source
stringlengths 64
222
| subject
stringlengths 8
234
| text
stringlengths 31
1.44M
| meta
dict |
---|---|---|---|
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-nguyen-Moi-truong/Ke-hoach-5364-KH-UBND-2020-thuc-hien-Quyet-dinh-630-QD-TTg-tinh-Dak-Lak-458446.aspx | Kế hoạch 5364/KH-UBND 2020 thực hiện Quyết định 630/QĐ-TTg tỉnh Đắk Lắk | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐẮK LẮK
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 5364/KH-UBND
Đắk Lắk, ngày 23 tháng 6 năm 2020
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 630/QĐ-TTG , NGÀY 11/5/2020 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ BAN HÀNH KẾ HOẠCH THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT CỦA QUỐC HỘI VỀ TIẾP TỤC HOÀN THIỆN, NÂNG CAO HIỆU LỰC, HIỆU QUẢ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY
Thực hiện Quyết định số 630/QĐ-TTg , ngày 11 tháng 5 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về tiếp tục hoàn thiện, nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về phòng cháy và chữa cháy, UBND tỉnh Đắk Lắk ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
a) Quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả Nghị quyết số 99/2019/QH14 ngày 27/11/2019 của Quốc hội khóa XIV về tiếp tục hoàn thiện, nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về phòng cháy và chữa cháy (sau đây viết gọn là Nghị quyết số 99/2019/QH14), các văn bản của Trung ương, của tỉnh về công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ. Xác định công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ là một nhiệm vụ chính trị trọng tâm, thường xuyên trong công tác bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, tính mạng, tài sản của Nhà nước và nhân dân để tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện; đồng thời, xác định rõ trách nhiệm và phân công nhiệm vụ giữa các sở, ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức chính trị - xã hội và UBND các cấp trong thực hiện chính sách, pháp luật về phòng cháy và chữa cháy.
b) Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, hạn chế đến mức thấp nhất số vụ cháy, nổ cũng như thiệt hại do cháy, nổ gây ra, không để xảy ra cháy lớn, cháy gây thiệt hại nghiêm trọng, góp phần bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, phục vụ phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.
c) Xây dựng phong trào toàn dân phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ sâu rộng, thiết thực, nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của quần chúng nhân dân về phòng ngừa cháy, nổ, sự cố, tai nạn. Tạo sự chuyển biến tích cực, mạnh mẽ trong công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; phát huy hiệu quả vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trong công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
2. Yêu cầu
a) Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được giao, các sở, ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố phải nâng cao vai trò trách nhiệm, tích cực, chủ động xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện, đảm bảo đúng nội dung, tiến độ, chất lượng, hiệu quả.
b) Việc triển khai thực hiện phải đồng bộ, hiệu quả, có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành và các đơn vị, địa phương liên quan; bảo đảm về tài chính, nhân lực, cơ sở vật chất và các điều kiện cần thiết khác để thực hiện Nghị quyết.
II. NỘI DUNG VÀ PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ
1. Tiếp tục triển khai rà soát, sửa đổi, bổ sung, xây dựng mới các văn bản quy định về lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ
a) Công an tỉnh
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan chủ động tham mưu UBND tỉnh ban hành văn bản chỉ đạo các cấp, các ngành tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 47-CT/TW ngày 25 tháng 6 năm 2015 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng cháy, chữa cháy, huy động sức mạnh tổng hợp của toàn dân trong thực hiện nhiệm vụ phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tham mưu UBND tỉnh trình HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết quy định việc xử lý các cơ sở không đảm bảo yêu cầu về phòng cháy, chữa cháy theo quy định tại Khoản 33 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy (hoàn thành trong năm 2021).
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, đơn vị liên quan rà soát, nghiên cứu, tham mưu, đề xuất sửa đổi, bổ sung, xây dựng mới các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của địa phương về phòng cháy, chữa cháy đối với một số loại hình cơ sở đặc thù theo từng lĩnh vực quản lý. Chủ động rà soát, nghiên cứu các vấn đề bất cập, khó khăn khi triển khai các tiêu chuẩn, quy chuẩn về phòng cháy, chữa cháy, đề xuất cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.
b) Sở Công thương
Chủ trì, phối hợp với Công an tỉnh, Sở Xây dựng, Sở Khoa học và Công nghệ, Công ty Điện lực Đắk Lắk rà soát, nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung các quy định về quản lý, sử dụng điện nhằm bảo đảm an toàn về phòng cháy, chữa cháy tại các cơ sở, cơ quan, tổ chức, hộ gia đình.
c) Sở Xây dựng
- Rà soát, nghiên cứu, đề xuất Bộ Xây dựng sửa đổi, bổ sung các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đã ban hành, bảo đảm phù hợp với tình hình thực tiễn, đáp ứng yêu cầu về phòng cháy, chữa cháy.
- Phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan đề xuất xây dựng, ban hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật có liên quan đến phòng cháy, chữa cháy đối với các loại hình công trình xây dựng hiện chưa có tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quy định.
- Tham gia góp ý có hiệu quả xây dựng quy chế quản lý, giám sát việc lắp đặt hệ thống, thiết bị điện phù hợp với điều kiện thực tế tại cơ sở, cơ quan, tổ chức, hộ gia đình theo quy định của pháp luật về xây dựng nhằm giảm thiểu nguy cơ cháy, nổ do sự cố hệ thống điện và thiết bị điện.
- Rà soát, nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung, xây dựng mới các văn bản quy phạm pháp luật quy định chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm của chủ đầu tư, ban quản lý dự án, khu chung cư, công trình xây dựng trong công tác phòng cháy, chữa cháy, công tác quản lý, sử dụng quỹ bảo trì nhà chung cư, bố trí nguồn kinh phí duy trì, bảo dưỡng hệ thống kỹ thuật và hoạt động phòng cháy, chữa cháy.
d) Sở Giáo dục và Đào tạo
Chủ trì, phối hợp với Công an tỉnh và các đơn vị liên quan nghiên cứu thực hiện việc lồng ghép kiến thức và kỹ năng phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ vào chương trình giảng dạy, hoạt động ngoại khóa trong các nhà trường và cơ sở giáo dục khác phù hợp với từng ngành học, cấp học.
đ) Sở Tài chính
Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan rà soát, nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung Nghị định số 23/2018/NĐ-CP ngày 23/02/2018 của Chính phủ quy định về bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc, bảo đảm phù hợp với tình hình thực tiễn.
e) Các sở, ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố theo chức năng, nhiệm vụ tiếp tục thực hiện có hiệu quả Kế hoạch số 109-KH/TU ngày 24/9/2015 của Tỉnh ủy Đắk Lắk và Kế hoạch số 7818/KH-UBND ngày 23/10/2015 của UBND tỉnh về triển khai thực hiện Chỉ thị số 47-CT/TW ngày 25/6/2015 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, gắn với trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo của người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương; căn cứ quy định của pháp luật hiện hành, tình hình thực tế tại cơ quan, đơn vị, địa phương để tham mưu các cơ quan có thẩm quyền ban hành quy định về chế độ, chính sách cụ thể, phù hợp đối với các lực lượng thực hiện nhiệm vụ phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trên địa bàn, nhất là lực lượng dân phòng; trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình tham gia góp ý có chất lượng, hiệu quả dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
2. Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, kiến thức về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; tập trung xây dựng phong trào toàn dân tham gia phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ
a) Công an tỉnh
- Hướng dẫn, đôn đốc các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật, kiến thức và tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ về phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ; thường xuyên đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp, biện pháp tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức pháp luật, kỹ năng phòng cháy, chữa cháy, kỹ năng thoát nạn,....Tập trung vào các địa bàn trọng điểm có tính chất nguy hiểm cháy, nổ cao, các khu dân cư, khu, cụm công nghiệp; đẩy mạnh xây dựng phong trào toàn dân tham gia phòng cháy, chữa cháy gắn với phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.
- Xây dựng, nhân rộng các điển hình tiên tiến theo hướng tự phòng, tự quản về an toàn phòng cháy, chữa cháy tại khu dân cư, khu, cụm công nghiệp; kịp thời đề xuất động viên, khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích trong công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; đề xuất công khai các dự án, công trình vi phạm quy định pháp luật về phòng cháy, chữa cháy trên phương tiện thông tin đại chúng để giáo dục, phòng ngừa chung.
- Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan thông tin đại chúng xây dựng, đăng, phát các tin, bài, phóng sự tuyên truyền công tác bảo đảm an toàn về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, hướng dẫn người dân các biện pháp, kỹ năng phòng cháy, chữa cháy và thoát nạn khi có cháy, nổ, tai nạn, sự cố xảy ra.
- Xây dựng kế hoạch và tổ chức huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy cho lực lượng làm nhiệm vụ đảm bảo an ninh, trật tự cấp cơ sở (Công an cấp xã) phù hợp với quy định của Luật Phòng cháy và chữa cháy, các quy định khác của pháp luật.
b) Sở Thông tin và Truyền thông
Hướng dẫn, chỉ đạo các cơ quan Báo chí, Đài Phát Thanh - Truyền hình tỉnh phối hợp với Công an tỉnh xây dựng và đăng, phát các tin, bài có nội dung tuyên truyền về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; tăng thời lượng, ưu tiên khung giờ phát phóng sự, đưa tin, bài, phổ biến, giáo dục pháp luật, kiến thức về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ. Kịp thời đưa tin gương người tốt, việc tốt cũng như việc xử lý các hành vi thiếu trách nhiệm, vi phạm các quy định về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
c) Sở Giáo dục và Đào tạo
Chủ trì, phối hợp với Công an tỉnh xây dựng tài liệu, giáo án, bài giảng bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ để lồng ghép vào chương trình giảng dạy, hoạt động ngoại khóa trong các nhà trường, cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh phù hợp với từng ngành học, cấp học theo quy định của Luật Phòng cháy và chữa cháy (bắt đầu thực hiện từ năm học 2021-2022).
d) Các sở, ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao, làm tốt công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật, kiến thức về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ nhằm vận động cán bộ, công nhân, viên chức, người lao động tự giác, tình nguyện tham gia công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
đ) UBND huyện, thị xã, thành phố
- Tập trung chỉ đạo đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, kiến thức về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cho mọi tầng lớp nhân dân; tập trung xây dựng phong trào toàn dân tham gia phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ theo phương châm “bốn tại chỗ” (lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ, chỉ huy tại chỗ và hậu cần tại chỗ), lấy lực lượng dân phòng, lực lượng phòng cháy, chữa cháy cơ sở và lực lượng phòng cháy, chữa cháy chuyên ngành làm nòng cốt.
- Chỉ đạo UBND xã, phường, thị trấn xác định rõ cơ chế phối hợp giữa chính quyền địa phương và các cơ quan, tổ chức, đơn vị về thực hiện phương châm “bốn tại chỗ” trong công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (hoàn thành trong quý III/2020).
- Chỉ đạo các cơ quan thông tin, báo chí tại địa phương phối hợp với Công an cấp huyện tăng cường xây dựng, đăng, phát các tin, bài phóng sự tuyên truyền, hướng dẫn các biện pháp phòng cháy, chữa cháy và thoát nạn khi có cháy, nổ, tai nạn, sự cố xảy ra.
- Nghiên cứu thí điểm giao một số nhiệm vụ phòng cháy, chữa cháy cho lực lượng bảo vệ dân phố phù hợp với quy định của Luật Phòng cháy và chữa cháy và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
e) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tăng cường công tác tuyên truyền phòng cháy, chữa cháy rừng nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm của chủ rừng, lực lượng quản lý, bảo vệ rừng và quần chúng nhân dân trong công tác bảo vệ và phòng cháy, chữa cháy rừng.
3. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, trọng tâm là nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra; thực hiện chiến lược, kế hoạch, phương án phòng cháy, chữa cháy
a) Công an tỉnh
- Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Xây dựng, Sở Giao thông vận tải, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Công Thương và các cơ quan liên quan tham mưu UBND tỉnh thực hiện đồng bộ quy hoạch hạ tầng phòng cháy, chữa cháy gắn với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, chú trọng xây dựng mạng lưới giao thông và mạng lưới cấp nước đáp ứng yêu cầu công tác chữa cháy theo quy định của pháp luật.
- Phối hợp Sở Công Thương, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan, đơn vị liên quan kiểm tra, xác định các kho chứa, cơ sở chế biến sản phẩm dầu mỏ, khí đốt, các cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng hóa, hóa chất có nguy hiểm cháy, nổ cao, đề xuất UBND tỉnh triển khai thực hiện việc di dời, bố trí ra khỏi khu dân cư, nơi tập trung đông người đảm bảo khoảng cách an toàn theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về phòng cháy, chữa cháy.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy; kịp thời phát hiện và đề xuất giải pháp xử lý dứt điểm các công trình đang còn tồn tại vi phạm pháp luật về phòng cháy, chữa cháy; kiên quyết tạm đình chỉ, đình chỉ các công trình, dự án đang triển khai có vi phạm pháp luật về phòng cháy, chữa cháy cho đến khi khắc phục hoàn toàn các sai phạm; xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về phòng cháy, chữa cháy, xem xét trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức có liên quan theo quy định pháp luật về phòng cháy, chữa cháy.
- Chỉ đạo lực lượng chức năng thực hiện nghiêm công tác thẩm duyệt, nghiệm thu về phòng cháy, chữa cháy đối với các dự án, công trình trên địa bàn tỉnh; phối hợp chặt chẽ với UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị liên quan kịp thời phát hiện, kiên quyết không để các dự án, công trình được đầu tư xây dựng mới đưa vào sử dụng khi chưa được thẩm duyệt, nghiệm thu về phòng cháy, chữa cháy.
b) Sở Xây dựng
Tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo các chủ đầu tư dự án, công trình xây dựng mới, dự án xây dựng khu đô thị, khu dân cư, khu, cụm công nghiệp phải thực hiện đồng bộ các giải pháp quy hoạch về giao thông, nguồn nước phục vụ chữa cháy và các giải pháp bảo đảm an toàn về phòng cháy, chữa cháy cho toàn khu vực. Quản lý chặt chẽ hoạt động đầu tư, xây dựng, các dự án, công trình được cấp phép xây dựng phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về phòng cháy, chữa cháy theo quy định của pháp luật hiện hành.
c) Sở Công Thương
- Chủ trì, phối hợp Công ty Điện lực Đắk Lắk và các đơn vị liên quan xây dựng cơ chế quản lý về bảo đảm an toàn điện, nhất là trong lắp đặt, sử dụng các thiết bị điện tại cơ sở, hộ gia đình theo quy định Luật Điện lực, đáp ứng yêu cầu về phòng cháy, chữa cháy.
- Chủ trì, phối hợp UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị liên quan kiểm tra, rà soát, tham mưu UBND tỉnh sớm triển khai thực hiện việc di dời, bố trí các cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng hóa, hóa chất độc hại, nguy hiểm có nguy cơ cháy, nổ cao ra khỏi khu vực dân cư, nơi tập trung đông người theo quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy.
d) UBND các huyện, thị xã, thành phố
- Tập trung chỉ đạo xử lý, giải quyết dứt điểm các công trình đang còn tồn tại vi phạm pháp luật và không đảm bảo yêu cầu về phòng cháy, chữa cháy, nhất là các loại hình chợ, khu dân cư, nhà ở kết hợp sản xuất, kinh doanh. Thực hiện phương châm "Lấy phòng ngừa là chính", phấn đấu hạn chế đến mức thấp nhất các vụ cháy, nổ và thiệt hại do cháy, nổ gây ra, không để xảy ra cháy lớn, cháy gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản.
- Phối hợp với các cơ quan, ban, ngành liên quan kiểm tra, xác định và sớm triển khai thực hiện việc bố trí, di dời các cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng hóa, hóa chất độc hại, nguy hiểm có nguy cơ cháy, nổ cao ra khỏi khu vực dân cư, nơi tập trung đông người theo quy định của pháp luật.
- Quản lý tốt việc đầu tư xây dựng, khi đề xuất cấp phép quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương phải xem xét tới quy hoạch hạ tầng về phòng cháy, chữa cháy; kiên quyết tạm đình chỉ, đình chỉ dự án, công trình đang triển khai nhưng có vi phạm pháp luật về phòng cháy, chữa cháy cho đến khi khắc phục hoàn toàn các sai phạm; chấm dứt tình trạng cơ sở, công trình xây dựng mới đưa vào sử dụng khi chưa được thẩm duyệt, nghiệm thu về phòng cháy, chữa cháy.
đ) Ban quản lý các khu, cụm công nghiệp tổ chức kiểm tra, rà soát đảm bảo các điều kiện cơ sở hạ tầng về giao thông, nguồn nước phục vụ công tác chữa cháy. Yêu cầu chủ đầu tư các dự án, công trình thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy; phối hợp với Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ - Công an tỉnh tăng cường tuyên truyền, kiểm tra, hướng dẫn các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực hiện đúng, đầy đủ các quy định về phòng cháy, chữa cháy; thành lập, củng cố, kiện toàn lực lượng dân phòng, lực lượng phòng cháy, chữa cháy cơ sở và trang bị phương tiện, thiết bị phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ theo đúng quy định của pháp luật, đáp ứng yêu cầu chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tại chỗ.
4. Nâng cao hiệu quả công tác chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ; xây dựng lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
a) Công an tỉnh
- Tiếp tục củng cố, kiện toàn tổ chức, bộ máy, nâng cao năng lực, sức chiến đấu của lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ. Bố trí lực lượng, phương tiện chữa cháy phù hợp tại các địa bàn, khu vực trọng điểm nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Chỉ đạo lực lượng Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thực hiện nghiêm túc chế độ thường trực sẵn sàng chiến đấu, ứng phó kịp thời với các tình huống cháy, nổ, sự cố, tai nạn có thể xảy ra.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương khảo sát, xây dựng và tổ chức thực tập phương án chữa cháy, phương án cứu nạn, cứu hộ có huy động nhiều lực lượng, phương tiện tham gia. Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp đồng bộ nhằm hạn chế tối đa các vụ cháy, nổ, nhất là cháy, nổ gây thiệt hại về người và tài sản.
- Rà soát, nghiên cứu sửa đổi, bổ sung quy định về phân công, phân cấp các vấn đề liên quan đến công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong Công an tỉnh, theo hướng tăng cường thẩm quyền cho cấp cơ sở trực tiếp; nghiên cứu, đề xuất giao một số nhiệm vụ phòng cháy, chữa cháy cho lực lượng Cảnh sát khu vực và Công an xã.
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng Đề án quy hoạch tổng thể hệ thống cơ sở của lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và đề xuất đầu tư, trang bị phương tiện, thiết bị phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ đáp ứng yêu cầu chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trên địa bàn tỉnh.
b) UBND huyện, thị xã, thành phố
Tập trung chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp nâng cao hiệu quả công tác chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trên địa bàn theo phương châm “bốn tại chỗ”; định kỳ tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ về phòng cháy, chữa cháy cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm nhiệm vụ phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ tại các đơn vị trực thuộc và thực tập các phương án chữa cháy, phương án cứu nạn, cứu hộ có sự huy động nhiều lực lượng, phương tiện tham gia. Bố trí quỹ đất để xây dựng trụ sở làm việc, doanh trại cho các đơn vị Cảnh sát chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đáp ứng yêu cầu công tác chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tại địa phương.
c) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Chủ trì, phối hợp các sở, ban, ngành, đơn vị có liên quan triển khai thực hiện nghiêm túc công tác phòng cháy, chữa cháy rừng theo đúng quy định tại Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp, Quyết định số 2098/QĐ-UBND ngày 12/9/2014 của UBND tỉnh Đắk Lắk ban hành kế hoạch tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng. Tăng cường các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng, trọng tâm là công tác tuyên truyền, vận động nhân dân, chủ rừng, lực lượng quản lý, bảo vệ rừng tham gia phòng cháy, chữa cháy; kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy rừng, nhất là rừng phòng hộ, đặc dụng; xây dựng và tổ chức thực tập phương án phòng cháy, chữa cháy rừng.
- Nghiên cứu, tham mưu UBND tỉnh quy định cơ chế phối hợp chữa cháy rừng từ cấp xã đến cấp tỉnh, phát huy phương châm “bốn tại chỗ”. Chủ trì, phối hợp với Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh và UBND các địa phương xây dựng, thực tập các phương án phòng cháy, chữa cháy rừng. Thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy rừng, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy rừng.
5. Bảo đảm ngân sách nhà nước cho hoạt động phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ và lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; đẩy mạnh xã hội hóa công tác phòng cháy, chữa cháy
a) Sở Tài chính
Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tham mưu UBND tỉnh phân bổ, bố trí nguồn kinh phí bảo đảm cho các hoạt động phòng cháy, chữa cháy trên địa bàn tỉnh theo đúng quy định của pháp luật, xây dựng lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ ngày càng chính quy, chuyên nghiệp, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.
b) UBND các huyện, thị xã, thành phố
- Tham mưu Hội đồng nhân dân cùng cấp ban hành quy định mức chi ngân sách cho hoạt động phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ của địa phương; mức chi ngân sách hỗ trợ thường xuyên cho đội trưởng, đội phó Đội dân phòng. Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan, tổ chức, cơ sở thực hiện mức chi hỗ trợ thường xuyên cho đội trưởng, đội phó Đội phòng cháy, chữa cháy cơ sở, chuyên ngành.
- Bố trí kinh phí, đầu tư, mua sắm thiết bị bảo hộ, phương tiện chữa cháy cho lực lượng phòng cháy, chữa cháy tại chỗ theo quy định của Luật Phòng cháy, chữa cháy nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng của lực lượng này. Hỗ trợ kinh phí xây dựng, cải tạo, sửa chữa trụ sở làm việc, mua sắm, trang bị, bảo dưỡng, sửa chữa, hiện đại hóa phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, bảo đảm điều kiện cơ sở vật chất cho lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy đóng trên địa bàn từ nguồn ngân sách địa phương.
- Nghiên cứu, tham mưu xây dựng cơ chế khuyến khích xã hội hóa, đầu tư cho hoạt động phòng cháy, chữa cháy tại tỉnh.
c) Các cấp, các ngành chỉ đạo việc bố trí kinh phí cho hoạt động phòng cháy, chữa cháy, trang bị phương tiện phòng cháy, chữa cháy phù hợp với lĩnh vực được phân công quản lý; nghiên cứu triển khai thực hiện các giải pháp đẩy mạnh xã hội hóa công tác phòng cháy, chữa cháy; có chính sách khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia xây dựng, phát triển hạ tầng kỹ thuật về phòng cháy, chữa cháy, nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao công nghệ phục vụ việc sản xuất, lắp ráp phương tiện, thiết bị phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ. Tiếp tục nghiên cứu sản xuất các loại vật liệu chống cháy, ngăn cháy, chất chữa cháy mới và các trang thiết bị bảo hộ cho lực lượng trực tiếp chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Các sở, ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan, đơn vị liên quan căn cứ nội dung Kế hoạch này và chức năng, nhiệm vụ được giao xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả. Định kỳ sơ kết, đánh giá kết quả thực hiện, báo cáo UBND tỉnh (qua Công an tỉnh) trước ngày 15/9 hằng năm để theo dõi, tổng hợp.
2. Giao Công an tỉnh chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Kế hoạch này; tổng hợp tình hình, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công an theo quy định./.
Nơi nhận:
- Văn phòng Quốc hội; (để báo cáo);
- Văn phòng Chính phủ; (để báo cáo);
- Bộ Công an; (để báo cáo);
- V01, C07 - Bộ Công an; (để báo cáo);
- Thường trực Tỉnh ủy; (để báo cáo);
- CT, Phó CT UBND tỉnh (đ/c Cảnh) (để chỉ đạo);
- UBMTTQVN tỉnh (để p/h thực hiện);
- Phó CVP UBND tỉnh (đ/c Dũng) (để theo dõi);
- Các sở, ban ngành, đoàn thể thuộc tỉnh; (để thực hiện);
- UBND các huyện, thị xã, thành phố; (để thực hiện);
- BQL Khu, Cụm công nghiệp;
- Đài PT-TH Đắk Lắk; (để thực hiện);
- Công ty Điện lực Đắk Lắk; (để thực hiện);
- Lưu: VT, NC (w. 25b).
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Võ Văn Cảnh | {
"issuing_agency": "Tỉnh Đắk Lắk",
"promulgation_date": "23/06/2020",
"sign_number": "5364/KH-UBND",
"signer": "Võ Văn Cảnh",
"type": "Kế hoạch"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thuong-mai/Ke-hoach-77-KH-UBND-2021-Chuong-trinh-Khuyen-cong-thanh-pho-Ha-Noi-470181.aspx | Kế hoạch 77/KH-UBND 2021 Chương trình Khuyến công thành phố Hà Nội | ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 77/KH-UBND
Hà Nội, ngày 24 tháng 3 năm 2021
KẾ HOẠCH
KHUYẾN CÔNG THÀNH PHỐ HÀ NỘI NĂM 2021
Căn cứ: Nghị định số 45/2012/NĐ-CP ngày 21/5/2012 của Chính phủ về khuyến công; Quyết định số 1881/QĐ-TTg ngày 20/11/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình khuyến công quốc gia giai đoạn 2021-2025; các Quyết định của UBND thành phố Hà Nội: số 4159/QĐ-UBND ngày 17/9/2020 về việc phê duyệt Chương trình khuyến công thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025 và số 21/2019/QĐ-UBND ngày 21/10/2019 về việc Ban hành “Quy chế quản lý kinh phí khuyến công và mức chi cho các hoạt động khuyến công thành phố Hà Nội; Trên cơ sở kết quả thực hiện Kế hoạch khuyến công Thành phố năm 2020, UBND Thành phố ban hành Kế hoạch Khuyến công thành phố Hà Nội năm 2021, với nội dung như sau:
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung:
- Cụ thể hóa các mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình khuyến công thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025;
- Hỗ trợ các cơ sở công nghiệp nông thôn thuộc các ngành có tiềm năng, thế mạnh, có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và xuất khẩu nâng cao năng lực, tiếp cận tiến bộ khoa học công nghệ, phát triển sản phẩm, thị trường hướng tới phát triển bền vững;
- Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động góp phần đảm bảo an sinh xã hội cho khu vực nông thôn Thành phố. Phát triển kinh tế nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới và nông thôn mới nâng cao.
- Thông qua hoạt động khuyến công, huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực của các thành phần kinh tế tham gia phát triển sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn, tạo việc làm, thu nhập ổn định cho lao động, hạn chế gây ô nhiễm môi trường nông thôn.
- Tạo điều kiện cho các cơ sở công nghiệp nông thôn thuận lợi trong tiếp cận các cơ hội phát triển kinh tế số, nâng cao năng suất chất lượng, năng lực cạnh tranh và thực hiện có hiệu quả lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế.
2. Mục tiêu cụ thể:
- Phấn đấu đưa kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng thủ công mỹ nghệ tăng trưởng 6-8%/năm;
- Tạo ra 500-700 mẫu thiết kế mới phục vụ thị trường trong và ngoài nước; hỗ trợ 450-500 lượt doanh nghiệp tham gia các hội chợ trong nước và quốc tế.
II. NỘI DUNG KẾ HOẠCH
1. Nâng cao năng lực quản lý cho các doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp nông thôn
a) Tổ chức tập huấn nâng cao năng lực quản trị sản xuất - kinh doanh:
Tổ chức tập huấn cán bộ lãnh đạo, quản lý các cơ sở công nghiệp nông thôn, với các nội dung: Khởi sự doanh nghiệp, hội nhập kinh tế quốc tế, thiết kế mẫu mã sản phẩm, quản trị doanh nghiệp, quản trị kinh doanh và Marketing; Giảng viên là các Giáo sư, Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Thạc sĩ, Chuyên gia đầu ngành đến từ các Trường đại học, Viện nghiên cứu lớn trên địa bàn Hà Nội.
b) Tổ chức Hội nghị kết nối cung cầu nguyên liệu đầu vào ngành thủ công mỹ nghệ: Hội nghị sẽ kết nối cung cầu nguyên liệu đầu vào ngành thủ công mỹ nghệ giữa Hà Nội và các tỉnh phía Bắc nhằm gặp gỡ, tìm hiểu, ký kết hợp tác cung ứng nguyên liệu, bao tiêu gia công bán thành phẩm ngành thủ công mỹ nghệ.
c) Tổ chức hội thảo chuyên đề: Tổ chức hội thảo giới thiệu, chia sẻ kinh nghiệm quản lý, chuyển đổi số, tổ chức sản xuất, kết nối giao thương, tìm kiếm thị trường, thiết kế mẫu mã, bao bì đóng gói sản phẩm.
d) Phát hành ấn phẩm hướng dẫn áp dụng các quy chuẩn, tiêu chuẩn chuyên ngành: Thuê chuyên gia tư vấn thu thập tài liệu, biên tập, biên dịch các tiêu chuẩn, quy chuẩn đủ điều kiện xuất khẩu theo hiệp định thương mại thế hệ mới; Thiết kế, in ấn ấn phẩm hướng dẫn áp dụng các quy chuẩn, tiêu chuẩn chuyên ngành (gốm sứ; mây tre đan; sơn mài).
2. Hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ và ứng dụng máy móc, thiết bị tiên tiến hiện đại vào sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp
a) Hỗ trợ đầu tư ứng dụng máy móc, thiết bị tiên tiến, hiện đại vào sản xuất: Hỗ trợ các cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn, đầu tư đổi mới thiết bị, máy móc ứng dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại vào sản xuất nhằm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí sản xuất. Trong đó tập trung vào các dự án góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường và tiết kiệm năng lượng.
b) Hỗ trợ cơ sở công nghiệp nông thôn hoàn chỉnh tài liệu quy trình sản xuất có hiệu quả: Hỗ trợ các cơ sở đang hoạt động hiệu quả hoàn chỉnh tài liệu, quy trình công nghệ, quy trình sản xuất, phục vụ cho việc trình diễn kỹ thuật. Trong đó, ưu tiên các cơ sở có sản phẩm phục vụ xuất khẩu.
3. Phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu
a) Tổ chức hội chợ quốc tế Quà tặng hàng thủ công mỹ nghệ 2021
Tổ chức Hội chợ quốc tế quà tặng hàng thủ công mỹ nghệ Hà Nội năm 2021 với quy mô khoảng 450-500 gian hàng của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ có thị phần xuất khẩu chiếm tỷ trọng cao đến từ Hà Nội và khoảng các tỉnh, thành phố trong nước, cùng 10 đến 12 nước trên thế giới. Thu hút khoảng 10.000 đến 12.000 lượt khách tham quan, trong đó có từ 450 đến 600 nhà nhập khẩu, khách quốc tế. Trong đó tăng cường các hoạt động quảng bá, kết nối giao thương trực tuyến, ứng dụng công nghệ thực tế ảo.
b) Tổ chức hội chợ hàng lưu niệm chất lượng cao Thủ Đô
Tổ chức Hội chợ hàng lưu niệm chất lượng cao Thủ đô 2021 - Hanoi Great Souvenirs 2021, với quy mô khoảng 200 gian hàng của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh hàng hóa nông thôn, sản phẩm thủ công mỹ nghệ tiêu biểu phục vụ các sự kiện lớn của Thành phố năm 2021. Thu hút khách tham quan, mua sắm với giá trị đạt khoảng 10 tỷ đồng.
c) Tổ chức mời và hỗ trợ các nhà nhập khẩu nước ngoài đến tham quan, giao dịch tại Hội chợ quốc tế quà tặng hàng thủ công mỹ nghệ Hà Nội 2021.
Tổ chức mời và hỗ trợ các nhập khẩu nước ngoài, khách quốc tế đến tham quan, giao dịch tại Hội chợ quốc tế hàng thủ công mỹ nghệ Hà Nội năm 2021. Với mục tiêu mời khoảng 450 đến 600 nhà nhập khẩu nước ngoài đến tham quan, giao dịch tại Hội chợ (Trong trường hợp dịch Covid-19 được kiểm soát). Nhằm tạo điều kiện, cơ hội gặp gỡ, kết nối giao thương, ký kết hợp đồng xuất khẩu giữa các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn ngành thủ công mỹ nghệ của Hà Nội với các đối tác nước ngoài, Thành phố sẽ hỗ trợ: phiên dịch, tham quan các cơ sở công nghiệp nông thôn tiềm năng, kết nối online (trực tuyến).
d) Tổ chức bình chọn sản phẩm CNNT tiêu biểu năm 2021
Tổ chức bình chọn và tôn vinh các sản phẩm CNNT có chất lượng, có giá trị sử dụng cao, có tiềm năng phát triển sản xuất, mở rộng thị trường trong và ngoài nước, góp phần thúc đẩy CNNT phát triển bền vững theo chuỗi giá trị.
e) Hỗ trợ cơ sở CNNT tham gia hội chợ; triển lãm chuyên ngành trong nước:
- Hỗ trợ cơ sở sản xuất hàng TCMN Hà Nội tham gia Hội chợ quốc tế hàng TCMN, quà tặng, đồ gia dụng (Hội chợ Lifestyle VietNam 2021 theo phương thức online - offline) tại Thành phố Hồ Chí Minh. Kết thúc hội chợ, các doanh nghiệp, cơ sở tìm kiếm được các nhà nhập khẩu tiềm năng.
- Hỗ trợ doanh nghiệp, cơ sở sản xuất CNNT tham gia Hội chợ, triển lãm: hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu, công nghiệp - thương mại, công thương tại các tỉnh, thành phố trong cả nước (tập trung vào các hội chợ triển lãm thuộc chương trình khuyến công quốc gia). Với mục tiêu giúp các doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp nông thôn quảng bá, giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm; gặp gỡ, tìm kiếm nhà phân phối nhằm mở rộng thị trường.
f) Hỗ trợ các cơ sở sản xuất tham gia Hội chợ xuất khẩu hàng TCMN ở nước ngoài
Hỗ trợ doanh nghiệp, cơ sở sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu tham gia một số Hội chợ quốc tế chuyên ngành TCMN (định hướng vào các hội chợ tại Tokyo - Nhật Bản, Hồng Kông - Trung Quốc, một số nước nhóm EU, G7... theo phương thức online - offline) nhằm giúp các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất quảng bá, giới thiệu, tìm kiếm khách hàng đẩy mạnh xuất khẩu (trong trường hợp dịch COVID-19 được kiểm soát).
Ngoài ra, việc tham gia các Hội chợ nước ngoài còn góp phần quảng bá và mời các nhà nhập khẩu nước ngoài đến tham quan, giao dịch tại Hội chợ Quốc tế quà tặng hàng TCMN Hà Nội năm 2021, cũng như quảng bá, giới thiệu hình ảnh, con người, văn hóa Hà Nội đến với bạn bè quốc tế.
g) Tổ chức hoạt động triển lãm chuyên đề tại "Điểm trưng bày, giới thiệu và bán sản phẩm tại 176 Quang Trung, Hà Đông
Tổ chức 03 triển lãm chuyên đề giới thiệu: các sản phẩm OCOP Hà Nội (sản phẩm ngành hàng thủ công mỹ nghệ đạt 3 Sao trở lên); sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu; sản phẩm các nghệ nhân Nhân dân, nghệ nhân ưu tú ngành thủ công mỹ nghệ Hà Nội.
4. Cung cấp thông tin phát triển sản phẩm mới
a) Tổ chức cuộc thi thiết kế mẫu sản phẩm thủ công mỹ nghệ Hà Nội năm 2021
Tổ chức cuộc thi Thiết kế mẫu sản phẩm thủ công mỹ nghệ Hà Nội năm 2021 với mục tiêu thu hút khoảng từ 100 đến 150 tổ chức, cá nhân tham dự cuộc thi với 300-350 mẫu sản phẩm mới được tạo ra. Kết quả dự kiến có từ 80 đến 100 sản phẩm của các tổ chức, cá nhân được UBND Thành phố công nhận đạt giải. Tổ chức lễ trao giải và tôn vinh các đơn vị, cá nhân có sản phẩm đạt giải Cuộc thi.
b) Tổ chức triển lãm các sản phẩm, mẫu thiết kế hàng thủ công mỹ nghệ mới, sáng tạo năm 2021
Tổ chức triển lãm các sản phẩm, mẫu thiết kế hàng thủ công mỹ nghệ mới, sáng tạo năm 2021 nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh, cơ sở công nghiệp nông thôn... sản xuất, kinh doanh các sản phẩm thủ công mỹ nghệ tiếp cận, kết nối với các thiết kế mẫu sản phẩm thủ công mỹ nghệ mới nhất của Nghệ nhân, thợ giỏi, chuyên gia trong và ngoài nước, nhà thiết kế, các cơ sở công nghiệp nông thôn có sản phẩm xuất khẩu, để từ đó đưa các thiết kế này vào sản xuất sản phẩm và đưa ra thị trường phục vụ người tiêu dùng, đáp ứng tốt nhất yêu cầu thị trường, đặc biệt là thị trường xuất khẩu.
c) Hỗ trợ tư vấn, trợ giúp cơ sở CNNT thiết kế mẫu mã, bao bì sản phẩm
Thuê chuyên gia tư vấn, hỗ trợ trực tiếp cho các cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn ngành thủ công mỹ nghệ xuất khẩu Hà Nội, thiết kế mẫu mã, bao bì sản phẩm.
d) Hỗ trợ các cơ sở công nghiệp nông thôn xây dựng và đăng ký nhãn hiệu sản phẩm
Thuê chuyên gia tư vấn để hỗ trợ xây dựng và đăng ký nhãn hiệu sản phẩm công nghiệp nông thôn cho các cơ sở CNNT trên địa bàn Thành phố.
e) Thực hiện các hoạt động thông tin, tuyên truyền về khuyến công
Tiếp tục phối hợp với các cơ quan thông tấn, báo chí Trung ương và Hà Nội, các đơn vị tư vấn truyền thông thực hiện các hoạt động thông tin, tuyên truyền về công tác khuyến công trên địa bàn Thành phố.
Tăng cường ứng dụng các phương tiện truyền thông, thông tin tiên tiến để tổ chức tốt tuyên truyền về hoạt động Khuyến công.
5. Nâng cao năng lực quản lý, tổ chức hoạt động khuyến công trên địa bàn Thành phố
a) Tổ chức tham gia hội nghị khảo sát chia sẻ kinh nghiệm tại các tỉnh thành phố trực thuộc trung ương triển khai hoạt động khuyến công;
h) Tổ chức tập huấn về chế độ chính sách khuyến công: Tổ chức 02 lớp tập huấn giới thiệu các chế độ chính sách mới về hoạt động Khuyến công và công nghiệp nông thôn cho cán bộ làm công tác khuyến công cấp huyện, thị xã, xã và các cơ sở công nghiệp nông thôn.
c) Duy trì, cập nhật cơ sở dữ liệu về khuyến công: Tổ chức khảo sát, thu thập số liệu, cập nhật thường xuyên dữ liệu về cơ sở công nghiệp nông thôn Hà Nội phục vụ công tác hỗ trợ và quản lý các hoạt động khuyến công trên cổng thông tin điện tử của Sở Công Thương hoặc Trung tâm Khuyến công và và tư vấn PTCN.
d) Quản lý chương trình khuyến công: Tổ chức các đoàn công tác thẩm tra, khảo sát, nghiệm thu các đề án khuyến công tại 17 huyện, 01 thị xã có các cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn thụ hưởng kinh phí khuyến công; tổ chức kiểm tra, giám sát trong quá trình triển khai Kế hoạch, đề án và nghiệm thu kết quả thực hiện đề án tại các đơn vị.
III. KINH PHÍ THỰC HIỆN
Kinh phí thực hiện Kế hoạch khuyến công Thành phố năm 2021, gồm:
- Kinh phí từ nguồn ngân sách Thành phố đã giao Sở Công Thương tại Quyết định số 5568/QĐ-UBND ngày 9/12/2020 của UBND Thành phố Hà Nội;
- Kinh phí đối ứng tự chi trả của các cơ sở công nghiệp nông thôn theo quy định.
- Các nguồn huy động hợp pháp khác.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Công Thương
- Chủ trì tổ chức, triển khai thực hiện Kế hoạch khuyến công Thành phố năm 2021 đảm bảo đúng mục tiêu, tiến độ, hiệu quả, không chồng chéo, đúng quy định và gắn với tình hình phòng chống dịch COVID-19. Định kỳ tổng hợp, báo cáo UBND Thành phố kết quả thực hiện.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức khảo sát, thẩm tra lựa chọn những đề án của các đơn vị, cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn có đủ năng lực triển khai thực hiện hỗ trợ năm 2021; Kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện hoạt động khuyến công trên địa bàn Thành phố đảm bảo thiết thực, hiệu quả, không chồng chéo, đúng các quy định pháp luật và Thành phố; Xây dựng kế hoạch chi tiết: Các đoàn tham gia hội chợ xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ ở nước ngoài; Tổ chức Hội chợ quốc tế quà tặng thủ công mỹ nghệ Hà Nội năm 2021; Hỗ trợ ứng dụng thiết bị tiên tiến hiện đại vào sản xuất đảm bảo đúng mục tiêu, đối tượng, tiết kiệm, thiết thực, hiệu quả; trình UBND Thành phố xem xét, phê duyệt trước khi triển khai thực hiện.
- Là cơ quan Thường trực tổ chức cuộc thi thiết kế mẫu sản phẩm thủ công mỹ nghệ mới sáng tạo năm 2021, chịu trách xây dựng và ban hành Kế hoạch chi tiết tổ chức Cuộc thi; Nguyên tắc chấm điểm cuộc thi; thành lập Ban Tổ chức, Ban Giám khảo, các Tiểu ban giúp việc Cuộc thi; Chủ trì phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan triển khai thực hiện Cuộc thi đảm bảo công khai, minh bạch, khách quan và đạt được các mục tiêu Thành phố đề ra; Trình UBND Thành phố công nhận các tổ chức, cá nhân đạt giải Cuộc thi.
- Chủ trì phối hợp các đơn vị liên quan huy động nguồn lực từ các tổ chức, cá nhân đảm bảo hiệu quả, đúng quy định.
- Chủ trì phối hợp với Sở Nội vụ (Ban Thi đua - Khen thưởng Thành phố) lựa chọn, đề xuất các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác khuyến công năm 2021 trình UBND Thành phố khen thưởng.
2. Sở Tài chính
Hướng dẫn các cơ quan, đơn vị quản lý, sử dụng kinh phí thực hiện Kế hoạch khuyến công năm 2021 theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và các văn bản pháp luật hiện hành của Nhà nước và Thành phố.
3. Các sở, ngành có liên quan
- Các sở, ngành: Lao động Thương binh và Xã hội, Kế hoạch và Đầu tư, Khoa học và Công nghệ, Văn hóa và Thể thao, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Du lịch, Nội vụ, Ngoại vụ, Trung tâm Xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch Thành phố và các đơn vị liên quan có trách nhiệm: Phối hợp Sở Công Thương thực hiện Kế hoạch khuyến công Thành phố năm 2021; Lồng ghép các chương trình, kế hoạch do đơn vị mình tổ chức thực hiện (nếu có) với Kế hoạch khuyến công Thành phố năm 2021 đảm bảo không trùng lặp, nâng cao hiệu quả công tác khuyến công trên địa bàn Thành phố.
- Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội: Phối hợp với Sở Công Thương tổ chức Hội chợ Hàng lưu niệm chất lượng cao Thủ đô 2021- Hà Nội Great Souvenir 2021 đảm bảo thiết thực hiệu quả, đúng quy định. Chỉ đạo các đơn vị liên quan bố trí mặt bằng để Sở Công Thương thi công, trang trí và tổ chức Hội chợ đảm bảo tiến độ, hiệu quả.
4. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã
- Phối hợp Sở Công Thương trong khảo sát, thẩm tra, lựa chọn các doanh nghiệp, cơ sở đủ điều kiện để hỗ trợ kinh phí khuyến công Thành phố năm 2021. Kiểm tra, giám sát, nghiệm thu các đề án khuyến công đảm bảo đúng đối tượng, hiệu quả và quy định của pháp luật.
- UBND huyện Phú Xuyên: Chỉ đạo các đơn vị liên quan đảm bảo bố trí mặt bằng để Sở Công Thương thi công, trang trí và tổ chức triển lãm các sản phẩm, mẫu thiết kế hàng hàng TCMN mới, sáng tạo năm 2021 đảm bảo tiến độ, thiết thực, hiệu quả. Phối hợp chặt chẽ với Sở Công Thương tổ chức tuyên truyền, giới thiệu hoạt động của triển lãm tới mọi tổ chức, cá nhân trên địa bàn. Hỗ trợ, vận động các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trên địa bàn tham quan triển lãm để cập nhật, kết nối và đưa các thiết kế mới vào thực tế sản xuất tại địa phương.
- Xây dựng kế hoạch, tổ chức bình chọn sản phẩm CNNT cấp huyện phù hợp với kế hoạch cấp Thành phố; Thành lập hội đồng bình chọn và phê duyệt quyết định công nhận sản phẩm CNNT tiêu biểu cấp huyện; Tuyên truyền vận động các cơ sở CNNT trên địa bàn đăng ký tham gia các cấp; phê duyệt danh sách SPCNNTTB cấp huyện để đăng ký tham gia bình chọn SPCNNTTB cấp Thành phố; Lập kế hoạch phát triển SPCNNTTB ở địa phương. Hướng dẫn, hỗ trợ, tạo điều kiện, để cơ sở công nghiệp nông thôn có SPCNNTTB được thụ hưởng chính sách khuyến công.
- Chủ động cân đối một phần ngân sách khuyến công cấp huyện hỗ trợ các cơ sở công nghiệp nông thôn trên địa bàn phát triển sản xuất.
5. Các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội, các Hội, Hiệp hội ngành nghề trên địa bàn Thành phố
Đề xuất các đề án khuyến công và đơn vị thụ hưởng; phối hợp Sở Công Thương khảo sát, thẩm tra, lựa chọn các doanh nghiệp, cơ sở đủ điều kiện được hỗ trợ kinh phí khuyến công năm 2021. Kiểm tra, giám sát, nghiệm thu các đề án khuyến công được hỗ trợ kinh phí đảm bảo đúng đối tượng, đúng mục tiêu và đạt hiệu quả.
Yêu cầu các sở, ngành liên quan, UBND các huyện, thị xã nghiêm túc thực hiện. Trong quá trình triển khai nếu có khó khăn vướng mắc, tổng hợp, đề xuất gửi Sở Công Thương để tham mưu, tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố xem xét, giải quyết theo quy định./.
Nơi nhận:
- Bộ Công Thương;
- Chủ tịch UBND Thành phố;
- Phó Chủ tịch Nguyễn Mạnh Quyền;
- Các Sở, ngành: LĐTB&XH, KH&ĐT, KH&CN, VH&TT, NN&PTNT, DL, NV, Ngoại vụ, TTXTĐTTMDL, KBNN TP;
- UBND các huyện, thị xã;
- VPUB: CVP, PCVP VT.Anh, KT, TKBT;
- Lưu: VT, KT Vân.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Mạnh Quyền
PHỤ LỤC
DANH MỤC HOẠT ĐỘNG KHUYẾN CÔNG THÀNH PHỐ HÀ NỘI NĂM 2021
(Kèm theo Kế hoạch số 77/KH-UBND ngày 24 tháng 3 năm 2021 của UBND Thành phố Hà Nội)
STT
Nhiệm vụ hoạt động khuyến công
Kết quả cần đạt được
Thời gian thực hiện
Đơn vị chủ trì
Đơn vị phối hợp
I.
NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN LÝ CHO CÁC DOANH NGHIỆP, CƠ SỞ CÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN
1
Tổ chức 14 lớp tập huấn cán bộ lãnh đạo, quản lý các cơ sở công nghiệp nông thôn, với các nội dung: Khởi sự doanh nghiệp, hội nhập kinh tế quốc tế, thiết kế mẫu mã sản phẩm, quản trị doanh nghiệp, quản trị kinh doanh và Marketing;
Khoảng 1400 học viên được tập huấn; Thời gian học 02 ngày; Giảng viên là các Giáo sư, Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Thạc sĩ, Chuyên gia đầu ngành đến từ các Trường đại học, Viện nghiên cứu lớn trên địa bàn Hà Nội.
Tháng 03- 12/2021
Sở Công Thương
- UBND các huyện, thị xã;
- Các Hội, Hiệp hội;
- Các tổ chức chính trị xã hội.
2
Tổ chức Hội nghị kết nối cung cầu nguyên liệu đầu vào ngành thủ công mỹ nghệ giữa Hà Nội và các tỉnh phía Bắc.
Thu hút khoảng 100 doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp nông thôn của Thành phố Hà Nội và các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc; ký kết hợp tác cung ứng nguyên liệu, bao tiêu gia công bán thành phẩm,...
Tháng 03- 11/2020
Sở Công Thương
- UBND các huyện, thị xã;
- Các Hội, Hiệp hội;
- Các tổ chức;
- Sở Công Thương các tỉnh, thành phố.
3
Tổ chức hội thảo chuyên đề.
Tổ chức 02 hội thảo chuyên đề giới thiệu, chia sẻ kinh nghiệm quản lý, tổ chức sản xuất, chuyển đổi số, kết nối giao thương, tìm kiếm thị trường, thiết kế mẫu mã, bao bì đóng gói sản phẩm.
Tháng 03- 10/2021
Sở Công Thương
- UBND các huyện, thị xã;
- Các Hội, Hiệp hội ngành nghề thủ công mỹ nghệ, các cơ sở CNNT.
4
Phát hành ấn phẩm hướng dẫn áp dụng các quy chuẩn, tiêu chuẩn chuyên ngành đạt điều kiện xuất khẩu theo hiệp định thương mại thế hệ mới.
Thuê chuyên gia tư vấn thu thập tài liệu, biên tập, biên dịch các tiêu chuẩn, quy chuẩn đủ điều kiện xuất khẩu theo hiệp định thương mại thế hệ mới; Thiết kế, in ấn 6000 ấn phẩm hướng dẫn áp dụng các quy chuẩn, tiêu chuẩn chuyên ngành (3 ngành: gốm sứ; mây tre đan; sơn mài).
Tháng 03-10/2021
Sở Công Thương
- Các Hội, Hiệp hội;
- Các cơ sở công nghiệp nông thôn.
II. HỖ TRỢ XÂY DỰNG MÔ HÌNH TRÌNH DIỄN KỸ THUẬT, CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ VÀ ỨNG DỤNG MÁY MÓC TIÊN TIẾN, TIẾN BỘ KHKT VÀO SẢN XUẤT CN-TTCN
5
Hỗ trợ đầu tư ứng dụng máy móc, thiết bị tiên tiến, hiện đại vào sản xuất.
16 dự án đầu tư máy móc, thiết bị tiên tiến, hiện đại được đưa vào sản xuất góp phần tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tạo thêm việc làm cho lao động nông thôn
Tháng 03- 12/2021
Sở Công Thương
- Sở khoa học và công nghệ;
- UBND các huyện, thị xã.
6
Hỗ trợ cơ sở CNNT hoàn chỉnh tài liệu quy trình công nghệ, hoàn thiện quy trình sản xuất, phục vụ cho việc trình diễn kỹ thuật (áp dụng các bước theo tiêu chuẩn ISO 50001: 2018)
- Hoàn chỉnh 06 quy trình công nghệ, quy trình sản xuất, phục vụ cho việc gia tăng năng suất, trình diễn kỹ thuật.
- Biên tập xây dựng 06 video về quy trình sản xuất để phục vụ việc trình diễn kỹ thuật.
- Tổ chức 06 hội nghị phổ biến và trình diễn kỹ thuật.
Tháng 03- 12/2021
Sở Công Thương
- UBND các huyện, thị xã; Các cơ sở CNNT;
- Các Hội, Hiệp hội.
III. HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM CÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN TIÊU BIỂU
7
Tổ chức hội chợ quốc tế quà tặng hàng thủ công mỹ nghệ Hà Nội năm 2021.
Hội chợ có quy mô khoảng 450-500 gian hàng của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ có thị phần xuất khẩu chiếm tỷ trọng cao đến từ Hà Nội và các tỉnh, thành phố trong nước, 10 đến 12 gian hàng một số nước trên thế giới. Thu hút khoảng 10.000 đến 12.000 lượt khách tham quan, trong đó có từ 650 đến 700 nhà nhập khẩu nước ngoài, tạo ra giá trị xuất khẩu ước đạt 5 triệu USD.
Tháng 10/2021
Sở Công Thương
- Cục Công Thương địa phương;
- Các sở, ngành; UBND các huyện, thị xã;
- Các Hội, Hiệp hội;
- Các tổ chức chính trị xã hội;
- Thương vụ Việt Nam tại các nước.
8
Tổ chức Hội chợ hàng lưu niệm chất lượng cao Thủ đô năm 2021 - Tại khu Hoàng Thành Thăng Long.
Hội chợ có quy mô khoảng 220 gian hàng của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh hàng lưu niệm chất lượng cao ngành công mỹ nghệ tiêu biểu. Thu hút khách tham quan, mua sắm với giá trị đạt khoảng 10 tỷ đồng.
Tháng 11/2021
Sở Công Thương
- Các sở, ngành: Du lịch; VH&TT, CATP, Trung tâm Xúc tiến ĐTTMDL Thành phố. Trung tâm bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội
- UBND các huyện, thị xã;
- Các Hội, Hiệp hội;
- Các tổ chức chính trị xã hội.
9
Mời và hỗ trợ các nhà nhập khẩu nước ngoài đến tham quan, giao dịch tại Hội chợ quốc tế quà tặng hàng thủ công mỹ nghệ Hà Nội.
- Thuê phiên dịch hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở CNNT kết nối giao thương với nhà nhập khẩu, khách quốc tế trong nước tại hội chợ. Tham quan các cơ sở CNNT.
- Kết nối với các nhà nhập khẩu nước ngoài qua ứng dụng trực tuyến, online.
Tháng 10/2021
Sở Công Thương
- Các sở, ngành: Ngoại vụ; Trung tâm Xúc tiến đầu tư thương, mại, du lịch thành phố
- Cục XTTM;
- Thương vụ Việt Nam tại các nước.
10
Hỗ trợ các cơ sở công nghiệp nông thôn tham gia Hội chợ xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ ở nước ngoài.
Dự kiến 10 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu tham gia một số Hội chợ quốc tế chuyên ngành thủ công mỹ nghệ (định hướng vào các hội chợ tại Tokyo - Nhật Bản, Hồng Kông - Trung Quốc), kết hợp mời nhà nhập khẩu nước ngoài đến tham quan giao dịch tại Hội chợ quốc tế quà tặng hàng TCMN Hà Nội.
Tháng 03- 10/2021
Sở Công Thương
- Các sở, ngành: Ngoại vụ; Trung tâm Xúc tiến đầu tư thương mại, du lịch thành phố
- Cục XTTM;
- Thương vụ Việt Nam tại các nước.
11
Hỗ trợ doanh nghiệp tham gia hội chợ quốc tế hàng thủ công mỹ nghệ, đồ gỗ và hàng quà tặng Việt Nam (Hội chợ Lifestyle 2021) tại TP Hồ Chí Minh.
Dự kiến 12 đến 15 cơ sở sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ Hà Nội tham gia Hội chợ quốc tế hàng thủ công mỹ nghệ, đồ gỗ, quà tặng và hàng gia dụng Việt Nam (Hội chợ Lifestyle Vietnam 2021) tại Thành phố Hồ Chí Minh nhằm quảng bá, giới thiệu sản phẩm, kết nối giao thương, ký kết hợp đồng xuất khẩu ước đạt giá trị khoảng 250.000USD.
Tháng 4/2021
Sở Công Thương
- Hiệp hội xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam;
- UBND các huyện, thị xã;
- Các Hội, Hiệp hội ngành nghề thủ công mỹ nghệ.
12
Hỗ trợ các cơ sở công nghiệp nông thôn tham gia hội chợ, triển lãm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, công thương, công nghiệp thương mại thuộc chương trình khuyến công quốc gia do các tỉnh, thành phố trong nước tổ chức.
Dự kiến 30-40 lượt cơ sở công nghiệp nông thôn tham gia 03 hội chợ, triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu, công nghiệp - thương mại, công thương tại các tỉnh, thành phố trong cả nước nhằm quảng bá, giới thiệu và bán sản phẩm của Hà Nội.
Tháng 03- 12/2021
Sở Công Thương
- UBND các huyện, thị xã;
- Các Hội, Hiệp hội ngành nghề thủ công mỹ nghệ.
13
Tổ chức hoạt động triển lãm chuyên đề tại "Điểm trưng bày, giới thiệu và bán sản phẩm OCOP ngành thủ công mỹ nghệ Thủ đô" tại 176 Quang Trung, Hà Đông.
- Tổ chức 03 kỳ triển lãm chuyên đề giới thiệu các sản phẩm OCOP Hà Nội (3 sao trở lên), sản phẩm CNNT tiêu biểu và sản phẩm các nghệ nhân Nhân dân, nghệ nhân Ưu tú ngành thủ công mỹ nghệ Hà Nội.
- Thiết kế thi công, trang trí lắp đặt biểu trưng, ánh sáng trang trí điểm trưng bày giới thiệu và quảng bá sản phẩm OCOP Thủ đô; Thiết kế dàn dựng, thi công khu triển lãm giới thiệu sản phẩm của các nghệ nhân ngành TMCN của Thành phố Hà Nội;
- Hiệu chỉnh, bổ sung thông tin thiết kế in ấn tài liệu giới thiệu quảng bá điểm trưng bày OCOP Thủ đô (bổ sung phiên dịch tiếng Anh, Nhật, Hàn).
- Kết nối trưng bày quảng bá một số sản phẩm OCOP, CNNT của các Tỉnh Thành phố Trực thuộc Trung Ương.
Tháng 03-12/2021
Sở Công Thương
- UBND các huyện, thị xã;
- Các Hội, Hiệp hội ngành nghề thủ công mỹ nghệ.
14
Bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu
Tổ chức hội nghị triển khai chương trình; hội đồng bình chọn (ban tổ chức, ban giám khảo); Thiết kế và in cuốn cataloge về sản phẩm/bộ sản phẩm tham gia chương trình; tổng kết trao giấy chứng nhận các sản phẩm tiêu biểu; Bình chọn và tôn vinh 10-15 sản phẩm CNNT có chất lượng, có giá trị sử dụng cao, có tiềm năng phát triển sản xuất, mở rộng thị trường trong và ngoài nước, góp phần thúc đẩy CNNT phát triển bền vững theo chuỗi giá trị.
Tháng 03- 12/2021
Sở Công Thương
- UBND các huyện, thị xã;
- Các Hội, Hiệp hội ngành nghề thủ công mỹ nghệ.
IV. CUNG CẤP THÔNG TIN, PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM THỦ CÔNG MỸ NGHỆ MỚI
15
Tổ chức cuộc thi thiết kế mẫu sản phẩm thủ công mỹ nghệ Hà Nội
- Tổ chức phát động cuộc thi; Hội nghị tư vấn, định hướng các sản phẩm dự thi;
- Cuộc thi thu hút khoảng 100 đến 150 tổ chức, cá nhân tham dự cuộc thi, với khoảng 300-350 mẫu sản phẩm mới được tạo ra. Có từ 80 đến 100 sản phẩm của các tổ chức, cá nhân được UBND Thành phố công nhận đạt giải. Tổ chức lễ tổng kết trao giải cuộc thi.
Tháng 03- 12/2021
Sở Công Thương
- Sở VH và TT, Sở Du lịch;
- Hiệp hội làng nghề Việt Nam;
- UBND các huyện, thị xã;
- Các Hội, Hiệp hội ngành nghề thủ công mỹ nghệ.
16
Tổ chức triển lãm các sản phẩm, mẫu thiết kế hàng thủ công mỹ nghệ mới, sáng tạo năm 2021 tại huyện Phú Xuyên
- Quy mô triển lãm khoảng 100 gian hàng. Và khu trưng bày các sản phẩm có thiết kế mới sáng tạo.
- Đối tượng tham gia: doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp nông thôn sản xuất, kinh doanh các sản phẩm thủ công mỹ nghệ tiếp cận, kết nối với các thiết kế mẫu sản phẩm thủ công mỹ nghệ mới nhất của Nghệ nhân, thợ giỏi, chuyên gia trong và ngoài nước, nhà thiết kế... đưa vào sản xuất tạo ra các sản phẩm có giá trị xuất khẩu.
Tháng 03- 12/2021
Sở Công Thương và UBND huyện Phú Xuyên
- Các huyện, thị xã;
- Các Hội, Hiệp hội ngành nghề thủ công mỹ nghệ;
- Sinh viên, chuyên gia các trường đại học chuyên ngành mỹ thuật.
17
Hỗ trợ doanh nghiệp thiết kế mẫu sản phẩm thủ công mỹ nghệ; thiết kế bao bì sản phẩm mới
Hỗ trợ trực tiếp: 20 cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn ngành thủ công mỹ nghệ xuất khẩu Hà Nội thiết kế mẫu mã sản phẩm; 10 cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn ngành thủ công mỹ nghệ thiết kế bao bì sản phẩm mới.
Tháng 03- 12/2021
Sở Công Thương
- UBND các huyện, thị xã;
- Các Hội, Hiệp hội ngành nghề thủ công mỹ nghệ.
18
Hỗ trợ xây dựng và đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm công nghiệp nông thôn
Dự kiến 10 cơ sở công nghiệp nông thôn có sản phẩm được đăng ký nhãn hiệu sản phẩm.
Tháng 03- 12/2021
Sở Công Thương
- UBND các huyện, thị xã;
- Các Hội, Hiệp hội ngành nghề thủ công mỹ nghệ.
19
Tuyên truyền về hoạt động khuyến công trên các phương tiện truyền thông
- 50 tin bài truyền thông trên các trang thông tin điện tử tuyên truyền về các hiệp định thương mại thế hệ mới ngành TCMN, các hoạt động khuyến công Thành phố.
- 80 bản tin bản tin về nhu cầu thị trường trong và ngoài nước về các sản phẩm TCMN, CNTT.
- Biên tập xây dựng video TVC quảng bá các hoạt động khuyến công trên các ứng dụng di động thông minh, mạng xã hội, ...
Tháng 03- 12/2021
Sở Công Thương
Các cơ quan, đơn vị truyền thông
V. NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN LÝ VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG KHUYẾN CÔNG
20
Tổ chức tham quan, khảo sát học tập kinh nghiệm trong nước về triển khai hoạt động khuyến công
Tổ chức 03 chuyến tham quan, khảo sát, học tập kinh nghiệm về công tác khuyến công tại các tỉnh thành phố trong cả nước (2 đoàn phía Bắc; 01 đoàn phía Nam).
Tháng 03- 12/2021
Sở Công Thương
Sở Công Thương; Trung tâm khuyến công các tỉnh, thành phố
21
Tổ chức 2 lớp tập huấn giới thiệu công tác quản lý, các chế độ chính sách mới về hoạt động Khuyến công.
Khoảng 150-200 cán bộ làm công tác khuyến công cấp huyện, thị xã, xã và các cơ sở công nghiệp nông thôn được cập nhật chế độ chính sách mới về hoạt động khuyến công.
Tháng 03- 12/2021
Sở Công Thương
- UBND các huyện, thị xã;
- Các Hội, Hiệp hội;
- Các tổ chức chính trị xã hội
22
Tổ chức khảo sát, thu thập số liệu, cập nhật thường xuyên dữ liệu về cơ sở công nghiệp nông thôn Hà Nội phục vụ công tác hỗ trợ và quản lý các hoạt động khuyến công.
Xây dựng tập cơ sở dữ liệu về cơ sở công nghiệp nông thôn.
Tháng 03- 12/2021
Sở Công Thương
- UBND các huyện, thị xã;
- Các Hội, Hiệp hội ngành nghề thủ công mỹ nghệ.
23
Quản lý chương trình khuyến công
Tổ chức đoàn đi thẩm tra, khảo sát, kiểm tra giám sát, nghiệm thu đề án khuyến công tại các đơn vị, cơ sở CNNT trên địa bàn Thành phố.
Tháng 03- 12/2021
Sở Công Thương
- Sở, ngành; UBND các huyện, thị xã liên quan
- Các Hội, Hiệp hội ngành nghề thủ công mỹ nghệ;
- Các tổ chức chính trị - xã hội. | {
"issuing_agency": "Thành phố Hà Nội",
"promulgation_date": "24/03/2021",
"sign_number": "77/KH-UBND",
"signer": "Nguyễn Mạnh Quyền",
"type": "Kế hoạch"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Xay-dung-Do-thi/Ke-hoach-98-KH-UBND-2024-thuc-hien-Chuong-trinh-xay-dung-nong-thon-moi-Lao-Cai-606086.aspx | Kế hoạch 98/KH-UBND 2024 thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới Lào Cai | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÀO CAI
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 98/KH-UBND
Lào Cai, ngày 06 tháng 02 năm 2024
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI, NĂM 2024
Căn cứ Nghị quyết số 25/2021/QH15 ngày 28/7/2021 của Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025;
Căn cứ Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19/4/2022 của Chính phủ quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia;
Căn cứ Nghị định số 38/2023/NĐ-CP ngày 24/6/2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19/4/2022 của Chính phủ quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia;
Căn cứ Quyết định số 263/QĐ-TTg ngày 22/02/2022 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025;
Căn cứ Quyết định số 07/2022/QĐ-TTg ngày 25/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ về quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025;
Căn cứ Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 10/12/2023 của Thủ Tướng Chính phủ về việc giao dự toán ngân sách nhà nước năm 2024;
Căn cứ Quyết định số 1603/QĐ-TTg ngày 11/12/2023 của Thủ Tướng Chính phủ về việc giao kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2024;
Căn cứ Nghị quyết số 58/NQ-HĐND ngày 08/12/2023 của Hội đồng nhân dân tỉnh về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 tỉnh Lào Cai;
Căn cứ Kế hoạch số 282/KH-UBND ngày 15/8/2022 của UBND tỉnh về triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2021-2025;
Căn cứ Quyết định 3399/QĐ-UBND ngày 12/12/2023 của UBND tỉnh về việc giao chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đầu tư công và dự toán ngân sách nhà nước năm 2024 tỉnh Lào Cai;
Để triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (Chương trình) trên địa bàn tỉnh Lào Cai năm 2024 hiệu quả, thiết thực, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện, như sau:
I. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH NĂM 2023
Với sự quyết tâm, lãnh đạo chỉ đạo quyết liệt, sáng tạo, linh hoạt của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, sự vào cuộc cả hệ thống chính trị, cấp ủy, chính quyền các cấp trong triển khai thực hiện Chương trình. Tỉnh Lào Cai đã ban hành đầy đủ các cơ chế, chính sách, quy định, hướng dẫn để quản lý, tổ chức thực hiện Chương trình theo quy định; chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương tập trung triển khai thực hiện Chương trình đảm bảo hiệu quả, thực chất, không chạy theo thành tích; tập trung vào nâng cao vai trò chủ thể của người dân và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân khu vực nông thôn.
Đến hết năm 2023, trên địa bàn toàn tỉnh tiếp tục duy trì và nâng cao mức độ đạt chuẩn các tiêu chí đối với 62/127 xã đã đạt chuẩn “Xã nông thôn mới”; công nhận thêm 01 xã đạt chuẩn “Xã nông thôn mới nâng cao”, nâng tổng số xã đạt chuẩn “Xã nông thôn mới nâng cao” thành 05 xã; Thành phố Lào Cai, huyện Bảo Thắng tiếp tục duy trì và nâng cao các tiêu chí hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới/đạt chuẩn nông thôn mới; các huyện, thị xã, thành phố tiếp tục quan tâm duy trì và công nhận thêm 35 thôn nông thôn mới và 27 thôn kiểu mẫu, lũy kế đến nay toàn tỉnh có 252 thôn được công nhận “Thôn nông thôn mới” và 204 thôn được công nhận “Thôn Kiểu mẫu”.
Kết quả giải ngân nguồn vốn ngân sách Trung ương giao tính đến ngày 31/12/2023 được 121.368/165.959 triệu đồng, đạt 73,13% dự toán trung ương giao. Trong đó: Vốn sự nghiệp giải ngân 19.118/49.538 triệu đồng, đạt 38,59%; vốn đầu tư phát triển giải ngân được 102.250/116.421 triệu đồng, đạt 87,82%.
II. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU
1. Quan điểm
- Cấp ủy, chính quyền các cấp tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tuyên truyền, vận động, huy động cả hệ thống chính trị - xã hội và Nhân dân tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới, bám sát mục tiêu, kế hoạch đã được giao để tổ chức triển khai thực hiện hoàn thành mục tiêu, kế hoạch đề ra.
- Xác định xây dựng nông thôn mới là quá trình lâu dài, thường xuyên, liên tục, có điểm khởi đầu không có điểm kết thúc. Thực hiện xây dựng nông thôn mới phải thực chất, không chạy theo thành tích, không nợ tiêu chí, nợ đọng xây dựng cơ bản; cộng đồng dân cư, Nhân dân nông thôn phát huy được vai trò chủ thể trong xây dựng và phát triển toàn diện về kinh tế - văn hóa - xã hội tại địa phương; đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng cao; môi trường sống khu vực nông thôn an toàn, văn minh.
2. Mục tiêu
- Tiếp tục duy trì 02 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn nông thôn mới/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (Huyện Bảo Thắng duy trì đạt chuẩn nông thôn mới, Phấn đấu 2025 Đạt huyện NTM nâng cao; thành phố Lào Cai duy trì hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới).
- Tỷ lệ số xã đạt chuẩn nông thôn mới đạt 56,7% (tương đương 72/127 xã). Trong đó: duy trì 62 xã đã đạt chuẩn “Xã nông thôn mới”; năm 2024 hoàn thành thêm 10 xã đạt chuẩn “Xã nông thôn mới”, gồm các xã: Mường Hoa/thị xã Sa Pa; Vĩnh Yên, Cam Cọn, Kim Sơn, Điện Quan, Bảo Hà/huyện Bảo Yên; Chiềng Ken, Nậm Dạng/huyện Văn Bàn; Bản Liền/huyện Bắc Hà; Sán Chải/huyện Si Ma Cai.
- Tỷ lệ số xã nông thôn mới nâng cao đạt 13,9% (tương đương 10/72 xã). Trong đó: duy trì 05 xã đã đạt chuẩn “Xã nông thôn mới nâng cao”; năm 2024 hoàn thành thêm 05 xã đạt chuẩn “Xã nông thôn mới nâng cao”, gồm các xã: Quang Kim/huyện Bát Xát; Võ Lao/huyện Văn Bàn; Nghĩa Đô/huyện Bảo Yên; Phú Nhuận/huyện Bảo Thắng; Đồng Tuyển/thành phố Lào Cai.
- Tỷ lệ số thôn hoàn thành “Thôn nông thôn mới” đạt 25,19% (tương đương 300/1.191 thôn), tỷ lệ số thôn hoàn thành “Thôn kiểu mẫu” đạt 20,15% (tương đương 240/1.191 thôn), gồm: Duy trì 252 thôn nông thôn mới, 204 thôn kiểu mẫu đã được công nhận; năm 2024 hoàn thành thêm 48 thôn được công nhận “Thôn đạt chuẩn nông thôn mới”, 36 thôn được công nhận “Thôn đạt chuẩn thôn kiểu mẫu”. Trong đó, các xã đặc biệt khó khăn khu vực biên giới1 có tỷ lệ số thôn hoàn thành “Thôn đạt chuẩn nông thôn mới” đạt 28,83% (tương đương 31/111 thôn), gồm: Duy trì 20 thôn nông thôn mới, năm 2024 hoàn thành 11 thôn được công nhận “Thôn đạt chuẩn nông thôn mới”.
- Bình quân mỗi xã đạt trên 13 tiêu chí.
- Toàn tỉnh không còn xã dưới 10 tiêu chí (giảm 35 xã so với năm 2023).
- Chất lượng cuộc sống của người dân nông thôn: Thu nhập bình quân khu vực nông thôn đạt khoảng 42 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ nghèo đa chiều giảm khoảng 5%.
(Chi tiết tại biểu số 01; 02; 03; 04 kèm theo)
III. NỘI DUNG, NHIỆM VỤ THỰC HIỆN
1. Tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch
- UBND cấp huyện, xã xây dựng kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới năm 2024, bám sát các mục tiêu, nhiệm vụ, chỉ tiêu giao của UBND tỉnh. Trong đó giao chỉ tiêu, kế hoạch cho từng xã, thôn, bản theo từng nội dung, nhiệm vụ, tiêu chí nông thôn mới, giao trách nhiệm cho các phòng, ban chuyên môn cấp huyện, cấp xã, cá nhân có liên quan phụ trách nội dung, chỉ tiêu để theo dõi, đôn đốc, hướng dẫn tổ chức triển khai thực hiện.
- Các sở, ban, ngành, đơn vị phụ trách các nội dung thành phần, tiêu chí nông thôn mới, các chương trình chuyên đề phục vụ nông thôn mới: Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được phân công phụ trách xây dựng kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện các nội dung thành phần, các chương trình chuyên đề, các tiêu chí đảm bảo hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ, kế hoạch giao năm 2024.
- Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh: Căn cứ chức năng, nhiệm vụ của đơn vị xây dựng kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới năm 2024, theo mục tiêu, kế hoạch của UBND tỉnh ban hành; hướng dẫn, chỉ đạo, định hướng các cấp hội xây dựng chương trình, kế hoạch hành động cụ thể trong năm.
2. Nâng cao chất lượng các đơn vị cấp huyện, xã đã được cấp có thẩm quyền công nhận đạt chuẩn nông thôn mới
2.1. Xây dựng, ban hành kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện duy trì cấp huyện, xã đạt chuẩn theo Bộ tiêu chí nông thôn mới các cấp giai đoạn 2021-2025
- Rà soát, đánh giá cụ thể các chỉ tiêu, tiêu chí nông thôn mới theo quy định; tổ chức triển khai thực hiện các nội dung thành phần, các chỉ tiêu, tiêu chí đạt ở mức độ thấp so với quy định để duy trì và nâng cao chất lượng đơn vị cấp huyện, xã đạt chuẩn nông thôn mới.
- Đề xuất giải pháp cụ thể cho từng nội dung, nhiệm vụ; kịp thời giải quyết nhũng khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức triển khai tại cơ sở.
- Ưu tiên bố trí nguồn lực ngân sách cấp huyện, xã và huy động các nguồn vốn hợp pháp khác để hỗ trợ đầu tư nâng cao chất lượng các chỉ tiêu, tiêu chí đạt ở mức độ thấp.
2.2. Đối với đơn vị cấp huyện duy trì hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới, đạt chuẩn nông thôn mới
- Thành phố Lào Cai, huyện Bảo Thắng rà soát, xây dựng kế hoạch chi tiết thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới đảm bảo duy trì cấp huyện đạt chuẩn nông thôn mới/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới theo Bộ tiêu chí quốc gia về huyện đạt chuẩn nông thôn mới; quy định thành phố hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025. Huyện Bảo Thắng trên cơ sở Đề án “Huyện Bảo Thắng đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021-2025” được UBND tỉnh phê duyệt, xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Đề án năm 2024.
- Huyện Bảo Yên căn cứ Đề án “Huyện Bảo Yên đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn 2021-2025” được UBND tỉnh phê duyệt, xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Đề án năm 2024.
2.3. Đối với các xã đã được công nhận hoàn thành “Xã đạt chuẩn nông thôn mới”, “Xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao”
- UBND cấp huyện rà soát, ban hành Kế hoạch duy trì và nâng cao chất lượng các chỉ tiêu, tiêu chí đối với các xã đã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao trên địa bàn. Đồng thời xây dựng kế hoạch đánh giá, thẩm tra mức độ duy trì các tiêu chí tại các xã và thực hiện các quy trình xét, thu hồi Quyết định công nhận xã nông thôn mới, xã nông thôn mới nâng cao theo quy định (nếu có). Tổ chức lập quy chế quản lý kiến trúc nông thôn đối với các xã đã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao để hoàn thiện tiêu chí số 1 về Quy hoạch.
- UBND cấp huyện hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc và chỉ đạo các xã xây dựng Kế hoạch chi tiết để duy trì đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao. Giao nhiệm vụ, gắn trách nhiệm đối với các đồng chí thành viên Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện được phân công giúp đỡ xã và thành viên Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp xã phụ trách các nội dung thành phần, các chương trình chuyên đề và tiêu chí nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu.
- Đề xuất giải pháp cụ thể triển khai thực hiện; ưu tiên bố trí nguồn vốn ngân sách cấp huyện, cấp xã và huy động các nguồn vốn hợp pháp khác để duy trì và nâng cao các tiêu chí nông thôn mới, đảm bảo duy trì bền vững xã đã được công nhận hoàn thành “Xã đạt chuẩn nông thôn mới” và “Xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao”.
3. Đối với mục tiêu hoàn thành “Xã đạt chuẩn nông thôn mới” và “Xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao”, nông thôn mới kiểu mẫu năm 2024
- UBND cấp huyện xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện đối với các xã hoàn thành đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao năm 2023. Trong đó các nội dung, nhiệm vụ, tiêu chí nông thôn mới thuộc trách nhiệm của cấp huyện, xã, Nhân dân, cộng đồng dân cư thực hiện, cấp ủy, chính quyền cấp huyện, xã chỉ đạo, tuyên truyền, vận động người dân thực hiện đảm bảo hoàn thành các chỉ tiêu, tiêu chí theo quy định.
- Đối với 10 xã hoàn thành “Xã đạt chuẩn nông thôn mới”: UBND các huyện, thị xã tổ chức triển khai thực hiện và đẩy nhanh tiến độ thi công, đưa vào sử dụng các danh mục dự án đã giao tại Văn bản số 1259/UBND-TH ngày 01/4/2021 của UBND tỉnh về danh mục đầu tư các công trình hạ tầng thiết yếu của các xã phấn đấu hoàn thành nông thôn mới năm 2021 và các danh mục dự án đã giao kế hoạch của UBND tỉnh. Rà soát, đánh giá lại các chỉ tiêu, tiêu chí theo Bộ tiêu chí xã nông thôn mới giai đoạn 2021-2025; xác định nhu cầu đầu tư để hoàn thành các tiêu chí theo quy định. Phấn đấu đến hết tháng 6/2024, có 05/10 xã hoàn thành 19 tiêu chí; đến tháng 12/2024 có 10/10 xã hoàn thành 19 tiêu chí và được công nhận “Xã đạt chuẩn nông thôn mới”.
- Đối với 05 xã hoàn thành “Xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao”: UBND cấp huyện rà soát, đánh giá các chỉ tiêu, tiêu chí nông thôn mới, khẩn trương tổ chức lập quy chế quản lý kiến trúc nông thôn để hoàn thiện tiêu chí số 1 về Quy hoạch đáp ứng yêu cầu xã nông thôn mới nâng cao; xác định nhu cầu đầu tư để hoàn thành các tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao theo quy định; ưu tiên bố trí nguồn lực từ ngân sách cấp huyện, xã và huy động các nguồn vốn hợp pháp khác để hoàn thành xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao theo kế hoạch đề ra.
- Đối với 05 xã đã được công nhận đạt chuẩn xã nông thôn mới nâng cao tiếp tục duy trì mức độ đạt chuẩn, lựa chọn và phấn đấu hoàn thành các lĩnh vực nổi trội trên địa bàn xã để xây dựng xã nông thôn mới kiểu mẫu.
4. Thực hiện hiệu quả Bộ tiêu chí “Thôn nông thôn mới”, “Thôn kiểu mẫu”
4.1. Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Bộ tiêu chí Thôn nông thôn mới, Thôn Kiểu mẫu
- UBND cấp huyện giao chỉ tiêu, nhiệm vụ cho các xã về chỉ tiêu hoàn thành “Thôn đạt chuẩn nông thôn mới” và “Thôn đạt chuẩn kiểu mẫu” trong năm 2024. Chỉ đạo UBND các xã xây dựng kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện đảm bảo duy trì các thôn đã được công nhận đạt chuẩn và thực hiện chỉ tiêu hoàn thành các thôn đạt chuẩn trong năm 2024 theo kế hoạch của UBND tỉnh.
- Kiện toàn, nâng cao nhận thức, vai trò, trách nhiệm của Ban Phát triển thôn; tuyên truyền, vận động Nhân dân tích cực tham gia tổ chức thực hiện các nội dung, tiêu chí nông thôn mới theo Bộ tiêu chí nông thôn mới cấp thôn (xây dựng cảnh quan môi trường, chỉnh trang, nâng cấp nhà ở, phát triển sản xuất tăng thu nhập cho người dân, giữ gìn và cải tạo vệ sinh môi trường, an ninh trật tự nông thôn,...); quyết tâm giữ vững, nâng cao mức độ đạt chuẩn các tiêu chí và phấn đấu hoàn thành các tiêu chí thôn nông thôn mới, thôn kiểu mẫu.
- Tập trung chỉ đạo quyết liệt, làm tốt công tác tuyên truyền, vận động để cán bộ, đảng viên và Nhân dân hiểu rõ nội dung Chương trình, tạo khí thế phấn khởi trong Nhân dân, khơi dậy và phát huy tốt vai trò chủ thể của người dân để mọi người tự giác và có trách nhiệm trong việc xây dựng nông thôn mới.
- Giao nhiệm vụ, gắn trách nhiệm đối với thành viên Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp xã phụ trách các nội dung, tiêu chí nông thôn mới. Sơ kết, tổng kết, biểu dương, khen thưởng kịp thời các cá nhân, hộ gia đình, tập thể, đơn vị tiêu biểu, nhân rộng các mô hình điển hình trong phong trào thi đua.
4.2. Đối với các thôn đã được công nhận hoàn thành “Thôn đạt chuẩn nông thôn mới, “Thôn đạt chuẩn kiểu mẫu”
- UBND cấp huyện chỉ đạo, hướng dẫn BCĐ, UBND cấp xã xây dựng Kế hoạch cụ thể duy trì, nâng cao chất lượng các tiêu chí tại các thôn đã được công nhận đạt chuẩn theo quy định.
- Đề xuất giải pháp cụ thể để tuyên truyền, vận động cộng đồng dân cư và Nhân dân tổ chức triển khai thực hiện các nội dung, tiêu chí nông thôn mới đạt ở mức độ thấp, tiếp tục duy trì, hoàn thành các tiêu chí theo quy định và duy trì thôn đạt chuẩn bền vững.
4.3. Đối với mục tiêu hoàn thành “Thôn đạt chuẩn nông thôn mới” và “Thôn đạt chuẩn kiểu mẫu” năm 2024
- UBND cấp huyện chỉ đạo BCĐ, UBND cấp xã rà soát, xây dựng kế hoạch chi tiết, cụ thể và giải pháp để triển khai thực hiện. Trong đó những nội dung thuộc trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền cấp huyện, xã, UBND cấp huyện giao nhiệm vụ cụ thể cho các phòng ban, đơn vị cấp huyện và cấp xã tổ chức triển khai thực hiện; nội dung thuộc trách nhiệm của cộng đồng dân cư và Nhân dân, UBND cấp huyện tuyên truyền, vận động Nhân dân tích cực tham gia, ủng hộ, đồng sức, đồng lòng cùng cấp ủy, chính quyền các cấp hoàn thành thôn đạt chuẩn năm 2024 theo quy định.
- UBND cấp huyện căn cứ điều kiện thực tế nghiên cứu, xây dựng cơ chế hỗ trợ các thôn, bản nâng cấp đường ngõ xóm, xây dựng nhà ở kiên cố; phát triển sản xuất, tạo sinh kế, nâng cao thu nhập cho người dân... để hoàn thành kế hoạch thôn đạt chuẩn nông thôn mới, thôn đạt chuẩn kiểu mẫu theo kế hoạch đề ra.
5. Nhiệm vụ cụ thể thực hiện các nội dung thành phần Chương trình xây dựng nông thôn mới
5.7. Nâng cao hiệu quả quản lý và thực hiện xây dựng nông thôn mới theo quy hoạch nhằm nâng cao đời sống kinh tế - xã hội nông thôn gắn với quá trình đô thị hoá
Tiếp tục rà soát, điều chỉnh bổ sung và hoàn thiện quy hoạch nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao; tăng cường công tác quản lý quy hoạch, chỉ đạo các địa phương ban hành quy chế quản lý quy hoạch và thực hiện công bố công khai và cắm mốc chỉ giới quy hoạch theo quy định.
Phấn đấu hết năm 2024, 127/127 xã đạt chuẩn tiêu chí quy hoạch theo Bộ tiêu chí xã nông thôn mới; 84/84 xã thực hiện Bộ tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao đạt chuẩn tiêu chí quy hoạch.
5.2. Phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội, cơ bản đồng bộ, hiện đại, đảm bảo kết nối nông thôn - đô thị và kết nối các vùng miền:
Tập trung ưu tiên các nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng thiết yếu nhằm từng bước hoàn thiện các tiêu chí giao thông, thủy lợi, điện nông thôn, nước sạch, trường học, trạm y tế, nhà văn hóa, khu thể thao... nhằm tạo sự đột phá diện mạo nông thôn, phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và tăng hưởng thụ trực tiếp cho người dân nông thôn.
- Giao thông: Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nhằm huy động Nhân dân tích cực tham gia thi công các tuyến đường nông thôn, trực tiếp tham gia duy tu, bảo dưỡng các công trình sau đầu tư nhằm đảm bảo thuận lợi cho lưu thông, thúc đẩy giao thương hàng hóa, phát triển sản xuất, phát triển du lịch cộng đồng góp phần nâng cao thu nhập cho người dân.
Phấn đấu hết năm 2024, toàn tỉnh có 100/127 xã đạt tiêu chí giao thông theo Bộ tiêu chí xã nông thôn mới; 23/84 xã đạt tiêu chí giao thông theo Bộ tiêu chí nông thôn mới nâng cao.
- Thủy lợi: Duy tu bảo dưỡng tất cả các công trình thủy lợi hiện có, đảm bảo duy trì hệ thống thủy lợi cơ bản đáp ứng yêu cầu tưới tiêu cho sản xuất.
Phấn đấu hết năm 2024, toàn tỉnh có 127/127 xã đạt chuẩn tiêu chí thủy lợi và phòng, chống thiên tai theo Bộ tiêu chí xã nông thôn mới; 31/84 xã đạt chuẩn tiêu chí thủy lợi và phòng, chống thiên tai theo Bộ tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao.
- Điện nông thôn: Nâng cấp hệ thống đường dây điện, đảm bảo an toàn, tăng cường công tác quản lý sử dụng điện nông thôn, đến hết năm 2024 tỷ lệ hộ gia đình sử dụng điện lưới quốc gia đạt 97,8%.
Phấn đấu hết năm 2024, toàn tỉnh có 127/127 xã đạt tiêu chí điện nông thôn theo Bộ tiêu chí xã nông thôn mới; 77/84 xã đạt tiêu chí điện nông thôn theo Bộ tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao.
- Trường học: Tiếp tục rà soát, sắp xếp mạng lưới trường để thực hiện giảm số trường, điểm trường, giảm lớp, giảm học sinh ở điểm trường lẻ, tăng học sinh ở trường chính, tăng số học sinh/lớp để tập trung đầu tư; gắn sắp xếp trường, lớp với thực hiện tinh giản biên chế, đáp ứng tốt nhu cầu học tập của Nhân dân, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng phòng học, phòng học bộ môn và các công trình phụ trợ giai đoạn 2021-2025 đã được phê duyệt; thực hiện chuẩn hoá giáo dục vùng cao, các chính sách phát triển giáo dục và xã hội hoá giáo dục.
Phấn đấu hết năm 2024, toàn tỉnh có 68% trường học đạt chuẩn quốc gia; phấn đấu có 89/127 xã đạt tiêu chí trường học theo Bộ tiêu chí xã nông thôn mới.
- Cơ sở vật chất văn hóa: Xây dựng, bổ sung các thiết chế văn hóa đảm bảo đáp ứng điều kiện sinh hoạt tập thể, vui chơi, giải trí của người dân.
Phấn đấu hết năm 2024, toàn tỉnh có 72/127 xã đạt về tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa theo Bộ tiêu chí xã nông thôn mới.
- Cơ sở hạ tầng thương mại: Rà soát, nâng cấp và có quy chế vận hành hiệu quả hệ thống chợ nông thôn, các điểm mua bán, trao đổi hàng hóa tại các xã.
Phấn đấu hết năm 2024, toàn tỉnh có 127/127 xã đạt tiêu chí cơ sở hạ tầng thương mại theo Bộ tiêu chí xã nông thôn mới; 54/84 xã đạt tiêu chí cơ sở hạ tầng theo Bộ tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao.
- Thông tin và Truyền thông: Nâng cấp, sửa chữa và nâng cao hiệu quả sử dụng hệ thống trạm truyền thanh xã, thôn, bản đảm bảo đáp ứng việc cung cấp thông tin, liên lạc cho Nhân dân. Chuẩn bị tốt các điều kiện để triển khai Chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, xây dựng thí điểm mô hình nông thôn mới thông minh.
Phấn đấu hết năm 2024, toàn tỉnh có 100/127 xã đạt tiêu chí thông tin và truyền thông theo Bộ tiêu chí xã nông thôn mới; 46/84 xã đạt tiêu chí thông tin và truyền thông theo Bộ tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao.
- Nhà ở dân cư: Tuyên truyền, vận động Nhân dân nâng cấp, sửa chữa nhà ở đảm bảo an toàn và theo quy định, đặc biệt quan tâm đối với các hộ gia đình chính sách, người già neo đơn, hộ nghèo...
Phấn đấu hết năm 2024, toàn tỉnh có 80/127 xã đạt tiêu chí nhà ở dân cư theo Bộ tiêu chí xã nông thôn mới; 45/84 xã đạt tiêu chí nhà ở dân cư theo Bộ tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao.
5.3. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn,... góp phần nâng cao thu nhập, giảm tỷ lệ nghèo đa chiều cho người dân theo hướng bền vững
Tiếp tục thực hiện các chính sách hỗ trợ để khuyến khích người dân sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm để nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp, bền vững, tạo sản phẩm sạch, an toàn, gắn với phát triển kinh tế đồi rừng nhằm nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân, thu hẹp khoảng cách giữa nông thôn và thành thị. Tập trung chuyển đổi mô hình tăng trưởng, chuyển tư duy từ sản xuất nông nghiệp sang phát triển kinh tế nông nghiệp, nông nghiệp tuần hoàn. Khai thác tối đa tiềm năng thế mạnh của từng địa phương, liên kết phát triển sản xuất theo chuỗi bền vững; tiếp tục thực hiện chính sách tập trung ruộng đất cải tạo đồng ruộng, hình thành các vùng sản xuất chuyên canh có quy mô tập trung theo thế mạnh từng vùng.
- Đẩy mạnh công tác đào tạo, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, tạo nguồn nhân lực phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới. Phấn đấu hết năm 2024, toàn tỉnh có tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 68,8%, trong đó tỷ lệ lao động có bằng cấp, chứng chỉ đạt 31%; tỷ lệ lao động trong lĩnh vực nông nghiệp còn dưới 51,7%.
- Phấn đấu đến hết năm 2024, toàn tỉnh có 72/127 xã đạt tiêu chí thu nhập theo Bộ tiêu chí xã nông thôn mới; 27/84 xã đạt tiêu chí thu nhập theo Bộ tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao; 50/127 xã đạt tiêu chí hộ nghèo theo Bộ tiêu chí xã nông thôn mới, 18/84 xã đạt tiêu chí hộ nghèo theo Bộ tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao; 72/127 xã đạt tiêu chí tổ chức sản xuất và phát triển kinh tế nông thôn theo Bộ tiêu chí xã nông thôn mới; 12/84 xã đạt tiêu chí tổ chức sản xuất và phát triển kinh tế nông thôn theo Bộ tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao; 72/127 xã đạt tiêu chí lao động theo Bộ tiêu chí xã nông thôn mới, 24/84 xã đạt tiêu chí lao động theo Bộ tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao.
5.4. Tiếp tục nâng cao chất lượng các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, y tế, môi trường
- Giáo dục và Đào tạo: Tích cực triển khai thực hiện hiệu quả chương trình giáo dục mầm non, chương trình giáo dục phổ thông 2018; đổi mới mạnh mẽ đồng bộ về nội dung, hình thức, phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực người học. Nâng cao chất lượng giáo dục đại trà, công tác phát hiện, bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh năng khiếu. Duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục, hoàn thành mục tiêu phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 4 tuổi; đẩy mạnh thực hiện phân luồng sau THCS và hướng nghiệp cho học sinh THPT.
Phấn đấu đến hết năm 2024, toàn tỉnh có 115/127 xã đạt tiêu chí giáo dục và đào tạo theo Bộ tiêu chí xã nông thôn mới; 26/84 xã đạt tiêu chí giáo dục và đào tạo theo Bộ tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao.
- Y tế: Nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, phòng chống dịch bệnh, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng, chăm sóc sức khỏe sinh sản, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, an toàn vệ sinh thực phẩm để nâng cao chất lượng các dịch vụ y tế đạt. Đẩy mạnh hệ thống theo dõi và khám chữa bệnh trực tuyến. Mục tiêu đến hết năm 2024, tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 97%, tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng (chiều cao/tuổi) còn dưới 24,9%; thể (cân nặng/tuổi) còn dưới 13,7%.
Phấn đấu đến hết năm 2024 có 76/127 xã đạt tiêu chí y tế theo Bộ tiêu chí xã nông thôn mới, 15/84 xã đạt tiêu chí y tế theo Bộ tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao.
- Văn hóa: Tiếp tục củng cố, duy trì và nâng cao chất lượng, hiệu quả, thực chất phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, phát huy được sức mạnh tổng hợp của Nhân dân. Nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật và các quy định về văn hóa của người dân nông thôn; xây dựng, củng cố và phát triển hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở, tạo điều kiện để người dân ở nông thôn nâng cao mức hưởng thụ, tham gia hoạt động và sáng tạo văn hóa. Xây dựng con người, gia đình, cộng đồng nông thôn và môi trường văn hóa nông thôn lành mạnh, phong phú, giàu bản sắc văn hóa dân tộc, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Phấn đấu toàn tỉnh có 80% tỷ lệ làng, thôn, bản, tổ dân phố đạt tiêu chuẩn văn hóa trở lên, 86% số hộ đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa.
+ Phấn đấu đến hết năm 2024, toàn tỉnh có 101/127 xã đạt tiêu chí văn hóa theo Bộ tiêu chí xã nông thôn mới, 20/84 xã đạt tiêu chí văn hóa theo Bộ tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao.
- Môi trường và an toàn thực phẩm: Nâng cao ý thức của người dân trong việc thu gom rác thải sinh hoạt, chất thải rắn sinh hoạt; tập trung giải quyết vấn đề bức xúc về môi trường nông thôn do ảnh hưởng của quá trình phát triển sản xuất và công nghiệp hóa; xây dựng cảnh quan môi trường sáng - xanh - sạch - đẹp, an toàn. Nâng cao hiệu quả sử dụng và quản lý các công trình cấp nước tập trung. Tổ chức thực hiện quy hoạch nghĩa trang, xử lý rác thải; các hộ gia đình và cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải tuân thủ các quy định về đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Phấn đấu toàn tỉnh có 96,8% hộ nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; tỷ lệ lượng chất thải rắn sinh hoạt tại khu dân cư nông thôn tập trung được thu gom, xử lý đạt 80%; 89% chất thải nguy hại được tiêu hủy, xử lý; tỷ lệ tái sử dụng, tái chế chất thải rắn sinh hoạt đạt 68%.
Đến hết năm 2024, toàn tỉnh có 45/127 xã đạt tiêu chí môi trường và an toàn thực phẩm theo Bộ tiêu chí xã nông thôn mới, 19/84 xã đạt tiêu chí môi trường theo Bộ tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao; 20/84 xã đạt tiêu chí chất lượng môi trường sống theo Bộ tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao.
5.5. Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng các dịch vụ hành chính công; nâng cao chất lượng hoạt động của chính quyền cơ sở; thúc đẩy quá trình chuyển đổi số trong nông thôn mới, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số, xây dựng nông thôn mới thông minh; bảo đảm và tăng cường khả năng tiếp cận pháp luật cho người dân; tăng cường giải pháp nhằm đảm bảo bình đẳng giới và phòng chống bạo lực trên cơ sở giới
Phấn đấu thực hiện 100% thủ tục hành chính đáp ứng yêu cầu được triển khai dịch vụ công trực tuyến toàn tỉnh; tỷ lệ hồ sơ công việc trong các cơ quan hành chính nhà nước các cấp (cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã) được xử lý trên môi trường mạng đạt 95%; 100% thủ tục hành chính đáp ứng yêu cầu được triển khai dịch vụ công trực tuyến toàn trình; tỷ lệ công chức trong các cơ quan hành chính nhà nước các cấp đạt chuẩn kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin cơ bản đạt 90%. Tỷ lệ Đảng bộ trực thuộc Tỉnh ủy, tổ chức cơ sở đảng, tổ chức chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các Tổ chức chính trị - xã hội ở cơ sở hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên đạt trên 85%.
Đến hết năm 2024, toàn tỉnh có 89/127 xã đạt tiêu chí hệ thống chính trị và tiếp cận pháp luật theo Bộ tiêu chí xã nông thôn mới, 75/84 xã đạt chuẩn tiêu chí hành chính công theo Bộ tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao, 66/84 xã đạt tiêu chí tiếp cận pháp luật theo Bộ tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao.
5.6. Giữ vững quốc phòng, an ninh và trật tự xã hội nông thôn
Tăng cường củng cố xây dựng nền quốc phòng toàn dân ngày càng vững mạnh, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới. Xây dựng lực lượng dân quân “vững mạnh rộng khắp” và gắn với các phong trào thi đua, cuộc vận động các cấp về xây dựng nông thôn mới. Tỷ lệ các xã, phường, thị trấn đạt xuất sắc trong thực hiện phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc đạt trên 80%; tỷ lệ giải quyết các vụ án đạt trên 90%; tỷ lệ giảm tai nạn giao thông cả 3 tiêu chí (số vụ, số người chết, số người bị thương) bình quân trên 5%/năm; Tỷ lệ đơn thư khiếu nại, tố cáo được thẩm tra, xác minh, kết luận và ban hành quyết định giải quyết trong thời hạn quy định cấp tỉnh đạt trên 95%, cấp huyện đạt trên 90%.
Phấn đấu đến hết năm 2024, toàn tỉnh có 100/127 xã đạt tiêu chí quốc phòng và an ninh theo Bộ tiêu chí nông thôn mới, 60/84 xã đạt tiêu chí quốc phòng và an ninh theo Bộ tiêu chí nông thôn mới nâng cao.
6. Thực hiện phong trào thi đua trong xây dựng nông thôn mới
- Các cơ quan, đơn vị cấp tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức triển khai thực hiện phong trào thi đua của cả nước về “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025” và phong trào thi đua của tỉnh về “Thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2022-2025”; tuyên truyền các cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động và toàn thể Nhân dân hưởng ứng, tích cực tham gia phong trào thi đua trong cơ quan, đơn vị, cộng đồng.
- UBND cấp huyện tổ chức phát động phong trào thi đua cấp huyện và chỉ đạo các xã tổ chức phát động thi đua ngay từ đầu năm để tạo khí thế thi đua sôi nổi, khơi dậy sự nhiệt huyết trong mỗi cán bộ, đảng viên, tổ chức chính trị - xã hội, Nhân dân cùng chung sức, đồng lòng tham gia xây dựng nông thôn mới.
(Chi tiết có Biểu số 05 kèm theo)
IV. DỰ KIẾN HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC THỰC HIỆN
Tổng nguồn lực dự kiến thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới năm 2024 là 2.653.075 triệu đồng, trong đó:
- Vốn ngân sách Trung ương: 123.700 triệu đồng (vốn sự nghiệp 32.720 triệu đồng, vốn đầu tư phát triển 90.980 triệu đồng);
- Vốn ngân sách địa phương: 732.621 triệu đồng;
- Vốn lồng ghép các chương trình, dự án khác: 1.686.754 triệu đồng;
- Vốn huy động doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân: 30.000 triệu đồng;
- Vốn huy động Nhân dân và cộng đồng dân cư: 80.000 triệu đồng.
(Chi tiết có Biểu số 06; 07 kèm theo)
V. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành thực hiện Chương trình
- Thống nhất quan điểm chỉ đạo, nguyên tắc về thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa tỉnh; tiếp tục nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên, Nhân dân về nguyên tắc, quan điểm chỉ đạo của tỉnh trong thực hiện Chương trình.
- Kiện toàn Ban Chỉ đạo Chương trình và hệ thống bộ máy giúp việc các cấp, nhất là bộ máy Văn phòng Điều phối nông thôn mới cấp tỉnh, huyện theo hướng chuyên trách, chuyên nghiệp, quy tụ được những cán bộ tâm huyết để làm tốt hơn nữa công tác tham mưu, đề xuất, hướng dẫn triển khai Chương trình trên địa bàn tỉnh.
- Ban hành các văn bản đồng bộ để hướng dẫn, tổ chức thực hiện Chương trình trên địa bàn tỉnh. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện của cấp ủy, chính quyền các cấp, đặc biệt là cấp xã; UBND các cấp xây dựng kế hoạch để triển khai thực hiện Chương trình, hoàn thành mục tiêu, kế hoạch đề ra.
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát; kịp thời tháo gỡ khó khăn vướng mắc tại cơ sở.
2. Tiếp tục đẩy mạnh công tác truyền thông trong xây dựng NTM, tạo phong trào xây dựng nông thôn mới mạnh mẽ, rộng khắp trên địa bàn tỉnh
- Đẩy mạnh, đổi mới cách thức, phương thức công tác truyền thông, tuyên truyền các chủ trương của Đảng và chính sách của Nhà nước về Chương trình, nhằm nâng cao nhận thức của cả hệ thống chính trị và người dân để người dân nhận thức sâu sắc về vai trò chủ thể, để xây dựng nông thôn mới trở thành ý thức tự giác, chủ động, hăng hái của mỗi người dân.
- Triển khai thực hiện có hiệu quả phong trào thi đua do Trung ương và tỉnh phát động. Kịp thời động viên, tuyên dương, khen thưởng các điển hình tiền tiến, chú trọng chỉ đạo điểm, rút kinh nghiệm để nhân rộng các mô hình hay, mới, cách làm sáng tạo nhằm tạo khí thế thi đua tại tất cả thôn, bản và các xã.
3. Huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực
- Xác định phát triển kết cấu hạ tầng là khâu đột phá nhằm phát triển kinh tế - xã hội vùng nông thôn, do vậy cần tập trung huy động, lồng ghép sử dụng hiệu quả các nguồn vốn của 03 Chương trình mục tiêu quốc gia, ưu tiên nguồn vốn thực hiện các tiêu chí tại các huyện, xã, thôn theo lộ trình phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới; nguồn ngân sách địa phương và từ các chương trình, dự án khác trên địa bàn nông thôn,... để thực hiện Chương trình.
- Đa dạng hoá các nguồn vốn huy động, thực hiện xã hội hoá các nguồn lực, thu hút vốn đầu tư của các doanh nghiệp, nguồn lực trong Nhân dân để thực hiện Chương trình. Quan tâm cân đối, bổ sung nguồn lực ngân sách địa phương để hỗ trợ thực hiện Chương trình.
4. Thực hiện có hiệu quả các nội dung thuộc Chương trình
- Thường xuyên theo dõi, đôn đốc và kiểm tra tiến độ triển khai thực hiện các tiêu chí, đề xuất điều chỉnh tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu phù hợp với điều kiện thực tế và đặc thù của các địa phương trong tỉnh.
- Tập trung chỉ đạo các xã đã được công nhận hoàn thành nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng tiêu chí đạt chuẩn; rà soát, đánh giá và xây dựng kế hoạch cụ thể để hoàn thành các tiêu chí không duy trì đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao theo rà soát Bộ tiêu chí nông thôn mới cấp xã giai đoạn 2022-2025.
- Rà soát, đánh giá hiện trạng nông thôn mới tại thôn, bản. Quan tâm đến triển khai thực hiện “Thôn kiểu mẫu” và “Thôn nông thôn mới”. Các xã lựa chọn, đăng ký với UBND các huyện, thị xã, thành phố tổng hợp gửi về Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh, để theo dõi, tống họp.
- Triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình chuyên đề phục vụ xây dựng nông thôn mới đảm bảo hiệu quả, thiết thực.
- Đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện chuyển đổi số trong các lĩnh vực nông thôn mới nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả và tiến tới xây dựng nông thôn mới thông minh.
- Tăng cường củng cố hệ thống hạ tầng cơ sở thiết yếu tại nông thôn; quan tâm đến đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; cải tạo môi trường nông thôn xây dựng cảnh quan môi trường sáng - xanh - sạch - đẹp - an toàn, nâng cao chất lượng môi trường sống; tiếp tục nâng cao chất lượng hệ thống chính trị, đảm bảo trật tự an toàn xã hội nông thôn.
5. Công tác giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình
- Các cấp ủy, chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội từ tỉnh đến cơ sở tăng cường công tác kiểm tra, giám sát kết quả thực hiện Chương trình đảm bảo thường xuyên, liên tục.
- Các sở, ban, ngành cấp tỉnh; các đồng chí Lãnh đạo cấp tỉnh được phân công giúp đỡ xã xây dựng nông thôn mới, căn cứ chức năng nhiệm vụ được giao thường xuyên hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, giám sát kết quả thực hiện các nội dung công việc do cơ quan, đơn vị phụ trách tại các địa phương để kịp thời tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho địa phương theo thẩm quyền, hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho địa phương đảm bảo kế hoạch thực hiện Chương trình đạt hiệu quả cao.
VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Đối với các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh
1.1. Đối với thành viên Ban Chỉ đạo tỉnh và các sở, ngành, cơ quan, đơn vị của tỉnh phụ trách tiêu chí
- Thực hiện các nhiệm vụ của Thành viên Ban Chỉ đạo tỉnh theo phân công của Trưởng ban Ban Chỉ đạo tỉnh; có trách nhiệm xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị gắn với nhiệm vụ xây dựng NTM.
- Các sở, ban, ngành cấp tỉnh căn cứ chức năng nhiệm vụ được UBND tỉnh phân công phụ trách nội dung, tiêu chí xây dựng kế hoạch chi tiết năm 2024 để triển khai thực hiện, trong đó đặt ra kế hoạch cụ thể đến từng tiêu chí, từng xã; định kỳ kiểm tra, đánh giá và thẩm định các tiêu chí nông thôn mới theo Bộ tiêu chí nông thôn mới các cấp đảm bảo thực chất, đúng quy định; đồng thời có trách nhiệm giải trình cụ thể trước Chủ tịch UBND tỉnh về mức độ hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới đối với các tiêu chí, chỉ tiêu được phân công phụ trách và là cơ sở để đánh giá kết quả thực hiện hoàn thành nhiệm vụ trong năm của cá nhân.
1.2. Lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh được phân công phụ trách, giúp đỡ các xã thực hiện các Chương trình MTQG
Xây dựng kế hoạch chi tiết, cụ thể nội dung giúp đỡ xã theo từng quý; tăng cường xuống cơ sở, tư vấn giúp đỡ các xã, kết hợp kiểm tra, đôn đốc; thống nhất với các xã lựa chọn các tiêu chí, nội dung hoàn thành trong năm 2024, đặc biệt là việc lựa chọn các thôn để triển khai xây dựng thôn nông thôn mới, thôn kiểu mẫu để tập trung thực hiện bằng nhiều hình thức; vận động các tổ chức, cán bộ cơ quan chung sức giúp đỡ các xã xây dựng nông mới, đồng thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện tại cơ sở theo thẩm quyền.
1.3. Sở Kế hoạch và Đầu tư
- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và PTNT và đơn vị có liên quan tổng hợp, cân đối và phân bổ nguồn vốn đầu tư để thực hiện kế hoạch Chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh năm 2024.
- Tham mưu lồng ghép các nguồn vốn của các Chương trình mục tiêu quốc gia; các chương trình, dự án hỗ trợ có mục tiêu trên địa bàn tỉnh, trong đó lấy mục tiêu xây dựng nông thôn mới làm trọng tâm để thực hiện kế hoạch xây dựng nông thôn mới năm 2024 đảm bảo đúng quy định.
1.4. Sở Tài chính
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu UBND tỉnh phân bổ kinh phí sự nghiệp nguồn vốn ngân sách Trung ương và cân đối, bố trí vốn đối ứng kinh phí sự nghiệp từ ngân sách địa phương cho Chương trình theo quy định.
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành có liên quan hướng dẫn việc quản lý, sử dụng và thanh, quyết toán các nguồn vốn kinh phí sự nghiệp ngân sách nhà nước thực hiện Chương trình.
1.5. Đề nghị Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy
- Tăng cường chỉ đạo các cơ quan truyền thông đẩy mạnh công tác tuyên truyền, thường xuyên, liên tục để tạo sự thống nhất cao nhất trong nhận thức và hành động của cấp ủy, chính quyền, các tầng lớp Nhân dân về ý nghĩa, tầm quan trọng trong thực hiện Chương trình; khơi dậy mạnh mẽ và phát huy các nguồn lực trong Nhân dân để tham gia xây dựng nông thôn mới; làm cho người dân hiểu được mục đích xây dựng nông thôn mới là vì lợi ích thiết thực của người dân và dân là người làm chủ.
- Chỉ đạo các cơ quan thông tin, báo chí, hệ thống truyền thanh, bản tin cơ sở nâng cao chất lượng chuyên trang, chuyên mục; kịp thời biểu dương các tập thể, cá nhân điển hình, những cách làm hay, sáng tạo trong xây dựng nông thôn mới, tạo sức lan tỏa rộng khắp tới mọi tầng lớp Nhân dân.
- Chỉ đạo hệ thống tuyên giáo các cấp thường xuyên tham mưu giúp cấp quy định hướng nội dung, phương thức tuyên truyền nông thôn mới hằng tháng, quý, đảm bảo tính sát thực, phù hợp với địa phương. Phát huy vai trò nòng cốt của lực lượng báo cáo viên các cấp, sự vào cuộc cả hệ thống chính trị trong tuyên truyền xây dựng nông thôn mới.
1.6. Đề nghị Ủy ban MTTQ việt Nam tỉnh và các Tổ chức chính trị - xã hội tỉnh
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên tích cực tham gia thực hiện phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”, “Cả nước chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” và các phong trào thi đua chuyên đề năm 2024 và giai đoạn 2021-2025: (i) Phong trào thi đua “Phát triển sản xuất nông nghiệp xanh - sạch - an toàn - bền vững”, (ii) Phong trào thi đua “Phát triển đường giao thông nông thôn rộng, thoáng, an toàn”. (iii) Phong trào thi đua “Nhà sạch - Đường xanh - Ngõ sáng”. Tổ chức lấy ý kiến của người dân về sự hài lòng về kết quả xây dựng nông thôn mới.
1.7. Sở Nông nghiệp và PTNT
- Chủ trì, phối hợp các sở, ngành, có trách nhiệm tổng hợp, tham mưu UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo tỉnh để tổ chức chỉ đạo, triển khai thực hiện Chương trình năm 2024 hiệu quả; kịp thời phát hiện những khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện Chương trình để kiến nghị, đề xuất với UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo tỉnh.
- Phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện công tác tuyên truyền; trực tiếp thực hiện công tác đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng cán bộ xây dựng NTM.
- Phối hợp với Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, các đơn vị liên quan tham mưu xây dựng kế hoạch vốn, phân bổ và giám sát tình hình thực hiện vốn ngân sách và các nguồn vốn huy động khác để xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh.
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, thường xuyên kiểm tra, giám sát, đôn đốc, nắm bắt tiến độ tình hình thực hiện xây dựng nông thôn mới trên địa bàn toàn tỉnh để kịp thời tổng hợp, báo cáo và chủ động tham mưu, đề xuất xử lý, giải quyết những khó khăn, vướng mắc nhằm tháo gỡ khó khăn cho cơ sở trong quá trình thực hiện Chương trình.
2. Đối với các huyện, thị xã, thành phố
- Căn cứ nội dung, nhiệm vụ, giải pháp của Kế hoạch này xây dựng Chương trình, kế hoạch triển khai thực hiện chi tiết, cụ thể để đảm bảo hoàn thành các mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024.
- Nâng cao trách nhiệm chính trị, khắc phục tình trạng trông chờ từ nguồn hỗ trợ của ngân sách cấp trên (Trung ương, tỉnh); chủ động cân đối, bố trí ngân sách cấp huyện, xã và có các giải pháp huy động các nguồn lực khác tham gia thực hiện Chương trình; chú trọng triển khai thực hiện các hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất, bảo vệ môi trường, tạo sinh kế bền vững và nâng cao thu nhập cho người dân bên cạnh hoạt động đầu tư cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội.
- Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân trong thực hiện phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới.
- Thực hiện các giải pháp nhằm tiếp tục chỉ đạo, tổ chức thực hiện duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí đối với các xã đã đạt chuẩn nông thôn mới; đồng thời triển khai xây dựng xã nông thôn mới nâng cao, xã nông thôn kiểu mẫu đối với các xã đã được công nhận đạt chuẩn xã nông thôn mới; rà soát thôn để tổ chức triển khai xây dựng thôn nông thôn mới và kiểu mẫu.
- Chỉ đạo và phân công các đơn vị cấp huyện trực tiếp hỗ trợ các xã, thôn để triển khai Chương trình theo lĩnh vực phụ trách; thực hiện chế độ giao ban định kỳ giữa cấp huyện, xã theo quy định. Thường xuyên kiểm tra, giám sát, đôn đốc định kỳ và đột xuất tình hình thực hiện Chương trình trên địa bàn để chủ động xử lý, giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện Chương trình; những vấn đề vượt thẩm quyền thì báo cáo, đề xuất UBND tỉnh xem xét, giải quyết.
- Chủ tịch UBND cấp huyện là người chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh về mức độ hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới trên địa bàn và đây là cơ sở để đánh giá kết quả thực hiện hoàn thành nhiệm vụ trong năm của cá nhân Chủ tịch UBND cấp huyện.
- Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo định kỳ, đột xuất theo đúng quy định.
- Chỉ đạo Đảng ủy, Ủy ban nhân dân cấp xã:
+ Khẩn trương, quyết liệt triển khai, tổ chức thực hiện tại địa phương theo Kế hoạch đã được UBND tỉnh và UBND cấp huyện phê duyệt. UBND các xã xây dựng Kế hoạch thực hiện cụ thể từng chỉ tiêu, tiêu chí để thực hiện mục tiêu, nội dung, nhiệm vụ, giải pháp của Chương trình, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương và tiến độ theo yêu cầu của Kế hoạch.
+ Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên Ban Chỉ đạo cấp xã, Ban Phát triển thôn để chỉ đạo tổ chức thực hiện Chương trình. Phát huy tốt vai trò của các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội trong công tác tuyên truyền vận động người dân thực hiện Chương trình, nhất là các tiêu chí do người dân và cộng đồng dân cư thực hiện; thực hiện công khai dân chủ về các nội dung, kế hoạch triển khai xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã để người dân biết, dân bàn và tham gia thực hiện.
+ Thực hiện chế độ giao ban định kỳ giữa Ban Chỉ đạo cấp xã với các Ban Phát triển thôn để kịp thời nắm bắt tình hình và xử lý khó khăn, vướng mắc.
Trên đây là Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới năm 2024 trên địa bàn tỉnh Lào Cai; yêu cầu các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố, các hội, đoàn thể có liên quan thực hiện./.
Nơi nhận:
- TT. TU, HĐND, UBND tỉnh;
- BCĐ TW các Chương trình MTQG;
- Các Bộ: NNPTNT, KHĐT, TC;
- VPĐP nông thôn mới TW;
- Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy;
- UBMTTQ và các đoàn thể tỉnh;
- Các sở, ban, ngành tỉnh;
- Thành viên BCĐ các CT MTQG tỉnh;
- VPĐP nông thôn mới tỉnh;
- Các Huyện ủy, Thị ủy, Thành ủy;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Lãnh đạo Văn phòng;
- BBT Cổng TTĐT tỉnh;
- Lưu: VT, TH1,4, KT1, NLN1,2.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Hoàng Quốc Khánh
Biểu số 01
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN BỘ TIÊU CHÍ NÔNG THÔN MỚI NĂM 2024 CHIA THEO HUYỆN, THỊ XÃ, THÀNH PHỐ
(Kèm theo Kế hoạch số: 98/KH-UBND ngày 06/02/2024 của UBND tỉnh)
TT
Tên huyện/ thành phố/ Thị xã
Kết quả cấp huyện đạt chuẩn NTM đến hết năm 2023
Kế hoạch, mục tiêu cấp huyện đến hết năm 2024
Tổng số xã toàn tỉnh (xã)
Số xã đạt chuẩn đến hết năm 2023
Số xã đạt chuẩn thêm năm 2024
Ghi chú
Cấp huyện đạt chuẩn NTM
Huyện nông thôn mới nâng cao
Số huyện/TP
Tỷ lệ (%)
Số huyện
Tỷ lệ (%)
Số xã
Tỷ lệ (%)
TOÀN TỈNH
127
62
49%
1
Bát Xát
20
8
40%
2
Thị xã Sa Pa
10
3
30%
1
3
Bắc Hà
18
7
39%
1
4
Mường Khương
15
5
33%
5
Văn Bàn
21
10
48%
2
6
Bảo Yên
16
7
44%
5
7
Si Ma Cai
9
4
44%
1
8
Bảo Thắng
1
1
11
11
100%
9
Thành phố Lào Cai
1
1
7
7
100%
Biểu số 02
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN BỘ TIÊU CHÍ NÔNG THÔN MỚI CẤP HUYỆN NĂM 2024
(Kèm theo Kế hoạch số: 98/KH-UBND ngày 06/02/2024 của UBND tỉnh)
TT
Tiêu chí
Huyện
Kế hoạch thực hiện tiêu chí huyện nông thôn mới đến hết năm 2024
Kế hoạch thực hiện tiêu chí huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao đến hết năm 2024
Tổng số tiêu chí đạt
Quy hoạch
Giao thông
Thủy lợi và phòng chống thiên tai
Điện
Y tế - Văn hóa Giáo dục
Kinh tế
Môi trường
Chất lượng môi trường sống
Hệ thống chính trị - An ninh trật tự - Hành chính công
Tổng số tiêu chí đạt
Quy hoạch
Giao thông
Thủy lợi và phòng chống thiên tai
Điện
Y tế - Văn hóa Giáo dục
Kinh tế
Môi trường
Chất lượng môi trường sống
An ninh trật tự Hành chính công
TC1
TC2
TC3
TC4
TC5
TC6
TC7
TC8
TC9
TC1
TC2
TC3
TC4
TC5
TC6
TC7
TC8
TC9
Toàn tỉnh
2
2
6
7
2
2
2
2
2
1
1
1
1
1
1
1
1
1
1
Huyện Bát Xát
1
Đ
2
Huyện Bắc Hà
2
Đ
Đ
3
Huyện Mường Khương
2
Đ
Đ
4
Huyện Si Ma Cai
2
Đ
Đ
5
Huyện Văn Bàn
2
Đ
Đ
6
Huyện Bảo Yên
9
Đ
Đ
Đ
Đ
Đ
Đ
Đ
Đ
Đ
7
Huyện Bảo Thắng
9
Đ
Đ
Đ
Đ
Đ
Đ
Đ
Đ
Đ
9
Đ
Đ
Đ
Đ
Đ
Đ
Đ
Đ
Đ
Biểu số 03
CHI TIẾT KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI NĂM 2024 GIAO CHO CÁC ĐỊA PHƯƠNG THỰC HIỆN
(Kèm theo Kế hoạch số: 98/KH-UBND ngày 06/02/2024 của UBND tỉnh)
TT
Chỉ tiêu
Huyện
Mục tiêu xã đạt chuẩn nông thôn mới
Mục tiêu xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
Lũy kế số xã đạt chuẩn nông thôn mới hết năm 2024 (xã)
Số xã đã được công nhận “Xã đạt chuẩn nông thôn mới” (xã)
Dự kiến số xã được công nhận "Xã đạt chuẩn nông thôn mới" năm 2024 (Xã)
Lỹ kế số xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao hết năm 2024 (xã)
Số xã đã được công nhận đạt chuẩn xã nông thôn mới nâng cao (Xã)
Dự kiến số xã được công nhận “Xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao” năm 2024 (Xã)
Tỉnh
72
62
10
10
5
5
1
Bát Xát
8
8
1
1
Quang Kim
2
Thị xã Sa Pa
4
3
1
Mường Hoa
1
1
3
Bắc Hà
8
7
1
Bản Liền
1
1
4
Mường Khương
5
5
0
5
Văn Bàn
12
10
2
Chiềng Ken, Nậm Dạng
1
1
Võ Lao
6
Bảo Yên
12
7
5
Vĩnh Yên, Cam Cọn, Kim Sơn, Điện Quan, Bảo Hà
1
1
Nghĩa Đô
7
Si Ma Cai
5
4
1
Sán Chải
0
8
Bảo Thắng
11
11
4
3
1
Phú Nhuận
9
Thành phố Lào Cai
7
7
1
1
Đồng Tuyển
Biểu số 04
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN BỘ TIÊU CHÍ NÔNG THÔN MỚI CẤP THÔN TỈNH LÀO CAI TẠI CÁC XÃ ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN KHU VỰC BIÊN GIỚI
(Kèm theo Kế hoạch số: 98/KH-UBND ngày 06/02/2024 của UBND tỉnh)
TT
Tên huyện/ thành phố/ Thị xã
Tổng số thôn (thôn)
Kết quả đến năm 2023
Kế hoạch, mục tiêu cấp thôn đến năm 2024
Ghi chú
Số thôn đạt chuẩn nông thôn mới đến hết năm 2023 (thôn)
Tỷ lệ (%)
Lũy kế mục tiêu số thôn đạt chuẩn nông thôn mới đến hết năm 2024 (thôn)
Tỷ lệ (%)
TỔNG CỘNG
111
20
18%
31
I
Huyện Bát Xát
61
17
28%
21
34%
1
Xã Trịnh Tường
16
7
44%
7
44%
2
Xã Nậm Chạc
8
3
38%
4
50%
3
Xã Y Tý
12
3
25%
4
33%
4
Xã Cốc Mỳ
12
3
25%
4
33%
5
Xã A Lù
13
1
8%
2
15%
II
Huyện Mường Khương
45
2
4%
7
16%
1
Xã Tung Chung Phố
8
1
13%
2
25%
2
Xã Nậm Chảy
11
1
9%
3
Xã Tả Ngài Chồ
9
1
11%
2
22%
4
Xã Dìn Chin
9
1
11%
5
Xã Tả Gia Khâu
8
1
13%
III
Huyện Si Ma Cai
5
1
20%
3
60%
1
Xã Sán Chải
5
1
20%
2
40%
Biểu số 05
TỔNG HỢP KẾ HOẠCH THỰC HIỆN BỘ TIÊU CHÍ QUỐC GIA NÔNG THÔN MỚI NĂM 2024 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI
(Kèm theo Kế hoạch số: 98/KH-UBND ngày 06/02/2024 của UBND tỉnh)
TT
Chỉ tiêu
ĐVT
Lũy kế kết quả thực hiện đến hết năm 2023
Lũy kế kết quả thực hiện đến hết năm 2024
Ghi chú
I
Cấp huyện
-
Huyện, thị xã, thành phố đạt chuẩn nông thôn mới/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới
Cấp huyện
2
2
II
Cấp xã
1
Tổng số xã
Xã
127
127
2
Số tiêu chí đạt chuẩn bình quân/xã
Tiêu chí
3
Số xã được công nhận hoàn thành "Xã đạt chuẩn nông thôn mới"
Xã
62
72
4
Số xã được công nhận hoàn thành "Xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao"
Xã
5
10
III
Kết quả xây dựng nông thôn mới tại thôn, bản
1
Số thôn đạt chuẩn thôn nông thôn mới tại các xã ĐBKK
20
31
2
Thôn đạt chuẩn Thôn nông thôn mới
Thôn
232
269
3
Thôn đạt chuẩn Thôn kiểu mẫu
Thôn
204
240
IV
Kết quả theo Bộ tiêu chí
1
Bộ tiêu chí Xã nông thôn mới
1.1
Số xã đạt theo số lượng tiêu chí
Xã
-
Số xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới)
Xã
62
72
-
Số xã đạt 19 tiêu chí
1
-
Số xã đạt 15-18 tiêu chí
Xã
4
15
-
Số xã đạt 10-14 tiêu chí
Xã
25
40
-
Số xã đạt 5-9 tiêu chí
Xã
32
-
Số xã đạt dưới 5 tiêu chí
3
1.2
Kết quả đạt chuẩn theo từng tiêu chí
-
Quy hoạch
Xã
97
127
-
Giao thông
Xã
95
100
-
Thủy lợi và phòng, chống thiên tai
Xã
126
127
-
Điện
Xã
117
127
-
Trường học
Xã
77
89
-
Cơ sở vật chất văn hóa
Xã
60
72
-
Cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn
Xã
115
127
-
Thông tin và Truyền thông
Xã
86
100
-
Nhà ở dân cư
Xã
77
80
-
Thu nhập
Xã
52
72
-
Nghèo đa chiều
Xã
39
50
-
Lao động
Xã
52
72
-
Tổ chức sản xuất và phát triển kinh tế nông thôn
Xã
51
72
-
Giáo dục và Đào tạo
Xã
110
115
-
Y tế
Xã
71
76
-
Văn hóa
Xã
98
101
-
Môi trường và an toàn thực phẩm
Xã
37
45
-
Hệ thống chính trị và tiếp cận pháp luật
Xã
69
89
-
Quốc phòng và An ninh
Xã
97
100
2
Bộ tiêu chí xã đạt chuẩn NTM nâng cao
2.1
Số xã đạt theo số lượng tiêu chí
Xã
-
Số xã được công nhận đạt chuẩn NTM nâng cao
5
10
-
Số xã đạt 19 tiêu chí
Xã
1
-
Số xã đạt 15-18 tiêu chí
Xã
2
3
-
Số xã đạt 10-14 tiêu chí
Xã
18
20
-
Số xã đạt 5-9 tiêu chí
Xã
28
31
-
Số xã đạt dưới 5 tiêu chí
Xã
40
30
2.2
Kết quả đạt chuẩn theo từng tiêu chí
-
Quy hoạch
Xã
32
84
-
Giao thông
Xã
14
23
-
Thủy lợi và phòng, chống thiên tai
Xã
27
31
-
Điện
Xã
73
77
-
Giáo dục
Xã
7
26
-
Văn hóa
Xã
14
20
-
Cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn
Xã
29
54
-
Thông tin và Truyền thông
Xã
42
46
-
Nhà ở dân cư
Xã
41
45
-
Thu nhập
Xã
23
27
-
Nghèo đa chiều
Xã
14
18
-
Lao động
Xã
20
24
-
Tổ chức sản xuất và phát triển kinh tế nông thôn
Xã
10
12
-
Y tế
Xã
6
15
-
Hành chính công
Xã
71
75
-
Tiếp cận pháp luật
Xã
62
66
-
Môi trường
Xã
15
19
-
Chất lượng môi trường sống
Xã
16
20
-
Quốc phòng và An ninh
Xã
52
60
3
Bộ tiêu chí huyện đạt chuẩn NTM
Huyện
-
Quy hoạch
1
2
-
Giao thông
1
2
-
Thủy lợi và phòng, chống thiên tai
6
6
-
Điện
6
7
-
Y tế - Văn hóa - Giáo dục
1
2
-
Kinh tế
1
2
-
Môi trường
1
2
-
Chất lượng môi trường sống
1
2
-
Hệ thống chính trị - An ninh trật tự - Hành chính công
1
2
4
Bộ tiêu chí huyện đạt chuẩn NTM nâng cao
Huyện
-
Quy hoạch
1
1
-
Giao thông
1
-
Thủy lợi và phòng, chống thiên tai
1
1
-
Điện
1
1
-
Y tế - Văn hóa - Giáo dục
1
-
Kinh tế
1
-
Môi trường
1
1
-
Chất lượng môi trường sống
1
1
-
An ninh, trật tự - Hành chính công
1
1
Biểu số 06
KẾ HOẠCH HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TỈNH LÀO CAI NĂM 2024 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI
(Kèm theo Kế hoạch số: 98/KH-UBND ngày 06/02/2024 của UBND tỉnh)
Đơn vị tính vốn: Triệu đồng
TT
Nội dung, nguồn vốn
Dự kiến Kế hoạch năm 2024
Ghi chú
TỔNG CỘNG
2.653.075
I
Ngân sách Trung ương (nguồn vốn trực tiếp Chương trình NTM)
123.700
1
Đầu tư phát triển
90.980
2
Sự nghiệp
32.720
II
Ngân sách địa phương
732.621
1
Cấp tỉnh
732.621
2
Cấp huyện, xã
III
Vốn lồng ghép (CT DTTS và Miền núi, CT GNBV)
1.686.754
1
Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững
561.335
2
Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
1.125.419
IV
Huy động tổ chức chính trị, xã hội, doanh nghiệp
30.000
V
Huy động cộng đồng và Nhân dân tự nguyện đóng góp
80.000
Biểu số 07
KẾ HOẠCH PHÂN BỔ NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH TRUNG ƯƠNG NĂM 2024
(Kèm theo Kế hoạch số: 98/KH-UBND ngày 06/02/2024 của UBND tỉnh)
TT
Tên đơn vị
Kế hoạch phân bổ nguồn vốn ngân sách trung ương trực tiếp Chương trình MTQG xây dựng NTM năm 2024
Ghi chú
Tổng số
Vốn sự nghiệp
Vốn đầu tư phát triển
Tổng
123.700
32.720
90.980
I
Vốn hỗ trợ các xã
112.385
21.405
90.980
1
UBND huyện Mường Khương
9.388
4.525
4.863
2
UBND Thị xã Sa Pa
6.967
1.550
5.417
3
UBND huyện Văn Bàn
15.889
3.250
12.639
4
UBND huyện Bảo Yên
34.975
2.895
32.080
5
UBND huyện Bảo Thắng
12.797
2.100
10.697
6
UBND huyện Bắc Hà
9.642
2.835
6.807
7
UBND huyện Bát Xát
10.330
2.550
7.780
8
UBND huyện Si Ma Cai
5.490
1.600
3.890
9
UBND Thành phố Lào Cai
6.907
100
6.807
II
Kinh phí các đơn vị cấp tỉnh thực hiện
11.315
11.315
1 Các xã đặc biệt khó khăn khu vực biên giới, gồm các xã: Trịnh Tường, Nậm Chạc, Y Tý, Cốc Mỳ, A Lù/huyện Bát Xát; Tung Chung Phố, Nậm Chảy, Tả Ngài Chồ, Dìn Chin, Tả Gia Khâu/huyện Mường Khương; Sán Chải/huyện Si Ma Cai. | {
"issuing_agency": "Tỉnh Lào Cai",
"promulgation_date": "06/02/2024",
"sign_number": "98/KH-UBND",
"signer": "Hoàng Quốc Khánh",
"type": "Kế hoạch"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Quyet-dinh-19-2014-QD-UBND-thu-tuc-xay-dung-cong-nhan-huong-uoc-quy-uoc-thon-tieu-khu-to-dan-pho-Bac-Kan-255917.aspx | Quyết định 19/2014/QĐ-UBND thủ tục xây dựng công nhận hương ước quy ước thôn tiểu khu tổ dân phố Bắc Kạn | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẮC KẠN
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 19/2014/QĐ-UBND
Bắc Kạn, ngày 10 tháng 10 năm 2014
QUYẾT ĐỊNH
QUY ĐỊNH TRÌNH TỰ, THỦ TỤC XÂY DỰNG, CÔNG NHẬN, SỬA ĐỔI, BỔ SUNG HƯƠNG ƯỚC, QUY ƯỚC Ở THÔN, TIỂU KHU, TỔ DÂN PHỐ VÀ BAN HÀNH BẢN HƯƠNG ƯỚC, QUY ƯỚC MẪU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC KẠN
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC KẠN
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân số 11/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Pháp lệnh Thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn số: 34/2007/PL-UBTVQH11 của Ủy ban thường vụ Quốc hội ngày 20 tháng 4 năm 2007;
Căn cứ Chỉ thị số: 24/1998/CT-TTg ngày 19 tháng 6 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước của làng, bản, thôn, ấp, cụm dân cư;
Căn cứ Thông tư liên tịch số: 03/2000/TTLT-BTP-BVHTT-BTTUBTƯMTTQVN ngày 31 tháng 3 năm 2000 của Bộ Tư pháp - Bộ Văn hóa Thông tin - Ban thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam hướng dẫn việc xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước của làng, bản, thôn, ấp, cụm dân cư;
Căn cứ Thông tư liên tịch số: 04/2001/TTLT-BTP-BVHTT-BTTUBTƯMTTQVN-UBQGDSKHHGĐ ngày 09 tháng 7 năm 2001 của Bộ Tư pháp - Bộ Văn hóa Thông tin - Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam - Ủy ban Quốc gia Dân số, kế hoạch hóa gia đình hướng dẫn bổ sung Thông tư liên tịch số: 03/2000/TTLT-BTP-BVHTT-BTTUBTƯMTTQVN ngày 31 tháng 3 năm 2000 của Bộ Tư pháp - Bộ Văn hóa Thông tin - Ban thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam hướng dẫn việc xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước của làng, bản, thôn, ấp, cụm dân cư về việc thực hiện chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình;
Căn cứ Thông tư số: 70/2007/TT-BNN ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn xây dựng và tổ chức thực hiện Quy ước bảo vệ và phát triển rừng trong cộng đồng dân cư thôn;
Căn cứ Nghị quyết số: 15/2014/NQ-HĐND ngày 18 tháng 7 năm 2014 của HĐND tỉnh định hướng nội dung hương ước, quy ước ở thôn trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp tại Tờ trình số: 236/TTr-STP ngày 29 tháng 9 năm 2014,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Quy định trình tự, thủ tục xây dựng, công nhận, sửa đổi, bổ sung hương ước, quy ước (sau đây gọi chung là quy ước) ở thôn, tiểu khu, tổ dân phố (sau đây gọi chung là thôn). Cụ thể như sau:
Quy ước phải được xây dựng một cách thực sự dân chủ, công khai, phù hợp với các quy định của pháp luật, thực tế tại cơ sở và được thực hiện theo các bước cơ bản như sau:
1. Bước chuẩn bị
a) Thành lập Nhóm soạn thảo
Thành phần Nhóm soạn thảo gồm:
- Trưởng thôn, trưởng tiểu khu, tổ trưởng tổ dân phố (sau đây gọi chung là Trưởng thôn);
- Bí thư chi bộ thôn (nếu có);
- Trưởng Ban công tác Mặt trận thôn và đại diện một số tổ chức thành viên của thôn;
- Đại diện các thành phần trong cộng đồng dân cư thôn: Đại diện một số cơ quan, tổ chức trên địa bàn; Người có uy tín, phẩm chất đạo đức tốt, có kinh nghiệm sống, trình độ văn hóa và hiểu biết về pháp luật, phong tục, tập quán ở địa phương (Cán bộ hưu trí, chức sắc tôn giáo, già làng…).
Trưởng thôn chủ trì, phối hợp với Ban công tác Mặt trận, dưới sự lãnh đạo của chi bộ Đảng ở cơ sở (nếu có) chỉ định thành phần và chỉ đạo Nhóm soạn thảo thực hiện việc soạn thảo.
b) Thu thập tài liệu, phân công soạn thảo
- Nhóm soạn thảo thống nhất các nội dung chính và thời gian soạn thảo quy ước;
- Trưởng thôn phân công soạn thảo và thu thập tài liệu;
2. Bước soạn thảo
a) Xây dựng dự thảo quy ước
Trên cơ sở các nội dung chính đã thống nhất và tài liệu thu thập được, nhóm soạn thảo xây dựng dự thảo quy ước.
b) Tổ chức lấy ý kiến dự thảo quy ước
Dự thảo quy ước được gửi đến cơ quan chính quyền, cấp ủy, lãnh đạo các tổ chức chính trị - xã hội ở xã, phường, thị trấn để lấy ý kiến.
Niêm yết dự thảo tại Nhà văn hóa thôn hoặc phát trên loa truyền thanh cơ sở, mở hộp thư để thu thập ý kiến đóng góp của người dân. Nếu điều kiện cho phép thì gửi đến từng hộ gia đình để lấy ý kiến đóng góp.
Dự thảo quy ước có thể được Hội đồng nhân dân hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã thảo luận, tham gia ý kiến (không được thông qua bằng nghị quyết của Hội đồng nhân dân hoặc quyết định của Ủy ban nhân dân).
c) Tổng hợp ý kiến, hoàn chỉnh dự thảo quy ước
Nhóm soạn thảo tổ chức tổng hợp, tiếp thu các ý kiến tham gia và hoàn chỉnh dự thảo.
3. Bước thông qua quy ước
a) Hội nghị cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình (sau đây gọi chung là hội nghị cử tri).
- Dự thảo quy ước được gửi tới các thành viên dự kiến mời tham gia hội nghị cử tri để thảo luận và thông qua quy ước;
- Trưởng thôn triệu tập toàn bộ cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình trong thôn để thảo luận, thông qua các nội dung của quy ước;
- Hội nghị cử tri chỉ được tiến hành khi có ít nhất hai phần ba tổng số cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình tham dự.
b) Thảo luận
- Đại diện nhóm soạn thảo trình bày dự thảo quy ước;
- Dự thảo quy ước phải được thảo luận kỹ, toàn diện, dân chủ, công khai;
- Nhóm soạn thảo tiếp thu và giải trình các ý kiến tham gia đóng góp vào dự thảo quy ước.
c) Thông qua quy ước
- Trưởng thôn chủ trì, phối hợp với Ban công tác Mặt trận quyết định hình thức biểu quyết thông qua quy ước (giơ tay hoặc bỏ phiếu kín);
- Quy ước chỉ được thông qua khi có trên 50% tổng số cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình tán thành;
- Nếu số người tán thành chưa đạt quá 50% tổng số cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình trong thôn, tổ dân phố thì tổ chức lại hội nghị;
- Trường hợp không tổ chức lại được hội nghị thì Trưởng thôn phát phiếu lấy ý kiến đồng ý thông qua hoặc không nhất trí tới cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình.
4. Bước công nhận quy ước
Trưởng thôn có trách nhiệm gửi ngay quy ước và biên bản hội nghị cử tri sau khi đã được nhóm soạn thảo hoàn chỉnh, có chữ ký của Trưởng thôn, Bí thư chi bộ, Trưởng Ban công tác Mặt trận, già làng (nếu có) và Biên bản hội nghị cử tri tới Ủy ban nhân dân cấp xã.
Trong thời hạn ba ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo của Trưởng thôn, Ủy ban nhân dân cấp xã phải lập hồ sơ trình Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Hồ sơ trình Ủy ban nhân dân cấp huyện gồm có: Quy ước sau khi đã được hoàn chỉnh, có chữ ký của Trưởng thôn, Bí thư chi bộ, Trưởng Ban công tác Mặt trận, già làng (nếu có); Biên bản hội nghị cử tri; Công văn đề nghị công nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã.
Ủy ban nhân dân cấp huyện giao Phòng Tư pháp chủ trì, phối hợp với Phòng Văn hóa - Thông tin và các đơn vị liên quan xem xét, thẩm định nội dung quy ước. Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban nhân dân cấp huyện phải xem xét, ra quyết định công nhận.
Trường hợp không công nhận, Ủy ban nhân dân cấp huyện giao Phòng Tư pháp chủ trì, phối hợp với Phòng Văn hóa - Thông tin và các đơn vị liên quan tham mưu trả lời bằng văn bản, hướng dẫn để cơ sở chỉnh lý, hoàn thiện và trình lại quy ước để công nhận.
5. Tổ chức thực hiện
Trưởng thôn tổ chức niêm yết, tuyên truyền, phổ biến quy ước đến từng thành viên trong cộng đồng và tổ chức thực hiện.
Ủy ban nhân dân cấp xã phối hợp với Mặt trận tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội ở cơ sở chỉ đạo, đôn đốc việc thực hiện quy ước; kiểm tra, phát hiện và kịp thời chấn chỉnh những sai trái, lệch lạc, tiêu cực trong việc thực hiện quy ước; định kỳ báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện và Hội đồng nhân dân cùng cấp việc thực hiện quy ước ở địa phương.
6. Sửa đổi, bổ sung quy ước
Trưởng thôn triệu tập và chủ trì hội nghị cử tri để thảo luận về việc sửa đổi, bổ sung quy ước.
Trình tự, thủ tục sửa đổi, bổ sung quy ước được thực hiện như khi xây dựng quy ước mới.
Không được tùy tiện sửa đổi, bổ sung quy ước đã được phê duyệt.
Điều 2. Ban hành Bản quy ước mẫu trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn (có Bản quy ước mẫu kèm theo).
Điều 3.
Căn cứ vào trình tự, thủ tục và Quy ước mẫu, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện) chỉ đạo Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) tổ chức xây dựng và ban hành quy ước của thôn tại địa phương mình, đồng thời rà soát lại tất cả các quy ước về nội dung và trình tự xây dựng, ban hành cho phù hợp với quy định của pháp luật và tình hình thực tế tại cơ sở. Nếu quy ước nào chưa bảo đảm về trình tự, thủ tục hoặc nội dung chưa hoàn chỉnh, chưa quy định những vấn đề thiết thực của đời sống ở cơ sở, còn những nội dung sao chép nguyên văn quy định của pháp luật hoặc có nội dung trái pháp luật thì phải sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành quy ước mới.
Đối với cộng đồng dân cư thôn được Nhà nước giao rừng theo quy định tại Điều 29 và Điều 30 của Luật Bảo vệ và Phát triển rừng số: 29/2004/QH11 ngày 03 tháng 12 năm 2004 hoặc cư trú trong rừng, gần rừng có thể xây dựng bản quy ước riêng (chỉ quy định nội dung về quản lý, bảo vệ, sử dụng và phát triển rừng) hoặc quy ước chung (quy định các nội dung quản lý, bảo vệ, sử dụng và phát triển rừng được lồng ghép vào quy ước chung của cộng đồng dân cư thôn) theo nội dung, trình tự, thủ tục quy định tại Thông tư số: 70/2007/TT-BNN.
Điều 4. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau mười ngày kể từ ngày ký.
Điều 5. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Tư pháp, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Giám đốc Sở Y tế, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan trên địa bàn tỉnh chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Lý Thái Hải
BẢN QUY ƯỚC MẪU
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 19/2014/QĐ-UBND ngày 10 tháng 10 năm 2014 của UBND tỉnh)
UBND XÃ (PHƯỜNG, THỊ TRẤN)....
THÔN............
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
……....., ngày… tháng… năm……….
QUY ƯỚC
THÔN...........................
LỜI NÓI ĐẦU
Ghi nhận lịch sử hình thành, truyền thống văn hóa, vị trí địa lý, tình hình dân cư của thôn và mục đích của việc xây dựng quy ước thôn.
Nhân dân thôn... đã cùng nhau xây dựng, thống nhất quy ước của thôn với những nội dung như sau:
Phần I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi áp dụng
Quy ước này áp dụng trên địa bàn thôn, quy định về những chuẩn mực ứng xử của các hộ gia đình, cá nhân trong sinh hoạt, sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội và trong mối quan hệ giữa các thành viên gia đình với nhau để xây dựng nếp sống văn hóa; quy định về việc cưới, việc tang, việc lễ, hội: Quy định về an ninh, trật tự, quy định về bảo vệ các công trình công cộng, vệ sinh môi trường,...
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Các cá nhân, tổ chức, hộ gia đình thường trú và tạm trú và du khách ra, vào trên địa bàn thôn có trách nhiệm tuân thủ, thực hiện nghiêm chỉnh các nội của quy ước.
Phần II
NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 3. Về chế độ hội họp
1. Các cuộc họp thôn được tổ chức định kỳ hàng tháng, họp đột xuất.
Trưởng thôn chủ trì, quyết định về thời gian, địa điểm tổ chức, nội dung các cuộc họp.
2. Chủ hộ có trách nhiệm tham gia họp thôn do Trưởng thôn thông báo, nếu bận phải cử người trong gia đình đi thay (người đi thay phải từ đủ 18 tuổi trở lên, có đầy đủ nhận thức và năng lực hành vi). Trường hợp vắng có lý do chính đáng phải thông báo cho Trưởng thôn.
3. Các thành viên tham gia cuộc họp phải có ý thức giữ gìn trật tự, tích cực đóng góp ý kiến, không tự ý bỏ về trước khi kết thúc cuộc họp. Trường hợp vắng mặt không có lý do sẽ không được khiếu nại về những nội dung đã quyết định tại cuộc họp đó.
Điều 4. Về phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân
1. Mọi người trong thôn có trách nhiệm đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong sản xuất, kinh doanh, giải quyết việc làm, truyền đạt kinh nghiệm tăng năng suất và chất lượng trong sản xuất và kinh doanh.
2. Tổ chức vận động toàn dân đẩy mạnh phát triển sản xuất, kinh doanh dịch vụ; chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi theo đúng quy định của pháp luật. Tăng cường áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật, đưa các cây, con giống có năng suất cao vào sản xuất để tăng thêm thu nhập cho người dân. Hoạt động sản xuất, kinh doanh của các hộ gia đình, cá nhân phải gắn với việc bảo vệ sản xuất, kinh doanh và không làm ảnh hưởng đến sản xuất, kinh doanh của người khác.
3. Khuyến khích mọi người, mọi nhà làm giàu chính đáng, mở mang ngành nghề, dịch vụ, nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi gia súc, gia cầm... hoặc các hình thức làm kinh tế khác phù hợp với quy định của pháp luật; duy trì và phát triển nghề phụ, các nghề truyền thống của địa phương nhằm phát huy sản xuất, xóa đói giảm nghèo.
Điều 5. Về xây dựng nông thôn mới (xây dựng đô thị)
1. Mọi người có trách nhiệm tích cực hưởng ứng, thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; vận động nhân dân tự nguyện đóng góp tiền của, công lao động để xây dựng đường nông thôn và các công trình công cộng khác trên địa bàn, hiến đất trong trường hợp cần thiết để xây dựng các công trình phục vụ lợi ích chung của cộng đồng.
2. Các khoản đóng góp xây dựng các công trình công cộng của thôn phải phù hợp với khả năng đóng góp của các hộ gia đình, cá nhân; được bàn bạc thống nhất trong thôn thông qua cuộc họp thôn và phải được đa số các hộ gia đình, cá nhân nhất trí.
3. Toàn thể nhân dân trong thôn có trách nhiệm bảo vệ, duy trì, giữ gìn đường, ngõ sạch, đẹp (xây dựng tuyến phố văn minh xanh, sạch, sáng, đường thông, hè thoáng; bảo vệ không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị - đối với khu vực đô thị). Khi xây dựng nhà, công trình phải xin cấp giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật.
Điều 6. Xây dựng gia đình văn hóa
1. Các thành viên trong gia đình có nghĩa vụ tôn trọng, thương yêu nhau, quan tâm, giúp đỡ nhau, cùng nhau chăm lo đời sống chung của gia đình, đóng góp công sức, tiền, tài sản duy trì cuộc sống chung phù hợp với thu nhập và khả năng thực tế của mình. Giáo dục nề nếp gia phong, dòng họ có ý thức giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa, truyền thống tốt đẹp của gia đình và dòng họ. Tự hòa giải các mâu thuẫn, xích mích trong gia đình, tránh làm liên lụy đến cộng đồng, thôn.
2. Vợ, chồng sống chung thủy, hòa thuận, bình đẳng, không có hành vi bạo lực gia đình, tôn trọng, chia sẻ và giúp đỡ nhau trong mọi công việc; có trách nhiệm nuôi dạy con cái; cùng nhau xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc.
3. Con cháu hiếu thảo, kính trọng, chăm sóc, phụng dưỡng ông, bà, cha, mẹ.
4. Ông, bà sống gương mẫu, chăm lo, dạy bảo con, cháu trở thành người có ích cho xã hội.
5. Xây dựng kinh tế gia đình ổn định, tiêu dùng hợp lý, tiết kiệm, có kế hoạch phát triển kinh tế gia đình, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho các thành viên.
6. Gương mẫu chấp hành đường lối chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tích cực tham gia các phong trào thi đua của địa phương.
7. Các gia đình hằng năm có trách nhiệm đăng ký và phấn đấu đạt danh hiệu “Gia đình văn hóa”.
Điều 7. Xây dựng thôn văn hóa
1. Các gia đình trong thôn phải đoàn kết, giúp đỡ, tương trợ lẫn nhau, giúp nhau trong lúc hoạn nạn, khó khăn; tương thân, tương ái, tạo thuận lợi cho nhau trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày; có trách nhiệm tham gia đóng góp, xây dựng quỹ từ thiện, an ninh, quốc phòng, quỹ đền ơn đáp nghĩa, đóng góp giúp việc tang, ốm đau, thai sản, giúp trẻ em mồ côi, lang thang cơ nhỡ... Không xâm phạm, lấn chiếm đất đai, tài sản, mồ mả, cây trồng, vật nuôi,... của người khác. Không kỳ thị, phân biệt đối xử với những người có điều kiện, hoàn cảnh đặc biệt; Không phân chia bè phái gây mâu thuẫn, mất đoàn kết trong nội bộ thôn;...
2. Tuyên truyền, vận động nhân dân bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, từng bước loại bỏ các hủ tục lạc hậu; xây dựng và duy trì các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao quần chúng.
3. Tích cực xây dựng thôn văn hóa theo tiêu chuẩn của Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”.
4. Vào các dịp lễ tết của quê hương dân tộc, bà con nhân dân trong thôn phải tham gia vệ sinh sạch đẹp đường làng, ngõ xóm. Treo cờ Tổ quốc, trang trí cổng chào theo sự hướng dẫn của Ủy ban nhân dân xã.
Điều 8. Thực hiện chính sách dân số - gia đình và trẻ em
1. Mỗi cặp vợ chồng chỉ sinh 01 hoặc 02 con, không sinh con thứ 03; không phân biệt đối xử giữa con trai và con gái. Mỗi cặp vợ chồng chủ động, tự nguyện sử dụng biện pháp tránh thai để thực hiện kế hoạch hóa gia đình.
2. Không lựa chọn giới tính thai nhi.
3. Các thành viên trong gia đình có trách nhiệm bảo vệ, chăm sóc và giáo dục con cái, trẻ em phát triển cả về mặt thể lực và trí lực để trở thành người có ích cho gia đình và xã hội; phải tạo điều kiện để con, em trong độ tuổi đến trường học tập.
4. Nghiêm cấm mọi hành vi vi phạm quyền trẻ em, vi phạm pháp luật. Không để trẻ em bị lạm dụng tình dục, trẻ em tham gia lao động nặng nhọc, độc hại và bị ảnh hưởng các tệ nạn xã hội khác.
5. Trẻ em phải được tiêm chủng đầy đủ, được chăm sóc nuôi dưỡng tốt nhất trong khả năng của mỗi gia đình để trẻ em không bị suy dinh dưỡng. Trẻ em từ khi sinh ra phải được đăng ký khai sinh trong thời hạn 60 ngày.
6. Huy động đóng góp, xây dựng quỹ khuyến học, khuyến tài ở thôn để khuyến khích người vượt khó học giỏi, người đỗ đạt cao, tạo điều kiện học tập để phát triển tài năng (tùy từng địa phương quy định hình thức, mức đóng góp, khuyến khích cho phù hợp).
Điều 9. Thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội
1. Về việc cưới
a) Tổ chức việc cưới phải đảm bảo theo đúng quy định của Luật Hôn nhân và gia đình như: Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên mới được kết hôn, trước khi tổ chức lễ cưới đôi nam nữ phải đến Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn làm thủ tục đăng ký kết hôn theo đúng quy định; Không tổ chức cưới tảo hôn hoặc vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng. Không được ép buộc, gả bán hoặc khôi phục những thủ tục lạc hậu. (Tùy điều kiện từng thôn, có thể bổ sung quy định cấm hôn nhân cận huyết - kết hôn giữa những người có họ trong phạm vi ba đời).
b) Việc cưới đảm bảo tổ chức tiết kiệm, vui tươi, lành mạnh, phù hợp với phong tục, tập quán và hoàn cảnh gia đình, không làm ảnh hưởng đến giao thông, trật tự công cộng, không thách cưới cao (tùy vào phong tục, tập quán và điều kiện của từng địa phương để có mức quy định phù hợp). Khuyến khích tổ chức lễ cưới hỏi theo nếp sống mới mới, tổ chức hình thức cưới tiệc trà, văn nghệ và báo hỷ sau ngày cưới thay cho tổ chức tiệc mặn tại gia đình.
c) Trong đám cưới, hạn chế sử dụng rượu, bia; khuyến khích không mời và sử dụng thuốc lá, thuốc lào; không được sử dụng các thiết bị âm thanh gây tiếng ồn vượt quá mức quy định của pháp luật làm ảnh hưởng đến xung quanh và trật tự công cộng. Không được mở loa đài, băng đĩa nhạc sau 22 giờ và trước 06 giờ sáng.
2. Về việc tang
a) Khi có người qua đời các gia đình phải thông báo với Trưởng hoặc Phó Trưởng thôn để thông báo cho nhân dân trong thôn biết và phải đến UBND xã nơi cư trú để làm thủ tục khai tử trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày qua đời. Khi nhận được thông báo các hộ gia đình nên bố trí người đến giúp đỡ gia đình có tang.
b) Việc tổ chức tang lễ chu đáo, trang nghiêm, gọn nhẹ, tiết kiệm phù hợp với phong tục tập quán, bản sắc văn hóa và hoàn cảnh của từng gia đình.
c) Không được để thi hài người quá cố quá 48 giờ. Trường hợp qua đời do bệnh dịch lây nhiễm nguy hiểm thì phải tổ chức chôn cất ngay theo quy định của của Bộ Y tế; không thực hiện các hủ tục lạc hậu như: Lăn đường, bắc cầu, rải tiền vàng mã, tiền Việt Nam và tiền nước ngoài trên đường khi đưa tang, “không khóc thuê, khóc mướn”.
(Tùy điều kiện của từng địa phương quy định cụ thể về trách nhiệm, mức đóng góp của các cá nhân, gia đình trong việc giúp đỡ các gia đình có việc cưới, việc tang).
3. Về lễ hội
Lễ hội là sinh hoạt văn hóa tinh thần thể hiện tập quán, truyền thống tốt đẹp của nhân dân, phải được tiến hành theo nghi thức sang trọng, tiết kiệm, phù hợp với truyền thống văn hóa dân tộc; nội dung phong phú, lành mạnh, nhằm giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc, quê hương đất nước.
Không tổ chức các trò chơi mang tính chất cờ bạc dưới bất kỳ hình thức nào trong lễ hội. Nghiêm cấm việc lợi dụng lễ hội để tổ chức các hoạt động mê tín dị đoan, các hoạt động không phù hợp với thuần phong mỹ tục của dân tộc và trái pháp luật. Không đốt đồ mã trong khu vực lễ hội.
Điều 10. Về bảo vệ an ninh, trật tự công cộng, phòng, chống tội phạm và tệ nạn xã hội
1. Mọi người có trách nhiệm giữ gìn, bảo vệ an ninh trật tự trong thôn. Không có những hành vi, phát ngôn trái với đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, trái với thuần phong mỹ tục, tập quán tốt đẹp của quê hương, đất nước.
2. Mọi hoạt động ban đêm sau 22 giờ đến trước 06 giờ sáng ngày hôm sau không được gây ồn ào ảnh hưởng đến người khác.
3. Không được thực hiện các hành vi làm hư hại công trình công cộng (như: trường học, bệnh viện, trạm xá, đường giao thông, trạm điện, công trình nước sạch...). Không được kích động, gây rối trật tự, làm mất đoàn kết, gây gổ hằn thù, đánh chửi nhau. Nghiêm cấm đánh bạc, chứa bạc dưới mọi hình thức. Có ý thức đấu tranh phòng và chống các tệ nạn trộm cắp, rượu chè bê tha, sử dụng ma túy trái phép, mại dâm, truyền bá, kích động văn hóa phẩm đồi trụy,...
4. Khi phát hiện người gây rối, những người có hành vi vi phạm pháp luật phải báo ngay cho Trưởng thôn hoặc Tổ trưởng tổ an ninh để kịp thời ngăn chặn, xử lý theo quy định.
5. Thành lập các tổ chức tự quản của thôn, xây dựng hòm thư tố giác tội phạm, quy định giờ giấc sinh hoạt của các thành viên trong cộng đồng dân cư để góp phần đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn; xây dựng thôn đạt tiêu chuẩn “An toàn về an ninh trật tự”.
6. Khuyến khích giải quyết các tranh chấp về quyền lợi, mâu thuẫn cá nhân, hộ gia đình thông qua hòa giải ở thôn.
7. Đơn thư khiếu kiện của công dân phải gửi đúng cơ quan có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật về khiếu nại; không được gửi đơn khiếu nại vượt cấp; không lôi kéo để khiếu kiện vượt cấp, khiếu kiện đông người.
Điều 11. Về vệ sinh môi trường
1. Mọi gia đình và cá nhân đều phải có trách nhiệm giữ gìn vệ sinh môi trường. Các hộ gia đình trong hoạt động sản xuất, kinh doanh không được vứt các loại bao bì, rác phế thải, không được để các loại nước thải chưa qua xử lý ra nơi công cộng gây ô nhiễm môi trường.
2. Mọi người phải có ý thức giữ gìn sức khỏe cho mình và những người thân, phải thực hiện ăn chín, uống sôi, tẩm màn và tiêm phòng đúng quy định của cơ sở y tế để phòng, chống dịch bệnh. Làm tốt công tác vệ sinh môi trường, đường làng, ngõ xóm sạch đẹp, phát quang bờ, bụi, quét dọn đường giao thông...
3. Các hộ gia đình ở trên địa bàn thôn phải có công trình vệ sinh (hố tiêu, nhà xí) sạch sẽ, kín đáo; giếng, bể nước, nhà tắm... hợp vệ sinh. Các xác chết động vật phải được chôn lấp cẩn thận, không được vứt bừa bãi làm ô nhiễm môi trường.
4. Các hộ gia đình, cá nhân phải dùng nước sạch để sinh hoạt.
Điều 12. Về chăn nuôi gia súc, gia cầm
1. Việc chăn nuôi gia súc, gia cầm của các hộ gia đình, cá nhân phải phù hợp với tập quán, truyền thống, đảm bảo hợp vệ sinh và không gây ảnh hưởng đến gia súc, gia cầm, cây trồng, hoa màu của người khác. Đối với ruộng đang có lúa, ngô nghiêm cấm chăn thả gia súc, không được chăn thả gia cầm ở ruộng mạ và vùng lúa mới cấy. Nếu người nào vi phạm thì bị phê bình trước cuộc họp toàn thôn, buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu và đền bù thiệt hại.
2. Trâu, bò, ngựa, dê... của các hộ gia đình, cá nhân phải được chăn dắt cẩn thận. Ban đêm phải nhốt vào chuồng. Nếu để trâu, bò, ngựa, dê... đi phá ruộng vườn, phá nương của người khác tùy thuộc mức độ thiệt hại thì phải bồi thường.
(Các thôn có thể quy định mức phạt hoặc mức bồi thường thiệt hại cho phù hợp với thực tiễn).
3. Mọi gia đình có trách nhiệm chấp hành tốt các quy định của luật về thú y như: Tiêm phòng đầy đủ cho đàn gia súc, gia cầm. Thực hiện các biện pháp (phòng là chính) để không phát sinh và lây lan dịch bệnh. Đối với gia súc, gia cầm bị bệnh, bị dịch không được buôn bán, vận chuyển, giết mổ. Khi phát hiện bị bệnh, dịch thì báo cáo với Trưởng thôn để tổ chức tiêu hủy hoặc xử lý theo quy định của pháp luật, tránh lây lan dịch bệnh...
Điều 13. Bảo vệ và phát triển rừng
1. Mọi người trong thôn có trách nhiệm bảo vệ hệ sinh thái rừng; khuyến khích trồng cây gây rừng, phủ xanh đất trống, đồi trọc, các hình thức thiết thực, tích cực hưởng ứng thực hiện Tết trồng cây...
2. Nghiêm cấm mọi hành vi phá rừng, đốt rừng, lấn chiếm rừng, đất trồng rừng, khai thác, mua bán, vận chuyển lâm sản, săn bắt động vật rừng trái phép...
3. Trong mùa hanh khô, các cá nhân, hộ gia đình và chủ rừng chủ động làm đường băng cản lửa những khu vực trọng điểm dễ xảy ra cháy rừng ở các khu rừng tự nhiên, rừng trồng. Việc canh tác nương rẫy trong rừng, ven rừng phải tuân thủ hướng dẫn, kiểm tra, giám sát của trưởng thôn, cán bộ lâm nghiệp và kiểm lâm trên địa bàn.
(Những nội dung về bảo vệ và phát triển rừng chỉ ghi trong quy ước của thôn có rừng hoặc cư trú gần rừng)
Điều 14. Về tín ngưỡng, tôn giáo
1. Tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người theo đúng chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước; mỗi người có thể theo hoặc không theo một tôn giáo nào.
2. Nghiêm cấm việc ép buộc người khác theo đạo, bỏ đạo hoặc lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo để phá hoại hòa bình, độc lập, thống nhất đất nước; kích động bạo lực hoặc tuyên truyền chiến tranh, tuyên truyền trái với pháp luật, chính sách của Nhà nước; chia rẽ nhân dân, chia rẽ các dân tộc, chia rẽ tôn giáo; gây rối trật tự công cộng, xâm hại đến tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự, tài sản của người khác.
3. Vận động toàn thể nhân dân đấu tranh, bài trừ các tổ chức tôn giáo và các nhóm hoạt động bất hợp pháp trên địa bàn. Nghiêm cấm mọi người dân theo các đạo lạ trái pháp luật và các tổ chức bất hợp pháp.
4. Các hoạt động sinh hoạt văn hóa tâm linh, tổ chức hiếu, hỷ, thờ cúng phải phù hợp với phong tục tập quán, đảm bảo phát huy truyền thống văn hóa. Trường hợp gia đình có người ốm đau phải đưa đi chữa trị tại các cơ sở y tế, không dùng các biện pháp cúng bái thay thế cho phương pháp chữa trị y học. Cấm việc lợi dụng các sinh hoạt văn hóa tâm linh để hoạt động mê tín dị đoan.
Điều 15. Xây dựng và quản lý các loại quỹ
(Tùy đặc điểm của các thôn có thể quy định việc thu, nộp một số loại quỹ không được trái với quy định của pháp luật như: Quỹ thăm hỏi ốm đau, việc hiếu, hỷ, Quỹ Khuyến học, khuyến tài…)
Điều 16. Về các biện pháp thưởng, phạt
1.Về khen thưởng
Hộ gia đình, cá nhân có thành tích trong việc xây dựng và thực hiện Quy ước của Thôn được ghi nhận công lao, thành tích vào sổ vàng truyền thống; được nêu gương người tốt, việc tốt trên hệ thống loa truyền thanh hoặc tại các hội nghị toàn thôn; được bình xét công nhận gia đình văn hóa; được công nhận các hình thức khen thưởng khác do cộng đồng tự thỏa thuận; được đề nghị các cấp chính quyền khen thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua khen thưởng.
(Các thôn có thể quy định bổ sung các biện pháp thưởng bằng tiền hoặc hiện vật có tính chất động viên, khuyến khích)
2. Về xử lý vi phạm
Hộ gia đình, cá nhân nào vi phạm các điều khoản trong quy ước của thôn tùy theo mức độ mà xử lý bằng các hình thức sau đây:
a) Vi phạm lần đầu và lỗi nhẹ áp dụng hình thức phê bình, nhắc nhở trước cuộc họp toàn thể nhân dân của thôn;
b) Vi phạm lần thứ hai trở lên, trên cơ sở thảo luận thống nhất trong tập thể cộng đồng không đề nghị bình xét công nhận “Gia đình văn hóa” (nếu là hộ gia đình).
(Có thể căn cứ vào tình hình thực tế của thôn để đưa hình thức phạt khác nhau nhưng không được đặt ra các biện pháp xử phạt nặng nề xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản, quyền lợi hợp pháp khác của công dân trái với quy định của pháp luật hiện hành).
3. Đối với các hành vi vi phạm pháp luật phải được chuyển tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật, không bao che, xử lý nội bộ ở thôn.
Điều 17. Các nội dung khác
Tùy theo điều kiện kinh tế - xã hội, trình độ dân trí, phong tục tập quán cụ thể của từng thôn, quy ước có thể quy định các nội dung khác (ví dụ: quy định khoảng cách giữa đất trồng lúa với đất trồng cây lâu năm; quy định mức bồi thường khi có thiệt hại nhỏ; quy định biện pháp xử lý hoặc bồi thường khi để gia súc ăn lúa, ngô và hoa màu khác…) trên cơ sở không trái với chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và phù hợp với thực tiễn.
Phần III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Quy ước được phổ biến, quán triệt đến mọi gia đình. Mọi người trong thôn, người vãng lai có mặt tại địa bàn đều phải có trách nhiệm thực hiện.
Chỉ bộ Đảng hoặc Ban công tác Mặt trận lãnh đạo, các tổ chức xã hội và đoàn thể nhân dân vận động, giáo dục mọi thành viên tổ chức mình thực hiện tốt nội dung quy ước.
Trưởng thôn là người quản lý, điều hành thực hiện quy ước, định kỳ hàng năm tiến hành kiểm điểm việc thực hiện quy ước, biểu dương người thực hiện tốt, phê bình và có biện pháp xử lý thích hợp với người vi phạm, đồng thời rà soát, sửa đổi, bổ sung nội dung quy ước cho phù hợp.
Quy ước này của thôn….. đã được thông qua tại hội nghị nhân dân ngày…. tháng… năm…. Mọi người cam kết thực hiện đúng nội dung quy ước sau khi được phê duyệt./.
TRƯỞNG THÔN
(Ký và ghi rõ họ tên)
TRƯỞNG BAN CÔNG TÁC MẶT TRẬN
(Ký và ghi rõ họ tên)
BÍ THƯ CHI BỘ
(Ký và ghi rõ họ tên)
ĐẠI DIỆN
GIÀ LÀNG (nếu có)
(Ký và ghi rõ họ tên)
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH | {
"issuing_agency": "Tỉnh Bắc Kạn",
"promulgation_date": "10/10/2014",
"sign_number": "19/2014/QĐ-UBND",
"signer": "Lý Thái Hải",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Van-hoa-Xa-hoi/Quyet-dinh-02-2010-QD-UBND-sua-doi-Quyet-dinh-76-2005-QD-UBND-Ke-hoach-phat-trien-kinh-te-xa-hoi-5-nam-2006-2010-101515.aspx | Quyết định 02/2010/QĐ-UBND sửa đổi Quyết định 76/2005/QĐ-UBND Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 - 2010 | ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ CẦN THƠ
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------
Số: 02/2010/QĐ-UBND
Cần Thơ, ngày 11 tháng 01 năm 2010
QUYẾT ĐỊNH
SỬA ĐỔI QUYẾT ĐỊNH SỐ 76/2005/QĐ-UBND NGÀY 14 THÁNG 12 NĂM 2005 CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ CẦN THƠ BAN HÀNH KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 5 NĂM 2006 - 2010 THÀNH PHỐ CẦN THƠ
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị quyết số 11/2009/NQ-HĐND ngày 09 tháng 12 năm 2009 của Hội đồng nhân dân thành phố về việc sửa đổi Nghị quyết số 31/2005/NQ-HĐND ngày 14 tháng 7 năm 2005 của Hội đồng nhân dân thành phố Cần Thơ;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Sửa đổi đoạn 2,5,7, khoản 3, Mục II, Phần thứ hai Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 - 2010 thành phố Cần Thơ ban hành kèm theo Quyết định số 76/2005/QĐ-UBND ngày 14 tháng 12 năm 2005 của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ, cụ thể như sau:
- Đến năm 2010, thu nhập bình quân đầu người (theo giá hiện hành) là 30,7 triệu đồng, quy ra đô la: 1.770 USD; theo giá so sánh năm 1994 quy ra đô la: 1.347 USD.
- Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ thu ngoại tệ 5 năm: 3.610 triệu USD; tổng kim ngạch nhập khẩu 5 năm: 2.578 triệu USD.
- Tổng vốn đầu tư trên địa bàn 5 năm: 85.154 tỷ đồng.
Điều 2.
1. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày và đăng báo Cần Thơ chậm nhất là năm ngày, kể từ ngày ký.
2. Giao Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư làm đầu mối theo dõi, tổng hợp tình hình triển khai thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 - 2010 thành phố Cần Thơ của các Sở, Ban, ngành, quận, huyện; kịp thời báo cáo, đề xuất các chủ trương, chính sách, giải pháp nhằm tổ chức thực hiện thắng lợi Kế hoạch này.
3. Giám đốc sở, Thủ trưởng cơ quan ban, ngành thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện căn cứ Điều 1 của Quyết định này có trách nhiệm cụ thể hóa Kế hoạch này; thường xuyên hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các đơn vị thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ và kế hoạch được giao; đồng thời, phối hợp chặt chẽ trong quá trình triển khai thực hiện và gởi các báo cáo về Sở Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, Giám đốc sở, Thủ trưởng cơ quan ban, ngành thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện và các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- VP Chính phủ (HN, TP.HCM);
- Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra VBQPPL);
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
- Bộ Tài chính;
- BCĐ Tây Nam bộ;
- TT. Thành ủy;
- TT. HĐND thành phố;
- UBMTTQVN thành phố;
- CT và các PCT. UBND thành phố;
- Sở, Ban, ngành, đoàn thể thành phố;
- UBND quận, huyện;
- VP Thành ủy;
- VP Đoàn ĐBQH và HĐND thành phố;
- VP UBND thành phố (2,3);
- Trung tâm Công báo;
- Báo Cần Thơ;
- Đài PT-TH thành phố Cần Thơ;
- Website Chính phủ;
- Lưu VT.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Trần Thanh Mẫn | {
"issuing_agency": "Thành phố Cần Thơ",
"promulgation_date": "11/01/2010",
"sign_number": "02/2010/QĐ-UBND",
"signer": "Trần Thanh Mẫn",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/The-thao-Y-te/Chi-thi-01-2008-CT-UBND-tang-cuong-van-dong-hien-mau-nhan-dao-nam-2008-61203.aspx | Chỉ thị 01/2008/CT-UBND tăng cường vận động hiến máu nhân đạo năm 2008 | ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
*****
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
*******
Số: 01/2008/CT-UBND
TP. Hồ Chí Minh, ngày 04 tháng 01 năm 2008
CHỈ THỊ
VỀ TĂNG CƯỜNG VẬN ĐỘNG HIẾN MÁU NHÂN ĐẠO NĂM 2008
Trong nhiều năm qua, phong trào hiến máu nhân đạo của thành phố ngày càng phát triển, đã đáp ứng phần nhu cầu về máu cho cấp cứu và điều trị ở các bệnh viện trên địa bàn thành phố, góp phần cứu sống hàng ngàn bệnh nhân khỏi cơn bệnh hiểm nghèo. Hàng năm với số lượng máu sạch, an toàn, tiếp nhận được năm sau cao hơn năm trước nhưng nhu cầu cho cấp cứu, phẫu thuật điều trị ngày càng tăng, nên có lúc vẫn chưa đáp ứng đầy đủ, kịp thời, người bệnh vẫn còn chờ đợi máu.
Để đáp ứng nhu cầu đủ máu an toàn cho cấp cứu và điều trị bệnh nhân, Ủy ban nhân dân thành phố Chỉ thị như sau:
1. Thủ trưởng các Sở-ngành, các tổ chức Đoàn thể chính trị-xã hội, các cơ quan, đơn vị, Công ty, Xí nghiệp, Trường học, các đơn vị Lực lượng vũ trang thành phố và Ủy ban nhân dân 24 quận-huyện tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền vận động hiến máu nhân đạo, phấn đấu năm 2008 đạt trên 85.000 đơn vị máu, chất lượng máu sạch trên 94% tích cực vận động người hiến máu nhân đạo tự nguyện hiến 350ml - 450ml trên 30%, với chỉ tiêu cụ thể như sau:
a) Giao Trung tâm Hiến máu nhân đạo trực thuộc Hội Chữ thập đỏ thành phố phối hợp với các sở - ngành, các Đoàn thể chính trị-xã hội, các cơ quan, đơn vị Lực lượng vũ trang, các Công ty, Xí nghiệp, Trường học, Hội Sinh viên thành phố tiếp tục tuyên truyền vận động phấn đấu đạt trên 32.800 đơn vị máu trong năm 2008.
b) Giao Ban chỉ đạo vận động Hiến máu nhân đạo 24 quận-huyện tiếp tục tuyên truyền vận động phấn đấu đạt trên 52.200 đơn vị máu trong năm 2008 theo chỉ tiêu phân bổ sau:
+ Quận 3, quận Bình Thạnh, quận Gò Vấp : 3.300 đơn vị
+ Quận 1, quận 5, quận 6, quận 10 : 3.200 đơn vị
+ Quận 11 : 3.100 đơn vị
+ Quận Phú Nhuận : 3.000 đơn vị
+ Quận Thủ Đức : 2.600 đơn vị
+ Quận 8, quận Tân Bình : 2.500 đơn vị
+ Quận 4 : 2.000 đơn vị
+ Quận 7, quận Tân Phú : 1.600 đơn vị
+ Quận 9, quận Bình Tân : 1.500 đơn vị
+ Huyện Bình Chánh : 1.400 đơn vị
+ Quận 2, quận 12 : 1.200 đơn vị
+ Huyện Củ Chi : 1.100 đơn vị
+ Huyện Hóc Môn, huyện Nhà Bè, huyện Cần Giờ: 900 đơn vị
2. Trung tâm Hiến máu nhân đạo, Ban chỉ đạo vận động Hiến máu nhân đạo các quận - huyện, phường-xã cần có kế hoạch cụ thể để tổ chức triển khai thực hiện, đảm bảo số lượng và chất lượng về máu, tích cực tuyên truyền vận động hiến máu nhân đạo phù hợp với nguyên tắc nhân đạo quốc tế Hội Chữ thập đỏ và thực hiện đúng chế độ bồi dưỡng sức khoẻ đối với người hiến máu nhân đạo theo Thông tư số 40/2007/TT-BTC ngày 23 tháng 4 năm 2007 của Bộ Tài chính.
3. Sở Văn hóa và Thông tin, Đài Tiếng nói nhân dân, Đài Truyền hình thành phố phối hợp với Trung tâm Hiến máu nhân đạo xây dựng kế hoạch tuyên truyền hàng năm nhân ngày 07 tháng 4 “Ngày toàn dân hiến máu nhân đạo”, ngày 14 tháng 6 “Ngày Thế giới tôn vinh hiến máu” và mở chuyên mục “Hiến máu cứu người”. Đồng thời có kế hoạch tập trung tuyên truyền các đợt cao điểm của chương trình hiến máu nhân đạo thành phố.
4. Sở Y tế chỉ đạo Bệnh viện Truyền máu Huyết học phối hợp chặt chẽ với Trung tâm Hiến máu nhân đạo chuyển giao máu đạt số lượng, chất lượng, đảm bảo yêu cầu chuyên môn, kỹ thuật, trang thiết bị xét nghiệm, phân tích máu, để đảm bảo cung cấp an toàn cho bệnh nhân. Đồng thời chỉ đạo các Trung tâm Y tế quận, huyện, y tế cơ quan các Sở, Ban, ngành, Lực lượng vũ trang, Công ty, Xí nghiệp, Trường học tích cực tham gia tuyên truyền vận động phối hợp với Trung tâm Hiến máu nhân đạo khám tuyển chọn người hiến máu, nhằm đảm bảo nguồn máu cung cấp có chất lượng và an toàn.
5. Trung tâm Hiến máu nhân đạo trực thuộc Hội Chữ Thập đỏ thành phố phối hợp chặt chẽ với Ban Thi đua khen thưởng kịp thời tôn vinh khen thưởng các cá nhân, gia đình, tập thể và người có công tuyên truyền vận động nhiều người tham gia hiến máu nhân đạo.
6. Trung tâm Hiến máu nhân đạo có kế hoạch duy trì bảo quản trang thiết bị phục vụ cho công tác tiếp nhận máu. Thường xuyên phối hợp Ban Dự án Trung tâm Truyền máu khu vực Chợ Rẫy tổ chức tập huấn, đào tạo chuyên môn, kỹ năng vận động hiến máu nhân đạo, kỹ năng tiếp xúc với người hiến máu nhân đạo nhằm thực hiện đạt kết quả cao công tác hiến máu nhân đạo năm 2008.
Phong trào vận động hiến máu nhân đạo của thành phố là một phần trong những hoạt động xã hội mang ý nghĩa nhân đạo, cần được thực hiện thường xuyên, liên tục và triển khai sâu rộng trong toàn thể cán bộ, công nhân viên, hội viên, tình nguyện viên Hội Chữ Thập đỏ, đoàn viên thanh niên, hội sinh viên và nhân dân cùng tham gia. Ủy ban nhân dân thành phố yêu cầu Thủ trưởng các Sở-ngành, Đoàn thể, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận-huyện tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền vận động hiến máu nhân đạo; đồng thời quan tâm chỉ đạo tổ chức thực hiện tốt Chỉ thị này.
Chỉ thị này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký./.
Nơi nhận :
- Bộ Y tế;
- Hội Chữ thập đỏ Việt Nam;
- Cục Kiểm tra văn bản-Bộ Tư pháp;
- Thường trực Thành ủy;
- Thường trực HĐND/TP;
- TTUB: CT, các PCT;
- Ban Tuyên giáo Thành ủy;
- Văn phòng Thành ủy;
- UBMTTQ và các Đoàn thể TP;
- Các Sở, Ngành TP;
- UBND các quận, huyện;
- Hội Chữ thập đỏ thành phố;
- Bệnh viện Chợ Rẫy;
- Bệnh viện Truyền máu Huyết học;
- Trung tâm Hiến máu nhân đạo;
- Các Báo, Đài thành phố;
- VPHĐ-UB: CPVP;
- Phòng VX, THKH;
- TTCB; Lưu: VT, (VX/P) D.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Thị Thu Hà | {
"issuing_agency": "Thành phố Hồ Chí Minh",
"promulgation_date": "04/01/2008",
"sign_number": "01/2008/CT-UBND",
"signer": "Nguyễn Thị Thu Hà",
"type": "Chỉ thị"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Doanh-nghiep/Quyet-dinh-55-2004-QD-TTg-Doanh-nghiep-nha-nuoc-hang-dac-biet-51979.aspx | Quyết định 55/2004/QĐ-TTg Doanh nghiệp nhà nước hạng đặc biệt | THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
********
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
Số: 55/2004/QĐ-TTg
Hà Nội, ngày 06 tháng 4 năm 2004
QUYẾT ĐỊNH
CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 55/2004/QĐ-TTG NGÀY 06 THÁNG 4 NĂM 2004 PHÊ DUYỆT DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC HẠNG ĐẶC BIỆT
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Nghị định số 26/CP ngày 23 tháng 5 năm 1993 của Chính phủ quy định chế độ tiền lương mới trong các doanh nghiệp;
Căn cứ Quyết định số 185/TTg ngày 28 tháng 3 năm 1996 của Thủ tướng Chính phủ về doanh nghiệp nhà nước hạng đặc biệt;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và xã hội,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Xếp doanh nghiệp nhà nước hạng đặc biệt đối với Công ty mua, bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp thuộc Bộ Tài chính.
Điều 2. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ trưởng Bộ Tài chính chịu trách nhiệm hướng dẫn việc chuyển xếp lương và phụ cấp chức vụ của các viên chức quản lý doanh nghiệp Nhà nước hạng đặc biệt đối với Công ty Mua, Bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Công ty Mua, bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nguyễn Tấn Dũng
(Đã ký) | {
"issuing_agency": "Thủ tướng Chính phủ",
"promulgation_date": "06/04/2004",
"sign_number": "55/2004/QĐ-TTg",
"signer": "Nguyễn Tấn Dũng",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tien-te-Ngan-hang/Thong-tu-lien-tich-02-1997-NHNN-TC-phat-hanh-tin-phieu-kho-bac-qua-Ngan-hanh-Nha-nuoc-sua-doi-01-NHNN-TC-40687.aspx | Thông tư liên tịch 02/1997/NHNN-TC phát hành tín phiếu kho bạc qua Ngân hành Nhà nước sửa đổi 01/NHNN-TC | BỘ TÀI CHÍNH-NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
********
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
Số: 02/1997/NHNN-TC
Hà Nội, ngày 04 tháng 6 năm 1997
THÔNG TƯ LIÊN TỊCH
CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM - BỘ TÀI CHÍNHSỐ 02/1997/NHNN-TC NGÀY 4 THÁNG 6 NĂM 1997 SỬA ĐỔI, BỔ SUNGTHÔNG TƯ LIÊN BỘ NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC - BỘ TÀI CHÍNHSỐ 01/NHNN-TC NGÀY 10/02/1995 HƯỚNG DẪN VIỆCPHÁT HÀNH TÍN PHIẾU KHO BẠCQUA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
Căn cứ Nghị định số 72/CP ngày 26/07/1994 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế phát hành trái phiếu Chính phủ; Để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ công tác huy động vốn cho Ngân sách Nhà nước và cho đầu tư phát triển, liên tịch Ngân hàng Nhà nước - Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư liên bộ số 01/NHNN-TC ngày 10/02/1995 về việc phát hành tín phiếu Kho bạc qua Ngân hàng Nhà nước như sau:
I. SỬA ĐỔI MỘT SỐ ĐIỂM CỦA THÔNG TƯ LIÊN BỘSỐ 01/NHNN-TC NGÀY 10/02/1995:
1. Thay điểm 7 cũ bằng điểm 7 mới như sau:
"7. Đối tượng tham gia đấu thầu tín phiếu, trái phiếu Kho bạc bao gồm:
7.1. Các tổ chức tín dụng hoạt động tại Việt Nam: Các Ngân hàng thương mại quốc doanh, Ngân hàng thương mại cổ phần, Ngân hàng liên doanh, Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài và các công ty tài chính;
7.2. Các Công ty bảo hiểm, Quỹ bảo hiểm, Quỹ đầu tư;
7.3. Các Tổng công ty Nhà nước được thành lập theo quyết định số 90/TTg và 91/TTg ngày 07/03/1994 của Thủ tướng Chính phủ.
Các đối tượng muốn tham gia đấu thầu phải có đủ các điều kiện sau:
- Có tư cách pháp nhân, được thành lập theo luật pháp hiện hành của Việt Nam;
- Có vốn pháp định từ 20 tỷ đồng Việt Nam trở lên đối với các đối tượng thuộc mục 7.1 và 7.2; Có nguồn vốn kinh doanh từ 200 tỷ đồng Việt Nam trở lên đối với các đối tượng thuộc mục 7.3;
- Có tài khoản tiền đồng Việt Nam mở tại Ngân hàng;
- Chấp hành đầy đủ các thủ tục và quy định về đấu thầu tín phiếu Kho bạc, trái phiếu Kho bạc.
- Có đơn xin tham gia thị trường gửi đến Ngân hàng Nhà nước.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xem xét các điều kiện, tiêu chuẩn của các đối tượng tham gia đấu thầu để cấp giấy công nhận thành viên cũng như việc thu hồi giấy công nhận thành viên tham gia đầu thầu tín phiếu Kho bạc, trái phiếu Kho bạc".
2. Thay điểm 15.1 và 15.2 cũ bằng điểm 15.1 và 15.2 mới như sau:
"15.1.- trong phạm vi 2 ngày làm việc tiếp theo sau ngày đấu thầu, các đơn vị trúng thầu phải thanh toán toàn bộ tiền mua tín phiếu, trái phiếu Kho bạc theo giá bán tín phiếu, trái phiếu Kho bạc được xác định trong thông báo trúng thầu, đồng thời được Ngân hàng Nhà nước cấp chứng chỉ hoặc ghi có tài khoản tín phiếu, trái phiếu Kho bạc (đối với loại ghi sổ). Trường hợp các thành viên trúng thầu chậm làm thủ tục thanh toán sau ngày thanh toán đã quy định, Ngân hàng nhà nước trích tiền ký quỹ và tiền gửi của các thành viên trúng thầu (đối với các thành viên trúng thầu là các tổ chức tín dụng) hoặc đề nghị Ngân hàng nơi thành viên mở tài khoản trích tiền gửi của các thành viên trúng thầu (đối với các thành viên là các đối tượng nêu tại mục 7.2 và 7.3 nêu trên) chuyển cho Ngân hàng Nhà nước. Trường hợp số dư trên tài khoản tiền gửi của các thành viên trúng thầu không đủ để thanh toán thì phần kết quả trúng thầu chưa được thanh toán sẽ bị huỷ bỏ và toàn bộ tiền ký quỹ của thành viên đó tại Ngân hàng Nhà nước sẽ được trích chuyển nộp Ngân hàng Nhà nước."
"15.2. Ngân hàng Nhà nước ghi có tài khoản của kho bạc Nhà nước Trung ương mở tại Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước toàn bộ số tiền thực thu từ các thành viên trúng thầu thanh toán tiền mua tín phiếu, trái phiếu Kho bạc vào ngày thứ 3 sau ngày tổ chức đấu thầu."
3/ Thay đoạn "Ban đấu thầu.... của Ngân hàng Nhà nước" tại điểm 17 bằng đoạn "Ban đấu thầu Liên Bộ có 06 thành viên: 3 thành viên của Ngân hàng Nhà nước trong đó một Vụ trưởng của NHNN làm trưởng ban và 1 phó vụ trưởng; 3 thành viên của Bộ tài chính (Kho bạc Nhà nước Trung ương) trong đó có 1 hoặc 2 lãnh đạo Kho bạc Nhà nước Trung ương."
4/ Thay cụm từ " Cục kho bạc Nhà nước" bằng cụm từ "Kho bạc nhà nước Trung ương" tại các điểm 14 và 15.3.
5/ Thay cụm từ "tín phiếu Kho bạc" bằng cụm từ "trái phiếu Kho bạc" trong điểm 19.
II- BỔ SUNG VÀO THÔNG TƯ LIÊN BỘ SỐ 01/NHNN-TCNGÀY 10/02/1995 CÁC NỘI DUNG SAU ĐÂY:
1/ Bổ sung vào cuối câu đầu của điểm 9 cụm từ "Lãi suất chỉ đạo có thể được công bố trong thông báo đấu thầu"
2/ Bổ sung vào cuối điểm 11: Giờ mở thầu quy định là 13 giờ 30 phút của ngày đấu thầu. Việc đấu thầu có thể được thực hiện qua mạng máy vi tính, Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn trình tự, thủ tục đấu thầu qua mạng máy vi tính để bảo đảm chính xác, an toàn và bảo mật cao.
3/ Bổ sung thêm việc phát hành trái phiếu Kho bạc qua Ngân hàng Nhà nước:
3.1- Trái phiếu Kho bạc là loại trái phiếu Chính phủ có kỳ hạn từ 1 năm trở lên do Bộ Tài chính phát hành dưới hình thức ghi sổ và chứng chỉ để bù đắp thiếu hụt của Ngân sách và cho đầu tư phát triển.
3.2- Giá bán trái phiếu kho bạc áp dụng chung cho các đơn vị trúng thầu được tính theo phương pháp sau:
3.2.1- Đối với loại trái phiếu chiết khấu: áp dụng công thức tính giá theo lãi suất chiết khấu của tín phiếu được quy định tại điểm 13 của Thông tư liên bộ số 01/NHNN-TC ngày 10/02/1995.
3.2.2 Đối với loại trái phiếu thanh toán gốc và lãi một lần khi đến hạn:
- Giá bán trái phiếu bằng 100% mệnh giá;
- Số tiền thanh toán trái phiếu khi đến hạn được tính theo công thức sau:
T = G + (G x Ls x t)
Trong đó:
T: tổng số tiền (gốc + lãi) trái phiếu Kho bạc được thanh toán khi đến hạn.
G: giá bán (mệnh giá hoặc gốc) trái phiếu Kho bạc.
Ls: lãi suất trái phiếu Kho bạc trúng thầu. (tính theo tỷ lệ %/năm)
t: kỳ hạn trái phiếu (tính theo năm)
3.2.3. Đối với loại trái phiếu trả lãi định kỳ.
- Giá bán trái phiếu bằng 100% mệnh giá;
- Tiền lãi trả định kỳ được tính theo công thức sau:
Ls
L = G x
k
Trong đó:
L: số tiền lãi thanh toán định kỳ.
G: giá bán (gốc hoặc mệnh) giá trái phiếu.
Ls: lãi suất trái phiếu Kho bạc trúng thầu (%/năm).
k: số lần thanh toán lãi trong một năm.
Trước ngày thanh toán lãi một ngày, Bộ Tài chính (KBNN) chuyển toàn bộ số tiền lãi phải thanh toán trong kỳ cho Ngân hàng Nhà nước để thanh toán cho người sở hữu trái phiếu. Khi đến hạn thanh toán trái phiếu, người sở hữu trái phiếu được thanh toán toàn bộ số tiền gốc và lãi của kỳ lĩnh lãi cuối cùng (= G + L).
3.3. Mọi quy chung và quy định cụ thể khác về đặc điểm, trình tự, thủ tục... phát hành và thanh toán trái phiếu Kho bạc được áp dụng giống như đối với tín phiếu Kho Bạc (quy định tại Thông tư liên bộ số 01/NHNN-TC ngày 10/2/1995 và phần sửa đổi, bổ sung của Thông tư này).
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký. Ngân hàng Nhà nước sửa đổi, bổ sung các văn bản có liên quan sau khi trao đổi thống nhất với Bộ Tài chính.
Chu Văn Nguyễn
(Đã ký)
Lê Thị Băng Tâm
(Đã ký)v | {
"issuing_agency": "Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước",
"promulgation_date": "04/06/1997",
"sign_number": "02/1997/NHNN-TC",
"signer": "Chu Văn Nguyễn, Lê Thị Băng Tâm",
"type": "Thông tư liên tịch"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Giao-thong-Van-tai/Thong-tu-39-2015-TT-BGTVT-huong-dan-Hiep-dinh-Nghi-dinh-thu-van-tai-duong-bo-Viet-Nam-Campuchia-292464.aspx | Thông tư 39/2015/TT-BGTVT hướng dẫn Hiệp định Nghị định thư vận tải đường bộ Việt Nam Campuchia | BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 39/2015/TT-BGTVT
Hà Nội, ngày 31 tháng 07 năm 2015
THÔNG TƯ
HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA HIỆP ĐỊNH VÀ NGHỊ ĐỊNH THƯ THỰC HIỆN HIỆP ĐỊNH VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ GIỮA CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ CHÍNH PHỦ HOÀNG GIA CAMPUCHIA
Căn cứ Hiệp định vận tải đường bộ giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Hoàng gia Campuchia ký ngày 01 tháng 6 năm 1998 (sau đây gọi tắt là “Hiệp định”);
Căn cứ Nghị định thư thực hiện Hiệp định vận tải đường bộ giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Hoàng gia Campuchia ký ngày 10 tháng 10 năm 2005 (sau đây gọi tắt là “Nghị định thư”);
Căn cứ Nghị định số 107/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế và Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam,
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư hướng dẫn thi hành một số điều của Hiệp định và Nghị định thư thực hiện Hiệp định vận tải đường bộ giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Hoàng gia Campuchia.
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này hướng dẫn thi hành một số điều của Hiệp định và Nghị định thư thực hiện Hiệp định vận tải đường bộ giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Hoàng gia Campuchia.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với các tổ chức và cá nhân có liên quan đến hoạt động vận tải người và hàng hóa bằng đường bộ qua lại biên giới giữa hai nước Việt Nam và Campuchia.
Chương II
CÁC CẶP CỬA KHẨU VÀ QUY ĐỊNH ĐỐI VỚI PHƯƠNG TIỆN, LÁI XE, NGƯỜI ĐI TRÊN XE
Điều 3. Các cặp cửa khẩu
Việt Nam
Campuchia
1. Lệ Thanh (Gia Lai)
1. Oyadav (Andong Pich-Rattanakiri)
2. Bu Prăng (Đắc Nông)
2. O Raing (Mundulkiri)
3. Hoa Lư (Bình Phước)
3. Trapeang Sre (Snoul-Kratie)
4. Xa Mát (Tây Ninh)
4. Trapeing Phlong (Tbong Khmum)
5. Mộc Bài (Tây Ninh)
5. Bavet (Svay Rieng)
6. Tịnh Biên (An Giang)
6. Phnom Den (Takeo)
7. Hà Tiên (Kiên Giang)
7. Prek Chak (Lork-Kam Pot)
Điều 4. Quy định đối với phương tiện
1. Phương tiện của Việt Nam thực hiện Hiệp định là phương tiện có Giấy đăng ký phương tiện và biển số do cơ quan có thẩm quyền của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cấp. Phương tiện bao gồm phương tiện thương mại và phương tiện phi thương mại.
2. Phương tiện thương mại bao gồm:
a) Xe vận tải hành khách theo tuyến cố định, vận tải hành khách theo hợp đồng, vận tải khách du lịch: có từ 10 chỗ ngồi trở lên (kể cả người lái xe);
b) Xe taxi: có 05 chỗ ngồi (kể cả người lái xe);
c) Xe vận tải hàng hóa: xe tải, xe đầu kéo, rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc đi theo đầu kéo. Xe tải hoặc xe đầu kéo nối với rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được tính là một xe.
3. Phương tiện phi thương mại không quá 09 chỗ ngồi (kể cả người lái xe) bao gồm:
Xe công vụ thuộc quyền sử dụng của các cơ quan, tổ chức gồm:
Xe của các cơ quan trung ương của Đảng, Quốc hội và Chính phủ, văn phòng các Bộ, cơ quan ngang Bộ; cơ quan thuộc Chính phủ, các cơ quan thuộc Bộ, thuộc cơ quan ngang Bộ, thuộc cơ quan thuộc Chính phủ;
Xe của các cơ quan ngoại giao, các đại sứ quán, các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ có trụ sở tại Việt Nam;
Xe của các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội, đoàn thể, các tổ chức sự nghiệp ở trung ương và địa phương;
b) Xe do người ngoại quốc tự lái: phương tiện sử dụng bởi người có hộ chiếu của nước thứ ba cấp (hộ chiếu không phải của Việt Nam hoặc Campuchia);
c) Xe cứu hỏa, xe cứu thương.
4. Phương tiện thương mại phải được gắn thiết bị giám sát hành trình, có niên hạn sử dụng và có phù hiệu, biển hiệu theo quy định hiện hành.
5. Phương tiện khi xuất cảnh, nhập cảnh qua cửa khẩu phải chịu sự quản lý, kiểm tra, kiểm soát, giám sát của các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cửa khẩu theo quy định pháp luật của mỗi Bên ký kết.
Điều 5. Thời gian và phạm vi hoạt động của phương tiện
1. Mỗi chuyến đi, phương tiện được phép ở lại lãnh thổ của Bên ký kết kia không quá 30 ngày kể từ ngày nhập cảnh. Trường hợp quá thời hạn quy định mà có lý do chính đáng (thiên tai, tai nạn, hỏng không sửa chữa kịp) sẽ được gia hạn, mỗi lần gia hạn không quá 10 ngày kể từ ngày hết hạn xuất cảnh.
2. Phạm vi hoạt động: các phương tiện được phép hoạt động tại các tỉnh, thành phố của Bên ký kết kia và qua lại các cặp cửa khẩu theo quy định tại Điều 3 của Thông tư này.
3. Phương tiện không được phép vận tải hàng hóa hoặc hành khách giữa hai điểm trong lãnh thổ của Bên ký kết kia (trừ trường hợp được cơ quan có thẩm quyền của Bên ký kết kia cho phép).
Điều 6. Quy định về giấy tờ của phương tiện
Khi xuất cảnh, nhập cảnh qua cửa khẩu và lưu hành, phương tiện phải có các giấy tờ còn hiệu lực cùng bản dịch tiếng Anh hoặc bản dịch tiếng quốc gia của nước đến có chứng thực (trừ trường hợp giấy tờ được in song ngữ bằng tiếng Việt và tiếng Khơ-me hoặc tiếng Việt và tiếng Anh hoặc tiếng Khơ-me và tiếng Anh) để xuất trình các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cửa khẩu và cơ quan chức năng khi được yêu cầu, cụ thể:
1. Đối với phương tiện thương mại vận tải hành khách
a) Giấy đăng ký phương tiện;
b) Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường;
c) Giấy phép liên vận Việt Nam - Campuchia;
d) Danh sách hành khách (đối với phương tiện vận tải hành khách theo tuyến cố định được quy định tại Phụ lục 1a ban hành kèm theo Thông tư này; đối với phương tiện vận tải hành khách theo hợp đồng và vận tải khách du lịch được quy định tại Phụ lục 1b ban hành kèm theo Thông tư này). Riêng với vận tải hành khách theo tuyến cố định, danh sách hành khách phải có xác nhận của bến xe (đối với phía Campuchia nếu chưa có bến xe thì xác nhận của nơi đón trả khách). Danh sách hành khách không áp dụng đối với vận tải hành khách bằng xe taxi;
đ) Hợp đồng vận tải hành khách (đối với phương tiện vận tải hành khách theo hợp đồng);
e) Giấy bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc đối với bên thứ ba;
g) Tờ khai phương tiện vận tải đường bộ tạm nhập - tái xuất hoặc tạm xuất - tái nhập.
2. Đối với phương tiện thương mại vận tải hàng hóa
a) Giấy đăng ký phương tiện;
b) Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường;
c) Giấy phép liên vận Việt Nam - Campuchia;
d) Phiếu gửi hàng;
đ) Tờ khai hải quan đối với hàng hóa;
e) Giấy bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc đối với bên thứ ba;
g) Tờ khai phương tiện vận tải đường bộ tạm nhập - tái xuất hoặc tạm xuất - tái nhập.
3. Đối với phương tiện phi thương mại
a) Giấy đăng ký phương tiện;
b) Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường;
c) Giấy phép liên vận Việt Nam - Campuchia;
d) Giấy bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc đối với bên thứ ba;
đ) Tờ khai phương tiện vận tải đường bộ tạm nhập - tái xuất hoặc tạm xuất - tái nhập.
Điều 7. Ký hiệu phân biệt quốc gia của phương tiện
1. Ký hiệu phân biệt quốc gia của Campuchia là KH; ký hiệu phân biệt quốc gia của Việt Nam là VN. Ký hiệu phân biệt quốc gia do cơ quan cấp phép phát hành cùng với việc cấp Giấy phép liên vận. Phương tiện của Việt Nam phải gắn ký hiệu phân biệt quốc gia ở kính trước và phía sau phương tiện.
2. Mẫu ký hiệu phân biệt quốc gia của Việt Nam quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 8. Quy định đối với lái xe, người đi trên phương tiện
1. Lái xe điều khiển phương tiện xuất cảnh, nhập cảnh qua cửa khẩu phải có hộ chiếu hoặc có giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế phù hợp với điều ước quốc tế mà hai nước là thành viên và thị thực do cơ quan có thẩm quyền cấp (trừ trường hợp được miễn thị thực) cùng với giấy phép lái xe quốc gia hoặc quốc tế phù hợp với loại xe mà mình điều khiển.
2. Người đi trên phương tiện xuất cảnh, nhập cảnh qua cửa khẩu phải có hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế phù hợp với điều ước quốc tế mà hai nước là thành viên và thị thực do cơ quan có thẩm quyền cấp (trừ trường hợp được miễn thị thực).
3. Lái xe điều khiển phương tiện, người đi trên phương tiện khi xuất cảnh, nhập cảnh qua cửa khẩu phải chịu sự quản lý, kiểm tra, kiểm soát, giám sát của các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cửa khẩu theo quy định pháp luật của mỗi Bên ký kết.
Chương III
GIẤY PHÉP VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ QUỐC TẾ VIỆT NAM - CAMPUCHIA
Điều 9. Đối tượng được cấp Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế Việt Nam - Campuchia
Đối tượng được cấp Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế Việt Nam - Campuchia là các doanh nghiệp, hợp tác xã của Việt Nam phải đáp ứng các điều kiện sau:
1. Hoạt động kinh doanh vận tải trong nước từ 03 năm trở lên; không bị tuyên bố phá sản hoặc không ở trong tình trạng tuyên bố phá sản.
2. Đối với người điều hành vận tải: phải có trình độ từ đại học trở lên đối với các chuyên ngành kinh tế, kỹ thuật và có tổng thời gian công tác tại doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải liên tục từ 03 năm trở lên.
3. Đối với vận tải hành khách: phải đăng ký và thực hiện hạng chất lượng dịch vụ vận tải hành khách từ hạng 3 sao trở lên theo tiêu chuẩn cơ sở chất lượng dịch vụ vận tải hành khách do Bộ Giao thông vận tải ban hành.
