text
stringlengths
2
94.6k
Khoa học là nơi khởi nguồn của một loạt các mô hình mới liên tục xuất hiện và chính đặc điểm này khiến khoa học trở nên vừa thú vị vừa năng động như một phần của chuỗi liên tục này. Có thể tạo ra các phân tử ADN tái tổ hợp ngay khi nhận ra rằng có khả năng xảy ra các sự kiện bất lợi nghiêm trọng liên quan đến công nghệ mới này sau hai hội nghị khoa học tại Asilomar, California. Viện Y tế Quốc gia đã nhanh chóng hành động để thành lập RAC. Trong khoảng nhiều năm, RAC đã đóng vai trò là diễn đàn mở để xem xét các thí nghiệm ADN tái tổ hợp khác nhau và trong những năm gần đây, RAC đã đóng vai trò quan trọng trong việc giám sát GT ở người. Sự tồn tại của RAC đã loại bỏ nhu cầu về luật pháp hạn chế hơn của chính phủ và đã hỗ trợ sự phát triển của các can thiệp di truyền dẫn đến các liệu pháp thực sự cho con người.
Những điều cần biết về áp xe phổiTheo thống kê tại Việt Nam, tỷ lệ người bị áp xe phổi chiếm khoảng 4,8% tổng các trường hợp mắc các bệnh lý liên quan đến phổi. Bệnh nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như giãn phế quản, viêm màng não, ho ra máu, suy kiệt các cơ quan đe dọa đến tính mạng… Theo thống kê tại Việt Nam, tỷ lệ người bị áp xe phổi chiếm khoảng 4,8% tổng các trường hợp mắc các bệnh lý liên quan đến phổi. Bệnh nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như giãn phế quản, viêm màng não, ho ra máu, suy kiệt các cơ quan đe dọa đến tính mạng… 1. Áp xe phổi là bệnh gì? Áp xe phổi hay ép xe phổi (Lung Abscess) là một bệnh lý nhiễm trùng xảy ra ở mô phổi, thường là hậu quả của các viêm nhiễm cấp tính như viêm phổi, tắc mạch phổi nhiễm khuẩn… Khi mắc bệnh này, nhu mô phổi của người bệnh sẽ bị hoại tử, hình thành các ổ áp xe. Các ổ áp xe này chứa mủ, xác bạch cầu chết và các vi sinh vật gây bệnh. Nguyên nhân gây áp xe phổi phổ biến: – Vi khuẩn kỵ khí: Nguyên nhân này chiếm tỷ lệ hơn 60% các trường hợp áp xe ở phổi. Những vi khuẩn thường gặp nhất gây áp xe ở phổi là Bacteroides melaninogenicus, Fusobacterium nucleatum, Bacteroid fragilis peptococcus, Peptostreptococcus… – Tụ cầu vàng: Gây tổn thương nhu mô phổi và màng phổi nặng nề, có nguy cơ gây hội chứng suy phổi, nhiễm trùng, nhiễm độc nặng… – Klebsiella Pneumoniae: Bệnh do vi khuẩn này gây nên tiến triển và lan rất nhanh, bệnh cảnh nặng và nguy cơ tử vong cao. – Các vi khuẩn khác: Những vi khuẩn như phế cầu khuẩn, liên cầu nhóm A hay tan máu, Pseudomonas aeruginosa, Haemophilus influenzae cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh. – Ký sinh trùng: Loại thường gặp nhất là amip, đa số các trường hợp là thứ phát sau áp xe gan, ruột. Tổn thương này thường xuất hiện ở đáy phổi phải, sát với cơ hoành và kèm thương tổn màng phổi. Ngoài ra, kén phế quản bội nhiễm, kén phổi bẩm sinh, ung thư nguyên phát hoại tử, bệnh giãn phế quản, hang lao, chấn thương lồng ngực hở, đặt nội khí quản… cũng có thể biến chứng gây áp xe. Vi khuẩn kỵ khí là nguyên nhân tích tụ dịch mủ ở phổi. 2. Các giai đoạn bệnh và triệu chứng tương ứng Bệnh lý về phổi này thường trải qua 3 giai đoạn: 2.1 Giai đoạn ổ mủ kín Ở giai đoạn ổ mủ kín, các ổ mủ dần được hình thành và mở rộng do dịch mủ không ngừng được tạo ra. Lúc này, kích thước các ổ mủ vẫn nằm trong giới hạn cho phép nên chưa gây nhiều ảnh hưởng đến người bệnh, nhưng sẽ tăng dần với tốc độ rất nhanh nếu không được kiểm soát sớm. Triệu chứng của giai đoạn này tương đối mờ nhạt, bao gồm tình trạng ho, đau ngực. Người bệnh có thể sốt trên 39 – 40 độ C kèm theo khạc đờm nhiều, có thể cả biếng ăn hoặc giảm cân. 2.2 Giai đoạn ộc mủ Giai đoạn ộc mủ thường xảy ra sau 6 – 15 ngày kể từ khi khởi phát triệu chứng. Lúc này, ổ áp xe bị vỡ ra do dịch mủ tích tụ quá nhiều. Các triệu chứng của bệnh cũng ồ ạt và nguy hiểm hơn so với giai đoạn đầu. Đặc biệt, tình trạng ho, đau tăng lên. Trong cơn ho dữ dội, bệnh nhân có thể ộc ra nhiều mủ hoặc đờm có lẫn máu. Sau cơn ộc mủ, sức khỏe của bệnh nhân có thể bị suy giảm nghiêm trọng, người mệt lả, vã mồ hôi. Sau đó bệnh nhân có thể cảm thấy dễ chịu hơn trong chốc lát nhưng nếu không được điều trị triệt để, các triệu chứng sẽ tái phát thậm chí nguy hiểm hơn. 2.3 Giai đoạn ổ mủ thông với phế quản Khi chuyển sang giai đoạn này, người bệnh thường vẫn bị ho dai dẳng song triệu chứng bệnh không quá ồ ạt và nặng nề. Ho thường xảy ra nhiều hơn khi thay đổi tư thế hoặc xuất hiện các tác nhân kích thích gây ho. 3. Bệnh áp xe phổi có nguy hiểm không? Nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời hoặc điều trị không đúng cách, áp xe phổi có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như: – Giãn phế quản, thường quanh ổ áp xe – Ứ dịch mủ ở màng phổi và màng tim do vỡ ổ áp xe – Nhiễm trùng máu – Áp xe não, viêm màng não – Ho ra máu nặng – Suy kiệt, thoái hóa nhiều cơ quan, đe dọa tính mạng người bệnh Tuy nhiên, nếu điều trị từ sớm, ngay khi phát hiện các triệu chứng bất thường, bệnh vẫn có thể được kiểm soát tốt. Người bệnh có phổi bị áp xe có thể bị ho ra máu nặng. 4. Phương pháp chẩn đoán Để chẩn đoán bạn có bị áp xe phổi hay không, bác sĩ sẽ tiến hành hỏi bệnh, khai thác bệnh sử, triệu chứng. Trong trường hợp cần thiết, các bác sĩ có thể chỉ định một số phương pháp cận lâm sàng như: – Xét nghiệm máu: Nhằm kiểm tra số lượng bạch cầu, dấu hiệu nhiễm trùng. – Xét nghiệm mẫu đờm hoặc mủ: Xét nghiệm này được thực hiện người bệnh có các dấu hiệu của bệnh. – Chụp X-quang hoặc CT scan: Tái hiện hình ảnh của phổi, nhận diện áp xe phổi (hình ảnh áp xe trên phim X-quang có dạng hình tròn có bờ không đều, khá dày, bên trong chứa dịch), xác định chính xác vị trí ổ áp xe nếu có. – Nội soi phế quản: Thường được sử dụng trong trường hợp nghi ngờ bít tắc đường thở hoặc suy giảm hệ miễn dịch, hoặc người bệnh điều trị thuốc kháng sinh nhưng không thuyên giảm. 5. Phương pháp điều trị phổi bị áp xe Tùy theo tình trạng và mức độ tổn thương mô phổi, sẽ có những phương pháp điều trị áp xe phổi khác nhau. 5.1 Điều trị áp xe phổi bằng phương pháp nội khoa Kháng sinh điều trị áp xe phổi thường được phối hợp từ 2 loại khác nhau, có thể dùng đường tiêm truyền tĩnh mạch hoặc đường tiêm bắp với liều cao ngay từ đầu, sau khi lấy mẫu bệnh phẩm của người bệnh. Trong quá trình điều trị, các loại kháng sinh có thể thay đổi dựa vào đặc điểm lâm sàng và kháng sinh đồ theo chỉ định của bác sĩ. Thời gian sử dụng thuốc kháng sinh thường trong khoảng 4 – 6 tuần. Người bệnh phải phối hợp và tuân theo chỉ định điều trị của bác sĩ, không tự ý thay đổi loại thuốc hay liều lượng để đạt hiệu quả tốt nhất. Dẫn lưu là phương pháp hút dịch mủ ra khỏi ổ áp xe, có thể thực hiện bằng các phương pháp: – Dẫn lưu tư thế vỗ rung lồng ngực: Ở phương pháp này, các bác sĩ chọn tư thế dẫn lưu, vỗ rung lồng ngực cho người bệnh dựa vào phim chụp X-quang phổi thẳng nghiêng. Tùy từng trường hợp có thể dẫn lưu tư thế nhiều lần/ngày, tăng dần thời gian kết hợp với vỗ rung. – Nội soi phế quản ống mềm: Thực hiện hút mủ ở phế quản, dẫn lưu ổ áp xe thông qua nội soi phế quản ống mềm. Phương pháp này cũng giúp phát hiện các tổn thương làm tắc nghẽn, dị vật trong phế quản nếu có. – Chọc dẫn lưu mủ qua da: Thường áp dụng đối với những ổ áp xe không thông với phế quản, ở sát thành ngực hoặc dính với màng phổi. Chẩn đoán và điều trị áp xe phổi tại chuyên khoa hô hấp uy tín. 5.2 Điều trị phẫu thuật Khi ổ áp xe lớn hơn 10cm hoặc điều trị nội khoa nhưng không hiệu quả, bệnh nhân ho ra máu nhiều lần hoặc có biến chứng rò phế quản, bị ung thư phổi áp xe hóa, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật. Chỉ có hoảng 10% các trường hợp áp xe được chỉ định điều trị bằng phương pháp này (có thể cắt phân thùy phổi, hoặc cắt một bên phổi). 5.3 Các phương pháp hỗ trợ trong điều trị áp xe phổi Để tăng hiệu quả điều trị, người bệnh cần thực hiện chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ chất dinh dưỡng và năng lượng, đặc biệt là protein và vitamin; bổ sung nước, điện giải; sử dụng liệu pháp thở oxy nếu cần.
Mục đích của nghiên cứu này là mô tả mối quan hệ hiệu quả liều lượng của rocuronium tại AP và cơ cắn
Trong thập kỷ qua, điều trị phẫu thuật WPW đã được chấp nhận rộng rãi, điều quan trọng là phải chẩn đoán sớm thành công của phẫu thuật vì mục đích này. Chúng tôi đã sử dụng PES để đánh giá các đặc tính PET của dẫn truyền nhĩ thất và thất nhĩ ở bệnh nhân sau phẫu thuật trong các trường hợp chúng tôi phát hiện thấy kích thích điện theo chương trình dẫn truyền nút tăng tốc đã xác định chính xác các bệnh nhân được điều trị thành công chúng tôi không tìm thấy bất kỳ đường cong dương tính giả nào do đó phương pháp này có độ đặc hiệu cao, chúng tôi đã kết luận rằng ở những bệnh nhân sau phẫu thuật có WPW có tỷ lệ dẫn truyền nút nhanh và kích thích điện theo chương trình cao có thể xác định chính xác hầu hết các bệnh nhân đã được điều trị thành công
để khám phá biểu hiện kháng nguyên fas chính xác trong tế bào tcc MBT-2 và so sánh sự điều chế hiệp đồng của nó đối với độc tính tế bào adriamycin với yếu tố hoại tử khối u alpha tnfalpha
Bị tức ngực khó thở có phải mang thai?Bị tức ngực khó thở có phải mang thai không và tại sao khi mang thai mẹ bầu lại thường có triệu chứng tức ngực khó thở,… Bài viết dưới đây sẽ cung cấp một số thông tin cần thiết bạn đọc có thể tham khảo. Bị tức ngực khó thở có phải mang thai không và tại sao khi mang thai mẹ bầu lại thường có triệu chứng tức ngực khó thở,… Bài viết dưới đây sẽ cung cấp một số thông tin cần thiết bạn đọc có thể tham khảo. Bị tức ngực khó thở có phải mang thai? Tức ngực khó thở là triệu chứng dễ gặp khi mang thai Tức ngực khó thở có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, thông thường là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý tim mạch nhưng có nguyên nhân ít ai biết đến tức ngực khó thở cũng có thể là dấu hiệu mang thai. Để biết chính xác khi bị tức ngực khó thở có phải mang thai không hay là các bệnh lý khác, người bệnh nên đến bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám chẩn đoán cụ thể. Tại sao mang thai lại gây triệu chứng tức ngực khó thở? Triệu chứng tức ngực khó thở xảy ra ở mẹ bầu có thể do nhiều nguyên nhân gây ra như: Do mệt mỏi hoặc thiếu máu Khi mang thai, cơ thể chị em phụ nữ thường suy yếu nhiều so với lúc bình thường. Điều này có thể tác động lên hệ hô hấp và khiến cho mẹ bầu rơi vào trạng thái khó thở, tức ngực. Bên cạnh đó, tình trạng thiếu máu thường xảy ra với các chị em trong quá trình mang thai. Thiếu máu tác động lên hệ tuần hoàn ảnh hưởng hệ hô hấp gây nên các cơn đau nhẹ. Do sự thay đổi của hormone Khi mang thai, progesterone bắt đầu gia tăng rất mạnh làm thay đổi các hiện tượng sinh lý và tâm lý của chị em phụ nữ. Sự gia tăng này hoàn toàn bình thường, không gây nguy hại cho sức khỏe của mẹ và thai nhi nhưng nó có thể là nguyên nhân làm các bà bầu khó thở. Do tử cung phát triển Thai nhi sẽ lớn dần mỗi ngày do đó tử cung của bạn sẽ dần lớn hơn trong thời gian. Khi tử cung càng lớn, nó có thể ép ngược lại phía dưới cơ hoành của mẹ bầu. Cơ hoành là cơ quan hoạt động kết hợp với phổi, giúp đưa không khí vào phổi. Khắc phục triệu chứng tức ngực khó thở cho mẹ bầu Massage thư giãn giảm triệu chứng tức ngực khó thở Chọn những trang phục thoải mái giúp bạn thở dễ dàng hơn. Quần áo chật ở phần giữa ngực có thể gây cản trở hệ hô hấp của bạn, nên tăng cường nghỉ ngơi, di chuyển và làm việc với tốc độ chậm, tránh lao động nặng nhọc, quá sức. Nên vận động nhẹ nhàng tránh những hoạt động quá sức gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Khám thai định kỳ thường xuyên để được bác sĩ chuyên khoa theo dõi tình trạng sức khỏe và sự phát triển của thai nhi. Khám thai định kỳ thường xuyên
Siêu âm gần đây có dấu hiệu sinh non cần phòng ngừa ra sao?Mọi thai phụ đều mong muốn rằng sẽ trải qua 9 tháng 10 ngày trọn vẹn và sinh được một em bé khỏe mạnh. Nhưng vì một lý do nào đó ngoài ý muốn mà kết quả siêu âm gần đây cho thấy có dấu hiệu sinh non, khiến cho người mẹ không khỏi hoang mang lo lắng. Vậy trong bài viết hôm nay chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về các triệu chứng cũng như cách phòng tránh sinh non nhé! Mọi thai phụ đều mong muốn rằng sẽ trải qua 9 tháng 10 ngày trọn vẹn và sinh được một em bé khỏe mạnh. Nhưng vì một lý do nào đó ngoài ý muốn mà kết quả siêu âm gần đây cho thấy có dấu hiệu sinh non, khiến cho người mẹ không khỏi hoang mang lo lắng. Vậy trong bài viết hôm nay chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về các triệu chứng cũng như cách phòng tránh sinh non nhé! 1. Ảnh hưởng của việc sinh non Sinh non là một khái niệm dùng để chỉ việc em bé sinh trong khoảng tuần thứ 20 đến tuần thứ 37 của thai kỳ. Đây không phải là một hiện tượng quá hiếm gặp, chiếm khoảng 10% trong số các thai phụ. Đôi khi xem những bản tin thời sự, chúng ta bắt gặp những tin tức nói về em bé sinh ra chỉ nặng vài trăm gram nhưng vẫn có khả năng sống sót. Tuy nhiên, đây chỉ là tỷ lệ rất nhỏ. Em bé khi ra đời sớm dù ít dù nhiều cũng sẽ phải đối mặt với nhiều vấn đề về sức khỏe. Ngoài ra, tỉ lệ tái sinh non của người mẹ trong những lần mang thai tiếp theo là rất cao. Sinh non là hiện tượng em bé sinh ra trong khoảng tuần thứ 20 đến tuần thứ 37 của thai kỳ Có một điều mà mẹ cần nắm được khi nhận được kết quả siêu âm gần đây báo hiệu có khả năng sinh non đó là chi phí sinh nở và nuôi con rất tốn kém. Em bé sinh non sẽ cần phải được nuôi trong lồng ấp suốt một khoảng thời gian nhất định cũng như phải trải qua nhiều đợt kiểm tra và trị liệu khác nhau, theo đó chi phí sinh nở và nuôi nấng con trong những năm tháng đầu đời cũng sẽ tăng lên. Tâm lý của người mẹ cũng bị ảnh hưởng nặng nề khi bị bao trùm bởi sự bất an, lo lắng vì không biết răng sức khỏe của con sẽ diễn biến như thế nào. Em bé sinh non chủ yếu được cung cấp chất dinh dưỡng qua mạch máu. Nếu không được trực tiếp cho con bú trong giai đoạn này, người mẹ có thể áp dụng vắt sữa bằng máy sau đó trữ đông và cho em bé ăn sau khi xuất viện. Bên cạnh đó, những bé sinh non cũng sẽ gặp phải các vấn đề nghiệm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe như là suy dinh dưỡng, suy hô hấp, bại não,… Có cả trường hợp em bé sinh non vì phát triển chậm cho nên ngay cả khi trưởng thành vẫn gặp nhiều trở ngại trong cuộc sống sinh hoạt bình thường. Trẻ em sinh non rất dễ gặp các vấn đề về sức khỏe như suy dinh dưỡng, suy hô hấp sau này 2. Đối tượng có nguy cơ sinh non cao Dựa theo những kết quả siêu âm gần đây cho thấy, các trường hợp dưới đây rất dễ có khả năng sinh non cao. Mẹ bầu hãy nắm rõ để giúp bản thân mình phòng tránh được khi đang có kế hoạch mang thai hoặc giảm thiểu nguy cơ khi đang mang thai: – Sinh non rất dễ tái phát cho nên những người mẹ đã từng sinh non một đến hai lần sẽ luôn phải đối mặt với nguy cơ tái sinh non này. Do đó, mẹ hãy thăm khám thai định kỳ theo đúng lịch trình mà bác sĩ đã đưa ra để theo dõi sát sao sự phát triển của con cũng như có các biện pháp phòng ngừa việc sinh non diễn ra. Ví dụ như: với những mẹ được phát hiện cổ tử cung ngắn thì nên hạn chế việc vận động nặng, chú ý vào thực đơn ăn hàng ngày, tránh những động tác thay đổi tư thế đột ngột,… – Những thai phụ đã lớn tuổi, thai phụ mang thai đôi, thai phụ không khám tiền sản kỹ lưỡng, thai phụ bị nhiễm độc thai nghén, bị thừa hoặc thiếu cân trước và trong khi mang thai đều có tỉ lệ sinh non rất cao. – Thai phụ bị stress nặng, thường xuyên uống rượu, hút thuốc cũng phải đối mặt với nguy cơ này. – Ngoài ra, còn có một nhóm đối tượng nữa đó là thai phụ bị nhiễm khuẩn. Đặc biệt, tỉ lệ sinh non sẽ tăng cao ở những thai phụ có triệu chứng viêm khuẩn âm đạo, nhiễm khuẩn niệu, viêm nha chu. Bên cạnh đó hiện nay vẫn có rất nhiều trường hợp sinh non mà không thể tìm ra được chính xác nguyên nhân xuất phát từ đâu. Những người có tiền sử sinh non rất dễ bị sinh non tiếp trong lần mang thai sau này 3. Các triệu chứng sinh non mẹ bầu cần nắm rõ 3.1 Đau chuyển dạ sớm Khi mẹ bầu có kết quả siêu âm gần đây cho thấy dấu hiệu sinh non thì hãy đặc biệt chú ý đến những cơn đau chuyển dạ. Đau chuyển dạ sớm là một dạng biểu hiện không rõ ràng khiến cho nhiều mẹ không thể cảm nhận được rõ. Có nhiều trường hợp người mẹ vì triệu chứng mờ nhạt không xác định được là mình đang chuyển dạ cho đến khi nhập viện thì đã sắp sinh. Đau chuyển dạ sớm mang lại cảm giác tương tự như là đau bụng kinh, do tử cung co thắt nên bụng rắn lại hoặc cứng thành khối. Nếu mẹ bầu quan sát thấy tử cung co thắt trên 1 lần mỗi 10 phút hoặc trên 4 lần mỗi tiếng, có áp lực đè nặng lên bụng dưới, có cảm giác em bé đang tiến vào khung chậu, rỉ máu hoặc âm đạo tiết dịch lỏng như nước thì nhất định cần vào viện nhanh nhất có thể. Đau chuyển dạ sớm mang lại cảm giác tương tự như là đau bụng kinh, do tử cung co thắt nên bụng rắn lại 3.2 Đau chuyển dạ cần cấp cứu Để biết được những cơn đau như vậy thì việc đầu tiên mẹ cần phải dừng việc đang làm lại, sau đó nằm nghiêng sang phía bên trái, ổn định cơ thể trong khoảng 1 tiếng. Sau một tiếng đó, mẹ cảm thấy những cơn đau âm ỉ như đau bụng kinh vẫn không có chiều hướng giảm xuống thì khả nắng rất cao là mẹ sẽ sinh non và cần phải nhập viện ngay lập tức. 4. Các biện pháp thông minh giúp phòng tránh sinh non Cách tốt nhất để phòng tránh sinh non khi kết quả siêu âm gần của mẹ bầu đây cho thấy hiện tượng này là: – Uống đủ nước để ngăn chặn tình trạng mất nước của cơ thể. – Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, không lao động nặng, hạn chế leo trèo cầu thang, đi đường xa, đường xóc. – Thường xuyên theo dõi cử động thai và tần suất các cơn gò để phát hiện sớm nhất bất thường và vào viện kịp thời. – Thực hiện khám thai đầy đủ và đều đặn. Ngay cả khi nhận thấy cơ thể xuất hiện những triệu chứng nhỏ cũng không nên xem nhẹ mà cần có sự tư vấn từ bác sĩ. Mẹ bầu cũng cần quan tâm đến sức khỏe răng miệng, đánh răng kĩ càng và nếu cần thì nên đi khám và điều trị nếu có dấu hiệu bất thường về răng. Mẹ bầu nên cung cấp đầy đủ vitamin cần thiết trong thai kỳ để phòng tránh việc sinh non
Nguyên lý đo điện tim là gì? Những ai cần đo tiện tim? Điện tâm đồ (ECG) là một phương pháp chẩn đoán được triển khai tại hầu hết các bệnh viện và cơ sở y tế hiện nay. Đây là biện pháp xét nghiệm cận lâm sàng không xâm lấn, cách thực hiện đơn giản có giá trị chẩn đoán cao nhưng không gây biến chứng cho người bệnh. Để tìm hiểu kỹ hơn về nguyên lý đo điện tim và các kiến thức cần thiết về hình thức chẩn đoán này, quý bạn đọc hãy cùng MEDLATEC tham khảo thêm các thông tin dưới đây. 1. Khái niệm về điện timĐiện tim hay điện tâm đồ (ECG) là một hình thức chẩn đoán giúp ghi lại nhịp tim hay nói cách khác là sự thay đổi của dòng điện do quả tim tạo ra. Điện tâm đồ được vận dụng rộng rãi trong y học, giúp chẩn đoán và theo dõi trạng thái hoạt động của tim cũng như các bệnh lý gặp phải tại cơ quan này. Ngoài ra điện tâm đồ cũng được trang bị trên xe cứu thương và trong phòng phẫu thuật. Điện tim hay điện tâm đồ (ECG) là một hình thức chẩn đoán giúp ghi lại nhịp tim Đo điện tim được áp dụng cho tất cả đối tượng bệnh nhân ở mọi lứa tuổi, bao gồm cả người khỏe mạnh lẫn người đang gặp vấn đề về sức khỏe. Trong thăm khám sức khỏe định kỳ đây là chỉ định thường quy ai cũng cần phải thực hiện. Ngoài ra điện tâm đồ còn được chỉ định cho những trường hợp sau: Chẩn đoán tình trạng rối loạn nhịp tim; Người đang gặp phải các cơn đau tim do bệnh lý mạch vành;Người trên 55 tuổi có nguy cơ cao mắc phải các bệnh lý tim mạch như: tiểu đường, huyết áp cao, rối loạn mỡ máu, hút thuốc lá, thừa cân béo phì, uống nhiều bia rượu, trong gia đình có người thân mắc bệnh về tim mạch,... Kiểm tra một số bất thường ở tim như cơ tim bị giãn, dày; hở van tim, viêm màng tim, rối loạn lipid máu,... kèm theo đó là các triệu chứng cảnh báo mắc bệnh tim như đau thắt ngực, khó thở, đánh trống ngực, mệt mỏi, ngất xỉu, chóng mặt,... Điện tim cũng được chỉ định trước khi bệnh nhân thực hiện phẫu thuật;Người cần thực hiện cấy ghép máy tạo nhịp tim;Bệnh nhân sau khi phẫu thuật thông tim, sau điều trị viêm nội tâm mạc hay nhồi máu cơ tim;Người đã được chẩn đoán mắc bệnh tim mạch cần được theo dõi định kỳ trong quá trình điều trị.2. Nguyên lý đo điện tim Sau đây là nguyên lý đo điện tim hay cách mà điện tâm đồ hoạt động:Trái tim sẽ đảm nhận nhiệm vụ bơm máu bằng cách thực hiện các động tác co bóp theo nhịp. Điều khiển cho quá trình này là một hệ thống dẫn truyền ở trong cơ tim. Khi tạo nhịp co bóp, tim đồng thời sẽ tạo ra một dòng điện rất nhỏ (cỡ một vài phần nghìn Volt) nhưng máy đo điện tim vẫn có thể ghi lại được thông qua các cực điện đặt tại các vị trí là ngực, tay và chân của bệnh nhân. Để mô tả lại dòng điện này, máy ghi sẽ làm động tác khuếch đại tín hiệu đại và hiển thị nó trên điện tâm đồ. Điện tâm đồ có hình dạng là những đường gấp khúc lên xuống. Nó giúp mô tả sự biến thiên của nhịp co bóp do tim tạo ra. 3. Các loại máy đo điện tâm đồ Máy đo điện tim được phân theo các loại như sau:3.1. Máy đo điện tim phân theo số kênh Bao gồm máy đo điện tim 1 kênh xách tay có khối lượng và kích thước nhỏ, khá tiện lợi. Hiện nay với sự gia tăng nhu cầu đánh giá điện tim nhanh chóng, máy đo điện tim được dùng phổ biến nhất là loại máy 3 kênh , máy đo 6 kênh và máy đo 12 kênh. Những loại máy này dùng phổ biến trong các phòng khám và bệnh viện. Bên cạnh chức năng đo điện tim, các máy này được trang bị tích hợp thêm những thông số khác như nhịp đập của mạch, âm tim, áp suất mạch máu,... 3.2. Máy đo điện tim phân loại theo nguồn điện cung cấp Là những máy dùng pin sạc (dòng điện 1 chiều) hay dòng điện xoay chiều. Thường thì những loại máy đo điện tim dạng xách tay sẽ dùng nguồn điện 1 chiều có sạc cho thuận tiện.3.3. Máy đo điện tim phân loại theo cách in tín hiệu điện tim ra giấy Bao gồm 3 loại ghi như sau:Máy đo điện tim có đầu ghi mực trên băng giấy;Máy đo điện tim có đầu ghi quang;Máy đo điện tim có đầu ghi nhiệt. Có nhiều máy đo điện tim khác nhau 4. Các bước đo điện tim Sau đây là quy trình đo điện tâm đồ: Trước khi đo điện tim bệnh nhân sẽ kéo quần áo để lộ vùng tay, chân và vùng ngực, sau đó nằm ngửa trên giường bệnh;Bác sĩ sẽ gắn điện cực lên các vị trí cần đo là ở vùng cổ tay, ngực, cổ chân bệnh nhân;Tín hiệu điện tim sẽ được máy ghi lại và hiển thị theo các đường gấp khúc, bao gồm cả các sóng điện bất thường;Tháo điện cực và hoàn tất thủ tục đo điện tim. Một số lưu ý dành cho người bệnh trong quá trình đo điện tim: Trước khi bắt đầu vào phòng đo điện tâm đồ, bệnh nhân không tập thể dục, không hút thuốc lá để tránh làm ảnh hưởng tới kết quả;Trong khi đo ECG, bệnh nhân chỉ cần nằm im thư giãn, không kích động, căng thẳng vì điều này sẽ gây sai lệch kết quả đo;Điện cực được dính trên da sẽ không gây hại hay gây đau đớn cho người bệnh. Rất hiếm có trường hợp bị kích ứng vùng da tại vị trí áp điện cực;Sau khi hoàn tất quá trình đo điện tâm đồ, bệnh nhân có thể tiếp tục hoạt động bình thường trở lại. Các điện cực dính trên da sẽ không gây đau đớn cho bệnh nhân
Trước đây chúng tôi đã chỉ ra rằng trong các tế bào phân giải tế bào tiếp xúc với các mục tiêu nhạy cảm, mrna của protein phân giải tế bào PFP trải qua quá trình điều hòa giảm nhanh chóng. Bây giờ chúng tôi chứng minh rằng thông điệp perforin trải qua quá trình luân chuyển tăng tốc trong các tế bào nk tiếp xúc với tc nhạy cảm, hiện tượng phân rã mrna cảm ứng này là TPS đối với các thông điệp protein tiêu tế bào như mức độ của thông điệp cấu thành betaactin không thay đổi. Sự luân chuyển mrna PFP do tc gây ra này không thể được quy cho sự tắc nghẽn trong quá trình tổng hợp rna hoặc do thời gian bán hủy nhanh t để xác định các vùng trong bản phiên mã perforin chịu trách nhiệm điều chỉnh sự kiện luân chuyển qua trung gian tc này. được nhân bản vô tính và chèn vào utr của các cấu trúc beta globin rg của thỏ chứa vùng mã hóa PFP cdna nhưng không chứa utr cdna qua trung gian tcgây ra bởi mrna. Những dữ liệu này chỉ ra rằng nhiều yếu tố chi phối độ ổn định của PFP mrna nằm trong vùng mã hóa, một loại quy định mrna mới chưa được mô tả trước đây
Triệu chứng u nang buồng trứng vỡU nang buồng trứng là những túi chất lỏng mọc bên trong hoặc trên buồng trứng. Trong nhiều trường hợp, u nang buồng trứng tự thu nhỏ dần và biến mất nhưng đôi khi u có thể bị xoắn, vỡ. Nếu phát hiện có các triệu chứng u nang buồng trứng bị vỡ, cần gọi cấp cứu ngay lập tức. Vì nếu không xử trí kịp thời, u nang buồng trứng bị vỡ có thể gây chảy máu, nhiễm trùng và các bệnh nghiêm trọng khác. U nang buồng trứng là những túi chất lỏng mọc bên trong hoặc trên buồng trứng. Trong nhiều trường hợp, u nang buồng trứng tự thu nhỏ dần và biến mất nhưng đôi khi u có thể bị xoắn, vỡ. Nếu phát hiện có các triệu chứng u nang buồng trứng bị vỡ, cần gọi cấp cứu ngay lập tức. Vì nếu không xử trí kịp thời, u nang buồng trứng bị vỡ có thể gây chảy máu, nhiễm trùng và các bệnh nghiêm trọng khác. Triệu chứng u nang buồng trứng vỡ Đau bụng Một trong những triệu chứng thường gặp nhất của u nang buồng trứng vỡ là đau bụng. Một trong những triệu chứng thường gặp nhất của u nang buồng trứng vỡ là đau bụng. U nang khi bị xoắn sẽ tự cắt đứt nguồn cung cấp máu cho chính nó, gây đau và khó chịu. Đau cũng có thể xảy ra như là kết quả của tình trạng chảy máu của  u nang buồng trứng. Điều này là do máu sẽ kích thích các mô xung quanh khác. Cơn đau bụng do u nang buồng trứng vỡ thường xuất hiện rất đột ngột và dữ dội. Nó thường xảy ra ở vùng bụng dưới và có thể xuất hiện ở phía bên trái hoặc bên phải, tùy thuộc vào buồng trứng có chứa u nang. Buồn nôn Buồn nôn cũng là triệu chứng của u nang buồng trứng vỡ. Buồn nôn cũng là triệu chứng của u nang buồng trứng vỡ. Một nguyên nhân gây buồn nôn là đau bụng nghiêm trọng do u nang vỡ. Nguyên nhân khác là u nang vỡ gây rò rĩ chất lỏng hoặc lỏng vào khoang phúc mạc. Bác sĩ sẽ sử dụng dịch nôn của người bệnh để khám lâm sàng, thực hiện các xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh để xác định chính xác liệu có phải u nang buồng trứng vỡ hay không. Ói mửa Ói mửa xảy ra do chất lỏng rò rỉ từ u nang vỡ. Ói mửa xảy ra do chất lỏng rò rỉ từ u nang vỡ. Nếu u nang chứa đầy máu, máu rỉ ra từ các u nang cũng có thể gây kích ứng trong khoang phúc mạc và gây ói mửa. Tuy nhiên triệu chứng này cũng có thể gặp ở nhiều bệnh lý khác nhau như bệnh cúm dạ dày, nên ói mửa không đủ điều kiện để chẩn đoán u nang buồng trứng vỡ. Nếu người bệnh bị ói mửa kèm theo đau bụng dữ dội, bác sĩ có thể nghi ngờ u nang vỡ, thực hiện khám phụ khoa hoặc chụp CT để khẳng định chẩn đoán.    
đánh giá định lượng về khả năng hoạt động tiêu xương ở các OCL sống chưa được báo cáo trong nghiên cứu này, chúng tôi đã quan sát sự thay đổi hình thái tuần tự của các ocl và đo diện tích cp canxi photphat được hấp thụ được tạo ra bởi ocls CT và với việc bổ sung elcatonin sử dụng lồng ấp Các mắt kính hiển vi tăng cường video được hỗ trợ thu được từ việc nuôi cấy các tế bào nguyên bào xương và tế bào tủy xương của chuột ddymouse được nuôi cấy trên các phiến thạch anh phủ cpcoated, diện tích cpfree tăng liên tục trong ocls CT trong khi nó không tăng sau khi bổ sung elcatonin T0 này cho thấy phân tích về Az được hấp thu dưới cơ thể mắt bằng phương pháp này cho phép DUE định lượng tuần tự của hoạt động BR và tác dụng của một số tác nhân trị liệu đối với quá trình tái hấp thu xương trong ống nghiệm
Làm thế nào để có một lá phổi khỏe mạnh - 4 cách đơn giản nhất Giống như bất cứ cơ quan nào khác trên cơ thể, lá phổi với nhiệm vụ trao đổi khí, giúp cho quá trình hô hấp được diễn ra thuận lợi. Giữ một lá phổi khỏe mạnh giúp bảo vệ cơ thể tránh những vấn đề sức khỏe hô hấp và bệnh lý nghiêm trọng như: hen suyễn, viêm phổi, xơ nang phổi,... Vậy làm thế nào để có một lá phổi khỏe mạnh? 1. Làm thế nào để có một lá phổi khỏe mạnh - Tránh xa khói thuốc lá Hút thuốc lá hoặc tiếp xúc bị động thường xuyên với khói thuốc lá là một trong những nguyên nhân hàng đầu làm giảm sức khỏe của lá phổi, tăng nguy cơ ung thư phổi. Những người hút thuốc lá thường xuyên có nguy cơ cao gấp nhiều lần mắc các bệnh liên quan đến phổi như: xơ phổi, hen suyễn, viêm phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính,... Trong khói thuốc chứa rất nhiều chất hóa học khác nhau, trong đó có lượng lớn là các chất gây độc cho phổi và hệ hô hấp như: carbon monoxide, nicotine,... Ở cả những người không hút thuốc nhưng tiếp xúc bị động với khói thuốc thường xuyên, phổi cũng bị ảnh hưởng tiêu cực. Vì thế để có một lá phổi khỏe mạnh thì điều đầu tiên cần nhớ là không hút thuốc lá, tránh xa nơi có khói thuốc lá. Nếu bạn đang hút thuốc, hãy ngừng càng sớm càng tốt. 2. Tập thể dục cho lá phổi Vận động cơ thể, tập thể dục thường xuyên không chỉ giúp cơ thể săn chắc khỏe mạnh mà còn rèn luyện cho lá phổi của bạn hoạt động tốt hơn. Trong khi tập thể dục, cơ thể sẽ trao đổi khí mạnh mẽ hơn, tim đập nhanh hơn để đưa máu giàu oxy đi các cơ quan. Phổi cũng hoạt động hiệu quả hơn để cung cấp oxy, giảm thải carbon dioxide. Ngoài những bài tập toàn thân, nên có những bài tập thở dành riêng cho phổi hàng ngày. Chú ý tập hít bằng bụng, hạn chế hít thở bằng ngực, thở ra hết sức để đẩy luồng khí cặn trong phổi. 2.1. Tập hít thở sâu Có thể tập hít thở sâu vào bất cứ thời điểm nào trong ngày để không khí tràn vào toàn bộ phổi. Việc này giúp phổi tiếp nhận oxy, thải bỏ CO2 và phân phối oxy đi khắp cơ quan tốt hơn. Hơn nữa, bài tập này có thể giúp cơ thể thư giãn, giảm căng thẳng mệt mỏi rất tốt. 2.2. Chạy bộ Chạy bộ là một trong những môn thể thao rèn luyện sức khỏe tốt nhất, giúp giảm cân, cải thiện chức năng phổi, thư giãn cơ bắp và cơ thể hoạt động linh hoạt hơn trong cả ngày. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, người thường xuyên chạy bộ giảm được tỉ lệ tử vong sớm đáng kể, một trong những nguyên nhân là do tác động của môn thể thao này giúp phổi bơm oxy tốt hơn. Để có hiệu quả tốt nhất, bạn nên chạy bộ đều đặn, kết hợp với nhịp thở phù hợp. 2.3. Tập ngồi đúng tư thế Các nghiên cứu đã chỉ ra, tư thế ngồi méo mó, không thẳng, lưng cong,... sẽ đè ép khiến phổi không mở rộng đúng mức và hoạt động hít thở vì vậy cũng bị ảnh hưởng. Do đó bên cạnh luyện tập sức khỏe và chức năng cho phổi, đầu tiên cần điều chỉnh tư thế ngồi học tập hoặc làm việc. Tuy nhiên ở những người mắc bệnh liên quan đến phổi như: hen suyễn, xơ nang, bệnh phổi mãn tính,... muốn tập luyện cho phổi khỏe mạnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ. 3. Hạn chế tiếp xúc với chất ô nhiễm Một trong những nguyên nhân khiến tỷ lệ mắc bệnh liên quan đến phổi tăng trong nhiều năm gần đây là do chất lượng không khí chung giảm sút, đặc biệt là ở các thành phố lớn, nơi tập trung nhiều nhà máy hay hoạt động giao thông đông đúc. Lượng bụi và hóa chất độc hại có trong không khí được phổi hít thở liên tục trong thời gian dài sẽ làm hỏng các mô phổi, đẩy nhanh quá trình lão hóa. Khi cơ thể còn trẻ hoặc tiếp xúc chưa lâu với không khí ô nhiễm, bạn có thể chưa nhận thấy những ảnh hưởng nghiêm trọng này. Đến khi cơ thể già đi hoặc mô phổi đã suy yếu và nhiễm bệnh thì lúc này việc điều trị hay hồi phục đều trở nên khó khăn. Do đó, nên hạn chế tối đa tiếp xúc, làm việc lâu trong môi trường không khí ô nhiễm, nhiều hóa chất độc hại. Nếu do tính chất công việc, cần có biện pháp bảo vệ, giảm thiểu độc hại đến cơ thể. Những đối tượng nguy cơ cao này cũng cần chú ý hơn đến việc chăm sóc sức khỏe nói chung và chăm sóc lá phổi nói riêng. Nếu có triệu chứng nghi ngờ bệnh lý ở phổi, nên đi khám sớm để có phương pháp can thiệp điều trị hiệu quả. 4. Chế độ ăn lành mạnh, giàu chất chống oxy hóa Thực phẩm cơ thể ăn và hấp thu hàng ngày không chỉ cung cấp năng lượng, duy trì hoạt động sống mà còn ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của con người. Với lá phổi cũng vậy, các tế bào của cơ quan này cần được nuôi dưỡng thường xuyên với nguồn máu giàu dưỡng chất và oxy. Do đó, hãy thực hiện một chế độ ăn lành mạnh hàng ngày bằng cách: Chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng với các nhóm chất: tinh bột, chất béo, protein, đường, Vitamin và khoáng chất,... với hàm lượng và tỉ lệ phù hợp với cân nặng và hoạt động của cơ thể. Tăng cường bổ sung các loại Vitamin và khoáng chất để tăng sức đề kháng tự nhiên, ngăn ngừa bệnh tật nói chung và suy giảm sức khỏe lá phổi nói riêng. Bổ sung các thực phẩm chống viêm, nhất là khi bạn đang bị viêm đường thở gây ra triệu chứng nặng nề ở ngực, khó thở,... Nhóm các thực phẩm chống viêm tự nhiên bao gồm: quả anh đào, việt quất, quả ô liu, nghệ, đậu lăng,... Uống trà xanh và các thực phẩm giàu chất oxy, ngăn ngừa giảm viêm trong phổi, làm chậm quá trình lão hóa. Ngoài thực phẩm thì nước uống cũng rất quan trọng, bạn cần uống đủ từ 1,5 - 2 lít nước mỗi ngày để giữ phổi hoạt động tốt hơn. Nhất là những người bị viêm đường thở, tắc nghẽn đường thở do bệnh viêm đường hô hấp, việc uống nước lại càng quan trọng để làm sạch đường thở, giảm khó thở và khó chịu. Ngày nay, con người ngày càng quan tâm hơn đến sức khỏe cũng như việc làm thế nào để có một lá phổi khỏe mạnh. Thay đổi những thói quen sống lành mạnh ngay từ hôm nay sẽ giúp bạn khỏe mạnh hơn, giảm nguy cơ bệnh lý về phổi.
Nhận biết triệu chứng của đau dạ dày tá tràng để kịp thời xử lýBệnh đau dạ dày tá tràng rất phổ biến ở nước ta, số người bị bệnh đang có xu hướng tăng lên. Bệnh tuy không gây nguy hiểm ngay đến tính mạng nhưng nếu để lâu sẽ dẫn đến biến chứng nguy hiểm như xuất huyết đường tiêu hóa, thậm chí ung thư dạ dày. Do vậy, nắm vững triệu chứng của đau dạ dày tá tràng giúp bạn có hướng điều trị đúng và kịp thời. Bệnh đau dạ dày tá tràng rất phổ biến ở nước ta, số người bị bệnh đang có xu hướng tăng lên. Bệnh tuy không gây nguy hiểm ngay đến tính mạng nhưng nếu để lâu sẽ dẫn đến biến chứng nguy hiểm như xuất huyết đường tiêu hóa, thậm chí ung thư dạ dày. Do vậy, nắm vững triệu chứng của đau dạ dày tá tràng giúp bạn có hướng điều trị đúng và kịp thời. 1. Thế nào là đau dạ dày tá tràng? Đau dạ dày tá tràng là bệnh lý thường gặp hiện nay, bệnh có thể xuất hiện ở mọi độ tuổi, từ trẻ em cho đến người lớn tuổi. Đây là tình trạng xuất hiện các vết viêm loét tại niêm mạc dạ dày và tá tràng. Những ổ viêm loét này xuất hiện khi lớp niêm mạc tế bào bị bào mòn để lộ lớp dưới của ruột. Triệu chứng đau dạ dày tá tràng giai đoạn đầu thường dễ nhầm lẫn với các bệnh tiêu hóa thông thường khác. Bệnh để lâu không điều trị sẽ gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Viêm loét dạ dày tá tràng là một bệnh lý rất phổ biến tại đường tiêu hóa 2. Các triệu chứng của đau dạ dày tá tràng là gì? 2.1. Đau vùng thượng vị – Triệu chứng của đau dạ dày tá tràng dễ nhận biết Người bệnh thường xuyên cảm thấy đau vùng thượng vị (vùng nằm dưới xương ức). Mỗi bệnh nhân có cảm nhận về cơn đau thượng vị khác nhau: Có người bị đau âm ỉ, đau tức khó chịu, nhưng có những người có cơn đau quặn, dữ dội, cơn đau có thể lan ra sau lưng kèm khó thở, tức ngực. Thường những cơn đau thượng vị dữ dội xảy ra ở những bệnh nhân viêm dạ dày tá tràng giai đoạn nặng. Thời gian đau ở mỗi bệnh nhân cũng khác nhau. Có người đau thượng vị âm ỉ cả ngày, có người xuất hiện cơn đau liên quan đến bữa ăn như đau khi đói, đau khi ăn no… Hoặc cơn đau cũng có thể xuất hiện khi người bệnh căng thẳng hay ăn thực phẩm lạ… Theo các bác sĩ chuyên khoa nếu mới bị viêm các cơn đau sẽ xuất hiện khi người bệnh ăn no, còn khi đã loét dạ dày tá tràng nặng cơn đau sẽ xảy ra bất cứ lúc nào. 2.2. Người bệnh luôn cảm thấy chướng bụng và ăn nhanh no Khi bị viêm loét, chức năng co bóp đẩy thức ăn từ dạ dày xuống tá tràng sẽ bị suy giảm, làm cho thức ăn ứ đọng tại dạ dày lâu hơn dẫn đến cảm giác đầy bụng, ăn nhanh no. Triệu chứng này xuất hiện rõ rệt trong bữa ăn khiến người bệnh không muốn ăn tiếp hoặc không thể ăn hết một bữa ăn bình thường. 2.3. Ợ hơi – Triệu chứng của đau dạ dày tá tràng Ợ hơi là triệu chứng xuất hiện tiếp sau biểu hiện đầy bụng, ăn nhanh no. Bình thường hơi được sản sinh trong quá trình tiêu hóa sẽ được thải ra ngoài theo đường hậu môn (đánh rắm) và thoát ra đường miệng (ợ hơi). Khi bị viêm loét dạ dày tá tràng, thức ăn bị ứ đọng lâu khiến người bệnh ợ hơi rất nhiều lần trong ngày. 2.4. Người bệnh bị buồn nôn và nôn ra thức ăn – Triệu chứng của đau dạ dày tá tràng mức độ nặng Rối loạn tiêu hóa khi bị đau dạ dày tá tràng khiến người bệnh khó chịu, dẫn đến hiện tượng cơ thể muốn tống khứ các chất chứa trong dạ dày ra ngoài gây ra triệu chứng buồn nôn, nôn. Sau khi nôn, người bệnh sẽ giảm cảm giác khó chịu, nếu chất nôn có máu đỏ hoặc đen sẫm, có thể người bệnh bị chảy máu tiêu hóa trong. 2.5. Người bệnh có triệu chứng chán ăn và sụt cân Niêm mạc dạ dày tá tràng bị viêm loét khiến quá trình hoạt động của hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng, các chất dinh dưỡng được hấp thụ đi nuôi cơ thể bị gián đoạn. Cùng với việc người bệnh luôn cảm thấy đầy bụng, ợ hơi, khó tiêu, buồn nôn… làm giảm cảm giác ngon miệng, chán ăn dẫn đến sụt cân. Những người có bệnh viêm loét dạ dày tá tràng mãn tính nếu thấy cân sụt quá nhanh cần đến ngay bệnh viện chuyên khoa ngay vì đó là dấu hiệu cảnh báo bệnh ung thư dạ dày. Triệu chứng của đau dạ dày tá tràng rất đa dạng như đau thượng vị, ợ hơi, nôn, chán ăn… 2.6. Người bệnh bị mệt mỏi, suy nhược và hạ huyết áp Viêm loét dạ dày tá tràng có thể khiến chảy máu đường tiêu hóa khiến người bệnh thiếu máu, quá trình tiêu hóa bị ảnh hưởng khiến người bệnh bị thiếu chất, cơ thể suy nhược kèm theo là tình trạng tụt huyết áp. 3. Những nguyên nhân dẫn đến đau và viêm dạ dày tá tràng Ống tiêu hóa của cơ thể con người được bao phủ một lớp nhầy giúp bảo vệ khỏi sự hủy hoại acid. Vì một lý do nào đó, khiến acid hủy hoại lớp nhầy, gây tổn thương lớp niêm mạc tế bào dạ dày tá tràng sẽ gây ra tình trạng viêm. Các lý do dẫn đến viêm loét dạ dày tá tràng có thể kể đến là: 3.1. Nhiễm vi khuẩn HP dương tính Theo ước tính có đến 70% dân số Việt Nam bị nhiễm vi khuẩn HP (Helicobacter pylori). Phần lớn người bị nhiễm vi khuẩn này có thể chung sống hòa bình, không bị viêm loét. Nhưng ở một số người, vi khuẩn HP sẽ gây ra viêm loét dạ dày tá tràng. Vi khuẩn HP rất dễ lây lan qua đường tiêu hóa như khi ăn phải thức ăn, nước uống bị nhiễm khuẩn, thói quen ăn chung bát canh hay bát nước chấm, lây qua tiếp xúc nước bọt của người nhiễm vi khuẩn HP. Nhiễm vi khuẩn HP dương tính là một trong những nguyên nhân dẫn đến viêm loét dạ dày và tá tràng 3.2. Đau dạ dày tá tràng do thường xuyên sử dụng một số loại thuốc giảm đau Thường xuyên sử dụng thuốc giảm đau trong thời gian dài sẽ dẫn đến viêm loét dạ dày tá tràng. Do thành phần của các loại thuốc giảm đau thúc đẩy việc ăn mòn lớp nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày tá tràng, khiến acid dễ dàng hủy hoại gây ra viêm loét. 3.3. Các yếu tố nguy cơ thúc đẩy viêm loét dạ dày tá tràng Bên cạnh các nguyên nhân kể trên, người bệnh sẽ tăng nguy cơ đáng kể loét dạ dày tá tràng nếu: + Sử dụng đồ uống có cồn. Rượu bia và các chất kích thích sẽ phá hủy niêm mạc và tăng sản xuất acid dạ dày. + Người bệnh hút thuốc làm tăng khả năng đau dạ dày tá tràng, nhất là những người nhiễm vi khuẩn HP. + Người bệnh thường xuyên sử dụng thức ăn cay chua, nóng, thực phẩm lên men như cà muối, dưa muối… + Đối diện với áp lực công việc, cuộc sống trong thời gian dài cũng là một nguyên nhân thúc đẩy đau dạ dày tá tràng. Với các kiến thức trên, mong rằng bạn đọc nắm vững triệu chứng của đau dạ dày tá tràng để nhận biết kịp thời từ đó có hướng khám và điều trị đúng, chặn đứng các biến chứng nguy hiểm.
