id
stringlengths
1
8
url
stringlengths
31
618
title
stringlengths
1
250
text
stringlengths
11
513k
42024
https://vi.wikisource.org/wiki/L%E1%BB%9Di%20nguy%E1%BB%87n%20t%C3%A2m%20quy%E1%BA%BFt
Lời nguyện tâm quyết
Nguyên văn Chữ Nôm 唎願心決 碎羅琵丘釋廣德,住持廚觀世音,富潤,嘉定。認𧡊佛教渃茹當𣅶迎𫤋。碎羅沒修仕命名羅長子𧵑如来,空𥙪㨿𡓮恬然坐視,底朱佛教消忘,𢧚碎𢝙𨤔發願燒身假暫呢,供養諸佛底回向功德保存佛教。蒙恩𨒒方諸佛、諸大德、僧尼證明朱碎達成志願如𡢐: 沒羅,蒙恩佛𡗶加護總統吳庭燄𤎜焠執認𠄼願望最少𧵑佛教越南記𥪝版宣吿。 𠄩羅,𢘾恩佛子慈悲加護朱佛教越南特長存不滅。 𠀧羅,蒙𢘾洪恩德佛加護朱諸大德、僧尼、佛子越南諍塊災難、恐佈、扒咟、緘𨆓𧵑仉姦惡。 𦊚羅,求願朱坦渃清平、國民安樂。 𠓀欺𥄮眜𧗱境佛,碎珍重敬𢭮唎朱總統吳庭燄𢧚𥙩𢚸博愛慈悲對唄國民,調施行政册平等宗教底渃茹稱宴𨷈𣇫。 碎窃他呌噲諸大德、僧尼、佛子𢧚團結 一智,犧牲底保存佛教。 南無阿彌陀佛。 爫在廚印光,𣈜𦊚𣎃𦒹𢆥沒𠦳𠃩𤾓𦒹𨒒𠀧。琵丘釋廣德手記。 Phiên âm Lời nguyện tâm quyết Tôi là Tỳ-kheo Thích Quảng Đức, trụ trì chùa Quan Thế Âm, Phú Nhuận, Gia Định. Nhận thấy Phật giáo nước nhà đang lúc nghiêng ngửa. Tôi là một tu sĩ mệnh danh là trưởng tử của Như Lai, không lẽ cứ ngồi điềm nhiên toạ thị, để cho Phật giáo tiêu vong, nên tôi vui vẻ phát nguyện thiêu thân giả tạm này, cúng dưỡng chư Phật để hồi hướng công đức bảo tồn Phật giáo. Mong ơn mười phương chư Phật, chư Đại Đức, Tăng ni chứng minh cho tôi đạt thành chí nguyện như sau: Một là, mong ơn Phật Trời gia hộ cho tổng thống Ngô Đình Diệm sáng suốt chấp nhận năm nguyện vọng tối thiểu của Phật giáo Việt Nam ghi trong bản tuyên cáo. Hai là, nhờ ơn Phật từ bi gia hộ cho Phật giáo Việt Nam được trường tồn bất diệt. Ba là, mong nhờ hồng ân Đức Phật gia hộ cho chư Đại Đức, Tăng ni, Phật tử Việt Nam tránh khỏi tai nạn khủng bố, bắt bớ, giam cầm của kẻ gian ác. Bốn là, cầu nguyện cho đất nước thanh bình, quốc dân an lạc Trước khi nhắm mắt về cảnh Phật, tôi trân trọng kính gởi lời cho tổng thống Ngô Đình Diệm nên lấy lòng bác ái từ bi đối với quốc dân, đều thi hành chính sách bình đẳng tôn giáo để nước nhà xưng yến muôn thuở. Tôi thiết tha kêu gọi chư Đại Đức, Tăng ni, Phật tử nên đoàn kết nhất trí hy sinh để bảo tồn Phật giáo. Nam mô A-di-đà Phật Làm tại chùa Ấn Quang, ngày bốn tháng sáu năm một ngàn chín trăm sáu mươi ba. Tỳ-kheo Thích Quảng Đức thủ ký.
42799
https://vi.wikisource.org/wiki/Lu%E1%BA%ADt%20T%E1%BB%91%20t%E1%BB%A5ng%20h%C3%A0nh%20ch%C3%ADnh%20n%C6%B0%E1%BB%9Bc%20C%E1%BB%99ng%20h%C3%B2a%20x%C3%A3%20h%E1%BB%99i%20ch%E1%BB%A7%20ngh%C4%A9a%20Vi%E1%BB%87t%20Nam
Luật Tố tụng hành chính nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Luật Tố tụng hành chính nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2010 Luật tố tụng hành chính nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2015
42921
https://vi.wikisource.org/wiki/C%C3%B4ng%20b%C3%A1o%20n%C4%83m%202021
Công báo năm 2021
Số 1 - 2 Số 3 - 4 Số 5 - 6 Số 7 - 8 Số 9 - 10 Số 11 - 12 Số 13 - 14 Số 15 - 16 Số 17 - 18 Số 19 - 20 Số 21 - 22 Số 23 - 24 Số 25 - 26 Số 27 - 28 Số 29 - 30 Số 31 - 32 Số 33 - 34 Số 35 - 36 Số 37 - 38 Số 39 - 40 Số 41 - 42 Số 43 - 44 Số 45 - 46 Số 47 - 48 Số 49 - 50 Số 51 - 52 Số 53 - 54 Số 55 - 56 Số 57 - 58 Số 59 - 60 Số 61 - 62 Số 63 - 64 Số 65 - 66 Số 67 - 68 Số 69 - 70 Số 71 - 72 Số 73 - 74 Số 75 - 76 Số 77 - 78 Số 79 - 80 Số 81 - 82 Số 83 - 84 Số 85 - 86 Số 87 - 88 Số 89 - 90 Số 91 - 92 Số 93 - 94 Số 95 - 96 Số 97 - 98 Số 99 - 100 Số 101 - 102 Số 103 - 104 Số 105 - 106 Số 107 - 108 Số 109 - 110 Số 111 - 112 Số 113 - 114 Số 115 - 116 Số 117 - 118 Số 119 - 120 Số 121 - 122 Số 123 - 124 Số 125 - 126 Số 127 - 128 Số 129 - 130 Số 131 - 132 Số 133 - 134 Số 135 - 136 Số 137 - 138 Số 139 - 140 Số 141 - 142 Số 143 - 144 Số 145 - 146 Số 147 - 148 Số 149 - 150 Số 151 - 152 Số 153 - 154 Số 155 - 156 Số 157 - 158 Số 159 - 160 Số 161 - 162 Số 163 - 164 Số 165 - 166 Số 167 - 168 Số 169 - 170 Số 171 - 172 Số 173 - 174 Số 175 - 176 Số 177 - 178 Số 179 - 180 Số 181 - 182 Số 183 - 184 Số 185 - 186 Số 187 - 188 Số 189 - 190 Số 191 - 192 Số 193 - 194 Số 195 - 196 Số 197 - 198 Số 199 - 200 Số 201 - 202 Số 203 - 204 Số 205 - 206 Số 207 - 208 Số 209 - 210 Số 211 - 212 Số 213 - 214 Số 215 - 216 Số 217 - 218 Số 219 - 220 Số 221 - 222 Số 223 - 224 Số 225 - 226 Số 227 - 228 Số 229 - 230 Số 231 - 232 Số 233 - 234 Số 235 - 236 Số 237 - 238 Số 239 - 240 Số 241 - 242 Số 243 - 244 Số 245 - 246 Số 247 - 248 Số 249 - 250 Số 251 - 252 Số 253 - 254 Số 255 - 256 Số 257 - 258 Số 259 - 260 Số 261 - 262 Số 263 - 264 Số 265 - 266 Số 267 - 268 Số 269 - 270 Số 271 - 272 Số 273 - 274 Số 275 - 276 Số 277 - 278 Số 279 - 280 Số 281 - 282 Số 283 - 284 Số 285 - 286 Số 287 - 288 Số 289 - 290 Số 291 - 292 Số 293 - 294 Số 295 - 296 Số 297 - 298 Số 299 - 300 Số 301 - 302 Số 303 - 304 Số 305 - 306 Số 307 - 308 Số 309 - 310 Số 311 - 312 Số 313 - 314 Số 315 - 316 Số 317 - 318 Số 319 - 320 Số 321 - 322 Số 323 - 324 Số 325 - 326 Số 327 - 328 Số 329 - 330 Số 331 - 332 Số 333 - 334 Số 335 - 336 Số 337 - 338 Số 339 - 340 Số 341 - 342 Số 343 - 344 Số 345 - 346 Số 347 - 348 Số 349 - 350 Số 351 - 352 Số 353 - 354 Số 355 - 356 Số 357 - 358 Số 359 - 360 Số 361 - 362 Số 363 - 364 Số 365 - 366 Số 367 - 368 Số 369 - 370 Số 371 - 372 Số 373 - 374 Số 375 - 376 Số 377 - 378 Số 379 - 380 Số 381 - 382 Số 383 - 384 Số 385 - 386 Số 387 - 388 Số 389 - 390 Số 391 - 392 Số 393 - 394 Số 395 - 396 Số 397 - 398 Số 399 - 400 Số 401 - 402 Số 403 - 404 Số 405 - 406 Số 407 - 408 Số 409 - 410 Số 411 - 412 Số 413 - 414 Số 415 - 416 Số 417 - 418 Số 419 - 420 Số 421 - 422 Số 423 - 424 Số 425 - 426 Số 427 - 428 Số 429 - 430 Số 431 - 432 Số 433 - 434 Số 435 - 436 Số 437 - 438 Số 439 - 440 Số 441 - 442 Số 443 - 444 Số 445 - 446 Số 447 - 448 Số 449 - 450 Số 451 - 452 Số 453 - 454 Số 455 - 456 Số 457 - 458 Số 459 - 460 Số 461 - 462 Số 463 - 464 Số 465 - 466 Số 467 - 468 Số 469 - 470 Số 471 - 472 Số 473 - 474 Số 475 - 476 Số 477 - 478 Số 479 - 480 Số 481 - 482 Số 483 - 484 Số 485 - 486 Số 487 - 488 Số 489 - 490 Số 491 - 492 Số 493 - 494 Số 495 - 496 Số 497 - 498 Số 499 - 500 Số 501 - 502 Số 503 - 504 Số 505 - 506 Số 507 - 508 Số 509 - 510 Số 511 - 512 Số 513 - 514 Số 515 - 516 Số 517 - 518 Số 519 - 520 Số 521 - 522 Số 523 - 524 Số 525 - 526 Số 527 - 528 Số 529 - 530 Số 531 - 532 Số 533 - 534 Số 535 - 536 Số 537 - 538 Số 539 - 540 Số 541 - 542 Số 543 - 544 Số 545 - 546 Số 547 - 548 Số 549 - 550 Số 551 - 552 Số 553 - 554 Số 555 - 556 Số 557 - 558 Số 559 - 560 Số 561 - 562 Số 563 - 564 Số 565 - 566 Số 567 - 568 Số 569 - 570 Số 571 - 572 Số 573 - 574 Số 575 - 576 Số 577 - 578 Số 579 - 580 Số 581 - 582 Số 583 - 584 Số 585 - 586 Số 587 - 588 Số 589 - 590 Số 591 - 592 Số 593 - 594 Số 595 - 596 Số 597 - 598 Số 599 - 600 Số 601 - 602 Số 603 - 604 Số 605 - 606 Số 607 - 608 Số 609 - 610 Số 611 - 612 Số 613 - 614 Số 615 - 616 Số 617 - 618 Số 619 - 620 Số 621 - 622 Số 623 - 624 Số 625 - 626 Số 627 - 628 Số 629 - 630 Số 631 - 632 Số 633 - 634 Số 635 - 636 Số 637 - 638 Số 639 - 640 Số 641 - 642 Số 643 - 644 Số 645 - 646 Số 647 - 648 Số 649 - 650 Số 651 - 652 Số 653 - 654 Số 655 - 656 Số 657 - 658 Số 659 - 660 Số 661 - 662 Số 663 - 664 Số 665 - 666 Số 667 - 668 Số 669 - 670 Số 671 - 672 Số 673 - 674 Số 675 - 676 Số 677 - 678 Số 679 - 680 Số 681 - 682 Số 683 - 684 Số 685 - 686 Số 687 - 688 Số 689 - 690 Số 691 - 692 Số 693 - 694 Số 695 - 696 Số 697 - 698 Số 699 - 700 Số 701 - 702 Số 703 - 704 Số 705 - 706 Số 707 - 708 Số 709 - 710 Số 711 - 712 Số 713 - 714 Số 715 - 716 Số 717 - 718 Số 719 - 720 Số 721 - 722 Số 723 - 724 Số 725 - 726 Số 727 - 728 Số 729 - 730 Số 731 - 732 Số 733 - 734 Số 735 - 736 Số 737 - 738 Số 739 - 740 Số 741 - 742 Số 743 - 744 Số 745 - 746 Số 747 - 748 Số 749 - 750 Số 751 - 752 Số 753 - 754 Số 755 - 756 Số 757 - 758 Số 759 - 760 Số 761 - 762 Số 763 - 764 Số 765 - 766 Số 767 - 768 Số 769 - 770 Số 771 - 772 Số 773 - 774 Số 775 - 776 Số 777 - 778 Số 779 - 780 Số 781 - 782 Số 783 - 784 Số 785 - 786 Số 787 - 788 Số 789 - 790 Số 791 - 792 Số 793 - 794 Số 795 - 796 Số 797 - 798 Số 799 - 800 Số 801 - 802 Số 803 - 804 Số 805 - 806 Số 807 - 808 Số 809 - 810 Số 811 - 812 Số 813 - 814 Số 815 - 816 Số 817 - 818 Số 819 - 820 Số 821 - 822 Số 823 - 824 Số 825 - 826 Số 827 - 828 Số 829 - 830 Số 831 - 832 Số 833 - 834 Số 835 - 836 Số 837 - 838 Số 839 - 840 Số 841 - 842 Số 843 - 844 Số 845 - 846 Số 847 - 848 Số 849 - 850 Số 851 - 852 Số 853 - 854 Số 855 - 856 Số 857 - 858 Số 859 - 860 Số 861 - 862 Số 863 - 864 Số 865 - 866 Số 867 - 868 Số 869 - 870 Số 871 - 872 Số 873 - 874 Số 875 - 876 Số 877 - 878 Số 879 - 880 Số 881 - 882 Số 883 - 884 Số 885 - 886 Số 887 - 888 Số 889 - 890 Số 891 - 892 Số 893 - 894 Số 895 - 896 Số 897 - 898 Số 899 - 900 Số 901 - 902 Số 903 - 904 Số 905 - 906 Số 907 - 908 Số 909 - 910 Số 911 - 912 Số 913 - 914 Số 915 - 916 Số 917 - 918 Số 919 - 920 Số 921 - 922 Số 923 - 924 Số 925 - 926 Số 927 - 928 Số 929 - 930 Số 931 - 932 Số 933 - 934 Số 935 - 936 Số 937 - 938 Số 939 - 940 Số 941 - 942 Số 943 - 944 Số 945 - 946 Số 947 - 948 Số 949 - 950 Số 951 - 952 Số 953 - 954 Số 955 - 956 Số 957 - 958 Số 959 - 960 Số 961 - 962 Số 963 - 964 Số 965 - 966 Số 967 - 968 Số 969 - 970 Số 971 - 972 Số 973 - 974 Số 975 - 976 Số 977 - 978 Số 979 - 980 Số 981 - 982 Số 983 - 984 Số 985 - 986 Số 987 - 988 Số 989 - 990 Số 991 - 992 Số 993 - 994 Số 995 - 996 Số 997 - 998 Số 999 - 1000 Số 1001 - 1002 Số 1003 - 1004 Số 1005 - 1006 Số 1007 - 1008 Số 1009 - 1010 Số 1011 - 1012 Số 1013 - 1014 Số 1015 - 1016 Số 1017 - 1018 Số 1019 - 1020 Số 1021 - 1022 Số 1023 - 1024 Số 1025 - 1026 Số 1027 - 1028 Số 1029 - 1030 Số 1031 - 1032 Số 1033 - 1034 Số 1035 - 1036 Số 1037 - 1038 Số 1039 - 1040 Số 1041 - 1042 Số 1043 - 1044 Số 1045 - 1046 Số 1047 - 1048 Số 1049 - 1050 Số 1051 - 1052 Số 1053 - 1054 Số 1055 - 1056 Số 1057 - 1058 Số 1059 - 1060 Số 1061 - 1062 Số 1063 - 1064 Số 1065 - 1066 Số 1067 - 1068 Số 1069 - 1070 Số 1071 - 1072 Số 1073 - 1074 Số 1075 - 1076 Số 1077 - 1078 Số 1079 - 1080 Số 1081 - 1082 Số 1083 - 1084 Số 1085 - 1086 Số 1087 - 1088 Số 1089 - 1090 Số 1091 - 1092 Số 1093 - 1094 Số 1095 - 1096 Số 1097 - 1098 Số 1099 - 1100 Số 1101 - 1102 Số 1103 - 1104 Số 1105 - 1106 Số 1107 - 1108 Số 1109 - 1110 Số 1111 - 1112 Số 1113 - 1114 Số 1115 - 1116 Số 1117 - 1118 Số 1119 - 1120 Số 1121 - 1122 Số 1123 - 1124 Số 1125 - 1126 Số 1127 - 1128 Số 1129 - 1130 Số 1131 - 1132 Số 1133 - 1134 Số 1135 - 1136 Số 1137 - 1138 Số 1139 - 1140 Số 1141 - 1142 Số 1143 - 1144 Số 1145 - 1146 Số 1147 - 1148 Số 1149 - 1150 Số 1151 - 1152 Số 1153 - 1154 Số 1155 - 1156 Số 1157 - 1158 Số 1159 - 1160 Số 1161 - 1162 Số 1163 - 1164 Số 1165 - 1166 Số 1167 - 1168 Số 1169 - 1170 Số 1171 - 1172 Số 1173 - 1174 Số 1175 - 1176 Số 1177 - 1178 Số 1179 - 1180 Số 1181 - 1182 Số 1183 - 1184 Số 1185 - 1186 Số 1187 - 1188 Số 1189 - 1190 Số 1191 - 1192 Số 1193 - 1194 Số 1195 - 1196 Số 1197 - 1198 Số 1199 - 1200 Số 1201 - 1202 Số 1203 - 1204 Số 1205 - 1206 Số 1207 - 1208 Số 1209 - 1210 Số 1211 - 1212 Số 1213 - 1214 Số 1215 - 1216 Số 1217 - 1218 Số 1219 - 1220 Số 1221 - 1222 Số 1223 - 1224 Số 1225 - 1226 Số 1227 - 1228 Số 1229 - 1230 Số 1231 - 1232 Số 1233 - 1234 Số 1235 - 1236 Số 1237 - 1238 Số 1239 - 1240 Số 1241 - 1242 Số 1243 - 1244 Số 1245 - 1246 Số 1247 - 1248 Số 1249 - 1250 Số 1251 - 1252 Số 1253 - 1254 Số 1255 - 1256 Số 1257 - 1258 Số 1259 - 1260 Số 1261 - 1262 Số 1263 - 1264 Số 1265 - 1266 Số 1267 - 1268 Số 1269 - 1270 Số 1271 - 1272 Số 1273 - 1274 Số 1275 - 1276 Số 1277 - 1278 Số 1279 - 1280 Số 1281 - 1282 Số 1283 - 1284 Số 1285 - 1286 Số 1287 - 1288 Số 1289 - 1290 Số 1291 - 1292 Số 1293 - 1294 Số 1295 - 1296 Số 1297 - 1298 Số 1299 - 1300 Số 1301 - 1302 Số 1303 - 1304 Số 1305 - 1306 Số 1307 - 1308 Số 1309 - 1310 Số 1311 - 1312 Số 1313 - 1314 Số 1315 - 1316 Số 1317 - 1318 Số 1319 - 1320 Số 1321 - 1322 Số 1323 - 1324 Số 1325 - 1326 Số 1327 - 1328 Số 1329 - 1330 Số 1331 - 1332 Số 1333 - 1334 Số 1335 - 1336 Số 1337 - 1338 Số 1339 - 1340 Số 1341 - 1342 Số 1343 - 1344 Số 1345 - 1346 Số 1347 - 1348 Số 1349 - 1350 Số 1351 - 1352 Số 1353 - 1354 Số 1355 - 1356 Số 1357 - 1358 Số 1359 - 1360 Số 1361 - 1362 Số 1363 - 1364 Số 1365 - 1366 Số 1367 - 1368 Số 1369 - 1370 Số 1371 - 1372 Số 1373 - 1374 Số 1375 - 1376 Số 1377 - 1378 Số 1379 - 1380 Số 1381 - 1382 Số 1383 - 1384 Số 1385 - 1386 Số 1387 - 1388 Số 1389 - 1390 Số 1391 - 1392 Số 1393 - 1394 Số 1395 - 1396 Số 1397 - 1398 Số 1399 - 1400 Số 1401 - 1402 Số 1403 - 1404 Số 1405 - 1406 Số 1407 - 1408 Số 1409 - 1410 Số 1411 - 1412 Số 1413 - 1414 Số 1415 - 1416 Số 1417 - 1418 Số 1419 - 1420 Số 1421 - 1422 Số 1423 - 1424 Số 1425 - 1426 Số 1427 - 1428 Số 1429 - 1430 Số 1431 - 1432 Số 1433 - 1434 Số 1435 - 1436 Số 1437 - 1438 Số 1439 - 1440 Số 1441 - 1442 Số 1443 - 1444 Số 1445 - 1446 Số 1447 - 1448 Số 1449 - 1450 Số 1451 - 1452 Số 1453 - 1454 Số 1455 - 1456 Số 1457 - 1458 Số 1459 - 1460 Số 1461 - 1462 Số 1463 - 1464 Số 1465 - 1466 Số 1467 - 1468 Số 1469 - 1470 Số 1471 - 1472 Số 1473 - 1474 Số 1475 - 1476 Số 1477 - 1478 Số 1479 - 1480 Số 1481 - 1482 Số 1483 - 1484 Số 1485 - 1486 Số 1487 - 1488 Số 1489 - 1490 Số 1491 - 1492 Số 1493 - 1494 Số 1495 - 1496 Số 1497 - 1498 Số 1499 - 1500 Số 1501 - 1502 Số 1503 - 1504 Số 1505 - 1506 Số 1507 - 1508 Số 1509 - 1510 Số 1511 - 1512 Số 1513 - 1514 Số 1515 - 1516 Số 1517 - 1518 Số 1519 - 1520 Số 1521 - 1522 Số 1523 - 1524 Số 1525 - 1526 Số 1527 - 1528 Số 1529 - 1530 Số 1531 - 1532 Số 1533 - 1534 Số 1535 - 1536 Số 1537 - 1538 Số 1539 - 1540 Số 1541 - 1542 Số 1543 - 1544 Số 1545 - 1546 Số 1547 - 1548 Số 1549 - 1550 Số 1551 - 1552 Số 1553 - 1554 Số 1555 - 1556 Số 1557 - 1558 Số 1559 - 1560 Số 1561 - 1562 Số 1563 - 1564 Số 1565 - 1566 Số 1567 - 1568 Số 1569 - 1570 Số 1571 - 1572 Số 1573 - 1574 Số 1575 - 1576 Số 1577 - 1578 Số 1579 - 1580 Số 1581 - 1582 Số 1583 - 1584 Số 1585 - 1586 Số 1587 - 1588 Số 1589 - 1590 Số 1591 - 1592 Số 1593 - 1594 Số 1595 - 1596 Số 1597 - 1598 Số 1599 - 1600 Số 1601 - 1602 Số 1603 - 1604 Số 1605 - 1606 Số 1607 - 1608 Số 1609 - 1610 Số 1611 - 1612 Số 1613 - 1614 Số 1615 - 1616 Số 1617 - 1618 Số 1619 - 1620 Số 1621 - 1622 Số 1623 - 1624 Số 1625 - 1626 Số 1627 - 1628 Số 1629 - 1630 Số 1631 - 1632 Số 1633 - 1634 Số 1635 - 1636 Số 1637 - 1638 Số 1639 - 1640 Số 1641 - 1642 Số 1643 - 1644 Số 1645 - 1646 Số 1647 - 1648 Số 1649 - 1650 Số 1651 - 1652 Số 1653 - 1654 Số 1655 - 1656 Số 1657 - 1658 Số 1659 - 1660 Số 1661 - 1662 Số 1663 - 1664 Số 1665 - 1666 Số 1667 - 1668 Số 1669 - 1670 Số 1671 - 1672 Số 1673 - 1674 Số 1675 - 1676 Số 1677 - 1678 Số 1679 - 1680 Số 1681 - 1682 Số 1683 - 1684 Số 1685 - 1686 Số 1687 - 1688 Số 1689 - 1690 Số 1691 - 1692 Số 1693 - 1694 Số 1695 - 1696 Số 1697 - 1698 Số 1699 - 1700 Số 1701 - 1702 Số 1703 - 1704 Số 1705 - 1706 Công báo Việt Nam
43110
https://vi.wikisource.org/wiki/%C4%90i%20h%E1%BB%8Dc
Đi học
Hương rừng thơm đồi vắng Nước suối trong thầm thì Cọ xoè ô che nắng Râm mát đường em đi Hôm qua em tới trường Mẹ dắt tay từng bước Hôm nay mẹ lên nương Một mình em tới lớp Đường xa em đi về Có chim reo trong lá Có nước chảy dưới khe Thì thào như tiếng mẹ Trường của em be bé Nằm lặng giữa rừng cây Cô giáo em tre trẻ Dạy em hát rất hay Mũ rơm thơm em đội Hương cốm chen hương rừng Mỗi lần em tới lớp Hương theo em tới trường… Thơ dùng trong sách giáo khoa Việt Nam Thơ Việt Nam
43350
https://vi.wikisource.org/wiki/Lu%E1%BA%ADt%20D%C6%B0%E1%BB%A3c%20n%C6%B0%E1%BB%9Bc%20C%E1%BB%99ng%20h%C3%B2a%20x%C3%A3%20h%E1%BB%99i%20ch%E1%BB%A7%20ngh%C4%A9a%20Vi%E1%BB%87t%20Nam
Luật Dược nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Luật Dược nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2005 Luật dược nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2016
43806
https://vi.wikisource.org/wiki/V%E1%BB%8Dng%20nguy%E1%BB%87t
Vọng nguyệt
Phiên âm Ngục trung vô tửu diệc vô hoa, Đối thử lương tiêu nại nhược hà? Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt, Nguyệt tòng song khích khán thi gia. '''Dịch thơ (bản dịch của Nam Trân) Trong tù không rượu cũng không hoa, Cảnh đẹp đêm nay, khó hững hờ; Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ, Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.
44354
https://vi.wikisource.org/wiki/Th%C3%B4ng%20t%C6%B0%2032/2018/TT-BGD%C4%90T%20v%E1%BB%81%20Ban%20h%C3%A0nh%20Ch%C6%B0%C6%A1ng%20tr%C3%ACnh%20gi%C3%A1o%20d%E1%BB%A5c%20ph%E1%BB%95%20th%C3%B4ng
Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT về Ban hành Chương trình giáo dục phổ thông
Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ngày 25 tháng 11 năm 2009; Căn cứ Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28 tháng 11 năm 2014 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông; Nghị quyết số 51/2017/QH14 ngày 21 tháng 11 năm 2017 của Quốc hội điều chỉnh lộ trình thực hiện chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới theo Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28 tháng 11 năm 2014 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông; Căn cứ Nghị định số 69/2017/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Căn cứ Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục; Nghị định số 31/2011/NĐ-CP ngày 11 tháng 5 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục; Nghị định số 07/2013/NĐ-CP ngày 09 tháng 01 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi điểm b khoản 13 Điều 1 của Nghị định số 31/2011/NĐ-CP ngày 11 tháng 5 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục; Căn cứ Quyết định số 404/QĐ-TTg ngày 27 tháng 3 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông; Theo Biên bản thẩm định của các Hội đồng quốc gia thẩm định chương trình giáo dục phổ thông; Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư ban hành Chương trình giáo dục phổ thông. Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Chương trình giáo dục phổ thông, bao gồm: 1. Chương trình tổng thể. 2. Các chương trình môn học và hoạt động giáo dục của cấp tiểu học, cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông. Điều 2. Chương trình giáo dục phổ thông được thực hiện theo lộ trình như sau: 1. Từ năm học 2020-2021 đối với lớp 1. 2. Từ năm học 2021-2022 đối với lớp 2 và lớp 6. 3. Từ năm học 2022-2023 đối với lớp 3, lớp 7 và lớp 10. 4. Từ năm học 2023-2024 đối với lớp 4, lớp 8 và lớp 11. 5. Từ năm học 2024-2025 đối với lớp 5, lớp 9 và lớp 12. Điều 3. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 02 năm 2019 và thay thế Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05 tháng 5 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Chương trình giáo dục phổ thông. 1. Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05 tháng 5 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo được áp dụng cho đến khi các quy định tại Điều 2 của Thông tư này được thực hiện. 2. Đối với các lớp của cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông chưa thực hiện được môn Ngoại ngữ theo lộ trình quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều 2 của Thông tư này, tiếp tục thực hiện theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05 tháng 5 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Chương trình giáo dục phổ thông đến hết lớp 12. 3. Đối với môn Giáo dục quốc phòng và an ninh, thực hiện theo quy định tại Thông tư số 02/2017/TT-BGDĐT ngày 13 tháng 01 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Chương trình giáo dục quốc phòng và an ninh trong trường trung học phổ thông. Điều 4. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Giám đốc sở giáo dục và đào tạo, các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./. Nơi nhận: - Văn phòng Quốc hội; - Văn phòng Chính phủ; - Ủy ban VHGDTNTNNĐ của Quốc hội; - Ban Tuyên giáo Trung ương; - Ủy ban Quốc gia đổi mới giáo dục và đào tạo; - Hội đồng Quốc gia giáo dục và Phát triển nhân lực; - Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - Kiểm toán Nhà nước; - Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật (Bộ Tư pháp); - Công báo; - Như Điều 4 (để thực hiện); - Cổng thông tin điện tử Chính phủ; - Cổng thông tin điện tử Bộ GDĐT; - Lưu: VT, Vụ GDTrH, Vụ GDTH , Vụ PC. Thông tư của Bộ Giáo dục
44422
https://vi.wikisource.org/wiki/%C4%90%C4%83ng%20%C4%91%C3%A0n%20cung
Đăng đàn cung
Bản nhạc Lời bài hát Kìa... núi vàng bể bạc, Có sách Trời, sách Trời, định phần: Một dòng ta gầy non song vững-chặt. Đã ba ngàn, mấy trăm năm, Bắc Nam cùng một nhà con Hồng cháu Lạc. Văn-minh đào-tạo: Màu gấm hoa càng đượm. Rạng vẻ dòng-giống Tiên-Long. Ấy, công gầy dựng, Từ xưa đà khó-nhọc, Nhớ công dày-nặng, Lòng trung-quân đã sẵn. Cố yêu nhau, với nhau một niềm Nguyện nhà Việt Nam muôn đời thạnh-trị. Giai điệu Ca khúc Bài hát Âm nhạc
44591
https://vi.wikisource.org/wiki/L%C3%A0m%20%C4%91%C4%A9/Ch%C6%B0%C6%A1ng%202
Làm đĩ/Chương 2
Em ngày nay đã trở nên một tay kiện tướng trong nghề hoa nguyệt, song le khi cầm đến bút để tả lại cái đời bọt bèo của em, em thấy tuổi thơ ngây trong sạch của em cũng đáng cho người đời phải quan tâm để cũng muốn hỏi em như em vẫn xót xa cứ căn vặn mãi mình: "Vì lẽ gì em đến nỗi truỵ lạc?". Cùng những vị hiền mẫu, những bậc đức phụ, những tiểu thư đài các sẽ đọc thiên bút ký này, em muốn giao hẹn trước rằng ở đây, em không chỉ đóng vai trò một con chiên sám hối trước ông cố đạo. Em không muốn phải một mình riêng chịu trách nhiệm về cái đời nhơ bẩn này, vì những cớ xô đẩy em vào bùn lầy phần nhiều là ở lúc em còn ngây thơ. Em không muốn chỉ buộc tội em, vì có ai lại nỡ đi buộc tội những đứa trẻ thơ dại? Tuy nhiên em cũng không buộc tội đời, cũng không kết án ai cả. Mình làm thì mình chịu, ta nên có đủ lòng tự ái mà đừng đổ vấy cho người. Vậy thì thiên bút ký này có thể vừa là một cuộc thú tội của con đĩ trước mắt bà này, vừa là một bản án buộc tội hoàn cảnh xã hội, theo trí xét đoán của cô kia. Dù nó được đặt vào loại gì thì tưởng nó cũng không vô bổ cho những người muốn ngẫm nghĩ. Em sinh ở đời vào lúc bắt đầu có cuộc Pháp Đức chiến tranh. Khi lên bảy tuổi, tóc đã giắt được lược bờm, thì chị ruột em đã vào bếp thổi được cơm, anh của em đã cắp cặp đến trường, và mẹ em lại vừa sinh một đứa con gái. Nhà em ở là một toà nhà tây hai tầng ở phố X... Trước nhà em có đường xe điện, lại có cả vườn hoa. Ngày ngày, em chơi thơ thẩn ngoài phố với các trẻ con khác, hoặc trông những toa xe điện chạy mà bánh xe nghiến ra những cục lửa xanh lè, hoặc là đi nhặt hoa núc nác tây bỏ đầy túi áo, hoặc là ngẩn mặt ra xem những chú Khách làm bánh quế hình xe điếu, xe đạp, hoặc đứng trước một kẻ ăn mày mà nhìn hàng giờ không thôi... Cái tuổi tốt đẹp nhất đời! Họ hàng nhà em ai cũng khen em xinh, hôn hít em, cho em tiền, cắn má, cắn tay em nữa. Thầy em mỗi ngày bốn buổi chễm chệ trên chiếc xe nhà sơn đen từ nhà ra đi hoặc từ sở về nhà, và mỗi khi nói đến thầy em, ai cũng gọi là "ông Phán". Đẻ em trông nom gia đình và đẻ con. Nhớn lên, em lại biết thêm rằng ông nội em xưa kia là quan phủ, và chú ruột em hiện ở bên Tây, sắp đỗ đốc tờ. Em hoá ra kiêu ngạo, không thèm chơi với những trẻ hàng xóm mà bố không là ông phán, mà nhà không có xe nhà, mà quần áo không được đẹp như của em. Phát sinh ra từ lúc bé, cái tính kiêu ngạo ấy nhiễm vào óc em suốt đời, mà ngay đến lúc đã truỵ lạc rồi, em cũng không thể chữa được. Rồi em đi học. Vốn thông minh tính bẩm, em được các cô giáo yêu chiều, được họ hàng khen lao. Đến khi em mười lăm tuổi đầu, thì các nữ sinh bắt đầu sợ em, ghen ghét em, và bọn con giai đã lập tâm... chim em nữa. Tuổi dậy thì, cái hoàn cảnh xấu, những bạn hữu xấu, một nền giáo dục sai lầm, ngần ấy cái đã làm cho em hoá ra đến nỗi như nay. Người ngoài thì không ai bảo là em chịu hoàn cảnh xấu, chỉ đổ em hư thân mất nết thôi. Ừ con gái nhà giàu, bố có chức phận, mẹ là người đứng đắn, dòng dõi nhà quan, lại thêm có chú ruột là một vị bác sĩ y khoa, lại được cắp sách đến trường như thế, ai dám cho là vì hoàn cảnh xấu? Thôi, cái hoàn cảnh xấu là những điều vụn vặt mà chỉ mình em biết mà thôi! Người ta ở đời ai cũng có mắt, mà nghiệm ra quả rất ít ai trông thấy gì, hoặc là gặp cái xấu thì người ta vội tìm cách che đậy nó đi, người ta ghê tởm nó đến nỗi người ta không dám nói đến nó nữa, chứ không phải là muốn tìm phương cứu chữa nó. Năm lên tám tuổi, trong khi các cô gái khác chỉ thích ăn quà nhảm, riêng em, em đã thích chơi búp bê. Cái thích ấy của em không giống của trẻ khác, đòi được thì chơi trong hai ngày rồi đập vỡ. Em nâng niu búp bê, đòi đẻ em phải may áo cho nó, ẵm bế nó suốt ngày, nói với nó như với một người thật. Sự ấy phát sinh ra bởi cái mẫu tính, do sự nhiệm màu của Tạo vật mà có, ấy em cần nói thêm. Cứ tính nết em mà xét, em có thể trở nên một người mẹ tốt, biết thương yêu con cái, và dịu dàng. Do thế, dẫu còn bé dại, em cũng vẫn băn khoăn tự hỏi: "Người ta làm thế nào mà có con? Bao giờ em có con?". Khi đứa em gái đã biết lẫy, em thấy chời búp bê là không thích, em bèn đem hết lòng yêu búp bê ra yêu đứa em gái, vì nó biết cười thật, nói thật, khóc thật. Rồi em nhận thấy rằng cái bụng của mẹ em lại mỗi ngày một to ra. Em đã định hỏi ngay, rồi không hiểu vì lẽ gì không dám hỏi nữa. Mấy tháng sau đấy, em thấy thầy em nói chuyện sửa soạn cho me em đi nằm nhà thương. Mà câu nói của thầy em lại điểm thêm bằng một nụ cười! Em kinh ngạc hết sức, vì em đã thấy một người phu xe bị ô tô nghiến và được khiêng vào nhà thương! Ngay lúc ấy, cô em kêu: "Bụng đã to tướng thế kia, lo đi là vừa". Em nhìn kỹ bụng me em thì em thấy nó to một cách ghê gớm mà sao từ trước em không để ý... Em liền hỏi me: - Me ơi, sao bụng me lại to thế? Me em gọi em lại gần, hiền từ xoa đầu em, khẽ đáp: - Vì chị Huyền sắp có em bé nữa đấy, chị Huyền ạ. - Me có gãy tay đâu mà đi nhà thương? - Vào nhà thương để đẻ em bé, chị Huyền à. - Em bé ở đâu? - Ở trong bụng me đây. Em càng kinh ngạc. Em cho là người nhớn nói dối em (vì bất cứ lúc nào, bất cứ việc gì, người nhớn cũng chỉ nói dối). Em bèn nói gọn: - Chỉ dối! Cô em cười mà bảo: - Thật đấy, em bé trong bụng me ấy. Em cãi: - Thế nó bú vào đâu? Sao không thấy nó khóc? - Đẻ xong nó mới bú chứ! - Me em đáp. Em lại hỏi: - Thế đẻ ra bằng chỗ nào? Đến đây đẻ em nín. Cô em cười mà bảo: - Đẻ ra đằng nách. Em tin ngay (không hiểu sao em vẫn người nhớn hay nói dối mà nghe thế, em lại tin ngay) và lúc ấy thấy như buồn ở nách vì có ai cù em. Bèn lại hỏi: - Làm thế nào thì có con? Đẻ em chưa kịp đáp, thầy em đã sa sầm nét mặt xuống mà rằng: - Thế mà cũng nói mãi được! - Quay về em - Đi chơi! Đi ngay! Hãi hùng, em chạy vội đi chỗ khác. Nhưng sự sợ hãi chẳng những không làm cho em bớt tò mò... Cái tính muốn hiểu, muốn biết do thế, lại càng như bị khêu gợi thêm lên. Em tuy đã yên trí người ta đẻ ra đằng nách rồi, nhưng tại sao người ta lại đẻ thì vẫn không hiểu. Càng bị giam hãm trong vòng ngu muội, em càng hoá ra tò mò. Nhưng mà chung quanh em, từ đấy, tịnh không một ai đả động đến chuyện kia nữa. Ít lâu sau, nhân một hôm tha thẩn chơi một mình trong vườn sau, em đến bên chuồng gà thì tình cờ em được xem một con gà mái nó đẻ. Em thấy nó đứng lên, xù lông ra, tái mặt đi, cả cái mào đỏ cũng tái xanh đi, rồi một quả trứng từ đuôi nó rơi ra... Nhân lúc ấy, vú già vào phơi quần áo, em liền phô chuyện, thì lại bị vú mắng là cứ xem gà đẻ rồi thì lang ben ăn mặt! Thế nghĩa là gì em không hiểu mà em cũng chẳng cần biết rõ, chỉ muốn tiện dịp thì hỏi vỡ nghĩa cái vấn đề làm nhọc trí em bấy nay. Vú già làu nhàu: - Nó ăn no thì đẻ chứ làm sao nữa! Nó đẻ đằng đít chứ còn đằng nào nữa! Những câu giảng sơ sài về khoa học ấy làm cho em thất kinh đi. Em không hiểu tại sao cũng nhiều khi em ăn no đến phưỡn bụng mà không đẻ như gà! Em giận đẻ em sao không ăn no nhiều lần vào để em có nhiều em bé hơn nữa. Rồi em hỏi: - Sao nó không để gà con mà lại đẻ trứng! Nghe đến đây, vú già cười hề hề: - Đẻ trứng rồi trứng mới nở ra gà con. - Thế me cũng đẻ ra trứng như gà à? - Ừ! - Thế me đẻ đằng nào? Có như gà không? - Me đẻ đằng bụng. Thôi, đi chơi, hỏi ít chứ! Thế là từ đấy, em bắt đầu không tin lời me em. Em cho rằng me em chỉ nói dối, thành thử dạy bảo em điều gì, em cũng nghi ngờ, em cũng chỉ vâng lời ngoài mặt. Em đã yên trí là người ta muốn đẻ con thì cứ việc ăn cho rõ no. Và, do sự ấy, em đã bị một trận đòn nhục nhã. Bữa ấy, nhà có giỗ, họ hàng khách khứa đến đông lắm. Trong số ấy có một cô giáo trẻ tuổi, đẹp lắm, mà em phải gọi là dì, hình như không giữ được thiện cảm với anh chị em. Ngồi xem làm cỗ dưới bếp, em thấy chị em phô với anh em là cô giáo đã chửa hoang một lần, đứa con phải cho đi. Em không để ý đến chữ hoang, chỉ biết cô giáo đã đẻ. Lúc ăn cỗ, thấy cô giáo nói: - Đĩa nộm ngon lắm, lúc nãy ở dưới bếp tôi đã ăn vụng mãi. Tức thì em nói: - Dì ăn vụng thế, nhỡ quá no mà đẻ em bé thì xấu lắm. Em nói thế là vì mỗi khi me em đẻ thì xanh đi, xấu đi. Trong bàn cỗ, có người tủm tỉm cười, có người trừng mắt nhìn em, mà cô giáo thì đỏ cả mặt. Em không hiểu đã phạm một tội tày đình. Thấy chị em tủm tỉm cười, em nói: - Nay mai me cháu cũng đẻ, mà chắc là đẻ ra trứng. Em không ngờ cả nhà cùng nhất loạt mắng ngay em: - Câm ngay! Rõ con nhà vô phúc! Tối hôm ấy, thầy em bắt em lên giường nằm, cầm xe điếu, bảo em từ rày không được nói láo như thế, và vụt em mười cái, mỗi lần vụt lại điểm vào bằng một câu hỏi: "Mày nhớ chưa?". Cố nhiên em nhớ trận đòn ấy mãi đến bây giờ. Vì đó là lần đầu thầy em đánh em, và cũng là lần đầu em phải oán ghét thầy em. Em chỉ còn sợ mà thôi chứ không thể nào yêu thầy em như xưa được nữa. Em chỉ nhắc lại những câu cắt nghĩa của vú già! Lúc phải đòn, em muốn cãi, lại cấm cả khóc nữa. Lòng oán giận bố ấy có ảnh hưởng rất tai hại cho sự thụ giáo của em về sau. Ngày hôm sau, chị em mặc áo đẹp cho em đến nhà hộ sinh mà chị gọi là "nhà thương". Khi bước chân vào, những cô khán hộ chạy đi chạy lại tấp nập. Thỉnh thoảng em lại thấy me em ở phòng bên cạnh kêu lên inh ỏi, rên lên ầm ĩ, như đau khổ lắm, như bị đánh đập vậy. Rồi một cô khán hộ bưng qua mặt em một cái chậu trong đó có một cái khăn bông máu me đầm đìa. Người ta vui mừng nói với chị em là me em sinh con giai. Không biết vui, em chỉ khiếp sợ và ghê tởm. Em nguyện không bao giờ dám xin me em một đứa bé nào nữa, nếu me cứ phải kêu rên như thế. Ngay cái buổi tối hôm ấy em trông thấy đứa bé thì lại được dịp khám phá ra rằng vú già cũng nói dối em. Mẹ đẻ ra con chứ đâu có đẻ ra trứng như gà! Mà làm sao người nhớn - bất cứ ai - lại hay nói dối thế? Tức qua, em lại hỏi chị em nữa: - Chị nhỉ, thế me đẻ đằng nách hay đằng đít? Ngần ngừ một hồi lâu, chị em đáp: - Me đẻ đằng bụng. Em sung sướng thấy lời nói ấy mới có lý. Một đứa bé như thế chui qua hậu môn thế nào? Tất nhiên phải ra đằng bụng mới lọt... - Thế lúc đẻ thì bụng me rách ra, rồi chảy máu ra à? Chị gật đầu. Điều ấy lại hình như có lý, vì sau những khi ở cữ, lần nào me em cũng phải nằm nửa tháng ở nhà hộ sinh. Em tưởng trong thời gian ấy, bụng me em lại liền lại, và me em nằm nhà thương cũng như anh cu li xe bị tai nạn ô tô là vì thế. Bất giác em thấy càng thêm yêu chị em. Chỉ một người ấy là nói thật với em, ở đời... Em tưởng đã gần biết hết những điều huyền bí của Tạo vật. Còn về cơ quan sinh dục thì em tưởng chỉ dùng tiểu tiện mà thôi. Nhưng chẳng bao lâu em lại thấy một cách chán nản rằng chính chị em cũng nói dối nốt! Lên chín tuổi... Cuộc đời mở ra một chặng đường mới cho em. Bắt đầu cắp sách đi học, sự tiếp xúc với xã hội ngây thơ đầy những sự ngu dốt, dại dột, tinh quái, nhảm nhí, đã làm cho em mất cả cái lương thiện chi bản năng đi vì em thấy rằng cuộc đời có toàn những điều bí mật cần phải khám phá cho rõ. Vấn đề nam nữ, vấn đề hôn nhân, sự tiếp tục cho khỏi bị tiêu diệt của loài người, ngần ấy cái xô và trí não em như nước bể đánh vào hốc đá. Lòng tò mò, sự muốn khám phá cho ra lẽ huyền bí của Tạo vật, sự muốn hiểu biết, làm cho em rất để ý đến những chuyện thô tục mà người ta vẫn nói chung quanh em một cách vô tâm. Ngoài số bạn gái, em còn có vài đứa bạn giai, vì em học lớp dự bị một trường tư thục, trong đó có cả giai lẫn gái. Em vẫn ngây thơ chơi với những đứa con giai, vì em chưa phân biệt giai gái khác nhau ở chỗ nào. Đó lại còn là một điều cần vì chúng em phải mượn sách vở của nhau, soạn bài vở với nhau, hoặc rủ nhau đi bắt dế mèn, nhổ hoa cỏ, nhặt búp đa... Một hôm, cùng cả ba ngồi trên một chiếc ghế trong vườn hoa, hai đứa con giai, bạn em, nói đến cái vấn đề ấy. Một thằng phồng mồm thổi căng cái búp đa ra. Em ngồi, vờ nhìn ra xa, những vẫn lắng tai nghe chúng nó cãi nhau, bảo nhau là dốt, là ngu. Em xen vào: - Me tôi vẫn hôn tôi, sao tôi không có con đi? - Phải là chồng chị hôn chị, thì mới có con được chứ lị...! Thằng bé hơn tuổi tức đỏ mặt, đẩy thằng kia một cái. Em bỗng đỏ mặt... Hình như em thấy thẹn, tuy không hiểu tại sao mà thẹn. Rồi em lại không thẹn nữa, vì em chưa tin. Em không thể nào nhận được rằng cái cơ quan mà đấng Tạo hoá ban cho ta chỉ để tiểu tiện thôi, lại bị người đời đem dùng vào việc quái lạ ấy. Em bèn hỏi: - Thế à? Sao anh biết? - Sao lại không biết? Tôi đã trông thấy giữa ban ngày! Thằng kia bĩu môi: - Mày chỉ bịa! - Lại còn bịa nữa! Tao thấy rõ ràng! Lời nói rành rành ấy khiến em tin đến bảy phần, chỉ còn nghi có ba. Rồi em thấy nếu thật như thế thì loài người xấu lắm. Em không thể nào lại đi cho phép rằng từ cô giáo của em mà em kính trọng vô cùng cho đến thầy đẻ em là những người em coi là đứng đắn, là nghiêm nghị, là có ai, mà lại đi làm cái việc như thế. Bạn em, tên nó là thằng Ngôn, có lẽ đã nói thật, vì nếu không được mắt thấy, sao nó lại có thể bịa ra như thế được? Tuy nhiên, em cũng bĩu môi: - Thôi đi, anh Ngôn cũng chỉ bịa! Kẻ phản đối nó được thể, vỗ tay chỉ mặt bạn mà reo lên rằng: - Ê ê! Bịa... ê ê! Rõ đồ ê chệ. Thằng Ngôn tức vì bị chế thì ít, nhưng tức vì em bĩu môi có lẽ lại nhiều. Nó cau có nhìn em như van lơn, khẩn khoản em nên tin nó. Rồi nó lên giọng trịch thượng bảo thằng kia: - Tao làm cho mày xem nhé?... Xin nhắc lại rằng chỗ chúng em ngồi chơi là một vườn hoa rộng mông mênh, lại ở giữa phố tây, đương lúc một giờ trưa vắng ngắt. Trên đầu chúng em là một cây đa um tùm che lấp ánh nắng. Trước cảnh lặng lẽ êm đềm ấy, thằng Ngôn vừa buông ra câu nói xong thì ngồi sát lại bên em... Thằng kia chừng như cũng chẳng nghe ra cái gì cả; nó vẫn yên lặng ngồi dưới cỏ, ngây thơ ngẩn mặt ra nhìn. Nó không trả lời thằng Ngôn, chỉ trân tráo cặp mắt như người khát khao chỉ chực xem những vai tuồng sắp ra sân khấu. Em không cần thuật lại thằng Ngôn đã làm cái trò gì. Người ta đoán cũng biết được. Dù thế nào đi nữa, cái trò ấy cũng chẳng qua là trò trẻ con. Vì nó đã làm ra trước mặt đứa trẻ khác đường hoàng, không như người lớn làm mà biết sự mình làm là xấu nên thường phải giấu giém, không dám cho ai thấy. Chỉ thương hại cho em, bởi cái tính thóc mách muốn biết mà không ai bảo cho mà biết, lại bởi sự bạn bè tinh nghịch dại dột không ai ngăn ngừa, thành ra mới có chín tuổi đầu mà tình cờ đã phạm vào tội lỗi đáng thương. Trong lúc ấy hẳn thầy em đương đánh một giấc trước khi đi làm buổi chiều, còn me em thì ngồi bên cạnh ô trầu, ai nấy ở nhà để tin rằng em tạt qua nhà đứa bạn nào đó, hoặc chép bài, hoặc hỏi chữ, lo việc học hành, chứ có ai ngờ đến nông nỗi dường kia! Lúc về nhà, cho đến buổi chiều hôm ấy, ở trong lớp học, em vẫn nhận thấy trong người có một thứ cảm giác hơi là lạ. Chẳng những thế, mà cả trong thân thể em, em cũng bắt đầu phát kiến ra cái thứ nước mà trước kia, em chưa hề thấy bao giờ. Sự xét nhận ấy dặn bảo em từ nay trở đi, phải để tâm mà xem xét xem trong thân thể mình có những thứ quỷ quái gì... Người lớn đã không bảo rõ cho em, cố nhiên em chỉ còn có một cách học lấy, học của tự nhiên, học của Tạo vật. Như vậy, em đã vào sự đời rồi. Em đã hơi hiểu tại sao trời lại sinh ra con trai và con gái, tại sao phải có vợ chồng... Em đã bắt đầu hiểu rõ nghĩa của những lời chửi thô tục, và rất ngạc nhiên, rất hổ thẹn cho cả loài người về sự người lớn dùng tên cái việc giao cấu để chửi. Nói tóm lại thì, than ôi cái điều mà đáng lẽ người lớn, thầy me em, cô giáo em, phải giảng dạy cặn kẽ cho em để em biết được công dụng và sự lợi hại của nó là thế nào, thì họ đã lặng thinh, đã đánh mắng em, và để cho một đứa trẻ là thằng Ngôn dạy bảo em, như thế! Từ ấy, em tự nguyện không hỏi người lớn nữa, vì bạn em cũng đủ "giảng bài" cho em. Đó là sự nguy hiểm mặc lòng, lúc bấy giờ, em có biết đâu là nguy hiểm! Đêm hôm ấy, em phải qua một cơn khủng hoảng lớn về tinh thần. Cái linh hồn hèn yếu của một cô bé mới có chín tuổi, đã nao núng trước sự kích thích của tính tò mò và những ý nghĩ đáng ghê tởm... Em trằn trọc không ngủ được, cứ tự hỏi lại mãi mình: "Cái việc là chỉ có thế mà thôi hay sao?". Rồi em đâm ngờ, ngờ rằng tuy vậy, thằng Ngôn nó cũng chưa biết rõ được, vì nó chỉ lớn hơn em có một tuổi. Rồi em thấy hổ thẹn, thấy lo sợ, sợ ngộ thầy me em mà biết chắc em đến nát xương vì phải đòn. Hay là chừa đi! Ừ! nhưng mà chừa được thì cũng khó khăn lắm thay...! Bao nhiêu ý nghĩ giày vò mãi cái trí xét đoán non nớt của em, rồi em ngủ thiếp đi lúc nào không biết. Từ hôm sau mà đi, em đã biết thẹn. Em không dám chơi với con giai nhiều như trước nữa, và cũng dám mó máy đến phần hạ bộ đứa em giai bé cuối của em, cái vật mà me em quý lắm, vẫn mó máy đến luôn, và có khi lại gọi em đến xem nữa kia... Những khi me em giơ cái vật ấy của đứa em giai bé mà bảo em: "Ghét, ghét cái ông bòi của ông đây này!" thì em cắm cổ chạy mất. Me em khen mãi em: "Con gái tôi đã lớn, đã biết, đã ngoan lắm rồi!". Mỗi khi được khen, em thấy mình xứng đáng, cũng sung sướng lắm. Ba hôm sau, em mới tìm Ngôn mà em cũng không biết tại sao em tìm nó. Nó ốm. Bà Tham là mẹ nó cứ hỏi mãi em: "Này chị Huyền, hôm nó đi chơi vườn hoa với chị, thằng Ngôn nó có đái vào cây đa cây đề nào không?". Em nghe thì sợ lắm, những chưa phải đáp thì bà đã nói đến chuyện cúng lễ với những người lớn khác. Rồi bà thêm: "Mấy hôm nay nó sốt mê, sốt mệt". Không gặp bạn, em ngán ngẩm ra về. Trong mấy hôm, em phải đi học một mình, buồn quá. Từ đó, em cứ hay để ý tóc em đã dài được bao nhiêu, ao ước ngày được vẫn khăn, luôn luôn giữ mặt mũi chân tay cho sạch sẽ, bắt đầu biết trang điểm, dù chưa dám lấy phấn đánh tự do. Thầy em khen: "Nó đã có vẻ người lớn!". Sau khi thằng Ngôn ốm dậy, nó vẫn hàng ngày đi học với em. Hễ có dịp, nhất là khi đi từ nhà tới trường và khi đi từ trường về nhà, là chúng em lại chuyện trò rầm rĩ với nhau. Chuyện gì? Chẳng có gì khác hơn vấn đề nam nữ. Có một lần nó tả lại rất tỉ mỉ sự thầy me nó ngủ với nhau mà nó xem thấy. Nó nằm giường bên cạnh có màn che, nó thức mà cha mẹ không hay, lại còn bật đèn sáng quắc! Viết đến đây em xin mở một dấu ngoặc để yêu cầu những bậc ưu thời mẫn thế chớ nghĩ đến quốc gia xã hội vội, hãy để thì giờ thảo luận về sự cẩu thả của kẻ làm cha mẹ, và cách sắp đặt nơi ăn chỗ nằm hỗn tạp và nguy hiểm của mỗi một gia đình Việt Nam ta. Em cho rằng với vấn đề nam nữ, hay nói trắng ra là đối với việc giao cấu, trẻ con vì ngu muội mà phạm tội đã đành, chứ chính người lớn cũng chẳng khôn gì hơn. Việc ấy, người lớn bảo là nhơ bẩn mà không nói đến; không nói đến mà cứ lằm lằm lụi lụi làm hoài! Làm mà dại dột làm ra trước mặt trẻ con, cái giống có tính hay bắt chước, bảo sao chúng chẳng tằn mằn cho được? Một sự giấu đi mà có hại như thế, thì chi bằng đem nói toang ra để dạy bảo nhau, ngăn cấm nhau?
44637
https://vi.wikisource.org/wiki/L%E1%BB%A5c%20s%C3%AC/I.%20C%C3%A1i%20x%E1%BA%A5u%20c%E1%BB%A7a%20th%C3%A0nh%20ph%E1%BB%91
Lục sì/I. Cái xấu của thành phố
Một hôm, ông Đốc lý H. Virgitti đã đáp cho phái viên báo La Pairie Annamite trong một cuộc phỏng vấn về nạn hoa liễu: - Trong thành phố Hà Nội, ít ra cũng có năm nghìn gái sống về nghề mại dâm. Năm nghìn! Nhưng làm thế nào biết họ cho khắp mặt được, nhất là từ khi, bị lôi cuốn vào cuộc biến hoá của phong tục, cái đức hạnh người đàn bà An Nam xưa kia kiên cố biết bao, thì nay đã hoá ra quá đỗi mỏng manh! Ấy đó là lời bình phẩm của một người Pháp, mà lại một người Pháp thượng lưu, mà lại một viên quan đầu tỉnh, về cuộc "tiến bộ" của xã hội ta. Nói nôm na ra cho dễ nghĩa là: Phụ nữ Việt Nam ngày nay hư hỏng quá lắm. Năm nghìn! Tôi đã kinh hoàng vì con số ấy. Tôi đã toan không tin... Nhưng mà khi ông Đốc lý Hà thành tuyên bố cái con số những đàn bà làm đĩ trong tỉnh thành của ông - sự tuyên bố ấy chẳng danh giá gì - thì ông đã lấy con số ở biên bản của một sở mà sở đó khiến ta có thể tin được là Sở Liêm phóng. Năm nghìn! Vâng, độ năm nghìn, bẩm chính thế đấy ạ. Cái đó không còn đáng ngờ gì nữa, vì rằng Sở Liên phóng, trong khi tuyên bố con số năm nghìn, lại không quên phân bua với ngạch cai trị rằng: Ấy là chưa kể đến bọn ả đào và gái nhảy các vùng ngoại ô! Nào chúng ta thử làm một phép tính chơi. Số dân Hà thành là mười tám vạn, vậy mà có đến năm nghìn người làm đĩ, thế có nghĩa là cứ ba mươi lăm người lương thiện lại có một người thường nhật sinh sống bằng sự gieo rắc vi trùng hoa liễu. Tại Paris, số gái mại dâm do Sở Cảnh sát xướng kỹ (Police des Moeurs) ước lượng là sáu vạn. Hà Nội, kể về đủ mọi phương diện, liệu có "to" bằng một phần mười của Paris không? Nếu ta chưa rõ thì ta cũng vẫn có thể tin chắc chắn rằng không thể nào Paris lại chỉ to gấp mười Hà Nội. Thế những mà kể đến cái dâm dục, cái số người làm đĩ, thì đối với Paris, Hà Nội gần được một phần mười. Những con số ấy thừa cái hùng hồn để ta biết rằng chúng ta "tiến hoá" nhanh chóng lắm vậy ôi! Trong con số năm nghìn gái đĩ ấy, ông Virgitti nghiệm ra rằng không kể những kẻ bán trôn nuôi miệng vì không muốn chết đói, thì đa số lại chỉ làm đĩ vì cái thích làm đĩ mà thôi. Thì ra trong cái làng mại dâm mà cũng có kẻ chủ trương "Nghệ thuật vì nghệ thuật"! Việc này không phải chỉ là vấn đề xã hội. Việc này lại là một vấn đề về phong hoá nữa. Để đối phó với nghề mại dâm, thế giới ngày nay chia làm hai phái: 1. Phái người thắt buộc (les reglementaristes) nghề mại dâm bằng những luật lệ quy định nghề thanh lâu (reglementation de la prostitution). 2. Phái người bãi bỏ (les abolitionnistes) luật quy định nghề thanh lâu, nghĩa là giải phóng cho nghề mại dâm được mọi cái tự do, bằng chủ nghĩa "thủ tiêu" (abolitionnisme). Phái trên lấy lẽ rằng nghề mại dâm đẻ ra nạn hoa liễu, mà nạn hoa liễu thì là một tai hoạ cho cả một xã hội, như vậy thì phải đem một ít luật lệ ra thắt buộc nó, kiềm chế nó, mong sao đỡ hại giống nòi. Phái dưới, đem cái tự do cá nhân để lên trên tất cả mọi sự, cho rằng tất cả những cửu chỉ nào thuộc về sự nam nữ giao cấu, mặc dầu là bằng cách mại dâm đi nữa thì, nói cho cùng, cũng chỉ là sự thi hành cái quyền thiên nhiên của con người ta ở đời trong sự dùng hay lạm dụng cái thân thể của mình, lại nhân thấy luật quy định không có công hiệu gì cho sự giữ gìn nòi giống, các nhà phúc đường chỉ giam có đám phụ nữ có bệnh mà để thả lỏng anh đàn ông thì là bất công, ngạch cảnh sát xướng kỹ nhiều khi vì hối lộ mà bắt bớ cả những con gái nhà lương dân hoặc là làm ngơ cho gái đĩ đã mắc bệnh, như vậy thì phải để nghề mại dâm được tự do, ngõ hầu xã hội đỡ được những sự dã man gây ra bởi ngạch cảnh binh xướng kỹ và những nhà phúc đường. Nước Pháp là thuộc phái người thứ nhất. Hà Nội, thủ phủ của Đông Dương, cũng theo chế độ như ở Pháp. Nghĩa là Hà Nội cũng có một cuốn sách luật lệ quy định mại dâm, một số nhà đĩ điếm để bọn kỹ nữ bán dâm theo đúng luật, một phúc đường để giam và chữa cho bọn ấy khi họ có bệnh, một ngạch cảnh sát xướng kỹ để lùng bắt bọn ấy khi họ đi trốn, và bắt bọn gái đĩ lậu phải vào ở những nhà thanh lâu. Những nhà đĩ điếm (maision de tole'rance) ấy, dân Việt Nam ta gọi nôm na là những nhà thổ. Phúc đường (dispensaire) ấy, dân Việt Nam ta gọi nôm na là nhà Lục sì. Mà ngạch cảnh sát xướng kỹ (Services des moeurs) ấy, dân Việt Nam ta gọi nôm na là ngạch Đội con gái. Nói tóm lại, chúng ta có đủ mọi thứ khí giới cần dùng trong viêc phải chiến đấu với thần Bạch My. Vậy thì lẽ gì mà đến nỗi tại chốn "nghìn năm vạn vật" này, cứ ba mươi lăm người tử tế thì lại có một người làm đĩ? Vì những lẽ gì, nhà chuyên trách không thể biết mặt tất cả năm nghìn gái đĩ ấy, đến nỗi họ cứ tha hồ mà đổ bệnh trong dân gian? Vì những lẽ gì, nhà Lục sì không những chỉ là sự khủng bố cho bọn gái mãi dâm, mà lại còn là sự khủng bố cho cả đám phụ nữ lương thiện? Biết rõ những điều ấy, thế không phải là điều vô ích cho độc giả, nam cũng như nữ. Vì rằng một thiên phóng sự về nhà Lục sì thì đó lại còn là một công cuộc khảo cứu về nạn mại dâm. Tóm lại một câu, những điều mà phàm người nào quan tâm đến xã hội, lo sợ cho giống nòi đều cũng phải biết. Và, do thế, tôi đã đi tìm ông giám đốc nhà Lục sì: bác sĩ Joyeux. Chú thích <noinclude>
44638
https://vi.wikisource.org/wiki/L%E1%BB%A5c%20s%C3%AC/II.%20N%C3%A0ng%20th%C6%A1%20c%E1%BB%A7a%20g%C3%A1i%20L%E1%BB%A5c%20s%C3%AC
Lục sì/II. Nàng thơ của gái Lục sì
Bác sĩ Joyeux lại còn giữ cả chức giám đốc ngạch Vệ sinh Thành phố. Phòng giấy của ông ở gác một toà công sở thuộc quyền quan đốc lý toà nhà mà người dân Hà thành phải tới ít ra mỗi năm cũng một lần, khi họ đến lúc phải lấy thuế thân. Muốn lên đấy, người ta phải đi qua phòng thuế chính ngạch, phòng phát môn bài, rồi trèo một cái thang gỗ lim. Rẽ sang trái, ta đi qua một phòng khám bệnh của thành phố, tại đó nhà nước phát thuốc làm phúc cho người nghèo. Rồi đến phòng đợi, với một bàn báo chí, mấy cái ghế, cái bàn giấy của người loong toong mà bổn phận là đổi danh thiếp của những khách khứa muốn được "quan chánh" tiếp, và biên sổ những giấy khai tử. Khi tôi bước chân vào, phòng đợi lúc ấy đã đông khách. Hai người Tây, một người dâm, một người Hoa kiều và một người Nam. Những người ấy muốn chừng đã phải đợi lâu lắm. Người thì đọc báo một cách uể oải, người thì cầm can gõ xuống sàn xui cho đỡ buồn và do thế làm cho người khác càng sốt ruột. Người đầm, ví da cắp nách, đi đi lại lại ngoài hàng hiên. Sau khi đưa danh thiếp cho người loong toong, tôi cũng không có cách nào khác là bắt chước những người đã đợi từ trước. Tôi cũng xem báo, tôi cũng gõ ngón tay trỏ xuống mặt bàn, tôi cũng đi dạo dưới hàng hiên. Cái sốt ruột, nếu có thể gọi nó là bệnh được, thì là một thứ bệnh hay lây. Người loong toong cũng đi dạo dưới hàng hiên như các khách khứa. Khi trông thấy một chiếc xe hơi tối tân kiểu thể thao sơn màu vàng nhạt từ từ tiến vào cái sân rộng ở phía dưới, người ấy vui mừng nói: - A! "Quan chánh" ở bên quan đốc lý về kia rồi! Tất cả mọi người đều thở dài sung sướng như vừa lúc trút được một gánh nặng. Cánh cửa xanh mở lại khép, khép lại mở. Người đầm quay lại phân bua với tôi: - Ông đến sau tôi, thì tôi phải vào trước ông! - Cái đó dĩ nhiên, thưa bà. Rồi người đầm ấy được vào. Tôi nhìn đồng hồ ở tay tôi: 5 giờ 15 phút. Tôi lo lắng, phân vân... Chả mấy lúc nữa mà tan sở, liệu bác sĩ Joyeux sẽ tiếp tôi trong bao nhiêu lâu? Liệu tôi có thể có đủ thời giờ để mà yêu cầu cho được vào một nơi cấm mà nếu không là nhà thổ không là mật thám, không là thầy thuốc, thì ta không được bước chân vào...? 5 giờ 30. Người đầm vẫn chưa ra. Bên ngoài, những ông ký lục, khán hộ đã thay áo, rửa tay, lục tục kéo nhau ra về. 6 giờ 15, tôi cũng vẫn được gọi vào. - Thưa bác sĩ, tôi xin lỗi ngài về sự làm phiền nhiễu ngài như thế này... - Ô! Ô! Mời ông cứ ngồi chơi, tôi không phải sẵn mối ác cảm với báo giới. Bác sĩ Joyeux giơ tay ra cho tôi một cách rất thân mật và trỏ cái ghế trước bàn giấy. Bác sĩ chưa già như tôi vẫn tưởng. Có thể nói: hãy còn trẻ măng. Với cặp kính trắng gọng đồi mồi ấy, với cái cằm có dấu vết râu xanh mà lưỡi dao cạo không để cho mọc ra được, nếu hai má đầy đặn hơn chút nữa thì bác sĩ Joyeux hao hao giống một tài tử của màn ảnh: Jim Ge'rald. - Thưa bác sĩ, trong tất cả những vấn đề gay go mà Chính phủ phải giải quyết cho dân An Nam thì nạn mại dâm hiện giờ đương là một vấn đề hệ trọng... Lấy tư cách nhà ngôn luận, chúng tôi muốn được phép vào nhà Lục sì để viết một thiên phóng sự, ngõ hầu quốc dân của chúng tôi được biết rằng nhà nước đối phố với nạn hoa liễu ra làm sao... Ông chủ nhiệm báo của chúng tôi là ông hội viên thành phố Hà Văn Bích đã có gửi thư nhờ quan đốc lý về việc ấy, mà bây giờ thì tôi đến yêu cầu ngài nghe tôi giãi bày tất cả nhữn gý muốn của tôi để ngài bênh vực cho lời yêu cầu của chúng tôi để lên toà đốc lý... Bác sĩ Joyeux ngắt lời tôi: - Điều ấy ông Virgitti đã có nói cho tôi biết. Ông chủ nhiệm báo ông không những lấy tư cách nhà báo mà còn lấy cả tư cách dân biểu nữa. Đáng lẽ ra, nhà nước có thể từ chối lời yêu cầu ấy một cách dễ dàng mà chẳng cần phải cắt nghĩa gì cả. Nhưng mà vào trường hợp này, vì lẽ thành phố vừa bỏ ra một số tiền to để sửa đổi phúc đường, nên để các ông vào thì cũng là ý kiến hay. Vả lại, trái hẳn với nhiều người Pháp đã nghĩ, tôi thì tôi cho rằng báo giới An Nam rất có thể đồng lao cộng lực với nhà nước trong mọi sự phải làm cho dân chúng, miễn rằng các nhà viết báo các ông không được cố ý nói sai sự thực để vu oan cho các nhà cầm quyền. Tôi dám hứa ngay từ bây giờ với ông rằng ông rất có hy vọng vào được nhà Lục sì, bao giờ công việc chữa chạy ấy xong xuôi... Tôi sung sướng cực điểm. Được phép vào nhà Lục sì nào có phải việc dễ! Từ khi nước Việt Nam có nghề viết báo, và từ khi nghề viết báo có cái mục phóng sự, trong số các bậc tiền bối của tôi hoặc những ông bạn đồng nghiệp thiếu đầu đề của tôi, đã bao nhiêu ông muốn khám phá cho ra những cái bí mật trong nhà Lục sì? - Thưa bác sĩ, đích xác ngày nào thì tôi vào được? - Điều ấy, ông phải chờ ông đốc lý. - Thưa bác sĩ, nhân tiện tôi muốn hỏi ngài vì đâu mà từ chữ Dispensaire người An Nam chúng tôi lại gọi Lục sì. Ngay đến bọn làm báo chúng tôi cũng không hiểu danh từ quái gở ấy xuất xứ từ đâu ra. - À! Lục sì là ở chữ luck sir, một động từ hồng mao. Luck sir nghĩa là khám bệnh. Hẳn trong số những ông thầy thuốc trông nom phúc đường từ xưa kia, đã có một ông hay bông đùa, hay dùng tiếng hồng mao trong khi đáng lẽ phải dùng tiếng Pháp. Tôi tưởng có do thế thì tiếng cái nhà Lục sì (cai nha loock sce) phổ cập dân chúng An Nam như thế. Ngừng lại một lúc, bác sĩ tiếp: - Ông nên cố làm thế nào cho dân chúng hiểu rõ rằng Dispensaire không phải là nơi giam cầm bọn kỹ nữ có bệnh như những tù nhân, mà chỉ là chỗ chữa bệnh làm phúc cho những kẻ không có tiền, và không cứ phải làm đĩ mới đến chữa bệnh ở đấy được. Lục sì, cái tên ấy gây ra trong óc tất cả mọi người những cảm giác không tốt, và làm sai lạc cả ý muốn những người từ tâm sáng lập ra nó. Cái tiếng Lục sì lại hoá ra một mối hại nữa cho vấn đề vệ sinh chung, mặc lòng phúc đường là một nơi không có không được, và trong ấy nhà nước chỉ làm những điều ích lợi cho các kỹ nữ. Kim đồng hồ chạy thành một vệt thẳng xuống như một cái cột điện 6 giờ. Tôi vội vàng nói những điều cần nói: - Thưa bác sĩ, tôi xin cố sức thế nào có thể là hữu ích được trong sự đồng lao công tác với nhà nước... Ý muốn của tôi là viết một thiên phóng sự về phúc đường, nạn hoa liễu, nạn mại dâm. Nhưng mà tôi lại không phải là một ông y khoa bác sĩ cũng không phải là một ông giám đốc phúc đường! Như vậy, tôi phải yêu cầu bác sĩ giúp tôi, nghĩa là cho tôi những vật liệu... Tức khắc bác sĩ Joyeux đứng lên, ra lục lọi mấy cái tủ sách đựng những công văn, giấy má nhà nước. Sự ấy kéo dài 5 phút, nhưng cái cảm động trong lòng tôi sẽ dài đời đời. Tôi không ngờ một tay làm báo bản xứ mà lại được đối đãi tốt đến như thế. Khi bác sĩ Joyeux quay lại bàn giấy thì tôi có trước mặt những sách dưới đây: 1 cuốn Le Péril vénérien et la protection de à Hanoi (Etat actuel) - Bibliograsphie-Réglementation) 1 cuốn Ogranisstion de Phygiéne et de la protection de la maternité et de Penfance indigène à Hanoi. 1 cuốn Projet de lutte anti-véne'rienne à Hanoi. 1 cuốn tập giấy đánh mày bài diễn văn về Le Péril vénérien et les moyens de lutte. Ngần ấy sách khảo cứu đều của một tác giả: Bác sĩ Joyeux. - Đây, tất cả những vật liệu chung quanh vấn đề gay go ấy là vấn đề mại dâm. Ông cứ việc đọc đi thì rồi ông sẽ vừa là một ông giám đốc nhà Lục sì, lại vừa là một ông y khoa bác sĩ nữa. - Xin cảm tạ ngài vô cùng. Thưa bác sĩ, nhân tiện xin ngàu cho biết ý những nhà cầm quyền đối với cái đoàn thể các cô ả đào như thế nào? - Những cô đào nương vùng châu thành, ông nói? - Vâng, nhà cầm quyền có liệt họ vào hàng mại dâm hay không? Theo ý riêng của tôi thì chính cái đoàn thể ấy phải chịu một phần trách nhiệm lớn trong cái nạn phong tình bây giờ... - Thì cố nhiên! Họ không là mại dâm thì còn là gì nữa? Chẳng cứ tôi có ý kién ấy, mà cả những ông bạn đồng nghiệp của tôi như bác sĩ Le Roy des Barres và bác sĩ Coppin cũng đã liệt họ vào hàng kỹ nữ đã lâu. Nói xong bác sĩ lục giấy má, đưa cho tôi xem một cái thơ đặt hàng một lúc hai trăm cái bốc. Dưới thư ấy, tôi thấy ký một cái tên: Nghĩa. Bác sĩ Joyeux hỏi tôi: - Ông hẳn phải biết người chủ cô đào có danh tiếng này? - Vâng. - Ấy đó. Nếu không mại dâm, sao người ta lại nhờ tôi mua hộ ở tận Pháp một lúc những ngần ấy cái đồ thụt rửa? Còn chứng cớ nào hiển nhiên hơn nữa không? - Nhưng mà, thưa bác sĩ, tại sao lại những hai trăm? - Vì đó là người chủ ấy thửa hộ cho cả phố Khâm Thiên! Mua càng nhiều càng được rẻ tiền. - Đã vậy, sao cô đào lại không phải khám ở phúc đường? - Chỉ vì ngoài địa phận thành phố Hà Nội, thì là đất bảo hộ, mà thành phố thì không có quyền gì đối với dân của vua Bảo Đại. Do thế dân Hà thành bị các nhà hát giả danh ấy vậy trong một vòng vây những vi trùng hoa liễu mà phòng Vệ sinh của thành phố không có cách gì đối phó cả, vì lẽ ông đốc lý Hà thành còn phải kính trọng các điều ước mà quan thống lĩnh nước Pháp ký với nhà vua An Nam. - Thật ra đó là vấn đề chính trị chứ không phải chỉ là vấn đề vệ sinh! Bác sĩ Joyeux xuôi hai tay, thở dài: - Chính thế. Cho nên hiện giờ ông đốc lý Virgitti và tôi đương sửa soạn in một cuốn sách khảo cứu về cô đào và gái nhẩy, nhan đề là Le Péril vénérien dans la Zone suburbaine de Hanoi để rồi đệ lên phủ Toàn quyền để quan Toàn quyền biết rõ những nguy hiểm ấy cho dân thành phố, đất thuộc địa. Kim đồng hồ chỉ 6 giờ 15. Tôi đứng lên cảm ơn lần nữa và xin cáo từ. Bác sĩ Joyeux ngăn tôi lại, ra tủ sách một lần nữa, lấy một ít giấy in đưa cho tôi. - Trong những vật liệu tôi trao cho ông, còn thứ này nữa mới là đủ. Tôi nhìn thứ giấy gấp đôi ấy, in mực màu xanh: Phong tình ca khúc. Dưới một gốc cây, dưới bóng trăng thanh, bên một dòng suối, có một phụ nữ búi tóc sè goòng, ôm một cây đàn nguyệt, ý chừng đương ca bài thơ vệ sinh. Tôi giở tờ giấy ấy, thấy có bài thơ như thế này: {{khối giữa|Đời người ăn uống cười cợt,Rong chơi, trầu thuốc, bạc bài đủ đâu?}} Bác sĩ Joyeux vừa mỉm cười vừa cắt nghĩa: - Thành phố vừa mới in xong mấy vạn tờ giấy như thế. Mục đích: giảng dạy vệ sinh và cách khám bệnh cho gái mại dâm. Vì nỗi đa số bọn kỹ nữ là không biết một chữ nào cả nên nhà nước phải mượn đến Nàng thơ để bọn ấy có thể học truyền khẩu mà thuộc lòng được. Đó thuộc về sự vệ sinh cho cả một chủng tộc chứ không phải để chúng ta xem xong rồi mà buồn cười. - Tôi xin cảm ơn ngài vô cùng! Uóc mong rằng lần sau, phải đến hỏi han ngài điều gì, ngài cũng dễ dãi như hôm nay... - À bientôt, Monsieur Phụng!Bác sĩ giơ tay cho tôi bắt. Ngoài phố, trời đã tối, đèn điện đã sáng. Người gác toà đốc lý đã cau mặt khoá cửa sau lưng tôi. Thấy tôi, chiếc xe hơi màu vàng rẽ về phố Balny. Những cặp uyên ương, những cô áo màu loè loẹt đã nhơn nhơ trên bờ hồ Hoàn Kiếm. Cái giờ của Hà Nội - làm việc đã hết. Cái lúc của Hà Nội - ăn chơi đã bắt đầu. Bắt đầu làm việc cho nạn hoa liễu, cho thần Bạch My! Chỉ ít bữa thôi là tôi được vào nhà Lục sì! Nghĩa là, thưa độc giả, chỉ ít bữa nữa thôi, là các ngài vào được nhà Lục sì. Vậy thì, xin đọc vài câu thơ "tả chân" của bài Phong tình ca khúc'' dưới đây trong khi chờ đợi. Chú thích <noinclude>
44756
https://vi.wikisource.org/wiki/L%E1%BB%A5c%20s%C3%AC/III.%20V%C3%A0i%20con%20s%E1%BB%91%20v%C3%A0%20m%E1%BB%99t%20%C3%ADt%20l%E1%BB%8Bch%20s%E1%BB%AD
Lục sì/III. Vài con số và một ít lịch sử
Chúng ta phải hỏi các cụ già mới rõ xưa kia, nhà Lục sì ở đâu. Trước năm 1900, hình như nhà nước đặt nó ở phố Hàng Cân. Một đạo nghị định của quan Toàn quyền Paul Bert trong đó có nói rằng: "Bọn gái mãi dâm xét ra có bệnh thì phải bắt giam tại nhà Lục sì mãi cho đến khi nào khỏi bệnh" đã ký từ năm 1886, nghĩa là ngay hai năm sau khi chính phủ Pháp ký cái điều ước Bảo hộ 1884 với triều đình Huế vậy. Ngày nay, đi qua phố Hàng Cân, chúng ta không thể kiếm nổi một dấu vết nào là di tích của Lục sì. Ngay đến ông chánh phòng vệ sinh của thành phố mà muốn làm nhà "sử học" về môn ấy, cũng không tra cứu đâu ra nữa. Từ năm 1902 trở đi, ta mới thấy một vài điều cần biết. Hồi ấy, nhà Lục sì ở một toà nhà khá vĩ đại ở phố Hàng Lọng, gần với nghĩa địa của người bên đạo. Rồi thì, nền học vấn mở rộng, nó phải dọn đi để nhường chỗ cho một học đường. Năm 1918 thì nó dọn tạm về một cái... đền, phải, một cái đền, ở sau toà đốc lý, hiện giờ là chỗ Vườn Trẻ con của thành phố. Sau khi có một số tiền để làm phúc đường cho bọn kỹ nữ, sau khi nhà ấy làm xong, năm 1926, thành phố dọn hẳn nhà Lục sì về chỗ góc phố trước toà án Hà Nội, mặc lòng hầu hết những ông quan toà đều phản đối kịch liệt, không muốn phải làm "láng giềng" - trạch lân sử - với cái vật ô uế kia. Thật rõ lôi thôi là cái sự ngứa ngáy xác thịt của loài người. Nó đã làm rầy rà bao nhiêu người, quan cai trị, quan thầy thuốc, nhân viên Sở Liêm phóng sung vào ban cảnh sát xướng kỹ hay là Đội con gái, những ông hội viên thành phố để kết quả nên một toà nhà công mà tư pháp giới cũng không ưa. Nhà Lục sì đã lập nên sau những cơn dông tố dữ dội. Độc giả cứ tưởng tượng ra xem những phiên hội đồng thành phố rất náo nhiệt trong đó có các ông y sĩ công, y sĩ nhà binh kêu gào cho nhà Lục sì được "thịnh vượng" vì lẽ phải giữ gìn nòi giống, cả Nam lẫn Pháp, và những hội viên không tán thành ý ấy, vì cho rằng vấn đề mại dâm là không thể "cai trị" được, và một ông Đốc lý nhăn nhó lo sợ công quỹ thiếu tiền, lại phải tăng mọi thứ thuế cao hơn xưa... Cái số những người muốn bỏ nhà Lục sì cũng đông, lý luận của họ cứng, vậy mà thành phố ta vẫn có nhà Lục sì. Như thường. Cái nhà Lục sì ấy không bao giờ làm cho các ông thầy hăng hái, hài lòng vì bất cứ ở đâu, những ông thầy thuốc cũng vẫn hăng hái, sốt sắng, muốn cải cách, bổ khuyết, mở rộng phạm vi việc giữ sức khoẻ chung, nghĩa là muốn công quỹ phải bỏ ra nhiều tiền về khoản ấy... Dân chúng thì không bao giờ muốn hiểu biết gì cả: họ cứ nhắm mắt lại mà than phiền, nếu họ phải chịu thuế cao. "No cơm ấm cật dậm dật mọi nơi" các ngài ơi, điều ấy ta phải trả tiền là chính đáng lắm. Mấy con số dưới đây giảng cho ta biết nạn mại dâm đã hại xã hội như thế nào! Năm 1913, bẩy mươi tư phần trăm (74%) binh lính Pháp ở Bắc Kỳ mắc phải những bệnh hoa liễu. Bác sĩ Keller coi nhà thương đau mắt ở Hà Nội cam đoan với ta rằng trong số những người chột và mù của dân mình, bẩy mươi phần trăm (70%) là do vi trùng lậu gây ra. Ông giám đốc phòng vệ sinh của thành phố Hà Nội cũng bảo cho ta biết rằng có bốn nghìn trẻ con mới đẻ mà chết thì trung bình có chừng một nghìn đứa trẻ, theo lối nói kiêng của người mình là sài, đen, là bỏ, là mất, là khó nuôi, nhưng theo khoa học, thì chết vì bố mẹ có nọc bệnh giang mai, hoặc những biến chứng của bệnh ấy. Ấy đó. Nhưng mà đó chỉ mới là trong khu vực một thành phố Hà Nội, nghĩa là đất thuộc địa mà thôi. Nhưng Hà thành là kinh đô của Bắc Kỳ, là thủ phủ của Đông Dương! Cái gì của dân tộc mình chẳng từ Hà thành mà khởi thuỷ? Ta hãy lặng yên mà nghe bác sĩ Joyeux cắt nghĩa đây: "- Ai cũng biết rằng khi một dân tộc càng tiếp xúc với những dân tộc khác, hoặc vì thương mại, hoặc bị xâm chiếm, thì dân tộc ấy càng dễ bị nạn hoa liễu hoặc những bệnh truyền nhiễm khác. Như nước Pháp, vào hồi Âu chiến, đã đón tiếp binh lính đồng minh gần đủ các nước, nên nước Pháp đã bị lây vi trùng giang mai rất nhiều, nếu ta chỉ kể đến bệnh ấy. Trong những thời bình trị, ai cũng thừa rõ cái tình hình y tế của những cảnh sầm uất, có nhiều khách du ngoại quốc. Đây này, nếu ta đưa mắt coi qua những trang sử của nước này, thì ta sẽ nhận thấy rằng từ những cuộc trinh phục bằng binh lực và thương mại của người Tàu, người Chàm, của Khmers, và, gần đây, của người Tây phương, thì ta sẽ thấy rằng những nguyên nhân ấy cũng đã đủ nhiều, đủ sâu xa để làm cho Đông Dương bị cái nạn hoa liễu một cách trầm trọng. Vả lại, những sách thuốc của người Tàu cũng đã nói nhiều về những vụ đẻ non, người chết yểu, quái thai, những bệnh ngoài da, để cho ta ngẫm nghĩ về bệnh giang mai không tha họ cũng như cái số thái quá những kẻ mù loà ở xứ này mà vi trùng lậu đã làm hại. Những điều nhận xét ấy lại bị những ông thầy thuốc hiện thời chối cãi, cho rằng nạn hoa liễu không hại cho người An Nam lắm, và sự quái gở ấy mà có lẽ là bởi vì nhà nước đối với vấn đề ấy cứ bình chân như vại, chỉ chạy chữa qua loa sau khi luôn luôn thấy rằng nạn ấy không có gì là hiểm nghèo. Nhờ cái thờ ơ lãnh đạm tổ truyền của người An Nam với vấn đề nạn hoa liễu mà họ cho là không hệ trọng, nhờ sự suy đồi của những luân lý Khổng, Mạnh, Phật, Lão, cho nên số lớn dân chúng mới mắc phải dễ dàng và nạn hoa liễu mới từ ngoài tràn vào tựa hồ như vết dầu loang trên mặt giấy. Thêm vào cái lẽ ấy, lại còn cái nguyên nhân này làm tăng mãi cái hại kia lên: Chính nó là sự tiến bộ mà bọn thiếu niên các ông đang hăm hở theo đuổi. Sự khát khao về học hành, sức cám dỗ của những nghề nghiệp mới, đã đưa dắt số đông thiếu niên đến nơi phồn hoa đô hội để mà tháot khỏi những luân lý gia đình, sức say sưa của sự làm giàu dễ dàng, sự hưởng thụ mọi cách ăn chơi của thành phố Tây, sự vô cai quản của bố mẹ, đó, ngần ấy nguyên nhân đã làm lung lay cả một nền luân lý và làm cho bệnh hoa liễu càng truyền nhiễm mạnh. Vì rằng sau khi đã làm giàu, đã thi đỗ ở tỉnh mà về làng, hoặc vì chức vụ được bổ về các nơi hương thôn, thì cái phần tử ấy có lẽ sẽ là một làn sóng lớn có biết bao nhiêu vi trùng để truyền nhiễm, nhất là sự tiến bộ văn minh của bọn ấy lại khiến dân quê phải kính phục và chịu ảnh hưởng lắm". Những lời lẽ ấy rất dễ hiểu. Nó cắt nghĩa rõ tại sao dân quê ngày nay cũng đã hư hỏng nhiều, và cho ta biết rõ nạn mãi dâm, bệnh hoa liễu tại nơi đồng ruộng, trong khi bác sĩ Joyeux không kể rõ được cho chúng ta con số đích xác, bao nhiêu phần trăm, vân vân... Thì ra, ngoài những tai nạn khác mà ai cũng đã rõ, mà ai cũng tưởng là phải cứu chữa trước nhất, chỉ có nạn mãi dâm nó hại cả một giống nòi là hệ trọng hơn cả, là phải cứu chữa trước hết. Vạn tuế cho nhà Lục sì! Nhà Lục sì cứ sẽ còn mãi, hoặc lòng cái phái người muốn bãi bỏ nó đã có chương trình như đây: Phá hoại: 1 - Bãi bỏ hết những đạo luật thắt buộc nghề mãi dâm, nghĩa là: 2 - Giải tán ngạch đội con gái vì chỉ thi hành được luật thường phạm. 3 - Đóng cửa nhà Lục sì. Bọn gái đĩ muốn chữa bệnh hay không tuỳ ý họ, hoặc họ tự do vào nhà thương Bảo hộ cũng ví như có bệnh khác. Kiến thiết: 4 - Mở một bệnh viện hoa liêu chữa chạy cho tất cả hạng người một cách hoàn toàn chu đáo hơn. 5 - Giáo dục cái dâm, giảng dạy bệnh tật về phong tình cho cả Nam lẫn Pháp, thường dân và binh lính bằng trường học, diễn đàn, chớp bóng, truyền đơn, yết thị... 6 - Bài trừ sự gì thuận tiện cho nạn mãi dâm: Bọn mụ giàu, tụi ma cô, những cách khiêu dâm, những điều hại mxy tục, sự xúi giục mãi dâm, nạn ma men, nạn đổ bác... 7 - Đặt hình luật và hộ luật để trừng phạt những kẻ đổ bệnh hoa liễu cho người khác. 8 - Bảo trợ thiếu nữ lai và Việt Nam, cải tà bọn gái đĩ, hội nhà binh, hội thể thao... Đứng đầu phái này là một người mà chúng ta ai cũng biết tiếng bác sĩ Le Roy des Barres. Nhưng ông bệnh rề rề mà vẫn đi chơi văng mạng chớ lo vội! Không, các ông chưa đến giờ phải tù! Chương trình của bác sĩ Le Roy des Barres thảo ra từ năm 1927, đến nay vẫn là đống giấy vô hiệu. Trong hội đồng thành phố không phải chỉ có những người muốn thắt buộc bọn làm đĩ bằng nhà Lục sì và những người muốn bỏ nhà Lục sì. Còn những ông trung dung muốn hoà giải hai phái. Không "giải phóng" cho nghề mãi dâm hoành hành tự do được, đó là lời hét của phái "thắt buộc", vẫn hay rằng những luật lệ thắt buộc nghề mãi dâm hiện giờ đã thất bại hoàn toàn. Phái này cũng biết thế, song họ cho rằng nếu không có kết quả gì là vì sự thắt buộc kia chưa được chu đáo, chưa được đến nơi đến chốn. Họ bèn yêu cầu: 1 - Một ngạch đội con gái đầy đủ nhân viên hơn và có quyền hơn nữa để có thể bắt năm sáu nghìn gái đĩ lậu thuế, nếu chỉ kể trong một Hà Nội. 2 - Ngạch ấy phải thuộc quyền ông đốc lý, nghĩa là dưới sự chỉ huy của ông Cẩm trung ương của thành phố, chư không như hiện thời, ngạch ấy lại dưới quyền ông giám đốc Sở Liêm phóng Bắc Kỳ. 3 - Phải có những đạo luật cho phép ngạch ấy được vào các tiệm rượu, tiệm thuốc phiện, những nhà khả nghi là "tổ quỷ" để lùng bắt bọn đĩ lậu. 4 - Hợp nhất nhà Lục si vào nhà thương Bảo hộ để có một nơi chữa được nhiều bệnh nhân hơn nữa, mà số tiền ấy, ngân sách Bắc Kỳ chịu một nửa, quý thành phố chịu một nửa. 5 - Đặt ngạch đội con gái ở các tỉnh nhỏ nữa để cho các thầy đội con gái tiện việc lùng bắt bọn gái đĩ trốn khỏi Hà Nội rồi thì cứ tự do mà trueyefn nhiễm phong tình tại các tỉnh nhỏ, hoặc ở ngay ngoại ô Hà Nội là đất bảo hộ, đất mà các thầy Đội con gái không có quyền gì. 6 - Bắt chị em cô đào Khâm Thiên, Vạn Thái, và mọi nơi khác phải chịu mọi luật lệ mãi dâm, vì họ chính thực cũng mãi dâm. 7 - Đặt một khu riêng (quartier réservé) cho nghề mãi dâm. Thành phố sẽ kiếm một khu đất rộng rãi, làm những toà nhà cao ráo rất hợp vệ sinh và cho thuê rẻ tiền. Ngay ở đấy sẽ có cả ty cảnh sát của nhà binh và của thành phố để giữ trật tự cho cả thường dân lẫn binh lính. Như vậy, dân thành phố sẽ sung sướng vì đã tống khứ được những nhà thổ ra khỏi các phố xá lương thiện, bọn mụ giầu sẽ hài lòng vì khỏi phải thuê nhà cao giá, bọn kỹ nữ sẽ yên tâm khỏi lo sợ nỗi hung bạo của bọn làng chơi say sưa, những lính cảnh sát cũng thấy dễ dàng trong việc trật tự.
45880
https://vi.wikisource.org/wiki/Lu%E1%BA%ADt%20s%E1%BB%ADa%20%C4%91%E1%BB%95i%2C%20b%E1%BB%95%20sung%20m%E1%BB%99t%20s%E1%BB%91%20%C4%91i%E1%BB%81u%20c%E1%BB%A7a%20Lu%E1%BA%ADt%20S%E1%BB%9F%20h%E1%BB%AFu%20tr%C3%AD%20tu%E1%BB%87%20n%C6%B0%E1%BB%9Bc%20C%E1%BB%99ng%20h%C3%B2a%20x%C3%A3%20h%E1%BB%99i%20ch%E1%BB%A7%20ngh%C4%A9a%20Vi%E1%BB%87t%20Nam%202009
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2009
Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 51/2001/QH10; Quốc hội ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11. Điều 1 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sở hữu trí tuệ: 1. Điều 3 được sửa đổi, bổ sung như sau: “Điều 3. Đối tượng quyền sở hữu trí tuệ 1. Đối tượng quyền tác giả bao gồm tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; đối tượng quyền liên quan đến quyền tác giả bao gồm cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá. 2. Đối tượng quyền sở hữu công nghiệp bao gồm sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý. 3. Đối tượng quyền đối với giống cây trồng là vật liệu nhân giống và vật liệu thu hoạch.” 2. Điều 4 được sửa đổi, bổ sung như sau: “Điều 4. Giải thích từ ngữ Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: 1. Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng. 2. Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu. 3. Quyền liên quan đến quyền tác giả (sau đây gọi là quyền liên quan) là quyền của tổ chức, cá nhân đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa. 4. Quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh. 5. Quyền đối với giống cây trồng là quyền của tổ chức, cá nhân đối với giống cây trồng mới do mình chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển hoặc được hưởng quyền sở hữu. 6. Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ là chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ hoặc tổ chức, cá nhân được chủ sở hữu chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ. 7. Tác phẩm là sản phẩm sáng tạo trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật và khoa học thể hiện bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào. 8. Tác phẩm phái sinh là tác phẩm dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, tác phẩm phóng tác, cải biên, chuyển thể, biên soạn, chú giải, tuyển chọn. 9. Tác phẩm, bản ghi âm, ghi hình đã công bố là tác phẩm, bản ghi âm, ghi hình đã được phát hành với sự đồng ý của chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan để phổ biến đến công chúng với một số lượng bản sao hợp lý. 10. Sao chép là việc tạo ra một hoặc nhiều bản sao của tác phẩm hoặc bản ghi âm, ghi hình bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào, bao gồm cả việc tạo bản sao dưới hình thức điện tử. 11. Phát sóng là việc truyền âm thanh hoặc hình ảnh hoặc cả âm thanh và hình ảnh của tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng đến công chúng bằng phương tiện vô tuyến hoặc hữu tuyến, bao gồm cả việc truyền qua vệ tinh để công chúng có thể tiếp nhận được tại địa điểm và thời gian do chính họ lựa chọn. 12. Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên. 13. Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này. 14. Mạch tích hợp bán dẫn là sản phẩm dưới dạng thành phẩm hoặc bán thành phẩm, trong đó các phần tử với ít nhất một phần tử tích cực và một số hoặc tất cả các mối liên kết được gắn liền bên trong hoặc bên trên tấm vật liệu bán dẫn nhằm thực hiện chức năng điện tử. Mạch tích hợp đồng nghĩa với IC, chip và mạch vi điện tử. 15. Thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn (sau đây gọi là thiết kế bố trí) là cấu trúc không gian của các phần tử mạch và mối liên kết các phần tử đó trong mạch tích hợp bán dẫn. 16. Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. 17. Nhãn hiệu tập thể là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hoá, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó. 18. Nhãn hiệu chứng nhận là nhãn hiệu mà chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng trên hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân đó để chứng nhận các đặc tính về xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu, cách thức sản xuất hàng hoá, cách thức cung cấp dịch vụ, chất lượng, độ chính xác, độ an toàn hoặc các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu. 19. Nhãn hiệu liên kết là các nhãn hiệu do cùng một chủ thể đăng ký, trùng hoặc tương tự nhau dùng cho sản phẩm, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự nhau hoặc có liên quan với nhau. 20. Nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam. 21. Tên thương mại là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh. Khu vực kinh doanh quy định tại khoản này là khu vực địa lý nơi chủ thể kinh doanh có bạn hàng, khách hàng hoặc có danh tiếng. 22. Chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể. 23. Bí mật kinh doanh là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh doanh. 24. Giống cây trồng là quần thể cây trồng thuộc cùng một cấp phân loại thực vật thấp nhất, đồng nhất về hình thái, ổn định qua các chu kỳ nhân giống, có thể nhận biết được bằng sự biểu hiện các tính trạng do kiểu gen hoặc sự phối hợp của các kiểu gen quy định và phân biệt được với bất kỳ quần thể cây trồng nào khác bằng sự biểu hiện của ít nhất một tính trạng có khả năng di truyền được. 25. Văn bằng bảo hộ là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho tổ chức, cá nhân nhằm xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý; quyền đối với giống cây trồng. 26. Vật liệu nhân giống là cây hoặc bộ phận của cây có khả năng phát triển thành một cây mới dùng để nhân giống hoặc để gieo trồng. 27. Vật liệu thu hoạch là cây hoặc bộ phận của cây thu được từ việc gieo trồng vật liệu nhân giống.” 3. Điều 7 được sửa đổi, bổ sung như sau: “Điều 7. Giới hạn quyền sở hữu trí tuệ 1. Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ chỉ được thực hiện quyền của mình trong phạm vi và thời hạn bảo hộ theo quy định của Luật này. 2. Việc thực hiện quyền sở hữu trí tuệ không được xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác và không được vi phạm các quy định khác của pháp luật có liên quan. 3. Trong trường hợp nhằm bảo đảm mục tiêu quốc phòng, an ninh, dân sinh và các lợi ích khác của Nhà nước, xã hội quy định tại Luật này, Nhà nước có quyền cấm hoặc hạn chế chủ thể quyền sở hữu trí tuệ thực hiện quyền của mình hoặc buộc chủ thể quyền sở hữu trí tuệ phải cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng một hoặc một số quyền của mình với những điều kiện phù hợp; việc giới hạn quyền đối với sáng chế thuộc bí mật nhà nước được thực hiện theo quy định của Chính phủ.” 4. Điều 8 được sửa đổi, bổ sung như sau: “Điều 8. Chính sách của Nhà nước về sở hữu trí tuệ 1. Công nhận và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của tổ chức, cá nhân trên cơ sở bảo đảm hài hoà lợi ích của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ với lợi ích công cộng; không bảo hộ các đối tượng sở hữu trí tuệ trái với đạo đức xã hội, trật tự công cộng, có hại cho quốc phòng, an ninh. 2. Khuyến khích, thúc đẩy hoạt động sáng tạo, khai thác tài sản trí tuệ nhằm góp phần phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. 3. Hỗ trợ tài chính cho việc nhận chuyển giao, khai thác quyền sở hữu trí tuệ phục vụ lợi ích công cộng; khuyến khích tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài tài trợ cho hoạt động sáng tạo và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. 4. Ưu tiên đầu tư cho việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, các đối tượng liên quan làm công tác bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và nghiên cứu, ứng dụng khoa học - kỹ thuật về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. 5. Huy động các nguồn lực của xã hội đầu tư nâng cao năng lực hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế.” 5. Điều 14 được sửa đổi, bổ sung như sau: “Điều 14. Các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả 1. Tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học được bảo hộ bao gồm: a) Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác; b) Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác; c) Tác phẩm báo chí; d) Tác phẩm âm nhạc; đ) Tác phẩm sân khấu; e) Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự (sau đây gọi chung là tác phẩm điện ảnh); g) Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng; h) Tác phẩm nhiếp ảnh; i) Tác phẩm kiến trúc; k) Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, kiến trúc, công trình khoa học; l) Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian; m) Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu. 2. Tác phẩm phái sinh chỉ được bảo hộ theo quy định tại khoản 1 Điều này nếu không gây phương hại đến quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh. 3. Tác phẩm được bảo hộ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này phải do tác giả trực tiếp sáng tạo bằng lao động trí tuệ của mình mà không sao chép từ tác phẩm của người khác. 4. Chính phủ hướng dẫn cụ thể về các loại hình tác phẩm quy định tại khoản 1 Điều này.” 6. Điều 25 được sửa đổi, bổ sung như sau: “Điều 25. Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao 1. Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao bao gồm: a) Tự sao chép một bản nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, giảng dạy của cá nhân; b) Trích dẫn hợp lý tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để bình luận hoặc minh họa trong tác phẩm của mình; c) Trích dẫn tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để viết báo, dùng trong ấn phẩm định kỳ, trong chương trình phát thanh, truyền hình, phim tài liệu; d) Trích dẫn tác phẩm để giảng dạy trong nhà trường mà không làm sai ý tác giả, không nhằm mục đích thương mại; đ) Sao chép tác phẩm để lưu trữ trong thư viện với mục đích nghiên cứu; e) Biểu diễn tác phẩm sân khấu, loại hình biểu diễn nghệ thuật khác trong các buổi sinh hoạt văn hoá, tuyên truyền cổ động không thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào; g) Ghi âm, ghi hình trực tiếp buổi biểu diễn để đưa tin thời sự hoặc để giảng dạy; h) Chụp ảnh, truyền hình tác phẩm tạo hình, kiến trúc, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng được trưng bày tại nơi công cộng nhằm giới thiệu hình ảnh của tác phẩm đó; i) Chuyển tác phẩm sang chữ nổi hoặc ngôn ngữ khác cho người khiếm thị; k) Nhập khẩu bản sao tác phẩm của người khác để sử dụng riêng. 2. Tổ chức, cá nhân sử dụng tác phẩm quy định tại khoản 1 Điều này không được làm ảnh hưởng đến việc khai thác bình thường tác phẩm, không gây phương hại đến các quyền của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả; phải thông tin về tên tác giả và nguồn gốc, xuất xứ của tác phẩm. 3. Các quy định tại điểm a và điểm đ khoản 1 Điều này không áp dụng đối với tác phẩm kiến trúc, tác phẩm tạo hình, chương trình máy tính.” 7. Điều 26 được sửa đổi, bổ sung như sau: “Điều 26. Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao 1. Tổ chức phát sóng sử dụng tác phẩm đã công bố để phát sóng có tài trợ, quảng cáo hoặc thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào không phải xin phép, nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao cho chủ sở hữu quyền tác giả kể từ khi sử dụng. Mức nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất khác và phương thức thanh toán do các bên thoả thuận; trường hợp không thỏa thuận được thì thực hiện theo quy định của Chính phủ hoặc khởi kiện tại Toà án theo quy định của pháp luật. Tổ chức phát sóng sử dụng tác phẩm đã công bố để phát sóng không có tài trợ, quảng cáo hoặc không thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào không phải xin phép, nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao cho chủ sở hữu quyền tác giả kể từ khi sử dụng theo quy định của Chính phủ. 2. Tổ chức, cá nhân sử dụng tác phẩm quy định tại khoản 1 Điều này không được làm ảnh hưởng đến việc khai thác bình thường tác phẩm, không gây phương hại đến các quyền của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả; phải thông tin về tên tác giả và nguồn gốc, xuất xứ của tác phẩm. 3. Việc sử dụng tác phẩm trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với tác phẩm điện ảnh.” 8. Điều 27 được sửa đổi, bổ sung như sau: “Điều 27. Thời hạn bảo hộ quyền tác giả 1. Quyền nhân thân quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 19 của Luật này được bảo hộ vô thời hạn. 2. Quyền nhân thân quy định tại khoản 3 Điều 19 và quyền tài sản quy định tại Điều 20 của Luật này có thời hạn bảo hộ như sau: a) Tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh có thời hạn bảo hộ là bảy mươi lăm năm, kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên; đối với tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng chưa được công bố trong thời hạn hai mươi lăm năm, kể từ khi tác phẩm được định hình thì thời hạn bảo hộ là một trăm năm, kể từ khi tác phẩm được định hình; đối với tác phẩm khuyết danh, khi các thông tin về tác giả xuất hiện thì thời hạn bảo hộ được tính theo quy định tại điểm b khoản này; b) Tác phẩm không thuộc loại hình quy định tại điểm a khoản này có thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và năm mươi năm tiếp theo năm tác giả chết; trường hợp tác phẩm có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ năm mươi sau năm đồng tác giả cuối cùng chết; c) Thời hạn bảo hộ quy định tại điểm a và điểm b khoản này chấm dứt vào thời điểm 24 giờ ngày 31 tháng 12 của năm chấm dứt thời hạn bảo hộ quyền tác giả.” 9. Điều 30 được sửa đổi, bổ sung như sau: “Điều 30. Quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình 1. Nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình có độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện các quyền sau đây: a) Sao chép trực tiếp hoặc gián tiếp bản ghi âm, ghi hình của mình; b) Nhập khẩu, phân phối đến công chúng bản gốc và bản sao bản ghi âm, ghi hình của mình thông qua hình thức bán, cho thuê hoặc phân phối bằng bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào mà công chúng có thể tiếp cận được. 2. Nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình được hưởng quyền lợi vật chất khi bản ghi âm, ghi hình của mình được phân phối đến công chúng.” 10. Điều 33 được sửa đổi, bổ sung như sau: “Điều 33. Các trường hợp sử dụng quyền liên quan không phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao 1. Tổ chức, cá nhân sử dụng trực tiếp hoặc gián tiếp bản ghi âm, ghi hình đã công bố nhằm mục đích thương mại để phát sóng có tài trợ, quảng cáo hoặc thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào không phải xin phép, nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao theo thoả thuận cho tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng kể từ khi sử dụng; trường hợp không thỏa thuận được thì thực hiện theo quy định của Chính phủ hoặc khởi kiện tại Toà án theo quy định của pháp luật. Tổ chức, cá nhân sử dụng trực tiếp hoặc gián tiếp bản ghi âm, ghi hình đã công bố nhằm mục đích thương mại để phát sóng không có tài trợ, quảng cáo hoặc không thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào không phải xin phép, nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao cho tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng kể từ khi sử dụng theo quy định của Chính phủ. 2. Tổ chức, cá nhân sử dụng bản ghi âm, ghi hình đã công bố trong hoạt động kinh doanh, thương mại không phải xin phép, nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao theo thoả thuận cho tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng kể từ khi sử dụng; trường hợp không thoả thuận được thì thực hiện theo quy định của Chính phủ hoặc khởi kiện tại Toà án theo quy định của pháp luật. 3. Tổ chức, cá nhân sử dụng quyền quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này không được làm ảnh hưởng đến việc khai thác bình thường cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng và không gây phương hại đến quyền của người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng.” 11. Điều 41 được sửa đổi, bổ sung như sau: “Điều 41. Chủ sở hữu quyền tác giả là người được chuyển giao quyền 1. Tổ chức, cá nhân được chuyển giao một, một số hoặc toàn bộ các quyền quy định tại Điều 20 và khoản 3 Điều 19 của Luật này theo thoả thuận trong hợp đồng là chủ sở hữu quyền tác giả. 2. Tổ chức, cá nhân đang quản lý tác phẩm khuyết danh được hưởng quyền của chủ sở hữu cho đến khi danh tính của tác giả được xác định.” 12. Điều 42 được sửa đổi, bổ sung như sau: “Điều 42. Chủ sở hữu quyền tác giả là Nhà nước 1. Nhà nước là chủ sở hữu quyền tác giả đối với các tác phẩm sau đây: a) Tác phẩm khuyết danh, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 41 của Luật này; b) Tác phẩm còn trong thời hạn bảo hộ mà chủ sở hữu quyền tác giả chết không có người thừa kế, người thừa kế từ chối nhận di sản hoặc không được quyền hưởng di sản; c) Tác phẩm được chủ sở hữu quyền tác giả chuyển giao quyền sở hữu cho Nhà nước. 2. Chính phủ quy định cụ thể việc sử dụng tác phẩm thuộc sở hữu nhà nước.” 13. Điều 87 được sửa đổi, bổ sung như sau: “Điều 87. Quyền đăng ký nhãn hiệu 1. Tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký nhãn hiệu dùng cho hàng hoá do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp. 2. Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm mà mình đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất với điều kiện người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu đó cho sản phẩm và không phản đối việc đăng ký đó. 3. Tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể để các thành viên của mình sử dụng theo quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể; đối với dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hóa, dịch vụ, tổ chức có quyền đăng ký là tổ chức tập thể của các tổ chức, cá nhân tiến hành sản xuất, kinh doanh tại địa phương đó; đối với địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý đặc sản địa phương của Việt Nam thì việc đăng ký phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép. 4. Tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng, đặc tính, nguồn gốc hoặc tiêu chí khác liên quan đến hàng hóa, dịch vụ có quyền đăng ký nhãn hiệu chứng nhận với điều kiện không tiến hành sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đó; đối với địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý đặc sản địa phương của Việt Nam thì việc đăng ký phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép. 5. Hai hoặc nhiều tổ chức, cá nhân có quyền cùng đăng ký một nhãn hiệu để trở thành đồng chủ sở hữu với những điều kiện sau đây: a) Việc sử dụng nhãn hiệu đó phải nhân danh tất cả các đồng chủ sở hữu hoặc sử dụng cho hàng hoá, dịch vụ mà tất cả các đồng chủ sở hữu đều tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh; b) Việc sử dụng nhãn hiệu đó không gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc của hàng hoá, dịch vụ. 6. Người có quyền đăng ký quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này, kể cả người đã nộp đơn đăng ký có quyền chuyển giao quyền đăng ký cho tổ chức, cá nhân khác dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản, để thừa kế hoặc kế thừa theo quy định của pháp luật với điều kiện các tổ chức, cá nhân được chuyển giao phải đáp ứng các điều kiện đối với người có quyền đăng ký tương ứng. 7. Đối với nhãn hiệu được bảo hộ tại một nước là thành viên của điều ước quốc tế có quy định cấm người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu đăng ký nhãn hiệu đó mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng là thành viên thì người đại diện hoặc đại lý đó không được phép đăng ký nhãn hiệu nếu không được sự đồng ý của chủ sở hữu nhãn hiệu, trừ trường hợp có lý do chính đáng.” 14. Điều 90 được sửa đổi, bổ sung như sau: “Điều 90. Nguyên tắc nộp đơn đầu tiên 1. Trong trường hợp có nhiều đơn đăng ký các sáng chế trùng hoặc tương đương với nhau, các kiểu dáng công nghiệp trùng hoặc không khác biệt đáng kể với nhau thì văn bằng bảo hộ chỉ được cấp cho sáng chế hoặc kiểu dáng công nghiệp trong đơn hợp lệ có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất trong số những đơn đáp ứng các điều kiện để được cấp văn bằng bảo hộ. 2. Trong trường hợp có nhiều đơn của nhiều người khác nhau đăng ký các nhãn hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhau dùng cho các sản phẩm, dịch vụ trùng hoặc tương tự với nhau hoặc trường hợp có nhiều đơn của cùng một người đăng ký các nhãn hiệu trùng dùng cho các sản phẩm, dịch vụ trùng nhau thì văn bằng bảo hộ chỉ được cấp cho nhãn hiệu trong đơn hợp lệ có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất trong số những đơn đáp ứng các điều kiện để được cấp văn bằng bảo hộ. 3. Trong trường hợp có nhiều đơn đăng ký quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này cùng đáp ứng các điều kiện để được cấp văn bằng bảo hộ và cùng có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất thì văn bằng bảo hộ chỉ được cấp cho đối tượng của một đơn duy nhất trong số các đơn đó theo thoả thuận của tất cả những người nộp đơn; nếu không thoả thuận được thì các đối tượng tương ứng của các đơn đó bị từ chối cấp văn bằng bảo hộ.” 15. Điều 119 được sửa đổi, bổ sung như sau: “Điều 119. Thời hạn xử lý đơn đăng ký sở hữu công nghiệp 1. Đơn đăng ký sở hữu công nghiệp được thẩm định hình thức trong thời hạn một tháng, kể từ ngày nộp đơn. 2. Đơn đăng ký sở hữu công nghiệp được thẩm định nội dung trong thời hạn sau đây: a) Đối với sáng chế không quá mười tám tháng, kể từ ngày công bố đơn nếu yêu cầu thẩm định nội dung được nộp trước ngày công bố đơn hoặc kể từ ngày nhận được yêu cầu thẩm định nội dung nếu yêu cầu đó được nộp sau ngày công bố đơn; b) Đối với nhãn hiệu không quá chín tháng, kể từ ngày công bố đơn; c) Đối với kiểu dáng công nghiệp không quá bảy tháng, kể từ ngày công bố đơn; d) Đối với chỉ dẫn địa lý không quá sáu tháng, kể từ ngày công bố đơn. 3. Thời hạn thẩm định lại đơn đăng ký sở hữu công nghiệp bằng hai phần ba thời hạn thẩm định lần đầu, đối với những vụ việc phức tạp thì có thể kéo dài nhưng không vượt quá thời hạn thẩm định lần đầu. 4. Thời gian để người nộp đơn sửa đổi, bổ sung đơn không được tính vào các thời hạn quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này; thời hạn xử lý yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn không vượt quá một phần ba thời gian thẩm định tương ứng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.” 16. Điều 134 được sửa đổi, bổ sung như sau: “Điều 134. Quyền sử dụng trước đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp 1. Trường hợp trước ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên (nếu có) của đơn đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp mà có người đã sử dụng hoặc chuẩn bị các điều kiện cần thiết để sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp đồng nhất với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp trong đơn đăng ký nhưng được tạo ra một cách độc lập (sau đây gọi là người có quyền sử dụng trước) thì sau khi văn bằng bảo hộ được cấp, người đó có quyền tiếp tục sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp trong phạm vi và khối lượng đã sử dụng hoặc đã chuẩn bị để sử dụng mà không phải xin phép hoặc trả tiền đền bù cho chủ sở hữu sáng chế, kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ. Việc thực hiện quyền của người sử dụng trước sáng chế, kiểu dáng công nghiệp không bị coi là xâm phạm quyền của chủ sở hữu sáng chế, kiểu dáng công nghiệp. 2. Người có quyền sử dụng trước sáng chế, kiểu dáng công nghiệp không được phép chuyển giao quyền đó cho người khác, trừ trường hợp chuyển giao quyền đó kèm theo việc chuyển giao cơ sở sản xuất, kinh doanh nơi sử dụng hoặc chuẩn bị sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp. Người có quyền sử dụng trước không được mở rộng phạm vi, khối lượng sử dụng nếu không được chủ sở hữu sáng chế, kiểu dáng công nghiệp cho phép.” 17. Điều 154 được sửa đổi, bổ sung như sau: “Điều 154. Điều kiện kinh doanh dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp Tổ chức đáp ứng các điều kiện sau đây được kinh doanh dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp với danh nghĩa tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp: 1. Là doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức dịch vụ khoa học và công nghệ được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật, trừ tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài hành nghề tại Việt Nam; 2. Có chức năng hoạt động dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp được ghi nhận trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh); 3. Người đứng đầu tổ chức hoặc người được người đứng đầu tổ chức uỷ quyền phải đáp ứng các điều kiện hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp quy định tại khoản 1 Điều 155 của Luật này.” 18. Điều 157 được sửa đổi, bổ sung như sau: “Điều 157. Tổ chức, cá nhân được bảo hộ quyền đối với giống cây trồng 1. Tổ chức, cá nhân được bảo hộ quyền đối với giống cây trồng là tổ chức, cá nhân chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển giống cây trồng hoặc đầu tư cho công tác chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển giống cây trồng hoặc được chuyển giao quyền đối với giống cây trồng. 2. Tổ chức, cá nhân quy định tại khoản 1 Điều này bao gồm tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài thuộc nước có ký kết với Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thoả thuận về bảo hộ giống cây trồng; tổ chức, cá nhân nước ngoài có trụ sở, địa chỉ thường trú tại Việt Nam hoặc có cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cây trồng tại Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài có trụ sở, địa chỉ thường trú hoặc có cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cây trồng tại nước có ký kết với Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thoả thuận về bảo hộ giống cây trồng.” 19. Điều 160 được sửa đổi, bổ sung như sau: “Điều 160. Tính khác biệt của giống cây trồng 1. Giống cây trồng được coi là có tính khác biệt nếu có khả năng phân biệt rõ ràng với các giống cây trồng khác được biết đến rộng rãi tại thời điểm nộp đơn hoặc ngày ưu tiên nếu đơn được hưởng quyền ưu tiên. 2. Giống cây trồng được biết đến rộng rãi quy định tại khoản 1 Điều này là giống cây trồng thuộc một trong các trường hợp sau đây: a) Giống cây trồng mà vật liệu nhân giống hoặc vật liệu thu hoạch của giống đó được sử dụng một cách rộng rãi trên thị trường ở bất kỳ quốc gia nào tại thời điểm nộp đơn đăng ký bảo hộ; b) Giống cây trồng đã được bảo hộ hoặc đưa vào Danh mục giống cây trồng ở bất kỳ quốc gia nào; c) Giống cây trồng là đối tượng trong đơn đăng ký bảo hộ hoặc đơn đăng ký vào Danh mục giống cây trồng ở bất kỳ quốc gia nào, nếu các đơn này không bị từ chối.” 20. Điều 163 được sửa đổi, bổ sung như sau: “Điều 163. Tên của giống cây trồng 1. Người đăng ký phải đề xuất một tên phù hợp cho giống cây trồng với cơ quan quản lý nhà nước về quyền đối với giống cây trồng, tên đó phải trùng với tên đã đăng ký bảo hộ ở bất kỳ quốc gia nào có ký kết với Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thỏa thuận về bảo hộ giống cây trồng. 2. Tên của giống cây trồng được coi là phù hợp nếu tên đó có khả năng dễ dàng phân biệt được với tên của các giống cây trồng khác được biết đến rộng rãi trong cùng một loài hoặc loài tương tự. 3. Tên của giống cây trồng không được coi là phù hợp trong các trường hợp sau đây: a) Chỉ bao gồm các chữ số, trừ trường hợp chữ số liên quan đến đặc tính hoặc sự hình thành giống đó; b) Vi phạm đạo đức xã hội; c) Dễ gây hiểu nhầm về các đặc trưng, đặc tính của giống đó; d) Dễ gây hiểu nhầm về danh tính của tác giả; đ) Trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý đã được bảo hộ trước ngày công bố đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng; e) Ảnh hưởng đến quyền đã có trước của tổ chức, cá nhân khác. 4. Tổ chức, cá nhân chào bán hoặc đưa ra thị trường vật liệu nhân giống của giống cây trồng phải sử dụng tên giống cây trồng như tên đã ghi trong bằng bảo hộ, kể cả sau khi kết thúc thời hạn bảo hộ. 5. Khi tên giống cây trồng được kết hợp với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại hoặc các chỉ dẫn tương tự với tên giống cây trồng đã được đăng ký để chào bán hoặc đưa ra thị trường thì tên đó vẫn phải có khả năng nhận biết một cách dễ dàng.” 21. Điều 165 được sửa đổi, bổ sung như sau: “Điều 165. Đăng ký quyền đối với giống cây trồng 1. Tổ chức, cá nhân quy định tại Điều 157 của Luật này nộp đơn đăng ký quyền đối với giống cây trồng (sau đây gọi là đơn đăng ký bảo hộ) trực tiếp hoặc thông qua đại diện hợp pháp tại Việt Nam. 2. Tổ chức đáp ứng các điều kiện sau đây được kinh doanh dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng với danh nghĩa tổ chức dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng: a) Là doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức dịch vụ khoa học và công nghệ Việt Nam được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật, trừ tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài hành nghề tại Việt Nam; b) Có chức năng hoạt động dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng được ghi nhận trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh); 3. Người đứng đầu tổ chức hoặc người được người đứng đầu tổ chức uỷ quyền phải đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều này được hành nghề dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng. 4. Cá nhân được phép hành nghề dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng nếu đáp ứng các điều kiện sau đây: a) Có chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng; b) Hoạt động trong một tổ chức dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng. 5. Cá nhân đáp ứng các điều kiện sau đây được cấp chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng: a) Là công dân Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; b) Thường trú tại Việt Nam; c) Có bằng tốt nghiệp đại học; d) Đã trực tiếp làm công tác pháp luật về quyền đối với giống cây trồng liên tục từ năm năm trở lên hoặc đã trực tiếp làm công tác thẩm định các loại đơn đăng ký quyền đối với giống cây trồng tại cơ quan quốc gia hoặc quốc tế về quyền đối với giống cây trồng liên tục từ năm năm trở lên hoặc đã tốt nghiệp khóa đào tạo pháp luật về quyền đối với giống cây trồng được cơ quan có thẩm quyền công nhận; đ) Không phải là công chức, viên chức đang làm việc tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác lập và bảo đảm thực thi quyền đối với giống cây trồng; e) Đã đạt yêu cầu tại kỳ kiểm tra về nghiệp vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng do cơ quan có thẩm quyền tổ chức. 6. Chính phủ quy định cụ thể về đại diện hợp pháp nộp đơn và tổ chức dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng.” 22. Điều 186 được sửa đổi, bổ sung như sau: “Điều 186. Quyền của chủ bằng bảo hộ 1. Chủ bằng bảo hộ có quyền sử dụng hoặc cho phép người khác sử dụng các quyền sau đây liên quan đến vật liệu nhân giống của giống đã được bảo hộ: a) Sản xuất hoặc nhân giống; b) Chế biến nhằm mục đích nhân giống; c) Chào hàng; d) Bán hoặc thực hiện các hoạt động tiếp cận thị trường khác; đ) Xuất khẩu; e) Nhập khẩu; g) Lưu giữ để thực hiện các hành vi quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và e khoản này. 2. Quyền của chủ bằng bảo hộ giống cây trồng quy định tại khoản 1 Điều này được áp dụng đối với vật liệu thu hoạch thu được từ việc sử dụng bất hợp pháp vật liệu nhân giống của giống cây trồng được bảo hộ, trừ trường hợp chủ bằng bảo hộ đã có cơ hội hợp lý để thực hiện quyền của mình đối với vật liệu nhân giống nhưng không thực hiện. 3. Ngăn cấm người khác sử dụng giống cây trồng theo quy định tại Điều 188 của Luật này. 4. Để thừa kế, kế thừa quyền đối với giống cây trồng và chuyển giao quyền đối với giống cây trồng theo quy định tại Chương XV của Luật này.” 23. Điều 187 được sửa đổi, bổ sung như sau: “Điều 187. Mở rộng quyền của chủ bằng bảo hộ Quyền của chủ bằng bảo hộ được mở rộng đối với các giống cây trồng sau đây: 1. Giống cây trồng có nguồn gốc chủ yếu từ giống cây trồng được bảo hộ, trừ trường hợp giống cây trồng được bảo hộ có nguồn gốc chủ yếu từ một giống cây trồng đã được bảo hộ khác. Giống cây trồng được coi là có nguồn gốc chủ yếu từ giống được bảo hộ, nếu giống cây trồng đó vẫn giữ lại biểu hiện của các tính trạng thu được từ kiểu gen hoặc sự phối hợp các kiểu gen của giống được bảo hộ, trừ những tính trạng khác biệt là kết quả của sự tác động vào giống được bảo hộ; 2. Giống cây trồng không khác biệt rõ ràng với giống cây trồng đã được bảo hộ; 3. Giống cây trồng mà việc sản xuất đòi hỏi phải sử dụng lặp lại giống cây trồng đã được bảo hộ.” 24. Điều 190 được sửa đổi, bổ sung như sau: “Điều 190. Hạn chế quyền của chủ bằng bảo hộ giống cây trồng 1. Các hành vi sau đây không bị coi là xâm phạm quyền đối với giống cây trồng đã được bảo hộ: a) Sử dụng giống cây trồng phục vụ nhu cầu cá nhân và phi thương mại; b) Sử dụng giống cây trồng nhằm mục đích thử nghiệm; c) Sử dụng giống cây trồng để tạo ra giống cây trồng khác, trừ trường hợp quy định tại Điều 187 của Luật này; d) Hộ sản xuất cá thể sử dụng sản phẩm thu hoạch từ giống cây trồng để tự nhân giống và gieo trồng cho vụ sau trên diện tích đất của mình. 2. Quyền đối với giống cây trồng không được áp dụng đối với các hành vi liên quan đến vật liệu của giống cây trồng được bảo hộ do chủ bằng bảo hộ hoặc người được chủ bằng bảo hộ cho phép bán hoặc bằng cách khác đưa ra thị trường Việt Nam hoặc thị trường nước ngoài, trừ các hành vi sau đây: a) Liên quan đến việc nhân tiếp giống cây trồng đó; b) Liên quan đến việc xuất khẩu các vật liệu của giống cây trồng có khả năng nhân giống vào những nước không bảo hộ các chi hoặc loài cây trồng đó, trừ trường hợp xuất khẩu vật liệu nhằm mục đích tiêu dùng.” 25. Điều 194 được sửa đổi, bổ sung như sau: “Điều 194. Chuyển nhượng quyền đối với giống cây trồng 1. Chuyển nhượng quyền đối với giống cây trồng là việc chủ bằng bảo hộ giống cây trồng chuyển giao toàn bộ quyền đối với giống cây trồng đó cho bên nhận chuyển nhượng. Bên nhận chuyển nhượng trở thành chủ bằng bảo hộ giống cây trồng kể từ ngày hợp đồng chuyển nhượng được đăng ký tại cơ quan quản lý nhà nước về quyền đối với giống cây trồng theo thủ tục do pháp luật quy định. 2. Trường hợp quyền đối với giống cây trồng thuộc đồng sở hữu thì việc chuyển nhượng cho người khác phải được sự đồng ý của tất cả các đồng chủ sở hữu. 3. Việc chuyển nhượng quyền đối với giống cây trồng phải được thực hiện dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản. 4. Việc chuyển nhượng quyền đối với giống cây trồng tạo ra từ ngân sách nhà nước được thực hiện theo quy định của Luật chuyển giao công nghệ.” 26. Điều 201 được sửa đổi, bổ sung như sau: “Điều 201. Giám định về sở hữu trí tuệ 1. Giám định về sở hữu trí tuệ là việc tổ chức, cá nhân quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này sử dụng kiến thức, nghiệp vụ chuyên môn để đánh giá, kết luận về những vấn đề có liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ. 2. Doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp, tổ chức hành nghề luật sư, trừ tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài hành nghề tại Việt Nam đáp ứng các điều kiện sau đây được thực hiện hoạt động giám định về sở hữu trí tuệ: a) Có nhân lực, cơ sở vật chất - kỹ thuật đáp ứng yêu cầu tổ chức hoạt động giám định theo quy định của pháp luật; b) Có chức năng thực hiện hoạt động giám định về sở hữu trí tuệ được ghi nhận trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động; c) Người đứng đầu tổ chức hoặc người được người đứng đầu tổ chức ủy quyền có Thẻ giám định viên sở hữu trí tuệ. 3. Cá nhân có đủ các điều kiện sau đây được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Thẻ giám định viên sở hữu trí tuệ: a) Là công dân Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; b) Thường trú tại Việt Nam; c) Có phẩm chất đạo đức tốt; d) Có trình độ đại học trở lên về chuyên ngành phù hợp với lĩnh vực đề nghị cấp thẻ giám định, đã qua thực tế hoạt động chuyên môn trong lĩnh vực đó từ năm năm trở lên và đạt yêu cầu kiểm tra nghiệp vụ về giám định. 4. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có quyền trưng cầu giám định về sở hữu trí tuệ khi giải quyết vụ việc mà mình đang thụ lý. 5. Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ và tổ chức, cá nhân khác có liên quan có quyền yêu cầu giám định về sở hữu trí tuệ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. 6. Chính phủ quy định cụ thể về tổ chức và hoạt động giám định về sở hữu trí tuệ.” 27. Điều 211 được sửa đổi, bổ sung như sau: “Điều 211. Hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bị xử phạt vi phạm hành chính 1. Tổ chức, cá nhân thực hiện một trong các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ sau đây bị xử phạt vi phạm hành chính: a) Xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gây thiệt hại cho tác giả, chủ sở hữu, người tiêu dùng hoặc cho xã hội; b) Sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ quy định tại Điều 213 của Luật này hoặc giao cho người khác thực hiện hành vi này; c) Sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán, tàng trữ tem, nhãn hoặc vật phẩm khác mang nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý giả mạo hoặc giao cho người khác thực hiện hành vi này. 2. Chính phủ quy định cụ thể về hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bị xử phạt vi phạm hành chính, hình thức, mức phạt và thủ tục xử phạt. 3. Tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi cạnh tranh không lành mạnh về sở hữu trí tuệ thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về cạnh tranh.” 28. Điều 214 được sửa đổi, bổ sung như sau: “Điều 214. Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả 1. Tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ quy định tại khoản 1 Điều 211 của Luật này bị buộc phải chấm dứt hành vi xâm phạm và bị áp dụng một trong các hình thức xử phạt chính sau đây: a) Cảnh cáo; b) Phạt tiền. 2. Tuỳ theo tính chất, mức độ xâm phạm, tổ chức, cá nhân xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ còn có thể bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung sau đây: a) Tịch thu hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ, nguyên liệu, vật liệu, phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ; b) Đình chỉ có thời hạn hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực đã xảy ra vi phạm. 3. Ngoài các hình thức xử phạt quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, tổ chức, cá nhân xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ còn có thể bị áp dụng một hoặc các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây: a) Buộc tiêu huỷ hoặc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ, nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ; b) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam đối với hàng hoá quá cảnh xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hoặc buộc tái xuất đối với hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ, phương tiện, nguyên liệu, vật liệu nhập khẩu được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ sau khi đã loại bỏ các yếu tố vi phạm trên hàng hoá. 4. Mức phạt, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ được thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.” 29. Điều 218 được sửa đổi, bổ sung như sau: “Điều 218. Thủ tục áp dụng biện pháp tạm dừng làm thủ tục hải quan 1. Khi người yêu cầu tạm dừng làm thủ tục hải quan đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ quy định tại Điều 217 của Luật này thì cơ quan hải quan ra quyết định tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với lô hàng. 2. Thời hạn tạm dừng làm thủ tục hải quan là mười ngày làm việc, kể từ ngày người yêu cầu tạm dừng làm thủ tục hải quan nhận được thông báo của cơ quan hải quan về việc tạm dừng làm thủ tục hải quan. Trong trường hợp người yêu cầu tạm dừng có lý do chính đáng thì thời hạn này có thể kéo dài, nhưng không được quá hai mươi ngày làm việc với điều kiện người yêu cầu tạm dừng thủ tục hải quan phải nộp thêm khoản bảo đảm quy định tại khoản 2 Điều 217 của Luật này. 3. Khi kết thúc thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này mà người yêu cầu tạm dừng làm thủ tục hải quan không khởi kiện dân sự và cơ quan hải quan không quyết định thụ lý vụ việc theo thủ tục xử lý vi phạm hành chính đối với người xuất khẩu, nhập khẩu lô hàng thì cơ quan hải quan có trách nhiệm sau đây: a) Tiếp tục làm thủ tục hải quan cho lô hàng; b) Buộc người yêu cầu tạm dừng làm thủ tục hải quan phải bồi thường cho chủ lô hàng toàn bộ thiệt hại do yêu cầu tạm dừng làm thủ tục hải quan không đúng gây ra và phải thanh toán các chi phí lưu kho bãi, bảo quản hàng hóa và các chi phí phát sinh khác cho cơ quan hải quan và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan theo quy định của pháp luật về hải quan; c) Hoàn trả cho người yêu cầu tạm dừng làm thủ tục hải quan khoản tiền bảo đảm còn lại sau khi đã thực hiện xong nghĩa vụ bồi thường và thanh toán các chi phí quy định tại điểm b khoản này.” 30. Điều 220 được sửa đổi, bổ sung như sau: “Điều 220. Điều khoản chuyển tiếp 1. Quyền tác giả, quyền liên quan được bảo hộ theo quy định của các văn bản pháp luật có hiệu lực trước ngày Luật này có hiệu lực, nếu còn thời hạn bảo hộ vào ngày Luật này có hiệu lực thì được tiếp tục bảo hộ theo quy định của Luật này. 2. Đơn đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan, sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hoá, tên gọi xuất xứ hàng hoá, thiết kế bố trí, giống cây trồng đã được nộp cho cơ quan có thẩm quyền trước ngày Luật này có hiệu lực được tiếp tục xử lý theo quy định của các văn bản pháp luật có hiệu lực tại thời điểm nộp đơn. 3. Mọi quyền và nghĩa vụ theo văn bằng bảo hộ được cấp theo quy định của pháp luật có hiệu lực trước ngày Luật này có hiệu lực và các thủ tục duy trì, gia hạn, sửa đổi, chấm dứt, hủy bỏ hiệu lực, chuyển giao quyền sử dụng, chuyển nhượng quyền sở hữu, giải quyết tranh chấp liên quan đến văn bằng bảo hộ đó được áp dụng theo quy định của Luật này, trừ căn cứ huỷ bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ thì áp dụng quy định pháp luật có hiệu lực đối với việc xét cấp văn bằng bảo hộ đó. Quy định này cũng được áp dụng đối với Quyết định đăng bạ tên gọi xuất xứ hàng hóa ban hành theo quy định pháp luật có hiệu lực trước ngày Luật này có hiệu lực; cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý đối với các tên gọi xuất xứ hàng hóa. 4. Bí mật kinh doanh và tên thương mại đã tồn tại và được bảo hộ theo Nghị định số 54/2000/NĐ-CP ngày 03 tháng 10 năm 2000 của Chính phủ về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại và bảo hộ quyền chống cạnh tranh không lành mạnh liên quan tới sở hữu công nghiệp tiếp tục được bảo hộ theo quy định của Luật này. 5. Kể từ ngày Luật này có hiệu lực, chỉ dẫn địa lý, kể cả chỉ dẫn địa lý được bảo hộ theo Nghị định quy định tại khoản 4 Điều này chỉ được bảo hộ sau khi đã được đăng ký theo quy định của Luật này.” Điều 2 Thay cụm từ “Bộ Văn hóa - Thông tin” bằng cụm từ “Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch” tại các khoản 2, 3 và 5 Điều 11, điểm a khoản 2 Điều 50, khoản 4 Điều 51 của Luật sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11. Điều 3 1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2010. 2. Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành các điều, khoản được giao trong Luật; hướng dẫn những nội dung cần thiết khác của Luật này để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước. Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 19 tháng 6 năm 2009.