Điều 10. Quy định về cấp Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế Việt Nam - Campuchia
1. Cơ quan cấp Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế Việt Nam - Campuchia: Tổng cục Đường bộ Việt Nam.
2. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế Việt Nam - Campuchia:
a) Đơn đề nghị cấp Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế Việt Nam - Campuchia theo mẫu tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu của Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô (đối với các doanh nghiệp, hợp tác xã theo quy định phải có Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô) hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có đăng ký ngành nghề vận tải bằng xe ô tô (đối với doanh nghiệp, hợp tác xã theo quy định chưa cần phải có Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô);
c) Phương án kinh doanh vận tải đường bộ quốc tế Việt Nam - Campuchia theo mẫu tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này;
d) Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu Báo cáo tài chính của doanh nghiệp, hợp tác xã trong 3 năm liên tiếp gần nhất được cơ quan tài chính địa phương hoặc đơn vị kiểm toán xác nhận;
đ) Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu văn bằng của người điều hành vận tải và hợp đồng lao động với doanh nghiệp, hợp tác xã (trừ trường hợp người điều hành vận tải là một trong các chức danh sau: Giám đốc doanh nghiệp, Giám đốc hợp tác xã, Chủ tịch hội đồng quản trị hợp tác xã, Chủ nhiệm hợp tác xã);
e) Bản đăng ký chất lượng dịch vụ vận tải hành khách (đối với doanh nghiệp, hợp tác xã vận tải hành khách).
3. Quy định về xử lý hồ sơ:
a) Doanh nghiệp, hợp tác xã nộp 01 bộ hồ sơ cho Tổng cục Đường bộ Việt Nam. Trường hợp hồ sơ cần bổ sung, sửa đổi, Tổng cục Đường bộ Việt Nam thông báo trực tiếp (đối với hồ sơ nộp trực tiếp) hoặc bằng văn bản các nội dung cần bổ sung, sửa đổi đến doanh nghiệp, hợp tác xã trong thời gian tối đa không quá 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ;
b) Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ đúng quy định, Tổng cục Đường bộ Việt Nam cấp Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế Việt Nam - Campuchia cho doanh nghiệp, hợp tác xã. Trường hợp từ chối không cấp, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;
c) Việc tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả được thực hiện tại trụ sở của cơ quan cấp giấy phép, qua đường bưu điện hoặc bằng các hình thức phù hợp khác.
4. Doanh nghiệp, hợp tác xã nộp lệ phí cấp Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế Việt Nam - Campuchia theo quy định của Bộ Tài chính.
5. Thời hạn của Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế Việt Nam - Campuchia là 05 năm nhưng không quá thời hạn của Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.
6. Mẫu Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế Việt Nam - Campuchia quy định tại Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này.
7. Khi Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế Việt Nam - Campuchia hết thời hạn, doanh nghiệp, hợp tác xã lập hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế Việt Nam - Campuchia theo quy định tại khoản 2 của Điều này. Trường hợp Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế Việt Nam - Campuchia bị mất hoặc hư hỏng (trường hợp bị mất giấy phép phải nêu rõ lý do), doanh nghiệp, hợp tác xã lập hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế Việt Nam - Campuchia theo quy định tại điểm a khoản 2 của Điều này. Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế Việt Nam - Campuchia hết hạn hoặc hư hỏng nộp về Tổng cục Đường bộ Việt Nam cùng với hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế Việt Nam - Campuchia.
8. Các doanh nghiệp, hợp tác xã đã được cấp Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế Việt Nam - Campuchia trước khi Thông tư này có hiệu lực thi hành vẫn tiếp tục sử dụng cho đến hết thời hạn của Giấy phép và phải đăng ký thực hiện hạng chất lượng dịch vụ vận tải hành khách theo quy định tại khoản 3 Điều 9 của Thông tư này.
Điều 11. Thu hồi Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế Việt Nam - Campuchia
1. Doanh nghiệp, hợp tác xã bị thu hồi Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế Việt Nam - Campuchia khi vi phạm một trong các trường hợp sau:
a) Cố ý cung cấp thông tin sai lệch trong hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế Việt Nam - Campuchia;
b) Không kinh doanh vận tải đường bộ quốc tế Việt Nam - Campuchia trong thời hạn 01 năm liên tục;
c) Kinh doanh loại hình vận tải không đúng theo Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế Việt Nam - Campuchia;
d) Khi Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh bị cơ quan có thẩm quyền thu hồi;
đ) Khi các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cửa khẩu đề nghị thu hồi vì lý do vi phạm liên quan đến các hoạt động xuất nhập cảnh, xuất nhập khẩu tại cửa khẩu;
e) Không đáp ứng được một trong các điều kiện quy định tại Điều 9 của Thông tư này.
2. Trình tự thu hồi Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế Việt Nam - Campuchia:
a) Tổng cục Đường bộ Việt Nam ban hành Quyết định thu hồi Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế Việt Nam - Campuchia và thông báo quyết định thu hồi Giấy phép đến Sở Giao thông vận tải và các cơ quan có liên quan để phối hợp thực hiện;
b) Doanh nghiệp, hợp tác xã nộp lại Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế Việt Nam - Campuchia và Giấy phép liên vận Việt Nam - Campuchia cho Tổng cục Đường bộ Việt Nam và dừng toàn bộ các hoạt động kinh doanh vận tải Việt Nam - Campuchia ngay khi Quyết định thu hồi có hiệu lực.
3. Doanh nghiệp, hợp tác xã vi phạm khoản 1 của Điều này sẽ không được cấp Giấy phép mới trong thời hạn 01 năm kể từ ngày bị thu hồi.
Chương IV
GIẤY PHÉP LIÊN VẬN VIỆT NAM - CAMPUCHIA CHO PHƯƠNG TIỆN
Điều 12. Giấy phép liên vận Việt Nam - Campuchia
1. Giấy phép liên vận Việt Nam - Campuchia cấp cho phương tiện thương mại thuộc các doanh nghiệp, hợp tác xã được cấp Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế Việt Nam - Campuchia để đi lại nhiều lần, mỗi lần không quá 30 ngày, có giá trị 01 năm kể từ ngày cấp nhưng không quá thời hạn của Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế Việt Nam - Campuchia.
2. Giấy phép liên vận Việt Nam - Campuchia cấp cho phương tiện phi thương mại đi lại một lần và có thời hạn không quá 30 ngày kể từ ngày cấp.
3. Xe cứu hỏa, xe cứu thương được miễn Giấy phép liên vận Việt Nam - Campuchia khi đi qua lại biên giới giữa hai nước.
4. Mẫu Giấy phép liên vận Việt Nam - Campuchia (gồm sổ Giấy phép liên vận Việt Nam - Campuchia dành cho phương tiện thương mại và phi thương mại,
phù hiệu liên vận Việt Nam - Campuchia) quy định tại Phụ lục 6a, phụ lục 6b và Phụ lục 6c ban hành kèm theo Thông tư này.
5. Phù hiệu liên vận Việt Nam - Campuchia được gắn ở góc phía trên bên phải của kính trước (nhìn từ trong xe).
Điều 13. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép liên vận Việt Nam - Campuchia
1. Đối với phương tiện thương mại
a) Đơn đề nghị cấp Giấy phép liên vận Việt Nam - Campuchia quy định tại Phụ lục 7a ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Giấy đăng ký phương tiện và hợp đồng thuê phương tiện với tổ chức, cá nhân cho thuê tài chính hoặc cho thuê tài sản nếu phương tiện không thuộc sở hữu của đơn vị kinh doanh vận tải. Trường hợp xe đăng ký thuộc sở hữu của thành viên hợp tác xã phải có giấy đăng ký phương tiện và hợp đồng dịch vụ giữa thành viên với hợp tác xã, trong đó quy định hợp tác xã có quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ quản lý, sử dụng, điều hành xe ô tô thuộc sở hữu của thành viên hợp tác xã;
c) Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường;
d) Bản sao văn bản chấp thuận khai thác tuyến, văn bản thay thế phương tiện hoặc văn bản bổ sung phương tiện của cơ quan quản lý tuyến và hợp đồng đón trả khách tại bến xe khách ở Việt Nam và bến xe khách hoặc nơi đón trả khách ở Campuchia (đối với phương tiện kinh doanh tuyến vận tải hành khách cố định giữa Việt Nam và Campuchia).
2. Đối với phương tiện phi thương mại
a) Đơn đề nghị cấp Giấy phép liên vận Việt Nam - Campuchia quy định tại Phụ lục 7b ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Giấy đăng ký phương tiện, trường hợp phương tiện không thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân thì phải kèm theo hợp đồng của tổ chức, cá nhân với tổ chức cho thuê tài chính hoặc tổ chức, cá nhân có chức năng cho thuê tài sản theo quy định của pháp luật;
c) Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường;
d) Quyết định cử đi công tác của cơ quan có thẩm quyền (trừ xe do người ngoại quốc tự lái).
3. Các giấy tờ quy định tại các điểm b, c khoản 1 của Điều này và các điểm b, c, d khoản 2 của Điều này phải là bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu.
Điều 14. Quy định về cấp Giấy phép liên vận Việt Nam - Campuchia
1. Quy định về xử lý hồ sơ:
a) Tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ cho cơ quan cấp Giấy phép. Trường hợp hồ sơ cần bổ sung, sửa đổi, cơ quan cấp phép thông báo trực tiếp (đối với hồ sơ nộp trực tiếp) hoặc bằng văn bản các nội dung cần bổ sung, sửa đổi đến tổ chức, cá nhân đề nghị cấp Giấy phép trong thời gian tối đa không quá 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ;
b) Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đúng quy định, cơ quan cấp phép cấp Giấy phép liên vận Việt Nam - Campuchia; trường hợp từ chối không cấp, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;
c) Việc tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả được thực hiện tại trụ sở cơ quan cấp giấy phép, qua đường bưu điện hoặc bằng các hình thức phù hợp khác.
2. Tổ chức, cá nhân nộp lệ phí cấp Giấy phép liên vận Việt Nam - Campuchia theo quy định của Bộ Tài chính.
3. Khi Giấy phép liên vận Việt Nam - Campuchia hết hạn, tổ chức, cá nhân lập hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy phép liên vận Việt Nam - Campuchia theo quy định tại Điều 13 của Thông tư này. Trường hợp giấy phép bị mất hoặc hư hỏng (trường hợp bị mất phải có văn bản nêu rõ lý do), tổ chức, cá nhân lập hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy phép liên vận Việt Nam - Campuchia theo quy định tại khoản 1 Điều 13 (đối với phương tiện thương mại) hoặc khoản 2 Điều 13 (đối với phương tiện phi thương mại) của Thông tư này. Giấy phép cấp cho phương tiện thương mại hết hạn hoặc hư hỏng nộp về cơ quan cấp Giấy phép cùng với hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy phép liên vận Việt Nam - Campuchia.
Điều 15. Cơ quan cấp Giấy phép liên vận Việt Nam - Campuchia
1. Tổng cục Đường bộ Việt Nam cấp Giấy phép liên vận Việt Nam - Campuchia cho các loại phương tiện sau:
a) Xe công vụ thuộc quyền sử dụng của các cơ quan, tổ chức gồm:
Xe của các cơ quan trung ương của Đảng, Quốc hội và Chính phủ, văn phòng các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các cơ quan thuộc Bộ, thuộc cơ quan ngang Bộ; thuộc các cơ quan thuộc Chính phủ;
Xe của các cơ quan ngoại giao, các đại sứ quán, các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ có trụ sở tại Hà Nội;
Xe của các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội, đoàn thể, các tổ chức sự nghiệp ở trung ương.
b) Phương tiện thương mại.
2. Sở Giao thông vận tải địa phương cấp Giấy phép liên vận Việt Nam - Campuchia cho phương tiện phi thương mại của các cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc các đối tượng còn lại đóng trên địa bàn địa phương.
3. Sở Giao thông vận tải địa phương nơi có cửa khẩu biên giới giáp với Campuchia theo quy định tại Hiệp định, ngoài việc cấp Giấy phép theo quy định tại khoản 2 Điều này còn được cấp Giấy phép cho phương tiện phi thương mại của các tổ chức, cá nhân đóng trên địa bàn các tỉnh khác của Việt Nam đi qua cửa khẩu tại địa phương mình quản lý.
Điều 16. Thu hồi Giấy phép liên vận Việt Nam - Campuchia
1. Doanh nghiệp, hợp tác xã bị thu hồi Giấy phép liên vận Việt Nam - Campuchia khi vi phạm một trong các trường hợp sau:
a) Không thực hiện đúng các nội dung ghi trong Giấy phép liên vận hoặc vi phạm các quy định về quản lý hoạt động vận tải;
b) Trong thời gian 03 tháng kể từ ngày được cấp Giấy phép liên vận không hoạt động vận tải liên vận Việt Nam - Campuchia;
c) Trong thời gian 06 tháng liên tục không hoạt động vận tải liên vận Việt Nam - Campuchia từ 03 chuyến trở lên (chuyến được tính là cả lượt xe đi và về);
d) Không thực hiện chế độ báo cáo hoạt động vận tải liên vận Việt Nam - Campuchia theo quy định tại Điều 21 của Thông tư này;
đ) Bị thu hồi Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế Việt Nam - Campuchia.
2. Doanh nghiệp, hợp tác xã vi phạm khoản 1 của Điều này sẽ không được cấp Giấy phép mới cho phương tiện trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày bị thu hồi.
3. Giấy phép liên vận đã cấp cho doanh nghiệp, hợp tác xã trước khi Thông tư này có hiệu lực thi hành vẫn có giá trị cho đến hết thời hạn của Giấy phép.
4. Trình tự thu hồi Giấy phép liên vận Việt Nam - Campuchia:
a) Cơ quan cấp Giấy phép liên vận ban hành Quyết định thu hồi Giấy phép và thông báo đến cơ quan có liên quan để phối hợp thực hiện;
b) Doanh nghiệp, hợp tác xã nộp lại Giấy phép cho cơ quan cấp Giấy phép liên vận và dừng toàn bộ các hoạt động kinh doanh vận tải Việt Nam - Campuchia ngay khi Quyết định thu hồi có hiệu lực.
Điều 17. Gia hạn Giấy phép liên vận Campuchia - Việt Nam và thời gian lưu hành tại Việt Nam cho phương tiện của Campuchia
1. Đối tượng được gia hạn: phương tiện của Campuchia hết hạn giấy phép hoặc quá thời gian lưu hành tại Việt Nam nếu có lý do chính đáng (thiên tai, tai nạn, hỏng không sửa chữa kịp) sẽ được gia hạn và mỗi lần gia hạn không quá 10 ngày kể từ ngày hết hạn lưu trú.
2. Thẩm quyền gia hạn: Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi phương tiện gặp sự cố.
3. Hồ sơ gia hạn bao gồm: Giấy phép liên vận Campuchia - Việt Nam (bản chính); Giấy đăng ký phương tiện (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu); đơn đề nghị gia hạn theo mẫu tại Phụ lục 8 ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Quy định về xử lý hồ sơ
a) Tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp cho Sở Giao thông vận tải địa phương nơi phương tiện gặp sự cố;
b) Trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ đúng quy định, Sở Giao thông vận tải gia hạn Giấy phép liên vận Campuchia - Việt Nam cho phương tiện của Campuchia, việc gia hạn được thực hiện tại mục gia hạn trong Giấy phép liên vận Campuchia - Việt Nam; trường hợp không gia hạn phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do ngay trong ngày nhận hồ sơ.
Chương V
QUY ĐỊNH VỀ TUYẾN VẬN TẢI HÀNH KHÁCH CỐ ĐỊNH BẰNG XE Ô TÔ GIỮA VIỆT NAM VÀ CAMPUCHIA
Điều 18. Đăng ký khai thác tuyến vận tải hành khách cố định bằng xe ô tô giữa Việt Nam và Campuchia
1. Doanh nghiệp, hợp tác xã có đủ điều kiện về kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo quy định hiện hành được đăng ký khai thác tuyến vận tải hành khách cố định bằng xe ô tô giữa Việt Nam và Campuchia.
2. Hồ sơ đăng ký khai thác tuyến bao gồm:
a) Giấy đăng ký khai thác tuyến vận tải hành khách cố định bằng xe ô tô giữa Việt Nam và Campuchia theo mẫu quy định tại Phụ lục 9 ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu Giấy đăng ký phương tiện và hợp đồng thuê phương tiện với tổ chức, cá nhân cho thuê tài chính hoặc cho thuê tài sản nếu phương tiện không thuộc sở hữu của đơn vị kinh doanh vận tải. Trường hợp xe đăng ký thuộc sở hữu của thành viên hợp tác xã phải có Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu giấy đăng ký phương tiện và hợp đồng dịch vụ giữa thành viên với hợp tác xã, trong đó quy định hợp tác xã có quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ quản lý, sử dụng, điều hành xe ô tô thuộc sở hữu của thành viên hợp tác xã;
c) Phương án khai thác tuyến vận tải hành khách cố định bằng xe ô tô giữa Việt Nam và Campuchia theo mẫu quy định tại Phụ lục 10 ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Quy định về xử lý hồ sơ:
a) Doanh nghiệp, hợp tác xã nộp 01 bộ hồ sơ cho cơ quan quản lý tuyến. Trường hợp hồ sơ cần bổ sung, sửa đổi, cơ quan quản lý tuyến thông báo trực tiếp (đối với hồ sơ nộp trực tiếp) hoặc bằng văn bản các nội dung cần bổ sung, sửa đổi đến doanh nghiệp, hợp tác xã trong thời gian tối đa không quá 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ;
b) Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ đúng quy định, cơ quan quản lý tuyến ra văn bản chấp thuận khai thác tuyến. Trường hợp không chấp thuận phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;
c) Việc tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả được thực hiện tại trụ sở cơ quan quản lý tuyến, qua đường bưu điện hoặc bằng các hình thức phù hợp khác.
4. Văn bản chấp thuận khai thác tuyến có giá trị kể từ ngày ký và có thời hạn hiệu lực theo hiệu lực của Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế Việt Nam - Campuchia. Sau 60 ngày, kể từ ngày ban hành văn bản chấp thuận, nếu doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện đưa phương tiện vào khai thác thì văn bản chấp thuận không còn hiệu lực. Văn bản chấp thuận khai thác tuyến theo mẫu quy định tại Phụ lục 11 ban hành kèm theo Thông tư này.
5. Tuyến vận tải hành khách cố định bằng xe ô tô giữa Việt Nam và Campuchia phải xuất phát và kết thúc (trên lãnh thổ Việt Nam) tại bến xe khách từ loại 01 đến loại 04 hoặc bến xe loại 05 thuộc địa bàn huyện nghèo theo quy định của Chính phủ.
6. Phương tiện khai thác tuyến vận tải hành khách cố định bằng xe ô tô giữa Việt Nam và Campuchia phải có lệnh vận chuyển. Lệnh vận chuyển cấp cho từng chuyến xe lượt đi và lượt về (trường hợp chuyến xe thực hiện trong nhiều ngày), cấp hàng ngày (trường hợp trong ngày thực hiện nhiều chuyến). Lệnh vận chuyển do doanh nghiệp, hợp tác xã tự in theo mẫu quy định tại Phụ lục 12 ban hành kèm theo Thông tư này. Lệnh vận chuyển phải được đánh số thứ tự theo năm để quản lý.
7. Cơ quan quản lý tuyến vận tải hành khách cố định bằng xe ô tô giữa Việt Nam và Campuchia: Tổng cục Đường bộ Việt Nam.
Điều 19. Bổ sung, thay thế phương tiện khai thác tuyến vận tải hành khách cố định bằng xe ô tô giữa Việt Nam và Campuchia
1. Doanh nghiệp, hợp tác xã đang hoạt động trên tuyến được quyền bổ sung, thay thế phương tiện.
2. Hồ sơ đăng ký bổ sung phương tiện theo quy định tại khoản 2 Điều 18 của Thông tư này.
3. Hồ sơ đăng ký thay thế phương tiện theo quy định tại các điểm a, b khoản 2 Điều 18 của Thông tư này.
4. Trình tự xử lý hồ sơ, hiệu lực của văn bản bổ sung, thay thế phương tiện, lệnh vận chuyển và cơ quan chấp thuận thay thế, bổ sung phương tiện theo quy định tại các khoản 3, 4, 7 Điều 18 của Thông tư này. Văn bản chấp thuận bổ sung, thay thế phương tiện khai thác tuyến theo mẫu quy định tại Phụ lục 13 ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 20. Ngừng khai thác tuyến, điều chỉnh tần suất chạy xe trên tuyến vận tải hành khách cố định bằng xe ô tô giữa Việt Nam và Campuchia
1. Ngừng khai thác tuyến.
a) Doanh nghiệp, hợp tác xã đang khai thác trên tuyến vận tải hành khách cố định bằng xe ô tô giữa Việt Nam và Campuchia khi không có nhu cầu khai thác trên tuyến phải thông báo bằng văn bản theo mẫu quy định tại Phụ lục 14 ban hành kèm theo Thông tư này cho cơ quan quản lý tuyến trước 15 ngày;
b) Chậm nhất 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận văn bản đề nghị ngừng khai thác tuyến, cơ quan quản lý tuyến ra văn bản chấp thuận ngừng khai thác tuyến theo mẫu tại Phụ lục 15 ban hành kèm theo Thông tư này và thông báo công khai để các doanh nghiệp, hợp tác xã khác đăng ký khai thác;
c) Sau thời điểm ngừng khai thác 05 ngày làm việc, doanh nghiệp, hợp tác xã phải nộp lại chấp thuận khai thác tuyến, Ký hiệu phân biệt quốc gia, giấy phép liên vận của các xe ngừng khai thác trên tuyến cho Tổng cục Đường bộ Việt Nam.
2. Điều chỉnh tần suất chạy xe trên tuyến
a) Trước khi điều chỉnh tần suất chạy trên tuyến ít nhất 10 ngày, doanh nghiệp, hợp tác xã phải thông báo bằng văn bản theo mẫu quy định tại Phụ lục 16 ban hành kèm theo Thông tư này cho cơ quan quản lý tuyến;
b) Chậm nhất 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận văn bản đề nghị, cơ quan quản lý tuyến ra văn bản chấp thuận điều chỉnh tần suất chạy xe trên tuyến theo mẫu quy định tại Phụ lục 17 ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Trước khi thực hiện việc điều chỉnh tần suất chạy xe ít nhất 03 ngày, bến xe có trách nhiệm thông báo công khai tại bến;
d) Trường hợp xe ô tô ngừng khai thác trên tuyến, chậm nhất 05 ngày làm việc, doanh nghiệp, hợp tác xã phải nộp lại Ký hiệu phân biệt quốc gia, Giấy phép liên vận của xe ô tô ngừng khai thác trên tuyến cho Tổng cục Đường bộ Việt Nam.
Chương VI
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 21. Chế độ báo cáo
Chậm nhất ngày 20 tháng 01 và ngày 20 tháng 7 hàng năm, doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải Việt Nam - Campuchia phải báo cáo tình hình hoạt động vận tải Việt Nam - Campuchia 06 tháng đầu năm và cả năm của đơn vị gửi Tổng cục Đường bộ Việt Nam và Sở Giao thông vận tải địa phương. Mẫu báo cáo kết quả hoạt động vận tải hành khách theo quy định tại Phụ lục 18 ban hành kèm theo Thông tư này, mẫu báo cáo kết quả hoạt động vận tải hàng hóa theo quy định ban hành kèm theo Phụ lục 19 ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 22. Tổ chức thực hiện
1. Tổng cục Đường bộ Việt Nam
a) Tổ chức quản lý và hướng dẫn hoạt động đối với các phương tiện qua lại biên giới đường bộ giữa Việt Nam và Campuchia;
b) Chủ trì và phối hợp với các cơ quan có liên quan trong việc kiểm tra và xử lý phương tiện thương mại và phi thương mại của Việt Nam và Campuchia hoạt động qua lại biên giới giữa hai nước;
c) Thực hiện việc giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa quốc gia;
d) Thông báo danh sách phương tiện được cấp Giấy phép liên vận Việt Nam - Campuchia cho Tổng cục Vận tải Campuchia và các cơ quan có liên quan để phối hợp quản lý;
đ) Xây dựng, triển khai và hướng dẫn thực hiện phần mềm quản lý hoạt động vận tải đường bộ giữa Việt Nam và Campuchia;
e) Công bố công khai trên Trang thông tin điện tử của Tổng cục: danh sách các doanh nghiệp, hợp tác xã vận tải được cấp Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế Việt Nam - Campuchia; số lượng giấy phép liên vận Việt Nam - Campuchia đã cấp và thu hồi; danh sách, thứ tự hồ sơ đã tiếp nhận và loại hình vận tải đề nghị cấp Giấy phép liên vận Việt Nam - Campuchia;
g) Chủ trì phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức hội nghị thường niên hàng năm với Tổng cục Vận tải Campuchia và các cơ quan có liên quan của Campuchia để trao đổi, giải quyết các vấn đề có liên quan đến vận tải đường bộ giữa hai nước;
h) In và phát hành ký hiệu phân biệt quốc gia của Việt Nam, Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế Việt Nam - Campuchia, Giấy phép liên vận Việt Nam - Campuchia, mẫu danh sách hành khách;
i) Thanh tra, kiểm tra và xử lý theo thẩm quyền các hành vi vi phạm quy định về kinh doanh vận tải đường bộ quốc tế Việt Nam - Campuchia theo quy định của pháp luật;
k) Báo cáo Bộ Giao thông vận tải định kỳ 06 tháng, hàng năm hoặc đột xuất công tác quản lý và cấp Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế Việt Nam - Campuchia, Giấy phép liên vận Việt Nam - Campuchia.
2. Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
a) Tổ chức phổ biến và triển khai thực hiện Thông tư này tới các tổ chức, cá nhân có liên quan trên địa bàn;
b) Thực hiện việc quản lý hoạt động vận tải đường bộ quốc tế Việt Nam - Campuchia trên địa bàn địa phương và theo thẩm quyền;
c) Định kỳ 06 tháng, hàng năm báo cáo Tổng cục Đường bộ Việt Nam tình hình tổ chức và quản lý hoạt động vận tải liên vận Việt Nam - Campuchia để theo dõi, tổng hợp, báo cáo Bộ Giao thông vận tải. Mẫu báo cáo theo quy định tại Phụ lục 20 ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có vướng mắc phát sinh, tổ chức, cá nhân liên hệ với Tổng cục Đường bộ Việt Nam để được hướng dẫn, giải quyết. Trường hợp vượt quá thẩm quyền giải quyết, Tổng cục Đường bộ Việt Nam báo cáo Bộ Giao thông vận tải để chỉ đạo thực hiện.
Điều 23. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 12 năm 2015.
2. Thông tư này thay thế Thông tư số 10/2006/TT-BGTVT ngày 01 tháng 11 năm 2006 hướng dẫn thi hành một số điều của Hiệp định và Nghị định thư thực hiện Hiệp định vận tải đường bộ giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Hoàng gia Campuchia; Thông tư số 18/2010/TT-BGTVT ngày 07 tháng 7 năm 2010 hướng dẫn thực hiện một số điều của Hiệp định và Nghị định thư thực hiện Hiệp định vận tải đường bộ giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Hoàng gia Campuchia đối với phương tiện phi thương mại.
3. Bãi bỏ Điều 2 của Thông tư số 24/2011/TT-BGTVT ngày 31 tháng 3 năm 2011 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 258/1998/TT-BGTVT ngày 18 tháng 8 năm 1998 hướng dẫn thực hiện Nghị định thư của Bộ Giao thông vận tải Việt Nam và Bộ Giao thông Trung Quốc thực hiện Hiệp định vận tải đường bộ giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa; Thông tư số 10/2006/TT-BGTVT ngày 01 tháng 11 năm 2006 của Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thi hành một số điều của Hiệp định và Nghị định thư thực hiện Hiệp định vận tải đường bộ giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Hoàng gia Campuchia.
Điều 24. Trách nhiệm thi hành
Chánh Văn phòng, Chánh Thanh tra, các Vụ trưởng, Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Giám đốc Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 24;
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ, CQ ngang Bộ, CQ thuộc Chính phủ;
- UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Ủy ban ATGTQG;
- Các Thứ trưởng Bộ GTVT;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);
- Công báo;
- Cổng thông tin điện tử Chính phủ;
- Cổng thông tin điện tử Bộ GTVT;
- Báo Giao thông, Tạp chí GTVT;
- Lưu: VT, HTQT.
BỘ TRƯỞNG
Đinh La Thăng
PHỤ LỤC 1A.
MẪU DANH SÁCH HÀNH KHÁCH TUYẾN CỐ ĐỊNH
(Ban hành kèm theo Thông tư số 39/2015/TT-BGTVT ngày 31 tháng 7 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
DANH SÁCH HÀNH KHÁCH (PASSENGER LIST)
(Sử dụng cho xe vận tải hành khách theo tuyến cố định tạm xuất-tái nhập)
(For temporary export and re-import vehicle on scheduled
passenger transport)
Số (No.):
Số đăng ký phương tiện
(Registration No.): ……………………………………
Tên Công ty (Name of company):........................................................................................
Địa chỉ (Address):..............................................................................................................
Số điện thoại (Tel No.): …………………….., Số fax/Fax No.:................................................
Tuyến vận tải (Route): từ
(from) …………. đến (to) ………… và ngược lại (and vice versa).
Bến đi (Departure terminal): ……………………..; Bến đến (Arrival terminal): ..........................
Giờ khởi hành từ bến đi (Departure time): ………………, ngày
(date) …../…../20..................
1. Danh sách hành khách khởi hành từ bến xe (Passengers departing from the terminal):
Số TT
(No.)
Họ tên hành khách
(Passenger’s full name)
Số vé
(Ticket No.)
(No.)
Họ tên hành khách
(Passenger’s full name)
Số vé
(Ticket No.)
(No.)
Họ tên hành khách
(Passenger’s full name)
Số vé
(Ticket No.)
(1)
(2)
(3)
(1)
(2)
(3)
(1)
(2)
(3)
1
17
33
2
18
34
3
19
35
4
20
36
5
21
37
6
22
38
7
23
39
8
24
40
9
25
41
10
26
42
11
27
43
12
28
44
13
29
45
14
30
46
15
31
47
16
32
48
Tổng cộng số hành khách khởi hành từ bến xe: ............ người
Total passengers departing
from the terminal ………………. persons
Xác nhận của Bến xe/ Terminal
(Ký, đóng dấu /Signature and seal)
……………………………
Ngày (date)……/……/20…….
2. Danh sách hành khách mua vé dọc đường do lái xe khai báo (Other passengers declared by driver):
Số TT
(No.)
Họ tên hành khách
(Passenger’s full name)
Số vé
(Ticket No.)
(No.)
Họ tên hành khách
(Passenger ’s full name)
Số vé
(Ticket No.)
(No.)
Họ tên hành khách
(Passenger ’s full name)
Số vé
(Ticket No.)
(1)
(2)
(3)
(1)
(2)
(3)
(1)
(2)
(3)
1
6
11
2
7
12
3
8
13
4
9
14
5
10
15
Tổng cộng khách chặng: … người
Total of stage passengers ....
persons
Lái xe ký tên xác nhận số lượng khách:
(Name of Driver and signature)
………………………….
(Ghi chú: Danh sách này gồm 4 liên: Liên 1 (gốc) giao cơ quan Hải quan cửa khẩu; Liên 2 giao Chủ phương tiện; Liên 3 giao Bến xe; Liên 4 giao Biên phòng cửa khẩu)/(Note: List of passenger includes 04 copies; 01 copy for customs: 01 copy for carrier; 01 copy for the terminal; 01 copy for borderguard officer)./.
PHỤ LỤC 1B.
MẪU DANH SÁCH HÀNH KHÁCH HỢP ĐỒNG, DU LỊCH
(Ban hành kèm theo Thông tư số 39/2015/TT-BGTVT ngày 31 tháng 7 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
DANH SÁCH HÀNH KHÁCH (PASSENGER LIST)
(Sử dụng cho phương tiện vận tải khách du lịch và theo hợp đồng tạm xuất-tái nhập)
(For temporary export and re-import vehicle on tourist and non-scheduled passenger transport)
Số (No.):
Số đăng ký phương tiện
(Registration number): ……………………………
Tên người vận chuyển (Carrier name): ...............................................................................
Địa chỉ (Address): .............................................................................................................
Số điện thoại (Tel No.): ……………………; Số Fax/Fax No.: ................................................
Phạm vi hoạt động của chuyến đi (Route of itinerary):........................................................
.........................................................................................................................................
Thời hạn chuyến đi
(Duration of the journey): ……………………. ngày (date)
Từ ngày (From date) ……../…../20……… đến ngày (to date) ……/…../20……
Danh sách hành khách
(Passenser list):
Số
TT
(No.)
Họ tên hành khách
(Passenger’s full name)
Số Hộ chiếu
(Passport No.)
(No.)
Họ tên hành khách
(Passenger’s full name)
Số Hộ chiếu
(Passport No.)
(No.)
Họ tên hành khách
(Passenger’s full name)
Số Hộ chiếu
(Passport No.)
(1)
(2)
(3)
(1)
(2)
(3)
(1)
(2)
(3)
1
19
37
2
20
38
3
21
39
4
22
40
5
23
41
6
24
42
7
25
43
8
26
44
9
27
45
10
28
46
11
29
47
12
30
48
13
31
49
14
32
50
15
33
51
16
34
52
17
35
53
18
36
54
Tổng cộng số hành khách …….……… người
Total passengers departing form the terminal ……. persons
Xác nhận của người vận tải/Carrier
(Ký tên, đóng dấu/ Signature, seal):
Ngày (Date) …./…./20….
(Ghi chú: Danh sách này gồm 3 liên: Liên 1 (gốc) giao cho cơ quan Hải quan cửa khẩu; Liên 2 giao cho Chủ phương tiện; Liên 3 giao cho Biên phòng cửa khẩu)/(Note: list of passenger includes 03 copies; 01 copy for customs; 01 copy for carrier; 01 copy for borderguard officer)./.
PHỤ LỤC 2.
KÝ HIỆU PHÂN BIỆT QUỐC GIA
(Ban hành kèm theo Thông tư số 39/2015/TT-BGTVT ngày 31 tháng 7 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
Ghi chú: Chữ hoa Latinh, chữ có chiều cao 80 mm, nét chữ có bề rộng 10 mm, các chữ có màu đen trên một biển nền trắng có dạng hình elip với trục chính nằm ngang.
PHỤ LỤC 3.
MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ QUỐC TẾ VIỆT NAM - CAMPUCHIA
(Ban hành kèm theo Thông tư số 39/2015/TT-BGTVT ngày 31 tháng 7 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
Tên doanh nghiệp/HTX
Đề nghị cấp giấy phép
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
CẤP GIẤY PHÉP VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ QUỐC TẾ VIỆT NAM - CAMPUCHIA
Kính gửi: Tổng cục Đường bộ Việt Nam
1. Tên doanh nghiệp, HTX: .................................................................................................
2. Địa chỉ:..........................................................................................................................
3. Số điện thoại: …………………………… Số Fax: ..............................................................
4. Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô (Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh) số: ……….. Ngày cấp: ………… Cơ quan cấp: ....................................................................................................................
5. Đề nghị cấp Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế Việt Nam - Campuchia như sau:
- Loại hình hoạt động (ghi rõ một hoặc một số loại hình đề nghị cấp, gồm: vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định; vận tải hành khách theo hợp đồng; vận tải khách du lịch bằng xe ô tô, vận tải hành khách bằng xe taxi; vận tải hàng hóa bằng xe ô tô):
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
- Loại hình đề nghị cấp (cấp mới, cấp lại. Trường hợp đề nghị cấp lại do bị mất, đề nghị nêu rõ lý do và cam kết):
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
……, ngày tháng năm
Đại diện doanh nghiệp, HTX
(Ký tên, đóng dấu)
PHỤ LỤC 4.
MẪU PHƯƠNG ÁN KINH DOANH VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ QUỐC TẾ VIỆT NAM - CAMPUCHIA
(Ban hành kèm theo Thông tư số 39/2015/TT-BGTVT ngày 31 tháng 7 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
Tên doanh nghiệp/HTX
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: ……./……..
………………, ngày... tháng....năm…..
PHƯƠNG ÁN
KINH DOANH VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ QUỐC TẾ VIỆT NAM - CAMPUCHIA
I. Tổ chức quản lý hoạt động vận tải của doanh nghiệp, hợp tác xã:
- Cơ cấu tổ chức: mô hình, chức năng, nhiệm vụ các phòng, ban.
- Người điều hành hoạt động vận tải: họ tên, trình độ chuyên ngành.
- Phương án tổ chức bộ phận quản lý, theo dõi các điều kiện về an toàn giao thông của đơn vị vận tải (áp dụng đối với doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, vận tải hàng hóa bằng công-ten-nơ).
- Công tác lắp đặt, theo dõi, sử dụng dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình; trang bị máy tính, đường truyền kết nối mạng.
II. Phương án kinh doanh vận tải của doanh nghiệp, hợp tác xã
1. Phương án kinh doanh vận tải hành khách.
a. Kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định.
- Tuyến khai thác, số chuyến, hình thức triển khai bán vé.
- Phương tiện: số lượng, chất lượng phương tiện, gắn thiết bị giám sát hành trình.
- Lái xe, nhân viên phục vụ trên xe: số lượng, hạng Giấy phép lái xe, tập huấn nghiệp vụ, thâm niên của lái xe khách có giường nằm hai tầng.
- Đồng phục của lái xe, nhân viên phục vụ trên xe.
- Nơi đỗ xe của đơn vị vận tải: địa điểm, diện tích.
- Chế độ bảo dưỡng và sửa chữa phương tiện.
- Giá cước: thực hiện các quy định có liên quan.
b. Phương án kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi
- Màu sơn xe của đơn vị.
- Vị trí gắn hộp đèn xe taxi, nội dung thông tin ghi phía ngoài xe: Số điện thoại, tên đơn vị vận tải.
- Hệ thống điều hành: địa chỉ trung tâm điều hành, số lượng nhân viên điều hành, trang thiết bị liên lạc.
- Lái xe taxi: số lượng, hạng giấy phép lái xe, chế độ tập huấn nghiệp vụ.
- Đồng phục của lái xe.
- Phương tiện: số lượng, chất lượng, gắn thiết bị giám sát hành trình.
- Chế độ bảo dưỡng và sửa chữa phương tiện.
- Giá cước: thực hiện các quy định có liên quan.
c. Phương án kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng và vận tải du lịch.
- Phương tiện: số lượng, chất lượng, gắn thiết bị giám sát hành trình.
- Lái xe, nhân viên phục vụ trên xe: số lượng, hạng Giấy phép lái xe, tập huấn nghiệp vụ.
- Đồng phục của lái xe, nhân viên phục vụ trên xe.
- Nơi đỗ xe của đơn vị vận tải: địa điểm, diện tích.
- Các dịch vụ phục vụ hành khách đi xe.
- Chế độ bảo dưỡng và sửa chữa phương tiện.
- Giá cước: thực hiện các quy định có liên quan.
2. Phương án kinh doanh vận tải hàng hóa
- Loại hình kinh doanh vận tải (ghi rõ hình thức kinh doanh vận tải như: Vận tải hàng hóa bằng công-ten-nơ, vận tải hàng hóa thông thường...).
- Phương tiện: số lượng, chất lượng, việc gắn thiết bị giám sát hành trình.
- Chế độ bảo dưỡng và sửa chữa phương tiện.
- Lái xe: số lượng, hạng Giấy phép lái xe, chế độ tập huấn nghiệp vụ.
- Nơi đỗ xe của đơn vị vận tải: địa điểm, diện tích.
Đại diện doanh nghiệp, HTX
(Ký tên, đóng dấu)
PHỤ LỤC 5.
MẪU GIẤY PHÉP VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ QUỐC TẾ VIỆT NAM - CAMPUCHIA
(Ban hành kèm theo Thông tư số 39/2015/TT-BGTVT ngày 31 tháng 7 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải)
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
MINISTRY OF TRANSPORT
TỔNG CỤC ĐƯỜNG BỘ VIỆT NAM
DIRECTORATE FOR ROADS OF VIET NAM
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Independence - Freedom - Happiness
---------------
GIẤY PHÉP VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ QUỐC TẾ VIỆT NAM - CAMPUCHIA
VIET NAM - CAMBODIA INTERNATIONAL ROAD TRANSPORT LICENCE
Số Giấy phép (Licence No.): …………………………
Đăng ký lần đầu ngày ….. tháng …… năm 20……
First Registration date: …… month ….. year 20……
1. Tên công ty (Name of company): ...................................................................................
.........................................................................................................................................
2. Địa chỉ (Address):...........................................................................................................
.........................................................................................................................................
Điện thoại (Tel): …………………………… Fax: .....................................................................
Email: ……………………………………… Website: ...............................................................
3. Loại hình hoạt động vận tải (Type of transport services):
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
4. Giấy phép có hiệu lực đến (This licence is valid until): Ngày ……. tháng ……. năm…….
Date …….. month ……. Year....
……, ngày ….. tháng ….. năm....
………., issuing date month year
Cơ quan cấp phép (Issuing Authority)
(Ký tên, đóng dấu/Signature, seal)
PHỤ LỤC 6A.
MẪU GIẤY PHÉP LIÊN VẬN VIỆT NAM - CAMPUCHIA CHO PHƯƠNG TIỆN THƯƠNG MẠI
(Ban hành kèm theo Thông tư số 39/2015/TT-BGTVT ngày 31 tháng 7 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
GIẤY PHÉP LIÊN VẬN
VIỆT NAM - CAMPUCHIA
VIET NAM - CAMBODIA
CROSS-BORDER ROAD VEHICLE
TRANSPORT PERMIT
Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
Socialist Republic of VietNam
Bộ Giao thông vận tải Việt Nam đề nghị các cơ quan hữu quan cho phép phương tiện vận tải đường bộ này đi lại dễ dàng và hỗ trợ hoặc bảo vệ khi cần thiết
The Ministry of Transport of VietNam requests all those whom it may concern to allow the vehicle to pass freely and afford the vehicle any such assistance and protection as may be necessary
Mặt sau bìa trước/Back side
Bộ Giao thông vận tải Việt Nam
Ministry of Transport of Viet Nam
GIẤY PHÉP LIÊN VẬN
VIỆT NAM - CAMPUCHIA
VIET NAM - CAMBODIA
CROSS-BORDER
ROAD VEHICLE TRANSPORT PERMIT
Số (No.):
Không cho người khác sử dụng (Non transferable)
Không được chuyển nhượng (Non negotiable)
Xe kinh doanh vận tải
Commercial Vehicle
Trang 1
Số đăng ký phương tiện (Registration number)
……………………….
Ký hiệu nhận biết (Distinguishing sign)
VN
Chi tiết về nhà vận tải
Status of transport operator
Tên đơn vị (Company/Agency):
……………………………………..
…………………………………………………………….
…………………………………………………………….
Địa chỉ (Address): ……………………………………
…………………………………………………………..
…………………………………………………………..
Lĩnh vực hoạt động vận tải (Type of transport operation):
…………………………………………………………….
……………………………………………………………
…………………………………………………………
Số giấy phép vận tải đường bộ quốc tế (Number of International Road Transport Licence: ……….
Ngày phát hành (Date of issue) …………………
Ngày hết hạn (Date of expire) …………………..
Trang 2
GHI CHÚ
NOTICES
Giấy phép này có giá trị
This Permit is valid
Từ ngày: From date.... month …. year ……
Đến ngày: To date.... month ….. year …….
Cửa khẩu, vùng hoạt động, nơi đến
Border gate, traveling area, destinatinon
Cửa khẩu (Border gate): ………………………………
……………………………………………………………
……………………………………………………………
Vùng hoạt động (Traveling area): …………………..
……………………………………………………………
……………………………………………………………
……………………………………………………………
……………………………………………………………
Nơi đến (Destination): ……………………………….
……………………………………………………………
……………………………………………………………
……………………………………………………………
Ngày cấp (Date of issue): …………………………..
Issuing Authority
(Signature, stamp)
Trang 3
GHI CHÚ
NOTICES
Giấy phép này được gia hạn
This Permit is renewed until
Đến ngày (To date) …. month …. year....
Cửa khẩu, vùng hoạt động, nơi đến
Border gate, traveling area, destination
Cửa khẩu (Border gate): ……………………………
……………………………………………………………
……………………………………………………………
Vùng hoạt động (Traveling area): …………………..
……………………………………………………………
……………………………………………………………
……………………………………………………………
……………………………………………………………
Nơi đến (Destination): ……………………………….
……………………………………………………………
……………………………………………………………
……………………………………………………………
Ngày cấp (Date of issue): …………………………..
Issuing Authority
(Signature, stamp)
Trang 4
Chuyến đi (Trip)
Ngày vào (Date of entry)
Gia hạn đến
(Extension until)
(nếu có/if any)
Ngày ra
(Date of exit)
(1)
(2)
(3)
(4)
- Thời hạn tạm nhập (Duration of admission):... ngày (days)
- Cửa khẩu vào (entry point):…
- Cửa khẩu ra (exit point):….
- Tuyến đường (Route):....
Dấu Hải quan Customs Seal
Dấu Hải quan
Customs Seal
Dấu Hải quan
Customs Seal
Dấu Hải quan
Customs seal
- Thời hạn tạm nhập (Duration of admission):... ngày (days)
- Cửa khẩu vào (entry point):…
- Cửa khẩu ra (exit point):….
- Tuyến đường (Route):....
Dấu Hải quan
Customs Seal
Dấu Hải quan
Customs Seal
Dấu Hải quan
Customs seal
Dấu Hải quan
Customs seal
Chuyến đi (Trip)
Ngày vào (Date of entry)
Gia hạn đến
(Extension until)
(nếu có/if any)
Ngày ra
(Date of exit)
(1)
(2)
(3)
(4)
- Thời hạn tạm nhập (Duration of admission):... ngày (days)
- Cửa khẩu vào (entry point):…
- Cửa khẩu ra (exit point):….
- Tuyến đường (Route):....
Dấu Hải quan Customs Seal
Dấu Hải quan
Customs Seal
Dấu Hải quan
Customs Seal
Dấu Hải quan
Customs seal
- Thời hạn tạm nhập (Duration of admission):... ngày (days)
- Cửa khẩu vào (entry point):…
- Cửa khẩu ra (exit point):….
- Tuyến đường (Route):....
Dấu Hải quan
Customs Seal
Dấu Hải quan
Customs Seal
Dấu Hải quan
Customs seal
Dấu Hải quan
Customs seal
Hướng dẫn (Instruction)
1. Sổ giấy phép này bao gồm 20 trang (hoặc 50 trang) không bao gồm trang bìa, cần phải được giữ sạch sẽ.
This permit contains 20 pages (or 50 pages) excluding the covers, which should be kept as clean as possible.
2. Khi giấy phép bị mất hoặc không đọc được vì bất cứ nguyên nhân gì có thể xảy ra, người giữ giấy phép phải yêu cầu cấp giấy phép mới tại Bộ Giao thông vận tải Việt Nam.
When this permit get lost or illegible for any reasons as it may occurred, the holder should request the new one at issuing office.
3. Giấy phép này phải xuất trình cho cơ quan có thẩm quyền khi được yêu cầu.
This permit shall be produced to the competent authorities upon request.
4. Nghiêm cấm việc tẩy xóa, thay đổi các điều khoản đã ghi trong giấy phép này.
It is prohibited to erase, add or falsify any terms specified in this permit.
5. Giấy phép này chỉ sử dụng cho phương tiện đã được ghi trong giấy và phải được gia hạn trước ngày hết hạn một tháng.
This permit shall be used for the specified vehicle only and shall be renewed one month before the expried date
Ghi chú (note):
Khổ giấy rộng: 105 mm, dài 150 mm
Page size: 105 mm x 150 mm
Loại bìa màu xanh dùng để cấp cho xe tải
Green cover used for truck
Loại bìa màu vàng cấp cho xe bus
Yellow cover used for bus
Loại bìa màu hồng cấp cho xe phi thương mại
Pink cover used for non-commercial vehicle
PHỤ LỤC 6B.
MẪU GIẤY PHÉP LIÊN VẬN VIỆT NAM CẤP CHO PHƯƠNG TIỆN PHI THƯƠNG MẠI
(Ban hành kèm theo Thông tư số 39/2015/TT-BGTVT ngày 31 tháng 7 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
SỔ GIẤY PHÉP LIÊN VẬN
VIỆT NAM - CAMPUCHIA
VIET NAM - CAMBODIA
CROSS-BORDER
TRANSPORT PERMIT
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Bộ Giao thông vận tải Việt Nam đề nghị các cơ quan có thẩm quyền liên quan cho phép phương tiện vận tải đường bộ này được đi lại dễ dàng và tạo mọi sự giúp đỡ cần thiết
The Ministry of Transport of Viet Nam requests all those whom it may concern to allow the vehicle to pass freely and to afford the vehicle such assistance and protection as may be necessary
Bộ Giao thông vận tải Việt Nam
Ministry of Transport of Viet Nam
SỔ GIẤY PHÉP LIÊN VẬN
VIỆT NAM - CAMPUCHIA
VIET NAM - CAMBODIA
CROSS - BORDER
ROAD VEHICLE TRANSPORT PERMIT
Phương tiện phi thương mại
Non - commercial vehicle
Thông tin cơ bản về phương tiện
General data of the vehicle
1. Số đăng ký phương tiện: …………………….…………………….
(Registration number)
2. Thông số kỹ thuật: ………………………………………………….
(Technical data)
- Năm sản xuất (Manufacture year): ………………………………..
- Nhãn hiệu (Mark): …………………………………………………..
- Loại xe (Model): …………………………………………………….
- Màu sơn (Colour): …………………………………………………..
- Số máy (Engine No.): ……………………………………………….
- Số khung (Chassic No.): ……………………………………………
- Trọng tải (Weight): …………………………………………………..
Chi tiết về Cơ quan được cấp phép
Details of Organization that has their non-commercial vehicle permitted for cross-border
Tên đơn vị (Organization): ……………………………………..
……………………………………………………………………..
Địa chỉ (Address): ……………………………………………….
…………………………………………………………………….
Điện thoại (Tel): ………………………. Fax: …………………
Mục đích chuyến đi (Purpose of the trip): …………………..
……………………………………………………………………
…………………………………………………………………..
Số giấy phép (Permit number): …………………………….
Ngày hết hạn (Date of expire): …………………………….
GHI CHÚ
NOTICES
Sổ này có giá trị tối đa 30 ngày
This book is valid for 30 days
Từ ngày: From date ….. month ….. year…...
Đến ngày: To date …. month ….. year…...
Cửa khẩu, vùng hoạt động, nơi đến
Border, traveling area, destination
Cửa khẩu (Border gate): …………………………………….
………………………………………………………………….
………………………………………………………………….
………………………………………………………………….
………………………………………………………………….
Vùng hoạt động (Traveling area): .....................................
………………………………………………………………….
………………………………………………………………….
………………………………………………………………….
………………………………………………………………….
Nơi đến (Destination):………………………………………
………………………………………………………………….
………………………………………………………………….
………………………………………………………………….
………………………………………………………………….
Ngày cấp (Date of issue): …………………………………..
Cơ quan cấp phép
Issuing Authority
(Signature, stamp)
Trang 3
HẢI QUAN
FOR CUSTOMS
Ngày khởi hành
(Date of Departure)
Ngày về
(Date of Arrival)
Trang tiếp theo
HẢI QUAN
FOR CUSTOMS
Ngày khởi hành
(Date of Departure)
Ngày về
(Date of Arrival)
HẢI QUAN
FOR CUSTOMS
Ngày khởi hành
(Date of Departure)
Ngày về
(Date of Arrival)
Hướng dẫn (Instruction)
1. Sổ giấy phép này bao gồm 10 trang và cần phải được giữ sạch sẽ
This permit contains 10 pages excluding the covers and should be kept as clean as possible.
2. Khi giấy phép bị mất hoặc không đọc được vì bất cứ nguyên nhân gì có thể xảy ra, người giữ giấy phép phải đề nghị cấp giấy phép mới.
When this permit gets lost or illegible for any reasons as it may occur, the holder should request the new one at issuing office.
3. Giấy phép này phải được trình cho cơ quan có thẩm quyền khi được yêu cầu.
This permit should be produced to competent authorities upon request.
4. Nghiêm cấm việc tẩy xóa, thay đổi các điều khoản đã ghi trong giấy phép này.
It is prohibited to erase, add or falsify any terms specified in this permit.
5. Giấy phép này chỉ sử dụng cho phương tiện đã được ghi trong giấy.
This permit shall be used for the specified vehicle only.
PHỤ LỤC 6C.
MẪU PHÙ HIỆU LIÊN VẬN VIỆT NAM - CAMPUCHIA
(Ban hành kèm Thông tư số 39/2015/TT-BGTVT ngày 31 tháng 7 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
Number: ……………
CROSS-BORDER
TRANSPORT
VIET NAM - CAMBODIA
Organization: …………………………………………
…………………………………………………………
Registered Number: …………………………………
Valid: …………………………………………………..
Entry point: ………………. Exit point: ………………
Route: ………………………………………………….
Issuing office
(Signature, Stamp)
Ghi chú: Kích thước 115 mm x 210 mm, nền trắng chữ đỏ, khung viền mầu đỏ.
PHỤ LỤC 7A.
MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP LIÊN VẬN VIỆT NAM - CAMPUCHIA CHO PHƯƠNG TIỆN KINH DOANH VẬN TẢI
(Ban hành kèm theo Thông tư số 39/2015/TT-BGTVT ngày 31 tháng 7 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
Tên doanh nghiệp/HTX
đề nghị cấp giấy phép
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
CẤP GIẤY PHÉP LIÊN VẬN VIỆT NAM - CAMPUCHIA
Kính gửi: Tổng cục Đường bộ Việt Nam
1. Tên doanh nghiệp, HTX: .................................................................................................
2. Địa chỉ: .........................................................................................................................
3. Số điện thoại: ……………………… Số Fax: .....................................................................
4. Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế Việt Nam - Campuchia do Tổng cục Đường bộ Việt Nam cấp số: ……………… ngày cấp: ………………….
5. Đề nghị Tổng cục Đường bộ Việt Nam cấp Giấy phép liên vận Việt Nam - Campuchia cho phương tiện vận tải sau:
Số TT
Biển số xe
Trọng tải (ghế)
Năm sản xuất
Nhãn hiệu
Số khung
Số máy
Màu sơn
Thời gian đề nghị cấp Giấy phép
Cửa khẩu Xuất- Nhập
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
1
2
3
Đối với phương tiện thay thế: ghi rõ phương tiện Biển kiểm soát…… thay thế phương tiện Biển kiểm soát ………………
6. Loại hình kinh doanh vận tải:
a) Hành khách theo tuyến cố định:
b) Khách du lịch:
c) Hành khách theo hợp đồng:
d) Vận tải taxi:
đ) Vận tải hàng hóa:
Ghi chú: Đối với phương tiện vận chuyển hành khách theo tuyến cố định bổ sung thêm các thông tin sau:
Tuyến: …………….. đi ………………. và ngược lại
Bến đi: Bến xe ………………………………. (thuộc tỉnh: …………………………….. Việt Nam)
Bến đến: Bến xe ………………………………….. (thuộc tỉnh: ……………………………….)
Cự ly vận chuyển: ………………….. km
Hành trình tuyến đường: ……………………………………………………………………………….
Đã được Tổng cục Đường bộ Việt Nam chấp thuận khai thác tuyến tại công văn số …………….. ngày ………………….
……..., ngày tháng năm
Đại diện doanh nghiệp, HTX
(Ký tên, đóng dấu)
PHỤ LỤC 7B.
MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP LIÊN VẬN VIỆT NAM - CAMPUCHIA CHO PHƯƠNG TIỆN PHI THƯƠNG MẠI
(Ban hành kèm theo Thông tư số 39/2015/TT-BGTVT ngày 31 tháng 7 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
Tên đơn vị/cá nhân
đề nghị cấp giấy phép
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
CẤP GIẤY PHÉP LIÊN VẬN VIỆT NAM - CAMPUCHIA
Kính gửi: ……………………………….
1. Tên đơn vị (hoặc cá nhân): .............................................................................................
2. Địa chỉ: .........................................................................................................................
3. Số điện thoại: ………………………. Số Fax:.....................................................................
4. Đề nghị Tổng cục Đường bộ Việt Nam (hoặc Sở Giao thông vận tải địa phương) cấp Giấy phép liên vận Việt Nam - Campuchia cho phương tiện vận tải sau:
Số TT
Biển số xe
Trọng tải (ghế)
Năm sản xuất
Nhãn hiệu
Số khung
Số máy
Màu sơn
Thời gian đề nghị cấp phép
Cửa khẩu xuất - nhập
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
1
2
3
…...., ngày tháng năm
Đại diện đơn vị hoặc cá nhân
(Ký tên, đóng dấu (nếu có))
PHỤ LỤC 8.
MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ GIA HẠN GIẤY PHÉP LIÊN VẬN CHO XE CỦA CAMPUCHIA
(Ban hành kèm theo Thông tư số 39/2015/TT-BGTVT ngày 31 tháng 7 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
Tên đơn vị/cá nhân đề nghị gia hạn Giấy phép liên vận của Campuchia
Company/Individual name applying for extension of Cambodia - Viet Nam Cross-border Transport Permit
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Independence - Freedom - Happiness
---------------
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
GIA HẠN GIẤY PHÉP LIÊN VẬN CAMPUCHIA - VIỆT NAM
APPLICATION FOR EXTENDING OF CAMBODIA-VIET NAM
CROSS - BORDER TRANSPORT PERMIT
Kính gửi (To): ……………………………………………..
1. Tên đơn vị (hoặc cá nhân): Name (organization or individual) .............................................
2. Địa chỉ: (Address) ..........................................................................................................
3. Số điện thoại: (Tel
No.) …………………… Số Fax: (Fax No.): ………………
Ngày cấp (Date of issue) ………………….. Cơ quan cấp (Issuing Authority) …………………..
4. Đề nghị Sở Giao thông vận tải ……………….. gia hạn Giấy phép liên vận Campuchia - Việt Nam cho phương tiện vận tải sau: Kindly request Provincial Transport Department of …..…….. to extend the validity of Cambodia - Viet Nam Cross-Border Transport Permit(s) for the following vehicle(s):
- Biển số xe xin gia hạn (Registration No.): ..........................................................................
- Giấy phép liên vận Campuchia - Việt Nam số: .... Ngày cấp ... Nơi cấp: …………….
Có giá trị đến: …………………………..
Cambodia - Viet Nam Cross-Border Transport Permit No.:.... Date of issue …… Issuing Authority... Date of expiry ……..
- Thời gian nhập cảnh vào Việt Nam: ngày ……… tháng ………. năm ……….
Date of entry into Viet Nam: …….. month ……… year ………….
- Thời hạn đề nghị được gia hạn thêm (lựa chọn 1 trong 2 nội dung sau để khai):
Proposed extended duration (choose one of the two following options):
+ Gia hạn Giấy phép liên vận: ......ngày, từ ngày ... tháng ... năm ... đến ngày ... tháng ... năm ...
Extension for: ………….days, from date …… month….. year …… to date …… month ... year ….
+ Gia hạn chuyến đi: ……….ngày, từ ngày ... tháng ... năm ... đến ngày ... tháng ... năm …….
Extension for Journey: ………... days, from date ... month ... year ... to date .....month... year...
5. Lý do đề nghị gia hạn (The reasons for extension): ……………………………………….
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
6. Chúng tôi xin cam kết (We commit):
a) Chịu trách nhiệm hoàn toàn về sự trung thực và sự chính xác của nội dung Đơn đề nghị gia hạn Giấy phép liên vận Campuchia - Việt Nam cho phương tiện và các văn bản kèm theo (To take full responsibility for the truthfulness and accuracy of the application for extending Cambodia-Viet Nam Cross-Border Transport Permit for vehicles and the attached documents).
b) Chấp hành nghiêm chỉnh mọi quy định của pháp luật Việt Nam cũng như những quy định ghi trong Nghị định thư thực hiện Hiệp định vận tải đường bộ giữa Campuchia và Việt Nam. (To comply strictly with all provisions of Vietnamese Laws as well as the provisions of the Protocol implementation of the Road Transport Agreement Cambodia and Viet Nam).
…., ngày (date)
….. tháng (month)
……. năm (year)....
Đại diện đơn vị (Representative of the Company)
Ký tên/Signature
Lái xe, chủ phương tiện hoặc người được ủy quyền
(Driver, vehicle owner or authorized person).
PHỤ LỤC 9.
MẪU GIẤY ĐĂNG KÝ KHAI THÁC TUYẾN VẬN TẢI HÀNH KHÁCH CỐ ĐỊNH BẰNG XE Ô TÔ GIỮA VIỆT NAM VÀ CAMPUCHIA
(Ban hành kèm theo Thông tư số 39/2015/TT-BGTVT ngày 31 tháng 7 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
Tên doanh nghiệp, HTX: ………
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: ……../………
………., ngày.... tháng....năm……..
GIẤY ĐĂNG KÝ KHAI THÁC
TUYẾN VẬN TẢI HÀNH KHÁCH CỐ ĐỊNH BẰNG XE Ô TÔ GIỮA VIỆT NAM VÀ CAMPUCHIA
Kính gửi: Tổng cục Đường bộ Việt Nam
1. Tên doanh nghiệp, hợp tác xã: .......................................................................................
2. Địa chỉ: .........................................................................................................................
3. Số điện thoại: ………………………… Số Fax: .................................................................
4. Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế Việt Nam - Campuchia do Tổng cục Đường bộ Việt Nam cấp số: ………………………… ngày cấp: …………………….
5. Đăng ký khai thác tuyến vận tải hành khách cố định bằng xe ô tô giữa Việt Nam và Campuchia như sau:
Tỉnh/thành phố đi: ……………………. Tỉnh/thành phố đến:
………………………
Bến đi: …………………………. Bến đến (Nơi đón trả khách): ………………
Cự ly vận chuyển: ………………km
Hành trình chạy xe: ……………………….. cửa khẩu đi/cửa khẩu đến
…………………………
6. Danh sách xe:
TT
Biển kiểm soát xe
Tên đăng ký sở hữu xe
Loại xe
Số ghế
Năm sản xuất
Cửa khẩu
xuất - nhập
1
2
…
7. Doanh nghiệp, hợp tác xã cam kết:
a) Chịu trách nhiệm hoàn toàn về sự trung thực và sự chính xác của nội dung Giấy đăng ký khai thác tuyến vận tải hành khách cố định bằng xe ô tô giữa Việt Nam và Campuchia;
b) Chấp hành nghiêm chỉnh mọi quy định của pháp luật Việt Nam cũng như những quy định ghi trong Hiệp định và Nghị định thư thực hiện Hiệp định vận tải đường bộ giữa Việt Nam và Campuchia.
Đại diện doanh nghiệp, HTX
(Ký tên, đóng dấu)
PHỤ LỤC 10.
PHƯƠNG ÁN KHAI THÁC TUYẾN VẬN TẢI HÀNH KHÁCH CỐ ĐỊNH BẰNG XE Ô TÔ GIỮA VIỆT NAM VÀ CAMPUCHIA
(Ban hành kèm theo Thông tư số 39/2015/TT-BGTVT ngày 31 tháng 7 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
Tên doanh nghiệp, HTX...
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
PHƯƠNG ÁN KHAI THÁC TUYẾN VẬN TẢI HÀNH KHÁCH CỐ ĐỊNH BẰNG XE Ô TÔ GIỮA VIỆT NAM VÀ CAMPUCHIA
1. Đặc điểm tuyến
Tên tuyến: ………………………….đi ………………………………và ngược lại.
Bến đi:...............................................................................................................................
Bến đến:............................................................................................................................
Cự ly vận chuyển: ……………………km.
Hành trình: ………………………………………………. cửa khẩu đi/cửa khẩu đến.....................
2. Biểu đồ chạy xe
Số chuyến tài (nốt) trong .... ngày/tuần/ tháng.
a) Tại bến lượt đi: bến xe: ..................................................................................................
Hàng ngày có …………….. nốt (tài) xuất bến như sau:
+ Tài (nốt) 1 xuất bến lúc ………………. giờ
+ Tài (nốt) 2 xuất bến lúc ……………… giờ
+ ………
b) Tại bến lượt về: bến xe: .................................................................................................
Hàng ngày có ……… nốt (tài) xuất bến như sau:
+ Nốt (tài) 1 xuất bến lúc …….. giờ
+ Nốt (tài) 2 xuất bến lúc …….. giờ
+ ....
c) Thời gian thực hiện một hành trình chạy xe ……… giờ.
d) Tốc độ lữ hành: …….. km/giờ.
e) Thời gian dừng nghỉ dọc đường: ……. phút.
3. Các điểm dừng nghỉ trên đường
a) Lượt đi từ Bến xe: …………………….. đến Bến xe: .........................................................
(Yêu cầu ghi rõ lý trình các chuyến xe sẽ dừng, nghỉ tại các trạm dừng nghỉ hoặc các nhà hàng được quy định trên tuyến Quốc lộ và tỉnh lộ theo đúng quy định pháp luật của nước sở tại).
- Điểm dừng thứ nhất.........................................................................................................
- Điểm dừng thứ hai...........................................................................................................
- Điểm dừng thứ ba: ..........................................................................................................
b) Lượt về từ Bến xe: …………………….. đến Bến xe:.........................................................
(Yêu cầu ghi rõ lý trình các chuyến xe sẽ dừng, nghỉ tại các trạm dừng nghỉ hoặc các nhà hàng được quy định trên tuyến Quốc lộ và tỉnh lộ theo đúng quy định pháp luật của nước sở tại).
- Điểm dừng thứ nhất ........................................................................................................
- Điểm dừng thứ hai ..........................................................................................................
- Điểm dừng thứ ba: ..........................................................................................................
c) Thời gian dừng, nghỉ từ ………. đến …………. phút/điểm
4. Phương tiện bố trí trên tuyến
Số TT
Biển số xe
Trọng tài (ghế)
Năm sản xuất
Nhãn hiệu
Ghi chú
1
2
3
4
5
6
1
2
3
5. Lái xe, nhân viên phục vụ trên xe
a) Số lượng:
b) Điều kiện của lái xe:
- Có bằng lái xe phù hợp với xe điều khiển
- Có đủ điều kiện về sức khỏe, đảm bảo an toàn giao thông đường bộ
- Có hợp đồng lao động bằng văn bản với đơn vị
- Lái xe, nhân viên phục vụ trên xe mặc đồng phục, mang bảng tên
.........................................................................................................................................
c) Điều kiện của nhân viên phục vụ trên xe
- .......................................................................................................................................
6. Các dịch vụ khác
a) Dịch vụ chung chạy xe trên tuyến: ..................................................................................
b) Dịch vụ đối với những xe chất lượng cao: ......................................................................
7. Giá vé
a) Giá vé:
- Giá vé suốt tuyến: …………………đồng/HK.
- Giá vé chặng (nếu có): ……………….. đồng/HK.
Giá vé
đồng/HK
Trong đó:
- Giá vé (*)
đồng/HK
- Chi phí các bữa ăn chính
đồng/HK
- Chi phí các bữa ăn phụ
đồng/HK
- Phục vụ khác: khăn, nước ...
đồng/HK
(*) Giá vé đã bao gồm bảo hiểm HK, phí cầu phà và các dịch vụ bến bãi.
b) Hình thức bán vé
- Bán vé tại quầy ở bến xe: ................................................................................................
- Bán vé tại đại lý:........................................................ (ghi rõ tên đại lý, địa chỉ, điện thoại).
- Bán vé qua mạng:............................................................................... (địa chỉ trang Web).
Xác nhận của Sở GTVT
Đại diện doanh nghiệp, HTX
(Ký tên, đóng dấu)
PHỤ LỤC 11.
MẪU CHẤP THUẬN KHAI THÁC TUYẾN VẬN TẢI HÀNH KHÁCH CỐ ĐỊNH BẰNG XE Ô TÔ GIỮA VIỆT NAM VÀ CAMPUCHIA
(Ban hành kèm theo Thông tư số 39/2015/TT-BGTVT ngày 31 tháng 7 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
TỔNG CỤC ĐƯỜNG BỘ VIỆT NAM
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số /TCĐBVN-VT
Hà Nội, ngày tháng năm
CHẤP THUẬN
KHAI THÁC TUYẾN VẬN TẢI HÀNH KHÁCH CỐ ĐỊNH BẰNG XE Ô TÔ GIỮA VIỆT NAM VÀ CAMPUCHIA
Tuyến: …………. đi …………. và ngược lại
Giữa: Bến xe ………….. và Bến xe ………………..
Kính gửi: ……………………………..
Tổng cục Đường bộ Việt Nam nhận được công văn số ……. ngày ... tháng ....năm... và hồ sơ kèm theo của doanh nghiệp (hợp tác xã) ……… về việc đăng ký khai thác vận tải hành khách tuyến cố định bằng xe ô tô giữa Việt Nam và Campuchia;
Thực hiện Điều .... Thông tư số .../2015/TT-BGTVT ngày .../.../2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thực hiện một số điều của Hiệp định và Nghị định thư thực hiện Hiệp định Vận tải đường bộ giữa Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam và Chính phủ Hoàng gia Campuchia, Tổng cục Đường bộ Việt Nam thông báo như sau:
Chấp thuận cho phép doanh nghiệp (hợp tác xã)... được khai thác tuyến vận tải hành khách cố định bằng xe ô tô giữa Việt Nam và Campuchia.
Tên tuyến: …………. đi …………… và ngược lại
Bến đi: Bến xe …………… (tên tỉnh đi).
Bến đến: Bến xe …………. (tên tỉnh đến).
Hành trình: …………………………… cửa khẩu đi/cửa khẩu đến ..........................................
Số xe tham gia khai thác: .................................................................................................
Thời hạn tham gia khai thác: Theo thời hạn quy định của Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế Việt Nam - Campuchia.
Trong thời gian 60 ngày, kể từ ngày ký văn bản này, doanh nghiệp (hợp tác xã) phải đưa phương tiện vào triển khai thực hiện, doanh nghiệp (hợp tác xã) phải ký hợp đồng khai thác với bến xe hai đầu tuyến, báo cáo về Tổng cục Đường bộ Việt Nam và Sở Giao thông vận tải …… Quá thời hạn nêu trên, văn bản chấp thuận không còn hiệu lực.
Tổng cục Đường bộ Việt Nam trân trọng đề nghị Tổng cục Vận tải Campuchia và Sở Giao thông công chính ……….. bố trí cho phương tiện theo danh sách nêu trên của doanh nghiệp (hợp tác xã) ………….. được hoạt động tại Bến xe (Nơi đón trả khách) ………….. (tỉnh ……….., Vương quốc Campuchia).
Tổng cục Đường bộ Việt Nam yêu cầu doanh nghiệp (hợp tác xã) ………………. tổ chức hoạt động vận tải hành khách trên tuyến theo đúng các quy định hiện hành./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Tổng cục Vận tải Campuchia;
- Sở GTVT liên quan;
- Bến xe hai đầu tuyến;
- Lưu:
Đại diện Tổng cục Đường bộ Việt Nam
(Ký tên, đóng dấu)
PHỤ LỤC 12.
MẪU LỆNH VẬN CHUYỂN DÙNG CHO XE Ô TÔ VẬN TẢI HÀNH KHÁCH TUYẾN CỐ ĐỊNH GIỮA VIỆT NAM VÀ CAMPUCHIA
(Ban hành kèm theo Thông tư số 39/2015/TT-BGTVT ngày 31 tháng 7 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
TÊN ĐƠN VỊ: ……
Điện thoại: ……..
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: …../20…../LVC
…….., ngày ….. tháng….. năm ……
LỆNH VẬN CHUYỂN
Dùng cho xe ô tô vận tải hành khách tuyến cố định giữa Việt Nam và Campuchia
Có giá trị từ ngày ……………….. đến ngày ………………………..
Cấp cho Lái xe 1: ……………………………. hạng GPLX: …………………....
Lái xe 2: ……………………………. hạng GPLX: ……………………
Nhân viên phục vụ trên xe: …………………………………………….
Biển số đăng ký: ……………….. số ghế theo ĐK:……… Loại xe: …………
Bến đi, bến đến: ………………………………………………………………..
Hành trình tuyến: ……………………………………………………………..
Thủ trưởng đơn vị
(Ký tên, đóng dấu)
Cán bộ kiểm tra kiểm tra xe
Lượt xe thực hiện
Bến xe đi, đến
Giờ xe chạy
Số khách
Bến xe
(Ký tên, đóng dấu)
Lượt đi
Bến xe đi: …………..
xuất bến .... giờ...ngày
Bến xe nơi đến: ……
đến bến .... giờ...ngày...
Lượt về
Bến xe đi: …………..
xuất bến.... giờ...ngày...
Bến xe nơi đến: …..
đến bến.... giờ...ngày...
LÁI XE 1
(Ký và ghi rõ họ tên)
LÁI XE 2
(Ký và ghi rõ họ tên)
NHÂN VIÊN PHỤC VỤ TRÊN XE
(Ký và ghi rõ họ tên)
* Ghi chú:
- Bến xe ghi vào ô ngày giờ đi đến, đóng dấu.
- Trên một tờ Lệnh vận chuyển chỉ được phép bố trí tối đa 4 lượt đi và 4 lượt về.
- Ngoài các nội dung nêu trên, đơn vị kinh doanh vận tải bổ sung các nội dung khác để phục vụ công tác quản lý, điều hành của đơn vị.
PHỤ LỤC 13.
MẪU CHẤP THUẬN BỔ SUNG (THAY THẾ) PHƯƠNG TIỆN KHAI THÁC TUYẾN VẬN TẢI HÀNH KHÁCH TUYẾN CỐ ĐỊNH BẰNG XE Ô TÔ GIỮA VIỆT NAM VÀ CAMPUCHIA
(Ban hành kèm theo Thông tư số 39/2015/TT-BGTVT ngày 31 tháng 7 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
TỔNG CỤC ĐƯỜNG BỘ VIỆT NAM
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số /TCĐBVN-VT
Hà Nội, ngày tháng năm
CHẤP THUẬN
BỔ SUNG (THAY THẾ) PHƯƠNG TIỆN KHAI THÁC TUYẾN VẬN TẢI HÀNH KHÁCH CỐ ĐỊNH BẰNG XE Ô TÔ GIỮA VIỆT NAM VÀ CAMPUCHIA
Kính gửi: ………………………………
Tổng cục Đường bộ Việt Nam nhận được công văn số …. ngày ... tháng ....năm... và hồ sơ kèm theo của doanh nghiệp (hợp tác xã) về việc đăng ký bổ sung (thay thế) phương tiện khai thác tuyến vận tải hành khách cố định bằng xe ô tô giữa Việt Nam và Campuchia;
Tổng cục Đường bộ Việt Nam thông báo như sau:
Chấp thuận cho phép doanh nghiệp (hợp tác xã) …… được bổ sung (thay thế) phương tiện khai thác tuyến vận tải hành khách cố định bằng xe ô tô giữa Việt Nam và Campuchia.
Tên tuyến: ……………… đi……………. và ngược lại
Bến đi: Bến xe …………. (tên tỉnh đi).
Bến đến: Bến xe ………………. (tên tỉnh đến).
Hành trình: ……………………. cửa khẩu đi/cửa khẩu đến ...................................................
Số xe bổ sung (thay thế): …………………………………
Số xe ngừng khai thác: ……………………………. (đối với trường hợp thay thế phương tiện)
Thời hạn tham gia khai thác: Theo thời hạn quy định của Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế Việt Nam - Campuchia.
Thời hạn triển khai hoạt động vận tải hành khách trên tuyến cho xe được bổ sung (thay thế): 30 ngày kể từ ngày ký văn bản, trong thời hạn này doanh nghiệp (hợp tác xã) phải ký hợp đồng khai thác với bến xe hai đầu tuyến, báo cáo về Tổng cục Đường bộ Việt Nam và Sở Giao thông vận tải …………… Quá thời hạn nêu trên, văn bản chấp thuận không còn hiệu lực.
Tổng cục Đường bộ Việt Nam trân trọng đề nghị Tổng cục Vận tải Campuchia bố trí cho phương tiện của doanh nghiệp (hợp tác xã) được hoạt động tại Bến xe …….. (tỉnh …….., Vương quốc Campuchia).
Tổng cục Đường bộ Việt Nam đề nghị Sở Giao thông vận tải …….. chỉ đạo Bến xe ……. ký hợp đồng khai thác với phương tiện của doanh nghiệp (hợp tác xã) theo danh sách đã được Tổng cục Đường bộ Việt Nam chấp thuận ở trên.
Yêu cầu doanh nghiệp (hợp tác xã) ……… tổ chức hoạt động vận tải hành khách trên tuyến theo đúng các quy định hiện hành./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Tổng cục Vận tải Campuchia;
- Sở GTVT liên quan;
- Bến xe hai đầu tuyến;
- Lưu:
Đại diện Tổng cục Đường bộ Việt Nam
(Ký tên, đóng dấu)
PHỤ LỤC 14.
MẪU GIẤY ĐỀ NGHỊ NGỪNG KHAI THÁC TUYẾN VẬN TẢI HÀNH KHÁCH CỐ ĐỊNH BẰNG XE Ô TÔ GIỮA VIỆT NAM VÀ CAMPUCHIA
(Ban hành kèm theo Thông tư số 39/2015/TT-BGTVT ngày 31 tháng 7 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
Tên doanh nghiệp, HTX: ……..
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: ……./……..
…………, ngày ….. tháng….. năm……
THÔNG BÁO
NGỪNG KHAI THÁC TUYẾN VẬN TẢI HÀNH KHÁCH CỐ ĐỊNH BẰNG XE Ô TÔ GIỮA VIỆT NAM VÀ CAMPUCHIA
Kính gửi: Tổng cục Đường bộ Việt Nam
1. Tên doanh nghiệp, HTX: .................................................................................................
2. Địa chỉ: .........................................................................................................................
3. Số điện thoại (Fax): .......................................................................................................
4. Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế Việt Nam - Campuchia do Tổng cục Đường bộ Việt Nam cấp số: …………………. ngày cấp: ………………..
5. Kể từ ngày ……/……/……. doanh nghiệp (HTX) ………… sẽ ngừng khai thác tuyến vận tải hành khách cố định giữa Việt Nam và Campuchia.
6. Tên tuyến đề nghị ngừng khai thác: ................................................................................
Nơi nhận:
- Như trên;
- Sở GTVT liên quan;
- Bến xe hai đầu tuyến;
- Lưu:
Đại diện doanh nghiệp, HTX
(Ký tên, đóng dấu)
PHỤ LỤC 15.
MẪU CHẤP THUẬN NGỪNG KHAI THÁC TUYẾN VẬN TẢI HÀNH KHÁCH CỐ ĐỊNH BẰNG XE Ô TÔ GIỮA VIỆT NAM VÀ CAMPUCHIA
(Ban hành kèm theo Thông tư số 39/2015/TT-BGTVT ngày 31 tháng 7 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
TỔNG CỤC ĐƯỜNG BỘ VIỆT NAM
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số /TCĐBVN-VT
….., ngày ….. tháng..... năm …..
CHẤP THUẬN
NGỪNG KHAI THÁC TUYẾN VẬN TẢI HÀNH KHÁCH CỐ ĐỊNH BẰNG XE Ô TÔ GIỮA VIỆT NAM VÀ CAMPUCHIA
Kính gửi: ………………… (tên doanh nghiệp, HTX gửi hồ sơ đăng ký)……
Căn cứ các quy định hiện hành về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải hành khách theo tuyến cố định bằng xe ô tô giữa Việt Nam và Campuchia:
Tổng cục Đường bộ Việt Nam chấp thuận cho doanh nghiệp, HTX ngừng khai thác tuyến vận tải hành khách cố định bằng xe ô tô giữa Việt Nam và Campuchia.
Tên tuyến: ……. đi ……….. và ngược lại.
Bến đi: Bến xe ………….. (thuộc tỉnh (TP) …… (tỉnh đi) ……….)
Bến đến: Bến xe …………. (thuộc tỉnh (TP) ……… (tỉnh đến)....).
Nơi nhận:
- Như trên;
- Tổng Cục Vận tải Campuchia;
- Sở GTVT liên quan;
- Bến xe hai đầu tuyến;
- Lưu:
Đại diện Tổng cục Đường bộ Việt Nam
(Ký tên, đóng dấu)
PHỤ LỤC 16.
MẪU GIẤY ĐỀ NGHỊ ĐIỀU CHỈNH TẦN SUẤT CHẠY XE TUYẾN VẬN TẢI HÀNH KHÁCH TUYẾN CỐ ĐỊNH BẰNG XE Ô TÔ GIỮA VIỆT NAM VÀ CAMPUCHIA
(Ban hành kèm theo Thông tư số 39/2015/TT-BGTVT ngày 31 tháng 7 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
Tên doanh nghiệp, HTX: ……
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: ......../……..
……., ngày…. tháng…... năm…..
THÔNG BÁO
TĂNG/GIẢM TẦN SUẤT CHẠY XE TUYẾN VẬN TẢI HÀNH KHÁCH CỐ ĐỊNH BẰNG XE Ô TÔ GIỮA VIỆT NAM VÀ CAMPUCHIA
Kính gửi: Tổng cục Đường bộ Việt Nam
1. Tên doanh nghiệp (HTX): ................................................................................................
2. Địa chỉ: .........................................................................................................................
3. Số điện thoại (Fax): .......................................................................................................
4. Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế Việt Nam - Campuchia do Tổng cục Đường bộ Việt Nam cấp số: …………… ngày cấp: …………………..
5. Kể từ ngày ……/…../………, doanh nghiệp (HTX) ……. sẽ tăng/giảm tần suất chạy xe trên tuyến
6. Danh sách/số chuyến xe tăng/ giảm tần suất khai thác: ...................................................
tmai
Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu:
Đại diện doanh nghiệp, HTX
(Ký tên, đóng dấu)
PHỤ LỤC 17.
MẪU VĂN BẢN CHẤP THUẬN ĐIỀU CHỈNH TẦN SUẤT CHẠY XE TRÊN TUYẾN VẬN TẢI HÀNH KHÁCH TUYẾN CỐ ĐỊNH BẰNG XE Ô TÔ GIỮA VIỆT NAM VÀ CAMPUCHIA
(Ban hành kèm theo Thông tư số 39/2015/TT-BGTVT ngày 31 tháng 7 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
TỔNG CỤC ĐƯỜNG BỘ VIỆT NAM
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số /TCĐBVN-VT
……, ngày ….. tháng..... năm…..
CHẤP THUẬN
TĂNG/ GIẢM TẦN SUẤT CHẠY XE TUYẾN VẬN TẢI HÀNH KHÁCH CỐ ĐỊNH BẰNG XE Ô TÔ GIỮA VIỆT NAM VÀ CAMPUCHIA
Kính gửi: ………………………..…………….
Căn cứ các quy định hiện hành về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải hành khách theo tuyến cố định bằng ô tô giữa Việt Nam và Campuchia;
Tổng cục Đường bộ Việt Nam chấp thuận cho doanh nghiệp, HTX tăng/giảm tần suất chạy xe tuyến vận tải hành khách tuyến cố định bằng xe ô tô giữa Việt Nam và Campuchia.
Tên tuyến: ………..đi ………. và ngược lại.
Số chuyến/xe tăng /giảm khai thác trên tuyến: ....................................................................
Nơi nhận:
- Như trên;
- Tổng Cục Vận tải Campuchia;
- Sở GTVT liên quan;
- Bến xe hai đầu tuyến;
- Lưu;
Đại diện Tổng cục Đường bộ Việt Nam
(Ký tên, đóng dấu)
PHỤ LỤC 18.
MẪU BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI HÀNH KHÁCH GIỮA VIỆT NAM VÀ CAMPUCHIA
(Ban hành kèm theo Thông tư số 39/2015/TT-BGTVT ngày 31 tháng 7 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
Tên doanh nghiệp, HTX: ……
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: ………/……….
……….., ngày tháng năm
BÁO CÁO KẾT QUẢ
HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI HÀNH KHÁCH ĐƯỜNG BỘ VIỆT NAM - CAMPUCHIA
(Thời gian từ …………… đến …………………)
Kính gửi:
- Tổng cục Đường bộ Việt Nam;
- Sở Giao thông vận tải …………….
1. Tên doanh nghiệp, HTX: .................................................................................................
2. Địa chỉ: .........................................................................................................................
3. Số điện thoại: ………………………….. Số Fax: ...............................................................
4. Địa chỉ Email .................................................................................................................
5. Kết quả hoạt động vận tải hành khách theo tuyến cố định bằng xe ô tô giữa Việt Nam và Campuchia
TT
Chỉ tiêu
Đơn vị
Số lượng
Ghi chú
1
Số tuyến tham gia khai thác
tuyến
2
Số phương tiện được cấp phép
xe
3
Số chuyến xe thực hiện
chuyến
3.1
Tháng ....
Xe ...
Xe ...
…
chuyến
chuyến
chuyến
3.2
Tháng ...
Xe ...
Xe ...
…
chuyến
chuyến
chuyến
4
Sản lượng khách vận chuyển
hành khách
6. Kết quả hoạt động vận tải hành khách bằng xe taxi giữa Việt Nam và Campuchia
TT
Chỉ tiêu
Đơn vị
Số lượng
Ghi chú
1
Số phương tiện được cấp phép
xe
2
Số chuyến xe thực hiện
chuyến
2.1
Tháng ....
Xe ...
Xe ...
…
chuyến
chuyến
chuyến
2.2
Tháng ...
Xe ...
Xe ...
…
chuyến
chuyến
chuyến
3
Sản lượng khách vận chuyển
hành khách
7. Kết quả hoạt động vận tải hành khách theo hợp đồng hoặc bằng xe du lịch giữa Việt Nam và Campuchia
TT
Chỉ tiêu
Đơn vị
Số lượng
Ghi chú
1
Số phương tiện được cấp phép
xe
2
Số chuyến xe thực hiện
chuyến
2.1
Tháng ....
Xe ...
Xe ...
…
chuyến
chuyến
chuyến
2.2
Tháng ...
Xe ...
Xe ...
….
chuyến
chuyến
chuyến
3
Sản lượng khách vận chuyển
hành khách
8. Đề xuất, kiến nghị: .........................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
Đại diện doanh nghiệp, HTX
(Ký tên, đóng dấu)
PHỤ LỤC 19.
MẪU BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI HÀNG HÓA GIỮA VIỆT NAM VÀ CAMPUCHIA
(Ban hành kèm theo Thông tư số 39/2015/TT-BGTVT ngày 31 tháng 7 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
Tên doanh nghiệp, HTX: ……
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: ………/……….
……….., ngày tháng năm
BÁO CÁO KẾT QUẢ
HOẠT ĐỘNG VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA ĐƯỜNG BỘ VIỆT NAM - CAMPUCHIA
(Thời gian từ …………………… đến …………………………..)
Kính gửi:
- Tổng cục Đường bộ Việt Nam;
- Sở Giao thông vận tải ………
1. Tên doanh nghiệp, HTX: .................................................................................................
2. Địa chỉ: .........................................................................................................................
3. Số điện thoại: …………………………….. Số fax: .............................................................
4. Địa chỉ email ..................................................................................................................
5. Kết quả hoạt động vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ giữa hai nước Việt Nam - Campuchia
TT
Chỉ tiêu
Đơn vị
Số lượng
Ghi chú
1
Số phương tiện được cấp phép
xe
2
Số chuyến xe thực hiện
chuyến xe
3
Sản lượng hàng hóa vận chuyển
tấn
3. Đề xuất, kiến nghị ..........................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
Đại diện doanh nghiệp, HTX
(Ký tên, đóng dấu)
PHỤ LỤC 20.
MẪU BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ GIỮA VIỆT NAM VÀ CAMPUCHIA
(Ban hành kèm theo Thông tư số 39/2015/TT-BGTVT ngày 31 tháng 7 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải)
Sở STVT……………
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: ………/………
……., ngày …. tháng ….. năm ….
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ VIỆT NAM - CAMPUCHIA
(Thời gian từ ………….. đến…………..)
Kính gửi: Tổng cục Đường bộ Việt Nam
Sở Giao thông vận tải ……………… báo cáo kết quả hoạt động vận tải đường bộ Việt Nam - Campuchia trên địa bàn ………………. như sau:
1. Kết quả hoạt động vận tải đường bộ giữa hai nước Việt Nam - Campuchia
a) Kết quả hoạt động vận tải hành khách theo tuyến cố định bằng xe ô tô giữa Việt Nam và Campuchia
TT
Nội dung
Đơn vị tính
Số lượng
Ghi chú
1
Số đơn vị vận tải tham gia khai thác
đơn vị
2
Số tuyến tham gia khai thác
tuyến
3
Số phương tiện được cấp phép
xe
4
Số chuyến xe thực hiện
chuyến
5
Sản lượng khách vận chuyển
hành khách
b) Kết quả hoạt động vận tải hành khách bằng xe taxi giữa Việt Nam và Campuchia
TT
Nội dung
Đơn vị tính
Số lượng
Ghi chú
1
Số đơn vị vận tải tham gia khai thác
đơn vị
2
Số phương tiện được cấp phép
xe
3
Số chuyến xe thực hiện
chuyến
4
Sản lượng khách vận chuyển
hành khách
c) Kết quả hoạt động vận tải hành khách theo hợp đồng hoặc bằng xe du lịch giữa Việt Nam và Campuchia
TT
Nội dung
Đơn vị tính
Số lượng
Ghi chú
1
Số đơn vị vận tải tham gia khai thác
đơn vị
2
Số phương tiện được cấp phép
xe
3
Số chuyến xe thực hiện
chuyến
4
Sản lượng khách vận chuyển
hành khách
d) Kết quả hoạt động vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ giữa hai nước Việt Nam và Campuchia
TT
Nội dung
Đơn vị tính
Số lượng
Ghi chú
1
Số đơn vị vận tải tham gia khai thác
đơn vị
2
Số phương tiện được cấp phép
xe
3
Số chuyến xe thực hiện
chuyến
4
Sản lượng hàng hóa vận chuyển
tấn
2. Kết quả cấp Giấy phép liên vận phi thương mại
TT
Nội dung
Đơn vị tính
Số lượng
Ghi chú
1
Số cơ quan, đơn vị, cá nhân được cấp giấy phép
đơn vị
2
Số phương tiện được cấp phép
xe
3
Số lượng cấp Giấy phép liên vận
giấy phép
3. Những khó khăn, vướng mắc (nếu có), kiến nghị đề xuất liên quan đến việc thực hiện Hiệp định để tạo thuận lợi cho hoạt động vận tải liên vận Việt Nam - Campuchia …………………
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
Lãnh đạo Sở GTVT ……..
(Ký tên, đóng dấu) | {
"issuing_agency": "Bộ Giao thông vận tải",
"promulgation_date": "31/07/2015",
"sign_number": "39/2015/TT-BGTVT",
"signer": "Đinh La Thăng",
"type": "Thông tư"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Quyet-dinh-2620-2004-QD-UBND-chuc-nang-nhiem-vu-So-Noi-vu-Hai-Duong-201356.aspx | Quyết định 2620/2004/QĐ-UBND chức năng nhiệm vụ Sở Nội vụ Hải Dương | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HẢI DƯƠNG
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
Số: 2620/2004/QĐ-UB
Hải Dương, ngày 02 tháng 07 năm 2004
QUYẾT ĐỊNH
VỀ CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA SỞ NỘI VỤ TỈNH HẢI DƯƠNG
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HẢI DƯƠNG
Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Quyết định số 248/2003/QĐ-TTg ngày 20-11-2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc đổi tên Ban Tổ chức Chính quyền thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành Sở Nội vụ;
Căn cứ Thông tư số 05/2004/TT-BNV ngày 19/01/2004 của Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức cơ quan chuyên môn giúp UBND quản lý Nhà nước về công tác nội vụ ở địa phương;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Quy định vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Nội vụ tỉnh Hải Dương như sau:
1. Về vị trí, chức năng:
Sở Nội vụ là cơ quan chuyên môn của UBND tỉnh; có chức năng tham mưu và giúp UBND tỉnh quản lý nhà nước về nội vụ, gồm các lĩnh vực: tổ chức bộ máy các cơ quan hành chính, sự nghiệp; tổ chức chính quyền địa phương; địa giới hành chính; biên chế hành chính, sự nghiệp; cán bộ, công chức, viên chức Nhà nước; cán bộ, công chức cấp xã; tổ chức Hội và tổ chức phi Chính phủ; các đơn vị sự nghiệp, dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý của Sở.
Sở Nội vụ chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của UBND tỉnh; sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Nội vụ.
2. Về nhiệm vụ, quyền hạn:
2.1. Trình UBND tỉnh các quyết định, chỉ thị về lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Sở.
2.2. Trình UBND tỉnh quy hoạch, kế hoạch dài hạn, 5 năm và hàng năm về công tác nội vụ trên địa bàn tỉnh.
2.3. Hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch đã được phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Sở.
2.4. Về tổ chức bộ máy hành chính, sự nghiệp của tỉnh:
2.4.1. Trình UBND tỉnh quyết định việc phân cấp quản lý về tổ chức bộ máy đối với UBND cấp huyện và các cơ quan chuyên môn, đơn vị sự nghiệp thuộc UBND tỉnh;
2.4.2. Trình UBND tỉnh đề án thành lập, sáp nhập, giải thể các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh và UBND cấp huyện theo quy định của Nhà nước;
2.4.3. Thẩm định và trình UBND tỉnh quyết định thành lập, sáp nhập, giải thể các tổ chức sự nghiệp theo quy định của Nhà nước và của tỉnh;
2.4.4. Trình UBND tỉnh quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức các cơ quan chuyên môn, các đơn vị sự nghiệp thuộc UBND tỉnh quản lý và các tổ chức quản lý nhà nước chuyên ngành, các đơn vị sự nghiệp thuộc sở, ban, ngành, UBND huyện, thành phố theo quy định của Nhà nước và của tỉnh;
2.4.5. Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức các phòng chuyên môn thuộc UBND huyện, thành phố;
2.4.6. Tham gia thẩm định các đề án thành lập, sáp nhập, chuyển đổi hình thức sở hữu, giải thể các doanh nghiệp Nhà nước;
2.4.7. Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan hướng dẫn, kiểm tra cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các đơn vị sự nghiệp theo quy định của Nhà nước;
2.4.8. Thẩm định và trình Ủy ban nhân tỉnh quyết định phân loại, xếp hạng các đơn vị sự nghiệp của tỉnh.
2.5. Về tổ chức chính quyền các cấp của tỉnh:
2.5.1. Trình UBND tỉnh đề án về thành lập, sáp nhập, chia tách, điều chỉnh các đơn vị hành chính trên địa bàn tỉnh để trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định;
2.5.2. Phối hợp với các cơ quan có liên quan hướng dẫn và tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND các cấp theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của các cơ quan trung ương; giải quyết các khiếu nại, tố cáo của công dân về việc thực hiện các quy định của pháp luật về bầu cử. Tổng hợp, báo cáo kết quả bầu cử đại biểu HĐND, bầu UBND; hoàn thiện các thủ tục để UBND tỉnh trình Thủ tướng Chính phủ, hoặc trình Chủ tịch UBND tỉnh phê chuẩn các chức danh bầu cử theo quy định của pháp luật;
2.5.3. Hướng dẫn, theo dõi công tác tổ chức và hoạt động của bộ máy chính quyền các cấp thuộc tỉnh. Làm đầu mối hướng dẫn, theo dõi, đánh giá công tác xây dựng chính quyền, cơ quan trong sạch, vững mạnh;
2.5.4. Làm đầu mối quản lý và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, quản lý Nhà nước, quản lý hành chính đối với đại biểu HĐND; tổ chức thống kê số lượng, chất lượng đại biểu HĐND, thành viên UBND các cấp để tổng hợp báo cáo theo quy định.
2.6. Về công tác địa giới hành chính:
2.6.1. Tổ chức triển khai thực hiện các nguyên tắc về quản lý, phân vạch, điều chỉnh địa giới hành chính trên địa bàn tỉnh theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ;
2.6.2. Theo dõi, quản lý địa giới hành chính trong tỉnh; chuẩn bị thủ tục đề nghị thành lập mới, sáp nhập, chia tách, điều chỉnh địa giới hành chính và nâng cấp đô thị, đặt tên, đổi tên đơn vị hành chính, đường phố theo quy định; hướng dẫn và tổ chức thực hiện các quy định của Nhà nước về thay đổi địa giới hành chính trong tỉnh;
2.6.3. Phối hợp với các ngành, các cấp tham mưu giúp UBND tỉnh giải quyết tranh chấp về địa giới hành chính dưới cấp tỉnh; tổng hợp báo cáo các cấp có thẩm quyền những vấn đề tranh chấp địa giới của tỉnh còn có ý kiến khác nhau;
2.6.4. Tổng hợp và quản lý hồ sơ địa giới hành chính của tỉnh theo quy định của Bộ Nội vụ.
2.7. Về quản lý biên chế hành chính, sự nghiệp:
2.7.1. Xây dựng và báo cáo UBND tỉnh kế hoạch biên chế thuộc tỉnh quản lý để UBND tỉnh trình HĐND tỉnh quyết định tổng biên chế sự nghiệp và thông qua tổng biên chế hành chính trước khi báo cáo Bộ Nội vụ;
2.7.2. Trình UBND tỉnh phương án giao chỉ tiêu biên chế cho các cơ quan hành chính, các đơn vị sự nghiệp thuộc tỉnh quản lý theo quy định của Nhà nước và của tỉnh; tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt;
2.7.3. Hướng dẫn việc quản lý biên chế đối với các cơ quan hành chính, các đơn vị sự nghiệp thuộc tỉnh quản lý theo quy định của Nhà nước và của tỉnh.
2.8. Về cán bộ, công chức, viên chức Nhà nước và cán bộ, công chức cấp xã:
2.8.1. Trình UBND tỉnh quyết định việc: phân công, phân cấp quản lý cán bộ, công chức, viên chức Nhà nước và cán bộ công chức cấp xã; chính sách chế độ tiền lương, phụ cấp, trợ cấp và các chế độ khác đối với cán bộ, công chức, viên chức Nhà nước, cán bộ dân cử, lao động hợp đồng trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp; sử dụng, đánh giá, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức Nhà nước, cơ cấu ngạch công chức trong các cơ quan hành chính thuộc UBND tỉnh quản lý theo quy định của Nhà nước và của tỉnh;
2.8.2. Thực hiện việc quản lý cán bộ, công chức, viên chức Nhà nước, cán bộ công chức cấp xã, công chức dự bị theo quy định; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định về chức danh, tiêu chuẩn; tổ chức thi tuyển, nâng ngạch, chuyển ngạch cho công chức, viên chức; xây dựng cơ cấu công chức trong các cơ quan hành chính Nhà nước; hướng dẫn, kiểm tra việc thi tuyển, bố trí, sắp xếp, thực hiện chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức cấp xã theo quy định của Nhà nước và của tỉnh;
2.8.3. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức Nhà nước, cán bộ công chức cấp xã, công chức dự bị; thống nhất quản lý và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng theo kế hoạch sau khi được UBND tỉnh phê duyệt;
2.8.4. Trình UBND tỉnh quyết định hoặc quyết định việc bố trí sử dụng, đánh giá, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện các chế độ chính sách khác đối với cán bộ, công chức, viên chức Nhà nước, theo các quy định của Nhà nước và của tỉnh.
2.9. Xây dựng chương trình và biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính trình UBND tỉnh phê duyệt; làm cơ quan thường trực giúp UBND tỉnh chỉ đạo và triển khai thực hiện chương trình tổng thể cải cách hành chính của Chính phủ trên địa bàn tỉnh.
2.10. Về công tác tổ chức Hội và các tổ chức phi chính phủ trong tỉnh:
2.10.1. Thẩm định và trình UBND tỉnh quyết định cho phép thành lập, giải thể, phê duyệt điều lệ của các Hội, tổ chức phi chính phủ, chấp thuận việc thành lập các tổ chức thuộc hội, tổ chức phi chính phủ trong tỉnh theo quy định của nhà nước và của tỉnh;
2.10.2. Hướng dẫn, kiểm tra và trình UBND tỉnh xử lý theo thẩm quyền việc thực hiện điều lệ của các Hội, các tổ chức phi chính phủ trong tỉnh.
2.11. Thực hiện công tác hợp tác quốc tế về nội vụ và các lĩnh vực công tác được giao theo quy định của Nhà nước và của tỉnh.
2.12. Thực hiện công tác kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, chống tham nhũng, tiêu cực và xử lý các vi phạm pháp luật trên các lĩnh vực công tác của Sở theo quy định của pháp luật.
2.13. Hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ trong công tác nội vụ đối với các Sở, ban, ngành, UBND cấp huyện, UBND cấp xã; giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước theo các lĩnh vực công tác được giao đối với các tổ chức của các bộ, ngành trung ương và các địa phương khác đặt trụ sở trên địa bàn tỉnh.
2.14. Thống kê, tổng hợp về tổ chức các cơ quan hành chính, sự nghiệp; về số lượng đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã, thôn, làng; về số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức Nhà nước, cán bộ, công chức cấp xã; hướng dẫn thực hiện phân cấp quản lý hồ sơ cán bộ, công chức theo quy định của Nhà nước và của tỉnh.
2.15. Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ; xây dựng và quản lý hệ thống thông tin, lưu trữ, cung cấp thông tin trong lĩnh vực Sở phụ trách.
2.16. Chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức thực hiện các hoạt động dịch vụ công trong lĩnh vực công tác được giao.
2.17. Thực hiện công tác thông tin, báo cáo về tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định.
2.18. Quản lý tổ chức; biên chế; cán bộ, công chức, viên chức và người lao động; tài sản; tài chính thuộc Sở theo quy định của Nhà nước và của tỉnh.
2.19. Thực hiện các nhiệm vụ được UBND tỉnh giao.
3. Cơ cấu tổ chức
3.1. Lãnh đạo Sở gồm: Giám đốc và không quá 02 phó giám đốc
3.2. Cơ cấu tổ chức của Sở:
- Phòng Tổ chức - hành chính - tổng hợp
- Thanh tra
- Phòng Tổ chức - biên chế
- Phòng Quản lý công chức - viên chức
- Phòng Xây dựng chính quyền
- Các đơn vị sự nghiệp thuộc Sở (có đề án riêng)
Điều 2. Giao cho Sở Nội vụ ban hành quy chế làm việc của Sở; xây dựng đề án thành lập các đơn vị sự nghiệp thuộc Sở, kế hoạch biên chế của Sở trình UBND tỉnh quyết định; thực hiện việc tuyển chọn cán bộ, công chức, viên chức và người lao động theo quy định.
Điều 3. Ông Chánh văn phòng UBND tỉnh; Thủ trưởng các đơn vị có liên quan và Giám đốc Sở Nội vụ chịu trách nhiệm thi hành. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 2367/QĐ-UB ngày 9-4-1997 của UBND tỉnh Hải Dương về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Ban TCCQ tỉnh Hải Dương./.
Nơi nhận:
- Bộ Nội vụ, (để b/c)
- Ban TV tỉnh ủy (để b/c)
- TT HĐND tỉnh
- Chủ tịch và các PCT UBND tỉnh
- Ban TC Tỉnh ủy
- Như điều 3
- Lưu VP
TM. UBND TỈNH HẢI DƯƠNG
CHỦ TỊCH
Bùi Thanh Quyến | {
"issuing_agency": "Tỉnh Hải Dương",
"promulgation_date": "02/07/2004",
"sign_number": "2620/2004/QĐ-UBND",
"signer": "Bùi Thanh Quyến",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Xay-dung-Do-thi/Quyet-dinh-35-2013-QD-UBND-quan-ly-bao-ve-ket-cau-ha-tang-giao-thong-duong-bo-Binh-Thuan-206278.aspx | Quyết định 35/2013/QĐ-UBND quản lý bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ Bình Thuận | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH THUẬN
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 35/2013/QĐ-UBND
Bình Thuận, ngày 09 tháng 08 năm 2013
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ VÀ BẢO VỆ KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH THUẬN
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
Căn cứ Thông tư số 39/2011/TT-BGTVT ngày 18 tháng 5 năm 2011 của Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
Căn cứ Thông tư số 04/2008/TT-BXD ngày 20 tháng 02 năm 2008 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn quản lý đường đô thị và Thông tư số 16/2009/TT-BXD ngày 30 tháng 6 năm 2009 của Bộ xây dựng về sửa đổi, bổ sung Thông tư số 04/2008/TT-BXD ngày 20 tháng 02 năm 2008 của Bộ Xây dựng;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Giao thông vận tải tại Tờ trình số 1755/SGTVT-HTGT ngày 03 tháng 7 năm 2013,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Bình Thuận.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các sở, ban, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn, các tổ chức và cá nhân có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Lê Tiến Phương
QUY ĐỊNH
VỀ QUẢN LÝ VÀ BẢO VỆ KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH THUẬN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 35/2013/QĐ-UBND ngày 09/8/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận)
Chương 1.
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Quy định này quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Bình Thuận bao gồm: bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; sử dụng, khai thác phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; thi công và cấp phép thi công công trình trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ đối với đường tỉnh, đường huyện, đường xã; trách nhiệm quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Quy định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động quản lý, bảo vệ và khai thác, sử dụng đất trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Bình Thuận.
Chương 2.
BẢO VỆ KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
Điều 3. Phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
Phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ bao gồm: phạm vi đất của đường bộ, hành lang an toàn đường bộ, giới hạn trên không và giới hạn khoảng cách an toàn theo chiều ngang, phần dưới mặt đất; phần dưới mặt nước được quy định tại Chương V Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ Quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ (sau đây gọi là Nghị định số 11/2010/NĐ-CP) và Chương II Thông tư số 39/2011/TT-BGTVT ngày 18 tháng 5 năm 2011 của Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP (sau đây gọi là Thông tư số 39/2011/TT-BGTVT).
Điều 4. Phạm vi đất dành cho đường bộ
Phạm vi đất dành cho đường bộ gồm đất của đường bộ và đất hành lang an toàn đường bộ được xác định theo cấp đường quy hoạch.
Giới hạn đất của đường bộ và đất hành lang an toàn đường bộ đối với các công trình giao thông đường bộ do tỉnh Bình Thuận quản lý thực hiện theo Quyết định số 1204/QĐ-UBND ngày 01/6/2011 của UBND tỉnh Bình Thuận về việc phân cấp quản lý, quy định tải trọng tối đa cho phép và giới hạn hành lang an toàn đường bộ đối với các công trình giao thông đường bộ do tỉnh Bình Thuận quản lý.
Điều 5. Phân cấp quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
1. Sở Giao thông vận tải quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ đối với hệ thống đường tỉnh và các tuyến đường được giao quản lý.
2. Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố (UBND cấp huyện) quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ đối với hệ thống đường huyện, đường đô thị.
3. Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (UBND cấp xã) quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ đối với hệ thống đường xã.
4. Chủ đầu tư chịu trách nhiệm quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ đối với đường chuyên dùng.
Chương 3.
SỬ DỤNG, KHAI THÁC PHẠM VI BẢO VỆ KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
MỤC 1. ĐỐI VỚI QUỐC LỘ
Điều 6. Sử dụng, khai thác phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ đối với quốc lộ
Việc sử dụng, khai thác phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ đối với quốc lộ thực hiện theo Thông tư số 39/2011/TT-BGTVT .
Điều 7. Đấu nối đường nhánh vào quốc lộ
Việc đấu nối đường nhánh vào quốc lộ thực hiện theo Thông tư số 39/2011/TT-BGTVT và Quy hoạch tổng thể các điểm đấu nối vào Quốc lộ 1A, Quốc lộ 28 và Quốc lộ 55 qua địa bàn tỉnh Bình Thuận đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 1737/QĐ-UBND ngày 16 tháng 8 năm 2011. Trường hợp cơ quan, tổ chức, cá nhân có nhu cầu đấu nối vào quốc lộ ngoài Quy hoạch các điểm đấu nối đã được phê duyệt, giao cho Sở Giao thông vận tải hướng dẫn, tổng hợp báo cáo UBND tỉnh xem xét, thỏa thuận với Bộ Giao thông vận tải.
MỤC 2. ĐỐI VỚI ĐƯỜNG TỈNH, ĐƯỜNG HUYỆN, ĐƯỜNG XÃ
Điều 8. Sử dụng, khai thác phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ đối với đường tỉnh, đường huyện, đường xã
1. Phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ chỉ dành để xây dựng công trình đường bộ và công trình sử dụng, khai thác cho mục đích an toàn giao thông vận tải đường bộ; trừ một số công trình thiết yếu quy định tại Khoản 1 Điều 12 Thông tư số 39/2011/TT-BGTVT không thể bố trí ngoài phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ nhưng phải được cơ quan có thẩm quyền cho phép. Nghiêm cấm xây dựng trái phép các loại công trình khác trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
2. Các khu công nghiệp, khu kinh tế, khu dân cư, khu thương mại - dịch vụ hoặc các dự án xây dựng khác dọc đường bộ phải nằm ngoài hành lang an toàn đường bộ và phải có đường gom nối các đường nội bộ của dự án trước khi đấu nối vào các tuyến đường đang khai thác. Đường gom phải nằm ngoài hành lang an toàn đường bộ; đường gom được xây dựng theo hướng sử dụng cho một hoặc nhiều dự án liền kề.
3. Không được sử dụng đất dành cho đường bộ làm nơi ở, hoạt động kinh doanh dịch vụ; neo đậu tàu, thuyền và xây dựng các công trình làm thay đổi dòng chảy, gây xói lở mất an toàn công trình cầu, cầu phao, bến phà, kè chỉnh trị dòng nước và kè chống xói nền đường.
4. Đất hành lang an toàn đường bộ được tạm thời sử dụng vào mục đích nông nghiệp, quảng cáo nhưng không được ảnh hưởng đến an toàn công trình, an toàn giao thông đường bộ tuân theo quy định tại Khoản 1, 2, 3, 5 Điều 28 Nghị định số 11/2010/NĐ-CP và khoản 10 Điều 10 Thông tư số 39/2011/TT-BGTVT .
5. Đường nhánh đấu nối vào đường đang khai thác phải được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận điểm đấu nối và cấp phép thi công. Nút giao của đường nhánh đấu nối vào đường đang khai thác phải được thiết kế, thi công đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật, an toàn giao thông và không ảnh hưởng đến sự bền vững của kết cấu công trình đường đang khai thác.
Chương 4.
THI CÔNG VÀ CẤP PHÉP THI CÔNG CÔNG TRÌNH TRONG PHẠM VI BẢO VỆ KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ ĐỐI VỚI ĐƯỜNG TỈNH, ĐƯỜNG HUYỆN, ĐƯỜNG XÃ
Điều 9. Xây dựng công trình thiết yếu trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
1. Tổ chức, cá nhân xây dựng công trình thiết yếu trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ phải thực hiện các quy định sau đây:
a) Lập và phê duyệt dự án, báo cáo kinh tế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công theo quy định của pháp luật về quản lý đầu tư và xây dựng công trình;
b) Phải được cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền chấp thuận bằng văn bản ngay từ khi lập dự án hoặc báo cáo kinh tế kỹ thuật (đối với công trình thiết yếu phải lập dự án đầu tư hoặc báo cáo kinh tế kỹ thuật), cụ thể như sau:
- Sở Giao thông vận tải chấp thuận xây dựng đối với công trình thiết yếu trên hệ thống đường tỉnh
và các tuyến đường được giao quản lý;
- UBND cấp huyện chấp thuận đối với công trình thiết yếu trên hệ thống đường huyện, đường xã và các tuyến đường khác trên địa bàn thuộc địa giới hành chính do mình quản lý, trừ quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này;
c) Có giấy phép thi công của cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền.
2. Cấp phép thi công xây dựng công trình thiết yếu trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ:
a) Trình tự, cách thức thực hiện theo quy định tại Điều 15 Quy định này;
b) Hồ sơ đề nghị cấp phép thi công xây dựng công trình thiết yếu:
Thành phần hồ sơ:
- Đơn đề nghị cấp phép thi công công trình (bản chính) theo mẫu tại Phụ lục 1 kèm theo Quy định này;
- Văn bản chấp thuận xây dựng công trình thiết yếu của cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền (nếu có);
- Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công, trong đó có bình đồ, trắc dọc, trắc ngang vị trí đoạn tuyến có xây dựng công trình và biện pháp tổ chức thi công đảm bảo khai thác an toàn công trình đường bộ, đảm bảo an toàn giao thông (bản chính). Nếu hồ sơ thiết kế là hồ sơ thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công, đối với công trình thiết yếu xây lắp qua cầu, hầm hoặc các công trình đường bộ phức tạp khác, phải có Báo cáo kết quả thẩm tra thiết kế (bản sao có xác nhận của chủ công trình).
Số lượng bộ hồ sơ: 01 bộ; riêng hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công là 02 bộ;
c) Thời hạn giải quyết trong 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
3. Chủ đầu tư chịu trách nhiệm về chất lượng thi công công trình thiết yếu có ảnh hưởng đến an toàn giao thông, bền vững kết cấu công trình đường bộ; chịu toàn bộ trách nhiệm liên quan đến việc xây dựng công trình thiết yếu.
4. Chủ sử dụng, kinh doanh, khai thác công trình thiết yếu chịu trách nhiệm bảo trì công trình thiết yếu; việc bảo dưỡng thường xuyên công trình thiết yếu không phải đề nghị cấp phép thi công nhưng phải chịu trách nhiệm nếu để xảy ra tai nạn giao thông; khi sửa chữa định kỳ, nếu ảnh hưởng đến an toàn giao thông, bền vững công trình đường bộ phải đề nghị cấp phép thi công theo quy định tại Khoản 1 và 2 Điều này.
5. Trường hợp xây dựng bên ngoài phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, nếu ảnh hưởng đến an toàn giao thông, an toàn kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, việc xây dựng công trình thiết yếu phải được cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền có ý kiến chấp thuận.
6. Công trình thiết yếu được chấp thuận xây dựng và cấp phép thi công theo quy định tại Khoản 1 Điều này, phải di chuyển kịp thời theo yêu cầu của cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền; không được bồi thường, hỗ trợ di chuyển và phải chịu hoàn toàn trách nhiệm, kinh phí liên quan.
Điều 10. Đấu nối đường nhánh vào đường đang khai thác
1. Tổ chức, cá nhân xây dựng đường nhánh đấu nối vào đường đang khai thác phải thực hiện các quy định sau đây:
a) Lập và phê duyệt dự án theo quy định của pháp luật về quản lý đầu tư và xây dựng công trình;
b) Phải được cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền theo quy định tại Điểm, b Khoản 1, Điều 9 Quy định này chấp thuận vị trí đấu nối bằng văn bản ngay từ khi lập dự án và cấp phép thi công;
c) Có giấy phép thi công của cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền.
2. Cấp phép thi công đấu nối đường nhánh vào đường đang khai thác:
a) Trình tự, cách thức thực hiện theo quy định tại Điều 15 Quy định này;
b) Hồ sơ đề nghị cấp phép thi công đấu nối đường nhánh vào đường đang khai thác:
Thành phần hồ sơ:
- Đơn đề nghị cấp phép thi công công trình (bản chính) theo mẫu tại Phụ lục 1 kèm theo Quy định này;
- Văn bản chấp thuận vị trí đấu nối đường nhánh vào đường đang khai thác của cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền;
- Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công, bao gồm: thuyết minh, bình đồ vị trí đấu nối trên đó thể hiện rõ hiện trạng vị trí xin đấu nối; kích thước, kết cấu các công trình hiện có (kể cả công trình ngầm); trắc dọc, trắc ngang tuyến đấu nối, giải pháp kết cấu, thoát nước, bán kính vuốt nối hoặc làn chuyển tốc, kết cấu tái lập (nếu có) tại vị trí đấu nối và biện pháp tổ chức thi công bảo đảm an toàn giao thông.
Số lượng bộ hồ sơ: 01 bộ; riêng hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công là 02 bộ.
c) Thời hạn giải quyết trong 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
Điều 11. Xây dựng công trình đường bộ trong phạm vi đất dành cho đường bộ đang khai thác
1. Tổ chức, cá nhân xây dựng công trình đường bộ trong phạm vi đất dành cho đường bộ đang khai thác phải thực hiện các quy định sau đây:
a) Lập và phê duyệt dự án theo quy định của pháp luật về quản lý đầu tư và xây dựng công trình;
b) Phải được cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền theo quy định tại Điểm b, Khoản 1, Điều 9 Quy định này chấp thuận bằng văn bản ngay từ khi lập dự án (trừ dự án do cơ quan quản lý đường bộ là chủ đầu tư);
c) Có giấy phép thi công của cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền.
2. Cấp phép thi công công trình đường bộ trong phạm vi đất dành cho đường bộ đang khai thác:
a) Trình tự, cách thức thực hiện theo quy định tại Điều 15 Quy định này;
b) Hồ sơ đề nghị cấp phép thi công:
Thành phần hồ sơ:
- Đơn đề nghị cấp phép thi công công trình (bản chính) theo mẫu tại Phụ lục 1 kèm theo Quy định này;
- Văn bản chấp thuận của cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền;
- Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công, trong đó có biện pháp tổ chức thi công đảm bảo an toàn giao thông đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt (bản chính).
Số lượng bộ hồ sơ: 01 bộ;
c) Thời hạn giải quyết trong 07 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ theo quy định.
3. Đối với các dự án nâng cấp, cải tạo đường bộ đang khai thác do cơ quan quản lý đường bộ là chủ đầu tư, không phải đề nghị cấp giấy phép thi công, nhưng trước khi thi công Ban Quản lý dự án hoặc nhà thầu thi công phải gửi đến cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền hồ sơ có liên quan gồm: thời gian thi công, bàn giao và hoàn trả mặt bằng, phương án thi công, biện pháp tổ chức thi công bảo đảm an toàn giao thông, để cơ quan quản lý đường bộ xem xét, thỏa thuận bằng văn bản.
4. Tổ chức, cá nhân quản lý, bảo trì đường bộ làm công tác bảo dưỡng thường xuyên không phải đề nghị cấp giấy phép thi công nhưng phải nghiêm túc thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn giao thông trong suốt quá trình thực hiện nhiệm vụ.
Điều 12. Xây dựng biển quảng cáo tạm thời trong phạm vi hành lang an toàn đường bộ
1. Việc xây dựng, lắp đặt biển quảng cáo trong hoặc ngoài hành lang an toàn đường bộ, tuân theo các quy định của pháp luật về quảng cáo và về quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ và phải được cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Điểm b, Khoản 1, Điều 9 Quy định này cấp phép thi công.
2. Địa điểm, nội dung lắp đặt biển quảng cáo phải phù hợp với Quy hoạch quảng cáo trên địa bàn tỉnh Bình Thuận đã được UBND tỉnh phê duyệt. Cá nhân, tổ chức được phép lắp đặt biển quảng cáo chịu toàn bộ trách nhiệm liên quan do việc lắp đặt biển quảng cáo gây ra.
3. Cấp phép thi công biển quảng cáo tạm thời trong phạm vi hành lang an toàn đường bộ:
a) Trình tự, cách thức thực hiện theo quy định tại Điều 15 Quy định này;
b) Hồ sơ đề nghị cấp phép thi công:
Thành phần hồ sơ:
- Đơn đề nghị cấp phép thi công (bản chính) theo mẫu tại Phụ lục 1 kèm theo Quy định này;
- Bản vẽ mặt bằng vị trí lắp đặt biển quảng cáo và hiện trạng khu vực;
- Bản vẽ thiết kế kiểu dáng, nội dung biển quảng cáo được cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa - thông tin chấp thuận (bản sao chứng thực).
Số lượng bộ hồ sơ: 01 bộ, riêng phần bản vẽ là 02 bộ.
c) Thời hạn giải quyết trong 07 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ theo quy định.
Điều 13. Tháo dỡ tường chắn, tường hộ lan
1. Các tổ chức, cá nhân có nhu cầu tháo dỡ tường chắn, tường hộ lan đối với các tuyến đường thuộc khu vực đô thị hoặc quy hoạch đô thị phải làm thủ tục đề nghị cấp phép thi công tại cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 9 Quy định này.
2. Cấp phép thi công tháo dỡ tường chắn, tường hộ lan:
a) Trình tự, cách thức thực hiện theo quy định tại Điều 15 Quy định này;
b) Hồ sơ đề nghị cấp phép thi công:
Thành phần hồ sơ:
- Đơn đề nghị cấp phép thi công (bản chính) theo mẫu tại Phụ lục 1 kèm theo Quy định này;
- Bản vẽ mặt bằng hiện trạng khu vực; vị trí, kích thước tường chắn, tường hộ lan cần tháo dỡ và thuyết minh biện pháp thi công đảm bảo an toàn giao thông.
Số lượng bộ hồ sơ: 01 bộ, riêng phần bản vẽ là 02 bộ.
c) Thời hạn giải quyết trong 07 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ theo quy định.
Điều 14. Gia hạn giấy phép thi công
Các loại giấy phép thi công có thời hạn theo tiến độ thi công xây dựng công trình; nếu quá thời hạn, phải gia hạn. Thủ tục gia hạn quy định như sau:
1. Đơn đề nghị gia hạn giấy phép thi công (bản chính) theo mẫu tại Phụ lục 2 kèm theo Quy định này.
2. Thời gian giải quyết: trong 04 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ theo quy định.
3. Trình tự, cách thức thực hiện theo quy định tại Điều 15 Quy định này.
Điều 15. Trình tự, cách thức thực hiện thủ tục hành chính
1. Cách thức thực hiện: tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ và nhận kết quả trực tiếp tại văn phòng cơ quan có thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính hoặc thông qua hệ thống bưu chính.
2. Trình tự thực hiện như sau:
a) Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền;
b) Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ. Đối với trường hợp nộp trực tiếp, sau khi kiểm tra thành phần hồ sơ, nếu không đúng quy định, hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ; nếu đúng quy định, viết giấy hẹn lấy kết quả;
c) Cơ quan có thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính tiến hành thẩm định hồ sơ; nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định có văn bản hướng dẫn hoàn thiện (đối với trường hợp nộp hồ sơ thông qua hệ thống bưu chính); nếu đủ điều kiện, có văn bản chấp thuận hoặc cấp giấy phép thi công. Trường hợp không chấp thuận hoặc không cấp phép, phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
Chương 5.
TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ VÀ BẢO VỆ KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
Điều 16. Trách nhiệm của các cơ quan quản lý Nhà nước
1. Sở Giao thông vận tải:
a) Trình UBND tỉnh ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản hướng dẫn thực hiện việc quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh;
b) Thực hiện nhiệm vụ của cơ quan quản lý đường bộ đối với hệ thống đường được phân cấp quản lý hoặc ủy thác quản lý; hướng dẫn UBND cấp huyện thực hiện công tác quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ do UBND huyện quản lý;
c) Kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý và bảo vệ công trình giao thông đường bộ;
d) Phối hợp với UBND cấp huyện và các cơ quan liên quan: tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; giải tỏa các công trình trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ các tuyến đường được phân cấp quản lý hoặc ủy thác quản lý;
đ) Xây dựng kế hoạch, tổ chức, kiểm tra thực hiện công tác phòng chống lụt bão và khắc phục hư hỏng công trình đường bộ do thiên tai, địch họa gây ra trên các tuyến đường được phân cấp quản lý hoặc ủy thác quản lý;
e) Chỉ đạo Thanh tra Sở Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với đơn vị trực tiếp quản lý đường bộ, lực lượng Công an và chính quyền địa phương thực hiện công tác bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên các tuyến đường được phân cấp quản lý hoặc ủy thác quản lý;
g) Cấp, thu hồi Giấy phép thi công, đình chỉ hoạt động gây mất an toàn giao thông, an toàn công trình đường bộ trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ các tuyến đường được phân cấp quản lý hoặc ủy thác quản lý;
h) Xây dựng kế hoạch quản lý, bảo trì đối với các tuyến đường được phân cấp quản lý hoặc ủy thác quản lý, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; phân khai chi tiết nguồn vốn được bố trí.
2. UBND cấp huyện:
a) Quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ thuộc huyện, thành phố, thị xã quản lý;
b) Tổ chức tuyên truyền, phổ biến và giáo dục nhân dân các quy định về phạm vi đất dành cho đường bộ, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
c) Quản lý việc sử dụng đất trong và ngoài hành lang an toàn đường bộ theo quy định của pháp luật; xử lý kịp thời các trường hợp lấn, chiếm, sử dụng trái phép đất hành lang an toàn đường bộ;
d) Phối hợp với lực lượng Công an, Thanh tra Sở Giao thông vận tải, đơn vị trực tiếp quản lý đường bộ và các lực lượng liên quan thực hiện các biện pháp bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn. Tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ hành lang an toàn đường bộ, chống lấn chiếm, cưỡng chế dỡ bỏ các công trình xây dựng trái phép để giải tỏa hành lang an toàn đường bộ (bao gồm cả quốc lộ, các tuyến đường tỉnh trên địa bàn quản lý);
đ) Huy động mọi lực lượng, vật tư, thiết bị để bảo vệ công trình giao thông được phân cấp quản lý, kịp thời khôi phục giao thông khi bị thiên tai, địch họa.
e) Cấp, thu hồi giấy phép thi công, đình chỉ hoạt động gây mất an toàn giao thông, an toàn công trình đường bộ trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên các tuyến đường huyện, đường xã theo đúng quy định hiện hành.
3. UBND cấp xã:
a) Quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ thuộc xã quản lý;
b) Tuyên truyền, phổ biến và giáo dục nhân dân các quy định về phạm vi đất dành cho đường bộ, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. Quản lý, sử dụng đất trong và ngoài hành lang an toàn đường bộ theo quy định của pháp luật;
c) Phối hợp với các đơn vị trực tiếp quản lý đường bộ và các lực lượng liên quan thực hiện các biện pháp bảo vệ công trình đường bộ; bảo vệ các mốc lộ giới, mốc giải phóng mặt bằng đã được bàn giao cho UBND cấp xã quản lý;
d) Tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ hành lang an toàn đường bộ, chống lấn chiếm; phát hiện, ngăn chặn và phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền xử lý kịp thời các trường hợp lấn, chiếm, sử dụng trái phép đất hành lang an toàn đường bộ (bao gồm cả quốc lộ, các tuyến đường tỉnh, đường huyện, đường đô thị trên địa bàn quản lý);
đ) Huy động mọi lực lượng, vật tư, thiết bị tại chỗ để bảo vệ công trình giao thông theo phân cấp quản lý, kịp thời khôi phục giao thông khi bị thiên tai, địch họa.
Điều 17. Trách nhiệm của các sở, ban, ngành và đơn vị liên quan
1. Sở Kế hoạch và Đầu tư trong quá trình thẩm định, phê duyệt các quy hoạch, các dự án đầu tư xây dựng công trình, báo cáo kinh tế - kỹ thuật và cấp Giấy chứng nhận đầu tư phải tuân thủ đúng các quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
2. Sở Xây dựng có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn lập và quản lý quy hoạch xây dựng theo thẩm quyền; chủ trì, phối hợp với Sở Giao thông vận tải và UBND cấp huyện thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về kết cấu hạ tầng giao thông đô thị theo quy định tại Thông tư số 04/2008/TT-BXD ngày 20/02/2008 của Bộ Xây dựng (đã được sửa đổi, bổ sung) và Quyết định số 25/2009/QĐ-UBND ngày 07/5/2009 của UBND tỉnh Bình Thuận về việc ban hành Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy, mối quan hệ công tác của Sở Xây dựng.
3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn việc thực hiện quy hoạch và xây dựng hệ thống công trình thủy lợi có liên quan đến công trình đường bộ; hướng dẫn việc sử dụng đất hành lang an toàn đường bộ để canh tác nông nghiệp bảo đảm an toàn công trình đường bộ; hướng dẫn việc khảo sát, đo đạc, sử dụng đất hành lang giao thông theo quy định của pháp luật.
4. Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm chủ trì phối hợp với UBND cấp huyện, Sở Giao thông vận tải hướng dẫn việc khảo sát, đo đạc, phân loại và sử dụng đất hành lang an toàn đường bộ theo quy định của pháp luật.
5. Sở Công thương có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn việc thực hiện quy hoạch và xây dựng hệ thống cửa hàng bán lẻ xăng dầu, công trình điện dọc theo đường bộ phù hợp với quy hoạch và tuân thủ các quy định về quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo quy định của pháp luật.
6. Sở Nội vụ có trách nhiệm hướng dẫn xây dựng biên chế trên cơ sở vị trí việc làm, cơ cấu công chức theo ngạch; quản lý, sử dụng biên chế hợp lý, có hiệu quả và phối hợp với Sở Giao thông vận tải trong việc quy định chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của các cơ quan chuyên môn cấp huyện về quản lý và bảo vệ hệ thống giao thông đường bộ theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước.
7. Sở Tài chính có trách nhiệm:
a) Chủ trì, phối hợp với Sở Giao thông vận tải bố trí nguồn ngân sách Nhà nước hoặc có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước để thực hiện công tác quản lý, bảo trì đường bộ, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ và giải tỏa hành lang an toàn đường bộ.
b) Phối hợp với Sở Giao thông vận tải kiểm tra việc sử dụng Ngân sách Nhà nước cho việc quản lý, bảo trì, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ và giải tỏa hành lang an toàn đường bộ đối với đường tỉnh và nguồn hỗ trợ đối với đường giao thông nông thôn bảo đảm sử dụng đúng mục đích.
8. Công an tỉnh:
a) Chỉ đạo, hướng dẫn lực lượng trong ngành kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo thẩm quyền.
b) Phối hợp với Sở Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện chức năng quản lý nhà nước về bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
c) Phối hợp với Sở Giao thông vận tải lập phương án phối hợp bảo vệ các công trình đường bộ, đặc biệt trong công tác xử lý các hành vi lấn chiếm, sử dụng trái phép hành lang an toàn đường bộ.
d) Chỉ đạo Công an cấp huyện tham mưu cho UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện cưỡng chế giải tỏa lấn chiếm, tái lấn chiếm hành lang đường bộ và xây dựng phương án, kế hoạch đảm bảo trật tự công cộng, trật tự an toàn giao thông, xử lý việc vi phạm và hỗ trợ lực lượng trong thời gian thực hiện cưỡng chế.
9. Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh: chủ trì, phối hợp với Sở Giao thông vận tải tổ chức bảo vệ công trình quốc phòng kết hợp với công trình đường bộ. Tham gia quy hoạch hạ tầng giao thông quan trọng trong các khu vực bố trí quốc phòng giai đoạn 2011 – 2020 và những năm tiếp theo.
10. Sở Thông tin và Truyền thông: Chỉ đạo thực hiện việc quy hoạch và xây dựng cơ sở hạ tầng thông tin và truyền thông bảo đảm kỹ thuật và an toàn công trình đường bộ.
11. Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch: Chỉ đạo thực hiện việc quy hoạch và xây dựng các công trình liên quan đến kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ phải bảo đảm kỹ thuật và an toàn công trình đường bộ; phối hợp với Sở Giao thông vận tải và Sở Xây dựng trong việc cấp phép lắp đặt biển quảng cáo theo đúng quy hoạch và quy định về bảo vệ hành lang an toàn đường bộ.
12. Các chủ đầu tư khi lập quy hoạch xây dựng mới hoặc cải tạo nâng cấp công trình có liên quan đến hành lang an toàn đường bộ thì phải được sự chấp thuận bằng văn bản của cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền. Cơ quan quản lý đường bộ phải xem xét và trả lời bằng văn bản trong vòng 07 ngày, kể từ khi nhận đủ hồ sơ thủ tục theo quy định.
Điều 18. Trách nhiệm của các đơn vị trực tiếp quản lý đường bộ
1. Trách nhiệm của Công ty TNHH Một thành viên Quản lý và sửa chữa đường bộ 71
a) Quản lý và duy tu sửa chữa công trình giao thông; tổ chức phân luồng đảm bảo giao thông, bảo đảm giao thông êm thuận và thông suốt; sửa chữa, bổ sung kịp thời hệ thống biển báo trên các tuyến quốc lộ được giao quản lý. Tổ chức việc cắm mốc lộ giới trên các tuyến đường được giao quản lý, bàn giao cho UBND cấp xã quản lý, bảo vệ phạm vi hành lang an toàn đường bộ đã được cắm mốc lộ giới.
b) Thực hiện thường xuyên công tác kiểm tra, phát hiện kịp thời các hành vi lấn chiếm, sử dụng trái phép hành lang an toàn đường bộ. Ngay khi phát hiện vi phạm phải yêu cầu đối tượng vi phạm đình chỉ hành vi vi phạm và thông báo ngay cho UBND cấp xã và Thanh tra giao thông (bao gồm lực lượng Thanh tra đường bộ thuộc Tổng Cục Đường bộ Việt Nam và Thanh tra giao thông thuộc Thanh tra Sở Giao thông vận tải) phối hợp lập biên bản vi phạm hành chính để chuyển cho UBND cấp huyện xử lý.
c) Phối hợp với lực lượng Thanh tra giao thông, Công an, chính quyền địa phương thực hiện công tác cưỡng chế, giải tỏa các công trình vi phạm, lấn chiếm, sử dụng trái phép hành lang an toàn đường bộ thuộc phạm vi trực tiếp quản lý của đơn vị theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền; chịu trách nhiệm cung cấp trang thiết bị, phương tiện, nhân công để thực hiện việc cưỡng chế giải tỏa. Sau khi cưỡng chế giải tỏa phải lập biên bản bàn giao cho UBND cấp xã theo dõi, quản lý.
d) Phối hợp chặt chẽ với Sở Giao thông vận tải, lực lượng Công an, Thanh tra giao thông và chính quyền địa phương cấp huyện, xã thực hiện nhiệm vụ phòng, chống bão lụt; tổ chức ứng cứu, khắc phục kịp thời khi có sự cố, tai nạn giao thông nghiêm trọng hoặc ùn tắc giao thông trên các tuyến quốc lộ được giao quản lý.
đ) Phối hợp với Ban An toàn giao thông tỉnh, Sở Giao thông vận tải kiểm tra, xử lý điểm đen, thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn giao thông và các công việc khác có liên quan đến công tác đảm bảo an toàn giao thông trên các tuyến quốc lộ.
2. Trách nhiệm của Công ty TNHH Một thành viên công trình giao thông Bình Thuận:
a) Thực hiện nhiệm vụ duy tu sửa chữa đường bộ, quản lý hành lang an toàn đường bộ, bảo đảm giao thông êm thuận và thông suốt trên các tuyến đường được giao quản lý. Tổ chức việc cắm mốc lộ giới, bàn giao cho UBND cấp xã quản lý, bảo vệ phạm vi hành lang an toàn đường bộ đã được cắm mốc lộ giới;
b) Sửa chữa kịp thời các hư hỏng, của cầu, đường; thường xuyên kiểm tra, bổ sung, thay thế hệ thống biển báo theo đúng quy định; tổ chức phân luồng đảm bảo giao thông trên các tuyến đường được giao quản lý. Trường hợp hư hỏng nặng vượt quá khả năng thì vừa tổ chức đảm bảo giao thông vừa báo cáo kịp thời cho Sở Giao thông vận tải; lập kế hoạch, phương án phòng, chống bão lụt; tổ chức ứng cứu, khắc phục kịp thời khi có sự cố;
c) Tổ chức thực hiện thường xuyên công tác tuần đường, phát hiện kịp thời các hành vi xâm hại kết cấu hạ tầng giao thông và lấn chiếm, sử dụng trái phép hành lang an toàn đường bộ. Ngay khi phát hiện vi phạm phải yêu cầu đối tượng vi phạm đình chỉ hành vi vi phạm, thông báo ngay cho Thanh tra Sở Giao thông vận tải xử lý; đối với vi phạm hành lang an toàn đường bộ phải thông báo cho UBND cấp xã và Thanh tra Sở Giao thông vận tải phối hợp lập biên bản vi phạm hành chính chuyển cho UBND cấp huyện xử lý;
d) Phối hợp với lực lượng Thanh tra giao thông thuộc Thanh tra Sở Giao thông vận tải, Công an, chính quyền địa phương thực hiện công tác cưỡng chế, giải tỏa các công trình vi phạm, lấn chiếm, sử dụng trái phép hành lang an toàn đường bộ thuộc phạm vi trực tiếp quản lý của đơn vị theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền; lập dự toán kinh phí về chi phí máy móc, thiết bị, phương tiện, nhân công tham gia cưỡng chế giải tỏa trình cấp có thẩm quyền phê duyệt làm căn cứ thanh quyết toán; cung cấp máy móc, thiết bị, phương tiện, nhân công để thực hiện việc cưỡng chế giải tỏa sau khi dự toán được phê duyệt. Sau khi cưỡng chế giải tỏa phải lập biên bản bàn giao cho UBND cấp xã theo dõi, quản lý.
Điều 19. Trách nhiệm của lực lượng Công an
Lực lượng Cảnh sát giao thông, Cảnh sát Quản lý hành chính về Trật tự xã hội, Cảnh sát phản ứng nhanh và Công an cấp huyện, xã có trách nhiệm:
1. Phát hiện, lập biên bản vi phạm hành chính các vi phạm về công trình giao thông, hành lang an toàn đường bộ để xử lý theo thẩm quyền hoặc chuyển hồ sơ đề nghị UBND cấp huyện ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền.
2. Phối hợp với lực lượng Thanh tra giao thông thực hiện công tác tuần tra, kiểm soát và xử lý các vi phạm về kết cấu hạ tầng giao thông, hành lang an toàn đường bộ, trật tự đô thị, trật tự vận tải đường bộ theo Quy chế phối hợp giữa Tổng Cục Đường bộ Việt Nam và Tổng Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về Trật tự an toàn xã hội.
3. Phối hợp với đơn vị trực tiếp quản lý đường bộ, lực lượng Thanh tra giao thông và các cơ quan, đơn vị có liên quan thực hiện việc cưỡng chế thực hiện quyết định xử phạt, cưỡng chế giải tỏa hành lang an toàn đường bộ theo yêu cầu của UBND cấp huyện.
Điều 20. Trách nhiệm của lực lượng Thanh tra giao thông
Lực lượng Thanh tra giao thông thuộc Thanh tra Sở Giao thông vận tải có trách nhiệm:
1. Thực hiện công tác tuần tra, thanh tra, lập biên bản vi phạm hành chính các tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định về quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông, hành lang an toàn đường bộ các tuyến đường thuộc phạm vi quản lý để xử lý theo thẩm quyền hoặc chuyển hồ sơ đề nghị UBND cấp huyện xử lý.
2. Phối hợp với lực lượng Thanh tra của Tổng Cục Đường bộ Việt Nam, lực lượng Cảnh sát giao thông, Cảnh sát Quản lý hành chính về Trật tự xã hội, Cảnh sát phản ứng nhanh và Công an cấp huyện, xã thực hiện công tác tuần tra, kiểm soát và xử lý các vi phạm về kết cấu hạ tầng giao thông, hành lang an toàn đường bộ, trật tự đô thị, trật tự vận tải đường bộ theo Quy chế phối hợp giữa Tổng Cục Đường bộ Việt Nam và Tổng Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về Trật tự an toàn xã hội.
3. Phối hợp với đơn vị trực tiếp quản lý đường bộ, lực lượng Công an và các cơ quan, đơn vị có liên quan thực hiện việc cưỡng chế giải tỏa hành lang an toàn đường bộ theo yêu cầu của UBND cấp huyện.
Chương 6.
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 21. Tổ chức thực hiện
1. Giám đốc các sở, ban, ngành thuộc tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn; Giám đốc các đơn vị trực tiếp quản lý đường bộ; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và các tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm thực hiện đúng Luật Giao thông đường bộ, các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Giao thông đường bộ, các Thông tư hướng dẫn của Bộ, ngành Trung ương và Quy định này.
2. Ủy ban nhân dân tỉnh giao trách nhiệm cho Sở Giao thông vận tải phổ biến triển khai thực hiện Quy định này. Trong quá trình thực hiện nếu có vấn đề phát sinh, vướng mắc, đề nghị các cơ quan, đơn vị có ý kiến về Ủy ban nhân dân tỉnh thông qua Sở Giao thông vận tải để kịp thời bổ sung, chỉnh sửa./.
PHỤ LỤC 1
MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP PHÉP THI CÔNG CÔNG TRÌNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 35/2013/QĐ-UBND ngày 09/8/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận)
(1)
(2)
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: ………./……….
..............., ngày........ tháng........năm 201......
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP PHÉP THI CÔNG CÔNG TRÌNH
Cấp phép thi công (…3…)
Kính gửi: ...........................................(…4…)
- Căn cứ Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ Quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
- Căn cứ Thông tư số 39/2011/TT-BGTVT ngày 18 tháng 5 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ Quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
- Căn cứ Quyết định số 35/2013/QĐ-UBND ngày 09 tháng 8 năm 2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận về việc ban hành Quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Bình Thuận;
- Căn cứ (…5..);
(…..2….) đề nghị được cấp phép thi công (…6…) tại (…7…). Thời gian thi công bắt đầu từ ngày …tháng … năm ... đến hết ngày …tháng … năm ...
Gửi kèm theo các tài liệu sau:
+ (…5…) (nếu có).
+ (…8…) (bản chính).
+ (…9…)
Nội dung cam kết của (…2…):
Đối với thi công công trình thiết yếu: cam kết tự di chuyển hoặc cải tạo công trình đúng tiến độ theo yêu cầu của cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền, không được yêu cầu bồi thường và phải chịu hoàn toàn trách nhiệm kinh phí liên quan; Đối với thi công đấu nối: cam kết tự xóa bỏ hoặc cải tạo nút giao đúng tiến độ theo yêu cầu của cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền, không được yêu cầu bồi thường và phải chịu hoàn toàn trách nhiệm kinh phí liên quan.
Thi công theo đúng Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công đã được (…4…) cấp phép và tuân thủ theo quy định của Giấy phép thi công. Nếu thi công không thực hiện các biện pháp bảo đảm giao thông thông suốt, an toàn theo quy định, để xảy ra tai nạn giao thông, ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, (…2…) chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
Trong quá trình thi công: nếu làm hư hỏng các công trình khác (Bể ống nước, đứt cáp quang, sụp đường, đổ trụ điện,...) thì sẽ có trách nhiệm bồi thường; nếu xảy ra trường hợp đào trong phạm vi đất thuộc sở hữu của cá nhân, đơn vị nào thì phải có sự đồng ý của cá nhân, đơn vị đó.
Khi kết thúc thi công sẽ hoàn trả mặt bằng như hiện trạng ban đầu và bàn giao lại cho đơn vị trực tiếp quản lý đường bộ.
Địa chỉ liên hệ: ………
Số điện thoại: ..............
Nơi nhận:
- Như trên;
- ....................;
- ....................;
- Lưu VT.
(……..2………)
QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ
(ký, ghi rõ họ tên và đóngdấu)
Hướng dẫn ghi trong Đơn đề nghị:
(1) Tên tổ chức hoặc cơ quan cấp trên của đơn vị hoặc tổ chức đứng Đơn đề nghị (nếu có).
(2) Tên đơn vị hoặc tổ chức đứng Đơn đề nghị cấp phép thi công công trình.
(3) Ghi vắn tắt tên công trình hoặc hạng mục công trình đề nghị cấp phép, tuyến đường; ví dụ “Cấp phép thi công đường ống cấp nước sinh hoạt trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ của đường ĐT.716, tỉnh Bình Thuận”.
(4) Tên cơ quan cấp phép thi công;
(5) Văn bản chấp thuận của cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền.
(6) Ghi đầy đủ tên công trình hoặc hạng mục công trình đề nghị cấp phép thi công.
(7) Ghi rõ lý trình, tên đường, địa bàn xã, huyện, thành phố.
(8) Hồ sơ Thiết kế bản vẽ thi công (trong đó có Biện pháp tổ chức thi công đảm bảo khai thác an toàn công trình đường bộ, đảm bảo an toàn giao thông).
(9) Các tài liệu khác nếu (…2…) thấy cần thiết./.
Ghi chú: Trên đây là các nội dung chính của mẫu Đơn đề nghị cấp giấy phép thi công, các tổ chức, cá nhân căn cứ từng công trình cụ thể để ghi các nội dung và gửi kèm theo văn bản liên quan cho phù hợp./.
PHỤ LỤC 2
MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ GIA HẠN GIẤY PHÉP THI CÔNG CÔNG TRÌNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 35/2013/QĐ-UBND ngày 09/8/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận)
(1)
(2)
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: ………./……….
..............., ngày........ tháng........năm 201......
ĐƠN ĐỀ NGHỊ GIA HẠN GIẤY PHÉP THI CÔNG CÔNG TRÌNH
Gia hạn giấy phép thi công (…3…)
Kính gửi: ...........................................(…4…)
- Căn cứ Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ Quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
- Căn cứ Thông tư số 39/2011/TT-BGTVT ngày 18 tháng 5 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ Quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
- Căn cứ Quyết định số 35/2013/QĐ-UBND ngày 09 tháng 8 năm 2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận về việc ban hành Quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Bình Thuận;
- Căn cứ giấy phép thi công số ngày tháng năm của (…4…);
(…..2….) đề nghị được gia hạn xây dựng công trình, nêu rõ lý do gia hạn.
Gửi kèm theo các tài liệu sau:
+ (…5…)
Địa chỉ liên hệ: ………
Số điện thoại: ..............
Nơi nhận:
- Như trên;
- ....................;
- ....................;
- Lưu VT.
(……..2………)
QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ
(ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
Hướng dẫn ghi trong Đơn đề nghị:
(1) Tên tổ chức hoặc cơ quan cấp trên của đơn vị hoặc tổ chức đứng Đơn đề nghị (nếu có).
(2) Tên đơn vị hoặc tổ chức đứng Đơn đề nghị cấp phép thi công công trình.
(3) Ghi vắn tắt tên công trình hoặc hạng mục công trình đề nghị gia hạn giấy phép thi công, tuyến đường; ví dụ “Gia hạn giấy phép thi công đường ống cấp nước sinh hoạt trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ của đường ĐT.716, tỉnh Bình Thuận”.
(4) Tên cơ quan cấp phép thi công;
(5) Các tài liệu nếu (…2…) thấy cần thiết./.
Ghi chú: Trên đây là các nội dung chính của mẫu Đơn đề nghị gia hạn giấy phép thi công, các tổ chức, cá nhân căn cứ từng công trình cụ thể để ghi các nội dung và gửi kèm theo văn bản liên quan cho phù hợp./. | {
"issuing_agency": "Tỉnh Bình Thuận",
"promulgation_date": "09/08/2013",
"sign_number": "35/2013/QĐ-UBND",
"signer": "Lê Tiến Phương",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Quyen-dan-su/Chi-thi-21-CT-UBND-2020-tuyen-chon-va-goi-cong-dan-vao-phuc-vu-tai-ngu-trong-Quan-doi-nhan-dan-Hue-454754.aspx | Chỉ thị 21/CT-UBND 2020 tuyển chọn và gọi công dân vào phục vụ tại ngũ trong Quân đội nhân dân Huế | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 21/CT-UBND
Thừa Thiên Huế, ngày 29 tháng 9 năm 2020
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TUYỂN CHỌN VÀ GỌI CÔNG DÂN VÀO PHỤC VỤ TẠI NGŨ TRONG QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VÀ THỰC HIỆN NGHĨA VỤ THAM GIA CÔNG AN NHÂN DÂN NĂM 2021
Trong năm 2020, công tác tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ đã được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền, các tổ chức đoàn thể và sự nỗ lực, cố gắng của Hội đồng nghĩa vụ quân sự các cấp đã đạt được kết quả tích cực. Các địa phương đã chủ động thực hiện các biện pháp nâng cao chất lượng công tác tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân đảm bảo công khai, công bằng dân chủ, đúng pháp luật.
Tuy nhiên, vẫn còn một số tồn tại như: Một số địa phương chưa phát huy tốt vai trò, trách nhiệm của hệ thống chính trị ở cơ sở. Công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục Luật Nghĩa vụ quân sự, Luật Công an nhân dân trên các phương tiện thông tin đại chúng chưa thực hiện thường xuyên, chưa toàn diện, chưa xử lý nghiêm những hành vi vi phạm trong tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ nên còn xảy ra hiện tượng chống, trốn lệnh gọi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự, ảnh hưởng đến công tác tuyển quân.
Để hoàn thành tốt nhiệm vụ tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ, thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân năm 2021. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh, các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh; Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố thực hiện tốt một số nội dung sau:
1. Tiếp tục quán triệt tuyên truyền Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015, Nghị định số 13/2016/NĐ-CP ngày 19/02/2016 và Nghị định số 14/2016/NĐ-CP ngày 15/03/2016 của Chính phủ, Thông tư liên tịch số 50/TTLT-BQP-BCA ngày 15/4/2016 của Bộ Quốc phòng - Bộ Công an, Thông tư số 16/2016/TTLT- BYT-BQP ngày 30/6/2016 của Bộ Y tế - Bộ Quốc phòng và thực hiện Thông tư số 148/2018/TT-BQP ngày 04/10/2018 của Bộ Quốc phòng về tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ.
2. Thực hiện Luật Công an nhân dân năm 2018 và Nghị định số 70/2019/NĐ-CP ngày 23/8/2019 quy định về thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân thay thế Nghị định số 129/2015/NĐ-CP ngày 15/12/2015 và các văn bản có liên quan đến thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân.
3. Sở Y tế chỉ đạo các đơn vị chức năng, các Phòng Y tế, Trung tâm Y tế, Bệnh viện đa khoa các địa phương kịp thời kiện toàn đủ số lượng, đúng thành phần Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự; xây dựng kế hoạch tập huấn, hướng dẫn Hội đồng khám sức khỏe cho các địa phương, tổ chức sơ tuyển, khám tuyển sức khỏe cho công dân trong độ tuổi sẵn sàng nhập ngũ theo đúng quy định của Bộ Y tế, Bộ Quốc phòng. Để hạn chế bù đổi về sức khỏe chỉ đạo Hội đồng khám các huyện, thị xã, thành phố bổ sung xét nghiệm cận lâm sàng (siêu âm, điện tim, X quang, xét nghiệm các chất ma túy) và chịu trách nhiệm về kết quả khám sức khỏe cho công dân nhập ngũ.
4. Làm tốt công tác đăng ký, quản lý nguồn sẵn sàng nhập ngũ, tổ chức sơ tuyển, khám tuyển sức khỏe nghĩa vụ quân sự cho công dân chặt chẽ, nghiêm túc, xét duyệt và đồng bộ hồ sơ đúng trình tự; thực hiện niêm yết công khai trước nhân dân về chỉ tiêu, điều kiện, tiêu chuẩn tuyển quân, trường hợp tạm hoãn gọi nhập ngũ và miễn gọi nhập ngũ. Danh sách công dân đủ điều kiện nhập ngũ, kết quả phân loại sức khỏe theo kết luận của hội đồng khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự, danh sách công dân trúng tuyển nghĩa vụ quân sự sẵn sàng nhập ngũ.
5. Phát huy vai trò tham mưu của các cơ quan, đoàn thể trong việc tuyên truyền, vận động thanh niên tình nguyện nhập ngũ, làm tốt chính sách hậu phương Quân đội, tổ chức động viên, thăm hỏi, tặng quà cho thanh niên và những gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Tổ chức đón tiếp chu đáo quân nhân hoàn thành nghĩa vụ quân sự xuất ngũ trở về địa phương và tạo mọi điều kiện thuận lợi để sớm ổn định cuộc sống.
6. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố có kế hoạch chỉ đạo chặt chẽ cơ quan, ban, ngành, đoàn thể cấp mình; các xã, phường, thị trấn đảm bảo hoàn thành 100% chỉ tiêu gọi công dân nhập ngũ, đạt chất lượng cao, đúng Luật, hạn chế mức thấp nhất về bù đổi (không quá 2% chỉ tiêu nhập ngũ).
7. Sở Tư pháp chỉ đạo Phòng Tư pháp phối hợp với Ban chỉ huy quân sự, Công an các địa phương và các ban ngành có liên quan tổ chức tập huấn, hướng dẫn quy trình xử lý theo Nghị định số 120/2013/NĐ-CP ngày 09/10/2013 và các văn bản có liên quan đúng quy định của pháp luật cho cơ sở. Các cơ quan: Công an, Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân và đoàn thể các cấp phối hợp chặt chẽ, có biện pháp xử lý nghiêm đối với những trường hợp trốn, chống lệnh gọi khám, gọi nhập ngũ và các cá nhân, tập thể có hành vi cản trở việc thực hiện Luật nghĩa vụ quân sự và Luật Công an nhân dân.
8. Sở Thông tin và Truyền thông; Sở Văn hóa và Thể thao; Đài phát thanh và Truyền hình tỉnh; Báo Thừa Thiên Huế chỉ đạo hướng dẫn cấp dưới chuyên ngành thuộc quyền xây dựng kế hoạch, triển khai tổ chức thực hiện tốt công tác tuyên truyền, giáo dục; đồng thời, phối hợp với Bộ CHQS tỉnh, Công an tỉnh tổ chức tuyên truyền, giáo dục Luật nghĩa vụ quân sự 2015, Luật Công an nhân dân năm 2018 và các văn bản có liên quan đến công tác tuyển quân năm 2021 bằng nhiều hình thức phong phú, gắn với tuyên truyền pháp luật, phù hợp với thời gian của từng địa bàn dân cư để công dân, thanh niên trong độ tuổi thi hành Luật Nghĩa vụ quân sự biết, tự giác thực hiện nghĩa vụ công dân trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
9. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ giao nhận quân năm 2021, các cơ quan, đơn vị, địa phương tổ chức rút kinh nghiệm công tác tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ, khen thưởng và đề xuất khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích trong công tác tuyển quân.
10. Giao Hội đồng nghĩa vụ quân sự tỉnh và Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, Công an tỉnh có kế hoạch theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc tổ chức thực hiện Chỉ thị này, thường xuyên báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh theo quy định.
Nhận được Chỉ thị này, yêu cầu các cấp, các ngành, đoàn thể cấp tỉnh, các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh; Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, Hội đồng nghĩa vụ quân sự các cấp triển khai thực hiện đạt chất lượng hiệu quả./.
Nơi nhận:
- Bộ Tư Lệnh Quân Khu 4;
- Ban Thường vụ Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Bộ CHQS tỉnh, Công an tỉnh;
- UB MTTQVN tỉnh;
- Các thành viên HĐNVQS tỉnh;
- Các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn;
- Các cơ quan CM thuộc UBND tỉnh;
- Các đoàn thể cấp tỉnh;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Báo Thừa Thiên Huế, Đài TRT, Cổng TTĐT tỉnh;
- CVP, các PCVP UBND tỉnh và các CV;
- Lưu: VT, NC.
CHỦ TỊCH
Phan Ngọc Thọ | {
"issuing_agency": "Tỉnh Thừa Thiên Huế",
"promulgation_date": "29/09/2020",
"sign_number": "21/CT-UBND",
"signer": "Phan Ngọc Thọ",
"type": "Chỉ thị"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Cong-nghe-thong-tin/Ke-hoach-179-KH-UBND-2021-Chuong-trinh-chuyen-doi-so-nganh-thu-vien-Ca-Mau-den-2025-503925.aspx | Kế hoạch 179/KH-UBND 2021 Chương trình chuyển đổi số ngành thư viện Cà Mau đến 2025 | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH CÀ MAU
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 179/KH-UBND
Cà Mau, ngày 27 tháng 12 năm 2021
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI “CHƯƠNG TRÌNH CHUYỂN ĐỔI SỐ NGÀNH THƯ VIỆN ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CÀ MAU
Thực hiện Quyết định số 206/QĐ-TTg ngày 11 tháng 02 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Chương trình chuyển đổi số ngành thư viện đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện với nội dung cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1. Mục đích
Ứng dụng toàn diện công nghệ thông tin, nhất là công nghệ số nhằm nâng cao năng lực hoạt động của hệ thống thư viện và hình thành mạng lưới thư viện hiện đại; bảo đảm cung ứng dịch vụ đáp ứng nhu cầu của người sử dụng; thu hút đông đảo người dân quan tâm, sử dụng dịch vụ thư viện, góp phần nâng cao dân trí, xây dựng xã hội học tập.
2. Yêu cầu
Xây dựng chương trình phù hợp với tình hình thực tế địa phương. Đồng thời, ứng dụng công nghệ thông tin, nhất là công nghệ số nhằm nâng cao năng lực hoạt động của các thư viện và hình thành mạng lưới thư viện hiện đại.
II. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung
- Cụ thể hóa việc triển khai thực hiện mục tiêu theo Quyết định số 206/QĐ- TTg ngày 11/02/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Chương trình chuyển đổi số ngành thư viện đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” làm cơ sở cho các sở, ban, ngành, địa phương, tổ chức, doanh nghiệp liên quan triển khai thực hiện.
- Phấn đấu đến năm 2030, hoàn thiện và phát triển hạ tầng số, dữ liệu số, triển khai liên thông, chia sẻ tài nguyên và sản phẩm thông tin thư viện theo chức năng, nhiệm vụ trong toàn hệ thống thư viện tỉnh.
- Nâng cấp, hoàn thiện thư viện điện tử; số hóa thư viện truyền thống và phát triển theo hướng hiện đại, cung cấp dịch vụ trực tuyến, tích hợp với thành phần dữ liệu mở của Hệ tri thức Việt số hóa.
2. Mục tiêu và định hướng
2.1. Mục tiêu đến năm 2025
- Phấn đấu đến năm 2025, Thư viện tỉnh Cà Mau hoàn thiện và phát triển hạ tầng số, dữ liệu số, triển khai liên thông, chia sẻ tài nguyên và sản phẩm thông tin thư viện theo chức năng, nhiệm vụ và các văn bản hợp tác với các thư viện trong và ngoài nước.
- Nâng cấp Thư viện điện tử tỉnh Cà Mau theo hướng hiện đại và tích hợp thư viện ngành, thư viện giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục nghề nghiệp và các cơ sở giáo dục khác trên địa bàn tỉnh, triển khai cung cấp dịch vụ trực tuyến.
- Phấn đấu có 70% tài liệu cổ, quý hiếm và bộ sưu tập tài liệu có giá trị đặc biệt về lịch sử, văn hóa, khoa học đang lưu giữ tại Thư viện tỉnh Cà Mau được số hóa; 70% tài liệu nội sinh, các công trình nghiên cứu khoa học do các thư viện chuyên ngành, trường đại học và cao đẳng trên địa bàn tỉnh thu thập và quản lý được số hóa.
- Phấn đấu có 100% người làm công tác thư viện được đào tạo và đào tạo lại, cập nhật các kiến thức, kỹ năng vận hành thư viện hiện đại.
- Phấn đấu có 60% thư viện các trường đại học, cao đẳng, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, thư viện thuộc các cơ sở giáo dục phổ thông trong tỉnh được kiểm tra, quản lý thông qua hệ thống quản lý thông tin của cơ quan quản lý.
2.2. Định hướng đến năm 2030
Tiếp tục chuyển đổi số, phát triển thư viện số, thực hiện liên thông ở mọi loại hình thư viện trong và ngoài phạm vi của tỉnh, bảo đảm cung ứng hiệu quả dịch vụ cho mọi người được sử dụng thư viện mọi lúc, mọi nơi.
III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP
1. Nâng cao nhận thức, tăng cường tuyên truyền
a) Nâng cao nhận thức của các ngành, các cấp lãnh đạo và cán bộ, viên chức làm công tác thư viện trên địa bàn tỉnh về vai trò và tầm quan trọng của công tác này.
b) Tăng cường tuyên truyền, phổ biến về chuyển đổi số ngành thư viện thông qua các phương tiện thông tin đại chúng. Biểu dương, tôn vinh những trường hợp đạt nhiều kết quả tích cực về chuyển đổi số để lan tỏa, nhân rộng.
2. Hoàn thiện cơ chế, chính sách và các quy định của pháp luật
a) Tiếp tục đề xuất Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành cơ chế, chính sách thu hút tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân tham gia đầu tư phát triển thư viện.
b) Đề nghị cấp thẩm quyền bổ sung hoàn thiện các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về thư viện, chuẩn hóa dữ liệu trong thư viện số, kết nối liên thông thư viện, chia sẻ tài nguyên, sản phẩm thông tin giữa Thư viện tỉnh Cà Mau với các thư viện trong và ngoài nước.
c) Trên cơ sở các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật, hoàn thiện các quy định về điều kiện tối thiểu của hạ tầng, thiết bị kỹ thuật và công nghệ hiện đại đối với Thư viện tỉnh Cà Mau bảo đảm hỗ trợ, phục vụ tích cực quá trình chuyển đổi số.
3. Hoàn thiện và phát triển hạ tầng s ố của ngành thư viện
a) Từng bước đầu tư nâng cấp và phát triển hạ tầng kỹ thuật (hạ tầng phần cứng, phần mềm) cho toàn bộ hệ thống thư viện trên địa bàn tỉnh đáp ứng yêu cầu các dịch vụ thư viện số theo hướng kết nối mạng lưới hiện đại.
b) Nâng cấp Thư viện điện tử tỉnh Cà Mau, đẩy nhanh việc chuyển đổi, hình thành hạ tầng số, cung cấp dữ liệu và kết nối với cơ sở dữ liệu của quốc gia, của bộ, ngành trung ương theo quy định pháp luật.
c) Tăng cường đầu tư, nâng cấp các trang thiết bị, tiện ích thư viện thông minh trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại, đặc biệt đối với Thư viện tỉnh Cà Mau, thư viện cấp huyện và thành phố Cà Mau.
4. Phát triển dữ liệu số các thư viện
a) Tập trung thúc đẩy các dự án số hóa tài liệu và tài nguyên, sản phẩm thông tin thư viện trên cơ sở tạo mới và tích hợp với cơ sở dữ liệu số sẵn có theo hướng mở, chú trọng tài nguyên giáo dục mở, trong đó:
- Thư viện tỉnh Cà Mau: Ưu tiên số hóa tài liệu địa chí, tài liệu cổ, tài liệu quý hiếm và bộ sưu tập tài liệu có giá trị đặc biệt về lịch sử, văn hóa, khoa học.
- Thư viện lực lượng vũ trang nhân dân: Ưu tiên số hóa tài liệu quý hiếm, tài liệu về quân sự, an ninh, các đề tài chiến tranh cách mạng...
- Thư viện các trường đại học, cao đẳng và cơ sở giáo dục khác trên địa bàn tỉnh Cà Mau: Ưu tiên số hóa tài liệu nghiên cứu, tham khảo, học liệu, tài liệu nội sinh gắn với các chương trình đào tạo.
b) Hình thành cơ sở dữ liệu hệ thống định danh các thư viện, cơ quan thông tin và các dịch vụ cung ứng tại thư viện cũng như trên không gian mạng.
c) Xây dựng mục lục liên hợp phản ánh tài liệu dùng chung và mục lục liên hợp với một số ngành, nghề, lĩnh vực. Hướng đến đa dạng hóa các dịch vụ thư viện sử dụng tài nguyên số, sản phẩm thông tin số ứng dụng trí tuệ nhân tạo .
5. Xây dựng và phát triển nền tảng số
a) Xây dựng, tích hợp, kết nối, liên thông, chia sẻ cơ sở dữ liệu, trao đổi tài nguyên thông tin số giữa Thư viện tỉnh Cà Mau với các thư viện trong và ngoài nước.
b) Quản trị thư viện theo hệ thống để các cơ quan quản lý có thể thực hiện việc kiểm tra, quản lý. Cung cấp dịch vụ trực tuyến (giới thiệu tài nguyên thông tin mới, tra cứu tài nguyên thông tin, mượn/trả, gia hạn tài nguyên thông tin, sao chụp từ xa...). Phối hợp giữa thư viện và bưu chính trong việc phát triển dịch vụ và hỗ trợ cước phí mượn/trả tài nguyên thông tin.
c) Từng bước xây dựng và phát triển các ứng dụng trên thiết bị di động thông minh để cung cấp các dịch vụ và khả năng truy cập vào các nguồn tài nguyên thông tin của thư viện ở mọi lúc, mọi nơi. Xây dựng dữ liệu mở để người dân, cộng đồng, doanh nghiệp, thư viện cộng đồng, thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng cùng tham gia.
6. Bảo đảm an toàn, an ninh mạng
a) Triển khai các giải pháp bảo đảm an toàn, an ninh mạng; quản lý và giám sát an toàn thông tin; bảo mật dữ liệu, bảo đảm cơ chế sao lưu, phục hồi máy chủ, máy trạm, các thiết bị đầu cuối liên quan.
b) Xây dựng hạ tầng, nền tảng số, dữ liệu số bảo đảm thông tin tin cậy, an toàn, lành mạnh; phát triển hệ thống nền tảng, hạ tầng, mạng lưới gắn với bảo đảm an toàn, an ninh mạng, có khả năng tự sàng lọc, phát hiện mã độc tấn công, bảo vệ ở mức cơ bản.
7. Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
a) Đẩy mạnh đào tạo, đào tạo lại, tập huấn nhằm nâng cao nhận thức, trình độ, kỹ năng về chuyển đổi số cho cán bộ quản lý và người làm công tác thư viện trong hệ thống thư viện tỉnh Cà Mau.
b) Huy động sự tham gia nhân lực của các doanh nghiệp, tổ chức vào tiến trình chuyển đổi số ngành thư viện.
8. Đẩy mạnh hợp tác
a) Tranh thủ sự giúp đỡ của các bộ, ngành Trung ương, tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp vào việc phát triển hạ tầng công nghệ thông tin, hạ tầng số, chuyển giao khoa học và công nghệ, nguồn lực thông tin cũng như đào tạo, bồi dưỡng nhân lực, nghiên cứu khoa học trong hệ thống thư viện.
b) Nghiên cứu các mô hình và học tập kinh nghiệm của các tỉnh, thành phố có chuyển đổi số thư viện phát triển mạnh và hiệu quả để vận dụng triển khai tại địa phương.
IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN
1. Ngân sách nhà nước thực hiện theo quy định phân cấp ngân sách, trong đó tăng cường lồng ghép với các đề án, chương trình, kế hoạch liên quan đã được phê duyệt. Các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao chủ động xây dựng, cân đối và bố trí kinh phí từ ngân sách của ngành, địa phương để triển khai thực hiện nội dung kế hoạch.
2. Huy động các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, cộng đồng cùng tham gia đầu tư, tài trợ kinh phí để nghiên cứu, ứng dụng công nghệ và thực hiện chuyển đổi số ngành thư viện và các nguồn kinh phí hợp pháp khác (nếu có).
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Căn cứ tình hình thực tế và khả năng cân đối ngân sách, các dự án phải trình cấp thẩm quyền cho chủ trương theo quy định trước khi thực hiện (kèm theo Phụ lục chi tiết)
1. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
a) Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể, doanh nghiệp và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch này. Chủ trì rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung hệ thống văn bản liên quan để đáp ứng yêu cầu điều chỉnh chính sách đầu tư và các mối quan hệ mới phát sinh trong tiến trình chuyển đổi số ngành thư viện.
b) Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ưu tiên đầu tư hiện đại hóa Thư viện tỉnh và chỉ đạo các sở, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố từng bước hiện đại hóa thư viện cấp huyện, thành phố, thư viện trường học .
c) Tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá và tổng hợp tình hình triển khai kế hoạch hàng năm của các sở, ban, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch theo quy định. Thực hiện các nhiệm vụ khác liên quan đến chuyển đổi số ngành thư viện theo chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
2. Sở Tài chính
Phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tham mưu cấp thẩm quyền bố trí kinh phí thực hiện kế hoạch theo khả năng cân đối của ngân sách đối với các nội dung, nhiệm vụ sử dụng nguồn kinh phí sự nghiệp cấp tỉnh quản lý theo phân cấp ngân sách hiện hành. Hàng năm, căn cứ dự toán do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch lập, Sở Tài chính thẩm định các nội dung chi và định mức chi theo quy định hiện hành, tham mưu cấp thẩm quyền bố trí kinh phí thực hiện theo Kế hoạch dự toán.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các sở, ngành có liên quan tham mưu cấp thẩm quyền bố trí kinh phí thực hiện các dự án, công trình có liên quan để thực hiện kế hoạch phù hợp với quy định của Luật Đầu tư công và khả năng cân đối của ngân sách địa phương. Thu hút các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư phát triển thư viện và sử dụng hiệu quả nguồn lực cho hoạt động nghiên cứu, ứng dụng, khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, chuyển giao công nghệ, thực hiện chuyển đổi số thư viện.
4. Sở Thông tin và Truyền thông
a) Tham mưu xây dựng, tích hợp, kết nối, liên thông, chia sẻ cơ sở dữ liệu, trao đổi tài nguyên thông tin số giữa các thư viện trên địa bàn tỉnh. Thẩm định về mặt kỹ thuật các dự án số hóa tài liệu và tài nguyên, sản phẩm thông tin thư viện và tích hợp với cơ sở dữ liệu số sẵn.
b) Hướng dẫn các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về ứng dụng và phát triển công nghệ số. Hướng dẫn các giải pháp bảo đảm an toàn, an ninh mạng. Quản lý và giám sát an toàn thông tin. Bảo mật dữ liệu, bảo đảm cơ chế sao lưu, phục hồi máy chủ, máy trạm, các thiết bị đầu cuối liên quan. Hỗ trợ tổ chức lực lượng ứng cứu sự cố an toàn, an ninh mạng.
c) Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến về chuyển đổi số ngành thư viện thông qua phương tiện thông tin đại chúng, lồng ghép trong các hoạt động, sự kiện liên quan; chú trọng biểu dương, tôn vinh những cá nhân, tổ chức có thành tích tiêu biểu về chuyển đổi số để lan tỏa, nhân rộng.
5. Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
a) Phối hợp với các sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố đầu tư hiện đại hóa phát triển thư viện trường học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo hướng ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số đủ điều kiện cho giáo viên, học sinh kết nối với Hệ tri thức Việt số hóa và khai thác nguồn tài nguyên số phục vụ trong việc giảng dạy và học tập. Chỉ đạo các cơ sở giáo dục, cơ sở giáo dục nghề nghiệp hiện đại hóa, chuẩn hóa thư viện theo quy định.
b) Chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch triển khai các điểm truy cập khai thác tài nguyên số của Thư viện tỉnh trong các trường học , cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh.
6. Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh
Chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đẩy mạnh việc nghiên cứu, thực hiện chuyển đổi số tại các thư viện thuộc thẩm quyền quản lý. Xây dựng hệ thống thư viện số, liên thông, chia sẻ nguồn lực thông tin trong toàn hệ thống thư viện đảm bảo các yếu tố đặc thù của lực lượng vũ trang.
7. Sở Khoa học và Công nghệ
Tham mưu hỗ trợ phát triển nguồn lực thông tin khoa học và công nghệ chia sẻ với các thư viện; hỗ trợ triển khai các nhiệm vụ khoa học liên quan tới các hoạt động thư viện và chuyển đổi số trong thư viện.
8. Ủy ban nhân dân các huyện và thành phố Cà Mau
a) Xây dựng kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện “Chương trình chuyển đổi số ngành thư viện đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”, bố trí kinh phí thực hiện theo quy định về phân cấp ngân sách. Chỉ đạo tập trung rà soát, xây dựng, kiện toàn và củng cố hệ thống thư viện thuộc quyền quản lý. Đề xuất kịp thời những vấn đề phát sinh cần điều chỉnh cho phù hợp trong quá trình triển khai thực hiện kế hoạch.
b) Đầu tư phát triển thư viện cấp huyện, thành phố; đẩy mạnh công tác xã hội hóa, huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng và tổ chức hoạt động trong thư viện công cộng.
Định kỳ hàng năm, các sở, ban, ngành cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Cà Mau kiểm tra và báo cáo kết quả triển khai thực hiện kế hoạch về Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Trên đây là Kế hoạch triển khai “Chương trình chuyển đổi số ngành thư viện đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” trên địa bàn tỉnh Cà Mau./.
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Minh Luân
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM TRIỂN KHAI THỰC HIỆN “CHƯƠNG TRÌNH CHUYỂN ĐỔI SỐ NGÀNH THƯ VIỆN ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CÀ MAU
(Kèm theo Kế hoạch số: 179/KH-UBND ngày 27 tháng 12 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau)
STT
Nội dung
Cơ quan chủ trì
Cơ quan phối hợp
Thời gian triển khai
Nguồn kinh phí
A. MỤC TIÊU ĐẾN NĂM 2025
1
Triển khai Dự án số hóa tài liệu tập trung trên địa bàn tỉnh: Đầu tư trang thiết bị phục vụ việc số hóa; số hóa tài liệu địa chí, tài liệu quý hiếm, tài liệu có giá trị lịch sử, văn hóa
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Vụ Thư viện; Thư viện Quốc gia Việt Nam; Thư viện KHTH TP. Hồ Chí Minh; các sở, ban, ngành có liên quan; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
2022 - 2025
Ngân sách sự nghiệp văn hóa thông tin; ngân sách bổ sung cho các cơ quan, đơn vị
1.1
Xây dựng App thư viện số trên hệ điều hành Android và hệ điều hành iOS
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
-
2022
Ngân sách sự nghiệp văn hóa thông tin; ngân sách khác
1.2
Khảo sát, đánh giá hiện trạng nguồn tài liệu cần số hóa, trang thiết bị, nhân lực cho việc thực hiện chuyển đổi số
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Các sở, ban, ngành có liên quan; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; hệ thống Thư viện toàn tỉnh
2022
Ngân sách sự nghiệp văn hóa thông tin; ngân sách của các cơ quan, đơn vị
1.3
Nâng cấp hệ thống, phần mềm thư viện điện tử, thư viện số, Trang thông tin điện tử Thư viện tỉnh Cà Mau
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Các sở, ban, ngành có liên quan; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
2022
Ngân sách sự nghiệp văn hóa thông tin, ngân sách khoa học công nghệ
1.4
Đầu tư, trang bị thiết bị số hóa (Bộ thu âm sách nói, máy scan chuyên dùng…)
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
-
2022
Ngân sách sự nghiệp văn hóa thông tin
1.5
Số hóa 70% tài liệu địa chí, tài liệu quý hiếm, tài liệu có giá trị lịch sử, văn hóa tại thư viện tỉnh và 70% tài liệu nội sinh, các công trình nghiên cứu khoa học của các thư viện chuyên ngành, trường đại học và cao đẳng trên địa bàn tỉnh
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Các sở, ban, ngành có liên quan; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
2022 - 2025
Ngân sách sự nghiệp văn hóa thông tin, sự nghiệp giáo dục, đào tạo và dạy nghề
2
Triển khai các hoạt động truyền thông về chuyển đổi số: Xây dựng chuyên mục, viết bài, đưa tin, làm phóng sự,… trên truyền hình, các báo điện tử/báo in, các trang tin của ngành, phương tiện truyền thông đại chúng và tổ chức các hoạt động sự kiện của ngành phổ biến, tuyên truyền về chuyển đổi số
Báo, đài trong tỉnh; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Các sở, ban, ngành có liên quan; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; hệ thống Thư viện toàn tỉnh
2022 - 2025
Ngân sách sự nghiệp văn hóa thông tin; ngân sách của các cơ quan, đơn vị
3
Xây dựng, kết nối dự án mục lục liên hợp sử dụng chung
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Vụ Thư viện; Thư viện Quốc gia Việt Nam; Thư viện KHTH TP. Hồ Chí Minh; các sở, ban, ngành có liên quan; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
2022 - 2025
Ngân sách sự nghiệp văn hóa thông tin
4
Triển khai Chương trình nâng cao trình độ nguồn lực thư viện, tập trung vào quản lý thư viện hiện đại, trình độ chuyển đổi số trong thư viện: Tham dự, tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ người làm công tác thư viện phục vụ chuyển đổi số, liên thông thư viện
Các sở, ban, ngành có liên quan; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
Vụ Thư viện; Thư viện Quốc gia Việt Nam; Thư viện KHTH TP. Hồ Chí Minh; các sở, ban, ngành có liên quan; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
2022 - 2025
Ngân sách sự nghiệp văn hóa thông tin; ngân sách của các cơ quan, đơn vị
5
Học tập kinh nghiệm của các tỉnh, thành, khu vực có thư viện mạnh về công tác chuyển đổi số
Các sở, ban, ngành có liên quan; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
Vụ Thư viện; Thư viện Quốc gia Việt Nam; Thư viện KHTH TP. Hồ Chí Minh
2022
Ngân sách sự nghiệp văn hóa thông tin; sự nghiệp giáo dục, đào tạo và dạy nghề
6
Đầu tư, nâng cấp các giải pháp đảm bảo an toàn, an ninh bảo vệ hệ thống mạng, CSDL và các hệ thống thông tin; máy chủ; cơ chế sao lưu, phục hồi thông tin, dữ liệu và giao dịch trên không gian mạng
Sở Thông tin và Truyền thông
Các cơ quan, đơn vị liên quan
2022 - 2023
Ngân sách Khoa học công nghệ
7
Tổ chức sơ kết kết quả triển khai Kế hoạch giai đoạn 2021 - 2025
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Các sở, ban, ngành có liên quan; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
2025
Ngân sách sự nghiệp văn hóa thông tin
B. ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
1
Đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng CNTT, trang thiết bị, nâng cấp Trang thông tin điện tử thư viện tỉnh; xây dựng trang thông tin điện tử cho hệ thống thư viện huyện, thành phố
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Các sở, ban, ngành có liên quan; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
2026 - 2030
Ngân sách sự nghiệp văn hóa thông tin; ngân sách Khoa học công nghệ
2
Số hóa tài liệu địa chí, tài liệu quý hiếm, tài liệu có giá trị lịch sử, văn hóa tại Thư viện tỉnh và tài liệu nội sinh, các công trình nghiên cứu khoa học của các thư viện chuyên ngành, trường đại học và cao đẳng trên địa bàn tỉnh
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Các sở, ban, ngành có liên quan; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
2026 - 2030
Ngân sách sự nghiệp văn hóa thông tin, sự nghiệp giáo dục, đào tạo và dạy nghề
3
Vận hành và duy trì các giải pháp đảm bảo an toàn, an ninh bảo vệ hệ thống mạng, CSDL và các hệ thống thông tin; máy chủ; cơ chế sao lưu, phục hồi thông tin, dữ liệu và giao dịch trên không gian mạng
Sở Thông tin và Truyền thông
-
2026 - 2030
Ngân sách Khoa học công nghệ
4
Tham dự, tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ người làm công tác thư viện phục vụ chuyển đổi số, liên thông thư viện
Các sở, ban, ngành có liên quan; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
Vụ Thư viện; Thư viện Quốc gia Việt Nam; Thư viện KHTH TP. Hồ Chí Minh; các sở, ban, ngành có liên quan; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
2026 - 2030
Ngân sách sự nghiệp văn hóa thông tin, sự nghiệp giáo dục, đào tạo và dạy nghề
5
Triển khai các hoạt động truyền thông về chuyển đổi số: xây dựng chuyên mục, viết bài, đưa tin, làm phóng sự,… trên truyền hình, các báo điện tử/báo in, các trang tin của ngành, phương tiện truyền thông đại chúng và tổ chức các hoạt động sự kiện của ngành phổ biến, tuyên truyền về chuyển đổi số
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Các sở, ban, ngành có liên quan; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
2026 - 2030
Ngân sách sự nghiệp văn hóa thông tin; ngân sách của các cơ quan, đơn vị
6
Tổ chức tổng kết kết quả triển khai Kế hoạch đến năm 2030
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Các sở, ban, ngành có liên quan; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
2030
Ngân sách sự nghiệp văn hóa thông tin | {
"issuing_agency": "Tỉnh Cà Mau",
"promulgation_date": "27/12/2021",
"sign_number": "179/KH-UBND",
"signer": "Nguyễn Minh Luân",
"type": "Kế hoạch"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Xuat-nhap-khau/Thong-bao-433-TB-VPCP-2018-ket-luan-Pho-Thu-tuong-ve-C-O-xang-dau-nhap-khau-400456.aspx | Thông báo 433/TB-VPCP 2018 kết luận Phó Thủ tướng về C/O xăng dầu nhập khẩu | VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 433/TB-VPCP
Hà Nội, ngày 20 tháng 11 năm 2018
THÔNG BÁO
KẾT LUẬN CỦA PHÓ THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VƯƠNG ĐÌNH HUỆ XỬ LÝ VƯỚNG MẮC VỀ C/O XĂNG DẦU NHẬP KHẨU.
Ngày 14 tháng 11 năm 2018, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ đã chủ trì cuộc họp xử lý vướng mắc về chứng nhận xuất xứ (C/O) xăng dầu nhập khẩu. Dự họp có Lãnh đạo các Bộ: Tài chính, Công Thương, Tư pháp, Văn phòng Chính phủ; Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp; Tổng cục Hải quan; Tổng công ty Dầu Việt Nam (PVOil); Công ty Dầu khí Đồng Tháp (Petimex). Sau khi nghe Văn phòng Chính phủ báo cáo; ý kiến của các đại biểu dự họp, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ kết luận như sau:
Bộ Tài chính tiếp thu, giải trình đầy đủ ý kiến các đại biểu dự họp, chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan giải quyết dứt điểm theo đúng chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền được giao đối với các vướng mắc, khiếu nại của doanh nghiệp liên quan đến C/O xăng dầu nhập khẩu trong giai đoạn từ ngày 14 tháng 9 năm 2016 đến ngày 08 tháng 3 năm 2017 theo đúng quy định của pháp luật về hải quan, xuất nhập khẩu, luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật... và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện trong tháng 12 năm 2018.
Văn phòng Chính phủ xin thông báo để các cơ quan biết, thực hiện./.
Nơi nhận:
- Thủ tướng, các PTTg Chính phủ;
- Các Bộ: Tài chính, Công Thương, Tư pháp;
- Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp;
- Tổng cục Hải quan;
- Tổng công ty Dầu Việt Nam;
- Công ty Dầu khí Đồng Tháp;
- VPCP: BTCN, PCN Nguyễn Sỹ Hiệp, Trợ lý TTgCP, các Vụ: TH, PL, ĐMDN TGĐ Cổng TTĐT;
- Lưu: Văn thư, KTTH (3b).S.18
KT. BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM
PHÓ CHỦ NHIỆM
Nguyễn Sỹ Hiệp | {
"issuing_agency": "Văn phòng Chính phủ",
"promulgation_date": "20/11/2018",
"sign_number": "433/TB-VPCP",
"signer": "Nguyễn Sỹ Hiệp",
"type": "Thông báo"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-chinh-nha-nuoc/Nghi-quyet-56-NQ-HDND-2020-dieu-chinh-du-toan-thu-chi-ngan-sach-tinh-Hau-Giang-464577.aspx | Nghị quyết 56/NQ-HĐND 2020 điều chỉnh dự toán thu chi ngân sách tỉnh Hậu Giang | HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH HẬU GIANG
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 56/NQ-HĐND
Hậu Giang, ngày 04 tháng 12 năm 2020
NGHỊ QUYẾT
VỀ VIỆC ĐIỀU CHỈNH DỰ TOÁN THU, CHI NGÂN SÁCH TỈNH HẬU GIANG NĂM 2020
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH HẬU GIANG
KHÓA IX KỲ HỌP THỨ 19
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ngân sách nhà nước;
Xét Tờ trình số 1947/TTr-UBND ngày 23 tháng 11 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang về việc điều chỉnh dự toán thu, chi ngân sách tỉnh Hậu Giang năm 2020; Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Hội đồng nhân dân tỉnh thống nhất thông qua nội dung điều chỉnh dự toán thu, chi ngân sách tỉnh Hậu Giang năm 2020, cụ thể như sau:
1. Điều chỉnh tổng dự toán thu ngân sách địa phương từ 9.176.516 triệu đồng lên 9.388.549 triệu đồng, trong đó bổ sung tăng thêm là 212.033 triệu đồng, bao gồm:
a) Thu hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách Trung ương là 114.633 triệu đồng (gồm: Kinh phí thực hiện Nghị quyết 37/NQ-CP và Nghị quyết số 42/NQ-CP là 48.293 triệu đồng; Kinh phí phòng, chống dịch tả lợn Châu Phi năm 2019 là 25.587 triệu đồng; Kinh phí xây dựng cơ sở hỏa táng cho đồng bào Khmer tại chùa ấp 4, xã Xà Phiên, huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang là 40.753 triệu đồng).
b) Thu chuyển nguồn cấp tỉnh từ năm 2019 chuyển sang năm 2020 là 540 triệu đồng.
c) Thu kết dư ngân sách cấp tỉnh là 23.636 triệu đồng.
d) Ghi thu tiền thuê đất cấp tỉnh là 73.224 triệu đồng.
2. Điều chỉnh tổng dự toán chi ngân sách địa phương từ 9.176.516 triệu đồng lên 9.335.149 triệu đồng, trong đó bổ sung tăng thêm là 158.633 triệu đồng, bao gồm:
a) Chi đầu tư phát triển là 20.364 triệu đồng (bao gồm: Chi từ thu chuyển nguồn năm 2019 sang năm 2020 là 540 triệu đồng; ghi chi tiền thuê đất là 73.224 triệu đồng; giảm chi để bội thu ngân sách địa phương tạo nguồn chi trả nợ gốc là 53.400 triệu đồng).
b) Chi thường xuyên là 23.636 triệu đồng (Từ nguồn kết dư ngân sách cấp tỉnh năm 2019 là 23.636 triệu đồng).
c) Chi hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách Trung ương là 114.633 triệu đồng.
3. Điều chỉnh nguồn kinh phí đã bố trí chi trả nợ gốc từ nguồn kết dư ngân sách cấp tỉnh năm 2019 sang nguồn bội thu ngân sách địa phương, với tổng số tiền 53.400 triệu đồng.
(Đính kèm các Phụ lục chi tiết)
Điều 2. Hội đồng nhân dân tỉnh giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức thực hiện Nghị quyết theo quy định pháp luật.
Điều 3. Hội đồng nhân dân tỉnh giao Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban Hội đồng nhân dân, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát quá trình thực hiện Nghị quyết.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Hậu Giang Khóa IX Kỳ họp thứ 19 thông qua và có hiệu lực từ ngày 04 tháng 12 năm 2020./.
Nơi nhận:
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chính phủ (HN - TP. HCM);
- Bộ Tài chính;
- TT: TU, HĐND, UBND tỉnh;
- Đại biểu Quốc hội tỉnh;
- Đại biểu HĐHD tỉnh;
- UBMTTQVN và các đoàn thể tỉnh;
- Các sở, ban, ngành tỉnh;
- HĐND, UBND, UBMTTQVN cấp huyện;
- Cơ quan Báo, Đài tỉnh;
- Cổng Thông tin điện tử tỉnh;
- Lưu: VT.
CHỦ TỊCH
Trần Văn Huyến
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN | {
"issuing_agency": "Tỉnh Hậu Giang",
"promulgation_date": "04/12/2020",
"sign_number": "56/NQ-HĐND",
"signer": "Trần Văn Huyến",
"type": "Nghị quyết"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Giao-thong-Van-tai/Cong-dien-895-CD-TTg-2019-khac-phuc-hau-qua-tai-nan-giao-thong-dac-biet-nghiem-trong-Hai-Duong-419279.aspx | Công điện 895/CĐ-TTg 2019 khắc phục hậu quả tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng Hải Dương | THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 895/CĐ-TTg
Hà Nội, ngày 23 tháng 07 năm 2019
CÔNG ĐIỆN
VỀ KHẮC PHỤC HẬU QUẢ CÁC VỤ TAI NẠN GIAO THÔNG GÂY HẬU QUẢ ĐẶC BIỆT NGHIÊM TRỌNG XẢY RA TẠI HUYỆN KIM THÀNH, TỈNH HẢI DƯƠNG
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ điện:
- Các Bộ: Công an, Giao thông vận tải;
- Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia;
- Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố: Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nội, Hải Phòng, Thái Nguyên.
Theo báo cáo nhanh của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, sáng sớm hôm nay, ngày 23/7/2019, trên Quốc lộ 5 thuộc địa bàn huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương xảy ra 3 vụ tai nạn giao thông liên tiếp gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng: Vụ thứ nhất xảy ra hồi 4 giờ 10 phút tại lối mở dải phân cách vị trí Km63+300, 01 xe ô tô 16 chỗ chạy hướng Hải Phòng - Hà Nội đâm vào người dắt xe đạp qua đường làm nạn nhân tử vong; vụ thứ 2 xảy ra vào khoảng 5 giờ 30 phút tại lối mở qua dải phân cách vị trí Km61+800 do 01 xe containter chạy hướng Hải Phòng - Hà Nội đâm vào xe tải đang qua đường từ lối mở làm lái xe tải tử vong; vụ thứ 3 xảy ra vào hồi 6 giờ 05 phút xe tải chạy hướng Hà Nội - Hải Phòng đâm vào giải phân cách và 7 người trên 4 mô tô đang dừng chờ sang đường tại lối mở dải phân cách vị trí Km63+300 làm chết 5 người và bị thương nặng 2 người. Như vậy, 3 vụ tai nạn làm chết 7 người và bị thương 2 người.
Ngay khi nhận được thông tin về tai nạn giao thông nêu trên, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban ATGT Quốc gia phân công đồng chí Nguyễn Văn Thể, Bộ trưởng Giao thông vận tải - Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban ATGT Quốc gia dẫn đầu đoàn công tác của Ủy ban ATGT Quốc gia xuống hiện trường chuyển lời động viên chia buồn của Thủ tướng và Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ tới gia đình các nạn nhân không may tử nạn và thăm hỏi, hỗ trợ đối với các nạn nhân bị thương và phối hợp cùng Lãnh đạo tỉnh Hải Dương chỉ đạo khắc phục hậu quả vụ việc. Đồng chí Phó Thủ tướng đánh giá cao sự chỉ đạo kịp thời của Lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương, huyện Kim Thành và sự triển khai cứu hộ, cứu nạn, phân luồng bảo đảm giao thông kịp thời của các lực lượng chức năng tỉnh địa phương.
Để kịp thời khắc phục hậu quả các vụ tai nạn gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng trên và ngăn ngừa các vụ việc tương tự xảy ra trong thời gian tới, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu:
1. Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương chỉ đạo:
- Ngành Y tế tỉnh ưu tiên cao nhất trong việc cứu chữa cho các nạn nhân bị thương để giảm thiểu thiệt hại về người.
- Ban ATGT tỉnh, Huyện tổ chức thăm hỏi, hỗ trợ nạn nhân bị thương và gia đình nạn nhân tử vong trong vụ tai nạn; chính quyền địa phương phối hợp, hỗ trợ các gia đình tổ chức an táng cho các nạn nhân tử vong.
- Công an tỉnh điều tra nguyên nhân vụ tai nạn và xử lý nghiêm theo đúng quy định của pháp luật đối với tổ chức, cá nhân liên quan; đặc biệt kiểm tra vi phạm nồng độ cồn và ma túy đối với toàn bộ lái xe trong các vụ tai nạn.
2. Bộ GTVT chỉ đạo:
- Tổng cục Đường bộ Việt Nam phối hợp với Tổng công ty phát triển hạ tầng đầu tư tài chính Việt Nam, Sở GTVT tỉnh Hải Dương, Hưng Yên và Thành phố Hải Phòng kiểm tra đưa vào dự án trùng tu Quốc lộ 5 việc nâng cấp điều kiện an toàn của kết cấu hạ tầng giao thông trên toàn tuyến QL5; trước mắt làm ngay việc tổ chức giao thông, cắm biển hạn chế tốc độ và gờ giảm tốc tại các vị trí điểm mở dải phân cách và qua các khu vực đông dân cư; nghiên cứu xây dựng cầu vượt nhẹ qua đường tại các đoạn tuyến có đông dân cư, nhiều khu công nghiệp, trường học, bệnh viện.
- Tổng cục Đường bộ Việt Nam phối hợp với các Sở GTVT trong cả nước tổ chức rà soát, đánh giá tình hình an toàn giao thông trên các đoạn tuyến đi qua khu đông dân cư, các điểm mở dải phân cách cứng trên các tuyến quốc lộ trọng điểm trong cả nước, xây dựng phương án khắc phục trước mắt bằng nguồn vốn từ Quỹ bảo trì đường bộ trung ương; đối với những đoạn tuyến cần có đầu tư nâng cấp lớn thì nghiên cứu đưa vào kế hoạch đầu tư trung hạn 2021-2026.
- Cùng với Sở Giao thông vận tải tỉnh Hải Dương, Hà Nội, Hải Phòng, Thái Nguyên kiểm tra việc chấp hành các quy định kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô đối với doanh nghiệp là chủ sở hữu ô tô trong vụ tai nạn, xử lý nghiêm theo quy định pháp luật nếu phát hiện vi phạm.
3. Bộ Công an:
- Chỉ đạo lực lượng Cảnh sát giao thông tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát, phát hiện và xử lý nghiêm hành vi vi phạm pháp luật trật tự, an toàn giao thông trong hoạt động vận tải đường bộ, đặc biệt là trên các tuyến quốc lộ trọng điểm có lưu lượng phương tiện vận tải lớn, như Quốc lộ 5, Quốc lộ 1, Quốc lộ 51.
- Chủ động rà soát, đánh giá đề xuất với Bộ Giao thông vận tải và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có giải pháp điều chỉnh tổ chức giao thông, sửa chữa bảo trì và đầu tư nâng cấp nhằm nâng cao điều kiện an toàn giao thông của kết cấu hạ tầng giao thông trên địa bàn cả nước./.
Nơi nhận:
- Như trên,
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng;
- Đài Truyền hình Việt Nam;
- Đài Tiếng nói Việt Nam;
- Thông tấn xã Việt Nam;
- VPCP: BTCN, các PCN, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ TH, NC;
- Lưu: VT, CN(2) cp
KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG
Trương Hòa Bình | {
"issuing_agency": "Thủ tướng Chính phủ",
"promulgation_date": "23/07/2019",
"sign_number": "895/CĐ-TTg",
"signer": "Trương Hòa Bình",
"type": "Công điện"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Dau-tu/Quyet-dinh-837-QD-UBND-2017-dieu-chinh-khoi-cong-dau-tu-cong-trung-han-Kien-Giang-2016-2020-354484.aspx | Quyết định 837/QĐ-UBND 2017 điều chỉnh khởi công đầu tư công trung hạn Kiên Giang 2016 2020 | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KIÊN GIANG
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 837/QĐ-UBND
Kiên Giang, ngày 07 tháng 4 năm 2017
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT ĐIỀU CHỈNH CHỦ TRƯƠNG ĐẦU TƯ MỘT SỐ DỰ ÁN KHỞI CÔNG MỚI THUỘC KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ CÔNG TRUNG HẠN 2016 - 2020 DO ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN GÒ QUAO QUẢN LÝ
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KIÊN GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Đầu tư công ngày 18 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Nghị định số 77/2015/NĐ-CP ngày 10 tháng 9 năm 2015 của Chính phủ về kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm; Nghị định số 136/2015/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Chính phủ về việc hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư công;
Căn cứ Công văn số 1101/BKHĐT-TH ngày 02 tháng 3 năm 2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc hướng dẫn phê duyệt chủ trương và quyết định đầu tư chương trình, dự án đầu tư công;
Căn cứ Nghị quyết số 114/2015/NQ-HĐND ngày 15 tháng 7 năm 2015 của Hội đồng nhân dân tỉnh về tiêu chí dự án đầu tư công trọng điểm nhóm C;
Căn cứ Nghị quyết số 60/2016/NQ-HĐND ngày 19 tháng 12 năm 2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh Kiên Giang về kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Kiên Giang;
Căn cứ Quyết định số 2461/QĐ-UBND ngày 21 tháng 10 năm 2015 của UBND tỉnh Kiên Giang về việc phê duyệt chủ trương đầu tư các dự án khởi công mới thuộc kế hoạch đầu tư công trung hạn 2016 - 2020 do huyện Gò Quao quản lý;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 62/TTr- SKHĐT ngày 24 tháng 3 năm 2017,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư một số dự án khởi công mới thuộc kế hoạch đầu tư công trung hạn 2016 - 2020 do Ủy ban nhân dân huyện Gò Quao quản lý (chi tiết theo Phụ biểu kèm theo).
Các nội dung khác được thực hiện theo Quyết định số 2461/QĐ-UBND ngày 21 tháng 10 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang.
Điều 2. Tổ chức thực hiện
1. Ủy ban nhân dân huyện Gò Quao chịu trách nhiệm:
a) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan hoàn thành Báo cáo kinh tế - kỹ thuật các công trình, trình cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư theo đúng quy định của Luật Đầu tư công và pháp luật liên quan.
b) Tổ chức triển khai thực hiện dự án theo đúng các quy định của Luật Đầu tư công, Luật Xây dựng, Luật Đấu thầu và các quy định pháp luật khác có liên quan.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và các ngành có liên quan cân đối nguồn vốn, bố trí vốn cho các dự án nêu tại Điều 1 của Quyết định này trong kế hoạch đầu tư công trung hạn 2016 - 2020 của tỉnh theo quy định Luật Đầu tư công.
3. Các Sở, ngành: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Giáo dục và Đào tạo, Xây dựng, Kho bạc Nhà nước tỉnh theo chức năng, quyền hạn được giao có trách nhiệm hướng dẫn, phối hợp, hỗ trợ chủ đầu tư tổ chức triển khai thực hiện theo quy định của pháp luật.
Điều 3. Điều khoản thi hành
1. Ủy ban nhân dân huyện Gò Quao và các cơ quan liên quan khác chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc thực hiện Quyết định này, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định của pháp luật.
Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Phạm Vũ Hồng
PHỤ BIỂU
DANH MỤC CÁC DỰ ÁN KHỞI CÔNG MỚI ĐIỀU CHỈNH CHỦ TRƯƠNG ĐẦU TƯ THUỘC KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ CÔNG TRUNG HẠN, GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 DO UBND HUYỆN GÒ QUAO QUẢN LÝ
(Kèm theo Quyết định số 837/QĐ-UBND ngày 07 tháng 4 năm 2017 của UBND tỉnh Kiên Giang)
Đơn vị tính: Triệu đồng.
TT
Danh mục dự án
Vốn đầu tư
Quy mô đầu tư (Phòng)
Theo QĐ số 2461/QĐ-UBND ngày 21/10/2015
Sau điều chỉnh
Tăng
Giảm
Theo QĐ số 2461/QĐ-UBND ngày 21/10/2015
Sau điều chỉnh
Tăng
Giảm
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
(6)
(7)
(8)
(9)
(10)
Tổng số (I+II)
29.000
29.000
+7.984
-7.984
32
26
+4
-10
I
Danh mục khởi công mới giai đoạn năm 2016 - 2020
10.000
17.984
+7.984
22
26
1
Tiểu học Vĩnh Phước A 1
3.500
5.651
+2.151
10
10
2
Trường Mầm non thị trấn Gò Quao
2.000
5.712
+3.712
4
8
+4
3
Trường Mầm non Thủy Liễu
2.000
3.488
+1.488
4
4
4
Trường Tiểu học Vĩnh Thắng 2
2.500
3.133
+633
4
4
II
Danh mục công trình cắt giảm
19.000
11.016
-7.984
10
0
-10
1
Trường Mầm non Vĩnh Tuy
2.000
0
-2.000
6
0
-6
2
Trường Mầm non Vĩnh Phước B
2.000
0
-2.000
4
0
-4
3
Nâng cấp sửa chữa các điểm trường
15.000
11.016
-3.984 | {
"issuing_agency": "Tỉnh Kiên Giang",
"promulgation_date": "07/04/2017",
"sign_number": "837/QĐ-UBND",
"signer": "Phạm Vũ Hồng",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bao-hiem/Chi-thi-06-CT-UBND-2018-phat-trien-doi-tuong-tham-gia-bao-hiem-xa-hoi-bao-hiem-y-te-Vinh-Long-392780.aspx | Chỉ thị 06/CT-UBND 2018 phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bảo hiểm y tế Vĩnh Long | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH LONG
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 06/CT-UBND
Vĩnh Long, ngày 10 tháng 4 năm 2018
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỐI TƯỢNG THAM GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI, BẢO HIỂM Y TẾ, BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP
Ngày 04/6/2015, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Chỉ thị số 10/CT- UBND về việc tăng cường thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH) và bảo hiểm y tế (BHYT) trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long. Qua thời gian thực hiện đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận: nhận thức của người dân về quyền lợi và trách nhiệm tham gia BHXH, BHYT đã có sự chuyển biến; tỷ lệ người dân tham gia BHXH, BHYT ngày càng tăng qua các năm; chế độ chính sách được mở rộng về quyền lợi; công tác cải cách thủ tục hành chính trong thực hiện chính sách BHXH, BHYT được thực hiện triệt để; chất lượng khám, chữa bệnh BHYT được cải thiện và nâng cao, quyền lợi người tham gia BHYT được đảm bảo đầy đủ, kịp thời. Tuy nhiên, năm 2017, toàn tỉnh mới có 15,7% lực lượng lao động tham gia BHXH, 13,7% lực lượng lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), tỷ lệ BHYT toàn dân đạt tỷ lệ 78,5%. Theo Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 22/11/2012 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác BHXH, BHYT giai đoạn 2012 - 2020, mục tiêu đến năm 2020 là có khoản 50% lực lượng lao động tham gia BHXH, 35% lực lượng lao động tham gia BHTN, BHYT là 90% dân số, đây vừa khó khăn và thách thức đối với địa phương, tuy nhiên cũng là mục tiêu, động lực để phát triển. Nhằm đạt được các chỉ tiêu trên, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ thị:
1. Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố
- Tiếp tục quán triệt, triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ, các nhóm giải pháp đồng bộ tại Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 22/11/2012 của Bộ Chính trị, xem đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng, xác định năm 2018 là năm cao điểm để đẩy nhanh phát triển đối tượng tham gia BHXH, BHTN.