Điều trị bệnh viêm kết mạc mãn tính như thế nào?Viêm kết mạc là một trong các bệnh lý thường gặp ở mắt. Bệnh thường xuất hiện vào mùa xuân hè, vào lúc thời tiết nóng ẩm thuận tiện cho vi khuẩn sinh sôi. Viêm kết mạc có thể lây lan thành dịch, trở thành bệnh mãn tính và gây ảnh hưởng lớn tới mắt nếu không được điều trị kịp thời. Việc điều trị bệnh viêm kết mạc mãn tính cần được thực hiện bởi các bác sĩ chuyên khoa. Viêm kết mạc là một trong các bệnh lý thường gặp ở mắt. Bệnh thường xuất hiện vào mùa xuân hè, vào lúc thời tiết nóng ẩm thuận tiện cho vi khuẩn sinh sôi. Viêm kết mạc có thể lây lan thành dịch, trở thành bệnh mãn tính và gây ảnh hưởng lớn tới mắt nếu không được điều trị kịp thời. Việc điều trị bệnh viêm kết mạc mãn tính cần được thực hiện bởi các bác sĩ chuyên khoa. 1. Khái niệm bệnh viêm kết mạc mãn tính Kết mạc là lớp màng trong suốt bao trùm phía trước củng mạc (kết mạc nhãn cầu) và mi mắt phía trong (kết mạc mi). Viêm kết mạc là tình trạng viêm của lớp màng này. Khi tình trạng viêm kéo dài từ 3 – 4 tuần hoặc lâu hơn thì được gọi là viêm kết mạc mãn tính. Hình ảnh minh họa vị trí kết mạc. Bệnh viêm kết mạc hay viêm kết mạc mãn tính ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, khiến người bệnh khó chịu và đau nhức. Việc hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp cho quá trình điều trị bệnh được chính xác và nhanh chóng hơn. 2. Nguyên nhân gây viêm kết mạc Bệnh viêm kết mạc thường bị gây ra bởi các tác nhân như vi khuẩn, virus, dị ứng, tiếp xúc với người mắc bệnh. Cụ thể như sau: – Virus: 80% ca bệnh viêm kết mạc do virus thường là do Adenovirus, mắc khi tiếp xúc với nước mắt của người bệnh. Viêm kết mạc do virus có khả năng lây lan cao và nhanh nhất. Người bệnh thường có các triệu chứng đi kèm như sốt và đau đầu. – Vi khuẩn: các vi khuẩn gây bệnh như tụ cầu, phế cầu… mắc bệnh do tiếp xúc trực tiếp vào dịch tiết của người bệnh hoặc đồ dùng có dịch tiết. Đối tượng có nguy cơ cao mắc viêm kết mạc do vi khuẩn là trẻ em trong độ tuổi đi học. – Do dị ứng: bệnh nhân có thể bị dị ứng với lông động vật, phấn hoa,… gây viêm kết mạc. Với viêm kết mạc dị ứng thì không có khả năng lây lan nhưng tái đi tái lại theo mùa. Bởi vậy, muốn điều trị cần giải quyết triệt để tác nhân gây dị ứng. Bệnh thường xuất hiện ở các bệnh nhân bị hen, chàm hoặc dị ứng kéo dài. – Viêm kết mạc sơ sinh gây ra khi trẻ bị tắc tuyến lệ, nhiễm trùng, dị ứng kháng sinh nhỏ mắt. Nếu bị gây ra bởi các bệnh lây qua đường tình dục thì hậu quả rất nghiêm trọng. – Sử dụng kính áp tròng lâu dài và không chú ý vệ sinh, đeo qua đêm có thể dẫn đến viêm kết mạc nhú gai – Tiếp xúc, dùng chung khăn mặt với người bệnh bị viêm kết mạc do virus hoặc vi khuẩn Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh thì sẽ cho thấy các biểu hiện, triệu chứng bệnh khác nhau. Phát hiện các biểu hiện bệnh nhằm chủ động giữ vệ sinh và có thể giúp mắt tự khỏi bệnh mà không bị tiến triển thành viêm mãn tính. 3. Dấu hiệu bệnh viêm kết mạc Người bệnh mắc viêm kết mạc thường có các triệu chứng bệnh chung như sau: – Lòng trắng mắt chuyển đỏ ở 1 hoặc cả 2 mắt – Có cảm giác ngứa, khó chịu ở 1 hoặc 2 mắt – Có ghèn hoặc chất dịch màu vàng, xanh ở mắt, xuất hiện nhiều hơn sau 1 đêm, gây dính mi, đau đớn, khó chịu khi mở mắt vào sáng hôm sau Viêm kết mạc đóng nhiều ghèn ở mắt. Xét theo nguyên nhân gây bệnh, viêm kết mạc có các triệu chứng như: – Viêm kết mạc do virus thường khiến người bệnh có cảm giác như có dị vật lọt vào mắt, chảy nước mắt, chảy mủ, có thể xuất hiện giả mạc ở mắt. Mắt bệnh nhân nhạy cảm với ánh sáng, giảm thị lực nhẹ. – Bệnh nhân có thể bị ngứa và sổ mũi nếu viêm kết mạc do dị ứng. Cảm giác ngứa xảy đến đột ngột và lặp đi lặp lại, xuất hiện theo mùa, tái đi tái lại. Tuy kết mạc và mí mắt sưng lên nhưng mắt lại không chuyển đỏ. – Viêm kết mạc do vi khuẩn: Xuất hiện gỉ mắt màu xanh, vàng. Kết mạc mắt chuyển đỏ. Nếu bệnh nặng có thể dẫn đến viêm loét giác mạc. 4. Điều trị bệnh viêm kết mạc Thông thường bệnh sẽ tự khỏi nếu đảm bảo giữ gìn vệ sinh tay, mắt sạch sẽ. Nhưng nếu không được can thiệp sử dụng thuốc làm thuyên giảm các triệu chứng thì sẽ ảnh hưởng rất lớn tới mắt, hoàn toàn có thể ảnh hưởng tới thị lực hoặc các biến chứng nguy hiểm như viêm loét giác mạc. Vì vậy, bệnh nhân nên điều trị bệnh sớm tránh nguy cơ bệnh chuyển thành mãn tính. – Sử dụng nước mắt nhân tạo tránh làm khô mắt – Sử dụng kháng sinh nhỏ mắt hoặc thuốc tra mắt tránh tình trạng bội nhiễm vi khuẩn – Dùng thuốc chống dị ứng Bệnh nhân có thể sử dụng thuốc tra mắt theo chỉ định của bác sĩ. Tất cả các loại thuốc đều được kê bởi bác sĩ nhãn khoa có chuyên môn, tuyệt đối không tự ý mua thuốc về sử dụng. Bởi nếu bệnh nhân mắc viêm kết mạc do virus thì thuốc kháng sinh không những không có hiệu quả mà còn gây nhờn, giảm hiệu quả của thuốc trong tương lai. Ngoài ra, bệnh nhân có thể thực hiện các biện pháp đơn giản làm thuyên giảm các triệu chứng và khó chịu như: – Làm sạch mí mắt bằng khăn ướt sau khi thức dậy vào buổi sáng. Tuyệt đối không được làm sạch khô, đặc biệt với trẻ sơ sinh. Việc làm sạch ghèn mắt vào buổi sáng mà không dùng nước sẽ gây đau đớn và khó chịu. – Ngừng sử dụng kính áp tròng cho tới khi khỏi bệnh – Sử dụng kính bảo hộ, kính râm loại ôm che kín mắt khi cần ra ngoài – Nếu bạn có tiền sử dị ứng thì nên tránh xa các tác nhân gây dị ứng và tới gặp bác sĩ để được kê thuốc phù hợp Bệnh nhân nên được thăm khám bởi bác sĩ tại các cơ sở y tế uy tín. 5. Phòng ngừa bệnh viêm kết mạc Bệnh có thể phòng ngừa bằng các biện pháp đơn giản có thể chú ý và áp dụng trong cuộc sống hàng ngày: – Hạn chế chạm tay vào mắt, dụi mắt bởi tay là bộ phận chứa rất nhiều vi khuẩn – Luôn đảm bảo giữ tay và mắt sạch sẽ – Giữ sạch sẽ các loại khăn: khăn mặt, khăn tắm,… hạn chế hoặc không dùng chung để đảm bảo vệ sinh – Vệ sinh và thay vỏ gối, gối định kỳ – Chú ý vệ sinh mắt kỹ càng, sạch sẽ khi cần trang điểm mắt. Bạn có thể sử dụng dầu tẩy trang để loại bỏ lớp phấn, mascara,… và rửa sạch lại với nước ấm. – Giữ môi trường sống luôn sạch sẽ, thoáng mát, độ ẩm vừa phải – Nếu cần sử dụng kính áp tròng, hãy đảm bảo không những tay mà cả khay kính của bạn cũng phải thật sạch sẽ – Mang kính bảo hộ ngay cả khi không có bệnh về mắt để hạn chế nguy cơ mắc bệnh – Bổ sung các thực phẩm giàu chất dinh dưỡng cho mắt
Trẻ mấy tháng mọc răng? Thứ tự mọc răng của trẻ như thế nào?Rất nhiều ba mẹ lần đầu nuôi con nhỏ còn “lúng túng” không biết trẻ mấy tháng mọc răng? Thấy “con nhà người ta” răng mọc “đầy mồm” mà không biết khi nào mới đến lượt con nhà mình. Bài viết sau đây xin cung cấp những thông tin giúp ba mẹ hiểu hơn về thời điểm trẻ bắt đầu mọc răng.1. Trẻ mấy tháng mọc răng? Trẻ mấy tháng thì mọc răng là thắc mắc nhiều cha mẹ Hầu hết trẻ nào sinh ra cũng từng trải qua hai lần mọc răng, lần một là khi con mọc răng sữa và lần hai là lúc con thay răng sữa để mọc răng vĩnh viễn. Quá trình mọc răng sữa là một trong những bước ngoặt đầu đời của con. Ba mẹ thường lo lắng không biết trẻ mấy tháng tuổi bắt đầu mọc răng? Nếu như trẻ mọc răng sớm hay muộn thì có gây ảnh hưởng gì không? Trước tiên để giải quyết vấn đề “trẻ mấy tháng tuổi sẽ mọc răng” ba mẹ cần biết được những điều sau: – Việc mọc răng ở mỗi trẻ là khác nhau, vì còn tùy thuộc vào sự phát triển của từng bé, chế độ ăn uống và di truyền (tỷ lệ thấp). – Thông thường trẻ sẽ bắt đầu mọc chiếc răng sữa đầu tiên khi được 6 tháng tuổi. – Đến khi bé được tầm 2 tuổi hoặc 2 tuổi rưỡi con sẽ có khoảng 20 chiếc răng sữa. – Có một số trẻ mọc răng sớm mới khi được 4 tháng tuổi và cũng có bé đến tận 9 tháng hoặc 10 tháng tuổi mới bắt đầu đủ ăn. 2. Thứ tự mọc răng của trẻ Thứu tự mọc răng của trẻ Nếu xét về trình tự mọc răng của trẻ thì đa số sẽ diễn ra như sau: – Răng cửa thứ nhất (hàm dưới) mọc lúc 6-6,5 tháng rưỡi. Răng cửa thứ nhất (hàm trên) mọi lúc 7 tháng rưỡi. – Răng cửa thứ hai hàm dưới mọc lúc 7 tháng. Răng cửa thứ hai hàm trên mọc lúc 8 tháng. – Răng hàm thứ nhất hàm dưới và hàm trên mọc khi bé được 12 đến 16 tháng. – Răng nanh hàm dưới và hàm trên mọc trong giai đoạn từ 16 đến 20 tháng. – Răng hàm thứ hai hàm dưới và hàm trên mọc khi bé được 20 đến 30 tháng. 3. Trẻ mấy thang mọc răng là đúng? Trẻ mọc răng sớm hay muộn có gây ảnh hưởng gì không? Việc một số trẻ mọc răng sớm (4 tháng tuổi đã mọc răng) hay cũng có những trẻ mọc răng rất muộn (hơn 9 tháng hoặc được gần 1 tuổi) con mới bắt đầu “nhú” lên chiếc răng đầu tiên. Điều này liệu có gây ảnh hưởng gì không? Ba mẹ cần biết, việc mọc răng của trẻ sẽ phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng, hàm lượng canxi, vitamin D, và yếu tố di truyền. Việc trẻ mọc răng sớm hay muộn ba mẹ không nên quá lo lắng. Nếu thấy trẻ lâu mọc răng ba mẹ có thể cho bé đi thăm khám với bác sĩ để con được kiểm tra xem có thiếu hụt các chất dinh dưỡng gì không để từ đó ba mẹ bổ sung đầy đủ cho con. 4. Dấu hiệu trẻ mọc răng Khi bắt đầu mọc răng trẻ thường có các biểu hiện như sốt nhẹ, ngứa lợi nên con hay gặm, cắn hoặc thích đưa bất kỳ đồ vật nào vào miệng, miệng bé chảy nhiều nước dãi,… Khi bé mọc răng, ba mẹ có thể nhận biết thông qua một số dấu hiệu đặc trưng như: – Chảy dãi: Mọc răng sẽ khiến bé chảy nước dãi nhiều hơn bình thường. – Nổi ban quanh miệng và cằm: Khi bé chảy nước dãi nhiều, lượng nước dãi này có thể tiếp xúc với da gây nổi mẩn. – Ho: Chảy nước dãi cũng có thể dẫn tới tình trạng ho, khó chịu. – Khó ngủ: Đau răng có thể khiến bé khó ngủ, cáu gắt, quấy khóc. – Bé hay cắn: Khi mọc răng, bé sẽ thích cắn mọi thứ xung quanh. – Bé bị sốt: Thời điểm mọc răng, hệ miễn dịch của bé thay đổi nên bé dễ bị sốt. Thông thường trẻ thường sốt 37,5 độ C đến 38 độ C, nếu trẻ sốt cao và kéo dài mẹ nên đưa bé đi khám bác sĩ để được điều trị kịp thời. Trên đây là những thông tin giải đáp thắc mắc của cha mẹ: Trẻ mấy tháng mọc răng cũng như liên quan đến vấn đề mọc răng của trẻ dành cho bận phụ huynh nhất là những người mới làm cha mẹ lần đầu.
PV ở người hpv có liên quan đến OD của các loại CA nmsc hpv ở da không hắc tố và có liên quan chặt chẽ với nmsc ở những bệnh nhân mắc bệnh di truyền EV ev ở những bệnh nhân này các khối u phát sinh chủ yếu trên vùng da tiếp xúc với ánh nắng và luôn chứa các dna hpv để xác định xem liệu chiếu xạ uvb có điều chỉnh hay không hoạt động thúc đẩy ncr vùng không mã hóa của các loại evhpv và chúng tôi đã thực hiện các thử nghiệm chuyển nhiễm tạm thời với các cấu trúc gen báo cáo ncr luciferase trong các pheks biểu mô nguyên phát ở người và trong các tế bào pnull rtsb, mỗi hpv cho thấy hoạt động ncr cơ bản khác nhau ở cả hai loại tế bào và phản ứng khác nhau đối với điều trị uvb và chuyển nhiễm p trong tế bào rtsb là ncr của hpv và là những chất duy nhất được kích hoạt bởi uvb trong pheks. sự kích thích hoạt động ncr của các loại hpv ở da có nguy cơ cao và bằng chiếu xạ uvb có thể chỉ ra vai trò của sự tương tác này trong cơ thể. OD của nmsc
TC được tổng hợp bằng enzyme từ tinh bột bằng cách sử dụng hai phosphorylase dưới sự có mặt của m pi vô cơ photphat glucan phosphorylase chuyển hóa các gốc glucose trong phân tử ST thành gp glucosephosphate bằng ED gắn màng trao đổi ion có trọng lượng phân tử cắt của pi được thẩm tách một cách hiệu quả và gp được thu hồi với hiệu suất gp và glucose được ủ với cellobiose phosphorylase với sự có mặt của magie axetat ở điều kiện kiềm photphat vô cơ kết hợp với TC ngay lập tức được loại bỏ dưới dạng MAP không hòa tan và gp bổ sung được chuyển hóa thành TC trên toàn bộ cellobiose được tạo ra với hiệu suất từ gp và ít nhất là đạt được từ ST
Phản ứng phế quản và các yếu tố thúc đẩy dị ứng ở các cặp song sinh đơn nhân trái ngược với bệnh viêm mũi dị ứng. Phản ứng phế quản đã được nghiên cứu hai lần ở tám cặp sinh đôi đơn hợp tử đối nghịch với bệnh viêm mũi dị ứng có mẫn cảm với phấn hoa, trong mùa đông (tất cả tám cặp) và trong mùa phấn hoa (bảy cặp). Trong cả hai trường hợp, cặp song sinh bị dị ứng đều cho thấy khả năng phản ứng cao hơn đáng kể so với anh chị em không bị dị ứng. Kết quả chỉ ra rằng viêm mũi dị ứng vừa phải có liên quan đến việc tăng phản ứng phế quản. Khả năng phản ứng tăng lên này là một đặc điểm có được; tuy nhiên, phản ứng phế quản không tăng liên tục trong viêm mũi phấn hoa và có thể bình thường ngay cả trong mùa phấn hoa. Các triệu chứng của viêm mũi dị ứng thường bắt đầu từ thời thơ ấu trước khi anh chị em xa nhau. Chúng tôi không thể chứng minh được bất kỳ sự khác biệt lớn nào trong việc tiếp xúc với các chất gây dị ứng hoặc chất kích thích đường thở giữa các anh chị em. Cặp song sinh dị ứng có xu hướng có cân nặng khi sinh thấp hơn và tăng cân không đủ ngay sau khi sinh.
khả năng đề kháng với nhiễm trùng trypanosoma cruzi cấp tính chủ yếu liên quan đến phản ứng miễn dịch đặc trưng bởi sự sản xuất gammainterferon Th1 và kích hoạt các đại thực bào kết quả của phản ứng thứ ở lá lách và SS của balbc và ch chuột bị nhiễm t cruzi tulahuén CS đã được nghiên cứu đối với nhiễm toxocara bằng 5 xét nghiệm chẩn đoán miễn dịch 55 mẫu huyết thanh và dịch trong dịch kính được ước tính có kháng thể C2 cao đáng kể chống lại các kháng nguyên es bài tiết của ấu trùng của t canis 8 trường hợp dương tính ở cả SS và VF và 3 trường hợp chỉ dương tính ở VF trong số các kháng thể dương tính các trường hợp mẫu bị bỏ qua do thiếu mô tả chi tiết về các phát hiện ở mắt các trường hợp còn lại được mô tả trong T0 này trong số các trường hợp này đã cũ hơn tuổi. Tổn thương mắt nằm ở đáy mắt sau trong các trường hợp ở đáy mắt IP trong các trường hợp và ở cả hai trường hợp các vùng trong bảy trường hợp trong số tám trường hợp quan sát thấy phù nề hoặc mẩn đỏ PTC. Các tổn thương màng đệm võng mạc cũng xuất hiện ở bảy trường hợp trong số đó. TRD xuất hiện trong năm trường hợp. Những quan sát này cho thấy bệnh giun đũa chó mèo ở mắt ở Nhật Bản có đặc điểm lâm sàng khác so với các trường hợp khác. các quốc gia và chỉ ra sự cần thiết phải sửa đổi phân loại bệnh giun đũa chó ở mắt
Bệnh sùi mào gà có lây qua đường ăn uống không? Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Chuyên khoa I Lê Thị Phương - Bác sĩ Sản phụ khoa, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long. Khi nhắc tới bệnh sùi mào gà, mọi người sẽ nghĩ ngay đến việc quan hệ tình dục không an toàn. Tuy nhiên, bệnh sùi mào gà có thể lây qua nhiều đường khác nhau và gây bệnh ở nhiều vị trí trên cơ thể. Vậy bệnh sùi mào gà là gì? Bệnh sùi mào gà có lây qua đường ăn uống không? 1. Bệnh sùi mào gà là gì? Bệnh sùi mào gà do Virus Human Papiloma (HPV) hay còn gọi là virus u nhú gây ra. Đường lây nhiễm hay gặp nhất là quan hệ tình dục không an toàn. Biểu hiện của bệnh là những khối gai thịt nhú, màu hồng tươi hoặc màu sáng, giai đoạn đầu là những gai thịt đơn lẻ, đến khi bệnh nặng hơn những gai thịt này sẽ tụ thành khối giống như cái mào gà. Ở vị trí gây bệnh có thể không đau, tuy nhiên, càng để lâu sẽ có mủ hoặc mùi hôi tanh.Sùi mào gà nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, người bệnh có thể sẽ phải gánh chịu những hậu quả nặng nề nhất là sùi mào gà sinh dục. 2. Sùi mào gà lây truyền qua những đường nào? Sùi mào gà có thể lây truyền qua những con đường dưới đây: 2.1. Lây qua đường tình dục Quan hệ tình dục không an toàn là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới sùi mào gà. Thông qua việc quan hệ, những vết xước tại niêm mạc ở bộ phận sinh dục có thể tạo thành nguồn lây bệnh sùi mào gà. Bạn đừng nghĩ rằng chỉ có quan hệ tại bộ phận sinh dục mới bị sùi mào gà, mà ngay cả các hình thức quan hệ khác như: Quan hệ bằng miệng hay qua hậu môn cũng đều có thể lây bệnh nếu đối tác của bạn mắc bệnh. 2.2. Mẹ lây sang cho con lúc sinh nở Nếu chị em phụ nữ nào bị mắc bệnh sùi mào gà thì không nên lựa chọn phương pháp sinh thường. Vì khi thai nhi đi qua cổ tử cung và âm đạo của mẹ, thai nhi tiếp xúc với virus này qua các tổn thương sùi từ đó con của bạn có thể bị sùi mào gà ngay từ nhỏ. 2.3. Lây qua vết thương hở Những vết thương hở tại nơi có chứa virus HPV đều có thể trở thành nguồn lây bệnh sùi mào gà. Đơn giản là khi bạn tiếp xúc với những vết thương tại nơi chứa sùi mào gà, rồi lại vô tình chạm vào vết thương hoặc những vùng da nhạy cảm trên cơ thể mình, thì bạn hoàn toàn có thể là nạn nhân của sùi mào gà. 3. Bệnh sùi mào gà có lây qua đường ăn uống không? Bệnh sùi mào gà lây qua đũa ăn khi dùng chung thức ăn Virus HPV tồn tại trong máu, tuyến nước bọt, dịch nhầy của người bệnh. Khi tiếp xúc với bất kỳ trường hợp mắc bệnh sùi mào gà nào cũng có khả năng lây nhiễm HPV và gây bệnh sùi mào gà. Việc ăn uống chưa được báo cáo chính thức nhưng cũng có thể, nếu dùng chung thức ăn hay những vật dụng bị nhiễm virus này trong lúc có tổn thương bề mặt niêm mạc miệng, niêm mạc đường tiêu hóa, có thể kể tới các trường hợp sau đây:Ăn uống chung với người bị mắc sùi mào gà khi đang bị tổn thương niêm mạc miệng.Sử dụng chung đồ dùng như bát, đũa ăn,...với người mắc sùi mào gà khi đang có tổn thương niêm mạc đường tiêu hóa.Khả năng lây nhiễm bệnh sùi mào gà qua đường ăn uống tuy không cao nhưng nó vẫn có khả năng xảy ra. Mỗi chúng ta hãy tự biết cách phòng bệnh cho mình nhất là khi sinh hoạt chung, những nơi đông người đặc biệt là những người lạ, người mới gặp lần đầu.Khi tình trạng bệnh kéo dài và không được điều trị kịp thời, bệnh sẽ có những diễn biến xấu thậm chí là chuyển thành ung thư gây nguy hiểm cho người bệnh.
Thông tin về ung thư tuyến giáp thể nhú bạn không nên bỏ quaUng thư tuyến giáp thể nhú là loại ung thư tuyến giáp thường gặp nhất. Cùng tìm hiểu cụ thể về loại ung thư này qua bài viết dưới đây. Ung thư tuyến giáp thể nhú là loại ung thư tuyến giáp thường gặp nhất. Cùng tìm hiểu cụ thể về loại ung thư này qua bài viết dưới đây. Ung thư tuyến giáp thể nhú là gì? Ung thư tuyến giáp là bệnh lý ác tính ở tuyến giáp, thường gặp ở nữ giới, trên 40 tuổi. Trong các dạng ung thư biểu mô tuyến giáp thì ung thư tuyến giáp thể nhú thường gặp nhất chiếm 80% ung thư tuyến giáp. K tuyến giáp dạng nhú thường diễn biến chậm. Các loại carcinôm dạng nhú biệt hoá kém có diễn tiến nhanh hơn. Trong các dạng ung thư biểu mô tuyến giáp thì ung thư tuyến giáp thể nhú thường gặp nhất Nguyên nhân và triệu chứng ung thư tuyến giáp thể nhú Nguyên nhân chính xác gây ung thư biểu mô tuyến giáp là không rõ ràng. Một yếu tố nguy cơ của bệnh là từng tiếp xúc với bức xạ ở khu vực đầu, cổ, ngực khi điều trị ung thư. Điều này cũng phổ biến ở trước những năm 1960 khi bức xạ là phương pháp thường dùng để điều trị mụn trứng cá và viêm. Những người tiếp xúc với thảm họa hạt nhân hoặc đã sống trong vòng 200 dặm của một thảm họa hạt nhân có nguy cơ cao mắc bệnh. Họ có thể cần phải dùng kali iodide để giảm nguy cơ phát triển ung thư. Người tiếp xúc với thảm họa hạt nhân có nguy cơ cao mắc bệnh. Ung thư biểu mô của tuyến giáp giai đoạn đầu thường không có triệu chứng. Bạn có thể cảm thấy một cục u ở tuyến giáp, nhưng hầu hết các nốt trên tuyến giáp không phải là ung thư. Nhưng nếu cảm thấy có bất cứ dấu hiệu nào bất thường, cần đến gặp bác sĩ và tìm ra nguyên nhân sớm. Tiên lượng và điều trị Ung thư tuyến giáp thể nhú có tiên lượng tốt, tỉ lệ sống sau 5 năm khoảng 95%, và tỉ lệ sống sau 10 năm khoảng 90%. Bệnh có thể khỏi hoàn toàn nếu được phát hiện sớm và điều trị phẫu thuật sớm. Một số liệu pháp có thể được áp dụng là: Liệu pháp Thyroxin thường được chỉ định điều trị ung thư tuyến giáp thể nhú Liệu pháp Thyroxin thường được chỉ định điều trị ung thư tuyến giáp thể nhú Lưu ý: Phát hiện sớm là chìa khóa để chữa khỏi ung thư tuyến giáp thể nhú. Cách tốt nhất để phát hiện bệnh đó là tầm soát ung thư.
Ung thư buồng trứng giai đoạn cuốiUng thư  buồng trứng là loại ung thư thường gặp ở phụ nữ. Ung thư buồng trứng được mệnh danh là sát thủ thầm lặng, bệnh âm thầm phát triển và gây ra tỉ lệ tử vong rất cao. Giai đoạn nguy hiểm nhất là giai đoạn cuối. Để nhận biết dấu hiệu ung thư buồng trứng giai đoạn cuối, bạn đọc hãy theo dõi bài viết dưới đây.  Ung thư  buồng trứng là loại ung thư thường gặp ở phụ nữ. Ung thư buồng trứng được mệnh danh là sát thủ thầm lặng, bệnh âm thầm phát triển và gây ra tỉ lệ tử vong rất cao. Giai đoạn nguy hiểm nhất là giai đoạn cuối. Để nhận biết dấu hiệu ung thư buồng trứng giai đoạn cuối, bạn đọc hãy theo dõi bài viết dưới đây.  Dấu hiệu ung thư buồng trứng giai đoạn cuối Thông thường bệnh nhân ung thư buồng trứng giai đoạn cuối thường có các triệu chứng như: Cổ trướng: Các tế bào ung thư xâm lấn các tế bào bên trong ổ bụng dẫn đến sự tích tích tụ các Gallon của chất lỏng làm cho bụng sưng lên. Các Gallon này tạo ra áp lực lớn trên bề mặt vùng bụng và cơ hoành gần khoang ngực khiến cổ trướng. Ung thư buồng trứng giai đoạn cuối là giai đoạn nặng với các triệu chứng tại bụng và tại các vị trí di căn Tắc nghẽn đường tiêu hóa: Ở giai đoạn cuối, những tế bào ung thư buồng trứng lan sang đến thành ruột, tạo nên sự kết dính bên trong ruột. Điều này làm cho ruột có tình trạng co thắt, tắc nghẽn. Ngoài các triệu chứng trên, ở giai đoạn cuối, khối u đã di căn tới các bộ phận khác như: gan, phổi, ổ bụng… gây ra các biểu hiện tại những vị trí di căn. Cụ thể: Ung thư buồng trứng giai đoạn cuối là giai đoạn nặng, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe vì thế người bệnh cần tuân thủ nghiêm ngặt theo phác đồ điều trị của bác sĩ để kiểm soát và kéo dài cơ hội sống. Ở giai đoạn cuối việc điều trị sẽ khó khăn do bệnh lây lan tới nhiều cơ quan khác nhau trong cơ thể Điều trị ung thư buồng trứng giai đoạn cuối Tùy thuộc vào kích thước khối u, tình trạng diễn biến bệnh và thể trạng của mỗi bệnh nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. Một số phương pháp điều trị ung thư buồng trứng giai đoạn cuối thường được áp dụng là: Việc điều trị ung thư buồng trứng giai đoạn cuối như thế nào cần có sự chỉ định cụ thể của bác sĩ. Chính vì thế, người bệnh cần tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ. Đồng thời người nhà cần tích cực theo dõi, chăm sóc sức khỏe người bệnh để ổn định tâm lý, yên tâm điều trị, cài thiện sức khỏe, giúp giảm đau đớn, giúp người bệnh lạc quan, thoải mái hơn. Người bệnh cần được chăm sóc đặc biệt để ổn định tinh thần, sức khỏe và kéo dài cơ hội sống Lưu ý sau điều trị ung thư buồng trứng giai đoạn cuối
RPLC rpc là kỹ thuật sắc ký đầu tiên được áp dụng thành công cho các đoạn giới hạn DNA loại trừ kích thước sắc ký lỏng hiệu suất cao hplc có lợi thế là R2 rộng trong điều kiện đệm nhưng bị giới hạn ở giới hạn kích thước trên ở các cặp bazơ trao đổi anion hplc linh hoạt nhất và có thể được mở rộng tốt nhất để chuẩn bị lượng miligam các đoạn DNA TPS việc chuẩn bị mẫu trước và sau khi sắc ký được mô tả vì một số ứng dụng của các đoạn DNA sẽ beemic tân vỏ não và HPC mức glycogen amp vòng hoặc axit béo tự do bao gồm axit AA tóm tắt bị cắt cụt ở các từ
Viêm loét dạ dày và quy trình thăm khám tại Thu Cúc TCIViêm loét dạ dày là bệnh lý tiêu hóa không hề đơn giản. Các chuyên gia y tế khuyến cáo, khi gặp triệu chứng đầu tiên nghi ngờ về viêm loét dạ dày, người bệnh cần chủ động thăm khám sớm để nhanh chóng giải quyết bệnh hiệu quả, tránh biến chứng nguy hiểm về sau.  Viêm loét dạ dày là bệnh lý tiêu hóa không hề đơn giản. Các chuyên gia y tế khuyến cáo, khi gặp triệu chứng đầu tiên nghi ngờ về viêm loét dạ dày, người bệnh cần chủ động thăm khám sớm để nhanh chóng giải quyết bệnh hiệu quả, tránh biến chứng nguy hiểm về sau.  1. Viêm loét dạ dày: Tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng bệnh 1.1. Bệnh viêm loét dạ dày Viêm loét dạ dày xảy ra khi lớp niêm mạc thành dạ dày bị tổn thương, viêm, sưng. Theo thời gian, tạo thành các ổ viêm loét gây triệu chứng. Trường hợp viêm loét nhỏ ở giai đoạn đầu nếu kịp thời nhận biết, thay đổi lối sống khoa học thì có thể tự làm lành mà không cần thăm khám. Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp viêm loét đều phát triển khá nhanh, gây nhiều khó chịu cho người bệnh và cần được điều trị đúng cách. Bệnh viêm loét dạ dày tiến triển từ giai đoạn cấp tính đến mạn tính. Viêm loét dạ dày mạn tính nến không được kiểm soát tốt sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ biến chứng nguy hiểm như xuất huyết tiêu hóa, hẹp môn vị, thủng dạ dày, thậm chí là ung thư dạ dày. 1.2. Nguyên nhân gây viêm loét Hai nguyên nhân chính hình thành nên các ổ viêm loét ở dạ dày: – Nhiễm khuẩn Helicobacter pylori (vi khuẩn HP) là nguyên nhân hàng đầu gây ra viêm loét dạ dày. Sau khi xâm nhập tới bao tử, vi khuẩn HP chui vào lớp nhầy của lớp niêm mạc khu trú. Tại đây, chúng tiết ra độc tố làm tổn thương, bào mòn dần niêm mạc dạ dày, ức chế sản xuất các yếu tố bảo vệ niêm mạc. Từ đó dẫn tới hình thành vết loét. – Sử dụng lâu dài nhóm thuốc chống viêm không steroid (viết tắt là NSAID). Các thuốc NSAID thông dụng hiện nay như ibuprofen, naproxen, diclofenac,… khi sử dụng trong thời gian dài sẽ gây ra những tổn thương ở dạ dày. Vì các loại thuốc này làm ức chế quá trình tổng hợp nên prostaglandin – một chất giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày. Ngoài 2 nguyên nhân chính kể trên còn có các yếu tố tăng nguy cơ viêm loét như chế độ ăn không khoa học, stress, hút thuốc lá, thiếu ngủ,… Nhiễm vi khuẩn HP là nguyên nhân chính dẫn tới hình thành ổ loét ở dạ dày. 1.3. Triệu chứng bệnh gặp phải Triệu chứng người bệnh viêm loét dạ dày gặp phải rất đa dạng. Trong đó, đau bụng thượng vị kèm cảm giác nóng rát là biểu hiện điển hình nhất. Thông thường, cơn đau sẽ đau dữ dội hơn khi bạn đói. Tùy vào mức độ viêm loét mà cơn đau sẽ kéo dài từ vài phút đến vài giờ. Bên cạnh đau thượng vị, người bệnh còn gặp phải các dấu hiệu và triệu chứng khác bao gồm: – Đầy hơi, khó tiêu; – Buồn nôn hoặc nôn; – Cảm thấy nhanh no khi ăn hoặc mất cảm giác thèm ăn, không muốn ăn vì đau bụng; – Ợ hơi, ợ chua; – Khó ngủ về đêm, bị cơn đau dạ dày làm tỉnh giấc; – Cơ thể mệt mỏi, suy nhược; – Đi cầu phân đen hoặc kèm theo máu; – Sụt cân. 2. Khi nào cần thăm khám viêm loét dạ dày? Đối với bệnh nhân viêm loét dạ dày cần lưu ý khi nào cần chủ động thăm khám chuyên khoa tiêu hóa. Các chuyên gia y tế khuyến cáo, những trường hợp sau đây nên thực hiện khám tiêu hóa càng sớm càng tốt: – Thường xuyên bị đau bụng âm ỉ, nhất là đau ở vùng thượng vị, đau bụng khi đói hoặc khi ăn đồ ăn chua cay, đồ ăn dầu mỡ; – Bị chán ăn, không có cảm giác ngon miệng; – Khó tiêu, chướng bụng, ợ nóng, ợ chua, buồn nôn, nôn; – Hay bị nấc nghẹn khi ăn hoặc uống, bị khó nuốt; – Người bệnh tiêu chảy hoặc gặp táo bón kéo dài; – Bị sút cân đột ngột không theo chủ đích, không rõ nguyên nhân; – Tiền sử nhiễm HP dương tính; – Ăn quá nhiều các loại hải sản hoặc có chế độ ăn nghèo dinh dưỡng; – Nghiện rượu, thuốc lá; – Người bị thừa cân/béo phì; – Trong gia đình có người mắc ung thư dạ dày, ung thư đại trực tràng. Người bệnh cần chủ động thăm khám khi gặp những cơn đau bụng dữ dội cùng những triệu chứng tiêu hóa khó chịu. 3.1. Khám ban đầu Đầu tiên, người bệnh sẽ được khám lâm sàng trước với bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa. Ở bước khám này, bác sĩ sẽ khai thác bệnh sử và xem xét xem người bệnh có cần thực hiện nội soi hay không, nếu cần sẽ chỉ định phương pháp nội soi dạ dày đại tràng phù hợp. Khi khám tiêu hóa lâm sàng bác sĩ sẽ khám những gì? – Bác sĩ sẽ hỏi chi tiết về triệu chứng tiêu hóa mà người bệnh gặp phải, những bất thường hằng ngày trong sinh hoạt nếu có; – Hỏi thêm về các thông tin liên quan đến tiểu sử gia đình, người bệnh có bệnh nền không, có dị ứng gì không, có đang uống thuốc điều trị nào không?,.. – Khám vùng bụng, nghe tim phổi,… 3.2. Làm xét nghiệm máu và thực hiện nội soi dạ dày Nội soi dạ dày đại tràng là phương pháp ưu tiên được thực hiện nhằm chẩn đoán chính xác các bệnh lý gặp phải ở ống tiêu hóa. Người bệnh sẽ được chỉ định làm các xét nghiệm cần thiết như xét nghiệm công thức máu, đông máu, xét nghiệm viêm gan (A,B,C), test HIV,… Sau đó, thực hiện làm hồ sơ nội soi theo hướng dẫn. Quy trình nội soi đòi hỏi khá nhiều bước và yêu cầu nhằm đảm bảo thủ thuật được tiến hành thuận lợi, an toàn, cho kết quả chính xác. Thông thường, nội soi dạ dày diễn ra khá nhanh chóng, khoảng 15-20 phút. Trường hợp phát sinh thêm thủ thuật can thiệp như cầm máu tổn thương tại ổ loét, lấy dị vật, sinh thiết,… thì thời gian thực thực hiện sẽ lâu hơn. Nội soi xong, người bệnh được nghỉ ngơi ít nhất 30 phút, được đo lại huyết áp, ổn định lại sức khỏe. Sau đó sẽ nhận kết quả nội soi và đến phòng khám ban đầu đọc kết quả cùng bác sĩ. Nội soi tiêu hóa là phương pháp hiện đại giúp chẩn đoán chính xác bệnh loét dạ dày. 3.3. Đọc kết quả và nhận phác đồ điều trị Dựa theo hình ảnh nội soi, bác sĩ sẽ kết luận về bệnh lý và tình trạng viêm loét người bệnh gặp phải. Bác sĩ tiêu hóa sẽ giải thích chi tiết về bệnh và chỉ định phác đồ điều trị toàn diện. Ngoài ra, bác sĩ còn hướng dẫn chi tiết về chế độ ăn, điều chỉnh lối sống hợp lý và hẹn lịch tái khám để đánh giá hiệu quả điều trị. Người bệnh viêm loét dạ dày nên chủ động đặt trước thăm khám và nội soi tiêu hóa để được nhân viên y tế hướng dẫn chi tiết về các yêu cầu cần lưu ý trước khi khám tiêu hóa. Thăm khám sớm là yêu cầu quan trọng giúp nhanh chóng giải quyết thành công bệnh, ngăn ngừa nguy cơ biến chứng về sau.
mặc dù CTG ctg dưới biểu mô đã được báo cáo là một thủ thuật có thể dự đoán được để che phủ chân răng nhưng tác động của việc hút thuốc lên kết quả lâu dài của phẫu thuật thẩm mỹ nha chu vẫn chưa rõ ràng, do đó mục đích của nghiên cứu này là đánh giá tác động của việc hút thuốc trên cơ sở LT dựa trên độ ổn định của GT sau điều trị ctg của REC
trong nghiên cứu lý thuyết PET mật độ này, người ta thấy rõ rằng astaxanthin asta có thể tạo thành phức ion kim loại với các cation kim loại như caâºÂ² cuâºÂ² pbâºÂ² znâºÂ² cdâºÂ² và hgâºÂ². Sự hiện diện của các cation kim loại gây ra những thay đổi trong Các dải hấp thụ cực đại có màu đỏ dịch chuyển trong mọi trường hợp, do đó, trong trường hợp các hợp chất có ion kim loại tương tác với asta, chúng có màu đỏ hơn, hơn nữa, khả năng phản gốc của một số phức cation astametal đã được nghiên cứu bằng cách đánh giá năng lượng ion hóa dọc của chúng và EA thẳng đứng đạt đến mức kết luận rằng các phức kim loại là chất cho điện tử tốt hơn và nhận điện tử tốt hơn một chút so với asta
T0 hiện tại đã đánh giá các tác động kích thích phân biệt của DPDPE deltaopioid ở chim bồ câu bị hạn chế thức ăn và PCD của các tế bào beta tcr của thai nhi. Sự lựa chọn tích cực của các tế bào beta tcr của thai nhi đạt được bằng cách tăng tốc độ phân chia tế bào kéo dài trong khoảng d
Cách nhận biết bệnh thiếu máu cơ timBệnh thiếu máu cơ tim là thuật ngữ dùng để chỉ bệnh lý hẹp động mạch vành làm cho máu không đến nuôi tim đầy đủ, bệnh có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm, cơn nhồi máu cơ tim hoặc tử vong đột ngột. Bệnh thiếu máu cơ tim là thuật ngữ dùng để chỉ bệnh lý hẹp động mạch vành làm cho máu không đến nuôi tim đầy đủ, bệnh có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm, cơn nhồi máu cơ tim hoặc tử vong đột ngột. Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn hiểu cụ thể về triệu chứng cũng như cách phòng tránh bệnh 1. Thiếu máu cơ tim là gì? Thiếu máu cơ tim hay còn gọi là bệnh thiếu máu cục bộ cơ tim, xảy ra do tình trạng xơ vữa động mạch làm tắc nghẽn động mạch vành. Lúc này lượng máu đến tim bị giảm, tim không tiếp nhận đủ oxy cần thiết để hoạt động co bóp máu.  Bệnh làm suy giảm khả năng bơm của tim, khiến tim tổn thương, có thể dẫn đến loạn nhịp tim và nhồi máu cơ tim. Nguyên nhân chủ yếu của bệnh này là do mỡ lắng đọng vào thành động mạch làm hẹp lòng mạch. Ngoài ra, bệnh còn có thể xảy ra do co thắt mạch vành.       Thiếu máu cơ tim là bệnh lý về tim mạch nguy hiểm có nguy cơ gay tử vong cao Thiếu máu cơ tim hay còn gọi là bệnh mạch vành, nguyên nhân chủ yếu của bệnh lý này là do mãng mỡ lắng đọng vào thành mạch máu gây hẹp lòng mạch. Ngoài ra co thắt mạch vành cũng gây thiếu máu cơ tim khi có co thắt xãy ra. 2. Dấu hiệu nhận biết bệnh thiếu máu cơ tim Bệnh thiếu máu cơ tim có thể gây đau ngực: người bị thiếu máu cơ tim thường có cảm giác đau ngực, đau tăng khi làm việc nặng. Ngoài ra, thiếu máu có thể không đau ngực bệnh lý này còn có tên gọi là thiếu máu cơ tim im lặng, bệnh thường gặp ở người cao tuổi. Nhận biết cơn đau ngực: Đau thắt ngực có thể là triệu chứng của nhiều bệnh lý, tuy nhiên những cơn đau thắt ngực điển hình do bệnh thiếu máu cơ tim có một số đặc điểm: cơn đau thắt ngực thường xảy ra sau khi làm việc quá sức, làm việc nặng, xúc động mạnh, đau sau giao hợp, thời tiết quá lạnh cũng dễ làm xuất hiện cơn đau,…người bệnh cảm giác đau ở ngực vùng trái trước, cảm giác nặng bị đè ép sau xương ức lan đến cổ, hàm, vai trái, cánh tay trái, thời gian một cơn đau có thể kéo dài vài giây đến vài phút, thường không quá năm phút. Khi cơn đau thắt ngực kéo dài quá 15 – 20 phút phải nghĩ đến nhồi máu cơ tim. Các triệu chứng kèm theo: bên cạnh cơn đau ngực, người bệnh cảm thấy hồi hộp lo âu, cảm giác khó thở, vã mồ hôi, buồn nôn, đánh trống ngực, choáng váng. Đau tức ngực là triêu chứng thường gặp của bệnh về tim 3. Yếu tố nguy cơ dẫn tới thiếu máu cơ tim Những yếu tố dưới đây có thể gây bệnh: – Thuốc lá: Một trong những nguyên nhân làm xơ cứng thành động mạch. Hút thuốc cũng làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông.  – Đái tháo đường: Đây là bệnh lý có liên quan mật thiết, làm tăng nguy cơ thiếu máu cục bộ, nhồi máu cơ tim và hàng loạt các vấn đề về tim khác.  – Tăng huyết áp: Theo thời gian, tăng huyết áp có thể dẫn đến xơ vữa động mạch, làm tổn thương các động mạch vành.  – Tăng cholesterol và triglycerid: Cholesterol và triglycerid là thành phần tạo ra mảng xơ vữa động mạch. Tình trạng tăng cao mức cholesterol xấu trong máu có thể do di truyền hoặc chế độ ăn uống giàu chất béo bão hòa.  – Béo phì: Tình trạng thừa cân, béo phì dễ dẫn đến tiểu đường, cao huyết áp và làm gia tăng mức cholesterol trong máu.  – Lười thể thao, vận động: Thiếu hoạt động thể chất, lười luyện tập thể dục thao tăng nguy cơ mắc bệnh thiếu máu cục bộ cơ tim. 4. Thiếu máu cơ tim nguy hiểm không? Bệnh thiếu máu cơ tim diễn ra trong thời gian dài không được điều trị có thể khiến người bệnh mắc phải nhiều biến chứng nguy hiểm về tim mạch. Đặc biệt là tai biến mạch máu não hoặc nhồi máu cơ tim. Hai biến chứng này có tỷ lệ tử vong cao nếu người bệnh không được can thiệp kịp thời.  Ngoài ra, người bệnh cũng có thể đối mặt với các nguy cơ như: rối loạn nhịp tim, hạn chế hoạt động thể lực, suy tim, đau thắt ngực mạn tính… 5. Cách phòng ngừa bệnh Thiếu máu cơ tim là một trong những nhóm bệnh lý về tim mạch nguy hiểm, vì vậy cần chú trọng trong phòng tránh bệnh. Theo các chuyên gia về tim mạch, để phòng tránh bệnh cần lưu ý những điểm sau: – Xây dựng chế độ ăn thích hợp, ít mỡ, ít đường, giảm muối – Bổ sung nhiều thực phẩm chứa nhiều chất xơ trong rau xanh, bổ sung Vitamin với lượng thích hợp, không nên ăn quá nhiều đạm, ăn ít thịt mà thay thịt bằng cá, tránh dùng các chất kích thích ( rượu bia, cafe, trà đặc,…). – Tăng cường hoạt động thể lực, luyện tập thể dục, thể thao (phù hợp với tuổi và thể lực). Tránh các stress và các yếu tố bất lợi của môi trường sống tác động đến sức khỏe thể chất và tinh thần. – Kiểm tra sức khỏe định kỳ, đặc biệt với tim mạch nhằm phát hiện sớm các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh cũng như phát hiện bệnh ở giai đoạn khởi phát, điều trị bệnh kịp thời, tránh những di chứng đáng tiếc xảy ra. Thiếu máu cơ tim là một trong những bệnh lý về tim mạch phổ biến, có khả năng dẫn đến nhồi máu cơ tim, làm hoại tử cơ tim và đe dọa tính mạng bệnh nhân. Người bệnh nên chủ động kiểm tra sức khỏe định kỳ, cũng như thăm khám ngay khi phát hiện các triệu chứng bệnh. 