47574
https://vi.wikisource.org/wiki/C%C3%B4ng%20b%C3%A1o%20n%C4%83m%202022
Công báo năm 2022
Số 1 - 2 Số 3 - 4 Số 5 - 6 Số 7 - 8 Số 9 - 10 Số 11 - 12 Số 13 - 14 Số 15 - 16 Số 17 - 18 Số 19 - 20 Số 21 - 22 Số 23 - 24 Số 25 - 26 Số 27 - 28 Số 29 - 30 Số 31 - 32 Số 33 - 34 Số 35 - 36 Số 37 - 38 Số 39 - 40 Số 41 - 42 Số 43 - 44 Số 45 - 46 Số 47 - 48 Số 49 - 50 Số 51 - 52 Số 53 - 54 Số 55 - 56 Số 57 - 58 Số 59 - 60 Số 61 - 62 Số 63 - 64 Số 65 - 66 Số 67 - 68 Số 69 - 70 Số 71 - 72 Số 73 - 74 Số 75 - 76 Số 77 - 78 Số 79 - 80 Số 81 - 82 Số 83 - 84 Số 85 - 86 Số 87 - 88 Số 89 - 90 Số 91 - 92 Số 93 - 94 Số 95 - 96 Số 97 - 98 Số 99 - 100 Số 101 - 102 Số 103 - 104 Số 105 - 106 Số 107 - 108 Số 109 - 110 Số 111 - 112 Số 113 - 114 Số 115 - 116 Số 117 - 118 Số 119 - 120 Số 121 - 122 Số 123 - 124 Số 125 - 126 Số 127 - 128 Số 129 - 130 Số 131 - 132 Số 133 - 134 Số 135 - 136 Số 137 - 138 Số 139 - 140 Số 141 - 142 Số 143 - 144 Số 145 - 146 Số 147 - 148 Số 149 - 150 Số 151 - 152 Số 153 - 154 Số 155 - 156 Số 157 - 158 Số 159 - 160 Số 161 - 162 Số 163 - 164 Số 165 - 166 Số 167 - 168 Số 169 - 170 Số 171 - 172 Số 173 - 174 Số 175 - 176 Số 177 - 178 Số 179 - 180 Số 181 - 182 Số 183 - 184 Số 185 - 186 Số 187 - 188 Số 189 - 190 Số 191 - 192 Số 193 - 194 Số 195 - 196 Số 197 - 198 Số 199 - 200 Số 201 - 202 Số 203 - 204 Số 205 - 206 Số 207 - 208 Số 209 - 210 Số 211 - 212 Số 213 - 214 Số 215 - 216 Số 217 - 218 Số 219 - 220 Số 221 - 222 Số 223 - 224 Số 225 - 226 Số 227 - 228 Số 229 - 230 Số 231 - 232 Số 233 - 234 Số 235 - 236 Số 237 - 238 Số 239 - 240 Số 241 - 242 Số 243 - 244 Số 245 - 246 Số 247 - 248 Số 249 - 250 Số 251 - 252 Số 253 - 254 Số 255 - 256 Số 257 - 258 Số 259 - 260 Số 261 - 262 Số 263 - 264 Số 265 - 266 Số 267 - 268 Số 269 - 270 Số 271 - 272 Số 273 - 274 Số 275 - 276 Số 277 - 278 Số 279 - 280 Số 281 - 282 Số 283 - 284 Số 285 - 286 Số 287 - 288 Số 289 - 290 Số 291 - 292 Số 293 - 294 Số 295 - 296 Số 297 - 298 Số 299 - 300 Số 301 - 302 Số 303 - 304 Số 305 - 306 Số 307 - 308 Số 309 - 310 Số 311 - 312 Số 313 - 314 Số 315 - 316 Số 317 - 318 Số 319 - 320 Số 321 - 322 Số 323 - 324 Số 325 - 326 Số 327 - 328 Số 329 - 330 Số 331 - 332 Số 333 - 334 Số 335 - 336 Số 337 - 338 Số 339 - 340 Số 341 - 342 Số 343 - 344 Số 345 - 346 Số 347 - 348 Số 349 - 350 Số 351 - 352 Số 353 - 354 Số 355 - 356 Số 357 - 358 Số 359 - 360 Số 361 - 362 Số 363 - 364 Số 365 - 366 Số 367 - 368 Số 369 - 370 Số 371 - 372 Số 373 - 374 Số 375 - 376 Số 377 - 378 Số 379 - 380 Số 381 - 382 Số 383 - 384 Số 385 - 386 Số 387 - 388 Số 389 - 390 Số 391 - 392 Số 393 - 394 Số 395 - 396 Số 397 - 398 Số 399 - 400 Số 401 - 402 Số 403 - 404 Số 405 - 406 Số 407 - 408 Số 409 - 410 Số 411 - 412 Số 413 - 414 Số 415 - 416 Số 417 - 418 Số 419 - 420 Số 421 - 422 Số 423 - 424 Số 425 - 426 Số 427 - 428 Số 429 - 430 Số 431 - 432 Số 433 - 434 Số 435 - 436 Số 437 - 438 Số 439 - 440 Số 441 - 442 Số 443 - 444 Số 445 - 446 Số 447 - 448 Số 449 - 450 Số 451 - 452 Số 453 - 454 Số 455 - 456 Số 457 - 458 Số 459 - 460 Số 461 - 462 Số 463 - 464 Số 465 - 466 Số 467 - 468 Số 469 - 470 Số 471 - 472 Số 473 - 474 Số 475 - 476 Số 477 - 478 Số 479 - 480 Số 481 - 482 Số 483 - 484 Số 485 - 486 Số 487 - 488 Số 489 - 490 Số 491 - 492 Số 493 - 494 Số 495 - 496 Số 497 - 498 Số 499 - 500 Số 501 - 502 Số 503 - 504 Số 505 - 506 Số 507 - 508 Số 509 - 510 Số 511 - 512 Số 513 - 514 Số 515 - 516 Số 517 - 518 Số 519 - 520 Số 521 - 522 Số 523 - 524 Số 525 - 526 Số 527 - 528 Số 529 - 530 Số 531 - 532 Số 533 - 534 Số 535 - 536 Số 537 - 538 Số 539 - 540 Số 541 - 542 Số 543 - 544 Số 545 - 546 Số 547 - 548 Số 549 - 550 Số 551 - 552 Số 553 - 554 Số 555 - 556 Số 557 - 558 Số 559 - 560 Số 561 - 562 Số 563 - 564 Số 565 - 566 Số 567 - 568 Số 569 - 570 Số 571 - 572 Số 573 - 574 Số 575 - 576 Số 577 - 578 Số 579 - 580 Số 581 - 582 Số 583 - 584 Số 585 - 586 Số 587 - 588 Số 589 - 590 Số 591 - 592 Số 593 - 594 Số 595 - 596 Số 597 - 598 Số 599 - 600 Số 601 - 602 Số 603 - 604 Số 605 - 606 Số 607 - 608 Số 609 - 610 Số 611 - 612 Số 613 - 614 Số 615 - 616 Số 617 - 618 Số 619 - 620 Số 621 - 622 Số 623 - 624 Số 625 - 626 Số 627 - 628 Số 629 - 630 Số 631 - 632 Số 633 - 634 Số 635 - 636 Số 637 - 638 Số 639 - 640 Số 641 - 642 Số 643 - 644 Số 645 - 646 Số 647 - 648 Số 649 - 650 Số 651 - 652 Số 653 - 654 Số 655 - 656 Số 657 - 658 Số 659 - 660 Số 661 - 662 Số 663 - 664 Số 665 - 666 Số 667 - 668 Số 669 - 670 Số 671 - 672 Số 673 - 674 Số 675 - 676 Số 677 - 678 Số 679 - 680 Số 681 - 682 Số 683 - 684 Số 685 - 686 Số 687 - 688 Số 689 - 690 Số 691 - 692 Số 693 - 694 Số 695 - 696 Số 697 - 698 Số 699 - 700 Số 701 - 702 Số 703 - 704 Số 705 - 706 Số 707 - 708 Số 709 - 710 Số 711 - 712 Số 713 - 714 Số 715 - 716 Số 717 - 718 Số 719 - 720 Số 721 - 722 Số 723 - 724 Số 725 - 726 Số 727 - 728 Số 729 - 730 Số 731 - 732 Số 733 - 734 Số 735 - 736 Số 737 - 738 Số 739 - 740 Số 741 - 742 Số 743 - 744 Số 745 - 746 Số 747 - 748 Số 749 - 750 Số 751 - 752 Số 753 - 754 Số 755 - 756 Số 757 - 758 Số 759 - 760 Số 761 - 762 Số 763 - 764 Số 765 - 766 Số 767 - 768 Số 769 - 770 Số 771 - 772 Số 773 - 774 Số 775 - 776 Số 777 - 778 Số 779 - 780 Số 781 - 782 Số 783 - 784 Số 785 - 786 Số 787 - 788 Số 789 - 790 Số 791 - 792 Số 793 - 794 Số 795 - 796 Số 797 - 798 Số 799 - 800 Số 801 - 802 Số 803 - 804 Số 805 - 806 Số 807 - 808 Số 809 - 810 Số 811 - 812 Số 813 - 814 Số 815 - 816 Số 817 - 818 Số 819 - 820 Số 821 - 822 Số 823 - 824 Số 825 - 826 Số 827 - 828 Số 829 - 830 Số 831 - 832 Số 833 - 834 Số 835 - 836 Số 837 - 838 Số 839 - 840 Số 841 - 842 Số 843 - 844 Số 845 - 846 Số 847 - 848 Số 849 - 850 Số 851 - 852 Số 853 - 854 Số 855 - 856 Số 857 - 858 Số 859 - 860 Số 861 - 862 Số 863 - 864 Số 865 - 866 Số 867 - 868 Số 869 - 870 Số 871 - 872 Số 873 - 874 Số 875 - 876 Số 877 - 878 Số 879 - 880 Số 881 - 882 Số 883 - 884 Số 885 - 886 Số 887 - 888 Số 889 - 890 Số 891 - 892 Số 893 - 894 Số 895 - 896 Số 897 - 898 Số 899 - 900 Số 901 - 902 Số 903 - 904 Số 905 - 906 Số 907 - 908 Số 909 - 910 Số 911 - 912 Số 913 - 914 Số 915 - 916 Số 917 - 918 Số 919 - 920 Số 921 - 922 Số 923 - 924 Số 925 - 926 Số 927 - 928 Số 929 - 930 Số 931 - 932 Số 933 - 934 Số 935 - 936 Số 937 - 938 Số 939 - 940 Số 941 - 942 Số 943 - 944 Số 945 - 946 Số 947 - 948 Số 949 - 950 Số 951 - 952 Số 953 - 954 Số 955 - 956 Số 957 - 958 Số 959 - 960 Số 961 - 962 Số 963 - 964 Số 965 - 966 Công báo Việt Nam
48037
https://vi.wikisource.org/wiki/Lu%E1%BA%ADt%20Thanh%20ni%C3%AAn%20n%C6%B0%E1%BB%9Bc%20C%E1%BB%99ng%20h%C3%B2a%20x%C3%A3%20h%E1%BB%99i%20ch%E1%BB%A7%20ngh%C4%A9a%20Vi%E1%BB%87t%20Nam
Luật Thanh niên nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Luật Thanh niên nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2005 Luật Thanh niên nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2020
49484
https://vi.wikisource.org/wiki/Tam%20qu%E1%BB%91c%20di%E1%BB%85n%20ngh%C4%A9a
Tam quốc diễn nghĩa
Tam quốc diễn nghĩa (Nguyễn An Cư dịch), in lần thứ 3, năm 1928 Tam quốc diễn nghĩa (Phan Kế Bính dịch, Bùi Kỷ hiệu đính), năm 1959
50222
https://vi.wikisource.org/wiki/Th%C6%A1%20ng%E1%BB%A5%20ng%C3%B4n%20La%20Fontaine
Thơ ngụ ngôn La Fontaine
Thơ ngụ ngôn La Fontaine, bản in năm 1951 của NXB Vĩnh Thịnh Thơ ngụ ngôn La Fontaine, bản in năm 1970 của NXB Cảo Thơm
50692
https://vi.wikisource.org/wiki/Lu%E1%BA%ADt%20Ph%C3%B2ng%2C%20ch%E1%BB%91ng%20b%E1%BA%A1o%20l%E1%BB%B1c%20gia%20%C4%91%C3%ACnh%20n%C6%B0%E1%BB%9Bc%20C%E1%BB%99ng%20h%C3%B2a%20x%C3%A3%20h%E1%BB%99i%20ch%E1%BB%A7%20ngh%C4%A9a%20Vi%E1%BB%87t%20Nam
Luật Phòng, chống bạo lực gia đình nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Luật Phòng, chống bạo lực gia đình nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2007 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2022
50743
https://vi.wikisource.org/wiki/Lu%E1%BA%ADt%20Ph%C3%B2ng%2C%20ch%E1%BB%91ng%20r%E1%BB%ADa%20ti%E1%BB%81n%20n%C6%B0%E1%BB%9Bc%20C%E1%BB%99ng%20h%C3%B2a%20x%C3%A3%20h%E1%BB%99i%20ch%E1%BB%A7%20ngh%C4%A9a%20Vi%E1%BB%87t%20Nam
Luật Phòng, chống rửa tiền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Luật Phòng, chống rửa tiền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2012 Luật Phòng, chống rửa tiền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2022
51236
https://vi.wikisource.org/wiki/H%C3%B2a%20%C6%B0%E1%BB%9Bc%20Gi%C3%A1p%20Tu%E1%BA%A5t%20%281874%29
Hòa ước Giáp Tuất (1874)
Điều 1: Sẽ có hòa bình, hữu nghị và bền vững giữa nước Pháp và Vương Quốc An Nam. Điều 2: Tổng thống Cộng hòa Pháp quốc thừa nhận quyền lực của vua nước An Nam và quyền độc lập hoàn toàn đối với bất kỳ một thế lực ngoại bang nào, tuyên hứa viện trợ, giúp đỡ và là chỗ nương tựa cần thiết của nhà vua nếu được yêu cầu mà không phải chịu một phí tổn nào, để duy trì nền hòa bình trên khắp các vùng đất nước, để chống trả bất cứ một sự tấn công nào và để dẹp bỏ tình trạng cướp bóc đang quấy phá 1 phần vùng biển của Vương quốc. Điều 3: Để đáp lại sự bảo hộ này đức Hoàng thượng - Vua nước An Nam thỏa thuận phù hợp chính sách ngoại giao của mình với chính sách ngoại giao của nước Pháp và không có gì thay đổi với những mối liên hệ ngoại giao hiện có của đức vua. Sự giao ước chính trị này không áp dụng vào bản Thương ước. Tuy nhiên, trong bất cứ trường hợp nào, đức Hoàng thượng vua nước An Nam có thể ký kết Thương ước với bất cứ một nước nào khác không phù hợp với Thương ước đã được ký kết giữa nước Pháp và Vương Quốc An Nam, mà không báo trước với Chính phủ của nước Pháp. Điều 4: Tổng thống Cộng Hòa Pháp quốc cam kết tặng hoàng thượng Vua nước An Nam: Năm chiếc tàu chạy máy hơi nước tổng cộng là 500 mã lực, trong tình trạng toàn hảo về mặt máy móc và bồn đun nước sôi, cùng với súng ống đạn dược và đồ phụ tùng đúng như chế độ quân sự quy định; Một trăm khẩu trọng pháo loại 70 ly và 160 ly, với 200 viên đạn cho mỗi khẩu súng, một ngàn khẩu súng và 500 ngàn viên đạn. Tàu và súng ống đạn dược sẽ được chở tới Nam Kỳ và chuyển giao trong thời hạn tối đa là 1 năm kể từ ngày trao đổi hòa ước đã được hai phía chuẩn phê; Ngài Tổng thống Cộng Hòa Pháp Quốc cũng cam kết rằng: Đặt dưới quyền sử dụng của đức Vua Những huấn luyện viên quân sự và hải quân đủ số cần thiết để tái lập quân đội và hạm đội của hoàng thượng; Những kỹ sư và trưởng xưởng để điều hành những công trình do đức Hoàng thượng đề xướng; Những chuyên viên tài chánh để tổ chức các cơ cấu thuế khóa và hải quan trong Vương quốc; Những giáo sư để thành lập một trường đại học ở Huế. Ngài tổng thống cũng cam kết cung ứng cho đức Vua những tàu chiến, súng óng đạn dược cần thiết. Tiền lương trả công cho các dịch vụ như vậy sẽ được ấn định bởi sự thỏa thuận của hai phái đoàn cao cấp ký giao ước Điều 5: Đức Hoàng thượng Vua nước An Nam công nhận chủ quyền toàn vẹn của nước Pháp trên các vùng lãnh thổ do nước Pháp hiện đang chiếm giữ và bao gồm trong các ranh giới như sau: Về phía Đông; vùng biển Trung Quốc và Vương Quốc An Nam (tỉnh Bình Thuận); Về phía Tây; vịnh Xiêm La; Về phía Nam; vùng biển Trung Quốc; Về phía Bắc; Vương quốc Cam Bốt và Vương quốc An Nam (tỉnh Bình Thuận); Mười một ngôi mộ của họ Phạm ở trong lãnh vực làng Tân Niên Đông và Tân Quan Đông (tỉnh Sài Gòn) và ba ngôi mộ của họ Hồ ở trong lãnh vực làng Linh Chung Tây và Tân Mai (tỉnh Biên Hòa), không được bóc mộ, đào xới, xâm phạm hay đập phá. Sẽ cấp một lô đất rộng 100 mẫu cho các ngôi mộ nhà họ Phạm và một lô tương đương như thế cho nhà họ Hồ. Hoa lợi thu được trên các lô đất nầy được dùng để gìn giữ và bảo toàn các ngôi mộ và chu cấp các gia đình lo việc trông nôm các phần mộ. Các lô đất được miễn các thứ thuế và những người trong dòng họ Phạm, Hồ cũng sẽ được miễn thuế thân, khỏi thi hành quân dịch hay đi dân công. Điều 6: Nước Pháp miễn cho đức Vua không phải trả những phần tiền chiến phí cũ còn thiếu. Điều 7: Đức Hoàng thượng cam kết một cách chính thức, qua trung gian chuyển giao của chính phủ Pháp, trả nợ số tiền chiến phí còn thiếu nước Tây Ban Nha là một triệu đồng đô la - hối xuất 0.72 lượng (bạc) cho mỗi đô la- và hoàn trả số nợ nầy bằng cách lấy phân nửa số thu nhập các thuế quan đánh trên bất cứ mặt hàng hóa nào trên các bến cảng được mở ra cho Đức Hoàng thượng cam kết một cách chính thức, qua trung gian chuyển giao của chính phủ Pháp, trả nợ số tiền chiến phí còn thiếu nước Tây Ban Nha là một triệu đồng đô la - hối xuất 0.72 lượng (bạc) cho mỗi đô la- và hoàn trả số nợ nầy bằng cách lấy phân nửa số thu nhập các thuế quan đánh trên bấu mặt hàng hóa nào trên các bến cảng được mở ra cho những người Âu, Mỹ. Số tiền thâu được mỗi năm nộp vào Kho bạc ở Sài Gòn để trả cho chính phủ Tây Ban Nha, lập biên nhận gởi cho chính phủ An Nam. Điều 8: Tổng thống Cộng Hòa Pháp và Hoàng thượng đức Vua ban bố đại xá trọn vẹn và giải trừ tất cả mọi sai áp cầm giữ trên các tài sản của những công dân nước mình từ trước cho đến khi hai bên ký kết hòa ước vì họ có dính líu hợp tác với phía bên này hay phía bên kia. Điều 9: Nhận biết rằng đạo Gia tô truyền dạy con người theo đàng lành, Hoàng thượng đức Vua từ bỏ và chống lại mọi sự ngăm cấm nhằm mục đích chống đạo này và cho phép thần dân của Hoàng thượng theo đạo và truyền đạo một cách tự do. Vì vậy, những tín đồ Gia tô giáo của Vương quốc An Nam sẽ có thể tụ hội tại các nhà thờ với một số lượng có giới hạn để hành lễ đọc kinh. Các tín đồ sẽ không bị ép buộc dưới bất cứ một lý do nào để phải thi hành những điều trái với đạo giáo của họ, hoặc là phải chịu một sự kiểm tra đặc biệt nào. Họ sẽ được tham dự các kỳ thi tuyển và làm việc nơi các công sở mà không vì thế phải thi hành bất cứ một điêu gì mà đạo cấm đoán. Hoàng thượng thỏa thuận bãi bỏ việc đăng ký tình trạng phân bổ số tín hữu Gia tô đã được thi hành từ 15 năm trước đây và sẽ được đối xử giống như những thần dân khác trong vấn đề kiểm kê dân số và thuế má. Hoàng thượng cũng thỏa thuận xét lại vấn đề quốc phòng một cách khôn khéo trong cách dùng văn tự hay ngôn ngữ, những lời lẽ va chạm tôn giáo và sửa đổi các điều khoản nào trong bản Thập Điều có dùng những lời lẽ va chạm như thế. Những giáo sĩ giám mục và các người thừa sai có thể nhập cảnh tự do vào Vương quốc và lui tới các địa phận truyền giáo của ho với một giấy thông hành do thống đốc Nam Kỳ Hạ ban cấp được chiếu khán bởi thượng thơ bộ Lễ hay của tổng đốc tỉnh thành. Họ có thể thuyết giảng mọi nơi các giáo điều của đạo Gia tô. Họ không phải bị đặt dưới một sự giám sát đặc biệt nào và các làng mạc cũng không còn phải bắt buộc báo trình lên chức quan của triều đình về việc tới lui và sự hiện diện của họ. Các hàng giáo sĩ người An Nam sẽ được hành đạo một cách tự do giống như những người thừa sai bề trên của họ. Nếu hạnh kiểm của họ đáng quở trách và nếu theo luật pháp hiện hành mà tội phạm của họ được xếp vào hàng khinh tội bị phạt bằng trượng hay bằng roi thì hình phạt trượng hay roi sẽ được cải giảm bằng một hình phạt tương đương. Các hàng giáo sĩ giám mục, các người của hội thừa sai, các linh mục người An Nam sẽ được quyền mua, thuê đất cát và nhà cửa, xây cất nhà thờ, bệnh xá, trường học, nhà mồ côi và tất cả những tiện nghi khác để dùng trong việc phụng vụ tôn giáo của họ. Tài sản do họ tạo dựng để phụng vụ tôn giáo hiện đang bị sái áp sẽ được trao trả lại cho họ. Tất cả những điều kê khai ở trên nếu không có ngoại lệ thì cũng áp dụng cho những người thuộc hội thừ sai Tây Ban Nha. Sau khi hòa ước được hai bên chuẩn phê, đức vua sẽ ban một dụ chỉ truyền rao khắp công chúng rằng quyền tự do đã được hoàng thượng ban cho các tín đồ Gia tô của Vương quốc. Điều 10: Triều đình An Nam có thể mở một trường cao đẳng ở Sài Gòn đặt dưới quyền giám thị của giám đốc Nha Nội vụ và chương trình dạy học ở trường ấy không có điều gì đi ngược với đạo lý và sự thi hành quyền lực của người Pháp được mang ra giảng dạy. Tự do tín ngưỡng được áp dụng nơi trường học đó. Trong trường hợp có sự vi phạm, người thầy dạy học vi phạm những điều quy định sẽ bị tống khứ về nơi xứ sở của đương sự và hơn nữa nếu trường hợp trầm trọng, trường cao đẳng có thể bị đóng cửa. Điều 11: Triều đình An Nam thỏa thuận mở các thương cảng ở Thị Nại, trong tỉnh Bình Định, ở Ninh Hải trong tỉnh Hải Dương, tỉnh thành Hà Nội, và đường thủy vận sông Nhỉ Hà từ ngoài biển lên tới tỉnh Vân Nam. Một thỏa ước bổ túc cho bản Hòa ước cùng có hiệu lực chấp hành như bản Hòa ước sẽ ấn định các điều kiện chấp hành cho việc thông thương. Thương cảng Ninh Hải, Hà Nội và đường thủy vận chuyển tiếp sẽ đước thông thương liền ngay sau khi hai bên ký chuẩn phê hoặc sớm hơn nếu có thể được; thương cảng Thị Nại sẽ được thông thương trong vòng một năm sau. Các thương cảng hoặc những đường thủy vận khác có thể được thông thương sớm hơn tùy số lượng và mức quan trọng của tình hình giao thương hiện hữu đòi hỏi cần phải như thế. Điều 12: Người Pháp hay người Pháp gốc An Nam và những người ngoại quốc nói chung nếu tuân hành luật pháp của xứ sở thì có thể gây dựng, sở hữu và tự quyết định một cách tự do đối với tất cả những công cuộc làm ăn buôn bán và kỹ nghệ nơi các tỉnh thành đã được đề cặp ở trên. Chính phủ của hoàng thượng sẽ tùy theo trường hợp mà cắt đặt đất đai cần thiết cho công cuộc thiết đặt cơ sở của họ. Họ cũng sẽ có thể vận hành và buôn bán trên lưu vực sông Nhỉ Hà từ ngoài biển qua đến tỉnh Vân Nam bằng cách chịu nộp thuế theo luật pháp ấn định và với điều kiện là họ không được thực hiện những dịch vụ buôn bán dọc trên lưu vực sông nầy khoang từ biển vào tới Hà Nội và từ Hà Nội đến biên giới Trung Quốc. Họ có thể tự do tuyển chọn và thuê mướn những người mại bản, thông ngôn, nhà văn, thợ thuyền, thủy thủ và người làm mướn việc nhà. Điều 13: Tại mỗi cửa thương khẩu đã được mở, nước Pháp sẽ cử nhiệm một toà Lãnh sự hoặc một Cơ quan Trợ tá có thẩm quyền đầy đủ với thành phần nhân sự không quá 100 người, để gìn giữ an ninh và bảo vệ uy quyền của toà lãnh sự, để thi hành nhiệm vụ cảnh sát đối với những người ngoại quốc cho đến khi nào tất cả mọi lo âu vê mặt nầy không còn nữa nhờ ở việc thiết đặt các mối liên hệ tốt đẹp qua sự thi hành Hòa ước một cách trung chính. Điều 14: Về phía thần dân của Hoàng thượng, họ có thể tự do lưu thông, cư trú, sở hữu và buôn bán ở nước Pháp và tại những lãnh thổ thuộc địa của Pháp đúng theo luật lệ. Để bảo đảm cho họ được che chở bảo vệ, Hoàng Thượng có thể tùy ý cắt cử những nhân viên của tới cư trú ở các thương cảng hay tỉnh thành do Hoàng Thượng chọn lựa. Điều 15: Công dân Pháp, Âu Châu, Nam Kỳ Hạ hay những công dân ngoại quốc khác muốn sinh sống ở tại các vùng chọn lựa vừa kể ở trên thì các đương sự phải đăng ký tại cơ quan Trú Sứ Pháp để nơi đây thông báo chính quyền sở tại. Thần dân của An Nam muốn sinh sống trên lãnh thổ của Pháp cũng phải tuân theo cùng một quy định như vậy. Những công dân nước Pháp hay của những nước ngoài muốn du lịch trong nước sẽ được chấp nhận nếu các đương sự được cấp phát một sổ thông hành từ một cơ quan đại diện của Pháp và có sự đồng ý cùng sự kiểm thự các chức quyền An Nam. Các đương sự không được buôn bán, nếu vi phạm hàng hóa sẽ bị tịch thâu. Cách đi lại du lịch như thế gặp nhiều nguy hiểm vì tình trạng của đất nước hiện nay, những khách ngoại quốc chỉ có thể đi thưởng ngoạn khi mà chính quyền An Nam, với sự đồng ý của với cơ quan Trú Sứ Pháp ở Huế, nhận định rằng tình hình đất nước đã khá ổn định. Những chuyến du hành trong nước của các công dân người Pháp mang tính chất tìm tòi nghiên cứu thì cũng phải khai trình, du hành dưới danh nghĩa nầy, các đương sự sẽ được chính quyền che chở và cung cấp thông hành cần thiết, được giúp đỡ để chu toàn công tác và chương trình nghiên cứu của họ. Điều 16: Tất cả những việc tranh tụng giữa những công dân Pháp với nhau hoặc giữa người Pháp với người ngoại quốc khác sẽ được phân xử bởi trú sứ Pháp. Khi người Pháp hoặc người ngoại quốc khác có việc tranh tụng với người An Nam thì hoặc có điều gì khiếu nại hoặc đòi hỏi thì các nguyên đơn trước hết phải làm đơn trình lên Trú Sứ để cố gắng dàn xếp một cách ổn thỏa. Nếu việc dàn xếp xử lí ổn thỏa thì Trú Sứ sẽ nhờ đến sự trợ tá của một quan án sát An Nam để giải quyết vụ tranh tụng, viên trú sứ và quan án cả hai cùng nhau cứu xét sự vụ tranh tụng theo luật lệ mà phán xử thỏa đáng. Thủ tục cũng áp dụng cho trường hợp tranh tụng giữa một người An Nam với một người Pháp hay với một người ngoại quốc: nguyên đơn người An Nam sẽ gởi đơn lên quan án và nếu quan án nầy không thể dàn xếp thỏa đáng thì sẽ cùng viên quan Trú Sứ giải quyết việc tranh tụng. Tuy nhiên, mọi tranh tụng giữa những người Pháp với nhau hay giữa người Pháp với một người ngoại quốc thì chỉ có viên Trú Sứ Pháp có thẩm quyền xé xử. Điều 17: Những vụ phạm pháp đại hình hay tiểu hình của những người Pháp hay của người ngoại quốc xảy ra trên lãnh thổ nước An Nam phải được trình báo và phán xử bởi các tòa án có thẩm quyền ở Sài Gòn. Khi có sự yêu cầu của viên Trú sứ Pháp, các chức quyền địa phương phi dùng mọi nỗ lực để truy bắt tên hoặc bọn tội phạm và giải giao đến viên Trú sứ.. Khi một vụ phạm pháp đại hình hay tiểu hình của một thần dân người An Nam xảy ra trên lãnh thổ của Pháp, quan Lãnh sự hoặc quan Ủy viên của Hoàng thượng phải được thông báo một cách chính thức các thủ tục truy tố áp dụng với phạm nhân và trong khả năng bảo đảm rằng mọi hình thức luật định đã được tôn trọng đúng mức. Điều 18: Khi có kẻ bất lương phá rối hoặc cướp giật trên phần lãnh thổ của Pháp rồi chạy trốn sang sang lãnh thổ của nước An Nam thì chức quyền địa phương khi được thông báo phải gắng sức truy lùng bắt kẻ phạm pháp để giải giao cho chức quyền Pháp. Cùng một thể thức, nếu những kẻ trộm, cướp hay phạm tội hình sự nào là thần dân của đức Vua mà lại chạy sang ẩn náu trên phần lãnh thổ của Pháp; Những kẻ đó phải được truy bắt ngay sau khi được thông báo và phải được giải giao về cho chức quyền bản xứ của đương phạm. Điều 19: Trong trường hợp một người dân của nước Pháp hay của ngoại quốc qua đời trên lãnh thổ của nước An Nam hoặc là một người dân của nước An Nam qua đời trên lãnh thổ của Pháp thì tài sản của người quá cố sẽ được giao trả cho những người thừa kế của họ; nếu những người thừa kế vắng mặt thì viên Trú Sứ sẽ có nhiệm vụ gọi những người thừa kế luật định để chuyển giao. Điều 20: Để bảo đảm và tạo điều kiện dễ dàng cho việc thi hành các điều khoản và những quy định trên bản hiệp ước nầy, một năm sau kể từ ngày ký chuẩn phê, ngài Tổng thống Cộng Hoà Pháp Quốc sẽ bổ nhiệm một viên Trú Sứ ngang hàng với một quan Thượng thư bên cạnh hoàng Thượng đức Vua An Nam. Viên Trú Sứ có nhiệm vụ bảo toàn mối liên lạc hữu nghị, giữa Các Thành viên Cao cấp của hai bên đối ước và giám sát việc thi hành theo lương tâm các điều khoản của bản Hòa Ước. Đẳng trật của viên Trú Sứ nầy, những danh dự và quyền lợi mà đương sự được hưởng, sẽ được ấn định sau nầy theo một thỏa thuận chung, và trên một nền tảng hỗ tương hoàn toàn giữ hai bên đối ước. Hoàng Thượng đức Vua An Nam có quyền bổ nhiệm các Trú Sứ ở Paris và ở Sài Gòn. Tất cả những loại chi phí dùng cho nhiệm kỳ phục vụ của những Trú Sứ nầy bên cạnh Chính phủ đồng minh của mình sẽ do chính phủ của mỗi đương sự đài thọ. Điều 21: Hòa Ước nầy thay thế Hòa Ước năm 1862, và chính phủ Pháp có trách nhiệm tìm kiếm sự đồng thuận của chính phủ Tây Ban Nha. Trong trường hợp chính phủ Tây Ban Nha không chấp nhận những sự thay đổi để thay thế Hòa Ước 1862 thì Hòa Ước nầy chỉ có hiệu lực giữa nước Pháp và nước An Nam mà thôi, và những điều ước cũ có liên hệ tới Tây Ban Nha vẫn còn hiệu lực chấp hành. Trong trường nầy, nước Pháp sẽ đảm nhận việc trả tiền bồi thường chiến phí và sẽ thay thế vai trò chủ nợ của Tây Ban Nha đối với con nợ là nước An Nam để được hoàn trả đúng theo những quy định nơi điều thứ 7 của hoà ước hiện tại. Điều 22: Hoà ước nầy được thực hiện một cách vĩnh viễn, sẽ được chuẩn phê và nghi thức chuẩn phê sẽ được tổ chức và trao đổi tại Huế, trong vòng thời hạn một năm hoặc sớm hơn nếu có thể được. Hòa Ước sẽ được phát hành và có hiệu lực kể từ ngay sau khi trao đổi. Bởi các lẽ ấy, các quan khâm sai đã lần lượt ấn ký vào bản Hòa Ước nầy. Làm tại Sài Gòn, tại dinh Thống Đốc Nam Kỳ thuộc Pháp, làm thành bốn bản, vào Chủ nhật, ngày 15 tháng 3 năm 1874, tương ứng với ngày 27 tháng 1 âm lịch niên hiệu Tự Đức thứ 27. Phó đề đốc Dupré, Lê Tuấn và Nguyễn Văn Tường
52120
https://vi.wikisource.org/wiki/C%C3%B4ng%20b%C3%A1o%20n%C4%83m%202023
Công báo năm 2023
Số 1 - 2 Số 3 - 4 Số 5 - 6 Số 7 - 8 Số 9 - 10 Số 11 - 12 Số 13 - 14 Số 15 - 16 Số 17 - 18 Số 19 - 20 Số 21 - 22 Số 23 - 24 Số 25 - 26 Số 27 - 28 Số 29 - 30 Số 31 - 32 Số 33 - 34 Số 35 - 36 Số 37 - 38 Số 39 - 40 Số 41 - 42 Số 43 - 44 Số 45 - 46 Số 47 - 48 Số 49 - 50 Số 51 - 52 Số 53 - 54 Số 55 - 56 Số 57 - 58 Số 59 - 60 Số 61 - 62 Số 63 - 64 Số 65 - 66 Số 67 - 68 Số 69 - 70 Số 71 - 72 Số 73 - 74 Số 75 - 76 Số 77 - 78 Số 79 - 80 Số 81 - 82 Số 83 - 84 Số 85 - 86 Số 87 - 88 Số 89 - 90 Số 91 - 92 Số 93 - 94 Số 95 - 96 Số 97 - 98 Số 99 - 100 Số 101 - 102 Số 103 - 104 Số 105 - 106 Số 107 - 108 Số 109 - 110 Số 111 - 112 Số 113 - 114 Số 115 - 116 Số 117 - 118 Số 119 - 120 Số 121 - 122 Số 123 - 124 Số 125 - 126 Số 127 - 128 Số 129 - 130 Số 131 - 132 Số 133 - 134 Số 135 - 136 Số 137 - 138 Số 139 - 140 Số 141 - 142 Số 143 - 144 Số 145 - 146 Số 147 - 148 Số 149 - 150 Số 151 - 152 Số 153 - 154 Số 155 - 156 Số 157 - 158 Số 159 - 160 Số 161 - 162 Số 163 - 164 Số 165 - 166 Số 167 - 168 Số 169 - 170 Số 171 - 172 Số 173 - 174 Số 175 - 176 Số 177 - 178 Số 179 - 180 Số 181 - 182 Số 183 - 184 Số 185 - 186 Số 187 - 188 Số 189 - 190 Số 191 - 192 Số 193 - 194 Số 195 - 196 Số 197 - 198 Số 199 - 200 Số 201 - 202 Số 203 - 204 Số 205 - 206 Số 207 - 208 Số 209 - 210 Số 211 - 212 Số 213 - 214 Số 215 - 216 Số 217 - 218 Số 219 - 220 Số 221 - 222 Số 223 - 224 Số 225 - 226 Số 227 - 228 Số 229 - 230 Số 231 - 232 Số 233 - 234 Số 235 - 236 Số 237 - 238 Số 239 - 240 Số 241 - 242 Số 243 - 244 Số 245 - 246 Số 247 - 248 Số 249 - 250 Số 251 - 252 Số 253 - 254 Số 255 - 256 Số 257 - 258 Số 259 - 260 Số 261 - 262 Số 263 - 264 Số 265 - 266 Số 267 - 268 Số 269 - 270 Số 271 - 272 Số 273 - 274 Số 275 - 276 Số 277 - 278 Số 279 - 280 Số 281 - 282 Số 283 - 284 Số 285 - 286 Số 287 - 288 Số 289 - 290 Số 291 - 292 Số 293 - 294 Số 295 - 296 Số 297 - 298 Số 299 - 300 Số 301 - 302 Số 303 - 304 Số 305 - 306 Số 307 - 308 Số 309 - 310 Số 311 - 312 Số 313 - 314 Số 315 - 316 Số 317 - 318 Số 319 - 320 Số 321 - 322 Số 323 - 324 Số 325 - 326 Số 327 - 328 Số 329 - 330 Số 331 - 332 Số 333 - 334 Số 335 - 336 Số 337 - 338 Số 339 - 340 Số 341 - 342 Số 343 - 344 Số 345 - 346 Số 347 - 348 Số 349 - 350 Số 351 - 352 Số 353 - 354 Số 355 - 356 Số 357 - 358 Số 359 - 360 Số 361 - 362 Số 363 - 364 Số 365 - 366 Số 367 - 368 Số 369 - 370 Số 371 - 372 Số 373 - 374 Số 375 - 376 Số 377 - 378 Số 379 - 380 Số 381 - 382 Số 383 - 384 Số 385 - 386 Số 387 - 388 Số 389 - 390 Số 391 - 392 Số 393 - 394 Số 395 - 396 Số 397 - 398 Số 399 - 400 Số 401 - 402 Số 403 - 404 Số 405 - 406 Số 407 - 408 Số 409 - 410 Số 411 - 412 Số 413 - 414 Số 415 - 416 Số 417 - 418 Số 419 - 420 Số 421 - 422 Số 423 - 424 Số 425 - 426 Số 427 - 428 Số 429 - 430 Số 431 - 432 Số 433 - 434 Số 435 - 436 Số 437 - 438 Số 439 - 440 Số 441 - 442 Số 443 - 444 Số 445 - 446 Số 447 - 448 Số 449 - 450 Số 451 - 452 Số 453 - 454 Số 455 - 456 Số 457 - 458 Số 459 - 460 Số 461 - 462 Số 463 - 464 Số 465 - 466 Số 467 - 468 Số 469 - 470 Số 471 - 472 Số 473 - 474 Số 475 - 476 Số 477 - 478 Số 479 - 480 Số 481 - 482 Số 483 - 484 Số 485 - 486 Số 487 - 488 Số 489 - 490 Số 491 - 492 Số 493 - 494 Số 495 - 496 Số 497 - 498 Số 499 - 500 Số 501 - 502 Số 503 - 504 Số 505 - 506 Số 507 - 508 Số 509 - 510 Số 511 - 512 Số 513 - 514 Số 515 - 516 Số 517 - 518 Số 519 - 520 Số 521 - 522 Số 523 - 524 Số 525 - 526 Số 527 - 528 Số 529 - 530 Số 531 - 532 Số 533 - 534 Số 535 - 536 Số 537 - 538 Số 539 - 540 Số 541 - 542 Số 543 - 544 Số 545 - 546 Số 547 - 548 Số 549 - 550 Số 551 - 552 Số 553 - 554 Số 555 - 556 Số 557 - 558 Số 559 - 560 Số 561 - 562 Số 563 - 564 Số 565 - 566 Số 567 - 568 Số 569 - 570 Số 571 - 572 Số 573 - 574 Số 575 - 576 Số 577 - 578 Số 579 - 580 Số 581 - 582 Số 583 - 584 Số 585 - 586 Số 587 - 588 Số 589 - 590 Số 591 - 592 Số 593 - 594 Số 595 - 596 Số 597 - 598 Số 599 - 600 Số 601 - 602 Số 603 - 604 Số 605 - 606 Số 607 - 608 Số 609 - 610 Số 611 - 612 Số 613 - 614 Số 615 - 616 Số 617 - 618 Số 619 - 620 Số 621 - 622 Số 623 - 624 Số 625 - 626 Số 627 - 628 Số 629 - 630 Số 631 - 632 Số 633 - 634 Số 635 - 636 Số 637 - 638 Số 639 - 640 Số 641 - 642 Số 643 - 644 Số 645 - 646 Số 647 - 648 Số 649 - 650 Số 651 - 652 Số 653 - 654 Số 655 - 656 Số 657 - 658 Số 659 - 660 Số 661 - 662 Số 663 - 664 Số 665 - 666 Số 667 - 668 Số 669 - 670 Số 671 - 672 Số 673 - 674 Số 675 - 676 Số 677 - 678 Số 679 - 680 Số 681 - 682 Số 683 - 684 Số 685 - 686 Số 687 - 688 Số 689 - 690 Số 691 - 692 Số 693 - 694 Số 695 - 696 Số 697 - 698 Số 699 - 700 Số 701 - 702 Số 703 - 704 Số 705 - 706 Số 707 - 708 Số 709 - 710 Số 711 - 712 Số 713 - 714 Số 715 - 716 Số 717 - 718 Số 719 - 720 Số 721 - 722 Số 723 - 724 Số 725 - 726 Số 727 - 728 Số 729 - 730 Số 731 - 732 Số 733 - 734 Số 735 - 736 Số 737 - 738 Số 739 - 740 Số 741 - 742 Số 743 - 744 Số 745 - 746 Số 747 - 748 Số 749 - 750 Số 751 - 752 Số 753 - 754 Số 755 - 756 Số 757 - 758 Số 759 - 760 Số 761 - 762 Số 763 - 764 Số 765 - 766 Số 767 - 768 Số 769 - 770 Số 771 - 772 Số 773 - 774 Số 775 - 776 Số 777 - 778 Số 779 - 780 Số 781 - 782 Số 783 - 784 Số 785 - 786 Số 787 - 788 Số 789 - 790 Số 791 - 792 Số 793 - 794 Số 795 - 796 Số 797 - 798 Số 799 - 800 Số 801 - 802 Số 803 - 804 Số 805 - 806 Số 807 - 808 Số 809 - 810 Số 811 - 812 Số 813 - 814 Số 815 - 816 Số 817 - 818 Số 819 - 820 Số 821 - 822 Số 823 - 824 Số 825 - 826 Số 827 - 828 Số 829 - 830 Số 831 - 832 Số 833 - 834 Số 835 - 836 Số 837 - 838 Số 839 - 840 Số 841 - 842 Số 843 - 844 Số 845 - 846 Số 847 - 848 Số 849 - 850 Số 851 - 852 Số 853 - 854 Số 855 - 856 Số 857 - 858 Số 859 - 860 Số 861 - 862 Số 863 - 864 Số 865 - 866 Số 867 - 868 Số 869 - 870 Số 871 - 872 Số 873 - 874 Số 875 - 876 Số 877 - 878 Số 879 - 880 Số 881 - 882 Số 883 - 884 Số 885 - 886 Số 887 - 888 Số 889 - 890 Số 891 - 892 Số 893 - 894 Số 895 - 896 Số 897 - 898 Số 899 - 900 Số 901 - 902 Số 903 - 904 Số 905 - 906 Số 907 - 908 Số 909 - 910 Số 911 - 912 Số 913 - 914 Số 915 - 916 Số 917 - 918 Số 919 - 920 Số 921 - 922 Số 923 - 924 Số 925 - 926 Số 927 - 928 Số 929 - 930 Số 931 - 932 Số 933 - 934 Số 935 - 936 Số 937 - 938 Số 939 - 940 Số 941 - 942 Số 943 - 944 Số 945 - 946 Số 947 - 948 Số 949 - 950 Số 951 - 952 Số 953 - 954 Số 955 - 956 Số 957 - 958 Số 959 - 960 Số 961 - 962 Số 963 - 964 Số 965 - 966 Số 967 - 968 Số 969 - 970 Số 971 - 972 Số 973 - 974 Số 975 - 976 Số 977 - 978 Số 979 - 980 Số 981 - 982 Số 983 - 984 Số 985 - 986 Số 987 - 988 Số 989 - 990 Số 991 - 992 Số 993 - 994 Số 995 - 996 Số 997 - 998 Số 999 - 1000 Số 1001 - 1002 Số 1003 - 1004 Số 1005 - 1006 Số 1007 - 1008 Số 1009 - 1010 Số 1011 - 1012 Số 1013 - 1014 Số 1015 - 1016 Số 1017 - 1018 Số 1019 - 1020 Số 1021 - 1022 Số 1023 - 1024 Số 1025 - 1026 Số 1027 - 1028 Số 1029 - 1030 Số 1031 - 1032 Số 1033 - 1034 Số 1035 - 1036 Số 1037 - 1038 Số 1039 - 1040 Số 1041 - 1042 Số 1043 - 1044 Số 1045 - 1046 Số 1047 - 1048 Số 1049 - 1050 Số 1051 - 1052 Số 1053 - 1054 Số 1055 - 1056 Số 1057 - 1058 Số 1059 - 1060 Số 1061 - 1062 Số 1063 - 1064 Số 1065 - 1066 Số 1067 - 1068 Số 1069 - 1070 Số 1071 - 1072 Số 1073 - 1074 Số 1075 - 1076 Số 1077 - 1078 Số 1079 - 1080 Số 1081 - 1082 Số 1083 - 1084 Số 1085 - 1086 Số 1087 - 1088 Số 1089 - 1090 Số 1091 - 1092 Số 1093 - 1094 Số 1095 - 1096 Số 1097 - 1098 Số 1099 - 1100 Số 1101 - 1102 Số 1103 - 1104 Số 1105 - 1106 Số 1107 - 1108 Số 1109 - 1110 Số 1111 - 1112 Số 1113 - 1114 Số 1115 - 1116 Số 1117 - 1118 Số 1119 - 1120 Số 1121 - 1122 Số 1123 - 1124 Số 1125 - 1126 Số 1127 - 1128 Số 1129 - 1130 Số 1131 - 1132 Số 1133 - 1134 Số 1135 - 1136 Số 1137 - 1138 Số 1139 - 1140 Số 1141 - 1142 Số 1143 - 1144 Số 1145 - 1146 Số 1147 - 1148 Số 1149 - 1150 Số 1151 - 1152 Số 1153 - 1154 Số 1155 - 1156 Số 1157 - 1158 Số 1159 - 1160 Số 1161 - 1162 Số 1163 - 1164 Số 1165 - 1166 Số 1167 - 1168 Số 1169 - 1170 Số 1171 - 1172 Số 1173 - 1174 Số 1175 - 1176 Số 1177 - 1178 Số 1179 - 1180 Số 1181 - 1182 Số 1183 - 1184 Số 1185 - 1186 Số 1187 - 1188 Số 1189 - 1190 Số 1191 - 1192 Số 1193 - 1194 Số 1195 - 1196 Số 1197 - 1198 Số 1199 - 1200 Số 1201 - 1202 Số 1203 - 1204 Số 1205 - 1206 Số 1207 - 1208 Số 1209 - 1210 Số 1211 - 1212 Số 1213 - 1214 Số 1215 - 1216 Số 1217 - 1218 Số 1219 - 1220 Số 1221 - 1222 Số 1223 - 1224 Số 1225 - 1226 Số 1227 - 1228 Số 1229 - 1230 Số 1231 - 1232 Số 1233 - 1234 Số 1235 - 1236 Số 1237 - 1238 Số 1239 - 1240 Số 1241 - 1242 Số 1243 - 1244 Số 1245 - 1246 Số 1247 - 1248 Số 1249 - 1250 Số 1251 - 1252 Số 1253 - 1254 Số 1255 - 1256 Số 1257 - 1258 Số 1259 - 1260 Số 1261 - 1262 Số 1263 - 1264 Số 1265 - 1266 Số 1267 - 1268 Số 1269 - 1270 Số 1271 - 1272 Số 1273 - 1274 Số 1275 - 1276 Số 1277 - 1278 Số 1279 - 1280 Số 1281 - 1282 Số 1283 - 1284 Số 1285 - 1286 Số 1287 - 1288 Số 1289 - 1290 Số 1291 - 1292 Số 1293 - 1294 Số 1295 - 1296 Số 1297 - 1298 Số 1299 - 1300 Số 1301 - 1302 Số 1303 - 1304 Số 1305 - 1306 Số 1307 - 1308 Số 1309 - 1310 Số 1311 - 1312 Số 1313 - 1314 Số 1315 - 1316 Số 1317 - 1318 Số 1319 - 1320 Số 1321 - 1322 Số 1323 - 1324 Số 1325 - 1326 Số 1327 - 1328 Số 1329 - 1330 Số 1331 - 1332 Số 1333 - 1334 Số 1335 - 1336 Số 1337 - 1338 Số 1339 - 1340 Số 1341 - 1342 Số 1343 - 1344 Số 1345 - 1346 Số 1347 - 1348 Số 1349 - 1350 Số 1351 - 1352 Số 1353 - 1354 Số 1355 - 1356 Số 1357 - 1358 Số 1359 - 1360 Số 1361 - 1362 Số 1363 - 1364 Số 1365 - 1366 Số 1367 - 1368 Số 1369 - 1370 Số 1371 - 1372 Số 1373 - 1374 Số 1375 - 1376 Số 1377 - 1378 Số 1379 - 1380 Số 1381 - 1382 Số 1383 - 1384 Số 1385 - 1386 Số 1387 - 1388 Số 1389 - 1390 Số 1391 - 1392 Số 1393 - 1394 Số 1395 - 1396 Số 1397 - 1398 Số 1399 - 1400 Số 1401 - 1402 Số 1403 - 1404 Số 1405 - 1406 Số 1407 - 1408 Số 1409 - 1410 Số 1411 - 1412 Số 1413 - 1414 Số 1415 - 1416 Số 1417 - 1418 Số 1419 - 1420 Số 1421 - 1422 Số 1423 - 1424 Số 1425 - 1426 Số 1427 - 1428 Số 1429 - 1430 Số 1431 - 1432 Số 1433 - 1434 Số 1435 - 1436 Số 1437 - 1438 Số 1439 - 1440 Số 1441 - 1442 Số 1443 - 1444 Số 1445 - 1446 Số 1447 - 1448 Số 1449 - 1450 Số 1451 - 1452 Số 1453 - 1454 Số 1455 - 1456 Số 1457 - 1458 Số 1459 - 1460 Số 1461 - 1462 Số 1463 - 1464 Số 1465 - 1466 Số 1467 - 1468 Số 1469 - 1470 Số 1471 - 1472 Số 1473 - 1474 Số 1475 - 1476 Số 1477 - 1478 Số 1479 - 1480 Số 1481 - 1482 Số 1483 - 1484 Số 1485 - 1486 Số 1487 - 1488 Số 1489 - 1490 Số 1491 - 1492 Số 1493 - 1494 Số 1495 - 1496 Số 1497 - 1498 Số 1499 - 1500 Số 1501 - 1502 Số 1503 - 1504 Số 1505 - 1506 Số 1507 - 1508 Số 1509 - 1510 Số 1511 - 1512 Số 1513 - 1514 Số 1515 - 1516 Số 1517 - 1518 Số 1519 - 1520 Số 1521 - 1522 Số 1523 - 1524 Số 1525 - 1526 Số 1527 - 1528 Số 1529 - 1530 Số 1531 - 1532 Số 1533 - 1534 Số 1535 - 1536 Số 1537 - 1538 Số 1539 - 1540 Số 1541 - 1542 Số 1543 - 1544 Số 1545 - 1546 Số 1547 - 1548 Số 1549 - 1550 Số 1551 - 1552 Số 1553 - 1554 Số 1555 - 1556 Số 1557 - 1558 Số 1559 - 1560 Số 1561 - 1562 Số 1563 - 1564 Số 1565 - 1566 Số 1567 - 1568 Số 1569 - 1570 Số 1571 - 1572 Số 1573 - 1574 Số 1575 - 1576 Số 1577 - 1578 Số 1579 - 1580 Số 1581 - 1582 Số 1583 - 1584 Số 1585 - 1586 Số 1587 - 1588 Số 1589 - 1590 Số 1591 - 1592 Số 1593 - 1594 Số 1595 - 1596 Số 1597 - 1598 Số 1599 - 1600 Số 1601 - 1602 Số 1603 - 1604 Số 1605 - 1606 Số 1607 - 1608 Số 1609 - 1610 Số 1611 - 1612 Số 1613 - 1614 Số 1615 - 1616 Số 1617 - 1618 Số 1619 - 1620 Số 1621 - 1622 Số 1623 - 1624 Số 1625 - 1626 Số 1627 - 1628 Số 1629 - 1630 Số 1631 - 1632 Số 1633 - 1634 Số 1635 - 1636 Số 1637 - 1638 Số 1639 - 1640 Số 1641 - 1642 Số 1643 - 1644 Số 1645 - 1646 Số 1647 - 1648 Số 1649 - 1650 Số 1651 - 1652 Số 1653 - 1654 Số 1655 - 1656 Số 1657 - 1658 Số 1659 - 1660 Số 1661 - 1662 Số 1663 - 1664 Số 1665 - 1666 Số 1667 - 1668 Số 1669 - 1670 Số 1671 - 1672 Số 1673 - 1674 Số 1675 - 1676 Số 1677 - 1678 Số 1679 - 1680 Số 1681 - 1682 Số 1683 - 1684 Số 1685 - 1686 Số 1687 - 1688 Số 1689 - 1690 Số 1691 - 1692 Số 1693 - 1694 Số 1695 - 1696 Số 1697 - 1698 Số 1699 - 1700 Số 1701 - 1702 Số 1703 - 1704 Số 1705 - 1706 Công báo Việt Nam
54381
https://vi.wikisource.org/wiki/C%C3%A2u%20chuy%E1%BB%87n%20c%E1%BB%A7a%20anh%20em%20nh%C3%A0%20Grimm
Câu chuyện của anh em nhà Grimm
Ba nhà sản xuất sợi Con gái của Đức Trinh Nữ Maria Cô bé Lọ Lem Hai anh em Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn Rapunzel Truyện cổ tích
54382
https://vi.wikisource.org/wiki/Con%20g%C3%A1i%20c%E1%BB%A7a%20%C4%90%E1%BB%A9c%20Trinh%20N%E1%BB%AF%20Maria
Con gái của Đức Trinh Nữ Maria
Gần một khu rừng rộng lớn, có một người tiều phu sống với vợ mình, người có một đứa con duy nhất, một bé gái ba tuổi. Tuy nhiên, họ nghèo đến mức không còn bánh mì hàng ngày và không biết làm cách nào để kiếm được thức ăn cho cô. Một buổi sáng, người tiều phu buồn bã đi làm việc trong rừng, và khi anh ta đang đốn gỗ, đột nhiên có một người phụ nữ cao ráo và xinh đẹp đứng trước mặt anh ta với vương miện có những ngôi sao sáng trên đầu. Cô ấy nói với anh ta: "Tôi là Đức Trinh Nữ Maria, mẹ của Chúa Giêsu Kitô. Bạn là người nghèo khó và thiếu thốn, hãy mang con bạn đến cho tôi, tôi sẽ mang nó theo và làm mẹ nó, và chăm sóc nó.” Người tiều phu vâng lời, mang đứa con của mình đến và trao cho Đức Trinh Nữ Maria, người đã đưa cô lên thiên đường cùng cô. Ở đó, đứa trẻ sống khỏe mạnh, ăn bánh đường, uống sữa ngọt, quần áo của cô bé bằng vàng và các thiên thần nhỏ chơi đùa với cô. Và khi cô được mười bốn tuổi, một ngày nọ, Đức Trinh Nữ Maria đã gọi cô và nói: "Con thân yêu, mẹ sắp thực hiện một cuộc hành trình dài, vì vậy con hãy giữ chìa khóa của mười ba cánh cửa thiên đường. Con có mười hai trong số đó." Bạn có thể mở và chiêm ngưỡng vinh quang bên trong chúng, nhưng bạn không được phép mở chiếc chìa khóa thứ mười ba. Hãy cẩn thận khi mở nó ra, nếu không bạn sẽ chuốc lấy khốn khổ cho chính mình." Cô gái hứa sẽ vâng lời, và khi Đức Trinh Nữ Maria rời đi, cô bắt đầu kiểm tra những nơi ở của vương quốc thiên đường. Mỗi ngày cô mở một trong số chúng cho đến khi cô đọc hết mười hai cái. Trong mỗi người có một Tông đồ ngồi giữa ánh sáng rực rỡ, và cô ấy vui mừng trước tất cả sự lộng lẫy và huy hoàng, và các thiên thần nhỏ luôn đồng hành cùng cô ấy cũng vui mừng cùng cô ấy. Sau đó, chỉ còn lại cánh cửa cấm, và cô ấy cảm thấy rất muốn biết những gì có thể ẩn đằng sau nó, và nói với các thiên thần, "Tôi sẽ không mở nó ra và tôi sẽ không vào trong đó, nhưng tôi sẽ mở khóa nó." để chúng ta có thể nhìn thấy một chút qua khe hở." "Ồ không," các thiên thần nhỏ nói, "đó là một tội lỗi. Đức Trinh Nữ Maria đã cấm điều đó, và nó có thể dễ dàng khiến ngươi bất hạnh." Rồi cô im lặng, nhưng dục vọng trong lòng không hề nguôi mà gặm nhấm ở đó, dày vò cô, khiến cô không thể yên nghỉ. Và một lần khi các thiên thần đã đi hết, cô nghĩ, "Bây giờ mình hoàn toàn cô đơn, và mình có thể nhìn trộm vào. Nếu mình làm vậy, sẽ không ai biết được." Cô tìm chìa khóa, lấy được trong tay rồi tra vào ổ khóa, tra vào xong cô cũng xoay chìa khóa lại. Sau đó, cánh cửa mở ra và cô nhìn thấy Chúa Ba Ngôi ngự trong lửa và huy hoàng. Cô ở đó một lúc và ngạc nhiên nhìn mọi thứ; sau đó cô ấy dùng ngón tay chạm vào ánh sáng một chút và ngón tay của cô ấy trở nên khá vàng. Ngay lập tức một nỗi sợ hãi lớn ập đến với cô. Cô đóng sầm cửa lại rồi bỏ chạy. Nỗi kinh hoàng cũng không rời bỏ cô, hãy để cô làm những gì cô có thể, và trái tim cô ấy đập liên tục và không thể đứng yên; vàng cũng vẫn còn trên ngón tay cô và sẽ không biến mất, hãy để cô chà xát và rửa nó không bao giờ nhiều. Không lâu sau, Đức Trinh Nữ Maria trở về sau cuộc hành trình. Cô gọi cô gái trước mặt và yêu cầu lấy lại chìa khóa thiên đường. Khi cô gái đưa bó hoa cho cô, Trinh nữ nhìn vào mắt cô và nói: "Em cũng chưa mở cánh cửa thứ mười ba à?" “Không,” cô trả lời. Sau đó, bà đặt tay lên trái tim cô gái, cảm nhận nó đập và đập như thế nào, và thấy rõ rằng cô đã không tuân lệnh và đã mở cửa. Sau đó cô ấy lại nói một lần nữa: "Anh có chắc là mình chưa làm điều đó không?" “Ừ,” cô gái nói lần thứ hai. Sau đó, bà nhìn thấy ngón tay đã trở nên vàng do chạm vào lửa trời và thấy rõ đứa trẻ đã phạm tội, bà nói lần thứ ba: "Con chưa làm điều đó sao?" “Không,” cô gái nói lần thứ ba. Sau đó, Đức Trinh Nữ Maria nói: “Ngươi đã không vâng lời ta, hơn nữa, ngươi còn nói dối, ngươi không còn xứng đáng lên thiên đàng nữa”. Sau đó, cô gái chìm vào giấc ngủ sâu và khi tỉnh dậy, cô nằm trên mặt đất bên dưới, giữa vùng hoang dã. Cô muốn kêu lên nhưng lại không thể phát ra âm thanh nào. Cô vùng dậy và muốn bỏ chạy, nhưng dù quay đi đâu, cô cũng liên tục bị giữ lại bởi hàng rào gai dày đặc không thể vượt qua được. Trong sa mạc nơi cô bị giam cầm, có một cái cây già rỗng, và đây hẳn là nơi ở của cô. Cô lẻn vào đây khi màn đêm buông xuống và ngủ ở đây. Tại đây, cô cũng tìm được nơi trú ẩn tránh bão giông, nhưng đó là một cuộc sống khốn khổ, cô đã khóc cay đắng khi nhớ lại mình đã hạnh phúc biết bao trên thiên đường và các thiên thần đã chơi đùa với cô như thế nào. Rễ và quả dại là thức ăn duy nhất của cô, và cô phải tìm kiếm những thứ này càng xa càng tốt. Vào mùa thu, cô nhặt những hạt và lá rụng mang vào hố. Các loại hạt là thức ăn của cô vào mùa đông, và khi tuyết và băng xuất hiện, cô bò giữa những chiếc lá như một con vật nhỏ tội nghiệp không thể bị chết cóng. Chẳng bao lâu, quần áo của cô đã bị rách hết, hết mảnh này đến mảnh khác rơi ra khỏi người cô. Tuy nhiên, ngay khi mặt trời chiếu ấm áp trở lại, cô bước ra ngoài và ngồi trước gốc cây, mái tóc dài che phủ tứ phía như một chiếc áo choàng. Cứ thế, năm này qua năm khác, cô ngồi đó và cảm nhận nỗi đau đớn cùng khốn khổ của thế giới. Một ngày nọ, khi cây cối đã khoác lên mình màu xanh tươi mới, vị vua của đất nước đang đi săn trong rừng và đuổi theo một con nai, và khi nó chạy trốn vào bụi cây bao quanh mảnh rừng này, ông đã xuống xe. ngựa của anh ta, xé nát bụi cây và dùng kiếm cắt đường cho mình. Cuối cùng, khi anh cố gắng vượt qua, anh nhìn thấy một thiếu nữ xinh đẹp tuyệt vời đang ngồi dưới gốc cây; và cô ấy ngồi đó và được bao phủ hoàn toàn bởi mái tóc vàng dài đến tận chân. Anh đứng yên và ngạc nhiên nhìn cô, rồi anh nói với cô: "Em là ai? Tại sao em lại ngồi ở nơi hoang dã này?" Nhưng cô không trả lời vì cô không thể mở miệng. Nhà vua nói tiếp, "Ngươi có muốn đi cùng ta tới lâu đài của ta không?" Sau đó cô ấy chỉ gật đầu một chút. Nhà vua ôm cô vào lòng, bế cô lên ngựa và cưỡi cô về nhà, khi đến lâu đài hoàng gia, ông cho cô mặc những bộ quần áo đẹp và tặng cô mọi thứ dồi dào. Dù không nói được nhưng cô vẫn xinh đẹp và quyến rũ đến nỗi anh bắt đầu yêu cô bằng cả trái tim, và không lâu sau anh cưới cô. Khoảng một năm sau, Nữ hoàng hạ sinh một đứa con trai. Sau đó, Đức Trinh Nữ Maria hiện ra với cô trong đêm khi cô đang nằm trên giường một mình và nói: "Nếu bạn nói sự thật và thú nhận rằng bạn đã mở khóa cánh cửa cấm, tôi sẽ mở miệng và trả lại cho bạn lời nói, nhưng nếu ngươi cứ cố chấp phạm tội và ngoan cố chối bỏ, thì ta sẽ đem đứa con mới sinh của ngươi đi cùng ta.” Sau đó, hoàng hậu được phép trả lời, nhưng bà vẫn cứng rắn và nói: "Không, tôi không mở cánh cửa cấm;" và Đức Trinh Nữ Maria đã bồng đứa trẻ sơ sinh từ tay mình và biến mất cùng với nó. Sáng hôm sau, khi không tìm thấy đứa trẻ, mọi người đồn thổi rằng Nữ hoàng là kẻ ăn thịt người và đã giết chết chính đứa con của mình. Cô nghe tất cả những điều này và không thể nói gì ngược lại, nhưng nhà vua sẽ không tin điều đó, vì ông yêu cô rất nhiều. Một năm trôi qua, Nữ hoàng lại sinh hạ một đứa con trai, và trong đêm, Đức Trinh nữ Maria lại đến gặp bà và nói: "Nếu nàng thú nhận rằng mình đã mở cánh cửa cấm, ta sẽ trả lại đứa con cho nàng và cởi trói cho nàng." lưỡi; nhưng nếu anh cứ phạm tội mà chối, thì tôi cũng sẽ đem con mới này đi cùng với tôi”. Sau đó, Nữ hoàng lại nói: "Không, tôi không mở cánh cửa cấm;" và Đức Trinh Nữ đã bồng đứa trẻ ra khỏi vòng tay của mình và cùng cô ấy lên thiên đường. Sáng hôm sau, khi đứa trẻ này cũng đã biến mất, người dân đã tuyên bố khá lớn tiếng rằng Nữ hoàng đã ăn thịt nó và các ủy viên hội đồng của Nhà vua yêu cầu phải đưa cô ra trước công lý. Tuy nhiên, nhà vua yêu cô tha thiết đến nỗi ông không tin điều đó và ra lệnh cho các ủy viên hội đồng đau đớn không được nói thêm gì về điều đó. Năm sau, Nữ hoàng sinh một cô con gái xinh đẹp và lần thứ ba Đức Trinh Nữ Maria hiện ra với bà trong đêm và nói: “Hãy theo ta”. Bà nắm tay Nữ hoàng và dẫn bà lên thiên đường, chỉ cho bà thấy hai đứa con lớn của bà đang mỉm cười với bà và đang chơi với quả bóng của thế giới. Khi Nữ hoàng vui mừng ở đó, Đức Trinh Nữ Maria nói: "Trái tim của ngươi vẫn chưa mềm mại sao? Nếu ngươi thừa nhận rằng ngươi đã mở cánh cửa cấm, ta sẽ trả lại cho ngươi hai đứa con trai nhỏ." Nhưng lần thứ ba, Nữ hoàng trả lời: "Không, tôi không mở cánh cửa cấm". Sau đó, Đức Trinh Nữ để cô chìm xuống trái đất một lần nữa và lấy đi đứa con thứ ba của cô. Sáng hôm sau, khi mất mát được báo ra nước ngoài, mọi người đều kêu lớn: “Hoàng hậu là kẻ ăn thịt người! Bà ta phải bị xét xử”, và nhà vua không còn kiềm chế được các ủy viên hội đồng của mình nữa. Sau đó, một phiên tòa được tổ chức, vì cô không thể trả lời và tự bào chữa nên bị kết án thiêu sống. Gỗ đã được ghép lại với nhau, và khi cô bị trói chặt vào cọc, ngọn lửa bắt đầu cháy quanh cô, lớp băng cứng của lòng kiêu hãnh tan chảy, trái tim cô cảm động vì sự ăn năn và cô nghĩ: "Nếu tôi có thể thú nhận trước khi chết tôi đã mở cửa." Sau đó, giọng nói của cô ấy trở lại với cô ấy và cô ấy kêu lớn, "Vâng, Mary, tôi đã làm được;" Ngay lập tức mưa từ trên trời rơi xuống dập tắt những ngọn lửa, và một ánh sáng lóe lên phía trên cô, và Đức Trinh Nữ Maria giáng xuống với hai đứa con trai nhỏ bên cạnh và đứa con gái mới sinh trên tay. Bà đã tử tế nói với cô ấy rằng: “Ai ăn năn và thừa nhận tội lỗi của mình thì sẽ được tha”. Sau đó nàng sinh cho nàng ba đứa con, cởi trói cho nàng, ban cho nàng hạnh phúc cả đời.
54383
https://vi.wikisource.org/wiki/Anh%20v%C3%A0%20ch%E1%BB%8B
Anh và chị
Vào thời đó, có một cô gái rất lười biếng và không muốn quay. Mẹ anh rất khó chịu; nhưng tôi không thể làm cho nó hoạt động. Một hôm, ông mất kiên nhẫn đến mức đánh bà, và con gái bà bắt đầu khóc lớn. Lúc đó hoàng hậu đi ngang qua, nghe tiếng khóc nức nở, liền ra lệnh cho xe dừng lại, vào nhà hỏi người mẹ sao lại đánh con gái dã man đến nỗi ngoài đường còn nghe thấy tiếng khóc của cô bé. Người phụ nữ xấu hổ, không muốn nói với cô ấy về sự lười biếng của con gái mình, và nói với cô ấy: —Tôi không thể khiến cô ấy đánh rơi trục quay dù chỉ một giây phút, cô ấy muốn quay mãi mãi, và tôi nghèo đến mức không thể cho cô ấy sợi lanh mà cô ấy cần. "Ta không thích gì bằng bánh xe quay," nữ hoàng trả lời cô ấy; Tôi yêu tiếng ồn của trục quay, hãy để tôi đưa con gái của bạn đến cung điện của tôi, tôi có đủ lanh và cô ấy sẽ quay bao nhiêu tùy thích. Người mẹ vui vẻ đồng ý và Nữ hoàng đưa cô gái đi. Ngay khi họ đến cung điện, anh dẫn cô vào ba căn phòng, từ trên xuống dưới đều được lấp đầy bằng vải lanh rất đẹp. Anh ấy nói với cô ấy rằng hãy quay tất cả số vải đó cho tôi, và khi nó hoàn thành, bạn sẽ là vợ của con trai cả của tôi. Đừng quan tâm rằng bạn nghèo; tình yêu công việc của bạn là của hồi môn vừa đủ. Cô gái không trả lời; nhưng trong lòng bà rất lo lắng, vì cho dù bà có làm việc suốt ba trăm năm, không nghỉ từ sáng đến tối, thì bà cũng không thể quay được đống kéo khổng lồ đó. Vì vậy, cô ấy bị bỏ lại một mình, cô ấy bắt đầu khóc, và cô ấy ở như vậy trong ba ngày mà không làm việc gì cả. Vào ngày thứ ba, hoàng hậu đến thăm cô và ngạc nhiên khi thấy cô không làm gì cả; nhưng cô gái trẻ xin lỗi, viện lý do không hài lòng khi bị xa mẹ. Nữ hoàng có vẻ hài lòng với lời bào chữa này, nhưng nói khi rời đi: "Được, nhưng ngày mai phải bắt đầu làm việc." Khi người phụ nữ trẻ bị bỏ lại một mình, không biết phải làm gì, cô đi đến cửa sổ. Khi ở đó, anh ta thấy ba người phụ nữ đi tới, người thứ nhất có bàn chân rất rộng và dài, người thứ hai có môi dưới quá lớn và xệ xuống đến nỗi nó xuyên qua và che khuất dưới bộ râu của cô ta, và người thứ ba có một đôi môi rất dài và rủ xuống. dày ngón tay cái.nghiền nát. Họ đứng trước cửa sổ, hướng ánh mắt vào trong phòng và hỏi người phụ nữ trẻ muốn gì. Cô ấy nói với họ về sự không hài lòng của mình và họ đề nghị giúp đỡ cô ấy. “Nếu bạn hứa với chúng tôi,” họ nói với cô ấy, “mời chúng tôi đến dự đám cưới của bạn, gọi chúng tôi là anh em họ của bạn mà không xấu hổ về chúng tôi và ngồi vào bàn của bạn, chúng tôi sẽ quay vải lanh của bạn và chúng tôi sẽ hoàn thành rất sớm. " "Rất hân hạnh," anh trả lời họ; Hãy vào và bạn sẽ bắt đầu ngay lập tức. Anh giới thiệu ba người phụ nữ lạ mặt này và kiếm một chỗ trong căn phòng đầu tiên để đặt họ, ngay lập tức bắt tay vào việc. Người đầu tiên quay cái kéo và làm cho bánh xe; lần thứ hai làm ướt sợi chỉ; người thứ ba vặn anh ta và đỡ anh ta trên bàn bằng một ngón tay cái và mỗi lần anh ta luồn ngón tay của mình, anh ta lại ném ra một cuộn chỉ tốt nhất. Bất cứ khi nào nữ hoàng bước vào, người phụ nữ trẻ giấu con quay của mình và cho bà xem những gì cô ấy đã làm, khiến nữ hoàng vô cùng ngưỡng mộ. Ngay sau khi quý đầu tiên trống rỗng, họ đã chuyển sang quý thứ hai rồi đến quý thứ ba, kết thúc trong một thời gian rất ngắn. Sau đó, ba cô gái trẻ rời đi, nói: —Đừng quên lời hứa của mình, bạn sẽ không phải hối hận đâu. Khi người phụ nữ trẻ cho Nữ hoàng xem những mảnh trống và sợi chỉ đã kéo, ngày cưới đã được ấn định. Hoàng tử rất ngưỡng mộ khi có một người phụ nữ khéo léo và chăm chỉ như vậy, và anh ta yêu cô ấy say đắm. - Tôi có ba người anh họ, anh ấy nói với cô ấy, họ đã làm rất nhiều điều tốt cho tôi, và những người mà tôi không muốn quên trong niềm hạnh phúc của mình; cho phép tôi mời họ đến dự đám cưới của tôi và mời họ ngồi vào bàn của chúng ta. Hoàng tử và hoàng hậu không gây bất kỳ trở ngại nào cho cô. Vào ngày cưới, ba người phụ nữ ăn mặc lộng lẫy đến, và cô dâu nói với họ: —Chào mừng đến với các bạn, những người anh em họ thân mến. "Ồ! hoàng tử thốt lên, bạn có một số người thân rất xấu xí. Sau đó nói với người có bàn chân rộng: "Chân to như vậy làm sao?" hỏi cô ấy. “Làm cho bánh xe quay,” anh ta trả lời, “làm cho bánh xe quay.” Đến thứ hai: "Có chuyện gì với đôi môi rũ xuống đó vậy?" —Làm ướt sợi chỉ, làm ướt sợi chỉ. Và đến thứ ba: "Ngón tay dài như vậy làm sao?" - Xoắn sợi chỉ, xoắn sợi chỉ. Hoàng tử, sợ hãi khi thấy điều này, đã thề rằng từ đó trở đi, vợ anh ta sẽ không chạm vào bánh xe quay, do đó giải thoát cô khỏi nghề nghiệp đáng ghét này.
54384
https://vi.wikisource.org/wiki/Talia%2C%20m%E1%BA%B7t%20tr%E1%BB%9Di%20v%C3%A0%20m%E1%BA%B7t%20tr%C4%83ng
Talia, mặt trời và mặt trăng
There once lived a great lord, who was blessed with the birth of a daughter, whom he named Talia, and he sent for the sages and astrologers in his estates, to foretell him what lot and fortune would befall her; and they met, and counselled together, and cast the horoscope over her, and at length they came to the conclusion that she would incur great danger from a chip of flax. Her father therefore forbade that any flax, or hemp, or any other matter of the kind should be brought within his house, so that she should escape the predestined danger. One day of the days, when Talia had grown into a young and beauteous damsel, she was looking out of a window, when she beheld passing that way an ancient dame, who was spinning, and Talia, never having seen a distaff or a spindle, was pleased to see the twistings of the spindle, and she felt so much curiosity as to what thing it was, that she bade the old dame come to her, and taking the distaff from her hand, she began to stretch the flax. Unfortunately one of the chips of the flax entered her nail, and Talia fell dead upon the ground. When the affrighted old woman beheld this, she hastened down the stairs, and is hastening still. As soon as the wretched father heard of the disaster which had taken place, he bade them, after having paid for this tub full of sour wine with casks full of tears, lay her out in the palace (it was one of his country mansions), and put her seated on a velvet throne under a dais of brocade; and closing the doors, being desirous to forget all and to drive from his memory his great misfortune, he abandoned for ever the house wherein he had suffered so great a loss. Such was his case. After a time, a king went forth to the chase, and by decree of the Decreer he passed that way, and one of his falcons, escaping from his hand, flew within that house by way of one of the windows, and not returning at the call, the king bade one of his suite knock at the door, believing the palace to be inhabited; but though he knocked for a length of time, nobody came to answer the summons, so the king bade them bring a vintager’s ladder, for be himself would clamber up and search the house, to discover what was within it. Thereupon he mounted and entered, and sought in all the chambers, and nooks, and corners, and marvelled with exceeding marvel to find no living person within it. At last he came to the saloon, and when the king beheld Talia, who seemed as one ensorcelled, he believed that she slept, and he called her, but she remained insensible, and crying aloud, he felt his blood course hotly through his veins in contemplation of so many charms; and he lifted her in his arms, and carried her to a bed, whereon he gathered the first fruits of love, and leaving her upon the bed, returned to his own kingdom, where, in the pressing business of his realm, he for a time thought no more of this incident. Now Talia was delivered after nine months of a couple of beautiful creatures, one a boy and the other a girl; in them could be seen two rare jewels; and they were attended by two fairies, who came to that palace, and put them at their mother’s breasts; and once they sought the nipple, and not finding it, they began to suck at the fingers, and they sucked so much that the chip of the flax came forth; and Talia awoke as if from a long sleep, and beholding beside her the two priceless gems, she held them to her breast, and gave them the nipple to suck, and the babes were dearer to her than her own life. Finding herself alone in that palace with two children by her side, she knew not what had happened to her; but she noticed that the table was laid, and refreshments and viands brought in to her, without seeing any attendants. In the meanwhile the king remembered Talia, and saying that he would go a-birding and a-hunting, he fared to the palace, and found her awake, and with two cupids of beauty, and he was glad with exceeding gladness, and he related to Talia who he was, and how he had seen her, and what had taken place; and when she heard this, their friendship was knitted with tighter bonds, and he remained with her for a few days. After that time he bade her farewell, and promised to return soon, and take her with him to his kingdom. And he fared to his realm, but he could not find any rest, and at all hours he had in his mouth the names of Talia, and of Sun and Moon (thus were the two children hight), and when he took his rest, he called either one or other of them. Now the king’s wife began to suspect that something was wrong from the delay of her husband in the chase, and hearing him name continually Talia, Sun, and Moon, she waxed hot with another kind of heat than the sun’s, and therefore sending for the secretary, she said to him, ‘Hearken to me, O my son, thou art abiding between two rocks, between the post and the door, between the poker and the grate. An thou wilt tell me with whom the king thy master, and my husband, is in love, I will gift thee and largesse thee with treasures untold; and an thou hidest from me the truth, I will not let them find thee neither dead nor alive.’ Our gossip was frightened with sore affright, and his greed of gain being strong above fear, blinding his eyes to all honour, and to all sense of justice, a pointless sword of faith he related to her all things, like bread and bread, and wine and wine. And the queen, hearing how matters stood, despatched the secretary to Talia, in the name of the king, bidding her send the children, for he wished to see them; and Talia with great joy did as she was commanded. Then the queen (that heart of Medea) told the cook to slay them, and prepare several tasteful dishes for her wretched husband; but the cook, who was tender-hearted, seeing these two beautiful golden apples, felt pity and compassion of them, and he carried them home to his wife, and bade her hide them; and he made ready two lambs in their stead in a thousand different ways, and when the king came, the queen, with great pleasure, bade the viands be served up, and whilst the king ate with delight, saying, ‘O how good is this priest of Lanfusa, O how tasteful is this other dish, by the soul of mine ancestors;’ she ever replied, ‘Eat, eat, that of thine own thou eatest.’ The king heeded not for twice or three times this repetition; but at last seeing that the music continued, answered, ‘I know perfectly well that I am eating of mine own, because thou hast brought naught into this house;’ and waxing wroth with exceeding wrath, he arose and went forth to a villa at some distance of his palace, to solace his soul and alleviate his anger. In the meanwhile the queen, not being satisfied of the evil already done, sent for the secretary and bade him fare to the palace and bring Talia thither, saying that the king longed for her presence and was expecting her. As soon as she heard these words, Talia forthwith departed, believing that she obeyed the commands of her lord, for she longed with excessive longing to behold her light and joy, knowing not what was preparing for her. And she arrived in the presence of the queen, whose face changed by the fierce fire which burned within, and looked like the face of Nero; and she addressed her thus, saying, ‘Well come, and fair welcome, O thou Madam Rattle, thou art a fine piece of goods, thou ill weed, who art enjoying my husband; is it thou who art the lump of filth, the cruel bitch, that hath caused me such a turning of head? Wend thy ways, for in sooth thou art welcome in purgatory, where I will compensate thee for all the damage thou hast done to me.’ Talia, hearing these words, began to excuse herself, saying that it was not her fault, because the king her husband had taken possession of her territory when she was drowned in sleep; but the queen would not listen to her excuses, and bade a large fire to be lit in the courtyard of the palace, and commanded that Talia should be cast therein. The damsel, perceiving that matters had taken a bad turn, knelt before the queen, and besought her to allow her at least to doff the garments she wore. And the queen, not for pity of the unhappy damsel, but to gain also those robes, which were purflewed with gold and pearls, bade her undress, saying, ‘Thou canst doff thy raiment, I am satisfied;’ and Talia began to take them off, and at every piece of garment she drew off she uttered a loud scream, and having doffed the robe, the skirt, the body, and the under-bodice, she was on the point of withdrawing her last garment, when she uttered a last scream louder than the rest; and they dragged her towards the pile, to make cinders of her to warm Carontes’ breeches; but the king suddenly appeared, and finding this spectacle, wished to know the matter, and asking for his children, heard that the wife who reproached him for his treachery had caused them to be slaughtered and served as meat for him. Now when the wretched king heard this, he gave himself up to despair, and said ‘Alas! then I, myself, am the wolf of my own sweet lambs; alas! and why did these my veins know not the fountains of their own blood; ah, thou renegade bitch, what evil deed is this which thou hast done? Begone, thou shalt get thy desert as the stumps and I will not send that tyrant-faced one to the Coloseum to do her penance;’ and thus saying, he commanded that the queen should be cast into the fire which she had prepared for Talia, and the secretary with her, because he had been the handle for this bitter play, and weaver of this wicked plot, and he was going to do the same with the cook, whom he believed to be the slaughterer of his children, when the man cast himself at his feet, saying, ‘In very sooth, O my lord, for the service I have done to thee, there should be naught else than a pile of living fire, and no other help than a pole from behind, and no other entertainment than stretching and shrinking within the blazing fire would be needful, and no other advantage should I seek than to have my ashes, the ashes of a cook, mixed up with the queen’s. But this is not the reward that I expect for having saved thy children, in spite of the gall of that bitch, who desired to slay them, to return within thy body that part which was thine own body.’ The king hearing these words, his senses forsook him, and his wits were bewildered, and he seemed to be dreaming, and he could not believe what his own ears had heard; therefore turning to the cook, he said, ‘If it be true that thou hast saved my children, be sure that I will take thee away from turning the spit, and I will put thee in the kitchen of this breast, to turn and twist as thou likest all my desires, giving thee such a reward as shall enable thee to call thyself a happy man in this world.’ Whilst the king spake these words, the wife of the cook, seeing her husband’s need, brought forth the two children, Sun and Moon before their sire. And he never tired at playing the game of three with his wife and children, making a mill-wheel of kisses, now with one and then with other; and giving a rich gift and largesse to the cook, he made him a gentleman of his chamber, and took Talia to wife; and she enjoyed a long life with her husband and her children, thus knowing full well that at all times:"He who has luck may go to bed, And bliss will rain upon his head."
54385
https://vi.wikisource.org/wiki/D%E1%BB%B1%20%C3%A1n%20Lu%E1%BA%ADt%20Chuy%E1%BB%83n%20%C4%91%E1%BB%95i%20gi%E1%BB%9Bi%20t%C3%ADnh%20Vi%E1%BB%87t%20Nam
Dự án Luật Chuyển đổi giới tính Việt Nam
Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày 28 tháng 11 năm 2013; Quốc hội ban hành Luật Chuyển đổi giới tính. CHƯƠNG I: NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Luật này quy định về quyền và nghĩa vụ của người chuyển đổi giới tính; điều kiện, hồ sơ, thủ tục đối với người đề nghị can thiệp y học để chuyển đổi giới tính; điều kiện, hồ sơ, thủ tục đối với tổ chức, cá nhân thực hiện xác định tâm lý, can thiệp y học để chuyển đổi giới tính; công nhận là người chuyển đổi giới tính để thay đổi giấy tờ hộ tịch. Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: Người đề nghị chuyển đổi giới tính là người có giới tính sinh học hoàn thiện, tự thấy mình có nhận diện giới khác với giới tính sinh học hiện có, đề nghị cơ quan có thẩm quyền công nhận là người chuyển đổi giới tính. Người chuyển đổi giới tính là người đề nghị chuyển đổi giới tính được cơ quan có thẩm quyền công nhận là người chuyển đổi giới tính theo quy định tại Luật này. Can thiệp y học để chuyển đổi giới tính là việc một người sử dụng nội tiết tố sinh dục và/hoặc phẫu thuật ngực và/hoặc phẫu thuật bộ phận sinh dục với mong muốn chuyển đổi một phần hoặc toàn bộ cơ thể đang có giới tính sinh học hoàn thiện sang giới tính khác phù hợp với nhận diện giới của họ. Giới tính sinh học hoàn thiện là giới tính khi sinh của một người đã được xác định là nam hay nữ dựa trên sự hoàn chỉnh về cả nhiễm sắc thể, cơ quan sinh dục trong và bộ phận sinh dục ngoài. Nhận diện giới (hay còn gọi là bản dạng giới) là việc tự cảm nhận của một người về việc họ là nam hay nữ. Phiền muộn giới là sự không thoải mái hay lo âu gây ra bởi sự khác nhau giữa nhận diện giới của một người với giới tính khi sinh ra của họ. Nội tiết tố sinh dục là nội tiết tố nam do tinh hoàn tiết ra (androgen) và nữ là do buồng trứng tiết ra (estrogen). Người độc thân là người hiện đang không có quan hệ hôn nhân theo quy định của pháp luật. Bảo đảm cho người chuyển đổi giới tính được sống thật với giới tính mà họ mong muốn. Thực hiện can thiệp y học để chuyển đổi giới tính trên cơ sở tự nguyện của người đề nghị chuyển đổi giới tính. Không kỳ thị, phân biệt đối xử đối với người chuyển đổi giới tính và gia đình họ. Tôn trọng và bảo đảm thực hiện quyền của người chuyển đổi giới tính Việc chỉnh sửa thông tin hộ tịch của người chuyển đổi giới tính sau khi được công nhận giới tính mới sẽ không làm thay đổi các quyền và nghĩa vụ dân sự mà người đó có trước khi chỉnh sửa thông tin, cũng như những quyền và nghĩa vụ từ quan hệ hôn nhân và gia đình, bao gồm cả việc nhận nuôi con nuôi. Quyền của người chuyển đổi giới tính a) Được đề nghị công nhận là người chuyển đổi giới tính mà không bắt buộc phải thực hiện can thiệp y học để chuyển đổi giới tính; việc thực hiện can thiệp y học để chuyển đổi giới tính là hoàn toàn tự nguyện; b) Được tư vấn, hỗ trợ về tâm lý, y tế trước, trong và sau khi thực hiện can thiệp y học để chuyển đổi giới tính; c) Được tôn trọng, bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín, đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình và các quyền riêng tư khác của người chuyển đổi giới tính; d) Được quyền đăng ký thay đổi giấy tờ hộ tịch sau khi được công nhận là người chuyển đổi giới tính; đ) Được bảo đảm quyền học tập, lao động và hòa nhập gia đình, xã hội sau khi thực hiện can thiệp y học để chuyển đổi giới tính; e) Không bị bắt buộc phải triệt sản khi phẫu thuật bộ phận sinh dục, trừ trường hợp tự nguyện; g) Được bảo đảm quyền kết hôn theo giới tính mới sau khi được công nhận là người chuyển đổi giới tính; h) Được bảo đảm các quyền khác theo quy định của Hiến pháp và pháp luật. Nghĩa vụ của người chuyển đổi giới tính a) Tham gia tư vấn, hỗ trợ tâm lý y tế trước, trong và sau khi thực hiện can thiệp y học để chuyển đổi giới tính; b) Tích cực, chủ động học tập, lao động, hòa nhập gia đình, xã hội sau khi thực hiện can thiệp y học để chuyển đổi giới tính; c) Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của Hiến pháp và pháp luật. Kỳ thị, phân biệt đối xử, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, bạo lực đối với người có mong muốn chuyển đổi giới tính, người chuyển đổi giới tính. Cản trở, gây khó khăn đối với việc can thiệp y học để chuyển đổi giới tính. Lợi dụng người chuyển đổi giới tính để mua bán người, bóc lột sức lao động, xâm hại tình dục hoặc có các hành vi trái pháp luật khác. Triệt sản khi phẫu thuật bộ phận sinh dục mà người đó không đồng ý. Bắt buộc người chuyển đổi giới tính nghỉ học, thôi việc vì lý do chuyển đổi giới tính. Tiết lộ thông tin, đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình mà không được người chuyển đổi giới tính đồng ý. Thực hiện can thiệp y học để chuyển đổi giới tính khi cá nhân, tổ chức chưa đủ điều kiện Lợi dụng việc chuyển đổi giới tính để trốn tránh các nghĩa vụ pháp luật. CHƯƠNG II: ĐIỀU KIỆN, HỒ SƠ, THỦ TỤC ĐỐI VỚI NGƯỜI ĐỀ NGHỊ CAN THIỆP Y HỌC ĐỂ CHUYỂN ĐỔI GIỚI TÍNH Có giới tính sinh học hoàn thiện. Có nhận diện giới khác với giới tính sinh học hiện có. Từ đủ 16 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phải có sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp. Là người độc thân. Có đủ sức khỏe về tâm thần và thể chất, không chống chỉ định điều trị nội tiết tố sinh dục. Đáp ứng điều kiện quy định tại các khoản 1, 2, và 4 Điều 6 Luật này. Từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Đã điều trị nội tiết tố sinh dục liên tục trong thời gian 01 năm, trừ trường hợp phẫu thuật ngực từ nữ sang nam. Có đủ sức khỏe về tâm thần và thể chất, không chống chỉ định phẫu thuật ngực hoặc bộ phận sinh dục. Hồ sơ đề nghị sử dụng nội tiết tố sinh dục để chuyển đổi giới tính, bao gồm: a) Đơn đề nghị sử dụng nội tiết tố sinh dục để chuyển đổi giới tính. b) Bản sao có chứng thực hoặc bản sao có xuất trình bản chính để đối chiếu một trong các giấy tờ sau: hộ chiếu, chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc cung cấp mã số định danh cá nhân. c) Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân theo quy định của pháp luật. Thủ tục đề nghị sử dụng nội tiết tố sinh dục để chuyển đổi giới tính: a) Người đề nghị sử dụng nội tiết tố sinh dục để chuyển đổi giới tính nộp 01 (một) bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này tại Bệnh viện đã được phép điều trị nội tiết tố sinh dục để chuyển đổi giới tính. b) Sau khi tiếp nhận đầy đủ hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều này, Bệnh viện thực hiện khám sức khỏe để xác định người đó có giới tính sinh học hoàn thiện, có đủ sức khỏe về tâm thần và thể chất, không chống chỉ định điều trị nội tiết tố sinh dục, thành lập Hội đồng xác định giới tính để xác định người đề nghị chuyển đổi giới tính có nhận diện có giới tính khác giới tính hiện có. c) Sau khi xác định người đề nghị sử dụng nội tiết tố sinh dục bảo đảm đủ điều kiện quy định tại Điểm b Khoản này, Bệnh viện thực hiện việc điều trị nội tiết tố sinh dục cho người đề nghị. Trường hợp không thể điều trị nội tiết tố sinh dục cho người đề nghị, Bệnh viện phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định Mẫu đơn đề nghị quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này. Hồ sơ đề nghị phẫu thuật ngực hoặc phẫu thuật bộ phận sinh dục để chuyển đổi giới tính bao gồm: a) Đơn đề nghị phẫu thuật ngực hoặc phẫu thuật bộ phận sinh dục để chuyển đổi giới tính; b) Các giấy tờ quy định tại điểm b và điểm c Khoản 1 Điều 8 Luật này, trừ trường hợp đã điều trị nội tiết tố sinh dục để chuyển đổi giới tính theo quy định tại Điểm c Khoản này; c) Giấy xác nhận đã điều trị nội tiết tố sinh dục trong thời gian liên tục 01 năm của Bệnh viện đã điều trị nội tiết tố sinh dục, trừ trường hợp phẫu thuật ngực từ nữ sang nam. Thủ tục đề nghị phẫu thuật ngực hoặc bộ phận sinh dục để chuyển đổi giới tính: a) Người đề nghị phẫu thuật ngực hoặc phẫu thuật bộ phận sinh dục để chuyển đổi giới tính nộp 01 (một) bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này tại Bệnh viện đã được phép phẫu thuật ngực hoặc phẫu thuật bộ phận sinh dục để chuyển đổi giới tính. b) Sau khi tiếp nhận đầy đủ hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều này, Bệnh viện thực hiện việc khám sức khỏe để xác định người đề nghị có giới tính sinh học hoàn thiện, có đủ sức khỏe và không có chống chỉ định phẫu thuật ngực hoặc phẫu thuật bộ phận sinh dục, thành lập Hội đồng xác định giới tính để xác định người đề nghị chuyển đổi giới tính có nhận diện về giới tính khác giới tính hiện có. c) Sau khi xác định người đề nghị đủ các điều kiện theo quy định tại Điểm b Khoản này, Bệnh viện thực hiện việc phẫu thuật cho người đó. Trường hợp không thể phẫu thuật, Bệnh viện phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định Mẫu đơn đề nghị quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này. CHƯƠNG III: ĐIỀU KIỆN, HỒ SƠ, THỦ TỤC ĐỐI VỚI TỔ CHỨC, CÁ NHÂN THỰC HIỆN XÁC ĐỊNH TÂM LÝ, CAN THIỆP Y HỌC ĐỂ CHUYỂN ĐỔI GIỚI TÍNH Là bệnh viện chuyên khoa nội, nội tiết, sản khoa hoặc nam học; bệnh viện đa khoa có chuyên khoa nội, nội tiết, sản hoặc nam học; bệnh viện chuyên khoa nhi đã được cấp Giấy phép hoạt động theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh. Có bác sỹ có chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh liên quan đến điều trị nội tiết tố và đã được đào tạo chuyên về điều trị nội tiết tố để chuyển đổi giới tính. Bệnh viện được phép phẫu thuật ngực để chuyển đổi giới tính khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây: a) Là bệnh viện chuyên khoa thẩm mỹ; bệnh viện đa khoa có khoa phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ hoặc phẫu thuật tạo hình đã được cấp Giấy phép hoạt động theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh. b) Có bác sỹ có chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh về phẫu thuật tạo hình hoặc phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ và đã được đào tạo chuyên về phẫu thuật ngực để chuyển đổi giới tính. Bệnh viện được phép phẫu thuật bộ phận sinh dục để chuyển đổi giới tính khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây: a) Là bệnh viện có khoa phẫu thuật tạo hình, tiết niệu hoặc nội tiết, sản hoặc nam học đã được cấp Giấy phép hoạt động theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh. b) Có bác sỹ có chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh về phẫu thuật tạo hình hoặc phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ và đã được đào tạo chuyên về phẫu thuật bộ phận sinh dục để chuyển đổi giới tính. Hồ sơ bao gồm: a) Đơn đề nghị cho phép điều trị nội tiết tố sinh dục hoặc phẫu thuật ngực hoặc phẫu thuật bộ phận sinh dục để chuyển đổi giới tính; b) Bản sao Giấy phép hoạt động của Bệnh viện; c) Bản kê khai nhân sự của Bệnh viện được phép điều trị nội tiết tố sinh dục hoặc phẫu thuật ngực hoặc phẫu thuật bộ phận sinh dục để chuyển đổi giới tính. Thủ tục cho phép thực hiện can thiệp y học để chuyển đổi giới tính: a) Bệnh viện đề nghị cho phép điều trị nội tiết tố sinh dục hoặc phẫu thuật ngực hoặc phẫu thuật bộ phận sinh dục để chuyển đổi giới tính gửi 01 (một) bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này đến Bộ Y tế hoặc Sở Y tế theo thẩm quyền cấp Giấy phép hoạt động. b) Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ Y tế hoặc Sở Y tế phải tổ chức thẩm định hồ sơ và bổ sung phạm vi hoạt động chuyên môn về điều trị nội tiết tố sinh dục hoặc phẫu thuật ngực hoặc phẫu thuật bộ phận sinh dục để chuyển đổi giới tính cho Bệnh viện. Trường hợp không cho phép, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. c) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ khi thẩm định hồ sơ, Bộ Y tế hoặc Sở Y tế phải điều chỉnh Giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định Mẫu đơn đề nghị cho phép điều trị nội tiết tố sinh dục, phẫu thuật ngực hoặc phẫu thuật bộ phận sinh dục để chuyển đổi giới tính. Đối với người từ đủ 16 tuổi trở lên có ít nhất 02 trong các dấu hiệu tâm lý nhận diện người có giới tính khác giới tính hiện có sau đây: a) Sự không thống nhất đặc trưng giữa trải nghiệm, thể hiện giới và các đặc điểm giới tính chính (bộ phận sinh dục) hoặc phụ (các bộ phận khác trừ cơ quan sinh dục); b) Mong muốn mạnh mẽ để thoát khỏi đặc điểm giới tính; c) Mong muốn mạnh mẽ về các đặc điểm của giới tính khác; d) Mong muốn mạnh mẽ được đối xử như người có giới tính khác; g) Có niềm tin mãnh liệt về cảm xúc và phản ứng điển hình của một giới tính khác; h) Có bức bối giới hoặc phiền muộn giới do nhận diện giới khác với giới tính sinh học hiện có. Bệnh viện được phép can thiệp y học để chuyển đổi giới tính phải thành lập Hội đồng xác định giới tính để nhận diện người đề nghị chuyển đổi giới tính có giới tính khác với giới tính sinh học hoàn thiện hiện có. Thành phần của Hội đồng tối thiểu là 02 người, bao gồm bác sĩ tâm thần, chuyên gia tâm lý, ngoài ra có thể có mời thêm chuyên gia có kinh nghiệm tối thiểu 05 năm làm việc trong lĩnh vực liên quan đến người chuyển đổi giới tính. Hội đồng phải bảo đảm có khả năng sử dụng tiêu chuẩn ICD phiên bản hiện hành để chẩn đoán; có khả năng chẩn đoán các vấn đề tâm thần và phân biệt với phiền muộn giới; có kiến thức và kỹ năng về tham vấn và trị liệu tâm lý; có kiến thức về nhận diện giới, phiền muộn giới liên quan đến người chuyển đổi giới tính. Hội đồng xác định giới tính đánh giá tâm lý người đề nghị chuyển đổi giới tính và theo dõi liên tục trong thời gian 06 tháng, xác nhận người có đề nghị chuyển đổi giới tính có hoặc không có nhận diện giới khác với giới tính sinh học hoàn thiện hiện có. Sau 06 tháng, Bệnh viện được phép điều trị nội tiết tố sinh dục để chuyển đổi giới tính xác nhận người đề nghị chuyển đổi giới tính có nhận diện giới khác với giới tính sinh học hoàn thiện trên cơ sở kết luận của Hội đồng xác định giới tính. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định chi tiết về Hội đồng xác định giới tính; nội dung đánh giá tâm lý xác định người đề nghị chuyển đổi giới tính có nhận diện giới khác giới tính hiện có trước khi can thiệp y học để chuyển đổi giới tính; tư vấn tâm lý trước, trong và sau khi can thiệp để chuyển đổi giới tính. Việc điều trị nội tiết tố sinh dục để chuyển đổi giới tính phải được thực hiện đầy đủ theo các bước sau đây: a) Trao đổi với người đề nghị chuyển đổi giới tính về mục tiêu muốn đạt được, tiền sử sức khoẻ của người đó. b) Khám lâm sàng và cận lâm sàng để xác định người đề nghị chuyển đổi giới tính bảo đảm sức khoẻ và không có chống chỉ định với điều trị nội tiết tố sinh dục. c) Tư vấn cho cá nhân yêu cầu chuyển đổi giới tính về các thay đổi tích cực và tiêu cực trong quá trình điều trị, đặc biệt về sức khoẻ sinh sản; các nguy cơ có thể xảy ra trong quá trình điều trị; hướng dẫn lựa chọn phác đồ điều trị phù hợp với sức khỏe và mong muốn của người đề nghị chuyển đổi giới tính. d) Lập hồ sơ điều trị để theo dõi liên tục các về sức khoẻ qua các lần thăm khám và làm xét nghiệm định kỳ để đánh giá hiệu quả và theo dõi tác dụng phụ. đ) Trao đổi với chuyên gia tâm lý, bác sỹ phẫu thuật về liệu pháp nội tiết tố sinh dục đang sử dụng trên người đề nghị chuyển đổi giới tính để điều chỉnh liều dùng phù hợp. Bác sỹ chỉ định điều trị nội tiết tố sinh dục cho người đề nghị chuyển đổi giới tính tùy theo tình trạng sức khỏe và khả năng đáp ứng nội tiết tố sinh dục của người điều trị. Nội tiết tố sinh dục được kê đơn phải được cấp giấy đăng ký lưu hành thuốc theo quy định của pháp luật về dược. Việc điều trị theo hướng dẫn chuyên môn do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành. Định kỳ 03 tháng một lần hoặc theo lịch hẹn của bác sĩ điều trị, người đề nghị chuyển đổi giới tính phải tới khám kiểm tra tại Bệnh viện đang điều trị nội tiết tố sinh dục để bảo đảm cơ thể đáp ứng và có tiến triển với việc điều trị. Bệnh viện phải ghi đầy đủ các lần và kết quả điều trị vào hồ sơ theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều này. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định chi tiết thi hành các khoản 1, 2, 3 Điều này. Việc phẫu thuật ngực hoặc phẫu thuật bộ phận sinh dục để chuyển đổi giới tính phải được thực hiện đầy đủ các bước sau đây: a) Giải thích cho người đề nghị chuyển đổi giới tính về các phương pháp phẫu thuật, ưu điểm, nhược điểm của từng phương pháp; hiệu quả và các rủi ro, biến chứng của từng phương pháp; b) Lập hồ sơ bệnh án, kế hoạch điều trị, tái khám và theo dõi định kỳ trong tương lai; c) Khám lâm sàng và cận lâm sàng để xác định người đề nghị chuyển đổi giới tính đủ sức khoẻ bảo đảm phẫu thuật và chống chỉ định với phẫu thuật; d) Trường hợp chuyển đổi giới tính từ nam sang nữ: Điều trị nội tiết tố sinh dục 01 (một) năm rồi mới phẫu thuật ngực bằng biện pháp đặt túi ngực hoặc cấy ghép mỡ tự thân; phẫu thuật bộ phận sinh dục: cắt bỏ dương vật, cắt bỏ tinh hoàn, tạo hình âm đạo, âm vật, âm hộ; đ) Trường hợp chuyển đổi giới tính từ nữ sang nam: Phẫu thuật ngực bằng biện pháp cắt ngực, tạo hình khuôn ngực nam giới; phẫu thuật bộ phận sinh dục: cắt bỏ tử cung, buồng trứng và ống dẫn trứng, tái tạo niệu đạo kết hợp với tăng kích thước dương vật, phẫu thuật cắt bỏ âm đạo, tạo hình bìu, cấy ghép mô nhân tạo gây cương cứng hay tinh hoàn nhân tạo. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định chi tiết Khoản 1 Điều này. Bệnh viện đã thực hiện can thiệp y học để chuyển đổi giới tính cho người chuyển đổi giới tính hoặc chuyên gia tâm lý đáp ứng điều kiện quy định tại Luật này thực hiện tư vấn tâm lý cho người đã chuyển đổi giới tính. Người đã thực hiện can thiệp y học để chuyển đổi giới tính thực hiện tái khám định kỳ để kiểm tra và theo dõi kết quả phẫu thuật, sức khoẻ tổng quát, chăm sóc chuyên khoa tiết niệu và sản phụ khoa, tầm soát ung thư nếu cần. Người đã chuyển đổi giới tính được tiếp tục duy trì điều trị nội tiết tố sinh dục sau khi đã chuyển đổi giới tính tại các bệnh viện đã được phép điều trị nội tiết tố sinh dục để chuyển đổi giới tính. CHƯƠNG IV: CÔNG NHẬN LÀ NGƯỜI CHUYỂN ĐỔI GIỚI TÍNH ĐỂ THAY ĐỔI GIẤY TỜ HỘ TỊCH Người đề nghị chuyển đổi giới tính được công nhận là người chuyển đổi giới tính khi đáp ứng một trong các điều kiện sau đây: PA1: 1. Người đề nghị chuyển đổi giới tính không thực hiện can thiệp y học để chuyển đổi giới tính được Hội đồng xác định giới tính xác nhận có nhận diện giới khác với giới tính sinh học hoàn thiện hiện có. PA2: Người đề nghị chuyển đổi giới tính tự xác định có nhận diện giới khác với giới tính sinh học hiện, nộp Đơn đề nghị đến cơ quan hộ tịch và trong thời gian 06 tháng mà không rút đơn thì được thay đổi các giấy tờ hộ tịch. 2. Người đề nghị chuyển đổi giới tính đã sử dụng nội tiết tố sinh dục để chuyển đổi giới tính đủ 02 (hai) năm liên tục và có đề nghị công nhận là người chuyển đổi giới tính. 3. Người đề nghị chuyển đổi giới tính đã thực hiện xong phẫu thuật ngực hoặc phẫu thuật bộ phận sinh dục hoặc thực hiện xong cả phẫu thuật ngực, bộ phận sinh dục và có đề nghị công nhận là người chuyển đổi giới tính. 4. Người đề nghị chuyển đổi giới tính không thực hiện can thiệp y học để chuyển đổi giới tính tại Bệnh viện đề nghị công nhận và có đề nghị công nhận là người chuyển đổi giới tính. Người đề nghị chuyển đổi giới tính được công nhận là người chuyển đổi giới tính trong trường hợp không thực hiện can thiệp y học để chuyển đổi giới tính khi đáp ứng các điều kiện sau đây: Có giới tính sinh học hoàn thiện; Từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; Đã được Hội đồng xác định giới tính xác nhận có nhận diện giới khác với giới tính sinh học hoàn thiện hiện có. Hồ sơ đề nghị công nhận là người chuyển đổi giới tính bao gồm: a) Đơn đề nghị công nhận là người chuyển đổi giới tính; b) Giấy tờ chứng minh đã thực hiện can thiệp y học để chuyển đổi giới tính đối với trường hợp quy định tại Khoản 4 Điều 17 Luật này (trừ trường hợp người đã phẫu thuật để chuyển đổi giới tính trước ngày Luật này có hiệu lực). Thủ tục công nhận là người chuyển đổi giới tính: a) Người đề nghị chuyển đổi giới tính nộp 01 (một) bộ hồ sơ theo quy định tại Khoản 1 Điều này đến Bệnh viện đã được phép thực hiện can thiệp y học để chuyển đổi giới tính hoặc Bệnh viện đã điều trị nội tiết tố sinh dục hoặc Bệnh viện đã phẫu thuật ngực hoặc phẫu thuật bộ phận sinh dục để chuyển đổi giới tính cho người đề nghị (sau đây viết tắt là Bệnh viện). b) Bệnh viện tiếp nhận hồ sơ của người đề nghị và kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ trong thời hạn 03 ngày làm việc. c) Trường hợp người đề nghị chuyển đổi giới tính quy định tại Khoản 1 Điều 17 Luật này: Bệnh viện thành lập Hội đồng xác định giới tính để xác định người đề nghị chuyển đổi giới tính có nhận diện giới khác với giới tính sinh học hoàn thiện hiện có của họ và theo dõi liên tục trong thời gian 06 tháng. Sau 06 tháng, Bệnh viện cấp Giấy công nhận là người chuyển đổi giới tính cho người đề nghị trên cơ sở kết luận của Hội đồng xác định giới tính. Trường hợp không cấp Giấy công nhận là người chuyển đổi giới tính, Bệnh viện phải có văn bản trả lời cho người đề nghị và nêu rõ lý do. d) Trường hợp người đề nghị chuyển đổi giới tính quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 17 Luật này: Bệnh viện căn cứ vào đơn đề nghị và hồ sơ đã thực hiện can thiệp y học để chuyển đổi giới tính cho người đề nghị để cấp Giấy công nhận là người chuyển đổi giới tính cho người đề nghị trong thời hạn 01 ngày làm việc. Trường hợp không cấp Giấy công nhận là người chuyển đổi giới tính, Bệnh viện phải có văn bản trả lời cho người đề nghị và nêu rõ lý do. đ) Trường hợp người đề nghị chuyển đổi giới tính quy định tại Khoản 4 Điều 17 Luật này: Ngay sau khi nhận được hồ sơ hợp lệ của người đề nghị, Bệnh viện thực hiện khám kiểm tra lại để xác định người đề nghị đã thực hiện hay chưa thực hiện can thiệp y học để chuyển đổi giới tính. Trên cơ sở kết quả khám kiểm tra lại và xác định người đề nghị đã thực hiện can thiệp y học để chuyển đổi giới tính, Bệnh viện cấp Giấy công nhận là người chuyển đổi giới tính cho người đề nghị trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày có kết quả xác nhận người đề nghị đã thực hiện can thiệp y học để chuyển đổi giới tính. Trường hợp không cấp Giấy công nhận là người chuyển đổi giới tính, Bệnh viện phải có văn bản trả lời cho người đề nghị và nêu rõ lý do. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định chi tiết Mẫu Đơn đề nghị công nhận và Mẫu Giấy công nhận là người chuyển đổi giới tính quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này. Giấy công nhận là người chuyển đổi giới tính là căn cứ để người chuyển đổi giới tính đề nghị cơ quan hộ tịch thực hiện thay đổi giấy tờ hộ tịch. Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định cụ thể thẩm quyền, hồ sơ, thủ tục thay đổi giới tính trong các giấy tờ hộ tịch cho người chuyển đổi giới tính. Việc thay đổi giấy tờ pháp lý có liên quan thực hiện theo quy định của pháp luật. Chậm nhất đến năm 2025, nội dung đào tạo tâm lý về người chuyển đổi giới tính được đưa vào giảng dạy tại các cơ sở giáo dục có mã ngành đào tạo về tâm lý. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định chi tiết Điều này. CHƯƠNG V: ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày ….. tháng … năm 202.... Trách nhiệm của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện can thiệp y học để chuyển đổi giới tính: a) Thành lập Hội đồng xác định giới tính, xác nhận tâm lý về mong muốn có giới tính khác với giới tính sinh học hoàn thiện cho cá nhân yêu cầu chuyển đổi giới tính và chịu trách nhiệm về nội dung đã xác nhận tâm lý. b) Cấp Giấy công nhận là người chuyển đổi giới tính và chịu trách nhiệm về việc cấp Giấy công nhận là người chuyển đổi giới tính do cơ sở mình cấp. c) Bảo đảm quyền của người chuyển đổi giới tính về không kỳ thị, phân biệt đối xử, được giữ bí mật riêng tư và các quyền, lợi ích hợp pháp khác theo quy định tại Luật này. Trách nhiệm của Bộ Y tế: a) Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật, chính sách hỗ trợ về y tế cho người chuyển đổi giới tính; b) Tổ chức thanh tra, kiểm tra đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được phép thực hiện can thiệp y học để chuyển đổi giới tính trên toàn quốc; c) Tổ chức, cung cấp thông tin khoa học, chính xác các nội dung liên quan đến chuyển đổi giới tính và người chuyển đổi giới tính để tránh kỳ thị, phân biệt đối xử. Bảo đảm người chuyển đổi giới tính được tiếp cận với các thông tin, các dịch vụ y tế phù hợp với tình trạng sức khỏe của mình. d) Có kế hoạch hỗ trợ đào tạo đội ngũ chuyên gia tâm lý để hỗ trợ tư vấn tâm lý cho cá nhân yêu cầu chuyển đổi giới tính và triển khai các chương trình an toàn tình dục cho người chuyển đổi giới tính. Trách nhiệm của Bộ Tư pháp: Phối hợp với Bộ Y tế và các bộ có liên quan xây dựng văn bản hướng dẫn về đăng ký thay đổi hộ tịch cho người chuyển đổi giới tính và chỉ đạo triển khai thanh tra, kiểm tra việc thực hiện đăng ký thay đổi hộ tịch cho người chuyển đổi giới tính. Trách nhiệm của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội: Phối hợp với Bộ Y tế và các bộ có liên quan xây dựng chính sách bảo đảm người chuyển đổi giới tính không bị kỳ thị, phân biệt đối xử trong học tập, lao động và không bị buộc thôi việc, buộc nghỉ học vì chuyển đổi giới tính. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Y tế trong việc thực hiện quản lý nhà nước về vấn đề chuyển đổi giới tính. Bộ trưởng các Bộ quy định chi tiết các điều, khoản được giao trong Luật và các biện pháp thi hành. Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ … thông qua ngày … tháng …. năm 202... Luật pháp Việt Nam
54388
https://vi.wikisource.org/wiki/Ba%20con%20quay
Ba con quay
BA NGƯỜI QUAY. Xưa có một cô gái nhàn rỗi không chịu kéo sợi, mặc kệ mẹ muốn thế nào, bà cũng không thể kéo cô đến đó được. Cuối cùng, người mẹ quá tức giận và mất kiên nhẫn, đến mức đánh đập cô, khiến cô gái bắt đầu khóc lớn. Bấy giờ, hoàng hậu đi ngang qua, nghe tiếng khóc liền dừng xe, vào nhà hỏi người mẹ tại sao lại đánh con gái đến nỗi tiếng khóc vang ra đường? Bấy giờ bà xấu hổ khi tiết lộ sự lười biếng của cô con gái và nói: "Mẹ không thể bắt nó bỏ kéo sợi được. Nó cứ khăng khăng kéo sợi mãi mãi, và mẹ nghèo, không thể mua được sợi lanh." Sau đó, Nữ hoàng trả lời: "Không có gì mà tôi thích nghe hơn là quay, và tôi không bao giờ hạnh phúc hơn khi các bánh xe đang vo ve. Hãy để con gái của bà ở cùng với tôi trong cung điện, tôi có đủ lanh, và ở đó cô ấy sẽ kéo sợi bao nhiêu tùy thích." cung điện, bà dẫn cô vào ba căn phòng được lấp đầy từ dưới lên trên bằng loại vải lanh tốt nhất. một người chồng, ngay cả khi bạn nghèo. Tôi không quan tâm đến điều đó, công nghiệp không biết mệt mỏi của bạn là của hồi môn đủ rồi." Cô gái thầm kinh hãi, vì cô không thể kéo sợi lanh, không, nếu cô đã sống đến ba trăm tuổi, và đã từng ngồi ở đó mỗi ngày. ngày từ sáng đến tối, vì vậy khi ở một mình, cô ấy bắt đầu khóc và ngồi như vậy trong ba ngày mà không cử động một ngón tay. Đến ngày thứ ba, Hoàng hậu đến, thấy vẫn chưa quay được gì, lấy làm lạ; nhưng cô gái bào chữa cho mình bằng cách nói rằng cô không thể bắt đầu vì quá đau khổ khi rời khỏi nhà mẹ đẻ. Nữ hoàng hài lòng với điều này, nhưng nói khi bà đi xa, "Ngày mai ngươi phải bắt đầu làm việc." Khi cô gái lại ở một mình, cô không biết phải làm gì, và trong cơn đau khổ, cô đi đến cửa sổ. Sau đó, cô nhìn thấy ba người phụ nữ đang tiến về phía mình, người đầu tiên có bàn chân to bằng phẳng, người thứ hai có đôi môi dưới to đến nỗi nó rủ xuống cằm và người thứ ba có ngón tay cái rộng. Họ vẫn đứng trước cửa sổ, nhìn lên và hỏi cô gái có chuyện gì với cô vậy? Cô ấy phàn nàn về rắc rối của mình, và sau đó họ đề nghị giúp đỡ cô ấy và nói: "Nếu cô mời chúng tôi đến dự đám cưới, không xấu hổ về chúng tôi và gọi chúng tôi là cô, và cũng mời chúng tôi ngồi vào bàn của cô, chúng tôi sẽ quay sợi lanh cho bạn, và điều đó trong một thời gian rất ngắn." "Với tất cả trái tim của tôi," cô ấy trả lời, "nhưng hãy vào và bắt đầu công việc ngay lập tức." Sau đó, cô cho ba người phụ nữ lạ vào, và dọn một chỗ trong căn phòng đầu tiên, nơi họ tự ngồi và bắt đầu quay. Một người kéo sợi chỉ và đạp bánh xe, người kia làm ướt sợi chỉ, người thứ ba xoắn nó và dùng ngón tay đập xuống bàn, và cứ mỗi lần cô ấy đập nó, một cuộn chỉ rơi xuống đất được kéo thành sợi. cách tốt nhất có thể. Cô gái đã giấu Hoàng hậu ba chiếc máy kéo sợi, và cho bà ấy xem bất cứ khi nào bà ấy đến với một lượng lớn chỉ kéo sợi, cho đến khi bà ấy không thể ca ngợi cô ấy cho đủ. Khi căn phòng đầu tiên trống rỗng, cô ấy đi đến căn phòng thứ hai, và cuối cùng là căn phòng thứ ba, và căn phòng đó cũng nhanh chóng được dọn sạch. Sau đó, ba người phụ nữ rời đi và nói với cô gái, "Đừng quên những gì bạn đã hứa với chúng tôi, nó sẽ mang lại may mắn cho bạn." người thứ ba xoắn nó lại, và dùng ngón tay đập vào mặt bàn, và cứ mỗi lần cô ấy đập vào nó, một cuộn chỉ rơi xuống đất được kéo thành một cách đẹp nhất có thể. Cô gái đã giấu Hoàng hậu ba chiếc máy kéo sợi, và cho bà ấy xem bất cứ khi nào bà ấy đến với một lượng lớn chỉ kéo sợi, cho đến khi bà ấy không thể ca ngợi cô ấy cho đủ. Khi căn phòng đầu tiên trống rỗng, cô ấy đi đến căn phòng thứ hai, và cuối cùng là căn phòng thứ ba, và căn phòng đó cũng nhanh chóng được dọn sạch. Sau đó, ba người phụ nữ rời đi và nói với cô gái, "Đừng quên những gì bạn đã hứa với chúng tôi, nó sẽ mang lại may mắn cho bạn." người thứ ba xoắn nó lại, và dùng ngón tay đập vào mặt bàn, và cứ mỗi lần cô ấy đập vào nó, một cuộn chỉ rơi xuống đất được kéo thành một cách đẹp nhất có thể. Cô gái đã giấu Hoàng hậu ba chiếc máy kéo sợi, và cho bà ấy xem bất cứ khi nào bà ấy đến với một lượng lớn chỉ kéo sợi, cho đến khi bà ấy không thể ca ngợi cô ấy cho đủ. Khi căn phòng đầu tiên trống rỗng, cô ấy đi đến căn phòng thứ hai, và cuối cùng là căn phòng thứ ba, và căn phòng đó cũng nhanh chóng được dọn sạch. Sau đó, ba người phụ nữ rời đi và nói với cô gái, "Đừng quên những gì bạn đã hứa với chúng tôi, nó sẽ mang lại may mắn cho bạn." và chỉ cho cô ấy bất cứ khi nào cô ấy đến với số lượng lớn sợi chỉ được kéo, cho đến khi người sau không thể khen ngợi cô ấy đủ. Khi căn phòng đầu tiên trống rỗng, cô ấy đi đến căn phòng thứ hai, và cuối cùng là căn phòng thứ ba, và căn phòng đó cũng nhanh chóng được dọn sạch. Sau đó, ba người phụ nữ rời đi và nói với cô gái, "Đừng quên những gì bạn đã hứa với chúng tôi, nó sẽ mang lại may mắn cho bạn." và chỉ cho cô ấy bất cứ khi nào cô ấy đến với số lượng lớn sợi chỉ được kéo, cho đến khi người sau không thể khen ngợi cô ấy đủ. Khi căn phòng đầu tiên trống rỗng, cô ấy đi đến căn phòng thứ hai, và cuối cùng là căn phòng thứ ba, và căn phòng đó cũng nhanh chóng được dọn sạch. Sau đó, ba người phụ nữ rời đi và nói với cô gái, "Đừng quên những gì bạn đã hứa với chúng tôi, nó sẽ mang lại may mắn cho bạn." Khi cô gái chỉ cho Nữ hoàng những căn phòng trống và đống sợi lớn, cô ấy đã ra lệnh cho đám cưới, và chàng rể [1] vui mừng vì anh ta đã có một người vợ thông minh và siêng năng như vậy, và khen ngợi cô ấy hết lời. “Tôi có ba người dì,” cô gái nói, “và vì họ đã rất tử tế với tôi, tôi không muốn quên họ trong sự may mắn của mình; cho phép tôi mời họ đến dự đám cưới và để họ ngồi cùng chúng tôi tại bàn." Hoàng hậu và tân lang nói: "Tại sao chúng ta không cho phép điều đó?" Vì vậy, khi bữa tiệc bắt đầu, ba người phụ nữ mặc trang phục kỳ lạ bước vào, và cô dâu nói: "Chào các cô thân yêu." Chú rể nói: “À, sao anh lại gặp được những bà cô xấu xí này?” Sau đó, anh ta đi đến một người có bàn chân bẹt rộng và nói, "Làm thế nào để bạn đi bằng một bàn chân rộng như vậy?" "Bằng cách giẫm lên," cô ấy trả lời, "bằng cách giẫm lên." Chàng rể đi đến cô thứ hai và nói: "Làm sao bạn có thể bắt được chiếc môi đang rơi của mình?" "Bằng cách liếm," cô trả lời, "bằng cách liếm." Sau đó, anh ta hỏi người thứ ba, "Làm thế nào để bạn có được ngón tay cái rộng của mình?" "Bằng cách xoắn sợi chỉ," cô ấy trả lời, "bằng cách xoắn sợi chỉ." Về điều này, con trai của Nhà vua đã rất hoảng sợ và nói: "Cả bây giờ và không bao giờ cô dâu xinh đẹp của tôi sẽ không được chạm vào guồng quay." Và thế là cô thoát khỏi trò quay lanh đáng ghét.
54392
https://vi.wikisource.org/wiki/Hai%20anh%20em
Hai anh em
Little brother took his little sister by the hand and said, "Since our mother died we have had no happiness; our step-mother beats us every day, and if we come near her she kicks us away with her foot. Our meals are the hard crusts of bread that are left over; and the little dog under the table is better off, for she ​often throws it a nice bit. May Heaven pity us. If our mother only knew! Come, we will go forth together into the wide world." They walked the whole day over meadows, fields, and stony places; and when it rained the little sister said, "Heaven and our hearts are weeping together." In the evening they came to a large forest, and they were so weary with sorrow and hunger and the long walk, that they lay down in a hollow tree and fell asleep. The next day when they awoke, the sun was already high in the sky, and shone down hot into the tree. Then the brother said, "Sister, I am thirsty; if I knew of a little brook I would go and just take a drink; I think I hear one running." The brother got up and took the little sister by the hand, and they set off to find the brook. But the wicked step-mother was a witch, and had seen how the two children had gone away, and had crept after them privily, as witches do creep, and had bewitched all the brooks in the forest. Now when they found a little brook leaping brightly over the stones, the brother was going to drink out of it, but the sister heard how it said as it ran, "Who drinks of me will be a tiger; who drinks of me will be a tiger." Then the sister cried, "Pray, dear brother, do not drink, or you will become a wild beast, and tear me to pieces." The brother did not drink, although he was so thirsty, but said, "I will wait for the next spring." When they came to the next brook the sister heard this also say, "Who drinks of me will be a wolf; who drinks of me will be a wolf." Then the sister cried out, "Pray, dear brother, do not drink, or you will become a wolf, and devour me." The brother did not drink, and said, "I will wait until we come to the next spring, but then I must drink, say what you like; for my thirst is too great." And when they came to the third brook the sister heard how it said as it ran, "Who drinks of me will be a roebuck; who drinks of me will be a roebuck." The sister said, "Oh, I pray you, dear brother, do not drink, or you will become a roebuck, and run away from me." But the brother had knelt down at once by the brook, and had bent down and drunk some of the water, and as soon as ​the first drops touched his lips he lay there a young roebuck. And now the sister wept over her poor bewitched brother, and the little roe wept also, and sat sorrowfully near to her. But at last the girl said, "Be quiet, dear little roe, I will never, never leave you." Then she untied her golden garter and put it round the roebuck's neck, and she plucked rushes and wove them into a soft cord. With this she tied the little beast and led it on, and she walked deeper and deeper into the forest. And when they had gone a very long way they came at last to a little house, and the girl looked in; and as it was empty, she thought, "We can stay here and live." Then she sought for leaves and moss to make a soft bed for the roe; and every morning she went out and gathered roots and berries and nuts for herself, and brought tender grass for the roe, who ate out of her hand, and was content and played round about her. In the evening, when the sister was tired, and had said her prayer, she laid her head upon the roebuck's back: that was her pillow, and she slept softly on it. And if only the brother had had his human form it would have been a delightful life. For some time they were alone like this in the wilderness. But it happened that the King of the country held a great hunt in the forest. Then the blasts of the horns, the barking of dogs, and the merry shouts of the huntsmen rang through the trees, and the roebuck heard all, and was only too anxious to be there. "Oh," said he to his sister, "let me be off to the hunt, I cannot bear it any longer;" and he begged so much that at last she agreed. "But," said she to him, "come back to me in the evening; I must shut my door for fear of the rough huntsmen, so knock and say, "My little sister, let me in!" that I may know you; and if you do not say that, I shall not open the door." Then the young roebuck sprang away; so happy was he and so merry in the open air. The King and the huntsmen saw the pretty creature, and started after him, but they could not catch him, and when they thought that they surely had him, away he sprang through the bushes and could not be seen. When ​it was dark he ran to the cottage, knocked, and said, "My little sister, let me in." Then the door was opened for him, and he jumped in, and rested himself the whole night through upon his soft bed. The next day the hunt went on afresh, and when the roebuck again heard the bugle-horn, and the ho! ho! of the huntsmen, he had no peace, but said, "Sister, let me out, I must be off." His sister opened the door for him, and said, "But you must be here again in the evening and say your pass-word." When the King and his huntsmen again saw the young roebuck with the golden collar, they all chased him, but he was too quick and nimble for them. This went on for the whole day, but at last by the evening the huntsmen had surrounded him, and one of them wounded him a little in the foot, so that he limped and ran slowly. Then a hunter crept after him to the cottage and heard how he said, "My little sister, let me in," and saw that the door was opened for him, and was shut again at once. The huntsman took notice of it all, and went to the King and told him what he had seen and heard. Then the King said, "To-morrow we will hunt once more." The little sister, however, was dreadfully frightened when she saw that her fawn was hurt. She washed the blood off him, laid herbs on the wound, and said, "Go to your bed, dear roe, that you may get well again." But the wound was so slight that the roebuck, next morning, did not feel it any more. And when he again heard the sport outside, he said, "I cannot bear it, I must be there; they shall not find it so easy to catch me." The sister cried, and said, "This time they will kill you, and here am I alone in the forest and forsaken by all the world. I will not let you out." "Then you will have me die of grief," answered the roe; "when I hear the bugle-horns I feel as if I must jump out of my skin." Then the sister could not do otherwise, but opened the door for him with a heavy heart, and the roebuck, full of health and joy, bounded into the forest. When the King saw him, he said to his huntsman, "Now chase him all day long till night-fall, but take care that no one does him any harm." ​As soon as the sun had set, the King said to the huntsmen, "Now come and show me the cottage in the wood;" and when he was at the door, he knocked and called out, "Dear little sister, let me in." Then the door opened, and the King walked in, and there stood a maiden more lovely than any he had ever seen. The maiden was frightened when she saw, not her little roe, but a man come in who wore a golden crown upon his head. But the King looked kindly at her, stretched out his hand, and said, "Will you go with me to my palace and be my dear wife?" "Yes, indeed," answered the maiden, "but the little roe must go with me, I cannot leave him." The King said, "It shall stay with you as long as you live, and shall want nothing." Just then he came running in, and the sister again tied him with the cord of rushes, took it in her own hand, and went away with the King from the cottage. The King took the lovely maiden upon his horse and carried her to his palace, where the wedding was held with great pomp. She was now the Queen, and they lived for a long time happily together; the roebuck was tended and cherished, and ran about in the palace-garden. But the wicked step-mother, because of whom the children had gone out into the world, thought all the time that the sister had been torn to pieces by the wild beasts in the wood, and that the brother had been shot for a roebuck by the huntsmen. Now when she heard that they were so happy, and so well off, envy and hatred rose in her heart and left her no peace, and she thought of nothing but how she could bring them again to misfortune. Her own daughter, who was as ugly as night, and had only one eye, grumbled at her and said, "A Queen! that ought to have been my luck." "Only be quiet," answered the old woman, and comforted her by saying, "when the time comes I shall be ready." As time went on, the Queen had a pretty little boy, and it happened that the King was out hunting; so the old witch took the form of the chamber-maid, went into the room where the Queen lay, and said to her, "Come, the bath is ready; it will do you good, and give you fresh strength; make haste before it gets cold." ​The daughter also was close by; so they carried the weakly Queen into the bath-room, and put her into the bath; then they shut the door and ran away. But in the bath-room they had made a fire of such deadly heat that the beautiful young Queen was soon suffocated. When this was done the old woman took her daughter, put a nightcap on her head, and laid her in bed in place of the Queen. She gave her too the shape and the look of the Queen, only she could not make good the lost eye. But in order that the King might not see it, she was to lie on the side on which she had no eye. In the evening when he came home and heard that he had a son he was heartily glad, and was going to the bed of his dear wife to see how she was. But the old woman quickly called out, "For your life leave the curtains closed; the Queen ought not to see the light yet, and must have rest." The King went away, and did not find out that a false Queen was lying in the bed. But at midnight, when all slept, the nurse, who was sitting in the nursery by the cradle, and who was the only person awake, saw the door open and the true Queen walk in. She took the child out of the cradle, laid it on her arm, and suckled it. Then she shook up its pillow, laid the child down again, and covered it with the little quilt. And she did not forget the roebuck, but went into the corner where it lay, and stroked its back. Then she went quite silently out of the door again. The next morning the nurse asked the guards whether any one had come into the palace during the night, but they answered, "No, we have seen no one." She came thus many nights and never spoke a word: the nurse always saw her, but she did not dare to tell any one about it. When some time had passed in this manner, the Queen began to speak in the night, and said— "How fares my child, how fares my roe? Twice shall I come, then never more." The nurse did not answer, but when the Queen had gone again, went to the King and told him all. The King said, "Ah, heavens! what is this? To-morrow night I ​will watch by the child." In the evening he went into the nursery, and at midnight the Queen again appeared and said— "How fares my child, how fares my roe? Once will I come, then never more." And she nursed the child as she was wont to do before she disappeared. The King dared not speak to her, but on the next night he watched again. Then she said— "How fares my child, how fares my roe? This time I come, then never more." Then the King could not restrain himself; he sprang towards her, and said, "You can be none other than my dear wife." She answered, "Yes, I am your dear wife," and at the same moment she received life again, and by God's grace became fresh, rosy, and full of health. Then she told the King the evil deed which the wicked witch and her daughter had been guilty of towards her. The King ordered both to be led before the judge, and judgment was delivered against them. The daughter was taken into the forest where she was torn to pieces by wild beasts, but the witch was cast into the fire and miserably burnt. And as soon as she was burnt the roebuck changed his shape, and received his human form again, so the sister and brother lived happily together all their lives.