- Đẩy mạnh tuyên truyền chính sách, pháp luật lao động về BHXH, BHYT, BHTN, giúp người lao động, chủ sử dụng lao động nhận thức đúng về quyền lợi và trách nhiệm trong việc tham gia BHXH, BHYT, BHTN, bảo hiểm tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp cho người lao động.
- Phối hợp chặt chẽ với cơ quan Bảo hiểm xã hội cùng cấp, thường xuyên thanh tra, kiểm tra tình hình chấp hành những quy định của pháp luật lao động về BHXH, BHYT, BHTN. Tăng cường công tác phòng ngừa, đấu tranh phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật về BHXH, BHYT, BHTN.
2. Bảo hiểm xã hội tỉnh
- Chủ trì, phối hợp các ngành, các địa phương, cơ quan báo chí đổi mới công tác tuyên truyền, nâng cao hiệu quả công tác truyền thông về chính sách BHXH, BHYT, BHTN bằng nhiều hình thức đa dạng và phong phú về nội dung; thường xuyên cung cấp thông tin, hỗ trợ, tư vấn pháp luật khi chính sách thay đổi, những vấn đề được dư luận xã hội đặc biệt quan tâm để người dân, doanh nghiệp hiểu đúng, đầy đủ. Kịp thời biểu dương, khen thưởng theo thẩm quyền và đề xuất Chủ tịch UBND tỉnh khen thưởng các tập thể, cá nhân làm tốt công tác phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.
- Hướng dẫn các địa phương, trên cơ sở Ban Chỉ đạo Bảo hiểm y tế toàn dân, kiện toàn thành Ban Chỉ đạo thực hiện chính sách BHXH, BHYT và BHTN của địa phương; hàng năm, phối hợp các ngành liên quan nghiên cứu, tham mưu, đề xuất Chủ tịch UBND tỉnh giao chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia BHXH, BHYT và BHTN toàn dân cho các huyện, thị xã, thành phố theo chỉ tiêu Chính phủ giao, phù hợp với tình hình địa phương.
- Tăng cường thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về đóng BHXH, BHTN, BHYT; chủ động phối hợp các ngành xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra tránh trùng lấp, chồng chéo; tiếp tục phát huy hiệu quả hoạt động của Tổ thu nợ và phát triển đối tượng tham gia BHXH, BHYT, BHTN do UBND các cấp thành lập.
- Thực hiện tốt cải cách thủ tục hành chính, giao dịch điện tử trong giải quyết chính sách BHXH, BHYT, BHTN, nâng cao chất lượng phục vụ, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp; hoàn thiện cấp mã số BHXH cho người tham gia, mỗi người được cấp một mã số duy nhất và liên thông quá trình tham gia, giải quyết các chế độ trên phạm vi toàn quốc; hoàn thành việc trả sổ BHXH cho người lao động, để người lao động tự kiểm tra, giám sát chủ sử dụng lao động trong việc đóng BHXH, BHTN; đảm bảo thực hiện giải quyết các chế độ BHXH, BHYT, BHTN, bảo hiểm tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp kịp thời, chính xác.
- Phối hợp Sở Y tế và các ngành liên quan tăng cường kiểm soát chi phí, phòng chống lạm dụng quỹ khám chữa bệnh BHYT; nếu phát hiện những trường hợp lạm dụng, có sự trục lợi quỹ BHYT hoặc tình trạng bội chi quỹ kéo dài do nguyên nhân chủ quan và những sai sót có tính hệ thống thì kịp thời báo cáo UBND tỉnh và Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
3. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
- Tăng cường đối thoại với doanh nghiệp, kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện chính sách BHXH, BHYT, BHTN.
- Định kỳ hàng năm, cung cấp số liệu về lực lượng lao động trên địa bàn tỉnh gửi cơ quan Bảo hiểm xã hội để làm căn cứ đánh giá, xây dựng kế hoạch khai thác, mở rộng đối tượng tham gia BHXH, BHYT, BHTN.
4. Sở Y tế
- Phối hợp với Bảo hiểm xã hội tỉnh tăng cường việc ứng dụng công nghệ thông tin, kết nối dữ liệu trong thanh toán khám, chữa bệnh BHYT, đảm bảo thống nhất, đồng bộ giữa các cơ sở khám chữa bệnh từ tỉnh đến huyện, xã và cơ quan Bảo hiểm xã hội.
- Xây dựng kế hoạch, lộ trình đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, năng lực cho đội ngũ y sỹ, bác sỹ tại các tuyến cơ sở; đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực khám chữa bệnh BHYT hướng đến sự hài lòng của người bệnh. Thống nhất với Bảo hiểm xã hội kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện khám chữa bệnh BHYT cho các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn.
5. Sở Giáo dục và Đào tạo
- Xây dựng kế hoạch, giao chỉ tiêu học sinh tham gia BHYT cho các Phòng Giáo dục và Đào tạo, đảm bảo đạt 100% (trừ học sinh đã có thẻ BHYT thuộc nhóm đối tượng khác); phát động phong trào thi đua đến từng điểm trường, kịp thời đề xuất Bảo hiểm xã hội tỉnh khen thưởng, biểu dương những đơn vị làm tốt.
- Chỉ đạo các cơ sở giáo dục quán triệt công tác BHYT đến thầy cô giáo và phụ huynh. Phối hợp với cơ quan Bảo hiểm xã hội tích cực tuyên truyền, vận động; phân loại, rà soát học sinh chưa tham gia BHYT để có giải pháp tuyên truyền, vận động hiệu quả. Đồng thời, kiện toàn mạng lưới y tế trường học, thực hiện tốt việc chăm sóc sức khỏe ban đầu cho học sinh.
6. Cục Thuế tỉnh: Phối hợp Bảo hiểm xã hội tỉnh định kỳ trao đổi, cung cấp thông tin về tổ chức, cá nhân trả thu nhập từ tiền lương; cung cấp và trao đổi thông tin việc thực hiện thanh tra, kiểm tra đối với các tổ chức trả thu nhập trong đó có phần khấu trừ chi phí đóng BHXH, BHYT nhằm khắc phục việc trốn đóng, đóng dưới mức chi trả cho người lao động.
7. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Phối hợp các ngành liên quan nghiên cứu hoàn chỉnh việc liên thông dữ liệu quản lý doanh nghiệp, cấp mã số BHXH để thuận tiện trong quản lý, trao đổi cung cấp thông tin; phối hợp các ngành tham mưu UBND tỉnh đưa chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia BHXH, BHTN, BHYT toàn dân vào các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm của địa phương.
8. Sở Tài chính: Chủ trì, tham mưu UBND tỉnh bố trí, cân đối kinh phí đóng BHXH, BHYT, BHTN, bảo hiểm tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp phần thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách Nhà nước cho các đối tượng do địa phương quản lý kịp thời, đúng quy định; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát không để tình trạng sử dụng sai mục đích, ảnh hưởng quyền lợi của người lao động; hàng quý, trình UBND tỉnh cấp kinh phí đóng BHYT đối với các đối tượng đóng và hỗ trợ một phần mức đóng BHYT trong toàn tỉnh.
9. Các Trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh: thực hiện các giải pháp tuyên truyền, vận động sinh viên tham gia BHYT phấn đấu đạt 100%, giao chỉ tiêu vận động cho từng thầy, cô chủ nhiệm lớp (trừ sinh viên đã có thẻ BHYT thuộc nhóm đối tượng khác).
10. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
- Hàng năm, trên cơ sở chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia BHXH, BHTN, BHYT toàn dân của UBND tỉnh giao, UBND các huyện, thị, thành phố tiến hành giao chỉ tiêu đến từng xã, phường, thị trấn, gắn mục tiêu phát triển đối tượng vào mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
- Chỉ đạo các ngành xây dựng các chương trình, kế hoạch tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật về BHXH, BHYT, BHTN, bảo hiểm tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp đến mọi tầng lớp nhân dân; phân công, gắn trách nhiệm kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện các chỉ tiêu phát triển BHXH, BHTN, BHYT toàn dân cho từng đơn vị, cá nhân lãnh đạo; tập trung đảm bảo đạt các chỉ tiêu ở các xã nông thôn mới; hàng quý, sơ kết đánh giá, rút kinh nghiệm, biểu dương, khen thưởng những cá nhân, đơn vị làm tốt, phê bình những đơn vị làm chưa tốt.
- Trước ngày 01/12 hàng năm hoàn thiện danh sách tăng, giảm các đối tượng ngân sách nhà nước đóng 100% và hỗ trợ một phần mức đóng kịp thời gửi cơ quan Bảo hiểm xã hội để cấp thẻ BHYT.
11. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức thành viên phối hợp với các sở, ngành có liên quan tăng cường các hoạt động giám sát, đồng thời tổ chức tuyên truyền phổ biến pháp luật về chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp để các đoàn viên, hội viên tích cực tham gia.
Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các thủ trưởng các sở, ban ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức thực hiện tốt các nhiệm vụ trên; báo cáo kết quả triển khai thực hiện về Trung ương và UBND tỉnh theo quy định./.
KT. CHỦ TỊCH PHÓ
CHỦ TỊCH
Lữ Quang Ngời | {
"issuing_agency": "Tỉnh Vĩnh Long",
"promulgation_date": "10/04/2018",
"sign_number": "06/CT-UBND",
"signer": "Lữ Quang Ngời",
"type": "Chỉ thị"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-nguyen-Moi-truong/Quyet-dinh-06-QD-UBND-Chuong-trinh-dau-tu-xu-ly-chat-thai-ran-135522.aspx | Quyết định 06/QĐ-UBND Chương trình đầu tư xử lý chất thải rắn | UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH TUYÊN QUANG
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 06/QĐ-UBND
Tuyên Quang, ngày 10 tháng 01 năm 2012
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH ĐẦU TƯ XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN GIAI ĐOẠN 2011-2020 CỦA TỈNH TUYÊN QUANG
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/4/2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn;
Căn cứ Quyết định số 798/QĐ-TTg ngày 25/5/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình đầu tư xử lý chất thải rắn giai đoạn 2011-2020;
Căn cứ Quyết định số 986/QĐ-BXD ngày 17/11/2011 của Bộ trưởng Xây dựng về việc ban hành kế hoạch thực hiện chương trình đầu tư xử lý chất thải rắn giai đoạn 2011-2020;
Căn cứ văn bản số 1177/BXD-HTKT ngày 15/7/2011 của Bộ Xây dựng về việc triển khai thực hiện Chương trình đầu tư xử lý chất thải rắn giai đoạn 2011-2020.
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Xây dựng tại tờ trình số 18/TTr-SXD ngày 09/01/2012 về việc phê duyệt Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình đầu tư xử lý chất thải rắn giai đoạn 2011-2020 của tỉnh Tuyên Quang,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Phê duyệt Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình đầu tư xử lý chất thải rắn giai đoạn 2011-2020 của tỉnh Tuyên Quang, với nội dung chủ yếu như sau:
I. Mục tiêu
Xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình đầu tư xử lý chất thải rắn giai đoạn 2011-2020 trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang, làm cơ sở huy động và tập trung các nguồn lực tham gia đầu tư vào lĩnh vực xử lý chất thải rắn nhằm nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn, cải thiện chất lượng môi trường, đảm bảo sức khỏe cộng đồng.
Đến năm 2020 cơ bản đạt tiêu chí theo mục tiêu cụ thể tại Quyết định số 798/QĐ-TTg ngày 25/5/2011 của Thủ tướng Chính phủ.
II. Nội dung kế hoạch
1. Đánh giá công tác quy hoạch quản lý chất thải rắn, đầu tư xử lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh
Tính đến thời điểm hiện nay, trên phạm vi toàn tỉnh chưa lập công tác quy hoạch quản lý chất thải rắn.
Việc đầu tư xử lý chất thải rắn đến nay mới có 01 dự án đang được triển khai (Nhà máy xử lý rác thải tỉnh, xã Nhữ Khê, huyện Yên Sơn). Có 01 bãi chôn lấp đến nay đã hết hạn sử dụng (bãi rác Nông Tiến), hiện nay UBND tỉnh đang đầu tư dự án thực hiện xử lý ô nhiễm môi trường bãi rác. Rác thải y tế đã được đầu tư lò đốt tại bệnh viện Đa khoa Tuyên Quang, Bệnh viện Lao và bệnh Phổi và một số bệnh viện đa khoa tuyến từ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ.
Hình thức xử lý chất thải rắn được áp dụng chủ yếu là chôn lấp tập trung; Việc sử dụng phương pháp chôn lấp có ưu điểm là giá thành xử lý rác rẻ, nhưng đòi hỏi phải tốn nhiều diện tích đất; khả năng thu hồi, tái chế, sử dụng lại nguồn nguyên liệu từ rác thải thấp; tuy nhiên nhược điểm của bãi chôn lấp là không hợp vệ sinh, việc xử lý nước rỉ ra từ rác còn nhiều hạn chế nên tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao.
2. Kế hoạch triển khai công tác quy hoạch quản lý chất thải rắn, đầu tư xử lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh
Để khắc phục những nhược điểm của phương pháp chôn lấp rác, cần đầu tư xử lý rác thải rắn theo chiều sâu, vừa tăng khả năng tái chế, sử dụng nguồn nguyên liệu từ rác, vừa giảm lượng rác chôn lấp, từ đó tiết kiệm được quỹ đất và hạn chế tác hại đến môi trường.
2.1. Giai đoạn năm 2011-2012
Phê duyệt chủ trương lập quy hoạch quản lý xử lý chất thải rắn trên địa bàn toàn tỉnh; hoàn thành việc lập quy hoạch quản lý xử lý chất thải rắn.
Ban hành quy định về quản lý xử lý chất thải rắn và thực hiện quản lý chất thải rắn theo quy định.
2.2. Giai đoạn năm 2012-2015
Tập trung xây dựng Nhà máy xử lý rác của tỉnh tại xã Nhữ Khê, huyện Yên Sơn (phục vụ cho thành phố Tuyên Quang và phía nam huyện Yên Sơn) theo quy hoạch đã được cấp thẩm quyền phê duyệt. Bố trí nguồn vốn ngân sách địa phương, huy động các nguồn vốn hợp pháp khác để đầu tư xây dựng bãi chôn lấp rác; xác định nhà đầu tư để xây dựng nhà máy xử lý rác với công suất 150 tấn/ngày.
Các ngành phối hợp với UBND huyện Sơn Dương hướng dẫn Chủ đầu tư dự án Nhà máy xử lý rác thải rắn phục vụ cho nhà máy giấy An Hòa và rác thải công nghiệp huyện Sơn Dương hoàn thành các thủ tục đầu tư, đủ điều kiện khởi công xây dựng và đưa Nhà máy vào hoạt động trong giai đoạn này.
Đầu tư xây dựng 01 nhà máy xử lý rác thải tại huyện Na Hang, góp phần đưa thị trấn Na Hang thành đô thị loại IV trước năm 2015 theo kế hoạch của tỉnh (vốn đầu tư khoảng 50 tỷ đồng).
2.3. Giai đoạn 2016-2019
Đầu tư xây dựng 03 nhà máy xử lý rác thải rắn tại các huyện còn lại: Hàm Yên (phục vụ khu vực phía bắc huyện Yên Sơn và huyện Hàm Yên), Chiêm Hóa, Lâm Bình (tổng vốn đầu tư khoảng 150 tỷ đồng).
Điều 2: Tổ chức thực hiện
1. Sở Xây dựng
- Chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan, UBND các huyện, thành phố Tuyên Quang trong việc tổ chức triển khai thực hiện bảo đảm hiệu quả, mục tiêu, tiến độ kế hoạch này.
- Xây dựng và hướng dẫn ban hành chi phí đầu tư, chi phí xử lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh.
- Rà soát, lập, thẩm định và phê duyệt quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh theo thẩm quyền.
- Xác định nhu cầu và danh mục các dự án đầu tư xây dựng các khu liên hợp, cơ sở xử lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh gửi UBND tỉnh và Bộ Xây dựng để triển khai thực hiện.
- Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện ở cơ sở.
- Hàng năm tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Xây dựng tình hình triển khai thực hiện các dự án trên địa bàn theo quy định.
2. Các sở Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính
- Tham mưu, đề xuất với UBND tỉnh về nguồn vốn kinh phí triển khai thực hiện Chương trình đầu tư xử lý chất thải rắn trên địa bàn giai đoạn 2011-2020.
- Xây dựng cơ chế, chính sách ưu đãi về đầu tư xử lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh
- Huy động vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế khác để thực hiện các dự án thuộc Chương trình trên địa bàn tỉnh.
- Phối hợp với các ngành, các cấp lựa chọn chủ đầu tư; cấp giấy chứng nhận đầu tư cho các dự án xử lý chất thải rắn thuộc Chương trình.
- Thẩm định trình cấp có thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư theo quy định hiện hành.
3. Các sở Tài nguyên và Môi trường, Y tế, Thông tin và Truyền thông, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công thương, Khoa học và công nghệ
- Phối hợp với các ngành và chính quyền các cấp trong việc thực hiện kế hoạch này.
- Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện ở cơ sở theo chuyên ngành được phân công phụ trách.
- Phối hợp các ngành thẩm định dự án đầu tư theo quy định.
- Phối hợp với UBND các huyện, thành phố Tuyên Quang tổ chức hội thảo, tuyên truyền, thông tin nâng cao ý thức người dân trong việc giữ gìn vệ sinh môi trường đô thị, toàn dân tham gia công tác quản lý chất thải rắn.
4. Chi nhánh Ngân hàng phát triển Tuyên Quang
Có kế hoạch bố trí vốn hàng năm cho các dự án đầu tư xử lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh vay vốn tín dụng nhà nước theo quy định.
5. UBND các huyện, thành phố Tuyên Quang
- Phối hợp với các ngành liên quan trong việc tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch.
- Chủ động đề xuất địa điểm quy hoạch bãi xử lý và nhà máy xử lý rác, nghiên cứu đề xuất công nghệ xử lý chất thải rắn phù hợp với quy mô và điều kiện thực tế của từng địa phương.
- Chủ động tìm các nhà đầu tư và các nguồn vốn đầu tư vào lĩnh vực này; chịu trách nhiệm về tiến độ thực hiện của các dự án thuộc Chương trình.
- Tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt và thực hiện dự án đầu tư theo quy định hiện hành.
- Tổ chức tuyên truyền, nâng cao ý thức người dân trong việc giữ gìn vệ sinh môi trường đô thị, toàn dân tham gia công tác quản lý chất thải rắn.
Trong quá trình tổ chức thực hiện Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình đầu tư xử lý chất thải rắn giai đoạn 2011-2020 của tỉnh Tuyên Quang, yêu cầu các ngành, UBND các huyện, thành phố có trách nhiệm tham gia phối hợp với Sở Xây dựng thực hiện quản lý, kiểm tra, đánh giá tiến độ, kết quả thực hiện phối hợp giải quyết những khó khăn, vướng mắc theo thẩm quyền; báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh những vấn đề phát sinh vượt thẩm quyền trong quá trình thực hiện để UBND tỉnh xem xét và giải quyết.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Y tế, Thông tin và Truyền thông, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công thương, Khoa học và công nghệ; Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng phát triển Tuyên Quang; Giám đốc Kho bạc nhà nước Tuyên Quang; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành ./.
Nơi nhận:
- Bộ Xây dựng;
- TT Tỉnh uỷ;
- TT HĐND tỉnh; (Báo cáo)
- Bí thư Tỉnh ủy;
- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- Như Điều 3; (thi hành)
- CVP, các Phó CVP UBND tỉnh;
- CV: XD, TNMT, TH, TC, TT, VX;
- Lưu: VT (Th - 40).
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
CHỦ TỊCH
Chẩu Văn Lâm | {
"issuing_agency": "Tỉnh Tuyên Quang",
"promulgation_date": "10/01/2012",
"sign_number": "06/QĐ-UBND",
"signer": "Chẩu Văn Lâm",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-nguyen-Moi-truong/Quyet-dinh-02-2022-QD-UBND-phong-chua-chay-nha-o-ket-hop-san-xuat-Ha-Tinh-503134.aspx | Quyết định 02/2022/QĐ-UBND phòng chữa cháy nhà ở kết hợp sản xuất Hà Tĩnh | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ TỈNH
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 02/2022/QĐ-UBND
Hà Tĩnh, ngày 11 tháng 01 năm 2022
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ AN TOÀN PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY ĐỐI VỚI NHÀ Ở KẾT HỢP SẢN XUẤT, KINH DOANH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ TĨNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18/6/2020;
Căn cứ Luật Nhà ở ngày 25/11/2014;
Căn cứ Luật Phòng cháy và chữa cháy ngày 29/6/2001; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy ngày 22/11/2013;
Căn cứ Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24/11/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy;
Căn cứ Thông tư số 149/2020/TT-BCA ngày 31/12/2020 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24/11/2020 của Chính phủ;
Thực hiện Chỉ thị số 32/CT-TTg ngày 05/12/2018 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác phòng cháy và chữa cháy tại khu dân cư;
Theo đề nghị của Giám đốc Công an tỉnh tại Văn bản số 2279/CAT-PCCC ngày 25/10/2021 và ý kiến thẩm định của Sở Tư pháp tại Báo cáo số 336/BC-CTP ngay 05/8/2021.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định an toàn phòng cháy và chữa cháy đối với nhà ở kết hợp sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 25 tháng 01 năm 2022.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Công an tỉnh, Thủ trưởng các sở, ban, ngành cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Công an;
- Bộ Xây dựng;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Các Ban Đảng, UBKT, VP - Tỉnh ủy;
- Các Ban HĐND tỉnh;
- UBMTTQ tỉnh và các đoàn thể cấp tỉnh;
- Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh;
- Các PCVP UBND tỉnh;
- Trung tâm CB - TH;
- Lưu: VT, NC.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Võ Trọng Hải
QUY ĐỊNH
VỀ AN TOÀN PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY ĐỐI VỚI NHÀ Ở KẾT HỢP SẢN XUẤT, KINH DOANH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH
(Kèm theo Quyết định số: /2022/QĐ-UBND ngày /01/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh)
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Quy định trách nhiệm và nội dung đảm bảo các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với nhà ở kết hợp kinh doanh, sản xuất trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Quy định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân có liên quan đến công tác phòng cháy, chữa cháy đối với nhà ở kết hợp sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.
2. Quy định này không áp dụng đối với: căn hộ trong chung cư, nhà ở trong các công trình đa chức năng; công trình dân dụng chỉ mục đích để ở; nhà ở đã chuyên đôi công năng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt không còn chức năng ở; các nhà, công trình phục vụ hoặc trực tiếp sản xuất, kinh doanh đã có quy định riêng về phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
1. Nhà ở riêng lẻ là nhà ở được xây dựng trên thửa đất ở riêng biệt thuộc quyền sử dụng hợp pháp của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, bao gồm nhà biệt thự, nhà ở liền kề và nhà ở độc lập (theo khoản 2 Điều 3 Luật Nhà ở).
2. Nhà ở kết hợp sản xuất, kinh doanh là nhà ở riêng lẻ có sẵn, ngoài chức năng để ở còn sử dụng để làm nơi sản xuất, kinh doanh (cửa hàng buôn bán, dịch vụ văn phòng, nhà trọ, nhà nghỉ, kho chứa hàng hóa, cơ sở sản xuất nhỏ, thu mua phế liệu và các dịch vụ khác, bao gồm các nhà xây dựng trên đất ở để sản xuất, kinh doanh, không bố trí chỗ ở).
Điều 4. Nguyên tắc áp dụng
1. Tuân thủ các quy định về điều kiện kinh doanh đối với từng ngành nghề sản xuất, kinh doanh tại các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành, phù hợp quy định của pháp luật về xây dựng, điều kiện bảo vệ môi trường; tuân thủ quy định về sử dụng công trình đúng công năng được cấp phép, trường hợp thay đổi công năng sử dụng phải đảm bảo quy định pháp luật về xây dựng, môi trường, điều kiện kinh doanh hoặc ý kiến của cơ quan quản lý (nếu có).
2. Đảm bảo các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy (giảm thiểu, hạn chế các nguy cơ, điều kiện gây cháy; tạo các điều kiện để ngăn cháy, chống cháy lan, hạn chế cháy lớn; chuẩn bị các điều kiện về thoát nạn, cứu người và triển khai các hoạt động chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cho lực lượng phòng cháy, chữa cháy có hiệu quả...) theo hướng phù hợp với quy hoạch từng ngành, lĩnh vực, phù hợp với quy hoạch xây dựng, phát triển đô thị, khu dân cư.
3. Tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân ổn định hoạt động sản xuất, kinh doanh lâu dài, hạn chế việc gián đoạn kinh doanh, sản xuất của Nhân dân.
Chương II
QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 5. Trách nhiệm chủ hộ gia đình, chủ hộ kinh doanh và cá nhân
1. Chủ động tìm hiểu các quy định pháp luật, kiến thức, kỹ năng cơ bản về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; chủ động liên hệ, phối hợp với Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy, Công an cấp huyện, Công an cấp xã để được hướng dẫn và tổ chức thực hiện các điều kiện về an toàn phòng cháy, chữa cháy theo quy định của pháp luật; tham gia các buổi tuyên truyền, huấn luyện về phòng cháy, chữa cháy do cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy, địa phương tổ chức; tham gia phong trào toàn dân phòng cháy và chữa cháy tại địa phương.
2. Thường xuyên tự kiểm tra để kịp thời phát hiện và khắc phục ngay những nguyên nhân, nguy cơ gây cháy, nổ trong phạm vi quản lý của mình; phổ biến, hướng dẫn cho thành viên trong gia đình, người làm việc tại cơ sở để chủ động xử lý khi có tình huống cháy xảy ra; tự trang bị và sử dụng thành thạo các trang thiết bị, phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ tại chỗ; bảo quản, thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng, đảm bảo các các trang thiết bị, phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ luôn hoạt động tốt.
3. Phổ biến, đôn đốc, nhắc nhở thành viên trong gia đình, người lao động và những người xung quanh thực hiện các quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy.
4. Thực hiện các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy theo quy định của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy, Điều 7 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24/11/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy.
5. Tham gia các hoạt động phòng cháy và chữa cháy; tham gia học tập và thực tập phương án chữa cháy:
a) Chủ hộ gia đình, chủ hộ kinh doanh và cá nhân từ 18 tuổi trở lên, có đủ sức khỏe có trách nhiệm tham gia vào đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở khi được điều động; tham gia huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy và các hoạt động phòng cháy và chữa cháy tại địa phương khi có yêu cầu và theo quy định của pháp luật.
b) Chủ hộ gia đình sử dụng nhà ở kết hợp sản xuất, kinh doanh phải xây dựng phương án chữa cháy, đề ra quy trình tổ chức chữa cháy, thoát nạn, cứu người và định kỳ 01 năm 01 lần phải phổ biến, tổ chức cho người lao động trong cơ sở nắm, hiểu rõ quy trình tổ chức cứu chữa vụ cháy, sử dụng thành thạo các phương tiện chữa cháy được trang bị, biện pháp cứu người; huy động người lao động tham gia hỗ trợ chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ khi cơ quan có thẩm quyền điều động và các hoạt động phòng cháy, chữa cháy tại địa phương khi có yêu cầu.
Điều 6. Quy định an toàn phòng cháy và chữa cháy nhà ở kết hợp sản xuất, kinh doanh
1. Quy định về lối thoát nạn
a) Chiều rộng thông thủy của lối ra thoát nạn tối thiểu 0,8m, chiều cao thông thủy tối thiểu 1,9m.
b) Đối với nhà chỉ có 01 lối ra thoát nạn, khuyến khích bố trí lối thoát nạn thứ 2 bằng cầu thang ngoài nhà hoặc thang nối giữa các tầng nhà hoặc lối ra khẩn cấp như: lối thoát qua ban công, lôgia, lối lên sân thượng hoặc lên mái để có khả năng thoát nạn sang các nhà liền kề hoặc khu vực an toàn.
c) Nhà có tầng sân thượng phải bố trí thông thoáng, có lối lên từ tầng dưới qua các thang cố định; tại vị trí cửa lên tầng mái nếu có bố trí khóa cửa thì khuyến khích thiết kế để có thể dễ dàng thao tác mở cửa từ bên trong.
d) Không xây bít ô thông tầng để không ảnh hưởng đến thoát khói tự nhiên. Đối với nhà không có các ô thông tầng hoặc đã lắp kính cần thiết kế, lắp đặt các lỗ cửa thoát khói tự nhiên trong nhà thông qua mái nhà hoặc thoát khói trực tiếp ra không gian bên ngoài tại các tầng.
đ) Khuyến khích sử dụng cửa có bản lề tại cửa chính thoát nạn ra ngoài. Nhà có thiết kế ban công, lôgia phải đảm bảo thông thoáng, khuyến khích không che chắn ban công, lô gia tạo thành phòng, không lắp đặt lồng sắt, lưới sắt gây cản trở việc thoát nạn và cứu người khi xảy ra cháy, nổ.
Trường hợp chủ cơ sở, chủ hộ kinh doanh vẫn muốn trang bị cửa cuốn, cửa trượt, lưới sắt...để bảo vệ tài sản phải cam kết đảm bảo về phòng cháy, chữa cháy, đồng thời cửa cuốn cần sử dụng loại cửa có cơ cấu tự thu, mở nhanh, cửa mở bằng mô tơ điện phải có bộ lưu điện và mở nhanh bằng cơ khi mất điện hoặc mô tơ bị hỏng và bố trí lối thoát nạn theo quy định tại điểm b, c khoản này.
e) Các gian phòng tồn chứa hàng hóa, vật liệu dễ cháy hoặc sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt phải được ngăn cách với lối ra thoát nạn tại các tầng bằng vật liệu không cháy hoặc khó cháy. Trường hợp tầng 1 (tầng trệt) được sử dụng để sản xuất, kinh doanh thì lối thoát nạn từ các tầng phía trên xuống thông qua cầu thang bộ tại tầng 1 phải có lối đi an toàn ngăn cách với khu vực sản xuất, kinh doanh bằng tường ngăn cháy, vách ngăn cháy, chiều rộng lối đi không nhỏ hơn 0,8 m.
2. Quy định an toàn trong lắp đặt, sử dụng điện
a) Công tác thiết kế, xây dựng mới hoặc cải tạo và sửa chữa hệ thống điện trong nhà ở phải tuân thủ quy định Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về hệ thống điện của nhà ở và nhà công cộng QCVN 12:2014/BXD.
b) Khi thiết kế hệ thống điện đi âm tường phải tính toán đúng định mức và có tính dự phòng cho hệ thống điện. Hệ thống điện phải được thiết kế riêng biệt giữa các khu vực với nhau; phải có thiết bị bảo vệ chống quá tải (cầu chì, aptomat...) cho hệ thống điện chung của tòa nhà, từng tầng, từng nhánh; các phụ tải tiêu thụ điện công suất lớn (điều hòa, bếp nướng, lò vi sóng, máy sưởi...) phải thiết kế hệ thống dây riêng đến thẳng hệ thống bảo vệ tủ điện tổng. Khi lắp thêm các thiết bị tiêu thụ điện phải tính toán để không gây quá tải cho hệ thống điện.
c) Khi bên trong nhà có bảo quản, kinh doanh, sản xuất hàng hóa dễ cháy phải sử dụng loại dụng cụ điện, thiết bị điện là loại phòng nổ; thiết bị tiêu thụ điện lắp đặt trong kho phải được khống chế chung bàng thiết bị đóng, ngắt tự động và đặt bên ngoài kho.
d) Không lắp đặt đường dây dẫn điện và thiết bị tiêu thụ điện trên tường, vách, trần, sàn nhà có cấu tạo bàng vật liệu dễ cháy, lắp đặt các bóng điện chiếu sáng phải gắn vào các móc treo chuyên dùng, không treo trực tiếp bằng dây dẫn.
đ) Không dùng vật liệu dễ cháy như giấy, vải, nilon... để bao che bóng điện; không đặt các chất dễ cháy sát các thiết bị, dụng cụ tiêu thụ điện như: bóng đèn, bàn ủi, bếp điện, ổ cắm điện, bảng điện...; không cắm dây dẫn điện trực tiếp vào ổ cắm; khi nối dây phải nối so le và quấn băng keo cách điện, không để hở các mối nối dây điện.
3. Quy định an toàn trong quản lý, sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt
a) Không bố trí nơi đun nấu, thờ cúng tại khu vực sản xuất, kinh doanh có chứa chất, hàng dễ cháy.
Khu vực thắp hương thờ cúng phải đảm bảo: vách, trần nhà phải bằng vật liệu không cháy, khó cháy, phía trên trần có đặt tấm phản xạ nhiệt. Đèn dầu, hương, nến khi thắp phải đặt chắc chắn trên các vật liệu không cháy hoặc khó cháy.
Khu vực bếp nấu phải để xa các vật liệu dễ cháy ít nhất 0,7m, nếu có tấm cách nhiệt ngăn cháy thì được phép để gần hơn, nhưng không dưới 0,2m. Trường hợp trong nhà có sử dụng thiết bị tiêu thụ LPG (bếp gas): tất cả các thiết bị điện trong nhà phải lắp đặt cách chai LPG tối thiểu 1,5m; lắp đặt thiết bị cảnh báo rò rỉ gas tại khu vực đặt bình gas, bếp gas.
b) Khi điều kiện kinh doanh, sản xuất có sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, thiết bị sinh lửa, sinh nhiệt phải bố trí cách các vật liệu dễ cháy, các phương tiện, dụng cụ có xăng dầu, chất lỏng dễ cháy (ô tô, xe máy...) ít nhất 0,7m, nếu có tấm cách nhiệt ngăn cháy thì được phép để gần hơn, nhưng không dưới 0,2m. Khi điều kiện kinh doanh, sản xuất cần dự trữ xăng, dầu và các chất lỏng cháy thì phải bảo quản tại nơi thông thoáng, tránh xa nguồn lửa, nguồn nhiệt, tránh ánh nắng trực tiếp và không để trên lối ra thoát nạn.
4. Quy định an toàn trong sắp xếp hàng hóa
a) Sắp xếp, bảo quản hàng hóa theo từng loại, có cùng tính chất, cùng đặc điểm, hàng hóa sắp xếp phải để trên bục kệ, giá vững chắc, gọn gàng, ngăn nắp, không cản trở lối đi, lối thoát nạn, đặc biệt là sảnh, lối ra tại tầng 1.
b) Hàng hóa dễ cháy phải bố trí cách các thiết bị điện có khả năng sinh nhiệt như bóng đèn, ổ cắm, cầu dao..., khu vực phát sinh nguồn lửa, nguồn nhiệt ít nhất 0,5m.
c) Hàng hóa dễ cháy hoặc dễ bắt cháy cần bố trí trong các khu vực, gian phòng riêng, không để lẫn với các hàng hóa khác và đảm bảo yêu cầu ngăn cháy lan, không bố trí dưới gầm cầu thang bộ.
d) Loại trừ những điều kiện có thể dẫn đến tự cháy do phát sinh nhiệt, do tác dụng phản ứng hóa học giữa các chất với nhau.
đ) Không tập kết, bố trí hàng hóa, vật liệu kinh doanh trên các tuyến đường gây cản trở giao thông và có thể làm ảnh hưởng đến việc triển khai lực lượng, phương tiện, thiết bị chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ đến từng nhà.
5. Việc lắp đặt biển hiệu, bảng quảng cáo vào nhà ở có sẵn, phải thực hiện theo đúng quy định pháp luật về quảng cáo, tuân thủ Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xây dựng và lắp đặt phương tiện quảng cáo ngoài trời QCVN 17:2018/BXD; không được lắp biển quảng cáo che kín mặt tiền, hành lang, cửa thoát nạn...
6. Quy định trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy
a) Đối với khu vực sản xuất, kinh doanh phải trang bị số lượng bình chữa cháy đảm bảo tương ứng với diện tích bảo vệ theo quy định tại mục 5 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3890:2009 về phương tiện phòng cháy và chữa cháy cho nhà và công trình - Trang bị, bố trí, kiểm tra, bảo dưỡng. Khoảng cách di chuyển lớn nhất đến bình chữa cháy không quá 15 m.
b) Trang bị, lắp đặt thiết bị báo cháy, phương tiện cứu nạn, cứu hộ (mặt nạ lọc độc, dây tự cứu, thang dây, dụng cụ phá dỡ thông thường, chăn chiến, dụng cụ chứa nước vừa phục vụ sinh hoạt, vừa phục vụ chữa cháy,...) phù hợp với quy mô, tính chất, đặc điểm, mục đích sử dụng. Trang bị hệ thống báo cháy, cấp nước chữa cháy, chữa cháy tự động theo quy mô, tính chất hoạt động phù hợp với yêu cầu tại Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3890:2009 .
c) Các phương tiện phòng cháy và chữa cháy phải có tem kiểm định cơ quan Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ và được kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ theo quy định.
7. Ngoài các quy định nêu tại điều này, chủ hộ kinh doanh, cá nhân phải duy trì thực hiện các biện pháp an toàn của điểm a, b, c, d khoản 1 Điều 6 trong suốt quá trình hoạt động.
8. Khuyến khích nhà ở hộ gia đình không kết hợp sản xuất, kinh doanh nghiên cứu, vận dụng, duy trì các điều kiện an toàn phòng cháy và chữa cháy phù hợp nhu cầu và điều kiện thực tế; nhất là việc đảm bảo và duy trì các đường, lối, thoát nạn, quản lý các loại nguồn lửa, nguồn nhiệt, chất cháy.
Điều 7. An toàn phòng cháy và chữa cháy đối với hệ thống điện mặt trời mái nhà
1. Bố trí thiết bị của hệ thống điện mặt trời trên mái nhà
a) Không lắp đặt tấm pin mặt trời phía trên các gian phòng thuộc hạng nguy hiểm cháy nổ A, B theo phân hạng nhà và các gian phòng theo tính nguy hiểm cháy và cháy nổ tại Phụ lục C Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 06:2021/BXD về An toàn cháy cho nhà và công trình, cũng như các gian phòng khác mà trong quá trình hoạt động có khả năng tích tụ khí, bụi cháy; hạn chế việc bố trí tấm pin trên các gian phòng làm kho hoặc các gian phòng lưu trữ khối lượng lớn chất cháy.
b) Các tấm pin mặt trời lắp đặt trên mái phải được chia thành các nhóm, dãy với kích thước không quá 20m x 20m cho mỗi nhóm, khoảng cách giữa 02 nhóm không được nhỏ hơn 1,5m.
c) Đối với các mái có bố trí lan can xung quanh theo chu vi mái phải bố trí tấm pin cách lan can một khoảng 2,5m;
d) Bố trí tấm pin, đường dây và các thiết bị của hệ thống điện mặt trời không được che chắn các quạt hút khói và các phương tiện phòng cháy và chữa cháy của công trình.
đ) Không bố trí tấm pin trong phạm vi 03m xung quanh lối ra mái qua các buồng thang bộ, thang chữa cháy, các lỗ mở qua cửa sập.
e) Khi lắp đặt tấm pin mặt trời và các thiết bị khác của hệ thống điện mặt trời mái nhà phải tính toán tải trọng ảnh hưởng đến kết cấu mái trong điều kiện thường và trong điều kiện cháy; không lắp đặt tấm pin trên các mái làm bằng vật liệu cháy hoặc có vật liệu hoàn thiện là chất cháy.
f) Inverter và các tủ đóng cắt, tủ đấu dây,... khi bố trí trong nhà phải bố trí trong một phòng, không gian riêng biệt để giám sát và bảo vệ, không được bố trí chất cháy xung quanh khu vực này và phải có giải pháp ngăn cháy với các khu vực khác của công trình; các thiết bị của hệ thống phải được nối đất an toàn.
g) Đối với hệ thống dây dẫn đấu nối phải được luồn trong ống cách điện có thoát hơi; hệ thống Inverter, tủ đấu nối, tủ đóng cắt... phải có biện pháp chống chim, chuột, côn trùng... để đảm bảo an toàn.
2. Bố trí lối tiếp cận lên mái
a) Công trình phải bố trí các lối ra mái qua các buồng thang bộ, thang chữa cháy hoặc các cửa sập; các tấm pin nên bố trí tại phía mái có đường giao thông cho xe chữa cháy tiếp cận.
b) Bố trí thiết bị trên mái phải đảm bảo khả năng tiếp cận, di chuyển từ lối ra mái đến từng nhóm, dãy pin.
3. Vận hành và điều khiển
a) Hệ thống điện mặt trời phải được trang bị các thiết bị ngắt khẩn cấp; thiết bị này cần bố trí cả ở vị trí inverter và vị trí tủ đóng cắt. Tại các vị trí này phải niêm yết hướng dẫn, quy trình vận hành.
b) Tại khu vực gần lối lên mái phải bố trí các sơ đồ bố trí tấm pin trên mái và sơ đồ đấu nối hệ thống để phục vụ việc ngắt kết nối các tấm pin trên mái khi có sự cố và phục vụ công tác chữa cháy.
4. Trang bị phương tiện phòng cháy, chữa cháy
Các gian phòng trong nhà có bố trí thiết bị của hệ thống điện mặt trời mái nhà như inverter, tủ đóng cắt,... phải được trang bị phương tiện, hệ thống phòng cháy, chữa cháy theo yêu cầu của quy chuẩn, tiêu chuẩn đối với công trình đó. Việc lựa chọn loại hệ thống chữa cháy, chất chữa cháy phải phù hợp với thiết bị và bảo đảm khả năng ngăn cháy đối với đám cháy thiết bị mang điện.
Điều 8. Hệ thống chống sét và nối đất an toàn
1. Nhà ở kết hợp sản xuất kinh doanh khi lắp đặt, sử dụng các thiết bị điện có điện áp lớn hơn 1000 vôn phải lắp đặt thiết bị nối đất an toàn, điện trở nối đất an toàn đảm bảo nhỏ hơn 4 ôm trong mọi điều kiện thời tiết.
2. Nhà ở kết hợp sản xuất kinh doanh là nhà nhiều tầng, nhà ở độc lập phải lắp đặt, sử dụng hệ thống chống sét đánh thẳng; hệ thống phải được thi công, lắp đạt đảm bảo theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 9385:2012 về Chống sét cho công trình xây dựng - Hướng dẫn thiết kế, kiểm tra và bảo trì hệ thống; điện trở nối đất của hệ thống chống sét đảm bảo nhỏ hơn 10 ôm trong mọi điều kiện thời tiết; khi hệ thống nối đất an toàn và nối đất chống sét chung bãi tiếp đất thì điện trở nối đất phải nhỏ hơn 1 ôm trong mọi điều kiện thời tiết.
Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 9. Xử lý chuyển tiếp
Trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày Quy định này có hiệu lực thi hành, các nhà ở có sẵn đã chuyển đổi công năng vừa ở, vừa sản xuất, kinh doanh phải thực hiện bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy theo các yêu cầu tại Điều 6, Điều 7, Điều 8 Quy định này.
Điều 10. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã
1. Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm thực hiện đầy đủ quy định tại khoản 1 Điều 52 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ; chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện các nội dung Quy định này của Ủy ban nhân dân cấp xã.
2. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm
a) Thực hiện đầy đủ các quy định tại khoản 2 Điều 52 Nghị định số 136/2020/NĐ CP.
b) Chịu trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến quy định này đến các hộ gia đình, hộ kinh doanh, tổ chức, cá nhân có liên quan trong phạm vi trách nhiệm quản lý.
c) Kiểm tra, hướng dẫn, khuyến khích các hộ gia đình, cá nhân sử dụng nhà ở riêng lẻ tự giác thực hiện quy định này nhằm bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy.
d) Kiểm tra, hướng dẫn việc thực hiện quy định an toàn phòng cháy và chữa cháy đối với nhà ở kết hợp kinh doanh, sản xuất trên địa bàn, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về phòng cháy và chữa cháy theo thẩm quyền.
Điều 11. Trách nhiệm của đơn vị cấp phép xây dựng
Khi tiếp nhận cấp phép xây dựng mới, cải tạo nhà ở tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn Nhân dân chấp hành và bổ sung các nội dung được khuyến khích áp dụng tại Quyết định này.
Điều 12. Trách nhiệm của Công an tỉnh
1. Chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị liên quan hướng dẫn, kiểm tra các điều kiện an toàn phòng cháy và chữa cháy được quy định tại Quyết định này và các quy định khác có liên quan theo quy định của pháp luật.
2. Hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện các nội dung của Quy định này; tổng hợp các vướng mắc hay khi có quy định mới của Nhà nước về công tác phòng cháy và chữa cháy loại hình cơ sở này, kịp thời báo cáo, đề xuất sửa đổi, bổ sung quy định cho phù hợp.
3. Phối hợp với các cơ quan, đơn vị, Ủy ban nhân dân các cấp trong việc tập huấn công tác phòng cháy và chữa cháy khi có yêu cầu.
Điều 13. Điều khoản thi hành
Quá trình thực hiện các cơ quan, đơn vị, chủ hộ gia đình và cá nhân nếu gặp khó khăn, vướng mắc kịp thời phản ánh về Công an tỉnh (qua Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ) để tổng hợp, hướng dẫn và báo cáo, đề xuất UBND tỉnh điều chỉnh, bổ sung phù hợp./. | {
"issuing_agency": "Tỉnh Hà Tĩnh",
"promulgation_date": "11/01/2022",
"sign_number": "02/2022/QĐ-UBND",
"signer": "Võ Trọng Hải",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Lao-dong-Tien-luong/Nghi-quyet-19-2004-NQ-HDNDK10-chuc-danh-so-luong-muc-phu-cap-107343.aspx | Nghị quyết 19/2004/NQ-HĐNDK10 chức danh, số lượng mức phụ cấp | HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NGÃI
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------
Số: 19/2004/NQ-HĐNDK10
Quảng ngãi, ngày 11 tháng 12 năm 2004
NGHỊ QUYẾT
VỀ VIỆC QUI ĐỊNH CHỨC DANH, SỐ LƯỢNG VÀ MỨC PHỤ CẤP ĐỐI VỚI CÁN BỘ KHÔNG CHUYÊN TRÁCH Ở XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN VÀ Ở THÔN, TỔ DÂN PHỐ
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI
KHOÁ X - KỲ HỘI THỨ 4
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 121/2003/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2003 của Chính phủ về chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và Thông tư liên tịch số 34/2004/TTLT-BNV-BTC-BLĐT&XH ngày 14 tháng 5 năm 2004 của Bộ Nội vụ - Bộ Tài chính - Bộ Lao động, Thương bị và Xã hội hướng dẫn thi hành Nghị định số 121/2003/NĐ-CP của Chính phủ;
Xét Tờ trình số 2695/TTr-UB ngày 22 tháng 11 năm 2004 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi về việc quy định chức danh, số lượng và mức phụ cấp đối với cán bộ không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn và ở thôn, tổ dân phố; báo cáo thẩm tra của Ban Pháp chế HĐND tỉnh; ý kiến của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh;
QUYẾT ĐỊNH:
I/ Nhất trí thông qua việc qui định chức danh, số lượng và mức phụ cấp đối với cán bộ không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn và ở thôn, tổ dân phố như sau:
A/ Chức danh cán bộ không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn và ở thôn, tổ dân phố gồm có:
1/ Ở cấp xã, phường, thị trấn:
1.1/ Trưởng Ban Tổ chức Đảng, Chủ nhiệm Uỷ ban kiểm tra Đảng, Trưởng ban Tôn giáo, Cán bộ Văn phòng Đảng uỷ.
1.2/ Phó trưởng công an (nơi chưa bố trí lực lượng công an chính qui)
1.3/ Phó chỉ huy trưởng Quân sự.
1.4/ Cán bộ kế hoạch - giao thông - thuỷ lợi - nông, lâm, ngư, diêm nghiệp.
1.5/ Cán bộ Lao động - Thương bị và xã hội.
1.6/ Cán bộ Dân số - Gia đình và trẻ em.
1.7/ Thủ Quỹ - văn thư - lưu trữ.
1.8/ Cán bộ phụ trách Đài truyền thanh.
1.9/ Cán bộ quản lý Nhà nước Văn hoá - Tôn giáo và dân tộc.
1.10/ Phó Chủ tịch Uỷ ban mặt trận tổ quốc, Phó các đoàn thể cấp xã: Đoàn Thanh niên Cộng Sản Hồ Chí Minh, Hội liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh.
1.11/ Chủ tịch Hội người cao tuổi, Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ.
2/ Ở thôn và tổ dân phố:
2.1/ Bí thư chi bộ thôn.
2.2/ Trưởng thôn.
2.3/ Công an viên ở thôn.
2.4/ Bí thư chi bộ tổ dân phố.
2.5/ Tổ trưởng tổ dân phố.
B. Số lượng cán bộ không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn, và ở thôn, tổ dân phố:
1. Ở cấp xã, phường, thị trấn:
1.1/ Xã, phường, thị trấn dưới 10.000 dân bố trí tối đa không quá 15 cán bộ.
1.2/ Xã, phường, thị trấn từ 10.000 dân trở lên bố trí tối đa không quá 16 cán bộ.
1.3/ Việc bố trí kiêm nhiệm cán bộ không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn do UBND huyện, thị xã qui định cụ thể cho phù hợp với nhu cầu, tính chất nội dung công việc ở cơ sở.
2. Ở thôn, tổ dân phố:
2.1/ Ở thôn: 3 người ( gồm: Bí thư chi bộ, Trưởng thôn, Công an viên ở thôn).
2.2/ Ở tổ dân phố: 2 người ( gồm: Bí thư chi bộ Tổ dân phố, Tổ trưởng Tổ dân phố).
C. Mức phụ cấp cán bộ không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn và ở thôn, tổ dân phố:
1/ Ở cấp xã, phường, thị trấn:
1.1/ Mức 270.000 đồng/tháng đối với các chức danh: Trưởng Ban Tố chức Đảng; Chủ nhiệm Uỷ ban kiểm tra ; Trưởng ban Tuyên giáo; Phó trưởng Công an; Phó Chỉ huy trưởng quân sự; Chủ tịch Hội người cao tuổi; Chủ tịch Hội chữ thập đỏ; Phó Chủ tịch Mặt trận tổ quốc; Phó Bí thư Đoàn TNCSHCM; Phó Chủ tịch Hội liên hiệp Phụ nữ; Phó Chủ tịch Hội Nông dân; Phó Chủ tịch Hội cựu chiến binh.
1.2/ Mức 240.000 đồng/tháng đối với các chức danh: Cán bộ văn phòng Đảng uỷ; Cán bộ kế hoạch - giao thông - thuỷ lợi - nông, lâm, ngư, diêm nghiệp; Lao động - Thương bị và xã hội; Dân số - Gia đình và trẻ em; Thủ Quỹ - văn thư - lưu trữ; Đài truyền thanh; Quản lý Nhà nước Văn hoá - Tôn giáo và dân tộc.
1.3/ Cán bộ không chuyên trách làm công tác ở xã, phường, thị trấn thuộc các chức danh đã nêu trên đây nếu là người đang hưởng chế độ hưu trí, trợ cấp mất sức lao động, bệnh binh hạng 1 và 2 được hưởng mức phụ cấp 160.000 đồng/tháng.
2/ Ở thôn tổ dân phố:
2.1/ Mức 240.000 đồng/ tháng đối với các chức danh: Bí thư chi bộ thôn kiêm trưởng thôn; Bí thư chi bộ Tổ dân phố kiêm Tổ trưởng tổ dân phố
2.2/ Mức 160.000 đồng / tháng đối với các chức danh Công an viên ở thôn.
D. Thời gian và nguồn kinh phí thực hiện:
1/ Thời gian thực hiện:
Số lượng, Chức danh và mức phụ cấp đối với cán bộ không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn và ở thôn, tổ dân phố thực hiện từ ngày 01/01/2005.
2/ Nguồn kinh phí để chi trả cho cán bộ không chuyên trách được bố trí trong dự toán chi ngân sách địa phương hàng năm và được phân bổ cho ngân sách các huyện, thị xã. Riêng năm 2005, phần kinh phí chêch lệch tăng thêm được bố trí trong dự toán ngân sách tỉnh và được trợ cấp các mục tiêu cho ngân sách huyện, thị xã. Các huyện, thị xã thực hiện chi trả và thanh quyết toán theo đúng qui định hiện hành. Sau năm 2005, khi có điều kiện, Uỷ ban nhân tỉnh trình Hội đồng nhân tỉnh xem xét, điều chỉnh tăng thêm số lượng và mức phụ cấp đối với cán bộ không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn và thôn, tổ dân phố cho phù hợp với yêu cầu thực tế và khả năng ngân sách của địa phương.
II. Hội đồng nhân tỉnh giao Uỷ ban nhân dân tỉnh triển khai thực hiện theo quy định của pháp luật.
Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban Hội đồng nhân dân và đại biểu HĐND thường xuyên theo dõi, giám sát, đôn đốc việc thực hiện Nghị quyết này đạt kết quả./.
Nơi nhận
- TT Tỉnh uỷ;
- TTHĐND, UBND tỉnh;
- UBMTTTQ tỉnh;
- Sở Nội vụ, Sở Tài chính;
- Cán Ban HĐND tỉnh;
- ĐB HĐND tỉnh;
- Các vị ĐBQH ở tỉnh Q.Ngãi
- Lưu: VP
TM. HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH
CHỦ TỊCH
Hồ Nghĩa Dũng | {
"issuing_agency": "Tỉnh Quảng Ngãi",
"promulgation_date": "11/12/2004",
"sign_number": "19/2004/NQ-HĐNDK10",
"signer": "Hồ Nghĩa Dũng",
"type": "Nghị quyết"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Xuat-nhap-khau/Thong-bao-6412-TB-TCHQ-2018-ket-qua-phan-loai-doi-voi-Tinh-dau-dot-thom-phong-520685.aspx | Thông báo 6412/TB-TCHQ 2018 kết quả phân loại đối với Tinh dầu đốt thơm phòng | BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC HẢI QUAN
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 6412/TB-TCHQ
Hà Nội, ngày 01 tháng 11 năm 2018
THÔNG BÁO
VỀ KẾT QUẢ PHÂN LOẠI ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU
Căn cứ Luật Hải quan số 54/2014/QH13 ngày 23 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra giám sát, kiểm soát hải quan;
Căn cứ Thông tư số 14/2015/TT-BTC ngày 30/01/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn về phân loại hàng hóa, phân tích để phân loại hàng hóa, phân tích để kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm; Thông tư số 103/2015/TT-BTC ngày 01/07/2015 của Bộ Tài chính về việc ban hành Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam;
Trên cơ sở kết quả phân tích của Chi cục kiểm định hải quan 2 tại Thông báo số 791/TB-KĐ2 ngày 18/5/2018, công văn số 2048/KĐHQ-KĐ ngày 10/10/2018 của Cục Kiểm định hải quan và đề nghị của Cục trưởng Cục Thuế xuất nhập khẩu, Tổng cục Hải quan thông báo kết quả phân loại hàng hóa như sau:
1. Tên hàng theo khai báo: Tinh dầu đốt thơm phòng Refined and winterised sunflower oil conform (thành phần tinh dầu hướng dương 100%, 28kg/keg). Nsx Olvea, nhãn hiệu Olvea, hàng mới 100% (Mục 01).
2. Đơn vị xuất khẩu/nhập khẩu: Công ty TNHH thương mại và dịch vụ Mỹ Long
Địa chỉ: Số 3, ngõ 15 phố Trần Nhật Duật, Phường Quang Trung, Quận Hà Đông, Hà Nội
MST: 0107106136
3. Số, ngày tờ khai hải quan: 10167739714/A11 ngày 27/10/2017 đăng ký tại Chi cục hải quan cửa khẩu Cảng Đình Vũ- Cục Hải quan thành phố Hải Phòng.
4. Tóm tắt mô tả và đặc tính hàng hóa: Dầu hạt hướng dương, đã tinh chế.
5. Kết quả phân loại:
Tên gọi theo cấu tạo, công dụng: Dầu hạt hướng dương, đã tinh chế.
thuộc nhóm 15.12 “Dầu hạt hướng dương, dầu cây rum hoặc dầu hạt bông và các phần phân đoạn của chúng, đã hoặc chưa tinh chế, nhưng không thay đổi về mặt hóa học.”, phân nhóm “- Dầu hạt hướng dương hoặc dầu cây rum và các phần phân đoạn của chúng”, phân nhóm 1512.19 “- - Loại khác:”, mã số 1512.19.90 “- - - Loại khác” tại Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam.
Thông báo này có hiệu lực kể từ ngày ban hành./.
Nơi nhận:
- Tổng cục trưởng (để báo cáo);
- Các Cục HQ tỉnh,TP (để t/hiện);
- Chi cục hải quan cửa khẩu Cảng Đình Vũ Hải quan thành phố Hải Phòng);
- Cục Kiểm định hải quan và các Chi cục trực thuộc (để t/hiện);
- Công ty TNHH thương mại và dịch vụ Mỹ Long
(Số 3, ngõ 15 phố Trần Nhật Duật, Phường Quang Trung, Quận Hà Đông, Hà Nội);
- Website Hải quan;
- Lưu: VT, TXNK, PL-D.Linh (3b).
KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG
Nguyễn Dương Thái | {
"issuing_agency": "Tổng cục Hải quan",
"promulgation_date": "01/11/2018",
"sign_number": "6412/TB-TCHQ",
"signer": "Nguyễn Dương Thái",
"type": "Thông báo"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Giao-duc/Quyet-dinh-4445-QD-BGDDT-nam-2012-danh-sach-giang-vien-chuyen-nganh-Toan-149766.aspx | Quyết định 4445/QĐ-BGDĐT năm 2012 danh sách giảng viên chuyên ngành Toán | BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 4445/QĐ-BGDĐT
Hà Nội, ngày 18 tháng 10 năm 2012
QUYẾT ĐỊNH
DANH SÁCH GIẢNG VIÊN CHUYÊN NGÀNH TOÁN VÀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ĐƯỢC CỬ ĐI BỒI DƯỠNG NGẮN HẠN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC INDIANA, HOA KỲ
BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Căn cứ Nghị định số 36/2012/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ qui định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Căn cứ Nghị định số 32/2008/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm 2008 qui định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ Quyết định số 1400/QĐ-TTg ngày 30 tháng 9 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 – 2020;
Căn cứ Kế hoạch hoạt động năm 2012 của Ban quản lý Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 – 2020;
Căn cứ Kế hoạch số 953/KH-BGDĐT ngày 27/9/1012 về việc đưa giảng viên chuyên ngành đi bồi dưỡng ngắn hạn ở nước để nâng cao năng lực tiêng Anh và phương pháp giảng dạy chuyên ngành bằng tiếng Anh;
Xét đề nghị của ông Ủy viên Thường trực Ban quản lý Đề án Ngoại ngữ Quốc gia 2020,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Các cán bộ, giảng viên có tên trong danh sách kèm theo được cử đi bồi dưỡng ngắn hạn từ 3/11/2012 đến hết ngày 23/12/2012 (bao gồm cả ngày đi và về) dành cho giảng viên chuyên ngành Toán và Công nghệ Thông tin tại trường Đại học Indiana, Hoa Kỳ.
Điều 2. Các cán bộ, giảng viên có tên trong danh sách có trách nhiệm tham dự khóa bồi dưỡng theo đúng kế hoạch, hoàn thành các nhiệm vụ được giao theo sự phân công của Ban Quản lý Đề án Ngoại ngữ Quốc gia 2020 – Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký. Ông Chánh văn phòng Bộ, các Ông/Bà Bộ phận Thường trực ban Quản lý Đề án Ngoại ngữ Quốc gia 2020, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan và các ông/bà có tên trong danh sách tại điều 1 chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ trưởng (để b/c);
- Vụ KHTC, Vụ GDĐH;
- Lưu: VT, ĐANN.
KT.BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Vinh Hiển
PHỤ LỤC 1:
DANH SÁCH CÁN BỘ, GIẢNG VIÊN CHUYÊN NGÀNH TOÁN ĐƯỢC CỬ ĐI BỒI DƯỠNG NGẮN HẠN TẠI ĐẠI HỌC INDIANA, HOA KỲ
(Kèm theo Quyết định số 4445/QĐ-BGDĐT, ngày 18 tháng 10 năm 2012)
TT
Họ và tên
Giới tính
Ngày sinh
Đơn vị
Ghi chú
1
Lê Tuấn Anh
Nam
4/11/1983
ĐHSP Hà Nội
Trưởng đoàn
2
Nguyễn Quang Lộc
Nam
10/7/1981
ĐHSP Hà Nội
3
Nguyễn Đức Huy
Nam
3/11/1974
ĐHSP Hà Nội
4
Nguyễn Thị Ngọc Oanh
Nữ
28/9/1985
ĐH Thái Nguyên
5
Bùi Thế Hùng
Nam
12/8/1980
ĐH Thái Nguyên
6
Nguyễn Danh Nam
Nam
5/10/1982
ĐH Thái nguyên
7
Phạm Thanh Hiếu
Nữ
23/12/1983
ĐH Thái nguyên
8
Phan Văn Thiện
Nam
28/3/1964
ĐHSP Huế
9
Nguyễn Đăng Minh Phúc
Nam
17/10/1982
ĐHSP Huế
10
Trần Thiện Tín
Nam
18/10/1980
ĐHSP Huế
11
Phan Anh Tuấn
Nam
14/11/1986
ĐHSP ĐN
12
Nguyễn Chiến Thắng
Nam
7/5/1979
ĐH Vinh
13
Trần Đức Thành
Nam
10/5/1976
ĐH Vinh
14
Võ Thị Như Quỳnh
Nữ
28/9/1979
ĐHKHTN HN
15
Trần Mạnh Cường
Nam
21/12/1977
ĐHKHTN HN
16
Phạm Quý Mười
Nam
20/1/1980
ĐHSP Đà Nẵng
17
Trương Công Quỳnh
Nam
15/4/1981
ĐHSP Đà Nẵng
18
Phan Duy Nhất
Nam
08/11/1985
ĐHSP TP HCM
19
Trần Đức Thuận
Nam
28/12/1982
ĐHSP TP HCM
20
Phan Nguyễn Ái Nhi
Nữ
6/10/1979
ĐH KHTN- ĐHQG TP HCM
Phó đoàn
Danh sách này có 20 người.
PHỤ LỤC 2:
DANH SÁCH CÁN BỘ, GIẢNG VIÊN CHUYÊN NGÀNH TIN ĐƯỢC CỬ ĐI BỒI DƯỠNG NGẮN HẠN TẠI ĐẠI HỌC INDIANA, HOA KỲ
(Kèm theo Quyết định số 4445/QĐ-BGDĐT, ngày 18 tháng 10 năm 2012)
TT
Họ và tên
Giới tính
Ngày sinh
Đơn vị
Ghi chú
1
Nguyễn Thị Lan Anh
Nữ
25/8/1984
ĐH Thái Nguyên
2
Đinh Xuân Lâm
Nam
1/12/1983
ĐH Thái Nguyên
3
Nguyễn Việt Hùng
Nữ
1/12/1983
ĐHQG HN
4
Nguyễn Đăng Bình
Nam
8/11/1974
ĐH Huế
5
Trương Văn Quốc Nhật
Nam
14/10/1982
ĐH Huế
6
Trần Hồ Thủy Tiên
Nữ
14/3/1973
ĐH BK Đà Nẵng
7
Nguyễn Võ Quang Đông
Nam
13/4/1983
ĐH BK Đà Nẵng
8
Đặng Thiên Bình
Nam
18/11/1983
ĐH BK Đà Nẵng
9
Nguyễn Thị Nhật Thanh
Nữ
3/2/1980
ĐH CN ĐHQGHN
10
Nguyễn Đại Thọ
Nam
23/9/1973
ĐH CN ĐHQGHN
Phó đoàn
11
Lê Hồng Phương
Nam
20/10/1980
ĐHKHTN ĐHQG HN
12
Lê Trọng Vĩnh
Nam
16/3/1973
ĐHKHTN -ĐHQGHN
13
Nguyễn Thị Thanh Trúc
Nữ
14/8/1974
ĐH CNTT-ĐHQGTPHCM
14
Huỳnh Hữu Việt
Nam
2/2/1983
ĐH CNTT-ĐHQGTPHCM
Danh sách này có 14 người. | {
"issuing_agency": "Bộ Giáo dục và Đào tạo",
"promulgation_date": "18/10/2012",
"sign_number": "4445/QĐ-BGDĐT",
"signer": "Nguyễn Vinh Hiển",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-chinh-nha-nuoc/Nghi-quyet-01-2020-NQ-HDND-muc-chi-thuc-hien-cong-tac-tham-do-khai-quat-khao-co-tinh-Tra-Vinh-450389.aspx | Nghị quyết 01/2020/NQ-HĐND mức chi thực hiện công tác thăm dò khai quật khảo cổ tỉnh Trà Vinh | HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH TRÀ VINH
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 01/2020/NQ-HĐND
Trà Vinh, ngày 17 tháng 7 năm 2020
NGHỊ QUYẾT
QUY ĐỊNH MỨC CHI VÀ VIỆC SỬ DỤNG KINH PHÍ THỰC HIỆN CÔNG TÁC THĂM DÒ, KHAI QUẬT KHẢO CỔ TỪ NGUỒN NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TRÀ VINH
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH
KHÓA IX - KỲ HỌP THỨ 16
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Di sản văn hóa ngày 29 tháng 6 năm 2001;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa ngày 18 tháng 6 năm 2009;
Căn cứ Thông tư số 67/2019/TT-BTC ngày 23 tháng 9 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định nội dung và mức chi thực hiện công tác thăm dò, khai quật khảo cổ từ nguồn ngân sách nhà nước;
Xét Tờ trình số 2328/TTr-UBND ngày 18 tháng 6 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc quy định mức chi thực hiện công tác thăm dò, khai quật khảo cổ từ nguồn ngân sách địa phương trên địa bàn tỉnh Trà Vinh; Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế - Ngân sách và ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh: Quy định mức chi và việc sử dụng kinh phí thực hiện công tác thăm dò, khai quật khảo cổ từ nguồn ngân sách địa phương.
2. Đối tượng áp dụng: Cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân liên quan đến thực hiện công tác thăm dò, khai quật khảo cổ từ nguồn ngân sách địa phương.
Điều 2. Mức chi thực hiện công tác thăm dò, khai quật khảo cổ
1. Chi thù lao cho cán bộ khoa học, kỹ thuật (là người của cơ quan có chức năng thực hiện dự án thăm dò, khai quật khảo cổ hoặc được cử tham gia thường xuyên và trực tiếp vào dự án thăm dò, khai quật khảo cổ): mức chi 300.000 đồng/người/ngày. Số ngày làm căn cứ để thanh toán chi bồi dưỡng là số ngày thực tế trực tiếp làm việc tại hiện trường khai quật hoặc trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ chỉnh lý hiện vật khảo cổ theo sự phân công và có sự xác nhận của thủ trưởng đơn vị hoặc chủ nhiệm đề tài/dự án trong phạm vi dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Ngoài mức chi bồi dưỡng nêu trên, cán bộ khoa học, kỹ thuật vẫn được hưởng chế độ lương, các loại phụ cấp đang hiện hưởng, chế độ công tác phí theo quy định đối với các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập.
2. Chi thù lao đối với chuyên gia tư vấn khoa học cho công tác thăm dò, khai quật khảo cổ (là người ký hợp đồng tham gia tư vấn khoa học trong quá trình xây dựng và thực hiện dự án thăm dò, khai quật khảo cổ):
Chuyên gia tư vấn khoa học tham gia tư vấn dự án thăm dò, khai quật khảo cổ theo hình thức hợp đồng tư vấn. Mức chi cho chuyên gia tư vấn khoa học làm căn cứ để ký kết hợp đồng trọn gói cho những ngày tham gia tư vấn: mức chi 650.000 đồng/ngày/người; ngoài mức thù lao trên, chuyên gia tư vấn khoa học được thanh toán tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác, tiền tàu, xe (nếu có) theo mức chi quy định về chế độ công tác phí áp dụng đối với các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập.
3. Chi hội thảo phục vụ công tác thăm dò, khai quật khảo cổ; hội thảo báo cáo kết quả thăm dò, khai quật khảo cổ và kết quả nghiên cứu, chỉnh lý di tích, di vật: Mức chi theo quy định hiện hành về công tác phí, chế độ chi hội nghị.
4. Mức chi theo hợp đồng thỏa thuận theo mức giá thuê khoán nhân công trên địa bàn:
- Thuê khoán nhân công phục vụ công tác điều tra, đào thăm dò, khai quật khảo cổ, phân loại chỉnh lý di vật: mức chi 250.000 đồng/ngày/người.
- Thuê khoán bảo vệ công trường và kho tạm 24/24h: mức chi 350.000 đồng/ngày/người.
5. Mức chi viết báo cáo kết quả thăm dò, khai quật khảo cổ
a) Mức chi viết báo cáo sơ bộ: 4.000.000 đồng/báo cáo.
b) Mức chi viết báo cáo khoa học: 12.000.000 đồng/báo cáo.
6. Mức chi cho công tác lập hồ sơ khoa học
a) Chi dập hoa văn và văn bia: 100.000 đồng/bản (khổ A4); 150.000 đồng/bản (khổ A3); 250.000 đồng/bản (khổ A2); 450.000 đồng/bản (khổ A0).
b) Chi chụp ảnh chụp di tích và di vật: 25.000 đồng/ảnh (bao gồm công chụp, chỉnh sửa và chi phí làm ảnh cỡ 9x12).
c) Phiếu đăng ký hiện vật (mô tả đặc trưng, niên đại, nguồn gốc và tính chất hiện vật): 30.000 đồng/phiếu.
d) Mức chi đo vẽ di tích, di vật (mặt bằng tổng thể khu di tích, mặt bằng hiện trạng di tích, mặt cắt địa tầng, chi tiết các dấu vết kiến trúc,... hình dáng, hoa văn của các loại di vật,...): Chi theo hợp đồng thỏa thuận trên cơ sở ngày công lao động và mức chi bồi dưỡng đối với cán bộ quy định tại Khoản 1 Điều này.
7. Chi phục chế, phục dựng hiện vật khảo cổ: Được thực hiện theo hợp đồng trên cơ sở khối lượng công việc thực tế và trong phạm vi dự toán kinh phí đã được cấp có thẩm quyền giao.
8. Mức chi về mua sắm hoặc thuê trang thiết bị vật tư, dụng cụ, văn phòng phẩm phục vụ thăm dò, khai quật khảo cổ; thuê phương tiện đi lại; lán trại tại công trường phục vụ thăm dò, khai quật khảo cổ; in ấn, photo, nhân bản hồ sơ và báo cáo; thuê khoán lấp hố hoặc bảo tồn di tích sau khi thăm dò, khai quật được căn cứ định mức quy định hiện hành, giá thực tế của địa phương tại thời điểm thăm dò, khai quật và được thỏa thuận trong hợp đồng kinh tế trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Đơn vị được Nhà nước giao nhiệm vụ mua sắm, quản lý sử dụng tài sản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước phục vụ cho công tác thăm dò, khai quật khảo cổ có trách nhiệm chấp hành đúng quy định hiện hành về mua sắm, quản lý sử dụng tài sản nhà nước; trình cơ quan có thẩm quyền quyết định phương án xử lý tài sản sau khi kết thúc dự án.
9. Mức chi về công tác di dời các di tích, di vật hoặc lấp cát bảo tồn tại chỗ các di tích, di vật dưới lòng đất; thuê khoán kho, bãi bảo quản tạm thời di tích, di vật; thuê máy móc cần thiết phục vụ công tác thăm dò, khai quật khảo cổ được thực hiện theo hợp đồng căn cứ vào định mức quy định hiện hành, đơn giá do địa phương ban hành theo quy định của Luật Giá và các văn bản hướng dẫn Luật Giá hoặc mức giá thực tế trên địa bàn và trong phạm vi dự toán được duyệt theo nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả.
10. Chi hoạt động bộ máy của đoàn khai quật hoặc của dự án thăm dò, khai quật khảo cổ: Theo dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt trên cơ sở các định mức chi hiện hành.
11. Đối với các khoản viện trợ: Mức chi thực hiện theo quy định nhà tài trợ (nếu có). Trường hợp nhà tài trợ không có quy định riêng thì áp dụng theo mức chi tại Nghị quyết này.
12. Nội dung không có quy định tại Nghị quyết này thì áp dụng theo Thông tư số 67/2019/TT-BTC ngày 23/9/2019 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Điều 3. Nguồn kinh phí thực hiện
1. Ngân sách địa phương thực hiện công tác thăm dò, khai quật khảo cổ theo phân cấp quản lý ngân sách hiện hành.
2. Nguồn vận động, đóng góp, tài trợ của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
3. Nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định pháp luật (nếu có).
Điều 4. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai, tổ chức thực hiện; Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.
Khi các văn bản dẫn chiếu để áp dụng tại Nghị quyết này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế bằng văn bản mới thì áp dụng theo các văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Trà Vinh khóa IX - kỳ họp thứ 16 thông qua ngày 10 tháng 7 năm 2020 và có hiệu lực từ ngày 27 tháng 7 năm 2020./.
CHỦ TỊCH
Trần Trí Dũng | {
"issuing_agency": "Tỉnh Trà Vinh",
"promulgation_date": "17/07/2020",
"sign_number": "01/2020/NQ-HĐND",
"signer": "Trần Trí Dũng",
"type": "Nghị quyết"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Lao-dong-Tien-luong/Nghi-quyet-75-NQ-HDND-2021-bien-che-cong-chuc-hanh-chinh-Hoi-dac-thu-Yen-Bai-508344.aspx | Nghị quyết 75/NQ-HĐND 2021 biên chế công chức hành chính Hội đặc thù Yên Bái | HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH YÊN BÁI
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 75/NQ-HĐND
Yên Bái, ngày 07 tháng 12 năm 2021
NGHỊ QUYẾT
VỀ BIÊN CHẾ CÔNG CHỨC HÀNH CHÍNH, BIÊN CHẾ CÁC HỘI CÓ TÍNH CHẤT ĐẶC THÙ; PHÊ DUYỆT TỔNG SỐ LƯỢNG NGƯỜI LÀM VIỆC TRONG CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP; KHOÁN VÀ GIAO CHỈ TIÊU HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG THEO NGHỊ ĐỊNH SỐ 161/2018/NĐ-CP TRONG CÁC CƠ QUAN, TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH, CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP VÀ CÁC TỔ CHỨC HỘI CÓ TÍNH CHẤT ĐẶC THÙ NĂM 2022
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH YÊN BÁI
KHOÁ XIX - KỲ HỌP THỨ 4
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Nghị định số 62/2020/NĐ-CP ngày 01 tháng 6 năm 2020 của Chính phủ về vị trí việc làm và biên chế công chức; Nghị định số 106/2020/NĐ-CP ngày 10 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ về vị trí việc làm và số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập;
Căn cứ Nghị định số 68/2000/NĐ-CP ngày 17 tháng 11 năm 2000 của Chính phủ về thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập; Nghị định số 161/2018/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số quy định về tuyển dụng công chức, viên chức, nâng ngạch công chức, thăng hạng viên chức và thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp;
Căn cứ Thông tư số 03/2019/TT-BNV ngày 14 tháng 5 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc sửa đổi, bổ sung một số quy định về tuyển dụng công chức, viên chức, nâng ngạch công chức, thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức và thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập;
Căn cứ Quyết định số 1025/QĐ-BNV ngày 30 tháng 9 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc giao biên chế công chức trong các cơ quan, tổ chức hành chính nhà nước của tỉnh Yên Bái năm 2022; Công văn số 6008/BNV-TCBC ngày 26 tháng 11 năm 2021 của Bộ Nội vụ về số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập của tỉnh Yên Bái năm 2022;
Xét Tờ trình số 120/TTr-UBND, ngày 29 tháng 11 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái về việc giao biên chế công chức hành chính, biên chế các Hội có tính chất đặc thù; phê duyệt tổng số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập; khoán và giao chỉ tiêu hợp đồng lao động theo Nghị định số 161/2018/NĐ-CP trong các cơ quan, tổ chức hành chính, các đơn vị sự nghiệp công lập và các tổ chức Hội có tính chất đặc thù năm 2022; Báo cáo thẩm tra của Ban Pháp chế Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến tham gia của các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Quyết định biên chế công chức hành chính trong các cơ quan của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện năm 2022 là 1.984 biên chế.
1. Giao đến các cơ quan, đơn vị, địa phương: 1.914 biên chế.
2. Biên chế chờ bố trí cho các cơ quan, tổ chức sau khi thực hiện sắp xếp: 70 biên chế.
(Có phụ lục chi tiết kèm theo)
Điều 2. Phê duyệt tổng số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập, biên chế các Hội có tính chất đặc thù năm 2022:
1. Tổng số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập: 19.563 người, gồm:
a) Sự nghiệp giáo dục và đào tạo: 15.012 người;
b) Sự nghiệp Y tế: 2.904 người;
c) Sự nghiệp Văn hóa, TDTT, Đài PTTH: 679 người;
d) Sự nghiệp khác: 875 người;
đ) Sự nghiệp khoa học: 93 người.
2. Biên chế giao cho các Hội có tính chất đặc thù: 94 biên chế.
Điều 3. Khoán và giao chỉ tiêu Hợp đồng lao động theo Nghị định số 161/2018/NĐ-CP trong các cơ quan, tổ chức hành chính, các đơn vị sự nghiệp công lập, các tổ chức Hội có tính chất đặc thù của tỉnh năm 2022 như sau:
1. Khoán Hợp đồng lao động theo Nghị định số 161/2018/NĐ-CP đối với các cơ quan, tổ chức hành chính cấp tỉnh:
a) Khoán phục vụ lãnh đạo tỉnh khối nhà nước:
- Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân tỉnh: Được khoán 2 định suất phục vụ; định suất lái xe theo số lượng xe được giao.
- Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh: Được khoán 3 định suất phục vụ; định suất lái xe theo số lượng xe được giao.
b) Đối với các văn phòng, sở, ban của tỉnh (gọi chung là sở):
- Dưới 35 biên chế hành chính được khoán 03 định suất.
- Từ 35 đến dưới 45 biên chế hành chính được khoán 04 định suất.
- Từ 45 đến dưới 55 biên chế hành chính được khoán 05 định suất.
- Từ 55 đến dưới 65 biên chế hành chính được khoán 06 định suất.
- Từ 65 biên chế hành chính trở lên được khoán 07 định suất.
c) Đối với các tổ chức hành chính khác:
- Trung tâm phục vụ Hành chính công được khoán 03 định suất.
- Văn phòng Ban an toàn giao thông được khoán 01 định suất.
d) Đối với Chi cục và tương đương (gọi là Chi cục):
- Chi cục từ 15 biên chế hành chính trở lên được khoán 01 định suất;
- Chi cục được Ủy ban nhân dân tỉnh giao xe ô tô thì được khoán thêm định suất theo số lượng xe được giao.
2. Giao chỉ tiêu Hợp đồng theo Nghị định số 161/2018/NĐ-CP đối với các đơn vị sự nghiệp công lập là 227 chỉ tiêu.
3. Giao chỉ tiêu Hợp đồng theo Nghị định số 161/2018/NĐ-CP đối với các tổ chức Hội có tính chất đặc thù là 10 chỉ tiêu.
Điều 4. Tổ chức thực hiện
1. Ủy ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm:
a) Quyết định giao biên chế công chức, biên chế các Hội có tính chất đặc thù, số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập; khoán và giao chỉ tiêu hợp đồng theo Nghị định số 161/2018/NĐ-CP trong các cơ quan, tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập và các tổ chức Hội có tính chất đặc thù của tỉnh năm 2022;
b) Tiếp tục thực hiện lộ trình tinh giản biên chế giai đoạn 2022 - 2025, đảm bảo hoàn thành mục tiêu tinh giản biên chế của Trung ương đề ra;
c) Thống nhất bằng văn bản với Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh trước khi thực hiện và báo cáo với Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp gần nhất về các nội dung:
- Sử dụng số chỉ tiêu biên chế công chức hành chính chờ bố trí cho các cơ quan, tổ chức sau khi thực hiện sắp xếp.
- Điều chỉnh số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập tỉnh Yên Bái năm 2022.
2. Giao Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh, các Tổ đại biểu và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc triển khai thực hiện Nghị quyết.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Yên Bái khóa XIX - Kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 07 tháng 12 năm 2021./.
Nơi nhận:
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
- Chính phủ;
- Bộ Nội vụ;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh;
- Ủy ban nhân dân tỉnh;
- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh;
- Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh;
- Các đại biểu HĐND tỉnh;
- Các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh;
- Thường trực HĐND các huyện, thị xã, thành phố;
- Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố;
- Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh;
- Lưu: VT, CVpc.
CHỦ TỊCH
Tạ Văn Long
PHỤ LỤC
BIÊN CHẾ CÔNG CHỨC HÀNH CHÍNH TRONG CƠ QUAN CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN, ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP TỈNH, CẤP HUYỆN NĂM 2022
(Kèm theo Nghị quyết số 75/NQ-HĐND ngày 07/12/2021 của HĐND tỉnh Yên Bái)
Stt
Tên cơ quan, đơn vị
Biên chế giao năm 2022
Ghi chú
A
Biên chế giao đến các cơ quan, tổ chức (I+II)
1914
I
Biên chế các cơ quan của HĐND, UBND cấp tỉnh
1279
1
Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh
36
2
Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh
69
3
Sở Nội vụ
69
4
Sở Công Thương
43
5
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
45
6
Sở Thông tin và Truyền thông
24
7
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
53
8
Sở Y tế
58
9
Sở Khoa học và Công nghệ
30
10
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
390
11
Sở Kế hoạch và Đầu tư
64
12
Sở Tài chính
59
13
Sở Xây dựng
43
14
Sở Giao thông Vận tải
57
15
Sở Giáo dục và Đào tạo
54
16
Sở Tư pháp
29
17
Sở Tài nguyên và Môi trường
64
18
Thanh tra tỉnh
46
19
Ban Dân tộc
23
20
Ban Quản lý các Khu công nghiệp
18
21
Văn phòng Ban An toàn giao thông
5
II
Biên chế các cơ quan của HĐND, UBND cấp huyện
635
1
Thành phố Yên Bái
72
2
Thị xã Nghĩa Lộ
65
3
Huyện Văn Yên
77
4
Huyện Yên Bình
73
5
Huyện Trấn Yên
69
6
Huyện Lục Yên
71
7
Huyện Văn Chấn
76
8
Huyện Trạm Tấu
64
9
Huyện Mù Cang Chải
68
B
Số chỉ tiêu chờ bố trí cho các cơ quan, tổ chức sau khi thực hiện sắp xếp
70
TỔNG CỘNG (A+B)
1984 | {
"issuing_agency": "Tỉnh Yên Bái",
"promulgation_date": "07/12/2021",
"sign_number": "75/NQ-HĐND",
"signer": "Tạ Văn Long",
"type": "Nghị quyết"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Quyet-dinh-15-2019-QD-UBND-sua-doi-quy-dinh-quyen-han-va-co-cau-to-chuc-So-Lao-dong-Lai-Chau-420637.aspx | Quyết định 15/2019/QĐ-UBND sửa đổi quy định quyền hạn và cơ cấu tổ chức Sở Lao động Lai Châu | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LAI CHÂU
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 15/2019/QĐ-UBND
Lai Châu, ngày 23 tháng 7 năm 2019
QUYẾT ĐỊNH
SỬA ĐỔI MỘT SỐ ĐIỀU CỦA QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA SỞ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TỈNH LAI CHÂU BAN HÀNH KÈM THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 17/2016/QĐ-UBND NGÀY 04/7/2016 CỦA UBND TỈNH LAI CHÂU
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LAI CHÂU
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 22/6/2015;
Căn cứ Luật Giáo dục nghề nghiệp ngày 27/11/2014;
Căn cứ Nghị định số 48/2015/NĐ-CP ngày 15/5/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Giáo dục nghề nghiệp;
Căn cứ Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 04/4/2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
Căn cứ Thông tư 25/2018/TT-BLĐTBXH ngày 10/12/2018 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức, vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc của cơ sở cai nghiện ma túy công lập;
Theo đề nghị của Giám đốc Lao động - Thương binh và Xã hội.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Sửa đổi một số điều của Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Lai Châu ban hành kèm theo Quyết định số 17/2016/QĐ-UBND ngày 04/7/2016 của UBND tỉnh Lai Châu (sau đây gọi tắt là Quy định) như sau:
1. Thay cụm từ “dạy nghề” tại Khoản 1, Điều 1 và Khoản 6, Điều 2 của Quy định bằng cụm từ “giáo dục nghề nghiệp”.
2. Thay cụm từ “ Phòng Dạy nghề” tại Điểm a, Khoản 2, Điều 3 của Quy định bằng cụm từ “Phòng giáo dục nghề nghiệp”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 8 năm 2019.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở: Lao động - Thương binh và Xã hội, Giáo dục và Đào tạo, Nội vụ, Tài chính và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL - Bộ Tư pháp;
- Tổng cục Dạy nghề;
- TT. Tỉnh ủy;
- TT. HĐND tỉnh;
- Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh;
- UBMTTQVN tỉnh Lai Châu;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Sở Tư pháp;
- UBND các huyện, thành phố;
- Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh;
- Báo Lai Châu;
- Cổng thông tin điện tử tỉnh;
- Lưu: VT, VX.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Trần Tiến Dũng | {
"issuing_agency": "Tỉnh Lai Châu",
"promulgation_date": "23/07/2019",
"sign_number": "15/2019/QĐ-UBND",
"signer": "Trần Tiến Dũng",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Quyet-dinh-38-QD-UBND-2021-cong-bo-thu-tuc-hanh-chinh-linh-vuc-quy-So-Noi-vu-Ninh-Thuan-462560.aspx | Quyết định 38/QĐ-UBND 2021 công bố thủ tục hành chính lĩnh vực quỹ Sở Nội vụ Ninh Thuận | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH THUẬN
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 38/QĐ-UBND
Ninh Thuận, ngày 11 tháng 01 năm 2021
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC CÔNG BỐ DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ QUỸ, TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA SỞ NỘI VỤ TỈNH NINH THUẬN
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH THUẬN
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07/8/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Thông tư số 02/2017/TT-VPCP ngày 31/10/2017 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Quyết định số 1109/QĐ-BNV ngày 21/12/2020 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc công bố thủ tục hành chính quy định tại Nghị định số 93/2019/NĐ-CP ngày 25/11/2019 của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Nội vụ;
Căn cứ Quyết định số 1121/QĐ-BNV ngày 24/12/2020 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc công bố thủ tục hành chính quy định tại Nghị định số 62/2020/NĐ-CP ngày 01/6/2020 của Chính phủ quy định về vị trí việc làm và biên chế công chức thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Nội vụ;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số 3702/TTr-SNV ngày 31/12/2020 và ý kiến của Chánh Văn phòng UBND tỉnh tại Báo cáo số 02/BC-VPUB ngày 11/01/2021.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này Danh mục thủ tục hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước về quỹ, tổ chức hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Sở Nội vụ tỉnh Ninh Thuận.
Điều 2. Giao Sở Nội vụ căn cứ Danh mục thủ tục hành chính được công bố tại Điều 1 Quyết định này có trách nhiệm:
- Cung cấp đúng, đầy đủ nội dung, quy trình giải quyết các thủ tục hành chính để Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh niêm yết, công khai thực hiện;
- Đồng thời tham mưu công bố Danh mục thủ tục hành chính thực hiện tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh và quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính đảm bảo theo quy định.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và thay thế thủ tục hành chính số 9, số 10, số 11, số 12, số 13, số 14, số 15, số 16, số 17 mục I - Lĩnh vực tổ chức phi chính phủ tại Phần A Danh mục thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định số 1380/QĐ-UBND ngày 21/8/2018 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Nội vụ; Giám đốc Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh; Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành thuộc tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Nội vụ (b/c);
- Cục Kiểm soát TTHC (VPCP) (b/c);
- Chủ tịch UBND tỉnh (b/c);
- Cổng TTĐT tỉnh;
- TT.CNTT và TT (Sở TTTT);
- VPUB: LĐ; VXNV;
- Lưu: VT, TTPVHCC. VTTT
CHỦ TỊCH
Trần Quốc Nam
DANH MỤC
TTHC TRONG LĨNH VỰC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ QUỸ, TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA SỞ NỘI VỤ TỈNH NINH THUẬN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 38/QĐ-UBND ngày 11/01/2021 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận)
STT
Tên thủ tục hành chính
Thời hạn giải quyết
Địa điểm thực hiện
Phí, lệ phí
Căn cứ pháp lý
I
LĨNH VỰC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ QUỸ
1
Thủ tục Cấp giấy phép thành lập và công nhận điều lệ quỹ
40 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ và hợp pháp
Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh
(Số 44 đường 16/4 phường Tấn Tài, Tp. Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận)
Không
Quyết định số 1109/QĐ-BNV ngày 21/12/2020 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ
2
Thủ tục công nhận đủ điều kiện hoạt động và công nhận thành viên Hội đồng quản lý quỹ
30 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ và hợp pháp
-Như trên-
Không
-Như trên-
3
Thủ tục công nhận thay đổi, bổ sung thành viên Hội đồng quản lý
15 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ và hợp pháp
-Như trên-
Không
-Như trên-
4
Thủ tục thay đổi giấy phép thành lập và công nhận điều lệ (sửa đổi, bổ sung) quỹ
30 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ và hợp pháp
-Như trên-
Không
-Như trên-
5
Thủ tục cấp lại giấy phép thành lập và công nhận điều lệ quỹ
15 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ và hợp pháp
-Như trên-
Không
-Như trên-
6
Thủ tục cho phép quỹ hoạt động trở lại sau khi bị đình chỉ có thời hạn hoạt động
15 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ và hợp pháp
-Như trên-
Không
-Như trên-
7
Thủ tục hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, mở rộng phạm vi hoạt động quỹ
30 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ và hợp pháp
-Như trên-
Không
-Như trên-
8
Thủ tục đổi tên quỹ
15 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ và hợp pháp
-Như trên-
Không
-Như trên-
9
Thủ tục tự giải thể quỹ
15 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc thời hạn ghi trong thông báo thanh toán nợ và thanh lý tài sản, tài chính của quỹ khi quỹ tự giải thể mà không có đơn khiếu nại
-Như trên-
Không
-Như trên-
II
LĨNH VỰC TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH
1
Thủ tục thẩm định đề án vị trí việc làm
40 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ và hợp lệ
Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh (Số 44 đường 16/4 phường Tấn Tài, Tp. Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận)
Không
Quyết định số 1121/QĐ-BNV ngày 24/12/2020 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ
2
Thủ tục thẩm định điều chỉnh vị trí việc làm
25 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ và hợp lệ
-Như trên-
Không
-Như trên- | {
"issuing_agency": "Tỉnh Ninh Thuận",
"promulgation_date": "11/01/2021",
"sign_number": "38/QĐ-UBND",
"signer": "Trần Quốc Nam",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-nguyen-Moi-truong/Quyet-dinh-1106-QD-UBND-2015-thuc-hien-giam-khi-nha-kinh-qua-han-che-mat-rung-Lam-Dong-274576.aspx | Quyết định 1106/QĐ-UBND 2015 thực hiện giảm khí nhà kính qua hạn chế mất rừng Lâm Đồng | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÂM ĐỒNG
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 1106/QĐ-UBND
Lâm Đồng, ngày 15 tháng 05 năm 2015
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH CHI TIẾT THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH “GIẢM PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH THÔNG QUA NỖ LỰC HẠN CHẾ MẤT RỪNG VÀ SUY THOÁI RỪNG, QUẢN LÝ BỀN VỮNG TÀI NGUYÊN RỪNG, BẢO TỒN VÀ NÂNG CAO TRỮ LƯỢNG CÁC BON RỪNG” NĂM 2015 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG.
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG
Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Bảo vệ và Phát triển rừng ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Nghị định số 38/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ về quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và nguồn vốn vay của các nhà tài trợ;
Căn cứ Quyết định số 799/QĐ-TTg ngày 27 tháng 6 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ, phê duyệt Chương trình hành động quốc gia về “Giảm phát thải khí nhà kính thông qua nỗ lực hạn chế mất rừng và suy thoái rừng, quản lý bền vững tài nguyên rừng, bảo tồn và nâng cao trữ lượng các bon rừng” giai đoạn 2011 - 2020;
Căn cứ Quyết định số 1867/QĐ-BNN-TCCB ngày 13 tháng 8 năm 2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về thành lập Ban quản lý Chương trình “Giảm phát thải khí nhà kính thông qua nỗ lực hạn chế mất rừng và suy thoái rừng, quản lý bền vững tài nguyên rừng, bảo tồn và nâng cao trữ lượng các bon rừng tại Việt Nam (UN-REDD) - giai đoạn II”;
Căn cứ Quyết định số 1715/QĐ-UBND ngày 03 tháng 9 năm 2013 của UBND tỉnh Lâm Đồng về việc thành lập Ban quản lý Chương trình “Giảm phát thải khí nhà kính thông qua nỗ lực hạn chế mất rừng và suy thoái rừng, quản lý bền vững tài nguyên rừng, bảo tồn và nâng cao trữ lượng các bon rừng” tỉnh Lâm Đồng;
Căn cứ Văn bản số 56/UNREDD-VP ngày 30/3/2015 của Giám đốc Ban Quản lý chương trình UN-REDD Việt Nam giai đoạn II về việc phê duyệt kế hoạch năm 2015, chương trình UN-REDD tỉnh Lâm Đồng;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 279/TTr-SNN ngày 16/4/2015,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt kế hoạch chi tiết thực hiện Chương trình “Giảm phát thải khí nhà kính thông qua nỗ lực hạn chế mất rừng và suy thoái rừng, quản lý bền vững tài nguyên rừng, bảo tồn và nâng cao trữ lượng các bon rừng” năm 2015 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, cụ thể như sau:
Tổng kinh phí: 16.659,716 triệu đồng, tương đương 781.412,7 USD; trong đó:
1. Vốn nước ngoài (ODA):
a) Tổng số: 16.394,651 triệu đồng, tương đương 768.979,7 USD, bao gồm:
- Kế hoạch phân bổ năm 2015 : 13.671,806 triệu đồng;
- Kế hoạch năm 2014 chuyển sang : 2.722,845 triệu đồng.
b) Phân bổ cho các hợp phần:
- Năng lực vận hành chương trình hành động quốc gia về REDD+: 469,040 triệu đồng;
- Xây dựng kế hoạch và thực hiện các hành động REDD+: 15.712,411 triệu đồng;
- Các cơ chế đảm bảo chính sách an toàn xã hội và môi trường: 213,200 triệu đồng.
(chi tiết theo Phụ lục đính kèm).
2. Vốn đối ứng: 265,065 triệu đồng, bao gồm:
a) Lương kiêm nhiệm và các khoản phụ cấp: 171,065 triệu đồng;
b) Chi hoạt động thường xuyên: 94 triệu đồng.
Điều 2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ban quản lý Chương trình UN-REDD tỉnh Lâm Đồng chịu trách nhiệm triển khai thực hiện theo nội dung phê duyệt tại Điều 1 quyết định này đúng các qui định hiện hành của Nhà nước Việt Nam và của Nhà tài trợ.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư; Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh; Giám đốc Ban quản lý Chương trình UN-REDD tỉnh Lâm Đồng và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan căn cứ quyết định thi hành kể từ ngày ký./.
Nơi nhận:
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- BQL các DA Lâm nghiệp, Bộ NN&PTNT;
- Như Điều 3;
- LĐVP; CV: TC, KH;
- Lưu: VT, LN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Phạm S
PHỤ LỤC
KẾ HOẠCH CHI TIẾT NĂM 2015, CHƯƠNG TRÌNH UN-REDD TỈNH LÂM ĐỒNG
(Đính kèm Quyết định số 1106/QĐ-UBND ngày 15 tháng 5 năm 2015 của UBND tỉnh Lâm Đồng)
Kết quả/Đầu ra
Mục tiêu năm dự kiến đạt được/đầu ra (theo LFA)
Mã hoạt động
HOẠT ĐỘNG VÀ KẾT QUẢ DỰ KIẾN
Qúy
Địa điểm thực hiện
Cơ quan chủ trì/phối hợp thực hiện
KINH PHÍ DỰ KIẾN
Hoạt động dự kiến
Kết quả mong đợi/Sản phẩm dự kiến
Dòng ngân sách
Loại hình hợp đồng thực hiện
Kinh phí thực hiện ODA (USD)
Kinh phí tương đương (VND)
Ghi chú
I
II
III
IV
Kết quả 1: Năng lực vận hành Chương trình hành động quốc gia về REDD+ (NRAP) được xây dựng
Đầu ra 1.6 (FAO) Các cơ chế, biện pháp tăng cường thực thi pháp luật lâm nghiệp được xây dựng và thực hiện
Tổ chuyên trách liên ngành gồm đại diện Của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, hải quan, cảnh sát v.v... và Cục kiểm lâm sẽ được thành lập, được trao quyền và chức năng điều tra, xử lý
tội phạm
Hỗ trợ tập huấn cho các cơ quan và cung cấp các công cụ nâng cao năng lực nhằm thống nhất kiến thức về khung pháp lý và các biện pháp điều tra tội phạm về lâm nghiệp Xác định vá trang bị các thiết bị cần thiết phục vụ công tác điều tra tội phạm xuyên biên giới có tổ chức
Hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp (TLAS) được thiết lập và vận hành
1.6.3
Thiết bị và tập huấn cho các cán bộ thực thi pháp luật lâm nghiệp
Năng lực và hiểu biết được nâng cao; cung cấp thiết bị
X
X
X
X
Lâm Đồng
Chuyển kinh phí cho PMU/PPMUs Các dịch vụ hợp đồng Thiết bị
12.166,67
259.393.404
Quý 2
Mua thiết bị GPS logger phục vụ công tác tuần tra bảo vệ rừng
40 Thiết bị
X
X
Lâm Đồng
PPMU
Thiết bị
Chào hàng cạnh tranh
10.000,00
213.200.000
Tập huấn sử dụng và triển khai thiết bị GPS logger
Tập huấn
X
X
Lâm Đồng
PPMU/
CCKL
Tập huấn
Tự thực hiện
2.166,67
46.193.404
1.6.6
Tập huấn/ hội thảo/Các cuộc họp về thực thi pháp luật tại các tỉnh thí điểm với tỉnh lân cận
12 sự kiện ở các tỉnh thí điểm và các biên bản ghi nhớ hợp tác liên tỉnh
X
X
X
X
Lâm Đồng
Tập huấn/hội thảo
9.833,33
209.646.596
Hội thảo về quản lý bảo vệ rừng và thực thi lâm luật
2 hội thảo
X
X
Lâm Đồng
PPMU/
CCKL
Hội thảo
Tự thực hiện
9.833,33
209.646.596
Tổng phụ
22.000,00
469.040.000
Tổng phụ Kết quả 1
22.000,00
469,040.000
Kết quả 2: Sáu tỉnh thí điểm có thể xây dựng kế hoạch và thực hiện các hành động REDD+
Đầu ra 2.1 (UNDP) Cơ chế, tổ chức; thực hiện REDD+tại 6 tỉnh được thành lập và REDD+được lồng ghép vào Quy hoạch/KH BV&PTR
Cơ chế, tổ chức thực hiện REDD+ ở 6 tỉnh thí điểm được thiết lập và REDD+ được lồng ghép vào các kế hoạch BVPT rừng của địa phương
2.1.8
Hỗ trợ hoạt động của PPMU (nhân sự, đi lại, trang thiết bị, các khoản chi phí
hợp lệ khác)
PPMU có đủ nhân sự chủ chốt và đủ năng lực hoạt động
X
X
X
X
6 tỉnh thí điểm
PPMU
Nhân sự
Tự thực hiện
114.000,00
2.430.480.000
Quý 2
Tổng phụ
114.000,00
2.430.480.000
Đầu ra 2.2 (UNEP) Nhận thức về BĐKH, REDD+ của các cấp tỉnh, huyện, xã và các bên liên quan chủ chốt tại 6 tỉnh thí điểm được nâng cao
Các tài liệu truyền thông được chọn lọc và thiết kế để hỗ trợ quá trình lập PRAP và kế hoạch cấp cơ sở; để đảm bảo thực thi các vấn đề an toàn và FPIC trong công tác triển khai PRAP và kế hoạch cấp cơ sở
2.2.1
Xây dựng các tài liệu truyền thông nâng cao nhận thức cho cấp tỉnh và cấp cơ sở
1 bộ tờ rời (in 1000 bản); 5 bộ áp phích; 6 phim tài liệu (mỗi tỉnh một phim); 6 bộ video clip
X
X
X
X
6 tỉnh thí điểm
Nhân sự Các dịch vụ hợp đồng Thiết bị
20.000,00
426.400.000
Quý 2
Thiết kế và in ấn panô
2 cái panô
X
X
PPMU
hợp đồng dịch vụ
Chào hàng cạnh tranh
4.000,00
85,280.000
Hỗ trợ chi cục kiểm lâm
Thiết kế và in ấn bản tin (tờ rơi)
1000 tờ rời
X
X
PPMU
hợp đồng dịch vụ
Chào hàng cạnh tranh
3.000,00
63.960.000
Thiết kế và in ấn bì thư
600 cái
X
X
PPMU
hợp đồng dịch vụ
Chào hàng cạnh tranh
500,00
10.660.000
Thiết kế và in ấn card visit
1.100 cái
X
X
PPMU
hợp đồng dịch vụ
Chào hàng cạnh tranh
400,00
8.528.000
Thiết kế và in ấn lịch năm mới, áo phông và mũ, bộ ấm chén in logo của chương trình
100 cuốn lịch treo tường, 100 cuốn lịch để bàn, 100 bộ ấm chén, 200 bộ áo phông và mũ
X
X
PPMU
hợp đồng dịch vụ
Chào hàng cạnh tranh
5.600,00
119.392.000
Xây dựng và phát sóng phim tài liệu về Chương trình UN-REDD tỉnh Lâm Đồng
1 phim (30 phút)
X
X
X
PPMU
hợp đồng dịch vụ
Chỉ định thầu
1.500,00
31.980.000
Xây dựng các phóng sự chuyên đề về hoạt động của Chương trình UN-REDD tỉnh Lâm Đồng
4 card phóng sự
X
X
X
PPMU
hợp đồng dịch vụ
Chỉ định thầu
3.000,00
63.960.000
Đăng các bài viết đưa tin về các hoạt động của Chương trình UN-REDD trên báo Lâm Đồng.
4 bài
X
X
X
PPMU
hợp đồng dịch vụ
Chỉ định thầu
2.000,00
42.640.000
2.2.2
Tổ chức các hội thảo nâng cao nhận thức cho các bên liên quan cấp tỉnh (bao gồm các huyện, xã, BQL rừng và các công ty lâm nghiệp)
Tổng cộng 30 sự kiện sẽ được tổ chức (5 sự kiện/tỉnh); nhận thức của 1200 đối tượng thuộc các bên liên quan được nâng cao
X
X
X
X
6 tỉnh thí điểm
Họp/hội thảo
20.000,00
426.400.000
Tổ chức truyền thông nâng cao nhận thức về REDD+, biến đổi khí hậu, QLBV&PTR
6 lớp truyền thông nâng cao nhận thức về REDD+ và biến đổi khí hậu, QLBVR
X
X
X
X
PPMU/ Nhóm truyền thông
Họp/hội thảo
Tự thực hiện
15.000,00
319.800.000
3 lớp quý 2
Tổ chức tuyên truyền chính sách pháp luật về công tác quản lý, bảo vệ rừng tại các xã được lựa chọn làm CRAP
02 sự kiện truyền thông
X
X
X
PPMU/ CCKL
Họp/hội thảo
Tự thực hiện
5.000,00
106.600.000
Quý 2
Mạng lưới truyền thông được thiết lập ở cấp Cơ sở và cán bộ truyền thông được tập huấn để triển khai công tác truyền thông hiệu quả
2.2.4
Chính thức hóa mạng lưới truyền thông (bao gồm cả một số thành viên đã xác định trong dòng hoạt động 2.1.2) và nâng cao năng lực đào tạo cán bộ tập huấn về REDD+
Nhóm truyền thông (10 người) được thiết lập tại mỗi tỉnh.
X
X
6 tỉnh thí điểm
Họp/hội thảo
5.000,00
106.600.000
Quý 2
2.2.5
Tổ chức các sự kiện và cuộc thi về truyền thông cấp tỉnh
6 sự kiện ngày Lâm nghiệp toàn quốc; 6 tết trồng cây và 6 cuộc thi viết/ vẽ tranh
X
X
X
6 tỉnh thí điểm
Họp/hội thảo
11.666,67
248.733.404
Phối hợp với Sở NN&PTNT tổ chức cuộc thi nâng cao nhận thức về REDD+, BĐKH, QL&BVR nhằm kỷ niệm ngày môi trường thế giới cho các đoàn trực thuộc khối cơ quan tỉnh
01 cuộc thi nâng cao nhận thức
X
PPMU/Sở NN&PTNT
Họp/hội thảo
Tự thực hiện
8.666,67
184.773.404
Quý 2
Thiết kế và triển khai cuộc thi "kể chuyện REDD+ qua ảnh" và CLB cộng đồng về "REDD+" dưới hình thức hoạt động ngoại khóa trong trường học và các CLB cộng đồng
Cuộc thi kể chuyện REDD+ qua ảnh sẽ được triển khai ở 7 trường học và thành lập 7 CLB cộng đồng REDD+
X
X
6 tỉnh thí điểm
Họp/hội thảo
Tự thực hiện
3.000,00
63.960.000
2.2.6
Thiết kế và triển khai cuộc thi "kể chuyện REDD+ qua ảnh'’ và CLB cộng đồng về "REDD+" dưới hình thức hoạt động ngoại khóa trong trường học và các CLB cộng đồng
Cuộc thi kể chuyện REDD+ qua ảnh sẽ được triển khai ở 7 trường học và thành lập 7 CLB cộng đồng REDD+
X
X
6 tỉnh thí điểm
Họp/hội thảo
2.000,00
42.640.000
Tổ chức cuộc thi kể chuyện về REDD+ qua ảnh trong trường học
01 trường học
X
X
PPMU/ Hiệu trưởng trường học
Họp/hội thảo
Tự thực hiện
1.200,00
25.584.000
Thí điểm 2 câu lạc bộ về REDD+, biến đổi khí hậu, Bảo vệ và PT rừng.
2 câu lạc bộ tại xã Đa Nhim và xã Lộc Phú
X
X
X
PPMU+H ND+HPN
Họp/hội thảo
Tự thực hiện
800,00
17.056.000
Tổng phụ
58.666,67
1.250.773,404
Đầu ra 2.3 (UNDP) Kế hoạch hoạt
động REDD+ tại thực địa và Kế hoạch hành động (KHHĐ) về REDD+ cấp tỉnh tại 6 tỉnh thí điểm được xây dựng và thông qua
2.3.8
Triển khai lập kế hoạch cho 30 điểm (bao gồm các ban quản lý rừng và các công ty lâm nghiệp, các xã và nhóm cộng đồng: 5 điểm mỗi tỉnh)
30 kế hoạch cấp cơ sở được xây dựng bao gồm các kế hoạch xã, các ban quản lý rừng và các công ty lâm nghiệp
X
X
X
6 tỉnh thí điểm
PMU + PPMU
Hội thảo/tập huấn/đi lại
Tự thực hiện
30 Kế hoạch cấp cơ sở (bao gồm cấp xã, các ban quản lý rừng và các công ty lâm nghiệp) ở tất cả các tỉnh thí điểm được xây dựng và phê duyệt.
Lập kế hoạch cấp cơ sở 2 xã mới, tỉnh Lâm Đồng
Kế hoạch cấp cơ sở được xây dựng tại xã: Tân Thanh, huyện Lâm Hà; xã Đa Chais, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng
X
X
X
Xã: Tân Thanh, huyện Lâm Hà; xã Đa Chais, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng
PMU + PPMU
Hội thảo/tập huấn/đi lại
Tự thực hiện
20.000,00
426.400.000
Tổng phụ
20.000,00
426.400.000
Đầu ra 2,4 (FAO) KIIHĐ ve REDD+ cấp tỉnh được thực hiện
Vào cuối mỗi năm từ sau năm thử 2, ở mỗi tỉnh bắt đầu triển khai kế hoạch hành động tối thiểu 80% mục tiêu năm và tỷ lệ trung bình tổng thể là 90%
2.4.3
Thỏa thuận với PPMU Lâm Đồng triển khai PRAP đã được phê duyệt
Các hoạt động ưu tiên cho năm 2015 xác định trong Lâm Đồng PRAP sẽ được triển khai
X
X
X
X
Lâm Đồng
Chuyển kinh phí cho PMU/PPMUS Tư vấn trong nước/quốc tế Các hợp đồng dịch vụ
160.000,00
3.411.200.000
Quý 2
Trên cơ sở kết quả kiểm kê rừng năm 2014 tiến hành rà soát, điều chỉnh, quy hoạch lại 3 loại rừng trên toàn tỉnh Lâm Đồng
Hồ sơ điều chỉnh quy hoạch lại 3 loại rừng tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020
X
X
X
Tỉnh lâm Đồng
PPMU/ CCLN
Tư vấn trong nước
Đấu thầu rộng rãi
80.000,00
1.705.600.000
Trang 34 Prap
Mô hình trồng cây lâm nghiệp trên đất sản xuất nông nghiệp
Báo cáo mô hình
X
X
X
X
Lâm Hà
PPMU/ CCLN
Tư vấn trong nước
Đấu thầu rộng rãi
15.000,00
319.800.000
Trang 38 Prap
Mô hình hợp tác quản lý nâng cao chất lượng triển khai chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng
Báo cáo mô hình
X
X
PPMU/ CCLN
Tư vấn trong nước
Đấu thầu rộng rãi
20.000,00
426.400.000
Trang 35 Prap
Cải tạo vườn hộ
70 ha Vườn hộ có năng suất chất lượng cây trồng kém hiệu quả được cải tạo
X
X
X
huyện Lạc Dương, Đam Rông, Đạ Huoai
PMU + PPMU
Chuyển kinh phí cho PMU/PPMUs
Tự thực hiện
30.000,00
639.600.000
Trang 39 Prap
Xây dựng chòi canh phục vụ Quản lý bảo vệ, phòng chống cháy rừng
xây dựng mới 2 chòi canh phục vụ QLBV- PCCCR
X
X
X
Tỉnh Lâm Đồng
PMU + PPMU
Chuyển kinh phí cho PMU/PPMUs Tư vấn trong nước/hợp đồng dịch vụ
Đấu thầu rộng rãi
15.000,00
319.800.000
Trang 40 Prap
2.4.5
Xây dựng thỏa thuận thực hiện REDD+ (RIAs) với 3 công ty lâm nghiệp/3 ban quản lý rừng/3 hiệp hội các chủ rừng nhỏ.
Các thỏa thuận thực hiện REDD+ được hai bên kí kết
X
X
X
Các công ty lâm nghiệp, các ban quản lý rừng và các chủ rừng nhỏ được chọn ở các tỉnh thí điểm
PPMU
Chuyển kinh phí cho PMU/PPMUs Tư vấn trong nước/quốc tế Các hợp đồng dịch vụ
Tự thực hiện
30.000,00
639.600.000
- Xây dựng kế hoạch Quản lý rừng bền vững Ban QLR Serepook huyện Đam Rông, và Đạ Hoai tỉnh Lâm Đồng
Kế hoạch quản lý rừng bền vững Ban QLR Serepook và Đạ Hoai được xây dựng
X
X
X
Huyện Đam Rông, Đạ Hoai tỉnh Lâm Đồng
PPMU
Chuyển kinh phí cho PMU/PPMUs Tư vấn trong nước/quốc tế Các hợp đồng dịch vụ
Tự thực hiện
10.000,00
213.200.000
30,000 cho Serepock và 20.000 cho Đạ Hoai
- Xây dựng chứng chỉ rừng (FSC) Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Di Linh và Bảo Lâm
Bản đánh giá tiền khả thi (FSC) Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Di Linh và Bảo Lâm được xây dựng
X
X
X
huyện Di Linh, Bảo Lâm tỉnh Lâm Đồng
PPMU
Chuyển kinh phí cho PMU/PPMUs Tư vấn trong nước/quốc tế Các hợp đồng dịch vụ
Đấu thầu rộng rãi
20.000,00
426.400.000
Bổ sung vào quý 3 hoặc 4
Tổng phụ
190.000,00
4.050.800.000
Đầu ra 2.4 (UNDP) KHHĐ về REDIH cấp tỉnh được thực hiện
14 kế hoạch cấp cơ sở được triển khai ở tất cả các tỉnh thí điểm
2.4.2
PPMUs ký thỏa thuận với 14 điểm triển khai
Các thỏa thuận giữa các điểm triển khai và PPMUs được ký kết
X
X
X
6 tỉnh thí điểm
Kế hoạch cấp cơ sở (các sáng kiến cộng đồng)
160.000,00
3.411.200.000
Quý 2
Thực hiện thỏa thuận ký kết với UBND xã Đa Nhim
Các hoạt động trong CRAP được triển khai
X
X
X
Đa Nhim, Lạc Dương
UBND xã Đa Nhím
Tư vấn trong nước Hợp đồng dịch vụ
Đấu thầu rộng rãi
50.000,00
1.066.000.000
Thực hiện thỏa thuận ký kết với UBND xã Lộc Phú
Các hoạt động trong CRAP được triển khai
X
X
X
Lộc Phú, Bảo Lâm
UBND xã Lộc Phú
Tư vấn trong nước Hợp đồng dịch vụ
Đấu thầu rộng rãi
50.000,00
1.066.000.000
Chi phí phát sinh khi triển khai kế hoạch
Các hoạt động trong CRAP được triển khai
X
X
X
Lộc Phú, Đa Nhim
PPMU
Tự thực hiện
-
Triển khai thực hiện kế hoạch cấp cơ sở tại Ban QLR Đạ Huoai
Kế hoạch cấp cơ sở tại Ban QLR Đạ Huoai được triển khai thực hiện
X
Huyện Đạ Huoai, tỉnh Lâm Đồng
PPMU
Hội thảo/tập huấn/đi lại
Tự thực hiện
30.000,00
639.600.000
Nguồn mới với 120,000/BQL/2 năm
Triển khai thực hiện kế hoạch cấp cơ sở tại Ban QLR Serepook
Kế hoạch cấp cơ sở tại Ban QLR Serepook được triển khai thực hiện
X
huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng
PPMU
Hội thảo/tập huấn/đi lại
Tự thực hiện
30.000,00
639.600.000
Nguồn mới với 160,000/BQL/2 năm
2.4.7
Phụ cấp cho các cán bộ hỗ trợ tại các tỉnh thí điểm (800 USD/người x 6 người /tỉnh x 12 tháng x 6 tỉnh)
X
X
X
X
6 tỉnh thí điểm
Nhân sự
57.600,00
1.228.032.000
Quý 2
X
X
X
X
Tổng phụ
217.600,00
4.639.232.000
Đầu ra 2.6 (FAO) Hệ thống giám sát tài nguyên rừng quốc gia: Khung giám sát ở 6 tỉnh thí điểm được xây dựng (bao gồm cả Đầu ra 2.7 trong kế hoạch năm trước)
Khung giám sát
cấp tỉnh được thiết lập và vận hành ở 6 tỉnh thí điểm
2.6.1
Xây dựng khung thông tin và giám sát REDD+ cấp tỉnh cho các chính sách và biện pháp PRAP, bao gồm việc xác định các nguồn thông tin hiện có.
Khung giám sát được xây dựng và thông qua
X
X
X
6 tỉnh thí điểm
PPMU
Chuyển kinh phí cho PMU/PPMUs Tư vấn trong nước/quốc tế Các hợp đồng dịch vụ
Đấu thầu rộng rãi
-
Đã có trong PRAP của tỉnh
2.6.3
Xây dựng khung giám sát cho các gói hoạt động
Các khung giám sát cho các gói hoạt động
X
X
X
6 tỉnh thí điểm
PPMU
Chuyển kinh phí cho PMU/PPMUs Tư vấn trong nước/quốc tế Các hợp đồng dịch vụ
Đấu thầu rộng rãi
5.000,00
106.600.000
Quý 2
2.6.4
Nâng cao năng lực giám sát các gói hoạt động (1 khóa tập huấn cho mỗi tỉnh)
Tập huấn cho các bên liên quan cấp tỉnh và cấp cơ sở
X
X
X
6 tỉnh thí điểm
PPMU
Chuyển kinh phí cho PMU/PPMUs Tư vấn trong nước/quốc tế Các hợp đồng dịch vụ
Tự thực hiện
4.000,00
85.280.000
Phương pháp giám sát được xây dựng cho ít nhất 6 gói hoạt động
2.6.5
Giám sát thí điểm các gói hoạt động ở 6 tỉnh thí điểm
Các kế hoạch hành động giám sát được xây dựng và bắt đầu triển khai.
X
X
X
6 tỉnh thí điểm
PPMU
Chuyển kinh phí cho PMU/PPMUs Tư vấn trong nước/quốc tế Các hợp đồng dịch vụ
Tự thực hiện
-
Tổng phụ
9.000,00
191.880.000
Tổng phụ Kết quả 2
609.266,67
12.989.565.404
Kết quả 3
(FAO): Hệ thống điều tra giám sát tài nguyên rừng (NFMS) để giám sát và phục vụ MRV và Hệ thống thông tin lâm nghiệp (NRIS) về chính sách đảm bảo an toàn được vận hành
Đầu ra 3.2 (FAO) Hệ thống giám sát tài nguyên rừng: hệ thống giám sát diễn biến tài nguyên rừng được xây dựng
(Tham khảo Đầu ra 3.1 ở trên) - cụ thể đối với hệ thống giám sát tài nguyên rừng, dữ liệu sẽ được lấy từ Chương trình điều tra rừng toàn quốc (NFI)/FIPl
3.2.1
Hỗ trợ triển khai Dự án Điều tra, kiểm kê rừng toàn quốc (Quyết định 594/QĐ-TTg) theo đề nghị của TCLN
Kết quả giám sát Dự án Điều tra, kiểm kê rừng toàn quốc
X
X
X
X
Lâm Đồng
PPMU/ CCKL
Chuyển kinh phí cho PMU/PPMUs
Tự thực hiện
-
Quý 1
Tổng phụ
0,00
-
Tổng phụ Kết quả 3
0,00
-
Kết quả 5: Các cơ chế để đảm bảo chính sách an toàn về xã hội và môi trường theo Thỏa thuận Can cun được xây dựng
Đầu ra 5.1 (UNDP) Cơ cấu quản trị rừng minh bạch và hiệu quả được thiết lập
1. Hoàn tất việc diễn giải các biện pháp an toàn trong Thỏa thuận Cancun theo bối cảnh Việt Nam.
2. Triển khai phân tích lỗ hổng trong thực thi các chính sách, luật, quy định và các hệ thống thông tin liên quan đến 7 nội dung an toàn Cancun.
3. Cơ chế quản trị rừng minh bạch và hiệu quả được thiết lập/ tăng cường và phê duyệt.
4. Tất cả các thông tin (sử dụng đất, quy trình ra quyết định, cơ cấu quản lý, v.v...) bao gồm các nội dung đảm bảo an toàn liên quan đến triển khai NRAP được cập nhật và tải lên các website về REDD
5.1.4
Tăng cường hoặc thiết lập các cơ chế và công cụ thu thập dữ liệu dựa vào bộ chỉ số liên quan đến quản trị rừng trên cơ sở kinh nghiệm của các bên liên quan như PGA
- Triển khai thu thập số liệu PGA
Hệ thống thu thập và phân tích dữ liệu hiện có hoặc hệ thống mới với các chỉ số rõ ràng được vận hành
X
X
X
X
Lâm Đồng
PPMU
Tư vấn trong nước và tập huấn/hội thảo
Đấu thầu rộng rãi
5.000,00
106.600.000
Tổng phụ
5.000,00
106.600.000
Đầu ra 5.3 (UNDP) Cơ chế đảm bảo sự tham gia đầy đủ và hiệu quả của các bên liên quan, đặc biệt là phụ nữ, cộng đồng địa phương và người dân tộc thiểu số được thiết lập
1) Hướng dẫn về Đồng thuận dựa trên nguyên tắc tự nguyện, báo trước và được cung cấp thông tin (FP1C) quốc gia được các cấp có thẩm quyền phê duyệt và thông qua
2) Vai trò của phụ nữ, cộng đồng dân tộc thiểu số, cộng đồng địa phương trong ngành lâm nghiệp được lồng ghép trong NRAP và PRAPs.
3) Tối thiểu 25% các thành viên của các cơ quan quản trị REDD+ là phụ nữ, với tỷ lệ trung bình trên 30%
5.3.4
Xác định, tăng cường và/ hoặc thiết lập các cơ chế tham vấn và tham gia ở cấp quốc gia và trong 6 tỉnh thí điểm (kết hợp chặt chẽ với Kết quả 2)
Các cơ chế tham vấn và tham gia
X
X
X
X
Lâm Đồng
PPMU
Chuyển kinh phí cho PMU/PPMUs Tư vấn trong nước/quốc tế Các hợp đồng dịch vụ
Đấu thầu rộng rãi
5.000,00
106.600.000
Tổng phụ
5.000,00
106.600.000
Tổng phụ Kết quả 5
10.000,00
213.200.000
Outcome 6: Hợp tác khu vực về thực hiện REDD+ với các nước tiểu vùng sông Mê Công được tăng cường
Đầu ra 6.1 (FAO) Hợp tác hiệu quả giữa các chính phủ trong tiểu vùng sông Mekong để giảm thiểu nạn khai thác và buôn bán gỗ trái phép
• Hợp tác khu vực về kiểm soát khai thác gỗ và buôn bán trái phép gỗ và các lâm sản ngoài gỗ giữa các quốc gia hạ lưu sông Mekong được tăng cường
• Chiến lược khu vực nhằm giải quyết việc dịch chuyển mất rừng và suy thoái rừng được xây dựng
6.1.4
Hỗ trợ xây dựng và triển khai các cơ chế hợp tác với các tỉnh giáp ranh với các nước láng giềng (kết hợp với hoạt động 1.6)
Các biên bản ghi nhớ và cơ chế hợp tác được thiết lập
X
X
X
Các tỉnh giáp ranh / Khu vực
PPMU
Chuyển kinh phí cho PMU/PPMUs Tư vấn trong nước/quốc tế Các hợp đồng dịch vụ
Tự thực hiện
-
Tổng phụ
-
Tổng phụ Kểt quả 6
-
Tổng cộng kế hoạch hoạt động mới 2015
641.266,67
13.671.805.404
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NĂM 2014 CHUYỂN SANG 2015
Đầu ra 2.1 (UNDP) Cơ chế, tổ chức thực hiện REDD+ tại 6 tỉnh được thành lập và vận hành
Hoạt động điều hành của PPMU tại Lâm Đồng
2.1.8
Trang thiết bị văn phòng
Trang thiết bị văn phòng
X
X
X
TP Đà Lạt
PPMU
Chuyển kinh phí cho PMU/PPMUs Các dịch vụ hợp đồng Thiết bị
Chào hàng cạnh tranh
21.884,84
466.584.789
Do năm 2014 không phê duyệt được kế hoạch lựa chọn nhà thầu nên chuyển sang năm 2015 thực hiện
2.5.1
Trên cơ sở hiện trạng tài nguyên rừng đang kiểm kê. Rà soát lại ranh giới giao khoán cho phù hợp với hiện trạng đất có rừng, không có rừng thuộc quy hoạch lâm nghiệp.Đồng thời phù hợp với các lưu vực chi trả. Từ đó tạo điều kiện tăng cường cho hoạt động quản lý bảo vệ rừng theo nguồn chi trả dịch vụ môi trường rừng (PFES), góp phần giám sát việc mất rừng và suy thoái rừng
Thành quả giao nộp gồm bản đồ số và bản đồ in, số liệu đất có rừng, không có rừng phân theo lưu vực chi trả, phân theo chất lượng rừng, nguồn gốc hình thành rừng, phân theo quy hoạch 03 loại rừng cho khu vực rừng giao khoán QLBVR theo chính sách chi trả DVMTR cho 26 đơn vị chủ rừng
X
X
X
Tỉnh Lâm Đồng
PPMU
Tư vấn trong nước
Đấu thầu rộng rãi
80.581,73
1.718.002.484
2.5.1
Đánh giá tình hình giao rừng cộng đồng ở Lâm Đồng
Báo cáo đánh giá được những khó khăn, thuận lợi và thách thức trong giao rừng cộng đồng ở tỉnh Lâm Đồng; tiến trình, thủ tục giao đất giao rừng cho cộng đồng
X
X
X
Tỉnh Lâm Đồng
PPMU
Tư vấn trong nước
Đấu thầu rộng rãi
25.246,62
538.257.938
Tổng cộng kế hoạch hoạt động năm 2015
768.979,86
16.394.650.615 | {
"issuing_agency": "Tỉnh Lâm Đồng",
"promulgation_date": "15/05/2015",
"sign_number": "1106/QĐ-UBND",
"signer": "Phạm S",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Giao-thong-Van-tai/Van-ban-hop-nhat-17-VBHN-BGTVT-2014-hop-nhat-Thong-tu-dao-tao-sat-hach-cap-giay-phep-lai-xe-co-gioi-duong-bo-259572.aspx | Văn bản hợp nhất 17/VBHN-BGTVT 2014 hợp nhất Thông tư đào tạo sát hạch cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ | BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 17/VBHN-BGTVT
Hà Nội, ngày 12 tháng 11 năm 2014
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH VỀ ĐÀO TẠO, SÁT HẠCH, CẤP GIẤY PHÉP LÁI XE CƠ GIỚI ĐƯỜNG BỘ
Thông tư số 46/2012/TT-BGTVT ngày 07 tháng 11 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2013, được sửa đổi, bổ sung bởi: Thông tư số 38/2013/TT-BGTVT ngày 24 tháng 10 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 46/2012/TT-BGTVT ngày 07 tháng 11 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2014.
Thông tư số 48/2014/TT-BGTVT ngày 15 tháng 10 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 46/2012/TT-BGTVT ngày 07 tháng 11 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 12 năm 2014.
Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Luật Dạy nghề ngày 29 tháng 11 năm 2006;
Căn cứ Nghị định số 51/2008/NĐ-CP ngày 22 tháng 4 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam,
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ1.
Phần I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Thông tư này áp dụng đối với các cơ quan quản lý công tác đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe; cơ sở đào tạo lái xe, trung tâm sát hạch lái xe; tổ chức, cá nhân có liên quan đến công tác đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ trong phạm vi cả nước.
2. Thông tư này không áp dụng đối với công tác đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe của ngành Công an, Quân đội làm nhiệm vụ an ninh, quốc phòng.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Ô tô tải, ô tô tải chuyên dùng, ô tô chuyên dùng là loại ô tô được định nghĩa tại các tiêu chuẩn TCVN 6211:2003, TCVN 7271:2003 .
2. Máy kéo là một loại phương tiện giao thông cơ giới đường bộ chạy bằng động cơ, có bốn bánh xe và thường dùng để kéo một rơ moóc chở hàng.
3. Máy kéo nhỏ là một loại phương tiện giao thông cơ giới đường bộ chạy bằng động cơ, được liên kết với thùng chở hàng qua khớp nối, lái bằng càng hoặc vô lăng lái, có bốn bánh xe (hai bánh của đầu kéo và hai bánh của thùng hàng).
4. Trọng tải thiết kế của ô tô tải chuyên dùng, ô tô chuyên dùng được hiểu là trọng tải thiết kế của ô tô tải cùng kiểu loại hoặc tương đương.
5. Trọng tải của ô tô tải để sử dụng tập lái được hiểu là trọng tải của ô tô theo thiết kế của nhà sản xuất.
6. Giấy phép lái xe là chứng chỉ cấp cho người điều khiển xe cơ giới (người lái xe) để được phép lái một hoặc một số loại xe cơ giới.
7. Thời gian hành nghề lái xe là thời gian người có giấy phép lái xe đã lái loại xe ghi trong giấy phép lái xe.
8. Người hành nghề lái xe là người sinh sống bằng nghề lái xe.
9. Lưu lượng đào tạo lái xe ô tô là số lượng học viên lớn nhất tại một thời điểm (theo ngày) mà cơ sở được phép đào tạo, xác định bằng tổng lưu lượng học viên đào tạo các hạng giấy phép lái xe (bao gồm cả học lý thuyết và thực hành).
Phần II
ĐÀO TẠO LÁI XE CƠ GIỚI ĐƯỜNG BỘ
Chương I
QUẢN LÝ ĐÀO TẠO LÁI XE
Mục 1. TIÊU CHUẨN, NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA CƠ SỞ ĐÀO TẠO LÁI XE
Điều 4. Cơ sở đào tạo lái xe2
1. Cơ sở đào tạo lái xe là cơ sở dạy nghề do cơ quan có thẩm quyền thành lập, có chức năng đào tạo lái xe.
2. Cơ sở đào tạo lái xe phải phù hợp với quy hoạch cơ sở đào tạo lái xe được Bộ Giao thông vận tải phê duyệt và đáp ứng các điều kiện tiêu chuẩn kỹ thuật, nghiệp vụ chuyên môn của cơ sở đào tạo lái xe theo quy định tại Thông tư này.
Điều 5. Tiêu chuẩn kỹ thuật, nghiệp vụ chuyên môn của cơ sở đào tạo lái xe
Cơ sở đào tạo lái xe phải có đủ hệ thống phòng học chuyên môn, phòng nghiệp vụ, đội ngũ giáo viên, xe tập lái, sân tập lái và tuyến đường tập lái bảo đảm các tiêu chuẩn dưới đây:
1. Hệ thống phòng học chuyên môn
a) Phòng học chuyên môn bảo đảm diện tích tối thiểu 50 m2 cho lớp học không quá 35 học viên; bảo đảm môi trường sư phạm;
b) Cơ sở đào tạo lái xe ô tô và các hạng A3, A4 phải có đủ các phòng học chuyên môn: Pháp luật giao thông đường bộ, Cấu tạo và sửa chữa thông thường, Kỹ thuật lái xe, Nghiệp vụ vận tải, Đạo đức người lái xe (có thể xếp chung với phòng học Nghiệp vụ vận tải) bố trí tập trung và phòng học Thực tập bảo dưỡng sửa chữa;
c) Cơ sở đào tạo lái xe mô tô hai bánh các hạng A1, A2 phải có 01 phòng học chung Pháp luật giao thông đường bộ và Kỹ thuật lái xe.
2. Phòng học Pháp luật giao thông đường bộ
a) Có thiết bị nghe nhìn (màn hình, đèn chiếu), tranh vẽ hệ thống biển báo hiệu đường bộ, sa hình;
b) Cơ sở đào tạo lái xe ô tô và các hạng A3, A4 phải có phòng học Pháp luật giao thông đường bộ trên máy tính bố trí riêng biệt gồm: máy chủ, máy in và ít nhất 10 máy tính được nối mạng, cài đặt phần mềm học Pháp luật giao thông đường bộ do Tổng cục Đường bộ Việt Nam chuyển giao;
c) Cơ sở đào tạo lái xe ô tô có lưu lượng 500 học viên trở lên phải có thêm phòng học Pháp luật giao thông đường bộ đủ chỗ ngồi cho ít nhất 100 học viên; phòng học Pháp luật giao thông đường bộ trên máy tính phải có máy chủ, ít nhất 20 máy tính được nối mạng, cài đặt phần mềm học Pháp luật giao thông đường bộ do Tổng cục Đường bộ Việt Nam chuyển giao để học viên ôn luyện;
d) Cơ sở đào tạo lái xe ô tô có lưu lượng từ 1.000 học viên trở lên, ngoài quy định tại điểm c khoản này, phải bổ sung thêm 01 phòng học Pháp luật giao thông đường bộ.
3. Phòng học Cấu tạo và sửa chữa thông thường
a) Có mô hình cắt bổ động cơ, hệ thống truyền lực; mô hình hệ thống điện;
b) Có hình hoặc tranh vẽ sơ đồ mô tả cấu tạo và nguyên lý hoạt động của động cơ, hệ thống truyền lực, hệ thống treo, hệ thống phanh, hệ thống lái;
c) Có các cụm chi tiết tháo rời của ô tô.
4. Phòng học Kỹ thuật lái xe
a) Có phương tiện nghe nhìn phục vụ giảng dạy (như băng đĩa, đèn chiếu,...);
b) Có hình hoặc tranh vẽ mô tả các thao tác lái xe cơ bản (điều chỉnh ghế lái và đệm tựa, tư thế ngồi lái, vị trí cầm vô lăng lái,...);
c) Có ô tô được kê kích bảo đảm an toàn để tập số nguội, số nóng (có thể bố trí ở nơi riêng biệt);
d) Cơ sở đào tạo lái xe ô tô có lưu lượng từ 1.000 học viên trở lên phải có 02 phòng học Kỹ thuật lái xe.
5. Phòng học Nghiệp vụ vận tải
a) Có hệ thống bảng, biểu phục vụ giảng dạy nghiệp vụ chuyên môn về vận tải hàng hóa, hành khách;
b) Có các tranh vẽ ký hiệu trên kiện hàng.
6. Phòng học Thực tập bảo dưỡng sửa chữa
a) Có hệ thống thông gió và chiếu sáng bảo đảm các yêu cầu về an toàn, vệ sinh lao động;
b) Nền nhà đủ cứng vững, phẳng, không gây bụi, không bị rạn nứt, không trơn trượt;
c) Bảo đảm cho lớp học không quá 18 học viên, được trang bị đồ nghề chuyên dùng với mức tối thiểu là 8 - 10 người/bộ và có tủ riêng đựng đồ nghề;
d) Có các hệ thống, tổng thành chủ yếu của ô tô như: động cơ tổng thành hoạt động tốt, hệ thống truyền động, hệ thống lái, hệ thống điện;
đ) Có bàn tháo lắp, bảng, bàn ghế cho giảng dạy, thực tập.
7. Phòng điều hành giảng dạy
Có bảng ghi chương trình đào tạo, tiến độ đào tạo năm học, bàn ghế và các trang thiết bị cần thiết cho cán bộ quản lý đào tạo.
8. Phòng chuẩn bị giảng dạy của giáo viên (có thể xếp chung với phòng điều hành giảng dạy)
Có đủ bàn, ghế, bảng, tủ đựng tài liệu, đồ dùng dạy học cần thiết.
9. Tiêu chuẩn chung giáo viên dạy lái xe
a) Có phẩm chất, tư cách đạo đức tốt;
b) Có đủ sức khỏe theo quy định;
c) Trình độ văn hóa: Tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên;
d) Có chứng chỉ đào tạo sư phạm, trừ trường hợp đã tốt nghiệp các trường cao đẳng, đại học sư phạm kỹ thuật.
10. Tiêu chuẩn giáo viên dạy lý thuyết
Ngoài tiêu chuẩn chung quy định tại khoản 9 Điều này, còn phải bảo đảm các tiêu chuẩn sau:
a) Có bằng tốt nghiệp trung cấp nghề; có trình độ A về tin học trở lên;
b) Giáo viên dạy môn Pháp luật giao thông đường bộ phải có giấy phép lái xe ô tô; giáo viên dạy môn Kỹ thuật lái xe phải có giấy phép lái xe hạng tương ứng hạng xe đào tạo trở lên.
11. Tiêu chuẩn giáo viên dạy thực hành
Ngoài tiêu chuẩn chung quy định tại khoản 9 Điều này, còn phải bảo đảm các tiêu chuẩn sau:
a) Giáo viên dạy lái xe các hạng A1, A2, A3, A4 phải có giấy phép lái xe hạng tương ứng. Giáo viên dạy lái xe ô tô phải có giấy phép lái xe hạng tương ứng hoặc cao hơn hạng xe đào tạo, nhưng không thấp hơn hạng B2; thời gian hành nghề lái xe của giáo viên dạy các hạng B1, B2 từ 03 năm trở lên; thời gian hành nghề lái xe của giáo viên dạy các hạng C, D, E và F từ 05 năm trở lên;
b) Đã qua tập huấn về nghiệp vụ dạy thực hành lái xe theo hướng dẫn của Tổng cục Đường bộ Việt Nam và được cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe theo mẫu quy định tại các Phụ lục 1a và Phụ lục 1b của Thông tư này.
12. Xe tập lái
a) Có đủ xe tập lái các hạng tương ứng với lưu lượng đào tạo ghi trong giấy phép đào tạo lái xe;
b) Thuộc sở hữu của cơ sở đào tạo lái xe. Có thể sử dụng xe hợp đồng thời hạn từ 01 năm trở lên với số lượng không vượt quá 30% số xe sở hữu cùng hạng tương ứng của cơ sở đào tạo;
c) Cơ sở đào tạo lái xe ô tô phải có xe số tự động (thuộc sở hữu hoặc hợp đồng), bảo đảm số giờ tập lái theo nội dung, chương trình đào tạo;
d) Ô tô tải được đầu tư mới để dạy lái xe các hạng B1, B2 phải là xe có trọng tải từ 1.000 kg trở lên với số lượng không quá 30% tổng số xe tập lái cùng hạng của cơ sở đào tạo;
đ) Có giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ còn hiệu lực;
e) Có hệ thống phanh phụ bố trí bên ghế ngồi của giáo viên dạy thực hành lái xe, kết cấu chắc chắn, thuận tiện, an toàn, bảo đảm hiệu quả phanh trong quá trình sử dụng;
g) Thùng xe phải có mui che mưa, nắng và ghế ngồi chắc chắn cho người học;
h) Hai bên cánh cửa hoặc hai bên thành xe, kể cả xe hợp đồng phải ghi tên cơ sở đào tạo, cơ quan quản lý trực tiếp và điện thoại liên lạc theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 của Thông tư này;
i) Ô tô phải có 02 biển “TẬP LÁI” theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 của Thông tư này, được làm bằng kim loại nền màu xanh, chữ màu trắng, lắp cố định ở trước và sau xe: Biển trước kích thước 10 cm x 25 cm lắp cố định trên thanh cản trước bên trái đối với các hạng xe; Biển sau kích thước 10 cm x 25 cm đối với xe hạng B, kích thước 35 cm x 35 cm đối với xe các hạng C, D, E, F lắp ở vị trí giữa thành sau không trùng với vị trí lắp đặt biển số đăng ký và không được dán lên kính sau xe;
k) Mô tô ba bánh, máy kéo có trọng tải đến 1.000 kg phải có 02 biển “TẬP LÁI” theo mẫu quy định tại Phụ lục 3, được làm bằng kim loại nền màu xanh, chữ màu trắng lắp phía trước và phía sau xe với kích thước: 15cm x 20cm đối với mô tô, 20 cm x 25 cm đối với máy kéo;
l) Có giấy phép xe tập lái do Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải cấp khi đủ điều kiện quy định tại các điểm b, c, d, đ, e, g, h, i, khoản này.
13. Sân tập lái xe
a) Thuộc quyền sử dụng của cơ sở đào tạo lái xe. Nếu thuê sân tập lái phải có hợp đồng với thời hạn bằng hoặc dài hơn thời hạn của giấy phép đào tạo lái xe;
b) Cơ sở đào tạo lái xe ô tô có lưu lượng đào tạo 1.000 học viên trở lên phải có ít nhất 02 sân tập lái xe, bảo đảm diện tích mỗi sân theo quy định;
c) Sân tập lái ô tô phải có đủ hệ thống biển báo hiệu đường bộ, đủ tình huống các bài học theo nội dung chương trình đào tạo. Kích thước các hình tập lái phù hợp tiêu chuẩn Trung tâm sát hạch lái xe đối với từng hạng xe tương ứng;
d) Mặt sân có cao độ và hệ thống thoát nước bảo đảm không bị ngập nước; bề mặt các làn đường và hình tập lái trong sân được thảm nhựa hoặc bê tông xi măng, có đủ vạch sơn kẻ đường và hình các bài tập lái được bó vỉa;
đ) Có diện tích dành cho cây xanh; nhà chờ có ghế ngồi cho học viên học thực hành.
14. Diện tích tối thiểu của sân tập lái
a) Đào tạo các hạng A1, A2:
700 m2;
b) Đào tạo các hạng A1, A2, A3, A4:
1.000 m2;
c) Đào tạo các hạng B1 và B2: 8.000 m2;
d) Đào tạo đến hạng C: 10.000 m2;
đ) Đào tạo đến các hạng D, E và F: 14.000 m2.
15. Đường tập lái xe ô tô
Đường giao thông công cộng do Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải quy định cho cơ sở đào tạo để dạy lái xe phải có đủ các tình huống giao thông phù hợp với nội dung chương trình đào tạo, như: đường bằng, đường hẹp, đường dốc, đường vòng, qua cầu, đường phố, thị xã, thị trấn đông người. Tuyến đường tập lái (kể cả đường thuộc địa bàn tỉnh, thành phố khác) phải được ghi rõ trong giấy phép xe tập lái.
16. Xác định lưu lượng đào tạo lái xe ô tô
Trên cơ sở bảo đảm các điều kiện về phòng học, sân tập lái, đội ngũ giáo viên và bộ máy quản lý, lưu lượng đào tạo mỗi hạng giấy phép lái xe được xác định bằng số lượng xe tập lái hạng đó nhân với số lượng học viên quy định trên một xe và nhân với hệ số 2 (hai). Số lượng học viên học thực hành tại một thời điểm không được vượt quá khả năng đáp ứng số xe tập lái từng hạng của cơ sở đào tạo.
Điều 6. Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ sở đào tạo lái xe
1. Tổ chức tuyển sinh theo hạng giấy phép lái xe được phép đào tạo bảo đảm các điều kiện quy định đối với người học về độ tuổi, sức khoẻ, thâm niên và số km lái xe an toàn đối với đào tạo nâng hạng giấy phép lái xe.
2. Ký và thanh lý hợp đồng đào tạo với người học lái xe ô tô
a) Hợp đồng phải thể hiện rõ nội dung, chương trình, kế hoạch đào tạo; thời gian hoàn thành khóa học; mức học phí, phương thức thanh toán học phí; thời điểm thanh lý hợp đồng, hình thức đào tạo, loại xe tập lái, chất lượng đạt được. Mẫu hợp đồng theo quy định tại Phụ lục 5a của Thông tư này. Ngoài các nội dung chủ yếu trên, hai bên có thể thỏa thuận các nội dung khác phù hợp với điều kiện thực tế nhưng không trái pháp luật hiện hành;
b) Thanh lý hợp đồng bao gồm kết quả thực hiện hợp đồng và đánh giá của học viên đối với cơ sở đào tạo. Mẫu thanh lý hợp đồng theo quy định tại Phụ lục 5b của Thông tư này.
3. Công khai quy chế tuyển sinh và quản lý đào tạo để cán bộ, giáo viên, nhân viên cơ sở đào tạo và người học biết, thực hiện.
4. Tổ chức đào tạo mới và đào tạo nâng hạng giấy phép lái xe theo lưu lượng, thời hạn, địa điểm, hạng giấy phép lái xe ghi trong giấy phép đào tạo lái xe và chương trình, giáo trình quy định.
5. Thực hiện đăng ký sát hạch và đề nghị tổ chức kỳ sát hạch theo quy định.
6. Duy trì và thường xuyên tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ giảng dạy, học tập của cơ sở đào tạo để nâng cao chất lượng đào tạo lái xe.
7. Lưu trữ hồ sơ, tài liệu liên quan khóa đào tạo theo quy chế quản lý dạy nghề của Nhà nước và các quy định của Bộ Giao thông vận tải về đào tạo lái xe.
8. Bảo đảm giáo viên khi dạy thực hành lái xe phải đeo phù hiệu “Giáo viên dạy lái xe”, học viên tập lái xe trên đường phải có phù hiệu “Học viên tập lái xe”. Phù hiệu có tên giáo viên dạy lái xe, học viên tập lái xe, dán ảnh, ghi rõ tên cơ sở đào tạo và do Thủ trưởng cơ sở đào tạo lái xe cấp, quản lý theo mẫu quy định tại các Phụ lục 6a và Phụ lục 6b của Thông tư này.
9. Tổ chức kiểm tra, cấp chứng chỉ sơ cấp nghề hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp cho người học lái xe ô tô và máy kéo hạng A4.
10. Thu và sử dụng học phí đào tạo lái xe theo quy định hiện hành.
11. Tuyển dụng, quản lý đội ngũ giáo viên bảo đảm tiêu chuẩn quy định; tổ chức bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ giáo viên.
12. Thực hiện báo cáo theo quy định sau:
a) Đào tạo lái xe các hạng A1, A2: cơ sở đào tạo lập báo cáo đăng ký sát hạch theo mẫu quy định tại Phụ lục 7 của Thông tư này gửi cơ quan quản lý sát hạch, cấp giấy phép lái xe trước kỳ sát hạch ít nhất 04 ngày;
b) Đào tạo lái xe các hạng A3, A4, B1, B2, C, D, E và F: cơ sở đào tạo lập báo cáo đăng ký sát hạch lái xe, danh sách học sinh (báo cáo 1), danh sách đề nghị xác minh giấy phép lái xe đã cấp (đối với trường hợp nâng hạng giấy phép lái xe) theo mẫu quy định tại các Phụ lục 8a, 8b và 8c của Thông tư này kèm theo kế hoạch đào tạo của khóa học theo mẫu quy định tại Phụ lục 9 của Thông tư này gửi cơ quan quản lý sát hạch, cấp giấy phép lái xe ngay sau khai giảng đối với các hạng A3, A4; không quá 07 ngày sau khai giảng đối với các hạng B1, B2, D, E, F và không quá 15 ngày sau khai giảng đối với hạng C;
c) Báo cáo 1 gửi bằng đường công văn và qua mạng về Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải theo quy định; trưởng ban quản lý sát hạch, cấp giấy phép lái xe kiểm tra, ký tên vào từng trang và có dấu giáp lai của cơ quan tiếp nhận báo cáo.
Điều 7. Tài liệu phục vụ đào tạo và quản lý đào tạo của cơ sở đào tạo lái xe
1. Giáo trình giảng dạy lái xe hiện hành theo các hạng xe được cơ quan có thẩm quyền ban hành.
2. Tài liệu hướng dẫn ôn luyện, kiểm tra, thi và các tài liệu tham khảo phục vụ giảng dạy, học tập.
3. Sổ sách, biểu mẫu phục vụ quản lý quá trình giảng dạy, học tập theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và quy định tại Thông tư này.
4. Biểu mẫu, sổ sách sử dụng đối với cơ sở đào tạo lái xe ô tô bao gồm:
a) Kế hoạch đào tạo theo mẫu quy định tại Phụ lục 9 của Thông tư này;
b) Tiến độ đào tạo lái xe ô tô các hạng theo mẫu quy định tại Phụ lục 10 của Thông tư này;
c) Sổ theo dõi thực hành lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 11 của Thông tư này;
d) Sổ lên lớp theo quy định tại mẫu số 3 của Quyết định số 62/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 04/11/2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
đ) Sổ giáo án lý thuyết theo quy định tại mẫu số 5 của Quyết định số 62/2008/ QĐ-BLĐTBXH ngày 04/11/2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đối với từng khóa học;
e) Sổ giáo án thực hành theo quy định tại mẫu số 6 của Quyết định số 62/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 04/11/2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đối với từng khóa học;
g) Sổ cấp chứng chỉ sơ cấp nghề, giấy chứng nhận tốt nghiệp theo quy định tại mẫu số 9 của Quyết định số 62/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 04/11/2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
5. Cơ sở đào tạo lái xe hạng A4 sử dụng các loại sổ tại các điểm c, d, đ và e khoản 4 Điều này.
6. Cơ sở đào tạo lái xe mô tô các hạng A1, A2, A3 sử dụng sổ nêu tại điểm d khoản 4 Điều này.
7. Mẫu Chứng chỉ sơ cấp nghề theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; giấy chứng nhận tốt nghiệp theo mẫu quy định tại Phụ lục 12 của Thông tư này do cơ sở đào tạo tự in và quản lý.
8. Thời gian lưu trữ hồ sơ:
a) Không thời hạn đối với Sổ cấp chứng chỉ sơ cấp nghề và Sổ cấp giấy chứng nhận tốt nghiệp;
b) 02 năm đối với bài thi tốt nghiệp và các tài liệu còn lại.
Việc tiêu hủy tài liệu hết thời hạn lưu trữ theo quy định hiện hành.
Mục 2. NGƯỜI HỌC LÁI XE
Điều 8. Điều kiện đối với người học lái xe
1. Là công dân Việt Nam, người nước ngoài được phép cư trú hoặc đang làm việc, học tập tại Việt Nam.
2. Đủ tuổi (tính đến ngày dự sát hạch lái xe), sức khoẻ, trình độ văn hóa theo quy định.
3.3 (được bãi bỏ).
4. Người học để nâng hạng giấy phép lái xe phải có đủ thời gian hành nghề và số km lái xe an toàn như sau:
a) B1 lên B2: thời gian hành nghề 01 năm trở lên và 12.000 km lái xe an toàn trở lên;
b) B2 lên C, C lên D, D lên E; các hạng B2, C, D, E lên hạng F tương ứng: thời gian hành nghề 03 năm trở lên và 50.000 km lái xe an toàn trở lên;
c) B2 lên D, C lên E: thời gian hành nghề 05 năm trở lên và 100.000 km lái xe an toàn trở lên.
5. Người học để nâng hạng giấy phép lái xe lên các hạng D, E phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở hoặc tương đương trở lên.
Điều 9. Hình thức đào tạo
1. Người có nhu cầu cấp giấy phép lái xe hạng A1, A2, A3, A4, B1 phải được đào tạo; được tự học các môn lý thuyết, nhưng phải đăng ký đào tạo tại cơ sở đào tạo được phép đào tạo để được ôn luyện, kiểm tra; đối với hạng A4, B1 phải được kiểm tra, cấp giấy chứng nhận tốt nghiệp khóa đào tạo.
2. Người có nhu cầu cấp giấy phép lái xe hạng B2, C, D, E và giấy phép lái xe các hạng F phải được đào tạo tập trung tại cơ sở được phép đào tạo và phải được kiểm tra cấp chứng chỉ sơ cấp nghề hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp khóa đào tạo theo quy định.
Điều 10. Hồ sơ của người học lái xe
1. Người học lái xe lần đầu lập 01 bộ hồ sơ nộp trực tiếp tại cơ sở đào tạo, bao gồm:
a) Đơn đề nghị học, sát hạch để cấp giấy phép lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 13 của Thông tư này;
b) Bản sao chụp giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn;
c) Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định.
2. Người học lái xe nâng hạng lập 01 bộ hồ sơ nộp trực tiếp tại cơ sở đào tạo, bao gồm:
a) Giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Bản khai thời gian hành nghề và số km lái xe an toàn theo mẫu quy định tại Phụ lục 14 của Thông tư này và phải chịu trách nhiệm về nội dung khai trước pháp luật;
c) Bản sao có chứng thực bằng tốt nghiệp trung học cơ sở hoặc bằng cấp tương đương trở lên đối với trường hợp nâng hạng giấy phép lái xe lên hạng D, E (xuất trình bản chính khi kiểm tra hồ sơ dự sát hạch);
d) Bản sao chụp giấy phép lái xe (xuất trình bản chính khi dự sát hạch và nhận giấy phép lái xe).
Người học lái xe khi đến nộp hồ sơ được cơ sở đào tạo chụp ảnh trực tiếp lưu giữ trong Cơ sở dữ liệu giấy phép lái xe.
Mục 3. QUẢN LÝ ĐÀO TẠO LÁI XE
Điều 11. Tổng cục Đường bộ Việt Nam
1. Tổng cục Đường bộ Việt Nam được Bộ Giao thông vận tải giao nhiệm vụ quản lý thống nhất về đào tạo lái xe trong phạm vi cả nước.
2.4 Nghiên cứu xây dựng quy hoạch cơ sở đào tạo lái xe; nội dung quản lý, nội dung chương trình đào tạo lái xe; hệ thống văn bản, biểu mẫu, sổ sách quản lý nghiệp vụ phục vụ công tác quản lý đào tạo lái xe, trình Bộ Giao thông vận tải ban hành.
3. Ban hành giáo trình đào tạo lái xe và hướng dẫn thực hiện thống nhất trong cả nước.
4.5 Cấp lại giấy phép đào tạo lái xe ô tô, cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe, giấy phép xe tập lái cho cơ sở đào tạo do Tổng cục Đường bộ Việt Nam trực tiếp quản lý.
5. Ban hành nội dung, chương trình tập huấn; tổ chức tập huấn nâng cao trình độ, cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy lái xe theo mẫu tại Phụ lục 1c của Thông tư này cho đội ngũ giáo viên dạy lái xe trong cả nước.
6. Kiểm tra các Sở Giao thông vận tải, cơ sở đào tạo lái xe về công tác quản lý, đào tạo lái xe.
7. Thực hiện công tác quản lý đào tạo lái xe đối với các cơ sở đào tạo lái xe được Bộ Giao thông vận tải giao và lưu trữ các tài liệu theo quy định tại khoản 7 Điều 12 của Thông tư này.
Điều 12. Sở Giao thông vận tải
1. Chịu trách nhiệm quản lý đào tạo lái xe trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
2.6 Căn cứ quy hoạch cơ sở đào tạo lái xe của Bộ Giao thông vận tải, chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng mới cơ sở đào tạo lái xe ô tô.
3. Định kỳ hoặc đột xuất kiểm tra, giám sát công tác đào tạo lái xe, thi cấp chứng chỉ sơ cấp nghề, giấy chứng nhận tốt nghiệp đối với cơ sở đào tạo.
4.7 Cấp mới, cấp lại giấy phép đào tạo lái xe và gửi Tổng cục Đường bộ Việt Nam giấy phép đào tạo lái xe đã cấp kèm biên bản kiểm tra.
5.8 (được bãi bỏ).
6. Tổ chức tập huấn, cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe theo nội dung, chương trình quy định.
7. Lưu trữ các tài liệu sau:
a) Danh sách giáo viên dạy thực hành lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 15c của Thông tư này;
b) Sổ theo dõi cấp giấy phép xe tập lái theo mẫu quy định tại Phụ lục 15e của Thông tư này;
c) Biên bản kiểm tra cơ sở đào tạo.
Điều 13. Cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp của cơ sở đào tạo lái xe
1. Có trách nhiệm quản lý về tổ chức và hoạt động của các cơ sở đào tạo lái xe trực thuộc theo quy định hiện hành.
2. Tạo điều kiện để cơ sở đào tạo lái xe đầu tư tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ giảng dạy, học tập; bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, nâng cao nghiệp vụ công tác quản lý đào tạo cho cơ sở; thường xuyên chỉ đạo cơ sở thực hiện nghiêm túc các quy định về đào tạo lái xe.
Điều 14. Thủ tục cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe
1. Cá nhân hoặc cơ sở đào tạo lập 01 bộ hồ sơ gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu chính đến Sở Giao thông vận tải hoặc Tổng cục Đường bộ Việt Nam, hồ sơ bao gồm:
a) Đơn đề nghị theo mẫu quy định tại Phụ lục 15a của Thông tư này;
b) Giấy phép lái xe (bản sao chụp kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực);
c) Bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc bằng cấp tương đương trở lên (bản sao chụp kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực);
d) Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định;
đ) Chứng chỉ sư phạm (bản sao chụp kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực);
e) 02 ảnh màu cỡ 3 x 4 cm nền màu xanh, kiểu chứng minh nhân dân.
2. Sở Giao thông vận tải hoặc Tổng cục Đường bộ Việt Nam tiếp nhận hồ sơ cá nhân hoặc danh sách do cơ sở đào tạo lập theo mẫu quy định tại Phụ lục 15b của Thông tư này và hồ sơ giáo viên dạy thực hành; kiểm tra, thông báo thời gian tập huấn nghiệp vụ dạy thực hành lái xe.
3. Sở Giao thông vận tải hoặc Tổng cục Đường bộ Việt Nam tổ chức tập huấn đối với cá nhân đủ điều kiện, kiểm tra kết quả tập huấn. Trường hợp cá nhân không đủ điều kiện tập huấn phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do.
Trong thời gian không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày đạt kết quả tập huấn, Sở Giao thông vận tải hoặc Tổng cục Đường bộ Việt Nam cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe, vào sổ theo dõi theo mẫu quy định tại Phụ lục 15c của Thông tư này. Người được cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe khi đến nhận phải xuất trình giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn hạn sử dụng để đối chiếu.
Điều 15. Thủ tục cấp giấy phép xe tập lái
1. Cơ sở đào tạo lập 01 bộ hồ sơ gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu chính đến Sở Giao thông vận tải hoặc Tổng cục Đường bộ Việt Nam nơi quản lý để xét duyệt, cấp giấy phép. Hồ sơ bao gồm:
a) Danh sách xe đề nghị cấp giấy phép xe tập lái theo mẫu quy định tại Phụ lục 15d của Thông tư này;
b) Hồ sơ xe đề nghị cấp giấy phép xe tập lái gồm: giấy đăng ký xe (bản sao chụp), giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện cơ giới đường bộ còn thời hạn (bản sao chụp), giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự còn hiệu lực (bản sao chụp).
2. Trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, căn cứ kết quả kiểm tra, Sở Giao thông vận tải hoặc Tổng cục Đường bộ Việt Nam cấp giấy phép xe tập lái cho cơ sở đào tạo theo mẫu quy định tại các Phụ lục 4a, Phụ lục 4b của Thông tư này. Thời hạn giấy phép xe tập lái tương ứng thời gian được phép lưu hành của xe tập lái. Trường hợp không cấp giấy phép phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
3. Việc cấp lại giấy phép xe tập lái khi hết hạn thực hiện theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
Điều 16. Thủ tục cấp mới giấy phép đào tạo lái xe ô tô9
1. Tổ chức, cá nhân có nhu cầu lập 01 (một) bộ Hồ sơ đề nghị chấp thuận xây dựng mới cơ sở đào tạo lái xe ô tô gửi Sở Giao thông vận tải. Hồ sơ gồm:
a) Văn bản đề nghị chấp thuận xây dựng mới cơ sở đào tạo lái xe ô tô;
b) Đề án xây dựng cơ sở đào tạo lái xe ô tô trong đó phải có nội dung dự kiến:
Vị trí, diện tích xây dựng, quy mô, lưu lượng đào tạo, số lượng giáo viên, số lượng phương tiện của cơ sở đào tạo;
c) Văn bản xác nhận chấp thuận của cơ quan quản lý có thẩm quyền tại địa phương về đất đai dùng để xây dựng cơ sở đào tạo.
2. Sở Giao thông vận tải xem xét Hồ sơ đề nghị chấp thuận xây dựng mới cơ sở đào tạo lái xe ô tô và thực hiện như sau:
a) Trường hợp nếu Hồ sơ chưa đủ theo quy định, trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được Hồ sơ, Sở Giao thông vận tải phải hướng dẫn trực tiếp hoặc bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân;
b) Căn cứ nhu cầu đào tạo thực tế của địa phương và quy hoạch cơ sở đào tạo của Bộ Giao thông vận tải đã phê duyệt, Sở Giao thông vận tải xem xét, có văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng mới cơ sở đào tạo lái xe ô tô gửi tổ chức, cá nhân trong thời hạn không quá 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được Hồ sơ đầy đủ theo quy định. Trường hợp không chấp thuận, Sở Giao thông vận tải có văn bản trả lời tổ chức, cá nhân và nêu rõ lý do.
3. Tổ chức, cá nhân được chấp thuận chủ trương xây dựng mới cơ sở đào tạo lái xe ô tô tiến hành xây dựng và hoàn thiện các tiêu chuẩn kỹ thuật, nghiệp vụ chuyên môn của cơ sở đào tạo lái xe, lập 01 (một) bộ Hồ sơ đề nghị cấp mới giấy phép đào tạo lái xe ô tô, gửi Sở Giao thông vận tải. Hồ sơ gồm:
a) Công văn kèm báo cáo đề nghị cấp giấy phép đào tạo lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 16 của Thông tư này;
b) Văn bản chấp thuận xây dựng mới cơ sở đào tạo lái xe ô tô của Sở Giao thông vận tải (bản sao chụp);
c) Quyết định thành lập cơ sở dạy nghề có chức năng đào tạo lái xe của cơ quan có thẩm quyền (bản sao có chứng thực);
d) Giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe của giáo viên (bản sao có chứng thực);
đ) Giấy đăng ký xe (bản sao có chứng thực), giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện cơ giới đường bộ còn thời hạn (bản sao chụp), giấy phép của xe tập lái (bản sao chụp).
4. Sở Giao thông vận tải xem xét Hồ sơ đề nghị cấp mới Giấy phép đào tạo lái xe ô tô và thực hiện như sau:
a) Trường hợp Hồ sơ chưa đủ theo quy định, trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được Hồ sơ, Sở Giao thông vận tải phải hướng dẫn trực tiếp hoặc bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân;
b) Trong thời gian không quá 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ theo quy định, Sở Giao thông vận tải chủ trì phối hợp với cơ quan quản lý dạy nghề ở địa phương tổ chức kiểm tra thực tế cơ sở đào tạo. Mẫu biên bản kiểm tra theo quy định tại Phụ lục 17a của Thông tư này;
c) Trong thời gian không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc kiểm tra, nếu đủ điều kiện, Sở Giao thông vận tải cấp mới giấy phép đào tạo lái xe ô tô cho cơ sở đào tạo. Trường hợp không cấp giấy phép phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;
5. Việc tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả được thực hiện tại trụ sở cơ quan hoặc qua đường bưu điện.
Điều 17. Thủ tục cấp lại giấy phép đào tạo lái xe ô tô10
1. Giấy phép đào tạo lái xe ô tô được cấp lại khi hết hạn, điều chỉnh hạng xe đào tạo hoặc lưu lượng đào tạo.
2. Hồ sơ cấp lại giấy phép đào tạo lái xe ôtô.
a) Trường hợp cấp lại khi hết hạn: Trước khi giấy phép đào tạo lái xe hết hạn 30 ngày, cơ sở đào tạo lập 01 (một) bộ Hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép gửi đến Sở Giao thông vận tải hoặc Tổng cục Đường bộ Việt Nam (đối với cơ sở đào tạo do Tổng cục Đường bộ Việt Nam trực tiếp quản lý). Hồ sơ bao gồm các thành phần quy định tại các điểm a, d, đ khoản 3 Điều 16 của Thông tư này;
b) Trường hợp điều chỉnh hạng xe hoặc lưu lượng đào tạo: Hồ sơ do cơ sở đào tạo lập thành 01 (một) bộ gửi đến Sở Giao thông vận tải hoặc Tổng cục Đường bộ Việt Nam (đối với cơ sở đào tạo do Tổng cục Đường bộ Việt Nam trực tiếp quản lý). Hồ sơ bao gồm các thành phần quy định tại các điểm a, d, đ khoản 3 Điều 16 của Thông tư này.
3. Trong thời gian không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ cấp lại theo quy định, Sở Giao thông vận tải hoặc Tổng cục Đường bộ Việt Nam phối hợp với cơ quan quản lý dạy nghề tổ chức kiểm tra thực tế cơ sở đào tạo và lập biên bản kiểm tra theo mẫu quy định tại Phụ lục 17b của Thông tư này.
4. Trong thời gian không quá 03 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc kiểm tra đạt kết quả, Sở Giao thông vận tải hoặc Tổng cục Đường bộ Việt Nam cấp lại giấy phép đào tạo lái xe ô tô cho cơ sở đào tạo. Trường hợp không cấp giấy phép phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
5. Việc tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả được thực hiện tại trụ sở cơ quan hoặc qua đường bưu điện.
Điều 18.11 (được bãi bỏ).
Điều 19. Thủ tục cấp mới giấy phép đào tạo lái xe các hạng A1, A2, A3 và A4
1. Hồ sơ do cơ sở đào tạo lập thành 01 bộ, gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu chính đến Sở Giao thông vận tải, bao gồm:
a) Công văn kèm báo cáo đề nghị cấp giấy phép đào tạo lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 16 của Thông tư này;
b) Quyết định thành lập cơ sở dạy nghề có chức năng đào tạo lái xe của cơ quan có thẩm quyền (bản sao có chứng thực);
c) Giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe của giáo viên (bản sao chụp);
d) Giấy đăng ký xe của xe tập lái đối với các hạng A1, A2, A3, A4 (bản sao chụp).
2. Trong thời gian không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Sở Giao thông vận tải tổ chức kiểm tra thực tế cơ sở đào tạo và lập biên bản kiểm tra theo mẫu quy định tại Phụ lục 20 của Thông tư này.
3. Trong thời gian không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc kiểm tra, Sở Giao thông vận tải cấp giấy phép đào tạo lái xe các hạng A1, A2, A3, A4 cho cơ sở đào tạo. Trường hợp không cấp giấy phép phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Điều 20. Thủ tục cấp lại giấy phép đào tạo lái xe các hạng A1, A2, A3 và A4
1. Trước khi giấy phép đào tạo lái xe hết hạn 15 ngày, cơ sở đào tạo gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép trực tiếp hoặc qua đường bưu chính đến Sở Giao thông vận tải, bao gồm:
a) Công văn kèm báo cáo đề nghị cấp lại giấy phép đào tạo lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 16 của Thông tư này;
b) Giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe của giáo viên (bản sao chụp);
c) Giấy đăng ký xe của xe tập lái đối với các hạng A1, A2, A3, A4 (bản sao chụp).
2. Trong thời gian không quá 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Sở Giao thông vận tải tổ chức kiểm tra thực tế cơ sở đào tạo và lập biên bản kiểm tra theo mẫu quy định tại Phụ lục 20 của Thông tư này.
3. Trong thời gian không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc kiểm tra, Sở Giao thông vận tải cấp giấy phép đào tạo lái xe các hạng A1, A2, A3, A4 cho cơ sở đào tạo. Trường hợp không cấp giấy phép phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Điều 21. Giấy phép đào tạo lái xe
1. Giấy phép đào tạo lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 21a và Phụ lục 21b của Thông tư này.
2. Thời hạn của giấy phép đào tạo lái xe là 05 năm.
Chương II
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO LÁI XE
Mục 1. MỤC TIÊU VÀ YÊU CẦU ĐÀO TẠO
Điều 22. Mục tiêu đào tạo
Đào tạo người lái xe nắm được các quy định của pháp luật về giao thông đường bộ, có đạo đức nghề nghiệp, có kỹ năng điều khiển phương tiện tham gia giao thông an toàn.
Điều 23. Yêu cầu đào tạo
1. Nắm vững các quy định của pháp luật giao thông đường bộ và hệ thống biển báo hiệu đường bộ Việt Nam; trách nhiệm của người lái xe trong việc tự giác chấp hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ.
2. Nắm được tác dụng, cấu tạo và nguyên lý làm việc của các cụm, hệ thống chính trên xe ô tô thông dụng và một số phương tiện khác; biết một số đặc điểm
kết cấu của ô tô hiện đại; yêu cầu kỹ thuật của công tác kiểm tra, bảo dưỡng
thường xuyên; biết được chế độ bảo dưỡng định kỳ, kiểm tra điều chỉnh và sửa chữa được các hỏng hóc thông thường của môtô, máy kéo hoặc ô tô trong quá trình hoạt động trên đường.
3. Nắm được trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi của người lái xe; các thủ tục, phương pháp giao nhận, chuyên chở hàng hóa, phục vụ hành khách trong quá trình vận tải.
4. Điều khiển được phương tiện cơ giới đường bộ (ghi trong giấy phép lái xe) tham gia giao thông an toàn trên các loại địa hình, trong các điều kiện thời tiết khác nhau, xử lý các tình huống để phòng tránh tai nạn giao thông.
Mục 2. NỘI DUNG, CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
Điều 24. Đào tạo lái xe các hạng A1, A2, A3, A4
1. Thời gian đào tạo
a) Hạng A1: 12 giờ (lý thuyết: 10, thực hành lái xe: 2).
b) Hạng A2: 32 giờ (lý thuyết: 20, thực hành lái xe: 12).
c) Hạng A3, A4: 112 giờ (lý thuyết: 52, thực hành lái xe: 60).
2. Các môn kiểm tra
a) Pháp luật Giao thông đường bộ: đối với các hạng A2, A3, A4;
b) Thực hành lái xe: đối với các hạng A3, A4.
3. Chương trình và phân bổ thời gian đào tạo
Số TT
Chỉ tiêu tính toán các môn học
Đơn vị tính
Hạng giấy phép lái xe
Hạng A1
Hạng A2
Hạng A3, A4
1
Pháp luật giao thông đường bộ
giờ
8
16
32
2
Cấu tạo và sửa chữa thông thường
giờ
-
-
12
3
Nghiệp vụ vận tải
giờ
-
-
4
4
Kỹ thuật lái xe
giờ
2
4
4
5
Thực hành lái xe
- Số giờ học thực hành lái xe/học viên
giờ
2
12
60
- Số km thực hành lái xe/học viên
giờ
2
12
12
- Số học viên/1 xe tập lái
km
-
-
100
học viên
-
-
5
6
Số giờ/học viên/khóa đào tạo
giờ
12
32
64
7
Tổng số giờ một khóa đào tạo
giờ
12
32
112
THỜI GIAN ĐÀO TẠO
1
Số ngày thực học
ngày
2
4
14
2
Số ngày nghỉ lễ, khai bế giảng
ngày
-
-
1
3
Cộng số ngày/khóa đào tạo
ngày
2
4
15
Điều 25. Đào tạo lái xe các hạng B1, B2, C
1. Thời gian đào tạo
a) Hạng B1: 556 giờ (lý thuyết: 136, thực hành lái xe: 420);
b) Hạng B2: 588 giờ (lý thuyết: 168, thực hành lái xe: 420);
c) Hạng C: 920 giờ (lý thuyết: 168, thực hành lái xe: 752).
2. Các môn kiểm tra
a) Kiểm tra tất cả các môn học trong quá trình học;
b) Kiểm tra cấp chứng chỉ sơ cấp nghề, giấy chứng nhận tốt nghiệp khi kết thúc khóa học gồm: môn Pháp luật Giao thông đường bộ theo bộ câu hỏi sát hạch lý thuyết; môn thực hành lái xe với 10 bài thi liên hoàn, bài tiến lùi hình chữ chi và lái xe trên đường.
3. Chương trình và phân bổ thời gian đào tạo
Số TT
Chỉ tiêu tính toán Các môn học
Đơn vị tính
Hạng giấy phép lái xe
Hạng B1
Hạng B2
Hạng C
1
Pháp luật giao thông đường bộ
Giờ
90
90
90
2
Cấu tạo và sửa chữa thông thường
Giờ
8
18
18
3
Nghiệp vụ vận tải
giờ
-
16
16
4
Đạo đức người lái xe và văn hóa giao thông
giờ
14
20
20
5
Kỹ thuật lái xe
giờ
24
24
24
6
- Tổng số giờ học thực hành lái xe/1 xe tập lái
giờ
420
420
752
- Số giờ thực hành lái xe/học viên
giờ
84
84
94
- Số km thực hành lái xe/học viên
km
1100
1100
1100
- Số học viên bình quân/1 xe tập lái
học viên
5
5
8
7
Số giờ học/học viên/khóa đào tạo
giờ
220
252
262
8
Tổng số giờ một khóa đào tạo
giờ
556
588
920
THỜI GIAN ĐÀO TẠO
1
Ôn và kiểm tra kết thúc khóa học
ngày
4
4
4
2
Số ngày thực học
ngày
69,5
73,5
115
3
Số ngày nghỉ lễ, khai bế giảng
ngày
15
15
21
4
Cộng số ngày/khóa đào tạo
ngày
88,5
92,5
140
Điều 26. Đào tạo nâng hạng giấy phép lái xe
1. Thời gian đào tạo
a) Hạng B1 lên B2: 94 giờ (lý thuyết: 44, thực hành lái xe: 50);
b) Hạng B2 lên C: 192 giờ (lý thuyết: 48, thực hành lái xe: 144);
c) Hạng C lên D: 192 giờ (lý thuyết: 48, thực hành lái xe: 144);
d) Hạng D lên E: 192 giờ (lý thuyết: 48, thực hành lái xe: 144);
đ) Hạng B2 lên D: 336 giờ (lý thuyết: 56, thực hành lái xe: 280);
e) Hạng C lên E: 336 giờ (lý thuyết: 56, thực hành lái xe: 280);
g) Hạng B2, C, D, E lên F tương ứng: 192 giờ (lý thuyết: 48, thực hành lái xe: 144).
2. Các môn kiểm tra
a) Kiểm tra các môn học trong quá trình học;
b) Kiểm tra cấp giấy chứng nhận tốt nghiệp đối với nâng hạng lên B2, C, D, E khi kết thúc khóa học gồm: môn Pháp luật Giao đường bộ theo bộ câu hỏi sát hạch lý thuyết; môn thực hành lái xe với 10 bài thi liên hoàn, bài tiến lùi hình chữ chi và lái xe trên đường;
c) Kiểm tra cấp giấy chứng nhận tốt nghiệp đối với nâng hạng B2, C, D, E lên hạng F tương ứng khi kết thúc khóa học gồm: môn Pháp luật Giao thông đường bộ theo bộ câu hỏi sát hạch lý thuyết; thực hành lái xe trong hình và trên đường theo quy trình sát hạch lái xe hạng F.
3. Chương trình và phân bổ thời gian đào tạo
Số TT
Chỉ tiêu tính toán các môn học
Đơn vị tính
Hạng giấy phép lái xe
B1 LÊN B2
B2 LÊN C
C LÊN D
D LÊN E
B2, C, D, E LÊN F
B2 LÊN D
C LÊN E
1
Pháp luật giao thông đường bộ
giờ
16
16
16
16
16
20
20
2
Kiến thức mới về xe nâng hạng
giờ
-
8
8
8
8
8
8
3
Nghiệp vụ vận tải
giờ
16
8
8
8
8
8
8
4
Đạo đức người lái xe và văn hóa giao thông
giờ
12
16
16
16
16
20
20
5
Tổng số giờ học thực hành lái xe/1 xe tập lái
giờ
50
144
144
144
144
280
280
- Số giờ thực hành lái xe/học viên
giờ
10
18
18
18
18
28
28
- Số km thực hành lái xe/học viên
km
150
240
240
240
240
380
380
- Số học viên/1 xe tập lái
học viên
5
8
8
8
8
10
10
6
Số giờ học/học viên/ khóa đào tạo
giờ
62
66
66
66
66
84
84
7
Tổng số giờ một khóa học
giờ
102
192
192
192
192
336
336
THỜI GIAN ĐÀO TẠO
1
Ôn và kiểm tra kết thúc khóa học
ngày
2
2
2
2
2
2
2
2
Số ngày thực học
ngày
13
24
24
24
24
42
42
3
Số ngày nghỉ lễ, khai bế giảng
ngày
3
4
4
4
4
8
8
4
Cộng số ngày/khóa học
ngày
18
30
30
30
30
52
52
Điều 27. Nội dung và phân bổ chi tiết các môn học
1. Đào tạo lái xe các hạng A1, A2
Số TT
Nội dung
Hạng A1: 12 giờ
Hạng A2: 32 giờ
Lý thuyết: 7 giờ
Thực hành: 5 giờ
Lý thuyết: 12 giờ
Thực hành: 20 giờ
1
Pháp luật giao thông đường bộ
6
2
10
6
- Những kiến thức cơ bản về Pháp luật Giao thông đường bộ
4
1
6
4
- Ý thức chấp hành Pháp luật Giao thông đường bộ và xử lý tình huống giao thông
1
1
- Thực hành cấp cứu tai nạn giao thông
1
1
2
2
- Kiểm tra
-
-
1
-
2
Kỹ thuật lái xe
1
1
2
2
- Vị trí, tác dụng các bộ phận chủ yếu của xe mô tô
0,5
1
1
2
- Kỹ thuật lái xe cơ bản
0,5
-
1
-
3
Thực hành lái xe
-
2
-
12
- Tập lái xe trong hình
-
1,5
-
2
- Tập lái xe trong sân tập
-
0,5
-
8
- Tập phanh gấp
-
-
-
1
- Tập lái vòng cua
-
-
-
1
2. Đào tạo lái xe các hạng A3, A4
Số TT
Nội dung
Lý thuyết: 39 giờ
Thực hành: 73 giờ
1
Pháp luật giao thông đường bộ: 32 giờ
25
7
Phần I. Luật Giao thông đường bộ:
12
-
- Chương I: Những quy định chung
1
-
- Chương II: Quy tắc giao thông đường bộ
4
-
- Chương III: Phương tiện tham gia giao thông đường bộ
2
-
- Chương IV: Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ
3
-
- Chương V: Vận tải đường bộ
2
-
Phần II. Biển báo hiệu đường bộ:
11
6
- Chương I: Quy định chung
0,5
-
- Chương II: Hiệu lệnh điều khiển giao thông
1
1
- Chương III: Biển báo hiệu
+ Biển báo cấm
1
1
+ Biển báo nguy hiểm
1
1
+ Biển hiệu lệnh
1
1
+ Biển chỉ dẫn
1
1
+ Biển phụ
1
1
- Chương IV: Các báo hiệu đường bộ khác
1
-
+ Vạch kẻ đường
1
-
+ Cọc tiêu, tường bảo vệ và hàng rào chắn
0,5
-
+ Cột kilômét
0,5
-
+ Mốc lộ giới
0,5
-
+ Gương cầu lồi và dải phân cách tôn sóng
0,5
-
+ Báo hiệu trên đường cao tốc
0,5
-
+ Báo hiệu cấm đi lại
0,5
+ Báo hiệu tuyến đường bộ đối ngoại
1
1
Phần III. Xử lý các tình huống giao thông
0,5
-
- Các tính chất của sa hình
0,5
1
- Các nguyên tắc đi sa hình
1
-
- Kiểm tra
2
Cấu tạo và sửa chữa thông thường: 12 giờ
6
6
- Cấu tạo và nguyên lý hoạt động
2
1
- Cách sử dụng các trang thiết bị điều khiển
2
2
- Sửa chữa thông thường
2
3
3
Nghiệp vụ vận tải: 4 giờ
4
-
- Phân loại hàng hóa, phân loại hành khách
1
-
- Các thủ tục giấy tờ trong vận tải
1
-
- Trách nhiệm của người lái xe kinh doanh vận tải
2
-
4
Kỹ thuật lái xe: 4 giờ
4
-
- Kỹ thuật lái xe cơ bản
1
-
- Lái xe trên bãi và lái xe trong hình số 8, số 3
1
-
- Lái xe trên đường phức tạp và lái xe ban đêm
1
-
- Bài tập tổng hợp
1
-
5
Thực hành lái xe: 60 giờ
-
60
- Tập lái xe trong bãi phẳng (sân tập lái)
-
4
- Tập lái xe trên đường bằng (sân tập lái)
-
4
- Tập lái xe trong hình số 3, số 8 ghép (sân tập lái)
-
8
- Tập lái xe ban đêm
-
6
- Tập lái xe trên đường trung du, đèo núi
-
10
- Tập lái xe trên đường phức tạp
-
10
- Tập lái xe chở có tải
-
12
- Bài tập lái tổng hợp
-
4
- Kiểm tra
-
2
3. Đào tạo lái xe các hạng B1, B2, C
a) Môn Pháp luật Giao thông đường bộ
Số TT
Nội dung học
Hạng B1: 90 giờ
Hạng B2: 90 giờ
Hạng C: 90 giờ
Lý thuyết: 72 giờ
Thực hành: 18 giờ
Lý thuyết: 72 giờ
Thực hành: 18 giờ
Lý thuyết: 72 giờ
Thực hành: 18 giờ
1
Phần I. Luật Giao thông đường bộ
24
-
24
-
24
-
- Chương I: Những quy định chung
2
-
2
-
2
-
- Chương II: Quy tắc giao thông đường bộ
9
-
9
-
9
-
- Chương III: Xe ôtô tham gia giao thông đường bộ
5
-
5
-
5
-
- Chương IV: Người lái xe ôtô tham gia giao thông đường bộ
5
5
5
- Chương V: Vận tải đường bộ
3
-
3
-
3
-
2
Phần II. Hệ thống báo hiệu đường bộ
28
10
28
10
28
10
- Chương I: Quy định chung
1
-
1
-
1
-
- Chương II: Hiệu lệnh điều khiển giao thông
1
1
1
1
1
1
- Chương III: Biển báo hiệu
+ Phân nhóm và hiệu lực của biển báo hiệu
1
-
1
-
1
-
+ Biển báo cấm
4
1
4
1
4
1
+ Biển báo nguy hiểm
4
1
4
1
4
1
+ Biển hiệu lệnh
3
1
3
1
3
1
+ Biển chỉ dẫn
5
1
5
1
5
1
+ Biển phụ
2
1
2
1
2
1
- Chương IV: Các báo hiệu đường bộ khác
+ Vạch kẻ đường
1,5
1
1,5
1
1,5
1
+ Cọc tiêu, tường bảo vệ và hàng rào chắn
1
1
1
1
1
1
+ Cột kilômét
1
0,5
1
0,5
1
0,5
+ Mốc lộ giới
1
0,5
1
0,5
1
0,5
+ Gương cầu lồi và dải phân cách tôn sóng
-
1
-
1
-
1
+ Báo hiệu trên đường cao tốc
1
-
1
-
1
-
+ Báo hiệu cấm đi lại
1
-
1
-
1
-
+ Báo hiệu tuyến đường bộ đối ngoại
0,5
0,5
0,5
3
Phần III. Xử lý các tình huống giao thông
8
6
8
6
8
6
- Chương I: Các đặc điểm của sa hình
2
-
2
-
2
-
- Chương II: Các nguyên tắc đi sa hình
4
4
4
4
4
4
- Chương III: Vận dụng các tình huống giao thông trên sa hình
2
2
2
2
2
2
4
Tổng ôn tập
12
2
12
2
12
2
b) Môn cấu tạo và sửa chữa thông thường
Số TT
Nội dung học
Hạng B1: 8 giờ
Hạng B2: 18 giờ
Hạng C: 18 giờ
Lý thuyết: 8 giờ
Thực hành: 0 giờ
Lý thuyết: 10 giờ
Thực hành: 8 giờ
Lý thuyết: 10 giờ
Thực hành: 8 giờ
1
Giới thiệu cấu tạo chung
1
-
1
-
1
-
2
Động cơ ô tô
1
-
2
1
2
1
3
Gầm ô tô
1
-
1
1
1
1
4
Điện ô tô
1
-
1
1
1
1
5
Nội quy xưởng, kỹ thuật an toàn, sử dụng đồ nghề
1
-
1
-
1
-
6
Bảo dưỡng các cấp
1
-
1
2
1
2
7
Sửa chữa các hư hỏng thông thường
1
-
2
3
2
3
8
Kiểm tra
1
-
1
-
1
-
c) Môn nghiệp vụ vận tải
Số TT
Nội dung học
Hạng B2: 16 giờ
Hạng C: 16 giờ
Lý thuyết: 12 giờ
Thực hành: 4 giờ
Lý thuyết: 1 giờ
Thực hành: 4 giờ
1
Khái niệm chung về vận tải ô tô, quản lý vận tải, chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật
3
1
3
1
2
Kinh doanh vận tải bằng xe ôtô
4
1
4
1
3
Các thủ tục trong vận tải
2
1
2
1
4
Trách nhiệm của người lái xe
2
1
2
1
5
Kiểm tra
1
-
1
-
d) Môn đạo đức người lái xe và văn hóa giao thông
Số TT
Nội dung học
Hạng B1: 14 giờ
Hạng B2: 20 giờ
Hạng C: 20 giờ
Lý thuyết: 13 giờ
Thực hành: 1 giờ
Lý thuyết: 19 giờ
Thực hành: 1 giờ
Lý thuyết: 19 giờ
Thực hành: 1 giờ
1
Những vấn đề cơ bản về phẩm chất đạo đức trong giai đoạn hiện nay
3
-
4
-
4
-
2
Đạo đức nghề nghiệp của người lái xe
4
-
5
-
5
-
3
Cơ chế thị trường và sự cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh vận tải
4
'
4
'
4
'
4
Những quy định về trách nhiệm, quyền hạn của người sử dụng lao động, của lái xe trong kinh doanh vận tải
4
4
5
Thực hành cấp cứu
1
1
1
1
1
1
6
Kiểm tra
1
-
1
-
1
-
đ) Môn kỹ thuật lái xe
Số TT
Nội dung học
Hạng B1: 24 giờ
Hạng B2: 24 giờ
Hạng C: 24 giờ
Lý thuyết: 17 giờ
Thực hành: 7 giờ
Lý thuyết: 17 giờ
Thực hành: 7 giờ
Lý thuyết: 17 giờ
Thực hành: 7 giờ
1
Cấu tạo, tác dụng các bộ phận trong buồng lái
1
1
1
1
1
1
2
Kỹ thuật lái xe cơ bản
6
2
6
2
6
2
3
Kỹ thuật lái xe trên các loại đường
4
2
4
2
4
2
4
Kỹ thuật lái xe chở hàng hóa
2
1
2
1
2
1
5
Tâm lý khi điều khiển ô tô
1
-
1
-
1
-
6
Thực hành lái xe tổng hợp
2
1
2
1
2
1
7
Kiểm tra
1
-
1
-
1
-
e) Môn thực hành lái xe (*)
Số TT
Nội dung môn học
Hạng B1: 420 giờ/xe
Hạng B2: 420 giờ/xe
Hạng C: 752 giờ/xe
1
Tập lái tại chỗ số nguội (không nổ máy)
4
4
8
2
Tập lái xe tại chỗ số nóng (có nổ máy)
4
4
8
3
Tập lái xe trong bãi phẳng (sân tập lái)
32
32
48
4
Tập lái xe trong hình số 3, số 8 ghép; tiến lùi theo hình chữ chi (sân tập lái)
56
56
64
5
Tập lái xe trên đường bằng (sân tập lái)
32
32
48
6
Tập lái trên đường trung du, đèo núi
48
48
64
7
Tập lái xe trên đường phức tạp
48
48
80
8
Tập lái ban đêm
40
40
56
9
Tập lái xe có tải
48
48
208
10
Tập lái trên đường với xe ôtô có hộp số tự động
10
10
-
11
Bài tập lái tổng hợp
98
98
168
Ghi chú(*): Môn học thực hành lái xe chỉ được thực hiện sau khi học viên đã được kiểm tra đạt yêu cầu các môn: Pháp luật giao thông đường bộ và Kỹ thuật lái xe.
4. Đào tạo nâng hạng giấy phép lái xe
Số TT
Nội dung
Đào tạo nâng hạng giấy phép lái xe
B1 lên B2
(giờ)
B2 lên C
(giờ)
C lên D
(giờ)
D lên E
(giờ)
B2, C, D, E lên F
(giờ)
B2 lên D
(giờ)
C lên E
(giờ)
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
(6)
(7)
(8)
(9)
1
Pháp luật giao thông đường bộ:
16
16
16
16
16
20
20
Phần I. Luật Giao thông đường bộ
4
4
4
4
4
6
6
- Chương I: Những quy định chung
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
1
1
- Chương II: Quy tắc giao thông đường bộ
1
1
1
1
1
2
2
- Chương III: Xe ôtô tham gia giao thông đường bộ
1
1
1
1
1
1
1
- Chương IV: Người lái xe ôtô tham gia giao thông đường bộ
1
1
1
1
1
1
1
- Chương V: Vân tải đường bộ
0, 5
0, 5
0, 5
0, 5
0, 5
1
1
Phần II. Hệ thống báo hiệu đường bộ
9
9
9
9
9
10
10
- Chương I: Quy định chung
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
- Chương II: Hiệu lệnh điều khiển giao thông
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
1
1
- Chương III: Biển báo hiệu
+ Biển báo cấm
1
1
1
1
1
1
1
+ Biển báo nguy hiểm
1
1
1
1
1
1
1
+ Biển hiệu lệnh
1
1
1
1
1
1
1
+ Biển chỉ dẫn
1
1
1
1
1
1
1
+ Biển phụ
- Chương IV: Các báo hiệu đường bộ khác
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
+ Vạch kẻ đường
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
1
1
+ Cọc tiêu, tường bảo vệ và hàng rào chắn
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
+ Cột kilômét
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
+ Mốc lộ giới
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
+ Gương cầu lồi và dải phân cách tôn sóng
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
+ Báo hiệu trên đường cao tốc
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
+ Báo hiệu cấm đi lại
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
+ Báo hiệu tuyến đường bộ đối ngoại
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
Phần III. Xử lý các tình huống giao thông
3
3
3
3
3
4
4
- Chương I: Các đặc điểm của sa hình
1
1
1
1
1
1
1
- Chương II: Các nguyên tắc đi sa hình
1
1
1
1
1
1
1
- Chương III: Vận dụng các tình huống giao thông trên sa hình
1
1
1
1
1
2
2
2
Kiến thức mới về xe nâng hạng
-
8
8
8
8
8
8
- Giới thiệu cấu tạo chung, vị trí, cách sử dụng các thiết bị trong buồng lái
1
1
1
1
1
1
- Một số đặc điểm về kết cấu điển hình trên động cơ ô tô hiện đại
2
2
2
2
2
2
- Một số đặc điểm điển hình về hệ thống điện ôtô hiện đại
2
2
2
2
2
2
- Một số đặc điểm về kết cấu điển hình hệ thống truyền động ô tô hiện đại
2
2
2
2
2
2
- Kiểm tra
1
1
1
1
1
1
3
Nghiệp vụ vận tải
16
8
8
8
8
8
8
- Khái niệm chung về vận tải ô tô, quản lý vận tải, chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật
4
2
2
2
2
2
2
- Công tác vận chuyển hàng hóa hành khách
5
2
2
2
2
2
2
- Các thủ tục trong vận tải
3
2
2
2
2
2
2
- Quy trình làm việc của người lái xe
3
1
1
1
1
1
1
- Kiểm tra
1
1
1
1
1
1
1
4
Đạo đức người lái xe và văn hóa giao thông
12
16
16
16
16
20
20
- Những vấn đề cơ bản và yêu cầu về phẩm chất đạo đức trong giai đoạn hiện nay
2
3
3
3
3
4
4
- Đạo đức nghề nghiệp của người lái xe
2
3
3
3
3
4
4
- Cơ chế thị trường và sự cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh vận tải
2
3
3
3
3
4
4
- Những quy định về trách nhiệm, quyền hạn của người sử dụng lao động, của lái xe trong kinh doanh vận tải
3
4
4
4
4
5
5
- Thực hành cấp cứu
2
2
2
2
2
2
2
- Kiểm tra
1
1
1
1
1
1
1
5
Thực hành lái xe(*)
50
144
144
144
144
280
280
- Tập lái xe trong bãi phẳng (sân tập lái)
4
4
4
4
8
8
- Tập lái xe trên đường bằng (sân tập lái)
2
4
4
4
4
8
8
- Tập lái xe trong hình số 3, số 8 ghép (sân tập lái)
4
4
4
4
-
8
8
- Tập lái xe trong hình chữ chi (sân tập lái)
4
4
4
4
-
16
16
- Tập lái xe tiến, lùi thẳng (sân tập lái)
-
-
-
-
8
-
-
- Tập lái trên đường trung du, đèo núi
6
20
20
20
20
32
32
- Tập lái xe trên đường phức tạp
6
20
20
20
20
40
40
- Tập lái ban đêm
6
16
16
16
16
32
32
- Tập lái xe có tải
12
40
40
40
40
72
72
- Bài tập lái tổng hợp
6
32
32
32
32
64
64
- Tập lái trên đường với xe ôtô có hộp số tự động
4
Ghi chú(*): Môn học thực hành lái xe chỉ được thực hiện sau khi học viên đã được kiểm tra đạt yêu cầu các môn: Pháp luật giao thông đường bộ và Kiến thức mới về xe nâng hạng.
Phần III
SÁT HẠCH, CẤP GIẤY PHÉP LÁI XE
Chương I
HỆ THỐNG GIẤY PHÉP LÁI XE
Điều 28. Phân hạng giấy phép lái xe
1. Hạng A1 cấp cho:
a) Người lái xe để điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xy lanh từ 50 cm3 đến dưới 175 cm3;
b) Người khuyết tật điều khiển xe mô tô ba bánh dùng cho người khuyết tật.
2. Hạng A2 cấp cho người lái xe để điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xy lanh từ 175 cm3 trở lên và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1.
3. Hạng A3 cấp cho người lái xe để điều khiển xe mô tô ba bánh, bao gồm cả xe lam, xích lô máy và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1.
4. Hạng A4 cấp cho người lái xe để điều khiển các loại máy kéo nhỏ có trọng tải đến 1000 kg.
5. Hạng B1 cấp cho người không hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:
a) Ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe;
b) Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3500 kg;
c) Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế dưới 3500 kg.
6. Hạng B2 cấp cho người hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:
a) Ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3500 kg;
b) Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1.
7. Hạng C cấp cho người lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:
a) Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng, ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế từ 3500 kg trở lên;
b) Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế từ 3500 kg trở lên;
c) Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2.
8. Hạng D cấp cho người lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:
a) Ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe;
b) Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2 và C.
9. Hạng E cấp cho người lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:
a) Ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi;
b) Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C và D.
10. Người có giấy phép lái xe các hạng B1, B2, C, D và E khi điều khiển các loại xe tương ứng được kéo thêm một rơ moóc có trọng tải thiết kế không quá 750 kg.
11. Hạng F cấp cho người đã có giấy phép lái xe các hạng B2, C, D và E để điều khiển các loại xe ô tô tương ứng kéo rơ moóc có trọng tải thiết kế lớn hơn 750 kg, sơ mi rơ moóc, ô tô khách nối toa, được quy định cụ thể như sau:
a) Hạng FB2 cấp cho người lái xe ôtô để lái các loại xe quy định tại giấy phép lái xe hạng B2 có kéo rơ moóc và được điều khiển các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1 và hạng B2;
b) Hạng FC cấp cho người lái xe ôtô để lái các loại xe quy định tại giấy phép lái xe hạng C có kéo rơ moóc, ô tô đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc và được điều khiển các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C và hạng FB2;
c) Hạng FD cấp cho người lái xe ô tô để lái các loại xe quy định tại giấy phép lái xe hạng D có kéo rơ moóc và được điều khiển các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C, D và FB2;
d) Hạng FE cấp cho người lái xe ô tô để lái các loại xe quy định tại giấy phép lái xe hạng E có kéo rơ moóc và được điều khiển các loại xe: ô tô chở khách nối toa và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C, D, E, FB2, FD.
Điều 29. Thời hạn của giấy phép lái xe12
1. Giấy phép lái xe hạng A1, A2, A3 không có thời hạn.
2. Giấy phép lái xe hạng B1 cấp cho người lái xe có thời hạn đến đủ 55 tuổi đối với nữ và đến đủ 60 tuổi đối với nam; trong trường hợp người lái xe trên 45 tuổi đối với nữ và trên 50 tuổi đối với nam thì giấy phép lái xe được cấp có thời hạn 10 năm, kể từ ngày cấp.
3. Giấy phép lái xe hạng A4, B2 có thời hạn 10 năm, kể từ ngày cấp.
4. Giấy phép lái xe hạng C, D, E, FB2, FC, FD, FE có thời hạn 05 năm, kể từ ngày cấp.
Chương II
SÁT HẠCH LÁI XE
Mục 1. TRUNG TÂM SÁT HẠCH LÁI XE
Điều 30. Trung tâm sát hạch lái xe
1. Trung tâm sát hạch lái xe được xây dựng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, phù hợp với quy hoạch và phân loại như sau:
a) Trung tâm sát hạch loại 1: sát hạch lái xe tất cả các hạng;
b) Trung tâm sát hạch loại 2: sát hạch lái xe đến hạng C;
c) Trung tâm sát hạch loại 3: sát hạch lái xe đến hạng A4.
2. Trên cơ sở đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, việc xây dựng mới trung tâm sát hạch loại 1 hoặc nâng hạng từ loại 2 lên loại 1 phải có ý kiến thỏa thuận chủ trương của Bộ Giao thông vận tải; việc xây dựng mới trung tâm sát hạch loại 2 phải có ý kiến thỏa thuận chủ trương của Tổng cục Đường bộ Việt Nam. Việc xây dựng mới trung tâm sát hạch loại 3 do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định; trường hợp nâng cấp sân tập lái thành trung tâm sát hạch lái xe loại 3 do Sở Giao thông vận tải xem xét, quyết định.
3. Tổng cục Đường bộ Việt Nam chủ trì, tổ chức kiểm tra, cấp giấy chứng nhận trung tâm sát hạch lái xe loại 1, loại 2 đủ điều kiện hoạt động theo mẫu quy định tại Phụ lục 22a của Thông tư này. Sở Giao thông vận tải tổ chức kiểm tra, cấp giấy chứng nhận trung tâm sát hạch lái xe loại 3 đủ điều kiện hoạt động theo mẫu quy định tại Phụ lục 22b của Thông tư này.
4. Giấy chứng nhận trung tâm sát hạch lái xe loại 1, loại 2 và loại 3 đủ điều kiện hoạt động có hiệu lực trong thời hạn 05 năm. Trước khi giấy chứng nhận hết hạn 30 ngày hoặc trong quá trình hoạt động nếu có những thay đổi về phần mềm sát hạch, thiết bị chấm điểm, chủng loại, số lượng ô tô sát hạch thì trung tâm sát hạch phải làm thủ tục đề nghị cấp lại giấy chứng nhận.
Điều 31. Thủ tục cấp mới giấy chứng nhận trung tâm sát hạch lái xe loại 1, loại 2
1. Thỏa thuận chủ trương
a) Tổ chức, cá nhân có nhu cầu gửi văn bản đề nghị kèm báo cáo tóm tắt đề án xây dựng trung tâm sát hạch lái xe (gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu chính) đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
b)13 Trên cơ sở đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và căn cứ quy hoạch của Bộ Giao thông vận tải phê duyệt, Tổng cục Đường bộ Việt Nam có văn bản thỏa thuận chủ trương xây dựng trung tâm sát hạch lái xe gửi Ủy ban nhân dân và tổ chức, cá nhân. Trường hợp không chấp thuận phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
2. Thỏa thuận bố trí mặt bằng tổng thể và kích thước hình sát hạch
a) Tổ chức, cá nhân gửi văn bản đề nghị kèm 03 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu chính đến Sở Giao thông vận tải. Hồ sơ bao gồm: Dự án đầu tư xây dựng; bản vẽ bố trí mặt bằng tổng thể; bản sao có chứng thực giấy phép xây dựng; hồ sơ thiết kế kích thước hình sát hạch; bản kê khai loại xe cơ giới dùng để sát hạch, loại thiết bị chấm điểm tự động;
b) Trong thời gian không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Sở Giao thông vận tải gửi 03 bộ hồ sơ và văn bản đề nghị Tổng cục Đường bộ Việt Nam xem xét thỏa thuận bố trí mặt bằng tổng thể, kích thước hình sát hạch của trung tâm sát hạch lái xe. Trường hợp không đề nghị phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;
c) Trong thời gian không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Tổng cục Đường bộ Việt Nam có văn bản thỏa thuận gửi Sở Giao thông vận tải và tổ chức, cá nhân. Trường hợp không thỏa thuận phải trả lời tổ chức, cá nhân bằng văn bản và nêu rõ lý do.
3. Kiểm tra, cấp giấy chứng nhận
a) Sau khi xây dựng xong, Trung tâm sát hạch lái xe gửi văn bản đề nghị Sở Giao thông vận tải kiểm tra cấp giấy chứng nhận trung tâm sát hạch lái xe đủ điều kiện hoạt động;
b) Trong thời gian không quá 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Sở Giao thông vận tải kiểm tra, có văn bản đề nghị Tổng cục Đường bộ Việt Nam kiểm tra, cấp giấy chứng nhận trung tâm sát hạch lái xe đủ điều kiện hoạt động. Trường hợp không đề nghị phải trả lời tổ chức, cá nhân bằng văn bản và nêu rõ lý do;
c) Trong thời gian không quá 25 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Tổng cục Đường bộ Việt Nam tổ chức kiểm tra, cấp giấy chứng nhận. Trường hợp không cấp giấy chứng nhận phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Điều 32. Thủ tục cấp mới giấy chứng nhận trung tâm sát hạch lái xe loại 3
1. Tổ chức, cá nhân có nhu cầu gửi văn bản đề nghị chấp thuận chủ trương xây dựng trung tâm sát hạch lái xe loại 3 (gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu chính) đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (đối với trường hợp xây dựng mới), Sở Giao thông vận tải (đối với trường hợp nâng cấp từ sân tập lái).
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Sở Giao thông vận tải xem xét, có văn bản chấp thuận chủ trương xây dựng trung tâm sát hạch lái xe loại 3 gửi tổ chức, cá nhân. Trường hợp không chấp thuận phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
3. Sau khi xây dựng xong, tổ chức, cá nhân gửi văn bản kèm hồ sơ đề nghị Sở Giao thông vận tải kiểm tra cấp giấy chứng nhận trung tâm sát hạch lái xe đủ điều kiện hoạt động. Hồ sơ bao gồm: Văn bản chấp thuận chủ trương, dự án đầu tư xây dựng, bản sao có chứng thực giấy phép xây dựng, bản vẽ bố trí mặt bằng tổng thể,
hồ sơ thiết kế kích thước hình sát hạch, loại xe cơ giới dùng để sát hạch.