Giảm nguy cơ ung thư vú cho phụ nữ có nguy cơ cao Bài viết được viết bởi Bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Thị Minh Thuyên - Bác sĩ Giải phẫu bệnh, Khoa giải phẫu bệnh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng. Mặc dù là bệnh lý ác tính nguy hiểm nhưng nếu biết cách phòng tránh thì mỗi người vẫn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư vú cho bản thân mình và những người thân yêu. 1. Giảm nguy cơ ung thư vú bằng cách nào? Nếu bác sĩ đã đánh giá tiền sử gia đình và xác định rằng bạn có các yếu tố nguy cơ, chẳng hạn như tình trạng tiền ung thư, làm tăng nguy cơ ung thư vú, bạn có thể thảo luận về các lựa chọn để giảm nguy cơ, chẳng hạn như:Thuốc phòng ngừa (hóa trị): Các loại thuốc ngăn chặn estrogen, như chất điều chế thụ thể estrogen chọn lọc và chất ức chế aromatase, làm giảm nguy cơ ung thư vú ở phụ nữ có nguy cơ cao. Những loại thuốc này có tác dụng phụ, vì vậy các bác sĩ dành những loại thuốc này cho những phụ nữ có nguy cơ mắc ung thư vú rất cao. Thảo luận về lợi ích và rủi ro với bác sĩ của bạn.Phẫu thuật dự phòng: Phụ nữ có nguy cơ mắc ung thư vú rất cao có thể lựa chọn phẫu thuật cắt bỏ vú khỏe mạnh (phẫu thuật cắt bỏ vú dự phòng). Họ cũng có thể chọn cách cắt bỏ buồng trứng khỏe mạnh (cắt bỏ buồng trứng dự phòng) để giảm nguy cơ mắc cả ung thư vú và ung thư buồng trứng. Phẫu thuật cắt bỏ vú hoặc buồng trứng để dự phòng 2. Chẩn đoán ung thư vú 2.1 Chẩn đoán ung thư vú. Các xét nghiệm và quy trình được sử dụng để chẩn đoán ung thư vú bao gồm:Khám vú: Bác sĩ sẽ kiểm tra cả vú và các hạch bạch huyết ở nách của bạn, xem có bất kỳ khối u hoặc bất thường nào khác không. Chụp nhũ ảnh: Là chụp X-quang vú, nhũ ảnh thường được sử dụng để sàng lọc ung thư vú. Nếu phát hiện bất thường trên nhũ ảnh, bác sĩ có thể đề nghị chẩn đoán để đánh giá thêm về sự bất thường đó.Siêu âm vú: Siêu âm sử dụng sóng âm để tạo ra hình ảnh của các cấu trúc nằm sâu bên trong cơ thể. Siêu âm có thể được sử dụng để xác định xem một khối u vú mới là một khối đặc hay một nang chứa đầy chất lỏng.Lấy một mẫu tế bào hoặc mô vú để xét nghiệm (chẩn đoán tế bào học và mô bệnh học): Là cách xác định chẩn đoán ung thư vú. Bác sĩ sử dụng một thiết bị kim chuyên dụng được hướng dẫn bằng Xquang hoặc xét nghiệm hình ảnh khác (siêu âm, MRI tuyến vú) để lấy tế bào hoặc lõi mô từ vùng nghi ngờ. Thông thường, một điểm đánh dấu kim loại nhỏ được để lại tại vị trí bên trong vú để có thể dễ dàng xác định vùng tổn thương này trong các xét nghiệm về hình ảnh sẽ thực hiện tiếp theo. Các mẫu tế bào và lõi mô được gửi đến phòng xét nghiệm để phân tích, nơi các chuyên gia xác định liệu các tế bào có phải là ung thư hay không. Mẫu sinh thiết cũng được phân tích để xác định loại tế bào liên quan đến ung thư vú, mức độ xâm lấn (cấp độ) của ung thư và liệu các tế bào ung thư có thụ thể hoóc môn hoặc các thụ thể khác có thể ảnh hưởng đến các lựa chọn điều trị của bạn hay không. Chẩn đoán ung thư vú bằng xét nghiệm mẫu tế bào Chụp cộng hưởng từ vú (MRI): Máy MRI sử dụng một nam châm và sóng radio để tạo ra hình ảnh bên trong vú của bạn. Trước khi chụp MRI vú, bạn được tiêm thuốc nhuộm. Không giống như các loại xét nghiệm hình ảnh khác, MRI không sử dụng bức xạ để tạo ra hình ảnh.Các xét nghiệm và quy trình khác có thể được sử dụng tùy thuộc vào tình huống của bạn. 3 . Giai đoạn ung thư vú Khi đã được chẩn đoán ung thư vú, bác sĩ sẽ thiết lập mức độ (giai đoạn) của ung thư. Giai đoạn ung thư giúp xác định tiên lượng bệnh và các lựa chọn điều trị tốt.Thông tin đầy đủ về giai đoạn ung thư vú có thể không có sẵn cho đến khi bạn trải qua phẫu thuật ung thư vú. Các xét nghiệm và quy trình được sử dụng để đánh giá giai đoạn ung thư vú có thể bao gồm:Xét nghiệm máu, chẳng hạn như công thức máu toàn bộ. Chụp nhũ ảnh của vú đối bên để tìm dấu hiệu ung thư. MRI vú. Xương. Chụp cắt lớp vi tính (CT)Chụp cắt lớp phát xạ positron (PET)Không phải tất cả phụ nữ sẽ cần tất cả các xét nghiệm và quy trình này. Bác sĩ sẽ chọn các xét nghiệm thích hợp dựa trên các trường hợp cụ thể và các triệu chứng mới mà bạn có thể gặp phải. Chụp nhũ ảnh đánh giá ung thư vú tại Vinmec Các giai đoạn ung thư vú được xếp từ 0 đến IV, với giai đoạn 0 cho thấy ung thư không xâm lấn hoặc chỉ giới hạn trong ống tuyến vú. Ung thư vú giai đoạn IV, còn được gọi là ung thư vú di căn, cho thấy ung thư đã lan sang các vùng khác của cơ thể.Phân giai đoạn ung thư vú cũng tính đến mức độ ung thư (độ mô học); các marker, như các thụ thể của estrogen, progesterone và HER2; và các yếu tố tăng sinh.Tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec hiện có Gói tầm soát ung thư vú giúp phát hiện sớm các bệnh: ung thư vú ngay cả khi chưa có triệu chứng.Gói tầm soát ung thư vú tại Vinmec dành cho các đối tượng:Khách hàng nữ, trên 40 tuổi.Khách hàng có nhu cầu có thể sàng lọc bệnh lý về ung thư vú. Khách hàng có nguy cơ cao mắc các bệnh về ung thư – đặc biệt là khách hàng tiền sử gia đình có bệnh lý ung thư vú.Phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, tiền mãn kinh và mãn kinh.Phụ nữ đang có triệu chứng nghi ngờ ung thư vú như : đau ở vú, có cục u ở vú, vvĐể đăng ký khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Quý Khách có thể liên hệ Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc, hoặc đăng ký khám trực tuyến TẠI ĐÂY.Bài viết tham khảo nguồn: Hiệp hội ung thư Hoa Kỳ Thói quen xấu gây ung thư vú
levobupivacaine là một thuốc gây tê cục bộ NH có tác dụng kéo dài, về bản chất tạo ra sự co mạch cả in vivo và in vitro, levobupivacaine làm tăng nồng độ canxi nội bào cai trong các tế bào cơ trơn mạch máu. Mục tiêu của nghiên cứu in vitro này là điều tra xem liệu sự co mạch do levobupivacaine gây ra có liên quan đến việc tăng độ nhạy ca hay không và để xác định các protein kinase liên quan đến việc điều hòa sự co bóp để đáp ứng với levobupivacain trong cơ trơn động mạch chủ chuột bị cô lập. Tác dụng của levobupivacain và kali clorua kcl trên cai và độ căng được đo đồng thời với AM của dải động mạch chủ chứa fura. CRC levobupivacain tích lũy được tạo ra khi có hoặc không có Các chất đối kháng sau đây gf x y genistein sp pd và sb levobupivacaine gây ra protein kinase c pkc điều hòa tín hiệu ngoại bào kinase erk và cjun nhterminal kinase jnk phosphoryl hóa và chuyển vị màng đá rhokinase đã được phát hiện trong các tế bào cơ trơn động mạch chủ V1 của chuột sử dụng WB. Độ dốc của đường cong caitension đối với levobupivacaine là cao hơn so với kcl y gf x và sp att sự co thắt do levobupivacaine gây ra theo cách phụ thuộc nồng độ genistein pd và sb làm giảm sự co cơ do levobupivacaine tiền xử lý bằng gf x và y ức chế quá trình phosphoryl hóa pkc do levobupivacaine gây ra và dịch chuyển màng đá rhokinase tương ứng với sp hoặc pd att sự phosphoryl hóa do levobupivacaine gây ra của jnk và erk tương ứng, những kết quả này chỉ ra rằng sự co thắt do levobupivacain gây ra liên quan đến sự gia tăng độ nhạy của sợi cơ liên quan đến sự kích hoạt chính của rhokinase pkc và các con đường qua trung gian jnk của cơ trơn động mạch chủ chuột
Prednisnalo 16 là thuốc gì? Công dụng của thuốc Prednisnalo Thuốc Prednisnalo giúp kháng viêm và giảm miễn dịch trong các trường hợp: Viêm khớp dạng thấp, viêm mạch, lupus ban đỏ, hen phế quản, viêm loét đại tràng mãn tính, dị ứng nặng (bao gồm cả sốc phản vệ), thiếu máu tán huyết, giảm bạch cầu hạt. Ngoài ra, thuốc còn hỗ trợ điều trị ung thư như u lympho, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư vú, hội chứng thận hư nguyên phát. 1. Thuốc Prednisnalo có tác dụng gì? Thuốc Prednisnalo có thành phần chính là 16mg Methylprednisolone, một glucocorticoid có tác dụng chống viêm, dị ứng và ức chế miễn dịch hiệu quả.Một số chỉ định điển hình của thuốc Prednisnalo:Các bất thường trên chức năng vỏ thượng thận;Viêm da dị ứng, viêm hô hấp do dị ứng, hen phế quản;Viêm khớp, thấp khớp, viêm khớp dạng thấp;Bệnh lý về máu (Thiếu máu tán huyết, giảm bạch cầu hạt);Lupus ban đỏ;Bệnh dị ứng nặng bao gồm sốc phản vệ,Điều trị ung thư: U lympho, Leukemia cấp tính, ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt;Hội chứng thận hư nguyên phát. 2. Hướng dẫn cách dùng thuốc Prednisnalo 16 2.1. Liều dùng cho người lớn. Liều Prednisnalo khởi đầu thường từ 4 - 48mg/ngày, có thể dùng liều đơn hoặc chia liều tùy theo bệnh trạng:Bệnh xơ cứng rải rác (đa xơ cứng): Uống 160 mg/ngày x 1 tuần, sau đó giảm liều còn 64mg, 2 ngày/lần x 1 tháng;Viêm khớp dạng thấp: Uống liều bắt đầu từ 4-6mg/ngày. Trong đợt cấp tính uống 16-32mg/ngày, sau đó giảm dần liều;Cơn hen cấp tính: Uống từ 32 - 48mg/ngày x 5 ngày. Khi qua khỏi cơn cấp tính, giảm dần liều dùng;Hội chứng thận hư nguyên phát: Uống liều bắt đầu 0,8 - 1,6mg/kg trong 6 tuần, sau đó giảm dần liều;Thiếu máu tán huyết: Uống 64mg/ngày x 3 ngày. Phải điều trị từ 6-8 tuần;Bệnh Sarcoid: Uống 0,8 mg/kg/ngày để thuyên giảm bệnh. Liều duy trì thấp 8mg/ngày.2.2. Liều dùng cho trẻ emĐiều trị suy vỏ thượng thận: Uống 0,117 mg/kg x 3 lần/ngày;Các chỉ định khác: Uống 0,417 - 1,67 mg/kg x 3,4 lần/ngày. 3. Tác dụng phụ của thuốc Prednisnalo 16 Trong quá trình điều trị, bệnh nhân dùng thuốc Prednisnalo có thể gặp phải một số tác dụng phụ như:Tác dụng phụ thường gặp: Mất ngủ, dễ bị kích động, khó tiêu, đái tháo đường, đau nhức khớp chảy máu cam, đục thủy tinh thể, glocom;Tác dụng phụ ít gặp: Nhức đầu chóng mặt, co giật, loạn tâm thần, u giả ở não, ảo giác, mê sảng, phù nề, tăng huyết áp, tăng sắc tố mô (thâm tím da), teo da, hội chứng Cushing, chướng bụng, loét dạ dày, buồn nôn và nôn, viêm loét thực quản, viêm tụy, yếu cơ, loãng xương, các phản ứng quá mẫn.Lưu ý: Những tác dụng không mong muốn của thuốc Prednisnalo thường xảy ra nhiều nhất khi dùng liều cao và trong thời gian dài. Thành phần Methylprednisolon ức chế tổng hợp prostaglandin và làm ảnh hưởng đến tác dụng của prostaglandin trên đường tiêu hóa, bao gồm ức chế tiết axit dạ dày và bảo vệ niêm mạc dạ dày. 4. Lưu ý khi dùng thuốc Prednisnalo 16 Chống chỉ định dùng thuốc Prednisnalo cho các trường hợp sau:Người mẫn cảm, dị ứng với các thành phần của thuốc (đặc biệt là Methylprednisolon);Nhiễm khuẩn nặng (ngoại trừ lao màng não và sốc nhiễm khuẩn);Tổn thương da do virus, nấm hoặc lao;Người mới dùng vắc-xin virus sống;Phụ nữ đang mang thai;Thận trọng khi dùng thuốc Prednisnalo cho các đối tượng:Bệnh nhân loãng xương;Người mới nối thông mạch máu;Có rối loạn tâm thần;Loét dạ dày, loét tá tràng;Bệnh nhân đái tháo đường, tăng huyết áp, suy tim;Bà mẹ cho con bú.Để tránh tác dụng không mong muốn, phải sử dụng thận trọng corticosteroid toàn thân cho người bệnh lớn tuổi, nên ưu tiên dùng liều thấp nhất và trong thời gian ngắn nhất có thể. Suy tuyến thượng thận cấp có thể xảy ra khi ngừng thuốc Prednisnalo đột ngột sau thời gian dài điều trị hoặc khi có stress. Khi dùng liều cao, có thể ảnh hưởng đến tác dụng của tiêm chủng vắc-xin.Dùng corticosteroid toàn thân kéo dài cho người mẹ có thể dẫn đến giảm nhẹ thể trạng trẻ sơ sinh. Sử dụng corticosteroid ở phụ nữ mang thai cần cân nhắc kỹ lợi ích có thể đạt được so với những rủi ro có thể xảy ra với mẹ và con. Không chống chỉ định dùng corticosteroid đối với người cho con bú.Thận trọng khi sử dụng thuốc Prednisnalo, vì thuốc này có thể gây các tác dụng không mong muốn ảnh hưởng đến khả năng điều khiển xe và vận hành máy móc. 5. Tương tác của thuốc Prednisnalo 16 Methylprednisolon là chất gây cảm ứng enzym cytochrom P450 và là cơ chất của enzym P450 3A4, do đó thuốc này tác động đến chuyển hóa của các thuốc: Cyclosporin, Phenytoin, Erythromycin, Phenobarbital, Ketoconazol, Carbamazepine, Rifampicin.Các thuốc Phenytoin, Rifampin, Phenobarbital và các thuốc lợi tiểu giảm kali huyết có thể làm giảm hiệu lực của Methylprednisolon trong thuốc Prednisnalo.Thành phần Methylprednisolon có thể gây tăng glucose huyết, do đó bệnh nhân đái tháo đường cần dùng liều insulin cao hơn.Bài viết đã các thông tin cần biết về công dụng, liều dùng, các lưu ý trước khi dùng thuốc Prednisnalo 16. Các thông tin mang tính chất tham khảo và để phòng tránh các tác dụng phụ không mong muốn, người bệnh nên chủ động liên hệ và nhờ đến sự tư vấn, chỉ định dùng thuốc của y bác sĩ có chuyên môn.
IMT hiện được coi là một khối u ác tính cấp thấp và hiếm khi liên quan đến HR. Chúng tôi đã báo cáo một trường hợp hiếm gặp về một bé gái một tuổi đã được phẫu thuật tim để cắt bỏ hoàn toàn khối u nguyên bào cơ viêm ở tâm nhĩ trái. Năm tháng sau phẫu thuật, bệnh nhân bị phù phổi cấp do tim và sau đó là SD do khối u ở tâm nhĩ trái lồi vào tâm thất trái qua MA trong thời kỳ tâm trương. Trên lâm sàng, người ta gợi ý mạnh mẽ về sự tái phát của khối u nguyên bào cơ viêm ở LA.
Điều trị bệnh đau dạ dàyNhiều người khi bị đau dạ dày đều thắc mắc không biết cách điều trị bệnh đau dạ dày thế nào phù hợp để loại bỏ sớm bệnh. Nếu không chữa trị đúng phương pháp, tình trạng đau dạ dày sẽ tiến triển thành mạn tính và có khả năng gây biến chứng nguy hiểm. Nhiều người khi bị đau dạ dày đều thắc mắc không biết cách điều trị bệnh đau dạ dày thế nào phù hợp để loại bỏ sớm bệnh. Nếu không chữa trị đúng phương pháp, tình trạng đau dạ dày sẽ tiến triển thành mạn tính và có khả năng gây biến chứng nguy hiểm. Trước khi tìm hiểu về cách điều trị bệnh đau dạ dày, chúng ta cần nắm được nguyên nhân cụ thể gây bệnh. Từ những căn nguyên của bệnh, bác sĩ sẽ giúp đưa ra phương pháp điều trị phù hợp, an toàn, hiệu quả nhất. 1. Các nguyên nhân gây đau dạ dày Đau dạ dày thường biểu hiện bằng những cơn đau tức vùng thượng vị dạ dày. Cơn đau thường âm ỉ trong thời gian dài, đau tăng lên sau khi vừa ăn xong. Người bệnh đau dạ dày còn kèm theo các triệu chứng như thường xuyên buồn nôn và nôn, chán ăn, cơ thể suy nhược, khó tiêu hóa, chướng bụng, ợ hơi… Đau dạ dày gây ảnh hưởng tới sức khỏe nên người bệnh cần điều trị sớm Theo các chuyên gia y tế, có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này: 2. Cách điều trị bệnh đau dạ dày Bệnh đau dạ dày gây ảnh hưởng tới sức khỏe, chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vì thế khi gặp phải tình trạng đau dạ dày, người bệnh cần tới các bệnh viện, cơ sở y tế để được thăm khám, tìm ra nguyên nhân và biện pháp xử trí phù hợp. Hiện nay có nhiều cách điều trị bệnh đau dạ dày như: 2.1. Điều trị đau dạ dày bằng mẹo dân gian Dùng lá mơ là một trong những cách điều trị bệnh đau dạ dày được dân gian truyền tai nhau sử dụng 2.2. Điều trị bệnh đau dạ dày bằng thuốc tây y Việc tuân thủ theo đúng đơn thuốc điều trị của bác sĩ sẽ giúp đẩy lùi sớm bệnh đau dạ dày. Đây là cách chữa bệnh hiệu quả và an toàn nhất hiện nay. Người bệnh cần đi khám để bác sĩ tư vấn phương pháp điều trị phù hợp Với đau dạ dày, tùy vào mức độ bệnh và tình trạng sức khỏe từng người, bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp chữa trị phù hợp. Các loại thuốc có thể được sử dụng trong chữa đau dạ dày như: Việc dùng thuốc nào với liều lượng ra sao cần có sự chỉ định cụ thể của bác sĩ. Người bệnh không được tự ý dùng thuốc hoặc ngừng thuốc khi chưa có chỉ định cụ thể vì có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe và quá trình hồi phục bệnh. Người bệnh đau dạ dày cần theo dõi tình trạng sức khỏe và tái khám định kỳ theo đúng lịch hẹn của bác sĩ nhằm điều chỉnh đơn thuốc chữa bệnh phù hợp.
Tìm hiểu các mũi tiêm bạch hầu giúp phòng bệnh hiệu quảĐộ hiệu quả phòng bệnh cao hay thấp thường phụ thuộc nhiều vào việc đối tượng có tiêm đủ liều và đúng lịch theo như chuyên gia y tế khuyến cáo hay không. Vậy cần tiêm bạch hầu mấy mũi đối với từng đối tượng để đạt được hiệu quả cao nhất? Độ hiệu quả phòng bệnh cao hay thấp thường phụ thuộc nhiều vào việc đối tượng có tiêm đủ liều và đúng lịch theo như chuyên gia y tế khuyến cáo hay không. Vậy cần tiêm bạch hầu mấy mũi đối với từng đối tượng để đạt được hiệu quả cao nhất? 1. Nhóm người dễ nhiễm bệnh bạch hầu Bệnh bạch hầu là nhiễm trùng, nhiễm độc cấp tính nặng có nguy cơ tử vong cao. Bệnh lây truyền chủ yếu qua đường hô hấp, gây tổn thương ở vùng vòm hầu, họng, thanh quản, mũi, đôi khi ở da và vùng niêm mạc khác. Vì thế mà không ai được chủ quan về bệnh truyền nhiễm này. Có 5 nhóm người dễ mắc bệnh bạch hầu bao gồm: – Trẻ em chưa tiêm vaccine. – Người chưa tiêm vaccine nhắc lại sau nhiều năm. – Người sống ở vùng dịch tễ. – Người sống ở nơi đông đúc, vệ sinh kém. – Người bị suy giảm miễn dịch. Trong đó, trẻ em dưới 5 tuổi và người già trên 50 tuổi có nguy cơ cao nhất về nhiễm bệnh cũng như gánh chịu hậu quả nặng nề do bệnh gây ra. Ở giai đoạn đầu, bệnh bạch hầu dễ nhầm lẫn với bệnh viêm họng ở thể nặng. Khởi phát với triệu chứng là sốt nhẹ và sưng hạch ở vùng cổ. Nếu không điều trị kịp thời, triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn với: – Khó thở hoặc khó nuốt. – Suy giảm thị lực. – Có dấu hiệu bị sốc: da nhợt nhạt, nhịp tim tăng nhanh, đổ mồ hôi,… Từ đó dẫn tới loạt biến chứng như: – Tắc nghẽn đường thở. – Liệt cơ chi, cơ hoành. – Thoái hóa, hoại tử ống thận. – Viêm cơ tim. – Viêm dây thần kinh. Bạch hầu dễ lây lan và gây biến chứng nguy hiểm 2. Tiêm phòng bạch hầu – Cách phòng bệnh hiệu quả Phòng ngừa bệnh bạch hầu bằng cách tiêm chủng vaccine được xem là biện pháp có hiệu quả phòng bệnh hiệu quả hiện nay. Trong các phương pháp phòng bệnh, hiệu quả phòng bằng vaccine đạt tới hơn 95%. Cơ thể chỉ cần 2 đến 3 tuần sau khi tiêm đủ liều sẽ sản sinh miễn dịch với bệnh. Mỗi người sau khi tiêm phòng sẽ thiết lập một cộng đồng miễn dịch khỏi bệnh truyền nhiễm. Nếu ai cũng được chích ngừa bệnh bạch hầu thì khả năng lây lan, truyền nhiễm sẽ không còn. Từ đó đối tượng trẻ em và người già cũng giảm thiểu nguy cơ nhiễm bệnh. Không còn những biến chứng, rủi ro bệnh tật xảy đến trong tương lai, 3. Tiêm bạch hầu mấy mũi mới đúng? Một vài lưu ý sau tiêm 3.1. Trẻ em cần tiêm bạch hầu mấy mũi? Trẻ dưới 1 tuổi được khuyến cáo nên tiêm ngừa bạch hầu để chủ động tạo rào chắn không cho vi khuẩn tấn công. Mũi tiêm bạch hầu hiện nay có trong các mũi tiêm tích hợp chống nhiều bệnh trong 1 lần tiêm bao gồm: – Vaccine 6-in-1 giúp phòng 6 bệnh đồng thời trong 1 mũi tiêm: Bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm phổi do Hemophilus Influenzae loại b và viêm gan B. – Vaccine 5-in-1 giúp phòng 5 bệnh đồng thời trong 1 mũi tiêm: bạch hầu, uốn ván, ho gà, bại liệt và các bệnh lý do nhiễm khuẩn Hib. – Vaccine 4-in-1 giúp phòng 4 bệnh đồng thời trong 1 mũi tiêm: Bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt. – Vaccine 3-in-1 giúp phòng 3 bệnh đồng thời trong 1 mũi tiêm: Bạch hầu, ho gà, uốn ván. Theo Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia, trẻ thuộc 2 tháng tuổi, 3 tháng tuổi và 4 tháng tuổi cần tiêm vaccine “5 trong 1” DPT-VGB-Hib bao gồm: – Vi khuẩn bạch hầu. – Uốn ván. – Vi khuẩn ho gà bất hoạt. – Kháng nguyên vi rút viêm gan. – Vi khuẩn Haemophilus influenzae tuýp B. Mũi DPT4 (bạch cầu, ho gà, uốn ván) cần tiêm nhắc lại cho trẻ từ 18 tháng tuổi – 24 tháng tuổi. Tốt nhất là nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ chuyên môn. Trẻ em dưới 1 tuổi nên được tiêm phòng bệnh bạch hầu 3.2. Người lớn cần tiêm bạch hầu mấy mũi? Không chỉ với trẻ em, vaccine bạch hầu cũng được khuyến cáo tiêm ngừa ở cả người lớn. Vậy với người chưa từng tiêm thì cần tiêm bạch hầu mấy mũi? Liều tiêm đầy đủ sẽ theo lộ trình dưới đây: – Mũi tiêm 1: bất kỳ lúc nào. – Mũi tiêm thứ 2: Cách mũi tiêm đầu tối thiểu 1 tháng. – Mũi tiêm thứ 3: Cách mũi tiêm thứ hai tối thiểu 5 tháng. Như đã nói ở trên, hiệu quả bảo vệ của vaccine cao nếu tiêm đủ liều và đúng lịch. Thông thường, miễn dịch bảo vệ sau tiêm vắc xin thường kéo dài khoảng 10 năm nhưng sẽ giảm dần theo thời gian. Do đó, với tiêm phòng bạch hầu thì sau khi đã tiêm đủ 3 liều cơ bản thì có thể tái chủng mỗi 10 năm. Điều này giúp duy trì kháng thể bảo vệ cơ thể chống lại vi khuẩn bạch hầu lâu dài. Vì thế những người có nguy cơ, kể cả không nhớ hay tiêm vaccine bạch hầu đã lâu thì đều nên tiêm lại. Hiện bệnh bạch hầu chưa được loại trừ ở nước ta, do đó bất kỳ đối tượng nào cũng có thể mắc bệnh nếu chưa tiêm vaccine phòng bệnh đầy đủ và tiếp xúc với mầm bệnh. 3.3. Một vài lưu ý sau tiêm phòng bệnh bạch hầu Nhiều người thường lo lắng sau tiêm phòng sẽ gặp phải phản ứng bất thường. Tuy nhiên, vaccine được đánh giá cực kỳ an toàn nên rất hiếm có tác dụng phụ nghiêm trọng. Nếu có thì chỉ ở mức độ nhẹ và có thể biến mất sau 1-2 ngày: – Đau, sưng nhẹ, nóng, có thể bị ngứa,… tại vị trí tiêm. – Sốt nhẹ. – Rối loạn tiêu hóa. – Có thể buồn ngủ. Để đảm bảo về mặt sức khỏe sau tiêm thì có một số lưu ý mà bạn cần biết: – Nên ở lại địa điểm tiêm chủng khoảng 30 phút sau tiêm. Trong khoảng thời gian này nhân viên y tế sẽ theo dõi phản ứng sau tiêm. Nếu có biểu hiện nôn trớ, chóng mặt, da mẩn đỏ,.. thì cần báo ngay cho nhân viên y tế đểkiểm tra và can thiệp chữa trị kịp thời. – Khi về nhà tiếp tục theo dõi các vấn đề như: thân nhiệt, sự tỉnh táo, nhịp thở, tình trạng ở vùng tiêm,… – Nghỉ ngơi, tránh hoạt động mạnh để cơ thể thích ứng và hồi phục, bổ sung các bữa ăn đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể. – Trẻ nhỏ, người lớn tuổi hay người có sức khỏe kém đi tiêm thì cần có con cháu hoặc người thân đi cùng,.. Ở lại địa điểm tiêm ít nhất 30 phút để theo dõi phản ứng sau tiêm
Điều trị bệnh giãn phế quản sớm ngăn bệnh tiến triển nặngĐiều trị giãn phế quản giúp giảm triệu chứng và tiến triển bệnh, ngăn ngừa vòng luẩn quẩn nhiễm trùng tái phát và cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.  Điều trị giãn phế quản giúp giảm triệu chứng và tiến triển bệnh, ngăn ngừa vòng luẩn quẩn nhiễm trùng tái phát và cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.  1. Giãn phế quản là gì? Giãn phế quản (GPQ) đề cập đến tình trạng đường kính của một hoặc nhiều phế quản tăng liên tục, vĩnh viễn và không thể đảo ngược đến đường kính vượt quá 2 mm. Bệnh có đặc điểm là ho mãn tính, phế quản tiết nhiều đờm và các đợt cấp tính do nhiễm trùng tái phát. Bệnh gây ra do sự phá hủy thành phế quản do nhiễm trùng đường hô hấp mãn tính, sau một số bệnh nhiễm trùng phổi hoặc bệnh xơ nang bẩm sinh. Giãn phế quản (GPQ) là tình trạng đường kính của một hoặc nhiều phế quản tăng liên tục. 2. Triệu chứng giãn phế quản Các triệu chứng giãn phế quản chỉ xảy ra nếu bệnh nhân bị nhiễm trùng phổi nhiều lần. Khi khởi phát, bệnh tiến triển nhanh và có xu hướng nặng dần theo thời gian, trở thành bệnh mãn tính. Khi xuất hiện dấu hiệu giãn phế quản, người bệnh cần được xét nghiệm và điều trị sớm. Các triệu chứng người bệnh có thể gặp khi mắc bệnh giãn phế quản là: – Ho nhiều, ho có đờm đặc kéo dài. – Đờm có mủ màu vàng hoặc xanh, có thể lẫn máu. – Sản xuất đờm nặng hơn khi xảy ra bội nhiễm. – Không ho, ho khan kèm theo giãn phế quản. – Có dấu hiệu viêm đa xoang và tiến triển thành hội chứng xoang phế quản (một số trường hợp). 3. Biến chứng từ bệnh giãn phế quản Khi bệnh giãn phế quản lan rộng và kéo dài có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như áp xe phổi, mủ màng phổi, xơ phổi, khí thũng, mủ phế quản, viêm mủ phổi… gây khó thở, suy hô hấp, suy hô hấp nặng, thậm chí ảnh hưởng đến chức năng tim và gây suy tim. – Suy hô hấp: Xảy ra khi phổi không thể cung cấp đủ oxy cho cơ thể ngay cả khi nghỉ ngơi. – Suy tim phải: Bệnh nhân thường khó thở, tình trạng ngày càng nặng hơn. – Viêm phổi tái phát. – Ho ra máu nặng, thậm chí có thể nguy hiểm đến tính mạng do cục máu đông lấp đầy đường hô hấp. 4. Điều trị giãn phế quản Tổn thương do giãn phế quản là không thể phục hồi, vì vậy mục tiêu điều trị là ngăn chặn hoặc làm chậm sự tiến triển của bệnh. 4.1. Biện pháp điều trị chung – Duy trì chế độ ăn uống và tập luyện lành mạnh, đảm bảo cung cấp đủ năng lượng. – Nếu người bệnh hút thuốc thì phải ngừng hút thuốc ngay và hỗ trợ các biện pháp cai thuốc lá. Bên cạnh đó cần tránh tiếp xúc với khói thuốc lá. – Tiêm vắc xin cúm và phế cầu khuẩn theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa hô hấp. 4.2. Phương pháp tống đờm và phục hồi chức năng hô hấp – Hỏi bác sĩ chuyên khoa hô hấp để được hướng dẫn cách ho, khạc đờm, rung lồng ngực kết hợp dẫn lưu tư thế. Tùy theo vị trí vết thương mà chọn tư thế thích hợp, thường yêu cầu người bệnh nằm nghiêng để đờm và mủ trong phế quản có thể dễ dàng thoát ra ngoài. – Kết hợp vỗ ngực và lắc. Nên thực hiện 2-3 lần một ngày với số lượng tăng dần, mỗi lần 5-10-20 phút, trước bữa ăn.- Đây là phương pháp dẫn lưu đơn giản, có hiệu quả tốt và cần được người bệnh thực hiện thường xuyên hàng ngày ngay cả khi không có nhiễm trùng phế quản. – Soi phế quản ống mềm nếu có, tiến hành hút dịch phế quản trong quá trình soi để làm xét nghiệm vi sinh vật, bơm rửa lòng phế quản, giải phóng đờm bít tắc. 4.3. Điều trị giãn phế quản với thuốc Nếu xuất hiện các triệu chứng của cơn cấp tính như ho có đờm xanh, đờm nhiều mủ, sốt, khó thở, ho ra máu… bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa ngay để có cách điều trị thích hợp. Giãn phế quản là kết quả của tổn thương đường hô hấp (phế quản). Thuốc giãn phế quản chủ yếu tác động lên cơ trơn phế quản, làm giảm co thắt ở các cơ này, từ đó cải thiện tình trạng khó thở. Thuốc giãn phế quản không làm tổn thương hoặc phá hủy cấu trúc của phế quản và do đó không gây giãn phế quản. Thuốc thậm chí có thể cải thiện các triệu chứng ở những người bị giãn phế quản bằng cách giảm co thắt phế quản và tăng thoát đờm. Sử dụng thuốc điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ. 4.4. Phẫu thuật điều trị giãn phế quản Cắt thùy, thùy hoặc toàn bộ phổi được chỉ định trong trường hợp giãn phế quản cục bộ; giãn phế quản liên quan đến ho ra máu nặng hoặc tái phát. 5. Giãn phế quản chữa được không? Giãn phế quản là tình trạng cấu trúc của thành phế quản bị tổn thương khiến chúng dễ bị viêm và xẹp. Điều này đi kèm với việc giảm thông khí và giảm khả năng thải chất nhầy ra khỏi lòng phế quản. Sự tích tụ chất nhầy tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều loại vi khuẩn xâm nhập, cư trú tại phế quản và gây nhiễm trùng tái phát. Nhiễm trùng phế quản làm tình trạng giãn phế quản trở nên trầm trọng hơn và tạo thành một vòng xoáy bệnh lý. Giãn phế quản là tổn thương không thể phục hồi nhưng việc điều trị có thể giúp giảm triệu chứng, hạn chế chức năng hô hấp và tiến triển bệnh. Điều trị giãn phế quản giúp kiểm soát bệnh và ngăn chặn chu kỳ nhiễm trùng tái phát. Trong một số trường hợp, bệnh nhân chỉ bị giãn phế quản ở một vùng phổi và phẫu thuật cắt bỏ phần phổi đó có thể chữa khỏi bệnh. Người bệnh nên thăm khám và điều trị cùng bác sĩ chuyên khoa. 6. Cách hiệu quả giúp phòng ngừa giãn phế quản Vì virus gây bệnh qua đường hô hấp nên bệnh có thể truyền từ người bệnh sang người khỏe mạnh. Ngăn chặn mầm bệnh giúp giảm nguy cơ mắc bệnh đồng thời tiết kiệm chi phí vì việc điều trị khá phức tạp và tốn kém. Một số biện pháp giúp phòng bệnh hiệu quả bao là: – Tiêm vắc xin phòng cúm, phế cầu mỗi năm. – Không hút thuốc lá, thuốc lào, tránh khói thuốc lá và môi trường nhiều khói bụi. – Vệ sinh cá nhân tai mũi họng, răng miệng sạch sẽ. – Điều trị sớm nếu mắc bệnh lý nhiễm khuẩn tai mũi họng, răng miệng, các bệnh đường hô hấp như viêm phế quản, áp xe phổi. – Tập luyện thể dục thể thao nhằm tăng sức đề kháng cho cơ thể, giữ ấm cổ, ngực… đề phòng các đợt bội nhiễm với những người bệnh có tiền sử mắc bệnh. – Đề phòng và lấy ra sớm các dị vật trong phế quản.
Giải pháp cải thiện viêm loét niêm mạc miệngViêm loét niêm mạc miệng là vấn đề răng hàm mặt khá phổ biến ở mọi đối tượng dù có thể ở mỗi người có tần suất mắc khác nhau, tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Không gây nguy hiểm cho người bệnh nhưng viêm loét miệng thường khiến người bệnh khó chịu, cản trở hoạt dộng ăn uống, nói chuyện, dẫn đến giảm chất lượng cuộc sống. Vậy phải làm sao để cải thiện tình trạng này? Theo dõi ngay bài viết để bỏ túi các phương pháp cực hữu ích nhé! Viêm loét niêm mạc miệng là vấn đề răng hàm mặt khá phổ biến ở mọi đối tượng dù có thể ở mỗi người có tần suất mắc khác nhau, tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Không gây nguy hiểm cho người bệnh nhưng viêm loét miệng thường khiến người bệnh khó chịu, cản trở hoạt dộng ăn uống, nói chuyện, dẫn đến giảm chất lượng cuộc sống. Vậy phải làm sao để cải thiện tình trạng này? Theo dõi ngay bài viết để bỏ túi các phương pháp cực hữu ích nhé! 1. Viêm loét niêm mạc miệng là bị làm sao? Viêm loét niên mạc miệng là khi các mô mềm ở khoang miệng bị tổn thương và nhiễm trùng Viêm loét niêm mạc miệng là tình trạng các mô mềm bao phủ bên trong khoang miệng (hay còn gọi là niêm mạc miệng) bao gồm lưỡi, má, môi, nướu bị tổn thương do nhiều nguyên nhân. Do vị trí nằm bên trong miệng ẩm ướt, dễ bị tác động nên khiến cho các tế bào gặp nhiều khó khăn khi thực hiện chức năng tự phục hồi và chống lại vi khuẩn. Chính vì vậy cơ thể sẽ tự tạo ra phản ứng viêm để bảo vệ mình, dẫn đến tình trạng viêm loét. Khi các vết tổn thương hở bị vi khuẩn tấn công nhiều dần sẽ dẫn đến tình trạng lâu lành và loét sâu hơn, thậm chí còn xuất hiện mủ trắng. Viêm loét tại niêm mạc miệng thường dễ tái phát bất chợt không theo chu kỳ,khiến người bệnh đau, xót, khó chịu khi hoạt động ăn uống, nói chuyện và ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Một số nguyên nhân dẫn đến viêm loét niêm mạc miệng bao gồm: – Do nóng trong gây nhiệt miệng, khi ăn uống và nói chuyện tác động nhiều vào khiến vết nhiệt vỡ ra, lan rộng thành các vết viêm loét. – Do các tác động vật lý như bỏng nhiệt khi ăn uống, cắn phải môi/má khi ăn, té ngã, va đập hoăc rủi ro khi thực hiện các thủ thuật nha khoa. – Do tác dụng phụ của thuốc xạ trị điều trị ung thư. – Do tác động của các chất hóa học như nước súc miệng quá đậm đặc, kem đánh răng cay nóng nhiều,… – Bị nhiễm khuẩn ở người suy giảm miễn dịch, người suy nhược cơ thể, người hút thuốc lá nhiều và vệ sinh răng miệng kém. – Do virus Varicella Zoster hoặc virus Herpes gây ra mụn nước trong miệng, khi mụn nước vỡ tạo thành vết loét. – Rubella gây ra bệnh sởi với dấu hiệu là rát vùng niêm mạc khoang miệng, tạo thành các vết thương có phần trung tâm trắng, thường xuất hiện ở người bệnh 1-2 ngày trước khi xảy ra triệu chứng toàn thân. 2. Triệu chứng khi bị viêm loét niêm mạc miệng Viêm loét niêm mạc miệng biểu hiện dưới dạng các vết lở loét hoặc đốm đỏ với hình dạng tròn hoặc oval. Các vết loét này thường có viền đỏ và bên trong trung tâm vết thương có mảng màu vàng, trắng. Viêm loét xảy ra có thể từ 1 cho đến nhiều nốt, có thể phân bố tập trung hoặc rời rạc trong niêm mạc miệng với mức độ nghiêm trọng và kích thước khác nhau. – Loét aphthe nhỏ thường gặp với biểu hiện điển hình là 1 hoặc nhiều vết loét vùng niêm mạc miệng có đường kính <1cm, vết loét nông, nằm rời rạc hoặc tụ thành đám, có thể tự lành lại sau 7-14 ngày, không để lại sẹo. – Loét aphthe lớn (còn gọi là bệnh Sutton) với các vết tổn thương có kích thước >1cm, lâu lành, có khi kéo dài nhiều tuần và để lại sẹo do hoại tử lan rộng. – Loét Herpes: Số lượng vết loét rất nhiều, từ 10 vết trở lên, tụ thành từng chùm, khởi điểm là nhiều vết loét nhỏ kết hợp lại thành mảng loét lớn, thời gian lành trong khoảng 7-30 ngày Ngoài ra có những dấu hiệu và triệu chứng sau thường được xác nhận khi sắp hoặc đang bị viêm loét niêm mạc: vùng má sưng, nóng, tấy đỏ và đau; nếu có vết loét thì sẽ thường gây ra cảm giác đau, xót, khó chịu khi nuốt, nhất là khi ăn uống, nói chuyện cọ vào. Bên cạnh đó, khi vết loét viêm nhiễm nặng, người bệnh sẽ có hiện tượng sốt cao, đôi khí mọc hạch ở góc hàm. 3. Giải pháp cải thiện viêm loét niêm mạc miệng 3.1 Vệ sinh răng miệng tốt Vệ sinh răng miệng tốt giúp giảm nguy cơ viêm loét niêm mạc miệng Thực hiện tốt vệ sinh răng miệng hàng ngày là biện pháp đơn giản nhất giúp ngăn chặn tình trạng nhiễm khuẩn và các diễn biến nặng có thể xảy ra khi bị viêm loét niêm mạc miệng. – Vệ sinh răng miệng sau khi ăn 30 phút hoặc 2 lần sáng và tối mỗi ngày. Đánh răng nhẹ nhàng bằng bàn chải thường để dễ dàng điều tiết lực, lưu ý để đầu bàn chải không đụng vào các vết loét trong quá trình chải răng. – Sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng sát khuẩn nhẹ dịu để làm sạch hoàn toàn khoáng miệng. Tránh chọn nước súc miệng quá mạnh, quá cay, nóng vì có thể khiến cho vết loét bị đau, xót và khó lành. – Thay bàn chải mỗi 3 tháng, rửa sạch bàn chải trước và sau khi sử dụng, bảo quản nơi khô ráo, sạch sẽ để ngừa vi khuẩn sinh sôi phát triển, gián tiếp khiến cho tình trạng viêm loét miệng trầm trọng hơn. 3.2 Khám răng định kỳ Không phải chỉ khi gặp các vấn đề về răng như sâu răng, đau răng, viêm lợi, nhổ răng chúng ta mới cần đến nha sĩ. Viêm loét niêm mạc miệng cũng là một bệnh lý răng hàm mặt, có khả năng xuất hiện do ảnh hưởng từ các bệnh lý khác như răng bị mẻ, vỡ chọc vào niêm mạc gây tổn thương, dị ứng chất liệu trám răng, viêm lợi lan rộng,… Đi khám răng định kỳ hoặc ngay khi cảm thấy có biểu hiện khó chịu do viêm loét sẽ giúp bạn kiểm soát đươc sức khỏe răng miệng, tìm ra nguyên nhân gây bệnh và có biện pháp điều trị chính xác, tiết kiệm thời gian và chi phí điều trị. 3.3 Thay đổi chế độ ăn khi bị viêm loét niêm mạc miệng Tình trạng viêm loét trong khoang miệng thường gây xót, đau đớn mỗi khi hoạt động vùng miệng, đau tăng cao khi ăn uống, gây ảnh hưởng rất nhiều đến chế độ dinh dưỡng và sức khỏe chung của bệnh nhân trong thời gian bị loét miệng. Để người bệnh duy trì dinh dưỡng tốt và không khiến vết loét miệng nghiêm trọng, khó lành hơn, cần chú ý một số điều trong chế độ ăn: – Uống nước xen kẽ trong bữa ăn giúp việc nuốt thức ăn dễ dàng hơn. – Nên uống đồ uống mát, nước trái cây không quá chua để cung cấp vitamin cho cơ thể và làm dịu vết loét. Nên tránh ăn cam hoặc các hoa quả chua khi đang bị viêm loét miệng – Tránh các loại trái cây chua hoặc có tính axit như cam, chanh, bưởi và các thức ăn có gia vị mạnh vì có thể gây kích ứng vết loét. – Ăn thức ăn mềm ở nhiệt độ ấm hoặc nguội, tránh ăn đồ ăn nóng và các thực phẩm cứng, có cạnh sắc như rau củ sống, bánh quy, các loại hạt. Nếu tình trạng viêm loét niêm mạc miệng nặng, người bệnh nên xay nhỏ đồ ăn hoặc ăn những món có kết cấu mềm như: Súp, cháo, thịt xay, khoai tây nghiền, bánh ngọt, sữa,… – Thi thoảng ngậm đá viên hoặc kem que không đường để làm dịu các vùng bị viêm và giảm đau tức thì. – Không hút thuốc lá, uống rượu, bia, nước ngọt và các đồ uống có ga (không chứa cồn) nói chung khác trong thời gian bị loét miệng vì có thể gây kích ứng vết thương. 3.4 Sử dụng thuốc đặc trị cho viêm loét niêm mạc miệng – Bôi ngoài vết thương: Một số loại thuốc giảm đau có dạng gel hoặc thuốc mỡ có thể được chỉ định bôi cho vết loét trong miệng để giảm đau, bảo vệ vết thương, sát khuẩn,… – Uống thuốc điều trị triệu chứng: Thuốc giảm đau là thứ không thể thiếu khi bạn bị cơn đau do loét miệng làm phiền.Tuy nhiên không nên tự ý mua và uống thuốc khi không có sự kê đơn từ bác sĩ vì hầu hết những loại thuốc này chứa Aspirin hoặc các thuốc khác có thể dẫn đến tình trạng giảm tiểu cầu và khiến vấn đề chảy máu ở vết loét trở nên tồi tệ hơn. 3.5 Sử dụng các phương thuốc tự nhiên Nếu như tình trạng viêm loét miệng của bạn không quá trầm trọng, bạn cũng có thể sử dụng các phương thuốc tự nhiên có ngay trong gian bếp của mình để giảm đau, kháng khuẩn và giúp vết thương mau lành hơn như: – Súc miệng bằng nước muối sinh lý mỗi ngày ngay khi vết loét xuất hiện cho tới khi hết triệu chứng hoặc vết loét lành hẳn. Nước muối có đặc tính sát khuẩn, làm sạch tốt và giúp giảm viêm hiệu quả. – Thoa mật ong lên vết loét để kháng khuẩn và giảm sưng đau khi viêm loét miệng. Ngoài ra sử dụng mật ong ở giai đoạn mới chớm bị bệnh còn giúp ngăn ngừa nhiễm trùng thứ cấp do viêm loét, nhiệt miệng. – Đắp túi trà hoa cúc hoặc uống trà hoa cúc cũng là một cách cải thiện tự nhiên. Nhiều nghiên cứu cho thấy trà hoa cúc có tác dụng giảm đau nhẹ nhàng và làm lành vết thương rất tốt. Ngoài ra, hai chất Levomenol và Azulene trong trà còn có khả năng sát trùng, chống viêm hiệu quả. Tóm lại, viêm loét niêm mạc miệng có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau tuy nhiên không gây nguy hiểm mà chỉ khiến người bệnh khó chịu và cản trở khả năng ăn uống, làm suy giảm chất lượng cuộc sống. Việc xác định đúng nguyên nhân gây bệnh để điều trị chính xác sẽ giúp tình trạng bệnh cải thiện nhanh chóng và hiệu quả. Nếu khi thực hiện các biện pháp cải thiện cơ bản được đề cập trong bài mà sau 2-7 ngày tình trạng viêm loét không thuyên giảm, hãy đến các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị, tránh bỏ sót bệnh dẫn đến rủi ro không mong muốn.
Thông tin cơ bản về một chương trình thủy tinh hóa tế bào trứng thành công rất quan trọng đối với những phụ nữ có các chỉ định khác nhau về công nghệ hỗ trợ sinh sản. Mục tiêu của T0 này là báo cáo kết quả của quá trình thủy tinh hóa tế bào trứng thu được thông qua chương trình OD bằng cách đánh giá sự phát triển của phôi và tỷ lệ làm tổ của phương pháp chuyển phôi nang T3 tổng số tế bào trứng được lấy từ người hiến tặng có tế bào trứng được sử dụng trong tế bào trứng thủy tinh hóa của nhóm T0 và được sử dụng trong nhóm đối chứng tế bào trứng tươi có những người nhận nhận được phôi nang thu được từ tế bào trứng thủy tinh hóa và những người nhận nhận được phôi nang từ tế bào trứng tươi tỷ lệ phân tách phôi Tỷ lệ mang thai chất lượng pr và ir được so sánh giữa các kết quả CG Tế bào trứng thủy tinh cho thấy tỷ lệ sống sót không có sự khác biệt về tỷ lệ thụ tinh và tỷ lệ phân cắt trong ngày và/hoặc tỷ lệ hình thành phôi nang và đối với T0 và CG đối chứng tương ứng với tỷ lệ sirs và sẩy thai bà đã có tương tự đối với nhóm T0 so với nhóm đối chứng pr so với ir so với mr so với kết luận khả năng phát triển của phôi thu được từ tế bào trứng thủy tinh hóa không bị ảnh hưởng bởi quy trình thủy tinh hóa vì chúng duy trì khả năng được thụ tinh và phát triển thành phôi nang chất lượng cao tương tự như phôi nang CF có thể được xác định. Tấm WG có các điểm đánh dấu riêng biệt với khả năng phân tách đã biết được sử dụng để hiệu chỉnh hệ thống hình ảnh d. Kết quả thử nghiệm chứng minh rằng phương pháp hiệu chuẩn đề xuất dễ áp ​​dụng và có thể xây dựng mối quan hệ chính xác giữa dữ liệu pha và độ sâu
MBs mbs ở protophormia terraenovae đã được loại bỏ bằng cách xử lý hydroxyurea hu đối với ấu trùng ngay sau khi nở để kiểm tra vai trò của mbs trong khả năng nhận biết khứu giác và hiện tượng quang chu kỳ ở tất cả các cá thể. Cấu trúc của thùy alpha beta và gamma, cuống và đài hoa của mb là không tìm thấy phương pháp điều trị T3 hu các cấu trúc khác của não rõ ràng không bị tổn hại thể tích của cả thùy râu và CC tuy nhiên ở ruồi được điều trị nhỏ hơn so với ruồi đối chứng, ruồi được điều trị và không được điều trị đã được kiểm tra khả năng học hỏi khứu giác thèm ăn của chúng khả năng và hiện tượng quang chu kỳ trong mô hình học khứu giác một mùi methylsalicylate hoặc coumarin được kết hợp với phần thưởng SU những con ruồi không được xử lý đã học cách liên kết cả hai mùi với phần thưởng nhưng những con ruồi được xử lý không phản ứng trong thử nghiệm về hiện tượng quang chu kỳ cả ruồi được nuôi và không được xử lý Đối với chu kỳ quang, cả hai nhóm ruồi đều phát triển buồng trứng trong điều kiện ngày dài nhưng bước vào thời kỳ mãn kinh trong điều kiện ngày ngắn, kết quả cho thấy rằng mbs không thể thiếu cho việc học khứu giác nhưng không cần thiết cho hiện tượng quang chu kỳ và việc lưu trữ các chu kỳ thông tin quang chu kỳ hàng ngày xảy ra bởi một hệ thống thần kinh khác ngoài mbs
Phân biệt bị đau bụng dạ dày với các loại đau bụng khácĐau bụng là biểu hiện bình thường có thể gặp ở mọi đối tượng, lứa tuổi. Tuy nhiên có nhiều loại đau bụng khác nhau nên nhiều người đã nhầm lẫn dẫn tới điều trị sai cách. Bài viết dưới đây sẽ giúp độc giả phân biệt bị đau bụng dạ dày với các loại đau bụng khác. Đau bụng là biểu hiện bình thường có thể gặp ở mọi đối tượng, lứa tuổi. Tuy nhiên có nhiều loại đau bụng khác nhau nên nhiều người đã nhầm lẫn dẫn tới điều trị sai cách. Bài viết dưới đây sẽ giúp độc giả phân biệt bị đau bụng dạ dày với các loại đau bụng khác. Đau bụng do mắc bệnh dạ dày Các bệnh ở dạ dày thường gặp như đau dạ dày, viêm loét dạ dày, thủng dạ dày, xuất huyết dạ dày, ung thư dạ dày đều gây ra triệu chứng đau bụng. Đau bụng do mắc bệnh ở dạ dày có tính chất hoàn toàn khác với các kiểu đau bụng khác. Đau bụng dạ dày thường đau ở vùng thượng vị (trên rối và dưới xương ức), đau âm ỉ hoặc đau quặn từng cơn, đau cả khi đói lẫn khi no, đặc biệt đau nhiều sau khi ăn những thực phẩm kích thích như đồ cay nóng, đồ chua… Đau vùng thượng vị là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý ở dạ dày như viêm dạ dày, thủng dạ dày… Ngoài đau bụng dạ dày người bệnh còn thấy xuất hiện các triệu chứng kèm theo như chán ăn, ợ chua, buồn nôn… Các loại đau bụng khác Khi bị giun chui ống mật người bệnh sẽ thấy xuất hiện các triệu chứng như đau ở vùng thượng vị và hạ sườn phải. Đau đột ngột, dữ dội và lăn lộn khiến người bệnh phải nằm chổng mông hoặc dựng hai chân lên tường cho bớt đau. Bệnh thường hay gặp ở những người có tiền sử nhiều giun. Người bệnh đau bụng âm ỉ ở vùng hố chậu phải, kèm theo đó là triệu chứng sốt,  buồn nôn, đại tiện phân lỏng. Khi khám và ấn vào bụng có cảm giác rất đau. Đối với chị em phụ nữ, những ngày trước hoặc trong khi hành kinh có thể gặp tình trạng đau bụng. Cơn đau bụng kinh thường ở vùng hạ vị hoặc hố chậu, đau nhẹ hoặc quằn quại kèm theo buồn nôn, thân nhiệt tăng, đau ngực… Khi tới kỳ kinh nguyệt chị em cũng có thể gặp phải tình trạng đau bụng Khi bị viêm đại tràng người bệnh sẽ thấy đau bụng dưới vùng hố chậu trái, kèm theo đó là tình trạng rối loạn đại tiện: táo bón, tiêu chảy hoặc phân có lẫn máu… Hội chứng ruột kích thích sẽ khiến người bệnh bị đau bụng bên trái hoặc bên phải rốn, đi ngoài phân không thành khuôn, cảm giác đi ngoài chưa hết phân, trướng bụng, có thể sờ thấy những u cục nổi quanh vùng bụng… Các triệu chứng đau bụng cần đi khám ngay Triệu chứng đau bụng có thể cảnh báo nhiều bệnh lý khác nhau có thể là bình thường nhưng có thể là bất thường, rất nguy hiểm. Nếu bạn có các triệu chứng đau bụng sau cần đến ngay các bệnh viện để kiểm tra sớm nhằm chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh. Người bệnh cần đi khám ngay khi có dấu hiệu bệnh để chẩn đoán chính xác tình trạng sức khỏe XEM THÊM: >> Bất ngờ với cách chữa bệnh đau dạ dày bằng khoai lang >> Bệnh viêm dạ dày có khó chữa không? >> Cách chữa bệnh đau dạ dày bằng đậu rồng
giữa và bệnh nhân mắc VFP hai bên và bệnh nhân mắc VFP một bên đã được tác giả quản lý bằng cách sử dụng kỹ thuật cuống cơ thần kinh để theo dõi tái phân bố dây thần kinh trong ít nhất nhiều năm đối với các bệnh nhân bị tổn thương hai bên và một bên. Đã đạt được thành công LT ở BL nhóm và nhóm một bên tái phân bổ thành công các trường hợp liệt một bên thường duy trì sự điều chỉnh giọng nói vô thời hạn nhưng có sự suy giảm khả năng phục hồi đường thở thành công sau phẫu thuật ở khoảng các trường hợp BL có vẻ là do sự phát triển của viêm khớp sụn nhẫn
sự tuân thủ in vitro của mười chủng enterococcus faecalis và mười chủng enterococcus faecium với ống thông tiểu bằng cao su silicon hóa và với SE đã được đánh giá huyền phù vi khuẩn x cfuml trong TSB chứa các đoạn cm từ mỗi loại ống thông được ủ ở độ c trong các khoảng thời gian xác định các đoạn được rửa để loại bỏ vi khuẩn không bám dính và siêu âm trong các đơn vị hình thành khuẩn lạc và nhỏ nhất đã được định lượng sự bám dính của vi khuẩn xảy ra nhanh chóng đạt đến đỉnh tối đa sau một giờ ủ Enterococcus faecium Sự bám dính vào cả hai vật liệu sinh học thấp hơn đáng kể so với enterococcus faecalis không có sự khác biệt nào được quan sát giữa hai chất đàn hồi sự bám dính của vi khuẩn không liên quan đến tính kỵ nước bề mặt vi khuẩn hemolysin hoặc sản xuất gelatinase
Chẩn đoán lâm sàng bệnh Binswanger. Để hỗ trợ nghiên cứu tiền cứu về bệnh Binswanger, một dạng bệnh mất trí nhớ mạch máu chưa được hiểu rõ, một tiêu chí chuẩn hóa để chẩn đoán trước khi chết đã được đề xuất. Các tiêu chí này bao gồm chứng sa sút trí tuệ, các bất thường về X quang hai bên trên chụp cắt lớp vi tính (CT) hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI) và ít nhất hai trong số ba phát hiện lâm sàng sau: A) yếu tố nguy cơ mạch máu hoặc bằng chứng của bệnh mạch máu hệ thống; B) bằng chứng về bệnh mạch máu não khu trú; và C) bằng chứng về rối loạn chức năng não "dưới vỏ não". Các tiêu chí này đã được xác nhận theo hai cách. Đầu tiên, bằng cách áp dụng hồi cứu chúng cho một loạt 30 bệnh nhân mất trí nhớ với nhiều chẩn đoán bệnh lý khác nhau. Thứ hai, bằng cách áp dụng chúng cho một loạt 184 bệnh nhân mắc bệnh Alzheimer điển hình trên lâm sàng. Độ nhạy và độ đặc hiệu của tiêu chí có vẻ phù hợp để sử dụng trong nghiên cứu lâm sàng.