54400
https://vi.wikisource.org/wiki/Lu%E1%BA%ADt%20b%E1%BA%A3o%20hi%E1%BB%83m%20y%20t%E1%BA%BF%20n%C6%B0%E1%BB%9Bc%20C%E1%BB%99ng%20h%C3%B2a%20x%C3%A3%20h%E1%BB%99i%20ch%E1%BB%A7%20ngh%C4%A9a%20Vi%E1%BB%87t%20Nam
Luật bảo hiểm y tế nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Luật bảo hiểm y tế nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2008 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật bảo hiểm y tế 2014 Luật bảo hiểm y tế nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2008 (sửa đổi, bổ sung 2014) (bản hợp nhất)
54407
https://vi.wikisource.org/wiki/Ph%C3%A1t%20bi%E1%BB%83u%20c%E1%BB%A7a%20T%E1%BB%95ng%20th%E1%BB%91ng%20Hoa%20K%E1%BB%B3%20Biden%20v%C3%A0%20T%E1%BB%95ng%20th%E1%BB%91ng%20Ukraine%20Zelenskyy%20trong%20Th%C3%B4ng%20c%C3%A1o%20chung
Phát biểu của Tổng thống Hoa Kỳ Biden và Tổng thống Ukraine Zelenskyy trong Thông cáo chung
Nhà Trắng Ngày 20 tháng 02 năm 2023 Cung điện Mariinsky Kyiv, Ukraine 10:49 Sáng, Giờ Đông Âu TỔNG THỐNG BIDEN: Vâng, xin cảm ơn ngài Tổng thống. Như ngài đã biết, trong khoảng tuần này của một năm trước, chúng ta đã có một cuộc điện đàm. Lúc đó ở Washington đã là đêm muộn, còn ở Kyiv lại là sáng sớm. Máy bay Nga quần thảo ở trên không, và xe tăng Nga đang tiến qua biên giới Ukraine. Ngài đã nói với tôi rằng ngài có thể nghe thấy những tiếng nổ ở bên ngoài. Tôi sẽ không bao giờ quên được điều đó. Và thế giới khi đó đã hoàn toàn thay đổi. Tôi nhớ rất rõ vì tôi đã hỏi ngài – sau đó tôi đã tiếp tục hỏi, “Chuyện gì đang xảy ra vậy, ngài Tổng thống? Tôi có thể làm gì giúp các bạn? Tôi có thể giúp bằng cách nào?” Và tôi không biết ngài có còn nhớ những gì ngài đã nói với tôi hay không, nhưng ngài đã nói, và cho phép tôi được trích lại: “Hãy tập hợp những nhà lãnh đạo của thế giới. Hãy đề nghị họ hỗ trợ Ukraine.” “Tập hợp những nhà lãnh đạo của thế giới và đề nghị họ hỗ trợ Ukraine.” Và ngài còn nói rằng không biết khi nào chúng ta có thể nói chuyện trở lại. Cái đêm đen tối đó, cách đây một năm, thế giới vào thời khắc đó đã tính đến sự sụp đổ của Kyiv — mọi chuyện dường như lâu hơn một năm rất nhiều, nhưng hãy nhớ lại thời khắc năm đó — thậm chí đó đã có thể là ngày kết thúc của đất nước Ukraine. Và ngài cũng đã thấy, một năm sau, Kyiv và Ukraine vẫn đứng vững. Nền dân chủ vẫn đứng vững. Người dân Mỹ vẫn đứng bên các bạn, và thế giới cũng vậy. Tôi phải nói rằng Kyiv đã trở thành một phần trong trái tim tôi. Tôi đã đến đây sáu lần với tư cách Phó Tổng thống, một lần với tư cách Tổng thống. Vào năm 2009, tôi đã có chuyến thăm đầu tiên tới đây với tư cách là Phó Tổng thống Hoa Kỳ khi đó. Sau đó, vào năm 2014, tôi đã có ba lần đến đây sau khi diễn ra cuộc Cách mạng Nhân phẩm. Năm 2015 tôi lại quay lại và có bài phát biểu tại Nghị viện Ukraine về việc xây dựng một nền dân chủ vững mạnh. Và tôi lại quay lại vào năm 2017, ngay trước khi tôi kết thúc nhiệm kỳ Phó Tổng thống của mình. Tôi chắc chắc rằng mình sẽ còn quay lại. Mặc dù sau khi cuộc bầu cử kết thúc, và chúng tôi — Tổng thống Barack Obama và tôi đã mãn nhiệm, nhưng tôi vẫn quyết định thực hiện một chuyến đi nữa tới Kyiv, trước khi Tổng thống tiếp theo tuyên thệ nhậm chức. Vì thế, thưa Tổng thống Zelenskyy, ngài thực sự đã dành cho tôi sự vinh hạnh khi được có mặt ở đây, tại Kyiv hôm nay, để gặp gỡ các quân nhân, các nhân viên tình báo, các cán bộ ngoại giao, các nhà lãnh đạo cộng đồng của Ukraine, những người đã đứng lên — và cống hiến cho đất nước của mình vào thời điểm cần thiết. Thật đáng kinh ngạc khi biết được những người đã dám đứng lên. Tất cả mọi người. Tất cả mọi người — kể cả phụ nữ, trẻ nhỏ — mọi người đều cố gắng làm điều gì đó. Chỉ cố gắng để làm được điều gì đó. Mọi người đều rời khỏi những căn hộ của mình, những nơi đang bị pháo kích và — thực sự đó chính là tội ác chiến tranh. Thật đáng kinh ngạc. Và cả thế giới — cả thế giới chứng kiến điều đó, và đang nhìn vào điều đó. Đây là cuộc chiến tranh trên bộ lớn nhất ở Châu Âu trong vòng ba phần tư thế kỷ qua, và Ukraine đang đạt được những thắng lợi bất chấp tất cả mọi việc, và vượt qua tất cả kỳ vọng, ngoại trừ kỳ vọng của chính các bạn. Chúng tôi có đầy đủ niềm tin rằng các bạn sẽ tiếp tục giành được thắng lợi. Ngài cũng biết, kể từ thời điểm tôi nhận được báo cáo tình báo đầu tiên vào mùa thu, cách đây khoảng một năm, chúng tôi đã tập trung vào việc xác định: Làm thế nào chúng tôi có thể kêu gọi được phần còn lại của thế giới? Làm thế nào chúng tôi có thể giúp các bạn, thực hiện lời hứa mà ngài đã yêu cầu tôi đưa ra về việc kêu gọi thế giới? Và làm thế nào để các bạn giành được thắng lợi? Làm thế nào để các bạn có thể khiến cả thế giới đáp lại lời kêu gọi từ một nền kinh tế thịnh vượng, một nền dân chủ đầy tự tin, một quốc gia an ninh và độc lập? Khi đạt được sự đoàn kết, người dân Mỹ từ mọi nền tảng chính trị đã quyết định rằng mình sẽ phải đứng lên. Người dân Mỹ biết được tầm quan trọng của việc đó. Việc gây xung đột không được kiểm soát là mối đe dọa đối với tất cả chúng ta. Chúng ta đã xây dựng một liên minh giữa các quốc gia, từ Đại Tây Dương cho đến Thái Bình Dương: từ NATO cho đến các nước ở Đại Tây Dương; Nhật Bản ở Thái Bình Dương. Điều đó có nghĩa là, trên khắp thế giới, số quốc gia đã đứng lên — bao gồm hơn 50 quốc gia — hỗ trợ Ukraine tự vệ, với sự hỗ trợ chưa từng có cả về quân sự, kinh tế và nhân đạo. Chúng ta đã đoàn kết các nền kinh tế hàng đầu thế giới trong việc áp đặt các lệnh trừng phạt chưa từng có tiền lệ và đang siết chặt các huyết mạch kinh tế của Nga. Các nước đã cùng nhau cam kết cung cấp gần 700 xe tăng và hàng nghìn xe bọc thép, 1.000 hệ thống pháo, hơn 2 triệu viên đạn pháo, hơn 50 hệ thống phóng tên lửa tiên tiến, cùng với các hệ thống phòng thủ trên không và chống hạm, tất cả đều bảo vệ — để bảo vệ Ukraine. Hơn nữa, nửa tỷ đô la Mỹ được bổ sung mà chúng tôi dự kiến thông báo với các bạn hôm nay, và ngay ngày mai khoản viện trợ đó sẽ được gửi đến cho các bạn. Đó mới chỉ là từ phía Hoa Kỳ, và còn nhiều quốc gia nữa. Trong thông báo hôm nay sẽ bao gồm đạn pháo cho các hệ thống HIMARS và lựu pháo, cộng với tên lửa Javelin, các hệ thống chống thiết giáp, radar giám sát trên không, sẽ giúp bảo vệ người dân Ukraine khỏi các cuộc không kích. Cuối tuần này, chúng tôi cũng sẽ công bố các biện pháp trừng phạt bổ sung đối với những quan chức cũng như các công ty đang tìm cách trốn tránh các lệnh trừng phạt và tiếp sức cho cỗ máy chiến tranh của Nga. Và nhờ sự ủng hộ của lưỡng đảng ở Nghị viện, tuần này chúng tôi sẽ chuyển cho các bạn hàng tỷ đô la hỗ trợ ngân sách trực tiếp — hàng tỷ đô la hỗ trợ ngân sách trực tiếp — mà chính phủ của ngài có thể đưa vào sử dụng ngay lập tức, giúp cung cấp các dịch vụ cơ bản cho người dân. Những gì Ukraine đã phải gánh chịu là rất lớn, và những hy sinh cũng rất nhiều. Có nhiều nhu cầu đã được đáp ứng, nhưng những hy sinh vẫn rất nhiều. Chúng tôi chia sẻ những nỗi đau cùng với gia đình của những người đã mất trong cuộc chiến tàn khốc và bất công này. Chúng tôi biết rằng trước mắt sẽ còn có những năm tháng rất khó khăn. Nhưng mục đích của Nga là xóa sổ Ukraine khỏi bản đồ. Cuộc chiến tranh chinh phục của Tổng thống Putin đang gặp thất bại. Quân đội Nga đã mất một nửa số lãnh thổ mà họ từng chiếm được. Nhiều thanh niên Nga, trẻ tuổi và tài năng, với số lượng hàng chục nghìn người, đang bỏ trốn và không muốn quay trở lại Nga. Không chỉ là — không chỉ chạy trốn khỏi quân đội, mà họ chạy trốn khỏi chính nước Nga, bởi vì họ không nhìn thấy tương lai ở đất nước của họ. Nền kinh tế Nga hiện là một ao tù, bị cô lập và đang phải cố gắng vật lộn. Tổng thống Putin đã nghĩ rằng Ukraine chỉ là một đất nước yếu đuối, và phương Tây sẽ bị chia rẽ. Như ngài biết, thưa ngài Tổng thống, tôi đã nói với ngài ngay từ đầu, ông ấy trông đợi vào việc chúng ta sẽ không đoàn kết lại được với nhau. Ông ấy trông đợi vào việc NATO không có khả năng đoàn kết. Ông ấy trông đợi vào việc chúng tôi sẽ không thể thuyết phục thêm những nước khác đứng về phía Ukraine. Ông ấy đã nghĩ rằng ông ấy có thể tồn tại lâu hơn chúng ta. Tôi không cho rằng giờ đây ông ấy còn giữ suy nghĩ này. Chỉ có Chúa mới biết ông ấy đang nghĩ gì, nhưng tôi không cho rằng ông ấy còn có suy nghĩ như vậy. Nhưng ông ấy cũng đã hoàn toàn sai. Rõ ràng là sai. Và sau một năm, bằng chứng có ở ngay trong căn phòng này. Chúng ta đang đứng đây, cùng nhau. Thưa ngài Tổng thống, tôi rất vui mừng được đáp lại chuyến thăm của ngài tới đất nước chúng tôi. Tại Washington, cách đây không lâu, ngài đã nói với chúng tôi, ngài đã nói với Nghị viện Hoa Kỳ rằng, “Chúng tôi không sợ hãi, và bất kỳ ai trên thế giới cũng không cần phải sợ hãi.” Thưa Tổng thống, ngài và tất cả người dân Ukraine đang nhắc nhở thế giới mỗi ngày về ý nghĩa của từ “can đảm” — trên mọi lĩnh vực của nền kinh tế Ukraine, trong mọi sinh hoạt của cuộc sống. Điều này thật đáng kinh ngạc. Thật đáng kinh ngạc. Các bạn đang nhắc nhở chúng tôi rằng tự do là vô giá; chiến đấu vì tự do là điều xứng đáng, và chiến đấu cho đến khi nào giành được nó. Và chúng tôi cũng sẽ luôn sát cánh cùng các bạn trong cuộc chiến này, thưa ngài Tổng thống: cho đến tận khi nào giành lại được tự do. TỔNG THỐNG ZELENSKYY: Chúng ta sẽ làm được điều đó. TỔNG THỐNG BIDEN: Xin cảm ơn. (Vỗ tay.) 11:07 Sáng, Giờ Đông Âu Diễn văn
54409
https://vi.wikisource.org/wiki/Ph%C3%A1t%20bi%E1%BB%83u%20c%E1%BB%A7a%20Ngo%E1%BA%A1i%20tr%C6%B0%E1%BB%9Fng%20Hoa%20K%E1%BB%B3%20Antony%20J.%20Blinken%20t%E1%BA%A1i%20cu%E1%BB%99c%20g%E1%BA%B7p%20g%E1%BB%A1%20b%C3%A1o%20ch%C3%AD
Phát biểu của Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony J. Blinken tại cuộc gặp gỡ báo chí
Phát biểu của Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony J. Blinken tại cuộc gặp gỡ báo chí Ngày 15 tháng 4 năm 2023 Hà Nội, Việt Nam Xin chào. Từ lâu tôi đã rất mong chờ được trở lại Việt Nam và thực hiện chuyến thăm đầu tiên tới đây với tư cách là Ngoại trưởng. Tôi đã từng đến đây khi còn là Thứ trưởng ngoại giao vào năm 2016 nhưng tôi rất vui khi được trở lại ngày hôm nay. Một thập kỷ kể từ khi Hoa Kỳ và Việt Nam thiết lập quan hệ Đối tác Toàn diện và gần 28 năm kể từ khi hai nước bình thường hóa quan hệ ngoại giao, chúng ta đã xây dựng một mối quan hệ phát triển mạnh mẽ, năng động và hiệu quả. Thay mặt Tổng thống Biden, tôi đến đây để mở rộng và làm sâu sắc hơn nữa mối quan hệ đối tác đó, tiếp nối cuộc điện đàm giữa Tổng thống Biden và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vào tháng trước cũng như các chuyến thăm cấp cao trước đó, bao gồm chuyến thăm của Phó Tổng thống Kamala Harris, Bộ trưởng Quốc phòng Austin, Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Katherine Tai, Tổng giám đốc USAID Samantha Power và các thành viên Quốc hội. Trong các cuộc gặp gỡ, trao đổi trong chuyến thăm này, tôi tập trung vào việc làm thế nào Hoa Kỳ có thể tiếp tục hỗ trợ thành công của Việt Nam – qua đó mang lại lợi ích cho người dân Việt Nam, người dân Hoa Kỳ và toàn bộ khu vực. Hai quốc gia chúng ta đang hợp tác vì lợi ích chung vô cùng rộng lớn và chúng tôi tin rằng, bằng cách hỗ trợ các tham vọng của Việt Nam, chúng tôi cũng sẽ thúc đẩy tham vọng của chính mình: từ tạo việc làm cho người dân Hoa Kỳ và tăng cường sức mạnh của các doanh nghiệp Hoa Kỳ, đến đạt được thêm bước tiến nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng khí hậu đang ảnh hưởng đến tất cả chúng ta cũng như ngăn chặn các đại dịch. Tôi cũng tập trung vào cách thức hai nước chúng ta thúc đẩy một khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở, hòa bình và có nền tảng là sự tôn trọng đối với trật tự quốc tế dựa trên luật lệ. “Tự do và rộng mở” có hàm ý rằng các quốc gia được tự do lựa chọn con đường và đối tác của riêng mình… và rằng các vấn đề sẽ được giải quyết một cách cởi mở, các quy tắc sẽ đạt được một cách minh bạch và áp dụng một cách công bằng, và hàng hóa, ý tưởng và con người sẽ tự do lưu thông trên đất liền, trên biển, trên trời và không gian mạng. Trong các cuộc gặp với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn và Trưởng ban Đối ngoại Trung ương Lê Hoài Trung, tôi đã thảo luận về nỗ lực của chúng ta nhằm thúc đẩy sự thịnh vượng trên diện rộng ở Việt Nam và trên toàn khu vực, bao gồm thông qua Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương (IPEF). Việt Nam đã tham gia đàm phán về cả bốn trụ cột của IPEF, qua đó giúp dẫn đầu những nỗ lực về các vấn đề có vai trò định hình nền kinh tế trong thế kỷ 21, gồm sức chống chịu của chuỗi cung ứng, chuyển đổi năng lượng sạch và kết nối kỹ thuật số – từ đó mang lại lợi ích cho người dân Hoa Kỳ và người dân trên toàn thế giới. Chúng tôi đã thảo luận về sự tôn trọng lẫn nhau đối với vai trò trung tâm của ASEAN và quan hệ đối tác chặt chẽ của chúng ta thông qua các khuôn khổ kinh tế khu vực, bao gồm APEC, mà Hoa Kỳ tự hào đăng cai tổ chức năm nay, và quan hệ đối tác Mekong-Hoa Kỳ. Chúng tôi đánh giá cao vai trò lãnh đạo không thể thiếu của Việt Nam trong việc giải quyết các thách thức phát triển ở khu vực sông Mekong – vốn đang trở nên tồi tệ hơn do việc xây dựng các đập nước, biến đổi khí hậu và đánh bắt thủy hải sản quá mức. Chúng tôi cũng đang phát triển quan hệ đối tác kinh tế song phương. Hoa Kỳ đang giúp Việt Nam thúc đẩy những cải cách quan trọng mà Việt Nam đã và đang áp dụng – bao gồm lao động, sở hữu trí tuệ và công bằng thương mại – những cải cách đã đưa Việt Nam trở thành một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất trên thế giới. Chúng tôi tin rằng Việt Nam có thể đạt được mục tiêu trở thành một quốc gia kết nối, có thu nhập cao vào năm 2045 bằng cách theo đuổi tăng trưởng thúc đẩy tất cả các cộng đồng, đồng thời xây dựng khả năng phục hồi để thích ứng với biến đổi khí hậu. Chúng tôi biết Việt Nam ngày càng dễ bị tổn thương trước các mối đe dọa do khủng hoảng khí hậu gây ra. Khi Việt Nam thực hiện các bước để trở thành quốc gia đi đầu trong quá trình chuyển đổi năng lượng sạch, Hoa Kỳ cũng đang đầu tư vào tiềm năng to lớn của Việt Nam. Chúng tôi đang khởi động các sáng kiến khí hậu song phương mới mà Phó Tổng thống Harris công bố trong chuyến thăm Việt Nam vào tháng 8 năm 2021, bao gồm từ việc bảo tồn hệ sinh thái và giảm khí thải từ canh tác lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long cho đến việc mở rộng hệ thống năng lượng sạch định hướng bởi thị trường và mở rộng việc sử dụng xe điện, nhằm thúc đẩy các khu vực tư nhân hành động về bảo vệ môi trường. Chúng tôi cũng đang khai thác sức mạnh của các khuôn khổ khu vực như Chương trình Đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng mà Việt Nam vừa tham gia – trong đó sẽ triển khai 15,5 tỷ đô la để giúp Việt Nam thực hiện mục tiêu Cắt giảm khí thải nhà kính Net Zero 2050, và chương trình Đối tác năng lượng Nhật Bản – Hoa Kỳ – Mekong. Chúng tôi đang hợp tác để xây dựng năng lực y tế công cộng của Việt Nam, bao gồm việc thành lập Văn phòng CDC quốc gia tại Việt Nam. Chúng ta đã hợp tác chặt chẽ để chống lại đại dịch COVID-19: với việc Hoa Kỳ tài trợ hơn 40 triệu liều vắc-xin, sau khi Việt Nam tài trợ hàng triệu thiết bị bảo hộ cá nhân trong giai đoạn đầu của đại dịch, khi Hoa Kỳ đang ở thời điểm thiết yếu nhất. Tôi phải nói rằng đây chính là bằng chứng sinh động nhất về việc các nước sát cánh cùng nhau trong giai đoạn cần đến sự hỗ trợ lẫn nhau nhất. Các cuộc trò chuyện của chúng ta hôm nay cũng tập trung vào cách Hoa Kỳ và Việt Nam có thể mở rộng hợp tác để thúc đẩy một khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và rộng mở. Hoa Kỳ và Việt Nam có lợi ích chung trong việc duy trì sự tôn trọng luật pháp quốc tế, thương mại không cản trở, tự do hàng hải và hàng không. Hoa Kỳ sẽ hỗ trợ Việt Nam và các quốc gia Đông Nam Á khác, giúp họ xây dựng năng lực để duy trì chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. Là một phần trong quan hệ đối tác an ninh song phương đang phát triển, chúng tôi đang hoàn tất việc chuyển giao tàu tuần duyên thứ ba của Hoa Kỳ cho Việt Nam, bổ sung cho hạm đội gồm 24 tàu tuần tra và các thiết bị, cơ sở huấn luyện và điều hành mà chúng tôi đã cung cấp từ năm 2016. Tất cả những nỗ lực này nhằm củng cố năng lực của Việt Nam trong việc đóng góp vào hòa bình và ổn định hàng hải ở Biển Đông. Hoa Kỳ cam kết hỗ trợ một Việt Nam vững mạnh, thịnh vượng và độc lập. Và chúng tôi tôn trọng quyền của Việt Nam trong việc định hình tương lai của đất nước dưới hệ thống chính trị của các bạn. Đồng thời, chúng tôi tiếp tục nhấn mạnh những tiến bộ về nhân quyền trong tương lai là cần thiết để khơi mở tiềm năng của người dân Việt Nam. Đó cũng là trọng tâm của Đối thoại Nhân quyền Hoa Kỳ – Việt Nam. Cuối cùng, Hoa Kỳ cam kết thực hiện công việc đang diễn ra của chúng tôi để giải quyết các di sản của chiến tranh, kể cả khi chúng ta tập trung vào tương lai. Đây là vấn đề của sự tin tưởng, cam kết và trách nhiệm. Chúng tôi đang tiếp tục nỗ lực chung để rà phá bom mìn và các vật liệu chưa nổ. Vào tháng tới, chúng tôi sẽ hoàn thành cuộc khảo sát khu vực bị đánh bom nặng nề tại tỉnh Quảng Trị. Chúng tôi đang đạt được những tiến bộ đáng kể trong việc tẩy rửa các điểm nóng dioxin do chiến tranh – và tháng trước, chúng tôi đã công bố một hợp đồng mới trị giá 73 triệu đô la để xử lý đất và trầm tích bị ô nhiễm tại căn cứ Không quân Biên Hòa. Và chúng tôi đang tiếp tục công việc nhân đạo quan trọng nhằm tìm kiếm những người mất tích trong chiến tranh – bao gồm cả việc nâng cao năng lực của Việt Nam trong việc xác định những người mất tích và thiệt mạng. Chúng tôi ghi nhận sự hỗ trợ lâu dài của Chính phủ Việt Nam trong việc tìm kiếm các nhân viên Hoa Kỳ đã mất trong chiến tranh. Sự hợp tác có đi có lại của chúng ta thực sự quan trọng trong việc đảm bảo các gia đình từ cả hai quốc gia có thể khép lại quá khứ. Hôm nay, chúng ta đã tiến thêm một bước để củng cố mối quan hệ giữa hai nước bằng việc khởi công xây dựng khu phức hợp Đại sứ quán mới. Khi hoàn thành, Đại sứ quán mới tại Hà Nội sẽ là một cơ sở hiện đại xứng đáng với tầm nhìn đầy tham vọng về tương lai của mối quan hệ đối tác giữa hai nước – và xứng đáng với những người dân Hoa Kỳ và Việt Nam đang nỗ lực hàng ngày để biến tầm nhìn đó thành hiện thực. Tôi xin kết thúc bài phát biểu của mình ở đây để trả lời các câu hỏi từ báo chí. Diễn văn
54411
https://vi.wikisource.org/wiki/Tuy%C3%AAn%20b%E1%BB%91%20chung%20c%E1%BB%A7a%20c%C3%A1c%20nh%C3%A0%20l%C3%A3nh%20%C4%91%E1%BA%A1o%20v%E1%BB%81%20AUKUS
Tuyên bố chung của các nhà lãnh đạo về AUKUS
Nhà Trắng Ngày 13 tháng 3 năm 2023 Vào tháng 9 năm 2021, Úc, Vương quốc Anh và Hoa Kỳ đã công bố về AUKUS – một hợp tác an ninh mới nhằm thúc đẩy một khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do, cởi mở, an ninh và ổn định. Sáng kiến quan trọng đầu tiên của AUKUS chính là quyết định ba bên mang tính lịch sử về việc ủng hộ Úc mua các tàu ngầm được trang bị các vũ khí truyền thống và chạy bằng năng lượng hạt nhân (SSN). Hôm nay, chúng tôi công bố lộ trình để giúp nước Úc sở hữu năng lực quan trọng này. Chúng tôi sẽ cùng nhau triển khai dự án tàu ngầm SSN-AUKUS – một tàu ngầm do ba nước cùng phát triển dựa trên thiết kế tàu ngầm thế hệ mới của Vương quốc Anh, kết hợp công nghệ của cả ba nước, trong đó bao gồm những công nghệ tàu ngầm tiên tiến của Hoa Kỳ. Úc và Vương quốc Anh sẽ cùng vận hành tàu ngầm SSN-AUKUS – tàu ngầm tương lai của hai nước. Úc và Vương quốc Anh cũng sẽ bắt đầu việc đóng tàu ngầm SSN-AUKUS tại các xưởng đóng tàu ở cả hai quốc gia trong thập kỷ này. Để có thể bàn giao các tàu ngầm được trang bị vũ khí thông thường và chạy bằng năng lượng hạt nhân cho Úc vào thời điểm sớm nhất có thể, chúng tôi dự định theo đuổi cách tiếp cận theo từng giai đoạn được mô tả dưới đây, và triển khai từng giai đoạn dựa trên những cam kết chung của mỗi quốc gia: Bắt đầu từ năm 2023, các nhân viên quân sự và dân sự của Úc sẽ hợp tác với Hải quân Hoa Kỳ, Hải quân Hoàng gia Anh, cũng như các cơ sở công nghiệp tàu ngầm của Hoa Kỳ và Vương quốc Anh nhằm đẩy nhanh việc đào tạo nhân sự cho Úc. Hoa Kỳ có kế hoạch tăng cường các chuyến thăm cảng bằng các tàu ngầm SSN tới Úc. Kể từ năm 2023, các thủy thủ Úc có thể tham gia tác nghiệp cùng với thủy thủ đoàn của Hoa Kỳ trên các tàu ngầm này nhằm mục đích huấn luyện và xây dựng năng lực; Vương quốc Anh cũng sẽ tăng cường các chuyến thăm của tàu ngầm tới Úc kể từ năm 2026. Từ năm 2027, Hoa Kỳ và Vương quốc Anh có kế hoạch thay phiên nhau cho các tàu ngầm SSN ghé thăm Úc nhằm đẩy nhanh việc xây dựng năng lực cho các cán bộ hải quân Úc, cũng như đội ngũ nhân sự, cơ sở hạ tầng và hệ thống quản lý cần thiết của nước này nhằm thiết lập năng lực quản trị tàu ngầm SSN quốc gia. Sang đầu thập niên 2030, trên cơ sở được sự phê chuẩn của Quốc hội Hoa Kỳ, phía Hoa Kỳ dự định bán cho Úc ba tàu ngầm lớp Virginia, cùng với khả năng bán thêm hai tàu ngầm khác nếu cần. Bước đi này sẽ giúp xây dựng một cách có hệ thống năng lực tàu ngầm SSN quốc gia của Úc cùng với các năng lực hỗ trợ tàu ngầm của nước này. Đến cuối thập niên 2030, phía Anh sẽ bàn giao tàu ngầm SSN-AUKUS đầu tiên cho Hải quân Hoàng gia Anh. Phía Úc cũng sẽ bàn giao tàu ngầm SSN-AUKUS đầu tiên được đóng tại Úc cho Hải quân Hoàng gia Úc vào đầu thập niên 2040. Kế hoạch này được thiết kế nhằm hỗ trợ Úc phát triển cơ sở hạ tầng, năng lực kỹ thuật, xây dựng ngành công nghiệp và nguồn nhân lực cần thiết để chế tạo, bảo dưỡng, vận hành và quản lý một hạm đội tàu ngầm trang bị vũ khí truyền thống và chạy bằng năng lượng hạt nhân an toàn. Phía Úc cũng đã cam kết đầy đủ đối với việc quản lý có trách nhiệm công nghệ đẩy hạt nhân dùng trong hải quân. Khi công bố về hợp tác AUKUS vào tháng 9 năm 2021, chúng tôi đã cam kết thiết lập những tiêu chuẩn chặt chẽ nhất về không phổ biến hạt nhân. Kế hoạch mà chúng tôi công bố hôm nay chính là để thực hiện cam kết này, đồng thời thể hiện vai trò lãnh đạo lâu dài của các bên, cũng như sự tuân thủ đối với các quy định về không phổ biến hạt nhân toàn cầu. Chúng tôi tiếp tục tham vấn ý kiến với Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế nhằm xây dựng cách tiếp cận không phổ biến hạt nhân, tạo ra tiền lệ vững chắc nhất cho việc xây dựng năng lực tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân. Kế hoạch của chúng tôi cũng giúp tăng cường năng lực công nghiệp cho cả ba quốc gia trong việc chế tạo và duy trì các tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân có khả năng phối hợp tốt với nhau trong nhiều thập kỷ tới, mở rộng sự hiện diện của mỗi quốc gia cũng như sự hợp tác trong khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, đồng thời đóng góp cho an ninh và ổn định toàn cầu. Thông qua những kết quả trên, AUKUS sẽ phản ánh rõ nguyên tắc về những hành động chung, khi được thực hiện thông qua các cơ chế đối tác, có thể mang lại lợi ích cho tất cả cả bên. Việc triển khai AUKUS cũng đòi hỏi cần có sự hợp tác về công nghệ mới và chia sẻ thông tin mạnh mẽ. Các nước tham gia đối tác cam kết tăng cường hợp tác ba bên nhằm củng cố năng lực chung của các nước thành viên, tăng cường chia sẻ thông tin và công nghệ, cũng như tích hợp các cơ sở công nghiệp và chuỗi cung ứng, đồng thời củng cố các cơ chế an ninh của mỗi nước. Trong hơn một thế kỷ qua, ba nước Úc, Vương quốc Anh và Hoa Kỳ đã sát cánh bên nhau, cùng với các nước đồng minh và đối tác khác, đóng góp cho việc duy trì hòa bình, ổn định và thịnh vượng trên toàn thế giới, bao gồm cả khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Chúng tôi tin tưởng vào một thế giới nơi tự do được bảo vệ, quyền con người và pháp quyền được tôn trọng, độc lập của các quốc gia có chủ quyền và trật tự quốc tế dựa trên luật lệ được duy trì. Các hoạt động được công bố ngày hôm nay sẽ giúp chúng ta thúc đẩy các mục tiêu có lợi cho tất cả các bên nói trên trong nhiều thập kỷ tới. Tuyên bố
54413
https://vi.wikisource.org/wiki/Tuy%C3%AAn%20b%E1%BB%91%20c%E1%BB%A7a%20Ngo%E1%BA%A1i%20tr%C6%B0%E1%BB%9Fng%20Hoa%20K%E1%BB%B3%20nh%C3%A2n%20d%E1%BB%8Bp%20ng%C3%A0y%20Qu%E1%BB%91c%20kh%C3%A1nh%20Vi%E1%BB%87t%20Nam
Tuyên bố của Ngoại trưởng Hoa Kỳ nhân dịp ngày Quốc khánh Việt Nam
BỘ NGOẠI GIAO HOA KỲ Văn phòng Người phát ngôn Thay mặt Hợp chúng quốc Hoa Kỳ, tôi xin gửi đến người dân Việt Nam những lời chúc và chúc mừng tốt đẹp nhất nhân dịp ngày Quốc khánh Việt Nam mùng 2 tháng 9. Hoa Kỳ và Việt Nam đã cùng nhau đạt được nhiều thành tựu trong việc thúc đẩy các ưu tiên chung về an ninh khu vực, sự thịnh vượng, ứng phó với biến đổi khí hậu, giải quyết các thách thức y tế toàn cầu, và tăng cường quan hệ giữa người dân hai nước. Tình hữu nghị của chúng ta được xây dựng trên nền tảng là sự ủng hộ của Hoa Kỳ đối với một nước Việt Nam vững mạnh, thịnh vượng và độc lập và cam kết lâu dài của chúng tôi đối với việc xử lý các vấn đề còn tồn lại sau chiến tranh và các vấn đề nhân đạo. Tôi mong sẽ tiếp tục hợp tác với Chính phủ và người dân Việt Nam nhằm mang lại sự thịnh vượng, hòa bình và ổn định cho cả hai quốc gia chúng ta và khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Tuyên bố
54415
https://vi.wikisource.org/wiki/Th%C3%B4ng%20c%C3%A1o%20v%E1%BB%81%20s%E1%BB%B1%20vi%C3%AAn%20t%E1%BB%8Bch%20c%E1%BB%A7a%20Thi%E1%BB%81n%20s%C6%B0%20Th%C3%ADch%20Nh%E1%BA%A5t%20H%E1%BA%A1nh%2C%20Thi%E1%BB%81n%20s%C6%B0%20Ph%E1%BA%ADt%20gi%C3%A1o%2C%20Nh%C3%A0%20ho%E1%BA%A1t%20%C4%91%E1%BB%99ng%20v%C3%AC%20H%C3%B2a%20b%C3%ACnh%20v%C3%A0%20Ng%C6%B0%E1%BB%9Di%20s%C3%A1ng%20l%E1%BA%ADp%20Truy%E1%BB%81n%20th%E1%BB%91ng%20L%C3%A0ng%20Mai
Thông cáo về sự viên tịch của Thiền sư Thích Nhất Hạnh, Thiền sư Phật giáo, Nhà hoạt động vì Hòa bình và Người sáng lập Truyền thống Làng Mai
Bà Marie Damour, Đại biện lâm thời, Phái đoàn Hoa Kỳ tại Việt Nam Hà Nội, ngày 22 tháng 1 năm 2022 Thay mặt Phái đoàn Hoa Kỳ tại Việt Nam, tôi xin gửi lời chia buồn sâu sắc trước sự viên tịch của Thiền sư Thích Nhất Hạnh, Thiền sư Phật giáo, Nhà hoạt động vì hòa bình, nhà sáng lập Truyền thống Làng Mai. Trong hơn 60 năm qua, Thiền sư Thích Nhất Hạnh là một người thầy, nhà lãnh đạo tinh thần được yêu mến và là nhà hoạt động không mệt mỏi vì hòa bình cho đất nước của mình và trên khắp thế giới. Những lời giảng dạy của ông, đặc biệt là về việc đưa chánh niệm vào cuộc sống hàng ngày, đã làm phong phú thêm cuộc sống của rất nhiều người Mỹ. Nhiều quan chức Hoa Kỳ, trong đó có Trợ lý Ngoại trưởng phụ trách Đông Á và Thái Bình Dương Daniel Kritenbrink, đã vinh dự được gặp Thiền sư Thích Nhất Hạnh. Lòng từ bi và sự tâm huyết của ông đối với đa nguyên tôn giáo đã để lại ấn tượng sâu sắc cho những người ông từng gặp. Thiền sư Thích Nhất Hạnh sẽ được nhớ đến như là một trong những nhà lãnh đạo tôn giáo nổi bật và có sức ảnh hưởng lớn nhất trên thế giới. Thông qua những lời dạy và tác phẩm văn chương của ông, di sản của ông sẽ còn lưu truyền mãi cho các thế hệ mai sau. Tuyên bố
54418
https://vi.wikisource.org/wiki/B%C3%A0i%20b%C3%A1o%20chung%20c%E1%BB%A7a%2024%20Ph%C3%A1i%20%C4%90o%C3%A0n%20Ngo%E1%BA%A1i%20Giao%20t%E1%BA%A1i%20Vi%E1%BB%87t%20Nam%20v%E1%BB%81%20cu%E1%BB%99c%20%C4%91i%E1%BB%81u%20tra%20%C4%91%E1%BB%99c%20l%E1%BA%ADp%20c%E1%BB%A7a%20OSCE
Bài báo chung của 24 Phái Đoàn Ngoại Giao tại Việt Nam về cuộc điều tra độc lập của OSCE
Bài báo chung của các Đại sứ và Trưởng Phái đoàn của Áo, Bỉ, Bungari, Canađa, Séc, Đan Mạch, Phần Lan, Pháp, Đức, Hy Lạp, Hungary, Ai Len, Ý, Hà Lan, Na Uy, Ba Lan, Rumani, Slovakia, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Thụy Sỹ, Ukraine, Anh và Hoa Kỳ tại Việt Nam Đại sứ Hans-Peter Glanzer – Áo; Đại sứ Paul Jansen – Bỉ; Đại sứ Marinela Petkova – Bungari; Đại sứ Vitezslav Grepl – Cộng hòa Séc; Đại sứ Kim Hojlund Christensen – Đan Mạch; Đại sứ Keijo Norvanto – Phần Lan; Đại sứ Nicolas Warnery – Pháp; Đại sứ Guido Hildner – Đức; Đại sứ Georgios Stilianopoulos – Hy Lạp; Đại sứ Csaba Őri – Hungary; Đại sứ John McCullagh – Ai len; Đại sứ Antonio Alessandro – Ý; Đại sứ Elsbeth Akkerman – Hà Lan; Đại sứ Grete Lochen – Na Uy; Đại sứ Wojciech Gerwel – Ba Lan; Đại sứ Cristina Romila – Rumani; Đại biện Lâm thời Pavol Svetik – Slovakia; Đại sứ Maria Pilar Mendez Jimenez – Tây Ban Nha; Đại sứ Ann Mawe – Thụy Điển; Đại sứ Ivo Sieber – Thụy Sỹ; Đại sứ Oleksandr Gaman – Ukraine; Đại sứ Gareth Ward – Vương quốc Anh, Đại sứ Marc Knapper – Hợp chủng quốc Hoa Kỳ; Đại biện Lâm thời Robert Bissett – Canađa. Cuộc điều tra độc lập của OSCE đã phát hiện ra các hành vi vi phạm luật pháp quốc tế rõ ràng của các lực lượng Nga ở Ukraine Vai trò của Tổ chức An ninh và Hợp tác Châu Âu (OSCE) có thể không được nhiều người biết đến ở Việt Nam, nhưng lại rất quan trọng trên trường quốc tế. Đây là một tổ chức liên chính phủ, với 57 quốc gia tham gia, đóng vai trò quan trọng trong việc chấm dứt Chiến tranh Lạnh và góp phần ngăn chặn các xung đột kể từ đó. Nga và Ukraine là thành viên của OSCE, cũng như tất cả các quốc gia là đồng tác giả bài báo này. Sau khi Nga xâm lược Ukraine vào hai tháng trước, các thành viên của OSCE đã yêu cầu tổ chức một cuộc điều tra về vi phạm và lạm dụng luật nhân đạo quốc tế và nhân quyền, do các chuyên gia độc lập thuộc Cơ chế Moscow của OSCE tiến hành. Báo cáo ban đầu, là kết quả của nhiệm vụ kéo dài suốt ba tuần nhằm tìm kiếm sự thật của ba chuyên gia OSCE, đã được công bố gần đây, và đã phát hiện ra nhiều trường hợp các lực lượng Nga ở Ukraine vi phạm luật pháp quốc tế một cách rõ ràng, với những bằng chứng đáng tin cậy về tội ác chiến tranh. Những loại vi phạm và tội ác nào được nêu trong bản báo cáo? Các chuyên gia độc lập đã phát hiện những mô hình rõ ràng về các hành vi vi phạm luật nhân đạo quốc tế của các lực lượng Nga, dẫn đến con số dân thường bị thương vong rất cao. Họ đã lưu lại những bằng chứng đáng tin cậy về việc vi phạm quyền được sống, quyền không bị tra tấn và các cách thức đối xử và trừng phạt vô nhân đạo và nhằm mục đích nhục mạ khác. Họ cũng tìm thấy bằng chứng về việc các đoàn xe nhân đạo và các cơ sở y tế bị tấn công, cũng như các vụ bắt bớ tùy tiện và giết người phi pháp. Các chuyên gia cũng thấy rằng, Nga đang không đồng ý sơ tán dân thường, hoặc đang vi phạm các thỏa thuận như vậy, bằng việc tấn công vào những người đang cố gắng rời đi. Việc cố tình bỏ đói thường dân như một công cụ của chiến tranh, bằng cách tước đoạt của họ những thứ thiết yếu để sinh tồn, cấu thành tội ác chiến tranh. Các chuyên gia độc lập của OSCE đã nhận được một số báo cáo đáng tin cậy, mà theo đó, các lực lượng Nga đã bắt giữ thường dân, kể cả các nhà báo, không theo bất kỳ quy trình nào, và hành hạ họ với nhiều biện pháp tương đương tra tấn. Điều này cũng cấu thành tội ác chiến tranh. Xung đột có tác động đặc biệt tiêu cực đến các cá nhân thuộc các nhóm dễ bị tổn thương, bao gồm phụ nữ, trẻ em, người già và người khuyết tật. Các chuyên gia độc lập của OSCE đã phát hiện ra nhiều trường hợp bạo lực giới liên quan đến cuộc xung đột, chẳng hạn như hiếp dâm, bạo lực hoặc quấy rối tình dục. Phụ nữ cũng phải đối mặt với nguy cơ buôn bán người ngày càng gia tăng, và với khó khăn trong việc tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe giới. Độ tin cậy của báo cáo của OSCE được củng cố bởi thực tế, rằng nó không hạn chế việc làm sáng tỏ các vi phạm của phía Ukraine, mặc dù những vi phạm này không thể nào so sánh được với các vi phạm thực hiện bởi phía Nga. Báo cáo của các chuyên gia độc lập của OSCE đã giúp phơi bày sự thật về cuộc chiến bất hợp pháp của Putin ở Ukraine. Bản báo cáo đã tìm thấy những bằng chứng đáng tin cậy về những tội ác chiến tranh gây ra ở Ukraine, mà đó là một sự sỉ nhục đối với nhân loại và sẽ làm ô danh nước Nga và Tổng thống Putin. Chúng tôi kêu gọi các nước ngoài châu Âu, trong đó có cả Việt Nam, hãy lên tiếng về các hành vi vi phạm luật nhân quyền và luật nhân đạo quốc tế của Nga, đồng thời phản đối những nỗ lực sử dụng vũ trang để vẽ lại bản đồ châu Âu. Tuyên bố
54420
https://vi.wikisource.org/wiki/Persinette
Persinette
Charlotte Rose de Caumont La Force Tiên nữ, Tales of Tales (1692) tại Pierre Mortier, Người bán sách , 1711( tr. 42 - 57 ). ◄ Đẹp hơn tiên nữKẻ Mê Hoặc ► Persinette PERSINETTE. Hai người tình trẻ tuổi đã kết hôn với nhau sau một thời gian dài theo đuổi tình yêu của họ: không gì bằng sự nồng nhiệt của họ: họ sống mãn nguyện và hạnh phúc, khiđể lấp đầy hạnh phúc, người vợ trẻ phát hiện mình có thai; & đó là một niềm vui lớn trong gia đình nhỏ này, họ thực sự muốn có một đứa con, ước muốn của họ đã được thỏa mãn. Xung quanh họ có một nàng Tiên rất tò mò muốn có một khu vườn xinh đẹp, người ta thấy ở đó có rất nhiều loại trái cây, cây cỏ và hoa lá. Vào thời điểm đó, rau mùi tây rất hiếm ở các quốc gia này; Tiên nữ đã mang một số từ Ấn Độ, và chúng không thể được tìm thấy ở bất cứ đâu trong nước ngoại trừ trong Khu vườn của cô ấy. Người vợ mới rất muốn ăn nó, và vì cô ấy biết rằng không dễ để thỏa mãn cô ấy, vì không có ai bước vào khu vườn này, cô ấy rơi vào nỗi đau buồn đến mức thậm chí khiến cô ấy không thể nhận ra trong mắt chồng. Anh dày vò cô để tìm ra nguyên nhân của sự thay đổi kỳ lạ xuất hiện trong tâm trí cũng như trong cơ thể cô: và sau khi chống cự cô quá nhiều, cuối cùng vợ anh cũng thú nhận với anh rằng cô rất muốn ăn một ít rau mùi tây. Người chồng thở dài, và trở nên bối rối trước một mong muốn quá khó để thỏa mãn:tuy nhiên, dường như không có gì khó khăn trong tình yêu, anh ấy đã đi ngày đêm quanh các bức tường của khu vườn này để cố gắng trèo lên đó; nhưng chúng có chiều cao khiến điều đó là không thể. Cuối cùng vào một buổi tối, anh thấy một trong những cánh cửa ra vườn mở . Họ nhẹ nhàng chui vào đó, và anh ta sung sướng đến mức vội vàng lấy một nắm rau mùi tây: anh ta đi ra ngoài như khi anh ta vào, mang theo chuyến bay của mình cho vợ anh ta, người đã ăn nó một cách ngấu nghiến và hai ngày sau đó, cô ấy cảm thấy nóng lòng muốn ăn nhiều hơn bao giờ hết. Mùi tây phải có hương vị tuyệt vời trong những ngày đó. Chồng tội nghiệp sau đó đã quay trở lại nhiều lần trong vô vọng: nhưng cuối cùng sự kiên trì của anh ta đã được đền đáp; anh ta lại thấy cửa khu vườn mở: anh ta bước vào đó, và rất ngạc nhiên khi nhìn thấy chính Bà tiên, người đã lớn tiếng mắng mỏ anh ta vì sự táo bạo mà anh ta đã đến một nơi mà không ai được phép vào. Người đàn ông tốt bụng bối rối quỳ xuống, xin lỗi và nói với anh ta rằng vợ anh ta sẽ chết nếu cô ấy không ăn một ít rau mùi tây; Gìlà thô thiển, và rằng mong muốn này là khá tha thứ. Chà, nàng tiên nói với cô ấy, tôi sẽ cho bạn bao nhiêu mùi tây tùy thích, nếu bạn sinh cho tôi đứa con mà vợ bạn sẽ sinh ra. Người chồng sau một hồi cân nhắc đã hứa, anh ta muốn lấy bao nhiêu rau mùi tây tùy thích. Khi thời điểm sinh nở đã đến, nàng tiên làm đồng cỏ cho người mẹ, người đã đưa vào thế giới một cô gái, người mà nàng tiên đặt tên là perſinette: cô ấy nhận cô ấy trong băng vải vàng, và anh ta đến quê hương của một thứ nước quý giá mà cô ấy có trong một đống tội ác, khiến cô ấy trở thành sinh vật vô cùng xinh đẹp của thế giới. Sau những buổi lễ làm đẹp này, Bà Tiên đón cô bé Persinette về nhà và nuôi nấng cô với tất cả sự chăm sóc có thể tưởng tượng được. Đó là một điều kỳ diệu, trước khi cô ấy tròn mười hai tuổi, và khi Tiên biết được cái chết của cô ấy, bà quyết định đánh cắp cô ấy khỏi số phận của mình . Với mục đích này, cô ấy đã xây dựng bằng bùa chú của mình một tòa tháp bạc ở giữa một khu rừng: điều bí ẩn nàyTour không có cửa để vào đó; có những căn hộ rộng lớn và đẹp đẽ, sáng sủa như thể ánh sáng mặt trời đã chiếu vào chúng, và đón nhận ngày mới nhờ ngọn lửa của những cây dương xỉ mà tất cả những căn phòng này đều tỏa sáng. Tất cả những gì cần thiết cho cuộc sống đều ở đó một cách tuyệt vời; tất cả của hiếm đã được thu thập ở nơi này. Persinette chỉ cần mở các ngăn kéo trong tủ của mình, cô đã thấy chúng chứa đầy những đồ trang sức đẹp nhất, tủ quần áo của cô lộng lẫy như của Nữ hoàng Afie, và không có món đồ thời trang nào mà cô không phải là người đầu tiên có. Cô ở một mình trong nơi ở xinh đẹp này, nơi cô không có gì để mong muốn ngoài việc bầu bạn; ngoài ra, tất cả những mong muốn của anh ấy đều được dự đoán và thỏa mãn. Không cần phải nói rằng trong tất cả các bữa ăn của cô ấy, những món ăn tinh tế nhất đã bổ sung dinh dưỡng cho cô ấy: nhưng tôi đảm bảo với bạn rằng vì cô ấy chỉ biết một mình Bà tiên, nên cô ấy không buồn chán trong sự cô đơn của mình, cô ấy đọc, cô ấy vẽ, cô ấy chơi nhạc cụ và tự giải trí với tất cả những điều mà một cô gái được nuôi dạy hoàn hảo không thể không biết. Tiên ra lệnh cho anh ta ngủ tạiđỉnh Tháp, nơi có một cửa sổ duy nhất; và sau khi đã đặt cô ấy trong sự cô độc quyến rũ này, cô ấy đi xuống bên cửa sổ này và trở về nhà. Persinette tự giải trí với hàng trăm thứ khác nhau ngay khi chỉ có một mình. Nếu cô ấy chỉ lục lọi trong băng cassette của mình, thì đó là một công việc đủ tuyệt vời; bao nhiêu người muốn có một cái như thế này: Khung cảnh nhìn từ cửa sổ của Tháp là khung cảnh đẹp nhất thế giới, vì bạn có thể nhìn thấy biển ở một bên và khu rừng rộng lớn ở bên kia; hai đối tượng này là số ít và quyến rũ. Persinette có một giọng hát thần thánh, cô ấy rất thích ca hát, và đó thường là trò giải trí của cô ấy, đặc biệt là khi cô ấy đang đợi Tiên. Cô ấy đến gặp cô ấy rất thường xuyên; & khi cô ấy ở dưới chân Tháp; cô ấy thường nói: Persinette, xõa tóc đi, để tôi lên. Đó là một trong những vẻ đẹp tuyệt vời của Persinette, mái tóc dài ba mươi thước mà không làm cô khó chịu: nó vàng óng như vàng ròng, buộc bằng những dải ruy băng màu vàng nhạt. đủ màu sắc; & khi cô ấy nghe thấy giọng nói của Nàng tiên, cô ấy cởi trói cho họ, đặt họ xuống và Nàng tiên đi lên. Một ngày nọ, khi Perfinette đang ở một mình bên cửa sổ, cô ấy bắt đầu hát hay nhất thế giới. Vào thời đó, một Hoàng tử trẻ đang đi săn, anh ta đã đuổi theo một con nai; Nghe thấy bài hát dễ chịu này, anh đến gần nó và nhìn thấy Perfinette trẻ tuổi, vẻ đẹp của cô ấy khiến anh ấy rung động, giọng hát của cô ấy đã quyến rũ anh ấy . Anh ta đi vòng quanh Tòa tháp chết chóc này hai mươi lần, và không thấy lối vào đó, anh ta nghĩ rằng mình sẽ chết vì đau buồn; anh ấy có tình yêu, anh ấy có sự táo bạo, anh ấy muốn có thể mở rộng Tháp. Persinette, ở bên cạnh, không nói nên lời khi nhìn thấy một người đàn ông quyến rũ như vậy: cô nhìn anh ta một lúc lâu hoàn toàn kinh ngạc, nhưng đột nhiên cô rút lui khỏi cửa sổ, nghĩ rằng đó là một con quái vật nào đó, nhớ lại đã nghe nói rằng có một số kẻ giết người bằng mắt, cô thấy vẻ ngoài của anh ta rất nguy hiểm. Hoàng tử tuyệt vọng khi thấy cô ấy biến mất như vậy; anh ta hỏi những ngôi nhà gần nhất nó là gì, anh ta được cho biết rằng một Tiên đã xây dựngTháp này, và đã nhốt một cô gái trẻ ở đó. Anh cưỡi ngựa đến đó dưới những tòa tháp; cuối cùng, anh ta ở đó rất lâu nên nhìn thấy Bà tiên đến, và nghe thấy cô ấy nói: Persinette, xõa tóc xuống, để tôi lên . Cùng lúc đó, anh nhận thấy rằng người đẹp này đang vén những lọn tóc dài của cô ấy và rằng Nàng tiên đang đi qua chúng, anh rất ngạc nhiên về cách đến thăm khác thường như vậy. Ngày hôm sau, khi nghĩ rằng thời gian đã trôi qua khi Nàng tiên đã quen với việc vào Tháp, anh ta rất sốt ruột chờ đợi màn đêm buông xuống, và tiến đến bên dưới cửa sổ, anh ta bắt chước giọng nói của Nàng tiên một cách đáng ngưỡng mộ và nói: Persinette, hãy xõa tóc xuống, để tôi lên. Persinette tội nghiệp, bị lừa dối bởi âm thanh của giọng nói này, chạy đến và vén mái tóc xinh đẹp của cô ấy, Hoàng tử trèo vào đó, và khi lên lầu, nhìn thấy mình ở cửa sổ, anh ấy nghĩ rằng mình sẽ ngã xuống cầu thang, khi anh ấy nhìn cận cảnh vẻ đẹp phi thường này: tuy nhiên, nhớ lại tất cả sự táo bạo tự nhiên của mình, anh ấy nhảy vào phòng, đặt mình dưới chân Persinette, anh ấy hôn đầu gối của cô ấy.một sự nhiệt tình có thể thuyết phục cô: lúc đầu cô sợ hãi, cô kêu lên, một lúc sau cô run rẩy, và không gì có thể trấn an cô, ngoại trừ khi cô cảm thấy trong trái tim mình nhiều tình yêu như cô đã đặt vào Hoàng tử. Anh ấy nói với cô ấy những điều đẹp đẽ nhất trên thế giới, mà cô ấy chỉ đáp lại bằng một cảm giác bất an khiến Hoàng tử hy vọng: cuối cùng, trở nên cứng rắn hơn, anh ấy đề nghị kết hôn với anh ấy ngay lập tức; cô ấy đồng ý với nó mà hầu như không biết mình đang làm gì, cô ấy đã hoàn thành toàn bộ buổi lễ theo cách tương tự. Kìa Hoàng tử hạnh phúc, Persinette cũng quen yêu chàng; họ gặp nhau hàng ngày và không lâu sau đó cô ấy có thai. Trạng thái không biết này khiến hắn vô cùng lo lắng, Thái tử nghi ngờ điều đó, sợ làm hắn buồn lòng cũng không giải thích. Nhưng Bà tiên đã đến gặp cô ấy, vừa xem xét cô ấy thì đã biết được bệnh tình của cô ấy . Ôi bất hạnh! cô ấy nói với anh ấy, bạn đã phạm phải một lỗi lớn, bạn sẽ bị trừng phạt vì điều đó, số phận không thể tránh khỏi, và tầm nhìn xa của tôi đã rất viển vông. Nói đến đây, cô nài nỉ anh ta bằng một giọng hống hách để thú nhận tất cả cuộc phiêu lưu của mình; cái gìĐôi mắt của Persinette tội nghiệp ướt đẫm nước mắt. Sau câu chuyện này, bà Tiên dường như không cảm động trước tất cả tình yêu mà Persinette đã nói với cô ấy một cách cảm động, và nắm lấy mái tóc của cô ấy, cô ấy cắt những sợi dây quý giá; sau đó cô ấy bắt cô ấy đi xuống, và cũng đi xuống qua cửa sổ. Khi họ ở dưới đáy, cô ấy bao bọc mình trong một đám mây, đưa cả hai đến mép biển ở một nơi rất vắng vẻ, nhưng đủ dễ chịu: có đồng cỏ, rừng cây, dòng nước ngọt, túp lều nhỏ làm bằng tán lá thường xanh; và bên trong có một luống cỏ biển, bên cạnh là một cái giỏ, trong đó có một số bánh quy khá ngon nhưng ăn không hết. Chính tại nơi này, Tiên nữ đã dẫn Perfinette, và rời bỏ cô ấy, Chính tại nơi này, cô đã sinh ra một Hoàng tử bé và một Công chúa nhỏ, và chính tại nơi này, cô đã nuôi nấng chúng và dành trọn thời gian để than khóc cho sự bất hạnh của mình. Nhưng nàng tiên không thấy sự trả thù của mình là đủ, cô ấy phải có Hoàng tử trong quyền lực của mình và trừng phạt anh ta. Ngay sau khi rời khỏi Persinette bất hạnh, cô ấy đi lên Tháp và bắt đầu hát theo giai điệu mà Persinette đã hát. Bà tiên xảo quyệt đã dứt khoát cắt chúng để lấy Persinette xinh đẹp, và trao chúng cho cô ấy. Hoàng tử tội nghiệp xuất hiện bên cửa sổ, nơi anh ta ít ngạc nhiên hơn là đau buồn vì không tìm thấy tình nhân của mình. Anh tìm cô; nhưng Tiên nữ nhìn anh ta với vẻ tức giận: Temeraire, cô ấy đã nói với anh ta, tội ác của anh là vô cùng, hình phạt sẽ rất khủng khiếp. Nhưng anh ta, không nghe những lời đe dọa chỉ liên quan đến một mình anh ta: Persinette ở đâu, anh ấy có trả lời cô ấy không? Cô ấy không còn dành cho bạn nữa, cô ấy trả lời. Sau đó, Hoàng tử, bị kích động bởi cơn đau dữ dội hơn là bị thôi thúc bởi sức mạnh của thuật Tiên, lao từ trên đỉnh Tháp xuống dưới. Anh ta đã phải bẻ gãy cả cơ thể mình hàng nghìn lần; anh ấy ngã mà không bị thương ngoài việc mất thị lực. Anh ta rất ngạc nhiên khi thấy mình không còn nhìn thấy gì nữa, anh ta ở lại một lúc dưới chân Tháp, rên rỉ và gọi tên Persinette hàng trăm lần. Anh đi hết sức có thể, lúc đầu còn dò dẫm, sau đó bước đi chắc chắn hơn; Anh ta như vậy, tôi không biết bao lâu mà không gặp bất cứ ai có thể giúp đỡ và hướng dẫn anh ta: anh ta ăn các loại thảo mộc và rễ cây mà anh ta gặp phải khi cơn đói dồn dập. Sau vài năm, một hôm, anh thấy mình khắc khoải nhớ đến những tình yêu và những bất hạnh của mình hơn thường lệ, anh nằm xuống dưới gốc cây và hướng mọi suy nghĩ của mình vào những suy tư buồn bã mà anh đang tạo ra. Nghề nghiệp này là tàn nhẫn với bất cứ ai nghĩ rằng họ xứng đáng có một số phận tốt hơn; nhưng đột nhiên anh ta bị đánh thức khỏi cơn mơ màng bởi âm thanh của một giọng nói quyến rũ mà anh ta nghe thấy. Những âm thanh đầu tiên này đi vào trái tim anh, chúng thâm nhập vào anh và mang đến đó những chuyển động nhẹ nhàng mà anh đã không quen từ lâu. Hỡi các vị thần! anh kêu lên, "đây là giọng nói của Persinette." Anh không nhầm đâu; anh ta đã đến sa mạc của mình một cách vô cảm. Nàng đang ngồi ở cửa căn nhà gỗ của mình và hát câu chuyện bất hạnh về tình yêu của mình: hai đứa trẻ xinh đẹp hơn cả ngày của nàng đang chơi với nhau cách nàng vài bước chân; và đi xa một chút, họ đến cái cây nơi Hoàng tử đang nằm. Họ vừa nhìn thấy ông, người này và người kia, nhào vào cổ áo ông, hôn ông hàng ngàn lần, bất cứ lúc nào cũng nói rằng ông là cha tôi. Họ gọi mẹ của họ, và kêu khóc đến nỗi bà chạy đến, không biết đó có thể là gì: cho đến lúc đó, sự cô độc của bà chưa bao giờ bị xáo trộn bởi bất kỳ sự cố nào. Nàng ngạc nhiên và vui mừng ra sao khi nhận ra người chồng thân yêu của mình? Không thể diễn đạt được điều này. Cô thốt lên một tiếng kêu thảm thiết bên cạnh anh, cú sốc của cô có thể sờ thấy được đến nỗi, do một tác động rất tự nhiên, cô đã rơi nước mắt. Nhưng ôi lạ thay! Những giọt nước mắt quý giá của cô vừa rơi xuống mắt Hoàng tử, khi chúng lập tức sáng trở lại, anh nhìn thấy rõ ràng như trước đây, và anh đã nhận được ân huệ này nhờ sự dịu dàng của Perfinette say đắm, người mà anh đã ôm trong tay, và người mà anh đã cho nhiều hơn gấp ngàn lầnvuốt ve hơn bao giờ hết anh đã cho cô. Thật là một cảnh tượng vô cùng cảm động khi nhìn thấy Hoàng tử đẹp trai, Công chúa duyên dáng này và những đứa trẻ đáng yêu này trong niềm vui và sự dịu dàng khiến họ vượt lên chính mình. Phần còn lại của ngày trôi qua như thế trong niềm vui thích này: nhưng khi trời tối, gia đình nhỏ này cần một ít thức ăn. Hoàng tử tưởng mình đang lấy bánh quy, bèn biến mình thành đá: chàng khiếp sợ trước điều phi thường này, thở dài đau đớn, những đứa trẻ tội nghiệp khóc lóc; người mẹ xin lỗi ít nhất muốn cho họ uống một ít nước, nhưng bà đã biến thành pha lê. Thật là một đêm! họ đã vượt qua nó đủ tệ, họ đã tin hàng trăm lần rằng nó sẽ là vĩnh cửu đối với họ. Ngay khi trời sáng, họ thức dậy và quyết định hái một số loại thảo mộc. nhưng cái gì! họ bị biến thành cóc, thành thú dữ; những con chim ngây thơ nhất đã trở thành rồng, những con quạ bay xung quanh chúng và cảnh tượng gây kinh hoàng. Tất cả đã kết thúc, Hoàng tử kêu lên, Persinette thân mến của tôi, tôitìm thấy bạn ở đó chỉ để mất bạn theo một cách khủng khiếp hơn. Hãy để chúng ta chết đi, Hoàng tử thân yêu của tôi, cô ấy đáp lại, hôn anh ấy một cách dịu dàng, và để kẻ thù của chúng ta thậm chí ghen tị với cái chết ngọt ngào của chúng ta. Những đứa con nhỏ đáng thương của họ nằm trong vòng tay của họ trong tình trạng yếu đuối khiến họ cận kề cái chết. Ai mà không xúc động khi thấy gia đình đáng thương này chết như vậy? Vì vậy, một phép lạ thuận lợi đã xảy ra với họ: Tiên nữ cảm động và trong khoảnh khắc đó nhớ lại tất cả sự dịu dàng mà cô ấy đã cảm thấy trước đây đối với Persinette đáng yêu, cô ấy tự di chuyển đến nơi họ đang ở, cô ấy xuất hiện trong một Cỗ xe sáng chói bằng vàng và đá quý, cô ấy đưa họ lên đó, đặt mình vào giữa những người tình may mắn này, và đặt những đứa con xinh xắn của họ dưới chân họ trên những viên gạch tráng lệ: cô ấy dẫn họ theo cách này đến Cung điện của Nhà vua, cha của Hoàng tử. Chính tại đó, niềm vui sướng tột độ, họ đón được chàng Hoàng tử đẹp như tiên, mà chúng tôi nghĩ đã mất quá lâu; và anh thấy mình thật hài lòng khi thấy mình được nghỉ ngơi sau khi bị cơn bão kích động đến mức không có gì trên thế giớikhông thể so sánh với niềm hạnh phúc khi anh ta sống với người bạn đời hoàn hảo của mình . Những người phối ngẫu dịu dàng, hãy học hỏi từ những điều này, Rằng sẽ có lợi khi luôn chung thủy, Nỗi đau, công việc, mối quan tâm cháy bỏng nhất, Mọi thứ cuối cùng cũng dịu đi, Khi nhiệt huyết là của nhau: Chúng ta dũng cảm may mắn, chúng ta vượt qua số phận, Miễn là hai Vợ chồng đồng ý.
55107
https://vi.wikisource.org/wiki/Lu%E1%BA%ADt%20Giao%20d%E1%BB%8Bch%20%C4%91i%E1%BB%87n%20t%E1%BB%AD%20n%C6%B0%E1%BB%9Bc%20C%E1%BB%99ng%20h%C3%B2a%20x%C3%A3%20h%E1%BB%99i%20ch%E1%BB%A7%20ngh%C4%A9a%20Vi%E1%BB%87t%20Nam
Luật Giao dịch điện tử nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Luật Giao dịch điện tử nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2005 Luật Giao dịch điện tử nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2023
55108
https://vi.wikisource.org/wiki/Lu%E1%BA%ADt%20Gi%C3%A1%20n%C6%B0%E1%BB%9Bc%20C%E1%BB%99ng%20h%C3%B2a%20x%C3%A3%20h%E1%BB%99i%20ch%E1%BB%A7%20ngh%C4%A9a%20Vi%E1%BB%87t%20Nam
Luật Giá nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Luật Giá nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2012 Luật Giá nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2023
55118
https://vi.wikisource.org/wiki/Lu%E1%BA%ADt%20B%E1%BA%A3o%20v%E1%BB%87%20quy%E1%BB%81n%20l%E1%BB%A3i%20ng%C6%B0%E1%BB%9Di%20ti%C3%AAu%20d%C3%B9ng%20n%C6%B0%E1%BB%9Bc%20C%E1%BB%99ng%20h%C3%B2a%20x%C3%A3%20h%E1%BB%99i%20ch%E1%BB%A7%20ngh%C4%A9a%20Vi%E1%BB%87t%20Nam
Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2010 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2023
55453
https://vi.wikisource.org/wiki/Ng%E1%BB%8Dc%20l%C3%AA%20h%E1%BB%93n
Ngọc lê hồn
Dưới hoa của Nhượng Tống (1928 và 1929, chỉ dịch 15 chương đầu) Ngọc lê hồn do Ngô Văn Triện dịch (1930, dịch đủ 30 chương)
55584
https://vi.wikisource.org/wiki/Ng%E1%BB%A5y%20th%C6%B0%20Giac%C3%B4b%C3%AA
Ngụy thư Giacôbê
Nỗi đau khổ của Gioakim I 1. Sử ký của mười hai chi tộc Israel có ghi rằng có một người tên Gioakim, rất giàu có, đem lễ vật gấp đôi, nói rằng: Phần lễ vật dư của tôi sẽ chia cho toàn dân, còn những gì tôi dâng trong chuộc tội lỗi của tôi sẽ thuộc về Chúa, để Ngài tỏ lòng nhân từ với tôi. 2. Khi ngày lớn của Đức Giê-hô-va đã đến, dân Y-sơ-ra-ên đem lễ vật mình đến. Ru-bên đứng trước mặt Gio-a-kim và nói với ông rằng: Không được phép dâng lễ vật trước vì ngươi chưa sinh được con cháu trong Y-sơ-ra-ên. 3. Gioakim vô cùng đau buồn, ông đi xem hồ sơ của mười hai chi tộc Israel và tự nhủ: Tôi sẽ xem trong hồ sơ của mười hai chi tộc xem liệu tôi có phải là người duy nhất không sinh được con cháu trong Israel hay không. Và ông đã điều tra và phát hiện ra rằng tất cả những người công chính đã sinh ra con cái ở Israel. Nhưng ông nhớ đến tộc trưởng Áp-ra-ham, và rằng Đức Chúa Trời, trong những ngày cuối cùng của ông, đã ban cho ông Y-sác làm con trai. 4. Gioakim vô cùng đau khổ, không đến gặp vợ mà rút lui vào hoang mạc. Ông dựng lều ở đó, kiêng ăn bốn mươi ngày bốn mươi đêm và tự nhủ: “Ta sẽ không ăn không uống cho đến khi Chúa, Thiên Chúa của ta, đến thăm ta, và lời cầu nguyện sẽ là thức ăn và thức uống của ta”. nỗi đau của Anna Edit II 1. Còn Anna, vợ Giao Kim, bật khóc, than thở về nỗi đau kép của mình và nói: Tôi sẽ than khóc cảnh góa bụa, và tôi cũng sẽ than khóc sự son sẻ của mình. 2. Và khi ngày trọng đại của Chúa đã đến, Judith, người hầu của bà, nói với bà: Sự chán nản trong lòng bà sẽ kéo dài bao lâu? Này, ngày trọng đại của Chúa đã đến, khi các con không được phép khóc. Nhưng hãy lấy tấm màn che này mà bà chủ đã đưa cho tôi, mà tôi không thể đeo được, vì tôi là người hầu, và nó có dấu hiệu của hoàng gia. 3. Anna nói: Hãy tránh xa tôi ra, vì tôi sẽ không mặc bộ đồ đó, vì Chúa đã hạ nhục tôi rất nhiều. Có lẽ một kẻ biến thái nào đó đã đưa cho bạn tấm màn đó và bạn đến để biến tôi thành đồng phạm trong lỗi lầm của bạn. Judith trả lời: Tôi muốn điều ác nào cho anh, vì Chúa đã giáng cho anh sự son sẻ, đến nỗi anh không sinh hoa trái ở Israel? 4. Còn Anna, vô cùng đau khổ, đã cởi quần áo tang, gội đầu, mặc váy dạ hội, rồi vào khoảng giờ thứ chín, cô đi xuống vườn dạo bộ. Và ông nhìn thấy một cây nguyệt quế, ông đứng dưới bóng mát của nó và cầu nguyện với Chúa rằng: Lạy Thiên Chúa của tổ tiên con, xin ban phước lành cho con và nhận lời cầu nguyện của con, như Ngài đã ban phước cho tử cung của Sa-ra và ban cho bà là con trai của bà là Y-sác. Tiếng khóc của Anna sửa III 1. Và, ngước mắt lên trời, anh ta nhìn thấy một tổ chim, và anh ta rên rỉ và tự nhủ: Khốn cho tôi! Ai đã sinh ra tôi, và lòng dạ nào đã sinh ra tôi? Vì tôi đã trở thành vật để rủa sả cho dân Y-sơ-ra-ên, chúng đã sỉ nhục tôi và dùng lời chế nhạo đuổi tôi ra khỏi đền thờ Đức Giê-hô-va. 2. Khốn cho tôi! Tôi giống ai? Không phải với chim trời, vì ngay cả chim trời cũng sinh sản trước mặt Ngài, lạy Chúa. 3. Khốn cho tôi! Tôi giống ai? Không phải với các loài thú trên đất, bởi vì ngay cả các loài thú trên đất cũng sinh sản trước mặt Chúa, Chúa ơi. 4. Khốn cho tôi! Tôi giống ai? Không phải những vùng nước này, bởi vì ngay cả những vùng nước này cũng sinh hoa trái trước mặt Ngài, lạy Chúa. 5. Khốn cho tôi! Tôi giống ai? Không phải đất này, vì ngay cả đất này cũng sinh hoa quả đúng mùa, và xin Chúa ban phước cho Ngài. lời hứa thiêng liêng chỉnh sửa IV 1. Và kìa, một thiên thần của Chúa hiện ra và nói với cô: Anna, Anna, Chúa đã nghe và đáp lại lời cầu nguyện của bạn. Ngươi sẽ thụ thai và sinh con, dòng dõi ngươi sẽ được đồn vang khắp đất. An-ne thưa: “Thật như Giê-hô-va Đức Chúa Trời tôi hằng sống, nếu tôi sinh con, dù trai hay gái, tôi sẽ đem nó làm của lễ dâng lên Giê-hô-va Đức Chúa Trời tôi, và Ngài sẽ hầu việc Ngài trọn ngày”. cuộc sống của anh ấy. . 2. Nầy, có hai người đưa tin đến nói với nàng rằng: Gioakim, chồng nàng đang dẫn bầy chiên đến cùng nàng. Vì sứ thần Chúa đã đến gặp ông và nói: Gioakim, Gioakim, Chúa đã nghe và nhậm lời cầu nguyện của ông. Hãy ra khỏi đây vì Anna, vợ của bạn, sẽ thụ thai trong bụng cô ấy. 3. Gioakim đi ra, gọi những kẻ chăn chiên mình mà nói rằng: Hãy mang về cho tôi mười con chiên con không tì vít chi, chúng sẽ dâng cho Giê-hô-va Đức Chúa Trời tôi; và mười hai con bê, chúng sẽ dành cho các thầy tế lễ và Hội đồng trưởng lão; và một trăm con dê, chúng sẽ dành cho người nghèo trong thành. 4. Nầy, Gioakim dẫn đàn chiên đến, Anna đang đợi trước cửa nhà, thấy anh đi đến liền chạy về phía anh, vòng tay qua cổ anh và nói: Bây giờ tôi biết rằng Lạy Chúa, Thiên Chúa của con, đã ban cho con tràn đầy phúc lành; bởi vì tôi đã là góa phụ, và tôi không còn là góa phụ nữa; Tôi không có con và tôi sắp thụ thai một đứa con trong bụng mình. Và Gioakim đã nghỉ ngơi tại nhà mình vào ngày đầu tiên đó. việc thụ thai Đức Maria V 1. Ngày hôm sau, ông dâng lễ vật và tự nhủ rằng: Nếu Đức Chúa là Thiên Chúa nhân từ với ta, Người sẽ cho ta được nhìn thấy chiếc đĩa vàng của Đại Tế Lễ. Và, sau khi dâng lễ vật của mình, anh ta nhìn chằm chằm vào chiếc đĩa của Đại tư tế khi bước lên bàn thờ, và anh ta không nhận thấy bất kỳ vết bẩn nào trên người mình. Và Gioakim nói: Bây giờ tôi biết rằng Chúa thương xót tôi và Ngài đã tha thứ cho tôi mọi tội lỗi. Và ông rời khỏi đền thờ của Chúa và trở về nhà mình. 2. Anna đã mãn tháng, ngày thứ chín thì sinh con. Và cô ấy hỏi bà đỡ: Tôi đã sinh ra đứa con gì? Bà đỡ trả lời: Một bé gái. Và Anna trả lời: Linh hồn tôi đã được tôn vinh vào ngày này. Và anh đặt cô bé vào giường cũi. Và sau khi thời hạn hợp pháp trôi qua, Anna tắm rửa, cho con bú và đặt tên là Maria. Sinh nhật đầu tiên của Maria VI 1. Và cô gái ngày càng trưởng thành hơn. Và khi cô được sáu tháng tuổi, mẹ cô đặt cô xuống đất để xem cô có thể đứng được hay không. Và cô gái bước bảy bước, rồi tiến về phía mẹ cô, người đã bế cô lên và nói: Lạy Chúa, con sẽ không bước đi trên mặt đất cho đến ngày mẹ đưa con đến đền thờ Đấng Tối Cao. Và ông đã thiết lập một nơi tôn nghiêm trong phòng ngủ của mình và không cho phép ông chạm vào bất cứ thứ gì ô uế hoặc không tinh khiết. Và ông gọi những cô con gái đồng trinh của người Do Thái, những người được bảo tồn không bị ô uế, và những người đã giải trí cho đứa bé bằng những trò chơi của họ. 2. Khi con gái được một tuổi, Gioakim tổ chức một bữa tiệc lớn, mời các tư tế, kinh sư, Hội đồng kỳ lão và toàn dân Israel đến dự. Và ông đã giới thiệu cô gái cho các linh mục, và họ ban phước cho cô ấy và nói: Lạy Chúa của cha ông chúng ta, xin ban phước lành cho cô bé này và đặt cho cô ấy một cái tên sẽ được lặp lại qua nhiều thế kỷ, qua nhiều thế hệ. Và mọi người nói: Cứ như vậy đi, cứ như vậy đi. Và Gioakim đã giới thiệu cô bé với các thầy tế lễ cả, và họ đã ban phước cho cô ấy và nói: Lạy Chúa trên cao, xin hãy hướng ánh mắt của bạn đến cô bé này và ban cho cô ấy phước lành tối cao. 3. Mẹ nàng đem nàng vào nơi thánh trong phòng ngủ và cho nàng bú. Và Anna đã hát một bài hát cho Chúa là Thiên Chúa, rằng: Ngài sẽ ca ngợi Chúa là Thiên Chúa của tôi, bởi vì Ngài đã viếng thăm tôi, và đã loại bỏ khỏi tôi những lời lăng mạ của kẻ thù của tôi và đã ban cho tôi hoa quả công lý của Ngài cả một và nhiều người, trước mặt Ngài. Ai sẽ báo cho các con của Ru-bên biết rằng An-ne đang cho con bú? Hỡi mười hai chi tộc Y-sơ-ra-ên, hãy biết, biết rằng bà Anna đang cho con bú. Và anh ta để cô gái nghỉ ngơi trong phòng ngủ thánh thiện, rồi đi ra ngoài phục vụ khách. Và khi bữa tiệc đã xong, mọi người ra về trong niềm hân hoan, tôn vinh Thiên Chúa của Israel thánh hiến Đức Maria trong đền thờ sửa VII 1. Và các tháng nối tiếp nhau đối với cô gái. Và khi cô được hai tuổi, Gioakim nói: Chúng ta hãy đưa cô ấy đến đền thờ của Chúa, để thực hiện lời hứa với cô ấy, kẻo cô ấy đòi hỏi cô ấy từ chúng tôi và từ chối lễ vật của chúng tôi. Và Anna trả lời: Hãy đợi đến năm thứ ba, để cô gái không nhớ chúng ta. Và Gioakim trả lời: Hãy chờ đợi. 2. Khi cô bé được ba tuổi, Gioakim bảo: Hãy gọi các con gái người Do Thái còn trinh trắng đến, mỗi người hãy cầm một ngọn đèn và thắp những ngọn đèn này lên, để cô gái không quay lại, và để lòng anh em không hướng về bất cứ điều gì ngoài đền thờ Chúa. Và họ đã làm theo lời được truyền cho đến lúc họ lên đền thờ Chúa. Thầy tế lễ thượng phẩm đón lấy cô gái, ôm lấy cô, ban phước cho cô và kêu lên: Chúa đã tôn vinh danh con qua mọi thế hệ. Và nơi bạn, cho đến ngày cuối cùng, Chúa sẽ thể hiện sự cứu chuộc mà Ngài đã ban cho con cái Israel. 3. Ông đặt cô gái ngồi trên bậc thứ ba của bàn thờ. Đức Giê-hô-va ban ân điển xuống trên cô, cô đứng trên chân mình nhảy múa và cả nhà Y-sơ-ra-ên đều yêu mến cô. tuổi dậy thì của Maria VIII 1. Và cha mẹ cô rời khỏi ngôi đền với lòng đầy ngưỡng mộ và tôn vinh Đấng toàn năng, vì cô gái đã không quay trở lại. Còn Đức Maria vẫn ở trong đền thờ Chúa, được nuôi dưỡng như chim bồ câu và nhận thức ăn từ tay thiên thần. 2. Khi Ma-ri được mười hai tuổi, các thầy tế lễ họp nhau lại và nói rằng: Này Ma-ri được mười hai tuổi trong đền thờ của Chúa. Chúng ta sẽ làm gì với nó để nó không làm ô uế nơi thánh? Và họ nói với Vị Đại Tế Lễ: Anh, người coi sóc bàn thờ, hãy vào cầu nguyện cho Đức Maria, và chúng tôi hãy làm những gì Chúa mạc khải cho anh. 3. Và vị linh mục vĩ đại, mặc bộ đồ mười hai chiếc chuông, bước vào Nơi Chí Thánh và cầu nguyện cho Đức Maria. Và kìa sứ thần Chúa hiện đến với ông và nói: Xa-cha-ri, Xa-cha-ri, hãy ra tập hợp tất cả những người đàn ông góa bụa trong dân, và để họ đến, mỗi người cầm một cây gậy, và bất cứ ai mà Chúa sai đến. ngạc nhiên thay, đó sẽ là vợ của Mary. Các sứ giả đi ra khắp miền Giu-đê. Tiếng kèn của Chúa vang lên, và tất cả những người đàn ông góa bụa đều đến theo lời kêu gọi của Ngài.
55872
https://vi.wikisource.org/wiki/B%C3%A1o%20c%C3%A1o%20c%E1%BB%A7a%20B%E1%BB%99%20Ngo%E1%BA%A1i%20giao%20Hoa%20K%E1%BB%B3%20v%E1%BB%81%20t%C3%ACnh%20h%C3%ACnh%20nh%C3%A2n%20quy%E1%BB%81n%20n%C4%83m%202019
Báo cáo của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ về tình hình nhân quyền năm 2019
TÓM TẮT Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nhà nước độc tài do một đảng duy nhất – Đảng Cộng sản Việt Nam – cầm quyền, dưới sự lãnh đạo của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân. Cuộc bầu cử Quốc hội gần đây nhất được tổ chức vào năm 2016 đã diễn ra không tự do và không công bằng, mặc dù có sự cạnh tranh hạn chế giữa các ứng viên đã được Đảng Cộng sản Việt Nam xem xét kỹ lưỡng. Bộ Công an chịu trách nhiệm về an ninh trong nước và quản lý đội ngũ công an, một cơ quan điều tra an ninh quốc gia đặc biệt và các đơn vị an ninh khác trong nước. Quân đội nhân dân Việt Nam hỗ trợ các nhà chức trách dân sự cung cấp hoạt động cứu trợ vào những thời điểm xảy ra thiên tai. Chính quyền dân sự duy trì sự kiểm soát hiệu quả đối với các lực lượng an ninh. Những vấn đề lớn về quyền con người ở Việt Nam bao gồm: việc tước đoạt sinh mạng trái luật hoặc tùy tiện của chính quyền; bị ép buộc đưa đi mất tích; tra tấn bởi nhân viên chính phủ; bắt và giam giữ người tùy tiện của chính quyền; tù nhân chính trị; những vấn đề lớn về tính độc lập của tư pháp; sự can thiệp tùy tiện hoặc trái luật vào đời sống riêng tư; những hình thức tồi tệ nhất của hạn chế tự do biểu đạt, tự do báo chí, tự do Internet, bao gồm bắt và truy tố tùy tiện những người chỉ trích chính quyền, kiểm duyệt, đóng các trang mạng, ra các luật về hành vi phỉ báng mang tính chất hình sự; can thiệp đáng kể vào quyền tự do hội họp hòa bình và tự do lập hội; hạn chế đáng kể tự do đi lại, trong đó có việc cấm xuất cảnh đối với các nhà hoạt động; hạn chế sự tham gia chính trị; các hành vi tham nhũng lớn; cấm các tổ chức công đoàn độc lập; buôn bán người; sử dụng lao động trẻ em cưỡng bức. Đôi khi chính quyền đã có hành động khắc phục, bao gồm việc truy tố đối với các quan chức vi phạm pháp luật; nhưng công an và các quan chức nhà nước thường vi phạm mà không bị trừng phạt. Phần 1. Tôn trọng sự toàn vẹn của con người, kể cả quyền không bị: a. Tước đoạt sinh mạng tùy tiện và giết người trái luật hoặc vì động cơ chính trị Đã có các báo cáo cho thấy các quan chức hoặc nhân viên khác dưới sự chỉ huy của Bộ Công an hoặc cơ quan công an cấp tỉnh đã giết người tùy tiện hoặc trái pháp luật, trong đó có báo cáo về ít nhất 07 vụ chết người liên quan đến các cán bộ công an đang thi hành công vụ. Trong hầu hết các trường hợp, chính quyền hoặc cung cấp ít thông tin liên quan đến các cuộc điều tra về những cái chết này, hoặc thông báo những cái chết đó là do tự tử hoặc do các vấn đề về sức khỏe. Đôi khi nhà chức trách đã sách nhiễu và hăm dọa những gia đình chất vấn công an về việc xác định nguyên nhân cái chết. Trong một số ít trường hợp, chính quyền đã truy cứu trách nhiệm đối với các cán bộ công an, thường là vài năm sau khi nạn nhân chết. Mặc dù đã có hướng dẫn của Tòa án nhân dân tối cao về truy cứu các cán bộ công an làm chết người bị tạm giam về tội giết người, các cán bộ này thường chỉ bị truy cứu với tội nhẹ hơn. Gia đình của những người chết trong khi bị công an tạm giam cho biết họ bị nhà chức trách địa phương sách nhiễu và hành hạ. Ngày 22 tháng 4, Nguyễn Văn Quang được đưa từ trại giam đến bệnh viện ở Nghệ An và chết vài giờ sau đó trong khi đang bị công an canh gác. Nhà chức trách địa phương đã tiến hành điều tra và kết luận rằng ông Quang chết do viêm não. Nhà chức trách tỉnh Nghệ An khẳng định rằng ông Quang có các biểu hiện ốm mệt vào đầu tháng 4 và đã được điều trị và chăm sóc thích hợp trong thời gian bị giam giữ. Tuy nhiên, gia đình ông Quang nói rằng họ đã vào thăm ông và nhận thấy vào đầu tháng 4 ông ta vẫn đang khỏe mạnh, và phủ nhận rằng ông Quang có bất kỳ vấn đề nào về sức khỏe trước đây. Gia đình nói với luật sư và báo chí rằng thi thể của ông Quang có các vết bầm tím ở ngực và đầu và một xương sườn bị gãy. Ngày 4 tháng 4, hai cựu công an viên Nguyễn Tuấn Anh và Bùi Ngọc Nghĩa ở quận Ô Môn, thành phố Cần Thơ, lãnh án 8 năm tù về tội “cố ý gây thương tích” cho người bị tạm giữ. Tháng 8 năm 2018, hai cựu công an viên này đã đánh đập anh Nguyễn Chí Hiếu ở gần đồn công an địa phương, viện lý do anh Hiếu bất hợp tác sau khi bị yêu cầu dừng xe để kiểm tra. Anh Hiếu được đưa đến bệnh viện và tử vong ba ngày sau đó. Tòa án cũng tuyên buộc các bị cáo phải bồi thường cho gia đình anh Hiếu 350 triệu đồng. b. Mất tích Vào tháng 1, blogger Đài phát thanh châu Á tự do Trương Duy Nhất mất tích tại Băng Cốc, Thái Lan một ngày sau khi nộp đơn xin tị nạn cho Cao ủy Liên Hợp quốc về người tị nạn (UNHCR). Một số tổ chức phi chính phủ trong nước và quốc tế cho biết nhà chức trách Việt Nam và Thái Lan đã phối hợp giam giữ và đưa ông Nhất quay trở lại Việt Nam. Vợ ông Nhất cho biết bà không nhận được thông báo gì về tung tích của chồng bà cho đến ngày 15 tháng 3, khi bà nhận được một cuộc điện thoại nặc danh thông báo rằng ông Nhất đang ở trại tạm giam T16 ở phía bắc Hà Nội. Các quan chức Bộ Công an nói rằng ông Nhất bị bắt vì “gây thiệt hại kinh tế cho Nhà nước” và không liên quan đến hoạt động vận động nhân quyền của ông. Luật sư đầu tiên của ông Nhất bị khởi tố về tội phạm liên quan đến tài chính sau khi nhận bào chữa vụ này và do đó không đủ tư cách đại diện cho ông Nhất, ông Nhất sau đó đã thuê một luật sư khác. Lịch mở phiên tòa xét xử ông Nhất vẫn chưa được ấn định chính thức. c. Tra tấn và đối xử hoặc trừng phạt dã man, vô nhân đạo hay đê hèn khác Hiến pháp nghiêm cấm việc tra tấn, dùng bạo lực, cưỡng ép, trừng phạt thân thể hoặc bất kỳ hình thức đối xử nào xâm phạm thân thể, sức khỏe, hoặc danh dự, nhân phẩm người bị giam giữ. Pháp luật nghiêm cấm hành hạ thân thể người bị giam giữ, nhưng các nghi can thường xuyên báo cáo về việc cảnh sát, nhân viên an ninh mặc thường phục và nhân viên tại các trung tâm giam giữ người nghiện ma túy vẫn thường ngược đãi và tra tấn các nghi can trong quá trình bắt, thẩm vấn và giam giữ. Công an, kiểm sát viên và các cơ quan giám sát chính phủ hiếm khi tiến hành điều tra các báo cáo cụ thể về tình trạng ngược đãi này. Một số nhà hoạt động cho biết họ bị đe dọa đến tính mạng bởi các cá nhân mặc thường phục mà họ tin rằng có liên hệ với chính quyền. Việc hành hạ người bị giam giữ không giới hạn ở các nhà hoạt động hay những người liên quan đến chính trị. Công an thường xuyên sử dụng bạo lực quá mức khi bắt người. Ngày 7 tháng 3, công an địa phương mời anh Phạm Hoàng Tú đến đồn công an xã An Điền, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre để thẩm vấn về một món nợ tiền đánh bạc mà Tú quả quyết rằng không có. Nguyễn Văn Lẳm, một cán bộ công an huyện, đã hỏi Tú một số câu hỏi, sau đó được cho là đã đánh vào mặt, ngực và đầu Tú. Theo báo cáo, các cán bộ công an địa phương khác đang ngồi nhậu ở gần đó cũng tham gia đánh đập và dọa nạt Tú. Trước khi cho Tú ra về, các cán bộ công an bắt Tú giặt áo và ký vào một bản cam kết không bị đánh đập. Tú nói rằng anh bị đau đầu và sang chấn tâm lý trong nhiều tháng sau khi bị đánh. Vào tháng 6, sau khi gia đình anh Tú gửi đơn tố cáo, công an huyện khẳng định nội dung tố cáo là đúng và kỷ luật “khiển trách” ba cán bộ công an liên quan đến sự việc trên. Điều kiện ở nhà tù và các trại giam giữ Có sự khác biệt đáng kể về điều kiện giam giữ giữa các trại giam và các tỉnh khác nhau. Điều kiện ở hầu hết các trại giam là khắc khổ nhưng nhìn chung không đe dọa đến tính mạng. Chế độ ăn uống không đầy đủ và thực phẩm không sạch, phòng giam quá chật chội, thiếu nước uống và điều kiện vệ sinh nghèo nàn tiếp tục là những vấn đề nghiêm trọng. : Theo luật, người bị tạm giam chờ xét xử bị giam giữ tách biệt với tù nhân đã bị kết án. Trên thực tế, truyền thông và các nhà hoạt động báo cáo rằng đã có những trường hợp trong đó người bị tạm giam bị giam giữ chung với tù nhân đã bị kết án. Chính quyền thường giam giữ tù nhân nam và nữ tách biệt nhau, nhưng vẫn có một số trường hợp ngoại lệ ở các trại tạm giam địa phương. Mặc dù chính quyền thường giam giữ người chưa thành niên tách biệt với người lớn, nhưng trong một số ít trường hợp, người chưa thành niên vẫn bị giam giữ chung với người lớn trong một thời gian ngắn. Nhà chức trách đôi khi giam trẻ em ở trong tù cùng với mẹ cho đến khi các em được ba tuổi, theo một cựu tù nhân chính trị. Năm 2017, Bộ Công an công bố báo cáo tổng kết 5 năm về thi hành án hình sự giai đoạn 2011-2016, đây là báo cáo gần đây nhất công bố thông tin về vấn đề này. Báo cáo thừa nhận rằng tình trạng thiếu cơ sở vật chất có chất lượng tốt và các trại giam quá chật chội là những thách thức vẫn còn tiếp diễn. Báo cáo cho biết diện tích sàn trung bình là 5,44 feet vuông trên 1 tù nhân, trong khi mức tiêu chuẩn phải đạt được là 6,6 feet vuông trên 1 tù nhân. Các cựu tù nhân cho biết công an dùng sách đánh đập người bị tạm giữ để tránh lộ các vết bầm tím. Các cán bộ quản trại không ngăn chặn được tình trạng bạo lực giữa các tù nhân. Ngày 19 tháng 3, tù nhân Nguyễn Tiến Anh đã dùng dao sát hại bạn tù Trần Văn Lợi tại căng tin trại giam Xuân Hà (tỉnh Hà Tĩnh) sau khi hai bên đánh nhau trong tình trạng say rượu. Một số tù nhân chính trị đã từng hoặc đang bị giam giữ và gia đình họ cho biết các tù nhân nhận được lượng thức ăn không đầy đủ và kém chất lượng. Người nhà tù nhân vẫn tiếp tục khẳng định một cách đáng tin cậy rằng tù nhân sẽ được thêm thức ăn hoặc được đối xử tốt hơn nếu biết hối lộ cán bộ quản trại. Tù nhân được chăm sóc y tế cơ bản, mặc dù trong nhiều trường hợp các cán bộ quản trại đã ngăn không cho người nhà mang thuốc vào cho tù nhân và trạm xá trong tù không xem xét kỹ hồ sơ y tế trước khi giam giữ của tù nhân. Nhà chức trách biệt giam tù nhân trong khoảng thời gian tiêu chuẩn là 3 tháng. Các báo cáo cho biết nhà chức trách ở các trại giam cũng giam giữ một số người chuyển giới ở khu biệt lập do không biết nên giam những người đó ở khu nam hay khu nữ. : Không có hệ thống thanh tra trại giam nào hoạt động để tù nhân có thể nộp đơn khiếu nại, nhưng pháp luật có quy định về việc giám sát thi hành án hình sự của Quốc hội, Hội đồng nhân dân và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, một tổ chức chuyên giám sát các tổ chức xã hội do chính phủ Việt Nam bảo trợ. Bộ Công an cho biết các tù nhân có thể nộp đơn khiếu nại chính thức cho Viện kiểm sát. Tuy nhiên, đơn khiếu nại trước hết phải nộp cho các cán bộ quản trại mà những người này thường là đối tượng bị khiếu nại, nên hầu hết các quan sát viên cho rằng quy trình này có khiếm khuyết. Nhà chức trách chỉ cho tù nhân gặp gia đình mỗi tháng một lần không quá một giờ và nói chung cho phép người nhà chu cấp thêm đồ bao gồm tiền, thực phẩm và chăn đệm cho tù nhân. Các tù nhân Công giáo và gia đình họ báo cáo rằng các mục sư không được phép đến thăm tù nhân để thực hiện nghi lễ xưng tội. Truyền thông cho biết thỉnh thoảng các nhà sư thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam được mời đến các trại giam để nói chuyện về Phật giáo, hướng dẫn tù nhân thực hành thiền định, hoặc hành lễ. Ngày 4 tháng 8, trụ trì Chùa Phổ Chiếu và nhiều chức sắc Phật giáo ở Hải Phòng đã tổ chức đại lễ Vu Lan với sự tham gia của 250 phạm nhân ở trại giam Xuân Nguyên, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng. Trước đó, các cán bộ quản trại cũng cho phép chùa đặt tượng Quan Âm Bồ Tát ở khu trại giam và cho phép phạm nhân hành lễ trước tượng hàng tháng. Một số mục sư đạo Tin lành báo cáo rằng đôi khi họ được các trung tâm cai nghiện mời đến để chia sẻ kinh nghiệm cai nghiện dựa vào đức tin của họ. Người nhà của các cựu tù nhân và tù nhân đang bị giam giữ cho biết một số nhà chức trách không cho phép tù nhân nhận tài liệu tôn giáo khi đang bị giam giữ, mặc dù các quy định pháp luật cho phép tù nhân được tiếp cận các tài liệu đó. Chẳng hạn, Lê Đình Lượng không được phép tiếp cận Kinh thánh, trong khi Hồ Đức Hòa được phép tiếp cận, và tín đồ Phật giáo Hòa Hảo Thuần Túy Bùi Văn Trung được phép nhận kinh Phật giáo Hòa Hảo Thuần Túy đã qua kiểm duyệt. : Các cán bộ Ủy ban Chữ thập đỏ Quốc tế địa phương và khu vực không yêu cầu và cũng không đến thăm các trại giam trong năm qua. d. Bắt người hoặc giam giữ tùy tiện Hiến pháp quy định rằng việc bắt bất kỳ cá nhân nào cũng phải có quyết định của tòa án hoặc viện kiểm sát, trừ trường hợp “phạm tội một cách rõ ràng”. Luật cho phép chính quyền bắt và giam giữ người “đến khi kết thúc điều tra” đối với các tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, trong đó có các vụ án về an ninh quốc gia. Người bị giam giữ có thể khiếu nại tính hợp pháp của việc họ bị giam giữ với cơ quan đã bắt họ, trừ trường hợp khiếu nại dựa trên căn cứ chính trị, nhưng người bị giam giữ hoặc người đại diện của họ không có quyền khiếu nại tính hợp pháp của việc bắt người trước tòa án. Nhà chức trách thường xuyên bắt các nhà hoạt động và nghi can phạm tội hình sự tại nhà mà không có cáo buộc phạm tội. Thủ tục bắt và đối xử với người bị giam giữ Theo luật, công an nói chung cần có lệnh của Viện kiểm sát nhân dân về việc bắt nghi can, dù trong một số trường hợp công an cần quyết định của tòa án. Có nhiều trường hợp các nhà hoạt động bị giam giữ bởi các cá nhân mặc thường phục mà không có lệnh bắt. Bộ luật tố tụng hình sự cũng cho phép công an có quyền “bắt người” mà không cần lệnh bắt trong “trường hợp khẩn cấp”, chẳng hạn như có bằng chứng chứng minh một người đang chuẩn bị thực hiện tội phạm hoặc khi công an phát hiện một người phạm tội quả tang. Các luật sư bảo vệ nhân quyền đồng quan điểm rằng việc giam giữ người mà không có lệnh bắt là một thực tiễn phổ biến. Các luật sư và các tổ chức phi chính phủ về nhân quyền báo cáo rằng trong nhiều trường hợp, công an “mời” các cá nhân đến trình diện tại đồn công an mà không cung cấp lý do rõ ràng. Những cá nhân này sẽ bị giữ lại trong nhiều giờ và bị thẩm vấn hoặc bị yêu cầu viết hoặc ký vào các báo cáo. Nhiều trường hợp như vậy không có liên quan gì đến chính trị hoặc các vấn đề nhạy cảm. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp các nhà hoạt động bị giam giữ bởi các cá nhân mặc thường phục mà không có lệnh bắt. Công an có thể tạm giữ nghi phạm trong 72 giờ mà không cần lệnh bắt. Trong các trường hợp này, Viện Kiểm sát nhân dân phải ra quyết định phê chuẩn hoặc không phê chuẩn việc bắt người trong vòng 12 giờ sau khi nhận được thông báo từ công an. Trên thực tế, nhất là trong các vụ án có động cơ chính trị, các thủ tục này không được áp dụng thống nhất và chặt chẽ. Trong vụ án liên quan đến blogger Trương Duy Nhất (xem mục 1.b. ở trên), nhiều tổ chức phi chính phủ báo cáo rằng sau khi ông Nhất trở về Việt Nam, nhà chức trách cắt đứt mọi liên lạc và giam giữ ông ở một trại tạm giam ở Hà Nội, đến tháng 6 mới công bố việc giam giữ ông Nhất mà không cung cấp thông tin cụ thể về việc ông ta bị bắt khi nào và như thế nào. Theo luật sư đầu tiên của ông Nhất, công an tiến hành khám xét nhà của ông Nhất trong cùng ngày bắt mặc dù ngày ghi trên lệnh bắt là ngày 16 tháng 1. Gia đình ông Nhất được phép đến thăm ông lần đầu tiên vào ngày 20 tháng 6, khoảng 6 tháng sau khi ông này được ghi nhận là mất tích. Luật quy định phải ghi âm, ghi hình các cuộc hỏi cung bị can trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử. Trong trường hợp không thể tiến hành ghi âm, ghi hình, chỉ được phép hỏi cung nếu người bị hỏi cung đồng ý. Luật yêu cầu quy định này phải được áp dụng thống nhất trên cả nước từ ngày 1 tháng 1 năm 2020. Theo luật, Viện Kiểm sát nhân dân phải ban hành quyết định điều tra chính thức đối với người bị tạm giữ và thông báo cho bị can hoặc người đại diện hợp pháp của họ trong vòng ba ngày kể từ ngày bắt; nếu không, công an phải thả nghi phạm. Luật cho phép Viện kiểm sát nhân dân đề nghị tòa án có thẩm quyền đối với vụ án gia hạn thời gian tạm giữ hai lần, mỗi lần ba ngày, tối đa là chín ngày trước khi bắt đầu điều tra. Bộ luật hình sự giảm thời hạn tạm giam để điều tra, kể cả đối với các tội phạm nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng. Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, một người có thể bị tạm giam đến 20 tháng. Tuy nhiên, luật cho phép Viện kiểm sát nhân dân tối cao tạm giam một người “đến khi kết thúc điều tra” trong trường hợp phạm tội “đặc biệt nghiêm trọng”, trong đó có các tội xâm phạm an ninh quốc gia. Chỉ sau khi kết thúc điều tra, các nghi phạm mới bị buộc tội chính thức. Trong thời gian nghi phạm bị tạm giam, nhà chức trách có quyền từ chối không cho người nhà vào thăm; họ thường xuyên từ chối quyền này của những người bị bắt với cáo buộc xâm phạm an ninh quốc gia và các tội khác có liên quan như “gây rối trật tự công cộng”. Luật cho phép bảo lãnh tại ngoại dưới hình thức đặt tiền hoặc tài sản có giá trị như một biện pháp thay thế tạm giam, nhưng hiếm khi nhà chức trách áp dụng. Luật yêu cầu các cơ quan chức năng phải thông báo cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo về các quyền của họ theo quy định của pháp luật, bao gồm cả quyền có luật sư trong vòng ba ngày kể từ ngày bị bắt. Theo luật, chính quyền phải chỉ định luật sư bào chữa cho bị cáo nếu bị cáo hoặc người đại diện hợp pháp của họ không nhờ luật sư bào chữa trong các trường hợp: 1) bị cáo bị buộc tội theo khung hình phạt có mức án cao nhất là tử hình theo quy định của bộ luật hình sự, hoặc 2) bị cáo là người chưa thành niên hoặc người bị khuyết tật về thể chất hoặc bị coi là mất khả năng nhận thức. Chính phủ cũng chỉ định luật sư trong một số vụ án nhất định, bao gồm các vụ án có bị cáo là 1) người có công lao đóng góp đáng kể cho Việt Nam; 2) thành viên hộ nghèo hoặc cận nghèo; 3) người dân tộc thiểu số ở các địa phương nghèo, vùng sâu vùng xa; và 4) người chưa thành niên. Chính phủ cũng có thể chỉ định luật sư trong các vụ án mà bị cáo hoặc gia đình họ là: nạn nhân chất độc da cam, người cao tuổi hoặc người khuyết tật, người chưa thành niên, nạn nhân bạo lực gia đình, nạn nhân buôn người, người nhiễm HIV. Mặc dù luật cho phép người bị giam giữ được tiếp xúc với luật sư từ lúc bị tạm giữ, nhưng nhà chức trách dùng nhiều cách trì hoãn quan liêu để ngăn không cho người bị giam giữ tiếp xúc với luật sư một cách kịp thời. Trong nhiều trường hợp, nhà chức trách chỉ cho phép luật sư tiếp cận với thân chủ của họ hoặc tiếp cận chứng cứ chống lại thân chủ ngay trước khi vụ án được đưa ra xét xử và do đó luật sư không có đủ thời gian để chuẩn bị bào chữa. Trong những vụ án được điều tra theo luật an ninh quốc gia, chính quyền thường xuyên sử dụng các cách thức trì hoãn quan liêu để cấm luật sư bào chữa tiếp cận với thân chủ cho đến khi các cán bộ kết thúc điều tra và nghi phạm đã chính thức bị buộc tội. Không có quy định chuẩn trong luật hoặc văn bản hành chính về thời hạn nghi phạm phải được đưa đến trình diện một cán bộ tòa án. Thời hạn này là khác nhau tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng và tính chất của hành vi phạm tội. Thời hạn tối đa là 20 tháng. Tuy nhiên, trong những trường hợp phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, bao gồm các tội xâm phạm an ninh quốc gia, luật cho phép tạm giam “cho đến khi kết thúc điều tra”. Người bị giam giữ có quyền thông báo cho người nhà về việc họ bị bắt. Mặc dù công an nhìn chung có thông báo cho gia đình người bị giam giữ về nơi giam giữ, nhưng Bộ Công an đã giam giữ nhiều blogger và nhà hoạt động bị tình nghi xâm phạm an ninh quốc gia mà không cho họ liên lạc. Tính đến tháng 11, vẫn chưa có quyết định khởi tố nào được ban hành đối với vụ án blogger Huỳnh Thị Tố Nga, người thường xuyên chia sẻ các quan điểm chỉ trích chính quyền trên tài khoản Facebook cá nhân. Gia đình cho biết bà Nga mất tích từ cuối tháng 1; đến tháng 4 họ mới nhận được thông báo xác nhận chính thức về tung tích của bà. Gia đình bà Nga nói với báo chí độc lập rằng đến cuối tháng 10, nhà chức trách vẫn tiếp tục từ chối yêu cầu vào thăm của gia đình bà Nga và nói rằng bà Nga đang trong quá trình bị điều tra. Đến nay, vẫn chưa có quyết định khởi tố nào trong vụ này. : Việc bắt và giam giữ tùy tiện, đặc biệt đối với các nhà hoạt động chính trị và các cá nhân phản đối việc thu hồi đất hoặc các sự việc bất công khác vẫn còn là một vấn đề nghiêm trọng. Các nhà hoạt động cho biết các cán bộ Bộ Công an hành hung các tù nhân chính trị để lấy cung hoặc sử dụng các thủ đoạn khác để buộc họ viết bản nhận tội, trong đó có việc chỉ đạo bạn tù hành hung họ hoặc hứa hẹn đối xử tốt hơn. Một số nhà hoạt động cũng báo cáo về việc công an thường xuyên thẩm vấn họ để lấy thông tin buộc tội các nhà hoạt động nhân quyền khác. Nhà chức trách giam giữ nhiều nhà hoạt động tôn giáo và chính trị một cách tùy tiện ở các mức độ khác nhau như giam giữ tại nhà, trên xe, tại đồn công an địa phương, tại “các trung tâm bảo trợ xã hội”, hoặc tại cơ quan chính quyền địa phương. Nhà chức trách cũng thường giam giữ các nhà hoạt động nhân quyền khi họ trở về từ các chuyến đi ra nước ngoài. Việc giam giữ này xảy ra phổ biến nhất trong khoảng thời gian diễn ra các sự kiện có khả năng thu hút sự chú ý rộng rãi của công chúng. Trước hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều diễn ra từ ngày 25 đến 28 tháng 2 tại Hà Nội, khoảng một chục nhà hoạt động và blogger tập trung ở các địa điểm công cộng hoặc dọc theo các phố chính, nhưng thực tế không phải là biểu tình, đã bị tạm giữ ở các đồn công an địa phương ở Hà Nội mà không có cáo buộc nào trong nhiều giờ trước khi họ được thả. Ngày 27 tháng 3, Cơ quan an ninh điều tra thuộc Bộ Công an đã giữ nhà hoạt động Cao Vĩnh Thịnh ở trụ sở cơ quan này trong hơn 10 giờ để chất vấn về hoạt động vận động bảo vệ môi trường của bà. Vào tháng 3, bà Thịnh và nhóm Cây Xanh của bà đã cho ra mắt phim tài liệu “Đừng sợ”, trong đó tập trung vào các hoạt động diễn ra sau vụ xả chất thải độc hại trái phép của nhà máy thép Formosa ở Hà Tĩnh năm 2016. Vụ xả thải này đã khiến cho cá chết hàng loạt ở Vịnh Bắc Bộ. : Thời gian cho phép tạm giam để điều tra, tức là thời hạn tạm giam chờ xét xử, sẽ khác nhau tùy vào mức độ phạm tội: 3 tháng đối với tội ít nghiêm trọng, 16 tháng đối với các trường hợp phạm tội rất nghiêm trọng, và 20 tháng đối với các tội đặc biệt nghiêm trọng. Nhà chức trách thường tạm giam quá thời hạn này mà không bị xử phạt, và các nhà hoạt động cho biết công an và kiểm sát viên thường kéo dài thời hạn tạm giam chờ xét xử nhằm trừng phạt hoặc gây sức ép để những người bảo vệ nhân quyền phải nhận tội. Theo luật, nhà chức trách phải cung cấp căn cứ để tạm giam quá thời hạn 4 tháng, nhưng các báo cáo cho biết các cán bộ tòa án thường xuyên bỏ qua việc công an hoặc kiểm sát viên không tuân thủ quy định này khi xét xử các vụ án hình sự. Việc kéo dài thời hạn tạm giam chờ xét xử không chỉ áp dụng đối với các nhà hoạt động. Truyền thông nhà nước cho biết năm 2018, 230 người bị tạm giữ, tạm giam vượt quá thời hạn quy định. Khả năng của người bị giam giữ được yêu cầu xem xét lại tính hợp pháp của việc giam giữ trước tòa án: Người bị giam giữ không có quyền này. Người bị bắt hoặc bị giam giữ thông thường có thể yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xem xét lại quyết định giam giữ. Nếu cơ quan này kết luận rằng quyết định đó không đúng đắn, người bị giam giữ có thể được bồi thường thiệt hại. e. Từ chối xét xử công khai và công bằng Luật pháp quy định tính độc lập của thẩm phán và hội thẩm nhân dân, song hệ thống tư pháp dễ chịu ảnh hưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam thông qua Bộ Công an. Trong năm qua, có các báo cáo đáng tin cậy rằng ảnh hưởng chính trị, vấn nạn tham nhũng, hối lộ và sự thiếu hiệu quả đã bóp méo hệ thống tòa án rất nhiều. Hầu hết, nếu không phải là tất cả, các thẩm phán đều là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam và đều do Đảng Cộng sản Việt Nam và các quan chức địa phương sàng lọc trong quá trình lựa chọn để quyết định sự phù hợp với vị trí thẩm phán. Thẩm phán được tái bổ nhiệm 5 năm một lần sau khi được các cán bộ đảng xem xét. Quyền lực của Đảng đặc biệt rõ ràng trong những vụ án nổi tiếng và những trường hợp mà trong đó nhà chức trách buộc tội bị cáo về hành vi tham nhũng, chống lại hoặc làm tổn hại đến Đảng và nhà nước. Các luật sư bào chữa thường phàn nàn rằng trong nhiều vụ án, có vẻ các thẩm phán đã xác định bị cáo có tội trước khi tiến hành xét xử. Vẫn có các báo cáo đáng tin cậy cho rằng nhà chức trách đã gây sức ép để các luật sư bào chữa không nhận bào chữa cho các thân chủ là nhà hoạt động tôn giáo hay dân chủ và chất vấn luật sư về động cơ của họ khi bào chữa cho các thân chủ này. Nhà chức trách cũng hạn chế, sách nhiễu, bắt và khai trừ khỏi đoàn luật sư các luật sư bảo vệ nhân quyền làm đại diện cho các nhà hoạt động chính trị. Mặc dù bộ luật hình sự mới vẫn giữ nguyên quy định buộc luật sư vi phạm đặc quyền bảo mật thông tin giữa luật sư và thân chủ trong các vụ án liên quan đến an ninh quốc gia hoặc các tội nghiêm trọng khác, nhưng đã bỏ quy định này đối với các tội khác ít nghiêm trọng. Ngày 2 tháng 7, cơ quan điều tra công an tỉnh Khánh Hòa đã khởi tố vợ chồng luật sư Trần Vũ Hải về tội trốn thuế và cấm họ rời khỏi nơi cư trú ở Hà Nội. Sau đó Bộ Công an đã từ chối đề nghị của ông Hải về việc bào chữa cho nhà hoạt động đang bị giam giữ Trương Duy Nhất vì lý do ông Hải bị khởi tố (xem mục 1.b.). Với việc khởi tố bị can, công an được khám xét nơi làm việc của ông Hải và tịch thu các tài liệu nhạy cảm liên quan đến việc bào chữa cho các nhà hoạt động nhân quyền, trong đó có Trương Duy Nhất. Ngày 15 tháng 11, một tòa án ở Nha Trang đã tuyên phạt luật sư bảo vệ nhân quyền Trần Vũ Hải 12 đến 15 tháng cải tạo không giam giữ về tội trốn thuế. Theo luật, nhà chức trách phải đề nghị đoàn luật sư địa phương, trung tâm trợ giúp pháp lý hoặc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chỉ định luật sư bào chữa trong các vụ án hình sự có bị can, bị cáo là người chưa thành niên, người bị khuyết tật về thể chất hoặc tâm thần, và người bị buộc tội theo khung hình phạt có mức án cao nhất là tử hình. Thủ tục xét xử Mặc dù Hiến pháp quy định quyền được xét xử công khai và công bằng, quyền này không được thực thi một cách thống nhất. Luật quy định rằng bị cáo vô tội cho đến khi chứng minh được người đó có tội. Bị cáo có quyền được cung cấp thông tin nhanh chóng và chi tiết về các cáo buộc chống lại họ, nhưng quyền này hiếm khi được tôn trọng. Bị cáo có quyền được xét xử kịp thời, và các phiên tòa thường công khai trước công chúng, nhưng trong các vụ án nhạy cảm, các thẩm phán đã xét xử kín hoặc hạn chế chặt chẽ người dự phiên tòa. Nhà chức trách nhìn chung cho phép bị cáo thực hiện quyền có mặt tại phiên tòa. Đôi khi tòa án không cho bị cáo thực hiện quyền lựa chọn luật sư mà chỉ định luật sư cho họ. Bộ luật tố tụng hình sự quy định cho phép bị cáo được xếp ngồi cạnh luật sư bào chữa của họ, mặc dù đây không phải là thực tiễn phổ biến. Bị cáo có quyền liên hệ với luật sư tại phiên tòa đối với trường hợp họ bị cáo buộc về tội mà có thể phải chịu hình phạt 15 năm tù hoặc nặng hơn, bao gồm cả các vụ án mà bị cáo bị buộc tội theo khung hình phạt cao nhất là tử hình. Mặc dù luật sư bào chữa có quyền đối chất với các nhân chứng, nhưng đã có nhiều vụ án mà bị cáo cũng như luật sư của mình không biết nhân chứng nào sẽ được triệu tập, hoặc không được phép đối chất với các nhân chứng hoặc phản bác các lời khai chống lại bị cáo. Trong các phiên tòa xét xử các tội phạm về chính trị, bị cáo cũng như luật sư của họ không được phép thẩm tra hoặc xem xét các chứng cứ của bên công tố. Bị cáo có quyền bào chữa, nhưng luật không quy định rõ ràng về việc bị cáo có quyền triệu tập nhân chứng. Các thẩm phán chủ tọa những phiên tòa nhạy cảm về chính trị thường không cho phép luật sư bào chữa và bị cáo thực hiện các quyền của họ theo quy định của luật. Luật quy định rằng ngôn ngữ nói và viết trong tố tụng hình sự là tiếng Việt, nhưng nhà nước cung cấp người phiên dịch nếu những người tham gia tố tụng sử dụng một ngôn ngữ nói hoặc viết khác. Luật không quy định cụ thể dịch vụ phiên dịch đó có miễn phí hay không. Tòa án áp dụng hệ thống tố tụng thẩm vấn, trong đó thẩm phán đóng vai trò chủ yếu trong việc đặt câu hỏi và xác định các tình tiết của vụ án tại phiên tòa. Nhà chức trách đã cho phép các nhà ngoại giao nước ngoài quan sát phiên tòa thông qua truyền hình mạch kín trong ba vụ án nổi tiếng. Ngày 19 tháng 8, các nhà ngoại giao đã quan sát một phiên tòa xét xử tội phạm buôn người và một phiên tòa hình sự thường trong năm qua, trong đó có ba cá nhân liên quan bị buộc tội xâm phạm an ninh quốc gia. Trong hầu hết các phiên tòa này, luật sư bào chữa được tòa án cho thời gian để trình bày trước hội đồng xét xử và hỏi các thân chủ, nhưng họ không được phép triệu tập nhân chứng chính thức hoặc thẩm tra các chứng cứ của bên công tố. Trong các vụ án khác liên quan đến các cá nhân bị buộc tội xâm phạm an ninh quốc gia, thẩm phán đôi khi không cho luật sư bào chữa được lập luận thay mặt thân chủ của mình trước tòa. Người bị kết án có quyền kháng cáo ít nhất một lần. Tù nhân chính trị và người bị giam giữ vì lý do chính trị Các tổ chức phi chính phủ ước tính rằng đến tháng 11, nhà chức trách đã giam giữ từ 100 đến 260 cá nhân vì lý do chính trị hoặc tôn giáo. Theo một tổ chức phi chính phủ, từ ngày 1 tháng 1 đến 25 tháng 9, nhà chức trách đã tạm giam 19 người và kết án 31 người (hầu hết là những người bị tạm giam trong những năm trước) vì họ thực hiện các quyền con người đã được quốc tế công nhận, trong đó có quyền tự do biểu đạt và tự do lập hội. Đa số những người bị kết án có liên hệ đến việc đăng blog và biểu tình phản đối các dự luật về đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt và luật an ninh mạng. Những người khác bị kết án bao gồm các cá nhân đăng blog và phản đối việc thu phí đường cao tốc theo mô hình xây dựng – kinh doanh – chuyển giao bị kết án về tội “gây rối trật tự công cộng”; một blogger kêu gọi biểu tình trong thời gian diễn ra Hội nghị thượng định Hà Nội vào tháng 2 bị kết án về tội “làm, tàng trữ, phát tán, truyền bá thông tin, tài liệu, đồ vật nhằm chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”; và một tín đồ đạo Tin lành Đề Ga ở Tây Nguyên bị kết án về tội “phá hoại chính sách đoàn kết”. Nhà chức trách ở trại giam thường giam tù nhân chính trị theo nhóm nhỏ tách biệt với cộng đồng tù nhân nói chung và đối xử với họ theo cách khác biệt. Một số tù nhân chính trị được hưởng điều kiện vật chất tốt hơn nhưng bị sách nhiễu về tâm lý nhiều hơn. Trong các trường hợp khác, tù nhân chính trị bị sách nhiễu bởi cả nhà chức trách ở trại giam và các bạn tù, và đôi khi, việc sách nhiễu của bạn tù là do cán bộ trại giam khởi xướng. Trong nhiều trường hợp, lịch sinh hoạt hàng ngày của tù nhân chính trị khác biệt với lịch sinh hoạt của cộng đồng tù nhân nói chung và họ không có cơ hội rời buồng giam để làm việc hoặc tương tác với cộng đồng tù nhân nói chung. Các cán bộ trại giam thường biệt giam tù nhân chính trị với thời hạn dài hơn so với thời hạn biệt giam 3 tháng đối với các tù nhân khác. Chẳng hạn, người nhà của Nguyễn Văn Hóa cho biết ông Hóa bị áp dụng biện pháp kỷ luật dưới hình thức biệt giam từ tháng 5 đến tháng 9. Khẩu phần được cấp cho tù nhân chính trị có vẻ bị hạn chế hơn so với các tù nhân khác. Các cựu tù nhân chính trị cho biết họ chỉ được nhận hai bát cơm nhỏ và rau mỗi ngày, thường bị trộn lẫn các chất lạ như côn trùng hoặc sạn. Người nhà của nhiều nhà hoạt động đang bị giam giữ đã từng bị ốm hoặc đổ bệnh trong tù khẳng định rằng việc điều trị y tế ở trại là không đầy đủ khiến cho bệnh tình diễn biến phức tạp hơn và để lại hậu quả lâu dài. Nhà hoạt động đòi các quyền dân chủ Nguyễn Trung Tôn bị bệnh thận và nhiễm trùng ở chân mà không được điều trị. Gia đình ông Tôn nói rằng tình trạng nhiễm trùng này xuất phát từ một vết thương do cán bộ trại giam gây ra. Nhà chức trách trại giam từ chối không cho ông Tôn dùng thuốc do gia đình gửi vào trại. Gia đình nhà hoạt động Lê Đình Lượng, người bị kết án 20 năm tù về tội “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”, nói với các quan chức đại sứ quán nước ngoài rằng các cán bộ quản trại từ chối không cho ông Lượng tiếp cận thuốc nhập khẩu để điều trị bệnh tim và nói rằng các tù nhân phải dùng đơn thuốc trong nước để điều trị bệnh này, nhưng sau đó không cho ông Lượng tiếp cận bác sĩ có thể kê đơn thuốc đó. Ông Lượng bị biệt giam 4 tháng ở Trại tạm giam tỉnh Nghệ An mà không được tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, nhưng hiện đã được trở về buồng giam thường. Các nhà chức trách thường giam giữ tù nhân chính trị ở các địa điểm xa gia đình của họ, gây khó khăn cho người nhà đến thăm và thường xuyên không thông báo cho người nhà về việc chuyển trại. Ngày 3 tháng 1, khi vợ của Lê Đình Lượng đến thăm chồng thì mới biết chồng bà đã bị chuyển từ trại tạm giam Nghi Kim thuộc tỉnh Nghệ An đến trại tạm giam Nam Hà thuộc tỉnh Hà Nam, cách trại cũ khoảng 190 dặm. Cũng trong tháng 1, Nguyễn Trung Trực bị chuyển từ một trại tạm giam ở Quảng Bình đến Trại tạm giam số 5 thuộc tỉnh Thanh Hóa, nhưng sau khi chuyển trại, gia đình mới được thông báo. Các cán bộ Bộ công an đôi khi cấm tù nhân chính trị đọc và viết. Các tù nhân chính trị và người nhà của họ cho biết các cán bộ quản trại đôi khi thu hồi, hạn chế, từ chối hoặc trì hoãn quyền được thăm viếng và không cho phép họ chu cấp thêm đồ cho người thân. Vợ của Trương Minh Đức cho biết các cán bộ quản trại ở huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An liên tiếp cắt ngang cuộc trò chuyện giữa hai vợ chồng bà bất cứ khi nào nội dung trò chuyện không trực tiếp liên quan đến các vấn đề gia đình. Khi hai vợ chồng bàn luận về cuộc sống của các tù nhân chính trị khác, cuộc gặp của họ bị buộc chấm dứt. Các cán bộ quản trại thường buộc kết thúc trước giờ hoặc rút ngắn các cuộc gặp có nội dung vượt ra ngoài các vấn đề về gia đình. Trong năm qua, nhiều tù nhân chính trị tổ chức tuyệt thực để phản đối việc họ bị ngược đãi. Vào tháng 5, nhà chức trách biệt giam Nguyễn Văn Hóa 10 ngày có cùm chân, sau đó biệt giam thêm 6 tháng, với lý do là ông Hóa từ chối ký vào các tờ giấy trắng bởi cho rằng nhà chức trách sẽ làm giả mạo bản nhận tội. Từ ngày 10 tháng 6 đến 21 tháng 7, ông Hóa và các bạn tù khác tuyệt thực tại Trại giam số 6, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An, để phản đối quyết định tháo quạt ra khỏi các buồng giam của cán bộ quản trại trong những ngày hè nóng nhất. Các đại diện ngoại giao của nước ngoài đã thực hiện các chuyến thăm tù nhân chính trị ở cả các trại tạm giam và trại giam. Các chuyến thăm này bị giám sát và không cho họ cơ hội đánh giá độc lập đối với các tù nhân hay đối với điều kiện trại giam. Giống như các năm trước, tòa án tiếp tục tuyên án nghiêm khắc đối với các cá nhân hoạt động vận động có tổ chức hoặc có liên hệ với các nhóm ở nước ngoài. Chẳng hạn, vào tháng 7, một tòa án ở thành phố Hồ Chí Minh tuyên phạt Huỳnh Đức Thanh Bình và Trần Long Phi tương ứng 10 và 8 năm tù về tội “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”. Một trong số các tội danh mà các nhà hoạt động thường bị cáo buộc nhiều nhất là tội “sản xuất, tàng trữ, phát tán, truyền bá thông tin, tài liệu chống lại nhà nước”. Ít nhất 6 cá nhân đã lãnh án từ 5 đến 8 năm tù về tội này. Các vụ án này đều được các tổ chức phi chính phủ và truyền thông lưu lại hồ sơ đầy đủ. Có thể có hàng chục vụ bắt bớ và kết án khác liên quan đến việc thực thi các quyền con người được quốc tế thừa nhận. Trong số đó có thể có các vụ án liên quan đến những người theo đạo Tin lành Đề Ga ở Tây Nguyên, người H’mông ở Tây Bắc và những người ở các vùng sâu, vùng xa, vì vậy rất khó để xác minh thông tin. Thủ tục và các biện pháp khắc phục tư pháp dân sự Hiến pháp quy định người nào bị bắt và giam giữ trái phép, bị khởi tố hình sự, bị điều tra, truy tố, đưa ra xét xử, hoặc bị thi hành án trái pháp luật có quyền được đòi bồi thường về vật chất và tinh thần và phục hồi danh dự. Luật quy định cơ chế khởi kiện dân sự nhằm giải quyết hoặc khắc phục hậu quả trong trường hợp nhà chức trách lạm quyền. Những vụ kiện dân sự được xét xử bởi tòa hành chính và tòa dân sự, trong đó áp dụng thủ tục xét xử giống như trong các vụ án hình sự và được xét xử bởi các thành viên của cùng một hội đồng thẩm phán và hội thẩm nhân dân. Các tòa án hành chính và dân sự tiếp tục có biểu hiện tham nhũng, chịu ảnh hưởng từ bên ngoài, thiếu tính độc lập và thiếu kinh nghiệm. Rất ít nạn nhân của việc chính quyền lạm dụng quyền hạn đã khởi kiện hoặc đã nhận được số tiền bồi thường hay khắc phục thông qua hệ thống tòa án. Chính quyền tiếp tục ngăn cấm các vụ kiện tập thể đối với các bộ thuộc chính phủ, do đó đã khiến cho quyền khiếu kiện chung của công dân về đất đai trở nên kém hiệu quả. Bồi thường tài sản Theo luật, toàn bộ đất đai thuộc về chính quyền (“toàn thể nhân dân Việt Nam”). Luật trao quyền hạn lớn trong việc xác định giá đất, giao đất và thu hồi đất cho ủy ban nhân dân và hội đồng nhân dân địa phương, điều này đã góp phần dẫn đến những hành vi kinh doanh không công bằng và tham nhũng. Trong năm qua, đã có nhiều báo cáo về các vụ đụng độ giữa người dân địa phương và chính quyền tại các địa điểm thu hồi đất. Tranh chấp về thu hồi đất cho các dự án phát triển vẫn là nguồn cơn chủ yếu gây bất bình trong dân chúng. Nhiều người dân có đất bị chính quyền cưỡng chế thu hồi đã phản đối tại các cơ quan chính quyền do đơn khiếu nại của họ không được giải quyết. Một số vụ cưỡng chế thu hồi đất đã gây ra các vụ bạo lực và thương tích cho cả cán bộ nhà nước và người dân. Các báo cáo cũng cho biết những người được nghi là công an mặc thường phục hay “côn đồ” do các công ty phát triển bất động sản thuê đã cưỡng chế thu hồi đất bằng cách hăm dọa và đe dọa người dân hoặc đột nhập vào nhà dân. Nhà chức trách đã bắt và kết án nhiều người biểu tình đòi quyền lợi về đất đai với cáo buộc “chống người thi hành công vụ” hoặc “gây rối trật tự công cộng”. f. Can thiệp tùy tiện hoặc trái pháp luật vào quyền riêng tư, gia đình, nhà ở hay thư tín Luật pháp nghiêm cấm các hành vi can thiệp tùy tiện hoặc trái luật vào quyền riêng tư, nhà ở hay thư tín, nhưng chính phủ không bảo hộ nhất quán và đôi khi vẫn vi phạm các quyền này. Theo luật, lực lượng an ninh chỉ được phép xông vào nhà dân nếu có lệnh khám xét của viện kiểm sát, song các cán bộ an ninh vẫn thường xông vào nhà dân, nhất là nhà của các nhà hoạt động mà không có lệnh theo quy định của luật. Họ thường hăm dọa người dân với lời đe dọa về các hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra nếu không cho họ vào nhà. Ngày 19 tháng 4, một nhóm người mặc thường phục đã xông vào một nhà thờ tại gia ở xã Tân Định, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang và tấn công 7 tín đồ đạo Tin lành đang cầu nguyện ở đây. Các tín đồ nhận diện được một số công an viên địa phương trong số những người tấn công. Có các báo cáo khác về việc công an viên mặc đồng phục hoặc thường phục xông vào nhà dân mà không có lệnh. Trong đó có nhưng vụ việc không liên quan đến lý do chính trị hoặc vấn đề nhạy cảm. Ngày 10 tháng 4 vào khoảng 10 giờ 30, khoảng mười người xông vào nhà của bà Lê Thị Ngọc ở phường Thuận Giao, thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương và khám xét nhà mà không có lệnh, sau đó mang điện thoại di động của bà Ngọc đi mà không cung cấp báo cáo (theo quy định của luật). Mặc dù không có lệnh theo quy định của luật, các nhà chức trách thường xuyên mở và kiểm duyệt thư từ cá nhân, tịch thu đồ đạc và giấy tờ, theo dõi các cuộc nói chuyện điện thoại, e-mail, tin nhắn văn bản, blog và các giấy tờ gửi qua fax của nhiều đối tượng. Chính quyền cắt điện thoại và tạm ngưng cung cấp dịch vụ điện thoại di động và Internet của một số nhà hoạt động chính trị và người nhà của họ. Bộ Công an cũng duy trì hệ thống đăng ký nhân khẩu và đội ngũ cảnh sát khu vực để giám sát các hoạt động trái pháp luật. Mặc dù hệ thống này ít can thiệp vào đời tư của người dân hơn so với trước đây, nhưng Bộ Công an vẫn tiếp tục theo dõi sát sao những người tham gia hoặc bị nghi ngờ tham gia các hoạt động chính trị trái phép. Phần 2. Tôn trọng tự do của người dân, bao gồm: a. Tự do biểu đạt, trong đó có tự do báo chí Hiến pháp và pháp luật quy định quyền tự do biểu đạt, bao gồm tự do báo chí; tuy nhiên, trên thực tế, chính quyền không tôn trọng các quyền này và một số luật can thiệp vào tự do biểu đạt. Chính quyền vẫn tiếp tục áp dụng các quy định chung chung về an ninh quốc gia và các quy định chống phỉ báng nhằm hạn chế tự do biểu đạt. Các luật này coi tội “phá hoại cơ sở vật chất - kỹ thuật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, “gây chia rẽ người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo” và “tuyên truyền chống Nhà nước” là những tội nghiêm trọng xâm phạm an ninh quốc gia. Pháp luật cũng quy định rõ là cấm “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân”. : Chính quyền tiếp tục hạn chế những phát ngôn có nội dung chỉ trích các cá nhân lãnh đạo chính quyền, chỉ trích đảng, ủng hộ chủ nghĩa đa nguyên chính trị hoặc dân chủ đa đảng, hoặc chất vấn các chính sách về những vấn đề nhạy cảm như nhân quyền, tự do tôn giáo, hay vấn đề tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc. Theo mạng xã hội và báo cáo của các nhà hoạt động, đại diện các tổ chức của nhà nước và các nhóm ủng hộ chính quyền đã đến nơi ở của các nhà hoạt động và tìm cách hăm dọa để buộc họ đồng ý rằng các chính sách của chính quyền là đúng đắn. Người nhà của các nhà hoạt động cho biết họ nhiều lần bị sách nhiễu bởi các cán bộ an ninh, bao gồm việc sách nhiễu về thân thể, hăm dọa, thẩm vấn. Việc sách nhiễu cũng xảy ra tại nơi làm việc bằng cách gọi điện thoại đe dọa và bôi nhọ các nhà hoạt động trên báo chí địa phương và trên mạng, tấn công vào nhà của các nhà hoạt động bằng gạch đá, mắm tôm và bom xăng. Có các báo cáo về việc các vụ bạo hành này đã gây thương tích và sang chấn tâm lý dẫn đến nạn nhân phải nhập viện. : Đảng Cộng sản Việt Nam, chính phủ và các tổ chức đoàn thể chịu sự lãnh đạo của Đảng kiểm soát tất cả các hoạt động in ấn, phát thanh truyền hình, truyền thông trực tuyến và điện tử, chủ yếu thông qua Bộ Thông tin và Truyền thông, dưới sự chỉ đạo chung của Ban Tuyên giáo Trung ương. Luật quy định tổng biên tập phải là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, nhiều báo còn áp dụng quy định này đối với những chức vụ quản lý khác của tòa soạn. Tháng 11 năm 2018, Báo Thanh Niên, một trong những tờ báo hàng đầu, đã giáng chức 13 thư ký tòa soạn và phó ban biên tập không phải là đảng viên. Tuy nhiên, nhiều tổ chức phi chính phủ sản xuất và phát hành các xuất bản phẩm dưới hình thức thuê xuất bản, liên kết xuất bản, hoặc mua giấy phép từ các tổ chức thuộc chính phủ hoặc các tổ chức xuất bản công lập. Báo chí nhà nước cho biết các tổ chức tư nhân sản xuất hơn 90% toàn bộ xuất bản phẩm ở Việt Nam, mặc dù việc sở hữu tư nhân hoặc vận hành bất kỳ cơ sở báo chí hoặc nhà xuất bản nào của tư nhân vẫn bị cấm. Báo chí độc lập với chính quyền hoạt động trực tuyến một cách hạn chế, chủ yếu thông qua blog và mạng xã hội, nhưng các nhà báo độc lập gặp phải sự sách nhiễu của chính quyền. Luật cho phép chính quyền xử phạt các nhà báo và báo chí với mức phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng ($220 đến $440) về hành vi không trích dẫn nguồn tin hoặc “sử dụng tài liệu, hồ sơ từ các tổ chức, thư tín hay tài liệu của các cá nhân”. Luật cho phép chính quyền xử phạt các nhà xuất bản nếu họ xuất bản “thông tin sai sự thật” trong các lĩnh vực thống kê; năng lượng nguyên tử; quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn; giáo dục; hàng không dân dục; đào tạo nghề; khí tượng thủy văn; bản đồ; y tế. Tháng 11 năm 2018, Đảng Cộng sản Việt Nam kỷ luật công khai ông Chu Hảo, tại thời điểm đó là giám đốc kiêm tổng biên tập Nhà xuất bản Tri Thức về hành vi “không tuân thủ điều lệ Đảng” và “tự diễn biến, tự chuyển hóa”. Ông Hảo nguyên là thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ và là một trí thức nổi bật, ông đã chỉ đạo Nhà xuất bản Tri Thức xuất bản những cuốn sách về chủ đề tự do, dân chủ như cuốn Bàn về tự do của John Stuart Mill, cuốn sách này bị Đảng Cộng sản Việt Nam coi là trái với đường lối chính thức của Đảng. Ông Hảo đã bị khai trừ khỏi Đảng và cũng bị mất chức giám đốc, tổng biên tập Nhà xuất bản Tri Thức. Luật chỉ cho phép các quan chức cấp cao, người nước ngoài, khách sạn hạng sang và báo chí được tiếp cận truyền hình vệ tinh, nhưng người dân trên khắp cả nước vẫn có thể tiếp cận các chương trình nước ngoài thông qua thiết bị vệ tinh gia đình hoặc truyền hình cáp. Chính quyền cho phép các nhà báo thuộc các cơ quan truyền thông nước ngoài hoạt động. Luật quy định việc phát sóng “trực tiếp” các chương trình truyền hình nước ngoài phải được phát chậm 30 đến 60 phút để có thể giám sát về nội dung. Trên thực tế các chương trình này được phát chậm 10 phút. Người xem truyền hình cho biết nhiều bài bình luận, phim tài liệu, phim truyền hình về các sự kiện nhân quyền trong nước, chiến tranh Việt Nam, chiến tranh lạnh, thời Xô Viết hoặc bài đưa tin về căng thẳng thương mại giữa Hoa Kỳ và Việt Nam đã bị phá sóng. Các hãng truyền thông lớn của nước ngoài cho biết chính quyền chậm trễ hoặc từ chối cấp thị thực cho những phóng viên trước đây đã viết bài về các chủ đề chính trị nhạy cảm, đặc biệt là các phóng viên của các báo Việt ngữ ở nước ngoài. Vào tháng 5, một nhà báo nước ngoài bị từ chối cấp thị thực để đưa tin về kỷ niệm 50 năm trận chiến “Đồi thịt băm”. Nhà báo này trước đây đã viết một bài mà chính phủ Việt Nam coi là bất lợi cho họ. Bộ Thông tin và Truyền thông có thể thu hồi giấy phép hoạt động của các nhà xuất bản nước ngoài, và các nhà xuất bản nước ngoài hàng năm phải làm thủ tục gia hạn giấy phép hoạt động. Chính quyền cũng tìm cách ngăn chặn các chỉ trích bằng việc giám sát các cuộc gặp gỡ và hoạt động thông tin liên lạc của các nhà báo. : Tiếp tục có nhiều báo cáo về việc các nhân viên an ninh đã tấn công, đe dọa hoặc bắt giữ các nhà báo vì họ đã đề cập đến những vấn đề nhạy cảm. Các nhà báo độc lập bị hạn chế tự do đi lại, chịu nhiều hình thức sách nhiễu, kể cả tấn công thân thể dưới hình thức dàn cảnh gây tai nạn xe máy nếu họ đưa tin về những chủ đề nhạy cảm. Các nhà báo nước ngoài phải được chính quyền chính thức cho phép khi đi ra khỏi Hà Nội để đưa tin. Khi các nhà báo nước ngoài đề nghị tiếp cận một khu vực được cho là nhạy cảm, chẳng hạn như vùng Tây Bắc hoặc Tây Nguyên, hoặc đưa tin về một vấn đề mà chính phủ có thể cho là nhạy cảm, nhà chức trách thường cố ý trì hoãn trả lời hoặc từ chối cấp phép đi lại cho họ. : Bộ Thông tin và Truyền thông và Ban Tuyên giáo Trung ương thường xuyên can thiệp trực tiếp để áp đặt hoặc kiểm duyệt nội dung. Các quan chức tuyên giáo buộc các tổng biên tập của các tờ báo lớn họp định kỳ để thảo luận về các chủ đề vượt ra ngoài giới hạn đưa tin. Đảng Cộng sản và chính phủ có thể kiểm soát được các nội dung truyền thông thông qua hình thức tự kiểm duyệt, kể cả đối với các nhà báo độc lập và blogger, với lời đe dọa sẽ sa thải và có thể bắt giữ các nhà báo. Chính quyền trừng phạt các nhà báo không thực hiện tự kiểm duyệt, trong đó có việc thu hồi thẻ nhà báo. Vào tháng 8, đã xảy ra hai cuộc biểu tình phản đối tàu khảo sát địa chất hải dương của Bắc Kinh thu thập thông tin về trữ lượng dầu khí ở khu vực ngoài khơi thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam trước cửa Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội, và cuộc biểu tình thứ ba gần một địa điểm đông khách du lịch Trung Quốc tại Đà Nẵng, nhưng báo chí trong nước không hề đưa tin. : Luật pháp quy định phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng ($880 đến $1.330) đối với các nhà báo, báo chí và truyền thông trực tuyến nếu đăng tải hoặc phát thông tin được cho là làm tổn hại đến lợi ích quốc gia, và phạt tiền đến 50 triệu đồng ($2.200) đối với thông tin được cho là xuyên tạc lịch sử và thành quả cách mạng. Trong một số trường hợp, các “vi phạm” này có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Cảnh sát đã bắt và khởi tố các nhà báo nhằm hạn chế việc chỉ trích các chính sách của chính quyền hoặc chỉ trích cán bộ, trên cơ sở viện dẫn pháp luật về bảo vệ an ninh quốc gia. Tự do Internet Chính quyền hạn chế và ngăn cản việc truy cập Internet, kiểm duyệt nội dung trực tuyến và giám sát các hoạt động thông tin liên lạc trực tuyến của tư nhân mà không được pháp luật cho phép. Chỉ có một số lượng hạn chế các nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) được cấp phép, tất cả đều thuộc quyền sở hữu nhà nước hoặc là công ty với quyền kiểm soát đáng kể của nhà nước. Chính quyền theo dõi các bài viết đăng trên Facebook và trừng phạt những người sử dụng Internet để tổ chức các cuộc biểu tình hoặc công bố các nội dung chỉ trích chính quyền. Ngày 22 tháng 9, tại các phiên tòa riêng biệt, Tòa án nhân dân huyện Cái Răng, thành phố Cần Thơ đã tuyên hai người dùng Facebook là Nguyễn Hồng Nguyên và Trương Đình Khang phạm tội “lợi dụng tự do dân chủ” và kết án họ lần lượt là 2 năm tù và 1 năm tù. Theo báo cáo của tổ chức phi chính phủ, Nguyên sử dụng tài khoản Facebook của mình để đọc các bài viết, xem video và hình ảnh có nội dung “chống nhà nước”. Khang đăng tải và chia sẻ các bài viết trên Facebook được cho là “bôi nhọ đảng, nhà nước và Hồ Chí Minh”. Chính quyền đôi khi chặn một số trang web được coi là không phù hợp về chính trị hoặc văn hóa, trong đó có các trang web được điều hành bởi các nhóm chính trị người Việt Nam ở hải ngoại, ngoài các trang web của Đài phát thanh Châu Á Tự do, Đài tiếng nói Hoa Kỳ và trang tin tức BBC tiếng Việt. Các nhà cung cấp dịch vụ Internet thuộc sở hữu nhà nước thường xuyên khóa các trang tiếng Việt tại Việt Nam chứa các nội dung chỉ trích Đảng Cộng sản Việt Nam hoặc thúc đẩy cải cách chính trị. Một quy định hành chính buộc chủ sở hữu tất cả các trang web và mạng xã hội phải hợp tác với Bộ Thông tin và Truyền thông trong việc ngăn chặn việc phát tán “tin xấu, tin độc”. Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, từ năm 2017, chính quyền đã sử dụng công cụ này để gỡ xuống gần 8.000 video clip khỏi trang YouTube. Một quy định khác yêu cầu tất cả các công ty và các tổ chức vận hành các trang web cung cấp thông tin về “chính trị, kinh tế, văn hóa, và xã hội” và các mạng xã hội, bao gồm cả blog, phải đăng ký với chính quyền. Chính quyền cũng yêu cầu các chủ sở hữu phải đệ trình các kế hoạch chi tiết về nội dung và phạm vi đưa tin để chính phủ phê duyệt. Các công ty và tổ chức nói trên phải đặt ít nhất một máy chủ tại Việt Nam để tạo thuận lợi cho chính quyền yêu cầu cung cấp thông tin và phải lưu trữ thông tin đã đăng trong 90 ngày và lưu trữ một số siêu dữ liệu đến hai năm. Chính phủ cấm truy cập trực tiếp Internet thông qua nhà cung cấp dịch vụ Internet nước ngoài, yêu cầu các nhà cung cấp dịch vụ Internet phải cung cấp hỗ trợ kỹ thuật và chỗ làm việc cho các nhân viên an ninh giám sát các hoạt động trên Internet. Bộ Công an từ lâu đã yêu cầu “các đại lý Internet”, bao gồm cả các quán cà phê Internet, phải đăng ký thông tin cá nhân của khách hàng, lưu trữ các trang web mà khách hàng đã truy cập, và tham gia các cuộc điều tra của chính quyền về hoạt động trên mạng. Các quán cà phê Internet tiếp tục cài đặt và sử dụng phần mềm do chính phủ phê duyệt để theo dõi các hoạt động trực tuyến của khách hàng. Bộ Công an triển khai thực hiện những việc này và các yêu cầu khác và tiến hành theo dõi có chọn lọc. Theo kế hoạch, Luật An ninh mạng được thực thi từ tháng 1, nhưng đến tháng 12 vẫn chưa có hiệu lực, do các cuộc thảo luận về nghị định hướng dẫn thi hành Luật này vẫn còn tiếp diễn. Chính phủ tiếp tục gây sức ép lên các công ty như Facebook và Google để buộc họ xóa các “tài khoản ảo” và các nội dung được cho là “độc hại”, bao gồm các nội dung chống chính quyền. Ngày 9 tháng 7, Bộ Thông tin và Truyền thông công bố rằng Google đã gỡ xuống gần 6.700 video, YouTube đã khóa 6 kênh YouTube, và Facebook đã phong tỏa gần 1.000 đường link, 107 tài khoản ảo và 137 tài khoản bôi nhọ Đảng Cộng sản Việt Nam và chính quyền. Lực lượng 47, một đơn vị đặc biệt thuộc Bộ Quốc phòng, giám sát internet để phát hiện các thông tin xấu và các hoạt động tuyên truyền chống nhà nước. Nhà chức trách tiếp tục trấn áp các phát biểu mang tính chính trị trên mạng bằng hành động trực tiếp chống lại các blogger như bắt, giam giữ ngắn hạn, theo dõi, hăm dọa, tịch thu bất hợp pháp máy tính và điện thoại di động của các nhà hoạt động và người nhà của họ. Chính quyền tiếp tục áp dụng các quy định về an ninh quốc gia và các quy định mập mờ khác của bộ luật hình sự đối với các nhà hoạt động thể hiện quan điểm chính trị ôn hòa trên mạng. Những người bất đồng chính kiến và các blogger cho biết Bộ Công an thường xuyên ra lệnh ngắt kết nối dịch vụ Internet tại nhà của họ. Tháng 9 năm 2018, Tòa án nhân dân thị xã Từ Sơn tuyên nhà báo công dân Đỗ Công Đương phạm tội “gây rối trật tự công cộng” vì đã ghi hình một vụ cưỡng chế đất, theo một tổ chức phi chính phủ. Ông Đương bị kết án 4 năm tù. Sau đó, ông bị kết tội “lợi dụng tự do dân chủ” và bị tuyên phạt thêm 5 năm tù vào tháng 10, nhưng sau đó đã được giảm án xuống còn 4 năm tù ở cấp phúc thẩm. Ngày 28 tháng 11, hai anh em ruột và một nhà hoạt động khác bị kết án tổng cộng 23 năm tù vì đã đăng tải các bài viết trên Facebook chỉ trích phản ứng yếu ớt của chính quyền trước những hành động của Trung Quốc ở Biển Đông, chỉ trích nạn tham nhũng và tình trạng suy thoái môi trường. Người sử dụng mạng xã hội và blog phải cung cấp họ tên đầy đủ, số chứng minh thư và địa chỉ trước khi tạo tài khoản. Các trang web trong nước và các tổ chức vận hành mạng xã hội phải cho phép nhà chức trách thanh tra máy chủ trong nước khi có yêu cầu và phải có cơ chế xóa nội dung bị cấm trong vòng 3 giờ kể từ khi nhà chức trách phát hiện hoặc thông báo. Bất chấp môi trường hạn chế nói trên, nhiều nhóm và cá nhân vẫn chỉ trích những người đang hoặc từng là quan chức trung ương, địa phương hoặc thành viên của các tổ chức thuộc chính phủ trên mạng xã hội, đặc biệt là Facebook. Trước báo cáo của Bộ Thông tin và Truyền thông cáo buộc rằng các nội dung đăng tải trên Facebook vi phạm một số luật, Facebook đã tăng vọt lượng thông tin bị hạn chế ở Việt Nam. Theo Báo cáo minh bạch của Facebook, từ tháng 7 đến tháng 12 năm 2018, Facebook đã hạn chế việc tiếp cận 1.533 bài viết dựa trên quy định của pháp luật Việt Nam, tăng đáng kể so với 265 bài viết bị hạn chế tiếp cận trong nửa đầu năm 2018 và 22 bài trong nửa cuối năm 2017. Tự do học thuật và các sự kiện văn hóa Chính quyền hạn chế tự do học thuật và các sự kiện văn hóa. Các chuyên gia nước ngoài làm việc tạm thời tại các trường đại học trong nước được phép thảo luận về các chủ đề phi chính trị một cách rộng rãi và tự do trên lớp học, nhưng các nhà quan sát của chính phủ thường xuyên tham dự những lớp học được các nhà khoa học nước ngoài và trong nước giảng dạy. Chính phủ tiếp tục yêu cầu các tổ chức quốc tế và trong nước phải có sự phê duyệt của chính phủ trước khi tổ chức các hội nghị có sự tài trợ hoặc tham gia của nước ngoài. Chính quyền cho phép các trường đại học có nhiều quyền tự chủ hơn trong các hoạt động trao đổi quốc tế và các chương trình hợp tác quốc tế, tuy nhiên yêu cầu về thị thực đối với các học giả và các sinh viên trao đổi vẫn còn phiền phức. Chính quyền tiếp tục cấm mọi chỉ trích công khai Đảng Cộng sản Việt Nam và chính sách của nhà nước, bao gồm các chỉ trích của các tổ chức khoa học và kỹ thuật độc lập, kể cả khi các chỉ trích đó hoàn toàn mang tính học thuật. Chính quyền gây ảnh hưởng đến các cuộc triển lãm nghệ thuật, âm nhạc và các hoạt động văn hóa khác bằng việc yêu cầu thực hiện nhiều thủ tục xin phép. Nhiều nhà hoạt động cho biết các cán bộ Bộ Công an đã đe dọa lãnh đạo các trường đại học nếu họ không đuổi học các nhà hoạt động và gây sức ép không cho họ và người nhà tham dự một số cuộc hội thảo, mặc dù các hoạt động chính trị của họ mang tính ôn hòa. Nhiều nhà hoạt động cũng cho biết các cơ sở đào tạo từ chối cho họ hoặc con cái họ tốt nghiệp vì lý do họ vận động nhân quyền. b. Tự do hội họp và lập hội một cách hòa bình Tự do hội họp hòa bình Chính quyền hạn chế quyền tự do hội họp hòa bình. Luật và các văn bản dưới luật yêu cầu những người muốn tụ tập theo nhóm phải xin phép, chính quyền địa phương có thể đồng ý hoặc từ chối cấp phép mà không nêu lý do. Tuy nhiên, chỉ những người tổ chức tụ họp công khai để bàn về các vấn đề nhạy cảm thì mới phải xin giấy phép, và nhiều người vẫn thường xuyên tụ tập theo các nhóm phi chính thức mà không bị chính quyền can thiệp. Chính quyền nói chung không cho phép tiến hành bất kỳ cuộc biểu tình nào được cho là mang tính chất chính trị. Luật pháp cho phép các lực lượng an ninh bắt giam các cá nhân tụ tập hoặc phản đối bên ngoài trụ sở tòa án trong khi diễn ra các phiên tòa. Bộ Công an và công an địa phương thường xuyên ngăn cản các nhà hoạt động tham gia hội họp một cách ôn hòa. Có nhiều báo cáo về việc công an giải tán các cuộc tụ tập của các nhà hoạt động vì môi trường, các nhà hoạt động chống Trung Quốc, các nhà vận động đòi quyền lợi về đất đai, các nhà bảo vệ nhân quyền, các blogger, các nhà báo độc lập và các cựu tù nhân chính trị. Công an và cán bộ mặc thường phục thường xuyên ngược đãi, sách nhiễu và hành hung các nhà hoạt động và những người biểu tình phản đối chính quyền. Ngày 25 tháng 6, khoảng 20 người nhà của tù nhân và các nhà hoạt động đã bị đánh đập bởi các cá nhân mặc thường phục ở bên ngoài Trại giam số 6 ở tỉnh Nghệ An khi đang cố gắng vào thăm các tù nhân đang tuyệt thực 30 ngày để phản đối việc họ bị đối xử tồi tệ ở trong tù. Các nhà hoạt động nhận ra nhiều cán bộ công an tỉnh Nghệ An và các tù nhân bị tạm giam về tội phạm ma túy trong số những người tấn công. Một số người nhà bị đánh trọng thương bằng gậy gỗ và thanh kim loại. Những người tấn công còn lấy trộm giấy tờ cá nhân, tiền bạc và điện thoại di động của họ. Vào tháng 2, hơn 1.500 người H’mông cư trú ở các tỉnh miền bắc đã bị ngăn cản tham dự các lễ hội mùa xuân truyền thống. Theo báo cáo, hai người H’mông bị hành hung bởi các cán bộ địa phương, các cán bộ nói với những người đi dự lễ hội rằng họ được lệnh phải ngăn cản những người này đi đến địa điểm tổ chức lễ hội. Tự do lập hội Hiến pháp cho phép cá nhân có quyền lập hội, song chính quyền tiếp tục hạn chế nghiêm ngặt quyền tự do lập hội. Nhằm trấn áp các hoạt động chính trị và tôn giáo không được hoan nghênh, khuôn khổ pháp lý và quy định của Việt Nam thiết lập các cơ chế để hạn chế tự do của các tổ chức phi chính phủ, trong đó có các tổ chức tôn giáo, về hoạt động và về tổ chức. Chính phủ nói chung cấm thành lập các tổ chức tư nhân, độc lập, yêu cầu mọi người hoạt động trong khuôn khổ các tổ chức quần chúng do đảng thành lập hoặc kiểm soát, thường là dưới sự bảo trợ của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Luật pháp và các quy định điều chỉnh các tổ chức phi chính phủ hạn chế khả năng của các tổ chức này trong việc tham gia vận động chính sách hoặc tiến hành các nghiên cứu ngoài các chủ đề được nhà nước phê duyệt, và luật cấm các tổ chức khoa học xã hội và công nghệ hoạt động trong các lĩnh vực như chính sách kinh tế, chính sách công, các vấn đề chính trị và một loạt các lĩnh vực khác được coi là nhạy cảm. Chính quyền cũng không cho phép họ thể hiện công khai các lập trường vận động chính sách. Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2018 yêu cầu các nhóm tôn giáo phải đăng ký với cơ quan chức năng và phải được nhà chức trách chấp thuận hoạt động của họ. Một số nhóm tôn giáo chưa đăng ký cho biết có sự gia tăng mức độ can thiệp của chính quyền. Theo một số tổ chức tôn giáo đã được công nhận và các tổ chức khác đang làm thủ tục đăng ký, có sự thực thi luật không đồng đều giữa các tỉnh. Một số tổ chức đã đăng ký, trong đó có các tổ chức phi chính phủ hoạt động trong lĩnh vực quản trị, nữ quyền và môi trường, cho biết các hoạt động của họ bị giám sát nhiều hơn. c. Tự do tôn giáo Xem Báo cáo tự do tôn giáo quốc tế của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tại trang web: www.state.gov/religiousfreedomreport/. d. Tự do đi lại Hiến pháp quy định quyền tự do đi lại trong nước, ra nước ngoài, di trú và hồi hương, nhưng chính quyền vẫn áp đặt một số giới hạn về tự do đi lại đối với một số cá nhân, đặc biệt là những người bị kết án về các tội an ninh quốc gia hoặc các tội có liên quan hoặc những người bày tỏ quan điểm chỉ trích chính quyền. : Một số nhà hoạt động chính trị đang bị quản chế hoặc quản thúc tại gia, cùng với những người khác không chịu sự hạn chế theo quy định của pháp luật, chính thức bị hạn chế đi lại. Nhà chức trách tiếp tục theo dõi và hạn chế có chọn lọc sự đi lại của nhiều nhà hoạt động nổi bật và các chức sắc tôn giáo như Nguyễn Đan Quế, Phạm Chí Dũng, Phạm Bá Hải, Nguyễn Hồng Quang, Thích Không Tánh, Lê Công Cầu và Dương Thị Tân. Một số nhà hoạt động cho biết nhà chức trách đã tịch thu chứng minh thư của họ, ngăn không cho họ đi lại trong nước bằng đường hàng không cũng như thực hiện các việc hành chính thông thường. Các chức sắc tôn giáo bị yêu cầu phải xác định cụ thể không quá hai đến ba khu vực địa lý nơi họ sẽ giảng đạo. Những người này cho biết việc giảng đạo bên ngoài các khu vực đã được chấp thuận là bất hợp pháp, mặc dù quy định này của luật không được thực thi một cách thống nhất. Các quy định hạn chế đi lại của chính quyền yêu cầu công dân và người nước ngoài cư trú tại Việt Nam phải xin giấy phép đến thăm các khu vực biên giới, các cơ sở quốc phòng, các khu công nghiệp liên quan đến quốc phòng, các khu “dự trữ chiến lược quốc gia” và những “công trình cực kỳ quan trọng vì mục đích chính trị, kinh tế, văn hoá và xã hội”. Cảnh sát địa phương yêu cầu công dân phải đăng ký tạm trú khi ngủ qua đêm ở bất kỳ nơi nào bên ngoài nhà riêng của họ; chính quyền dường như thực thi yêu cầu này một cách nghiêm ngặt hơn ở một số huyện miền núi Tây Bắc và Tây Nguyên. Người mang hộ chiếu nước ngoài cũng phải đăng ký nếu tá túc ở nhà dân, mặc dù không có trường hợp nào bị chính quyền địa phương từ chối cho phép du khách nước ngoài tá túc tại nhà bạn bè hay gia đình họ. Có nhiều báo cáo về việc công an viện lý do “kiểm tra đăng ký cư trú” để hăm dọa và sách nhiễu các nhà hoạt động và ngăn không cho họ đi khỏi nơi đăng ký cư trú (xem các mục 1.d. và 1.f.). Nhìn chung, luật cư trú không được chính quyền thực thi một cách nghiêm ngặt và việc di cư từ nông thôn ra thành thị vẫn không giảm. Tuy nhiên, việc di cư không phép đã gây khó khăn cho người dân trong việc xin giấy phép cư trú hợp pháp và hưởng các phúc lợi về giáo dục công lập và chăm sóc sức khỏe. : Những công dân có ý định di cư đôi khi gặp khó khăn trong quá trình xin hộ chiếu hoặc giấy phép xuất cảnh; các nhà chức trách thường tịch thu hộ chiếu của các nhà hoạt động, đôi khi là tịch thu không thời hạn. Có nhiều báo cáo về những người trốn ra nước ngoài qua biên giới trên bộ với Lào hoặc Campuchia vì họ không thể có được hộ chiếu hoặc giấy phép xuất cảnh; trong một số trường hợp bao gồm những người bị truy nã do bị cáo buộc phạm tội hoặc do hoạt động chính trị hay hoạt động khác. Bộ Công an tiếp tục cấm xuất cảnh đối với một số nhà hoạt động và chức sắc tôn giáo, trong đó có 7 linh mục Công giáo. Nhà chức trách cấm và ngăn cản hàng chục cá nhân xuất cảnh, thu hộ chiếu vì những cáo buộc mập mờ, hoặc từ chối cấp hộ chiếu cho một số nhà hoạt động hoặc chức sắc tôn giáo mà không có giải thích rõ ràng, mặc dù các nhà hoạt động cho rằng việc từ chối cấp giấy phép xuất cảnh là nhằm giảm thiểu cơ hội lên tiếng phản đối chính phủ Việt Nam của các nhà hoạt động này. Nhà chức trách cũng từ chối cấp hộ chiếu cho người nhà của một số nhà hoạt động. e. Người bị buộc di cư ở trong nước Không có thông tin. f. Bảo vệ người tị nạn : Luật không quy định việc cấp quy chế tị nạn và chính phủ cũng không thiết lập hệ thống bảo vệ người tị nạn. g. Người không có quốc tịch Theo thống kê của UNHCR năm 2018, có khoảng 29.500 người không quốc tịch được công nhận và người không xác định được quốc tịch đang sinh sống ở Việt Nam. Trong năm qua không có số liệu thống kê cập nhật về những người này. Con số nói trên tăng đáng kể so với con số ước tính năm 2016 là 11.000 người không quốc tịch; sự gia tăng này là do chính quyền đẩy mạnh nỗ lực xác định người không quốc tịch. Phần lớn những người này là người dân tộc H’mông sống ở khu vực biên giới, ngoài ra những người không quốc tịch còn bao gồm nhiều phụ nữ đã mất quốc tịch Việt Nam sau khi kết hôn với người nước ngoài nhưng sau đó lại mất quốc tịch nước ngoài, chủ yếu vì ly hôn. Trong quá khứ, chính quyền đã nhập tịch cho những người dân tộc thiểu số Việt Nam không quốc tịch từng sống ở Campuchia, nhưng trong năm qua, không có thông tin về các nỗ lực hoặc các phương án nhập tịch cho những người được xác định là không có quốc tịch. Phần 3. Tự do tham gia các quy trình chính trị Công dân bị hạn chế nghiêm trọng về khả năng lựa chọn chính quyền thông qua bầu cử tự do, công bằng theo định kỳ dựa trên việc bỏ phiếu phổ thông, bình đẳng và kín, bảo đảm quyền tự do biểu đạt và ý chí của nhân dân. Mặc dù Hiến pháp quy định khả năng bầu trực tiếp đại biểu vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân và các cơ quan nhà nước khác, các quy định của Hiến pháp và pháp luật thiết lập độc quyền về quyền lực chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam; Đảng Cộng sản Việt Nam là đảng duy nhất được phép đề cử ứng viên vào các vị trí và giám sát tất cả các cuộc bầu cử. Các cuộc bầu cử Quốc hội diễn ra năm năm một lần bằng phương thức bỏ phiếu kín. Hiến pháp quy định rằng công dân có quyền bỏ phiếu khi đủ 18 tuổi và ứng cử vào Quốc hội hoặc Hội đồng nhân dân khi đủ 21 tuổi. Cuộc bầu cử Quốc hội gần đây nhất diễn ra vào năm 2016. Bầu cử và tham gia chính trị Các cuộc bầu cử gần đây: Cuộc bầu cử Quốc hội năm 2016 đã cho phép cạnh tranh hạn chế giữa các ứng viên của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhưng không tự do và không công bằng, và chính quyền không cho phép các tổ chức phi chính phủ giám sát bầu cử. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã lựa chọn và xem xét kỹ lưỡng tất cả các ứng viên thông qua một quy trình không rõ ràng với nhiều giai đoạn. Các ứng viên của Đảng Cộng sản Việt Nam đã giành 475 trong số 496 ghế được bầu. 21 người còn lại là những ứng viên ngoài Đảng không có liên hệ với bất kỳ đảng phái nào. Không có ứng viên nào thuộc một đảng khác ngoài Đảng Cộng sản Việt Nam. Theo chính phủ, hơn 99% cử tri đủ điều kiện đã đi bỏ phiếu trong cuộc bầu cử năm 2016 - một con số mà các nhà hoạt động và các quan sát viên quốc tế cho là cao một cách khó tin. Cử tri có thể đi bỏ phiếu thay, và chính quyền địa phương phải chịu trách nhiệm đảm bảo rằng tất cả các cử tri đủ điều kiện đều đi bỏ phiếu bằng cách tổ chức bầu cử theo các đơn vị bầu cử, và phải xác thực rằng tất cả các cử tri đủ điều kiện trong khu vực bỏ phiếu mà họ phụ trách đã đi bỏ phiếu. Có nhiều báo cáo trên cả nước về việc các cán bộ bầu cử đã nhét đầy các hòm phiếu và do đó đảm bảo đạt tỷ lệ đi bầu cao một cách giả tạo. Luật cho phép công dân “tự ứng cử” đại biểu Quốc hội và nộp đơn ứng cử để bắt đầu quy trình xem xét ứng viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Trong nhiều tháng trước khi diễn ra cuộc bầu cử Quốc hội năm 2016, một liên minh không chính thức gồm các nhà cải cách pháp luật, các học giả, các nhà hoạt động và những người bảo vệ nhân quyền đã cố gắng đăng ký tự ứng cử với tư cách là những ứng viên là “nhà hoạt động độc lập” ngoài Đảng Cộng sản Việt Nam. Trái ngược với các ứng viên của Đảng, các ứng viên này chủ động sử dụng Facebook và mạng xã hội để quảng bá về lập trường chính sách của họ. Tuy nhiên, các cán bộ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã từ chối chấp nhận các ứng viên là nhà hoạt động độc lập là ứng viên đủ điều kiện, và nhà chức trách chỉ đạo các phương tiện truyền thông chính thức lên tiếng phê phán một số ứng viên là nhà hoạt động độc lập. Theo báo chí đưa tin, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cho phép hai ứng viên tự ứng cử được vào vòng bỏ phiếu cuối cùng, nhưng cả hai ứng viên này đều là Đảng viên. : Các phong trào đối lập chính trị và các đảng phái chính trị khác được coi là bất hợp pháp. Mặc dù hiến pháp quy định rằng “tất cả các tổ chức Đảng và Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam phải hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật”, song trên thực tế, Bộ Chính trị có vai trò là cơ quan ra quyết định tối cao, mặc dù về nguyên tắc, Bộ Chính trị phải báo cáo trước Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. : Không có luật nào hạn chế phụ nữ hoặc người dân tộc thiểu số tham gia vào quy trình chính trị. Luật quy định 35% ứng viên chính thức đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân cấp tỉnh là phụ nữ và 18% ứng viên chính thức đại biểu Quốc hội là người dân tộc thiểu số. 132 đại biểu là nữ chiếm 27% tổng số đại biểu Quốc hội. 86 đại biểu là người dân tộc thiểu số chiếm 18% tổng số đại biểu Quốc hội. Phần 4. Tham nhũng và sự thiếu minh bạch trong chính quyền Mặc dù luật pháp quy định các hình phạt hình sự đối với hành vi tham nhũng của quan chức, nhưng chính quyền không phải lúc nào cũng thực thi pháp luật một cách hiệu quả, và các quan chức có hành vi tham nhũng mà không bị trừng phạt. Tuy nhiên, số lượng các vụ bắt giữ và truy tố quan chức cấp cao về hành vi tham nhũng có sự gia tăng đáng kể, bao gồm cả các quan chức đương nhiệm và đã nghỉ hưu thuộc Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, quân đội và công an. : Việc thiếu sự tham vấn của công chúng về kế hoạch sử dụng đất và khung bồi thường đất đai của chính phủ là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng tham nhũng trong chuyển nhượng đất đai - một dạng tham nhũng chiếm đa số. Tham nhũng trong các ngành tài chính, ngân hàng, khai thác tài nguyên thiên nhiên và đầu tư công vẫn là vấn đề chính trị và xã hội lớn. Luật Phòng chống tham nhũng mới có hiệu lực từ ngày 1 tháng 7. Những điểm nhấn của luật này bao gồm các quy định kiểm soát nghiêm ngặt và hiệu quả hơn về thu nhập và tài sản của cán bộ, công chức. Bộ Công an báo cáo đã xử lý 181 vụ án tham nhũng trong 9 tháng đầu năm. Báo chí đưa tin trong 6 tháng đầu năm, Đảng Cộng sản Việt Nam đã kỷ luật 256 đảng viên về hành vi tham nhũng, tăng 21 vụ so với cùng kỳ năm 2018. Trong số những đảng viên bị kỷ luật có một phó thủ tướng chính phủ, 12 lãnh đạo các bộ hoặc tương đương. Vào tháng 2, hai cựu bộ trưởng đã bị Đảng Cộng sản Việt Nam kỷ luật năm 2018 bị bắt về cáo buộc nhận hối lộ trên 3 triệu đô la từ một doanh nhân thuộc khu vực tư. : Luật phòng chống tham nhũng mới yêu cầu tất cả các cán bộ nhà nước, sĩ quan công an và quân đội, quân nhân chuyên nghiệp, người giữ chức vụ từ phó trưởng phòng trở lên công tác tại các đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước, người được cử làm đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp phải kê khai với cơ quan thu nhập và tài sản của mình trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày được bổ nhiệm hoặc tuyển dụng. Mọi biến động về thu nhập, tài sản từ 300 triệu đồng trở lên phải được kê khai bổ sung. Người giữ chức vụ giám đốc sở trở lên hoặc người làm công tác tổ chức cán bộ, quản lý tài chính công, tài sản công, đầu tư công hoặc người có ảnh hưởng đối với hoạt động của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của Chính phủ phải thực hiện kê khai hàng năm. Người ứng cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân phải kê khai theo quy định của luật bầu cử. Luật quy định các hình thức kỷ luật khiển trách, cảnh cáo, đình chỉ công tác hoặc cách chức nếu không tuân thủ quy định về kê khai tài chính. Theo báo cáo của chính phủ, trong năm 2018, có khoảng 1.136.902 cán bộ, công chức thực hiện kê khai tài sản, thu nhập, chiếm 99.8% tổng số người có nghĩa vụ kê khai. Chỉ có 44 bản kê khai được xác thực thông tin, trong đó 6 bản kê khai được xác định là không đúng. Tuy nhiên, báo chí đưa tin nhiều vụ việc không kê khai hoặc kê khai không trung thực mà không được xem xét xử lý. Phần 5. Thái độ của chính quyền đối với điều tra quốc tế và điều tra phi chính phủ về các cáo buộc vi phạm quyền con người Chính quyền không cho phép các tổ chức nhân quyền độc lập địa phương được thành lập hoặc hoạt động, cũng như không dung thứ cho các tổ chức hay cá nhân chỉ trích công khai về các thực tiễn nhân quyền. Phần 6. Phân biệt đối xử, Bạo hành xã hội và Nạn buôn người Phụ nữ Hiếp dâm và bạo lực gia đình: Luật nghiêm cấm sử dụng hoặc đe dọa sử dụng bạo lực đối với phụ nữ, trong đó có hiếp dâm, bao gồm cả hành vi hiếp dâm bạn đời, “hành vi quan hệ tình dục khác” và “tội cưỡng dâm”. Luật cũng tội phạm hóa hành vi hiếp dâm nam giới. Người phạm tội hiếp dâm có thể phải chịu hình phạt đến 15 năm tù, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của vụ việc. Các cơ quan chức năng đã truy tố các trường hợp phạm tội hiếp dâm, nhưng không công bố số liệu thống kê về số vụ bắt, truy tố, kết án và trừng phạt đối tượng phạm tội này. Có rất ít thông tin về mức độ phổ biến của tội hiếp dâm hoặc báo cáo về tội phạm này. Các cơ quan chức năng coi các vụ bạo lực gia đình là vụ việc dân sự, trừ trường hợp nạn nhân bị thương tích lên đến hơn 11%. Luật quy định cụ thể các hành vi cấu thành bạo lực gia đình và quy định các mức hình phạt đối với người phạm tội từ cảnh cáo đến phạt tù đến ba năm. Tình trạng bạo lực gia đình đối với phụ nữ là khá phổ biến. Vào tháng 11, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam báo cáo rằng có ít nhất 58% phụ nữ đã kết hôn lo lắng về bạo lực gia đình xảy ra hàng ngày và 87% không tìm kiếm sự giúp đỡ. Các quan chức chính phủ thừa nhận bạo lực gia đình là một mối quan ngại xã hội đáng kể, và truyền thông đã thảo luận vấn đề này một cách công khai. Sự kỳ thị xã hội khiến cho nhiều nạn nhân không dám đối mặt do lo sợ bị bạn đời hoặc gia đình họ quấy rối. Mặc dù lực lượng cảnh sát và hệ thống pháp luật nói chung vẫn chưa đủ để đối phó với các vụ việc liên quan đến bạo lực gia đình, song với sự giúp đỡ của các tổ chức phi chính phủ quốc tế và trong nước, chính phủ hiện vẫn đang tiếp tục đào tạo về pháp luật cho lực lượng cảnh sát, các luật sư, những người hoạt động cộng đồng và các cán bộ tư pháp, đồng thời tiếp tục hỗ trợ các cuộc hội thảo và hội nghị chuyên đề nhằm mục đích giáo dục phụ nữ và nam giới về bạo hành gia đình và về các quyền của phụ nữ, nhấn mạnh vấn đề này thông qua các chiến dịch nâng cao nhận thức cộng đồng. : Luật pháp nghiêm cấm hành vi quấy rối tình dục ở nơi làm việc. Tuy nhiên, các ấn phẩm và chương trình đào tạo về đạo đức đối với cán bộ, công chức không đề cập đến vấn đề quấy rối tình dục. Trong những trường hợp nghiêm trọng, nạn nhân có thể kiện người phạm tội ở ngoài nơi làm việc theo điều luật quy định về tội “làm nhục người khác” với các hình phạt bao gồm cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm. : Hiến pháp quy định xã hội, gia đình và mọi công dân thực hiện “chương trình dân số và kế hoạch hóa gia đình”, cho phép các cặp vợ chồng hoặc cá nhân có thể có một hoặc hai con với ngoại lệ được quy định trong nghị định của Chính phủ. Mặc dù không có quy định pháp luật nào trừng phạt công dân có nhiều hơn hai con, đã có những trường hợp được báo cáo rằng nhà chức trách địa phương buộc các gia đình ở tỉnh Nghệ An có nhiều hơn hai con phải nộp phạt hành chính. Có các báo cáo chưa được xác minh rằng thực tiễn này xảy ra ở nhiều địa phương. Đảng Cộng sản Việt Nam và một số bộ và chính quyền địa phương ban hành quy định riêng về số con trong một gia đình để áp dụng đối với đảng viên, nhân viên. Chẳng hạn, Bộ chính trị đã ban hành quy định rằng đảng viên sẽ bị kỷ luật khiển trách nếu có ba con, bị cách chức nếu có bốn con, và bị khai trừ ra khỏi Đảng nếu có năm con. Vi phạm quy định này cũng khiến đảng viên bị hạn chế khả năng thăng tiến và có thể dẫn đến bị buộc thôi việc. Đảng Cộng sản Việt Nam không thực thi quy định này một cách thống nhất. : Pháp luật quy định về bình đẳng giới, nhưng phụ nữ vẫn tiếp tục phải đối mặt với sự phân biệt đối xử của xã hội. Mặc dù phần lớn các đạo luật và các quy định dưới luật đều bảo vệ các quyền của phụ nữ trong hôn nhân và tại nơi làm việc, đồng thời, có nhiều quy định kêu gọi đối xử ưu đãi đối với nữ giới, song phụ nữ không phải lúc nào cũng được đối xử bình đẳng trong tuyển dụng, giáo dục, hoặc nhà ở, đặc biệt là ở các vùng nông thôn. Mặc dù pháp luật quy định về quyền thừa kế bình đẳng giữa nam giới và phụ nữ, nhưng con trai thường được thừa kế tài sản nhiều hơn con gái, trừ khi được quy định khác trong một văn bản mang tính pháp lý như di chúc. Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và Ủy ban Quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ trực thuộc chính phủ vẫn tiếp tục nỗ lực thúc đẩy quyền phụ nữ, trong đó bao gồm quyền bình đẳng về chính trị, kinh tế và pháp lý, quyền được bảo vệ trước hành vi bạo hành của bạn đời. : Theo số liệu năm 2018 của Tổng cục dân số - kế hoạch hóa gia đình thuộc Bộ Y tế, tỷ lệ giới tính bé trai/bé gái trung bình của trẻ sơ sinh ở Việt Nam là 115,1 bé trai/100 bé gái, tăng 3% so với năm 2017 và thấp hơn chỉ tiêu là 112,8 bé trai/100 bé gái. Chính phủ thừa nhận vấn đề này, nhấn mạnh rằng việc giảm tỷ lệ chênh lệch nam-nữ là một mục tiêu của Chương trình quốc gia về bình đẳng giới, và tiếp tục tiến hành các biện pháp để khắc phục tình trạng đó. Để giải quyết vấn đề bình đẳng giới, chính phủ đã ban hành nhiều văn bản pháp luật cấm xác định giới tính trước khi sinh và cấm các hành vi bạo lực và phân biệt đối xử dựa trên cơ sở giới. Người vi phạm các quy định này có thể bị phạt tiền hoặc thậm chí là phạt tù. Chính phủ tiếp tục triển khai thực hiện Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới. Ở cấp địa phương hoặc cấp tỉnh, một số cơ quan chức năng thưởng bằng tiền mặt cho các gia đình để khuyến khích sinh con gái. Chẳng hạn, chính quyền tỉnh Hậu Giang thưởng cho các cặp vợ chồng sinh hai con gái số tiền thưởng một lần từ 390.000 đồng đến 1,3 triệu đồng ($17 đến $56). Ở một số tỉnh, nữ giới được hưởng các ưu đãi trong giáo dục, đào tạo nghề, khởi sự kinh doanh v.v... Trẻ em : Theo quy định của luật, bất cứ ai có cha hoặc mẹ là người Việt Nam đều được chính phủ công nhận là công dân Việt Nam. Những người có cha mẹ không phải là người Việt Nam cũng có thể được cấp quy chế công dân trong một vài trường hợp nhất định. Trẻ em có cha mẹ là người không có quốc tịch hoặc mẹ là người không có quốc tịch và không biết cha là ai có thể được công nhận là công dân Việt Nam nếu cha mẹ hoặc người mẹ không có quốc tịch thường trú ở Việt Nam, điều này khiến cho quy trình cấp quy chế công dân trong hầu hết các trường hợp là khó khăn. Luật yêu cầu phải trình giấy khai sinh khi sử dụng các dịch vụ công cộng, chẳng hạn như giáo dục và chăm sóc sức khỏe. Tuy nhiên, một số cha mẹ, đặc biệt là người dân tộc thiểu số, vẫn không đăng ký khai sinh cho con, và nhà chức trách địa phương đã ngăn cản một số cha mẹ đăng ký khai sinh cho con để hạn chế tình trạng di cư. : Giáo dục là bắt buộc, miễn học phí, và phổ cập cho đến khi trẻ 14 tuổi, mặc dù các trường học thường thu nhiều loại phí khác nhau. Theo một chương trình trợ cấp của chính phủ, học sinh dân tộc thiểu số được miễn các loại học phí. Tuy nhiên, các cơ quan chức năng không phải lúc nào cũng thực hiện đúng quy định về giáo dục bắt buộc này, hoặc chưa thực hiện một cách đồng đều đối với các bé trai và bé gái, đặc biệt là ở khu vực nông thôn, nơi mà ngân sách của chính phủ và gia đình dành cho giáo dục còn hạn chế và đóng góp của trẻ em trong lực lượng lao động nông nghiệp vẫn được đánh giá cao. Khoảng cách về giới trong giáo dục đã giảm nhưng vẫn còn. Có sự chênh lệch đáng kể về hồ sơ giáo dục của nam và nữ ở trình độ trên trung học, nhất là ở trong các chương trình công nghệ ứng dụng. Chính quyền đôi khi từ chối không cho trẻ em thuộc các gia đình không đăng ký nhân khẩu ở địa phương tiếp cận giáo dục, điều này tạo ra sự phân biệt đối xử chủ yếu đối với các cộng đồng người H’mông ở Tây Nguyên và con cái của một số nhà hoạt động chính trị và tôn giáo. : Chính phủ không thực thi có hiệu quả các luật hiện hành về xâm hại trẻ em; tình trạng trẻ em bị đối xử tệ về thể chất và tinh thần còn phổ biến. Theo một báo cáo năm 2016 của UNICEF với số liệu có được gần đây nhất, bạo lực đối với trẻ em xảy ra ở nhiều môi trường, bao gồm cả trường học và gia đình, và thường do người có quen biết với trẻ em gây ra. Các hình thức phổ biến nhất của bạo lực học đường là bắt nạt và hình phạt thân thể do các giáo viên áp dụng. Số lượng các vụ việc xâm hại trẻ em được báo cáo, đặc biệt là số vụ xâm hại tình dục trẻ em, đang gia tăng. UNICEF cho biết không có các thủ tục và quy trình hiệu quả mang tính liên ngành để xử lý các tố cáo xâm hại trẻ em, và trách nhiệm của các cơ quan chức năng là không rõ ràng. Lực lượng bảo vệ trẻ em, đặc biệt ở các cấp địa phương, từ những cán bộ công tác xã hội đến những người làm công tác chuyên môn có liên quan như công an, thẩm phán, kiểm sát viên, giáo viên và chuyên viên y tế chỉ được đào tạo rất sơ sài, không được cung cấp thông tin và nói chung không đủ để giải quyết vấn đề này. : Theo luật, độ tuổi kết hôn tối thiểu là 18 tuổi đối với nữ và 20 tuổi đối với nam, và luật quy định hành vi tổ chức kết hôn hoặc kết hôn với người chưa đủ tuổi là hành vi phạm tội. : Pháp luật quy định tất cả các hành vi mua bán, tước đoạt tự do của trẻ em cũng như tất cả các hành vi liên quan đến mại dâm trẻ em và cưỡng bức lao động trẻ em là phạm tội. Hành vi liên quan đến mại dâm trẻ em đối với trẻ em 16 tuổi và 17 tuổi không bị coi là tội phạm. Án phạt cho những người phạm tội này là từ 3 năm tù đến tù chung thân và phạt tiền từ 5 đến 50 triệu đồng ($220 đến $2.200). Pháp luật cũng quy định hình phạt tù đối với các hành vi liên quan đến mại dâm trẻ em, trong đó có hành vi chứa chấp mại dâm trẻ em (từ 12 đến 20 năm tù), môi giới mại dâm trẻ em (từ 7 đến 15 năm tù), và mua dâm người chưa thành niên (từ 3 đến 15 năm tù). Việc sản xuất, phân phối, phổ biến, hoặc bán các sản phẩm khiêu dâm trẻ em là bất hợp pháp và có thể bị phạt tù từ 3 năm đến 10 năm. Việt Nam là một điểm đến của du lịch tình dục trẻ em. Pháp luật nghiêm cấm mọi hành vi đối xử tàn bạo, làm nhục, bắt cóc, mua bán và cưỡng bức trẻ em tham gia bất kỳ hoạt động nào có hại cho sự phát triển lành mạnh của trẻ; đồng thời quy định về bảo vệ và chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh khó khăn. Tuổi được quan hệ tình dục có sự đồng thuận tối thiểu là 18. Hành vi hiếp dâm có thể bị kết án tù chung thân hoặc tử hình. Hình phạt cho hành vi quan hệ tình dục với trẻ vị thành niên từ 16 đến 18 tuổi là từ 5 đến 10 năm tù tùy từng trường hợp cụ thể. Hình phạt đối với tội hiếp dâm trẻ em trong độ tuổi từ 13 đến dưới 16 là từ 7 đến 15 năm tù. Nếu làm nạn nhân có thai, loạn luân, hoặc người phạm tội là người giám hộ của nạn nhân thì mức án tăng lên từ 12 đến 20 năm tù. Luật quy định tất cả các trường hợp giao cấu với trẻ em dưới 13 tuổi đều được coi là hiếp dâm trẻ em, và người phạm tội có thể bị kết án từ 12 năm tù đến tử hình. Chính quyền thực thi pháp luật và những kẻ phạm tội hiếp dâm phải nhận những bản án nghiêm khắc. : Báo chí đưa tin rằng có khoảng 21.000 trẻ em sống lang thang trên đường phố và đôi khi các em bị cảnh sát quấy rối hoặc bạo hành. : Việt Nam không phải là thành viên của Công ước Hague năm 1980 về các khía cạnh dân sự của hành vi bắt cóc trẻ em quốc tế. Xem Báo cáo thường niên về việc cha mẹ bắt cóc trẻ em quốc tế của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tại trang web: https://www.travel.state.gov/content/travel/en/International-Parental-Child- Abduction/for-providers/legal-reports-and-data/reported-cases.html. Thái độ thù địch đối với người Do Thái Có rất ít người nước ngoài là người Do Thái sinh sống tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, và không có báo cáo nào về những hành vi chống lại người Do Thái. Nạn buôn người Xem Báo cáo về nạn buôn người của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ trên trang web: https://www.state.gov/trafficking-in-persons-report/. Người khuyết tật Hiến pháp có các quy định bảo vệ người bị khuyết tật về thể chất và tâm thần. Luật pháp nghiêm cấm mọi hành vi phân biệt đối xử hoặc ngược đãi đối với người khuyết tật về thể chất, hoặc tâm thần, hoặc cả hai, và bảo vệ quyền của họ trong việc tiếp cận giáo dục và các dịch vụ khác của nhà nước, nhưng chính phủ gặp khó khăn trong việc thực thi các quy định này. Người khuyết tật phải đối mặt với sự kỳ thị xã hội diễn ra trên diện rộng. Luật pháp bảo vệ các quyền của người khuyết tật bao gồm quyền tiếp cận giáo dục, việc làm, dịch vụ y tế, thông tin, truyền thông, xây dựng, giao thông vận tải, hệ thống tư pháp và các dịch vụ khác của nhà nước; tuy nhiên, đa số người khuyết tật vẫn phải đối mặt với những thách thức trong việc thực hiện các quyền của họ. Các dịch vụ cho người khuyết tật còn hạn chế, và các chính sách đã công bố không được thực thi. Chẳng hạn, mặc dù đại diện của nhiều bộ--xây dựng, tài chính, kế hoạch và đầu tư, giao thông vận tải—đã bắt đầu đưa các vấn đề về nhu cầu của người khuyết tật vào quy hoạch chung và pháp luật quy định việc xây dựng và tu bổ các tòa nhà làm việc của chính phủ và các công trình công cộng lớn phải tính đến việc tạo thuận lợi cho người khuyết tật di chuyển, nhưng việc thực thi quy định này còn rời rạc, nhất là đối với các dự án ở bên ngoài các thành phố lớn. Tiếp cận giáo dục đối với trẻ em khuyết tật, đặc biệt là trẻ bị điếc và trẻ bị khiếm khuyết về mặt trí tuệ vẫn còn cực kỳ hạn chế. Pháp luật không có quy định nào hạn chế quyền bỏ phiếu của người khuyết tật, tuy nhiên nhiều điểm bỏ phiếu khó tiếp cận, nhất là đối với những người bị khuyết tật về thể chất. Mặc dù việc cung cấp các dịch vụ xã hội cho người khuyết tật còn hạn chế, song chính phủ đã nỗ lực hỗ trợ thành lập các tổ chức trợ giúp người khuyết tật và tham vấn ý kiến của các tổ chức đó khi xây dựng hoặc rà soát các chương trình quốc gia, chẳng hạn như chương trình giảm nghèo quốc gia, pháp luật về hướng nghiệp và các chính sách giáo dục. Ủy ban Quốc gia về người khuyết tật, Liên hiệp hội người khuyết tật Việt Nam và các thành viên của các tổ chức này từ nhiều bộ ngành tiếp tục phối hợp với các tổ chức trong và ngoài nước để bảo vệ, hỗ trợ, tăng khả năng tiếp cận về thể chất cũng như tiếp cận giáo dục và việc làm của người khuyết tật. Chính phủ điều hành một mạng lưới nhỏ các trung tâm phục hồi chức năng để cung cấp dịch vụ vật lý trị liệu lâu dài cho bệnh nhân nội trú. Các tổ chức phi chính phủ cho biết họ tiếp tục gặp phải những thách thức trong việc đề nghị chính quyền cấp tỉnh cấp kinh phí và tổ chức các khóa đào tạo cho các chương trình liên quan đến người khuyết tật, chính quyền cấp tỉnh đã gây trở ngại cho các nhân viên quốc tế trong việc tiếp cận để tiến hành đào tạo cho người khuyết tật. Quốc gia/Chủng tộc/Dân tộc thiểu số Luật nghiêm cấm các hành vi phân biệt đối xử đối với người dân tộc thiểu số, nhưng sự phân biệt đối xử của xã hội đối với người dân tộc thiểu số đã tồn tại từ lâu và tiếp tục dai dẳng. Các quan chức địa phương ở một số tỉnh, nhất là ở khu vực cao nguyên, đã phân biệt đối xử đối với người dân tộc thiểu số hoặc thành viên của các nhóm tôn giáo thiểu số. Mặc dù Việt Nam có tốc độ tăng trưởng kinh tế đáng kể, nhưng vẫn tồn tại khoảng cách kinh tế giữa nhiều cộng đồng dân tộc thiểu số và các cộng đồng dân tộc đa số, dù các nhóm dân tộc thiểu số vẫn chiếm một tỷ lệ lớn dân số ở một số nơi, trong đó có khu vực Tây Bắc, Tây Nguyên và một phần của đồng bằng sông Cửu Long. Các tổ chức nhân quyền quốc tế và người tị nạn tiếp tục cáo buộc chính quyền giám sát, sách nhiễu và hăm dọa các thành viên của một số nhóm dân tộc thiểu số, đặc biệt là các nhóm dân tộc-tôn giáo thiểu số ở Tây Bắc và Tây Nguyên, trong đó có người H’mông theo Thiên Chúa giáo. Theo một tổ chức phi chính phủ, các cán bộ địa phương ở một số tỉnh khu vực Tây Nguyên, bao gồm thôn Đoàn Kết, xã Đăk Ngo, huyện Tuy Đức, tỉnh Đăk Nông tiếp tục từ chối đăng ký nhân khẩu cho hơn 1.000 người H’mông theo đạo Thiên Chúa di cư đến địa phương này trong những năm gần đây. Hệ quả là các cán bộ quản lý trường học không cho phép con cái của những người này đến trường. Một số thành viên của các nhóm dân tộc thiểu số này đã chạy sang Campuchia và Thái Lan, xin quy chế tị nạn với tư cách là nạn nhân của sự đàn áp. Chính phủ khẳng định những người này là người di cư bất hợp pháp đã rời Việt Nam để tìm kiếm các cơ hội kinh tế. Các nhóm nhân quyền nói rằng chính phủ đã gây áp lực lên Campuchia và Thái Lan để các nước này từ chối cấp quy chế tị nạn hoặc quy chế xin tị nạn tạm thời cho những người này và gửi trả họ về Việt Nam. Nhà chức trách viện dẫn các quy định về an ninh quốc gia để bỏ tù những người dân tộc thiểu số do họ có liên hệ với các tổ chức ở nước ngoài mà chính phủ cho là có mục đích ly khai, và đã kết án những người này nhiều năm tù. Ngoài ra, các nhà hoạt động thường cho biết lực lượng an ninh cũng hiện diện đông hơn trong những ngày có ý nghĩa lịch sử quan trọng và các ngày lễ ở các khu vực có cộng đồng dân tộc-tôn giáo thiểu số sinh sống. Chính phủ tiếp tục nỗ lực thu hẹp khoảng cách kinh tế-xã hội giữa các nhóm dân tộc thiểu số và cộng đồng dân tộc đa số thông qua các chương trình của chính phủ, hính phủ tiếp tục giao đất cho các cộng đồng dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, mặc dù việc thu hồi đất ở các khu vực này cũng diễn ra phổ biến. Tính đến tháng 12 năm 2018, có 315 trường nội trú cho trẻ em dân tộc thiểu số ở 49 tỉnh, phục vụ 109.245 học sinh người dân tộc thiểu số, hầu hết ở Tây Bắc, Tây Nguyên và đồng bằng sông Cửu Long. Không có số liệu thống kê cập nhật trong năm qua. Chính phủ cũng đã phối hợp với các quan chức địa phương để xây dựng khung chương trình giảng dạy bằng ngôn ngữ địa phương. Chương trình này được thực hiện một cách toàn diện hơn ở Tây Nguyên và đồng bằng sông Cửu Long so với ở các khu vực miền núi Tây Bắc. Chính phủ cũng trợ cấp một số trường kỹ thuật và dạy nghề dành cho đồng bào dân tộc thiểu số. Chính phủ dành điều kiện ưu đãi cho các công ty trong nước và nước ngoài đầu tư ở khu vực miền núi nơi có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Chính phủ cũng hỗ trợ các chương trình phát triển cơ sở hạ tầng tại những khu vực nghèo đói, nhiều dân tộc thiểu số sinh sống và xây dựng các chương trình khuyến nông cho các khu vực nông thôn xa xôi hẻo lánh. Các hành vi bạo hành, phân biệt đối xử và hành vi xâm hại khác dựa trên khuynh hướng tính dục và bản dạng giới Luật pháp không cấm phân biệt đối xử với những người đồng tính nữ, đồng tính nam, song tính, chuyển giới và liên giới về nhà ở, việc làm, pháp luật quốc tịch, tiếp cận dịch vụ của chính phủ. Bộ luật dân sự quy định cá nhân đã “chuyển đổi giới tính” có quyền đăng ký hộ tịch mới. Vẫn còn sự kỳ thị xã hội và phân biệt đối xử dựa trên cơ sở khuynh hướng tính dục và bản dạng giới. Kỳ thị xã hội đối với những người nhiễm HIV và AIDS Sự kỳ thị xã hội và phân biệt đối xử với những người nhiễm HIV và AIDS đã cản trở các nỗ lực phòng ngừa HIV/AIDS. Theo nghiên cứu Chỉ số đánh giá mức độ kỳ thị năm 2015 (dữ liệu gần đây nhất được công bố), 11,2% số người bị nhiễm HIV cho biết họ đã từng là nạn nhân của hành vi vi phạm các quyền trong 12 tháng trước cuộc khảo sát. Người bị nhiễm HIV tiếp tục vấp phải các rào cản trong việc tiếp cận và duy trì việc làm. Việc bị bắt và giam giữ trong các trung tâm cai nghiện bắt buộc do tiếp tục sử dụng heroin hoặc ma túy tổng hợp đã ngăn cản người sử dụng ma túy tiếp cận các dịch vụ điều trị HIV và dịch vụ y tế, mặc dù việc điều trị này được coi là quyền cơ bản của các bệnh nhân nhiễm HIV. Phần 7. Quyền của người lao động a. Tự do lập hội và quyền thương lượng tập thể Hiến pháp quy định quyền lập hội và quyền biểu tình nhưng hạn chế việc thực hiện các quyền này, bao gồm việc không cho người lao động tổ chức hoặc tham gia các tổ chức công đoàn độc lập do họ lựa chọn. Mặc dù người lao động có quyền lựa chọn việc tham gia công đoàn và cấp công đoàn (cấp địa phương hay còn gọi là “cấp cơ sở”, cấp tỉnh, hoặc cấp trung ương), nhưng pháp luật quy định mọi tổ chức công đoàn đều nằm trong khuôn khổ pháp lý và chịu sự kiểm soát của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam – liên minh công đoàn duy nhất tại Việt Nam, một tổ chức của Đảng Cộng sản Việt Nam. Chỉ công dân Việt Nam có quyền thành lập hoặc tham gia công đoàn. Theo luật, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam là tổ chức duy nhất có quyền công nhận đối với các tổ chức công đoàn; đồng thời, pháp luật giao trách nhiệm cho các công đoàn cấp trên phải thành lập các tổ chức công đoàn ở nơi làm việc. Luật cũng quy định rằng Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam báo cáo trực tiếp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thuộc Đảng Cộng sản Việt Nam; quy định này không bảo vệ các tổ chức công đoàn trước sự can thiệp và kiểm soát của chính quyền đối với hoạt động công đoàn. Pháp luật cũng hạn chế tự do lập hội khi không cho các tổ chức công đoàn có quyền tự chủ hoàn toàn trong điều hành các công việc của họ. Luật trao cho Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam quyền sở hữu mọi tài sản của công đoàn, đồng thời trao cho Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam quyền đại diện cho các công đoàn cấp dưới. Theo luật, những người lãnh đạo và cán bộ công đoàn được bổ nhiệm chứ không phải do các công đoàn viên bầu ra. Luật quy định ở nơi nào không có tổ chức công đoàn, “công đoàn cấp trên trực tiếp” phải thực hiện các nhiệm vụ của công đoàn cơ sở, kể cả khi người lao động không đề nghị hoặc đã tự nguyện lựa chọn không có tổ chức công đoàn. Đối với người lao động ở nơi không có công đoàn cơ sở, để tổ chức đình công, họ phải đề nghị cuộc đình công “được tổ chức và lãnh đạo bởi công đoàn cấp trên”, và nếu người lao động ở nơi không có công đoàn cơ sở muốn thương lượng tập thể, công đoàn cấp trên thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phải đại diện cho họ. Luật quy định công đoàn có quyền và trách nhiệm tổ chức và lãnh đạo các cuộc đình công, đồng thời luật đặt ra các hạn chế về nội dung và thủ tục đối với đình công. Các cuộc đình công không xuất phát từ tranh chấp lao động tập thể hoặc không tuân theo đúng trình tự do luật quy định bị coi là bất hợp pháp. Luật cấm các cuộc đình công phát sinh từ tranh chấp lao động “về quyền”, tức là bao gồm cả các cuộc đình công phát sinh từ các biện pháp chính sách kinh tế và xã hội không phải là một phần của quá trình thương lượng tập thể và không thuộc phạm vi định nghĩa của luật về các cuộc đình công “dựa trên lợi ích”. Luật cấm người lao động đình công trong những lĩnh vực kinh doanh phục vụ công chúng, hoặc những lĩnh vực mà chính phủ cho là thiết yếu đối với nền kinh tế quốc dân, quốc phòng, y tế công cộng và trật tự công cộng. “Các dịch vụ thiết yếu” bao gồm sản xuất điện; bưu chính viễn thông; vận tải, giao thông và quản lý vận tải biển và hàng không; các công trình công cộng; sản xuất dầu khí. Luật cũng cho Thủ tướng Chính phủ quyền được đình chỉ những cuộc đình công bị coi là gây hại đến nền kinh tế quốc dân hay an toàn công cộng. Luật cấm đình công ở cấp độ ngành và lĩnh vực, và cấm người lao động và công đoàn kêu gọi đình công để ủng hộ các hợp đồng ký kết giữa nhiều người sử dụng lao động. Luật quy định ban chấp hành công đoàn chỉ được ban hành quyết định đình công khi có ít nhất 50% người lao động ủng hộ việc này. Luật quy định một quy trình hòa giải và trọng tài phức tạp và rườm rà trước khi được phép đình công hợp pháp. Công đoàn hoặc đại diện của người lao động có quyền kháng cáo quyết định của hội đồng trọng tài cấp tỉnh lên tòa án nhân dân cấp tỉnh, hoặc có quyền tổ chức đình công. Luật cũng quy định rằng những người đình công sẽ không được hưởng lương trong thời gian không làm việc. Luật cấm trả đũa người đình công. Theo luật, các cá nhân tham gia các cuộc đình công mà bị tòa án nhân dân tuyên bố là bất hợp pháp và gây thiệt hại cho người sử dụng lao động thì phải bồi thường các thiệt hại đó. Luật có những quy định cấm hành vi phân biệt đối xử chống lại công đoàn và can thiệp vào hoạt động công đoàn, đồng thời áp đặt các chế tài hành chính và phạt tiền đối với hành vi vi phạm. Tuy nhiên, luật không phân biệt giữa người lao động và người quản lý và không cấm các nhân viên dưới quyền của người sử dụng lao động, chẳng hạn như người quản lý đại diện cho lợi ích của người sử dụng lao động, tham gia hoặc can thiệp vào hoạt động công đoàn. Các chế tài không đủ để ngăn cản những hành vi vi phạm. Theo Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, có 67 cuộc đình công phát sinh trong nửa đầu năm 2019. Hầu hết các cuộc đình công này xảy ra ở các tỉnh phía nam. Khoảng 82% các cuộc đình công xảy ra ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (chủ yếu là các công ty Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản và Trung Quốc). Những người đình công yêu cầu tăng lương, có chế độ bảo hiểm xã hội tốt hơn cho người lao động và nâng cao chất lượng bữa ăn giữa các ca làm việc. Không cuộc đình công nào trong số này tuân theo quy trình hòa giải và trọng tài, do đó, chính quyền coi đây là những cuộc đình công "tự phát" bất hợp pháp. Tuy nhiên, chính phủ đã không thực hiện hành động nào chống lại những người lao động tham gia đình công, và trong một số trường hợp còn chủ động đứng ra làm trung gian hòa giải để đi đến thỏa thuận có lợi cho người lao động. Trong một số trường hợp, chính phủ đã phạt tiền nặng các chủ sử dụng lao động, đặc biệt là với các công ty nước ngoài do đã có những hành động bất hợp pháp đối với người lao động, dẫn đến các cuộc đình công. Do việc thành lập hoặc tìm cách thành lập tổ chức công đoàn độc lập là bất hợp pháp, không có tổ chức phi chính phủ trong nước nào về lao động tham gia vào việc tổ chức lao động. Tuy nhiên, các tổ chức phi chính phủ về lao động chưa được đăng ký của địa phương đã hỗ trợ các nỗ lực nâng cao nhận thức về quyền của người lao động và các vấn đề về an toàn và sức khỏe nghề nghiệp, đồng thời hỗ trợ người lao động di trú trong nước và nước ngoài. Nhiều tổ chức phi chính phủ quốc tế về lao động đã phối hợp với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam trong việc đào tạo cho các đại diện công đoàn thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về tổ chức lao động, thương lượng tập thể và các vấn đề công đoàn khác. Chương trình Better Work Vietnam của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) và Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) cho biết sự can thiệp của những người quản lý vào hoạt động của công đoàn là một vấn đề lớn tại các nhà máy dệt may ở Việt Nam. Các nhà hoạt động trong lĩnh vực lao động và đại diện của các tổ chức độc lập của người lao động (không thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam) gặp phải tình trạng phân biệt đối xử chống lại công đoàn. Các nhà hoạt động độc lập trong lĩnh vực lao động tìm cách thành lập các công đoàn tách biệt với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hoặc thông báo cho người lao động về các quyền lao động của họ đôi khi gặp phải sự sách nhiễu của chính quyền. Vào tháng 2 năm 2018, một tòa án kết tội và tuyên án Hoàng Đức Bình, nhà hoạt động ôn hòa trong lĩnh vực lao động và môi trường 14 năm tù theo các điều khoản mập mờ trong bộ luật hình sự. Ông Bình bị bắt năm 2017, ông là người đã vận động đòi bồi thường cho các ngư dân bị ảnh hưởng bởi vụ xả thải Formosa và đã đăng tải các nội dung chỉ trích trên mạng về phản ứng của chính quyền đối với vụ việc này (xem thêm mục 1.d.). Ngoài ra, nhà chức trách tiếp tục cấm các nhà hoạt động trong lĩnh vực lao động đi ra nước ngoài, trong đó có Đỗ Thị Minh Hạnh, chủ tịch Phong trào Lao động Việt độc lập (xem thêm mục 2.d.). b. Cấm lao động cưỡng bức và lao động bắt buộc Hiến pháp và luật nghiêm cấm mọi hành vi lao động cưỡng bức hoặc lao động bắt buộc. Tuy nhiên, định nghĩa về lao động cưỡng bức trong Bộ luật lao động không bao hàm lao động để trừ nợ. Vào tháng 1, bộ luật hình sự sửa đổi có hiệu lực, trong đó tội phạm hóa tất cả các hình thức buôn bán lao động là người thành niên và trẻ em dưới 16 tuổi. Các hình phạt không đủ mạnh để ngăn chặn hành vi vi phạm; trên thực tế, pháp luật không quy định chế tài xử phạt nào đối với hành vi vi phạm quy định của Bộ luật lao động về cấm lao động cưỡng bức. Các tổ chức phi chính phủ tiếp tục cho biết lao động cưỡng bức đối với nam giới, phụ nữ và trẻ em tại Việt Nam vẫn còn tiếp diễn. (xem thêm mục 7.c.). Các công ty xuất khẩu lao động, phần lớn có liên kết với các doanh nghiệp nhà nước và các đơn vị môi giới không có giấy phép đã thu tiền của người lao động có nguyện vọng xuất khẩu lao động cao hơn mức phí pháp luật quy định mà không bị xử phạt. Những lao động này phải gánh chịu những khoản nợ lớn và do đó dễ trở thành nạn nhân của lao động cưỡng bức, kể cả việc phải lao động để trừ nợ. Xem thêm Báo cáo về tình trạng buôn bán người của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tại trang web: https://www.state.gov/trafficking-in-persons-report/. c. Cấm lao động trẻ em và quy định độ tuổi lao động tối thiểu Bộ luật Lao động mới được thông qua quy định rằng chỉ người từ đủ 18 tuổi trở lên mới đủ điều kiện tham gia lao động. Tuy nhiên, các luật khác có quy định riêng về điều kiện tuyển dụng lao động trẻ em dưới 18 tuổi. Hiến pháp cấm “tuyển dụng người dưới độ tuổi lao động tối thiểu”, thông thường là 13, với ngoại lệ do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội quy định. Luật cấm trẻ em dưới 18 tuổi làm các công việc nặng nhọc, độc hại và nguy hiểm. Có báo cáo về việc sử dụng lao động trẻ em bất hợp pháp trong các ngành sử dụng nhiều lao động như dệt may, xây dựng, nông nghiệp và một số ngành chế tạo. Báo chí địa phương cũng đưa tin về việc trẻ em làm nghề ăn xin theo các băng nhóm, và những người lãnh đạo các băng nhóm này đã bạo hành trẻ em và chiếm đoạt phần lớn thu nhập của các em. Một số trẻ em bắt đầu lao động ở độ tuổi 12 và gần 55% lao động trẻ em không đi học. Trong ngành may mặc, có các báo cáo về việc trẻ em từ 6 đến 18 tuổi làm công việc sản xuất hàng may mặc trong các điều kiện lao động cưỡng bức. Thông tin có được gần đây nhất từ các cuộc thanh tra của chính phủ, từ các tổ chức phi chính phủ và tin tức truyền thông cho thấy tình trạng này diễn ra phổ biến nhất trong các nhà máy sản xuất hàng may mặc quy mô nhỏ thuộc sở hữu tư nhân và trong các xưởng may không chính thức. Các báo cáo cũng cho biết những người sử dụng lao động này đánh đập và đe dọa trẻ em. Ngoài ra, có bằng chứng cho thấy trẻ em từ độ tuổi 12 làm việc trong thời gian bị giam giữ tại các trung tâm giáo dục cải tạo do chính quyền vận hành. Người sử dụng lao động cưỡng bức các trẻ em này làm công việc may vá mà không trả lương bằng cách đe dọa trừng phạt về thể chất hoặc các hình thức khác. Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm thực thi các chính sách và pháp luật về lao động trẻ em. Các quan chức chính phủ có thể phạt tiền và truy tố người sử dụng lao động trong các trường hợp vi phạm các quy định pháp luật về lao động trẻ em. Là một phần của Kế hoạch hành động quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2016-2020 và Chương trình Quốc gia về bảo vệ trẻ em của chính phủ, chính phủ tiếp tục các nỗ lực nhằm ngăn chặn lao động trẻ em, đặc biệt là đối tượng trẻ em ở khu vực nông thôn, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn và trẻ em có nguy cơ tiếp xúc với các điều kiện làm việc độc hại. Các tổ chức phi chính phủ trong nước và quốc tế ghi nhận sự hợp tác thành công với chính quyền các tỉnh để thực thi các chính sách quốc gia về đấu tranh chống tình trạng lao động trẻ em. Xem thêm Danh mục hàng hóa được sản xuất bởi lao động trẻ em hoặc lao động cưỡng bức của Bộ Lao động tại trang web: https://www.dol.gov/agencies/ilab/reports/child-labor/list-of-goods. d. Phân biệt đối xử về việc làm và nghề nghiệp Luật pháp nghiêm cấm phân biệt đối xử trong tuyển dụng, quan hệ lao động và làm việc nhưng không nêu rõ là cấm phân biệt đối xử trong mọi khía cạnh việc làm và nghề nghiệp. Luật cấm phân biệt đối xử dựa trên giới tính, chủng tộc, khuyết tật, màu da, địa vị xã hội, tình trạng hôn nhân, tín ngưỡng, tôn giáo, tình trạng nhiễm HIV và tư cách thành viên công đoàn hoặc sự tham gia vào các hoạt động công đoàn. Luật không cấm phân biệt đối xử dựa trên quan điểm chính trị, tuổi tác, ngôn ngữ, nguồn gốc dân tộc, khuynh hướng tính dục hoặc bản dạng giới. Không có luật nào cấm người sử dụng lao động hỏi về tình trạng gia đình hoặc tình trạng hôn nhân trong các buổi phỏng vấn xin việc. Chính phủ không thực thi hiệu quả các luật liên quan đến phân biệt đối xử về việc làm, nhưng đã có một số hành động nhằm khắc phục tình trạng phân biệt đối xử về việc làm đối với người khuyết tật. Các công ty có tối thiểu 51% người lao động là người khuyết tật sẽ được vay vốn ưu đãi đặc biệt của chính phủ. Hoạt động tuyển dụng mang tính phân biệt đối xử vẫn tồn tại, bao gồm phân biệt đối xử liên quan đến giới tính, tuổi tác, khuyết tật và tình trạng hôn nhân. Phụ nữ nghỉ hưu ở tuổi 60, trong khi độ tuổi nghỉ hưu ở nam giới là 62, điều này ảnh hưởng đến khả năng của phụ nữ được thăng tiến lên các cấp bậc chức vụ quản lý và hưởng lương hưu và thu nhập cao hơn. Các doanh nghiệp có phụ nữ làm lãnh đạo vẫn gặp hạn chế trong việc tiếp cận tín dụng và các thị trường quốc tế. Mức lương của lao động nữ hàng năm thấp hơn mức lương của nam giới trung bình là một tháng lương. Mức lương của lao động nữ có trình độ cao thấp hơn so với mức lương của nam giới có trình độ tương đương. Nhiều phụ nữ gặp khó khăn trong việc tìm việc làm sau tuổi 35, và có những báo cáo về việc phụ nữ nhận được thông báo chấm dứt hợp đồng lao động vào tuổi 35. Viện Công nhân và Công đoàn thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam lưu ý rằng phụ nữ trên 35 tuổi chiếm khoảng một nửa số người lao động thất nghiệp ở Việt Nam. Các rào cản về xã hội và thái độ cũng như hạn chế trong việc tiếp cận nơi làm việc vẫn là vấn đề cần khắc phục đối với việc làm cho người khuyết tật. e. Điều kiện làm việc có thể chấp nhận được Mức lương tối thiểu của mỗi khu vực là khác nhau. Ở tất cả các khu vực, mức lương tối thiểu vượt ngưỡng thu nhập người nghèo chính thức của Ngân hàng Thế giới. Luật quy định giới hạn thời gian làm thêm giờ không quá 50% số giờ làm việc bình thường mỗi ngày, không quá 30 giờ mỗi tháng và 200 giờ trong một năm, nhưng vẫn có ngoại lệ trong trường hợp đặc biệt, với mức tối đa là 300 giờ làm thêm một năm nhưng phải được chính phủ chấp thuận sau khi tham vấn với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và các đại diện người sử dụng lao động. Luật quy định các tiêu chuẩn an toàn lao động và sức khỏe nghề nghiệp, đưa ra các thủ tục giải quyết quyền lợi cho người lao động là nạn nhân trong các vụ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, và quy định trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong các lĩnh vực an toàn lao động và sức khỏe nghề nghiệp. Luật quy định về quyền của người lao động trong việc tự đưa mình ra khỏi các tình huống gây nguy hiểm đến sức khỏe hoặc sự an toàn mà không ảnh hưởng tới việc làm của họ. Luật cũng quy định việc “cho thuê lại lao động”, một hình thức việc làm, giúp bảo vệ những người lao động bán thời gian và người giúp việc gia đình. Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội là cơ quan chính có thẩm quyền về lĩnh vực lao động, giám sát việc thực thi pháp luật lao động. Thanh tra Lao động chịu trách nhiệm tiến hành thanh tra tại nơi làm việc để bảo đảm việc tuân thủ pháp luật lao động và các tiêu chuẩn về an toàn lao động và sức khỏe nghề nghiệp. Thanh tra viên được quyền áp dụng các chế tài xử phạt, phạt tiền, thu hồi giấy phép hoạt động hoặc đăng ký, đóng cửa doanh nghiệp, đào tạo bắt buộc. Thanh tra viên có thể tiến hành ngay lập tức các biện pháp xử lý khi có lý do cho thấy sự tồn tại một mối nguy hiểm hiện hữu và nghiêm trọng đối với sức khỏe hoặc sự an toàn của người lao động, bao gồm biện pháp tạm đình chỉ hoạt động, mặc dù hiếm khi các biện pháp này được áp dụng. Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã thừa nhận những bất cập trong hệ thống thanh tra lao động của mình, và nhấn mạnh rằng hiện chưa có đủ số thanh tra viên lao động trên toàn quốc. Chính phủ không thực thi có hiệu quả pháp luật lao động, đặc biệt là trong trong khu vực kinh tế phi chính thức, Các báo cáo đáng tin cậy cho biết các nhà máy thường vượt quá số giờ làm thêm tối đa và không thực hiện đúng quy định của luật về số ngày nghỉ, trong đó có Báo cáo thường niên của Chương trình Better Work của ILO-IFC năm 2019. Báo cáo này chỉ ra rằng mặc dù đa số các nhà máy tham gia chương trình tuân thủ quy định về số giờ làm thêm tối đa mỗi ngày là 4 giờ, nhưng 77% số nhà máy vẫn không tuân thủ quy định về số giờ làm thêm tối đa mỗi tháng (30 giờ) và 69% vượt quá số giờ làm thêm tối đa mỗi năm (300 giờ). Ngoài ra, do việc làm thêm vào chủ nhật là rất phổ biến, 40% số nhà máy vi phạm quy định phải dành ít nhất 4 ngày nghỉ mỗi tháng cho người lao động. Những người lao động di cư, gồm cả những người đi tìm việc làm trong nước và người lao động không có hợp đồng, là những người lao động dễ bị tổn thương nhất và thường phải chịu những điều kiện làm việc nguy hiểm. Những người lao động thuộc các nhóm dân tộc thiểu số thường làm việc trong khu vực kinh tế không chính thức, và theo ILO, người lao động không chính thức ở Việt Nam thường có thu nhập thấp và không ổn định, thời giờ làm việc kéo dài và thiếu sự bảo vệ của các thiết chế thị trường lao động. Ngoài ra, người lao động trong khu vực kinh tế không chính thức chỉ đủ điều kiện đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện và hệ thống bảo hiểm xã hội tự nguyện này chỉ bao gồm chế độ hưu trí và tử tuất. Người lao động trong khu vực kinh tế chính thức và người sử dụng lao động của họ đóng bảo hiểm xã hội với các chế độ trợ cấp ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, cũng như hưu trí và tử tuất. Hiện tượng bị thương khi làm việc do sức khỏe kém, điều kiện an toàn lao động và đào tạo nhân viên không đầy đủ vẫn là một vấn đề đáng quan ngại. Trong năm 2018, chính phủ cho biết có 7.997 vụ tai nạn lao động với 8.229 nạn nhân, trong đó có 972 vụ tai nạn chết người với 1.038 người thiệt mạng. Trong số những vụ tai nạn chết người, có 578 vụ liên quan đến người lao động có hợp đồng và 394 vụ liên quan đến người lao động không có hợp đồng. Báo cáo về tình hình nhân quyền
55874
https://vi.wikisource.org/wiki/B%C3%A1o%20c%C3%A1o%20c%E1%BB%A7a%20B%E1%BB%99%20Ngo%E1%BA%A1i%20giao%20Hoa%20K%E1%BB%B3%20v%E1%BB%81%20t%C3%ACnh%20h%C3%ACnh%20nh%C3%A2n%20quy%E1%BB%81n%20n%C4%83m%202020
Báo cáo của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ về tình hình nhân quyền năm 2020
TÓM TẮT Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nhà nước độc tài do một đảng duy nhất – Đảng Cộng sản Việt Nam – cầm quyền, dưới sự lãnh đạo của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân. Cuộc bầu cử Quốc hội gần đây nhất được tổ chức vào năm 2016 đã diễn ra không tự do và không công bằng; có sự cạnh tranh hạn chế giữa các ứng viên đã được Đảng Cộng sản Việt Nam xem xét kỹ lưỡng. Bộ Công an chịu trách nhiệm về an ninh trong nước và quản lý đội ngũ công an, một cơ quan điều tra an ninh quốc gia đặc biệt và các đơn vị an ninh khác trong nước. Quân đội nhân dân Việt Nam hỗ trợ các nhà chức trách dân sự cung cấp hoạt động cứu trợ vào những thời điểm xảy ra thiên tai. Chính quyền dân sự duy trì sự kiểm soát hiệu quả đối với các lực lượng an ninh. Cán bộ các lực lượng an ninh đã thực hiện nhiều hành vi lạm quyền. Những vấn đề lớn về quyền con người ở Việt Nam bao gồm: việc tước đoạt sinh mạng trái luật hoặc tùy tiện của chính quyền; tra tấn bởi các nhân viên chính phủ; bắt và giam giữ người tùy tiện của chính quyền; tù nhân chính trị; những vấn đề lớn về tính độc lập của tư pháp; sự can thiệp tùy tiện hoặc trái luật vào đời sống riêng tư; hạn chế nghiêm trọng tự do biểu đạt, tự do báo chí, tự do Internet, bao gồm bắt và truy tố tùy tiện những người chỉ trích chính quyền, kiểm duyệt, đóng các trang mạng, ra các luật về hành vi phỉ báng mang tính chất hình sự; can thiệp đáng kể vào quyền tự do hội họp hòa bình và tự do lập hội; hạn chế đáng kể tự do đi lại, trong đó có việc cấm xuất cảnh đối với các nhà hoạt động; công dân không có khả năng thay đổi chính quyền một cách hòa bình thông qua các cuộc bầu cử tự do và công bằng; hạn chế sự tham gia chính trị; các hành vi tham nhũng lớn; buôn bán người; hạn chế đáng kể quyền tự do lập hội của công nhân; sử dụng lao động trẻ em cưỡng bức. Đôi khi chính quyền đã có hành động khắc phục, bao gồm việc truy tố đối với các quan chức vi phạm pháp luật; nhưng công an và các quan chức nhà nước thường vi phạm mà không bị trừng phạt. Phần 1. Tôn trọng sự toàn vẹn của con người, kể cả quyền không bị: a. Tước đoạt sinh mạng tùy tiện và giết người trái luật hoặc vì động cơ chính trị Đã có các báo cáo cho thấy các quan chức hoặc nhân viên khác dưới sự chỉ huy của Bộ Công an hoặc cơ quan công an cấp tỉnh đã giết những người chống đối một cách tùy tiện hoặc trái pháp luật. Có báo cáo về ít nhất 8 vụ chết người khi đang bị giam giữ, trong đó nhà chức trách thông báo ít nhất 3 trường hợp trong số đó là do tự tử hoặc do các vấn đề về sức khỏe và một trường hợp là do bị bạn tù đánh chết. Đôi khi nhà chức trách đã sách nhiễu và hăm dọa những gia đình chất vấn công an về việc xác định nguyên nhân cái chết. Trong một số ít trường hợp, chính quyền đã truy cứu trách nhiệm đối với các cán bộ công an, thường là vài năm sau khi nạn nhân chết. Mặc dù đã có hướng dẫn của Tòa án nhân dân tối cao về truy cứu các cán bộ công an làm chết người bị giam giữ về tội giết người, các cán bộ này thường chỉ bị truy cứu với tội nhẹ hơn. Công an đã tiến hành các cuộc điều tra nội bộ để xác định các vụ chết người khi đang bị giam giữ có lý do chính đáng hay không. Ngày 9 tháng 1, một lực lượng lớn công an có vũ trang thuộc Bộ Công an và công an thành phố Hà Nội đã bao vây xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Vào sáng sớm, họ đột kích nhà của ông Lê Đình Kình, một người cao tuổi ở địa phương đã lãnh đạo dân làng nhiều năm chống lại việc thu hồi 145 héc ta đất nông nghiệp để xây dựng một công trình quân sự mới. Trong cuộc đột kích đó, công an và những người dân có vũ trang đã đụng độ với nhau bằng bạo lực, dẫn đến cái chết của 3 cán bộ công an và ông Lê Đình Kình. Các nhân chứng, trong đó có vợ của ông Kình, nói rằng công an đã ném lựu đạn hơi cay vào nhà khi gia đình đang ngủ và bắn ông Kình chết tại chỗ. Các nhà hoạt động nhân quyền bày tỏ sự nghi ngờ về tính hợp pháp của cuộc đột kích cũng như về các báo cáo chính thức của công an rằng ông Kình được vũ trang bởi lựu đạn cầm tay, trong khi ông cụ 84 tuổi này bị khuyết tật (xem thêm mục 1.c và 1.e.). b. Mất tích Không có báo cáo nào của chính quyền về các trường hợp mất tích trong năm qua. c. Tra tấn và đối xử hoặc trừng phạt dã man, vô nhân đạo hay đê hèn khác Hiến pháp và luật nghiêm cấm việc tra tấn, dùng bạo lực, cưỡng ép, trừng phạt thân thể hoặc bất kỳ hình thức đối xử nào xâm phạm thân thể, sức khỏe, hoặc danh dự, nhân phẩm người bị giam giữ. Tuy nhiên, các nghi can thường xuyên báo cáo về việc họ bị ngược đãi và tra tấn bởi cảnh sát, nhân viên an ninh mặc thường phục và nhân viên tại các trung tâm giam giữ người nghiện ma túy trong quá trình bắt, thẩm vấn và giam giữ. Công an, kiểm sát viên và các cơ quan giám sát chính phủ hiếm khi tiến hành điều tra các báo cáo cụ thể về tình trạng ngược đãi này. Các nhà hoạt động cho biết các cán bộ Bộ Công an hành hung các tù nhân chính trị để lấy cung hoặc sử dụng các thủ đoạn khác để buộc họ viết bản nhận tội, trong đó có việc chỉ đạo bạn tù hành hung họ hoặc hứa hẹn đối xử tốt hơn. Sự bạo hành này không chỉ xảy ra đối với các nhà hoạt động hoặc những người có liên quan đến chính trị. Các nhóm theo dõi nhân quyền đã công bố nhiều báo cáo về việc công an sử dụng vũ lực quá mức trong khi thi hành công vụ và cáo buộc các điều tra viên tra tấn người bị giam giữ. Vào tháng 6, truyền thông của nhà nước đưa tin về xét xử phúc thẩm vụ án Vương Văn Hùng và Phạm Văn Nhiệm, các bị cáo này từng bị xét xử và kết án về tội bắt cóc, hiếp dâm và giết người năm 2019, theo kháng cáo, các điều tra viên được cho là đã tra tấn Hùng và Nhiệm bằng cách phá giấc ngủ của họ liên tiếp trong 7 ngày, lột quần áo, liên tục đánh đập và sử dụng dùi cui điện trong quá trình tạm giam và thẩm vấn. Một trong những người dân xã Đồng Tâm bị tạm giam và trả tự do sau vụ đụng độ với công an ngày 9 tháng 1 (xem mục 1.a) cáo buộc rằng các cán bộ thẩm vấn Bộ công an đã tra tấn nhiều người trong số 29 bị can bằng nhiều cách thức khác nhau, như giật điện, gí điếu thuốc lá lên khắp cơ thể, trấn nước và các phương thức khác không để lại dấu vết trên cơ thể. Theo truyền thông của nhà nước, Cơ quan điều tra thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã khởi tố bị can đối với Trưởng công an thị trấn Vĩnh Tuy, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang và hai công an viên khác về hành vi đánh đập người bị giam giữ. Trưởng công an bị tạm giam, hai công an viên bị quản thúc tại gia trong quá trình điều tra. Tình trạng miễn trừ trách nhiệm cho các lực lượng an ninh là một vấn đề nghiêm trọng. Điều kiện ở nhà tù và các trại giam giữ Có sự khác biệt đáng kể về điều kiện giam giữ giữa các trại giam và các tỉnh khác nhau. Điều kiện ở hầu hết các trại giam là khắc khổ nhưng nhìn chung không đe dọa đến tính mạng. Chế độ ăn uống không đầy đủ và thực phẩm không sạch, phòng giam quá chật chội, thiếu nước uống và điều kiện vệ sinh nghèo nàn tiếp tục là những vấn đề nghiêm trọng. : Theo luật, người bị tạm giam chờ xét xử bị giam giữ tách biệt với tù nhân đã bị kết án. Trên thực tế, truyền thông và các nhà hoạt động báo cáo rằng đã có những trường hợp trong đó người bị tạm giam bị giam giữ chung với tù nhân đã bị kết án. Chính quyền thường giam giữ tù nhân nam và nữ tách biệt nhau, nhưng vẫn có một số trường hợp ngoại lệ ở các trại tạm giam địa phương. Mặc dù chính quyền thường giam giữ người chưa thành niên tách biệt với người lớn, nhưng trong một số ít trường hợp, người chưa thành niên vẫn bị giam giữ chung với người lớn trong một thời gian ngắn. Nhà chức trách đôi khi giam trẻ em ở trong tù cùng với mẹ cho đến khi các em được ba tuổi, theo một cựu tù nhân chính trị. Các cán bộ quản trại không ngăn chặn được tình trạng bạo lực giữa các tù nhân. Ngày 7 tháng 5, phạm nhân Lê Hoàng Quang được cho là đã đánh chết bạn tù cùng phòng là Nguyễn Quang Lập bằng gậy baton ở nhà tạm giữ công an huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu sau một cuộc cãi cọ. Một số tù nhân đã từng hoặc đang bị giam giữ và gia đình họ cho biết các tù nhân nhận được lượng thức ăn không đầy đủ và kém chất lượng. Người nhà tù nhân vẫn tiếp tục khẳng định một cách đáng tin cậy rằng tù nhân sẽ được thêm thức ăn hoặc được đối xử tốt hơn nếu hối lộ cán bộ quản trại. Tù nhân được chăm sóc y tế cơ bản, mặc dù trong nhiều trường hợp các cán bộ quản trại đã ngăn không cho người nhà mang thuốc vào cho tù nhân dù họ không có cách nào khác để nhận được thuốc, và trạm xá trong tù không xem xét kỹ hồ sơ y tế trước khi giam giữ của tù nhân. Một số nhà chức trách trại giam từ chối không cho phép gửi bất kỳ đồ vật nào cho tù nhân từ bên ngoài hệ thống trại giam, kể cả thuốc men, và họ viện lý do lo ngại lây lan COVID-19. Ví dụ, trại giam Gia Trung ở tỉnh Gia Lai từ chối mọi thuốc men gửi từ bên ngoài vào mặc dù các trại giam khác như trại giam số 6 tỉnh Nghệ An thì cho phép gửi thuốc theo đơn vào trại. Nhà chức trách biệt giam tù nhân trong khoảng thời gian tiêu chuẩn là 3 tháng. Ngày 1 tháng 1, chính quyền bắt đầu thực thi Luật thi hành án hình sự, luật này quy định những người đồng tính, song tính, chuyển giới, hoặc liên giới tính (LGBTI) phải được giam giữ riêng biệt với những người bị tạm giam hoặc tù nhân thông thường. Nhiều tổ chức truyền thông đưa tin rằng luật này được thi hành một cách hiệu quả. : Theo luật, Quốc hội, Hội đồng nhân dân và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, một tổ chức của Đảng Cộng sản Việt Nam chuyên giám sát các tổ chức xã hội do chính phủ Việt Nam bảo trợ, thực hiện giám sát việc thi hành án hình sự. Không có hệ thống thanh tra trại giam nào hoạt động để tù nhân có thể nộp đơn khiếu nại. Bộ Công an cho biết các tù nhân có thể nộp đơn khiếu nại chính thức cho Viện kiểm sát. Tuy nhiên, đơn khiếu nại trước hết phải nộp cho các cán bộ quản trại mà những người này thường là đối tượng bị khiếu nại, nên hầu hết các quan sát viên cho rằng quy trình này có khiếm khuyết. Nhà chức trách chỉ cho tù nhân gặp gia đình mỗi tháng một lần không quá một giờ. Người nhà tù nhân cho biết nhà chức trách trại giam thường ngắt các cuộc gặp này chỉ sau 15 đến 30 phút. Nói chung người nhà tù nhân được phép chu cấp thêm đồ bao gồm tiền, thực phẩm và chăn đệm cho tù nhân. Người nhà của các cựu tù nhân và tù nhân đang bị giam giữ và các luật sư cho biết một số nhà chức trách hạn chế hoặc cản trở tù nhân tiếp cận các ấn phẩm, bao gồm các tài liệu tôn giáo, mặc dù các quy định pháp luật cho phép tù nhân được tiếp cận các tài liệu đó. Chẳng hạn, gia đình tù nhân Lê Đình Lượng cho biết ông Lượng không được phép tiếp cận Kinh thánh. Mặc dù ông Lượng đã có đơn chính thức yêu cầu tiếp cận Kinh thánh trong các năm trước, trong năm qua, gia đình ông chỉ yêu cầu không chính thức bằng miệng với cán bộ quản trại, và yêu cầu này không được hồi đáp. Công an huyện Sóc Sơn ngăn cản bà Huệ Như nhận hiến pháp và các tài liệu pháp luật khác mặc dù đã nhiều lần yêu cầu, kể cả yêu cầu do luật sư đưa ra. Các quan sát viên cũng nói rằng mặc dù luật cho phép tù nhân tiếp cận chức sắc, chức việc tôn giáo, nhưng không có tù nhân Công giáo nào được linh mục đến thăm trong năm qua. : Bộ Công an, cơ quan chính phủ chịu trách nhiệm quản lý các trại giam, không cho phép tù nhân tiếp cận các giám sát viên quốc tế. Các cán bộ Ủy ban Chữ thập đỏ Quốc tế địa phương và khu vực không yêu cầu và cũng không đến thăm các trại giam trong năm qua. d. Bắt người hoặc giam giữ tùy tiện Hiến pháp quy định rằng việc bắt bất kỳ cá nhân nào cũng phải có quyết định của tòa án hoặc viện kiểm sát, trừ trường hợp “phạm tội một cách rõ ràng”. Luật cho phép chính quyền bắt và giam giữ người “đến khi kết thúc điều tra” đối với các tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, trong đó có các vụ án về an ninh quốc gia. Người bị giam giữ có thể khiếu nại tính hợp pháp của việc họ bị giam giữ với cơ quan đã bắt họ, trừ trường hợp khiếu nại dựa trên căn cứ chính trị, nhưng người bị giam giữ hoặc người đại diện của họ không có quyền khiếu nại tính hợp pháp của việc bắt người trước tòa án. Có nhiều trường hợp nhà chức trách bắt hoặc giam giữ các nhà hoạt động hoặc những người chỉ trích chính quyền trái với quy định của luật hoặc dựa trên các căn cứ không xác thực. Nhà chức trách thường xuyên không cho các nhà hoạt động và nghi can phạm tội hình sự ra khỏi nhà mà không có cáo buộc phạm tội. Thủ tục bắt và đối xử với người bị giam giữ Theo luật, công an nói chung cần có lệnh của Viện kiểm sát nhân dân về việc bắt nghi can, dù trong một số trường hợp công an cần quyết định của tòa án. Bộ luật tố tụng hình sự cũng cho phép công an có quyền “bắt người” mà không cần lệnh bắt trong “trường hợp khẩn cấp”, chẳng hạn như có bằng chứng chứng minh một người đang chuẩn bị thực hiện tội phạm hoặc khi công an phát hiện một người phạm tội quả tang. Các luật sư bảo vệ nhân quyền đồng quan điểm rằng việc giam giữ người mà không có lệnh bắt là một thực tiễn phổ biến. Các luật sư và các tổ chức phi chính phủ về nhân quyền báo cáo rằng trong nhiều trường hợp, công an “mời” các cá nhân đến trình diện tại đồn công an mà không cung cấp lý do rõ ràng. Những cá nhân này sẽ bị giữ lại trong nhiều giờ và bị thẩm vấn hoặc bị yêu cầu viết hoặc ký vào các báo cáo. Nhiều trường hợp như vậy không có liên quan gì đến chính trị hoặc các vấn đề nhạy cảm. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp các nhà hoạt động bị giam giữ bởi các cá nhân mặc thường phục mà không có lệnh bắt. Công an có thể tạm giữ nghi phạm trong 72 giờ mà không cần lệnh bắt. Trong các trường hợp này, Viện Kiểm sát nhân dân phải ra quyết định phê chuẩn hoặc không phê chuẩn việc bắt người trong vòng 12 giờ sau khi nhận được thông báo từ công an. Trên thực tế, nhất là trong các vụ án có động cơ chính trị, các thủ tục này không được áp dụng thống nhất và chặt chẽ. Luật quy định phải ghi âm, ghi hình các cuộc hỏi cung bị can trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử. Trong trường hợp không thể tiến hành ghi âm, ghi hình, chỉ được phép hỏi cung nếu người bị hỏi cung đồng ý. Tuy nhiên, trên thực tế, quy định này không được áp dụng thống nhất. Theo các nhà hoạt động nhân quyền, trong nhiều phiên tòa hình sự, các bản ghi hình được nhà chức trách sử dụng để gây ảnh hưởng đến nhận thức của tòa án và công chúng về bị can và về vụ án. Tại phiên tòa xét xử 29 người dân xã Đồng Tâm hồi tháng 9 (xem mục 1.a.), Viện kiểm sát đã trình chiếu nhiều clip trong đó các bị cáo có vẻ như đã thừa nhận các cáo buộc phạm tội đối với họ. Luật sư bào chữa cho các bị cáo cho biết clip này thể hiện không đúng ý chí của các bị cáo, và thực tế là họ đã bị ép buộc nhận tội trong clip đó. Theo luật, Viện Kiểm sát nhân dân phải ban hành quyết định điều tra chính thức đối với người bị tạm giữ và thông báo cho bị can hoặc người đại diện hợp pháp của họ trong vòng ba ngày kể từ ngày bắt; nếu không, công an phải thả nghi phạm. Luật cho phép Viện kiểm sát nhân dân đề nghị tòa án có thẩm quyền đối với vụ án gia hạn thời gian tạm giữ hai lần, mỗi lần ba ngày, tối đa là chín ngày trước khi bắt đầu điều tra. Mặc dù Bộ luật tố tụng hình sự quy định thời hạn tạm giam để điều tra, kể cả đối với các tội phạm nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng (đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, một người có thể bị tạm giam đến 16 tháng), nhưng luật cho phép Viện kiểm sát nhân dân tối cao tạm giam một người “đến khi kết thúc điều tra” trong trường hợp phạm tội “đặc biệt nghiêm trọng”, trong đó có các tội xâm phạm an ninh quốc gia. Chỉ sau khi kết thúc điều tra, các nghi phạm mới bị buộc tội chính thức. Trong thời gian nghi phạm bị tạm giam, nhà chức trách có quyền từ chối không cho người nhà vào thăm; họ thường xuyên từ chối quyền này của những người bị bắt với cáo buộc xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các trường hợp phạm tội khác có động cơ chính trị. Luật cho phép bảo lãnh tại ngoại dưới hình thức đặt tiền hoặc tài sản có giá trị như một biện pháp thay thế tạm giam, nhưng hiếm khi nhà chức trách áp dụng. Luật yêu cầu các cơ quan chức năng phải thông báo cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo về các quyền của họ theo quy định của pháp luật, bao gồm cả quyền có luật sư trong vòng ba ngày kể từ ngày bị bắt. Theo luật, chính quyền phải chỉ định luật sư bào chữa cho bị cáo nếu bị cáo hoặc người đại diện hợp pháp của họ không nhờ luật sư bào chữa trong các trường hợp bị cáo bị buộc tội theo khung hình phạt có mức án cao nhất là tử hình theo quy định của bộ luật hình sự, hoặc bị cáo là người chưa thành niên hoặc người bị khuyết tật về thể chất hoặc bị coi là mất khả năng nhận thức. Chính phủ cũng có thể chỉ định luật sư và trên thực tế đã chỉ định luật sư trong một số vụ án nhất định, bao gồm các vụ án có bị cáo là người có công lao đóng góp đáng kể cho đất nước, thành viên hộ nghèo hoặc cận nghèo, người dân tộc thiểu số ở các địa phương nghèo, vùng sâu vùng xa, và người chưa thành niên. Chính phủ cũng có thể chỉ định luật sư trong các vụ án mà bị cáo hoặc gia đình họ là nạn nhân chất độc da cam, người cao tuổi hoặc người khuyết tật, người chưa thành niên, nạn nhân bạo lực gia đình, nạn nhân buôn người, người nhiễm HIV. Mặc dù luật cho phép người bị giam giữ được tiếp xúc với luật sư từ lúc bị tạm giữ, nhưng nhà chức trách dùng nhiều cách trì hoãn quan liêu để ngăn không cho người bị giam giữ tiếp xúc với luật sư một cách kịp thời. Trong nhiều trường hợp, nhà chức trách chỉ cho phép luật sư tiếp cận với thân chủ của họ hoặc tiếp cận chứng cứ chống lại thân chủ ngay trước khi vụ án được đưa ra xét xử và do đó luật sư không có đủ thời gian để chuẩn bị bào chữa. Trong những vụ án được điều tra theo luật an ninh quốc gia, chính quyền thường xuyên sử dụng các cách thức trì hoãn quan liêu để cấm luật sư bào chữa tiếp cận với thân chủ cho đến khi các cán bộ kết thúc điều tra và nghi phạm đã chính thức bị buộc tội. Người bị giam giữ có quyền thông báo cho người nhà về việc họ bị bắt. Mặc dù công an nhìn chung có thông báo cho gia đình người bị giam giữ về nơi giam giữ, nhưng Bộ Công an đã giam giữ nhiều blogger và nhà hoạt động bị tình nghi xâm phạm an ninh quốc gia mà không cho họ liên lạc. : Việc bắt và giam giữ tùy tiện, đặc biệt đối với các nhà hoạt động chính trị và các cá nhân phản đối việc thu hồi đất hoặc các sự việc bất công khác vẫn còn là một vấn đề nghiêm trọng. Một số nhà hoạt động cũng báo cáo về việc công an thường xuyên thẩm vấn họ để lấy thông tin buộc tội các nhà hoạt động nhân quyền khác. Nhà chức trách giam giữ nhiều nhà hoạt động tôn giáo và chính trị một cách tùy tiện ở các mức độ khác nhau như giam giữ tại nhà, trên xe, tại đồn công an địa phương, tại “các trung tâm bảo trợ xã hội”, hoặc tại cơ quan chính quyền địa phương. Nhà chức trách cũng thường chất vấn các nhà hoạt động nhân quyền khi họ trở về từ các chuyến đi ra nước ngoài. Việc giam giữ này xảy ra phổ biến nhất trong khoảng thời gian diễn ra các sự kiện có khả năng thu hút sự chú ý rộng rãi của công chúng. Ngày 8 tháng 5, công an thành phố Hồ Chí Minh được cho là đã bắt giam nhà hoạt động Phùng Thủy mà không có lệnh bắt và thẩm vấn ông Thủy trong nhiều giờ về mối quan hệ của ông với Nhà xuất bản Tự do – một nhà xuất bản độc lập. Theo một nhà hoạt động, các cán bộ công an đã sử dụng các phương pháp lấy cung dùng bạo lực để buộc ông Thủy trả lời các câu hỏi của cán bộ thẩm vấn. : Thời gian cho phép tạm giam để điều tra là trong khoảng từ 3 tháng đến 16 tháng, tùy vào mức độ phạm tội. Không có quy định chuẩn trong luật hoặc văn bản hành chính về thời hạn nghi phạm phải được đưa đến trình diện một cán bộ tòa án. Thời hạn này là khác nhau tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng và tính chất của hành vi phạm tội. Trong những trường hợp phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, bao gồm các tội xâm phạm an ninh quốc gia, luật cho phép tạm giam “cho đến khi kết thúc điều tra”. Tương tự, thời hạn chuẩn bị xét xử cho phép là từ 45 đến 120 ngày. Theo luật, phiên tòa phải được mở trong thời hạn 30 ngày từ khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử. Tổng thời gian tạm giam chờ xét xử là tổng tất cả các thời hạn này; thời hạn tạm giam chờ xét xử trên danh nghĩa tối đa là 21 tháng trong những trường hợp “phạm tội đặc biệt nghiêm trọng”. Nhà chức trách thường tạm giam quá thời hạn này mà không bị xử phạt, và các nhà hoạt động cho biết công an và kiểm sát viên thường kéo dài thời hạn tạm giam chờ xét xử nhằm trừng phạt hoặc gây sức ép để những người bảo vệ nhân quyền phải nhận tội. Theo luật, nhà chức trách phải cung cấp căn cứ để tạm giam quá thời hạn 4 tháng, nhưng các báo cáo cho biết các cán bộ tòa án thường xuyên bỏ qua việc công an hoặc kiểm sát viên không tuân thủ quy định này khi xét xử các vụ án hình sự. Chính quyền tạm giam 8 thành viên của nhóm Hiến pháp, một tổ chức xã hội dân sự độc lập, trong 23 tháng trước khi phiên tòa xét xử chính thức được mở vào ngày 31 tháng 7. Việc kéo dài thời hạn tạm giam chờ xét xử không chỉ áp dụng đối với các nhà hoạt động. Truyền thông nhà nước cho biết trong năm 2018, 230 người bị tạm giữ, tạm giam vượt quá thời hạn quy định. Khả năng của người bị giam giữ được yêu cầu xem xét lại tính hợp pháp của việc giam giữ trước tòa án: Người bị giam giữ không có quyền này. Người bị giam giữ có thể yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xem xét lại quyết định giam giữ. Nếu cơ quan này kết luận rằng việc bắt hoặc giam giữ là không đúng đắn, người bị giam giữ có thể được bồi thường thiệt hại. e. Từ chối xét xử công khai và công bằng Luật pháp quy định tính độc lập của thẩm phán và hội thẩm nhân dân, song hệ thống tư pháp dễ chịu ảnh hưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam thông qua Bộ Công an. Trong năm qua, có các báo cáo đáng tin cậy rằng ảnh hưởng chính trị, vấn nạn tham nhũng, hối lộ và sự thiếu hiệu quả đã bóp méo hệ thống tòa án rất nhiều. Hầu hết, nếu không phải là tất cả, các thẩm phán đều là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam và đều do Đảng Cộng sản Việt Nam và các quan chức địa phương sàng lọc trong quá trình lựa chọn để quyết định sự phù hợp với vị trí thẩm phán. Thẩm phán được tái bổ nhiệm 5 năm một lần sau khi được các cán bộ đảng xem xét. Quyền lực của Đảng đặc biệt rõ ràng trong những vụ án nổi tiếng và những trường hợp mà trong đó nhà chức trách buộc tội bị cáo về hành vi tham nhũng, chống lại hoặc làm tổn hại đến Đảng và nhà nước. Các luật sư bào chữa thường phàn nàn rằng trong nhiều vụ án, có vẻ các thẩm phán đã xác định bị cáo có tội trước khi tiến hành xét xử. Vẫn có các báo cáo đáng tin cậy cho rằng nhà chức trách đã gây sức ép để các luật sư bào chữa không nhận bào chữa cho các thân chủ là nhà hoạt động tôn giáo hay dân chủ và chất vấn luật sư về động cơ của họ khi bào chữa cho các thân chủ này. Nhà chức trách cũng hạn chế, sách nhiễu, bắt và khai trừ khỏi đoàn luật sư các luật sư bảo vệ nhân quyền làm đại diện cho các nhà hoạt động chính trị. Bộ luật hình sự quy định buộc luật sư phải vi phạm đặc quyền bảo mật thông tin giữa luật sư và thân chủ trong các vụ án liên quan đến an ninh quốc gia hoặc các tội nghiêm trọng khác. Ngày 14 tháng 9, phiên tòa sơ thẩm xét xử 29 người dân xã Đồng Tâm bị bắt sau cuộc đụng độ ngày 9 tháng 1 (xem mục 1.a.) đã kết thúc. Trong số 29 bị cáo, 2 bị cáo bị tuyên án tử hình, 1 bị cáo bị tuyên án tù chung thân còn 2 bị cáo khác lãnh án 12 đến 16 năm tù do đã gây ra cái chết của 3 cán bộ công an trong vụ đụng độ. Các bị cáo khác bị kết án về tội “chống người thi hành công vụ” và nhận các hình phạt nhẹ hơn. Các nhà nghiên cứu pháp luật, giới học thuật và các nhà hoạt động nhân quyền chỉ ra “những điểm bất thường nghiêm trọng” của phiên tòa này. Tòa án ngăn không cho người nhà của các bị cáo tham dự phiên tòa, trong khi người nhà của các cán bộ công an bị giết trong vụ đụng độ lại được tham dự. Ngày 21 tháng 2, Tòa án phúc thẩm ở Khánh Hòa đã giữ nguyên bản án sơ thẩm đối với vợ chồng luật sư Trần Vũ Hải, họ bị kết án và tuyên phạt 12 đến 15 tháng cải tạo không giam giữ về tội trốn thuế vào tháng 11 năm 2019. Với lý do ông Hải bị khởi tố vào tháng 7 năm 2019, Bộ Công an đã từ chối đề nghị của ông Hải về việc bào chữa cho nhà hoạt động đang bị giam giữ Trương Duy Nhất, người được cho là đã bị trả về Việt Nam từ Thái Lan vào tháng 1 năm 2019. Với việc khởi tố bị can, công an được khám xét nơi làm việc của ông Hải và tịch thu các tài liệu nhạy cảm liên quan đến việc bào chữa cho các nhà hoạt động nhân quyền, trong đó có Trương Duy Nhất. Thủ tục xét xử Mặc dù Hiến pháp quy định quyền được xét xử công khai và công bằng, quyền này không được thực thi một cách thống nhất. Luật quy định rằng bị cáo vô tội cho đến khi chứng minh được người đó có tội. Bị cáo có quyền được cung cấp thông tin nhanh chóng và chi tiết về các cáo buộc chống lại họ, nhưng quyền này hiếm khi được tôn trọng. Quyền được xét xử kịp thời của bị cáo đã bị phớt lờ mà không có chế tài xử phạt, và mặc dù các phiên tòa thường công khai trước công chúng, nhưng trong các vụ án nhạy cảm, các thẩm phán đã xét xử kín hoặc hạn chế chặt chẽ người dự phiên tòa. Nhà chức trách nhìn chung cho phép bị cáo thực hiện quyền có mặt tại phiên tòa. Đôi khi tòa án không cho bị cáo thực hiện quyền lựa chọn luật sư mà chỉ định luật sư cho họ. Bộ luật tố tụng hình sự quy định cho phép bị cáo được xếp ngồi cạnh luật sư bào chữa của họ, mặc dù đây không phải là thực tiễn phổ biến. Bị cáo có quyền liên hệ với luật sư tại phiên tòa đối với trường hợp họ bị cáo buộc về tội mà có thể phải chịu hình phạt 15 năm tù hoặc nặng hơn, bao gồm cả các vụ án mà bị cáo bị buộc tội theo khung hình phạt cao nhất là tử hình, tuy nhiên bị cáo thường không thể thực hiện được quyền này. Tại phiên tòa xét xử những người dân xã Đồng Tâm vào tháng 9 (xem mục 1.a.), các luật sư cho biết ban đầu công an ngăn cản họ nói chuyện với thân chủ và chỉ cho phép họ nói chuyện với thân chủ sau nhiều lần yêu cầu và có đơn đề nghị chính thức với tòa án. Mặc dù luật sư bào chữa có quyền đối chất với các nhân chứng, nhưng đã có nhiều vụ án mà bị cáo cũng như luật sư của mình không biết nhân chứng nào sẽ được triệu tập, hoặc không được phép đối chất với các nhân chứng hoặc phản bác các lời khai chống lại bị cáo. Trong các phiên tòa xét xử các tội phạm về chính trị, bị cáo cũng như luật sư của họ không được phép thẩm tra hoặc xem xét các chứng cứ của bên công tố. Bị cáo có quyền bào chữa, nhưng luật không quy định rõ ràng về việc bị cáo có quyền triệu tập nhân chứng. Các thẩm phán chủ tọa những phiên tòa nhạy cảm về chính trị thường không cho phép luật sư bào chữa và bị cáo thực hiện các quyền của họ theo quy định của luật. Luật quy định rằng ngôn ngữ nói và viết trong tố tụng hình sự là tiếng Việt, nhưng nhà nước cung cấp người phiên dịch nếu những người tham gia tố tụng sử dụng một ngôn ngữ nói hoặc viết khác. Luật không quy định cụ thể dịch vụ phiên dịch đó có miễn phí hay không. Mặc dù các yếu tố của tố tụng tranh tụng đang được triển khai áp dụng, nhưng Tòa án vẫn duy trì hệ thống tố tụng thẩm vấn, trong đó thẩm phán đóng vai trò chủ yếu trong việc đặt câu hỏi và xác định các tình tiết của vụ án tại phiên tòa. Nhà chức trách đã cho phép các nhà ngoại giao nước ngoài quan sát phiên tòa thông qua truyền hình mạch kín trong ba vụ án nổi tiếng, trong đó có phiên tòa phúc thẩm xét xử blogger Trương Duy Nhất và phiên tòa sơ thẩm xét xử 29 người dân xã Đồng Tâm. Các nhà ngoại giao cũng đã quan sát hai phiên tòa hình sự thường trong năm qua. Trong hầu hết các phiên tòa này, luật sư bào chữa được tòa án cho thời gian để trình bày trước hội đồng xét xử và hỏi các thân chủ, nhưng họ không được phép triệu tập nhân chứng hoặc thẩm tra các chứng cứ của bên công tố. Trong các vụ án khác liên quan đến các cá nhân bị buộc tội xâm phạm an ninh quốc gia, thẩm phán đôi khi không cho luật sư bào chữa được lập luận thay mặt thân chủ của mình trước tòa. Người bị kết án có quyền kháng cáo ít nhất một lần. Tù nhân chính trị và người bị giam giữ vì lý do chính trị Các tổ chức phi chính phủ ước tính rằng đến tháng 8, nhà chức trách đã giam giữ từ 140 đến 275 cá nhân vì lý do chính trị. Theo một tổ chức phi chính phủ, từ ngày 1 tháng 1 đến 23 tháng 8, nhà chức trách đã tạm giam 50 người và kết án 15 người (hầu hết là những người bị tạm giam trong những năm trước) vì họ thực hiện các quyền con người đã được quốc tế công nhận, chẳng hạn như quyền tự do biểu đạt, tự do hội họp hòa bình và tự do lập hội. Đa số những người bị bắt và bị kết án có liên hệ đến việc đăng blog, và các bị cáo bị kết án về tội “làm, tàng trữ, phát tán, truyền bá thông tin, tài liệu, đồ vật” nhằm chống lại nhà nước và “lạm dụng các quyền tự do dân chủ”. Những người khác bị kết án bao gồm các cá nhân đăng blog và phản đối việc thu phí đường cao tốc theo mô hình xây dựng – kinh doanh – chuyển giao bị kết án về tội “gây rối trật tự công cộng”. Ngày 31 tháng 7, tám thành viên của nhóm Hiến Pháp muốn nâng cao nhận thức về quyền biểu tình hòa bình, một quyền hiến định của công dân, đã bị kết án về tội “gây rối an ninh” và bị tuyên phạt tổng cộng 40 năm tù. Nhà chức trách ở trại giam thường giam tù nhân chính trị theo nhóm nhỏ tách biệt với cộng đồng tù nhân nói chung và đối xử với họ theo cách khác biệt. Một số tù nhân chính trị được hưởng điều kiện vật chất tốt hơn nhưng bị sách nhiễu về tâm lý nhiều hơn. Trong các trường hợp khác, tù nhân chính trị bị sách nhiễu bởi cả nhà chức trách ở trại giam và các bạn tù, và đôi khi, việc sách nhiễu của bạn tù là do cán bộ trại giam chỉ đạo. Trong nhiều trường hợp, lịch sinh hoạt hàng ngày của tù nhân chính trị khác biệt với lịch sinh hoạt của cộng đồng tù nhân nói chung và họ không có cơ hội rời buồng giam để làm việc hoặc tương tác với cộng đồng tù nhân nói chung. Các cán bộ trại giam thường biệt giam tù nhân chính trị với thời hạn dài hơn so với thời hạn biệt giam 3 tháng đối với các tù nhân khác. Vào tháng 1, theo báo cáo, Trại giam Ba Sao ở tỉnh Hà Nam đã biệt giam Phan Kim Khánh và Nguyễn Viết Dũng sau khi họ phản đối các quy định của trại giam. Nhà chức trách ở trại giam ngăn cản họ mua thực phẩm bổ sung tại cửa hàng của trại giam, và do đó đã hạn chế các bữa ăn của họ do trại giam cung cấp. Khẩu phần được cấp cho tù nhân chính trị có vẻ bị hạn chế hơn so với các tù nhân khác. Các cựu tù nhân chính trị cho biết họ chỉ được nhận hai bát cơm nhỏ và rau mỗi ngày, thường bị trộn lẫn các chất lạ như côn trùng hoặc sạn. Người nhà của nhiều nhà hoạt động đang bị giam giữ đã từng bị ốm hoặc đổ bệnh trong tù khẳng định rằng việc điều trị y tế ở trại là không đầy đủ khiến cho bệnh tình diễn biến phức tạp hơn và để lại hậu quả lâu dài. Chẳng hạn, vào tháng 6, người nhà của Nguyễn Văn Đức Độ nộp đơn yêu cầu Trại giam Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai yêu cầu chấm dứt đối xử vô nhân đạo với ông Độ, cáo buộc rằng các cán bộ trại giam đã hành hung ông Độ, biệt giam, và đưa cho ông ta thức ăn lẫn với chất thải của người. Các nhà chức trách thường giam giữ tù nhân chính trị ở các địa điểm xa gia đình của họ, gây khó khăn cho người nhà đến thăm và thường xuyên không thông báo cho người nhà về việc chuyển trại. Ngày 27 tháng 2, vợ của Võ Thương Trung đến thăm chồng ở một trại giam thuộc tỉnh Đồng Nai và phát hiện ra ông Trung đã bị chuyển đến Trại giam Gia Trung thuộc tỉnh Gia Lai, cách đó gần 300 dặm. Vào tháng 5, nhà hoạt động ở Hà Nội Nguyễn Tương Thụy bị bắt tại Hà Nội và bị chuyển vào thành phố Hồ Chí Minh để tạm giam. Các tù nhân chính trị và người nhà của họ cho biết các cán bộ quản trại đôi khi thu hồi, hạn chế, từ chối hoặc trì hoãn quyền được thăm viếng và không cho phép họ chu cấp thêm đồ cho người thân. Trong năm qua, nhiều tù nhân chính trị tổ chức tuyệt thực để phản đối việc ngược đãi tù nhân. Từ ngày 13 tháng 3 đến ngày 17 tháng 4, Nguyễn Năng Tĩnh tuyệt thực để phản đối việc các cán bộ trại giam Nghi Kim từ chối không cho phép ông Tĩnh gặp linh mục Công giáo, mặc dù về nguyên tắc ông Tĩnh không đủ điều kiện được gặp linh mục trong khi vụ án của ông này còn đang chờ xem xét ở cấp phúc thẩm. Vào tháng 8, Trịnh Bá Tư tuyệt thực trong hơn 20 ngày để phản đối tình trạng ngược đãi trong nhà tù ở Trại giam Chăm Mát, tỉnh Hòa Bình. Giống như các năm trước, tòa án tiếp tục tuyên án nghiêm khắc đối với các cá nhân có hoạt động vận động nổi bật hoặc có liên hệ với các nhóm ở nước ngoài. Ngày 2 tháng 3, một tòa án ở thành phố Hồ Chí Minh giữ nguyên bản án tuyên phạt các nhà hoạt động môi trường Trần Văn Quyền và Nguyễn Văn Viên tương ứng là 10 và 11 năm tù về tội “khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân” do họ bị cáo buộc là thành viên của Việt Tân, một nhóm vận động dân chủ ở hải ngoại bị cấm hoạt động. Hai bị cáo trên bị bắt cùng với công dân Australia Châu Văn Khảm, người bị kết án 12 năm tù và nhà chức trách cáo buộc là thành viên của một nhóm hoạt động ở hải ngoại. Một trong số các tội danh mà các nhà hoạt động thường bị cáo buộc nhiều nhất là tội “sản xuất, tàng trữ, phát tán, truyền bá thông tin, tài liệu chống lại nhà nước”. Trong năm qua, ít nhất 8 cá nhân đã lãnh án đến 11 năm tù về tội này. Hành động trả thù có động cơ chính trị chống lại các cá nhân ở bên ngoài lãnh thổ Việt Nam Vào tháng 3, blogger Đài phát thanh châu Á tự do Trương Duy Nhất, người bị buộc trở về Việt Nam từ Thái Lan vào tháng 1 năm 2019 sau khi làm đơn xin quy chế tị nạn gửi Văn phòng Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn (UNHCR), bị đưa ra xét xử và bị tuyên án 10 năm tù về tội “lợi dụng chức vụ, quyền hạn khi đang thi hành công vụ”. Bản án phúc thẩm vào tháng 8 đã giữ nguyên bản án sơ thẩm. Trả lời câu hỏi của luật sư của ông Nhất tại phiên tòa phúc thẩm về thời gian, địa điểm ông Nhất bị bắt, kiểm sát viên nói rằng ông Nhất bị bắt tại Hà Nội vào tháng 1 năm 2019. Tòa án từ chối xem xét khoảng thời gian từ khi ông Nhất bị buộc trở về Việt Nam từ Thái Lan vào tháng 1 năm 2019 đến khi ông xuất hiện sau đó ở Hà Nội vào tháng 3, phớt lờ các yêu cầu ở trong nước và quốc tế về sự minh bạch liên quan đến hoàn cảnh dẫn đến ông Nhất bị giam giữ. Vào tháng 3, Bùi Thanh Hiếu, một blogger sống lưu vong ở Đức, thông báo trên Facebook rằng ông sẽ chấm dứt đăng blog do nhà chức trách Việt Nam sách nhiễu gia đình ông ở Việt Nam. Thủ tục và các biện pháp khắc phục tư pháp dân sự Hiến pháp quy định người nào bị bắt và giam giữ trái phép, bị khởi tố hình sự, bị điều tra, truy tố, đưa ra xét xử, hoặc bị thi hành án trái pháp luật có quyền được đòi bồi thường về vật chất và tinh thần và phục hồi danh dự. Luật quy định cơ chế khởi kiện dân sự nhằm giải quyết hoặc khắc phục hậu quả trong trường hợp nhà chức trách lạm quyền. Những vụ kiện dân sự được xét xử bởi tòa hành chính và tòa dân sự, trong đó áp dụng thủ tục xét xử giống như trong các vụ án hình sự và được xét xử bởi các thành viên của cùng một hội đồng thẩm phán và hội thẩm nhân dân. Các tòa án hành chính và dân sự tiếp tục có biểu hiện tham nhũng, chịu ảnh hưởng từ bên ngoài, thiếu tính độc lập và thiếu kinh nghiệm. Rất ít nạn nhân của việc chính quyền lạm dụng quyền hạn đã khởi kiện hoặc đã nhận được số tiền bồi thường hay khắc phục thông qua hệ thống tòa án. Chính quyền tiếp tục ngăn cấm các vụ kiện tập thể đối với các bộ thuộc chính phủ, do đó đã khiến cho quyền khiếu kiện chung của công dân về đất đai trở nên kém hiệu quả. Bồi thường tài sản Theo luật, toàn bộ đất đai thuộc về chính quyền (“toàn thể nhân dân Việt Nam”). Luật trao quyền hạn lớn trong việc xác định giá đất, giao đất và thu hồi đất cho ủy ban nhân dân và hội đồng nhân dân địa phương, điều này đã góp phần dẫn đến những hành vi kinh doanh không công bằng và tham nhũng. Trong năm qua, đã có nhiều báo cáo về các vụ đụng độ giữa người dân địa phương và chính quyền tại các địa điểm thu hồi đất. Tranh chấp về thu hồi đất cho các dự án phát triển vẫn là nguồn cơn chủ yếu gây bất bình trong dân chúng. Nhiều người dân có đất bị chính quyền cưỡng chế thu hồi đã phản đối tại các cơ quan chính quyền do đơn khiếu nại của họ không được giải quyết. Một số vụ cưỡng chế thu hồi đất đã gây ra các vụ bạo lực và thương tích cho cả cán bộ nhà nước và người dân. Các báo cáo cũng cho biết những người được nghi là công an mặc thường phục và “côn đồ” do các công ty phát triển bất động sản thuê đã cưỡng chế thu hồi đất bằng cách hăm dọa và đe dọa người dân hoặc đột nhập vào nhà dân. Nhà chức trách đã bắt và kết án nhiều người biểu tình đòi quyền lợi về đất đai với cáo buộc “chống người thi hành công vụ” hoặc “gây rối trật tự công cộng”. f. Can thiệp tùy tiện hoặc trái pháp luật vào quyền riêng tư, gia đình, nhà ở hay thư tín Luật pháp nghiêm cấm các hành vi can thiệp tùy tiện hoặc trái luật vào quyền riêng tư, nhà ở hay thư tín, nhưng chính phủ không bảo hộ nhất quán và đôi khi vẫn vi phạm các quyền này. Theo luật, lực lượng an ninh chỉ được phép xông vào nhà dân nếu có lệnh khám xét được viện kiểm sát có thẩm quyền phê chuẩn, song các cán bộ an ninh vẫn thường xông vào hoặc khám xét nhà dân, nhất là nhà của các nhà hoạt động mà không có lệnh theo quy định của luật. Họ thường hăm dọa người dân với lời đe dọa về các hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra nếu không cho họ vào nhà. Ngày 3 tháng 1, theo báo cáo, công an huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên đã đột nhập vào căn hộ của Hồ Sỹ Quyết ở Ecopark, Hà Nội, lục soát căn hộ và tịch thu các tài sản cá nhân mà không có lệnh. Công an địa phương cũng đưa ông Quyết và vợ đến đồn công an huyện để thẩm vấn trong nhiều giờ, đe dọa bắt và truy tố ông ta nếu ông không chấm dứt việc tham gia vào các hoạt động mà nhà chức trách cho là hoạt động chống chính quyền. Ông Quyết là một trong hàng chục cá nhân bị công an sách nhiễu từ cuối năm 2019 vì phân phối các ấn phẩm của Nhà xuất bản Tự do, một nhà xuất bản tư nhân trái phép hiện đã chấm dứt hoạt động. Mặc dù không có lệnh theo quy định của luật, các nhà chức trách thường xuyên mở và kiểm duyệt thư từ cá nhân, tịch thu đồ đạc và giấy tờ, theo dõi các cuộc nói chuyện điện thoại, e-mail, tin nhắn văn bản, blog và các giấy tờ gửi qua fax của nhiều đối tượng. Chính quyền cắt điện thoại và tạm ngưng cung cấp dịch vụ điện thoại di động và Internet của một số nhà hoạt động chính trị và người nhà của họ. Bộ Công an duy trì hệ thống đăng ký nhân khẩu và đội ngũ cảnh sát khu vực để giám sát các hoạt động trái pháp luật. Mặc dù hệ thống này ít can thiệp vào đời tư của người dân hơn so với trước đây, nhưng Bộ Công an vẫn tiếp tục theo dõi sát sao những người tham gia hoặc bị nghi ngờ tham gia các hoạt động chính trị trái phép. FireEye, một công ty an ninh mạng đặt ở nước ngoài, báo cáo về việc chính quyền vi phạm quyền riêng tư của công dân. FireEye viết rằng chính phủ đã phát triển năng lực hoạt động gián điệp mạng một cách đáng kể trong những năm gần đây. Công ty này cũng lưu lại tài liệu về các cuộc tấn công bởi một nhóm có tên là OceanLotus hay APT32 vào các mục tiêu bao gồm các nhà báo Việt Nam ở nước ngoài và các tổ chức thuộc khu vực tư và khu vực công ở nước ngoài cũng như ở Việt Nam. Mặc dù không có mối liên hệ trực tiếp giữa APT32 và chính phủ, FireEye cho rằng các thông tin và dữ liệu cá nhân tiếp cận được từ các tổ chức là mục tiêu bị tấn công “có giá trị sử dụng rất ít đối với bất kỳ bên nào khác ngoài chính phủ Việt Nam”. Phần 2. Tôn trọng tự do của người dân, bao gồm: a. Tự do biểu đạt, trong đó có tự do báo chí Hiến pháp và pháp luật quy định quyền tự do biểu đạt, bao gồm tự do báo chí; tuy nhiên, trên thực tế, chính quyền không tôn trọng các quyền này và một số luật can thiệp vào tự do biểu đạt. Chính quyền vẫn tiếp tục áp dụng các quy định chung chung về an ninh quốc gia và các quy định chống phỉ báng nhằm hạn chế tự do biểu đạt. Các luật này coi tội “phá hoại cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội”, “gây chia rẽ người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo” và “tuyên truyền chống Nhà nước” là những tội nghiêm trọng xâm phạm an ninh quốc gia. Pháp luật cũng quy định rõ là cấm “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân”. : Chính quyền tiếp tục hạn chế những phát ngôn có nội dung chỉ trích các cá nhân lãnh đạo chính quyền, chỉ trích đảng, ủng hộ chủ nghĩa đa nguyên chính trị hoặc dân chủ đa đảng, hoặc chất vấn các chính sách về những vấn đề nhạy cảm như nhân quyền, tự do tôn giáo, hay vấn đề tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc. Theo mạng xã hội và báo cáo của các nhà hoạt động, đại diện các tổ chức của nhà nước và các nhóm ủng hộ chính quyền đã đến nơi ở của các nhà hoạt động và tìm cách hăm dọa để buộc họ đồng ý rằng các chính sách của chính quyền là đúng đắn. Người nhà của các nhà hoạt động cho biết họ nhiều lần bị sách nhiễu về thân thể, hăm dọa và chất vấn bởi các cán bộ an ninh. Trong tháng 9, các cán bộ an ninh tỉnh Đồng Tháp đã ba lần “mời” bà Nguyễn Thị Tình, vợ của tù nhân Nguyễn Năng Tĩnh, đến để trao đổi về những quan ngại của chính quyền về các bài đăng Facebook của bà. Bà Tình nói với nhà chức trách rằng bà chỉ chia sẻ thông tin về gia đình, trong đó có những thông tin cập nhật liên quan đến tình hình của chồng bà ở trong tù. Bà cho biết các cán bộ an ninh nói với bà rằng chính quyền coi những bài đăng trên mạng xã hội của bà là vi phạm một nghị định của chính phủ về viễn thông và bà có thể phải đối mặt với hình phạt trong tương lai. Vào tháng 6, trong một chuyến thăm tỉnh Thanh Hóa của một nhà ngoại giao, các cán bộ an ninh đã hăm dọa bà Nguyễn Thị Lành, vợ của mục sư đang chấp hành án phạt tù đồng thời là nhà hoạt động vận động dân chủ Nguyễn Trung Tôn, và con trai ông Tôn là Nguyễn Trung Trọng Nghĩa, hàm ý rằng họ có thể bị tổn thương về thể chất trừ khi họ ở nhà “đến khi có thông báo tiếp theo”. Các cán bộ an ninh giữ gia đình họ ở trong nhà bị khóa cửa trong vài ngày cho đến khi gia đình phá khóa thoát ra ngoài. Các cán bộ an ninh địa phương sau đó đã tạm giữ bà Lành và tiếp tục sách nhiễu bà tại đồn công an địa phương. Khi Nghĩa đến đồn công an địa phương để tìm hiểu tình hình của bà Lành, các cá nhân mặc thường phục được cho là đã hành hung anh ta trước sự có mặt của cán bộ an ninh và cảnh sát giao thông. Tự do báo chí và truyền thông, trong đó có truyền thông trực tuyến: Đảng Cộng sản Việt Nam, chính phủ và các tổ chức đoàn thể chịu sự lãnh đạo của Đảng kiểm soát tất cả các hoạt động in ấn, phát thanh truyền hình, truyền thông trực tuyến và điện tử, chủ yếu thông qua Bộ Thông tin và Truyền thông, dưới sự chỉ đạo chung của Ban Tuyên giáo Trung ương. Luật quy định tổng biên tập phải là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, nhiều báo còn áp dụng quy định này đối với những chức vụ quản lý khác của tòa soạn. Tuy nhiên, nhiều tổ chức phi chính phủ sản xuất và phát hành các xuất bản phẩm dưới hình thức thuê xuất bản, liên kết xuất bản, hoặc mua giấy phép từ các tổ chức thuộc chính phủ hoặc các tổ chức xuất bản công lập. Báo chí nhà nước cho biết các tổ chức tư nhân sản xuất hơn 90% toàn bộ xuất bản phẩm ở Việt Nam, mặc dù việc sở hữu tư nhân hoặc vận hành bất kỳ cơ sở báo chí hoặc nhà xuất bản nào của tư nhân vẫn bị cấm. Báo chí độc lập với chính quyền hoạt động trực tuyến một cách hạn chế, chủ yếu thông qua blog và mạng xã hội, nhưng các nhà báo độc lập gặp phải sự sách nhiễu của chính quyền. Nhà chức trách tiếp tục củng cố sự kiểm soát của chính quyền với các tổ chức truyền thông, bao gồm việc yêu cầu họ phải trực thuộc một cơ quan chính phủ trong tương lai và hạn chế nghiêm trọng số lượng báo và tạp chí có thể được xuất bản bởi một tổ chức hoặc trong một khu vực. Trong năm qua, nhà chức trách thành phố Hà Nội đã đóng cửa 6 tạp chí và 3 tờ báo và buộc sáp nhập 2 tờ báo. Nhà chức trách ở thành phố Hồ Chí Minh, nơi có môi trường truyền thông sôi động nhất cả nước, đã tái cơ cấu 28 tổ chức truyền thông thành 19 tổ chức. Ngày 20 tháng 6, Bộ Thông tin và Truyền thông yêu cầu Thời báo Kinh tế Việt Nam, một tờ báo do Hiệp hội kinh tế Việt Nam xuất bản, phải chấm dứt hoạt động từ tháng 1 năm 2021 và thu hồi giấy phép của tờ báo. Ngày 26 tháng 6, Bộ này cấp phép cho Tạp chí Kinh tế Việt Nam, tên mới của Thời báo Kinh tế Việt Nam đã bị chính thức đình chỉ hoạt động ngày 15 tháng 6, nhưng không có bài viết nào được xuất bản bởi tờ báo hay tạp chí nói trên từ tháng 1. Các ấn phẩm khác như báo điện tử Dân Trí được phổ biến trên toàn quốc đã tự mình liên kết với các bộ để tiếp tục hoạt động. Nhà chức trách tăng cường trấn áp đối với các thành viên Hội nhà báo độc lập Việt Nam, được thành lập nhằm vận động cho tự do biểu đạt, tự do báo chí và vận động dân chủ. Tháng 11 năm 2019, Công an thành phố Hồ Chí Minh đã bắt Phạm Chí Dũng, chủ tịch hội, và cáo buộc ông này phạm tội tuyên truyền chống nhà nước. Vào tháng 5 và tháng 6, nhà chức trách đã bắt giam các nhà báo độc lập Phạm Chí Thành, Nguyễn Tương Thụy và Lê Hữu Minh Tuấn, cũng là thành viên của hội, với các cáo buộc tương tự. Ngày 23 tháng 6, cơ quan điều tra công an thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với công an Vũng Tàu đã triệu tập nhà báo độc lập Chu Vĩnh Hải để thẩm vấn về mối quan hệ của ông với hội nhà báo độc lập. Theo luật, chính quyền có thể xử phạt các nhà báo và báo chí về hành vi không trích dẫn nguồn tin hoặc “sử dụng tài liệu, hồ sơ từ các tổ chức, thư tín hay tài liệu của các cá nhân”. Luật cho phép chính quyền xử phạt các nhà xuất bản nếu họ xuất bản “thông tin sai sự thật” trong các lĩnh vực thống kê; năng lượng nguyên tử; quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn; giáo dục; hàng không dân dục; đào tạo nghề; khí tượng thủy văn; bản đồ; y tế. Luật chỉ cho phép các quan chức cấp cao, người nước ngoài, khách sạn hạng sang và báo chí được tiếp cận truyền hình vệ tinh, nhưng người dân trên khắp cả nước vẫn có thể tiếp cận các chương trình nước ngoài thông qua thiết bị vệ tinh gia đình hoặc truyền hình cáp. Chính quyền cho phép các nhà báo thuộc các cơ quan truyền thông nước ngoài hoạt động với những hạn chế đáng kể. Tuy nhiên, luật quy định việc phát sóng “trực tiếp” các chương trình truyền hình nước ngoài phải được phát chậm 30 đến 60 phút để có thể giám sát về nội dung. Người xem truyền hình cho biết nhiều bài bình luận, phim tài liệu, phim truyền hình về các sự kiện nhân quyền trong nước, chiến tranh Việt Nam, chiến tranh lạnh, thời Xô Viết hoặc bài đưa tin về những căng thẳng thương mại đã bị phá sóng. Các nhà báo nước ngoài phải được chính quyền chính thức cho phép khi đi ra khỏi Hà Nội để đưa tin. Khi các nhà báo nước ngoài đề nghị tiếp cận một khu vực được cho là nhạy cảm, chẳng hạn như Tây Bắc hoặc Tây Nguyên, hoặc đưa tin về một vấn đề mà chính phủ có thể cho là nhạy cảm, nhà chức trách thường cố ý trì hoãn trả lời hoặc từ chối cấp phép đi lại cho họ. Các hãng truyền thông lớn của nước ngoài cho biết chính quyền chậm trễ hoặc từ chối cấp thị thực cho những phóng viên trước đây đã viết bài về các chủ đề chính trị nhạy cảm, đặc biệt là các phóng viên của các báo Việt ngữ ở nước ngoài. Chính quyền thường tìm cách kiểm soát các phóng viên nước ngoài thường trú ở Việt Nam bằng cách đe dọa thu hồi hoặc không gia hạn thị thực cho họ. Bộ Thông tin và Truyền thông có thể thu hồi giấy phép hoạt động của các nhà xuất bản nước ngoài, và các nhà xuất bản nước ngoài hàng năm phải làm thủ tục gia hạn giấy phép hoạt động. Chính quyền cũng tìm cách ngăn chặn các chỉ trích bằng việc giám sát các cuộc gặp gỡ và hoạt động thông tin liên lạc của các nhà báo. : Tiếp tục có nhiều báo cáo về việc các nhân viên an ninh đã tấn công hoặc đe dọa các nhà báo vì họ đã đề cập đến những vấn đề nhạy cảm. Các nhà báo độc lập bị hạn chế tự do đi lại, chịu các hình thức sách nhiễu khác, kể cả tấn công thân thể dưới hình thức dàn cảnh gây tai nạn xe máy nếu họ đưa tin về những chủ đề nhạy cảm. Nhà chức trách tăng cường sách nhiễu Nhà xuất bản Tự do. Theo một tổ chức phi chính phủ, các cán bộ công an đã chất vấn và thẩm vấn gần 100 cá nhân về việc mua và đọc sách do nhà xuất bản này ấn hành. Một tổ chức phi chính phủ báo cáo rằng công an đã giam giữ, thẩm vấn và tra tấn nhà hoạt động Vũ Huy Hoàng ở thành phố Hồ Chí Minh vì tiến hành hoạt động cùng với nhà xuất bản này. Ngày 6 tháng 10, nhà chức trách bắt cây viết, nhà hoạt động nổi tiếng Phạm Đoan Trang vì “hoạt động chống nhà nước” sau khi chính quyền tổ chức một cuộc họp với các cán bộ nước ngoài về nhân quyền. Bà Trang bị buộc tội “sản xuất, tàng trữ, phát hành, truyền bá thông tin, tài liệu, đồ vật nhằm chống Nhà nước”. Vào tháng 7, bà Trang công bố trên trang Facebook của mình rằng bà đã thôi việc ở Nhà xuất bản Tự do và yêu cầu các cán bộ công an chấm dứt việc sách nhiễu tất cả các cộng sự ở nhà xuất bản này. Theo bà Trang, tất cả các thành viên nhà xuất bản đã lẩn trốn nhằm duy trì hoạt động xuất bản và tránh bị sách nhiễu. : Bộ Thông tin và Truyền thông và Ban Tuyên giáo Trung ương thường xuyên can thiệp trực tiếp vào báo chí truyền thông để áp đặt hoặc kiểm duyệt nội dung. Các quan chức tuyên giáo buộc các tổng biên tập của các tờ báo lớn họp định kỳ để thảo luận về các chủ đề vượt ra ngoài giới hạn đưa tin. Đảng Cộng sản và chính phủ có thể kiểm soát được các nội dung truyền thông thông qua hình thức tự kiểm duyệt, kể cả đối với các nhà báo độc lập và blogger, với lời đe dọa sẽ sa thải và có thể bắt giữ các nhà báo. Chính quyền trừng phạt các nhà báo không thực hiện tự kiểm duyệt, trong đó có việc thu hồi thẻ nhà báo. : Luật pháp quy định phạt tiền ở mức đáng kể đối với các nhà báo, báo chí và truyền thông trực tuyến nếu đăng tải hoặc phát thông tin được cho là làm tổn hại đến lợi ích quốc gia, hoặc nếu phát tán thông tin được cho là xuyên tạc lịch sử và thành quả cách mạng. Trong một số trường hợp, các “vi phạm” này có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Cảnh sát đã bắt và khởi tố các nhà báo nhằm hạn chế việc chỉ trích các chính sách của chính quyền hoặc chỉ trích cán bộ, trên cơ sở viện dẫn pháp luật về bảo vệ an ninh quốc gia. Tự do Internet Chính quyền hạn chế và ngăn cản việc truy cập Internet, kiểm duyệt nội dung trực tuyến, áp đặt chế tài hình sự đối với các biểu đạt trực tuyến, và giám sát các hoạt động thông tin liên lạc trực tuyến của tư nhân mà không được pháp luật cho phép. Chỉ có một số lượng hạn chế các nhà cung cấp dịch vụ Internet được cấp phép, tất cả đều thuộc quyền sở hữu nhà nước hoặc là công ty với quyền kiểm soát đáng kể của nhà nước. Chính quyền theo dõi các bài viết đăng trên Facebook và trừng phạt những người sử dụng Internet để tổ chức các cuộc biểu tình hoặc công bố các nội dung chỉ trích chính quyền. Ngày 7 tháng 7, một tòa án ở tỉnh Lâm Đồng đã kết án người dùng Facebook Nguyễn Quốc Đức Vượng về tội tuyên truyền chống nhà nước và tuyên phạt ông 8 năm tù. Theo truyền thông nhà nước đưa tin, ông Nguyễn đã lập một tài khoản Facebook để đăng và chia sẻ nhiều bài viết với nội dung “chống nhà nước” trên Facebook được cho là “bôi nhọ đảng, nhà nước và chủ tịch Hồ Chí Minh”. Chính quyền đôi khi chặn một số trang web được coi là không phù hợp về chính trị hoặc văn hóa, trong đó có các trang web được điều hành bởi các nhóm chính trị người Việt Nam ở hải ngoại, ngoài các trang web của Đài phát thanh Châu Á Tự do, Đài tiếng nói Hoa Kỳ và trang tin tức BBC tiếng Việt. Các nhà cung cấp dịch vụ Internet thuộc sở hữu nhà nước thường xuyên khóa các trang tiếng Việt tại Việt Nam chứa các nội dung chỉ trích Đảng Cộng sản Việt Nam hoặc thúc đẩy cải cách chính trị. Một quy định hành chính