4. Trong thời gian không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Sở Giao thông vận tải tổ chức kiểm tra, cấp giấy chứng nhận. Trường hợp không cấp giấy chứng nhận phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Điều 33. Thủ tục cấp lại giấy chứng nhận trung tâm sát hạch lái xe
1. Trung tâm sát hạch lái xe loại 1 và loại 2
a) Trung tâm sát hạch lái xe gửi văn bản đề nghị kiểm tra cấp lại giấy chứng nhận trung tâm sát hạch lái xe đủ điều kiện hoạt động (gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu chính) đến Sở Giao thông vận tải;
b) Trong thời gian không quá 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Sở Giao thông vận tải kiểm tra, có văn bản đề nghị Tổng cục Đường bộ Việt Nam kiểm tra, cấp giấy chứng nhận trung tâm sát hạch lái xe đủ điều kiện hoạt động. Trường hợp không đề nghị phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;
c) Trong thời gian không quá 25 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Tổng cục Đường bộ Việt Nam tổ chức kiểm tra, cấp giấy chứng nhận. Trường hợp không cấp giấy chứng nhận phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
2. Trung tâm sát hạch lái xe loại 3
a) Trung tâm sát hạch lái xe gửi văn bản đề nghị kiểm tra cấp lại giấy chứng nhận trung tâm sát hạch lái xe đủ điều kiện hoạt động (trực tiếp hoặc qua đường bưu chính) đến Sở Giao thông vận tải;
b) Trong thời gian không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Sở Giao thông vận tải kiểm tra, cấp lại giấy chứng nhận. Trường hợp không cấp lại phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Điều 34. Trách nhiệm của trung tâm sát hạch lái xe
1. Bảo đảm cơ sở vật chất, trang thiết bị kiểm tra, chấm điểm theo quy định để thực hiện các kỳ sát hạch đạt kết quả chính xác, khách quan; báo cáo về Sở Giao thông vận tải và Tổng cục Đường bộ Việt Nam khi thiết bị, phương tiện dùng cho sát hạch hoạt động không chính xác, không ổn định hoặc khi thay đổi thiết bị, phương tiện dùng cho sát hạch để xử lý kịp thời.
2. Đầu tư xe cơ giới dùng để sát hạch lái xe đảm bảo điều kiện sau:
a) Xe sát hạch lái xe trong hình thuộc tổ chức, cá nhân có Trung tâm sát hạch, phải có giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện xe cơ giới đường bộ còn giá trị sử dụng và giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự còn hiệu lực;
b) Xe dùng để sát hạch lái xe trên đường phải đảm bảo các điều kiện tham gia giao thông theo quy định của Luật Giao thông đường bộ; có hệ thống phanh phụ bố trí bên ghế ngồi của sát hạch viên, kết cấu chắc chắn, thuận tiện, an toàn, bảo đảm hiệu quả phanh trong quá trình sử dụng; có gắn 02 biển “XE SÁT HẠCH” được chế tạo và lắp đặt theo quy cách quy định tại điểm i khoản 12 Điều 5 của Thông tư này.
3. Phối hợp và tạo mọi điều kiện để các cơ sở đào tạo lái xe đưa học viên đến ôn luyện và các hội đồng sát hạch tổ chức sát hạch đúng kế hoạch, thuận tiện.
4. Chấp hành và phối hợp với cơ quan có thẩm quyền trong việc kiểm tra, kiểm chuẩn trung tâm sát hạch lái xe.
5. Xây dựng kế hoạch thu, chi hàng năm báo cáo cấp có thẩm quyền theo dõi, quản lý và tổ chức thực hiện theo quy định.
6. Thực hiện các dịch vụ phục vụ cho hoạt động của trung tâm sát hạch; công khai mức thu phí sát hạch và giá các dịch vụ khác.
7. Bảo đảm an toàn cho các kỳ sát hạch lái xe; phối hợp các đơn vị, cơ quan liên quan giải quyết khi có các vụ việc xảy ra.
8.14 Thực hiện chế độ báo cáo, công khai lịch sát hạch trên Trang thông tin điện tử của trung tâm, lưu trữ hồ sơ kết quả sát hạch trong thời gian ít nhất là 05 năm, dữ liệu giám sát phòng sát hạch lý thuyết và trên đường trong thời gian ít nhất là 01 năm.
9.15 Nối mạng thông tin quản lý với Tổng cục Đường bộ Việt Nam và Sở Giao thông vận tải.
Mục 2. NGƯỜI DỰ SÁT HẠCH LÁI XE
Điều 35. Hồ sơ dự sát hạch lái xe
1. Đối với người dự sát hạch lái xe lần đầu:
Hồ sơ do cơ sở đào tạo lái xe lập 01 bộ, gửi trực tiếp tại Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải. Hồ sơ bao gồm:
a) Hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều 10 của Thông tư này;
b) Chứng chỉ sơ cấp nghề hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp khóa đào tạo đối với người dự sát hạch lái xe hạng A4, B1, B2 và C;
c) Danh sách đề nghị sát hạch của cơ sở đào tạo lái xe có tên của người dự sát hạch.
2. Đối với người dự sát hạch nâng hạng giấy phép lái xe lên hạng B2, C, D, E và các hạng F:
Hồ sơ do cơ sở đào tạo lái xe lập 01 bộ, gửi trực tiếp tại Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải. Hồ sơ bao gồm:
a) Hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều 10 của Thông tư này;
b) Chứng chỉ sơ cấp nghề hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp khóa đào tạo nâng hạng;
c) Danh sách đề nghị sát hạch của cơ sở đào tạo lái xe có tên của người dự sát hạch nâng hạng.
3. Đối với người dự sát hạch lại do giấy phép lái xe quá thời hạn sử dụng theo quy định:
Hồ sơ do người lái xe lập 01 bộ, gửi trực tiếp tại Tổng cục Đường bộ Việt
Nam hoặc Sở Giao thông vận tải (nơi đang quản lý giấy phép lái xe bị quá hạn). Hồ sơ bao gồm:
a) Giấy tờ quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều 10 của Thông tư này;
b) Đơn đề nghị đổi, cấp lại giấy phép lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 29 của Thông tư này;
c) Bản sao chụp giấy phép lái xe hết hạn.
4. Đối với người dự sát hạch lại do bị mất giấy phép lái xe:
Hồ sơ do người lái xe lập 01 bộ, gửi trực tiếp tại Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải (nơi đang quản lý giấy phép lái xe bị mất). Hồ sơ bao gồm:
a) Giấy tờ quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều 10 của Thông tư này;
b) Đơn đề nghị đổi, cấp lại giấy phép lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 29 của Thông tư này có ghi ngày tiếp nhận hồ sơ của cơ quan tiếp nhận;
c) Bản chính hồ sơ gốc phù hợp với giấy phép lái xe bị mất (đối với trường hợp có hồ sơ gốc).
5. Đối với người dự sát hạch lại do bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe không thời hạn:
Hồ sơ do người lái xe lập 01 bộ, gửi trực tiếp tại Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải (nơi đang quản lý giấy phép lái xe bị tước quyền sử dụng). Hồ sơ bao gồm:
a) Giấy tờ quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều 10 của Thông tư này;
b) Đơn đề nghị đổi, cấp lại giấy phép lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 29 của Thông tư này, có ghi ngày tiếp nhận hồ sơ của cơ quan tiếp nhận;
c) Bản chính hồ sơ gốc phù hợp với giấy phép lái xe bị tước quyền sử dụng (đối với trường hợp có hồ sơ gốc);
d) Quyết định tước quyền sử dụng giấy phép lái xe;
đ) Giấy chứng nhận hoàn thành môn học Pháp luật giao thông đường bộ, đạo đức người lái xe của cơ sở đào tạo lái xe có đủ điều kiện.
Điều 36. Bảo lưu kết quả sát hạch
Người dự sát hạch được quyền bảo lưu một lần trong thời gian 01 năm đối với nội dung sát hạch đã đạt yêu cầu của kỳ sát hạch trước, nếu muốn dự sát hạch phải bảo đảm các điều kiện quy định đối với người học tại Điều 8, hồ sơ dự sát hạch tại Điều 35 của Thông tư này và phải có tên trong biên bản xác nhận vắng, trượt của hội đồng sát hạch hoặc tổ sát hạch kỳ trước.
Mục 3. QUY TRÌNH SÁT HẠCH LÁI XE
Điều 37. Nội dung và quy trình sát hạch lái xe
1. Việc sát hạch để cấp giấy phép lái xe ôtô phải được thực hiện tại các trung tâm sát hạch lái xe có đủ điều kiện hoạt động (sau đây gọi là trung tâm sát hạch).
2. Việc sát hạch để cấp giấy phép lái xe hạng A1, A2, A3 và A4 ở các đô thị từ loại 2 trở lên phải được thực hiện tại các trung tâm sát hạch lái xe có đủ điều kiện hoạt động; các địa bàn khác thực hiện tại các sân sát hạch có đủ các hạng mục công trình cơ bản, sân sát hạch và xe cơ giới dùng để sát hạch của từng hạng giấy phép lái xe theo quy định của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về trung tâm sát hạch lái xe cơ giới đường bộ mã số QCVN 40: 2012/BGTVT.
3. Nội dung sát hạch cấp giấy phép lái xe:
a) Sát hạch lý thuyết: đề sát hạch gồm các câu hỏi liên quan đến quy định của pháp luật giao thông đường bộ, kỹ thuật lái xe, ngoài ra còn có nội dung liên quan như: Cấu tạo và sửa chữa thông thường, nghiệp vụ vận tải (đối với giấy phép lái xe hạng A3, A4); cấu tạo và sửa chữa thông thường, đạo đức người lái xe (đối với giấy phép lái xe ô tô hạng B1); cấu tạo và sửa chữa thông thường, nghiệp vụ vận tải, đạo đức người lái xe (đối với giấy phép lái xe ô tô từ hạng B2 trở lên);
Người dự sát hạch lái xe hạng A1 có giấy phép lái xe ô tô do ngành Giao thông vận tải cấp được miễn sát hạch lý thuyết.
b) Sát hạch thực hành lái xe trong hình hạng A1, A2
Người dự sát hạch phải điều khiển xe mô tô qua 04 bài sát hạch: đi theo hình số 8, qua vạch đường thẳng, qua đường có vạch cản, qua đường gồ ghề.
c) Sát hạch thực hành lái xe trong hình hạng A3, A4
Người dự sát hạch phải điều khiển xe tiến qua hình chữ chi và lùi theo hướng ngược lại.
d) Sát hạch thực hành lái xe trong hình hạng B1, B2, C, D và E
Người dự sát hạch phải thực hiện đúng trình tự và điều khiển xe qua các bài sát hạch đã bố trí tại trung tâm sát hạch như: xuất phát, dừng xe nhường đường cho người đi bộ, dừng và khởi hành xe trên dốc, qua vệt bánh xe và đường vòng vuông góc, qua ngã tư có đèn tín hiệu điều khiển giao thông, qua đường vòng quanh co, ghép xe vào nơi đỗ (hạng B1, B2 và C thực hiện ghép xe dọc; hạng D, E thực hiện ghép xe ngang), tạm dừng ở chỗ có đường sắt chạy qua, thao tác khi gặp tình huống nguy hiểm, thay đổi số trên đường bằng, kết thúc.
đ) Sát hạch thực hành lái xe trong hình hạng FB1, FB2, FD và FE
Người dự sát hạch điều khiển xe qua bài sát hạch: Tiến qua hình có 05 cọc chuẩn và vòng trở lại.
e) Sát hạch thực hành lái xe trong hình hạng FC
Người dự sát hạch điều khiển xe qua 02 bài sát hạch: Tiến qua hình có 05 cọc chuẩn và vòng trở lại; ghép xe dọc vào nơi đỗ.
g) Sát hạch thực hành lái xe trên đường: người dự sát hạch điều khiển ôtô sát hạch, xử lý các tình huống trên đường giao thông công cộng và thực hiện hiệu lệnh của sát hạch viên.
4. Việc tổ chức sát hạch lái xe được thực hiện như sau:
a) Sát hạch lý thuyết đối với hạng A1: Thực hiện trắc nghiệm trên giấy hoặc trên máy vi tính;
b) Sát hạch lý thuyết đối với các hạng A2, A3, A4, B1, B2, C, D, E và các hạng F: thực hiện trên máy vi tính;
c) Sát hạch thực hành lái xe trong hình đối với các hạng A1, A2, A3, A4 và các hạng F thực hiện tại trung tâm sát hạch lái xe hoặc sân sát hạch có đủ điều kiện;
d) Sát hạch thực hành lái xe trong hình đối với các hạng B1, B2, C, D, E: Thực hiện tại trung tâm sát hạch có thiết bị chấm điểm tự động, không có sát hạch viên ngồi trên xe sát hạch;
đ) Sát hạch thực hành lái xe trên đường giao thông công cộng: Áp dụng đối với các hạng B1, B2, C, D, E và các hạng F.
5. Tổng cục Đường bộ Việt Nam hướng dẫn cụ thể thực hiện việc sát hạch, cấp giấy phép lái xe theo quy định.
Điều 38. Chuẩn bị kỳ sát hạch
Ban quản lý sát hạch có các nhiệm vụ sau đây:
1. Đối với kỳ sát hạch lái xe hạng A1, A2
a) Tiếp nhận báo cáo đăng ký sát hạch cấp giấy phép lái xe mô tô hạng A1, A2 do cơ sở đào tạo gửi;
b) Kiểm tra hồ sơ và điều kiện người dự sát hạch theo quy định tại các Điều 35, Điều 36 của Thông tư này;
c) Trình Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Giám đốc Sở Giao thông vận tải duyệt và ra quyết định tổ chức kỳ sát hạch; thành lập tổ sát hạch, tổ giám sát (nếu có).
2. Đối với kỳ sát hạch lái xe các hạng A3, A4, B1, B2, C, D, E và F
a) Tiếp nhận báo cáo đăng ký sát hạch lái xe, danh sách học viên (báo cáo 1), danh sách đề nghị xác minh giấy phép lái xe đã cấp của cơ sở đào tạo theo mẫu quy định tại các Phụ lục 8a, Phụ lục 8b và Phụ lục 8c của Thông tư này;
b) Tiếp nhận báo cáo đề nghị tổ chức sát hạch lái xe kèm danh sách thí sinh dự sát hạch (báo cáo 2) của cơ sở đào tạo theo mẫu quy định tại các Phụ lục 23a và Phụ lục 23b của Thông tư này. Báo cáo do cơ sở đào tạo lập gửi cơ quan quản lý sát hạch cấp giấy phép lái xe trước kỳ sát hạch ít nhất 07 ngày;
c) Kiểm tra hồ sơ và điều kiện người dự sát hạch để cấp giấy phép lái xe hạng A3, A4, B1, B2, C, D, E và F theo quy định tại các Điều 35, Điều 36 của Thông tư này và người dự sát hạch phải có tên trong danh sách học viên (báo cáo 1), danh sách thí sinh dự sát hạch (báo cáo 2) và có bản xác minh giấy phép lái xe đã cấp (đối với trường hợp nâng hạng giấy phép lái xe);
Người được giao nhiệm vụ kiểm tra, duyệt hồ sơ người dự sát hạch phối hợp với cơ sở đào tạo lập biên bản kiểm tra hồ sơ thí sinh theo mẫu quy định tại Phụ lục 23c của Thông tư này.
d) Dự kiến kế hoạch sát hạch và thông báo cho cơ sở đào tạo và người dự sát hạch;
đ) Trình Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Giám đốc Sở Giao thông vận tải duyệt và ra quyết định tổ chức kỳ sát hạch lái xe; thành lập hội đồng sát hạch, tổ sát hạch và tổ giám sát (nếu có) theo mẫu quy định tại Phụ lục 25a của Thông tư này kèm theo danh sách thí sinh được phép dự sát hạch để cấp giấy phép lái xe các hạng theo mẫu quy định tại các Phụ lục 25b và Phụ lục 25c của Thông tư này.
3. Đối với việc sát hạch để cấp lại giấy phép lái xe do bị quá hạn, bị mất, thu hồi, tước quyền sử dụng không thời hạn
a) Ban quản lý sát hạch rà soát, kiểm tra các điều kiện theo quy định, lập danh sách thí sinh đề nghị được sát hạch lại theo mẫu quy định tại Phụ lục 24 của Thông tư này, trình Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Giám đốc Sở Giao thông vận tải ra quyết định tổ chức cùng với kỳ sát hạch lái xe quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này;
b) Trường hợp chưa có kỳ sát hạch lái xe phù hợp, có thể thành lập hội đồng, tổ sát hạch lái xe theo quy định cho các đối tượng này, thành phần hội đồng, tổ sát hạch không có cơ sở đào tạo;
c) Đối với địa phương chưa có trung tâm sát hạch lái xe loại 1, loại 2: Nếu chỉ sát hạch lại lý thuyết thì có thể tổ chức sát hạch tại địa phương theo bộ đề hoặc phần mềm sát hạch do Tổng cục Đường bộ Việt Nam chuyển giao; nếu sát hạch lại cả lý thuyết và thực hành thì phải sát hạch tại trung tâm sát hạch lái xe của địa phương khác theo quy định.
Điều 39. Hội đồng sát hạch
1. Hội đồng sát hạch do Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Giám đốc Sở Giao thông vận tải thành lập.
a) Hội đồng làm việc phải có ít nhất 2/3 số thành viên tham dự, quyết định theo đa số; trường hợp các thành viên trong hội đồng có ý kiến ngang nhau thì thực hiện theo kết luận của Chủ tịch hội đồng;
b) Kết thúc kỳ sát hạch, hội đồng sát hạch tự giải thể.
2.16 Thành phần của hội đồng sát hạch
a) Chủ tịch hội đồng là Lãnh đạo Sở Giao thông vận tải hoặc người đại diện ban quản lý sát hạch, có giấy phép lái xe ô tô, có kiến thức về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe, được Giám đốc Sở Giao thông vận tải hoặc Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam ủy quyền;
b) Các ủy viên gồm: Giám đốc trung tâm sát hạch lái xe, Thủ trưởng cơ sở đào tạo lái xe, tổ trưởng tổ sát hạch và ủy viên thư ký; ủy viên thư ký là người của ban quản lý sát hạch thuộc Sở Giao thông vận tải hoặc Tổng cục Đường bộ Việt Nam.
3. Nhiệm vụ của hội đồng sát hạch:
a) Chỉ đạo kiểm tra và yêu cầu hoàn thiện các điều kiện tổ chức kỳ sát hạch;
b) Phân công và sắp xếp kế hoạch thực hiện kỳ sát hạch;
c) Phổ biến, hướng dẫn các quy định, nội quy sát hạch, thông báo mức phí, lệ phí sát hạch, cấp giấy phép lái xe và các quy định cần thiết cho các sát hạch viên và người dự sát hạch;
d) Tổ chức kỳ sát hạch theo quy định;
đ) Lập biên bản xử lý các vi phạm quy định sát hạch theo quyền hạn được giao và báo cáo cơ quan có thẩm quyền;
e) Yêu cầu cơ sở đào tạo và người dự sát hạch giải quyết bồi thường nếu để xảy ra tai nạn (do lỗi của thí sinh dự sát hạch gây ra) trong quá trình sát hạch lái xe trong hình;
g) Tổng hợp kết quả kỳ sát hạch và ký xác nhận biên bản;
h) Gửi, lưu trữ các văn bản, tài liệu của kỳ sát hạch tại cơ sở đào tạo, trung tâm sát hạch lái xe và ban quản lý sát hạch.
Điều 40. Tổ sát hạch
1. Tổ sát hạch do Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Giám đốc Sở Giao thông vận tải thành lập.
a) Tổ sát hạch chịu sự chỉ đạo trực tiếp của hội đồng sát hạch. Tổ sát hạch cấp giấy phép lái xe hạng A1, A2 chịu sự chỉ đạo trực tiếp của ban quản lý sát hạch;
b) Kết thúc kỳ sát hạch tổ sát hạch tự giải thể.
2. Tổ sát hạch gồm tổ trưởng và các sát hạch viên
a) Tổ trưởng là sát hạch viên có uy tín, có tinh thần trách nhiệm, luôn hoàn thành tốt công việc được giao, đối với kỳ sát hạch lái xe ô tô phải có thẻ sát hạch viên lái xe ô tô;
b)17 Sát hạch viên là công chức, viên chức của Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Sở Giao thông vận tải hoặc của cơ sở đào tạo lái xe; sát hạch viên của cơ sở đào tạo lái xe không được sát hạch đối với học viên do cơ sở trực tiếp đào tạo.
3. Tiêu chuẩn của sát hạch viên:
a) Có tư cách đạo đức tốt;
b) Trình độ văn hóa: Tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên;
c) Đã có giấy phép lái xe tương ứng với hạng xe sát hạch ít nhất 03 năm;
d) Được tập huấn về nghiệp vụ sát hạch và được Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam cấp thẻ sát hạch viên.
4. Nhiệm vụ của tổ sát hạch
a) Kiểm tra phương tiện, trang thiết bị chấm điểm, sân sát hạch, phương án bảo vệ để bảo đảm an toàn trong quá trình sát hạch;
b) Yêu cầu thí sinh chấp hành quy định và nội quy sát hạch; không để người không có nhiệm vụ vào phòng sát hạch lý thuyết, sân sát hạch;
c) Sát hạch theo nội dung và quy trình quy định;
d) Lập biên bản, xử lý các trường hợp vi phạm nội quy trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được giao hoặc báo cáo hội đồng sát hạch;
đ) Sát hạch, tổng hợp kết quả, đánh giá kỳ sát hạch để báo cáo hội đồng sát hạch hoặc ban quản lý sát hạch (đối với sát hạch cấp giấy phép lái xe hạng A1, A2);
e) Các sát hạch viên chịu trách nhiệm trực tiếp về kết quả sát hạch. Tổ trưởng tổ sát hạch chịu trách nhiệm về kết quả chung của kỳ sát hạch;
g) Khi thi hành nhiệm vụ, sát hạch viên phải mặc đồng phục theo quy định.
Điều 41. Trình tự tổ chức sát hạch
1. Phổ biến nội quy và nội dung có liên quan của kỳ sát hạch
a) Trước khi tổ chức sát hạch, Chủ tịch hội đồng sát hạch mời các thành viên của hội đồng, tổ sát hạch, tổ giám sát (nếu có) họp để phân công nhiệm vụ của từng thành viên trong kỳ sát hạch;
b) Tổ chức khai mạc kỳ sát hạch để công bố quyết định tổ chức kỳ sát hạch, phổ biến các nội dung có liên quan của kỳ sát hạch cho người dự sát hạch.
2. Sát hạch theo nội dung, quy trình sát hạch.
3. Kết thúc kỳ sát hạch
a) Đối với kỳ sát hạch lái xe hạng A3, A4, B1, B2, C, D, E và F: Chủ tịch hội đồng sát hạch mời các thành viên của hội đồng, tổ sát hạch, tổ giám sát (nếu có) họp để tổ trưởng sát hạch báo cáo kết quả sát hạch và thống nhất ký biên bản tổng hợp kết quả kỳ sát hạch;
Chủ tịch hội đồng sát hạch ký tên và đóng dấu cơ quan vào biên bản tổng hợp kết quả sát hạch lái xe của người dự sát hạch trúng tuyển theo mẫu quy định tại Phụ lục 26a của Thông tư này.
b) Đối với kỳ sát hạch lái xe mô tô hạng A1, A2: Tổ trưởng sát hạch mời các thành viên của tổ sát hạch, giám đốc cơ sở đào tạo lái xe, tổ giám sát (nếu có) họp thông qua kết quả sát hạch và thống nhất ký biên bản tổng hợp kết quả kỳ sát hạch.
Trưởng ban quản lý sát hạch ký tên và đóng dấu cơ quan xác nhận vào biên bản tổng hợp kết quả sát hạch lái xe của người dự sát hạch trúng tuyển theo mẫu quy định tại Phụ lục 26b của Thông tư này.
Biên bản tổng hợp kết quả sát hạch lái xe là hồ sơ gốc, giao cho người trúng tuyển kỳ sát hạch tự bảo quản.
Điều 42. Giám sát kỳ sát hạch
1. Căn cứ tình hình thực tế, Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Sở Giao thông vận tải tổ chức giám sát đột xuất một số kỳ sát hạch.
2. Cán bộ giám sát kỳ sát hạch là công chức thanh tra thuộc Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc thanh tra viên thuộc Sở Giao thông vận tải; có hiểu biết về công tác đào tạo, sát hạch lái xe, có phẩm chất đạo đức tốt, trung thực, khách quan.
Số lượng cán bộ giám sát đối với kỳ sát hạch lái xe mô tô là 02 người, sát hạch lái xe ô tô là 03 người, trong đó cử một người làm tổ trưởng.
3. Khi làm nhiệm vụ giám sát các kỳ sát hạch, người giám sát phải mặc trang phục theo quy định.
4. Nhiệm vụ của tổ giám sát khi sát hạch lái xe tại các trung tâm sát hạch có lắp thiết bị chấm điểm tự động:
a) Giám sát việc thực hiện đúng nội dung, quy trình sát hạch của hội đồng sát hạch, tổ sát hạch; bảo đảm tính công khai, khách quan, minh bạch trong quá trình sát hạch;
b) Giám sát việc kiểm tra nhận dạng người dự sát hạch trước khi vào phòng sát hạch lý thuyết, sát hạch thực hành lái xe trong hình, trên đường; người không có nhiệm vụ không được vào phòng sát hạch lý thuyết;
c) Giám sát việc tổ chức sát hạch lái xe trên đường: Thực hiện đúng đoạn đường cho phép tổ chức sát hạch; theo dõi, thu nhận các thông tin liên quan đến kỳ sát hạch;
d) Cán bộ giám sát làm việc độc lập, không vào phòng sát hạch lý thuyết, không lên xe sát hạch, không làm thay nhiệm vụ của sát hạch viên.
5. Nhiệm vụ của tổ giám sát khi sát hạch lái xe tại các trung tâm sát hạch chưa lắp thiết bị chấm điểm tự động:
Ngoài nhiệm vụ quy định tại điểm a, b, d khoản 4 Điều này phải giám sát việc chuẩn bị bộ đề sát hạch lý thuyết đúng quy định, không bị đánh dấu.
6. Quyền hạn của tổ giám sát
a) Khi phát hiện sai phạm, đề nghị hội đồng sát hạch, tổ sát hạch xử lý kịp thời, đúng quy định;
b) Báo cáo Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Giám đốc Sở Giao thông vận tải để xem xét xử lý.
7. Kết thúc kỳ sát hạch, tổ trưởng tổ giám sát báo cáo bằng văn bản kết quả giám sát với Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Giám đốc Sở Giao thông vận tải.
Điều 43. Công nhận kết quả sát hạch
Ban quản lý sát hạch rà soát, tổng hợp kết quả, làm văn bản để Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Giám đốc Sở Giao thông vận tải ra quyết định công nhận trúng tuyển kỳ sát hạch kèm theo danh sách thí sinh trúng tuyển được cấp giấy phép lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 27a, 27b của Thông tư này.
Điều 44. Lưu trữ hồ sơ kết quả sát hạch
1. Sau mỗi kỳ sát hạch, ban quản lý sát hạch chịu trách nhiệm lưu trữ hồ sơ của kỳ sát hạch bao gồm:
a) Danh sách học viên (báo cáo 1);
b) Danh sách thí sinh dự sát hạch (báo cáo 2);
c) Biên bản kiểm tra hồ sơ thí sinh;
d) Quyết định tổ chức kỳ sát hạch lái xe;
đ) Biên bản phân công nhiệm vụ của hội đồng kỳ sát hạch lái xe;
e) Biên bản phân công nhiệm vụ của tổ sát hạch lái xe;
g) Biên bản tổng hợp kết quả kỳ sát hạch;
h) Danh sách thí sinh vắng, trượt kỳ sát hạch;
i) Quyết định công nhận trúng tuyển kỳ sát hạch;
k) Danh sách thí sinh trúng tuyển được cấp giấy phép lái xe;
l) Các tài liệu khác có liên quan đến kỳ sát hạch.
2. Cơ sở đào tạo lưu trữ hồ sơ của kỳ sát hạch bao gồm:
a) Các tài liệu tại điểm a, b, c, d, g, h, i, k khoản 1 Điều này;
b) Lưu trữ, bảo quản bài sát hạch lý thuyết và biên bản sát hạch thực hành lái xe trong hình, trên đường của thí sinh của từng kỳ sát hạch.
3. Trung tâm sát hạch lưu trữ hồ sơ của kỳ sát hạch bao gồm:
a) Các tài liệu quy định tại điểm d, g khoản 1 Điều này;
b) Danh sách, kết quả sát hạch lý thuyết;
c) Danh sách, kết quả sát hạch thực hành.
4. Người dự sát hạch tự bảo quản hồ sơ lái xe.
5. Thời gian lưu trữ hồ sơ của ban quản lý sát hạch, cơ sở đào tạo, trung tâm sát hạch
a) Không thời hạn đối với các tài liệu quy định tại điểm i, k khoản 1 Điều này;
b) 05 năm đối với các tài liệu quy định tại điểm a, b, c, d, đ, e, g, h, l khoản 1 Điều này;
c) 02 năm đối với bài thi tốt nghiệp cuối khóa và các tài liệu còn lại. Việc tiêu hủy tài liệu hết thời hạn lưu trữ theo quy định hiện hành.
Chương IV
QUẢN LÝ SÁT HẠCH, CẤP GIẤY PHÉP LÁI XE
Điều 45. Cơ quan quản lý sát hạch, cấp giấy phép lái xe
1.18 Tổng cục Đường bộ Việt Nam được Bộ Giao thông vận tải giao nhiệm vụ quản lý về sát hạch, cấp giấy phép lái xe trong phạm vi toàn quốc. Tổ chức sát hạch, cấp giấy phép lái xe đối với học viên của cơ sở đào tạo do Tổng cục Đường bộ Việt Nam trực tiếp quản lý.
2. Vụ Quản lý phương tiện và người lái thuộc Tổng cục Đường bộ Việt Nam thực hiện chức năng, nhiệm vụ của ban quản lý sát hạch cấp Tổng cục.
3. Sở Giao thông vận tải chịu trách nhiệm quản lý sát hạch, cấp giấy phép lái xe trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
4. Phòng quản lý phương tiện và người lái hoặc phòng quản lý vận tải, phương tiện và người lái thuộc Sở Giao thông vận tải thực hiện chức năng, nhiệm vụ của ban quản lý sát hạch cấp Sở.
Điều 46. Nhiệm vụ của ban quản lý sát hạch cấp Tổng cục
1. Nghiên cứu xây dựng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về sát hạch, cấp giấy phép lái xe để Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam trình cấp có thẩm quyền ban hành; tham mưu cho Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam trong việc chỉ đạo tổ chức thực hiện trong phạm vi cả nước.
2. Nghiên cứu hệ thống biểu mẫu, sổ sách quản lý nghiệp vụ và các ấn chỉ chuyên ngành phục vụ quản lý công tác sát hạch, cấp giấy phép lái xe, trình cấp có thẩm quyền ký ban hành áp dụng thống nhất trong phạm vi cả nước.
3. Kiểm tra đột xuất hoặc định kỳ các trung tâm sát hạch lái xe, bảo đảm độ chính xác của các thiết bị chấm điểm tự động theo quy định, trường hợp cần thiết có thể tạm dừng để khắc phục; kiểm tra các kỳ sát hạch tại trung tâm sát hạch, xử lý hoặc báo cáo cơ quan có thẩm quyền để xử lý các vi phạm theo quy định hiện hành.
4. Nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin vào nghiệp vụ tổ chức, quản lý công tác sát hạch cấp giấy phép lái xe; thiết lập hệ thống mạng thông tin kết nối ban quản lý sát hạch cấp Tổng cục với các trung tâm sát hạch, ban quản lý sát hạch cấp Sở và các cơ sở đào tạo lái xe.
5. Tham mưu cho Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam
a) Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ để các địa phương xây dựng trung tâm sát hạch lái xe;
b) Chỉ đạo về nghiệp vụ, hướng dẫn và kiểm tra, giám sát hoạt động, kiểm chuẩn phương tiện, trang thiết bị, cơ sở vật chất của các trung tâm sát hạch lái xe theo quy định;
c) Hướng dẫn, kiểm tra về nghiệp vụ đối với ban quản lý sát hạch cấp Sở;
d) Xây dựng chương trình, kế hoạch đào tạo, chỉ đạo, tổ chức tập huấn, cấp thẻ sát hạch viên cho đội ngũ sát hạch viên trong cả nước và lưu trữ hồ sơ sát hạch viên theo quy định; trực tiếp quản lý đội ngũ sát hạch viên thuộc ban quản lý sát hạch cấp Tổng cục;
đ) Tổ chức sát hạch, cấp giấy phép lái xe đối với học viên học tại các cơ sở đào tạo lái xe được Bộ Giao thông vận tải giao.
6. Tiếp nhận, xử lý thông tin đổi giấy phép lái xe do Sở Giao thông vận tải chuyển đến; tổ chức cấp, đổi giấy phép lái xe cho các đối tượng:
a) Người lái xe thuộc các cơ quan Trung ương của Đảng, Nhà nước, đoàn thể và các tổ chức quốc tế, ngoại giao có trụ sở cơ quan tại Hà Nội;
b) Người lái xe do Tổng cục Đường bộ Việt Nam quản lý.
7. Cập nhật các vi phạm của người lái xe vào Cơ sở dữ liệu quản lý giấy phép lái xe thống nhất toàn quốc do cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính cung cấp.
8. Thực hiện các nhiệm vụ khác liên quan đến sát hạch, cấp giấy phép lái xe do Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam giao.
919. Công khai lịch, địa điểm tổ chức các kỳ sát hạch lái xe của tháng sau trước ngày 15 của tháng trước trên trang thông tin điện tử của Tổng cục Đường bộ Việt Nam.
Điều 47. Nhiệm vụ của ban quản lý sát hạch cấp Sở
1. Tham mưu cho Giám đốc Sở Giao thông vận tải
a) Tổ chức thực hiện các quy định của Bộ Giao thông vận tải và hướng dẫn của Tổng cục Đường bộ Việt Nam về nghiệp vụ sát hạch, cấp giấy phép lái xe;
b) Xây dựng kế hoạch về nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng và trực tiếp quản lý, lưu trữ hồ sơ của đội ngũ sát hạch viên thuộc ban quản lý sát hạch cấp Sở;
c) Chỉ đạo xây dựng, quản lý hoạt động của trung tâm sát hạch thuộc địa phương;
d) Triển khai nối mạng thông tin với trung tâm sát hạch, các cơ sở đào tạo tại địa phương và với Tổng cục Đường bộ Việt Nam;
đ) Tổ chức các kỳ sát hạch đối với học viên học tại các cơ sở đào tạo lái xe do Sở quản lý; trường hợp việc sát hạch được tổ chức tại trung tâm sát hạch không thuộc quyền quản lý trực tiếp thì ban quản lý sát hạch cấp Sở lựa chọn để có kế hoạch tổ chức sát hạch phù hợp;
e) Tổ chức cấp lại giấy phép lái xe quá thời hạn sử dụng, bị mất, bị tước quyền sử dụng không thời hạn cho người có giấy phép lái xe do Sở giao thông vận tải đang quản lý.
2. Tiếp nhận, xử lý thông tin đổi giấy phép lái xe do Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải khác chuyển đến; tổ chức cấp mới và đổi giấy phép lái xe cho người lái xe có nhu cầu.
3. Cập nhật các vi phạm của người lái xe vào Cơ sở dữ liệu quản lý giấy phép lái xe thống nhất toàn quốc do cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính cung cấp.
4. Thực hiện các nhiệm vụ khác liên quan đến sát hạch, cấp giấy phép lái xe do Giám đốc Sở Giao thông vận tải giao.
5.20 Công khai lịch, địa điểm tổ chức các kỳ sát hạch lái xe trong phạm vi địa phương quản lý của tháng sau trước ngày 15 của tháng trước trên Trang thông tin điện tử của Sở Giao thông vận tải.
Điều 48. Mẫu giấy phép lái xe
1. Mẫu giấy phép lái xe thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
2. Tổng cục Đường bộ Việt Nam in, phát hành, hướng dẫn và quản lý việc sử dụng giấy phép lái xe trong phạm vi cả nước.
Điều 49. Sử dụng và quản lý giấy phép lái xe
1.21 Người có giấy phép lái xe chỉ được lái loại xe quy định đã ghi trong giấy phép lái xe.
2. Giấy phép lái xe phải được mang theo người khi lái xe.
3. Giấy phép lái xe có thể bị tước quyền sử dụng có thời hạn, không thời hạn hoặc thu hồi theo quy định của pháp luật.
4. Người có giấy phép lái xe hạng B1 muốn hành nghề lái xe và người có nhu cầu nâng hạng giấy phép lái xe phải dự khóa đào tạo và sát hạch để được cấp giấy phép lái xe mới.
5.22 Người nước ngoài hoặc người Việt Nam cư trú ở nước ngoài có nhu cầu lái xe ở Việt Nam thực hiện như sau:
a) Nếu có giấy phép lái xe quốc gia phải làm thủ tục đổi sang giấy phép lái xe tương ứng của Việt Nam;
b) Nếu có giấy phép lái xe quốc tế do cơ quan có thẩm quyền của các nước tham gia Công ước về Giao thông đường bộ năm 1968 cấp, còn thời hạn sử dụng thì được lái loại xe quy định đã ghi trong giấy phép lái xe mà không phải đổi sang giấy phép lái xe Việt Nam;
Nội dung giấy phép lái xe quốc tế theo quy định tại Phụ lục 32 của Thông tư này;
c) Trường hợp điều ước quốc tế về giấy phép lái xe mà Việt Nam là thành viên có quy định khác thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.
6. Giấy phép lái xe hạng A1, A2 do ngành công an cấp trước ngày 01/8/1995, bằng lái xe và giấy phép lái xe do ngành giao thông vận tải cấp còn giá trị được tiếp tục sử dụng theo thời hạn ghi trên giấy phép lái xe hoặc bằng lái xe.
7. Giấy phép lái xe hạng E do ngành Giao thông vận tải cấp trước ngày 01/7/2009 cho người chưa đủ tuổi theo quy định của Luật Giao thông đường bộ năm 2008 được tiếp tục đổi giấy phép lái xe khi hết hạn.
8. Người có giấy phép lái xe hạng FD, FE do ngành Giao thông vận tải cấp trước ngày 01/7/2009, nếu có nhu cầu điều khiển ôtô tải kéo rơ moóc hoặc ô tô đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc được đổi bổ sung hạng FC.
9. Người giả khai báo mất hoặc tẩy xoá, làm sai lệch các thông tin trên giấy phép lái xe; sử dụng giấy phép lái xe hoặc hồ sơ lái xe giả; có hành vi cố tình gian dối khác để được đổi, cấp lại, cấp mới giấy phép lái xe, ngoài việc bị cơ quan quản lý giấy phép lái xe ra quyết định thu hồi giấy phép lái xe và hồ sơ gốc còn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và không được cấp giấy phép lái xe trong thời hạn 05 năm kể từ ngày phát hiện hành vi vi phạm. Người có nhu cầu cấp lại giấy phép lái xe phải học và sát hạch như trường hợp cấp giấy phép lái xe lần đầu.
Điều 50. Xác minh giấy phép lái xe
1. Khi tiếp nhận danh sách đề nghị xác minh giấy phép lái xe đã cấp của cơ sở đào tạo; khi đổi, cấp lại giấy phép lái xe, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải tra cứu và in thông tin về giấy phép lái xe của người xin nâng hạng và đổi giấy phép lái xe từ Cơ sở dữ liệu quản lý giấy phép lái xe thống nhất toàn quốc (Bản xác minh giấy phép lái xe cơ giới đường bộ); trường hợp chưa có thông tin phải có văn bản đề nghị Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải xác minh giấy phép lái xe đã cấp; Bản đề nghị xác minh giấy phép lái xe cơ giới đường bộ theo mẫu quy định tại Phụ lục 28a, Bản xác minh giấy phép lái xe cơ giới đường bộ theo mẫu quy định tại Phụ lục 28b của Thông tư này.
2.23 Thực hiện xác minh
a) Việc xác minh giấy phép lái xe phải thực hiện ngay qua điện thoại hoặc thư điện tử hoặc Fax và sau đó gửi bằng văn bản;
b) Sau khi có kết quả xác minh giấy phép lái xe, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải cập nhật bổ sung thông tin về giấy phép lái xe vào hệ cơ sở dữ liệu quản lý giấy phép lái xe thống nhất toàn quốc. Trường hợp phát hiện giấy phép lái xe đã cấp không hợp lệ, cơ quan trực tiếp cấp, đổi giấy phép lái xe có trách nhiệm: ra quyết định thu hồi; phối hợp với Tổng cục Đường bộ Việt Nam xử lý, cập nhật vi phạm trên hệ cơ sở dữ liệu quản lý giấy phép lái xe thống nhất toàn quốc; thông báo trên Trang thông tin điện tử của Sở Giao thông vận tải và Trang thông tin điện tử quản lý giấy phép lái xe để không công nhận tính hợp pháp của giấy phép lái xe đã cấp; xử lý vi phạm theo quy định tại khoản 9 Điều 49 của Thông tư này.
3.24 Thời hạn xác minh
a) Kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có văn bản đề nghị Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải xác minh giấy phép lái xe đã cấp;
b) Ngay khi nhận được yêu cầu xác minh, Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải phải trả lời xác minh giấy phép lái xe đã cấp.
Điều 51. Cấp mới giấy phép lái xe
1. Căn cứ quyết định công nhận trúng tuyển kỳ sát hạch, Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Giám đốc Sở Giao thông vận tải cấp giấy phép lái xe cho người trúng tuyển.
Ngày trúng tuyển ghi tại mặt sau giấy phép lái xe là ngày ký quyết định công nhận trúng tuyển kỳ sát hạch.
2. Mỗi người chỉ được cấp duy nhất 01 giấy phép lái xe bằng vật liệu PET.; khi cấp giấy phép lái xe nâng hạng, cơ quan cấp giấy phép lái xe cắt góc giấy phép lái xe cũ và giao cho người lái xe bảo quản.
3. Thời gian cấp giấy phép lái xe chậm nhất không quá 10 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc kỳ sát hạch. Trước khi trả giấy phép lái xe cho người trúng tuyển, cơ quan quản lý sát hạch phải ghi số giấy phép lái xe vào biên bản tổng hợp kết quả sát hạch lái xe.
Điều 52. Cấp lại giấy phép lái xe
1. Người có giấy phép lái xe quá thời hạn sử dụng
a) Quá từ 03 tháng đến dưới 01 năm, kể từ ngày hết hạn, phải sát hạch lại lý thuyết để cấp lại giấy phép lái xe;
b) Quá từ 01 năm trở lên, kể từ ngày hết hạn, phải sát hạch lại cả lý thuyết và thực hành để cấp lại giấy phép lái xe.
Hồ sơ dự sát hạch lại thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 35 của Thông tư này.
2. Người có giấy phép lái xe bị mất lần thứ nhất, còn thời hạn sử dụng hoặc quá thời hạn sử dụng dưới 03 tháng, còn hồ sơ gốc, khi tra cứu vi phạm của người lái xe trong Cơ sở dữ liệu quản lý giấy phép lái xe thống nhất toàn quốc, nếu không phát hiện đang bị các cơ quan có thẩm quyền thu giữ, xử lý, sau 02 tháng kể từ ngày nộp đủ hồ sơ theo quy định, được xét cấp lại giấy phép lái xe.
Hồ sơ do người lái xe lập 01 bộ gửi trực tiếp tại Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải (nơi đang quản lý giấy phép lái xe bị mất), gồm:
a) Đơn đề nghị đổi, cấp lại giấy phép lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 29 của Thông tư này;
b) Bản chính hồ sơ gốc phù hợp với giấy phép lái xe;
c) Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định.
Khi đến nộp hồ sơ cấp lại giấy phép lái xe, người lái xe được cơ quan cấp giấy phép lái xe chụp ảnh trực tiếp và phải xuất trình giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu (đối với người nước ngoài) để đối chiếu.
3. Người có giấy phép lái xe bị mất lần thứ nhất, còn thời hạn sử dụng hoặc quá thời hạn sử dụng dưới 03 tháng, không còn hồ sơ gốc, có tên trong hồ sơ của cơ quan quản lý sát hạch, khi tra cứu vi phạm của người lái xe trong Cơ sở dữ liệu quản lý giấy phép lái xe thống nhất toàn quốc, nếu không phát hiện đang bị các cơ quan có thẩm quyền thu giữ, xử lý, sau 02 tháng kể từ ngày nộp đủ hồ sơ theo quy định, được xét cấp lại giấy phép lái xe.
Hồ sơ do người lái xe lập 01 bộ gửi trực tiếp tại Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải (nơi đang quản lý giấy phép lái xe bị mất), gồm:
a) Đơn đề nghị đổi, cấp lại giấy phép lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 29 của Thông tư này;
b) Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định.
Khi đến nộp hồ sơ cấp lại giấy phép lái xe, người lái xe được cơ quan cấp giấy phép lái xe chụp ảnh trực tiếp và phải xuất trình giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu (đối với người nước ngoài) để đối chiếu.
4. Người có giấy phép lái xe bị mất lần thứ nhất, quá thời hạn sử dụng từ 03 tháng đến dưới 01 năm, còn hồ sơ gốc, khi tra cứu vi phạm của người lái xe trong Cơ sở dữ liệu quản lý giấy phép lái xe thống nhất toàn quốc, nếu không phát hiện đang bị các cơ quan có thẩm quyền thu giữ, sau 02 tháng kể từ ngày nộp đủ hồ sơ theo quy định, phải dự sát hạch lại lý thuyết để cấp lại giấy phép lái xe;
Hồ sơ dự sát hạch lại thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 35 của Thông tư này.
5. Người có giấy phép lái xe bị mất lần thứ nhất, quá thời hạn sử dụng từ 03 tháng đến dưới 01 năm, không còn hồ sơ gốc, có tên trong hồ sơ của cơ quan quản lý sát hạch, khi tra cứu vi phạm của người lái xe trong Cơ sở dữ liệu quản lý giấy phép lái xe thống nhất toàn quốc, nếu không phát hiện đang bị các cơ quan có thẩm quyền thu giữ, xử lý, sau 02 tháng kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định, phải dự sát hạch lại lý thuyết để cấp lại giấy phép lái xe;
Hồ sơ dự sát hạch lại thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 35 của Thông tư này.
6. Người có giấy phép lái xe bị mất lần thứ nhất, quá thời hạn sử dụng từ 01 năm trở lên, còn hồ sơ gốc hoặc không còn hồ sơ gốc, có tên trong hồ sơ của cơ quan quản lý sát hạch, khi tra cứu vi phạm của người lái xe trong Cơ sở dữ liệu quản lý giấy phép lái xe thống nhất toàn quốc, nếu không phát hiện đang bị các cơ quan có thẩm quyền thu giữ, xử lý, sau 02 tháng kể từ ngày nộp đủ hồ sơ theo quy định, phải sát hạch lại cả lý thuyết và thực hành để cấp lại giấy phép lái xe.
Hồ sơ dự sát hạch lại thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 35 của Thông tư này.
7. Người có giấy phép lái xe bị mất lần thứ hai trong thời hạn 02 năm, kể từ ngày cấp lại cho giấy phép lái xe bị mất lần thứ nhất, nếu có tên trong hồ sơ của cơ quan quản lý sát hạch, khi tra cứu vi phạm của người lái xe trong Cơ sở dữ liệu quản lý giấy phép lái xe thống nhất toàn quốc, không phát hiện đang bị các cơ quan có thẩm quyền thu giữ, xử lý, sau 02 tháng kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định, phải sát hạch lại lý thuyết để cấp lại giấy phép lái xe;
Hồ sơ dự sát hạch lại thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 35 của Thông tư này.
8. Người có giấy phép lái xe bị mất từ lần thứ ba trở lên trong thời hạn 02 năm kể từ ngày cấp lại cho giấy phép lái xe bị mất lần thứ hai, nếu có tên trong hồ sơ của cơ quan quản lý sát hạch, khi tra cứu vi phạm của người lái xe trong Cơ sở dữ liệu quản lý giấy phép lái xe thống nhất toàn quốc, không phát hiện đang bị các cơ quan có thẩm quyền thu giữ, xử lý, sau 02 tháng kể từ ngày nộp đủ hồ sơ theo quy định, phải sát hạch lại cả lý thuyết và thực hành để cấp lại giấy phép lái xe.
Hồ sơ dự sát hạch lại thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 35 của Thông tư này.
9. Người bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe không thời hạn, sau thời hạn 01 năm, kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền ra quyết định tước quyền sử dụng giấy phép lái xe không thời hạn, nếu có nhu cầu, được dự học lại pháp luật giao thông đường bộ, đạo đức người lái xe, được kiểm tra và có chứng nhận của cơ sở đào tạo lái xe đã hoàn thành nội dung học và nộp đủ hồ sơ theo quy định thì được dự sát hạch lại cả lý thuyết và thực hành để cấp lại giấy phép lái xe.
Hồ sơ dự sát hạch lại thực hiện theo quy định tại khoản 5 Điều 35 của Thông tư này.
10. Ngày trúng tuyển ghi tại mặt sau giấy phép lái xe cấp lại (phục hồi), được tính theo ngày trúng tuyển của giấy phép lái xe cũ.
11. Thời gian cấp lại giấy phép lái xe thực hiện như đối với cấp mới.
Khi cấp lại giấy phép lái xe, cơ quan quản lý cấp giấy phép lái xe phải cắt góc giấy phép lái xe cũ (nếu có).
12. Người dự sát hạch lại có nhu cầu ôn tập, đăng ký với các cơ sở đào tạo lái xe để được hướng dẫn ôn tập, phải nộp phí ôn tập theo quy định của Bộ Tài chính, không phải học lại theo chương trình đào tạo.
13. Người có giấy phép lái xe còn thời hạn sử dụng, nhưng không còn hồ sơ gốc, có tên trong hồ sơ của cơ quan quản lý sát hạch, nếu có nhu cầu được lập lại hồ sơ gốc.
Hồ sơ do người lái xe lập thành 01 bộ gửi trực tiếp tại Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải (nơi đã cấp giấy phép lái xe), gồm:
a) Đơn đề nghị đổi, cấp lại giấy phép lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 29 của Thông tư này;
b) Bản sao chụp giấy phép lái xe, giấy chứng minh nhân dân.
Cơ quan cấp giấy phép lái xe kiểm tra, xác nhận và đóng dấu, ghi rõ: số, hạng giấy phép lái xe được cấp, ngày sát hạch (nếu có), tên cơ sở đào tạo (nếu có) vào góc trên bên phải đơn đề nghị đổi, cấp lại giấy phép lái xe và trả cho người lái xe tự bảo quản để thay hồ sơ gốc.
Điều 53. Đổi giấy phép lái xe
1.25 Trong thời hạn 03 tháng, trước khi giấy phép lái xe hết hạn, người có nhu cầu tiếp tục sử dụng giấy phép lái xe được xét đổi giấy phép lái xe; giấy phép lái xe bằng giấy bìa đang lưu hành còn thời hạn sử dụng được đổi sang giấy phép lái xe bằng vật liệu PET theo lộ trình quy định tại Điều 61 của Thông tư này.
2. Người có giấy phép lái xe quá thời hạn sử dụng dưới 03 tháng, kể từ ngày hết hạn, người có giấy phép lái xe bị hỏng được xét đổi giấy phép lái xe.
3. Người có giấy phép lái xe hạng E đủ 55 tuổi đối với nam và 50 tuổi đối với nữ, có nhu cầu tiếp tục lái xe, nếu đủ sức khỏe theo quy định, được xét đổi giấy phép lái xe từ hạng D trở xuống.
4. Trường hợp năm sinh, tên đệm ghi trên giấy phép lái xe có sai lệch với năm sinh, tên đệm ghi trên giấy chứng minh nhân dân thì cơ quan quản lý giấy phép lái xe làm thủ tục đổi giấy phép lái xe mới phù hợp với năm sinh, tên đệm ghi trong giấy chứng minh nhân dân.
5. Đối tượng được đổi giấy phép lái xe:
a) Người Việt Nam, người nước ngoài được đào tạo, sát hạch cấp giấy phép lái xe tại Việt Nam khi hết thời hạn sử dụng;
b) Người Việt Nam, người nước ngoài định cư lâu dài ở Việt Nam đã có giấy phép lái xe Việt Nam đổi từ giấy phép lái xe nước ngoài, khi hết hạn nếu có nhu cầu được đổi giấy phép lái xe;
c) Người có giấy phép lái xe quân sự còn thời hạn sử dụng khi ra quân (phục viên, xuất ngũ, chuyển ngành, thôi việc, nghỉ hưu...), nếu có nhu cầu được đổi giấy phép lái xe;
d) Cán bộ, chiến sĩ công an có giấy phép lái xe do ngành công an cấp sau ngày 31/7/1995 còn thời hạn sử dụng, khi ra khỏi ngành (chuyển công tác, nghỉ hưu, thôi việc...), nếu có nhu cầu được đổi giấy phép lái xe;
đ) Người có giấy phép lái xe mô tô của ngành giao thông vận tải hoặc giấy phép lái xe mô tô do ngành công an cấp trước ngày 31/7/1995 bị hỏng có nhu cầu đổi, có tên trong sổ lưu được xét đổi giấy phép lái xe mới;
e) Người nước ngoài cư trú, làm việc, học tập tại Việt Nam với thời gian từ 03 tháng trở lên, có giấy phép lái xe quốc gia còn thời hạn sử dụng, nếu có nhu cầu lái xe ở Việt Nam được xét đổi sang giấy phép lái xe tương ứng của Việt Nam;
g) Khách du lịch nước ngoài lái xe đăng ký nước ngoài vào Việt Nam, có giấy phép lái xe quốc gia còn thời hạn sử dụng, nếu có nhu cầu lái xe ở Việt Nam được xét đổi sang giấy phép lái xe tương ứng của Việt Nam;
h) Người Việt Nam (mang quốc tịch Việt Nam) trong thời gian cư trú, học tập, làm việc ở nước ngoài được nước ngoài cấp giấy phép lái xe quốc gia, còn thời hạn sử dụng, nếu có nhu cầu lái xe ở Việt Nam được xét đổi sang giấy phép lái xe tương ứng của Việt Nam.
6. Không đổi giấy phép lái xe đối với các trường hợp sau:
a) Giấy phép lái xe tạm thời của nước ngoài; giấy phép lái xe quốc tế; giấy phép lái xe của nước ngoài, quân sự, công an quá thời hạn sử dụng theo quy định; có biểu hiện tẩy xóa, rách nát không còn đủ các yếu tố cần thiết để đổi giấy phép lái xe hoặc có sự khác biệt về nhận dạng; giấy phép lái xe nước ngoài có dấu hiệu không do cơ quan có thẩm quyền cấp mà không được xác minh;
b) Giấy phép lái xe do ngành giao thông vận tải cấp nhưng không có trong bảng kê danh sách cấp giấp phép lái xe (sổ quản lý);
c) Quyết định ra quân tính đến ngày làm thủ tục đổi quá thời hạn 06 tháng đối với giấy phép lái xe quân sự do Bộ Quốc phòng cấp.
7. Thời hạn sử dụng và hạng xe được phép điều khiển:
a) Thời hạn sử dụng giấy phép lái xe Việt Nam đổi cho người nước ngoài phù hợp với thời hạn ghi trong thị thực nhập cảnh hoặc thẻ tạm trú, phù hợp với thời hạn sử dụng giấy phép lái xe nước ngoài nhưng không vượt quá thời hạn quy định của giấy phép lái xe Việt Nam;
b) Thời hạn sử dụng giấy phép lái xe Việt Nam đổi cho khách du lịch nước ngoài lái xe đăng ký nước ngoài vào Việt Nam phù hợp với thời gian du lịch ở Việt Nam (từ khi nhập cảnh đến khi xuất cảnh) nhưng không vượt quá thời hạn quy định của giấy phép lái xe Việt Nam;
Đối với khách du lịch nước ngoài lái xe vào Việt Nam chưa có điều kiện xuất trình hộ chiếu và giấy phép lái xe nước ngoài, khi đổi giấy phép lái xe có thể căn cứ vào danh sách xuất nhập cảnh của Bộ Công an và bản dịch giấy phép lái xe (kèm theo bản sao chụp giấy phép lái xe nước ngoài), làm sẵn giấy phép lái xe cho số người đăng ký. Giấy phép lái xe chỉ được cấp cho những người thực sự vào Việt Nam sau khi đối chiếu giấy phép lái xe nước ngoài và hộ chiếu;
c) Giấy phép lái xe quốc gia cấp cho người đổi được điều khiển nhiều hạng xe khác nhau được đổi sang giấy phép lái xe để điều khiển các hạng xe tương ứng của Việt Nam;
d) Giấy phép lái xe quân sự có hiệu lực được phép lái nhiều hạng xe khác nhau được đổi sang giấy phép lái xe ngành giao thông vận tải có hiệu lực lái các hạng xe tương ứng.
8.26 Thời gian đổi giấy phép lái xe:
a) Không quá 05 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định;
b) Khi đổi giấy phép lái xe, cơ quan cấp giấy phép lái xe cắt góc giấy phép lái xe cũ (trừ giấy phép lái xe do nước ngoài cấp).
Điều 54. Hồ sơ đổi giấy phép lái xe do ngành Giao thông vận tải cấp
Hồ sơ do người lái xe lập 01 bộ gửi trực tiếp tại Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải, gồm:
1. Đơn đề nghị đổi, cấp lại giấy phép lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 29 của Thông tư này.
2. Bản chính hồ sơ gốc phù hợp với giấy phép lái xe (đối với trường hợp giấy phép lái xe bị mất, có hồ sơ gốc).
3. Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định.
4. Bản sao chụp giấy phép lái xe (đối với trường hợp còn giấy phép lái xe).
Khi đến đổi giấy phép lái xe, người lái xe được cơ quan cấp giấy phép lái xe chụp ảnh và phải xuất trình giấy phép lái xe, giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu (đối với người nước ngoài) để đối chiếu.
Điều 55. Hồ sơ đổi giấy phép lái xe quân sự do Bộ Quốc phòng cấp
Hồ sơ do người lái xe lập 01 bộ gửi trực tiếp tại Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải, gồm:
1. Đơn đề nghị đổi, cấp lại giấy phép lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 29 của Thông tư này.
2. Quyết định ra quân trong thời hạn không quá 06 tháng tính từ ngày Thủ trưởng cấp trung đoàn trở lên ký (bản sao có chứng thực).
3. Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định.
4. Giấy phép lái xe quân sự còn thời hạn sử dụng (bản chính).
Khi đến nộp hồ sơ, người lái xe được cơ quan cấp giấy phép lái xe chụp ảnh và phải xuất trình quyết định ra quân, giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu (đối với người nước ngoài) còn thời hạn để đối chiếu.
Hồ sơ đổi giấy phép lái xe quân sự là hồ sơ gốc gồm các tài liệu ghi ở các khoản 1, 2 Điều này và giấy phép lái xe quân sự đã được cắt góc, giao cho người lái xe tự bảo quản.
Điều 56. Hồ sơ đổi giấy phép lái xe do ngành Công an cấp
1. Hồ sơ đổi giấy phép lái xe mô tô do ngành Công an cấp trước ngày 31/7/1995 bị hỏng.
Hồ sơ do người lái xe lập 01 bộ gửi trực tiếp tại Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải, gồm:
a) Đơn đề nghị đổi, cấp lại giấy phép lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 29 của Thông tư này;
b) Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định;
c) Bản sao chụp giấy phép lái xe và xuất trình bản chính để kiểm tra;
d) Bản chính hồ sơ gốc (đối với trường hợp có hồ sơ gốc).
Khi đến nộp hồ sơ, người lái xe được cơ quan cấp giấy phép lái xe chụp ảnh và phải xuất trình giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu (đối với người nước ngoài) còn thời hạn để đối chiếu.
2. Hồ sơ đổi giấy phép lái xe do ngành Công an cấp từ ngày 31/7/1995.
Hồ sơ do người lái xe lập 01 bộ gửi trực tiếp tại Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải, gồm:
a) Đơn đề nghị đổi, cấp lại giấy phép lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 29 của Thông tư này;
b) Quyết định ra khỏi ngành (chuyển công tác, nghỉ hưu, thôi việc...) của cấp có thẩm quyền (bản sao có chứng thực);
c) Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định;
d) Giấy phép lái xe của ngành công an cấp còn thời hạn sử dụng (bản chính);
Khi đến nộp hồ sơ, người đổi giấy phép lái xe được cơ quan cấp giấy phép lái xe chụp ảnh và phải xuất trình Quyết định ra khỏi ngành, giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu (đối với người nước ngoài) còn thời hạn để đối chiếu.
Hồ sơ đổi giấy phép lái xe công an là hồ sơ gốc, gồm tài liệu ghi ở các điểm a, b khoản 2 Điều này và giấy phép lái xe công an đã được cắt góc, giao cho người lái xe tự bảo quản.
Điều 57. Hồ sơ đổi giấy phép lái xe hoặc bằng lái xe của nước ngoài
1. Hồ sơ do người lái xe lập thành 01 bộ gửi trực tiếp tại Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải (nơi đăng ký cư trú, lưu trú, tạm trú hoặc định cư lâu dài), bao gồm:
a) Đơn đề nghị đổi, cấp lại giấy phép lái xe (đối với người Việt Nam theo mẫu quy định tại Phụ lục 29 của Thông tư này; đối với người nước ngoài theo mẫu quy định tại Phụ lục 30 của Thông tư này);
b) Bản dịch giấy phép lái xe nước ngoài ra tiếng Việt được bảo chứng chất lượng dịch thuật của cơ quan công chứng hoặc Đại sứ quán, Lãnh sự quán tại Việt Nam mà người dịch làm việc, đóng dấu giáp lai với bản sao chụp giấy phép lái xe; trường hợp phát hiện có nghi vấn, cơ quan cấp đổi giấy phép lái xe có văn bản đề nghị Đại sứ quán, Lãnh sự quán của quốc gia cấp giấy phép lái xe tại Việt Nam xác minh;
c) Bản sao chụp hộ chiếu gồm phần số hộ chiếu, họ tên và ảnh người được cấp, thời hạn sử dụng và trang thị thực nhập cảnh vào Việt Nam, bản sao chụp giấy chứng minh nhân dân, giấy chứng minh thư ngoại giao hoặc công vụ do Bộ Ngoại giao Việt Nam cấp hoặc bản sao chụp thẻ cư trú, thẻ lưu trú, thẻ tạm trú, thẻ thường trú, giấy tờ xác minh định cư lâu dài tại Việt Nam đối với người nước ngoài;
Khi đến đổi giấy phép lái xe, người lái xe được cơ quan cấp giấy phép lái xe chụp ảnh và phải xuất trình hộ chiếu còn thời hạn, giấy chứng minh nhân dân, giấy chứng minh thư ngoại giao hoặc công vụ do Bộ Ngoại giao Việt Nam cấp, thẻ cư trú, thẻ lưu trú, thẻ tạm trú, thẻ thường trú hoặc giấy tờ xác minh định cư lâu dài tại Việt Nam và giấy phép lái xe nước ngoài để đối chiếu.
2. Hồ sơ đổi giấy phép lái xe do cơ quan đổi giấy phép lái xe giao cho người lái xe quản lý là hồ sơ gốc, gồm các tài liệu ghi ở các điểm a, b, c, khoản 1 Điều này và giấy phép lái xe nước ngoài.
Điều 58. Hồ sơ đổi giấy phép lái xe hoặc bằng lái xe của nước ngoài cấp cho khách du lịch nước ngoài lái xe vào Việt Nam
1. Hồ sơ lập 01 bộ gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu chính đến Sở Giao thông vận tải. Hồ sơ bao gồm:
a) Đơn đề nghị đổi giấy phép lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 30 của Thông tư này;
b) Bản dịch giấy phép lái xe nước ngoài ra tiếng Việt được bảo chứng chất lượng dịch thuật của cơ quan công chứng hoặc Đại sứ quán, Lãnh sự quán tại Việt Nam mà người dịch làm việc, đóng dấu giáp lai với bản sao chụp giấy phép lái xe; trường hợp phát hiện có nghi vấn, cơ quan cấp đổi giấy phép lái xe có văn bản đề nghị Đại sứ quán, Lãnh sự quán của quốc gia cấp giấy phép lái xe tại Việt Nam xác minh;
c) Danh sách xuất nhập cảnh của Bộ Công an (bản sao có chứng thực) hoặc bản sao chụp hộ chiếu gồm phần số hộ chiếu, họ tên và ảnh người được cấp, thời hạn sử dụng và trang thị thực nhập cảnh vào Việt Nam;
d) 01 ảnh màu cỡ 3 x 4 cm nền ảnh màu xanh, kiểu chứng minh nhân dân.
Khi đến nhận giấy phép lái xe, người lái xe xuất trình hộ chiếu còn thời hạn và giấy phép lái xe nước ngoài để đối chiếu.
2. Cơ quan quản lý cấp giấy phép lái xe phải ghi vào hồ sơ quản lý là giấy phép lái xe đổi 01 lần.
Phần IV
ĐÀO TẠO, SÁT HẠCH ĐỐI VỚI MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP ĐẶC THÙ
Điều 59. Đào tạo lái xe
1. Đào tạo đối với người khuyết tật điều khiển xe mô tô ba bánh dùng cho người khuyết tật để cấp giấy phép lái xe hạng A1
a) Người học có thể tự học lý thuyết và thực hành; trường hợp có nhu cầu học tập trung đăng ký với cơ sở đào tạo để được học theo nội dung, chương trình quy định;
b) Cơ sở đào tạo miễn toàn bộ hoặc giảm học phí cho người học.
2. Đào tạo lái xe mô tô hạng A1 đối với đồng bào dân tộc có trình độ văn hóa quá thấp.
Sở Giao thông vận tải xây dựng, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành về điều kiện, hình thức đào tạo phù hợp điều kiện thực tế của địa phương.
Điều 60. Sát hạch lái xe
Việc sát hạch để cấp giấy phép lái xe mô tô hạng A1 cho người khuyết tật, đồng bào dân tộc có trình độ văn hóa quá thấp do Sở Giao thông vận tải căn cứ nội dung và quy trình sát hạch đã được ban hành, xây dựng nội dung và phương án tổ chức sát hạch phù hợp trình Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xem xét, quyết định.
Phần V
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 61. Lộ trình chuyển đổi sang Giấy phép lái xe bằng vật liệu PET 27.
Giấy phép lái xe bằng giấy bìa phải được chuyển đổi sang giấy phép lái xe mới bằng vật liệu PET theo lộ trình sau:
1. Giấy phép lái xe ô tô: chuyển đổi trước ngày 31 tháng 12 năm 2014;
2. Giấy phép lái xe hạng A4: chuyển đổi trước ngày 31 tháng 12 năm 2015;
3. Giấy phép lái xe không thời hạn (các hạng A1, A2, A3):
a) Cấp trước năm 2003: chuyển đổi trước ngày 31 tháng 12 năm 2016;
b) Cấp trước năm 2004: chuyển đổi trước ngày 31 tháng 12 năm 2017;
c) Cấp trước năm 2007: chuyển đổi trước ngày 31 tháng 12 năm 2018;
d) Cấp trước năm 2010: chuyển đổi trước ngày 31 tháng 12 năm 2019;
đ) Cấp sau năm 2010: chuyển đổi trước ngày 31 tháng 12 năm 2020.
Điều 62. Báo cáo về công tác đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe
1. Hàng năm, vào tháng 01 và tháng 7, Sở Giao thông vận tải sơ kết, tổng kết công tác đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe của địa phương, gửi báo cáo về Tổng cục Đường bộ Việt Nam để tổng hợp báo cáo Bộ Giao thông vận tải.
2. Hàng tháng (trước ngày 05 của tháng sau), các Sở Giao thông vận tải thực hiện báo cáo tổng hợp cấp, đổi giấy phép lái xe về Tổng cục Đường bộ Việt Nam để tổng hợp báo cáo Bộ Giao thông vận tải theo mẫu quy định tại Phụ lục 31 của Thông tư này.
Điều 63. Kiểm tra, thanh tra
1. Vụ Tổ chức cán bộ, Tổng cục Đường bộ Việt Nam thực hiện kiểm tra công tác đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe theo quy định.
2. Sở Giao thông vận tải chủ trì phối hợp các cơ quan liên quan, căn cứ chức năng nhiệm vụ được giao, tổ chức kiểm tra, thanh tra, giám sát công tác đào tạo, sát hạch lái xe đối với các cơ sở đào tạo, trung tâm sát hạch do Sở Giao thông vận tải quản lý, xử lý vi phạm theo quy định.
3. Thanh tra công tác đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ thực hiện theo pháp luật thanh tra.
4. Việc kiểm tra, thanh tra công tác đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe theo quy định của pháp luật hiện hành.
Điều 64. Hiệu lực thi hành28
1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2013 và thay thế các Thông tư số 07/2009/TT-BGTVT ngày 19/6/2009 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ; Thông tư số 15/2011/TT-BGTVT ngày 31/3/2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 07/2009/TT-BGTVT ngày 19/6/2009 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ.
2. Một số quy định sau đây của Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2013:
a) Điểm d khoản 2 Điều 5;
b) Điểm d khoản 4 Điều 5;
c) Điểm a (có trình độ A về tin học trở lên) và điểm b (Giáo viên dạy môn Pháp luật giao thông đường bộ phải có giấy phép lái xe ô tô) khoản 10 Điều 5;
d) Điểm a (Giáo viên dạy lái xe các hạng A1, A2, A3, A4 phải có giấy phép lái xe hạng tương ứng) khoản 11 Điều 5;
đ) Điểm c và điểm d khoản 12 Điều 5;
e) Chương trình đào tạo quy định tại các Điều 24, Điều 25 và Điều 26;
g) Khoản 2 Điều 34;
h) Khoản 2 Điều 37.
Điều 65. Trách nhiệm thi hành
1. Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Thông tư này.
2. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, Vụ trưởng các Vụ, Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Giám đốc Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.
XÁC THỰC VĂN BẢN HỢP NHẤT
BỘ TRƯỞNG
Đinh La Thăng
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
1 Thông tư số 38/2013/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 46/2012/TT-BGTVT ngày 07 tháng 11 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ có căn cứ ban hành như sau:
Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Luật Dạy nghề ngày 29 tháng 11 năm 2006;
Căn cứ Nghị định số 107/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam,
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 46/2012/TT-BGTVT ngày 07 tháng 11 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ;
Thông tư số 48/2014/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 46/2012/TT-BGTVT ngày 07 tháng 11 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ có căn cứ ban hành như sau:
Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Luật Dạy nghề ngày 29 tháng 11 năm 2006;
Căn cứ Nghị định số 107/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam,
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 46/2012/TT-BGTVT ngày 07 tháng 11 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ.
2 Điều này được sửa đổi theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Thông tư số 38/2013/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 46/2012/TT-BGTVT ngày 07 tháng 11 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2014.
3 Khoản này được bãi bỏ theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư số 38/2013/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 46/2012/TT-BGTVT ngày 07 tháng 11 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2014.
4 Khoản này được sửa đổi theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 1 Thông tư số 38/2013/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 46/2012/TT-BGTVT ngày 07 tháng 11 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2014.
5 Khoản này được sửa đổi theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 1 Thông tư số 38/2013/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 46/2012/TT-BGTVT ngày 07 tháng 11 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2014.
6 Khoản này được sửa đổi theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 1 Thông tư số 38/2013/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 46/2012/TT-BGTVT ngày 07 tháng 11 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2014.
7 Khoản này được sửa đổi theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 1 Thông tư số 38/2013/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 46/2012/TT-BGTVT ngày 07 tháng 11 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2014.
8 Khoản này được bãi bỏ theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Thông tư số 38/2013/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 46/2012/TT-BGTVT ngày 07 tháng 11 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2014.
9 Điều này được sửa đổi theo quy định tại khoản 4 Điều 1 Thông tư số 38/2013/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 46/2012/TT-BGTVT ngày 07 tháng 11 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2014.
10 Điều này được sửa đổi theo quy định tại khoản 5 Điều 1 Thông tư số 38/2013/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 46/2012/TT-BGTVT ngày 07 tháng 11 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2014.
11 Điều này được bãi bỏ theo quy định tại khoản 3 Điều 2 Thông tư số 38/2013/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 46/2012/TT-BGTVT ngày 07 tháng 11 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2014.
12 Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Thông tư số 48/2014/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 46/2012/TT-BGTVT ngày 07 tháng 11 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 12 năm 2014.
13 Điểm này được sửa đổi theo quy định tại khoản 6 Điều 1 Thông tư số 38/2013/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 46/2012/TT-BGTVT ngày 07 tháng 11 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2014.
14 Khoản này được sửa đổi theo quy định tại điểm a khoản 7 Điều 1 Thông tư số 38/2013/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 46/2012/TT-BGTVT ngày 07 tháng 11 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2014.
15 Khoản này được sửa đổi theo quy định tại điểm b khoản 7 Điều 1 Thông tư số 38/2013/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 46/2012/TT-BGTVT ngày 07 tháng 11 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2014.
16 Khoản này được sửa đổi theo quy định tại khoản 8 Điều 1 Thông tư số 38/2013/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 46/2012/TT-BGTVT ngày 07 tháng 11 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2014.
17 Điểm này được sửa đổi theo quy định tại khoản 9 Điều 1 Thông tư số 38/2013/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 46/2012/TT-BGTVT ngày 07 tháng 11 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2014.
18 Khoản này được sửa đổi theo quy định tại khoản 10 Điều 1 Thông tư số 38/2013/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 46/2012/TT-BGTVT ngày 07 tháng 11 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2014.
19 Khoản này được bổ sung theo quy định tại khoản 11 Điều 1 Thông tư số 38/2013/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 46/2012/TT-BGTVT ngày 07 tháng 11 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2014.
20 Khoản này được bổ sung theo quy định tại khoản 12 Điều 1 Thông tư số 38/2013/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 46/2012/TT-BGTVT ngày 07 tháng 11 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2014.
21 Khoản này được sửa đổi theo quy định tại khoản 13 Điều 1 Thông tư số 38/2013/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 46/2012/TT-BGTVT ngày 07 tháng 11 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2014.
22 Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Thông tư số 48/2014/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 46/2012/TT-BGTVT ngày 07 tháng 11 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 12 năm 2014.
23 Khoản này được sửa đổi theo quy định tại khoản 3 Điều 1 Thông tư số 48/2014/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 46/2012/TT-BGTVT ngày 07 tháng 11 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 12 năm 2014.
24 Khoản này được sửa đổi theo quy định tại khoản 3 Điều 1 Thông tư số 48/2014/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 46/2012/TT-BGTVT ngày 07 tháng 11 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 12 năm 2014.
25 Khoản này được sửa đổi theo quy định tại khoản 14 Điều 1 Thông tư số 38/2013/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 46/2012/TT-BGTVT ngày 07 tháng 11 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2014.
26 Khoản này được sửa đổi theo quy định tại khoản 4 Điều 1 Thông tư số 48/2014/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 46/2012/TT-BGTVT ngày 07 tháng 11 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 12 năm 2014.
27 Điều này được sửa đổi theo quy định tại khoản 15 Điều 1 Thông tư số 38/2013/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 46/2012/TT-BGTVT ngày 07 tháng 11 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2014.
28 Điều 3 Thông tư số 38/2013/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 46/2012/TT-BGTVT ngày 07 tháng 11 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2014 quy định như sau:
1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2014.
2. Trường hợp tổ chức, cá nhân đã được Tổng cục Đường bộ Việt Nam chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng mới cơ sở đào tạo lái xe ô tô trước ngày Thông tư này được ký ban hành thì Sở Giao thông vận tải trong phạm vi quản lý tiếp tục tổ chức thực hiện cấp mới;
Điều 2 Thông tư số 48/2014/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 46/2012/TT-BGTVT ngày 07 tháng 11 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 12 năm 2014 quy định như sau:
Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 12 năm 2014. | {
"issuing_agency": "Bộ Giao thông vận tải",
"promulgation_date": "12/11/2014",
"sign_number": "17/VBHN-BGTVT",
"signer": "Đinh La Thăng",
"type": "Văn bản hợp nhất"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Van-hoa-Xa-hoi/Ke-hoach-61-KH-UBND-2022-Chuong-trinh-phat-trien-thanh-nien-Hai-Phong-2022-2025-516362.aspx | Kế hoạch 61/KH-UBND 2022 Chương trình phát triển thanh niên Hải Phòng 2022 2025 | ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 61/KH-UBND
Hải Phòng, ngày 14 tháng 3 năm 2022
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN THANH NIÊN THÀNH PHỐ GIAI ĐOẠN 2022 - 2025 VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THANH NIÊN NĂM 2022
Căn cứ Quyết định số 1331/QĐ-TTg ngày 24/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030; Quyết định số 1113/QĐ-BNV ngày 17/10/2021 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030; Công văn số 438/BNV-CTTN ngày 09/02/2022 của Bộ Nội vụ về việc hướng dẫn thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm trong công tác quản lý nhà nước về thanh niên năm 2022; Chương trình phát triển thanh niên thành phố Hải Phòng giai đoạn 2021 - 2030 ban hành kèm theo Quyết định số 3600/QĐ-UBND ngày 13/12/2021 của Ủy ban nhân dân thành phố.
Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình phát triển thanh niên thành phố giai đoạn 2022 - 2025 và công tác quản lý nhà nước về thanh niên năm 2022, cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
a) Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, quán triệt, hướng dẫn, triển khai thực hiện Chương trình phát triển thanh niên thành phố giai đoạn 2021 - 2030 theo Quyết định số 3600/QĐ-UBND ngày 13/12/2021 của Ủy ban nhân dân thành phố (sau đây gọi tắt là Chương trình phát triển thanh niên thành phố giai đoạn 2021- 2030) đảm bảo thống nhất, đồng bộ, hiệu quả, gắn thực hiện Luật Thanh niên năm 2020, Chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030 ban hành kèm theo Quyết định số 1331/QĐ-TTg ngày 28/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ (sau đây gọi tắt là Chiến lược phát triển thanh niên giai đoạn 2021 - 2030).
b) Xác định tiến độ thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu trong Chương trình phát triển thanh niên thành phố giai đoạn 2021 - 2030 đảm bảo kịp thời, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội thành phố và thực tiễn phát triển thanh niên thành phố trong giai đoạn 2022 - 2025, gắn với việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm về công tác quản lý nhà nước về thanh niên năm 2022 của thành phố.
c) Xác định cụ thể trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, địa phương trong tổ chức thực hiện Chương trình phát triển thanh niên thành phố giai đoạn 2021- 2030, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về thanh niên.
2. Yêu cầu
a) Các cơ quan, đơn vị, địa phương chủ động triển khai thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp được Ủy ban nhân dân thành phố phân công theo từng năm và giai đoạn 2022 - 2025, bố trí và sử dụng nguồn kinh phí thực hiện Chương trình phát triển thanh niên và các nhiệm vụ quản lý nhà nước về thanh niên bảo đảm tiến độ, thực chất và hiệu quả, tránh lãng phí.
b) Nâng cao trách nhiệm trong công tác phối hợp tổ chức thực hiện Chương trình phát triển thanh niên giữa các cơ quan, đơn vị, địa phương với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội các cấp và các tổ chức của thanh niên được thành lập theo quy định của pháp luật.
II. MỤC TIÊU, NỘI DUNG KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN THANH NIÊN GIAI ĐOẠN 2022 - 2025
1. Mục tiêu
Chương trình phát triển thanh niên thành phố giai đoạn 2022 - 2025 triển khai thực hiện 07 nhóm mục tiêu với 27 chỉ tiêu, trong đó: 16 chỉ tiêu thực hiện hàng năm và 11 chỉ tiêu thực hiện trong cả giai đoạn, cụ thể:
- Mục tiêu 1: Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; cung cấp thông tin về tư vấn, hỗ trợ pháp lý cho thanh niên với 05 chỉ tiêu, gồm 04 chỉ tiêu thực hiện hàng năm và 01 chỉ tiêu thực hiện trong cả giai đoạn.
- Mục tiêu 2: Giáo dục, nâng cao kiến thức, kỹ năng; tạo điều kiện để thanh niên bình đẳng về cơ hội học tập, nghiên cứu, đổi mới sáng tạo với 05 chỉ tiêu, gồm 02 chỉ tiêu thực hiện hàng năm và 03 chỉ tiêu thực hiện trong cả giai đoạn.
- Mục tiêu 3: Nâng cao chất lượng đào tạo nghề và tạo việc làm bền vững cho thanh niên; phát triển nguồn nhân lực trẻ chất lượng cao với 07 chỉ tiêu, gồm 02 chỉ tiêu thực hiện hàng năm và 05 chỉ tiêu thực hiện trong cả giai đoạn.
- Mục tiêu 4: Bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe cho thanh niên với 03 chỉ tiêu thực hiện hàng năm.
- Mục tiêu 5: Nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho thanh niên với 02 chỉ tiêu, gồm 01 chỉ tiêu thực hiện hàng năm và 01 chỉ tiêu thực hiện trong cả giai đoạn.
- Mục tiêu 6: Phát huy vai trò của thanh niên trong tham gia phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc với 03 chỉ tiêu, gồm 02 chỉ tiêu thực hiện hàng năm và 01 chỉ tiêu thực hiện trong cả giai đoạn.
- Mục tiêu 7: Nâng cao lý tưởng cách mạng, đạo đức, văn hóa truyền thống cho thế hệ trẻ với 02 chỉ tiêu thực hiện hàng năm.
(Có Phụ lục chi tiết kèm theo)
2. Nội dung
a) Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, tổ chức Đảng, chính quyền các cấp
- Tăng cường phổ biến, quán triệt Chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về thanh niên đến các cấp, các ngành.
- Kết hợp chặt chẽ giáo dục pháp luật với giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa; lịch sử, truyền thống và ý thức tự tôn dân tộc; giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.
- Nâng cao hiệu quả công tác phối hợp giữa các cấp, các ngành, đoàn thể nhân dân; phát huy vai trò của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và các tổ chức thanh niên.
b) Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt nội dung Chương trình phát triển thanh niên
- Các cơ quan, đơn vị, địa phương tổ chức hội nghị phổ biến, quán triệt, triển khai Chương trình phát triển thanh niên trong toàn thể đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động bằng hình thức trực tiếp, trực tuyến hoặc lồng ghép các hội nghị phổ biến, tuyên truyền giáo dục pháp luật, tổng kết, triển khai nhiệm vụ..., phù hợp với tình hình thực tế tại cơ quan, đơn vị, địa phương; qua đó nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động để thực hiện và hoàn thành tốt các mục tiêu, chỉ tiêu của Chương trình phát triển thanh niên thành phố giai đoạn 2021 - 2030.
- Hàng năm, các cơ quan, đơn vị, địa phương tổ chức tuyên truyền rộng rãi các nhiệm vụ công tác quản lý nhà nước về thanh niên và Chương trình phát triển thanh niên thành phố giai đoạn 2021 - 2030, các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước về thanh niên và các văn bản liên quan đến việc tổ chức triển khai thực hiện Chương trình phù hợp với tình hình thực tế của cơ quan, đơn vị và địa phương trên các phương tiện thông tin đại chúng.
- Đài Phát thanh và Truyền hình Hải Phòng, Báo Hải Phòng mở chuyên trang, chuyên mục và tăng thời lượng tuyên truyền trong suốt quá trình triển khai thực hiện Chiến lược phát triển thanh niên, Chương trình phát triển thanh niên và Kế hoạch này.
- Đề nghị Thành đoàn, Hội Liên hiệp thanh niên thành phố, Hội Sinh viên thành phố tổ chức tuyên truyền Chương trình phát triển thanh niên thành phố giai đoạn 2021 - 2030 đến thanh niên trong toàn thành phố.
c) Ban hành các văn bản chỉ đạo, triển khai thực hiện Chương trình phát triển thanh niên
Các sở, ban, ngành thành phố, Ủy ban nhân dân các quận huyện xây dựng, ban hành kế hoạch thực hiện hàng năm và giai đoạn 2022 - 2025 với các chỉ tiêu, lộ trình cụ thể; kế hoạch thực hiện phải bám sát các mục tiêu, chỉ tiêu và nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu của Chương trình phát triển thanh niên, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của ngành, lĩnh vực, địa phương và điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. Đồng thời khi xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ hàng năm phải lồng ghép các chỉ tiêu phát triển thanh niên được Ủy ban nhân dân thành phố giao để triển khai có hiệu quả.
d) Tăng cường cung cấp dịch vụ, hoạt động hỗ trợ thanh niên
- Tập trung triển khai thực hiện có hiệu quả các nghị quyết của Thành ủy, Hội đồng nhân dân thành phố và chương trình, kế hoạch của Ủy ban nhân dân thành phố về chuyển đổi số; xây dựng các chương trình đào tạo ngoại ngữ trên mạng internet nhằm tạo điều kiện để thanh niên là học sinh ở các vùng nông thôn được tiếp cận, học tập miễn phí.
- Triển khai cơ chế hợp tác giữa các trường đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở nghiên cứu với các tổ chức kinh tế; hoàn thiện hệ thống thông tin thị trường lao động theo hướng hội nhập quốc tế; nâng cao chất lượng dự báo thị trường lao động trong ngắn hạn và dài hạn; tổ chức các cuộc thi tay nghề, sáng kiến cho thanh niên.
- Đầu tư cơ sở vật chất, con người và tạo điều kiện phát triển hệ thống các trường, các cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn thành phố. Củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của mạng lưới cung cấp dịch vụ về việc làm và khởi nghiệp; định hướng và hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp; chăm sóc sức khỏe; tư vấn và trợ giúp pháp lý cho thanh niên; chỉ đạo các sở, ban, ngành chủ động, tích cực xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp thành phố Hải Phòng nhằm tạo điều kiện về mọi mặt cho đoàn viên thanh niên thành phố tham gia khởi nghiệp, lập nghiệp.
- Khuyến khích các tổ chức, cá nhân cung cấp các dịch vụ tư vấn tâm lý cho thanh niên; xây dựng các thiết chế văn hóa, thể dục, thể thao, công trình phúc lợi xã hội cho thanh niên; trong đó chú trọng đối tượng thanh niên di cư, thanh niên công nhân tại các khu, cụm công nghiệp.
đ) Tổ chức thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp và chương trình, đề án, dự án thực hiện Chương trình phát triển thanh niên
- Các sở, ban, ngành thành phố triển khai thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp và chương trình, đề án, dự án quy định tại Kế hoạch này phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao; hướng dẫn các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân quận, huyện tổ chức triển khai thực hiện hoặc lồng ghép với các mục tiêu, chỉ tiêu của chương trình, kế hoạch trong triển khai thực hiện các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội theo ngành, lĩnh vực trên địa bàn.
- Ủy ban nhân dân các quận, huyện triển khai thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển thanh niên tại địa phương và theo hướng dẫn của các cơ quan, đơn vị có liên quan.
e) Theo dõi, kiểm tra, báo cáo đánh giá kết quả thực hiện Chương trình phát triển thanh niên
Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với Thành đoàn và Ủy ban nhân dân các quận, huyện kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện Chương trình phát triển thanh niên theo chuyên đề, đột xuất hoặc lồng ghép kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ công tác của các cơ quan, đơn vị, địa phương; kịp thời báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố xem xét điều chỉnh, bổ sung hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền điều chỉnh, bổ sung các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển thanh niên phù hợp với thực tiễn và tổng hợp báo cáo kết quả kiểm tra thực hiện Chương trình lồng ghép vào trong báo cáo định kỳ hàng năm theo quy định.
g) Tổ chức sơ kết thực hiện Chương trình phát triển thanh niên trên địa bàn thành phố
Giao Sở Nội vụ chủ trì tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Kế hoạch tổ chức Hội nghị sơ kết thực hiện Chương trình phát triển thanh niên vào năm 2025; đề xuất biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích theo quy định.
III. MỘT SỐ NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THANH NIÊN NĂM 2022
Thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về thanh niên trên địa bàn thành phố, Ủy ban nhân dân thành phố yêu cầu các sở, ngành, đơn vị và Ủy ban nhân dân các quận, huyện tập trung thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về thanh niên năm 2022, cụ thể như sau:
1. Tiếp tục triển khai thực hiện Luật Thanh niên năm 2020, trong đó cụ thể:
a) Triển khai thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về thanh niên; các chính sách pháp luật đối với thanh niên theo quy định tại Luật Thanh niên, Nghị định số 17/2021/NĐ-CP ngày 09/3/2021 của Chính phủ quy định về chính sách đối với thanh niên xung phong, thanh niên tình nguyện.
b) Tổ chức chương trình đối thoại giữa Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố với thanh niên thành phố năm 2022 theo quy định tại Nghị định số 13/2021/NĐ-CP , Kế hoạch số 123/KH-UBND ngày 21/5/2021 của Ủy ban nhân dân thành phố triển khai thực hiện Nghị định số 13/2021/NĐ-CP và Kế hoạch của Ủy ban nhân dân thành phố về tổ chức Hội nghị đối thoại.
2. Tổ chức triển khai thực hiện Chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030, trong đó tập trung vào các nội dung đề ra trong giai đoạn 2022 - 2025 tại Kế hoạch này và một số nhiệm vụ trọng tâm về công tác quản lý nhà nước về thanh niên năm 2022.
3. Trình Hội đồng nhân dân thành phố ban hành Nghị quyết về phát triển thanh niên thành phố giai đoạn 2022 - 2030.
4. Tập trung giải quyết chế độ, chính sách đối với thanh niên xung phong cơ sở ở miền Nam tham gia kháng chiến giai đoạn 1965 - 1975 quy định tại Nghị định số 112/2017/NĐ-CP ngày 06/10/2017 của Chính phủ; chế độ đối với thanh niên xung phong đã hoàn thành nhiệm vụ trong kháng chiến quy định tại Quyết định số 40/2011/QĐ-TTg ngày 27/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ; Thông tư liên tịch số 08/2012/TTLT-BLĐTBXH-BNV-BTC ngày 16/4/2012 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính; các quy định tại Nghị định số 12/2011/NĐ-CP ngày 30/01/2011 của Chính phủ và Thông tư số 18/2014/TT-BNV ngày 25/11/2014 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ.
5. Triển khai thực hiện Bộ chỉ tiêu thống kê về thanh niên Việt Nam theo các Thông tư của Bộ trưởng Bộ Nội vụ: số 11/2018/TT-BNV ngày 14/9/2018 ban hành Bộ chỉ tiêu thống kê về thanh niên Việt Nam; số 07/2020/TT-BNV ngày 15/12/2020 chế độ báo cáo thống kê về thanh niên Việt Nam.
6. Tiếp tục thực hiện Nghị định số 140/2017/NĐ-CP ngày 05/12/2017 của Chính phủ về chính sách thu hút, tạo nguồn cán bộ từ sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ.
7. Triển khai các hoạt động hợp tác quốc tế về thanh niên theo chức năng, nhiệm vụ của các sở, ngành và địa phương.
8. Tổ chức tập huấn kỹ năng, nghiệp vụ cho đội ngũ công chức thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về thanh niên và tăng cường công tác kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về thanh niên để nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các cấp trong việc triển khai, thực hiện chính sách, pháp luật đối với thanh niên.
9. Thực hiện chế độ báo cáo về công tác thanh niên theo quy định, gồm các nội dung sau:
- Kết quả thực hiện chính sách, pháp luật về thanh niên.
- Kết quả ban hành Nghị quyết phát triển thanh niên; Chương trình, Kế hoạch phát triển thanh niên.
- Kết quả thu hút, tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ.
- Kết quả thực hiện chế độ, chính sách đối với thanh niên xung phong, thanh niên tình nguyện.
- Kết quả tập huấn cho đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về thanh niên.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Nội vụ
- Tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố trình Hội đồng nhân dân thành phố ban hành Nghị quyết về phát triển thanh niên thành phố giai đoạn 2022 - 2030.
- Đôn đốc việc thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu trong Kế hoạch thực hiện Chương trình phát triển thanh niên thành phố giai đoạn 2022 - 2025 và các nhiệm vụ trọng tâm công tác quản lý nhà nước về thanh niên hàng năm.
- Đôn đốc, theo dõi, kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện Chương trình phát triển thanh niên của thành phố.
- Tổng hợp khó khăn, vướng mắc và đề xuất, kiến nghị của các cơ quan, đơn vị, địa phương trong quá trình triển khai Kế hoạch thực hiện Chương trình phát triển thanh niên và các nhiệm vụ trọng tâm công tác quản lý nhà nước về thanh niên hàng năm, kịp thời báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, giải quyết.
- Phối hợp kiện toàn, xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác quản lý nhà nước về thanh niên; tham mưu Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ quản lý nhà nước về công tác thanh niên cho đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác thanh niên.
- Thực hiện chế độ báo cáo thống kê về thanh niên Việt Nam theo quy định tại Thông tư số 11/2018/TT-BNV ngày 14/9/2018 và Thông tư số 07/2020/TT-BNV ngày 15/12/2020 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ.
- Tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố báo cáo Bộ Nội vụ kết quả triển khai thực hiện Kế hoạch thực hiện Chương trình phát triển thanh niên thành phố giai đoạn 2022 - 2025 theo quy định.
- Tham mưu tổ chức sơ kết Chương trình phát triển thanh niên giai đoạn 2022 - 2025 và đề xuất cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định khen thưởng đối với các tập thể, cá nhân có thành tích trong thực hiện Chương trình phát triển thanh niên.
2. Đề nghị Thành đoàn Hải Phòng, Hội Liên hiệp Thanh niên thành phố, Hội Sinh viên thành phố
- Tổ chức tuyên truyền Kế hoạch này đến các cơ sở Đoàn, Hội trên địa bàn thành phố.
- Thành đoàn, Hội Liên hiệp thanh niên thành phố, Hội Sinh viên thành phố xây dựng Kế hoạch và chỉ đạo các cơ sở Đoàn - Hội trực thuộc tổ chức thực hiện hiệu quả các mục tiêu, chỉ tiêu của Kế hoạch thực hiện Chương trình phát triển thanh niên thành phố giai đoạn 2022 - 2025.
- Phối hợp cùng với Sở Nội vụ và các sở, ngành, đơn vị và địa phương liên quan tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch thực hiện Chương trình phát triển thanh niên và các nhiệm vụ trọng tâm về công tác quản lý nhà nước về thanh niên hàng năm trên địa bàn thành phố.
3. Các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các quận, huyện; các tổ chức, cơ quan, đơn vị, địa phương
- Chỉ đạo, hướng dẫn triển khai thực hiện các nội dung của Kế hoạch này bảo đảm tiến độ theo quy định.
- Ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình phát triển thanh niên hàng năm để làm cơ sở tổ chức triển khai thực hiện và sơ kết, đánh giá kết quả thực hiện; căn cứ vào điều kiện thực tế tại cơ quan, đơn vị, địa phương, xem xét lồng ghép, tích hợp các nhiệm vụ, chỉ tiêu cụ thể của công tác thanh niên vào kế hoạch hàng năm thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của các cơ quan, đơn vị và địa phương.
- Tập trung chỉ đạo, tăng cường kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Kế hoạch này và các nhiệm vụ trọng tâm về công tác quản lý nhà nước về thanh niên hàng năm; định kỳ hàng năm báo cáo kết quả thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu của năm và gửi về Ủy ban nhân dân thành phố (qua Sở Nội vụ) trước ngày 01/12 để tổng hợp, báo cáo Bộ Nội vụ.
- Bố trí kinh phí hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền bố trí kinh phí thực hiện Chương trình phát triển thanh niên, Kế hoạch phát triển thanh niên của Ủy ban nhân dân thành phố và thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm về công tác quản lý nhà nước về thanh niên hàng năm.
- Đối với Ủy ban nhân dân các quận, huyện: Ngoài việc thực hiện các nhiệm vụ trên, căn cứ vào điều kiện thực tế, trình Hội đồng nhân dân cùng cấp xem xét, ban hành Nghị quyết phát triển thanh niên tại địa phương.
4. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội thành phố
Đẩy mạnh tuyên truyền, vận động hội viên, đoàn viên thực hiện Kế hoạch này và giám sát việc triển khai, kết quả thực hiện chính sách pháp luật đối với thanh niên.
Trên đây là Kế hoạch thực hiện Chương trình phát triển thanh niên thành phố giai đoạn 2022 - 2025 và công tác quản lý nhà nước về thanh niên năm 2022. Trong quá trình triển khai thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị các cơ quan, đơn vị, địa phương phản ánh về Ủy ban nhân dân thành phố (qua Sở Nội vụ) để kịp thời xem xét, giải quyết./.
Nơi nhận:
- Bộ Nội vụ;
- TTTU, TT HĐND TP;
- CT, các PCT UBND TP;
- Các Ban Đảng Thành ủy;
- UBMTTQVN và các đoàn thể TP;
- Các sở, ban, ngành thành phố;
- UBND các quận, huyện;
- CVP, các PCVP UBND TP;
- Các Phòng: KSTTHC, VX;
- CV: NV2;
- Lưu: VT.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lê Khắc Nam
PHỤ LỤC 1
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CÁC MỤC TIÊU, CHỈ TIÊU CỦA CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN THANH NIÊN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG GIAI ĐOẠN 2022 - 2025
(Kèm theo Kế hoạch số 61/KH-UBND ngày 14/03/2022 của Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng)
TT
Mục tiêu/Chỉ tiêu
Cơ quan chủ trì thực hiện
Cơ quan phối hợp
Tiến độ, kết quả thực hiện
Hàng năm
Giai đoạn I (2022-2025)
I
Mục tiêu 1. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; cung cấp thông tin về tư vấn, hỗ trợ pháp lý cho thanh niên
1
Hàng năm, 100% thanh niên trong lực lượng vũ trang, thanh niên là cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp Nhà nước được tuyên truyền, phổ biến, học tập nghị quyết của các cấp ủy Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Các sở, ban, ngành; UBND các quận, huyện
Các cơ quan, đơn vị, tổ chức có liên quan
Đạt 100% chỉ tiêu
Đạt 100% chỉ tiêu
2
Hàng năm, 100% thanh niên là học sinh, sinh viên, thanh niên công nhân, thanh niên nông thôn được trang bị kiến thức về quốc phòng và an ninh.
Bộ Chỉ huy Quân sự thành phố, Công an thành phố
Thành đoàn, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, các địa phương
Đạt 100% chỉ tiêu
Đạt 100% chỉ tiêu
3
Hàng năm, 100% thanh niên trước khi đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng được học tập, phổ biến các quy định pháp luật Việt Nam, pháp luật tại nước sở tại dự kiến thanh niên đến làm việc và các văn bản pháp lý có liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người lao động, người sử dụng lao động.
Sở Lao động - Thương binh - Xã hội
Các cơ quan, đơn vị, địa phương
Đạt 100% chỉ tiêu
Đạt 100% chỉ tiêu
4
Đến năm 2030, trên 90% thanh niên nói chung và 100% thanh niên là cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên khu vực thành thị được tuyên truyền, phổ biến, cung cấp thông tin về chính sách, pháp luật thông qua các ứng dụng pháp luật trực tuyến, mạng xã hội, các phương tiện thông tin đại chúng.
Các sở, ban, ngành; UBND các quận, huyện
Sở Tư pháp
Đạt 80% chỉ tiêu
5
Hàng năm, 100% thanh niên làm báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật được bồi dưỡng, nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ, phổ biến giáo dục pháp luật.
Các sở, ban, ngành; UBND các quận, huyện
Các cơ quan, đơn vị, địa phương
Đạt 100% chỉ tiêu
Đạt 100% chỉ tiêu
II
Mục tiêu 2. Giáo dục, nâng cao kiến thức, kỹ năng; tạo điều kiện để thanh niên bình đẳng về cơ hội học tập, nghiên cứu, đổi mới sáng tạo
1
Hàng năm, 100% thanh niên là học sinh, sinh viên được giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, kiến thức pháp luật, kỹ năng sống và kỹ năng mềm và các kiến thức xã hội phù hợp.
Sở Giáo dục và Đào tạo
Thành đoàn Hải Phòng, Sở Tư pháp, Sở Lao động - Thương binh và xã hội.
Đạt 100% chỉ tiêu
Đạt 100% chỉ tiêu
2
Đến năm 2030, trên 95% thanh niên trong độ tuổi đạt trình độ trung học phổ thông và tương đương.
Sở Giáo dục và Đào tạo
Các địa phương
Đạt 80% chỉ tiêu
3
Đến năm 2030, tăng 15% số thanh niên được ứng dụng, triển khai ý tưởng sáng tạo, công trình nghiên cứu khoa học phục vụ sản xuất và đời sống; tăng 15% số công trình khoa học và công nghệ do thanh niên chủ trì; tăng 10% số thanh niên làm việc trong các tổ chức khoa học, công nghệ so với năm 2020.
Sở Khoa học và Công nghệ
Các cơ quan, đơn vị, địa phương
Đạt 70% chỉ tiêu
4
Hàng năm, tổ chức các lớp bồi dưỡng nâng cao kiến thức, năng lực về quản lý nhà nước, quản lý kinh tế, điều hành, thực thi công vụ, ngoại ngữ, tin học, hội nhập quốc tế, chuyển đổi số cho thanh niên là cán bộ, công chức, viên chức.
Sở Nội vụ, Sở Ngoại vụ
Các cơ quan, đơn vị, địa phương
Đạt 100% chỉ tiêu
Đạt 100% chỉ tiêu
5
Đến năm 2030: Trên 25% thanh niên là cán bộ, công chức công tác tại các cơ quan Đảng, chính quyền, đoàn thể tại thành phố; cấp quận, huyện đạt trình độ ngoại ngữ bậc 4 trở lên theo quy định và trên 30% thanh niên là cán bộ, công chức phường, trên 20% thanh niên là cán bộ, công chức xã, thị trấn đạt trình độ ngoại ngữ bậc 3 trở lên theo quy định để nâng cao năng lực đáp ứng yêu cầu thực thi công vụ và làm việc trong môi trường quốc tế
Các sở, ban, ngành; UBND các quận, huyện
Các cơ quan, đơn vị, địa phương
Đạt 70% chỉ tiêu
III
Mục tiêu 3. Nâng cao chất lượng đào tạo nghề và tạo việc làm bền vững cho thanh niên; phát triển nguồn nhân lực trẻ chất lượng cao
1
Hàng năm, 100% học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục, cơ sở giáo dục nghề nghiệp thường xuyên được cung cấp thông tin về tình hình lao động, việc làm trên địa bàn thành phố và được giáo dục hướng nghiệp, trang bị kiến thức, kỹ năng về khởi nghiệp trước khi tốt nghiệp; 100% sinh viên các trường đại học, cao đẳng được trang bị kiến thức về hội nhập quốc tế và chuyển đổi số, thích ứng được ngay với các yêu cầu cơ bản của xã hội sau khi tốt nghiệp.
Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Thông tin và Truyền thông
Các cơ quan, đơn vị, địa phương
Đạt 100% chỉ tiêu
Đạt 100% chỉ tiêu
2
Hàng năm, phấn đấu có trên 30% số ý tưởng, dự án khởi nghiệp là của thanh niên, trong đó có 40% ý tưởng, dự án khởi nghiệp của thanh niên là học sinh, sinh viên được kết nối với các doanh nghiệp, quỹ đầu tư mạo hiểm hoặc được hỗ trợ đầu tư từ nguồn kinh phí phù hợp.
Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
Thành đoàn, Sở Khoa học và Công nghệ, các địa phương
Đạt 100% chỉ tiêu
Đạt 100% chỉ tiêu
3
Đến năm 2030, phấn đấu 100% thanh niên được tư vấn hướng nghiệp việc làm; trên 70% thanh niên được đào tạo nghề gắn với tạo việc làm tại chỗ. Hàng năm, có ít nhất 35.000 đến 40.000 thanh niên được giải quyết việc làm.
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Giáo dục và Đào tạo
Sở Nội vụ, Thành đoàn, các địa phương
Đạt 70% chỉ tiêu
4
Đến năm 2030, tỷ lệ thanh niên thất nghiệp ở đô thị dưới 4%; tỉ lệ thanh niên thiếu việc làm ở nông thôn dưới 5%.
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
Các cơ quan, đơn vị, địa phương
Đạt 80% chỉ tiêu
5
Đến năm 2030, có ít nhất 80% thanh niên là người khuyết tật, người nhiễm HIV, người sử dụng ma túy, thanh niên là nạn nhân của tội phạm buôn bán người, thanh niên vi phạm pháp luật được bồi dưỡng kỹ năng sống, lao động và hòa nhập cộng đồng. Phấn đấu tạo việc làm ổn định cho 20% thanh niên là người khuyết tật, người nhiễm HIV, người sau cai nghiện, sau cải tạo, thanh niên là người Việt Nam không có quốc tịch.
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Công an thành phố
Các cơ quan, đơn vị, địa phương
Đạt 80% chỉ tiêu
6
100% sinh viên các trường đại học, cao đẳng được trang bị kiến thức về hội nhập quốc tế và chuyển đổi số, thích ứng được ngay với các yêu cầu cơ bản của xã hội sau khi tốt nghiệp
Sở Giáo dục và Đào tạo
Các cơ quan, đơn vị, địa phương
Đạt 80% chỉ tiêu
7
Phấn đấu nâng cấp hệ thống các trường, các cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn thành phố đáp ứng ít nhất 80% các ngành nghề theo nhu cầu của xã hội
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
Các cơ quan, đơn vị, địa phương
Đạt 80% chỉ tiêu
IV
Mục tiêu 4. Bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe cho thanh niên
1
Hàng năm, trên 85% thanh niên được trang bị kiến thức, kỹ năng rèn luyện thể chất, nâng cao sức khỏe; chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục, sức khỏe tâm thần; dân số và phát triển; bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới; bạo lực gia đình, bạo lực học đường, xâm hại tình dục; HIV/AIDS và các biện pháp phòng, chống HIV/AIDS (trong đó: tỷ lệ thanh niên là học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục đạt 100%; tỷ lệ thanh niên trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đạt trên 90%)
Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
Thành đoàn, Sở Y tế, các địa phương
Đạt 100% chỉ tiêu
Đạt 100% chỉ tiêu
2
Hàng năm, trên 90% thanh niên được cung cấp thông tin và tiếp cận các dịch vụ thân thiện về tư vấn, chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục; 90% cặp nam, nữ thanh niên được tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn; 100% nữ thanh niên được tiếp cận thuận tiện với các biện pháp tránh thai hiện đại, phòng tránh vô sinh và hỗ trợ sinh sản.
Sở Y tế
Thành đoàn, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, các địa phương
Đạt 100% chỉ tiêu
Đạt 100% chỉ tiêu
3
Hàng năm, 100% thanh niên là học sinh, sinh viên tham gia bảo hiểm y tế và được chăm sóc sức khỏe ban đầu; 100% thanh niên công nhân làm việc tại các khu, cụm công nghiệp, khu kinh tế được khám sức khỏe và chăm sóc y tế định kỳ.
Sở Y tế
Thành đoàn, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, các địa phương
Đạt 100% chỉ tiêu
Đạt 100% chỉ tiêu
V
Mục tiêu 5. Nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho thanh niên
1
Hàng năm, có trên 90% thanh niên đô thị và 85% thanh niên ở nông thôn được tạo điều kiện tham gia các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục thể thao, hoạt động sinh hoạt cộng đồng nơi học tập, làm việc và cư trú.
Sở Văn hóa và Thể thao
Thành đoàn, các địa phương
Đạt 100% chỉ tiêu
Đạt 100% chỉ tiêu
2
Đến năm 2030, ít nhất 90% thanh niên sử dụng thành thạo các phương tiện kỹ thuật số nhằm mục đích giao tiếp, truyền thông, kinh doanh trên nền tảng kinh tế số.
Sở Thông tin và Truyền thông
Các cơ quan, đơn vị, địa phương
Đạt 80% chỉ tiêu
VI
Mục tiêu 6. Phát huy vai trò của thanh niên trong tham gia phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc
1
Hàng năm, có 100% thanh niên trong độ tuổi quy định của pháp luật, có đủ năng lực hành vi dân sự sẵn sàng tham gia thực hiện nghĩa vụ quân sự và lực lượng dân quân tự vệ.
Bộ Chỉ huy Quân sự thành phố
Thành đoàn, các địa phương
Đạt 100% chỉ tiêu
Đạt 100% chỉ tiêu
2
Đến năm 2030, phấn đấu 20% thanh niên trong các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội được đưa vào quy hoạch lãnh đạo cấp sở, phòng và tương đương; 15% thanh niên trong các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội đảm nhiệm các chức vụ lãnh đạo, quản lý.
các cơ quan, đơn vị, địa phương
Sở Nội vụ
Đạt 80% chỉ tiêu
3
Hàng năm, có 100% tổ chức Đoàn Thanh niên, Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam, Hội sinh viên Việt Nam các cấp và các tổ chức khác của thanh niên được thành lập theo quy định của pháp luật; phát động phong trào và huy động thanh niên hưởng ứng, tham gia các hoạt động tình nguyện vì cộng đồng, xã hội; phát triển kinh tế - xã hội; khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh; bảo vệ môi trường; giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, quốc phòng, an ninh quốc gia.
Thành đoàn
Các cơ quan, đơn vị, địa phương
Đạt 100% chỉ tiêu
Đạt 100% chỉ tiêu
VII
Mục tiêu số 7. Nâng cao lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho thế hệ trẻ
1
Hàng năm, 100% thanh niên được tuyên truyền, giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, văn hóa truyền thống; phấn đấu có 80% thanh niên được tham gia các hoạt động tôn vinh các giá trị truyền thống dân tộc giáo dục pháp luật.
Sở Giáo dục và Đào tạo
Thành đoàn, Sở Văn hóa và Thể thao, các địa phương
Đạt 100% chỉ tiêu
Đạt 100% chỉ tiêu
2
Hàng năm, các cơ quan, đơn vị triển khai các giải pháp tăng cường công tác nắm bắt dư luận trong thanh niên, kịp thời giải quyết các vấn đề phát sinh có liên quan đến thanh niên.
Thành đoàn
Các cơ quan, đơn vị, địa phương
Đạt 100% chỉ tiêu
Đạt 100% chỉ tiêu | {
"issuing_agency": "Thành phố Hải Phòng",
"promulgation_date": "14/03/2022",
"sign_number": "61/KH-UBND",
"signer": "Lê Khắc Nam",
"type": "Kế hoạch"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bat-dong-san/Quyet-dinh-2455-QD-UBND-2022-Ke-hoach-phat-trien-nha-o-Hai-Phong-527141.aspx | Quyết định 2455/QĐ-UBND 2022 Kế hoạch phát triển nhà ở Hải Phòng | ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 2455/QĐ-UBND
Hải Phòng, ngày 28 tháng 7 năm 2022
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN NHÀ Ở THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG NĂM 2022
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2019;
Căn cứ Luật Nhà ở ngày 25/11/2014;
Căn cứ Nghị định số 99/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở;
Căn cứ Nghị định số 30/2021/NĐ-CP ngày 26/3/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 99/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Nhà ở;
Căn cứ Quyết định số 2161/QĐ-TTg ngày 22/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia giai đoạn 2021 -2030, tầm nhìn đến năm 2045;
Căn cứ Kết luận số 104-KL/TU ngày 25/6/2020 của Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng về việc tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TU ngày 06/01/2009 của Ban Thường vụ Thành ủy về chủ trương, giải pháp tăng cường quản lý nhà nước, phát triển thị trường nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai, bất động sản thành phố Hải Phòng đến năm 2010, định hướng đến năm 2020;
Căn cứ Nghị quyết số 40/NQ-HĐND ngày 10/12/2018 của Hội đồng nhân dân thành phố về việc Thông qua Chương trình phát triển nhà ở thành phố Hải Phòng đến năm 2020, năm 2025 và năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 185/QĐ-UBND ngày 22/01/2019 của Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng về việc phê duyệt Chương trình phát triển nhà ở thành phố Hải Phòng đến năm 2020, năm 2025 và năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 3286/QĐ-UBND ngày 27/10/2020 của Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt Kế hoạch phát triển nhà ở thành phố Hải Phòng đến năm 2020 và giai đoạn 2021-2025;
Căn cứ Quyết định số 2259/QĐ-UBND ngày 10/8/2021 của Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt Kế hoạch phát triển nhà ở thành phố Hải Phòng năm 2021;
Xét báo cáo và đề nghị của Sở Xây dựng tại Văn bản số 2139/SXD-QLN ngày 02/6/2022; số 2784/SXD-QLN ngày 12/7/2022.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch phát triển nhà ở thành phố Hải Phòng năm 2022 (có Kế hoạch chi tiết kèm theo).
Điều 2. Tổ chức thực hiện:
a. Giao Sở Xây dựng:
- Chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân các quận, huyện và các Sở, Ban, ngành có liên quan thực hiện các nhiệm vụ được giao theo Kế hoạch phát triển nhà ở; tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố kết quả thực hiện.
- Tiếp nhận các thông tin, dữ liệu về nhà ở và thị trường bất động sản do các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân cung cấp để tích hợp, cập nhật bổ sung thông tin vào cơ sở dữ liệu về nhà ở và thị trường bất động sản.
- Chủ trì thực hiện Kế hoạch phát triển nhà ở, triển khai các chính sách và giải quyết các khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện chính sách, kế hoạch phát triển nhà ở; báo cáo, đề xuất Ủy ban nhân dân thành phố xem xét điều chỉnh Kế hoạch phát triển nhà ở theo quy định (nếu cần thiết).
b. Các Sở, Ban ngành liên quan:
Theo chức năng, nhiệm vụ phối hợp với Sở Xây dựng và Ủy ban nhân dân các quận, huyện triển khai thực hiện Kế hoạch. Trong quá trình thực hiện Kế hoạch phát triển nhà ở nếu có vướng mắc báo cáo Sở Xây dựng để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố xem xét, giải quyết.
c. Các tổ chức đoàn thể:
Tổ chức tuyên truyền, vận động các tổ chức, nhân dân phối hợp, tham gia thực hiện Kế hoạch phát triển nhà ở thành phố Hải Phòng năm 2022, tham gia hỗ trợ, xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hộ gia đình chính sách.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, Giám đốc các Sở, Ban, ngành thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, cá nhân, tổ chức liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- CT, PCT Nguyễn Đức Thọ;
- Các PCVP UBND TP;
- Các Phòng: XD,GT&CT; TC-NS;
NC&KTGS;
- CV: XD3, XD.
- Lưu: VT.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Đức Thọ
KẾ HOẠCH
PHÁT TRIỂN NHÀ Ở THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG NĂM 2022
(Kèm theo Quyết định số 2455/QĐ-UBND ngày 28/7/2022 của Ủy ban nhân dân thành phố)
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
CHƯƠNG I: KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN NHÀ Ở NĂM 2022
I. Tổng kết thực hiện kế hoạch năm 2021
1. Các chỉ tiêu trong Kế hoạch phát triển nhà ở 05 năm đã phê duyệt
2. Tổng kết thực hiện kế hoạch phát triển nhà ở năm 2021
II. Kế hoạch thực hiện các chỉ tiêu phát triển nhà ở năm 2022
1. Kế hoạch phát triển nhà ở thương mại
2. Kế hoạch phát triển nhà ở xã hội
3. Kế hoạch xây dựng cải tạo chung cư cũ
4. Phát triển nhà ở dân tự xây
5. Vị trí, khu vực phát triển nhà ở
6. Diện tích đất để xây dựng nhà ở năm 2022
7. Nguồn vốn thực hiện
CHƯƠNG II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Trách nhiệm của các Sở, ban, ngành
2. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện
3. Trách nhiệm của chủ đầu tư dự án nhà ở
PHỤ LỤC I: DANH MỤC DỰ ÁN ĐANG TRIỂN KHAI
1. DANH MỤC DỰ ÁN NHÀ Ở THƯƠNG MẠI ĐÃ CHẤP THUẬN CHỦ CHƯƠNG ĐẦU TƯ (ĐANG TRIỂN KHAI XÂY DỰNG HOẶC ĐANG LỰA CHỌN NHÀ ĐẦU TƯ)
2. DANH MỤC DỰ ÁN NHÀ Ở XÃ HỘI ĐANG TRIỂN KHAI
PHỤ LỤC II: DANH MỤC BỔ SUNG VỊ TRÍ DỰ KIẾN PHÁT TRIỂN NHÀ Ở TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ
1. DANH MỤC VỊ TRÍ, KHU VỰC DỰ KIẾN PHÁT TRIỂN DỰ ÁN NHÀ Ở THƯƠNG MẠI, KĐT, KDC
2. DANH MỤC VỊ TRÍ, KHU VỰC DỰ KIẾN PHÁT TRIỂN DỰ ÁN NHÀ Ở XÃ HỘI
3. DANH MỤC VỊ TRÍ, KHU VỰC DỰ KIẾN THỰC HIỆN DỰ ÁN TÁI ĐỊNH CƯ, ĐẤU GIÁ ĐẤT (CÓ ĐẦU TƯ XD HTKT) CHO DÂN TỰ XD
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
KĐT
Khu đô thị
KDC
Khu dân cư dân cư
TĐC
Tái định cư
- Luật Nhà ở số 65/2014/QH13 được Quốc hội thông qua ngày 25/11/2014 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2015;
- Văn bản hợp nhất số 01/VBHN-BXD ngày 14/5/2021 của Bộ Xây dựng về việc hợp nhất Nghị định số 99/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở và Nghị định số 30/2019/NĐ-CP ngày 28 tháng 3 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 99/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Nhà ở; Nghị định số 30/2021/NĐ-CP ngày 26/03/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của NĐ 99/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ quy định và hướng dẫn thi hành 1 số điều của Luật Nhà ở
- Văn bản hợp nhất số 03/VBHN-BXD ngày 24/6/2021 của Bộ Xây dựng về việc hợp nhất Nghị định số 100/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ về việc phát triển và quản lý nhà ở xã hội và Nghị định số 49/2021/NĐ-CP ngày 01/04/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của NĐ số 100/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015;
- Nghị quyết số 40/NQ-HĐND ngày 10/12/2018 của HĐND thành phố về việc thông qua Chương trình phát triển nhà ở thành phố Hải Phòng đến năm 2020, năm 2025 và năm 2030.
- Nghị quyết số 04/NQ-HĐND ngày 12/4/2022 của HĐND thành phố về Đề án xây dựng nhà ở xã hội kết hợp giải quyết nhà ở cho các hộ dân sinh sống tại các chung cư cũ trên địa bàn thành phố.
- Quyết định số 185/QĐ-UBND ngày 22/01/2019 của UBND thành phố về việc phê duyệt Chương trình phát triển nhà ở thành phố Hải Phòng đến năm 2020, 2025 và năm 2030.
- Quyết định số 3286/QĐ-UBND ngày 27/10/2020 của UBND thành phố Hải Phòng về việc Phê duyệt Kế hoạch phát triển nhà ở thành phố Hải Phòng đến năm 2020 và giai đoạn 2021-2025.
- Quyết định số 2259/QĐ-UBND ngày 10/08/2021 của UBND thành phố Hải Phòng phê duyệt kế hoạch phát triển nhà ở thành phố Hải Phòng năm 2021.
CHƯƠNG I:
KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN NHÀ Ở NĂM 2022
I. Tổng kết thực hiện kế hoạch năm 2021
1. Các chỉ tiêu trong Kế hoạch phát triển nhà ở 05 năm đã phê duyệt
Chỉ tiêu phát triển nhà ở trong năm 2022 căn cứ theo chỉ tiêu phát triển nhà ở 05 năm giai đoạn 2021 - 2025 được phê duyệt. Các chỉ tiêu phát triển nhà ở được phê duyệt tại Quyết định số 3286/QĐ-UBND ngày 27/10/2020 và Quyết định số 2259/QĐ-UBND ngày 10/08/2021 của UBND thành phố Hải Phòng phê duyệt kế hoạch phát triển nhà ở thành phố Hải Phòng năm 2021 cụ thể như sau:
CHỈ TIÊU PHÁT TRIỂN NHÀ Ở ĐẾN NĂM 2025 VÀ NĂM 2021
(Ban hành Kèm theo Quyết định số 3286/QĐ-UBND ngày 27/10/2020 và Quyết định số 2259/QĐ-UBND ngày 10/08/2021 của Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng)
STT
Chỉ tiêu phấn đấu đạt được
Đến năm 2025
Năm 2021
1
Diện tích nhà ở bình quân
28,3 m2/người
25,7 m2/người
2
Diện tích nhà ở tăng thêm toàn thành phố
10.755.000 m2 sàn
1.891.314 m2 sàn
a) Nhà ở thương mại
2.500.000 m2 sàn
420.652 m2 sàn
b) Nhà ở xã hội
605.770 m2 sàn
11.700 m2 sàn
c) Cải tạo chung cư cũ
354.420 m2 sàn
0
d) Nhà ở người dân tự xây dựng
7.294.810 m2 sàn
1.458.962 m2 sàn
2. Tổng kết thực hiện kế hoạch phát triển nhà ở năm 2021
2.1. Kết quả công tác phát triển nhà ở theo dự án
* Dự án đầu tư xây dựng nhà ở hoàn thành trong năm 2021
Do ảnh hưởng dịch bệnh Covid 19, năm 2021 trên địa bàn thành phố có 12 dự án đầu tư xây dựng nhà ở (10 dự án nhà ở thương mại, KĐT, KDC; 02 dự án nhà ở xã hội) có sản phẩm hoàn thành đưa vào sử dụng, tổng quy mô cung ứng khoảng 218.517 m2 sàn, tương ứng 1.486 căn nhà.
DANH MỤC DỰ ÁN PHÁT TRIỂN NHÀ Ở CÓ SẢN PHẨM ĐƯA RA THỊ TRƯỜNG NĂM 2021
STT
Dự án
Chủ đầu tư
Địa điểm
Hoàn thành năm 2021
Diện tích (m2 sàn)
Số căn (căn)
Toàn thành phố
218.517
1.486
I
Quận Hồng Bàng
56.756
312
1
Dự án đầu tư xây dựng khu nhà ở Him Lam - Hùng Vương, tuyến đường nối QL5 mới và QL5 cũ
Công ty Cổ phần Đầu tư Hồng Bàng
Quốc lộ 5, Hùng Vương
40.374
197
2
Dự án đầu tư xây dựng Khu chung cư cao tầng để bán và cho thuê, tòa nhà văn phòng cho thuê
Công ty TNHH Đầu tư Grand Pacific
Số 2A Sở Dầu, Hồng Bàng
12.896
99
3
Dự án Hoàng Huy - Sở Dầu
CTCP xây dựng Đại Thịnh Vượng
Số 2A Sở Dầu, Hồng Bàng
3.486
16
II
Quận Lê Chân
36.000
474
1
Chung cư Chiyoda (Lô A thuộc lô CT3 của dự án phát triển khu đô thị ven sông)
Công ty TNHH Chiyoda Việt Nam
Tại phường Vĩnh Niệm
36.000
474
III
Quận Hải An
13.293
21
1
Dự án khu nhà ở tại phường Đằng Hải- Nam Hải
Công ty CP Phúc Lộc
phường Đằng Hải- Nam Hải
13.293
21
IV
Quận Đồ Sơn
18.426
91
1
Dự án Khu đô thị du lịch Đồ Sơn
Cty CP Ngân Anh
Ngọc Xuyên, Ngọc Hải
18.426
91
V
Huyện Thủy Nguyên
57.601
288
1
Dự án Sakura Garden
Công ty TNHH VSIP Hải Phòng
Khu đô thị công nghiệp VSIP, Thủy Nguyên
29.753
149
2
Dự án nhà ở Việt Nhân 1
Công ty TNHH VSIP Hải Phòng
Khu đô thị công nghiệp VSIP, Thủy Nguyên
27.848
139
VI
Huyện An Dương
16.646
201
1
Dự án ĐTXD Khu đô thị dịch vụ thương mại và nhà ở công nhân Tràng Duệ (quy mô 42,08ha)
Công ty Cổ phần Khu công nghiệp Sài Gòn - Hải Phòng
xã Lê Lợi và xã Quốc Tuấn
4.946
16
2
Khu nhà ở cho người thu nhập thấp
Công ty TNHH PRUKSA Việt Nam
Xã An Đồng
6.300
90
3
Đầu tư khu nhà ở xã hội tại xã An Đồng, huyện An Dương
CTCP dịch vụ đầu tư tài chính Hoàng Huy
Xã An Đồng - Huyện An Dương
5.400
95
VII
Huyện Cát Hải
19.795
99
1
Khu đô thị du lịch Cái Giá (Cát Bà Amatina)
Cty Vinaconex - ICT
Cái Giá, Cát Bà
19.795
99
* Dự án đầu tư xây dựng nhà ở mới chấp thuận chủ trương đầu tư trong năm 2021:
Kết quả thực hiện trong năm 2021: Do ảnh hưởng dịch bệnh Covid 19, chỉ có 10 dự án đầu tư xây dựng nhà ở đã được chấp thuận chủ trương (không bao gồm quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư) với tổng quy mô 32,50 ha; trong đó:
DANH MỤC DỰ ÁN ĐƯỢC CHẤP THUẬN CHỦ TRƯƠNG TRONG NĂM 2021
STT
Tên dự án
Địa điểm
Diện tích đất (ha)
I
Toàn thành phố
32,50
1.1
Xây dựng công trình đa chức năng (đất ở kết hợp thương mại, dịch vụ) tại số 4 Trần Phú
Số 4 Trần Phú, Ngô Quyền
1,34
1.2
Xây dựng hạ tầng kỹ thuật và khu nhà ở hồ điều hòa Tây Sơn thuộc công viên rừng Thiên Văn
Phường Trần Thành Ngọ, Kiến An
7,11
1.3
Dự án Phát triển khu dân cư tại thị trấn Vĩnh Bảo
Xứ đồng Cửa Đông, Cửa Tây, thị trấn Vĩnh Bảo, huyện Vĩnh Bảo
9,80
1.4
Dự án xây dựng khu nhà ở thương mại tại lô N/29-15 A và N/29-16 trên địa bàn phường Kênh Dương
Tổ 11 phường Kênh Dương, quận Lê Chân
0,69
1.5
Dự án Khu phức hợp Vương miện kim cương Hải Phòng (Diamond Crown Complex Hai Phong)
Lô số 01/8B Khu đô thị mới Ngã 5 - Sân bay Cát Bi, phường Đông Hải 1, quận Hải An
1,29
1.6
Dự án Khu nhà ở tại phường Minh Đức, quận Đồ Sơn
Phường Minh Đức, Đồ Sơn
1,31
1.7
Dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại tại xứ đồng Kênh, thôn Lê Sáng, xã An Hồng
Xứ đồng Kênh, thôn Lê Sáng, xã An Hồng, huyện An Dương
4,80
1.8
Dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại tại khu Quai Chào, thôn Trạm Bạc, xã Lê Lợi
Khu Quai Chảo, thôn Trạm Bạc, xã Lê Lợi, huyện An Dương
1,45
1.9
Dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại tại khu Ải Bà Chúc, thôn Trạm Bạc, xã Lê Lợi
Khu Ải Bà Chúc, thôn Trạm Bạc, xã Lê Lợi, huyện An Dương
2,92
1.10
Dự án phát triển nhà ở, chỉnh trang đô thị tại số 80 Hạ Lý, phường Hạ Lý
Số 80 Hạ Lý, phường Hạ Lý, quận Hồng Bàng
1,80
2.2. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu phát triển nhà ở năm 2021
Đánh giá kết quả thực hiện các chỉ tiêu trong năm 2021:
KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHỈ TIÊU PHÁT TRIỂN NHÀ Ở NĂM 2021
(Chỉ tiêu phát triển nhà ở năm 2021 ban hành Kèm theo Quyết định số 3286/QĐ-UBND ngày 27/10/2020 của Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng)
STT
Chỉ tiêu phấn đấu đạt được
Chỉ tiêu năm 2021 theo kế hoạch đề ra
Kết quả thực hiện đến hết năm 2021
1
Diện tích nhà ở bình quân
25,7 m2/người
25,7 m2/người
2
Diện tích nhà ở tăng thêm toàn thành phố
1.891.314 m2 sàn
1.758.517 m2 sàn
a) Nhà ở thương mại
420.652 m2 sàn
206.817 m2 sàn
b) Nhà ở xã hội
11.700 m2 sàn
11.700 m2 sàn
c) Nhà ở dân tự xây
1.458.962 m2 sàn
1.540.000 m2 sàn
Như vậy, đến hết năm 2021, kết quả thực hiện các chỉ tiêu phát triển nhà ở theo Quyết định số 3286/QĐ-UBND ngày 27/10/2020 của Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng cơ bản đã đạt và vượt so với kế hoạch, cụ thể:
- Chỉ tiêu phát triển nhà ở thương mại đạt 49,17% so với mục tiêu đề ra (206.817/420.652 m2 sàn.)
- Chỉ tiêu phát triển nhà ở xã hội đạt 100% so với mục tiêu đề ra (11.700/11.700 m2 sàn )
- Chỉ tiêu xây dựng cải tạo chung cư cũ: Chưa đạt.
Trong năm 2021, việc cải tạo chung cư cũ gặp nhiều khó khăn, kết quả sử dụng quỹ đất mời gọi đầu tư còn hạn chế.
- Chỉ tiêu phát triển nhà ở do hộ gia đình, cá nhân tự xây dựng đạt và vượt so với mục tiêu đề ra (1,54 triệu/1,45 triệu m2 sàn).
- Đạt chỉ tiêu diện tích nhà ở bình quân toàn thành phố 25,7/25,7 m2/người.
- Chỉ tiêu diện tích nhà ở tăng thêm toàn thành phố đạt 93% so với mục tiêu đề ra (1,75 triệu/1,89 triệu m2 sàn).
- Tỷ lệ nhà ở kiên cố và bán kiên cố đạt 100%. Không còn nhà ở thiếu kiên cố và đơn sơ.
II. Kế hoạch thực hiện các chỉ tiêu phát triển nhà ở năm 2022
Kế hoạch phát triển nhà ở theo các loại hình năm 2022 như sau:
Diện tích nhà ở bình quân đạt 26,18 m2/người. Phấn đấu nâng cao chất lượng nhà ở (diện tích sàn nhà ở tối thiểu đạt 10,7 m2 sàn/người).
Tổng diện tích sàn nhà ở tăng thêm là 2.385.387 m2; trong đó:
- Diện tích sàn nhà ở thương mại hoàn thành là 645.289 m2.
- Diện tích sàn nhà ở xã hội hoàn thành là 76.901 m2.
- Diện tích sàn nhà ở hoàn thành của hộ gia đình, cá nhân tự xây dựng là 1.663.200 m2.
Diện tích sàn hoàn thành các loại hình nhà ở năm 2022
Đơn vị: m2 sàn
STT
Loại nhà ở
Giai đoạn 2021-2025
Năm 2022
Diện tích
Số căn
Diện tích
Số căn
I
Nhà ở thương mại
2.500.000
14.155
645.287
3.604
1
Hoàn thành từ DADXD
1.790.539
7.402
645.286
3.604
2
Hoàn thành từ dự án phát triển mới
709.461
6.753
II
Nhà ở xã hội
605.770
10.140
76.901
927
1
Hoàn thành từ DADXD
224.747
2.215
76.901
927
2
Hoàn thành từ dự án phát triển mới
381.023
7.925
III
Xây dựng cải tạo chung cư cũ (Chương trình mục tiêu)
354.420
5.402
0
0
1
Hoàn thành từ DADXD
0
0
0
0
2
Hoàn thành từ dự án phát triển mới
354.420
5.402
0
0
IV
Nhà ở hộ gia đình, cá nhân tự xây dựng
7.294.810
60.790
1.663.200
13.860
1
Trong khu dân cư hiện hữu
7.294.810
60.790
1.663.200
13.860
Tổng
10.755.000
90.487
2.385.388
18.391
Tỷ lệ các loại nhà ở (nhà ở thấp tầng, nhà chung cư) hoàn thành trong năm 2022:
- Nhà ở chung cư hoàn thành 244.377 m2 sàn (chiếm 9%).
- Nhà ở thấp tầng hoàn thành 2.141.011 m2 sàn (chiếm 90%).
Chỉ tiêu tổng diện tích sàn nhà ở, diện tích nhà ở bình quân năm 2022 như sau:
Năm
Dân số (người)
DTBQ (m2/người)
Tổng diện tích (m2)
2020
2.053.493
25,2
51.748.024
2021
2.080.488
25,69
53.440.134
2022
2.107.483
26,18
55.176.888
2023
2.134.478
26,79
57.174.178
2024
2.161.473
27,61
59.673.825
2025
2.188.468
28,30
61.933.653
1. Kế hoạch phát triển nhà ở thương mại
Giai đoạn 2021 - 2025, hoàn thành khoảng 2.500.000 m2 sàn nhà ở thương mại xây dựng mới, trong đó:
+ Có 1.790.539 m2 sàn hoàn thành từ các dự án đang triển khai xây dựng (đã có văn bản chấp thuận đầu tư), danh sách và quy mô hoàn thành của từng dự án tại Phụ lục I của kế hoạch.
+ Có 709.461 m2 sàn hoàn thành từ các dự án đang kêu gọi đầu tư phát triển mới (hiện tại chưa có văn bản chấp thuận đầu tư).
Trong quá trình tổng kết, xây dựng kế hoạch hàng năm, tùy thuộc quy mô hoàn thành từ các dự án đang triển khai[1] để kêu gọi đầu tư, đảm bảo đạt mục tiêu 2.500.000 m2 sàn hoàn thành trong giai đoạn 2021 - 2025.
Năm 2022, dự kiến diện tích sàn nhà ở thương mại hoàn thành 645.287 m2 sàn nhà ở từ các dự án đang xây dựng. Năm 2022 tiếp tục kêu gọi đầu tư các dự án mới để hoàn thành mục tiêu đề ra theo Kế hoạch phát triển nhà ở giai đoạn 2021- 2025 và Chương trình phát triển nhà ở đến năm 2030.
2. Kế hoạch phát triển nhà ở xã hội
Giai đoạn 2021 - 2025 phát triển nhà ở xã hội xây dựng mới, hoàn thành khoảng 605.770 m2 sàn, trong đó:
- Có 224.747 m2 sàn hoàn thành từ các dự án nhà ở xã hội đang triển khai xây dựng (đã có văn bản chấp thuận đầu tư), danh sách và quy mô hoàn thành của từng dự án tại Phụ lục I của kế hoạch.
- Có 381.023 m2 sàn hoàn thành từ các dự án nhà ở xã hội đang kêu gọi đầu tư phát triển mới (hiện tại chưa có văn bản chấp thuận đầu tư).
Trong quá trình tổng kết, xây dựng kế hoạch hàng năm, tùy thuộc quy mô hoàn thành từ các dự án đang triển khai[2] để kêu gọi đầu tư, đảm bảo đạt mục tiêu 605.770 m2 sàn hoàn thành trong giai đoạn 2021- 2025.
Năm 2022, dự kiến diện tích sàn nhà ở xã hội hoàn thành 76.901 m2 sàn nhà ở (trong đó có khoảng 16.796 m2 sàn nhà ở xã hội cho thuê). Năm 2022 tiếp tục kêu gọi đầu tư các dự án mới để hoàn thành mục tiêu đề ra theo Kế hoạch phát triển nhà ở giai đoạn 2021-2025 và Chương trình phát triển nhà ở đến năm 2030.
3. Kế hoạch xây dựng cải tạo chung cư cũ
Thực hiện Nghị định số 101/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ về cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ (nay được thay thế bởi Nghị định số 69/2021/NĐ-CP ngày 15/7/2021 của Chính phủ), thành phố đã triển khai phá dỡ 18 chung cư, quy mô 973 căn hộ (01 chung cư U19 Lam Sơn; 03 chung cư U1, U2, U3 Lê Lợi; 14 khu chung cư Đồng Quốc Bình) để xây mới 07 chung cư (gồm 01 tòa tại vị trí U19 Lam Sơn; 02 tòa N1, N2 tại vị trí U1, U2, U3 Lê Lợi; 04 tòa chung cư Đồng Quốc Bình), với tổng số 2.654 căn hộ; cụ thể:
- Năm 2017: Xây dựng khu chung cư U19 Lam Sơn (phá dỡ 01 chung cư cũ 03 tầng, quy mô 43 căn hộ để xây dựng chung cư mới cao 05 tầng, quy mô 56 căn hộ);
- Năm 2018: Xây dựng khu chung cư N1+N2 Lê Lợi (phá dỡ 03 chung cư cũ 03 tầng, quy mô 103 căn hộ để xây dựng 02 chung cư mới cao 06 tầng, quy mô 126 căn hộ);
- Năm 2018-2021: Xây dựng chung cư HH3-HH4 Đồng Quốc Bình (phá dỡ 04 chung cư cũ 05 tầng, quy mô 314 căn hộ để xây dựng 02 tòa chung cư mới cao 29 tầng, quy mô 1.456 căn hộ);
- Năm 2019-2022: Xây dựng chung cư HH1-HH2 Đồng Quốc Bình (phá dỡ 10 chung cư cũ 03 tầng, quy mô 513 căn hộ để xây dựng 02 tòa chung cư mới cao 29 tầng, quy mô 1.016 căn hộ); Hiện tại, công trình đã thi công xong phần thô, đang triển khai thi công phần hoàn thiện. Dự kiến bàn giao công trình đưa vào sử dụng trong năm 2022.
4. Phát triển nhà ở dân tự xây
Dự kiến giai đoạn 2021 - 2025 nhà ở dân tự xây đạt 7,29 triệu m2 sàn nhà ở. Trong đó năm 2022 đạt 1,66 triệu m2 sàn nhà ở.
5. Vị trí, khu vực phát triển nhà ở
Căn cứ số liệu báo cáo của Ủy ban nhân dân các quận, huyện trên địa bàn thành phố và số liệu khảo sát thực tế các dự án, vị trí, khu vực phát triển nhà ở bao gồm:
- 49 vị trí đang triển khai thực hiện các dự án đầu tư xây dựng nhà ở, chủ yếu tập trung tại quận Hải An (10 dự án), huyện Thủy Nguyên (08 dự án).
- 429 vị trí, khu vực dự kiến phát triển nhà ở theo đề xuất của Ủy ban nhân dân các quận huyện tại Phụ lục II của Kế hoạch.
(Số lượng vị trí này có thể thay đổi, cập nhật, bổ sung trong kế hoạch hàng năm để phù hợp với tình hình phát triển thực tế)
Cụ thể số lượng các vị trí, khu vực tại các đơn vị hành chính như sau:
STT
Đơn vị
Dự án đang triển khai
Tổng số
Vị trí dự kiến phát triển
Tổng số
Dự án nhà ở thương mại, khu đô thị, khu nhà ở
Dự án nhà ở xã hội
Dự án nhà ở thương mại, khu đô thị, khu nhà ở
Dự án nhà ở xã hội
Dự án phục vụ tái định cư
Thành phố
44
5
49
171
49
209
429
1
Quận Hồng Bàng
5
0
5
16
-
6
22
2
Quận Ngô Quyền
2
1
3
10
2
3
15
3
Quận Lê Chân
7
0
7
9
2
1
12
4
Quận Hải An
8
2
10
14
5
12
31
5
Quận Kiến An
2
0
2
10
2
9
21
6
Quận Đồ Sơn
4
0
4
6
-
5
11
7
Quận Dương Kinh
1
1
2
12
1
55
68
8
Huyện Thủy Nguyên
8
0
8
21
6
12
39
9
Huyện An Dương
5
1
6
34
4
1
39
10
Huyện An Lão
0
0
0
4
5
58
67
11
Huyện Kiến Thụy
0
0
0
16
-
14
30
12
Huyện Tiên Lãng
0
0
0
8
4
11
23
13
Huyện Vĩnh Bảo
1
0
1
7
-
21
28
14
Huyện Cát Hải
1
0
1
4
-
1
5
15
Huyện Bạch Long Vĩ
0
0
0
-
-
-
0
16
Các vị trí phát triển nhà ở xã hội (theo quy hoạch) tại các Khu/Cụm công nghiệp
0
0
0
-
18
-
18
(Chi tiết tại Phụ lục I và Phụ lục II kèm theo Kế hoạch)
6. Diện tích đất để xây dựng nhà ở năm 2022
- Diện tích đất để xây dựng các loại nhà ở năm 2022 như sau:
Diện tích đất để xây dựng các loại nhà ở năm 2022
Đơn vị: ha
STT
Loại hình nhà ở
Quỹ đất ở để xây dựng nhà ở năm 2022[3]
Quỹ đất phát triển nhà ở theo dự án mới năm 2022
1
Nhà ở thương mại
513,6
1.284,1
2
Nhà ở xã hội
29,3
73,2
3
Nhà ở theo chương trình mục tiêu
1,0
2,5
4
Nhà ở công vụ
-
-
5
Nhà ở hộ gia đình, cá nhân tự xây dựng
521,0
1.302,5
Tổng cộng
1.064,9
2.662,2
Cùng với các dự án khu đô thị đang triển khai xây dựng, tiếp tục kêu gọi và chấp thuận đầu tư các dự án nhà ở theo các khu vực đã được quy hoạch để phát triển nhà ở.
Dành quỹ đất cho việc phát triển nhà ở đảm bảo phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch chung xây dựng được phê duyệt, trong đó đặc biệt quan tâm tới quỹ đất bố trí tái định cư phục vụ cho nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng và chỉnh trang đô thị.
Khuyến khích các chủ đầu tư bỏ vốn để xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật và được phép khai thác quỹ đất để xây dựng nhà ở, công trình hạ tầng xã hội.
Thực hiện xây dựng, rà soát quy hoạch sử dụng đất trong đó chú trọng đến diện tích đất phát triển nhà ở; đối với khu vực nội đô có mật độ dân cư lớn ưu tiên dành quỹ đất thực hiện việc đầu tư xây dựng nhà chung cư để bố trí tái định cư, tạm cư cho các hộ dân nằm trong diện phải giải tỏa, chỉnh trang đô thị.
7. Nguồn vốn thực hiện
Căn cứ Suất vốn đầu tư xây dựng nhà ở theo Quyết định số 65/QĐ-BXD ngày 20/01/2021 của Bộ Xây dựng và diện tích tăng thêm của các loại nhà ở trong năm 2022, dự báo nhu cầu nguồn vốn đầu tư nhà ở toàn thành phố trong năm 2022 như sau:
Dự báo nguồn vốn đầu tư xây dựng nhà ở trong năm 2022
STT
Loại nhà ở
Công trình điển hình
Chỉ tiêu nhà ở tăng thêm 2022 (m2)
Vốn năm 2022 (tỷ đồng)
I
Nhà ở thương mại
40% nhà ở riêng lẻ, 60% nhà ở chung cư từ 15 đến 20 tầng có 2 tầng hầm
645.286
6.615
II
Nhà ở xã hội
Nhà ở chung cư 10 đến 15 tầng có 1 tầng hầm
76.901
814
III
Nhà ở hộ gia đình, cá nhân tự xây dựng
Nhà từ 2 đến 3 tầng, BTCT
1.663.200
12.191
Tổng
2.385.387
19.620
Các nguồn vốn để phát triển nhà ở trên địa bàn thành phố dự kiến bao gồm:
- Phát triển nhà ở thương mại bằng nguồn vốn xã hội hóa của các doanh nghiệp, các tổ chức tín dụng, .v.v..;
- Nhà ở riêng lẻ tự xây của các hộ gia đình bằng nguồn vốn tích lũy thu nhập của các hộ gia đình;
- Vốn đầu tư xây dựng nhà ở xã hội chủ yếu từ nguồn vốn xã hội hóa của các doanh nghiệp, các tổ chức tín dụng ưu đãi, Ngân hàng chính sách xã hội vv...
CHƯƠNG II.
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Trách nhiệm của các Sở, ban, ngành
1.1. Trách nhiệm của Sở Xây dựng
- Chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện và các sở, ban, ngành có liên quan triển khai thực hiện kế hoạch phát triển nhà ở; hướng dẫn, đôn đốc và giải quyết những khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện theo thẩm quyền và báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố xem xét, quyết định đối với trường hợp vượt thẩm quyền; tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố kết quả thực hiện theo định kỳ.
- Phối hợp với các Sở, ngành liên quan và UBND các quận, huyện tham mưu, lồng ghép các nguồn vốn để thực hiện Kế hoạch.
- Công bố công khai, minh bạch nhu cầu và quỹ đất để phát triển nhà ở trên công thông tin điện tử.
- Tổ chức kiểm tra, giám sát, yêu cầu các địa phương và chủ đầu tư báo cáo theo định kỳ, tổng kết tiến độ thực hiện của các dự án đang triển khai, đánh giá quy mô diện tích sàn đã hoàn thành trong năm 2022, khả năng cung ứng của các dự án cho giai đoạn sau, trên cơ sở đó kêu gọi đầu tư phát triển các dự án phát triển nhà ở để đảm bảo diện tích sàn nhà ở hoàn thành trong giai đoạn 2021 - 2025 đạt mục tiêu đã đề ra.
- Đánh giá kết quả thực hiện năm 2022 và nghiên cứu xây dựng Kế hoạch phát triển nhà ở năm 2023 theo đúng quy định của pháp luật và phù hợp với nhu cầu thực tiễn và thị trường.
- Tham mưu thực hiện chức năng quản lý nhà nước về nhà ở trên địa bàn thông qua tổ chức xây dựng và thực hiện chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở và phát triển có kiểm soát thị trường bất động sản.
- Tham mưu tiếp tục đẩy mạnh việc phân quyền, cải cách hành chính liên quan đến phát triển nhà ở.
- Quản lý, vận hành hệ thống thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản trên hệ thống website: www.bds.xaydung.gov.vn.
1.2. Trách nhiệm của Sở Tài chính
- Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu việc bố trí kế hoạch vốn phát triển nhà ở, đặc biệt là nguồn vốn xây dựng cải tạo chung cư cũ.
- Tham mưu thực hiện bố trí nguồn vốn từ ngân sách địa phương để đầu tư xây dựng nhà ở xã hội và hỗ trợ về nhà ở cho các đối tượng chính sách xã hội trên phạm vi địa bàn theo quy định của pháp luật.
1.3. Trách nhiệm của Sở Kế hoạch và Đầu tư
- Trên cơ sở đề xuất của Sở Xây dựng, tổng hợp các chỉ tiêu về phát triển nhà ở của thành phố vào Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội thành phố 5 năm và hàng năm. Phối hợp với Sở Xây dựng đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển nhà ở trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
- Chủ trì tham mưu đề xuất UBND thành phố chấp thuận chủ trương đầu tư, chấp thuận nhà đầu tư, đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án phát triển nhà ở theo quy định của pháp luật về đầu tư, đấu thầu đối với các dự án thuộc phạm vi quản lý.
- Phối hợp cung cấp thông tin về tình hình chấp thuận chủ trương đầu tư các dự án bất động sản để cập nhật vào cơ sở dữ liệu chung về nhà ở và thị trường bất động sản của thành phố.
1.4. Trách nhiệm của Sở Tài nguyên và Môi trường
- Chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng cân đối quỹ đất phát triển nhà ở và chuẩn bị quỹ đất xây dựng nhà ở xã hội phù hợp với kế hoạch phát triển nhà ở thành phố được phê duyệt.
- Phối hợp với Sở Xây dựng, Sở Kế hoạch và đầu tư, rà soát quỹ đất đã giao cho các chủ đầu tư để đầu tư xây dựng nhà ở xã hội, tham mưu cho Ủy ban nhân dân thành phố thu hồi đất đối với các dự án chậm triển khai hoặc không thực hiện để giao cho các chủ đầu tư khác thực hiện đáp ứng yêu cầu tiến độ.
- Phối hợp cung cấp thông tin về tình hình giao dịch đất ở để cập nhật vào cơ sở dữ liệu chung về nhà ở và thị trường bất động sản của thành phố.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng và Ủy ban nhân dân các quận, huyện rà soát lại các quỹ đất đã giao cho các chủ đầu tư xây dựng nhà ở đã và đang triển khai thực hiện để cập nhật kế hoạch sử dụng đất hàng năm phù hợp với Kế hoạch phát triển nhà ở được phê duyệt.
1.5. Trách nhiệm của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban ngành có liên quan, Ủy ban nhân dân cấp huyện và Mặt trận Tổ quốc thành phố tiếp tục rà soát nhu cầu nhà ở của các hộ chính sách, hộ nghèo cần hỗ trợ nhà ở cho trình Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt.
1.6. Trách nhiệm của Sở Giao thông Vận tải
Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư xây dựng cơ chế thực hiện chính sách đầu tư dự án phát triển hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội gắn kết các dự án phát triển nhà ở.
1.7. Trách nhiệm của Ngân hàng Chính sách xã hội
- Chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng, Sở Lao Động Thương binh và Xã hội tham gia quản lý nguồn vốn và quản lý việc sử dụng nguồn vốn để phát triển nhà ở xã hội cho các hộ gia đình nghèo, cận nghèo và hộ gia đình người có công với cách mạng;
- Thực hiện huy động tiền gửi tiết kiệm của hộ gia đình, cá nhân trong nước để cho các đối tượng xã hội có nhu cầu mua, thuê mua nhà ở xã hội vay với lãi suất ưu đãi và thời hạn vay dài hạn.
1.8. Trách nhiệm của Ban Quản lý Khu Kinh tế
- Phối hợp với Sở Xây dựng và các cơ quan có liên quan đánh giá, xác định nhu cầu về nhà ở của công nhân, người lao động làm việc tại các KCN để có cơ sở lập và triển khai các dự án phát triển nhà ở dành cho công nhân KCN;
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành có liên quan triển khai thực hiện Đề án “Đầu tư xây dựng các thiết chế của công đoàn tại các khu công nghiệp, khu chế xuất”.
- Chủ trì thực hiện thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư các dự án nhà ở thực hiện khu công nghiệp, khu kinh tế được giao quản lý theo quy định của pháp luật về đầu tư; tổ chức lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án nhà ở trong phạm vi quyền hạn được giao theo quy định
1.9. Trách nhiệm của Cục Thuế thành phố
Phối hợp với Sở Xây dựng trong việc cập nhật thông tin vào cơ sở dữ liệu về nhà ở và thị trường bất động sản trong phạm vi quyền hạn được giao.
1.10. Trách nhiệm của các Sở, ban, ngành khác có liên quan
Các Sở, ban, ngành khác có liên quan căn cứ theo nội dung công việc trong phạm vi quyền hạn được giao phối hợp thực hiện cùng các đơn vị được giao chủ trì.
1.11. Liên Đoàn lao động thành phố
Phối hợp với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và các sở, ngành có liên quan triển khai thực hiện Đề án “Đầu tư xây dựng các thiết chế của công đoàn tại các khu công nghiệp”.
1.12. Ủy ban mặt trận tổ quốc
Tổ chức kêu gọi tài trợ, ủng hộ cho các quỹ vì người nghèo, quỹ đền ơn đáp nghĩa, vv... để hỗ trợ nhà ở cho các đối tượng chính sách, đối tượng đặc biệt khó khăn.
2. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện
- Tổ chức, chỉ đạo triển khai kế hoạch phát triển nhà ở và thực hiện quản lý nhà nước về nhà ở trên địa bàn. Tổng hợp kết quả thực hiện kế hoạch phát triển nhà trên địa bàn và gửi Sở Xây dựng để báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố theo định kỳ hoặc đột xuất;
- Tổ chức thu thập thông tin, dữ liệu về nhà ở và thị trường bất động sản trong phạm vi quản lý trên địa bàn và gửi về Sở Xây dựng định kỳ hàng quý hoặc đột xuất khi có yêu cầu;
- Rà soát và lựa chọn quỹ đất phù hợp quy hoạch để giới thiệu địa điểm thực hiện các dự án phát triển nhà ở, gửi về Sở Xây dựng để tổng hợp và báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố;
- Tổ chức cấp phép xây dựng nhà ở tại khu vực đô thị theo phân cấp thực hiện và phối hợp với Sở Xây dựng thực hiện kiểm tra, giám sát việc thực hiện xây dựng nhà ở sau cấp phép, xử lý các trường hợp xây dựng nhà ở trái phép, không phép theo quy định của pháp luật;
- Thực hiện quản lý xây dựng nhà ở tại khu vực nông thôn trên cơ sở nếu không xin cấp phép thì phải thông báo cho chính quyền địa phương và cam kết thực hiện xây dựng nhà ở đúng trên đất ở thuộc sở hữu hợp pháp, Ủy ban nhân dân cấp huyện chịu trách nhiệm tổng hợp số liệu về tình hình xây dựng nhà ở khu vực nông thôn do Ủy ban nhân dân các xã báo cáo.
3. Trách nhiệm của chủ đầu tư dự án nhà ở
- Triển khai thực hiện các dự án phát triển nhà ở theo đúng nội dung và tiến độ đã được phê duyệt.
- Báo cáo, cung cấp số liệu về nhà ở và thị trường bất động sản trong năm 2022 theo quy định tại Nghị định số 117/2015/NĐ-CP ngày 12/11/2015.
- Xây dựng kế hoạch và lộ trình thực hiện đối với khu đất đầu tư; khẩn trương triển khai các thủ tục đầu tư xây dựng theo đúng quy định; cân đối nguồn vốn để xây dựng cụ thể lộ trình, tiến độ thực hiện để đảm bảo tuân thủ các quy định về lập dự án đầu tư theo quy định.
- Tuân thủ các quy định của pháp luật về xây dựng, nhà ở, kinh doanh bất động sản và pháp luật có liên quan.
Quá trình triển khai thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, yêu cầu các cơ quan, địa phương, đơn vị liên quan gửi ý kiến phản ánh về Sở Xây dựng để tổng hợp, tham mưu báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố xem xét, giải quyết./.
PHỤ LỤC I:
DANH MỤC DỰ ÁN ĐANG TRIỂN KHAI
1. DANH MỤC DỰ ÁN NHÀ Ở THƯƠNG MẠI ĐÃ CHẤP THUẬN CHỦ CHƯƠNG ĐẦU TƯ (ĐANG TRIỂN KHAI XÂY DỰNG HOẶC ĐANG LỰA CHỌN NHÀ ĐẦU TƯ)
STT
Dự án
Chủ đầu tư
Địa điểm
Quy mô dự án
Hoàn thành giai đoạn 2021-2025
Năm 2022
Diện tích đất dự kiến (ha)
Lô nền
Chung cư
Thấp tầng
Tổng cộng
Số lô
Diện tích
Số căn (căn)
Diện tích (m2 sản)
Số căn (căn)
Diện tích (m2 sàn)
Số căn (căn)
Diện tích (m2 sàn)
Diện tích (m2 sàn)
Số căn (căn)
Diện tích (m2 sàn)
Số căn (căn)
Toàn thành phố
2.470,94
1.058
794.230
17.195
1.696.363
31.163
14.948.657
49.737
17.399.271
2.282.032
10.070
645.287
3.613
I
Quận Hồng Bàng
17,55
2.363
190.399
954
216.467
3.317
406.866
241.399
1.841
128.022
1.222
1
Dự án đầu tư xây dựng khu nhà A Him Lam - Hùng Vương, tuyến đường nối QL5 mới và QL5 cũ
Công ty Cổ phần Đầu tư Hồng Bàng
Quốc lộ 5, Hùng Vương
12,32
726
148.487
726
148.487
44.546
218
13.364
65
2
Dự án đầu tư xây dựng Khu chung cư cao tầng để bán và cho thuê, tòa nhà văn phòng cho thuê
Công ty Cổ phần Đầu tư Pacific
Số 2A Sở Dầu, Hồng Bàng
1,89
1.542
99.896
1.542
99.896
41.370
574
20.685
319
3
Dự án xây dựng Khu nhà ở thương mại
Công ty CP Xây dựng Ngô Quyền
Phường Trại Chuối
0,69
88
17.600
88
17.600
17.600
88
-
-
4
Dự án Hoàng Huy - Sở Dầu
CTCP xây dựng Đại Thịnh Vượng
Số 2A Sở Dầu, Hồng Bàng
0,85
821
90.503
16
3.471
837
93.973
93.973
837
93.973
837
5
Dự án phát triển nhà ở, chỉnh trang đô thị
Số 80 Hạ Lý, phường Hạ Lý, quận Hồng Bàng
1,80
124
46.909
124
46.909
46.909
124
II
Quận Ngô Quyền
2,13
-
-
1.611
174.500
-
-
1.611
174.500
45.025
429
-
-
1
Dự án nhà A Dự án đầu tư xây dựng công trình dịch vụ và nhà ở cao tầng
Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Aurora Việt Nam
Phường Đông Khê
0,78
545
73.250
545
73.250
14.650
109
-
-
2
Công trình đa chức năng (đất ở kết hợp thương mại, dịch vụ) phục vụ đấu giá quyền sử dụng đất tại số 4 Trần Phú, phường Máy Tơ, quận Ngô Quyền
Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng HDMON
Số 4 Trần Phú, Ngô Quyền
1,35
1.066
101.250
1.066
101.250
30.375
320
-
-
III
Quận Lê Chân
27,30
5.790
635.916
649
242.683
6.439
878.599
317.815
2.146
144.557
1.090
1
Khu đô thị ven sông Lạch Tray
Cty TNHH Agape Việt Nam
Vĩnh Niệm
20,31
604
77.249
468
203.765
1.072
281.014
84.304
322
524
2
2
Dự án đầu tư xây dựng Hoang Huy Commerece
Công ty Cổ phần Đầu Tư dịch vụ tài chính Hoàng Huy
Phường Vĩnh Niệm và phường Kênh Dương
2,63
3.472
323.085
3.472
323.085
64.617
694
32.309
347
3
Lô A của Dự án phát triển khu đô thị ven sông
Công ty TNHH Chiyoda Việt Nam
Tại phường Vĩnh Niệm
1,24
790
113.734
790
113.734
56.867
395
22.747
158
4
Làng Việt Kiều
Công ty CP ĐT và Phát triển Việt Anh
Vĩnh Niệm
2,40
89
17.800
89
17.800
17.800
89
10.680
53
5
Dự án phát triển Khu đô thị ven sông Lạch Tray (CT1, CT2)
Công ty TNHH Minato Việt Nam
Vĩnh Niệm
1,26
924
121.849
924
121.849
73.109
554
60.929
462
6
Khu đấu giá để thực hiện dự án Nhà A thương mại 29-15A+29-16
Công ty TNHH Thành Trung
Tại phường Kênh Dương
0,68
42
13.618
42
13.618
13.618
42
13.618
42
7
Nhóm nhà ở, công trình công cộng, dịch vụ
Cty CP XD Ngô Quyền
Cát Dài
0,70
50
7.500
50
7.500
7.500
50
3.750
25
IV
Quận Hải An
1.074,09
1.574
186.539
16.349
9.308.516
17.923
9.495.055
374.376
828
87.468
272
I
Dự án khu vui chơi giải trí, nhà ở và công viên sinh thái đảo Vũ Yên (dự án năm tại Quận Hải An và huyện Thủy Nguyên)
Tập đoàn Vingroup
Quận Hải An (872,52ha; Hải An 464,52ha; Thủy Nguyên 408,0ha)
464,52
13.824
5.969.627
13.824
5.969.627
179.089
415
65.691
152
2
Khu đất trúng đấu giá phường Thành Tô
Công ty CP ĐT Sao Đỏ
P. Thành Tô, Q. Hải An
2,40
83
24.900
83
24.900
12.450
42
12.450
42
3
Dự án Khu phức hợp Vương miện kim cương Hải Phòng (Diamond Crown Complex Hai Phong)
Công ty CPTM Hải Phòng Plaza
Phường Đằng Hải
1,29
1.574
186.539
1.574
186.539
18.654
157
9.327
79
4
Dự án KCN, đô thị và dịch vụ Tràng Cát
Công ty TNHH MTV Phát triển đô thị Tràng Cát
Quận Hải An
584,90
1.748
2.986.200
1.748
2.986.200
89.586
52
-
-
5
Dự án Khu nhà ở thương mại
Công ty TNHH Thương mại Phú Lâm
Đằng Hải, Nam Hải, Hải An
0,48
29
5.712
29
5.712
1.714
9
-
-
6
Dự án đầu tư xây dựng khu nhà ở thương mại thuộc lô A35
Phường Đằng Hải
8,44
224
106.011
224
106.011
31.803
67
-
-
7
Dự án đầu tư xây dựng khu nhà ở tại phường Nam Hải, Quận Hải An
Phường Nam Hải
11,80
370
187.184
370
187.184
14.975
30
-
-
8
Dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại tại khu đất có diện tích 7.466,46 m2
Phường Tràng Cát
0,75
71
28.882
71
28.882
23.105
57
-
-
V
Quận Đồ Sơn
552,84
914
667.717
224
17.920
261
274.465
1.399
970.102
116.601
215
18.955
89
1
Dự án Khu đô thị du lịch Đồ Sơn
Cty CP Ngân Anh
Ngọc Xuyên, Ngọc Hải
69,20
682
166.336
224
17.920
906
184.256
27.638
136
13.819
68
2
Đấu giá dự án khu nhà ở tại phường Minh Đức (thu hồi của Công ty Viễn thông Hải Phòng)
Công ty TNHH DVTM Nam Hà Nội
Phường Minh Đức
1,3
79
5.233
79
5.233
1.047
16
314
5
3
Dự án khu quốc tế Đồi Rồng
CT CP Vạn Hương
Phường Vạn Hương
480,00
153
506.148
188
241.615
341
747.763
74.776
34
4.822
16
4
Đầu tư xây dựng khu nghỉ dưỡng cao cấp Orirntal Beach tại phường Ngọc Xuyên
Công ty CP thương mại và dịch vụ du lịch Ngân Anh
Phường Ngọc Xuyên
3,64
73
32.850
73
32.850
13.140
29
-
-
VI
Huyện Thủy Nguyên
551,67
-
-
4.009
353.455
10.966
4.308.811
14.975
4.662.266
706.608
2.628
240.836
757
1
Khu vui chơi, giải trí, nhà ở và công viên sinh thái đảo Vũ Yên
Công ty CP Tập đoàn Vingroup
Tại xã Thủy Triều, huyện Thủy Nguyên
408,00
6.101
2.759.511
6.101
2.759.511
82.785
183
-
-
2
Dự án khu đô thị mới Hoàng Huy NewCity
Công ty Cổ phần đầu tư dịch vụ tài chính Hoàng Huy
Xã Tân Dương xã Dương Quan
14,70
491
152.166
491
152.166
152.166
491
45.650
147
3
Dự án Khu đô thị Hoàng Huy Green River tại xã Hoa Động
Công ty cổ phần đầu tư dịch vụ tài chính Hoàng Huy
Tại xã Hoa Động
70,20
2.463
260.668
1.839
716.450
4.302
977.118
97.712
430
29.314
129
4
Dự án: Trung tâm thương mại, văn phòng, chung cư, biệt thự cao cấp bán và cho thuê, khách sạn 5 sao và khu ẩm thực chợ đêm tại xã Thủy Đường, xã Hòa Bình
Công ty cổ phần Union Success Việt Nam
Xã Thủy Đường và xã Hòa Bình, huyện Thủy Nguyên
30,70
1.546
92.787
1.032
270.371
2.578
363.158
72.632
516
7.263
52
5
Dự án Việt Nhân 2
Công ty TNHH VSIP Hải Phòng
Xã Thủy Đường và xã Hòa Bình, huyện Thủy Nguyên
3,56
-
0
213
60.226
213
60.226
30.113
107
10.000
35
6
Khu nhà phố Bắc Sông Cấm
Công ty TNHH VSIP Hải Phòng
Khu đô thị, công nghiệp và dịch vụ VSIP Hải phòng
10,18
-
-
330
158.087
330
158.087
156.000
326
120.000
250
7
Dự án Sakura Garden
Công ty TNHH VSIP Hải Phòng
Khu đô thị công nghiệp VSIP, Thủy Nguyên
9,56
496
99.176
496
99.176
59.506
298
11.901
60
8
Dự án nhà ở Việt Nhân 1
4,77
-
-
464
92.825
464
92.825
55.695
278
16.709
84
VII
Huyện An Dương
51,46
594
116.513
1.126
87.834
641
200.870
2.361
405.217
165.510
775
11.292
88
1
Dự án ĐTXD Khu đô thị dịch vụ thương mại và nhà ở công nhân Tràng Duệ (quy mô 42,08ha)
Công ty Cổ phần Khu công nghiệp Sài Gòn - Hải Phòng
Xã Lê Lợi và xã Quốc Tuấn
41,22
594
116.513
1.126
87.834
121
46.214
1.841
250.561
50.112
368
11.292
88
2
Dự án đấu giá QSDĐ chưa xây dựng hạ tầng để thực hiện dự án nhà ở thương mại tại thôn Văn Phong
CTCP Đầu tư xây lắp Ngân Hà
Xã Đồng Thái
1,00
69
2.600
69
2.600
2.600
69
-
-
3
Dự án nhà ở thương mại tại khu Ải Bà Chúc thôn Trạm Bạc, xã Lê Lợi
Công ty CP kinh doanh DVTM cầu Vồng Hoa Lan 7&1
Xã Lê Lợi
2,92
142
49.343
142
49.343
49.343
142
-
-
4
Dự án nhà ở thương mại tại khu Quai Chảo thôn Trạm Bạc, xã Lê Lợi
Công ty CP kinh doanh DVTM cầu Vồng Hoa Lan 7&1
Xã Lê Lợi
1,45
82
24.196
82
24.196
24.196
82
-
-
5
Dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại tại xứ đồng Kênh thôn Lê Sáng, xã An Hồng
Xã An Hồng
4,87
227
78.517
227
78.517
39.259
114
-
-
VIII
Huyện Cát Hải
172,27
498
49.800
459
91.777
957
141.577
70.789
479
14.158
96
1
Khu đô thị du lịch Cái Giá (Cát Bà Amatina)
Cty Vinaconex - ICT
Cái Giá, Cát Bà
172,27
498
49.800
459
91.777
957
141.577
70.789
479
14.158
96
IX
Huyện Vĩnh Bảo
9,80
-
-
387
152.891.
387
152.891
91.735
232
-
-
1
Dự án phát triển khu dân cư tại thị trấn Vĩnh Bảo, huyện Vĩnh Bảo
Công ty Cổ phần May - Diêm Sài Gòn
Thị trấn Vĩnh Bảo
9,80
387
152.891
387
152.891
91.735
232
-
-
X
Quận Kiến An
9,11
-
-
-
-
368
112.196
368
112.196
112.196
368
-
-
1
Dự án: Xây dựng Hạ tầng kỹ thuật và Khu nhà ở Hồ điều hòa Tây Sơn thuộc Công viên Rừng Thiên Văn
Phường Trần Thành Ngọ, quận Kiến An
7,11
-
-
211
80.796
211
80.796
80.796
211
-
-
2
Dự án nhà ở thương mại đối với khu đất tại tổ dân phố Đống Khê 1, phường Đồng Hòa
Công ty CP đầu tư Solaris Việt Nam
Phường Đồng Hòa
2,00
-
-
157
31.400
157
31.400
31.400
157
-
-
XI
Quận Dương Kinh
2,72
-
-
-
-
129
39.980
129
39.980
39.980
129
-
-
1
Dự án đấu giá quyền sử dụng đất khi chưa xây dựng hạ tầng kỹ thuật dự án 2,72 ha tại các phường Anh Dũng, Hưng Đạo quận Dương Kinh, thành phố Hải Phòng
Công ty CP tập đoàn đầu tư Hoàng Hà
phường Anh Dũng, phường Hưng Đạo
2,72
129
39.980
129
39.980
39.980
129
-
-
2. DANH MỤC DỰ ÁN NHÀ Ở XÃ HỘI ĐANG TRIỂN KHAI
STT
Dự án
Chủ đầu tư
Địa điểm
Quy mô dự án dự kiến
Hoàn thành giai đoạn 2021 -2025
Năm 2022
Diện tích đất dự kiến (ha)
Số căn (căn)
Diện tích sàn (m2)
Diện tích (m2)
Số căn (căn)
Diện tích (m2)
Số căn (căn)
Toàn thành phố
13,95
3.756
281.682
232.361
3.142
76.901
927
I
Quận Hải An
6,05
2.250
170.398
127.643
1.768
0
0
1
Khu chung cư cao tầng cho người thu nhập thấp thuộc dự án khu ĐTM tại Phường Đằng Hải
Công ty Cổ phần Xây dựng Phát triển Nhà
Lô số N17 thuộc Khu đô thị mới Phường Đằng Hải, Quận Hải An
1,01
688
61.078
18.323
206
-
-
2
Dự án nhà ở công nhân Công ty TNHH Pegatron
Công ty TNHH Pegatron Việt Nam
Khu kinh tế Đình Vũ - Cát Hải, phường Đông Hải
5,04
1.562
109.320
109.320
1.562
0
0
II
Quận Dương Kinh
4,5
330
16.415
9.849
198
1.970
40
1
Khu nhà ở Công nhân
Công ty TNHH Đỉnh Vàng
P. Hải Thành
4,5
330
16.415
9.849
198
1.970
40
III
Quận Ngô Quyền
0,3
242
18.172
18.172
242
3.634
48
1
Dự án nhà ở xã hội tại số 39 Lương Khánh Thiện
CTCP Toa Xe Hải Phòng
39 Lương Khánh Thiện
0,3
242
18.172
18.172
242
3.634
48
VI
Huyện An Dương
3,1
934
76.697
76.697
934
71.297
839
1
Dự án đầu tư xây dựng khu nhà ở xã hội tại xã An Đồng, huyện An Dương
CTCP dịch vụ đầu tư tài chính Hoàng Huy
Xã An Đồng - Huyện An Dương
3,1
934
76.697
76.697
934
71.297
839
PHỤ LỤC II:
DANH MỤC BỔ SUNG VỊ TRÍ DỰ KIẾN PHÁT TRIỂN NHÀ Ở TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ
1. DANH MỤC VỊ TRÍ, KHU VỰC DỰ KIẾN PHÁT TRIỂN DỰ ÁN NHÀ Ở THƯƠNG MẠI, KĐT, KDC
STT
Vị trí và khu vực dự kiến phát triển nhà ở
Diện tích đất dự kiến (ha)
THÀNH PHỐ
6.675,38
Khu vực đô thị
3.373,38
Khu vực nông thôn
3.301,99
I
Quận Hồng Bàng
234,29
1
Dự án chỉnh trang đô thị, xây dựng đường vào, đấu giá quyền sử dụng đất lô NO-2, TM7, tại Khu đô thị mới Sở Dầu
0,40
2
Dự án đấu giá quyền sử dụng đất lô đất H19.1/NO-6 (khu đất sau trụ sở phường Quán Toan)
1,74
3
Dự án đấu giá quyền sử dụng đất ở tại khu Đồng Đống Chuối 1 (đợt 2 - giai đoạn 2)
1,70
4
Dự án chỉnh trang đô thị, xây dựng đường vào, đấu giá quyền sử dụng đất lô TM7, tại Khu đô thị mới Sở Dầu, phường Sở Dầu,
1,10
5
Dự án chỉnh trang đô thị, cải tạo đường Quỳnh Cư - Trương Văn Lực thuộc khu Quỳnh Cư 1, Quỳnh Cư 2 tại phường Hùng Vương, quận Hồng Bàng
5,10
6
Đấu giá QSDĐ khu An Trì, phường Hùng Vương
0,70
7
Di chuyển các cơ sở Quốc phòng để thực hiện dự án Khu nhà ở, Trung tâm thương mại dịch vụ hiện đại tại phường Hạ Lý, quận Hồng Bàng
5,93
8
Dự án Khu nhà ở, Trung tâm thương mại dịch vụ hiện đại tại phường Hạ Lý, quận Hồng Bàng
39,87
9
Chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất quốc phòng sang đất ở tại phường Sở Dầu, quận Hồng Bàng (Trại pháo C174)
2,35
10
Khu hồ điều hòa, biệt thự nhà vườn, vui chơi giải trí đầm Nam Giang
19,30
11
Dự án di chuyển các nhà máy sản xuất thép ra khỏi khu dân cư trên địa bàn quận (xây dựng khu phức hợp gồm: đất ở, TMDV và công viên cây xanh)
33,60
12
Dự án chỉnh trang đô thị và Đấu giá đất ở
0,34
13
Khu đô thị sinh thái thông minh đa chức năng Nam sông Cấm
118,30
14
Chỉnh trang đô thị khu vực xung quanh Trụ sở cũ Quận ủy - Ủy ban nhân dân quận Hồng Bàng và phục vụ đấu giá quyền sử dụng đất, phường Hoàng Văn Thụ
1,16
15
Chỉnh trang đô thị và đấu giá quyền sử dụng đất tại Khu giữa, Cam Lộ, phường Hùng Vương
1,60
16
Chỉnh trang đô thị và đấu giá quyền sử dụng đất tại khu Đồng cánh Gà, An Trì, phường Hùng Vương
1,10
II
Quận Kiến An
195,86
1
Dự án Trung tâm thương mại và nhà ở tại đường Bùi Viện
5,00
2
Dự án Khu đô thị Dương Kinh - Kiến An
40,70
3
Dự án nhà ở thương mại tại đường Quyết Tiến, phường Văn Đẩu
5,00
4
Dự án nhà ở sinh thái tại đường Trần Phương, phường Văn Đẩu
82,00
5
Dự án phát triển nhà ở dọc tuyến đường nối QL5-QL10, vành đai 3
34,31
6
Khu đô thị mới và chỉnh trang đô thị phường Đồng Hòa, quận Kiến An
8,23
7
Đấu giá quyền sử dụng đất thực hiện Dự án nhà ở thương mại phục vụ chỉnh trang đô thị tại tổ dân phố Mỹ Khê Tây, phường Đông Hòa, quận Kiến An
7,70
8
Đấu giá quyền sử dụng đất thực hiện Dự án nhà ở thương mại phục vụ chỉnh trang đô thị tại tổ dân phố Mỹ Khê Đông, phường Đông Hòa, quận Kiến An
3,80
9
Đấu giá quyền sử dụng đất thực hiện Dự án nhà ở thương mại phục vụ chỉnh trang đô thị tại tổ dân phố Liên Sơn, phường Văn Đẩu
3,42
10
Dự án KDT mới và chỉnh trang đô thị tại TDP Đẩu Vũ 1, phường Văn Đẩu (theo VB 1058/UBND-TTTTQĐ ngày 16/5/2022 của UBND quận Kiến An; VB 3128/UBND-XD1 ngày 12/5/2022 của UBND thành phố)
5,70
III
Quận Đồ Sơn
594,63
1
Đấu giá quyền sử dụng đất tại số 41 Đình Đoài, phường Hải Sơn
0,16
2
Đấu giá Dự án khu nhà ở tại phường Minh Đức (thu hồi của Công ty Viễn thông Hải Phòng)
1,19
3
Khu đất thu hồi của Tổng Công ty 28 - Bộ Quốc phòng tại phường Ngọc Xuyên, quận Đồ Sơn.
12,38
4
Khu phức hợp du lịch, nhà ở, thương mại, vui chơi giải trí quốc tế
40,40
5
Khu đô thị Bàng La (giai đoạn 1)
520,00
6
Khu hậu cần du lịch - nghỉ dưỡng cao cấp Hòn Dấu
20,50
IV
Huyện Vĩnh Bảo
242,49
1
Dự án nhà ở tại xứ đồng Chin thị trấn Vĩnh Bảo huyện Vĩnh Bảo
9,91
2
Khu dân cư mới Nhân Hòa
47,25
3
Khu dân cư Tam Cường - Lý Học
29,83
4
Khu đô thị và dịch vụ Vinh Quang
148,00
5
Khu dân cư tại Xã Tam Cường
2,50
6
Khu dân cư tại Xã Tam Đa
2,00
7
Khu dân cư tại Xã Lý Học.
3,00
V
Huyện Kiến Thụy
382,08
1
Khu đô thị tại thị trấn Núi Đối
8,30
2
Khu đô thị thôn Tân Linh (xứ đồng La Tây, xứ đồng Năm), xã Minh Tân
21,92
3
Khu đô thị xã Đông Phương
77,84
4
Khu đô thị, thương mại tại thôn Đồng Rồi, xã Ngũ Đoan
40,00
5
Khu đô thị tại Tân Trào - Đại Hà - Ngũ Đoan
27,07
6
Khu đô thị tại khu đồng Hồ Bến, đồng Cửa Lải, Cây Vông, thôn Cẩm La, xã Thanh Sơn; thôn Quế Lâm, xã Thụy Hương (DO51 theo Quy hoạch được Ban hành tại QĐ 1528/QĐ-UBND ngày 02/7/2018 của UBND thành phố)
5,98
7
Khu đô thị mới xã Thụy Hương
9,70
8
Khu đô thị tại thôn Đại Lộc 1 (Giáp khuôn viên cây xanh), xã Đại Hợp
19,38
9
Khu đô thị Dương Kinh - Kiến Thụy
115,00
10
Khu nhà ở xã Thanh Sơn
6,36
11
Khu nhà ở xã Thụy Hương (Giáp đường tỉnh lộ ĐT. 362)
12,00
12
Khu nhà ở xã Thụy Hương (Giáp đường tỉnh lộ ĐT. 363)
20,00
13
Khu nhà ở thôn Tân Linh, xã Minh Tân
1,80
14
Khu nhà ở thôn Vũ Vị, xã Minh Tân
3,20
15
Khu nhà ở thôn Trà Phương, xã Thụy Hương
1,70
16
DA ĐTXD khu nhà ở tại xã Minh Tân (phục vụ đấu giá khu đất trường ĐH Dân lập Hải Phòng (cơ sở 2).
11,83
VI
Huyện Tiên Lãng
362,13
1
Dự án Khu nhà ở thương mại tại thị trấn Tiên Lãng
26,50
2
Dự án đầu tư khu đô thị Việt Nam - Singapore thị trấn Tiên Lãng
8,80
3
Khu đô thị và du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, điều dưỡng, chăm sóc sức khỏe sử dụng nước khoáng nóng Tiên Lãng tại cấp Tiến, Đoàn Lập
225,00
4
Dự án xây dựng khu dân cư mới xã Tiên Thắng
9,80
5
Dự án xây dựng khu dân cư mới xã Bắc Hưng
9,50
6
Dự án khu đô thị mới tại thị trấn Tiên Lãng
12,60
7
Dự án nhà ở huyện Tiên Lãng
1,50
8
Khu nhà ở tại xã Tiên Thanh (phục vụ Khu công nghiệp Tiên Thanh)
68,43
VII
Huyện An Dương
437,58
1
Khu nhà ở thương mại phục vụ chỉnh trang khu dân cư đô thị hiện hữu và khu dân cư nông thôn mới tại xã An Đông và thị trấn An Dương
11,20
2
Khu đô thị xã An Đồng
1,74
3
Khu nhà ở thương mại phục vụ chỉnh trang khu dân cư nông thôn mới tại xã An Đồng
5,30
4
Dự án xây dựng nhà ở thương mại tại thôn Lê Sáng, xã An Hồng
4,87
5
Dự án Khu nhà ở thương mại tại thôn Phạm Dùng, xã An Hồng, huyện An Dương
7,89
6
Khu đô thị phức hợp sinh thái, giải trí, thể thao, du lịch và nghỉ dưỡng tại xã Bắc Sơn và xã Nam Sơn
38,00
7
Dự án nhà ở thương mại tại Khu Đầm Thíu, thôn 4
1,95
8
Dự án nhà ở thương mại tại Khu Giếng Hồ, thôn 3
4,55
9
Dự án nhà ở thương mại tại Khu Mả sề, thôn 6
3,73
10
Dự án nhà ở thương mại tại thôn Tự Lập, xã Đặng Cương
6,40
11
Đấu giá quyền sử dụng đất hoặc đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư tại thôn Đồng Dụ xã Đặng Cương
9,50
12
Vị trí TT41 phát triển nhà ở thương mại tại xã Đồng Thái
7,92
13
Dự án nhà ở thương mại tại thôn Hoàng Mai, xã Đồng Thái
1,25
14
Dự án Khu đô thị tại xã Đồng Thái
74,00
15
Dự án xây dựng CSHT khu 5A tại xã Hồng Phong phục vụ giao đất cho công dân làm nhà ở
5,78
16
Dự án xây dựng CSHT khu 5B tại xã Hồng Phong phục vụ giao đất cho công dân làm nhà ở
2,72
17
Khu nhà ở thương mại phục vụ chỉnh trang khu dân cư nông thôn mới tại xã Hồng Phong
15,70
18
Khu dân cư tại xã Hồng Phong, huyện An Dương, thành phố Hải Phòng.
12,78
19
Khu nhà ở thương mại và chung cư phục vụ chỉnh trang khu dân cư nông thôn mới tại xã Hồng Phong
1,40
20
Dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại tại thôn Hoàng Lâu, xã Hồng Phong
6,13
21
Khu nhà ở thương mại phục vụ chỉnh trang khu dân cư nông thôn mới tại xã Hồng Thái
14,00
22
Khu dân cư đô thị Tràng Duệ, huyện An Dương phục vụ xây dựng Thiết chế công đoàn
4,50
23
Dự án nhà ở thương mại tại khu đất cạnh Đình Cháy, thôn Đông Lương Quy, xã Lê Lợi
6,48
24
Dự án nhà ở thương mại tại Khu vườn vải thôn 1 Tràng Duệ
0,71
25
Dự án nhà ở thương mại tại Khu đất thôn Trạm Bạc
4,70
26
Dự án nhà ở thương mại tại thôn Dụ Nghĩa 1, xã Lê Thiện huyện An Dương
8,95
27
Dự án nhà ở thương mại tại thôn Dụ Nghĩa 2, xã Lê Thiện huyện An Dương.
0,37
28
Dự án nhà ở thương mại tại thôn Dụ Nghĩa 3, xã Lê Thiện huyện An Dương.
0,37
29
Đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án nhà ở thương mại tại thôn Cách Hạ, xã Nam Sơn
4,95
30
Dự án KDC Tân Tiến
8,86
31
Dự án KDC An Dương
9,94
32
Xây dựng nhà ở thương mại tại thôn Văn Phong
0,94
33
Dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại tại xã Đặng Cương
5,17
34
Mở rộng KĐT Tràng Duệ (gđ 1)
150,00
VIII
Huyện Thủy Nguyên
1.100,57
1
Khu đô thị mới tại xã Tân Dương và Dương Quan
48,80
2
Khu đô thị mới tại xã Thủy Đường, Thủy Sơn và An Lư
160,00
3
Khu đô thị mới tại xã Hoa Động
96,50
4
Khu đô thị ven kênh Hòn Ngọc tại xã Hoa Động
52,00
5
Khu đô thị Thủy Sơn tại xã Thủy Sơn
16,30
6
Khu đô thị 300 ha tại xã Hòa Bình
300,00
7
Khu đô thị 210 ha tại xã Lưu Kiếm
200,00
8
Khu đô thị 13ha tại xã Quảng Thanh
13,00
9
Khu đô thị tại xã Quảng Thanh
22,00
10
Khu nhà ở thương mại tại xã Lâm Động
25,00
11
Khu đô thị Việt Nam - Singapo tại xã Thiên Hương
17,00
12
Khu đô thị tại xã Lâm Động và Hoa Động
93,00
13
Dự án Việt Nhân 3 tại xã Thủy Đường và xã Hòa Bình
3,81
14
Dự án Việt Nhân 4 tại xã Thủy Đường và xã Hòa Bình
4,79
15
Dự án Việt Nhân 5 tại xã Thủy Đường và xã Hòa Bình
2,77
16
Lakeside Garden tại xã Thủy Đường và xã Hòa Bình
11,38
17
Diamond Belegravia tại xã Thủy Đường và xã Hòa Bình
6,66
18
Nam Long - Thủy Nguyên 1 tại xã Thủy Đường và xã Hòa Bình
9,95
19
Nam Long - Thủy Nguyên 2 tại xã Thủy Đường và xã Hòa Bình
12,30
20
Victory tại xã Thủy Đường và xã Hòa Bình
4,33
21
PARC SOLITAIRE tại xã Thủy Đường và xã Hòa Bình
0,98
IX
Huyện An Lão
152,59
1
Dự kiến phát triển khu đô thị mới tại thị trấn An Lão, xã An Tiến, xã An Thắng, huyện An Lão
34,70
2
Dự án khu dân cư tại xã Quốc Tuấn
32,99
3
Dự án khu nhà ở đô thị Hoàng Xá
34,90
4
KĐT Sakura (cạnh sân golf) An Lão (gđ 1)
50,00
X
Quận Hải An
178,52
1
Khu đô thị tại phường Tràng Cát
157,00
2
Khu nhà ở tại phường Đằng Lâm
2,00
3
Khu đất công ty TNHH thương mại và dịch vụ Duy Hưng tại phường Đằng Hải, quận Hải An giao Trung tâm Phát triển quỹ đất để đấu giá quyền sử dụng đất vào mục đích làm nhà ở
0,28
4
Dự án Đấu giá quyền sử dụng đất thực hiện Dự án Đầu tư xây dựng nhà ở thương mại tại khu đất có diện tích 12.989,5m2 tại phường Nam Hải (Dự án đã được đưa vào kế hoạch phát triển nhà thành phố năm 2021 - Phụ lục II - QĐ 2259/QĐ-UBND)
1,30
5
Dự án đấu giá quyền sử dụng đất các thửa: 209, 111, 112,113, 114, 115, 116,207, 103, 104, 105,106, 107,108, 109, 110, 99,98, 97, 96, 90, 94, 61, 60, 59, 58, 57, 56, 23, 22, 21 Tờ bản đồ 9, phường Đằng Hải, quận Hải An
0,92
6
Dự án đấu giá quyền sử dụng đất thửa đất 134, 171,172, 133, 132, 131,139, 175, 176 Tờ bản đồ 05, phường Đằng Hải, quận Hải An
0,27
7
Dự án đấu giá quyền sử dụng đất các thửa 79, 80 Tờ bản đồ 18, phường Đằng Lâm, quận Hải An
0,38
8
Dự án đấu giá quyền sử dụng đất các thửa đất 212a, 212b, 213, 215, 216 Tờ bản đồ 11, Tổ dân phố Hạ Đoạn 1, phường Đông Hải 2, quận Hải An
0,47
9
Dự án đấu giá quyền sử dụng đất các thửa 434,435,436,437,438, 439,440, 566, 567, 568, 569, 570, 571, 572 Tờ bản đồ số 7, phường Tràng Cát, quận Hải An
0,43
10
Dự án đấu giá quyền sử dụng đất các thửa 337, 338, 339, 450, 451, 452,453,454,455, 456, 457,458,459, 539,540, 541, 542, 543, 546, 547, 548 Tờ bản đồ 7, phường Tràng Cát, quận Hải An
0,49
11
Dự án phát triển nhà ở thương mại lô đất ĐO 46-3 tại phường Đằng Hải, quận Hải An, thành phố Hải Phòng
0,70
12
Khu đất của công ty cổ phần tập đoàn Phúc Lộc tại phường Nam Hải (giao TTPTQĐ thuộc Sở TNMT để đấu giá quyền sử dụng đất)
5,56
13
Khu nhà ở tại phường Đằng Lâm
2,00
14
Dự án khu nhà ở tại phường Đằng Hải- Nam Hải
6,71
XI
Quận Dương Kinh
2.161,22
1
Dự án nhà ở thương mại phục vụ chỉnh trang đô thị ven sông Lạch Tray tại phường Hưng Đạo, quận Dương Kinh
1,98
2
Dự án Khu đô thị mới Hưng Đạo - Đa Phúc
50,00
3
Dự án khu đô thị mới Dương Kinh - Kiến An
85,40
4
Dự án khu đô thị mới Dương Kinh - Kiến Thụy (Quy mô 240ha: Dương Kinh: 125ha, Kiến Thụy: 115ha)
125,00
5
Khu đô thị mới tại phường Anh Dũng - Hòa Nghĩa
45,50
6
Dự án tái định cư xây dựng tuyến đường Vành đai II (đoạn Tân Vũ - Hưng Đạo - đường Bùi Viện)
25,00
7
Quy hoạch khu đô thị mới phường Hưng Đạo
55,00
8
Dự án giao đất ở cho nhân dân
54,70
9
Quy hoạch phát triển nhà phường Hòa Nghĩa
10,00
10
Quy hoạch phát triển nhà phường Hòa Nghĩa (Lô I.19.5 NO1, NO2, NO3 theo quy hoạch tỷ lệ 1/2000 quận Dương Kinh đã được thành phố phê duyệt tại Quyết định số 2392/QĐ-UBND ngày 05/12/2013)
7,70
11
Quỹ đất 10% thuộc dự án đầu tư xây dựng nhà ở Anh Dũng V do Cty CP XNK Đầu tư tổng hợp GELEXIN) chuyển giao để thực hiện dự án đấu giá quyền sử dụng đất vào mục đích làm nhà ở
0,94
12
KĐT Nam Hải Phòng
1.700,00
XII
Quận Lê Chân
8,86
1
Đấu giá khu đất Khu đô thị Hồ Sen Cầu Rào 2 (Lô CC/29-4)
1,13
2
Lô CC4 thuộc Dự án Khu đô thị nối đường Lạch Tray với đường Hồ Sen - Cầu Rào 2.
0,28
3
Dự án đấu giá lô N38-5
0,39
4
Khu Quán Sỏi
2,57
5
Khu đất thuộc lô A20 (gồm các ô OTM 20-2, OTM 20-3, HT 20-7, CX 20-4, P), đường Đinh Nhu
2,61
6
Dự án đầu tư xây dựng chỉnh trang đô thị (chung cư kết hợp Trung tâm thương mại, dịch vụ) tại lô OTM2-1, N2-3, CX2-4 thuộc ô phố A2 trong quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2.000 quận Lê Chân
1,62
7
Dự án lô OTM 12-3 (444 chợ Hàng)
0,50
8
Dự án lô OTM 23-2 (276 hàng kênh)
2,40
9
DA NOTM tại số 1 Lán Bè, phường Lam Sơn
0,32
XIII
Huyện Cát Hải
495,89
1
Dự án Khu đô thị, dịch vụ du lịch khoáng nóng và công viên thể thao Xuân Đám
121,00
2
Dự án Khu đô thị, dịch vụ du lịch Cát Đồn tại xã Xuân Đám, xã Trân Châu
192,70
3
Dự án Khu đô thị, dịch vụ du lịch sinh thái cao cấp Phù Long 170,00
170,00
4
Dự án Khu nhà ở, du lịch dịch vụ Bến Bèo
12,19
XIV
Quận Ngô Quyền
128,66
1
Dự án tại số 6/215 Lê Lai
3,30
2
Dự án 47 Lê Lai
0,22
3
Dự án 45 Lê Lai (đấu giá quyền sử dụng đất)
0,24
4
Dự án 66 Trần Khánh Dư
0,54
5
Dự án tại số 2 Nguyễn Trãi
1,90
6
Khu nhà ở thương mại tại số 7/72 Lạch Tray
1,45
7
Khu nhà ở thấp tầng trên khu đất tại số 22 Trần Khánh Dư, phường Máy Tơ, quận Ngô Quyền
1,10
8
Khu đất thu hồi của Công ty Cổ phần Vật tư và Xuất khẩu hóa chất đang quản lý tại số 3 Lê Lai, phường Lạc Viên để thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất vào mục đích làm nhà ở
1,13
9
Dự án chỉnh trang đô thị tại số 275 Lạch Tray, phường Đằng Giang, Quận Ngô Quyền
0,78
10
KĐT hỗn hợp đa chức năng ven sông Cấm
118,00
2. DANH MỤC VỊ TRÍ, KHU VỰC DỰ KIẾN PHÁT TRIỂN DỰ ÁN NHÀ Ở XÃ HỘI
STT
Vị trí, khu vực dự kiến
Diện tích đất dự kiến (ha)
Toàn thành phố
433,19
Khu vực đô thị
200,52
Khu vực nông thôn
232,67
I
Q. Lê Chân
11,60
1
Khu nhà ở xã hội Khu đô thị Cầu Rào 2
9,00
2
Dự án Khu nhà ở xã hội tại Khu đô thị ven sông Lạch Tray phường Vĩnh Niệm
2,60
II
Q. Ngô Quyền
23,94
1
Khu nhà ở xã hội - Số 384 Lê Thánh Tông, phường Vạn Mỹ
6,88
2
Khu nhà ở xã hội - Tổng Kho 3 Lạc Viên (số 142 Lê Lai)
17,06
III
H. Tiên Lãng
33,88
1
Dự án khu nhà ở phục cán bộ công nhân viên và người lao động
9,90
2
Xây dựng khu nhà ở công nhân khu công nghiệp Tiên Lãng 2
10,50
3
Xây dựng khu nhà ở công nhân khu công nghiệp Tiên Thanh
8,50
4
Dự án Khu đô thị mới thôn 4, xã Hùng Thắng
4,98
IV
Q. Kiến An
1,60
1
Khu đô thị mới tại phường Đồng Hòa quận Kiến An và các phường Hưng Đạo, Đa Phúc quận Dương Kinh
-
2
Đất xây dựng khu nhà ở và sản xuất
1,60
V
Q. Dương Kinh
1,98
1
Dự án đầu tư xây dựng khu nhà ở xã hội tại phường Hưng Đạo, quận Dương Kinh
1,98
VI
Q. Hải An
161,40
1
Khu nhà ở xã hội
23
2
Khu nhà ở thu nhập thấp
0,50
3
Dự án nhà ở công nhân Công ty TNHH Regiana
9,50
4
Dự án đầu tư nhà ở xã hội tại phường Tràng Cát, quận Hải An
126
5
Dự án nhà ở công nhân (thu hồi của Công ty TNHH Universal Scientific Industrial Việt Nam)
2,40
VII
H. An Dương
73,53
1
Khu nhà ở cho công nhân và chuyên gia Khu công nghiệp An Dương
11,50
2
Dự án nhà ở xã hội tại khu Đồng Giới xã An Đồng, thị trấn An Dương
56,00
3
Khu nhà ở xã hội thuộc DA Khu nhà ở PG An Đồng
0,63
4
Khu nhà ở xã hội tại xã Nam Sơn, huyện An Dương
5,40
VII
H. An Lão
84,60
1
Dự án xây dựng nhà ở xã hội xã An Tiến
12,24
2
Khu nhà ở công nhân thôn Khúc Giản, xã An Tiến
18,00
3
Dự án đầu tư xây dựng khu dịch vụ, nhà ở cho công nhân và cho người thu nhập thấp (S.E.V) thị trấn Trường Sơn
11,82
4
Khu đô thị mới tại thị trấn An Lão và các xã An Tiến, xã An Thắng huyện An Lão
34,70
5
Dự án xây dựng nhà ở xã hội
7,84
VIII
H. Thủy Nguyên
40,66
1
Dự án xây dựng nhà ở công nhân Công ty Regina Miracle International Việt Nam tại lô đất P3-RH12 tại xã Trung Hà, xã Thủy Triều
5,35
2
Dự án xây dựng nhà ở công nhân Công ty Regina Miracle International Việt Nam tại lô đất P5-E2 tại xã Trung Hà, xã Thủy Triều
4,14
3
Dự án nhà ở xã hội thuộc giai đoạn 1,2 tại Khu đô thị, công nghiệp và dịch vụ VSIP Hải phòng
14,50
4
Dự án nhà ở xã hội tại xã Thiên Hương và xã Kiền Bái
13,50
5
Dự án nhà ở công nhân của Công ty CP Thép Việt - Ý (trước đây là dự án đầu tư của Công ty CP Luyện thép Sông Đà)
0,97
6
Xây dựng NOXH trên khu đất của CTy TNHH TMDV Toàn Thắng tại xã Thủy Đường
2,20
XI
Các vị trí phát triển nhà ở xã hội (theo quy hoạch) tại các Khu/Cụm công nghiệp
0,00
1
Khu công nghiệp Tràng Duệ 3
Đất NOXH theo quy hoạch
2
Dự án Khu đô thị và dịch vụ Tràng Cát tại phường Tràng Cát, quận Hải An
Đất NOXH theo quy hoạch
3
Khu công nghiệp và khu phi thuế quan Xuân Cầu
Đất NOXH theo quy hoạch
4
Khu công nghiệp Thủy Nguyên
Đất NOXH theo quy hoạch
5
Khu công nghiệp Nam Tràng Cát
Đất NOXH theo quy hoạch
6
Khu công nghiệp Giang Biên II
Đất NOXH theo quy hoạch
7
Khu công nghiệp Tiên Thanh
Đất NOXH theo quy hoạch
8
Khu công nghiệp Tiên Lãng 1 + 2
Đất NOXH theo quy hoạch
9
Khu công nghiệp An Hòa
Đất NOXH theo quy hoạch
10
KCN Đảo Cái Tráp
Đất NOXH theo quy hoạch
11
KCN Cầu Cựu (VIDIFI Duyên Hài)
Đất NOXH theo quy hoạch
12
KCN An Hưng - Đại Bản (Công ty CP Tập đoàn VIDEC)
Đất NOXH theo quy hoạch
13
KCN Ngũ Phúc - Kiến Thụy (Cty CP Khu công nghiệp Đình Vũ; Công ty CPTĐ MIK đang đề xuất làm CĐT)
Đất NOXH theo quy hoạch
14
KCN Vinh Quang (Vĩnh Bảo)
Đất NOXH theo quy hoạch
15
KCN Nam Cầu Kiền (giai đoạn 2) (Công ty CP Shinec)
Đất NOXH theo quy hoạch
16
Cụm công nghiệp Giang Biên (Công ty TNHH MDA E&c)
Đất NOXH theo quy hoạch
17
Cụm công nghiệp Tân Trào (Công ty CP Sao mai Kiến Thụy)
Đất NOXH theo quy hoạch
18
Một số cụm công nghiệp khác
Đất NOXH theo quy hoạch
3. DANH MỤC VỊ TRÍ, KHU VỰC DỰ KIẾN THỰC HIỆN DỰ ÁN TÁI ĐỊNH CƯ, ĐẤU GIÁ ĐẤT (CÓ ĐẦU TƯ XD HTKT) CHO DÂN TỰ XD
STT
Vị trí, khu vực dự kiến
Diện tích đất dự kiến (ha)
Toàn thành phố
511,68
Khu vực đô thị
298,11
Khu vực nông thôn
213,57
I
Huyện Thủy Nguyên
51,38
1
Khu đấu giá đầu tư XDHTKT cạnh nhà Văn hóa thôn 1, xã Đông Sơn
0,70
2
Khu đấu giá không đầu tư xây dựng HTKT Khu Bờ Hồ, xã Hòa Bình
0,38
3
Khu đấu giá đầu tư xây dựng HTKT Bãi Tẻ, thôn 1B, xã Lưu Kiếm
0,27
4
Khu đấu giá không đầu tư xây dựng HTKT Khu cạnh trường mầm non, thôn 2, xã Phả Lễ
0,03
5
Khu đấu giá đầu tư XDHTKT cạnh Sân bóng, xã Hoa Động
2,00
6
Khu đấu giá quyền sử dụng đất có XDHT KT tại thôn Bái Trong, xã Hoa Động
7,50
7
Khu đấu giá đầu tư XDHTKT Ủy ban nhân dân xã Ngũ Lão
0,50
8
Khu đấu giá đầu tư XDHTKT ven đường liên tỉnh Quảng Thanh
8,50
9
Khu đấu giá đầu tư XDHTKT tại thôn 1, xã Thiên Hương
1,30
10
Khu đấu giá đầu tư XDHTKT tại thôn Thầu Đâu, xã Dương Quan
1,20
11
Khu đấu giá đầu tư XDHTKT tại thôn 10, xã Thiên Hương
5,00
11
Khu TĐC phục vụ GPMB DA Hoàng Huy Green River tại xã Hoa Động và xã Lâm Động
24,00
II
Quận Kiến An
15,62
1
Dự án tái định cư Đồng Hòa
2,90
2
Dự án tái định cư tại tổ dân phố Đẩu Vũ 3, phường Văn Đẩu (khu vực giáp đường Chiêu Chinh và đường nối QL5-QL10)
5,00
3
Dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu TĐC tại Tổ dân phố Phương Khê, phường Đồng Hòa
3,00
4
Dự án Xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ đấu giá quyền sử dụng đất tại đường Đẩu Phượng, phường Văn Đẩu
1,39
5
Dự án Xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ đấu giá quyền sử dụng đất tại đường Quyết Tiến, phường Văn Đẩu
1,66
6
Dự án Xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ đấu giá quyền sử dụng đất tại tổ dân phố Đẩu Sơn 1, phường Văn Đẩu
0,715
7
Dự án Xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ đấu giá quyền sử dụng đất tại tổ dân phố số 16, phường Trần Thành Ngọ
1,67
8
Dự án Xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ đấu giá quyền sử dụng đất tại tổ dân phố Đồng Từ 2, phường Phù Liễn
0,726
9
Dự án đấu giá quyền sử dụng đất tại tổ dân phố cấp Tiến 1, phường Tràng Minh
0,700
III
Huyện Kiến Thụy
9,42
1
Dự án đấu giá có xây dựng hạ tầng kỹ thuật Khu Đồng Cửa, thôn Xuân La, xã Thanh Sơn
0,9
2
Dự án đấu giá có xây dựng hạ tầng kỹ thuật Khu Cửa Ông Mạc, thôn Phương Đôi, xã Thụy Hương
0,8
3
Dự án đấu giá có xây dựng hạ tầng kỹ thuật Khu ao Mốc, thôn Nhân Trai, xã Đại Hà
0,5
4
Dự án đấu giá có xây dựng hạ tầng kỹ thuật Khu Đầm Danh, thôn 6, xã Tú Sơn
1
5
Dự án đấu giá có xây dựng hạ tầng kỹ thuật Khu Đầm Cò, thôn Úc Gián, xã Thuận Thiên
0,4
6
Dự án đấu giá có xây dựng hạ tầng kỹ thuật Khu Cửa đội 9, thôn Xuân Úc, xã Thuận Thiên
0,4
7
Dự án đấu giá có xây dựng hạ tầng kỹ thuật Khu Đồng Cao, thôn Cốc Liễn, xã Minh Tân
0,6
8
Dự án đấu giá có xây dựng hạ tầng kỹ thuật Khu Dộc Cậy, thôn Thống Nhất, xã Minh Tân
0,3
9
Dự án đấu giá có xây dựng hạ tầng kỹ thuật Khu Cửa Tốn, thôn Cốc Liễn, xã Minh Tân
0,1
10
Dự án đấu giá có xây dựng hạ tầng kỹ thuật Khu phía Nam NVH, thôn Kim Đới 2, xã Hữu Bằng
1,3
11
Khu tái định cư các dự án “Đầu tư xây dựng tuyến đường bộ ven biển” và dự án “Xây dựng tuyến đường nối tỉnh lộ 354 với tuyến đường bộ ven biển” trên địa bàn huyện Kiến Thụy - Thôn 2, xã Tú Sơn, huyện Kiến Thụy
0,17
12
Khu tái định cư tại thôn Kim Sơn, xã Tân Trào, huyện Kiến Thụy - Thôn Kim Sơn, xã Tân Trào, huyện Kiến Thụy
0,31
13
Khu tái định cư tại thôn Lạng Côn, xã Đông Phương, huyện Kiến Thụy - Thôn Lạng Côn, xã Đông Phương, huyện Kiến Thụy
0,87
14
Khu tái định cư tại thôn Mai Dương, xã Ngũ Phúc, huyện Kiến Thụy - Thôn Mai Dương, xã Ngũ Phúc, huyện Kiến Thụy
1,77
IV
Quận Đồ Sơn
4,78
1
Khu TĐC Ngọc Xuyên - Vạn Hương
2,78
2
Khu TĐC phường Hợp Đức
2,00
3
Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng để triển khai đấu giá quyền sử dụng đất tại phường Ngọc Xuyên Lô N36-2
4,71
4
Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng để triển khai đấu giá quyền sử dụng đất tại phường phường Ngọc Xuyên Lô N36-3
4,35
5
Xây dựng cơ sở hạ tầng để triển khai đấu giá quyền sử dụng đất tại phường Minh Đức Lô N24-2 và Lô N24-3
4,69
V
Huyện An Lão
120,67
1
Đất đã thu hồi từ Dự án khu dịch vụ nhà ở cho công nhân thuê của Công ty TNHH thương mại Minh Việt tại thị trấn Trường Sơn bàn giao cho Trung tâm phát triển quỹ đất huyện An Lão theo Quyết định số 903/QĐ-UBND ngày 15/6/2011 của UBND thành phố
2,00
2
Khu Xuân Áng, thị trấn Trường Sơn
4,00
3
Khu đấu giá đất ở thôn Câu Đông (TĐC)
3,00
4
Khu đấu giá đất ở thôn Câu Hạ A-B
3,00
5
Khu đấu giá đất ở và nhà ở công nhân Hạ Câu
10,00
6
Đấu giá làm nhà ở tại thôn Tôn Lộc
0,34
7
Đấu giá làm nhà ở tại thôn Mông Thượng
0,20
8
Đấu giá làm nhà ở tại thôn Đoàn Dũng
0,87
9
Đấu giá làm nhà ở tại thôn Trung Thanh Lang
0,38
10
Đấu giá làm nhà ở tại thôn Lai Hạ
0,40
11
Đấu giá làm nhà ở tại thôn Độc Lập
0,30
12
Đấu giá làm nhà ở tại khu Văn Tràng 2
1,00
13
Đấu giá làm nhà ở tại khu An Tràng
1,00
14
Đấu giá làm nhà ở tại thôn Câu Thượng
0,65
15
Đấu giá làm nhà ở tại thôn Bạch Câu
0,25
16
Khu TĐC và đấu giá gần nhà máy nước xã Bát Trang (Mở rộng khu công nghiệp Tràng Duệ 3)
9,19
17
Khu TĐC và đấu giá (đối diện trạm y tế xã An Tiến dự kiến Dự án đường Vành đai 3)
11,20
18
Khu TĐC và đấu giá thôn Phương Hạ (DA đường nối Tiên Lãng-An Lão)
3,10
19
Khu TĐC và đấu giá thôn Xuân Sơn
4,20
20
Khu TĐC và đấu giá thôn Hòa Chử (Mở rộng Khu Công nghiệp Tràng Duệ 3)
1,60
21
Đất đã thu hồi từ Dự án khu dịch vụ nhà ở cho công nhân thuê của Công ty TNHH thương mại Minh Việt tại thị trấn Trường Sơn bàn giao cho Trung tâm phát triển quỹ đất huyện An Lão theo Quyết định số 903/QĐ-UBND ngày 15/6/2011 của UBND thành phố
2,00
22
Đấu giá quyền sử dụng đất có XD HTKT vào mục đích làm nhà ở tại thôn Thượng Trang (điểm 1), xã Bát Trang, huyện An Lão.