Theo dõi 6 năm một loạt bệnh nhân liên tiếp đến đơn vị chăm sóc mạch vành vì đau ngực cấp tính: tầm quan trọng tiên lượng của điện tâm đồ Trong 6 năm theo dõi hồi cứu, dữ liệu đã thu được từ 536 trong số 566 (95%) bệnh nhân liên tiếp nhập viện do bệnh mạch vành. đơn vị chăm sóc với cơn đau ngực cấp tính. Chẩn đoán của họ là nhồi máu cơ tim cấp tính ở 290 (54%), thiếu máu cơ tim ở 164 (31%), viêm màng ngoài tim ở 16 (3%) và không phải do tim ở 66 (12%). Tỷ lệ tử vong trong 6 năm lần lượt là 36%, 24%, 0% và 16%. Ở những bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp tính, tỷ lệ tử vong cao hơn trong quá trình theo dõi có liên quan đến tuổi cao hơn trung bình, creatine kinase cao hơn trung bình, nhồi máu cơ tim trước đó, nhồi máu sóng Q và sự hiện diện của những thay đổi đối ứng. Sự hiện diện của những thay đổi tương hỗ có liên quan đến nồng độ creatine kinase trong huyết thanh cao hơn mức trung bình, cho thấy tình trạng nhồi máu lan rộng hơn. Nhồi máu cơ tim phức tạp do rung thất hoặc block nhánh trái có liên quan đến tỷ lệ tử vong cao hơn. Điện tâm đồ được ghi vào thời điểm nhồi máu cơ tim cấp chứa nhiều thông tin tiên lượng hữu ích.
Truyền Papaveretum ở trẻ dưới 6 tháng tuổi. Hiệu quả của việc truyền papaveretum liều thấp liên tục để giảm đau sau phẫu thuật đã được đánh giá ở 29 trẻ từ 1-6 tháng tuổi được nuôi dưỡng tại phòng phẫu thuật dành cho trẻ sơ sinh sau cuộc phẫu thuật lớn ở vùng bụng. Nhân viên điều dưỡng được đào tạo có thể điều chỉnh liều lượng theo hướng dẫn quy định và đạt được hiệu quả giảm đau thỏa đáng với chế độ điều trị lên tới 0,0375 mg/kg/giờ, xấp xỉ một nửa liều khuyến cáo ở trẻ lớn hơn 12 tháng tuổi. Có 1 trường hợp suy hô hấp có ý nghĩa lâm sàng.
MTP mtp là mục tiêu để giảm lipid huyết tương vì vai trò không thể thiếu của nó trong quá trình tổng hợp lipoprotein giàu triglyceride ức chế mtp ở chuột được cho ăn WD làm giảm triglyceridescholesterol huyết tương trong khi tăng alanineaspartate aminotransferase huyết tương altast và triglyceride gan cholesterol tự do FC tích tụ trong lưới nội chất er và ty thể dẫn đến er và stress oxy hóa các nghiên cứu cơ chế cho thấy ức chế mtp làm tăng phiên mã của gen gptgot thông qua điều hòa tăng con đường ireαcjun dẫn đến tăng tổng hợp và PR của altast do đó điều hòa tăng phiên mã của gen gptgot là một cơ chế chính để đáp ứng với er AS làm tăng transaminase huyết tương sự gia tăng transaminase huyết tương và mô có thể đại diện cho phản ứng bình thường đối với AS để tồn tại
Nên ăn gì để diệt vi khuẩn HP trong dạ dày? Vi khuẩn HP là một trong những nguyên nhân chính gây viêm loét dạ dày, thậm chí dẫn đến ung thư dạ dày. Bên cạnh việc dùng thuốc, sử dụng các thực phẩm tiêu diệt vi khuẩn HP cũng là lựa chọn của nhiều bệnh nhân. Vậy nên ăn gì để diệt vi khuẩn HP hữu hiệu trong dạ dày? 1. Đôi nét về mức độ nguy hiểm của vi khuẩn HP dạ dày Vi khuẩn HP (có tên đầy đủ là Helicobacter Pylori) được tìm thấy lần đầu ở trong dạ dày con người vào năm 1982. Vi khuẩn HP chủ yếu sinh sống trong dạ dày. Loại vi khuẩn này là nguyên nhân chính gây các bệnh mạn tính ở dạ dày, có thể dẫn tới viêm loét hoặc ung thư dạ dày. Nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời, vi khuẩn HP cũng có thể gây nhiều biến chứng phức tạp đối với cơ thể con người.Về đường lây truyền, vi khuẩn HP có thể lây trực tiếp qua tuyến nước bọt như theo đường ăn uống chung với người cùng sinh hoạt trong một môi trường. Ngoài ra, vi khuẩn HP cũng có thể lây nhiễm qua thức ăn, nước uống có chứa vi khuẩn này.Theo thống kê, ở Việt Nam có tới hơn 80% bệnh nhân nhiễm vi khuẩn HP nhưng không có triệu chứng cụ thể. Hầu hết người bệnh chỉ phát hiện bị nhiễm HP khi đã có những biểu hiện rõ ràng của các bệnh viêm cấp tính dạ dày, loét dạ dày, loét tá tràng,... 2. Ăn gì để diệt vi khuẩn HP? Chế độ ăn có ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình tiêu hóa và cả hệ vi sinh trong đường ruột. Nhiều hoạt chất có trong các loại thực phẩm có thể giúp tiêu diệt vi khuẩn HP, từ đó hỗ trợ điều trị hiệu quả các bệnh ở đường tiêu hóa. Vậy bệnh nhân nên ăn gì để diệt vi khuẩn HP?2.1 Rau củ và trái cây. Trái cây và rau củ rất tốt đối với người bị nhiễm khuẩn HP do nhóm thực phẩm này rất giàu vitamin, khoáng chất và các chất chống oxy hóa. Nhóm thực phẩm này có tác dụng chữa lành các tổn thương, bảo vệ niêm mạc dạ dày và hạn chế tối đa sự phát triển của vi khuẩn. Đồng thời, chúng còn hỗ trợ cải thiện hoạt động của hệ tiêu hóa và tăng cường sức khỏe của hệ thống miễn dịch.Do đó, người bị nhiễm khuẩn HP nên ăn nhiều rau củ và các loại trái cây không chứa nhiều axit như táo, dâu tây, anh đào, việt quất, quả mâm xôi,... Các loại quả mọng có chứa nhiều chất chống oxy hóa như resveratrol, acid ellagic,.... Các chất này có tác dụng kiểm soát tốt các gốc tự do, làm giảm sự hoạt động và sinh sôi của vi khuẩn HP và có tác dụng tích cực trong hoạt động chống viêm.Bên cạnh đó, bệnh nhân nhiễm HP cũng nên sử dụng nhiều hơn bông cải xanh, bông cải trắng và bắp cải vì các loại rau này có chứa chất isothiocyanates với công dụng tuyệt vời trong việc chống lại vi khuẩn HP, làm giảm sự lây lan của HP trong ruột và ngăn ngừa ung thư. Không chỉ vậy, các loại rau này còn rất dễ tiêu hóa, có thể làm giảm đau dạ dày trong quá trình điều trị bệnh. Đó là lý do mỗi ngày người bị nhiễm khuẩn HP nên ăn khoảng 70g bông cải xanh trở lên.2.2 Thực phẩm bổ sung lợi khuẩn probiotics. Bên trong đường ruột của con người tồn tại 1 hệ vi sinh đa dạng với hơn 85% lợi khuẩn. Việc bổ sung các vi sinh vật có lợi sẽ giúp ức chế sự phát triển quá mức của các vi khuẩn có hại (trong đó có vi khuẩn HP). Không chỉ vậy, các vi sinh vật có lợi còn giúp tạo ra axit lactic, hydrogen peroxide cùng các hợp chất kháng khuẩn, giúp làm giảm số lượng của các loại vi khuẩn có hại. Vì vậy, nếu thắc mắc nên ăn gì để diệt vi khuẩn HP thì người bệnh không nên bỏ qua nhóm thực phẩm bổ sung lợi khuẩn.Người bệnh có thể bổ sung lợi khuẩn cho hệ tiêu hóa thông qua thực phẩm hoặc sử dụng men vi sinh. Các loại thực phẩm giàu lợi khuẩn và tốt cho sức khỏe hệ tiêu hóa nên được bổ sung vào thực đơn ăn uống của các gia đình là: Sữa chua, súp miso, kim chi, dưa cải, trà kombucha, một số loại pho mát,... Việc đưa các thực phẩm này vào chế độ ăn uống không chỉ giúp hỗ trợ điều trị tình trạng nhiễm khuẩn HP mà còn làm giảm tình trạng bụng chướng, đầy hơi, tiêu chảy,...Nhiều người cho rằng thực phẩm lên men như dưa muối, kim chi không tốt cho người mắc bệnh dạ dày vì dễ khiến vết viêm loét nặng hơn. Tuy nhiên, nhóm thực phẩm này lại được chứng minh là có hiệu quả rất tốt trong hỗ trợ điều trị tình trạng nhiễm khuẩn HP và ngăn ngừa tái nhiễm sau điều trị. Các bệnh nhân bị viêm loét dạ dày do HP đang dùng kháng sinh được cân nhắc bổ sung men vi sinh hằng ngày nhằm làm tăng hiệu quả điều trị và làm giảm tác dụng phụ của thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, người bệnh cần hỏi ý kiến bác sĩ để chọn được loại thực phẩm và men vi sinh phù hợp.2.3 Trà xanh và mật ong. Nếu thắc mắc ăn gì để diệt vi khuẩn HP, người bệnh nên sử dụng trà xanh và mật ong. Đây là các loại thức uống rất giàu chất chống oxy hóa và có đặc tính kháng khuẩn tốt. Bên cạnh đó, trong trà xanh còn có chứa nhiều polyphenol - giúp chống lại tình trạng stress oxy hóa và các loại vi khuẩn gây bệnh như H. pylori, candida albicans, E. coli, Staphylococcus aureus,... Kết quả của 1 nghiên cứu được thực hiện vào tháng 5/2015 cho thấy: Người uống trà xanh và mật ong 1 lần/ngày trong 1 tuần có tỷ lệ dương tính với HP thấp hơn so với nhóm người không uống loại đồ uống này.2.4 Thực phẩm giàu chất béo không bão hòa đaĐể tiêu diệt vi khuẩn HP trong dạ dày hiệu quả, người bệnh còn nên ưu tiên sử dụng các loại thực phẩm giàu chất béo tốt (chất béo không bão hòa đa Omega - 3, Omega - 6) như:Dầu oliu nguyên chất, dầu hạt cải, dầu hướng dương;Các loại cá béo: Cá thu, cá hồi, cá ngừ;Các loại hạt dinh dưỡng: Hạt chia, óc chó, hạnh nhân, hạt hướng dương,...Các thực phẩm trên có tác dụng loại bỏ vi khuẩn HP, phục hồi niêm mạc của dạ dày và làm giảm nguy cơ loét dạ dày - tá tràng. Ngoài ra, chất béo không bão hòa đa còn tốt cho tim mạch, có tác dụng chống viêm và làm giảm các triệu chứng khó chịu của bệnh viêm khớp. 3. Người bị vi khuẩn HP không nên ăn gì? Bên cạnh việc tìm hiểu nên ăn gì để diệt vi khuẩn HP, bệnh nhân cũng cần nắm được nên tránh ăn gì khi nhiễm loại vi khuẩn này để tránh nguy cơ vi khuẩn phát triển quá mức và dẫn tới nhiều bệnh lý nguy hiểm. Sau đây là một số thực phẩm mà người đang nhiễm vi khuẩn HP cần tránh:Thực phẩm có chứa caffeine như socola, cà phê, trà đen,... do dễ gây kích ứng lên niêm mạc dạ dày, làm dạ dày nóng rát, khó chịu;Các loại trái cây có chứa nhiều axit như cam, chanh, dứa,... có thể làm tăng axit trong dạ dày và tăng nguy cơ viêm loét;Thực phẩm cay nóng có thể làm tăng nguy cơ loét dạ dày, suy yếu khả năng tiêu hóa, tăng tiết axit dịch vị, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn HP phát triển;Thức ăn mặn do muối có thể làm thay đổi tính chất của lớp màng nhầy bảo vệ dạ dày, khiến vi khuẩn HP dễ xâm nhập vào lớp niêm mạc trong dạ dày;Các loại đồ uống có cồn như bia, rượu,... có thể gây nguy hại trực tiếp tới dạ dày, khiến các vết loét dạ dày lan rộng, làm tăng nguy cơ diễn tiến thành ung thư;Đồ chiên rán nhiều dầu mỡ khó tiêu hóa, khiến dạ dày phải làm việc nhiều hơn, dẫn tới tình trạng chướng bụng, đầy hơi và ảnh hưởng tới quá trình phục hồi niêm mạc dạ dày;Thịt chế biến và thực phẩm đóng hộp có chứa nhiều chất bảo quản và phụ gia hóa học, có thể kích ứng dạ dày - ruột và làm tăng nặng tình trạng viêm nhiễm.Bài viết đã trang bị thêm cho người bệnh kiến thức bổ ích về việc nên ăn gì để diệt vi khuẩn HP trong dạ dày và những loại thực phẩm cần hạn chế. Người bệnh cần xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh để ức chế và tiêu diệt vi khuẩn HP, tránh nguy cơ gặp phải những biến chứng khó lường như viêm loét dạ dày, ung thư dạ dày,... Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng My. Vinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Bệnh đau nửa đầu uống thuốc gì nhanh giảm cơn đau?Đau nửa đầu là một bệnh lý mạch máu thần kinh mạn tính. Bệnh thường có các dấu hiệu điển hình như: đau đầu dữ dội, đau đầu từng cơn, tái phát ở một hoặc cả hai bên đầu. Các cơn đau có thể kéo dài từ 4 đến 72 giờ. Ở một số người bệnh, trước khi cơn đau đầu xuất hiện có thể gặp các biểu hiện như mờ mắt, nổi mề đay, tê bì mặt và tay chân, buồn nôn, sợ âm thanh và ánh sáng… Vậy bị bệnh đau nửa đầu uống thuốc gì để giảm nhanh cơn đau? Tham khảo Hướng dẫn điều trị bằng thuốc trị chứng đau nửa đầu của Liên hội Thần kinh Châu Âu trong bài viết dưới đây. Đau nửa đầu là một bệnh lý mạch máu thần kinh mạn tính. Bệnh thường có các dấu hiệu điển hình như: đau đầu dữ dội, đau đầu từng cơn, tái phát ở một hoặc cả hai bên đầu. Các cơn đau có thể kéo dài từ 4 đến 72 giờ. Ở một số người bệnh, trước khi cơn đau đầu xuất hiện có thể gặp các biểu hiện như mờ mắt, nổi mề đay, tê bì mặt và tay chân, buồn nôn, sợ âm thanh và ánh sáng… Vậy bị bệnh đau nửa đầu uống thuốc gì để giảm nhanh cơn đau? Tham khảo Hướng dẫn điều trị bằng thuốc trị chứng đau nửa đầu của Liên hội Thần kinh Châu Âu trong bài viết dưới đây. 1. Bệnh đau nửa đầu uống thuốc gì ở giai đoạn cấp? Thuốc điều trị cơn đau nửa đầu giai đoạn cấp được chia thành thuốc không đặc hiệu và thuốc đặc trị. 1.1. Thuốc không đặc hiệu Thuốc điều trị không đặc hiệu cho chứng đau nửa đầu bao gồm các loại thuốc chống viêm không steroid, thuốc an thần barbiturat, thuốc giảm đau opioid. – Thuốc chống viêm không steroid: Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng thuốc giảm đau hạ sốt có hiệu quả đối với các cơn đau nửa đầu nhẹ đến trung bình và các cơn đau nửa đầu nặng trước đó. – Thuốc an thần barbiturat: Có thể giúp an thần, dễ ngủ và giảm nhanh cơn đau đầu. Vì thuốc an thần gây nghiện nên chúng chỉ thích hợp cho những bệnh nhân đau nửa đầu nặng, đã thất bại với các phương pháp điều trị bằng thuốc khác. – Thuốc giảm đau opioid: Có thể gây nghiện, gây nhức đầu, kháng thuốc… nếu dùng quá nhiều. Vì vậy nhóm thuốc này không được khuyến khích sử dụng thường xuyên và nên có chỉ định bác sĩ. Bị bệnh đau nửa đầu uống thuốc gì là thắc mắc của nhiều bệnh nhân 1.2. Thuốc đặc hiệu Bao gồm các loại thuốc triptan, thuốc ergotamine, thuốc đối kháng thụ thể peptit liên quan đến gen calcitonin,… – Thuốc triptan: Thuốc triptan có thể kiểm soát chứng đau nửa đầu ở bất cứ giai đoạn nào của cơn đau. So với thuốc ergot, triptan có tỷ lệ tái phát đau đầu cao hơn trong vòng 24 giờ điều trị (15% -40%). – Thuốc ergotamine: Thuốc ergotamine đã được áp dụng lâm sàng trước đó trong điều trị cơn đau nửa đầu cấp tính. Ergotamine có ưu điểm là thời gian bán hủy của thuốc kéo dài và tỷ lệ tái phát đau đầu thấp. Tuy nhiên, một lượng rất nhỏ ergotamines có thể nhanh chóng gây đau đầu do lạm dụng thuốc. Vì vậy người bệnh nên hạn chế và không nên sử dụng thường xuyên. – Chất đối kháng thụ thể peptide liên quan đến gen calcitonin (CGRP): Chất đối kháng thụ thể CGRP làm giảm các triệu chứng của chứng đau nửa đầu bằng cách đưa động mạch màng não bị giãn trở về trạng thái bình thường. Quá trình này không gây co mạch. 2. Các loại thuốc phòng ngừa bệnh đau nửa đầu 2.1. Chỉ định điều trị thuốc dự phòng đau nửa đầu Việc sử dụng điều trị dự phòng có thể thực hiện khi có các điều kiện sau: – Chất lượng cuộc sống, công việc hoặc trường học của bệnh nhân bị suy giảm nghiêm trọng – Tần suất cơn đau tái phát trên 2 lần mỗi tháng – Việc điều trị bằng thuốc trong giai đoạn cấp tính không hiệu quả hoặc bệnh nhân không dung nạp được – Xuất hiện các cơn đau thường xuyên, kéo dài hoặc cực kỳ khó chịu – Điều trị cấp tính trên 6-8 lần mỗi tháng trong 3 tháng liên tục – Cơn đau đầu kéo dài trên 72 giờ Người bệnh nên duy trì lối sống khoa học, thăm khám sức khỏe định kỳ và tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc điều trị bệnh đau đầu. 2.2. Thuốc điều trị dự phòng chứng đau nửa đầu Các loại thuốc điều trị dự phòng chứng đau nửa đầu gồm: – Thuốc chẹn β: Thuốc chẹn β được sử dụng rộng rãi nhất trong điều trị dự phòng chứng đau nửa đầu, với tỷ lệ hiệu quả từ 60-80%. Thuốc có tác dụng làm giảm tần suất các cơn đau đầu tới hơn 50%. Nhiều nghiên cứu có kiểm soát đã chỉ ra rằng propranolol, metoprolol, timolol, nadolol và atenolol có thể làm giảm tần suất các cơn đau nửa đầu. Tất cả các thuốc chẹn β đều có tác dụng phụ như buồn ngủ, mệt mỏi, hôn mê, rối loạn giấc ngủ, trầm cảm, suy giảm trí nhớ và ảo giác… Thuốc chẹn β đặc biệt thích hợp cho bệnh nhân bị đau thắt ngực và tăng huyết áp. – Thuốc chẹn kênh canxi: Thuốc chẹn kênh canxi không đặc hiệu flunarizine được đánh giá là điều trị dự phòng chứng đau nửa đầu hiệu quả. – Thuốc chống động kinh: Kết quả của các nghiên cứu về axit valproic đã xác nhận hiệu quả của thành phần này trong việc ngăn ngừa chứng đau nửa đầu. Nhóm này bao gồm Topiramate, Lamotrigine, Gabapentin… – Thuốc chống trầm cảm: Loại thuốc duy nhất đã được chứng minh là có hiệu quả trong tất cả các nghiên cứu là amitriptyline. Amitriptyline thích hợp cho những bệnh nhân bị đau đầu do căng thẳng hoặc trầm cảm. – NSAIDs (thuốc chống viêm không steroid): Đây là nhóm thuốc thường được sử dụng để giảm đau, hạ sốt, chống viêm không cần đơn kê bác sĩ. 3. Đau nửa đầu có chữa khỏi được không? Không có cách chữa trị dứt điểm nào cho chứng đau nửa đầu. Tuy nhiên, duy trì thói quen sống tốt, chăm sóc sức khỏe tinh thần và sử dụng thuốc hợp lý có thể giúp người bệnh kiểm soát chứng đau nửa đầu mạn tính. Trong những năm gần đây, việc điều trị chứng đau nửa đầu đã có nhiều tiến bộ đáng kể: – Trong cơn đau nửa đầu cấp, người bệnh có thể dùng thuốc giảm đau như paracetamol và thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs). Người bệnh nên uống càng sớm càng tốt nếu cơn đau xuất hiện. – Nếu các cơn đau nửa đầu thường xuyên xảy ra hoặc các triệu chứng nghiêm trọng (hơn 2 lần/tháng), bệnh nhân được khuyên dùng thuốc hàng ngày để ngăn chặn sự khởi phát của bệnh. Khi đó người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên môn trước khi sử dụng thuốc. Đối với những người bị chứng đau nửa đầu dữ dội hoặc thường xuyên tái phát cơn đau thì việc áp dụng các biện pháp phòng ngừa là cách điều trị tốt nhất. 4. Phòng bệnh đau nửa đầu hiệu quả Đối với những người bị chứng đau nửa đầu dữ dội hoặc thường xuyên tái phát cơn đau thì việc áp dụng các biện pháp phòng ngừa là cách điều trị tốt nhất. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng thay đổi lối sống có thể giúp chúng ta giảm mức độ nghiêm trọng và tần suất của chứng đau nửa đầu. 4.1. Phòng ngừa cơn đau đầu tái phát 7 gợi ý sau đây có thể giúp người bệnh ngăn chặn cơn đau nửa đầu: – Tránh xa các thực phẩm chứa nhiều tyrosine: Tyrosine là nguyên nhân chính gây co thắt mạch và dễ dẫn đến đau đầu. Các thực phẩm này bao gồm pho-mát, sô-cô-la,… – Hạn chế rượu vang đỏ: Tất cả đồ uống có cồn đều có thể gây đau đầu, đặc biệt là rượu vang đỏ vì chứa nhiều hóa chất. – Nên ăn thực phẩm chứa magie: Bệnh nhân đau nửa đầu nên thường xuyên ăn các loại thực phẩm giàu magie, chẳng hạn như quả óc chó, đậu phộng và các loại rau lá xanh khác nhau. – Bổ sung vitamin B2: Uống vitamin B2 liều cao có thể làm giảm các cơn đau nửa đầu, nhưng liều tối đa của nó không được vượt quá 400 mg một ngày. – Thư giãn, tránh căng thẳng và duy trì tâm trạng vui vẻ. – Tập thể dục và duy trì ngủ đều đặn: Giấc ngủ có thể giúp chúng ta thoát khỏi chứng đau nửa đầu. Tuy nhiên không nên ngủ quá lâu để tránh đau đầu nhiều hơn sau khi thức dậy. – Massage: Từ từ di chuyển theo chuyển động tròn từ thái dương lên trán rồi ra sau đầu, dù thực hiện theo phương pháp nào bạn cũng sẽ cảm thấy rất thoải mái và thư giãn trong quá trình massage. 4.2. Phòng ngừa khi các triệu chứng đau đầu chưa xuất hiện Khi cơn đau đầu xuất hiện, người bệnh có thể giảm cơn đau bằng cách: – Uống trà xanh: Các chất trong trà xanh có tác dụng làm giảm chứng đau nửa đầu, bạn có thể uống trà xanh điều độ để khắc phục chứng đau nửa đầu dữ dội. – Chườm lạnh bằng nước đá: cho đá viên vào túi đá hoặc quấn vào khăn, chườm lên vùng đau đầu. Sau khi mạch máu đầu lạnh co lại, các triệu chứng sẽ giảm tự nhiên. Bài viết ở trên đã phần nào cung cấp thông tin giải đáp cho thắc mắc bị bệnh đau nửa đầu uống thuốc gì để giảm nhanh cơn đau. Lưu ý, tất cả các loại thuốc hay các phương pháp điều trị hỗ trợ kể trên chỉ có tính tham khảo và có thể cho kết quả khác nhau trên mỗi bệnh nhân. Người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng để chắc chắn sử dụng đúng, phù hợp với tình trạng sức khỏe, tránh gây tác dụng phụ. Tốt nhất nên đi khám tại chuyên khoa nội thần kinh để được chẩn đoán và kê đơn chính xác, điều trị bệnh đau đầu hiệu quả.
Giải đáp thắc mắc: Trẻ em bị sốt phải làm sao?Sốt không phải là một bệnh lý mà chỉ là một triệu chứng. Có rất nhiều bệnh lý gây sốt. Kiểm soát tốt các cơn sốt ở trẻ có ý nghĩa rất to lớn trong điều trị các bệnh lý đó. Trong bài viết này, Thu Cúc TCI xin được làm sáng tỏ thắc mắc trẻ em bị sốt phải làm sao của rất nhiều phụ huynh. Đây là kiến thức cơ bản ai cũng nên “lận” lưng khi trở thành bố mẹ. 1. Nguyên nhân gây sốt phổ biến 1.1. Sốt không do virus, vi khuẩn – Mọc răng: Khi mọc răng, trẻ có thể sốt nhẹ, kèm chảy nước miếng, ăn kém, ngủ kém, quấy khóc. – Tiêm chủng: Sau tiêm chủng các bệnh truyền nhiễm cấp tính, trẻ cũng có thể sốt nhẹ. – Cảm nắng hoặc cảm lạnh – Mặc nhiều quần áo: Trẻ sơ sinh có thể sốt do mặc quá nhiều quần áo, vì cơ chế điều nhiệt của trẻ chưa hoàn thiện, trẻ dễ thay đổi thân nhiệt theo môi trường. Trẻ có thể sốt nhẹ, kèm chảy nước miếng, ăn kém, ngủ kém, quấy khóc khi mọc răng. 1.2. Sốt do virus, vi khuẩn – Cúm: Cúm là nguyên nhân gây sốt phổ biến nhất ở trẻ. Ngoài sốt, trẻ bị cúm còn có thể chảy mũi, nghẹt mũi, ho, ăn kém, quấy khóc. – Sốt phát ban: Sốt do sốt phát ban thường là sốt cao, kéo dài trong 3 – 7 ngày. Khi sốt hết, trẻ bắt đầu phát ban toàn thân. – Sốt xuất huyết: Sốt do sốt xuất huyết cũng là sốt cao, kéo dài khoảng 3 ngày. Ngoài sốt, trẻ có thể xuất huyết da, xuất huyết niêm mạc. – Viêm tai giữa: Trẻ có thể sốt cao, đau đầu, đau tai, nghe kém,… – Viêm mũi họng cấp: Trẻ sốt, ho, chảy mũi,… – Viêm phế quản cấp: Trẻ sốt, ho, chảy mũi, thở khò khè,… – Viêm phổi: Trẻ sốt cao, thở nhanh, thở khò khè, ăn kém, ngủ kém, quấy khóc,… Ngoài ra, các rất nhiều bệnh lý phát sinh do virus, vi khuẩn khác có thể khiến trẻ sốt, như tay chân miệng, thủy đậu, sởi,… 2. Giải đáp chi tiết thắc mắc: Trẻ em bị sốt phải làm sao? Như đã chia sẻ phía trên, kiểm soát tốt các cơn sốt ở trẻ có ý nghĩa rất to lớn trong điều trị bệnh lý nguyên nhân. Đặc biệt là các bệnh lý phát sinh do virus, kiểm soát các cơn sốt gần như là tất cả những gì bố mẹ có thể làm để giúp trẻ nhanh chóng hồi phục. Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại, nhiều phụ huynh vẫn chưa nắm được những thông tin cơ bản về cách xử trí các cơn sốt đúng đắn. Và dưới đây là những thông tin đó: – Trẻ sốt nhẹ (37.5 – 38 độ C): Cho trẻ mặc quần áo nhẹ, thoáng, thấm hút mồ hôi. Theo dõi chặt chẽ thân nhiệt của trẻ; tần suất kiểm tra thân nhiệt hợp lý là 4 giờ/lần. Cho trẻ uống nhiều nước. – Trẻ sốt vừa (38 – 39 độ C): Cũng cho trẻ mặc quần áo nhẹ, thoáng, thấm hút mồ hôi. Khi trẻ sốt trên 38.5 độ, dùng paracetamol để hạ sốt cho trẻ. Liều dùng hợp lý là 10 – 15mg/kg, 4 – 6 giờ/lần, một ngày không quá 4 lần. Ngoài cho trẻ uống thuốc hạ sốt, bố mẹ cũng nên chườm mát cho trẻ bằng nước ấm. Cách chườm mát tiêu chuẩn là: Sử dụng 5 khăn ướt nhỏ. Trong đó: 4 khăn đặt ở hai nách và hai bẹn, 1 khăn dùng để để lau khắp người. Thay khăn mỗi 2 – 3 phút. Khi thân nhiệt trẻ xuống dưới 38.5 độ C, ngừng chườm và lau. Bố mẹ cũng nên ngừng chườm và lau sau 30 phút liên tục thực hiện việc này. Sau khi ngừng, lau khô người cho trẻ và cho trẻ mặc đồ mỏng. Nên dùng nước có nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ cơ thể trẻ khoảng 2 độ C; không dùng nước lạnh vì nước lạnh làm co mạch, khiến hiệu quả hạ sốt bị hạn chế. Ngoài nước, bố mẹ không nên dùng các dung dịch khác như cồn, dấm… Khi sốt vừa, trẻ cũng cần uống nhiều nước. Khi trẻ sốt trên 38.5 độ, cho trẻ uống thuốc hạ sốt paracetamol. – Trẻ sốt cao hoặc rất cao (trên 39 độ C): Áp dụng các phương pháp hạ sốt khi trẻ sốt vừa. Sau đó, nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế uy tín gần nhất để trẻ được chuyên gia thăm khám, chẩn đoán xác định nguyên nhân gây sốt và chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. 3. Những trường hợp bố mẹ nên tìm kiếm hỗ trợ y tế khi trẻ bị sốt – 10 trường hợp bố mẹ nên tìm kiếm hỗ trợ y tế ngay: Thứ nhất, trẻ dưới 2 tháng tuổi. Thứ hai, trẻ sốt trên 40 độ C. Thứ ba, trẻ khóc không dỗ được. Thứ tư, trẻ khóc khi cử động hoặc khi bố mẹ chạm vào trẻ. Thứ năm, trẻ li bì, cổ cứng. Thứ sáu, trẻ khó thở, tình trạng khó thở không thuyên giảm ngay cả khi đã vệ sinh sạch sẽ mũi. Thứ bảy, trẻ không thể nuốt thức ăn. Thứ tám, trẻ nôn nhiều, nôn ra máu, tiểu tiện và đại tiện ra máu. Thứ chín, trẻ co giật. Thứ mười, trẻ yếu rõ rệt. – 5 trường hợp bố mẹ nên tìm kiếm hỗ trợ y tế trong vòng 24 giờ: Thứ nhất, trẻ từ 2 đến 4 tháng tuổi (trừ trường hợp tình trạng sốt xuất hiện trong vòng 48 giờ sau khi trẻ tiêm vắc xin bạch hầu – ho gà – uốn ván và ngoài sốt, trẻ không có triệu chứng nặng nào khác). Thứ hai, trẻ sốt kéo dài trên 24 giờ mà không có nguyên nhân rõ ràng. Thứ ba, trẻ cắt sốt trên 24 giờ rồi sốt tái phát. Thứ tư, trẻ sốt kéo dài trên 72 giờ do bất cứ nguyên nhân nào. Thứ năm, ngoài sốt, trẻ đau khi đi tiểu. Trẻ từ 2 đến 4 tháng tuổi bị sốt nên đi bệnh viện trong vòng 24 giờ. Tóm lại, sốt là triệu chứng phổ biến của nhiều bệnh lý. Kiểm soát tốt các cơn sốt ở trẻ đồng nghĩa với kiểm soát tốt các bệnh lý đó. Để hạ sốt hiệu quả, bố mẹ nên cho trẻ mặc quần áo mỏng, mát. Khi sốt trên 38.5 độ C, trẻ cần được uống thuốc hạ sốt paracetamol và chườm mát. Sốt làm trẻ mất nước nên bố mẹ nhất định phải bổ sung đầy đủ nước lọc, nước hoa quả hoặc dung dịch Oresol cho trẻ khi trẻ có tình trạng này. Trong một số trường hợp, nguyên nhân gây sốt có thể là các bệnh lý rất nguy hiểm. Lúc đó, bố mẹ cần cho trẻ thăm khám và điều trị với chuyên gia càng sớm càng tốt.
Mẹ bầu viêm gan B thể không hoạt động ảnh hưởng gì đến thai nhiMẹ bầu viêm gan B thể không hoạt động là đối tượng cần được theo dõi sát sức khỏe nhằm tiến hành điều trị kịp thời khi có hiện tượng viêm gan xảy ra. Chị Vũ Thị Giang mang thai lần 3, viêm gan B thể không hoạt động, vừa qua các bác sĩ bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI đã giúp mẹ hoàn thành thai kỳ thuận lợi, đón bé khỏe mạnh và không có bất cứ vấn đề sức khỏe nào. 1. Viêm gan B thể không hoạt động là thế nào? Viêm gan B là bệnh lý truyền nhiễm của gan do virus HBV (virus thuộc họ Hepadnaviridae) gây ra. Đây là một bệnh tương đối thường gặp trong cộng đồng. Thông thường khi người bình thường nhiễm virus viêm gan B từ máu và dịch tiết của người bị viêm gan B với một lượng vừa đủ để gây bệnh, người bình thường sẽ biểu hiện thành 3 thể khác nhau: thể viêm gan B cấp tính, thể viêm gan B mạn tính, thể viêm gan B không hoạt động. Với thể viêm gan B cấp tính và thể viêm gan B mạn tính: đặc điểm chung của người bị bệnh là có hội chứng tổn thương tế bào gan, đau tức hạ sườn phải, vàng mắt, vàng da toàn thân, ăn uống kém,… Với người mắc viêm gan B thể không hoạt động: người bệnh không có bất cứ biểu hiện nào của bệnh viêm gan, tuy nhiên trong máu hoặc dịch tiết của người này sẽ tìm thấy sự hiện diện của virus viêm gan B. Virus viêm gan B ở người viêm gan B thể không hoạt động chỉ “ngủ” trong thời gian rất ngắn, chúng có thể bắt đầu hoạt động trở lại ở bất cứ thời điểm nào, tùy thuộc vào khả năng dung nạp miễn dịch của cơ thể. Khi khả năng dung nạp miễn dịch không còn, người bệnh sẽ bộc lộ ra ngoài tình trạng của viêm gan cấp tính, viêm gan mạn tính, thậm chí cả suy gan cấp. Lúc này khả năng cứu chữa đã trở nên khó, bệnh nhân đã gặp những biến chứng cuối cùng của viêm gan B. 2. Mẹ bầu viêm gan B thể không hoạt động ảnh hưởng gì đến thai nhi Viêm gan B thể không hoạt động thường không có biểu hiện nào nên rất dễ bị bỏ sót, người bệnh không được điều trị cũng như áp dụng các biện pháp ngăn ngừa lây nhiễm khiến bệnh có điều kiện phát triển mạnh trong cơ thể, đồng thời lây lan nhanh chóng từ người bệnh sang người lành thông qua 3 con đường cơ bản: lây qua đường máu hoặc dịch tiết, lây qua đường tình dục, lây từ mẹ sang con. Mẹ bầu viêm gan B thể không hoạt động có khả năng lây bệnh cho con là rất cao nếu như không được phát hiện và có phương án ngăn ngừa lây nhiễm trong và cả sau khi sinh. Trẻ nhiễm bệnh từ mẹ nguy cơ cao bị viêm gan mạn tính, bệnh có thể phát triển thành suy gan, xơ gan hoặc ung thư gan khi trưởng thành. Qua khám thai, bên cạnh vấn đề mẹ mắc viêm gan B thể không hoạt động, ở tuần 38 em bé của mẹ Giang đang ở ngôi mông. Mặc dù không phải tất cả trường hợp thai nhi ngôi mông đều phải sinh mổ, nhưng với trường hợp có bệnh lý như mẹ Giang, để đảm bảo an toàn sức khỏe và tránh lây nhiễm viêm gan B cho thai nhi, mẹ được chỉ định mổ đẻ khi thai đủ 38 tuần. Ekip bác sĩ thực hiện mổ đẻ cho chị Giang là ekip của bác sĩ Nguyễn Thị Hiền. Bác sĩ Hiền là bác sĩ Sản khoa giỏi đã có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản khoa, bác sĩ đã đỡ đẻ, mổ đẻ cho rất nhiều mẹ bầu, kể cả những mẹ bầu thuộc trường hợp đặc biệt, trường hợp sinh khó. Em bé chào đời bình an, các chỉ số sức khỏe cho thấy 2 mẹ con đều không có gì bất thường 3. Lưu ý cho mẹ bầu để virus viêm gan B thể không hoạt động không tái bệnh Sức khỏe của mẹ là rất quan trọng, trong suốt quá trình mang thai mẹ nên giữ sức khỏe thật tốt, chủ động thực hiện tăng cường sức đề kháng cho cơ thể để virus không có cơ hội nhân lên và phát triển gây bệnh. – Mẹ không nên sử dụng rượu bia hoặc những đồ uống có chất kích thích. – Mẹ nên tránh xa thuốc lá, nên hạn chế ăn mỡ của động vật. – Mẹ nên tạo lối sống thoải mái cho mình bằng cách rèn luyện sức khỏe thường xuyên, tập thể dục thể thao nhẹ nhàng, điều độ. – Mẹ nên kiểm tra sức khỏe định kỳ thường xuyên để theo dõi sát tình trạng bệnh và có được sự can thiệp kịp thời khi cần thiết. Mẹ bầu mắc viêm gan B thể không hoạt động nên đi kiểm tra sức khỏe thường xuyên Ngoài bảo vệ bản thân bằng chế độ sinh hoạt lành mạnh, mẹ cần chủ động có biện pháp phòng tránh cho những người thân của mình như không hiến máu, không dùng chung kim tiêm, dùng chung dao cạo râu, bàn chải đánh răng, sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục,…. Chúc mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh.
Phẫu thuật giảm béo nội soi bằng một vết rạch đã phát triển trong vài năm qua với LAGB silsagb một vết rạch được thực hiện phổ biến nhất tuy nhiên không có thử nghiệm đối chứng ngẫu nhiên nào và một số nghiên cứu phù hợp so sánh silsagb với độ trễ GB có thể điều chỉnh đa cổng qua nội soi ổ bụng thông thường. Mục đích của chúng tôi là nghiên cứu bất kỳ sự khác biệt nào trong kết quả và yêu cầu giảm đau giữa hai CG phù hợp của bệnh nhân thắt dạ dày silsagb và lagb
trioxifene ly là một huyết thanh điều biến thụ thể estrogen chọn lọc có hoạt tính IB cạnh tranh chống lại estradiol đối với thụ thể estrogen alpha eralpha và hoạt động đối kháng chống lại mRNA qua trung gian eralpha ung thư biểu mô tuyến tiền liệt chuột paiii pca là một tế bào khối u gặm nhấm di căn tự nhiên thụ thể androgen L1 T3 sc cấy ghép paiii Các tế bào ở đuôi sử dụng trioxifene hoặc mgkgday trong nhiều ngày đã tạo ra sự ức chế p đáng kể đối với di căn paiii từ RT nguyên phát ở đuôi đến các hạch bạch huyết mông và chậu giảm trọng lượng hạch tối đa và từ các giá trị đối chứng tương ứng paiii di căn đến phổi bị ức chế đáng kể bằng cách điều trị bằng trioxifene, số ổ phổi ở chuột mang paiii giảm đáng kể p khi sử dụng trioxifene theo cách liên quan đến liều lượng giảm tối đa so với giá trị kiểm soát việc sử dụng hợp chất liên tục p kéo dài khả năng sống sót của chuột mang paiii trioxifene đã ức chế sự tăng sinh của tế bào paiii ở mức micromol trong ống nghiệm nhưng không làm chậm sự tăng trưởng của khối u nguyên phát khi sử dụng trioxifene ở đuôi cũng tạo ra sự thoái lui của các cơ quan sinh dục phụ ở động vật mang khối u. Việc sử dụng trioxifene tạo ra sự hồi quy tối đa đối với VP và đối với túi tinh p đối với cả hai huyết thanh có thể thích hợp hơn với estrogen do chúng mang lại. tau trong các mô hình exp pca và tương đối thiếu các tác dụng phụ được quan sát thấy trong PCT, dữ liệu của chúng tôi ủng hộ luận điểm rằng trioxifene đại diện cho một huyết thanh có tau kháng di căn tiềm năng để điều trị pca di căn độc lập androgen
creatinine được tiết ra tích cực qua các tế bào biểu mô ống thông qua OCT oct và quá trình đùn đa thuốc và độc tố. Trước đây chúng tôi đã chỉ ra rằng chất ức chế IMT kinase tki crizotinib ức chế sự vận chuyển creatinine qua trung gian oct trong nghiên cứu hiện tại, chúng tôi đã kiểm tra khả năng ức chế của tkis bao gồm cả crizotinib trên sự vận chuyển creatinine qua trung gian. sau đó chúng tôi sử dụng các thông số động học được ước tính trong nghiên cứu này và nghiên cứu trước đó để dự đoán tác động tiềm tàng của tkis đối với mức độ creatinine trong huyết thanh thông qua sự ức chế có thể đảo ngược của quá trình vận chuyển creatinine mà crizotinib đã ức chế
hai nghiên cứu thí điểm đã kiểm tra giả thuyết rằng thanh thiếu niên nhận thức được những rủi ro khác nhau khi mang thai ngoài ý muốn đối với các bệnh lây truyền qua đường tình dục và HIV/AIDS. st T0 đã sử dụng một mẫu đại học bao gồm thanh thiếu niên từ tuổi trở xuống và người lớn đánh giá khả năng mà họ và những người khác sẽ gặp phải vấn đề sức khỏe, nghiên cứu thứ hai sử dụng mẫu cộng đồng bao gồm thanh thiếu niên trong độ tuổi từ 1 đến 2 đánh giá các vấn đề sức khỏe theo cách tương tự. Thiên kiến ​​lạc quan và tính độc đáo của rủi ro ở thanh thiếu niên nhận thấy tính nhạy cảm với các kết quả tình dục bất lợi đã được kiểm tra. Thiên kiến ​​lạc quan là sự khác biệt giữa xếp hạng rủi ro đối với bản thân và rủi ro đối với người khác phản ánh rủi ro thấp hơn đối với tính độc nhất của rủi ro là sự khác biệt giữa xếp hạng rủi ro và ước tính rủi ro cơ bản, tức là xếp hạng trung bình cho tất cả các vấn đề sức khỏe không liên quan đến giới tính phù hợp với giả thuyết mà thanh thiếu niên nhận thấy rủi ro khác biệt đối với các tiêu chuẩn và hivaids tác động đối với thanh thiếu niên các chương trình phòng ngừa được thảo luận
Thời gian ngủ của trẻ sơ sinh qua từng giai đoạn Thời gian ngủ của trẻ sơ sinh được khá nhiều bà mẹ quan tâm bởi giấc ngủ là một trong những yếu tố rất quan trọng có ảnh hưởng đến trẻ. Thông thường, trẻ sơ sinh ngủ khá nhiều trong ngày để bảo vệ sức khỏe và tăng sự phát triển. Vậy giấc ngủ có tầm quan trọng gì đối với trẻ sơ sinh? Trẻ sơ sinh có thời gian ngủ như thế nào? 1. Vai trò của giấc ngủ đối với trẻ sơ sinh Ngủ là một hiện tượng sinh lý rất quan trọng của con người. Đối với trẻ nhỏ, giấc ngủ còn mang vai trò đặc biệt quan trọng, đó là phát triển trí tuệ. Trước khi tìm hiểu về thời gian ngủ của trẻ sơ sinh qua từng giai đoạn, hãy cùng tìm hiểu về tầm quan trọng của giấc ngủ đối với trẻ. Vai trò của giấc ngủ đối với trẻ sơ sinh Giấc ngủ đóng vai trò phát triển trí tuệ vì khi trẻ ngủ là khi não bộ phát triển. Đây cũng là lúc não bộ xử lý những thông tin trẻ đã tiếp nhận trong ngày. Giấc ngủ còn là một trong những yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ thông qua hormone tăng trưởng. Trong 3 năm đầu đời, 80% tế bào não bộ được tạo ra có liên quan đến thời gian và chất lượng trong giấc ngủ của trẻ. Trong mọi điều kiện, trẻ nhỏ cần được tạo điều kiện để có được giấc ngủ ngon, đủ thời gian và chất lượng giấc ngủ cũng phải được đảm bảo. Khi trẻ bị rối loạn giấc ngủ sẽ thường hay quấy khóc, khó chịu. Nếu những hiện tượng này xảy ra lâu dài có thể ảnh hưởng tới não bộ của trẻ như suy giảm trí nhớ, giảm khả năng học tập. Một số trẻ khi trưởng thành còn bị rối loạn hành vi, cảm xúc. Ngoài ra, giấc ngủ còn có một số vai trò quan trọng sau: Trẻ có thể tăng chiều cao khi ngủ. Hệ thần kinh trung ương phát triển. Tinh thần của trẻ thoải mái. Tăng cường miễn dịch cho trẻ. Trẻ năng động hơn, thích tương tác với mọi người, mọi thứ xung quanh. Trẻ sơ sinh ngủ ít có tốt không? Trẻ sơ sinh ngủ nhiều rất tốt cho sự phát triển. Vậy nếu trẻ ngủ ít có bị ảnh hưởng không? Khi trẻ từ 0 - 3 tháng tuổi, trẻ khó ngủ hoặc ngủ ít sẽ ít nhiều ảnh hưởng đến sự phát triển của não bộ và chiều cao. Từ 22 giờ đêm đến 2 giờ sáng, trẻ cần được ngủ sâu vì đây là lúc hormone chiều cao phát triển. Nếu không ngủ sâu vào giai đoạn này, trẻ không được phát triển chiều cao một cách tối ưu nhất, khiến trẻ không cao bằng những trẻ khác. Việc ngủ nhiều hay ngủ ít không quan trọng bằng chất lượng giấc ngủ. Một giấc ngủ ngon, ngủ sâu của trẻ sẽ quyết định rất nhiều yếu tố về sau. 2. Thời gian ngủ của trẻ sơ sinh qua từng giai đoạn Từng giai đoạn trẻ sẽ có thời gian ngủ khác nhau. Mẹ nên tìm hiểu về đặc điểm giấc ngủ của từng giai đoạn sơ sinh để có sự chăm sóc cho trẻ tốt nhất, giúp trẻ phát triển toàn diện. Giai đoạn 0 - 2 tháng tuổi Trong giai đoạn này, trẻ có thể ngủ 15 - 16 giờ mỗi ngày. Dạ dày của trẻ còn nhỏ nên trẻ sẽ thức dậy thường xuyên để bú. Việc này xảy ra cả vào ban đêm khiến mẹ khá vất vã. Tuy nhiên, mẹ cần phải cho trẻ bú 2 - 3 giờ mỗi lần để nạp năng lượng vì 10 - 14 ngày đầu tiên trẻ có thể quay trở lại cân nặng ban đầu. Giai đoạn 3 - 5 tháng tuổi Đây là giai đoạn trẻ đã tỉnh táo hơn và tương tác với bố mẹ thường xuyên hơn, thời gian ngủ của trẻ lúc này cũng ít hơn. Ban đêm trẻ có thể ngủ 6 tiếng mà không cần thức dậy bú mẹ. Mẹ nên đặt trẻ vào cũi hoặc nôi khi trẻ đang lim dim để tập cho con thói quen tự ngủ - một thói quen rất tốt khi trẻ bước vào giai đoạn khủng hoảng giấc ngủ. Khi 4 tháng tuổi đôi khi trẻ có thể thức dậy 1 - 2 lần mỗi đêm nhưng mẹ không cần quá lo lắng. Đây chỉ là hiện tượng bình thường khi trẻ phát triển, trẻ sẽ nhanh chóng quay về nếp sinh hoạt ban đầu. Giai đoạn 6 - 8 tháng tuổi Thời gian ngủ của trẻ sơ sinh ở giai đoạn này đã có nhiều thay đổi. Trẻ đã có thể ngủ liên tục 8 tiếng mỗi đêm hoặc lâu hơn. Vào ban ngày trẻ cũng có thể bỏ thêm một giấc ngủ ngắn hạn. Đây cũng là giai đoạn mẹ bắt đầu quay trở lại với công việc nên trẻ sẽ gặp khủng hoảng giấc ngủ. Chúng sẽ phải làm quen với việc không có mẹ bên cạnh nên thường xuyên quấy khóc. Mẹ hãy yên tâm vì qua thời gian, trẻ sẽ dần thích nghi với sự thay đổi này. Giai đoạn 9 - 12 tháng tuổi Đây là lúc trẻ đang bước dần ra khỏi giai đoạn trẻ sơ sinh. Trẻ dần làm quen với thói quen tự ngủ mà không cần mẹ hay người lớn hỗ trợ. Lúc này trẻ có thể ngủ 9 - 12 tiếng vào ban đêm và 3 - 4 tiếng vào ban ngày. Tuy nhiên, giai đoạn này trẻ thường khó đi vào giấc ngủ hoặc bất chợt tỉnh giấc sau một giấc ngủ ngắn. Nguyên nhân là do lúc này trẻ bước vào giai đoạn phát triển nhảy vọt, trẻ bắt đầu mọc răng, tập đứng hay tập nói. Mẹ hãy cứ duy trì thói quen cũ để trẻ nhanh chóng quay lại nếp sinh hoạt như thường. 3. Chăm sóc giấc ngủ cho con Giấc ngủ có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của trẻ. Vì vậy, ngoài thời gian ngủ của trẻ sơ sinh, mẹ nên quan tâm đến những mẹo nhỏ giúp trẻ có giấc ngủ ngon hơn. Để trẻ có chất lượng giấc ngủ tốt nhất, mẹ có thể áp dụng một số phương pháp sau: Cho trẻ ngủ trong phòng tối, yên tĩnh. Thiết lập cho trẻ thói quen tự ngủ, ngủ đúng giờ, thiết lập tín hiệu giấc ngủ như thay đồ, hát ru, hôn trẻ,… Cho trẻ ăn đủ no, hạn chế ăn đêm khi không cần thiết. Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và tiêm đầy đủ vắc xin cho trẻ. Bổ sung kẽm, vitamin và khoáng chất đầy đủ cho trẻ để trẻ ăn ngon, ngủ ngon, tăng cường miễn dịch, ít ốm vặt.