buộc chủ sở hữu tất cả các trang web và mạng xã hội phải hợp tác với Bộ Thông tin và Truyền thông trong việc ngăn chặn việc phát tán “tin xấu, tin độc”. Một quy định khác yêu cầu tất cả các công ty và các tổ chức vận hành các trang web cung cấp thông tin về “chính trị, kinh tế, văn hóa, và xã hội” và các mạng xã hội, bao gồm cả blog, phải đăng ký với chính quyền. Chính quyền cũng yêu cầu các chủ sở hữu phải đệ trình các kế hoạch chi tiết về nội dung và phạm vi đưa tin để chính phủ phê duyệt. Các công ty và tổ chức nói trên phải đặt ít nhất một máy chủ tại Việt Nam để tạo thuận lợi cho chính quyền yêu cầu cung cấp thông tin và phải lưu trữ thông tin đã đăng trong 90 ngày và lưu trữ một số siêu dữ liệu đến hai năm. Chính phủ cấm truy cập trực tiếp Internet thông qua nhà cung cấp dịch vụ Internet nước ngoài, yêu cầu các nhà cung cấp dịch vụ Internet phải cung cấp hỗ trợ kỹ thuật và chỗ làm việc cho các nhân viên an ninh giám sát các hoạt động trên Internet. Bộ Công an từ lâu đã yêu cầu “các đại lý Internet”, bao gồm cả các quán cà phê Internet, phải đăng ký thông tin cá nhân của khách hàng, lưu trữ các trang web mà khách hàng đã truy cập, và tham gia các cuộc điều tra của chính quyền về hoạt động trên mạng. Các quán cà phê Internet tiếp tục cài đặt và sử dụng phần mềm do chính phủ phê duyệt để theo dõi các hoạt động trực tuyến của khách hàng. Bộ Công an triển khai thực hiện những việc này và các yêu cầu khác và tiến hành theo dõi internet có chọn lọc. Chính phủ tiếp tục gây sức ép lên các công ty như Facebook và Google để buộc họ xóa các “tài khoản ảo” và các nội dung được cho là “độc hại”, bao gồm các nội dung chống nhà nước. Tháng 10 năm 2019, Bộ Thông tin và Truyền thông công bố rằng Google đã gỡ xuống gần 8.200 video, YouTube đã khóa 19 kênh YouTube, và Facebook đã phong tỏa gần 2.500 đường link, 249 tài khoản ảo và 249 đường link bôi nhọ Đảng Cộng sản Việt Nam và chính quyền. Bộ Thông tin và Truyền thông tăng cường gây sức ép đáng kể buộc các nền tảng mạng xã hội phải tuân thủ một số lượng lớn yêu cầu gỡ xuống các phát ngôn chính trị, nhất là những bài đăng chỉ trích các cán bộ cấp cao của Đảng Cộng sản Việt Nam. Theo báo cáo, nhà chức trách đã tấn công các máy chủ ở Việt Nam của Facebook vào đầu năm, làm giảm đáng kể lưu lượng, cho đến khi công ty này đồng ý tăng cường đáng kể việc tuân thủ với các yêu cầu kiểm duyệt của chính quyền. Lực lượng 47, một đơn vị đặc biệt thuộc Bộ Quốc phòng, giám sát internet để phát hiện các thông tin xấu và các hoạt động tuyên truyền chống nhà nước. Nhà chức trách cũng trấn áp các phát biểu mang tính chính trị trên mạng bằng hành động trực tiếp chống lại các blogger như bắt, giam giữ ngắn hạn, theo dõi, hăm dọa, tịch thu bất hợp pháp máy tính và điện thoại di động của các nhà hoạt động và người nhà của họ. Chính quyền tiếp tục áp dụng các quy định về an ninh quốc gia và các quy định mập mờ khác của bộ luật hình sự đối với các nhà hoạt động thể hiện quan điểm chính trị ôn hòa trên mạng. Những người bất đồng chính kiến và các blogger cho biết Bộ Công an thường xuyên ra lệnh ngắt kết nối dịch vụ Internet tại nhà của họ. Ngày 13 tháng 6, công an thành phố Hồ Chí Minh bắt giữ Huỳnh Anh Khoa và Nguyễn Đăng Thương với cáo buộc “lạm dụng các quyền tự do dân chủ” do họ tổ chức một nhóm thảo luận trên Facebook gọi là Thảo luận Kinh tế - Chính trị thu hút gần 50.000 người dùng Facebook, theo báo cáo của một tổ chức phi chính phủ. Người sử dụng mạng xã hội và blog phải cung cấp họ tên đầy đủ, số chứng minh thư và địa chỉ trước khi tạo tài khoản. Các trang web trong nước và các tổ chức vận hành mạng xã hội phải cho phép nhà chức trách thanh tra máy chủ trong nước khi có yêu cầu và phải có cơ chế xóa nội dung bị cấm trong vòng 3 giờ kể từ khi nhà chức trách phát hiện hoặc thông báo. Ngày 15 tháng 4, một nghị định của chính phủ bắt đầu có hiệu lực, quy định phạt tiền ở mức đáng kể đối với hành vi sử dụng mạng xã hội nhằm “cung cấp và phát tán thông tin sai lệch”, bao gồm việc sử dụng mạng xã hội để phát tán các bản đồ thể hiện không chính xác chủ quyền quốc gia và phát tán tin giả để gây hoang mang trong công chúng. Nghị định này được ban hành là một phần trong chiến lược của chính phủ nhằm kiểm soát tất cả các thông tin được chính quyền cho là thông tin sai lệch, chống chính quyền và bôi nhọ trên mạng xã hội. Vào tháng 9, Bộ Thông tin và Truyền thông xử phạt 4 tờ báo tổng cộng 72 triệu đồng về đưa thông tin sai lệch về việc bắt và truy tố các cựu cán bộ thành phố, về Hồ Chí Minh và về một dự án cơ sở hạ tầng lớn. Tự do học thuật và các sự kiện văn hóa Chính quyền hạn chế tự do học thuật và các sự kiện văn hóa. Các chuyên gia nước ngoài làm việc tạm thời tại các trường đại học trong nước được phép thảo luận về các chủ đề phi chính trị một cách rộng rãi và tự do trên lớp học, nhưng các nhà quan sát của chính phủ thường xuyên tham dự những lớp học được các nhà khoa học nước ngoài và trong nước giảng dạy. Chính phủ tiếp tục yêu cầu các tổ chức quốc tế và trong nước phải có sự phê duyệt của chính phủ trước khi tổ chức các hội nghị có sự tài trợ hoặc tham gia của nước ngoài. Chính quyền cho phép các trường đại học có nhiều quyền tự chủ hơn trong các hoạt động trao đổi quốc tế và các chương trình hợp tác quốc tế, tuy nhiên yêu cầu về thị thực đối với các học giả và các sinh viên trao đổi vẫn còn phiền phức. Chính quyền tiếp tục cấm mọi chỉ trích công khai Đảng Cộng sản Việt Nam và chính sách của nhà nước, bao gồm các chỉ trích của các tổ chức khoa học và kỹ thuật độc lập, kể cả khi các chỉ trích đó hoàn toàn mang tính học thuật. Chính quyền gây ảnh hưởng đến các cuộc triển lãm nghệ thuật, âm nhạc và các hoạt động văn hóa khác bằng việc yêu cầu thực hiện nhiều thủ tục xin phép. Nhiều nhà hoạt động cho biết các cán bộ Bộ Công an đã đe dọa lãnh đạo các trường đại học nếu họ không đuổi học các nhà hoạt động tham gia các hoạt động mang tính ôn hòa và gây sức ép không cho họ và người nhà tham dự một số cuộc hội thảo. Nhiều nhà hoạt động cũng cho biết các cơ sở đào tạo từ chối cho họ hoặc con cái họ tốt nghiệp vì lý do họ vận động nhân quyền. b. Tự do hội họp và lập hội một cách hòa bình Chính quyền hạn chế tự do hội họp và lập hội một cách hòa bình. Tự do hội họp hòa bình Chính quyền hạn chế tự do hội họp hòa bình. Luật và các văn bản dưới luật yêu cầu những người muốn tụ tập theo nhóm phải xin phép, chính quyền địa phương có thể đồng ý hoặc từ chối cấp phép mà không nêu lý do. Chỉ những người tổ chức tụ họp công khai để bàn về các vấn đề nhạy cảm thì mới phải xin giấy phép. Chính quyền nói chung không cho phép tiến hành bất kỳ cuộc biểu tình nào có thể được cho là mang tính chất chính trị. Luật pháp cho phép các lực lượng an ninh bắt giam các cá nhân tụ tập hoặc phản đối bên ngoài trụ sở tòa án trong khi diễn ra các phiên tòa. Mọi người vẫn thường xuyên tụ tập theo các nhóm không chính thức mà không bị chính quyền can thiệp, miễn là việc tụ tập đó không được cho là có tính chất chính trị hoặc đe dọa đến nhà nước. Bộ Công an và công an địa phương thường xuyên ngăn cản các nhà hoạt động tham gia hội họp một cách ôn hòa. Có nhiều báo cáo về việc công an giải tán các cuộc tụ tập của các nhà hoạt động vì môi trường, các nhà vận động đòi quyền lợi về đất đai, các nhà bảo vệ nhân quyền, các blogger, các nhà báo độc lập và các cựu tù nhân chính trị. Chẳng hạn, ngày 18 tháng 7, công an địa phương ở xã Cẩm Vinh, tỉnh Hà Tĩnh đã giải tán một cuộc tụ tập của các tín đồ Pháp Luân Công tại nhà riêng. Công an và cán bộ mặc thường phục thường xuyên ngược đãi, sách nhiễu và hành hung các nhà hoạt động và những người biểu tình phản đối chính quyền. Tự do lập hội Hiến pháp cho phép cá nhân có quyền lập hội, song chính quyền tiếp tục hạn chế nghiêm ngặt quyền tự do lập hội trong những lĩnh vực mà chính quyền cho rằng hoạt động “nhạy cảm” như chính trị, tôn giáo và lao động. Khung khổ pháp lý và quy định của Việt Nam thiết lập các cơ chế nhằm hạn chế tự do của các tổ chức phi chính phủ, trong đó có các tổ chức tôn giáo, về tổ chức và hoạt động. Chính phủ nói chung cấm thành lập các tổ chức tư nhân, độc lập, yêu cầu mọi người hoạt động trong khuôn khổ các tổ chức quần chúng do đảng thành lập hoặc kiểm soát, thường là dưới sự bảo trợ của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Luật pháp và các quy định điều chỉnh các tổ chức phi chính phủ hạn chế khả năng của các tổ chức này trong việc tham gia vận động chính sách hoặc tiến hành các nghiên cứu ngoài các chủ đề được nhà nước phê duyệt, và luật cấm các tổ chức khoa học xã hội và công nghệ hoạt động trong các lĩnh vực như chính sách kinh tế, chính sách công, các vấn đề chính trị và một loạt các lĩnh vực khác được coi là nhạy cảm. Chính quyền cũng không cho phép họ thể hiện công khai các lập trường vận động chính sách. Luật yêu cầu các nhóm tôn giáo phải đăng ký với cơ quan chức năng và phải được nhà chức trách chấp thuận hoạt động của họ. Một số nhóm tôn giáo chưa đăng ký như Liên hữu Tin lành Báp tít Việt Nam và các nhóm Ngũ tuần độc lập có báo cáo về sự can thiệp của chính quyền. Theo một số tổ chức tôn giáo đã được công nhận và các tổ chức khác đang làm thủ tục đăng ký, có sự thực thi luật không đồng đều giữa các tỉnh. Một số tổ chức đã đăng ký, trong đó có các tổ chức phi chính phủ hoạt động trong lĩnh vực quản trị, nữ quyền và môi trường, cho biết các hoạt động của họ bị giám sát nhiều hơn. c. Tự do tôn giáo Xem Báo cáo tự do tôn giáo quốc tế của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tại trang web: https://www.state.gov/religiousfreedomreport/. d. Tự do đi lại Hiến pháp quy định quyền tự do đi lại trong nước, ra nước ngoài, di trú và hồi hương, nhưng chính quyền vẫn áp đặt một số giới hạn về tự do đi lại đối với một số cá nhân, đặc biệt là những người bị kết án về các tội an ninh quốc gia hoặc các tội có liên quan hoặc những người bày tỏ quan điểm chỉ trích chính quyền. : Một số nhà hoạt động chính trị đang bị quản chế hoặc quản thúc tại gia, cùng với những người khác không chịu sự hạn chế theo quy định của pháp luật, chính thức bị hạn chế đi lại. Nhà chức trách tiếp tục theo dõi và hạn chế có chọn lọc sự đi lại của nhiều nhà hoạt động nổi bật và các chức sắc tôn giáo như Nguyễn Đan Quế, Phạm Bá Hải, Nguyễn Hồng Quang, Thích Không Tánh, Trần Ngọc Sương, Lê Công Cầu và Dương Thị Tân. Nhà chức trách tiếp tục ngăn cản các nhà hoạt động đi lại bằng việc ngăn họ rời khỏi nhà trong thời gian diễn ra các sự kiện mà có thể thu hút sự chú ý lớn của công chúng. Một số nhà hoạt động cho biết nhà chức trách đã tịch thu chứng minh thư của họ, ngăn không cho họ đi lại trong nước bằng đường hàng không cũng như thực hiện các việc hành chính thông thường. Trong thời gian diễn ra phiên tòa xét xử 29 người dân xã Đồng Tâm vào tháng 9 (xem mục 1.a.), các lực lượng an ninh đã ngăn không cho người dân Đồng Tâm, người nhà của các bị cáo và các nhà hoạt động nổi bật rời khỏi nhà của họ. Người dân cáo buộc các lực lượng an ninh của chính quyền chủ động ngăn cản các nỗ lực của họ trong việc di chuyển ra Hà Nội để tham dự phiên tòa. Các chức sắc tôn giáo bị yêu cầu phải xác định cụ thể các khu vực địa lý nơi họ sẽ giảng đạo. Một số cho biết nhà chức trách nói với họ rằng việc giảng đạo bên ngoài các khu vực đã được chấp thuận là bất hợp pháp, mặc dù quy định này của luật không được thực thi một cách thống nhất. Các quy định hạn chế đi lại của chính quyền yêu cầu công dân và người nước ngoài cư trú tại Việt Nam phải xin giấy phép đến thăm các khu vực biên giới, các cơ sở quốc phòng, các khu công nghiệp liên quan đến quốc phòng, các khu “dự trữ chiến lược quốc gia” và những “công trình cực kỳ quan trọng vì mục đích chính trị, kinh tế, văn hoá và xã hội”. Công dân (và chủ nhà trọ) phải đăng ký với cảnh sát địa phương khi ngủ qua đêm ở bất kỳ nơi nào bên ngoài nhà riêng của họ; chính quyền dường như thực thi yêu cầu này một cách nghiêm ngặt hơn ở một số huyện miền núi Tây Bắc và Tây Nguyên. Người mang hộ chiếu nước ngoài cũng phải đăng ký nếu tá túc ở nhà dân, mặc dù không có trường hợp nào bị chính quyền địa phương từ chối cho phép du khách nước ngoài tá túc tại nhà bạn bè hay gia đình họ. Có nhiều báo cáo về việc công an viện lý do “kiểm tra đăng ký cư trú” để hăm dọa và sách nhiễu các nhà hoạt động và ngăn không cho họ đi khỏi nơi đăng ký cư trú (xem các mục 1.d. và 1.f.). Nhìn chung, luật cư trú không được chính quyền thực thi một cách nghiêm ngặt đối với người dân và việc di cư từ nông thôn ra thành thị vẫn không giảm. Tuy nhiên, việc di cư không phép đã gây khó khăn cho người dân trong việc xin giấy phép cư trú hợp pháp và hưởng các phúc lợi về giáo dục công lập và chăm sóc sức khỏe. : Những công dân có ý định di cư đôi khi gặp khó khăn trong quá trình xin hộ chiếu hoặc giấy phép xuất cảnh; các nhà chức trách thường tịch thu hộ chiếu của các nhà hoạt động và những người chỉ trích chính quyền, đôi khi là tịch thu không thời hạn. Có nhiều báo cáo về những người trốn ra nước ngoài qua biên giới trên bộ với Lào hoặc Campuchia vì họ không thể có được hộ chiếu hoặc giấy phép xuất cảnh; trong một số trường hợp bao gồm những người bị truy nã do bị cáo buộc phạm tội hoặc do hoạt động chính trị hay hoạt động khác. Bộ Công an tiếp tục cấm xuất cảnh đối với một số nhà hoạt động và chức sắc tôn giáo. Nhà chức trách cấm và ngăn cản hàng chục cá nhân xuất cảnh, thu hộ chiếu vì những cáo buộc mập mờ, hoặc từ chối cấp hộ chiếu cho một số nhà hoạt động hoặc chức sắc tôn giáo mà không có giải thích rõ ràng, mặc dù các nhà hoạt động cho rằng việc từ chối cấp giấy phép xuất cảnh là nhằm giảm thiểu cơ hội lên tiếng phản đối chính phủ Việt Nam của các nhà hoạt động này. Nhà chức trách cũng từ chối cấp hộ chiếu cho người nhà của một số nhà hoạt động. Vào tháng 5, nhà chức trách từ chối gia hạn hộ chiếu của linh mục Công giáo Nguyễn Văn Toản mà không giải thích lý do. Cha Toản, người đã từng có các phát ngôn chỉ trích chính quyền và tham gia vào các cuộc biểu tình, sau đó nói rằng ông tìm thấy một ghi chú rằng hộ chiếu của ông không được gia hạn bởi vì ông “tiến hành hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”. e. Tình trạng và sự đối xử với người bị buộc di cư ở trong nước Không có thông tin. f. Bảo vệ người tị nạn Chính quyền nhìn chung không hợp tác với UNHCR và các tổ chức khác về đối xử với người bị buộc di cư ở trong nước, người tị nạn, người xin tị nạn và người không có quốc tịch. : Luật không quy định việc cấp quy chế tị nạn và chính phủ cũng không thiết lập hệ thống bảo vệ người tị nạn. g. Người không có quốc tịch Theo thống kê của Cao ủy Liên Hiệp Quốc về người tị nạn () năm 2019, có khoảng 30.600 người không quốc tịch được công nhận và người không xác định được quốc tịch đang sinh sống ở Việt Nam. Con số nói trên tăng đáng kể so với con số ước tính năm 2016 là 11.000 người không quốc tịch; sự gia tăng này là do chính quyền đẩy mạnh nỗ lực xác định người không quốc tịch. Phần lớn những người này là người dân tộc H’mông sống ở khu vực biên giới, ngoài ra những người không quốc tịch còn bao gồm nhiều phụ nữ đã mất quốc tịch Việt Nam sau khi kết hôn với người nước ngoài nhưng sau đó lại mất quốc tịch nước ngoài, chủ yếu vì ly hôn. Trong quá khứ, chính quyền đã nhập tịch cho những người dân tộc thiểu số Việt Nam không quốc tịch từng sống ở Campuchia, nhưng trong năm qua, không có thông tin về các nỗ lực hoặc các phương án nhập tịch cho những người được xác định là không có quốc tịch. Phần 3. Tự do tham gia các quy trình chính trị Công dân không thể lựa chọn chính quyền thông qua bầu cử tự do, công bằng theo định kỳ dựa trên việc bỏ phiếu phổ thông, bình đẳng và kín, bảo đảm quyền tự do biểu đạt và ý chí của nhân dân. Mặc dù Hiến pháp quy định khả năng bầu trực tiếp đại biểu vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân và các cơ quan nhà nước khác, các quy định của Hiến pháp và pháp luật thiết lập độc quyền về quyền lực chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam, và Đảng Cộng sản Việt Nam giám sát tất cả các cuộc bầu cử. Các cuộc bầu cử Quốc hội diễn ra năm năm một lần bằng phương thức bỏ phiếu kín. Hiến pháp quy định rằng công dân có quyền bỏ phiếu khi đủ 18 tuổi và ứng cử vào Quốc hội hoặc Hội đồng nhân dân khi đủ 21 tuổi. Cuộc bầu cử Quốc hội gần đây nhất diễn ra vào năm 2016; cuộc bầu cử tiếp theo được ấn định vào năm 2021. Bầu cử và tham gia chính trị : Cuộc bầu cử Quốc hội năm 2016 đã cho phép cạnh tranh hạn chế giữa các ứng viên của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhưng không tự do và không công bằng, và chính quyền không cho phép các tổ chức phi chính phủ giám sát bầu cử. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã lựa chọn và xem xét kỹ lưỡng tất cả các ứng viên thông qua một quy trình không rõ ràng với nhiều giai đoạn. Các ứng viên của Đảng Cộng sản Việt Nam đã giành 475 trong số 496 ghế được bầu. 21 người còn lại là những ứng viên ngoài Đảng không có liên hệ với bất kỳ đảng phái nào. Không có ứng viên nào thuộc một đảng khác ngoài Đảng Cộng sản Việt Nam. Theo chính phủ, 99% cử tri đủ điều kiện đã đi bỏ phiếu trong cuộc bầu cử năm 2016 - một con số mà các nhà hoạt động và các quan sát viên quốc tế cho là cao một cách khó tin. Cử tri có thể đi bỏ phiếu thay, và chính quyền địa phương phải chịu trách nhiệm đảm bảo rằng tất cả các cử tri đủ điều kiện đều đi bỏ phiếu bằng cách tổ chức bầu cử theo các đơn vị bầu cử, và phải xác thực rằng tất cả các cử tri đủ điều kiện trong khu vực bỏ phiếu mà họ phụ trách đã đi bỏ phiếu. Có nhiều báo cáo trên cả nước về việc các cán bộ bầu cử đã nhét đầy các hòm phiếu để đạt tỷ lệ đi bầu cao một cách giả tạo. Luật cho phép công dân “tự ứng cử” đại biểu Quốc hội và nộp đơn ứng cử để bắt đầu quy trình xem xét ứng viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Trong nhiều tháng trước khi diễn ra cuộc bầu cử Quốc hội năm 2016, một liên minh không chính thức gồm các nhà cải cách pháp luật, các học giả, các nhà hoạt động và những người bảo vệ nhân quyền đã cố gắng đăng ký tự ứng cử với tư cách là những ứng viên là “nhà hoạt động độc lập” ngoài Đảng Cộng sản Việt Nam. Trái ngược với các ứng viên của Đảng, các ứng viên này chủ động sử dụng Facebook và mạng xã hội để quảng bá về lập trường chính sách của họ. Tuy nhiên, các cán bộ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã từ chối chấp nhận các ứng viên là nhà hoạt động độc lập là ứng viên đủ điều kiện, và nhà chức trách chỉ đạo các phương tiện truyền thông chính thức lên tiếng phê phán một số ứng viên là nhà hoạt động độc lập. Theo báo chí đưa tin, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cho phép hai ứng viên tự ứng cử được vào vòng bỏ phiếu cuối cùng, nhưng cả hai ứng viên này đều là Đảng viên. : Các phong trào đối lập chính trị và các đảng phái chính trị khác được coi là bất hợp pháp. Mặc dù hiến pháp quy định rằng “tất cả các tổ chức Đảng và Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam phải hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật”, song trên thực tế, Bộ Chính trị có vai trò là cơ quan ra quyết định tối cao, mặc dù về nguyên tắc, Bộ Chính trị phải báo cáo trước Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Sự tham gia của phụ nữ và các dân tộc thiểu số: Không có luật nào hạn chế phụ nữ hoặc người dân tộc thiểu số tham gia vào quy trình chính trị. Luật quy định 35% ứng viên chính thức đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân cấp tỉnh là phụ nữ và 18% ứng viên chính thức đại biểu Quốc hội là người dân tộc thiểu số. 132 đại biểu là nữ chiếm 27% tổng số đại biểu Quốc hội. 86 đại biểu là người dân tộc thiểu số chiếm 18% tổng số đại biểu Quốc hội. Phần 4. Tham nhũng và sự thiếu minh bạch trong chính quyền Mặc dù luật pháp quy định các hình phạt hình sự đối với hành vi tham nhũng của quan chức, nhưng chính quyền không phải lúc nào cũng thực thi pháp luật một cách hiệu quả, và các quan chức có hành vi tham nhũng mà không bị trừng phạt, bao gồm cả các quan chức đương nhiệm và đã nghỉ hưu thuộc Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, quân đội và công an. : Việc thiếu sự tham vấn của công chúng về kế hoạch sử dụng đất và khung bồi thường đất đai của chính phủ là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng tham nhũng trong chuyển nhượng đất đai - một dạng tham nhũng chiếm đa số. Tham nhũng trong các ngành tài chính, ngân hàng, khai thác tài nguyên thiên nhiên và đầu tư công vẫn là vấn đề chính trị và xã hội lớn. Bộ Công an báo cáo đã xử lý 123 vụ án tham nhũng trong 6 tháng đầu năm. Báo chí đưa tin trong 6 tháng đầu năm, Đảng Cộng sản Việt Nam đã kỷ luật 186 đảng viên về hành vi tham nhũng. Trong số những đảng viên bị kỷ luật có các cựu bộ trưởng, cựu thứ trưởng và lãnh đạo cấp tỉnh. Ngày 20 tháng 9, Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh tuyên phạt cựu phó chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thành Tài 8 năm tù về tội “vi phạm quy định về quản lý và sử dụng tài sản nhà nước” do đã cho một nhóm nhà đầu tư có được một lô đất thuộc sở hữu nhà nước vào năm 2007 mà không thông qua quy trình đấu thầu đúng đắn. : Luật yêu cầu tất cả các cán bộ nhà nước, sĩ quan công an và quân đội, quân nhân chuyên nghiệp, người giữ chức vụ từ phó trưởng phòng trở lên công tác tại các đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước, người được cử làm đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp phải kê khai với cơ quan thu nhập và tài sản của mình trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày được bổ nhiệm hoặc tuyển dụng. Mọi biến động về thu nhập, tài sản từ 300 triệu đồng trở lên phải được kê khai bổ sung. Người giữ chức vụ giám đốc sở trở lên hoặc người làm công tác tổ chức cán bộ, quản lý tài chính công, tài sản công, đầu tư công hoặc người có ảnh hưởng đối với hoạt động của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của Chính phủ phải thực hiện kê khai hàng năm. Người ứng cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân phải kê khai theo quy định của luật bầu cử. Luật quy định các hình thức kỷ luật khiển trách, cảnh cáo, đình chỉ công tác hoặc cách chức nếu không tuân thủ quy định về kê khai tài chính. Phần 5. Thái độ của chính quyền đối với điều tra quốc tế và điều tra phi chính phủ về các cáo buộc vi phạm quyền con người Chính quyền không cho phép các tổ chức nhân quyền độc lập trong nước được thành lập hoặc hoạt động, cũng như không dung thứ cho các tổ chức hay cá nhân chỉ trích công khai về các thực tiễn nhân quyền. Một số nhà hoạt động cho biết họ bị đe dọa đến tính mạng bởi các cá nhân mặc thường phục mà họ tin rằng có mối liên hệ với chính quyền. Liên Hợp quốc nhận được báo cáo từ Việt Nam về việc các nhà hoạt động nhân quyền bị trả thù do tham gia các diễn đàn quốc tế, bao gồm phiên Kiểm điểm định kỳ phổ quát đối với Việt Nam năm 2019. Phần 6. Phân biệt đối xử, Bạo hành xã hội và Nạn buôn người Phụ nữ : Luật nghiêm cấm sử dụng hoặc đe dọa sử dụng bạo lực đối với phụ nữ, trong đó có hiếp dâm, bao gồm cả hành vi hiếp dâm bạn đời, “hành vi quan hệ tình dục khác” và “tội cưỡng dâm”. Luật cũng tội phạm hóa hành vi hiếp dâm nam giới. Người phạm tội hiếp dâm có thể phải chịu hình phạt đến 15 năm tù, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của vụ việc. Các cơ quan chức năng đã truy tố các trường hợp phạm tội hiếp dâm, nhưng không công bố số liệu thống kê về số vụ bắt, truy tố, kết án và trừng phạt đối tượng phạm tội này. Có rất ít thông tin về mức độ phổ biến của tội hiếp dâm hoặc báo cáo về tội phạm này. Các cơ quan chức năng coi các vụ bạo lực gia đình là vụ việc dân sự, trừ trường hợp nạn nhân bị thương tích lên đến hơn 11%. Luật quy định cụ thể các hành vi cấu thành bạo lực gia đình và quy định các mức hình phạt đối với người phạm tội từ cảnh cáo đến phạt tù đến ba năm. Tình trạng bạo lực gia đình đối với phụ nữ là khá phổ biến. Vào tháng 11 năm 2019, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam báo cáo rằng có ít nhất 58% phụ nữ đã kết hôn lo lắng về bạo lực gia đình xảy ra hàng ngày và 87% không tìm kiếm sự giúp đỡ. Các quan chức chính phủ thừa nhận bạo lực gia đình là một mối quan ngại xã hội đáng kể, và truyền thông đã thảo luận vấn đề này một cách công khai. Sự kỳ thị xã hội khiến cho nhiều nạn nhân không dám đối mặt do lo sợ bị bạn đời hoặc gia đình họ quấy rối. Mặc dù lực lượng cảnh sát và hệ thống pháp luật nói chung vẫn chưa đủ để đối phó với các vụ việc liên quan đến bạo lực gia đình, song với sự giúp đỡ của các tổ chức phi chính phủ quốc tế và trong nước, chính phủ vẫn đang tiếp tục đào tạo về pháp luật cho lực lượng cảnh sát, các luật sư, những người hoạt động cộng đồng và các cán bộ tư pháp; hỗ trợ các cuộc hội thảo và hội nghị chuyên đề nhằm mục đích giáo dục phụ nữ và nam giới về bạo hành gia đình và về các quyền của phụ nữ, nhấn mạnh vấn đề này thông qua các chiến dịch nâng cao nhận thức cộng đồng. : Luật pháp nghiêm cấm hành vi quấy rối tình dục ở nơi làm việc. Tuy nhiên, các ấn phẩm và chương trình đào tạo về đạo đức đối với cán bộ, công chức không đề cập đến vấn đề quấy rối tình dục. Trong những trường hợp nghiêm trọng, nạn nhân có thể kiện người phạm tội ở ngoài nơi làm việc theo điều luật quy định về tội “làm nhục người khác” với các hình phạt bao gồm cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm. : Không có báo cáo nào về việc nhà chức trách cưỡng ép người dân phá thai hoặc triệt sản bắt buộc. Hiến pháp quy định xã hội, gia đình và mọi công dân thực hiện “chương trình dân số và kế hoạch hóa gia đình”, cho phép các cặp vợ chồng hoặc cá nhân có thể có một hoặc hai con với ngoại lệ được quy định trong nghị định của Chính phủ. Không có quy định pháp luật nào trừng phạt công dân có nhiều hơn hai con. Đảng Cộng sản Việt Nam và một số bộ và chính quyền địa phương ban hành quy định riêng về số con trong một gia đình để áp dụng đối với đảng viên, nhân viên. Chẳng hạn, Bộ chính trị đã ban hành quy định rằng đảng viên sẽ bị kỷ luật khiển trách nếu có ba con, bị cách chức nếu có bốn con, và bị khai trừ ra khỏi Đảng nếu có năm con. Vi phạm quy định này cũng khiến đảng viên bị hạn chế khả năng thăng tiến và có thể dẫn đến bị buộc thôi việc. Đảng Cộng sản Việt Nam không thực thi quy định này một cách thống nhất. : Pháp luật quy định về bình đẳng giới, nhưng phụ nữ vẫn tiếp tục phải đối mặt với sự phân biệt đối xử của xã hội. Mặc dù phần lớn các đạo luật và các quy định dưới luật đều bảo vệ các quyền của phụ nữ trong hôn nhân và tại nơi làm việc, đồng thời, có nhiều quy định kêu gọi đối xử ưu đãi đối với nữ giới, song phụ nữ không phải lúc nào cũng được đối xử bình đẳng trong tuyển dụng, giáo dục, hoặc nhà ở, đặc biệt là ở các vùng nông thôn. Mặc dù pháp luật quy định về quyền thừa kế bình đẳng giữa nam giới và phụ nữ, nhưng con trai thường được thừa kế tài sản nhiều hơn con gái, trừ khi được quy định khác trong một văn bản mang tính pháp lý như di chúc. : Theo số liệu năm 2019 của Bộ Y tế, tỷ lệ giới tính bé trai/bé gái trung bình của trẻ sơ sinh ở Việt Nam là 111,5 bé trai/100 bé gái, còn cách xa so với mức chuẩn tự nhiên là 104-106 bé trai/100 bé gái. Để giải quyết vấn đề lựa chọn giới tính thai nhi do định kiến giới, chính phủ cấm xác định giới tính trước khi sinh và cấm các hành vi bạo lực và phân biệt đối xử dựa trên cơ sở giới. Người vi phạm các quy định này có thể bị phạt tiền hoặc thậm chí là phạt tù. Ở cấp địa phương hoặc cấp tỉnh, một số cơ quan chức năng thưởng bằng tiền mặt cho các gia đình để khuyến khích sinh con gái. Chẳng hạn, chính quyền tỉnh Hậu Giang thưởng cho các cặp vợ chồng sinh hai con gái số tiền thưởng một lần từ 390.000 đồng đến 1,3 triệu đồng ($17 đến $56). Ở một số tỉnh, nữ giới được hưởng các ưu đãi trong các lĩnh vực như giáo dục, đào tạo nghề và khởi sự kinh doanh. Trẻ em : Theo quy định của luật, bất cứ ai có cha hoặc mẹ là người Việt Nam đều được chính phủ công nhận là công dân Việt Nam. Những người có cha mẹ không phải là người Việt Nam cũng có thể được cấp quy chế công dân trong một vài trường hợp nhất định. Trẻ em có cha mẹ là người không có quốc tịch hoặc mẹ là người không có quốc tịch và không biết cha là ai có thể được công nhận là công dân Việt Nam nếu cha mẹ hoặc người mẹ không có quốc tịch thường trú ở Việt Nam, điều này khiến cho quy trình cấp quy chế công dân trong hầu hết các trường hợp là khó khăn. Luật yêu cầu phải trình giấy khai sinh khi sử dụng các dịch vụ công cộng, chẳng hạn như giáo dục và chăm sóc sức khỏe. Tuy nhiên, một số cha mẹ, đặc biệt là người dân tộc thiểu số, vẫn không đăng ký khai sinh cho con, và nhà chức trách địa phương đã ngăn cản một số cha mẹ đăng ký khai sinh cho con để hạn chế tình trạng di cư trong nước. : Theo luật, giáo dục là bắt buộc, miễn học phí, và phổ cập cho đến khi trẻ 14 tuổi, mặc dù các trường học thường thu các loại phí. Theo một chương trình trợ cấp của chính phủ, học sinh dân tộc thiểu số được miễn học phí. Tuy nhiên, các cơ quan chức năng không phải lúc nào cũng thực hiện đúng quy định về giáo dục bắt buộc này, hoặc chưa thực hiện một cách đồng đều đối với các bé trai và bé gái, đặc biệt là ở khu vực nông thôn, nơi mà ngân sách của chính phủ và gia đình dành cho giáo dục còn hạn chế và đóng góp của trẻ em trong lực lượng lao động nông nghiệp vẫn được đánh giá cao. Khoảng cách về giới trong giáo dục đã giảm nhưng vẫn còn. Có sự chênh lệch đáng kể về hồ sơ giáo dục của nam và nữ ở trình độ trên trung học, nhất là ở trong các chương trình công nghệ ứng dụng. Chính quyền đôi khi từ chối không cho trẻ em thuộc các gia đình không đăng ký nhân khẩu ở địa phương tiếp cận giáo dục, điều này tạo ra sự phân biệt đối xử chủ yếu đối với các cộng đồng người H’mông ở Tây Nguyên và con cái của một số nhà hoạt động chính trị và tôn giáo. : Chính phủ không thực thi có hiệu quả các luật hiện hành về xâm hại trẻ em; tình trạng trẻ em bị đối xử tệ về thể chất và tinh thần còn phổ biến. Các quan sát viên đồng thuận rằng bạo lực đối với trẻ em xảy ra ở nhiều môi trường, bao gồm cả trường học và gia đình, và thường do người có quen biết với trẻ em gây ra. Các hình thức phổ biến nhất của bạo lực học đường là bắt nạt và hình phạt thân thể do các giáo viên áp dụng. Số lượng các vụ việc xâm hại trẻ em được báo cáo, đặc biệt là số vụ xâm hại tình dục trẻ em, đang gia tăng. Tháng 7 năm 2019, UNICEF cho biết không có các thủ tục và quy trình hiệu quả mang tính liên ngành để xử lý các tố cáo xâm hại trẻ em, và trách nhiệm của các cơ quan chức năng là không rõ ràng. Lực lượng bảo vệ trẻ em, đặc biệt ở các cấp địa phương, từ những cán bộ công tác xã hội đến những người làm công tác chuyên môn có liên quan như công an, thẩm phán, kiểm sát viên, giáo viên và chuyên viên y tế chỉ được đào tạo rất sơ sài, không được cung cấp thông tin và nói chung không đủ để giải quyết vấn đề này, nhất là ở cấp địa phương. : Theo luật, độ tuổi kết hôn tối thiểu là 18 tuổi đối với nữ và 20 tuổi đối với nam, và luật quy định hành vi tổ chức kết hôn hoặc kết hôn với người chưa đủ tuổi là hành vi phạm tội. : Pháp luật quy định tất cả các hành vi mua bán, tước đoạt tự do của trẻ em cũng như tất cả các hành vi liên quan đến mại dâm trẻ em và cưỡng bức lao động trẻ em đối với trẻ em dưới 16 tuổi là phạm tội. Hành vi liên quan đến mại dâm trẻ em đối với trẻ em 16 tuổi và 17 tuổi không bị coi là tội phạm. Án phạt cho những người phạm tội này là từ 3 năm tù đến tù chung thân và phạt tiền ở mức đáng kể. Pháp luật cũng quy định hình phạt tù đối với các hành vi liên quan đến mại dâm trẻ em, trong đó có hành vi chứa chấp mại dâm trẻ em (từ 12 đến 20 năm tù), môi giới mại dâm trẻ em (từ 7 đến 15 năm tù), và mua dâm người chưa thành niên (từ 3 đến 15 năm tù). Việc sản xuất, phân phối, phổ biến, hoặc bán các sản phẩm khiêu dâm trẻ em là bất hợp pháp và có thể bị phạt tù từ 3 năm đến 10 năm. Việt Nam là một điểm đến của du lịch tình dục trẻ em. Pháp luật nghiêm cấm mọi hành vi đối xử tàn bạo, làm nhục, bắt cóc, mua bán và cưỡng bức trẻ em tham gia bất kỳ hoạt động nào có hại cho sự phát triển lành mạnh của trẻ; đồng thời quy định về bảo vệ và chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh khó khăn. Tuổi được quan hệ tình dục có sự đồng thuận tối thiểu là 18. Hành vi hiếp dâm có thể bị kết án tù chung thân hoặc tử hình. Hình phạt cho hành vi quan hệ tình dục với trẻ vị thành niên từ 16 đến 18 tuổi là từ 5 đến 10 năm tù tùy từng trường hợp cụ thể. Hình phạt đối với tội hiếp dâm trẻ em trong độ tuổi từ 13 đến dưới 16 là từ 7 đến 15 năm tù. Nếu làm nạn nhân có thai, hiếp dâm có tính chất loạn luân, hoặc người phạm tội là người giám hộ của nạn nhân thì mức án tăng lên từ 12 đến 20 năm tù. Luật quy định tất cả các trường hợp giao cấu với trẻ em dưới 13 tuổi đều được coi là hiếp dâm trẻ em, và người phạm tội có thể bị kết án từ 12 năm tù đến tử hình. Chính quyền thực thi pháp luật và những kẻ phạm tội hiếp dâm phải nhận những bản án nghiêm khắc. : Báo chí đưa tin rằng có khoảng 22.000 trẻ em sống lang thang trên đường phố và đôi khi các em bị cảnh sát quấy rối, bóc lột tình dục và bạo hành. : Việt Nam không phải là thành viên của Công ước Hague năm 1980 về các khía cạnh dân sự của hành vi bắt cóc trẻ em quốc tế. Xem Báo cáo thường niên về việc cha mẹ bắt cóc trẻ em quốc tế của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tại trang web: https://www.travel.state.gov/content/travel/en/International-Parental-Child-Abduction/for-providers/legal-reports-and-data/reported-cases.html. Thái độ thù địch đối với người Do Thái Có rất ít người nước ngoài là người Do Thái sinh sống tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, và không có báo cáo nào về những hành vi chống lại người Do Thái. Nạn buôn người Xem Báo cáo về nạn buôn người của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ trên trang web: https://www.state.gov/trafficking-in-persons-report/. Người khuyết tật Hiến pháp có các quy định bảo vệ người bị khuyết tật về thể chất và tâm thần. Luật pháp nghiêm cấm mọi hành vi phân biệt đối xử hoặc ngược đãi đối với người khuyết tật về thể chất, hoặc tâm thần, hoặc cả hai, và bảo vệ quyền của họ trong việc tiếp cận giáo dục và các dịch vụ khác của nhà nước, nhưng chính phủ gặp khó khăn trong việc thực thi các quy định này. Người khuyết tật phải đối mặt với sự kỳ thị xã hội diễn ra trên diện rộng. Luật pháp bảo vệ các quyền của người khuyết tật bao gồm quyền tiếp cận giáo dục, việc làm, dịch vụ y tế, thông tin, truyền thông, xây dựng, giao thông vận tải, hệ thống tư pháp và các dịch vụ khác của nhà nước; tuy nhiên, đa số người khuyết tật vẫn phải đối mặt với những thách thức trong việc thực hiện các quyền của họ. Các dịch vụ cho người khuyết tật còn hạn chế, và các chính sách đã công bố không được thực thi. Chẳng hạn, mặc dù pháp luật quy định việc xây dựng và tu bổ các tòa nhà làm việc của chính phủ và các công trình công cộng lớn phải tính đến việc tạo thuận lợi cho người khuyết tật di chuyển, nhưng việc thực thi quy định này còn rời rạc, nhất là đối với các dự án ở bên ngoài các thành phố lớn. Tiếp cận giáo dục đối với trẻ em khuyết tật, đặc biệt là trẻ bị điếc và trẻ bị khiếm khuyết về mặt trí tuệ vẫn còn cực kỳ hạn chế. Pháp luật không có quy định nào hạn chế quyền bỏ phiếu của người khuyết tật, tuy nhiên nhiều điểm bỏ phiếu khó tiếp cận đối với những người bị khuyết tật về thể chất. Mặc dù việc cung cấp các dịch vụ xã hội cho người khuyết tật còn hạn chế, song chính phủ đã nỗ lực hỗ trợ thành lập các tổ chức trợ giúp người khuyết tật và tham vấn ý kiến của các tổ chức đó khi xây dựng hoặc rà soát các chương trình quốc gia, chẳng hạn như chương trình giảm nghèo quốc gia, pháp luật về hướng nghiệp và các chính sách giáo dục. Ủy ban Quốc gia về người khuyết tật, Liên hiệp hội người khuyết tật Việt Nam và các thành viên của các tổ chức này từ nhiều bộ ngành tiếp tục phối hợp với các tổ chức trong và ngoài nước để bảo vệ, hỗ trợ, tăng khả năng tiếp cận về thể chất cũng như tiếp cận giáo dục và việc làm của người khuyết tật. Chính phủ điều hành một mạng lưới nhỏ các trung tâm phục hồi chức năng để cung cấp dịch vụ vật lý trị liệu lâu dài cho bệnh nhân nội trú. Các tổ chức phi chính phủ cho biết họ tiếp tục gặp phải những thách thức trong việc đề nghị chính quyền cấp tỉnh cấp kinh phí và tổ chức các khóa đào tạo cho các chương trình liên quan đến người khuyết tật, chính quyền cấp tỉnh đã gây trở ngại cho các nhân viên quốc tế trong việc tiếp cận để tiến hành đào tạo cho người khuyết tật. Thành viên các nhóm Dân tộc/Chủng tộc/Dân tộc thiểu số Luật nghiêm cấm phân biệt đối xử đối với người dân tộc thiểu số, nhưng sự phân biệt đối xử của xã hội đối với người dân tộc thiểu số đã tồn tại từ lâu và tiếp tục dai dẳng. Các quan chức địa phương ở một số tỉnh, nhất là ở khu vực cao nguyên, đã phân biệt đối xử đối với người dân tộc thiểu số hoặc thành viên của các nhóm tôn giáo thiểu số. Mặc dù Việt Nam có tốc độ tăng trưởng kinh tế đáng kể, nhưng vẫn tồn tại khoảng cách kinh tế giữa nhiều cộng đồng dân tộc thiểu số và các cộng đồng dân tộc đa số. Các nhóm dân tộc thiểu số vẫn chiếm một tỷ lệ lớn dân số ở một số nơi, trong đó có khu vực Tây Bắc, Tây Nguyên và một phần của đồng bằng sông Cửu Long. Các tổ chức nhân quyền quốc tế và người tị nạn tiếp tục cáo buộc chính quyền giám sát, sách nhiễu và hăm dọa các thành viên của một số nhóm dân tộc thiểu số, đặc biệt là các nhóm dân tộc-tôn giáo thiểu số ở Tây Bắc và Tây Nguyên, trong đó có người H’mông theo Thiên Chúa giáo. Theo một tổ chức phi chính phủ, các cán bộ địa phương ở một số tỉnh khu vực Tây Nguyên, bao gồm thôn Đoàn Kết, xã Đăk Ngo, huyện Tuy Đức, tỉnh Đăk Nông tiếp tục từ chối đăng ký nhân khẩu cho hơn 1.000 người H’mông theo đạo Thiên Chúa di cư đến địa phương này trong những năm gần đây. Hệ quả là các cán bộ quản lý trường học không cho phép con cái của những người này đến trường. Một số thành viên của các nhóm dân tộc thiểu số này đã chạy sang Campuchia và Thái Lan, xin quy chế tị nạn với tư cách là nạn nhân của sự đàn áp. Chính phủ khẳng định những người này là người di cư bất hợp pháp đã rời Việt Nam để tìm kiếm các cơ hội kinh tế. Các nhóm nhân quyền nói rằng chính phủ đã gây áp lực lên Campuchia và Thái Lan để các nước này từ chối cấp quy chế tị nạn hoặc quy chế xin tị nạn tạm thời cho những người này và gửi trả họ về Việt Nam. Nhà chức trách viện dẫn các quy định về an ninh quốc gia để bỏ tù những người dân tộc thiểu số do họ có liên hệ với các tổ chức ở nước ngoài mà chính phủ cho là có mục đích ly khai, và đã kết án những người này nhiều năm tù. Ngoài ra, các nhà hoạt động thường cho biết lực lượng an ninh cũng hiện diện đông hơn trong những ngày có ý nghĩa lịch sử quan trọng và các ngày lễ ở các khu vực có cộng đồng dân tộc-tôn giáo thiểu số sinh sống. Chính phủ tiếp tục nỗ lực thu hẹp khoảng cách kinh tế-xã hội giữa các nhóm dân tộc thiểu số và cộng đồng dân tộc đa số thông qua các chương trình của chính phủ. Chính phủ tiếp tục giao đất cho các cộng đồng dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, mặc dù việc thu hồi đất ở các khu vực này cũng diễn ra phổ biến. Chính phủ cũng đã phối hợp với các quan chức địa phương để xây dựng khung chương trình giảng dạy bằng ngôn ngữ địa phương. Chương trình này được thực hiện một cách toàn diện hơn ở Tây Nguyên và đồng bằng sông Cửu Long so với ở miền núi Tây Bắc. Chính phủ cũng trợ cấp một số trường kỹ thuật và dạy nghề dành cho đồng bào dân tộc thiểu số. Chính phủ dành điều kiện ưu đãi cho các công ty trong nước và nước ngoài đầu tư ở khu vực miền núi nơi có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Chính phủ cũng hỗ trợ các chương trình phát triển cơ sở hạ tầng tại những khu vực nghèo đói, nhiều dân tộc thiểu số sinh sống và xây dựng các chương trình khuyến nông cho các khu vực nông thôn xa xôi hẻo lánh. Các hành vi bạo hành, tội phạm hóa và hành vi xâm hại khác dựa trên khuynh hướng tính dục và bản dạng giới Luật pháp không cấm phân biệt đối xử với những người đồng tính nữ, đồng tính nam, song tính, chuyển giới và liên giới về nhà ở, việc làm, pháp luật quốc tịch, tiếp cận dịch vụ của chính phủ. Vẫn còn sự kỳ thị xã hội và phân biệt đối xử dựa trên cơ sở khuynh hướng tính dục và bản dạng giới. Bộ luật dân sự quy định cá nhân đã “chuyển đổi giới tính” có quyền đăng ký hộ tịch mới. Kỳ thị xã hội đối với những người nhiễm HIV và AIDS Người bị nhiễm HIV tiếp tục đối mặt với tình trạng phân biệt đối xử trong việc tiếp cận và duy trì việc làm. Việc bị bắt và giam giữ trong các trung tâm cai nghiện bắt buộc do tiếp tục sử dụng heroin hoặc ma túy tổng hợp đã ngăn cản người sử dụng ma túy tiếp cận các dịch vụ điều trị HIV và dịch vụ y tế, mặc dù việc điều trị này được coi là quyền cơ bản của các bệnh nhân nhiễm HIV. Phần 7. Quyền của người lao động a. Tự do lập hội và quyền thương lượng tập thể Pháp luật quy định người lao động có quyền thành lập và tham gia các tổ chức công đoàn thuộc Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, một tổ chức của Đảng Cộng sản Việt Nam. Tuy nhiên, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam báo cáo trực tiếp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; quy định này không bảo vệ các tổ chức công đoàn trước sự can thiệp và kiểm soát của chính quyền đối với hoạt động công đoàn. Bộ luật lao động được thông qua tháng 11 năm 2019 và có hiệu lực từ tháng 1 năm 2021 cho phép người lao động thành lập hoặc tham gia các tổ chức đại diện người lao động độc lập do họ lựa chọn, các tổ chức này không nhất thiết phải thuộc Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam. Chỉ công dân Việt Nam có quyền thành lập hoặc tham gia công đoàn. Pháp luật cũng hạn chế tự do lập hội khi không cho các tổ chức công đoàn có quyền tự chủ hoàn toàn trong điều hành các công việc của họ. Tất cả các tổ chức công đoàn phải tuân theo các quy định pháp luật và hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của Đảng Cộng sản Việt Nam. Luật trao cho Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam quyền sở hữu mọi tài sản của công đoàn, đồng thời trao cho Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam quyền đại diện cho các công đoàn cấp dưới. Theo luật, những người lãnh đạo và cán bộ công đoàn được bổ nhiệm chứ không phải do các công đoàn viên bầu ra. Luật quy định ở nơi nào không có tổ chức công đoàn, “công đoàn cấp trên trực tiếp” phải thực hiện các nhiệm vụ của công đoàn cơ sở, kể cả khi người lao động không đề nghị hoặc đã tự nguyện lựa chọn không có tổ chức công đoàn. Đối với người lao động ở nơi không có công đoàn cơ sở, để tổ chức đình công, họ phải đề nghị cuộc đình công “được tổ chức và lãnh đạo bởi công đoàn cấp trên”. Nếu người lao động ở nơi không có công đoàn cơ sở muốn thương lượng tập thể, công đoàn cấp trên thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phải đại diện cho họ. Luật cấm người lao động đình công trong những lĩnh vực mà chính phủ cho là thiết yếu đối với nền kinh tế quốc dân, quốc phòng và trật tự công cộng. “Các dịch vụ thiết yếu” bao gồm sản xuất điện; bưu chính viễn thông; vận tải, giao thông và quản lý vận tải biển và hàng không; các công trình công cộng; sản xuất dầu khí. Luật cũng cho chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyền được đình chỉ những cuộc đình công bị coi là gây hại đến nền kinh tế quốc dân hay an toàn công cộng. Luật cấm đình công ở cấp độ ngành và lĩnh vực, và cấm người lao động và công đoàn kêu gọi đình công để ủng hộ các hợp đồng ký kết giữa nhiều người sử dụng lao động. Luật quy định công đoàn có quyền tổ chức và lãnh đạo các cuộc đình công, đồng thời luật đặt ra các hạn chế về nội dung và thủ tục đối với đình công. Luật chỉ cho phép đình công trong trường hợp cuộc đình công xuất phát từ tranh chấp lao động tập thể và trường hợp thỏa ước lao động tập thể không được ký kết trong thời hạn luật định, hoặc trường hợp hội đồng trọng tài lao động chưa được thành lập. Người lao động phải báo trước 5 ngày cho người sử dụng lao động và cán bộ phụ trách lao động thuộc ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cấp huyện trước khi đình công. Các cuộc đình công không tuân theo đúng trình tự do luật quy định bị coi là bất hợp pháp. Luật quy định ban chấp hành công đoàn chỉ được ban hành quyết định đình công khi có ít nhất 50% người lao động ủng hộ việc này. Người lao động phải yêu cầu và phải trải qua một quy trình hòa giải và trọng tài phức tạp và rườm rà trước khi được phép đình công hợp pháp. Công đoàn hoặc đại diện của người lao động có quyền kháng cáo quyết định của hội đồng trọng tài cấp tỉnh lên tòa án nhân dân cấp tỉnh, hoặc có quyền tổ chức đình công. Luật cũng quy định rằng những người đình công sẽ không được hưởng lương trong thời gian không làm việc. Luật cấm trả đũa người đình công. Theo luật, các cá nhân tham gia các cuộc đình công mà bị tòa án nhân dân tuyên bố là bất hợp pháp và gây thiệt hại cho người sử dụng lao động thì phải bồi thường các thiệt hại đó, tuy nhiên quy định này chưa bao giờ được thực thi. Luật có những quy định cấm hành vi phân biệt đối xử chống lại công đoàn và can thiệp vào các hoạt động của tổ chức người lao động, đồng thời áp đặt các chế tài hành chính và phạt tiền đối với hành vi vi phạm. Tuy nhiên, luật không phân biệt giữa người lao động và người quản lý và không cấm các nhân viên dưới quyền của người sử dụng lao động, chẳng hạn như người quản lý tham gia hoặc can thiệp vào hoạt động công đoàn. Bộ luật lao động được thông qua năm 2019 và có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2021 có các quy định về thương lượng tập thể. Chính quyền không thực thi pháp luật một cách hiệu quả. Không có hình phạt nào đối với các hành vi chống lại công đoàn, và quy định về trách nhiệm của người lao động đối với các cuộc đình công bất hợp pháp cũng không được thực thi. Theo thống kê của Tổng liên đoàn lao động Việt Nam được truyền thông nhà nước đưa tin, có 121 cuộc đình công tự phát phát sinh trong năm 2019 và 91 cuộc đình công tự phát trong nửa đầu năm 2020. Hầu hết các cuộc đình công này xảy ra ở các tỉnh phía nam. Khoảng 82% các cuộc đình công xảy ra ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (chủ yếu là các công ty Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản và Trung Quốc). Những người đình công yêu cầu tăng lương, có chế độ bảo hiểm xã hội tốt hơn cho người lao động và nâng cao chất lượng bữa ăn giữa các ca làm việc. Không cuộc đình công nào trong số này tuân theo quy trình hòa giải và trọng tài, do đó, chính quyền coi đây là những cuộc đình công "tự phát" bất hợp pháp. Tuy nhiên, chính phủ đã không thực hiện hành động nào chống lại những người lao động tham gia đình công, và trong một số trường hợp còn chủ động đứng ra làm trung gian hòa giải để đi đến thỏa thuận có lợi cho người lao động. Trong một số trường hợp, chính phủ đã phạt tiền nặng các chủ sử dụng lao động, đặc biệt là với các công ty nước ngoài do đã có những hành động bất hợp pháp đối với người lao động, dẫn đến các cuộc đình công.. Do việc thành lập hoặc tìm cách thành lập tổ chức công đoàn độc lập là bất hợp pháp trước khi có Bộ luật lao động mới, nên không có tổ chức phi chính phủ trong nước nào về lao động tham gia vào việc tổ chức lao động. Tuy nhiên, các tổ chức phi chính phủ về lao động chưa được đăng ký của địa phương đã hỗ trợ các nỗ lực nâng cao nhận thức về quyền của người lao động và các vấn đề về an toàn và sức khỏe nghề nghiệp, đồng thời hỗ trợ người lao động di trú trong nước và nước ngoài. Nhiều tổ chức phi chính phủ quốc tế về lao động đã phối hợp với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam trong việc đào tạo cho các đại diện công đoàn thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về tổ chức lao động, thương lượng tập thể và các vấn đề công đoàn khác. Chương trình Better Work Vietnam của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) và Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) cho biết sự can thiệp của những người quản lý vào hoạt động của công đoàn là một vấn đề lớn tại các nhà máy dệt may và nhà máy sản xuất giày dép ở Việt Nam. b. Cấm lao động cưỡng bức và lao động bắt buộc Hiến pháp và luật nghiêm cấm mọi hành vi lao động cưỡng bức hoặc lao động bắt buộc. Tuy nhiên, định nghĩa về lao động cưỡng bức trong Bộ luật lao động không bao hàm lao động để trừ nợ. Luật tội phạm hóa tất cả các hình thức buôn bán lao động là người thành niên và trẻ em dưới 16 tuổi. Hình phạt cho các tội này không tương xứng với hình phạt dành cho các tội phạm nghiêm trọng tương tự; trên thực tế, pháp luật không quy định chế tài xử phạt nào đối với hành vi vi phạm quy định về cấm lao động cưỡng bức. Các tổ chức phi chính phủ tiếp tục cho biết lao động cưỡng bức đối với nam giới, phụ nữ và trẻ em tại Việt Nam vẫn còn tiếp diễn. (xem thêm mục 7.c.). Các công ty xuất khẩu lao động, phần lớn có liên kết với các doanh nghiệp nhà nước và các đơn vị môi giới không có giấy phép đã thu tiền của người lao động có nguyện vọng xuất khẩu lao động cao hơn mức phí pháp luật quy định mà không bị xử phạt. Những lao động này phải gánh chịu những khoản nợ lớn và do đó dễ trở thành nạn nhân của lao động cưỡng bức, kể cả việc phải lao động để trừ nợ. Xem thêm Báo cáo về tình trạng buôn bán người của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tại trang web: https://www.state.gov/trafficking-in-persons-report/. c. Cấm lao động trẻ em và quy định độ tuổi lao động tối thiểu Bộ luật Lao động có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2021 quy định rằng người lao động chưa thành niên là người lao động dưới 18 tuổi. Luật cũng quy định rằng người lao động từ trên 15 tuổi đến dưới 18 tuổi không được làm các công việc có thể gây tổn hại cho sự phát triển thể lực, trí lực và nhân cách của người chưa thành niên, như mang vác các vật nặng, làm việc liên quan đến chất cồn, hoặc hóa chất, khí gas nguy hiểm. Người lao động chưa thành niên từ 13 tuổi đến 15 tuổi có thể làm các công việc nhẹ trong danh mục do Bộ Lao động, thương binh và xã hội ban hành. Trẻ em dưới 13 tuổi có thể làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật và thể dục, thể thao trong một số trường hợp nhưng không được quá 20 giờ 1 tuần. Lao động chưa thành niên phải được sự đồng ý của cha mẹ. Hiến pháp cấm lao động trẻ em. Chính quyền không thực thi luật một cách có hiệu quả, và hình phạt không tương xứng với hình phạt dành cho những tội phạm nghiêm trọng tương tự. Có báo cáo về việc sử dụng lao động trẻ em bất hợp pháp trong các ngành sử dụng nhiều lao động như xây dựng, sản xuất hàng dệt may, sản xuất gạch, ngư nghiệp, sản xuất đồ nội thất, giày dép, đồ da, nông nghiệp và một số ngành chế tạo. Báo chí địa phương cũng đưa tin về việc trẻ em làm nghề ăn xin theo các băng nhóm, và những người lãnh đạo các băng nhóm này đã bạo hành trẻ em và chiếm đoạt phần lớn thu nhập của các em. Một số trẻ em bắt đầu lao động ở độ tuổi 12 và gần 55% lao động trẻ em không đi học. Trong ngành may mặc, có các báo cáo về việc trẻ em từ 6 tuổi đã làm công việc sản xuất hàng may mặc trong các điều kiện lao động cưỡng bức. Thông tin có được gần đây nhất từ các cuộc thanh tra của chính phủ, từ các tổ chức phi chính phủ và tin tức truyền thông trong năm qua cho thấy tình trạng này diễn ra phổ biến nhất trong các nhà máy sản xuất hàng may mặc quy mô nhỏ thuộc sở hữu tư nhân và trong các xưởng may không chính thức. Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm thực thi các chính sách và pháp luật về lao động trẻ em. Các quan chức chính phủ có thể phạt tiền và truy tố người sử dụng lao động trong các trường hợp vi phạm các quy định pháp luật về lao động trẻ em. Là một phần của Kế hoạch hành động quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2016- 2020 và Chương trình Quốc gia về bảo vệ trẻ em của chính phủ, chính phủ tiếp tục các nỗ lực nhằm ngăn chặn lao động trẻ em, đặc biệt là đối tượng trẻ em ở khu vực nông thôn, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn và trẻ em có nguy cơ tiếp xúc với các điều kiện làm việc độc hại. Các tổ chức phi chính phủ trong nước và quốc tế ghi nhận sự hợp tác thành công với chính quyền cấp tỉnh để thực thi các chính sách quốc gia về đấu tranh chống tình trạng lao động trẻ em. Xem thêm Danh mục hàng hóa được sản xuất bởi lao động trẻ em hoặc lao động cưỡng bức của Bộ Lao động Hoa Kỳ tại trang web: https://www.dol.gov/agencies/ilab/reports/child-labor/list-of-goods. d. Phân biệt đối xử về việc làm và nghề nghiệp Luật pháp nghiêm cấm phân biệt đối xử trong tuyển dụng, quan hệ lao động và làm việc nhưng không nêu rõ là cấm phân biệt đối xử trong mọi khía cạnh việc làm và nghề nghiệp. Luật cấm phân biệt đối xử dựa trên giới tính, chủng tộc, khuyết tật, màu da, địa vị xã hội, tình trạng hôn nhân, tín ngưỡng, tôn giáo, tình trạng nhiễm HIV và tư cách thành viên công đoàn hoặc sự tham gia vào các hoạt động công đoàn. Luật không cấm phân biệt đối xử dựa trên quan điểm chính trị, tuổi tác, ngôn ngữ, nguồn gốc dân tộc, khuynh hướng tính dục hoặc bản dạng giới. Các chế tài xử phạt đối với hành vi phân biệt đối xử không tương xứng với các hành vi vi phạm theo quy định của các luật liên quan đến quyền dân sự. Không có luật nào cấm người sử dụng lao động hỏi về tình trạng gia đình hoặc tình trạng hôn nhân trong các buổi phỏng vấn xin việc. Bộ luật lao động có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2021 có định nghĩa về quấy rối tình dục và giao trách nhiệm cho người sử dụng lao động trong việc phòng ngừa tình trạng quấy rối tình dục. Người sử dụng lao động phải thực thi các quy định chống quấy rối tình dục ở nơi làm việc và coi quấy rối tình dục là một trong các căn cứ để sa thải người lao động. Chính phủ không thực thi hiệu quả các luật liên quan đến phân biệt đối xử về việc làm, nhưng đã có một số hành động nhằm khắc phục tình trạng phân biệt đối xử về việc làm đối với người khuyết tật. Các công ty có tối thiểu 51% người lao động là người khuyết tật sẽ được vay vốn ưu đãi đặc biệt của chính phủ. Hoạt động tuyển dụng mang tính phân biệt đối xử vẫn tồn tại, bao gồm phân biệt đối xử liên quan đến giới tính, tuổi tác, khuyết tật và tình trạng hôn nhân. Phụ nữ nghỉ hưu ở tuổi 60, trong khi độ tuổi nghỉ hưu ở nam giới là 62, điều này ảnh hưởng đến khả năng của phụ nữ được thăng tiến lên các cấp bậc chức vụ quản lý và hưởng lương hưu và thu nhập cao hơn. Theo quy định của Bộ luật lao động mới có hiệu lực từ năm 2021, độ tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện bình thường là 60 tuổi 3 tháng đối với nam giới và 55 tuổi 4 tháng đối với phụ nữ, và mỗi năm sẽ tăng thêm 3 tháng đối với nam giới và 4 tháng đối với nữ giới. Các doanh nghiệp có phụ nữ làm lãnh đạo vẫn gặp hạn chế trong việc tiếp cận tín dụng và các thị trường quốc tế. Mức lương của lao động nữ hàng năm thấp hơn mức lương của nam giới trung bình là một tháng lương. Nhiều phụ nữ gặp khó khăn trong việc tìm việc làm sau tuổi 35, và có những báo cáo về việc phụ nữ nhận được thông báo chấm dứt hợp đồng lao động vào tuổi 35. Viện Công nhân và Công đoàn thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam lưu ý rằng phụ nữ trên 35 tuổi chiếm khoảng một nửa số người lao động thất nghiệp ở Việt Nam. Vẫn còn những hạn chế theo quy định của luật đối với phụ nữ trong một số nghề nghiệp và công việc, bao gồm các công việc được cho là “nguy hiểm” trong các ngành như khai thác mỏ, xây dựng và vận tải. Các rào cản về xã hội và hạn chế trong việc tiếp cận nơi làm việc vẫn là vấn đề cần khắc phục đối với việc làm cho người khuyết tật. e. Điều kiện làm việc có thể chấp nhận được Mức lương tối thiểu của mỗi khu vực là khác nhau. Ở tất cả các khu vực, mức lương tối thiểu vượt ngưỡng thu nhập người nghèo chính thức của Ngân hàng Thế giới. Luật quy định chế độ làm việc bình thường là 48 giờ một tuần, và người lao động làm việc vượt quá thời gian đó phải được trả lương làm thêm giờ. Bộ luật lao động có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2021 giới hạn thời gian làm thêm giờ không quá 40 giờ mỗi tháng, tăng so với mức quy định của luật cũ là 30 giờ mỗi tháng. Bộ luật lao động mới quy định giới hạn làm thêm giờ không quá 200 giờ trong một năm, nhưng vẫn có ngoại lệ trong trường hợp đặc biệt, với mức tối đa là 300 giờ làm thêm một năm nhưng phải được chính phủ chấp thuận sau khi tham vấn với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và các đại diện người sử dụng lao động. Bộ luật lao động mới mở rộng định nghĩa “quan hệ lao động” nhằm thừa nhận quan hệ lao động hợp pháp tồn tại khi hai bên thỏa thuận bằng văn bản trong đó có điều khoản về mô tả công việc, tiền lương, quản lý điều hành và các điều kiện về giám sát. Quy định của Bộ luật này dẫn đến khả năng khi hợp đồng với “nhà thầu độc lập”, “nhà cung cấp dịch vụ”, “người làm việc tự do”, hoặc các thỏa thuận không chính thức khác giữa hai hay nhiều bên chứa đựng các điều khoản có tính chất tương tự như quan hệ lao động, thỏa thuận đó có thể được công nhận là một hợp đồng lao động chính thức. Bộ luật lao động mới cũng giới hạn số lần ký hợp đồng lao động xác định thời hạn. Luật mở rộng sự bảo vệ đối với người lao động bán thời gian và người giúp việc gia đình. Luật quy định các tiêu chuẩn an toàn lao động và sức khỏe nghề nghiệp, đưa ra các thủ tục giải quyết quyền lợi cho người lao động là nạn nhân trong các vụ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, và quy định trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong các lĩnh vực an toàn lao động và sức khỏe nghề nghiệp. Luật quy định về quyền của người lao động trong việc tự đưa mình ra khỏi các tình huống gây nguy hiểm đến sức khỏe hoặc sự an toàn mà không ảnh hưởng tới việc làm của họ. Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội là cơ quan chính có thẩm quyền về lĩnh vực lao động, giám sát việc thực thi pháp luật lao động. Thanh tra Lao động chịu trách nhiệm tiến hành thanh tra tại nơi làm việc để bảo đảm việc tuân thủ pháp luật lao động và các tiêu chuẩn về an toàn lao động và sức khỏe nghề nghiệp. Thanh tra viên được quyền tiến hành các cuộc thanh tra mà không báo trước và tiến hành xử phạt. Thanh tra có thể áp dụng các chế tài xử phạt, phạt tiền, thu hồi giấy phép hoạt động hoặc đăng ký, đóng cửa doanh nghiệp, đào tạo bắt buộc đối với các hành vi vi phạm pháp luật lao động. Thanh tra viên có thể tiến hành ngay lập tức các biện pháp xử lý khi có lý do cho thấy sự tồn tại một mối nguy hiểm hiện hữu và nghiêm trọng đối với sức khỏe hoặc sự an toàn của người lao động, bao gồm biện pháp tạm đình chỉ hoạt động, mặc dù hiếm khi các biện pháp này được áp dụng. Hình phạt đối với các vi phạm về tiền lương, thời giờ làm việc, an toàn lao động và sức khỏe nghề nghiệp tương xứng với hình phạt đối với các tội phạm tương tự như lừa đảo. Số lượng thanh tra viên lao động là không đủ để đảm bảo tuân thủ pháp luật lao động. Chính phủ không thực thi có hiệu quả pháp luật lao động, đặc biệt là trong trong khu vực kinh tế phi chính thức, Các báo cáo đáng tin cậy cho biết các nhà máy dệt may và giày dép thường vượt quá số giờ làm thêm tối đa và không thực hiện đúng quy định của luật về số ngày nghỉ, trong đó có Báo cáo thường niên của Chương trình Better Work của ILO-IFC năm 2019. Báo cáo này chỉ ra rằng mặc dù đa số các nhà máy tham gia chương trình tuân thủ quy định về số giờ làm thêm tối đa mỗi ngày là 4 giờ, nhưng 77% số nhà máy vẫn không tuân thủ quy định về số giờ làm thêm tối đa mỗi tháng (30 giờ) và 69% vượt quá số giờ làm thêm tối đa mỗi năm (300 giờ). Ngoài ra, do việc làm thêm vào chủ nhật là rất phổ biến, 40% số nhà máy vi phạm quy định phải dành ít nhất 4 ngày nghỉ mỗi tháng cho người lao động. Những người lao động di cư, gồm cả những người đi tìm việc làm trong nước và người lao động không có hợp đồng, là những người lao động dễ bị tổn thương nhất và thường phải chịu những điều kiện làm việc nguy hiểm. Những người lao động thuộc các nhóm dân tộc thiểu số thường làm việc trong khu vực kinh tế không chính thức, và theo ILO, người lao động không chính thức ở Việt Nam thường có thu nhập thấp và không ổn định, thời giờ làm việc kéo dài và thiếu sự bảo vệ của các thiết chế thị trường lao động. Ngoài ra, người lao động trong khu vực kinh tế không chính thức chỉ đủ điều kiện đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện và hệ thống bảo hiểm xã hội tự nguyện này chỉ bao gồm chế độ hưu trí và tử tuất. Người lao động trong khu vực kinh tế chính thức và người sử dụng lao động của họ đóng bảo hiểm xã hội với các chế độ trợ cấp ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, cũng như hưu trí và tử tuất. Hiện tượng bị thương khi làm việc do sức khỏe kém, điều kiện an toàn lao động và đào tạo nhân viên không đầy đủ vẫn là một vấn đề đáng quan ngại. Số vụ thương tích và tử vong liên quan đến lao động trong năm 2019 (theo dữ liệu gần đây nhất) vẫn ở mức xấp xỉ năm 2018. Trong năm 2019, chính phủ cho biết có 8.150 vụ tai nạn lao động với 8.327 nạn nhân, trong đó có 927 vụ tai nạn chết người với 979 người thiệt mạng. Trong số những vụ tai nạn chết người, có 610 vụ liên quan đến người lao động có hợp đồng và 369 vụ liên quan đến người lao động không có hợp đồng. Báo cáo về tình hình nhân quyền
55876
https://vi.wikisource.org/wiki/B%C3%A1o%20c%C3%A1o%20c%E1%BB%A7a%20B%E1%BB%99%20Ngo%E1%BA%A1i%20giao%20Hoa%20K%E1%BB%B3%20v%E1%BB%81%20t%C3%ACnh%20h%C3%ACnh%20nh%C3%A2n%20quy%E1%BB%81n%20n%C4%83m%202021
Báo cáo của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ về tình hình nhân quyền năm 2021
TÓM TẮT Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nhà nước độc tài do một đảng duy nhất – Đảng Cộng sản Việt Nam – cầm quyền, dưới sự lãnh đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ. Cuộc bầu cử Quốc hội được tổ chức vào ngày 23 tháng 5 đã diễn ra không tự do và không công bằng; có sự cạnh tranh hạn chế giữa các ứng viên đã được Đảng Cộng sản Việt Nam xem xét kỹ lưỡng. Bộ Công an chịu trách nhiệm về an ninh trong nước và quản lý đội ngũ công an, một cơ quan điều tra an ninh quốc gia đặc biệt và các đơn vị an ninh khác trong nước. Chính quyền dân sự duy trì sự kiểm soát hiệu quả đối với các lực lượng an ninh. Có các báo cáo đáng tin cậy cho thấy cán bộ các lực lượng an ninh đã thực hiện nhiều hành vi lạm quyền. Những vấn đề lớn về quyền con người ở Việt Nam bao gồm các báo cáo đáng tin cậy về: việc tước đoạt sinh mạng trái luật hoặc tùy tiện của chính quyền; tra tấn và đối xử hoặc trừng phạt dã man, vô nhân đạo hoặc đê hèn bởi các nhân viên chính phủ; bắt và giam giữ người tùy tiện; tù nhân chính trị; các hành động trả thù vì động cơ chính trị đối với các cá nhân ở quốc gia khác; những vấn đề nghiêm trọng về tính độc lập của tư pháp; sự can thiệp tùy tiện hoặc trái luật vào đời sống riêng tư; hạn chế nghiêm trọng tự do biểu đạt và tự do báo chí, bao gồm bắt và truy tố tùy tiện những người chỉ trích chính quyền, kiểm duyệt, ra các luật về hành vi phỉ báng mang tính chất hình sự; hạn chế nghiêm trọng tự do Internet; can thiệp đáng kể vào quyền tự do hội họp hòa bình và tự do lập hội; hạn chế tự do đi lại, trong đó có việc cấm xuất cảnh đối với các nhà hoạt động; công dân không có khả năng thay đổi chính quyền một cách hòa bình thông qua các cuộc bầu cử tự do và công bằng; hạn chế nghiêm trọng sự tham gia chính trị; các hành vi tham nhũng lớn; buôn bán người; hạn chế đáng kể quyền tự do lập hội của công nhân; sử dụng lao động trẻ em cưỡng bức. Đôi khi chính quyền đã có hành động khắc phục, bao gồm việc truy tố đối với các quan chức vi phạm nhân quyền hoặc có hành vi tham nhũng; nhưng công an và các quan chức nhà nước thường vi phạm mà không bị trừng phạt. Phần 1. Tôn trọng sự toàn vẹn của con người a. Tước đoạt sinh mạng tùy tiện và giết người trái luật hoặc vì động cơ chính trị Đã có các báo cáo cho thấy chính quyền hoặc các cán bộ nhà nước đã giết người một cách tùy tiện hoặc trái pháp luật. Có báo cáo về ít nhất 6 vụ chết người khi đang bị giam giữ, trong đó nhà chức trách thông báo các trường hợp này là do tự tử hoặc do các vấn đề về sức khỏe hoặc không giải thích nguyên nhân dẫn đến cái chết. Không có dữ liệu đáng tin cậy về tỷ lệ người chết và nguyên nhân dẫn đến cái chết trong tù. Theo Bộ Công an, có 36 vụ chết người khi đang bị giam giữ, trong đó 21 vụ chết do bệnh tật, 9 vụ tự tử, 4 vụ do tai nạn và 2 vụ chết do bị thương khi đánh nhau với bạn tù. Đôi khi nhà chức trách đã sách nhiễu và hăm dọa những gia đình chất vấn công an về việc xác định nguyên nhân cái chết. Trong một số ít trường hợp ở các năm trước, chính quyền đã truy cứu trách nhiệm đối với các cán bộ công an, thường là vài năm sau khi nạn nhân chết. Mặc dù đã có hướng dẫn của Tòa án nhân dân tối cao về truy cứu các cán bộ công an làm chết người bị giam giữ về tội giết người, các cán bộ này thường chỉ bị truy cứu với tội nhẹ hơn. Công an đã tiến hành các cuộc điều tra nội bộ để xác định các vụ chết người khi đang bị giam giữ có lý do chính đáng hay không. Ngày 6 tháng 1, một người đàn ông 23 tuổi bị giam giữ từ tháng 11 năm 2020 về tội “gây rối trật tự công cộng” chết trong Trại tạm giam Chí Hòa ở thành phố Hồ Chí Minh. Công an thông báo rằng người này chết do tự tử, nhưng gia đình nạn nhân được cho là đã tìm thấy các vết bầm tím trên thi thể nạn nhân. Ngày 25 tháng 9, Phan Văn Lan chết tại đồn công an xã Hà Lâm, huyện Đạ Huoai, tỉnh Lâm Đồng, 3 giờ sau khi ông này đến trình diện theo lệnh triệu tập do bị cáo buộc vi phạm các quy định hạn chế đi lại nhằm phòng chống dịch COVID-19. Theo báo cáo của công an, ông Lan say rượu và có thái độ khiêu khích khi đến khai báo tại đồn công an. Mặc dù nguyên nhân cái chết chưa được xác định, em trai của ông Lan là Phan Văn Thuần, chứng kiến buổi khám nghiệm tử thi cho thấy cơ thể nạn nhân bị bầm tím nặng nề. Tính đến cuối năm, Bộ Công an vẫn đang điều tra vụ việc. b. Mất tích Không có báo cáo nào của chính quyền về các trường hợp mất tích trong năm qua. c. Tra tấn và đối xử hoặc trừng phạt dã man, vô nhân đạo hay đê hèn khác Hiến pháp và luật nghiêm cấm việc tra tấn, dùng bạo lực, cưỡng ép, trừng phạt thân thể hoặc bất kỳ hình thức đối xử nào xâm phạm thân thể, sức khỏe, hoặc danh dự, nhân phẩm người bị giam giữ. Tuy nhiên, các nghi can thường xuyên báo cáo về việc họ bị ngược đãi và tra tấn bởi cảnh sát hoặc nhân viên an ninh mặc thường phục trong quá trình bắt, thẩm vấn và giam giữ. Các nhà hoạt động cho biết các cán bộ Bộ Công an hành hung các tù nhân chính trị để lấy cung hoặc sử dụng các thủ đoạn khác để buộc họ viết bản nhận tội, trong đó có việc chỉ đạo bạn tù hành hung họ hoặc hứa hẹn đối xử tốt hơn. Sự bạo hành này không chỉ xảy ra đối với các nhà hoạt động hoặc những người có liên quan đến chính trị. Các nhóm theo dõi nhân quyền đã công bố nhiều báo cáo về việc công an sử dụng vũ lực quá mức trong khi thi hành công vụ và cáo buộc các điều tra viên tra tấn người bị giam giữ. Ngày 12 tháng 8, trưởng phòng cảnh sát kinh tế và hai cán bộ công an khác thuộc Quận 3, thành phố Hồ Chí Minh được cho là đã hành hung nhà báo Mai Quốc Ấn tại đồn công an. Theo báo cáo, công an triệu tập ông Ấn đến trao đổi về công việc của ông với tư cách là giám đốc một doanh nghiệp xã hội cung cấp các hỗ trợ phòng chống dịch COVID-19 cho người dân. Công an đã đánh đập ông Ấn sau khi ông từ chối ký vào biên bản làm việc do công an soạn ra. Vào tháng 12, một người nhà của Trịnh Bá Phương, nhà hoạt động đòi quyền lợi về đất đai đang bị giam giữ, báo cáo rằng cán bộ quản trại đã có hành vi bạo hành thể chất đối với ông Phương trong thời gian tạm giam chờ xét xử, “thay phiên nhau đánh đập [ông] dã man khắp các bộ phận trên cơ thể, kể cả bộ phận sinh dục”. Người nhà này báo cáo rằng các cán bộ quản trại đe dọa chuyển ông Phương vào buồng giam cùng với các bệnh nhân tâm thần nếu ông tiếp tục từ chối nhận tội “làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống nhà nước”. Vào tháng 10, truyền thông quốc tế đưa tin rằng theo một luật sư có liên quan trong vụ án, Trịnh Bá Tư, nhà hoạt động đòi quyền lợi về đất đai hiện đang bị giam giữ, bị đánh đập nặng nề bởi các điều tra viên sau khi ông này bị bắt vào tháng 6 năm 2020; ông bị tổn thương thận và phải nhập viện. Mặc dù việc miễn truy cứu trách nhiệm trong các lực lượng an ninh vẫn là một vấn đề nghiêm trọng, và công an, kiểm sát viên, các cơ quan giám sát của nhà nước hiếm khi điều tra các báo cáo riêng về tình trạng ngược đãi người bị giam giữ, nhưng nhà chức trách cũng đã truy tố một số cán bộ công an về hành vi lạm dụng quyền hạn. Vào tháng 7, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội tuyên phạt các cán bộ công an Phạm Hải Đăng, Phạm Trịnh Đức Anh và Nguyễn Tiến Anh lần lượt là 30, 24 và 20 tháng tù về tội bắt giữ người trái pháp luật. Ngày 13 tháng 12, nhà chức trách đã bắt tạm giam 4 tháng đại úy Nguyễn Doãn Tú với cáo buộc dùng “nhục hình” đối với phạm nhân tại một nhà tù ở huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận. Bộ Công an báo cáo rằng đã đào tạo các cán bộ công an về các quyền công dân và quyền con người của người bị giam giữ. Điều kiện ở các trại giam và trại tạm giam Có sự khác biệt đáng kể về điều kiện giam giữ giữa các trại giam và các tỉnh khác nhau. Điều kiện ở hầu hết các trại giam là khắc khổ nhưng nhìn chung không đe dọa đến tính mạng. Chế độ ăn uống không đầy đủ và thực phẩm không sạch, phòng giam quá chật chội, thiếu nước uống, điều kiện vệ sinh nghèo nàn, tình trạng quá nóng bức trong mùa hè tiếp tục là những vấn đề nghiêm trọng. Điều kiện vật chất: Chính quyền thường giam giữ nam và nữ tách biệt nhau, nhưng vẫn có một số trường hợp ngoại lệ ở các trại tạm giam địa phương. Chính quyền thường giam giữ người chưa thành niên tách biệt với người lớn. Luật cho phép trẻ em dưới ba tuổi ở trong trại giam cùng với mẹ trong một khu riêng của trại giam. Trong những trường hợp này, phạm nhân được phép dành thời gian thích hợp để chăm sóc con nhỏ. Theo luật, người chưa bị xét xử được giam giữ tách biệt với người đã bị kết án. Trên thực tế, truyền thông và các nhà hoạt động báo cáo rằng đã có những trường hợp trong đó người bị tạm giữ, tạm giam bị giam giữ chung với phạm nhân. Các cán bộ quản trại không ngăn chặn được tình trạng bạo lực giữa các phạm nhân. Ngày 26 tháng 7, Trần Tấn Thành được cho là đã đấm, đá vào bạn tù Nguyễn Quốc Tuấn sau khi họ có mâu thuẫn trong quá trình lao động tại Trại giam Mỹ Phước, tỉnh Tiền Giang. Theo báo cáo, phạm nhân Tuấn đã chết vài giờ sau khi được đưa vào phòng cấp cứu của trại giam. Một số phạm nhân đã từng hoặc đang bị giam giữ và gia đình họ cho biết các phạm nhân nhận được lượng thức ăn không đầy đủ và kém chất lượng. Người nhà phạm nhân vẫn tiếp tục khẳng định một cách đáng tin cậy rằng phạm nhân sẽ được thêm thức ăn hoặc được đối xử tốt hơn nếu hối lộ cán bộ quản trại. Phạm nhân được chăm sóc y tế cơ bản nhưng họ gặp khó khăn trong việc tiếp cận thuốc men cần thiết do điều kiện chăm sóc nghèo nàn của trại giam và do không thể được khám bởi các chuyên gia y tế bên ngoài trại. Một số nhà chức trách trại giam từ chối không cho phép gửi bất kỳ đồ vật nào cho phạm nhân từ bên ngoài hệ thống trại giam, kể cả thực phẩm bổ sung và thuốc men, với lý do lo ngại lây lan COVID-19. Nhà chức trách biệt giam phạm nhân trong khoảng thời gian tiêu chuẩn là 3 tháng, chỉ sau khi đã áp dụng các hình phạt ít nghiêm khắc hơn. Người nhà của Trịnh Bá Phương cho biết ông này bị biệt giam quá 3 tháng. Ngày 6 tháng 7, công an thành phố Hồ Chí Minh xác nhận một vụ bạo loạn đã nổ ra trong Trại tạm giam Chí Hòa, theo báo cáo, vụ bạo loạn khởi phát từ những lo ngại của phạm nhân về sự bùng phát COVID-19 trong trại giam sau khi một nghi phạm trong một vụ án ma túy bị chết vào ngày 3 tháng 7, được cho là chết do COVID-19. Quản lý trại giam: Theo luật, Quốc hội, Hội đồng nhân dân và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, một tổ chức của Đảng Cộng sản Việt Nam chuyên giám sát các tổ chức xã hội do chính phủ Việt Nam bảo trợ, thực hiện giám sát việc thi hành án hình sự. Không có hệ thống thanh tra trại giam nào hoạt động để phạm nhân có thể nộp đơn khiếu nại. Bộ Công an cho biết các phạm nhân có thể nộp đơn khiếu nại chính thức cho Viện kiểm sát. Tuy nhiên, đơn khiếu nại trước hết phải nộp cho các cán bộ quản trại mà những người này thường là đối tượng bị khiếu nại, nên hầu hết các quan sát viên cho rằng quy trình này có khiếm khuyết. Luật cho phép người nhà đến thăm phạm nhân mỗi tháng từ một đến ba giờ và gọi mỗi tháng bốn cuộc điện thoại, mỗi cuộc dài 10 phút. Tuy nhiên, nhà chức trách thường giới hạn mỗi phạm nhân chỉ được gặp gia đình mỗi tháng một lần không quá một giờ. Người nhà phạm nhân cho biết nhà chức trách trại giam thường hạn chế mỗi phạm nhân chính trị chỉ được gọi 2 cuộc điện thoại mỗi tháng, mỗi cuộc dài 5 đến 7 phút. Người nhà của phạm nhân chính trị Lê Đình Lượng cho biết nhiều cuộc điện thoại không đủ dài để phạm nhân có thể liệt kê danh sách thuốc men và nhu yếu phẩm cần gia đình tiếp tế. Các cán bộ trại giam giám sát và kiểm duyệt các cuộc điện thoại, đột ngột ngắt các cuộc gọi này nếu nội dung trò chuyện đề cập những báo cáo tiêu cực về điều kiện giam giữ. Nói chung người nhà phạm nhân được phép chu cấp thêm đồ bao gồm tiền, thực phẩm và chăn đệm cho phạm nhân. Nhà chức trách ở nhiều trại giam hủy tất cả các cuộc viếng thăm của gia đình phạm nhân trong năm qua, viện lý do để nỗ lực giảm sự lây lan của COVID-19. Gia đình phạm nhân cho biết nhà chức trách trại giam thường từ chối đáp ứng khi họ đề nghị được gọi nhiều cuộc điện thoại hơn với thời gian dài hơn để bù lại việc không được đến thăm phạm nhân. Mặc dù gia đình các phạm nhân đang bị giam giữ cho biết phạm nhân được tiếp cận tốt hơn với các tài liệu tôn giáo như Kinh thánh, một số người nhà của các cựu phạm nhân và phạm nhân đang bị giam giữ và các luật sư tiếp tục báo cáo rằng một số nhà chức trách trại giam hạn chế hoặc cản trở phạm nhân tiếp cận các ấn phẩm nói trên, mặc dù luật cho phép phạm nhân được tiếp cận các tài liệu đó. Ngày 14 tháng 4, công an thành phố Hồ Chí Minh bắt Lê Chí Thành, cựu cán bộ quản giáo Trại giam Thủ Đức với cáo buộc “chống người thi hành công vụ”, sự việc mà các quan sát viên nhân quyền quốc tế cho rằng là một sự trả thù đối với việc ông Thành phơi bày tình trạng tham nhũng một cách có hệ thống trên kênh YouTube cá nhân. Ông Thành bị sa thải vào tháng 7 năm 2020, đã chỉ trích cái mà ông gọi là văn hóa tham nhũng trong hệ thống trại giam. Ngày 18 tháng 4, nhà chức trách trại giam Thủ Đức cũng đã kỷ luật đại úy công an Nguyễn Doãn Tú, người làm việc cùng đơn vị với ông Thành và chứng kiến hành vi ông Thành miêu tả trên mạng và trong các cuộc gặp với các tổ chức quốc tế. Ông Tú viết trên trang Facebook cá nhân rằng ông luôn luôn muốn nói ra sự thật nhưng liên tục bị áp chế, kỷ luật và cô lập trong đơn vị của mình. Ngày 4 tháng 10, công an tỉnh Quảng Nam đình chỉ công tác đối với đại úy Trần Bình Định sau những cáo buộc trên mạng xã hội rằng ông ta đã hành hung người bị giam giữ bằng roi điện. Vụ việc vẫn đang được điều tra. Giám sát độc lập: Bộ Công an, cơ quan chính phủ chịu trách nhiệm quản lý các trại giam, không cho phép phạm nhân tiếp cận các giám sát viên quốc tế. Các cán bộ Ủy ban Chữ thập đỏ Quốc tế địa phương và khu vực không yêu cầu và cũng không đến thăm các trại giam trong năm qua. d. Bắt người hoặc giam giữ tùy tiện Hiến pháp quy định rằng việc bắt bất kỳ cá nhân nào cũng phải có quyết định của tòa án hoặc viện kiểm sát, trừ trường hợp “phạm tội một cách rõ ràng”. Luật cho phép chính quyền bắt và giam giữ người “đến khi kết thúc điều tra” đối với các tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, trong đó có các vụ án về an ninh quốc gia. Người bị giam giữ về các tội không liên quan đến chính trị có thể khiếu nại tính hợp pháp của việc họ bị giam giữ với cơ quan đã bắt họ, nhưng người bị giam giữ hoặc người đại diện của họ không có quyền khiếu nại tính hợp pháp của việc bắt người trước tòa án. Có nhiều trường hợp nhà chức trách bắt hoặc giam giữ các nhà hoạt động hoặc những người chỉ trích chính quyền trái với quy định của luật hoặc dựa trên các căn cứ không xác thực. Nhà chức trách thường xuyên không cho các nhà hoạt động và nghi can phạm tội hình sự ra khỏi nhà mà không có cáo buộc phạm tội. Thủ tục bắt và đối xử với người bị giam giữ Theo luật, công an nói chung cần có lệnh của Viện kiểm sát nhân dân về việc bắt nghi can, dù trong một số trường hợp công an cần quyết định của tòa án. Bộ luật tố tụng hình sự cũng cho phép công an có quyền “bắt người” mà không cần lệnh bắt trong “trường hợp khẩn cấp”, chẳng hạn như có bằng chứng chứng minh một người đang chuẩn bị thực hiện tội phạm hoặc khi công an phát hiện một người phạm tội quả tang. Các luật sư bảo vệ nhân quyền đồng quan điểm rằng việc giam giữ người mà không có lệnh bắt là một thực tiễn phổ biến. Có nhiều trường hợp các nhà hoạt động bị giam giữ bởi các cá nhân mặc thường phục mà không có lệnh bắt. Ngoài việc bắt giữ thực tế, các luật sư và các tổ chức phi chính phủ về nhân quyền báo cáo rằng trong nhiều trường hợp, công an “mời” các cá nhân đến trình diện tại đồn công an mà không cung cấp lý do rõ ràng. Những cá nhân này sẽ bị giữ lại trong nhiều giờ và bị thẩm vấn hoặc bị yêu cầu viết hoặc ký vào các báo cáo. Nhiều trường hợp như vậy không có liên quan gì đến chính trị hoặc các vấn đề nhạy cảm. Cơ quan điều tra, trong hầu hết các trường hợp là công an, có thể tạm giữ nghi phạm trong 72 giờ mà không cần lệnh bắt. Họ phải thông báo cho Viện kiểm sát nhân dân trong vòng 12 giờ kể từ khi có quyết định tạm giữ. Viện Kiểm sát nhân dân phải ra quyết định phê chuẩn hoặc không phê chuẩn việc bắt người trong vòng 12 giờ sau khi nhận được thông báo từ cơ quan điều tra. Cơ quan điều tra có thể gia hạn tạm giữ hai lần, mỗi lần ba ngày, nếu được Viện kiểm sát phê chuẩn. Nhất là trong các vụ án có động cơ chính trị, các thủ tục này không được áp dụng thống nhất và chặt chẽ. Luật quy định phải ghi âm, ghi hình các cuộc hỏi cung bị can trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử. Trong trường hợp không thể tiến hành ghi âm, ghi hình, chỉ được phép hỏi cung nếu người bị hỏi cung đồng ý. Tuy nhiên, trên thực tế, quy định này không được áp dụng thống nhất. Theo các nhà hoạt động nhân quyền, trong nhiều phiên tòa hình sự, các bản ghi hình được nhà chức trách sử dụng để gây ảnh hưởng đến nhận thức của tòa án và công chúng về bị cáo và về vụ án. Tại phiên tòa xét xử sơ thẩm vào tháng 12, bị cáo Phạm Đoan Trang, một cây viết và nhà báo ủng hộ dân chủ, khẳng định rằng bản nhận tội của bị cáo được viết khi bị ép cung và do đó không nên được chấp nhận làm chứng cứ. Theo luật, Viện Kiểm sát nhân dân phải ban hành quyết định điều tra chính thức đối với người bị tạm giữ và thông báo cho bị can hoặc người đại diện hợp pháp của họ trong vòng ba ngày kể từ ngày bắt; nếu không, công an phải thả nghi phạm. Luật cho phép Viện kiểm sát nhân dân đề nghị tòa án có thẩm quyền đối với vụ án gia hạn thời gian tạm giữ hai lần, mỗi lần ba ngày, tối đa là chín ngày trước khi bắt đầu điều tra. Mặc dù Bộ luật tố tụng hình sự quy định thời hạn tạm giam để điều tra, kể cả đối với các tội phạm “nghiêm trọng” và “đặc biệt nghiêm trọng” (đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, một người có thể bị tạm giam đến 16 tháng), nhưng luật cho phép Viện kiểm sát nhân dân tạm giam một người “đến khi kết thúc điều tra” trong trường hợp phạm tội “đặc biệt nghiêm trọng”, trong đó có các tội xâm phạm an ninh quốc gia. Chỉ sau khi kết thúc điều tra, các nghi phạm mới bị buộc tội chính thức. Trong thời gian nghi phạm bị tạm giam để điều tra, nhà chức trách có quyền từ chối không cho người nhà vào thăm; họ thường xuyên từ chối quyền này của những người bị bắt với cáo buộc xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các trường hợp phạm tội khác có động cơ chính trị. Luật cho phép bảo lãnh tại ngoại dưới hình thức đặt tiền hoặc tài sản có giá trị như một biện pháp thay thế tạm giam, nhưng hiếm khi nhà chức trách áp dụng. Luật yêu cầu các cơ quan chức năng phải thông báo cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo về các quyền của họ theo quy định của pháp luật, bao gồm cả quyền có luật sư trong vòng ba ngày kể từ ngày bị bắt. Theo luật, chính quyền phải chỉ định luật sư bào chữa cho bị cáo nếu bị cáo hoặc người đại diện hợp pháp của họ không nhờ luật sư bào chữa trong các trường hợp bị cáo bị buộc tội theo khung hình phạt có mức án cao nhất là tử hình, hoặc bị cáo là người chưa thành niên hoặc người bị khuyết tật về thể chất hoặc bị coi là mất khả năng nhận thức. Chính phủ cũng có thể chỉ định luật sư trong một số vụ án nhất định, bao gồm các vụ án có bị cáo là người có công lao đóng góp đáng kể cho đất nước, thành viên hộ nghèo hoặc cận nghèo, người dân tộc thiểu số ở các địa phương nghèo, vùng sâu vùng xa. Chính phủ cũng có thể chỉ định luật sư trong các vụ án mà bị cáo hoặc gia đình họ là nạn nhân chất độc da cam, người cao tuổi hoặc người khuyết tật, nạn nhân bạo lực gia đình, nạn nhân buôn người, người nhiễm HIV. Mặc dù luật cho phép người bị giam giữ được tiếp xúc với luật sư từ lúc bị tạm giữ, nhưng nhà chức trách dùng nhiều cách trì hoãn quan liêu để ngăn không cho người bị giam giữ tiếp xúc với luật sư một cách kịp thời. Trong các vụ án về an ninh quốc gia có tính chất nhạy cảm về chính trị, nhà chức trách cấm luật sư tiếp cận với thân chủ của họ cho đến khi các cán bộ kết thúc điều tra và nghi phạm đã chính thức bị buộc tội. Các nhà hoạt động như Phạm Đoan Trang, Cấn Thị Thêu, Trịnh Bá Phương, Trịnh Bá Tư và Nguyễn Tường Thụy không được phép gặp luật sư trong quá trình điều tra. Đôi khi nhà chức trách chỉ cho phép luật sư tiếp cận với thân chủ của họ hoặc tiếp cận chứng cứ chống lại thân chủ ngay trước khi vụ án được đưa ra xét xử và do đó luật sư không có đủ thời gian để chuẩn bị bào chữa. Chẳng hạn, nhà chức trách tỉnh Ninh Bình chỉ cho phép blogger Trần Quốc Khánh gặp luật sư của mình một ngày trước phiên tòa sơ thẩm. Tại cuộc gặp này, ông Khánh đã từ chối nhờ luật sư bào chữa (một số người cho biết ông ta bị ép buộc làm việc này) và vì vậy không có luật sư nào bào chữa cho ông Khánh tại phiên tòa. Người bị giam giữ có quyền thông báo cho người nhà về việc họ bị bắt. Mặc dù công an nhìn chung có thông báo cho gia đình người bị giam giữ về nơi giam giữ, nhưng Bộ Công an đã giam giữ nhiều blogger, nhà hoạt động và những người khác bị tình nghi phạm tội chính trị hoặc xâm phạm an ninh quốc gia mà không cho họ liên lạc. Bắt người tùy tiện: Việc bắt và giam giữ tùy tiện, đặc biệt đối với các nhà hoạt động chính trị và các cá nhân phản đối việc thu hồi đất hoặc các sự việc bất công khác vẫn còn là một vấn đề nghiêm trọng. Một số nhà hoạt động cũng báo cáo về việc công an thường xuyên thẩm vấn họ để lấy thông tin buộc tội các nhà hoạt động nhân quyền khác. Nhà chức trách giam giữ nhiều nhà hoạt động tôn giáo và chính trị một cách tùy tiện ở các mức độ khác nhau như giam giữ tại nhà, trên xe, tại đồn công an địa phương, tại “các trung tâm bảo trợ xã hội”, hoặc tại cơ quan chính quyền địa phương. Việc giam giữ này xảy ra phổ biến nhất trong khoảng thời gian diễn ra các sự kiện có khả năng thu hút sự chú ý rộng rãi của công chúng. Trong chuyến công tác hồi tháng 8 của một quan chức nước ngoài, các nhà hoạt động nổi bật ở Hà Nội cho biết họ bị theo dõi chặt chẽ bởi các lực lượng an ninh. Các nhà hoạt động này nói rằng họ tin là các cán bộ an ninh sẽ ngăn cản họ nếu họ cố gắng rời khỏi nơi cư trú. Tương tự, vào tháng 1, các nhà hoạt động ước tính có hàng nghìn cá nhân trong cả nước bị theo dõi chặt chẽ trước và trong khi diễn ra Đại hội Đảng toàn quốc. Vào đầu tháng 10, một nhà hoạt động bị dẫn giải bằng vũ lực đến đồn công an địa phương ở Cao Bằng bởi các cán bộ mặc thường phục mà không có lệnh bắt, các cán bộ này đã khám xét tư trang và chất vấn bà trong nhiều giờ. Đến tối muộn hôm đó, bà mới được thả sau khi người nhà của bà đe dọa sẽ công bố công khai sự việc này. Tạm giam chờ xét xử: Thời gian cho phép tạm giam để điều tra là trong khoảng từ 3 tháng đến 16 tháng, tùy vào mức độ phạm tội. Không có quy định chuẩn trong luật hoặc văn bản hành chính về thời hạn nghi phạm phải được đưa đến trình diện một cán bộ tòa án. Thời hạn này là khác nhau tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng và tính chất của hành vi phạm tội. Trong những trường hợp phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, bao gồm các tội xâm phạm an ninh quốc gia, luật cho phép tạm giam “cho đến khi kết thúc điều tra”. Tương tự, thời hạn chuẩn bị xét xử cho phép là từ 45 đến 120 ngày. Theo luật, phiên tòa phải được mở trong thời hạn 30 ngày từ khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử. Tổng thời gian tạm giam chờ xét xử là tổng tất cả các thời hạn này; thời hạn tạm giam chờ xét xử trên danh nghĩa tối đa là 21 tháng trong những trường hợp “phạm tội đặc biệt nghiêm trọng”. Nhà chức trách thường tạm giam quá thời hạn này mà không bị xử phạt, và các nhà hoạt động cho biết công an và kiểm sát viên thường kéo dài thời hạn tạm giam chờ xét xử nhằm trừng phạt hoặc gây sức ép để những người bảo vệ nhân quyền phải nhận tội. Theo luật, nhà chức trách phải cung cấp căn cứ để tạm giam quá thời hạn 4 tháng, nhưng các cán bộ tòa án bỏ qua việc công an hoặc kiểm sát viên không tuân thủ quy định này khi xét xử các vụ án hình sự. Việc kéo dài thời hạn tạm giam chờ xét xử không chỉ áp dụng đối với các nhà hoạt động. Truyền thông nhà nước chia sẻ một báo cáo của Tòa án nhân dân tối cao hồi tháng 9 viện lý do COVID-19 để biện minh cho sự tiếp tục chậm trễ trong hệ thống tư pháp hình sự, mặc dù tình trạng chậm trễ này là phổ biến kể cả trước đại dịch. Theo báo cáo, trong khoảng thời gian 10 tháng tính đến tháng 7, hệ thống tòa án xét xử khoảng 80% trên tổng số 77.450 vụ án hình sự đã thụ lý. Khả năng của người bị giam giữ được yêu cầu xem xét lại tính hợp pháp của việc giam giữ trước tòa án: Người bị giam giữ không có quyền này. Người bị giam giữ có thể yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xem xét lại quyết định giam giữ. Nếu cơ quan này kết luận rằng việc bắt hoặc giam giữ là không đúng đắn, người bị giam giữ có thể được bồi thường thiệt hại. e. Từ chối xét xử công khai và công bằng Luật pháp quy định tính độc lập của tư pháp, song hệ thống tư pháp dễ chịu ảnh hưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam. Có các báo cáo đáng tin cậy rằng ảnh hưởng chính trị, vấn nạn tham nhũng, hối lộ và sự thiếu hiệu quả đã bóp méo hệ thống tư pháp rất nhiều. Chẳng hạn, vào tháng 5, một thẩm phán tòa án nhân dân thành phố Kon Tum bị bắt do bị nghi ngờ nhận hối lộ. Hầu hết, nếu không phải là tất cả, các thẩm phán đều là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam và đều do Đảng Cộng sản Việt Nam và các quan chức địa phương sàng lọc trong quá trình lựa chọn để quyết định sự phù hợp với vị trí thẩm phán. Thẩm phán được tái bổ nhiệm 5 năm một lần sau khi được các cán bộ đảng xem xét. Quyền lực của Đảng đặc biệt rõ ràng trong những vụ án nổi tiếng và những trường hợp mà trong đó nhà chức trách buộc tội bị cáo về hành vi tham nhũng, chống lại hoặc làm tổn hại đến Đảng và nhà nước. Các luật sư bào chữa thường phàn nàn rằng trong nhiều vụ án, có vẻ các thẩm phán đã xác định bị cáo có tội trước khi tiến hành xét xử. Vẫn có các báo cáo đáng tin cậy cho rằng nhà chức trách đã gây sức ép để các luật sư bào chữa không nhận bào chữa cho các thân chủ là nhà hoạt động tôn giáo hay dân chủ và chất vấn luật sư về động cơ của họ khi bào chữa cho các thân chủ này. Nhà chức trách cũng hạn chế, sách nhiễu, bắt và khai trừ khỏi đoàn luật sư các luật sư bảo vệ nhân quyền đại diện cho các nhà hoạt động chính trị. Luật quy định buộc luật sư phải vi phạm đặc quyền bảo mật thông tin giữa luật sư và thân chủ trong các vụ án liên quan đến an ninh quốc gia hoặc các tội nghiêm trọng khác. Thủ tục xét xử Mặc dù Hiến pháp quy định quyền được xét xử công khai và công bằng, quyền này không được thực thi một cách thống nhất. Luật quy định rằng bị cáo vô tội cho đến khi chứng minh được người đó có tội. Bị cáo có quyền được cung cấp thông tin nhanh chóng và chi tiết về các cáo buộc chống lại họ, nhưng quyền này hiếm khi được tôn trọng. Quyền được xét xử kịp thời của bị cáo đã bị phớt lờ mà không có chế tài xử phạt, và mặc dù các phiên tòa thường công khai trước công chúng, nhưng trong các vụ án nhạy cảm, các thẩm phán đã xét xử kín hoặc hạn chế chặt chẽ người dự phiên tòa. Nhà chức trách nhìn chung cho phép bị cáo thực hiện quyền có mặt tại phiên tòa. Đôi khi tòa án không cho bị cáo thực hiện quyền lựa chọn luật sư mà chỉ định luật sư cho họ. Bộ luật tố tụng hình sự quy định cho phép bị cáo được xếp ngồi cạnh luật sư bào chữa của họ, mặc dù đây không phải là thực tiễn phổ biến. Bị cáo có quyền liên hệ với luật sư tại phiên tòa đối với trường hợp họ bị cáo buộc về tội mà có thể phải chịu hình phạt 15 năm tù hoặc nặng hơn, bao gồm cả các vụ án mà bị cáo bị buộc tội theo khung hình phạt cao nhất là tử hình, tuy nhiên bị cáo thường không thể thực hiện được quyền này. Mặc dù luật sư bào chữa có quyền đối chất với các nhân chứng, nhưng đã có nhiều vụ án mà bị cáo cũng như luật sư của mình không biết nhân chứng buộc tội nào sẽ được triệu tập, hoặc không được phép đối chất với các nhân chứng đó hoặc phản bác các lời khai của nhân chứng. Trong các phiên tòa xét xử các tội phạm về chính trị, bị cáo cũng như luật sư của họ không được phép thẩm tra hoặc xem xét các chứng cứ của bên công tố. Bị cáo có quyền bào chữa, nhưng luật không quy định rõ ràng về việc bị cáo có quyền triệu tập nhân chứng. Các thẩm phán chủ tọa những phiên tòa nhạy cảm về chính trị thường không cho phép luật sư bào chữa và bị cáo thực hiện các quyền của họ theo quy định của luật. Luật quy định rằng ngôn ngữ nói và viết trong tố tụng hình sự là tiếng Việt, nhưng nhà nước cung cấp người phiên dịch nếu những người tham gia tố tụng sử dụng một ngôn ngữ nói hoặc viết khác. Luật không quy định cụ thể dịch vụ phiên dịch đó có miễn phí hay không. Mặc dù có một số yếu tố của tố tụng tranh tụng trong các thủ tục tố tụng tại tòa án, nhưng nhìn tổng thể, hệ thống vẫn mang tính chất của tố tụng thẩm vấn, trong đó thẩm phán đóng vai trò chủ yếu trong việc đặt câu hỏi và xác định các tình tiết của vụ án tại phiên tòa. Trong hầu hết các phiên tòa, luật sư bào chữa được tòa án cho thời gian để trình bày trước hội đồng xét xử và hỏi các thân chủ, nhưng họ không được phép triệu tập nhân chứng hoặc thẩm tra các chứng cứ của bên công tố. Trong các phiên tòa khác liên quan đến các cá nhân bị buộc tội xâm phạm an ninh quốc gia, thẩm phán đôi khi không cho luật sư bào chữa được lập luận thay mặt thân chủ của mình trước tòa. Người bị kết án có quyền kháng cáo ít nhất một lần. Tại phiên tòa phúc thẩm hồi tháng 3 đối với 6 trong tổng số 29 người dân xã Đồng Tâm có liên quan trong một vụ tranh chấp đất đai bắt nguồn từ vụ đụng độ vào tháng 1 năm 2020 với công an, thẩm phán đã giữ nguyên toàn bộ cáo trạng và bản án sơ thẩm. Thẩm phán bác bỏ lập luận của luật sư bào chữa rằng tòa án sơ thẩm không cho họ đủ thời gian tiếp xúc thân chủ trước và tại phiên tòa sơ thẩm và ngăn cản họ tiếp cận chứng cứ của bên công tố, do đó đã cản trở các nỗ lực của họ trong việc bào chữa một cách hiệu quả. Ngày 5 tháng 5, Tòa án nhân dân tỉnh Hòa Bình tuyên phạt Cấn Thị Thêu và Trịnh Bá Tư, một trong những người con trai của bà Thêu, mỗi người 8 năm tù và 3 năm quản chế về tội “tuyên truyền chống nhà nước”. Theo một trong các luật sư bào chữa cho các bị cáo Thêu và Tư, các thân chủ của ông không được tiếp cận hồ sơ vụ án để chuẩn bị tự bào chữa cho họ. Hội đồng xét xử cũng từ chối yêu cầu triệu tập nhân chứng của các bị cáo. Tù nhân chính trị và người bị giam giữ vì lý do chính trị Các tổ chức phi chính phủ ước tính rằng đến tháng 8, nhà chức trách đã giam giữ từ 130 đến 288 cá nhân vì lý do chính trị. Theo giới truyền thông, từ ngày 1 tháng 1 đến 9 tháng 11, nhà chức trách đã tạm giam 29 người và kết án 27 người vì họ thực hiện các quyền con người đã được quốc tế công nhận, chẳng hạn như quyền tự do biểu đạt, tự do hội họp hòa bình và tự do lập hội. Đa số những người bị bắt và bị kết án có liên hệ đến việc đăng blog trực tuyến, và các bị cáo bị kết án về tội “làm, tàng trữ, phát tán, truyền bá thông tin, tài liệu, đồ vật” nhằm chống lại nhà nước và “lạm dụng các quyền tự do dân chủ”. Ngày 5 tháng 1, Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh tuyên án phạt tù đối với ba thành viên Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam về tội tuyên truyền chống nhà nước. Phạm Chí Dũng, người sáng lập và chủ tịch Hội, bị tuyên phạt 15 năm tù về tội “làm, tàng trữ, phát tán, truyền bá thông tin, tài liệu, đồ vật nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Đồng nghiệp của ông Dũng, Nguyễn Tường Thụy và Lê Hữu Minh Tuấn mỗi người bị tuyên phạt 11 năm tù về một tội mà tòa án mô tả là “tội phạm nguy hiểm đe dọa an ninh quốc gia và trật tự công cộng”. Theo báo cáo của các tổ chức phi chính phủ, nhà chức trách thường cáo buộc các nhà hoạt động phạm các tội không liên quan đến hoạt động vận động của họ như một thủ đoạn để buộc họ phải im lặng. Chẳng hạn, vào tháng 6 và tháng 7, Cơ quan cảnh sát điều tra thuộc Công an thành phố Hà Nội đã bắt Đặng Đình Bách và Mai Phan Lợi về hành vi trốn thuế. Các nhà hoạt động cho rằng việc bắt ông Bách và ông Lợi có mối liên hệ với việc họ chỉ trích vai trò của chính quyền trong nhiều vụ việc về môi trường, đặc biệt là liên quan đến các dự án nhà máy nhiệt điện ở miền Trung Việt Nam, và liên hệ với hoạt động vận động cho tự do báo chí của ông Lợi. Nhà chức trách ở trại giam thường giam tù nhân chính trị theo nhóm nhỏ tách biệt với cộng đồng phạm nhân nói chung và đối xử với họ theo cách khác biệt. Trong nhiều trường hợp, lịch sinh hoạt hàng ngày của phạm nhân chính trị khác biệt với lịch sinh hoạt của cộng đồng phạm nhân nói chung và họ không có cơ hội rời buồng giam để làm việc hoặc tương tác với cộng đồng phạm nhân nói chung. Một số phạm nhân chính trị được hưởng điều kiện vật chất tốt hơn nhưng bị sách nhiễu về tâm lý nhiều hơn. Trong các trường hợp khác, phạm nhân chính trị bị sách nhiễu bởi cả nhà chức trách ở trại giam và các bạn tù, và đôi khi, việc sách nhiễu của bạn tù là do cán bộ trại giam chỉ đạo. Các cán bộ trại giam thường biệt giam phạm nhân chính trị với thời hạn dài hơn so với thời hạn biệt giam 3 tháng đối với các phạm nhân khác. Trong một số trường hợp, khẩu phần được cấp cho phạm nhân chính trị có vẻ bị hạn chế hơn so với các phạm nhân khác. Các cựu phạm nhân chính trị cho biết họ chỉ được nhận hai bát cơm nhỏ và rau mỗi ngày, thường bị trộn lẫn các chất lạ như côn trùng hoặc sạn. Một số phàn nàn rằng phạm nhân đang ăn kiêng vì lý do y tế không được cấp đủ lượng thức ăn phù hợp. Người nhà của nhiều nhà hoạt động đang bị giam giữ đã từng bị ốm hoặc đổ bệnh trong trại giam khẳng định rằng việc điều trị y tế ở trại là không đầy đủ khiến cho bệnh tình diễn biến phức tạp hơn và để lại hậu quả lâu dài. Các phạm nhân chính trị và người nhà của họ cho biết các cán bộ quản trại đôi khi thu hồi, hạn chế, từ chối hoặc trì hoãn quyền được thăm viếng và không cho phép họ chu cấp thêm đồ cho người thân. Các nhà chức trách thường giam giữ phạm nhân chính trị ở các địa điểm xa gia đình của họ, gây khó khăn cho người nhà đến thăm và thường xuyên không thông báo cho người nhà về việc chuyển trại. Vào tháng 4, Nguyễn Tường Thụy bị chuyển đến Trại giam An Phước, tỉnh Bình Dương, một địa điểm cách xa gia đình ở Hà Nội nhưng có điều kiện tương đối tốt hơn so với trại giam trước đây trong cùng địa bàn tỉnh. Tòa án tiếp tục tuyên án nghiêm khắc đối với các nhà hoạt động nổi bật nhất hoặc có liên hệ với các nhóm ở nước ngoài. Ngày 25 tháng 8, một tòa án ở tỉnh Phú Yên tuyên phạt Ngô Công Trứ 10 năm tù về tội “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”. Theo cáo trạng chính thức, Trứ bị cáo buộc là thành viên của Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời, một tổ chức hải ngoại mà Bộ Công an đã xác định là tổ chức khủng bố từ năm 2018. Nhà chức trách cáo buộc Trứ dùng tài khoản mạng xã hội của mình để chiêu mộ thành viên vào tổ chức đã bị cấm hoạt động nói trên và bôi nhọ các vị lãnh đạo của Việt Nam. Ngày 14 tháng 12, Phạm Đoan Trang, một nhà hoạt động và blogger, bị tuyên phạt 9 năm tù về tội “tuyên truyền chống nhà nước”. Hành động trả thù có động cơ chính trị chống lại các cá nhân ở bên ngoài lãnh thổ Việt Nam Đe dọa, sách nhiễu, giám sát và cưỡng ép: Có các báo cáo về việc nhà chức trách sách nhiễu các cá nhân bị trục xuất và gia đình họ. Vào tháng 2, Ủy ban bảo vệ nhà báo, một tổ chức phi chính phủ quốc tế, báo cáo rằng nhóm gián điệp mạng có tên OceanLotus hay APT32 tiếp tục xâm phạm quyền riêng tư của công dân thông qua việc gây ra các vụ tấn công bằng mã độc nhằm vào các nhà báo Việt Nam và các nhà hoạt động bảo vệ nhân quyền ở hải ngoại, các tổ chức truyền thông và các trang web Công giáo. Công ty an ninh mạng Volexity xác định nguồn gốc của các vụ tấn công này là từ Việt Nam nhưng không thể xác nhận mối liên hệ giữa APT32 và chính quyền. Sức ép song phương: Các nhóm nhân quyền báo cáo rằng chính phủ đã gây áp lực lên Campuchia và Thái Lan để các nước này từ chối cấp quy chế tị nạn hoặc quy chế xin tị nạn tạm thời cho những người dân tộc thiểu số ở khu vực Tây Nguyên và Tây Bắc, trong đó có những người H’mông theo đạo Thiên Chúa xin quy chế tị nạn với tư cách là nạn nhân của sự đàn áp, và gửi trả họ về Việt Nam. Chính phủ khẳng định những người này là người di cư bất hợp pháp đã rời Việt Nam để tìm kiếm các cơ hội kinh tế. Thủ tục và các biện pháp khắc phục tư pháp dân sự Hiến pháp quy định người nào bị bắt và giam giữ trái phép, bị khởi tố hình sự, bị điều tra, truy tố, đưa ra xét xử, hoặc bị thi hành án trái pháp luật có quyền được đòi bồi thường về vật chất và tinh thần và phục hồi danh dự. Luật quy định cơ chế khởi kiện dân sự nhằm giải quyết hoặc khắc phục hậu quả trong trường hợp nhà chức trách lạm quyền. Những vụ kiện dân sự được xét xử bởi tòa hành chính và tòa dân sự, trong đó áp dụng thủ tục xét xử giống như trong các vụ án hình sự và được xét xử bởi các thành viên của cùng một hội đồng thẩm phán và hội thẩm nhân dân để xác định có tội hay vô tội. Các tòa án xét xử vụ việc dân sự tiếp tục có biểu hiện tham nhũng, chịu ảnh hưởng từ bên ngoài, thiếu tính độc lập và thiếu kinh nghiệm giống như các tòa án xét xử vụ án hình sự. Rất ít nạn nhân của việc chính quyền lạm dụng quyền hạn đã khởi kiện hoặc đã nhận được số tiền bồi thường hay khắc phục thông qua hệ thống tòa án. Chính quyền tiếp tục ngăn cấm các vụ kiện tập thể đối với các bộ thuộc chính phủ, do đó đã khiến cho quyền khiếu kiện chung của công dân về đất đai trở nên kém hiệu quả. Thu hồi đất và bồi thường tài sản Theo luật, toàn bộ đất đai thuộc về chính quyền (“toàn thể nhân dân Việt Nam”). Luật trao quyền hạn lớn trong việc xác định giá đất, giao đất và thu hồi đất cho ủy ban nhân dân và hội đồng nhân dân địa phương, điều này đã góp phần dẫn đến những hành vi kinh doanh không công bằng và tham nhũng. Tranh chấp về thu hồi đất cho các dự án phát triển vẫn là nguồn cơn chủ yếu gây bất bình trong dân chúng. Nhiều người dân có đất bị chính quyền cưỡng chế thu hồi đã phản đối tại các cơ quan chính quyền do đơn khiếu nại của họ không được giải quyết. f. Can thiệp tùy tiện hoặc trái pháp luật vào quyền riêng tư, gia đình, nhà ở hay thư tín Luật pháp nghiêm cấm các hành vi can thiệp tùy tiện hoặc trái luật vào quyền riêng tư, nhà ở hay thư tín, nhưng chính phủ không bảo hộ nhất quán và đôi khi vẫn vi phạm các quyền này. Theo luật, lực lượng an ninh chỉ được phép xông vào nhà dân nếu có lệnh khám xét, song các cán bộ an ninh vẫn thường xông vào hoặc khám xét nhà dân, nhất là nhà của các nhà hoạt động mà không có lệnh theo quy định của luật. Họ thường hăm dọa người dân với lời đe dọa về các hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra nếu không cho họ vào nhà. Mặc dù không có lệnh theo quy định của luật, các nhà chức trách thường xuyên mở và kiểm duyệt thư từ cá nhân, tịch thu đồ đạc và giấy tờ, theo dõi các cuộc nói chuyện điện thoại, e-mail, tin nhắn văn bản, blog và các giấy tờ gửi qua fax của nhiều đối tượng. Chính quyền cắt điện thoại và tạm ngưng cung cấp dịch vụ điện thoại di động và Internet của một số nhà hoạt động chính trị và người nhà của họ. Có nhiều báo cáo về việc công an địa phương mặc dù không có lệnh khám xét nhưng đã xông vào nhà công dân được cho là không tuân thủ các lệnh hạn chế đi lại liên quan đến đại dịch và đưa họ đến các cơ sở cách ly. Chẳng hạn, ngày 28 tháng 9, công an và cán bộ chính quyền địa phương đã xông vào nhà Hoàng Thị Phương Lan ở phường Vĩnh Phú, thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương và lôi bà ra khỏi căn hộ để xét nghiệm COVID-19 mà không có lệnh. Nhà chức trách địa phương đã xin lỗi cho những hành động hung hăng của họ nhưng vẫn xử phạt bà Lan do vi phạm các quy định về phòng chống COVID-19. Bộ Công an duy trì hệ thống đăng ký nhân khẩu và đội ngũ cảnh sát khu vực để giám sát các hoạt động trái pháp luật. Mặc dù hệ thống này ít can thiệp vào đời tư của người dân hơn so với trước đây, nhưng Bộ Công an vẫn tiếp tục theo dõi sát sao những người tham gia hoặc bị nghi ngờ tham gia các hoạt động chính trị trái phép. Phần 2. Tôn trọng tự do của người dân a. Tự do biểu đạt, trong đó có tự do báo chí và các phương tiện truyền thông khác Hiến pháp và pháp luật quy định quyền tự do biểu đạt, bao gồm tự do báo chí và các phương tiện truyền thông khác; tuy nhiên, trên thực tế, chính quyền không tôn trọng các quyền này và một số luật can thiệp vào tự do biểu đạt. Chính quyền vẫn tiếp tục áp dụng các quy định chung chung về an ninh quốc gia và các quy định chống phỉ báng nhằm hạn chế tự do biểu đạt. Các luật này coi tội “phá hoại cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội”, “gây chia rẽ người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo” và “tuyên truyền chống Nhà nước” là những tội nghiêm trọng xâm phạm an ninh quốc gia. Pháp luật cũng quy định rõ là cấm “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân”. Tự do biểu đạt: Chính quyền tiếp tục hạn chế những phát ngôn có nội dung chỉ trích các cá nhân lãnh đạo chính quyền, chỉ trích đảng, ủng hộ chủ nghĩa đa nguyên chính trị hoặc dân chủ đa đảng, hoặc chất vấn các chính sách về những vấn đề nhạy cảm như nhân quyền, tự do tôn giáo, hay vấn đề tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc. Theo mạng xã hội và báo cáo của các nhà hoạt động, đại diện các tổ chức của nhà nước và các nhóm ủng hộ chính quyền đã đến nơi ở của các nhà hoạt động và tìm cách tuyên truyền hoặc hăm dọa để buộc họ ủng hộ các chính sách của chính quyền. Người nhà của các nhà hoạt động cũng cho biết họ nhiều lần bị sách nhiễu về thân thể, hăm dọa và chất vấn bởi các cán bộ an ninh. Ngày 23 tháng 4, một tòa án ở tỉnh Phú Yên tuyên phạt Trần Thị Tuyết Diệu 8 năm tù về tội “tuyên truyền chống nhà nước”. Theo cáo trạng, bà Diệu đăng tải 25 bài viết và 9 video trên Facebook và YouTube trong khoảng thời gian từ năm 2019 đến tháng 4 năm 2020 “với nội dung chống Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Bà Diệu từng là phóng viên của Báo Phú Yên, tờ báo chính thống của tỉnh. Ngày 2 tháng 9, công an thành phố Hồ Chí Minh và Sở Thông tin – Truyền thông xử phạt chủ tài khoản Facebook Nguyễn Thị Thùy Dương 5 triệu đồng (tương đương 220 USD) về hành vi “chia sẻ nội dung sai sự thật”, chỉ trích chính quyền trong việc ứng phó với dịch COVID-19. Theo báo cáo của giới truyền thông, Dương đăng tải một video ngày 22 tháng 7 và khẳng định rằng phường Bình Trung Đông không cung cấp đầy đủ thực phẩm cũng như sự hỗ trợ, chăm sóc cần thiết cho người dân trong thời gian cách ly xã hội. Tự do biểu đạt cho giới báo chí và truyền thông, trong đó có truyền thông trực tuyến: Đảng Cộng sản Việt Nam, chính phủ và các tổ chức đoàn thể chịu sự lãnh đạo của Đảng kiểm soát tất cả các hoạt động in ấn, phát thanh truyền hình, truyền thông trực tuyến và điện tử, chủ yếu thông qua Bộ Thông tin và Truyền thông, dưới sự chỉ đạo chung của Ban Tuyên giáo Trung ương. Luật quy định tổng biên tập phải là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, nhiều báo còn áp dụng quy định này đối với những chức vụ quản lý khác của tòa soạn. Tuy nhiên, nhiều tổ chức phi chính phủ sản xuất và phát hành các xuất bản phẩm dưới hình thức thuê xuất bản, liên kết xuất bản, hoặc mua giấy phép từ các tổ chức thuộc chính phủ hoặc các tổ chức xuất bản công lập. Báo chí nhà nước cho biết các tổ chức tư nhân sản xuất hơn 90% toàn bộ xuất bản phẩm ở Việt Nam, mặc dù việc sở hữu tư nhân hoặc vận hành bất kỳ cơ sở báo chí hoặc nhà xuất bản nào của tư nhân vẫn bị cấm. Báo chí độc lập với chính quyền hoạt động trực tuyến một cách hạn chế, chủ yếu thông qua blog và mạng xã hội, nhưng các nhà báo độc lập gặp phải sự sách nhiễu của chính quyền. Nhà chức trách tiếp tục củng cố sự kiểm soát của chính quyền với các tổ chức truyền thông, bao gồm việc yêu cầu họ phải trực thuộc một cơ quan chính phủ. Ở thành phố Hồ Chí Minh, Thành ủy đảm nhận vai trò cơ quan chủ quản đối với hai tờ báo chính: Người Lao Động và Phụ Nữ, vốn trước đây thuộc sự quản lý của Liên đoàn lao động và Hội liên hiệp Phụ nữ thành phố. Tương tự, Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh tiếp quản 4 ấn phẩm có mức độ phổ biến rộng rãi trên địa bàn thành phố là Báo Pháp Luật thành phố Hồ Chí Minh, Tạp chí Du lịch thành phố Hồ Chí Minh, Tạp chí Giáo dục thành phố Hồ Chí Minh và Tạp chí Kinh tế Sài Gòn (tiền thân là Thời báo Kinh tế Sài Gòn), vốn trước đây chịu sự quản lý của các sở. Tạp chí Doanh nhân Sài Gòn cũng được chuyển giao từ Hiệp hội doanh nghiệp thành phố Hồ Chí Minh cho Ủy ban nhân dân thành phố. Ngày 24 tháng 6, công an Hà Nội bắt Mai Phan Lợi và Bạch Hùng Dương, chủ tịch và giám đốc của Trung tâm Truyền thông giáo dục cộng đồng, một tổ chức phi chính phủ; Đặng Đình Bách, giám đốc tổ chức phi chính phủ Pháp luật và chính sách phát triển bền vững, về tội trốn thuế. Ông Lợi sản xuất và chia sẻ nhiều chương trình và báo cáo có tính chất phê bình về nhiều chủ đề, đặc biệt là môi trường, trên mạng xã hội. Ngày 30 tháng 6, theo các nguồn tin từ báo chí, cảnh sát bắt Lê Văn Dũng (còn gọi là Dũng Vova), một nhà báo tự do điều hành trang Chấn Hưng Nước Việt, một trang Facebook và YouTube bàn về các chủ đề chính trị, xã hội và tham nhũng. Nhà chức trách ban hành lệnh bắt ông Dũng vào cuối tháng 5 do cáo buộc vi phạm các quy định của bộ luật hình sự cấm “làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền” thông tin, tài liệu chống nhà nước. Trong một phiên tòa xét xử kín ngày 9 tháng 7, một tòa án ở Hà Nội tuyên phạt nhà báo độc lập Phạm Chí Thành 6 năm 6 tháng tù về tội “làm, tàng trữ, phát tán, hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu chống nhà nước”. Ông Thành nổi tiếng về việc chỉ trích và chế nhạo nhiều quan chức cấp cao của đảng cộng sản và nhà nước trên trang Facebook cá nhân Bà Đầm Xòe và trên các mạng xã hội khác. Việc kết án ông Thành được cho là chủ yếu vì cuốn sách xuất bản cuối năm 2019 của ông chỉ trích Tổng bí thư Đảng Nguyễn Phú Trọng. Ngày 28 tháng 10, một tòa án ở Cần Thơ tuyên phạt 5 thành viên nhóm chống tham nhũng Báo Sạch tổng cộng hơn 14 năm tù về tội “lợi dụng các quyền tự do dân chủ”. Bản cáo trạng cáo buộc Trương Châu Hữu Danh, Nguyễn Phước Trung Bảo, Nguyễn Thanh Nhã, Đoàn Kiên Giang và Lê Thế Thắng đã đăng tải 47 bài viết trên trang Facebook Báo Sạch với những “thông tin tiêu cực và mang tính định kiến chủ quan”. Theo luật, chính quyền có thể xử phạt các nhà báo và báo chí về hành vi không trích dẫn nguồn tin hoặc “sử dụng tài liệu, hồ sơ từ các tổ chức, thư tín hay tài liệu của các cá nhân”. Trang thông tin trực tuyến Dân Trí bị xử phạt do đưa tin không chính xác rằng một sinh viên tử vong do COVID-19 trong khi sinh viên này vẫn đang được điều trị. Dân Trí không phải là báo duy nhất đăng tải thông tin này nhưng lại là báo duy nhất bị xử phạt bởi đây là báo đầu tiên đăng tin. Các nhà báo cho rằng việc xử phạt này là một động thái nhằm hạn chế các báo chí trong nước đăng tải thông tin chỉ trích việc chính quyền ứng phó với đại dịch hoặc thậm chí là những thông tin về đại dịch được cho là quá tiêu cực. Luật cho phép chính quyền xử phạt các nhà xuất bản nếu họ xuất bản “thông tin sai sự thật” trong các lĩnh vực thống kê; năng lượng nguyên tử; quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn; giáo dục; hàng không dân dụng; đào tạo nghề; khí tượng thủy văn; bản đồ; y tế. Luật chỉ cho phép các quan chức cấp cao, người nước ngoài, khách sạn hạng sang và báo chí được tiếp cận truyền hình vệ tinh, nhưng người dân trên khắp cả nước vẫn có thể tiếp cận các chương trình nước ngoài thông qua thiết bị vệ tinh gia đình hoặc truyền hình cáp. Chính quyền cho phép các nhà báo thuộc các cơ quan truyền thông nước ngoài hoạt động với những hạn chế đáng kể. Các nhà báo nước ngoài phải được chính quyền chính thức cho phép khi đi ra khỏi Hà Nội để đưa tin. Luật còn quy định việc phát sóng “trực tiếp” các chương trình truyền hình nước ngoài phải được phát chậm 30 đến 60 phút để có thể giám sát về nội dung. Người xem truyền hình cho biết nhiều bài bình luận, phim tài liệu, phim truyền hình về các sự kiện nhân quyền trong nước, chiến tranh Việt Nam, chiến tranh lạnh, thời Xô Viết hoặc bài đưa tin về những căng thẳng thương mại đã bị phá sóng. Bộ Thông tin và Truyền thông có thể thu hồi giấy phép hoạt động của các nhà xuất bản nước ngoài, và các nhà xuất bản nước ngoài hàng năm phải làm thủ tục gia hạn giấy phép hoạt động. Chính quyền cũng tìm cách ngăn chặn các chỉ trích bằng việc giám sát các cuộc gặp gỡ và hoạt động thông tin liên lạc của các nhà báo. Bạo hành và sách nhiễu: Các nhà báo độc lập bị hạn chế tự do đi lại, chịu các hình thức sách nhiễu khác, và bị tấn công thân thể, nếu họ đưa tin về những chủ đề nhạy cảm. Kiểm duyệt và hạn chế nội dung đăng tải: Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và Ban Tuyên giáo Trung ương thường xuyên can thiệp trực tiếp vào báo chí truyền thông để áp đặt hoặc kiểm duyệt nội dung. Các quan chức tuyên giáo buộc các tổng biên tập của các tờ báo lớn họp định kỳ để thảo luận về các chủ đề vượt ra ngoài giới hạn đưa tin. Đảng Cộng sản và chính phủ có thể kiểm soát được các nội dung truyền thông thông qua hình thức tự kiểm duyệt, kể cả đối với các nhà báo độc lập và blogger, với lời đe dọa sẽ sa thải và có thể bắt giữ các nhà báo. Chính quyền trừng phạt các nhà báo không thực hiện tự kiểm duyệt, trong đó có việc thu hồi thẻ nhà báo. Các luật chống vu khống/phỉ báng: Phỉ báng là một tội phạm hình sự, và pháp luật chống vu khống/phỉ báng được thực thi. Ngày 