0,22
23
Đấu giá quyền sử dụng đất có XD HTKT vào mục đích làm nhà ở tại thôn Thượng Trang (điểm 2), xã Bát Trang, huyện An Lão.
0,26
24
Đấu giá quyền sử dụng đất có XD HTKT vào mục đích làm nhà ở tại thôn Nghĩa Trang, xã Bát Trang, huyện An Lão.
0,29
25
Đấu giá quyền sử dụng đất có XD HTKT vào mục đích làm nhà ở tại thôn Quyết Tiến 3, xã An Thắng, huyện An Lão.
0,08
26
Đấu giá quyền sử dụng đất có XD HTKT vào mục đích làm nhà ở tại thôn Đâu Kiên, xã Quốc Tuấn, huyện An Lão.
0,38
27
Đấu giá quyền sử dụng đất có XD HTKT vào mục đích làm nhà ở tại thôn Cẩm Văn, xã Quốc Tuấn, huyện An Lão.
2,56
28
Khu đấu giá có XD HTKT khu Hoàng Xá, thị trấn An Lão
0,27
29
Khu đấu giá có XD HTKT thôn Phương Chử Tây, xã Trường Thành (điểm 1)
0,50
30
Khu đấu giá có XD HTKT thôn Phương Chử Tây, xã Trường Thành (điểm 2)
0,49
31
Khu đấu giá có XD HTKT thôn Bách Phương 1, xã An Thắng
0,45
32
Khu đấu giá có XD HTKT thôn Áng Sơn, xã Thái Sơn
0,16
33
Khu đấu giá có XD HTKT thôn Thạch Lựu(điểm 1), xã An Thái
0,47
34
Khu đấu giá có XD HTKT thôn Vị Xuyên, xã Tân Dân
0,44
35
Khu đấu giá có XD HTKT thôn Đại Hoàng 4, xã Tân Dân
0,10
36
Khu đấu giá có XD HTKT thôn Xuân Đài 1, xã Trường Thọ
0,39
37
Khu đấu giá có XD HTKT thôn Ngọc Chử 2, xã Trường Thọ
0,48
38
Khu đấu giá có XD HTKT thôn Tôn Lộc, xã Chiến Thắng
0,34
39
Khu đấu giá có XD HTKT thôn Mông Thượng, xã Chiến Thắng
0,13
40
Khu đấu giá có XD HTKT thôn Đoàn Dũng, xã Thái Sơn
0,87
41
Khu đấu giá có XD HTKT thôn Trung Thanh Lang, xã An Thái
0,37
42
Khu đấu giá có XD HTKT thôn Lai Hạ- xã Tân Dân
0,33
43
Khu đấu giá có XD HTKT thôn Độc Lập- xã An Thọ
0,24
44
Khu đấu giá có XD HTKT thôn Văn Tràng 2- thị trấn Trường Sơn
0,50
45
Khu đấu giá có XD HTKT thôn Văn Tràng 2- thị trấn Trường Sơn
0,50
46
Khu đấu giá có XD HTKT thôn An Tràng - thị trấn Trường Sơn
0,50
47
Khu đấu giá có XD HTKT thôn An Tràng - thị trấn Trường Sơn
0,50
48
Khu đấu giá thôn Câu Thượng- xã Quang Hưng
0,65
49
Khu đấu giá có XD HTKT thôn Bạch Câu- xã Quốc Tuấn
0,24
50
Khu TĐC và đấu giá có XD HTKT gần nhà máy nước xã Bát Trang (Mở rộng khu công nghiệp Tràng Duệ 3)
9,19
51
Khu TĐC và đấu giá có XD HTKT (đối diện trạm y tế xã An Tiến dự kiến Dự án đường Vành đai 3)
11,20
52
Khu TĐC và đấu giá có XD HTKT thôn Phương Hạ(DA đường nối Tiên Lãng-An Lão)
3,10
53
Khu TĐC và đấu giá thôn Xuân Sơn
4,20
54
Khu TĐC và đấu giá có XD HTKT thôn Hòa Chử(Mở rộng Khu Công nghiệp Tràng Duệ 3)
1,60
55
Khu đấu giá đất ở có XD HTKT Xuân Áng, thị trấn Trường Sơn
4,00
56
Khu đấu giá đất ở có XD HTKT thôn Câu Đông (TĐC), xã Quang Trung
3,00
57
Khu đấu giá đất ở có XD HTKT thôn Câu Hạ A-B, xã Quang Trung
3,00
58
Khu đấu giá đất ở và nhà ở công nhân có XD HTKT thôn Hạ Câu, xã Quốc Tuấn
10,00
VI
Quận Hồng Bàng
15,16
1
Dự án tái định cư phục vụ dự án Chỉnh trang sông Tam Bạc (giai đoạn 2) đoạn từ cầu Lạc Long đến cầu Hoàng Văn Thụ
2,40
2
Dự án tái định cư phục vụ dự án đầu tư xây dựng Công viên phía Nam cầu Hoàng Văn Thụ
2,10
3
Dự án tái định cư, nhà ở xã hội và hạ tầng cây xanh khu Kiến Thiết phường Sở Dầu
9,46
4
Xây dựng lại chung cư Nguyễn Thái Học
0,20
5
Dự án Khu tái định cư An Trì, tại phường Hùng Vương
0,80
6
Khu tái định cư thuộc Dự án chỉnh trang đô thị khu vực xung quanh Trụ sở cũ Quận ủy - Ủy ban nhân dân quận Hồng Bàng và phục vụ đấu giá quyền sử dụng đất, phường Hoàng Văn Thụ
0,20
VII
Huyện An Dương
5,28
1
Dự án tái định cư tại xã An Đồng, huyện An Dương
5,28
VII
Quận Ngô Quyền
29,42
1
Dự án tại ngõ 226 Lê Lai
16,76
2
Dự án Tổng kho 3 Lạc Viên
12,20
3
Dự án tại 83 đường Vòng Vạn Mỹ
0,46
VIII
Huyện Vĩnh Bảo
28,91
1
Đấu giá quyền sử dụng đất vào mục đích làm nhà ở tại thôn 3, Xã Cổ Am
0,46
2
Đấu giá quyền sử dụng đất vào mục đích làm nhà ở tại thôn 5, Xã Cổ Am
0,60
3
Đấu giá quyền sử dụng đất vào mục đích làm nhà ở tại thôn 3, Xã Lý Học
0,12
4
Đấu giá quyền sử dụng đất vào mục đích làm nhà ở tại thôn 1, Xã Lý Học
0,98
5
Đấu giá quyền sử dụng đất vào mục đích làm nhà ở tại thôn Đồng Tâm, Xã Trấn Dương
0,24
6
Đấu giá quyền sử dụng đất vào mục đích làm nhà ở tại thôn 7, Xã Cao Minh
0,11
7
Đấu giá quyền sử dụng đất vào mục đích làm nhà ở tại thôn 6, Xã Cao Minh
0,65
8
Đấu giá quyền sử dụng đất vào mục đích làm nhà ở tại thôn Cổ Đẳng, Xã Tân Liên
0,27
9
Đấu giá quyền sử dụng đất vào mục đích làm nhà ở tại thôn Bắc Hải, Xã Tân Liên
0,45
10
Đấu giá quyền sử dụng đất vào mục đích làm nhà ở tại thôn Linh Đông, Xã Tiền Phong
0,41
11
Đấu giá quyền sử dụng đất vào mục đích làm nhà ở tại thôn Bắc Tạ 1 và thôn Phương Tường, Xã Hùng Tiến
1,11
12
Đấu giá quyền sử dụng đất vào mục đích làm nhà ở tại Cụm 7, thôn Gia Phong, Xã Tân Hưng
0,11
13
Đấu giá quyền sử dụng đất vào mục đích làm nhà ở tại Cụm 8, thôn Gia Phong, Xã Tân Hưng
0,33
14
Đấu giá quyền sử dụng đất vào mục đích làm nhà ở tại Khu dân cư Bắc Hải, thị trấn Vĩnh Bảo
1,09
15
Đấu giá quyền sử dụng đất vào mục đích làm nhà ở tại thôn Nhân Mục, Xã Nhân Hòa (Phía sau Bệnh viện Đa khoa huyện)
8,34
16
Xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu đấu giá quyền sử dụng đất vào mục đích làm nhà ở tại thôn Nhân Mục, Xã Nhân Hòa (Giáp khu tái định cư)
8,68
17
Đấu giá quyền sử dụng đất vào mục đích làm nhà ở tại thôn An Cầu, Xa Vĩnh An
2,88
18
Khu tái định cư tại xứ đồng Mạ Thung, thôn 1, xã Lý Học, huyện Vĩnh Bảo
0,36
19
Khu tái định cư tại xứ đồng Vườn Nôi, thôn 1, Nam Am, xã Tam Cường, huyện Vĩnh Bảo
0,98
20
Khu tái định cư tại xứ đồng Cửa Bia, thôn 1, xã Vĩnh Tiến, huyện Vĩnh Bảo
0,16
21
Khu tái định cư xứ đồng Vườn Lăng, đường Ngói, thôn 2, xã Cổ Am, huyện Vĩnh Bảo
0,59
VIII
Huyện Tiên Lãng
44,10
1
Dự án đấu giá quyền sử dụng đất lựa chọn nhà đầu tư thực hiện đầu tư xây dựng công trình dịch vụ, thương mại, văn phòng tại thôn Bắc Phong xã Kiến Thiết
0,37
2
khu đất đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đấu giá quyền sử dụng đất vào mục đích làm nhà ở tại khu 4 (giáp đất bà Bé), thị trấn Tiên Lãng, huyện Tiên Lãng
0,03
3
khu đất đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ đấu giá quyền sử dụng đất vào mục đích làm nhà ở tại đường 212, thôn Kỳ Vân, xã Bắc Hưng, huyện Tiên Lãng
0,24
4
khu đất đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đấu giá quyền sử dụng đất vào mục đích làm nhà ở tại khu 5, thị trấn Tiên Lãng, huyện Tiên Lãng
1,45
5
khu đất đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đấu giá quyền sử dụng đất vào mục đích làm nhà ở tại thôn Nam Từ 2, xã Kiến Thiết, huyện Tiên Lãng
0,13
6
khu đất đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đấu giá quyền sử dụng đất vào mục đích làm nhà ở tại thôn Ngân Bồng (Điểm 2), xã Quyết Tiến, huyện Tiên Lãng
0,07
7
Khu đất đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ đấu giá quyền sử dụng đất vào mục đích làm nhà ở tại Kim Đới, xã Tiên Thanh, huyện Tiên Lãng
0,29
8
khu đất đầu tư xây dựng cơ sở sở hạ tầng đấu giá quyền sử dụng đất vào mục đích làm nhà ở tại khu 3 (ao Ông Công), thị trấn Tiên Lãng, huyện Tiên Lãng
0,02
9
Khu tái định cư GPMB khu công nghiệp Tiên Thanh
11,50
10
Dự án tái định cư GPMB tại xã Hùng Thắng
15,00
11
Dự án tái định cư GPMB tại xã Vinh Quang
15,00
IX
Quận Hải An
20,54
1
Dự án Dự án đầu tư xây dựng Hạ tầng kỹ thuật Khu tái định cư Đông Hải 1, quận Hải An phục vụ giải phóng mặt bằng Dự án cải tạo, nâng cấp đường 356 đoạn 2A từ ngã 3 Nguyễn Bỉnh Khiêm đến đập Đình Vũ
2,60
2
Dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu tái định cư phục vụ giải phóng mặt bằng xây dựng tuyến đường giao thông công cộng 40m tại phường Đằng Hải, quận Hải An (2,25ha)
2,00
3
Dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu tái định cư (13.500m2) tại lô ĐO66-1 phường Đằng Hải, phục vụ giải phóng mặt bằng các dự án trọng điểm trên địa bàn quận Hải An
0,91
4
Dự án xây dựng khu tái định cư tại khu đất 9,2ha phường Thành Tô, quận Hải An
9,20
5
Dự án đấu giá quyền sử dụng đất khu đất 1.200m2 cạnh nghĩa trang thuộc tờ bản đồ số 10, phường Đông Hải 2, quận Hải An
0,11
6
Dự án đấu giá quyền sử dụng đất, thửa đất 61 Tờ bản đồ 35, ngõ 214, đường Trung Lực, phường Đằng Lâm, quận Hải An
0,04
7
Dự án đấu giá quyền sử dụng đất thửa đất 107 Tờ bản đồ 25, ngõ 180, đường Trung Lực, phường Đằng Lâm, quận Hải An
0,03
8
Dự án đấu giá quyền sử dụng đất thửa đất 99 Tờ bản đồ 12, Tổ dân phố Hạ Đoạn 1, phường Đông Hải 2, quận Hải An
0,06
9
Dự án đấu giá quyền sử dụng đất thửa 542, 543, 544, 545, 546 Tờ bản đồ số 22, phường Tràng Cát, quận Hải An
0,04
10
Dự án đấu giá quyền sử dụng đất thửa đất 382 Tờ bản đồ 4, phường Đằng Hải, quận Hải An
0,05
11
Dự án đấu giá quyền sử dụng đất thửa đất 436 Tờ bản đồ 4, phường Đằng Hải, quận Hải An
0,03
12
Dự án đấu giá quyền sử dụng đất có quy mô 5,4ha tại phường Thành Tô, quận Hải An (Dự án đã được đưa vào kế hoạch phát triển nhà thành phố năm 2021 - Phụ lục II - QĐ 2259/QĐ-UBND)
5,47
X
Quận Dương Kinh
197,59
1
Dự án đấu giá QSDĐ tại vị trí 9,8 ha
7,85
2
Dự án đấu giá QSDĐ tại TDP Trà Khê
0,70
3
Dự án đấu giá QSDĐ tại TDP Ninh Hải
11,00
4
Dự án đấu giá QSDĐ tại TDP Ninh Hải
8,00
5
Dự án đấu giá QSDĐ tại TDP Phấn Dũng
0,15
6
Dự án đấu giá QSDĐ tại TDP Phúc Hải 4
5,40
7
Dự án đấu giá QSDĐ tại TDP Phúc Hải 4
2,20
8
Dự án đấu giá QSDĐ tại TDP số 1 (cửa bà Tít)
1,18
9
Dự án đấu giá QSDĐ sau vị trí trường mầm non Tiểu Trà
0,30
10
Dự án đấu giá QSDĐ tại TDP số 3 (cửa ông Viễn)
0,30
11
Dự án đấu giá QSDĐ tại TDP số 6 (cửa bà Vê)
0,23
12
Dự án đấu giá QSDĐ tại vị trí sau trường Tiểu học Hưng Đạo
0,60
13
Dự án đấu giá QSDĐ tại TDP số 3 (cửa bà Nguyên)
0,06
14
Dự án đấu giá QSDĐ tại TDP số 3 (cửa bà Cách)
0,03
15
Dự án đấu giá QSDĐ tại cửa chùa Tiểu Trà
0,02
16
Dự án đấu giá QSDĐ tại TDP số 10 (cửa ông Thịnh)
0,04
17
Dự án đấu giá QSDĐ tại TDP số 1 (cửa ông Lịch)
0,08
18
Dự án đấu giá QSDĐ tại TDP số 2 (cửa ông Chính)
0,05
19
Dự án đấu giá QSDĐ tại vị trí sau công ty nhựa Thiếu niên Tiền Phong
1,80
20
Dự án đấu giá QSDĐ tại cửa chùa Vọng Hải
3,75
21
Dự án đấu giá QSDĐ tại TDP Thủy Giang
5,70
22
Dự án đấu giá QSDĐ tại TDP Thủy Giang
4,50
23
Dự án đấu giá QSDĐ tại TDP Thủy Giang
7,88
24
Dự án đấu giá QSDĐ tại TDP Thủy Giang
10,90
25
Dự án đấu giá QSDĐ tại TDP Tân Lập
3,50
26
Dự án đấu giá QSDĐ tại TDP Tân Lập
4,70
27
Dự án đấu giá QSDĐ tại TDP Tân Lập
3,30
28
Dự án đấu giá QSDĐ tại TDP Tân Lập
7,20
29
Dự án đấu giá QSDĐ tại TDP Tân Lập
9,40
30
Dự án đấu giá QSDĐ tại TDP Tân Lập
8,60
31
Dự án đấu giá QSDĐ tại TDP Tân Lập
7,20
32
Dự án đấu giá QSDĐ tại TDP Tân Hợp
8,70
33
Dự án đấu giá QSDĐ tại TDP Tân Hợp
3,10
34
Dự án đấu giá QSDĐ tại TDP Tân Hợp
3,08
35
Dự án đấu giá QSDĐ tại TDP Tân Hợp
1,83
36
Dự án đấu giá QSDĐ tại TDP Tân Hợp
5,97
37
Dự án đấu giá QSDĐ tại TDP Tân Tiến
11,12
38
Dự án đấu giá QSDĐ tại TDP số 12 (sau nhà thờ)
0,50
39
Dự án đấu giá QSDĐ tại TDP số 12 (ngõ ông Mừng)
0,38
40
Dự án đấu giá QSDĐ tại TDP số 2 (gần chợ Hải Phong)
0,75
41
Dự án đấu giá QSDĐ tại TDP số 2 (đối diện chùa)
2,63
42
Dự án đấu giá QSDĐ tại TDP số 2
2,14
43
Dự án đấu giá QSDĐ tại TDP số 1 (sau ông Ngọc)
3,82
44
Dự án đấu giá QSDĐ tại TDP số 1
4,30
45
Dự án đấu giá QSDĐ tại TDP số 1 (gần cao tốc)
10,26
46
Dự án đấu giá QSDĐ tại TDP số 1 (sau ông Long)
1,55
47
Dự án đấu giá QSDĐ tại TDP số 6 (ngõ bà Luận)
1,98
48
Dự án đấu giá QSDĐ tại TDP số 5 (sau ông Giao)
1,63
49
Dự án đấu giá QSDĐ tại TDP số 5
2,55
50
Dự án đấu giá QSDĐ tại TDP số 5 (đường nhà Mạc)
2,89
51
Dự án đấu giá QSDĐ tại TDP số 10 (gần cống Lai)
5,30
52
Dự án đấu giá QSDĐ tại TDP số 11 (cửa bà Đượm)
1,88
53
Dự án đấu giá QSDĐ tại TDP số 11 (cửa ông Tài)
0,98
54
Dự án đấu giá QSDĐ tại TDP số 9 (sau ông Tài)
1,98
55
Dự án đấu giá QSDĐ tại TDP số 5 (sau ông Tài)
1,65
XI
Quận Lê Chân
15,00
1
Khu tái định cư A52
15,00
XII
Huyện Cát Hải
3,25
1
Khu đất 10% thuộc Khu đô thị du lịch Cái Giá - Cát Bà
3,25
[1]
Trên cơ sở tổng kết tiến độ thực hiện của các dự án đang triển khai, hàng năm Sở Xây dựng đánh giá quy mô diện tích sàn hoàn thành thực tế, từ đó lập kế hoạch kêu gọi đầu tư phát triển mới, đảm bảo diện tích sàn nhà ở hoàn thành trong giai đoạn 2021 - 2025 đạt 2,5 triệu m2 sàn như mục tiêu đã đề ra.
[2]
Tương tự cách tính toán nhà ở thương mại đầu tư xây dựng mới.
[3]
Năm 2021 đã chấp thuận chủ trương 10 dự án với tổng quy mô đất toàn dự án là 32,50 ha, trong đó có khoảng 13 ha đất ở. | {
"issuing_agency": "Thành phố Hải Phòng",
"promulgation_date": "28/07/2022",
"sign_number": "2455/QĐ-UBND",
"signer": "Nguyễn Đức Thọ",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Giao-duc/Quyet-dinh-07-2024-QD-UBND-tieu-chi-lua-chon-sach-giao-khoa-co-so-giao-duc-pho-thong-Dien-Bien-606597.aspx | Quyết định 07/2024/QĐ-UBND tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa cơ sở giáo dục phổ thông Điện Biên | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐIỆN BIÊN
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 07/2024/QĐ-UBND
Điện Biên, ngày 05 tháng 4 năm 2024
QUYẾT ĐỊNH
QUY ĐỊNH TIÊU CHÍ LỰA CHỌN SÁCH GIÁO KHOA TRONG CƠ SỞ GIÁO DỤC PHỔ THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐIỆN BIÊN
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐIỆN BIÊN
Căn cứ Luật Tổ Chức Chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2019;
Căn cứ Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Chương trình giáo dục phổ thông; Thông tư số 36/2021/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 12 năm 2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở; Thông tư số 12/2022/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 7 năm 2022 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Chương trình Giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông; Thông tư số 13/2022/TT-BGDĐT ngày 03 tháng 8 năm 2022 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về sửa đổi, bổ sung một số nội dung trong Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ Thông tư số 27/2023/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 12 năm 2023 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Quy định việc lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh
Quyết định này quy định tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Điện Biên.
2. Đối tượng áp dụng
Quyết định này áp dụng đối với trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên và các cơ sở giáo dục thực hiện chương trình giáo dục phổ thông, chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông (sau đây gọi chung là cơ sở giáo dục), các tổ chức và cá nhân có liên quan trên địa bàn tỉnh Điện Biên.
Điều 2. Tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa
1. Tiêu chí 1: Phù hợp với đặc điểm kinh tế - xã hội của địa phương
a) Nội dung sách giáo khoa đảm bảo tính kế thừa, phù hợp với đặc điểm kinh tế văn hóa, lịch sử, địa lý của địa phương và cộng đồng dân cư. Kênh hình minh họa phong phú, phù hợp với các vùng miền.
b) Nội dung sách giáo khoa có khả năng triển khai tốt với điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị và các điều kiện dạy học khác tại địa phương.
c) Hệ thống câu hỏi, bài tập trong sách giáo khoa được thiết kế linh hoạt, có thể áp dụng vào điều kiện thực tiễn của địa phương, giúp học sinh, học viên (sau đây gọi chung là học sinh) ôn tập, củng cố và phát triển năng lực, phẩm chất.
d) Cấu trúc sách giáo khoa có tính mở; các cơ sở giáo dục cập nhật, bổ sung thông tin, nội dung phù hợp dưới sự hướng dẫn của các cơ quan quản lí giáo dục tại địa phương.
2. Tiêu chí 2: Phù hợp với điều kiện tổ chức dạy và học tại cơ sở giáo dục
a) Nội dung sách giáo khoa thể hiện đúng và đầy đủ nội dung của chương trình môn học hoặc hoạt động giáo dục; thể hiện đầy đủ yêu cầu về phẩm chất, năng lực chung và năng lực đặc thù của môn học hoặc hoạt động giáo dục theo quy định tại: Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Chương trình giáo dục phổ thông; Thông tư số 36/2021/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 12 năm 2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở; Thông tư số 12/2022/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 7 năm 2022 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Chương trình Giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông; Thông tư số 13/2022/TT-BGDĐT ngày 03 tháng 8 năm 2022 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về sửa đổi, bổ sung một số nội dung trong Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
b) Các bài học trong sách giáo khoa có tính mở, các cơ sở giáo dục, các tổ/nhóm chuyên môn và giáo viên linh hoạt bổ sung những nội dung và hoạt động đặc thù thích hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên khai thác, lựa chọn phương án, hình thức tổ chức các hoạt động dạy học tích cực phù hợp với năng lực nhận thức và tâm lí học sinh.
c) Các bài học trong sách giáo khoa giúp các tổ/nhóm chuyên môn và giáo viên xây dựng kế hoạch và đánh giá chính xác kết quả giáo dục của học sinh, phù hợp với kế hoạch giáo dục của cơ sở giáo dục theo yêu cầu phát triển phẩm chất, năng lực học sinh.
d) Cấu trúc bài học trong sách giáo khoa rõ ràng, cụ thể, dễ phân biệt các phần bằng logo, biểu tượng của phần mở đầu, kiến thức mới, luyện tập, vận dụng, củng cố, đánh giá; thể hiện rõ các mạch nội dung, giúp các cơ sở giáo dục thuận lợi xây dựng kế hoạch giáo dục và bố trí thời khóa biểu phù hợp.
đ) Nội dung các bài học trong sách giáo khoa phù hợp với trình độ của học sinh, năng lực của đội ngũ giáo viên, các cán bộ quản lý giáo dục tại địa phương; phù hợp với khả năng đáp ứng về cơ sở vật chất, trang thiết bị và các điều kiện dạy học khác tại cơ sở giáo dục, đáp ứng yêu cầu dạy học tích hợp, liên môn, gắn kết nội dung bài học với thực tiễn địa phương.
g) Nội dung các bài học trong sách giáo khoa thúc đẩy học sinh học tập tích cực, rèn luyện các kĩ năng, kích thích tư duy sáng tạo, độc lập; hệ thống các câu hỏi, bài tập được biên soạn với các mức độ khác nhau phù hợp với đặc điểm, trình độ đối tượng học sinh và hướng đến hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực học sinh.
h) Các hoạt động học tập trong sách giáo khoa có hướng dẫn, gợi ý để học sinh chuẩn bị và đánh giá kết quả. Có các hoạt động phân hóa học sinh theo năng lực, phẩm chất đảm bảo tính dân chủ trong tiếp cận các bài học, tạo cơ hội bình đẳng cho tất cả các học sinh có thể phát triển và sáng tạo. Các nhiệm vụ học tập qua từng bài học hướng đến việc phát triển phẩm chất, năng lực, kỹ năng vận dụng kiến thức vào giải quyết các vấn đề trong thực tiễn cuộc sống.
e) Sách giáo khoa được trình bày hấp dẫn, cân đối, hài hòa giữa kênh chữ và kênh hình, sử dụng ngữ liệu có tính phổ quát, đảm bảo tính thẩm mĩ, giáo dục, gần gũi với cuộc sống giúp học sinh dễ nhận biết, tạo được sự hứng thú cho học sinh; phù hợp với đặc trưng môn học và tâm lý lứa tuổi học sinh.
Điều 3. Tổ chức thực hiện
Sở Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố triển khai Quyết định này đến các cơ sở giáo dục thuộc thẩm quyền quản lý; căn cứ Thông tư số 27/2023/TT-BGDĐT
ngày 28 tháng 12 năm 2023 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Quy định việc lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông và quy định tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa tại Quyết định này chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức lựa chọn sách giáo khoa trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh Điện Biên theo đúng quy định.
Điều 4. Hiệu lực và trách nhiệm thi hành
1. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 22 tháng 4 năm 2024 và thay thế Quyết định số 32/2020/QĐ-UBND ngày 14 tháng 2 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên Quy định tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Điện Biên.
2. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Lê Thành Đô | {
"issuing_agency": "Tỉnh Điện Biên",
"promulgation_date": "05/04/2024",
"sign_number": "07/2024/QĐ-UBND",
"signer": "Lê Thành Đô",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thuong-mai/Thong-tu-15-2012-TT-BKHCN-quy-dinh-to-chuc-va-hoat-dong-cua-Ban-lien-nganh-145942.aspx | Thông tư 15/2012/TT-BKHCN quy định tổ chức và hoạt động của Ban liên ngành | BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
Số: 15/2012/TT-BKHCN
Hà Nội, ngày 08 tháng 08 năm 2012
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA BAN LIÊN NGÀNH VỀ HÀNG RÀO KỸ THUẬT TRONG THƯƠNG MẠI
Căn cứ Nghị định số 28/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ;
Căn cứ Quyết định số 682/QĐ-TTg ngày 10 tháng 5 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án thực thi Hiệp định hàng rào kỹ thuật trong thương mại giai đoạn 2011-2015;
Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng;
Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Thông tư quy định về tổ chức và hoạt động của Ban liên ngành về hàng rào kỹ thuật trong thương mại,
Chương 1.
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức và hoạt động của Ban liên ngành về hàng rào kỹ thuật trong thương mại (tiếng Anh Technical Barriers to Trade - viết tắt là TBT). gọi tắt là Ban liên ngành TBT.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với các Bộ, cơ quan ngang Bộ (sau đây gọi chung là Bộ, ngành có liên quan), các thành viên Ban liên ngành TBT và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Chương 2.
CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN
Điều 3. Chức năng của Ban liên ngành TBT
Ban liên ngành TBT có chức năng tham mưu, tư vấn cho Chính phủ, và các Bộ, ngành có liên quan trong việc:
1. Phối hợp đảm bảo thi hành các nghĩa vụ quy định trong Hiệp định hàng rào kỹ thuật trong thương mại (gọi là Hiệp định TBT) ở Việt Nam, đặc biệt trong các vấn đề liên quan đến chính sách và cơ chế thực thi Hiệp định TBT, tham mưu giải quyết tranh chấp về hàng rào kỹ thuật trong thương mại phát sinh giữa Việt Nam với các nước Thành viên khác của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và ngược lại.
2. Điều phối thực hiện triển khai Đề án thực thi Hiệp định TBT được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và việc phối kết hợp với các chương trình, đề án, dự án có liên quan.
Điều 4. Nhiệm vụ của Ban liên ngành TBT
1. Nghiên cứu, tham mưu, đề xuất chương trình hành động và các biện pháp nhằm thực hiện những nghĩa vụ quy định trong Hiệp định TBT ở Việt Nam.
2. Nghiên cứu, tham mưu, đề xuất các biện pháp nhằm sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy định hoặc để giải quyết vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện Hiệp định TBT, theo yêu cầu của Ủy ban hàng rào kỹ thuật trong thương mại (Ủy ban TBT) của WTO, Hội nghị Bộ trưởng của WTO và của các Bộ, ngành có liên quan.
3. Nghiên cứu, tham mưu, đề xuất các giải pháp nhằm bảo vệ lợi ích của Việt Nam trong quá trình thực hiện các nghĩa vụ cụ thể quy định trong Hiệp định TBT liên quan đến:
a) Việc xây dựng, soát xét văn bản quy phạm pháp luật có yếu tố quy chuẩn kỹ thuật, quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn và quy trình đánh giá sự phù hợp;
b) Việc hài hòa tiêu chuẩn quốc gia với tiêu chuẩn quốc tế, khu vực và nước ngoài;
c) Việc tham gia vào hoạt động tiêu chuẩn hóa và các hệ thống đánh giá sự phù hợp khu vực hoặc quốc tế.
4. Xem xét, tham mưu, đề xuất biện pháp nhằm xử lý các tranh chấp, khiếu nại về TBT phát sinh giữa các nước Thành viên WTO với Việt Nam và ngược lại.
5. Xem xét và đưa ra kết luận về các vấn đề chuyên môn liên ngành làm cơ sở cho việc thực hiện nghĩa vụ thông báo, hỏi đáp, khi có đề nghị của Văn phòng Thông báo và Hỏi đáp quốc gia về Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (gọi tắt là Văn phòng TBT Việt Nam).
6. Tham gia các hoạt động của WTO về TBT theo sự chỉ đạo của Bộ Khoa học và Công nghệ.
7. Phối hợp với các cơ quan, tổ chức của các Bộ, ngành có liên quan thực hiện các dự án, đề án, chương trình và kế hoạch thực thi Hiệp định TBT; hỗ trợ các cơ quan, tổ chức, địa phương trong triển khai các chương trình và dự án thực thi Hiệp định TBT ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
8. Thực hiện các nhiệm vụ tham mưu, tư vấn khác về TBT khi có yêu cầu của Bộ Khoa học và Công nghệ và các Bộ, ngành có liên quan.
Điều 5. Quyền hạn của Ban liên ngành TBT
1. Được tiếp cận với các thông tin, tài liệu về TBT nhận được từ WTO và các cơ quan, tổ chức có liên quan của Việt Nam; tham dự các hoạt động về TBT tổ chức ở trong nước và nước ngoài.
2. Kiến nghị Bộ Khoa học và Công nghệ hoặc Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng mời các chuyên gia của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài tham vấn về các vấn đề chuyên môn cụ thể liên quan đến TBT.
3. Sử dụng nhân viên và phương tiện của Văn phòng TBT Việt Nam để hỗ trợ thực hiện nhiệm vụ.
Chương 3.
CƠ CẤU TỔ CHỨC
Điều 6. Cơ cấu tổ chức của Ban liên ngành TBT
1. Trưởng ban là đại diện lãnh đạo Bộ Khoa học và Công nghệ.
2. Phó Trưởng ban là đại diện lãnh đạo Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.
3. Thành viên thư ký là Giám đốc Văn phòng TBT Việt Nam.
4. Các thành viên khác là đại diện lãnh đạo cấp Vụ hoặc tương đương của các cơ quan sau:
a) Văn phòng Chính phủ;
b) Bộ Công Thương;
c) Bộ Y tế;
d) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
đ) Bộ Tài nguyên và Môi trường;
e) Bộ Thông tin và Truyền thông;
g) Bộ Giao thông vận tải;
h) Bộ Xây dựng;
i) Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội;
k) Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch;
l) Bộ Tư pháp;
m) Bộ Tài chính;
n) Bộ Khoa học và Công nghệ.
5. Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ là cơ quan thường trực của Ban liên ngành TBT, có trách nhiệm điều phối các hoạt động của Ban liên ngành TBT thông qua Văn phòng TBT Việt Nam, có trụ sở tại số 8 đường Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.
6. Ban liên ngành TBT được sử dụng con dấu của Bộ Khoa học và Công nghệ trong các văn bản chính thức gửi các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan.
Điều 7. Nhiệm vụ của Trưởng ban, Phó trưởng ban, Thư ký và Thành viên của Ban liên ngành TBT
1. Nhiệm vụ của Trưởng ban:
a) Lãnh đạo Ban liên ngành TBT hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn quy định tại các Điều 3, 4 và 5 của Thông tư này;
b) Chỉ đạo chuẩn bị nội dung các vấn đề đưa ra thảo luận tại các phiên họp của Ban liên ngành TBT;
c) Triệu tập và chủ trì các cuộc họp của Ban liên ngành TBT;
d) Thay mặt Ban liên ngành TBT ký các văn bản gửi các tổ chức, cá nhân;
đ) Căn cứ yêu cầu của Ủy ban TBT của WTO và theo sự chỉ đạo của Bộ Khoa học và Công nghệ cử đại diện của Ban liên ngành TBT tham gia các cuộc họp của Ủy ban TBT và các hoạt động khác có liên quan của WTO.
2. Nhiệm vụ của Phó Trưởng ban:
a) Giúp Trưởng ban trong việc điều hành hoạt động của Ban liên ngành TBT và chịu trách nhiệm trước Trưởng ban về phân công tác được phân công phụ trách;
b) Thay mặt Trưởng ban điều hành và giải quyết công việc thuộc quyền hạn của Trưởng ban khi Trưởng ban vắng mặt.
3. Nhiệm vụ của Thư ký
Thực hiện nhiệm vụ của Thành viên được quy định tại khoản 4 Điều này và các nhiệm vụ sau:
a) Chuẩn bị tài liệu và các điều kiện cần thiết khác cho các cuộc họp của Ban liên ngành TBT theo chỉ đạo của Trưởng ban và Phó trưởng ban;
b) Thư ký cho các cuộc họp của Ban liên ngành TBT;
c) Soạn thảo, phân phát và lưu giữ, bảo quản các tài liệu chung của Ban liên ngành TBT;
d) Phát ngôn của Ban liên ngành TBT;
đ) Phối hợp với Văn phòng TBT Việt Nam, các thành viên Ban liên ngành TBT tiếp nhận, giải đáp các yêu cầu về hàng rào kỹ thuật trong thương mại của cơ quan, tổ chức, cá nhân phát sinh ngoài các kỳ họp;
e) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của Trưởng Ban, Phó trưởng ban phát sinh ngoài các kỳ họp.
4. Nhiệm vụ của Thành viên:
a) Tham gia đầy đủ các kỳ họp của Ban liên ngành TBT;
b) Nghiên cứu tài liệu, đóng góp ý kiến về những vấn đề đưa ra thảo luận trong các cuộc họp Ban liên ngành TBT hoặc góp ý kiến vào các văn bản do Trưởng ban, Phó trưởng ban yêu cầu;
c) Theo dõi việc triển khai các hoạt động về TBT trong thực tế và đề xuất các vấn đề cần thảo luận tại các phiên họp của Ban liên ngành TBT;
d) Bảo quản tài liệu mật theo quy định chung của Nhà nước.
Điều 8. Quyền lợi của Thành viên Ban liên ngành TBT
1. Tham gia các lớp đào tạo, tập huấn về các vấn đề có liên quan đến TBT; các chương trình, dự án nhằm hỗ trợ thực thi Hiệp định TBT ở Việt Nam và các hoạt động về TBT khác ở trong nước và nước ngoài theo yêu cầu của Bộ Khoa học và Công nghệ.
2. Được đảm bảo các điều kiện làm việc cần thiết để thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn quy định tại Điều 4 và Điều 5 cùa Thông tư này.
3. Được hưởng thù lao khi thực hiện các công việc góp ý kiến, đề xuất phương án, biện pháp liên quan đến thực thi Hiệp định TBT theo quy định của Nhà nước.
Điều 9. Công nhận, thay đổi thành viên Ban liên ngành TBT
Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành quyết định công nhận, thay đổi thành viên của Ban liên ngành TBT dựa trên cơ sở đề nghị bằng văn bản của Bộ, ngành có liên quan.
Chương 4.
PHƯƠNG THỨC VÀ ĐIỀU KIỆN HOẠT ĐỘNG
Điều 10. Quyết định của Ban liên ngành TBT
Quyết định của Ban liên ngành TBT được thông qua theo nguyên tắc đồng thuận. Trong trường hợp không đạt được sự đồng thuận, nguyên tắc quá bán sẽ được áp dụng.
Các thành viên có thể bảo lưu ý kiến của mình song phải chấp hành các quyết định Ban liên ngành TBT. Trong trường hợp có bảo lưu, các kiến nghị, đề xuất của Ban liên ngành TBT khi gửi cho cơ quan nhà nước liên quan phải kèm theo ý kiến bảo lưu và giải trình về ý kiến bảo lưu đó (nếu cần).
Các kiến nghị, đề xuất của Ban liên ngành TBT được cơ quan có thẩm quyền xem xét sử dụng để ra các quyết định của mình.
Điều 11. Họp của Ban liên ngành TBT
1. Họp thường kỳ
Các cuộc họp thường kỳ của Ban liên ngành TBT được tổ chức 02 lần một năm vào sáu tháng đầu năm và sáu tháng cuối năm. Nội dung cuộc họp bao gồm đánh giá chương trình làm việc thời gian qua, thông qua chương trình làm việc thời gian tới và xem xét các vấn đề, đề xuất phát sinh.
Thành phần cuộc họp bao gồm các thành viên của Ban liên ngành TBT và các đại diện tổ chức, cá nhân có liên quan. Thành phần và số lượng đại điện của các tổ chức, cá nhân có liên quan tham dự cuộc họp thường kỳ do Trưởng ban quyết định trước mỗi cuộc họp.
Tài liệu phục vụ các cuộc họp thường kỳ được gửi cho các thành viên của Ban tối thiểu một tuần làm việc trước khi họp bằng văn bản hoặc qua phương tiện điện tử.
2. Họp đột xuất
Trong trường hợp cần thiết, Trưởng ban triệu tập các cuộc họp đột xuất của Ban liên ngành TBT. Thành phần của cuộc họp đột xuất, tùy thuộc vào nội dung và phạm vi của vấn đề cần giải quyết, sẽ do Trưởng ban quyết định.
Tài liệu phục vụ cho cuộc họp đột xuất sẽ được gửi cho các thành viên của Ban liên ngành TBT trước khi họp qua phương tiện điện tử hoặc được cung cấp tại cuộc họp, tùy thuộc vào vấn đề phát sinh.
3. Trong trường hợp thành viên của Ban liên ngành TBT không thể tham dự cuộc họp của Ban liên ngành TBT thì có thể ủy quyền cho người khác tham dự và thông báo cho thành viên Thư ký. Người được ủy quyền phải nắm được nội dung vấn đề dự kiến cuộc họp thảo luận và có quyền tham gia phát biểu ý kiến, song không có quyền biểu quyết.
4. Báo cáo kết quả của các cuộc họp thường kỳ và đột xuất sẽ được gửi cho các thành viên của Ban liên ngành TBT, Bộ Khoa học và Công nghệ, các Bộ, ngành có liên quan và các tổ chức, cá nhân có liên quan khác (nếu cần).
Điều 12. Trách nhiệm của các Bộ, ngành, tổ chức có liên quan
1. Các Bộ, ngành có liên quan phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ cử đại diện tham gia Ban liên ngành TBT và tạo điều kiện hoàn thành nhiệm vụ thành viên của Ban liên ngành TBT theo quy định tại Thông tư này.
2. Hỗ trợ hoạt động của Ban liên ngành TBT giải quyết các vấn đề chuyên môn sâu có liên quan trực tiếp tới Bộ, ngành, tổ chức. Theo đề nghị của Trưởng ban hoặc trong trường hợp cần thiết các Bộ, ngành, tổ chức có thể giao cơ quan chuyên môn nghiên cứu, góp ý kiến.
Điều 13. Kinh phí hoạt động
Kinh phí hoạt động của Ban liên ngành TBT được bảo đảm bằng ngân sách nhà nước và có thể huy động từ các nguồn kinh phí hợp pháp khác như viện trợ, tài trợ, đầu tư của các tổ chức, cá nhân trong nước, nước ngoài.
Kinh phí từ ngân sách nhà nước cho hoạt động của Ban liên ngành TBT được bố trí trong dự toán hàng năm của Bộ Khoa học và Công nghệ theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
Chương 5.
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 14. Hiệu lực của Thông tư
Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 10 năm 2012 và thay thế Quyết định số 07/2006/QĐ-BKHCN ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ trưởng Khoa học Công nghệ ban hành Quy chế về tổ chức và hoạt động của Ban liên ngành về hàng rào kỹ thuật trong thương mại.
Điều 15. Tổ chức thực hiện
Trong quá trình thực hiện Thông tư, nếu có khó khăn, vướng mắc các cơ quan, tổ,chức, cá nhân phản ánh kịp thời bằng văn bản về Bộ Khoa học và Công nghệ để nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
Nơi nhận:
- Thủ tướng Chính phủ, các PTTg Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND, Sở KH&CN, Chi cục TCĐLCL; các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Công báo; Website Chính phủ;
- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Trang thông tin điện tử của Bộ;
- Lưu: VT, TĐC.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Trần Việt Thanh | {
"issuing_agency": "Bộ Khoa học và Công nghệ",
"promulgation_date": "08/08/2012",
"sign_number": "15/2012/TT-BKHCN",
"signer": "Trần Việt Thanh",
"type": "Thông tư"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-nguyen-Moi-truong/Ke-hoach-95-KH-UBND-2019-cap-nuoc-an-toan-chong-that-thoat-that-thu-nuoc-sach-tinh-Binh-Dinh-432295.aspx | Kế hoạch 95/KH-UBND 2019 cấp nước an toàn chống thất thoát thất thu nước sạch tỉnh Bình Định | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH ĐỊNH
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 95/KH-UBND
Bình Định, ngày 10 tháng 12 năm 2019
KẾ HOẠCH
CẤP NƯỚC AN TOÀN, CHỐNG THẤT THOÁT, THẤT THU NƯỚC SẠCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH ĐẾN NĂM 2025
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Nghị định số 117/2007/NĐ-CP ngày 11/7/2007 của Chính phủ về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch; Nghị định số 124/2011/NĐ-CP ngày 28/12/2011 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 117/2007/NĐ-CP ngày 11/7/2007 của Chính phủ về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch;
Căn cứ Thông tư số 08/2012/TT-BXD ngày 21/11/2012 của Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn thực hiện bảo đảm cấp nước an toàn;
Căn cứ Quyết định số 1566/QĐ-TTg ngày 09/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình quốc gia bảo đảm cấp nước an toàn giai đoạn 2016-2025;
Căn cứ Quyết định số 2147/QĐ-TTg ngày 24/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình quốc gia chống thất thoát, thất thu nước sạch đến năm 2025;
Căn cứ Quyết định số 2502/QĐ-TTg ngày 22/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Điều chỉnh Định hướng phát triển cấp nước đô thị và khu công nghiệp Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050;
Căn cứ Quyết định số 1672/QĐ-TTg ngày 30/11/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đồ án quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Bình Định đến năm 2035;
Căn cứ Quyết định số 2267/QĐ-UBND ngày 27/6/2017 của UBND tỉnh Bình Định phê duyệt đồ án quy hoạch cấp nước đô thị và khu công nghiệp tỉnh Bình Định đến năm 2035;
UBND tỉnh ban hành Kế hoạch cấp nước an toàn, chống thất thoát, thất thu nước sạch trên địa bàn tỉnh Bình Định đến năm 2025 như sau:
I. MỤC TIÊU:
1. Mục tiêu tổng quát:
- Thực hiện bảo đảm cấp nước an toàn nhằm quản lý rủi ro và khắc phục sự cố có thể xảy ra từ nguồn nước, cơ sở xử lý nước và hệ thống truyền dẫn, phân phối nước đến khách hàng sử dụng.
- Bảo đảm cung cấp nước liên tục, đủ lượng nước, duy trì đủ áp lực, chất lượng nước đảm bảo phù hợp quy chuẩn, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và bảo vệ sức khỏe con người.
- Góp phần giảm tỷ lệ thất thoát, tiết kiệm tài nguyên nước và bảo vệ môi trường.
2. Mục tiêu cụ thể:
a) Đối với hệ thống cấp nước đô thị:
- Huy động mọi nguồn lực thực hiện đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước đáp ứng tổng nhu cầu sử dụng nước ngày lớn nhất đến năm 2025.
- Tỷ lệ dân số đô thị được cấp nước sạch trung bình đạt 83%. Trong đó, đô thị loại I đạt 95% với tiêu chuẩn cấp nước đạt 120 lít/người/ngày đêm; đô thị loại III và IV đạt 80% với tiêu chuẩn cấp nước đạt 100-120 lít/người/ngày đêm; đô thị loại V đạt 60% với tiêu chuẩn cấp nước đạt 80-90 lít/người/ngày đêm.
- Tỷ lệ thất thoát, thất thu nước sạch dưới 18% đối với các đô thị từ loại I đến loại IV; dưới 25% đối với các đô thị loại V.
- Tỷ lệ hệ thống cấp nước khu vực đô thị được lập và thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn đạt 75%.
- Chất lượng nước đảm bảo đạt QCVN 01:2009/BYT ban hành kèm theo Thông tư số 04/2009/TT-BYT ngày 17/6/2009 của Bộ Y tế đến ngày 30/6/2021; đảm bảo đạt QCVN 01-1:2018/BYT ban hành kèm theo Thông tư số 41/2018/TT- BYT ngày 14/12/2018 của Bộ Y tế kể từ ngày 01/7/2021.
b) Đối với hệ thống cấp nước nông thôn:
- Tỷ lệ dân nông thôn đến năm 2020 sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 100%.
- Tỷ lệ dân nông thôn đến năm 2025 sử dụng nước sạch đạt 80%.
- Tỷ lệ hệ thống cấp nước khu vực nông thôn được lập và thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn đạt 50%.
II. NỘI DUNG KẾ HOẠCH
1. Về kiểm soát chất lượng nước:
- Chất lượng nước đảm bảo đạt QCVN 01:2009/BYT ban hành kèm theo Thông tư số 04/2009/TT-BYT ngày 17/6/2009 của Bộ Y tế đến ngày 30/6/2021; đảm bảo đạt QCVN 01-1:2018/BYT ban hành kèm theo Thông tư số 41/2018/TT- BYT ngày 14/12/2018 của Bộ Y tế kể từ ngày 01/7/2021.
- Các cơ sở sản xuất chịu trách nhiệm thực hiện kiểm soát nội bộ chất lượng nước. Sở Y tế chịu trách nhiệm kiểm tra, thanh tra, giám sát chất lượng nước tại các cơ sở sản xuất, cung cấp nước sạch theo các quy chuẩn quy định do Bộ Y tế ban hành theo Quy chuẩn Việt Nam QCVN 01:2009/BYT, QCVN 01-1:2018/BYT.
2. Về đầu tư phát triển nguồn tập trung và phát triển mạng lưới cấp nước khu vực đô thị:
Tập trung đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các dự án nước sạch đang triển khai thực hiện, hoàn thành trước 2025 các dự án:
a) Thành phố Quy Nhơn: Tập trung triển khai và hoàn thành các dự án cấp nước:
- Xây dựng hệ thống cấp nước sinh hoạt cho nhân dân xã Nhơn Lý để cấp nước cho 2.054 hộ gia đình trên địa bàn xã Nhơn Lý (tương ứng 8.216 người).
- Xây dựng hệ thống cấp nước cho khu vực 7, 8 Bùi Thị Xuân để cấp nước cho 690 hộ gia đình (tương ứng 2.732 người).
- Đầu tư xây dựng dự án cấp nước khu vực 1, 2 phường Ghềnh Ráng (giai đoạn 1) để cấp nước cho 1.562 hộ gia đình (tương ứng 6.250 người).
- Triển khai xây dựng hoàn thành dự án nhà máy nước sạch Quy Nhơn công suất 60.000 m3/ngày.đêm (công suất 30.000 m3/ngày.đêm cho giai đoạn 2019- 2021).
- Xây dựng hoàn thành tuyến ống D400mm dọc đường Võ Nguyên Giáp, cầu Thị Nại và đường trục Khu kinh tế Nhơn Hội.
- Đầu tư hệ thống cấp nước cấp 1 dọc đường ĐT640 (nguồn nước từ NMN Quy Nhơn) để cung cấp nước cho nhân dân và các khu đô thị tại các xã Phước Thuận, Phước Sơn, Phước Hòa, Phước Thắng (phía Tây Đầm Thị Nại), Cát Tiến.
b)Thị xã An Nhơn:
- Đầu tư xây dựng nhà máy xử lý và mạng lưới cấp nước nước sinh hoạt cho phường Nhơn Hòa.
- Đầu tư nâng cấp công suất nhà máy xử lý nước phường Đập Đá và mở rộng mạng lưới để cấp nước sinh hoạt cho phía Bắc phường Nhơn Hưng (khu vực Cẩm Văn, Chánh Thạnh); nâng cấp công suất nhà máy xử lý nước phường Bình Định công suất từ 1.550 m3/ngày đêm lên 3.000 m3/ngày đêm và mở rộng mạng lưới cấp nước sinh hoạt cho phía Nam phường Nhơn Hưng (khu vực An Ngãi, Phò An, Tiên Hòa).
- Đầu tư mở rộng mạng lưới cung cấp nước sạch cho các khu vực chưa được cung cấp nước sạch tại các phường Bình Định, Đập Đá và Nhơn Thành.
- Đầu tư Nhà máy xử lý nước Hồ Núi Một với công suất 20.000 m3/ngày.đêm.
c) Huyện Hoài Nhơn: Đầu tư nâng cấp cống suất Nhà máy nước Bồng Sơn từ 3.850 m3/ngày.đêm lên 7.700 m3/ngày.đêm và mở rộng mạng lưới cấp nước để cấp nước cho các khu dân cư chưa được cung cấp nước sạch trên địa bàn thị trấn Bồng Sơn và thị trấn Tam Quan.
d) Huyện Tây Sơn: Đầu tư nâng cấp công suất nhà máy nước Phú Phong từ 2.000 m3/ngày.đêm lên 2.900 m3/ngày.đêm và đầu tư mở rộng mạng lưới để cấp nước cho các khu vực chưa được cung cấp nước sạch của thị trấn Phú Phong và các khu vực lân cận như khối Thuận Nghĩa, khối Phú Xuân, thôn Phú An, thôn Phú Thịnh.
đ) Các huyện Phù Mỹ, Hoài Ân, Tuy Phước: Đầu tư nâng cấp công suất nhà máy xử lý nước hiện hữu (NMN Tuy Phước: công suất từ 1.250 m3/ngày đêm lên 3.000 m3/ngày đêm; NMN Bình Dương: công suất từ 500 m3/ngày đêm lên 1.000 m3/ngày đêm; NMN Tăng Bạt Hổ: công suất từ 600 m3/ngày đêm lên 2.000 m3/ngày đêm). Bố trí kinh phí mở rộng mạng lưới cấp nước sinh hoạt cho các khu vực trong đô thị chưa được cung cấp nước sinh hoạt từ hệ thống cấp nước tập trung.
e) Các huyện Vân Canh, Vĩnh Thạnh, An Lão, Phù Cát:
- Tiếp tục duy trì việc cấp nước sinh hoạt tại các đô thị qua hệ thống cấp nước hiện hữu.
- Bố trí ngân sách nâng cấp công suất nhà máy xử lý nước hiện hữu và mở rộng mạng lưới cấp nước sinh hoạt cho các khu vực trong đô thị chưa được cung cấp nước sinh hoạt từ hệ thống cấp nước tập trung.
- Đầu tư xây dựng nhà máy nước Cát Tiến với công suất 10.000 m3/ngày.đêm, nguồn nước tại Đập Văn Mối.
g) Cấp nước cho Khu kinh tế, Khu công nghiêp:
- Đầu tư hệ thống cấp nước cho Khu công nghiệp Becamex Bình Định từ nguồn nước nhà máy xử lý nước Hà Thanh, nhà máy nước Quy Nhơn hoặc các nguồn nước khác phù hợp với công suất 10.000 m3/ngày.đêm cho giai đoạn 1, 20.000 m3/ngày.đêm cho giai đoạn 2 của dự án.
- Đầu tư hệ thống cấp nước phục vụ sinh hoạt, sản xuất trên địa bàn khu kinh tế Nhơn Hội. Nguồn nước lấy từ hệ thống cấp nước của thành phố Quy Nhơn.
3. Về đầu tư phát triển nguồn tập trung và phát triển mạng lưới cấp nước khu vực nông thôn:
a) Giai đoạn 2019-2020:
- Nâng cấp hệ thống cấp nước sinh hoạt xã Mỹ Chánh, với công suất 3.000m3/ngày.đêm, cấp nước cho 26.252 người.
- Nâng cấp, mở rộng Nhà máy cấp nước sinh hoạt xã Mỹ Phong, công suất 400 m3/ngày.đêm, cấp nước cho 6.790 người.
- Mở mạng đường ống cấp nước xã Tây Giang, cấp nước thôn Nam Giang: 1.990 người; xã Tây Thuận 2.400 người.
- Mở mạng cấp nước 02 thôn: Lâm Trúc 1 và Lâm Trúc 2, xã Hoài Thanh.
- Nâng cấp hệ thống cấp nước sinh hoạt thôn Vạn Hội, xã Ân Tín, công suất 600 m3/ngày.đêm, cấp nước cho 3.600 người.
- Nâng cấp tuyến ống nước thô Nhà máy cấp nước Vĩnh An - Bình Tường.
- Công trình Cấp nước sinh hoạt xã Cát Tài, công suất 2.970 m3/ngày.đêm, cấp nước cho 20.700 người.
- Cấp nước sinh hoạt xã Nhơn Hậu, Nhơn Mỹ, suất 3.700 m3/ngày.đêm, cấp nước cho 36.700 người (ưu tiên phát triển mạng lưới cấp nước, nguồn nước đấu nối từ Nhà máy nước sạch Hồ Núi Một).
- Cấp nước sinh hoạt xã Hoài Đức, Hoài Thanh, suất 3.200 m3/ngày.đêm, cấp nước cho 28.350 người (ưu tiên phát triển mạng lưới cấp nước, nguồn nước đấu nối từ Nhà máy nước sạch xã Hoài Xuân).
b) Giai đoạn 2021-2025:
- Công trình Cấp nước sinh hoạt xã Bình Nghi, công suất 2.500 m3/ngày.đêm, cấp nước cho 16.835 người.
- Nâng cấp, mở rộng công trình cấp nước sinh hoạt 3 xã khu Đông An Nhơn, công suất 1.800 m3/ngày.đêm, cấp nước cho 14.600 người.
- Cấp nước Bắc huyện Tây Sơn, công suất 5.000 m3/ngày.đêm, cấp nước cho 46.000 người.
- Cấp nước sinh hoạt Tây Bắc huyện Hoài Nhơn, công suất 9.000 m3/ngày.đêm, cấp nước cho 94.520 người (ưu tiên phát triển mạng lưới cấp nước, nguồn nước đấu nối từ Nhà máy nước sạch Quy Nhơn).
- Mở mạng đường ống cấp nước xã Tây Phú, cấp nước cho 3.040 người.
- Nâng cấp mở rộng công trình cấp nước sinh hoạt huyện Vân Canh, công suất 1.400 m3/ngày.đêm, cấp nước cho 12.000 người.
- Nâng cấp, sửa chữa mạng đường ống cấp nước khu vực Đê Đông.
- Cấp nước khu Tây Bắc, huyện Tuy Phước, công suất 5.000 m3/ngày.đêm, cấp nước cho 59.163 người.
- Công trình cấp nước sinh hoạt các xã ven biển huyện Phù Mỹ, công suất 4.000 m3/ngày.đêm, cấp nước cho 35.052 người.
- Nâng cấp, mở rộng nhà máy cấp nước sinh hoạt xã Cát Hanh, công suất 5.000 m3/ngày.đêm, cấp nước cho 34.000 người.
- Công trình cấp nước sinh hoạt các xã Tây Bắc huyện Phù Cát, công suất 3.200 m3/ngày.đêm, cấp nước cho 24.000 người.
- Nâng cấp mở rộng công trình cấp nước Nhơn Tân, công suất 3.200 m3/ngày.đêm, cấp nước cho 39.500 người (ưu tiên phát triển mạng lưới cấp nước, nguồn nước đấu nối từ Nhà máy nước sạch Hồ Núi Một).
- Cấp nước sinh hoạt khu Tây Nam huyện Tuy Phước, công suất 4.000 m3/ngày.đêm, cấp nước cho 29.696 người.
- Công trình cấp nước sạch phục vụ đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện An Lão, công suất 2.600 m3/ngày.đêm, cấp nước cho 25.000 người.
4. Về công nghệ:
- Các nhà máy nước xây dựng mới phải lựa chọn công nghệ tiên tiến, phù hợp với chất lượng nước thô (ngầm và mặt) và thiết bị hiện đại, tiết kiệm năng lượng, đảm bảo môi trường.
- Cải tạo, lắp đặt hệ thống Scada (hệ thống điều khiển giám sát và thu thập dữ liệu) nhằm hỗ trợ công tác giám sát và điều khiển từ xa, phục vụ nâng cao hiệu quả công tác quản lý, vận hành hệ thống cấp nước.
5. Đối với các Nhà máy xử lý nước ngầm hiện có:
- Chủ động kiểm tra bảo dưỡng máy móc thiết bị để hoạt động đạt công suất quy định, trong trường hợp có sự cố phải tập trung khắc phục kịp thời trong thời gian 24h.
- Xây dựng chế độ vận hành tối ưu đảm bảo chất lượng nước, năng lực cấp nước để nâng cao mức độ dịch vụ cấp nước. Khắc phục và hạn chế thu hẹp các điểm thiếu nước cục bộ.
- Phối hợp với điện lực các huyện, thị xã, thành phố đảm bảo cung cấp điện ổn định phục vụ công tác sản xuất và cấp nước.
- Các Nhà máy trực tiếp liên hệ, phối hợp với UBND cấp xã, Công an cấp xã trong công tác an ninh bảo vệ nguồn nước trong khu vực nhà máy phụ trách nhằm đảm bảo an toàn hệ thống giếng khai thác nước và nhà máy.
- Đơn vị cấp nước xây dựng kế hoạch cải tạo sửa chữa, thay thế thiết bị, bổ sung dây chuyền công nghệ nâng cao chất lượng nước, đảm bảo hoàn thành trước 2020.
- Rà soát ngừng hoạt động các trạm cấp nước cục bộ và chuyển thành trạm bơm tăng áp sau khi các nhà máy nước mặt theo quy hoạch được đầu tư xây dựng.
- Bổ sung nguồn điện dự phòng (máy phát điện, điện năng lượng mặt trời…) nhằm đảm bảo cấp nước an toàn trong các trường hợp bất khả kháng như thiên tai, lũ lụt, bảo dưỡng hệ thống điện…
- Tổ chức lập bổ sung, trình phê duyệt vùng bảo vệ vệ sinh nguồn nước theo quy định tại Thông tư số 24/2016/TT-BTNMT ngày 09/9/2016 của Bộ Tài nguyên và Môi trường; đầu tư thiết kế thiết bị quan trắc tự động và duy trì hệ thống truyền dữ liệu theo quy định tại Thông tư số 47/2017/TT-BTNMT ngày 07/11/2017 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
6. Phương án ứng phó với các sự cố về nguồn, mạng:
- Các đơn vị cấp nước khi phát hiện ra sự cố về nguồn, mạng hoặc thông tin từ khách hàng, cán bộ, nhân viên của đơn vị cấp nước phải nhanh chóng xử lý thông tin, báo cáo cấp có thẩm quyền, khẩn trương tiến hành xác minh sự việc, sự cố, phân tích xác định nguyên nhân, đề ra giải pháp khắc phục kịp thời và triển khai ngay các biện pháp ứng phó:
+ Khi xảy ra sự cố về nhà máy, về mạng truyền dẫn, về mất điện kéo dài dẫn đến mất nước trên diện rộng: Thông báo cho đơn vị cung cấp, phân phối biết phối hợp trong công tác vận hành hòa mạng (nếu mất nguồn) và thông báo cho chính quyền sở tại, nhân dân khu vực chịu ảnh hưởng cấp nước biết, khi giải quyết, khắc phục các sự cố về cấp nước hoặc tiến hành cấp nước theo giờ, cá biệt cấp nước bằng xe vận chuyển nước.
+ Điều tiết các van ngăn chặn lưu lượng nước cấp cho khu vực sự cố.
+ Chuẩn bị sẵn sáng các thiết bị, xe máy, nhân công các chủng loại vật tư để tiến hành sửa chữa trong thời gian nhanh nhất (tối đa không quá 12h đối với mạng dịch vụ và 24h đối với ống phân phối và truyền tải).
- Kiểm tra rà soát: Thường xuyên tổ chức kiểm tra, rà soát các điểm thường có nguy cơ xảy ra sự cố trong nhà máy, trên mạng truyền dẫn, phân phối đến đường cấp nước thô, các giếng nước ngầm, các nguồn nước thô. Lập hồ sơ các điểm đen về cấp nước như cuối nguồn, thiếu hệ thống phân phối, khu vực thường có sự cố để đưa vào kế hoạch sửa chữa, cải tạo duy tu hàng năm. Tổ chức sục rửa nếu cần thiết.
- Báo cáo tình hình sự cố lên cơ quan có thẩm quyền: Sau khi xác định nguyên nhân sự cố, biện pháp khắc phục sự cố về nguồn mạng, cần báo cáo ngay cơ quan có thẩm quyền để phê duyệt phương án xử lý khắc phục kịp thời.
- Đánh giá sự cố và đưa ra các biện pháp phòng ngừa trong tương lai: Đánh giá mức độ sự cố để có biện pháp phòng ngừa trong tương lai, đưa vào kế hoạch sửa chữa, cải tạo, đại tu, thay thế kịp thời hoàn thành trước mùa hè, sẵn sàng cung cấp công suất cấp nước tối đa.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Các đơn vị cấp nước:
- Chủ động tổ chức thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn, chống thất thoát, thất thu nước sạch trên địa bàn mình quản lý, vận hành, khai thác hệ thống cấp nước sinh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tế của đơn vị; phối hợp chặt chẽ với Công ty Điện lực Bình Định và chi nhánh điện lực các huyện, thị xã, thành phố đảm bảo cung cấp điện ổn định, đảm bảo chất lượng, phục vụ sản xuất, cấp nước; chỉ đạo các đơn vị trực thuộc chủ động triển khai thực hiện ngay tổng kiểm tra, rà soát tình hình cung cấp nước, có giải pháp đảm bảo ổn định cấp nước về số lượng và chất lượng đối với các khách hàng dùng nước, đặc biệt là các cơ sở y tế, bệnh viện, trường học, ký túc xá, khu nhà ở cao tầng ...
- Chủ động xây dựng phương án và thực hiện các biện pháp cấp nước an toàn trong trường hợp xảy ra hiện tượng suy giảm lưu lượng, chất lượng nguồn nước, không đảm bảo cấp nước cho nhân dân.
- Khi xảy ra sự cố về mạng, nguồn cấp nước, sự cố về điện, thường gây ra mất nước cục bộ và thiếu nước tại các điểm có cốt địa hình cao, xa nguồn cấp nước... kịp thời thông báo cho nhân dân, khách hàng và đồng thời phải có biện pháp, giải pháp để giải quyết ngay trong thời gian sớm nhất, đảm bảo ổn định tình hình cấp nước trong địa bàn.
- Tổ chức phân công trực điều hành sản xuất, điều hành mạng lưới; công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng về kế hoạch cấp nước luân phiên cũng như sự cố mất nước để người dân biết và có phương án tích trữ nước sinh hoạt.
- Tổ chức ứng trực tiếp nhận và xử lý kịp thời thông tin của khách hàng về tình hình cấp nước; công bố công khai, rộng rãi số điện thoại đường dây nóng của đơn vị, cá nhân trực cấp nước cho nhân dân và khách hàng trên địa bàn để tiện liên hệ, giải quyết; thực hiện báo cáo kịp thời cho Sở Xây dựng về tình hình sự cố gây ảnh hưởng lớn đến cấp nước cho nhân dân trên địa bàn quản lý và cung cấp nước sạch của đơn vị, đề xuất phương án và tiến độ khắc phục.
- Phối hợp, hướng dẫn các Chủ đầu tư, Ban quản lý tòa nhà, Ban quản trị các khu đô thị mới, khu chung cư, nhà ở trong công tác quản lý, vận hành vệ sinh bể chứa ngầm, bể chứa mái, xúc xả, thổi rửa hệ thống đường ống cấp nước, bảo dưỡng máy bơm nhằm kiểm soát lưu lượng, chất lượng nước sạch sinh hoạt sau đồng hồ tổng, đảm bảo Quy chuẩn kỹ thuật quy định.
- Phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương tổ chức tuyên truyền phổ biến, vận động nhân dân sử dụng nước tiết kiệm, đặc biệt trong thời điểm thời tiết nắng nóng mùa hè.
- Chủ động nghiên cứu, đề xuất các dự án đầu tư xây dựng, mở rộng và phát triển hệ thống cấp nước thuộc địa bàn được giao vận hành quản lý, phù hợp các quy hoạch xây dựng, quy hoạch, kế hoạch phát triển hệ thống cấp nước của tỉnh, các cơ chế, chính sách hiện hành của Nhà nước về đầu tư xây dựng các công trình cấp nước.
- Chủ động xây dựng kế hoạch triển khai cấp nước an toàn hàng năm; nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, cử cán bộ đi học các khóa đạo tạo về cấp nước an toàn, kỹ năng giao tiếp và chăm sóc khách hàng, an toàn lao động, các lớp bồi dưỡng và nâng tay nghề bậc cho các công nhân kỹ thuật, tập trung và đào tạo nghiệp vụ cho nhân viên ghi thu nhằm nâng cao trình độ chuyên môn cũng như trách nhiệm phục vụ đối với khách hàng; định kỳ tiến hành bảo dưỡng các máy móc, thiết bị trên mạng lưới cũng như trong các Nhà máy, trạm bơm nước tăng áp (đặc biệt các khu tập thể, các nhà cao tầng), thường xuyên kiểm tra hệ thống cấp nước trên địa bàn quản lý, kịp thời sửa chữa sự cố vỡ ống, mất nước cục bộ; cải tạo, bổ sung các tuyến ống thuộc mạng dịch vụ, phân phối, nâng cơi các đồng hồ sâu, thay thế các đồng hồ khách hàng trên mạng quản lý theo địa bàn, thực hiện các giải pháp kiểm soát, xử lý giảm tỷ lệ thất thoát thất thu nước sạch; từng bước áp dụng công nghệ GIS để quản lý tải sản, cơ sở dữ liệu, phần mềm (SCADA) phục vụ công tác quản lý, theo dõi hoạt động của các đồng hồ; đầu tư phát triển hệ thống giám sát mạng lưới đường ống cấp nước từ xa thông qua các đồng hồ kiểm soát cấp nước vào các ô, khu vực đã được chia tách tại các điểm đầu và cuối mạng lưới đường ống và truyền dữ liệu về máy tính trung tâm đặt tại trụ sở các đơn vị để theo dõi, quản lý.
- Các đơn vị cấp nước đã thực hiện cơ chế thủ tục hành chính 1 cửa hướng dẫn thủ tục, trình tự về đấu nước vào nhà, đấu nối cấp nguồn cho các tổ chức và cá nhân có cầu sử dụng nước, đồng thời tiếp nhận và xử lý những thông tin về mất nước, đấu trộm, xâm hại đến hệ thống cấp nước, khiếu nại của khách hàng trong quá trình sử dụng nước theo phương châm niềm nở, tận tình, chu đáo, công khai minh bạch và đúng quy định của Nhà nước.
- Báo cáo tình hình triển khai cấp nước an toàn (đô thị và nông thôn) hàng quý và trước ngày 15/12 hàng năm đến Thường trực Ban Chỉ đạo cấp nước an toàn tỉnh (Sở Xây dựng).
- Triển khai thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ đã được phân công, phân cấp tại Quyết định số 49/2016/QĐ-UBND ngày 20/9/2016 của UBND tỉnh ban hành Quy định phân công, phân cấp quản lý về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch trên địa bàn tỉnh.
2. Giao Sở Xây dựng:
- Chủ trì theo dõi, hướng dẫn, tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch cấp nước an toàn, chống thất thoát, thất thu nước sạch trên địa bàn tỉnh, kịp thời tham mưu, đề xuất UBND tỉnh; thực hiện chức năng quản lý nhà nước trên lĩnh vực cấp nước đô thị, phối hợp các đơn vị cấp nước nghiên cứu, đề xuất các dự án đầu tư xây dựng, mở rộng và phát triển hệ thống cấp nước phù hợp các quy hoạch xây dựng, quy hoạch và kế hoạch phát triển hệ thống cấp nước của tỉnh và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh...; tổ chức lập đề xuất dự án cấp nước cho đô thị An Nhơn và đô thị Hoài Nhơn; phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nghiên cứu đề xuất phương án sử dụng nguồn nước của khu vực đô thị hỗ trợ cấp nước cho các khu vực nông thôn có nguy cơ bị thiếu nguồn nước.
- Tổ chức giao ban hàng tháng, quý nắm bắt tình hình thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn với các đơn vị cấp nước, nắm bắt và phối hợp giải quyết những vướng mắc, khó khăn của các đơn vị về nhiệm vụ đảm bảo cung cấp nước.
- Phối hợp với các đơn vị liên quan tăng cường kiểm tra, đôn đốc các Chủ đầu tư các dự án, công trình trên địa bàn tỉnh phối hợp chặt chẽ với các đơn vị cấp nước trong quá trình thi công, giám sát các công trình hạ tầng kỹ thuật, tránh gây sự cố đường ống và phối hợp khắc phục khẩn trương sự cố nhằm cung cấp nước cho nhân dân nhanh nhất.
3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
- Tổ chức lập Đề án đầu tư xây dựng, nâng cấp, sửa chữa các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn giai đoạn 2012-2025 (trong đó có các danh mục dự án cấp nước nông thôn), trình UBND tỉnh xem xét, phê duyệt; chủ trì tham mưu trình UBND tỉnh ban hành quy định quản lý các hoạt động sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch trên địa bàn nông thôn.
- Chủ trì phối hợp với các sở, ngành và các đơn vị liên quan tổ chức thanh tra, kiểm tra và giám sát việc thực hiện hoạt động cấp nước khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh; phối hợp các doanh nghiệp, đơn vị cấp nước sạch xây dựng kế hoạch chống thất thoát, thất thu nước sạch trên địa bàn nông thôn; xây dựng phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu về hệ thống cấp nước nông thôn. Hướng dẫn đôn đốc các đơn vị quản lý vận hành hệ thống cấp nước sạch nông thôn lập cơ sở dữ liệu các công trình và cập nhật định kỳ vào phần mềm quản lý.
- Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư lập danh mục các công trình cấp nước sạch nông thôn để kêu gọi đầu tư.
- Kiểm tra, đánh giá, tổng hợp, báo cáo hằng năm và đột xuất tình hình hoạt động cấp nước sạch nông thôn cho UBND tỉnh để xem xét, chỉ đạo.
4. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Chủ trì phối hợp với các sở, ngành lập danh mục các công trình cấp nước và xây dựng chính sách ưu đãi đầu tư liên quan đến hoạt động sản xuất, phân phối và tiêu thụ nước sạch, trình UBND tỉnh; xây dựng tiêu chí lập hồ sơ kêu gọi xã hội hóa đầu tư cấp nước tại các đô thị chưa được đầu tư hệ thống cấp nước, đầu tư nâng cấp hệ thống cấp nước, đầu tư công nghệ quản lý, vận hành hệ thống cấp nước.
5. Sở Tài chính: Phối hợp Sở Kế hoạch và Đầu tư và các sở ngành liên quan cân đối ngân sách thực hiện chính sách hỗ trợ đầu tư cho các dự án đầu tư xây dựng công trình cấp nước sạch thuộc đối tượng được Nhà nước quy định hỗ trợ; hướng dẫn và thực hiện quyết toán, đánh giá tài sản đối với các công trình cấp nước sạch do doanh nghiệp Nhà nước quản lý.
6. Sở Tài nguyên và Môi trường:
- Tổ chức khoanh định, công bố vùng cấm, vùng hạn chế khai thác nước dưới đất; ngưỡng khai thác nước dưới đất theo thẩm quyền; phối hợp với các ngành liên quan và UBND cấp huyện tổ chức ứng phó, khắc phục sự cố ô nhiễm nguồn nước; lập, quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước, vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt; giám sát các hoạt động khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước; thẩm định hồ sơ trình UBND tỉnh cấp, gia hạn, điều chỉnh, đình chỉ, thu hồi giấy phép về tài nguyên nước và cho phép chuyển nhượng quyền khai thác tài nguyên nước theo thẩm quyền; hướng dẫn việc khai thác, sử dụng tài nguyên nước.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan xác định nhu cầu sử dụng đất xây dựng công trình cấp nước để cập nhật vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; thẩm định hồ sơ giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất xây dựng công trình cấp nước theo quy định.
- Thanh tra, kiểm tra việc tuân thủ quy định của pháp luật trong khai thác, sử dụng tài nguyên nước; giám sát, theo dõi chất lượng nguồn nước.
7. Sở Khoa học và công nghệ: Phối hợp với các đơn vị liên quan thẩm định, đề xuất chuyển giao, nghiên cứu công nghệ hệ thống lọc nước cục bộ tiên tiến, hiện đại phù hợp với chất lượng nước nguồn từ nhiều địa bàn khác nhau trong khu vực gặp khó khăn (về địa lý, về tài chính…) không thể đấu nối từ nguồn nước sạch tập trung của đô thị.
8. Công an tỉnh: Có kế hoạch bảo vệ an ninh các mục tiêu trọng yếu về cung cấp nước sạch; chỉ đạo lực lượng chức năng phối hợp, điều tra, phát hiện, phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý kịp thời những hành vi làm ô nhiễm nguồn nước và các hoạt động thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước trái phép.
9. Sở Thông tin và Truyền thông: Hướng dẫn, định hướng các cơ quan cơ quan truyền thông và các địa phương tăng cường truyền thông, xây dựng ý thức cộng đồng về việc bảo vệ nguồn nước, hệ thống cấp nước, sử dụng nước tiết kiệm, an toàn…
10. Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh: Tổ chức quản lý và lựa chọn đơn vị cấp nước và ký kết thỏa thuận thực hiện dịch vụ cấp nước trên địa bàn quản lý theo nội dung được quy định tại Khoản 2 Điều 31 Nghị định số 117/2007/NĐ-CP ngày 11/7/2007 của Chính phủ về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch và Thông tư số 01/2008/TT-BXD ngày 02/01/2008 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 117/2007/NĐ-CP; phê duyệt kế hoạch phát triển cấp nước hàng năm và dài hạn do đơn vị cấp nước lập trên địa bàn do mình quản lý; thỏa thuận nội dung kế hoạch cấp nước an toàn; đảm bảo các dịch vụ cấp nước đầy đủ, có sẵn để sử dụng, đáp ứng nhu cầu sử dụng nước cho các doanh nghiệp trên địa bàn khu kinh tế, khu công nghiệp; triển khai thực hiện, tổ chức giám sát kế hoạch cấp nước an toàn trên địa bàn theo nhiệm vụ được giao; phối hợp với các đơn vị cấp nước bảo vệ an toàn hệ thống cấp nước trên địa bàn quản lý.
11. UBND các huyện, thị xã, thành phố:
- Phê duyệt kế hoạch phát triển cấp nước hàng năm do đơn vị cấp nước lập trên địa bàn do mình quản lý; ưu tiên quỹ đất cho việc xây dựng các công trình cấp nước sạch theo quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; chịu trách nhiệm thực hiện công tác thu hồi đất theo quy định để nhà đầu tư triển khai dự án cấp nước. chủ trì, phối hợp với sở, ngành và các đơn vị cấp nước bảo vệ nguồn nước và an toàn hệ thống cấp nước.
- Tổ chức, chỉ đạo UBND các phường, xã, thị trấn tổ chức phổ biến, công khai đến người dân thực hiện quy trình tham gia ý kiến và giám sát cộng đồng gồm: Quy hoạch cấp nước đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; thỏa thuận thực hiện dịch vụ cấp nước đã được ký kết với đơn vị cấp nước; quá trình triển khai thực hiện các dự án cấp nước; chất lượng dịch vụ và giá cung cấp nước sạch theo quy định tại Thông tư số 01/2008/TT-BXD.
- Thỏa thuận nội dung kế hoạch cấp nước an toàn của các đơn vị cấp nước trên địa bàn; triển khai thực hiện và tổ chức giám sát việc thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn đã được phê duyệt trên địa bàn mình quản lý.
- Phối hợp theo dõi việc triển khai quy hoạch cấp nước và các dự án đầu tư hệ thống cấp nước sạch trên địa bàn đồng thời báo cáo kịp thời về UBND tỉnh và các sở, ngành liên quan về các vướng mắc phát sinh trong quá trình nhà triển khai thực hiện.
12. Công ty Điện lực Bình Định: Chỉ đạo chi nhánh điện lực các huyện, thị xã, thành phố ưu tiên cung cấp điện ổn định và đảm bảo chất lượng điện cho các nhà máy, trạm sản xuất nước và các trạm bơm tăng áp để ổn định tình hình sản xuất cấp nước cho nhân dân trên địa bàn tỉnh.
Yêu cầu Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan căn cứ chức năng nhiệm vụ được giao, tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch này./.
Nơi nhận:
- CT, PCT UBND tỉnh;
- Các Sở, ban, ngành;
- Các đơn vị cấp nước (giao Sở Xây dựng thông báo Kế hoạch cho các đơn vị);
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Lãnh đạo VP UBND tỉnh;
- Lưu: VT, K14.
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Phan Cao Thắng | {
"issuing_agency": "Tỉnh Bình Định",
"promulgation_date": "10/12/2019",
"sign_number": "95/KH-UBND",
"signer": "Phan Cao Thắng",
"type": "Kế hoạch"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Van-hoa-Xa-hoi/Huong-dan-99-HD-BTGTW-2014-tim-kiem-quy-tap-hai-cot-liet-sy-tu-nay-den-2020-va-nhung-nam-tiep-theo-266188.aspx | Hướng dẫn 99/HD-BTGTW 2014 tìm kiếm quy tập hài cốt liệt sỹ từ nay đến 2020 và những năm tiếp theo | BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG
BAN TUYÊN GIÁO
--------
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
----------------
Số: 99-HD/BTGTW
Hà Nội, ngày 02 tháng 01 năm 2014
HƯỚNG DẪN
TUYÊN TRUYỀN VỀ VIỆC TÌM KIẾM, QUY TẬP HÀI CỐT LIỆT SỸ TỪ NAY ĐẾN NĂM 2020 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO
Thực hiện Chỉ thị số 24-CT/TW ngày 15/5/2013 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sỹ từ nay đến năm 2020 và những năm tiếp theo; Ban Tuyên giáo Trung ương hướng dẫn tuyên truyền như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
- Nâng cao nhận thức của cấp ủy đảng, chính quyền, cơ quan, tổ chức, đơn vị về tính cấp bách, tầm quan trọng của công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sỹ. Trên cơ sở đó nêu cao tinh thần trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ chính trị hết sức quan trọng này.
- Cổ vũ, vận động các tầng lớp nhân dân phát huy truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, “Đền ơn đáp nghĩa”, thể hiện sự tri ân, tôn kính, biết ơn và ghi nhớ công lao của các anh hùng, liệt sỹ; tích cực cung cấp thông tin về liệt sỹ, mộ liệt sỹ, hỗ trợ và phối hợp tham gia tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sỹ.
- Công tác tuyên truyền về tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sỹ cần được tiến hành thường xuyên, liên tục bằng nhiều hình thức phong phú, huy động được các binh chủng, các lực lượng và của cả hệ thống chính trị làm công tác tuyên truyền và các tổ chức, cá nhân tham gia. Các hoạt động tuyên truyền cần bám sát cơ sở để kịp thời biểu dương người tốt, việc tốt; phê phán thông tin sai lệch, bịa đặt, các hành vi sai trái, giả mạo, tiêu cực trong công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sỹ.
II. NỘI DUNG VÀ TÀI LIỆU TUYÊN TRUYỀN
1. Tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sỹ, chú trọng làm rõ một số quan điểm, chính sách sau:
- Công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sỹ là nhiệm vụ chính trị quan trọng, là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân và sự giúp đỡ của bạn bè quốc tế; thể hiện sâu sắc đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”; “Đền ơn đáp nghĩa” của dân tộc ta.
- Việc quy tập hài cốt liệt sỹ giao cho lực lượng quân đội, không tự tổ chức cất bốc mộ liệt sỹ.
- Công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sỹ cần được tiến hành thường xuyên, liên tục, bài bản, chặt chẽ, khoa học, với quyết tâm và trách nhiệm cao nhất.
- Tăng cường kiểm tra, bám sát và hướng về cơ sở trong chỉ đạo, tổ chức thực hiện; chấn chỉnh, ngăn chặn mọi hành vi lợi dụng, giả mạo, lừa dối làm ảnh hưởng đến sự tôn nghiêm, tình cảm tri ân đối với các anh hùng liệt sỹ và tình hình xã hội ở các địa phương.
2. Tuyên truyền về các quy trình, thủ tục trong công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sỹ; động viên, phát huy vai trò của các tổ chức, đoàn thể, các lực lượng, nhân dân trong và ngoài nước cung cấp thông tin về liệt sỹ, mộ liệt sỹ và tích cực tham gia công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sỹ.
3. Tuyên truyền kết quả tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sỹ; những thuận lợi, khó khăn, vướng mắc nảy sinh trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sỹ; kịp thời phản ánh những bất cập cần sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện trong cơ chế, chính sách về tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sỹ.
4. Biểu dương gương người tốt, việc tốt thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sỹ; phê phán, đấu tranh với những thông tin sai lệch, bịa đặt, thiếu cơ sở khoa học, những hành vi sai trái, giả mạo, tiêu cực, làm ảnh hưởng đến sự tôn nghiêm, tình cảm tri ân đối với các liệt sỹ và tình hình an ninh, trật tự xã hội.
5. Tài liệu tuyên truyền
- Các văn bản của Đảng, Nhà nước quy định về công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sỹ từ nay đến năm 2020, đặc biệt là Chỉ thị số 24-CT/TW ngày 15/5/2013 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sỹ từ nay đến năm 2020 và những năm tiếp theo; Pháp lệnh số 04/2012/UBTVQH13 sửa đổi, bổ sung một số điều khoản của pháp lệnh ưu đãi người công với cách mạng; Quyết định số 1237/QĐ-TTg ngày 27/7/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sỹ từ nay đến năm 2020 và những năm tiếp theo, Thông báo số 414/TB-VPCP ngày 11/11/2013 của Văn phòng Chính phủ về thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia 1237…
- Các văn bản, thông tin, dữ liệu và tài liệu về công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sỹ do các Bộ Quốc phòng, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Ban Chỉ đạo quốc gia 1237 và các bộ, ngành, địa phương cung cấp.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Ban Tuyên giáo Trung ương
- Phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ Thông tin và Truyền thông, các cơ quan, đơn vị có liên quan chỉ đạo, định hướng thông tin, tuyên truyền về công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sỹ.
- Xây dựng hướng dẫn chỉ đạo công tác tuyên truyền trong hệ thống chính trị và toàn xã hội để tạo sự thống nhất về nội dung và hình thức tuyên truyền về công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sỹ.
- Phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan biên soạn, thẩm định các ấn phẩm, tài liệu tuyên truyền về công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sỹ.
2. Ban tuyên giáo các tỉnh ủy, thành ủy, các đảng ủy trực thuộc Trung ương, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Trung ương các đoàn thể chính trị - xã hội
- Phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự, Sở Lao động Thương binh và Xã hội các địa phương; các cơ quan, đơn vị có liên quan để tham mưu giúp cấp ủy xây dựng kế hoạch tuyên truyền; tổ chức quán triệt, phổ biến chỉ thị, thông tư, quyết định, đề án... của Đảng, Nhà nước về công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sỹ đến từng chi bộ và các cấp hội, đến đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân.
- Chỉ đạo, định hướng các báo, đài thuộc các bộ, ngành, địa phương quản lý thông tin, tuyên truyền về tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sỹ, tạo thành phong trào sâu rộng trong toàn dân tham gia tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sỹ.
- Thường xuyên nắm bắt diễn biến tư tưởng, tâm trạng của các tầng lớp nhân dân; kịp thời phát hiện và đề xuất các giải pháp giải quyết có hiệu quả trước những vấn đề nhạy cảm, phức tạp được cán bộ, đảng viên, nhân dân quan tâm để tạo sự thống nhất tư tưởng trong Đảng, sự đồng thuận trong xã hội về công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sỹ, góp phần ổn định chính trị, xã hội ở địa phương, cơ quan, đơn vị.
3. Các cơ quan báo chí
- Xây dựng kế hoạch tuyên truyền về tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sỹ; phân công cụ thể các phòng, ban và từng phóng viên, biên tập viên về nhiệm vụ thông tin tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sỹ; mở chuyên trang, chuyên mục về công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sỹ; chú trọng mở các diễn đàn để trao đổi, chia sẻ thông tin, kinh nghiệm trong công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sỹ; coi đây là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng của báo, đài cần được quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát, thường xuyên, liên tục và lâu dài.
- Phân công phóng viên, biên tập viên bám sát thực tiễn, bộ, ngành, địa phương, cơ sở để tuyên truyền về kết quả tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sỹ. Các tin, bài cần bảo đảm đúng định hướng chính trị, tư tưởng; thông tin phải chính xác, khách quan, khoa học, hỗ trợ tích cực cho các lực lượng làm nhiệm vụ quy tập hài cốt liệt sỹ.
- Có chính sách động viên, khen thưởng kịp thời đối với phóng viên, biên tập viên có tin, bài đạt chất lượng tốt; xử lý nghiêm các phóng viên, biên tập viên đưa tin không khách quan, thiếu chính xác, gây dư luận tiêu cực trong nhân dân và tạo cơ hội để các thế lực thù địch, các phần tử cơ hội trong và ngoài nước xuyên tạc, lợi dụng.
- Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền đối ngoại, trao đổi kinh nghiệm của các nước về công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sỹ trong chiến tranh; đồng thời tuyên truyền, vận động và phát huy vai trò của kiều bào ta ở nước ngoài tích cực tham gia cung cấp thông tin, hỗ trợ và tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sỹ.
Nơi nhận:
- Ban Bí thư (để b/c);
- Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng BCĐ 1237 (để b/c);
- Lãnh đạo Ban TGTW (để b/c);
- Văn phòng TW;
- Văn phòng Ban Chỉ đạo quốc gia 1237;
- Ủy ban Trung ương MTTQVN và Trung ương các đoàn thể CT-XH;
- Bộ TT và TT;
- Bộ Lao động Thương binh và Xã hội;
- Đài THVN, Đài TNVN, TTXVN và các báo, đài Trung ương;
- Cục Trưởng Cục Chính sách, Bộ Quốc phòng;
- Ban Tuyên giáo các tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương;
- Các Vụ, đơn vị thuộc Ban TGTW;
- Vụ Tuyên truyền (5b);
- Lưu HC.
K/T TRƯỞNG BAN
PHÓ TRƯỞNG BAN
Trương Minh Tuấn | {
"issuing_agency": "Ban Tuyên giáo Trung ương",
"promulgation_date": "02/01/2014",
"sign_number": "99/HD-BTGTW",
"signer": "Trương Minh Tuấn",
"type": "Hướng dẫn"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/The-thao-Y-te/Ke-hoach-67-KH-UBND-2024-quan-ly-nguon-luc-phuc-vu-phong-chong-dich-COVID-19-Da-Nang-603415.aspx | Kế hoạch 67/KH-UBND 2024 quản lý nguồn lực phục vụ phòng chống dịch COVID-19 Đà Nẵng | ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 67/KH-UBND
Đà Nẵng, ngày 15 tháng 3 năm 2024
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 218/NQ-CP NGÀY 18/12/2023 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI THI HÀNH NGHỊ QUYẾT SỐ 99/2023/QH15 NGÀY 24/6/2023 CỦA QUỐC HỘI GIÁM SÁT CHUYÊN ĐỀ VỀ VIỆC HUY ĐỘNG, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG CÁC NGUỒN LỰC PHỤC VỤ CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19; VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT VỀ Y TẾ CƠ SỞ, Y TẾ DỰ PHÒNG
Căn cứ Nghị quyết số 99/2023/QH15 ngày 24/6/2023 của Quốc hội Giám sát chuyên đề về việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng (sau đây viết tắt là Nghị quyết số 99/2023/QH15); Thực hiện Nghị quyết số 218/NQ-CP ngày 18/12/2023 của Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Nghị quyết số 99/2023/QH15 ngày 24/6/2023 của Quốc hội giám sát chuyên đề về việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng (sau đây viết tắt là Nghị quyết số 218/NQ-CP);
Xét đề nghị của Sở Y tế tại Tờ trình số 853/TTr-SYT ngày 28/02/2024, UBND thành phố Đà Nẵng ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 218/NQ- CP ngày 18/12/2023 của Chính phủ, cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
a) Triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả Nghị quyết số 99/2023/QH15 để khắc phục những tồn tại, hạn chế trong quản lý, sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19 và các dịch bệnh truyền nhiễm khác, hoàn thiện và thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng, bảo đảm ứng phó kịp thời, hiệu quả khi xảy ra dịch bệnh;
b) Xác định cụ thể các nội dung công việc và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc tổ chức thực hiện Nghị quyết số 99/2023/QH15.
2. Yêu cầu
a) Bám sát mục tiêu, nhiệm vụ của Nghị quyết số 99/2023/QH15, Nghị quyết số 218/NQ-CP , các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương, bộ, ngành để xây dựng giải pháp, hoàn thiện và thực hiện tốt chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng, bảo đảm ứng phó kịp thời, hiệu quả khi xảy ra dịch bệnh tương tự.
b) Xác định nội dung nhiệm vụ phải gắn với trách nhiệm và phát huy vai trò chủ động, tích cực của các sở, ngành, địa phương.
c) Bảo đảm sự phối hợp thường xuyên, hiệu quả giữa các sở, ngành, địa phương, cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 99/2023/QH15 và Nghị quyết số 218/NQ-CP .
II. NỘI DUNG
1. Tổ chức quán triệt, tuyên truyền sâu rộng đến các cấp, các ngành và nhân dân trong quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết số 99/2023/QH15 và Nghị quyết số 218/NQ-CP .
a) Quán triệt, tuyên truyền sâu rộng việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 99/2023/QH15, Nghị quyết số 218/NQ-CP
b) Cập nhật, quán triệt kịp thời các nội dung thay đổi, điều chỉnh, bổ sung của các Luật, các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương, bộ, ngành để triển khai thực hiện theo quy định về sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch, y tế cơ sở, y tế dự phòng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
- Cơ quan chủ trì: Sở Y tế.
- Cơ quan phối hợp: Các sở, ngành, địa phương và các cơ quan, tổ chức có liên quan.
2. Cập nhật, rà soát, xây dựng ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản chỉ đạo, văn bản hướng dẫn thực hiện Nghị quyết số 99/2023/QH15 và Nghị quyết số 218/NQ-CP để đáp ứng yêu cầu thực tiễn
a) Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật rà soát, sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới.
b) Căn cứ các văn bản quy định, hướng dẫn của Trung ương, các Bộ, ngành liên quan, lộ trình thời gian hoàn thành được nêu tại Nghị quyết số 218/NQ-CP , khẩn trương rà soát, tổng hợp, phân loại và ban hành các văn bản hướng dẫn theo thẩm quyền để xử lý dứt điểm các tồn đọng, vướng mắc (nếu có) trong quản lý, sử dụng và thanh toán, quyết toán các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm, trong đó tập trung xử lý:
- Việc thanh toán, quyết toán chi phí dịch vụ xét nghiệm COVID-19 theo khối lượng thực tế phát sinh đối với dịch vụ xét nghiệm theo cơ chế đặt hàng nhưng chưa có đơn giá đặt hàng hoặc chưa có hợp đồng đặt hàng;
- Việc mua sắm thuốc, hóa chất, sinh phẩm, thiết bị, vật tư y tế và hàng hóa khác với số lượng cao hơn nhu cầu thực tế để dự phòng trường hợp dịch COVID- 19 diễn biến phức tạp, phát sinh;
- Việc sử dụng số thuốc, hóa chất, sinh phẩm, thiết bị, vật tư y tế đã mua từ ngân sách nhà nước cho khám bệnh, chữa bệnh COVID-19 mà người bệnh không phải trả tiền chuyển sang khám bệnh, chữa bệnh thông thường do người bệnh hoặc quỹ bảo hiểm y tế chi trả theo quy định hiện hành;
- Vướng mắc trong thanh toán, quyết toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh cho người bệnh COVID-19, các chế độ, chính sách cho các đối tượng tham gia phòng, chống dịch COVID-19;
- Vướng mắc trong thanh toán, quyết toán đối với việc mua sắm thuốc, hóa chất, sinh phẩm, thiết bị, vật tư y tế phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID- 19 đã thực hiện dưới các hình thức tạm ứng, vay, mượn, huy động và tiếp nhận tài trợ, viện trợ từ ngày 01/01/2020 đến hết ngày 31/12/2022;
- Việc xác lập quyền sở hữu toàn dân đối với các tài sản được tài trợ, cho, biếu, tặng để phòng, chống dịch COVID-19 từ ngày 01/01/2020 đến hết ngày 31/12/2022 tại các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập thực tế đã tiếp nhận, quản lý, sử dụng mà không có đủ hồ sơ, tài liệu, không xác định được giá trị hoặc giá trị tài trợ trong biên bản tài trợ có sự chênh lệch cao hơn so với giá mặt hàng tương đương được công bố, công khai trên thị trường hoặc trên cổng thông tin của cơ quan chức năng;
- Việc giải thể và xử lý tài sản khi giải thể các trạm y tế lưu động, bệnh viện dã chiến, cơ sở thu dung, điều trị COVID-19;
- Rà soát, hướng dẫn cơ chế quản lý, sử dụng nguồn kinh phí còn dư được các tổ chức, cá nhân hỗ trợ cho các cơ sở y tế trong phòng, chống dịch theo quy định của pháp luật.
c) Cập nhật, căn cứ các quy định, hướng dẫn của Trung ương, các bộ, ngành liên quan và thực tế tại địa phương, rà soát, hoàn thành dứt điểm việc thực hiện các giải pháp được quy định tại khoản 2 Điều 5 của Nghị quyết số 80/2023/QH15 ngày 09/01/2023 của Quốc hội khóa XV về việc tiếp tục thực hiện một số chính sách trong phòng, chống dịch COVID-19 và sử dụng giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc hết thời hạn hiệu lực từ ngày 01/01/2023 đến ngày 31/12/2024.
d) Tiếp tục rà soát, hoàn thiện các cơ chế, chính sách, nguồn lực, khả năng dự báo, thúc đẩy nghiên cứu, triển khai ứng dụng các nghiên cứu y sinh học, phát triển công nghiệp dược, vắc xin, sinh phẩm, trang thiết bị y tế trong nước trên địa bàn thành phố Đà Nẵng để chủ động trong công tác phòng, chống dịch bệnh, ứng phó với các biến chủng mới của vi rút SARS-CoV-2, các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mới phát sinh nhằm nâng cao hiệu quả công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe Nhân dân.
Cơ quan chủ trì: Sở Y tế.
Cơ quan phối hợp: Các sở, ngành, địa phương và các cơ quan, tổ chức có liên quan.
Thời gian thực hiện: Căn cứ tiến độ, quy định, hướng dẫn của Trung ương, các bộ, ngành liên quan, phấn đấu hoàn thành các nội dung thuộc thẩm quyền của thành phố Đà Nẵng trong tháng 12/2024.
3. Căn cứ tình hình thực tế tại địa phương, căn cứ các văn bản quy định, hướng dẫn của Trung ương, các Bộ, ngành liên quan; cập nhật, rà soát, xây dựng ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản triển khai thực hiện, tổ chức thực hiện, theo dõi, giám sát, hướng dẫn tổ chức thực hiện; chủ động triển khai theo chức năng, nhiệm vụ, tham mưu, đề xuất cấp có thẩm quyền triển khai các nội dung, hoạt động:
a) Tăng cường khả năng cung ứng dịch vụ y tế cơ sở, y tế dự phòng theo hướng:
- Y tế cơ sở bảo đảm thực hiện đầy đủ chức năng chăm sóc sức khỏe ban đầu, khám bệnh, chữa bệnh, phòng, chống dịch, bệnh và nâng cao sức khỏe nhằm bảo đảm mọi người dân được chăm sóc sức khỏe tại cộng đồng. Đẩy mạnh thực hiện mục tiêu bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân.
- Quy định rõ chức năng, nhiệm vụ và tổ chức hệ thống trạm y tế phù hợp với quy mô, cơ cấu dân số, điều kiện kinh tế - xã hội, khả năng tiếp cận dịch vụ y tế của người dân ở từng khu vực, địa bàn sau khi có văn bản hướng dẫn của các cấp có thẩm quyền về tổ chức bộ máy y tế cơ sở.
- Tổ chức hoạt động của trạm y tế gắn với quản lý toàn diện sức khỏe cá nhân, quản lý các bệnh mạn tính, bệnh không lây nhiễm, dinh dưỡng cộng đồng và thực hiện hoạt động khám bệnh, chữa bệnh theo mô hình y học gia đình, kết hợp y học cổ truyền và y học hiện đại, kết hợp quân y và dân y; gắn hoạt động của y tế trường học với trạm y tế.
- Huy động các cơ sở y tế tư nhân, y tế cơ quan, doanh nghiệp và các tổ chức, cá nhân khác tham gia cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu, y tế dự phòng theo quy định của pháp luật và thực hiện kết nối với y tế cơ sở trong quản lý sức khỏe cá nhân.
- Tổ chức cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phù hợp tại các khu công nghiệp, khu chế xuất để phục vụ công tác chăm sóc sức khỏe cho người lao động.
- Y tế dự phòng tiếp tục tập trung thực hiện các nhiệm vụ phòng, chống bệnh truyền nhiễm, bệnh không lây nhiễm, bệnh chưa xác định rõ nguyên nhân, kiểm soát các yếu tố nguy cơ, nâng cao sức khỏe, an toàn thực phẩm, dinh dưỡng cộng đồng, vệ sinh sức khỏe môi trường, y tế trường học, chăm sóc sức khỏe người lao động, người cao tuổi, bà mẹ và trẻ em, dân số, truyền thông giáo dục sức khỏe.
Cơ quan chủ trì: Sở Y tế.
Cơ quan phối hợp: Sở Nội vụ, UBND các quận, huyện và các sở, ngành liên quan.
b) Đổi mới chính sách và phương thức đào tạo, bồi dưỡng nhân viên y tế cơ sở, y tế dự phòng, nhất là nhân viên làm việc tại trạm y tế, nhân viên y tế thôn; tiếp tục áp dụng chính sách đào tạo cử tuyển đối với người học là người dân tộc thiểu số. Nâng cao năng lực nhân viên y tế cơ sở; điều động, luân phiên bác sỹ, nhân viên y tế về công tác tại y tế cơ sở, nhất là tại trạm y tế. Triển khai thực hiện tinh giản biên chế phù hợp với đặc thù của ngành y tế sau khi có văn bản quy định của cấp có thẩm quyền.
Cơ quan chủ trì: Sở Y tế.
Cơ quan phối hợp: Sở Nội vụ, UBND các quận, huyện và các sở, ngành liên quan.
c) Tham mưu, đề xuất triển khai theo thẩm quyền chính sách thu hút cán bộ, nhân viên y tế về làm việc tại tuyến y tế cơ sở và trong lĩnh vực y tế dự phòng. Căn cứ thực tế của địa phương và chỉ đạo, hướng dẫn, quy định của Trung ương và các bộ, ngành liên quan; đề xuất giải pháp bảo đảm tiền lương, phụ cấp, chế độ đãi ngộ thỏa đáng đối với cán bộ, nhân viên y tế nói chung, y tế cơ sở, y tế dự phòng nói riêng theo quy định hiện hành.
Cơ quan chủ trì: Sở Y tế.
Cơ quan phối hợp: Sở Nội vụ, Sở Tài chính và các sở, ngành liên quan.
d) Nâng cao năng lực phòng, chống dịch, bệnh gắn với đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong lĩnh vực y tế; căn cứ các quy định hiện hành và sự cung ứng của các cơ quan Trung ương, bảo đảm thuốc, vắc-xin, thiết bị, vật tư y tế phục vụ công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân; bố trí, tham mưu bảo đảm nguồn lực tiếp tục thực hiện Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia bảo đảm thống nhất, hiệu quả; tăng cường năng lực của y tế cơ sở, y tế dự phòng trong việc ứng phó với dịch bệnh.
Cơ quan chủ trì: Sở Y tế.
Cơ quan phối hợp: Sở Nội vụ, Sở Tài chính và các sở, ngành liên quan.
đ) Căn cứ thực tế của địa phương và chỉ đạo, hướng dẫn, quy định của Trung ương và các bộ, ngành liên quan, đề xuất, tham mưu giải pháp để hoàn thành mục tiêu mọi người dân đều được theo dõi, quản lý sức khỏe toàn diện theo lộ trình được xác định tại Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới.
- Triển khai đồng bộ hệ thống công nghệ thông tin trong quản lý hoạt động của y tế cơ sở, y tế dự phòng và quản lý hồ sơ sức khỏe cá nhân.
- Xây dựng, thực hiện chiến lược truyền thông, giáo dục sức khỏe nhằm nâng cao nhận thức của Nhân dân; có giải pháp đồng bộ để mỗi người dân tự bảo vệ, chăm sóc, rèn luyện và nâng cao sức khỏe bản thân.
- Phát huy vai trò của trạm y tế trong truyền thông về nâng cao sức khỏe cộng đồng, phòng, chống dịch, bệnh.
Cơ quan chủ trì: Sở Y tế.
Cơ quan phối hợp: Sở Thông tin và Truyền thông và các sở, ngành liên quan.
e) Thực hiện thống nhất trung tâm y tế quận, huyện trực thuộc Ủy ban nhân dân quận, huyện theo lộ trình, chỉ đạo, quy định, hướng dẫn của Trung ương và các bộ, ngành liên quan; bảo đảm quản lý toàn diện của chính quyền địa phương, nhất là về nhân lực và cơ sở vật chất, phối hợp chặt chẽ, hiệu quả với việc quản lý chuyên môn, nghiệp vụ của ngành y tế nhằm thực hiện tốt nhất mục tiêu bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.
Cơ quan chủ trì: Sở Y tế.
Cơ quan phối hợp: Sở Nội vụ, Sở Tài chính, Sở Tư pháp, UBND các quận, huyện và các sở, ngành liên quan.
g) Căn cứ chỉ đạo, quy định, hướng dẫn hiện hành của Trung ương và các bộ, ngành liên quan, đánh giá kết quả thực hiện và đề xuất nhu cầu đầu tư cho y tế cơ sở, y tế dự phòng đến năm 2030; hướng dẫn cách xác định phạm vi chi, nội dung chi bảo đảm dành ít nhất 30% ngân sách y tế cho công tác y tế dự phòng theo Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới và Nghị quyết số 18/2008/QH12 ngày 03 tháng 6 năm 2008 của Quốc hội khóa XII về đẩy mạnh thực hiện chính sách, pháp luật xã hội hóa để nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Cơ quan chủ trì: Sở Y tế.
Cơ quan phối hợp: Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, UBND các quận, huyện và các sở, ngành liên quan.
h) Cập nhật kịp thời, thực hiện chỉ đạo, quy định, hướng dẫn hiện hành của Trung ương và các bộ, ngành liên quan và Luật Bảo hiểm y tế về mức đóng bảo hiểm y tế và mở rộng danh mục dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, danh mục thuốc, thiết bị, vật tư y tế ở y tế cơ sở do quỹ bảo hiểm y tế chi trả tương ứng với mức tăng bảo hiểm y tế. Giải quyết kịp thời những vướng mắc trong việc thanh toán, quyết toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế.
Cơ quan chủ trì: Sở Y tế.
Cơ quan phối hợp: Bảo hiểm xã hội thành phố, Sở Tài chính và các sở, ngành liên quan.
i) Tập trung triển khai các dự án đầu tư xây mới, cải tạo, nâng cấp, hiện đại hóa trong lĩnh vực y tế; đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công đã và đang được phân bổ, sớm đưa các công trình, dự án vào sử dụng, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Cơ quan chủ trì: Sở Y tế.
Cơ quan phối hợp: Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư và các sở, ngành liên quan.
k) Thực hiện nghiêm chính sách, pháp luật về huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch, y tế cơ sở, y tế dự phòng; khen thưởng kịp thời tổ chức, cá nhân có thành tích trong phòng, chống dịch; đẩy mạnh công tác thông tin, truyền thông; Rà soát, tổng hợp, khen thưởng kịp thời cá nhân, tổ chức nhất là lực lượng tuyến đầu có thành tích trong công tác phòng, chống dịch; xử lý kịp thời những khó khăn, vướng mắc và các hành vi vi phạm.
Cơ quan thực hiện: Các cơ quan, đơn vị, địa phương, tổ chức, đoàn thể.
k) Cập nhật kịp thời, thực hiện chỉ đạo, quy định, hướng dẫn hiện hành của Trung ương và các bộ, ngành liên quan về tiêu chí và thực hiện thường xuyên việc thống kê, quản lý dữ liệu về y tế thống nhất trong cả nước và trên địa bàn thành phố.
Cơ quan chủ trì: Sở Y tế.
Cơ quan phối hợp: Các sở, ngành, địa phương liên quan.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, trong phạm vi và địa bàn quản lý, tích cực triển khai Kế hoạch này theo nhiệm vụ được phân công, bảo đảm tiến độ, chất lượng, hiệu quả, tiết kiệm, tránh hình thức, lãng phí.
2. Căn cứ nội dung Kế hoạch này và tình hình thực tiễn, các sở, ngành, địa phương chủ động xây dựng kế hoạch chi tiết triển khai thực hiện tại sở, ngành, địa phương mình.
3. Sở Y tế có trách nhiệm giúp UBND thành phố theo dõi, đôn đốc các sở, ban, ngành, địa phương trong việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ được nêu trong Kế hoạch theo tiến độ và tổng hợp, báo cáo UBND thành phố kết quả thực hiện Kế hoạch này.
IV. KINH PHÍ
Kinh phí thực hiện Kế hoạch này được bố trí từ ngân sách nhà nước và các nguồn khác theo quy định của pháp luật.
Cơ quan được phân công chủ trì, phối hợp thực hiện các nội dung, nhiệm vụ cụ thể quy định trong Kế hoạch này có trách nhiệm chủ động sắp xếp, tham mưu bố trí kinh phí trong nguồn ngân sách được giao và các nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn có liên quan để thực hiện.
Trên đây là Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 218/NQ-CP ngày 18/12/2023 của Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Nghị quyết số 99/2023/QH15 ngày 24/6/2023 của Quốc hội giám sát chuyên đề về việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng; đề nghị các sở, ngành, địa phương, cơ quan, tổ chức liên quan căn cứ thực hiện.
Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc phát sinh, các cơ quan, đơn vị, địa phương kịp thời có văn bản gửi Sở Y tế để tổng hợp, tham mưu đề xuất UBND thành phố xem xét, chỉ đạo./.
Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ (báo cáo);
- Bộ Y tế (báo cáo);
- TTTU, TT HĐND TP (báo cáo);
- UBMTQVN TP (phối hợp);
- CT và PCT UBNDTP;
- Các sở, ban, ngành thành phố;
- UBND các quận, huyện;
- CVP và PCVP UBND TP;
- Báo ĐN, Đài PT-TH ĐN, Cổng TTĐT TP,
- Lưu: VT, SYT.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Trần Chí Cường | {
"issuing_agency": "Thành phố Đà Nẵng",
"promulgation_date": "15/03/2024",
"sign_number": "67/KH-UBND",
"signer": "Trần Chí Cường",
"type": "Kế hoạch"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thuong-mai/Nghi-quyet-05-2017-NQ-HDND-phat-trien-kinh-te-xa-hoi-6-thang-dau-nam-phuong-huong-Kon-Tum-358743.aspx | Nghị quyết 05/2017/NQ-HĐND phát triển kinh tế xã hội 6 tháng đầu năm phương hướng Kon Tum | HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH KON TUM
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 05/2017/NQ-HĐND
Kon Tum, ngày 21 tháng 7 năm 2017
NGHỊ QUYẾT
VỀ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 6 THÁNG ĐẦU NĂM; PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ 6 THÁNG CUỐI NĂM 2017
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH KON TUM
KHÓA XI KỲ HỌP THỨ 4
Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Xét Tờ trình số 67/TTr-UBND ngày 06 tháng 6 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh về dự thảo Nghị quyết về tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm; phương hướng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2017; Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Về tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm; nhiệm vụ, giải pháp 6 tháng cuối năm 2017
1. Tán thành các nội dung tại Báo cáo số 111/BC-UBND ngày 06 tháng 6 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh về tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm; phương hướng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2017.
2. Từ nay đến cuối năm 2017, tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp tại Nghị quyết số 74/2016/NQ-HĐND ngày 09 tháng 12 năm 2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh và phương hướng, nhiệm vụ tại Báo cáo số 111/BC-UBND ngày 06 tháng 6 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh, trong đó chú trọng:
a) Tập trung triển khai có hiệu quả các chương trình, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đã ban hành; thực hiện tốt kế hoạch dồn đổi, tích tụ đất nông nghiệp để xây dựng cánh đồng lớn tạo điều kiện phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; linh hoạt trong việc chuyển đổi cây trồng trên đất lúa thiếu nước phù hợp với điều kiện từng vùng; kiểm soát nguồn gốc và chất lượng các loại giống cây trồng, vật nuôi. Tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng, nghiên cứu triển khai giải pháp phát triển rừng bền vững gắn với sinh kế của người dân sống gần rừng; quản lý chặt chẽ tài nguyên khoáng sản; đẩy nhanh tiến độ cấp chứng nhận quyền sử dụng đất, tạo nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội. Chủ động các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu.
b) Triển khai biện pháp cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh. Tháo gỡ vướng mắc và đôn đốc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án sản xuất, kinh doanh dịch vụ đang triển khai (như: rau hoa xứ lạnh, siêu thị, bệnh viện...); phát huy kết quả tích cực bước đầu của chương trình hỗ trợ khởi nghiệp; thực hiện tốt nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát thị trường, tạo điều kiện cho hàng Việt Nam có đủ tiêu chuẩn mở rộng thị trường tiêu thụ.
c) Thường xuyên theo dõi diễn biến tình hình thu ngân sách, chủ động phân tích, dự báo nhằm phát hiện và đánh giá kịp thời những yếu tố tác động, ảnh hưởng đến tăng, giảm nguồn thu theo từng địa bàn, từng lĩnh vực, từng khoản thu để có giải pháp kịp thời; tiếp tục chống thất thu, xử lý nợ đọng thuế. Quản lý chặt chẽ chi ngân sách nhà nước, hạn chế tối đa ban hành, điều chỉnh chính sách làm giảm thu và tăng chi ngân sách khi chưa cân đối được nguồn; thực hiện nghiêm kỷ luật ngân sách theo chỉ đạo của Chính phủ. Đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân các nguồn vốn đầu tư phát triển, chương trình mục tiêu quốc gia, vốn trái phiếu Chính phủ, ODA gắn với kiểm soát chặt chẽ chất lượng công trình.
d) Chuẩn bị tốt các điều kiện cần thiết triển khai nhiệm vụ năm học 2017-2018; thực hiện có hiệu quả Đề án nâng cao chất lượng giáo dục đối với học sinh dân tộc thiểu số. Tiếp tục củng cố và kiện toàn mạng lưới y tế cơ sở; nâng cao năng lực quản lý và chất lượng khám chữa bệnh; thực hiện tốt công tác y tế dự phòng; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra về an toàn vệ sinh thực phẩm.
Triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ lãi suất tại các xã đặc biệt khó khăn. Quan tâm thực hiện tốt công tác đền ơn đáp nghĩa, chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội. Tiếp tục đẩy mạnh triển khai thực hiện các nhiệm vụ văn hóa, thể thao, thu hút khách du lịch đến địa bàn; hoàn thành hồ sơ, thủ tục trình cấp có thẩm quyền xem xét xếp hạng di tích lịch sử Nhà ngục Kon Tum là di tích quốc gia đặc biệt.
đ) Thực hiện nghiêm kỷ luật, kỷ cương hành chính; cải thiện chỉ số quản trị hành chính công của tỉnh; đẩy mạnh kiểm tra cải cách hành chính và thực hiện công vụ. Rà soát, sắp xếp lại công tác thanh tra, kiểm tra cho phù hợp; thực hiện kiên quyết và đồng bộ các giải pháp phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Giải quyết kịp thời, đúng pháp luật những vụ việc khiếu nại, tố cáo ngay từ khi phát sinh. Tăng cường đối thoại trực tiếp để giải quyết có hiệu quả những bức xúc của Nhân dân, đồng thời xử lý nghiêm các trường hợp cố ý chây ì và lợi dụng khiếu nại, tố cáo để gây rối.
e) Thực hiện tốt nhiệm vụ bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội và diễn tập khu vực phòng thủ cấp tỉnh, huyện; tăng cường tuần tra, kiểm soát, xử lý, ngăn ngừa tai nạn giao thông. Đẩy mạnh triển khai các nội dung hợp tác đã ký kết với các tỉnh của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, Vương quốc Campuchia và Vương quốc Thái Lan.
Điều 2. Tổ chức thực hiện
1. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai thực hiện; đề nghị Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh, Tòa án nhân dân tỉnh theo chức năng, nhiệm vụ phối hợp thực hiện.
2. Giao Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện.
3. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các tổ chức chính trị - xã hội vận động quần chúng, đoàn viên, hội viên tích cực thực hiện và giám sát việc thực hiện theo quy định của pháp luật.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Kon Tum Khóa XI Kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 14 tháng 7 năm 2017 và có hiệu lực từ ngày 31 tháng 7 năm 2017./.
Nơi nhận:
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
- Chính phủ;
- Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Ban Công tác đại biểu quốc hội;
- Bộ Tư pháp (Cục kiểm tra văn bản pháp luật);
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh;
- Ủy ban nhân dân tỉnh;
- Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh;
- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh;
- Các Ban Hội đồng nhân dân tỉnh;
- Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh;
- Các Sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh;
- Thường trực HĐND-UBND các huyện, thành phố;
- Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh;
- Văn phòng Hội đồng nhân dân tỉnh;
- Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh;
- Chi cục Văn thư - Lưu trữ tỉnh;
- Cổng thông tin điện tử tỉnh;
- Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh;
- Báo Kon Tum;
- Công báo Ủy ban nhân dân tỉnh;
- Lưu: VT, CTHĐ.
CHỦ TỊCH
Nguyễn Văn Hùng | {
"issuing_agency": "Tỉnh Kon Tum",
"promulgation_date": "21/07/2017",
"sign_number": "05/2017/NQ-HĐND",
"signer": "Nguyễn Văn Hùng",
"type": "Nghị quyết"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Cong-nghe-thong-tin/Quyet-dinh-01-2020-QD-UBND-Quy-che-quan-ly-chung-thu-so-trong-co-quan-nha-nuoc-Hai-Duong-435890.aspx | Quyết định 01/2020/QĐ-UBND Quy chế quản lý chứng thư số trong cơ quan nhà nước Hải Dương | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HẢI DƯƠNG
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 01/2020/QĐ-UBND
Hải Dương, ngày 10 tháng 01 năm 2020
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY CHẾ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG CHỨNG THỰC THƯ SỐ, CHỮ KÝ SỐ CHUYÊN DÙNG TRONG CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC TỈNH HẢI DƯƠNG
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HẢI DƯƠNG
Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Giao dịch điện tử ngày 29/11/2005;
Căn cứ Luật Công nghệ thông tin ngày 29/6/2006;
Căn cứ Luật Lưu trữ ngày 11/11/2011;
Căn cứ Luật An toàn thông tin mạng ngày 19/11/2015;
Căn cứ Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10/4/2007 của Chính phủ về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước
Căn cứ Nghị định số Ol/2013/NĐ-CP ngày 03/01/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lưu trữ;
Căn cứ Nghị định số 130/2018/NĐ-CP ngày 27/9/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử về chữ ký so và dịch vụ chứng thực chữ ký số;
Căn cứ Quyết định số 28/2018/QĐ-TTg ngày 12/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc gửi, nhận văn bản điện tử giữa các cơ quan trong hệ thống hành chính nhà nước;
Căn cứ Thông tư số 08/2016/TT-BQP ngày 01/02/2016 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định ve cung cáp, quản lý, sử dụng dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng phục vụ các cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội;
Căn cứ Thông tư số 41/2017/TT-BTTTT ngày 19/12/2017 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định về sử dụng chữ ký số cho văn bản điện tử trong cơ quan nhà nước;
Căn cứ Thông tư số 01/2019/TT-BNV ngày 24/01/2019 của Bộ Nội vụ quy định quy trình trao đổi, lưu trữ, xử lý tài liệu điện tử trong công tác văn thư, các chức năng cơ bản của hệ thống quản lý tài liệu điện tử trong quá trình xử lý công việc của các cơ quan, tổ chức;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế quản lý, sử dụng chứng thư số, chữ ký số chuyên dùng trong các cơ quan nhà nước tỉnh Hải Dương.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 21 tháng 01 năm 2020.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Thủ trưởng các Sở, ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Nguyễn Dương Thái
QUY CHẾ
QUẢN LÝ, SỬ DỤNG CHỨNG THƯ SỐ, CHỮ KÝ SỐ CHUYÊN DÙNG TRONG CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC TỈNH HẢI DƯƠNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 01/2020/QĐ-UBND ngày 10/01/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Quy chế này quy định việc quản lý, sử dụng chứng thư số, chữ ký số chuyên dùng trong việc trao đổi và sử dụng văn bản điện tử của các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh Hải Dương.
2. Quy chế này không quy định việc sử dụng chữ ký số cho văn bản điện tử chứa thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước và các văn bản khác theo quy định của pháp luật.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Quy chế này áp dụng đối với các Sở, ban, ngành; Ủy ban nhân dân (UBND) các huyện, thị xã, thành phố; UBND các xã, phường, thị trấn và các tổ chức, cá nhân thuộc cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh có liên quan đến hoạt động quản lý và sử dụng chứng thư số, chữ ký số chuyên dùng đối với văn bản điện tử.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Quy chế này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Văn bản điện tử là văn bản dưới dạng thông điệp dữ liệu, theo thể thức định dạng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định, được tạo lập hoặc được số hóa từ văn bản giấy.
2. Chứng thư số cơ quan, tổ chức là chứng thư số do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số cấp cho người đứng đầu cơ quan, tổ chức theo quy định của pháp luật.
3. Chứng thư số cá nhân là chứng thư số do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số cấp cho các chức danh nhà nước, người có thẩm quyền của cơ quan, tổ chức theo quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng con dấu.
4. Khóa bí mật cá nhân là khóa bí mật tương ứng với chứng thư số cá nhân.
5. Chữ ký số cơ quan, tổ chức là chữ ký số được tạo ra khi sử dụng khóa bí mật con dấu.
6. Chữ ký số cá nhân là chữ ký số được tạo ra khi sử dụng khóa bí mật cá nhân.
8. Phần mềm kiểm tra chữ ký số là chương trình phần mềm có chức năng kiểm tra tính hợp lệ của chữ ký số trên văn bản điện tử.
9. Tính xác thực của văn bản điện tử ký số là văn bản điện tử thông qua chữ ký số được ký số gắn với văn bản điện tử xác định được người ký số hoặc cơ quan, tổ chức ký số vào văn bản điện tử.
10. Tính toàn vẹn của văn bản điện tử ký số là văn bản điện tử sau khi được ký số nội dung không bị thay đổi trong suốt quá trình trao đổi, xử lý và lưu trữ.
11. Thiết bị lưu khóa bí mật là thiết bị vật lý chửa khóa bí mật và chứng thư số của thuê bao.
Điều 4. Nguyên tắc sử dụng chữ ký số đối với văn bản điện tử
1. Chữ ký số phải được gắn kèm với văn bản điện tử sau khi ký số.
2. Văn bản điện tử được ký số phải đảm bảo tính xác thực, tính toàn vẹn xuyên suốt quá trình trao đổi, xử lý và lưu trữ văn bản điện tử được ký số.
3. Chữ ký số của các cơ quan, tổ chức, cá nhân chỉ được sử dụng để thực hiện các giao dịch theo đúng thẩm quyền của cơ quan, tổ chức và chức danh được cấp chứng thư số.
4. Việc quản lý, sử dụng chữ ký số phải đảm bảo an toàn, an ninh thông tin.
Điều 5. Giá trị pháp lý của văn bản điện tử được ký số
1. Văn bản điện tử được ký số với loại chữ ký số của cá nhân đã được xác thực hợp lệ thì có giá trị tương đương với văn bản giấy có chữ ký tay của cá nhân đó.
2. Văn bản điện tử được ký số với loại chữ ký số của cơ quan đã dược xác thực hợp lệ thì có giá trị tương đương với văn bản giấy có đóng dấu của cơ quan đó, trừ trường hợp quy định tại Điềm a Khoản 5 Điều này.
3. Văn bản điện tử được ký số với loại chữ ký số của cá nhân và chữ ký số của cơ quan đã được xác thực hợp lệ thì có giá trị tương đương với văn bản giấy có chữ ký tay và đóng dấu của cơ quan đó.
4. Văn bản điện tử đã ký số được xác thực hợp lệ gửi, nhận qua các hệ thống thông tin (Hệ thống Quản lý vãn bàn và điều hành, hệ thống một cửa điện tử và dịch công trực tuyến, hệ thống thư điện tử công vụ,...) và qua các phương tiện truyền đưa khác có giá trị pháp lý tương đương văn bản giấy.
5. Chữ ký số chỉ có giá trị pháp lý khi tồn tại ở dạng văn bản điện tử được ký số hợp lệ:
a) Văn bản điện tử được quét từ văn bản giấy có chữ ký tay và đóng dấu cơ quan được ký số với loại chữ ký số cơ quan, tổ chức được xác thực hợp lệ thì vẫn có giá trị pháp lý tương đương văn bản giấy có chữ ký tay và đóng dấu của cơ quan đó.
b) Văn bản là văn bản giấy được in hoặc sao chụp (photocopy) từ văn bản điện tử có chữ ký số thì không có giá trị pháp lý.
Chương II
QUẢN LÝ, SỬ DỤNG CHỨNG THƯ SỐ VÀ CHỮ KÝ SỐ
Điều 6. Thẩm quyền quản lý thuê bao chữ ký số, chứng thư số
Chủ tịch UBND tỉnh ủy quyền cho Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông thực hiện trách nhiệm của người quản lý thuê bao đối với chứng thư số được tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số (Ban Cơ yểu Chính phủ) cung cấp cho các cơ quan nhà nước thuộc thẩm quyền quản lý của UBND tỉnh Hải Dương,
Điều 7. Cấp mới, gia hạn, thay đổi thông tin, thu hồi chứng thư số
Điều kiện, hồ sơ, trình tự, thủ tục, thời gian thực hiện cấp mới, gia hạn, thay đổi thông tin và thu hồi chứng thư số được thực hiện theo quy định từ Điều 60 đến Điều 70 Nghị định số 130/2018/NĐ-CP ngày 27/9/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số.
Điều 8. Cấp chứng thư số sau khi chứng thư số cũ hết hạn hoặc chứng thư số bị thu hồi
Điều kiện, hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp chứng thư số sau khi chứng thư số cũ hết hạn hoặc chứng thư số bị thu hồi được thực hiện theo quy định tại Điều 72 Nghị định số 130/2018/NĐ-CP ngày 27/9/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số.
Điều 9. Thu hồi, khôi phục thiết bị lưu khóa bí mật (USB Token)
1. Thu hồi lưu khóa bí mật sau khi chứng thư số hết hạn sử dụng hoặc chứng thư số bị thu hối được thực hiện theo quy định tại Điều 71 Nghị định số 130/2018/NĐ-CP ngày 27/9/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số.
2. Khôi phục thiết bị lưu khóa bí mật trong trường hợp thiết bị lưu khóa bí mật bị khóa khi nhập sai mật khẩu quá số lần quy định được thực hiện theo quy định tại Điều 73 Nghị định số 130/2018/NĐ-CP ngày 27/9/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số.
Điều 10. Quản lý thiết bị lưu khóa bí mật
1. Việc quản lý thiết bị lưu khóa bí mật được thực hiện theo quy định tại Điều 74 Nghị định số 130/2018/NĐ-CP ngày 27/9/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số. ^
2. Thiết bị lưu khóa bí mật của cơ quan, tổ chức được ủy quyền cho Văn thư quản lý và sử dụng. Việc bảo quản, lưu giữ được thực hiện như với con dấu của cơ quan, tổ chức. Người được giao quản lý thiết bị lưu khóa bí mật của cơ quan, tổ chức có trách nhiệm trong việc quản lý và sử dụng thiết bị lưu khóa để tạo ra chữ ký số của cơ quan, tổ chức mình. Khi thay đổi người quản lý thiết bị lưu khóa bí mật phải lập Biên bản bàn giao theo Mầu 01 của Phụ lục ban hành kèm theo Quy chế này.
3. Thiết bị lưu khóa bí mật của cá nhân do chính cá nhân đó có trách nhiệm bảo quản an toàn. Không được tiết lộ mật khẩu hoặc để người khác sử dụng thiết bị lưu khóa của mình.
Điều 11. Ký số trên văn bản điện tử
1. Việc ký số được thông qua phần mềm ký số; ký số vào văn bản điện tử thành công hay không thành công phải được thông báo xác thực thông qua phần mềm.
2. Vị trí và hình thức ký số: được thực hiện theo Điều 12 và Điều 13 Thông tư 01/2019/TT-BNV ngày 24/01/2019 của Bộ Nội vụ quy định quy trình trao đổi, lưu trữ, xử lý tài liệu điện tử trong công tác văn thư, các chức năng cơ bản của hệ thống quản lý tài liệu điện tử trong quá trình xử lý công việc của các cơ quan, tổ chức.
3. Quy trình ký số:
Các cơ quan, tổ chức có thể áp dụng một trong các quy trình ký số sau:
a) Sử dụng một chữ ký số của cơ quan, tổ chức để phát hành văn bản:
- Bước 1: Soạn tệp văn bản, ký duyệt, lấy sổ, đóng dấu (như phát hành văn bản giấy);
- Bước 2: Quét văn bản hoặc đưa văn bản về định dạng .pdf;
- Bước 3: Văn thư sử dụng chứng thư số của cơ quan, tổ chức mình, ký số lên tệp văn bản định dạng .pdf ở trên;
- Bước 4: Phát hành văn bản điện tử đã được ký số.
b) Sử dụng hai chữ ký số (01 chữ ký số của cá nhân, 01 chữ ký số của cơ quan, tổ chức) đế phát hành văn bản được thực hiện ký số theo trình tự như sau:
- Bước 1: Soạn tập tin văn bản điện tử, gửi trình ký;
- Bước 2: Người ký duyệt ký số lên tập tin văn bản điện tử trình ký, chuyển văn thư;
- Bước 3: Văn thư lấy số văn bản, cập nhật vào tập tin văn bản trình ký; sử dụng chứng thư số của cơ quan, tổ chức mình ký số lên văn bản điện tử đã được ký duyệt;
- Bước 4: Phát hành văn bản điện tử đã được ký số.
c) Sử dụng nhiều chữ ký số, có phát hành văn bản:
Một văn bản điện tử trước khi phát hành có thể qua nhiều người ký số, như: Ký kiểm tra nội dung văn bản, ký kiểm tra thể thức trình bày văn bản, ký duyệt của lãnh đạo, ký của cơ quan, tổ chức. Khi văn bản có sử dụng nhiều chữ ký số thì chữ ký số của cá nhân được thực hiện trước, chữ ký số của cơ quan, tổ chức được thực hiện sau và trước khi phát hành văn bản, văn thư có trách nhiệm kiểm tra, xác thực tính đúng đắn, hợp lệ của từng chữ ký.
d) Sử dụng nhiều chữ ký số, không phát hành văn bản:
Khi cần xác thực nội dung văn bản trong quá trình trao đổi tài liệu hoặc xử lý công việc nhưng không cần phải phát hành văn bản thì có thể sử dụng nhiều chữ ký số loại của cá nhân để ký trên văn bản đó.
e) Sử dụng chữ ký số cho văn bản liên ngành:
Sau khi thống nhất nội dung văn bản liên ngành, cơ quan, tổ chức chủ trì ký số trước rồi chuyển văn bản trên trục văn bản liên thông cho cơ quan, tổ chức tiếp theo; khi tiếp nhận văn bản điện tử đã ký của cơ quan, tổ chức ban hành, cơ quan, tổ chức tiếp theo tiến hành ký số vào văn bản và chuyến lại cho cơ quan, tổ chức phát hành văn bản. Quy trình lặp lại cho đến khi tất cả những cơ quan, tổ chức liên quan ký số vào văn bản.
4. Việc ban hành và phát hành văn bản được thực hiện theo Điều 11 Thông tư 01/2019/TT-BNV ngày 24/01/2019 của Bộ Nội vụ quy định quy trình trao đổi, lưu trữ, xử lý tài liệu điện tử trong công tác văn thư, các chức năng cơ bản của hệ thống quản lý tài liệu điện tử trong quá trình xử lý công việc của các cơ quan, tổ chức.
5. Mẫu chứng thư số :
a) Mẫu chứng thư số của cơ quan, tổ chức: Được quy định theo Mầu 02 của Phụ lục ban hành kèm theo Quy chế này.
b) Mẫu chứng thư sổ của cá nhân: Được quy định theo Mầu 03 của Phụ lục ban hành kèm theo Quy chế này.
6. Các trường hợp khác:
a) Chữ ký số đảm bảo tính toàn vẹn của văn bản điện tử nên trường hợp văn bản điện tử (có nhiều trang trong củng một tệp-file) được ký số bởi chữ ký số hợp pháp thì có giá trị bao gồm giá trị tương ứng của dấu giáp lai trên văn bản giấy.
b) Nếu văn bản điện tử có các tài liệu, phụ lục kèm theo cùng nằm trong một tệp (file) với văn bản chính được ký số bởi chữ ký số hợp pháp thì các tài liệu, phụ lục kèm theo đó có giá trị tương đương với bản giấy có dấu treo hợp pháp của các tài liệu, phụ lục tương ứng. Neu các tài liệu, phụ lục kèm theo không cùng nằm trong một tệp (file) với văn bản chính thì các tài liệu, phụ lục đi kèm phải được ký số bởi chữ ký số hợp pháp của cơ quan, tổ chức ban hành văn bản mới đảm bảo giá trị pháp lý tương đương văn bản giấy có dấu treo của cơ quan, tổ chức ban hành.
c) Trường hợp xảy ra lỗi kỹ thuật, không thể thực hiện việc ký số và chuyển phát hành văn bản điện tử trên hệ thống quản lý văn bản và điều hành của cơ quan, tổ chức thì văn bản được xử lý bằng hình thức truyền thống (ký và đóng dấu của cơ quan, tổ chức) gửi đi. Sau khi hệ thống được khắc phục, Văn thư quét văn bản truyền thống đã được ký và đóng dấu, sau đó ký số vào văn bản và cập nhật vào hệ thống.
Điều 12. Xác thực chữ ký số, chứng thư số
Khi nhận được văn bản điện tử có ký số, văn thư hoặc cán bộ tiếp nhận văn bản phải thực hiện việc xác thực chữ ký số theo quy định tại Điều 7, Điều 8 Thông tư số 41/2017/TT-BTTTT ngày 19/12/2017 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định về sử dụng chữ ký số cho văn bản điện tử trong cơ quan nhà nước, cụ thể như sau:
1. Kiểm tra tính hợp lệ của chữ ký số, bao gồm kiểm tra các yếu tố: Người ký, tính hợp lệ của chứng thư số, thời gian ký, tính toàn vẹn của nội dung; khi các yếu tố kiểm tra trên đều hợp lệ thì chữ ký số là hợp lệ.
2. Nếu chữ ký số không hợp lệ thì thông báo lại với đơn vị gửi văn bản biết để ký và gửi lại, đồng thời xóa văn bản không hợp lệ đó.
3. Nếu văn bản điện tử được ký bởi chữ ký số hợp lệ thì có thể vào sổ văn bản và xử lý ngay theo đúng trình tự văn bản giấy bình thường mà không càn chờ bản giấy.
4. Các văn bản điện tử có chữ ký số lấy từ các Cổng/Trang thông tin điện tử hoặc các nguồn khác cần được xác thực chữ ký số trước khi sử dụng.
Chương III
TỎ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 13. Sở Thông tin và Truyền thông
1. Bố trí cán bộ theo dõi, thực hiện trách nhiệm của người quản lý thuê bao theo quy định.
2. Phối hợp với Ban Cơ yếu Chính phủ tổ chức đào tạo, tập huấn hướng dẫn quản lý và sử dụng chữ ký số, chứng thư số, phần mềm ký số cho các thuê bao.
3. Thực hiện thanh tra, kiểm tra việc quản lý và sử dụng chữ ký số, chứng thư số, thiết bị lưu khóa bí mật và việc thực hiện các quy định trong Quy chế này của các tổ chức, cá nhân trong phạm vi thẩm quyền quản lý.
4. Hàng năm, xây dựng kế hoạch, dự trù kinh phí ứng dụng chữ ký số trong các cơ quan nhà nước đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả.
5. Thống kê, theo dõi việc sử dụng chứng thư số trên địa bàn tỉnh; định kỳ 6 (sáu) tháng, 01 (một) năm tổng hợp báo cáo Bộ Thông tin và Truyền thông, Ban Cơ yếu Chính phủ và Ủy ban nhân dân tỉnh.
Điều 14. Cơ quan, tổ chức sử dụng chữ ký số, chứng thư số
1. Cơ quan quản lý trực tiếp thuê bao thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại Điều 76 Nghị định số 130/2018/NĐ-CP ngày 27/9/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số. ^
2. Tổ chức quản lý, sử dụng có hiệu quả chứng thư số của cơ quan, tổ chức, cá nhân, dịch vụ, thiết bị, phần mềm thuộc thẩm quyền quản lý theo quy định; thực hiện áp dụng chữ ký số trong việc gửi, nhận văn bản điện tử giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo đúng quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh.
3. Có trách nhiệm phân công và cử cán bộ tiếp nhận chứng thư số, tiếp nhận chuyển giao cài đặt phần mềm ký số và đào tạo, hướng dẫn sử dụng chữ ký số, chứng thư số tại cơ quan, tổ chức.
4. Đối với chứng thư số cấp cho cơ quan, tổ chức phải có quyết định giao thiết bị lưu khóa bí mật cho người được phân công làm nhiệm vụ vãn thư sử dụng để ký số các văn bản điện từ; đảm bảo an toàn việc sử dụng thiết bị lưu khóa bí mật tại cơ quan, tổ chức.
5. Thường xuyên kiểm tra việc quản lý và sử dụng chữ ký số, chứng thư sổ của cơ quan, tổ chức mình đảm bảo thực hiện theo đúng quy định tại Quy chế này và các quy định khác có liên quan.
6. Trang bị hệ thống thông tin đáp ứng yêu cầu để thực hiện ký số, lưu trữ văn bản điện tử, phục vụ khai thác và sử dụng văn bản điện tử theo quy định.
7. Định kỳ 06 tháng, 01 năm hoặc đột xuất báo cáo kết quả sử dụng chữ ký số, chứng thư số của cơ quan, tổ chức mình, gửi về Sở Thông tin và Truyền thông để tổng hợp.
Điều 15. Trách nhiệm của cá nhân sử dụng chữ ký số
1. Thuê bao cá nhân thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại tại Điều 78, Điều 79 Nghị định số 130/2018/NĐ-CP ngày 27/9/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số. '
2. Thông báo kịp thời cho cơ quan quản lý trực tiếp thuê bao những thông tin liên quan đến thiết bị lưu khóa bí mật như: BỊ mất, bị hỏng vật lý, bị khóa thiết bị do nhập sai mật khẩu, chuyển công tác, nghỉ chế độ và các trường hợp mất an toàn, an ninh khác.
3. Tham gia các khóa đào tạo, tập huấn liên quan đến việc quản lý và sử dụng chữ ký số, chứng thư số trong các cơ quan nhà nước do cơ quan có thẩm quyền tổ chức.
4. Quản lý thiết bị lưu khóa bí mật theo quy định tại Điều 10 Quy chế này.
5. Sử dụng chứng thư số đúng mục đích và tuân thủ các quy trình, quy định tại Quy chế này và các văn bản pháp luật có liên quan về quản lý, sử dụng chữ ký số, chứng thư số và dịch vụ chứng thực chữ ký sô.
6. Có trách nhiệm cung cấp thông tin theo quy định và khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
Điều 16. Trách nhiệm của cán bộ, công chức làm công tác văn thư tại các cơ quan, tổ chức
1. Thực hiện ký số văn bản điện tử và phát hành văn bản điện từ đã ký số qua mạng theo các quy định tại Quy chế này và các quy định khác có liên quan.
2. Thực hiện lưu trữ văn bản điện tử theo quy định hiện hành.
3. Chịu trách nhiệm tiếp nhận, quản lý và sử dụng chứng thư số, thiết bị lưu khóa bí mật của cơ quan, tổ chức khi được phân công; đảm bảo đúng các quy định tại Quy chế này và các quy định khác có liên quan.
4. Tham gia các chương trình đào tạo, tập huấn ứng dụng chừ ký số do cơ quan có thẩm quyền tổ chức.
Điều 17. Trách nhiệm của cán bộ chuyên trách/phụ trách công nghệ thông tin tại các cơ quan, tổ chức
1. Chịu trách nhiệm cài đặt phần mềm ký số, cập nhật phiên bản phần mềm ký số mới (nếu cổ), hỗ trợ kỹ thuật và hướng dẫn trong quá trình sử dụng chữ ký số cho cán bộ, công chức, viên chức được cấp chứng thư số tại cơ quan, tổ chức.
2. Tham mưu cho lãnh đạo đơn vị thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn, an ninh thông tin tại cơ quan, tổ chức mình.
3. Chịu trách nhiệm tiếp nhận, quản lý và sử dụng chứng thư số, thiết bị lưu khóa bí mật, thiết bị, phần mềm của cơ quan, tổ chức khi được phân công; đảm bảo đúng các quy định tại Quy chế này và các quy định khác có liên quan.
4. Tham gia các chương trình đào tạo, tập huấn, hướng dẫn về ứng dụng chữ ký số do cơ quan có thẩm quyền tổ chức.Điều 18. Điều khoản thi hành
1. Sở Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành; UBND cấp huyện, UBND cấp xã hướng dẫn, triển khai và kiểm tra việc thực hiện Quy chế này.
2. Trong quá trình tổ chức thực hiện nếu có vấn đề phát sinh, vướng mắc đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Sở Thông tin và Truyền thông để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, điều chỉnh cho phù hợp./. | {
"issuing_agency": "Tỉnh Hải Dương",
"promulgation_date": "10/01/2020",
"sign_number": "01/2020/QĐ-UBND",
"signer": "Nguyễn Dương Thái",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thue-Phi-Le-Phi/Cong-dien-09-CD-TCT-2023-tang-cuong-chan-chinh-ky-luat-ky-cuong-co-quan-thue-cac-cap-586302.aspx | Công điện 09/CĐ-TCT 2023 tăng cường chấn chỉnh kỷ luật kỷ cương cơ quan thuế các cấp | BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC THUẾ
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 09/CĐ-TCT
Hà Nội, ngày 02 tháng 11 năm 2023
CÔNG ĐIỆN
TIẾP TỤC CHẤN CHỈNH, TĂNG CƯỜNG KỶ LUẬT, KỶ CƯƠNG, NÂNG CAO HIỆU QUẢ VÀ CHẤT LƯỢNG CÔNG VIỆC Ở CƠ QUAN THUẾ CÁC CẤP
TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC THUẾ điện:
- Cục trưởng Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Thủ trưởng các Vụ/đơn vị tương đương thuộc và trực thuộc cơ quan Tổng cục Thuế.
Thời gian qua, Tổng cục Thuế đã có nhiều văn bản chỉ đạo tăng cường kỷ luật, kỷ cương; phòng chống tham nhũng, tiêu cực; đẩy mạnh công tác luân chuyển, điều động, chuyển đổi vị trí công tác như biện pháp phòng chống tham nhũng, tiêu cực; nâng cao trách nhiệm người đứng đầu, cấp phó người đứng đầu và công chức, viên chức trong thực thi công vụ và xử lý công việc. Tuy nhiên, tình trạng né tránh, đùn đẩy trách nhiệm, sợ sai khi xử lý công việc của một bộ phận công chức, viên chức vẫn chưa được khắc phục hiệu quả; tiến độ triển khai công việc đôi khi còn chậm, hiệu quả chưa cao, ảnh hưởng đến hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý thuế; nhiều đơn vị có công chức vi phạm trong thực thi công vụ bị khởi tố, xét xử, kỷ luật làm ảnh hưởng đến hiệu quả công việc và uy tín của ngành; việc thực hiện công tác luân chuyển, điều động, chuyển đổi vị trí công tác ở các Cục Thuế còn chậm, nhất là ở các Cục Thuế lớn, còn để xảy ra tình trạng công chức quá hạn chưa được điều động, chuyển đổi vị trí công tác; việc xử lý trách nhiệm người đứng đầu, cấp phó người đứng đầu khi để xảy ra vi phạm tại đơn vị do mình trực tiếp phụ trách còn chưa quyết liệt, chưa nghiêm.
Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ có Công điện số 968/CĐ-TTg ngày 16/10/2023 tiếp tục chấn chỉnh, tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong cơ quan hành chính nhà nước các cấp.
Thực hiện Công điện số 968/CĐ-TTg ngày 19/10/2023 của Thủ tướng Chính phủ; để tiếp tục chấn chỉnh, khắc phục những tồn tại, hạn chế trong thực thi công vụ, nâng cao hiệu lực, hiệu quả chỉ đạo, điều hành, tăng cường kỷ luật, kỷ cương, nêu cao tinh thần trách nhiệm trong triển khai công việc; nỗ lực phấn đấu hoàn thành cao nhất nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước năm 2023 và các năm tiếp theo, Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế yêu cầu Cục trưởng Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Thủ trưởng các Vụ/đơn vị tương đương thuộc và trực thuộc cơ quan Tổng cục Thuế rà soát, tổ chức thực hiện nghiêm túc Công điện số 968/CĐ-TTg ngày 19/10/2023 của Thủ tướng Chính phủ, đồng thời quan tâm thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm như sau:
1. Về việc nâng cao trách nhiệm, cụ thể hóa trách nhiệm trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ:
- Đề cao trách nhiệm người đứng đầu và trách nhiệm cá nhân của công chức, viên chức cơ quan thuế các cấp trong xử lý công việc. Người đứng đầu các đơn vị trực tiếp, chủ động, tích cực tổ chức thực hiện kịp thời, hiệu quả những nhiệm vụ thuộc chức năng, nhiệm vụ và do cấp trên giao cho đơn vị. Đẩy mạnh phân cấp, ủy quyền bảo đảm việc giải quyết công việc đúng tiến độ, chất lượng.
- Các đơn vị rà soát, sửa đổi, bổ sung quy chế làm việc và tổ chức thực hiện nhiệm vụ để cá thể hóa trách nhiệm của lãnh đạo và công chức, viên chức trong từng khâu của quy trình xử lý công việc, bảo đảm các công việc thuộc thẩm quyền phải được xử lý nhanh chóng, kịp thời, hiệu quả. Văn phòng Tổng cục Thuế tham mưu Tổng cục sửa đổi, bổ sung quy chế làm việc của Tổng cục Thuế cho phù hợp yêu cầu nhiệm vụ của ngành trong tình hình mới.
- Triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị định số 73/2023/NĐ-CP ngày 29/9/2023 của Chính phủ quy định về khuyến khích, bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung.
2. Về tăng cường kỷ luật, kỷ cương; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực:
- Thực hiện đồng bộ các biện pháp nhằm tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính trong thực thi công vụ và phòng chống tham nhũng, tiêu cực; đẩy mạnh luân chuyển, điều động, chuyển đổi vị trí công tác, nhất là đối với công chức thường xuyên tiếp xúc với người nộp thuế; kiểm soát quyền lực, trách nhiệm người đứng đầu trong công tác quản lý cán bộ, trách nhiệm nêu gương, chống chạy chức chạy quyền; phòng chống tham nhũng, tiêu cực,... theo đúng Chỉ thị số 01/CT-BTC ngày 01/3/2023 và Chỉ thị số 02/CT-BTC ngày 25/7/2023 của Bộ trưởng Bộ Tài chính; Chỉ thị số 01/CT-TCT ngày 19/9/2019 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế; Công văn số 1199/TCT-KTNB ngày 23/3/2020, Công văn số 429/TCT-TCCB ngày 25/02/2023; Công văn số 740/TCT-VP ngày 16/3/2023 của Tổng cục Thuế về việc tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong thực thi công vụ.
- Quán triệt đầy đủ việc chấp hành các quy định về thời gian làm việc của công chức, viên chức theo nội quy, quy chế làm việc của cơ quan; tăng cường giám sát hoạt động, việc tiếp xúc người nộp thuế của công chức, viên chức thuộc đơn vị đảm bảo kỷ luật, kỷ cương của ngành; phát hiện sớm nhằm ngăn chặn và xử lý nghiêm đối với công chức, viên chức có các hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm nội quy, quy chế làm việc của đơn vị.
- Tăng cường kiểm tra hoạt động công vụ, nhất là kiểm tra đột xuất; phát huy vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị kiểm tra nội bộ để kịp thời biểu dương, khen thưởng những tập thể, cá nhân làm tốt, xử lý nghiêm những tập thể, cá nhân vi phạm.
- Xử lý nghiêm trách nhiệm người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu khi vi phạm quy định, chế độ trách nhiệm hoặc khi để xảy ra tiêu cực, tham nhũng trong đơn vị do mình quản lý, phụ trách theo đúng quy định tại Nghị định số 157/2007/NĐ-CP ngày 20/7/2007, Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 01/7/2019 của Chính phủ và các quy định có liên quan.
- Kịp thời rà soát, thay thế hoặc điều chuyển sang công việc khác đối với công chức, viên chức năng lực yếu, không dám làm, né tránh, đùn đẩy, làm việc cầm chừng, sợ trách nhiệm, để trì trệ và không đáp ứng yêu cầu công việc được giao. Trường hợp đùn đẩy, né tránh, thiếu trách nhiệm để xảy ra chậm trễ hoặc không quyết định những vấn đề, công việc thuộc thẩm quyền gây hậu quả thì phải kiểm điểm, xử lý trách nhiệm tập thể, cá nhân liên quan theo đúng quy định của Đảng, Nhà nước và của ngành.
- Giao Cục Kiểm tra nội bộ; Giải quyết khiếu nại, tố cáo và Phòng, chống tham nhũng khẩn trương rà soát các quy định, chỉ đạo trong công tác phòng, chống tham nhũng, kỷ cương, kỷ luật của Đảng, Nhà nước, Bộ Tài chính để đảm bảo các chỉ đạo, quy định được triển khai đầy đủ, kịp thời; đồng thời, nghiên cứu đề xuất Tổng cục các biện pháp thực sự hiệu quả, đi vào thực chất để phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong ngành.
3. Về công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát thực hiện pháp luật thuế:
- Tiếp tục đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc hoàn thuế GTGT, quản lý việc sử dụng hóa đơn, và việc thực hiện pháp luật thuế của các tổ chức, cá nhân để ngăn chặn kịp thời và xử lý nghiêm theo quy định; tăng cường công tác phối hợp với cơ quan Công an, các ngành, đơn vị liên quan để chia sẻ thông tin, đấu tranh phát hiện kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật trong thực hiện pháp luật thuế, xử lý nghiêm minh theo đúng quy định.
- Triển khai quyết liệt các biện pháp để thực hiện nghiêm túc, kịp thời các văn bản chỉ đạo về công tác thanh tra, kiểm tra thuế,.... của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế; các kiến nghị, kết luận của Kiểm toán Nhà nước, Thanh tra các cấp,...; chủ động phối hợp, báo cáo các cơ quan chức năng, cấp có thẩm quyền để được hướng dẫn nếu gặp khó khăn, vướng mắc khi thực hiện, đảm bảo việc triển khai kịp thời, theo đúng quy định.
4. Về việc áp dụng khoa học, công nghệ, giải pháp tiên tiến nhằm nâng cao hiệu quả công việc:
- Tăng cường việc áp dụng khoa học, công nghệ, giải pháp tiên tiến trong triển khai công việc. Khẩn trương nghiên cứu, áp dụng công cụ phân tích dữ liệu lớn, ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) vào công tác quản lý thuế, quản lý hóa đơn, quản lý rủi ro; chủ động phòng chống gian lận, giả mạo hóa đơn điện tử, gian lận, trục lợi trong việc hoàn thuế GTGT,...
- Đẩy mạnh áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế nhằm nâng cao hiệu quả, tạo môi trường kinh doanh lành mạnh cho cộng đồng doanh nghiệp và người nộp thuế.
5. Về cải cách thủ tục hành chính:
Đẩy mạnh, thực hiện hiệu quả kế hoạch rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính nội bộ giai đoạn 2022-2025 kèm theo Quyết định số 1085/QĐ-TTg ngày 15/9/2022 của Thủ tướng Chính phủ; quyết tâm, quyết liệt giải quyết thủ tục hành chính tại cơ quan thuế các cấp kịp thời, hiệu quả, bảo đảm dân chủ, công khai, minh bạch, thuận tiện; chỉ đạo cơ quan, đơn vị thường xuyên rà soát, kiểm tra các hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính đang thực hiện. Kiên quyết không để xảy ra tình trạng chậm trễ, nhũng nhiễu, tiêu cực, lãng phí nguồn lực, cơ hội của Nhà nước, xã hội, người dân, doanh nghiệp; không để đùn đẩy trách nhiệm trong giải quyết thủ tục hành chính thuế cho người dân, doanh nghiệp; tăng cường giám sát, kiểm tra việc thực hiện thủ tục hành chính thuế để phát hiện, xử lý nghiêm các cơ quan, đơn vị, người đứng đầu cơ quan, đơn vị và công chức, viên chức không chịu xử lý, vi phạm.
6. Về việc theo dõi, đôn đốc, kiểm tra tiến độ thực hiện nhiệm vụ:
Văn phòng cơ quan thuế các cấp thường xuyên theo dõi, đôn đốc, kiểm tra và báo cáo Lãnh đạo đơn vị kết quả thực hiện nhiệm vụ giao cho các đơn vị thuộc và trực thuộc; kịp thời báo cáo Lãnh đạo đơn vị xem xét, chỉ đạo đối với đơn vị có nhiệm vụ, văn bản... quá hạn, tồn đọng.
Yêu cầu Cục trưởng Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Thủ trưởng các Vụ/đơn vị thuộc và trực thuộc Tổng cục Thuế tổ chức quán triệt Công điện này đến từng đơn vị, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý; nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác chỉ đạo, điều hành, hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. Báo cáo kết quả thực hiện Công điện này về Cục Kiểm tra nội bộ cùng với báo cáo định kỳ công tác kỷ cương, kỷ luật, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực để báo cáo Tổng cục Thuế./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Lãnh đạo Bộ Tài chính (để báo cáo);
- Các đ/c Lãnh đạo Tổng cục (để chỉ đạo);
- Đảng ủy cơ quan Tổng cục Thuế;
- Vụ Tổ chức cán bộ - Bộ Tài chính;
- Lưu: VT, TCCB.
TỔNG CỤC TRƯỞNG
Mai Xuân Thành | {
"issuing_agency": "Tổng cục Thuế",
"promulgation_date": "02/11/2023",
"sign_number": "09/CĐ-TCT",
"signer": "Mai Xuân Thành",
"type": "Công điện"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bat-dong-san/Quyet-dinh-3126-QD-UBND-co-cau-su-dung-dat-Quy-hoach-xay-dung-Krong-Ana-Dak-Lak-2020-2016-329904.aspx | Quyết định 3126/QĐ-UBND cơ cấu sử dụng đất Quy hoạch xây dựng Krông Ana Đắk Lắk 2020 2016 | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐẮK LẮK
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 3126/QĐ-UBND
Đắk Lắk, ngày 18 tháng 10 năm 2016
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG CƠ CẤU SỬ DỤNG ĐẤT QUY HOẠCH XÂY DỰNG THỊ TRẤN BUÔN TRẤP, HUYỆN KRÔNG ANA ĐẾN NĂM 2020
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Quy hoạch Đô thị ngày 17/6/2009;
Căn cứ Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 của Chính phủ về lập, thẩm định, phê
duyệt và quản lý quy hoạch đô thị;
Căn cứ Thông tư số 10/2010/TT-BXD ngày 11/8/2010 của Bộ Xây dựng về quy định hồ sơ của từng loại quy hoạch đô thị;
Căn cứ Quyết định số 1053/QĐ-UBND ngày 29/4/2008 của Chủ tịch UBND tỉnh, về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch xây dựng thị trấn Buôn Trấp, huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Xây dựng tại Tờ trình số 234/TTr-SXD ngày 10/10/2016,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung Khoản 5 Điều 1 Quyết định số 1053/QĐ-UBND ngày 29/4/2008 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch xây dựng thị trấn Buôn Trấp, huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020, như sau:
“5. Cơ cấu sử dụng đất đai:
Bảng tổng hợp đất đai khu trung tâm thị trấn Buôn Trấp đến năm 2010:
TT
Loại đất
Năm 2010
Diện tích (ha)
Tỷ lệ (%)
m2/người
I
Đất dân dụng
421,78
93,87
153
1
Đất ở
242,79
54,03
88
2
Đất công trình công cộng
24,98
5,56
9
3
Đất giao thông
95,63
21,28
35
4
Đất cây xanh
58,38
12,99
21
II
Đất ngoài dân dụng
26,54
5,91
10
1
Đất cơ quan
22,05
4,91
8
2
Đất hạ tầng kỹ thuật
4,49
1,00
2
Tổng cộng
449,32
100,00
163
Bảng tổng hợp đất đai khu trung tâm thị trấn Buôn Trấp đến năm 2020:
TT
Loại đất
Năm 2010
Diện tích (ha)
Tỷ lệ (%)
m2/người
I
Đất dân dụng
902,23
75,13
225,56
1
Đất ở
583,78
48,62
145,95
2
Đất công trình công cộng, thương mại dịch vụ
91,76
7,64
22,94
3
Đất giao thông
132,29
11,01
33,07
4
Đất cây xanh
94,40
7,86
23,60
II
Đất ngoài dân dụng
298,63
24,87
74,66
1
Đất cơ quan
22,05
1,84
5,51
2
Đất TTCN, kho tàng
44,00
3,83
11,5
3
Đất giao thông đối ngoại
26,09
2,17
6,52
4
Đất hạ tầng kỹ thuật
4,49
1,00
2
5
Đất cây xanh cảnh quan
200,00
6,56
50
Tổng diện tích
1.200,86
100,00
300,22
(Các nội dung khác thực hiện theo Quyết định số 1053/QĐ-UBND ngày 29/4/2008 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch xây dựng thị trấn Buôn Trấp, huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020).
Điều 2. UBND huyện Krông Ana chịu trách nhiệm thực hiện các nội dung tại Điều 1 Quyết định này và quản lý theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài Nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Chủ tịch UBND huyện Krông Ana; Thủ trưởng các đơn vị và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- TT Tỉnh ủy; TT HĐND tỉnh (b/c);
- Như Điều 3;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Các PCVP UBND tỉnh;
- Lưu: VT, CN.(Hg.23)
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Tuấn Hà | {
"issuing_agency": "Tỉnh Đắk Lắk",
"promulgation_date": "18/10/2016",
"sign_number": "3126/QĐ-UBND",
"signer": "Nguyễn Tuấn Hà",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Linh-vuc-khac/Quyet-dinh-3454-QD-BKHCN-2021-cong-bo-Tieu-chuan-quoc-gia-Phat-thai-nguon-tinh-566159.aspx | Quyết định 3454/QĐ-BKHCN 2021 công bố Tiêu chuẩn quốc gia Phát thải nguồn tĩnh | BỘ KHOA HỌC VÀ
CÔNG NGHỆ
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 3454/QĐ-BKHCN
Hà Nội, ngày 29 tháng 12 năm 2021
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC CÔNG BỐ TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
BỘ TRƯỞNG BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
Căn cứ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật ngày 29/6/2006;
Căn cứ Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;
Căn cứ Nghị định số 78/2018/NĐ-CP ngày 16/5/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;
Căn cứ Nghị định số 95/2017/NĐ-CP ngày 16/8/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ;
Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố 06 Tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) sau đây:
1.
TCVN 5977:2021
ISO 9096: 2017
Phát thải nguồn tĩnh - Xác định nồng độ khối lượng của bụi bằng phương pháp thủ công
2.
TCVN 8712:2021
ISO 12039: 2019
Phát thải nguồn tĩnh - Xác định cacbon monoxit, cacbon dioxit và oxy trong khí ống khói - Đặc tính tính năng của các hệ thống đo tự động
3.
TCVN 13444:2021
ISO 20264: 2019
Phát thải nguồn tĩnh - Xác định nồng độ khối lượng các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOC) riêng lẻ trong khí thải từ các quá trình không đốt cháy
4.
TCVN 13445:2021
ISO 21741: 2020
Phát thải nguồn tĩnh - Lấy mẫu và xác định các hợp chất thủy ngân trong khí thải sử dụng bẫy tạo hỗn hống vàng
5.
TCVN 13446:2021
ISO 17091: 2013
Không khí vùng làm việc - Xác định liti hydroxit, natri hydroxit, kali hydroxit và canxi dihydroxit - phương pháp đo cation tương ứng bằng sắc ký ion triệt tiêu nền
6.
TCVN 13447:2021
Chất lượng không khí - Nồng độ tối đa cho phép của natri hydroxit và canxi hydroxit trong không khí xung quanh
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng và các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Lưu: VT, PC, TĐC.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Lê Xuân Định | {
"issuing_agency": "Bộ Khoa học và Công nghệ",
"promulgation_date": "29/12/2021",
"sign_number": "3454/QĐ-BKHCN",
"signer": "Lê Xuân Định",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thuong-mai/Quyet-dinh-3399-QD-UBND-nam-2013-bo-Don-gia-Xay-dung-Lap-dat-Quang-Nam-168862.aspx | Quyết định 3399/QĐ-UBND năm 2013 bộ Đơn giá Xây dựng Lắp đặt Quảng Nam | UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NAM
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 3399/QĐ-UBND
Tam Kỳ, ngày 24 tháng 11 năm 2006
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH BỘ ĐƠN GIÁ XÂY DỰNG VÀ LẮP ĐẶT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/2/2005 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;
Căn cứ Nghị định số 205/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ quy định hệ thống thang lương, bảng lươngvà chế độ phụ cấp lương trong các Công ty Nhà nước;
Căn cứ các Quyết định số 24/2005/QĐ-BXD ngày 29/7/2005, Quyết định số 33/2005/QĐ-BXD ngày 04/10/2005 của Bộ Xây dựng ban hành Định mức dự toán xây dựng và lắp đặt;
Căn cứ Thông tư số 06/2005/TT-BXD ngày 15/4/2005 và Thông tư số 03/2006/TT-BXD ngày 22/5/2006 của Bộ Xây dựng hướng dẫn, bổ sung một số nội dung phương pháp xây dựng giá ca máy và thiết bị thi công xây dựng;
Căn cứ các Quyết định số 2236/QĐ-UBND ngày 01/8/2006 và Quyết định số 3075/QĐ-UBND ngày 30/10/2006 của UBND tỉnh Quảng Nam về việc ban hành Bảng giá ca máy và thiết bị thi công trên địa bàn tỉnh Quảng Nam;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Quảng Nam tại Tờ trình số 278/TT-XD ngày 16/11/2006 về việc đề nghị ban hành Bộ đơn giá Xây dựng và Lắp đặt tỉnh Quảng Nam,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Nay ban hành kèm theo Quyết định này bộ Đơn giá Xây dựng và Lắp đặt trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
Điều 2. Tổ chức thực hiện:
- Bộ đơn giá Xây dựng và Lắp đặt là cơ sở để lập, thẩm tra, xét duyệt giá dự toán các công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. Các công trình xây dựng cần lập đơn giá Xây dựng và Lắp đặt riêng phải có quyết định của Bộ Xây dựng (đối với công trình Trung ương) hoặc của UBND tỉnh (đối với công trình địa phương).
- Bộ đơn giá Xây dựng và Lắp đặt được áp dụng thống nhất trên địa bàn tỉnh Quảng Nam kể từ ngày ký Quyết định; các văn bản đã ban hành trước đây về Đơn giá xây dựng và lắp đặt trái với quy định này đều bãi bỏ.
- Sở Xây dựng có trách nhiệm hướng dẫn áp dụng; thời theo dõi, giám sát việc thực hiện Đơn giá Xây dựng và Lắp đặt trên địa bàn tỉnh Quảng Nam; phối hợp với các đơn vị, ngành liên quan tham mưu cho UBND tỉnh giải quyết kịp thời những thay đổi để điều chỉnh, bổ sung khi cần thiết.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các Ban, Ngành thuộc tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố, Chủ đầu tư các công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh và các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như điều 3;
- TT HĐND tỉnh (B/c)
- CPVP;
- Lưu: VT, KTN, KTTH
(Z:\KTN\Tuan\2006\Quyet dinh\Don gia\221106 Bo Don gia XD va Lap dat.rtf)
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lê Minh Ánh | {
"issuing_agency": "Tỉnh Quảng Nam",
"promulgation_date": "24/11/2006",
"sign_number": "3399/QĐ-UBND",
"signer": "Lê Minh Ánh",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Quyet-dinh-1611-QD-UBND-thanh-lap-Ban-Quan-ly-rung-Phong-ho-Dac-dung-Ha-Noi-2017-342339.aspx | Quyết định 1611/QĐ-UBND thành lập Ban Quản lý rừng Phòng hộ Đặc dụng Hà Nội 2017 | ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 1611/QĐ-UBND
Hà Nội, ngày 08 tháng 03 năm 2017
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC THÀNH LẬP BAN QUẢN LÝ RỪNG PHÒNG HỘ - ĐẶC DỤNG HÀ NỘI TRỰC THUỘC SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 04/4/2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
Căn cứ Nghị định số 117/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ về tổ chức và quản lý hệ thống rừng đặc dụng;
Căn cứ Quyết định số 17/2015/QĐ-TTg ngày 09/6/2015 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế quản lý rừng phòng hộ;
Căn cứ Quyết định số 44/2016/QĐ-TTg ngày 19/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ về lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách của chủ rừng;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 14/2015/TTLT-BNNPTNT-BNV ngày 25/3/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn về nông nghiệp và phát triển nông thôn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện;
Căn cứ Thông tư số 15/2015/TT-BNNPTNT ngày 26/3/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn nhiệm vụ các Chi cục và các tổ chức sự nghiệp trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Quyết định số 28/2016/QĐ-UBND ngày 01/8/2016 của UBND thành phố Hà Nội quy định vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Hà Nội;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 26/TTr-SNN ngày 27/02/2017 và Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số 398/TTr-SNV ngày 27/02/2017 về việc thành lập Ban Quản lý rừng Phòng hộ - Đặc dụng Hà Nội trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Hà Nội,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Thành lập Ban Quản lý rừng Phòng hộ - Đặc dụng Hà Nội trên cơ sở hợp nhất Ban Quản lý rừng đặc dụng Hương Sơn Hà Nội và Trung tâm Phát triển lâm nghiệp Hà Nội trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Hà Nội.
Trụ sở làm việc: Xã Minh Phú, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội.
Cơ sở 2: Xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội.
Điều 2. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn
1. Vị trí, chức năng:
a) Ban Quản lý rừng Phòng hộ - Đặc dụng Hà Nội (sau đây gọi tắt là Ban) là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Hà Nội, có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng theo quy định của pháp luật; chịu sự chỉ đạo, quản lý và điều hành trực tiếp của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Hà Nội;
b) Ban Quản lý rừng Phòng hộ - Đặc dụng Hà Nội có chức năng quản lý bảo vệ, phát triển rừng; khôi phục và bảo tồn các hệ sinh thái, đa dạng sinh học, bảo vệ cảnh quan và môi trường sinh thái, cung ứng dịch vụ môi trường rừng theo quy định của pháp luật.
2. Nhiệm vụ, quyền hạn:
a) Chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Hà Nội về quản lý rừng phòng hộ và rừng đặc dụng hiện có của Thành phố theo quy định của pháp luật;
b) Xây dựng kế hoạch dài hạn, kế hoạch hàng năm, các chương trình, đề án, dự án để quản lý, bảo vệ, xây dựng và phát triển rừng phòng hộ, khôi phục và bảo tồn các hệ sinh thái rừng đặc dụng, động vật, thực vật rừng, đa dạng sinh học, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện các kế hoạch, chương trình, đề án sau khi được phê duyệt;
c) Được tiếp nhận vốn đầu tư của Nhà nước và các khoản tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ và phát triển rừng, cải tạo môi trường rừng, cảnh quan rừng, thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế;
d) Tổ chức quản lý bảo vệ và phát triển rừng; nghiên cứu khảo nghiệm và phát triển các loại giống cây lâm nghiệp có giá trị kinh tế cao, cây con đặc sản, đặc hữu quý hiếm, các giống lan, giống cây bản địa theo quy định của pháp luật; tư vấn, cung ứng các dịch vụ về lĩnh vực lâm nghiệp, lâm sinh, phát triển rừng, thiết kế các hạng mục lâm sinh, trang trại rừng, dịch vụ các loại cây giống nông lâm nghiệp, cây bản địa, cây xanh, cây lấy gỗ; xây dựng và phát triển các mô hình kinh tế trang trại rừng, vườn rừng, lâm sản ngoài gỗ; bảo tồn, xây dựng và phát triển vườn thực vật rừng đặc dụng hiện có để lưu giữ các nguồn gen đa dạng sinh học;
đ) Phối hợp với các cấp chính quyền địa phương sở tại và các ngành chức năng có liên quan để bảo vệ các tài nguyên thiên nhiên trong khu rừng; các di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh thuộc khu rừng. Thực hiện các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng, phòng trừ sâu bệnh hại rừng, ngăn chặn các hành vi gây thiệt hại đến tài nguyên rừng;
e) Được thực hiện khoán các hạng mục công trình lâm sinh, bảo vệ rừng phát triển rừng, trồng rừng, chăm sóc rừng cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, lực lượng vũ trang, các tổ chức chính trị xã hội, để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ và phát triển rừng;
g) Được sử dụng bề mặt tài nguyên rừng, được tiến hành các hoạt động dịch vụ nghiên cứu khoa học, văn hóa, xã hội và du lịch sinh thái, được tổ chức thực hiện các chính sách về dịch vụ môi trường theo quy định của pháp luật;
h) Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây phân tán, cây bóng mát, lấy gỗ, lấy củi làm chất đốt ở vùng đệm khu rừng đặc dụng. Góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập để giảm áp lực xâm hại đến tài nguyên rừng vùng chính khu rừng đặc dụng;
i) Tuyên truyền, giáo dục, tập huấn nghiệp vụ chuyên môn về lâm nghiệp cho cán bộ cơ sở và người dân, nâng cao ý thức pháp luật để có trách nhiệm bảo vệ và phát triển rừng, phòng chống cháy rừng, bảo vệ đa dạng sinh học, môi trường sinh thái, tài nguyên thiên nhiên;
k) Được tổ chức bố trí, sử dụng lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách theo quy định;
l) Báo cáo về tình hình diễn biến tài nguyên rừng và các hoạt động của Ban theo quy định;
m) Quản lý, sử dụng có hiệu quả tổ chức bộ máy, biên chế, lao động, tài sản, tài chính, vật tư, kinh phí và các nguồn lực khác theo quy định hiện hành;
n) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật và Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao.
Điều 3. Cơ cấu tổ chức
1. Lãnh đạo Ban:
a) Ban có Giám đốc và không quá 02 Phó Giám đốc;
b) Giám đốc Ban là người đứng đầu Ban, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trước Ủy ban nhân dân Thành phố và trước pháp luật vê toàn bộ hoạt động của Ban;
c) Phó Giám đốc là người giúp Giám đốc chỉ đạo một hoặc một số mặt công tác do Giám đốc phân công, chịu trách nhiệm trước Giám đốc và trước pháp luật về kết quả thực hiện nhiệm vụ được phân công. Khi Giám đốc vắng mặt, một Phó Giám đốc được Giám đốc ủy nhiệm điều hành các hoạt động của Ban;
d) Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị, trình cơ quan có thẩm quyền quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm chức danh Giám đốc, Phó Giám đốc Ban theo phân cấp của Ủy ban nhân dân Thành phố, theo tiêu chuẩn chức danh do Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành và tuân thủ các quy định của pháp luật và của Thành phố về công tác cán bộ.
2. Các phòng chuyên môn nghiệp vụ:
a) Phòng Tổ chức - Hành chính;
b) Phòng Kế hoạch - Tài chính;
c) Phòng Quản lý bảo tồn và phát triển rừng;
d) Phòng Khoa học - Kỹ thuật và hợp tác quốc tế.
Lãnh đạo các phòng chuyên môn, nghiệp vụ gồm có: Trưởng phòng và không quá 02 Phó Trưởng phòng giúp việc Trưởng phòng.
3. Các đơn vị trực thuộc:
- Trạm Bảo vệ rừng Mỹ Đức;
- Trạm Bảo vệ rừng Sóc Sơn;
- Đội cơ động bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng.
Lãnh đạo Trạm Bảo vệ rừng và Đội cơ động bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng gồm có: Trạm trưởng (Đội trưởng) và 01 Phó Trạm trưởng (Phó Đội trưởng) giúp việc Trạm trưởng (Đội trưởng).
4. Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng, Trạm trưởng (Đội trưởng), Phó Trạm trưởng (Phó Đội trưởng) do Giám đốc Ban Quản lý rừng Phòng hộ - Đặc dụng Hà Nội quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm sau khi có văn bản chấp thuận của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tuân thủ các quy định của pháp luật và của Thành phố về công tác cán bộ.
Điều 4. Biên chế
1. Biên chế của Ban được giao trên cơ sở vị trí việc làm, gắn với chức năng, nhiệm vụ, phạm vi hoạt động và nằm trong tổng biên chế của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được Ủy ban nhân dân Thành phố giao hàng năm. Trước mắt bao gồm 69 biên chế viên chức và 11 lao động hợp đồng theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP .
2. Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và danh mục vị trí việc làm, chức danh nghề nghiệp viên chức và các quy định của pháp luật có liên quan, hàng năm Ban Quản lý rừng Phòng hộ - Đặc dụng Hà Nội xây dựng Đề án điều chỉnh vị trí việc làm, chức danh nghề nghiệp viên chức; xây dựng kế hoạch biên chế, số lượng người làm việc của Ban, báo cáo Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Ủy ban nhân dân Thành phố để trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định theo quy định của pháp luật.
Điều 5. Kinh phí hoạt động
Ban Quản lý rừng Phòng hộ - Đặc dụng Hà Nội thực hiện cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định tại Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập và Nghị định số 141/2016/NĐ-CP ngày 10/10/2016 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác.
Điều 6. Điều khoản chuyển tiếp
1. Tạm thời giữ nguyên số lượng Phó Giám đốc, Phó Trưởng phòng, Phó Trạm trưởng (Phó Đội trưởng) hiện có, Ban Quản lý rừng Phòng hộ - Đặc dụng Hà Nội được bổ sung các chức danh lãnh đạo nêu trên khi số lượng ít hơn quy định.
2. Đối với những trường hợp đã được bổ nhiệm giữ chức vụ người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu các cơ quan đơn vị trực thuộc Sở, sau khi sắp xếp mà thôi giữ chức vụ lãnh đạo hoặc được bổ nhiệm vào chức vụ mới có phụ cấp chức vụ lãnh đạo thấp hơn so với phụ cấp chức vụ lãnh đạo cũ thì được hưởng bảo lưu phụ cấp chức vụ lãnh đạo theo quy định tại Quyết định số 140/2009/QĐ-TTg ngày 31/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ về bảo lưu phụ cấp chức vụ lãnh đạo đối với các chức danh lãnh đạo trong quá trình sắp xếp kiện toàn tổ chức bộ máy.
Điều 7. Tổ chức thực hiện
1. Giám đốc Sở Nội vụ:
Chủ trì, phối hợp với Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Sở, ngành khác có liên quan tổ chức triển khai thực hiện Quyết định này.
2. Giám đốc Sở Tài chính:
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan hướng dẫn Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ban Quản lý rừng Phòng hộ - Đặc dụng Hà Nội thực hiện các công tác tài chính, tài sản, trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, cân đối, điều chỉnh kế hoạch tài chính của các đơn vị có liên quan.
3. Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường:
Phối hợp, hướng dẫn Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ban Quản lý rừng Phòng hộ - Đặc dụng Hà Nội hoàn chỉnh các thủ tục, hồ sơ về quản lý, sử dụng đất của đơn vị sau khi được tổ chức lại theo quy định của Luật Đất đai.
4. Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm chỉ đạo Ban:
a) Xây dựng Quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của các phòng chuyên môn, nghiệp vụ, đơn vị trực thuộc và mối quan hệ công tác của Ban Quản lý rừng Phòng hộ - Đặc dụng Hà Nội với các đơn vị thuộc Sở trình Giám đốc Sở phê duyệt;
b) Xây dựng trình tự, thủ tục, thời gian giải quyết công việc theo hướng tinh gọn, hiệu quả;
c) Đề nghị, trình cơ quan có thẩm quyền quyết định bổ nhiệm, kiện toàn chức danh Giám đốc, Phó Giám đốc Ban Quản lý rừng Phòng hộ - Đặc dụng Hà Nội theo phân cấp của Ủy ban nhân dân Thành phố và quy định của pháp luật;
d) Phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan thực hiện việc bố trí, sắp xếp, ổn định tổ chức bộ máy, nhân sự, cơ sở vật chất, kinh phí, trang thiết bị, hồ sơ, tài liệu liên quan để tổ chức thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Ban Quản lý rừng Phòng hộ - Đặc dụng Hà Nội theo quy định.
5. Giám đốc Ban Quản lý rừng đặc dụng Hương Sơn Hà Nội và Giám đốc Trung tâm Phát triển lâm nghiệp Hà Nội:
a) Thống kê về số lượng người làm việc được giao, kinh phí hoạt động, trang thiết bị làm việc, hồ sơ, sổ sách, chứng từ, tài liệu, công nợ, các quyền lợi, nghĩa vụ khác có liên quan đến tổ chức và hoạt động của đơn vị để bàn giao về Ban Quản lý rừng Phòng hộ - Đặc dụng Hà Nội;
b) Làm việc với Công an thành phố Hà Nội để tiến hành thủ tục thu hồi con dấu theo đúng quy định.
6. Giám đốc Ban Quản lý rừng Phòng hộ - Đặc dụng Hà Nội có trách nhiệm:
a) Căn cứ vào danh mục vị trí việc làm, chức danh nghề nghiệp viên chức và năng lực của viên chức, người lao động để thực hiện việc sắp xếp, ổn định tổ chức bộ máy của Ban Quản lý rừng Phòng hộ - Đặc dụng Hà Nội; bổ nhiệm các chức danh lãnh đạo, quản lý các phòng chuyên môn, nghiệp vụ, các đơn vị trực thuộc Ban Quản lý rừng Phòng hộ - Đặc dụng Hà Nội theo quy định;
b) Xây dựng Đề án vị trí việc làm và chức danh nghề nghiệp viên chức trình Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, gửi Sở Nội vụ thẩm định, tổng hợp để trình Ủy ban nhân dân Thành phố trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định theo quy định của pháp luật; xây dựng Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các phòng chuyên môn, nghiệp vụ, đơn vị thuộc Ban Quản lý rừng Phòng hộ - Đặc dụng Hà Nội, Quy chế làm việc của Ban Quản lý rừng Phòng hộ - Đặc dụng Hà Nội.
c) Kế thừa quyền và nghĩa vụ có liên quan của Ban Quản lý rừng đặc dụng Hương Sơn Hà Nội và Trung tâm Phát triển lâm nghiệp Hà Nội trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
7. Các cơ quan, đơn vị được nêu tại khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 Điều này có trách nhiệm tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được giao trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày Quyết định có hiệu lực thi hành. Trong thời hạn bàn giao, các đơn vị hợp nhất được tiếp tục sử dụng con dấu theo quy định.
Điều 8. Điều khoản thi hành
1. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Các quy định trái với quy định tại Quyết định này đều bãi bỏ.
2. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố, Giám đốc các Sở: Nội vụ, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Giám đốc Ban Quản lý rừng Phòng hộ - Đặc dụng Hà Nội và các cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 8;
- Bộ Nội vụ;
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Thường trực HĐND Thành phố;
- Chủ tịch UBND Thành phố;
- Các Phó Chủ tịch UBND Thành phố;
- Công an thành phố Hà Nội;
- Kho bạc Nhà nước thành phố Hà Nội;
- VPUBNDTP: Các PCVP; Phòng TH, NC, KT, TK-BT;
- Cổng thông tin điện tử Thành phố;
- Trung tâm Tin học - Công báo;
- Lưu: VT, SNV (05 bản).
CHỦ TỊCH
Nguyễn Đức Chung | {
"issuing_agency": "Thành phố Hà Nội",
"promulgation_date": "08/03/2017",
"sign_number": "1611/QĐ-UBND",
"signer": "Nguyễn Đức Chung",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Nghi-quyet-04-2018-NQ-HDND-Quy-dinh-phan-cap-quan-ly-tai-san-cong-An-Giang-393520.aspx | Nghị quyết 04/2018/NQ-HĐND Quy định phân cấp quản lý tài sản công An Giang | HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH AN GIANG
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 04/2018/NQ-HĐND
An Giang, ngày 19 tháng 07 năm 2018
NGHỊ QUYẾT
BAN HÀNH QUY ĐỊNH PHÂN CẤP QUẢN LÝ TÀI SẢN CÔNG THUỘC PHẠM VI QUẢN LÝ CỦA TỈNH AN GIANG
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG
KHÓA IX KỲ HỌP THỨ 7
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Quản lý, sử dụng tài sản công ngày 21 tháng 6 năm 2017;
Căn cứ Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công;
Căn cứ Nghị định số 165/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng tài sản tại cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam;
Căn cứ Nghị định số 167/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định việc sắp xếp, xử lý tài sản công;
Căn cứ Thông tư số 144/2017/TT-BTC ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn một số nội dung của Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công;
Xét Tờ trình số 399/TTr-UBND ngày 06 tháng 7 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh dự thảo Nghị quyết phân cấp quản lý tài sản công thuộc phạm vi quản lý của tỉnh An Giang; Báo cáo thẩm tra của Ban kinh tế - ngân sách; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Ban hành kèm theo Nghị quyết này Quy định phân cấp quản lý tài sản công thuộc phạm vi quản lý của tỉnh An Giang.
Điều 2. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai thực hiện Nghị quyết này.
Điều 3. Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh khóa IX kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 19 tháng 7 năm 2018, có hiệu lực từ ngày 30 tháng 7 năm 2018 và thay thế Nghị quyết số 19/2013/NQ-HĐND ngày 10 tháng 12 năm 2013 của Hội đồng nhân dân tỉnh, Nghị quyết số 03/2015/NQ-HĐND ngày 09 tháng 7 nám 2015 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc bổ sung Nghị quyết số 19/2013/NQ-HĐND ngày 10 tháng 12 năm 2013 của Hội đồng nhân dân tỉnh về phân cấp quản lý, sử dụng tài sản nhà nước trên địa bàn tỉnh An Giang./.
Nơi nhận:
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
- Chính phủ;
- Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam;
- Ban Công tác đại biểu - UBTVQH;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Tài chính;
- Vụ Công tác Quốc hội, Địa phương và Đoàn thể - VPCP;
- Kiểm toán Nhà nước Khu vực IX;
- Cục Kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp;
- Website Chính phủ;
- Thường trực: TU, HĐND, UBND, UBMTTQVN tỉnh;
- Đoàn ĐBQH tỉnh;
- Đại biểu HĐND tỉnh;
- Các Sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh;
- Văn phòng: TU, HĐND, UBND, UBMTTQVN tỉnh;
- Thường trực: HĐND, UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Cơ quan thường trú TTXVN tại AG, Báo Nhân dân tại AG, Truyền hình Quốc hội tại Kiên Giang, Báo An Giang, Đài Phát thanh - Truyền hình An Giang;
- Website tỉnh; Trung tâm Công báo tỉnh;
- Lưu: VT, Phòng Tổng hợp-Huy.
CHỦ TỊCH
Võ Anh Kiệt
QUY ĐỊNH
PHÂN CẤP QUẢN LÝ TÀI SẢN CÔNG THUỘC PHẠM VI QUẢN LÝ CỦA TỈNH AN GIANG
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 04/2018/NQ-HĐND ngày 19 tháng 7 năm 2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Quy định này quy định việc phân cấp quản lý tài sản công thuộc phạm vi quản lý của tỉnh An Giang, bao gồm:
1. Phân cấp quản lý tài sản công tại các cơ quan nhà nước; đơn vị sự nghiệp công lập; Văn phòng huyện ủy, thị ủy, thành ủy là đơn vị dự toán thuộc ngân sách nhà nước cấp huyện được Nhà nước giao tài sản bằng hiện vật và cấp kinh phí từ nguồn ngân sách nhà nước để đầu tư, mua sắm, thuê tài sản (sau đây gọi chung là Văn phòng huyện ủy); tổ chức chính trị - xã hội; tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp; tổ chức xã hội; tổ chức xã hội - nghề nghiệp và các tổ chức khác được thành lập theo quy định của pháp luật về hội, gồm:
a) Trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp (gồm nhà làm việc, công trình sự nghiệp, nhà ở công vụ và tài sản khác gắn liền với đất thuộc trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, nhà ở công vụ; quyền sử dụng đất thuộc trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, nhà ở công vụ);
b) Xe ô tô (gồm xe ô tô công tác và xe ô tô chuyên dùng) và phương tiện vận tải khác; máy móc, thiết bị;
c) Quyền sở hữu trí tuệ, phần mềm ứng dụng, cơ sở dữ liệu;
d) Tài sản khác theo quy định của pháp luật.
2. Phân cấp thẩm quyền phê duyệt phương án xử lý tài sản phục vụ hoạt động của dự án thuộc địa phương quản lý.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Ủy ban nhân dân tỉnh.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã và thành phố (sau đây gọi chung là cấp huyện).
4. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường và thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã).
5. Thủ trưởng các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, Văn phòng huyện ủy, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và tổ chức khác được thành lập theo quy định của pháp luật về hội (sau đây gọi chung là cơ quan, tổ chức, đơn vị).
6. Các tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
Điều 3. Nguyên tắc phân cấp
1. Phân cấp quản lý tài sản công nhằm đảm bảo việc quản lý, sử dụng tài sản công được thực hiện theo đúng quy định tại Luật quản lý, sử dụng tài sản công, phân cấp rõ thẩm quyền, trách nhiệm của từng cơ quan, tổ chức, đơn vị và trách nhiệm phối hợp giữa các cơ quan nhà nước theo chức năng, nhiệm vụ được giao. Việc phân cấp phù hợp với quy định về phân cấp quản lý nhà nước về kinh tế - xã hội, quản lý ngân sách nhà nước và phù hợp với tình hình thực tế, yêu cầu công tác quản lý tài sản công của tỉnh.
2. Tài sản công được đầu tư, trang bị và sử dụng đúng mục đích, tiêu chuẩn, định mức, chế độ, đảm bảo hiệu quả, tiết kiệm, chống lãng phí. Việc quản lý, sử dụng tài sản công được thực hiện công khai, minh bạch; mọi hành vi vi phạm chế độ quản lý, sử dụng tài sản công phải được xử lý kịp thời, nghiêm minh theo quy định của pháp luật.
3. Phân cấp quản lý tài sản công nhằm tạo điều kiện và nâng cao năng lực quản lý cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị. Đồng thời tăng cường thực hiện công tác hướng dẫn, kiểm tra, giám sát của các ngành, các cấp cũng như các cơ quan, tổ chức, đơn vị về quản lý, sử dụng tài sản công.
4. Các cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao trực tiếp quản lý, sử dụng tài sản công phải quản lý, sử dụng tài sản theo đúng chế độ hiện hành và theo các quy định về phân cấp của tỉnh; thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc quản lý, sử dụng tài sản công.
Điều 4. Thẩm quyền quyết định mua sắm tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị
1. Thẩm quyền quyết định mua sắm tài sản công trong trường hợp phải lập thành dự án đầu tư được thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư công và pháp luật có liên quan được quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ.
2. Thẩm quyền quyết định mua sắm tài sản công trong trường hợp không thuộc phạm vi quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện như sau:
a) Đối với việc mua sắm tài sản theo phương thức tập trung cấp tỉnh (trừ thuốc); Giao Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định ban hành danh mục tài sản và đơn vị mua sắm tập trung cấp tỉnh theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 67 và khoản 4 Điều 68 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ và các quy định pháp luật có liên quan.
b) Đối với việc mua sắm tài sản không theo phương thức tập trung cấp tỉnh:
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định mua sắm tài sản trên cơ sở đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính và Thủ trưởng các cơ quan có liên quan đối với các loại tài sản:
+ Trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp;
+ Xe ô tô theo quy định tại Nghị định của Chính phủ;
+ Tài sản khác có giá trị lớn từ 500 triệu đồng trở lên/01 đơn vị tài sản hoặc 01 lần mua sắm tài sản (01 gói thầu trong đó có tài sản giá trị từ 500 triệu đồng trở lên/01 đơn vị tài sản).
+ Phê duyệt dự toán kinh phí mua sắm tài sản từ nguồn ngân sách nhà nước cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp tỉnh.
- Thủ trưởng các Sở, ban, ngành cấp tỉnh quyết định mua sắm tài sản (trừ trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, xe ô tô) có giá trị từ 100 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng/01 đơn vị tài sản hoặc từ 100 triệu đồng trở lên/01 một lần mua sắm tài sản (một gói thầu gồm nhiều tài sản có giá trị dưới 500 triệu đồng/01 đơn vị tài sản) từ dự toán kinh phí được giao hàng năm và nguồn thu được phép để lại sử dụng theo chế độ quy định của các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý.
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định mua sắm tài sản trên cơ sở đề nghị của Trưởng phòng Tài chính - Kế hoạch và Thủ trưởng các cơ quan có liên quan đối với các loại tài sản:
+ Tài sản (trừ trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, xe ô tô) có giá trị từ 100 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng/01 đơn vị tài sản hoặc từ 100 triệu đồng trở lên/01 một lần mua sắm tài sản (một gói thầu gồm nhiều tài sản có giá trị dưới 500 triệu đồng/01 đơn vị tài sản) của các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc cấp huyện và cấp xã;
+ Phê duyệt dự toán kinh phí mua sắm tài sản từ nguồn ngân sách nhà nước cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc cấp huyện và cấp xã.
- Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức, đơn vị trực thuộc các Sở, ban, ngành cấp tỉnh; Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc cấp huyện; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định mua sắm tài sản (trừ trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, xe ô tô) có giá trị dưới 100 triệu đồng/01 đơn vị tài sản hoặc 01 một lần mua sắm tài sản (một gói thầu) từ dự toán kinh phí được giao hàng năm và nguồn thu được phép để lại sử dụng theo chế độ quy định thuộc phạm vi quản lý.
- Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư quyết định mua sắm tài sản (trừ cơ sở hoạt động sự nghiệp, xe ô tô) từ Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp và từ nguồn vốn vay, vốn huy động theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 37 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ.
Điều 5. Thẩm quyền quyết định thuê tài sản công tại Cơ quan, tổ chức, đơn vị
1. Đối với thuê trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp:
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định việc thuê trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp phục vụ hoạt động của các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc cấp tỉnh trên cơ sở đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính và Thủ trưởng các cơ quan có liên quan.
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định việc thuê trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp phục vụ hoạt động của các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc cấp huyện và cấp xã trên cơ sở đề nghị của Trưởng phòng Tài chính - Kế hoạch và Thủ trưởng các cơ quan có liên quan.
2. Đối với thuê tài sản khác (trừ trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp) phục vụ hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị: trong phạm vi dự toán kinh phí được giao hàng năm và nguồn thu được phép để lại sử dụng theo chế độ quy định, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức, đơn vị quyết định thuê theo tiêu chuẩn, định mức của cấp có thẩm quyền.
3. Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư quyết định thuê tài sản từ Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp và từ nguồn vốn vay, vốn huy động theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 38 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ.
Điều 6. Thẩm quyền quyết định thu hồi tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định thu hồi tài sản trên cơ sở đề nghị của Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý, sử dụng tài sản hoặc cơ quan có chức năng thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, xử phạt vi phạm hành chính và các cơ quan quản lý nhà nước khác đối với các loại tài sản:
a) Trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp;
b) Xe ô tô;
c) Tài sản khác có nguyên giá theo sổ sách kế toán từ 500 triệu đồng trở lên/01 đơn vị tài sản hoặc 01 lần thu hồi tài sản (trong đó có tài sản nguyên giá từ 500 triệu đồng trở lên/01 đơn vị tài sản).
2. Thủ trưởng các Sở, ban, ngành cấp tỉnh quyết định thu hồi tài sản (trừ trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, xe ô tô) có nguyên giá theo sổ sách kế toán từ 100 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng/01 đơn vị tài sản hoặc từ 100 triệu đồng trở lên/01 lần thu hồi tài sản (gồm nhiều tài sản có nguyên giá dưới 500 triệu đồng/01 đơn vị tài sản) trên cơ sở đề nghị của Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý hoặc cơ quan có chức năng thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, xử phạt vi phạm hành chính và các cơ quan quản lý nhà nước khác.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thu hồi tài sản (trừ trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, xe ô tô) có nguyên giá theo sổ sách kế toán từ 100 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng/01 đơn vị tài sản hoặc từ 100 triệu đồng trở lên/01 lần thu hồi tài sản (gồm nhiều tài sản có nguyên giá dưới 500 triệu đồng/01 đơn vị tài sản) của các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc cấp huyện và cấp xã trên cơ sở đề nghị của Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý, sử dụng tài sản hoặc cơ quan có chức năng thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, xử phạt vi phạm hành chính và các cơ quan quản lý nhà nước khác.
4. Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức, đơn vị trực thuộc các Sở, ban, ngành cấp tỉnh; Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định thu hồi tài sản (trừ trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, xe ô tô) có nguyên giá theo sổ sách kế toán dưới 100 triệu đồng/01 đơn vị tài sản hoặc 01 lần thu hồi tài sản thuộc phạm vi quản lý hoặc theo yêu cầu của cơ quan có chức năng thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, xử phạt vi phạm hành chính và các cơ quan quản lý nhà nước khác.
Điều 7. Thẩm quyền quyết định điều chuyển tài sản tại cơ quan, tổ chức, đơn vị
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định điều chuyển tài sản trên cơ sở đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính và Thủ trưởng các cơ quan có liên quan trong các trường hợp sau:
a) Giữa các Sở, ban, ngành cấp tỉnh.
b) Giữa các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc cấp tỉnh với cấp huyện, cấp xã.
c) Giữa các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc cấp huyện khác đơn vị hành chính.
2. Thủ trưởng các Sở, ban, ngành cấp tỉnh quyết định điều chuyển tài sản (trừ trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, xe ô tô) trong phạm vi nội bộ giữa các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định điều chuyển tài sản (trừ xe ô tô) trên cơ sở đề nghị của Trưởng phòng Tài chính - Kế hoạch và Thủ trưởng các cơ quan có liên quan trong các trường hợp sau:
a) Giữa các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc cấp huyện quản lý.
b) Giữa các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc cấp huyện với cấp xã.
c) Giữa các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc cấp xã khác đơn vị hành chính.
4. Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức, đơn vị trực thuộc các Sở, ban, ngành cấp tỉnh; Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định điều chuyển tài sản (trừ trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, xe ô tô) thuộc phạm vi quản lý.
Điều 8. Thẩm quyền quyết định bán tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định bán tài sản trên cơ sở đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính và Thủ trưởng các cơ quan có liên quan đối với các loại tài sản:
a) Bán đấu giá tài sản là trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp;
b) Xe ô tô;
c) Tài sản khác có nguyên giá theo sổ sách kế toán từ 500 triệu đồng trở lên/01 đơn vị tài sản hoặc 01 lần bán tài sản (trong đó có tài sản nguyên giá từ 500 triệu đồng trở lên/01 đơn vị tài sản).
2. Thủ trưởng các Sở, ban, ngành cấp tỉnh quyết định bán tài sản (trừ trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, xe ô tô) có nguyên giá theo sổ sách kế toán từ 100 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng/01 đơn vị tài sản hoặc từ 100 triệu đồng trở lên/01 lần bán tài sản (gồm nhiều tài sản có nguyên giá dưới 500 triệu đồng/01 đơn vị tài sản) trên cơ sở đề nghị của Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định bán tài sản (trừ trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, xe ô tô) có nguyên giá theo sổ sách kế toán từ 100 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng/01 đơn vị tài sản hoặc từ 100 triệu đồng trở lên/01 lần bán tài sản (gồm nhiều tài sản có nguyên giá dưới 500 triệu đồng/01 đơn vị tài sản) của các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc cấp huyện và cấp xã trên cơ sở đề nghị của Trưởng phòng Tài chính - Kế hoạch và Thủ trưởng các cơ quan có liên quan.
4. Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức, đơn vị trực thuộc các Sở, ban, ngành cấp tỉnh; Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định bán tài sản (trừ trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, xe ô tô) có nguyên giá theo sổ sách kế toán dưới 100 triệu đồng/01 đơn vị tài sản hoặc 01 lần bán tài sản thuộc phạm vi quản lý.
5. Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp công lập quyết định bán tài sản (trừ cơ sở hoạt động sự nghiệp, xe ô tô) được hình thành từ nguồn Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp hoặc từ nguồn vốn vay, vốn huy động theo quy định tại khoản 2 Điều 50 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ.
Điều 9. Thẩm quyền quyết định thanh lý tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định thanh lý tài sản trên cơ sở đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính và Thủ trưởng các cơ quan có liên quan đối với các loại tài sản sau:
a) Nhà làm việc, công trình sự nghiệp, nhà ở công vụ, tài sản khác gắn liền với đất phải phá dỡ theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để giải phóng mặt bằng thực hiện dự án đầu tư, giải phóng mặt bằng theo quy hoạch và các trường hợp khác theo quy định của pháp luật của các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc cấp tỉnh;
b) Xe Ô tô;
c) Tài sản khác có nguyên giá theo sổ sách kế toán từ 500 triệu đồng trở lên/01 đơn vị tài sản hoặc 01 lần thanh lý tài sản (trong đó có tài sản nguyên giá từ 500 triệu đồng trở lên/01 đơn vị tài sản).