Công dụng thuốc Kimalu Thuốc Kimalu thuộc phân nhóm thuốc điều trị bệnh tim mạch. Khi dùng thuốc người bệnh cần lưu ý thực hiện theo đúng chỉ định của bác sĩ. Sau đây là một số thông tin chia sẻ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn thuốc Kimalu công dụng ra sao. 1. Công dụng của thuốc Kimalu Thuốc Kimalu có công dụng điều trị cho một số biểu hiện của bệnh tim mạch. Cách thức điều trị ở những nhóm bệnh này có thể sẽ thay đổi tùy theo nhu cầu bệnh nhân. Trong hầu hết các trường hợp người bệnh điều trị bằng thuốc thường nằm trong những trường hợp điển hình sau:Phòng ngừa huyết khối hay tắc nghẽn mạch máu dẫn đến nhồi máu cơ tim.Phòng ngừa nguy cơ bệnh nhân bị đột quỵ. Phòng ngừa ảnh hưởng dẫn đến động mạch ngoại biênĐiều trị và ngừa tái nhiễm ở người bệnh từng đột quỵĐiều trị trong và sau khi bệnh nhân xuất hiện nhồi máu cơ timĐiều trị cho bệnh nhân mắc chứng bệnh động mạch ngoại biên được chẩn đoán.Công dụng của thuốc là điều trị và phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Tuy nhiên thuốc tim mạch không được dùng tùy ý khi chưa có hướng dẫn. Chính vì thế dù bạn nằm trong nguy cơ kể trên cũng cần đến bệnh viện kiểm tra để bác sĩ đưa ra lời khuyên về loại thuốc phù hợp. 2. Liều lượng và cách dùng thuốc Kimalu Thuốc Kimalu sử dụng thông qua đường uống nhưng không được kết hợp đồng thời với thực phẩm. Ngoài ra liều dùng của thuốc sẽ thay đổi dựa theo tình trạng hiện tại của mỗi người bệnh. Bạn có thể tham khảo lượng sử dụng thuốc Kimalu với mỗi loại bệnh :Người bệnh từng có tiền sử xơ vữa động mạch. Thông thường người mắc chứng xơ vữa động mạch sẽ được phát hiện điều trị trong quá trình kiểm tra sức khỏe. Nếu cần thiết bác sĩ có thể kê đơn với liều dùng là 1 viên định lượng 75 mg mỗi lần. Hàng ngày người bệnh sẽ duy trì điều trị với liều dùng là duy nhất.Bệnh nhân mắc chứng liên quan đến mạch vành cấp tính có kèm theo đau thắt ngực bất thường, hoặc nhồi máu cơ tim. Lần đầu sử dụng của bệnh nhân mắc hội chứng này thường là liều duy nhất, định lượng 300mg. Sau đó khi bệnh tình được khống chế hoàn toàn sẽ chuyển sang liều duy trì. Liều duy trì sẽ dùng 75mg mỗi ngày.Bệnh nhân chẩn đoán suy thận. Thông thường người cao tuổi và bệnh nhân suy thận sẽ chịu ảnh hưởng nếu sử dụng thuốc điều trị. Tuy nhiên thuốc Kimalu không cần điều chỉnh liều trừ khi vấn đề người bệnh gặp phải có nguy cơ chịu ảnh hưởng từ thuốc.Người có nhu cầu phòng bệnh tim mạch hay các nguy cơ tái phát bệnh như đột quỵ, nhồi máu cơ tim và động mạch ngoại biên. Phòng bệnh bác sĩ sẽ đưa ra đơn thuốc cho liều dùng duy trì. Ở liều dùng này bệnh nhân cần duy trì điều độ sử dụng thuốc theo chỉ dẫn từ bác sĩ. Để tránh ảnh hưởng không đáng có hãy luôn kiểm tra phải đúng 75 mg cho liều dùng mỗi lần sử dụng.Khi sử dụng thuốc Kimalu bạn cần luôn kiểm tra kỹ liều dùng và dùng thuốc đúng giờ. Một số sơ xuất có thể dẫn đến sử dụng thuốc gây quá liều cần hết sức cẩn trọng. Theo nghiên cứu, người dùng thuốc quá liều có thể gặp phải một vài biểu hiện như máu đông chậm, biến chứng do chảy máu nhiều. Số khác được phát hiện có thể dẫn đến nôn, mệt mỏi, khó thở thậm chí là xuất huyết đường tiêu hóa. 3. Những chú ý trước khi dùng thuốc Kimalu Thuốc Kimalu chống chỉ định cho bệnh nhân có vấn đề dị ứng thuốc đã xác định. Ngoài ra bạn cần kiểm tra các thành phần để đánh giá mức độ dị ứng của bản thân. Nếu phát hiện có nguy cơ hãy báo lại bác sĩ để kịp thời xử lý.Bên cạnh mẫn cảm thuốc thì bệnh nhân nên kiểm tra hệ tiêu hóa trước khi dùng thuốc. Một số bệnh nhân từng mắc xuất huyết dạ dày, viêm loét đường tiêu hóa hoặc xuất huyết hộp sọ cũng chống chỉ định sử dụng. Thuốc không cần điều chỉnh với bệnh nhân suy thận nhưng không được sử dụng ở bệnh nhân suy gan cấp độ nặng.Bệnh nhân bị chấn thương hoặc sau khi phẫu thuật không nên dùng thuốc Kimalu trừ khi thực sự cần thiết. Nếu người bệnh dự định phẫu thuật bác sĩ sẽ yêu cần giảm dùng thuốc để bảo đảm ngừng thuốc kéo dài 5 ngày trước khi tiến hành phẫu thuật.Kimalu không nên sử dụng nếu bệnh nhân tổn thương các cơ quan và từng chẩn đoán xuất huyết tại đó. Để tránh tổn thương tương tự diễn ra hãy báo cho bác sĩ để kiểm tra xem xét lại mức độ điều trị.Bệnh nhân mắc hội chứng suy gan hay rối loạn khả năng chuyển hóa hãy kiểm tra kỹ trước khi dùng thuốc. Phụ nữ không nên sử dụng đặc biệt thời điểm mang thai và đang cho con bú để phòng ảnh hưởng không mong muốn xảy ra cho thai nhi và trẻ sơ sinh. 4. Phản ứng phụ của thuốc Kimalu Phần lớn bệnh nhân cảm thấy không xuất hiện phản ứng phụ nguy hiểm. Tuy nhiên cũng không thể chủ quan bạn cần lưu ý một vài phản ứng phụ sau đây khi dùng thuốc Kimalu:Đau bụng. Tiêu chảy. Buồn nôn. Khó tiêu. Chảy máu cam. Tức ngực. Mẩn ngứa dị ứng trên da. Viêm loét dạ dày. Xuất huyết đường tiêu hóa. Giảm bạch cầu trung tính. Mất hẳn một lượng bạch cầu hạt. Suy giảm tiểu cầu. Xung huyết hoặc nổi ban. Thiếu máu không sản sinh. Mất vị giác. Viêm khớp. Xuất huyết hộp sọ. Xuất huyết vùng mắtĐể tránh ảnh hưởng của thuốc Kimalu bạn cần chủ động kiểm tra sức khỏe định kỳ. Đồng thời hãy theo dõi mọi biểu hiện khác thường để báo lại cho bác sĩ điều trị sớm nhất. 5. Tương tác với thuốc Kimalu Thuốc Kimalu có thể gây tương tác khi sử dụng kết hợp với một số loại thuốc sau:Aspirin. Heparin. Warfarin. Thuốc chống viêm không chứa steroid. Thuốc chuyển hóa từ nhóm Cytochrom P450Thuốc điều trị gây phản ứng ức chế cho enzym CYP2C19Sự kết hợp Kimalu với những loại thuốc kể trên sẽ gây ra ảnh hưởng dẫn tới suy giảm công dụng thuốc. Một vài loại thuốc gây nguy cơ mắc thêm bệnh lý nguy hiểm hoặc khiến bệnh tim mạch đang điều trị trở nặng xuất hiện biến chứng. Mỗi loại thuốc trước khi sử dụng điều trị song song bạn cần báo cho bác sĩ để kiểm tra đánh giá cụ thể.Cách dùng thuốc Kimalu sẽ được bác sĩ hướng dẫn khi kê đơn chỉ định. Tuy nhiên người bệnh cũng cần nắm được vài thông tin Kimalu công dụng thế nào trước khi dùng để dễ trao đổi cùng bác sĩ. Nếu trong quá trình sử dụng bạn gặp vấn đề gì hãy báo lại ngay cho bác sĩ. Trường hợp phát hiện sớm sẽ kịp điều trị giảm nhẹ tương tác cũng như phản ứng phụ cho người bệnh.
Bằng chứng về sự bất thường về chất trong thụ thể androgen đã thu được từ các nghiên cứu về sự gắn kết của hdihydrotestosterone betahydroxyalphaandrostanone đã được nghiên cứu trên các lớp đơn nguyên bào sợi da sinh dục được nuôi cấy từ các con đực di truyền có sự phân biệt giới tính bất thường do kháng androgen IB trong các tế bào của tám bệnh nhân có kiểu hình con cái. Tfm hoàn chỉnh và không đầy đủ giảm từ mức bán bình thường ở nhiệt độ xét nghiệm thông thường từ độ c đến C2 so với nhiệt độ bình thường khi tế bào được ủ ở độ c, sự bất hoạt nhiệt này nhanh chóng bị đảo ngược khi nhiệt độ CA được hạ xuống độ c không liên quan đến sự thay đổi chuyển hóa dihydrotestosterone và cũng có thể được chứng minh bằng hmethyltrienolone khi phối tử IB IB tăng lên để trùng với phạm vi bình thường khi nhiệt độ xét nghiệm được hạ xuống độ c. Những bệnh nhân bị thiếu hụt thụ thể trong tinh hoàn nữ hóa bao gồm ba cặp anh chị em ruột phả hệ ở hai trong số những họ này tương thích với liên kết x chỉ những thay đổi nhỏ về lượng liên kết ở nhiệt độ cao đã được quan sát thấy trong các tế bào của đối tượng đối chứng và từ những người lưỡng tính nam có C2 AR bình thường ở những bệnh nhân kháng androgen và thiếu hụt một phần thụ thể liên quan đến hội chứng reifenstein kiểu hình chủ yếu là nam giới và nam giới vô sinh dihydrotestosterone IB cũng không thay đổi nhất quán với liên kết nhiệt độ tăng cao gần như bình thường ở độ c và tăng hoặc giảm nhẹ ở độ c sự mất ổn định nhiệt ở Tfm thiếu thụ thể biểu hiện một khiếm khuyết phân tử mới liên quan đến bệnh lưỡng tính giả di truyền ở nam giới dường như được gây ra bởi sự thay đổi cấu trúc cấp ba của protein thụ thể androgen
Cấy ghép Implant – giải pháp vàng cho người mất răngKhắc phục được những nhược điểm của các phương pháp trồng răng cũ, cấy ghép Implant được coi là giải pháp vàng cho người bị mất răng. Đây cũng là phương pháp đang được đông đảo người bệnh lựa chọn tại Khoa Răng hàm mặt – Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI. 1. Cấy ghép Implant – 1 lần thực hiện răng đẹp trọn đời Nếu các phương pháp trồng răng cũ như hàm giả tháo lắp, cầu răng sứ không mang lại cảm giác “thật” cho người sử dụng và còn nhiều hạn chế thì cấy ghép Implant được coi là giải pháp vàng cho những ai không may bị mất 1 hoặc nhiều răng. Đây là phương pháp tạo răng giả bằng cách tích hợp trụ Implant vào xương hàm sau đó chụp răng sứ lên trên nhờ vậy có thể tái cấu trúc răng gần như thật cả về mặt thẩm mỹ và khả năng ăn nhai. – Răng đẹp tự nhiên như thật: Ưu điểm nổi bật nhất của phương pháp cấy ghép răng Implant đó là mang lại hiệu quả cao, chân răng mới được tích hợp vào xương hàm vừa đảm bảo thẩm mỹ giúp răng đẹp như thật lại vừa đảm bảo được chức năng ăn nhai. Với việc thực hiện cấy ghép răng Implant bạn sẽ khó có thể phân biệt được đâu là răng thật đâu là răng giả. Cấy ghép Implant là giải pháp hoàn hảo cho người mất răng – Thực hiện 1 lần duy nhất, răng đẹp trọn đời: Thông thường các phương pháp trồng răng cũ chỉ đưa lại hiệu quả trong 1 thời gian ngắn và phải làm lại thì cấy ghép Implant lại có thể duy trì hiệu quả trọn đời chỉ với 1 lần thực hiện. Nguyên nhân là do trụ Implant tích hợp vào xương hàm có độ tương hợp sinh học cao với cơ thể nên có thể tồn tại lâu dài không thua kém gì răng thật. – Khắc phục tình trạng tiêu xương hàm: Với việc khôi phục hoàn hảo chức năng ăn nhai, Implant cũng sẽ ngăn chặn tình trạng tiêu xương hàm hiệu quả – điều mà các phương pháp trồng răng cũ không làm được. – Không cần mài răng: Thực hiện cấy ghép Implant bạn cũng sẽ không cần phải mài răng nên không gây ảnh hưởng xấu đến các răng bên cạnh, đảm bảo độ chắc chắn cho cả hàm. – Không đau, không mất nhiều thời gian hồi phục – Dịch vụ chăm sóc người bệnh chuẩn quốc tế từ khâu đặt lịch, đón tiếp, tư vấn chăm sóc.
Xét nghiệm phát hiện sớm ung thư gan cần lưu ý những gì Ung thư gan là căn bệnh nguy hiểm và có tỷ lệ tử vong cao. Theo thống kê, mỗi năm tại Việt Nam có 22.000 người tử vong vì ung thư gan. Tỷ lệ nam giới mắc bệnh nhiều hơn nữ giới, chiếm 60% các trường hợp mắc bệnh. Tỷ lệ người mắc ung thư gan cũng tăng mạnh theo tuổi tác, khoảng 70% số bệnh nhân thuộc nhóm tuổi từ 65 trở lên. Ung thư gan là căn bệnh nguy hiểm và có tỷ lệ tử vong cao. Theo thống kê, mỗi năm tại Việt Nam có 22.000 người tử vong vì ung thư gan. Tỷ lệ nam giới mắc bệnh nhiều hơn nữ giới, chiếm 60% các trường hợp mắc bệnh. Tỷ lệ người mắc ung thư gan cũng tăng mạnh theo tuổi tác, khoảng 70% số bệnh nhân thuộc nhóm tuổi từ 65 trở lên. Ung thư gan là căn bệnh nguy hiểm và có tỷ lệ tử vong cao. Tuy nhiên, nếu được phát hiện va điều trị kịp thời ở giai đoạn sớm, khả năng chữa khỏi không tái phát sau 5 năm là rất lớn. Bởi vậy, khi có bất cứ biểu hiện bất thường nào, người bệnh cần đến bệnh viện làm các xét nghiệm ung thư gan sớm để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Xét nghiệm phát hiện sớm ung thư gan Xét nghiệm phát hiện sớm ung thư gan bao gồm nhiều phương pháp như: xét nghiệm máu, siêu âm gan, CT scan, sinh thiết gan…. Xét nghiệm AFP Xét nghiệm AFP có giá trị cao trong chẩn đoán ung thư gan. Xét nghiệm này xác định nồng độ trong máu của Alpha-foetoprotein (AFP) – một loại protein do gan tổng hợp. Những người có nồng độ AFP cao thường dễ mắc các bệnh viêm gan mang độc tính và ung thư. Nồng độ AFP sẽ giảm nhanh sau khi điều trị ung thư gan. Xét nghiệm AFP có giá trị cao trong chẩn đoán ung thư gan. Siêu âm đánh giá tình trạng gan và đường mật. Nhờ siêu âm, bác sĩ có thể quan sát được kích thước và hình thái của khối u. Siêu âm gan có thể áp dụng được với mọi đối tượng và không ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh. Chụp cắt lớp vi tính giúp quan sát kích thước, hình thái, số lượng của khối u. Ngoài ra, dựa vào phân tích hình ảnh qua chụp CT có thể quan sát và phân tích kết cấu bên trong gan, từ đó giúp xác định chính xác mối quan hệ của mỗi huyết quản với khối u. Sinh thiết gan là thủ thuật lấy mẫu mô nhỏ từ gan để quan sát dưới kính hiển vi hoặc để làm một số xét nghiệm. Sinh thiết gan là lấy mẫu mô từ gan để chẩn đoán ung thư gan. Ngoài ra, để xác định giai đoạn bệnh, kích thước khối u và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp, bác sĩ có thể chỉ định thêm các xét nghiệm khác. Sinh thiết gan là thủ thuật lấy mẫu mô nhỏ từ gan để quan sát dưới kính hiển vi Ai nên khám chẩn đoán ung thư gan? Bất cứ ai cũng có nguy cơ mắc ung thư gan. Khi có các dấu hiệu nghi ngờ ung thư gan như: vàng da, vàng mắt, ngứa, sưng bụng, chướng bụng, rối loạn tiêu hóa… bạn nên đến các cơ sở y tế uy tín thăm khám sớm. Bên cạnh đó, những người dưới đây cũng nên khám tầm soát ung thư gan định kỳ:  
Rối loạn khổ dâm Loạn dục thích đau là cố ý tham gia vào một hoạt động liên quan đến việc bị làm nhục, bị đánh đập, bị bó buộc, hoặc bị lạm dụng để trải nghiệm sự phấn khích tình dục. Rối loạn loạn dục thích đau là sự loạn dục thích đau gây ra tình trạng đau khổ đáng kể hoặc làm suy giảm đáng kể chức năng. (Xem thêm Tổng quan về Rối loạn lệch lạc tình dục.) Khổ dâm à một dạng của lệch lạc tình dục, nhưng hầu hết những người có sở thích tình dục thích đau không đáp ứng được các tiêu chuẩn lâm sàng của rối loạn lệch lạc tình dục mà đòi hỏi hành vi, tưởng tượng hoặc thôi thúc mãnh liệt của người đó dẫn đến đau khổ hoặc suy giảm đáng kể về mặt lâm sàng. Tình trạng này cũng phải kéo dài 6 tháng. Tỷ lệ của dạng rối loạn lệch lạc tình dục này là không rõ ràng. Tuy nhiên, một dữ liệu được báo cáo từ một cuộc khảo sát qua điện thoại ở Úc (2001-2002) cho thấy 2,2% nam giới và 1,3% nữ giới báo cáo rằng họ có bị thu hút vào loạn dục thích đau hoặc loạn dục gây đau trong 12 tháng trước. Những tưởng tượng và hành vi tình dục gây đau giữa những người trưởng thành đồng thuận là rất phổ biến. Hoạt động tình dục thích đau có xu hướng bị nghi thức hóa và tồn tại lâu dài. Đối với hầu hết người tham gia, sự sỉ nhục và đánh đập chỉ đơn giản là hành động; người tham gia biết rằng đó là một trò chơi và cẩn thận tránh sự sỉ nhục hoặc gây thương tích thật sự. Tuy nhiên, một số người loạn dục thích đau tăng mức độ nghiêm trọng của hành động của họ theo thời gian, có khả năng dẫn đến thương tích nghiêm trọng hoặc cái chết. Các hoạt động tình dục thích đau có thể là phương thức ưa thích hoặc độc nhất tạo ra hứng thú tình dục. Mọi người có thể hành động theo tưởng tượng tình dục thích đau hướng vào bản thân mình – ví dụ: Tự buộc mình Tự châm vào da của mình Giật điện Tự đốt cháy Hoặc họ có thể tìm kiếm một bạn tình có thể là một người loạn dục gây đau. Các hoạt động với bạn tình bao gồm: Buộc mình Bịt mắt Đánh vào mông Đánh bằng roi (đánh) Bị sỉ nhục bằng cách bị đi tiểu hoặc đi ngoài lên người Buộc phải mặc đồ khác giới Một phần của một cuộc cưỡng hiếp đóng vai Chẩn đoán loạn dục thích đau dựa trên các tiêu chí lâm sàng cụ thể từ , Ấn bản lần thứ Năm (DSM-5): Bệnh nhân đã nhiều lần và bị kích thích mãnh liệt bởi việc bị làm nhục, bị đánh đập, bị trói, hoặc ngược đãi; kích thích được thể hiện trong các tưởng tượng, sự thôi thúc mãnh liệt, hoặc hành vi. Những tưởng tượng, sự thôi thúc mãnh liệt hoặc hành vi gây ra những đau khổ đáng kể hoặc làm suy giảm hoạt động chứng năng trong công việc, trong các tình huống xã hội hoặc trong các lĩnh vực quan trọng khác. Tình trạng này kéo dài 6 tháng. Điều trị rối loạn loạn dục thích đau thường không có hiệu quả. Thủ dâm tự gây ngạt (loạn dục tự gây ngạt) Loạn dục tự gây ngạt được coi là một dưới nhóm của rối loạn loạn dục thích đau. Trong rối loạn này, mọi người tự hạn chế hơi thở của họ (tự gây ngạt một phần) tại hoặc gần thời điểm cực khoái để tăng sự trải nghiệm. Thông thường, những người này sử dụng các sản phẩm y phục (ví dụ, khăn quàng cổ, đồ lót) như một dây buộc để tự gây ngạt. Các dây buộc thường bị treo lơ lửng trên một đồ vật trong phòng (ví dụ, tay nắm cửa, cột giường). Mất ý thức có thể xảy ra nhanh chóng do sự tắc nghẽn tĩnh mạch từ não làm giảm tưới máu não, ngay cả trước khi tình trạng thiếu oxy và tăng các bon đã trở nên đáng kể. Những người tự gây ngạt theo cách này mà dây buộc không bị nới lỏng ra nếu họ mất ý thức có thể vô tình gây tổn thương não vĩnh viễn hoặc tử vong.
Bé bị viêm họng cấp: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trịViêm họng cấp là tình trạng nhiễm trùng họng xảy ra phổ biến ở trẻ em. Đây được coi là bệnh lành tính, do vậy cha mẹ không cần quá lo lắng khi thấy bé bị viêm họng cấp. Tuy nhiên, vẫn có trường hợp tác nhân gây bệnh phát triển nhanh, dẫn tới các biến chứng nguy hiểm. Viêm họng cấp là tình trạng nhiễm trùng họng xảy ra phổ biến ở trẻ em. Đây được coi là bệnh lành tính, do vậy cha mẹ không cần quá lo lắng khi thấy bé bị viêm họng cấp. Tuy nhiên, vẫn có trường hợp tác nhân gây bệnh phát triển nhanh, dẫn tới các biến chứng nguy hiểm. 1. Viêm họng cấp ở trẻ em là gì? Viêm họng cấp là bệnh nhiễm trùng vùng niêm mạc và dưới niêm mạc ở họng. Đây là một trong những bệnh trẻ em mắc phải nhiều nhất. Bệnh gây tình trạng sưng, đau họng, sốt cao khiến bé quấy khóc, bỏ ăn. Hầu hết các trường hợp viêm họng cấp là lành tính, có thể khỏi trong thời gian ngắn. Viêm họng cấp là bệnh phổ biến ở trẻ em do vi khuẩn hoặc virus gây ra Viêm họng cấp do nhiều tác nhân gây ra. Do đó, điều quan trọng nhất trong chẩn đoán viêm họng cấp là xác định rõ nguyên nhân gây bệnh để có biện pháp điều trị phù hợp, tránh sử dụng thuốc không cần thiết gây tác dụng phụ không mong muốn với sức khỏe của bé. Theo đó, nếu bệnh do virus gây ra thì việc sử dụng kháng sinh là vô ích; còn nếu bệnh do vi khuẩn gây ra thì kháng sinh là biện pháp điều trị hiệu quả nhất. Viêm họng cấp có thể đi kèm với viêm amidan khẩu cái, viêm xoang, viêm mũi, viêm amidan đáy miệng, cảm cúm, sởi… Vì thế, bệnh này còn có tên gọi khác là viêm họng – amidan cấp. Bệnh chủ yếu xảy ra với trẻ em, đặc biệt vào mùa đông và khi thời tiết thay đổi. Bệnh thường xảy ra ở trẻ em trên 3 tuổi đến đầu tiểu học. Thời gian từ khi nhiễm virus, vi khuẩn tới khi xuất hiện triệu chứng bệnh từ 2 – 5 ngày. Con đường lây nhiễm bệnh thông qua đường hô hấp, tiếp xúc trực tiếp với dịch hô hấp của người bệnh như nước bọt, nước mũi… 2. Nguyên nhân trẻ bị viêm họng cấp Viêm họng cấp thường do 3 tác nhân chủ yếu gây ra gồm vi khuẩn, virus và nhiễm khuẩn do môi trường ô nhiễm. 2.1. Viêm họng cấp trẻ em do vi khuẩn Bé bị viêm họng cấp chủ yếu do song cầu khuẩn nhóm A (GABHS) gây ra. Có tới 37% trẻ dưới 5 tuổi nhiễm viêm họng cấp do nguyên nhân này. Ngoài ra, viêm họng cấp trẻ em còn gây ra bởi một số loại vi khuẩn khác như sau: – Liên cầu khuẩn nhóm A (Streptococcus): Khi nhiễm bệnh, trẻ sẽ bị sốt cao, nổi hạch, amidan cũng sưng to. Bệnh có thể dẫn tới các bệnh về tim mạch sau này. – Bạch hầu (Corynebacterium diphtheria): Đây là vi khuẩn gây bệnh bạch hầu và viêm họng nghiêm trọng. Chúng gây tắc nghẽn đường thở bởi các giả mạc trắng, gây suy hô hấp. Cha mẹ có thể cho bé đi tiêm vắc-xin phòng bạch hầu. – Một số ít trường hợp gây ra bởi vi khuẩn Streptococcus nhóm C, Chlamydia, lậu cầu, C. pneumoniae,  M. pneumoniae và các loài vi khuẩn kỵ khí khác. 2.2. Viêm họng cấp do virus Rhinovirus, Coronavirus, Adenovirus, virus Epstein Barr (EBV), virus Cúm và Parainfluenza là các loại virus gây viêm họng cấp ở trẻ em phổ biến nhất. Trong đó, số ca bệnh do Rhinovirus, Coronavirus và Adenovirus chiếm phần lớn tổng số trường hợp mắc bệnh. – Rhinovirus là virus gây bệnh cảm lạnh ở người, cao nhất ở trẻ em, thuộc họ Picornavirus, nhiệt độ phát triển tốt nhất trong khoảng 33 – 37 độ C. Nó có thể dẫn tới biến chứng viêm phổi. – Adenovirus thuộc họ Adenoviridae, là virus chủ yếu gây ra các vấn đề về hô hấp cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Viêm họng cấp do nhiễm Adenovirus gây đau đầu, ho, sưng hạch cổ, đau họng nhưng không đỏ. Ngoài viêm họng cấp, virus này còn gây viêm họng kết mạc, viêm đường hô hấp cấp, viêm phổi. – Không chỉ gây viêm họng cấp, Coronavirus còn gây các vấn đề nghiêm trọng về đường hô hấp, trong đó phải để đến hội chứng hô hấp cấp nặng (SARS). Loại virus này có thể xâm nhiễm từ động vật sang người, có nhiều biến chứng nguy hiểm. – Epstein Barr: Đây là virus gây bệnh bạch cầu ở trẻ em, kèm theo đó là viêm họng cấp, hạch cổ sưng to, sốt, đau đầu. Bệnh có thể dẫn tới ung thư vòm họng, U lympho Burkitt, U lympho Hodgkin, ung thư dạ dày.. 2.3. Viêm họng cấp do môi trường ô nhiễm Khói thuốc là một trong những nguyên nhân gây viêm họng cấp ở trẻ em Nếu bé sống trong môi trường ô nhiễm, thường xuyên tiếp xúc với khói bụi, khói thuốc, xăng dầu, ẩm mốc kéo dài sẽ gây nhiễm trùng đường hô hấp dẫn tới nhiều chứng bệnh hô hấp khác nhau, trong đó có viêm họng cấp. Ngoài ra, một số trẻ mẫn cảm, cơ địa dị ứng cũng dễ mắc viêm họng cấp hơn những trẻ khác. 3. Triệu chứng viêm họng cấp ở trẻ em Các triệu chứng lâm sàng của viêm họng cấp trẻ em gồm sốt cao đột ngột, đau rát họng, họng sưng đỏ, amidan sưng to và phủ lớp dịch tiết màu vàng, có thể xuất hiện chấm xuất huyết trên vòm miệng và thành sau hầu. Bên cạnh đó, một số trường hợp có thể kèm theo đau đầu, nôn mửa, đau bụng thường xuyên. Trẻ bị viêm họng cấp có thể sốt cao lên tới 39 – 40 độ C, thường gặp ở trẻ nhỏ. Đi kèm với sốt là cơ thể ớn lạnh, đau đầu, chán ăn, đau mỏi toàn thân, có thể xuất hiện hạch ở góc hàm, hạch có thể di chuyển, sờ thấy đau. Tùy theo tình trạng bệnh mà mức độ đau họng khác nhau. Có thể chỉ đau họng khi nuốt thức ăn, khi uống nước hoặc có thể sưng đau ngay cả khi nói chuyện, một số trường hợp bé có thể cảm giác cơn đau họng lan tới bên trong tai. Bé bị viêm họng cấp có kèm theo ho khan, ho từng cơn, sau đó ho có đờm, ngạt mũi hay sổ mũi. Tiếng nói có thể khàn nhẹ, sau đó tình trạng ngày càng nặng và có thể mất tiếng. 4. Bé bị viêm họng cấp có nguy hiểm không? Viêm họng cấp là bệnh lành tính, khi được điều trị bé có thể khỏi sau 3 – 5 ngày. Trường hợp xảy ra bội nhiễm, thời gian có thể kéo dài từ 10 – 14 ngày. Tuy nhiên, nó cũng có thể trở nặng và gây ra những biến chứng nghiêm trọng như: – Các biến chứng tại chỗ: Vi khuẩn, virus viêm họng cấp có thể tấn công các vùng lân cận cổ họng gây ra các biến chứng như sưng viêm đường hô hấp, viêm amidan, áp xe quanh amidan, viêm mũi xoang cấp, viêm tấy hoại thư cổ họng, có thể dẫn tới ung thư vòm họng. – Các biến chứng gần: Bệnh có thể lan đến các vùng xa khu vực cổ họng như viêm thanh quản, viêm phế quản, viêm tai giữa, viêm xoang cấp, viêm phổi… – Các biến chứng xa: Liên cầu khuẩn nhóm A (Streptococcus) có thể dẫn tới các biến chứng về tim mạch như nhiễm độc liên cầu, viêm màng tim; Epstein Barr có thể gây biến chứng ung thư dạ dày, viêm cầu thận, viêm khớp, nhiễm trùng máu… 5. Điều trị viêm họng cấp trẻ em như thế nào? Do viêm họng cấp trẻ em do liên cầu khuẩn gây ra chiếm tỷ lệ nhiều nhất nên khi chưa xác định rõ nguyên nhân do virus, vi khuẩn hay nguyên nhân khác thì bé được điều trị như viêm họng cấp do liên cầu khuẩn. 5.1. Điều trị viêm họng cấp do vi khuẩn Bé có thể được chỉ định sử dụng các loại thuốc sau đây: – Sử dụng thuốc kháng sinh nhóm beta lactam hoặc Amoxicillin, cephalexin, erythromycin, clarithromycin. – Cho bé uống kháng sinh Penicillin V trong 10 ngày liên tục, liều lượng theo chỉ định của bác sĩ. – Trường hợp bé không thể uống Penicillin V hoặc không thể uống đầy đủ liên tục trong 10 ngày thì chuyển sang Benzathin-Penicilin G dạng tiêm bắp, chỉ 1 liều duy nhất. – Trường hợp bé dị ứng Penicillin có thể thay thế bằng kháng sinh nhóm Macrolid như Rulide, Zithromax, Dynapac, hay Josacine trong 5-7 ngày. – Kết hợp điều trị các triệu chứng khác như sốt, đau đầu, sưng viêm bằng thuốc Paracetamol. Lưu ý tuân thủ chỉ dẫn bác sĩ, không tự ý điều chỉnh liều lượng, có thể gây tác dụng phụ viêm loét dạ dày – tá tràng. Đồng thời, vệ sinh răng miệng, cổ họng hàng ngày bằng cách súc miệng nước muối, khí dung họng. 5.2. Điều trị viêm họng cấp do virus Sau khi xét nghiệm xác định rõ nguyên nhân do virus khiến bé bị viêm họng cấp, không sử dụng thuốc kháng sinh mà thay bằng các loại thuốc khác như: – Thuốc sát khuẩn vòm họng như  Tyrothricin (viên ngậm), các viên ngậm thảo dược – Các loại thuốc giảm đau, hạ sốt, tiêu sưng giống với phương pháp do vi khuẩn như Paracetamol, ibuprofen. Ngoài dùng thuốc, cha mẹ cần lưu ý một số điều sau đây để tăng hiệu quả điều trị, giúp bé mau khỏi bệnh: – Phục hồi và tăng cường sức đề kháng cho bé bằng cách bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là các loại vitamin nhóm C, B1 và các nguyên tố vi lượng khác. – Sử dụng viên ngậm hương bạc hà hoặc siro ho giúp bé giảm cảm giác đau họng. – Súc miệng và vệ sinh mũi bằng nước muối loãng hàng ngày. – Uống nhiều nước để tránh mất nước do sốt cao, đây cũng là mẹo giúp hạ sốt nhanh hơn. Cho bé súc miệng bằng nước muối hàng ngày giúp nhanh khỏi bệnh 6. Các biện pháp phòng bệnh viêm họng cấp ở trẻ Trẻ có sức đề kháng còn yếu nên dễ mắc viêm họng cấp khi thời tiết thay đổi chuyển lạnh hoặc vào mùa thu đông. Do vậy, phụ huynh cần chú ý giữ ấm và tăng cường sức đề kháng cho bé, tránh nhiễm bệnh. Một số biện pháp phòng tránh viêm họng cấp ở trẻ em như sau: – Giữ ấm cơ thể khi thời tiết lạnh, nhất là các vị trí chân, tay và cổ. Đồng thời, sử dụng máy tạo ẩm trong nhà, uống nhiều nước để cổ họng luôn duy trì độ ẩm cần thiết. – Không để trẻ dầm mưa hay phơi nắng quá lâu. – Vệ sinh môi trường sống trong sạch, không cho bé tiếp xúc với khói bụi, khói thuốc và khói xăng dầu. Giặt chăn màn và quét dọn thường xuyên. – Vệ sinh răng miệng, vòm họng, mũi hàng ngày, không cho vi khuẩn và virus gây bệnh trú ngụ. – Tập cho bé thói quen rửa tay bằng xà phòng thường xuyên, hạn chế đưa tay lên mắt, mũi, miệng. – Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với người đang bị các bệnh về hô hấp, chú ý đeo khẩu trang và nhớ rửa tay bằng xà phòng sau khi tiếp xúc với người bệnh. – Đeo khẩu trang cho bé khi ra ngoài, đến các khu vực công cộng. – Không cho bé ăn các loại thực phẩm lên men, đồ ăn sống, đồ muối chua, trong đó chứa nhiều loại vi khuẩn không có lợi. – Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho bé, nhất là các loại thực phẩm giúp tăng cường hệ miễn dịch. – Đưa bé đi tiêm phòng các bệnh có thể dẫn tới viêm họng cấp như cảm cúm, sởi… Trên đây là các thông tin chi tiết về triệu chứng, nguyên nhân và cách phòng bệnh viêm họng cấp ở trẻ em. Khi thấy bé bị viêm họng cấp, tốt nhất cha mẹ nên đưa bé đến bệnh viện để xác định rõ nguyên nhân nhằm có phương án điều trị tốt nhất.
CT có thể tăng tỷ lệ thành công của WL thông qua chế độ ăn CR. AP là một liệu pháp bổ sung phổ biến để kiểm soát béo phì theo hiểu biết của chúng tôi, chưa có nghiên cứu nào tóm tắt tác dụng của laser AP la đối với bệnh béo phì
Phương pháp phẫu thuật đối với các hạch bạch huyết sau xương. Việc cắt bỏ các hạch bạch huyết sau xương đòi hỏi một phương pháp khác ngoài đường vào sau phúc mạc dưới cơ hoành thường được sử dụng trong điều trị phẫu thuật các khối u tinh hoàn. Đường xuyên phúc mạc cho phép tiếp cận tốt nhất đến nguồn gốc của động mạch mạc treo tràng trên, nhưng các khối u tinh hoàn tiến triển đôi khi cần phải bóc tách hạch sau sọ. Chúng tôi mô tả một phương pháp phẫu thuật hữu ích đối với các hạch này và giải phẫu cơ bản.
Nguyên nhân răng cửa mọc lệch và cách khắc phụcTình trạng răng cửa mọc lệch xảy đến gây ra rất nhiều ảnh hướng. Vấn đề này xảy ra bắt nguồn từ nhiều yếu tố khác nhau. Đó là những yếu tố nào? Sau đây hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân răng cửa mọc lệch và cách khắc phục. Tình trạng răng cửa mọc lệch xảy đến gây ra rất nhiều ảnh hướng. Vấn đề này xảy ra bắt nguồn từ nhiều yếu tố khác nhau. Đó là những yếu tố nào? Sau đây hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân răng cửa mọc lệch và cách khắc phục. 1. Những nguyên nhân răng cửa mọc lệch Dưới đây là 3 nguyên nhân răng cửa mọc lệch thường gặp: 1.1 Yếu tố bẩm sinh Nguyên nhân răng cửa mọc lệch đầu tiên chính là do yếu tố bẩm sinh. Ở một số người, vốn hệ thống xương răng đã không được sắp xếp vị trí đúng đắng ngay từ đầu. Điều này chính là lý do khiến các răng mọc lệch, không ngay hàng thẳng lối. 1.2 Răng mọc chen chúc Rất nhiều người đã mắc phải tình trạng răng mọc chen chúc. Điều này khiến răng cửa cũng như các răng còn lại không thể ngay hàng thẳng lối. Dần dần, răng cửa sẽ bị đẩy ra ngoài, rời khỏi khung hàm. 1.3 Thói quen xấu trong quá trình mọc răng Nói về những lý do khiến hàm răng không đồng đều không thể bỏ qua vấn đề về những thói quen xấu trong giai đoạn răng mọc. Điển hình như nhiều trẻ nhỏ thường có thói quen cắn móng tay, lè lưỡi, ngậm ti giả, … Những thói quen này diễn ra liên tục trong quá trình mọc răng sẽ khiến ảnh hưởng tới vị trí mọc. 2. Có mấy dạng răng cửa mọc lệch? Thông thường, tình trạng răng cửa mọc lệch sẽ rơi vào 1 trong 3 trường hợp sau đây: 2.1 Răng cửa mọc hình cánh bướm Trường hợp răng cửa mọc hình cánh bướm là khi những chiếc răng cửa bị mọc không lệch. Vị trí của răng sẽ không đều và thẳng so với các răng bên cạnh. Điều này khiến cho các phần cạnh răng ở phía trong bị trũng xuống. Từ đó, hai răng cửa mọc tạo thành hình cánh bướm hay nhiều người còn gọi là hình chữ V. 2.2 Răng cửa mọc nhiều, lộn xộn Việc răng cửa bị lộn xộn xảy ra khi xung quanh có quá nhiều hoặc quá ít răng. Sự bất thường về số lượng này sẽ khiến 2 răng cửa mọc chìa ra ngoài hoặc thụt vào trong. Điều này ảnh hưởng rất lớn tới tính thẩm mỹ của tổng thể gương mặt. 2.3 Răng cửa mọc chìa ra ngoài Đây là hiện tượng khi chân răng hoặc một phần của chân răng mọc đúng vị trí của cung hàm. Thế nhưng phần thân của răng lại có biểu hiện mọc bất thường, không theo đúng hướng. Thông thường, chúng sẽ mọc chìa ra ngoài gây ảnh hưởng tới tính thẩm mỹ và chức năng của răng. 3. Những ảnh hưởng khi răng cửa mọc lệch Tuy việc răng cửa mọc lệch chỉ là một khuyết điểm nhỏ trên hàm răng và không gây ra hậu quả tức thời về sức khỏe. Thế nhưng lâu dài, nếu tình trạng này không được cải thiện sẽ dẫn tới rất nhiều hậu quả nghiêm trọng: – Ảnh hưởng lớn tới tính thẩm mỹ của toàn gương mặt: Người ta thường nói đôi khi nụ cười chính là vũ khí đặc biệt để tạo ra sự thân thiện. Thế nhưng thật không đẹp mắt chút nào nếu sự thân thiện ấy lại xuất hiện với hàm răng không đồng đều và đặc biệt là 2 chiếc răng cửa mọc lệch ở vị trí trung tâm. Điều này sẽ gây ảnh hưởng rất lớn tới việc duy trì các mối quan hệ cũng như làm giảm đi sự tự tin của bản thân. – Răng cửa mọc lệch sẽ là nguyên nhân dẫn tới khớp cắn bị sai lệch. Cùng với đó, chức năng ăn nhai cũng sẽ không được thực hiện tốt gây ảnh hưởng tới chất lượng sống. – Răng cửa mọc lệch có thể không gây ra những hậu quả bệnh lý ngay lập tức. Nhưng nếu lâu ngày, tình trạng này không được khắc phục sẽ kéo theo những vấn đề như sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu, … 4. Các cách điều trị tình trạng răng cửa mọc lệch Đến gặp bác sĩ để được kiểm tra tình trạng răng mọc lệch và tư vấn điều trị Trong điều trị nha khoa, nguyên tắc hàng đầu chính là sự bảo tồn. Do đó, nếu không trong tình huống bắt buộc, các bác sĩ sẽ không tiến hành nhổ bỏ một chiếc răng vẫn đang khỏe mạnh. Thay vào đó, ta có thể khắc phục việc răng cửa mọc lệch dựa trên 2 phương pháp sau: 4.1 Niềng răng Niềng răng đảm bảo tiêu chí an toàn và hiệu quả với những trường hợp răng mọc lệch Khi răng cửa bị lệch lạc quá mức thì niềng răng chính là giải pháp tối ưu giúp phục hình nha khoa. Phương pháp này đảm bảo đủ 2 tiêu chí an toàn và hiệu quả. Sử dụng hệ thống mắc cài cùng dây cung một cách linh hoạt, niềng răng sẽ giúp điều chỉnh các răng mọc lệch một cách hiệu quả. Bên cạnh đó, với những đối tượng có yêu cầu cao hơn về tính thẩm mỹ có thể áp dụng niềng răng trong suốt. Hệ thống khay niềng tiên tiến, hiện đại sẽ giúp quá trình niềng linh hoạt, căn chỉnh phù hợp và đặc biệt là không lo vấn đề lộ niềng. Tùy thuộc vào mức độ lệch lạc của răng mà thời gian đeo niềng cũng sẽ có sự thay đổi. Trung bình, để đạt được hiệu quả ưng ý, thời gian niềng sẽ kéo dài từ 1 – 2 năm. Quá trình đeo niềng có thể gây một số bất tiện, trở ngại trong cuộc sống thường nhật. Tuy nhiên, chỉ sau một thời gian ngắn, người đeo có thể dần thích ứng và không còn cảm thấy khó chịu. Một ưu điểm nổi bật nữa của niềng răng chính là không xâm lấn. Đây là phương pháp chỉ tác động lực cơ học lên răng và dịch chuyển răng về dúng vị trí. 4.2 Bọc răng sứ Bên cạnh niềng răng, bọc răng sứ cũng là phương pháp chỉnh nha được nhiều người lựa chọn để khắc phục tình trạng răng mọc lệch. Những vấn đề như răng cửa mọc lệch, răng hô, răng quá dài, … bọc răng sứ đều có thể khắc phục một cách hiệu quả. Sau khi bọc sứ, tình trạng mọc lệch của răng cửa được cải thiện đáng kể Khi bọc răng sứ, ta có thể nhận thấy tình trạng mọc lệch của răng cửa được cải thiện đáng kể. Đồng thời, phương pháp này cũng giúp rút ngắn thời gian, tiết kiệm chi phí và tránh được tình huống phải nhổ bỏ răng. Để thực hiện phương pháp này, các bác sĩ sẽ tiếng hành mài bớt răng mọc lệch. Việc mài đi bao nhiêu răng còn tùy vào tình trạng mọc lệch cụ thể. Tuy nhiên, các bác sĩ sẽ luôn ưu tiên mài ít răng nhẩ có thể để tránh tổn hại răng thật. Sau đó, răng sẽ được bọc lại bằng mão sứ. Phần mão sứ này sẽ giúp phục hình răng. Cụ thể răng sẽ được điều chỉnh về kích thước, hình dáng sao cho phù hợp. Từ đó, tình trạng răng cửa mọc lệch sẽ được khắc phục triệt để. răng vẫn đảm bảo được tính thẩm mỹ, khả năng ăn nhai và cả tuổi thọ.