31 tháng 3, một tòa án ở tỉnh Lâm Đồng thuộc khu vực Tây Nguyên tuyên phạt Vũ Tiến Chi 10 năm tù. Tòa án cáo buộc Chi đã chia sẻ gần 340 bài viết “chống nhà nước” và tiến hành 181 phiên phát trực tiếp trên mạng xã hội nhằm “bôi nhọ lãnh đạo cấp cao của Đảng, bao gồm cả Chủ tịch Hồ Chí Minh”. Cùng ngày, một tòa án ở Khánh Hòa tuyên phạt Nguyễn Thị Cẩm Thúy 9 năm tù, Ngô Thị Hà Phương 7 năm tù, và Lê Việt Hòa 5 năm tù. Bị cáo Thúy từng là giáo viên đã bị sa thải do thể hiện quan điểm chính trị “chống nhà nước”, bị buộc tội đốt quốc kỳ và cắt vụn ảnh các lãnh đạo cấp cao, kể cả ảnh Hồ Chí Minh, trên trang Facebook cá nhân. An ninh quốc gia: Luật pháp quy định phạt tiền ở mức đáng kể đối với các nhà báo, báo chí và truyền thông trực tuyến nếu đăng tải hoặc phát thông tin được cho là làm tổn hại đến lợi ích quốc gia, hoặc nếu phát tán thông tin được cho là xuyên tạc lịch sử và thành quả cách mạng. Trong một số trường hợp, các “vi phạm” này có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Không có vụ việc nào như vậy được báo cáo, mặc dù các tổng biên tập lưu ý rằng các tòa soạn và nhà báo phải cẩn thận với các luật về an ninh quốc gia, điều này góp phần vào việc thực hiện tự kiểm duyệt. Cảnh sát đã bắt và khởi tố các nhà báo nhằm hạn chế việc chỉ trích các chính sách của chính quyền hoặc chỉ trích cán bộ, trên cơ sở viện dẫn pháp luật về bảo vệ an ninh quốc gia. Tự do Internet Luật cho phép chính quyền hạn chế và ngăn cản việc truy cập Internet, kiểm duyệt nội dung trực tuyến, áp đặt chế tài hình sự đối với các biểu đạt trực tuyến, và thường xuyên giám sát các hoạt động thông tin liên lạc trực tuyến của tư nhân. Chỉ có một số lượng hạn chế các nhà cung cấp dịch vụ Internet được cấp phép, tất cả đều thuộc quyền sở hữu nhà nước hoặc là công ty với quyền kiểm soát đáng kể của nhà nước. Chính quyền theo dõi Facebook và các mạng xã hội khác và trừng phạt những người sử dụng Internet để tổ chức các cuộc biểu tình hoặc công bố các nội dung chỉ trích chính quyền. Vào tháng 5, Cục Phát thanh truyền hình và thông tin điện tử xử phạt mạng xã hội VNbrands.vn 105 triệu đồng (tương đương 4.600 USD) và tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động trong 8 tháng về hành vi mà nhà chức trách khẳng định là không công khai đầy đủ thỏa thuận cung cấp và sử dụng dịch vụ mạng xã hội trên trang chủ. Các nguồn tin từ truyền thông nhà nước cho biết đây là động thái nhằm siết chặt hơn nữa sự kiểm soát của chính quyền đối với việc chia sẻ thông tin trực tuyến. Ngày 20 tháng 6, một tòa án ở Nghệ An tuyên phạt Nguyễn Văn Lâm 9 năm tù về tội “làm, tàng trữ, phát tán, hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.” Theo cáo trạng, từ năm 2017 đến tháng 11 năm 2020, ông Lâm sử dụng tài khoản Facebook cá nhân để đăng tải các bài viết, hình ảnh và video “kích động nhân dân chống nhà nước, chống đảng và nói xấu chế độ”. Ngày 30 tháng 6, công an tỉnh Quảng Ngãi bắt các đối tượng sử dụng Facebook là Bạch Văn Hiền, Phùng Thanh Tuyến và Lê Trung Thu về việc đăng tải nội dung được cho là xâm phạm lợi ích của nhà nước và đe dọa chính quyền cộng sản. Ba người này bị cáo buộc “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”. Ngày 6 tháng 7, công an Hà Nội bắt Đỗ Nam Trung do những bài viết trên mạng phản đối chính quyền của ông này. Ông Trung tham gia vào nhiều phong trào hoạt động và lên tiếng chống lại tình trạng quan chức tham nhũng trong các bài viết của mình trên mạng xã hội. Ông Trung còn đăng các bài chỉ trích hệ thống đường cao tốc được đầu tư theo hình thức xây dựng-kinh doanh-chuyển giao mà Việt Nam đang sử dụng, kích động các cuộc biểu tình chống lại việc thu phí đường cao tốc mà nhiều người cho là không công bằng. Chính quyền đôi khi chặn một số trang web được coi là không phù hợp về chính trị hoặc văn hóa, trong đó có các trang web được điều hành bởi các nhóm chính trị người Việt Nam ở hải ngoại, ngoài các trang web của Đài phát thanh Châu Á Tự do, Đài tiếng nói Hoa Kỳ và trang tin tức BBC tiếng Việt. Các nhà cung cấp dịch vụ Internet thuộc sở hữu nhà nước thường xuyên khóa các trang tiếng Việt tại Việt Nam chứa các nội dung chỉ trích Đảng Cộng sản Việt Nam hoặc thúc đẩy cải cách chính trị. Một quy định hành chính buộc chủ sở hữu tất cả các trang web và mạng xã hội phải hợp tác với Bộ Thông tin và Truyền thông trong việc ngăn chặn việc phát tán “tin xấu, tin độc”. Một quy định khác yêu cầu tất cả các công ty và các tổ chức vận hành các trang web cung cấp thông tin về “chính trị, kinh tế, văn hóa, và xã hội” và các mạng xã hội, bao gồm cả blog, phải đăng ký với chính quyền. Chính quyền cũng yêu cầu các chủ sở hữu phải đệ trình các kế hoạch chi tiết về nội dung và phạm vi đưa tin để chính phủ phê duyệt. Các công ty và tổ chức nói trên phải đặt ít nhất một máy chủ tại Việt Nam để tạo thuận lợi cho chính quyền yêu cầu cung cấp thông tin và phải lưu trữ thông tin đã đăng trong 90 ngày và lưu trữ một số siêu dữ liệu đến hai năm. Chính phủ cấm truy cập trực tiếp Internet thông qua nhà cung cấp dịch vụ Internet nước ngoài, yêu cầu các nhà cung cấp dịch vụ Internet phải cung cấp hỗ trợ kỹ thuật và chỗ làm việc cho các nhân viên an ninh giám sát các hoạt động trên Internet. Bộ Công an yêu cầu “các đại lý Internet”, bao gồm cả các quán cà phê Internet, phải đăng ký thông tin cá nhân của khách hàng, lưu trữ các trang web mà khách hàng đã truy cập, và tham gia các cuộc điều tra của chính quyền về hoạt động trên mạng. Các quán cà phê Internet tiếp tục sử dụng phần mềm do chính phủ phê duyệt để theo dõi các hoạt động trực tuyến của khách hàng. Bộ Công an triển khai thực hiện những việc này và các yêu cầu khác và tiến hành theo dõi internet có chọn lọc. Chính phủ tiếp tục gây sức ép lên các công ty như Facebook và Google để buộc họ xóa các “tài khoản ảo” và các nội dung được cho là “độc hại”, bao gồm các nội dung chống nhà nước. Theo báo cáo, nhà chức trách đã tấn công các máy chủ ở Việt Nam của Facebook vào đầu năm, làm giảm đáng kể lưu lượng, cho đến khi công ty này đồng ý tăng cường đáng kể việc tuân thủ với các yêu cầu kiểm duyệt của chính quyền. Bộ Thông tin và Truyền thông gây sức ép buộc các nền tảng mạng xã hội phải tuân thủ các yêu cầu gỡ xuống các phát ngôn chính trị, nhất là những bài đăng chỉ trích các cán bộ cấp cao của Đảng Cộng sản Việt Nam. Nhà chức trách cũng trấn áp các phát biểu mang tính chính trị trên mạng bằng hành động trực tiếp chống lại các blogger như bắt, giam giữ ngắn hạn, theo dõi, hăm dọa, tịch thu bất hợp pháp máy tính và điện thoại di động của các nhà hoạt động và người nhà của họ. Chính quyền tiếp tục áp dụng các quy định về an ninh quốc gia và các quy định mập mờ khác của bộ luật hình sự đối với các nhà hoạt động thể hiện quan điểm chính trị ôn hòa trên mạng. Những người bất đồng chính kiến và các blogger cho biết Bộ Công an thường xuyên ra lệnh ngắt kết nối dịch vụ Internet tại nhà của họ. Ngày 30 tháng 6, nhà chức trách tỉnh Bắc Ninh đã ngắt kết nối Internet và ngắt điện trong toàn bộ thôn Đa Hội nơi một đám đông tụ tập tại nhà của quân nhân Trần Đức Đô, người này bị chết một cách bí hiểm khi đang trong thời gian huấn luyện. Người sử dụng mạng xã hội và blog phải cung cấp họ tên đầy đủ, số chứng minh thư và địa chỉ trước khi tạo tài khoản. Các trang web trong nước và các tổ chức vận hành mạng xã hội phải cho phép nhà chức trách thanh tra máy chủ trong nước khi có yêu cầu và phải có cơ chế xóa nội dung bị cấm trong vòng 3 giờ kể từ khi nhà chức trách phát hiện hoặc thông báo. Tự do học thuật và các sự kiện văn hóa Chính quyền hạn chế tự do học thuật và các sự kiện văn hóa. Các chuyên gia nước ngoài làm việc tạm thời tại các trường đại học trong nước được phép thảo luận về các chủ đề phi chính trị một cách rộng rãi và tự do trên lớp học, nhưng các nhà quan sát của chính phủ thường xuyên tham dự những lớp học được các nhà khoa học nước ngoài và trong nước giảng dạy. Chính phủ tiếp tục yêu cầu các tổ chức quốc tế và trong nước phải có sự phê duyệt của chính phủ trước khi tổ chức các hội nghị có sự tài trợ hoặc tham gia của nước ngoài. Chính quyền cho phép các trường đại học có nhiều quyền tự chủ hơn trong các hoạt động trao đổi quốc tế và các chương trình hợp tác quốc tế, tuy nhiên yêu cầu về thị thực đối với các học giả và các sinh viên trao đổi vẫn còn phiền phức. Chính quyền tiếp tục cấm mọi chỉ trích công khai Đảng Cộng sản Việt Nam và chính sách của nhà nước, bao gồm các chỉ trích của các tổ chức khoa học và kỹ thuật độc lập, kể cả khi các chỉ trích đó hoàn toàn mang tính học thuật. Chính quyền gây ảnh hưởng đến các cuộc triển lãm nghệ thuật, âm nhạc và các hoạt động văn hóa khác bằng việc yêu cầu thực hiện nhiều thủ tục xin phép. Ngày 9 tháng 8, Đại học Duy Tân ở Đà Nẵng sa thải một giảng viên do chỉ trích công tác phòng chống dịch COVID-19 của chính quyền khi thảo luận với sinh viên trong giờ học tiếng Anh. b. Tự do hội họp và lập hội một cách hòa bình Chính quyền hạn chế tự do hội họp và lập hội một cách hòa bình. Tự do hội họp hòa bình Chính quyền hạn chế tự do hội họp hòa bình mặc dù quyền này được hiến pháp ghi nhận. Luật và các văn bản dưới luật yêu cầu những người muốn tụ tập theo nhóm phải xin phép, chính quyền địa phương có thể đồng ý hoặc từ chối cấp phép mà không nêu lý do. Chỉ những người tổ chức tụ họp công khai để bàn về các vấn đề nhạy cảm thì mới phải xin giấy phép. Chính quyền nói chung không cho phép tiến hành bất kỳ cuộc biểu tình nào có thể được cho là mang tính chất chính trị. Luật pháp cho phép các lực lượng an ninh bắt giam các cá nhân tụ tập hoặc phản đối bên ngoài trụ sở tòa án trong khi diễn ra các phiên tòa. Mọi người vẫn thường xuyên tụ tập theo các nhóm không chính thức mà không bị chính quyền can thiệp, miễn là việc tụ tập đó không được cho là có tính chất chính trị hoặc đe dọa đến nhà nước. Công an và cán bộ mặc thường phục thường xuyên ngược đãi, sách nhiễu và hành hung các nhà hoạt động và những người biểu tình phản đối chính quyền. Tự do lập hội Hiến pháp cho phép cá nhân có quyền lập hội, song chính quyền tiếp tục hạn chế nghiêm ngặt quyền tự do lập hội trong những lĩnh vực mà chính quyền cho là “nhạy cảm” như chính trị, tôn giáo và lao động. Khung khổ pháp lý và quy định của Việt Nam thiết lập các cơ chế nhằm hạn chế tự do của các tổ chức phi chính phủ, trong đó có các tổ chức tôn giáo, về tổ chức và hoạt động. Chính phủ nói chung cấm thành lập các tổ chức tư nhân, độc lập, yêu cầu mọi người hoạt động trong khuôn khổ các tổ chức quần chúng do đảng thành lập hoặc kiểm soát, thường là dưới sự bảo trợ của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Luật pháp và các quy định điều chỉnh các tổ chức phi chính phủ hạn chế khả năng của các tổ chức này trong việc tham gia vận động chính sách hoặc tiến hành các nghiên cứu ngoài các chủ đề được nhà nước phê duyệt, và luật cấm các tổ chức khoa học xã hội và công nghệ hoạt động trong các lĩnh vực như chính sách kinh tế, chính sách công, các vấn đề chính trị và một loạt các lĩnh vực khác được coi là nhạy cảm. Chính quyền cũng không cho phép các tổ chức phi chính phủ thể hiện công khai các lập trường vận động chính sách. Luật yêu cầu các nhóm tôn giáo phải đăng ký với cơ quan chức năng và phải được nhà chức trách chấp thuận hoạt động của họ. Một số nhóm tôn giáo chưa đăng ký như Liên hữu Tin lành Báp tít Việt Nam, các nhóm Ngũ tuần độc lập, các nhóm Cao Đài độc lập, Hòa Hảo thuần túy, Hội thánh Tin lành đấng Christ có báo cáo về sự can thiệp của chính quyền. Theo một số tổ chức tôn giáo đã được công nhận và các tổ chức khác đang làm thủ tục đăng ký, có sự thực thi luật không đồng đều giữa các tỉnh. Một số tổ chức đã đăng ký, trong đó có các tổ chức phi chính phủ hoạt động trong lĩnh vực quản trị, nữ quyền và môi trường, cho biết các hoạt động của họ bị giám sát nhiều hơn. c. Tự do tôn giáo Xem Báo cáo tự do tôn giáo quốc tế của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tại trang web: https://www.state.gov/religiousfreedomreport/. d. Tự do đi lại và quyền rời khỏi đất nước Hiến pháp quy định quyền tự do đi lại trong nước, ra nước ngoài, di trú và hồi hương, nhưng chính quyền thường xuyên áp đặt giới hạn về tự do đi lại đối với các cá nhân, đặc biệt là những người bị kết án về các tội an ninh quốc gia hoặc các tội có liên quan hoặc những người bày tỏ quan điểm chỉ trích chính quyền. Đi lại trong nước: Nhà chức trách hạn chế đi lại đối với một số nhà hoạt động chính trị đang bị quản chế hoặc quản thúc tại gia, cùng với những người khác không chịu sự hạn chế theo quy định của pháp luật. Nhà chức trách tiếp tục theo dõi và hạn chế có chọn lọc sự đi lại của nhiều nhà hoạt động nổi bật và các chức sắc tôn giáo. Nhà chức trách tiếp tục ngăn cản các nhà hoạt động rời khỏi nhà trong thời gian diễn ra các sự kiện mà có thể thu hút sự chú ý của công chúng. Một số nhà hoạt động cho biết nhà chức trách đã tịch thu chứng minh thư của họ, ngăn không cho họ đi lại trong nước bằng đường hàng không cũng như thực hiện các việc hành chính thông thường. Các quy định hạn chế đi lại của chính quyền yêu cầu công dân và người nước ngoài cư trú tại Việt Nam phải xin giấy phép đến thăm các khu vực biên giới, các cơ sở quốc phòng, các khu công nghiệp liên quan đến quốc phòng, các khu “dự trữ chiến lược quốc gia” và những “công trình cực kỳ quan trọng vì mục đích chính trị, kinh tế, văn hoá và xã hội”. Công dân (và chủ nhà trọ) phải đăng ký với cảnh sát địa phương khi ngủ qua đêm ở bất kỳ nơi nào bên ngoài nhà riêng của họ. Người mang hộ chiếu nước ngoài cũng phải đăng ký nếu tá túc ở nhà dân, mặc dù không có trường hợp nào bị chính quyền địa phương từ chối cho phép du khách nước ngoài tá túc tại nhà bạn bè hay gia đình họ. Các chức sắc tôn giáo bị yêu cầu phải xác định cụ thể các khu vực địa lý nơi họ sẽ hoạt động. Một số cho biết nhà chức trách nói với họ rằng việc giảng đạo bên ngoài các khu vực đã được chấp thuận là bất hợp pháp, mặc dù quy định này của luật không được thực thi một cách thống nhất. Nhà chức trách không thực thi luật cư trú một cách nghiêm ngặt đối với người dân, và việc di cư từ nông thôn ra thành thị vẫn không giảm. Tuy nhiên, việc di cư không phép đã gây khó khăn cho người dân trong việc xin giấy phép cư trú hợp pháp và hưởng các phúc lợi về giáo dục công lập và chăm sóc sức khỏe. Xuất cảnh: Những công dân có ý định di cư đôi khi gặp khó khăn trong quá trình xin hộ chiếu hoặc giấy phép xuất cảnh; các nhà chức trách thường tịch thu hộ chiếu của các nhà hoạt động và những người chỉ trích chính quyền, đôi khi là tịch thu không thời hạn. Luật cho phép nhà chức trách trì hoãn cấp phép xuất cảnh đối với bất kỳ người nào dựa trên những căn cứ chung chung, trong đó có lý do an ninh quốc gia và quốc phòng. Có nhiều báo cáo về những người trốn ra nước ngoài qua biên giới trên bộ với Lào hoặc Campuchia vì họ không thể có được hộ chiếu hoặc giấy phép xuất cảnh; trong một số trường hợp bao gồm những người bị truy nã do bị cáo buộc phạm tội, do hoạt động chính trị hay hoạt động khác. Bộ Công an tiếp tục cấm xuất cảnh đối với một số nhà hoạt động và chức sắc tôn giáo. Nhà chức trách cấm và ngăn cản hàng chục cá nhân xuất cảnh, thu hộ chiếu vì những cáo buộc mập mờ, hoặc từ chối cấp hộ chiếu cho một số nhà hoạt động hoặc chức sắc tôn giáo mà không có giải thích rõ ràng. Các nhà hoạt động cho rằng việc từ chối cấp giấy phép xuất cảnh là nhằm giảm thiểu cơ hội lên tiếng phản đối chính phủ Việt Nam của các nhà hoạt động này. Nhà chức trách cũng từ chối cấp hộ chiếu cho người nhà của một số nhà hoạt động. e. Tình trạng và sự đối xử với người bị buộc di cư ở trong nước Không có thông tin. f. Bảo vệ người tị nạn Chính quyền nhìn chung không hợp tác với Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn và các tổ chức khác về đối xử với người tị nạn, người tị nạn hồi hương, người xin tị nạn cũng như những người khác có liên quan. Xin tị nạn: Luật không quy định việc cấp quy chế tị nạn và chính phủ cũng không thiết lập hệ thống bảo vệ người tị nạn. g. Người không có quốc tịch Theo thống kê của Cao ủy Liên Hiệp Quốc về người tị nạn năm 2020, có 32.890 người không quốc tịch được công nhận và người không xác định được quốc tịch đang sinh sống ở Việt Nam. Con số nói trên tăng đáng kể so với con số ước tính năm 2016 là 11.000 người không quốc tịch; sự gia tăng này là do chính quyền đẩy mạnh nỗ lực xác định người không quốc tịch. Phần lớn những người này là người dân tộc H’mông sống ở khu vực biên giới, ngoài ra những người không quốc tịch còn bao gồm nhiều phụ nữ đã mất quốc tịch Việt Nam sau khi kết hôn với người nước ngoài nhưng sau đó lại mất quốc tịch nước ngoài, chủ yếu vì ly hôn. Trong tháng 3, một nhà ngoại giao cho biết nhà chức trách địa phương ở Tiểu khu 179, huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng tiếp tục từ chối cấp giấy tờ tùy thân và hộ khẩu cho cộng đồng người H’mong theo đạo Thiên Chúa sinh sống trong khu vực này. Không có giấy tờ tùy thân và hộ khẩu, những cư dân này không thể tiếp cận dịch vụ y tế công cộng hay giáo dục và gặp khó khăn trong việc tìm kiếm việc làm hợp pháp. Nhà chức trách địa phương chỉ cấp giấy tờ tùy thân và hộ khẩu cho các gia đình đồng ý mua nhà trong khu vực được quy hoạch làm khu dân cư bên ngoài “đất rừng”, trong đó bao gồm Tiểu khu 179. Phần 3. Tự do tham gia các quy trình chính trị Công dân không thể lựa chọn chính quyền thông qua bầu cử tự do, công bằng dựa trên việc bỏ phiếu phổ thông, bình đẳng và kín, bảo đảm quyền tự do biểu đạt và ý chí của nhân dân. Mặc dù Hiến pháp quy định khả năng bầu trực tiếp đại biểu vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân và các cơ quan nhà nước khác, các quy định của Hiến pháp và pháp luật thiết lập độc quyền về quyền lực chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam, và Đảng Cộng sản Việt Nam giám sát tất cả các cuộc bầu cử. Bầu cử và tham gia chính trị Các cuộc bầu cử gần đây: Cuộc bầu cử Quốc hội ngày 23 tháng 5 đã cho phép cạnh tranh hạn chế giữa các ứng viên được Đảng Cộng sản Việt Nam xem xét kỹ lưỡng, nhưng không tự do và không công bằng, và chính quyền không cho phép các tổ chức phi chính phủ giám sát bầu cử. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã lựa chọn và xem xét kỹ lưỡng tất cả các ứng viên thông qua một quy trình không rõ ràng với nhiều giai đoạn. Các ứng viên của Đảng Cộng sản Việt Nam đã giành 485 trong số 499 ghế được bầu. 14 người còn lại là những ứng viên ngoài Đảng không có liên hệ với bất kỳ đảng phái nào, 9 trong 14 người đó tự ứng cử. Không có ứng viên nào thuộc một đảng khác ngoài Đảng Cộng sản Việt Nam. Theo chính phủ, 99% cử tri đủ điều kiện đã đi bỏ phiếu trong cuộc bầu cử ngày 23 tháng 5 - một con số mà các nhà hoạt động và các quan sát viên quốc tế cho là cao một cách khó tin. Cử tri có thể đi bỏ phiếu thay, và chính quyền địa phương phải chịu trách nhiệm đảm bảo rằng tất cả các cử tri đủ điều kiện đều đi bỏ phiếu bằng cách tổ chức bầu cử theo các đơn vị bầu cử, và phải xác thực rằng tất cả các cử tri đủ điều kiện trong khu vực bỏ phiếu mà họ phụ trách đã đi bỏ phiếu. Luật cho phép công dân “tự ứng cử” đại biểu Quốc hội và nộp đơn ứng cử để bắt đầu quy trình xem xét ứng viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Có tổng cộng 74 ứng viên ngoài đảng tự ứng cử được Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phê duyệt và tham gia tranh cử trong cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội ngày 23 tháng 5, giảm so với 97 ứng viên tự ứng cử trong cuộc bầu cử năm 2016. Các ứng viên độc lập bao gồm các nhà cải cách pháp luật, các nhà báo, các học giả, các nhà hoạt động và những người bảo vệ nhân quyền, và có cả một ứng viên đầu tiên thuộc cộng đồng người đồng tính, song tính, chuyển giới, dị tính, liên giới tính (LGBTQI+) công khai, nhưng ứng viên này đã không đắc cử ở Hà Nội. Trái ngược với các ứng viên của Đảng, các ứng viên này chủ động sử dụng Facebook và mạng xã hội để quảng bá về lập trường chính sách của họ. Ngày 9 tháng 3, công an tỉnh Ninh Bình bắt Trần Quốc Khánh với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước”. Ông Khánh từng công bố trên mạng xã hội về ý định ra tranh cử đại biểu Quốc hội với tư cách là ứng viên độc lập. Trước khi bị bắt, ông Khánh đã bị công an chất vấn nhiều lần về hoạt động blog, về việc tuyên bố tranh cử đại biểu Quốc hội và về việc ông đăng ký tham gia một tổ chức xã hội dân sự vận động dân chủ có tên là Hội Dân chủ. Ngày 25 tháng 3, công an Hà Nội bắt ứng viên tự ứng cử đại biểu Quốc hội Lê Trọng Hùng và cáo buộc ông này về tội “tuyên truyền chống Nhà nước”. Tại thời điểm bị bắt, ông Hùng đã nộp các giấy tờ sơ bộ để tranh cử trong cuộc bầu cử tháng 5 nhưng chưa được Mặt trận Tổ quốc Việt Nam sàng lọc chính thức. Ông Hùng là một nhà vận động nhân quyền lâu năm, hoạt động vận động quyền dân sự của ông tập trung vào bất công xã hội bằng việc phân phát các bản sao hiến pháp Việt Nam. Ông cũng chỉ trích nhiều đại biểu Quốc hội đang nắm giữ chức vụ và các nhà lãnh đạo đảng, nhà nước khác trên trang Facebook cá nhân. Đảng phái chính trị và tham gia chính trị: Các phong trào đối lập chính trị và các đảng phái chính trị khác được coi là bất hợp pháp. Mặc dù hiến pháp quy định rằng “tất cả các tổ chức Đảng và Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam phải hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật”, song trên thực tế, Bộ Chính trị có vai trò là cơ quan ra quyết định tối cao, mặc dù về nguyên tắc, Bộ Chính trị phải báo cáo trước Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Sự tham gia của phụ nữ và các dân tộc thiểu số: Không có luật nào hạn chế phụ nữ hoặc người dân tộc thiểu số tham gia vào quy trình chính trị, và thực tế họ đã tham gia. Luật quy định 35% ứng viên chính thức đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân cấp tỉnh là phụ nữ và 18% là người dân tộc thiểu số. 151 đại biểu là nữ chiếm 30% tổng số đại biểu Quốc hội. 89 đại biểu là người dân tộc thiểu số chiếm 18% tổng số đại biểu Quốc hội. Phần 4. Tham nhũng và sự thiếu minh bạch trong chính quyền Mặc dù luật pháp quy định các hình phạt hình sự đối với hành vi tham nhũng của quan chức, nhưng chính quyền không phải lúc nào cũng thực thi pháp luật một cách hiệu quả, và các quan chức thường xuyên dính líu đến tham nhũng, bao gồm cả các quan chức đương nhiệm và đã nghỉ hưu thuộc Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, quân đội và công an. Tham nhũng: Việc thiếu sự tham vấn của công chúng về kế hoạch sử dụng đất và khung bồi thường đất đai của chính phủ là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng tham nhũng trong chuyển nhượng đất đai - một dạng tham nhũng chiếm đa số. Tham nhũng trong các ngành tài chính, ngân hàng, khai thác tài nguyên thiên nhiên và đầu tư công vẫn là vấn đề chính trị và xã hội lớn. Ngày 6 tháng 7, Ban Chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã cách chức bí thư tỉnh ủy tỉnh Bình Dương Trần Văn Nam do những vi phạm trong quản lý đất đai. Sau đó, công an bắt ông Nam ngày 27 tháng 7 với cáo buộc phạm tội hình sự trong việc giúp một công ty tư nhân lấy được một khu đất có giá trị một cách bất hợp pháp. Ngày 5 tháng 8, Ban chỉ đạo trung ương về phòng chống tham nhũng công bố gần 180 đảng viên Đảng cộng sản bị kỷ luật trong 6 tháng đầu năm do tham nhũng và cố ý làm trái quy định trong quản lý, và hơn 20 đảng viên khác bị kỷ luật do vi phạm trong kê khai tài sản, thu nhập. Ngày 23 tháng 9, cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao bắt đại tá Phùng Anh Lê, Trưởng phòng cảnh sát kinh tế Công an thành phố Hà Nội về hành vi nhận tiền để tha trái pháp luật người bị giam giữ. Ít nhất ba cán bộ công an cũng bị khởi tố trong vụ án này. Ngày 6 tháng 11, Cựu Phó Tổng cục trưởng Tổng cục tình báo Nguyễn Duy Linh bị tuyên phạt 14 năm tù do nhận hối lộ trị giá 5 tỷ đồng (220.000 USD) từ thuộc cấp của mình là Phan Văn Anh Vũ, người bị điều tra về tội làm cố ý làm lộ bí mật Nhà nước và về các vi phạm khác liên quan đến việc bán tài sản công ở Đà Nẵng. Cùng ngày, Vũ bị tuyên phạt 7 năm 6 tháng tù về tội đưa hối lộ. Phần 5. Thái độ của chính quyền đối với điều tra quốc tế và điều tra phi chính phủ về các cáo buộc vi phạm quyền con người Chính quyền không cho phép các tổ chức nhân quyền độc lập trong nước được thành lập hoặc hoạt động, cũng như không dung thứ cho các tổ chức hay cá nhân chỉ trích công khai về các thực tiễn nhân quyền. Một số nhà hoạt động cho biết họ bị đe dọa đến tính mạng bởi các cá nhân mặc thường phục mà họ tin rằng có mối liên hệ với chính quyền. Nhà chức trách thường khẳng định rằng nhân quyền và vận động dân chủ là những hoạt động chống lại Đảng cộng sản và nhà nước. Ngày 16 tháng 7, công an và cán bộ an ninh ở tỉnh Đăk Lăk thuộc khu vực Tây Nguyên đã tạm giữ ít nhất 21 cá nhân được cho là đã tham gia vào một khóa tập huấn xã hội dân sự do một tổ chức phi chính phủ về nhân quyền tổ chức. Những người bị tạm giữ có liên hệ với hai hội thánh Tin lành chưa đăng ký mà từ lâu đã bị chính quyền nhắm đến. Một người bị tạm giữ cho biết khoảng 30 cán bộ công an ập đến nhà anh ta trong trang phục bảo hộ cá nhân ngụy trang như những cán bộ y tế. Ít nhất một nạn nhân báo cáo rằng các cán bộ công an đánh đập anh ta trong quá trình hỏi cung và dọa giết khi anh ta từ chối ký vào bản nhận tội. Một nạn nhân khác báo cáo rằng công an đã cùm chân khi giam giữ chị ta và con nhỏ. Các cán bộ hỏi cung được cho là đã chất vấn những người bị giam giữ về khóa tập huấn xã hội dân sự, về mối liên hệ của họ với Mục sư A Ga; mối quan hệ chặt chẽ của họ với những người Việt ở hải ngoại, và những cuộc gặp gỡ với các nhà ngoại giao nước ngoài. Theo báo cáo, các cán bộ hỏi cung đã cảnh báo các nạn nhân rằng họ đang phạm pháp bằng việc có liên hệ với các hội thánh chưa đăng ký, tham gia khóa tập huấn xã hội dân sự, nghiên cứu Luật tín ngưỡng, tôn giáo, và liên hệ với bất kỳ cá nhân nào ở ngoài nước. Nhà chức trách thả tất cả những người bị tạm giữ sau 3 ngày mà không có cáo buộc phạm tội nào. Phần 6. Phân biệt đối xử và Bạo hành xã hội Phụ nữ Hiếp dâm và bạo lực gia đình: Luật nghiêm cấm sử dụng hoặc đe dọa sử dụng bạo lực đối với phụ nữ, trong đó có hiếp dâm, bao gồm cả hành vi hiếp dâm bạn đời, “hành vi quan hệ tình dục khác” và “tội cưỡng dâm”. Luật cũng tội phạm hóa hành vi hiếp dâm nam giới. Người phạm tội hiếp dâm có thể phải chịu hình phạt đến 15 năm tù, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của vụ việc. Bộ Công an công bố có 244 vụ hiếp dâm với 252 nghi can, trong đó công an đã khởi tố điều tra 230 vụ án và 246 bị can. Các cơ quan chức năng coi các vụ bạo lực gia đình là vụ việc dân sự, trừ trường hợp nạn nhân bị thương tích lên đến hơn 11%. Luật quy định cụ thể các hành vi cấu thành bạo lực gia đình và quy định các mức hình phạt đối với người phạm tội từ cảnh cáo đến phạt tù đến ba năm. Tình trạng bạo lực gia đình đối với phụ nữ là khá phổ biến. Vào năm 2019, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam báo cáo rằng có ít nhất 58% phụ nữ đã kết hôn lo lắng về bạo lực gia đình và 87% không tìm kiếm sự giúp đỡ. Các quan chức chính phủ thừa nhận bạo lực gia đình là một mối quan ngại xã hội đáng kể, và truyền thông đã thảo luận vấn đề này một cách công khai. Sự kỳ thị xã hội khiến cho nhiều nạn nhân không dám đối mặt do lo sợ bị bạn đời hoặc gia đình họ quấy rối. Mặc dù lực lượng cảnh sát và hệ thống pháp luật nói chung vẫn chưa đủ để đối phó với các vụ việc liên quan đến bạo lực gia đình, song với sự giúp đỡ của các tổ chức phi chính phủ quốc tế và trong nước, chính phủ vẫn đang tiếp tục đào tạo về pháp luật cho lực lượng cảnh sát, các luật sư, những người hoạt động cộng đồng và các cán bộ tư pháp; hỗ trợ các cuộc hội thảo và hội nghị chuyên đề nhằm mục đích giáo dục phụ nữ và nam giới về bạo hành gia đình và về các quyền của phụ nữ, nhấn mạnh vấn đề này thông qua các chiến dịch nâng cao nhận thức cộng đồng. Quấy rối tình dục: Luật pháp chỉ nghiêm cấm hành vi quấy rối tình dục ở nơi làm việc. Bộ luật Lao động có hiệu lực từ tháng 1 cho phép người lao động chấm dứt hợp đồng lao động ngay lập tức mà không cần thông báo trước nếu người lao động bị quấy rối tình dục ở nơi làm việc. Bộ luật Lao động mới cũng yêu cầu người sử dụng lao động phải có quy định về chống quấy rối tình dục trong “nội quy lao động”. Người có hành vi quấy rối tình dục ngoài nơi làm việc có thể bị xử phạt. Trong những trường hợp nghiêm trọng, nạn nhân có thể kiện người phạm tội theo điều luật quy định về tội “làm nhục người khác” với các hình phạt bao gồm cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm. Quyền sinh con: Không có báo cáo nào về việc nhà chức trách cưỡng ép người dân phá thai hoặc triệt sản bắt buộc. Các chính sách dân số mang tính bắt buộc đã hạn chế quyền sinh con. Hiến pháp quy định xã hội, gia đình và mọi công dân thực hiện “chương trình dân số và kế hoạch hóa gia đình”. Theo luật, các cặp vợ chồng hoặc cá nhân chỉ được sinh một hoặc hai con với ngoại lệ được quy định trong nghị định của Chính phủ. Các chế tài do vi phạm quy định này được áp dụng đối với đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam và các cán bộ thuộc khu vực công. Đảng Cộng sản Việt Nam và một số bộ và chính quyền địa phương ban hành quy định riêng về số con trong một gia đình để áp dụng đối với đảng viên và cán bộ. Chẳng hạn, Bộ chính trị đã ban hành quy định rằng đảng viên sẽ bị kỷ luật khiển trách nếu có ba con, bị cách chức nếu có bốn con, và bị khai trừ ra khỏi Đảng nếu có năm con. Vi phạm quy định này cũng khiến đảng viên bị hạn chế khả năng thăng tiến và có thể dẫn đến bị buộc thôi việc. Đảng Cộng sản Việt Nam không thực thi quy định này một cách thống nhất. Mọi người dân được tiếp cận các dịch vụ sức khỏe tình dục và sinh sản, trong đó có những nạn nhân bị bạo hành tình dục. Các dịch vụ này bao gồm dịch vụ tránh thai khẩn cấp, một phần của liệu pháp điều trị đối với nạn nhân bị hiếp dâm. Phân biệt đối xử: Pháp luật quy định về bình đẳng giới, nhưng phụ nữ vẫn tiếp tục phải đối mặt với sự phân biệt đối xử của xã hội. Mặc dù phần lớn các đạo luật và các quy định dưới luật đều bảo vệ các quyền của phụ nữ trong hôn nhân và tại nơi làm việc, đồng thời, có nhiều quy định kêu gọi đối xử ưu đãi đối với nữ giới, song phụ nữ không phải lúc nào cũng được đối xử bình đẳng trong tuyển dụng, giáo dục, hoặc nhà ở, đặc biệt là ở các vùng nông thôn. Mặc dù pháp luật quy định về quyền thừa kế bình đẳng giữa nam giới và phụ nữ, nhưng con trai thường được thừa kế tài sản nhiều hơn con gái, trừ khi được quy định khác trong một văn bản mang tính pháp lý như di chúc. Lựa chọn giới tính thai nhi do định kiến giới: Theo số liệu năm 2019 của Bộ Y tế (số liệu cập nhật nhất tính đến thời điểm hiện nay), tỷ lệ giới tính bé trai/bé gái trung bình của trẻ sơ sinh ở Việt Nam là 111,5 bé trai/100 bé gái, còn cách xa so với mức chuẩn tự nhiên là 104-106 bé trai/100 bé gái. Để giải quyết vấn đề lựa chọn giới tính thai nhi do định kiến giới, chính phủ cấm xác định giới tính trước khi sinh và cấm các hành vi bạo lực và phân biệt đối xử dựa trên cơ sở giới. Người vi phạm các quy định này có thể bị phạt tiền hoặc thậm chí là phạt tù. Ở cấp địa phương hoặc cấp tỉnh, một số cơ quan chức năng thưởng bằng tiền mặt cho các gia đình để khuyến khích sinh con gái. Chẳng hạn, chính quyền tỉnh Hậu Giang thưởng cho các cặp vợ chồng sinh hai con gái số tiền thưởng một lần từ 390.000 đồng đến 1,3 triệu đồng ($17 đến $56). Bạo lực và phân biệt đối xử có hệ thống giữa các chủng tộc, dân tộc Luật nghiêm cấm phân biệt đối xử đối với người dân tộc thiểu số, nhưng sự phân biệt đối xử của xã hội đối với người dân tộc thiểu số đã tồn tại từ lâu và tiếp tục dai dẳng. Các nhóm dân tộc thiểu số chiếm một tỷ lệ lớn dân số ở một số nơi, trong đó có khu vực Tây Bắc, Tây Nguyên và một phần của đồng bằng sông Cửu Long. Hiến pháp ghi nhận quyền của thành viên các nhóm dân tộc thiểu số được sử dụng ngôn ngữ của họ và bảo tồn, phát huy truyền thống và văn hóa riêng của họ. Tuy nhiên, có các báo cáo cho thấy rằng không phải tất cả thành viên các nhóm dân tộc thiểu số có thể tham gia vào quy trình ra quyết định ảnh hưởng đến đất đai, văn hóa và truyền thống của họ. Các tổ chức nhân quyền quốc tế và người tị nạn tiếp tục cáo buộc chính quyền giám sát, sách nhiễu và hăm dọa các thành viên của một số nhóm dân tộc thiểu số, đặc biệt là các nhóm dân tộc-tôn giáo thiểu số ở Tây Bắc và Tây Nguyên, trong đó có người H’mông theo Thiên Chúa giáo. Trong những năm trước đây, nhà chức trách viện dẫn các quy định về an ninh quốc gia để bỏ tù những người dân tộc thiểu số do họ có liên hệ với các tổ chức ở nước ngoài mà chính phủ cho là có mục đích ly khai, và đã kết án những người này nhiều năm tù. Tuy nhiên không có trường hợp nào như vậy trong năm qua. Mặc dù Chính phủ tiếp tục giao đất cho các cộng đồng dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, việc thu hồi đất ở các khu vực này vẫn diễn ra phổ biến. Chính phủ dành điều kiện ưu đãi cho các công ty trong nước và nước ngoài đầu tư ở khu vực miền núi nơi có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Ngoài ra, Chính phủ cũng hỗ trợ các chương trình phát triển cơ sở hạ tầng tại những khu vực nghèo đói, nhiều dân tộc thiểu số sinh sống và xây dựng các chương trình khuyến nông cho các khu vực nông thôn xa xôi hẻo lánh. Trẻ em Đăng ký khai sinh: Theo quy định của luật, bất cứ ai có cha hoặc mẹ là người Việt Nam đều được chính phủ công nhận là công dân Việt Nam. Những người có cha mẹ không phải là người Việt Nam cũng có thể được cấp quy chế công dân trong một vài trường hợp nhất định. Trẻ em có cha mẹ là người không có quốc tịch hoặc mẹ là người không có quốc tịch và không biết cha là ai có thể được công nhận là công dân Việt Nam nếu cha mẹ hoặc người mẹ không có quốc tịch thường trú ở Việt Nam, điều này khiến cho quy trình cấp quy chế công dân trong hầu hết các trường hợp là khó khăn. Luật yêu cầu phải trình giấy khai sinh khi sử dụng các dịch vụ công cộng, chẳng hạn như giáo dục và chăm sóc sức khỏe. Tuy nhiên, một số cha mẹ, đặc biệt là người dân tộc thiểu số, vẫn không đăng ký khai sinh cho con. Nhà chức trách địa phương đã ngăn cản một số cha mẹ đăng ký khai sinh cho con để hạn chế tình trạng di cư trong nước. Giáo dục: Theo luật, giáo dục là bắt buộc, miễn học phí, và phổ cập cho đến khi trẻ 14 tuổi, mặc dù các trường học thường thu các loại phí. Theo một chương trình trợ cấp của chính phủ, học sinh dân tộc thiểu số được miễn học phí. Tuy nhiên, các cơ quan chức năng không phải lúc nào cũng thực hiện đúng quy định về giáo dục bắt buộc này, hoặc chưa thực hiện một cách đồng đều đối với các bé trai và bé gái, đặc biệt là ở khu vực nông thôn, nơi mà ngân sách của chính phủ và gia đình dành cho giáo dục còn hạn chế và đóng góp của trẻ em trong lực lượng lao động nông nghiệp vẫn được đánh giá cao. Khoảng cách về giới trong giáo dục vẫn còn. Có sự chênh lệch đáng kể về hồ sơ giáo dục của nam và nữ ở trình độ trên trung học, nhất là ở trong các chương trình công nghệ ứng dụng. Chính quyền đôi khi từ chối không cho trẻ em thuộc các gia đình không đăng ký nhân khẩu ở địa phương tiếp cận giáo dục, điều này tạo ra sự phân biệt đối xử chủ yếu đối với các cộng đồng người H’mông ở Tây Nguyên và con cái của một số nhà hoạt động chính trị và tôn giáo. Xâm hại trẻ em: Chính phủ không thực thi có hiệu quả các luật hiện hành về xâm hại trẻ em; tình trạng trẻ em bị đối xử tệ về thể chất và tinh thần còn phổ biến. Các quan sát viên đồng thuận rằng bạo lực đối với trẻ em xảy ra ở nhiều môi trường, bao gồm cả trường học và gia đình, và thường do người có quen biết với trẻ em gây ra. Các hình thức phổ biến nhất của bạo lực học đường là bắt nạt và hình phạt thân thể do các giáo viên áp dụng. Số lượng các vụ việc xâm hại trẻ em được báo cáo, đặc biệt là số vụ xâm hại tình dục trẻ em, đang gia tăng. Đường dây nóng quốc gia về bảo vệ trẻ em báo cáo có sự gia tăng đáng kể (150%) số cuộc gọi đến đường dây liên quan đến bạo hành và xâm hại trẻ em trong khoảng thời gian từ tháng 5 đến tháng 8 so với 3 tháng đầu năm. Ngoài ra còn có thêm nhiều báo cáo về tình trạng xâm hại trẻ em qua mạng xuất phát từ việc trường học đóng cửa và cách ly xã hội do dịch COVID-19. Năm 2019, UNICEF cho biết không có các thủ tục và quy trình hiệu quả mang tính liên ngành và nhạy cảm về giới để xử lý các tố cáo xâm hại trẻ em, và trách nhiệm của các cơ quan chức năng là không rõ ràng. Lực lượng bảo vệ trẻ em, từ những cán bộ công tác xã hội đến những người làm công tác chuyên môn có liên quan như công an, thẩm phán, kiểm sát viên, giáo viên và chuyên viên y tế chỉ được đào tạo rất sơ sài, không được cung cấp thông tin và nói chung không đủ để giải quyết vấn đề này, nhất là ở cấp địa phương. Kết hôn ở độ tuổi trẻ em, kết hôn sớm và bị ép buộc: Theo luật, độ tuổi kết hôn tối thiểu là 18 tuổi đối với nữ và 20 tuổi đối với nam, và luật quy định hành vi tổ chức kết hôn hoặc kết hôn với người chưa đủ tuổi là hành vi phạm tội. Bóc lột tình dục trẻ em: Pháp luật quy định tất cả các hành vi mua bán, tước đoạt tự do của trẻ em cũng như tất cả các hành vi liên quan đến mại dâm trẻ em đối với trẻ em dưới 16 tuổi là phạm tội. Hành vi liên quan đến mại dâm trẻ em đối với trẻ em 16 tuổi và 17 tuổi không bị coi là tội phạm. Luật cũng cấm tất cả các hành vi đối xử tàn ác với trẻ em, xúc phạm trẻ em, bắt cóc, mua bán trẻ em, cưỡng ép trẻ em thực hiện các hoạt động có hại cho sự phát triển lành mạnh của trẻ em. Hình phạt cho những người phạm tội bóc lột tình dục trẻ em là từ 3 năm tù đến tù chung thân và phạt tiền ở mức đáng kể. Pháp luật cũng quy định hình phạt tù đối với các hành vi liên quan đến mại dâm trẻ em, trong đó có hành vi chứa chấp mại dâm trẻ em (từ 12 đến 20 năm tù), môi giới mại dâm trẻ em (từ 7 đến 15 năm tù), và mua dâm người chưa thành niên (từ 3 đến 15 năm tù). Việc sản xuất, phân phối, phổ biến, hoặc bán các sản phẩm khiêu dâm trẻ em là bất hợp pháp và có thể bị phạt tù từ 3 năm đến 10 năm. Việt Nam là một điểm đến của du lịch tình dục trẻ em. Tuổi được quan hệ tình dục có sự đồng thuận tối thiểu là 18. Hành vi hiếp dâm có thể bị kết án tù chung thân hoặc tử hình. Hình phạt cho hành vi quan hệ tình dục với trẻ vị thành niên từ 16 đến 18 tuổi là từ 5 đến 10 năm tù tùy từng trường hợp cụ thể. Hình phạt đối với tội hiếp dâm trẻ em trong độ tuổi từ 13 đến dưới 16 là từ 7 đến 15 năm tù. Nếu làm nạn nhân có thai, hiếp dâm có tính chất loạn luân, hoặc người phạm tội là người giám hộ của nạn nhân thì mức án tăng lên từ 12 đến 20 năm tù. Luật quy định tất cả các trường hợp giao cấu với trẻ em dưới 13 tuổi đều được coi là hiếp dâm trẻ em, và người phạm tội có thể bị kết án từ 12 năm tù đến tử hình. Chính quyền thực thi pháp luật và những kẻ phạm tội hiếp dâm phải nhận những bản án nghiêm khắc. Trẻ em lang thang: Báo chí đưa tin rằng vào thời điểm năm 2014, có khoảng 22.000 trẻ em sống lang thang trên đường phố và đôi khi các em bị cảnh sát quấy rối, bóc lột tình dục và bạo hành. Bắt cóc trẻ em quốc tế: Việt Nam không phải là thành viên của Công ước Hague năm 1980 về các khía cạnh dân sự của hành vi bắt cóc trẻ em quốc tế. Xem Báo cáo thường niên về việc cha mẹ bắt cóc trẻ em quốc tế của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tại trang web: https://www.travel.state.gov/content/travel/en/International-Parental-Child-Abduction/for-providers/legal-reports-and-data/reported-cases.html. Thái độ thù địch đối với người Do Thái Có rất ít người nước ngoài là người Do Thái sinh sống tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, và không có báo cáo nào về những hành vi chống lại người Do Thái. Nạn buôn người Xem Báo cáo về nạn buôn người của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ trên trang web: https://www.state.gov/trafficking-in-persons-report/. Người khuyết tật Hiến pháp có các quy định bảo vệ người bị khuyết tật về thể chất và tâm thần. Luật pháp nghiêm cấm mọi hành vi phân biệt đối xử hoặc ngược đãi đối với người khuyết tật về thể chất, hoặc tâm thần, hoặc cả hai, và bảo vệ quyền của họ trong việc tiếp cận giáo dục và các dịch vụ khác của nhà nước, nhưng chính phủ gặp khó khăn trong việc thực thi các quy định này. Người khuyết tật phải đối mặt với sự kỳ thị xã hội diễn ra trên diện rộng. Luật pháp bảo vệ các quyền của người khuyết tật bao gồm quyền tiếp cận giáo dục, việc làm, dịch vụ y tế, thông tin, truyền thông, xây dựng, giao thông vận tải, hệ thống tư pháp và các dịch vụ khác của nhà nước; tuy nhiên, đa số người khuyết tật vẫn phải đối mặt với những thách thức trong việc thực hiện các quyền của họ. Các dịch vụ cho người khuyết tật còn hạn chế, và các chính sách đã công bố không được thực thi. Chẳng hạn, mặc dù pháp luật quy định việc xây dựng và tu bổ các tòa nhà làm việc của chính phủ và các công trình công cộng lớn phải tính đến việc tạo thuận lợi cho người khuyết tật di chuyển, nhưng việc thực thi quy định này còn rời rạc, nhất là đối với các dự án ở bên ngoài các thành phố lớn. Tiếp cận giáo dục đối với trẻ em khuyết tật, đặc biệt là trẻ bị điếc và trẻ bị khiếm khuyết về mặt trí tuệ vẫn còn cực kỳ hạn chế. Pháp luật không có quy định nào hạn chế quyền bỏ phiếu của người khuyết tật, tuy nhiên nhiều điểm bỏ phiếu khó tiếp cận đối với những người bị khuyết tật về thể chất. Mặc dù việc cung cấp các dịch vụ xã hội cho người khuyết tật còn hạn chế, song chính phủ đã nỗ lực hỗ trợ thành lập các tổ chức trợ giúp người khuyết tật và tham vấn ý kiến của các tổ chức đó khi xây dựng hoặc rà soát các chương trình quốc gia, chẳng hạn như chương trình giảm nghèo quốc gia, pháp luật về hướng nghiệp và các chính sách giáo dục. Ủy ban Quốc gia về người khuyết tật, Liên hiệp hội người khuyết tật Việt Nam và các thành viên của các tổ chức này từ nhiều bộ ngành phối hợp với các tổ chức trong và ngoài nước để bảo vệ, hỗ trợ, tăng khả năng tiếp cận về thể chất cũng như tiếp cận giáo dục và việc làm của người khuyết tật. Chính phủ điều hành một mạng lưới nhỏ các trung tâm phục hồi chức năng để cung cấp dịch vụ vật lý trị liệu lâu dài cho bệnh nhân nội trú. Các tổ chức phi chính phủ cho biết họ tiếp tục gặp phải những thách thức trong việc đề nghị chính quyền cấp tỉnh cấp kinh phí và tổ chức các khóa đào tạo cho các chương trình liên quan đến người khuyết tật, chính quyền cấp tỉnh đã gây trở ngại cho các nhân viên quốc tế trong việc tiếp cận để tiến hành đào tạo cho người khuyết tật. Kỳ thị xã hội đối với những người nhiễm HIV và AIDS Người bị nhiễm HIV tiếp tục đối mặt với tình trạng phân biệt đối xử trong việc tiếp cận và duy trì việc làm. Việc bị bắt và giam giữ trong các trung tâm cai nghiện bắt buộc do tiếp tục sử dụng heroin hoặc ma túy tổng hợp đã ngăn cản người sử dụng ma túy tiếp cận các dịch vụ điều trị HIV và dịch vụ y tế khác, mặc dù việc điều trị này được coi là quyền cơ bản của các bệnh nhân nhiễm HIV. Các hành vi bạo hành, tội phạm hóa và hành vi xâm hại khác dựa trên khuynh hướng tính dục và bản dạng giới Luật pháp không cấm phân biệt đối xử với những người thuộc cộng đồng LGBTQI+ về nhà ở, việc làm, pháp luật quốc tịch, tiếp cận dịch vụ của chính phủ. Bộ luật dân sự quy định cá nhân đã phẫu thuật chuyển đổi giới tính có quyền đăng ký hộ tịch mới, nhưng tính đến cuối năm, văn bản hướng dẫn thi hành quy định này vẫn chưa được ban hành. Những người thuộc cộng đồng LGBTQI+ và các tổ chức phi chính phủ cho biết thông tin không chính xác về khuynh hướng tính dục và bản dạng giới vẫn tràn lan, vẫn còn sự kỳ thị xã hội và phân biệt đối xử trên diện rộng đối với người thuộc nhóm LGBTQI+, bao gồm cả ở trường học nơi những học sinh LGBTQI+ thường bị bắt nạt. Trong xã hội vẫn tồn tại phổ biến quan niệm rằng sự hấp dẫn với người đồng giới là một tình trạng sức khỏe tâm thần có thể chẩn đoán và điều trị khỏi, dẫn đến việc người thuộc nhóm LGBTQI+ có thể đối mặt với rủi ro bị ép thực hiện “liệu pháp chuyển đổi giới tính”. Một số người đồng tính nữ cho biết họ bị hiếp dâm để sửa chữa khuynh hướng tính dục và bị cưỡng ép kết hôn. Phần 7. Quyền của người lao động a. Tự do lập hội và quyền thương lượng tập thể Pháp luật quy định người lao động là công dân Việt Nam có quyền thành lập và tham gia các tổ chức công đoàn thuộc Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, một tổ chức của Đảng Cộng sản Việt Nam. Tuy nhiên, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam báo cáo trực tiếp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; quy định này không bảo vệ các tổ chức công đoàn trước sự can thiệp và kiểm soát của chính quyền đối với hoạt động công đoàn. Bộ luật lao động mới có hiệu lực từ tháng 1 cho phép người lao động thành lập hoặc tham gia các tổ chức đại diện người lao động độc lập do họ lựa chọn (tổ chức đại diện của người lao động), các tổ chức này không nhất thiết phải thuộc Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam; tuy nhiên, một số nghị định cần thiết để hướng dẫn thi hành Bộ luật lao động vẫn chưa được ban hành. Luật Công đoàn hạn chế tự do lập hội khi không cho các tổ chức công đoàn có quyền tự chủ hoàn toàn trong điều hành các công việc của họ. Tất cả các tổ chức công đoàn phải tuân theo các quy định pháp luật và hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của Đảng Cộng sản Việt Nam. Luật trao cho Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam quyền sở hữu mọi tài sản của công đoàn, đồng thời trao cho Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam quyền đại diện cho các công đoàn cấp dưới. Theo luật, những người lãnh đạo và cán bộ công đoàn được bổ nhiệm chứ không phải do các công đoàn viên bầu ra. Luật quy định ở nơi nào không có tổ chức công đoàn, “công đoàn cấp trên trực tiếp” phải thực hiện các nhiệm vụ của công đoàn cơ sở, kể cả khi người lao động không đề nghị hoặc đã tự nguyện lựa chọn không có tổ chức công đoàn. Bộ luật lao động mới có các quy định về thương lượng tập thể về bất kỳ vấn đề nào mà cả hai bên đều quan tâm nhằm xác lập điều kiện lao động, quy định về mối quan hệ giữa các bên và xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa và ổn định. Luật quy định quy trình thương lượng tập thể phải được bắt đầu trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày một bên yêu cầu và các bên có 90 ngày để đạt được thỏa thuận. Luật cho phép thương lượng tập thể tại doanh nghiệp, thương lượng tập thể ngành, thương lượng tập thể có nhiều doanh nghiệp tham gia, nhưng quy định thêm một số điều kiện, chẳng hạn ủy ban nhân dân tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở hoặc ủy ban nhân dân tỉnh nơi các doanh nghiệp lựa chọn trong trường hợp có nhiều doanh nghiệp tham gia phải thành lập hội đồng thương lượng tập thể. Luật cấm người lao động đình công trong những lĩnh vực mà chính phủ cho là thiết yếu đối với nền kinh tế quốc dân, quốc phòng và trật tự công cộng. “Các dịch vụ thiết yếu” bao gồm sản xuất điện; bưu chính viễn thông; vận tải, giao thông và quản lý vận tải biển và hàng không; các công trình công cộng; sản xuất dầu khí. Luật cũng cho chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyền được đình chỉ những cuộc đình công bị coi là gây hại đến nền kinh tế quốc dân hay an toàn công cộng. Bộ luật lao động mới quy định người lao động có quyền thương lượng tập thể thông qua Tổng liên đoàn lao động Việt Nam hoặc tổ chức đại diện người lao động thì có quyền đình công nhưng với những hạn chế về nội dung và thủ tục. Luật chỉ cho phép đình công trong trường hợp cuộc đình công xuất phát từ tranh chấp lao động tập thể và trường hợp thỏa ước lao động tập thể không được ký kết trong thời hạn luật định, hoặc trường hợp hội đồng trọng tài lao động chưa được thành lập. Người lao động phải báo trước 5 ngày cho người sử dụng lao động và cán bộ phụ trách lao động thuộc ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cấp huyện trước khi đình công. Các cuộc đình công không tuân theo đúng trình tự do luật quy định bị coi là bất hợp pháp. Luật quy định ban chấp hành công đoàn chỉ được ban hành quyết định đình công khi có ít nhất 50% người lao động ủng hộ việc này. Người lao động phải yêu cầu và phải trải qua một quy trình hòa giải và trọng tài phức tạp và rườm rà trước khi được phép đình công hợp pháp. Công đoàn hoặc đại diện của người lao động có quyền kháng cáo quyết định của hội đồng trọng tài cấp tỉnh lên tòa án nhân dân cấp tỉnh, hoặc có quyền tổ chức đình công. Luật cũng quy định rằng những người đình công sẽ không được hưởng lương trong thời gian không làm việc. Luật cấm trả đũa người đình công. Theo luật, các cá nhân tham gia các cuộc đình công mà bị tòa án nhân dân tuyên bố là bất hợp pháp và gây thiệt hại cho người sử dụng lao động thì phải bồi thường các thiệt hại đó, tuy nhiên quy định này chưa bao giờ được thực thi. Luật có những quy định cấm hành vi phân biệt đối xử chống lại công đoàn và áp đặt các chế tài hành chính và phạt tiền đối với hành vi vi phạm. Tuy nhiên, luật không phân biệt giữa người lao động và người quản lý và không cấm các nhân viên dưới quyền của người sử dụng lao động, chẳng hạn như người quản lý, tham gia ban lãnh đạo công đoàn hoặc can thiệp vào hoạt động công đoàn. Chính quyền không thực thi pháp luật một cách hiệu quả. Hình phạt không tương xứng với quy định trong các luật tương tự. Có rất ít cuộc đình công do những lệnh hạn chế đi lại và tụ tập nhằm phòng chống dịch COVID-19. Không cuộc đình công nào trong số này tuân theo quy trình hòa giải và trọng tài, do đó, chính quyền coi đây là những cuộc đình công "tự phát" bất hợp pháp. Tuy nhiên, chính phủ đã không thực hiện hành động nào chống lại những người lao động tham gia đình công. Do việc thành lập hoặc tìm cách thành lập tổ chức công đoàn độc lập là bất hợp pháp trước khi có Bộ luật lao động mới, nên không có tổ chức phi chính phủ trong nước nào về lao động tham gia vào việc tổ chức lao động. Tuy nhiên, các tổ chức phi chính phủ về lao động chưa được đăng ký của địa phương đã hỗ trợ các nỗ lực nâng cao nhận thức về quyền của người lao động và các vấn đề về an toàn và sức khỏe nghề nghiệp, đồng thời hỗ trợ người lao động di trú trong nước và nước ngoài. Nhiều tổ chức phi chính phủ quốc tế về lao động đã phối hợp với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam trong việc đào tạo cho các đại diện công đoàn thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về tổ chức lao động, thương lượng tập thể và các vấn đề công đoàn khác. Chương trình Better Work Vietnam của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) và Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) cho biết sự can thiệp của những người quản lý vào hoạt động của công đoàn là một vấn đề lớn tại các nhà máy dệt may và nhà máy sản xuất giày dép ở Việt Nam. b. Cấm lao động cưỡng bức và lao động bắt buộc Hiến pháp và luật nghiêm cấm mọi hành vi lao động cưỡng bức hoặc lao động bắt buộc. Tuy nhiên, định nghĩa về lao động cưỡng bức trong Bộ luật lao động không bao hàm lao động để trừ nợ. Luật tội phạm hóa tất cả các hình thức buôn bán lao động là người thành niên và trẻ em dưới 16 tuổi. Chính quyền không thực thi luật một cách hiệu quả. Hình phạt cho các tội này không tương xứng với hình phạt dành cho các tội phạm nghiêm trọng tương tự; trên thực tế, pháp luật không quy định chế tài xử phạt nào đối với hành vi vi phạm quy định về cấm lao động cưỡng bức. Các tổ chức phi chính phủ tiếp tục cho biết lao động cưỡng bức đối với nam giới, phụ nữ và trẻ em tại Việt Nam vẫn còn tiếp diễn. (xem thêm mục 7.c.). Các công ty xuất khẩu lao động, phần lớn có liên kết với các doanh nghiệp nhà nước và các đơn vị môi giới không có giấy phép được cho là đã thu tiền của người lao động có nguyện vọng xuất khẩu lao động cao hơn mức phí pháp luật cho phép. Trong năm 2020, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã thanh tra 84 doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, xử phạt vi phạm hành chính đối với 32 doanh nghiệp và thu hồi 6 giấy phép hoạt động do những sai phạm của các doanh nghiệp này. Tuy nhiên, vi phạm vẫn tiếp diễn dù Bộ đã tiến hành thanh tra, xử phạt cũng như tổ chức nhiều hội thảo nhằm nâng cao nhận thức. Người lao động có nguyện vọng xuất khẩu lao động phải gánh chịu những khoản nợ lớn và do đó dễ trở thành nạn nhân của lao động cưỡng bức, kể cả việc phải lao động để trừ nợ, tại các nước tiếp nhận lao động. Ngoài ra, tiếp tục có các báo cáo cho thấy tình trạng lao động cưỡng bức trong ngành dệt may không chính thức. Xem thêm Báo cáo về tình trạng buôn bán người của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tại trang web: https://www.state.gov/trafficking-in-persons-report/. c. Cấm lao động trẻ em và quy định độ tuổi lao động tối thiểu Luật pháp cấm các hình thức tồi tệ nhất của lao động trẻ em. Bộ luật Lao động mới quy định rằng người lao động từ trên 15 tuổi đến dưới 18 tuổi không được làm các công việc có thể gây tổn hại cho sự phát triển thể lực, trí lực và nhân cách của người chưa thành niên, như mang vác các vật nặng, làm việc liên quan đến chất cồn, hoặc hóa chất, khí gas nguy hiểm. Người lao động chưa thành niên từ 13 tuổi đến 15 tuổi có thể làm các công việc nhẹ trong danh mục do Bộ Lao động, thương binh và xã hội ban hành. Trẻ em dưới 13 tuổi có thể làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật và thể dục, thể thao trong một số trường hợp nhưng không được quá 20 giờ 1 tuần. Lao động chưa thành niên phải được sự đồng ý của cha mẹ. Chính quyền không thực thi luật một cách có hiệu quả, và hình phạt không tương xứng với hình phạt dành cho những tội phạm nghiêm trọng tương tự. Có báo cáo về việc sử dụng lao động trẻ em bất hợp pháp trong các ngành sử dụng nhiều lao động như xây dựng, sản xuất hàng dệt may, sản xuất gạch, ngư nghiệp, sản xuất đồ nội thất, giày dép, đồ da, nông nghiệp và một số ngành chế tạo. Báo chí địa phương cũng đưa tin về việc trẻ em làm nghề ăn xin theo các băng nhóm, và những người lãnh đạo các băng nhóm này đã bạo hành trẻ em và chiếm đoạt phần lớn thu nhập của các em. Một số trẻ em bắt đầu lao động ở độ tuổi 12 và gần 55% lao động trẻ em không đi học. Trong ngành may mặc không chính thức, có các báo cáo về việc trẻ em từ 6 tuổi đã làm việc trong các điều kiện lao động cưỡng bức. Thông tin có được gần đây nhất từ các cuộc thanh tra của chính phủ, từ các tổ chức phi chính phủ và tin tức truyền thông cho thấy tình trạng này diễn ra phổ biến nhất trong các nhà máy sản xuất hàng may mặc quy mô nhỏ thuộc sở hữu tư nhân và trong các xưởng may không chính thức. Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm thực thi các chính sách và pháp luật về lao động trẻ em. Các quan chức chính phủ có thể phạt tiền và truy tố người sử dụng lao động trong các trường hợp vi phạm các quy định pháp luật về lao động trẻ em. Xem thêm Danh mục hàng hóa được sản xuất bởi lao động trẻ em hoặc lao động cưỡng bức của Bộ Lao động Hoa Kỳ tại trang web: https://www.dol.gov/agencies/ilab/reports/child-labor/list-of-goods. d. Phân biệt đối xử về việc làm và nghề nghiệp Luật pháp nghiêm cấm phân biệt đối xử về việc làm và quan hệ lao động nhưng không nêu rõ là cấm phân biệt đối xử trong mọi khía cạnh việc làm và nghề nghiệp. Luật cấm phân biệt đối xử dựa trên giới tính, chủng tộc, khuyết tật, màu da, địa vị xã hội, tình trạng hôn nhân, tín ngưỡng, tôn giáo, tình trạng nhiễm HIV và tư cách thành viên công đoàn hoặc sự tham gia vào các hoạt động công đoàn. Luật không cấm phân biệt đối xử dựa trên quan điểm chính trị, tuổi tác, ngôn ngữ, nguồn gốc dân tộc, khuynh hướng tính dục hoặc bản dạng giới. Các công ty có tối thiểu 51% người lao động là người khuyết tật sẽ được vay vốn ưu đãi đặc biệt của chính phủ. Các chế tài xử phạt đối với hành vi phân biệt đối xử không tương xứng với các hành vi vi phạm theo quy định của các luật liên quan đến quyền dân sự. Chính phủ không thực thi hiệu quả các luật liên quan đến phân biệt đối xử về việc làm. Không có luật nào cấm người sử dụng lao động hỏi về tình trạng gia đình hoặc tình trạng hôn nhân trong các buổi phỏng vấn xin việc. Bộ luật lao động mới có định nghĩa về quấy rối tình dục và giao trách nhiệm cho người sử dụng lao động trong việc phòng ngừa tình trạng quấy rối tình dục. Người sử dụng lao động phải thực thi các quy định chống quấy rối tình dục ở nơi làm việc và coi quấy rối tình dục là một trong các căn cứ để sa thải người lao động. Hoạt động tuyển dụng mang tính phân biệt đối xử vẫn tồn tại, bao gồm phân biệt đối xử liên quan đến giới tính, tuổi tác, khuyết tật và tình trạng hôn nhân. Theo quy định của Bộ luật lao động mới, độ tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện bình thường là 60 tuổi 3 tháng đối với nam giới và 55 tuổi 4 tháng đối với phụ nữ, và mỗi năm sẽ tăng thêm 3 tháng đối với nam giới và 4 tháng đối với nữ giới. Các doanh nghiệp có phụ nữ làm lãnh đạo vẫn gặp hạn chế trong việc tiếp cận tín dụng và các thị trường quốc tế. Mức lương của lao động nữ hàng năm thấp hơn mức lương của nam giới trung bình là một tháng lương. Nhiều phụ nữ gặp khó khăn trong việc tìm việc làm sau tuổi 35, và có những báo cáo về việc phụ nữ nhận được thông báo chấm dứt hợp đồng lao động vào tuổi 35. Vẫn còn những hạn chế theo quy định của luật đối với phụ nữ trong một số nghề nghiệp và công việc, bao gồm các công việc được cho là “nguy hiểm” trong các ngành như khai thác mỏ, xây dựng và vận tải. Các rào cản về xã hội và hạn chế trong việc tiếp cận nơi làm việc vẫn là vấn đề cần khắc phục đối với việc làm cho người khuyết tật. e. Điều kiện làm việc có thể chấp nhận được Các quy định pháp luật về tiền lương và thời giờ làm việc: Mức lương tối thiểu của mỗi khu vực là khác nhau. Ở tất cả các khu vực, mức lương tối thiểu vượt ngưỡng thu nhập người nghèo chính thức của Ngân hàng Thế giới. Luật quy định chế độ làm việc bình thường là 48 giờ một tuần, và người lao động làm việc vượt quá thời gian đó phải được trả lương làm thêm giờ. Bộ luật lao động mới giới hạn thời gian làm thêm giờ không quá 40 giờ mỗi tháng, tăng so với mức quy định của luật cũ là 30 giờ mỗi tháng. Bộ luật lao động mới quy định giới hạn làm thêm giờ không quá 200 giờ trong một năm, nhưng vẫn có ngoại lệ trong trường hợp đặc biệt, với mức tối đa là 300 giờ làm thêm một năm nhưng phải được chính phủ chấp thuận sau khi tham vấn với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và các đại diện người sử dụng lao động. Bộ luật lao động mới mở rộng định nghĩa “quan hệ lao động” nhằm thừa nhận quan hệ lao động hợp pháp tồn tại khi hai bên thỏa thuận bằng văn bản trong đó có điều khoản về mô tả công việc, tiền lương, quản lý điều hành và các điều kiện về giám sát. Điều này có thể bao gồm hợp đồng với “nhà thầu độc lập”, “nhà cung cấp dịch vụ”, “người làm việc tự do”, hoặc các thỏa thuận không chính thức khác chứa đựng các điều khoản có tính chất tương tự như quan hệ lao động. Bộ luật lao động mới cũng giới hạn số lần ký hợp đồng lao động xác định thời hạn. Luật mở rộng sự bảo vệ đối với người lao động bán thời gian và người giúp việc gia đình. An toàn lao động và sức khỏe nghề nghiệp: Luật quy định các tiêu chuẩn an toàn lao động và sức khỏe nghề nghiệp, đưa ra các thủ tục giải quyết quyền lợi cho người lao động là nạn nhân trong các vụ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, và quy định trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong các lĩnh vực an toàn lao động và sức khỏe nghề nghiệp. Luật quy định về quyền của người lao động trong việc tự đưa mình ra khỏi các tình huống gây nguy hiểm đến sức khỏe hoặc sự an toàn mà không ảnh hưởng tới việc làm của họ. Những người lao động di cư, gồm cả những người đi tìm việc làm trong nước và người lao động không có hợp đồng, là những người lao động dễ bị tổn thương nhất và thường phải chịu những điều kiện làm việc nguy hiểm. Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội là cơ quan chính có thẩm quyền về lĩnh vực lao động, giám sát việc thực thi pháp luật lao động. Thanh tra Lao động chịu trách nhiệm tiến hành thanh tra tại nơi làm việc để bảo đảm việc tuân thủ pháp luật lao động và các tiêu chuẩn về an toàn lao động và sức khỏe nghề nghiệp. Từ tháng 4 đến tháng 10, hầu hết các công ty trong các lĩnh vực sản xuất chính ở phía nam phải đóng cửa tạm thời hoặc vĩnh viễn do lệnh phong tỏa phòng chống dịch COVID-19, khiến cho hoạt động thanh tra phải tạm ngừng trong gần 6 tháng. Lệnh phong tỏa buộc các thanh tra viên lao động phải ở nhà, điều này cản trở họ tiến hành thanh tra ở các tỉnh không bị phong tỏa. Thanh tra viên được quyền tiến hành các cuộc thanh tra mà không báo trước và tiến hành xử phạt. Thanh tra có thể áp dụng các chế tài xử phạt, phạt tiền, thu hồi giấy phép hoạt động hoặc đăng ký, đóng cửa doanh nghiệp, đào tạo bắt buộc đối với các hành vi vi phạm pháp luật lao động. Thanh tra viên có thể tiến hành ngay lập tức các biện pháp xử lý khi có lý do cho thấy sự tồn tại một mối nguy hiểm hiện hữu và nghiêm trọng đối với sức khỏe hoặc sự an toàn của người lao động, bao gồm biện pháp tạm đình chỉ hoạt động, mặc dù hiếm khi các biện pháp này được áp dụng. Hình phạt đối với các vi phạm về tiền lương, thời giờ làm việc, an toàn lao động và sức khỏe nghề nghiệp tương xứng với hình phạt đối với các tội phạm tương tự như lừa đảo. Số lượng thanh tra viên lao động là không đủ để đảm bảo tuân thủ pháp luật lao động. Chính phủ không thực thi có hiệu quả pháp luật lao động, đặc biệt là trong trong khu vực kinh tế phi chính thức, Các báo cáo đáng tin cậy cho biết các nhà máy dệt may và giày dép thường vượt quá số giờ làm thêm tối đa, trong đó có Báo cáo thường niên của Chương trình Better Work của ILO-IFC năm 2020. Báo cáo này chỉ ra rằng mặc dù đa số các nhà máy tham gia chương trình tuân thủ quy định về số giờ làm thêm tối đa mỗi ngày là 4 giờ, nhưng 76% số nhà máy vẫn không tuân thủ quy định về số giờ làm thêm tối đa mỗi tháng (40 giờ). Trong một đợt bùng phát dịch COVID-19 nghiêm trọng, nhà chức trách ở miền Nam Việt Nam đã áp đặt các chính sách nghiêm ngặt về sản xuất, yêu cầu các nhà máy thiết lập “bong bóng” bảo vệ bằng việc cho người lao động ăn ở ngay tại nhà máy để duy trì sản xuất. Chính sách này đã dẫn đến việc hàng chục nghìn người lao động phải sống hơn 3 tháng tại các nhà máy vốn không được thiết kế cho sinh hoạt, với các lều tạm bợ và trang thiết bị vệ sinh hạn chế, gây rủi ro đối với sự an toàn và sức khỏe của người lao động, đặc biệt là lao động nữ. Hiện tượng bị thương khi làm việc do sức khỏe kém, điều kiện an toàn lao động kém và đào tạo nhân viên không đầy đủ vẫn là một vấn đề đáng quan ngại. Số vụ thương tích và tử vong liên quan đến lao động trong năm 2020 (theo dữ liệu gần đây nhất) vẫn ở mức xấp xỉ năm 2019. Trong năm 2020, chính phủ cho biết có 8.380 vụ tai nạn lao động với 8.610 nạn nhân, trong đó có 919 vụ tai nạn chết người với 966 người thiệt mạng. Trong số những vụ tai nạn chết người, có 661 vụ liên quan đến người lao động có hợp đồng và 305 vụ liên quan đến người lao động không có hợp đồng. Khu vực không chính thức: Khu vực không chính thức bao gồm các hộ kinh doanh nhỏ, tiểu thương trong các chợ truyền thống, người bán hàng ở vỉa hè hoặc bán hàng qua mạng, và người làm việc tự do trong ngành vận tải và giao hàng. Năm 2020, theo báo cáo có 20.3 triệu người làm việc trong khu vực kinh tế không chính thức. Những người lao động thuộc các nhóm dân tộc thiểu số thường làm việc trong khu vực kinh tế không chính thức, và theo ILO, người lao động không chính thức ở Việt Nam thường có thu nhập thấp và không ổn định, thời giờ làm việc kéo dài và thiếu sự bảo vệ của các thiết chế thị trường lao động. Ngoài ra, người lao động trong khu vực kinh tế không chính thức chỉ đủ điều kiện đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện và hệ thống bảo hiểm xã hội tự nguyện này chỉ bao gồm chế độ hưu trí và tử tuất. Người lao động trong khu vực kinh tế chính thức và người sử dụng lao động của họ đóng bảo hiểm xã hội với các chế độ trợ cấp ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, cũng như hưu trí và tử tuất. Báo cáo về tình hình nhân quyền
55878
https://vi.wikisource.org/wiki/B%C3%A1o%20c%C3%A1o%20T%E1%BB%B1%20do%20T%C3%B4n%20gi%C3%A1o%20Qu%E1%BB%91c%20t%E1%BA%BF%20n%C4%83m%202019
Báo cáo Tự do Tôn giáo Quốc tế năm 2019
Tóm tắt Hiến pháp Việt Nam quy định tất cả mọi người đều có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Pháp luật quy định sự kiểm soát đáng kể của chính quyền đối với các hoạt động tôn giáo và có những quy định mập mờ cho phép hạn chế tự do tôn giáo vì lợi ích an ninh quốc gia và đoàn kết xã hội. Luật Tín ngưỡng, tôn giáo, có hiệu lực từ tháng 1 năm 2018, vẫn duy trì một quy trình đăng ký và công nhận các nhóm tôn giáo gồm nhiều bước. Các chức sắc tôn giáo, đặc biệt là những người đại diện cho các nhóm chưa được công nhận hoặc chưa được cấp giấy chứng nhận đăng ký, cho biết chính quyền có nhiều hình thức sách nhiễu – bao gồm việc hành hung, bắt người, truy tố, theo dõi, hạn chế đi lại, thu giữ hoặc hủy hoại tài sản – và từ chối hoặc không trả lời yêu cầu đăng ký và/hoặc các yêu cầu xin phép khác. Vào tháng 8, Rah Lan Hip bị tuyên phạt 7 năm tù sau khi bị kết tội “phá hoại chính sách đoàn kết” khi ông này khích lệ các tín đồ đạo Tin lành Đề Ga người dân tộc thiểu số chống lại việc chính quyền gây sức ép buộc họ bỏ đạo. Tiếp tục có các báo cáo về tình trạng các tín đồ tôn giáo bị nhà chức trách sách nhiễu ở Tây Nguyên, đặc biệt là thành viên Hội thánh Tin lành đấng Christ, và ở Tây Bắc đối với các tín đồ Thiên Chúa giáo và Công giáo La Mã người H’mong, cũng như đối với các nhóm Công giáo và Tin lành ở các tỉnh Nghệ An và Tuyên Quang. Các tín đồ tôn giáo cho biết nhà chức trách địa phương hoặc cấp tỉnh thực hiện phần lớn các vụ sách nhiễu. Nhìn chung, thành viên của các nhóm đã được công nhận hoặc đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký có thể hoạt động tôn giáo mà ít bị chính quyền can thiệp hơn, mặc dù một số nhóm đã được công nhận, trong đó có Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Bắc), cho biết họ gặp nhiều khó khăn hơn trong việc sinh hoạt tập trung ở một số tỉnh, bao gồm các tỉnh Quảng Bình, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Giang và Hòa Bình. Các nhóm khác đang làm thủ tục xin đăng ký chính thức, bao gồm Hội thánh Tin lành Trưởng lão liên hiệp và Liên hữu Tin Lành Baptist Việt Nam, cũng cho biết họ gặp khó khăn trong sinh hoạt tập trung ở một số tỉnh. Thành viên các nhóm tôn giáo nói rằng một số chính quyền địa phương và cấp tỉnh sử dụng hệ thống các quy định pháp lý của địa phương và trung ương để trì hoãn, phủ nhận tính hợp pháp và trấn áp hoạt động tôn giáo của các nhóm chống lại sự quản lý chặt chẽ của chính phủ về cơ cấu lãnh đạo, chương trình đào tạo, các cuộc hội họp và các hoạt động khác của họ. Trong năm qua, chính phủ đã cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động cho Giáo hội các thánh hữu ngày sau của Chúa Giê su Ki-tô (Giáo hội Chúa Giê su Ki-tô). Mặc dù Ủy ban điều phối của Giáo hội Chúa Giê su Ki-tô đã được đăng ký vào năm 2016, việc được cấp mới đăng ký hoạt động tôn giáo đưa Giáo hội này tuân thủ với quy định của luật mới và là bước thứ hai trong quy trình để tiến tới được công nhận chính thức. Giáo hội Phật giáo Việt Nam đăng cai tổ chức Đại lễ Phật Đản Vesak của Liên Hợp quốc lần thứ 16, thu hút hơn 1.640 đại biểu quốc tế và khoảng 20.000 chức sắc Phật giáo, tăng ni, tín đồ trong nước. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tham dự Đại lễ. Đại sứ và các quan chức cấp cao khác của đại sứ quán và tổng lãnh sự quán Hoa Kỳ đã hối thúc chính phủ cho phép tất cả các nhóm tôn giáo hoạt động một cách tự do. Họ yêu cầu trao nhiều tự do hơn cho các nhóm tôn giáo đã được công nhận và kêu gọi chấm dứt các hạn chế và sách nhiễu đối với các nhóm tôn giáo chưa được công nhận hoặc chưa đăng ký. Đại sứ, Tổng lãnh sự Hoa Kỳ tại thành phố Hồ Chí Minh và các viên chức sứ quán cấp cao đã vận động cho tự do tôn giáo trong các chuyến thăm trên cả nước, trong đó có miền núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung. Đại sứ và các quan chức khác thường xuyên gặp gỡ và duy trì liên lạc với các chức sắc tôn giáo trên khắp cả nước. Phần I. Thống kê về tôn giáo Chính phủ Hoa Kỳ ước tính dân số Việt Nam là 97,9 triệu người (tính đến giữa năm 2019). Theo thống kê của Ban Tôn giáo Chính phủ (Ban TGCP) công bố tháng 1 năm 2018, 26.4% dân số được xếp vào các tín đồ tôn giáo tham gia các hoạt động tôn giáo đã được đăng ký: 14.9% là tín đồ đạo Phật, 7.4% là tín đồ Công giáo La Mã, 1.5% là tín đồ Phật giáo Hòa Hảo, 1.2% là tín đồ đạo Cao Đài, và 1.1% là tín đồ đạo Tin lành. Tuy nhiên, Ban TGCP ước tính 90% dân số theo một đạo truyền thống nào đó, có đăng ký hoặc không đăng ký. Trong cộng đồng tín đồ Phật giáo, Phật giáo Bắc Tông là tôn giáo chính của dân tộc đa số, người Kinh (Việt), còn khoảng 1.2% dân số, hầu hết là nhóm dân tộc thiểu số Khmer, thực hành Phật giáo Nam Tông. Các nhóm tôn giáo nhỏ hơn cộng lại chỉ chiếm dưới 0.16% dân số, trong đó có khoảng 70.000 người dân tộc Chăm thực hành dòng đạo Hinđu ở vùng duyên hải Nam Trung Bộ; khoảng 80.000 tín đồ Hồi giáo sống rải rác trên cả nước (trong đó khoảng 40% theo dòng Sunni; 60% còn lại theo dòng Bani Islam); khoảng 3.000 người theo đạo Baha’i; và xấp xỉ 1.000 người là tín đồ thuộc Giáo hội Chúa Giê su Ki tô). Các nhóm tôn giáo bản địa (đạo Bửu Sơn Kỳ Hương, đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Minh Sư Đạo, Minh Lý Đạo, Tịnh Độ Cư Sĩ Phật Hội, Phật Giáo Hiếu Nghĩa Tà Lơn) chiếm tổng cộng 0.34%. Một nhóm nhỏ, phần lớn là người nước ngoài, theo đạo Do Thái cư trú ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Các công dân khác không theo tôn giáo nào, hoặc theo các tín ngưỡng thờ linh vật, thờ cúng tổ tiên, thành hoàng làng, các vị thánh bảo hộ, các anh hùng dân tộc, hoặc những người được kính trọng ở địa phương. Nhiều cá nhân kết hợp giữa các hình thức thờ cúng truyền thống và giáo lý tôn giáo, đặc biệt là đạo Phật và đạo Thiên Chúa. Các dân tộc thiểu số chiếm khoảng 14% dân số. Dựa theo ước tính của các tín đồ, có khoảng 2/3 tín đồ Tin lành là người dân tộc thiểu số, bao gồm các nhóm ở khu vực Tây Bắc (H’mông, Dao, Thái và các dân tộc khác) và Tây Nguyên (Êđê, Jarai, Xêđăng và M’nông và các dân tộc khác). Nhóm dân tộc Khmer Krom chủ yếu theo dòng Phật giáo Nam Tông. Phần II. Tình hình tôn trọng tự do tôn giáo của Chính phủ Khung pháp lý Hiến pháp quy định mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, bao gồm cả quyền tự do không theo một tôn giáo nào. Hiến pháp thừa nhận quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng của những người bị hạn chế quyền, bao gồm tù nhân hoặc người nước ngoài và người không có quốc tịch. Hiến pháp quy định tất cả các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật và nhà nước phải tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Hiến pháp cấm công dân vi phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật. Luật Tín ngưỡng, tôn giáo và Nghị định 162 hướng dẫn thi hành Luật, có hiệu lực từ tháng 1 năm 2018, là các văn bản pháp luật chủ yếu điều chỉnh các nhóm tôn giáo và hoạt động của họ. Đến cuối năm, chính phủ vẫn chưa ban hành nghị định quy định các hình thức xử phạt đối với hành vi vi phạm luật mới. Tuy nhiên, Ban TGCP khẳng định rằng dự thảo nghị định quy định về xử phạt không quá quan trọng bởi các luật khác đã quy định buộc người dân tuân thủ luật của nhà nước. Luật Tín ngưỡng, tôn giáo tái khẳng định quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân và cũng quy định rằng các cá nhân không được lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo để phá hoại hòa bình, độc lập, thống nhất đất nước; kích động bạo lực hoặc tuyên truyền chiến tranh; tuyên truyền trái với pháp luật, chính sách của nhà nước; chia rẽ nhân dân, chia rẽ các dân tộc, chia rẽ tôn giáo; gây rối trật tự công cộng, xâm hại đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người khác, cản trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân, hoạt động mê tín dị đoan hoặc thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật khác. Luật An ninh mạng, có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1, cho phép chính quyền theo dõi dữ liệu người dùng trực tuyến và hoạt động trên mạng xã hội nhằm “bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự xã hội”. Luật cấm người dùng thực hiện các hành vi tổ chức trực tuyến nhằm mục đích “chống nhà nước”, “xuyên tạc lịch sử”, “phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc, và thực hiện các hành vi xúc phạm tôn giáo, phân biệt đối xử về giới, phân biệt chủng tộc. Luật cũng định nghĩa tuyên truyền chống nhà nước là “gây thù hận giữa các dân tộc, tôn giáo, và nhân dân các nước”. Chính phủ đã công nhận 38 tổ chức tôn giáo và một pháp môn (một tập hợp các thực hành tín ngưỡng) thuộc 15 tôn giáo riêng biệt theo phân loại của Chính phủ. 15 tôn giáo đó là: Phật giáo, Hồi giáo, Bahai, Công giáo, Tin lành, Giáo hội các tín hữu ngày sau của Chúa Giê su Ki Tô, Phật giáo Hòa Hảo, Cao Đài, Bửu Sơn Kỳ Hương, Tịnh Độ Cư Sĩ Phật Hội, Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Phật Đường Nam Tông Minh Sư Đạo, Minh Lý Đạo Tam Tông Miếu, đạo Bà la môn Khơ me và Phật giáo Hiếu Nghĩa Tà Lơn. Các hệ phái thuộc mỗi tôn giáo này phải làm thủ tục đăng ký và/hoặc công nhận riêng. Còn bốn nhóm nữa là Hội thánh Phúc âm ngũ tuần, Phật giáo Hiếu Nghĩa Tà Lơn, Hội thánh Phúc âm Toàn vẹn Việt Nam, và Hội thánh Tin lành Liên hiệp Truyền giáo Việt Nam đã được cấp “đăng ký hoạt động tôn giáo” nhưng chưa được công nhận là tổ chức tôn giáo chính thức. Luật quy định sự kiểm soát của chính quyền đối với hoạt động tôn giáo và cho phép hạn chế tự do tôn giáo vì lợi ích “an ninh quốc gia” và “đoàn kết xã hội.” Luật quy định cụ thể rằng các tổ chức tôn giáo đã được công nhận và các nhóm tôn giáo trực thuộc của chúng là các pháp nhân phi thương mại. Luật cũng quy định rằng các tổ chức tôn giáo được phép tiến hành các hoạt động giáo dục, y tế, bảo trợ xã hội, từ thiện, nhân đạo theo quy định của pháp luật có liên quan. Ban TGCP, một trong 18 đơn vị thuộc Bộ Nội vụ, chịu trách nhiệm thi hành các luật và nghị định về tôn giáo, có hệ thống cơ quan ở cấp trung ương, cấp tỉnh, và ở một số khu vực còn có văn phòng ở cấp huyện. Luật quy định trách nhiệm cụ thể của Ban Tôn giáo ở cấp trung ương, cấp tỉnh và cấp địa phương, và giao một số nhiệm vụ quản lý nhà nước liên quan đến tôn giáo cho ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cấp địa phương (tức là giao cho lãnh đạo địa phương). Ban TGCP cấp trung ương có trách nhiệm phổ biến thông tin cho các cấp chính quyền và bảo đảm thống nhất áp dụng pháp luật về tôn giáo ở các cấp tỉnh, huyện, xã và thôn. Theo luật, việc ép buộc người khác theo hoặc từ bỏ một tôn giáo hoặc tín ngưỡng bị nghiêm cấm. Luật quy định các tín đồ tôn giáo phải đăng ký “hoạt động tôn giáo” với chính quyền cấp xã nơi “đặt địa điểm hợp pháp để sinh hoạt tôn giáo” và quy định một quy trình hợp pháp hóa gồm hai bước để các tổ chức tôn giáo có thể tập trung tại một địa điểm xác định để “thực hành nghi lễ thờ cúng, cầu nguyện, hoặc bày tỏ niềm tin tôn giáo”. Bước đầu tiên là “đăng ký hoạt động tôn giáo” tại Ban Tôn giáo cấp tỉnh hoặc cấp trung ương, tùy thuộc vào phạm vi hoạt động về mặt địa lý của tổ chức đó. Việc đăng ký hoạt động tôn giáo cho phép nhóm tôn giáo được tổ chức các cuộc lễ tôn giáo và sinh hoạt tôn giáo; giảng đạo và tổ chức các lớp học tôn giáo tại địa điểm đã được duyệt; bầu, bổ nhiệm, hoặc suy cử các chức sắc tôn giáo; sửa chữa, cải tạo trụ sở; thực hiện các hoạt động từ thiện, nhân đạo; tổ chức đại hội để thông qua hiến chương của tổ chức. Để được cấp đăng ký, nhóm tôn giáo phải nộp một bộ hồ sơ chi tiết với thông tin về giáo lý, quá trình hoạt động, điều lệ, ban lãnh đạo, các thành viên và minh chứng về việc có địa điểm hội họp hợp pháp. Ban Tôn giáo cấp tỉnh hoặc Bộ Nội vụ, tùy thuộc vào việc tổ chức tôn giáo xin cấp đăng ký đang hoạt động ở một hay nhiều tỉnh, có trách nhiệm chấp thuận hồ sơ đăng ký hợp lệ trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ. Ban Tôn giáo cấp tỉnh hoặc Bộ Nội vụ phải trả lời bằng văn bản nếu từ chối cấp đăng ký. Bước thứ hai trong quy trình hợp pháp hóa là công nhận. Một tổ chức tôn giáo có thể làm thủ tục xin được công nhận sau khi đã hoạt động liên tục trong ít nhất năm năm kể từ ngày được cấp “đăng ký hoạt động tôn giáo”. Tổ chức tôn giáo đó phải có hiến chương và điều lệ hợp pháp, ban lãnh đạo có lý lịch tốt và không có án tích, và đã tự chủ trong quản lý tài sản và thực hiện các giao dịch. Để được công nhận, tổ chức tôn giáo phải nộp một bộ hồ sơ chi tiết cho Ban Tôn giáo cấp tỉnh hoặc cấp trung ương, phụ thuộc vào phạm vi hoạt động về địa lý của tổ chức đó. Hồ sơ phải bao gồm đơn đề nghị công nhận bằng văn bản, nêu rõ cơ cấu tổ chức, thành viên, phạm vi hoạt động về địa lý và địa điểm đặt trụ sở; bản tóm tắt quá trình hoạt động, giáo lý, giáo luật và lễ nghi; danh sách, sơ yếu lý lịch, phiếu lý lịch tư pháp và bản tóm tắt quá trình hoạt động tôn giáo của người đại diện và những người dự kiến lãnh đạo tổ chức; hiến chương; bản kê khai tài sản hợp pháp của tổ chức; và giấy tờ chứng minh có địa điểm hợp pháp để đặt trụ sở. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền hoặc Bộ Nội vụ có trách nhiệm chấp thuận hồ sơ đề nghị công nhận hợp lệ trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Bộ Nội vụ phải trả lời bằng văn bản nếu từ chối hồ sơ. Tổ chức tôn giáo đã được công nhận được phép tiến hành hoạt động tôn giáo phù hợp với hiến chương của tổ chức; tổ chức sinh hoạt tôn giáo; xuất bản các kinh sách tôn giáo và các ấn phẩm khác; sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu các văn hóa phẩm tôn giáo và đồ dùng tôn giáo; cải tạo, nâng cấp, hoặc xây dựng các cơ sở tôn giáo mới; nhận tài trợ hợp pháp từ các nguồn trong nước và nước ngoài, bên cạnh các quyền khác. Luật quy định rằng các tổ chức tôn giáo và tổ chức tôn giáo trực thuộc, nhà tu hành và tín đồ có quyền khiếu nại hoặc khởi kiện vụ án dân sự, vụ án hành chính, hoặc khiếu nại chính thức về cán bộ hoặc cơ quan nhà nước (tố cáo) theo các luật và nghị định có liên quan. Luật cũng quy định rằng các tổ chức, cá nhân có quyền khởi kiện vụ án dân sự tại tòa án về hành vi của các nhóm tôn giáo hoặc các tín đồ tôn giáo. Trong pháp luật trước đây không có quy định cụ thể tương tự. Theo luật, tổ chức tôn giáo được định nghĩa là “nhóm tôn giáo đã được chính quyền công nhận về mặt pháp lý”. Luật quy định một quy trình riêng để các tổ chức tôn giáo chưa đăng ký, chưa được công nhận được phép tiến hành một số hoạt động tôn giáo cụ thể bằng cách nộp hồ sơ cho ủy ban nhân dân cấp xã. Pháp luật yêu cầu ủy ban nhân dân phải trả lời bằng văn bản về hồ sơ đó trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ. Luật quy định cụ thể nhiều hoạt động tôn giáo phải được chính quyền trung ương và/hoặc địa phương chấp thuận trước hoặc được đăng ký. Các hoạt động này bao gồm “hoạt động tín ngưỡng” (được định nghĩa là các sinh hoạt làng xã truyền thống liên quan đến thờ cúng tổ tiên, các vị anh hùng, hoặc thờ cúng dân gian); “lễ hội tín ngưỡng” được tổ chức lần đầu; thành lập, chia, tách, hoặc sáp nhập các tổ chức tôn giáo trực thuộc; phong phẩm, bổ nhiệm, hoặc suy cử các chức sắc, chức việc (hoặc người có chức vụ trong tổ chức); thành lập cơ sở đào tạo tôn giáo; tổ chức các lớp bồi dưỡng về tôn giáo; tổ chức đại hội tôn giáo; tổ chức các sự kiện tôn giáo, giảng đạo, truyền đạo bên ngoài các địa điểm đã được phê duyệt; đi ra nước ngoài để tiến hành các hoạt động tôn giáo hoặc đào tạo; tham gia tổ chức tôn giáo nước ngoài. Một số hoạt động tôn giáo không buộc phải được chấp thuận trước, nhưng phải thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Các hoạt động phải thông báo bao gồm “các lễ hội tín ngưỡng” thường xuyên hoặc theo định kỳ; cách chức, bãi nhiệm chức sắc; tiến hành các hoạt động quyên góp; thông báo về số lượng tuyển sinh tại chủng viện hoặc trường học tôn giáo; sửa chữa, cải tạo cơ sở tôn giáo không phải là di tích lịch sử-văn hóa; phong phẩm, bổ nhiệm, suy cử chức sắc tôn giáo (chẳng hạn hòa thượng); thuyên chuyển, cách chức, bãi nhiệm chức sắc, chức việc (hoặc người có chức vụ trong tổ chức); thực hiện các hoạt động tại cơ sở đào tạo tôn giáo đã được phê duyệt; các hoạt động tôn giáo thường xuyên (được định nghĩa là “truyền bá tôn giáo, thực hành giáo lý, lễ nghi tôn giáo và quản lý tổ chức tôn giáo”); và các hội nghị nội bộ của tổ chức tôn giáo. Luật quy định tù nhân được tiếp cận các tài liệu tôn giáo trong khi bị giam giữ với các điều kiện nhất định. Luật bảo lưu quyền của chính phủ trong việc hạn chế “bảo đảm” quyền này. Nghị định 162 quy định rằng người bị giam giữ có thể sử dụng các tài liệu tôn giáo được xuất bản và lưu hành hợp pháp, phù hợp với các quy định pháp luật về tạm giữ, tạm giam, phạt tù hoặc các hình thức giam giữ khác. Việc sử dụng và/hoặc sinh hoạt này không được ảnh hưởng đến quyền có tín ngưỡng, tôn giáo hoặc không có tín ngưỡng, tôn giáo của những người khác và không được trái với các luật có liên quan. Nghị định quy định rằng Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm hướng dẫn việc quản lý các tài liệu tôn giáo, thời gian, địa điểm sử dụng các tài liệu này. Luật quy định các tổ chức tôn giáo phải tuân thủ nhiều luật khác đối với một số hoạt động nhất định. Các tổ chức tôn giáo được phép tiến hành các hoạt động giáo dục, y tế, từ thiện, nhân đạo theo quy định của các luật có liên quan, nhưng không quy định rõ hoạt động nào là được phép. Ngoài ra, việc xây dựng hoặc cải tạo các cơ sở tôn giáo phải tuân thủ các luật và quy định có liên quan về xây dựng, và người nước ngoài tham gia các hoạt động tôn giáo phải tuân thủ pháp luật về nhập cảnh. Luật quy định việc xuất bản, sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu các kinh sách tôn giáo phải tuân thủ các luật và quy định có liên quan đến xuất bản. Luật xuất bản quy định mọi nhà xuất bản phải là các tổ chức công đã được cấp phép hoặc là doanh nghiệp nhà nước. Các nhà xuất bản phải được chính phủ phê duyệt trước khi xuất bản tất cả các ấn phẩm, trong đó có các kinh sách tôn giáo. Theo quy định trong nghị định, chỉ Nhà xuất bản Tôn giáo mới có thể xuất bản sách tôn giáo. Bất kỳ nhà sách nào cũng có thể bán kinh sách tôn giáo và các tài liệu tôn giáo khác đã được xuất bản một cách hợp pháp. Hiến pháp quy định nhà nước đại diện cho toàn dân sở hữu và quản lý toàn bộ đất đai. Theo luật, việc sử dụng đất của các tổ chức tôn giáo phải phù hợp với luật đất đai và các nghị định có liên quan. Luật đất đai công nhận rằng các cơ sở tôn giáo và trường học tôn giáo đã được cấp phép có thể có quyền sử dụng đất và được giao đất hoặc cho thuê đất. Luật quy định các cơ sở tôn giáo đủ điều kiện được nhà nước bồi thường nếu đất của họ bị thu hồi vì mục đích công cộng. Luật cho phép ủy ban nhân dân cấp tỉnh thu hồi đất vì mục đích công cộng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng các cơ sở tôn giáo. Theo luật, ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thể cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất “lâu dài và ổn định” cho các cơ sở tôn giáo nếu họ được phép hoạt động, đất không có tranh chấp, và đất không phải có được từ việc nhận chuyển nhượng hoặc tặng cho sau ngày 1/7/2004. Các cơ sở tôn giáo không được phép chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, tặng cho hoặc thế chấp quyền sử dụng đất của họ. Trong trường hợp có tranh chấp đất đai liên quan đến cơ sở tôn giáo, chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết tranh chấp. Các bên không đồng ý với quyết định của chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền khiếu nại với Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại tòa án. Trên thực tế, nếu một tổ chức tôn giáo chưa được công nhận, các thành viên của giáo đoàn có thể được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất dưới danh nghĩa cá nhân, nhưng giấy chứng nhận này không được cấp cho tổ chức với tư cách là một cơ sở tôn giáo. Việc cải tạo hoặc nâng cấp cơ sở tôn giáo thuộc sở hữu của tổ chức tôn giáo cũng phải được thông báo cho chính quyền, mặc dù không nhất thiết phải có giấy phép, tùy thuộc vào mức độ cải tạo. Chính phủ không cho phép giảng dạy tôn giáo trong các trường công lập và trường tư. Các trường tư phải tuân theo khung chương trình đào tạo được chính phủ phê duyệt, và khung chương trình này không cho phép giảng dạy tôn giáo. Có các trường tư do các tổ chức tôn giáo điều hành, nhưng các trường này bị cấm giáo dục về tôn giáo. Luật có các quy định riêng đối với người nước ngoài cư trú hợp pháp ở Việt Nam được xin phép hoạt động tôn giáo, giảng dạy, tham dự các chương trình đào tạo tôn giáo trong nước, hoặc giảng đạo trong các cơ sở tôn giáo trong nước. Luật yêu cầu các tổ chức tôn giáo hoặc công dân Việt Nam phải được chính phủ cho phép trước khi đăng cai tổ chức hoặc tiến hành bất kỳ hoạt động tôn giáo nào liên quan đến tổ chức, cá nhân nước ngoài hoặc xuất cảnh ra nước ngoài. Pháp luật hiện hành cũng quy định các điều kiện để người nước ngoài hoạt động tôn giáo ở Việt Nam, bao gồm những người tham gia bồi dưỡng tôn giáo, phong phẩm và tham gia ban lãnh đạo, được phép tiến hành các hoạt động của họ. Việt Nam là thành viên của Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị. Động thái thực tế của chính phủ Vào tháng 9, thành viên các nhóm dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên cho biết các quan chức chính quyền tiếp tục hành hung, giám sát, thẩm vấn, bắt bớ tùy tiện và phân biệt đối xử đối với họ, một phần là do các sinh hoạt tôn giáo của họ. Các quan chức chính quyền địa phương nói rằng các tín đồ đạo Tin lành Đề Ga, một nhóm tôn giáo theo một hệ phái của Thiên Chúa giáo không được chính quyền công nhận, đã kích động việc ly khai bạo lực của người dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên từ năm 2001 đến năm 2008. Báo chí nhà nước đã đăng tải những bài viết cảnh báo các cá nhân rằng đạo Tin lành Đề Ga nhằm tiến hành các hoạt động chống chính quyền. Trong một số trường hợp, các cá nhân người dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên nói rằng do bị đàn áp về xã hội và tôn giáo nên họ phải trốn chạy sang Campuchia và Thái Lan, trong đó khoảng 250-300 người đã xin tị nạn ở các nước này từ năm 2017, theo báo cáo của một tổ chức phi chính phủ có trụ sở ở Hoa Kỳ hoạt động về quyền của người dân tộc thiểu số. Một số người xin tị nạn ở Thái Lan cho biết nhà chức trách Việt Nam ở địa phương (cấp xã) tiếp tục sách nhiễu họ thông qua mạng xã hội và trong một số trường hợp còn đe dọa và hành hung người thân của họ ở quê nhà. Ngày 9 tháng 8, Tòa án nhân dân tỉnh Gia Lai xét xử tín đồ đạo Tin lành Đề Ga Rah Lan Hip về tội “phá hoại chính sách đoàn kết” và tuyên phạt ông này 7 năm tù và 3 năm quản chế. Theo cáo trạng, Rah Lan Hip dùng tài khoản Facebook của mình có tên là “Kieu Rah Lan” để chia sẻ nhiều bài viết về đạo Tin lành Đề Ga. Theo các bài viết đăng tải trên báo chí nhà nước, chính phủ không coi đạo Tin lành Đề Ga là một nhóm tôn giáo, mà là một phong trào chính trị ly khai do “các thế lực thù địch” kiểm soát nhằm phá hoại chính sách đoàn kết dân tộc của Việt Nam. Theo các nhà hoạt động nhân quyền, từ tháng 6 năm 2018 đến tháng 3 năm 2019, Rah Lan Hip và hai cá nhân khác đã sử dụng Facebook để liên hệ với 1.304 tín đồ đạo Tin lành Đề Ga, trong đó có hai người mới được ra tù, để khích lệ họ chống lại các nỗ lực của chính quyền trong việc thuyết phục họ từ bỏ đạo Tin lành Đề Ga. Các nguồn tin báo chí độc lập tiếp tục báo cáo về tình trạng căng thẳng và tranh chấp – đôi khi có bạo lực – giữa các tín đồ Công giáo và nhà chức trách ở giáo phận Vinh và Hà Tĩnh thuộc các tỉnh miền Trung Nghệ An và Hà Tĩnh. Báo chí đưa tin về các sự việc này trong nhiều trường hợp không nhất quán. Chẳng hạn, ngày 9 tháng 5, báo chí đưa tin rằng Cha Paul Nguyễn Xuân Tính, mục sư giáo xứ Khe Sắn, Giáo phận Hà Tĩnh, bị hai người đàn ông tấn công, hành hung khi đang trên đường từ nhà thờ đến nhà một giáo dân ở xã Sơn Lâm, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. Một số quan sát viên cho biết những người tấn công là cảnh sát mặc thường phục và gọi tên mục sư trước khi hành hung ông này. Tuy nhiên, những người khác nói rằng một cá nhân không xác định được danh tính đã cố ý dùng xe máy chặn đường, dẫn đến hai bên cãi cọ và chuyển thành bạo lực khi mục sư là người ra quả đấm trước tiên. Ngày 7 tháng 5, công an tỉnh Nghệ An bắt Nguyễn Năng Tĩnh, nhà hoạt động Công giáo đồng thời là giáo viên dạy nhạc một trường công, với cáo buộc về tội “làm, tàng trữ, phát tán thông tin, tài liệu, đồ vật nhằm mục đích chống Nhà nước”. Ngày 15 tháng 11, ông Tĩnh bị tuyên án 11 năm tù giam. Ngày 19 tháng 4, những người dùng mạng xã hội báo cáo rằng các cá nhân đeo mặt nạ được vũ trang bằng nông cụ và bình xịt hơi cay đã xông vào một ngôi nhà nơi 7 tín đồ đạo Tin lành tham dự một hoạt động tôn giáo “đã được đăng ký” đang lưu trú ở xã Tân Dĩnh, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang. Theo báo cáo, các cá nhân này đã phá cửa và dùng bình xịt hơi cay tấn công những người trong nhà, hủy hoại tài sản cá nhân của họ. Trước khi rời đi, những kẻ đột nhập đã thu thập tất cả các tài liệu tôn giáo, bao gồm kinh thánh và các giấy tờ cá nhân, và ép buộc những người cầu nguyện phải đốt các tài liệu này. Mặc dù các nhân chứng cho biết có nhiều cảnh sát mặc đồng phục hiện diện ở bên ngoài ngôi nhà, nhưng không có sự can thiệp nào của cảnh sát. Ngày 5 tháng 2, theo báo cáo, hàng trăm cảnh sát trấn áp bạo động được trang bị roi điện và súng trường tự động đã bao vây xóm Nà Héng, xã Nam Quang, huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng, nơi các tín đồ đạo Dương Văn Mình đang tổ chức lễ hội Tết Nguyên đán. Theo các nhân chứng, cảnh sát đã hành hung những người tham gia lễ hội không chịu giải tán. Dương Văn Mình, giáo chủ và là người sáng lập đạo Dương Văn Mình, cho biết chính quyền đã đặt các chốt kiểm tra xung quanh lễ hội để ngăn không cho các tín đồ tham dự và hành hung những người không tuân thủ. Nhóm tôn giáo này, được các học giả quốc tế mô tả là “phong trào thiên niên kỷ của người H’mong (đấu tranh để thay đổi xã hội), tiếp tục chống lại sức ép của chính quyền nhằm đề nghị được công nhận chính thức. Trong năm qua, theo báo cáo, chính quyền đã viện dẫn Luật An ninh mạng khi bắt và thẩm vấn các cộng đồng dân tộc và tôn giáo thiểu số. Liên đoàn Khmer Kampuchea-Krom (KKF) báo cáo có một số vụ việc trong đó các tín đồ Phật giáo Khmer Krom bị bắt, thẩm vấn và giam giữ vì truy cập vào trang web và trang Facebook của KKF. Theo các thành viên KKF, chính quyền nói rằng tổ chức này là một nhóm ly khai “chống nhà nước”, nhưng các thành viên KKF cho biết đây là một tổ chức hoạt động bảo vệ di sản dân tộc, tự do tôn giáo và nhân quyền. Theo một tổ chức phi chính phủ quốc tế về nhân quyền, vào tháng 12, nhà chức trách đã đe dọa giết, tịch thu điện thoại di động, bắt và thẩm vấn các tín đồ đạo Tin lành Đề Ga ở huyện Mdrak, tỉnh Đắk Lắk vì đã lập một trang Facebook cho Hội thánh Đề Ga Quốc tế (IDC) và đăng trên Facebook về hội thánh và các hoạt động tôn giáo. Các thành viên IDC nói rằng nhà chức trách buộc họ cam kết bằng văn bản về việc chấm dứt đăng các thông tin về IDC và cảnh báo họ rằng việc sử dụng điện thoại di động cho các hoạt động tôn giáo và vận động nhân quyền là bị cấm theo Luật An ninh mạng. Cũng trong tháng 12, ở huyện Cu Mgar, tỉnh Đắk Lắk, một tổ chức phi chính phủ báo cáo rằng nhà chức trách đã bắt một thành viên Hội thánh Tin lành đấng Christ do “vi phạm Luật An ninh mạng” bằng cách phát tán thông tin về các lãnh đạo hội thánh. Thành viên đó cho biết nhà chức trách đã buộc ông này phải bỏ đạo, ký bản nhận tội, và cam kết bằng văn bản là sẽ không liên hệ với cộng đồng quốc tế, không tiếp tục các hoạt động của hội thánh hoặc tổ chức kỷ niệm Lễ Giáng sinh. Liên hữu Tin lành Baptist Việt Nam, một nhóm tôn giáo chưa được đăng ký, báo cáo rằng trong năm qua, chính quyền địa phương ở Hà Nội, Thanh Hóa và Hải Dương tiếp tục ngăn cản và cắt ngang các cuộc sinh hoạt tôn giáo ở các nhà thờ tại gia chưa được đăng ký. Theo nhiều giám mục và linh mục Công giáo, chính quyền cũng tiếp tục sách nhiễu các linh mục Công giáo thẳng thắn thể hiện quan điểm của mình và ngăn cản hoặc cắt ngang các nghi lễ Công giáo ở các vùng sâu, vùng xa bằng cách ngăn không cho giáo dân tiếp cận các nhà thờ tại gia chưa được đăng ký hoặc đe dọa người tổ chức các nghi lễ đó. Theo các tín đồ Công giáo địa phương, vào tháng 4, nhà chức trách ở huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu đã từ chối không cho phép cộng đồng Công giáo ở xã Hố Mít tổ chức thánh lễ Phục sinh. Nhà chức trách địa phương nói rằng các tín đồ Công giáo trong xã là những người mới cải đạo và chưa được đăng ký là tín đồ Công giáo trong cộng đồng, do đó họ chưa hoàn thành các nghĩa vụ theo quy định của luật. Tiếp tục có báo cáo về việc sách nhiễu giáo dân bởi Hội Cờ đỏ, một nhóm ủng hộ chính quyền, mặc dù theo báo cáo, hội này đã tự giải thể vào tháng 3 năm 2018. Các chức sắc Công giáo cũng báo cáo về việc sách nhiễu trên mạng của Lực lượng 47, một nhóm có nhiệm vụ bác bỏ những lời chỉ trích chính quyền trên mạng xã hội, được lấy tên của một đơn vị an ninh mạng thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; các chức sắc Công giáo không chắc chắn việc sách nhiễu này có phải do nhà nước bảo trợ hay không. Liên hữu Tin lành Baptist Việt Nam (VBC) báo cáo rằng công an tỉnh Quảng Ninh và Hạ Long đã nhiều lần đề nghị gặp các mục sư VBC ở địa phương. Các nguồn tin của VBC cho biết công an yêu cầu VBC không được công khai các sự việc sách nhiễu chống lại các chi phái VBC và VBC phải chia sẻ với chính quyền tỉnh danh tính của các chi phái đạo Tin lành khác chưa được đăng ký. Từ tháng 7 đến tháng 11, người dân trong xã và các cán bộ công an huyện ở huyện Krông Pắc và thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đăk Lăk, đã công khai lên án các thành viên Hội thánh Tin lành đấng Christ là Ksor Sun, Mục sư Y Nuen Ayun, Y Jon Ayun, Y Nguyet Bkrong, và Y Kuo Bya, theo một tổ chức nhân quyền quốc tế phi chính phủ. Cảnh sát cáo buộc những cá nhân này hoạt động chống chính quyền và Đảng Cộng sản Việt Nam. Theo báo cáo, cảnh sát nói rằng những người này phải bị tù giam và phải rời khỏi Hội thánh Tin lành đấng Christ, chấm dứt gặp gỡ các nhà ngoại giao nước ngoài nếu họ muốn tiếp tục ở lại cộng đồng. Chang A Dơ, một chức sắc địa phương và thành viên Hội thánh Tin lành Việt Nam ở bản Đoàn Kết, xã Đăk Ngo, huyện Tuy Đức, tỉnh Đăk Nông, báo cáo rằng chính quyền địa phương tiếp tục sách nhiễu ông ta. Một số lãnh đạo tôn giáo bị hạn chế đi lại, và lãnh đạo và tín đồ của một số nhóm tôn giáo bị chính quyền hạn chế đi lại. Dòng Chúa cứu thế cho biết nhà chức trách vẫn giữ hộ chiếu tịch thu năm 2018 của ít nhất 2 linh mục của dòng tu này. Một số mục sư công khai lên tiếng chỉ trích chính quyền bày tỏ quan ngại về việc đi ra nước ngoài do sợ bị chặn lại ở cửa khẩu hoặc bị giam giữ khi trở về nước. Một số nhà lãnh đạo độc lập và chức sắc tôn giáo thuộc các tổ chức tôn giáo chưa được công nhận tham dự Hội nghị Tự do tôn giáo, tín ngưỡng Đông Nam Á năm 2018 (SEAFORB) ở Thái Lan cho biết họ bị sách nhiễu khi trở về Việt Nam. Tín đồ đạo Cao Đài Nguyễn Văn Thiết báo cáo rằng chính quyền cấp tỉnh ở Tây Ninh ngăn không cho ông xuất cảnh, do đó đã tước đi của ông cơ hội tham gia hội nghị SEAFORB 2019. Vào tháng 12, hơn một chục cán bộ chính quyền xã Mỹ Phước Tây, tỉnh Tiền Giang đã xông vào nhà của một tín đồ hội thánh Cao Đài chưa được công nhận và cáo buộc bà tham gia vào nghi lễ đặt biểu ngữ “Thiên Nhãn” Cao Đài trên bàn thờ trong nhà của bà mà không đăng ký trước. Tín đồ này cho biết bà đã thông báo cho nhà chức trách vào ngày hôm trước. Bà nói rằng chính quyền cũng đặt một chốt kiểm tra giao thông để chặn lại và ghi chép danh tính các tín đồ khác trên đường đến nhà bà để dự nghi lễ. Ngày 12 tháng 9, các cán bộ địa phương và công an đã ngăn không cho Phan Văn Dũng, một cư dân ấp Hưng Quới, xã Hưng Thạnh, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang, tổ chức một nghi lễ truyền thống cho một người bạn có mẹ đã mất. Các cán bộ nói với ông Dũng rằng nghi lễ này vi phạm Luật Tín ngưỡng, tôn giáo, và hệ phái Cao Đài mà ông ta đang theo không được pháp luật công nhận. Theo các quan sát viên địa phương, nhà chức trách ở khu vực miền núi phía bắc tiếp tục phá hủy “Nhà Đòn” (công trình linh thiêng để cất giữ thi hài và đồ dùng tang lễ cho các tín đồ đạo Dương Văn Mình). Các tín đồ đạo Dương Văn Mình mô tả việc nhà chức trách tiếp tục phá hủy dần các công trình này như một biện pháp “gây đau đớn về tâm lý”. Trong năm qua, chỉ riêng ở huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng, chính quyền địa phương đã phá hủy 13 nhà đòn. Các tín đồ đạo Dương Văn Mình báo cáo rằng nhà chức trách đã phá hủy hơn 130 nhà đòn trong mấy năm qua. Báo chí nhà nước và các trang web ủng hộ chính quyền đôi khi đưa tin rằng các nhà đòn được xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp. Chính quyền cấp tỉnh và địa phương tiếp tục các dự án phát triển kinh tế - xã hội mà đòi hỏi phải thu hồi quyền sử dụng đất và phá dỡ tài sản của các tổ chức tôn giáo hoặc các cá nhân trên cả nước. Theo báo cáo, nhà chức trách không can thiệp một cách có hiệu quả vào nhiều tranh chấp đất đai liên quan đến các tổ chức tôn giáo hoặc các tín đồ tôn giáo; trong hầu hết các trường hợp, các tổ chức tôn giáo hoặc tín đồ không thành công trong việc giữ lại quyền sử dụng đất của họ. Báo chí nhà nước và các trang web ủng hộ chính quyền khẳng định rằng các linh mục Công giáo ở nhiều giáo xứ đã chiếm giữ hoặc hối thúc giáo dân sử dụng hoặc chiếm giữ trái phép đất đai được sử dụng hợp pháp bởi những người dân khác không phải tín đồ Công giáo hoặc bởi chính quyền. Cũng có những trường hợp giáo dân được cho là đã “sử dụng đất không đúng mục đích”, ví dụ, chuyển đổi một thửa đất nông nghiệp thành sân bóng đá mà không được sự chấp thuận của nhà chức trách có thẩm quyền. Tuy nhiên, các linh mục Công giáo chỉ ra nhiều ví dụ về việc chính quyền tịch thu đất của Giáo hội, phân lô và bán lại nhằm mục đích thương mại. Ngày 31 tháng 12, chính quyền thành phố Hồ Chí Minh đã công nhận danh hiệu “Di sản kiến trúc nghệ thuật” cấp thành phố cho Nhà thờ Thủ Thiêm và Tu viện Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm. Sự kiện này đã chấm dứt tình trạng bế tắc nhiều năm giữa nhà thờ và chính quyền địa phương về kế hoạch phá dỡ khu tổ hợp nhà thờ. Thủ Thiêm là nhà thờ đầu tiên được công nhận di tích lịch sử ở miền Nam Việt Nam. Các lãnh đạo tôn giáo tiếp tục nói rằng các luật và quy định hiện hành về giáo dục, y tế, xuất bản và xây dựng vẫn còn hạn chế đối với các nhóm tôn giáo và cần được sửa đổi để cho phép các nhóm tôn giáo có tự do lớn hơn trong việc thực hiện các hoạt động nói trên. Ngày 23 tháng 10, Ban TGCP cấp “giấy chứng nhận công nhận tổ chức tôn giáo” cho Hội thánh Phúc âm Ngũ tuần Việt Nam ở thành phố Hồ Chí Minh theo quy định của Luật Tín ngưỡng, tôn giáo. Trong năm qua, chính phủ đã cấp đăng ký cho Hội thánh Tin lành đấng Christ. Mặc dù ủy ban điều phối của Hội thánh Tin lành đấng Christ được đăng ký năm 2016, việc được cấp đăng ký hoạt động tôn giáo đưa Hội thánh tuân thủ với luật mới và là bước thứ hai trong quy trình ba bước để được công nhận. Các nhóm tôn giáo đã đăng ký và chưa đăng ký tiếp tục cho biết các cơ quan nhà nước đôi khi không trả lời hồ sơ đăng ký hoặc đề nghị chấp thuận hoạt động tôn giáo trong đúng thời hạn do luật quy định, nếu có trả lời, và thường không nêu rõ lý do từ chối hồ sơ theo như luật yêu cầu. Theo báo cáo, một số chính quyền địa phương yêu cầu cung cấp các tài liệu và thông tin ngoài những gì luật quy định. Một số chức sắc tôn giáo cho biết nhà chức trách đôi khi đòi quà hối lộ để chấp thuận hồ sơ dễ hơn. Các nhà chức trách thường giải thích việc trì hoãn và từ chối là do người nộp hồ sơ không khai đúng các mẫu hoặc không cung cấp đầy đủ thông tin. Các nhóm tôn giáo nói rằng quy trình đăng ký các nhóm tôn giáo hoặc thông báo hoạt động ở các địa điểm mới hoặc địa điểm ở xa là đặc biệt khó khăn. Hội thánh Tin lành Việt Nam báo cáo rằng họ gặp khó khăn trong việc đăng ký các tổ chức trực thuộc ở địa phương và các điểm hội họp với chính quyền địa phương ở các tỉnh Quảng Bình, Bắc Giang, Bắc Ninh và Hòa Bình. Theo Hội thánh Tin lành Việt Nam, chính quyền đã công nhận 23 tổ chức trực thuộc ở địa phương và cấp đăng ký cho khoảng 500 điểm hội họp trong tổng số khoảng 1.200 tổ chức trực thuộc và các nhà thờ tự – được gọi là “các điểm hội họp”. Liên hữu Tin lành Baptist Việt Nam nói rằng chính quyền địa phương ở Hà Nội, Thanh Hóa và Hải Dương từ chối yêu cầu đăng ký các điểm hội họp của họ. Lý do từ chối phổ biến nhất là hồ sơ chưa đầy đủ. Theo Liên hữu Tin lành Baptist Việt Nam, chính quyền địa phương thường yêu cầu cung cấp những thông tin và tài liệu mà luật không quy định, trong khi không hướng dẫn rõ ràng về cách thức hoàn thiện hồ sơ. Trong nhiều trường hợp, nhà chức trách tiếp tục từ chối hồ sơ ở những lần nộp lại và viện dẫn lý do khác để từ chối. Trong một số trường hợp, chính quyền địa phương yêu cầu phải có danh sách các thành viên tổ chức trực thuộc, điều mà nhiều hội thánh nói rằng họ từ chối cung cấp vì sợ thành viên của họ sẽ bị sách nhiễu. Theo một số giám mục Công giáo, các giáo xứ ở vùng sâu vùng xa hoặc với đa số giáo dân là người dân tộc thiểu số tiếp tục gặp khó khăn trong việc đăng ký với chính quyền cấp tỉnh do việc áp dụng pháp luật thiếu nhất quán. Các chức sắc Công giáo báo cáo rằng các khu vực thường gặp phải những vấn đề khó khăn nhất là Tây Nguyên (các tỉnh Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông, Kon Tum, Lâm Đồng) và Tây Bắc, bao gồm các tỉnh Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai và Yên Bái. Các đại diện Công giáo báo cáo rằng nhà chức trách tỉnh Hòa Bình tiếp tục từ chối đề nghị của giáo xứ Lương Sơn xin trở thành giáo xứ trực thuộc giáo phận Hòa Bình và không trả lời đề nghị tương tự của giáo xứ Vụ Bản. Theo báo cáo, chính quyền nói rằng hồ sơ đề nghị của giáo xứ Lương Sơn không đầy đủ, còn Vụ Bản là giáo xứ mới, nhưng Giáo hội tiếp tục không đồng tình về điểm này. Một số nhóm Phật giáo, Tin lành và Cao Đài nói rằng họ lựa chọn không thuộc một tổ chức tôn giáo nào đã được chính quyền công nhận hoặc đăng ký và cũng không làm thủ tục đăng ký hay đề nghị công nhận, bởi vì họ cho rằng các nhóm tôn giáo đã được công nhận và đăng ký bị thao túng bởi chính quyền hoặc ít nhất là hợp tác chặt chẽ với chính quyền. Họ nói rằng họ không thể chấp nhận sự thao túng và hợp tác đó. Báo chí nhà nước và các blog ủng hộ chính quyền tiếp tục lên án các linh mục Công giáo và các giáo dân lên tiếng phản đối chính quyền cáo buộc họ lợi dụng tôn giáo để tư lợi hoặc “câu kết với các thế lực thù địch nhằm mục đích kích động gây mất trật tự công cộng và hoạt động chống lại Đảng Cộng sản và Nhà nước”. Các blog ủng hộ chính quyền và đôi khi cả báo chí nhà nước tiếp tục đăng tải các bài viết về các chức sắc Công giáo được cho là dính líu vào quan hệ tình dục không đúng đắn và giáo dân chiếm đoạt tiền tài trợ để sử dụng cho mục đích cá nhân, cáo buộc về hai giám mục Công giáo hoàn toàn sai sự thật và được dàn dựng nhằm làm mất uy tín của Giáo hội. Các chức sắc Công giáo ở miền Trung Việt Nam nói rằng các bài viết đăng trên mạng xã hội đã khắc họa sai sự thật hình ảnh Giám mục Nguyễn Thái Hợp của giáo phận Hà Tĩnh trong quan hệ tình dục. Các blog ủng hộ chính quyền cũng liên tục dẫn chiếu các vụ bê bối tình dục liên quan đến các linh mục ở ngoài Việt Nam. Báo chí nhà nước và các trang web ủng hộ chính quyền đôi khi đồng nhất một số hệ phái Thiên Chúa giáo và các nhóm tôn giáo khác, tiêu biểu là Pháp Luân Công, với các phong trào ly khai, quy trách nhiệm cho họ đối với các vấn đề chính trị, kinh tế và xã hội, đặc biệt là ở các vùng sâu, vùng xa ở Tây Bắc và Tây Nguyên nơi tập trung nhiều người dân tộc thiểu số. Theo các tín đồ đạo Tin lành Đề Ga, nhà chức trách nhiều lần cáo buộc các nhóm Tin lành Đề Ga là thuộc về Mặt trận thống nhất đấu tranh của các sắc tộc bị áp bức (FULRO), một tổ chức không còn tồn tại mà chính quyền coi là lực lượng dân quân nổi loạn. Các thành viên và lãnh đạo các nhóm Tin lành Đề Ga nói rằng họ không liên quan đến FULRO. Báo chí nhà nước cho biết chính quyền địa phương và cấp tỉnh ở các tỉnh miền núi phía bắc, bao gồm Cao Bằng, Tuyên Quang, Bắc Cạn và Thái Nguyên, tiếp tục khẳng định rằng đạo Dương Văn Mình là mối đe dọa đối với an ninh quốc gia, ổn định chính trị và trật tự xã hội. Báo chí nhà nước và các trang web ủng hộ chính quyền tiếp tục gọi đạo Dương Văn Minh là “tà đạo” hoặc “nhóm tôn giáo bất hợp pháp”. Theo báo cáo, nhà chức trách cấp tỉnh và địa phương coi việc xóa bỏ đạo này là một nhiệm vụ ưu tiên. Một số trang web ủng hộ chính quyền gắn Pháp Luân Công với các hoạt động chống đảng và nhà nước hoặc các chương trình chính trị thù địch khác. Sau khi phát hiện hai thi thể của những người thực hành Pháp Luân Công ở Bình Dương, được cho là bị sát hại bởi các tín đồ Pháp Luân Công khác, báo chí nhà nước và các trang web ủng hộ chính quyền nhắc lại các khẳng định trước đây, nhắc nhở công chúng rằng việc thực hành Pháp Luân Công và phát tán các tài liệu liên quan là bất hợp pháp. Báo chí nhà nước đưa tin rằng chính quyền đã giải tán các cuộc tụ tập của tín đồ Pháp Luân Công và tịch thu các tài liệu về Pháp Luân Công. Trong năm qua, Giáo hội Công giáo đã thuyên chuyển nhiều linh mục lên tiếng phản đối chính quyền hoặc tham gia vào các hoạt động nhân quyền đến các khu vực ít chống đối hơn. Theo mạng xã hội và các nhà hoạt động, chính quyền can thiệp vào các giáo phận Công giáo để loại bỏ các linh mục “có vấn đề”, mặc dù các linh mục và các chức sắc Giáo hội đều phủ nhận những báo cáo này. Trong số những người bị thuyên chuyển có các Cha Đinh Hữu Thoại, Trần Đình Long và Lê Ngọc Thanh, người điều hành Ủy ban Công lý và Hòa bình thuộc Dòng Chúa cứu thế Sài Gòn, tổ chức đã hỗ trợ các quan chức quân đội cũ của chính phủ Việt Nam cộng hòa và các nạn nhân công lý, Cha Nguyễn Ngọc Nam Phong ở nhà thờ Thái Hà, Hà Nội, và Cha Nguyễn Duy Tân ở giáo xứ Thọ Hòa, tỉnh Đồng Nai. Vào tháng 5, theo báo cáo, nhà chức trách ở tỉnh Thừa Thiên Huế yêu cầu lãnh đạo Dòng Biển Đức quốc tế và Dòng Biển Đức Việt Nam thuyên chuyển Nguyễn Huyền Đức đến một giáo xứ ở Thừa Thiên Huế chứ không phải Đan viện Thiên An; một chức sắc Công giáo cấp cao cho biết yêu cầu trên có thể là do linh mục này đã nỗ lực vận động về các vấn đề cải cách đất đai và quyền lợi về đất đai. Nhiều mục sư đã được phong phẩm vẫn thực hiện các công việc của mục sư mặc dù chưa hoàn tất các giấy tờ theo quy định của luật để được chính quyền công nhận là chức sắc, chức việc. Ví dụ, Hội thánh Tin lành Việt Nam báo cáo rằng chỉ có khoảng một phần năm số mục sư của Hội thánh được chính quyền công nhận chính thức. Một số mục sư của các nhóm tôn giáo chưa được đăng ký nói rằng nhà chức trách không can thiệp vào việc giảng đạo của họ, mặc dù chưa được cho phép một cách hợp pháp. Một số chức sắc Công giáo nói rằng chính quyền không chấp thuận đề nghị của họ về việc thành lập các giáo xứ mới và có hơn 20 đề nghị này vẫn đang chờ được xem xét tính đến cuối năm. Theo các mục sư thuộc Liên hữu Tin lành Baptist Việt Nam chưa được đăng ký, các quan chức chính phủ hối thúc các nhóm tôn giáo chưa đăng ký trở thành tổ chức trực thuộc của các tổ chức tôn giáo đã được đăng ký hoặc đã được công nhận. Một số mục sư nói rằng nhà chức trách làm như vậy mặc dù biết rằng các nhóm chưa đăng ký sẽ không bao giờ chấp nhận trở thành tổ chức trực thuộc, trong khi những người khác nói rằng nhà chức trách tìm cách tăng cường kiểm soát đối với các nhóm nói trên thông qua việc họ trực thuộc các tổ chức khác. Từ tháng 6 đến tháng 10, các tín đồ Phật giáo Hòa Hảo độc lập ở An Giang báo cáo rằng chính quyền địa phương và các nhóm Phật giáo Hòa Hảo đã được nhà nước công nhận ở huyện Phú Tân, tỉnh An Giang, vận động họ phá dỡ chùa An Hòa có niên đại 100 năm, một trong những ngôi chùa Phật giáo Hòa Hảo độc lập đầu tiên được thành lập bởi nhà tiên tri Huỳnh Phú Sổ, với lý do cần xây dựng một ngôi chùa mới. Các tín đồ Phật giáo Hòa Hảo độc lập phản đối việc phá bỏ ngôi chùa do ý nghĩa quan trọng về tôn giáo của nó và đề xuất cải tạo chùa thay vì phá bỏ. Theo báo cáo, cảnh sát mặc thường phục đã hành hung các tín đồ Phật giáo Hòa Hảo độc lập cố gắng ngăn cản việc phá dỡ ngôi chùa. Chính quyền tạm thời dừng việc phá dỡ ngôi chùa, và tính đến cuối năm, ngôi chùa vẫn còn nguyên vẹn. Có nhiều báo cáo về sự phân biệt đối xử giữa các tín đồ và các nhóm tôn giáo trên cả nước. Thành viên một số nhóm tôn giáo không được chính quyền ủng hộ và có thành viên là người nghèo hoặc người dân tộc thiểu số báo cáo rằng nhà chức trách từ chối không cho họ hưởng một số quyền lợi hợp pháp mà các thành viên được quyền hưởng. Vào tháng 8, theo báo cáo, công an địa phương và công an tỉnh đã cắt ngang một nghi lễ Phật giáo ở chùa Đạt Quang, nơi các nhà sư chùa Phước Bửu và khoảng 30 người cầu nguyện đang kỷ niệm đại lễ Vu Lan. Nhà chức trách nói rằng Thích Không Tánh, người đang chủ trì buổi lễ, không được phép tiến hành các hoạt động tôn giáo ở chùa Đạt Quang bởi vì ông ta không phải là nhà sư ở địa phương. Theo một tổ chức nhân quyền có trụ sở ở Hoa Kỳ, chính quyền tiếp tục sách nhiễu các cộng đồng Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất với nỗ lực tịch thu các đền chùa, cơ sở của họ và buộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất tham gia Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã được chính quyền công nhận. Ngày 24 tháng 7, các cán bộ công an ở buôn Komleo, xã Hòa Thắng, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đăk Lăk đã tạm giữ và thẩm vấn mục sư Y Nguyệt Bkrông thuộc Hội thánh Tin lành Việt Nam đấng Christ chưa được đăng ký, do ông này đã tổ chức một lễ cầu nguyện ở nhà thờ tại gia và mời một mục sư người Mỹ tham dự. Một tổ chức nhân quyền phi chính phủ nói rằng nhà chức trách yêu cầu Y Nguyệt kê khai danh sách những người tham dự buổi lễ. Sau sáu giờ thẩm vấn, các cán bộ công an áp giải ông ta về nhà, khám xét và tịch thu các tài liệu tôn giáo. Cũng vào ngày 24 tháng 7, theo báo cáo, bốn cán bộ công an ở buôn Jung, xã Ea Yông, huyện Krông Pắc, tỉnh Đăk Lăk đã tạm giữ mục sư Ksor Sun thuộc Hội thánh Tin lành Việt Nam đấng Christ chưa được đăng ký mà không có lệnh bắt, thẩm vấn ông ta trong ba ngày về mối quan hệ của ông ta với một mục sư ở Mỹ, và yêu cầu ông ta bỏ đạo. Vào tháng 6 và tháng 7, theo báo cáo, các cán bộ công an ở xã Hòa Đông, huyện Krông Pắc, và ở thị xã Buôn Hồ, xã Ea Drông, huyện Cư Mgar, tỉnh Đăk Lăk đã theo dõi các tín đồ và mục sư bị tình nghi thuộc Hội thánh Tin lành Việt Nam đấng Christ, thẩm vấn họ về hoạt động tôn giáo của họ, và yêu cầu họ bỏ đạo. Ngày 11 tháng 1, nhà chức trách ở thị trấn Plei Kần, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum, đã phá bỏ chùa Linh Từ thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất sau khi Trụ trì Thích Đồng Quang rời đi chữa bệnh. Theo báo cáo, nhà chức trách phá bỏ ngôi chùa do sư trụ trì không hòa hợp với chùa Phật giáo ở địa phương được nhà nước bảo trợ và với chính quyền địa phương. Không có báo chí nhà nước nào đưa tin về vụ phá chùa này. Ngày 26 tháng 3, chính quyền địa phương ở huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ra tuyên bố rằng Đài Lục Hòa và Nhà Thủy Tạ thuộc khuôn viên chùa Thiên Quang được xây dựng không phép và do đó phải bị phá bỏ. Vào cuối năm, không có dấu hiệu nào cho thấy nhà chức trách đã phá bỏ các công trình này. Các chức sắc Công giáo nói rằng một số nhà chức trách địa phương ở tỉnh Quảng Bình cấp cho các gia đình 4 kilogam gạo nếu họ đồng ý thay hình chúa Giê su trong nhà bằng ảnh Hồ Chí Minh. Theo các chức sắc của nhiều tôn giáo, chính quyền không cho phép chiến sĩ trong quân đội được thực hành nghi lễ tôn giáo vào bất kỳ thời gian nào khi đang làm nhiệm vụ; họ phải xin nghỉ phép để thực hiện các hoạt động trên. Không có quy định rõ ràng về sinh hoạt tôn giáo trong quân đội, vì vậy cá nhân người chỉ huy đơn vị có quyền hạn rất lớn. Mặc dù các tín đồ tôn giáo có thể phục vụ trong quân đội (bao gồm cả trong thời gian thực hiện nghĩa vụ quân sự ngắn hạn), các sĩ quan không được phép là tín đồ tôn giáo. Các tín đồ tôn giáo vẫn thường bị loại ra trong quá trình tuyển mộ tân binh. Các tín đồ Phật giáo Khmer Krom, giáo phái mà theo truyền thống nam giới sẽ vào thiền viện để tu học trong một thời gian khi họ đến độ tuổi quy định, báo cáo rằng họ bị cưỡng ép tòng quân mà không có lựa chọn thay thế, mặc dù không có xung đột vũ trang nào ở trong nước, điều này đã ngăn cản nam giới trong cộng đồng này hoàn thành nghi lễ tôn giáo của họ. Theo người nhà của một số tín đồ tôn giáo đang bị giam giữ, chính quyền tiếp tục từ chối không cho một số tù nhân và người bị tạm giam quyền thực hành tôn giáo. Các quản giáo tiếp tục từ chối không cho phép các linh mục đến thăm tù nhân Công giáo, trong đó có Hồ Đức Hòa và Lê Đình Lượng. Các cán bộ trại giam nói rằng việc không cho phép này là do thiếu cơ sở vật chất thích hợp trong tù để thực hiện các nghi lễ Công giáo. Các tù nhân khác báo cáo rằng họ được phép đọc kinh thánh hoặc các tài liệu tôn giáo khác và thực hành tín ngưỡng khi đang bị giam giữ. Theo một tổ chức phi chính phủ quốc tế, tín đồ Phật giáo Hòa Hảo độc lập Bùi Văn Trung được phép giữ một bản kinh Hòa Hảo đã qua kiểm duyệt ở trong tù. Các nhóm Tin lành và Công giáo tiếp tục báo cáo rằng những hạn chế về mặt pháp luật và thiếu quy định pháp lý rõ ràng về việc vận hành các cơ sở y tế và giáo dục của tôn giáo đã khiến cho họ phải thận trọng khi có ý định mở các bệnh viện và các trường học của giáo xứ, mặc dù các phát ngôn của chính phủ đều thể hiện sự hoan nghênh các nhóm tôn giáo mở rộng việc tham gia vào các hoạt động y tế, giáo dục và từ thiện. Các đại diện Công giáo nói rằng chính phủ từ chối trao trả các bệnh viện, phòng khám và trường học đã thu giữ của Giáo hội Công giáo trong những thập kỷ qua. Trong một số trường hợp, chính quyền địa phương cho phép các tổ chức tôn giáo cung cấp các dịch vụ xã hội và sinh hoạt tập trung để tổ chức các khóa đào tạo. Ví dụ, ở Hà Nội và các khu vực lân cận, các quan chức thành phố tiếp tục cho phép các hội thánh Tin lành tại gia vận hành các trung tâm cai nghiện ma túy Hầu hết các đại diện của các nhóm tôn giáo tiếp tục báo cáo rằng việc là thành viên của một nhóm tôn giáo đã đăng ký nhìn chung không gây bất lợi nghiêm trọng cho các cá nhân trong đời sống dân sự, kinh tế và thế tục ngoài nhà nước, nhưng việc là thành viên của một nhóm tôn giáo chưa đăng ký thì gặp bất lợi hơn. Nhiều người theo các tôn giáo đã đăng ký khác nhau giữ các vị trí trong chính quyền địa phương và cấp tỉnh và có đại diện trong Quốc hội. Nhiều tổ chức tôn giáo đã được công nhận trên toàn quốc như Giáo hội Phật giáo Việt Nam, cũng như các chức sắc và tín đồ tôn giáo khác, là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, một tập hợp các tổ chức gắn với chính phủ dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Các quan chức chính phủ cấp cao gửi thiệp chúc mừng và đến thăm các nhà thờ vào dịp lễ Giáng Sinh và Phục Sinh và tham dự các hoạt động của Đại lễ Phật đản Vesak kỷ niệm ngày sinh của Đức Phật. Lý lịch chính thức của ba nhà lãnh đạo cao nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam đều ghi rằng họ không theo một tôn giáo nào; tuy nhiên, theo báo cáo, nhiều nhà lãnh đạo cấp cao của Đảng Cộng sản Việt Nam có đức tin tôn giáo mạnh mẽ, đặc biệt là Phật giáo, nhưng họ nhìn chung không công khai bàn luận về tôn giáo của họ. Ngày 18 tháng 12 năm 2018, Giuse Vũ Văn Thiên được bổ nhiệm làm Tổng Giám mục Hà Nội tại một buổi lễ có sự tham dự của các chức sắc Công giáo Việt Nam, Tòa thánh Vatican và các thành viên ngoại giao đoàn. Thủ tướng Chính phủ Việt Nam cũng tiếp một phái đoàn cấp cao của Tòa thánh Vatican vào cùng ngày. Từ tháng 1 năm 2018, theo Trưởng Ban TGCP, Ban TGCP đã tổ chức hơn 2.000 khóa tập huấn trên cả nước để hỗ trợ thực thi Luật Tín ngưỡng, tôn giáo. Ban TGCP đã lập một trang web với cổng thông tin có tính tương tác để cung cấp các mẫu hồ sơ cần thiết cho việc đăng ký hoạt động tôn giáo. Tính đến cuối năm, 13 tổ chức tôn giáo đã lập tài khoản trên trang web này. Cổng thông tin cũng cho phép các tổ chức tôn giáo theo dõi tình trạng hồ sơ đăng ký của họ. Trong năm qua, Ban TGCP đã tiến hành thanh tra ở 12 thành phố để giám sát việc thi hành luật và tập huấn cho các cán bộ chính quyền cấp tỉnh tiến hành thanh tra ở địa phương của họ. Mặc dù pháp luật cấm xuất bản tất cả các tài liệu mà không được chính phủ phê duyệt, bao gồm các tài liệu tôn giáo, trên thực tế, một số nhà xuất bản tư nhân không được cấp phép vẫn tiếp tục in ấn và phát hành không chính thức các kinh sách tôn giáo mà không bị chính phủ can thiệp. Các nhà xuất bản khác được cấp phép đã in ấn các sách về tôn giáo. Các nhà xuất bản đã được phép in kinh thánh bằng tiếng Việt và nhiều ngôn ngữ khác, bao gồm tiếng Trung, Ê đê, Jarai, Banar, M’nông, H’mông, C’ho và tiếng Anh. Các ấn phẩm khác bao gồm các ấn phẩm liên quan đến thờ cúng tổ tiên, đạo Phật, đạo Thiên Chúa, đạo Hồi và đạo Cao Đài. Hội thánh Tin lành đấng Christ báo cáo rằng họ có thể nhập khẩu đủ số lượng bản sao Kinh Mặc Môn, mặc dù Hội thánh vẫn đang làm việc với Ban TGCP để được nhập khẩu thêm các ấn phẩm xuất bản định kỳ về tôn giáo. Chủ tịch Hội thánh Tin lành đấng Christ đã đến Việt Nam lần đầu tiên vào tháng 11, gặp gỡ các quan chức cấp cao của Đảng Cộng sản Việt Nam và các quan chức phụ trách các vấn đề tôn giáo, và tổ chức một thánh lễ cho các tín đồ. Chính quyền cho phép các nhóm Công giáo, Tin lành, đạo Hồi, Baha’i và đạo Phật được đào tạo tôn giáo cho các tín đồ tại cơ sở của họ, và các lãnh đạo tôn giáo khẳng định trong những năm gần đây số lượng người đăng ký học ngày càng tăng. Học sinh tiếp tục tham gia các khóa tu mùa hè, giảng dạy về triết lý Phật giáo cơ bản, được tổ chức ở các chùa trên cả nước. Ngày 22 tháng 10, ở thành phố Hồ Chí Minh, Giáo hội Cơ đốc Phục lâm Việt Nam đã tổ chức lễ kỷ niệm 90 năm thành lập Giáo hội. Sự kiện này thu hút 300 khách mời đến tham dự, trong đó có các đại diện chính quyền trung ương và địa phương. Ngày 27 tháng 10, ở Hà Nội, cộng đồng Baha’i Việt Nam tổ chức kỷ niệm 200 năm ngày sinh của Bab, người sáng lập ra tổ chức này. Sự kiện đã thu hút khoảng 100 khách mời đến tham dự, trong đó có đại diện của các tổ chức tôn giáo khác và các quan chức cấp cao của Mặt trận Tổ quốc. Phần III. Tình hình tôn trọng tự do tôn giáo của xã hội Chính quyền ở Bình Dương cho biết bốn phụ nữ nói rằng họ là các tín đồ Pháp Luân Công đã thừa nhận sát hại một người thực hành Pháp Luân Công. Những phụ nữ này nói rằng một tín đồ Pháp Luân Công khác đã tự tử. Bốn phụ nữ giấu hai thi thể vào một thùng bê tông. Sau khi phát hiện các thi thể, báo chí nhà nước và các trang web ủng hộ chính quyền lặp lại các phát ngôn trước đây, nhắc nhở công chúng rằng việc thực hành Pháp Luân Công và phát tán các tài liệu liên quan là bất hợp pháp. Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức Đại lễ Phật đản Vesak của Liên Hợp Quốc lần thứ 16, một đại lễ quốc tế kỷ niệm ngày sinh của Đức Phật. Đại lễ thu hút hơn 1.650 đại biểu đến từ 112 quốc gia và vùng lãnh thổ, cùng với khoảng 20.000 chức sắc, tăng ni, tín đồ Phật giáo Việt Nam. Trong số các khách quý tham dự Đại lễ có Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc. Phần IV. Chính sách và sự tham gia của chính phủ Hoa Kỳ Các đại diện của Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội và Tổng lãnh sự quán tại thành phố Hồ Chí Minh thường xuyên bày tỏ những quan ngại về tự do tôn giáo với nhiều quan chức chính phủ và nhà lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, bao gồm Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ và các quan chức cấp cao thuộc Bộ Ngoại giao, Bộ Công an, Ban Tôn giáo Chính phủ và các cơ quan khác ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và ở nhiều tỉnh, thành phố. Các đại diện này nhấn mạnh với các quan chức chính phủ rằng sự tiến bộ về tự do tôn giáo và nhân quyền có ý nghĩa cốt yếu để cải thiện quan hệ song phương. Đại sứ Hoa Kỳ và các viên chức đại sứ quán và tổng lãnh sự quán đã hối thúc chính quyền cho phép tất cả các nhóm tôn giáo hoạt động một cách tự do, trong đó có Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, các hội thánh Tin lành và Công giáo tại gia, và các nhóm Cao Đài và Hòa Hảo độc lập; đề nghị cho các nhóm tôn giáo đã được công nhận và đã đăng ký được hưởng nhiều tự do hơn; vận động để chính quyền cho phép người bị giam giữ được tiếp cận các tài liệu tôn giáo và nhà tu hành; và hối thúc chấm dứt những hạn chế đối với các nhóm tôn giáo chưa đăng ký. Các viên chức đại sứ quán và tổng lãnh sự quán đã nêu ra các vụ việc cụ thể về lạm dụng và sách nhiễu của chính quyền đối với các nhóm Công giáo, Tin lành, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, các nhóm Hòa Hảo độc lập, các hội thánh tại gia của người dân tộc thiểu số, với Ban TGCP, Bộ Ngoại giao, chính quyền cấp tỉnh và cấp địa phương. Các quan chức chính phủ Hoa Kỳ đề nghị tăng cường việc cấp đăng ký cho các giáo đoàn trên cả nước và cải thiện chính sách đăng ký sao cho thống nhất và minh bạch hơn. Các quan chức chính phủ Hoa Kỳ cũng kêu gọi chính phủ Việt Nam giải quyết các tranh chấp đất đai còn tồn đọng với các tổ chức tôn giáo một cách hòa bình. Một quan chức cấp cao của Cục Dân chủ, Nhân quyền và Lao động thuộc Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã nêu ra các vấn đề về tự do tôn giáo tại Đối thoại Nhân quyền Hoa Kỳ-Việt Nam thường niên ở Hà Nội vào tháng 5 và nêu ra những quan ngại cụ thể về việc thực thi Luật Tín ngưỡng, tôn giáo, tình trạng của các tín đồ tôn giáo đang bị tạm giam hoặc bị phạt tù, và tình hình các nhóm dân tộc tôn giáo thiểu số. Vào tháng 9, các quan chức đại sứ quán Hoa Kỳ đã gặp gỡ các quan chức chính phủ Việt Nam thuộc Bộ Công an, Bộ Ngoại giao và Ban TGCP cũng như với các nhóm tôn giáo đã đăng ký và chưa đăng ký để thảo luận về việc thực thi Luật tín ngưỡng, tôn giáo và vận động cho tự do tôn giáo lớn hơn, trong đó có việc cho phép cả các nhóm đã đăng ký và chưa đăng ký thực hiện các quyền của họ một các tự do, yêu cầu trách nhiệm giải trình đối với các báo cáo về việc sách nhiễu của chính phủ, và giải quyết các vấn đề về quyền lợi đất đai. Đại sứ Hoa Kỳ và các viên chức đại sứ quán và tổng lãnh sự quán đã gặp các chức sắc tôn giáo của cả các nhóm tôn giáo đã đăng ký và chưa đăng ký và tham dự các cuộc lễ tôn giáo để thể hiện sự ủng hộ đối với tự do tôn giáo. Ngày 18 tháng 4, Đại sứ Hoa Kỳ đã đến thăm Thiền sư Thích Nhất Hạnh ở chùa Từ Hiếu tại Thừa Thiên- Huế. Ngày 13 tháng 9, một quan chức cấp cao của Tổng lãnh sự quán Hoa Kỳ ở thành phố Hồ Chí Minh đã phát biểu trước khoảng 100.000 người tại Đại lễ Đức Phật Mẫu Cao Đài ở tỉnh Tây Ninh và nhấn mạnh cam kết của Hoa Kỳ đối với tự do tôn giáo. Các viên chức cấp cao đại sứ quán và tổng lãnh sự quán ở mọi cấp bậc đã có các chuyến công tác đến các địa phương trên cả nước, trong đó có Tây Bắc và Tây Nguyên, để theo dõi tự do tôn giáo và gặp gỡ các chức sắc tôn giáo. Các đại diện của đại sứ quán và tổng lãnh sự quán giữ mối liên hệ thường xuyên với nhiều chức sắc của các cộng đồng tôn giáo, bao gồm cả các tổ chức tôn giáo đã được công nhận, đã đăng ký và chưa đăng ký. Báo cáo về tự do tôn giáo quốc tế