2. Thủ trưởng các Sở, ban, ngành cấp tỉnh quyết định thanh lý tài sản (trừ nhà làm việc, công trình sự nghiệp, nhà ở công vụ, tài sản khác gắn liền với đất, xe ô tô) có nguyên giá theo sổ sách kế toán từ 100 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng/01 đơn vị tài sản hoặc từ 100 triệu đồng trở lên/01 lần thanh lý tài sản (gồm nhiều tài sản có nguyên giá dưới 500 triệu đồng/01 đơn vị tài sản) trên cơ sở đề nghị của Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thanh lý tài sản theo đề nghị của Trưởng phòng Tài chính - Kế hoạch và Thủ trưởng các cơ quan có liên quan đối với các loại tài sản sau:
a) Nhà làm việc, công trình sự nghiệp, nhà ở công vụ, tài sản khác gắn liền với đất phải phá dỡ theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để giải phóng mặt bằng thực hiện dự án đầu tư, giải phóng mặt bằng theo quy hoạch và các trường hợp khác theo quy định của pháp luật của các cơ quan, tổ chức đơn vị thuộc cấp huyện và cấp xã.
b) Tài sản khác (trừ xe ô tô) có nguyên giá theo sổ sách kế toán từ 100 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng/01 đơn vị tài sản hoặc từ 100 triệu đồng trở lên/01 lần thanh lý tài sản (gồm nhiều tài sản có nguyên giá dưới 500 triệu đồng/01 đơn vị tài sản) của các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc cấp huyện và cấp xã.
4. Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức, đơn vị trực thuộc các Sở, ban, ngành cấp tỉnh; Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định thanh lý tài sản (trừ nhà làm việc, công trình sự nghiệp, nhà ở công vụ, tài sản khác gắn liền với đất, xe ô tô) có giá trị dưới 100 triệu đồng/01 đơn vị tài sản hoặc 01 lần thanh lý tài sản thuộc phạm vi quản lý.
5. Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp công lập quyết định thanh lý tài sản (trừ công trình sự nghiệp, nhà ở công vụ, tài sản khác gắn liền với đất, xe ô tô và tài sản khác có nguyên giá từ 500 triệu đồng trở lên/01 đơn vị tài sản) theo quy định tại khoản 2 Điều 51 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ.
Điều 10. Thẩm quyền quyết định tiêu hủy tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị
1. Tài sản công bị tiêu hủy theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước, pháp luật về môi trường và pháp luật có liên quan theo quy định tại khoản 1 Điều 46 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.
2. Thẩm quyền quyết định tiêu hủy tài sản công:
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định tiêu hủy tài sản trên cơ sở đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính và Thủ trưởng các cơ quan có liên quan đối với các loại tài sản sau:
- Nhà làm việc, công trình sự nghiệp, nhà ở công vụ, tài sản khác gắn liền với đất;
- Xe ô tô;
- Tài sản khác có nguyên giá theo sổ sách kế toán từ 500 triệu đồng trở lên/01 đơn vị tài sản hoặc 01 lần tiêu hủy tài sản (trong đó có tài sản nguyên giá từ 500 triệu đồng trở lên/01 đơn vị tài sản).
2. Thủ trưởng các Sở, ban, ngành cấp tỉnh quyết định tiêu hủy đối với tài sản (trừ nhà làm việc, công trình sự nghiệp, nhà ở công vụ, tài sản khác gắn liền với đất, xe ô tô) có nguyên giá theo sổ sách kế toán từ 100 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng/01 đơn vị tài sản hoặc từ 100 triệu đồng trở lên/01 lần tiêu hủy tài sản (gồm nhiều tài sản có nguyên giá dưới 500 triệu đồng/01 đơn vị tài sản) trên cơ sở đề nghị của Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức/đơn vị thuộc phạm vi quản lý.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định tiêu hủy đối với tài sản (trừ nhà làm việc, công trình sự nghiệp, nhà ở công vụ, tài sản khác gắn liền với đất, xe ô tô) có nguyên giá theo sổ sách kế toán từ 100 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng/01 đơn vị tài sản hoặc từ 100 triệu đồng trở lên/01 lần tiêu hủy tài sản gồm nhiều tài sản có nguyên giá dưới 500 triệu đồng/01 đơn vị tài sản) trên cơ sở đề nghị của Trưởng phòng Tài chính - Kế hoạch và Thủ trưởng các cơ quan có liên quan.
4. Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức, đơn vị trực thuộc các Sở, ban, ngành cấp tỉnh; Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định tiêu hủy đối với tài sản (trừ nhà làm việc, công trình sự nghiệp, nhà ở công vụ, tài sản khác gắn liền với đất, xe ô tô) có nguyên giá theo sổ sách kế toán dưới 100 triệu đồng/01 đơn vị tài sản hoặc 01 lần tiêu hủy tài sản thuộc phạm vi quản lý.
Điều 11. Thẩm quyền quyết định xử lý tài sản công trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại tại cơ quan, tổ chức, đơn vị
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định xử lý tài sản trên cơ sở đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính và Thủ trưởng các cơ quan có liên quan đối với các loại tài sản sau:
a) Nhà làm việc, công trình sự nghiệp, nhà ở công vụ, tài sản khác gắn liền với đất;
b) Xe ô tô;
c) Tài sản khác có nguyên giá theo sổ sách kế toán từ 500 triệu đồng trở lên/01 đơn vị tài sản hoặc 01 lần xử lý tài sản (trong đó có tài sản nguyên giá từ 500 triệu đồng trở lên/01 đơn vị tài sản).
2. Thủ trưởng các Sở, ban, ngành cấp tỉnh quyết định xử lý đối với tài sản (trừ nhà làm việc, công trình sự nghiệp, nhà ở công vụ, tài sản khác gắn liền với đất, xe ô tô) có nguyên giá theo sổ sách kế toán từ 100 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng/01 đơn vị tài sản hoặc từ 100 triệu đồng trở lên/01 lần xử lý tài sản (gồm nhiều tài sản có nguyên giá dưới 500 triệu đồng/01 đơn vị tài sản) trên cơ sở đề nghị của Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định xử lý đối với tài sản (trừ nhà làm việc, công trình sự nghiệp, nhà ở công vụ, tài sản khác gắn liền với đất, xe ô tô) có nguyên giá theo sổ sách kế toán từ 100 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng/01 đơn vị tài sản hoặc từ 100 triệu đồng trở lên/01 lần xử lý tài sản (gồm nhiều tài sản có nguyên giá dưới 500 triệu đồng/01 đơn vị tài sản) trên cơ sở đề nghị của Trưởng phòng Tài chính - Kế hoạch và Thủ trưởng các cơ quan có liên quan.
4. Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức, đơn vị trực thuộc các Sở, ban, ngành cấp tỉnh; Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định xử lý đối với tài sản (trừ nhà làm việc, công trình sự nghiệp, nhà ở công vụ, tài sản khác gắn liền với đất, xe ô tô) có nguyên giá theo sổ sách kế toán dưới 100 triệu đồng/01 đơn vị tài sản hoặc 01 lần xử lý tài sản thuộc phạm vi quản lý.
Điều 12. Thẩm quyền phê duyệt phương án xử lý tài sản phục vụ hoạt động của dự án thuộc địa phương quản lý
1. Tài sản phục vụ hoạt động dự án là tài sản được hình thành theo quy định tại khoản 1 Điều 101 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.
2. Thẩm quyền phê duyệt phương án điều chuyển, bán, thanh lý, tiêu hủy, xử lý tài sản trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại thực hiện theo quy định tại Điều 7, Điều 8, Điều 9, Điều 10, Điều 11 Nghị quyết này.
Điều 13. Điều khoản thi hành
1. Các nội dung khác có liên quan đến việc quản lý, sử dụng tài sản công không nêu trong Nghị quyết này thì thực hiện theo Luật Quản lý, sử dụng tài sản công ngày 21 tháng 6 năm 2017; Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2017, Nghị định số 165/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2017, Nghị định số 167/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ; Thông tư số 144/2017/TT-BTC ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và các quy định của pháp luật có liên quan.
2. Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, Hội đồng nhân dân tỉnh giao Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh xem xét Tờ trình của Ủy ban nhân dân tỉnh để thống nhất hướng giải quyết và báo cáo tại kỳ họp Hội đồng nhân dân tỉnh gần nhất./. | {
"issuing_agency": "Tỉnh An Giang",
"promulgation_date": "19/07/2018",
"sign_number": "04/2018/NQ-HĐND",
"signer": "Võ Anh Kiệt",
"type": "Nghị quyết"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Giao-thong-Van-tai/Nghi-dinh-thu-1997-thuc-hien-Hiep-dinh-van-tai-duong-bo-giua-Chinh-phu-Viet-Nam-Cong-hoa-nhan-dan-Trung-Hoa-86154.aspx | Nghị định thư 1997 thực hiện Hiệp định vận tải đường bộ giữa Chính phủ Việt Nam Cộng hoà nhân dân Trung Hoa | NGHỊ ĐỊNH THƯ
CỦA BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI VIỆT NAM VÀ BỘ GIAO THÔNG TRUNG QUỐC THỰC HIỆN HIỆP ĐỊNH VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ GIỮA CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HOÀ NHÂN DÂN TRUNG HOA (1997).
Bộ Giao thông vận tải nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Bộ Giao thông nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa ký bản nghị định thư này nhằm thực hiện "Hiệp định vận tải đường bộ" đã ký ngày 22/11/1994 giữa chính phủ nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa để triển khai việc vận chuyển hành hoá, hành khách bằng ôtô giữa hai nước.
Điều 1. Trên cơ sở những nguyên tắc cơ bản của hiệp định vận tải đường bộ giữa Chính phủ hai nước, để định ra những quy định cụ thể trong bản nghị định thư này. Khi thực hiện vận chuyển hàng hoá, hành khách giữa hai nước phải thực hiện nghị định thư này.
Điều 2. Khi vận chuyển hàng hoá, hành khách định kỳ, không định kỳ giữa hai nước, người thực hiện và phương tiện vận tải phải có giấy phép vận chuyển ôtô quốc tế (sau đây gọi tắt là giấy phép), các giấy tờ vận chuyển có liên quan và ký hiệu vận chuyển quốc tế đặc trưng, do bộ giao thông và các cơ quan quản lý có thẩm quyền của hai nước cấp phát.
Các cơ quan quản lý có thẩm quyền của mỗi bên mà bản Nghị định thư chỉ định nếu không chỉ định gì thêm thì chính là các đơn vị sau đây:
Phía Việt Nam: Sở giao thông vận tải tỉnh Quảng Ninh.
Sở giao thông vận tải tỉnh Lạng Sơn.
Sở giao thông vận tải tỉnh Cao Bằng.
Sở giao thông vận tải tỉnh Hà Giang.
Sở giao thông vận tải tỉnh Loà Cai.
Sở giao thông vận tải tỉnh Lai Châu.
Phía Trung Quốc: Ty giao thông khu tự trị Quảng Tây.
Ty giao thông tỉnh Vân Nam.
Điều 3. Trước mắt việc vận chuyển hành khách (bao gồm cả khách du lịch) và vận chuyển hàng hoá qua các cửa khẩu đã được thông qua dưới đây:
Việt Nam
Trung Quốc
1. Móng Cái
1. Đông Hưng
2. Hữu Nghị
2. Hữu Nghị Quan
3. Tà Lùng
3. Thuỷ Khẩu
4. Thanh Thuỷ
4. Thiên Bảo
5. Lào Cai
5. Hà Khẩu
6. Ma Lu Thàng
6. Kim Thuỷ Hà
Nếu cần tiến hành vận tải hành khách và hàng hóa bằng ôtô qua những cặp cửa khẩu khác trong số những cặp cửa khẩu đã được hai chính phủ cho phép mở, thì do cơ quan chủ quản vận tải được uỷ quyền của hai Bên bàn bạc và báo cáo với Bộ giao thông và cơ quan hữu quan của mình phê chuẩn, và do Bộ giao thông hai nước xác nhận bằng hình thức văn bản rồi được thực hiện.
Điều 4. Các đường vận tải hành khách, hàng hoá giữa hai nước do cơ quan quản lý có thẩm quyền của hai bên ký kết phê chuẩn, hai bên làm các thủ tục cần thiết, thông báo cho Bộ giao thông của nước mình phê chuẩn và sau khi đã thông báo xong mới thực hiện.
Điều 5. Nhiệm vụ vận chuyển hành khách, hàng hoá giữa hai nước do các doanh nghiệp vận tải được cơ quan quản lý có thẩm quyền phê chuẩn, đảm nhiệm. Hai bên phải thông báo cho nhau về các đơn vị vận tải, số đăng ký xe và trọng lượng thiết kế của các xe được phê chuẩn thực hiện vận tải quốc tế giữa hai nước Việt Nam -Trung Quốc.
Điều 6.
1/ Giấy phép vận chuyển được chia thành ba loại: A, B, C (Mẫu giấy phép có phụ pục kèm theo).
Loại A (màu hồng) dùng để vận chuyển hành khách (bao gồm khách du lịch) định kỳ, có hiệu lực 1 năm.
Loại B (màu lam nhạt) dùng để vận chuyển hành khách (bao gồm khách du lịch) không định kỳ và xe chở hành lý, có hiệu lực là một lần đi và về.
Loại C (màu vàng nhạt) dùng để vận chuyển hàng hoá, có hiệu lực là một lần đi và về.
2/ Hai bên căn cứ vào mẫu mã đã được bàn bạc, chuẩn bị mẫu giấy phép vận chuyển của mỗi bên. Giấy phép vận chuyển của Việt Nam, tiếng Việt ở trên, tiếng Trung ở dưới. Giấy phép vận chuyển của Trung Quốc, tiếng Trung ở trên, tiếng Việt ở dưới. Từng năm, hai bên biên soạn chủng loại và ký hiệu của giấy phép, do cơ quan quản lý đóng dấu, các ngành thực thi cụ thể sẽ thực hiện việc cấp phát và kiểm tra giấy phép vận chuyển.
3/ Cơ quan quản lý đóng dấu trên giấy phép vận chuyển về phía Việt Nam là Bộ giao thông vận tải nước CHXHCN Việt nam và các sở giao thông vận tải được uỷ quyền như sở Giao thông vận tải tỉnh Quảng Ninh, Sở giao thông vận tải Lạng Sơn, Sở giao thông vận tải Cao Bằng, Sở giao thông vận tải Hà Giang, Sở Giao thông vận tải Lào cai, Sở Giao thông vận tải Lai Châu. Phía Trung Quốc là Bộ giao thông nước CHND Trung Hoa và ty giao thông khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, Ty giao thông tỉnh Vân Nam được uỷ quyền. Các ngành thực thi cụ thể, phía Việt Nam là các phòng quản lý vận tải do sở giao thông vận tải Quảng Ninh, Sở giao thông vận tải Lạng Sơn, Sở giao thông vận tải Cao Bằng, Sở giao thông vận tải Hà Giang, Sở giao thông vận tải Lào Cai, Sở giao thông vận tải Lai Châu đặt tại cửa khẩu. Phía Trung quốc là phòng quản lý xuất nhập cảnh ôtô và trạm quản lý giao thông vận tải đặt tại cửa khẩu của khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, Phòng quản lý vận chuyển cửa khẩu thuộc ty giao thông và Trạm quản lý giao thông vận tải đặt tại cửa khẩu của tỉnh Vân Nam.
4/ Sau khi cơ quan quản lý của hai bên đóng dấu và các ngành thực thi cụ thể ký, đóng dấu xong giấy phép vận chuyển mới có hiệu lực.
5/ Giấy phép vận chuyển mỗi năm được trao đổi hai lần. Cơ quan quản lý vận tải có thẩm quyền của hai bên căn cứ vào nhu cầu vận chuyển hành khách và hàng hoá, tôn trọng nguyên tắc đối đẳng sẽ bàn bạc số lượng trao đổi. Thời gian và địa điểm trao đổi cụ thể sẽ do Cơ quan quản lý vận tải có thẩm quyền của hai bên bàn bạc vào dịp khác.
6/ Đối với "giấy phép đặc biệt" được đề cập trong Hiệp định vận tải đường bộ giữa chính phủ hai nước, hai bên sẽ bàn vào dịp khác.
Điều 7. Phương tiện vận tải thực hiện vận chuyển hành khách, hàng hoá giữa hai nước, phải có phù hiệu vận chuyển quốc tế đặc trưng do Bộ giao thông vận tải hai nước thiết kế.
Phù hiệu dặc trưng của Việt Nam là: VMT (Vietnam Motor Transportation).
Phù hiệu đặc trưng của Trung Quốc là: CMT (China Motor Transportation).
Điều 8. Hình thức, mẫu mã của các giấy tờ vận chuyển hành khách, hàng hoá sẽ do cơ quan quản lý vận tải có thẩm quyền của hai bên bàn bạc.
Điều 9. Cơ quan quản lý vận tải đặt tại cửa khẩu của hai bên ký kết sẽ chịu trách nhiệm kiểm tra giấy phép vận chuyển, phù hiệu đặc trưng của xe và các giấy tờ vận tải liên quan khác.
Điều 10. Khi phương tiện giao thông của một Bên ký kết đi vào lãnh thổ của Bên ký kết kia thì phải tôn trọng luật pháp và quy định về vận tải ôtô có liên quan khác của nước đó, nếu kích thước hoặc trọng lượng của xe chở hàng hoặc không chở hàng vượt quá quy định của nước sở tại và chở những hàng hoá nguy hiểm, thì người thực hiện vận chuyển phải có giấy phép đặc biệt mà cơ quan quản lý của nước sở tại cấp phát.
Điều 11. Điểm dừng xe, tuyến xe, thời gian biểu chạy xe của việc vận chuyển hành khách có định kỳ giữa hai nước sẽ do cơ quan quản lý vận tải có thẩm quyền của hai bên ký kết bàn bạc bằng văn bản, khi thấy cần thiết có thể gặp gỡ bàn bạc giải quyết. Cơ quan quản lý vận tải có thẩm quyền của một bên ký kết sau khi nhận được yêu cầu về những vấn đề trên của bên ký kết kia, thì phải trả lời trong thời gian là 30 ngày.
Điều 12. Vé vận chuyển hành khách định kỳ của hai bên được quy định như sau:
1/ Vận chuyển hành khách định kỳ thực hiện chế độ vé thống nhất, mẫu vé sẽ do cơ quan quản lý vận tải có thẩm quyền của hai bên bàn bạc. Mẫu vé bao gồm hai thứ tiếng của hai nước. Mỗi bên tự in mẫu vé.
2/ Do lý do riêng, hành khách không thể đi đúng thời gian được thì phải trả vé trước khi xe chạy 2 tiếng nhưng bị thu phí trả vé là 10 % giá vé, nếu dưới 2 tiếng thì vé này sẽ hết hạn.
3/ Do đau ốm, có giấy chứng nhận của bệnh viện, không thể đi xe được hành khách phải trả lại vé trước khi xe chạy 1 tiếng nhưng vẫn bị thu phí trả vé là 10 % giá vé hoặc có thể đổi sang chuyến xe khác cùng tuyến trong vòng 3 ngày. Nếu giữa đường hành khách không đi tiếp nữa thì được trả lại tiền vé quãng đường không đi tiếp nhưng vẫn bị thu phí trả vé là 10 % giá vé của quãng đường chưa đi.
4/ Đối với việc trẻ em được miễn vé hoặc mua nửa vé sẽ căn cứ vào quy định hữu quan của từng bên ký kết.
5/ Thời hạn của vé tính từ ngày lên xe tới ngày kết thúc hành trình, nhưng nếu chuyến xe này phát sinh những tình huống đặc biệt như có sự cố, sau khi thông qua kiểm chứng, hành khách có thể miễm phí chuyển sang xe khác; Nếu hành khách yêu cầu trả vé thì có thể được giải quyết và không thu phí trả vé.
Điều 13. Những hành khách đi tuyến xe vận tải giữa hai nước chấp hành một số yêu cầu sau:
1/ Phải có vé còn thời hạn theo mẫu quy định thống nhất giữa hai nước và có giấy tờ xuất nhập cảnh cần thiết do Chính phủ hai nước chấp nhận.
2/ Những hành khách thần kinh không ổn định hoặc mắc bệnh truyền nhiễm mà không có người đi kèm hoặc có người đi kèm nhưng vẫn đe doạ sự an toàn và lây bệnh đến các hành khách khác thì không được đi xe.
Điều 14. Việc vận chuyển hành lý, hàng hoá (sau đây gọi tắt là hàng hoá) của hành khách giữa hai nước được quy định như sau:
1/ Hành khách được miễn phí hành lý xách tay 10 Kg.
2/ Hàng hoá của hành khách vượt quá trọng lượng miễn phí xách tay thì phải gửi hàng. Hàng hoá gửi phải đóng gói cẩn thận, buộc chặt, để thuận tiện cho việc bốc dỡ. Giá vé gửi hàng sẽ bàn vào dịp khác.
3/ Cấm gửi và xách tay những hàng hoá nguy hiểm, dễ nổ, dễ cháy có khả năng làm tổn hại, gây ô nhiễm và cản trở sự an toàn của các hành khách khác.
4/ Cấm gửi và xách tay những hàng hoá mà Chính phủ hai nước đã cấm xuất nhập cảnh và vận chuyển.
5/ Đối với những hàng hoá có nghi vấn, nhân viên ở tại các bến xe có thể yêu cầu hành khách có hàng khai báo để kiểm tra.
Điều 15. Chủ hàng có thể ký hợp đồng vận chuyển với các doanh nghiệp vận tải mà hai bên ký kết cho phép tham gia vận chuyển quốc tế.
Điều 16.
1/ Hai bên ký kết cung cấp dịch vụ cần thiết cho lái xe và nhân viên, hành khách, phương tiện giao thông khi đang thực hiện nhiệm vụ vận chuyển giữa hai nước. Phí dịch vụ sẽ theo quy định của từng nước.
2/ Phương tiện vận tải hành khách và hàng hoá của bất kỳ bên ký kết nào khi xảy ra sự cố giao thông trên lãnh thổ nước ký kết kia thì phải giải quyết theo quy định hữu quan của nước sở tại, đồng thời nhanh chóng thông báo cho đối phương biết. Bên có sự cố xảy ra phải có sự giúp đỡ cần thiết cho lái xe, nhân viên và hành khách.
Điều 17. Giá vé, loại tiền sử dụng phương thức thanh toán và chi trả... của việc vận tải hành khách, hàng hoá bằng ôtô giữa hai nước sẽ do cơ quan quản lý vận tải có thẩm quyền của hai bên ký kết gặp gỡ, bàn bạc. Sau khi báo cáo cho cơ quan chủ quản của nhà nước phê chuẩn và thông báo cho nhau xong mới thực hiện.
Điều 18. Những vấn đề liên quan đến việc vận chuyển hành khách, hàng hoá bằng ôtô giữa hai nước mà nghị định thư này không đề cập tới sẽ được giải quyết theo quy định hữu quan của mỗi bên ký kết và theo Hiệp định Vận tải đường bộ giữa Chính phủ Việt Nam và Trung Quốc.
Thời hạn của nghị định thư này có cùng thời hạn với Hiệp định vận tải đường bộ giữa Chính phủ Việt Nam và Trung Quốc.
Nghị định thư này ký tại Hà Nội - Việt Nam ngày 03 tháng 6 năm 1997 làm thành hai bản bằng tiếng Việt và tiếng Trung, hai bản đều có giá trị như nhau. Nghị định thư có hiệu lực kể từ ngày ký.
ĐẠI DIỆN BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
NƯỚC CHXH CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
ĐẠI DIỆN BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
NƯỚC CH NHÂN DÂN TRUNG HOA | {
"issuing_agency": "Chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam",
"promulgation_date": "03/06/1997",
"sign_number": "Khongso",
"signer": "***",
"type": "Điều ước quốc tế"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-chinh-nha-nuoc/Quyet-dinh-10-2023-QD-UBND-quan-ly-thanh-toan-giao-cong-dong-tu-xay-dung-cong-trinh-Khanh-Hoa-564967.aspx | Quyết định 10/2023/QĐ-UBND quản lý thanh toán giao cộng đồng tự xây dựng công trình Khánh Hòa | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KHÁNH HÒA
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 10/2023/QĐ-UBND
Khánh Hòa, ngày 18 tháng 4 năm 2023
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ, THANH TOÁN, QUYẾT TOÁN VỐN ĐẦU TƯ NGUỒN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC GIAO CHO CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ HƯỞNG LỢI TRỰC TIẾP TỰ THỰC HIỆN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH THEO ĐỊNH MỨC HỖ TRỢ (BẰNG HIỆN VẬT HOẶC BẰNG TIỀN) THUỘC CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KHÁNH HÒA
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KHÁNH HÒA
Căn cứ Luật tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 99/2021/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2021 của Chính phủ quy định về quản lý, thanh toán, quyết toán dự án sử dụng vốn đầu tư công;
Căn cứ Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19 tháng 4 năm 2022 của Chính phủ quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia;
Căn cứ Thông tư số 96/2021/TT-BTC ngày 11 tháng 11 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về hệ thống mẫu biểu sử dụng trong công tác quyết toán;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính tại Tờ trình số 1078/TTr-STC ngày 17 tháng 3 năm 2023 và tại công văn số 1466/STC-TCĐT ngày 12 tháng 4 năm 2023,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về quản lý, thanh toán, quyết toán vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước giao cho cộng đồng tự thực hiện xây dựng công trình theo định mức hỗ trợ (bằng hiện vật hoặc bằng tiền) thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30 tháng 4 năm 2023.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Xây dựng, Giao thông Vận tải, Lao động - Thương binh và Xã hội, Văn hóa và Thể thao, Du lịch, Khoa học và Công nghệ, Thông tin và Truyền thông; Giám đốc Kho bạc nhà nước tỉnh, huyện; Chánh Văn phòng điều phối chương trình xây dựng Nông thôn mới; Trưởng ban Ban Dân tộc; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Ủy ban thường vụ Quốc hội;
- Văn phòng Chính phủ;
- Cục kiểm tra văn bản QPPL - Bộ Tư pháp;
- Vụ Pháp chế - Bộ Tài chính;
- Vụ Pháp chế - Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
- Vụ Pháp chế - Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội;
- Vụ Pháp chế - Bộ Nông nghiệp và PTNT;
- Vụ Pháp chế - Ủy ban dân tộc;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Các Ban HĐND tỉnh;
- Các Đại biểu HĐND tỉnh;
- VP Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh;
- Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh;
- Sở Tư pháp;
- Trung tâm Cổng thông tin và điện tử tỉnh;
- Trung tâm Công báo Khánh Hòa;
- Báo Khánh Hòa; Đài PT&TH Khánh Hòa;
- Lưu: VP, TL, TLe.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Nguyễn Tấn Tuân
QUY ĐỊNH
VỀ QUẢN LÝ, THANH TOÁN, QUYẾT TOÁN VỐN ĐẦU TƯ NGUỒN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC GIAO CHO CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ HƯỞNG LỢI TRỰC TIẾP TỰ THỰC HIỆN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH THEO ĐỊNH MỨC HỖ TRỢ (BẰNG HIỆN VẬT HOẶC BẰNG TIỀN) THUỘC CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KHÁNH HÒA
(Ban hành kèm theo Quyết định số 10/2023/QĐ-UBND ngày 18/4/2022 của UBND tỉnh Khánh Hòa)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Quy định về quản lý, thanh toán và quyết toán vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước giao cho cộng đồng dân cư hưởng lợi trực tiếp tự thực hiện xây dựng công trình theo định mức hỗ trợ (bằng hiện vật hoặc bằng tiền) thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Quy định này áp dụng đối với các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức, cộng đồng dân cư, cá nhân có liên quan đến việc sử dụng, quản lý, thanh toán, quyết toán vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước giao cho cộng đồng tự thực hiện xây dựng công trình theo định mức hỗ trợ (bằng hiện vật hoặc bằng tiền) đối với các công trình áp dụng cơ chế đặc thù thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.
Điều 3. Tiêu chí lựa chọn dự án đầu tư xây dựng giao cho cộng đồng dân cư tự thực hiện
Thuộc danh mục loại dự án được áp dụng cơ chế đặc thù do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành, có kỹ thuật không phức tạp và tổng mức đầu tư dưới 500 triệu đồng, do cộng đồng dân cư hưởng lợi trực tiếp có đủ năng lực quản lý, tổ chức thi công.
Điều 4. Nguyên tắc quản lý, thanh toán vốn
1. Việc quản lý, thanh toán vốn đầu tư nguồn ngân sách Nhà nước giao cho cộng đồng dân cư hưởng lợi trực tiếp tự thực hiện xây dựng công trình theo định mức hỗ trợ (bằng hiện vật hoặc bằng tiền) đảm bảo đúng mục đích, đúng đối tượng, tiết kiệm, hiệu quả đúng quy định về quản lý đầu tư công và ngân sách nhà nước của pháp luật hiện hành và quy định tại Nghị định số 99/2021/NĐ-CP ngày 11/11/2021 của Chính phủ quy định về quản lý, thanh toán, quyết toán dự án sử dụng vốn đầu tư công (Nghị định số 99/2021/NĐ-CP) và khoản 5 Điều 13 Nghị định số 27/2022/NĐ-CP của Chính phủ.
2. Các dự án giao cho cộng đồng dân cư tự thực hiện xây dựng công trình được chủ đầu tư (Ban quản lý xã) tạm ứng, thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản thông qua người đại diện của cộng đồng dân cư (Ban phát triển thôn) và không yêu cầu bảo lãnh tạm ứng vốn. Người đại diện thanh toán trực tiếp cho người dân tham gia thực hiện thi công xây dựng dự án.
3. Đối với các công việc được thực hiện thông qua hợp đồng, việc thanh toán căn cứ vào hợp đồng phải phù hợp với loại hợp đồng, giá hợp đồng và các điều kiện trong hợp đồng. Số lần thanh toán, giai đoạn thanh toán, thời điểm thanh toán, hồ sơ thanh toán và điều kiện thanh toán phải được quy định cụ thể trong hợp đồng. Chủ đầu tư có trách nhiệm tuân thủ các điều kiện áp dụng các loại giá hợp đồng theo quy định hiện hành.
Đối với các công việc được thực hiện không thông qua hợp đồng, việc thanh toán trên căn cứ bảng xác định giá trị công việc hoàn thành. Chủ đầu tư chịu trách nhiệm về tính chính xác, hợp pháp của khối lượng và giá trị đề nghị thanh toán theo dự toán chi phí thực hiện công việc được duyệt phù hợp với tính chất từng loại công việc.
4. Cơ quan kiểm soát, thanh toán vốn có trách nhiệm kiểm soát, thanh toán vốn kịp thời, đầy đủ, đúng quy định cho dự án khi có đủ điều kiện thanh toán, đủ hồ sơ thanh toán theo quy định.
Điều 5. Phân bổ kế hoạch vốn
1. Việc lập kế hoạch, phân bổ chi tiết kế hoạch thực hiện vốn đầu tư nguồn ngân sách Nhà nước giao cho cộng đồng dân cư hưởng lợi trực tiếp tự thực hiện xây dựng công trình thực hiện theo Nghị định số 27/2022/NĐ-CP của Chính phủ.
2. Cơ quan tài chính có trách nhiệm nhập kế hoạch vốn đầu tư trên Hệ thống thông tin quản lý ngân sách và Kho bạc (TABMIS) theo hướng dẫn tại Thông tư số 123/2014/TT-BTC ngày 27/8/2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn tổ chức vận hành, khai thác Hệ thống thông tin quản lý ngân sách và Kho bạc (TABMIS).
Điều 6. Thủ tục đăng ký sử dụng tài khoản, bổ sung tài khoản và thay đổi mẫu dấu, mẫu chữ ký của đơn vị giao dịch tại Kho bạc nhà nước
Thực hiện theo quy định tại Nghị định số 11/2020/NĐ-CP ngày 20 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ quy định về thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực Kho bạc nhà nước và Thông tư số 18/2020/TT-BTC ngày 31 tháng 3 năm 2022 của Bộ Trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn đăng ký và sử dụng tài khoản tại Kho bạc nhà nước.
Điều 7. Hồ sơ kiểm soát, thanh toán vốn
Chủ đầu tư gửi hồ sơ, tài liệu sau đây đến Kho bạc nhà nước nơi mở tài khoản thanh toán (gửi lần đầu khi giao dịch với cơ quan kiểm soát, thanh toán hoặc khi có phát sinh, điều chỉnh), các tài liệu là bản chính hoặc sao y bản chính của chủ đầu tư theo quy định tại khoản 4 Điều 9 Nghị định số 99/2021/NĐ-CP
Điều 8. Tạm ứng vốn
1. Mức vốn tạm ứng: Thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 10 Nghị định số 99/2021/NĐ-CP
2. Hồ sơ tạm ứng vốn: Thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Nghị định số 99/2021/NĐ-CP
3. Thu hồi vốn tạm ứng: Thực hiện theo quy định tại khoản 5 Điều 10 Nghị định số 99/2021/NĐ-CP
Điều 9. Thanh toán khối lượng hoàn thành
1. Đối với các công việc được thực hiện thông qua hợp đồng: Thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 9 Nghị định số 99/2021/NĐ-CP .
2. Đối với các công việc được thực hiện không thông qua hợp đồng: Thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 9 Nghị định số 99/2021/NĐ-CP .
Điều 10. Chi phí quản lý dự án
1. Hồ sơ pháp lý (gửi một lần vào đầu năm hoặc khi có phát sinh, điều chỉnh, bổ sung): Thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 7 Điều 9 Nghị định số 99/2021/NĐ-CP .
2. Hồ sơ tạm ứng vốn, hồ sơ thanh toán: Thực hiện theo quy định tại điểm b, điểm c khoản 7 Điều 9 Nghị định số 99/2021/NĐ-CP .
Điều 11. Quyết toán vốn đầu tư theo năm ngân sách (Quyết toán theo niên độ)
1. Đối với vốn ngân sách nhà nước, các cơ quan, đơn vị, tổ chức có liên quan đến việc giải ngân vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước lập báo cáo quyết toán theo niên độ khi kết thúc năm ngân sách.
2. Trình tự, thời hạn lập, gửi, xét duyệt, thẩm định và ra thông báo thẩm định quyết toán theo năm ngân sách: Thực hiện theo quyết định số 03/2023/QĐ-UBND ngày 27/02/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quy định thời hạn gửi báo cáo quyết toán vốn đầu tư công theo năm ngân sách của chủ đầu tư, sở, phòng, ban thuộc ngân sách cấp tỉnh, cấp huyện quản lý; Trình tự, thời hạn lập, gửi, xét duyệt, thẩm định và ra thông báo thẩm định quyết toán vốn đầu tư công theo năm ngân sách thuộc ngân sách cấp xã quản lý trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.
Điều 12. Quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành
1. Các dự án giao cho cộng đồng dân cư hưởng lợi trực tiếp tự thực hiện xây dựng công trình theo định mức hỗ trợ (bằng hiện vật hoặc bằng tiền) thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa khi hoàn thành bàn giao đưa vào khai thác sử dụng phải lập báo cáo quyết toán và được thẩm tra phê duyệt quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành theo đúng chế độ quy định về quản lý tài chính hiện hành.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã sử dụng công chức chuyên môn thuộc quyền quản lý để thẩm tra báo cáo quyết toán dự án hoàn thành.
3. Lập báo cáo quyết toán, thẩm quyền thẩm tra, phê duyệt quyết toán; nội dung thẩm tra quyết toán; thời hạn quyết toán; chế độ báo cáo, kiểm tra và các nội dung có liên quan khác: Thực hiện theo Nghị định số 99/2021/NĐ-CP ngày 11/11/2021 của Chính phủ quy định về quản lý, thanh toán, quyết toán dự án sử dụng vốn đầu tư công và Thông tư số 96/2021/TT-BTC ngày 11/11/2021 của Bộ Tài chính quy định về hệ thống mẫu biểu sử dụng trong công tác quyết toán.
4. Đối với công trình thực hiện theo hình thức nhà nước hỗ trợ bằng hiện vật:
a) Chủ đầu tư có trách nhiệm thực hiện các thủ tục nhận bàn giao, chuẩn bị mặt bằng, kho bãi để bảo quản hiện vật hỗ trợ, mở sổ kế toán chi tiết để theo dõi riêng hiện vật được bàn giao.
b) Giá trị của hiện vật phải được quy đổi ra tiền và tổng hợp vào chi phí đầu tư xây dựng công trình.
Điều 13. Trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức có liên quan
1. Trách nhiệm của Sở Kế hoạch và Đầu tư:
Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và các cơ quan liên quan tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện thẩm định danh mục dự án đầu tư, cơ cấu các nguồn vốn, lồng ghép, phân bổ, giao kế hoạch vốn đầu tư trung hạn và hằng năm thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia theo đúng quy định.
2. Trách nhiệm của Sở Tài chính, Phòng Tài chính - Kế hoạch:
a) Sở Tài chính phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư và các sở, ngành liên quan trong việc thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn ngân sách, tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh kinh phí từ ngân sách tỉnh theo quy định hiện hành; kiểm tra tình hình quản lý, sử dụng và quyết toán vốn đầu tư.
b) Phòng Tài chính - Kế hoạch tham mưu giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện phân bổ kế hoạch và điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư do cấp huyện quản lý theo quy định; tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch vốn hàng năm theo quy định; thẩm tra báo cáo quyết toán dự án hoàn thành (trường hợp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có văn bản đề nghị).
3. Trách nhiệm của Kho bạc nhà nước tỉnh, huyện: Kiểm soát, thanh toán vốn kịp thời, đầy đủ cho dự án khi đã có đủ điều kiện và đúng thời gian quy định của pháp luật hiện hành và Nghị định số 99/2021/NĐ-CP ngày 11/11/2021; đôn đốc chủ đầu tư thực hiện đúng quy định về tạm ứng, thu hồi vốn tạm ứng; thực hiện chế độ thông tin báo cáo và quyết toán vốn đầu tư theo quy định.
4. Trách nhiệm của Ban Dân tộc, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Văn phòng điều phối chương trình xây dựng nông thôn mới căn cứ chức năng, nhiệm vụ để phối hợp tổ chức thực hiện.
5. Trách nhiệm UBND huyện, thị xã, thành phố:
a) Thực hiện phân bổ và điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư do cấp huyện quản lý; giao nhiệm vụ, chỉ đạo cơ quan chuyên môn được giao quản lý về xây dựng trực thuộc cử cán bộ chuyên môn hỗ trợ lập Hồ sơ xây dựng công trình đơn giản nếu UBND cấp xã có văn bản đề nghị; thực hiện quy định chế độ thông tin báo cáo.
b) Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc tổ chức thực hiện tại cấp xã.
6. Trách nhiệm của UBND cấp xã:
a) Chỉ đạo việc triển khai thực hiện các dự án giao cho cộng đồng tự thực hiện xây dựng công trình trên địa bàn xã theo cơ chế đặc thù; huy động sự tham gia của các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn xã tham gia thực hiện xây dựng công trình.
b) Tổ chức thẩm định, phê duyệt Hồ sơ xây dựng công trình đơn giản; Thẩm tra, phê duyệt quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành. Trường hợp Ủy ban nhân dân cấp xã không đủ năng lực thẩm định Hồ sơ xây dựng công trình đơn giản, thẩm tra quyết toán các công trình hoàn thành, Ủy ban nhân dân cấp xã có văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân cấp huyện giao cho cơ quan được giao quản lý về xây dựng thuộc UBND cấp huyện tổ chức thẩm định Hồ sơ xây dựng công trình đơn giản, Phòng Tài chính - Kế hoạch thẩm tra quyết toán các công trình hoàn thành.
c) Thực hiện quản lý chất lượng, tiến độ, khối lượng, an toàn lao động, môi trường xây dựng, chi phí quản lý đầu tư xây dựng công trình.
d) Giao cho Ban phát triển thôn trực tiếp quản lý vận hành công trình xây dựng.
đ) Quyết định kế hoạch bảo trì và giao cho cộng đồng dân cư thực hiện bảo trì công trình xây dựng.
7. Trách nhiệm của Ban quản lý cấp xã:
- Ban quản lý xã, phường, thị trấn (gọi chung là Ban quản lý xã) được thành lập để tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn cấp xã. Trưởng Ban là Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã; thành viên bao gồm: Công chức cấp xã phụ trách lĩnh vực địa chính - nông nghiệp - xây dựng và môi trường, tài chính - kế toán; đại diện các đoàn thể chính trị - xã hội và cộng đồng dân cư.
- Ban quản lý cấp xã trực thuộc Ủy ban nhân dân xã, có tư cách pháp nhân, được mở tài khoản tại cơ quan Kho bạc nhà nước và sử dụng con dấu của Ủy ban nhân dân xã trong hoạt động giao dịch với các tổ chức và cá nhân có liên quan theo quy định của pháp luật.
- Chịu trách nhiệm quản lý, sử dụng vốn đúng mục đích, tiết kiệm, hiệu quả; ký hợp đồng với Ban phát triển thôn để tổ chức thi công công trình, giám sát trong quá trình thi công, tổ chức nghiệm thu công trình; tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp xã và tổ chức huy động sự đóng góp của nhân dân để thi công công trình. Tổng hợp theo dõi chi tiết các khoản nhân dân đóng góp xây dựng công trình.
- Xây dựng kế hoạch bảo trì công trình xây dựng.
8. Trách nhiệm của Ban phát triển thôn
- Ban phát triển thôn, bản, làng, phum, sóc, xóm, ấp, khu dân cư, tổ dân phố và tương đương (gọi chung là Ban phát triển thôn) do cộng đồng dân cư bầu, hoạt động theo quy chế do cộng đồng dân cư thống nhất và được Ủy ban nhân dân cấp xã công nhận. Ban phát triển thôn phải có ít nhất một thành viên là người có uy tín, kinh nghiệm tổ chức thực hiện gói thầu xây dựng công trình quy mô nhỏ, kỹ thuật không phức tạp.
- Lập Hồ sơ xây dựng công trình đơn giản gửi Ủy ban nhân dân cấp xã thẩm định và phê duyệt. Trường hợp gặp khó khăn trong lập Hồ sơ xây dựng công trình đơn giản, Ban phát triển thôn có văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã cử cán bộ chuyên môn hỗ trợ lập Hồ sơ xây dựng công trình đơn giản.
- Tổ chức thi công công trình, phối hợp với Ban quản lý xã thực hiện giám sát và nghiệm thu công trình.
- Trực tiếp quản lý vận hành khai thác công trình xây dựng.
Điều 14. Điều khoản thi hành
1. Trong trường hợp các văn bản được dẫn chiếu tại Quy định này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì thực hiện theo văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế đó.
2. Trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện, nếu cần bổ sung, sửa đổi cho phù hợp với thực tế thì các huyện, thị xã, thành phố báo cáo về Sở Tài chính để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định./. | {
"issuing_agency": "Tỉnh Khánh Hòa",
"promulgation_date": "18/04/2023",
"sign_number": "10/2023/QĐ-UBND",
"signer": "Nguyễn Tấn Tuân",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Linh-vuc-khac/Thong-tu-10-2012-TT-BNNPTNT-danh-muc-thuoc-bao-ve-thuc-vat-duoc-phep-su-dung-135336.aspx | Thông tư 10/2012/TT-BNNPTNT danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng | BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 10/2012/TT-BNNPTNT
Hà Nội, ngày 22 tháng 02 năm 2012
THÔNG TƯ
VỀ VIỆC BAN HÀNH DANH MỤC THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT ĐƯỢC PHÉP SỬ DỤNG, HẠN CHẾ SỬ DỤNG, CẤM SỬ DỤNG Ở VIỆT NAM
Căn cứ Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Nghị định số 75/2009/NĐ-CP ngày 10 tháng 9 năm 2009 của Chính phủ về việc sửa đổi Điều 3 Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Pháp lệnh Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật ngày 25 tháng 7 năm 2001;
Căn cứ Thông tư số 38/2010/TT-BNNPTNT ngày 28 tháng 6 năm 2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định về Quản lý thuốc bảo vệ thực vật.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, hạn chế sử dụng, cấm sử dụng ở Việt Nam như sau:
Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này:
1. Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng ở Việt Nam, Phụ lục 1 kèm theo gồm:
a) Thuốc sử dụng trong Nông nghiệp:
- Thuốc trừ sâu: 662 hoạt chất với 1549 tên thương phẩm
- Thuốc trừ bệnh: 468 hoạt chất với 1098 tên thương phẩm.
- Thuốc trừ cỏ: 195 hoạt chất với 584 tên thương phẩm.
- Thuốc trừ chuột: 10 hoạt chất với 21 tên thương phẩm.
- Thuốc điều hoà sinh trưởng: 49 hoạt chất với 133 tên thương phẩm.
- Chất dẫn dụ côn trùng: 8 hoạt chất với 9 tên thương phẩm.
- Thuốc trừ ốc: 21 hoạt chất với 120 tên thương phẩm.
- Chất hỗ trợ (chất trải): 5 hoạt chất với 6 tên thương phẩm
b. Thuốc trừ mối: 12 hoạt chất với 16 tên thương phẩm
c. Thuốc bảo quản lâm sản: 5 hoạt chất với 7 tên thương phẩm
d. Thuốc khử trùng kho: 5 hoạt chất với 5 tên thương phẩm
e. Thuốc sử dụng cho sân golf:
- Thuốc trừ sâu: 1 hoạt chất với 1 tên thương phẩm
- Thuốc trừ bệnh: 3 hoạt chất với 3 tên thương phẩm.
- Thuốc trừ cỏ: 1 hoạt chất với 1 tên thương phẩm.
- Thuốc điều hoà sinh trưởng: 1 hoạt chất với 1 tên thương phẩm
2. Danh mục thuốc bảo vệ thực vật hạn chế sử dụng ở Việt Nam, Phụ lục 2 kèm theo gồm:
a. Thuốc sử dụng trong Nông nghiệp
- Thuốc trừ sâu: 4 hoạt chất với 7 tên thương phẩm
- Thuốc trừ chuột: 1 hoạt chất với 2 tên thương phẩm
b. Thuốc trừ mối: 2 hoạt chất với 2 tên thương phẩm
c. Thuốc bảo quản lâm sản: 5 hoạt chất với 5 tên thương phẩm
d. Thuốc khử trùng kho: 3 hoạt chất với 9 tên thương phẩm
3. Danh mục thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng ở Việt Nam, Phụ lục 3 kèm theo gồm:
a. Thuốc trừ sâu, thuốc bảo quản lâm sản: 21 hoạt chất
Thuốc trừ bệnh: 6 hoạt chất
b) Thuốc trừ chuột: 1 hoạt chất
c) Thuốc trừ cỏ: 1 hoạt chất
Điều 2.
Việc xuất khẩu, nhập khẩu các loại thuốc bảo vệ thực vật theo Thông tư này được thực hiện theo Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 2006 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài.
Điều 3. Cục Bảo vệ thực vật chịu trách nhiệm hướng dẫn sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật hạn chế sử dụng ở Việt Nam.
Điều 4. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày kể từ ngày ký. Thay thế các Thông tư số 73/2011/TT-BNNPTNT ngày 26 tháng 10 năm 2011, số 36/2011/TT-BNNPTNT ngày 20 tháng 5 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Điều 5. Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật, Chánh Văn phòng Bộ, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 5;
- Văn phòng Chính phủ;
- Công báo Chính phủ;
- Website Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ liên quan;
- Chi cục BVTV các tỉnh, TP;
- Cục kiểm tra văn bản Bộ Tư pháp;
- Vụ Pháp chế Bộ NN và PTNT;
- Vụ KHCN Bộ NN và PTNT;
- Lưu: VT, Cục BVTV.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Bùi Bá Bổng
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN | {
"issuing_agency": "Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn",
"promulgation_date": "22/02/2012",
"sign_number": "10/2012/TT-BNNPTNT",
"signer": "Bùi Bá Bổng",
"type": "Thông tư"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-nguyen-Moi-truong/Quyet-dinh-108-2017-QD-UBND-ty-le-quy-doi-tu-khoang-san-thanh-pham-ra-nguyen-khai-Ninh-Thuan-368055.aspx | Quyết định 108/2017/QĐ-UBND tỷ lệ quy đổi từ khoáng sản thành phẩm ra nguyên khai Ninh Thuận | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH THUẬN
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 108/2017/QĐ-UBND
Ninh Thuận, ngày 31 tháng 10 năm 2017
QUYẾT ĐỊNH
QUY ĐỊNH TỶ LỆ QUY ĐỔI TỪ SỐ LƯỢNG KHOÁNG SẢN THÀNH PHẨM RA SỐ LƯỢNG KHOÁNG SẢN NGUYÊN KHAI CỦA MỘT SỐ LOẠI KHOÁNG SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH THUẬN
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH THUẬN
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 164/2016/NĐ-CP ngày 24 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản;
Thực hiện Công văn số 1784/BXD-VP ngày 16 tháng 8 năm 2007 của Bộ Xây dựng về việc công bố định mức vật tư trong xây dựng;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 4441/TTr-STNMT ngày 13 tháng 10 năm 2017 và Báo cáo thẩm định số 1877/BC-STP ngày 10 tháng 10 năm 2017 của Sở Tư pháp.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh: Quyết định này Quy định tỷ lệ quy đổi từ số lượng khoáng sản thành phẩm ra số lượng khoáng sản nguyên khai của một số loại khoáng sản trên địa bàn tỉnh.
2. Đối tượng áp dụng: Quy định này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân hoạt động khai thác khoáng sản, các cơ quan Nhà nước và tổ chức, cá nhân liên quan trong việc quản lý, thu phí bảo vệ môi trường và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định đối với khai thác khoáng sản.
Điều 2. Tỷ lệ quy đổi từ số lượng khoáng sản thành phẩm ra số lượng khoáng sản nguyên khai của một số loại khoáng sản
1. Tỷ lệ quy đổi khoáng sản
STT
Số lượng khoáng sản thành phẩm
Tỷ lệ quy đổi về số lượng khoáng sản nguyên khai
Tính theo mét khối (m3)
Tính theo tấn (t)
1
1,0 m3 đá 1x2 cm
1,43
2,29
2
1,0 m3 đá 2x4 cm
1,37
2,19
3
1,0 m3 đá 4x6 cm
1,25
2,00
4
1,0 m3 đá nổ mìn
1,00
1,60
5
1,0 m2 đá tấm ốp lát:
- Loại có chiều dày ≤ 3 cm
- Loại có chiều dày từ trên 3 cm đến 5 cm
- Loại có chiều dày > 5 cm
0,036
0,055
0,071
-
-
-
6
Đá chẻ xây dựng (viên):
- Loại đá đơn (kích thước ≤ 20x20x25 cm)
- Loại đá đôi (kích thước từ trên 20x20x25 cm đến 20x20x40 cm)
0,01
0,02
-
-
7
Quặng thiếc mỏ Suối Giang:
- 01 tấn quặng thiếc hàm lượng 51% Sn
- 01 tấn thiếc kim loại
35,00
68,61
92,73
181,818
2. Các khoáng sản chưa có tỷ lệ quy đổi trong quy định này thì áp dụng theo các quy định pháp luật hiện hành.
3. Tỷ lệ quy đổi này được áp dụng để làm căn cứ tính phí bảo vệ môi trường, xác định trữ lượng khoáng sản đã khai thác và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác trong hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh.
Điều 3. Giao Cục Thuế, Sở Tài nguyên và Môi trường căn cứ nội dung quy định tại Điều 1 Quyết định này và các quy định của pháp luật khác có liên quan thông báo và hướng dẫn các tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh thực hiện; đồng thời tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh điều chỉnh, bổ sung phù hợp khi có thay đổi và hướng dẫn khác của cơ quan Nhà nước cấp trên.
Điều 4. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 11 năm 2017 và thay thế Quyết định số 04/2013/QĐ-UBND ngày 24 tháng 01 năm 2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ban hành Quy định tỷ lệ quy đổi từ số lượng khoáng sản thành phẩm ra số lượng khoáng sản nguyên khai làm căn cứ tính phí bảo vệ môi trường đối với từng loại khoáng sản trên địa bàn tỉnh.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Cục trưởng Cục Thuế, Giám đốc các sở, thủ trưởng các ban, ngành thuộc tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Trần Quốc Nam | {
"issuing_agency": "Tỉnh Ninh Thuận",
"promulgation_date": "31/10/2017",
"sign_number": "108/2017/QĐ-UBND",
"signer": "Trần Quốc Nam",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Linh-vuc-khac/Quyet-dinh-2965-QD-BKHCN-huy-bo-Tieu-chuan-Viet-Nam-119058.aspx | Quyết định 2965/QĐ-BKHCN hủy bỏ Tiêu chuẩn Việt Nam | BỘ KHOA HỌC VÀ
CÔNG NGHỆ
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 2965/QĐ-BKHCN
Hà Nội, ngày 29 tháng 12 năm 2010
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC HỦY BỎ TIÊU CHUẨN VIỆT NAM
BỘ TRƯỞNG BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
Căn cứ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật ngày 29/6/2006;
Căn cứ Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;
Căn cứ Nghị định số 28/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ;
Xét đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Hủy bỏ 05 Tiêu chuẩn Việt Nam sau đây:
1.
TCVN 5138:1990
CAC/PR4 – 1986
Nông sản thực phẩm và thức ăn chăn nuôi – Phân loại để phân tích dư lượng thuốc trừ dịch hại
2.
TCVN 6711:2000
Danh mục giới hạn dư lượng tối đa đối với thuốc thú y
3.
TCVN 7511:2005
Quy phạm thực hành chiếu xạ tốt để diệt côn trùng trong các loại quả tươi
4.
TCVN 7413:2004
Quy phạm thực hành chiếu xạ tốt đối với thịt gia súc và thịt gia cầm đóng gói sẵn (để kiểm soát mầm bệnh và/hoặc kéo dài thời gian bảo quản)
5.
TCVN 7415:2004
Quy phạm thực hành chiếu xạ tốt để kiểm soát các vi khuẩn gây bệnh và các vi khuẩn khác trong gia vị, thảo mộc và các loại rau thơm
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Nơi nhận:
- Vụ PC;
- Lưu VT, TĐC.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Quân | {
"issuing_agency": "Bộ Khoa học và Công nghệ",
"promulgation_date": "29/12/2010",
"sign_number": "2965/QĐ-BKHCN",
"signer": "Nguyễn Quân",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thuong-mai/Quyet-dinh-07-2022-QD-UBND-sua-doi-Quyet-dinh-05-2021-QD-UBND-Quang-Tri-506717.aspx | Quyết định 07/2022/QĐ-UBND sửa đổi Quyết định 05/2021/QĐ-UBND Quảng Trị | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG TRỊ
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 07/2022/QĐ-UBND
Quảng Trị, ngày 11 tháng 3 năm 2022
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA QUY CHẾ PHỐI HỢP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THEO PHƯƠNG THỨC ĐA CẤP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ BAN HÀNH KÈM THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 05/2021/QĐ-UBND NGÀY 02/3/2021 CỦA UBND TỈNH
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG TRỊ
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Luật Cạnh tranh ngày 12/6/2018;
Căn cứ Nghị định số 40/2018/NĐ-CP ngày 12/3/2018 của Chính phủ về Quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp;
Căn cứ Thông tư số 10/2018/TT-BCT ngày 24/5/2018 của Bộ Công Thương quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 40/2018/NĐ-CP ngày 12/3/2018 của Chính phủ về Quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp;
Căn cứ Quyết định số 05/2021/QĐ-UBND ngày 02/3/2021 của UBND tỉnh ban hành Quy chế phối hợp quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị:
Theo đề nghị của Chánh Văn phòng UBND tỉnh và Giám đốc Sở Công Thương.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế phối hợp quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị ban hành kèm theo Quyết định số 05/2021/QĐ-UBND ngày 02/3/2021 của UBND tỉnh:
1. Sửa đổi, bổ sung Khoản 3 Điều 6 như sau:
“3. Cấp, thu hồi xác nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp; Xác nhận tiếp nhận thông báo chấm dứt hoạt động bán hàng đa cấp; Thực hiện tiếp nhận hồ sơ thông báo tổ chức hội nghị, hội thảo, đào tạo về bán hàng đa cấp tại địa phương; Cung cấp các thông tin liên quan đến hoạt động bán hàng đa cấp và thông tin tổ chức hội nghị, hội thảo, đào tạo về bán hàng cấp tại địa phương cho các cơ quan liên quan để phối hợp quản lý”.
2. Sửa đổi, bổ sung Điều 7 như sau:
“Điều 7. Trách nhiệm của Cục Quản lý thị trường
1. Phối hợp với Sở Công Thương, UBND cấp huyện và các cơ quan, đơn vị có liên quan thực hiện hiệu quả công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp trên địa bàn tỉnh; Chủ động xây dựng kế hoạch, phương án kiểm tra, giám sát các hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp, hoạt động tổ chức các hội nghị, hội thảo, đào tạo về bán hàng đa cấp của doanh nghiệp bán hàng đa cấp, người tham gia bán hàng đa cấp trên địa bàn tỉnh.
2. Tổ chức thanh tra, kiểm tra và giám sát thường xuyên đối với hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp trên địa bàn tỉnh; Kịp thời phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp thuộc thẩm quyền; Thông báo, chuyển cơ quan có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp theo quy định pháp luật.
3. Tổ chức đào tạo, tập huấn chuyên môn cho cán bộ, công chức trực tiếp thực hiện công tác quản lý nhà nước về bán hàng đa cấp; Phối hợp phổ biến, tuyên truyền pháp luật về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp cho các doanh nghiệp, người tham gia bán hàng đa cấp trên địa bàn tỉnh”.
3. Sửa đổi, bổ sung Điều 8 như sau:
“Điều 8. Trách nhiệm của Công an tỉnh
1. Chủ trì thực hiện công tác quản lý nhà nước về an ninh trật tự, an toàn xã hội đối với hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp trên địa bàn tỉnh.
2. Chủ động chỉ đạo các đơn vị trực thuộc triển khai các biện pháp nghiệp vụ, thực hiện công tác phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm vi phạm pháp luật trong hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp.
3. Tiếp nhận, xử lý tin báo, tố giác về tội phạm liên quan đến hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp; Khởi tố, điều tra tội phạm và thực hiện các nhiệm vụ tư pháp khác theo quy định của pháp luật”.
Điều 2. Điều khoản thi hành
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 21 tháng 3 năm 2022.
Điều 3. Tổ chức thực hiện
Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Công Thương, Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Khoa học và Công nghệ, Thông tin và Truyền thông; Giám đốc Công an tỉnh, Cục trưởng Cục Thuế tỉnh, Cục trưởng Cục Quản lý thị trường; Chủ tịch UBND huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Cục Kiểm tra VBQPPL - Bộ Tư pháp;
- Vụ Pháp chế - Bộ Công an;
- Vụ Pháp chế - Bộ Công Thương;
- Sở Tư pháp;
- Trung tâm Tin học tỉnh;
- Lưu: VT, TCTM
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Võ Văn Hưng | {
"issuing_agency": "Tỉnh Quảng Trị",
"promulgation_date": "11/03/2022",
"sign_number": "07/2022/QĐ-UBND",
"signer": "Võ Văn Hưng",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-nguyen-Moi-truong/Van-ban-hop-nhat-09-VBHN-BTNMT-2023-Thong-tu-tham-dinh-ke-hoach-tac-dong-vao-thoi-tiet-587600.aspx | Văn bản hợp nhất 09/VBHN-BTNMT 2023 Thông tư thẩm định kế hoạch tác động vào thời tiết | BỘ TÀI NGUYÊN VÀ
MÔI TRƯỜNG
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 09/VBHN-BTNMT
Hà Nội, ngày 22 tháng 11 năm 2023
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH VIỆC XÂY DỰNG, THẨM ĐỊNH KẾ HOẠCH TÁC ĐỘNG VÀO THỜI TIẾT
Thông tư số 09/2016/TT-BTNMT ngày 16 tháng 5 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định việc xây dựng, thẩm định kế hoạch tác động vào thời tiết, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2016, được sửa đổi bởi:
Thông tư số 11/2022/TT-BTNMT ngày 20 tháng 10 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường sửa đổi, bổ sung một số điều của một số thông tư liên quan đến hoạt động kinh doanh thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Tài nguyên và Môi trường, có hiệu lực kể từ ngày 10 tháng 12 năm 2022.
Căn cứ Luật khí tượng thủy văn ngày 23 tháng 11 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 21/2013/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
Xét đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Khí tượng Thủy văn[1] và Vụ trưởng Vụ Pháp chế,
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư quy định việc xây dựng, thẩm định kế hoạch tác động vào thời tiết,[2]
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định việc xây dựng, thẩm định kế hoạch tác động vào thời tiết theo quy định tại khoản 8 Điều 44 của Luật khí tượng thủy văn.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động tác động vào thời tiết.
Điều 3. Xây dựng kế hoạch tác động vào thời tiết
1. Cơ quan, tổ chức quy định tại Điều 43 của Luật khí tượng thủy văn có nhu cầu tác động vào thời tiết lập kế hoạch tác động vào thời tiết theo quy định tại Phụ lục số 01 Thông tư này gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường thẩm định, phê duyệt theo thẩm quyền hoặc trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo quy định.
2. Kế hoạch tác động vào thời tiết thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 42 của Luật khí tượng thủy văn được xây dựng, phê duyệt và thực hiện đối với từng lần tác động vào thời tiết.
3. Kế hoạch tác động vào thời tiết thuộc trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 42 của Luật khí tượng thủy văn được xây dựng, phê duyệt và thực hiện nhiều lần trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày được phê duyệt.
Điều 4. Tham vấn ý kiến về kế hoạch tác động vào thời tiết
1. Cơ quan, tổ chức quy định tại khoản 1 Điều 3 của Thông tư này trong quá trình xây dựng kế hoạch tác động vào thời tiết phải tổ chức lấy ý kiến của cộng đồng dân cư khu vực trực tiếp chịu ảnh hưởng theo quy định tại khoản 3 Điều 44 của Luật khí tượng thủy văn, quy trình thực hiện như sau:
a) Cơ quan, tổ chức gửi kế hoạch tác động vào thời tiết đến Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) hoặc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện) theo từng trường hợp quy định tại khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều này, kèm theo văn bản đề nghị cho ý kiến;
b) Trong thời hạn tối đa 20 ngày làm việc, Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện có văn bản phản hồi đối với từng nội dung của kế hoạch tác động vào thời tiết, kể từ ngày nhận được văn bản của cơ quan, tổ chức lập kế hoạch tác động vào thời tiết.
2. Việc lấy ý kiến cộng đồng dân cư về kế hoạch tác động vào thời tiết được tiến hành dưới hình thức họp cộng đồng dân cư gồm thành phần đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp và đại diện một số tổ dân phố, thôn, bản nơi chịu tác động trực tiếp từ kế hoạch tác động vào thời tiết.
3. Trường hợp khu vực chịu ảnh hưởng trực tiếp từ kế hoạch tác động vào thời tiết trong địa bàn đơn vị hành chính cấp xã thì cơ quan, tổ chức lập kế hoạch tác động vào thời tiết phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã khu vực chịu ảnh hưởng trực tiếp tổ chức họp cộng đồng dân cư.
Ủy ban nhân dân cấp xã mời thành phần quy định tại khoản 2 Điều này tham dự họp cộng đồng dân cư.
4. Trường hợp khu vực chịu ảnh hưởng trực tiếp từ kế hoạch tác động vào thời tiết liên quan tới địa bàn từ 02 đơn vị hành chính cấp xã trở lên thì cơ quan, tổ chức lập kế hoạch tác động vào thời tiết phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện lấy ý kiến đại diện cộng đồng dân cư của các đơn vị hành chính cấp xã nơi dự kiến thực hiện kế hoạch.
5. Trường hợp khu vực chịu ảnh hưởng trực tiếp từ kế hoạch tác động vào thời tiết liên quan tới địa bàn từ 02 đơn vị hành chính cấp huyện trở lên thì cơ quan, tổ chức lập kế hoạch tác động vào thời tiết phối hợp với từng Ủy ban nhân dân cấp huyện lấy ý kiến đại diện cộng đồng dân cư của các đơn vị hành chính cấp xã nơi dự kiến thực hiện kế hoạch.
6. Ủy ban nhân dân cấp huyện được lấy ý kiến quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều này mời đại diện các thành phần quy định tại khoản 2 Điều này tham gia họp cộng đồng dân cư thông qua Ủy ban nhân dân cấp xã khu vực chịu ảnh hưởng trực tiếp.
7. Cơ quan, tổ chức lập kế hoạch tác động vào thời tiết có trách nhiệm lập báo cáo tổng hợp ý kiến của cộng đồng dân cư.
Ý kiến của đại biểu tham dự cuộc họp cộng đồng dân cư phải được thể hiện đầy đủ, trung thực trong biên bản họp và báo cáo tổng hợp ý kiến của cộng đồng dân cư gửi kèm theo hồ sơ kế hoạch tác động vào thời tiết đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt.
Điều 5. Tiếp nhận và trả kết quả giải quyết Hồ sơ đề nghị thẩm định kế hoạch tác động vào thời tiết[3]
1. Hồ sơ đề nghị thẩm định kế hoạch tác động vào thời tiết gồm:
a) Văn bản đề nghị phê duyệt kế hoạch tác động vào thời tiết được lập theo Phụ lục số 02 Thông tư này;
b) Kế hoạch tác động vào thời tiết quy định tại Điều 3 của Thông tư này kèm theo hồ sơ lấy ý kiến của cộng đồng dân cư khu vực trực tiếp chịu ảnh hưởng;
c) Đối với hình thức nộp hồ sơ trên môi trường điện tử, thành phần hồ sơ là bản sao chứng thực điện tử.
2. Cơ quan, tổ chức đề nghị thẩm định kế hoạch nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến Văn phòng Tiếp nhận và Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính của Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến. Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ kiểm tra hồ sơ, trường hợp hồ sơ chưa đúng quy định, cơ quan tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn một lần bằng văn bản cho cơ quan, tổ chức để bổ sung, hoàn thiện; trường hợp hồ sơ đúng quy định, cơ quan tiếp nhận hồ sơ lập phiếu tiếp nhận, hẹn giải quyết hồ sơ cho cơ quan, tổ chức đã nộp hồ sơ và chuyển hồ sơ cho cơ quan thẩm định hồ sơ.
3. Trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kết quả giải quyết hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm thông báo cho cơ quan, tổ chức đã nộp hồ sơ để nhận kết quả.
Điều 6. Thẩm định kế hoạch tác động vào thời tiết
1. Việc thẩm định kế hoạch tác động vào thời tiết thực hiện theo quy định tại Điều 44 của Luật khí tượng thủy văn.
Căn cứ từng trường hợp cụ thể, Bộ Tài nguyên và Môi trường mời đại diện của Bộ, ngành, địa phương, nhà khoa học, chuyên gia có liên quan tham gia thẩm định kế hoạch tác động vào thời tiết.
2. Văn bản thẩm định của các cơ quan quy định tại khoản 1 Điều này bảo đảm đánh giá chi tiết, đầy đủ về từng nội dung theo quy định tại khoản 2 Điều 44 của Luật khí tượng thủy văn.
3. Trường hợp kế hoạch tác động vào thời tiết được thẩm định thông qua không có yêu cầu chỉnh sửa, bổ sung, Tổng cục Khí tượng Thủy văn[4] trình Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hoặc phê duyệt theo thẩm quyền; trường hợp không thông qua, Bộ Tài nguyên và Môi trường gửi văn bản thông báo lý do cho cơ quan, tổ chức lập kế hoạch.
4. Trường hợp kế hoạch tác động vào thời tiết phải chỉnh sửa, Bộ Tài nguyên và Môi trường gửi văn bản kèm theo báo cáo thẩm định cho cơ quan, tổ chức lập kế hoạch tác động vào thời tiết để hoàn thiện kế hoạch.
5. Tổng cục Khí tượng Thủy văn[5] giúp Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức công tác thẩm định kế hoạch tác động vào thời tiết theo quy định; lập báo cáo thẩm định theo quy định tại khoản 6 Điều này.
6. Báo cáo thẩm định kế hoạch tác động vào thời tiết gồm các nội dung chính sau:
a) Sự phù hợp của các căn cứ pháp lý;
b) Sự cần thiết, tính cấp bách, tính khả thi và ý nghĩa thực tiễn của kế hoạch;
c) Sự phù hợp về nội dung của kế hoạch với quy định của Luật khí tượng thủy văn và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan;
d) Báo cáo tổng hợp ý kiến thẩm định bao gồm ý kiến cơ quan, tổ chức, chuyên gia, nhà khoa học có liên quan.
7. Thời hạn thẩm định tối đa không quá 30 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan tiếp nhận hồ sơ thẩm định nhận được đầy đủ hồ sơ đề nghị th ẩm định.
Điều 7. Hồ sơ trình phê duyệt kế hoạch tác động vào thời tiết
1. Hồ sơ trình phê duyệt kế hoạch tác động vào thời tiết gồm:
a) Tờ trình phê duyệt và dự thảo Quyết định phê duyệt kế hoạch;
b) Báo cáo thẩm định theo quy định tại khoản 6 Điều 6 của Thông tư này;
c) Kế hoạch tác động vào thời tiết đã được hoàn thiện;
d) Văn bản thẩm định, góp ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan;
đ) Hồ sơ tài liệu, văn bản liên quan đến kế hoạch tác động vào thời tiết.
2. Tổng cục Khí tượng Thủy văn[6] giúp Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoàn thiện hồ sơ, tài liệu quy định tại khoản 1 Điều này.
Điều 8. Điều chỉnh kế hoạch tác động vào thời tiết
1. Các trường hợp kế hoạch tác động vào thời tiết được điều chỉnh:
a) Có sự thay đổi về một trong các nội dung cơ bản của kế hoạch tác động vào thời tiết quy định tại khoản 2 Điều 44 của Luật khí tượng thủy văn và nhân sự nêu trong kế hoạch tác động vào thời tiết đã được phê duyệt dẫn tới ảnh hưởng đến việc thực hiện kế hoạch;
b) Có sự biến động khách quan về điều kiện khí tượng thủy văn, quốc phòng, an ninh có ảnh hưởng tới việc thực hiện kế hoạch tác động vào thời tiết;
c) Theo yêu cầu của người có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch tác động vào thời tiết.
2. Các hình thức điều chỉnh kế hoạch tác động vào thời tiết
a) Điều chỉnh toàn bộ kế hoạch khi mục đích và giải pháp của kế hoạch đã được phê duyệt thay đổi;
b) Điều chỉnh một phần kế hoạch khi nội dung điều chỉnh không ảnh hưởng đến mục đích và giải pháp của kế hoạch đã được phê duyệt.
Điều 9. Tiếp nhận và trả kết quả giải quyết Hồ sơ đề nghị điều chỉnh kế hoạch tác động vào thời tiết[7]
1. Điều chỉnh toàn bộ kế hoạch tác động vào thời tiết thì hồ sơ, trình tự tiếp nhận và trả kết quả giải quyết theo quy định tại Điều 5 của Thông tư này.
2. Điều chỉnh một phần kế hoạch tác động vào thời tiết:
a) Hồ sơ điều chỉnh gồm Văn bản đề nghị điều chỉnh một phần kế hoạch và Báo cáo thuyết minh điều chỉnh một phần kế hoạch. Đối với hình thức nộp hồ sơ trên môi trường điện tử, thành phần hồ sơ là bản sao chứng thực điện tử;
b) Việc tiếp nhận và trả kết quả giải quyết hồ sơ đề nghị điều chỉnh một phần kế hoạch tác động vào thời tiết theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 5 Thông tư này.
Điều 10. Thẩm định điều chỉnh kế hoạch tác động vào thời tiết
1. Việc thẩm định điều chỉnh toàn bộ kế hoạch tác động vào thời tiết thực hiện tương tự việc lấy ý kiến, thẩm định kế hoạch tác động vào thời tiết mới theo quy định tại Thông tư này.
2. Việc thẩm định điều chỉnh một phần kế hoạch tác động vào thời tiết do Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức lấy ý kiến thẩm định của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến Kế hoạch đã được phê duyệt, tổng hợp ý kiến thẩm định, xem xét, phê duyệt theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, phê duyệt.
Thời hạn thẩm định điều chỉnh một phần kế hoạch tác động vào thời tiết không quá 20 ngày kể từ ngày cơ quan tiếp nhận hồ sơ thẩm định nhận được đầy đủ hồ sơ đề nghị thẩm định.
Điều 11. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức liên quan
1. Tổng cục Khí tượng Thủy văn[8] giúp Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn thực hiện Thông tư này; báo cáo Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường kết quả thực hiện kế hoạch tác động vào thời tiết được phê duyệt.
2. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan, tổ chức có liên quan chịu trách nhiệm thi hành các quy định tại Thông tư này.
Điều 12. Hiệu lực thi hành[9]
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2016.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị các cơ quan, tổ chức và cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Tài nguyên và Môi trường để nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung./.
Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ (để đăng công báo);
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Các Sở TN&MT tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL, Bộ Tư pháp;
- Bộ trưởng, các Thứ trưởng;
- Cổng TTĐT Chính phủ (để đăng tải);
- Các đơn vị trực thuộc Bộ TN&MT;
- Cổng thông tin điện tử Bộ TN&MT;
- Lưu: VT, PC.
XÁC THỰC VĂN BẢN HỢP NHẤT
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Thị Phương Hoa
PHỤ LỤC SỐ 01
MẪU KẾ HOẠCH TÁC ĐỘNG VÀO THỜI TIẾT
(Ban hành kèm theo Thông tư số 09/2016/TT-BTNMT ngày 16 tháng 5 năm 2016)
[TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC]
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: ___
__ , ngày __ tháng __ năm __
Kế hoạch tác động vào thời tiết *
(Ghi rõ tên: ………………..)
I. Mô tả tóm tắt kế hoạch
Phần này giới thiệu khái quát thông tin về kế hoạch như sau:
- Tên kế hoạch tác động vào thời tiết;
- Tên cơ quan, tổ chức lập;
- Mục tiêu;
- Thời gian thực hiện;
- Địa điểm thực hiện;
- Các thông tin khác: dự toán, nguồn vốn, khác ...
II. Nội dung chi tiết kế hoạch
1. Sự cần thiết của kế hoạch tác động vào thời tiết
- Tình hình thời tiết, điều kiện khí tượng thủy văn của khu vực dự kiến tác động vào thời tiết.
- Cơ sở pháp lý, căn cứ lập kế hoạch tác động vào thời tiết;
- Sự cần thiết, tính cấp bách, ý nghĩa thực tiễn của hoạt động tác động vào thời tiết.
2. Mục đích tác động vào thời tiết:
- Yêu cầu và các vấn đề chính cần giải quyết của hoạt động tác động vào thời tiết bao gồm cả đối tượng hưởng lợi chính từ hoạt động tác động vào thời tiết;
- Hiệu quả dự kiến về chính trị, kinh tế, xã hội sau khi kết thúc hoạt động tác động thời tiết.
3. Khu vực dự kiến thực hiện tác động vào thời tiết
Nêu được tên, địa chỉ khu vực tác động, khu vực trực tiếp chịu ảnh hưởng và các khu vực lân cận được chi tiết theo địa giới hành chính cấp xã trở lên phù hợp với quy định của pháp luật về đất đai.
4. Thời gian dự kiến thực hiện tác động vào thời tiết, trong đó xác định mốc thời gian ngày bắt đầu và ngày kết thúc hoạt động tác động vào thời tiết.
5. Giải pháp thực hiện tác động vào thời tiết
- Hình thức tác động;
- Mô tả giải pháp tác động;
- Công cụ, phương tiện tác động;
- Hóa chất, thiết bị sử dụng để tác động;
- Các bước tiến hành tác động;
- Thông tin về nguồn vốn, dự toán kinh phí thực hiện kế hoạch tác động vào thời tiết theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước đối với trường hợp sử dụng ngân sách nhà nước.
6. Cơ quan, tổ chức dự kiến thực hiện tác động vào thời tiết,
- Nêu thông tin về tên, địa chỉ, trình độ chuyên môn của nhân sự chủ chốt trực tiếp thực hiện tác động vào thời tiết;
- Trách nhiệm của các bên liên quan trong quá trình thực hiện hoạt động tác động vào thời tiết.
7. Phương án bảo đảm an toàn, giảm thiểu tác động tiêu cực từ hoạt động tác động vào thời tiết,
- Dự kiến các tác động tiêu cực;
- Phương án giảm thiểu;
- Phương án bảo đảm an toàn trang thiết bị, con người;
Kèm theo là bản sao chứng thực giấy tờ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp liên quan tới việc sử dụng các loại vật tư, hóa chất, thiết bị, công cụ, phương tiện dùng để thực hiện tác động vào thời tiết theo quy định của pháp luật liên quan.
III. Kiến nghị
Trên cơ sở những nội dung nêu trên, [ghi tên cơ quan] đề nghị [ghi tên người có thẩm quyền] xem xét, phê duyệt kế hoạch ……….
Cam kết thực hiện theo đầy đủ trách nhiệm, nghĩa vụ theo quy định của Luật khí tượng thủy văn.
Đề nghị [ghi tên người có thẩm quyền] xem xét, quyết định./.
ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC XÂY DỰNG KẾ HOẠCH
[ghi tên, chức danh, ký tên và đóng dấu]
* Kế hoạch lập bằng tiếng Việt.
PHỤ LỤC SỐ 02
MẪU VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH TÁC ĐỘNG VÀO THỜI TIẾT
(Ban hành kèm theo Thông tư số 09/2016/TT-BTNMT ngày 16 tháng 5 năm 2016)
[TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC]
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: ___
__ , ngày __ tháng __ năm __
VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ
Phê duyệt kế hoạch tác động vào thời tiết....
Kính gửi: Thủ tướng Chính phủ/Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường
Căn cứ Luật khí tượng thủy văn ngày 23 tháng 11 năm 2015,
Căn cứ Thông tư số 09/2016/TT-BTNMT ngày 16 tháng 05 năm 2016 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định việc xây dựng, thẩm định kế hoạch tác động vào thời tiết,
Các căn cứ các văn bản pháp lý liên quan,
I. Thông tin tóm tắt về kế hoạch tác động vào thời tiết
- Tên kế hoạch tác động vào thời tiết;
- Tên cơ quan, tổ chức lập;
- Mục tiêu;
- Thời gian thực hiện;
- Địa điểm thực hiện;
- Các thông tin khác: dự toán, nguồn vốn, khác ...
- Tóm tắt ý kiến của cộng đồng dân cư khu vực trực tiếp chịu ảnh hưởng trực tiếp từ kế hoạch tác động vào thời tiết (kèm theo ý kiến của các cơ quan liên quan tới quá trình tham vấn ý kiến về kế hoạch tác động vào thời tiết).
(Kế hoạch chi tiết kèm theo)
Phụ lục tài liệu kèm theo (nếu có)
II. Đề nghị
Trên cơ sở những nội dung nêu trên, [ghi tên cơ quan] đề nghị [ghi tên người có thẩm quyền] xem xét, phê duyệt kế hoạch …………..
Cam kết thực hiện theo đầy đủ trách nhiệm, nghĩa vụ theo quy định của Luật khí tượng thủy văn...
Đề nghị [ghi tên người có thẩm quyền] xem xét, quyết định./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu VT.
ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC XÂY DỰNG KẾ HOẠCH
[ghi tên, chức danh, ký tên và đóng dấu]
[1] Cụm từ “Cục Khí tượng thủy văn và Biến đổi khí hậu” được sửa đổi bởi cụm từ “Tổng cục Khí tượng Thủy văn” theo quy định tại điểm c khoản 5 Điều 1 của Thông tư số 11/2022/TT-BTNMT sửa đổi, bổ sung một số điều của một số thông tư liên quan đến hoạt động kinh doanh thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Tài nguyên và Môi trường, có hiệu lực kể từ ngày 10 tháng 12 năm 2022.
[2] Thông tư số 11/2022/TT-BTNMT ngày 20 tháng 10 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường sửa đổi, bổ sung một số điều của một số thông tư liên quan đến hoạt động kinh doanh thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Tài nguyên và Môi trường có căn cứ ban hành như sau:
“Căn cứ Luật Tài nguyên nước ngày 21 tháng 6 năm 2012; Căn cứ Luật Đất đai ngày 29 tháng 11 năm 2013;
Căn cứ Luật Khí tượng thủy văn ngày 23 tháng 11 năm 2015;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước;
Căn cứ Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai;
Căn cứ Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định về giá đất;
Căn cứ Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; Nghị định số 154/2020/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật;
Căn cứ Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai và sửa đổi, bổ sung một số điều của các thông tư hướng dẫn thi hành Luật Đất đai;
Căn cứ Nghị định số 36/2017/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
Theo đề nghị của Tổng cục trưởng các Tổng cục: Quản lý đất đai, Khí tượng Thủy văn; Cục trưởng các Cục: Quản lý tài nguyên nước; Biến đổi khí hậu và Vụ trưởng Vụ Pháp chế;
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của một số thông tư liên quan đến hoạt động kinh doanh thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Tài ng uyên và Môi trường”
[3] Điều này được sửa đổi theo quy định tại điểm a khoản 5 Điều 1 của Thông tư số 11/2022/TT-BTNMT sửa đổi, bổ sung một số điều của một số thông tư liên quan đến hoạt động kinh doanh thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Tài nguyên và Môi trường, có hiệu lực kể từ ngày 10 tháng 12 năm 2022.
[4] Cụm từ “Cục Khí tượng thủy văn và Biến đổi khí hậu” được sửa đổi bởi cụm từ “Tổng cục Khí tượng Thủy văn” theo quy định tại điểm c khoản 5 Điều 1 của Thông tư số 11/2022/TT -BTNMT sửa đổi, bổ sung một số điều của một số thông tư liên quan đến hoạt động kinh doanh thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Tài nguyên và Môi trường, có hiệu lực kể từ ngày 10 tháng 12 năm 2022.
[5] Cụm từ “Cục Khí tượng thủy văn và Biến đổi khí hậu” được sửa đổi bởi cụm từ “Tổng cục Khí tượng Thủy văn” theo quy định tại điểm c khoản 5 Điều 1 của Thông tư số 11/2022/TT -BTNMT sửa đổi, bổ sung một số điều của một số thông tư liên quan đến hoạt động kinh doanh thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Tài nguyên và Môi trường, có hiệu lực kể từ ngày 10 tháng 12 năm 2022.
[6] Cụm từ “Cục Khí tượng thủy văn và Biến đổi khí hậu” được sửa đổi bởi cụm từ “Tổng cục Khí tượng Thủy văn” theo quy định tại điểm c khoản 5 Điều 1 của Thông tư số 11/2022/TT -BTNMT sửa đổi, bổ sung một số điều của một số thông tư liên quan đến hoạt động kinh doanh thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Tài nguyên và Môi trường, có hiệu lực kể từ ngày 10 tháng 12 năm 2022.
[7] Điều này được sửa đổi theo quy định tại điểm b khoản 5 Điều 1 của Thông tư số 11/2022/TT-BTNMT sửa đổi, bổ sung một số điều của một số thông tư liên quan đến hoạt động kinh doanh thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Tài nguyên và Môi trường, có hiệu lực kể từ ngày 10 tháng 12 năm 2022.
[8] Cụm từ “Cục Khí tượng thủy văn và Biến đổi khí hậu” được sửa đổi bởi cụm từ “Tổng cục Khí tượng Thủy văn” theo quy định tại điểm c khoản 5 Điều 1 của Thông tư số 11/2022/TT-BTNMT sửa đổi, bổ sung một số điều của một số thông tư liên quan đến hoạt động kinh doanh thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Tài nguyên và Môi trường, có hiệu lực kể từ ngày 10 tháng 12 năm 2022.
[9] Điều 2 của Thông tư số 11/2022/TT-BTNMT sửa đổi, bổ sung một số điều của một số thông tư liên quan đến hoạt động kinh doanh thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Tài nguyên và Môi trường, có hiệu lực kể từ ngày 10 tháng 12 năm 2022 quy định như sau:
“Điều 2. Hiệu lực và trách nhiệm thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 12 năm 2022.
2. Điều khoản chuyển tiếp
Các yêu cầu điều kiện đầu tư kinh doanh, hồ sơ đã được tiếp nhận đầy đủ, hợp lệ trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành thì xử lý theo quy định của các Thông tư hiện hành tại thời điểm tiếp nhận.
3. Tổng cục Quản lý đất đai; Tổng cục Khí tượng thủy văn; Cục Quản lý tài nguyên nước; Cục Biến đổi khí hậu và Vụ Pháp chế có trách nhiệm hướng dẫn và tổ chức thi hành Thông tư này.
4. Bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các cấp, Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.” | {
"issuing_agency": "Bộ Tài nguyên và Môi trường",
"promulgation_date": "22/11/2023",
"sign_number": "09/VBHN-BTNMT",
"signer": "Nguyễn Thị Phương Hoa",
"type": "Văn bản hợp nhất"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bat-dong-san/Quyet-dinh-7046-QD-UB-nam-1997-trinh-tu-va-thu-tuc-cap-giay-chung-nhan-141305.aspx | Quyết định 7046/QĐ.UB năm 1997 trình tự và thủ tục cấp giấy chứng nhận | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH AN GIANG
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 7046/QĐ-UB
Long Xuyên, ngày 03 tháng 10 năm 1997
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH BẢN QUI ĐỊNH VỀ TRÌNH TỰ VÀ THỦ TỤC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT, GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỞ HỮU NHÀ Ở VÀ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT Ở TẠI ĐÔ THỊ
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG
- Căn cứ Luật tổ chức Hội Đồng Nhân Dân và Ủy Ban Nhân Dân (sửa đổi) được Quốc hội thông qua ngày 21/06/1994;
- Căn cứ Nghị định số 60/CP ngày 05/07/1994 của Chính phủ về quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở tại đô thị;
- Căn cứ Nghị định 88/CP ngày 17/8/1994 của Chính phủ về quản lý sử dụng đất đô thị;
- Căn cứ Biên bản số 37/BB-UB ngày 14/9/1996 của UBND Tỉnh về việc cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở trên mẫu chung;
- Xét đề nghị của Giám đốc Sở Địa chính, Giám đốc Sở Xây dựng và Cục trưởng Cục Thuế tỉnh;
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Ban hành kèm theo Quyết định này Bản qui định về trình tự và thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở tại đô thị trên địa bàn tỉnh An Giang.
Điều 2: Quyết định này có hiệu lực sau 20 ngày kể từ ngày ký. Những quy định trước đây trái với Quyết định này đều bãi bỏ.
Điều 3: Giao trách nhiệm cho Giám đốc Sở Địa chính, Giám đốc Sở Xây dựng và Cục trưởng Cục Thuế tổ chức thực hiện Quyết định này.
Điều 4: Các Ông Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Địa chính, Giám đốc Sở Xây dựng và Cục thưởng Cục Thuế, thủ trưởng các đơn vị liên quan, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận:
- Như Điều 4
- Lưu
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Hoàng Việt
BẢN QUI ĐỊNH
TRÌNH TỰ VÀ THỦ TỤC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT, GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỞ HỮU NHÀ Ở VÀ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT Ở TẠI ĐÔ THỊ
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 7046/QĐ-UB,ngày 03/10/1997 của UBND Tỉnh).
Chương I:
QUI ĐỊNH CHUNG
Điều 1: - Người đang sử dụng đất, nhà ở tại đô thị (sau đây gọi là đương sự), nếu có nhu cầu xin cấp giấy chứng nhận QSDĐ, giấy chứng nhận QSHNƠ và QSDĐ ở tại đô thị, thì phải lập hồ sơ, thủ tục theo điều 4 bản qui định này.
Điều 2: - Đất, nhà ở tại nội ô thị xã, thị trấn và vùng ven đô thị được UBND Tỉnh phê duyệt.
Điều 3 : - Đương sự được cấp giấy chứng nhận QSDĐ và giấy chứng nhận QSHNƠ và QSDĐ ở riêng biệt theo trình tự thủ tục này.
Giấy chứng nhận QSDĐ được cấp cho toàn bộ diện tích các loại đất được giao quyền sử dụng, trong đó có ghi rõ loại đất ở, đất chuyên dùng, đất nông nghiệp, lâm nghiệp, đất chưng xây dựng v.v... Giấy chứng nhận QSHNƠ và QSDĐ ở được cấp cho phần diện tích xây dựng nhà ở.
Chương II:
HỒ SƠ THỦ TỤC XIN CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT, GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỞ HỮU NHÀ Ở VÀ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT Ở TẠI ĐÔ THỊ
Điều 4: - Hồ sơ, thủ tục xin cấp giấy chứng nhận QSDĐ, giấy chứng nhận QSHNƠ và QSDĐ ở tại đô thị được gọi chung là hồ sơ nhà, đất bao gồm:
1- Một bộ đơn, do Sở Địa chính phát hành:
a- Đơn xin cấp giấy chứng nhận QSDĐ, giấy chứng nhận QSHNƠ và QSDĐ ở tại đô thị (mẫu 1);
b- Giấy xác nhận thực hiện nghĩa vụ thuế nhà, đất hàng năm (mẫu 2);
c- Giấy kê khai giao nhận hồ sơ nhà, đất (mẫu 3);
d- Giấy đề nghị đo đạc lập hồ sơ kỹ thuật khu đất và mặt bằng nhà.
2- Các giấy tờ liên quan về nhà, đất do đương sự cung cấp:
a- Sổ hộ khẩu (bản sao y hoặc công chứng);
b- Các giấy tờ liên quan đến nhà ở, đất: 01 bản chính và 03 bản sao y hoặc công chứng.
Điều 5: - Hồ sơ nhà, đất được lập thành 04 bộ như nhau, để lưu giữ tại:
- Sở Địa chính.
- Sở Xây dựng.
- Cục Thuế tỉnh.
- UBND phường, thị trấn nơi có nhà, đất tọa lạc.
Điều 6: - Trường hợp đất không có nhà ở, nếu được sự có nhu cầu xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đô thị, thì thực hiện theo trình tự, thủ tục của bản qui định này, trừ các trường hợp liên quan về nhà ở không thực hiện.
Chương III:
TRÌNH TỰ XÉT CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT; GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỞ HỮU NHÀ Ở VÀ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT Ở TẠI ĐÔ THỊ
Điều 7: - Đương sự xin cấp giấy chứng nhận QSDĐ, giấy chứng nhận QSHNƠ và QSDĐ ở phải thực hiện những việc sau:
1- Đến UBND phường, thị trấn hoặc phòng Địa chính mua 04 bộ đơn và mốc ranh; được nơi đây hướng dẫn kê khai, lập hồ sơ nhà, đất và cách thức cấm móc ranh khu đất.
2- Nộp hồ sơ nhà, đất tại Phòng Địa chính huyện (TX) gồm 04 bộ theo qui định tại điều 4 bản qui định này, đồng thời phải nộp tiền đo vẽ khu đất và mặt bàng nhà.
Sau khi nộp hồ sơ đương sự được cấp: Giấy kê khai giao nhận hồ sơ, có qui định thời gian thực hiện việc đo đạc khu đất và mặt bằng nhà, biên nhận thu tiền công đo vẽ nhà, đất.
3- Phải có mặt đúng ngày hẹn đo và hướng dẫn đúng ranh giới nhà, đất đang sử dụng để đoàn đo đạc thực hiện nhiệm vụ.
4- Khi nhận được thông báo của Cục Thuế tỉnh, đương sự phải đến liên hệ để được hướng dẫn thủ tục kê khai nộp thuế.
Sau 15 ngày, kể từ ngày hoàn thành nghĩa vụ thuế đất, nhà ở tại Cục thuế tỉnh, UBND tỉnh sẽ cấp giấy chứng nhận cho được sự tại Phòng Địa chính (nơi đương sự nộp hồ sơ).
Điều 8: - UBND phường, thị trấn có trách nhiệm :
1- Cử cán bộ Địa chính thực hiện các công việc sau đây:
- Hướng dẫn đương sự kê khai theo nội dung bộ đơn và bán mốc ranh; hướng dẫn đương sự viết giấy đề nghị đo đạc hồ sơ kỹ thuật khu đất, mặt bằng nhà (phụ lục 1) nếu đương sự mua đơn tại UBND phường, thị trấn.
- Thông báo ngày đo đạc khu đất, mặt bằng nhà đến các hộ tứ cận liên quan theo lịch hẹn của Phòng Địa chính.
- Phối hợp cùng cán bộ Phòng Địa chính, Phòng Quản lý đô thị, Trung tâm Đo đạc Địa chính tiến hành đo đạc, thẩm tra hồ sơ nhà đất ở thực địa, theo thời gian qui định.
2- Chậm nhất là 3 ngày, kể từ ngày Phòng Địa chính (hoặc Trung tâm Đo đạc Địa chính) chuyển đến 4 bộ hồ sơ nhà, đất thì UBND phường, thị trấn tiến hành các việc:
- Xác nhận rõ nguồn gốc nhà, đất; thời điểm sử dụng đất ở và nhà ở (theo mẫu 1).
- Xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ thuế nhà, đất hàng năm (mẫu 2).
- Xác nhận biên bản đo đạc khu đất và mặt bằng nhà.
3- Chuyển lại cho Phòng Địa chính (hoặc Trung tâm Đo đạc Địa chính) 03 bộ hồ sơ nhà, đất để thực hiện tiếp tục trình tự. Đồng thời lưu 01 hồ sơ vào hồ sơ nhà, đất tại phường, thị trấn.
Điều 9:
1- Phòng Địa chính huyện, thị xã có trách nhiệm:
a) Cử cán bộ hướng dẫn đương sự kê khai theo nội dung bộ đơn và bán mốc ranh; hướng dẫn đương sự viết giấy đề nghị đo đạc lập hồ sơ kỹ thuật khu đất, mặt bằng nhà (phụ lục 1) nếu đương sự mua đơn tại Phòng Địa chính.
b) Kiểm tra tính pháp lý và nhận 04 bộ hồ sơ nhà, đất theo điều 4 bản qui định này; xác nhận vào giấy kê khai giao nhận hồ sơ và ghi rõ thời gian đến đo đạc khu đất, nhà ở (mẫu 3); thu tiền công đo vẽ đất, nhà bằng lai thu của cơ quan tài chính.
c) Chậm nhất là ngày hôm say từ khi nhận được hồ sơ, Phòng Địa chính chuyển 01 bộ hồ sơ đến Phòng Quản lý đô thị (Phòng Xây dựng); đồng thời thông báo cho Phòng Quản lý đô thị (Phòng Xây dựng), UBND phường, thị trấn về thời gian kết hợp đến đo đạc khu đất và nhà của đương sự.
d) Sau khi kết hợp đo đạc tại thực địa, Phòng Địa chính lập hồ sơ kỹ thuật khu đất, Phòng Quản lý Đô thị lập hồ sơ mặt bằng nhà ở và chuyển toàn bộ hồ sơ đến phòng Địa chính.
e) Phòng Địa chính mang 04 bộ hồ sơ nhà, đất (theo điều 4) đến UBND phường, thị trấn để ký xác nhận (theo quy định tại khoản 2, 3 điều 8).
g) Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ của đương sự, Phòng Địa chính và Phòng Quản lý Đô thị phải hoàn thành hồ sơ kỹ thuật đo vẽ khu đất, mặt bằng nhà. Đồng thời, tiếp chuyển 03 bộ hồ sơ đến Sở Địa chính (có phiếu giao nhận hồ sơ: phụ lục 2).
h) Trong thời hạn 02 ngày, kể từ ngày nhận được giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận QSHNƠ và QSDĐ ở do Sở Địa chính chuyển đến. Phòng Địa chính thông báo cho đương sự đến nhận các giấy chứng nhận, thu lệ phí địa chính theo qui định hiện hành và cập nhật vào sổ địa chính.
2- Phòng Quản lý Đô thị (Phòng Xây dựng) huyện, thị xã có trách nhiệm:
a) Cử cán bộ kết hợp chặt chẽ với Phòng Địa chính để hướng dẫn đương sự kê khai theo nội dung của bộ đơn; kiểm tra tính pháp lý về nhà, quy hoạch xây dựng đô thị về nhà ở (theo quy định tại điểm a, b khoản 1 điều 9).
b) Cử cán bộ kết hợp chặt chẽ với Phòng Địa chính, Trung tâm Đo đạc Địa chính để đo đạc đồng thời nhà, đất tại thực địa; lập hồ sơ kỹ thuật mặt bằng nhà ở; xác nhận hồ sơ đủ điều kiện xét cấp giấy chứng nhận QSHNƠ và QSDĐ ở và chuyển toàn bộ hồ sơ đến Phòng Địa chính (theo quy định tại điểm c, d khoản 1 điều 9) để thực hiện tiếp tục trình tự.
Điều 10: - Trách nhiệm của Sở Địa chính:
1- Sau khi nhận hồ sơ do Phòng Địa chính chuyển đến, chậm nhất là ngày hôm sau, Sở Địa chính chuyển 01 bộ hồ sơ đến Sở Xây dựng (có phiếu chuyển hồ sơ: phụ lục 3).
2- Trong thời hạn 07 ngày, sau ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ (do Phòng Địa chính chuyển đến) Sở Địa chính thực hiện các việc:
- Kiểm tra thủ tục và hồ sơ kỹ thuật khu đất.
- Lập phiếu kiểm tra nghiệm thu đối với hồ sơ đạt yêu cầu.
- Đối với hồ sơ không đạt yêu cầu sẽ thông báo đến phòng Địa chính (nơi chuyển hồ sơ đến) yêu cầu bổ sung hoặc chỉnh sửa. Việc bổ sung sửa đổi này Phòng Địa chính được thực hiện không quá 07 ngày. Sở Địa chính kiểm tra hồ sơ lần 2 (do Phòng Địa chính chuyển đến) khóng quá 03 ngày.
Điều 11: - Trách nhiệm của Sở Xây dựng:
1- Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận 01 bộ hồ sơ do Sở Địa chính chuyển đến, Sở Xây dựng tiến hành thực hiện các việc:
a) Kiểm tra kỹ thuật và lập hồ sơ kỹ thuật nhà.
b) Lập phiếu chuyển (phụ lục 4) báo kết quả kiểm tra hồ sơ đủ điều kiện xét cấp giấy chứng nhận QSHNƠ và QSDĐ ở (phiếu chuyển thay thế tờ trình UBND tỉnh) và viết–vẽ lên 03 giấy chứng nhận QSHNƠ và QSDĐ ở về thực trạng nhà ở, sơ đồ mặt bằng nhà ở, chuyển đến Sở Địa chính.
2- Đối với hồ sơ không đạt yêu cầu về thủ tục hay kỹ thuật, sẽ thông báo đến Phòng Quản lý đô thị (Phòng Xây dựng) để yêu cầu bổ sung học chỉnh sửa. Việc yêu cầu bổ sung, chỉnh sửa này Phòng Quản lý Đô thị (Phòng Xây dựng) thực hiện không quá 07 ngày, Sở Xây dựng kiểm tra hồ sơ lần 2 không quá 03 ngày.
Điều 12: - Mối quan hệ giữa Sở Địa chính, Sở Xây dựng và Cục Thuế:
1- Trong thời hạn 02 ngày, kể từ ngày nhận được phiếu chuyển của Sở Xây dựng, Sở Địa chính chuyển 01 bộ hồ sơ nhà, đất đến Cục Thuế tỉnh (phụ lục 5).
2- Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày Sở Địa chính chuyển hồ sơ đến, Cục Thuế tiến hành các việc:
- Kiểm tra tính toán mức thuế, thông báo mời đương sự nộp thuế;
- Sau khi đương sự hoàn thành nghĩa vụ thuế, Cục Thuế có phiếu xác nhận chuyển đến Sở Địa chính, Sở Xây dựng thông báo kết quả nộp thuế nhà, đất của đương sự (phụ lục 6).
3- Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được phiếu chuyển của Cục Thuế báo kết quả thực hiện nghĩa vụ thuế của đương sự, Sở Địa chính lập 02 tờ trình, soạn thảo 02 quyết định cấp giấy chứng nhận QSDĐ và in 01 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; tiến hành trình UBND tỉnh phê duyệt hồ sơ nhà, đất.
4- Trong thời hạn 03 ngày, kể từ khi nhận quyết định, giấy chứng nhận được UBND tỉnh phê duyệt, Sở Địa chính tiếp tục thực hiện:
- Chuyển giấy chứng nhận QSDĐ; và giấy chứng nhận QSHNƠ và QSDĐ ở đến phòng Địa chính để cấp cho đương sự.
- Chuyển 01 giấy chứng nhận QSHNƠ và QSDĐ ở, 01 giấy chứng nhận QSDĐ ở (bản sao có đóng dấu của Sở Địa chính) đến Sở Xây dựng.
Điều 13: - Trách nhiệm của Văn phòng UBND tỉnh:
- Trình Thường trực UBND tỉnh ký quyết định, giấy chứng nhận QSDĐ, giấy chứng nhận QSHNƠ và QSDĐ ở.
- Ghi ngày tháng năm và ký hiệu của các văn bản nói trên theo qui định.
- Chuyển trả bộ hồ sơ đã được phê duyệt cho Sở Địa chính.
Thời gian giải quyết công việc tại Văn phòng UBND tỉnh không quá 01 ngày (kể cả thời gian chuyển trả hồ sơ về Sở Địa chính).
III- TỔ CHỨC THỰC HIỆN :
Điều 14: - Sở Địa chính lưu trữ hồ sơ về đất để theo dõi sự biến động về đất sau khi cấp quyền sử dụng. Sở Xây dựng lưu trữ hồ sơ về nhà ở để theo dõi sự biến động về nhà ở sau khi cấp quyền sở hữu.
Sau khi cấp giấy chứng nhận QSDĐ, giấy chứng nhận QSHNƠ và QSDĐ ở:
- Nếu có thay đổi về kiến trúc, kết cấu nhà ở nhưng không thay đổi về chủ sở hữu nhà, chủ sử dụng đất, vị trí, quy mô diện tích xây dựng nhà ở thì chỉ thực hiện các thủ tục liên quan về nhà ở.
- Ngoài các trường hợp trên nếu có thay đổi về đất hoặc cả nhà và đất thì trở lại thực hiện trình tự ban đầu theo Bản qui định này.
Điều 15: - Sở Địa chính, Sở Xây dựng và Cục Thuế tỉnh căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ ra văn bản hướng dẫn cho cơ quan quản lý chuyên môn cấp huyện, thị xã, phường, thị trấn thực hiện đúng các qui định và nhiệm vụ được giao. Giám đốc Sở Địa chính tổng hợp tình hình cấp giấy chứng nhận QSDĐ, giấy chứng nhận QSHNƠ và QSDĐ ở báo cáo về UBND tỉnh định kỳ hàng tháng.
Điều 16: - Trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận QSDĐ, giấy chứng nhận QSHNƠ và QSDĐ ở tại đô thị được đảm bảo thực hiện trong thời hạn 60 ngày, kể từ khi đương sự nộp hồ sơ hợp lệ vào Phòng Địa chính Huyện, Thị xã.
Điều 17: - Ngoài các khoản thu về tiền sử dụng đất, thuế chuyển quyền sử dụng đất, lệ phí trước bạ, lệ phí công chứng hoặc sao y, lệ phí địa chính, lệ phí cấp giấy chứng nhận, chi phí đo vẽ sơ đồ thửa đất và mặt bằng nhà theo qui định của pháp luật, nghiêm cấm các ngành, các cấp có liên quan đặt ra các khoản thu khác trong quá trình thực hiện trình tự, thủ tục tại bản qui định này.
Phụ lục : 1
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------------------------------
GIẤY ĐỀ NGHỊ
ĐO ĐẠC LẬP HỒ SƠ KỸ THUẬT KHU ĐẤT VÀ MẶT BẰNG NHÀ
Kính gởi : ................................................................................
Tôi tên (tổ chức, hộ gia đình, cá nhân) ........................................................
năm sinh ......................., chứng minh nhân dân số ................................................
hiện đang thường trú tại số nhà ........................ Đường .........................................
Khóm (Ấp) .......................... Phường (Thị trấn, Xã) ..............................................
Thị xã (Huyện) ....................................................
Hiện tôi có nhu cầu đo đạc hồ sơ kỹ thuật lô đất do tôi đang sử dụng có
diện tích khoảng ............... m2 , theo (Quyết định, chứng nhận, tự khai...) ............
số .......................... ngày ......... tháng....... năm ......., của đơn vị :..........................
Tôi tự nguyện thoả thuận với Đơn vị đo vẽ nhà, đất những nội dung sau:
1). Mời các hộ kế cận chứng kiến cấm trụ mốc ranh giới sử dụng đất hoặc nhà trước khi Đơn vị đo vẽ nhà, đất cử cán bộ đến địa điểm đo đạc lô đất theo thời gian đã hẹn trước.
2). Cung cấp những tài liệu hiện giữ để làm cơ sở cho cán bộ đo đạc tham khảo như: bản đồ nhà, đất, các quyết định giấy tờ liên quan đến lô đất.
3). Nếu hướng dẫn đo đạc lô đất sai lệch về ranh giới và cấm mốc ranh sai vị trí dẫn đến tranh chấp sau này, tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước cơ quan thẩm quyền.
4). Trả tiền công đo đạc và mua trụ mốc ranh.
Đơn vị đo vẽ nhà, đất
(ký nhận và phân công)
.............................., ngày .......... tháng ....... năm 199......
Người đề nghị
Phụ lục : 2
UBND Huyện (Thị xã)...........
PHÒNG ĐỊA CHÍNH
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: /PGN.ĐC
....................., ngày tháng năm 199
PHIẾU GIAO NHẬN
Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ; giấy chứng nhận
quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở tại đô thị.
Cơ quan chuyển giao hồ sơ : Phòng Địa chính Huyện (Thị xã)...........................
Cơ quan nhận hồ sơ: Sở Địa chính.
Phòng Địa chính kính chuyển Sở Địa chính ......... hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở theo danh sách dưới đây:
1). .......................................................................................................................
2). .......................................................................................................................
3). .......................................................................................................................
4). .......................................................................................................................
5). .......................................................................................................................
6). .......................................................................................................................
7). .......................................................................................................................
8). .......................................................................................................................
9). .......................................................................................................................
... .
Đính kèm mỗi bộ hồ sơ là giấy kế khai giao nhận hồ sơ.
PHÒNG ĐỊA CHÍNH
Người giao
(Ký tên)
Họ và Tên : .................................
SỞ ĐỊA CHÍNH
Người nhận
(Ký tên)
Họ và Tên : ................................
Ghi chú: Người giao giữ 01 bản, người nhận giữa 01 bản như nhau.
Phụ lục : 3
UBND TỈNH AN GIANG
SỞ ĐỊA CHÍNH
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: /PC.ĐC
Long Xuyên, ngày ........ tháng ......... năm 199...
PHIẾU CHUYỂN
Kính gởi : Sở Xây dựng
Sở Địa chính kính chuyển Sở Xây dựng ........... hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ; giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở theo danh sách dưới đây:
1). .....................................................................................................................
2). .....................................................................................................................
3). .....................................................................................................................
4). .....................................................................................................................
5). .....................................................................................................................
6). .....................................................................................................................
7). .....................................................................................................................
8). .....................................................................................................................
9). .....................................................................................................................
... .
Đề nghị Sở Xây dựng kiểm tra hồ sơ nhà ở theo thẩm quyền (trong thời gian 07 ngày).
Sau khi kiểm tra, Sở Xây dựng có phiếu báo kết quả kiểm tra hồ sơ nhà ở đồng thời chuyển 03 giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất đến Sở Địa chính để hoàn tất hồ sơ trình UBND Tỉnh.
Trân trọng kính chào !
SỞ ĐỊA CHÍNH AN GIANG
GIÁM ĐỐC
Phụ lục : 4
UBND TỈNH AN GIANG
SỞ XÂY DỰNG
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: /PC.SXD
Long Xuyên, ngày ........ tháng ......... năm 199...
PHIẾU CHUYỂN
Kính gởi : Sở Địa chính
Sở Xây dựng đã nhận được hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu
nhà ở của Ông (Bà) .................................................................................................
Thường trú tại số nhà ...................., Đường . .........................................................
Khóm (Ấp) ...................................., Phường (xã, thị trấn) .....................................
Thị xã (Huyện) .............................., Tỉnh ...............................................................
Sau khi kiểm tra Sở Xây dựng nhận thấy:
- Hồ sơ hợp lệ.
- Mặt bằng đo vẽ nhà đạt yêu cầu kỹ thuật.
Hồ sơ đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở.
Đề nghị Sở Địa chính tiếp tục thực hiện các công việc tiếp theo.
Trân trọng kính chào !
SỞ XÂY DỰNG AN GIANG
GIÁM ĐỐC
Phụ lục : 5
UBND TỈNH AN GIANG
SỞ ĐỊA CHÍNH
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: /PC.ĐC
....................., ngày tháng năm 199
PHIẾU CHUYỂN
Kính gởi : CỤC THUẾ
Sở Địa chính kính chuyển Cục Thuế ............ hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ; giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở theo danh sách dưới đây :
1). .....................................................................................................................
2). .....................................................................................................................
3). .....................................................................................................................
4). .....................................................................................................................
5). .....................................................................................................................
6). .....................................................................................................................
7). .....................................................................................................................
8). .....................................................................................................................
9). .....................................................................................................................
... .
Hồ sơ nhà, đất đủ điều kiện xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ; giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở.
Đề nghị Cục Thuế xem xét hồ sơ theo thẩm quyền (trong 05 ngày).
Sau khi đương sự đã nộp thuế (hoặc miễn, giảm thuế). Cục Thuế có phiếu báo hoàn thành nghĩa vụ thuế của đương sự gởi đến Sở Địa chính và Sở Xây dựng.
Trân trọng kính chào !
SỞ ĐỊA CHÍNH AN GIANG
GIÁM ĐỐC
Phụ lục : 6
UBND TỈNH AN GIANG
CỤC THUẾ
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: /GXN.CT
GIẤY XÁC NHẬN
Kính gởi: - SỞ ĐỊA CHÍNH
- SỞ XÂY DỰNG
Cục Thuế đã xem xét hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở, quyền sở hữu nhà ở của Ông (Bà) …………………………………………
+ Căn nhà số: ....................... Đường phố: ........................................................ ,
Khóm (Ấp) : ................................ Phường (Thị trấn, Xã): ................................... ,
Huyện (Thị xã) : ..................................., Tỉnh An Giang.
+ Vị trí đất : ............................, thửa số : ..................... tờ bản đồ địa chính :.............. Đường phố: .............................., Khóm (Ấp) : ……………………………..,
Phường (Thị trấn, Xã): ............................... Huyện (Thị xã): ................................. ,
Tỉnh An Giang.
Đương sự đã hoàn thành nghĩa vụ về thuế đối với diện tích đất ở, diện tích nhà ở được Sở Địa chính, Sở Xây dựng xét duyệt trên hoạ đồ.
Cục Thuế kính chuyển đến Sở Địa chính, Sở Xây dựng để lập thủ tục trình UBND Tỉnh ký giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở cho đương sự.
Trân trọng kính chào !
Đính kèm:
- Tờ khai ...............
- Biên lai số ...........
- Ngày ...................
- ...........................
Long Xuyên, ngày ....... tháng ........ năm 199....
TL.CỤC TRƯỞNG CỤC THUẾ TỈNH AN GIANG
TRƯỞNG PHÒNG PHÒNG TRƯỚC BẠ VÀ THU KHÁC
Mẫu số : 1
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------------------------------
ĐƠN XIN CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT;
GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỞ HỮU NHÀ Ở VÀ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT Ở TẠI ĐÔ THỊ
Kính gởi: UỶ BAN NHÂN DÂN ...........................................
Tôi tên ........................................................................ năm sinh ........................
CMND số ............................... cấp ngày ............................... tại ........................
Thường trú tại số nhà .................. Đường ...........................................................
Khóm (Ấp) ....................................... Phường (Xã, Thị trấn) .................................
Thị xã (Huyện) ........................................ Tỉnh ....................................................
Tên vợ (hoặc chồng) là ................................................ năm sinh .........................
CMND số ............................... cấp ngày ............................... tại ........................
XIN CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT ; GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỞ HỮU NHÀ Ở VÀ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT Ở.
Khu đất, nhà toạ lạc tại số : .................... Đường :................................................
Khóm (Ấp) :................................. Phường (Xã, Thị trấn) :.....................................
Thị xã (Huyện) :...................................................................................................
* KÈM THEO ĐƠN NÀY LÀ CÁC GIẤY TỜ :
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
* TÓM TÁT NGUỒN GỐC KHU ĐẤT VÀ NHÀ :
(Sang nhượng hay được cho, tặng, thừa kế .......... của ai, vào ngày, tháng, năm nào?)
a). Nguồn gốc đất:
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
b). Nguồn gốc nhà:
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
Tôi xin cam đoan những lời khai trên đây là đúng sự thật, hứa tạo mọi điều kiện để nhân viên thừa hành của chính quyền kiểm tra, đo đạc lại đất, mặt bằng nhà và nộp lệ phí theo quy định.
........................., Ngày ........ tháng ...... năm
NGƯỜI LÀM ĐƠN
* CHỨNG THẬT CỦA UBND PHƯỜNG - THỊ TRẤN
- Nguồn gốc đất (thời gian sử dụng đất từ ngày, tháng, năm nào? Do ai chuyển quyền sử dụng đất hay tổ chức nào cấp đất?)
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
- Nguồn gốc nhà
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
- Quá trình sử dụng (Có tranh chấp hay không?)
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
Chuyển Sở Địa chính và Sở Xây dựng trình UBND tỉnh quyết định.
........................., ngày ........ tháng ...... năm
TM. UỶ BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Mẫu số : 2
CHI CỤC THUẾ ...................
ĐỘI THUẾ PHƯỜNG (XÃ) ..................
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
GIẤY XÁC NHẬN
Kính gởi: Phòng Trước Bạ và Thu Khác Cục Thuế An Giang
Đội thuế Phường (xã) ....................................... có nhận hồ sơ xin cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất của ông (Bà) ……………………………..
Địa chỉ :..............................................................................................................
..........................................................................................................................
Diện tích : ......................................, loại đất : ....................... Vị trí đất theo
hoạ đồ hiện trạng do Sở Địa chính (Phòng Địa chính, Trung tâm Do đạc) đã lập kèm theo.
Nay đội thuế Phường (Xã) ................................. xin xác nhận diện tích đất
xin cấp quyền sử dụng đất ở của Ông (Bà) ...........................................................
đã hoàn thành nghĩa vụ thuế đúng qui định của Pháp lệnh thuế nhà đất.
Năm ..................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
Ý kiến UBND Phường (Xã)
(Xác nhận chữ ký và đóng dấu)
..........................., ngày ....... tháng ........ năm 199.......
ĐỘI TRƯỞNG ĐỘI THUẾ PHƯỜNG (XÃ)
Mẫu số : 3
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------------------------------
GIẤY KÊ KHAI GIAO NHẬN HỒ SƠ
(V/v xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở, quyền sở hữu nhà ở)
Tôi tên :..............................................................................................................
Thường trú : số nhà .................. Đường ..............................................................
Khóm (Ấp) .............. Phường (Thị trấn) .................. Huyện (Thị xã)........................
Xin kê khai hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ; giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở tại đô thị như sau :
1- 04 đơn xin cấp giấy chứng nhận QSDĐƠ và QSDNƠ.
2- 04 giấy xác nhận đã nộp thuế nhà đất hàng năm.
3- 04 bản sao hộ khẩu.
4- 01 bản chính và 03 bản sao các giấy tờ liên quan về nhà, đất gồm:
+ .......................................................................................................................
+ .......................................................................................................................
+ .......................................................................................................................
+ .......................................................................................................................
+ .......................................................................................................................
+ .......................................................................................................................
+ .......................................................................................................................
Bên nhận hồ sơ .................. ngày tháng năm 199......
Phòng Địa chính ..................... Người kê khai (bên giao)
Có nhận đủ hồ sơ theo giấy kê khai
của đương sự. Hẹn ngày ....................
cán bộ Địa chính và cán bộ Phòng Quản
lý đô thị sẽ đến đo đạc mặt bằng đất và nhà.
Giấy kê khai này thay cho biên bản nhận hồ sơ.
Cán bộ nhận hồ sơ
(Ký, ghi rõ họ tên) | {
"issuing_agency": "Tỉnh An Giang",
"promulgation_date": "03/10/1997",
"sign_number": "7046/QĐ.UB",
"signer": "Nguyễn Hoàng Việt",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Doanh-nghiep/Quyet-dinh-2762-QD-TCHQ-cong-nhan-hoat-dong-dai-ly-lam-thu-tuc-hai-quan-291167.aspx | Quyết định 2762/QĐ-TCHQ công nhận hoạt động đại lý làm thủ tục hải quan | BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC HẢI QUAN
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 2762/QĐ-TCHQ
Hà Nội, ngày 22 tháng 09 năm 2015
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC CÔNG NHẬN HOẠT ĐỘNG ĐẠI LÝ LÀM THỦ TỤC HẢI QUAN
TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC HẢI QUAN
Căn cứ Luật Hải quan số 54/2014/QH13 ngày 23 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Thông tư số 12/2015/TT-BTC ngày 30/01/2015 của Bộ Tài chính quy định chi tiết thủ tục cấp Chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan; cấp và thu hồi mã số nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan; trình tự, thủ tục công nhận và hoạt động của đại lý làm thủ tục hải quan;
Căn cứ hồ sơ đề nghị công nhận đại lý làm thủ tục hải quan gửi kèm công văn số 238/VNLL-KD ngày 22/6/2015
của Công ty Cổ phần VINALINES LOGISTICS Việt Nam;
Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Giám sát quản lý về Hải quan,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công nhận:
Công ty Cổ phần VINALINES LOGISTICS Việt Nam.
Mã số thuế: 0102345275.
Địa chỉ: Phòng 405, tầng 4, Tòa nhà Ocean Park, số 1 Đào Duy Anh, phường Tương Mai, quận Đống Đa, Tp. Hà Nội.
Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động kinh doanh số 0101268568 do Sở kế hoạch và đầu tư Thành phố Hà Nội chứng nhận lần đầu ngày 07/06/2002.
Đủ điều kiện hoạt động đại lý làm thủ tục hải quan.
Công ty Cổ phần VINALINES LOGISTICS Việt Nam có trách nhiệm thực hiện đúng quy định của Luật Hải quan, Thông tư số 12/2015/TT-BTC ngày 30/01/2015 của Bộ Tài chính quy định chi tiết thủ tục cấp Chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan; cấp và thu hồi mã số nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan; trình tự, thủ tục công nhận và hoạt động của đại lý làm thủ tục hải quan.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 613/HQHN-NV ngày 17/04/2009 của Cục Hải quan TP. Hà Nội về việc Xác nhận đủ điều kiện hoạt động đại lý Hải quan.
Điều 3. Các ông (bà) Giám đốc Công ty Cổ phần VINALINES LOGISTICS Việt Nam, Cục trưởng Cục Giám sát quản lý về Hải quan và Cục trưởng Cục Hải quan TP. Hà Nội chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Cục CNTT&TKHQ;
- Lưu: VT, GSQL(3).
KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG
Vũ Ngọc Anh | {
"issuing_agency": "Tổng cục Hải quan",
"promulgation_date": "22/09/2015",
"sign_number": "2762/QĐ-TCHQ",
"signer": "Vũ Ngọc Anh",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Quyet-dinh-2136-QD-UBND-2013-nhiem-vu-quyen-han-to-chuc-Chi-cuc-quan-ly-thi-truong-Hung-Yen-216648.aspx | Quyết định 2136/QĐ-UBND 2013 nhiệm vụ quyền hạn tổ chức Chi cục quản lý thị trường Hưng Yên | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HƯNG YÊN
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 2136/QĐ-UBND
Hưng Yên, ngày 15 tháng 11 năm 2013
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA CHI CỤC QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG TỈNH HƯNG YÊN
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HƯNG YÊN
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ các Nghị định của Chính phủ: Số 10/CP ngày 23/01/1995 về tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của Quản lý thị trường; số 27/2008/NĐ-CP ngày 13/3/2008 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 10/CP ngày 23/01/1995 của Chính phủ về tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của Quản lý thị trường;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số 465/TTr-SNV ngày 15/10/2013,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Vị trí, chức năng
Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Hưng Yên là đơn vị quản lý nhà nước trực thuộc Sở Công Thương, giúp Giám đốc Sở Công Thương thực hiện chức năng quản lý nhà nước và tổ chức thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát thị trường, đấu tranh chống các vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại, công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Chi cục Quản lý thị trường chịu sự quản lý trực tiếp của Sở Công Thương và sự chỉ đạo về chuyên môn nghiệp vụ của Cục Quản lý thị trường.
Chi cục Quản lý thị trường có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng và được mở tài khoản tại Kho bạc nhà nước theo quy định của pháp luật.
Trụ sở: Số 333, đường Nguyễn Văn Linh, thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên.
Điều 2. Nhiệm vụ, quyền hạn
1. Kiểm tra việc tuân theo pháp luật các hoạt động thương mại, công nghiệp của các tổ chức và cá nhân trên địa bàn tỉnh. Đề xuất với Sở Công Thương và Uỷ ban nhân dân tỉnh kế hoạch, biện pháp về tổ chức thị trường, bảo đảm lưu thông hàng hóa theo pháp luật, ngăn ngừa và xử lý kịp thời các vi phạm trong hoạt động thương mại, công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
2. Xây dựng và trực tiếp chỉ đạo các Đội Quản lý thị trường thực hiện các kế hoạch kiểm tra, kiểm soát thị trường và xử lý theo thẩm quyền các vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại và công nghiệp.
3. Xây dựng kế hoạch, thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và hoạt động thanh tra chuyên ngành.
4. Quản lý công chức, biên chế, kinh phí, trang bị, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ và xây dựng cơ sở vật chất cho lực lượng quản lý thị trường ở địa phương.
5. Thường trực giúp Giám đốc Sở Công Thương chủ trì tổ chức sự phối hợp hoạt động giữa các cấp, các ngành trong hoạt động chống buôn lậu, hàng giả và các hành vi gian lận thương mại.
6. Thực hiện nhiệm vụ thường trực giúp việc Ban Chỉ đạo phòng, chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại tỉnh (Ban Chỉ đạo 127 tỉnh).
7. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Sở Công Thương và Uỷ ban nhân dân tỉnh giao.
Điều 3. Tổ chức bộ máy
1. Lãnh đạo Chi cục: Gồm Chi cục trưởng và không quá 03 Phó Chi cục trưởng; trong đó:
- Chi Cục trưởng: Phụ trách chung, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở Công Thương và trước pháp luật về công tác quản lý, điều hành các hoạt động của Chi cục;
- Phó Chi cục trưởng: Giúp việc cho Chi cục trưởng, chịu trách nhiệm trước Chi cục trưởng và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công. Khi Chi cục trưởng vắng mặt, một Phó Chi cục trưởng được Chi cục trưởng uỷ quyền điều hành các hoạt động của Chi cục;
Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, khen thưởng, kỷ luật Chi cục trưởng, Phó Chi cục trưởng thực hiện theo quy định phân cấp quản lý cán bộ của tỉnh.
2. Các phòng chuyên môn:
- Phòng Tổ chức - Hành chính;
- Phòng Nghiệp vụ - Tổng hợp.
3. Các Đội Quản lý thị trường (QLTT):
- Đội QLTT số 01: Quản lý địa bàn thành phố Hưng Yên;
- Đội QLTT số 02: Quản lý địa bàn huyện Ân Thi;
- Đội QLTT số 03: Quản lý địa bàn huyện Phù Cừ;
- Đội QLTT số 04: Quản lý địa bàn huyện Mỹ Hào;
- Đội QLTT số 05: Quản lý địa bàn huyện Tiên Lữ;
- Đội QLTT số 06: Quản lý địa bàn huyện Khoái Châu;
- Đội QLTT số 07: Quản lý địa bàn huyện Văn Lâm;
- Đội QLTT số 08: Quản lý địa bàn huyện Văn Giang;
- Đội QLTT số 09: Quản lý địa bàn huyện Yên Mỹ;
- Đội QLTT số 10: Quản lý địa bàn huyện Kim Động;
- Đội QLTT số 11: Chống buôn lậu và gian lận thương mại.
Các Đội Quản lý thị trường có con dấu riêng và được mở tài khoản tại Kho bạc nhà nước theo quy định của pháp luật.
Điều 4. Biên chế
Biên chế của Chi cục Quản lý thị trường là biên chế công chức hành chính, được Uỷ ban nhân dân tỉnh phân bổ hàng năm tương ứng với Đề án vị trí việc làm được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Trước mắt, Chi cục sắp xếp, bố trí trong tổng số biên chế hiện có của Chi cục để đảm nhiệm các vị trí việc làm ở các Đội mới thành lập, đảm bảo hợp lý và hiệu quả.
Điều 5. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký và thay thế các Quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh: Số 1880/1998/QĐ-UB ngày 19/10/1998 về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Hưng Yên; số 873/QĐ-UBND ngày 24/5/2011 về việc bổ sung cơ cấu tổ chức và biên chế Chi cục Quản lý thị trường thuộc Sở Công Thương.
Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các sở, ngành: Nội vụ, Công Thương, Tài chính, Kho bạc nhà nước tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường và thủ trưởng các cơ quan liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
CHỦ TỊCH
Doãn Thế Cường | {
"issuing_agency": "Tỉnh Hưng Yên",
"promulgation_date": "15/11/2013",
"sign_number": "2136/QĐ-UBND",
"signer": "Doãn Thế Cường",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Doanh-nghiep/Quyet-dinh-07-QD-BNN-QLCL-chi-dinh-cac-to-chuc-chung-nhan-duoc-phep-chung-nhan-chat-luong-gao-xuat-khau-sang-Lien-bang-Nga-104258.aspx | Quyết định 07/QĐ-BNN-QLCL chỉ định các tổ chức chứng nhận được phép chứng nhận chất lượng gạo xuất khẩu sang Liên bang Nga | BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------
Số: 07/QĐ-BNN-QLCL
Hà Nội, ngày 04 tháng 01 năm 2010
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC CHỈ ĐỊNH CÁC TỔ CHỨC CHỨNG NHẬN CHẤT LƯỢNG GẠO XUẤT KHẨU SANG LIÊN BANG NGA
BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Căn cứ Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03/01/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Nghị định số 75/2009/NĐ-CP ngày 10/9/2009 của Chính phủ sửa đổi Điều 3 Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm số 12/2003/PL-UBTVQH11 ngày 26/7/2003 của Ủy ban thường vụ Quốc hội và Nghị định số 163/2004/NĐ-CP ngày 07/9/2004 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm;
Căn cứ Biên bản hội đàm về việc kiểm tra, giám sát an toàn và chất lượng ngũ cốc và sản phẩm ngũ cốc trong quá trình xuất nhập khẩu sản phẩm có nguồn gốc từ thực vật giữa Việt Nam và Liên bang Nga;
Xét năng lực của các đơn vị đăng ký tham gia vào hoạt động chứng nhận gạo xuất khẩu sang Liên bang Nga;
Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Chỉ định các tổ chức chứng nhận được phép chứng nhận chất lượng gạo xuất khẩu sang Liên bang Nga (Danh sách các tổ chức chứng nhận kèm theo).
Điều 2.
Các tổ chức chứng nhận nêu tại Điều 1 thực hiện việc phân tích mẫu, gửi mẫu phân tích các chỉ tiêu an toàn, chất lượng gạo tại các phòng kiểm nghiệm đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ định phân tích các chỉ tiêu an toàn chất lượng gạo xuất khẩu sang Liên bang Nga.
Điều 3.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Thời hạn chỉ định đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2012.
Điều 4.
Giao Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức hướng dẫn việc thực hiện Quyết định này.
Điều 5.
Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản, Thủ trưởng các đơn vị, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận:
- Như Điều 5;
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Cục Trồng trọt, Cục BVTV, Cục Chế biến thương mại NLTS và nghề muối;
- Website Bộ NN-PTNT;
- Lưu: VT, QLCL.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Lương Lê Phương
DANH SÁCH
CÁC ĐƠN VỊ ĐƯỢC CHỈ ĐỊNH CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN CHẤT LƯỢNG ĐỐI VỚI GẠO XUẤT KHẨU SANG LIÊN BANG NGA
(Ban hành kèm theo Quyết định số 07/QĐ-BNN-QLCL ngày 04 tháng 01 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT)
TT
Đơn vị được chỉ định
Địa chỉ
1
Trung tâm Kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng 3
49 Pasteur, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
2
Công ty Cổ phần Giám định và khử trùng FCC
45 Đinh Tiên Hoàng, P. Bến Nghé, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
3
Chi nhánh Công ty cổ phần Giám định Vinacontrol TP.HCM
80 Bà Huyện Thanh Quan, Phường 9, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh
4
Công ty Giám định TNHH Intertek Việt Nam
Tòa nhà E Town EW, 364 Cộng Hòa, Phường 13, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh
5
Công ty TNHH Giám định Lạc Việt
695 Trần Xuân Soạn, Phường Tân Hưng, Quận 7, TP. Hồ Chí Minh
6
Công ty TNHH Bureau Veritas Việt Nam
Tầng 4, Etown1, 364 Cộng Hòa, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh
7
Công ty Cổ phần Giám định Lửa Việt
Số 33, đường 11, Khu dân cư Him Lam, Xã Bình Hưng, Huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh | {
"issuing_agency": "Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn",
"promulgation_date": "04/01/2010",
"sign_number": "07/QĐ-BNN-QLCL",
"signer": "Lương Lê Phương",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Quyet-dinh-2253-QD-UBND-2023-cong-bo-thu-tuc-hanh-chinh-Do-dac-So-Tai-nguyen-Binh-Duong-579214.aspx | Quyết định 2253/QĐ-UBND 2023 công bố thủ tục hành chính Đo đạc Sở Tài nguyên Bình Dương | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH DƯƠNG
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 2253/QĐ-UBND
Bình Dương, ngày 06 tháng 9 năm 2023
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI LĨNH VỰC ĐO ĐẠC, BẢN ĐỒ VÀ THÔNG TIN ĐỊA LÝ THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỈNH BÌNH DƯƠNG
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương, ngày 19 tháng 6 năm 2015 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương, ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP , ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số 48/2013/NĐ-CP , ngày 14 tháng 5 năm 2013 và Nghị định số 92/2017/NĐ-CP, ngày 07 tháng 6 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Thông tư số 02/2017/TT-VPCP , ngày 31 tháng 10 năm 2017 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ hướng dẫn nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 275/TTr-STNMT, ngày 22 tháng 8 năm 2023.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này 01 thủ tục hành chính mới (mã TTHC: 1.011671) lĩnh vực Đo đạc, bản đồ và thông tin địa lý thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Dương.
Điều 2. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường; Thủ trưởng các Sở, ban, ngành và các tổ chức có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này kể từ ngày ký./.
Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ (Cục KS TTHC);
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Như Điều 2;
- LĐVP, HCC Website tỉnh;
- Lưu: VT, HKSTT.
CHỦ TỊCH
Võ Văn Minh
THỦ TỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH LĨNH VỰC ĐO ĐẠC, BẢN ĐỒ VÀ THÔNG TIN ĐỊA LÝ THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỈNH BÌNH DƯƠNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 2253/QĐ-UBND, ngày 06 tháng 9 năm 2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương)
PHẦN I.
DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH LĨNH VỰC ĐO ĐẠC, BẢN ĐỒ VÀ THÔNG TIN ĐỊA LÝ THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỈNH BÌNH DƯƠNG
STT
Mã TTHC (CSDLQG)
Tên thủ tục hành chính
Trang
1
1.011671
Cung cấp thông tin, dữ liệu, sản phẩm đo đạc và bản đồ
1 | {
"issuing_agency": "Tỉnh Bình Dương",
"promulgation_date": "06/09/2023",
"sign_number": "2253/QĐ-UBND",
"signer": "Võ Văn Minh",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-chinh-nha-nuoc/Nghi-quyet-27-2022-NQ-HDND-che-do-ho-tro-hang-thang-Dang-vien-tu-40-nam-tuoi-Dang-Lai-Chau-525016.aspx | Nghị quyết 27/2022/NQ-HĐND chế độ hỗ trợ hằng tháng Đảng viên từ 40 năm tuổi Đảng Lai Châu | HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH LAI CHÂU
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 27/2022/NQ-HĐND
Lai Châu, ngày 20 tháng 7 năm 2022
NGHỊ QUYẾT
QUY ĐỊNH CHẾ ĐỘ HỖ TRỢ HẰNG THÁNG ĐỐI VỚI ĐẢNG VIÊN THUỘC ĐẢNG BỘ TỈNH LAI CHÂU ĐƯỢC TẶNG HUY HIỆU ĐẢNG TỪ 40 NĂM TUỔI ĐẢNG TRỞ LÊN
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH LAI CHÂU
KHÓA XV, KỲ HỌP THỨ TÁM
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ngân sách nhà nước;
Xét Tờ trình số 2315/TTr-UBND ngày 05 tháng 7 năm 2022 của UBND tỉnh về dự thảo Nghị quyết quy định chính sách hỗ trợ hàng tháng cho đảng viên thuộc Đảng bộ tỉnh Lai Châu được tặng Huy hiệu Đảng từ 40 năm tuổi Đảng trở lên; Báo cáo thẩm tra số 261/BC-HĐND ngày 13 tháng 7 năm 2022 của Ban Dân tộc Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, điều kiện và đối tượng áp dụng
1. Đảng viên thuộc Đảng bộ tỉnh Lai Châu được tặng Huy hiệu từ 40 năm tuổi đảng trở lên, không được hưởng lương, lương hưu, không được hưởng trợ cấp, phụ cấp ưu đãi người có công với cách mạng hoặc chỉ được hưởng trợ cấp xã hội theo Nghị định số 20/2021/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội.
2. Đảng viên thôi hưởng chế độ hỗ trợ tại Nghị quyết này kể từ tháng liền kề đối với đảng viên đang hưởng hỗ trợ bị chết, chuyển sinh hoạt đảng chính thức ra ngoài Đảng bộ tỉnh, đảng viên ra khỏi Đảng.
Điều 2. Mức hỗ trợ, nguồn kinh phí
1. Mức hỗ trợ
a) Đảng viên được tặng Huy hiệu 40 năm tuổi đảng: Mức hỗ trợ 450.000 đồng/tháng/đảng viên.
b) Đảng viên được tặng Huy hiệu 45 năm tuổi đảng: Mức hỗ trợ 600.000 đồng/tháng/đảng viên.
c) Đảng viên được tặng Huy hiệu 50 năm tuổi đảng: Mức hỗ trợ 750.000 đồng/tháng/đảng viên.
d) Đảng viên được tặng Huy hiệu 55 năm tuổi đảng: Mức hỗ trợ 900.000 đồng/tháng/đảng viên.
đ) Đảng viên được tặng Huy hiệu 60 năm tuổi đảng: Mức hỗ trợ 1.050.000 đồng/tháng/đảng viên.
e) Đảng viên được tặng Huy hiệu 65 năm tuổi đảng: Mức hỗ trợ 1.200.000 đồng/tháng/đảng viên.
g) Đảng viên được tặng Huy hiệu 70 năm tuổi đảng: Mức hỗ trợ 1.350.000 đồng/tháng/đảng viên.
h) Đảng viên được tặng Huy hiệu 75 năm tuổi đảng trở lên: Mức hỗ trợ 1.500.000 đồng/tháng/đảng viên.
2. Nguồn kinh phí
Do ngân sách tỉnh đảm bảo và được cân đối trong dự toán chi ngân sách các huyện, thành phố hằng năm.
Điều 3. Hội đồng nhân dân tỉnh giao
1. Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai thực hiện.
2. Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân, các tổ đại biểu Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết.
Điều 4. Hiệu lực thi hành
Nghị quyết này được Hội đồng nhân dân tỉnh Lai Châu khóa XV, kỳ họp thứ tám thông qua ngày 20 tháng 7 năm 2022 và có hiệu lực từ ngày 15 tháng 8 năm 2022./.
Nơi nhận:
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Chính phủ;
- Văn phòng Quốc hội; Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Tài chính;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL - Bộ Tư pháp;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh;
- Thường trực HĐND, UBND, UBMTTQVN tỉnh;
- Đại biểu HĐND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh;
- Thường trực HĐND, UBND các huyện, thành phố;
- Công báo tỉnh, Cổng Thông tin điện tử tỉnh;
- Lưu: VT.
CHỦ TỊCH
Giàng Páo Mỷ | {
"issuing_agency": "Tỉnh Lai Châu",
"promulgation_date": "20/07/2022",
"sign_number": "27/2022/NQ-HĐND",
"signer": "Giàng Páo Mỷ",
"type": "Nghị quyết"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Giao-thong-Van-tai/Quyet-dinh-1385-QD-UBND-2015-lap-lai-trat-tu-hanh-lang-an-toan-duong-bo-duong-sat-2014-2020-Thanh-Hoa-272241.aspx | Quyết định 1385/QĐ-UBND 2015 lập lại trật tự hành lang an toàn đường bộ đường sắt 2014 2020 Thanh Hóa | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 1385/QĐ-UBND
Thanh Hóa, ngày 17 tháng 04 năm 2015
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH LẬP LẠI TRẬT TỰ HÀNH LANG AN TOÀN ĐƯỜNG BỘ, ĐƯỜNG SẮT GIAI ĐOẠN 2014 - 2020, TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Luật Đường sắt ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Luật Đất đai ngày 29 tháng 11 năm 2013;
Căn cứ Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 của Chính phủ Quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
Căn cứ Nghi định số 100/2013/NĐ-CP ngày 03/9/2013 của Chính phủ Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
Căn cứ Nghị định số 14/2015/NĐ-CP ngày 13/02/2015 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đường sắt;
Căn cứ Quyết định số 994/QĐ-TTg ngày 19/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch lập lại trật tự hành lang an toàn đường bộ, đường sắt giai đoạn 2014 - 2020;
Căn cứ Nghị quyết số 32/2007/NQ-CP ngày 29/6/2007 của Chính phủ về một số giải pháp cấp bách nhằm kiềm chế tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông;
Căn cứ Nghị quyết số 88/NQ-CP ngày 24/8/2011 của Chính phủ về tăng cường thực hiện các giải pháp trọng tâm bảo đảm trật tự an toàn giao thông;
Căn cứ Quyết định số 37/QĐ-UBND ngày 09/01/2015 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa về việc kiện toàn tổ công tác liên ngành cấp tỉnh thực hiện Quyết định số 994/QĐ-TTg ngày 19/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch lập lại trật tự hành lang an toàn đường bộ, đường sắt giai đoạn 2014 - 2020, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Giao thông vận tải tại Tờ trình số 1155/TTr-SGTVT ngày 01/4/2015,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Kế hoạch lập lại trật tự hành lang an toàn đường bộ, đường sắt giai đoạn 2014 - 2020, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 751/QĐ-UBND ngày 31/3/2008 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc phê duyệt kế hoạch thực hiện lập lại trật tự hành lang an toàn giao thông đường bộ, đường sắt trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở, Thủ trưởng ban, ngành cấp tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố, Thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3 QĐ;
- Bộ Giao thông vận tải; (để báo cáo);
- Ủy ban ATGT Quốc gia; (để báo cáo);
- TTr Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh; (để báo cáo);
- Tổng cục Đường bộ Việt Nam; (để báo cáo);
- Cục Đường sắt Việt Nam (để báo cáo);
- Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam; (để báo cáo);
- Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh; (để báo cáo);
- Tổ công tác liên ngành cấp tỉnh;
- Cục Quản lý đường bộ II;
- Lưu: VT, CN.
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lê Anh Tuấn
KẾ HOẠCH
LẬP LẠI TRẬT TỰ HÀNH LANG AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ, ĐƯỜNG SẮT GIAI ĐOẠN 2014 - 2020 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 1385/QĐ-UBND ngày 17 tháng 4 năm 2015 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa)
Thực hiện Quyết định số 994/QĐ-TTg ngày 19/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch lập lại trật tự hành lang an toàn giao thông đường bộ, đường sắt giai đoạn 2014 - 2020, UBND tỉnh Thanh Hóa xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện với nội dung cụ thể sau:
I. MỤC TIÊU, YÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Mục tiêu, yêu cầu:
1.1. Mục tiêu
Phân công các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố (sau đây gọi chung là UBND cấp huyện) và các cơ quan, đơn vị liên quan trên địa bàn tỉnh triển khai thực hiện Kế hoạch lập lại trật tự hành lang an toàn giao thông đường bộ trên các tuyến quốc lộ và đường sắt giai đoạn 2014 - 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 994/QĐ-TTg ngày 19/6/2014 để nhằm:
- Tiếp tục nâng cao nhận thức của toàn xã hội về tầm quan trọng của hành lang và quản lý hành lang an toàn đường bộ, đường sắt; lập lại trật tự, kỷ cương pháp luật trong việc giữ gìn hành lang an toàn đường bộ, đường sắt.
- Duy trì kết quả đã thực hiện được trong giai đoạn I, giai đoạn II Kế hoạch lập lại trật tự hành lang an toàn đường bộ, đường sắt đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1856/QĐ-TTg ngày 27/12/2007; đồng thời, lập và điều chỉnh Kế hoạch lập lại trật tự hành lang an toàn đường bộ, đường sắt phù hợp với yêu cầu thực tế và Kế hoạch lập lại trật tự hành lang an toàn giao thông đường bộ trên các tuyến quốc lộ và đường sắt giai đoạn 2014 - 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 994/QĐ-TTg ngày 19/6/2014.
- Tiếp tục xác định và duy trì hệ thống hành lang an toàn đường bộ, hệ thống hành lang an toàn đường sắt; hoàn thành việc xây dựng hệ thống đường gom, đường nhánh đấu nối vào quốc lộ, đường ngang đường sắt, các công trình phụ trợ bảo vệ hành lang an toàn đường bộ, đường sắt nhằm đảm bảo an toàn giao thông, góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông đường bộ, đường sắt; bảo vệ an toàn tính mạng và tài sản của mọi người.
1.2. Yêu cầu:
Các cơ quan, đơn vị thực hiện nhiệm vụ được giao xây dựng kế hoạch triển khai cụ thể đảm bảo hiệu quả, đáp ứng tiến độ, báo cáo kịp thời kết quả thực hiện và những khó khăn vướng mắc, đề xuất giải pháp khắc phục.
2. Giải pháp thực hiện:
- Cơ quan quản lý nhà nước, chính quyền các cấp thực hiện đúng quy định của Luật Giao thông đường bộ, Luật Đường sắt về bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông; cùng với các tổ chức chính trị - xã hội, các đoàn thể, các cơ quan thông tấn, báo chí thực hiện thường xuyên, kiên trì và liên tục công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông đường bộ, đường sắt, để mọi người tự giác chấp hành.
- Xây dựng nội dung, lộ trình thực hiện; phân công trách nhiệm của các sở, ban, ngành và UBND cấp huyện để tổ chức thực hiện Kế hoạch đạt hiệu quả.
- Rà soát, phân loại và thống kê các công trình vi phạm nằm trong hành lang an toàn đường bộ (HLATĐB) các quốc lộ, các đường nhánh đấu nối trái phép vào quốc lộ; rà soát, phân loại các điểm giao cắt đường bộ với đường sắt để đầu tư, cải tạo, nâng cấp, xây dựng đường ngang có phòng vệ phù hợp với quy định hiện hành; xây dựng rào chắn ngăn cách quốc lộ với đường sắt ở những đoạn quốc lộ chạy sát với đường sắt.
- Thực hiện cưỡng chế giải tỏa các công trình đã được bồi thường, công trình tái lấn chiếm và các công trình xây dựng trái phép trong hành lang an toàn đường bộ, xóa bỏ đường đấu nối trái phép vào quốc lộ; hoàn thiện và bảo vệ hệ thống mốc chỉ giới hành lang an toàn đường bộ, quản lý tốt hành lang an toàn đường bộ đã được giải tỏa. Tổ chức giải tỏa dứt điểm các trường hợp lấn chiếm đất hành lang an toàn giao thông đường sắt trong phạm vi đã được bồi thường; ngăn chặn việc mở đường ngang trái phép, từng bước xóa bỏ các đường ngang trái phép cơ nguy cơ gây ra tai nạn giao thông.
- Thống nhất quy hoạch hệ thống đường gom các khu kinh tế, khu thương mại, khu dân cư đấu nối vào hệ thống quốc lộ phù hợp với quy hoạch giao thông vận tải, quy hoạch xây dựng và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; thực hiện quy hoạch hệ thống hàng rào, đường gom các đường dân sinh, ngăn chặn việc mở đường ngang trái phép vượt qua đường sắt.
- Rà soát các quy định của pháp luật về bảo vệ hành lang an toàn đường bộ, đường sắt; đề xuất các nội dung cần điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung để phù hợp với yêu cầu về quản lý, lập lại trật tự hành lang an toàn đường bộ, đường sắt.
- Báo cáo định kỳ theo quy định để Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Cục Đường sắt Việt Nam, Bộ Giao thông vận tải tổng hợp báo cáo Chính phủ bố trí kinh phí thực hiện hằng năm; đồng thời, tăng cường công tác xã hội hóa xây dựng đường gom nhằm đảm bảo an toàn giao thông và nâng cao năng lực khai thác của các tuyến đường.
II. TIẾN ĐỘ, NỘI DUNG THỰC HIỆN
1. Đối với đường bộ
1.1. Giai đoạn 2014 - 2017
a) Giai đoạn 2014 - 2016:
- Rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, đề xuất các nội dung cần điều chỉnh nhằm đảm bảo phù hợp với yêu cầu về quản lý, lập lại trật tự HLATĐB.
- Xây dựng tài liệu, tờ rơi, in ấn, phối hợp với các phương tiện truyền thông, báo chí để tổ chức tuyên truyền cho UBND các cấp, nhân dân Luật Giao thông đường bộ và các quy định về quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
- Rà soát các trường hợp tái lấn chiếm sau khi thực hiện Quyết định 1856/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, phần đất thuộc phạm vi bảo trì, bảo vệ đường bộ theo quy định của pháp luật.
- Rà soát, hoàn thiện hồ sơ và thực hiện cắm mốc lộ giới đường bộ:
+ Xác định phần đất bảo vệ, bảo trì đường bộ theo quy định tại Khoản 2 Điều 14 Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, rà soát hệ thống cọc mốc giải phóng mặt bằng và cắm bổ sung (nếu chưa có).
+ Xác định giới hạn HLATĐB để cắm mốc giới bảo vệ HLATĐB (mốc lộ giới) theo quy định tại các Điều 16, 17, 18, 19 và 20 Nghị định số 11/2010/NĐ-CP và khoản 2, Khoản 3 Điều 1 Nghị định số 100/2013/NĐ-CP ngày 03/9/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010.
+ Đối với các tuyến quốc lộ chưa cắm mốc lộ giới: Xây dựng phương án cụ thể cắm mốc lộ giới trình UBND tỉnh phê duyệt. Sau khi được UBND tỉnh phê duyệt trong thời hạn không quá 30 ngày, công bố công khai mốc lộ giới và cắm mốc lộ giới trên thực địa, bàn giao cho UBND cấp xã nơi có công trình để quản lý (Trình tự, thủ tục theo Điều 56 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số Điều của Luật Đất đai).
+ Đối với các tuyến quốc lộ đã cắm mốc lộ giới: Rà soát lại hệ thống cọc mốc lộ giới hiện có, tiến hành cắm các cọc mốc lộ giới bị mất hoặc thiếu và bàn giao cho UBND cấp xã nơi có công trình để quản lý.
- Rà soát, thống kê, phân loại các công trình, cây cối nằm trong phần đất bảo trì, bảo vệ đường bộ và HLATĐB của hệ thống quốc lộ:
+ Đối với phần đất quản lý, bảo vệ đường bộ:
Đối với các tuyến đã thu hồi đủ phần đất bảo vệ, bảo trì đường bộ: rà soát các công trình, cây cối lấn chiếm nằm trong phần đất bảo vệ, bảo trì đường bộ để cưỡng chế, giải tỏa.
Đối với các quốc lộ chưa thu hồi: rà soát, thống kê và phân loại các loại đất, các công trình, cây cối nằm trên phần đất bảo vệ, bảo trì đường bộ. Kết quả rà soát báo cáo UBND tỉnh trước ngày 30/6/2015 để xây dựng kế hoạch thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ theo các quy định của pháp luật về đất đai.
+ Đối với phần đất HLATĐB:
Rà soát, thống kê và phân loại các loại đất, các công trình, cây cối nằm trong HLATĐB.
Xác định các nút giao, các vị trí điểm đen, vị trí tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông có nguyên nhân do hạn chế tầm nhìn cần giải tỏa HLATĐB báo cáo về Tổng cục ĐBVN xem xét chấp thuận các vị trí cần thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ trước ngày 30/6/2015. Sau khi có văn bản chấp thuận của Tổng cục ĐBVN, thống kê các loại đất, các công trình, cây cối nằm trong HLATĐB cần giải tỏa trình UBND tỉnh xây dựng kế hoạch bồi thường, hỗ trợ thiệt hại do hạn chế khả năng sử dụng đất, thiệt hại tài sản gắn liền với đất HLATĐB.
Xác định các trường hợp đất ở, đất trụ sở cơ quan, đất xây dựng công trình sự nghiệp, đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp..., đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trước đây nhưng hiện nay nằm trong HLATĐB khi xây dựng công trình mới sẽ ảnh hưởng đến ATGT, để xây dựng phương án bồi thường thiệt hại do hạn chế khả năng sử dụng đất (chuyển đổi mục đích sử dụng đất sang đất nông nghiệp).
- Hoàn thành công tác lập Quy hoạch điểm đấu nối vào quốc lộ, thỏa thuận với Bộ GTVT trước ngày 30/6/2015 để phê duyệt theo quy định.
b) Giai đoạn 2017:
- Tiếp tục thực hiện hoàn thiện các công việc giai đoạn 2014 - 2016.
- Thu hồi phần đất bảo vệ, bảo trì đường bộ và bồi thường thiệt hại do hạn chế khả năng sử dụng đất, thiệt hại tài sản gắn liền trên đất đối với phần đất nằm trong HLATĐB của các tuyến Quốc lộ 1, QL.10, QL.15, QL.217, đường Hồ Chí Minh, đường Nghi Sơn - Bãi Trành, khu vực nút giao, vị trí điểm đen, vị trí tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông.
- Triển khai cắm đầy đủ 2 loại mốc: Mốc giải phóng mặt bằng xác định giới hạn phần đất bảo vệ, bảo trì đường bộ; mốc lộ giới xác định giới hạn phần đất HLATĐB. Sau khi tiến hành bồi thường, hỗ trợ thu hồi đất, đơn vị quản lý các tuyến quốc lộ tiếp nhận phần đất của đường bộ để quản lý, phần đất HLATĐB bàn giao cho chính quyền địa phương để quản lý sử dụng và đơn vị quản lý đường bộ để quản lý, bảo vệ.
- Thực hiện hình thức xã hội hóa, khai thác quỹ đất để tạo vốn xây dựng hệ thống đường gom theo quy định tại Nghị định số 10/2013/NĐ-CP ngày 09/01/2013 của Chính phủ về quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ và tổ chức xóa bỏ các đường ngang không có trong quy hoạch đấu nối vào quốc lộ để đảm bảo ATGT.
c) Tiến độ thực hiện: Hoàn thành kế hoạch bồi thường, hỗ trợ của năm sau để đảm bảo trước ngày 31 tháng 5 hàng năm (từ năm 2015) báo cáo Bộ Giao thông vận tải, Tổng cục Đường bộ Việt Nam) để Bộ báo cáo Chính phủ (trước 20 tháng 7 hàng năm) bố trí kế hoạch vốn giao UBND tỉnh thực hiện năm sau theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước.
1.2. Giai đoạn 2018 - 2020:
Tiếp tục triển khai trên các tuyến quốc lộ còn lại: Quốc lộ 45, QL.47, QL.47B, QL.15C. Nội dung thực hiện như giai đoạn 2014 - 2017.
2. Đối với đường sắt
2.1. Giai đoạn 2014 - 2017
a) Giai đoạn 2014 - 2016:
- Thực hiện công tác tuyên truyền, vận động để mọi người dân hiểu rõ và chấp hành các quy định của pháp luật về đường sắt.
- Rà soát, hoàn thiện hồ sơ và thực hiện cắm mốc giới hạn hành lang an toàn đường sắt và bàn giao cho các địa phương quản lý.
- Tiếp tục thực hiện và hoàn thành xây dựng các đường ngang, đường gom, hàng rào cách ly thuộc công trình khẩn cấp giai đoạn 2 theo Kế hoạch 1856 trước đây.
- Thực hiện giải tỏa hành lang an toàn đường sắt bước 1 (theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Nghị định số 03/2012/NĐ-CP ngày 19/01/2012 của Chính phủ).
- Thực hiện công tác đền bù giải tỏa hành lang an toàn giao thông đường sắt đảm bảo tầm nhìn thông thoáng tại các đường ngang và tại các vị trí xây dựng đường gom, hàng rào để xóa các lối đi dân sinh trái phép vượt qua đường sắt.
- Triển khai thực hiện nâng cấp, cải tạo, sửa chữa các đường ngang hợp pháp nhưng chưa đảm bảo các quy định về đường ngang (cải tạo giảm độ dốc dọc, giải tỏa tầm nhìn, bổ sung đèn tín hiệu, thay đổi hình thức phòng vệ...).
- Thực hiện xây dựng đường gom, rào chắn cách ly để đóng các lối đi dân sinh mở trái phép trên tuyến đường sắt Bắc - Nam.
b) Giai đoạn 2017:
- Thực hiện công tác đền bù giải tỏa HLATGTĐS tại các vị trí còn lại của bước 1 (theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Nghị định số 03/2012/NĐ-CP ngày 19/01/2012 của Chính phủ).
- Xây dựng đường ngang để xóa điểm đen về an toàn giao thông.
- Tiếp tục triển khai xây dựng hệ thống đường gom và hàng rào cách ly để đóng các lối đi dân sinh mở trái phép trên tuyến đường sắt qua địa bàn tỉnh.
- Phối hợp với Bộ Giao thông vận tải trong công tác triển khai xây dựng cầu vượt đường sắt Bắc - Nam trên địa bàn.
2.2. Giai đoạn 2018 - 2020
- Thực hiện công tác đền bù giải tỏa hành lang an toàn giao thông đường sắt bước 2 (theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Nghị định số 03/2012/NĐ-CP ngày 19/01/2012 của Chính phủ).
- Xây dựng hàng rào bảo vệ hành lang ATGT đường sắt.
- Phối hợp với Bộ Giao thông vận tải trong công tác triển khai xây dựng cầu vượt đường sắt Bắc - Nam trên địa bàn.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Căn cứ các nội dung, nhiệm vụ chủ yếu của Kế hoạch này, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan có trách nhiệm:
- Xây dựng chương trình và tổ chức triển khai kịp thời, hiệu quả.
- Sở Giao thông vận tải thực hiện báo cáo Tổng Cục đường bộ Việt Nam định kỳ 03 tháng/lần vào trước ngày 15 của tháng cuối quý.
- Sở Giao thông vận tải tổng hợp, tham mưu cho UBND tỉnh báo cáo Bộ Giao thông vận tải (qua Tổng Cục đường bộ Việt Nam) kế hoạch bồi thường, hỗ trợ của năm sau trước ngày 31 tháng 5 hằng năm để Bộ Giao thông vận tải báo cáo Chính phủ bố trí kế hoạch vốn giao UBND tỉnh thực hiện năm sau theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước.
- Khi triển khai các dự án xây dựng mới hoặc nâng cấp, cải tạo công trình giao thông, dịch vụ, thương mại, khu đô thị..., cần tiến hành thu hồi hết phần đất của đường bộ; đồng thời, đề xuất phương án bồi thường thiệt hại do hạn chế khả năng sử dụng đất, thiệt hại tài sản gắn liền với đất tại các đoạn tuyến có công trình và tài sản khác nằm trong HLATĐB có ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn giao thông, an toàn công trình đường bộ.
2. Phân công trách nhiệm:
2.1. Các cơ quan, đơn vị là thành viên Tổ công tác liên ngành cấp tỉnh:
2.1.1. Sở Giao thông vận tải:
Là cơ quan thường trực của Tổ công tác liên ngành cấp tỉnh, có trách nhiệm chủ trì triển khai nhiệm vụ của Tổ công tác liên ngành cấp tỉnh; tham mưu cho UBND tỉnh tổ chức, triển khai thực hiện Kế hoạch lập lại trật tự hành lang an toàn giao thông đường bộ, đường sắt giai đoạn 2014 - 2020 trên các tuyến quốc lộ được ủy thác quản lý; báo cáo UBND tỉnh những nội dung vượt thẩm quyền để phân công các Sở, ngành và UBND cấp huyện triển khai thực hiện Kế hoạch trên địa bàn tỉnh, cụ thể như sau:
- Tham mưu cho UBND tỉnh, Tổ công tác liên ngành cấp tỉnh trong quá trình thực hiện kiểm tra, đôn đốc các sở, ngành, lực lượng chức năng và UBND cấp huyện trong trong quá trình thực hiện công tác lập lại trật tự hành lang an toàn đường bộ, đường sắt.
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban ngành liên quan, nghiên cứu các văn bản của pháp luật về bảo vệ hành lang an toàn đường bộ, đường sắt, đề xuất các nội dung cần sửa đổi, bổ sung để phù hợp trong công tác này; triển khai các nhiệm vụ liên quan để thực hiện việc lập lại trật tự hành lang an toàn đường bộ, đường sắt.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND cấp huyện, UBND cấp xã rà soát, thống kê, phân loại, các công trình, cây cối nằm trong phần đất bảo trì, bảo vệ đường bộ, HLATĐB và các nút giao, các vị trí điểm đen, vị trí tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông có nguyên nhân do hạn chế tầm nhìn của các tuyến quốc lộ được ủy thác quản lý ảnh hưởng đến an toàn giao thông.
- Chủ trì, phối hợp với ngành đường sắt, UBND cấp huyện, UBND cấp xã, xây dựng phương án cắm mốc lộ giới cụ thể trình UBND tỉnh phê duyệt, thông báo, công bố công khai và cắm mốc lộ giới HLATĐB trên thực địa để bảo vệ phần hành lang an toàn đường bộ, đường sắt; bàn giao mốc lộ giới cho UBND cấp xã nơi có công trình để quản lý, bảo vệ.
- Chủ trì lập quy hoạch điểm đấu nối vào quốc lộ đến năm 2020, trình UBND tỉnh thỏa thuận với Bộ Giao thông vận tải trước ngày 30/6/2015. Tham mưu cho UBND tỉnh về việc xây dựng hệ thống đường gom dọc các tuyến đường bộ, đường sắt, xóa bỏ các đường ngang đấu nối trái phép.
- Chủ trì, phối hợp với UBND cấp huyện và các đơn vị liên quan tổng hợp kết quả thực hiện trước ngày 20 tháng 5 hàng năm; tham mưu cho UBND tỉnh báo cáo Bộ Giao thông vận tải (qua Tổng cục Đường bộ Việt Nam) kế hoạch bồi thường, hỗ trợ giải tỏa của năm sau trước 31 tháng 5 hàng năm.
- Tăng cường công tác kiểm tra, xử lý vi phạm trong việc quản lý, bảo vệ hành lang an toàn đường bộ, đường sắt của các đơn vị quản lý đường bộ, đường sắt và chính quyền địa phương.
2.1.2. Cục Quản lý đường bộ II:
Đề nghị Cục Quản lý đường bộ II phối hợp với địa phương thực hiện các nhiệm vụ trên các quốc lộ trực tiếp quản lý như sau:
- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND cấp huyện, UBND cấp xã rà soát rà soát, thống kê, phân loại các loại đất, công trình, cây cối... nằm trong phần đất bảo trì, bảo vệ đường bộ và HLATĐB của các quốc lộ; xác định các nút giao, các vị trí điểm đen, vị trí tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông có nguyên nhân do hạn chế tầm nhìn cần giải tỏa HLATĐB.
- Phối hợp với Sở Giao thông vận tải, UBND cấp huyện, UBND cấp xã trong việc cắm mốc chỉ giới và bàn giao mốc chỉ giới HLATĐB để bảo vệ phần hành lang an toàn đường bộ.
- Tăng cường công tác kiểm tra, xử lý vi phạm trong việc quản lý, bảo vệ hành lang an toàn đường bộ của các đơn vị quản lý đường bộ trên các tuyến quốc lộ thuộc thẩm quyền quản lý.
2.1.3. Sở Xây dựng:
Chủ trì, phối hợp với Sở Giao thông vận tải, UBND cấp huyện rà soát, kiểm tra công tác lập và thực hiện quy hoạch xây dựng tại các khu công nghiệp, khu dân cư... dọc theo các tuyến đường bộ, đường sắt đảm bảo chỉ giới HLATĐB, đường sắt và các nội dung khác liên quan đến bảo đảm trật tự an toàn giao thông.
2.1.4. Sở Tài nguyên và Môi trường:
- Phối hợp với các ngành liên quan tham mưu cho UBND tỉnh trong công tác rà soát, đề xuất hoàn thiện các quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng đất trong hành lang an toàn đường bộ, đường sắt; công tác nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách bồi thường, hỗ trợ giải tỏa hành lang an toàn giao thông đường bộ, đường sắt; hướng dẫn UBND cấp huyện rà soát, thống kê, phân loại và xử lý các tồn tại về sử dụng đất trong HLATĐB, đường sắt; phối hợp với Sở Giao thông vận tải và cơ quan chức năng kiểm tra, rà soát việc thực thi các quy định của pháp luật về đất đai liên quan đến quản lý, sử dụng và bảo vệ HLATĐB, đường sắt.
- Thẩm định, trình UBND tỉnh phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ giải tỏa phần đất bảo vệ, bảo trì đường bộ các quốc lộ; phần đất do hạn chế khả năng sử dụng đất, thiệt hại tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất HLATĐB, đường sắt đối với các trường hợp thu hồi đất thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh.
2.1.5. Công an tỉnh:
- Thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên và đột xuất của Tổ công tác liên ngành cấp tỉnh; tham mưu cho UBND tỉnh, Tổ công tác liên ngành cấp tỉnh kiểm tra, đôn đốc các đơn vị, ngành thực hiện các chương trình, kế hoạch công tác theo nhiệm vụ được phân công.
- Chỉ đạo Công an các huyện, thị xã, thành phố bố trí lực lượng tham gia Tổ công tác liên ngành cấp tỉnh, Tổ công tác liên ngành cấp huyện, Tổ cưỡng chế để giải tỏa các công trình vi phạm hành lang an toàn đường bộ, đường sắt.
2.1.6. Sở Tài chính:
- Chủ trì, phối hợp với các ngành, đơn vị liên quan bố trí kinh phí thực hiện Kế hoạch lập lại trật tự hành lang an toàn giao thông đường bộ, đường sắt theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và các quy định khác có liên quan.
2.1.7. Công ty TNHH MTV Quản lý đường sắt Thanh Hóa:
- Tuyên truyền, phổ biến, thông báo đến các tổ chức, cá nhân có công trình xây dựng trong hành lang an toàn giao thông đường sắt các kiến thức pháp luật về đường sắt, các quy định của pháp luật trong việc quản lý, sử dụng và bảo vệ hành lang an toàn giao thông đường sắt và Kế hoạch giải tỏa, lập lại trật tự hành lang an toàn giao thông đường sắt.
- Quản lý và bảo vệ đất dành cho đường sắt, công bố công khai các mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ công trình đường sắt, phạm vi bảo vệ hành lang an toàn đường sắt đã được phê duyệt; cắm mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ công trình đường sắt, phạm vi hành lang an toàn đường sắt và bàn giao.
- Chủ trì, phối hợp với chính quyền địa phương, cơ quan chức năng, rà soát, thống kê hiện trạng sử dụng đất và các vi phạm trong phạm vi bảo vệ các công trình, hành lang an toàn đường sắt; xác định các công trình nằm trong hành lang an toàn đường sắt cần giải tỏa; xây dựng phương án và thực hiện cắm mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ các công trình, hành lang an toàn đường sắt sau khi đã được phê duyệt. Đề xuất phương án giải quyết và đề nghị các cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền xử lý các vi phạm theo đúng quy định tại Nghị định số 109/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 cùa Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đường sắt và Nghị định số 03/2012/NĐ-CP ngày 19/01/2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 109/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006.
- Phối hợp chặt chẽ với các lực lượng Công an, Thanh tra giao thông đường sắt, chính quyền địa phương nơi có đường sắt đi qua, thực hiện tốt các hoạt động bảo vệ trong phạm vi bảo vệ công trình đường sắt; phát hiện và xử lý kịp thời mọi hành vi vi phạm pháp luật về đường sắt, đặc biệt là hành vi mở đường ngang trái phép, xâm phạm hành lang an toàn đường sắt theo quy định của pháp luật.
2.1.8. Các đơn vị quản lý đường bộ:
- Tuyên truyền, phổ biến, thông báo đến các tổ chức, cá nhân có công trình xây dựng trong hành lang an toàn đường bộ các quy định của pháp luật trong công tác quản lý, sử dụng và bảo vệ hành lang an toàn đường bộ; Kế hoạch giải tỏa, lập lại trật tự hành lang an toàn giao thông đường bộ.
- Quản lý, bảo vệ đất HLATĐB. Phối hợp với chính quyền địa phương thực hiện giải tỏa vi phạm hành lang an toàn đường bộ trong phạm vi đã được đền bù, trên các tuyến đường bộ thuộc phạm vi quản lý; xóa bỏ các đường đấu nối trái phép vào quốc lộ.
- Chủ trì, phối hợp với UBND cấp huyện, UBND cấp xã thực hiện việc rà soát, thống kê đầy đủ, chính xác, phân loại các công trình nằm trong hành lang an toàn đường bộ, theo thời gian quy định (Nghị định số 203-HĐBT ngày 21/12/1982, Nghị định số 172/1999/NĐ-CP ngày 07/12/1999, Nghị định số 186/2004/NĐ-CP ngày 05/11/2004, Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010, Nghị định số 100/2013/NĐ-CP ngày 03/9/2013).
2.1.9. Ủy ban nhân dân cấp huyện:
- Thành lập Tổ công tác liên ngành cấp huyện (các thành phần tương ứng tổ công tác liên ngành cấp tỉnh) để xây dựng và thực hiện kế hoạch giải tỏa trên địa bàn; thông báo, tuyên truyền kế hoạch thực hiện giải tỏa HLATĐB, đường sắt; phối hợp với đơn vị quản lý đường bộ, đường sắt rà soát, thống kê và phân loại các công trình nằm trong hành lang an toàn quốc lộ, đường sắt theo các mốc thời gian (Nghị định số 203-HĐBT ngày 21/12/1982, Nghị định số 172/1999/NĐ-CP ngày 07/12/1999, Nghị định số 186/2004/NĐ-CP ngày 05/11/2004, Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010, Nghị định số 100/2013/NĐ-CP ngày 03/9/2013; các Nghị định về đường sắt: Nghị định số 120/CP ngày 22/8/1963, Nghị định số 39/CP ngày 05/7/1996, Luật Giao thông đường sắt số 35/2005/QH11 ngày 14/6/2005, Nghị định số 109/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006, Nghị định số 03/2012/NĐ-CP ngày 19/01/2012).
- Lập, thẩm định, phê duyệt hoặc trình UBND tỉnh phê duyệt phương án (bao gồm cả kinh phí) bồi thường, hỗ trợ giải tỏa phần đất bảo vệ, bảo trì đường bộ quốc lộ; phần đất do hạn chế khả năng sử dụng đất, thiệt hại tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất HLATĐB, đường sắt; thực hiện chi trả bồi thường, hỗ trợ theo phương án bồi thường, hỗ trợ đã được phê duyệt.
- Thành lập Tổ cưỡng chế có thành phần: Chủ tịch UBND cấp huyện (làm Tổ trưởng), Trưởng Công an huyện, các phòng chuyên môn của huyện; đại diện đơn vị quản lý đường bộ, đường sắt, thanh tra chuyên ngành để tổ chức thực hiện cưỡng chế giải tỏa các công trình đã được bồi thường, công trình tái lấn chiếm mà không tự tháo dỡ và các công trình xây dựng trái phép trong hành lang an toàn đường bộ, đường sắt.
- Chỉ đạo các cơ quan thông tin tuyên truyền của địa phương, các ban ngành và chính quyền các cấp phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, Đoàn Thanh niên và các tổ chức đoàn thể xã hội tuyên truyền phổ biến sâu rộng các kiến thức pháp luật về đường bộ, đường sắt nhằm nâng cao ý thức tự giác chấp hành pháp luật về đường bộ, đường sắt trong nhân dân.
- Phối hợp với cơ quan quản lý đường bộ, đường sắt trong việc cắm, tiếp nhận cọc mốc chỉ giới hành lang an toàn đường bộ, đường sắt; quản lý, bảo vệ phần hành lang an toàn đường bộ, đường sắt đã giải tỏa, bảo vệ mốc lộ giới và xử lý các hành vi vi phạm.
- Phối hợp với các sở, ban, ngành trong việc quản lý, sử dụng và bảo vệ hành lang an toàn đường bộ, đường sắt.
- Căn cứ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, triển khai xây dựng hệ thống đường nội bộ khu dân cư, xóa bỏ các đường ngang đấu nối trái phép; nâng cấp quy mô đấu nối với tuyến quốc lộ đi qua địa phương.
- Có hình thức xử lý nghiêm, triệt để theo đúng các quy định của pháp luật đối với các tổ chức, cá nhân để xảy ra tình trạng lấn chiếm hoặc tái lấn chiếm, sử dụng trái phép đất hành lang an toàn đường bộ, đường sắt.
- Tổng hợp, báo cáo Tổ công tác liên ngành cấp tỉnh (qua Sở Giao thông vận tải) kết quả thực hiện và kế hoạch bồi thường, hỗ trợ giải tỏa HLATĐB của các tuyến quốc lộ trên địa bàn của năm sau trước ngày 30 tháng 4 hàng năm, để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh, Bộ Giao thông vận tải, Tổng cục Đường bộ Việt Nam theo quy định.
2.2. Sở Kế hoạch và Đầu tư:
Chủ trì, phối hợp với các ngành, đơn vị liên quan tổng hợp kinh phí thực hiện công tác bồi thường, giải tỏa hành lang an toàn giao thông; xây dựng, cải tạo các công trình đường bộ, đường sắt (đường gom, đường ngang, cầu vượt, công trình phụ trợ...) thực hiện Kế hoạch lập lại trật tự hành lang an toàn giao thông đường bộ, đường sắt báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét bố trí vốn cho việc thực hiện các nội dung trên.
2.3. Sở Giáo dục và Đào tạo:
- Nghiên cứu đưa nội dung các quy định của pháp luật về bảo vệ hành lang an toàn đường bộ, đường sắt vào chương trình giảng dạy pháp luật về trật tự an toàn giao thông.
- Phối hợp với Đoàn Thanh niên, Ban ATGT tỉnh, Sở GTVT, các đơn vị quản lý đường bộ, đường sắt xây dựng các nội dung và biện pháp đẩy mạnh phong trào bảo vệ đường bộ, đường sắt; xây dựng và nhân rộng các điển hình tiên tiến để động viên khuyến khích phong trào này phát triển mạnh mẽ hơn trên tất cả các địa phương.
2.4. Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Tư pháp, các cơ quan thông tin đại chúng, các tổ chức chính trị xã hội:
Phối hợp với Ban An toàn giao thông tỉnh, Sở Giao thông vận tải đẩy mạnh công tác tuyên truyền các quy định của pháp luật về quản lý và bảo vệ hành lang an toàn đường bộ, đường sắt trên các phương tiện thông tin đại chúng để tạo khí thế mạnh mẽ và sự đồng thuận trong cộng đồng dân cư đối với việc thực hiện các giải pháp lập lại trật tự hành lang an toàn đường bộ, đường sắt. Tuyên truyền, phổ biến vai trò, tác dụng của hành lang an toàn đường bộ, đường sắt cho các cấp chính quyền cơ sở và các tổ chức, cá nhân dọc hai bên các tuyến đường bộ, đường sắt được biết và thực hiện.
3. Kinh phí thực hiện: Theo Quyết định số 994/QĐ-TTg ngày 19/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ; được bố trí từ ngân sách nhà nước và các nguồn vốn hợp pháp khác như nguồn thu sử dụng quỹ đất của các địa phương, nguồn vốn tự có của các doanh nghiệp, nguồn vốn xã hội hóa và các nguồn kinh phí khác. Căn cứ vào kế hoạch thực hiện. Sở Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với các ngành, địa phương, đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch kinh phí hàng năm để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt bố trí kinh phí để thực hiện.
Trên đây là Kế hoạch lập lại trật tự hành lang an toàn giao thông đường bộ, đường sắt giai đoạn 2014 - 2020 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, yêu cầu Giám đốc các sở, Thủ trưởng các ban, ngành cấp tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; các đơn vị có liên quan triển khai thực hiện.
Trong quá trình triển khai thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị các đơn vị kịp thời phản ánh về UBND tỉnh (thông qua Sở Giao thông vận tải) để điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp./. | {
"issuing_agency": "Tỉnh Thanh Hóa",
"promulgation_date": "17/04/2015",
"sign_number": "1385/QĐ-UBND",
"signer": "Lê Anh Tuấn",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Lao-dong-Tien-luong/Quyet-dinh-1908-QD-UBND-2023-De-an-nang-cao-chat-luong-nguon-nhan-luc-chuyen-doi-so-Bac-Giang-589636.aspx | Quyết định 1908/QĐ-UBND 2023 Đề án nâng cao chất lượng nguồn nhân lực chuyển đổi số Bắc Giang | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẮC GIANG
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 1908/QĐ-UBND
Bắc Giang, ngày 06 tháng 12 năm 2023
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC PHỤC VỤ CHUYỂN ĐỔI SỐ CỦA TỈNH BẮC GIANG ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Luật Công nghệ thông tin ngày 29/6/2006;
Căn cứ Quyết định số 146/QĐ-TTg ngày 28/02/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Nâng cao nhận thức, phổ cập kỹ năng và phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;
Căn cứ Nghị quyết số 111-NQ/TU ngày 11/6/2021 của Tỉnh ủy về chuyển đổi số tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tại Tờ trình số 54/TTr-STTTT ngày 31/10/2023.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Đề án đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ chuyển đổi số của tỉnh Bắc Giang đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 (Có Đề án chi tiết kèm theo).
Điều 2. Sở Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan triển khai thực hiện các nội dung của Đề án theo đúng các quy định hiện hành.
Điều 3. Giám đốc sở, Thủ trưởng cơ quan thuộc UBND tỉnh, Chủ tịch UBND huyện, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Thông tin và Truyền thông (b/c);
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh;
- LĐVP UBND tỉnh; các phòng, trung tâm;
- Lưu: VT, KGVX.Dũng.
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Mai Sơn
ĐỀ ÁN
ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC PHỤC VỤ CHUYỂN ĐỔI SỐ CỦA TỈNH BẮC GIANG ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
(Kèm theo Quyết định số 1908/QĐ-UBND ngày 06/12/2023 của Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang)
Phần I
MỞ ĐẦU
I. SỰ CẦN THIẾT
Chuyển đổi số là yêu cầu tất yếu khách quan, là nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược đặc biệt quan trọng vừa cấp bách, vừa lâu dài của hệ thống chính trị và toàn xã hội, chuyển đổi số mang lại cả cơ hội và thách thức đòi hỏi các cấp, các ngành, địa phương, doanh nghiệp, người dân phải thay đổi để phù hợp với sự tiến bộ của công nghệ, khoa học kỹ thuật, áp dụng mạnh mẽ thành tựu tiên tiến cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 vào các lĩnh vực đời sống kinh tế - xã hội.
Để chuyển đổi số toàn diện, phát triển chính quyền số, kinh tế số, xã hội số nhanh, hiệu quả và bền vững thì nguồn nhân lực chuyển đổi số đóng vai trò rất quan trọng; việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cũng đang trở thành yêu cầu cấp thiết. Trong thời gian qua, Đảng và Nhà nước đã ban hành rất nhiều các chính sách về phát triển nguồn nhân lực phục vụ chuyển đổi số như:
- Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã đặt mục tiêu phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và chính sách phát triển nguồn nhân lực là một trong 8 chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0.
- Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/20022 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt “Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo “Thúc đẩy chuyển đổi số xã hội, tập trung vào chuyển đổi kỹ năng, cung cấp các khóa học đại trà trực tuyến mở, hợp tác với các tổ chức, doanh nghiệp lớn trên thế giới để đào tạo, tập huấn, nâng cao kiến thức, kỹ năng về công nghệ số và chuyển đổi số, hình thành văn hóa số. Chuẩn bị nguồn nhân lực cho chuyển đổi số để phát triển xã hội số, không ai bị bỏ lại phía sau”.
- Quyết định số 146/QĐ-TTg ngày 28/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Nâng cao nhận thức, phổ cập kỹ năng và phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức, hành động thúc đẩy thực hiện chuyển đổi số; phổ cập kỹ năng số cho các đối tượng tham gia vào quá trình chuyển đổi số quốc gia, đồng thời nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số trong từng ngành, lĩnh vực, địa phương.
Trên cơ sở đó, Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh đã ban hành kịp thời các văn bản về chuyển đổi số để cụ thể hóa các văn bản do Trung ương ban hành và phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh; chỉ đạo các sở, ban, ngành, địa phương trên địa bàn tỉnh Bắc Giang tích cực triển khai, thực hiện chuyển đổi số, góp phần tăng cường công tác cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng hạng chỉ số năng lực cạnh tranh, chỉ số cải cách hành chính cấp tỉnh. Tuy nhiên, người đứng đầu một số sở, ngành, UBND huyện, thành phố chưa thực sự quan tâm đến công tác chuyển đổi số, chưa bố trí được cán bộ chuyên trách công nghệ thông tin; công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực phục vụ chuyển đổi số chưa được quan tâm đầu tư; chưa có được nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực chuyển đổi số.
Để đẩy mạnh hơn nữa công cuộc chuyển đổi số và chuyển đổi số toàn diện, tăng cường năng lực cạnh tranh của tỉnh, thì việc xây dựng Đề án đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ chuyển đổi số của tỉnh Bắc Giang là cần thiết.
II. CĂN CỨ PHÁP LÝ
1. Luật Công nghệ thông tin số 67/2006/QH11 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29/6/2006;
2. Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 29/07/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4;
3. Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/06/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”;
4. Quyết định số 942/QĐ-TTg ngày 15/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030;
5. Quyết định số 146/QĐ-TTg ngày 28/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Nâng cao nhận thức, phổ cập kỹ năng và phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”;
6. Quyết định số 411/QĐ-TTg ngày 31/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;
7. Nghị quyết số 111-NQ/TU ngày 11/6/2021 của Tỉnh ủy Bắc Giang về chuyển đổi số tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030;
8. Kế hoạch số 13/KH-UBND ngày 17/01/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang về Đào tạo, bồi dưỡng về công nghệ thông tin cho cán bộ, công chức, viên chức nhà nước tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2021-2025;
9. Kế hoạch số 324/KH-UBND ngày 13/7/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang về Chuyển đổi số tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030;
10. Kế hoạch số 6649/KH-UBND ngày 31/12/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang về Chuyển đổi số trong cơ quan nhà nước tỉnh Bắc Giang năm 2023.
III. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG
Phạm vi của đề án: Đánh giá hiện trạng nguồn nhân lực về chuyển đổi số tỉnh Bắc Giang; đề xuất các nhiệm vụ, giải pháp đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ chuyển đổi số của tỉnh Bắc Giang đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.
Đối tượng của đề án: Cơ quan nhà nước các cấp; các đơn vị sự nghiệp; các doanh nghiệp và người dân trên địa bàn tỉnh.
Phần II
HIỆN TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC VỀ CHUYỂN ĐỔI SỐ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG
I. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC CHUYỂN ĐỔI SỐ
1. Chất lượng nguồn nhân lực chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh
1.1. Kỹ năng số trong các cơ quan nhà nước
Trong thời gian qua, được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp, các ngành công tác đào tạo nguồn nhân lực công nghệ thông tin đã có những chuyển biến tích cực. Hằng năm, tỉnh đều có kế hoạch đào tạo nâng cao trình độ, kỹ năng công nghệ thông tin cho cán bộ các sở, ngành và UBND cấp huyện, cấp xã. Đến nay, cơ bản nguồn nhân lực tại các đơn vị đã đáp ứng được nhu cầu; tuy nhiên, vẫn còn thiếu cán bộ chuyên trách công nghệ thông tin, chủ yếu là kiêm nhiệm, bán chuyên trách nên gặp nhiều khó khăn trong việc quản trị, vận hành hệ thống công nghệ thông tin tại đơn vị. Nguồn nhân lực công nghệ thông tin tại các cơ quan cấp xã vẫn còn nhiều hạn chế.
Tổng số cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh hiện nay là 5.235 người, trong đó có 175 người có trình độ về công nghệ thông tin từ trung cấp trở lên, chiếm 3% (Đại học trở lên 44 người, Cao đẳng 9 người, Trung cấp 122 người); 4.481 người có chứng chỉ tin học (chiếm 86%); 100% cán bộ công chức biết sử dụng máy tính, internet.
Tại các đơn vị sở, ban, ngành, UBND huyện, thành phố: Toàn tỉnh có 75/81 biên chế được giao đang làm công tác công nghệ thông tin, chuyển đổi số, an ninh mạng trong các cơ quan nhà nước. Trong đó, có 24 sở, cơ quan thuộc UBND tỉnh và UBND huyện, thành phố đã bố trí công chức chuyên trách công nghệ thông tin và chuyển đổi số, với 24 cán bộ (trong đó có 23 cán bộ có trình độ Đại học về công nghệ thông tin và 01 cán bộ có trình độ Cao đẳng về công nghệ thông tin). 07 huyện (Yên Dũng, Việt Yên, Lạng Giang, Yên Thế, Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam) vẫn bố trí cán bộ kiêm nhiệm làm công tác công nghệ thông tin và chuyển đổi số.
Tại các đơn vị UBND cấp xã: Chưa có cán bộ chuyên trách về công nghệ thông tin, chuyển đổi số, chủ yếu do cán bộ văn hóa xã làm nhiệm vụ kiêm nhiệm về công nghệ thông tin, chuyển đổi số của khối xã (209/209 xã thực hiện kiêm nhiệm).
Nhân lực an toàn thông tin mạng: Có 38 công chức chuyên trách an toàn thông tin mạng tại các sở, ngành, UBND huyện, thành phố; 17 viên chức chuyên trách về an toàn thông tin mạng; 209 công chức cấp xã kiêm nhiệm về an toàn thông tin mạng tại các xã, thị trấn; 120 viên chức kiêm nhiệm về an toàn thông tin mạng trong các đơn vị sự nghiệp.
1.2. Kỹ năng số trong các đơn vị giáo dục, đào tạo và y tế
a) Trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo
Trong thời gian qua, công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin tại các đơn vị giáo dục đã được quan tâm đầu tư phát triển, các cơ sở đào tạo về công nghệ thông tin đã từng bước được mở rộng quy mô và thành lập mới nhằm đáp ứng nhu cầu ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh. Đến thời điểm tháng 6/2023, toàn tỉnh hiện có 16.885 giáo viên phổ thông trong biên chế, trong đó:
Tại các trường trung học phổ thông: Có 2.697 giáo viên, trong đó có 100% giáo viên biết sử dụng máy tính ứng dụng vào quản lý và giảng dạy. 100% trường có phân công giáo viên, nhân viên (có chuyên môn đào tạo về tin học, CNTT).
Tại các trường trung học cơ sở: Có 6.144 giáo viên, trong đó có 85% giáo viên biết sử dụng máy tính ứng dụng vào quản lý và giảng dạy. Khoảng 25% trường có cán bộ phụ trách công nghệ thông tin.
Tại các trường tiểu học: Có 8.044 giáo viên, trong đó có 85% giáo viên biết sử dụng máy tính ứng dụng vào quản lý và giảng dạy. 15% trường có cán bộ phụ trách công nghệ thông tin.
Công tác đào tạo, bồi dưỡng: Sở Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức nhiều lớp đào tạo, tập huấn, nâng cao trình độ công nghệ thông tin cho giáo viên các cấp và cán bộ phụ trách về công nghệ thông tin trong toàn ngành; tổ chức tập huấn cho các giáo viên, cán bộ quản lý và lãnh đạo các trường về hệ thống Trường học kết nối, phần mềm quản lý, phần mềm hỗ trợ dạy học. Đặc biệt, năm học 2023-2024, Sở GDĐT đã chủ trì, phối hợp với đối tác AEGLOBAL tổ chức bồi dưỡng “Nâng cao kỹ năng dạy học trong kỷ nguyên kỹ thuật số” cho 100% CBQL, GV phổ thông trên địa bàn tỉnh.
b) Trong lĩnh vực y tế
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có khoảng 1.999 y, bác sỹ, trong đó:
Tại các bệnh viện: Đạt 100% bệnh viện có cán bộ y, bác sỹ biết sử dụng máy tính, với khoảng 90% cán bộ y, bác sỹ biết sử dụng máy tính ứng dụng vào quản lý và điều trị. 100% bệnh viện có bộ phận phụ trách công nghệ thông tin, trung bình mỗi bệnh viện có 2 cán bộ.
Tại các trạm y tế xã/phường: có khoảng 45% cán bộ y, bác sỹ biết sử dụng máy tính ứng dụng vào quản lý, điều trị. Chưa có đơn vị nào có bộ phận phụ trách công nghệ thông tin.
Nhìn chung, nguồn nhân lực công nghệ thông tin tại các bệnh viện cơ bản đáp ứng được nhu cầu khám và chữa bệnh. Tuy nhiên, các cán bộ phụ trách công nghệ thông tin tại các bệnh viện chưa được đào tạo thường xuyên, trình độ chuyên môn còn nhiều hạn chế; nguồn nhân lực công nghệ thông tin tại các trạm y tế xã/phường vẫn còn thiếu cả về số lượng và chất lượng.
1.3. Kỹ năng số trong các doanh nghiệp
Trong thời gian qua, các doanh nghiệp kinh doanh trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã chú trọng tới vai trò của ứng dụng công nghệ thông tin trong sản xuất kinh doanh, đã có nguồn nhân lực công nghệ thông tin phụ trách triển khai và ứng dụng các hệ thống thông tin trong doanh nghiệp. Trong các lĩnh vực như du lịch, giải trí, tài chính, ngân hàng, việc ứng dụng công nghệ thông tin đều phát triển mạnh. Đội ngũ lao động công nghệ thông tin trong các đơn vị này ngày càng tăng, đặc biệt là lĩnh vực tài chính, ngân hàng.
Tuy nhiên, nguồn nhân lực công nghệ thông tin vẫn chưa đáp ứng đủ so với nhu cầu thực tế của các đơn vị, vẫn còn thiếu cả về số lượng và chất lượng. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có khoảng 7.901 doanh nghiệp, với trên 338.440 lao động, trong đó có khoảng 5% lao động có trình độ cao đẳng công nghệ thông tin trở lên; 85% lao động biết sử dụng máy tính trong công việc. Đội ngũ chuyên gia chiếm số lượng thấp; cán bộ chuyên trách công nghệ thông tin của các doanh nghiệp vẫn còn thiếu nhiều (có 60% doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin và 40% doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khác có cán bộ chuyên trách công nghệ thông tin, trung bình mỗi đơn vị có 1,4 cán bộ), đa số các nhân viên đều làm việc kiêm nhiệm hoặc thuê ngoài trong lĩnh vực ứng dụng, bảo trì hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin. Đa phần các doanh nghiệp đều thường xuyên sử dụng email để trao đổi trong công việc cũng như giao dịch với các đối tác, khách hàng để tối giảm chi phí và thời gian. 40% doanh nghiệp có kỹ năng khai thác, sử dụng các ứng dụng thương mại điện tử.
Trong thời gian tới cần đào tạo cơ bản về công nghệ thông tin và nâng cao năng lực sử dụng các ứng dụng công nghệ thông tin, thương mại điện tử cho lãnh đạo, cán bộ và nhân viên tại các doanh nghiệp. Phát triển đội ngũ cán bộ chuyên trách về công nghệ thông tin cho các doanh nghiệp phục vụ tiến trình chuyển đổi số.
1.4. Kỹ năng số của người dân
Hiện nay, tỷ lệ hộ gia đình có đường Internet cáp quang băng rộng tỉnh Bắc Giang đạt 85,9%; tỷ lệ thuê bao điện thoại di động sử dụng điện thoại thông minh đạt 79,5%. Tỷ lệ người dân có thể sử dụng thiết bị công nghệ số (trong độ tuổi từ 15 tuổi trở lên có thể sử dụng máy tính và thiết bị thông minh, chưa qua đào tạo công nghệ số) chiếm khoảng 75%. Tỷ lệ người dân có kỹ năng số cơ bản (tốt nghiệp Trung học phổ thông) chiếm khoảng 35%.
Số lượng người dân sử dụng mạng xã hội cũng chiếm tỷ lệ cao với khoảng 65% dân số. Facebook, Google, Youtube, Zalo là các mạng xã hội và công cụ tìm kiếm được nhiều người trên địa bàn tỉnh sử dụng hiện nay. Việc sử dụng internet cũng như các mạng xã hội đúng mục đích và phù hợp sẽ là công cụ hữu hiệu góp phần quan trọng phục vụ công tác tuyên truyền, giáo dục đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với mỗi người dân.
Tỷ lệ người dân từ 15 tuổi trở lên có tài khoản giao dịch thanh toán tại ngân hàng chiếm khoảng 70%; 60% người dùng Internet tham gia mua sắm trực tuyến ít nhất một lần trong năm (thấp hơn so với trung bình cả nước - 77%). Tỷ lệ dân số trưởng thành có sử dụng dịch vụ công trực tuyến chiếm khoảng 7,7%.
2. Công tác giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp của tỉnh
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 04 trường Cao đẳng (Cao Đẳng Ngô Gia Tự Bắc Giang; Cao Đẳng công nghệ Việt Hàn; Cao Đẳng Kỹ thuật công nghiệp Bắc Giang, Cao đẳng miền núi Bắc Giang) đã có các chuyên ngành đào tạo công nghệ thông tin, điện tử viễn thông… Mỗi năm các trường đào tạo khoảng hơn 1.000 sinh viên tốt nghiệp các chuyên ngành công nghệ thông tin, điện tử viễn thông chiếm khoảng 40% tổng số sinh viên các ngành đào tạo của trường.
Bên cạnh đó, tại các trường phổ thông trên địa bàn tỉnh cũng đã và đang đào tạo và giảng dạy về tin học theo Chương trình môn Tin học của Bộ Giáo dục và Đào tạo (100% các trường phổ thông công lập trên địa bàn tỉnh có dạy tin học), nhằm giúp học sinh hình thành và phát triển khả năng sử dụng máy tính, làm quen và sử dụng Internet, khai thác các phần mềm thông dụng, tra cứu và tìm kiếm dữ liệu số. Với khoảng 98% học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông/năm, có kỹ năng số cơ bản phục vụ học tập và đời sống.
3. Công tác tuyên truyền, nhận thức về chuyển đổi số
Bên cạnh việc tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức triển khai, thực hiện, tỉnh vẫn thường xuyên công tác kiểm tra, đôn đốc, chỉ đạo tuyên truyền, nâng cao nhận thức về tầm quan trọng, tính cấp thiết triển khai chuyển đổi số. Bước đầu thúc đẩy công tác cải cách hành chính và đóng góp đáng kể cho phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh. Cụ thể:
a) Đối với lãnh đạo các cấp
Hằng năm, Ban Chỉ đạo chuyển đổi số tỉnh ban hành Kế hoạch hoạt động; tổ chức Hội nghị họp Ban Chỉ đạo chuyển đổi số định kỳ mỗi quý một lần để kịp thời rà soát, chỉ đạo triển khai các nhiệm vụ và định hướng nhiệm vụ trọng tâm hoàn thành tốt các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra. Chủ tịch UBND tỉnh trực tiếp tham dự các phiên họp của Ủy ban quốc gia về chuyển đổi số; chủ trì các hội thảo, hội nghị về nâng cao nhận thức chuyển đổi số, chính quyền số cho cán bộ lãnh đạo các cấp trên địa bàn tỉnh.
Hằng tháng, Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh Ủy ban hành thông báo chỉ đạo các cơ quan báo chí thường trú, cơ quan báo chí của tỉnh, hệ thống thông tin cơ sở tăng cường lan tỏa các thông tin tích cực trên môi trường mạng; tuyên truyền, phổ biến, giải đáp chính sách pháp luật trên nền tảng số; sử dụng công nghệ tiên tiến hiện đại và đa dạng hóa các kênh truyền thông số giúp cộng đồng dễ tiếp cận, sử dụng, nâng cao nhận thức về chuyển đổi số. Đến nay, nhận thức về chuyển đổi số của các cấp, các ngành và người dân, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh được nâng lên rõ rệt.
Chủ tịch UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 2913/QĐ-UBND ngày 10/9/2022 lấy ngày 10/10 hằng năm là Ngày chuyển đổi số tỉnh Bắc Giang.
b) Đối với cán bộ, công chức, viên chức
Nhằm nâng cao nhận thức về chuyển đổi số cho cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh cũng như toàn thể nhân dân trong tỉnh; Cổng Thông tin điện tử của tỉnh và của các sở, cơ quan thuộc UBND tỉnh, UBND huyện, thành phố đã xây dựng các chuyên mục riêng về Chuyển đổi số và đăng tải nhiều tin, bài viết, tài liệu tuyên truyền về chuyển đổi số, chính quyền số, kinh tế số, xã hội số.
Báo Bắc Giang, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, các hệ thống truyền thanh cơ sở trên địa bàn tỉnh cũng đã xây dựng các chuyên mục riêng về chuyển đổi số để tuyên truyền phổ biến các chủ trương, đường lối, chính sách của tỉnh, hướng dẫn các kiến thức, kỹ năng về chuyển đổi số và phát sóng định kỳ 1 tuần/1 lần. Thông qua kênh mạng xã hội - Zalo Thông tin cơ sở - Bắc Giang, Sở Thông tin và Truyền thông đã truyền tải các thông tin liên quan đến lĩnh vực chuyển đổi số, cải cách hành chính của tỉnh để các địa phương kịp thời nắm bắt và tổ chức thực hiện tuyên truyền trên hệ thống đài truyền thanh cơ sở.
Công an tỉnh đã phối hợp với Báo Bắc Giang, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh thực hiện chuyên mục pháp luật với cuộc sống; xây dựng các tin, bài viết, phóng sự trên Báo Bắc Giang, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh về các nội dung của Đề án 06/CP… Đã tổ chức thực hiện gửi tin, bài, ảnh về việc giải quyết các TTHC trên cổng dịch vụ công, việc triển khai số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết TTHC... trên Trang thông tin điện tử. Tổ chức tuyên truyền các nội dung thực hiện Đề án 06/CP trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang ban hành Công văn số 965/UBND-KGVX ngày 08/3/2023 về việc thống nhất nhận thức chung về sự khác nhau giữa công nghệ thông tin và chuyển đổi số (bao gồm 17 điểm khác nhau giữa công nghệ thông tin và chuyển đổi số), 100% các sở, ngành, UBND huyện, thành phố đã tuyên truyền, phổ biến, quán triệt đến đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức các cấp, ngành, địa phương mình để hiểu đúng, nhận thức đúng về chuyển đổi số, từ đó có hành động đúng thúc đẩy chuyển đổi số của cơ quan, đơn vị.
Năm 2022, Chủ tịch UBND tỉnh tổ chức Hội nghị gặp mặt, đối thoại với đội ngũ cán bộ làm nhiệm vụ công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong các cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh. Đây là lần đầu tiên tỉnh tổ chức nhằm nắm bắt những khó khăn, vướng mắc trong phát triển công nghệ thông tin, chuyển đổi số trên địa bàn toàn tỉnh; đồng thời, lắng nghe những ý tưởng, sáng kiến, đề xuất để hợp lực thành một khối thống nhất, tạo ra cách tiếp cận mới, thúc đẩy công tác chuyển đổi số, phục vụ tốt hơn hoạt động của các cơ quan nhà nước và đời sống Nhân dân trên địa bàn tỉnh.
4. Công tác bồi dưỡng, tập huấn
4.1. Trong các cơ quan nhà nước
Năm 2022, Sở Thông tin và Truyền thông tổ chức lớp tập huấn, bồi dưỡng trực tiếp về chuyển đổi số cho lãnh đạo UBND cấp xã với hơn 600 học viên là chủ tịch UBND, cán bộ, công chức UBND 209 xã, thị trấn trên địa bàn tỉnh; tổ chức bồi dưỡng năng lực xử lý sự cố an toàn thông tin cho 40 cán bộ chuyên trách công nghệ thông tin các cơ quan, đơn vị; tổ chức 37 lớp đào tạo, bồi dưỡng khác về sử dụng các hệ thống thông tin, chuyển đổi số theo nhu cầu của các cơ quan, đơn vị, địa phương. Sở Nội vụ đã triển khai 03 lớp bồi dưỡng, cập nhật ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số cho đối tượng cán bộ công chức các sở, ngành thuộc UBND tỉnh, UBND huyện, thành phố. UBND huyện, thành phố đã chủ động triển khai các lớp tập huấn nâng cao nhận thức, kỹ năng, nghiệp vụ phục vụ chuyển đổi số cho cán bộ, công chức viên chức và UBND xã, phường, thị trấn, người dân trên địa bàn quản lý với gần 100 lớp.
Năm 2023, Sở Thông tin và Truyền thông đã triển khai 34 lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức chuyển đổi số cho cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh. Trong đó: 10 lớp tập huấn nâng cao năng lực số cho cán bộ hội phụ nữ cơ sở trên toàn tỉnh; 01 lớp nâng cao nhận thức chuyển đổi số cho cán bộ ngành văn hóa; 09 lớp tập huấn hướng dẫn sử dụng chứng thư số, chữ ký số cho cán bộ công chức ngành Giáo dục của thành phố Bắc Giang; viên chức y bác sỹ của bệnh viện Đa khoa tỉnh, bệnh viện Y học cổ truyền và bệnh viện Sản nhi Bắc Giang; 10 lớp hướng dẫn sử dụng dịch vụ công trực tuyến và số hóa hồ sơ cho cán bộ một cửa các xã, phường, thị trấn trên địa bàn các huyện, thành phố; 04 lớp tập huấn sử dụng phần mềm QLVB&ĐH qua mạng cho các tổ chức chính trị xã hội cấp xã các huyện Việt Yên, Hiệp Hòa và Yên Thế; tiếp tục hỗ trợ cho thành phố Bắc Giang, huyện Yên Dũng, huyện Lục Ngạn và huyện Yên Thế, Tân Yên triển khai các lớp tập huấn nâng cao năng lực số cho cán bộ Tổ công nghệ số cộng đồng các cấp; Chi hội trưởng, chi hội phó Chi hội phụ nữ các thôn và Đoàn thanh niên. Sở Nội vụ, Trường Chính trị tỉnh đã tổ chức nhiều chuyên đề tập huấn về chuyển đổi số cho cán bộ công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh.
UBND huyện, thành phố đã chỉ đạo cơ quan chuyên môn phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức các lớp tập huấn chuyển đổi số cho cán bộ, công chức, Tổ công nghệ số cộng đồng xã, phường, thị trấn.
4.2. Trong lĩnh vực xã hội số
Ngày 20/04/2022, UBND tỉnh đã phê duyệt Đề án nâng cao năng lực số cho thanh thiếu niên tỉnh Bắc Giang, phát huy vai trò nòng cốt, đi đầu của các cấp bộ đoàn trong chuyển đổi số giai đoạn 2022 - 2025. Trên cơ sở đó, Tỉnh đoàn Bắc Giang và các huyện, thành đoàn đã tổ chức các hoạt động tuyên truyền, trang bị kiến thức về chuyển đổi số; các huyện, thành đoàn đã tổ chức 04 Hội nghị về chuyển đổi số, tuyên truyền về chuyển đổi số và sự quan trọng của chuyển đổi số cho hơn 1.500 đoàn viên, thanh thiếu niên; chỉ đạo các cấp bộ đoàn toàn tỉnh tham gia hoạt động của Tổ công nghệ số cộng đồng tại các địa phương; duy trì Đội Thanh niên tình nguyện hỗ trợ giải quyết thủ tục hành chính công trực tuyến tại Trung tâm Phục vụ Hành chính công của tỉnh; các cơ sở Đoàn đã tích cực triển khai các hoạt động phối hợp thúc đẩy việc thanh toán không dùng tiền mặt.