Viêm kết mạc dị ứng: Chẩn đoán và cách điều trịViêm kết mạc dị ứng là bệnh về kết mạc thường gặp, xảy ra do các tác nhân dị ứng trong không khí gây nhiều phiền toái cho người mắc, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống. Vậy căn bệnh này được chẩn đoán và điều trị như thế nào? Viêm kết mạc dị ứng là bệnh về kết mạc thường gặp, xảy ra do các tác nhân dị ứng trong không khí gây nhiều phiền toái cho người mắc, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống. Vậy căn bệnh này được chẩn đoán và điều trị như thế nào? Nước ta có khí hậu đặc trưng nóng ẩm nhiệt đới gió mùa. Đặc biệt, tháng 4,5,6 và 7 là những tháng cao điểm nhiều người dễ mắc bệnh dị ứng do nhạy cảm với sự thay đổi nhiệt độ và độ ẩm trong môi trường, các dị nguyên như bụi, phấn hoa đạt mức độ đậm đặc cao nhất. Ngoài ra, ở Việt Nam có tới 90% bệnh nhân thường bị kèm các bệnh lý tại cơ quan khác như hen suyễn, viêm mũi dị ứng, hắt hơi, sổ mũi,… Chỉ có 10% người bệnh bị dị ứng đơn thuần tại mắt. 1. Các hình thái của bệnh viêm kết mạc dị ứng – Dị ứng cấp: Mắt phản ứng ngay lập tức sau khi tiếp xúc với các dị nguyên như phấn hoa, bụi. Biểu hiện thấy rõ nhất là mi mắt và kết mạc có hiện tượng sưng phù, nóng đỏ hoặc ngứa rát khiến người bệnh lo sợ. Tuy nhiên, biểu hiện này chỉ diễn ra trong vài giờ sẽ khỏi. Phấn hoa, bụi, nấm mốc là những dị nguyên chính gây bệnh. – Dị ứng theo mùa hoặc quanh năm: Thể này xảy ra do sự thay đổi của từng mùa trong năm, thường là mùa xuân và mùa hè ở các nước có khí hậu ôn đới, chủ yếu bị tác động do dị nguyên phấn hoa, nấm mốc, lông thú kèm theo bệnh lý viêm mũi dị ứng. Bệnh kéo dài mạn tính nhưng biểu hiện thường nhẹ. – Dị ứng mùa xuân: Đây là một bệnh đặc biệt dai dẳng và khó điều trị nhất. Bệnh phổ biến ở đối tượng là nam giới từ 5-20 tuổi. từng có tiền sử mắc các bệnh như hen suyễn, chàm, dị ứng trong gia đình. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể gây tổn thương giác mạc, ảnh hưởng nghiêm trọng tới thị lực. – Dị ứng kết – giác mạc: Bệnh lý này xuất hiện ở nhóm đối tượng người trưởng thành, có tiền sỉ bị chàm, hen suyễn. Ở hình thái này, bệnh kèm biểu hiện viêm da atopy ở mặt, gây các tổn thương cho mi mắt như sưng đau, vảy sừng da mi và giác mạc kèm theo suy giảm thị lực. – Dị ứng nhú gai khổng lồ: Bệnh xảy ra do kết mạc mi tiếp xúc trực tiếp với những dị vật như kính áp tròng, mắt giả,…làm tổn thương mi mắt dạng nhú to. Bệnh được phát hiện qua thăm khám trên lâm sàng. 2. Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh Theo số liệu thống kê của Tổ chức Hen suyễn và Dị ứng Hoa Kỳ, tình trạng dị ứng có thể gây ra ảnh hưởng đến 30% người lớn, 40% trẻ em. Từ đó có thể thấy rằng, dị ứng có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, trong đó tình trạng này phổ biến ở nhóm đối tượng trẻ nhỏ và thanh niên. Mặt khác, người bị dị ứng lại sống ở nơi có lượng dị nguyên cao như phấn hoa, khói bụi ô nhiễm thì nguy cơ bị viêm kết mạc do dị ứng là rất cao. 3. Chẩn đoán viêm kết mạc dị ứng Khi đi thăm khám mắt, bác sĩ thường hỏi bệnh nhân về tiền sử dị ứng. Sau đó, dựa trên quan sát, các bác sĩ nhãn khoa sẽ phát hiện thấy tổn thương mắt từ nhẹ đến nặng tùy biểu hiện lâm sàng. Tình trạng bệnh nhẹ thì xuất hiện phù kết mạc hoặc cương tụ kết mạc khu trú, lòng trắng của mắt bị đỏ và có những nốt sưng trong mí mắt. Tình trạng nặng hơn sẽ có biểu hiện mắt bị phù, nhú viêm, giác mạc có thể viêm vùng rìa, loét vô khuẩn hình khiên. Mắt sưng, đỏ và ngứa là những biểu hiện đặc trưng của bệnh. Để làm rõ tình trạng bệnh, bác sĩ thường chỉ định làm một số xét nghiệm quan trọng: – Kiểm tra da: xác định da bị phản ứng với dị nguyên nào. Điều này giúp bác sĩ đánh giá được mức độ phản ứng của cơ thể với yếu tố dị nguyên, bao gồm đỏ, sưng. – Làm xét nghiệm máu: Xét nghiệm các chỉ số máu giúp bác sĩ xác định được cơ thể người bệnh có đang sản xuất protein hoặc kháng thể tự nhiên để tự bảo vệ chống lại các tác nhân dị nguyên như bụi, phấn hoa, nấm mốc hay không. – Tiến hành xét nghiệm mô kết mạc: Bác sĩ sẽ thực hiện cạo mô kết mạc để kiểm tra các tế bào bạch cầu kích hoạt khi bị dị ứng có tên là tế bào bạch cầu ái toan. 4. Viêm kết mạc do dị ứng điều trị như thế nào? Bệnh tuy không gây nguy hiểm nhiều đến sức khỏe nhưng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn tới các biến chứng như loét giác mạc và suy giảm thị lực. Hiện nay, người bệnh có thể áp dụng một số phương pháp điều trị hiệu quả như: 4.1 Tự chăm sóc tại nhà Các biện pháp chủ yếu tập trung vào phòng ngừa và giảm thiểu biến chứng của bệnh. Tuyệt đối tránh xa các yếu tố dị nguyên làm mắt bị dị ứng, bằng cách: – Vệ sinh nhà cửa hàng ngày đảm bảo không gian sống sạch sẽ, thoáng đãng, không có bụi bẩn, lông chó mèo. – Hạn chế ra đường khi ô nhiễm môi trường tăng cao, tránh đến các nơi có phấn hoa – Sử dụng máy lọc không khí cho gia đình giảm thiểu ô nhiễm – Hạn chế tiếp xúc các hóa chất như keo xịt, thuốc tẩy, nước hoa,… – Người bệnh cần hạn chế dụi tay lên mắt, chịu khó đeo kính bảo vệ mắt khi ra đường. – Trường hợp mắt bị sưng, ngứa và viêm do dị ứng, có thể chườm nóng hoặc lạnh. 4.2 Thăm khám, tuân theo chỉ định của bác sĩ Khi các biện pháp chăm sóc mắt tại nhà không khả quan, người bệnh có thể đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị. Thông thường, bệnh nhân sẽ được bác sĩ chỉ định sử dụng một số loại thuốc: – Nhỏ thuốc chống viêm hay thuốc kháng histamine – Dùng nước mắt nhân tạo, các sản phẩm bôi trơn nhãn cầu vừa điều trị dị ứng, vừa chống khô cho mắt – Có thể sử dụng thuốc nhỏ mắt kháng viêm steroid hoặc thuốc kháng sinh chống bội nhiễm
cơ chế của các mạng lưới sợi không theo trật tự như những mạng lưới tạo nên ma trận ngoại bào phụ thuộc rất nhiều vào kết nối cục bộ hoặc CN đối với các mạng lưới biopolymer, CN này thường nằm giữa và các mạng lưới như vậy là bán đẳng tĩnh và không ổn định tuyến tính đối với biến dạng chỉ với các tương tác lực CE nhưng thể hiện sự chuyển pha cơ học giữa trạng thái mềm và trạng thái cứng dưới ứng suất, việc đưa vào các tương tác uốn yếu sẽ ổn định các mạng lưới này và ngăn chặn các dấu hiệu quan trọng của quá trình chuyển đổi này, chúng tôi chỉ ra rằng việc áp dụng AS bên ngoài cũng có thể ổn định các mạng lưới bán đẳng tĩnh chỉ với các tương tác lực CE kéo, tức là một thế giống như sợi dây thừng, hơn nữa chúng tôi thấy rằng mô đun cắt tuyến tính cho thấy một tỷ lệ lũy thừa theo ứng suất pháp tuyến bên ngoài với số mũ không phải trường trung bình đối với các mạng lưới có độ cứng uốn hữu hạn, chúng tôi thấy rằng vết bẩn quan trọng chuyển sang các giá trị thấp hơn dưới ứng suất trước
chúng tôi đã phân lập được gp của một CS độc lập với helper của một virus MCF mcf bạn bè frmcf virus tái tổ hợp này giống như các virus akrmcf đã mô tả trước đây đã được chứng minh bằng cả phương tiện sinh học và PSA là một tái tổ hợp env giữa virus gây bệnh bạch cầu ở chuột bạn bè fmulv và một loại virus dị hướng ở chuột sử dụng i được gắn nhãn frmcf gp và AS được chuẩn bị chống lại một CS mcf của virus loại moloney molmcf chúng tôi đã phát triển một xét nghiệm miễn dịch phóng xạ phát hiện ra các yếu tố miễn dịch có trong gps của các virus mcf có nguồn gốc từ fmulv molmulv và akrmulv các yếu tố mcf này không được phát hiện ở các cá thể bố mẹ ecotropic của mỗi loại virus mcf này cũng như ở các virus dị hướng mu không phụ thuộc helper có nguồn gốc từ chuột swiss hoặc balbc một protein phản ứng chéo một phần với các yếu tố quyết định mcf gp được phát hiện trong một loại virus dị hướng đang sao chép có nguồn gốc từ chuột nzb sử dụng xét nghiệm miễn dịch đặc hiệu mcf gp này chúng tôi có thể phát hiện ra một sản phẩm gen phản ứng chéo được mã hóa bởi chủng friend của virus tạo tiêu điểm SP sffv trong nguyên bào sợi chuột không sản xuất INF với sffv các kết quả hỗ trợ các nghiên cứu lai phân tử trước đó chỉ ra rằng bộ gen của sffv chứa thông tin di truyền có nguồn gốc từ cả vi-rút fmulv và xenotropic và các trình tự liên quan đến xenotropic trong sffv có liên quan cao đến những trình tự được tìm thấy trong vi-rút mu typec mcf
Sử dụng chất bôi trơn có ức chế quá trình thụ thai không? Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ chuyên khoa I Lê Thị Phương - Bác sĩ Sản phụ khoa - Khoa Sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long. Sử dụng chất bôi trơn trong khi giao hợp có gây bất lợi cho quá trình thụ thai không? Các nghiên cứu hiện đưa ra các quan điểm trái ngược nhau về vấn đề này. Một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng chất bôi trơn âm đạo có thể làm hỏng tinh trùng và cản trở khả năng di chuyển của tinh trùng đến tử cung để thụ tinh với trứng. Kết luận này đúng đối với cả mặt hàng chất bôi trơn mua ở hiệu thuốc, cũng như chất bôi trơn tự chế, chẳng hạn như dầu ô liu. 1.Chất bôi trơn sử dụng với mục đích gì? Lên kế hoạch mang thai có thể rất thú vị, bao gồm cả việc quan hệ tình dục nhiều hơn. Tuy nhiên, đôi khi giao hợp nhiều hơn cũng có thể gây hại cho cơ thể của bạn.“Khi một cặp vợ chồng đang muốn có con, họ sẽ có xu hướng quan hệ tình dục nhiều hơn”, Tiến sĩ Lakeisha Richardson, bác sĩ sản phụ khoa ở Mississippi cho biết. “Tuy nhiên nhiều cặp vợ chồng không có đủ thời gian cho màn dạo đầu trong các cuộc quan hệ tình dục, nhất là đối với những người có cuộc sống bận rộn”. Cô nói: “Mất khoảng 20 phút để phụ nữ cảm thấy kích thích và có thể giải phóng chất bôi trơn tự nhiên vào cổ tử cung và âm đạo. Khi tần suất quan hệ tình dục tăng lên do cố gắng thụ thai, thời gian kích thích có thể cũng cần tăng lên và hầu hết họ chọn sử dụng một số loại chất bôi trơn để đẩy nhanh tiến độ. Tuy nhiên, bạn có thể không biết rằng loại chất bôi trơn bạn sử dụng lại có thể gây cản trở quá trình thụ thai”. 2.Tại sao sử dụng chất bôi trơn phù hợp là chìa khóa để thụ thai? Chất bôi trơn có chứa glycerin có thể ảnh hưởng đến khả năng tinh trùng di chuyển đúng cách vào đường sinh sản của phụ nữ. Chất bôi trơn âm đạo được tạo ra ban đầu với mục đích cung cấp chất bôi trơn cho việc giao hợp. Richardson giải thích : “Chúng tôi đã không nghĩ đến việc chúng ảnh hưởng đến việc thụ thai, tinh trùng hoặc trứng như thế nào, và thực tế là chất bôi trơn âm đạo chứa chất diệt tinh trùng, khiến phụ nữ trở nên khó mang thai hơn.Hầu hết các chất bôi trơn đều không chứa chất diệt tinh trùng, tuy nhiên nhiều loại chất bôi trơn chứa các thành phần như dầu hỏa, propylene glycol, glycerin, paraben, silicone và Nonoxynol-9 (viết tắt là N-9). Tất cả những thành phần này có thể ảnh hưởng đến khả năng tinh trùng di chuyển đúng cách vào đường sinh sản của phụ nữ.Tiến sĩ Richardson nói: “Những thành phần này trong chất bôi trơn âm đạo ngoài việc cản trở tinh trùng bơi vào cổ tử cung để gặp trứng, chúng còn có thể làm giảm khả năng sống sót của tinh trùng, vì vậy ngay cả những tinh trùng thực sự có thể di chuyển qua chất bôi trơn cũng khó sống sót khi chúng gặp trứng”.Ngoài việc tránh các chất bôi trơn có chứa các thành phần này, Tiến sĩ Richardson cũng khuyên bạn nên sử dụng chất bôi trơn đẳng trương, không chứa glycerin, loại giúp cân bằng PHP và thân thiện với tinh trùng. Hiện nay, hầu hết các công ty sản xuất chất bôi trơn đều đang cố hướng tới một sản phẩm thân thiện với tinh trùng và quá trình thụ tinh.=>> Lời khuyên từ Bác sĩ chuyên khoa I Lê Thị Phương - Bác sĩ Sản phụ khoa - Khoa Sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long: Nếu bạn đang mong có thai mà trong quan hệ tình dục vẫn cần dùng thuốc bôi trơn thì bạn nên dung thuốc bôi trơn đẳng trương không chứa Glycerin và thân thiện với tinh trùng , vì chất Glycerin làm cản trở sự di chuyển của tinh trùng đến gặp trứng để thụ thai Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng My. Vinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng. Nguồn tham khảo: healthline.com Tinh trùng "chiến đấu" để gặp trứng: Hành trình đáng kinh ngạc
Ánh nắng mặt trời giúp chữa bệnh viêm khớp Các nhà khoa học tại trường Đại học Harvard gần đây đã công bố kết quả một cuộc nghiên cứu cho thấy những phụ nữ dành nhiều thời gian dưới ánh nắng mặt trời ít có khả năng bị bệnh viêm khớp. Nghiên cứu này bao gồm cả quá trình theo dõi tiểu sử bệnh án của 100.000 bệnh nhân nữ. Khoảng 10 năm về trước các nhà khoa học cũng đã công bố vitamin D được sản sinh dưới tác động của ánh nắng mặt trời có ảnh hưởng tích cực tới các khớp xương. Điều mà các nhà khoa học tập trung chú ý chính là lứa tuổi, địa điểm sống, điều kiện thời tiết và hiệu suất của bức xạ mặt trời tại môi trường họ ở. Trong thời gian tiến hành theo dõi đã phát hiện ra 1.300 trường hợp mắc chứng viêm khớp dạng thấp. Sau khi phân tích kỹ các dữ liệu cho thấy những người phụ nữ sống tại nơi có nhiều ánh nắng mặt trời nguy cơ mắc bệnh thấp hơn 20-22%. Từ đó rút ra kết luận rằng việc tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời có thể bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh về khớp. Viêm khớp là bệnh có liên quan tới hệ thống mô liên kết khớp xương. Các tác giả của cuộc nghiên cứu trên chỉ ra mối liên hệ giữa nơi cư trú và sự xuất hiện của viêm khớp dạng thấp. Theo họ, vị trí địa lý nơi con người sinh sống (cụ thể là lượng ánh sáng mặt trời) ảnh hưởng không chỉ tới sự hình thành của việc nhiễm khuẩn khớp mà còn có thể làm xuất hiện các bệnh tự truyền nhiễm khác như tiểu đường và viêm ruột.
Triệu chứng thoái hóa cột sống theo từng vị tríTriệu chứng thoái hóa cột sống thường gặp là đau nhức xương khớp. Tùy thuộc vào các vị trí nhất định, người bệnh sẽ có biểu hiện và cảm nhận không giống nhau. Khi xuất hiện các triệu chứng nghi ngờ thoái hóa, người bệnh nên chủ động thăm khám sớm để được điều trị kịp thời. Triệu chứng thoái hóa cột sống thường gặp là đau nhức xương khớp. Tùy thuộc vào các vị trí nhất định, người bệnh sẽ có biểu hiện và cảm nhận không giống nhau. Khi xuất hiện các triệu chứng nghi ngờ thoái hóa, người bệnh nên chủ động thăm khám sớm để được điều trị kịp thời. 1. Thoái hóa cột sống là gì? Thoái hóa đốt sống là tình trạng lớp sụn khớp bị hao mòn dần dần, trong quá trình hoạt động thể chất, các đầu đốt sống sẽ cọ xát trực tiếp vào nhau gây viêm nhiễm, dẫn đến màng hoạt dịch sưng tấy và dịch khớp bị khô do dịch khớp bị hạn chế. bài tiết. Ngoài ra, ma sát ở các đầu xương cũng góp phần hình thành các gai xương tại đây. Các gai xương phát triển quá mức cọ sát vào đốt sống, rễ thần kinh và các mô mềm xung quanh. Thoái hóa đốt sống là tình trạng lớp sụn khớp bị hao mòn dần dần, cọ xát vào nhau gây viêm nhiễm. 2. Triệu chứng thoái hóa cột sống theo vị trí khởi phát Hầu hết bệnh nhân đều cảm thấy đau và khó chịu. Cơn đau ở mỗi trường hợp sẽ khác nhau tùy theo vị trí đốt sống bị thoái hóa, cụ thể như: 2.1. Triệu chứng thoái hóa cột sống thắt lưng cần lưu ý Triệu chứng của bệnh ở giai đoạn này không rõ ràng, thường chỉ đau nhẹ hoặc không đau, chỉ có cảm giác đau nhẹ ở lưng, do sụn khớp mới bắt đầu có dấu hiệu bào mòn nên rất dễ nhầm lẫn với bệnh đau lưng đơn thuần. nỗi đau. Vì vậy, có xu hướng chủ quan hướng tới các giai đoạn bệnh nặng hơn. Tiếp theo là cơn đau xuất hiện dưới dạng đau âm ỉ, đau khi làm việc và biến mất khi nghỉ ngơi, đặc biệt là khi nằm trên sàn cứng (nệm cứng). Đồng thời có dấu hiệu giảm khả năng vận động, thường xuyên bị đau nhức, khó chịu khi mang vác vật nặng. Khi thức dậy vào buổi sáng, bệnh nhân có thể cảm thấy cứng khớp và đôi khi có tiếng kêu lách cách khi di chuyển, xoay người. Đau thắt lưng có thể kéo dài nhiều ngày, cường độ đau tăng dần khi cử động và giảm dần khi bệnh nhân nằm ngửa trên sàn cứng (nệm cứng). Về sau cơn đau kéo dài hơn trước, lan xuống mông, cẳng chân và mõm bàn chân do thoát vị đĩa đệm chèn ép dây thần kinh tọa. Triệu chứng rõ ràng nhất là đau thắt lưng, lan xuống hông và chi dưới khiến người bệnh không thể cúi người xuống, khiến người bệnh mất thăng bằng, đi lại khó khăn, thậm chí có thể bị tàn tật. 2.2. Triệu chứng thoái hóa cột sống cổ thường gặp Đau, mệt mỏi và khó cử động cổ là những triệu chứng điển hình nhất. Hầu hết bệnh nhân thoái hóa đốt sống cổ đều cảm thấy đau nhói, khó chịu khi cử động, ngay cả khi nghỉ ngơi. Cử động của cổ trở nên rối rắm và đau đớn, đôi khi dẫn đến chứng vẹo cổ. Đau cổ và lưng lan đến tai và cổ, ảnh hưởng đến tư thế đầu và cổ. Cơn đau lan lên đầu. Nhức đầu có thể xảy ra ở vùng chẩm và trán. Đau cổ và lưng lan đến một hoặc cả hai bả vai và cánh tay. cả hai mặt. Đau, mệt mỏi và khó cử động cổ là những triệu chứng điển hình nhất Do cột sống bị chèn ép và thoái hóa sụn khớp nên thoái hóa đốt sống cổ ảnh hưởng trực tiếp đến dây thần kinh vận động của bàn tay. Bệnh làm hạn chế khả năng vận động của bàn tay, khiến bàn tay khó cảm thấy nóng hoặc lạnh, thậm chí có thể dẫn đến suy nhược nếu không được điều trị kịp thời. Bệnh nhân có thể bị cứng cổ khi thức dậy vào buổi sáng. Ngoài ra, bệnh nhân còn cảm thấy đau nhức vùng gáy, sau đầu, nửa đầu bên phải khiến bệnh nhân khó quay đầu sang hai bên. Dấu hiệu này còn được gọi là triệu chứng của bệnh đa xơ cứng cột sống cổ: Khi bệnh thoái hóa đốt sống cổ ở mức độ nặng, người bệnh có thể phải đối mặt với tình trạng thoái hóa bệnh đa xơ cứng rất nguy hiểm. Lúc này, người bệnh sẽ cảm nhận được một dòng điện chạy từ cổ xuống cột sống rồi đến tay, chân, ngón tay, ngón chân. Biểu hiện này rõ rệt hơn khi bệnh nhân cúi cổ về phía trước. 2.3. Nhận biết triệu chứng thoái hóa cột sống ngực Trên thực tế, các triệu chứng của bệnh thoái hóa đốt sống ngực không phải lúc nào cũng rõ ràng. Tuy nhiên, hầu hết bệnh nhân đều cảm thấy đau và cứng lưng dai dẳng, đặc biệt là ở vùng giữa lưng. Cơn đau thường giảm đi khi bệnh nhân nghỉ ngơi nhưng có thể trở nên trầm trọng hơn nếu bệnh nhân không hoạt động trong thời gian dài. Không những vậy, người bệnh còn có thể gặp phải các triệu chứng thoái hóa cột sống ngực khác như: – Co thắt cơ lưng giữa – Thay đổi tư thế bất thường khi bị đau lưng – Không thể di chuyển – Gặp khó khăn hoặc thậm chí là không thể thực hiện được một các động tác như ngả người, xoay thân trên hay đứng thẳng. – Sưng khớp cục bộ 2.4. Một số triệu chứng khác Mặt khác, cơn đau liên quan đến bệnh thoái hóa cột sống cũng có một số đặc điểm chung, chẳng hạn như: – Cơn đau có xu hướng trầm trọng hơn khi bệnh nhân di chuyển (đặc biệt là vặn, uốn, nâng, v.v.) và giảm dần khi nghỉ ngơi. – Nếu người bệnh nằm nghỉ quá lâu cơn đau sẽ quay trở lại. 3. Chẩn đoán sau khi xác định triệu chứng Sau khi xác định các triệu chứng, để chẩn đoán chính xác tình trạng thoái hóa cột sống, bác sĩ sẽ kiểm tra các triệu chứng hiện tại của bệnh nhân và thực hiện các xét nghiệm sau: – Chụp X-quang: Giúp kiểm tra khoảng trống khớp, tình trạng đĩa đệm và sự hiện diện của gai xương Chụp X-quang giúp kiểm tra khoảng trống khớp, tình trạng đĩa đệm và sự hiện diện của gai xương. – Chụp CT: Cung cấp hình ảnh chi tiết hơn về cột sống, đĩa đệm và gai xương so với chụp X-quang – Chụp MRI: giúp bác sĩ quan sát được các mô mềm, bao gồm cơ, đĩa đệm, dây chằng và gân – Chụp cắt lớp vi tính một lần (SPECT): thường kết hợp với chụp CT để xác định chính xác vị trí tổn thương ở cột sống – Xét nghiệm máu toàn diện
trong môi trường nuôi cấy tế bào biểu bì cơ bản thu được từ da tai của chuột lang AD, phorbol ester otetradecanoylphorbolacetate thúc đẩy khối u gây ra sự tăng sinh tế bào phụ thuộc vào prostaglandin và bị ức chế bởi sự ức chế indomethacin của indomethacin có thể được khắc phục bằng prostaglandin e và f alpha với FP alpha đồng thời có nhiều ERP hơn Cảm ứng ODC không nhạy cảm với sự ức chế indomethacin dẫn xuất không thúc đẩy omethylotetradecanoylphorbolacetate gợi lên một chất độc lập với prostaglandin, tức là kích thích tăng sinh tế bào không nhạy cảm với indomethacin mà không gây ra ODC
Giá điều trị cười hở lợi dành cho ai cầnCười hở lợi không chỉ là vấn đề thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng đến sự tự tin và sức khỏe răng miệng. Có nhiều giải pháp hiện đại giúp khắc phục tình trạng này. Một trong những thắc mắc phổ biến là về giá điều trị cười hở lợi là bao nhiêu. Đây là một câu hỏi quan trọng đối với những người có nhu cầu về vấn đề này. Để biết thông tin chi tiết hơn, hãy tham khảo bài viết dưới đây! Cười hở lợi không chỉ là vấn đề thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng đến sự tự tin và sức khỏe răng miệng. Có nhiều giải pháp hiện đại giúp khắc phục tình trạng này. Một trong những thắc mắc phổ biến là về giá điều trị cười hở lợi là bao nhiêu. Đây là một câu hỏi quan trọng đối với những người có nhu cầu về vấn đề này. Để biết thông tin chi tiết hơn, hãy tham khảo bài viết dưới đây! 1. Mô tả tình trạng cười hở lợi Tình trạng cười hở lợi là hiện tượng phần lợi của người cười bị lộ nhiều ra ngoài so với bình thường, tạo ra sự mất thẩm mỹ mỗi khi cười. Mức độ cười hở lợi nặng hay nhẹ sẽ phụ thuộc vào khoảng cách tính từ môi cho đến đường chân răng. Kích thước cười hở lợi có thể thay đổi từ vài một vài milimet đến một vài centimet, tùy thuộc vào mức độ mở rộng của miệng và tỷ lệ kích thước giữa lợi và răng. Nguyên nhân chính gây ra tình trạng cười hở lợi có thể bao gồm sự phát triển quá mức của xương hàm, khiến cho miệng mở rộng nhiều hơn so với bình thường. Ngoài ra, sự phát triển quá mức của lợi hoặc răng ngắn cũng có thể góp phần vào việc tạo ra phần lợi bị nhô ra ngoài. Đối với một số người, tình trạng cười hở lợi có thể là do kết hợp của nhiều yếu tố, bao gồm cả yếu tố gen di truyền và môi trường. Mặc dù không ảnh hưởng đến chức năng của răng, tuy nhiên, tình trạng này có thể tác động đến thẩm mỹ và tự tin cá nhân của người bị. 2. Nguyên nhân khiến cho lợi bị hở khi cười Tình trạng cười hở lợi có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, và đôi khi còn là kết hợp của các yếu tố này. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến: Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho mọi người bị cười hở lợi (minh họa). 2.1. Do sự phát triển quá mức của xương hàm – Nếu xương hàm phát triển quá mức, miệng có thể mở rộng nhiều hơn so với bình thường, tạo ra khoảng trống ở lợi khi cười. – Sự thay đổi này có thể do yếu tố gen di truyền hoặc các yếu tố môi trường khác như các thói quen xấu làm ảnh hưởng đến sự phát triển của xương hàm. 2.2. Nguyên nhân do cơ môi – Môi có vai trò quan trọng trong việc định hình nụ cười. Nếu cơ môi bị vén lên quá mức có thể khiến cho lợi bị lộ ra ngoài mỗi khi cười. – Các vấn đề liên quan đến cấu trúc môi, như kích thước và độ căng của môi cũng có thể ảnh hưởng đến vẻ đẹp của nụ cười. 2.3. Sự phát triển quá mức của lợi – Nếu lợi phát triển quá mức hoặc không đều, nó có thể tạo ra khoảng lợi lộ ra mỗi khi cười. – Yếu tố gen cũng có thể góp phần vào việc tạo ra sự không đồng đều về kích thước và hình dáng của lợi. 2.4. Răng ngắn – Răng ngắn, đặc biệt là răng cửa, cũng có thể tạo ra tình trạng cười hở lợi. Khi răng không đủ dài,phần lợi sẽ có vẻ nhiều hơn và  khi cười sẽ bị lộ ra ngoài. Có nhiều phương pháp để điều trị cười hở lợi với những mức chi phí và phương pháp khác nhau. Tuy nhiên, nên dùng phương pháp nào sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân bạn bị cười hở lợi và chẩn đoán của bác sĩ nha khoa. 3. Giá điều trị cười hở lợi và những yếu tố ảnh hưởng Ứng với mỗi cách điều trị hở lợi khác nhau sẽ có những mức giá điều trị khác nhau. Ngoài ra cũng có những yếu tố khác nhau có thể ảnh hưởng đến mức giá chữa cười hở lợi. Mỗi phương pháp điều trị khác nhau sẽ có mức giá cao thấp khác nhau 3.1 Giá điều trị cười hở lợi phụ thuộc vào những yếu tố nào? Mức giá của phẫu thuật cười hở lợi có thể phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, đảm bảo rằng bệnh nhân nhận được dịch vụ chất lượng và an toàn. Dưới đây là một số yếu tố quan trọng tác động đến mức giá của phẫu thuật này: Mức độ nặng nhẹ của tình trạng cười hở lợi sẽ tác động lớn đến mức giá. Trường hợp nặng và phức tạp hơn có thể đòi hỏi nhiều công đoạn và thời gian hơn, ảnh hưởng đến chi phí của phẫu thuật. Tay nghề và kinh nghiệm của bác sĩ nha khoa đóng vai trò quan trọng trong xác định mức giá của phẫu thuật. Bác sĩ có kỹ năng và hiểu biết chuyên sâu về phẫu thuật cười hở lợi sẽ thường có mức giá cao hơn. Nha khoa sử dụng trang thiết bị và máy móc hiện đại thường có chi phí cao hơn. Các công nghệ mới giúp nâng cao chất lượng và hiệu quả của phẫu thuật, nhưng cũng làm tăng mức đầu tư cho nha khoa. Nha khoa mà bạn chọn để điều trị có phải là cơ sở lớn và uy tín hay không cũng ảnh hưởng đến mức chi phí. Nếu nha khoa uy tín, họ sẽ khiến khách hàng an tâm hơn nhờ vào chính sách bảo hành cũng như đảm bảo an toàn cao hơn cho khách hàng của mình. 3.2 Có những phương pháp điều trị cười  hở lợi nào? – Niềng năng đánh lún: Niềng răng sẽ giúp răng di chuyển từ từ, kết hợp với đánh lún có thể mang đến hiệu quả đẩy răng lên phía trên, thu gọn lợi lại, giúp lợi không  bị lộ ra quá nhiều mỗi khi cười. Phương pháp này khá an toàn và nhẹ nhàng nhưng lại cần thời gian lâu và áp dụng chỉ hiệu quả với những trường hở lợi nhẹ và không do nguyên nhân xương hàm. – Tiêm chất làm đầy cho môi: Phương pháp này áp dụng cho trường hợp cơ môi bị kéo lên quá mạnh, khiến phần lợi hở ra. Khi đó bác sĩ sẽ tính toán một lượng chất filler sẽ được tiêm vào môi để hạn chế tình trạng co kéo môi quá mạnh này. – Cắt lợi: Khi lợi phát triển quá mức sẽ khiến nó trùm xuống phần răng quá nhiều. Điều này vừa khiến răng trông bị ngắn đi, vừa khiến lợi bị hở ra nhiều mỗi khi cười. Khi đó phương pháp cần sử dụng là cắt lợi. Bác sĩ sẽ dùng laser để cắt đi phần lợi trùm lên thân răng sau đó khâu lại bằng chỉ thẩm mỹ. Sau khi cắt, phần răng sẽ lộ ra nhiều hơn và phần lợi sẽ giảm bớt đi. Dù thực hiện phương pháp điều trị nào cũng cần chọn những cơ sở nha khoa uy tín – Phẫu thuật xương hàm: Khi xương hàm bị phát triển quá mức khiến cho hàm bị đưa ra ngoài, người bị sẽ vừa bị hở lợi và có thể vừa bị hô răng. Lúc này cách điều trị chỉ có thể là phẫu thuật xương hàm để điều chỉnh xương hàm lùi vào, từ đó môi sẽ trùm vào phần hàm dễ dàng hơn, giúp lợi không bị lộ ra ngoài mỗi khi cười nữa. Đây là một loại phẫu thuật phức tạp nên cần đến bác sĩ có chuyên môn, tay nghề cao. 3.3 Mức giá điều trị cười hở lợi dựa trên các phương pháp khác nhau Với mỗi phương pháp sẽ có những mức giá khác nhau. Dưới đây là một số mức giá tham khảo trên thị trường nha khoa như sau: – Đối với tiêm Filler, mức giá dao động từ 5 triệu đồng cho mỗi CC – Đối với phương pháp niềng răng sẽ dao động từ 25 cho đến 60 triệu tùy theo tình trạng của cười hở lợi. – Đối với phương pháp cắt lợi sẽ khoảng tư 1 đến 1,5 triệu đồng cho mỗi răng cần cắt. – Đối với phương pháp phẫu thuật xương hàm, mức giá có thể từ 60 đến 80 triệu. Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo về chi phí cho các phương pháp chữa trị cười hở lợi. Tuy nhiên, mức chi phí điều trị cười hở lợi này có thể biến động tùy thuộc vào chính sách giá của từng phòng khám nha khoa. Để có thông tin chính xác và chi tiết về nguyên nhân, phương pháp và chi phí, bạn nên đến các nha khoa uy tín để được thăm khám và tư vấn một cách cụ thể hơn.
MEDLATEC Bình Dương - Địa chỉ lấy mẫu xét nghiệm tin cậy, chi phí đi lại chỉ 10K Không cần lo lắng mất công di chuyển, hay phải xếp hàng chờ đợi mỗi khi đi kiểm tra sức khỏe, ngay bây giờ, người dân trên địa bàn tỉnh Bình Dương và khu vực lân cận chỉ cần đăng ký qua tổng đài 1900 56 56 56 là được phục vụ lấy mẫu xét nghiệm tận nơi theo yêu cầu, nhưng phí đi lại chỉ có 10K cho một địa chỉ. Tiên phong đưa dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tận nơi về phục vụ bà con tỉnh Bình DươngĐi khám từ sáng sớm để tránh nắng nóng, xếp hàng chờ đợi lấy phiếu, tư vấn, hay nhịn ăn lâu để lấy mẫu xét nghiệm… là những hình ảnh quen thuộc khi người dân đi khám bệnh trước đây. Thấu hiểu những lo lắng, vất vả của người dân khi đi khám chữa bệnh, năm 1996, bác sĩ Nguyễn Anh Trí ngày ấy (nay là GS. AHLĐ Nguyễn Anh Trí - Chủ tịch Hội đồng cố vấn MEDLATEC) đã tiên phong đem “công nghệ” lấy mẫu bệnh phẩm tận nơi từ Nhật Bản về Việt Nam để triển khai dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tận nơi từ đó đến nay. Khi mới triển khai dịch vụ, MEDLATEC gặp không ít nghi ngại của người dân vì thói quen đi khám chữa bệnh thâm căn cố đế. Tuy nhiên, trên hành trình gần 30 năm kiên trì, bền bỉ và không ngừng đổi mới, sáng tạo, đến nay dịch vụ đã làm thay đổi thói quen chăm sóc sức khỏe của người dân từ bị động thành chủ động, từ việc phải viện thì nay được phục vụ ở ngay tại nhà mà không cần đi lại. Với những tiện ích đem lại, dịch vụ mang đến giải pháp chăm sóc sức khỏe tiện lợi, nhanh chóng, chính xác của người dân trên toàn quốc. Minh chứng cho sự tin cậy của người dân, năm 2022, dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tận nơi phục vụ được 1,8 triệu khách hàng trên toàn quốc, trong đó riêng tại Hà Nội cán mốc phục vụ 1 triệu khách hàng. Hiện nay, trung bình mỗi ngày, dịch vụ phục vụ hơn 5.000 khách hàng trên toàn quốc. Bên cạnh sự tin cậy của xã hội, dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tận nơi của Hệ thống Y tế MEDLATEC đã được các tổ chức công nhận, tiêu biểu là 1 trong 15 sản phẩm dịch vụ được trao chứng nhận tại Diễn đàn Hợp tác kinh tế Việt Nam - ASEAN và Lễ công bố Sản phẩm dịch vụ chất lượng ASEAN 2023. Dịch vụ này hiện có mặt ở gần 50 tỉnh thành toàn quốc. Đặc biệt, trên hành trình Nam tiến, MEDLATEC đã ghi dấu ấn trên địa bàn tỉnh Bình Dương từ năm 2022 với mô hình Phòng khám chuyên khoa Xét nghiệm MEDLATEC Bình Dương tại địa chỉ lô DC 29B, đường D1, KDC Việt Sinh, phường Phú An, Thuận An, Bình Dương. Đồng thời, phòng khám tự hào trở thành đơn vị tiên phong triển khai dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tận nơi phục vụ bà con trên địa bàn tỉnh và người dân khu vực lân cận. ích đem lại, dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tận nơi tại Bình Dương đã trở thành bạn đồng hành chăm sóc sức khỏe tin cậy của hàng ngàn gia đình trên địa bàn tỉnh và
Đánh giá bệnh tim thiếu máu cục bộ ổn định. Những xét nghiệm nào là tốt nhất cho bệnh nhân nào? Hiểu biết về tầm quan trọng của các yếu tố nguy cơ khác nhau, cơ chế bệnh sinh của thiếu máu cục bộ cơ tim và việc sử dụng thích hợp các xét nghiệm không xâm lấn và xâm lấn khác nhau là điều cần thiết để quản lý bệnh nhân đã biết hoặc nghi ngờ mắc bệnh động mạch vành (CAD). Mặc dù chụp động mạch vành vẫn là "tiêu chuẩn vàng" để chẩn đoán CAD, nhưng phần lớn dữ liệu thu được từ đánh giá yếu tố nguy cơ, tiền sử bệnh và các xét nghiệm không xâm lấn khác nhau cung cấp thông tin thậm chí còn quan trọng hơn dữ liệu thông tim đơn thuần để xác định tiên lượng và chỉ đạo quản lý. .
Hãy bỏ những thói quen ăn uống sau nếu bạn không muốn rước bệnh ung thư vào ngườiThói quen ăn uống có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe mỗi người. Một chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học không những giúp bạn nâng cao thể trạng, phòng tránh nhiều bệnh trong đó có cả ung thư. Nhưng thực tế, có rất nhiều thói quen ăn uống không tốt mà nhiều người vẫn thường mắc phải dễ làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh ung thư… Thói quen ăn uống có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe mỗi người. Một chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học không những giúp bạn nâng cao thể trạng, phòng tránh nhiều bệnh trong đó có cả ung thư. Nhưng thực tế, có rất nhiều thói quen ăn uống không tốt mà nhiều người vẫn thường mắc phải dễ làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh ung thư… Ung thư đã và đang là nỗi sợ hãi của nhiều người bởi số ca mắc bệnh ngày càng gia tăng và có dấu hiệu trẻ hóa. Thống kê ngành Y tế nước ta, mỗi năm có đến 126 nghìn ca mắc mới và khoảng 94 nghìn ca tử vong do bệnh ung thư. Ước tính đến năm 2020, số ca mắc ung thư ít nhất đạt khoảng gần 190 nghìn ca mắc. Ngoài một số nguyên nhân chính gây ung thư đã được xác định rõ như HPV gây ung thư cổ tử cung, thuốc lá gây ung thư phổi… thì nguyên nhân chính xác dẫn đến mắc bệnh ung thư vẫn chưa được giải thích rõ. Tuy nhiên, các bác sĩ cho rằng thói quen ăn uống cũng là một trong những yếu tố có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, bao gồm cả tăng nguy cơ mắc ung thư. Hãy bỏ những thói quen ăn uống sau nếu bạn không muốn rước bệnh ung thư vào người: Ăn quá mặn Ăn mặn không chỉ gây hại cho tim mạch, hệ tiêu hóa mà còn tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày Các chuyên gia đã cảnh báo, ăn mặn không chỉ gây hại cho tim mạch, hệ tiêu hóa mà còn tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày. Theo đó, nếu cơ thể hấp thu trên 5 gram muối mỗi ngày có thể làm tan các chất nhầy phủ trên niêm mạc dạ dày làm thúc đẩy các yếu tố gây ung thư do vùng niêm mạc dạ dày sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp mà không có bất kì cơ chế bảo vệ nào. Đây cũng chính là lý do mà tỷ lệ mắc ung thư dạ dày ở các nước châu Á thường cao hơn so với các nước châu Âu và Mỹ. Ăn thức ăn quá hạn Mỗi loại thực phẩm đều có thời gian sử dụng của nó, không chỉ các loại thực phẩm đóng hộp mà cả các loại thực phẩm tươi, đã nấu chín. Các loại thực phẩm quá hạn, bị nấm mốc rất độc hại cho cơ thể và làm tăng cao nguy cơ mắc bệnh ung thư, đặc biệt là các loại ngũ cốc, ngô, lạc, mốc… Các bác sĩ cho biết, các loại thực phẩm nấm mốc này có chứa Aflatoxin – một chất gây ung thư cực mạnh, đặc biệt là ung thư gan. Ăn đồ ăn nhiều chất béo Chất béo cần thiết trong chế độ dinh dưỡng của mỗi người tuy nhiên, nếu cơ thể dung nạp quá nhiều chất béo, đặc biệt là chất béo có nguồn gốc động vật thì rất có hại cho cơ thể. Đây là một trong những nguyên nhân dễ dẫn đến béo phì, tăng huyết áp và trầm trọng thêm bệnh tiểu đường. Đáng sợ hơn, béo phì lại liên quan đến rất nhiều bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư đại trực tràng, ung thư buồng trứng, ung thư dạ dày… Ăn đồ chiên nướng Việc nướng thịt trực tiếp ở nhiệt độ cao có thể sản sinh ra một số sản phẩm có khả năng đột biến gen như dioxin, hydro cacbon thơm đa vòng… Đồ ăn chiên nướng thường có mùi thơm, kích thích vị giác và rất dễ ăn. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cho biết, việc nướng thịt trực tiếp ở nhiệt độ cao có thể sản sinh ra một số sản phẩm có khả năng đột biến gen như dioxin, hydro cacbon thơm đa vòng… Ăn quá nhiều đồ ngọt Ăn quá nhiều thực phẩm ngọt như bánh kẹo, nước uống có ga không chỉ làm tăng cao nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tiểu đường, gan nhiễm mỡ mà còn tăng nguy cơ một số bệnh ung thư ở các cơ quan như thực quản, ruột non, dạ dày, vú… Để phòng bệnh ung thư, duy trì một chế độ dinh dưỡng khỏe mạnh, ăn uống khoa học là rất cần thiết. Bên cạnh đó, khám sức khỏe và sàng lọc ung thư định kì cần được quan tâm, đặc biệt là ở những người thuộc nhóm có nguy cơ mắc bệnh cao.
Nhân bản lai khác biệt đã được sử dụng để phân lập một CS ctad phát triển và kích hoạt tuyến ức gà mới trình tự nucleotide của ctads cdna dự đoán một khung đọc mở của các axit amin protein ctads được suy ra có MSD kỵ nước và các miền kích hoạt kinase nội bào giả định của nó chia sẻ miền ngoại bào những điểm tương đồng với siêu họ protein globulin miễn dịch có hai nếp gấp globulin miễn dịch được bảo tồn giống với các vùng cố định c và c trình tự ctads cho thấy sự tương đồng với một phân họ protein liên quan đến sự kết dính tế bào của phân tử kết dính tế bào thần kinh gà và phân tử kết dính liên kết opioid của con người và với các protein có vai trò sinh học trong truyền tín hiệu nội bào của chuột, thụ thể của yếu tố tăng trưởng có nguồn gốc từ tiểu cầu và thụ thể của yếu tố tăng trưởng nguyên bào sợi ở người, các ctad được biểu hiện khác biệt trong tế bào tuyến ức gà trong quá trình phát triển phôi và trong quá trình kích hoạt thông qua các kiểu biểu hiện và điểm tương đồng của thụ thể tcell. ràng buộc ligand
Công dụng thuốc Piracefti 400 Thuốc Piracefti 400 thuộc nhóm thuốc hướng tâm thần được bào chế ở dạng viên nén. Thuốc Piracefti 400 có chứa thành phần Piracetam được chỉ định trong các bệnh do tổn thương não, rối loạn ngoại biên. 1. Cơ chế tác dụng của thuốc Piracefti 400 Thuốc Piracefti 400 có chứa thành phần piracetam là một chất có tác dụng hưng phấn giúp cải thiện chuyển hóa của tế bào thần kinh. Trên thực nghiệm, piracetam có tác dụng chống lại các rối loạn do thiếu máu cục bộ và làm tăng đề kháng cho não đối với tình trạng thiếu oxy. Bên cạnh đó, Piracetam còn làm tăng sự huy động và sử dụng glucose mà không lệ thuộc vào sự cung cấp oxy tạo thuận lợi cho quá trình tổng hợp năng lượng ở não. Ngoài ra, thuốc Piracefti 400 còn giúp giải phóng dopamin hình thành trí nhớ tốt. 2. Chỉ định và chống chỉ định sử dụng thuốc Piracefti 400 Thuốc Piracefti 400 được chỉ định trong điều trị các bệnh như:Tổn thương não với các triệu chứng của hậu phẫu não, chấn thương não gây ra tình trạng loạn tâm thần, đột quỵ, liệt nửa người, thiếu máu cục bộ. Rối loạn ngoại biên và trung khu não với tình trạng chóng mặt, nhức đầu, mê sảng nặng. Các bệnh do tai biến mạch não, nhiễm độc carbon monoxide và di chứng. Các trường hợp do suy giảm chức năng nhận thức, suy giảm thần kinh cảm giác mãn tính ở người cao tuổi. Triệu chứng khó học ở trẻ em, hoặc nghiện rượu mãn tính, rung giật cơ....Tuy nhiên, thuốc Piracefti 400 cũng chống chỉ định với những trường hợp mẫn các với thành phần của thuốc, hoặc những trường hợp bệnh suy thận nặng, hoặc phụ nữ đang mang thai và đang nuôi con bú. 3. Liều lượng và cách sử dụng thuốc Piracefti 400 Thuốc Piracefti 400 sử dụng liều khuyến nghị từ 30 đến 160 mg/kg/ngày và được chia thanh hoặc 3-4 lần mỗi ngày.Trường hợp điều trị dài ngày có hội chứng tâm thần thực thể ở người cao tuổi khuyến nghị sử dụng thuốc Piracefti 400 liều từ 1.2 gam đến 2.4 gam/ngày. Liều sử dụng cao hơn có thể lên tới 4.8 gam/ngày ở tuần đầu điều trịĐiều trị với trường hợp nghiện rượu áp dụng liều 12gam/ngày ở thời gian đầu quá trình điều trị. Liều duy trì uống 2.4gam mỗi ngày.Suy giảm nhận thức sau khi chấn thương não với liều thuốc từ 9 đến 12 gam/ngày cho liều duy trì và uống ít nhất trong 3 tuần.Điều trị thiếu máu hồng cầu hình liềm sử dụng thuốc Piracefti 400 với liều 160mg/kg/ngày và được chia đều thành 4 lầnĐiều trị giật rung cơ sử dụng thuốc Piracefti 400 với liều 7.2 gam mỗi ngày và được chia thành 2 đến 3 lần. Tuỳ theo mức đáp ứng của từng người bệnh có thể sử dụng từ 3 đến 4 ngày một lần và có thể tăng thêm 4.8 gam/ngày cho tới liều tối đa là 20 gam/ngày. Cần lưu ý: Liều điều trị khuyến cáo ở trên chỉ mang tính chất tham khảo. Vì vậy, trước khi sử dụng thuốc Piracefti 400, người bệnh cần được chỉ định của bác sĩ. 4. Xử trí quên liều và quá liều của thuốc Piracefti 400 Nếu quên liều Piracefti 400, người bệnh hãy sử dụng liều quên ngay khi nhớ ra vào lúc sớm nhất. Tuy nhiên, khoảng cách giữa liều Piracefti 400 quên và liều tiếp theo quá gần nhau thì hãy bỏ qua liều quên. Người bệnh không nên sử dụng gấp đôi liều thuốc Piracefti 400, vì có thể gây ra tình trạng quá liều thuốc. Để khắc phục tình trạng bỏ lỡ liều thuốc Piracefti 400, người bệnh có thể thực hiện đặt chuông báo thức hoặc nhờ người thân nhắc nhở.Trong trường hợp vô tình sử dụng thuốc Piracefti 400 quá liều so với quy định và xuất hiện một số dấu hiệu của không mong muốn cần đưa người bệnh đi cấp cứu ngay lập tức. 5. Tác dụng phụ không mong muốn khi sử dụng thuốc Piracefti 400 Thuốc Piracefti 400 có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn trong quá trình điều trị. Tuy nhiên, với mỗi trường hợp thuốc Piracefti 400 có thể xảy ra ở mức độ khác nhau từ nhẹ đến nặng.Một số tác dụng phụ thường gặp do Piracefti 400 gây ra bao gồm: rối loạn đường tiêu hóa với tiêu chảy, đau bụng, khó tiêu và buồn nôn,... Những tác dụng phụ này có thể xảy ra lúc bắt đầu điều trị hoặc sau khi tăng liều lượng thuốc Piracefti 400. Thông thường những phản ứng phụ do thuốc Piracefti 400 có thể thoáng qua hoặc giảm dần theo thời gian.Tuy nhiên, với một số trường hợp thì thuốc Piracefti 400 có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn nghiên trọng với các phản ứng hiếm gặp. Những phản ứng này có thể xuất hiện chỉ sau vài phút khi sử dụng thuốc Piracefti 400 hoặc có thể lâu hơn trong vòng một vài ngày. Khi xuất hiện các tác dụng phụ nghiêm trọng như: phản ứng dị ứng, triệu chứng ngoại tháp ở người cao tuổi giảm huyết áp nhanh... người bệnh nên ngừng sử dụng thuốc Piracefti 400 và cần được đưa đi hỗ trợ y tế ngay lập tức.Một số lưu ý trong quá trình sử dụng thuốc Piracefti 400Đối với phụ nữ có thai và nuôi con bú nên thận trọng khi sử dụng thuốc Piracefti 400. Người bệnh cần được tư vấn từ bác sĩ, đồng thời phân tích kỹ lưỡng lợi ích và rủi ro trước khi sử dụng thuốc.Thuốc Piracefti 400 có thể thay đổi khả năng hoạt động cũng như gia tăng ảnh hưởng tác dụng phụ. Vì vậy, để tránh tình trạng này, người bệnh nên cung cấp cho bác sĩ danh sách thuốc sử dụng trước đó bao gồm thuốc kê đơn, thuốc không kê đơn, thảo dược...Trên đây là những thông tin quan trọng về thuốc Piracefti 400, người bệnh nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và dùng theo liều lượng đã được bác sĩ chỉ định để đạt hiệu quả tốt nhất.Theo dõi website Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để nắm thêm nhiều thông tin sức khỏe, dinh dưỡng, làm đẹp để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người thân yêu trong gia đình. Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng My. Vinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Tình trạng mang thai ngoài tử cung và những điều chị em cần biếtMang thai ngoài tử cung là một vấn đề phụ khoa nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của chị em phụ nữ. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, hãy cùng Thu Cúc TCI tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé! 1. Hiểu rõ về tình trạng thai nằm ở ngoài tử cung 1.1 Tại sao lại có tình trạng mang thai ở ngoài tử cung? Thai ngoài tử cung là hiện tượng khi trứng và tinh trùng kết hợp thành thai nhưng không làm tổ trong buồng tử cung. Trong trường hợp này, thai có thể phát triển ở những vị trí khác ngoài lớp nội mạc tử cung, bao gồm cổ tử cung, vòi trứng và thậm chí là các vùng sẹo mổ từ thai kỳ trước. Có rất nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc tình trạng thai ngoài tử cung Nguyên nhân thai ngoài tử cung hiện nay vẫn chưa xác định rõ, các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc tình trạng này bao gồm: – Các vấn đề như tử cung có cấu trúc bất thường, dị dạng – Sự tắc nghẽn hoặc tổn thương ống cổ tử cung có thể làm cho trứng phôi không thể đi qua ống cổ và bị mắc kẹt ngoài tử cung. – Nội tiết tố hoạt động bất thường, bị rối loạn do sử dụng thuốc điều trị – Nhiễm trùng có thể gây tổn thương và làm thay đổi cấu trúc tử cung, tăng nguy cơ mắc phải tình trạng này. – Việc sử dụng thuốc tránh thai hoặc các dụng cụ tránh thai như đặt vòng. – Nếu đã từng trải qua trường hợp mang thai ở ngoài tử cung, nguy cơ tái phát sẽ tăng lên. Thai ngoài tử cung ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, khả năng sinh sản và tính mạng của chị em phụ nữ. Khi khối thai phát triển ngoài tử cung nếu vỡ sẽ gây chảy máu trong ồ ạt, tình trạng này cực kỳ nguy hiểm nếu như không được cấp cứu kịp thời. 1.2 Nhận biết mang thai ở ngoài tử cung bằng cách nào? Dấu hiệu của thai ngoài tử cung đa dạng và khó nhận biết, nhưng có những dấu hiệu chung mà phụ nữ cần chú ý: – Đau bụng: Đau thắt ở vùng bụng dưới, cảm giác đau âm ỉ và căng trước kỳ kinh – Thay đổi chu kỳ kinh: Trễ kinh và chu kỳ kinh không đều có thể là một dấu hiệu sớm của thai ngoài tử cung. – Chảy máu âm đạo bất thường Tình trạng thai ở ngoài tử cung có thể chẩn đoán thông qua siêu âm Tình trạng mang thai ngoài tử cung nếu có các dấu hiệu nghi ngờ bản thân mang thai ở ngoài tử cung, chị em cần đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được các bác sĩ chẩn đoán và đưa ra các chỉ định kịp thời. Chẩn đoán thai ngoài tử cung thường sử dụng các phương pháp sau: – Thử thai: Việc kiểm tra nồng độ hormone hCG (human chorionic gonadotropin) trong máu có thể cung cấp thông tin quan trọng và bước đầu kiểm tra được chị em có đang mang thai hay không, – Siêu âm thai: Thông qua siêu âm để bác sĩ xác định vị trí, sự phát triển của thai ngoài tử cung và xác nhận chẩn đoán một cách chính xác. – Xét nghiệm máu có thể được sử dụng để kiểm tra mức độ hCG và các yếu tố khác trong máu, giúp chẩn đoán thai ngoài tử cung Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ đánh giá các triệu chứng lâm sàng như đau vùng bụng dưới, chảy máu âm đạo, và cảm giác đau khi quan hệ tình dục để đưa ra kết quả đầy đủ về tình trạng sức khỏe. 2. Thai ngoài tử cung được điều trị bằng cách nào? Khối thai nằm ngoài tử cung không thể di chuyển về lại tử cung và cũng không thể tiếp tục phát triển như thai bình thường. Chính vì thế cần phải loại bỏ sớm để tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Tùy vào mỗi trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị khối thai ngoài tử cung. – Điều trị nội khoa: Bác sĩ có thể chỉ định điều trị bằng thuốc Methotrexate để ngăn chặn sự phát triển của tế bào và kết thúc thai kỳ, thuốc thường được áp dụng cho các trường hợp có giai đoạn thai ngoài tử cung chưa phát triển lớn, kích thước nhỏ. – Phẫu thuật nội soi: Bác sĩ sẽ áp dụng phương pháp này trong trường hợp mang thai ở ngoài tử cung đã phát triển nhưng chưa bị vỡ. Tùy vào từng trường hợp sẽ phải loại bỏ cả khối thai ngoài tử cung lẫn vòi trứng, hoặc bảo tồn vòi trứng. Tình trạng thai ngoài tử cung cần phẫu thuật mổ mở khi đã phát triển lớn và gây ra xuất huyết trong – Phẫu thuật mổ mở: Thực hiện khi tình trạng thai ngoài tử cung quá nặng hoặc không phản ứng với điều trị nội khoa, thường được chỉ định trong khi thai ngoài tử cung bị vỡ dẫn đến chảy máu ồ ạt trong ổ bụng. Tình trạng này cực kỳ nguy hiểm và cần được điều trị kịp thời, vòi trứng trong những trường hợp này thường được loại bỏ vì đã hư hỏng. 3. Chị em cần làm gì sau khi điều trị thai ngoài tử cung? Sau khi trải qua việc điều trị mang thai ở ngoài tử cung, chị em chăm sóc bản thân để hỗ trợ quá trình phục hồi. – Hạn chế hoạt động và nghỉ ngơi theo thời gian bác sĩ khuyến cáo để cơ thể hồi phục sau phẫu thuật. Giữ cho tâm trạng luôn được thoải mái, tránh căng thẳng ảnh hướng đến quá trình hồi phục. – Nên bổ sung đầy đủ các nhóm thực phẩm vào chế độ dinh dưỡng bao gồm: Cá tươi giàu axit béo omega-3, trứng, sữa, thịt và chất xơ…. – Lưu ý bất kỳ dấu hiệu bất thường nào như đau, chảy máu, hoặc sốt cần phải thông báo ngay lập tức cho bác sĩ – Tuân thủ lịch trình ăn uống lành mạnh, giàu chất dinh dưỡng để hỗ trợ phục hồi cơ thể. – Thăm khám định kỳ để bác sĩ theo dõi quá trình phục hồi và các vấn đề liên quan. – Đối với chị em phụ nữ, chăm sóc tinh thần thời điểm này là cực kỳ quan trọng, hãy nhờ đến sự hỗ trợ tâm lý từ gia đình, bạn bè để giảm căng thẳng. – Tránh quan hệ tình dục trong thời điểm này cũng như không.