55880
https://vi.wikisource.org/wiki/B%C3%A1o%20c%C3%A1o%20T%E1%BB%B1%20do%20T%C3%B4n%20gi%C3%A1o%20Qu%E1%BB%91c%20t%E1%BA%BF%20n%C4%83m%202021
Báo cáo Tự do Tôn giáo Quốc tế năm 2021
Tóm tắt Hiến pháp Việt Nam quy định tất cả mọi người đều có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Pháp luật quy định sự kiểm soát đáng kể của chính quyền đối với các hoạt động tôn giáo và có những quy định mập mờ cho phép hạn chế tự do tôn giáo vì lợi ích an ninh quốc gia và đoàn kết xã hội. Luật Tín ngưỡng, tôn giáo vẫn duy trì một quy trình đăng ký và công nhận các nhóm tôn giáo gồm nhiều bước. Một số chức sắc tôn giáo, đặc biệt là những người đại diện cho các nhóm chưa yêu cầu công nhận hoặc đăng ký, hoặc chưa được công nhận chính thức, hoặc chưa được cấp giấy chứng nhận đăng ký, cho biết chính quyền có nhiều hình thức sách nhiễu – bao gồm việc hành hung, bắt người, truy tố, theo dõi, từ chối hoặc không trả lời yêu cầu đăng ký và các yêu cầu xin phép khác. Một số tổ chức xã hội dân sự báo cáo có những cuộc đàn áp nghiêm trọng vào thành viên các nhóm tôn giáo chưa đăng ký, đặc biệt ở khu vực Tây Nguyên. Các nhà hoạt động về tự do tôn giáo cho biết nhà chức trách địa phương chấp thuận các hồ sơ đăng ký dựa trên lập trường chính trị của các nhóm tôn giáo hơn là dựa trên giáo lý. Trong năm qua, chính quyền không công nhận tổ chức tôn giáo mới nào. Nhiều chức sắc tôn giáo trên cả nước cho biết một số điều kiện đang được cải thiện so với các năm trước, chẳng hạn như các nhóm tôn giáo chưa đăng ký có mối quan hệ tốt hơn với chính quyền địa phương, và các hình thức sách nhiễu hung hăng đã giảm đi. Thành viên các nhóm tôn giáo đã được công nhận hoặc đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký nói rằng nhìn chung họ có thể thực hành tín ngưỡng mà ít bị chính quyền can thiệp hơn. Thành viên của một số nhóm tôn giáo tiếp tục báo cáo rằng một số chính quyền địa phương và cấp tỉnh viện dẫn việc họ không tuân thủ các trình tự đăng ký bắt buộc để trì hoãn, phủ nhận tính hợp pháp và trấn áp hoạt động tôn giáo của các nhóm chống lại sự quản lý chặt chẽ của chính quyền về cơ cấu lãnh đạo, chương trình đào tạo, các cuộc hội họp và các hoạt động khác của họ. Chính quyền không truy cứu trách nhiệm đối với bất kỳ quan chức chính phủ nào về việc không tuân thủ thời hạn theo luật định và không tuân thủ các yêu cầu thông báo bằng văn bản khi từ chối hồ sơ đăng ký được quy định trong Luật tín ngưỡng, tôn giáo. Có các báo cáo về các vụ xung đột, đôi khi có bạo lực, giữa thành viên các nhóm tôn giáo chưa đăng ký với các nhóm tôn giáo đã đăng ký hoặc đã được công nhận, hoặc giữa những người theo và không theo tôn giáo. Các nhà hoạt động tôn giáo quy kết nhà chức trách “thao túng” các nhóm tôn giáo đã được công nhận và cáo buộc các đặc vụ của họ gây ra xung đột nhằm trấn áp hoạt động của các nhóm tôn giáo chưa đăng ký. Đại sứ và các quan chức cấp cao khác của đại sứ quán và tổng lãnh sự quán Hoa Kỳ thường xuyên hối thúc chính quyền cho phép tất cả các nhóm tôn giáo hoạt động một cách tự do. Họ yêu cầu giảm mức độ can thiệp của chính quyền vào công việc nội bộ của các nhóm tôn giáo đã được công nhận và đăng ký, và kêu gọi chấm dứt các hạn chế và sách nhiễu đối với các nhóm tôn giáo chưa được công nhận hoặc chưa đăng ký. Họ nhấn mạnh với các quan chức chính phủ rằng tiến bộ về tự do tôn giáo và quyền con người có ý nghĩa cốt yếu đối với việc cải thiện quan hệ song phương. Đại sứ, Tổng lãnh sự Hoa Kỳ tại thành phố Hồ Chí Minh và các viên chức chính quyền và viên chức sứ quán cấp cao khác đã vận động cho tự do tôn giáo trong các chuyến thăm trên cả nước, trong đó có khu vực đồng bằng sông Cửu Long và miền Trung Việt Nam. Với Ban Tôn giáo Chính phủ (Ban TGCP), Bộ Ngoại giao, chính quyền cấp tỉnh và cấp địa phương, các viên chức đại sứ quán và tổng lãnh sự quán đã nêu ra các vụ việc cụ thể về lạm dụng và sách nhiễu của chính quyền đối với các nhóm Công giáo, Tin lành, trong đó có các nhóm Ngũ tuần độc lập; Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất; các nhóm Hòa Hảo độc lập; các nhóm Cao Đài độc lập; các hội thánh tư gia của người dân tộc thiểu số như đạo Dương Văn Mình. Các quan chức chính phủ Hoa Kỳ kêu gọi tăng cường việc cấp đăng ký cho các giáo đoàn trên cả nước và cải thiện chính sách đăng ký sao cho thống nhất và minh bạch hơn, đồng thời họ cũng hối thúc chính phủ Việt Nam giải quyết các tranh chấp đất đai còn tồn đọng với các tổ chức tôn giáo một cách hòa bình. Các quan chức chính phủ Hoa Kỳ cũng kêu gọi cho phép tù nhân được tiếp cận không hạn chế đối với các tài liệu tôn giáo. Đại sứ và các quan chức đại sứ quán, tổng lãnh sự quán đã gặp gỡ các chức sắc tôn giáo của các nhóm tôn giáo đã đăng ký và chưa đăng ký, cũng như tham dự các cuộc lễ tôn giáo để bày tỏ sự ủng hộ đối với tự do tôn giáo. Phần I. Thống kê về tôn giáo Chính phủ Hoa Kỳ ước tính dân số Việt Nam là 102 triệu người (tính đến giữa năm 2021). Theo báo cáo Tổng điều tra dân số và nhà ở toàn quốc năm 2019 của chính phủ, có khoảng 13 triệu tín đồ tôn giáo, chiếm 14% dân số. Theo báo cáo này, Công giáo La Mã có số lượng tín đồ lớn nhất với 6 triệu tín đồ, chiếm 45% tổng số tín đồ tôn giáo trên cả nước và 6% dân số. Báo cáo xếp đạo Phật vào nhóm tôn giáo lớn thứ hai, với 5 triệu tín đồ, chiếm 35% tổng số tín đồ tôn giáo trên cả nước và 5% dân số, tuy nhiên Báo cáo này chỉ ghi nhận những tín đồ đạo Phật có đăng ký chính thức với Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Theo số liệu tổng điều tra dân số, thành viên Giáo hội Phật giáo Việt Nam giảm từ hơn 7 triệu người năm 2009 xuống khoảng 5 triệu người năm 2019. Giáo hội Phật giáo Việt Nam lưu ý rằng con số này không tính đến hàng chục triệu người khác tin và thực hành đạo Phật ở các mức độ khác nhau mà không chính thức tham gia vào một nhóm Phật giáo đã đăng ký. Ban TGCP ước tính rằng số lượng tín đồ đạo Phật là hơn 10 triệu người. Trong cộng đồng tín đồ Phật giáo, Phật giáo Bắc Tông là tôn giáo chính của dân tộc đa số người Kinh (Việt), còn lại khoảng 1% dân số, hầu hết là nhóm dân tộc thiểu số Khmer, thực hành Phật giáo Nam Tông. Theo kết quả tổng điều tra dân số, đạo Tin lành là nhóm tôn giáo lớn thứ ba với gần 1 triệu tín đồ, chiếm 7% tổng số tín đồ tôn giáo trên cả nước và 1% dân số. Kết quả tổng điều tra dân số trái ngược với số liệu thống kê tháng 1 năm 2018 của Ban TGCP trong đó 26% dân số được xếp vào các tín đồ tôn giáo tham gia các hoạt động tôn giáo đã được đăng ký, với 15% là tín đồ đạo Phật, 7% là tín đồ Công giáo, 2% là tín đồ Phật giáo Hòa Hảo, 1% là tín đồ đạo Cao Đài, và 1% là tín đồ đạo Tin lành. Tuy nhiên, các quan chức Ban TGCP cũng ước tính 90% dân số theo một đạo truyền thống nào đó, có đăng ký hoặc không đăng ký. Theo các quan sát viên, nhiều tín đồ tôn giáo không tiết lộ công khai tôn giáo của mình do lo sợ các hậu quả bất lợi, dẫn đến có sự khác biệt đáng kể giữa các số liệu thống kê khác nhau. Theo số liệu thống kê của chính phủ, tổng số tín đồ tôn giáo đã giảm khoảng 2,5 triệu người và tỷ lệ tín đồ tôn giáo trên tổng dân số đã giảm từ hơn 18% xuống còn 14% trong khoảng thời gian giữa hai lần tổng điều tra dân số từ năm 2009 đến năm 2019. Theo số liệu tổng điều tra dân số, số lượng tín đồ Công giáo và đạo Tin lành có tăng, trong khi số lượng tín đồ đạo Phật và các nhóm tôn giáo dựa trên truyền thống bản địa lại giảm. Tuy nhiên, các báo cáo của lãnh đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Công giáo và đạo Tin lành ở cấp tỉnh lại cho thấy số lượng thành viên tất cả các nhóm tôn giáo này tiếp tục gia tăng. Các nhóm tôn giáo nhỏ hơn cộng lại chỉ chiếm dưới 0,16% dân số, bao gồm đạo Hinđu (chủ yếu là khoảng 70.000 người dân tộc Chăm ở vùng duyên hải Nam Trung Bộ); khoảng 80.000 tín đồ Hồi giáo sống rải rác trên cả nước (trong đó khoảng 40% theo dòng Sunni; 60% còn lại theo dòng Bani Islam); khoảng 3.000 người theo đạo Baha’i; và xấp xỉ 1.000 người là tín đồ thuộc Giáo hội các tín hữu ngày sau của Chúa Giê su Ki tô (Giáo hội Mặc môn). Các nhóm tôn giáo bản địa (đạo Bửu Sơn Kỳ Hương, đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Minh Sư Đạo, Minh Lý Đạo, Tịnh Độ Cư Sĩ Phật Hội, Phật Giáo Hiếu Nghĩa Tà Lơn) chiếm tổng cộng 0,34% dân số. Một nhóm nhỏ, phần lớn là người nước ngoài, theo đạo Do Thái cư trú ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Các số liệu thống kê tín đồ tôn giáo trên toàn quốc của Ban TGCP và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tập hợp các tổ chức gắn với chính quyền dưới sự bảo trợ của Đảng Cộng sản Việt Nam, được cho là thiếu tính toàn diện hơn, bởi các số liệu này không tính đến thành viên các nhóm tôn giáo chưa đăng ký. Các công dân khác không theo tôn giáo nào, hoặc theo các tín ngưỡng thờ linh vật, thờ cúng tổ tiên, thành hoàng làng, các vị thánh bảo hộ, các anh hùng dân tộc, hoặc những người được kính trọng ở địa phương. Nhiều cá nhân kết hợp giữa các hình thức thờ cúng truyền thống và giáo lý tôn giáo, đặc biệt là đạo Phật và đạo Thiên Chúa. Các cơ sở nghiên cứu, trong đó có Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam, ước tính rằng có khoảng 100 “tôn giáo mới”, hầu hết ở miền núi phía bắc và Tây Nguyên. Các dân tộc thiểu số chiếm khoảng 14% dân số. Dựa theo ước tính của các tín đồ, có khoảng 2/3 tín đồ đạo Tin lành là người dân tộc thiểu số, bao gồm các nhóm ở khu vực Tây Bắc (H’mông, Dao, Thái và các dân tộc khác) và Tây Nguyên (Êđê, Jarai, Xêđăng, M’nông và các dân tộc khác). Nhóm dân tộc Khmer Krom chủ yếu theo dòng Phật giáo Nam Tông. Phần II. Tình hình tôn trọng tự do tôn giáo của Chính phủ Khung pháp lý Hiến pháp quy định mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, bao gồm cả quyền tự do không theo một tôn giáo nào. Hiến pháp thừa nhận quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng của những người bị hạn chế quyền, bao gồm phạm nhân hoặc người nước ngoài và người không có quốc tịch. Hiến pháp quy định tất cả các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật và nhà nước phải tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Hiến pháp cấm công dân vi phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật. Luật Tín ngưỡng, tôn giáo và Nghị định 162 hướng dẫn thi hành Luật là các văn bản pháp luật chủ yếu điều chỉnh các nhóm tôn giáo và hoạt động của họ. Luật Tín ngưỡng, tôn giáo tái khẳng định quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân và cũng quy định rằng các cá nhân không được lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo để phá hoại hòa bình, độc lập, thống nhất đất nước; kích động bạo lực hoặc tuyên truyền chiến tranh; tuyên truyền trái với pháp luật, chính sách của nhà nước; chia rẽ nhân dân, chia rẽ các dân tộc, chia rẽ tôn giáo; gây rối trật tự công cộng, xâm hại đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người khác, cản trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân, hoạt động mê tín dị đoan hoặc thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật khác. Chính phủ đã công nhận 38 tổ chức tôn giáo thuộc 16 tôn giáo riêng biệt theo phân loại của Chính phủ. 16 tôn giáo đó là: Phật giáo, Hồi giáo, Bahai, Công giáo, Tin lành, Mặc môn, Phật giáo Hòa Hảo, Cao Đài, Bửu Sơn Kỳ Hương, Tịnh Độ Cư Sĩ Phật Hội, Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Phật Đường Nam Tông Minh Sư Đạo, Minh Lý Đạo Tam Tông Miếu, đạo Bà la môn Khơ me, Phật giáo Hiếu Nghĩa Tà Lơn, Giáo hội Cơ đốc Phục Lâm. Các hệ phái thuộc mỗi tôn giáo này phải làm thủ tục đăng ký và/hoặc công nhận riêng. Còn năm nhóm nữa là Hội thánh Phúc âm ngũ tuần, Phật giáo Hiếu Nghĩa Tà Lơn, Hội thánh Phúc âm Toàn vẹn Việt Nam, Hội thánh Tin lành Liên hiệp Truyền giáo Việt Nam, và Giáo hội các thánh hữu ngày sau của Chúa Giê su Ki tô đã được cấp “đăng ký hoạt động tôn giáo” nhưng chưa được công nhận là tổ chức tôn giáo chính thức. Luật quy định cụ thể rằng các tổ chức tôn giáo đã được công nhận và các nhóm tôn giáo trực thuộc của chúng là các pháp nhân phi thương mại. Luật cũng quy định rằng các tổ chức tôn giáo được phép tiến hành các hoạt động giáo dục, y tế, bảo trợ xã hội, từ thiện, nhân đạo theo quy định của pháp luật có liên quan. Chính phủ không cho phép các tổ chức chưa được công nhận tiến hành quyên góp hoặc phân phối hàng cứu trợ mà chưa được chính quyền chấp thuận và đăng ký. Ban TGCP, một trong 18 đơn vị thuộc Bộ Nội vụ, chịu trách nhiệm thi hành các luật và nghị định về tôn giáo, có hệ thống cơ quan ở cấp trung ương, cấp tỉnh, và ở một số khu vực còn có văn phòng ở cấp huyện. Luật quy định trách nhiệm cụ thể của Ban Tôn giáo ở cấp trung ương, cấp tỉnh và cấp địa phương, và giao một số nhiệm vụ quản lý nhà nước liên quan đến tôn giáo cho ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cấp địa phương (tức là giao cho lãnh đạo địa phương). Ban TGCP cấp trung ương có trách nhiệm phổ biến thông tin cho các cấp chính quyền và bảo đảm thống nhất áp dụng pháp luật về tôn giáo ở các cấp tỉnh, huyện, xã và thôn. Luật cấm ép buộc người khác theo hoặc từ bỏ một tôn giáo hoặc tín ngưỡng. Nghĩa vụ quân sự là phổ thông và bắt buộc đối với nam giới từ 18 đến 25 tuổi, mặc dù có các ngoại lệ. Không có ngoại lệ nào liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo. Luật quy định các cá nhân phải đăng ký sinh hoạt tôn giáo với chính quyền cấp xã nơi “đặt địa điểm hợp pháp để sinh hoạt tôn giáo” và quy định một quy trình hợp pháp hóa gồm hai bước để các tổ chức tôn giáo có thể tập trung tại một địa điểm xác định để “thực hành nghi lễ thờ cúng, cầu nguyện, hoặc bày tỏ niềm tin tôn giáo”. Bước đầu tiên là “đăng ký hoạt động tôn giáo” tại Ban Tôn giáo cấp tỉnh hoặc cấp trung ương, tùy thuộc vào phạm vi hoạt động về mặt địa lý của tổ chức đó. Việc đăng ký hoạt động tôn giáo cho phép nhóm tôn giáo được tổ chức các cuộc lễ tôn giáo và sinh hoạt tôn giáo; giảng đạo và tổ chức các lớp học tôn giáo tại địa điểm đã được duyệt; bầu, bổ nhiệm, hoặc suy cử các chức sắc tôn giáo; sửa chữa, cải tạo trụ sở; thực hiện các hoạt động từ thiện, nhân đạo; tổ chức đại hội để thông qua hiến chương của tổ chức. Để được cấp đăng ký, nhóm tôn giáo phải nộp một bộ hồ sơ chi tiết với thông tin về giáo lý, quá trình hoạt động, điều lệ, ban lãnh đạo, các thành viên và minh chứng về việc có địa điểm hội họp hợp pháp. Ban Tôn giáo cấp tỉnh hoặc Bộ Nội vụ, tùy thuộc vào việc tổ chức tôn giáo xin cấp đăng ký đang hoạt động ở một hay nhiều tỉnh, có trách nhiệm chấp thuận hồ sơ đăng ký hợp lệ trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ. Luật yêu cầu Ban Tôn giáo cấp tỉnh hoặc Bộ Nội vụ phải trả lời bằng văn bản nếu từ chối cấp đăng ký. Bước thứ hai trong quy trình hợp pháp hóa là công nhận. Một tổ chức tôn giáo có thể làm thủ tục xin được công nhận sau khi đã hoạt động liên tục trong ít nhất năm năm kể từ ngày được cấp “đăng ký hoạt động tôn giáo”. Tổ chức tôn giáo đó phải có hiến chương và điều lệ hợp pháp, ban lãnh đạo có lý lịch tốt và không có án tích, và đã tự chủ trong quản lý tài sản và thực hiện các giao dịch. Để được công nhận, tổ chức tôn giáo phải nộp một bộ hồ sơ chi tiết cho Ban Tôn giáo cấp tỉnh hoặc cấp trung ương, tùy thuộc vào phạm vi hoạt động về địa lý của tổ chức đó. Hồ sơ phải bao gồm đơn đề nghị công nhận bằng văn bản, nêu rõ cơ cấu tổ chức, thành viên, phạm vi hoạt động về địa lý và địa điểm đặt trụ sở; bản tóm tắt quá trình hoạt động, giáo lý, giáo luật và lễ nghi; danh sách, sơ yếu lý lịch, phiếu lý lịch tư pháp và bản tóm tắt quá trình hoạt động tôn giáo của người đại diện và những người dự kiến lãnh đạo tổ chức; hiến chương; bản kê khai tài sản hợp pháp của tổ chức; và giấy tờ chứng minh có địa điểm hợp pháp để đặt trụ sở. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền hoặc Bộ Nội vụ có trách nhiệm chấp thuận hồ sơ đề nghị công nhận hợp lệ trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ. Luật quy định Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Bộ Nội vụ phải trả lời bằng văn bản nếu từ chối hồ sơ. Tổ chức tôn giáo đã được công nhận được phép tiến hành hoạt động tôn giáo phù hợp với hiến chương của tổ chức; tổ chức sinh hoạt tôn giáo; xuất bản các kinh sách tôn giáo và các ấn phẩm khác; sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu các văn hóa phẩm tôn giáo và đồ dùng tôn giáo; cải tạo, nâng cấp, hoặc xây dựng các cơ sở tôn giáo mới; nhận tài trợ hợp pháp từ các nguồn trong nước và nước ngoài, bên cạnh các quyền khác. Luật quy định rằng các tổ chức tôn giáo và tổ chức tôn giáo trực thuộc, chức sắc, chức việc và tín đồ có quyền khiếu nại hoặc khởi kiện vụ án dân sự, vụ án hành chính đối với cán bộ hoặc cơ quan nhà nước theo các luật và nghị định có liên quan. Luật cũng quy định rằng các tổ chức tôn giáo và cá nhân có quyền khởi kiện vụ án dân sự tại tòa án về hành vi của các nhóm tôn giáo hoặc các tín đồ tôn giáo. Trong pháp luật trước đây không có quy định tương tự. Theo luật, tổ chức tôn giáo được định nghĩa là “nhóm tôn giáo đã được chính quyền công nhận về mặt pháp lý”. Luật quy định một quy trình riêng để các tổ chức tôn giáo chưa đăng ký, chưa được công nhận được phép tiến hành một số hoạt động tôn giáo cụ thể bằng cách nộp hồ sơ cho ủy ban nhân dân cấp xã. Pháp luật yêu cầu ủy ban nhân dân phải trả lời bằng văn bản về hồ sơ đó trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ. Luật quy định cụ thể nhiều hoạt động tôn giáo phải được chính quyền trung ương và/hoặc địa phương chấp thuận trước hoặc được đăng ký. Các hoạt động này bao gồm “hoạt động tín ngưỡng” (được định nghĩa là các sinh hoạt làng xã truyền thống liên quan đến thờ cúng tổ tiên, các vị anh hùng, hoặc thờ cúng dân gian); “lễ hội tín ngưỡng” được tổ chức lần đầu; thành lập, chia, tách, hoặc sáp nhập các tổ chức tôn giáo trực thuộc; phong phẩm, bổ nhiệm, hoặc suy cử các chức sắc, chức việc (hoặc người có chức vụ trong tổ chức); thành lập cơ sở đào tạo tôn giáo; tổ chức các lớp bồi dưỡng về tôn giáo; tổ chức đại hội tôn giáo; tổ chức các sự kiện tôn giáo, giảng đạo, truyền đạo bên ngoài các địa điểm đã được phê duyệt; đi ra nước ngoài để tiến hành các hoạt động tôn giáo hoặc đào tạo; tham gia tổ chức tôn giáo nước ngoài. Một số hoạt động tôn giáo không buộc phải được chấp thuận trước, nhưng phải thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Các hoạt động phải thông báo bao gồm “các lễ hội tín ngưỡng” thường xuyên hoặc theo định kỳ; cách chức, bãi nhiệm chức sắc; tiến hành các hoạt động quyên góp; thông báo về số lượng tuyển sinh tại chủng viện hoặc trường học tôn giáo; sửa chữa, cải tạo cơ sở tôn giáo không phải là di tích lịch sử-văn hóa; phong phẩm, bổ nhiệm, suy cử chức sắc tôn giáo (chẳng hạn hòa thượng); thuyên chuyển, cách chức, bãi nhiệm chức sắc, chức việc (hoặc người có chức vụ trong tổ chức); thực hiện các hoạt động tại cơ sở đào tạo tôn giáo đã được phê duyệt; các hoạt động tôn giáo thường xuyên (được định nghĩa là “truyền bá tôn giáo, thực hành giáo lý, lễ nghi tôn giáo và quản lý tổ chức tôn giáo”); và các hội nghị nội bộ của tổ chức tôn giáo.. Luật quy định tù nhân được tiếp cận người tư vấn tôn giáo cũng như các tài liệu tôn giáo trong khi bị giam giữ với các điều kiện nhất định. Luật bảo lưu quyền của chính phủ trong việc hạn chế “bảo đảm” quyền này. Nghị định 162 quy định rằng người bị giam giữ có thể sử dụng các tài liệu tôn giáo được xuất bản và lưu hành hợp pháp, phù hợp với các quy định pháp luật về tạm giữ, tạm giam, phạt tù hoặc các hình thức giam giữ khác. Tuy nhiên, việc tiếp cận người tư vấn tôn giáo và các tài liệu tôn giáo của tù nhân không được ảnh hưởng đến quyền tự do có tín ngưỡng, tôn giáo hoặc không có tín ngưỡng, tôn giáo của những người khác và không được trái với các luật có liên quan. Nghị định quy định rằng Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm hướng dẫn việc quản lý các tài liệu tôn giáo, thời gian, địa điểm sử dụng các tài liệu này. Luật quy định các tổ chức tôn giáo phải tuân thủ nhiều luật khác đối với một số hoạt động nhất định. Các tổ chức tôn giáo được phép tiến hành các hoạt động giáo dục, y tế, từ thiện, nhân đạo theo quy định của pháp luật, nhưng luật không quy định rõ hoạt động nào là được phép. Ngoài ra, việc xây dựng hoặc cải tạo các cơ sở tôn giáo phải tuân thủ các luật và quy định có liên quan về xây dựng, và người nước ngoài tham gia các hoạt động tôn giáo phải tuân thủ pháp luật về nhập cảnh. Việc xuất bản, sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu các kinh sách tôn giáo phải tuân thủ các luật và quy định có liên quan đến xuất bản. Luật quy định mọi nhà xuất bản phải là các tổ chức công đã được cấp phép hoặc là doanh nghiệp nhà nước. Các nhà xuất bản phải được chính phủ phê duyệt trước khi xuất bản tất cả các ấn phẩm, trong đó có các kinh sách tôn giáo. Theo quy định trong nghị định, chỉ Nhà xuất bản Tôn giáo mới có thể xuất bản sách tôn giáo, tuy nhiên quy định này không được thực thi trong mọi trường hợp. Bất kỳ nhà sách nào cũng có thể bán kinh sách tôn giáo và các tài liệu tôn giáo khác đã được xuất bản một cách hợp pháp. Hiến pháp quy định nhà nước đại diện cho toàn dân sở hữu và quản lý toàn bộ đất đai. Theo luật, việc sử dụng đất của các tổ chức tôn giáo phải phù hợp với luật đất đai và các nghị định có liên quan. Luật đất đai công nhận rằng các cơ sở tôn giáo và trường học tôn giáo đã được cấp phép có thể có quyền sử dụng đất và được giao đất hoặc cho thuê đất. Luật quy định các cơ sở tôn giáo đủ điều kiện được nhà nước bồi thường nếu đất của họ bị thu hồi vì mục đích công cộng. Luật cho phép ủy ban nhân dân cấp tỉnh thu hồi đất vì mục đích công cộng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng các cơ sở tôn giáo. Theo luật, ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thể cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất “lâu dài và ổn định” cho các cơ sở tôn giáo nếu họ được phép hoạt động, đất không có tranh chấp, và đất không phải có được từ việc nhận chuyển nhượng hoặc tặng cho sau ngày 1/7/2004. Các cơ sở tôn giáo không được phép chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, tặng cho hoặc thế chấp quyền sử dụng đất của họ. Trong trường hợp có tranh chấp đất đai liên quan đến cơ sở tôn giáo, chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết tranh chấp. Các bên không đồng ý với quyết định của chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền khiếu nại với Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại tòa án. Trên thực tế, nếu một tổ chức tôn giáo chưa được công nhận, các thành viên của giáo đoàn có thể được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất dưới danh nghĩa cá nhân. Việc cải tạo hoặc nâng cấp cơ sở tôn giáo thuộc sở hữu của tổ chức tôn giáo phải được thông báo cho chính quyền, mặc dù không nhất thiết phải có giấy phép, tùy thuộc vào mức độ cải tạo. Chính phủ không cho phép giảng dạy tôn giáo trong các trường công lập và trường tư. Quy định cấm này cũng áp dụng đối với các trường tư do các tổ chức tôn giáo điều hành. Luật có các quy định riêng đối với người nước ngoài cư trú hợp pháp ở Việt Nam được xin phép sinh hoạt tôn giáo, giảng dạy, tham dự các chương trình đào tạo tôn giáo trong nước, hoặc giảng đạo trong các cơ sở tôn giáo trong nước. Luật yêu cầu các tổ chức tôn giáo hoặc công dân Việt Nam phải được chính phủ cho phép trước khi đăng cai tổ chức hoặc tiến hành bất kỳ hoạt động tôn giáo nào liên quan đến tổ chức, cá nhân nước ngoài hoặc xuất cảnh ra nước ngoài. Pháp luật cũng quy định các điều kiện để người nước ngoài hoạt động tôn giáo ở Việt Nam, bao gồm những người tham gia bồi dưỡng tôn giáo, phong phẩm và tham gia ban lãnh đạo, được phép tiến hành các hoạt động của họ. Việt Nam là thành viên của Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị. Động thái thực tế của chính phủ Các tổ chức phi chính phủ báo cáo các vụ việc cán bộ chính quyền hành hung các cá nhân thuộc các nhóm tôn giáo thiểu số, đặc biệt là người dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên và Tây Bắc, mặc dù không rõ các vụ việc này có liên quan đến tôn giáo của họ hay không. Ở miền núi phía Bắc và Tây Bắc, các chức sắc tôn giáo đại diện cho cả các nhóm tôn giáo đã đăng ký và chưa đăng ký cho biết nhà chức trách tăng cường sử dụng các cách thức phi bạo lực hoặc ít hung hăng hơn, chẳng hạn, mời các đại diện tổ chức tôn giáo đến uống trà hoặc đề nghị chi trả chi phí sửa chữa tài sản, nhằm gây sức ép buộc họ tuân theo những yêu cầu của chính quyền, bao gồm việc đăng ký và chấm dứt hội họp bất hợp pháp. Bởi các vấn đề tôn giáo, dân tộc và chính trị thường liên hệ chặt chẽ với nhau, khó khẳng định rằng nhiều vụ việc sách nhiễu xảy ra chỉ thuần túy bởi lý do tôn giáo. Vào tháng 12, nhà chức trách ở tỉnh Tuyên Giang đã giam giữ ít nhất 56 tín đồ đạo Dương Văn Mình của người dân tộc thiểu số H’mông khi họ tụ tập để tưởng niệm tại đám tang của Dương Văn Mình, người sáng lập và lãnh đạo của tổ chức này. Do nhà chức trách cho biết những người dự lễ tang không tuân thủ các yêu cầu phòng chống dịch COVID-19 và không xét nghiệm sau khi đã có thể bị lây nhiễm COVID-19, công an khám xét nhà của Dương Văn Mình vào ngày 12 tháng 12, nơi các tín đồ người H’mông đã tụ tập. Khi đến hỗ trợ các cán bộ y tế địa phương, công an được cho là đã đánh đập và bắt những người không tuân thủ các quy định về xét nghiệm. Tuy nhiên, theo các nhà chức trách, chính quyền đã làm việc với gia đình của Dương Văn Mình để bảo đảm xét nghiệm COVID-19 cho trẻ em có mặt tại đó và bảo đảm tang lễ được tổ chức tương đối kịp thời. Nhà chức trách cũng cho biết số lượng người tham dự tang lễ tại nhà của Dương Văn Mình đã vượt quá số người được phép tụ tập theo các quy định về phòng chống dịch COVID-19 và từ chối không chịu xét nghiệm sau khi phát hiện các ca nhiễm COVID-19. Theo báo cáo, công an đã buộc hơn 36 tín đồ phải vào các cơ sở cách ly mà không được phép liên lạc, những người bị giam giữ cho biết công an đã thẩm vấn họ trong nhiều giờ về hoạt động tôn giáo của họ và đe dọa họ để buộc họ từ bỏ đạo, trong đó công an sử dụng các thủ đoạn lấy cung được họ mô tả như là tra tấn và đánh đập. Những người khác báo cáo rằng họ bị giam giữ và đánh đập tại các đồn công an ở huyện Hàm Yên. Một số người cho biết công an “tra tấn” họ cho đến khi họ ký tên vào bản nhận tội và các văn bản khác tuyên bố từ bỏ đạo, và công an đe dọa sẽ kéo dài thời gian họ bị giữ tại cơ sở cách ly mà không được liên lạc với gia đình hay bạn bè nếu họ từ chối không ký. Đến cuối năm, 21 tín đồ đạo Dương Văn Mình vẫn đang bị giam giữ. Theo báo cáo, chính quyền địa phương ở một số khu vực thuộc Tây Nguyên hăm dọa và đe dọa dùng bạo lực đối với thành viên một số nhóm Tin lành chưa đăng ký vì họ đã báo cáo về các vi phạm nhân quyền với các tổ chức quốc tế, hoặc cố gắng buộc thành viên các nhóm này từ bỏ đạo hoặc gia nhập một tổ chức tôn giáo đã được cấp đăng ký. Các cán bộ an ninh của Việt Nam đã bắt và giam giữ ít nhất 21 người ở tỉnh Đắk Lắk thuộc khu vực Tây Nguyên vào ngày 16 tháng 7. Tất cả những người này được trả tự do ngày 18 tháng 7. Nhiều người trong số các cá nhân bị giam giữ đã tham gia khóa bồi dưỡng về xã hội dân sự được tổ chức bởi một tổ chức phi chính phủ về nhân quyền có trụ sở ở Hoa Kỳ và họ là thành viên của hai hội thánh Tin lành người dân tộc thiểu số, Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Nam) và Hội thánh Truyền giảng Phúc Âm, vốn từ lâu đã bị chính quyền cho vào tầm ngắm. Ít nhất một nạn nhân báo cáo rằng công an đã đánh đập anh ta trong khi hỏi cung và dọa giết. Một số người bị giam giữ cũng cho biết nhà chức trách nói với họ rằng việc tìm hiểu các quyền của họ theo Luật tín ngưỡng, tôn giáo và Hiến pháp là bất hợp pháp, và đe dọa họ nhằm khiến họ phải từ bỏ đạo. Theo báo cáo, các cán bộ chính quyền ở nhiều nơi trên cả nước tiếp tục giám sát, thẩm vấn, giam giữ tùy tiện và phân biệt đối xử đối với một số cá nhân, ít nhất một phần vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo của họ. Đa số nạn nhân trong các vụ việc được báo cáo là thành viên các nhóm tôn giáo chưa đăng ký tham gia vào các hoạt động vận động chính trị hoặc nhân quyền hoặc có liên hệ với các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài công khai chỉ trích chính quyền. Có một số báo cáo về việc nhà chức trách địa phương ngăn cấm, cắt ngang các sự kiện tập trung, tịch thu ấn phẩm của các phong trào tôn giáo mới như Đảng hoàng thiên thế giới đại đồng ở các tỉnh Đồng Nai và Bình Phước, đạo Tâm Linh Hồ Chí Minh và đạo Long Hoa Di Lặc I ở tỉnh Vĩnh Phúc, và trong nhiều trường hợp đã bắt các chức sắc và tín đồ của các nhóm tôn giáo khác, như Pháp môn cần khai vững trụ luật làm chính tâm ở thị xã Kinh Môn, tỉnh Hải Dương. Theo các báo cáo của Ủy ban cứu trợ thuyền nhân (BPSOS), trong năm qua, công an địa phương ở các tỉnh Đắk Lắk và Phú Yên đã thẩm vấn ít nhất 30 thành viên của Hội thánh Tin lành Đấng Christ, Hội thánh Truyền Giảng Phúc Âm và Hội thánh Tin lành Đề Ga Quốc tế tại các đồn công an địa phương hoặc tại nhà của họ. BPSOS cho biết trong một số trường hợp, công an địa phương ép các cá nhân đến trình diện đồn công an và sau đó thẩm vấn họ trong nhiều giờ trước khi thả họ ra mà không khởi tố. Theo báo cáo, nhà chức trách yêu cầu họ chấm dứt mối liên hệ với các nhóm tôn giáo chưa đăng ký và không được cung cấp các báo cáo có tính chất “tiêu cực” cho các tổ chức quốc tế. Trong một số trường hợp, công an địa phương yêu cầu một số tín đồ tôn giáo xin phép nhà chức trách trước khi đi ra khỏi xã của họ. Các tín đồ đạo Cao Đài độc lập cũng báo cáo rằng công an sách nhiễu họ nhằm ngăn cản họ tham gia các sự kiện xã hội dân sự, trong đó có việc sách nhiễu họ khi đang diễn ra Hội nghị trực tuyến về Tự do tín ngưỡng, tôn giáo Đông Nam Á vào tháng 12. Vào tháng 9, nhà chức trách tỉnh Tiền Giang đã bắt ba chức sắc đạo Cao Đài độc lập và giam giữ họ trong nhiều giờ để chất vấn về các hoạt động tôn giáo của họ. Có nhiều báo cáo về sự phân biệt đối xử của chính quyền giữa các tín đồ và các nhóm tôn giáo trên cả nước. Thành viên một số nhóm tôn giáo có thành viên là người nghèo hoặc người dân tộc thiểu số tiếp tục báo cáo rằng nhà chức trách từ chối không cho họ hưởng một số quyền lợi hợp pháp mà các thành viên được quyền hưởng. Liên hữu Tin lành Baptist Việt Nam, một nhóm tôn giáo chưa đăng ký, báo cáo rằng một số ít thành viên của nhóm không nhận được bất kỳ hỗ trợ nào của chính quyền liên quan đến dịch COVID-19 trong khi sự hỗ trợ đó lẽ ra thường được phân bổ cho các cộng đồng ở địa phương. Một mục sư thuộc Liên hữu Tin lành Baptist Việt Nam ở Hà Nội cho biết ông gặp khó khăn trong việc xin cấp “giấy chứng nhận quyền sử dụng đất” từ các cán bộ địa phương và nói rằng những người hàng xóm của ông không thuộc nhóm tôn giáo nào lại không hề gặp khó khăn trong việc xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Các nhóm Tin lành và Công giáo tiếp tục báo cáo rằng những hạn chế về mặt pháp luật và thiếu quy định pháp lý rõ ràng về việc vận hành các cơ sở y tế và giáo dục của tôn giáo đã khiến cho họ phải thận trọng khi có ý định mở các bệnh viện và trường học của giáo xứ, mặc dù các phát ngôn của chính phủ đều thể hiện sự hoan nghênh các nhóm tôn giáo mở rộng việc tham gia vào các hoạt động y tế, giáo dục và từ thiện. Các đại diện Công giáo nói rằng chính phủ từ chối trao trả các bệnh viện, phòng khám và trường học đã thu giữ của Giáo hội Công giáo vào năm 1954 và 1975. Ngày 6 tháng 9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký quyết định phân công phụ trách các vấn đề tôn giáo và nhân quyền cho Phó Thủ tướng Chính phủ Phạm Bình Minh, Phó Thủ tướng Thường trực trong số 4 Phó Thủ tướng. Theo Ban TGCP, ở các tỉnh miền núi phía bắc, chính quyền địa phương đã cấp đăng ký cho gần 800 chi hội địa phương được biết đến là các “điểm nhóm” và công nhận 14 hội thánh địa phương trong tổng số hơn 1.600 chi hội ở địa phương. Việc cấp đăng ký và công nhận này có tác động đến khoảng 250.000 thành viên (trong đó 95% là người dân tộc thiểu số, hầu hết là người H’Mông). Ở Tây Nguyên, chính quyền địa phương đã cấp đăng ký cho hơn 1.400 điểm nhóm và công nhận 311 hội thánh địa phương, điều này có tác động đến gần 584.000 thành viên. Bộ Công an ước tính có khoảng 70 nhóm Tin lành với gần 200.000 thành viên hoạt động bên ngoài khuôn khổ pháp lý của Luật Tín ngưỡng, tôn giáo. Các nhóm này không làm thủ tục và cũng không được cấp giấy chứng nhận đăng ký hay công nhận trong năm qua. Chính quyền không công nhận thêm tổ chức tôn giáo mới nào trong năm qua. Ban TGCP đã cấp đăng ký cho khoảng 70 nhóm tôn giáo ở địa phương trong năm 2020, bao gồm 4 Hội thánh Tin lành địa phương, khoảng 50 giáo xứ Công giáo và 12 Hội thánh Cao Đài địa phương. Nhiều nhóm tôn giáo chưa đăng ký tiếp tục báo cáo rằng việc đăng ký sinh hoạt tôn giáo với chính quyền địa phương vẫn còn khó khăn. Một số nhóm tôn giáo đã hoạt động lâu năm và đã được công nhận như Giáo hội Công giáo cho biết họ gặp những thách thức trong việc cố gắng xin thành lập các giáo xứ mới ở miền núi Tây Bắc. Các nhóm tôn giáo đã đăng ký và chưa đăng ký tiếp tục cho biết các cơ quan nhà nước đôi khi không trả lời hồ sơ đăng ký hoặc đề nghị chấp thuận sinh hoạt tôn giáo trong đúng thời hạn do luật quy định, nếu có trả lời, và thường không nêu rõ lý do từ chối hồ sơ theo như luật yêu cầu. Trong các trường hợp khác, có nhóm tôn giáo không biết việc họ đã được cấp đăng ký sinh hoạt tôn giáo ở địa phương. Theo báo cáo, một số chính quyền địa phương yêu cầu cung cấp các tài liệu và thông tin ngoài những gì luật quy định. Một số chức sắc tôn giáo cho biết nhà chức trách đôi khi đòi quà hối lộ để chấp thuận hồ sơ dễ hơn. Các nhà chức trách thường giải thích việc trì hoãn và từ chối là do người nộp hồ sơ không khai đúng các mẫu hoặc không cung cấp đầy đủ thông tin. Nhiều nhóm tôn giáo nói rằng quy trình đăng ký các điểm nhóm hoặc thông báo hoạt động ở các địa điểm mới hoặc địa điểm ở vùng sâu vùng xa là đặc biệt khó khăn. Một số nhóm tôn giáo báo cáo rằng chính quyền hối thúc họ đăng ký là tổ chức trực thuộc của các nhóm tôn giáo đã được công nhận thay vì đăng ký với tư cách là nhóm tôn giáo mới. Các quan chức Ban TGCP cho biết chính quyền hỗ trợ các nhóm tôn giáo chưa đăng ký trong việc thực hiện các thủ tục hành chính quan liêu bắt buộc để được đăng ký, sử dụng các tính năng như cổng thông tin điện tử có tính tương tác trên trang web của Ban TGCP cho phép các tổ chức tôn giáo theo dõi tình trạng hồ sơ đã nộp của họ. Tuy nhiên, Ban TGCP thừa nhận rằng cổng thông tin đã không tỏ ra hữu ích với các nhóm tôn giáo ở vùng sâu vùng xa do họ thường thiếu kỹ năng công nghệ để sử dụng các mẫu hồ sơ điện tử do chính quyền cung cấp. Ban TGCP tiếp tục cung cấp các khóa đào tạo ở cấp tỉnh để tạo thuận lợi cho việc đăng ký ở địa phương của các nhóm tôn giáo. Chính quyền địa phương tiếp tục cản trở việc điều động, thuyên chuyển các chức sắc tôn giáo đến các chi phái địa phương chưa đăng ký, nhất là những người đến từ địa phương khác. Trong một số trường hợp, nhà chức trách địa phương sách nhiễu thành viên các chi hội địa phương chưa đăng ký. Hội thánh Tin lành Việt Nam Miền Bắc báo cáo rằng việc công nhận các chi hội địa phương của tổ chức này vẫn còn tốn nhiều thời gian, mặc dù nhiều chi hội đã hoạt động ổn định trong nhiều năm mà không có sự xác nhận chính thức về hồ sơ đăng ký của họ, và từ góc độ của họ thì họ hoàn toàn đáp ứng các điều kiện để được đăng ký. Theo Hội thánh Tin lành Việt Nam Miền Bắc, chính quyền đã công nhận 23 chi hội địa phương và cấp đăng ký cho khoảng 500 trong tổng số khoảng 1.200 điểm nhóm. Hội thánh Tin lành Việt Nam Miền Bắc báo cáo rằng họ tiếp tục gặp khó khăn trong việc đăng ký các điểm nhóm với chính quyền địa phương ở các tỉnh Quảng Bình và Nghệ An. Đến cuối năm, Liên hữu Tin lành Baptist Việt Nam vẫn đang đợi kết quả đăng ký theo phương thức mới do tổ chức này khởi xướng từ năm 2020 để đăng ký các điểm nhóm ở địa phương, trên cơ sở phối hợp với Ban TGCP. Không như những lần trước đại diện của các điểm nhóm trực tiếp nộp hồ sơ cho chính quyền địa phương một cách khá riêng rẽ, Mục sư chủ tịch Liên hữu Tin lành Baptist Việt Nam đứng tên nhiều hồ sơ đăng ký để nộp cho Ban TGCP. Liên hữu Tin lành Baptist Việt Nam nói rằng tổ chức này đã nộp khoảng 30-40 hồ sơ đăng ký các điểm nhóm ở Tây Bắc trong những năm gần đây theo phương thức cũ nhưng không thể xác minh được số lượng hồ sơ đăng ký còn đang chờ xử lý. Chính quyền yêu cầu hầu hết, nếu không phải là tất cả, các hồ sơ đăng ký hoạt động tôn giáo hoặc xin công nhận tổ chức tôn giáo phải thể hiện trong hồ sơ khẩu hiệu nêu rõ tổ chức tôn giáo sẽ hòa hợp với dân tộc và phục vụ nhân dân Việt Nam. Ví dụ, Giáo hội Công giáo sử dụng khẩu hiệu “sống phúc âm giữa lòng dân tộc” còn Giáo hội Phật giáo Việt Nam sử dụng khẩu hiệu “đạo pháp, dân tộc và chủ nghĩa xã hội”. Các nhóm tôn giáo tiếp tục phổ biến công khai các khẩu hiệu này sau khi được cấp đăng ký và được công nhận. Theo các chức sắc tôn giáo địa phương, chính quyền tiếp tục áp đặt một cấu trúc quản lý chặt chẽ từ phía trên đối với các tổ chức tôn giáo. Theo các đại diện cộng đồng tôn giáo, nhà chức trách thích sử dụng cấu trúc hai cấp từ trên xuống dưới nhằm kiểm soát tốt hơn tổ chức tôn giáo và các tổ chức tôn giáo trực thuộc thông qua cơ cấu quản lý nội bộ của tổ chức tôn giáo. Chẳng hạn, Giáo hội Công giáo báo cáo rằng chính quyền không còn công nhận các “giáo họ” như đã từng công nhận trước đây. Do vậy, Giáo hội buộc phải thành lập giáo xứ đầy đủ, một quy trình kéo dài và nhiều thách thức, hoặc phải đăng ký sinh hoạt điểm nhóm; còn nhà chức trách không công nhận bất kỳ cái gì nằm ở giữa hai loại đăng ký này. Theo cách tiếp cận cũ, địa vị “giáo họ” trao cho một cộng đồng tôn giáo nhiều quyền tự do hơn so với địa vị của “điểm nhóm” về một số vấn đề. Ví dụ, điểm nhóm không có quyền nộp hồ sơ xin cấp phép xây dựng cơ sở tôn giáo hoặc nhiều hoạt động tôn giáo mà giáo họ có thể Theo một số giám mục Công giáo, các giáo xứ ở vùng sâu vùng xa hoặc đa số giáo dân là người dân tộc thiểu số tiếp tục gặp khó khăn trong việc đăng ký với chính quyền cấp tỉnh do việc áp dụng pháp luật thiếu nhất quán. Các chức sắc Công giáo báo cáo rằng các khu vực thường gặp phải những vấn đề khó khăn nhất là Tây Nguyên (các tỉnh Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông, Kon Tum, Lâm Đồng) và Tây Bắc, bao gồm các tỉnh Sơn La, Lào Cai và Yên Bái. Theo các chức sắc tôn giáo ở địa phương, các nhóm Tin lành cũng gặp phải sự giải thích và thực thi pháp luật không nhất quán của chính quyền khi nỗ lực đăng ký các chi hội địa phương và điểm nhóm. Chẳng hạn, nhà chức trách địa phương ở tỉnh Điện Biên tiếp tục từ chối hồ sơ đăng ký của một điểm nhóm thuộc Hội thánh Tin lành Ngũ tuần độc lập ở xã Noong Luống, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên, với lý do điểm nhóm này trực thuộc một nhóm tôn giáo chưa đăng ký. Tuy nhiên, lãnh đạo của nhóm Tin lành Ngũ tuần trên nói rằng luật không yêu cầu một nhóm tôn giáo ở địa phương phải trực thuộc một tổ chức tôn giáo đã được công nhận thì mới được cấp đăng ký sinh hoạt. Vị lãnh đạo này cũng lưu ý rằng các thành viên đã thực hành tín ngưỡng của họ tại điểm nhóm này trong gần 30 năm và bắt đầu nộp hồ sơ đăng ký vào tháng 4 năm 2017. Chính quyền tỉnh Điện Biên cũng từ chối cấp đăng ký cho một nhóm có tên là Hội thánh Phúc Âm Ngũ Tuần Người Việt với lý do giáo lý của nhóm này không khác biệt so với giáo lý của Giáo hội Phúc Âm Ngũ Tuần Việt Nam, một tổ chức tôn giáo đã được công nhận. Liên hữu Tin lành Baptist Việt Nam báo cáo rằng chính quyền không cấp đăng ký cho các chi hội mới ở địa phương ở Thanh Hóa, Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương và miền núi Tây Bắc. Các chức sắc tôn giáo báo cáo rằng chính quyền trung ương tiếp tục từ chối hồ sơ đăng ký sinh hoạt tôn giáo của một số nhóm Tin lành – như Liên hữu Tin lành Baptist Việt Nam, Giáo hội Tin lành Trưởng lão Liên hiệp Việt Nam, Hội thánh Phúc âm Toàn vẹn Việt Nam do Mục sư Lý Xuân Hòa lãnh đạo. Các nhà vận động tự do tôn giáo nói rằng yếu tố quyết định việc chính quyền địa phương chấp thuận hồ sơ đăng ký có liên quan chặt chẽ hơn đến lập trường chính trị của nhóm tôn giáo hơn là giáo lý của tổ chức. Ban TGCP tiếp tục từ chối không cho công chúng tiếp cận các hồ sơ đăng ký đang chờ xem xét. Có các báo cáo cho biết chính quyền địa phương từ chối các hồ sơ xin cấp căn cước công dân mới trong đó người nộp hồ sơ xác định rõ tôn giáo của họ, và nhà chức trách phớt lờ thông tin về tôn giáo đã thể hiện rõ của người nộp hồ sơ và xếp họ vào diện “không theo tôn giáo nào” hoặc xếp họ là thành viên của một tôn giáo khác. Tuy nhiên, Giáo hội Phật giáo Việt Nam báo cáo rằng mặc dù có những khó khăn ban đầu, nhưng Giáo hội đã giải quyết được các vấn đề về căn cước công dân bằng cách phối hợp với chính quyền và đã có thể cung cấp các giấy tờ liên quan cho các thành viên. Trong năm qua, hầu hết các cuộc lễ tôn giáo và sinh hoạt tôn giáo bị hủy hoặc phải tiến hành trực tuyến do đại dịch COVID-19. Có các báo cáo về việc chính quyền cắt ngang các buổi sinh hoạt tập trung vi phạm các quy định hạn chế tụ tập đông người để phòng dịch, trong đó có các buổi sinh hoạt tôn giáo tập trung. Nhà chức trách tiếp tục theo dõi, ngăn cản, hoặc cắt ngang các buổi sinh hoạt tập trung của một số nhóm tôn giáo chưa đăng ký và sách nhiễu thành viên của họ bằng nhiều cách, trong đó có việc đưa các chức sắc Thiên Chúa giáo đến đồn công an để chất vấn và đe dọa rằng họ không được tổ chức Lễ Giáng sinh. Trong hầu hết các trường hợp, thành viên các nhóm tôn giáo này cũng tham gia vào các hoạt động vận động nhân quyền hoặc có liên hệ với các tổ chức, cá nhân chỉ trích chính quyền. Các chức sắc tôn giáo ở khu vực đô thị và người dân tộc Kinh chiếm đa số báo cáo rằng chính quyền cho phép họ thực hành tôn giáo mà không có hạn chế đáng kể nào với điều kiện họ hoạt động minh bạch và tạo điều kiện thuận lợi hoặc cho phép chính quyền giám sát chính thức. Điều này là đúng đối với cả các nhóm tôn giáo đã đăng ký chính thức và chưa đăng ký. Các chi phái tôn giáo chưa được công nhận hoạt động ở Tây Nguyên và Tây Bắc và một số khu vực ở đồng bằng sông Cửu Long – đặc biệt là những chi phái có đại đa số tín đồ là người dân tộc thiểu số - thường báo cáo bị sách nhiễu bởi cán bộ chính quyền hơn. Các chi phái tôn giáo đã được công nhận ở những khu vực này báo cáo về việc phát triển nhanh chóng và thường gặp ít vấn đề với chính quyền hơn. Không có quy định rõ ràng về sinh hoạt tôn giáo trong quân đội, vì vậy cá nhân người chỉ huy đơn vị có quyền hạn rất lớn. Theo các chức sắc của nhiều tôn giáo, chính quyền không cho phép chiến sĩ trong quân đội được thực hành nghi lễ tôn giáo vào bất kỳ thời gian nào khi đang làm nhiệm vụ; họ phải xin nghỉ phép để thực hiện các hoạt động trên. Tuy nhiên, báo chí nhà nước đưa tin các quan chức quân đội vẫn cầu nguyện cho hòa bình và an lạc khi đến thăm các chùa. Các tín đồ Phật giáo Khmer Krom, giáo phái mà theo truyền thống nam giới sẽ vào thiền viện để tu học trong thời gian ít nhất là 1 tháng trước khi đến tuổi 20, báo cáo rằng họ bị cưỡng ép tòng quân mà không có lựa chọn thay thế, điều này đã ngăn cản nam giới trong cộng đồng này hoàn thành nghi lễ tôn giáo của họ. Vào tháng 3, lần đầu tiên chính quyền cho phép trưng bày các tác phẩm thư pháp thiền của Thiền sư Phật giáo Thích Nhất Hạnh tại một triển lãm ở thành phố Hồ Chí Minh. Theo các nhà sư thuộc Đan viện Thiên An ở tỉnh Thừa Thiên – Huế, các lãnh đạo cao cấp của tỉnh đã đến thăm Đan viện ngày 22 tháng 9 và trao đổi về các vấn đề liên quan đến đất đai. Tại buổi làm việc này, chính quyền cam kết thành lập một tổ công tác để giải quyết các vấn đề đất đai và giúp Đan viện phát triển “ổn định và hài hòa”. Nhiều mục sư đã được phong phẩm vẫn thực hiện các công việc của mục sư mặc dù chưa hoàn tất các giấy tờ theo quy định của luật để chính quyền công nhận là chức sắc, chức việc. Chẳng hạn, Hội thánh Tin lành Việt Nam miền Bắc báo cáo rằng chỉ có khoảng một phần năm số mục sư của Hội thánh được chính quyền công nhận chính thức. Một số mục sư của các nhóm tôn giáo chưa đăng ký nói rằng nhà chức trách không can thiệp vào việc giảng đạo của họ, mặc dù chưa được cho phép một cách hợp pháp. Theo người nhà của các nhà hoạt động, khác với những năm trước, tù nhân, trong đó có các tín đồ Công giáo Lê Đình Lượng, Hồ Đức Hòa, Nguyễn Năng Tĩnh và tín đồ đạo Tin lành Nguyễn Trung Tôn, được tiếp cận Kinh thánh và các tài liệu tôn giáo khác. Các nguồn tin báo chí tiếp tục báo cáo về tình trạng căng thẳng và tranh chấp giữa các tín đồ Công giáo và nhà chức trách ở các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Thừa Thiên Huế và Bình Thuận, hầu hết là về tranh chấp đất đai hoặc liên quan đến hoạt động của các nhóm vận động nhân quyền và quyền về môi trường. Vào tháng 3 và tháng 4, chính quyền địa phương ở xã Kỳ Khang, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh ngăn cản các giáo dân thuộc giáo xứ Dũ Thành xây dựng một ao cá. Chính quyền địa phương cáo buộc giáo dân lấn chiếm đất nông nghiệp và tiến hành xây dựng mà không có giấy phép, trong khi các giáo dân nói rằng công trình họ xây dựng trên đất của giáo xứ không bắt buộc phải có giấy phép. Báo chí nhà nước và các trang web ủng hộ chính quyền cáo buộc lãnh đạo của giáo xứ đã kích động giáo dân hành động chống lại chính quyền và gây ra tình trạng bất ổn xã hội trước các cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân, trong khi lãnh đạo giáo xứ nói rằng chính quyền sách nhiễu họ bởi họ chỉ trích và phản đối chính quyền. Các chức sắc của đạo Dương Văn Mình chưa đăng ký báo cáo rằng nhà chức trách địa phương ở các tỉnh Hà Giang, Thái Nguyên và Cao Bằng không còn phá hủy các Nhà Đòn được xây dựng từ nhiều năm trước để cất giữ các đồ dùng tang lễ và cho phép cải tạo một số ít các nhà đòn này. Tuy nhiên, nhà chức trách địa phương ở tỉnh Tuyên Quang vẫn tiếp tục cấm và phá hủy các nhà đòn. Chính quyền vẫn coi đạo Dương Văn Mình là “tà đạo” hoặc là một “tổ chức bất hợp pháp”, và nhóm này báo cáo rằng nhà chức trách địa phương theo dõi các thành viên chủ chốt, công an địa phương thỉnh thoảng “đến thăm” nơi ở của họ hoặc “mời” họ đến trụ sở chính quyền địa phương. Tuy nhiên, những người từ chối “lời mời” đó nói rằng họ không bị trả thù. Chính quyền cấp tỉnh và địa phương tiếp tục thu hồi đất thuộc về các tổ chức tôn giáo và cá nhân với danh nghĩa thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội. Nhà chức trách tiếp tục nhiều dự án mà đòi hỏi phải thu hồi quyền sử dụng đất và phá dỡ tài sản của các tổ chức tôn giáo hoặc các cá nhân trên cả nước. Theo báo cáo, nhà chức trách không can thiệp một cách có hiệu quả vào nhiều tranh chấp đất đai liên quan đến các tổ chức tôn giáo hoặc các tín đồ tôn giáo; trong hầu hết các trường hợp, các tổ chức tôn giáo hoặc tín đồ không thành công trong việc giữ lại quyền sử dụng đất của họ. Những hành động đó dẫn đến tranh chấp đất đai liên quan đến cả các tổ chức tôn giáo đã được công nhận, đã đăng ký và chưa đăng ký. Báo chí nhà nước và các trang web ủng hộ chính quyền khẳng định rằng các linh mục Công giáo ở nhiều giáo xứ đã chiếm giữ hoặc hối thúc giáo dân sử dụng hoặc chiếm giữ trái phép đất đai được sử dụng hợp pháp bởi những người dân khác không phải tín đồ Công giáo hoặc bởi chính quyền. Cũng có những trường hợp giáo dân được cho là đã “sử dụng đất không đúng mục đích”, ví dụ, chuyển đổi một thửa đất nông nghiệp thành sân bóng đá mà không được sự chấp thuận của nhà chức trách có thẩm quyền. Từ tháng 3 đến tháng 5, các giáo dân thuộc giáo xứ Đăng Cao ở xã Diễn Đoài, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An đã không thành công trong việc cố gắng san lấp một ao cá để mở rộng cơ sở của giáo xứ và xây một hàng rào xung quanh sân vận động mà họ cho là tài sản của giáo xứ. Giáo xứ cũng đòi một khu đất được sử dụng làm tài sản chung của xã. Nhiều giáo dân ở khu vực này nói rằng họ không bằng lòng với nhà chức trách về việc xây dựng đường cao tốc bắc – nam trong đó chính quyền địa phương thu hồi đất của giáo xứ mà không bồi thường và hỗ trợ thỏa đáng. Chính quyền địa phương nói rằng các yêu cầu của giáo xứ là không có căn cứ và không hợp lý. Một số trang web ủng hộ chính quyền cáo buộc những người lãnh đạo giáo xứ đã cố ý gây ra tình trạng bất ổn xã hội trước các cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân vào tháng 5. Từ tháng 6 đến tháng 10, các tín đồ Phật giáo Hòa Hảo độc lập ở An Giang báo cáo rằng chính quyền địa phương và các nhóm Phật giáo Hòa Hảo đã được nhà nước công nhận ở huyện Phú Tân, tỉnh An Giang vận động họ phá dỡ chùa An Hòa có niên đại 100 năm, với lý do cần xây dựng một ngôi chùa mới. Đây là một trong những ngôi chùa Phật giáo Hòa Hảo độc lập đầu tiên được xây dựng bởi nhà tiên tri Huỳnh Phú Sổ, người sáng lập Phật giáo Hòa Hảo. Các tín đồ Phật giáo Hòa Hảo độc lập phản đối việc phá bỏ ngôi chùa do ý nghĩa quan trọng về tôn giáo của nó; họ đề xuất cải tạo chùa thay vì phá bỏ. Theo báo cáo, cảnh sát mặc thường phục đã hành hung các tín đồ Phật giáo Hòa Hảo độc lập cố gắng ngăn cản việc phá dỡ ngôi chùa. Chính quyền tạm thời ngừng việc phá dỡ ngôi chùa, và tính đến cuối năm, ngôi chùa vẫn còn nguyên vẹn. Thành viên một số nhóm tôn giáo chưa đăng ký, bao gồm các nhóm Tin lành Ngũ tuần độc lập ở Điện Biên, các nhóm Tin lành Baptist chưa đăng ký ở Thanh Hóa, đạo Dương Văn Mình ở Tuyên Quang, Hà Giang và Cao Bằng, các nhóm Tin lành người dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, báo cáo rằng họ gặp những khó khăn về thủ tục hành chính và không thể tiếp cận các chế độ phúc lợi xã hội. Có những trường hợp thành viên các nhóm này cho biết chính quyền địa phương nói với họ rằng “mọi khó khăn sẽ không còn” nếu họ từ bỏ đạo. Ví dụ, các tín đồ đạo Dương Văn Mình ở tỉnh Cao Bằng nói rằng nhà chức trách địa phương từ chối cấp đăng ký cư trú và sau đó từ chối hoặc trì hoãn chấp thuận đăng ký kinh doanh cho các tín đồ đạo Dương Văn Mình thiếu đăng ký cư trú. Nhà chức trách địa phương yêu cầu các tín đồ đạo Dương Văn Mình phải ký cam kết chấm dứt theo đạo Dương Văn Mình nếu họ muốn nhận được hỗ trợ của chính quyền địa phương cấp cho các hộ gia đình dân tộc thiểu số để xây dựng nhà ở. Trong nhiều trường hợp, các cá nhân nói rằng họ suy đoán việc nhà chức trách phân biệt đối xử với họ là vì lý do tôn giáo của họ. Ngày 22 tháng 2, Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam ban hành hướng dẫn về các vấn đề dân tộc và tôn giáo. Trong số các nội dung chủ yếu liên quan đến tôn giáo có nội dung khẳng định việc nhà nước tôn trọng và bảo đảm tự do tôn giáo, các tôn giáo bình đẳng với nhau và bình đẳng trước pháp luật. Hướng dẫn này cũng nhấn mạnh quyết tâm của nhà nước trong việc chống lại những người hành động chống Đảng, chống nhà nước và “khối đoàn kết” ẩn dưới danh nghĩa tôn giáo. Nhiều quan chức nhà nước, Ban TGCP, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, chính quyền địa phương và các cơ quan, tổ chức khác cùng tham gia tuyên truyền, phổ biến các thông điệp quan trọng của hướng dẫn. Cùng với việc ban hành hướng dẫn, các cán bộ nhà nước, báo chí nhà nước và các trang web ủng hộ chính quyền nhấn mạnh việc thành lập và hoạt động của “các nhóm tôn giáo bất hợp pháp” tiến hành các hoạt động đi ngược lại các tôn giáo đã được thành lập lâu đời và đã được thừa nhận và đi ngược lại “truyền thống dân tộc tốt đẹp”. Chính quyền tiếp tục các nỗ lực nâng cao nhận thức về Luật Tín ngưỡng, tôn giáo của các quan chức nhà nước và các tín đồ tôn giáo. Nhà chức trách cũng kêu gọi các tổ chức tôn giáo đã đăng ký và đã được công nhận chia sẻ công khai nhiều thông tin hơn về hệ thống giáo lý của họ để nỗ lực thuyết phục các tín đồ tôn giáo đi theo các nhóm tôn giáo đã hoạt động lâu năm thay vì đi theo “các phong trào tôn giáo mới” hoặc các nhóm mà chính quyền thiếu thông tin. Báo chí nhà nước và các blog ủng hộ chính quyền tiếp tục lên án các chức sắc tôn giáo và các tín đồ lên tiếng phản đối chính quyền, cáo buộc họ lợi dụng tôn giáo để tư lợi hoặc “câu kết với các thế lực thù địch nhằm mục đích kích động gây mất trật tự công cộng và hoạt động chống lại Đảng Cộng sản và Nhà nước”. Ngày 12 tháng 7, tạp chí Tuyên giáo, một ấn phẩm của Đảng Cộng sản, đăng một bài viết phê phán các linh mục công khai thể hiện ý kiến của họ. Bài viết gọi các linh mục này là “những kẻ cực đoan” và khẳng định rằng những lời chỉ trích của họ là bịa đặt hoặc dựa trên thông tin xuyên tạc nhằm bôi nhọ Đảng Cộng sản và nhà nước, “gieo mầm chia rẽ” và “gây rối trật tự xã hội”. Báo chí nhà nước và các trang web ủng hộ chính quyền đôi khi đồng nhất một số hệ phái Thiên Chúa giáo và các nhóm tôn giáo khác, thường là các nhóm gắn với các nhóm dân tộc thiểu số như đạo Vàng Chứ của người H’Mông ở Tây Bắc, Công giáo Hà Mòn và Tin lành Đề Ga của người Thượng ở Tây Nguyên, và nhóm Khmer Krom ở Tây Nam Bộ, với các phong trào ly khai, quy trách nhiệm cho họ đối với các vấn đề chính trị, kinh tế và xã hội. Báo chí nhà nước cho biết chính quyền địa phương và cấp tỉnh ở các tỉnh miền núi phía bắc, bao gồm Cao Bằng, Tuyên Quang, Bắc Kạn và Thái Nguyên, tiếp tục khẳng định rằng đạo Dương Văn Mình là mối đe dọa đối với an ninh quốc gia, ổn định chính trị và trật tự xã hội. Báo chí nhà nước và các trang web ủng hộ chính quyền tiếp tục gọi đạo Dương Văn Mình là “tà đạo” hoặc “nhóm tôn giáo bất hợp pháp”. Một số trang web ủng hộ chính quyền tiếp tục chia sẻ những câu chuyện giật gân về việc Dương Văn Mình sống sa đọa và chiếm đoạt tài sản do các tín đồ đóng góp để chi dùng cá nhân. Một đại biểu Quốc hội, Thiếu tướng Sùng Thìn Cò, tại một phiên họp Quốc hội vào tháng 3, đã chỉ trích các quan chức địa phương “thiếu trách nhiệm và thiếu hiểu biết về đạo Dương Văn Mình” và chỉ trích họ biến đạo này trở thành một tổ chức bất hợp pháp. Theo ông Cò, Dương Văn Mình và nhóm của ông ta đã giúp người H’mông cải sửa những thứ mà ông gọi là các hủ tục lạc hậu và nặng nề. Các trang web ủng hộ chính quyền đã phê phán gay gắt phát biểu của Thiếu tướng Cò. Một số trang web của chính quyền cấp tỉnh, trang web của báo chí nhà nước và các trang web ủng hộ chính quyền tiếp tục đề cập đến Pháp Luân Công là một “tà đạo” hoặc một “nhóm tôn giáo cực đoan”. Nhiều trang web ủng hộ chính quyền gắn Pháp Luân Công với các hoạt động chống lại Đảng Cộng sản và nhà nước hoặc gắn với một chương trình chính trị thù địch. Một số trang cáo buộc Pháp Luân Công gây tổn hại đến văn hóa truyền thống, gây rối trật tự xã hội và mất an toàn công cộng. Trong năm qua, công an địa phương ở một số tỉnh, bao gồm Hà Nội, Yên Bái, Quảng Bình, Cần Thơ, An Giang, Tiền Giang và Trà Vinh, đã cắt ngang các cuộc sinh hoạt tập trung của những người thực hành Pháp Luân Công và tịch thu các ấn phẩm và các đồ vật khác của họ. Trong nhiều trường hợp, công an địa phương triệu tập những người thực hành Pháp Luân Công đến đồn công an địa phương để thẩm vấn hoặc xử phạt họ về vi phạm các quy định hạn chế tụ tập liên quan đến phòng chống dịch COVID- 19. Ngày 7 tháng 7, nhà chức trách địa phương ở xã Tân Hưng, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang đã xử phạt 7 người thực hành Pháp Luân Công hơn 50 triệu đồng ($2,200) do vi phạm các quy định về giãn cách xã hội khi họ bị phát hiện đang tụ tập tại nhà của một tín đồ Pháp Luân Công. Ngày 29 tháng 9, công an địa phương ở xã Tân Xá, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội đã triệu tập 2 tín đồ Pháp Luân Công đến làm việc do phát tán tài liệu liên quan đến tổ chức này. Công an địa phương đã tịch thu gần 170 ấn phẩm và đồ vật liên quan đến Pháp Luân Công và yêu cầu họ chấm dứt phát tán các tài liệu tương tự. Trong năm qua, chính quyền cấp trung ương và địa phương khuyến khích các nhóm tôn giáo đã được công nhận tham gia các hoạt động từ thiện và chăm sóc y tế. Nhiều nhóm tôn giáo và tín đồ tôn giáo trực tiếp tổ chức và điều hành các hoạt động này hoặc tham gia cùng với chính quyền và các tổ chức, cá nhân khác. Các nhóm tôn giáo cũng đóng góp và quỹ phòng chống dịch COVID-19 và các chiến dịch truyền thông. Hàng ngàn thành viên của các tổ chức tôn giáo khác nhau tình nguyện làm việc tại các bệnh viện dã chiến, trực tiếp chăm sóc bệnh nhân COVID-19 hoặc giúp đỡ những người cần được hỗ trợ. Trong một diễn biến mà các quan sát viên cho là xu hướng ngày càng gia tăng, chính quyền địa phương cho phép các tổ chức tôn giáo cung cấp các dịch vụ xã hội và đào tạo tập trung. Ví dụ, ở Hà Nội và các khu vực lân cận, các quan chức thành phố tiếp tục cho phép các hội thánh Tin lành tư gia vận hành các trung tâm cai nghiện ma túy. Hầu hết các đại diện của các nhóm tôn giáo tiếp tục báo cáo rằng việc là thành viên của một nhóm tôn giáo đã đăng ký nhìn chung không gây bất lợi nghiêm trọng cho các cá nhân trong đời sống dân sự, kinh tế và thế tục ngoài nhà nước, nhưng việc là thành viên của một nhóm tôn giáo chưa đăng ký thì gặp bất lợi hơn. Các chức sắc tôn giáo nói rằng tín ngưỡng, tôn giáo thực tế không phải là nguyên nhân của tình trạng phân biệt đối xử chính thức, mà việc là thành viên bất kỳ một nhóm bất hợp pháp nào mới thu hút sự chú ý nhiều hơn từ chính quyền. Nhiều người theo các tôn giáo đã đăng ký khác nhau giữ các vị trí trong chính quyền địa phương và cấp tỉnh và có đại diện trong Quốc hội. Vào tháng 5, một linh mục Công giáo và bốn nhà sư thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam trúng cử đại biểu Quốc hội trong tổng số 499 đại biểu được bầu. Nhiều tổ chức tôn giáo đã được công nhận trên toàn quốc như Giáo hội Phật giáo Việt Nam, cũng như các chức sắc và tín đồ tôn giáo khác, là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Các quan chức chính phủ cấp cao gửi thiệp chúc mừng và đến thăm các nhà thờ vào dịp lễ Giáng Sinh và Phục Sinh và tham dự các hoạt động của Đại lễ Phật đản Vesak kỷ niệm ngày sinh của Đức Phật. Lý lịch chính thức của ba nhà lãnh đạo cao nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam đều ghi rằng họ không theo một tôn giáo nào; tuy nhiên, theo báo cáo, nhiều nhà lãnh đạo cấp cao của Đảng Cộng sản Việt Nam có đức tin tôn giáo mạnh mẽ, đặc biệt là Phật giáo, nhưng họ nhìn chung không công khai bàn luận về tôn giáo của họ. Trong năm qua, Ban TGCP triển khai sơ kết 3 năm thi hành Luật tín ngưỡng, tôn giáo và nghị định hướng dẫn thi hành Luật ở nhiều tỉnh. Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cũng gặp mặt chính quyền địa phương và lãnh đạo các tổ chức tôn giáo để giám sát việc thi hành Luật. Trong năm qua, chính quyền đã tổ chức nhiều buổi tập huấn và thanh tra trực tuyến liên quan đến sơ kết thi hành luật. Ngày 24 tháng 7, Vụ trưởng Vụ Phật giáo, Ban TGCP Nguyễn Phúc Nguyên thuyết trình về Luật tín ngưỡng, tôn giáo và nghị định hướng dẫn thi hành tại trung tâm hoằng pháp online của Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Ngày 8 tháng 10, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc Hội làm việc với nhà chức trách tỉnh Tuyên Quang để chia sẻ thông tin về việc thi hành pháp luật trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo, trong số các quyền và nghĩa vụ pháp lý khác. Mặc dù pháp luật cấm xuất bản tất cả các tài liệu mà không được chính phủ phê duyệt, bao gồm các tài liệu tôn giáo, trên thực tế, một số nhà xuất bản tư nhân không được cấp phép vẫn tiếp tục in ấn và phát hành không chính thức các kinh sách tôn giáo mà không bị chính phủ can thiệp. Các nhà xuất bản khác được cấp phép đã in ấn các sách về tôn giáo. Các nhà xuất bản đã được phép in kinh thánh bằng tiếng Việt và nhiều ngôn ngữ khác, bao gồm tiếng Trung, Ê đê, Jarai, Banar, M’nông, H’mông, C’ho và tiếng Anh. Các ấn phẩm khác bao gồm các ấn phẩm liên quan đến thờ cúng tổ tiên, đạo Phật, đạo Thiên Chúa, đạo Hồi và đạo Cao Đài. Giáo hội các thánh hữu ngày sau của chúa Giê su Ky tô tiếp tục báo cáo rằng chính quyền cho phép họ nhập khẩu đủ số lượng bản sao Kinh Mặc Môn, mặc dù đến cuối năm, Hội thánh vẫn đang làm việc với Ban TGCP để được nhập khẩu thêm các ấn phẩm xuất bản định kỳ về tôn giáo. Chính quyền cho phép các nhóm Công giáo, Tin lành, đạo Hồi, Baha’i và đạo Phật được đào tạo tôn giáo cho các tín đồ tại cơ sở của họ, và các lãnh đạo tôn giáo khẳng định trong những năm gần đây số lượng người đăng ký học ngày càng tăng. Học sinh tiếp tục tham gia các khóa tu mùa hè trực tuyến, giảng dạy về triết lý Phật giáo cơ bản khi nhiều chùa không thể tổ chức các khóa tu trực tiếp do dịch COVID-19. Phần III. Tình hình tôn trọng tự do tôn giáo của xã hội Có các báo cáo về các vụ xung đột, đôi khi có bạo lực, giữa thành viên các nhóm tôn giáo chưa đăng ký với các nhóm tôn giáo đã đăng ký hoặc đã được công nhận, hoặc giữa các tín đồ tôn giáo và người không theo tôn giáo. Các nhà hoạt động tôn giáo quy kết cho chính quyền “thao túng” thành viên các nhóm tôn giáo đã được công nhận và cáo buộc các đặc vụ đã ngụy trang gây ra những vụ xung đột này nhằm hăm dọa hoặc trấn áp hoạt động của các nhóm tôn giáo chưa đăng ký. Ngày 14 tháng 10, Bộ Thông tin và Truyền thông xử phạt nhóm “Rap Nhà Làm” 45 triệu đồng ($2,000) về hành vi làm, phát tán clip âm nhạc xúc phạm Đức Phật Thích Ca Mâu Ni sau những phản đối mạnh mẽ của cộng đồng Phật giáo và công chúng đối với clip này. Phần IV. Chính sách và sự tham gia của chính phủ Hoa Kỳ Các đại diện của Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội và Tổng lãnh sự quán tại thành phố Hồ Chí Minh thường xuyên bày tỏ những quan ngại về tự do tôn giáo với nhiều quan chức chính phủ và nhà lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, bao gồm Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ và các quan chức cấp cao thuộc Bộ Ngoại giao, Bộ Công an, Ban Tôn giáo Chính phủ và các cơ quan khác ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và ở nhiều tỉnh, thành phố. Các đại diện này nhấn mạnh với các quan chức chính phủ rằng sự tiến bộ về tự do tôn giáo và nhân quyền có ý nghĩa cốt yếu để cải thiện quan hệ song phương. Đại sứ Hoa Kỳ, Đại biện và các viên chức đại sứ quán và tổng lãnh sự quán tiếp tục hối thúc chính quyền cho phép tất cả các nhóm tôn giáo hoạt động một cách tự do, trong đó có Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, các hội thánh Tin lành và Công giáo tư gia, và các nhóm Cao Đài và Hòa Hảo độc lập. Họ đề nghị cho các nhóm tôn giáo đã được công nhận và đã đăng ký được hưởng nhiều tự do hơn; vận động để chính quyền cho phép người bị giam giữ được tiếp cận các tài liệu tôn giáo và chức sắc chức việc tôn giáo; và hối thúc chấm dứt những hạn chế đối với các nhóm tôn giáo chưa đăng ký. Các viên chức đại sứ quán và tổng lãnh sự quán đã nêu ra các vụ việc cụ thể về lạm dụng và sách nhiễu của chính quyền đối với các nhóm Công giáo, Tin lành, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, các nhóm Hòa Hảo độc lập, Cao Đài độc lập, và các hội thánh tư gia của người dân tộc thiểu số, với Ban TGCP, Bộ Ngoại giao, chính quyền cấp tỉnh và cấp địa phương. Các quan chức chính phủ Hoa Kỳ đề nghị tăng cường việc cấp đăng ký cho các giáo đoàn trên cả nước và cải thiện chính sách đăng ký sao cho thống nhất và minh bạch hơn. Các quan chức chính phủ Hoa Kỳ cũng kêu gọi chính phủ Việt Nam giải quyết các tranh chấp đất đai còn tồn đọng với các tổ chức tôn giáo một cách hòa bình. Quan chức cấp cao của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ về tự do tôn giáo quốc tế đã nêu những vấn đề này tại Đối thoại nhân quyền thường niên Hoa Kỳ - Việt Nam vào tháng 11, và nêu ra những quan ngại cụ thể về việc thực thi Luật Tín ngưỡng, tôn giáo, tình trạng của các tín đồ tôn giáo đang bị tạm giam hoặc bị phạt tù, các vấn đề về tài sản liên quan đến các nhóm tôn giáo, và tình hình các nhóm tôn giáo dân tộc thiểu số. Đại sứ Hoa Kỳ và các viên chức đại sứ quán và tổng lãnh sự quán đã gặp các chức sắc tôn giáo của cả các nhóm tôn giáo đã đăng ký và chưa đăng ký và tham dự các cuộc lễ tôn giáo để thể hiện sự ủng hộ đối với tự do tôn giáo. Ngày 25 tháng 3, Tổng lãnh sự ở thành phố Hồ Chí Minh đã gặp Tổng giám mục Nguyễn Chí Linh, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam trong chuyến thăm đến tỉnh Thừa Thiên – Huế. Ngày 12 tháng 4, Đại sứ và Tổng lãnh sự gặp Mục sư Lê Quốc Huy, Tổng thư ký Tổng hội Báp-tít Việt Nam ở thành phố Hồ Chí Minh. Ngày 24 tháng 5, Tổng lãnh sự gặp Phó Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thích Trí Quảng vào dịp đại lễ Phật đản Vesak. Các viên chức đại sứ quán và tổng lãnh sự quán đã có các chuyến công tác đến các địa phương trên cả nước, trong đó có Tây Bắc và Tây Nguyên, để theo dõi tự do tôn giáo và gặp gỡ các chức sắc tôn giáo. Các đại diện của đại sứ quán và tổng lãnh sự quán giữ mối liên hệ thường xuyên với nhiều chức sắc và thành viên của các cộng đồng tôn giáo, bao gồm cả các tổ chức tôn giáo đã được công nhận, đã đăng ký và chưa đăng ký. Báo cáo về tự do tôn giáo quốc tế
55882
https://vi.wikisource.org/wiki/B%C3%A1o%20c%C3%A1o%20T%E1%BB%B1%20do%20T%C3%B4n%20gi%C3%A1o%20Qu%E1%BB%91c%20t%E1%BA%BF%20n%C4%83m%202022
Báo cáo Tự do Tôn giáo Quốc tế năm 2022
Tóm tắt Hiến pháp Việt Nam quy định tất cả mọi người đều có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Pháp luật quy định sự kiểm soát đáng kể của chính quyền đối với các hoạt động tôn giáo và có những quy định mập mờ cho phép hạn chế tự do tôn giáo vì lợi ích an ninh quốc gia và đoàn kết xã hội. Luật Tín ngưỡng, tôn giáo vẫn duy trì một quy trình đăng ký và công nhận các nhóm tôn giáo gồm nhiều bước. Hầu hết các chức sắc tôn giáo ở khu vực thành thị cho biết chính quyền thường cho phép họ hoạt động miễn là họ hợp tác với chính quyền, đồng thời hoạt động theo các yêu cầu pháp lý và hành chính áp dụng cho các tổ chức tôn giáo. Tuy nhiên, các tổ chức tôn giáo không được công nhận đang hoạt động ở khu vực Tây Nguyên, khu vực Tây Bắc, và ở một số vùng của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt là những nơi mà người tham gia các tổ chức này chủ yếu là người dân tộc thiểu số, có tần suất báo cáo những hành động sách nhiễu từ các quan chức chính phủ cao hơn. Các tổ chức tôn giáo được công nhận tại những khu vực này cho biết họ đang phát triển nhanh chóng, và nhìn chung ít gặp vấn đề với các quan chức chính phủ hơn. Nhiều thành viên của các nhóm tôn giáo là mục tiêu của những hành động sách nhiễu cũng đồng thời tham gia vào các hoạt động vận động nhân quyền, hoặc có liên hệ với các cá nhân và tổ chức chỉ trích chính quyền. Vào tháng 5, chính quyền tỉnh Tuyên Quang đã truy tố và kết án 15 người H'mông là tín đồ ủng hộ Dương Văn Mình, một lãnh đạo tinh thần người H'mông đã qua đời năm 2021, từ hai đến bốn năm tù về tội "chống người thi hành công vụ” hoặc “vi phạm quy định về bảo đảm an toàn tại nơi tập trung đông người.” Những người này nằm trong số 56 tín đồ người H'mông bị bắt giam tại đám tang của Dương Văn Minh vào tháng 12 năm 2021, do họ đã phản đối khi chính quyền địa phương tiến hành giải tán đám đông với lý do thực hiện các quy định về giãn cách xã hội trong giai đoạn đại dịch. Một số tín đồ cho biết lực lượng công an đã dùng vũ lực đối với họ cho đến khi họ ký vào biên bản nhận tội và các tài liệu khác cam kết từ bỏ đức tin của mình, đồng thời đe dọa sẽ giam giữ họ trong một trung tâm cách ly và không cho phép họ liên lạc với gia đình hoặc bạn bè nếu họ từ chối ký các tài liệu trên. Tương tự như những năm trước, các tổ chức xã hội dân sự đã báo cáo về các cuộc đàn áp đối với các thành viên của các nhóm tôn giáo chưa đăng ký, đặc biệt là ở các khu vực Tây Nguyên, Tây Bắc, Tây Nam Bộ và miền Trung. Vào ngày 20 tháng 7, sáu người của Thiền am bên bờ vũ trụ, tên cũ là Tịnh thất Bồng Lai, đã bị kết án từ ba đến năm năm tù vì tội “lạm dụng các quyền tự do dân chủ”. Những chức sắc tôn giáo cho biết các cơ quan chính quyền có can thiệp của vào công việc nội bộ của tổ chức của họ, bao gồm cả việc bầu cử, bổ nhiệm chức sắc, thuyên chuyển chức sắc, chức việc. Các nhà hoạt động vì tự do tôn giáo còn cho biết chính quyền địa phương chấp thuận các đơn đăng ký dựa trên việc xem xét quan điểm chính trị, chứ không phải là giáo lý tôn giáo, của các nhóm tôn giáo. Đây là năm thứ tư liên tiếp chính quyền không công nhận bất kỳ tổ chức tôn giáo mới nào, kể cả tổ chức tôn giáo trực thuộc các tôn giáo lớn đã được công nhận trước đó. Trong năm vừa qua, Liên hữu Tin lành Báp-tít Việt Nam (VBC) đã nộp khoảng 40 đơn đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung tại các tỉnh miền núi phía Bắc, nhưng rất ít đơn trong số này được phê duyệt. Một mục sư thuật lại rằng khi ông đang cố gắng đăng ký một điểm sinh hoạt tập trung (điểm nhóm) mới cho hội thánh của mình, chính quyền địa phương đã yêu cầu mục sự này nộp danh sách các thành viên trong hội thánh của mình. Mục sư này sau đó mới biết rằng công an đã tới gặp các thành viên trong hội thánh của mình, khiến những người khác không muốn tham gia vào hội thánh của ông. Nhiều chức sắc tôn giáo trên cả nước cho biết một số điều kiện đang được cải thiện so với các năm trước, chẳng hạn như các nhóm tôn giáo chưa đăng ký có mối quan hệ tốt hơn với chính quyền địa phương, và các hình thức sách nhiễu hung hăng đã giảm đi. Thành viên các nhóm tôn giáo đã được công nhận hoặc đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký nói rằng nhìn chung họ có thể thực hành tín ngưỡng mà ít bị chính quyền can thiệp hơn. Thành viên của một số nhóm tôn giáo tiếp tục báo cáo rằng một số chính quyền địa phương và cấp tỉnh viện dẫn việc họ không tuân thủ các trình tự đăng ký bắt buộc để trì hoãn, phủ nhận tính hợp pháp và trấn áp hoạt động tôn giáo của các nhóm chống lại sự quản lý chặt chẽ của chính quyền về cơ cấu lãnh đạo, chương trình đào tạo, các cuộc hội họp và các hoạt động khác của họ. Chính quyền không truy cứu trách nhiệm đối với bất kỳ cán bộ nhà nước nào về việc không tuân thủ thời hạn theo luật định và không tuân thủ các yêu cầu thông báo bằng văn bản khi từ chối hồ sơ đăng ký được quy định trong Luật tín ngưỡng, tôn giáo. Có các báo cáo về các vụ xung đột, đôi khi có bạo lực, giữa thành viên các nhóm tôn giáo chưa đăng ký với các nhóm tôn giáo đã đăng ký hoặc đã được công nhận, hoặc giữa những người theo và không theo tôn giáo. Theo báo cáo, các tín đồ Cao Đài độc lập ở khu vực Tây Nam Bộ thường xuyên phải chịu sự quấy rối từ các tín đồ Cao Đài được nhà nước công nhận. Các nhà sư thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (GHPGVNTN) tại huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh cũng cho biết bị cộng đồng địa phương quấy rối. Trong cả hai trường hợp kể trên, lực lượng công an được cho là đã không can thiệp, cũng như không bắt những người thực hiện hành vi quấy rối phải chịu trách nhiệm. Các nhà hoạt động tôn giáo quy kết nhà chức trách “thao túng” các nhóm tôn giáo đã được công nhận và cáo buộc các đặc vụ của họ gây ra xung đột nhằm trấn áp hoạt động của các nhóm tôn giáo chưa đăng ký. Đại sứ Hoa Kỳ, Tổng lãnh sự quán Hoa Kỳ tại TP. Hồ Chí Minh, các quan chức cấp cao khác của Đại sứ quán và Tổng lãnh sự quán Hoa Kỳ, và Đại sứ Lưu động về tự do tôn giáo Hoa Kỳ thường xuyên kêu gọi các cơ quan chức năng sẽ cho phép tất cả các nhóm tôn giáo được tự do hoạt động. Họ yêu cầu giảm mức độ can thiệp của chính quyền vào công việc nội bộ của các nhóm tôn giáo đã được công nhận và đăng ký, và kêu gọi chấm dứt các hạn chế và sách nhiễu đối với các nhóm tôn giáo chưa được công nhận hoặc chưa đăng ký. Họ nhấn mạnh với các quan chức chính phủ rằng tiến bộ về tự do tôn giáo và quyền con người có ý nghĩa cốt yếu đối với việc cải thiện quan hệ song phương. Tổng lãnh sự Hoa Kỳ tại thành phố Hồ Chí Minh và các viên chức chính quyền và viên chức sứ quán cấp cao khác đã vận động cho tự do tôn giáo trong các chuyến thăm trên cả nước, trong đó có khu vực đồng bằng sông Cửu Long và miền Trung Việt Nam. Với Ban Tôn giáo Chính phủ (Ban TGCP), Bộ Ngoại giao, chính quyền cấp tỉnh và cấp địa phương, các viên chức đại sứ quán và tổng lãnh sự quán đã nêu ra các vụ việc cụ thể về lạm dụng và sách nhiễu của chính quyền đối với các nhóm Công giáo, Tin lành, trong đó có các nhóm Ngũ tuần độc lập; Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất; các nhóm Hòa Hảo độc lập; các nhóm Cao Đài độc lập; các hội thánh tư gia của người dân tộc thiểu số như đạo Dương Văn Mình. Các quan chức chính phủ Hoa Kỳ kêu gọi tăng cường việc cấp đăng ký cho các giáo đoàn trên cả nước và cải thiện chính sách đăng ký sao cho thống nhất và minh bạch hơn, đồng thời họ cũng kêu gọi chính phủ Việt Nam giải quyết các tranh chấp đất đai còn tồn đọng với các tổ chức tôn giáo một cách hòa bình. Các quan chức chính phủ Hoa Kỳ cũng kêu gọi cho phép tù nhân được tiếp cận không hạn chế đối với các tài liệu tôn giáo. Đại sứ và các quan chức đại sứ quán, tổng lãnh sự quán đã gặp gỡ các chức sắc tôn giáo của các nhóm tôn giáo đã đăng ký và chưa đăng ký, cũng như tham dự các cuộc lễ tôn giáo để bày tỏ sự ủng hộ đối với tự do tôn giáo. Vào ngày 30 tháng 11 năm 2022, theo Đạo luật Tự do Tôn giáo Quốc tế năm 1998 sửa đổi, Ngoại trưởng Hoa Kỳ đã đưa Việt Nam vào Danh sách theo dõi đặc biệt vì đã tham gia hoặc dung túng cho các hành vi vi phạm nghiêm trọng quyền tự do tôn giáo. Vào tháng 12, Đại sứ Hoa Kỳ đã thông báo cho chính phủ Việt Nam về việc Việt Nam được đưa vào Danh sách theo dõi đặc biệt, và kêu gọi chính phủ Việt Nam cải thiện các nỗ lực nhằm bảo đảm tự do tôn giáo. Phần I. Thống kê về tôn giáo Chính phủ Hoa Kỳ ước tính dân số Việt Nam là 103.8 triệu người (tính đến giữa năm 2022). Theo báo cáo Tổng điều tra dân số và nhà ở toàn quốc năm 2019 của chính phủ, có khoảng 13 triệu tín đồ tôn giáo, chiếm 14% dân số. Theo báo cáo này, Công giáo La Mã có số lượng tín đồ lớn nhất với 6 triệu tín đồ, chiếm 45% tổng số tín đồ tôn giáo trên cả nước và 6% dân số. Báo cáo xếp đạo Phật vào nhóm tôn giáo lớn thứ hai, với 5 triệu tín đồ, chiếm 35% tổng số tín đồ tôn giáo trên cả nước và 5% dân số, tuy nhiên Báo cáo này chỉ ghi nhận những tín đồ đạo Phật có đăng ký chính thức với Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Theo số liệu tổng điều tra dân số, thành viên Giáo hội Phật giáo Việt Nam giảm từ hơn 7 triệu người năm 2009 xuống khoảng 5 triệu người năm 2019. Giáo hội Phật giáo Việt Nam lưu ý rằng con số này không tính đến hàng chục triệu người khác tin và thực hành đạo Phật ở các mức độ khác nhau mà không chính thức tham gia vào một nhóm Phật giáo đã đăng ký. Ban TGCP ước tính rằng số lượng tín đồ đạo Phật là hơn 10 triệu người. Trong cộng đồng tín đồ Phật giáo, Phật giáo Bắc Tông là tôn giáo chính của dân tộc đa số người Kinh (Việt), còn lại khoảng 1% dân số,hầu hết là nhóm dân tộc thiểu số Khmer, thực hành Phật giáo Nam Tông. Theo kết quả tổng điều tra dân số, đạo Tin lành là nhóm tôn giáo lớn thứ ba với gần 1 triệu tín đồ, chiếm 7% tổng số tín đồ tôn giáo trên cả nước và 1% dân số. Kết quả tổng điều tra dân số trái ngược với số liệu thống kê tháng 1 năm 2018 của Ban TGCP trong đó 26% dân số được xếp vào các tín đồ tôn giáo tham gia các hoạt động tôn giáo đã được đăng ký, với 15% là tín đồ đạo Phật, 7% là tín đồ Công giáo, 2% là tín đồ Phật giáo Hòa Hảo, 1% là tín đồ đạo Cao Đài, và 1% là tín đồ đạo Tin lành. Tuy nhiên, các cán bộ Ban TGCP cũng ước tính 90% dân số theo một đạo truyền thống nào đó, có đăng ký hoặc không đăng ký. Theo các quan sát viên, nhiều tín đồ tôn giáo không tiết lộ công khai tôn giáo của mình do lo sợ các hậu quả bất lợi, dẫn đến có sự khác biệt đáng kể giữa các số liệu thống kê khác nhau. Theo số liệu thống kê của chính phủ, tổng số tín đồ tôn giáo đã giảm khoảng 2,5 triệu người và tỷ lệ tín đồ tôn giáo trên tổng dân số đã giảm từ hơn 18% xuống còn 14% trong khoảng thời gian giữa hai lần tổng điều tra dân số từ năm 2009 đến năm 2019. Theo số liệu tổng điều tra dân số, số lượng tín đồ Công giáo và đạo Tin lành có tăng, trong khi số lượng tín đồ đạo Phật và các nhóm tôn giáo dựa trên truyền thống bản địa lại giảm. Tuy nhiên, các báo cáo của lãnh đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Công giáo và đạo Tin lành ở cấp tỉnh lại cho thấy số lượng thành viên tất cả các nhóm tôn giáo này tiếp tục gia tăng. Các nhóm tôn giáo nhỏ hơn cộng lại chỉ chiếm dưới 0,16% dân số, bao gồm đạo Hinđu (chủ yếu là khoảng 70.000 người dân tộc Chăm ở vùng duyên hải Nam Trung Bộ); khoảng 80.000 tín đồ Hồi giáo sống rải rác trên cả nước (trong đó khoảng 40% theo dòng Sunni; 60% còn lại theo dòng Bani Islam); khoảng 3.000 người theo đạo Baha’i; và xấp xỉ 1.000 người là tín đồ thuộc Giáo hội các thánh hữu ngày sau của Chúa Giê su Ki tô (Giáo hội Mặc môn). Các nhóm tôn giáo bản địa (đạo Bửu Sơn Kỳ Hương, đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Minh Sư Đạo, Minh Lý Đạo, Tịnh Độ Cư Sĩ Phật Hội, Phật Giáo Hiếu Nghĩa Tà Lơn) chiếm tổng cộng 0,3% dân số. Một nhóm nhỏ, phần lớn là người nước ngoài, theo đạo Do Thái cư trú ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Các công dân khác không theo tôn giáo nào, hoặc theo các tín ngưỡng thờ linh vật, thờ cúng tổ tiên, thành hoàng làng, các vị thánh bảo hộ, các anh hùng dân tộc, hoặc những người được kính trọng ở địa phương. Nhiều cá nhân kết hợp giữa các hình thức thờ cúng truyền thống và giáo lý tôn giáo, đặc biệt là đạo Phật và đạo Thiên Chúa. Các cơ sở nghiên cứu, trong đó có Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam, ước tính rằng có khoảng 100 “tôn giáo mới”, hầu hết ở miền núi phía bắc và Tây Nguyên. Các dân tộc thiểu số chiếm khoảng 14% dân số. Dựa theo ước tính của các tín đồ, có khoảng 2/3 tín đồ đạo Tin lành là người dân tộc thiểu số, bao gồm các nhóm ở khu vực Tây Bắc (H’mông, Dao, Thái và các dân tộc khác) và Tây Nguyên (Êđê, Jarai, Xêđăng, M’nông và các dân tộc khác). Nhóm dân tộc Khmer Krom chủ yếu theo dòng Phật giáo Nam Tông. Phần II. Tình hình tôn trọng Khung pháp lý tự do tôn giáo của Chính phủ Hiến pháp quy định mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, bao gồm cả quyền tự do không theo một tôn giáo nào. Hiến pháp thừa nhận quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng của những người bị hạn chế quyền, bao gồm phạm nhân hoặc người nước ngoài và người không có quốc tịch. Hiến pháp quy định tất cả các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật và nhà nước phải tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Hiến pháp cấm công dân vi phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật. Luật Tín ngưỡng, tôn giáo và Nghị định 162 hướng dẫn thi hành Luật là các văn bản pháp luật chủ yếu điều chỉnh các nhóm tôn giáo và hoạt động của họ. Luật Tín ngưỡng, tôn giáo tái khẳng định quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân và cũng quy định rằng các cá nhân không được lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo để phá hoại hòa bình, độc lập, thống nhất đất nước; kích động bạo lực hoặc tuyên truyền chiến tranh; tuyên truyền trái với pháp luật, chính sách của nhà nước; chia rẽ nhân dân, chia rẽ các dân tộc, chia rẽ tôn giáo; gây rối trật tự công cộng, xâm hại đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người khác, cản trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân, hoạt động mê tín dị đoan hoặc thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật khác. Chính phủ đã công nhận 38 tổ chức tôn giáo thuộc 16 tôn giáo riêng biệt theo phân loại của Chính phủ. 16 tôn giáo đó là: Phật giáo, Hồi giáo, Bahai, Công giáo, Tin lành, Mặc môn, Phật giáo Hòa Hảo, Cao Đài, Bửu Sơn Kỳ Hương, Tịnh Độ Cư Sĩ Phật Hội, Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Phật Đường Nam Tông Minh Sư Đạo, Minh Lý Đạo Tam Tông Miếu, đạo Bà la môn Khơ me, Phật giáo Hiếu Nghĩa Tà Lơn, Giáo hội Cơ đốc Phục Lâm. Các hệ phái thuộc mỗi tôn giáo này phải làm thủ tục đăng ký và/hoặc công nhận riêng. Còn năm nhóm nữa là Hội thánh Phúc âm ngũ tuần, Phật giáo Hiếu Nghĩa Tà Lơn, Hội thánh Phúc âm Toàn vẹn Việt Nam, Hội thánh Tin lành Liên hiệp Truyền giáo Việt Nam, và Giáo hội các thánh hữu ngày sau của Chúa Giê su Ki tô đã được cấp “đăng ký hoạt động tôn giáo” nhưng chưa được công nhận là tổ chức tôn giáo chính thức. Luật quy định cụ thể rằng các tổ chức tôn giáo đã được công nhận và các tổ chức tôn giáo trực thuộc của chúng là các pháp nhân phi thương mại. Luật cũng quy định rằng các tổ chức tôn giáo được phép tiến hành các hoạt động giáo dục, y tế, bảo trợ xã hội, từ thiện, nhân đạo theo quy định của pháp luật có liên quan. Chính phủ không cho phép các tổ chức chưa được công nhận tiến hành quyên góp hoặc phân phối hàng cứu trợ mà chưa được chính quyền chấp thuận và đăng ký. Ban TGCP, một trong 18 đơn vị thuộc Bộ Nội vụ, chịu trách nhiệm thi hành các luật và nghị định về tôn giáo, có hệ thống cơ quan ở cấp trung ương, cấp tỉnh, và ở một số khu vực còn có văn phòng ở cấp huyện. Luật quy định trách nhiệm cụ thể của Ban Tôn giáo ở cấp trung ương, cấp tỉnh và cấp địa phương, và giao một số nhiệm vụ quản lý nhà nước liên quan đến tôn giáo cho ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cấp địa phương (tức là giao cho lãnh đạo địa phương). Ban TGCP cấp trung ương có trách nhiệm phổ biến thông tin cho các cấp chính quyền và bảo đảm thống nhất áp dụng pháp luật về tôn giáo ở các cấp tỉnh, huyện, xã và thôn. Luật cấm ép buộc người khác theo hoặc từ bỏ một tôn giáo hoặc tín ngưỡng. Nghĩa vụ quân sự là phổ thông và bắt buộc đối với nam giới từ 18 đến 25 tuổi, mặc dù có các ngoại lệ. Không có ngoại lệ nào liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo. Luật quy định các cá nhân phải đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung với chính quyền cấp xã nơi “đặt địa điểm hợp pháp để sinh hoạt tôn giáo” và quy định một quy trình hợp pháp hóa gồm hai bước để các tổ chức tôn giáo có thể tập trung tại một địa điểm xác định để “thực hành nghi lễ thờ cúng, cầu nguyện, hoặc bày tỏ niềm tin tôn giáo”. Bước đầu tiên là “đăng ký hoạt động tôn giáo” tại Ban Tôn giáo cấp tỉnh hoặc cấp trung ương, tùy thuộc vào phạm vi hoạt động về mặt địa lý của tổ chức đó. Bước đầu tiên là “đăng ký hoạt động tôn giáo” tại Ban Tôn giáo cấp tỉnh hoặc cấp trung ương, tùy thuộc vào phạm vi hoạt động về mặt địa lý của tổ chức đó. Việc đăng ký hoạt động tôn giáo cho phép nhóm tôn giáo được tổ chức các cuộc lễ tôn giáo và sinh hoạt tôn giáo; giảng đạo và tổ chức các lớp học tôn giáo tại địa điểm đã được duyệt; bầu, bổ nhiệm, hoặc suy cử các chức sắc tôn giáo; sửa chữa, cải tạo trụ sở; thực hiện các hoạt động từ thiện, nhân đạo; tổ chức đại hội để thông qua hiến chương của tổ chức. Để được cấp đăng ký, nhóm tôn giáo phải nộp một bộ hồ sơ chi tiết với thông tin về giáo lý, quá trình hoạt động, điều lệ, ban lãnh đạo, các thành viên và minh chứng về việc có địa điểm hội họp hợp pháp. Ban Tôn giáo cấp tỉnh hoặc Bộ Nội vụ, tùy thuộc vào việc tổ chức tôn giáo xin cấp đăng ký đang hoạt động ở một hay nhiều tỉnh, có trách nhiệm chấp thuận hồ sơ đăng ký hợp lệ trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ. Luật yêu cầu Ban Tôn giáo cấp tỉnh hoặc Bộ Nội vụ phải trả lời bằng văn bản nếu từ chối cấp đăng ký. Bước thứ hai trong quy trình hợp pháp hóa là công nhận. Một tổ chức tôn giáo có thể làm thủ tục xin được công nhận sau khi đã hoạt động liên tục trong ít nhất năm năm kể từ ngày được cấp “đăng ký hoạt động tôn giáo”. Tổ chức tôn giáo đó phải có hiến chương và điều lệ hợp pháp, ban lãnh đạo có lý lịch tốt và không có án tích, và đã tự chủ trong quản lý tài sản và thực hiện các giao dịch. Để được công nhận, tổ chức tôn giáo phải nộp một bộ hồ sơ chi tiết cho Ban Tôn giáo cấp tỉnh hoặc cấp trung ương, tùy thuộc vào phạm vi hoạt động về địa lý của tổ chức đó. Hồ sơ phải bao gồm đơn đề nghị công nhận bằng văn bản, nêu rõ cơ cấu tổ chức, thành viên, phạm vi hoạt động về địa lý và địa điểm đặt trụ sở; bản tóm tắt quá trình hoạt động, giáo lý, giáo luật và lễ nghi; danh sách, sơ yếu lý lịch, phiếu lý lịch tư pháp và bản tóm tắt quá trình hoạt động tôn giáo của người đại diện và những người dự kiến lãnh đạo tổ chức; hiến chương; bản kê khai tài sản hợp pháp của tổ chức; và giấy tờ chứng minh có địa điểm hợp pháp để đặt trụ sở. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền hoặc Bộ Nội vụ có trách nhiệm chấp thuận hồ sơ đề nghị công nhận hợp lệ trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ. Luật quy định Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Bộ Nội vụ phải trả lời bằng văn bản nếu từ chối hồ sơ. Tổ chức tôn giáo đã được công nhận được phép tiến hành hoạt động tôn giáo phù hợp với hiến chương của tổ chức; tổ chức sinh hoạt tôn giáo; xuất bản các kinh sách tôn giáo và các ấn phẩm khác; sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu các văn hóa phẩm tôn giáo và đồ dùng tôn giáo; cải tạo, nâng cấp, hoặc xây dựng các cơ sở tôn giáo mới; nhận tài trợ hợp pháp từ các nguồn trong nước và nước ngoài, bên cạnh các quyền khác. Luật quy định rằng các tổ chức tôn giáo và tổ chức tôn giáo trực thuộc, chức sắc, chức việc và tín đồ có quyền khiếu nại hoặc khởi kiện vụ án dân sự, vụ án hành chính đối với cán bộ hoặc cơ quan nhà nước theo các luật và nghị định có liên quan. Luật cũng quy định rằng các tổ chức tôn giáo và cá nhân có quyền khởi kiện vụ án dân sự tại tòa án về hành vi của các nhóm tôn giáo hoặc các tín đồ tôn giáo. Theo luật, tổ chức tôn giáo được định nghĩa là “nhóm tôn giáo đã được chính quyền công nhận về mặt pháp lý”. Luật quy định một quy trình riêng để các tổ chức tôn giáo chưa đăng ký, chưa được công nhận được phép tiến hành một số hoạt động tôn giáo cụ thể bằng cách nộp hồ sơ cho ủy ban nhân dân cấp xã. Pháp luật yêu cầu ủy ban nhân dân phải trả lời bằng văn bản về hồ sơ đó trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ. Luật quy định cụ thể nhiều hoạt động tôn giáo phải được chính quyền trung ương và/hoặc địa phương chấp thuận trước hoặc được đăng ký. Các hoạt động này bao gồm “hoạt động tín ngưỡng” (được định nghĩa là các sinh hoạt làng xã truyền thống liên quan đến thờ cúng tổ tiên, các vị anh hùng, hoặc thờ cúng dân gian); “lễ hội tín ngưỡng” được tổ chức lần đầu; thành lập, chia, tách, hoặc sáp nhập các tổ chức tôn giáo trực thuộc; phong phẩm, bổ nhiệm, hoặc suy cử các chức sắc, chức việc (hoặc người có chức vụ trong tổ chức); thành lập cơ sở đào tạo tôn giáo; tổ chức các lớp bồi dưỡng về tôn giáo; tổ chức đại hội tôn giáo; tổ chức các sự kiện tôn giáo, giảng đạo, truyền đạo bên ngoài các địa điểm đã được phê duyệt; đi ra nước ngoài để tiến hành các hoạt động tôn giáo hoặc đào tạo; tham gia tổ chức tôn giáo nước ngoài. Một số hoạt động tôn giáo không buộc phải được chấp thuận trước, nhưng phải thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Các hoạt động phải thông báo bao gồm “các lễ hội tín ngưỡng” thường xuyên hoặc theo định kỳ; cách chức, bãi nhiệm chức sắc; tiến hành các hoạt động quyên góp; thông báo về số lượng tuyển sinh tại chủng viện hoặc trường học tôn giáo; sửa chữa, cải tạo cơ sở tôn giáo không phải là di tích lịch sử-văn hóa; phong phẩm, bổ nhiệm, suy cử chức sắc tôn giáo (chẳng hạn hòa thượng); thuyên chuyển, cách chức, bãi nhiệm chức sắc, chức việc (hoặc người có chức vụ trong tổ chức); thực hiện các hoạt động tại cơ sở đào tạo tôn giáo đã được phê duyệt; các hoạt động tôn giáo thường xuyên (được định nghĩa là “truyền bá tôn giáo, thực hành giáo lý, lễ nghi tôn giáo và quản lý tổ chức tôn giáo”); và các hội nghị nội bộ của tổ chức tôn giáo. Luật quy định tù nhân được tiếp cận người tư vấn tôn giáo cũng như các tài liệu tôn giáo trong khi bị giam giữ với các điều kiện nhất định. Luật bảo lưu quyền của chính phủ trong việc hạn chế “bảo đảm” quyền này. Nghị định 162 quy định rằng người bị giam giữ có thể sử dụng các tài liệu tôn giáo được xuất bản và lưu hành hợp pháp, phù hợp với các quy định pháp luật về tạm giữ, tạm giam, phạt tù hoặc các hình thức giam giữ khác. Tuy nhiên, việc tiếp cận người tư vấn tôn giáo và các tài liệu tôn giáo của tù nhân không được ảnh hưởng đến quyền tự do có tín ngưỡng, tôn giáo hoặc không có tín ngưỡng, tôn giáo của những người khác và không được trái với các luật có liên quan. Nghị định quy định rằng Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm hướng dẫn việc quản lý các tài liệu tôn giáo, thời gian, địa điểm sử dụng các tài liệu này. Luật quy định các tổ chức tôn giáo phải tuân thủ nhiều luật khác đối với một số hoạt động nhất định. Các tổ chức tôn giáo được phép tiến hành các hoạt động giáo dục, y tế, từ thiện, nhân đạo theo quy định của pháp luật, nhưng luật không quy định rõ hoạt động nào là được phép. Ngoài ra, việc xây dựng hoặc cải tạo các cơ sở tôn giáo phải tuân thủ các luật và quy định có liên quan về xây dựng, và người nước ngoài tham gia các hoạt động tôn giáo phải tuân thủ pháp luật về nhập cảnh. Việc xuất bản, sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu các kinh sách tôn giáo phải tuân thủ các luật và quy định có liên quan đến xuất bản. Luật quy định mọi nhà xuất bản phải là các tổ chức công đã được cấp phép hoặc là doanh nghiệp nhà nước. Các nhà xuất bản phải được chính phủ phê duyệt trước khi xuất bản tất cả các ấn phẩm, trong đó có các kinh sách tôn giáo. Theo quy định trong nghị định, chỉ Nhà xuất bản Tôn giáo mới có thể xuất bản sách tôn giáo, tuy nhiên quy định này không được thực thi trong mọi trường hợp. Bất kỳ nhà sách nào cũng có thể bán kinh sách tôn giáo và các tài liệu tôn giáo khác đã được xuất bản một cách hợp pháp. Hiến pháp quy định nhà nước đại diện cho toàn dân sở hữu và quản lý toàn bộ đất đai. Theo luật, việc sử dụng đất của các tổ chức tôn giáo phải phù hợp với luật đất đai và các nghị định có liên quan. Luật đất đai công nhận rằng các cơ sở tôn giáo và trường học tôn giáo đã được cấp phép có thể có quyền sử dụng đất và được giao đất hoặc cho thuê đất. Luật quy định các cơ sở tôn giáo đủ điều kiện được nhà nước bồi thường nếu đất của họ bị thu hồi vì mục đích công cộng. Luật cho phép ủy ban nhân dân cấp tỉnh thu hồi đất vì mục đích công cộng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng các cơ sở tôn giáo. Theo luật, ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thể cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất “lâu dài và ổn định” cho các cơ sở tôn giáo nếu họ được phép hoạt động, đất không có tranh chấp, và đất không phải có được từ việc nhận chuyển nhượng hoặc tặng cho sau ngày 1/7/2004. Các cơ sở tôn giáo không được phép chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, tặng cho hoặc thế chấp quyền sử dụng đất của họ. Trong trường hợp có tranh chấp đất đai liên quan đến cơ sở tôn giáo, chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết tranh chấp. Các bên không đồng ý với quyết định của chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền khiếu nại với Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại tòa án. Trên thực tế, nếu một tổ chức tôn giáo chưa được công nhận, các thành viên của giáo đoàn có thể được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất dưới danh nghĩa cá nhân. Việc cải tạo hoặc nâng cấp cơ sở tôn giáo thuộc sở hữu của tổ chức tôn giáo phải được thông báo cho chính quyền, mặc dù không nhất thiết phải có giấy phép, tùy thuộc vào mức độ cải tạo. Chính phủ không cho phép giảng dạy tôn giáo trong các trường công lập và trường tư. Quy định cấm này cũng áp dụng đối với các trường tư do các tổ chức tôn giáo điều hành. Luật có các quy định riêng đối với người nước ngoài cư trú hợp pháp ở Việt Nam được xin phép sinh hoạt tôn giáo, giảng dạy, tham dự các chương trình đào tạo tôn giáo trong nước, hoặc giảng đạo trong các cơ sở tôn giáo trong nước. Luật yêu cầu các tổ chức tôn giáo hoặc công dân Việt Nam phải được chính phủ cho phép trước khi đăng cai tổ chức hoặc tiến hành bất kỳ hoạt động tôn giáo nào liên quan đến tổ chức, cá nhân nước ngoài hoặc xuất cảnh ra nước ngoài. Pháp luật cũng quy định các điều kiện để người nước ngoài hoạt động tôn giáo ở Việt Nam, bao gồm những người tham gia bồi dưỡng tôn giáo, phong phẩm và tham gia ban lãnh đạo, được phép tiến hành các hoạt động của họ. Việt Nam là thành viên của Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị. Động thái thực tế của chính phủ Các tổ chức phi chính phủ và các tín đồ báo cáo các vụ việc cán bộ chính quyền hành hung các cá nhân thuộc các nhóm tôn giáo thiểu số, đặc biệt là người dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên và Tây Bắc, mặc dù không rõ các vụ việc này có liên quan đến tôn giáo của họ hay không. Ở miền núi phía Bắc và Tây Bắc, các chức sắc tôn giáo đại diện cho cả các nhóm tôn giáo đã đăng ký và chưa đăng ký cho biết nhà chức trách tăng cường sử dụng các cách thức phi bạo lực hoặc ít hung hăng hơn, chẳng hạn, thỉnh thoảng gặp gỡ đại diện các tổ chức tôn giáo hoặc đe dọa hay xử phạt hành chính nhằm gây sức ép buộc họ tuân theo những yêu cầu của chính quyền, bao gồm việc đăng ký và chấm dứt hội họp bất hợp pháp. Vào ngày 3 tháng 7, chính quyền địa phương xã Bản Giang, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu, đã phạt 21 tín đồ đạo Tin lành người H'mông đang tụ tập tại nhà nguyện tư gia để tham dự lễ Chúa Nhật, với tổng số tiền phạt là 15 triệu đồng (khoảng $640). Do tôn giáo, sắc tộc và chính trị thường có liên kết chặt chẽ với nhau, cho nên nhiều vụ việc rất khó để phân loại nếu chỉ dựa trên yếu tố tôn giáo. Vào ngày 13 tháng 7, lực lượng công an đã xô xát với người dân địa phương, nhiều người trong số đó thuộc cộng đồng Công giáo. Những người này đã tìm cách ngăn cản việc phá dỡ một con đường tại xã Nghi Thuận, tỉnh Nghệ An. Lực lượng công an đã bắt giữ ít nhất 10 người biểu tình với cáo buộc "chống người thi hành công vụ" và "gây rối trật tự công cộng.” Những người biểu tình cho biết họ lo sợ rằng việc phá hủy con đường sẽ dẫn đến việc mở rộng một khu công nghiệp, và khu công nghiệp này sẽ lấn chiếm đất của giáo xứ. Chính quyền Nghệ An đã chia sẻ với báo chí rằng việc phá hủy con đường để phục vụ khu công nghiệp đã được thực hiện đúng quy trình, phục vụ lợi ích công cộng, và được sự ủng hộ mạnh mẽ của hầu hết người dân địa phương. Vào tháng 5, chính quyền tỉnh Tuyên Quang đã kết án 15 người H'mông là tín đồ ủng hộ Dương Văn Mình từ hai đến bốn năm tù về tội "chống người thi hành công vụ” và “vi phạm quy định về bảo đảm an toàn tại nơi tập trung đông người.” Các nhà chức trách đã không cho phép những cá nhân này gặp gia đình của mình cho đến sau khi phiên tòa phúc thẩm của họ vào cuối tháng Bảy kết thúc. Khi những người này kháng cáo, chính quyền đã giảm án ba tháng cho những người này. Được biết, cơ quan chức năng đã gây áp lực buộc các bị cáo không thuê những luật sư do gia đình lựa chọn, mà yêu cầu họ thuê những luật sư do cơ quan chức năng chỉ định. Chính quyền đã giam giữ 41 tín đồ ủng hộ Dương Văn Mình trong tổng cộng 42 ngày từ năm 2021 đến năm 2022 tại các trung tâm cách ly COVID-19. Những người bị giam giữ cho biết lực lượng công an đã thẩm vấn họ trong nhiều giờ về các hoạt động tôn giáo, và ép buộc họ, bao gồm cả đánh đập dã man, từ bỏ sự ủng hộ của họ với nhóm Dương Văn Minh. Một số người cho biết công an “tra tấn” họ cho đến khi họ ký tên vào bản nhận tội và các văn bản khác tuyên bố từ bỏ đạo, và công an đe dọa sẽ kéo dài thời gian họ bị giữ tại cơ sở cách ly mà không được liên lạc với gia đình hay bạn bè nếu họ từ chối không ký. Ban TGCP (GCRA) cho biết chính phủ Việt Nam không coi nhóm Dương Văn Minh là một tổ chức tôn giáo, và một số thành viên của nhóm này đã vi phạm các luật liên quan đến xây dựng, bầu cử, thực thi công vụ của cán bộ, và các biện pháp kiểm soát đại dịch. Vào ngày 20 tháng 7, chính quyền đã kết án sáu người của Thiền am bên bờ vũ trụ, tên cũ là Tịnh thất Bồng Lai, từ ba đến năm năm tù vì tội “lạm dụng các quyền tự do dân chủ”. Tòa án xác định rằng các những người tại Thiền am bên bờ vũ trụ đã phỉ báng và vu khống một lãnh đạo cấp cao của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, là Thượng tọa Thích Nhật Từ, cũng như xuyên tạc giáo lý của đạo Phật. Những người tại Thiền am bên bờ vũ trụ và luật sư của họ lập luận rằng bằng chứng được đưa ra tại phiên tòa được đưa ra mà không có bối cảnh cụ thể, và những người tại Thiền am bên bờ vũ trụ chưa bao giờ tuyên bố mình là Phật tử. Trong quá trình điều tra, lực lượng công an đã xem xét các cáo buộc có nội dung rằng những người tại Thiền am bên bờ vũ trụ đã có hành vi loạn luân, sau khi một đài truyền hình địa phương phát sóng một bộ phim tài liệu khẳng định những đứa trẻ ở chùa không phải là trẻ mồ côi, mà thực sự đang sống với mẹ ruột của chúng trong khuôn viên của thiền am. Những người tại Thiền am bên bờ vũ trụ cho biết công an đã lấy mẫu DNA của người lớn và trẻ vị thành niên tại Thiền am tổng cộng ba lần mà không có sự đồng ý của họ. Những người này phủ nhận cáo buộc loạn luân, nói rằng các ni cô không có quan hệ huyết thống với những đứa trẻ, mà họ nhận nuôi những đứa trẻ để tạo điều kiện cấp giấy khai sinh, để những đứa trẻ này có thể đi học. Tính đến cuối năm đó, cảnh sát vẫn không thể xác nhận các báo cáo về tội loạn luân, mặc dù đã tiến hành một cuộc điều tra trong thời gian và ép thực hiện nhiều cuộc xét nghiệm ADN. Một ni cô tại Thiền am bên bờ vũ trụ cho biết rằng công an xã đã buộc cô phải khám phụ khoa với một bác sĩ nam tại bệnh viện địa phương. Các luật sư của Thiền am bên bờ vũ trụ đã đệ đơn khiếu nại liên quan đến việc khám phụ khoa bắt buộc lên chính quyền cấp tỉnh và trung ương. Tuy nhiên chính quyền không đưa ra lời giải thích nào cho hành động này mà lại chuyển vụ việc lại cho công an địa phương để điều tra. Công an địa phương được cho là đã chỉ định một trong những cán bộ công an đã tham gia ép buộc ni cô này phải khám phụ khoa tiến hành thẩm vấn ni cô này về khiếu nại của mình. Ni cô này cho biết bản thân cảm thấy sợ hãi bởi sự có mặt của cán bộ công an này, và sợ phải trả lời các câu hỏi về khiếu nại của mình. Ban TGCP cho biết cuộc điều tra đối với Thiền am bên bờ vũ trụ đã được thực hiện theo đúng quy định pháp luật, bao gồm cả việc xét nghiệm ADN, đồng thời bác bỏ các cáo buộc về hành vi sai trái của lực lượng công an. Vào ngày 26 tháng 10, chính quyền địa phương tại xã Na Ngoi, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An, đã bắt giữ ba tín đồ đạo Tin lành người H'mông vì đã quay phim những người khác tại địa phương đang gặt lúa trên ruộng của những tín đồ này mà không được họ cho phép. Gia đình của những tín đồ bị giam giữ cho biết họ tin rằng chính quyền khuyến khích những người khác trong cộng đồng thực hiện việc quay phim. Tính đến cuối năm, chính quyền vẫn không thông báo cho các gia đình của những tín đồ này biết họ đang bị giam giữ ở đâu. Một chức sắc tôn giáo trong cộng đồng cho biết đã bị chính quyền địa phương đe dọa bắt giữ và tịch thu gia súc nếu ông không từ bỏ đức tin của mình. Vào tháng 8, chính quyền đã bắt giữ một nhà truyền đạo Tin lành người H'mông khi ông này đang trên đường về nhà sau khi tham gia một khóa đào tại tại tỉnh Điện Biên. Tại Nghệ An, hai cá nhân cho biết bản thân bị đe dọa sẽ bị bắt nếu không từ bỏ đạo Tin lành. Vào tháng Năm, chính quyền đã kết án Y Wô Niê, người dân tộc Ê Đê theo Thiên chúa giáo, bốn năm tù giam vì tội “lạm dụng các quyền tự do dân chủ”. Bằng chứng mà chính quyền đưa ra là người này đã tham gia khóa đào tạo trực tuyến về nhân quyền và tự do tôn giáo, gửi báo cáo về các vi phạm nhân quyền và tự do tôn giáo của Việt Nam cho các tổ chức quốc tế, và liên hệ với các quan chức ngoại giao. Theo báo cáo, chính quyền địa phương ở một số khu vực thuộc Tây Nguyên hăm dọa và đe dọa dùng bạo lực đối với thành viên một số nhóm Tin lành chưa đăng ký vì họ đã báo cáo về các vi phạm nhân quyền với các tổ chức quốc tế, hoặc cố gắng buộc thành viên các nhóm này từ bỏ đạo hoặc gia nhập một tổ chức tôn giáo đã được cấp đăng ký. Ví dụ, ba tín đồ đạo Cơ đốc là người dân tộc thiểu số cho biết đã bị công an tỉnh Đắk Lắk triệu tập, bắt giữ và phạt tiền vào tháng 5 và tháng 6 vì họ đã điều tra về việc đăng ký tôn giáo, kỷ niệm Ngày Tự do Tôn giáo Quốc tế năm 2021, và liên lạc với các tổ chức phi chính phủ về tự do tôn giáo quốc tế. Theo báo cáo, các cán bộ chính quyền ở nhiều nơi trên cả nước tiếp tục giám sát, thẩm vấn, giam giữ tùy tiện và phân biệt đối xử đối với một số cá nhân, ít nhất một phần vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo của họ. Đa số nạn nhân trong các vụ việc được báo cáo là thành viên các nhóm tôn giáo chưa đăng ký tham gia vào các hoạt động vận động chính trị hoặc nhân quyền hoặc có liên hệ với các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài công khai chỉ trích chính quyền. Có một số báo cáo về việc nhà chức trách địa phương ngăn cấm, cắt ngang các sự kiện tập trung, tịch thu ấn phẩm của nhiều nhóm tôn giáo Trong số này bao gồm những tổ chức lâu đời như Giáo hội Công giáo, những tổ chức ít được biết đến và chưa đăng ký như Phật Giáo Hòa Hảo Thuần túy ở An Giang, Nhất Quán Đạo ở Thừa Thiên Huế, Hội Thánh Chúa Kitô ở Đắk Lắk và Phú Yên, và Pháp Luân Công ở Lâm Đồng, cũng như các phong trào tôn giáo mới như Đảng Hoàng Thiên Cách Mạng Thế Giới Đại Đồng tại Đồng Nai và Bình Phước, Tâm linh Hồ Chí Minh và Long Hoa Di Lạc ở tỉnh Vĩnh Phúc, và Thiền am bên bờ vũ trụ tại tỉnh Long An. Trong năm qua, lực lượng công an ở hai tỉnh Lâm Đồng và Bình Dương đã ngăn cản các buổi tụ họp của các học viên Pháp Luân Công, tịch thu ấn phẩm cùng các vật dụng khác của những người này. Công an địa phương đã triệu tập một số học viên Pháp Luân Công đến đồn để thẩm vấn hoặc phạt tiền họ. Vào ngày 13 tháng 2, công an huyện Cư Mgar, tỉnh Đắk Lắk, đã phạt bốn học viên Pháp Luân Công vì phát tán các ấn phẩm bất hợp pháp. Vào tháng 4 và tháng 5, nhiều học viên Pháp Luân Công tại Quảng trường Lâm Viên, Đà Lạt, cho biết các cán bộ đảm bảo an ninh tại địa phương đã can thiệp vào buổi tập của họ, đôi lúc còn lăng mạ và tấn công họ. Mặc dù các cán bộ đảm bảo an ninh địa phương đã chấm dứt hành vi sách nhiễu này sau khi các học viên khiếu nại với công an tỉnh và Bộ Công an, họ cho biết các cá nhân mặc thường phục vẫn tiếp tục can thiệp. Theo báo cáo của tổ chức phi chính phủ Ủy ban cứu người vượt biển (BPSOS), trong năm qua có ít nhất 95 vụ việc mà trong đó, công an địa phương đã triệu tập, thẩm vấn, sách nhiễu hoặc đe dọa các thành viên của Hội thánh Tin lành Đấng Christ (một nhóm chưa đăng ký), Hội Truyền giảng phúc âm, Hội thánh Đề Ga Quốc tế, và các hội thánh tư gia, tại đồn cảnh sát địa phương hoặc nơi cư trú của người dân. BPSOS cho biết trong một số trường hợp, công an địa phương ép các cá nhân đến trình diện đồn công an và sau đó thẩm vấn họ trong nhiều giờ trước khi thả họ ra mà không khởi tố. Theo báo cáo, nhà chức trách yêu cầu họ chấm dứt mối liên hệ với các nhóm tôn giáo chưa đăng ký và không được cung cấp các báo cáo có tính chất “tiêu cực” cho các tổ chức quốc tế. Trong một số trường hợp, công an địa phương yêu cầu một số tín đồ tôn giáo xin phép nhà chức trách trước khi đi ra khỏi xã của họ. Một thành viên của Hội thánh Đề Ga Quốc tế ở tỉnh Gia Lai cho biết trong năm qua, anh này đã bị công an thẩm vấn, giam giữ và đánh đập nhiều lần trong khi chính quyền liên tục yêu cầu anh này từ bỏ hội thánh của mình. Anh này cho biết vào tháng 8, cảnh sát đã đốt Kinh thánh và các tài liệu tôn giáo khác của anh này và đặt than hồng lên mặt anh. Anh này cũng cho biết lực lượng công an đã treo anh ta lên trần nhà và đánh anh ta bằng gậy trong nhiều giờ. Vào tháng 6, công an tỉnh Đắk Lắk đã bắt giữ và thẩm vấn ba tín đồ đạo Cơ đốc là người dân tộc thiểu số sau khi họ yêu cầu chính quyền địa phương cung cấp thông tin về cách đăng ký hợp pháp cho hội thánh tư gia của họ. Vào tháng 7, công an đã giam giữ và thẩm vấn Nguyễn Xuân Mai, thành viên Phật giáo Cao Đài Thuần Túy năm 1926, sau khi bà trở về từ Hội nghị Thượng đỉnh tự do tôn giáo quốc tế tại thủ đô Washington. Bà Mai cho biết công an và các nhân viên an ninh sân bay đã khám xét, giam giữ và thẩm vấn bà tại sân bay trong sáu giờ. Trong thời gian đó họ lấy điện thoại di động của bà, kiểm tra tin nhắn, in ra tất cả các email và buộc bà phải ký vào các tài liệu nói rằng mình sẽ không liên lạc với các tổ chức quốc tế, sau đó mới trả tự do cho bà. Vào tháng 11, người sáng lập Phật giáo Ân Đàn Đại Đạo Phan Văn Thu đã chết trong Trại giam Gia Trung ở tỉnh Gia Lai khi đang thụ án chung thân vì các tội danh về an ninh quốc gia liên quan đến các hoạt động tôn giáo. Gia đình ông Thu cho biết chính quyền từ chối cung cấp chăm sóc y tế thích hợp và không đáp ứng đầy đủ các yêu cầu điều trị của ông Thu. Đây là năm thứ tư liên tiếp chính quyền không công nhận bất kỳ tổ chức tôn giáo mới nào. Nhiều nhóm tôn giáo chưa đăng ký tiếp tục báo cáo rằng việc đăng ký sinh hoạt tôn giáo với chính quyền địa phương vẫn còn khó khăn. Một số nhóm tôn giáo đã hoạt động lâu năm và đã được công nhận như Giáo hội Công giáo cho biết họ gặp những thách thức trong việc cố gắng xin thành lập các giáo xứ mới ở miền núi Tây Bắc. Các nhóm tôn giáo đã đăng ký và chưa đăng ký tiếp tục cho biết các cơ quan nhà nước đôi khi không trả lời hồ sơ đăng ký hoặc đề nghị chấp thuận sinh hoạt tôn giáo trong đúng thời hạn do luật quy định, nếu có trả lời, và thường không nêu rõ lý do từ chối hồ sơ theo như luật yêu cầu. Trong các trường hợp khác, có nhóm tôn giáo không biết việc họ đã được cấp đăng ký sinh hoạt tôn giáo ở địa phương. Theo báo cáo, một số chính quyền địa phương yêu cầu cung cấp các tài liệu và thông tin ngoài những gì luật quy định. Một số chức sắc tôn giáo cho biết nhà chức trách đôi khi đòi quà hối lộ để chấp thuận hồ sơ dễ hơn. Ban TGCP cho biết, tính đến cuối năm, chính quyền đã cấp hơn 3.700 đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung (điểm nhóm) trên cả nước, trong đó có 67 đăng ký cho người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam. Ban TGCP không báo cáo số liệu thống kê cấp tỉnh. Bộ Công an ước tính có khoảng 70 nhóm Tin lành với gần 200.000 thành viên hoạt động bên ngoài khuôn khổ pháp lý của Luật Tín ngưỡng, tôn giáo. Các nhóm này không làm thủ tục và cũng không được cấp giấy chứng nhận đăng ký hay công nhận trong năm qua. Luật quy định những nhóm tôn giáo chưa đăng ký phải có địa điểm hợp pháp để sinh hoạt tôn giáo tập trung thì mới đủ điều kiện đăng ký. Nhiều chức sắc tôn giáo cho biết họ không thể xin được giấy chứng nhận chứng minh rằng họ có địa điểm hợp pháp, vì các nhóm tôn giáo chưa đăng ký không thể mua hoặc thuê tài sản. Có báo cáo cho biết chính quyền đã tác động tới các chủ sở hữu tài sản hoặc văn phòng công chứng để khiến các nhóm tôn giáo chưa đăng ký không thể tìm được địa điểm hợp pháp hay xin được giấy xác nhận họ có địa điểm hợp pháp. . Do các rào cản pháp lý và hành chính đối với việc mua hoặc thuê tài sản dưới danh nghĩa của các nhóm tôn giáo, đã có báo cáo về việc các nhóm tôn giáo mua hoặc thuê tài sản dưới danh nghĩa cá nhân của các thành viên trong nhóm, để lách luật hay các quy định này. Các nhà chức trách thường giải thích việc trì hoãn và từ chối là do người nộp hồ sơ không khai đúng các mẫu hoặc không cung cấp đầy đủ thông tin. Nhiều nhóm tôn giáo nói rằng quy trình đăng ký các điểm nhóm hoặc thông báo hoạt động ở các địa điểm mới hoặc địa điểm ở vùng sâu vùng xa là đặc biệt khó khăn. Một số nhóm tôn giáo báo cáo rằng chính quyền hối thúc họ đăng ký là tổ chức trực thuộc của các nhóm tôn giáo đã được công nhận thay vì đăng ký với tư cách là nhóm tôn giáo mới. Cán bộ Ban TGCP cho biết chính quyền hỗ trợ các nhóm tôn giáo chưa đăng ký trong việc thực hiện các thủ tục hành chính bắt buộc để được đăng ký, sử dụng các tính năng như cổng thông tin điện tử có tính tương tác trên trang web của Ban TGCP cho phép các tổ chức tôn giáo theo dõi tình trạng hồ sơ đã nộp của họ. Tuy nhiên, Ban TGCP thừa nhận rằng cổng thông tin đã không tỏ ra hữu ích với các nhóm tôn giáo ở vùng sâu vùng xa do họ thường thiếu kỹ năng công nghệ để sử dụng các mẫu hồ sơ điện tử do chính quyền cung cấp. Ban TGCP tiếp tục cung cấp các khóa đào tạo ở cấp tỉnh để tạo thuận lợi cho việc đăng ký ở địa phương của các nhóm tôn giáo. Trong một số trường hợp, nhà chức trách địa phương sách nhiễu thành viên các chi hội địa phương chưa đăng ký. Đã có nhiều báo cáo về sự sách nhiễu như vậy từ các tín đồ đạo Cơ đốc là người dân tộc thiểu số thuộc các giáo hội độc lập như Hội thánh Tin lành Đấng Christ, Hội Truyền giảng phúc âm và hội thánh tư gia độc lập ở Đắk Lắk và Phú Yên. Nhiều báo cáo cho biết chính quyền đã triệu tập các thành viên của các hội thánh không đăng ký đến đồn công an. Tại đây, họ bị công an yêu cầu rời bỏ các hội thánh không đăng ký để gia nhập Hội thánh Tin lành Việt Nam - Miền Nam do nhà nước hậu thuẫn. Các Kitô hữu là người dân tộc thiểu số cũng cho biết công an đã ngăn cản họ tụ tập trong các sự kiện tôn giáo quan trọng, hoặc buộc họ phải tháo đồ trang trí cho lễ Giáng sinh. Công an được cho là đã hạn chế việc di chuyển của các Kitô hữu này khi một phái đoàn quốc tế đến thăm Việt Nam. Hội thánh Tin lành Việt Nam - Miền Bắc báo cáo rằng việc công nhận các chi hội địa phương của tổ chức này vẫn còn tốn nhiều thời gian, mặc dù nhiều chi hội đã hoạt động ổn định trong nhiều năm mà không có sự xác nhận chính thức về hồ sơ đăng ký của họ, và từ góc độ của họ thì họ hoàn toàn đáp ứng các điều kiện để được đăng ký. Hội thánh Tin lành Việt Nam - Miền Bắc cho biết, trong số 1.300 hội thánh địa phương và điểm nhóm, chính quyền đã công nhận 42 hội thánh địa phương và cấp đăng ký cho 800 điểm nhóm, tăng 19 hội thánh địa phương và 300 điểm nhóm so với năm trước. Hội thánh Tin lành Việt Nam - Miền Bắc cũng cho biết bản thân gặp khó khăn trong việc đăng ký điểm nhóm với chính quyền địa phương ở hai tỉnh Nghệ An và Điện Biên. Trong năm, Liên hữu Tin lành Báp-tít Việt Nam đã nộp khoảng 40 yêu cầu đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung ở các tỉnh miền núi phía Bắc, nhưng rất ít trong số đó được chấp thuận, mặc dù Giáo hội đã cố gắng tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn đăng ký địa phương bằng cách chuyển các đơn đăng ký thông qua lãnh đạo giáo hội đến Ban TGCP tại Hà Nội. Liên hữu Tin lành Báp-tít Việt Nam cho biết đã gặp nhiều khó khăn trong việc đăng ký tại các tỉnh Sơn La, Lào Cai, Điện Biên và Yên Bái. Mặc dù không được đăng ký, nhiều điểm nhóm trong số này vẫn có thể tiến hành các hoạt động tôn giáo tập trung mà không gặp vấn đề gì. Chính quyền yêu cầu hầu hết, nếu không phải là tất cả, các hồ sơ đăng ký hoạt động tôn giáo hoặc xin công nhận tổ chức tôn giáo phải thể hiện trong hồ sơ khẩu hiệu nêu rõ tổ chức tôn giáo sẽ hòa hợp với dân tộc và phục vụ nhân dân Việt Nam. Ví dụ, Giáo hội Công giáo sử dụng khẩu hiệu “sống phúc âm giữa lòng dân tộc” còn Giáo hội Phật giáo Việt Nam sử dụng khẩu hiệu “đạo pháp, dân tộc và chủ nghĩa xã hội”. Các nhóm tôn giáo tiếp tục phổ biến công khai các khẩu hiệu này sau khi được cấp đăng ký và được công nhận. Theo các chức sắc tôn giáo địa phương, chính quyền tiếp tục áp đặt một cấu trúc quản lý chặt chẽ từ phía trên đối với các tổ chức tôn giáo. Theo các đại diện cộng đồng tôn giáo, nhà chức trách thích sử dụng cấu trúc hai cấp từ trên xuống dưới nhằm kiểm soát tốt hơn tổ chức tôn giáo và các tổ chức tôn giáo trực thuộc thông qua cơ cấu quản lý nội bộ của tổ chức tôn giáo. Theo một số giám mục Công giáo, các giáo xứ ở vùng sâu vùng xa hoặc đa số giáo dân là người dân tộc thiểu số tiếp tục gặp khó khăn trong việc đăng ký với chính quyền cấp tỉnh do việc áp dụng pháp luật thiếu nhất quán. Các chức sắc Công giáo báo cáo rằng các khu vực thường gặp phải những vấn đề khó khăn nhất là Tây Nguyên (Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông, Kon Tum, Lâm Đồng) và Tây Bắc, bao gồm các tỉnh Hòa Bình, Sơn La, Lào Cai và Yên Bái. Theo các chức sắc tôn giáo ở địa phương, các nhóm Tin lành cũng gặp phải sự giải thích và thực thi pháp luật không nhất quán của chính quyền khi nỗ lực đăng ký các chi hội địa phương và điểm nhóm. Chẳng hạn, nhà chức trách địa phương ở tỉnh Điện Biên tiếp tục từ chối hồ sơ đăng ký của một điểm nhóm thuộc Hội thánh Tin lành Ngũ tuần độc lập ở xã Noong Luống, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên, với lý do điểm nhóm này trực thuộc một nhóm tôn giáo chưa đăng ký. Tuy nhiên, lãnh đạo của nhóm Tin lành Ngũ tuần trên nói rằng luật không yêu cầu một nhóm tôn giáo ở địa phương phải trực thuộc một tổ chức tôn giáo đã được công nhận thì mới được cấp đăng ký sinh hoạt. Vị lãnh đạo này cũng lưu ý rằng các thành viên đã thực hành tín ngưỡng của họ tại điểm nhóm này trong gần 30 năm và bắt đầu nộp hồ sơ đăng ký vào tháng 4 năm 2017. Chính quyền tỉnh Điện Biên cũng từ chối cấp đăng ký cho một nhóm có tên là Hội thánh Phúc Âm Ngũ Tuần Người Việt với lý do giáo lý của nhóm này không khác biệt so với giáo lý của Giáo hội Phúc Âm Ngũ Tuần Việt Nam, một tổ chức tôn giáo đã được công nhận. Đã có báo cáo về việc chính quyền địa phương yêu cầu các nhóm tôn giáo xin đăng ký phải nộp danh sách và tiểu sử tất cả các thành viên của nhóm. Các chức sắc tôn giáo bày tỏ lo ngại rằng các danh sách này, vốn không hề được pháp luật yêu cầu phải nộp, sẽ được sử dụng để nhắm vào các thành viên nhằm mục đích quấy rối hoặc hạn chế khả năng thu nạp thành viên mới của các nhóm này trong tương lai. Một mục sư thuật lại rằng khi ông đang cố gắng đăng ký một điểm nhóm mới cho hội thánh của mình, chính quyền địa phương đã yêu cầu mục sự này nộp danh sách các thành viên của hội thánh. Mục sư này sau đó mới biết rằng công an đã tới gặp các thành viên của hội thánh, khiến những người khác không muốn tham gia vào hội thánh của ông. Liên hữu Tin lành Baptist Việt Nam báo cáo rằng chính quyền không cấp đăng ký cho các chi hội mới ở địa phương ở Thanh Hóa, Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương và miền núi Tây Bắc. Các chức sắc tôn giáo báo cáo rằng chính quyền trung ương tiếp tục từ chối hồ sơ đăng ký hoạt động tôn giáo của một số nhóm Tin lành – như Liên hữu Tin lành Baptist Việt Nam và Giáo hội Tin lành Trưởng lão Liên hiệp Việt Nam. Các nhà vận động tự do tôn giáo nói rằng yếu tố quyết định việc chính quyền địa phương chấp thuận hồ sơ đăng ký có liên quan chặt chẽ hơn đến lập trường chính trị của nhóm tôn giáo hơn là giáo lý của tổ chức. Ban TGCP tiếp tục từ chối không cho công chúng tiếp cận các hồ sơ đăng ký đang chờ xem xét. Vào tháng 9, công an thành phố Hải Phòng đã ra thông báo khuyến cáo người dân về việc đạo Giê Sùa” đang hoạt động không phép ở nhiều địa phương, gọi đây là “tà đạo” và khuyến cáo người dân không được tham gia nhóm này. Hội thánh này do một người dân tộc H'mông người Lào hiện đang định cư ở nước ngoài thành lập vào khoảng năm 2017, tập trung ở các tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Lào Cai, Yên Bái, và Thanh Hóa. Các chức sắc tôn giáo cho biết chính quyền địa phương tiếp tục cản trở việc phân công, thuyên chuyển chức sắc tôn giáo đến các hội thánh địa phương chưa đăng ký, đặc biệt là các chức sắc tôn giáo được cử đi tỉnh ngoài hoặc các chức sắc mà chính quyền cho là có phát ngôn quá thẳng thắn về các vấn đề chính trị xã hội. Có thông tin cho rằng chính quyền đã can thiệp vào việc bầu cử hoặc bổ nhiệm chức sắc của một số tổ chức tôn giáo trong năm qua. Những hành động can thiệp này bao gồm việc chính quyền kiểm tra danh sách các ứng cử viên, đặt câu hỏi cho các ứng cử viên, gây áp lực buộc các chức sắc của các tổ chức tôn giáo phải chấp nhận các ứng cử viên mà chính phủ cho là phù hợp. Các nhà chức trách đã giám sát, ngăn chặn hoặc làm gián đoạn các cuộc tụ họp của một số nhóm chưa đăng ký, sách nhiễu các thành viên của những nhóm này, bao gồm tịch thu tài sản, đe dọa, thẩm vấn và hạn chế việc đi lại của họ. Đầu năm nay, hầu hết các cuộc lễ tôn giáo và sinh hoạt tôn giáo bị hủy hoặc phải tiến hành trực tuyến do đại dịch COVID-19. Có các báo cáo về việc chính quyền cắt ngang các buổi sinh hoạt tập trung vi phạm các quy định hạn chế tụ tập đông người để phòng dịch, trong đó có các buổi sinh hoạt tôn giáo tập trung. Lãnh đạo của một số nhóm tôn giáo cho biết họ tin rằng các quan chức chính phủ đã tự ý áp dụng mức độ giám sát cao hơn khi thực thi các biện pháp hạn chế để đảm bảo sức khỏe cộng đồng đối với các cuộc tụ họp của các nhóm tôn giáo. Các nhà chức trách đã cấm các mục sư và thành viên của Hội Thánh Truyền giáo Phục hưng Việt Nam tụ tập vào tháng 5 năm 2021 khi họ đang điều tra một loạt các trường hợp COVID-19 trong hội thánh. Mặc dù các nhà chức trách đã đình chỉ cuộc điều tra vào tháng 1, tuy nhiên, tính đến cuối năm, họ vẫn chưa khôi phục quyền tụ họp của nhóm, mặc dù các quan chức chính phủ đã nhiều lần nói rằng họ sẽ làm như vậy. Vào tháng 9, chính quyền địa phương đã lấy lý do tụ tập mà không có giấy phép để phạt các mục sư của hội thánh đang phân phát đồ dùng học tập cho trẻ em nghèo. Cảnh sát địa phương đã giám sát nhà của những chức sắc trong hội thánh và thẩm vấn họ về các cuộc gặp với các đại diện chính phủ nước ngoài. Ban TGCP cho biết các thủ tục pháp lý được áp dụng với các nhóm này đã được tiến hành theo luật. Ngày 20/2, Chủ tịch Đảng ủy xã Vụ Bản Phạm Hồng Đức và Phó Chủ tịch UBND thị trấn Vụ Bản Phạm Văn Chiến (huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình) đã làm gián đoạn thánh lễ do Tổng giám mục của Tổng giáo phận Hà Nội Vũ Văn Thiên chủ trì, với lý do là thực hiện các biện pháp hạn chế để đảm bảo sức khỏe cộng đồng và vì thánh lễ được tổ chức ở một địa điểm chưa đăng ký. Các chức sắc hội thánh cho biết các quan chức đã tịch thu micrô từ bục giảng, một khu vực mà những người theo đạo coi là thiêng liêng. Ban TGCP cho biết chính quyền đã tiến hành khiển trách và điều chuyển những cán bộ có liên quan đến vụ việc. Sau cái chết của Dương Văn Minh vào tháng 12 năm 2021, trong suốt năm vừa qua, chính quyền tại các tỉnh Tuyên Quang, Bắc Cạn, Cao Bằng và Thái Nguyên đã ngăn cản các cuộc tụ họp vào cuối tuần của những người ủng hộ ông Minh. Lực lượng công an tại địa phương đã thiết lập các chốt kiểm tra gần các điểm tụ tập của tín đồ và đe dọa những người tìm cách vào những nơi này trong nhiều tháng sau cái chết của ông Minh. Đã có báo cáo về việc các quan chức địa phương đã đánh và đe dọa giam giữ những người ủng hộ Dương Văn Mình phản đối sự can thiệp của chính quyền. Theo truyền thông nhà nước, trong suốt một năm sau khi Dương Văn Minh chết, các quan chức chính phủ đã chỉ đạo chính quyền địa phương "đàn áp" tôn giáo của Dương Văn Minh. Hồi tháng 7, trang thông tin của Bộ Công an đã tuyên bố mục đích của họ là “đấu tranh, ngăn chặn và tiến tới loại bỏ tổ chức bất hợp pháp Dương Văn Mình” tại tỉnh Bắc Kạn. Vào tháng 8, đài phát thanh truyền hình tỉnh Cao Bằng (một đài truyền hình nhà nước) xác nhận rằng chính quyền huyện Bảo Lâm “hiện đã huy động toàn lực để đàn áp tôn giáo này.” Các chức sắc tôn giáo ở khu vực đô thị cho biết chính quyền thường cho phép họ hoạt động, miễn là họ tuân thủ các yêu cầu pháp lý và hành chính áp dụng cho các tổ chức tôn giáo. Các chi phái tôn giáo chưa được công nhận hoạt động ở Tây Nguyên và Tây Bắc và một số khu vực ở đồng bằng sông Cửu Long –đặc biệt là những chi phái có đại đa số tín đồ là người dân tộc thiểu số- thường báo cáo bị sách nhiễu bởi cán bộ chính quyền hơn. Các chi phái tôn giáo đã được công nhận ở những khu vực này báo cáo về việc phát triển nhanh chóng và thường gặp ít vấn đề với chính quyền hơn. Nhiều thành viên của các nhóm tôn giáo là mục tiêu của những hành động sách nhiễu cũng đồng thời tham gia vào các hoạt động vận động nhân quyền, hoặc có liên hệ với các cá nhân và tổ chức chỉ trích chính quyền. Chính quyền trung ương bác bỏ mọi cáo buộc về lạm dụng tự do tôn giáo. Không có bất kỳ báo cáo công khai nào về việc chính quyền đã áp dụng các biện pháp kỷ luật đối với các quan chức chính phủ vi phạm các biện pháp bảo vệ tự do tôn giáo được pháp luật bảo hộ. Không có quy định rõ ràng về sinh hoạt tôn giáo trong quân đội, vì vậy cá nhân người chỉ huy đơn vị có quyền hạn rất lớn. Theo các chức sắc của nhiều tôn giáo, chính quyền không cho phép chiến sĩ trong quân đội được thực hành nghi lễ tôn giáo vào bất kỳ thời gian nào khi đang làm nhiệm vụ; họ phải xin nghỉ phép để thực hiện các hoạt động trên. Tuy nhiên, báo chí nhà nước đưa tin các quan chức quân đội vẫn cầu nguyện cho hòa bình và an lạc khi đến thăm các chùa. Các tín đồ Phật giáo Khmer Krom, giáo phái mà theo truyền thống nam giới sẽ vào thiền viện để tu học trong thời gian ít nhất là 1 tháng trước khi đến tuổi 20, báo cáo rằng họ bị cưỡng ép tòng quân mà không có lựa chọn thay thế, điều này đã ngăn cản nam giới trong cộng đồng này hoàn thành nghi lễ tôn giáo của họ. Theo các tu sĩ Đan viện Thiên An, tỉnh Thừa Thiên Huế, mối quan hệ giữa đan viện và lãnh đạo tỉnh đã được cải thiện hơn so với những năm trước. Trong năm qua, chính quyền tỉnh đã gặp gỡ các chức sắc tại đan viện để thảo luận về tranh chấp đất đai đã diễn ra trong thời gian dài, tuy nhiên đến cuối năm, vấn đề vẫn chưa được giải quyết. Nhiều mục sư đã được phong phẩm vẫn thực hiện các công việc của mục sư mặc dù chưa hoàn tất các giấy tờ theo quy định của luật để chính quyền công nhận là chức sắc, chức việc. Chẳng hạn, Hội thánh Tin lành Việt Nam miền Bắc báo cáo rằng chỉ có khoảng một phần năm số mục sư của Hội thánh được chính quyền công nhận chính thức. Theo người nhà của các nhà hoạt động, khác với những năm trước, tù nhân, trong đó có các tín đồ Công giáo Lê Đình Lượng, Nguyễn Năng Tĩnh và tín đồ đạo Tin lành Nguyễn Trung Tôn, được tiếp cận Kinh thánh và các tài liệu tôn giáo khác. Vào tháng 11, các cán bộ tại trại giam cho biết các tù nhân có quyền tiếp cận các tài liệu tôn giáo trong thư viện. Theo gia đình ông Truyển, cán bộ tại trại giam An Điềm ở tỉnh Quảng Nam đã từ chối đưa cho Phật tử Hòa Hảo Nguyễn Bắc Truyển các bản kinh gốc của Phật giáo Hòa Hảo. Thay vào đó, cán bộ cung cấp cho ông Truyển một phiên bản đã được chỉnh sửa do nhóm Hòa Hảo được nhà nước bảo trợ ban hành. Các thân nhân của phạm nhân báo cáo rằng các cán bộ tại trại giam đã không cung cấp cho ông Truyển và các phạm nhân Phật giáo Hòa Hảo khác đầy đủ thức ăn theo chế độ ăn chay bắt buộc của người theo đạo Hòa Hảo. Vào ngày 22 tháng 8, công an địa phương đã ngăn chặn những người dân tộc thiểu số theo đạo Tin lành ở Tây Nguyên và những người theo đạo Cao Đài ở An Giang cử hành Ngày Quốc tế Tưởng niệm các Nạn nhân của Hành vi Bạo lực vì lí do Tôn giáo hoặc Tín ngưỡng. Chính quyền cho phép các nhóm Công giáo, Tin lành, đạo Hồi, Baha’i và đạo Phật được đào tạo tôn giáo cho các tín đồ tại cơ sở của họ, và các lãnh đạo tôn giáo khẳng định trong những năm gần đây số lượng người đăng ký học ngày càng tăng. Học sinh tiếp tục tham gia các khóa tu mùa hè trực tuyến, giảng dạy về triết lý Phật giáo cơ bản khi nhiều chùa không thể tổ chức các khóa tu trực tiếp do dịch COVID-19. Mặc dù pháp luật cấm xuất bản tất cả các tài liệu mà không được chính quyền phê duyệt, bao gồm các tài liệu tôn giáo, trên thực tế, một số nhà xuất bản tư nhân không được cấp phép vẫn tiếp tục in ấn và phát hành không chính thức các kinh sách tôn giáo mà không bị chính phủ can thiệp. Các nhà xuất bản khác được cấp phép đã in ấn các sách về tôn giáo. Các nhà xuất bản đã được phép in kinh thánh bằng tiếng Việt và nhiều ngôn ngữ khác, bao gồm tiếng Trung, Ê đê, Jarai, Banar, M’nông, H’mông, C’ho và tiếng Anh. Các ấn phẩm khác bao gồm các ấn phẩm liên quan đến thờ cúng tổ tiên, đạo Phật, đạo Thiên Chúa, đạo Hồi và đạo Cao Đài. Trong tháng 4, Bộ Công an phối hợp với Ban TGCP để cung cấp khoảng 4.400 ấn phẩm của 17 tài liệu tôn giáo cho 54 trại giam trên cả nước. Các ấn phẩm được phân phối bao gồm các văn bản tôn giáo, trong đó có Kinh thánh và một số văn bản Phật giáo, các ấn phẩm về luật và chính sách liên quan đến tôn giáo của Việt Nam. Các nguồn tin báo chí tiếp tục báo cáo về tình trạng căng thẳng và tranh chấp giữa các tín đồ Công giáo và nhà chức trách ở Hà Nội, các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Thừa Thiên Huế và Bình Thuận, hầu hết là về tranh chấp đất đai hoặc liên quan đến hoạt động của các nhóm vận động nhân quyền và quyền về môi trường. Đầu tháng 11, chính quyền thành phố Hà Nội đã triển khai hàng trăm cảnh sát đến thôn Hoành, xã Đồng Tâm, Hà Nội, để hỗ trợ cải tạo nhà văn hóa, một không gian cộng đồng do chính quyền quản lý. Nhiều giáo dân Công giáo phản đối việc cải tạo, cho rằng nhà văn hóa nằm trên đất của Nhà thờ Công giáo. Các cán bộ công an đã thiết lập các trạm kiểm soát trong khu vực và không cho những người biểu tình rời khỏi nơi cư trú trong giờ làm việc trong nhiều ngày để đảm bảo họ không làm gián đoạn việc cải tạo. Những người ủng hộ Dương Văn Minh cho biết, kể từ tháng 12 năm 2021, chính quyền địa phương ở các tỉnh Tuyên Quang, Bắc Cạn, Thái Nguyên và Cao Bằng đã phá hủy ít nhất 30 nhà đòn những công trình kiến trúc nhỏ được sử dụng để cất giữ các vật dụng liên quan đến tang lễ. Tính đến cuối năm, chỉ còn nhà ở huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên là còn nguyên vẹn. Các quan chức địa phương ở bốn tỉnh này cũng gây áp lực cho những người theo Dương Văn Minh để yêu cầu họ dỡ bỏ những bàn thờ được thiết kế theo chỉ dẫn của Dương Văn Minh. Trong nhiều trường hợp, cán bộ địa phương đã xông vào nơi ở của tín đồ, phá hủy bàn thờ, và thay thế bằng chân dung của chủ tịch Hồ Chí Minh. Một số tín đồ cho biết các quan chức địa phương liên tục kiểm tra nhà của họ để xem xem họ có xây dựng lại bàn thờ hay không. Có báo cáo cho biết các quan chức địa phương đã tịch thu đồ tang lễ và cản trở các đám tang được tiến hành theo hướng dẫn của Dương Văn Minh. Các quan chức địa phương được cho là đã đánh những người quay phim khi lực lượng công an phá hủy các bàn thờ hoặc cản trở các buổi tụ họp. Chính quyền cấp tỉnh và địa phương tiếp tục thu hồi đất thuộc về các tổ chức tôn giáo và cá nhân với danh nghĩa thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội. Nhà chức trách tiếp tục nhiều dự án mà đòi hỏi phải thu hồi quyền sử dụng đất và phá dỡ tài sản của các tổ chức tôn giáo hoặc các cá nhân trên cả nước. Theo báo cáo, nhà chức trách không can thiệp một cách có hiệu quả vào nhiều tranh chấp đất đai liên quan đến các tổ chức tôn giáo hoặc các tín đồ tôn giáo; trong hầu hết các trường hợp, các tổ chức tôn giáo hoặc tín đồ không thành công trong việc giữ lại quyền sử dụng đất của họ. Những hành động đó dẫn đến tranh chấp đất đai liên quan đến cả các tổ chức tôn giáo đã được công nhận, đã đăng ký và chưa đăng ký. Báo chí nhà nước và các trang web ủng hộ chính quyền khẳng định rằng các linh mục Công giáo ở nhiều giáo xứ đã chiếm giữ hoặc hối thúc giáo dân sử dụng hoặc chiếm giữ trái phép đất đai được sử dụng hợp pháp bởi những người dân khác không phải tín đồ Công giáo hoặc bởi chính quyền. Vào tháng 9, khi ông Nguyễn Đình Thục, chánh xứ Lộc Mỹ, Giáo phận Vinh, xây dựng một sân chơi cho trẻ em gần nhà thờ, chính quyền huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An, cáo buộc ông lấn chiếm hành lang an toàn đê điều trái phép. Theo các chức sắc của giáo hội, khu đất này là một vùng đất ngập nước mà người dân thường vứt rác. Mặc dù từ đầu năm, các chức sắc của giáo hội đã thông báo cho chính quyền xã trước khi san lấp mặt bằng, nhưng chính quyền chỉ cảnh báo bằng miệng về những quan ngại của họ sau khi sân chơi được hoàn thành. Chính quyền đã cảnh báo các nhà sư của GHPGVNTN tại chùa Thiên Quang, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu rằng họ có kế hoạch phá dỡ chùa để xây dựng một con kênh. Chính quyền từ chối cấp giấy phép cho các nhà sư duy trì và cải tạo cơ sở vật chất của chùa. Vào ngày 10 tháng 11, chính quyền địa phương đã ngăn cản các nhà sư chùa Thiên Quang sửa chữa mái nhà, và 50 công an đã phá dỡ những phần sửa chữa đã được hoàn thành. Trong quá trình phá dỡ, lực lượng công an đã gây thêm thiệt hại cho chùa. Vào tháng 10, Ủy ban Nhân dân huyện Ngọc Hồi đã ra lệnh cho Trụ trì Thích Nhật Phước của GHPGVNTN tại chùa Sơn Linh, tỉnh Kon Tum phá dỡ một tòa nhà được sử dụng làm chùa trong vòng 45 ngày, với lý do đây là một ngôi nhà xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp. Theo Đài Á Châu Tự Do, chính quyền thị trấn Plei Kần đã yêu cầu trụ trì của chùa phải chấp hành yêu cầu trước ngày 12 tháng 12; nếu không, họ sẽ phá dỡ công trình và tính chi phí phá dỡ cho trụ trì. Ngày 13 tháng 12, công an và nhiều quan chức địa phương đã phá dỡ chùa Sơn Linh của GHPGVNTN khi trụ trì Thích Nhật Phước đang đi sang tỉnh khác. Công an đã ngăn không cho mẹ của sư trụ trì vào khu vực chùa để can thiệp. Theo mẹ của trụ trì Thích Nhật Phước, nhân viên chính quyền địa phương đã mang tượng Phật và bài vị ra khỏi chùa, sau đó phá bỏ tòa nhà bằng gỗ bằng cưa máy, cần cẩu và máy xúc. Năm 2019, chính quyền huyện Ngọc Hồi đã phá dỡ một công trình kiến trúc khác của ngôi chùa được xây dựng trên cùng khu đất. Trụ trì Thích Nhật Phước đã chia sẻ với Đài Á Châu Tự Do rằng nhiều cá nhân đã xây nhà trên khu đất nông nghiệp gần đó, nhưng không hề bị cưỡng chế phá dỡ. Trụ trì Thích Nhật Phước cho biết ông tin rằng chính quyền đã phá hủy chùa vì ông từ chối tham gia Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Vào tháng 10, chính quyền địa phương ở huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long, đã yêu cầu cộng đồng Phật giáo Khmer Krom tại địa phương phá dỡ ngôi chánh điện đang được xây dựng gần như hoàn thiện, cho rằng công trình này được xây dựng trái phép. Các Phật tử Khmer Krom cho biết chính quyền đã cố gắng ngăn cộng đồng xây dựng thánh đường kể từ khi kế hoạch bắt đầu vào tháng 11 năm 2020, bất chấp sự hỗ trợ ban đầu từ các quan chức địa phương. Các cộng đồng tôn giáo tín ngưỡng, bao gồm Giáo xứ Cồn Dầu ở Thành phố Đà Nẵng và vườn rau Lộc Hưng ở Thành phố Hồ Chí Minh, đã báo cáo các tranh chấp đất đai chưa được giải quyết với chính quyền địa phương. Khoảng 100 giáo dân Cồn Dầu tiếp tục kêu gọi chính quyền bồi thường thỏa đáng cho việc cưỡng chế di dời của họ diễn ra vào năm 2010. Mặc dù cư dân vườn rau Lộc Hưng đã gặp chính quyền địa phương để thảo luận về việc đền bù cho việc họ bị cưỡng chế di dời hàng loạt vào năm 2019, nhưng tính đến cuối năm qua, tranh chấp đó vẫn chưa được giải quyết. Thành viên một số nhóm tôn giáo chưa đăng ký, bao gồm các nhóm Tin lành Ngũ tuần độc lập ở Điện Biên, các nhóm Tin lành Baptist chưa đăng ký ở Thanh Hóa, đạo Dương Văn Mình ở Tuyên Quang, Bắc Kạn, Hà Giang và Cao Bằng, các nhóm Tin lành người dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, báo cáo rằng họ gặp những khó khăn về thủ tục hành chính và không thể tiếp cận các chế độ phúc lợi xã hội. Có những trường hợp thành viên các nhóm này cho biết chính quyền địa phương nói với họ rằng “mọi khó khăn sẽ không còn” nếu họ từ bỏ đạo. Ví dụ, các tín đồ đạo Dương Văn Mình ở tỉnh Cao Bằng nói rằng nhà chức trách địa phương từ chối cấp đăng ký thường trú và sau đó từ chối hoặc trì hoãn chấp thuận đăng ký kinh doanh cho các tín đồ đạo Dương Văn Mình thiếu đăng ký thường trú. Nhà chức trách địa phương yêu cầu các tín đồ đạo Dương Văn Mình phải ký cam kết chấm dứt theo đạo Dương Văn Mình nếu họ muốn nhận được hỗ trợ của chính quyền địa phương cấp cho các hộ gia đình dân tộc thiểu số để xây dựng nhà ở. Trong nhiều trường hợp, các cá nhân nói rằng họ suy đoán việc nhà chức trách phân biệt đối xử với họ là vì lý do tôn giáo của họ. Có nhiều báo cáo về sự phân biệt đối xử của chính quyền giữa các tín đồ và các nhóm tôn giáo trên cả nước. Thành viên một số nhóm tôn giáo có thành viên là người nghèo hoặc người dân tộc thiểu số tiếp tục báo cáo rằng nhà chức trách từ chối không cho họ hưởng một số quyền lợi hợp pháp mà các thành viên được quyền hưởng. Ví dụ, vào tháng 8, các chức sắc tôn giáo địa phương cho biết chính quyền địa phương của huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An, đã thu hồi bò và trâu mà chính quyền cấp từ những người dân tộc thiểu số nghèo đã chuyển sang đạo Tin lành. Hai người H'mông theo đạo Cơ đốc báo cáo rằng vào tháng 6, chính quyền địa phương ở huyện Kỳ Sơn đã tịch thu tài sản có giá trị của họ sau khi các quan chức biết họ theo đạo Tin lành. Một người H'mông cho biết các quan chức địa phương đã đưa tài sản của anh ta cho những cư dân địa phương khác, những người sau đó đã buộc tội anh ta "ăn cắp tài sản của họ". Các nhóm Tin lành và Công giáo tiếp tục báo cáo rằng những hạn chế về mặt pháp luật và thiếu quy định pháp lý rõ ràng về việc vận hành các cơ sở y tế và giáo dục của tôn giáo đã khiến cho họ phải thận trọng khi có ý định mở các bệnh viện và trường học của giáo xứ, mặc dù các phát ngôn của chính phủ đều thể hiện sự hoan nghênh các nhóm tôn giáo mở rộng việc tham gia vào các hoạt động y tế, giáo dục và từ thiện. Các đại diện Công giáo nói rằng chính phủ từ chối trao trả các bệnh viện, phòng khám và trường học đã thu giữ của Giáo hội Công giáo vào năm 1954 và 1975. Một số Kitô hữu dân tộc thiểu số tại Tây Nguyên cho biết công an địa phương từ chối cấp giấy tờ tùy thân và hộ chiếu cho họ, với lý do lối sống du mục không ổn định của dân tộc họ. Các Kitô hữu thiểu số từ Tây Nguyên cũng cho biết các quan chức chính phủ đã từ chối yêu cầu cấp hộ chiếu cho họ vì những người này đã bị bắt do tham gia các cuộc biểu tình vào năm 2001 ở Tây Nguyên, và mặc dù thực tế là những người này đã mãn hạn tù và được đặc xá. Nhiều người ủng hộ xã hội dân sự cho biết chính quyền đã ngăn cản họ rời Việt Nam để tham dự Hội nghị Tự do Tôn giáo và Niềm tin khu vực Đông Nam Á tại Bali vào tháng 11. Các cán bộ tại sân bay được cho là đã nói với một số người dự định tham gia Hội nghị rằng giấy tờ về vắc xin COVID-19 của họ không được cập nhật, điều mà những người này đã phủ nhận. Một số người H'mông ở huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An, cho biết đã bị sách nhiễu, tra khảo và sau đó bị cấm ra khỏi làng vì theo đạo. Vào tháng 6, chính quyền địa phương đã theo dõi và sách nhiễu Lầu Y Tòng trong nhiều tuần sau khi cô đăng ký tham gia Hội thánh Tin lành Việt nam vào cuối tháng 5. Cô Lầu Y Tòng cho biết đã bỏ trốn khỏi làng sau khi từ chối ký cam kết từ bỏ đức tin của mình theo yêu cầu của chính quyền địa phương. Hầu hết các đại diện của các nhóm tôn giáo tiếp tục báo cáo rằng việc là thành viên của một nhóm tôn giáo đã đăng ký nhìn chung không gây bất lợi nghiêm trọng cho các cá nhân trong đời sống dân sự, kinh tế và thế tục ngoài nhà nước, nhưng việc là thành viên của một nhóm tôn giáo chưa đăng ký thì gặp bất lợi hơn. Các chức sắc tôn giáo nói rằng tín ngưỡng, tôn giáo thực tế không phải là nguyên nhân của tình trạng phân biệt đối xử chính thức, mà việc là thành viên bất kỳ một nhóm bất hợp pháp nào mới thu hút sự chú ý nhiều hơn từ chính quyền. Nhiều người theo các tôn giáo đã đăng ký khác nhau giữa các vị trí trong chính quyền địa phương và cấp tỉnh và có đại diện trong Quốc hội. Nhiều tổ chức tôn giáo đã được công nhận trên toàn quốc như Giáo hội Phật giáo Việt Nam, cũng như các chức sắc và tín đồ tôn giáo khác, là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Các quan chức chính phủ cấp cao gửi thiệp chúc mừng và đến thăm các nhà thờ vào dịp lễ Giáng Sinh và Phục Sinh và tham dự các hoạt động của Đại lễ Phật đản Vesak kỷ niệm ngày sinh của Đức Phật. Lý lịch chính thức của ba nhà lãnh đạo cao nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam đều ghi rằng họ không theo một tôn giáo nào; tuy nhiên, theo báo cáo, nhiều nhà lãnh đạo cấp cao của Đảng Cộng sản Việt Nam có đức tin tôn giáo mạnh mẽ, đặc biệt là Phật giáo, nhưng họ nhìn chung không công khai bàn luận về tôn giáo của họ. Các quan chức nhà nước, chính quyền địa phương, truyền thông nhà nước và các trang web ủng hộ chính phủ tiếp tục khẳng định nhà nước tôn trọng và bảo đảm tự do tôn giáo, đồng thời cảnh báo về các thế lực thù địch chống phá nhà nước và làm tổn hại đến truyền thống dân tộc dưới vỏ bọc vận động tự do tôn giáo. Chính quyền tiếp tục các nỗ lực nâng cao nhận thức về Luật Tín ngưỡng, tôn giáo của các cán bộ nhà nước và các tín đồ tôn giáo. Nhà chức trách cũng kêu gọi các tổ chức tôn giáo đã đăng ký và đã được công nhận chia sẻ công khai nhiều thông tin hơn về hệ thống giáo lý của họ để nỗ lực thuyết phục các tín đồ tôn giáo đi theo các nhóm tôn giáo đã hoạt động lâu năm thay vì đi theo “các phong trào tôn giáo mới” hoặc các nhóm mà chính quyền thiếu thông tin. Báo chí nhà nước và các blog ủng hộ chính quyền tiếp tục lên án các chức sắc tôn giáo và các tín đồ lên tiếng phản đối chính quyền, cáo buộc họ lợi dụng tôn giáo để tư lợi hoặc “câu kết với các thế lực thù địch nhằm mục đích kích động gây mất trật tự công cộng và hoạt động chống lại Đảng Cộng sản và Nhà nước”. Các phương tiện truyền thông nhà nước, bao gồm báo Công an Nhân dân của Bộ Công an, tạp chí Tuyên giáo và Giáo dục của Đảng Cộng sản Việt Nam, và các blog ủng hộ chính phủ như Đấu Trường Dân Chủ, Tiếng nói trẻ và Hội Cờ Đỏ gán cho các chức sắc tôn giáo là "cực đoan", và khẳng định những lời chỉ trích của họ là bịa đặt hoặc dựa trên thông tin xuyên tạc nhằm bôi xấu Đảng và nhà nước Cộng sản, "gieo mầm chia rẽ" hoặc "gây rối trật tự xã hội." Chẳng hạn, ngày 28 tháng 6, báo điện tử Bình Phước đăng bài chỉ trích linh mục Công giáo Nguyễn Đình Thục ở Giáo phận Vinh. Tác giả bài báo cho biết Nguyễn Đình Thục đã lợi dụng vỏ bọc là linh mục để kích động giáo dân dân trí thấp, gây rối an ninh trật tự xã hội. Báo chí nhà nước và các trang web ủng hộ chính quyền đôi khi đồng nhất một số hệ phái Thiên Chúa giáo và các nhóm tôn giáo khác, thường là các nhóm gắn với các nhóm dân tộc thiểu số như đạo Vàng Chứ của người H’Mông ở Tây Bắc, Công giáo Hà Mòn và Tin lành Đề Ga của người Thượng ở Tây Nguyên, và nhóm Khmer Krom ở Tây Nam Bộ, với các phong trào ly khai, quy trách nhiệm cho họ đối với các vấn đề chính trị, kinh tế và xã hội. Báo chí nhà nước cho biết chính quyền địa phương và cấp tỉnh ở các tỉnh miền núi phía bắc, bao gồm Cao Bằng, Tuyên Quang, Bắc Kạn và Thái Nguyên, tiếp tục khẳng định rằng đạo Dương Văn Mình là mối đe dọa đối với an ninh quốc gia, ổn định chính trị và trật tự xã hội. Báo chí nhà nước và các trang web ủng hộ chính quyền tiếp tục gọi đạo Dương Văn Mình là “tà đạo” hoặc “tổ chức bất hợp pháp”. Một số trang web ủng hộ chính quyền tiếp tục chia sẻ những câu chuyện giật gân về việc Dương Văn Mình sống sa đọa và chiếm đoạt tài sản do các tín đồ đóng góp để chi dùng cá nhân. Một số người ủng hộ Dương Văn Minh cũng báo cáo rằng các cán bộ địa phương đã tố cáo nhóm này trong các cuộc trò chuyện với người dân địa phương. Một số trang web của chính quyền cấp tỉnh, trang web của báo chí nhà nước và các trang web ủng hộ chính quyền tiếp tục đề cập đến Pháp Luân Công là một “tà đạo” hoặc một “nhóm tôn giáo cực đoan”. Nhiều trang web ủng hộ chính quyền gắn Pháp Luân Công với các hoạt động chống lại Đảng Cộng sản và nhà nước hoặc gắn với một chương trình chính trị thù địch. Một số trang cáo buộc Pháp Luân Công gây tổn hại đến văn hóa truyền thống, gây rối trật tự xã hội và mất an toàn công cộng. Trong năm qua, chính quyền cấp trung ương và địa phương khuyến khích các nhóm tôn giáo đã được công nhận tham gia các hoạt động từ thiện và chăm sóc y tế. Nhiều nhóm tôn giáo và tín đồ tôn giáo trực tiếp tổ chức và điều hành các hoạt động này hoặc tham gia cùng với chính quyền và các tổ chức, cá nhân khác. Nhiều nhóm tôn giáo và tín đồ tôn giáo trực tiếp tổ chức và điều hành các hoạt động này hoặc tham gia cùng với chính quyền và các tổ chức, cá nhân khác. Các nhóm tôn giáo cũng đóng góp và quỹ phòng chống dịch COVID-19 và các chiến dịch truyền thông. Hàng ngàn thành viên của các tổ chức tôn giáo khác nhau tình nguyện làm việc tại các bệnh viện dã chiến, trực tiếp chăm sóc bệnh nhân COVID-19 hoặc giúp đỡ những người cần được hỗ trợ. Trong một diễn biến mà các quan sát viên cho là xu hướng ngày càng gia tăng, chính quyền địa phương cho phép các tổ chức tôn giáo cung cấp các dịch vụ xã hội và đào tạo tập trung. Ví dụ, ở Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh và các khu vực lân cận, các quan chức thành phố tiếp tục cho phép các hội thánh Tin lành tư gia vận hành các trung tâm cai nghiện ma túy. Trong bài phát biểu tại Thành phố Hồ Chí Minh trước các chức sắc tôn giáo vào tháng 8, Thủ tướng ca ngợi những đóng góp xã hội và cộng đồng tôn giáo, đặc biệt trong đại dịch COVID-19. Trong năm qua, Ban TGCP triển khai sơ kết 3 năm thi hành Luật tín ngưỡng, tôn giáo và nghị định hướng dẫn thi hành Luật ở nhiều tỉnh. Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cũng gặp mặt chính quyền địa phương và lãnh đạo các tổ chức tôn giáo để giám sát thi hành luật. Trong năm qua, chính quyền đã tổ chức nhiều buổi tập huấn và thanh tra trực tuyến liên quan đến sơ kết thi hành luật. Ban TGCP đã lấy ý kiến của các nhóm tôn giáo đã đăng ký về Dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo và sửa đổi Nghị định 162 hướng dẫn thi hành Luật tín ngưỡng, tôn giáo. Các chức sắc tôn giáo bày tỏ lo ngại rằng nếu các nghị định được thông qua, chúng sẽ gây ra những trở ngại đáng kể cho khả năng thực hành đức tin của cộng đồng của họ, thông qua cung cấp cho các quan chức địa phương thẩm quyền pháp lý để xử phạt hành chính đối với các hành vi vi phạm pháp luật. Phần III. Tình hình tôn trọng tự do tôn giáo của xã hội Có các báo cáo về các vụ xung đột, đôi khi có bạo lực, giữa thành viên các nhóm tôn giáo chưa đăng ký với các nhóm tôn giáo đã đăng ký hoặc đã được công nhận, hoặc giữa các tín đồ tôn giáo và người không theo tôn giáo. Các nhà hoạt động tôn giáo quy kết cho chính quyền “thao túng” thành viên các nhóm tôn giáo đã được công nhận và cáo buộc các đặc vụ đã ngụy trang gây ra những vụ xung đột này nhằm hăm dọa hoặc trấn áp hoạt động của các nhóm tôn giáo chưa đăng ký. Ngày 10/1, tại huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh, hơn 30 thành viên của nhóm Cao Đài 1997 đã đăng ký đã làm gián đoạn buổi lễ tôn giáo do Nguyễn Thành Công, trưởng nhóm Cao Đài 1926 độc lập, chủ trì. Ông Công cho biết một số thành viên của nhóm Cao Đài 1997 đã tấn công ông và xé quần áo của ông, trong khi lực lượng công an chỉ quay phim vụ việc mà không có hành động nào. Sau khi Lê Tùng Vân, người đứng đầu Thiền am bên bờ vũ trụ, từ chối lời đề nghị gia nhập Giáo hội Phật giáo Việt Nam, các chức sắc của Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã khởi xướng một chiến dịch viết thư giữa các thành viên của Giáo hội để tố cáo Thiền am bên bờ vũ trụ. Phần IV. Chính sách và sự tham gia của chính phủ Hoa Kỳ Các đại diện của Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội và Tổng lãnh sự quán tại thành phố Hồ Chí Minh thường xuyên bày tỏ những quan ngại về tự do tôn giáo với nhiều quan chức chính phủ và nhà lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, bao gồm Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ và các quan chức cấp cao thuộc Bộ Ngoại giao, Bộ Công an, Ban Tôn giáo Chính phủ và các cơ quan khác ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và ở nhiều tỉnh, thành phố. Các đại diện này nhấn mạnh với các quan chức chính phủ rằng sự tiến bộ về tự do tôn giáo và nhân quyền có ý nghĩa cốt yếu để cải thiện quan hệ song phương. Đại sứ Hoa Kỳ và các viên chức đại sứ quán và tổng lãnh sự quán tiếp tục hối thúc chính quyền cho phép tất cả các nhóm tôn giáo hoạt động một cách tự do, trong đó có Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, các hội thánh Tin lành và Công giáo tư gia, và các nhóm Cao Đài và Hòa Hảo độc lập. Họ đề nghị cho các nhóm tôn giáo đã được công nhận và đã đăng ký được hưởng nhiều tự do hơn; vận động để chính quyền cho phép người bị giam giữ được tiếp cận các tài liệu tôn giáo và chức sắc chức việc tôn giáo; và hối thúc chấm dứt những hạn chế đối với các nhóm tôn giáo chưa đăng ký. Các viên chức đại sứ quán và tổng lãnh sự quán đã nêu ra các vụ việc cụ thể về lạm dụng và sách nhiễu của chính quyền đối với các nhóm Công giáo, Tin lành, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, các nhóm Hòa Hảo độc lập, Cao Đài độc lập, và các hội thánh tư gia của người dân tộc thiểu số, với Ban TGCP, Bộ Ngoại giao, chính quyền tỉnh và địa phương. Vào tháng 11, các viên chức tổng lãnh sự quán đã quan sát phiên tòa phúc thẩm các thành viên của Thiền am bên bờ vũ trụ tại tỉnh Long An. Các quan chức chính phủ Hoa Kỳ tiếp tục đề nghị tăng cường việc cấp đăng ký cho các giáo đoàn trên cả nước và cải thiện chính sách đăng ký sao cho thống nhất và minh bạch hơn. Các quan chức chính phủ Hoa Kỳ khuyến khích các quan chức chính phủ Việt Nam đảm bảo những thay đổi được đề xuất đối với các nghị định thực thi Luật tín ngưỡng, tôn giáo nhất quán với các cam kết quốc tế của Việt Nam liên quan đến tự do tôn giáo. Các quan chức chính phủ Hoa Kỳ cũng kêu gọi chính phủ Việt Nam giải quyết các tranh chấp đất đai còn tồn đọng với các tổ chức tôn giáo một cách hòa bình. Quan chức cấp cao của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ về tự do tôn giáo quốc tế đã nêu những vấn đề này tại Đối thoại nhân quyền thường niên Hoa Kỳ - Việt Nam tại Hà Nội vào tháng 11, và nêu ra những quan ngại cụ thể về việc thực thi Luật Tín ngưỡng, tôn giáo, tình trạng của các tín đồ tôn giáo đang bị tạm giam hoặc bị phạt tù, các vấn đề về tài sản liên quan đến các nhóm tôn giáo, và tình hình các nhóm tôn giáo dân tộc thiểu số. Đại sứ Hoa Kỳ và các viên chức đại sứ quán và tổng lãnh sự quán đã gặp các chức sắc tôn giáo của cả các nhóm tôn giáo đã đăng ký và chưa đăng ký và tham dự các cuộc lễ tôn giáo để thể hiện sự ủng hộ đối với tự do tôn giáo. Vào ngày 24 tháng 5, Tổng Lãnh sự đã tham dự Đại hội lần thứ IV của Giáo hội Báp-tít Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh. Ngày 12 tháng 5, Tổng lãnh sự gặp Phó Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thích Trí Quảng vào dịp đại lễ Phật đản Vesak. Các viên chức đại sứ quán và tổng lãnh sự quán đã có các chuyến công tác đến các địa phương trên cả nước, trong đó có Tây Bắc và Tây Nguyên, để theo dõi tự do tôn giáo và gặp gỡ các chức sắc tôn giáo. Các đại diện của đại sứ quán và tổng lãnh sự quán giữ mối liên hệ thường xuyên với nhiều chức sắc và thành viên của các cộng đồng tôn giáo, bao gồm cả các tổ chức tôn giáo đã được công nhận, đã đăng ký và chưa đăng ký. Vào ngày 30 tháng 11 năm 2022, theo Đạo luật Tự do Tôn giáo Quốc tế năm 1998 sửa đổi, Ngoại trưởng Hoa Kỳ đã đưa Việt Nam vào Danh sách theo dõi đặc biệt vì đã tham gia hoặc dung túng cho các hành vi vi phạm nghiêm trọng quyền tự do tôn giáo. Vào tháng 12, Đại sứ Hoa Kỳ đã thông báo cho chính phủ Việt Nam về việc Việt Nam được đưa vào Danh sách theo dõi đặc biệt, và kêu gọi chính phủ Việt Nam cải thiện các nỗ lực nhằm bảo đảm tự do tôn giáo. Báo cáo về tự do tôn giáo quốc tế
55884
https://vi.wikisource.org/wiki/B%C3%A1o%20c%C3%A1o%20t%C3%ACnh%20h%C3%ACnh%20bu%C3%B4n%20ng%C6%B0%E1%BB%9Di%20n%C4%83m%202022
Báo cáo tình hình buôn người năm 2022
Chính phủ Việt Nam chưa đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn tối thiểu về xóa bỏ nạn buôn người, và cũng không có những nỗ lực đáng kể để thực hiện việc này, thậm chí là không xem xét tác động của dịch COVID-19 đối với năng lực chống nạn buôn người của chính quyền, do đó Việt Nam bị tụt xuống danh sách theo dõi nhóm 3. Mặc dù không có nỗ lực đáng kể, chính quyền đã thực hiện một số biện pháp đối phó với nạn buôn người, bao gồm việc ban hành các chính sách điều tra chính thức lấy trẻ em làm trung tâm nhằm khắc phục những thiếu sót đã tồn tại từ lâu trong pháp luật hiện hành; tăng cường hợp tác quốc tế trong thực thi pháp luật; triển khai một quy trình đánh giá pháp luật hiện hành về chống buôn người để sửa đổi luật; đạt được sự gia tăng khiêm tốn trong việc xác định nạn nhân trong 5 năm; và trợ giúp được nhiều nạn nhân hơn so với năm 2020. Chính quyền cũng đã ban hành một loạt các chính sách để xóa bỏ các khoản phí dịch vụ và phí hoa hồng do người lao động chi trả mà lâu nay đã đặt người lao động Việt Nam trước rủi ro cao của việc trở thành nạn nhân lao động cưỡng bức để trừ nợ trong một số ngành và ở một số quốc gia nhập khẩu lao động chủ yếu. Tuy nhiên, chính quyền báo cáo số vụ kết án bọn buôn người bị giảm trong năm thứ 5 liên tiếp; và số vụ truy tố tội phạm buôn người cũng giảm đáng kể so với năm 2020. Nhà chức trách tiếp tục thanh tra hàng ngàn cơ sở có nguy cơ buôn bán nô lệ tình dục cao nhất mà không xác định được nạn nhân của tình trạng buôn bán nô lệ tình dục nào trong quá trình thanh tra, mặc dù tình trạng này rất phổ biến tại các cơ sở nói trên. Chính quyền không truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc trách nhiệm hành chính đối với hai nhà ngoại giao Việt Nam được cho là đã đồng lõa dẫn đến hai người Việt Nam trở thành nạn nhân buôn người ra nước ngoài trong kỳ báo cáo, và chính quyền đã không có những nỗ lực đáng kể để bảo vệ nạn nhân trong những vụ việc trên. Ngược lại, đôi khi nhà chức trách đã sách nhiễu và gây sức ép đối với những nạn nhân sống sót và gia đình họ để cố gắng dập tắt những cáo buộc về việc cán bộ nhà nước đồng lõa trong các vụ buôn người. CÁC KHUYẾN NGHỊ CẦN ĐƯỢC ƯU TIÊN: Phối hợp với các tổ chức phi chính phủ và xã hội dân sự để sửa đổi pháp luật về chống buôn người, bao gồm việc sửa đổi bộ luật hình sự để tội phạm hóa tất cả các hình thức buôn bán nô lệ tình dục trẻ em 16 tuổi và 17 tuổi phù hợp với pháp luật quốc tế * Truy tố nghiêm khắc tất cả các hình thức buôn người, kết án và trừng trị bọn buôn người, bao gồm các vụ án liên quan đến lao động cưỡng bức hoặc có cán bộ nhà nước đồng lõa; * Tiếp tục đào tạo cán bộ về các văn bản hướng dẫn thi hành Điều 150 và Điều 151 Bộ luật hình sự, tập trung vào việc xác định và điều tra các vụ án về cưỡng bức lao động và buôn người trong nước, bao gồm cả các vụ việc mà nạn nhân là nam giới. * Phối hợp với xã hội dân sự, cập nhật và đào tạo các cán bộ nhà nước về các văn bản hướng dẫn về xác định nạn nhân và tăng cường hợp tác liên ngành về xác định và trợ giúp nạn nhân trong số các nhóm dễ bị tổn thương, chẳng hạn như người lao động di cư, người hành nghề mại dâm, bao gồm phụ nữ và trẻ em gái được phát hiện trong các cuộc kiểm tra và thanh tra của cảnh sát đối với các cơ sở kinh doanh tiếp tay cho hoạt động mại dâm; lao động trẻ em; công dân Bắc Triều Tiên, công dân nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa. * Hoàn thiện và thực thi những sửa đổi của cơ chế chuyển nạn nhân quốc gia (NRM) năm 2014. * Xóa bỏ tất cả các khoản phí tuyển dụng do người lao động chi trả và các hình thức tuyển dụng lao động có tính chất săn mồi đối với người lao động di cư ra nước ngoài hoặc di cư đến Việt Nam; tăng cường các nỗ lực giám sát các công ty tuyển dụng lao động và bên thứ ba môi giới lại lao động, và giám sát thực hiện các điều khoản bảo vệ người lao động trong các hợp đồng ký kết với người lao động di cư; truy tố các mạng lưới môi giới lại lao động có tính chất săn mồi hoặc bất hợp pháp. * Mở rộng đào tạo cho các nhân viên công tác xã hội, các cán bộ có trách nhiệm phản ứng đầu tiên với nạn buôn người và tòa án về các phương pháp tiếp cận lấy nạn nhân làm trung tâm khi làm việc với nạn nhân buôn người, trong đó có sự quan tâm hỗ trợ dựa trên hiểu biết về sang chấn tâm lý. * Thực thi và phân bổ đủ nguồn lực cho kế hoạch hành động quốc gia giai đoạn 2021-2025. * Mời các chuyên gia độc lập xác minh về việc chấm dứt tình trạng lao động cưỡng bức trong các trung tâm cai nghiện ma túy và công khai kết quả xác minh. HOẠT ĐỘNG TRUY TỐ Chính quyền đã giảm các nỗ lực thực thi pháp luật, trong đó có việc không truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc trách nhiệm hành chính đối với hai cán bộ được cho là đã đồng lõa trong các tội phạm về cưỡng bức lao động. Điều 150 Bộ luật hình sự tội phạm hóa hành vi buôn bán người lao động và buôn người vì mục đích tình dục đối với nạn nhân là người đã thành niên và quy định hình phạt tù từ 5 đến 10 năm và phạt tiền từ 20 triệu đến 100 triệu đồng (từ 879 đến 4.390 đô la). Điều 151 tội phạm hóa hành vi buôn bán người lao động và buôn người vì mục đích tình dục đối với nạn nhân là trẻ em dưới 16 tuổi và quy định hình phạt tù từ 7 đến 12 năm và phạt tiền từ 50 triệu đến 200 triệu đồng (từ 2.200 đến 8.790 đô la). Các hình phạt này đủ mức độ nghiêm khắc, và hình phạt đối với hành vi buôn người vì mục đích tình dục tương xứng với các hình phạt quy định cho các tội phạm nghiêm trọng khác như tội hiếp dâm. Điều 150 không thống nhất với pháp luật quốc tế, áp dụng đối với trẻ em từ 16 tuổi đến 17 tuổi và yêu cầu phải có thủ đoạn ép buộc, lừa gạt, hoặc cưỡng bức thì mới cấu thành hành vi buôn người vì mục đích tình dục; do đó, quy định này không tội phạm hóa tất cả các hình thức buôn bán trẻ em vì mục đích tình dục. Theo báo cáo trước đây của các quan sát viên xã hội dân sự, điều này dẫn đến sự lúng túng của các tòa án về cách thức xử lý các vụ việc liên quan đến trẻ em 16 tuổi và 17 tuổi, đặc biệt là các vụ việc liên quan đến buôn bán người lao động, và cản trở các thực tiễn tốt nhất theo cách tiếp cận lấy trẻ em làm trung tâm trong những vụ việc nói trên. Trong một nỗ lực khắc phục tình trạng này, năm 2021, Bộ Công an ban hành một chính sách mới quy định quy trình lấy trẻ em làm trung tâm trong điều tra tội phạm buôn người đối với nạn nhân dưới 18 tuổi; đây là văn bản đầu tiên do chính quyền ban hành hướng dẫn các cán bộ thực thi pháp luật xử lý các vụ án buôn người liên quan đến trẻ em 16 tuổi và 17 tuổi như là các vụ buôn bán trẻ em. Nhà chức trách không báo cáo số liệu thống kê về thực thi pháp luật trong năm 2021. Việt Nam vẫn duy trì luật phòng chống mua bán người năm 2011 có phạm vi rộng, tập trung chủ yếu vào các biện pháp phòng ngừa; luật này có một số quy định mâu thuẫn với các định nghĩa trong bộ luật hình sự. Theo các đại diện của các tổ chức phi chính phủ, một số cán bộ nhà nước không biết chắc chắn là áp dụng luật phòng chống mua bán người năm 2011 hay bộ luật hình sự khi xử lý các vụ án buôn người. Chính phủ đã hoàn thành tổng kết thi hành luật này và ban hành kế hoạch hành động gồm 6 bước để khắc phục những thiếu sót của luật, trong đó có khoảng trống về phạm vi điều chỉnh của luật đối với vụ việc buôn người liên quan đến trẻ em 16 tuổi và 17 tuổi, dự kiến luật sẽ được sửa đổi, bổ sung vào năm 2023. Chính phủ cũng đã ban hành quyết định chính thức phê duyệt chương trình bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng đầu tiên của Việt Nam giai đoạn 2021-2025, trong đó bao gồm hướng dẫn cụ thể về truy tố. Không có thông tin cụ thể hơn được công bố về nội dung của những sáng kiến nói trên hay tình trạng thực hiện các sáng kiến này vào cuối kỳ báo cáo. Chính phủ tăng số vụ điều tra tội phạm buôn người trong năm 2021 nhưng giảm số vụ truy tố và kết án tội phạm buôn người so với năm trước. Mặc dù gặp phải những thách thức do đại dịch, chính phủ đã tiếp tục cung cấp dữ liệu thực thi pháp luật được bóc tách theo loại hình buôn người. Theo Bộ Công an, nhà chức trách đã điều tra 149 đối tượng bị tình nghi buôn bán người trong 77 vụ buôn người trong năm 2021 (so với 144 đối tượng bị tình nghi buôn bán người bị điều tra trong 110 vụ buôn người năm 2020). Con số này bao gồm 7 vụ điều tra buôn bán người vì mục đích tình dục, 3 vụ điều tra về cưỡng bức lao động, và 67 vụ điều tra về tình trạng bóc lột chưa được xác định cụ thể “vì mục đích giao hoặc nhận tiền, tài sản, hoặc lợi ích vật chất khác” theo quy định tại Điều 150 và Điều 151 bộ luật hình sự (dữ liệu này không được bóc tách trong năm 2020). Nhà chức trách không cung cấp thông tin đầy đủ để xác định 67 vụ buôn người nói trên có đáp ứng định nghĩa về buôn người theo tiêu chuẩn quốc tế hay không. Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã khởi tố 177 đối tượng bị tình nghi phạm tội buôn người trong 98 vụ án trong năm 2021, giảm so với 180 đối tượng trong 106 vụ án năm 2020. Trong số này, 120 đối tượng trong 68 vụ án đã bị truy tố, bao gồm 44 vụ án truy tố theo Điều 150 và 24 vụ án truy tố theo Điều 151; giảm so với 102 vụ án – 65 vụ truy tố theo Điều 150 và 37 vụ truy tố theo Điều 151 – liên quan đến 161 đối tượng trong năm 2020. 68 vụ truy tố bao gồm 14 vụ buôn bán người vì mục đích tình dục, 3 vụ lao động cưỡng bức và 51 vụ bóc lột chưa xác định rõ mục đích; 3 vụ liên quan đến tội phạm buôn người trong nước và 65 vụ buôn người xuyên quốc gia (giảm so với 79 vụ buôn bán người vì mục đích tình dục, 18 vụ lao động cưỡng bức và 5 vụ bóc lột chưa xác định rõ mục đích, với 5 vụ buôn người trong nước và 97 vụ buôn người xuyên quốc gia trong năm 2020). Các tòa án đã thụ lý 66 vụ án liên quan đến 132 đối tượng bị cáo buộc phạm tội buôn người nhưng chỉ đưa ra xét xử 49 vụ liên quan đến 94 bị cáo (giảm so với 107 vụ án được thụ lý liên quan đến 175 đối tượng bị cáo buộc phạm tội buôn người, dẫn đến xét xử 84 vụ liên quan đến 136 bị cáo trong năm 2020). Trong số 49 vụ truy tố, tòa án xét xử 27 vụ liên quan đến 51 bị cáo bị truy tố theo Điều 150 và 22 vụ liên quan đến 43 bị cáo bị truy tố theo Điều 151 (giảm so với 60 vụ và 95 bị cáo bị truy tố theo Điều 150 và 24 vụ và 136 bị cáo bị truy tố theo Điều 151 trong năm 2020). Việt Nam duy trì tỷ lệ kết án cao và tiếp tục áp dụng hình phạt nghiêm khắc đối với tội phạm buôn người. Hệ thống tòa án kết án tổng cộng 94 bị cáo (giảm so với 136 bị cáo bị kết án năm 2020) theo Điều 150 và Điều 151. Các bản án tuyên phạt bọn buôn người từ dưới 3 năm tù đến tù chung thân theo Điều 150 và Điều 151 (năm 2020 các bản án tuyên phạt bọn buôn người từ 3 năm tù đến 20 năm tù). Trong kỳ báo cáo, tòa án đôi khi phải đóng cửa do đại dịch; tuy nhiên, để bảo đảm rằng các vụ án hình sự - bao gồm các vụ án về buôn bán người – được xét xử kịp thời, Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành nghị quyết cho phép tất cả các phiên tòa hình sự, dân sự và hành chính có thể được tiến hành trực tuyến bắt đầu từ tháng 1 năm 2022. Tòa án nhân dân tối cao cũng tiếp tục chỉ đạo các tòa án lên lịch xét xử vào cuối tuần, thuê thêm địa điểm hoặc sử dụng các địa điểm ngoài trời để tổ chức các phiên họp, và ưu tiên mở các phiên tòa sắp hết thời hạn xét xử. Các quan sát viên xã hội dân sự ghi nhận những cải thiện đáng kể trong việc thực thi pháp luật về chống buôn người ở một số tỉnh, trong đó có nỗ lực khắc phục tình trạng cưỡng bức lao động trẻ em trong ngành may mặc ở khu vực Tây Bắc. Dự liệu rằng các lệnh đóng cửa biên giới do đại dịch có thể dẫn đến gia tăng tình trạng buôn người trong nước, Bộ Công an đã ban hành các chính sách chỉ đạo cán bộ thực thi pháp luật tập trung vào việc phát hiện và xử lý tội phạm buôn người xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam. Công an tiếp tục tiến hành kiểm tra các cơ sở bị nghi ngờ buôn bán người vì mục đích tình dục, mặc dù có những thách thức liên quan đến đại dịch. Theo báo cáo, các cán bộ thực thi pháp luật đã tăng cường các hoạt động chia sẻ thông tin và hợp tác điều tra với các cơ quan đối tác ở Trung Quốc, Đức, Hà Lan, Thụy Điển, Hoa Kỳ và một số quốc gia ở hạ lưu sông Mê kong, bao gồm các đặc khu kinh tế ở Lào. Chính phủ không nhận được yêu cầu dẫn độ nào liên quan đến các vụ việc buôn người trong năm 2021. Năm 2021, một tùy viên lao động người Việt Nam ở Ả rập Xê út và một nhân viên khác bị cáo buộc đã trực tiếp giúp sức cho hành vi cưỡng bức lao động đối với một số người Việt Nam ở Ả rập Xê út. Chính quyền cho biết đã bắt đầu điều tra về vụ việc; quá trình điều tra vẫn tiếp diễn vào cuối kỳ báo cáo. Nhà chức trách cho phép viên chức ngoại giao nói trên tiếp tục giữ chức vụ và không khởi tố hay áp dụng bất kỳ chế tài xử phạt hành chính nào. Mặc dù nhà chức trách xử phạt hành chính đối với một số doanh nghiệp liên quan đến việc tuyển dụng gian dối hoặc vận chuyển các nạn nhân đến Ả rập Xê út, nhưng nhà chức trách không truy cứu trách nhiệm hình sự; một số kẻ đồng phạm này trở về Việt Nam hoặc di chuyển sang nước khác trong khu vực và theo báo cáo, họ vẫn tiếp tục các hoạt động tuyển dụng mà không bị xử phạt. Nhà chức trách Việt Nam đã xử phạt một công ty xuất khẩu lao động do không giải quyết được một vấn đề về thanh toán; công ty này cho rằng hành động này của chính quyền là sự trả đũa đối với nỗ lực của công ty trong việc trợ giúp một số nạn nhân báo cáo về tình trạng bị lạm dụng. Trong một vụ án khác, chính quyền bắt và khởi tố 4 viên chức lãnh sự cao cấp của Bộ Ngoại giao về hành vi âm mưu trục lợi bằng việc ép buộc những người Việt Nam bị kẹt lại ở nước ngoài trong đại dịch phải chi trả các khoản phí cao cắt cổ để được trở về nước – một nguồn cho vay nợ phổ biến mà bọn buôn người thường khai thác. Nhà chức trách không cung cấp thêm thông tin về những cáo buộc này, và các cáo buộc này dường như không xuất phát từ các sự việc xảy ra ở Ả rập Xê út nêu trên. Công an lưu ý rằng việc trích xuất, lưu trữ, phân tích chứng cứ điện tử cùng với những quy định không rõ ràng về việc chấp nhận chứng cứ điện tử tại tòa án đã ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng của chính quyền trong việc chống tội phạm buôn người trên Internet. Chính phủ tiếp tục cung cấp các khóa đào tạo về chống buôn người – đôi khi với sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ và chính phủ nước ngoài – cho các cán bộ nhà nước, bao gồm các cán bộ thực thi pháp luật, các lực lượng bảo vệ biên giới, kiểm sát viên, thẩm phán và các nhân viên công tác xã hội ở cấp huyện, tỉnh và xã. Trên cơ sở phối hợp với các nhà tài trợ nước ngoài, Tòa án nhân dân tối cao tiếp tục xem xét và tổ chức các cuộc thảo luận về các vụ án buôn người đã kết thúc với nỗ lực phát triển án lệ để tham khảo trong các vụ án sau này. BẢO VỆ NẠN NHÂN Chính phủ duy trì các nỗ lực trong việc bảo vệ nạn nhân, nhưng hai cán bộ bị cáo buộc đồng lõa với bọn buôn người đã sách nhiễu, hăm dọa và tiếp tay cho việc tiếp tục bóc lột các nạn nhân buôn người sống sót mà không bị xử phạt. Năm 2021, chính phủ công bố đã xác định 126 nạn nhân buôn người, trong đó có 114 người là phụ nữ và 12 người là nam giới; 45 nạn nhân là trẻ em (tăng so với 121 nạn nhân được xác định năm 2020, trong đố có 112 người là phụ nữ, 9 người là nam giới và 32 nạn nhân là trẻ em). Trong số này, 120 nạn nhân là người Việt Nam, và 96 người là nạn nhân buôn người xuyên quốc gia. 22 người là nạn nhân của lao động cưỡng bức và 28 người là nạn nhân của “bóc lột tình dục”, một số người trong 28 nạn nhân này có thể nằm ngoài định nghĩa về buôn người theo tiêu chuẩn quốc tế. Hơn một nửa số nạn nhân được xác định (64 người) là thành viên các cộng đồng dân tộc thiểu số. 76 người là nạn nhân buôn người chưa xác định rõ mục đích; trong những năm trước, số này bao gồm nạn nhân của tình trạng “kết hôn bất hợp pháp” và “nuôi con nuôi bất hợp pháp”, cả hai trường hợp này đều nằm ngoài định nghĩa quốc tế về buôn người (năm 2020, các con số tương ứng là 64 và 3). Chính phủ áp dụng các tiêu chí xác định nạn nhân theo Sáng kiến phối hợp cấp bộ trưởng về chống buôn người tiểu vùng sông Mê kông (COMMIT) và quy trình riêng được phê chuẩn năm 2014 của mình để xác định nạn nhân; tuy nhiên, các quy trình xác định nạn nhân này vẫn chủ yếu mang tính chất phản ứng tình thế - hơn là mang tính chủ động – của các cơ quan chủ chốt. Quy trình xác định nạn nhân vẫn còn quá rắc rối và phức tạp, yêu cầu sự xác nhận của nhiều bộ để nạn nhân có thể chính thức được xác định và hỗ trợ. Các văn bản hướng dẫn thi hành kém hiệu quả về quy trình xác định nạn nhân đã ngăn cản bộ đội biên phòng, cán bộ thực thi pháp luật và các cán bộ nhà nước phát hiện và trợ giúp nạn nhân một cách đầy đủ. Nhà chức trách không chủ động sử dụng các tiêu chí COMMIT hoặc quy trình riêng của họ để sàng lọc các dấu hiệu cảnh báo về buôn người trong các nhóm dân số dễ bị tổn thương, bao gồm những người hành nghề mại dâm, những người quá cảnh qua biên giới, người lao động trong ngành ngư nghiệp và chế biến hải sản, người lao động di trú từ nước ngoài trở về và lao động trẻ em. Mặc dù tiến hành hơn 36.000 cuộc thanh tra các cơ sở kinh doanh có nguy cơ cao nhất về buôn người vì mục đích tình dục, nhà chức trách không xác định được bất kỳ nạn nhân buôn người vì mục đích tình dục nào trong các cuộc thanh tra này. Chính phủ duy trì một quy trình chuyển nạn nhân chính thức trên toàn quốc được phê chuẩn năm 2014, nhưng cơ chế này không được thực thi một cách có hệ thống do một số cán bộ địa phương chưa quen thuộc với các quy tắc và chính sách chống tội phạm buôn người, thiếu sự hợp tác giữa các vùng, và năng lực hạn chế của các nhân viên công tác xã hội. Trong kỳ báo cáo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã chủ trì thực hiện một quy trình liên bộ để rà soát và sửa đổi cơ chế chuyển nạn nhân quốc gia cũng như để soạn thảo các văn bản hướng dẫn bổ sung về tiếp nhận nạn nhân và cung cấp các dịch vụ bảo trợ nạn nhân buôn người; nhưng chưa hoàn thành hoạt động nào tính đến cuối kỳ báo cáo. Chính phủ không công bố tổng số nạn nhân được chuyển đến các trung tâm bảo trợ nạn nhân của các tổ chức phi chính phủ hoặc của nhà nước (năm 2020, có 25 nạn nhân được chuyển đến các trung tâm bảo trợ, 20 nạn nhân được chuyển đến công an, 19 nạn nhân được chuyển đến tổ chức phi chính phủ và 3 nạn nhân được chuyển đến Trung tâm phát triển phụ nữ thuộc Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam), và cũng không bóc tách dữ liệu về việc nạn nhân nhận được sự trợ giúp từ các tổ chức phi chính phủ hay từ các nguồn chính thức. Nhà chức trách có ghi nhận và giải quyết 111 yêu cầu trợ giúp nạn nhân dưới hình thức chăm sóc y tế và tâm lý, trợ giúp pháp lý, chỗ ở, nhu cầu thiết yếu, chi phí đi lại, đào tạo nghề và vay vốn (tăng so với 84 yêu cầu trợ giúp được giải quyết trong năm 2020). Những nạn nhân sống sót được hưởng lợi từ các dịch vụ này bao gồm 12 nạn nhân là nam giới, 99 nạn nhân là phụ nữ, và 5 nạn nhân là người nước ngoài – trong đó có 4 người Campuchia và 1 người Thái Lan (năm 2020 không có báo cáo về số liệu này). 34 nạn nhân có yêu cầu và đã được trợ giúp pháp lý. Về xác định nạn nhân, hơn một nửa số nạn nhân sống sót được trợ giúp là thành viên các nhóm dân tộc thiểu số (64 người). Với nguồn kinh phí tài trợ, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tiếp tục vận hành đường dây nóng hoạt động 24/24 giờ dành cho nạn nhân của tội phạm, trong đó có nạn nhân buôn người. Các nhân viên trực tổng đài đường dây nóng có thể nói tiếng Việt, tiếng Anh và 7 ngôn ngữ dân tộc thiểu số. Mặc dù đường dây nóng báo cáo tổng số cuộc gọi nhận được có tăng – 3.808 cuộc gọi so với 2.826 cuộc gọi trong năm 2020 – nhưng số cuộc gọi liên quan đến nạn nhân buôn người trong kỳ báo cáo lại giảm: 35 cuộc gọi liên quan đến 39 nạn nhân, giảm so với 59 cuộc gọi liên quan đến số nạn nhân không xác định trong năm 2020. Đa số các trường hợp này (28 trường hợp) lên quan đến trẻ em. Các quan sát viên cho rằng sự thay đổi này là do tăng số trường hợp người mất tích được báo cáo và giảm số người dễ bị tổn thương di chuyển qua biên giới quốc tế trong thời gian áp dụng các lệnh hạn chế đi lại do đại dịch. Đường dây nóng đã chuyển 19 trường hợp trong số này đến công an để phục hồi và điều tra, 16 trường hợp đến Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để trợ giúp tiếp theo, 2 trường hợp đến một tổ chức phi chính phủ và một trường hợp đến nhà tạm lánh của Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam. Chính phủ duy trì tùy viên lao động tại các phái đoàn ngoại giao ở các nước tiếp nhận số lượng lớn người lao động di cư Việt Nam có giấy tờ như Nhật Bản, Malaixia, Ả rập Xê út, Hàn Quốc, Đài Loan và Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất. Các phái đoàn ngoại giao này có thể cung cấp nhu yếu phẩm, dịch vụ vận chuyển và chăm sóc y tế cho công dân Việt Nam bị buôn bán ra nước ngoài. Nhà chức trách Bộ Ngoại giao không báo cáo dữ liệu đầy đủ về số người hồi hương, nhưng phái đoàn ngoại giao Việt Nam ở My-an-ma báo cáo đã tiếp nhận, xác định và cung cấp nhiều dịch vụ hỗ trợ cho 16 nạn nhân nữ bị bóc lột tình dục là người Việt Nam tại nước này – bao gồm 14 phụ nữ và 2 trẻ em gái – tăng so với 9 nạn nhân trở về nước từ My- an-ma vào năm 2020. Bộ Ngoại giao đã làm việc với nhà chức trách My-an-ma để cấp kinh phí và tổ chức hồi hương cho 11 nạn nhân trong số 16 người nói trên, sau khi 5 người quyết định ở lại My-an-ma. Quy định cách ly bắt buộc và các lệnh hạn chế khác để phòng dịch đã ảnh hưởng tiêu cực đến một số dịch vụ chăm sóc và hỗ trợ nạn nhân trong kỳ báo cáo. Chính quyền tiếp tục trợ giúp các nhóm dễ bị tổn thương, trong đó có nạn nhân buôn người thông qua 51 trung tâm bảo trợ xã hội và 43 trung tâm dịch vụ xã hội trên cả nước; một số cơ sở này hoạt động bằng nguồn kinh phí của các tổ chức phi chính phủ, và không có cơ sở nào cung cấp dịch vụ dành riêng cho nạn nhân là nam giới hoặc trẻ em. Trong kỳ báo cáo, Chính phủ cũng công bố một loạt các hành động liên quan đến bảo vệ nạn nhân nhằm sửa đổi, bổ sung hoặc làm rõ các chính sách, pháp luật và sáng kiến hiện hành. Tháng 5 năm 2021, Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định chính thức phê duyệt Chương trình quốc gia về phòng ngừa và giảm thiểu trẻ em lao động trái quy định của pháp luật giai đoạn 2021-2025, tập trung vào việc cung cấp hỗ trợ kịp thời cho tất cả trẻ em là nạn nhân của buôn bán người vì mục đích tình dục và cưỡng bức lao động. Chính phủ cũng đã thông qua một văn bản mới hướng dẫn luật người lao độngViệt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2020, trong đó bổ sung hoặc tăng cường các phương án trợ giúp về tài chính, pháp lý và dạy nghề cho người lao động Việt Nam trở về nước trước khi hết hạn hợp đồng, trong đó bao gồm những người chạy trốn khỏi tình trạng lao động cưỡng bức. Một chính sách mới khác về phát triển các dự án tạo thu nhập cho nạn nhân buôn người sống sót trở về trong các cộng đồng người dân tộc thiểu số ở miền núi. Nhà chức trách không cung cấp thông tin về việc thi hành các chính sách này trong năm 2021. Nhà chức trách cho phép các nạn nhân ở tại các cơ sở trợ giúp tối đa là 3 tháng và có trợ cấp tiền ăn và hỗ trợ y tế theo một thông tư được ban hành năm 2020. Một nghị định được ban hành trong kỳ báo cáo trước quy định nạn nhân của tội phạm buôn người ra nước ngoài được hưởng 4 dịch vụ hỗ trợ: nhu cầu thiết yếu và chi phí đi lại, hỗ trợ y tế, hỗ trợ tâm lý và trợ giúp pháp lý. Tuy nhiên, các tổ chức phi chính phủ báo cáo rằng chính phủ không có các nhân viên công tác xã hội được đào tạo đầy đủ hoặc có kinh nghiệm để cung cấp sự hỗ trợ thích hợp cho nạn nhân buôn người. Pháp luật Việt Nam bảo đảm quyền có đại diện pháp lý cho nạn nhân buôn người; luật không yêu cầu nạn nhân phải có mặt trước tòa án hoặc khai báo trực tiếp tại tòa án. Luật cũng cho phép nạn nhân buôn người được bồi thường trong các vụ án xét xử tội phạm buôn bán người; chính phủ không cung cấp dữ liệu đầy đủ về bồi thường, nhưng thông qua rà soát hồ sơ các vụ án cho thấy có ít nhất 7 vụ tòa án quyết định bồi thường từ 10 triệu VNĐ đến 100 triệu đồng ((từ 439 đến 4.390 đô la) trong năm 2021 (trong năm 2020, có ít nhất 10 vụ án mà tòa án quyết định bồi thường với dữ liệu không được bóc tách, mức bồi thường cao nhất là 45,3 triệu đồng, tương đương 1.990 đô la). Chính phủ khuyến khích các nạn nhân buôn người hỗ trợ trong các quy trình tố tụng tư pháp chống lại bọn buôn người; tuy nhiên, các tổ chức phi chính phủ trước đây báo cáo rằng các nạn nhân thường ít có khả năng khai báo về việc họ bị lạm dụng trong quy trình tố tụng tư pháp do lo sợ rằng họ có thể bị bắt hoặc bị trục xuất vì vượt biên không có giấy tờ. Trong kỳ báo cáo, Bộ Công an đã thiết lập 25 phòng điều tra thân thiện với trẻ em ở cấp tỉnh để hỏi cung người dưới 18 tuổi, nhưng nhà chức trách không cung cấp số liệu thống kê về việc sử dụng các phòng này. Chính phủ tiếp tục đào tạo cán bộ các cơ quan về xác định nạn nhân và bảo vệ nạn nhân. Trên cơ sở phối hợp với một tổ chức quốc tế, Bộ Ngoại giao tiếp tục xây dựng quy trình chuyển nạn nhân chuẩn cho các cán bộ ngoại giao để hỗ trợ phụ nữ Việt Nam ở nước ngoài là nạn nhân của bạo lực, trong đó có nạn buôn người. Tuy nhiên, sự đồng lõa của cán bộ nhà nước là mối quan ngại đáng kể trong kỳ báo cáo, trong đó có các vụ việc được cho là được thực hiện bởi hai cán bộ ngoại giao Việt Nam. Theo báo cáo, một cán bộ Bộ Ngoại giao đã sách nhiễu, đe dọa và hạn chế liên lạc đối với một số nạn nhân trong vụ cưỡng bức lao động ở Ả rập Xê út đã đề cập ở trên sau khi những nạn nhân này cố gắng yêu cầu trợ giúp. Một số nạn nhân trốn thoát và cố gắng tìm kiếm sự trợ giúp tại Đại sứ quán Việt Nam, nhưng họ bị chính cán bộ ngoại giao nói trên ép buộc trở về với bọn buôn người. Trong các vụ việc khác, sau khi nạn nhân sống sót tìm kiếm nơi tạm lánh ở một tổ chức địa phương, chính cán bộ đó đã lừa gạt họ với những lời hứa hẹn cho hồi hương, để dụ dỗ họ ra ngoài và sau đó “bán” họ cho những chủ sử dụng lao động mới ở địa phương, để rồi những người này tiếp tục bóc lột họ và cưỡng bức lao động. Các tổ chức phi chính phủ và cảnh sát Ả rập Xê út đã giúp hầu hết các nạn nhân phục hồi và trở về nước mà không có bất kỳ sự trợ giúp nào của chính phủ Việt Nam – mặc dù một đạo luật của Việt Nam quy định bắt buộc chi trả chi phí hồi hương cho tất cả người Việt Nam là nạn nhân của tình trạng buôn người ra nước ngoài. Một tổ chức quốc tế đã phỏng vấn 10 người trong số những phụ nữ trở về từ Ả rập Xê út và xác định 4 người trong số họ là nạn nhân buôn người. Nhà chức trách địa phương cố gắng yêu cầu một đại diện ở Việt Nam của một trong các công ty đã đưa họ đi nước ngoài phải bồi thường cho nạn nhân; tuy nhiên, số tiền bồi thường chỉ được chi trả một phần hoặc thậm chí không hề được chi trả trong một số trường hợp. Theo báo cáo, chính quyền đã kiểm tra, thanh tra và xử phạt hành chính 10 trong số 20 doanh nghiệp đưa người lao động đi Ả rập Xê út, nhưng nhà chức trách không truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi giúp sức cho tội phạm buôn người của các doanh nghiệp này. Nhà chức trách cũng đã xử phạt một công ty xuất khẩu lao động do không giải quyết được tranh chấp với người lao động về tiền lương, nhưng các đại diện của tổ chức phi chính phủ giải thích đây là hành động trả đũa của chính quyền đối với việc công ty này nỗ lực cung cấp dịch vụ hỗ trợ cho các nạn nhân. Ở Việt Nam, theo báo cáo, công an đã sách nhiễu và giám sát người nhà của một số nạn nhân hơn là hỗ trợ họ nhằm dập tắt các cáo buộc cán bộ nhà nước đồng lõa với bọn buôn người. Do thiếu sự thực thi có hệ thống các quy trình sàng lọc lấy nạn nhân làm trung tâm trong các cuộc kiểm tra của công an đối với các cơ sở có nguy cơ cao nhất về buôn người vì mục đích tình dục, nhà chức trách có thể đã trừng phạt một số phụ nữ và trẻ em hành nghề mại dâm về những hành vi bất hợp pháp mà bọn buôn người ép buộc họ phải thực hiện. Ngoài ra, bất cập này cũng tiếp tục khiến cho nạn nhân là người nước ngoài, bao gồm cả trẻ em, có nguy cơ bị trục xuất cao, mặc dù chính quyền khẳng định đã sàng lọc tất cả các cá nhân bị trục xuất theo các dấu hiệu cảnh báo về buôn người và không xác định được nạn nhân nào trong các vụ việc nói trên. Xã hội dân sự đã từng báo cáo rằng các nạn nhân Việt Nam di cư bằng các phương tiện không chính thức, hoặc đã bị ép buộc thực hiện các hoạt động bất hợp pháp do họ trở thành nạn nhân buôn người lo sợ bị nhà chức trách Việt Nam trả thù. Những nạn nhân này ít có khả năng hơn trong việc tìm kiếm sự hỗ trợ, và dễ trở thành nạn nhân buôn người một lần nữa. Các quan sát viên quốc tế trước đây cho biết các quan chức chính phủ thường đổ lỗi cho công dân Việt Nam về tình trạng họ bị bóc lột ở nước ngoài hoặc cho rằng các nạn nhân đã thổi phồng việc họ bị lạm dụng để tránh bị truy cứu về các vi phạm pháp luật xuất nhập cảnh. Chính phủ không công bố việc cho các nạn nhân nước ngoài các lựa chọn pháp lý thay thế cho việc rời khỏi nước mà họ phải đối mặt với sự trả thù hay khó khăn. PHÒNG NGỪA Chính phủ đã tăng cường các nỗ lực phòng ngừa tình trạng buôn người. Ban chỉ đạo do một phó thủ tướng làm trưởng ban, bộ trưởng và một thứ trưởng Bộ Công an làm phó ban, tiếp tục chỉ đạo công tác chống buôn người của Việt Nam. Chính phủ duy trì Kế hoạch hành động quốc gia về chống buôn người giai đoạn 2021-2025. Ngân sách dành cho phòng chống buôn người của chính phủ năm 2021 là 17 tỷ đồng (746.760 đô la), tăng so với ngân sách năm 2020 là 15,44 tỷ đồng (678.100 đô la). Nhà chức trách không báo cáo ngân sách được phân bổ cho mỗi tỉnh ít hơn con số này (so với 9,8 tỷ đồng hay 430.490 đô la được phân bổ cho mỗi tỉnh năm 2020). Chính quyền trung ương, bao gồm các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, tiếp tục tổ chức một số chiến dịch quy mô lớn nhằm nâng cao nhận thức của công chúng về chống buôn người, nhiều chiến dịch trong số đó có sự hỗ trợ tài chính và kỹ thuật của các tổ chức quốc tế và chính phủ nước ngoài. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với các bộ khác, các tổ chức quốc tế và tổ chức phi chính phủ đã tổ chức các chiến dịch nâng cao nhận thức để quảng bá về đường dây nóng. Chính phủ không công bố bất kỳ thông tin nào về việc thực thi kế hoạch hành động quốc gia, nhưng chính phủ tiếp tục giám sát và đánh giá những tiến triển của mình trong việc thực thi kế hoạch thông qua các báo cáo nội bộ hàng tuần, hàng tháng và 6 tháng. Năm 2021, chính phủ phối hợp với một tổ chức quốc tế thông qua luật sửa đổi, bổ sung Luật số 69 cấm thu phí môi giới và dịch vụ đối với người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và mở rộng phạm vi bảo vệ đối với người lao động, trong đó có quy định quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng của người lao động. Đáng chú ý là luật xóa bỏ các khoản phí dịch vụ do người lao động chi trả đối với người lao động Việt Nam tham gia Chương trình đào tạo thực tập sinh kỹ thuật của Nhật Bản, trong đó các khoản phí và hoa hồng đã khiến cho hàng ngàn người lao động Việt Nam rơi vào nguy cơ cao bị cưỡng bức lao động để trừ nợ. Luật này cũng quy định thêm sự bảo vệ đối với các thuyền viên, các biện pháp phòng ngừa trên tàu cá và quy định bắt buộc phải có nhân sự hỗ trợ ở các nước tiếp nhận lao động di cư chủ yếu, bên cạnh các điểm mới khác của luật. Một nghị định khác quy định các khoản phí bổ sung là hình thức phạt đối với các doanh nghiệp săn mồi sử dụng các thủ đoạn quảng cáo sai sự thật hoặc tuyển dụng lao động có tính chất lừa đảo để nhử người lao động nhằm mục đích bóc lột hoặc cưỡng bức lao động; hoặc đối với doanh nghiệp không tiến hành đào tạo cho người lao động trước khi đưa họ ra nước ngoài hoặc không bồi thường thiệt hại cho người lao động; hoặc thu các khoản phí bất hợp pháp từ người lao động. Nhà chức trách không cung cấp thông tin về việc thi hành các quy định mới này. Quy định về tuyển dụng lao động của một số quốc gia tiếp nhận lao động đôi khi mâu thuẫn với các quy định mới nói trên; ví dụ, Nhật Bản thông qua một văn bản năm 2021 quy định rằng người lao động Việt Nam vẫn phải chi trả phí dịch vụ để được tham gia vào các chương trình làm việc ở nước này. Theo báo cáo, các công ty tuyển dụng lao động Việt Nam - đặc biệt là các công ty có liên hệ với các doanh nghiệp nhà nước, và các bên môi giới không có giấy phép – tiếp tục thu phí của người lao động tìm kiếm việc làm ở nước ngoài với mức cao hơn so với mức luật cho phép, khiến cho nhiều người lao động bị mắc nợ nần nhiều và bị bọn buôn người lợi dụng để bóc lột. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nhận được 58 đơn khiếu nại dân sự liên quan đến tuyển dụng lao động trong năm 2021, giảm so với 160 đơn khiếu nại trong năm 2020; dẫn đến việc thanh tra 16 doanh nghiệp xuất khẩu lao động, trong đó Bộ đã xử phạt vi phạm hành chính đối với 12 doanh nghiệp, tổng số tiền phạt là 699 triệu đồng (30.710 đô la), giảm so với 84 cuộc thanh tra và 32 doanh nghiệp bị xử phạt lên đến 2 tỷ đồng (87.850 đô la) trong năm 2020. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội không thu hồi giấy phép kinh doanh của bất kỳ doanh nghiệp tuyển dụng lao động nào do vi phạm Luật về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài năm 2006 (trong năm 2020 thu hồi 6 giấy phép kinh doanh). Nhà chức trách tiếp tục làm việc với công an địa phương để điều tra và xác minh 128 trường hợp các tổ chức, cá nhân đưa người lao động đi nước ngoài mà không có giấy phép (giảm so với 150 trường hợp trong năm 2020). Trên cơ sở phối hợp với một tổ chức quốc tế và các nhà tài trợ nước ngoài, chính phủ tổ chức hội thảo lấy ý kiến thẩm định tài liệu tập huấn về chống buôn người dành cho Bộ đội Biên phòng và công an Việt Nam. Trong những năm trước, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức nâng cao nhận thức về pháp luật lao động và các thực tiễn lao động di cư an toàn cho các trung tâm dịch vụ việc làm và doanh nghiệp. Tuy nhiên, một số báo cáo của các tổ chức phi chính phủ cho thấy Việt Nam không thực hiện các nỗ lực đầy đủ để giáo dục công chúng về những rủi ro vốn có của việc tìm kiếm việc làm ở nước ngoài thông qua các công ty xuất khẩu lao động không trung thực hoặc các kênh tuyển dụng lao động tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Trong năm 2021, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tiếp tục đàm phán với chính phủ các nước I-xra-en và Cô-oét để ký kết các thỏa thuận hợp tác về lao động; tuy nhiên tính đến cuối kỳ báo cáo, việc ký kết các thỏa thuận này vẫn chưa hoàn tất. Chính phủ cũng duy trì các thỏa thuận về lao động di trú hiện hành với Chính phủ Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất dành cho người lao động giúp việc gia đình và với Chính phủ Nhật Bản về công nhân kỹ thuật lành nghề và thực tập sinh. Chính phủ cũng duy trì Biên bản ghi nhớ về hợp tác năm 2017 với Chính phủ Nhật Bản về tăng cường bảo vệ công dân Việt Nam tham gia Chương trình đào tạo thực tập sinh kỹ thuật của Nhật Bản trong bối cảnh vẫn tiếp tục có các báo cáo về tình trạng bóc lột nghiêm trọng người lao động Việt Nam. Các báo cáo trước đây cho thấy chính quyền không thực hiện giám sát đầy đủ hợp đồng và các quy trình tuyển dụng theo một số thỏa thuận song phương nói trên. Ở trong nước, các quan sát viên của các tổ chức phi chính phủ lưu ý rằng do người lao động không thể thành lập tổ chức công đoàn độc lập nên sự bảo vệ các quyền của người lao động tiếp tục bị hạn chế, và việc hạn chế quyền tự do biểu đạt và tự do lập hội tiếp tục cản trở một số thảo luận công khai về các vấn đề quyền lao động và quyền đất đai cơ bản liên quan đến nguy cơ trở thành nạn nhân buôn người. Khác với năm 2021, chính quyền đã nỗ lực giảm nhu cầu mua dâm và du lịch tình dục trẻ em, trong đó có việc ban hành một nghị định mới tăng mức xử phạt lên gấp đôi đối với vi phạm hành chính liên quan đến “mại dâm” và buộc các doanh nghiệp tiếp tay cho mại dâm phải chịu trách nhiệm. Chính quyền không thực hiện các biện pháp từ chối nhập cảnh đối với những người Mỹ đã từng phạm tội về tình dục . THỰC TRẠNG BUÔN NGƯỜI Ở VIỆT NAM Như đã báo cáo trong 5 năm qua, bọn buôn người bóc lột các nạn nhân trong nước và nước ngoài ở Việt Nam và bóc lột các nạn nhân từ Việt Nam đi ra nước ngoài. Đàn ông và phụ nữ Việt Nam di cư ra nước ngoài để lao động không chính thức, thông qua các mạng lưới môi giới bất hợp pháp do người Việt Nam ở nước ngoài điều hành, hoặc thông qua các công ty tuyển dụng lao động của nhà nước hoặc các công ty tuyển dụng lao động do nhà nước quản lý. Một số công ty tuyển dụng không đáp lại các yêu cầu trợ giúp của người lao động trong những trường hợp họ bị bóc lột, và một số công ty thu phí quá cao khiến cho người lao động dễ bị rơi vào tình trạng buộc phải lao động trừ nợ. Bọn buôn người biến các nạn nhân trở thành đối tượng của cưỡng bức lao động trong các ngành xây dựng, nông nghiệp, khai thác mỏ, công nghiệp hàng hải, khai thác gỗ và công nghiệp chế tạo, chủ yếu ở Ma-lai-xi-a, Hàn Quốc, Lào, Nhật Bản, và một số vùng ở Trung Đông, châu Âu và Vương quốc Anh với mức độ ít hơn, ví dụ trong các cửa hàng làm móng và các trang trại trồng cần sa. Ngày càng có nhiều báo cáo về nạn nhân buôn người là người lao động Việt Nam ở Đài Loan, châu Âu lục địa, Trung Đông, và trong các ngành công nghiệp hàng hải Thái Bình Dương, trong đó có các tàu đánh cá của Inđônêxia và Đài Loan hoạt động dưới chế độ sở hữu và đăng ký phức tạp khiến cho bọn buôn người có thể trốn tránh sự phát hiện và can thiệp của cán bộ thực thi pháp luật. Theo báo cáo, bọn buôn người Việt Nam, bao gồm cả cán bộ ngoại giao Việt Nam, đã đưa công dân Việt Nam vào tình trạng lao động cưỡng bức ở Ả rập Xê út. Nhiều công dân Việt Nam bị cưỡng bức lao động trong Chương trình đào tạo thực tập sinh kỹ thuật của Nhật Bản và trong các chương trình giáo dục nông nghiệp ở I- xra-en. Công dân Việt Nam bị hạn chế tự do di chuyển, bị tịch thu giấy tờ đi lại và giấy tờ tùy thân, bị đe dọa bạo lực thân thể, phải chịu điều kiện sống và làm việc nghèo nàn, hợp đồng không chính thức, bị lừa đảo tuyển dụng và buộc trục xuất tại các nhà máy do người Trung Quốc sở hữu có liên hệ với Sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc ở khu vực Ban-căng. Các lệnh hạn chế đi lại càng làm trầm trọng thêm các nguy cơ này đối với nhiều người lao động di cư Việt Nam ở nước ngoài, buộc một số người phải ở lại vị trí của họ một thời gian dài sau khi hết hạn hợp đồng. Bọn buôn người ngày càng lợi dụng tình trạng thất nghiệp do đại dịch để dụ dỗ người Việt Nam – đặc biệt là phụ nữ và người dân tộc thiểu số - với những lời hứa hẹn giả dối về các cơ hội việc làm ở nước ngoài. Bọn buôn người bóc lột phụ nữ và trẻ em Việt Nam là nạn nhân của tình trạng buôn bán nô lệ tình dục ra nước ngoài; nhiều người bị lừa gạt về các cơ hội lao động và sau đó bị bán cho các nhà thổ ở vùng biên giới Trung Quốc, Campuchia, Lào và các nước châu Á khác, Tây Phi và châu Âu. Ngày càng có nhiều phụ nữ và trẻ em gái Việt Nam trở thành nạn nhân của buôn bán nô lệ tình dục ở My-an-ma. Một số phụ nữ Việt Nam ra nước ngoài để kết hôn theo môi giới quốc tế hoặc để làm việc trong các nhà hàng, cơ sở mát-xa, quán bar karaoke - ở các nước như My-an-ma, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ma-lai-xi-a, Trung Quốc, Ả rập Xê út, Singapore, và Đài Loan - bị cưỡng bức trở thành nô lệ giúp việc gia đình hoặc nô lệ tình dục. Theo báo cáo, bọn buôn người ở các bản làng khu vực biên giới đã bắt cóc phụ nữ Việt Nam, đặc biệt là phụ nữ người dân tộc thiểu số H’mông, và vận chuyển họ sang Trung Quốc để ép buộc kết hôn, đây là thực tiễn thường dẫn đến buôn bán nô lệ tình dục và/hoặc lao động cưỡng bức. Có các báo cáo về việc phụ nữ và trẻ em gái Việt Nam bị ép buộc mang thai, trong đó có những trường hợp bọn buôn người dụ dỗ họ đến Trung Quốc với những cơ hội việc làm giả tạo, bắt cóc họ tại biên giới và vận chuyển họ đến các bệnh viện không chính thức, tại đó họ bị ép buộc thụ tinh nhân tạo và bị giam giữ cho đến khi sinh con. Theo báo cáo, phụ nữ và trẻ em gái Việt Nam dễ trở thành nạn nhân lao động cưỡng bức và buôn bán nô lệ tình dục ở các “quán bar nữ” – các điểm giải trí quảng cáo các dịch vụ “kèm theo”, thường liên quan đến quan hệ tình dục với phụ nữ trẻ và trẻ em gái - ở các khu vực đô thị ở Nhật Bản. Các băng nhóm tội phạm có tổ chức hoạt động trong các đặc khu kinh tế ở Đông Nam Á – đặc biệt là ở đặc khu kinh tế Tam giác vàng tại điểm giao giữa biên giới My-an-ma, Thái Lan và Lào – đã biến công dân Việt Nam trở thành nạn nhân của việc tuyển dụng lừa đảo và buôn bán nô lệ tình dục. Bọn buôn người ngày càng gia tăng sử dụng internet, các trang web chơi game và đặc biệt là mạng xã hội để nhử các nạn nhân, lan rộng hoạt động buôn người, và kiểm soát nạn nhân bằng cách hạn chế họ truy cập mạng xã hội, mạo danh họ phát tán thông tin sai lệch trên mạng. Đàn ông thường dụ dỗ phụ nữ trẻ và trẻ em gái vào các mối quan hệ hẹn hò trên mạng và thuyết phục họ ra nước ngoài, sau đó biến họ thành nạn nhân của cưỡng bức lao động hoặc nô lệ tình dục. Trong quá trình di cư, các băng nhóm tội phạm ở châu Âu và bọn buôn người thường bóc lột nạn nhân Việt Nam dưới hình thức cưỡng bức lao động hoặc bóc lột tình dục trước khi nạn nhân đến được đích cuối cùng. Người điều hành các đồn điền nông nghiệp do người Việt Nam sở hữu đã biến người lao động di cư ở địa phương trở thành nạn nhân lao động cưỡng bức ở Lào. Ở trong nước, tình trạng thất nghiệp liên quan đến đại dịch, hạn chế đi lại và các yếu tố khác gây sức ép về kinh tế - xã hội đã làm tăng nguy cơ trở thành nạn nhân buôn người, đặc biệt đối với phụ nữ và trẻ em ở các vùng nông thôn và vùng dân tộc thiểu số. Bọn buôn người đôi khi chính là cha mẹ, thành viên trong gia đình, hoặc các mạng lưới buôn người quy mô nhỏ, bóc lột đàn ông, phụ nữ và trẻ em Việt Nam - trong đó có trẻ em lang thang và trẻ em khuyết tật - biến họ thành nạn nhân của cưỡng bức lao động, mặc dù có rất ít thông tin về các vụ việc này. Một nghiên cứu cho thấy 80% nạn nhân buôn người ở Việt Nam là thành viên các cộng đồng dân tộc thiểu số. Một nghiên cứu khác cho thấy 5,6% trẻ em Việt Nam có thể đã từng bị cưỡng bức lao động hoặc bóc lột có dấu hiệu của buôn người hoặc trong bối cảnh di cư, trong đó trẻ em nông thôn và các cộng đồng nghèo đói có nguy cơ đặc biệt cao. Bọn buôn người bóc lột trẻ em và người đã thành niên dưới hình thức cưỡng bức lao động trong ngành may mặc, ép buộc trẻ em hành nghề bán rong và ăn xin trên đường phố ở các trung tâm đô thị lớn, cưỡng bức nạn nhân lao động hoặc lao động để trừ nợ trong các nhà máy gạch, các gia đình ở đô thị và các mỏ vàng ở nông thôn do tư nhân khai thác. Bọn buôn bán nô lệ tình dục nhắm mục tiêu vào nhiều trẻ em đến từ các vùng nông thôn nghèo và ngày càng nhiều phụ nữ đến từ tầng lớp trung lưu và khu vực đô thị. Bọn buôn người cũng ngày càng gia tăng bóc lột trẻ em gái thuộc các cộng đồng người dân tộc thiểu số ở Tây Bắc, bao gồm bóc lột nô lệ tình dục và nô lệ giúp việc gia đình, bằng cách lợi dụng tập quán “bắt cóc cô dâu” truyền thống để thực hiện hoạt động tội phạm của chúng. Khách du lịch tình dục trẻ em, theo báo cáo đến từ châu Á, Vương quốc Anh và các nước khác ở châu Âu, Ô-xtrây-lia, Ca-na-đa và Hoa Kỳ, bóc lột trẻ em ở Việt Nam. Chính phủ Bắc Triều Tiên có thể đã cưỡng bức người lao động Bắc Triều Tiên làm việc ở Việt Nam. Trong năm 2021, chính phủ Việt Nam và các tổ chức phi chính phủ báo cáo về tình trạng gia tăng số nạn nhân buôn người là phụ nữ và trẻ em gái người Campuchia quá cảnh qua Việt Nam để sang Trung Quốc. Trong các năm trước đây, có các báo cáo về việc một số cán bộ nhà nước Việt Nam, chủ yếu ở cấp xã và thôn, đồng lõa và giúp sức cho việc buôn bán hoặc bóc lột nạn nhân bằng cách nhận hối lộ của bọn buôn người, bỏ qua các dấu hiệu cảnh báo buôn người, và moi tiền để đổi lấy việc nạn nhân được đoàn tụ với gia đình. Năm 2019, chính phủ công bố đã chấm dứt tình trạng cưỡng bức lao động đối với người sử dụng ma túy trong các trung tâm cai nghiện 105. Một điều luật năm 2014 yêu cầu phải có trình tự tố tụng tư pháp trước khi tạm giữ người sử dụng ma túy trong các trung tâm cai nghiện bắt buộc và người bị tạm giữ chỉ phải làm việc tối đa bốn giờ một ngày. Đã có các báo cáo trước đây về việc tù nhân, trong đó có những người bất đồng chính kiến về chính trị và tôn giáo, bị cưỡng bức lao động trong các ngành nông nghiệp, công nghiệp chế tạo và các ngành nghề độc hại như chế biến hạt điều. Báo cáo về nạn buôn người
56015
https://vi.wikisource.org/wiki/Ba%20nh%C3%A0%20s%E1%BA%A3n%20xu%E1%BA%A5t%20s%E1%BB%A3i
Ba nhà sản xuất sợi
Có một cô gái rất lười biếng và không muốn quay sợi. Mẹ anh rất khó chịu nhưng không có cách nào ép buộc được. Cho đến khi người phụ nữ tốt bụng mất kiên nhẫn đến mức đánh anh ta và cô gái bắt đầu khóc lớn. Đúng lúc đó, Hoàng hậu tình cờ đi ngang qua, nghe thấy tiếng kêu, bà dừng xe, vào nhà và hỏi người mẹ tại sao lại đánh con gái mình như vậy, vì tiếng la hét của bà có thể nghe thấy từ ngoài đường. Người đàn bà xấu hổ vì phải vạch trần sự lười biếng của con gái mình, liền thưa với Hoàng hậu: - Tôi không thể đưa cô ấy ra khỏi guồng quay sợi; nó sẽ quay liên tục; nhưng tôi nghèo và không thể mua được nhiều vải lanh như vậy. Hoàng hậu lại nói: - Chẳng có gì ta thích bằng nghe tiếng quay; Tôi yêu tiếng kêu vo vo của máy tiện. Hãy để con gái của bạn đến cung điện với tôi. Tôi có rất nhiều cây lanh và bạn có thể quay bao nhiêu tùy thích. Người mẹ gật đầu rất vui vẻ, rồi hoàng hậu bế cô gái đi. Đến cung điện, anh dẫn cô đến ba căn phòng ở tầng trên, nơi được trải vải lanh lộng lẫy đến tận trần nhà. “Em sẽ quay sợi lanh này cho anh,” anh nói, “và khi xong việc, em sẽ là vợ của con trai cả của anh.” Tôi không quan tâm rằng bạn nghèo; Một thiếu nữ cần cù mang theo của hồi môn của riêng mình. Cô gái cảm thấy vô cùng đau khổ trong lòng, vì dù có sống ba trăm năm và không làm gì khác từ sáng đến tối, cô cũng không thể quay được tấm vải đó. Bị bỏ lại một mình, cô bắt đầu khóc và cứ như vậy suốt ba ngày mà không cử động tay. Vào ngày thứ ba, Nữ hoàng xuất hiện, và anh ngạc nhiên khi thấy vẫn chưa có gì được thực hiện; nhưng cô gái bào chữa rằng cô chưa thể bắt đầu vì cô cảm thấy rất đau đớn khi phải xa mẹ. Hoàng hậu hài lòng với lời bào chữa này nhưng lại nói với ông: - Ngày mai ông phải bắt đầu làm việc. Một lần nữa, cô gái, không biết phải làm gì và làm thế nào để thoát khỏi rắc rối, buồn bã nhìn ra cửa sổ và thấy ba người phụ nữ đang tiến lại gần: người đầu tiên có một bàn chân rất rộng và phẳng; cái thứ hai là một cái môi dưới khổng lồ phủ xuống cằm; và thứ ba, ngón tay cái rất sưng. Cả ba dừng lại bên cửa sổ, ngước lên và hỏi cô gái có chuyện gì. Cô kể cho họ nghe vấn đề của mình, và những người phụ nữ đề nghị giúp đỡ: - Nếu bạn đồng ý mời chúng tôi đến dự đám cưới mà không xấu hổ với chúng tôi, hãy gọi chúng tôi là dì và ngồi vào bàn của bạn, Chúng tôi sẽ quay tất cả số lanh này cho bạn ngay lập tức. “Tôi hứa với bạn bằng cả trái tim mình,” cô gái trả lời. Hãy đến và bạn có thể bắt đầu ngay bây giờ. Vì vậy, anh ta đưa ba người phụ nữ lạ vào, và trong căn phòng đầu tiên anh ta chừa một khoảng trống để họ có thể ổn định chỗ ở. Họ ngay lập tức bắt tay vào làm việc. Người đầu tiên kéo sợi chỉ và dùng chân quay bánh xe; Người thứ hai làm ẩm sợi chỉ, người thứ ba xoắn nó lại, dùng ngón tay ấn nó lên bàn và với mỗi cú vuốt của ngón tay cái, một chồng sợi tốt nhất rơi xuống sàn. Mỗi lần Nữ hoàng đến, cô gái sẽ giấu những chiếc máy kéo sợi và cho bà xem sợi lanh; Nữ hoàng vô cùng ngạc nhiên và khen ngợi cô gái. Khi việc trải vải ở phòng đầu tiên đã xong, họ chuyển sang phòng thứ hai, rồi đến phòng thứ ba, và chẳng bao lâu sau mọi công việc đều hoàn thành. Ba người đàn bà từ biệt nói với cô gái: - Đừng quên lời hứa; Đó là vì lợi ích của bạn. Khi người hầu gái chỉ cho Nữ hoàng những căn phòng trống và số lượng vải lanh khổng lồ, ngày cưới đã được ấn định ngay lập tức. Chú rể rất vui mừng khi có được người vợ đảm đang và khéo léo như vậy, anh không ngừng khen ngợi cô. Cô gái nói: “Tôi có ba người dì mà tôi mang ơn rất lớn và tôi không muốn quên họ trong giờ phút hạnh phúc của mình”. Vì vậy, cho phép tôi mời bạn đến dự đám cưới và ngồi vào bàn của chúng tôi. Nữ hoàng và con trai bà trả lời: - Và tại sao chúng ta không mời họ? Vì vậy, vào ngày tổ chức tiệc, ba người phụ nữ xuất hiện, ăn mặc lộng lẫy, cô dâu bước ra chào đón và nói: - Chào các dì thân yêu! - Ờ! -chú rể kêu lên-. Wow, người thân của bạn thật xấu xí! VÀ, Nói với người có bàn chân bẹt khổng lồ, ông hỏi: - Làm sao mà chân anh lại to thế? “Làm cho máy tiện quay,” cô nói, “làm cho máy tiện quay.” Rồi hoàng tử truyền sang người thứ hai: - Và sao môi này lại trề ra nhiều thế? - Từ việc liếm sợi chỉ quá nhiều - người phụ nữ trả lời - do liếm sợi chỉ quá nhiều. Và thứ ba - Và làm thế nào mà bạn lại có ngón tay cái dẹt như vậy? - Do xoắn sợi quá nhiều - cô đáp - do xoắn sợi quá nhiều. Quá sợ hãi, hoàng tử kêu lên: - Người vợ xinh đẹp của ta sẽ không bao giờ chạm vào guồng quay sợi. Và thế là cơn ác mộng quay cuồng đã kết thúc. Và thứ ba - Và làm thế nào mà bạn lại có ngón tay cái dẹt như vậy? - Do xoắn sợi quá nhiều - cô đáp - do xoắn sợi quá nhiều. Quá sợ hãi, hoàng tử kêu lên: - Người vợ xinh đẹp của ta sẽ không bao giờ chạm vào guồng quay sợi. Và thế là cơn ác mộng quay cuồng đã kết thúc. Và thứ ba - Và làm thế nào mà bạn lại có ngón tay cái dẹt như vậy? - Do xoắn sợi quá nhiều - cô đáp - do xoắn sợi quá nhiều. Quá sợ hãi, hoàng tử kêu lên: - Người vợ xinh đẹp của ta sẽ không bao giờ chạm vào guồng quay sợi. Và thế là cơn ác mộng quay cuồng đã kết thúc.
56314
https://vi.wikisource.org/wiki/M%C5%A9i%20s%E1%BA%ADy
Mũi sậy
https://en.m.wikipedia.org/wiki/Cap-o'-Rushes Ngày xửa ngày xưa, có một người đàn ông rất giàu có có ba cô con gái mà ông rất tự hào. Anh ấy đối xử tốt và tuyệt vời với họ, mặc dù hơi ích kỷ và viển vông; Không có gì khiến anh hài lòng bằng lời khen ngợi và tâng bốc. Một hôm, vì muốn tâng bốc tính kiêu ngạo của mình, ông gọi ba cô con gái lại và hỏi cô cả: - Con gái của mẹ, con yêu mẹ đến mức nào? “Tôi yêu bạn nhiều như cuộc sống của tôi”, người phụ nữ trẻ trả lời. “Chà,” người cha đáp lại, “đó chính là điều tôi mong được nghe con nói.” Rồi ông hỏi người thứ hai: - Con gái của mẹ, con yêu mẹ đến mức nào? "Tôi yêu bạn hơn bất cứ điều gì khác trên thế giới," là câu trả lời. “Chà,” hiệp sĩ kêu lên, “đó là những gì tôi tưởng tượng.” Và quay sang người em út, người mà ông yêu quý nhất, ông hỏi: -Còn con, con gái của mẹ, con yêu mẹ đến nhường nào? Cô gái trẻ từ chối tâng bốc tính phù phiếm của cha mình bằng những lời dối trá, trả lời đơn giản: -Anh yêu em nhiều như anh cần em, và anh cần em như thức ăn cần muối. Cha cô nghe vậy liền tức giận vì chưa có ai nói với ông như vậy. “Vì em không yêu anh,” anh hét lên, “Anh sẽ không để em sống ở đây thêm một phút nào nữa.” Và anh ta đuổi cô ra khỏi nhà và đóng cửa lại ngay khi cô gái trẻ rời đi. Cô gái ra đi lang thang khắp rừng núi, cho đến khi đến một vùng đất đầm lầy; và ở đó, anh ấy đã chặt một nắm sậy để làm áo choàng, vì anh ấy bắt đầu cảm thấy lạnh. Anh ta tiếp tục lang thang dọc các con đường cho đến khi đến cung điện của nhà vua và xin làm việc. “Có lẽ anh sẽ cần thêm một người giúp việc nữa,” anh nói với người đầu bếp. "Tôi không cần gì cả," là câu trả lời. “Tôi không có nơi nào để đi,” cô gái giải thích. Tất cả những gì tôi yêu cầu là chỗ ở và thức ăn; Đổi lại, tôi sẽ làm bất cứ công việc gì. Người đầu bếp trả lời: "Ồ," người đầu bếp trả lời, "nếu anh rửa xoong nồi và đánh bóng xoong chảo thì anh có thể ở lại." Cô chấp nhận, và vì cô không nói tên mình với những người hầu khác nên họ gọi cô là “Áo choàng sậy”. _Một ngày nọ, ngay sau khi Reedcloak đến cung điện, một công tước sống ở lâu đài gần đó đang tổ chức một buổi vũ hội lớn. Hoàng tử sẽ tham dự cùng với tất cả các lãnh chúa và phu nhân vĩ đại của vương quốc, cùng nhiều hoàng tử và công chúa từ các vương quốc lân cận. Khi mọi công việc trong cung điện đã hoàn thành, người hầu được phép vào lâu đài để chiêm ngưỡng các lãnh chúa vĩ đại và các quý cô quyến rũ. Reedcloak khẳng định cô rất mệt, mặc dù sự thật là cô xấu hổ vì bộ quần áo tồi tàn của mình. Thay vì đi đến lâu đài, cô buồn bã đi dọc theo bờ đầm lầy, ngồi khóc trên ngọn đồi nhỏ gần nơi cô đã cắt sậy làm áo choàng. Cô ngạc nhiên khi thấy ở một bên đồi có một cánh cửa dẫn vào một hang động, ở lối vào hang có một nàng tiên trong bộ váy lụa bạc đẹp nhất đang đợi cô. Nàng tiên cởi chiếc áo choàng sậy khốn khổ của mình và khoác lên người chiếc váy màu bạc, trong đó nàng trông đẹp hơn cả nàng công chúa xinh đẹp nhất. “Hãy quay lại trước khi buổi khiêu vũ kết thúc,” bà tiên nói với anh, “và mọi chuyện sẽ ổn thôi.” Reedcloak đi đến lâu đài trong bộ váy xinh đẹp; Không có người phụ nữ nào tụ tập ở đó ăn mặc đẹp hơn cô ấy. Không ai nhận ra cô, và hoàng tử đã yêu cô ngay từ cái nhìn đầu tiên. Trước khi điệu nhảy kết thúc, Reedcloak lén lút rời khỏi lâu đài, hướng về ngọn đồi tiên, nơi hắn để lại chiếc váy bạc. Khi những người hầu khác quay lại, họ tìm thấy cô ở một góc bếp của cung điện. Sáng hôm sau họ nói với anh: "A, Reedcloak! Lẽ ra bạn phải đến bữa tiệc! Chúng tôi đã thấy một điều gì đó tuyệt vời!" -Bạn đã thấy gì? – cô gái trẻ ngây thơ hỏi. Họ trả lời: “Chúng tôi đã nhìn thấy công chúa xinh đẹp nhất có thể tưởng tượng được”. Cô ấy mặc một chiếc váy màu bạc; Không ai biết cô đến từ đâu và hoàng tử suốt đêm không thể rời mắt khỏi cô. “Tôi rất muốn xem nó,” Reedcloak nói. “Có lẽ anh vẫn có thể nhìn thấy cô ấy,” người hầu nói với anh, “vì tối nay có một buổi vũ hội khác, và có thể cô ấy sẽ ở đó.” Nhưng khi màn đêm buông xuống, cô gái lại tỏ ra mệt mỏi và không muốn đi cùng họ. Khi họ biến mất, cô lo lắng chạy lên ngọn đồi, nơi cô tìm thấy nàng tiên, người lần này đã tặng cô một chiếc váy làm từ những sợi vàng ròng. Và cô đến lâu đài, nơi hoàng tử đang đợi cô, yêu cô hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, cô ấy lại bước ra trước khi buổi khiêu vũ kết thúc và đang chuẩn bị đi ngủ, quấn áo choàng thì những người hầu quay lại. Sáng hôm sau họ lại nói với anh: —À, lẽ ra cậu nên đi cùng chúng tôi để gặp công chúa! Lần này cô mặc một chiếc váy thêu bằng vàng ròng. Hoàng tử chỉ khiêu vũ với cô và yêu say đắm. “Tôi rất muốn gặp cô ấy,” người giúp việc trả lời. "Chà, có lẽ bạn sẽ có cơ hội," họ trả lời, "vì tối nay sẽ có một buổi khiêu vũ khác và có lẽ tôi sẽ tham gia." Nhưng khi màn đêm buông xuống, Reedcloak tuyên bố quá mệt để đi cùng họ; và mặc dù họ đã cố gắng thuyết phục cô ấy nhưng cô ấy vẫn thích ở lại hơn. Khi mọi người đã ra về, cô vội vã chạy ra gặp bà tiên, người lần này đã tặng cô chiếc váy đẹp nhất mà cô từng mơ ước, được làm từ những chiếc lông chim đẹp nhất. Sau khi tắm suối và khoác lên mình bộ váy rực rỡ xinh đẹp, công chúa tiến về lâu đài để tham dự vũ hội lâu đài thứ ba và cũng là cuối cùng. Hoàng tử không giấu được niềm vui khi thấy cô bước vào; và cũng như những lần trước, anh không thể rời mắt khỏi cô. Họ khiêu vũ cùng nhau suốt đêm, và anh hết lần này đến lần khác cầu xin cô nói cho anh biết anh là ai và từ đâu đến. Tuy nhiên, cô từ chối trả lời câu hỏi của anh; Còn anh, tuyệt vọng trước sự từ chối của cô, đã tặng cô một chiếc nhẫn vàng kỳ lạ để tưởng nhớ anh, nói thêm rằng nếu không gặp lại cô chắc chắn anh sẽ chết. Bất chấp lời cầu xin của hoàng tử, công chúa đã rời đi trước khi điệu nhảy kết thúc; và mặc dù lần này cô đến muộn hơn, nhưng khi quay lại, những người hầu đã thấy cô ở góc thường lệ, quấn mình trong chiếc áo choàng sậy. Sáng hôm sau họ nói với anh: Vì đêm qua bạn không muốn đến lâu đài nên có lẽ bạn sẽ không bao giờ gặp lại công chúa nữa, vì vũ hội tối qua là buổi vũ hội cuối cùng. “Đúng, tôi rất muốn xem nó,” Reedcloak lặp lại lần nữa. Không còn những điệu nhảy nữa, hoàng tử cũng không thể tìm thấy công chúa yêu dấu của mình, mặc dù thực tế là anh đã tìm kiếm cô ấy trên bầu trời, biển và đất liền, đồng thời anh đưa ra một phần thưởng khổng lồ cho bất kỳ ai có thể cho anh biết tin tức về người mình yêu. Nhưng thời gian trôi qua mà anh không nghe được gì từ cô. Vì thế, mòn mỏi vì tình, hoàng tử lâm bệnh và phải nằm trên giường. Ngày qua ngày sức khỏe của chàng trai ngày càng xấu đi; Nhà vua và hoàng hậu trông có vẻ đau khổ vì hoàng tử không muốn ăn gì. “Tôi đang chuẩn bị một ít sữa trứng đặc biệt cho hoàng tử,” một ngày nọ, người đầu bếp nói, “vì anh ấy đang chết mê chết mệt với nàng công chúa xinh đẹp mà anh ấy đã nhìn thấy ở vũ hội của công tước, và anh ấy không muốn ăn gì cả.” “Để tôi chuẩn bị sữa trứng,” Reedcloak nói. "Không," người đầu bếp trả lời, "chúng phải ngon mới đánh thức được sự thèm ăn của bạn." Tôi sợ bạn không biết cách thực hiện chúng. “Hãy để tôi chuẩn bị chúng,” Reedcloak nài nỉ. Tôi biết một công thức có thể làm dịu cơn đau của bạn. Người đầu bếp cuối cùng cũng đồng ý. Cô gái trẻ chuẩn bị một ít sữa trứng thơm ngon và khi không có ai để ý, cô thả chiếc nhẫn mà hoàng tử đã tặng cô vào đĩa. Người đầu bếp gửi mãng cầu vào phòng hoàng tử, hoàng tử thích đến mức ăn hết cho đến khi hết đĩa; Khi nhìn thấy chiếc nhẫn, anh ta nhảy ra khỏi giường và ra lệnh cho lính canh: —Mang người đầu bếp tới đây ngay cho tôi. Cô đến nơi, run rẩy trước sự chứng kiến ​​​​của hoàng tử. -Ai đã chuẩn bị sữa trứng thế? - anh hét lên. "Tôi," người đầu bếp trả lời, rất sợ hãi. - Là không đúng sự thật! —Hoàng tử lại hét lên—. Hãy cho tôi biết ngay ai đã tạo ra chúng. —Đó là Reedcloak! —Người phụ nữ rên rỉ—. Cô ấy là cô gái lau chùi nồi niêu xoong chảo. Anh ta nghèo đến nỗi áo choàng của anh ta được làm bằng lau sậy. Mc cầu xin) hãy để cô ấy chuẩn bị món sữa trứng theo một công thức mà cô ấy biết, và điều đó sẽ chữa khỏi bệnh tật cho Công chúa. “Hãy đầu bếp và mang Reedcloak đến,” hoàng tử ra lệnh; và khi cô gái đến trước mặt anh, cô hỏi anh: —Có phải cậu là người đã chuẩn bị sữa trứng không? “Là tôi, thưa Hoàng thượng,” người phụ nữ trẻ trả lời. – Làm sao cậu có được chiếc nhẫn này? —Một người đã đưa nó cho tôi. -Bạn là ai? “Tôi sẽ cho anh biết tôi là ai,” cô trả lời và cởi chiếc áo choàng sậy đứng trước mặt anh, mặc chiếc váy tuyệt đẹp làm từ lông chim. Tuy nhiên, lúc đó cô không muốn thú nhận với hoàng tử mình là ai, điều đó không làm thay đổi tình yêu của anh và đám cưới đã được ấn định vào một ngày rất gần. Trong số rất nhiều khách mời dự tiệc cưới hoành tráng có cha của Reedcloak. Khi công chúa biết chuyện, nàng liền vào bếp nói với người đầu bếp: —Tôi muốn tất cả các món hầm cho tiệc cưới được chuẩn bị không có một hạt muối nào. —Nhưng, sẽ không có ai ăn chúng đâu! – người phụ nữ trả lời. “Không sao đâu,” cô gái trẻ trả lời. "Tôi không dám," người đầu bếp đáp, "nhà vua sẽ nổi giận." "Bạn sẽ đổ lỗi cho tôi," Reedcloak trả lời để trấn an cô. Ngày cưới đã đến; Hoàng tử cưới Reedcloak, sau đó mọi người vào bàn thưởng thức bữa tiệc. Nhưng đồ ăn quá nhạt nhẽo nên không ai có thể ăn được. Người cha kiêu hãnh của cô dâu thử hết món này đến món khác và cuối cùng ông bật khóc. - Chuyện gì đang xảy ra với anh ấy vậy? – hoàng tử hỏi anh. -Ồ! Thưa ngài,” anh ta trả lời, “tôi có một cô con gái mà tôi từng hỏi cô ấy yêu tôi đến mức nào. Cô ấy đáp rằng cô ấy yêu tôi nhiều như cô ấy cần tôi, và cô ấy cần tôi như thức ăn cần muối. Nghĩ rằng cô ấy đang giễu cợt tôi khi trả lời tôi như vậy, tôi đuổi cô ấy ra khỏi nhà. Nhưng bây giờ tôi nhận ra anh ấy thực sự yêu tôi; thậm chí còn hơn cả các chị gái của mình. Và tôi đã đánh mất nó! Có lẽ anh ấy đã chết rồi. "Không, thưa cha," Reedcloak nói, "Con chưa chết, con đây!" Và cô chạy đến ôm anh, mọi người đều rất vui mừng. https://en.m.wikisource.org/wiki/English_Fairy_Tales/Cap_o%27_Rushes
57127
https://vi.wikisource.org/wiki/Qu%C3%A1%20tr%C3%ACnh%20h%C3%ACnh%20th%C3%A0nh%20t%C6%B0%20t%C6%B0%E1%BB%9Fng
Quá trình hình thành tư tưởng
Tư tưởng con người tư tưởng của con người là sự hình thành do các nguồn tin mà bộ não thâu nhập, bao gồm âm thanh, hình ảnh, các tác đông ngoại vi hình thành qua thời gian gọi là quan niệm hay kinh nghiệm tích lũy ngày này qua ngày khác, năm này qua năm khác, tư tưởng tồn tại trong hình thái ý thức có tác dụng tuyệt đối tới quyết định của một người đối với một sự việc nào đó, tư duy con người là có thể cải biến dựa vào hoàn cảnh cũng như hoạt động giảng dạy mà chúng ta gọi là giáo dục, ngoài ra có thể thông qua truyền thông hoặc biểu diễn nghệ thuật để định hướng tư duy. Khái niệm là một đối tượng, một hình thức cơ bản của quá trình hình thành tư duy (bao gồm một ý tưởng, một ý nghĩa của một tên gọi chung trong phạm trù logic, hoặc một sự suy diễn) phản ánh những thuộc tính chung, bản chất của các đối tượng sự vật, quá trình, hiện tượng trong tâm lý học và mối liên hệ cơ bản nhất các đối tượng trong hiện thực khách quan. Khái niệm (triết học) Immanuel Kant đã chia các khái niệm ra thành: khái niệm aprioric (sản phẩm của trí tuệ) và khái niệm aposterioric (được tạo ra từ quá trình trừu tượng hóa kết quả thực nghiệm). Khái niệm (tâm lý học) Việc tạo ra một khái niệm là một chức năng cơ bản của sự cảm nhận và suy nghĩ. Các khái niệm cho phép ta hệ thống hóa hiểu biết của ta về thế giới. Hai dạng khái niệm cơ bản: Khái niệm cổ điển (dập khuôn, mang tính Aristoteles) – với các giới hạn rõ rệt, dựa vào các định nghĩa chính xác, có mang các điều kiện cần và đủ, để đối tượng cho trước có thể được coi như là một đại diện xứng đáng trong một thể loại cho trước; Khái niệm tự nhiên (mờ, nhòe) – thay vì dựa vào các định nghĩa và các điều kiện cần và đủ, thì lại dựa vào sự đồng dạng so với những đối tượng tiêu bản đã được lưu lại trong trí nhớ. Thuộc tính của Khái niệm Một khái niệm có hai thuộc tính là ngoại hàm (hay ngoại trương hay ngoại diên) và nội hàm. Xem thêm Ý tưởng Tranh luận về universali Khái niệm luận Khái niệm phổ biến Phạm trù Định nghĩa Tham khảo Tâm lý cảm nhận Logic Thuật ngữ triết học Tư duy Khoa học nhận thức Khái niệm Ngữ nghĩa học Quan niệm trong siêu hình học Bản thể học Triết lý ngôn ngữ Trừu tượng