Kết quả triển khai Tổ công nghệ số cộng đồng: Năm 2022, Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo thành lập 209/209 Tổ Công nghệ số cộng đồng cấp xã, 1.891/1.891 Tổ công nghệ số cộng đồng cấp thôn (đạt 100%) với trên 16.000 thành viên; Sở Thông tin và Truyền thông đã phối hợp với Cục Chuyển đổi số quốc gia - Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị trực tuyến bồi dưỡng, tập huấn kỹ năng số cho Tổ công nghệ số cộng đồng trên địa bàn tỉnh năm 2022 cho 209 Tổ Công nghệ số cộng đồng cấp xã, 1.891 Tổ công nghệ số cộng đồng cấp thôn với khoảng 16.000 thành viên tham dự tại 219 điểm cầu (10 điểm cầu UBND cấp huyện, thành phố; 209 điểm cầu cấp xã, phường, thị trấn). Năm 2023, Chủ tịch UBND tỉnh đã chỉ đạo UBND huyện, thành phố kiện toàn 100% Tổ công nghệ số cộng đồng và Tổ công tác triển khai Đề án 06/CP cấp thôn và thực hiện tổ chức tập huấn, triển khai các nhiệm vụ nâng cao chất lượng hoạt động theo chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh tại Chỉ thị số 10/CT-UBND ngày 17/08/2023 nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Tổ CNSCĐ trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.
II. ĐÁNH GIÁ CHUNG
1. Điểm mạnh
Trình độ cán bộ công chức, viên chức sử dụng máy tính và các nghiệp vụ thông thường trên mạng đã được nâng lên; đa số đã ứng dụng được những tiện ích thông thường vào công việc hàng ngày; khả năng sử dụng các ứng dụng tin học văn phòng được cải thiện đáng kể qua các năm, đã giúp cán bộ công chức, viên chức rất nhiều trong công việc chuyên môn.
Đội ngũ cán bộ chuyên trách, bán chuyên trách đã được quan tâm bồi dưỡng qua các chuyên đề như: Quản lý tập trung hệ thống mạng, triển khai hạ tầng mạng trong cơ quan nhà nước, an ninh mạng, an toàn thông tin hạ tầng mạng… từ đó giúp cho đội ngũ này được nâng cao trình độ, biết cách khắc phục sửa chữa máy tính, biết cài đặt các phần mềm bảo mật máy tính, biết cách triển khai các ứng dụng công nghệ thông tin và quản trị hệ thống mạng cơ bản tại cơ quan, đơn vị.
2. Điểm yếu
Trình độ về công nghệ thông tin của cán bộ công chức, viên chức nói chung tuy có tiến bộ nhưng vẫn chưa đồng đều giữa các cơ quan, địa phương; chưa theo kịp sự phát triển của công nghệ cũng như yêu cầu vận hành các hệ thống thông tin cho chính quyền điện tử, chính quyền số.
Cán bộ quản lý, lãnh đạo ở các cơ quan, đơn vị chưa được bồi dưỡng thường xuyên, đầy đủ về quản lý công nghệ thông tin, chuyển đổi số, từ đó, chưa nhận thức sâu về tầm nhìn, chiến lược bao quát để tổ chức ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số phù hợp tại cơ quan, đơn vị mình.
Số lượng, chất lượng nguồn nhân lực chuyên trách phục vụ chuyển đổi số chưa đáp ứng yêu cầu.
Cơ hội việc làm và thu nhập của người làm lĩnh vực công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh thời gian qua còn thấp so với mặt bằng chung trong khu vực, nên khó thu hút được nhân lực công nghệ thông tin về làm việc cho các doanh nghiệp, tổ chức trong tỉnh.
Các lớp tập huấn chuyên sâu về chuyển đổi số rất ít, thời gian tập huấn ngắn nên không nâng cao được chất lượng nguồn nhân lực chuyển đổi số của tỉnh.
Các Tổ công nghệ số cộng đồng được xây dựng nhưng hiệu quả hoạt động chưa cao do chưa có chính sách hỗ trợ hoạt động; Nền tảng đào tạo trực tuyến Onetouch đến người dân và cộng đồng xã hội vẫn chưa được triển khai, do đó công dân tiếp cận công nghệ số và kỹ năng số còn hạn hẹp.
3. Nguyên nhân
Việc thu hút nhân lực ngành công nghệ thông tin về làm việc tại địa phương, nhất là vào làm việc trong cơ quan Nhà nước gặp nhiều khó khăn do thu nhập thấp hơn so với làm việc tại các khu vực khác.
Một số công chức chuyên trách công nghệ thông tin tại các cơ quan, đơn vị, địa phương phải kiêm nhiệm thêm các công việc khác hoặc chưa có cán bộ chuyên trách công nghệ thông tin nên thời gian để tập trung tìm hiểu, nghiên cứu chuyên sâu về công nghệ thông tin không đảm bảo, không kịp thời cập nhật những kiến thức mới, những công nghệ mới, đặc biệt là kiến thức về an toàn thông tin mạng.
Công tác thanh tra, kiểm tra giám sát, kết hợp với đôn đốc thực hiện tin học hóa, chuyển đổi số trong từng cơ quan chưa được bao quát, thường xuyên và đầy đủ.
Đa số các doanh nghiệp không có bộ phận chuyên trách về công nghệ thông tin, ít chú trọng cử nhân viên đi đào tạo về công nghệ thông tin và ít đầu tư thời gian, kinh phí để được tư vấn chuyên sâu về các ứng dụng công nghệ thông tin.
III. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHUYỂN ĐỔI SỐ ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CỦA TỈNH ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌN 2030
1. Đánh giá cơ hội, thách thức về nguồn nhân lực chuyển đổi số của tỉnh Bắc Giang đến năm 2025, tầm nhìn 2030
1.1. Các cơ hội phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số
Chuyển đổi số đã và đang là xu thế lớn, mở ra nhiều cơ hội, tác động sâu rộng tới các cấp, các ngành, các địa phương và tới mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội.
Chuyển đổi số tạo cơ hội cho nguồn nhân lực của Bắc Giang tham gia sâu, rộng hơn vào sự phân công, hợp tác lao động quốc tế và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Chuyển đổi số và hội nhập kinh tế quốc tế đã mở ra điều kiện thu hút mạnh các dự án có vốn đầu tư của nước ngoài ngày càng nhiều vào Bắc Giang, kéo theo đó là nguồn vốn công nghệ và nhân lực trình độ cao của nước ngoài. Đây là một cơ hội rất lớn giúp Bắc Giang có thể vươn xa hơn trong quan hệ với các đối tác quốc tế.
Bắc Giang có lực lượng lao động dồi dào, cùng với việc quan tâm, chú trọng đến công tác đào tạo nghề nên chất lượng nhân lực ngày càng được nâng cao, là thế mạnh để thu hút đầu tư vào các ngành, lĩnh vực sử dụng nhiều lao động. Năm 2022 dân số của tỉnh 1.890,9 nghìn người, đứng thứ 11 cả nước. Với lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên có khoảng 986,8 nghìn người, chiếm 52% tổng dân số[1].
Cơ hội phát triển nguồn nhân lực số: Phát triển kinh tế - xã hội là nền tảng quan trọng giúp Bắc Giang có thể rút ngắn khoảng cách phát triển và nắm bắt được những cơ hội từ bên ngoài để tạo sức bật, đặc biệt là tận dụng cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 để phát triển nguồn nhân lực số của tỉnh. Xác định đào tạo, phát triển nguồn nhân lực trong bối cảnh phát triển mạnh mẽ kinh tế số, kinh tế tri thức, dưới tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và xu thế chuyển dịch nhân lực trên thị trường lao động quốc tế; việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế như hiện nay là một trong những nhiệm vụ quan trọng góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập, phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, nhất là đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh Bắc Giang lần thứ XIX đã xác định: Chú trọng đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn lao động của tỉnh đáp ứng yêu cầu của thời kỳ mới, tập trung đào tạo lao động có tay nghề, kỹ thuật, chất lượng cao, góp phần tăng năng suất lao động và sức cạnh tranh của nền kinh tế và tạo dựng môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi để thu hút đầu tư.
Cơ hội nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thông qua liên kết, hợp tác: Việc đẩy mạnh liên kết vùng và hợp tác trong nước và quốc tế để phát triển nguồn nhân lực thông qua ký kết thỏa thuận hợp tác đào tạo giữa Tỉnh với các trường đại học hàng đầu Việt Nam, các trường đại học quốc tế và các cơ sở giáo dục nghề nghiệp khác. Đây là cơ hội tốt để Tỉnh có thể tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Tỉnh từ nay đến năm 2025 và những năm tiếp theo.
1.2. Các thách thức
Việt Nam đang trong quá trình thúc đẩy chuyển đổi số, hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia số vào năm 2030. Trong hành trình đó, việc đào tạo kỹ năng và phát triển nguồn nhân lực số là yếu tố then chốt trong việc xây dựng lực lượng nòng cốt, hình thành mạng lưới chuyên gia chuyển đổi số để dẫn dắt, tổ chức, lan tỏa tiến trình chuyển đổi số góp phần bảo đảm công cuộc chuyển đổi số địa phương một cách nhanh chóng, hiệu quả, bền vững và thành công, đây cũng là một thách thức rất lớn đối với Bắc Giang.
Bắc Giang có số lượng lao động lớn, lực lượng lao động trẻ song chất lượng nhân lực của tỉnh còn thấp, còn thiếu hụt nguồn nhân lực công nghệ thông tin, mà rất nhiều cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và đông đảo người dân còn thiếu kỹ năng để tham gia chuyển đổi số. Bắc Giang có điều kiện trong việc phát triển nguồn nhân lực số, song sự phát triển đó đang chưa tương xứng với tiềm năng. Tỷ lệ nhân lực qua đào tạo có bằng cấp chứng chỉ về công nghệ thông tin, an toàn thông tin mạng tăng nhưng so với tổng nhân lực đang làm việc trong ngành còn thấp, đặc biệt còn thiếu nhiều nhân lực chất lượng cao.
Việc này, dẫn đến nhu cầu đào tạo và tái đào tạo nhân lực số rất lớn trong xã hội. Lực lượng lao động cần được chú trọng tập trung đào tạo và tái đào tạo bao gồm: Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đang làm việc trong cả hai khối tư nhân và hành chính công; sinh viên trẻ - lực lượng lao động kế cận; học sinh các cấp làm quen với tri thức và kỹ năng số đảm bảo nhân lực tương lai có khả năng thích nghi với tương lai từ công nghệ và chuyển đổi số. Bên cạnh đó, trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ: Điều đó đặt ra yêu cầu bức thiết về cơ cấu lại nền kinh tế, lấy các ngành dịch vụ có giá trị gia tăng cao dựa vào lợi thế các di sản, các ngành sản xuất giàu hàm lượng tri thức, khoa học và tính kết nối thông minh làm trụ cột trong phát triển.
2. Dự báo về nguồn nhân lực chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh và nhu cầu sử dụng
Trong thời gian tới, nhiều doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp FDI đầu tư vào tỉnh, nhu cầu về lao động qua đào tạo chất lượng cao sẽ tăng; thêm vào đó nhu cầu lao động qua đào tạo phục vụ công tác xuất khẩu lao động ngày càng tăng cao. Dự báo đến năm 2025, nhu cầu đào tạo lao động của tỉnh là 1.029.625 người, tăng 230.290 người so với năm 2020, chiếm 80%; số lao động qua đào tạo từ 3 tháng trở lên có bằng cấp, chứng chỉ là 347.498 người, tăng 113.498 người so với năm 2020.
Trong đó, nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực số trong các cơ quan nhà nước đến năm 2025 là 5.235 người, đạt 100% cán bộ lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan nhà nước hằng năm được tham gia đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn, cập nhật kiến thức về chuyển đổi số, kỹ năng số, công nghệ số. Đến năm 2030, duy trì đào tạo cho 100% cán bộ.
Nhu cầu đào tạo cán bộ chuyên trách công nghệ thông tin, an toàn thông tin mạng của tỉnh đến năm 2025 là 75 cán bộ, đạt 100% cán bộ, trung bình mỗi đơn vị sở, ngành, UBND cấp huyện có khoảng 1-2 cán bộ. Đến năm 2030, duy trì đào tạo cho 100% cán bộ chuyên trách công nghệ thông tin, an toàn thông tin mạng.
Đến năm 2030, đào tạo kỹ năng số, năng lực số cho khoảng 1.300 người dân trong độ tuổi lao động biết đến và có kỹ năng sử dụng các loại hình dịch vụ công trực tuyến và các dịch vụ số thiết yếu khác trong các lĩnh vực y tế, giáo dục, giao thông, du lịch, ngân hàng; cơ bản nắm được cách thức sử dụng dịch vụ khi có nhu cầu.
Phần III
NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC PHỤC VỤ CHUYỂN ĐỔI SỐ CỦA TỈNH BẮC GIANG
I. QUAN ĐIỂM
Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là một trong những khâu đột phá, nhằm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bắc Giang lần thứ XIX nhiệm kỳ 2020-2025, sớm đưa Bắc Giang nằm trong nhóm 15 tỉnh đứng đầu cả nước về quy mô GRDP; thu nhập bình quân đầu người cao hơn bình quân cả nước.
Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ chuyển đổi số giúp nâng cao hiệu quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo của chính quyền các cấp; đẩy mạnh cải cách hành chính; tạo nền tảng xây dựng chính quyền số góp phần phát triển mạnh mẽ kinh tế - xã hội, gắn với đảm bảo quốc phòng an ninh, thúc đẩy phát triển kinh tế số, xã hội số, hướng tới xây dựng tỉnh Bắc Giang phát triển toàn diện, vững chắc.
Phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và xã hội, nhằm huy động nguồn lực toàn xã hội để xây dựng, phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin của tỉnh có chất lượng, đáp ứng tốt yêu cầu trước mắt và lâu dài.
II. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu tổng quát
Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ chuyển đổi số chuyên nghiệp, chất lượng cao, đảm bảo đủ nhân lực và xem như là một lợi thế đặc biệt quan trọng của tỉnh trong thu hút đầu tư, nguồn lực phục vụ phát triển công nghiệp công nghệ số và nền kinh tế số của tỉnh, đáp ứng yêu cầu của quá trình chuyển đổi số (chính quyền số, kinh tế số, xã hội số), xây dựng thành phổ thông minh, đủ năng lực tiếp cận Cách mạng công nghiệp 4.0 và hội nhập quốc tế.
2. Mục tiêu cụ thể
Đến năm 2025:
- 100% cán bộ lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan nhà nước hằng năm được tham gia đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn, cập nhật kiến thức về chuyển đổi số, kỹ năng số, công nghệ số.
- 100% cán bộ chuyên trách công nghệ thông tin, chuyển đổi số của tỉnh, hằng năm được đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn về công nghệ số, an toàn thông tin.
- 50% cán bộ, công chức, viên chức được tập huấn kỹ năng phân tích, khai thác dữ liệu và công nghệ số.
- 70% người dân trong độ tuổi lao động biết đến và có kỹ năng sử dụng các loại hình dịch vụ công trực tuyến và các dịch vụ số thiết yếu khác trong các lĩnh vực y tế, giáo dục, giao thông, du lịch, ngân hàng; cơ bản nắm được cách thức sử dụng dịch vụ khi có nhu cầu.
- 50% cơ sở giáo dục các cấp từ tiểu học đến trung học phổ thông có tổ chức các hoạt động giáo dục STEM/STEAM và kỹ năng số.
- 80% các trường trung học cơ sở và trung học phổ thông có các chương trình hằng năm tuyên truyền, phổ biến về chuyển đổi số, công nghệ số, các kỹ năng số cơ bản, các nguy cơ và kỹ năng cần thiết để tương tác lành mạnh, an toàn trên không gian mạng.
- Đào tạo được tối thiểu 50 chuyên gia chuyển đổi số trong các ngành, lĩnh vực, địa phương để trở thành lực lượng nòng cốt dẫn dắt, tổ chức và lan tỏa tiến trình chuyển đổi số quốc gia.
- Triển khai thí điểm mô hình "Giáo dục đại học số" tại một số cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng trên địa bàn tỉnh.
Đến năm 2030:
- Duy trì 100% cán bộ lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan nhà nước hằng năm được tham gia đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn, cập nhật kiến thức về chuyển đổi số, kỹ năng số, công nghệ số.
- Duy trì 100% cán bộ chuyên trách công nghệ thông tin, chuyển đổi số của tỉnh, hằng năm được đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn về công nghệ số, an toàn thông tin.
- Trên 90% cán bộ, công chức, viên chức được tập huấn kỹ năng phân tích, khai thác dữ liệu và công nghệ số.
- Trên 90% người dân trong độ tuổi lao động biết đến và có kỹ năng sử dụng các loại hình dịch vụ công trực tuyến và các dịch vụ số thiết yếu khác trong các lĩnh vực y tế, giáo dục, giao thông, du lịch, ngân hàng; cơ bản nắm được cách thức sử dụng dịch vụ khi có nhu cầu.
- Trên 80% cơ sở giáo dục các cấp từ tiểu học đến trung học phổ thông có tổ chức các hoạt động giáo dục STEM/STEAM và kỹ năng số.
- Trên 90% các trường trung học cơ sở và trung học phổ thông có các chương trình hằng năm tuyên truyền, phổ biến và chuyển đổi số, công nghệ số, các kỹ năng số cơ bản và các nguy cơ và kỹ năng cần thiết để tương tác lành mạnh, an toàn trên không gian mạng.
- Đào tạo được tối thiểu 100 chuyên gia chuyển đổi số trong các ngành, lĩnh vực, địa phương để trở thành lực lượng nòng cốt dẫn dắt, tổ chức và lan tỏa tiến trình chuyển đổi số quốc gia.
- Hình thành mạng lưới đào tạo kiến thức, kỹ năng công nghệ thông tin, công nghệ số đáp ứng cho nhu cầu trong tỉnh (các trung tâm đào tạo kỹ năng số, các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng).
III. CÁC NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ ÁN
1. Đào tạo bồi dưỡng, nâng cao nhận thức về kỹ năng chuyển đổi số, kỹ năng số trong các cơ quan nhà nước
1.1. Đào tạo bồi dưỡng, nâng cao nhận thức về chuyển đổi số, kỹ năng lãnh đạo số cho người đứng đầu các cấp trong các cơ quan nhà nước
- Nội dung đào tạo:
+ Nâng cao chỉ số đánh giá về chuyển đổi số.
+ Những lợi thế, tiện ích chuyển đổi số khi triển khai trong cơ quan, đơn vị, số hóa các nghiệp vụ.
- Đối tượng đào tạo: Cán bộ lãnh đạo tại các sở, ngành, UBND cấp huyện.
- Số lượng đào tạo: 31 cán bộ.
- Hình thức đào tạo: Đào tạo tập trung tại tỉnh.
- Thời gian thực hiện: Định kỳ hằng năm từ 2024 - 2030.
- Đơn vị chủ trì: Sở Thông tin và Truyền thông.
- Kinh phí: 300 triệu đồng.
1.2. Đào tạo kỹ năng chuyển đổi số, kỹ năng số cho đội ngũ cán bộ chuyên trách
a) Đào tạo chuyên sâu về nền tảng số, dữ liệu số, ứng dụng số và an toàn thông tin mạng trong các cơ quan nhà nước
- Nội dung đào tạo:
+ Đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng khai thác, tác nghiệp về nền tảng chính quyền số (bao gồm nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu (LGSP); nền tảng kết nối dịch vụ số hóa; nền tảng định danh điện tử (eID); nền tảng hỗ trợ làm việc từ xa; nền tảng phân tích, xử lý dữ liệu tổng hợp cấp tỉnh; nền tảng họp trực tuyến thế hệ mới cho cơ quan nhà nước; nền tảng khảo sát, thu thập ý kiến người dân);
+ Khai thác nền tảng hạ tầng số (nền tảng địa chỉ số; nền tảng bản đồ số; nền tảng điện toán đám mây); nền tảng công nghệ số cốt lõi (nền tảng trí tuệ nhân tạo; nền tảng thiết bị IoT; nền tảng trợ lý ảo);
+ Khai thác dữ liệu số các ngành, lĩnh vực (cơ sở dữ liệu dùng chung; cơ sở dữ liệu chuyên ngành; dữ liệu mở);
+ Khai thác ứng dụng phục vụ phát triển chính quyền số (hệ thống quản lý công việc; hệ thống thông tin báo cáo; hệ thống phòng họp không giấy; hệ thống quản lý tài liệu lưu trữ điện tử tỉnh; hệ thống thông tin quản lý cán bộ, công chức, viên chức; hệ thống quản lý đất đai; hệ thống quản lý công tác đầu tư công của tỉnh; hệ thống quản lý ngành tài chính; hệ thống quản lý văn bản và điều hành công việc; Cổng Thông tin điện tử; hệ thống chứng thực điện tử và quản lý chữ ký số tỉnh; hệ thống thông tin phục vụ họp và xử lý công việc của UBND tỉnh; hệ thống phần mềm số hóa, bản đồ hóa hệ thống thông tin cơ bản của tỉnh; hệ thống tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp).
+ Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về quản lý rủi ro (bao gồm các kiến thức về các quy trình quản lý rủi ro; an toàn thông tin mạng; phương pháp xác thực, ủy quyền và kiểm soát truy cập; các công cụ bảo vệ và đánh giá điểm yếu an toàn thông tin mạng và khả năng của các công cụ; mật mã và các khái niệm quản lý khóa mật mã; sao lưu và phục hồi dữ liệu; quản trị mạng và hệ thống);
+ Phối hợp ứng cứu sự cố;
+ Giám sát an toàn thông tin; an toàn hạ tầng thông tin;
+ Kiến trúc an toàn thông tin;
+ Triển khai an toàn hệ thống thông tin;
+ Vận hành an toàn hệ thống.
- Đối tượng đào tạo: Cán bộ chuyên trách/kiêm nhiệm công nghệ thông tin tại các sở, ngành, UBND cấp huyện.
- Số lượng đào tạo: 20 cán bộ.
- Hình thức đào tạo: Đào tạo tập trung tại tỉnh.
- Thời gian thực hiện: Định kỳ hằng năm từ 2024 - 2030.
- Đơn vị chủ trì: Sở Thông tin và Truyền thông.
- Kinh phí: 300 triệu đồng.
b) Đào tạo chuyên ngành về công nghệ thông tin, an toàn thông tin mạng
Đào tạo trình độ đại học (văn bằng 2) và trình độ thạc sĩ, bao gồm các kiến thức chuyên ngành và kiến thức chuyên sâu về công nghệ thông tin, an toàn thông tin mạng.
* Đào tạo trình độ đại học (văn bằng 2):
- Nội dung đào tạo:
+ Đào tạo về kiến thức chuyên ngành (kiến trúc máy tính; hệ quản trị cơ sở dữ liệu; mạng máy tính và truyền số liệu; phân tích và thiết kế hệ thống; ngôn ngữ lập trình; trí tuệ nhân tạo; kỹ nghệ phần mềm; các công nghệ ảo hóa; quản lý dự án công nghệ thông tin; phát triển ứng dụng di động; Công nghệ đa phương tiện).
+ Đào tạo về kiến thức chuyên sâu (quản trị mạng; quản trị mạng nâng cao; điện toán đám mây; các hệ thống thông minh; mạng kết nối vạn vật; quản trị công nghệ thông tin và truyền thông; quản lý thông tin; hệ thống thương mại điện tử; phát hiện tri thức từ dữ liệu; công nghệ web).
+ Đào tạo về kiến thức chuyên ngành và chuyên sâu an toàn thông tin (Hệ thống tìm kiếm, phát hiện và ngăn ngừa xâm nhập; an toàn mạng không dây và di động; quản lý rủi và an toàn thông tin; bảo mật IoT; công nghệ tường lửa và bảo vệ mạng ngoại vi; an toàn dữ liệu và khôi phục thông tin sau sự cố; an toàn mạng máy tính nâng cao; an toàn kiến trúc hệ thống); chuyên ngành điều tra tội phạm số (kỹ thuật phân tích mã độc; bảo mật web và ứng dụng; pháp chứng kỹ thuật số).
- Đối tượng đào tạo: Cán bộ kiêm nhiệm công nghệ thông tin tại các sở, ngành, UBND cấp huyện (cho 40-50 cán bộ).
- Hình thức đào tạo: Liên kết đào tạo với Học viện Công nghệ Bưu chính viễn thông giảng dạy trực tiếp tại Học viện hoặc kết hợp trực tuyến tại tỉnh Bắc Giang.
- Thời gian đào tạo: Từ năm 2024 - 2027 (2,5 - 3 năm).
- Đơn vị chủ trì: Sở Thông tin và Truyền thông.
- Kinh phí đào tạo: Theo quy định của cơ sở đào tạo và các văn bản pháp luật liên quan.
* Lớp đào tạo trình độ thạc sỹ công nghệ thông tin, an ninh mạng:
- Nội dung đào tạo:
+ Đào tạo về kiến thức chuyên sâu (quản trị mạng; quản trị mạng nâng cao; điện toán đám mây; các hệ thống thông minh; mạng kết nối vạn vật; quản trị công nghệ thông tin và truyền thông; quản lý thông tin; hệ thống thương mại điện tử; phát hiện tri thức từ dữ liệu; công nghệ web).
+ Đào tạo về kiến thức chuyên ngành và chuyên sâu an toàn thông tin (Hệ thống tìm kiếm, phát hiện và ngăn ngừa xâm nhập; an toàn mạng không dây và di động; quản lý rủi và an toàn thông tin; bảo mật IoT; công nghệ tường lửa và bảo vệ mạng ngoại vi; an toàn dữ liệu và khôi phục thông tin sau sự cố; an toàn mạng máy tính nâng cao; an toàn kiến trúc hệ thống); chuyên ngành điều tra tội phạm số (kỹ thuật phân tích mã độc; bảo mật web và ứng dụng; pháp chứng kỹ thuật số).
- Đối tượng đào tạo: Cán bộ chuyên trách công nghệ thông tin, an ninh mạng tại các sở, ngành, UBND cấp huyện (khoảng 30 cán bộ).
- Hình thức đào tạo: Liên kết đào tạo với Học viện Công nghệ Bưu chính viễn thông giảng dạy trực tiếp hoặc kết hợp trực tuyến tại tỉnh Bắc Giang.
- Thời gian đào tạo: Từ năm 2024 - 2026 (1,5 năm).
- Đơn vị chủ trì: Sở Thông tin và Truyền thông.
- Kinh phí đào tạo: Theo quy định của cơ sở đào tạo và các văn bản pháp luật liên quan.
1.3. Đào tạo kỹ năng chuyển đổi số, kỹ năng số cho cán bộ, công chức, viên chức
a) Đào tạo kỹ năng khai thác nền tảng số, dữ liệu số, ứng dụng số trong các cơ quan nhà nước
- Xây dựng hệ thống đào tạo trực tuyến cho cán bộ, công chức, viên chức nhằm tiết kiệm thời gian và chi phí, cải thiện hiệu suất đào tạo, phù hợp với từng chuyên môn, nghiệp vụ. Nội dung mỗi bài giảng đào tạo trực tuyến được xây dựng dưới nhiều định dạng. Bao gồm bài giảng dưới dạng hình ảnh, video, nội dung văn bản…
- Nội dung đào tạo:
+ Đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng khai thác, tác nghiệp về nền tảng chính quyền số (bao gồm nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu (LGSP); nền tảng kết nối dịch vụ số hóa; nền tảng định danh điện tử (eID); nền tảng hỗ trợ làm việc từ xa; nền tảng phân tích, xử lý dữ liệu tổng hợp cấp tỉnh; nền tảng họp trực tuyến thế hệ mới cho cơ quan nhà nước; nền tảng khảo sát, thu thập ý kiến người dân);
+ Khai thác nền tảng hạ tầng số (nền tảng địa chỉ số; nền tảng bản đồ số; nền tảng điện toán đám mây); nền tảng công nghệ số cốt lõi (nền tảng trí tuệ nhân tạo; nền tảng thiết bị IoT; nền tảng trợ lý ảo);
+ Khai thác dữ liệu số các ngành, lĩnh vực (cơ sở dữ liệu dùng chung; cơ sở dữ liệu chuyên ngành; dữ liệu mở);
+ Khai thác ứng dụng phục vụ phát triển chính quyền số (hệ thống quản lý công việc; hệ thống thông tin báo cáo; hệ thống phòng họp không giấy; hệ thống quản lý tài liệu lưu trữ điện tử tỉnh; hệ thống thông tin quản lý cán bộ, công chức, viên chức; hệ thống quản lý đất đai; hệ thống quản lý công tác đầu tư công của tỉnh; hệ thống quản lý ngành tài chính; hệ thống quản lý văn bản và điều hành công việc; Cổng Thông tin điện tử; hệ thống chứng thực điện tử và quản lý chữ ký số tỉnh; hệ thống thông tin phục vụ họp và xử lý công việc của UBND tỉnh; hệ thống phần mềm số hóa, bản đồ hóa hệ thống thông tin cơ bản của tỉnh; hệ thống tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp).
- Đối tượng đào tạo: Cán bộ, công chức, viên chức tại các sở, ngành, UBND cấp huyện, cấp xã.
- Số lượng đào tạo: 5.000 cán bộ.
- Hình thức đào tạo: Đào tạo trực tuyến và hướng dẫn thực hành (trợ giúp, hướng dẫn kỹ thuật).
- Thời gian thực hiện: Định kỳ hằng năm từ 2024 - 2030.
- Đơn vị chủ trì: Sở Thông tin và Truyền thông.
- Kinh phí: 3.500 triệu đồng.
b) Đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng khai thác dịch vụ công trực tuyến trong các cơ quan nhà nước
- Nội dung đào tạo: Đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng khai thác, tác nghiệp về cung cấp dịch vụ công trực tuyến toàn trình; tiếp nhận và xử lý hồ sơ bảo đảm phục vụ hoạt động cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến của cơ quan nhà nước trên môi trường mạng.
- Đối tượng đào tạo: Cán bộ, công chức, viên chức tại các sở, ngành, UBND cấp huyện, cấp xã. Mỗi đơn vị 1 cán bộ.
- Số lượng đào tạo: 240 cán bộ.
- Hình thức đào tạo: Đào tạo tập trung tại tỉnh.
- Thời gian thực hiện: Định kỳ hằng năm từ 2024 - 2030.
- Đơn vị chủ trì: Sở Thông tin và Truyền thông.
- Kinh phí: 2.100 triệu đồng.
c) Đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng khai thác nghiệp vụ nông nghiệp số
- Nội dung đào tạo: Đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng khai thác, tác nghiệp về nền tảng dữ liệu số nông nghiệp; nền tảng số kết nối người nông dân với chuyên gia nông nghiệp; nền tảng truy xuất nguồn gốc nông sản; bản đồ số hóa vùng nguyên liệu, vùng nuôi trồng tích hợp với hệ thống cảm biến quan sát, giám sát, cảnh báo hiệu quả tình hình khí tượng thủy văn, thổ nhưỡng….
- Đối tượng đào tạo: Cán bộ, công chức, viên chức tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Số lượng đào tạo: 60 cán bộ.
- Hình thức đào tạo: Đào tạo tập trung tại tỉnh.
- Thời gian thực hiện: Định kỳ hằng năm từ 2024 - 2030.
- Đơn vị chủ trì: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Kinh phí: 550 triệu đồng.
2. Đào tạo bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng chuyển đổi số, kỹ năng số trong các đơn vị sự nghiệp
2.1. Đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng khai thác nghiệp vụ y tế số
- Nội dung đào tạo: Đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng khai thác, tác nghiệp về nền tảng số (nền tảng hỗ trợ tư vấn khám chữa bệnh từ xa; nền tảng quản lý tiêm chủng; nền tảng hồ sơ sức khỏe điện tử; nền tảng trạm y tế xã; nền tảng hỗ trợ tư vấn sức khỏe trực tuyến); hồ sơ bệnh án điện tử; đơn thuốc điện tử; thanh toán không dùng tiền mặt.
- Đối tượng đào tạo: Cán bộ y, bác sỹ tại các đơn vị bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến huyện, trạm y tế xã.
- Hình thức đào tạo: Nền tảng học tập trực tuyến.
- Thời gian thực hiện: Định kỳ hằng năm từ 2024 - 2030.
- Đơn vị chủ trì: Sở Y tế.
- Kinh phí: 500 triệu đồng.
2.2. Đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng số dành cho giáo viên
- Nội dung đào tạo: Đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng khai thác, tác nghiệp về nền tảng số (nền tảng dạy học trực tuyến; nền tảng học kỹ năng trực tuyến mở (MOOCS); nền tảng hỗ trợ dạy và học từ xa; nền tảng giáo dục số - nền tảng kho học liệu số); công nghệ số trong công tác quản lý, giảng dạy và học tập (bài giảng điện tử, học liệu số đa phương tiện, sách giáo khoa điện tử, phần mềm mô phỏng và các học liệu khác); thanh toán không dùng tiền mặt.
- Đối tượng đào tạo: Cán bộ, giáo viên tại các trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông.
- Hình thức đào tạo: Nền tảng học tập trực tuyến.
- Thời gian thực hiện: Định kỳ hằng năm từ 2024 - 2030.
- Đơn vị chủ trì: Sở Giáo dục và Đào tạo.
- Kinh phí: 650 triệu đồng.
2.3. Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao cho giáo viên giảng dạy tin học
Trang bị cho các giáo viên những kiến thức nền tảng để có thể đáp ứng tốt việc dạy học môn Tin học trong chương trình giáo dục Trung học cơ sở và Trung học phổ thông. Qua đó, giúp các giáo viên có khả năng nâng cao năng lực tự học, tự nghiên cứu, thích ứng với mọi điều kiện dạy học, đáp ứng yêu cầu đổi mới của giáo dục phổ thông.
- Nội dung đào tạo:
+ Khối kiến thức chuyên ngành: Tin học đại cương; Lập trình trực quan và thuật toán; Tin học ứng dụng; văn hóa trong môi trường số hóa; mạng máy tính và internet; thiết bị tin học; trải nghiệm sáng tạo với lập trình và các phần mềm ứng dụng; giáo dục STEM.
+ Phương pháp giảng dạy Tin học.
- Đối tượng đào tạo: Giáo viên giảng dạy tin học tại các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông.
- Hình thức đào tạo: Nền tảng học tập trực tuyến.
- Thời gian thực hiện: Định kỳ hằng năm từ 2024 - 2030.
- Đơn vị chủ trì: Sở Giáo dục và Đào tạo.
- Kinh phí: 350 triệu đồng.
3. Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng chuyển đổi số, kỹ năng số cho Tổ công nghệ số cộng đồng
Khai thác sử dụng Nền tảng học trực tuyến mở đại trà (MOOCs) để bồi dưỡng, tập huấn về chuyển đổi số để nâng cao kiến thức, kỹ năng về công nghệ số và chuyển đổi số cho Tổ công nghệ số cộng đồng.
- Nội dung: Phát triển kỹ năng số thông qua việc tuyên truyền, hướng dẫn sử dụng các dịch vụ số, trọng tâm là dịch vụ công trực tuyến và dịch vụ số trong các lĩnh vực y tế (hồ sơ sức khỏe điện tử), giáo dục, thương mại, sản xuất nông nghiệp số (nền tảng dữ liệu số nông nghiệp; nền tảng số kết nối người nông dân với chuyên gia nông nghiệp; nền tảng truy xuất nguồn gốc nông sản; ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong hỗ trợ phân tích, phát hiện sớm bệnh dịch cho cây trồng, vật nuôi), sử dụng các mạng xã hội, mua bán trực tuyến, thanh toán điện tử và khai thác tiện ích, tài nguyên số trên Internet; kỹ năng an toàn, bảo mật thông tin cơ bản.
- Đối tượng đào tạo: Tổ công nghệ số cộng đồng trong toàn tỉnh.
- Hình thức đào tạo: Nền tảng học tập trực tuyến.
- Thời gian thực hiện: Định kỳ hằng năm từ 2024 - 2030.
- Đơn vị chủ trì: Sở Thông tin và Truyền thông.
- Kinh phí: 350 triệu đồng.
4. Đào tạo kỹ năng số, chuyển đổi số cho doanh nghiệp
- Đào tạo chuyên ngành về sản xuất thông minh; triển khai nền tảng số kết nối doanh nghiệp sản xuất với các chuyên gia công nghệ và các nhà cung cấp giải pháp chuyên nghiệp; nền tảng quản trị tổng thể, nền tảng kế toán dịch vụ, nền tảng tối ưu hóa chuỗi cung ứng, nền tảng thương mại số nông nghiệp, nền tảng trí tuệ nhân tạo, nền tảng trợ lý ảo, nền tảng thiết bị IoT; triển khai hoạt động thương mại điện tử B2B, B2C, G2B (bao gồm các triển khai các nền tảng số; nền tảng ứng dụng di động; nền tảng mạng xã hội; nền tảng hóa đơn điện tử; hợp đồng điện tử; nền tảng thanh toán số…).
- Đối tượng đào tạo: Lao động tại các doanh nghiệp.
- Hình thức đào tạo: Nền tảng học tập trực tuyến.
- Thời gian thực hiện: Định kỳ hằng năm từ 2024 - 2030.
- Đơn vị chủ trì: Sở Thông tin và Truyền thông.
- Kinh phí: 500 triệu đồng.
5. Đào tạo kỹ năng số, năng lực số cho người dân
5.1. Tuyên truyền thường xuyên liên tục trên các kênh truyền thông đại chúng
+ Xây dựng, thiết lập và duy trì thường xuyên các chuyên mục, chuyên trang về chuyển đổi số trên các phương tiện thông tin đại chúng; đưa tin, đặt bài, viết bài về chuyển đổi số trên hệ thống báo chí, báo điện tử, trang tin điện tử; tuyên truyền trên các cổng/trang thông tin điện tử.
+ Sản xuất các chương trình phát thanh truyền hình, chuyên đề chuyên sâu về chuyển đổi số trên hệ thống phát thanh, truyền hình; sản xuất các nội dung tin bài, ảnh, video, clip tạo xu thế về chuyển đổi số để đăng, phát trên các kênh, nền tảng khác nhau và trên các phương tiện thông tin đại chúng.
+ Tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước về chuyển đổi số đến các hộ gia đình, người dân trong thôn, tổ dân phố; tuyên truyền, phổ biến để người dân hiểu được lợi ích khi sử dụng dịch vụ công trực tuyến, thanh toán trực tuyến, mua sắm trực tuyến và sử dụng các nền tảng số “Make in Việt Nam”, công nghệ số trong cuộc sống hàng ngày và tăng cường sử dụng các dịch vụ, tiện ích của chuyển đổi số thông qua Tổ công nghệ số cộng đồng.
- Đối tượng thụ hưởng: Người dân trong toàn tỉnh.
- Thời gian thực hiện: Định kỳ hằng năm từ 2024 - 2030.
- Đơn vị chủ trì: Sở Thông tin và Truyền thông; Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh; Báo Bắc Giang.
- Kinh phí: 3.500 triệu đồng.
5.2. Tuyên truyền qua hệ thống thông tin cơ sở
+ Xây dựng các chương trình phát thanh phù hợp với mỗi địa phương, vùng miền để phát trên hệ thống loa phát thanh xã.
+ Tuyên truyền trực quan, sử dụng pa-nô, áp phích, tranh cổ động, đồ họa thông tin (infographic), đồ họa chuyển động (motion graphics), các vật dụng được in ấn thông tin tuyên truyền, biểu trưng nhận diện thông điệp tuyên truyền về chuyển đổi số, lợi ích chuyển đổi số đặt tại trong thang máy của các tòa nhà văn phòng, trung tâm thương mại, chung cư cao tầng, ngã tư giao thông….
- Đối tượng thụ hưởng: Người dân trong toàn tỉnh.
- Thời gian thực hiện: Định kỳ hằng năm từ 2024 - 2030.
- Đơn vị chủ trì: Sở Thông tin và Truyền thông; UBND cấp xã; Đài truyền thanh xã, phường, thị trấn.
- Kinh phí: 2.800 triệu đồng
5.3. Tuyên truyền tại các cơ sở giáo dục
Đưa nội dung phổ cập 05 nội dung kỹ năng số cơ bản vào chương trình giảng dạy từ cấp tiểu học đến trung học phổ thông để hình thành sớm các kỹ năng cần thiết cho công dân số; tổ chức các cuộc họp, tọa đàm, sự kiện văn hóa - nghệ thuật, thể thao trong các trường học, kết hợp lồng ghép hoạt động thông tin tuyên truyền về chuyển đổi số đối với các đối tượng là sinh viên, học sinh… trong các cơ sở giáo dục trong toàn tỉnh.
- Đối tượng thụ hưởng: Sinh viên, học sinh trong các cơ sở giáo dục trong toàn tỉnh.
- Thời gian thực hiện: Định kỳ hằng năm từ 2024 - 2030.
- Đơn vị chủ trì: Sở Giáo dục và Đào tạo.
- Kinh phí: 1.400 triệu đồng.
5.4. Đào tạo trực tuyến mở đại trà
Khai thác sử dụng Nền tảng học trực tuyến mở đại trà (MOOCs) để bồi dưỡng, tập huấn về chuyển đổi số để nâng cao kiến thức, kỹ năng về công nghệ số và chuyển đổi số cho phép người dân truy cập miễn phí để tự học các kỹ năng số, từng bước hình thành công dân số, đảm bảo không ai bị bỏ lại phía sau trong quá trình chuyển đổi số.
- Nội dung: Phát triển kỹ năng số cho người dân thông qua việc tuyên truyền, hướng dẫn sử dụng các dịch vụ số, trọng tâm là dịch vụ công trực tuyến và dịch vụ số trong các lĩnh vực y tế (hồ sơ sức khỏe điện tử), giáo dục, thương mại, sản xuất nông nghiệp số (nền tảng dữ liệu số nông nghiệp; nền tảng số kết nối người nông dân với chuyên gia nông nghiệp; nền tảng truy xuất nguồn gốc nông sản; ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong hỗ trợ phân tích, phát hiện sớm bệnh dịch cho cây trồng, vật nuôi), sử dụng các mạng xã hội, mua bán trực tuyến, thanh toán điện tử và khai thác tiện ích, tài nguyên số trên Internet. Hướng dẫn người dân về các kỹ năng an toàn, bảo mật thông tin cơ bản để có thể tự bảo vệ tài khoản, dữ liệu của mình trên không gian số.
- Đối tượng đào tạo: Người dân trong độ tuổi lao động trong toàn tỉnh.
- Hình thức đào tạo: Nền tảng học tập trực tuyến.
- Thời gian thực hiện: Định kỳ hằng năm từ 2024 - 2030.
- Đơn vị chủ trì: Sở Thông tin và Truyền thông.
- Kinh phí: 350 triệu đồng.
IV. CÁC NHÓM NHIỆM VỤ ƯU TIÊN THỰC HIỆN
TT
Danh mục nhiệm vụ
Nội dung đào tạo
Đối tượng đào tạo
Quy mô
Hình thức đào tạo
Đơn vị chủ trì
Thời gian thực hiện
Kinh phí (đồng)
Nguồn vốn
Ghi chú
Tổng cộng
23.950.000.000
I
Trong các cơ quan nhà nước
1
Đào tạo bồi dưỡng, nâng cao nhận thức về chuyển đổi số, kỹ năng lãnh đạo số cho người đứng đầu các cấp trong các cơ quan nhà nước
+ Nâng cao chỉ số đánh giá về chuyển đổi số.
+ Những lợi thế, tiện ích chuyển đổi số khi triển khai trong cơ quan, đơn vị, số hóa các nghiệp vụ.
Cán bộ lãnh đạo tại các sở, ngành, UBND cấp huyện.
31
Đào tạo tập trung tại tỉnh
Sở Thông tin và Truyền thông
2024 - 2030
300.000.000
Ngân sách địa phương
Chi phí bao gồm các khoản thù lao cho giảng viên; chi phí thuê thiết bị, in ấn tài liệu, tổ chức quản lý lớp học... theo Thông tư 42/2023/TT- BTC; Thông tư 36/2018/TT- BTC; Nghị quyết 27/2018/NQ- HĐND; Nghị quyết số 33/2017/NQ- HĐND
2
Đào tạo chuyên sâu về nền tảng số, dữ liệu số, ứng dụng số và an toàn thông tin mạng trong các cơ quan nhà nước
+ Đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng khai thác, tác nghiệp về nền tảng chính quyền số; nền tảng hạ tầng số.
+ Khai thác dữ liệu số các ngành, lĩnh vực (cơ sở dữ liệu dùng chung; cơ sở dữ liệu chuyên ngành; dữ liệu mở);
+ Khai thác ứng dụng phục vụ phát triển chính quyền số;
+ Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về quản lý rủi ro;
+ Phối hợp ứng cứu sự cố;
+ Giám sát an toàn thông tin; an toàn hạ tầng thông tin;
+ Kiến trúc an toàn thông tin;
+ Triển khai an toàn hệ thống thông tin;
+ Vận hành an toàn hệ thống.
Cán bộ chuyên trách/kiêm nhiệm công nghệ thông tin tại các sở, ngành, UBND cấp huyện.
20
Đào tạo tập trung tại tỉnh
Sở Thông tin và Truyền thông
2024 -2030
300.000.000
Ngân sách địa phương
Chi phí bao gồm các khoản thù lao cho giảng viên; chi phí thuê thiết bị, in ấn tài liệu, tổ chức quản lý lớp học... theo Thông tư 36/2018/TT- BTC; Nghị quyết 27/2018/NQ- HĐND; Nghị quyết số 33/2017/NQ- HĐND
3
Đào tạo chuyên ngành về công nghệ thông tin; an toàn thông tin
3.1
Đào tạo trình độ đại học (văn bằng 2) kiến thức chuyên ngành và kiến thức chuyên sâu về công nghệ thông tin, an toàn thông tin mạng
+ Đào tạo về kiến thức chuyên ngành công nghệ thông tin (kiến trúc máy tính; hệ quản trị cơ sở dữ liệu; mạng máy tính và truyền số liệu; phân tích và thiết kế hệ thống; ngôn ngữ lập trình; trí tuệ nhân tạo; kỹ nghệ phần mềm; các công nghệ ảo hóa; quản lý dự án công nghệ thông tin; phát triển ứng dụng di động; Công nghệ đa phương tiện).
+ Đào tạo về kiến thức chuyên sâu (quản trị mạng; quản trị mạng nâng cao; điện toán đám mây; các hệ thống thông minh; mạng kết nối vạn vật; quản trị công nghệ thông tin và truyền thông; quản lý thông tin; hệ thống thương mại điện tử; phát hiện tri thức từ dữ liệu; công nghệ web).
+ Đào tạo về kiến thức chuyên ngành an toàn thông tin (Hệ thống tìm kiếm, phát hiện và ngăn ngừa xâm nhập; an toàn mạng không dây và di động; quản lý rủi và an toàn thông tin; bảo mật IoT; công nghệ tường lửa và bảo vệ mạng ngoại vi; an toàn dữ liệu và khôi phục thông tin sau sự cố; an toàn mạng máy tính nâng cao; an toàn kiến trúc hệ thống); chuyên ngành điều tra tội phạm số (kỹ thuật phân tích mã độc; bảo mật web và ứng dụng; pháp chứng kỹ thuật số).
Cán bộ kiêm nhiệm công nghệ thông tin tại các sở, ngành, UBND cấp huyện
40-50
Liên kết đào tạo với Học viện Công nghệ Bưu chính viễn thông giảng dạy trực tiếp tại Học viện hoặc kết hợp trực tuyến tại tỉnh Bắc Giang.
Sở Thông tin và Truyền thông
2024 - 2027
Theo quy định của cơ sở đào tạo và các văn bản pháp luật hiện hành
Ngân sách địa phương
Tham khảo chi phí đào tạo tại các Học viện Công nghệ Bưu chính viễn thông.
3.2
Đào tạo trình độ thạc sỹ các kiến thức chuyên ngành và kiến thức chuyên sâu về công nghệ thông tin, an toàn thông tin mạng
+ Đào tạo về kiến thức chuyên sâu (quản trị mạng; quản trị mạng nâng cao; điện toán đám mây; các hệ thống thông minh; mạng kết nối vạn vật; quản trị công nghệ thông tin và truyền thông; quản lý thông tin; hệ thống thương mại điện tử; phát hiện tri thức từ dữ liệu; công nghệ web).
+ Đào tạo về kiến thức chuyên ngành và chuyên sâu an toàn thông tin (Hệ thống tìm kiếm, phát hiện và ngăn ngừa xâm nhập; an toàn mạng không dây và di động; quản lý rủi và an toàn thông tin; bảo mật IoT; công nghệ tường lửa và bảo vệ mạng ngoại vi; an toàn dữ liệu và khôi phục thông tin sau sự cố; an toàn mạng máy tính nâng cao; an toàn kiến trúc hệ thống); chuyên ngành điều tra tội phạm số (kỹ thuật phân tích mã độc; bảo mật web và ứng dụng; pháp chứng kỹ thuật số).
Cán bộ chuyên trách công nghệ thông tin, an ninh mạng tại các sở, ngành, UBND cấp huyện
30
Liên kết đào tạo với Học viện Công nghệ Bưu chính viễn thông giảng dạy trực tiếp hoặc kết hợp trực tuyến tại tỉnh Bắc Giang.
Sở Thông tin và Truyền thông
2024 - 2026
Theo quy định của cơ sở đào tạo và các văn bản pháp luật hiện hành
Ngân sách địa phương
Tham khảo chi phí đào tạo tại các Học viện Công nghệ Bưu chính viễn thông.
4
Đào tạo kỹ năng khai thác nền tảng số, dữ liệu số, ứng dụng số trong các cơ quan nhà nước
+ Đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng khai thác, tác nghiệp về nền tảng chính quyền số; nền tảng hạ tầng số.
+ Khai thác dữ liệu số các ngành, lĩnh vực (cơ sở dữ liệu dùng chung; cơ sở dữ liệu chuyên ngành; dữ liệu mở);
+ Khai thác ứng dụng phục vụ phát triển chính quyền số.
Cán bộ, công chức, viên chức tại các sở, ngành, UBND cấp huyện, cấp xã
5000
Đào tạo trực tuyến và hướng dẫn thực hành (trợ giúp, hướng dẫn kỹ thuật)
Sở Thông tin và Truyền thông
2024 - 2030
3.500.000.000
Ngân sách địa phương
Chi phí bao gồm xây dựng bài giảng; Chi phí đường truyền; Chi số hóa tài liệu và các chi phí khác theo Thông tư 06/2023/TT- BTC
5
Đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng khai thác dịch vụ công trực tuyến trong các cơ quan nhà nước
Đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng khai thác, tác nghiệp về cung cấp dịch vụ công trực tuyến toàn trình; tiếp nhận và xử lý hồ sơ bảo đảm phục vụ hoạt động cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến của cơ quan nhà nước trên môi trường mạng.
Cán bộ, công chức, viên chức tại các sở, ngành, UBND cấp huyện, cấp xã.
240
Đào tạo tập trung tại tỉnh
Sở Thông tin và Truyền thông
2024 - 2030
2.100.000.000
Ngân sách địa phương
Chi phí bao gồm các khoản thù lao cho giảng viên; chi phí thuê thiết bị, in ấn tài liệu, tổ chức quản lý lớp học... theo Thông tư 36/2018/TT- BTC; Nghị quyết 27/2018/NQ- HĐND; Nghị quyết số 33/2017/NQ- HĐND
6
Đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng khai thác nghiệp vụ nông nghiệp số
Đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng khai thác, tác nghiệp về nền tảng dữ liệu số nông nghiệp; nền tảng số kết nối người nông dân với chuyên gia nông nghiệp; nền tảng truy xuất nguồn gốc nông sản; bản đồ số hóa vùng nguyên liệu, vùng nuôi trồng tích hợp với hệ thống cảm biến quan sát, giám sát, cảnh báo hiệu quả tình hình khí tượng thủy văn, thổ nhưỡng…
Cán bộ, công chức, viên chức tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
60
Đào tạo tập trung tại tỉnh
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
2024 - 2030
550.000.000
Ngân sách địa phương
Chi phí bao gồm các khoản thù lao cho giảng viên; chi phí thuê thiết bị, in ấn tài liệu, tổ chức quản lý lớp học... theo Thông tư 36/2018/TT- BTC; Nghị quyết 27/2018/NQ- HĐND; Nghị quyết số 33/2017/NQ- HĐND
II
Trong các đơn vị sự nghiệp
7
Đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng khai thác nghiệp vụ y tế số
Đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng khai thác, tác nghiệp về nền tảng số (nền tảng hỗ trợ tư vấn khám chữa bệnh từ xa; nền tảng quản lý tiêm chủng; nền tảng hồ sơ sức khỏe điện tử; nền tảng trạm y tế xã; nền tảng hỗ trợ tư vấn sức khỏe trực tuyến); hồ sơ bệnh án điện tử; đơn thuốc điện tử; thanh toán không dùng tiền mặt.
Cán bộ y, bác sĩ tại các đơn vị bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến huyện, trạm y tế xã
Nền tảng học tập trực tuyến
Sở Y tế
2024 - 2030
500.000.000
Ngân sách địa phương
Chi phí bao gồm xây dựng bài giảng; Chi phí đường truyền; Chi số hóa tài liệu và các chi phí khác theo Thông tư 06/2023/TT- BTC
8
Đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng khai thác nghiệp vụ giáo dục số
Đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng khai thác, tác nghiệp về nền tảng số (nền tảng dạy học trực tuyến; nền tảng học kỹ năng trực tuyến mở (MOOCS); nền tảng hỗ trợ dạy và học từ xa; nền tảng giáo dục số - nền tảng kho học liệu số); công nghệ số trong công tác quản lý, giảng dạy và học tập (bài giảng điện tử, học liệu số đa phương tiện, sách giáo khoa điện tử, phần mềm mô phỏng và các học liệu khác); thanh toán không dùng tiền mặt.
Cán bộ, giáo viên tại các trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông
Nền tảng học tập trực tuyến
Sở Giáo dục và Đào tạo
2024 - 2030
650.000.000
Ngân sách địa phương
Chi phí bao gồm xây dựng bài giảng; Chi phí đường truyền; Chi số hóa tài liệu và các chi phí khác theo Thông tư 06/2023/TT- BTC
9
Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao cho giáo viên giảng dạy tin học
+ Khối kiến thức chuyên ngành: Tin học đại cương; Lập trình trực quan và thuật toán; Tin học ứng dụng; văn hóa trong môi trường số hóa; mạng máy tính và internet; thiết bị tin học; trải nghiệm sáng tạo với lập trình và các phần mềm ứng dụng; giáo dục STEM.
+ Phương pháp giảng dạy Tin học.
Giáo viên giảng dạy tin học tại các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông
Nền tảng học tập trực tuyến
Sở Giáo dục và Đào tạo
2024 - 2030
350.000.000
Ngân sách địa phương
Chi phí bao gồm xây dựng bài giảng; Chi phí đường truyền; Chi số hóa tài liệu và các chi phí khác theo Thông tư 06/2023/TT- BTC
III
Tổ công nghệ số cộng đồng
10
Đào tạo trực tuyến mở đài trà
Phát triển kỹ năng số thông qua việc tuyên truyền, hướng dẫn sử dụng các dịch vụ số, trọng tâm là dịch vụ công trực tuyến và dịch vụ số trong các lĩnh vực y tế (hồ sơ sức khỏe điện tử), giáo dục, thương mại, sản xuất nông nghiệp số; sử dụng các mạng xã hội, mua bán trực tuyến, thanh toán điện tử và khai thác tiện ích, tài nguyên số trên Internet; kỹ năng an toàn, bảo mật thông tin cơ bản.
Tổ công nghệ số cộng đồng trong toàn tỉnh
Nền tảng học tập trực tuyến
Sở Thông tin và Truyền thông
2024 - 2030
350.000.000
Ngân sách địa phương
Chi phí bao gồm xây dựng bài giảng; Chi phí đường truyền; Chi số hóa tài liệu và các chi phí khác theo Thông tư 06/2023/TT- BTC
IV
Doanh nghiệp
11
Đào tạo kỹ năng số, chuyển đổi số cho doanh nghiệp
Đào tạo chuyên ngành về sản xuất thông minh; triển khai nền tảng số kết nối doanh nghiệp sản xuất với các chuyên gia công nghệ và các nhà cung cấp giải pháp chuyên nghiệp; nền tảng quản trị tổng thể, nền tảng kế toán dịch vụ, nền tảng tối ưu hóa chuỗi cung ứng, nền tảng thương mại số nông nghiệp, nền tảng trí tuệ nhân tạo, nền tảng trợ lý ảo, nền tảng thiết bị IoT; triển khai hoạt động thương mại điện tử B2B, B2C, G2B.
Lao động tại các doanh nghiệp
Nền tảng học tập trực tuyến
Sở Thông tin và Truyền thông
2024 - 2030
500.000.000
Ngân sách địa phương
V
Người dân
12
Tuyên truyền thường xuyên liên tục trên các kênh truyền thông đại chúng
+ Xây dựng, thiết lập và duy trì thường xuyên các chuyên mục, chuyên trang về chuyển đổi số trên các phương tiện thông tin đại chúng.
+ Sản xuất các chương trình phát thanh truyền hình, chuyên đề chuyên sâu về chuyển đổi số trên hệ thống phát thanh, truyền hình; sản xuất các nội dung tin bài, ảnh, video, clip tạo xu thế về chuyển đổi số để đăng, phát trên các kênh, nền tảng khác nhau.
+ Phổ biến hướng dẫn, trợ giúp người dân sử dụng công nghệ số, sử dụng dịch vụ công trực tuyến, thanh toán trực tuyến, mua sắm trực tuyến và sử dụng các nền tảng số “Make in Việt Nam” thông qua Tổ công nghệ số cộng đồng.
Người dân trong toàn tỉnh
Sở Thông tin và Truyền thông; Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh; Báo Bắc Giang
2024 - 2030
3.500.000.000
Ngân sách địa phương
13
Tuyên truyền qua hệ thống thông tin cơ sở
+ Xây dựng các chương trình phát thanh phù hợp với mỗi địa phương, vùng miền để phát trên hệ thống loa phát thanh xã.
+ Tuyên truyền trực quan, sử dụng pa-nô, áp phích, tranh cổ động, đồ họa thông tin, đồ họa chuyển động, các vật dụng được in ấn thông tin tuyên truyền về chuyển đổi số…
Người dân trong toàn tỉnh
Sở Thông tin và Truyền thông; UBND cấp xã; Đài truyền thanh xã, phường, thị trấn
2024 - 2030
2.800.000.000
Ngân sách địa phương
14
Tuyên truyền tại các cơ sở giáo dục
Đưa nội dung phổ cập 05 kỹ năng số cơ bản vào chương trình giảng dạy từ cấp tiểu học đến trung học phổ thông để hình thành sớm các kỹ năng cần thiết cho công dân số; tổ chức các cuộc họp, tọa đàm, sự kiện văn hóa - nghệ thuật, thể thao trong các trường học, kết hợp lồng ghép hoạt động thông tin tuyên truyền về chuyển đổi số đối với các đối tượng là sinh viên, học sinh trong các cơ sở giáo dục trong toàn tỉnh.
Sinh viên, học sinh trong các cơ sở giáo dục trong toàn tỉnh
Sở Giáo dục và Đào tạo
2024 - 2030
1.400.000.000
Ngân sách địa phương
15
Đào tạo trực tuyến mở đại trà
Phát triển kỹ năng số cho người dân thông qua việc tuyên truyền, hướng dẫn sử dụng các dịch vụ số, trọng tâm là dịch vụ công trực tuyến và dịch vụ số trong các lĩnh vực y tế (hồ sơ sức khỏe điện tử), giáo dục, thương mại, sản xuất nông nghiệp số, sử dụng các mạng xã hội, mua bán trực tuyến, thanh toán điện tử và khai thác tiện ích, tài nguyên số.
Người dân trong độ tuổi lao động trong toàn tỉnh
Nền tảng học tập trực tuyến
Sở Thông tin và Truyền thông
2024 - 2030
350.000.000
Ngân sách địa phương
Chi phí bao gồm xây dựng bài giảng; Chi phí đường truyền; Chi số hóa tài liệu và các chi phí khác theo Thông tư 06/2023/TT- BTC
V. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Nhóm các giải pháp về cơ chế, chính sách
Xây dựng, cập nhật và ban hành cơ chế triển khai đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về chuyển đổi số cho đội ngũ cán bộ quản lý, chuyên trách và trực tiếp triển khai chuyển đổi số trong các cơ quan nhà nước.
Xây dựng chính sách thu hút, hỗ trợ cán bộ, công chức, viên chức làm công tác công nghệ thông tin, an toàn thông tin mạng trên địa bàn tỉnh.
2. Nhóm các giải pháp hỗ trợ triển khai thúc đẩy hoạt động đào tạo, phát triển nhân lực chuyển đổi số
Xây dựng kế hoạch và triển khai hoạt động thông tin tuyên truyền về chuyển đổi số phải vừa bao quát, vừa cụ thể với lộ trình phù hợp, tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên trước, tiến đến chuyển đổi số toàn diện, để toàn dân có thời gian hiểu biết, làm quen và thích ứng dần với quá trình chuyển đổi số.
Tổ chức thực hiện phải đạt hiệu quả tốt về mặt truyền thông, đồng thời tạo sự chuyển biến nhận thức của toàn xã hội về chuyển đổi số trên mọi phương diện của cuộc sống.
Tổ chức đào tạo, tập huấn phải đi đối với thực tiễn, đặc thù của từng lĩnh vực, nội dung thiết thực, truyền đạt tính thực tiễn cao hiệu quả, thời gian và phương thức triển khai kết hợp hài hòa bảo đảm người học có thể tham gia.
Tăng cường hợp tác Quốc tế để trao đổi kinh nghiệm về đào tạo, nghiên cứu công nghệ số, kỹ năng số; khuyến khích các cơ sở đào tạo trên địa bàn tỉnh Bắc Giang xây dựng, triển khai các chương trình hợp tác đào tạo, trao đổi giảng viên, học viên với các cơ sở đào tạo, nghiên cứu về chuyển đổi số, công nghệ số, kỹ năng số có uy tín trên thế giới; tổ chức cho cán bộ lãnh đạo, quản lý, các nhà khoa học đầu ngành về chuyển đổi số, công nghệ số, kỹ năng số đi khảo sát kinh nghiệm đào tạo, phát triển nguồn nhân lực liên quan tại các cơ sở đào tạo, nghiên cứu có uy tín ở nước ngoài.
Khuyến khích, hỗ trợ các hình thức hợp tác giữa nhà trường, viện nghiên cứu và tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực chuyển đổi số; xây dựng chương trình phối hợp với các cơ quan, đơn vị, tập đoàn, doanh nghiệp để hỗ trợ sinh viên thực tập, làm việc thực tế tại các tổ chức, doanh nghiệp, viện nghiên cứu.…
3. Nhóm các giải pháp về cơ chế tài chính
Ưu tiên bố trí kinh phí từ ngân sách nhà nước để thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp thuộc phạm vi Đề án được giao cho các cơ quan chủ trì, huy động các nguồn lực tài chính từ xã hội và các nguồn kinh phí khác cho hoạt động nâng cao nhận thức, phổ cập kỹ năng và phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số.
Khuyến khích, ưu tiên bố trí kinh phí để triển khai các chương trình, dự án đào tạo thực hành ngắn hạn về chuyển đổi số, công nghệ số, kỹ năng số cho cán bộ chuyên trách tại các cơ quan cấp tỉnh và cấp huyện.
VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Thông tin và Truyền thông
Chủ trì, phối hợp Sở Nội vụ và các cơ quan, đơn vị có liên quan hướng dẫn, tổ chức thực hiện Đề án; định kỳ kiểm tra, giám sát việc triển khai Đề án báo cáo UBND tỉnh.
Xây dựng, theo dõi dự án, lập dự toán chi tiết; lựa chọn đơn vị đào tạo, chuẩn bị các chương trình đào tạo, bồi dưỡng trình độ và kỹ năng cho cán bộ công chức, viên chức.
Tham mưu UBND tỉnh ban hành chế độ chính sách hỗ trợ cán bộ công chức, viên chức chuyên trách và bán chuyên trách công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh.
Là cơ quan đầu mối, phối hợp với các doanh nghiệp trong công tác phát triển các nhiệm vụ về nguồn nhân lực công nghệ thông tin trong doanh nghiệp và xã hội.
Chủ trì tổ chức các hội nghị, hội thảo giới thiệu, hội nghị sơ kết hằng năm nhằm đánh giá rút kinh nghiệm để triển khai Đề án đạt hiệu quả, chất lượng.
Chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ (Ban Thi đua - Khen thưởng) tham mưu đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh tặng thưởng Bằng khen cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân có ý tưởng, sáng kiến, cách làm đột phá, sáng tạo trong chuyển đổi số, giúp mang lại hiệu quả cao trong hoạt động của cơ quan, tổ chức và lợi ích cộng đồng vào dịp tổ chức hội nghị sơ kết, tổng kết Đề án (riêng đối với hình thức khen thưởng đột xuất sẽ tham mưu Chủ tịch UBND tỉnh xem xét quyết định từng trường hợp cụ thể).
2. Sở Nội vụ
Chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và truyền thông và các sở, ban, ngành tỉnh cử cán bộ, công chức, viên chức tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng nguồn công nghệ thông tin theo phân cấp thẩm quyền.
Tổng hợp nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng nguồn công nghệ thông tin của các cơ quan, đơn vị trên địa bàn trình UBND tỉnh ban hành. Phối hợp với Sở Tài chính, Sở Thông tin và Truyền thông thẩm định, đưa các nội dung đào tạo, bồi dưỡng công nghệ thông tin vào Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức hằng năm của tỉnh, trình Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt thực hiện.
Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông tham mưu đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh tặng thưởng Bằng khen cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân có ý tưởng, sáng kiến, cách làm đột phá, sáng tạo trong chuyển đổi số, giúp mang lại hiệu quả cao trong hoạt động của cơ quan, tổ chức và lợi ích cộng đồng vào dịp tổ chức hội nghị sơ kết, tổng kết Đề án.
3. Sở Tài chính
Căn cứ vào khả năng cân đối ngân sách tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí thực hiện các nhiệm vụ theo phân cấp quản lý ngân sách.
Thực hiện thẩm định và quyết toán theo quy định.
4. Các cơ quan sở, ban, ngành tỉnh; UBND cấp huyện
Sắp xếp, bố trí cán bộ công chức, viên chức tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng theo Đề án và tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ trong quá trình học tập.
Lập kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cho cán bộ công chức, viên chức trong cơ quan đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 với yêu cầu lựa chọn nhân sự tham gia các lớp phù hợp chuyên môn, nghiệp vụ và công việc đang đảm trách; ký cam kết và quy định làm việc, thưởng phạt cụ thể với người được cử đi học và thời hạn nộp kết quả học tập (chứng chỉ, chứng nhận, bằng cấp).
Phối hợp với các cơ quan, đơn vị tổ chức triển khai các nội dung của Đề án.
5. Báo Bắc Giang, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh
Chủ trì, tổ chức triển khai các nhiệm vụ tuyên truyền thường xuyên liên tục về chuyển đổi số trên các kênh truyền thông đại chúng.
Phối hợp với các cơ quan, đơn vị tổ chức triển khai các nội dung của Đề án.
6. Các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp
Căn cứ Đề án để chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị, đội ngũ nhà giáo để thực hiện những nội dung về đào tạo nhân lực đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp, nhất là tập trung đào tạo nhân lực chất lượng cao.
Kết hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp trong việc xây dựng chương trình, giáo trình đào tạo, thiết bị giảng dạy phù hợp với điều kiện sản xuất của doanh nghiệp; đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng phát huy tính tích cực, chuyển dần theo hướng giảng dạy tích hợp để tăng tính chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học. Đồng thời tăng cường đào tạo nghề tại doanh nghiệp để khai thác, sử dụng thiết bị đào tạo của doanh nghiệp.
Mở rộng mô hình đào tạo, đào tạo nghề chất lượng cao, ưu tiên các lĩnh vực ngành nghề đang thiếu như lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ.
7. Các doanh nghiệp
Phối hợp với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp hoặc tự tổ chức đào tạo tại doanh nghiệp để nâng cao trình độ, kỹ năng nghề cho người lao động.
Cử người có đủ điều kiện tham gia đào tạo. Tổ chức thi kỹ năng nghề cho người lao động, đánh giá và công nhận kỹ năng nghề, phát triển năng lực nghề nghiệp cho người lao động.
Thông tin, báo cáo chính xác, kịp thời về nhu cầu đào tạo, sử dụng lao động theo ngành nghề và nhu cầu tuyển dụng lao động của doanh nghiệp; chỉ sử dụng lao động đã qua đào tạo nghề nghiệp hoặc có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia ở một số ngành nghề theo quy định của pháp luật.
Tạo điều kiện về thời gian, nguồn lực để các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp được tổ chức đào tạo tại doanh nghiệp. Bên cạnh đó, cử người lao động tham gia các chương trình đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao năng lực trình độ nghề nghiệp do các cơ sở đào tạo tổ chức./.
[1] Nguồn: Niên giám thống kê năm 2022 của Tổng cục thống kê | {
"issuing_agency": "Tỉnh Bắc Giang",
"promulgation_date": "06/12/2023",
"sign_number": "1908/QĐ-UBND",
"signer": "Mai Sơn",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thuong-mai/Ke-hoach-134-KH-UBND-2022-thuc-hien-Hiep-dinh-Doi-tac-Kinh-te-Toan-dien-Khu-vuc-Nghe-An-510438.aspx | Kế hoạch 134/KH-UBND 2022 thực hiện Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực Nghệ An | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NGHỆ AN
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 134/KH-UBND
Nghệ An, ngày 25 tháng 02 năm 2022
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC KINH TẾ TOÀN DIỆN KHU VỰC (HIỆP ĐỊNH RCEP) TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN
Thực hiện Quyết định số 01/QĐ-TTg ngày 04 tháng 01 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch thực hiện Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (Hiệp định RCEP), Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An ban hành Kế hoạch thực hiện Hiệp định RCEP trên địa bàn tỉnh cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Cụ thể hóa Kế hoạch thực hiện Hiệp định RCEP của Thủ tướng Chính phủ ban hành theo Quyết định số 01/QĐ-TTg ngày 04 tháng 01 năm 2022 trên địa bàn tỉnh Nghệ An một cách có hiệu quả.
- Vận dụng có hiệu quả lợi thế của Hiệp định RCEP nhằm thúc đẩy hợp tác thương mại và đầu tư giữa tỉnh Nghệ An và các nước tham gia Hiệp định RCEP.
2. Yêu cầu
- Bám sát Kế hoạch thực hiện Hiệp định RCEP đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 01/QĐ-TTg ngày 04 tháng 01 năm 2022, đảm bảo sự phù hợp các cam kết với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
- Các Sở, Ngành, địa phương xây dựng kế hoạch, lộ trình và bố trí nguồn lực để tổ chức thực hiện có hiệu quả Kế hoạch.
- Trong quá trình thực hiện phải thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, kịp thời hướng dẫn và tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn đảm bảo hiệu quả của việc thực thi Hiệp định RCEP trên địa bàn tỉnh.
II. NỘI DUNG, NHIỆM VỤ CỤ THỂ
1. Tuyên truyền, phổ biến thông tin về Hiệp định RCEP
- Phổ biến, tuyên truyền về Hiệp định RCEP và các văn bản liên quan đến các đối tượng liên quan, đặc biệt là các đối tượng có thể chịu tác động như: Hiệp hội và các hội doanh nghiệp tỉnh, các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ quan quản lý Nhà nước các cấp, người lao động,... thông qua các phương tiện truyền thông, trang thông tin điện tử, các ấn phẩm, tài liệu, các chương trình phát thanh và truyền hình, các lớp tập huấn, hội thảo, đối thoại nhằm nâng cao nhận thức, hiểu biết về nội dung cam kết cũng như các công việc cần triển khai để thực hiện hiệu quả Hiệp định RCEP.
- Thiết lập Đầu mối thông tin về Hiệp định RCEP tại Sở Công Thương - Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo hội nhập kinh tế quốc tế tỉnh để cung cấp thông tin, hướng dẫn, làm rõ các nội dung cam kết và các vấn đề liên quan đến Hiệp định.
- Đẩy mạnh công tác cung cấp thông tin, dự báo về các thị trường xuất, nhập khẩu, thị trường trong nước của các cơ quan nhà nước có chức năng cung cấp thông tin về thương mại - đầu tư để các doanh nghiệp trên địa bàn có thể kịp thời nắm bắt thông tin, yêu cầu về kỹ thuật, quy định về quản lý xuất nhập khẩu hàng hóa của các nước tham gia Hiệp định RCEP, từ đó tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp trên địa bàn hoạch định và triển khai chiến lược kinh doanh trong nước và đầu tư ra nước ngoài.
- Tập huấn chuyên sâu cho các cán bộ thuộc cơ quan quản lý nhà nước, các doanh nghiệp về một số lĩnh vực chính như: thuế, quy tắc xuất xứ, tiếp cận thị trường các nước tham gia Hiệp định RCEP, đầu tư, dịch vụ, hải quan, phòng vệ thương mại,....; Đào tạo chuyên sâu kỹ năng khai thác thị trường, tham gia chuỗi giá trị, chuỗi cung ứng toàn cầu, chuyển đổi số cho các doanh nghiệp.
2. Công tác xây dựng pháp luật, thể chế
- Rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung, xây dựng những các văn bản quy phạm pháp luật theo thẩm quyền để cụ thể hóa, đảm bảo tính đồng bộ, minh bạch, phù hợp với các cam kết quốc tế và yêu cầu quản lý nhà nước của tỉnh.
- Xây dựng quy chế phối hợp cung cấp thông tin về việc thực hiện Hiệp định RCEP giữa cơ quan đầu mối và các Sở, Ban, Ngành, địa phương, các hội doanh nghiệp và doanh nghiệp, ... đảm bảo tính kịp thời, chính xác.
3. Nâng cao năng lực cạnh tranh, tận dụng hiệu quả Hiệp định RCEP
- Tiếp tục xây dựng và triển khai các chương trình hỗ trợ, nâng cao năng lực cạnh tranh cho các ngành hàng, doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ nông dân phù hợp với các cam kết quốc tế; đồng thời có kế hoạch chuẩn bị các giải pháp ứng phó, chính sách phù hợp cho những ngành hàng chịu tác động lớn, trực tiếp từ Hiệp định RCEP.
- Tập trung tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chuyển đổi số, áp dụng khoa học kỹ thuật, mô hình sản xuất tiên tiến theo hướng nâng cao chất lượng sản phẩm, bảo vệ môi trường, truy xuất nguồn gốc đáp ứng tiêu chuẩn trong nước và quốc tế.
- Đổi mới mạnh mẽ, thực chất về cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp; hỗ trợ doanh nghiệp kết nối, tham gia chuỗi giá trị, chuỗi cung ứng toàn cầu; thúc đẩy kết nối doanh nghiệp trong tỉnh với các doanh nghiệp từ các nước đối tác tham gia Hiệp định RCEP.
- Đổi mới hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch nhằm quảng bá, giới thiệu tiềm năng thế mạnh của tỉnh, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, thu hút các doanh nghiệp từ các nước tham gia Hiệp định RCEP đến đầu tư, hợp tác phát triển sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh đối với các lĩnh vực trọng điểm có công nghệ hiện đại như nông nghiệp, lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao, linh kiện điện tử, viễn thông, công nghiệp cơ khí chế tạo, phát triển hệ thống logistics...
- Nâng cao vai trò các hiệp hội, hội doanh nghiệp trong việc thông tin, giải quyết các khó khăn vướng mắc của các doanh nghiệp và đổi mới văn hóa sản xuất, khởi nghiệp nhằm nâng cao năng lực sản xuất, chất lượng sản phẩm, đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng quốc tế.
- Thường xuyên đánh giá tác động của Hiệp định RCEP đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh để kịp thời có các giải pháp cụ thể, phù hợp trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh cho các ngành hàng, doanh nghiệp.
(Lộ trình thực hiện và nhiệm vụ cụ thể có Phụ lục kèm theo).
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Công Thương chủ trì, theo dõi, đôn đốc các sở, ban, ngành, địa phương và các đơn vị có liên quan triển khai thực hiện Kế hoạch này; định kỳ trước ngày 13/11 hàng năm tổng hợp, dự thảo văn bản báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch của Ủy ban nhân dân tỉnh để gửi Bộ Công Thương.
2. Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố, thị xã; Hiệp hội, các hội doanh nghiệp và các cơ quan, đơn vị có liên quan trên địa bàn tỉnh căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, chủ động xây dựng kế hoạch thực hiện, tổ chức triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ được phân công tại kế hoạch này (Phụ lục kèm theo). Định kỳ hằng năm (trước ngày 09/11) và khi có yêu cầu, báo cáo UBND tỉnh (qua Sở Công Thương) kết quả thực hiện và các kiến nghị, đề xuất.
3. Kinh phí thực hiện: Kinh phí thực hiện Kế hoạch này được bố trí từ nguồn ngân sách nhà nước, nguồn tài trợ và các nguồn tài chính hợp pháp khác trên cơ sở đảm bảo sử dụng kinh phí hiệu quả, tiết kiệm và thực hiện đúng các quy định hiện hành. Các sở, ban, ngành, địa phương liên quan có trách nhiệm xây dựng dự toán kinh phí thực hiện Kế hoạch từ nguồn ngân sách Nhà nước.
Các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố, thị xã; Hiệp hội doanh nghiệp và các hội doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch. Trong quá trình tổ chức thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, đơn vị gửi văn bản báo cáo UBND tỉnh (qua Sở Công Thương) để kịp thời xem xét, quyết định./.
Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Công Thương;
- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành cấp tỉnh;
- UBND các huyện, thành phố, thị xã;
- Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh;
- Báo Nghệ An;
- Đài Phát thanh - Truyền hình Nghệ An;
- Chánh VP, các Phó CVP UBND tỉnh;
- Cổng Thông tin điện tử tỉnh;
- Lưu: VT, KT (TP, Q).
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lê Hồng Vinh
PHỤ LỤC
MỘT SỐ NHIỆM VỤ CỤ THỂ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN HIỆP ĐỊNH RCEP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN
(Kèm theo Kế hoạch số: 134/KH-UBND ngày 25/02/2022 của UBND tỉnh)
STT
Nội dung công việc
Cơ quan chủ trì
Cơ quan phối hợp
Sản phẩm
Thời gian hoàn thành
I
Công tác tuyên truyền, phổ biến thông tin về RCEP
1.1
Tổ chức hội nghị phổ biến, tuyên truyền về RCEP cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, doanh nghiệp, người dân trên địa bàn tỉnh.
Sở Công Thương; Các Sở, Ngành, đơn vị chức năng quản lý nhà nước
Cơ quan chuyên môn các Bộ, Ngành: các Sở, ngành, đơn vị có liên quan
Hội nghị, Hội thảo
2022- 2025
1.2
Tập huấn chuyên sâu cho các cán bộ thuộc cơ quan quản lý nhà nước, các doanh nghiệp về một số lĩnh vực như: thuế, quy tắc xuất xứ, tiếp cận thị trường, kỹ năng khai thác thị trường,...
Sở Công Thương; Các Sở, ngành, đơn vị chức năng quản lý nhà nước
Cơ quan chuyên môn các Bộ, ngành; các Sở, ngành, đơn vị có liên quan
Hội nghị tập huấn
2022- 2025
1.3
Xây dựng các chuyên đề chuyên sâu về quy tắc xuất xứ hàng hóa, các yêu cầu kỹ thuật khi thực thi cam kết với RCEP trên truyền hình hoặc các phương tiện truyền thông.
Sở Công Thương; Các Sở, ngành, đơn vị chức năng quản lý nhà nước
Các cơ quan truyền thông
Các chương trình truyền hình, truyền thanh, tập san, bài viết
2022- 2025
1.4
Nắm bắt thông tin về các yêu cầu kỹ thuật, quy định về quản lý xuất nhập khẩu hàng hóa, phòng vệ thương mại của các nước tham gia Hiệp định, dự báo nhu cầu của thị trường trong nước để kịp thời thông tin đến các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh.
Sở Công Thương
Các Cục, Vụ, viện của Bộ Công Thương, Bộ, ngành Trung Ương; các Sở, ban, ngành, địa phương liên quan; các hội doanh nghiệp, doanh nghiệp
Báo cáo
2022- 2025
II
Công tác xây dựng pháp luật, thể chế
2.1
Rà soát văn bản quy phạm pháp luật do HĐND, UBND tỉnh ban hành, kịp thời kiến nghị sửa đổi cho phù hợp với Hiệp định RCEP.
Sở Tư Pháp
Các Sở, ban, ngành đơn vị có liên quan
VBQPPL của HĐND tỉnh và UBND tỉnh
Hằng năm
2.2
Xây quy chế cung cấp thông tin của cơ quan đầu mối, các cơ quan quản lý nhà nước của tỉnh, các hội doanh nghiệp và doanh nghiệp.
Sở Công Thương
Các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố, thị xã; các hội doanh nghiệp
Quy chế
2022
2.3
Tổng hợp, báo cáo đánh giá tình hình triển khai thực hiện Kế hoạch trên địa bàn tỉnh.
Sở Công Thương
Các sở, ban, ngành cấp tỉnh; địa phương; Hiệp hội và các hội doanh nghiệp tỉnh
Báo cáo
Hằng năm và đột xuất theo yêu cầu
III
Nâng cao năng lực cạnh tranh, tận dụng hiệu quả Hiệp định RCEP
3.1
Tham mưu xây dựng và triển khai các chương trình hỗ trợ, nâng cao năng lực cạnh tranh cho các ngành hàng, doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ nông dân phù hợp với các cam kết quốc tế.
Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Liên minh HTX tỉnh
Các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh; UBND các huyện, thành phố, thị xã
Chương trình hỗ trợ; Báo cáo
Hằng năm
3.2
Tập trung tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chuyển đổi số, áp dụng khoa học kỹ thuật, mô hình sản xuất tiên tiến theo hướng nâng cao chất lượng sản phẩm, bảo vệ môi trường, truy xuất nguồn gốc đáp ứng tiêu chuẩn trong nước và quốc tế.
Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn
Các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan
Báo cáo
2022- 2025
3.3
Xây dựng và triển khai thực hiện các Chương trình Xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch nhằm quảng bá, giới thiệu tiềm năng thế mạnh của tỉnh, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm trong thành viên các nước RCEP.
Sở Công Thương; Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh
Các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh; UBND các huyện, thành phố, thị xã
Chương trình, Kế hoạch
Hằng năm
3.4
Đánh giá tác động của Hiệp định RCEP đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh; các kiến nghị, đề xuất.
Sở Công Thương
Các sở, ban. ngành; UBND các huyện, thành phố, thị xã; Hiệp hội và các hội doanh nghiệp tỉnh; doanh nghiệp có liên quan
Báo cáo
Thường xuyên | {
"issuing_agency": "Tỉnh Nghệ An",
"promulgation_date": "25/02/2022",
"sign_number": "134/KH-UBND",
"signer": "Lê Hồng Vinh",
"type": "Kế hoạch"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bat-dong-san/Quyet-dinh-565-QD-UBND-2020-thay-the-Phu-luc-Quyet-dinh-896-QD-UBND-tinh-Quang-Ngai-456169.aspx | Quyết định 565/QĐ-UBND 2020 thay thế Phụ lục Quyết định 896/QĐ-UBND tỉnh Quảng Ngãi | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NGÃI
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 565/QĐ-UBND
Quảng Ngãi, ngày 17 tháng 9 năm 2019
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC THAY THẾ PHỤ LỤC ĐƠN GIÁ BAN HÀNH KÈM THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 896/QĐ-UBND NGÀY 20/11/2019 CỦA UBND TỈNH QUẢNG NGÃI
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Luật Đất đai ngày 29/11/2013;
Căn cứ Nghị định số 177/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật giá;
Căn cứ Nghị định số 30/2020/NĐ-CP ngày 05/3/2020 của Chính phủ về công tác Văn thư;
Căn cứ Thông tư số 56/2014/TT-BTC ngày 28 tháng 4 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện Nghị định số 177/2013/NĐ-CP của Chính phủ;
Căn cứ Quyết định số 896/QĐ-UBND ngày 20/11/2019 của UBND tỉnh về việc ban hành bộ đơn giá xây dựng, cập nhật cơ sở dữ liệu đất đai trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
Theo đề nghị của Giám đốc của Sở Tài nguyên và Môi trường tại Công văn số 3139/STNMT-VILG ngày 04/9/2020 và ý kiến của Giám đốc Sở Tài chính tại Công văn số 2054/STC-TCĐT ngày 01/9/2020.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này là các phụ lục thay thế các phụ lục kèm theo Quyết định số 896/QĐ-UBND ngày 20/11/2019 của UBND tỉnh về việc ban hành bộ đơn giá xây dựng, cập nhật cơ sở dữ liệu đất đai trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, gồm:
1. Phụ lục 01: Đơn giá cơ sở dữ liệu địa chính.
2. Phụ lục 02: Đơn giá cơ sở dữ liệu thống kê, kiểm kê đất đai.
3. Phụ lục 03: Đơn giá cơ sở dữ liệu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
4. Phụ lục 04: Đơn giá cơ sở dữ liệu giá đất.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và hủy bỏ Công văn số 3936/UBND-NNTN ngày 24/8/2020 của UBND tỉnh. Các nội dung khác tại Quyết định số 896/QĐ-UBND ngày 20/11/2019 của UBND tỉnh không được thay thế, điều chỉnh vẫn giữ nguyên hiệu lực thi hành.
Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tinh, Giám đốc các Sở: Tài nguyên và Môi trường, Tài chính; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện: Mộ Đức, Tư nghĩa, Sơn Tịnh, Bình Sơn, Trà Bồng, Ba Tơ, Minh Long, Nghĩa Hành, Lý Sơn, Sơn Tịnh, thị xã Đức Phổ và thành phố Quảng Ngãi; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Bộ Tài nguyên và Môi trường (b/c);
- Bộ Tài chính (b/c);
- Thường trực HĐND tỉnh;
- CT, PCT UBND tỉnh;
- Ban Quản lý dự án VILG tỉnh Quảng Ngãi;
- VPUB: PVVP(NN), CBTH;
- Lưu: VT, NNTN (lnphong328)
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Đặng Ngọc Dũng
PHỤ LỤC 01
ĐƠN GIÁ CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐỊA CHÍNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 565/QĐ-UBND ngày 17 tháng 9 năm 2020 của UBND tỉnh Quảng Ngãi)
1. Đơn giá xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính đối với trường hợp đã thực hiện đăng ký, cấp giấy chứng nhận
Đơn vị tính: đồng
STT
Tên sản phẩm
Đơn vị
Đơn giá sản phẩm
Đơn giá sản phẩm (trừ khấu hao)
A
Xây dựng CSDL địa chính (Không bao gồm nội dung xây dựng dữ liệu không gian đất đai nền và quét giấy tờ pháp lý, xử lý tập tin)
Thửa
1
Công tác chuẩn bị
Thửa
1.1
Lập kế hoạch thi công chi tiết: xác định thời gian, địa điểm, khối lượng và nhân lực thực hiện của từng bước công việc; lập kế hoạch làm việc với các đơn vị có liên quan đến công tác xây dựng CSDL địa chính trên địa bàn thi công
Thửa
447
443
1.2
Chuẩn bị nhân lực, địa điểm làm việc; chuẩn bị vật tư, thiết bị, dụng cụ, phần mềm phục vụ cho công tác xây dựng CSDL địa chính
Thửa
426
422
2
Thu thập tài liệu, dữ liệu
Thửa
1.618
1.603
3
Rà soát, đánh giá, phân loại và sắp xếp tài liệu, dữ liệu
Thửa
-
-
3.1
Rà soát, đánh giá tài liệu, dữ liệu; lập báo cáo kết quả thực hiện
Thửa
1.363
1.342
3.2
Phân loại thửa đất; lập biểu tổng hợp
Thửa
1.590
1.566
3.3
Làm sạch, sắp xếp và đánh số thứ tự theo quy định về hồ sơ địa chính đối với Hồ sơ đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất
Thửa
2.743
2.717
4
Xây dựng dữ liệu không gian địa chính
Thửa
-
-
4.1
Chuẩn hóa các lớp đối tượng không gian địa chính
Thửa
-
-
4.1.1
Lập bảng đối chiếu giữa lớp đối tượng không gian địa chính với nội dung tương ứng trong bản đồ địa chính để tách, lọc các đối tượng từ nội dung bản đồ địa chính
Thửa
362
323
4.1.2
Chuẩn hóa các lớp đối tượng không gian địa chính chưa phù hợp với quy định kỹ thuật về CSDL đất đai
Thửa
1.899
1.690
4.1.3
Rà soát chuẩn hóa thông tin thuộc tính cho từng đối tượng không gian địa chính theo quy định kỹ thuật về CSDL đất đai
Thửa
3.493
3.107
4.2
Chuyển đổi các lớp đối tượng không gian địa chính từ tệp (File) bản đồ số vào CSDL theo phạm vi đơn vị hành chính cấp xã
Thửa
456
373
4.3
Đối với khu vực chưa có bản đồ địa chính
Thửa
-
-
4.3.1
Chuyển đổi bản trích đo địa chính theo hệ tọa độ quốc gia VN-2000 vào dữ liệu không gian địa chính
Thửa
9.007
6.259
4.3.2
Chuyển đổi vào dữ liệu không gian địa chính và định vị trên dữ liệu không gian đất đai nền sơ đồ, bản trích đo địa chính chưa theo hệ tọa độ quốc gia VN-2000 hoặc bản đồ giải thửa dạng số
Thửa
13.790
12.415
4.3.3
Quét và định vị sơ bộ trên dữ liệu không gian đất đai nền sơ đồ, bản trích đo địa chính theo hệ tọa độ giả định hoặc bản đồ giải thửa dạng giấy
Thửa
7.599
6.225
4.4
Định vị khu vực dồn điền đổi thửa trên dữ liệu không gian đất đai nền trên cơ sở các hồ sơ, tài liệu hiện có
Thửa
7.599
6.225
5
Xây dựng dữ liệu thuộc tính địa chính
Thửa
-
-
5.1
Kiểm tra tính đầy đủ thông tin của thửa đất, lựa chọn tài liệu theo thứ tự ưu tiên
Thửa
2.524
2.486
5.2
Lập bảng tham chiếu số thửa cũ và số thửa mới đối với các thửa đất đã được cấp Giấy chứng nhận theo bản đồ cũ nhưng chưa cấp đổi Giấy chứng nhận
Thửa
1.262
1.243
5.3
Nhập thông tin từ tài liệu đã lựa chọn
Thửa
30.434
27.275
6
Hoàn thiện dữ liệu địa chính
-
-
6.1
Hoàn thiện 100% thông tin trong CSDL
Thửa
2.692
2.490
6.2
Xuất sổ địa chính (điện tử) theo khuôn dạng tệp tin PDF
Thửa
654
623
7
Xây dựng siêu dữ liệu địa chính
Thửa
-
-
7.1
Thu nhận các thông tin cần thiết để xây dựng siêu dữ liệu (thông tin mô tả dữ liệu) địa chính
Thửa
857
843
7.2
Nhập thông tin siêu dữ liệu địa chính cho từng đơn vị hành chính cấp xã
Thửa
23
22
8
Đối soát, tích hợp dữ liệu vào hệ thống (do Văn phòng Đăng ký đất đai thực hiện)
Thửa
-
-
8.1
Đối soát thông tin của thửa đất trong CSDL với nguồn tài liệu, dữ liệu đã sử dụng để xây dựng CSDL
Thửa
1.555
1.464
8.2
Ký số vào sổ địa chính (điện tử)
Thửa
1.463
1.384
8.3
Tích hợp dữ liệu vào hệ thống theo định kỳ hàng tháng phục vụ quản lý, vận hành, khai thác sử dụng
Thửa
2.705
2.499
9
Phục vụ kiểm tra, nghiệm thu CSDL địa chính
Thửa
-
-
Chuẩn bị tư liệu, tài liệu và phục vụ giám sát, kiểm tra, nghiệm thu; tổng hợp, xác định khối lượng sản phẩm đã thực hiện theo định kỳ hàng tháng, theo công đoạn công trình và khi kết thúc công trình. Lập biên bản bàn giao dữ liệu địa chính
Thửa
479
471
Tổng A
Thửa đất loại A (Hệ số lao động K = 1)
Thửa
Thửa đất loại B (Hệ số lao động K = 1,2)
Thửa
Thửa đất loại C (Hệ số lao động K = 0,5)
Thửa
Thửa đất loại D (Hệ số lao động K = 1,2)
Thửa
Thửa đất loại E (Hệ số lao động K = 0,5)
Thửa
B
Xây dựng dữ liệu không gian đất đai nền
Xã
1
Xây dựng dữ liệu không gian đất đai nền
Xã
1.1
Xử lý biên theo quy định về bản đồ đối với các tài liệu bản đồ tiếp giáp nhau
Xã
1.490.824
1.336.425
1.2
Tách, lọc và chuẩn hóa các lớp đối tượng không gian đất đai nền
Xã
3.578.096
3.207.520
1.3
Chuyển đổi các lớp đối tượng không gian đất đai nền từ tệp (File) bản đồ số vào CSDL
Xã
905.337
806.525
1.4
Gộp các thành phần tiếp giáp nhau của cùng một đối lượng không gian đất đai nền thành một đối tượng duy nhất phù hợp với thông tin thuộc tính của đối tượng theo phạm vi đơn vị hành chính cấp xã
Xã
2.960.229
2.663.769
2
Tích hợp dữ liệu không gian đất đai nền
Xã
-
-
2.1
Xử lý tiếp biên dữ liệu không gian đất đai nền giữa các đơn vị hành chính cấp xã, cấp huyện liền kề
Xã
3.578.096
3.207.520
2.2
Tích hợp dữ liệu không gian đất đai nền vào CSDL đất đai để quản lý, vận hành, khai thác sử dụng
Xã
1.611.260
1.336.425
Tổng B
Trường hợp xây dựng từ nguồn bản đồ địa chính
(Hệ số lao động K=1)
Xã
Trường hợp xây dựng từ nguồn bản đồ hiện trạng
(Hệ số lao động K=0,5)
Xã
Trường hợp xây dựng từ nguồn bản đồ địa chính kết hợp với bản đồ hiện trạng
(Hệ số lao động K = 0,8)
Xã
C
Quét giấy tờ pháp lý và xử lý tập tin
Thửa
1
Quét giấy tờ pháp lý về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
Thửa
1.1
Quét trang A3 (2 trang)
Thửa
2.816
2.660
1.2
Quét trang A4 (3 trang)
Thửa
1.963
1.858
2
Xử lý các tệp tin quét thành tệp (File) hồ sơ quét dạng số của thửa đất, lưu trữ dưới khuôn dạng tệp tin PDF (ở định dạng không chỉnh sửa được) (5 trang)
Thửa
999
983
3
Tạo liên kết hồ sơ quét dạng số với thửa đất trong CSDL
Thửa
2.151
2.027
2. Đơn giá chuyển đổi, bổ sung, hoàn thiện cơ sở dữ liệu địa chính đã xây dựng trước ngày 01/8/2016 (ngày Thông tư số 75/2015/TT-BTNMT có hiệu lực thi hành)
Đơn vị tính: đồng
STT
Tên sản phẩm
Đơn vị
Đơn giá sản phẩm
Đơn giá sản phẩm (trừ khấu hao)
A
Chuyển đổi, bổ sung hoàn thiện dữ liệu địa chính (Không bao gồm nội dung xây dựng dữ liệu không gian đất đai nền
Thửa
1
Công tác chuẩn bị
Thửa
1.1
Lập kế hoạch thi công chi tiết: Xác định thời gian, địa điểm, khối lượng và nhân lực thực hiện của từng bước công việc; lập kế hoạch làm việc với các đơn vị có liên quan đến công tác chuyển đổi, bổ sung, hoàn thiện CSDL địa chính trên địa bàn thi công
Thửa
139
138
1.2
Chuẩn bị nhân lực, địa điểm làm việc; chuẩn bị vật tư, thiết bị, dụng cụ, cài đặt phần mềm phục vụ cho công tác chuyển đổi, bổ sung, hoàn thiện CSDL địa chính
Thửa
133
131
2
Chuyển đổi dữ liệu địa chính
Thửa
2.1
Lập mô hình chuyển đổi cấu trúc dữ liệu của CSDL địa chính đã xây dựng sang cấu trúc dữ liệu hiện hành
Thửa
268
264
2.2
Chuyển đổi cấu trúc dữ liệu không gian địa chính
Thửa
89
81
2.3
Chuyển đổi cấu trúc dữ liệu thuộc tính địa chính
Thửa
662
658
2.4
Chuyển đổi cấu trúc dữ liệu hồ sơ quét
Thửa
25
24
3
Bổ sung, hoàn thiện dữ liệu địa chính
Thửa
3.1
Rà soát, bổ sung dữ liệu không gian địa chính
Thửa
311
275
3.2
Rà soát, bổ sung dữ liệu thuộc tính địa chính
Thửa
3.066
2.895
3.3
Thực hiện hoàn thiện 100% thông tin trong CSDL đã được chuyển đổi, bổ sung
Thửa
571
530
3.4
Thực hiện xuất Sổ địa chính (điện tử) đối với những thửa đất chưa có Sổ địa chính (điện tử)
Thửa
697
665
4
Xây dựng siêu dữ liệu địa chính
Thửa
4.1
Chuyển đổi siêu dữ liệu địa chính
Thửa
64
32
4.2
Thu nhận bổ sung các thông tin cần thiết để xây dựng siêu dữ liệu địa chính (thu nhận bổ sung thông tin)
Thửa
459
451
4.3
Nhập bổ sung thông tin siêu dữ liệu địa chính cho từng đơn vị hành chính cấp xã
Thửa
22
21
5
Đối soát dữ liệu (do Văn phòng Đăng ký đất đai thực hiện)
Thửa
5.1
Đối soát thông tin của thửa đất trong CSDL đã được chuyển đổi, bổ sung với nguồn tài liệu, dữ liệu dã sử dụng để xây dựng CSDL đối với trường hợp phải xuất mới số địa chính (điện tử)
Thửa
1.119
1.057
5.2
Thực hiện ký số vào sổ địa chính (điện tử) đối với trường hợp xuất mới sổ địa chính (điện tử)
Thửa
1.522
1.460
6
Phục vụ kiểm tra, nghiệm thu CSDL địa chính
Thửa
Chuẩn bị tư liệu, tài liệu và phục vụ giám sát, kiểm tra, nghiệm thu; tổng hợp, xác định khối lượng sản phẩm đã thực hiện khi kết thúc công trình; lập biên bản bàn giao dữ liệu địa chính
Thửa
225
221
Tổng A
Thửa
B
Xây dựng dữ liệu không gian đất đai nền
Xã
1
Xây dựng dữ liệu không gian đất đai nền
Xã
1.1
Tách, lọc và chuẩn hóa các lớp đối tượng không gian đất đai nền
Xã
1.667.144
1.646.749
1.2
Chuyển đổi các lớp đối tượng không gian đất đai nền từ tệp (File) bản đồ số vào CSDL
Xã
542.257
536.802
2
Tích hợp dữ liệu không gian đất đai nền
Xã
Tích hợp dữ liệu không gian đất đai nền vào CSDL đất đai để quản lý, vận hành, khai thác sử dụng
Xã
985.961
809.316
3. Đơn giá xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính đối với trường hợp thực hiện đồng bộ với lập, chỉnh lý bản đồ địa chính và đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận
Đơn vị tính: đồng
STT
Nội dung công việc
ĐVT
Đơn giá sản phẩm
Đơn giá sản phẩm (trừ khấu hao)
1
Thu thập tài liệu, dữ liệu
Thửa
Thu thập tài liệu phục vụ công tác xây dựng CSDL địa chính
Thửa
812
808
2
Lập, chỉnh lý bản đồ địa chính gắn với xây dựng dữ liệu không gian
2.1
Xây dựng dữ liệu không gian đất đai nền
Xã
9.872.743
8.892.392
2.2
Xây dựng dữ liệu không gian địa chính
Thửa
457
378
3
Xây dựng siêu dữ liệu địa chính
Thửa
888
880
4
Tích hợp dữ liệu vào hệ thống
Thửa
681
633
5
Phục vụ kiểm tra, nghiệm thu CSDL địa chính
Thửa
483
479
PHỤ LỤC 02
ĐƠN GIÁ CƠ SỞ DỮ LIỆU THỐNG KÊ, KIỂM KÊ ĐẤT ĐAI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 565/QĐ-UBND ngày 17 tháng 9 năm 2020 của UBND tỉnh Quảng Ngãi)
1. Đơn giá xây dựng cơ sở dữ liệu thống kê, kiểm kê đất đai cấp xã
1.1. Đơn giá xây dựng cơ sở dữ liệu thống kê đất đai cấp xã
Đơn vị tính: đồng/năm thống kê
STT
Tên sản phẩm
Đơn vị
Đơn giá sản phẩm
Đơn giá sản phẩm (trừ khấu hao)
I
Công tác chuẩn bị; Xây dựng siêu dữ liệu thống kê. kiểm kê đất đai; Phục vụ kiểm tra, nghiệm thu CSDL thống kê, kiểm kê đất đai
1
Công tác chuẩn bị
Bộ dữ liệu theo xã
1.1
Lập kế hoạch thi công chi tiết: xác định thời gian, địa điểm, khối lượng và nhân lực thực hiện từng bước công việc; lập kế hoạch làm việc với các đơn vị có liên quan đến công tác xây dựng CSDL thống kê, kiểm kê đất đai trên địa bàn thi công
Bộ dữ liệu theo xã
111.238
110.279
1.2
Chuẩn bị nhân lực, địa điểm làm việc; chuẩn bị vật tư, thiết bị, dụng cụ, phần mềm phục vụ cho công tác xây dựng CSDL thống kê, kiểm kê đất đai
Bộ dữ liệu theo xã
84.758
83.991
2
Xây dựng siêu dữ liệu thống kê, kiểm kê đất đai
Bộ dữ liệu theo xã
2.1
Thu nhận các thông tin cần thiết để xây dựng siêu dữ liệu (thông tin mô tả dữ liệu) thống kê, kiểm kê đất đai
Bộ dữ liệu theo xã
98.354
96.437
2.2
Nhập thông tin siêu dữ liệu kiểm kê đất đai
Bộ dữ liệu theo xã
49.177
48.219
3
Phục vụ kiểm tra, nghiệm thu CSDL thống kê, kiểm kê đất đai
Bộ dữ liệu theo xã
3.1
Đơn vị thi công chuẩn bị tài liệu và phục vụ giám sát kiểm tra, nghiệm thu
Bộ dữ liệu theo xã
30.986
30.406
3.2
Thực hiện kiểm tra tổng thể CSDL thống kê, kiểm kê đất đai và tích hợp vào hệ thống ngay sau khi được nghiệm thu để phục vụ quản lý, vận hành, khai thác sử dụng
Bộ dữ liệu theo xã
139.845
123.614
3.3
Đóng gói giao nộp CSDL thống kê, kiểm kê đất đai
Bộ dữ liệu theo xã
20.658
20.271
II
Thu thập tài liệu, dữ liệu; Rà soát, đánh giá, phân loại và sắp xếp tài liệu, dữ liệu; quét giấy tờ pháp lý và xử lý tệp tin; Xây dựng dữ liệu thuộc tính thống kê, kiểm kê đất đai; đối soát hoàn thiện dữ liệu thống kê, kiểm kê đất đai
1
Thu thập tài liệu, dữ liệu
1.1
Thu thập tài liệu, dữ liệu thống kê
Năm TK
27.324
26.941
1.2
Thu thập tài liệu, dữ liệu kiểm kê
Kỳ KK
0
0
2
Rà soát, đánh giá, phân loại và sắp xếp tài liệu, dữ liệu
2.1
Rà soát, đánh giá, phân loại và sắp xếp tài liệu, dữ liệu thống kê và lặp báo cáo kết quả thực hiện
Năm TK
27.324
26.941
2.2
Rà soát, đánh giá, phân loại và sắp xếp tài liệu, dữ liệu kiểm kê và lập báo cáo kết quả thực hiện
Kỳ KK
0
0
3
Quét giấy tờ pháp lý và xử lý tệp tin
Tạo danh mục tra cứu hồ sơ quét trong CSDL thống kê, kiểm kê đất đai
Năm TK hoặc Kỳ KK
23.170
21.569
4
Xây dựng dữ liệu thuộc tính thống kê, kiểm kê đất đai
4.1
Đối với tài liệu, số liệu là bảng, biểu dạng số
4.1.1
Lập mô hình chuyển đổi CSDL thống kê, kiểm kê đất đai
Năm TK hoặc Kỳ KK
54.648
53.882
4.1.2
Chuyển đổi vào CSDL thống kê, kiểm kê đất đai
Năm TK hoặc Kỳ KK
103.139
97.026
4.2
Đối với tài liệu, số liệu là báo cáo dạng số thì tạo danh mục tra cứu trong CSDL thống kê, kiểm kê đất đai
Năm TK hoặc Kỳ KK
51.566
48.510
5
Đối soát, hoàn thiện dữ liệu thống kê, kiểm kê đất đai
5.1
Đối soát, hoàn thiện dữ liệu thống kê đất đai
Năm TK
109.303
107.770
5.2
Đối soát, hoàn thiện dữ liệu kiểm kê đất đai
Kỳ KK
0
0
III
Xây dựng dữ liệu không gian kiểm kê đất đai
1
Chuẩn hóa các lớp đối tượng không gian kiểm kê đất đai
1.1
Lập bảng đối chiếu giữa lớp đối tượng không gian kiểm kê đất đai với nội dung tương ứng trong bản đồ kết quả điều tra kiểm kê, bản đồ hiện trạng sử dụng đất để tách, lọc các đối tượng từ nội dung bản đồ
Lớp dữ liệu
0
0
1.2
Chuẩn hóa các lớp đối tượng không gian kiểm kê đất đai chưa phù hợp
Lớp dữ liệu
0
0
1.3
Nhập bổ sung các thông tin thuộc tính cho đối tượng không gian kiểm kê đất đai còn thiếu (nếu có)
Lớp dữ liệu
0
0
1.4
Rà soát chuẩn hóa thông tin thuộc tính cho từng đối tượng không gian kiểm kê đất đai
Lớp dữ liệu
0
0
2
Chuyển đổi và tích hợp không gian kiểm kê đất đai
2.1
Chuyển đổi các lớp đối tượng không gian kiểm kê đất đai từ tệp (File) bản đồ số vào CSDL theo đơn vị hành chính
Lớp dữ liệu
0
0
2.2
Rà soát dữ liệu không gian để xử lý các lỗi dọc biên giữa các đơn vị hành chính tiếp giáp nhau
Lớp dữ liệu
0
0
Tổng đơn giá xây dựng CSDL thống kê đất đai kỳ trước
Tổng đơn giá xây dựng CSDL thống kê đất đai kỳ hiện tại
1.2. Đơn giá xây dựng cơ sở dữ liệu kiểm kê đất đai cấp xã
Đơn vị tính: đồng/kỳ kiểm kê
STT
Tên sản phẩm
Đơn vị
Đơn giá sản phẩm
Đơn giá sản phẩm (trừ khấu hao)
I
Công tác chuẩn bị; Xây dựng siêu dữ liệu thống kê, kiểm kê đất đai; Phục vụ kiểm tra, nghiệm thu CSDL thống kê, kiểm kê đất đai
1
Công tác chuẩn bị
Bộ dữ liệu theo xã
1.1
Lập kế hoạch thi công chi tiết: xác định thời gian, địa điểm, khối lượng và nhân lực thực hiện từng bước công việc; lập kế hoạch làm việc với các đơn vị có liên quan đến công tác xây dựng CSDL thống kê, kiểm kê đất đai trên địa bàn thi công
Bộ dữ liệu theo xã
111.238
110.279
1.2
Chuẩn bị nhân lực, địa điểm làm việc; chuẩn bị vật tư, thiết bị, dụng cụ, phần mềm phục vụ cho công tác xây dựng CSDL thống kê, kiểm kê đất đai
Bộ dữ liệu theo xã
84.758
83.991
2
Xây dựng siêu dữ liệu thống kê, kiểm kê đất đai
Bộ dữ liệu theo xã
2.1
Thu nhận các thông tin cần thiết để xây dựng siêu dữ liệu (thông tin mô tả dữ liệu) thống kê, kiểm kê đất đai
Bộ dữ liệu theo xã
98.354
96.437
2.2
Nhập thông tin siêu dữ liệu kiểm kê đất đai
Bộ dữ liệu theo xã
49.177
48.219
3
Phục vụ kiểm tra, nghiệm thu CSDL thống kê, kiểm kê đất đai
Bộ dữ liệu theo xã
3.1
Đơn vị thi công chuẩn bị tài liệu và phục vụ giám sát kiểm tra, nghiệm thu
Bộ dữ liệu theo xã
30.986
30.406
3.2
Thực hiện kiểm tra tổng thể CSDL thống kê, kiểm kê đất đai và tích hợp vào hệ thống ngay sau khi được nghiệm thu để phục vụ quản lý, vận hành, khai thác sử dụng
Bộ dữ liệu theo xã
139.845
123.614
3.3
Đóng gói giao nộp CSDL thống kê, kiểm kê đất đai
Bộ dữ liệu theo xã
20.658
20.271
II
Thu thập tài liệu, dữ liệu; Rà soát, đánh giá, phân loại và sắp xếp tài liệu, dữ liệu; quét giấy tờ pháp lý và xử lý tệp tin; Xây dựng dữ liệu thuộc tính thống kê, kiểm kê đất đai; đối soát hoàn thiện dữ liệu thống kê, kiểm kê đất đai
1
Thu thập tài liệu, dữ liệu
1.1
Thu thập tài liệu, dữ liệu thống kê
Năm TK
0
0
1.2
Thu thập lài liệu, dữ liệu kiểm kê
Kỳ KK
118.366
117.408
2
Rà soát, đánh giá, phân loại và sắp xếp tài liệu, dữ liệu
2.1
Rà soát, đánh giá, phân loại và sắp xếp tài liệu, dữ liệu thống kê và lập báo cáo kết quả thực hiện
Năm TK
0
0
2.2
Rà soát, đánh giá, phân loại và sắp xếp tài liệu, dữ liệu kiểm kê và lập báo cáo kết quả thực hiện
Kỳ KK
94.693
93.926
3
Quét giấy tờ pháp lý và xử lý tệp tin
Tạo danh mục tra cứu hồ sơ quét trong CSDL thống kê, kiểm kê đất đai
Năm TK hoặc Kỳ KK
23.170
21.569
4
Xây dựng dữ liệu thuộc tính thống kê, kiểm kê đất đai
4.1
Đối với tài liệu, số liệu là bảng, biểu dạng số
4.1.1
Lập mô hình chuyển đổi CSDL thống kê, kiểm kê đất đai
Năm TK hoặc Kỳ KK
54.648
53.882
4.1.2
Chuyển đổi vào CSDL thống kê, kiểm kê đất đai
Năm TK hoặc Kỳ KK
103.139
97.026
4.2
Đối với tài liệu, số liệu là báo cáo dạng số thì tạo danh mục tra cứu trong CSDL thống kê, kiểm kê đất đai
Năm TK hoặc Kỳ KK
51.566
48.510
5
Đối soát, hoàn thiện dữ liệu thống kê, kiểm kê đất đai
5.1
Đối soát, hoàn thiện dữ liệu thống kê đất đai
Năm TK
0
0
5.2
Đối soát, hoàn thiện dữ liệu kiểm kê đất đai
Kỳ KK
236.744
234.828
III
Xây dựng dữ liệu không gian kiểm kê đất đai
1
Chuẩn hóa các lớp đối tượng không gian kiểm kê đất đai
1.1
Lập bảng đối chiếu giữa lớp đối tượng không gian kiểm kê đất đai với nội dung tương ứng trong bản đồ kết quả điều tra kiểm kê, bản đồ hiện trạng sử dụng đất để tách, lọc các đối tượng từ nội dung bản đồ
Lớp dữ liệu
301.366
270.485
1.2
Chuẩn hóa các lớp đối tượng không gian kiểm kê đất đai chưa phù hợp
Lớp dữ liệu
452.050
405.728
1.3
Nhập bổ sung các thông tin thuộc tính cho đối tượng không gian kiểm kê đất đai còn thiếu (nếu có)
Lớp dữ liệu
90.408
81.143
1.4
Rà soát chuẩn hóa thông tin thuộc tính cho từng đối tượng không gian kiểm kê đất đai
Lớp dữ liệu
301.366
270.485
2
Chuyển đổi và tích hợp không gian kiểm kê đất đai
2.1
Chuyển đổi các lớp đối tượng không gian kiểm kê đất đai từ tệp (File) bản đo số vào CSDL theo đơn vị hành chính
Lớp dữ liệu
95.002
81.143
2.2
Rà soát dữ liệu không gian để xử lý các lỗi dọc biên giữa các đơn vị hành chính tiếp giáp nhau
Lớp dữ liệu
158.340
135.242
Giá chưa bao gồm 10% thuế VAT
2. Đơn giá xây dựng cơ sở dữ liệu thống kê, kiểm kê đất đai cấp huyện
2.1. Đơn giá xây dựng cơ sở dữ liệu thống kê đất đai cấp huyện
Đơn vị tính: đồng/năm thống kê
STT
Tên sản phẩm
Đơn vị
Đơn giá sản phẩm
Đơn giá sản phẩm (trừ khấu hao)
I
Công tác chuẩn bị; Xây dựng siêu dữ liệu thống kê, kiểm kê đất đai; Phục vụ kiểm tra, nghiệm thu CSDL thống kê, kiểm kê đất đai
1
Công tác chuẩn bị
Bộ dữ liệu theo huyện
1.1
Lập kế hoạch thi công chi tiết: xác định thời gian, địa điểm, khối lượng và nhân lực thực hiện từng bước công việc; lập kế hoạch làm việc với các đơn vị có liên quan đến công tác xây dựng CSDL thống kê, kiểm kê đất đai trên địa bàn thi công
Bộ dữ liệu theo huyện
709.803
704.053
1.2
Chuẩn bị nhân lực, địa điểm làm việc; chuẩn bị vật tư, thiết bị, dụng cụ, phần mềm phục vụ cho công tác xây dựng CSDL thống kê, kiểm kê đất đai
Bộ dữ liệu theo huyện
678.060
672.310
2
Xây dựng siêu dữ liệu thống kê, kiểm kê đất đai
Bộ dữ liệu theo huyện
2.1
Thu nhận các thông tin cần thiết để xây dựng siêu dữ liệu (thông tin mô tả dữ liệu) thống kê, kiểm kê đất đai
Bộ dữ liệu theo huyện
224.942
221.108
2.2
Nhập thông tin siêu dữ liệu kiểm kê đất đai
Bộ dữ liệu theo huyện
112.471
110.554
3
Phục vụ kiểm tra, nghiệm thu CSDL thống kê, kiểm kê đất đai
Bộ dữ liệu theo huyện
3.1
Đơn vị thi công chuẩn bị tài liệu và phục vụ giám sát kiểm tra, nghiệm thu.
Bộ dữ liệu theo huyện
263.972
231.511
3.2
Thực hiện kiểm tra tổng thể CSDL thống kê, kiểm kê đất đai và tích hợp vào hệ thống ngay sau khi được nghiệm thu để phục vụ quản lý, vận hành, khai thác sử dụng.
Bộ dữ liệu theo huyện
615.872
550.949
3.3
Đóng gói giao nộp CSDL thống kê, kiểm kê đất đai
Bộ dữ liệu theo huyện
263.997
231.536
II
Thu thập tài liệu, dữ liệu; Rà soát, đánh giá, phân loại và sắp xếp tài liệu, dữ liệu; quét giấy tờ pháp lý và xử lý tệp tin; Xây dựng dữ liệu thuộc tính thống kê, kiểm kê đất đai; đối soát hoàn thiện dữ liệu thống kê, kiểm kê đất đai
1
Thu thập tài liệu, dữ liệu
1.1
Thu thập tài liệu, dữ liệu thống kê
Năm TK
27.864
27.481
1.2
Thu thập tài liệu, dữ liệu kiểm kê
Kỳ KK
0
0
2
Rà soát, đánh giá, phân loại và sắp xếp tài liệu, dữ liệu
2.1
Rà soát, đánh giá, phân loại và sắp xếp tài liệu, dữ liệu thống kê và lập báo cáo kết quả thực hiện
Năm TK
139.336
137.419
2.2
Rà soát, đánh giá, phân loại và sắp xếp tài liệu, dữ liệu kiểm kê và lập báo cáo kết quả thực hiện
Kỳ KK
0
0
3
Quét giấy tờ pháp lý và xử lý tệp tin
Tạo danh mục tra cứu hồ sơ quét trong CSDL thống kê, kiểm kê đất đai
Năm TK hoặc Kỳ KK
118.561
110.560
4
Xây dựng dữ liệu thuộc tính thống kê, kiểm kê đất đai
4.1
Đối với tài liệu, số liệu là bảng, biểu dạng số
4.1.1
Lập mô hình chuyển đổi CSDL thống kê, kiểm kê đất đai
Năm TK hoặc Kỳ KK
55.728
54.961
4.1.2
Chuyển đổi vào CSDL thống kê, kiểm kê đất đai
Năm TK hoặc Kỳ KK
105.596
99.195
4.2
Đối với tài liệu, số liệu là báo cáo dạng số thì tạo danh mục tra cứu trong CSDL thống kê, kiểm kê đất đai
Năm TK hoặc Kỳ KK
52.790
49.589
5
Đối soát, hoàn thiện dữ liệu thống kê, kiểm kê đất đai
5.1
Đối soát, hoàn thiện dữ liệu thống kê đất đai
Năm TK
139.336
137.419
5.2
Đối soát, hoàn thiện dữ liệu kiểm kê đất đai
Kỳ KK
0
0
III
Xây dựng dữ liệu không gian kiểm kê đất đai
0
0
1
Chuẩn hóa các lớp đối tượng không gian kiểm kê đất đai
0
0
1.1
Lập bảng đối chiếu giữa lớp đối tượng không gian kiểm kê đất đai với nội dung tương ứng trong bản đồ hiện trạng sử dụng đất để tách, lọc các đối tượng từ nội dung bản đồ
Lớp dữ liệu
0
0
1.2
Chuẩn hóa các lớp đối tượng không gian kiểm kê đất đai chưa phù hợp
Lớp dữ liệu
0
0
1.3
Nhập bổ sung các thông tin thuộc tính cho đối tượng không gian kiểm kê đất đai còn thiếu (nếu có)
Lớp dữ liệu
0
0
1.4
Rà soát chuẩn hóa thông tin thuộc tính cho từng đối tượng không gian kiểm kê đất đai
Lớp dữ liệu
0
0
2
Chuyển đổi và tích hợp không gian kiểm kê đất đai
0
0
2.1
Chuyển đổi các lớp đối tượng không gian kiểm kê đất đai từ tệp (File) bản đồ số vào CSDL theo đơn vị hành chính
Lớp dữ liệu
0
0
2.2
Rà soát dữ liệu không gian để xử lý các lỗi dọc biên giữa các đơn vị hành chính tiếp giáp nhau
Lớp dữ liệu
0
0
Giá chưa bao gồm 10% thuế VAT
2.2. Đơn giá xây dựng cơ sở dữ liệu kiểm kê đất đai cấp huyện
Đơn vị tính: đồng/kỳ kiểm kê
STT
Tên sản phẩm
Đơn vị
Đơn giá sản phẩm
Đơn giá sản phẩm (trừ khấu hao)
I
Công tác chuẩn bị; Xây dựng siêu dữ liệu thống kê, kiểm kê đất đai; Phục vụ kiểm tra, nghiệm thu CSDL thống kê, kiểm kê đất đai
1
Công tác chuẩn bị
Bộ dữ liệu theo huyện
1.1
Lập kế hoạch thi công chi tiết: xác định thời gian, địa điểm, khối lượng và nhân lực thực hiện từng bước công việc; lập kế hoạch làm việc với các đơn vị có liên quan đến công tác xây dựng CSDL thống kê, kiểm kê đất đai trên địa bàn thi công
Bộ dữ liệu theo huyện
709.803
704.053
1.2
Chuẩn bị nhân lực, địa điểm làm việc; chuẩn bị vật tư, thiết bị, dụng cụ, phần mềm phục vụ cho công tác xây dựng CSDL thống kê, kiểm kê đất đai
Bộ dữ liệu theo huyện
678.060
672.310
2
Xây dựng siêu dữ liệu thống kê, kiểm kê đất đai
Bộ dữ liệu theo huyện
2.1
Thu nhận các thông tin cần thiết để xây dựng siêu dữ liệu (thông tin mô tả dữ liệu) thống kê, kiểm kê đất đai
Bộ dữ liệu theo huyện
224.942
221.108
2.2
Nhập thông tin siêu dữ liệu kiểm kê đất đai
Bộ dữ liệu theo huyện
112.471
110.554
3
Phục vụ kiểm tra, nghiệm thu CSDL thống kê, kiểm kê đất đai
Bộ dữ liệu theo huyện
3.1
Đơn vị thi công chuẩn bị tài liệu và phục vụ giám sát kiểm tra, nghiệm thu.
Bộ dữ liệu theo huyện
263.972
231.511
3.2
Thực hiện kiểm tra tổng thể CSDL thống kê, kiểm kê đất đai và tích hợp vào hệ thống ngay sau khi được nghiệm thu để phục vụ quản lý, vận hành, khai thác sử dụng.
Bộ dữ liệu theo huyện
615.872
550.949
3.3
Đóng gói giao nộp CSDL thống kê, kiểm kê đất đai
Bộ dữ liệu theo huyện
263.997
231.536
II
Thu thập tài liệu, dữ liệu; Rà soát, đánh giá, phân loại và sắp xếp tài liệu, dữ liệu; quét giấy tờ pháp lý và xử lý tệp tin; Xây dựng dữ liệu thuộc tính thống kê, kiểm kê đất đai; đối soát hoàn thiện dữ liệu thống kê, kiểm kê đất đai
1
Thu thập tài liệu, dữ liệu
1.1
Thu thập tài liệu, dữ liệu thống kê
Năm TK
0
0
1.2
Thu thập tài liệu, dữ liệu kiểm kê
Kỳ KK
239.447
237.531
2
Rà soát, đánh giá, phân loại và sắp xếp tài liệu, dữ liệu
2.1
Rà soát, đánh giá, phân loại và sắp xếp tài liệu, dữ liệu thống kê và lập báo cáo kết quả thực hiện
Năm TK
0
0
2.2
Rà soát, đánh giá, phân loại và sắp xếp tài liệu, dữ liệu kiểm kê và lập báo cáo kết quả thực hiện
Kỳ KK
718.342
712.592
3
Quét giấy tờ pháp lý và xử lý tệp tin
Tạo danh mục tra cứu hồ sơ quét trong CSDL thống kê, kiểm kê đất đai
Năm TK hoặc Kỳ KK
118.561
110.560
4
Xây dựng dữ liệu thuộc tính thống kê, kiểm kê đất đai
4.1
Đối với tài liệu, số liệu là bảng, biểu dạng số
4.1.1
Lập mô hình chuyển đổi CSDL thống kê, kiểm kê đất đai
Năm TK hoặc Kỳ KK
55.728
54.961
4.1.2
Chuyển đổi vào CSDL thống kê, kiểm kê đất đai
Năm TK hoặc Kỳ KK
105.596
99.195
4.2
Đối với tài liệu, số liệu là báo cáo dạng số thì tạo danh mục tra cứu trong CSDL thống kê, kiểm kê đất đai
Năm TK hoặc Kỳ KK
52.790
49.589
5
Đối soát, hoàn thiện dữ liệu thống kê, kiểm kê đất đai
5.1
Đối soát, hoàn thiện dữ liệu thống kê đất đai
Năm TK
0
0
5.2
Đối soát, hoàn thiện dữ liệu kiểm kê đất đai
Kỳ KK
478.895
475.061
III
Xây dựng dữ liệu không gian kiểm kê đất đai
1
Chuẩn hóa các lớp đối tượng không gian kiểm kê đất đai
1.1
Lập bảng đối chiếu giữa lớp đối tượng không gian kiểm kê đất đai với nội dung tương ứng trong bản đồ hiện trạng sử dụng đất để tách, lọc các đối tượng từ nội dung bản đồ
Lớp dữ liệu
611.441
549.678
1.2
Chuẩn hóa các lớp đối tượng không gian kiểm kê đất đai chưa phù hợp
Lớp dữ liệu
764.295
687.091
1.3
Nhập bổ sung các thông tin thuộc tính cho đối tượng không gian kiểm kê đất đai còn thiếu (nếu có)
Lớp dữ liệu
152.854
137.413
1.4
Rà soát chuẩn hóa thông tin thuộc tính cho từng đối tượng không gian kiểm kê đất đai
Lớp dữ liệu
611.441
549.678
2
Chuyển đổi và tích hợp không gian kiểm kê đất đai
2.1
Chuyển đổi các lớp đối tượng không gian kiểm kê đất đai từ tệp (File) bản đồ số vào CSDL theo đơn vị hành chính
Lớp dữ liệu
160.511
137.413
2.2
Rà soát dữ liệu không gian để xử lý các lỗi dọc biên giữa các đơn vị hành chính tiếp giáp nhau
Lớp dữ liệu
321.047
274.852
Giá chưa bao gồm 10% thuế VAT
3. Đơn giá xây dựng cơ sở dữ liệu thống kê, kiểm kê đất đai cấp tỉnh
3.1. Đơn giá xây dựng cơ sở dữ liệu thống kê đất đai cấp tỉnh
Đơn vị tính: đồng/năm thống kê
STT
Tên sản phẩm
Đơn vị
Đơn giá sản phẩm
Đơn giá sản phẩm (trừ khấu hao)
I
Công tác chuẩn bị; Xây dựng siêu dữ liệu thống kê, kiểm kê đất đai; Phục vụ kiểm tra, nghiệm thu CSDL thống kê, kiểm kê đất đai
1
Công tác chuẩn bị
Bộ dữ liệu theo tỉnh
1.1
Lập kế hoạch thi công chi tiết: xác định thời gian, địa điểm, khối lượng và nhân lực thực hiện từng bước công việc; lập kế hoạch làm việc vơi các đơn vị có liên quan đến công tác xây dựng CSDL thống kê, kiểm kê đất đai trên địa bàn thi công
Bộ dữ liệu theo tỉnh
937.383
929.716
1.2
Chuẩn bị nhân lực, địa điểm làm việc; chuẩn bị vật tư, thiết bị, dụng cụ, phần mềm phục vụ cho công tác xây dựng CSDL thống kê, kiểm kê đất đai
Bộ dữ liệu theo tỉnh
895.059
887.393
2
Xây dựng siêu dữ liệu thống kê, kiểm kê đất đai
Bộ dữ liệu theo tỉnh
2.1
Thu nhận các thông tin cần thiết để xây dựng siêu dữ liệu (thông tin mô tả dữ liệu) thống kê, kiểm kê đất đai
Bộ dữ liệu theo tỉnh
220.435
216.602
2.2
Nhập thông tin siêu dữ liệu kiểm kê đất đai
Bộ dữ liệu theo tỉnh
110.217
108.301
3
Phục vụ kiểm tra, nghiệm thu CSDL thống kê, kiểm kê đất đai
Bộ dữ liệu theo tỉnh
3.1
Đơn vị thi công chuẩn bị tài liệu và phục vụ giám sát kiểm tra, nghiệm thu.
Bộ dữ liệu theo tỉnh
258.895
226.434
3.2
Thực hiện kiểm tra tổng thể CSDL thống kê, kiểm kê đất đai và tích hợp vào hệ thống ngay sau khi được nghiệm thu để phục vụ quản lý, vận hành, khai thác sử dụng.
Bộ dữ liệu theo tỉnh
910.303
812.918
3.3
Đóng gói giao nộp CSDL thống kê, kiểm kê đất đai
Bộ dữ liệu theo tỉnh
281.312
226.434
II
Thu thập tài liệu, dữ liệu; Rà soát, đánh giá, phân loại và sắp xếp tài liệu, dữ liệu; quét giấy từ pháp lý và xử lý tệp tin; Xây dựng dữ liệu thuộc tính thống kê, kiểm kê đất đai; đối soát hoàn thiện dữ liệu thống kê, kiểm kê đất đai
1
Thu thập tài liệu, dữ liệu
1.1
Thu thập tài liệu, dữ liệu thống kê
Năm TK
548.377
540.711
1.2
Thu thập tài liệu, dữ liệu kiểm kê
Kỳ KK
0
0
2
Rà soát, đánh giá, phân loại và sắp xếp tài liệu, dữ liệu
2.1
Rà soát, đánh giá, phân loại và sắp xếp tài liệu, dữ liệu thống kê và lập báo cáo kết quả thực hiện
Năm TK
548.377
540.711
2.2
Rà soát, đánh giá, phân loại và sắp xếp tài liệu, dữ liệu kiểm kê và lập báo cáo kết quả thực hiện
Kỳ KK
0
0
3
Quét giấy tờ pháp lý và xử lý tệp tin
Tạo danh mục tra cứu hồ sơ quét trong CSDL thống kê, kiểm kê đất đai
Năm TK hoặc Kỳ KK
232.640
216.637
4
Xây dựng dữ liệu thuộc tính thống kê, kiểm kê đất đai
4.1
Đối với tài liệu, số liệu là bảng, biểu dạng số
4.1.1
Lập mô hình chuyển đổi CSDL thống kê, kiểm kê đất đai
Năm TK hoặc Kỳ KK
137.070
135.153
4.1.2
Chuyển đổi vào CSDL thống kê, kiểm kê đất đai
Năm TK hoặc Kỳ KK
259.499
243.496
4.2
Đối với tài liệu, số liệu là báo cáo dạng số thì tạo danh mục tra cứu trong CSDL thống kê, kiểm kê đất đai
Năm TK hoặc Kỳ KK
389.224
365.220
5
Đối soát, hoàn thiện dữ liệu thống kê, kiểm kê đất đai
5.1
Đối soát, hoàn thiện dữ liệu thống kê đất đai
Năm TK
274.189
270.356
5.2
Đối soát, hoàn thiện dữ liệu kiểm kê đất đai
Kỳ KK
0
0
III
Xây dựng dữ liệu không gian kiểm kê đất đai
0
0
1
Chuẩn hóa các lớp đối tượng không gian kiểm kê đất đai
0
0
1.1
Lập bảng đối chiếu giữa lớp đối tượng không gian kiểm kê đất đai với nội dung tương ứng trong bản đồ hiện trạng sử dụng đất để tách, lọc các đối tượng từ nội dung bản đồ
Lớp dữ liệu
0
0
1.2
Chuẩn hóa các lớp đối tượng không gian kiểm kê đất đai chưa phù hợp
Lớp dữ liệu
0
0
1.3
Nhập bổ sung các thông tin thuộc tính cho đối tượng không gian kiểm kê đất đai còn thiếu (nếu có)
Lớp dữ liệu
0
0
1.4
Rà soát chuẩn hóa thông tin thuộc tính cho từng đối tượng không gian kiểm kê đất đai
Lớp dữ liệu
0
0
2
Chuyển đổi và tích hợp không gian kiểm kê đất đai
0
0
2.1
Chuyển đổi các lớp đối tượng không gian kiểm kê đất đai từ tệp (File) bản đồ số vào CSDL theo đơn vị hành chính
Lớp dữ liệu
0
0
2.2
Rà soát dữ liệu không gian để xử lý các lỗi dọc biên giữa các đơn vị hành chính tiếp giáp nhau
Lớp dữ liệu
0
0
Giá chưa bao gồm 10% thuế VAT
3.2. Đơn giá xây dựng cơ sở dữ liệu kiểm kê đất đai cấp tỉnh
Đơn vị tính: đồng/kỳ kiểm kê
STT
Tên sản phẩm
Đơn vị
Đơn giá sản phẩm
Đơn giá sản phẩm (trừ khấu hao)
I
Công tác chuẩn bị; Xây dựng siêu dữ liệu thống kê, kiểm kê đất đai; Phục vụ kiểm tra, nghiệm thu CSDL thống kê, kiểm kê đất đai
1
Công tác chuẩn bị
Bộ dữ liệu theo tỉnh
1.1
Lập kế hoạch thi công chi tiết: xác định thời gian, địa điểm, khối lượng và nhân lực thực hiện từng bước công việc; lập kế hoạch làm việc với các đơn vị có liên quan đến công lác xây dựng CSDL thống kê, kiểm kê đất đai trên địa bàn thi công
Bộ dữ liệu theo tỉnh
937.383
929.716
1.2
Chuẩn bị nhân lực, địa điểm làm việc; chuẩn bị vật tư, thiết bị, dụng cụ, phần mềm phục vụ cho công tác xây dựng CSDL thống kê, kiểm kê đất đai
Bộ dữ liệu theo tỉnh
895.059
887.393
2
Xây dựng siêu dữ liệu thống kê, kiểm kê đất đai
Bộ dữ liệu theo tỉnh
2.1
Thu nhận các thông tin cần thiết để xây dựng siêu dữ liệu (thông tin mô tả dữ liệu) thống kê, kiểm kê đất đai
Bộ dữ liệu theo tỉnh
220.435
216.602
2.2
Nhập thông tin siêu dữ liệu kiểm kê đất đai
Bộ dữ liệu theo tỉnh
110.217
108.301
3
Phục vụ kiểm tra, nghiệm thu CSDL thống kê, kiểm kê đất đai
Bộ dữ liệu theo tỉnh
3.1
Đơn vị thi công chuẩn bị tài liệu và phục vụ giám sát kiểm tra, nghiệm thu.
Bộ dữ liệu theo tỉnh
258.895
226.434
3.2
Thực hiện kiểm tra tổng thể CSDL thống kê, kiểm kê đất đai và tích hợp vào hệ thống ngay sau khi được nghiệm thu để phục vụ quản lý, vận hành, khai thác sử dụng.
Bộ dữ liệu theo tỉnh
910.303
812.918
3.3
Đóng gói giao nộp CSDL thống kê, kiểm kê đất đai
Bộ dữ liệu theo tỉnh
281.312
226.434
II
Thu thập tài liệu, dữ liệu; Rà soát, đánh giá, phân loại và sắp xếp tài liệu, dữ liệu; quét giấy tờ pháp lý và xử lý tệp tin; Xây dựng dữ liệu thuộc tính thống kê, kiểm kê đất đai; đối soát hoàn thiện dữ liệu thống kê, kiểm kê đất đai
1
Thu thập tài liệu, dữ liệu
1.1
Thu thập tài liệu, dữ liệu thống kê
Năm TK
0
0
1.2
Thu thập tài liệu, dữ liệu kiểm kê
Kỳ KK
1.423.185
1.411.685
2
Rà soát, đánh giá, phân loại và sắp xếp tài liệu, dữ liệu
2.1
Rà soát, đánh giá, phân loại và sắp xếp tài liệu, dữ liệu thống kê và lập báo cáo kết quả thực hiện
Năm TK
0
0
2.2
Rà soát, đánh giá, phân loại và sắp xếp tài liệu, dữ liệu kiểm kê và lập báo cáo kết quả thực hiện
Kỳ KK
2.372.007
2.352.840
3
Quét giấy tờ pháp lý và xử lý tệp tin
Tạo danh mục tra cứu hồ sơ quét trong CSDL thống kê, kiểm kê đất đai
Năm TK hoặc Kỳ KK
232.640
216.637
4
Xây dựng dữ liệu thuộc tỉnh thống kê, kiểm kê đất đai
4.1
Đối với tài liệu, số liệu là bảng, biểu dạng số
4.1.1
Lập mô hình chuyển đổi CSDL thống kê, kiểm kê đất đai
Năm TK hoặc Kỳ KK
137.070
135.153
4.1.2
Chuyển đổi vào CSDL thống kê, kiểm kê đất đai
Năm TK hoặc Kỳ KK
259.499
243.496
4.2
Đối với tài liệu, số liệu là báo cáo dạng số thì tạo danh mục tra cứu trong CSDL thống kê, kiểm kê đất đai
Năm TK hoặc Kỳ KK
389.224
365.220
5
Đối soát, hoàn thiện dữ liệu thống kê, kiểm kê đất đai
5.1
Đối soát, hoàn thiện dữ liệu thống kê đất đai
Năm TK
0
0
5.2
Đối soát, hoàn thiện dữ liệu kiểm kê đất đai
Kỳ KK
1.186.004
1.176.420
III
Xây dựng dữ liệu không gian kiểm kê đất đai
1
Chuẩn hóa các lớp đối tượng không gian kiểm kê đất đai
1.1
Lập bảng đối chiếu giữa lớp đối tượng không gian kiểm kê đất đai với nội dung tương ứng trong bản đồ hiện trạng sử dụng đất để tách, lọc các đối tượng từ nội dung bản đồ
Lớp dữ liệu
1.506.126
1.351.720
1.2
Chuẩn hóa các lớp đối tượng không gian kiểm kê đất đai chưa phù hợp
Lớp dữ liệu
2.108.577
1.892.407
1.3
Nhập bổ sung các thông tin thuộc tính cho đối tượng không gian kiểm kê đất đai còn thiếu (nếu có)
Lớp dữ liệu
301.225
270.344
1.4
Rà soát chuẩn hóa thông tin thuộc tính cho từng đối tượng không gian kiểm kê đất đai
Lớp dữ liệu
2.108.577
1.892.407
2
Chuyển đổi và tích hợp không gian kiểm kê đất đai
2.1
Chuyển đổi các lớp đối tượng không gian kiểm kê đất đai từ tệp (File) bản đồ số vào cơ sở dữ liệu theo đơn vị hành chính
Lớp dữ liệu
633.079
540.688
2.2
Rà soát dữ liệu không gian để xử lý các lỗi dọc biên giữa các đơn vị hành chính tiếp giáp nhau
Lớp dữ liệu
949.618
811.032
Giá chưa bao gồm 10% thuế VAT
PHỤ LỤC 03
ĐƠN GIÁ CƠ SỞ DỮ LIỆU QUY HOẠCH, KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT
(Ban hành kèm theo Quyết định số 565/QĐ-UBND ngày 17 tháng 9 năm 2020 của UBND tỉnh Quảng Ngãi)
1. Đơn giá xây dựng cơ sở dữ liệu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện
1.1. Đơn giá xây dựng cơ sở dữ liệu kế hoạch sử dụng đất cấp huyện
Đơn vị tính: đồng/năm kế hoạch
STT
Tên sản phẩm
Đơn vị
Đơn giá sản phẩm
Đơn giá sản phẩm (trừ khấu hao)
I
Công tác chuẩn bị; xây dựng siêu dữ liệu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; kiểm tra, nghiệm thu CSDL quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
1
Công tác chuẩn bị
1.1
Lập kế hoạch thi công chi tiết: xác định thời gian, địa điểm, khối lượng và nhân lực thực hiện của từng bước công việc; kế hoạch làm việc với các đơn vị có liên quan đến công tác xây dựng CSDL quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn thi công
Huyện
913.413
905.746
1.2
Chuẩn bị nhân lực, địa điểm làm việc; chuẩn bị vật tư, thiết bị, dụng cụ, phần mềm cho công tác xây dựng CSDL quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Huyện
871.089
863.423
2
Xây dựng siêu dữ liệu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
2.1
Thu nhận các thông tin cần thiết để xây dựng siêu dữ liệu (thông tin mô tả dữ liệu) quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
625.412
613.912
2.2
Nhập thông tin siêu dữ liệu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Huyện
220.633
204.630
3
Kiểm tra, nghiệm thu CSDL quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
3.1
Đơn vị thi công chuẩn bị tài liệu và phục vụ giám sát kiểm tra, nghiệm thu
Huyện
470.354
430.064
3.2
Thực hiện kiểm tra tổng thể CSDL quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và tích hợp vào hệ thống ngay sau khi được nghiệm thu phục vụ quản lý, vận hành, khai thác sử dụng
Huyện
1.395.177
1.294.637
3.3
Đóng gói giao nộp CSDL quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Huyện
470.377
430.087
II
Thu thập tài liệu, dữ liệu; rà soát, đánh giá, phân loại và sắp xếp tài liệu, dữ liệu; quét giấy tờ pháp lý và xử lý tệp tin; xây dựng dữ liệu thuộc tính quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; đối soát hoàn thiện dữ liệu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
1
Thu thập tài liệu, dữ liệu
Kỳ QH hoặc Năm KH
1.849.987
1.834.653
2
Rà soát, đánh giá, phân loại và sắp xếp tài liệu, dữ liệu
2.1
Rà soát, đánh giá mức độ đầy đủ về các thành phần, nội dung của tài liệu, dữ liệu; xác định được thời gian xây dựng, mức độ đầy đủ thông tin, tính pháp lý của từng tài liệu, dữ liệu để lựa chọn sử dụng cho việc xây dựng CSDL quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
2.1.1
Phân loại, lựa chọn tài liệu để xây dựng dữ liệu không gian quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Kỳ QH hoặc Năm KH
2.621.889
2.583.555
2.1.2
Phân loại, lựa chọn tài liệu để xây dựng dữ liệu thuộc tính quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Kỳ QH hoặc Năm KH
2.097.499
2.066.832
2.2
Làm sạch và sắp xếp tài liệu quy hoạch sử dụng đất theo trình tự thời gian hình thành tài liệu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Kỳ QH hoặc Năm KH
2.446.323
2.427.157
2.3
Lập báo cáo kết quả thực hiện và lựa chọn tài liệu, dữ liệu nguồn
Kỳ QH hoặc Năm KH
706.006
694.506
3
Quét giấy tờ pháp lý và xử lý tệp tin
Tạo danh mục tra cứu hồ sơ quét trong CSDL quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Kỳ QH hoặc Năm KH
110.553
102.321
4
Xây dựng dữ liệu thuộc tính quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
4.1
Đối với tài liệu, số liệu là bảng, biểu dạng số thì thực hiện như sau
4.1.1
Lập mô hình chuyển đổi CSDL quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Kỳ QH hoặc Năm KH
262.195
258.361
4.1.2
Chuyển đổi vào CSDL quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Kỳ QH hoặc Năm KH
495.009
463.004
4.2
Đối với tài liệu, số liệu là báo cáo dạng số thì tạo danh mục tra cứu trong CSDL quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Kỳ QH hoặc Năm KH
247.505
231.502
4.3
Nhập dữ liệu thuộc tính quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Kỳ QH hoặc Năm KH
441.291
409.286
5
Đối soát, hoàn thiện dữ liệu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
5.1
Đối soát, hoàn thiện dữ liệu quy hoạch sử dụng đất
Kỳ QH
0
0
5.2
Đối soát, hoàn thiện dữ liệu kế hoạch sử dụng đất
Năm KH
957.704
863.392
III
Xây dựng dữ liệu không gian quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
1
Xây dựng dữ liệu không gian quy hoạch
0
0
1.1
Chuẩn hóa các lớp đối tượng không gian quy hoạch sử dụng đất
Lớp dữ liệu
0
0
1.1.1
Lập bảng đối chiếu giữa lớp đối tượng không gian quy hoạch sử dụng đất với nội dung tương ứng trong bản đồ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất để tách, lọc các đối tượng cần thiết từ nội dung bản đồ quy hoạch sử dụng đất
Lớp dữ liệu
0
0
1.1.2
Chuẩn hóa các lớp đối tượng không gian quy hoạch sử dụng đất chưa phù hợp
Lớp dữ liệu
0
0
1.1.3
Rà soát chuẩn hóa thông tin thuộc tính cho từng đối tượng không gian quy hoạch sử dụng đất
Lớp dữ liệu
0
0
1.2
Chuyển đổi và tích hợp không gian quy hoạch sử dụng đất
Lớp dữ liệu
0
0
1.2.1
Chuyển đổi các lớp đối tượng không gian quy hoạch sử dụng đất của bản đồ vào CSDL đất đai theo đơn vị hành chính
Lớp dữ liệu
0
0
1.2.2
Rà soát dữ liệu không gian để xử Iý các lỗi dọc biên giữa các đơn vị hành chính tiếp giáp nhau. Trường hợp có mâu thuẫn cần xử lý đồng bộ với các loại hồ sơ có liên quan, thống kê kết quả xử lý các đối tượng còn mâu thuẫn.
Lớp dữ liệu
0
0
2
Xây dựng dữ liệu không gian kế hoạch
2.1
Chuẩn hóa các lớp đối tượng không gian kế hoạch sử dụng đất chưa phù hợp
Lớp dữ liệu
723.009
645.806
2.2
Rà soát chuẩn hóa thông tin thuộc tính cho từng đối tượng không gian kế hoạch sử dụng đất
Lớp dữ liệu
614.576
548.953
2.3
Chuyển đổi các lớp đối tượng không gian kế hoạch sử dụng đất của bản đồ, bản vẽ vị trí công trình, dự án vào CSDL đất đai theo đơn vị hành chính
Lớp dữ liệu
190.328
161.451
Giá chưa bao gồm 10% thuế VAT
1.2. Đơn giá xây dựng cơ sở dữ liệu quy hoạch sử dụng đất cấp huyện
Đơn vị tính: đồng/kỳ quy hoạch
STT
Tên sản phẩm
Đơn vị
Đơn giá sản phẩm
Đơn giá sản phẩm (trừ khấu hao)
I
Công tác chuẩn bị; xây dựng siêu dữ liệu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; kiểm tra, nghiệm thu CSDL quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
1
Công tác chuẩn bị
1.1
Lập kế hoạch thi công chi tiết: xác định thời gian, địa điểm, khối lượng và nhân lực thực hiện của từng bước công việc; kế hoạch làm việc với các đơn vị có liên quan đến công tác xây dựng CSDL quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn thi công
Huyện
913.413
905.746
1.2
Chuẩn bị nhân lực, địa điểm làm việc; chuẩn bị vật tư, thiết bị, dụng cụ, phần mềm cho công tác xây dựng CSDL quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Huyện
871.089
863.423
2
Xây dựng siêu dữ liệu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
2.1
Thu nhận các thông tin cần thiết để xây dựng siêu dữ liệu (thông tin mô tả dữ liệu) quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
625.412
613.912
2.2
Nhập thông tin siêu dữ liệu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Huyện
220.633
204.630
3
Kiểm tra, nghiệm thu CSDL quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
3.1
Đơn vị thi công chuẩn bị tài liệu và phục vụ giám sát kiểm tra, nghiệm thu
Huyện
470.354
430.064
3.2
Thực hiện kiểm tra tổng thể CSDL quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và tích hợp vào hệ thống ngay sau khi được nghiệm thu phục vụ quản lý, vận hành, khai thác sử dụng
Huyện
1.395.177
1.294.637
3.3
Đóng gói giao nộp CSDL quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Huyện
470.377
430.087
II
Thu thập tài liệu, dữ liệu; rà soát, đánh giá, phân loại và sắp xếp tài liệu, dữ liệu; quét giấy tờ pháp lý và xử lý tệp tin; xây dựng dữ liệu thuộc tính quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; đối soát hoàn thiện dữ liệu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
1
Thu thập tài liệu, dữ liệu
Kỳ QH hoặc Năm KH
1.849.987
1.834.653
2
Rà soát, đánh giá, phân loại và sắp xếp tài liệu, dữ liệu
2.1
Rà soát, đánh giá mức độ đầy đủ về các thành phần, nội dung của tài liệu, dữ liệu; xác định được thời gian xây dựng, mức độ đầy đủ thông tin, tính pháp lý của từng tài liệu, dữ liệu để lựa chọn sử dụng cho việc xây dựng CSDL quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
2.1.1
Phân loại, lựa chọn tài liệu để xây dựng dữ liệu không gian quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Kỳ QH hoặc Năm KH
2.621.889
2.583.555
2.1.2
Phân loại, lựa chọn tài liệu để xây dựng dữ liệu thuộc tính quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Kỳ QH hoặc Năm KH
2.097.499
2.066.832
2.2
Làm sạch và sắp xếp tài liệu quy hoạch sử dụng đất theo trình tự thời gian hình thành tài liệu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Kỳ QH hoặc Năm KH
2.446.323
2.427.157
2.3
Lập báo cáo kết quả thực hiện và lựa chọn tài liệu, dữ liệu nguồn
Kỳ QH hoặc Năm KH
706.006
694.506
3
Quét giấy tờ pháp lý và xử lý tệp tin
Tạo danh mục tra cứu hồ sơ quét trong CSDL quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Kỳ QH hoặc Năm KH
110.553
102.321
4
Xây dựng dữ liệu thuộc tính quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
4.1
Đối với tài liệu, số liệu là bảng, biểu dạng số thì thực hiện như sau
4.1.1
Lập mô hình chuyển đổi CSDL quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Kỳ QH hoặc Năm KH
262.195
258.361
4.1.2
Chuyển đổi vào CSDL quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Kỳ QH hoặc Năm KH
495.009
463.004
4.2
Đối với tài liệu, số liệu là báo cáo dạng số thì tạo danh mục tra cứu trong CSDL quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Kỳ QH hoặc Năm KH
247.505
231.502
4.3
Nhập dữ liệu thuộc tính quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Kỳ QH hoặc Năm KH
441.291
409.286
5
Đối soát, hoàn thiện dữ liệu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
5.1
Đối soát, hoàn thiện dữ liệu quy hoạch sử dụng đất
Kỳ QH
2.394.346
2.158.565
5.2
Đối soát, hoàn thiện dữ liệu kế hoạch sử dụng đất
Năm KH
0
0
III
Xây dựng dữ liệu không gian quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
1
Xây dựng dữ liệu không gian quy hoạch
1.1
Chuẩn hóa các lớp đối tượng không gian quy hoạch sử dụng đất
Lớp dữ liệu
1.1.1
Lập bảng đối chiếu giữa lớp đối tượng không gian quy hoạch sử dụng đất với nội dung tương ứng trong bản đồ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất để tách, lọc các đối tượng cần thiết từ nội dung bản đồ quy hoạch sử dụng đất
Lớp dữ liệu
867.647
775.003
1.1.2
Chuẩn hóa các lớp đối tượng không gian quy hoạch sử dụng đất chưa phù hợp
Lớp dữ liệu
2.892.126
2.583.312
1.1.3
Rà soát chuẩn hóa thông tin thuộc tính cho từng đối tượng không gian quy hoạch sử dụng đất
Lớp dữ liệu
2.458.303
2.195.811
1.2
Chuyển đổi và tích hợp không gian quy hoạch sử dụng đất
Lớp dữ liệu
1.2.1
Chuyển đổi các lớp đối tượng không gian quy hoạch sử dụng đất của bản đồ vào CSDL đất đai theo đơn vị hành chính
Lớp dữ liệu
761.295
645.806
1.2.2
Rà soát dữ liệu không gian để xử lý các lỗi dọc biên giữa các đơn vị hành chính tiếp giáp nhau. Trường hợp có mâu thuẫn cần xử lý đồng bộ với các loại hồ sơ có liên quan, thống kê kết quả xử lý các đối tượng còn mâu thuẫn.
Lớp dữ liệu
1.431.248
1.214.129
2
Xây dựng dữ liệu không gian kế hoạch
2.1
Chuẩn hóa các lớp đối tượng không gian kế hoạch sử dụng đất chưa phù hợp
Lớp dữ liệu
0
0
2.2
Rà soát chuẩn hóa thông tin thuộc tính cho từng đối tượng không gian kế hoạch sử dụng đất
Lớp dữ liệu
0
0
2.3
Chuyển đổi các lớp đối tượng không gian kế hoạch sử dụng đất của bản đồ, bản vẽ vị trí công trình, dự án vào CSDL đất đai theo đơn vị hành chính
Lớp dữ liệu
0
0
Giá chưa bao gồm 10% thuế VAT
2. Đơn giá xây dựng cơ sở dữ liệu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh
2.1. Đơn giá xây dựng cơ sở dữ liệu kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh
Đơn vị tính: đồng/năm kế hoạch
STT
Tên sản phẩm
Đơn vị
Đơn giá sản phẩm
Đơn giá sản phẩm (trừ khấu hao)
I
Công tác chuẩn bị; xây dựng siêu dữ liệu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; kiểm tra, nghiệm thu CSDL quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
1
Công tác chuẩn bị
1.1
Lập kế hoạch thi công chi tiết: xác định thời gian, địa điểm, khối lượng và nhân lực thực hiện của từng bước công việc; kế hoạch làm việc với các đơn vị có liên quan đến công tác xây dựng CSDL quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn thi công
Tỉnh
2.277.671
2.258.504
1.2
Chuẩn bị nhân lực, địa điểm làm việc; chuẩn bị vật tư. thiết bị, dụng cụ, phần mềm cho công tác xây dựng CSDL quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Tỉnh
2.171.862
2.152.696
2
Xây dựng siêu dữ liệu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
2.1
Thu nhận các thông tin cần thiết để xây dựng siêu dữ liệu (thông tin mô tả dữ liệu) quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Tỉnh
829.183
813.850
2.2
Nhập thông tin siêu dữ liệu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Tỉnh
329.177
305.173
3
Kiểm tra, nghiệm thu CSDL quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
3.1
Đơn vị thi công chuẩn bị tài liệu và phục vụ giám sát kiểm tra, nghiệm thu
Tỉnh
702.021
641.586
3.2
Thực hiện kiểm tra tổng thể CSDL quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và tích hợp vào hệ thống ngay sau khi được nghiệm thu phục vụ quản lý, vận hành, khai thác sử dụng
Tỉnh
1.667.138
1.546.489
3.3
Đóng gói giao nộp CSDL quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Tỉnh
702.021
641.586
II
Thu thập tài liệu, dữ liệu; rà soát, đánh giá, phân loại và sắp xếp tài liệu, dữ liệu; quét giấy tờ pháp lý và xử lý tệp tin; xây dựng dữ liệu thuộc tính quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; đối soát hoàn thiện dữ liệu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
1
Thu thập tài liệu, dữ liệu
Kỳ QH hoặc Năm KH
3.689.791
3.659.125
2
Rà soát, đánh giá, phân loại và sắp xếp tài liệu, dữ liệu
2.1
Rà soát, đánh giá mức độ đầy đủ về các thành phần, nội dung của tài liệu, dữ liệu; xác định được thời gian xây dựng, mức độ đầy đủ thông tin, tính pháp lý của từng tài liệu, dữ liệu để lựa chọn sử dụng cho việc xây dựng CSDL quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
2.1.1
Phân loại, lựa chọn tài liệu để xây dựng dữ liệu không gian quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Kỳ QH hoặc Năm KH
5.220.029
5.143.362
2.1.2
Phân loại, lựa chọn tài liệu để xây dựng dữ liệu thuộc tính quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Kỳ QH hoặc Năm KH
4.176.023
4.114.690
2.2
Làm sạch và sắp xếp tài liệu quy hoạch sử dụng đất theo trình tự thời gian hình thành tài liệu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Kỳ QH hoặc Năm KH
4.392.747
4.358.247
2.3
Lập báo cáo kết quả thực hiện và lựa chọn tài liệu, dữ liệu nguồn
Kỳ QH hoặc Năm KH
1.756.013
1.727.263
3
Quét giấy tờ pháp lý và xử lý tệp tin
Tạo danh mục tra cứu hồ sơ quét trong CSDL quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Kỳ QH hoặc Năm KH
329.814
305.121
4
Xây dựng dữ liệu thuộc tính quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
4.1
Đối với tài liệu, số liệu là bảng, biểu dạng số thì thực hiện như sau
4.1.1
Lập mô hình chuyển đổi CSDL quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Kỳ QH hoặc Năm KH
261.002
257.168
4.1.2
Chuyển đổi vào CSDL quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Kỳ QH hoặc Năm KH
837.416
783.007
4.2
Đối với tài liệu, số liệu là báo cáo dạng số thì tạo danh mục tra cứu trong CSDL quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Kỳ QH hoặc Năm KH
418.762
391.558
4.3
Nhập dữ liệu thuộc tính quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Kỳ QH hoặc Năm KH
1.536.167
1.424.149
5
Đối soát, hoàn thiện dữ liệu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
5.1
Đối soát, hoàn thiện dữ liệu quy hoạch sử dụng đất
Kỳ QH
0
0
5.2
Đối soát, hoàn thiện dữ liệu kế hoạch sử dụng đất
Năm KH
2.264.466
2.152.657
III
Xây dựng dữ liệu không gian quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
1
Xây dựng dữ liệu không gian quy hoạch
1.1
Chuẩn hóa các lớp đối tượng không gian quy hoạch sử dụng đất
Lớp dữ liệu
0
0
1.1.1
Lập bảng đối chiếu giữa lớp đối tượng không gian quy hoạch sử dụng đất với nội dung tương ứng trong bản đồ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất để tách, lọc các đối tượng cần thiết từ nội dung bản đồ quy hoạch sử dụng đất
Lớp dữ liệu
0
0
1.1.2
Chuẩn hóa các lớp đối tượng không gian quy hoạch sử dụng đất chưa phù hợp
Lớp dữ liệu
0
0
1.1.3
Rà soát chuẩn hóa thông tin thuộc tính cho từng đối tượng không gian quy hoạch sử dụng đất
Lớp dữ liệu
0
0
1.2
Chuyển đổi và tích hợp không gian quy hoạch sử dụng đất
Lớp dữ liệu
0
0
1.2.1
Chuyển đổi các lớp đối tượng không gian quy hoạch sử dụng đất của bản đồ vào CSDL đất đai theo đơn vị hành chính
Lớp dữ liệu
0
0
1.2.2
Rà soát dữ liệu không gian để xử lý các lỗi dọc biên giữa các đơn vị hành chính tiếp giáp nhau. Trường hợp có mâu thuẫn cần xử lý đồng bộ với các loại hồ sơ có liên quan, thống kê kết quả xử lý các đối tượng còn mâu thuẫn.
Lớp dữ liệu
0
0
2
Xây dựng dữ liệu không gian kế hoạch
2.1
Chuẩn hóa các lớp đối tượng không gian kế hoạch sử dụng đất chưa phù hợp
Lớp dữ liệu
2.448.491
2.185.999
2.2
Rà soát chuẩn hóa thông tin thuộc tính cho từng đối tượng không gian kế hoạch sử dụng đất
Lớp dữ liệu
2.081.169
1.858.051
2.3
Chuyển đổi các lớp đối tượng không gian kế hoạch sử dụng đất của bản đồ, bản vẽ vị trí công trình, dự án vào CSDL đất đai theo đơn vị hành chính
Lớp dữ liệu
644.670
546.500
Giá chưa bao gồm 10% thuế VAT
2.2. Đơn giá xây dựng cơ sở dữ liệu quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh
Đơn vị tính: đồng/kỳ quy hoạch
STT
Tên sản phẩm
Đơn vị
Đơn giá sản phẩm
Đơn giá sản phẩm (trừ khấu hao)
I
Công tác chuẩn bị; xây dựng siêu dữ liệu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; kiểm tra, nghiệm thu CSDL quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
1
Công tác chuẩn bị
1.1
Lập kế hoạch thi công chi tiết: xác định thời gian, địa điểm, khối lượng và nhân lực thực hiện của từng bước công việc; kế hoạch làm việc với các đơn vị có liên quan đến công tác xây dựng CSDL quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn thi công
Tỉnh
2.277.671
2.258.504
1.2
Chuẩn bị nhân lực, địa điểm làm việc; chuẩn bị vật tư, thiết bị, dụng cụ, phần mềm cho công tác xây dựng CSDL quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Tỉnh
2.171.862
2.152.696
2
Xây dựng siêu dữ liệu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
2.1
Thu nhận các thông tin cần thiết để xây dựng siêu dữ liệu (thông tin mô tả dữ liệu) quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Tỉnh
829.183
813.850
2.2
Nhập thông tin siêu dữ liệu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Tỉnh
329.177
305.173
3
Kiểm tra, nghiệm thu CSDL quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
3.1
Đơn vị thi công chuẩn bị tài liệu và phục vụ giám sát kiểm tra, nghiệm thu
Tỉnh
702.021
641.586
3.2
Thực hiện kiểm tra tổng thể CSDL quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và tích hợp vào hệ thống ngay sau khi được nghiệm thu phục vụ quản lý, vận hành, khai thác sử dụng
Tỉnh
1.667.138
1.546.489
3.3
Đóng gói giao nộp CSDL quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Tỉnh
702.021
641.586
II
Thu thập tài liệu, dữ liệu; rà soát, đánh giá, phân loại và sắp xếp tài liệu, dữ liệu; quét giấy tờ pháp lý và xử lý tệp tin; xây dựng dữ liệu thuộc tính quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; đối soát hoàn thiện dữ liệu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
1
Thu thập tài liệu, dữ liệu
Kỳ QH hoặc Năm KH
3.689.791
3.659.125
2
Rà soát, đánh giá, phân loại và sắp xếp tài liệu, dữ liệu
2.1
Rà soát, đánh giá mức độ đầy đủ về các thành phần, nội dung của tài liệu, dữ liệu; xác định được thời gian xây dựng, mức độ đầy đủ thông tin, tính pháp lý của từng tài liệu, dữ liệu để lựa chọn sử dụng cho việc xây dựng CSDL quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
2.1.1
Phân loại, lựa chọn tài liệu để xây dựng dữ liệu không gian quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Kỳ QH hoặc Năm KH
5.220.029
5.143.362
2.1.2
Phân loại, lựa chọn tài liệu để xây dựng dữ liệu thuộc tính quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Kỳ QH hoặc Năm KH
4.176.023
4.114.690
2.2
Làm sạch và sắp xếp tài liệu quy hoạch sử dụng đất theo trình tự thời gian hình thành tài liệu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Kỳ QH hoặc Năm KH
4.392.747
4.358.247
2.3
Lập báo cáo kết quả thực hiện và lựa chọn tài liệu, dữ liệu nguồn
Kỳ QH hoặc Năm KH
1.756.013
1.727.263
3
Quét giấy tờ pháp lý và xử lý tệp tin
Tạo danh mục tra cứu hồ sơ quét trong CSDL quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Kỳ QH hoặc Năm KH
329.814
305.121
4
Xây dựng dữ liệu thuộc tính quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
4.1
Đối với tài liệu, số liệu là bảng, biểu dạng số thì thực hiện như sau
4.1.1
Lập mô hình chuyển đổi CSDL quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Kỳ QH hoặc Năm KH
261.002
257.168
4.1.2
Chuyển đổi vào CSDL quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Kỳ QH hoặc Năm KH
837.416
783.007
4.2
Đối với tài liệu, số liệu là báo cáo dạng số thì tạo danh mục tra cứu trong CSDL quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Kỳ QH hoặc Năm KH
418.762
391.558
4.3
Nhập dữ liệu thuộc tính quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Kỳ QH hoặc Năm KH
1.536.167
1.424.149
5
Đối soát, hoàn thiện dữ liệu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
5.1
Đối soát, hoàn thiện dữ liệu quy hoạch sử dụng đất
Kỳ QH
4.776.875
4.305.315
5.2
Đối soát, hoàn thiện dữ liệu kế hoạch sử dụng đất
Năm KH
0
0
III
Xây dựng dữ liệu không gian quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
1
Xây dựng dữ liệu không gian quy hoạch
1.1
Chuẩn hóa các lớp đối tượng không gian quy hoạch sử dụng đất
Lớp dữ liệu
1.1.1
Lập bảng đối chiếu giữa lớp đối tượng không gian quy hoạch sử dụng đất với nội dung tương ứng trong bản đồ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất để tách, lọc các đối tượng cần thiết từ nội dung bản đồ quy hoạch sử dụng đất
Lớp dữ liệu
1.469.046
1.311.551
1.1.2
Chuẩn hóa các lớp đối tượng không gian quy hoạch sử dụng đất chưa phù hợp
Lớp dữ liệu
4.896.901
4.371.918
1.1.3
Rà soát chuẩn hóa thông tin thuộc tính cho từng đối tượng không gian quy hoạch sử dụng đất
Lớp dữ liệu
4.162.338
3.716.102
1.2
Chuyển đổi và tích hợp không gian quy hoạch sử dụng đất
Lớp dữ liệu
1.2.1
Chuyển đổi các lớp đối tượng không gian quy hoạch sử dụng đất của bản đồ vào CSDL đất đai theo đơn vị hành chính
Lớp dữ liệu
1.289.330
1.093.000
1.2.2
Rà soát dữ liệu không gian để xử lý các lỗi dọc biên giữa các đơn vị hành chính tiếp giáp nhau. Trường hợp có mâu thuẫn cần xử lý đồng bộ với các loại hồ sơ có liên quan, thống kê kết quả xử lý các đối tượng còn mâu thuẫn.
Lớp dữ liệu
2.423.906
2.054.804
2
Xây dựng dữ liệu không gian kế hoạch
2.1
Chuẩn hóa các lớp đối tượng không gian kế hoạch sử dụng đất chưa phù hợp
Lớp dữ liệu
0
0
2.2
Rà soát chuẩn hóa thông tin thuộc tính cho từng đối tượng không gian kế hoạch sử dụng đất
Lớp dữ liệu
0
0
2.3
Chuyển đổi các lớp đối tượng không gian kế hoạch sử dụng đất của bản đồ, bản vẽ vị trí công trình, dự án vào CSDL đất đai theo đơn vị hành chính
Lớp dữ liệu
0
0
Giá chưa bao gồm 10% thuế VAT
PHỤ LỤC 04
ĐƠN GIÁ CƠ SỞ DỮ LIỆU GIÁ ĐẤT
(Ban hành kèm theo Quyết định số 565/QĐ-UBND ngày 17 tháng 9 năm 2020 của UBND tỉnh Quảng Ngãi)
Đơn vị tính: đồng
STT
Tên sản phẩm
Đơn vị
Đơn giá sản phẩm
Đơn giá sản phẩm (trừ khấu hao)
I
Công tác chuẩn bị; thu thập tài liệu, dữ liệu; rà soát, đánh giá, phân loại và sắp xếp tài liệu, dữ liệu; quét giấy tờ pháp lý và xử lý tệp tin; xây dựng siêu dữ liệu giá đất; kiểm tra, nghiệm thu CSDL giá đất
1
Công tác chuẩn bị
1.1
Lập kế hoạch thi công chi tiết: xác định thời gian, địa điểm, khối lượng và nhân lực thực hiện của từng bước công việc; kế hoạch làm việc với các đơn vị có liên quan đến công tác xây dựng CSDL giá đất trên địa bàn thi công
Bộ dữ liệu theo huyện
941.771
934.104
1.2
Chuẩn bị nhân lực, địa điểm làm việc; chuẩn bị vật tư, thiết bị, dụng cụ, phần mềm cho công tác xây dựng CSDL giá đất
Bộ dữ liệu theo huyện
899.447
891.781
2
Thu thập tài liệu, dữ liệu
Thu thập dữ liệu, tài liệu
Bộ dữ liệu theo huyện
2.859.347
2.836.347
3
Rà soát, đánh giá, phân loại và sắp xếp tài liệu, dữ liệu
3.1
Rà soát, đánh giá, phân loại
Bộ dữ liệu theo huyện
4.144.955
4.087.455
3.2
Làm sạch, sắp xếp theo các nhóm dữ liệu giá đất, theo trình tự thời gian hình thành tài liệu, dữ liệu.
Bộ dữ liệu theo huyện
1.381.652
1.362.485
3.3
Lập báo cáo kết quả thực hiện
Bộ dữ liệu theo huyện
552.721
545.054
4
Quét giấy tờ pháp lý và xử lý tập tin
Tạo danh mục tra cứu hồ sơ quét trong CSDL giá đất
Bộ dữ liệu theo huyện
470.543
437.618
5
Xây dựng siêu dữ liệu giá đất
5.1
Thu nhận các thông tin cần thiết để xây dựng siêu dữ liệu (thông tin mô tả dữ liệu) giá đất
Bộ dữ liệu theo huyện
667.776
656.276
5.2
Nhập thông tin siêu dữ liệu giá đất.
Bộ dữ liệu theo huyện
234.812
218.809
6
Kiểm tra, nghiệm thu CSDL giá đất
6.1
Đơn vị thi công chuẩn bị tài liệu và phục vụ giám sát, kiểm tra, nghiệm thu.
Bộ dữ liệu theo huyện
2.452.205
2.291.812
6.2
Thực hiện kiểm tra tổng thể CSDL giá đất và tích hợp vào hệ thống ngay sau khi được nghiệm thu phục vụ quản lý, vận hành, khai thác sử dụng
Bộ dữ liệu theo huyện
1.381.652
1.362.485
6.3
Đóng gói giao nộp CSDL giá đất
Bộ dữ liệu theo huyện
524.535
492.456
II
Xây dựng dữ liệu thuộc tính giá đất; đối soát hoàn thiện dữ liệu giá đất
1
Xây dựng dữ liệu thuộc tính giá đất
Nhập dữ liệu thuộc tính giá đất vào CSDL giá đất gồm
1.1
Dữ liệu giá đất theo bảng giá đất đối với địa phương đã ban hành bảng giá đất đến từng thửa đất
Thửa đất
3.863
3.575
1.2
Dữ liệu giá đất cụ thể
Thửa đất
5.753
5.363
1.3
Dữ liệu giá đất trúng đấu giá quyền sử dụng đất
Thửa đất
2.295
2.141
1.4
Dữ liệu giá đất chuyển nhượng trên thị trường theo Phiếu thu thập thông tin về thửa đất
Thửa đất
1.917
1.788
1.5
Dữ liệu vị trí thửa đất, tên đường, phố hoặc tên đoạn đường, đoạn phố hoặc khu vực theo bảng giá đất, hệ số điều chỉnh giá đất (đối với thửa đất đã có Phiếu chuyển thông tin để xác định nghĩa vụ tài chính về đất đai)
Thửa đất
3.551
3.310
2
Đối soát, hoàn thiện dữ liệu giá đất
Đối soát và hoàn thiện chất lượng dữ liệu giá đất với các tài liệu giá đất đã sử dụng để xây dựng CSDL giá đất
Thửa đất
4.266
4.033
Giá chưa bao gồm 10% thuế VAT | {
"issuing_agency": "Tỉnh Quảng Ngãi",
"promulgation_date": "17/09/2020",
"sign_number": "565/QĐ-UBND",
"signer": "Đặng Ngọc Dũng",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-chinh-nha-nuoc/Nghi-quyet-39-2022-NQ-HDND-sua-doi-Nghi-quyet-13-2022-NQ-HDND-An-Giang-552236.aspx | Nghị quyết 39/2022/NQ-HĐND sửa đổi Nghị quyết 13/2022/NQ-HĐND An Giang | HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH AN GIANG
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 39/2022/NQ-HĐND
An Giang, ngày 12 tháng 12 năm 2022
NGHỊ QUYẾT
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ QUYẾT SỐ 13/2022/NQ-HĐND NGÀY 12 THÁNG 7 NĂM 2022 CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH QUY ĐỊNH NỘI DUNG CHI VÀ MỨC CHI CHO HOẠT ĐỘNG TỔ CHỨC CÁC KỲ THI, HỘI THI, CUỘC THI TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH AN GIANG
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG
KHÓA X KỲ HỌP THỨ 11
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2019;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ngân sách nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 127/2018/NĐ-CP ngày 21 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục;
Căn cứ Thông tư số 69/2021/TT-BTC ngày 11 tháng 8 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý kinh phí chuẩn bị, tổ chức và tham dự các kỳ thi áp dụng đối với giáo dục phổ thông;
Xét Tờ trình số 830/TTr-UBND ngày 07 tháng 12 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị quyết số 13/NQ-HĐND ngày 12 tháng 7 năm 2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định nội dung chi và mức chi cho hoạt động tổ chức các kỳ thi, hội thi, cuộc thi trong lĩnh vực giáo dục trên địa bàn tỉnh An Giang; Báo cáo thẩm tra của Ban Văn hóa - xã hội; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 13/2022/NQ-HĐND ngày 12 tháng 7 năm 2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định nội dung chi và mức chi cho hoạt động tổ chức các kỳ thi, hội thi, cuộc thi trong lĩnh vực giáo dục trên địa bàn tỉnh An Giang.
1. Sửa đổi, bổ sung Điều 1 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 1 như sau:
“1. Nghị quyết này quy định nội dung chi và mức chi thực hiện các nhiệm vụ thuộc công tác chuẩn bị, tổ chức và tham dự các kỳ thi, hội thi, cuộc thi trên địa bàn tỉnh An Giang, bao gồm: Kỳ thi tuyển sinh đầu cấp, kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông; kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh, cấp quốc gia, hội diễn văn nghệ, hội khỏe Phù Đổng, hội thao giáo dục Quốc phòng - An ninh; các kỳ thi, hội thi, cuộc thi do Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện, thị xã, thành phố và các trường tổ chức; các kỳ thi, hội thi, cuộc thi khác do Bộ Giáo dục và Đào tạo giao cho Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức thực hiện trên địa bàn tỉnh An Giang.”
b) Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 1 như sau:
“2. Các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo trên địa bàn tỉnh An Giang, các cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan được cơ quan có thẩm quyền giao tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được quy định tại Nghị quyết này.”
c) Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 4 Điều 1 như sau:
“a) Chi tổ chức các cuộc họp, hội nghị, hội thảo; chi đi công tác để thanh tra, kiểm tra, giám sát trước, trong và sau khi thi; chi tiền ở, đi lại trong nước của những người tham gia công tác tổ chức thi và chấm thi đối với các kỳ thi, hội thi, cuộc thi quy định tại Nghị quyết này và học sinh các đội tuyển dự thi cấp khu vực và quốc gia thực hiện theo Quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị.
Chi mức chi khen thưởng thuộc các kỳ thi, hội thi, cuộc thi cho giáo viên, nhân viên, học viên và học sinh mầm non, phổ thông; chi mức chi hội diễn văn nghệ, hội khỏe Phù Đổng, hội thao giáo dục Quốc phòng - An ninh.”
2. Bổ sung các Phụ lục ban hành kèm theo như sau:
a) Bổ sung Mục XV vào Phụ lục II:
Đơn vị tính: 1.000 đồng
STT
Nội dung chi
Đơn vị tính
Định mức chi
Ghi chú
XV
Hoàn thiện bằng tốt nghiệp THCS
1
In bằng/ bản sao
cái
1
2
Kiểm tra, đóng dấu
cái
1
3
Ký tên
cái
1
b) Bổ sung Phụ lục III: “Nội dung, mức chi tổ chức hội diễn văn nghệ, hội khỏe Phù Đổng, hội thao giáo dục Quốc phòng - An ninh, các hội thi, cuộc thi phong trào.”
c) Bổ sung Phụ lục IV: “Nội dung, mức chi khen thưởng giáo viên, nhân viên và học sinh mầm non, phổ thông.”
Điều 2. Bổ sung, thay thế, bãi bỏ một số từ, cụm từ Phụ lục II Nghị quyết số 13/2022/NQ-HĐND .
1. Sửa đổi từ, cụm từ:
a) Sửa đổi cụm từ “Ban chỉ đạo/Ban tuyển sinh vào lớp 10/Hội đồng thi/Ban tổ chức kỳ thi, cuộc thi, hội thi, kiểm tra, khảo sát” tại Mục I.
b) Sửa đổi cụm từ “Trưởng Ban/Trưởng điểm/Chủ tịch/Phó Trưởng Ban thường trực, Phó Trưởng điểm (trực 24/24), Phó Chủ tịch thường trực” tại khoản 1 Mục VII.
c) Sửa đổi cụm từ “Tiền công cho các tổ trưởng, tổ phó, kiểm tra, giám sát chấm thi (ngoài tiền công chấm thi)” tại khoản 6 Mục IX.
d) Sửa đổi cụm từ “Hội đồng xét công nhận tốt nghiệp trung học cơ sở, kiểm tra chéo hồ sơ, xét duyệt kết quả hồ sơ tuyển sinh lớp đầu cấp, kỳ thi chọn học sinh giỏi” tại Mục XI.
đ) Sửa đổi cụm từ “Chi cho công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát trước, trong và sau khi thi” tại Mục X.
2. Bỏ cụm từ “tự luận, phúc khảo, thẩm định” tại khoản 5 Mục IX.
3. Bổ sung từ, cụm từ:
a) Bổ sung từ “Chủ tịch” vào sau từ “Trưởng ban” tại khoản 1 Mục I; Bổ sung cụm từ “Phó Chủ tịch” vào sau từ cụm “Phó Trưởng ban” tại khoản 2 Mục I.
b) Bổ sung từ “Tổ trưởng” vào sau từ “Trưởng ban” tại khoản 1 Mục VI; Bổ sung từ “Tổ phó” vào sau cụm từ “Phó Trưởng ban” tại khoản 2 Mục VI.
c) Bổ sung cụm từ “Phó Chủ tịch” vào sau cụm từ “Phó Trưởng ban/Phó trưởng điểm” tại khoản 2 Mục VII.
d) Bổ sung cụm từ “các kỳ thi, hội thi, cuộc thi phong trào cấp tỉnh” vào sau cụm từ “Kỳ thi chọn học sinh giỏi trung học phổ thông” tại mục 5.3 khoản 5 Mục IX.
đ) Bổ sung cụm từ “kiểm tra, giám sát” vào sau cụm từ “Trưởng đoàn thanh tra” tại khoản 1 Mục X; Bổ sung từ “giám sát” vào sau cụm từ “Phó Trưởng đoàn thanh tra, thanh tra viên độc lập, Trưởng đoàn kiểm tra” tại khoản 2 Mục X; Bổ sung từ “giám sát” vào sau cụm từ “Đoàn viên thanh tra, kiểm tra” tại khoản 3 Mục X.
Điều 3. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức thực hiện Nghị quyết này.
Điều 4. Nghị quyết này có hiệu lực từ ngày 22 tháng 12 năm 2022.
CHỦ TỊCH
Lê Văn Nưng
PHỤ LỤC III
NỘI DUNG, MỨC CHI HỘI DIỄN VĂN NGHỆ, HỘI KHỎE PHÙ ĐỔNG, HỘI THAO GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG - AN NINH, CÁC HỘI THI, CUỘC THI PHONG TRÀO
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 39/2022/NQ-HĐND ngày 12/12/2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh An Giang)
ĐVT: 1.000 đồng
STT
Nội dung chi
Đơn vị tính
Định mức chi
Ghi chú
Hội diễn văn nghệ, hội khỏe phù đổng, hội thao giáo dục Quốc phòng - An ninh; các kỳ thi, hội thi, cuộc thi phong trào do Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức; các kỳ thi, hội thi, cuộc thi phong trào khác do Bộ Giáo dục và Đào tạo giao cho Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức
1
Cấp tỉnh
1.1
Tiền ăn tập luyện/ôn tập
Người/ngày
120
1.2
Thi đấu (diễn)/Dự thi
- Tiền ăn
Người/ngày
150
- Tiền thuê phòng nghỉ
Người/đêm
250
1.3
Trọng tài, giám sát, thư ký
Người/ngày
200
1.4
Giám khảo làm việc theo buổi
- Ban ngày
Người/buổi
200
- Buổi tối
Người/buổi
400
2
Cấp khu vực, toàn quốc
2.1
Tiền ăn tập luyện/ôn tập
Người/ngày
150
2.2
Thi đấu (diễn)/Dự thi
- Tiền ăn
Người/ngày
150
- Tiền thuê phòng nghỉ
Người/đêm
350
Ghi chú: Các mức chi tại Phụ lục này do Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện, thị xã, thành phố tổ chức, thực hiện mức chi tối đa không quá 80%; do trường tổ chức, thực hiện mức chi tối đa không quá 50%.
PHỤ LỤC IV
NỘI DUNG, MỨC CHI KHEN THƯỞNG GIÁO VIÊN, NHÂN VIÊN VÀ HỌC SINH MẦM NON, PHỔ THÔNG
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 39/2022/NQ-HĐND ngày 12/12/2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh An Giang)
ĐVT: 1.000 đồng
STT
Nội dung chi
Đơn vị tính
Định mức
I
Khen thưởng học sinh, học viên đạt giải trong các kỳ thi, hội thi, cuộc thi cấp quốc gia, cấp tỉnh (các môn học)
1
Cấp quốc gia
- Giải Nhất/Giải A/Huy chương vàng
Giải
2.000
- Giải Nhì/Giải B/Huy chương bạc
Giải
1.500
- Giải Ba/Giải C/Huy chương đồng
Giải
1.200
- Giải Khuyến khích
Giải
1.000
2
Cấp tỉnh
- Giải Nhất/Giải A/Huy chương vàng
Giải
1.200
- Giải Nhì/Giải B/Huy chương bạc
Giải
900
- Giải Ba/Giải C/Huy chương đồng
Giải
700
- Giải Khuyến khích
Giải
400
II
Khen thưởng học sinh, học viên đạt giải trong các kỳ thi, cuộc thi, hội thi phong trào của ngành giáo dục cấp khu vực, toàn quốc và cấp tỉnh
1
Cấp khu vực và toàn quốc
1.1
Giải cá nhân
- Giải Nhất/Giải A/Huy chương vàng
Giải
800
- Giải Nhì/Giải B/Huy chương bạc
Giải
600
- Giải Ba/Giải C/Huy chương đồng
Giải
400
1.2
Giải đôi, song ca, tam ca, múa đôi, song tấu
- Giải Nhất/Giải A/Huy chương vàng
Giải
1.200
- Giải Nhì/Giải B/Huy chương bạc
Giải
1.000
- Giải Ba/Giải C/Huy chương đồng
Giải
800
1.3
Giải các môn, tiết mục, thể loại trên 05 người
- Giải Nhất/Giải A/Huy chương vàng
Giải
8.000
- Giải Nhì/Giải B/Huy chương bạc
Giải
6.000
- Giải Ba/Giải C/Huy chương đồng
Giải
4.000
2
Cấp tỉnh
2.1
Giải cá nhân
- Giải Nhất/Giải A/Huy chương vàng
Giải
300
- Giải Nhì/Giải B/Huy chương bạc
Giải
200
- Giải Ba/Giải C/Huy chương đồng
Giải
150
2.2
Giải đôi, song ca, tam ca, múa đôi, song tấu
- Giải Nhất/Giải A/Huy chương vàng
Giải
600
- Giải Nhì/Giải B/Huy chương bạc
Giải
400
- Giải Ba/Giải C/Huy chương đồng
Giải
300
2.3
Giải đồng đội, tiếp sức, tốp ca, tam ca, tiểu phẩm, ban nhạc, chương trình, hợp xướng (số lượng từ 03 đến dưới 05 người)
- Giải Nhất/Giải A/Huy chương vàng
Giải
600
- Giải Nhì/Giải B/Huy chương bạc
Giải
400
- Giải Ba/Giải C/Huy chương đồng
Giải
300
2.4
Giải tập thể (bóng đá, múa) số lượng từ 05 đến 11 người
- Giải Nhất/Giải A/Huy chương vàng
Giải
2.400
- Giải Nhì/Giải B/Huy chương bạc
Giải
1.600
- Giải Ba/Giải C/Huy chương đồng
Giải
1.200
2.5
Giải tập thể (bóng đá, múa) số lượng từ 12 người trở lên
- Giải Nhất/Giải A/Huy chương vàng
Giải
3.000
- Giải Nhì/Giải B/Huy chương bạc
Giải
2.000
- Giải Ba/Giải C/Huy chương đồng
Giải
1.500
2.6
Giải toàn đoàn, giải chương trình
- Giải Nhất/Giải A/Huy chương vàng
Giải
6.000
- Giải Nhì/Giải B/Huy chương bạc
Giải
4.000
- Giải Ba/Giải C/Huy chương đồng
Giải
2.000
III
Khen thưởng giáo viên, nhân viên
1
Giáo viên trực tiếp bồi dưỡng học sinh đạt giải các cuộc thi, hội thi các môn học (tính 01 giải học sinh được bồi dưỡng đạt giải cao nhất)
1.1
Cấp quốc gia
- Giải Nhất/Giải A/Huy chương vàng
Giải
2.000
- Giải Nhì/Giải B/Huy chương bạc
Giải
1.500
- Giải Ba/Giải C/Huy chương đồng
Giải
1.200
- Giải Khuyến khích
Giải
1.000
1.2
Cấp tỉnh
- Giải Nhất/Giải A/Huy chương vàng
Giải
1.200
- Giải Nhì/Giải B/Huy chương bạc
Giải
900
- Giải Ba/Giải C/Huy chương đồng
Giải
700
- Giải Khuyến khích
Giải
400
2
Giáo viên trực tiếp bồi dưỡng học sinh đạt giải các kỳ thi, cuộc thi, hội thi phong trào của ngành giáo dục cấp tỉnh, khu vực và toàn quốc (tính 01 giải học sinh được bồi dưỡng đạt giải cao nhất)
2.1
Cấp khu vực và toàn quốc
- Giải Nhất/Giải A/Huy chương vàng
Giải
800
- Giải Nhì/Giải B/Huy chương bạc
Giải
600
- Giải Ba/Giải C/Huy chương đồng
Giải
400
2.2
Cấp tỉnh
- Giải Nhất/Giải A/Huy chương vàng
Giải
800
- Giải Nhì/Giải B/Huy chương bạc
Giải
600
- Giải Ba/Giải C/Huy chương đồng
Giải
400
3
Giáo viên tham gia các cuộc thi, hội thi đạt giải cấp tỉnh
- Giải Nhất/Giải A/Huy chương vàng
Giải
800
- Giải Nhì/Giải B/Huy chương bạc
Giải
600
- Giải Ba/Giải C/Huy chương đồng
Giải
400
Ghi chú:
- Các mức chi tại Phụ lục này do Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện, thị xã, thành phố tổ chức, thực hiện mức chi tối đa không quá 80%; do trường tổ chức, thực hiện mức chi tối đa không quá 50%.
- Nếu Ban Tổ chức các kỳ thi, hội thi, cuộc thi cấp khu vực, toàn quốc tổ chức thực hiện khen thưởng đối với giáo viên, học sinh, học viên đạt giải thì sẽ không thực hiện mức chi khen thưởng ở cấp tỉnh. | {
"issuing_agency": "Tỉnh An Giang",
"promulgation_date": "12/12/2022",
"sign_number": "39/2022/NQ-HĐND",
"signer": "Lê Văn Nưng",
"type": "Nghị quyết"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Ke-hoach-156-KH-UBND-2023-tang-cuong-giai-phap-nang-cao-Chi-so-hai-long-cua-nguoi-dan-Son-La-580279.aspx | Kế hoạch 156/KH-UBND 2023 tăng cường giải pháp nâng cao Chỉ số hài lòng của người dân Sơn La | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH SƠN LA
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 156/KH-UBND
Sơn La, ngày 09 tháng 06 năm 2023
KẾ HOẠCH
TĂNG CƯỜNG THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHỈ SỐ HÀI LÒNG CỦA NGƯỜI DÂN, TỔ CHỨC ĐỐI VỚI SỰ PHỤC VỤ CỦA CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC (SIPAS) NĂM 2023
Căn cứ kết quả (do Bộ Nội vụ công bố ngày 19/4/2023) về Chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước (SIPAS) của tỉnh Sơn La năm 2022 đạt 82,18%,giảm 7,95% so với năm 2021 (năm 2021 đạt 90,13%), cao hơn mức trung bình của cả nước là 2,1%; đứng thứ 05/10 tỉnh loại I, đứng thứ 05/14 tỉnh miền núi phía Bắc; đứng thứ 17/63 tỉnh, thành phố.
Để phát huy các kết quả đạt được, đồng thời khắc phục những hạn chế, tiếp tục duy trì và cải thiện Chỉ số SIPAS năm 2023, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
Thực hiện các giải pháp khắc phục những tồn tại, hạn chế của công tác cải cách hành chính đã được chỉ ra qua kết quả Chỉ số SIPAS năm 2022.
Thông tin, tuyên truyền kịp thời, đầy đủ kết quả Chỉ số SIPAS năm 2022 đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức và Nhân dân trên địa bàn tỉnh; qua đó, các cơ quan hành chính Nhà nước nắm bắt được yêu cầu, mong muốn của người dân, tổ chức để có những biện pháp cải thiện chất lượng phục vụ và cung ứng dịch vụ của mình nhằm nâng cao sự hài lòng và lợi ích của người dân, tổ chức.
Tăng cường nhận thức và nâng cao trách nhiệm của các cấp, các ngành về Chỉ số SIPAS của tỉnh; phấn đấu Chỉ số SIPAS của tỉnh Sơn La năm 2023 đạt từ 90% trở lên.
2. Yêu cầu
Tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, địa phương và đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong việc triển khai nhiệm vụ, giải pháp nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công để phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội tỉnh.
Các cơ quan, đơn vị xác định rõ mức độ hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ hành chính là một trong những thước đo quan trọng trong đánh giá hiệu quả hoạt động, xem đây là một trong những căn cứ để xác định mức độ hoàn thành nhiệm vụ của người đứng đầu đơn vị, địa phương.
II. NHIỆM VỤ
1. Nhiệm vụ chung
a) Thực hiện thông tin, tuyên truyền kịp thời và đầy đủ về mục đích, ý nghĩa, nội dung kết quả SIPAS 2022 tới các cá nhân, tổ chức nhằm nâng cao nhận thức và sự tham gia tích cực của các đối tượng này về quyền lợi và trách nhiệm trong việc tham gia giám sát, phản hồi ý kiến về chất lượng cung ứng dịch vụ công, chất lượng phục vụ tại các cơ quan Nhà nước trên địa bàn tỉnh.
b) Xác định vai trò người đứng đầu, là người chịu trách nhiệm cao nhất trong việc thực hiện giải quyết thủ tục hành chính (TTHC); chỉ đạo triển khai thực hiện các nhiệm vụ cụ thể, có giải pháp, sáng kiến thiết thực, phù hợp nhu cầu người dân, nhất là tại Trung tâm Phục vụ hành chính công, Bộ phận một cửa cấp huyện, cấp xã; nhanh chóng giải quyết những khó khăn, vướng mắc, phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức trong quá trình thực hiện TTHC.
c) Tổ chức triển khai các hoạt động nhằm nâng cao nhận thức và hành động của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức theo hướng lấy người dân làm trung tâm; chỉ đạo các cơ quan, đơn vị thuộc và trực thuộc xây dựng văn hóa công vụ lấy người dân làm trung tâm trong toàn ngành, lĩnh vực, địa phương.
d) Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn cho đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện nhiệm vụ giải quyết công việc cho người dân; xử lý nghiêm minh công chức có hành vi tiêu cực, nhũng nhiễu trong thực thi công vụ nhằm đảm bảo chất lượng phục vụ người dân ngày càng tốt hơn, người dân ngày càng hài lòng hơn.
e) Tổ chức triển khai các hoạt động thông tin, tuyên truyền kịp thời nhằm đảm bảo tất cả cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý và người dân ở địa phương có nhận thức đầy đủ, chính xác về hoạt động, kết quả triển khai đo lường sự hài lòng của người dân và kế hoạch, kết quả thực hiện nâng cao chất lượng phục vụ người dân, nâng cao sự hài lòng của người dân.
g) Quan tâm, nỗ lực, quyết liệt trong triển khai đồng bộ các giải pháp cải thiện chất lượng chính sách, chất lượng dịch vụ hành chính công, phục vụ người dân tốt hơn.
h) Đẩy mạnh tuyên truyền để người dân có thói quen hay khả năng sử dụng mạng internet để tra cứu thông tin về TTHC cũng như giao dịch trực tuyến.
i) Tiếp tục tiếp nhận ý kiến góp ý, phản ánh, kiến nghị của người dân, tổ chức; tổ chức nhiều hình thức để người dân phản hồi ý kiến về kết quả, tác động của các chính sách, giúp người dân tham gia phản hồi ý kiến dễ dàng; xử lý kịp thời, tích cực các ý kiến góp ý, phản ánh, kiến nghị của người dân, tổ chức.
k) Việc triển khai đo lường sự hài lòng năm 2023 của các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh được thực hiện đúng tiến độ thời gian, hiệu quả, có chất lượng tốt, quá trình triển khai phải được giám sát, kiểm tra chặt chẽ nhằm đảm bảo kết quả các hoạt động chính xác, khách quan, có chất lượng. Việc triển khai và kết quả phải được thông tin chính xác, đầy đủ, kịp thời, dễ tiếp cận, dễ sử dụng đối với mọi đối tượng.
2. Nhiệm vụ cụ thể (có phụ lục kèm theo).
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Yêu cầu Thủ trưởng các sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; UBND các xã, phường, thị trấn; các cơ quan ngành dọc Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh tập trung chỉ đạo và tổ chức thực hiện Kế hoạch này.
- Chỉ đạo, đánh giá, kiểm tra, xử lý nghiêm túc, kịp thời việc quản lý và khai thác cơ sở dữ liệu về TTHC và giải quyết TTHC tại các cơ quan, đơn vị để đảm bảo dữ liệu được cập nhật kịp thời, đúng quy định và có thông tin đầy đủ, chính xác.
- Xây dựng văn hóa công vụ trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức theo hướng lấy người dân, tổ chức làm trung tâm phục vụ, mang lại sự hài lòng, niềm tin cho người dân, tổ chức.
- Định kỳ báo cáo kết quả thực hiện các nội dung trong Kế hoạch (báo cáo theo tiến độ các nhiệm vụ được giao cho cơ quan, đơn vị chủ trì; cơ quan, đơn vị phối hợp) lồng ghép trong Báo cáo công tác CCHC hàng quý, 6 tháng, năm về UBND tỉnh (qua Sở Nội vụ tổng hợp).
2. Giao Sở Nội vụ: theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, giám sát các cơ quan, đơn vị có liên quan thực hiện Kế hoạch này (lồng ghép vào công tác kiểm tra CCHC). Trên cơ sở đó, tham mưu, triển khai kế hoạch xác định Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính năm 2023 bảo đảm chất lượng, hiệu quả theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ. Báo cáo kết quả triển khai, thực hiện lồng ghép trong Báo cáo công tác CCHC hàng quý, 6 tháng, năm về UBND tỉnh.
3. Giao Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Sơn La và các cơ quan, đơn vị có liên quan: đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến Kế hoạch này; tăng cường đưa tin về những việc làm tốt, chưa tốt của các cơ quan, đơn vị trong giải quyết TTHC, cung ứng dịch vụ hành chính; ý kiến của người dân, tổ chức về chất lượng dịch vụ hành chính công, chất lượng phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước.
4. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Hội Cựu chiến binh tỉnh và các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh: thông tin, tuyên truyền về việc triển khai đo lường sự hài lòng và kết quả Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính năm 2022; tiếp tục phối hợp có hiệu quả với Sở Nội vụ triển khai SIPAS giai đoạn 2021-2025; tuyên truyền, vận động người dân tham gia giám sát quá trình cung ứng dịch vụ hành chính công ở các cơ quan, đơn vị và phản hồi ý kiến về chất lượng cung ứng dịch vụ hành chính công thông qua cung cấp thông tin cho điều tra xã hội học SIPAS một cách khách quan, trung thực, đầy đủ.
Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu phát sinh vướng mắc, các cơ quan, đơn vị, địa phương kịp thời báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Nội vụ) để xem xét, kịp thời chỉ đạo giải quyết./.
Nơi nhận:
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Thành viên Ban chỉ đạo CCHC tỉnh;
- Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh;
- Các sở, ban, ngành;
- UBND các huyện, thành phố;
- Hội Cựu chiến binh tỉnh;
- Các cơ quan ngành dọc TW đóng trên địa bàn tỉnh;
- Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh; Báo Sơn La;
- Trung tâm thông tin - VP UBND tỉnh;
- Phòng KSTTHC - VPUBND tỉnh;
- Lưu: VT, NC, Duyên.
CHỦ TỊCH
Hoàng Quốc Khánh
PHỤ LỤC
NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHỈ SỐ SIPAS NĂM 2023
(Kèm theo Kế hoạch số 156/KH-UBND ngày 09 tháng 06 năm 2023 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La)
TT
Nhiệm vụ, giải pháp
Phân công trách nhiệm
Thời gian hoàn thành
Ghi chú
Cơ quan chủ trì
Cơ quan phối hợp
1
Nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nhất là các cơ chế, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người dân, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh
Các sở, ban, ngành; UBND cấp huyện; UBND cấp xã
Các sở, ban, ngành; UBND cấp huyện; UBND cấp xã
Thường xuyên
2
Chấp hành nghiêm chỉnh quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập khi thi hành nhiệm vụ, công vụ và trong quan hệ với doanh nghiệp, công dân. Tích cực cải thiện tinh thần phục vụ của công chức, nâng cao năng lực giải quyết công việc cho công chức; giám sát, xử lý nghiêm để đảm bảo không còn tình trạng công chức gây phiền hà, sách nhiễu đến người dân; hướng dẫn lập hồ sơ và hẹn trả kết quả, để xảy ra nhiều trường hợp trễ hẹn và người dân, tổ chức phải đi lại nhiều lần; xin lỗi người dân, tổ chức khi trễ hạn trả kết quả cung ứng dịch vụ công.
Bộ phận một cửa, công chức giải quyết TTHC tại các sở, ban, ngành
Các cơ quan, đơn vị có liên quan
Thường xuyên
3
Theo dõi, đôn đốc phối hợp với các sở, ngành, địa phương tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật, tổ chức lấy ý kiến nhân dân đối với các quy định pháp luật, cơ chế, chính sách của trung ương và của tỉnh đảm bảo theo quy định
Sở Tư pháp
Các sở, ban, ngành; UBND cấp huyện
Năm 2023
4
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, nhất là kiểm tra công vụ. Hoàn thành Kế hoạch kiểm tra công tác CCHC. Kết quả kiểm tra, các vấn đề phát hiện phải được xử lý hoặc kiến nghị xử lý 100%.
Sở Nội vụ
Các sở, ban, ngành; UBND cấp huyện, UBND cấp xã
Quý III/2023
5
Tổ chức kiểm tra, đánh giá chất lượng hoạt động, việc duy trì, cung cấp thông tin trên các Cổng/Trang thông tin điện tử của các sở, ngành, UBND cấp huyện, UBND cấp xã trên địa bàn tỉnh đảm bảo theo quy định của Luật Tiếp cận thông tin, Luật Dân chủ ở cơ sở và các quy định của pháp luật.
Sở Thông tin và Truyền thông
Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố
Quý III/2023
6
Thực hiện nghiêm việc triển khai Phiếu đánh giá việc giải quyết TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh, Bộ phận tiếp nhận trả kết quả cấp huyện, cấp xã.
Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh; Bộ phận tiếp nhận trả kết quả cấp huyện, cấp xã
Văn phòng UBND tỉnh
Thường xuyên
7
Tăng cường kiểm tra văn bản QPPL; kịp thời phát hiện và đề xuất xử lý các văn bản trái quy định của pháp luật. 100% văn bản QPPL phát hiện sai phạm qua tự kiểm tra được xử lý hoặc kiến nghị xử lý. Công bố danh mục văn bản hết hiệu lực, ngưng hiệu lực (nếu có) được kịp thời, đúng quy định
Sở Tư pháp
Các sở, ban, ngành; UBND cấp huyện; UBND cấp xã
Thường xuyên
8
100% TTHC do tỉnh công bố được cập nhật đầy đủ vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về TTHC (trong thời gian 05 ngày kể từ ngày ký ban hành); Cổng thông tin điện tử (TTĐT) của tỉnh công khai đầy đủ TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của 3 cấp chính quyền.
Văn phòng UBND tỉnh
Các sở, ban, ngành; UBND cấp huyện; UBND cấp xã
Thường xuyên
9
- Công khai 100% TTHC, tiến độ, kết quả giải quyết hồ sơ TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết trên Cổng TTĐT của tỉnh và Trang TTĐT của các cơ quan, đơn vị
- Cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin để người dân, tổ chức biết về cơ quan tiếp nhận, giải quyết TTHC một cách dễ dàng, nhanh chóng.
- Tập trung đầu tư đầy đủ trang thiết bị hiện đại, dễ sử dụng để người dân, tổ chức sử dụng trong quá trình giải quyết TTHC tại Bộ phận Một cửa, Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh.
Các sở, ban, ngành; UBND cấp huyện; UBND cấp xã
Văn phòng UBND tỉnh
Thường xuyên
10
- Rà soát, nâng cấp, hoàn thiện Cổng thông tin điện tử tỉnh và các ứng dụng trên Cổng Thông tin đảm bảo theo quy định của Luật Tiếp cận thông tin, Luật Dân chủ ở cơ sở và các quy định của pháp luật.
- Vận hành Hệ thống thông tin một cửa điện tử kết nối liên thông tới 100% sở, ngành, huyện, xã trong tỉnh.
- Triển khai tích hợp, cung cấp các dịch vụ công trực tuyến của tỉnh Sơn La trên Cổng dịch vụ công quốc gia.
- Tạo lập hệ thống thông tin giải quyết TTHC của tỉnh.
- Rà soát, tăng cường số lượng TTHC liên thông để giảm thời gian đi lại, chuẩn bị hồ sơ, chi phí tuân thủ TTHC của người dân, doanh nghiệp; phân công rõ trách nhiệm, thời gian cụ thể đối với từng cơ quan, đơn vị trong thực hiện TTHC liên thông.
- Xây dựng quy trình nội bộ, quy trình điện tử đối với danh mục TTHC đã được cơ quan có thẩm quyền công bố, ứng dụng thực hiện trên hệ thống phần mềm một cửa điện tử cấp tỉnh (motcua.sonla.gov.vn).
Sở Thông tin và Truyền thông
Các sở, ban, ngành; UBND cấp huyện; UBND cấp xã
Thường xuyên
11
Ứng dụng Công nghệ thông tin, chữ ký số, dấu điện tử, số hóa hồ sơ để thực hiện giải quyết TTHC theo nguyên tắc “5 tại chỗ" đảm bảo việc tiếp nhận, thẩm định, phê duyệt và trả kết quả thủ tục hành chính được thực hiện ngay tại Trung tâm Phục vụ Hành chính công nhằm rút ngắn tối đa thời gian giải quyết TTHC cho cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp.