Nhóm thực phẩm giúp thanh lọc, làm sạch ganCủ cải, cà rốt, tỏi, bưởi, rau lá xanh, bơ, táo, ngũ cốc thay thế, trà xanh, dầu ô liu… là nhóm thực phẩm giúp thanh lọc, làm sạch gan hiệu quả. Củ cải, cà rốt, tỏi, bưởi, rau lá xanh, bơ, táo, ngũ cốc thay thế, trà xanh, dầu ô liu… là nhóm thực phẩm giúp thanh lọc, làm sạch gan hiệu quả. Nhóm thực phẩm giúp thanh lọc, làm sạch gan Tỏi Tỏi có khả năng kích hoạt các enzym gan để giúp cơ thể đào thải các độc tố. Tỏi cũng chứa một lượng cao chất allicin và selen, hai hợp chất tự nhiên này giúp làm sạch gan. Cà rốt Cà rốt có hàm lượng flavonoid và beta-carotene cao giúp kích thích và làm sạch gan. Trà xanh Trà xanh có các chất chống oxy hóa thực vật được gọi là catechins, một hợp chất được biết đến để hỗ trợ chức năng gan. Táo Táo có tác dụng làm sạch và giải phóng độc tố từ hệ tiêu hóa. Dầu ô liu Các loại dầu hữu cơ ép lạnh như ô liu, cây gai dầu và cây hạt lanh rất tốt cho gan, khi được sử dụng ở mức độ vừa. Chúng giúp cơ thể bằng cách cung cấp một lượng lipid có thể hút các chất độc hại trong cơ thể. Quả bơ Siêu thực phẩm dinh dưỡng này giúp cơ thể sản xuất glutathione, một hợp chất cần thiết cho gan để làm sạch các chất độc hại. Củ cải Củ cải có tác dụng làm sạch gan hiệu quả Ngũ cốc thay thế Ngũ cốc thay thế như hạt quinoa, hạt kê, kiều mạch …. tạo thuận lợi cho làm sạch gan. Chanh Những loại trái cây họ cam quýt có chứa một lượng rất cao vitamin C. Uống chanh tươi vắt hoặc nước chanh tây vào buổi sáng giúp kích thích gan. Cải bắp Ăn bắp cải giúp kích thích sự kích hoạt của gan để khử độc. Quả óc chó Có lượng cao của arginine, quả óc chó giúp gan giải độc amoniac. Quả óc chó cũng có nhiều chất glutathione và axit béo omega-3, hỗ trợ các hoạt động làm sạch gan bình thường. Nghệ Củ nghệ giúp tăng cường giải độc gan, bằng cách hỗ trợ các enzyme đào thải chất gây ung thư từ chế độ ăn uống. Rau họ cải Ăn bông cải xanh và súp lơ sẽ làm tăng lượng glucosinolate trong cơ thể, hỗ trợ sản xuất enzyme trong gan. …  
bệnh nhân tham gia chương trình điều trị chứng nghiện rượu nội trú một tuần được sàng lọc lo âu. PS những người mắc chứng rối loạn hoảng sợ có hoặc không có chứng sợ khoảng trống được phân ngẫu nhiên vào hai CG, nhóm điều trị nhận được nhiều giờ CBT cbt cho PD bên cạnh chương trình điều trị chứng nghiện rượu thông thường, nhóm đối chứng nhận được những người bỏ chương trình thường xuyên ở nhóm điều trị cũng được theo dõi vấn đề uống rượu và lo âu. PS được đo lường khi bắt đầu nghiên cứu và vào các tháng sau điều trị việc kiêng rượu, lo lắng và các triệu chứng tâm trạng đã cải thiện việc điều trị bằng T3 ở tất cả các nhóm có rất ít sự khác biệt về kết quả giữa các nhóm, chúng tôi kết luận rằng MI đặc biệt này không hiệu quả hơn chương trình điều trị nghiện rượu thông thường trong việc giảm vấn đề uống rượu ở những người mắc bệnh PD.
tốc độ loại bỏ mầm bệnh là yếu tố quan trọng quyết định tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong mà chúng tôi đã tìm cách mô tả phản ứng miễn dịch chịu trách nhiệm cho việc loại bỏ nhanh chóng đáng kể từng đợt nhiễm khuẩn huyết do vi khuẩn sốt tái phát borrelia hermsii scid hoặc chuột giẻ rách không có khả năng giải quyết nhiễm b hermsii cho thấy vai trò quan trọng đối với chuột t andor B1 tcr thiếu chuột TA và il thiếu cả tế bào TA và tế bào nang b nhưng không có trong tế bào b và MZ mz B1 lách đã loại bỏ b hermsii một cách hiệu quả những phát hiện này cho thấy tế bào b và tế bào mz b hai tập hợp tế bào b được biết là tham gia vào các phản ứng phụ thuộc tin nhanh có thể liên quan đến việc giải quyết hiệu quả các giai đoạn nhiễm khuẩn huyết ở mức độ vừa phải ở chuột đã cắt lách cho thấy rằng mz B1 không đóng vai trò chính trong việc loại bỏ vi khuẩn này ở chuột xid, ngược lại, thiếu B1 bị nhiễm khuẩn huyết nặng hơn so với chuột hoang. Giả thuyết cho rằng B1 rất quan trọng trong việc thanh lọc b hermsii đã được hỗ trợ thêm bởi sự mở rộng có chọn lọc của bb tức là tập hợp tế bào igmhigh igdlow mac cd và cd ở chuột xid bị nhiễm trùng với Cuối cùng, sự giải quyết tình trạng nhiễm trùng cuối cùng là những con chuột không có khả năng tiết ra igm một cách chọn lọc kiểu mẫu trội do B1 tạo ra là CR không thể loại bỏ b hermsii cùng nhau. Những kết quả này hỗ trợ cho mô hình rằng các tế bào bb tạo ra TI igm phát hiện ký sinh trùng và sau đó tiêu diệt chúng, thất bại ở một trong hai bước dẫn đến nhiễm trùng MM kết hợp di truyền matchallele ma để phát hiện và di truyền genforgene gfg để diệt trừ chúng tôi thấy rằng động lực dao động tương tự như di truyền gfg thuần túy khi chi phí của các alen độc lực thấp nhưng giống với di truyền ma thuần túy khi chi phí cao. chuyển động lực từ gfg chiếm ưu thế sang ma chiếm ưu thế phụ thuộc vào cấu trúc di truyền của cơ chế phòng vệ, tức là số lượng gfg và ma loci
48 CPP đã được xuất viện hoặc rời khỏi thành phần nội trú trong ngày của chương trình giảm đau đa ngành trước khi hoàn thành được so sánh với một nhóm bệnh nhân tham gia chương trình được chọn ngẫu nhiên đã ở lại cả ngày. Mục đích của nghiên cứu là xác định xem AF trước khi nhập viện có hữu ích trong dự đoán liệu một bệnh nhân đau mãn tính có hoàn thành chương trình điều trị đau nội trú hay không kết quả của mmpi poms mpq trước khi nhập viện và thông tin thu được tiềm năng thụ thể từ tế bào lông trong của chuột lang đã được đo lường tác động của tiếng ồn là ức chế điện thế thụ thể không có thay đổi thực sự hoặc lớn hơn khử cực so với tông điện thế thụ thể do CT gợi lên các tác động dường như phù hợp với giả thuyết ức chế hai tông giai đoạn thời gian của hiệu ứng ức chế là ngay lập tức và không đổi theo thời gian quan sát này cho thấy không có sự liên quan rõ ràng của vòng FB cục bộ trong các tế bào lông ngoài hoặc một tùy thuộc vào độ nhạy của tế bào lông bên trong SN sủi bọt là một biến số về cường độ của sự ức chế so sánh các hàm cường độ điện thế của thụ thể được gợi lên bởi âm đeo mặt nạ với các phản ứng từ dây thần kinh thính giác SF được lấy từ tài liệu cho các thí nghiệm sử dụng mô hình tương tự để phân biệt hiện tượng ức chế và thích ứng trong ngoại vi thính giác
Tình trạng mang thai ngoài tử cung và những điều chị em cần biếtMang thai ngoài tử cung là một vấn đề phụ khoa nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của chị em phụ nữ. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, hãy cùng Thu Cúc TCI tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé! 1. Hiểu rõ về tình trạng thai nằm ở ngoài tử cung 1.1 Tại sao lại có tình trạng mang thai ở ngoài tử cung? Thai ngoài tử cung là hiện tượng khi trứng và tinh trùng kết hợp thành thai nhưng không làm tổ trong buồng tử cung. Trong trường hợp này, thai có thể phát triển ở những vị trí khác ngoài lớp nội mạc tử cung, bao gồm cổ tử cung, vòi trứng và thậm chí là các vùng sẹo mổ từ thai kỳ trước. Có rất nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc tình trạng thai ngoài tử cung Nguyên nhân thai ngoài tử cung hiện nay vẫn chưa xác định rõ, các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc tình trạng này bao gồm: – Các vấn đề như tử cung có cấu trúc bất thường, dị dạng – Sự tắc nghẽn hoặc tổn thương ống cổ tử cung có thể làm cho trứng phôi không thể đi qua ống cổ và bị mắc kẹt ngoài tử cung. – Nội tiết tố hoạt động bất thường, bị rối loạn do sử dụng thuốc điều trị – Nhiễm trùng có thể gây tổn thương và làm thay đổi cấu trúc tử cung, tăng nguy cơ mắc phải tình trạng này. – Việc sử dụng thuốc tránh thai hoặc các dụng cụ tránh thai như đặt vòng. – Nếu đã từng trải qua trường hợp mang thai ở ngoài tử cung, nguy cơ tái phát sẽ tăng lên. Thai ngoài tử cung ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, khả năng sinh sản và tính mạng của chị em phụ nữ. Khi khối thai phát triển ngoài tử cung nếu vỡ sẽ gây chảy máu trong ồ ạt, tình trạng này cực kỳ nguy hiểm nếu như không được cấp cứu kịp thời. 1.2 Nhận biết mang thai ở ngoài tử cung bằng cách nào? Dấu hiệu của thai ngoài tử cung đa dạng và khó nhận biết, nhưng có những dấu hiệu chung mà phụ nữ cần chú ý: – Đau bụng: Đau thắt ở vùng bụng dưới, cảm giác đau âm ỉ và căng trước kỳ kinh – Thay đổi chu kỳ kinh: Trễ kinh và chu kỳ kinh không đều có thể là một dấu hiệu sớm của thai ngoài tử cung. – Chảy máu âm đạo bất thường Tình trạng thai ở ngoài tử cung có thể chẩn đoán thông qua siêu âm Tình trạng mang thai ngoài tử cung nếu có các dấu hiệu nghi ngờ bản thân mang thai ở ngoài tử cung, chị em cần đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được các bác sĩ chẩn đoán và đưa ra các chỉ định kịp thời. Chẩn đoán thai ngoài tử cung thường sử dụng các phương pháp sau: – Thử thai: Việc kiểm tra nồng độ hormone hCG (human chorionic gonadotropin) trong máu có thể cung cấp thông tin quan trọng và bước đầu kiểm tra được chị em có đang mang thai hay không, – Siêu âm thai: Thông qua siêu âm để bác sĩ xác định vị trí, sự phát triển của thai ngoài tử cung và xác nhận chẩn đoán một cách chính xác. – Xét nghiệm máu có thể được sử dụng để kiểm tra mức độ hCG và các yếu tố khác trong máu, giúp chẩn đoán thai ngoài tử cung Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ đánh giá các triệu chứng lâm sàng như đau vùng bụng dưới, chảy máu âm đạo, và cảm giác đau khi quan hệ tình dục để đưa ra kết quả đầy đủ về tình trạng sức khỏe. 2. Thai ngoài tử cung được điều trị bằng cách nào? Khối thai nằm ngoài tử cung không thể di chuyển về lại tử cung và cũng không thể tiếp tục phát triển như thai bình thường. Chính vì thế cần phải loại bỏ sớm để tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Tùy vào mỗi trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị khối thai ngoài tử cung. – Điều trị nội khoa: Bác sĩ có thể chỉ định điều trị bằng thuốc Methotrexate để ngăn chặn sự phát triển của tế bào và kết thúc thai kỳ, thuốc thường được áp dụng cho các trường hợp có giai đoạn thai ngoài tử cung chưa phát triển lớn, kích thước nhỏ. – Phẫu thuật nội soi: Bác sĩ sẽ áp dụng phương pháp này trong trường hợp mang thai ở ngoài tử cung đã phát triển nhưng chưa bị vỡ. Tùy vào từng trường hợp sẽ phải loại bỏ cả khối thai ngoài tử cung lẫn vòi trứng, hoặc bảo tồn vòi trứng. Tình trạng thai ngoài tử cung cần phẫu thuật mổ mở khi đã phát triển lớn và gây ra xuất huyết trong – Phẫu thuật mổ mở: Thực hiện khi tình trạng thai ngoài tử cung quá nặng hoặc không phản ứng với điều trị nội khoa, thường được chỉ định trong khi thai ngoài tử cung bị vỡ dẫn đến chảy máu ồ ạt trong ổ bụng. Tình trạng này cực kỳ nguy hiểm và cần được điều trị kịp thời, vòi trứng trong những trường hợp này thường được loại bỏ vì đã hư hỏng. 3. Chị em cần làm gì sau khi điều trị thai ngoài tử cung? Sau khi trải qua việc điều trị mang thai ở ngoài tử cung, chị em chăm sóc bản thân để hỗ trợ quá trình phục hồi. – Hạn chế hoạt động và nghỉ ngơi theo thời gian bác sĩ khuyến cáo để cơ thể hồi phục sau phẫu thuật. Giữ cho tâm trạng luôn được thoải mái, tránh căng thẳng ảnh hướng đến quá trình hồi phục. – Nên bổ sung đầy đủ các nhóm thực phẩm vào chế độ dinh dưỡng bao gồm: Cá tươi giàu axit béo omega-3, trứng, sữa, thịt và chất xơ…. – Lưu ý bất kỳ dấu hiệu bất thường nào như đau, chảy máu, hoặc sốt cần phải thông báo ngay lập tức cho bác sĩ – Tuân thủ lịch trình ăn uống lành mạnh, giàu chất dinh dưỡng để hỗ trợ phục hồi cơ thể. – Thăm khám định kỳ để bác sĩ theo dõi quá trình phục hồi và các vấn đề liên quan. – Đối với chị em phụ nữ, chăm sóc tinh thần thời điểm này là cực kỳ quan trọng, hãy nhờ đến sự hỗ trợ tâm lý từ gia đình, bạn bè để giảm căng thẳng. – Tránh quan hệ tình dục trong thời điểm này cũng như không.
Thuốc Tanasolene có thể có các tác dụng phụ nào? Thuốc Tanasolene có hoạt chất chính là Alimemazin và các loại tá dược khác với lượng vừa đủ. Đây là thuốc chống dị ứng và được sử dụng trong những trường hợp quá mẫn cảm. 1. Thuốc Tanasolene là thuốc gì? Nhóm thuốc: Thuốc thuộc nhóm chống dị ứng và điều trị trong trường hợp quá nhạy cảm.Dạng bào chế của thuốc là: Dạng thuốc viên nén bao phim.Quy cách đóng gói: Hộp gồm 2 vỉ x 25 viên, Hộp: 10 vỉ x 25 viên.Thành phần hoạt chất là: Alimemazin tartrat hàm lượng 5mg.1.1. Dược lực học của thuốc Tanasolene:Dược chất Alimemazin là thuốc đối kháng thụ thể H1, thuốc an thần.1.2. Dược động học của thuốc Tanasolene. Dược chất Alilmemazin hấp thu nhanh qua đường tiêu hóa. Sau khi uống thuốc từ 15 đến 20 phút, thuốc có tác dụng và kéo dài 6 – 8 giờ. Nửa đời huyết tương là 3,5 – 4 giờ; liên kết với protein huyết tương khoảng 20 – 30%. Dược chất Alimemazin thải trừ qua thận dưới dạng các chất chuyển hóa sulfoxide (70 – 80%, sau 48 giờ).1.3. Tác dụng của thuốc Tanasolene. Dược chất Alimemazin là dẫn chất Phenothiazin, có tác dụng kháng Histamin và kháng Serotonin mạnh. Bên cạnh đó, thuốc còn có tác dụng an thần, giảm ho, chống nôn.Dược chất Alimemazin cạnh tranh với Histamin tại các thụ thể histamin H1, do đó có tác dụng kháng histamin H1. Thuốc đối kháng với phần lớn các tác dụng dược lý của Histamin, bao gồm các chứng nổi mày đay, ban ngứa. Tác dụng kháng cholinergic ngoại vi của thuốc tương đối yếu, tuy nhiên đã thấy biểu hiện ở một số người bệnh đã điều trị với dược chất Alimemazin cụ thể như khô miệng, nhìn mờ, bí tiểu tiện và táo bón.Alimemazin có tác dụng an thần nguyên nhân do ức chế enzym histamin N – methyltransferase và do chẹn các thụ thể trung tâm tiết histamin đồng thời với các tác dụng trên các thụ thể khác, đặc biệt là thụ thể serotoninergic. Tác dụng này cũng là cơ sở để sử dụng hoạt chất Alimemazin làm thuốc tiền mê.Hoạt chất Alimemazin có tác dụng chống nôn: Các cơ chế của tác dụng này hiện vẫn chưa được biết rõ hoàn toàn. Tác dụng chống nôn có thể có được do ảnh hưởng của thuốc trực tiếp trên vùng trung khu nhạy cảm hóa học của tủy sống và gây chẹn các thụ thể Dopaminergic ở vùng này. 2. Thuốc Tanasolene có công dụng gì? Thuốc Tanasolene có công dụng điều trị bệnh sau:Điều trị các triệu chứng biểu hiện dị ứng: Dị ứng hô hấp (hắt hơi, viêm mũi, sổ mũi), viêm kết mạc và ngoài da (mẩn ngứa, mày đay).Nôn mửa thường xuyên ở trẻ em.Tình trạng mất ngủ ở trẻ em và người lớn.Giảm tình trạng ho khan và ho do kích ứng, đặc biệt là khi ho về chiều hoặc về đêm.Trạng thái sảng rượu cấp do đang cai rượu.Tuân thủ sử dụng thuốc Tanasolene theo đúng chỉ định bao gồm công dụng, chức năng cho đối tượng nào ghi trên tờ hướng dẫn sử dụng thuốc Tanasolene hoặc tờ kê đơn thuốc của bác sĩ. 3. Tác dụng không mong muốn của thuốc Tanasolene Trong quá trình sử dụng thuốc Tanasolene, người bệnh có thể gặp một số tác dụng phụ sau đây:Tác dụng không mong muốn thường gặp: Mệt mỏi, uể oải, đau nhức đầu, chóng mặt nhẹ, khô miệng, đặc đờm hay buồn ngủ.Tác dụng không mong muốn ít gặp: Táo bón, bí tiểu, rối loạn điều tiết mắt.Thông thường những tác dụng phụ hay tác dụng không mong muốn, tác dụng ngoài ý muốn sẽ giảm dần và mất hoàn toàn sau khi ngưng dùng thuốc. Nếu có những tác dụng không mong muốn hiếm gặp mà chưa có trong tờ hướng dẫn sử dụng, bạn cần chủ động liên hệ cho bác sĩ điều trị để có cách xử trí cụ thể và phù hợp. 4. Tương tác của thuốc Tanasolene Tác dụng ức chế thần kinh trung ương của thuốc Tanasolene sẽ mạnh lên bởi: rượu, thuốc ngủ barbituric hay các thuốc an thần khác. Ức chế cơ hô hấp cũng đã xảy ra khi điều trị phối hợp các thuốc này và gây tăng tác dụng thuốc hạ huyết áp. Tác dụng kháng Cholinergic của Alimemazin tăng lên khi điều trị phối hợp với các thuốc kháng Cholinergic khác dẫn tới táo bón, say sóng.Alimemazin đối kháng với tác dụng trị liệu của hoạt chất Amphetamin, Levodopa, Clonidin, Guanethidin, Adrenalin. Một số thuốc ngăn cản sự hấp thu của hoạt chất Alimemazin là các antacid, các thuốc điều trị bệnh Parkinson, Lithi.Cân nhắc sử dụng chung thuốc Tanasolene với rượu bia, thuốc lá, đồ uống có cồn hoặc lên men. Những tác nhân này có thể làm thay đổi thành phần có trong thuốc. Xem chi tiết trong tờ hướng dẫn sử dụng hoặc hỏi ý kiến của bác sĩ điều trị hay chuyên gia y tế để biết thêm chi tiết. 5. Một số lưu ý khi sử dụng thuốc Tanasolene 5.1. Chống chỉ định của thuốc Tanasolene. Người có cơ địa nhạy cảm hay quá mẫn cảm với thuốc kháng histamin.Không dùng cho người bị rối loạn chức năng gan hoặc thận, động kinh, bệnh Parkinson, thiểu năng tuyến giáp, u tế bào ưa crôm, nhược cơ.Không sử dụng thuốc Tanasolene trong các trường hợp quá liều do barbituric, opiat, rượu.Người có tiền sử bị các bệnh về bạch cầu hạt liên quan đến dẫn xuất phenothiazin.Người có nguy cơ bí đái liên quan đến rối loạn niệu đạo tuyến tiền liệt.Người có nguy cơ bị bệnh Glôcôm góc đóng.Trẻ nhỏ có độ tuổi dưới 6 tuổi.Phụ nữ đang trong thời gian có thai hay cho con bú.5.2. Chú ý đề phòng khi dùng thuốc Tanasolene. Thận trọng khi điều trị thuốc Tanasolene cho người cao tuổi đặc biệt khi quá nóng hoặc quá lạnh (gây hạ huyết áp thế đứng, chóng mắt, buồn ngủ, táo bón).Hoạt chất Alimemazin có thể gây ra ảnh hưởng đến các phản ứng test da thử với các dị nguyên, tránh sử dụng các sản phẩm có chứa cồn như rượu hoặc các thuốc ức chế thần kinh trung ương.Thận trọng khi sử dụng thuốc Tanasolene đối với những người mắc bệnh tim mạch.Lưu ý thời kỳ mang thai: Việc bà bầu mang thai uống thuốc Tanasolene cần có sự ân nhắc và hỏi ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi dùng thuốc. Các thuốc dù đã kiểm nghiệm vẫn có những nguy cơ khi sử dụng.Lưu ý thời kỳ cho con bú: Bà mẹ đang cho con bú cần được bác sĩ tư vấn thật kỹ lợi ích và nguy cơ cho mẹ và bé. Không nên tự ý sử dụng thuốc Tanasolene khi chưa đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và chỉ dẫn của bác sĩ dể bảo vệ cho mẹ và em bé. Thuốc Tanasolene có hoạt chất chính là Alimemazin và các loại tá dược khác với lượng vừa đủ. Đây là thuốc chống dị ứng và được sử dụng trong những trường hợp quá mẫn cảm. Để đảm bảo hiệu quả điều trị, người bệnh cần dùng thuốc theo đơn hoặc nhờ sự tư vấn của bác sĩ, dược sĩ chuyên môn.Theo dõi website Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để nắm thêm nhiều thông tin sức khỏe, dinh dưỡng, làm đẹp để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người thân yêu trong gia đình. Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng My. Vinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Các trường hợp CD do chất giữ nhiệt Vulkan được báo cáo Phát ban trên da bắt đầu vào những ngày sau ngày thứ nhất của SE bệnh cảnh lâm sàng đa dạng từ bệnh chàm, mày đay đến ban xuất huyết trong một số trường hợp PS được thử nghiệm trên miếng dán nghiêm trọng ở từng cá nhân và tất cả đều phản ứng tích cực với chất giữ nhiệt và hoặc keo cao su được sử dụng trong chất giữ nhiệt một loạt hóa chất cao su đã được thử nghiệm trên các bệnh nhân và tất cả đều cho thấy phản ứng tích cực với diphenylthiourea dptu và tất cả ngoại trừ một chất với ethylene thiourea etu tlc. Kiểm tra cho thấy một điểm có cùng giá trị rf như dptu trong chất chiết xuất của chất kết dính nhưng không có vết tương ứng với etu không có dấu hiệu của tạp chất trong các chế phẩm thử nghiệm của dptu và etu bằng hplc hàm lượng dptu trong chất kết dính được xác định là ww
Ở đây chúng tôi mô tả một mô hình mới về việc uống rượu tự nguyện của những con chuột được nuôi theo nhóm. MM sử dụng các lồng được trang bị cảm biến để theo dõi hành vi của từng con vật thông qua chip vô tuyến được cấy ghép sau khi các con vật được phép tiếp cận rượu không liên tục, ba giờ mỗi tuần trong nhiều tuần. hướng tới các chai chứa rượu và cho chuột đực và chuột cái tương ứng, chúng tôi đã sử dụng ba phương pháp tiếp cận, tức là pha trộn quinine, một lịch trình tỷ lệ lũy tiến và một lịch trình liên quan đến nguy cơ bị trừng phạt để kiểm tra PS của việc nghiện rượu khi thêm quinine vào dung dịch rượu. không ảnh hưởng đáng kể đến lượng ăn vào nhưng quinine làm giảm số lần liếm trên chai rượu khi động vật được yêu cầu thực hiện số lượng phản ứng công cụ ngày càng tăng để có được quyền truy cập vào chai bằng rượu, tức là lịch PR mà chúng thường đạt mức tối đa số phản hồi bất kể phần thưởng có sẵn mặc dù chuột hiếm khi đạt được tiêu chí phản hồi cao hơn số lần thử trong trường hợp uống rượu nhiều hơn ¼ lần so với nước, chúng tôi đã phát triển một phương pháp lập bản đồ các tương tác xã hội giữa các động vật dựa trên phân tích trình tự trong số các mục vào các góc lồng, RPA này cho phép chúng tôi xác định những con chuột đi theo các động vật khác theo kiểu không ngẫu nhiên. Khoảng một nửa số chuột có ít nhất một tương tác thuộc loại này, chúng tôi vẫn chưa tìm thấy sự khác biệt rõ ràng giữa SMB bắt chước và sở thích uống rượu tương đối trong kết luận MM mà chúng tôi mô tả tránh được những hạn chế liên quan đến việc thử nghiệm động vật bị cô lập và dẫn đến việc uống rượu ổn định một cách đáng tin cậy, do đó MM này có thể rất phù hợp để sàng lọc tác động của đột biến gen hoặc phương pháp điều trị dược lý đối với các hành vi do rượu gây ra
Coi chừng bệnh viêm ruột thừa ở trẻCha mẹ cần coi chừng bệnh viêm ruột thừa ở trẻ vì nếu không được phát hiện sớm, điều trị dễ dẫn tới biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong. Các bậc cha mẹ thường hay chủ quan khi thấy trẻ đau bụng bất thường. Điều này hết sức nguy hiểm. Nếu trẻ bị đau bụng do viêm ruột thừa mà không được phát hiện sớm, điều trị  dễ dẫn tới biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong. Cha mẹ cần coi chừng bệnh viêm ruột thừa ở trẻ vì nếu không được phát hiện sớm, điều trị dễ dẫn tới biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong. Các bậc cha mẹ thường hay chủ quan khi thấy trẻ đau bụng bất thường. Điều này hết sức nguy hiểm. Nếu trẻ bị đau bụng do viêm ruột thừa mà không được phát hiện sớm, điều trị  dễ dẫn tới biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong. Trẻ em cũng là đối tượng dễ mắc bệnh viêm ruột thừa Ruột thừa là một đoạn ruột hẹp, kín, tận cùng, dài khoảng vài centimet và bám dính vào manh tràng (đoạn đầu tiên của ruột già). Lớp lót bên trong lòng ruột thừa tiết ra ít chất nhầy và chảy vào manh tràng. Thành của ruột thừa chứa mô bạch huyết, là một phần của hệ miễn dịch sản xuất kháng thể. Giống như những đoạn còn lại của đại tràng (ruột già) thì thành của ruột thừa cũng có chứa lớp cơ nhưng lớp cơ này phát triển kém. Khi hoạt động mở của chiếc túi cùng này bị cản trở, ruột thừa sưng lên và có thể dễ bị nhiễm khuẩn bởi vi khuẩn. Ruột thừa bị viêm chính là do lỗ thông giữa ruột thừa và manh tràng bị tắc nghẽn. Sau khi hiện tượng tắc nghẽn xảy ra, các vi khuẩn bình thường thường trú trong lòng ruột thừa bắt đầu xâm lấn vào thành ruột thừa. Hiện tượng tấn công các vi khuẩn đó được gọi là viêm. Nếu ruột thừa bị nhiễm khuẩn không được cắt bỏ, nó có thể vỡ và truyền vi khuẩn đi, gây nhiễm khuẩn khắp vùng bụng, có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Đối với trẻ nhỏ, dấu hiệu nhân biết viêm ruột thừa khá đặc trưng: đau bụng. Trẻ kêu đau bụng tự nhiên, lúc đầu có thể đau vùng thượng vị hay quanh rốn, nhưng sau đau khu trú ở vùng hố chậu phải, đau âm ỉ, trẻ buồn nôn và nôn. Bệnh viêm ruột thừa ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của trẻ và có thể gây biến chứng nguy hiểm Ở trẻ em có khi thấy đi tiêu lỏng hay bị tiêu chảy, sốt nhẹ khoảng 37,5 độ – 38,5 độ C, trẻ sẽ bị sốt cao khi ruột thừa sắp vỡ hoặc đã vỡ, môi khô, lưỡi bẩn, hơi thở hôi đó là trẻ bị đau bụng vùng xung quanh rốn, sốt nhẹ, không muốn ăn, buồn nôn, nôn, bụng trẻ trương cứng. Do chủ quan nên nhiều bậc cha mẹ tự chẩn đoán bệnh cho con dẫn tới tình trạng ruột thừa bị vỡ, gây những biến chứng khôn lường. Bệnh viêm ruột thừa ở trẻ có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như: – Vỡ ruột thừa: Biến chứng này  có thể gây ra áp xe quanh ruột thừa hoặc nặng hơn là viêm phúc mạc lan tỏa. – Tắc ruột: Biến chứng này ít gặp hơn. Tắc ruột xuất hiện khi hiện tượng viêm xung quanh ruột thừa làm cho cơ của thành ruột ngưng hoạt động, ngăn cản không cho các thành phần bên trong lòng ruột được đẩy đi. – Nhiễm khuẩn huyết: Là hiện tượng vi khuẩn gây nhiễm khuẩn từ ruột thừa vào dòng máu và đi khắp cơ thể. Đây là một biến chứng nguy hiểm, có thể đe dọa tính mạng. Cha mẹ cần đưa trẻ đi khám để phát hiện và điều trị sớm bệnh Để ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra với trẻ, cha mẹ cần đưa bé đi khám và điều trị sớm ngay khi có dấu hiệu viêm ruột thừa. Hiện nay, mổ viêm ruột thừa là một phẫu thuật rất đơn giản. Đặc biệt với phương pháp mổ nội soi, khả năng hồi phục sau mổ của bệnh nhân rất nhanh, đảm bảo thẩm mỹ và tránh được những biến chứng sau mổ. Vì thế cha mẹ nên đưa trẻ đi điều trị sớm để cải thiện nhanh chóng tình trạng bệnh.
Điều trị bệnh giãn phế quản sớm ngăn bệnh tiến triển nặngĐiều trị giãn phế quản giúp giảm triệu chứng và tiến triển bệnh, ngăn ngừa vòng luẩn quẩn nhiễm trùng tái phát và cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.  Điều trị giãn phế quản giúp giảm triệu chứng và tiến triển bệnh, ngăn ngừa vòng luẩn quẩn nhiễm trùng tái phát và cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.  1. Giãn phế quản là gì? Giãn phế quản (GPQ) đề cập đến tình trạng đường kính của một hoặc nhiều phế quản tăng liên tục, vĩnh viễn và không thể đảo ngược đến đường kính vượt quá 2 mm. Bệnh có đặc điểm là ho mãn tính, phế quản tiết nhiều đờm và các đợt cấp tính do nhiễm trùng tái phát. Bệnh gây ra do sự phá hủy thành phế quản do nhiễm trùng đường hô hấp mãn tính, sau một số bệnh nhiễm trùng phổi hoặc bệnh xơ nang bẩm sinh. Giãn phế quản (GPQ) là tình trạng đường kính của một hoặc nhiều phế quản tăng liên tục. 2. Triệu chứng giãn phế quản Các triệu chứng giãn phế quản chỉ xảy ra nếu bệnh nhân bị nhiễm trùng phổi nhiều lần. Khi khởi phát, bệnh tiến triển nhanh và có xu hướng nặng dần theo thời gian, trở thành bệnh mãn tính. Khi xuất hiện dấu hiệu giãn phế quản, người bệnh cần được xét nghiệm và điều trị sớm. Các triệu chứng người bệnh có thể gặp khi mắc bệnh giãn phế quản là: – Ho nhiều, ho có đờm đặc kéo dài. – Đờm có mủ màu vàng hoặc xanh, có thể lẫn máu. – Sản xuất đờm nặng hơn khi xảy ra bội nhiễm. – Không ho, ho khan kèm theo giãn phế quản. – Có dấu hiệu viêm đa xoang và tiến triển thành hội chứng xoang phế quản (một số trường hợp). 3. Biến chứng từ bệnh giãn phế quản Khi bệnh giãn phế quản lan rộng và kéo dài có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như áp xe phổi, mủ màng phổi, xơ phổi, khí thũng, mủ phế quản, viêm mủ phổi… gây khó thở, suy hô hấp, suy hô hấp nặng, thậm chí ảnh hưởng đến chức năng tim và gây suy tim. – Suy hô hấp: Xảy ra khi phổi không thể cung cấp đủ oxy cho cơ thể ngay cả khi nghỉ ngơi. – Suy tim phải: Bệnh nhân thường khó thở, tình trạng ngày càng nặng hơn. – Viêm phổi tái phát. – Ho ra máu nặng, thậm chí có thể nguy hiểm đến tính mạng do cục máu đông lấp đầy đường hô hấp. 4. Điều trị giãn phế quản Tổn thương do giãn phế quản là không thể phục hồi, vì vậy mục tiêu điều trị là ngăn chặn hoặc làm chậm sự tiến triển của bệnh. 4.1. Biện pháp điều trị chung – Duy trì chế độ ăn uống và tập luyện lành mạnh, đảm bảo cung cấp đủ năng lượng. – Nếu người bệnh hút thuốc thì phải ngừng hút thuốc ngay và hỗ trợ các biện pháp cai thuốc lá. Bên cạnh đó cần tránh tiếp xúc với khói thuốc lá. – Tiêm vắc xin cúm và phế cầu khuẩn theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa hô hấp. 4.2. Phương pháp tống đờm và phục hồi chức năng hô hấp – Hỏi bác sĩ chuyên khoa hô hấp để được hướng dẫn cách ho, khạc đờm, rung lồng ngực kết hợp dẫn lưu tư thế. Tùy theo vị trí vết thương mà chọn tư thế thích hợp, thường yêu cầu người bệnh nằm nghiêng để đờm và mủ trong phế quản có thể dễ dàng thoát ra ngoài. – Kết hợp vỗ ngực và lắc. Nên thực hiện 2-3 lần một ngày với số lượng tăng dần, mỗi lần 5-10-20 phút, trước bữa ăn.- Đây là phương pháp dẫn lưu đơn giản, có hiệu quả tốt và cần được người bệnh thực hiện thường xuyên hàng ngày ngay cả khi không có nhiễm trùng phế quản. – Soi phế quản ống mềm nếu có, tiến hành hút dịch phế quản trong quá trình soi để làm xét nghiệm vi sinh vật, bơm rửa lòng phế quản, giải phóng đờm bít tắc. 4.3. Điều trị giãn phế quản với thuốc Nếu xuất hiện các triệu chứng của cơn cấp tính như ho có đờm xanh, đờm nhiều mủ, sốt, khó thở, ho ra máu… bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa ngay để có cách điều trị thích hợp. Giãn phế quản là kết quả của tổn thương đường hô hấp (phế quản). Thuốc giãn phế quản chủ yếu tác động lên cơ trơn phế quản, làm giảm co thắt ở các cơ này, từ đó cải thiện tình trạng khó thở. Thuốc giãn phế quản không làm tổn thương hoặc phá hủy cấu trúc của phế quản và do đó không gây giãn phế quản. Thuốc thậm chí có thể cải thiện các triệu chứng ở những người bị giãn phế quản bằng cách giảm co thắt phế quản và tăng thoát đờm. Sử dụng thuốc điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ. 4.4. Phẫu thuật điều trị giãn phế quản Cắt thùy, thùy hoặc toàn bộ phổi được chỉ định trong trường hợp giãn phế quản cục bộ; giãn phế quản liên quan đến ho ra máu nặng hoặc tái phát. 5. Giãn phế quản chữa được không? Giãn phế quản là tình trạng cấu trúc của thành phế quản bị tổn thương khiến chúng dễ bị viêm và xẹp. Điều này đi kèm với việc giảm thông khí và giảm khả năng thải chất nhầy ra khỏi lòng phế quản. Sự tích tụ chất nhầy tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều loại vi khuẩn xâm nhập, cư trú tại phế quản và gây nhiễm trùng tái phát. Nhiễm trùng phế quản làm tình trạng giãn phế quản trở nên trầm trọng hơn và tạo thành một vòng xoáy bệnh lý. Giãn phế quản là tổn thương không thể phục hồi nhưng việc điều trị có thể giúp giảm triệu chứng, hạn chế chức năng hô hấp và tiến triển bệnh. Điều trị giãn phế quản giúp kiểm soát bệnh và ngăn chặn chu kỳ nhiễm trùng tái phát. Trong một số trường hợp, bệnh nhân chỉ bị giãn phế quản ở một vùng phổi và phẫu thuật cắt bỏ phần phổi đó có thể chữa khỏi bệnh. Người bệnh nên thăm khám và điều trị cùng bác sĩ chuyên khoa. 6. Cách hiệu quả giúp phòng ngừa giãn phế quản Vì virus gây bệnh qua đường hô hấp nên bệnh có thể truyền từ người bệnh sang người khỏe mạnh. Ngăn chặn mầm bệnh giúp giảm nguy cơ mắc bệnh đồng thời tiết kiệm chi phí vì việc điều trị khá phức tạp và tốn kém. Một số biện pháp giúp phòng bệnh hiệu quả bao là: – Tiêm vắc xin phòng cúm, phế cầu mỗi năm. – Không hút thuốc lá, thuốc lào, tránh khói thuốc lá và môi trường nhiều khói bụi. – Vệ sinh cá nhân tai mũi họng, răng miệng sạch sẽ. – Điều trị sớm nếu mắc bệnh lý nhiễm khuẩn tai mũi họng, răng miệng, các bệnh đường hô hấp như viêm phế quản, áp xe phổi. – Tập luyện thể dục thể thao nhằm tăng sức đề kháng cho cơ thể, giữ ấm cổ, ngực… đề phòng các đợt bội nhiễm với những người bệnh có tiền sử mắc bệnh. – Đề phòng và lấy ra sớm các dị vật trong phế quản.
Mục đích của T0 này là mô tả tác động của vị trí chi dưới và tình trạng giày đối với sự ổn định C2 của các tư thế múa ba lê một chân được chọn thực hiện ở tư thế demipointe mười bốn vũ công ba lê nữ không chuyên nghiệp có độ tuổi trung bình là ± năm và chỉ số khối cơ thể trung bình là ±kgm đã tập múa ba lê ít nhất bảy năm mà không bị suy giảm MSK đã tình nguyện tham gia vào nghiên cứu này một nền tảng áp suất điện dung cho phép đánh giá các biến CP liên quan đến việc thực hiện ba tư thế múa ba lê một chân ở tư thế demipointé thái độ thái độ lệch sau và thái độ a la giây áp suất đỉnh tiếp xúc Az vùng dao động cop trước sau và giữa bên dao động và vận tốc cop được so sánh giữa hai điều kiện giày đi chân trần so với đi dép lê và trong số các tư thế khác nhau, màn trình diễn đi chân trần tạo ra nhiều tư thế SD hơn với tiếp xúc lòng bàn chân cao hơn đáng kể Az dao động cop nhỏ hơn Az và dao động cop trước sau nhỏ hơn vùng dao động cop AP dao động cop và giữa bên cop E/A chỉ ra rằng thái độ a la giây là ít thách thức nhất và thái độ derriére tư thế khó nhất
Phẫu thuật miễn dịch phóng xạ sử dụng iốt 125 B72.3 ở bệnh nhân ung thư đại trực tràng. Dữ liệu sơ bộ sử dụng kháng thể đơn dòng chuột B72.3 được dán nhãn iốt 125 cho thấy rằng cả các vị trí rõ ràng trên lâm sàng cũng như các vị trí tiềm ẩn của ung thư đại trực tràng đều có thể được xác định trong khi phẫu thuật bằng cách sử dụng đầu dò phát hiện gamma cầm tay. Chúng tôi báo cáo dữ liệu sơ bộ của một thử nghiệm đa trung tâm về phương pháp này ở những bệnh nhân ung thư đại trực tràng nguyên phát hoặc tái phát. 104 bệnh nhân mắc ung thư đại trực tràng nguyên phát, nghi ngờ hoặc đã biết tái phát được truyền tĩnh mạch 1 mg kháng thể đơn dòng B72.3 được đánh dấu phóng xạ với 7,4 x 10 Bq iốt 125. 26 bệnh nhân ung thư đại trực tràng nguyên phát và 72 bệnh nhân tái phát ung thư đại trực tràng đã được kiểm tra. Sử dụng đầu dò phát hiện gamma, 78% bệnh nhân đã định vị được kháng thể trong khối u của họ; điều này bao gồm 75% vị trí khối u nguyên phát và 63% tất cả các vị trí khối u tái phát; 9,2% trong số tất cả các vị trí khối u được xác định đại diện cho các vị trí huyền bí chỉ được phát hiện bằng đầu dò phát hiện gamma. Độ nhạy tổng thể là 77% và giá trị tiên đoán của phát hiện dương tính là 78%. Tổng cộng có 30 vị trí huyền bí ở 26 bệnh nhân đã được xác định. Ở những bệnh nhân bị ung thư tái phát, nghiên cứu về kháng thể đã cung cấp dữ liệu duy nhất ngăn cản việc cắt bỏ ở 10 bệnh nhân và ở 8 bệnh nhân khác, nghiên cứu này đã mở rộng quy trình có khả năng chữa khỏi bệnh.
“Tất tần tật” điều cần biết về bệnh ung thư dạ dàyUng thư dạ dày là bệnh ung thư ác tính phổ biến, có thể di căn và tử vong nếu không được điều trị từ ban đầu. Nắm rõ các dấu hiệu của bệnh ung thư nguy hiểm này và khám sức khỏe định kỳ giúp phát hiện sớm bệnh và xây dựng phác đồ điều trị phù hợp.  Ung thư dạ dày là bệnh ung thư ác tính phổ biến, có thể di căn và tử vong nếu không được điều trị từ ban đầu. Nắm rõ các dấu hiệu của bệnh ung thư nguy hiểm này và khám sức khỏe định kỳ giúp phát hiện sớm bệnh và xây dựng phác đồ điều trị phù hợp.  1. Khái niệm và 5 giai đoạn của bệnh Ung thư dạ dày là tình trạng bất thường của các cấu trúc dạ dày phát triển bất thường, cơ thể mất kiểm soát và chúng có thể xâm lấn tới các mô gần hoặc xa. Trường hợp nặng nhất bệnh có thể dẫn tới tử vong. Những giai đoạn của bệnh ung thư nguy hiểm này được phân chia thành: – Giai đoạn 0: Đây là giai đoạn sớm khi tế bào ung thư mới chỉ nằm ở lớp niêm mạc dạ dày – Giai đoạn 1: Ung thư xâm lấn lớp thứ hai trong dạ dày nhưng chưa xâm lấn tới cơ quan khác, đa số ở giai đoạn này vẫn chưa xuất hiện triệu chứng bệnh – Giai đoạn 2: Ung thư di chuyển qua niêm mạc dạ dày, có thể xuất hiện một vài triệu chứng như đau bụng, buồn nôn… – Giai đoạn 3: Ung thư lây lan tới các hạch bạch huyết và cơ quan khác ở cơ thể – Giai đoạn 4: Ung thư xâm lấn tới toàn bộ cơ thể, tiên lượng của giai đoạn này thường xấu và có thể tử vong. Các giai đoạn của bệnh ung thư nguy hiểm 2. Dấu hiệu của bệnh ung thư nguy hiểm  Những dấu hiệu ở giai đoạn sớm bệnh thường không dễ nhận biết và có thể nhầm lẫn với bệnh tiêu hóa hay dạ dày phổ biến do đó bạn cần lưu ý đi khám nếu có những triệu chứng như sau: – Chướng bụng, đầy hơi: Biểu hiện trong giai đoạn đầu bệnh, biểu hiện này thường rõ ràng hơn sau khi ăn – Chán ăn, khẩu vị kém: Thường người bệnh sẽ có cảm giác khó nuốt hoặc nghẽn đồ ăn ở họng kèm với không có cảm giác thèm ăn – Sút cân nhiều và nhanh chóng: Đây là triệu chứng của bệnh ung thư tiêu hóa và nhiều bệnh ung thư khác, bạn có thể giảm đến 15% trọng lượng cơ thể trong thời gian ngắn – Ợ nóng, ợ chua: Dấu hiệu này có thể kèm theo đau dạ dày nhẹ và không thể dùng thuốc để điều trị khỏi – Đau bụng dữ dội: Cơn đau sẽ từ nhẹ đến nặng, tần suất ít đến thường xuyên và thuốc giảm đau cũng có thể khó có tác dụng – Xuất huyết tiêu hóa: Có thể nôn ra phân đen hoặc nôn ra máu nếu ung thư tiến triển nặng, dấu hiệu này cũng có thể là viêm loét dạ dày đại tràng nhưng bạn không nên chủ quan. 3. Những nguyên nhân dẫn tới ung thư tiêu hóa Không có nguyên nhân chính xác dẫn tới căn bệnh ung thư nguy hiểm này nhưng có những yếu tố nguy cơ có thể dẫn tới mắc bệnh có thể kế đến như: – Tổn thương tiền ung thư: Có thể bao gồm teo niêm mạc dạ dày, tế bào niêm mạc dạ dày biến đổi, tế bào niêm mạc dạ dày đổi cấu trúc, thoát khỏi kiểm soát của cơ thể… – Vi khuẩn HP: Vi khuẩn Helicobacter pylori(HP) gây viêm loét dạ dày, tình trạng này kéo dài có thể dẫn tới loét dạ dày mạn tính và gây ra tổn thương tiền ung thư. Vi khuẩn Hp là một trong số những yếu tố nguy cơ gây bệnh ung thư nguy hiểm này – Di truyền: Căn bệnh ung thư này có thể liên quan tới một số hội chứng di truyền bởi tỷ lệ di truyền ở gen có thể lây từ mẹ sang con. – Biến chứng sau phẫu thuật bệnh dạ dày: Bệnh nhân có tiền sử dạ dày có nguy cơ ung thư cao hơn, đặc biệt là với những bệnh nhân có tiền sử phẫu thuật dạ dày. – Bên cạnh đó, một số yếu tố nguy cơ khác có thể kể đến như: tuổi cao, giới tính, nhóm máu, thói quen sinh hoạt… cũng có thể là yếu tố gây bệnh ung thư nguy hiểm. 4. Phòng tránh và điều trị sớm bệnh ung thư 4.1 Chẩn đoán sớm ung thư dạ dày Để ngăn ngừa nguy cơ biến chuyển bệnh nặng thì người bệnh cần thực hiện khám bệnh và tầm soát sàng lọc bệnh sớm: – Chụp dạ dày cản quang kép: Phương pháp này đơn giản và dễ thực hiện nhưng độ chính xác chưa cao nên cần nội soi hoặc sinh thiết dạ dày nếu thấy nghi ngờ – Nội soi dạ dày: Đây là cách chuẩn xác và nhanh nhất để chẩn đoán căn bệnh ung thư nguy hiểm từ giai đoạn sớm. Công nghệ nội soi hiện đại có thể phát hiện những tổn thương rất nhỏ và kín đáo để phát hiện tế bào bất thường. Nội soi dạ dày là cách phát hiện sớm bệnh ung thư – Xét nghiệm phát hiện những dấu ấn khổi u trong máu: Xác định tình trạng tiến triển của ung thư và thường áp dụng để theo dõi tái phát sau điều trị mà không dùng dể phát hiện sớm bệnh. 4.2 Phòng tránh sớm bệnh ung thư ở dạ dày Để phòng tránh sớm những nguy cơ bệnh ung thư tiêu hóa nguy hiểm, người bệnh cần: – Tuân thủ chế độ ăn uống lành mạnh, nhiều chất xơ và vitamin. Bên cạnh đó cần đảm bảo về vấn đề vệ sinh – Không hút thuốc lá, uống đồ uống có cồn và sử dụng chất kích thích – Chăm chỉ tập luyện thể dục nhẹ nhàng – Khám bệnh và điều trị triệt để những bệnh về dạ dày, polyp dạ dày, khối u lành tính… – Thường xuyên kiểm tra sức khỏe dạ dày và theo dõi những bất thường về tiêu hóa, đặc biệt nếu trong gia đình có người mắc bệnh tiêu hóa, ung thư tiêu hóa. 4.3 Điều trị sớm bệnh ung thư ở dạ dày Căn bệnh ung thư nguy hiểm này có thể điều trị khỏi nếu được phát hiện sớm, đặc biệt khi khối u còn khu trú trong niêm mạc dạ dày. Bác sĩ có thể cắt hớt tế bào ung thư qua nội soi dạ dày mà không cần mổ mở. Những phương pháp điều trị bệnh ung thư này hiện nay rất đa dạng. Tùy theo giai đoạn của bệnh mà bác sĩ sẽ chọn phương pháp phù hợp nhất, trong đó bác sĩ có thể chỉ định một số phương pháp điều trị như sau: – Cắt bỏ khối u dạ dày qua nội soi – Phẫu thuật các tế bào ung thư trong cơ thể và bỏ hạch – Hóa trị – Xạ trị – Liệu pháp điều trị miễn dịch – Điều trị giảm nhẹ. Trên đây là những thông tin quan trọng cần biết về bệnh ung thư dạ dày với triệu chứng, nguyên nhân, cách phòng ngừa và điều trị từ sớm… Tham khảo sớm kiến thức về bệnh giúp bạn phát hiện và điều trị hiệu quả ngay từ ban đầu.
Giao mùa, trẻ dễ mắc bệnh viêm đường hô hấpGiao mùa, trẻ dễ mắc bệnh viêm đường hô hấp như ho, sốt, sổ mũi, viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi… Dưới đây là nguyên nhân, triệu chứng của bệnh. Giao mùa, trẻ dễ mắc bệnh viêm đường hô hấp như ho, sốt, sổ mũi, viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi… Dưới đây là nguyên nhân, triệu chứng của bệnh. Giao mùa, trẻ dễ mắc bệnh viêm đường hô hấp Nguyên nhân trẻ dễ mắc bệnh viêm đường hô hấp khi giao mùa Giao mùa, trẻ nhỏ hay mắc các bệnh đường hô hấp. Nguyên nhân là do đường hô hấp của trẻ lúc này chưa phát triển đầy đủ, đường thở nhỏ, ngắn nên dễ bị tắc nghẹt và dễ bị virus, vi khuẩn xâm nhập. Bên cạnh đó, hệ miễn dịch của trẻ cũng chưa phát triển hoàn thiện, chưa đủ mạnh để chống chọi lại các yếu tố thay đổi của môi trường như nhiệt độ lạnh đột ngột, không khí quá ẩm, quá khô hay sự mạnh lên của vi trùng gây bệnh thời điểm giao mùa… nên trẻ dễ bị mắc các bệnh về đường hô hấp. Trẻ nhỏ hay mắc bệnh đường hô hấp vì đường hô hấp của trẻ lúc này chưa phát triển đầy đủ, đường thở nhỏ, ngắn dễ bị tắc nghẹt và dễ bị virus, vi khuẩn xâm nhập. Một nguyên nhân nữa là do hàng ngày trẻ hít thở trong một phút nhiều lần hơn người lớn nên cũng dễ mắc bệnh hô hấp hơn. Dấu hiệu trẻ mắc bệnh đường hô hấp Đối với viêm nhiễm đường hô hấp nhẹ, trẻ thường có các biểu hiện như: Ho, ho khan, ho đờm, khò khè, nghẹt mũi, sổ mũi, khó thở, thở nhanh, đau ngực, mệt… đôi khi kèm sốt hoặc vài dấu hiệu ngoài đường hô hấp như nhức đầu, nôn ói, bỏ bú. Đối với viêm nhiễm đường hô hấp nhẹ, trẻ thường có các biểu hiện như: Ho, ho khan, ho đờm, khò khè, nghẹt mũi, sổ mũi, khó thở, thở nhanh, đau ngực, mệt… Trẻ bị hen, viêm tiểu phế quản, viêm phế quản có thể ho kèm theo bị khò khè. Trẻ nhỏ dưới 6 tuổi thường bị nhiễm siêu vi từ 4 – 6 đợt mỗi năm với biểu hiện nhiễm trùng hô hấp trên như viêm họng, viêm thanh quản, viêm phế quản… Nếu bé có triệu chứng ho với các biểu hiện sau đây, cha mẹ cần đưa bé tới bác sĩ hoặc cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời: – Bé dưới 4 tháng tuổi bị ho – Bé ho kèm với sốt cao hơn 38 độ C hoặc có nôn mửa nhiều, liên tục. – Bé bắt đầu giảm ho nhưng lờ đờ, không tỉnh táo, li bì – Bé ho và khó chịu, bỏ bú hoặc bỏ ăn trong vòng 6- 8 tiếng – Bé ho kèm theo thở khò khè hoặc biểu hiện của việc cực kì khó thở. – Bé ho đờm của bé có màu xanh, vàng hoặc dính máu… Khi trẻ bị các bệnh đường hô hấp, cha mẹ cần bình tĩnh theo dõi các triệu chứng của bệnh để có biện pháp xử trí kịp thời, đúng cách. Khi trẻ bị các bệnh đường hô hấp, cha mẹ cần bình tĩnh theo dõi các triệu chứng của bệnh để có biện pháp xử trí kịp thời, đúng cách. Khi thấy trẻ có những dấu hiệu bất thường cần đưa trẻ đi khám càng sớm càng tốt. Ngoài việc thực hiện điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ, cha mẹ cần chăm sóc trẻ chu đáo, đảm bảo chế độ dinh dưỡng cũng như nghỉ ngơi hợp lý. Cho trẻ ăn thức ăn lỏng, dễ nuốt, dễ tiêu; chia nhỏ bữa ăn; bù nước cho trẻ bằng nước điện giải, nước, nước hoa quả, canh, súp… Cho trẻ ăn đa dạng thực phẩm, đảm bảo 4 nhóm chất. …  
Thận trọng khi dùng thuốc hạ sốt sau tiêm vacxin cho trẻThuốc hạ sốt sau tiêm vacxin được bố mẹ sử dụng cho trẻ khi mà áp dụng các biện pháp hạ sốt thông thường nhưng không hiệu quả. Tuy nhiên, sử dụng thuốc sao cho hiệu quả và an toàn thì không phải bố mẹ nào cũng nắm rõ. Trong bài viết này, hãy cùng Thu Cúc TCI tìm hiểu về các thông tin quan trọng khi sử dụng thuốc để hạ sốt cho trẻ sau khi tiêm nhé! 1. Tại sao trẻ lại bị sốt sau khi tiêm vacxin? Khi trẻ được tiêm phòng, hệ miễn dịch sẽ phản ứng với vắc xin theo cách tương tự như khi đối mặt với virus hoặc vi khuẩn. Điều này có nghĩa là hệ miễn dịch sẽ nhận biết virus và vi khuẩn trong vắc xin như là tác nhân ngoại lai và tạo ra kháng thể để tiêu diệt chúng. Quá trình này giúp cơ thể ghi nhớ và chuẩn bị trước cho việc đối mặt với virus và vi khuẩn tương tự trong tương lai. Khi cơ thể tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh, hệ thống miễn dịch đã được kích thích trước đó sẽ nhanh chóng đáp ứng và tiêu diệt chúng, ngăn chặn sự phát triển của bệnh. Trẻ bị sốt sau tiêm vacxin là một phản ứng phụ thông thường. Sốt sau khi tiêm vắc xin là một biểu hiện của phản ứng miễn dịch tích cực và chứng tỏ rằng hệ miễn dịch đang hoạt động hiệu quả để đối phó với vắc xin. Sốt giúp cơ thể trẻ ngăn chặn sự tấn công của tác nhân gây bệnh và hạn chế khả năng sinh sản của chúng trong cơ thể. Đồng thời, sốt cũng kích thích sản xuất các hóa chất truyền tín hiệu để hướng dẫn phản ứng miễn dịch. Trong những năm đầu đời, hệ miễn dịch của trẻ còn non yếu, không đủ mạnh để hoàn toàn chống lại các tác nhân trong vắc xin. Do đó, sau khi tiêm phòng, việc xuất hiện sốt nhẹ dưới 38.5 độ C là một phản ứng bình thường, đóng vai trò quan trọng của quá trình bảo vệ sức khỏe của trẻ cho thấy rằng cơ thể trẻ đang phát triển kháng thể. Do đó bố mẹ chớ nên lo lắng quá. 2. Bố mẹ cần làm gì khi trẻ bị sốt sau tiêm vacxin? Theo thông tin từ Bộ Y tế, sau khi tiêm vắc xin, một số triệu chứng phổ biến mà trẻ có thể trải qua bao gồm sốt, mệt mỏi, đau đầu, buồn nôn, ớn lạnh, đau cơ, đau khớp, tăng cảm giác đau, ngứa, sưng, đỏ, đau tại vùng tiêm, và cảm giác bồn chồn. Đây là những biểu hiện thông thường xuất phát từ phản ứng miễn dịch của cơ thể sau khi tiêm các loại vắc xin như vắc xin thương hàn, ho gà, 6in1 và thường tự giảm đi sau 1 – 2 ngày không gây ra tác động kéo dài hay di chứng. Trường hợp trẻ tiêm vắc xin sởi, quai bị cũng có thể sốt kéo dài từ 5 – 12 ngày, tùy thuộc vào từng loại vắc xin và hệ miễn dịch của trẻ. – Nếu trẻ sốt nhẹ (< 38 độ), không cần sử dụng thuốc hạ sốt ngay. Thay vào đó, bố mẹ nên tiếp tục theo dõi thân nhiệt và tình trạng sức khỏe của trẻ. sử dụng khăn ấm để chườm hoặc lau người cho bé, tập trung ở các khu vực như bàn tay, bàn chân, nách và bẹn, nơi có mạch máu lớn giúp nhanh chóng hạ nhiệt. Hãy mặc cho bé những bộ quần áo thông thoáng, thấm hút mồ hôi, tránh mặc quá nhiều lớp để tránh làm bé cảm thấy không thoải mái. Đồng thời, giữ nhà cửa thoáng mát để tạo không gian thoải mái cho bé. – Nếu trẻ sốt >38.5 độ, bố mẹ cần sử dụng thuốc hạ sốt như Paracetamol (10-15 mg/kg cân nặng, mỗi lần uống cách nhau 4-5 giờ, tổng liều không vượt quá 100mg/kg cân nặng/24 giờ). Hãy kiểm tra vết tiêm để đảm bảo không có dấu hiệu sưng, đỏ, hoặc bầm tím bất thường. Hạn chế sử dụng Ibuprofen và tuyệt đối không dùng Aspirin, vì những thuốc này có thể gây tác hại cho trẻ trong lúc này, Bố mẹ cần sử dụng thuốc hạ sốt sau tiêm vacxin với liều lượng tương đương cân nặng của trẻ – Nếu trẻ vẫn sốt sau khi sử dụng thuốc hạ sốt hoặc có bất kỳ dấu hiệu sưng đau nào tại vùng tiêm, bố mẹ nên thông báo ngay cho cơ sở tiêm chủng và đưa trẻ đến cơ sở y tế để được kiểm tra và tư vấn. 3. Một số lưu ý khi chăm sóc trẻ sau tiêm chủng 3.1 Khi nào bố mẹ cần đưa trẻ đi khám? Nếu tình trạng sốt cao không giảm sau khi sử dụng thuốc hạ sốt và nhiệt độ cơ thể duy trì ở mức trên 39 độ C kèm theo các triệu chứng sau, bố mẹ cần đưa trẻ đi khám ngay: – Xây xẩm, cảm giác chóng mặt, hiện tượng choáng váng, cảm giác muốn ngã và mệt mỏi đột ngột. – Cảm giác hồi hộp, đau tức ngực kéo dài, và những triệu chứng liên quan đến tim. – Đau đầu kéo dài hoặc dữ dội, cảm giác lú lẫn, tình trạng hôn mê, co giật. – Nôn, đau quặn bụng hoặc tiêu chảy không kiểm soát – Xuất hiện các dấu hiệu như phát ban, nổi mẩn đỏ, hay xuất huyết dưới da. 3.2 Lựa chọn dạng Paracetamol phù hợp với trẻ Bố mẹ cần lựa chọn dạng bào chế chứa paracetamol phù hợp với trẻ, bao gồm: – Thuốc uống: Đối với trẻ lớn, có thể sử dụng dạng viên uống. Tuy nhiên, đối với trẻ nhỏ hơn, khó nuốt, lựa chọn thuốc bột hoặc cốm pha dung dịch, hỗn dịch có thể được xem xét. Việc sử dụng muỗng hoặc thìa (dụng cụ đong) đi kèm sản phẩm là quan trọng để đảm bảo liều lượng chính xác theo hướng dẫn. Bố mẹ cần đưa trẻ đi khám khi sốt cao kéo dài kèm theo các triệu chứng bất thường   – Thuốc đặt hậu môn: Đối với trẻ không thể uống thuốc hoặc dễ nôn sau khi uống, có thể sử dụng dạng viên đặt hậu môn. Bố mẹ cần đảm bảo rửa tay sạch trước và sau khi sử dụng thuốc cho trẻ. Đặt thuốc nên được thực hiện sau khi trẻ đã được làm sạch vệ sinh. Nên đặt trẻ nằm nghiêng một bên và gập gối vào bụng, nhẹ nhàng đặt thuốc vào hậu môn trẻ, lưu ý đưa đầu nhỏ của viên thuốc vào phía trước. Tiếp theo, hãy khép và giữ 2 nếp mông của trẻ trong khoảng 2-3 phút, giữ tư thế nằm yên trong 10 phút để tránh viên thuốc bị rơi ra ngoài. Nếu viên thuốc trở nên mềm, bố mẹ có thể lưu trữ trong ngăn mát tủ lạnh để viên thuốc rắn lại, từ đó dễ dàng đưa vào hậu môn của trẻ thuận tiện hơn.
Ảnh hưởng của suy giáp đến sức khỏeSuy giáp là tình trạng tuyến giáp, một tuyến nhỏ hình bướm nằm ở phía trước cổ, không sản xuất đủ lượng hormone cần thiết. Các hormone tuyến giáp chịu trách nhiệm điều tiết sự trao đổi chất trong cơ thể. Vì thế việc thiếu hụt các hormone này sẽ gây ra những ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe. Suy giáp là tình trạng tuyến giáp, một tuyến nhỏ hình bướm nằm ở phía trước cổ, không sản xuất đủ lượng hormone cần thiết. Các hormone tuyến giáp chịu trách nhiệm điều tiết sự trao đổi chất trong cơ thể. Vì thế việc thiếu hụt các hormone này sẽ gây ra những ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe. 1. Tăng cân Tăng cân là một trong những ảnh hưởng thường gặp nhất của suy giáp. Tăng cân là một trong những ảnh hưởng thường gặp nhất của suy giáp. Nồng độ hormone tuyến giáp thấp tác động tới quá trình trao đổi chất khi người bệnh tiêu thụ thức ăn. Điều này làm giảm tốc độ đốt chất calo của cơ thể, dẫn tới tăng cân không mong muốn.T ình trạng này cũng có thể gây giữ nước, khiến các mô hoặc cơ bắp bị sưng. Người bị suy giáp có thể bị tăng cân nga cả trong trường hợp khẩu phần ăn uống không thay đổi. 2. Mệt mỏi Nồng độ hormone tuyến giáp xuống thấp thường khiến người bệnh rơi vào tình trạng mệt mỏi. Quá trình trao đổi chất chậm đồng thời kéo theo tình trạng các tế bào chậm nhận được năng lượng từ thực phẩm tiêu thụ, gây ra mệt mỏi mạn tính. 3. Táo bón Nồng độ hormone tuyến giáp quá thấp khiến cơ thể gặp nhiều khó khăn trong việc tạo phân, dẫn tới táo bón. Suy giáp có thể gây ra những thay đổi trong hoạt động ruột. Nồng độ hormone tuyến giáp quá thấp khiến cơ thể gặp nhiều khó khăn trong việc tạo phân, dẫn tới táo bón. Táo bón có thể gây ra các triệu chứng khác, chẳng hạn như đau bụng, sưng phù và có thể góp phần vào việc tăng cân. 4. Rụng tóc Suy giáp cũng là nguyên nhân gây ra nhiều thay đổi ở tóc. Tóc của người bệnh sẽ trở nên khô và dễ rụng. 5. Nhịp tim giảm Nhiều người bệnh suy giáp có nhịp tim giảm hay tim đập chậm. Nhiều người bệnh suy giáp có nhịp tim giảm hay tim đập chậm. Khi gặp phải triệu chứng này, cần thông báo cho bác sĩ càng sớm càng tốt. 6. Da khô hoặc đổi màu Tuyến giáp hoạt động kém có thể gây khô da hoặc da đổi màu. Da khô có thể xuất hiện màu đỏ hoặc bong tróc, trở nên ngứa và rất khó chịu. Da đổi màu do suy giáp thường có màu vàng hoặc màu cam, đặc biệt là ở lòng bàn tay hoặc lòng bàn chân người bệnh. 7. Thay đổi giọng nói Nồng độ hormone tuyến giáp thấp có thể dẫn tới một tình trạng gọi là phì đại tuyến giáp hay bướu cổ, ảnh hưởng tới dây thanh quản. Nhiều trường hợp bị suy giáp có giọng nói khàn khàn, gây ra nhiều phiền toái trong giao tiếp hàng ngày. 8. Suy giảm nhận thức Một số bệnh nhân cho biết họ bị mất tập trung vào các hoạt động bình thường hay bị đãng trí do suy giáp. Suy giáp có thể gây ra những khó khăn về nhận thức ở một số người. Một số bệnh nhân cho biết họ bị mất tập trung vào các hoạt động bình thường hay bị đãng trí. 9. Phiền muộn Suy giáp cũng có thể dẫn đến sự thay đổi tâm trạng như trầm cảm hoặc lo âu. Một nghiên cứu được công bố trên số ra tháng 3 năm 1993 của tạp chí The American Journal of Psychiatry cho biết 56% bệnh nhân suy giáp cho biết bị trầm cảm vào một giai đoạn nào đó trong cuộc đời. 10. Chu kỳ kinh nguyệt thay đổi Phụ nữ bị suy giáp có thể gặp phải tình trạng kinh nguyệt không đều hoặc chảy máu quá nhiều vào ngày kinh nguyệt. Nhiều trường hợp bị sảy thai hoặc vô sinh do tác động của suy giáp.
Bắt bệnh qua vị trí đau vùng bụng cần quan tâm sớmĐau bụng là hiện tượng phổ biến, hầu như ai cũng gặp phải. Tuy nhiên không phải ai cũng biết rằng dựa vào vị trí bụng bị đau có thể phần nào chẩn đoán được bệnh. Dưới đây là những thông tin vô cùng hữu ích, bạn đừng bỏ qua nhé: Đau bụng là hiện tượng phổ biến, hầu như ai cũng gặp phải. Tuy nhiên không phải ai cũng biết rằng dựa vào vị trí bụng bị đau có thể phần nào chẩn đoán được bệnh. Dưới đây là những thông tin vô cùng hữu ích, bạn đừng bỏ qua nhé: Dựa vào vị trí bụng bị đau có thể phần nào chẩn đoán được bệnh Đau bụng trên rốn Nếu như bạn đang bị đau bụng trên rốn thì có thể bạn gặp một số vấn đề về sức khỏe sau: + Các bệnh về dạ dày: viêm loét hành tá tràng, viêm dạ dày cấp/mạn tính, trào ngược dạ dày thực quản, thậm chí là ung thư dạ dày. + Bệnh về gan mật: Sỏi mật, giun chui vào trong ống mật, viêm túi mật cấp/mạntính, áp xe gan, viêm gan, ung thư gan,… + Bệnh về đại tràng như lồng ruột, túi thừa đại tràng, hội chứng ruột kích thích, viêm đại tràng cấp/mạn tính, ung thư đại tràng,… + Một số bệnh lý khác chẳng hạn tắc mạch lách, lách to, ung thư tụy, viêm tụy cấp… Đau bụng dưới rốn Cơn đau bụng dưới rốn xuất hiện cảnh báo bạn có thể gặp phải những bệnh lý sau: + Bệnh sinh dục nữ như viêm buồng trứng, viêm phần phụ, u xơ tử cung, ung thư buồng trứng, ung thư tử cung, u nang buồng trứng xoắn,… + Bệnh về hệ tiết niệu chẳng hạn sỏi niệu quản, sỏi thận, viêm đường tiết niệu, sỏi bàng quang,… + Bị đám quánh ruột thừa, viêm ruột thừa, ung thư trực tràng, ung thư đại tràng sigma… Đau bụng dưới rốn có thể mắc các bệnh sinh dục, vấn đề hệ tiết niệu,… Đau bụng ngang rốn Đau bụng ngang rốn xuất hiện có thể cảnh báo các vấn đề về: + Bệnh tá tràng, dạ dày. + Đau bụng do giun sán, nhiễm kí sinh trùng Đau bụng bên phải ngang rốn Ở vị trí này, có thể bạn có nguy cơ bị sỏi thận. Lúc này những cơn đau quặn thận xuất hiện khiến người bệnh vô cùng khó chịu, đau đớn. Đau bụng bên trái ngang rốn Đau bụng bên trái ngang rốn là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý như: + Bệnh phụ khoa gặp ở nữ giới + Cơ thể bị nhiễm trùng + Rối loạn tiêu hóa + Viêm loét đại tràng, viêm túi thừa, bệnh Crohn. Đau bụng trên bên trái Khi có dấu hiệu đau bụng dữ dội hay kéo dài ở bất kì vị trí nào người bệnh cần phải đi tới bệnh viện để khám càng sớm càng tốt + Cảnh báo cơn đau dạ dày: Lúc này người bệnh sẽ xuất hiện những dấu hiệu như xót bụng, thấy bụng bị nóng rát giống như bị chà ớt hoặc lửa đốt trong bụng. Cơn đau có thể xảy ra cả khi no hay khi đói. Bên cạnh đó, bụng có cảm giác phình to, đầy hơi, buồn nôn hoặc nôn. Sử dụng bia rượu, trà đặc, cà phê có thể khiến cơn đau bụng trên bên trái tăng lên. + Cảnh báo cơn đau tụy: Đây có thể là triệu chứng của ung thư hoặc sưng tụy tạng. Lúc này, người bệnh cảm thấy bị đau đớn liên tục, dữ dội thậm chí đau trong suốt một ngày. Một số trường hợp không thể ăn được, nôn mửa và đau bụng khi ăn xong. + Cảnh báo cơn đau thận trái: Người bệnh sẽ phải trải qua cơn đau dữ dội, hoặc bị ngã khuỵu, cơn đau kéo dài trong suốt vài giờ. Ngoài ra, nó có thể kèm theo một số triệu chứng khác chẳng hạn nóng sốt, đi tiểu ra máu vì nhiễm trùng thận hoặc đau sạn thận. Đau bụng trên bên phải Nếu bị đau bụng trên bên phải thì rất có thể bạn đang mắc phải bệnh liên quan đến gan mật. Lúc này cơn đau sẽ có cường độ tăng dần, liên tục, kéo dài khoảng15 phút – vài tiếng và không quá 4 tiếng. Nhiều khi tá tràng hay lá lách cũng có thể bị đau vùng này. Khi có dấu hiệu đau bụng dữ dội hay kéo dài ở bất kì vị trí nào người bệnh cần phải đi tới bệnh viện để khám càng sớm càng tốt vì có thể đó là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm.  
Tầm quan trọng của việc tiêm vacxin phòng ung thư cổ tử cungTiêm vacxin phòng ung thư cổ tử cung chính là cách hiệu quả giúp cơ thể có khả năng chống lại những ảnh hưởng nguy hiểm từ virus HPV. Trong bài viết này, hãy cùng Thu Cúc TCI hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của việc phòng ngừa HPV đối với sức khỏe chị em nhé! 1. Virus gây ung thư cổ tử cung hoạt động như thế nào? Ung thư cổ tử cung phát triển từ virus HPV (Human Papillomavirus) gây nên. Đây là một trong những virus lây truyền qua đường tình dục phổ biến nhất. Virus HPV (Human Papillomavirus) tồn tại ở nhiều vị trí trên cơ thể như da, vùng hầu họng, bộ phận sinh dục và hậu môn. Phương thức chủ yếu lây truyền của nó là thông qua đường tình dục. Tuy nhiên, virus cũng có thể lây truyền qua việc sử dụng chung dụng cụ sinh thiết, đồ lót hoặc từ mẹ sang con trong quá trình sinh nở. Tỉ lệ mắc ung thư cổ tử cung ngày càng cao Theo thống kê từ CDC Hoa Kỳ, mỗi năm có khoảng 36.000 phụ nữ và nam giới được chẩn đoán mắc các bệnh ung thư do nhiễm virus HPV tại Mỹ. Trong số này, nam giới chiếm hơn 14.000 trường hợp, trong đó có 1.000 trường hợp ung thư dương vật, 2.100 trường hợp ung thư hậu môn và hơn 12.000 trường hợp mắc ung thư hầu họng. Các bệnh ung thư này đều có khả năng di căn cao và rất khó điều trị. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, tỉ lệ sống sót sau 5 năm có thể chỉ còn khoảng 9%. Tuy tác hại của HPV rất lớn, tại nhiều nơi trên thế giới, bao gồm Việt Nam, khi nhắc đến HPV, hầu hết người dân chỉ nghĩ đến căn bệnh ung thư cổ tử cung ở phụ nữ. Nhưng thực tế, còn nhiều loại ung thư khác ở cả nữ giới và nam giới mà người dân chưa nhận thức đầy đủ, như ung thư hầu họng, ung thư hậu môn, ung thư dương vật… Thống kê cho thấy virus HPV lưu hành rất phổ biến cả ở nam và nữ, với tỷ lệ cao hơn ở nam giới (91%) so với nữ giới (85%), tạo ra nguy cơ mắc bệnh luôn luôn hiện hữu. Hiện tại, chưa có loại thuốc điều trị đặc hiệu nào cho virus HPV và ngoài ung thư cổ tử cung, 5 bệnh ung thư còn lại do HPV gây ra chưa có biện pháp sàng lọc. 2. Tại sao cần tiêm vacxin phòng ung thư cổ tử cung Ung thư cổ tử cung là một trong những căn bệnh gây tử vong cao ở phụ nữ trên toàn thế giới. Tuy nhiên việc tiêm vacxin ngừa ung thư cổ tử cung đã giúp giảm thiểu nguy cơ mắc và tử vong do bệnh này. Dưới đây là một số lợi ích của tiêm vacxin phòng HPV: – Bảo vệ khỏi nhiễm HPV: vacxin phòng ung thư cổ tử cung nhắm đến virus HPV, tác nhân chính gây ra ung thư cổ tử cung. Khi tiêm vacxin, hệ miễn dịch sẽ sản xuất các kháng thể chống lại virus HPV, giúp ngăn chặn sự lây lan và nhiễm trùng. Điều này đặc biệt quan trọng đối với phụ nữ trẻ, trước khi tiếp xúc với virus này qua đời sống tình dục. – Giảm nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung: Một trong những lợi ích rõ rệt của việc tiêm vacxin ngừa ung thư cổ tử cung là giảm nguy cơ mắc bệnh nghiêm trọng này. Những nghiên cứu đã chứng minh rằng vacxin giúp ngăn ngừa các loại HPV phổ biến nhất gây ung thư cổ tử cung giúp bảo vệ sức khỏe cho phụ nữ. Việc phòng ngừa luôn tốt hơn là chữa trị. – Hiệu quả cao và an toàn: vacxin phòng ung thư cổ tử cung đã được nghiên cứu kỹ lưỡng và chứng minh là an toàn và hiệu quả. Các tổ chức: Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Hoa Kỳ đều khuyến nghị việc tiêm vacxin này cho phụ nữ trong độ tuổi phù hợp. – Bảo vệ cộng đồng: Việc tiêm vacxin phòng HPV không chỉ bảo vệ cá nhân mà còn giúp bảo vệ cộng đồng. Khi nhiều người được tiêm vacxin, tạo ra hiệu ứng miễn dịch cộng đồng, giảm nguy cơ lây lan của virus HPV và giúp ngăn ngừa sự lan truyền của bệnh trong cộng đồng. – Tiêm vacxin ngừa ung thư cổ tử cung giúp tránh phải chi trả các chi phí cao cho việc chữa trị và quản lý bệnh ung thư cổ tử cung giúp giảm gánh nặng tài chính cho bệnh nhân cũng như hệ thống chăm sóc sức khỏe. 3. Các loại vacxin phòng HPV hiện nay và những lưu ý quan trọng 3.1 Các loại vacxin phòng HPV hiện nay Hiện tại, hai loại vacxin đã được cấp phép sử dụng để phòng ngừa virus HPV là Gardasil (Mỹ) và Cervarix (Bỉ). vacxin Cervarix hiệu quả trong việc ngăn ngừa virus HPV tuýp 16 và 18, trong khi vacxin Gardasil có tác dụng chống lại các chủng virus HPV tuýp 6, 11, 16 và 18. – Các loại HPV 16 và 18 được coi là những loại nhiễm trùng có nguy cơ cao gây ra ung thư cổ tử cung, ung thư âm hộ, ung thư hầu họng và ung thư hậu môn. Trong khi đó, HPV 6 và 11 là nguyên nhân chính gây ra mụn cóc sinh dục. Việc tiêm phòng vacxin có thể giúp ngăn ngừa sự lây lan của những loại virus này. Cần tiêm vacxin sớm khi trẻ từ 9 tuổi để trẻ chưa tiếp xúc với virus HPV. – Ở Việt Nam, vacxin Gardasil được khuyến nghị cho bé gái và phụ nữ từ 9 đến 26 tuổi. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc tiêm phòng vacxin sớm nhất có hiệu quả tốt nhất khi thực hiện cho trẻ từ 9 đến 14 tuổi. Đặc biệt, vacxin đạt hiệu quả tối ưu trên những trẻ chưa bị nhiễm virus HPV. Vì virus HPV thường lây lan qua đường tình dục hoặc các đường khác như lây nhiễm cơ hội qua vật bị nhiễm hoặc thực hành vệ sinh âm đạo sai (ít phổ biến hơn). Do đó, cần tiêm vacxin sớm khi trẻ từ 9 tuổi để trẻ chưa tiếp xúc với virus HPV. Thời điểm này cũng là lúc trẻ đang tiêm các loại vacxin khác, thuận tiện để bác sĩ tư vấn. 3.1 Đối tượng không nên tiêm vacxin phòng ung thư cổ tử cung – Những người có phản ứng dị ứng mạnh sau khi tiêm vacxin HPV trước đó hoặc phản ứng với bất kỳ thành phần nào của vacxin. – Phụ nữ mang thai: Hiện chưa có đủ số liệu về tính an toàn của vacxin HPV đối với phụ nữ mang thai, vì vậy không nên tiêm vacxin HPV trong thời kỳ mang thai (nên chờ đến khi kết thúc thai kỳ). Nếu phụ nữ trẻ mang thai sau khi tiêm mũi đầu tiên, những mũi tiếp theo nên hoãn cho đến khi sinh con. Việc vô tình tiêm vacxin HPV trong khi mang thai không phải là lý do để quyết định chấm dứt thai kỳ. Phụ nữ cho con bú không có chống chỉ định tiêm vacxin HPV. Hiện tại, không có bằng chứng cho thấy việc tiêm vacxin HPV tăng nguy cơ về sức khỏe cho mẹ và trẻ khi tiêm vacxin cho phụ nữ cho con bú. Để tiêm chủng vacxin HPV, không cần xét nghiệm trước nếu bạn thuộc đối tượng thích hợp, không mang thai, không dị ứng với thành phần của vacxin và không mắc bệnh lý cấp tính. Tuy nhiên, trước khi tiêm phòng, bạn sẽ được khám sàng lọc để đảm bảo sức khỏe và an toàn trong quá trình tiêm chủng. Điều này giúp đảm bảo rằng việc tiêm chủng vacxin HPV sẽ được thực hiện một cách an toàn và hiệu quả.
Các phân tử mhc lớp ii phức hợp H-2 bao gồm HLA-DR DR hiện diện các đoạn peptide từ các protein bị thoái hóa trong con đường nội tiết hladr được nhắm mục tiêu đến các cấu trúc tế bào nội tiết muộn có tên là lớp mhc ii chứa các ngăn miic nơi nó tương tác với DM, chaperone này ổn định hladr trong quá trình trao đổi peptide và rất quan trọng Để nạp peptide thành công để thực hiện quá trình này trong các tế bào sống, chúng tôi đã tạo ra các tế bào chứa protein hladrcyan FL protein cfp hladm yellow protein huỳnh quang yfp và các tương tác hladrdm chuỗi bất biến được quan sát bằng cách truyền năng lượng cộng hưởng huỳnh quang. Các tương tác này không nhạy cảm với pH nhưng chỉ xảy ra trong các cấu trúc bên trong chứ không phải tại màng giới hạn của miic trong mô hình tế bào của các phagosome lây nhiễm đã hình thành một màng giới hạn bao quanh vi khuẩn salmonella hladr đã được nội hóa và DM không tương tác trong các không bào do vi khuẩn salmonella gây ra và hladr không được nạp kháng nguyên. Sự vắng mặt của các tương tác hladrdm ở màng giới hạn sẽ ngăn cản sự nạp mhc cục bộ phân tử lớp ii trong phagosome, điều này có thể cho phép những vi khuẩn này trốn tránh IS thành công
Viêm gan B dương tính và học cách sống chung với virus viêm gan BViêm gan B là một trong những bệnh truyền nhiễm phổ biến nhất tại Việt Nam. Nhiều người bệnh khi biết bản thân có kết quả viêm gan B dương tính sẽ không khỏi hoang mang và lo sợ. Trên thực tế, bạn hoàn toàn có thể học cách sống chung với virus viêm gan B bằng cách xây dựng chế độ ăn, sinh hoạt lành mạnh, vệ sinh môi trường sống và thực hiện thăm khám định kỳ đều đặn. Viêm gan B là một trong những bệnh truyền nhiễm phổ biến nhất tại Việt Nam. Nhiều người bệnh khi biết bản thân có kết quả viêm gan B dương tính sẽ không khỏi hoang mang và lo sợ. Trên thực tế, bạn hoàn toàn có thể học cách sống chung với virus viêm gan B bằng cách xây dựng chế độ ăn, sinh hoạt lành mạnh, vệ sinh môi trường sống và thực hiện thăm khám định kỳ đều đặn. 1. Bệnh viêm gan B dương tính 1.1. Viêm gan B dương tính là gì? Viêm gan B là loại bệnh truyền nhiễm gây ra bởi virus viêm gan B (HBV). Virus HBV khi xâm nhập vào cơ thể người, chúng sẽ gây ra những thương tổn thương gan. Theo thời gian, mức độ bệnh trở nặng làm suy giảm chức năng gan. Vì vậy, viêm gan B được coi là một bệnh lý khá đáng sợ và nghiêm trọng. Viêm gan B là loại bệnh lý truyền nhiễm chiếm tỷ lệ cao tại Việt Nam (từ 10-20%) 1.2. Thời gian ủ bệnh của virus Sau khi virus được lây nhiễm vào cơ thể, chúng có thời gian ủ bệnh từ 3-6 tháng (tùy thể trạng từng người). Sau đó virus sẽ bắt đầu hoạt động và bắt đầu từ viêm gan B cấp tính. Nếu sau 6 tháng, cơ thể của người bệnh không thể tự miễn dịch với virus, bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn mạn tính và đồng nghĩa với việc nhiễm virus HBV suốt đời. 1.3. Các giai đoạn tiến triển bệnh viêm gan B Người bệnh lúc này thường chỉ có những triệu chứng nhẹ nhưng tuyệt đối không được chủ quan. Thay vào đó, cần tiến hành thăm khám và điều trị với bác sĩ chuyên khoa để được theo dõi tích cực tình trạng bệnh, tránh bệnh chuyển biến sang giai đoạn mạn tính. Ở giai đoạn này, người bệnh xác định là sẽ sống chung với viêm gan B cả đời. Người bệnh mang virus hoàn toàn có nguy cơ cao gặp phải một số biến chứng nguy hiểm như: Xơ gan, suy gan, thậm chí là ung thư gan. Viêm gan B mạn tính tiến triển ở 2 dạng: Trường hợp này virus đã xâm nhập vào cơ thể và ở trạng thái “ngủ”, không nhân lên, không có biểu hiện nào khác thường. Người bệnh hoàn toàn có thể chung sống hòa bình với virus, sinh hoạt, học tập và làm việc bình thường. Virus viêm gan B thể hoạt động sẽ không ngừng sinh sôi, nhân lên nhanh chóng, gây tổn hại đến gan. Lúc này, người bệnh cần nhanh chóng tiến hành điều trị để ức chế và làm chậm lại hoạt động của virus, ngăn chặn những ảnh hưởng tiêu cực có thể xảy ra. Viêm gan B cấp tính có thể tiến triển thành viêm gan B mạn tính và người bệnh sẽ sống chung với virus cả đời. 2. Những điều cần lưu ý khi sống chung với virus viêm gan B Người bệnh viêm gan B hoàn toàn có thể chung sống, sinh hoạt và làm việc bình thường cùng tiêu chí sống lành mạnh, tích cực, không làm ảnh hưởng tới virus. Người bệnh hãy quan tâm và lưu ý những việc sau đây. 2.1. Xây dựng chế độ ăn lành mạnh cho người bệnh viêm gan B dương tính Chế độ ăn lành mạnh giúp người bệnh đảm bảo dinh dưỡng, tăng sức đề kháng và hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe người bệnh. – Thực phẩm bổ sung đạm từ cá, thịt, trứng, sữa,… – Thực phẩm giàu chất xơ và vitamin như rau xanh, hoa quả tươi, sữa chua, sữa ít béo và các chế phẩm từ sữa ít béo,… – Ưu tiên nguồn thực phẩm từ thực vật như các loại hạt, ngũ cốc,… và sử dụng điều độ các loại chất béo từ thực vật như các loại đậu, mè, quả bơ, lạc, dừa,… – Ăn các loại thực phẩm dễ tiêu hóa, thực phẩm tươi và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. – Thực phẩm nhiều dầu mỡ như các món xào, rán, chiên, quay, đồ ăn nhanh, đồ ăn chế biến sẵn,… – Tuyệt đối kiêng rượu bia và các chất kích thích, bởi đây là tác nhân sẽ làm hại trực tiếp đến gan. – Hạn chế ăn các thực phẩm có quá nhiều đạm, tính nóng như thịt dê, lòng đỏ trứng gà, thịt chó, thịt baba,… – Không nên ăn đồ ăn nhiều cholesterol như nội tạng động vật, phô mai, dầu gan cá,.. vì chúng khiến quá trình chuyển hóa trong gan kém đi, gây rối loạn tiêu hóa nặng hơn. – Hạn chế đường, đồ ăn giàu chất ngọt vì sẽ khiến gan không chuyển hóa hết được dẫn tới tăng đường huyết và có thể gây ra đái tháo đường. – Hạn chế các món cay, dễ kích thích như ớt, bột ớt, hồ tiêu, tỏi, gừng, cari… – Không ăn quá mặn hay các thực phẩm chứa độc tố như măng tươi, sắn tươi, cà chua xanh, khoai tây mọc mầm,… – Không ăn những món hải sản tươi sống hoặc nấu chưa chín và những loại cá biển có chứa chất làm đông máu như cá thu, cá ngừ,… – Lưu ý tới các chất phụ gia trong thực phẩm như phẩm màu, hàn the, muối diêm, chất tẩy màu, chất tẩy trắng trong bánh tráng, bún, phở,… Người bệnh viêm gan B cần tránh xa rượu bia và các đồ uống chứa chất kích thích khác. 3.2. Lối sống tích cực, vận động điều độ Người bệnh viêm gan B nên duy trì lối sống lành mạnh, ăn uống đầy đủ, suy nghĩ tích cực lạc quan và điều chỉnh thói quen sinh hoạt, vận động điều độ. – Ăn chín uống sôi. – Ăn đủ bữa, đúng giờ, không bỏ bữa thường xuyên. – Ngủ nghỉ khoa học, không thức khuya và làm việc quá sức. – Tránh áp lực và stress kéo dài. – Tập luyện thể dục thể thao đều đặn với mức cường độ phù hợp với thể trạng mỗi người. – Vệ sinh sạch sẽ, cẩn thận không gian sống mỗi ngày. 3.3. Thực hiện thăm khám định kỳ Người bệnh viêm gan B tuy có thể chung sống bình thường với virus nhưng tuyệt đối không thể lơ là chủ quan vì loại virus này có thể biến đổi khôn lường, khó đoán. Chính vì thế, người bệnh cần thực hiện thăm khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần, nhất là với những người bệnh viêm gan B thể virus hoạt động cần tuân thủ các chỉ định của bác sĩ nhằm đánh giá và kiểm soát tốt nhất mức độ ảnh hưởng của virus. Viêm gan B dương tính có thể sẽ không quá đáng sợ khi chúng ta hiểu rõ và hiểu đúng về bệnh cũng như biết cách sống chung với loại virus này. Người bệnh viêm gan B hãy duy trì lối sống lành mạnh, ăn uống khoa học, vận động điều độ và thực hiện thăm khám đều đặn để tự bảo vệ sức khỏe cho chính mình.
Quy trình thăm khám vô sinh hiếm muộn chuẩn hiện nay Theo thống kê, tỷ lệ các cặp vợ chồng mắc vô sinh đang ngày có xu hướng gia tăng và trẻ hóa về độ tuổi. Vì thế, khám vô sinh hiếm muộn gồm những gì hay nên thực hiện thăm khám và điều trị ở đâu là điều được rất nhiều người quan tâm. Nếu bạn cũng đang tìm hiểu thông tin xoay quanh những vấn đề trên thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây nhé. 1. Khi nào bệnh nhân nên thực hiện thăm khám vô sinh? Các cặp vợ chồng đã lấy nhau lâu năm hoặc tối thiểu là một năm nhưng không thể có con dù vẫn quan hệ tình dục đều đặn và không sử dụng biện pháp phòng tránh thai thì có thể nghĩ đến khả năng mắc phải vô sinh. Lúc này, việc thăm khám vô sinh hiếm muộn là thực sự cần thiết nhằm chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh lý, tìm ra nguyên nhân gây bệnh cũng như có các phương pháp điều trị kịp thời. Khả năng vô sinh ở nam và nữ giới đều là như nhau, do đó, việc thăm khám và điều trị cần có sự tham gia của cả hai vợ chồng thì mới đạt được hiệu quả tốt nhất. Ngoài ra, việc khám vô sinh hiếm muộn cũng nên được thực hiện đối với những đối tượng gặp phải các trường hợp như sau: Nữ giới đang trong độ tuổi sinh sản không thể thụ thai dù đã cố gắng. Bệnh nhân là nữ giới có tiền sử sảy thai trên hai lần không rõ nguyên nhân, hoặc đã có thai trước đó tối thiểu một lần nhưng sau đó không thể có lại, người đã từng nạo phá thai nhiều lần,... Từng mắc phải các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục như lậu, giang mai, sùi mào gà,… Người mắc phải các bệnh lý liên quan đến cơ quan sinh sản như u nang buồng trứng, u xơ tử cung, tắc ống dẫn trứng,… với nữ giới hay tinh trùng yếu, tắc ống dẫn tinh, tinh hoàn lạc chỗ,… đối với nam. Các bệnh lý này nếu không được điều trị kịp thời chính là nguyên nhân trực tiếp gây vô sinh hiếm muộn. Người bệnh thường xuyên tiếp xúc với các môi trường độc hại, các chất phóng xạ. Nữ giới có dấu hiệu bị rối loạn kinh nguyệt kéo dài, mất kinh không rõ nguyên nhân. Nam giới bị sinh lý yếu, rối loạn cương dương, tiết dịch nhầy bất thường tại dương vật,… 2. Quy trình thăm khám vô sinh hiếm muộn đối với người bệnh Việc thăm khám vô sinh hiếm muộn diễn ra như thế nào, có khó khăn hay không có lẽ là điều được các cặp vợ chồng quan tâm và tìm hiểu nhiều nhất. Hầu hết việc khám vô sinh hiếm muộn tại bất kỳ bệnh viện hay trung tâm y tế nào cũng sẽ được thực hiện theo các bước sau đây: a. Thăm khám lâm sàng Quá trình thăm khám vô sinh hiếm muộn sẽ được bắt đầu bằng việc bệnh nhân và bác sĩ bước đầu trao đổi các thông tin về độ tuổi, tình trạng sức khỏe, tần suất và thời gian quan hệ, các triệu chứng, hoặc tiền sử bệnh lý (nếu có). Sau đó, cặp vợ chồng sẽ được tiến hành thăm khám cơ quan sinh dục. b. Thực hiện các xét nghiệm Sau quá trình khám vô sinh hiếm muộn sơ bộ, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh thực hiện các xét nghiệm nhằm dễ dàng chẩn đoán, phát hiện và đánh giá chính xác nguyên nhân gây ra bệnh lý. - Đối với nam giới Xét nghiệm tinh dịch đồ. Xét nghiệm máu cơ bản Siêu âm tinh hoàn, siêu âm tổng quát. Xét nghiệm nội tiết hormone. Xét nghiệm di truyền (nếu có). - Đối với nữ giới Xét nghiệm máu cơ bản và nội tiết hormone. Chụp HSG (X-quang tử cung- vòi trứng). Siêu âm phần phụ, siêu âm tổng quát. Xét nghiệm dịch âm đạo, cổ tử cung… Các xét nghiệm khác khi thăm khám có bất thường. c. Trả kết quả xét nghiệm Sau xét nghiệm, bác sĩ sẽ đọc kết quả cho người bệnh và tư vấn các phương pháp điều trị nếu bệnh nhân mắc vô sinh hiếm muộn. Các cặp vợ chồng sẽ hẹn tái khám và thực hiện phác đồ điều trị bệnh lý trong các lần thăm khám tiếp theo. 3. Nên lựa chọn thăm khám và điều trị vô sinh hiếm muộn ở đâu? Với xu hướng gia tăng các cặp vợ chồng mắc vô sinh thì ngày có một nhiều các cơ sở, trung tâm y tế xuất hiện cung cấp dịch vụ thăm khám vô sinh hiếm muộn nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu người bệnh. Tuy nhiên, không phải khám vô sinh hiếm muộn tại đâu cũng là tốt và giúp được người bệnh hoàn thành được mong muốn của mình. Dưới đây là một số tiêu chí lựa chọn địa điểm khám vô sinh mà các cặp vợ chồng nên tham khảo trước khi quyết định thực hiện. Gồm có: Có đội ngũ y bác sĩ giỏi, có kiến thức chuyên sâu trong lĩnh vực sinh sản và điều trị vô sinh. Đây này là một trong những yếu tố chủ chốt quyết định đến hiệu quả điều trị bệnh lý. Có sự trang bị về thiết bị y tế đầy đủ và các phương pháp điều trị hiện đại, liên tục được cập nhập. Điều này giúp quá trình xác định nguyên nhân gây vô sinh là chuẩn xác nhất, cũng là điều kiện tiên quyết giúp điều trị bệnh lý một cách tối ưu và hữu hiệu. Chi phí thăm khám và điều trị hợp lý. Trên thực tế, việc điều trị vô sinh có thể sẽ phải kéo dài và cần đến chi phí tương đối lớn. Do đó, người bệnh nên tham khảo trước các chi phí cần sử dụng trong suốt quá trình thăm khám cũng như điều trị và lựa chọn thực hiện điều trị sao cho phù hợp với khả năng kinh tế của bản thân. Tuy nhiên, không vì lý do này mà bạn lựa chọn thực hiện tại các địa điểm “giá rẻ”, thiếu uy tín. Ngoài ra, bệnh viện còn tiến hành bảo lãnh viện phí cho 33 đơn vị bảo hiểm như: Bảo hiểm quân đội MIC, Bảo hiểm dầu khí PVI, Bảo hiểm Vietinbank (VBI), Bảo hiểm Baoviet Tokio Marine, Bảo hiểm nhân thọ Manulife,… nhằm hỗ trợ tối đa viện phí dành cho các bệnh nhân. Hy vọng với những chia sẻ trong bài viết có thể giúp bạn đọc tham khảo được các thông tin bổ ích liên quan đến việc thăm khám vô sinh hiếm muộn, cũng như đưa ra gợi ý về địa chỉ uy tín cung cấp dịch vụ này.
Chữa thoái hóa khớp gối theo khuyến cáo của chuyên giaChữa thoái hóa khớp gối cần được thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa, kết hợp với các phương pháp tự điều trị tại nhà. Người bệnh nên thăm khám bác sĩ tại cơ sở y tế để được điều trị đúng cách và hiệu quả.  Chữa thoái hóa khớp gối cần được thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa, kết hợp với các phương pháp tự điều trị tại nhà. Người bệnh nên thăm khám bác sĩ tại cơ sở y tế để được điều trị đúng cách và hiệu quả.  1. Thoái hóa khớp gối là gì? Thoái hóa khớp đầu gối là một bệnh lý của khớp gối đặc trưng bởi sự thoái hóa thoái hóa, đặc biệt là sự thay đổi trên bề mặt sụn khớp. Sau đó, theo thời gian, sụn khớp bị bào mòn, trở nên thô và mỏng, gây ra những thay đổi trên bề mặt khớp, hình thành các gai xương và cuối cùng dẫn đến biến dạng khớp và tổn thương khớp. Khớp gối được bao phủ bởi sụn khớp và nằm ở điểm nối của ba xương: đầu dưới xương đùi, đầu trên xương chày và mặt sau xương bánh chè. Khớp gối đóng vai trò quan trọng trong việc nâng đỡ toàn bộ cơ thể và mang lại khả năng vận động tối đa. Khi khớp bị tổn thương nặng, hoạt dịch tiết ra giảm, ma sát ở đầu khớp tăng lên, sụn đầu gối bị mòn nhiều hơn, dẫn đến thoái hóa. Khi khớp bị tổn thương nặng, sụn đầu gối bị mòn nhiều hơn, dẫn đến thoái hóa. 2. Cách chữa thoái hóa khớp gối 2.1. Chữa thoái hóa khớp gối nhờ giảm cân Đối với những bệnh nhân thừa cân hoặc thậm chí béo phì, việc giảm cân có thể làm giảm đáng kể áp lực lên đầu gối. Điều này không chỉ giúp giảm bớt các triệu chứng khó chịu mà còn làm chậm quá trình thoái hóa. Ngoài ra, chữa thoái hóa khớp gối bằng cách duy trì cân nặng hợp lý còn có thể giúp ngăn ngừa nhiều bệnh liên quan có thể xảy ra như cao huyết áp, tiểu đường tuýp 2… 2.2. Tập thể dục chữa thoái hóa khớp gối Một trong những điều đơn giản và hiệu quả nhất bạn có thể làm để giúp duy trì cân nặng khỏe mạnh là tập thể dục. Đối với những người bị thoái hóa khớp gối, việc điều trị này lúc đầu có thể ít nhiều khó khăn. Tuy nhiên, tập thể dục thường xuyên cho người bị thoái hóa khớp gối sẽ giúp giảm đau đầu gối và các triệu chứng của bệnh thoái hóa. Ngoài ra, các bài tập yoga còn được gọi là phương pháp tập luyện cường độ thấp có thể giúp cải thiện khả năng vận động và tư thế ở bệnh nhân thoái hóa khớp gối, đặc biệt là ở người cao tuổi. Bạn có thể bắt đầu tập yoga tại đây. 2.3. Liệu pháp thay thế Áp dụng một số liệu pháp thay thế cũng có thể giúp bệnh nhân kiểm soát tốt tình trạng khớp gối thoái hóa, gồm: – Chườm lạnh, chườm nóng – Xoa bóp, massage – Cải thiện giấc ngủ – Châm cứu Mát xa là liệu pháp giúp giảm đau do thoái hóa khớp gối. 2.4. Chế độ dinh dưỡng Người bệnh cũng cần chú ý đến chế độ ăn uống hàng ngày khi lên kế hoạch điều trị lâu dài. Chế độ dinh dưỡng khoa học, kết hợp với các thực phẩm có lợi cho người bệnh thoái hóa khớp gối, giàu chất chống oxy hóa như omega-3, beta-carotene, vitamin C… có thể mang lại những lợi ích là: – Kiểm soát cân nặng tốt – Hỗ trợ sụn khớp chắc khỏe, linh hoạt – Giảm viêm 2.5. Sử dụng miếng đệm đầu gối giúp bảo vệ khớp Nẹp đầu gối y tế là công cụ giúp kiểm soát sự khó chịu do viêm xương khớp đầu gối gây ra. Nó không chỉ làm giảm đau bằng cách giảm trọng lượng lên những phần bị tổn thương nhất của đầu gối mà còn hỗ trợ khả năng đi lại của bệnh nhân. Hiện nay, có rất nhiều loại niềng răng khác nhau dành cho những người được điều trị bằng phương pháp này. Ví dụ như nẹp giảm áp, nẹp phục hồi chức năng… Tùy theo tình trạng bệnh nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định nẹp đầu gối phù hợp. 2.6. Điều trị thoái hóa khớp gối bằng thuốc giảm đau Một trong những yếu tố không thể thiếu trong chữa thoái hóa khớp gối là loại bỏ cơn đau và khó chịu liên tục ở đây. Trong trường hợp này, người bệnh có thể tìm kiếm sự trợ giúp từ một số loại thuốc giảm đau như: – Thuốc giảm đau không kê đơn (OTC): acetaminophen (acetaminophen), thuốc giảm đau chống viêm không steroid (NSAID) như aspirin, ibuprofen… -Thuốc giảm đau theo toa: Nếu bệnh nhân không đáp ứng tốt với thuốc giảm đau không kê đơn hoặc gặp nhiều tác dụng phụ khi dùng thuốc, bác sĩ có thể đề nghị một loại thuốc cụ thể phù hợp hơn. Hiện nay, NSAID chọn lọc COX-2 nhìn chung có tác dụng giảm đau và chống viêm tương tự như NSAID truyền thống, nhưng ít tác động đến dạ dày và thận hơn. Người bệnh nên thăm khám bác sĩ để được chữa thoái hóa khớp gối đúng cách và hiệu quả. 2.7. Tiêm nội khớp – Tiêm steroid: Đối với tình trạng đau đầu gối nghiêm trọng do thoái hóa, bệnh nhân có thể cần tiêm corticosteroid hoặc corticosteroid trực tiếp vào khớp để giảm viêm và từ đó giảm sưng, cứng khớp và đau đầu gối.Tuy nhiên, đây không phải là biện pháp vĩnh viễn vì đôi khi, steroid có thể làm xói mòn lớp sụn ở khớp gối. PRP trong điều trị chấn thương thể thao là một chế phẩm máu có số lượng tiểu cầu cao hơn 2 – 8 lần so với số lượng tiểu cầu trong máu bình thường. Tiêm huyết tương giàu tiểu cầu vào khớp gối bị tổn thương do bong gân có thể thúc đẩy việc chữa lành tổn thương tại khớp, từ đó giúp giảm đau cũng như hỗ trợ cải thiện chức năng của khớp gối. – Một số lựa chọn khác: Tiêm axit hyaluronic cung cấp nước để bôi trơn khớp gối, từ đó xoa dịu cơn đau nhức và giúp khớp hoạt động. Ngoài ra, tiêm tế bào sụn thường dùng các yếu tố tăng trưởng và tế bào gốc từ tuỷ xương hoặc mô mỡ (adipose) nhằm thúc đẩy mô mới phát triển và thay thế cho các mô khớp đã bị phá huỷ. 2.8. Phẫu thuật khớp gối Nếu tình trạng đau nhức khớp gối liên quan đến thoái hoá trở nên trầm trọng, hoặc bệnh nhân không đáp ứng được với các biện pháp điều trị nội khoa nêu trên, phẫu thuật sẽ là giải pháp hiệu quả.
trong khoảng thời gian một năm từ tháng 7 đến tháng 7, sỏi niệu quản trên và đoạn xa được điều trị tại chỗ, đây là phương pháp điều trị được lựa chọn đầu tiên cho sỏi niệu quản trên và đoạn xa với tỷ lệ thành công tương ứng, việc huy động VA của sỏi chỉ được sử dụng trong các trường hợp ở eswl tại chỗ là không thể do khó khăn trong việc định vị sỏi béo phì gần với biến dạng xương cột sống mặc dù eswl sau khi huy động thành công đã huy động VA thành công chỉ có thể thực hiện được trong nội soi niệu quản xuôi qua PCN để tránh OS sau khi không thể huy động ngược và đã thành công trong hai máy tán sỏi F2 phù hợp cho phương pháp điều trị không dùng hình thức gây mê xâm lấn, Dornier hm cải tiến và Piezolith Wolf được so sánh về mặt hiệu quả đối với sỏi niệu quản tại chỗ. Phương pháp điều trị sỏi niệu quản tại chỗ thành công với sỏi niệu quản giữa. Sỏi niệu quản không thể điều trị được bằng sỏi áp điện do không đủ khả năng định vị bằng siêu âm. Sỏi niệu quản giữa đã được điều trị thành công với Dornier HM cải tiến và với sỏi áp điện, trải nghiệm lâm sàng đầu tiên về eswl trong PP đối với sỏi niệu quản chậu đã được báo cáo về các trường hợp được điều trị thành công ở tại chỗ