Các sở, ban, ngành; UBND cấp huyện; UBND cấp xã
Sở Thông tin và Truyền thông
Quý IV/2023
12
- Thực hiện nghiêm quy trình giải quyết TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông, đảm 100% số cơ quan chuyên môn cấp tỉnh; UBND cấp huyện; UBND cấp xã đã công khai tiến độ, kết quả giải quyết hồ sơ TTHC trên cổng thông tin điện tử hoặc cổng dịch vụ công của tỉnh.
- Thực hiện nghiêm túc việc công khai xin lỗi tổ chức, cá nhân khi giải quyết TTHC xảy ra sai sót, quá hạn đối với kết quả giải quyết TTHC.
- Thực hiện tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức đối với TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của tỉnh thực hiện đúng quy định, 100% số phản ánh, kiến nghị được xử lý hoặc kiến nghị xử lý và công khai kết quả xử lý của cá nhân, tổ chức đối với quy định TTHC thuộc thẩm quyền.
- Tổ chức tuyên truyền đến cá nhân, tổ chức cách thức truy cập Cổng Dịch vụ công Quốc gia tại địa chỉ duy nhất www.dichvucong.gov.vn để Tra cứu thông tin; hỗ trợ thực hiện TTHC; gửi phản ánh kiến nghị liên quan đến việc giải quyết TTHC, dịch vụ công; theo dõi toàn bộ quá trình giải quyết TTHC và xử lý phản ánh kiến nghị của mình …
Các sở, ban, ngành; UBND cấp huyện; UBND cấp xã
Sở Thông tin và Truyền thông; Văn phòng UBND tỉnh; các cơ quan, đơn vị có liên quan
Quý IV/2023
13
Xây dựng dự thảo Quyết định công bố danh mục TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của các cấp chính quyền trên địa bàn tỉnh hoặc Quyết định công bố TTHC (trong trường hợp được Luật giao) kịp thời, theo đúng quy định pháp luật
Các sở, ngành
Văn phòng UBND tỉnh
Thường xuyên
14
Cập nhật tiến độ, kết quả giải quyết 100% hồ sơ TTHC trên Cổng dịch vụ công quốc gia và trên Cổng dịch vụ công của tỉnh
Các sở, ngành, UBND cấp huyện, UBND cấp xã, các cơ quan, đơn vị liên quan
Văn phòng UBND tỉnh; Sở Thông tin và Truyền thông
Thường xuyên | {
"issuing_agency": "Tỉnh Sơn La",
"promulgation_date": "09/06/2023",
"sign_number": "156/KH-UBND",
"signer": "Hoàng Quốc Khánh",
"type": "Kế hoạch"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Dau-tu/Quyet-dinh-01A-2010-QD-UBND-to-chuc-Ban-Quan-ly-xay-dung-cong-trinh-quan-Thu-Duc-Ho-Chi-Minh-542991.aspx | Quyết định 01A/2010/QĐ-UBND tổ chức Ban Quản lý xây dựng công trình quận Thủ Đức Hồ Chí Minh | THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
UBND QUẬN THỦ ĐỨC
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 01A/2010/QĐ-UBND
Thủ Đức, ngày 27 tháng 01 năm 2010
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY CHẾ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA BAN QUẢN LÝ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH QUẬN THỦ ĐỨC
ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN THỦ ĐỨC
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị quyết số 725/2009/UBTVQH12 ngày 16 tháng 01 năm 2009 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội điều chỉnh nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và quy định nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của Ủy ban nhân dân huyện, quận, phường nơi không tổ chức Hội đồng nhân dân huyện, quận, phường;
Căn cứ Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 10 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;
Căn cứ Thông tư số 03/2009/TT-BXD ngày 23 tháng 3 năm 2009 của Bộ Xây dựng quy định chi tiết một số nội dung của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;
Căn cứ Quyết định số 2001/QĐ-UBND ngày 05 tháng 5 năm 2009 của Ủy ban nhân dân thành phố về kiện toàn tổ chức bộ máy các Ban Quản lý dự án;
Căn cứ Quyết định số 92/2009/QĐ-UBND ngày 04 tháng 12 năm 2009 của Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Quy chế (mẫu) về tổ chức và hoạt động của Ban Quản lý đầu tư xây dựng công trình quận - huyện;
Căn cứ Quyết định số 3453/QĐ-UBND ngày 14 tháng 5 năm 2009 của Ủy ban nhân dân quận Thủ Đức về việc thành lập Ban Quản lý đầu tư xây dựng công trình trực thuộc Ủy ban nhân dân quận Thủ Đức;
Xét đề nghị của Giám đốc Ban Quản lý đầu tư xây dựng công trình tại Tờ trình số 531/TTr-QLCT ngày 14 tháng 12 năm 2009 và của Trưởng phòng Nội vụ tại Tờ trình số 26/TTr-NV ngày 25 tháng 01 năm 2010,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Quản lý đầu tư xây dựng công trình quận Thủ Đức.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 07 ngày, kể từ ngày ký. Bãi bỏ Quyết định số 6989/QĐ-UBND ngày 15 tháng 9 năm 2009 của Ủy ban nhân dân quận Thủ Đức về việc ban hành Quy chế tạm thời tổ chức và hoạt động của Ban Quản lý đầu tư xây dựng công trình quận Thủ Đức.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân quận, Trưởng phòng Nội vụ, Giám đốc Ban Quản lý đầu tư xây dựng công trình, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như điều 3;
- Văn phòng UBND thành phố;
- Sở Tư pháp;
- Thường trực UBND Quận;
- UB.MTTQ Quận;
- Phòng Tư pháp;
- UBND 12 Phường;
- Lưu: VT; NV.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Trương Văn Thống
QUY CHẾ
TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA BAN QUẢN LÝ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH QUẬN THỦ ĐỨC
(Ban hành kèm theo Quyết định số 04/2010/QĐ-UBND ngày 27 tháng 01 năm 2010 của Ủy ban nhân dân quận Thủ Đức)
Chương I
VỊ TRÍ CHỨC NĂNG
Điều 1. Vị trí và chức năng
Ban Quản lý đầu tư xây dựng công trình quận Thủ Đức do Ủy ban nhân dân quận Thủ Đức thành lập (trên cơ sở chuyển đổi nguyên trạng từ Ban Quản lý dự án khu vực đầu tư xây dựng Thủ Đức) nhằm giúp cho Ủy ban nhân dân quận trực tiếp tổ chức quản lý thực hiện dự án do Ủy ban nhân dân quận làm chủ đầu tư; chịu sự quản lý, chỉ đạo trực tiếp của Ủy ban nhân dân quận, đồng thời chịu sự hướng dẫn nghiệp vụ của các sở - ngành chức năng đối với các hoạt động liên quan.
Ban Quản lý đầu tư xây dựng công trình là đơn vị sự nghiệp công lập; được giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ và Thông tư số 71/2006/TT-BTC ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP .
Ban Quản lý đầu tư xây dựng công trình có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng và được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và ngân hàng theo quy định.
Chương II
NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN
Điều 2. Nhiệm vụ và quyền hạn
Ban Quản lý đầu tư xây dựng công trình có nhiệm vụ và quyền hạn:
1. Đại diện chủ đầu tư ký kết hợp đồng kinh tế trong xây dựng cơ bản để thực hiện việc xây dựng các công trình do nguồn vốn ngân sách nhà nước cấp, thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của chủ đầu tư về quản lý thực hiện dự án kể từ giai đoạn chuẩn bị dự án, lập và trình thẩm định dự án, thực hiện dự án đến khi nghiệm thu bàn giao đưa công trình vào khai thác sử dụng bảo đảm tính hiệu quả, tính khả thi của dự án và tuân thủ các quy định của pháp luật.
2. Kiểm tra, thẩm định thiết kế, dự toán công trình trước khi trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
3. Tổ chức việc đấu thầu hoặc chọn thầu cung cấp thiết bị và xây lắp công trình.
4. Quản lý thi công xây dựng công trình.
5. Kiểm tra chất lượng thi công, xác nhận tính pháp lý khối lượng hoàn thành và làm các thủ tục thanh toán; trường hợp có khối lượng phát sinh, Ban Quản lý đầu tư xây dựng công trình phải yêu cầu tổ chức thiết kế và tổ chức thi công giải trình để xem xét và kiến nghị với chủ đầu tư giải quyết.
6. Giải quyết các thủ tục về đất đai, phối hợp với các cơ quan chuyên môn thực hiện việc giải phóng mặt bằng và xin cấp giấy phép xây dựng.
7. Lập kế hoạch vốn đầu tư và kế hoạch tài chính cho công trình để chủ đầu tư trình các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, quản lý sử dụng nguồn vốn đầu tư được giao có hiệu quả.
8. Tổ chức giám định chất lượng xây dựng, nghiệm thu công trình và bàn giao công trình hoàn thành đưa vào sử dụng.
9. Đình chỉ việc thực hiện các công việc xây dựng nếu chất lượng thi công không đúng tiêu chuẩn, quy phạm kỹ thuật và không đảm bảo yêu cầu của hồ sơ thiết kế được duyệt.
10. Từ chối nghiệm thu, thanh quyết toán khi khối lượng công việc không đảm bảo chất lượng công trình.
11. Yêu cầu, quản lý, giám sát công tác bảo hành công trình.
12. Thực hiện quyết toán hàng năm và tổng quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
13. Thực hiện chế độ báo cáo sơ kết định kỳ hàng tháng, hàng quý, sáu tháng, tổng kết năm và báo cáo đột xuất theo yêu cầu của Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận và các sở - ngành liên quan.
14. Yêu cầu các đơn vị cung cấp thông tin, tài liệu liên quan trong việc đề xuất chủ trương, kế hoạch đầu tư các dự án và tham mưu Ủy ban nhân dân quận giải quyết các vấn đề phát sinh thuộc lĩnh vực chuyên môn.
15. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật, do Ủy ban nhân dân thành phố quy định và do Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận giao hoặc ủy quyền.
Chương III
TỔ CHỨC BỘ MÁY VÀ BIÊN CHẾ
Điều 3. Cơ cấu tổ chức
1. Cán bộ lãnh đạo:
Ban Quản lý đầu tư xây dựng công trình do Giám đốc phụ trách, có không quá 3 Phó Giám đốc giúp việc Giám đốc.
Ban Quản lý đầu tư xây dựng công trình làm việc theo chế độ thủ trưởng.
2. Cơ cấu các tổ chức năng, nghiệp vụ trực thuộc:
Ban Quản lý đầu tư xây dựng công trình được tổ chức thành 05 tổ; mỗi tổ có Tổ trưởng và 01 Tổ phó, bao gồm:
- Tổ Kế toán - Hành chính;
- Tổ Kế hoạch - Tổng hợp;
- Tổ Kỹ thuật Xây dựng;
- Tổ Kỹ thuật Giao thông;
- Tổ Bồi thường giải phóng mặt bằng.
3. Việc thành lập, sáp nhập và sắp xếp các tổ thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận.
- Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cho thôi giữ các chức danh Giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng và phụ trách kế toán, thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận.
- Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cho thôi giữ các chức danh Tổ trưởng, Tổ phó chuyên môn thuộc thẩm quyền của Giám đốc sau khi thỏa thuận với Trưởng Phòng Nội vụ.
Điều 4. Biên chế
Ban Quản lý đầu tư xây dựng công trình là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc hệ thống các đơn vị sự nghiệp Nhà nước, được giao định mức biên chế khung và sử dụng một phần kinh phí ngân sách.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận quyết định định mức biên chế đối với Ban Quản lý đầu tư xây dựng công trình trong tổng số biên chế sự nghiệp khác của Quận được Ủy ban nhân dân thành phố giao hàng năm.
Ngoài định mức biên chế được giao, Giám đốc Ban Quản lý đầu tư xây dựng công trình được hợp đồng lao động (theo Bộ luật Lao động), hợp đồng thuê, khoán công việc đối với những công việc không cần bố trí biên chế thường xuyên để đáp ứng yêu cầu công tác của đơn vị.
Chương IV
CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH, TIỀN LƯƠNG, CƠ CHẾ TÀI CHÍNH
Điều 5. Chế độ chính sách, tiền lương đối với cán bộ, viên chức
Chế độ tiền lương của cán bộ, viên chức Ban Quản lý đầu tư xây dựng công trình áp dụng theo quy định tại Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.
Quá trình công tác tại Ban Quản lý đầu tư xây dựng công trình theo diện hợp đồng của cán bộ, viên chức được tính là thời gian liên tục, để tính mức lương trong việc xét tuyển, bổ nhiệm ngạch.
Điều 6. Chế độ phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp kế toán
1. Chế độ phụ cấp chức vụ:
a) Lãnh đạo Ban:
- Giám đốc hưởng phụ cấp chức vụ: 0,40
- Phó Giám đốc hưởng phụ cấp chức vụ: 0,30
b) Cán bộ quản lý tổ chuyên môn:
- Tổ trưởng chuyên môn, nghiệp vụ: 0,15
- Tổ phó chuyên môn, nghiệp vụ: 0,10
2. Chế độ phụ cấp kế toán:
- Kế toán trưởng được hưởng mức phụ cấp: 0,25 (bằng với phụ cấp chức vụ Tổ trưởng 0,15 + 0,10 = 0,25).
- Phụ trách kế toán được hưởng mức phụ cấp: 0,15 (bằng với phụ cấp chức vụ Tổ trưởng).
Điều 7. Cơ chế tài chính
Ban Quản lý đầu tư xây dựng công trình là đơn vị sự nghiệp công lập; áp dụng cơ chế tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập, cơ chế tài chính được thực hiện:
- Theo Thông tư số 117/2008/TT-BTC ngày 09 tháng 12 năm 2008 của Bộ Tài chính trong trường hợp nguồn thu để lập dự toán trích từ dự án theo đúng định mức quy định đảm bảo đủ kinh phí hoạt động của Ban.
- Theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP trong trường hợp nguồn thu để lập dự toán trích từ dự án theo đúng định mức quy định không đủ đảm bảo kinh phí hoạt động của Ban.
Điều 8. Nguồn kinh phí
Kinh phí hoạt động của Ban Quản lý đầu tư xây dựng công trình từ nguồn được trích từ dự án theo định mức tỷ lệ quy định do Bộ Xây dựng công bố và các nguồn thu khác (nếu có).
Trường hợp kinh phí của các dự án trên địa bàn quận không đủ chi, thì Ủy ban nhân dân quận căn cứ vào cân đối ngân sách quận để giải quyết bổ sung kinh phí hoạt động theo quy định.
Chương V
TUYỂN DỤNG, BỔ NHIỆM NGẠCH, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VIÊN CHỨC
Điều 9. Tuyển dụng, bổ nhiệm ngạch, quản lý và sử dụng viên chức
Viên chức vào làm việc tại Ban Quản lý đầu tư xây dựng công trình được tổ chức xét tuyển, thực hiện chế độ tập sự và bổ nhiệm vào ngạch viên chức hoặc hợp đồng lao động và tổ chức quản lý, sử dụng viên chức theo quy định của Nhà nước.
Điều 10. Thẩm quyền xét tuyển và bổ nhiệm ngạch viên chức
Giám đốc đề nghị Ủy ban nhân dân quận thành lập Hội đồng và thực hiện việc xét tuyển, sau đó Ủy ban nhân dân quận quyết định tuyển dụng, bổ nhiệm ngạch hoặc đề nghị Sở Nội vụ bổ nhiệm ngạch theo thẩm quyền.
Điều 11. Khen thưởng và xử lý kỷ luật cán bộ, viên chức
Cán bộ, viên chức làm việc tại Ban Quản lý đầu tư xây dựng công trình được khen thưởng và xét danh hiệu thi đua theo quy định hiện hành và xử lý kỷ luật theo quy định tại Nghị định số 35/2005/NĐ-CP ngày 17 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ về việc xử lý kỷ luật cán bộ, công chức và Bộ Luật Lao động.
Chương VI
PHÂN CÔNG, CHẾ ĐỘ TRÁCH NHIỆM CỦA GIÁM ĐỐC, PHÓ GIÁM ĐỐC VÀ CÁC TỔ CHỨC NĂNG
Điều 12. Phân công, chế độ trách nhiệm
1. Giám đốc
- Chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận về toàn bộ hoạt động của Ban Quản lý đầu tư xây dựng công trình, đồng thời chịu sự hướng dẫn của các sở - ngành đối với các hoạt động liên quan;
- Điều hành hoạt động của Ban; chỉ đạo cán bộ, viên chức, nhân viên của Ban lập, trình duyệt và tổ chức thực hiện các dự án trên địa bàn quận;
- Tham gia thành viên Hội đồng bồi thường thiệt hại, giải phóng mặt bằng của các dự án trên địa bàn quận và thực hiện vai trò tham mưu, giúp việc theo chức năng nhiệm vụ quy định tại Quy chế này;
- Giúp Ủy ban nhân dân quận xây dựng và ban hành quyết định đình chỉ việc thực hiện các công việc xây dựng khi chất lượng thi công không đúng tiêu chuẩn, quy phạm kỹ thuật và không đảm bảo yêu cầu của hồ sơ thiết kế được duyệt.
2. Các Phó Giám đốc
Phó Giám đốc là người giúp việc cho Giám đốc, thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo lĩnh vực công tác do Giám đốc phân công và chịu trách nhiệm trước Giám đốc, liên đới chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đã được giao. Phó Giám đốc được Giám đốc ủy quyền thực hiện một số công việc cụ thể theo quy định.
3. Các Tổ chuyên môn, nghiệp vụ
- Tham mưu, giúp việc cho Giám đốc hoặc Phó Giám đốc về các lĩnh vực được phân công;
- Thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật có liên quan đến hoạt động của đơn vị;
- Tham mưu cho lãnh đạo giải quyết những vấn đề liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của đơn vị;
- Xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ hàng năm cho đơn vị;
- Thực hiện các công tác khác theo sự chỉ đạo của lãnh đạo.
4. Cán bộ, viên chức, nhân viên
Cán bộ, viên chức, nhân viên làm việc tại Ban Quản lý đầu tư xây dựng công trình phải có năng lực, trình độ chuyên môn phù hợp với công việc, là người có phẩm chất, đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, công minh, khách quan trong thi hành công vụ và chấp hành nghiêm túc sự phân công của lãnh đạo Ban, của Tổ.
Chương VII
CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC VÀ QUAN HỆ CÔNG TÁC
Điều 13. Chế độ làm việc và hội họp
1. Chế độ làm việc
Thực hiện theo quy định chung của Nhà nước và của Quận.
Cán bộ, viên chức, nhân viên của Ban Quản lý đầu tư xây dựng công trình đều có chức danh, nhiệm vụ cụ thể và đeo thẻ theo quy định.
Cán bộ, viên chức, nhân viên phải có thái độ, phong cách làm việc lịch sự, hòa nhã, tận tụy, khiêm tốn, tôn trọng và lắng nghe ý kiến của nhân dân, cũng như của đồng nghiệp.
2. Chế độ hội họp
Định kỳ hàng tuần họp giao ban giữa lãnh đạo Ban với các Tổ trưởng để kiểm điểm công tác trong tuần và triển khai công tác tuần tới.
Hàng tháng họp toàn thể cán bộ, viên chức, nhân viên của đơn vị một lần để kiểm điểm tình hình thực hiện công tác trong tháng và đề ra công tác cho tháng tiếp theo; đồng thời, phổ biến các chủ trương, chính sách, chế độ mới của Nhà nước và nhiệm vụ mới phát sinh ở địa phương và có văn bản báo cáo cho Ủy ban nhân dân quận và sở - ngành liên quan.
Hàng quý, 6 tháng và cuối năm, báo cáo sơ, tổng kết công tác theo quy định.
Ngoài ra, có thể tổ chức họp đột xuất để triển khai các công việc cần thiết và cấp bách theo yêu cầu của Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận.
Điều 14. Quan hệ công tác
Ban Quản lý đầu tư xây dựng công trình có các mối quan hệ công tác như sau:
1. Đối với các sở - ngành liên quan
Ban Quản lý đầu tư xây dựng công trình chịu sự hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về lập dự toán, quyết toán công trình theo đúng quy định; hướng dẫn chi tiết về xác định chủ đầu tư; thẩm định dự án; tổ chức quản lý dự án và bồi dưỡng nghiệp vụ về quản lý dự án; giám sát thi công xây dựng; xét tuyển thiết kế kiến trúc xây dựng công trình; lưu trữ hồ sơ thiết kế; phá dỡ công trình xây dựng; các nội dung khác có liên quan.
Ban Quản lý đầu tư xây dựng công trình thực hiện việc báo cáo kết quả công tác định kỳ, đột xuất và chuyên đề theo yêu cầu của các sở - ngành liên quan.
2. Đối với Ủy ban nhân dân quận
Ban Quản lý đầu tư xây dựng công trình chịu sự lãnh đạo và quản lý trực tiếp, toàn diện của Ủy ban nhân dân quận. Giám đốc trực tiếp nhận chỉ đạo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận và báo cáo Ủy ban nhân dân quận việc thực hiện những mặt công tác đã được phân công.
3. Đối với các cơ quan khác thuộc Ủy ban nhân dân quận
Thực hiện tốt mối quan hệ phối hợp và hợp tác bình đẳng trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được quy định.
Khi phối hợp giải quyết công việc thuộc lĩnh vực mình phụ trách, nếu chưa nhất trí với ý kiến của các cơ quan khác, Giám đốc chủ động tập hợp các ý kiến và trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận quyết định.
4. Đối với Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể và tổ chức xã hội quận.
Phối hợp với các ngành, đoàn thể có liên quan trong việc tuyên truyền, vận động các tổ chức và cá nhân thực hiện các chủ trương của Đảng, pháp luật, quy định của Nhà nước để giải phóng mặt bằng, thực hiện dự án đầu tư đã được phê duyệt.
Khi các tổ chức trên có yêu cầu, kiến nghị những vấn đề thuộc chức năng của Ban Quản lý đầu tư xây dựng công trình, Giám đốc có trách nhiệm trình bày, giải quyết hoặc trình Ủy ban nhân dân quận giải quyết các yêu cầu đó theo quy định.
5. Đối với Ủy ban nhân dân phường
Khi phối hợp giải quyết công việc thuộc lĩnh vực mình phụ trách, nếu chưa nhất trí với ý kiến của Ủy ban nhân dân phường, Giám đốc tập hợp các ý kiến và trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận quyết định.
Chương VIII
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 15.
Căn cứ quy chế này, Giám đốc Ban Quản lý đầu tư xây dựng công trình có trách nhiệm bố trí, sắp xếp đội ngũ cán bộ viên chức, phân công hợp lý nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, đảm bảo thực hiện tốt công việc được giao.
Giám đốc Ban Quản lý đầu tư xây dựng công trình quận triển khai nội dung quy chế này trong đơn vị và xây dựng quy chế làm việc nhằm cụ thể hóa chức năng, nhiệm vụ các bộ phận, từng cán bộ viên chức của đơn vị.
Ban Quản lý đầu tư xây dựng công trình và các cơ quan liên quan thuộc quận có trách nhiệm thực hiện Quy chế này.
Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn vướng mắc, Giám đốc Ban Quản lý đầu tư xây dựng công trình đề xuất Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận bổ sung hoặc sửa đổi Quy chế, sau khi có sự trao đổi thống nhất với Trưởng Phòng Nội vụ./. | {
"issuing_agency": "Quận Thủ Đức",
"promulgation_date": "27/01/2010",
"sign_number": "01A/2010/QĐ-UBND",
"signer": "Trương Văn Thống",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thuong-mai/Quyet-dinh-1537-QD-UBND-2020-giai-phap-phat-trien-Vung-kinh-te-trong-diem-mien-Trung-Quang-Ngai-456074.aspx | Quyết định 1537/QĐ-UBND 2020 giải pháp phát triển Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung Quảng Ngãi | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NGÃI
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 1537/QĐ-UBND
Quảng Ngãi, ngày 08 tháng 10 năm 2020
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM MIỀN TRUNG CỦA TỈNH QUẢNG NGÃI
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/9/2020 của Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp đẩy mạnh phát triển các vùng kinh tế trọng điểm;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Công văn số 1621/SKHĐT-TH ngày 29/9/2020.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Chương trình hành động thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp phát triển Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung của tỉnh Quảng Ngãi.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đơn vị trực thuộc UBND tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Văn phòng Chính phủ (b/c);
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
- Hội đồng Vùng KTTĐ miền Trung;
- Thường trực Tỉnh ủy (b/c);
- Thường trực HĐND tỉnh;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh;
- UBMTTQ Việt Nam tỉnh;
- Các tổ chức CT-XH tỉnh;
- Văn phòng: Tỉnh ủy, HĐND tỉnh;
- Các cơ quan TW trên địa bàn tỉnh;
- VPUB: PCVP, các P.N/cứu, CBTH;
- Lưu: VT, THh318.
CHỦ TỊCH
Đặng Văn Minh
CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG
THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM MIỀN TRUNG CỦA TỈNH QUẢNG NGÃI
(Ban hành kèm theo Quyết định 1537/QĐ-UBND ngày 08/10/2020 của Chủ tịch UBND tỉnh)
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Việc xây dựng và ban hành Chương trình hành động nhằm quán triệt và chỉ đạo các cấp, các ngành tập trung tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/9/2020 của Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp đẩy mạnh phát triển các vùng kinh tế trọng điểm.
2. Chương trình hành động cụ thể hóa các nhiệm vụ, giải pháp nhằm phát triển Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung mà tỉnh Quảng Ngãi là thành viên.
II. MỤC TIÊU
- Phát huy sức mạnh đoàn kết, đổi mới tư duy, sáng tạo, khơi dậy khát vọng vươn lên mạnh mẽ của tỉnh; phát huy tinh thần tự lực, tự cường để vươn lên phát triển nhanh, bền vững, đóng góp một cách thiết thực vào việc phát triển của Vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung.
- Phối hợp với các địa phương trong Vùng tham mưu Chính phủ hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách về điều phối liên kết Vùng để thúc đẩy liên kết vùng kinh tế trọng điểm. Xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù huy động nguồn lực xã hội và bố trí nguồn lực đầu tư thích đáng từ nguồn ngân sách nhà nước trong giai đoạn 2021-2025 để phát triển kết cấu hạ tầng của Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, nhất là các dự án giao thông kết nối liên vùng.
- Phối hợp, tham gia xây dựng quy hoạch cấp vùng thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đảm bảo có tầm nhìn dài hạn, phát huy tiềm năng, lợi thế sẵn có, tính liên kết đặc thù của Vùng. Xây dựng Quy hoạch tỉnh Quảng Ngãi thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo phương pháp tích hợp nhiều quy hoạch, với cách làm đổi mới sáng tạo, không tư duy dàn trải và thống nhất, đồng bộ với quy hoạch vùng.
- Xác định các ngành, lĩnh vực phù hợp với đặc thù, lợi thế so sánh của tỉnh, của Vùng để tập trung thu hút đầu tư; hạn chế phát triển dàn trải, trùng lặp, cạnh tranh giữa các vùng và nội vùng.
- Phát huy hết tiềm năng, lợi thế của Khu kinh tế Dung Quất thông qua việc kết nối và định hướng phát triển ngành nghề với các Khu công nghiệp, Khu kinh tế trong Vùng; xây dựng mối quan hệ bền chặt giữa Khu kinh tế Dung Quất và Khu kinh tế mở Chu Lai thông qua hạ tầng dùng chung để hình thành một khu vực sản xuất rộng lớn, đa chức năng và tương hỗ cho nhau.
III. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
Các cơ quan, đơn vị, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ, có trách nhiệm tham mưu UBND tỉnh thực hiện Chương trình hành động này, cụ thể:
I. Xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch
a) Sở Kế hoạch và Đầu tư: Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố khẩn trương xây dựng hoàn thành Quy hoạch tỉnh Quảng Ngãi thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; trong đó chú trọng đến mối liên kết Vùng.
b) Ban Quản lý KKT Dung Quất và các KCN Quảng Ngãi:
- Khẩn trương triển khai lập đồ án Điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng KKT Dung Quất đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 20501. Trong đó, tập trung nghiên cứu, xác định vai trò, vị trí của KKT Dung Quất trong Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung; đặt mục tiêu, chiến lược phát triển KKT Dung Quất phù hợp với định hướng quy hoạch tỉnh và của Vùng; phân tích mối quan hệ tương hỗ để cùng nhau phát triển giữa KKT Dung Quất và các KKT ven biển trong Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, đặc biệt là mối quan hệ tương hỗ giữa Khu kinh tế Dung Quất và Khu kinh tế mở Chu Lai.
- Tiến hành rà soát quy hoạch chi tiết cảng Dung Quất; quy hoạch, xây dựng và tổ chức khai thác đồng bộ các cảng biển tổng hợp, cảng chuyên dùng gắn với các dịch vụ hỗ trợ; đầu tư xây dựng hình thành tuyến container trung chuyển quốc tế tại KKT Dung Quất; phát triển cảng nước sâu Dung Quất trở thành một trong những cảng có quy mô lớn ở khu vực miền Trung; đồng thời kêu gọi các nhà đầu tư có tiềm lực để thực hiện đầu tư đồng bộ nhằm xây dựng trung tâm Logistics hiện đại tại KKT Dung Quất đáp ứng yêu cầu về thị trường tại khu vực.
c) Các sở, ban, ngành liên quan tích cực, chủ động tham mưu UBND tỉnh trong công tác phối hợp với các bộ, ngành Trung ương về đề xuất các nội dung liên quan của tỉnh trong quá trình xây dựng quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng.
2. Về huy động nguồn lực đầu tư phát triển
a) Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ban Quản lý Khu kinh tế Dung Quất và các Khu công nghiệp Quảng Ngãi:
- Đổi mới cách xúc tiến đầu tư, tập trung thu hút, kêu gọi dòng vốn FDI, các nhà đầu tư đủ tiềm lực đầu tư vào Quảng Ngãi trong xu thế dòng vốn FDI đang dịch chuyển mạnh.
- Thúc đẩy sự phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ để sản xuất cung ứng công nghiệp phụ trợ cho các doanh nghiệp lớn.
- Ưu tiên phân bổ vốn cho các công trình ngoài hàng rào các dự án lớn, trọng điểm, có sức lan tỏa.
b) Sở Tài chính phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu UBND tỉnh bố trí đầy đủ các nguồn lực để thực hiện việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh phù hợp với Quy hoạch tỉnh và định hướng phát triển Vùng.
c) Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tỉnh Quảng Ngãi:
Chỉ đạo các tổ chức tín dụng tập trung huy động các nguồn vốn nhàn rỗi để cung ứng đầy đủ, kịp thời vốn tín dụng với lãi suất hợp lý giúp doanh nghiệp, người dân khôi phục và phát triển sản xuất kinh doanh, đặc biệt để đầu tư các dự án giúp phát huy thế mạnh, tiềm năng của tỉnh.
d) Sở Giao thông vận tải:
Tích cực, chủ động, phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu cấp thẩm quyền tập trung nguồn lực ưu tiên vốn ngân sách nhà nước đẩy nhanh thực hiện một số dự án lớn mang tính kết nối Vùng trong giai đoạn 2021-2025 như: Đường ven biển Dung Quất-Sa Huỳnh, giai đoạn 2; cầu Trà Khúc; Đường nối từ cầu Thạch Bích đến Tịnh Phong; Nâng cấp, mở rộng tuyến Quốc lộ 24 (Km32-Km50), Quốc lộ 24B (Km23-Km57); Nâng cấp, mở rộng tuyến đường tỉnh ĐT.628, đoạn Quốc lộ 1 - Thị trấn Chợ Chùa; Nâng cấp, mở rộng tuyến đường tỉnh ĐT.624, đoạn Nghĩa Hành - Minh Long (Km8 - Km27); Nâng cấp, mở rộng tuyến ĐT.624C (Đạm Thủy - Suối Bùn)... Phối hợp trong quá trình triển khai đầu tư dự án Đường cao tốc đoạn Quảng Ngãi - Bình Định, góp phần phát huy lợi thế về giao thông kết nối, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế các địa phương trong Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.
e) Sở Khoa học và Công nghệ
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan trong việc tổ chức thực hiện Quyết định số 36/QĐ-UBND ngày 07/01/2020 của UBND tỉnh Quảng Ngãi phê duyệt Kế hoạch “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2020-2025” và thực hiện các nhiệm vụ phát triển khoa học khác mang tính thực tiễn và ứng dụng cao, đảm bảo cung ứng nguồn lực về khoa học cho tỉnh và cho Vùng.
3. Về đào tạo và sử dụng lao động
a) Sở Giáo dục và Đào tạo
Tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo theo tinh thần Nghị quyết 29-NQ/TW, Kết luận số 51-KL/TW ngày 30/5/2019 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; huy động nguồn lực, sự tham gia của xã hội để phát triển giáo dục và đào tạo, đảm bảo định hướng ban đầu và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao để đáp ứng yêu cầu phát triển xã hội trong giai đoạn hiện nay.
b) Sở Lao động, Thương binh và Xã hội:
- Xây dựng cơ sở dữ liệu về cung, cầu nguồn nhân lực, trong đó có nguồn nhân lực có tay nghề cao nhằm thiết lập mối quan hệ chặt chẽ giữa chính quyền, cơ sở dạy nghề, doanh nghiệp và người học; từ đó nâng cao năng lực dự báo nguồn nhân lực có tay nghề cao thuộc các lĩnh vực, ngành nghề, đặc biệt là đối với các ngành, lĩnh vực mũi nhọn. Chú trọng đến công tác đào tạo, đào tạo lại, đào tạo nâng cao cho ngươi lao động để phục vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, xây dựng nông thôn mới, thích ứng với thay đổi công nghệ và chuyển đổi số trong sản xuất. Đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo theo hướng gắn với doanh nghiệp, theo địa chỉ đặt hàng và thị trường lao động.
- Tăng cường kết nối cung - cầu nhân lực với các địa phương trong Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và với cả nước, khu vực và quốc tế; hình thành cơ sở dữ liệu về nguồn nhân lực chất lượng cao, trong đó bao gồm người lao động đã từng học tập, lao động ở các nước có nền kinh tế phát triển nhằm chủ động cung cấp nguồn lao động này đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp.
- Tăng cường các hoạt động hợp tác quốc tế trong giáo dục nghề nghiệp như: liên kết đào tạo; nghiên cứu khoa học; trao đổi học thuật; đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý; quản trị nhà trường...
4. Về cơ sở dữ liệu, hệ thống thông tin
- Sở Thông tin và Truyền thông: Chủ trì, tham mưu UBND tỉnh trình cấp thẩm quyền xem xét, ban hành Nghị quyết của Tỉnh ủy về xây dựng và phát triển Chính quyền số tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030. Nâng cấp Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Quảng Ngãi, phiên bản 2.0; Xây dựng, triển khai Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu (LGSP) tỉnh Quảng Ngãi. Phát triển và hoàn thiện Cổng Dịch vụ công - Hệ thống thông tin một cửa điện tử của tỉnh, tăng cường thực hiện kết nối, tích hợp chia sẻ dữ liệu với Cổng Dịch vụ công quốc gia. Tăng cường hiệu quả công tác cung cấp và sử dụng dịch vụ công trực tuyến trên địa bàn tỉnh.
- Tăng cường công tác truyền thông về hiện đại hóa hành chính, về xây dựng Chính quyền số, kinh tế số, xã hội số nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi thói quen hành vi, tạo sự đồng thuận và tham gia của người dân, doanh nghiệp.
- Xây dựng các Đề án: Xây dựng và phát triển Trung tâm dữ liệu số của tỉnh Quảng Ngãi từ Trung tâm dữ liệu hiện có; Chuyển đổi số tỉnh Quảng Ngãi. Chương trình Phát triển Chính quyền số tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2021-2025 trình cấp thẩm quyền xem xét, ban hành.
5. Về cơ chế điều phối Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
Sở Kế hoạch và Đầu tư: Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tham mưu UBND tỉnh thực hiện tốt các hoạt động điều phối liên kết với các Bộ, ngành, các địa phương trong Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung theo Quyết định số 941/QĐ-TTg ngày 25/6/2015 của Thủ tướng Chính phủ; đề xuất hoàn thiện cơ chế điều phối hoạt động của các vùng kinh tế trọng điểm; đề xuất với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Hội đồng vùng những cơ chế, chính sách phù hợp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện. Làm đầu mối phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư các địa phương trong Vùng thúc đẩy triển khai có hiệu quả các hoạt động kết nối ngành, lĩnh vực trong Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.
6. Về cơ cấu lại các ngành, lĩnh vực
a) Các ngành, lĩnh vực ưu tiên phát triển
- Phối hợp xây dựng chiến lược liên kết kinh tế vùng, phát huy tối đa lợi thế của Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Trong đó, tập trung phát triển mạnh các lĩnh vực: hạ tầng công nghiệp, dịch vụ, công nghiệp phụ trợ, vật liệu mới, lọc hóa dầu, logistics, phát triển du lịch miền Trung kết hợp với Tây Nguyên thành vùng du lịch trọng điểm. Xây dựng hệ thống giám sát đánh giá việc thực hiện những nội dung liên kết vùng trong quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội cấp địa phương.
- Tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp - dịch vụ - nông, lâm nghiệp và đẩy mạnh hội nhập; giảm tỷ trọng lao động trong nông nghiệp; tăng tỷ trọng lao động trong các ngành công nghiệp, dịch vụ.
- Hình thành và phát triển các cụm ngành hợp lý, có lợi thế: Phát triển các cụm ngành (đang hình thành hoặc có điều kiện để phát triển) có lợi thế của tỉnh: Cụm ngành lọc hóa dầu - Nhà máy lọc dầu Dung Quất là trung tâm; cụm ngành sắt thép - Nhà máy thép Hòa Phát là trung tâm và cụm ngành công nghiệp phụ trợ đang hình thành tại các Khu công nghiệp và cụm công nghệ làng nghề.
b) Các sở, ban, ngành tỉnh:
- Sở Khoa học và Công nghệ: Nghiên cứu triển khai các hoạt động đổi mới sáng tạo, nghiên cứu hỗ trợ xây dựng các trung tâm ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp khoa học và công nghệ trong trường đại học, doanh nghiệp, khu công nghiệp, khu kinh tế trên địa bàn tỉnh; xác lập quyền, bảo hộ và khai thác phát triển tài sản trí tuệ gắn với thương mại hóa, phát triển thị trường khoa học công nghệ. Phối hợp đẩy mạnh liên kết Viện - Trường - Doanh nghiệp giữa các địa phương trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung để đẩy mạnh chuyển giao, ứng dụng kết quả khoa học và công nghệ.
- Sở Giao thông vận tải: Nghiên cứu đề xuất kết nối kết cấu hạ tầng giao thông trọng điểm, lan tỏa, tạo liên kết vùng (các công trình kết nối khu công nghiệp, khu kinh tế, trục hướng tâm, vành đai, các đường kết nối cảng biển và hành lang vận tải quốc tế).
- Sở Công Thương: Chủ trì, tham mưu UBND tỉnh làm việc với Bộ Công Thương và các Bộ, ngành liên quan sớm triển khai đầu tư Trung lâm phát triển công nghiệp hỗ trợ miền Trung - Tây Nguyên, trụ sở đặt tại tỉnh Quảng Ngãi2.
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Tuyên truyền nâng cao nhận thức, tạo sự thống nhất về tính tất yếu và tầm quan trọng của việc thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp đến các cấp, các ngành, địa phương và người dân về xây dựng nền sản xuất nông nghiệp hàng hóa cạnh tranh và thích ứng với biến đổi khí hậu. Tiếp tục nghiên cứu rà soát, hoàn thiện cơ chế, chính sách, tạo động mới cho phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn; tạo điều kiện để các thành phần kinh tế, đặc biệt là các doanh nghiệp tiếp cận thuận lợi hơn về đất đai, nguồn vốn, thị trường để đầu tư vào nông nghiệp và phát triển nông thôn. Rà soát, điều chỉnh chiến lược, quy mô, kế hoạch và cơ cấu sản xuất phù hợp với lợi thế, nhu cầu thị trường và thích ứng với biến đổi khí hậu; xây dựng kế hoạch sản xuất theo 03 nhóm sản phẩm: (1) Sản phẩm chủ lực quốc gia; (2) Sản phẩm chủ lực cấp tỉnh; (3) sản phẩm là đặc sản của địa phương theo mô hình “Mỗi xã một sản phẩm”. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến, công nghệ hiệu quả cao, nông nghiệp hữu cơ, chuyển giao công nghệ sinh học; hình thành chuỗi liên kết sản xuất - chế biến - tiêu thụ nông sản, các sản phẩm lợi thế của tỉnh và các địa phương trong vùng.
- Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Có chương trình, kế hoạch, giải pháp cụ thể phát triển du lịch bền vững, hiệu quả, đặc biệt là du lịch sinh thái, văn hóa, thể hiện tính đặc thù, độc đáo của tỉnh. Xây dựng chiến lược và tái định vị thương hiệu du lịch của tỉnh Quảng Ngãi3; xây dựng tiêu chí và đề xuất bộ nhận diện thương hiệu du lịch Quảng Ngãi; xây dựng kế hoạch tổng thể truyền thông phát triển thương hiệu du lịch Quảng Ngãi đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Đẩy mạnh công tác xúc tiến, quảng bá; tăng cường kết nối, liên kết phát triển du lịch với các địa phương Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, với các địa phương khu vực Tây Nguyên và các trung tâm kinh tế lớn của cả nước.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Kế hoạch và Đầu tư:
Chịu trách nhiệm tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được giao và là đầu mối đôn đốc các sở, ban, ngành, đơn vị trực thuộc UBND tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai các nhiệm vụ được giao đảm bảo tiến độ, đạt chất lượng. Kịp thời tổng hợp, đề xuất UBND tỉnh các giải pháp để tháo gỡ các vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện Chương trình hành động này. Trước ngày 10/12 hàng năm, tham mưu UBND tỉnh báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện các cơ chế, chính sách, nhiệm vụ, giải pháp nêu tại Chương trình hành động này.
2. Các sở, ban, ngành, đơn vị trực thuộc UBND tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố:
Theo chức năng, nhiệm vụ, tập trung quán triệt và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp nêu tại Chương trình hành động này; chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc phạm vi quản lý triển khai thực hiện. Kịp thời báo cáo và đề xuất giải pháp xử lý các vướng mắc phát sinh trong quá trình triển khai thực hiện; gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh. Trước ngày 15/11 hàng năm, gửi báo cáo kết quả thực hiện các nhiệm vụ được giao tại Chương trình hành động này cho Sở Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp theo quy định.
3. Thủ trưởng các sở, ban ngành, đơn vị trực thuộc UBND tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm trực tiếp trước UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh về việc triển khai và kết quả thực hiện Chương trình hành động này./.
1 Sau khi nhiệm vụ điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng KKT Dung Quất đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
2 Bộ Công Thương đã có chủ trương tại công văn số 12311/BCT-CNNg ngày 21/12/2016.
3 Tập trung các nội dung về mục tiêu, chiến lược thương hiệu; xác định tầm nhìn, sứ mạng, các giá trị cốt lõi; xác định và thiết lập định vị thương hiệu; phạm vi cạnh tranh; thị trường mục tiêu; điểm tương đồng và khác biệt; kiến trúc thương hiệu; marketing tích hợp... | {
"issuing_agency": "Tỉnh Quảng Ngãi",
"promulgation_date": "08/10/2020",
"sign_number": "1537/QĐ-UBND",
"signer": "Đặng Văn Minh",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Giao-thong-Van-tai/Quyet-dinh-40-2012-QD-UBND-hoat-dong-van-tai-duong-bo-trong-do-thi-ty-le-150494.aspx | Quyết định 40/2012/QĐ-UBND hoạt động vận tải đường bộ trong đô thị tỷ lệ | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH AN GIANG
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 40/2012/QĐ-UBND
An Giang, ngày 23 tháng 10 năm 2012
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ TRONG ĐÔ THỊ VÀ TỶ LỆ PHƯƠNG TIỆN VẬN TẢI HÀNH KHÁCH ĐÁP ỨNG NHU CẦU ĐI LẠI CỦA NGƯỜI KHUYẾT TẬT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH AN GIANG
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG
Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Nghị định số 91/2009/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về kinh doanh và điều kiện kinh doanh;
Căn cứ Thông tư 14/2010/TT-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải ngày 24 tháng 06 năm 2010 quy định về tổ chức và quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô;
Theo đề nghị Giám đốc Sở Giao thông Vận tải,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về hoạt động vận tải đường bộ trong đô thị và tỷ lệ phương tiện vận tải hành khách đáp ứng nhu cầu đi lại của người khuyết tật trên địa bàn tỉnh An Giang.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 (mười) ngày kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải, Thủ trưởng các Sở ngành tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, Thủ trưởng các đơn vị và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này ./.
Nơi nhận:
- Bộ Giao thông và Vận tải;
- Website Chính phủ;
- Cục Kiểm soát TTHC -Văn phòng Chính phủ;
- Cục Kiểm tra văn bản – Bộ Tư pháp;
- TT Tỉnh ủy, TT HĐND tỉnh, TT UBND tỉnh;
- Các Sở, Ban ngành, đoàn thể cấp tỉnh;
- Lãnh đạo VP UBND tỉnh;
- Trung tâm Công báo tỉnh;
- Báo AG, Đài PTTH AG, Phân xã AG (phổ biến);
- UBND huyện, thị, TP (để thực hiện);
- UBND các xã, phường, thị trấn ( qua email);
- Phòng KT, TH, XDCB, VHXH - VPUBND tỉnh;
- Lưu: VT, NC, KSTT (2 bản).
TM.ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Vương Bình Thạnh
QUY ĐỊNH
VỀ HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ TRONG ĐÔ THỊ VÀ TỶ LỆ PHƯƠNG TIỆN VẬN TẢI HÀNH KHÁCH ĐÁP ỨNG NHU CẦU ĐI LẠI CỦA NGƯỜI KHUYẾT TẬT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH AN GIANG
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 40 /2012/QĐ-UBND ngày 23 tháng 10 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Quy định này quy định việc quản lý hoạt động vận tải hành khách bằng xe buýt, xe ô tô theo tuyến cố định, xe hợp đồng, xe taxi; hoạt động vận tải hàng hóa bằng xe ô tô, xe taxi; hoạt động vận tải phục vụ vệ sinh môi trường trong đô thị; tỷ lệ phương tiện vận tải hành khách đáp ứng nhu cầu đi lại của người khuyết tật trên địa bàn tỉnh An Giang.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Quy định này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân có đăng ký kinh doanh và hoạt động vận tải hành khách, vận tải hàng hóa bằng xe ô tô, xe buýt, xe taxi; dịch vụ thu gom rác, vệ sinh môi trường hoạt động trong đô thị trên địa bàn tỉnh An Giang.
2. Các tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng áp dụng của Quy định này liên quan còn phải chấp hành Luật Giao thông đường bộ và các quy định khác của pháp luật về đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ, vệ sinh môi trường và trật tự an toàn xã hội.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Quy định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Đô thị là các thành phố, thị xã, thị trấn, được các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ra quyết định thành lập. Là trung tâm tổng hợp hay chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của một vùng lãnh thổ nhất định.
2. Cơ sở hạ tầng xe buýt là hệ thống các điểm đầu, điểm cuối, trạm dừng, nhà chờ, đầu mối trung chuyển hành khách, bãi kỹ thuật (bãi hậu cần), bãi giữ xe cá nhân, hệ thống trang thiết bị thông tin trên tuyến.
3. Người khuyết tật là những người bị khiếm khuyết một hay nhiều bộ phận cơ thể hoặc chức năng biểu hiện dưới những dạng tật khác nhau, làm suy giảm khả năng hoạt động, khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp nhiều khó khăn.
4. Biểu đồ chạy xe trên một tuyến vận tải hành khách là tổng hợp các hành trình, lịch trình chạy xe của các chuyến xe vận tải khách tham gia khai thác trên tuyến trong một thời gian nhất định.
Chương II
QUY ĐỊNH HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ TRONG ĐÔ THỊ
Điều 4. Đối với hoạt động vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt
1. Thông tin trên các cơ sở hạ tầng xe buýt:
a) Các trạm dừng phải ghi rõ tên tuyến, ghi tuyến xe buýt bằng số, thông tin về chuyển tiếp các tuyến xe buýt khác.
b) Tại các nhà chờ phải có thông tin về hành trình chạy xe, lịch trình chạy xe, và bản đồ hướng dẫn mạng lưới tuyến xe buýt.
c) Tại điểm đầu, điểm cuối tuyến, các bãi giữ xe và trạm chuyển tiếp phải có nhân viên điều hành để hướng dẫn hành khách, kiểm tra, phối hợp hoạt động của xe buýt trên tuyến và thông tin liên lạc, tiếp nhận ý kiến chỉ đạo của cơ quan quản lý tuyến.
d) Các thông tin quảng cáo tại các trạm dừng, nhà chờ phải thực hiện đúng các quy định hiện hành, đảm bảo mỹ quan đô thị.
2. Việc xây dựng và quản lý cơ sở hạ tầng xe buýt:
Hệ thống trạm dừng, nhà chờ, biển báo cho hoạt động xe buýt phải được xây dựng, lắp đặt tại những địa điểm, vị trí thuận lợi cho việc đi lại của hành khách, có kiểu dáng, kích thước thiết kế phù hợp, bảo đảm an toàn giao thông, mỹ quan đô thị và vệ sinh môi trường. Đối với những nhà chờ có phục vụ người khuyết tật tiếp cận sử dụng phải xây dựng lối lên xuống và các hạng mục công trình phụ trợ thuận tiện cho người khuyết tật.
3. Hoạt động của xe buýt trong đô thị:
a) Thời gian xe buýt hoạt động trong ngày của từng tuyến được quy định trong biểu đồ chạy xe và được cơ quan quản lý tuyến phê duyệt.
b) Căn cứ vào biểu đồ chạy xe các xe buýt phải chạy đúng tuyến, đúng lịch trình và dừng, đỗ đúng trạm quy định.
4. Quy định đối với phương tiện:
a) Tiêu chuẩn xe buýt:
Xe buýt tham gia hoạt động trên tuyến phải đủ điều kiện theo quy định tại Nghị định số 91/2009/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2009 của Chính Phủ quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô và tiêu chuẩn ngành hiện hành 22 TCN 302-06 của Bộ Giao thông vận tải.
b) Đặc điểm nhận dạng xe buýt:
- Bên ngoài xe: Phải niêm yết số hiệu, điểm đầu, điểm cuối của tuyến lên kính xe phía trước góc trên phía bên phải của người lái xe; bên dưới kính xe phía sau hoặc phía ngoài hai bên thành xe phải niêm yết lộ trình cơ bản của tuyến xe buýt; tại cận cửa lên, xuống xe niêm yết giá vé, số điện thoại của đơn vị khai thác tuyến. Các thông tin được niêm yết phải đảm bảo đọc được từ phía ngoài xe.
- Bên trong xe: phải bố trí vị trí dễ nhìn thấy các hướng dẫn sơ đồ tuyến, niêm yết giá vé, trách nhiệm của hành khách, nội quy phục vụ và số điện thoại của đơn vị vận tải.
- Nội dung niêm yết, kích thước, kiểu chữ, màu sắc, vị trí của các loại thông tin trên, do doanh nghiệp khai thác thực hiện và thông qua Sở giao thông Vận tải trước khi đưa xe vào hoạt động khai thác.
- Việc trang trí, quảng cáo hai bên thùng xe được thực hiện theo đúng quy định hiện hành.
Điều 5. Hoạt động vận tải hành khách theo tuyến cố định
1. Thực hiện đúng quy định tại Điều 53, Điều 67, Điều 68 Luật Giao thông đường bộ năm 2008.
2. Chạy đúng lộ trình đã được công bố.
3. Dừng, đón, trả khách đúng nơi quy định.
4. Không chở hàng cồng kềnh trên mui xe.
5. Có biện pháp giữ gìn vệ sinh, bố trí thùng rác trên xe, không để hành khách vứt rác xuống lòng, lề đường.
Điều 6. Hoạt động vận tải hành khách theo hợp đồng
a) Thực hiện đúng quy định tại Điều 53, Điều 67, Điều 68 Luật Giao thông đường bộ năm 2008.
b) Hành khách vận chuyển theo hợp đồng, khi đón và trả khách phải được tập trung tại vị trí nhất định, các điểm đỗ đón, trả khách phải đảm bảo an toàn giao thông, đúng vị trí được phép đỗ xe và phải được ghi trong hợp đồng vận chuyển khách.
c) Hành khách tập trung tại các điểm đỗ phải giữ gìn an ninh trật tự xã hội và giữ vệ sinh chung.
Điều 7. Hoạt động vận tải hành khách, hàng hóa bằng xe Taxi
1. Điểm đỗ xe:
a) Điểm đỗ xe taxi trên địa bàn tỉnh An Giang gồm có hai loại:
- Điểm đỗ xe taxi do doanh nghiệp xe taxi tổ chức, quản lý và được sự chấp thuận của các cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền.
- Điểm đỗ xe taxi công cộng do Sở Giao thông Vận tải tổ chức và quản lý.
b) Yêu cầu đối với điểm đỗ xe taxi phải đảm bảo an toàn và trật tự giao thông trong đô thị, bảo đảm yêu cầu về phòng, chống cháy nổ và vệ sinh môi trường.
c) Sở Giao thông Vận tải xem xét và quyết định việc lập hoặc bãi bỏ điểm đỗ xe taxi.
2. Hoạt động của xe Taxi trong đô thị:
a) Thực hiện đúng quy định tại Điều 53, Điều 67, Điều 68 Luật Giao thông đường bộ năm 2008.
b) Người lái xe taxi khách, xe taxi tải đón, trả hành khách, hàng hoá theo thoả thuận giữa hành khách, chủ hàng và người lái xe nhưng phải chấp hành các quy định về bảo đảm an toàn giao thông.
c) Trong thời gian đậu chờ đón khách, đậu chờ nhận hàng hóa phải đậu đỗ tại các điểm đỗ xe theo quy định.
Điều 8. Hoạt động vận tải hàng hóa bằng xe ô tô
1. Phạm vi hoạt động:
a) Thực hiện đúng quy định tại Điều 53, Điều 67, Điều 72 Luật Giao thông đường bộ năm 2008.
b) Hoạt động đúng thời gian, tuyến đường được quy định trong các hợp đồng vận tải hàng hóa được ký với khách hàng.
c) Khi đỗ xe để xếp, dỡ hàng hóa phải đúng vị trí được phép đỗ xe và phải đảm bảo an toàn giao thông (bãi đậu xe hoặc điểm lên xuống hàng đã được cơ quan quản lý chấp thuận).
d) Khi phương tiện lưu thông trong nội ô không được bấm còi rú ga thường xuyên làm mất trật tự đô thị.
2. Thời gian hoạt động:
Phương tiện có trọng tải đăng ký từ 05 tấn trở lên không được phép lưu thông trong đô thị vào các giờ cao điểm: buổi sáng từ 06 giờ đến 08 giờ; buổi trưa từ 11 giờ đến 13 giờ; buổi chiều từ 16 giờ 30 đến 19 giờ hoặc do Chủ tịch UBND huyện, thị xã, thành phố quy định phù hợp với thực tiễn tình hình lưu thông đi lại tại nội ô địa phương và các đường tỉnh lộ (riêng Quốc lộ 91 đoạn qua nội ô thành phố Long Xuyên, thị trấn Cái Dầu huyện Châu Phú được lưu thông bình thường).
3. Hàng hóa trên xe:
a) Hàng hóa trên xe phải xếp gọn gàng và chằng buộc chắc chắn bảo đảm an toàn giao thông trong quá trình vận chuyển.
b) Nếu vận chuyển hàng rời phải được che đậy kín, không để rơi, vãi xuống đường. Trường hợp để rơi, vãi xuống đường thì người vận tải phải có trách nhiệm thu dọn ngay và có những biện pháp báo hiệu, ngăn chặn không để xảy ra tai nạn giao thông, gây ô nhiễm môi trường.
Điều 9. Hoạt động vận tải phục vụ vệ sinh môi trường và xe ô tô chở phế thải
1. Điều kiện phạm vi hoạt động:
a) Thực hiện đúng quy định tại Điều 53, Điều 72 Luật Giao thông đường bộ năm 2008.
b) Các phương tiện vận tải phục vụ vệ sinh môi trường phải là các loại xe chuyên dùng.
c) Thời gian hoạt động trong đô thị từ 23 giờ đến 05 giờ sáng.
2. Rác thải, phế thải trên xe:
a) Phải được che phủ kín, không để rơi, vãi rác, nước thải xuống đường.
b) Trường hợp để rơi, vãi rác, nước thải xuống đường thì người vận tải phải có trách nhiệm thu dọn ngay.
c) Có biện pháp đảm bảo vệ sinh môi trường và không gây ô nhiễm.
Chương III
TỶ LỆ PHƯƠNG TIỆN VẬN TẢI HÀNH KHÁCH CÔNG CỘNG BẰNG XE BUÝT ĐÁP ỨNG NHU CẦU ĐI LẠI CỦA NGƯỜI KHUYẾT TẬT
Điều 10. Quy định về phương tiện
1. Đủ điều kiện hoạt động theo quy định tại Nghị định số 91/2009/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng ô tô và tiêu chuẩn ngành hiện hành 22 TCN 302-06.
2. Phương tiện vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt phải trang bị 02 thùng rác mini/xe và trang bị túi nylon, kiểm soát hành vi xả thải của hành khách trên xe không để gây ô nhiễm môi trường
3. Xe phải có ít nhất một đến hai chổ dành cho xe lăn của người khuyết tật theo quy định.
4. Có trang thiết bị nâng hạ xe lăn hoặc dụng cụ hỗ trợ phục vụ người khuyết tật lên xuống xe.
Điều 11. Tỷ lệ và lộ trình đầu tư phương tiện đáp ứng nhu cầu đi lại của người khuyết tật thực hiện như sau:
1. Giai đoạn 1: Từ ngày 01 tháng 6 năm 2013, tuyến Lộ tẻ Rạch Giá đi thị xã Châu Đốc và tuyến thị xã Châu Đốc đi Xuân Tô, mỗi tuyến phải có ít nhất một xe buýt chuyên dùng phục vụ người khuyết tật (xe không qua cải tạo).
2. Giai đoạn 2: Từ ngày 01 tháng 01 năm 2015, tất cả các tuyến trên địa bàn tỉnh An Giang, mỗi tuyến phải có một hoặc hai xe buýt chuyên dùng phục vụ người khuyết tật (xe không qua cải tạo).
Chương IV
QUY ĐỊNH VỀ TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN, TỔ CHỨC VÀ CÁ NHÂN
Điều 12. Trách nhiệm của Sở Giao thông Vận tải
1. Chỉ đạo các doanh nghiệp khai thác vận tải khách công cộng bằng xe buýt xây dựng kế hoạch đầu tư phương tiện đảm bảo yêu cầu kỹ thuật riêng đối với xe buýt cho người tàn tật tiếp cận sử dụng.
2. Giám đốc Sở Giao thông Vận tải xây dựng kế hoạch thực hiện việc cải tạo, đầu tư mới điểm dừng, nhà chờ xe buýt theo quy định, trong đó đáp ứng được việc phục vụ người tàn tật đi xe buýt, quản lý cơ sở hạ tầng xe buýt.
3. Thực hiện việc quản lý cơ sở hạ tầng xe buýt.
4. Hướng dẫn cho các doanh nghiệp vận tải hành khách về mẫu thẻ tên và đồng phục của nhân viên doanh nghiệp vận tải.
5. Thanh tra, kiểm tra và xử lý các vi phạm trong hoạt động vận tải hành khách theo quy định.
Điều 13. Trách nhiệm của Công an tỉnh
Tăng cường kiểm tra, xử lý các vi phạm về trật tự an toàn giao thông đối với hoạt động vận tải đường bộ trong đô thị theo quy định.
Điều 14. Trách nhiệm của Ban An toàn Giao thông tỉnh
Xây dựng kế hoạch phối hợp liên ngành gồm Sở Giao thông Vận tải, Công an tỉnh, Sở Khoa học Công nghệ kiểm tra hoạt động vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt và hoạt động vận tải hành khách, hàng hóa bằng xe taxi.
Điều 15. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
1. Phối hợp với Sở Giao thông Vận tải tổ chức khảo sát và xác định các vị trí cho phép đỗ xe trong khu vực đô thị cho tất cả các loại xe (trừ các điểm dừng, nhà chờ xe buýt và điểm đỗ xe taxi do Sở Giao thông Vận tải quy định).
2. Lắp đặt biển báo hiệu giao thông đường bộ phù hợp với Quy định này đối với các tuyến đường thuộc thẩm quyền quản lý.
3. Quy định vị trí tập kết rác thải tập trung sao cho thuận lợi bốc rác thải lên xe nhằm đảm bảo vệ sinh môi trường, mỹ quan đô thị và an toàn giao thông.
Điều 16. Trách nhiệm và quyền của doanh nghiệp vận tải
1. Chịu trách nhiệm trước Sở Giao thông Vận tải về các hoạt động vận tải trên tuyến theo sự đăng ký khai thác tuyến đã được Sở Giao thông Vận tải chấp thuận.
2. Thông báo về mẫu thẻ, số lượng thẻ và đồng phục của nhân viên doanh nghiệp cho Sở Giao thông Vận Tải.
3. Có nơi đỗ xe phù hợp với quy mô của doanh nghiệp, bảo đảm yêu cầu về trật tự an toàn, phòng chống cháy nổ và vệ sinh môi trường.
4. Phương tiện vận tải hành khách phải trang bị thùng rác mini và túi nylon, kiểm soát hành vi xả thải của hành khách trên xe không để gây ô nhiễm môi trường.
5. Được sử dụng cơ sở hạ tầng giao thông để phục vụ hoạt động vận tải trên tuyến.
Điều 17. Trách nhiệm của lái xe, nhân viên phục vụ trên xe
1. Kiểm tra các điều kiện bảo đảm an toàn của xe trước khi khởi hành; kiểm tra việc sắp xếp, chằng buộc hành lý, hàng hóa bảo đảm an toàn.
2. Có biện pháp bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản của hành khách đi xe, giữ gìn trật tự, vệ sinh trong xe.
3. Lái xe, nhân viên phục vụ trên xe đeo thẻ tên, mặc đồng phục theo quy định.
4. Có thái độ phục vụ văn minh, lịch sự; hướng dẫn hành khách ngồi đúng nơi quy định.
5. Đóng cửa lên, xuống của xe trước và trong khi xe chạy.
6. Cho xe dừng đỗ đúng nơi quy định.
7. Không nhận chở hàng hóa cồng kềnh, chất dể cháy nổ, hàng hóa có mùi tanh hôi trên xe.
8. Lái xe và nhân viên phục vụ trên xe phải giúp đỡ người khuyết tật đặc biệt là người khuyết tật bị hạn chế khả năng vận động, người già, trẻ em, phụ nữ có thai hoặc có con nhỏ khi lên, xuống xe.
Điều 18. Quyền và trách nhiệm của hành khách
1. Được cung cấp thông tin về những tuyến đường, tuyến xe buýt; yêu cầu nhân viên bán vé đưa vé đi xe buýt hay hóa đơn thanh toán tiền đi xe taxi khi đã trả tiền.
2. Hành khách đi xe phải chấp hành nội quy vận chuyển, tuân thủ hướng dẫn của lái xe, nhân viên phục vụ trên xe để đảm bảo an toàn trật tự trên xe. Trường hợp hành khách vi phạm nội quy, làm thiệt hại đến người khác đi trên xe thì xử lý theo quy định pháp luật.
3. Hành khách đi trên xe phải giữ gìn vệ sinh chung; không được xả rác tại các điểm dừng, đỗ, nhà chờ; không được mang theo những loại hàng hóa bị cấm lưu thông, hàng hóa cồng kềnh chiếm nhiều chỗ của hành khách, hàng có mùi tanh hôi, lây nhiễm bệnh, súc vật sống, chất dễ cháy nổ.
4. Giúp đỡ và nhường ghế ngồi trên xe buýt cho khách đi xe là người khuyết tật, người già, phụ nữ có thai hoặc có con nhỏ và trẻ em.
5. Đối với người tàn tật được ngồi tại những ghế ưu tiên dành cho người tàn tật và được giúp đỡ trong việc lên xuống xe khi đi xe.
Điều 19. Tổ chức thực hiện
1. Thủ trưởng các Sở, ngành tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, các cơ quan báo đài trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện nghiêm chỉnh Quy định này.
2. Trong quá trình tổ chức thực hiện mọi vướng mắc phát sinh phản ánh kịp thời về Sở Giao thông Vận tải tổng hợp tham mưu trình UBND tỉnh xem xét, quyết định. | {
"issuing_agency": "Tỉnh An Giang",
"promulgation_date": "23/10/2012",
"sign_number": "40/2012/QĐ-UBND",
"signer": "Vương Bình Thạnh",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thue-Phi-Le-Phi/Nghi-quyet-10-2020-NQ-HDND-muc-hoc-phi-doi-voi-giao-duc-mam-non-pho-thong-cong-lap-Ha-Nam-452335.aspx | Nghị quyết 10/2020/NQ-HĐND 2020 mức học phí đối với giáo dục mầm non phổ thông công lập Hà Nam | HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH HÀ NAM
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 10/2020/NQ-HĐND
Hà Nam, ngày 14 tháng 7 năm 2020
NGHỊ QUYẾT
VỀ MỨC HỌC PHÍ ĐỐI VỚI GIÁO DỤC MẦM NON, PHỔ THÔNG CÔNG LẬP CỦA TỈNH HÀ NAM NĂM HỌC 2020-2021
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH HÀ NAM
KHÓA XVIII, KỲ HỌP THỨ MƯỜI SÁU
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2019;
Căn cứ các Nghị định của Chính phủ: Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02 tháng 10 năm 2015; Nghị định số 145/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 10 năm 2018 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015-2016 đến năm học 2020-2021;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 09/2016/TTLT-BGDĐT-BTC-BLĐTBXH ngày 30 tháng 3 năm 2016 của Liên Bộ: Giáo dục và Đào tạo, Tài chính, Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ Quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015-2016 đến năm học 2020-2021;
Xét Tờ trình số 2032/TTr-UBND ngày 09 tháng 7 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh về mức học phí đối với giáo dục mầm non, phổ thông công lập của tỉnh Hà Nam năm học 2020-2021; Báo cáo thẩm tra của Ban Văn hóa - Xã hội Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Nam và ý kiến thảo luận, thống nhất của các đại biểu Hội đồng nhân dân tại Kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Quy định mức thu học phí đối với giáo dục mầm non, phổ thông công lập của tỉnh Hà Nam năm học 2020-2021, như sau:
1. Mức thu học phí
1.1. Đối với thành phố Phủ Lý:
- Khu vực thành thị: Gồm các phường của thành phố.
- Khu vực nông thôn: Gồm các xã còn lại.
Học sinh có hộ khẩu thuộc khu vực nào thì đóng học phí theo khu vực đó.
a) Giáo dục mầm non:
+ Khu vực thành thị: 120.000 đồng/tháng/học sinh.
+ Khu vực nông thôn: 65.000 đồng/tháng/học sinh.
b) Trung học cơ sở:
+ Khu vực thành thị: 90.000 đồng/tháng/học sinh.
+ Khu vực nông thôn: 55.000 đồng/tháng/học sinh.
c) Trung học phổ thông (THPT):
+ Khu vực thành thị: 105.000 đồng/tháng/học sinh.
+ Khu vực nông thôn: 70.000 đồng/tháng/học sinh.
d) Học viên Giáo dục thường xuyên (GDTX) cấp THPT:
+ Khu vực thành thị: 105.000 đồng/tháng/học sinh.
+ Khu vực nông thôn: 70.000 đồng/tháng/học sinh.
1.2. Đối với các huyện, thị xã:
- Khu vực thành thị: Gồm các phường, thị trấn.
- Khu vực nông thôn: Gồm các xã còn lại.
Học sinh có hộ khẩu thuộc khu vực nào thì đóng học phí theo khu vực đó.
a) Giáo dục mầm non:
+ Khu vực thành thị: 110.000 đồng/tháng/học sinh.
+ Khu vực nông thôn: 65.000 đồng/tháng/học sinh.
b) Trung học cơ sở:
+ Khu vực thành thị: 80.000 đồng/tháng/học sinh.
+ Khu vực nông thôn: 55.000 đồng/tháng/học sinh.
c) Trung học phổ thông:
+ Khu vực thành thị: 90.000 đồng/tháng/học sinh.
+ Khu vực nông thôn: 70.000 đồng/tháng/học sinh.
d) Học viên GDTX cấp THPT:
+ Khu vực thành thị: 90.000 đồng/tháng/học sinh.
+ Khu vực nông thôn: 70.000 đồng/tháng/học sinh.
2. Thời gian thu học phí
- Đối với các cơ sở giáo dục phổ thông học phí được thu 9 tháng/năm.
- Đối với cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục thường xuyên, học phí được thu theo số tháng thực học.
- Học phí được thu định kỳ hàng tháng; nếu học sinh tự nguyện, nhà trường có thể thu một lần cho cả học kỳ hoặc cả năm học.
Điều 2. Tổ chức thực hiện
1. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức thực hiện Nghị quyết này.
2. Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân và các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Nam khóa XVIII, Kỳ họp thứ mười sáu thông qua ngày 14 tháng 07 năm 2020 và có hiệu lực từ ngày 25 tháng 7 năm 2020./.
Nơi nhận:
- UBTV Quốc hội;
- Chính phủ;
- Các Bộ: Tài chính; GD&ĐT;
- Cục KTVBQPPL-BTP;
- TT Tỉnh ủy;
- TT HĐND tỉnh;
- UBND tỉnh; UBMTTQ tỉnh;
- Đoàn ĐBQH tỉnh;
- Các Ban, Đại biểu HĐND tỉnh;
- Các Sở: GD&ĐT, Tư pháp, Tài chính;
- TT HĐND, UBND các huyện, TX, TP;
- Công báo tỉnh;
- Lưu: VT.
CHỦ TỊCH
Phạm Sỹ Lợi | {
"issuing_agency": "Tỉnh Hà Nam",
"promulgation_date": "14/07/2020",
"sign_number": "10/2020/NQ-HĐND",
"signer": "Phạm Sỹ Lợi",
"type": "Nghị quyết"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-chinh-nha-nuoc/Quyet-dinh-702-QD-UBND-2019-may-moc-thiet-bi-chuyen-dung-danh-muc-mua-sam-tai-san-Bac-Ninh-429629.aspx | Quyết định 702/QĐ-UBND 2019 máy móc thiết bị chuyên dùng danh mục mua sắm tài sản Bắc Ninh | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẮC NINH
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 702/QĐ-UBND
Bắc Ninh, ngày 29 tháng 10 năm 2019
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH TIÊU CHUẨN, ĐỊNH MỨC SỬ DỤNG MÁY MÓC, TRANG THIẾT BỊ CHUYÊN DÙNG; PHÊ DUYỆT DANH MỤC MUA SẮM TÀI SẢN NĂM 2019 CỦA VĂN PHÒNG UBND TỈNH BẮC NINH
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC NINH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015;
Căn cứ Luật Quản lý, sử dụng tài sản công;
Căn cứ Quyết định số 50/2017/QĐ-TTg ngày 31/12/2017 của Thủ tướng Chính phủ, quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng máy móc thiết bị;
Căn cứ Nghị quyết số 112/2018/NQ-HĐND ngày 17/4/2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Ninh, về việc Ban hành quy định phân cấp quản lý tài sản công tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc địa phương quản lý.
Căn cứ công văn số 156/TT.HĐND 18 ngày 23/10/2019 của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh về việc ban hành tiêu chuẩn, định mức sử dụng máy móc thiết bị chuyên dùng năm 2019 của các đơn vị thuộc Văn phòng UBND tỉnh;
Xét tờ trình số 244/TTr-STC ngày 14/10/2019 của Sở Tài chính,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành tiêu chuẩn, định mức sử dụng máy móc, trang thiết bị chuyên dùng (chủng loại, số lượng) năm 2019 của các đơn vị thuộc Văn phòng UBND tỉnh, chi tiết tiêu chuẩn, định mức sử dụng máy móc, thiết bị chuyên dùng theo phụ biểu đính kèm.
Phê duyệt danh mục mua sắm tài sản để phục vụ nhiệm vụ chuyên môn của Trung tâm Văn hóa Kinh Bắc (trực thuộc Văn phòng UBND tỉnh), kinh phí dự kiến mua sắm là: 24.200.000.000 đồng (Hai mươi tư tỷ hai trăm triệu đồng chẵn), danh mục mua sắm chi tiết theo Phụ biểu số 02 đính kèm.
Nguồn kinh phí: từ nguồn kinh phí đã phân bổ cho đơn vị.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Văn phòng UBND tỉnh theo chức năng phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức mua sắm, quản lý và sử dụng theo đúng các quy định hiện hành của Nhà nước.
Điều 3. Thủ trưởng các cơ quan: Văn phòng UBND tỉnh; Tài chính; Kế hoạch và Đầu tư; Kho bạc Nhà nước Bắc Ninh, Trung tâm Văn hóa Kinh Bắc và các cơ quan, đơn vị có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Chủ tịch và các PCT UBND tỉnh;
- Lưu: VT, KGVX, KTTH, PVP, CVP.
TM. UBND TỈNH
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Văn Phong
Phụ biểu số: 01
TIÊU CHUẨN, ĐỊNH MỨC SỬ DỤNG MÁY MÓC, TRANG THIẾT BỊ CHUYÊN DÙNG CỦA VĂN PHÒNG UBND TỈNH BẮC NINH
(Kèm theo Quyết định số: 702/QĐ-UBND ngày 29 tháng 10 năm 2019 của UBND tỉnh)
STT
Danh mục tài sản
ĐVT
Định mức
Ghi chú
A
TRUNG TÂM VĂN HÓA KINH BẮC
I
Hội trường 1200 chỗ
1
Bộ Công suất đèn
Chiếc
3
2
Loa + Cục Công suất + phụ kiện
Chiếc
8
3
Hệ thống phân tầng + lọc âm
Hệ thống
1
4
Bàn mixer
Chiếc
1
5
Tủ điện sau cánh gà
Chiếc
1
6
Tủ đựng thiết bị điều khiển ánh sáng
Chiếc
1
7
Biển nước cộng hòa XHCNVN
Chiếc
1
8
Biển Đảng cộng sản VN
Chiếc
1
9
Giàn không gian
Chiếc
1
10
Vách ngăn di động
Chiếc
1
11
Màn chiếu tự động
Chiếc
2
12
Máy chiếu
Chiếc
2
13
Bàn Đoàn Thư Ký
Chiếc
1
14
Bàn Đoàn Chủ tịch
Chiếc
2
15
Hệ thống âm thanh hội trường
Hệ thống
1
16
Màn hình LED sân khấu + hai bên cánh gà
Chiếc
5
17
Đèn Moving LED
Chiếc
3
18
Đèn Moving Spot
Chiếc
2
19
Đèn kỹ xảo Moving
Chiếc
6
20
Đèn máng siêu sáng
Chiếc
17
21
Đèn LED
Chiếc
16
22
Đèn Blinder LED chiếu khán giả
Chiếc
6
23
Bàn điều khiển hệ thống ánh sáng
Chiếc
1
24
Máy tạo khói sân khấu
Chiếc
1
25
Thiết bị chia tín hiệu
Chiếc
1
26
Loa toàn giải
Chiếc
16
27
Loa siêu trầm
Chiếc
8
28
Loa kiểm tra dành cho sân khấu liền công suất
Chiếc
4
29
Khuếch đại công suất
Bộ
6
30
Bàn điều khiển âm thanh kỹ thuật số
Chiếc
1
31
Bộ xử lý âm thanh
Chiếc
1
32
Micro không dây cầm tay
Bộ
6
33
Micro đặt bục phát biểu siêu nhạy
Bộ
2
34
Micro dán cho nhạc cụ có dây
Bộ
8
35
Màn hình Ti vi
Chiếc
2
36
Khung treo loa
Bộ
2
37
Tủ thiết bị
Bộ
1
38
Cáp kể nối cho hệ thống Cosmo
Bộ
1
39
Khuôn tranh và sửa chữa vách ngăn
Chiếc
1
40
Loa thùng
Chiếc
4
41
Điều hoà không khí
Chiếc
2
42
Bục để chụp ảnh
Chiếc
1
43
Bục để hoa
Chiếc
1
44
Bậc để chân bàn
Chiếc
1
45
Bậc lên xuống phòng khán giả
Chiếc
1
46
Bục tượng Bác
Chiếc
1
47
Tượng chân dung Hồ Chí Minh
Chiếc
1
48
Bậc lên sân khấu
Chiếc
1
49
Đèn sân khấu đánh màu MOVINH
Chiếc
12
50
Bộ điều khiển
Bộ
2
51
Máy điều hòa không khí trung tâm
Tổ
2
II
Hội trường 140 chỗ
Chiếc
56
1
Bộ điều khiển trung tâm kỹ thuật số
Bộ
1
2
Micro (dành cho Bàn chủ tịch và đại biểu)
Chiếc
40
3
Mô tơ điện, ròng rọc và cáp kéo phông
Bộ
1
4
Màn hình ti vi
Chiếc
2
5
Máy chiếu tự động
Chiếc
2
6
Ghế Đoàn Chủ tịch
Chiếc
7
7
Bục sân khấu
Chiếc
1
8
Bục phát biểu
Chiếc
1
9
Bộ hội thảo trung tâm công nghệ số
Bộ
1
III
Hội trường 170 chỗ
Chiếc
27
1
Màn chiếu điện
Chiếc
2
2
Kệ tivi
Chiếc
3
3
Máy chiếu tự động
Chiếc
2
4
Giá treo máy chiếu điều khiển từ xa
Chiếc
2
5
Bục Tượng Bác
Chiếc
1
6
Bục Phát biểu
Chiếc
1
7
Loa thùng
Chiếc
10
8
Tăng âm liền micxer
Chiếc
2
9
Âm ly
Chiếc
1
10
Tủ đựng thiết bị
Chiếc
2
11
Bục phát biểu
Chiếc
1
IV
Hội trường 350 chỗ
Chiếc
234
1
Màn hình LED hai bên cánh gà sân khấu
Chiếc
2
2
Bộ phát tín hiệu
Chiếc
2
3
Card thu tín hiệu
Chiếc
68
4
Bộ xử lý ảnh màn hình led video
Chiếc
2
5
Máy tính Laptop điều khiển
Chiếc
1
6
Bộ Khung giá treo cố định màn hình LED
Bộ
2
7
Tủ điện + phụ kiện và thiết bị, dây tín hiệu
Gói
1
8
Đèn kỹ xảo Moving
Chiếc
6
9
Đèn máng siêu sáng
Chiếc
7
10
Sào đèn tròn
Bộ
1
11
Bàn điều khiển ánh sáng
Chiếc
1
12
Loa và phụ kiện cho biểu diễn và hội họp
Chiếc
8
13
Loa siêu trầm cho hệ thống công suất
Chiếc
2
14
Loa SUP +Cục Công suất
Chiếc
2
15
Máy chiếu
Chiếc
2
16
Màn chiếu điện
Chiếc
2
17
Giá treo máy chiếu ĐK từ xa
Chiếc
2
18
Bàn Đoàn Chủ tịch
Chiếc
2
19
Bàn Đoàn thư ký
Chiếc
1
20
Ghế Đoàn Chủ tịch
Chiếc
7
21
Phông + rèm cửa
Bộ
1
22
Bục tượng Bác
Chiếc
1
23
Bục phát biểu
Chiếc
1
24
Bàn hội trường
Chiếc
100
25
Màn hình ti vi
Chiếc
2
26
Bục để tượng Bác
Chiếc
1
27
Bục phát biểu
Chiếc
1
28
Động cơ + phông nền hội trường
Bộ
2
29
Khung tranh thêu
Chiếc
2
30
Màn hình Led treo tường
Chiếc
2
V
Nhà ăn
Chiếc
25
1
Bếp hầm đôi
Chiếc
1
2
Bếp ga ÂU
Chiếc
2
3
Bếp nướng
Chiếc
1
4
Bếp rán phẳng
Chiếc
1
5
Bếp rán, nhúng ga đôi
Chiếc
1
6
Lò hấp, nướng đa năng bằng điện
Chiếc
1
7
Chụp thông gió INOX có phin lọc mỡ và đèn chiếu sáng
Chiếc
2
8
Tủ cơm ga 40 KG - 60kg
Chiếc
2
9
Bếp á đôi
Chiếc
2
10
Bàn trữ lạnh 2 cánh vỏ INOX
Chiếc
1
11
Tủ nửa mát, nửa đông
Chiếc
2
12
Tủ đông
Chiếc
1
13
Giá để thức ăn nhà bếp
Chiếc
1
14
Hệ thống hút khói, tiêu âm nhà bếp
Hệ thống
1
15
Hệ thống GA Công Nghiệp 8 bình
Hệ thống
1
16
Máy giặt dân dụng
Chiếc
1
17
Máy Giặt 20 KG
Chiếc
1
18
Máy chà sàn liên hợp Karcher
Chiếc
2
19
Máy giặt Công nghiệp
Chiếc
1
VI
Nhà trưng bày khu E
Chiếc
51
1
Tượng Bác Hồ+ chân đế composite
Chiếc
1
2
Bàn ghế nhà ăn
Bộ
50
VII
Nhà trưng bày khu D
Chiếc
61
1
Sân khấu
Chiếc
1
2
Máy điều hòa tủ đứng
Chiếc
10
3
Bàn ghế nhà ăn
Bộ
50
VIII
Phòng Kỹ thuật
Chiếc
9
1
Máy phun rửa áp lực
Chiếc
1
2
Máy nén khí di động
Chiếc
1
3
Máy tính xách tay và Bộ ĐK ánh sáng
Chiếc
1
4
Máy ảnh
Chiếc
1
5
Máy chà sàn liên hợp Karcher
Chiếc
2
6
Thang nâng
Chiếc
2
7
Giàn giáo
Chiếc
1
B
CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ
Chiếc
16
1
Máy Scan
Chiếc
2
2
Máy quay phim
Chiếc
1
3
Máy ảnh
Chiếc
7
4
Ống kính máy ảnh
Chiếc
5
5
Đèn Flash máy ảnh
Chiếc
1
C
BAN TIẾP CÔNG DÂN
Chiếc
10
1
Máy quay
Chiếc
4
2
Máy ảnh
Chiếc
2
3
Màn hình LED (phòng chờ tiếp dân)
Chiếc
1
4
Bộ thu phát tín hiệu (thiết bị họp trực tuyến)
Chiếc
1
5
Thiết bị dẫn truyền tín hiệu các điểm cầu (thiết bị họp trực tuyến)
Chiếc
1
6
Thiết bị hỗ trợ kỹ thuật truyền dẫn các điểm cầu (thiết bị họp trực tuyến)
Chiếc
1
Phụ biểu số: 02
DANH MỤC MUA SẮM TÀI SẢN NĂM 2019 CỦA TRUNG TÂM VĂN HÓA KINH BẮC
(Kèm theo Quyết định số: 702/QĐ-UBND ngày 29 tháng 10 năm 2019 của UBND tỉnh)
STT
Danh mục tài sản
ĐVT
Số lượng
Ghi chú
I
HỘI TRƯỜNG 1200 CHỖ
1
Màn hình Led sân khấu
Chiếc
1
2
Màn hình Led hai bên cánh gà
Chiếc
2
3
Hệ thống âm thanh ánh sáng. Bao gồm:
3.1
Loa toàn giải
Chiếc
16
3.2
Loa siêu trầm
Chiếc
8
3.3
Loa kiểm tra dành cho sân khấu liền công suất
Chiếc
4
3.4
Khuếch đại công suất
Bộ
6
3.5
Bàn điều khiển âm thanh kỹ thuật số
Chiếc
1
3.6
Bộ xử lý âm thanh
Chiếc
1
3.7
Micro không dây cầm tay
Bộ
6
3.8
Micro đặt bục phát biểu siêu nhạy
Bộ
2
3.9
Micro dán cho nhạc cụ có dây
Bộ
8
3.10
Màn hình ti vi
Chiếc
2
3.11
Khung treo loa
Bộ
2
3.12
Tủ thiết bị
Bộ
1
3.13
Cáp kể nối cho hệ thống Cosmo
Bộ
1
3.14
Đèn Moving LED
Chiếc
3
3.15
Đèn Moving Spot
Chiếc
2
3.16
Đèn kỹ xảo Moving
Chiếc
6
3.17
Đèn máng siêu sáng
Chiếc
17
3.18
Đèn LED
Chiếc
16
3.19
Đèn Blinder LED chiếu khán giả
Chiếc
6
3.20
Bàn điều khiển hệ thống ánh sáng
Chiếc
1
3.21
Máy tạo khói sân khấu
Chiếc
1
3.22
Thiết bị chia tín hiệu
Chiếc
1
I
HỆ THỐNG ÁNH SÁNG HỘI TRƯỜNG 350
1
Đèn kỹ xảo Moving
Chiếc
6
2
Đèn máng siêu sáng
Chiếc
7
3
Sào đèn tròn
Bộ
1
4
Bàn điều khiển ánh sáng
Chiếc
1
5
Tủ điện + phụ kiện và thiết bị, dây tín hiệu
Gói
1 | {
"issuing_agency": "Tỉnh Bắc Ninh",
"promulgation_date": "29/10/2019",
"sign_number": "702/QĐ-UBND",
"signer": "Nguyễn Văn Phong",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Thong-bao-27-2018-TB-LPQT-hieu-luc-Hiep-dinh-mien-thi-thuc-ho-chieu-ngoai-giao-Viet-Nam-Bo-li-vi-a-403385.aspx | Thông báo 27/2018/TB-LPQT hiệu lực Hiệp định miễn thị thực hộ chiếu ngoại giao Việt Nam Bô-li-vi-a | BỘ NGOẠI GIAO
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 27/2018/TB-LPQT
Hà Nội, ngày 31 tháng 5 năm 2018
THÔNG BÁO
VỀ VIỆC ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ CÓ HIỆU LỰC
Thực hiện quy định tại Điều 56 của Luật Điều ước quốc tế năm 2016, Bộ Ngoại giao trân trọng thông báo:
Hiệp định giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Nhà nước đa dân tộc Bô-li-vi-a về miễn thị thực cho người mang hộ chiếu ngoại giao hoặc hộ chiếu công vụ, ký tại Hà Nội ngày 25 tháng 9 năm 2012, có hiệu lực đối với Việt Nam từ ngày 09 tháng 3 năm 2018.
Bộ Ngoại giao trân trọng gửi bản sao Hiệp định theo quy định tại Điều 59 của Luật nêu trên./.
TL. BỘ TRƯỞNG
KT. VỤ TRƯỞNG
VỤ LUẬT PHÁP VÀ ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ
PHÓ VỤ TRƯỞNG
Chu Tuấn Đức
HIỆP ĐỊNH
GIỮA CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ CHÍNH PHỦ NHÀ NƯỚC ĐA DÂN TỘC BÔ-LI-VI-A VỀ MIỄN THỊ THỰC CHO NGƯỜI MANG HỘ CHIẾU NGOẠI GIAO HOẶC HỘ CHIẾU CÔNG VỤ
Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Nhà nước đa dân tộc Bô-li-vi-a, sau đây gọi là “các Bên ký kết”;
Mong muốn tạo thuận lợi cho việc nhập cảnh, xuất cảnh và đi lại lẫn nhau của công dân hai nước mang hộ chiếu ngoại giao hoặc hộ chiếu công vụ còn giá trị do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của các Bên ký kết cấp;
Đã thỏa thuận như sau:
Điều 1
Hiệp định này áp dụng đối với công dân của các Bên ký kết mang hộ chiếu ngoại giao hoặc hộ chiếu công vụ còn giá trị. Những người này được nhập cảnh và lưu trú trên lãnh thổ của Bên ký kết kia mà không cần thị thực với thời hạn lưu trú đến chín mươi (90) ngày.
Điều 2
Công dân của Bên ký kết này, mang hộ chiếu ngoại giao hoặc hộ chiếu công vụ còn giá trị, đến lãnh thổ của Bên ký kết kia để thực hiện chức năng chính thức tại cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự hoặc phái đoàn đại diện tại các tổ chức quốc tế của nước này, được miễn thị thực khi nhập cảnh, xuất cảnh và lưu trú trên lãnh thổ của Bên ký kết kia trong suốt nhiệm kỳ công tác của họ. Những người này phải được đăng ký chính thức với Bộ Ngoại giao Nước tiếp nhận để được hưởng quy chế pháp lý phù hợp. Quy định này cũng được áp dụng đối với vợ hoặc chồng và con của những người này mang hộ chiếu ngoại giao hoặc hộ chiếu công vụ còn giá trị.
Điều 3
Công dân của Bên ký kết này, mang hộ chiếu ngoại giao hoặc hộ chiếu công vụ còn giá trị, có thể nhập cảnh, xuất cảnh lãnh thổ của Bên ký kết kia qua bất kỳ cửa khẩu quốc tế nào.
Điều 4
Hiệp định này không miễn cho công dân của Bên ký kết này mang hộ chiếu ngoại giao hoặc hộ chiếu công vụ còn giá trị nghĩa vụ tuân thủ luật và quy định có hiệu lực trên lãnh thổ của Bên ký kết kia.
Điều 5
Hiệp định này không làm ảnh hưởng đến quyền của các cơ quan có thẩm quyền của mỗi Bên ký kết từ chối cho nhập cảnh hoặc lưu trú đối với bất kỳ công dân nào của Bên ký kết kia được coi là người không được hoan nghênh.
Điều 6
Mỗi Bên ký kết có quyền tạm đình chỉ thực hiện toàn bộ hoặc một phần Hiệp định này vì lý do an ninh quốc gia, trật tự xã hội và sức khỏe cộng đồng. Việc áp dụng biện pháp như vậy phải được thông báo không chậm trễ cho Bên ký kết kia qua đường ngoại giao và sẽ có hiệu lực kể từ ngày Bên ký kết kia nhận được thông báo này.
Điều 7
Các Bên ký kết sẽ chuyển cho nhau qua đường ngoại giao mẫu các loại hộ chiếu ngoại giao và hộ chiếu công vụ hiện hành của mình trong vòng ba mươi (30) ngày kể từ ngày ký Hiệp định này. Bất kỳ thay đổi nào đối với mẫu hộ chiếu ngoại giao và hộ chiếu công vụ hiện hành phải được thông báo cho Bên ký kết kia qua đường ngoại giao không muộn hơn ba mươi (30) ngày trước ngày những thay đổi này có hiệu lực.
Điều 8
Mọi bất đồng hoặc tranh chấp giữa các Bên ký kết liên quan đến việc giải thích hoặc thực hiện Hiệp định này sẽ được giải quyết hữu nghị thông qua tham vấn hoặc thương lượng qua đường ngoại giao.
Điều 9
Hiệp định này sẽ có hiệu lực sau ba mươi (30) ngày kể từ ngày nhận được thông báo sau cùng, qua đó các Bên ký kết thông báo cho nhau qua đường ngoại giao về việc đã hoàn tất các thủ tục cần thiết theo quy định của Hiến pháp hoặc pháp luật để Hiệp định này có hiệu lực.
Điều 10
Hiệp định này có giá trị vô thời hạn và có thể được sửa đổi thông qua thỏa thuận giữa các Bên ký kết.
Mỗi Bên ký kết có thể chấm dứt hiệu lực của Hiệp định này bằng cách thông báo cho nhau bằng văn bản qua đường ngoại giao. Hiệp định này sẽ chấm dứt hiệu lực sau ba mươi (30) ngày kể từ ngày một Bên ký kết nhận được thông báo như trên của Bên ký kết kia.
Làm tại Hà Nội, ngày 25 tháng 9 năm 2012, thành hai bản gốc, mỗi bản bằng tiếng Việt, tiếng Tây Ban Nha và tiếng Anh; các văn bản có giá trị như nhau. Trong trường hợp có sự giải thích khác nhau, văn bản tiếng Anh sẽ được dùng làm cơ sở.
THAY MẶT CHÍNH PHỦ
NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
VIỆT NAM
THAY MẶT CHÍNH PHỦ
NHÀ NƯỚC ĐA DÂN TỘC
BÔ-LI-VI-A | {
"issuing_agency": "Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ Nhà nước đa dân tộc Bô-li-vi-a",
"promulgation_date": "25/09/2012",
"sign_number": "27/2018/TB-LPQT",
"signer": "***",
"type": "Điều ước quốc tế"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thuong-mai/Thong-bao-4038-TB-TCHQ-2015-ket-qua-phan-loai-cua-hang-xuat-nhap-khau-Ong-long-cach-dien-284899.aspx | Thông báo 4038/TB-TCHQ 2015 kết quả phân loại của hàng xuất nhập khẩu Ống lồng cách điện | BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC HẢI QUAN
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 4038/TB-TCHQ
Hà Nội, ngày 06 tháng 05 năm 2015
THÔNG BÁO
VỀ KẾT QUẢ PHÂN LOẠI ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU
Căn cứ Nghị định số 06/2003/NĐ-CP ngày 22/1/2003 của Chính phủ quy định về việc phân loại hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
Căn cứ Thông tư số 128/2013/TT-BTC ngày 10/9/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thủ tục hải quan, kiểm tra giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; Thông tư số 49/2010/TT-BTC ngày 12/4/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc phân loại hàng hóa, áp dụng mức thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; Thông tư số 156/2011/TT-BTC ngày 14/11/2011 của Bộ Tài chính về việc ban hành Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam; Thông tư số 164/2013/TT-BTC ngày 15/11/2013 của Bộ Tài chính về việc ban hành Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi theo danh mục mặt hàng chịu thuế;
Trên cơ sở kết quả phân tích của Trung tâm PTPL HH XNK tại thông báo số 1518/TB-PTPL ngày 09/12/2014, công văn số 226/PTPL-NV ngày 18/3/2015, ý kiến của Vụ Chính sách thuế - Bộ Tài chính tại công văn số 23/CST ngày 23/4/2015 và đề nghị của Cục trưởng Cục Thuế XNK, Tổng cục Hải quan thông báo kết quả phân loại hàng hóa như sau:
1. Tên hàng theo khai báo:
Mục 1: Ống lồng cách điện (Crepe paper tube) bằng giấy bìa kraft, size (ID)4mmx(T)1.5mmx(L)1.8m, định lượng 1080g/m2. Dùng cách điện cho máy biến áp.
Mục 2: Ống lồng cách điện (Crepe paper tube) bằng giấy bìa kraft, size (ID)8mmx(T)1.5mmx(L)1.8m, định lượng 1080g/m2. Dùng cách điện cho máy biến áp
Mục 3: Ống lồng cách điện (Crepe paper tube) bằng giấy bìa kraft, size (ID)10mmx(T)1.5mmx(L)1.8m, định lượng 1080g/m2. Dùng cách điện cho máy biến áp.
Mục 4: Ống lồng cách điện (Crepe paper tube) bằng giấy bìa kraft, size (ID)13mmx(T)1.5mmx(L)1.8m, định lượng 1080g/ m2. Dùng cách điện cho máy biến áp
Mục 5: Ống lồng cách điện (Crepe paper tube) bằng giấy bìa kraft, size (ID)16mmx(T)1.5mmx(L)1.8m, định lượng 1080g/m2. Dùng cách điện cho máy biến áp.
Mục 6: Ống lồng cách điện (Crepe paper tube) bằng giấy bìa kraft, size (ID)20mmx(T)1.5mmx(L)1.8m, định lượng 1080g/ m2 Dùng cách điện cho máy biến áp
Mục 7: Ống lồng cách điện (Crepe paper tube) bằng giấy bìa kraft, size (ID)30mmx(T)2.0mmx(L)1.8m, định lượng 1080g/m2. Dùng cách điện cho máy biến áp.
2. Đơn vị nhập khẩu: Tổng công ty thiết bị điện Đông Anh - Công ty cổ phần; địa chỉ: tổ 26 Thị trấn Đông Anh, Hà Nội; MST: 0100101322.
3. Số, ngày tờ khai hải quan: 7085/NKD01 ngày 28/03/2014 đăng ký tại Chi cục HQ cửa khẩu cảng Hải Phòng KV II - Cục Hải quan TP. Hải Phòng.
4. Tóm tắt mô tả và đặc tính hàng hóa:
Bẩy mẫu yêu cầu phân tích là: các ống giấy mềm có đường kính trong từ 4 đến 30 mm chiều dày từ 1,5 đến 2 mm và chiều dài 1,8m, làm từ giấy kraft cách điện chưa tẩy trắng đã tạo chun, dùng trong chế tạo máy biến áp, khi sử dụng chỉ phải cắt từng kích thước theo chiều dài cho phù hợp (được sử dụng cách điện cho chế tạo máy biến áp).
5. Kết quả phân loại:
Tên thương mại:
Mục 1: Crepe paper tube size ID 4mm x 1.5mm x 1800mm.
Mục 2: Crepe paper tube size ID 8mm x 1.5mm x 1800mm.
Mục 3: Crepe paper tube size ID 10mm x 1.5mm x 1800mm.
Mục 4: Crepe paper tube size ID 13mm x 1.5mm x 1800mm
Mục 5: Crepe paper tube size ID 16mm x 1.5mm x 1800mm.
Mục 6: Crepe paper tube size ID 20mm x 1.5mm x 1800mm
Mục 7: Crepe paper tube size ID 30mm x 2.0mm x 1800mm.
Tên gọi theo cấu tạo, công dụng: Bẩy mẫu yêu cầu phân tích là: các ống giấy mềm có đường kính trong từ 4 đến 30 mm chiều dày từ 1,5 đến 2 mm và chiều dài 1,8m, làm từ giấy kraft cách điện chưa tẩy trắng đã tạo chun, dùng trong chế tạo máy biến áp, khi sử dụng chỉ phải cắt từng kích thước theo chiều dài cho phù hợp (được sử dụng cách điện cho chế tạo máy biến áp).
Ký, mã hiệu, chủng loại: không có thông tin.
Nhà sản xuất: không có thông tin.
thuộc nhóm 48.23: “Giấy, bìa, tấm xenlulo và màng xơ sợi xenlulo khác, đã cắt theo kích cỡ hoặc hình dạng; các vật phẩm khác bằng bột giấy, giấy, bìa, tấm xenlulo hoặc màng xơ sợi xenlulo”; phân loại 4823.90: “- Loại khác”; mã số 4823.90.99: “- - - Loại khác” tại Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam và Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi.
Thông báo này có hiệu lực kể từ ngày ban hành./.
Nơi nhận:
- Tổng cục trưởng (để báo cáo);
- Các Cục HQ tỉnh,TP (để thực hiện);
- Chi cục HQ cửa khẩu cảng Hải Phòng KV II - Cục Hải quan TP. Hải Phòng;
- Trung tâm PTPL HH XNK và các chi nhánh;
- Website Hải quan;
- Lưu: VT, TXNK-PL-Đương (3b).
KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG
Nguyễn Dương Thái | {
"issuing_agency": "Tổng cục Hải quan",
"promulgation_date": "06/05/2015",
"sign_number": "4038/TB-TCHQ",
"signer": "Nguyễn Dương Thái",
"type": "Thông báo"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Cong-nghe-thong-tin/Quyet-dinh-896-QD-UBND-2019-Bo-don-gia-xay-dung-cap-nhat-co-so-du-lieu-dat-dai-tinh-Quang-Ngai-430977.aspx | Quyết định 896/QĐ-UBND 2019 Bộ đơn giá xây dựng cập nhật cơ sở dữ liệu đất đai tỉnh Quảng Ngãi | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NGÃI
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 896/QĐ-UBND
Quảng Ngãi, ngày 20 tháng 11 năm 2019
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH BỘ ĐƠN GIÁ XÂY DỰNG, CẬP NHẬT CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Đất đai ngày 29/11/2013;
Căn cứ Nghị định số 177/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ về việc Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật giá;
Căn cứ Thông tư số 56/2014/TT-BTC ngày 28 tháng 4 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện Nghị định số 177/2013/NĐ-CP của Chính phủ;
Xét đề nghị của Giám đốc của Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 5256/TTr-STNMT ngày 14/11/2019 và ý kiến của Giám đốc Sở Tài chính tại Công văn số 2440/STC-QLGCS ngày 09/10/2019,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Bộ đơn giá xây dựng, cập nhật cơ sở dữ liệu đất đai trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi áp dụng cho Dự án Tăng cường quản lý đất đai và cơ sở dữ liệu đất đai (VILG), bao gồm:
1. Đơn giá cơ sở dữ liệu địa chính.
2. Đơn giá cơ sở dữ liệu thống kê, kiểm kê đất đai.
3. Đơn giá cơ sở dữ liệu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
4. Đơn giá cơ sở dữ liệu giá đất.
(Chi tiết theo các Phụ lục ban hành đính kèm).
Điều 2. Sở Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm:
1. Hướng dẫn, nghiệm thu sản phẩm của Dự án Tăng cường quản lý đất đai và cơ sở dữ liệu đất đai (VILG); tổng hợp những khó khăn, vướng mắc để tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, giải quyết theo quy định.
2. Khi có thay đổi về mức lương tối thiểu, công lao động, giá vật tư, giá thiết bị, giao cho Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp Sở Tài chính đề xuất UBND tỉnh xem xét, quyết định.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở: Tài nguyên và Môi trường, Tài chính; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện: Đức Phổ, Mộ Đức, Tư nghĩa, Sơn Tịnh, Bình Sơn, Trà Bồng, Ba Tơ, Minh Long, Nghĩa Hành, Lý Sơn, Sơn Tịnh và thành phố Quảng Ngãi; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Bộ Tài nguyên và Môi trường (b/c);
- Bộ Tài chính (b/c);
- Thường trực HĐND;
- CT, PCT UBND tỉnh;
- BQL dự án VILG tỉnh Quảng Ngãi;
- VPUB: PCVP(NN), CBTH;
- Lưu: VT, NNTN (lnphong535)
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Trần Ngọc Căng
PHỤ LỤC 01
ĐƠN GIÁ CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐỊA CHÍNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 896/QĐ-UBND ngày 20 tháng 11 năm 2019 của UBND tỉnh Quảng Ngãi)
1. Đơn giá xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính đối với trường hợp đã thực hiện đăng ký, cấp giấy chứng nhận
Đơn vị tính: đồng
STT
Tên sản phẩm
Đơn vị
Đơn giá sản phẩm
Đơn giá sản phẩm (trừ khấu hao)
A
Xây dựng CSDL địa chính (Không bao gồm nội dung xây dựng dữ liệu không gian đất đai nền và quét giấy tờ pháp lý, xử lý tập tin)
Thửa
1
Công tác chuẩn bị
Thửa
1.1
Lập kế hoạch thi công chi tiết: xác định thời gian, địa điểm, khối lượng và nhân lực thực hiện của từng bước công việc; lập kế hoạch làm việc với các đơn vị có liên quan đến công tác xây dựng CSDL địa chính trên địa bàn thi công
Thửa
447
443
1.2
Chuẩn bị nhân lực, địa điểm làm việc; chuẩn bị vật tư, thiết bị, dụng cụ, phần mềm phục vụ cho công tác xây dựng CSDL địa chính
Thửa
426
422
2
Thu thập tài liệu, dữ liệu
Thửa
1.618
1.603
3
Rà soát, đánh giá, phân loại và sắp xếp tài liệu, dữ liệu
Thửa
-
-
3.1
Rà soát, đánh giá tài liệu, dữ liệu; lập báo cáo kết quả thực hiện
Thửa
1.363
1.342
3.2
Phân loại thửa đất; lập biểu tổng hợp
Thửa
1.590
1.566
3.3
Làm sạch, sắp xếp và đánh số thứ tự theo quy định về hồ sơ địa chính đối với Hồ sơ đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất
Thửa
2.743
2.717
4
Xây dựng dữ liệu không gian địa chính
Thửa
-
-
4.1
Chuẩn hóa các lớp đối tượng không gian địa chính
Thửa
-
-
4.1.1
Lập bảng đối chiếu giữa lớp đối tượng không gian địa chính với nội dung tương ứng trong bản đồ địa chính để tách, lọc các đối tượng từ nội dung bản đồ địa chính
Thửa
362
323
4.1.2
Chuẩn hóa các lớp đối tượng không gian địa chính chưa phù hợp với quy định kỹ thuật về CSDL đất đai
Thửa
1.899
1.690
4.1.3
Rà soát chuẩn hóa thông tin thuộc tính cho từng đối tượng không gian địa chính theo quy định kỹ thuật về CSDL đất đai
Thửa
3.493
3.107
4.2
Chuyển đổi các lớp đối tượng không gian địa chính từ tệp (File) bản đồ số vào CSDL theo phạm vi đơn vị hành chính cấp xã
Thửa
456
373
4.3
Đối với khu vực chưa có bản đồ địa chính
Thửa
-
-
4.3.1
Chuyển đổi bản trích đo địa chính theo hệ tọa độ quốc gia VN-2000 vào dữ liệu không gian địa chính
Thửa
9.007
6.259
4.3.2
Chuyển đổi vào dữ liệu không gian địa chính và định vị trên dữ liệu không gian đất đai nền sơ đồ, bản trích đo địa chính chưa theo hệ tọa độ quốc gia VN-2000 hoặc bản đồ giải thửa dạng số
Thửa
13.790
12.415
4.3.3
Quét và định vị sơ bộ trên dữ liệu không gian đất đai nền sơ đồ, bản trích đo địa chính theo hệ tọa độ giả định hoặc bản đồ giải thửa dạng giấy
Thửa
7.599
6.225
4.4
Định vị khu vực dồn điền đổi thửa trên dữ liệu không gian đất đai nền trên cơ sở các hồ sơ, tài liệu hiện có
Thửa
7.599
6.225
5
Xây dựng dữ liệu thuộc tính địa chính
Thửa
-
-
5.1
Kiểm tra tính đầy đủ thông tin của thửa đất, lựa chọn tài liệu theo thứ tự ưu tiên
Thửa
2.524
2.486
5.2
Lập bảng tham chiếu số thửa cũ và số thửa mới đối với các thửa đất đã được cấp Giấy chứng nhận theo bản đồ cũ nhưng chưa cấp đổi Giấy chứng nhận
Thửa
1.262
1.243
5.3
Nhập thông tin từ tài liệu đã lựa chọn
Thửa
30.434
27.275
6
Hoàn thiện dữ liệu địa chính
-
-
6.1
Hoàn thiện 100% thông tin trong CSDL
Thửa
2.692
2.490
6.2
Xuất sổ địa chính (điện tử) theo khuôn dạng tệp tin PDF
Thửa
654
623
7
Xây dựng siêu dữ liệu địa chính
Thửa
-
-
7.1
Thu nhận các thông tin cần thiết để xây dựng siêu dữ liệu (thông tin mô tả dữ liệu) địa chính
Thửa
857
843
7.2
Nhập thông tin siêu dữ liệu địa chính cho từng đơn vị hành chính cấp xã
Thửa
23
22
8
Đối soát, tích hợp dữ liệu vào hệ thống (do Văn phòng Đăng ký đất đai thực hiện)
Thửa
-
-
8.1
Đối soát thông tin của thửa đất trong CSDL với nguồn tài liệu, dữ liệu đã sử dụng để xây dựng CSDL
Thửa
1.555
1.464
8.2
Ký số vào sổ địa chính (điện tử)
Thửa
1.463
1.384
8.3
Tích hợp dữ liệu vào hệ thống theo định kỳ hàng tháng phục vụ quản lý, vận hành, khai thác sử dụng
Thửa
2.705
2.499
9
Phục vụ kiểm tra, nghiệm thu CSDL địa chính
Thửa
-
-
Chuẩn bị tư liệu, tài liệu và phục vụ giám sát, kiểm tra, nghiệm thu; tổng hợp, xác định khối lượng sản phẩm đã thực hiện theo định kỳ hàng tháng, theo công đoạn công trình và khi kết thúc công trình. Lập biên bản bàn giao dữ liệu địa chính
Thửa
479
471
Tổng A
Thửa đất loại A
(Hệ số lao động K = 1)
Thửa
Thửa đất loại B
(Hệ số lao động K = 1,2)
Thửa
Thửa đất loại C
(Hệ số lao động K = 0,5)
Thửa
Thửa đất loại D
(Hệ số lao động K = 1,2)
Thửa
Thửa đất loại E
(Hệ số lao động K = 0,5)
Thửa
B
Xây dựng dữ liệu không gian đất đai nền
Xã
1
Xây dựng dữ liệu không gian đất đai nền
Xã
1.1
Xử lý biên theo quy định về bản đồ đối với các tài liệu bản đồ tiếp giáp nhau
Xã
1.490.824
1.336.425
1.2
Tách, lọc và chuẩn hóa các lớp đối tượng không gian đất đai nền
Xã
3.578.096
3.207.520
1.3
Chuyển đổi các lớp đối tượng không gian đất đai nền từ tệp (File) bản đồ số vào CSDL
Xã
905.337
806.525
1.4
Gộp các thành phần tiếp giáp nhau của cùng một đối tượng không gian đất đai nền thành một đối tượng duy nhất phù hợp với thông tin thuộc tính của đối tượng theo phạm vi đơn vị hành chính cấp xã
Xã
2.960.229
2.663.769
2
Tích hợp dữ liệu không gian đất đai nền
Xã
-
-
2.1
Xử lý tiếp biên dữ liệu không gian đất đai nền giữa các đơn vị hành chính cấp xã, cấp huyện liền kề
Xã
3.578.096
3.207.520
2.2
Tích hợp dữ liệu không gian đất đai nền vào CSDL đất đai để quản lý, vận hành, khai thác sử dụng
Xã
1.611.260
1.336.425
Tổng B
Trường hợp xây dựng từ nguồn bản đồ địa chính
(Hệ số lao động K=1)
Xã
Trường hợp xây dựng từ nguồn bản đồ hiện trạng
(Hệ số lao động K=0,5)
Xã
Trường hợp xây dựng từ nguồn bản đồ địa chính kết hợp với bản đồ hiện trạng
(Hệ số lao động K = 0,8)
Xã
C
Quét giấy tờ pháp lý và xử lý tập tin
Thửa
1
Quét giấy tờ pháp lý về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
Thửa
1.1
Quét trang A3 (2 trang)
Thửa
2.816
2.660
1.2
Quét trang A4 (3 trang)
Thửa
1.963
1.858
2
Xử lý các tệp tin quét thành tệp (File) hồ sơ quét dạng số của thửa đất, lưu trữ dưới khuôn dạng tệp tin PDF (ở định dạng không chỉnh sửa được) (5 trang)
Thửa
999
983
3
Tạo liên kết hồ sơ quét dạng số với thửa đất trong CSDL
Thửa
2.151
2.027
2. Đơn giá chuyển đổi, bổ sung, hoàn thiện cơ sở dữ liệu địa chính đã xây dựng trước ngày 01/8/2016 (ngày Thông tư số 75/2015/TT-BTNMT có hiệu lực thi hành)
Đơn vị tính: đồng
STT
Tên sản phẩm
Đơn vị
Đơn giá sản phẩm
Đơn giá sản phẩm (trừ khấu hao)
A
Chuyển đổi, bổ sung hoàn thiện dữ liệu địa chính (Không bao gồm nội dung xây dựng dữ liệu không gian đất đai nền
Thửa
1
Công tác chuẩn bị
Thửa
1.1
Lập kế hoạch thi công chi tiết: Xác định thời gian, địa điểm, khối lượng và nhân lực thực hiện của từng bước công việc; lập kế hoạch làm việc với các đơn vị có liên quan đến công tác chuyển đổi, bổ sung, hoàn thiện CSDL địa chính trên địa bàn thi công
Thửa
139
138
1.2
Chuẩn bị nhân lực, địa điểm làm việc; chuẩn bị vật tư, thiết bị, dụng cụ, cài đặt phần mềm phục vụ cho công tác chuyển đổi, bổ sung, hoàn thiện CSDL địa chính
Thửa
133
131
2
Chuyển đổi dữ liệu địa chính
Thửa
2.1
Lập mô hình chuyển đổi cấu trúc dữ liệu của CSDL địa chính đã xây dựng sang cấu trúc dữ liệu hiện hành
Thửa
268
264
2.2
Chuyển đổi cấu trúc dữ liệu không gian địa chính
Thửa
89
81
2.3
Chuyển đổi cấu trúc dữ liệu thuộc tính địa chính
Thửa
662
658
2.4
Chuyển đổi cấu trúc dữ liệu hồ sơ quét
Thửa
25
24
3
Bổ sung, hoàn thiện dữ liệu địa chính
Thửa
3.1
Rà soát, bổ sung dữ liệu không gian địa chính
Thửa
311
275
3.2
Rà soát, bổ sung dữ liệu thuộc tính địa chính
Thửa
3.066
2.895
3.3
Thực hiện hoàn thiện 100% thông tin trong CSDL đã được chuyển đổi, bổ sung
Thửa
571
530
3.4
Thực hiện xuất Sổ địa chính (điện tử) đối với những thửa đất chưa có Sổ địa chính (điện tử)
Thửa
697
665
4
Xây dựng siêu dữ liệu địa chính
Thửa
4.1
Chuyển đổi siêu dữ liệu địa chính
Thửa
64
32
4.2
Thu nhận bổ sung các thông tin cần thiết để xây dựng siêu dữ liệu địa chính (thu nhận bổ sung thông tin)
Thửa
459
451
4.3
Nhập bổ sung thông tin siêu dữ liệu địa chính cho từng đơn vị hành chính cấp xã
Thửa
22
21
5
Đối soát dữ liệu (do Văn phòng Đăng ký đất đai thực hiện)
Thửa
5.1
Đối soát thông tin của thửa đất trong CSDL đã được chuyển đổi, bổ sung với nguồn tài liệu, dữ liệu đã sử dụng để xây dựng CSDL đối với trường hợp phải xuất mới sổ địa chính (điện tử)
Thửa
1.119
1.057
5.2
Thực hiện ký số vào sổ địa chính (điện tử) đối với trường hợp xuất mới sổ địa chính (điện tử)
Thửa
1.522
1.460
6
Phục vụ kiểm tra, nghiệm thu CSDL địa chính
Thửa
Chuẩn bị tư liệu, tài liệu và phục vụ giám sát, kiểm tra, nghiệm thu; tổng hợp, xác định khối lượng sản phẩm đã thực hiện khi kết thúc công trình; lập biên bản bàn giao dữ liệu địa chính
Thửa
225
221
Tổng A
Thửa
B
Xây dựng dữ liệu không gian đất đai nền
Xã
1
Xây dựng dữ liệu không gian đất đai nền
Xã
1.1
Tách, lọc và chuẩn hóa các lớp đối tượng không gian đất đai nền
Xã
1.667.144
1.646.749
1.2
Chuyển đổi các lớp đối tượng không gian đất đai nền từ tệp (File) bản đồ số vào CSDL
Xã
542.257
536.802
2
Tích hợp dữ liệu không gian đất đai nền
Xã
Tích hợp dữ liệu không gian đất đai nền vào CSDL đất đai để quản lý, vận hành, khai thác sử dụng
Xã
985.961
809.316
3. Đơn giá xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính đối với trường hợp thực hiện đồng bộ với lập, chỉnh lý bản đồ địa chính và đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận
Đơn vị tính: đồng
STT
Nội dung công việc
ĐVT
Đơn giá sản phẩm
Đơn giá sản phẩm (trừ khấu hao)
1
Thu thập tài liệu, dữ liệu
Thửa
Thu thập tài liệu phục vụ công tác xây dựng CSDL địa chính
Thửa
812
808
2
Lập, chỉnh lý bản đồ địa chính gắn với xây dựng dữ liệu không gian
2.1
Xây dựng dữ liệu không gian đất đai nền
Xã
9.872.743
8.892.392
2.2
Xây dựng dữ liệu không gian địa chính
Thửa
457
378
3
Xây dựng siêu dữ liệu địa chính
Thửa
888
880
4
Tích hợp dữ liệu vào hệ thống
Thửa
681
633
5
Phục vụ kiểm tra, nghiệm thu CSDL địa chính
Thửa
483
479
PHỤ LỤC 02
ĐƠN GIÁ CƠ SỞ DỮ LIỆU THỐNG KÊ, KIỂM KÊ ĐẤT ĐAI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 896/QĐ-UBND ngày 20 tháng 11 năm 2019 của UBND tỉnh Quảng Ngãi)
1. Đơn giá xây dựng cơ sở dữ liệu thống kê, kiểm kê đất đai cấp xã
1.1. Đơn giá xây dựng cơ sở dữ liệu thống kê đất đai cấp xã
Đơn vị tính: đồng/năm thống kê
STT
Tên sản phẩm
Đơn vị
Đơn giá sản phẩm
Đơn giá sản phẩm (trừ khấu hao)
I
Công tác chuẩn bị; Xây dựng siêu dữ liệu thống kê, kiểm kê đất đai; Phục vụ kiểm tra, nghiệm thu CSDL thống kê, kiểm kê đất đai
1
Công tác chuẩn bị
Bộ dữ liệu theo xã
1.1
Lập kế hoạch thi công chi tiết: xác định thời gian, địa điểm, khối lượng và nhân lực thực hiện từng bước công việc; lập kế hoạch làm việc với các đơn vị có liên quan đến công tác xây dựng CSDL thống kê, kiểm kê đất đai trên địa bàn thi công
Bộ dữ liệu theo xã
1.2
Chuẩn bị nhân lực, địa điểm làm việc; chuẩn bị vật tư, thiết bị, dụng cụ, phần mềm phục vụ cho công tác xây dựng CSDL thống kê, kiểm kê đất đai
Bộ dữ liệu theo xã
2
Xây dựng siêu dữ liệu thống kê, kiểm kê đất đai
Bộ dữ liệu theo xã
2.1
Thu nhận các thông tin cần thiết để xây dựng siêu dữ liệu (thông tin mô tả dữ liệu) thống kê, kiểm kê đất đai
Bộ dữ liệu theo xã
2.2
Nhập thông tin siêu dữ liệu kiểm kê đất đai
Bộ dữ liệu theo xã
3
Phục vụ kiểm tra, nghiệm thu CSDL thống kê, kiểm kê đất đai
Bộ dữ liệu theo xã
3.1
Đơn vị thi công chuẩn bị tài liệu và phục vụ giám sát kiểm tra, nghiệm thu
Bộ dữ liệu theo xã
3.2
Thực hiện kiểm tra tổng thể CSDL thống kê, kiểm kê đất đai và tích hợp vào hệ thống ngay sau khi được nghiệm thu để phục vụ quản lý, vận hành, khai thác sử dụng
Bộ dữ liệu theo xã
3.3
Đóng gói giao nộp CSDL thống kê, kiểm kê đất đai
Bộ dữ liệu theo xã
II
Thu thập tài liệu, dữ liệu; Rà soát, đánh giá, phân loại và sắp xếp tài liệu, dữ liệu; quét giấy tờ pháp lý và xử lý tệp tin; Xây dựng dữ liệu thuộc tính thống kê, kiểm kê đất đai; đối soát hoàn thiện dữ liệu thống kê, kiểm kê đất đai
1
Thu thập tài liệu, dữ liệu
1.1
Thu thập tài liệu, dữ liệu thống kê
Năm TK
1.2
Thu thập tài liệu, dữ liệu kiểm kê
Kỳ KK
2
Rà soát, đánh giá, phân loại và sắp xếp tài liệu, dữ liệu
2.1
Rà soát, đánh giá, phân loại và sắp xếp tài liệu, dữ liệu thống kê và lập báo cáo kết quả thực hiện
Năm TK
2.2
Rà soát, đánh giá, phân loại và sắp xếp tài liệu, dữ liệu kiểm kê và lập báo cáo kết quả thực hiện
Kỳ KK
3
Quét giấy tờ pháp lý và xử lý tệp tin
3.1
Quét các giấy tờ đưa vào cơ sở dữ liệu thống kê, kiểm kê đất đai. Chế độ quét của thiết bị được thiết lập theo hệ màu RGB với độ phân giải tối thiểu là 150 DPI. Các tài liệu quét bao gồm: các báo cáo, biểu, bảng số liệu là sản phẩm của công tác thống kê, kiểm kê đất đai các cấp theo quy định
3.1.1
Quét trang A3
Xã
(8 trang)
3.1.2
Quét trang A4
Xã
(50 trang)
3.2
Xử lý các tệp tin quét thành tệp (File) hồ sơ quét dạng số của thửa đất, lưu trữ dưới khuôn dạng tệp tin PDF (ở định dạng không chỉnh sửa được)
Xã
(58 trang)
3.3
Tạo danh mục tra cứu hồ sơ quét trong CSDL thống kê, kiểm kê đất đai
Năm TK hoặc Kỳ KK
4
Xây dựng dữ liệu thuộc tính thống kê, kiểm kê đất đai
4.1
Đối với tài liệu, số liệu là bảng, biểu dạng số
4.1.1
Lập mô hình chuyển đổi CSDL thống kê, kiểm kê đất đai
Năm TK hoặc Kỳ KK
4.1.2
Chuyển đổi vào CSDL thống kê, kiểm kê đất đai
Năm TK hoặc Kỳ KK
4.2
Đối với tài liệu, số liệu là báo cáo dạng số thì tạo danh mục tra cứu trong CSDL thống kê, kiểm kê đất đai
Năm TK hoặc Kỳ KK
5
Đối soát, hoàn thiện dữ liệu thống kê, kiểm kê đất đai
5.1
Đổi soát, hoàn thiện dữ liệu thống kê đất đai
Năm TK
5.2
Đối soát, hoàn thiện dữ liệu kiểm kê đất đai
Kỳ KK
III
Xây dựng dữ liệu không gian kiểm kê đất đai
1
Chuẩn hóa các lớp đối tượng không gian kiểm kê đất đai
1.1
Lập bảng đối chiếu giữa lớp đối tượng không gian kiểm kê đất đai với nội dung tương ứng trong bản đồ kết quả điều tra kiểm kê, bản đồ hiện trạng sử dụng đất để tách, lọc các đối tượng từ nội dung bản đồ
Lớp dữ liệu
1.2
Chuẩn hóa các lớp đối tượng không gian kiểm kê đất đai chưa phù hợp
Lớp dữ liệu
1.3
Nhập bổ sung các thông tin thuộc tính cho đối tượng không gian kiểm kê đất đai còn thiếu (nếu có)
Lớp dữ liệu
1.4
Rà soát chuẩn hóa thông tin thuộc tính cho từng đối tượng không gian kiểm kê đất đai
Lớp dữ liệu
2
Chuyển đổi và tích hợp không gian kiểm kê đất đai
2.1
Chuyển đổi các lớp đối tượng không gian kiểm kê đất đai từ tệp (File) bản đồ số vào CSDL theo đơn vị hành chính
Lớp dữ liệu
2.2
Rà soát dữ liệu không gian để xử lý các lỗi dọc biên giữa các đơn vị hành chính tiếp giáp nhau
Lớp dữ liệu
Tổng đơn giá xây dựng CSDL thống kê đất đai kỳ trước
Tổng đơn giá xây dựng CSDL thống kê đất đai kỳ hiện tại
2. Đơn giá xây dựng cơ sở dữ liệu kiểm kê đất đai cấp xã
Đơn vị tính: đồng/kỳ kiểm kê
STT
Tên sản phẩm
Đơn vị
Đơn giá sản phẩm
Đơn giá sản phẩm (trừ khấu hao)
I
Công tác chuẩn bị; Xây dựng siêu dữ liệu thống kê, kiểm kê đất đai; Phục vụ kiểm tra, nghiệm thu CSDL thống kê, kiểm kê đất đai
1
Công tác chuẩn bị
Bộ dữ liệu theo xã
1.1
Lập kế hoạch thi công chi tiết: xác định thời gian, địa điểm, khối lượng và nhân lực thực hiện từng bước công việc; lập kế hoạch làm việc với các đơn vị có liên quan đến công tác xây dựng CSDL thống kê, kiểm kê đất đai trên địa bàn thi công
Bộ dữ liệu theo xã
1.2
Chuẩn bị nhân lực, địa điểm làm việc; chuẩn bị vật tư, thiết bị, dụng cụ, phần mềm phục vụ cho công tác xây dựng CSDL thống kê, kiểm kê đất đai
Bộ dữ liệu theo xã
2
Xây dựng siêu dữ liệu thống kê, kiểm kê đất đai
Bộ dữ liệu theo xã
2.1
Thu nhận các thông tin cần thiết để xây dựng siêu dữ liệu (thông tin mô tả dữ liệu) thống kê, kiểm kê đất đai
Bộ dữ liệu theo xã
2.2
Nhập thông tin siêu dữ liệu kiểm kê đất đai
Bộ dữ liệu theo xã
3
Phục vụ kiểm tra, nghiệm thu CSDL thống kê, kiểm kê đất đai
Bộ dữ liệu theo xã
3.1
Đơn vị thi công chuẩn bị tài liệu và phục vụ giám sát kiểm tra, nghiệm thu
Bộ dữ liệu theo xã
3.2
Thực hiện kiểm tra tổng thể CSDL thống kê, kiểm kê đất đai và tích hợp vào hệ thống ngay sau khi dược nghiệm thu để phục vụ quản lý, vận hành, khai thác sử dụng
Bộ dữ liệu theo xã
3.3
Đóng gói giao nộp CSDL thống kê, kiểm kê đất đai
Bộ dữ liệu theo xã
II
Thu thập tài liệu, dữ liệu; Rà soát, đánh giá, phân loại và sắp xếp tài liệu, dữ liệu; quét giấy tờ pháp lý và xử lý tệp tin; Xây dựng dữ liệu thuộc tính thống kê, kiểm kê đất đai; đối soát hoàn thiện dữ liệu thống kê, kiểm kê đất đai
1
Thu thập tài liệu, dữ liệu
1.1
Thu thập tài liệu, dữ liệu thống kê
Năm TK
1.2
Thu thập tài liệu, dữ liệu kiểm kê
Kỳ KK
2
Rà soát, đánh giá, phân loại và sắp xếp tài liệu, dữ liệu
2.1
Rà soát, đánh giá, phân loại và sắp xếp tài liệu, dữ liệu thống kê và lập báo cáo kết quả thực hiện
Năm TK
2.2
Rà soát, đánh giá, phân loại và sắp xếp tài liệu, dữ liệu kiểm kê và lập báo cáo kết quả thực hiện
Kỳ KK
3
Quét giấy tờ pháp lý và xử lý tệp tin
3.1
Quét các giấy tờ đưa vào cơ sở dữ liệu thống kê, kiểm kê đất đai. Chế độ quét của thiết bị được thiết lập theo hệ màu RGB với độ phân giải tối thiểu là 150 DPI. Các tài liệu quét bao gồm: các báo cáo, biểu, bảng số liệu là sản phẩm của công tác thống kê, kiểm kê đất đai các cấp theo quy định
3.1.1
Quét trang A3
Xã
(18 trang)
3.1.2
Quét trang A4
Xã
(75 trang)
3.2
Xử lý các tệp tin quét thành tệp (File) hồ sơ quét dạng sổ của thửa đất, lưu trữ dưới khuôn dạng tệp tin PDF (ở định dạng không chỉnh sửa được)
Xã
(93 trang)
3.3
Tạo danh mục tra cứu hồ sơ quét trong CSDL thống kê, kiểm kê đất đai
Năm TK hoặc Kỳ KK
4
Xây dựng dữ liệu thuộc tính thống kê, kiểm kê đất đai
4.1
Đối với tài liệu, số liệu là bảng, biểu dạng số
4.1.1
Lập mô hình chuyển đổi CSDL thống kê, kiểm kê đất đai
Năm KK hoặc Kỳ KK
4.1.2
Chuyển đổi vào CSDL thống kê, kiểm kê đất đai
Năm KK hoặc Kỳ KK
4.2
Đối với tài liệu, số liệu là báo cáo dạng số thì tạo danh mục tra cứu trong CSDL thống kê, kiểm kê đất đai
Năm KK hoặc Kỳ KK
5
Đối soát, hoàn thiện dữ liệu thống kê, kiểm kê đất đai
5.1
Đối soát, hoàn thiện dữ liệu thống kê đất đai
Năm KK
5.2
Đối soát, hoàn thiện dữ liệu kiểm kê đất đai
Kỳ KK
III
Xây dựng dữ liệu không gian kiểm kê đất đai
1
Chuẩn hóa các lớp đối tượng không gian kiểm kê đất đai
1.1
Lập bảng đối chiếu giữa lớp đối tượng không gian kiểm kê đất đai với nội dung tương ứng trong bản đồ kết quả điều tra kiểm kê, bản đồ hiện trạng sử dụng đất để tách, lọc các đối tượng từ nội dung bản đồ
Lớp dữ liệu
1.2
Chuẩn hóa các lớp đối tượng không gian kiểm kê đất đai chưa phù hợp
Lớp dữ liệu
1.3
Nhập bổ sung các thông tin thuộc tính cho đối tượng không gian kiểm kê đất đai còn thiếu (nếu có)
Lớp dữ liệu
1.4
Rà soát chuẩn hóa thông tin thuộc tính cho từng đối tượng không gian kiểm kê đất đai
Lớp dữ liệu
2
Chuyển đổi và tích hợp không gian kiểm kê đất đai
2.1
Chuyển đổi các lớp đối tượng không gian kiểm kê đất đai từ tệp (File) bản đồ số vào CSDL theo đơn vị hành chính
Lớp dữ liệu
2.2
Rà soát dữ liệu không gian để xử lý các lỗi dọc biên giữa các đơn vị hành chính tiếp giáp nhau
Lớp dữ liệu
Tổng đơn giá xây dựng cơ sở dữ liệu kiểm kê đất đai kỳ trước
Hệ số
(mục III.1)
Tỷ lệ bản đồ 1/1.000
0,80
Tỷ lệ bản đồ 1/2.000
0,90
Tỷ lệ bản đồ 1/5.000
1,00
Tỷ lệ bản đồ 1/10.000
1,15
Tổng đơn giá xây dựng cơ sở dữ liệu kiểm kê đất đai kỳ hiện tại
Ghi chú:
Khối lượng được tính bao gồm số liệu thống kê, kiểm kê đất đai 1 xã tính từ năm 2000 đến năm 2018, trong đó:
- Số năm thống kê = có 14 năm thống kê (trừ 4 năm trùng với kỳ kiểm kê không thực hiện thống kê) = 14;
- Số kỳ kiểm kê = 4 (năm 2000, 2005, 2010, 2014)
- Số trang A3: 1 kỳ kiểm kê = 18 ; 1 năm thống kê = 8
- Số trang A4: 1 kỳ kiểm kê = 75 ; 1 năm thống kê = 50
- Lớp dữ liệu: mỗi kỳ kiểm kê có 1 lớp dữ liệu hiện trạng, riêng kỳ kiểm kê 2014 có 2 lớp dữ liệu (khoanh vẽ và hiện trạng)
Mục 4.1 được tính theo tỷ lệ bản đồ như sau:
STT
Nội dung công việc
Đơn giá (đồng/lớp dữ liệu)
Tỷ lệ 1:1.000
Tỷ lệ 1:2.000
Tỷ lệ 1:5.000
Tỷ lệ 1:10.000
Chuẩn hóa các lớp đối tượng không gian kiểm kê đất đai
1.008.990
1.135.114
1.261.237
1.450.423
1
Lập bảng đối chiếu giữa lớp đối tượng không gian kiểm kê đất đai với nội dung tương ứng trong bản đồ kết quả điều tra kiểm kê, bản đồ hiện trạng sử dụng đất để tách, lọc các đối tượng từ nội dung bản đồ
265.524
298.715
331.906
381.691
2
Chuẩn hóa các lớp đối tượng không gian kiểm kê đất đai chưa phù hợp
398.286
448.072
497.857
572.536
3
Nhập bổ sung các thông tin thuộc tính cho đối tượng không gian kiểm kê đất đai còn thiếu (nếu có)
79.655
89.612
99.569
114.504
4
Rà soát chuẩn hóa thông tin thuộc tính cho từng đối tượng không gian kiểm kê đất đai
265.524
298.715
331.906
381.691
Giá chưa bao gồm 10% thuế VAT
2. Đơn giá xây dựng cơ sở dữ liệu thống kê, kiểm kê đất đai cấp huyện
2.1.Đơn giá xây dựng cơ sở dữ liệu thống kê đất đai cấp huyện
Đơn vị tính: đồng/năm thống kê
STT
Tên sản phẩm
Đơn vị
Đơn giá sản phẩm
Đơn giá sản phẩm
(trừ khấu hao)
I
Công tác chuẩn bị; Xây dựng siêu dữ liệu thống kê, kiểm kê đất đai; Phục vụ kiểm tra, nghiệm thu CSDL thống kê, kiểm kê đất đai
2.726.087
2.558.975
1
Công tác chuẩn bị
Bộ dữ liệu theo huyện
1.283.083
1.261.911
1.1
Lập kế hoạch thi công chi tiết: xác định thời gian, địa điểm, khối lượng và nhân lực thực hiện từng bước công việc; lập kế hoạch làm việc với các đơn vị có liên quan đến công tác xây dựng CSDL thống kê, kiểm kê đất đai trên địa bàn thi công
Bộ dữ liệu theo huyện
655.389
644.803
1.2
Chuẩn bị nhân lực, địa điểm làm việc; chuẩn bị vật tư, thiết bị, dụng cụ, phần mềm phục vụ cho công tác xây dựng CSDL thống kê, kiểm kê đất đai
Bộ dữ liệu theo huyện
627.694
617.108
2
Xây dựng siêu dữ liệu thống kê, kiểm kê đất đai
Bộ dữ liệu theo huyện
328.345
317.760
2.1
Thu nhận các thông tin cần thiết để xây dựng siêu dữ liệu (thông tin mô tả dữ liệu) thống kê, kiểm kê đất đai
Bộ dữ liệu theo huyện
218.898
211.840
2.2
Nhập thông tin siêu dữ liệu kiểm kê đất đai
Bộ dữ liệu theo huyện
109.448
105.919
3
Phục vụ kiểm tra, nghiệm thu CSDL thống kê, kiểm kê đất đai
Bộ dữ liệu theo huyện
1.114.659
979.304
3.1
Đơn vị thi công chuẩn bị tài liệu và phục vụ giám sát kiểm tra, nghiệm thu.
Bộ dữ liệu theo huyện
259.476
225.638
3.2
Thực hiện kiểm tra tổng thể CSDL thống kê, kiểm kê đất đai và tích hợp vào hệ thống ngay sau khi được nghiệm thu để phục vụ quản lý, vận hành, khai thác sử dụng.
Bộ dữ liệu theo huyện
595.675
527.998
3.3
Đóng gói giao nộp CSDL thống kê, kiểm kê đất đai
Bộ dữ liệu theo huyện
259.507
225.669
II
Thu thập tài liệu, dữ liệu; Rà soát, đánh giá, phân loại và sắp xếp tài liệu, dữ liệu; quét giấy tờ pháp lý và xử lý tệp tin; Xây dựng dữ liệu thuộc tính thống kê, kiểm kê đất đai; đối soát hoàn thiện dữ liệu thống kê, kiểm kê đất đai
801.908
764.846
1
Thu thập tài liệu, dữ liệu
26.575
25.869
1.1
Thu thập tài liệu, dữ liệu thống kê
Năm TK
26.575
25.869
1.2
Thu thập tài liệu, dữ liệu kiểm kê
Kỳ KK
0
0
2
Rà soát, đánh giá, phân loại và sắp xếp tài liệu, dữ liệu
132.889
129.361
2.1
Rà soát, đánh giá, phân loại và sắp xếp tài liệu, dữ liệu thống kê và lập báo cáo kết quả thực hiện
Năm KK
132.889
129.361
2.2
Rà soát, đánh giá, phân loại và sắp xếp tài liệu, dữ liệu kiểm kê và lập báo cáo kết quả thực hiện
Kỳ KK
0
0
3
Quét giấy tờ pháp lý và xử lý tệp tin
304.963
287.350
3.1
Quét các giấy tờ đưa vào cơ sở dữ liệu thống kê, kiểm kê đất đai. Chế độ quét của thiết bị được thiết lập theo hệ màu RGB với độ phân giải tối thiểu là 150 DPI. Các tài liệu quét bao gồm: các báo cáo, biểu, bảng số liệu là sản phẩm của công tác thống kê, kiểm kê đất đai các cấp theo quy định
128.901
121.524
3.1.1
Quét trang A3
Huyện
(9 trang)
27.773
24.804
3.1.2
Quét trang A4
Huyện
(50 trang)
101.128
96.720
3.2
Xử lý các tệp tin quét thành tệp (File) hồ sơ quét dạng số của thửa đất, lưu trữ dưới khuôn dạng tệp tin PDF (ở định dạng không chỉnh sửa được)
Huyện
(59 trang)
61.573
59.900
3.3
Tạo danh mục tra cứu hồ sơ quét trong CSDL thống kê, kiểm kê đất đai
Năm TK hoặc Kỳ KK
114.489
105.927
4
Xây dựng dữ liệu thuộc tính thống kê, kiểm kê đất đai
204.592
192.905
4.1
Đối với tài liệu, số liệu là bảng, biểu dạng số
154.118
145.856
4.1.1
Lập mô hình chuyển đổi CSDL thống kê, kiểm kê đất đai
Năm TK hoặc Kỳ KK
53.147
51.736
4.1.2
Chuyển đổi vào CSDL thống kê, kiểm kê đất đai
Năm KK hoặc Kỳ KK
100.970
94.120
4.2
Đối với tài liệu, số liệu là báo cáo dạng số thì tạo danh mục tra cứu trong CSDL thống kê, kiểm kê đất đai
Năm KK hoặc Kỳ KK
50.474
47.049
5
Đối soát, hoàn thiện dữ liệu thống kê, kiểm kê đất đai
132.889
129.361
5.1
Đối soát, hoàn thiện dữ liệu thống kê đất đai
Năm KK
132.889
129.361
5.2
Đối soát, hoàn thiện dữ liệu kiểm kê đất đai
Kỳ KK
0
0
III
Xây dựng dữ liệu không gian kiểm kê đất đai
0
0
1
Chuẩn hóa các lớp đối tượng không gian kiểm kê đất đai
0
0
1.1
Lập bảng đối chiếu giữa lớp đối tượng không gian kiểm kê đất đai với nội dung tương ứng trong bản đồ hiện trạng sử dụng đất để tách, lọc các đối tượng từ nội dung bản đồ
Lớp dữ liệu
0
0
1.2
Chuẩn hóa các lớp đối tượng không gian kiểm kê đất đai chưa phù hợp
Lớp dữ liệu
0
0
1.3
Nhập bổ sung các thông tin thuộc tính cho đối tượng không gian kiểm kê đất đai còn thiếu (nếu có)
Lớp dữ liệu
0
0
1.4
Rà soát chuẩn hóa thông tin thuộc tính cho từng đối tượng không gian kiểm kê đất đai
Lớp dữ liệu
0
0
2
Chuyển đổi và tích hợp không gian kiểm kê đất đai
0
0
2.1
Chuyển đổi các lớp đối tượng không gian kiểm kê đất đai từ tệp (File) bản đồ số vào CSDL theo đơn vị hành chính
Lớp dữ liệu
0
0
2.2
Rà soát dữ liệu không gian để xử lý các lỗi dọc biên giữa các đơn vị hành chính tiếp giáp nhau
Lớp dữ liệu
0
0
Tổng đơn giá xây dựng CSDL thống kê đất đai kỳ trước
3.527.995
3.323.821
Tổng đơn giá xây dựng CSDL thống kê đất đai kỳ hiện tại
1.566.465
1.455.374
Giá chưa bao gồm 10% thuế VAT
2.1. Đơn giá xây dựng cơ sở dữ liệu kiểm kê đất đai cấp huyện
Đơn vị tính: đồng/kỳ kiểm kê
STT
Tên sản phẩm
Đơn vị
Đơn giá sản phẩm
Đơn giá sản phẩm
(trừ khấu hao)
I
Công tác chuẩn bị; Xây dựng siêu dữ liệu thống kê, kiểm kê đất đai; Phục vụ kiểm tra, nghiệm thu CSDL thống kê, kiểm kê đất đai
2.726.087
2.558.975
1
Công tác chuẩn bị
Bộ dữ liệu theo huyện
1.283.083
1.261.911
1.1
Lập kế hoạch thi công chi tiết: xác định thời gian, địa điểm, khối lượng và nhân lực thực hiện từng bước công việc; lập kế hoạch làm việc với các đơn vị có liên quan đến công tác xây dựng CSDL thống kê, kiểm kê đất đai trên địa bàn thi công
Bộ dữ liệu theo huyện
655.389
644.803
1.2
Chuẩn bị nhân lực, địa điểm làm việc; chuẩn bị vật tư, thiết bị, dụng cụ, phần mềm phục vụ cho công tác xây dựng CSDL thống kê, kiểm kê đất đai
Bộ dữ liệu theo huyện
627.694
617.108
2
Xây dựng siêu dữ liệu thống kê, kiểm kê đất đai
Bộ dữ liệu theo huyện
328.345
317.760
2.1
Thu nhận các thông tin cần thiết để xây dựng siêu dữ liệu (thông tin mô tả dữ liệu) thống kê, kiểm kê đất đai
Bộ dữ liệu theo huyện
218.898
211.840
2.2
Nhập thông tin siêu dữ liệu kiểm kê đất đai
Bộ dữ liệu theo huyện
109.448
105.919
3
Phục vụ kiểm tra, nghiệm thu CSDL thống kê, kiểm kê đất đai
Bộ dữ liệu theo huyện
1.114.659
979.304
3.1
Đơn vị thi công chuẩn bị tài liệu và phục vụ giám sát kiểm tra, nghiệm thu.
Bộ dữ liệu theo huyện
259.476
225.638
3.2
Thực hiện kiểm tra tổng thể CSDL thống kê, kiểm kê đất đai và tích hợp vào hệ thống ngay sau khi được nghiệm thu để phục vụ quản lý, vận hành, khai thác sử dụng.
Bộ dữ liệu theo huyện
595.675
527.998
3.3
Đóng gói giao nộp CSDL thống kê, kiểm kê đất đai
Bộ dữ liệu theo huyện
259.507
225.669
II
Thu thập tài liệu, dữ liệu; Rà soát, đánh giá, phân loại và sắp xếp tài liệu, dữ liệu; quét giấy tờ pháp lý và xử lý tệp tin; Xây dựng dữ liệu thuộc tính thống kê, kiểm kê đất đai; đối soát hoàn thiện dữ liệu thống kê, kiểm kê đất đai
1.924.269
1.869.811
1
Thu thập tài liệu, dữ liệu
220.945
217.416
1.1
Thu thập tài liệu, dữ liệu thống kê
Năm KK
0
0
1.2
Thu thập tài liệu, dữ liệu kiểm kê
Kỳ KK
220.945
217.416
2
Rà soát, đánh giá, phân loại và sắp xếp tài liệu, dữ liệu
662.836
652.250
2.1
Rà soát, đánh giá, phân loại và sắp xếp tài liệu, dữ liệu thống kê và lập báo cáo kết quả thực hiện
Năm KK
0
0
2.2
Rà soát, đánh giá, phân loại và sắp xếp tài liệu, dữ liệu kiểm kê và lập báo cáo kết quả thực hiện
Kỳ KK
662.836
652.250
3
Quét giấy tờ pháp lý và xử lý tệp tin
394.006
372.405
3.1
Quét các giấy tờ đưa vào cơ sở dữ liệu thống kê, kiểm kê đất đai. Chế độ quét của thiết bị được thiết lập theo hệ màu RGB với độ phân giải tối thiểu là 150 DPI. Các tài liệu quét bao gồm: các báo cáo, biểu, bảng số liệu là sản phẩm của công tác thống kê, kiểm kê đất đai các cấp theo quy định
188.723
178.151
3.1.1
Quét trang A3
Huyện
(12 trang)
37.030
33.072
3.1.2
Quét trang A4
Huyện
(75 trang)
151.692
145.079
3.2
Xử lý các tệp tin quét thành tệp (File) hồ sơ quét dạng số của thửa đất, lưu trữ dưới khuôn dạng tệp tin PDF (ở định dạng không chỉnh sửa được)
Huyện
(87 trang)
90.794
88.327
3.3
Tạo danh mục tra cứu hồ sơ quét trong CSDL thống kê, kiểm kê đất đai
Năm KK hoặc Kỳ KK
114.489
105.927
4
Xây dựng dữ liệu thuộc tính thống kê, kiểm kê đất đai
204.592
192.905
4.1
Đối với tài liệu, số liệu là bảng, biểu dạng số
154.118
145.856
4.1.1
Lập mô hình chuyển đổi CSDL thống kê, kiểm kê đất đai
Năm TK hoặc Kỳ KK
53.147
51.736
4.1.2
Chuyển đổi vào CSDL thống kê, kiểm kê đất đai
Năm KK hoặc Kỳ KK
100.970
94.120
4.2
Đối với tài liệu, số liệu là báo cáo dạng số thì tạo danh mục tra cứu trong CSDL thống kê, kiểm kê đất đai
Năm KK hoặc Kỳ KK
50.474
47.049
5
Đối soát, hoàn thiện dữ liệu thống kê, kiểm kê đất đai
441.891
434.834
5.1
Đối soát, hoàn thiện dữ liệu thống kê đất đai
Năm KK
0
0
5.2
Đối soát, hoàn thiện dữ liệu kiểm kê đất đai
Kỳ KK
441.891
434.834
III
Xây dựng dữ liệu không gian kiểm kê đất đai
2.738.762
2.199.141
1
Chuẩn hóa các lớp đối tượng không gian kiểm kê đất đai
2.239.120
1.811.048
1.1
Lập bảng đối chiếu giữa lớp đối tượng không gian kiểm kê đất đai với nội dung tương ứng trong bản đồ hiện trạng sử dụng đất để tách, lọc các đối tượng từ nội dung bản đồ
Lớp dữ liệu
639.753
517.446
1.2
Chuẩn hóa các lớp đối tượng không gian kiểm kê đất đai chưa phù hợp
Lớp dữ liệu
799.685
646.802
1.3
Nhập bổ sung các thông tin thuộc tính cho đối tượng không gian kiểm kê đất đai còn thiếu (nếu có)
Lớp dữ liệu
159.930
129.353
1.4
Rà soát chuẩn hóa thông tin thuộc tính cho từng đối tượng không gian kiểm kê đất đai
Lớp dữ liệu
639.753
517.446
2
Chuyển đổi và tích hợp không gian kiểm kê đất đai
499.643
388.093
2.1
Chuyển đổi các lớp đối tượng không gian kiểm kê đất đai từ tệp (File) bản đồ số vào CSDL theo đơn vị hành chính
Lớp dữ liệu
166.537
129.353
2.2
Rà soát dữ liệu không gian để xử lý các lỗi dọc biên giữa các đơn vị hành chính tiếp giáp nhau
Lớp dữ liệu
333.106
258.740
Tổng đơn giá xây dựng cơ sở dữ liệu kiểm kê đất đai kỳ trước
Hệ số
(mục III.1)
Tỷ lệ bản đồ 1/5.000
0,9
7.165.207
6.446.822
Tỷ lệ bản đồ 1/10.000
1,0
7.389.119
6.627.927
Tỷ lệ bản đồ 1/25.000
1,1
7.613.031
6.809.032
Tổng đơn giá xây dựng cơ sở dữ liệu kiểm kê đất đai kỳ hiện tại
2.464.152
2.233.995
Giá chưa bao gồm 10% thuế VAT
Ghi chú:
Khối lượng được tính bao gồm số liệu thống kê, kiểm kê đất đai 1 huyện tính từ năm 2000 đến năm 2018, trong đó:
- Số năm thống kê = có 14 năm thống kê (trừ 4 năm trùng với kỳ kiểm kê không thực hiện thống kê) =14;
- Số kỳ kiểm kê = 4 (năm 2000, 2005, 2010, 2014);
- Số trang A3: 1 kỳ kiểm kê = 12; 1 năm thống kê = 9
- Số trang A4: 1 kỳ kiểm kê = 75 ; 1 năm thống kê = 50
- Lớp dữ liệu: mỗi kỳ kiểm kê có 1 lớp dữ liệu hiện trạng, riêng kỳ kiểm kê 2014 có 2 lớp dữ liệu (khoanh vẽ và hiện trạng)
Mục 4.1 được tính theo tỷ lệ bản đồ như sau:
STT
Nội dung công việc
Đơn giá (đồng/lớp dữ liệu)
Tỷ lệ 1:5.000
Tỷ lệ 1:10.000
Tỷ lệ 1:25.000
Chuẩn hóa các lớp đối tượng không gian kiểm kê đất đai
2.128.551
2.365.057
2.601.562
1
Lập bảng đối chiếu giữa lớp đối tượng không gian kiểm kê đất đai với nội dung tương ứng trong bản đồ kết quả điều tra kiểm kê, bản đồ hiện trạng sử dụng đất để tách, lọc các đối tượng từ nội dung bản đồ kết quả điều tra kiểm kê, bản đồ hiện trạng sử dụng đất
608.161
675.734
743.307
2
Chuẩn hóa các lớp đối tượng không gian kiểm kê đất đai chưa phù hợp
760.196
844.662
929.129
3
Nhập bổ sung các thông tin thuộc tính cho đối tượng không gian kiểm kê đất đai còn thiếu (nếu có)
152.034
168.926
185.819
4
Rà soát chuẩn hóa thông tin thuộc tính cho từng đối tượng không gian kiểm kê đất đai
608.161
675.734
743.307
Giá chưa bao gồm 10% thuế VAT
3. Đơn giá xây dựng cơ sở dữ liệu thống kê, kiểm kê đất đai cấp tỉnh
3.1. Đơn giá xây dựng cơ sở dữ liệu thống kê đất đai cấp tỉnh
Đơn vị tính: đồng/năm thống kê
STT
Tên sản phẩm
Đơn vị
Đơn giá sản phẩm
Đơn giá sản phẩm
(trừ khấu hao)
I
Công tác chuẩn bị; Xây dựng siêu dữ liệu thống kê, kiểm kê đất đai; Phục vụ kiểm tra, nghiệm thu CSDL thống kê, kiểm kê đất đai
3.401.254
3.175.031
1
Công tác chuẩn bị
Bộ dữ liệu theo tỉnh
1.688.251
1.660.023
1.1
Lập kế hoạch thi công chi tiết: xác định thời gian, địa điểm, khối lượng và nhân lực thực hiện từng bước công việc; lập kế hoạch làm việc với các đơn vị có liên quan đến công tác xây dựng CSDL thống kê, kiểm kê đất đai trên địa bàn thi công
Bộ dữ liệu theo tỉnh
862.589
848.475
1.2
Chuẩn bị nhân lực, địa điểm làm việc; chuẩn bị vật tư, thiết bị, dụng cụ, phần mềm phục vụ cho công tác xây dựng CSDL thống kê, kiểm kê đất đai
Bộ dữ liệu theo tỉnh
825.662
811.548
2
Xây dựng siêu dữ liệu thống kê, kiểm kê đất đai
Bộ dữ liệu theo tỉnh
319.905
309.320
2.1
Thu nhận các thông tin cần thiết để xây dựng siêu dữ liệu (thông tin mô tả dữ liệu) thống kê, kiểm kê đất đai
Bộ dữ liệu theo tỉnh
213.271
206.214
2.2
Nhập thông tin siêu dữ liệu kiểm kê đất đai
Bộ dữ liệu theo tỉnh
106.634
103.106
3
Phục vụ kiểm tra, nghiệm thu CSDL thống kê, kiểm kê đất đai
Bộ dữ liệu theo tỉnh
1.393.098
1.205.689
3.1
Đơn vị thi công chuẩn bị tài liệu và phục vụ giám sát kiểm tra, nghiệm thu.
Bộ dữ liệu theo tỉnh
249.115
215.276
3.2
Thực hiện kiểm tra tổng thể CSDL thống kê, kiểm kê đất đai và tích hợp vào hệ thống ngay sau khi được nghiệm thu để phục vụ quản lý, vận hành, khai thác sử dụng.
Bộ dữ liệu theo tỉnh
876.652
775.136
3.3
Đóng gói giao nộp CSDL thống kê, kiểm kê đất đai
Bộ dữ liệu theo tỉnh
267.331
215.276
II
Thu thập tài liệu, dữ liệu; Rà soát, đánh giá, phân loại và sắp xếp tài liệu, dữ liệu; quét giấy tờ pháp lý và xử lý tệp tin; Xây dựng dữ liệu thuộc tính thống kê, kiểm kê đất đai; đối soát hoàn thiện dữ liệu thống kê, kiểm kê đất đai
2.461.817
2.354.013
1
Thu thập tài liệu, dữ liệu
520.359
506.245
1.1
Thu thập tài liệu, dữ liệu thống kê
Năm KK
520.359
506.245
1.2
Thu thập tài liệu, dữ liệu kiểm kê
Kỳ KK
0
0
2
Rà soát, đánh giá, phân loại và sắp xếp tài liệu, dữ liệu
520.359
506.245
2.1
Rà soát, đánh giá, phân loại và sắp xếp tài liệu, dữ liệu thống kê và lập báo cáo kết quả thực hiện
Năm KK
520.359
506.245
2.2
Rà soát, đánh giá, phân loại và sắp xếp tài liệu, dữ liệu kiểm kê và lập báo cáo kết quả thực hiện
Kỳ KK
0
0
3
Quét giấy tờ pháp lý và xử lý tệp tin
413.854
387.678
3.1
Quét các giấy tờ đưa vào cơ sở dữ liệu thống kê, kiểm kê đất đai. Chế độ quét của thiết bị được thiết lập theo hệ màu RGB với độ phân giải tối thiểu là 150 DPI. Các tài liệu quét bao gồm: các báo cáo, biểu, bảng số liệu là sản phẩm của công tác thống kê, kiểm kê đất đai các cấp theo quy định
3.1.1
Quét trang A3
Tỉnh
(9 trang)
27.773
24.804
3.1.2
Quét trang A4
Tỉnh
(50 trang)
101.128
96.720
3.2
Xử lý các tệp tin quét thành tệp (File) hồ sơ quét dạng số của thửa đất, lưu trữ dưới khuôn dạng tệp tin PDF (ở định dạng không chỉnh sửa được)
Tỉnh
(59 trang)
61.573
59.900
3.3
Tạo danh mục tra cứu hồ sơ quét trong CSDL thống kê, kiểm kê đất đai
Năm KK hoặc Kỳ KK
223.381
206.255
4
Xây dựng dữ liệu thuộc tính thống kê, kiểm kê đất đai
747.065
700.722
4.1
Đối với tài liệu, số liệu là bảng, biểu dạng số
376.874
356.220
4.1.1
Lập mô hình chuyển đổi CSDL thống kê, kiểm kê đất đai
Năm KK hoặc Kỳ KK
130.059
126.531
4.1.2
Chuyển đổi vào CSDL thống kê, kiểm kê đất đai
Năm KK hoặc Kỳ KK
246.815
229.689
4.2
Đối với tài liệu, số liệu là báo cáo dạng số thì tạo danh mục tra cứu trong CSDL thống kê, kiểm kê đất đai
Năm KK hoặc Kỳ KK
370.191
344.503
5
Đối soát, hoàn thiện dữ liệu thống kê, kiểm kê đất đai
260.180
253.123
5.1
Đối soát, hoàn thiện dữ liệu thống kê đất đai
Năm KK
260.180
253.123
5.2
Đối soát, hoàn thiện dữ liệu kiểm kê đất đai
Kỳ KK
0
0
III
Xây dựng dữ liệu không gian kiểm kê đất đai
0
0
1
Chuẩn hóa các lớp đối tượng không gian kiểm kê đất đai
0
0
1.1
Lập bảng đối chiếu giữa lớp đối tượng không gian kiểm kê đất đai với nội dung tương ứng trong bản đồ hiện trạng sử dụng đất để tách, lọc các đối tượng từ nội dung bản đồ
Lớp dữ liệu
0
0
1.2
Chuẩn hóa các lớp đối tượng không gian kiểm kê đất đai chưa phù hợp
Lớp dữ liệu
0
0
1.3
Nhập bổ sung các thông tin thuộc tính cho đối tượng không gian kiểm kê đất đai còn thiếu (nếu có)
Lớp dữ liệu
0
0
1.4
Rà soát chuẩn hóa thông tin thuộc tính cho từng đối tượng không gian kiểm kê đất đai
Lớp dữ liệu
0
0
2
Chuyển đổi và tích hợp không gian kiểm kê đất đai
0
0
2.1
Chuyển đổi các lớp đối tượng không gian kiểm kê đất đai từ tệp (File) bản đồ số vào CSDL theo đơn vị hành chính
Lớp dữ liệu
0
0
2.2
Rà soát dữ liệu không gian để xử lý các lỗi dọc biên giữa các đơn vị hành chính tiếp giáp nhau
Lớp dữ liệu
0
0
Tổng đơn giá xây dựng CSDL thống kê đất đai kỳ trước
5.863.071
5.529.044
Tổng đơn giá xây dựng CSDL thống kê đất đai kỳ hiện tại
2.617.657
2.425.979
Giá chưa bao gồm 10% thuế VAT
3.2. Đơn giá xây dựng cơ sở dữ liệu kiểm kê đất đai cấp tỉnh
Đơn vị tính: đồng/kỳ kiểm kê
STT
Tên sản phẩm
Đơn vị
Đơn giá sản phẩm
Đơn giá sản phẩm
(trừ khấu hao)
I
Công tác chuẩn bị; Xây dựng siêu dữ liệu thống kê, kiểm kê đất đai; Phục vụ kiểm tra, nghiệm thu CSDL thống kê, kiểm kê đất đai
3.401.254
3.175.031
1
Công tác chuẩn bị
Bộ dữ liệu theo tỉnh
1.688.251
1.660.023
1.1
Lập kế hoạch thi công chi tiết: xác định thời gian, địa điểm, khối lượng và nhân lực thực hiện từng bước công việc; lập kế hoạch làm việc với các đơn vị có liên quan đến công tác xây dựng CSDL thống kê, kiểm kê đất đai trên địa bàn thi công
Bộ dữ liệu theo tỉnh
862.589
848.475
1.2
Chuẩn bị nhân lực, địa điểm làm việc; chuẩn bị vật tư, thiết bị, dụng cụ, phần mềm phục vụ cho công tác xây dựng CSDL thống kê, kiểm kê đất đai
Bộ dữ liệu theo tỉnh
825.662
811.548
2
Xây dựng siêu dữ liệu thống kê, kiểm kê đất đai
Bộ dữ liệu theo tỉnh
319.905
309.320
2.1
Thu nhận các thông tin cần thiết để xây dựng siêu dữ liệu (thông tin mô tả dữ liệu) thống kê, kiểm kê đất đai
Bộ dữ liệu theo tỉnh
213.271
206.214
2.2
Nhập thông tin siêu dữ liệu kiểm kê đất đai
Bộ dữ liệu theo tỉnh
106.634
103.106
3
Phục vụ kiểm tra, nghiệm thu CSDL thống kê, kiểm kê đất đai
Bộ dữ liệu theo tỉnh
1.393.098
1.205.689
3.1
Đơn vị thi công chuẩn bị tài liệu và phục vụ giám sát kiểm tra, nghiệm thu.
Bộ dữ liệu theo tỉnh
249.115
215.276
3.2
Thực hiện kiểm tra tổng thể CSDL thống kê, kiểm kê đất đai và tích hợp vào hệ thống ngay sau khi được nghiệm thu để phục vụ quản lý, vận hành, khai thác sử dụng.
Bộ dữ liệu theo tỉnh
876.652
775.136
3.3
Đóng gói giao nộp CSDL thống kê, kiểm kê đất đai
Bộ dữ liệu theo tỉnh
267.331
215.276
II
Thu thập tài liệu, dữ liệu; Rà soát, đánh giá, phân loại và sắp xếp tài liệu, dữ liệu; quét giấy tờ pháp lý và xử lý tệp tin; Xây dựng dữ liệu thuộc tính thống kê, kiểm kê đất đai; đối soát hoàn thiện dữ liệu thống kê, kiểm kê đất đai
5.834.994
5.684.029
1
Thu thập tài liệu, dữ liệu
1.308.812
1.287.641
1.1
Thu thập tài liệu, dữ liệu thống kê
Năm KK
0
0
1.2
Thu thập tài liệu, dữ liệu kiểm kê
Kỳ KK
1.308.812
1.287.641
2
Rà soát, đánh giá, phân loại và sắp xếp tài liệu, dữ liệu
2.181.393
2.146.107
2.1
Rà soát, đánh giá, phân loại và sắp xếp tài liệu, dữ liệu thống kê và lập báo cáo kết quả thực hiện
Năm KK
0
0
2.2
Rà soát, đánh giá, phân loại và sắp xếp tài liệu, dữ liệu kiểm kê và lập báo cáo kết quả thực hiện
Kỳ KK
2.181.393
2.146.107
3
Quét giấy tờ pháp lý và xử lý tệp tin
507.026
476.504
3.1
Quét các giấy tờ đưa vào cơ sở dữ liệu thống kê, kiểm kê đất đai. Chế độ quét của thiết bị được thiết lập theo hệ màu RGB với độ phân giải tối thiểu là 150 DPI. Các tài liệu quét bao gồm: các báo cáo, biểu, bảng số liệu là sản phẩm của công tác thống kê, kiểm kê đất đai các cấp theo quy định
191.809
180.907
3.1.1
Quét trang A3
Tỉnh
(13 trang)
40.116
35.828
3.1.2
Quét trang A4
Tỉnh
(75 trang)
151.692
145.079
3.2
Xử lý các tệp tin quét thành tệp (File) hồ sơ quét dạng số của thửa đất, lưu trữ dưới khuôn dạng tệp tin PDF (ở định dạng không chỉnh sửa được)
Tỉnh
(88 trang)
91.837
89.342
3.3
Tạo danh mục tra cứu hồ sơ quét trong CSDL thống kê, kiểm kê đất đai
Năm KK hoặc Kỳ KK
223.381
206.255
4
Xây dựng dữ liệu thuộc tính thống kê, kiểm kê đất đai
747.065
700.722
4.1
Đối với tài liệu, số liệu là bảng, biểu dạng số
376.874
356.220
4.1.1
Lập mô hình chuyển đổi CSDL thống kê, kiểm kê đất đai
Năm KK hoặc Kỳ KK
130.059
126.531
4.1.2
Chuyển đổi vào CSDL thống kê, kiểm kê đất đai
Năm KK hoặc Kỳ KK
246.815
229.689
4.2
Đối với tài liệu, số liệu là báo cáo dạng số thì tạo danh mục tra cứu trong CSDL thống kê, kiểm kê đất đai
Năm KK hoặc Kỳ KK
370.191
344.503
5
Đối soát, hoàn thiện dữ liệu thống kê, kiểm kê đất đai
1.090.697
1.073.054
5.1
Đối soát, hoàn thiện dữ liệu thống kê đất đai
Năm KK
0
0
5.2
Đối soát, hoàn thiện dữ liệu kiểm kê đất đai
Kỳ KK
1.090.697
1.073.054
III
Xây dựng dữ liệu không gian kiểm kê đất đai
7.922.646
6.327.750
1
Chuẩn hóa các lớp đối tượng không gian kiểm kê đất đai
6.285.263
5.062.201
1.1
Lập bảng đối chiếu giữa lớp đối tượng không gian kiểm kê đất đai với nội dung tương ứng trong bản đồ hiện trạng sử dụng đất để tách, lọc các đối tượng từ nội dung bản đồ
Lớp dữ liệu
1.571.315
1.265.549
1.2
Chuẩn hóa các lớp đối tượng không gian kiểm kê đất đai chưa phù hợp
Lớp dữ liệu
2.199.842
1.771.770
1.3
Nhập bổ sung các thông tin thuộc tính cho đối tượng không gian kiểm kê đất đai còn thiếu (nếu có)
Lớp dữ liệu
314.264
253.111
1.4
Rà soát chuẩn hóa thông tin thuộc tính cho từng đối tượng không gian kiểm kê đất đai
Lớp dữ liệu
2.199.842
1.771.770
2
Chuyển đổi và tích hợp không gian kiểm kê đất đai
1.637.382
1.265.549
2.1
Chuyển đổi các lớp đối tượng không gian kiểm kê đất đai từ tệp (File) bản đồ số vào cơ sở dữ liệu theo đơn vị hành chính
Lớp dữ liệu
654.953
506.219
2.2
Rà soát dữ liệu không gian để xử lý các lỗi dọc biên giữa các đơn vị hành chính tiếp giáp nhau
Lớp dữ liệu
982.430
759.330
Tổng đơn giá xây dựng cơ sở dữ liệu kiểm kê đất đai kỳ trước
Hệ số (mục III.1)
Tỷ lệ bản đồ 1/25.000
0,9
16.530.367
14.680.590
Tỷ lệ bản đồ 1/50.000
1,0
17.158.893
15.186.810
Tỷ lệ bản đồ 1/100.000
1,1
17.787.420
15.693.030
Tổng đơn giá xây dựng cơ sở dữ liệu kiểm kê đất đai kỳ hiện tại
5.178.728
4.600.286
Giá chưa bao gồm 10% thuế VAT
Ghi chú:
Khối lượng được tính bao gồm số liệu thống kê, kiểm kê đất đai 1 tỉnh tính từ năm 2000 đến năm 2018, trong đó:
- Số năm TK = có 14 năm TK (trừ 4 năm trùng với kỳ kiểm kê không thực hiện thống kê) =14;
- Số kỳ kiểm kê = 4 (năm 2000, 2005, 2010, 2014)
- Số trang A3: 1 kỳ KK = 13 ; 1 năm TK = 9
- Số trang A4: 1 kỳ KK = 75 ; 1 năm TK = 50
- Lớp dữ liệu: mỗi kỳ kiểm kê có 1 lớp dữ liệu hiện trạng, riêng kỳ kiểm kê 2014 có 2 lớp dữ liệu (khoanh vẽ và hiện trạng)
Mục 4.1 được tính theo tỷ lệ bản đồ như sau:
STT
Nội dung công việc
Đơn giá (đồng/lớp dữ liệu)
Tỷ lệ 1:25.000
Tỷ lệ 1:50.000
Tỷ lệ 1:100.000
Chuẩn hóa các lớp đối tượng không gian kiểm kê đất đai
6.913.785
6.913.785
6.913.785
1
Lập bảng đối chiếu giữa lớp đối tượng không gian kiểm kê đất đai với nội dung tương ứng trong bản đồ kết quả điều tra kiểm kê, bản đồ hiện trạng sử dụng đất để tách, lọc các đối tượng từ nội dung bản đồ kết quả điều tra kiểm kê, bản đồ hiện trạng sử dụng đất
1.728.446
1.728.446
1.728.446
2
Chuẩn hóa các lớp đối tượng không gian kiểm kê đất đai chưa phù hợp
1.728.446
1.728.446
1.728.446
3
Nhập bổ sung các thông tin thuộc tính cho đối tượng không gian kiểm kê đất đai còn thiếu (nếu có)
1.728.446
1.728.446
1.728.446
4
Rà soát chuẩn hóa thông tin thuộc tính cho từng đối tượng không gian kiểm kê đất đai
1.728.446
1.728.446
1.728.446
Giá chưa bao gồm 10% thuế VAT
PHỤ LỤC 03
ĐƠN GIÁ CƠ SỞ DỮ LIỆU QUY HOẠCH, KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT
(Ban hành kèm theo Quyết định số 896/QĐ-UBND ngày 20 tháng 11 năm 2019 của UBND tỉnh Quảng Ngãi)
1. Đơn giá xây dựng cơ sở dữ liệu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện
1.1. Đơn giá xây dựng cơ sở dữ liệu kế hoạch sử dụng đất cấp huyện
Đơn vị tính: đồng/năm kế hoạch
STT
Tên sản phẩm
Đơn vị
Đơn giá sản phẩm
Đơn giá sản phẩm
(trừ khấu hao)
I
Công tác chuẩn bị; xây dựng siêu dữ liệu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; kiểm tra, nghiệm thu CSDL quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
3.365.886
3.213.272
1
Công tác chuẩn bị
1.637.639
1.609.411
1.1
Lập kế hoạch thi công chi tiết: xác định thời gian, địa điểm, khối lượng và nhân lực thực hiện của từng bước công việc; kế hoạch làm việc với các đơn vị có liên quan đến công tác xây dựng CSDL quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn thi công
Huyện
837.283
823.169
1.2
Chuẩn bị nhân lực, địa điểm làm việc; chuẩn bị vật tư, thiết bị, dụng cụ, phần mềm cho công tác xây dựng CSDL quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Huyện
800.356
786.242
2
Xây dựng siêu dữ liệu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
812.634
774.336
2.1
Thu nhận các thông tin cần thiết để xây dựng siêu dữ liệu (thông tin mô tả dữ liệu) quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
601.931
580.760
2.2
Nhập thông tin siêu dữ liệu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Huyện
210.703
193.577
3
Kiểm tra, nghiệm thu CSDL quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
915.613
829.524
3.1
Đơn vị thi công chuẩn bị tài liệu và phục vụ giám sát kiểm tra, nghiệm thu
Huyện
457.791
414.747
3.2
Thực hiện kiểm tra tổng thể CSDL quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và tích hợp vào hệ thống ngay sau khi được nghiệm thu phục vụ quản lý, vận hành, khai thác sử dụng
Huyện
1.332.113
1.225.957
3.3
Đóng gói giao nộp CSDL quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Huyện
457.822
414.777
II
Thu thập tài liệu, dữ liệu; rà soát, đánh giá, phân loại và sắp xếp tài liệu, dữ liệu; quét giấy tờ pháp lý và xử lý tệp tin; xây dựng dữ liệu thuộc tính quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; đối soát hoàn thiện dữ liệu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
11.659.155
11.185.893
1
Thu thập tài liệu, dữ liệu
Kỳ QH hoặc Năm KH
1.694.532
1.666.303
2
Rà soát, đánh giá, phân loại và sắp xếp tài liệu, dữ liệu
7.362.751
7.179.266
2.1
Rà soát, đánh giá mức độ đầy đủ về các thành phần, nội dung của tài liệu, dữ liệu; xác định được thời gian xây dựng, mức độ đầy đủ thông tin, tính pháp lý của từng tài liệu, dữ liệu để lựa chọn sử dụng cho việc xây dựng CSDL quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
4.455.233
4.328.205
2.1.1
Phân loại, lựa chọn tài liệu để xây dựng dữ liệu không gian quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Kỳ QH hoặc Năm KH
2.475.139
2.404.568
2.1.2
Phân loại, lựa chọn tài liệu để xây dựng dữ liệu thuộc tính quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Kỳ QH hoặc Năm KH
1.980.094
1.923.637
2.2
Làm sạch và sắp xếp tài liệu quy hoạch sử dụng đất theo trình tự thời gian hình thành tài liệu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Kỳ QH hoặc Năm KH
2.235.255
2.199.969
2.3
Lập báo cáo kết quả thực hiện và lựa chọn tài liệu, dữ liệu nguồn
Kỳ QH hoặc Năm KH
672.263
651.091
3
Quét giấy tờ pháp lý và xử lý tệp tin
293.581
275.372
3.1
Quét các giấy tờ đưa vào cơ sở dữ liệu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Chế độ quét của thiết bị được thiết lập theo hệ màu RGB với độ phân giải tối thiểu là 150 DPI
128.164
120.391
3.1.1
Quét trang A3
Huyện
(11 trang)
33.785
30.156
3.1.2
Quét trang A4
Huyện
(47 trang)
94.379
90.235
3.2
Xử lý các tệp tin quét thành tệp (File) hồ sơ quét dạng số của thửa đất, lưu trữ dưới khuôn dạng tệp tin PDF (ở định dạng không chỉnh sửa được)
Huyện
(58 trang)
59.828
58.183
3.3
Tạo danh mục tra cứu hồ sơ quét trong CSDL quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Kỳ QH hoặc Năm KH
105.590
96.798
4
Xây dựng dữ liệu thuộc tính quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
1.371.434
1.278.749
4.1
Đối với tài liệu, số liệu là bảng, biểu dạng số thì thực hiện như sau
715.834
674.526
4.1.1
Lập mô hình chuyển đổi CSDL quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Kỳ QH hoặc Năm KH
247.522
240.465
4.1.2
Chuyển đổi vào CSDL quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Kỳ QH hoặc Năm KH
468.312
434.060
4.2
Đối với tài liệu, số liệu là báo cáo dạng số thì tạo danh mục tra cứu trong CSDL quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Kỳ QH hoặc Năm KH
234.157
217.031
4.3
Nhập dữ liệu thuộc tính quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Kỳ QH hoặc Năm KH
421.443
387.192
5
Đối soát, hoàn thiện dữ liệu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
936.858
786.204
5.1
Đối soát, hoàn thiện dữ liệu quy hoạch sử dụng đất
Kỳ QH
0
0
5.2
Đối soát, hoàn thiện dữ liệu kế hoạch sử dụng đất
Năm KH
936.858
786.204
III
Xây dựng dữ liệu không gian quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
1.591.540
1.262.223
1
Xây dựng dữ liệu không gian quy hoạch
0
0
1.1
Chuẩn hóa các lớp đối tượng không gian quy hoạch sử dụng đất
Lớp dữ liệu
0
0
1.1.1
Lập bảng đối chiếu giữa lớp đối tượng không gian quy hoạch sử dụng đất với nội dung tương ứng trong bản đồ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất để tách, lọc các đối tượng cần thiết từ nội dung bản đồ quy hoạch sử dụng đất
Lớp dữ liệu
0
0
1.1.2
Chuẩn hóa các lớp đối tượng không gian quy hoạch sử dụng đất chưa phù hợp
Lớp dữ liệu
0
0
1.1.3
Rà soát chuẩn hóa thông tin thuộc tính cho từng đối tượng không gian quy hoạch sử dụng đất
Lớp dữ liệu
0
0
1.2
Chuyển đổi và tích hợp không gian quy hoạch sử dụng đất
Lớp dữ liệu
0
0
1.2.1
Chuyển đổi các lớp đối tượng không gian quy hoạch sử dụng đất của bản đồ vào CSDL đất đai theo đơn vị hành chính
Lớp dữ liệu
0
0
1.2.2
Rà soát dữ liệu không gian để xử lý các lỗi dọc biên giữa các đơn vị hành chính tiếp giáp nhau. Trường hợp có mâu thuẫn cần xử lý đồng bộ với các loại hồ sơ có liên quan, thống kê kết quả xử lý các đối tượng còn mâu thuẫn.
Lớp dữ liệu
0
0
2
Xây dựng dữ liệu không gian kế hoạch
1.591.540
1.262.223
2.1
Chuẩn hóa các lớp đối tượng không gian kế hoạch sử dụng đất chưa phù hợp
Lớp dữ liệu
753.930
601.047
2.2
Rà soát chuẩn hóa thông tin thuộc tính cho từng đối tượng không gian kế hoạch sử dụng đất
Lớp dữ liệu
640.865
510.914
2.3
Chuyển đổi các lớp đối tượng không gian kế hoạch sử dụng đất của bản đồ, bản vẽ vị trí công trình, dự án vào CSDL đất đai theo đơn vị hành chính
Lớp dữ liệu
196.745
150.262
Tổng đơn giá xây dựng CSDL kế hoạch sử dụng đất kỳ trước
17.948.694
16.887.345
Tổng đơn giá xây dựng CSDL kế hoạch sử dụng đất kỳ hiện tại
4.006.507
3.704.676
Giá chưa bao gồm 10% thuế VAT
1.2 Đơn giá xây dựng cơ sở dữ liệu quy hoạch sử dụng đất cấp huyện
Đơn vị tính: đồng/kỳ quy hoạch
STT
Tên sản phẩm
Đơn vị
Đơn giá sản phẩm
Đơn giá sản phẩm
(trừ khấu hao)
I
Công tác chuẩn bị; xây dựng siêu dữ liệu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; kiểm tra, nghiệm thu CSDL quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
4.697.998
4.439.229
1
Công tác chuẩn bị
1.637.639
1.609.411
1.1
Lập kế hoạch thi công chi tiết: xác định thời gian, địa điểm, khối lượng và nhân lực thực hiện của từng bước công việc; kế hoạch làm việc với các đơn vị có liên quan đến công tác xây dựng CSDL quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn thi công
Huyện
837.283
823.169
1.2
Chuẩn bị nhân lực, địa điểm làm việc; chuẩn bị vật tư, thiết bị, dụng cụ, phần mềm cho công tác xây dựng CSDL quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Huyện
800.356
786.242
2
Xây dựng siêu dữ liệu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
812.634
774.336
2.1
Thu nhận các thông tin cần thiết để xây dựng siêu dữ liệu (thông tin mô tả dữ liệu) quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
601.931
580.760
2.2
Nhập thông tin siêu dữ liệu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Huyện
210.703
193.577
3
Kiểm tra, nghiệm thu CSDL quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
2.247.725
2.055.481
3.1
Đơn vị thi công chuẩn bị tài liệu và phục vụ giám sát kiểm tra, nghiệm thu
Huyện
457.791
414.747
3.2
Thực hiện kiểm tra tổng thể CSDL quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và tích hợp vào hệ thống ngay sau khi được nghiệm thu phục vụ quản lý, vận hành, khai thác sử dụng
Huyện
1.332.113
1.225.957
3.3
Đóng gói giao nộp CSDL quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Huyện
457.822
414.777
II
Thu thập tài liệu, dữ liệu; rà soát, đánh giá, phân loại và sắp xếp tài liệu, dữ liệu; quét giấy tờ pháp lý và xử lý tệp tin; xây dựng dữ liệu thuộc tính quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; đối soát hoàn thiện dữ liệu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
13.945.886
13.213.458
1
Thu thập tài liệu, dữ liệu
Kỳ QH hoặc Năm KH
1.694.532
1.666.303
2
Rà soát, đánh giá, phân loại và sắp xếp tài liệu, dữ liệu
7.362.751
7.179.266
2.1
Rà soát, đánh giá mức độ đầy đủ về các thành phần, nội dung của tài liệu, dữ liệu; xác định được thời gian xây dựng, mức độ đầy đủ thông tin, tính pháp lý của từng tài liệu, dữ liệu để lựa chọn sử dụng cho việc xây dựng CSDL quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
4.455.233
4.328.205
2.1.1
Phân loại, lựa chọn tài liệu để xây dựng dữ liệu không gian quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Kỳ QH hoặc Năm KH
2.475.139
2.404.568
2.1.2
Phân loại, lựa chọn tài liệu để xây dựng dữ liệu thuộc tính quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Kỳ QH hoặc Năm KH
1.980.094
1.923.637
2.2
Làm sạch và sắp xếp tài liệu quy hoạch sử dụng đất theo trình tự thời gian hình thành tài liệu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Kỳ QH hoặc Năm KH
2.235.255
2.199.969
2.3
Lập báo cáo kết quả thực hiện và lựa chọn tài liệu, dữ liệu nguồn
Kỳ QH hoặc Năm KH
672.263
651.091
3
Quét giấy tờ pháp lý và xử lý tệp tin
1.174.906
1.123.513
3.1
Quét các giấy tờ đưa vào cơ sở dữ liệu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Chế độ quét của thiết bị được thiết lập theo hệ màu RGB với độ phân giải tối thiểu là 150 DPI
709.318
676.613
3.1.1
Quét trang A3
Huyện
(8 trang)
24.571
21.932
3.1.2
Quét trang A4
Huyện
(341 trang)
684.747
654.681
3.2
Xử lý các tệp tin quét thành tệp (File) hồ sơ quét dạng số của thửa đất, lưu trữ dưới khuôn dạng tệp tin PDF (ở định dạng không chỉnh sửa được)
Huyện
(349 trang)
359.999
350.103
3.3
Tạo danh mục tra cứu hồ sơ quét trong CSDL quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Kỳ QH hoặc Năm KH
105.590
96.798
4
Xây dựng dữ liệu thuộc tính quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
1.371.434
1.278.749
4.1
Đối với tài liệu, số liệu là bảng, biểu dạng số thì thực hiện như sau
715.834
674.526
4.1.1
Lập mô hình chuyển đổi CSDL quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Kỳ QH hoặc Năm KH
247.522
240.465
4.1.2
Chuyển đổi vào CSDL quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Kỳ QH hoặc Năm KH
468.312
434.060
4.2
Đối với tài liệu, số liệu là báo cáo dạng số thì tạo danh mục tra cứu trong CSDL quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Kỳ QH hoặc Năm KH
234.157
217.031
4.3
Nhập dữ liệu thuộc tính quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Kỳ QH hoặc Năm KH
421.443
387.192
5
Đối soát, hoàn thiện dữ liệu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
2.342.264
1.965.628
5.1
Đối soát, hoàn thiện dữ liệu quy hoạch sử dụng đất
Kỳ QH
2.342.264
1.965.628
5.2
Đối soát, hoàn thiện dữ liệu kế hoạch sử dụng đất
Năm KH
0
0
III
Xây dựng dữ liệu không gian quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
8.750.534
6.900.302
1
Xây dựng dữ liệu không gian quy hoạch
8.750.534
6.900.302
1.1
Chuẩn hóa các lớp đối tượng không gian quy hoạch sử dụng đất
Lớp dữ liệu
6.484.061
5.169.269
1.1.1
Lập bảng đối chiếu giữa lớp đối tượng không gian quy hoạch sử dụng đất với nội dung tương ứng trong bản đồ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất để tách, lọc các đối tượng cần thiết từ nội dung bản đồ quy hoạch sử dụng đất
Lớp dữ liệu
904.764
721.305
1.1.2
Chuẩn hóa các lớp đối tượng không gian quy hoạch sử dụng đất chưa phù hợp
Lớp dữ liệu
3.015.840
2.404.308
1.1.3
Rà soát chuẩn hóa thông tin thuộc tính cho từng đối tượng không gian quy hoạch sử dụng đất
Lớp dữ liệu
2.563.458
2.043.656
1.2
Chuyển đổi và tích hợp không gian quy hoạch sử dụng đất
Lớp dữ liệu
2.266.473
1.731.033
1.2.1
Chuyển đổi các lớp đối tượng không gian quy hoạch sử dụng đất của bản đồ vào CSDL đất đai theo đơn vị hành chính
Lớp dữ liệu
786.963
601.047
1.2.2
Rà soát dữ liệu không gian để xử lý các lỗi dọc biên giữa các đơn vị hành chính tiếp giáp nhau. Trường hợp có mâu thuẫn cần xử lý đồng bộ với các loại hồ sơ có liên quan, thống kê kết quả xử lý các đối tượng còn mâu thuẫn.
Lớp dữ liệu
1.479.509
1.129.986
2
Xây dựng dữ liệu không gian kế hoạch
0
0
2.1
Chuẩn hóa các lớp đối tượng không gian kế hoạch sử dụng đất chưa phù hợp
Lớp dữ liệu
0
0
2.2
Rà soát chuẩn hóa thông tin thuộc tính cho từng đối tượng không gian kế hoạch sử dụng đất
Lớp dữ liệu
0
0
2.3
Chuyển đổi các lớp đối tượng không gian kế hoạch sử dụng đất của bản đồ, bản vẽ vị trí công trình, dự án vào CSDL đất đai theo đơn vị hành chính
Lớp dữ liệu
0
0
Tổng đơn giá xây dựng CSDL kế hoạch sử dụng đất kỳ trước
Hệ số
(mục III.1)
Tỷ lệ bản đồ 1/5.000
0,9
26.746.012
24.036.062
Tỷ lệ bản đồ 1/10.000
1,0
27.394.418
24.552.989
Tỷ lệ bản đồ 1/25.000
1,1
28.042.824
25.069.915
Tổng đơn giá xây dựng CSDL quy hoạch sử dụng đất kỳ hiện tại
6.957.559
6.133.588
Giá chưa bao gồm 10% thuế VAT
Ghi chú: Mục 4.1 được tính theo tỷ lệ bản đồ như sau:
STT
Nội dung công việc
Đơn giá (đồng/lớp dữ liệu)
Tỷ lệ 1:5.000
Tỷ lệ 1:10.000
Tỷ lệ 1:25.000
Chuẩn hóa các lớp đối tượng không gian quy hoạch sử dụng đất
2.442.863
2.714.292
2.985.721
1
Lập bảng đối chiếu giữa lớp đối tượng không gian quy hoạch sử dụng đất với nội dung tương ứng trong bản đồ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất để tách, lọc các đối tượng cần thiết từ nội dung bản đồ quy hoạch sử dụng đất
814.288
904.764
995.240
2
Chuẩn hóa các lớp đối tượng không gian quy hoạch sử dụng đất chưa phù hợp
814.288
904.764
995.240
3
Rà soát chuẩn hóa thông tin thuộc tính cho từng đối tượng không gian quy hoạch sử dụng đất
814.288
904.764
995.240
Giá chưa bao gồm 10% thuế VAT
2. Đơn giá xây dựng cơ sở dữ liệu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh
2.1. Đơn giá xây dựng cơ sở dữ liệu kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh
Đơn vị tính: đồng/năm kế hoạch
STT
Tên sản phẩm
Đơn vị
Đơn giá sản phẩm
Đơn giá sản phẩm
(trừ khấu hao)
I
Công tác chuẩn bị; xây dựng siêu dữ liệu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; kiểm tra, nghiệm thu CSDL quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
8.151.337
7.770.330
1
Công tác chuẩn bị
4.082.015
4.011.444
1.1
Lập kế hoạch thi công chi tiết: xác định thời gian, địa điểm, khối lượng và nhân lực thực hiện của từng bước công việc; kế hoạch làm việc với các đơn vị có liên quan đến công tác xây dựng CSDL quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn thi công
Tỉnh
2.087.166
2.051.880
1.2
Chuẩn bị nhân lực, địa điểm làm việc; chuẩn bị vật tư, thiết bị, dụng cụ, phần mềm cho công tác xây dựng CSDL quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Tỉnh
1.994.850
1.959.564
2
Xây dựng siêu dữ liệu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
1.111.950
1.058.033
2.1
Thu nhận các thông tin cần thiết để xây dựng siêu dữ liệu (thông tin mô tả dữ liệu) quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Tỉnh
797.728
769.500
2.2
Nhập thông tin siêu dữ liệu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Tỉnh
314.222
288.533
3
Kiểm tra, nghiệm thu CSDL quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
2.957.372
2.700.852
3.1
Đơn vị thi công chuẩn bị tài liệu và phục vụ giám sát kiểm tra, nghiệm thu
Tỉnh
683.071
618.505
3.2
Thực hiện kiểm tra tổng thể CSDL quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và tích hợp vào hệ thống ngay sau khi được nghiệm thu phục vụ quản lý, vận hành, khai thác sử dụng
Tỉnh
1.591.230
1.463.843
3.3
Đóng gói giao nộp CSDL quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Tỉnh
683.071
618.505
II
Thu thập tài liệu, dữ liệu; rà soát, đánh giá, phân loại và sắp xếp tài liệu, dữ liệu; quét giấy tờ pháp lý và xử lý tệp tin; xây dựng dữ liệu thuộc tính quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; đối soát hoàn thiện dữ liệu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
24.251.922
23.413.539
1
Thu thập tài liệu, dữ liệu
Kỳ QH hoặc Năm KH
3.379.177
3.322.720
2
Rà soát, đánh giá, phân loại và sắp xếp tài liệu, dữ liệu
14.550.100
14.179.601
2.1
Rà soát, đánh giá mức độ đầy đủ về các thành phần, nội dung của tài liệu, dữ liệu; xác định được thời gian xây dựng, mức độ đầy đủ thông tin, tính pháp lý của từng tài liệu, dữ liệu để lựa chọn sử dụng cho việc xây dựng CSDL quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
8.866.303
8.612.247
2.1.1
Phân loại, lựa chọn tài liệu để xây dựng dữ liệu không gian quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Kỳ QH hoặc Năm KH
4.925.723
4.784.581
2.1.2
Phân loại, lựa chọn tài liệu để xây dựng dữ liệu thuộc tính quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Kỳ QH hoặc Năm KH
3.940.580
3.827.666
2.2
Làm sạch và sắp xếp tài liệu quy hoạch sử dụng đất theo trình tự thời gian hình thành tài liệu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Kỳ QH hoặc Năm KH
4.012.482
3.948.968
2.3
Lập báo cáo kết quả thực hiện và lựa chọn tài liệu, dữ liệu nguồn
Kỳ QH hoặc Năm KH
1.671.315
1.618.386
3
Quét giấy tờ pháp lý và xử lý tệp tin
1.333.850
1.265.394
3.1
Quét các giấy tờ đưa vào cơ sở dữ liệu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Chế độ quét của thiết bị được thiết lập theo hệ màu RGB với độ phân giải tối thiểu là 150 DPI
678.608
645.886
3.1.1
Quét trang A3
Tỉnh
(15 trang)
46.070
41.122
3.1.2
Quét trang A4
Tỉnh
(315 trang)
632.537
604.764
3.2
Xử lý các tệp tin quét thành tệp (File) hồ sơ quét dạng số của thửa đất, lưu trữ dưới khuôn dạng tệp tin PDF (ở định dạng không chỉnh sửa được)
Tỉnh
(330 trang)
340.400
331.043
3.3
Tạo danh mục tra cứu hồ sơ quét trong CSDL quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Kỳ QH hoặc Năm KH
314.842
288.465
4
Xây dựng dữ liệu thuộc tính quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
2.900.573
2.686.295
4.1
Đối với tài liệu, số liệu là bảng, biểu dạng số thì thực hiện như sau
1.038.157
972.872
4.1.1
Lập mô hình chuyển đổi CSDL quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Kỳ QH hoặc Năm KH
246.287
239.230
4.1.2
Chuyển đổi vào CSDL quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Kỳ QH hoặc Năm KH
791.870
733.643
4.2
Đối với tài liệu, số liệu là báo cáo dạng số thì tạo danh mục tra cứu trong CSDL quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Kỳ QH hoặc Năm KH
396.010
366.896
4.3
Nhập dữ liệu thuộc tính quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Kỳ QH hoặc Năm KH
1.466.406
1.346.526
5
Đối soát, hoàn thiện dữ liệu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
2.088.223
1.959.529
5.1
Đối soát, hoàn thiện dữ liệu quy hoạch sử dụng đất
Kỳ QH
0
0
5.2
Đối soát, hoàn thiện dữ liệu kế hoạch sử dụng đất
Năm KH
2.088.223
1.959.529
III
Xây dựng dữ liệu không gian quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
5.390.026
4.270.359
1
Xây dựng dữ liệu không gian quy hoạch
0
0
1.1
Chuẩn hóa các lớp đối tượng không gian quy hoạch sử dụng đất
Lớp dữ liệu
0
0
1.1.1
Lập bảng đối chiếu giữa lớp đối tượng không gian quy hoạch sử dụng đất với nội dung tương ứng trong bản đồ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất để tách, lọc các đối tượng cần thiết từ nội dung bản đồ quy hoạch sử dụng đất
Lớp dữ liệu
0
0
1.1.2
Chuẩn hóa các lớp đối tượng không gian quy hoạch sử dụng đất chưa phù hợp
Lớp dữ liệu
0
0
1.1.3
Rà soát chuẩn hóa thông tin thuộc tính cho từng đối tượng không gian quy hoạch sử dụng đất
Lớp dữ liệu
0
0
1.2
Chuyển đổi và tích hợp không gian quy hoạch sử dụng đất
Lớp dữ liệu
0
0
1.2.1
Chuyển đổi các lớp đối tượng không gian quy hoạch sử dụng đất của bản đồ vào CSDL đất đai theo đơn vị hành chính
Lớp dữ liệu
0
0
1.2.2
Rà soát dữ liệu không gian để xử lý các lỗi dọc biên giữa các đơn vị hành chính tiếp giáp nhau. Trường hợp có mâu thuẫn cần xử lý đồng bộ với các loại hồ sơ có liên quan, thống kê kết quả xử lý các đối tượng còn mâu thuẫn.
Lớp dữ liệu
0
0
2
Xây dựng dữ liệu không gian kế hoạch
5.390.026
4.270.359
2.1
Chuẩn hóa các lớp đối tượng không gian kế hoạch sử dụng đất chưa phù hợp
Lớp dữ liệu
2.553.338
2.033.536
2.2
Rà soát chuẩn hóa thông tin thuộc tính cho từng đối tượng không gian kế hoạch sử dụng đất
Lớp dữ liệu
2.170.270
1.728.439
2.3
Chuyển đổi các lớp đối tượng không gian kế hoạch sử dụng đất của bản đồ, bản vẽ vị trí công trình, dự án vào CSDL đất đai theo đơn vị hành chính
Lớp dữ liệu
666.418
508.385
Tổng đơn giá xây dựng CSDL kế hoạch sử dụng đất kỳ trước
37.793.286
35.454.228
Tổng đơn giá xây dựng CSDL kế hoạch sử dụng đất kỳ hiện tại
7.604.021
6.981.950
Giá chưa bao gồm 10% thuế VAT
2.2. Đơn giá xây dựng cơ sở dữ liệu quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh
Đơn vị tính: đồng/kỳ quy hoạch
STT
Tên sản phẩm
Đơn vị
Đơn giá sản phẩm
Đơn giá sản phẩm
(trừ khấu hao)
I
Công tác chuẩn bị; xây dựng siêu dữ liệu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; kiểm tra, nghiệm thu CSDL quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
8.151.337
7.770.330
1
Công tác chuẩn bị
4.082.015
4.011.444
1.1
Lập kế hoạch thi công chi tiết: xác định thời gian, địa điểm, khối lượng và nhân lực thực hiện của từng bước công việc; kế hoạch làm việc với các đơn vị có liên quan đến công tác xây dựng CSDL quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn thi công
Tỉnh
2.087.166
2.051.880
1.2
Chuẩn bị nhân lực, địa điểm làm việc; chuẩn bị vật tư, thiết bị, dụng cụ, phần mềm cho công tác xây dựng CSDL quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Tỉnh
1.994.850
1.959.564
2
Xây dựng siêu dữ liệu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
1.111.950
1.058.033
2.1
Thu nhận các thông tin cần thiết để xây dựng siêu dữ liệu (thông tin mô tả dữ liệu) quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Tỉnh
797.728
769.500
2.2
Nhập thông tin siêu dữ liệu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Tỉnh
314.222
288.533
3
Kiểm tra, nghiệm thu CSDL quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
2.957.372
2.700.852
3.1
Đơn vị thi công chuẩn bị tài liệu và phục vụ giám sát kiểm tra, nghiệm thu
Tỉnh
683.071
618.505
3.2
Thực hiện kiểm tra tổng thể CSDL quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và tích hợp vào hệ thống ngay sau khi được nghiệm thu phục vụ quản lý, vận hành, khai thác sử dụng
Tỉnh
1.591.230
1.463.843
3.3
Đóng gói giao nộp CSDL quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Tỉnh
683.071
618.505
II
Thu thập tài liệu, dữ liệu; rà soát, đánh giá, phân loại và sắp xếp tài liệu, dữ liệu; quét giấy tờ pháp lý và xử lý tệp tin; xây dựng dữ liệu thuộc tính quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; đối soát hoàn thiện dữ liệu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
27.003.208
25.533.838
1
Thu thập tài liệu, dữ liệu
Kỳ QH hoặc Năm KH
3.379.177
3.322.720
2
Rà soát, đánh giá, phân loại và sắp xếp tài liệu, dữ liệu
14.550.100
14.179.601
2.1
Rà soát, đánh giá mức độ đầy đủ về các thành phần, nội dung của tài liệu, dữ liệu; xác định được thời gian xây dựng, mức độ đầy đủ thông tin, tính pháp lý của từng tài liệu, dữ liệu để lựa chọn sử dụng cho việc xây dựng CSDL quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
8.866.303
8.612.247
2.1.1
Phân loại, lựa chọn tài liệu để xây dựng dữ liệu không gian quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Kỳ QH hoặc Năm KH
4.925.723
4.784.581
2.1.2
Phân loại, lựa chọn tài liệu để xây dựng dữ liệu thuộc tính quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Kỳ QH hoặc Năm KH
3.940.580
3.827.666
2.2
Làm sạch và sắp xếp tài liệu quy hoạch sử dụng đất theo trình tự thời gian hình thành tài liệu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Kỳ QH hoặc Năm KH
4.012.482
3.948.968
2.3
Lập báo cáo kết quả thực hiện và lựa chọn tài liệu, dữ liệu nguồn
Kỳ QH hoặc Năm KH
1.671.315
1.618.386
3
Quét giấy tờ pháp lý và xử lý tệp tin
1.501.026
1.426.162
3.1
Quét các giấy tờ đưa vào cơ sở dữ liệu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Chế độ quét của thiết bị được thiết lập theo hệ màu RGB với độ phân giải tối thiểu là 150 DPI
789.051
751.480
3.1.1
Quét trang A3
Tỉnh
(15 trang)
46.070
41.122
3.1.2
Quét trang A4
Tỉnh
(315 trang)
742.980
710.357
3.2
Xử lý các tệp tin quét thành tệp (File) hồ sơ quét dạng số của thửa đất, lưu trữ dưới khuôn dạng tệp tin PDF (ở định dạng không chỉnh sửa được)
Tỉnh
(330 trang)
397.134
386.217
3.3
Tạo danh mục tra cứu hồ sơ quét trong CSDL quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Kỳ QH hoặc Năm KH
314.842
288.465
4
Xây dựng dữ liệu thuộc tính quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
2.900.573
2.686.295
4.1
Đối với tài liệu, số liệu là bảng, biểu dạng số thì thực hiện như sau
1.038.157
972.872
4.1.1
Lập mô hình chuyển đổi CSDL quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Kỳ QH hoặc Năm KH
246.287
239.230
4.1.2
Chuyển đổi vào CSDL quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Kỳ QH hoặc Năm KH
791.870
733.643
4.2
Đối với tài liệu, số liệu là báo cáo dạng số thì tạo danh mục tra cứu trong CSDL quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Kỳ QH hoặc Năm KH
396.010
366.896
4.3
Nhập dữ liệu thuộc tính quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Kỳ QH hoặc Năm KH
1.466.406
1.346.526
5
Đối soát, hoàn thiện dữ liệu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
4.672.332
3.919.060
5.1
Đối soát, hoàn thiện dữ liệu quy hoạch sử dụng đất
Kỳ QH
4.672.332
3.919.060
5.2
Đối soát, hoàn thiện dữ liệu kế hoạch sử dụng đất
Năm KH
0
0
III
Xây dựng dữ liệu không gian quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
14.817.524
11.672.130
1
Xây dựng dữ liệu không gian quy hoạch
14.817.524
11.672.130
1.1
Chuẩn hóa các lớp đối tượng không gian quy hoạch sử dụng đất
Lớp dữ liệu
10.979.035
8.743.888
1.1.1
Lập bảng đối chiếu giữa lớp đối tượng không gian quy hoạch sử dụng đất với nội dung tương ứng trong bản đồ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất để tách, lọc các đối tượng cần thiết từ nội dung bản đồ quy hoạch sử dụng đất
Lớp dữ liệu
1.531.935
1.220.054
1.1.2
Chuẩn hóa các lớp đối tượng không gian quy hoạch sử dụng đất chưa phù hợp
Lớp dữ liệu
5.106.562
4.066.959
1.1.3
Rà soát chuẩn hóa thông tin thuộc tính cho từng đối tượng không gian quy hoạch sử dụng đất
Lớp dữ liệu
4.340.538
3.456.875
1.2
Chuyển đổi và tích hợp không gian quy hoạch sử dụng đất
Lớp dữ liệu
3.838.490
2.928.242
1.2.1
Chuyển đổi các lớp đối tượng không gian quy hoạch sử dụng đất của bản đồ vào CSDL đất đai theo đơn vị hành chính
Lớp dữ liệu
1.332.825
1.016.767
1.2.2
Rà soát dữ liệu không gian để xử lý các lỗi dọc biên giữa các đơn vị hành chính tiếp giáp nhau. Trường hợp có mâu thuẫn cần xử lý đồng bộ với các loại hồ sơ có liên quan, thống kê kết quả xử lý các đối tượng còn mâu thuẫn.
Lớp dữ liệu
2.505.664
1.911.475
2
Xây dựng dữ liệu không gian kế hoạch
0
0
2.1
Chuẩn hóa các lớp đối tượng không gian kế hoạch sử dụng đất chưa phù hợp
Lớp dữ liệu
0
0
2.2
Rà soát chuẩn hóa thông tin thuộc tính cho từng đối tượng không gian kế hoạch sử dụng đất
Lớp dữ liệu
0
0
2.3
Chuyển đổi các lớp đối tượng không gian kế hoạch sử dụng đất của bản đồ, bản vẽ vị trí công trình, dự án vào CSDL đất đai theo đơn vị hành chính
Lớp dữ liệu
0
0
Tổng đơn giá xây dựng CSDL quy hoạch sử dụng đất kỳ trước
Hệ số
(mục III.1)
Tỷ lệ bản đồ 1/25.000
0,9
48.874.166
44.101.908
Tỷ lệ bản đồ 1/50.000
1,0
49.972.069
44.976.297
Tỷ lệ bản đồ 1/100.000
1,1
51.069.973
45.850.686
Tổng đơn giá xây dựng CSDL quy hoạch sử dụng đất kỳ hiện tại
10.943.269
9.562.575
Giá chưa bao gồm 10% thuế VAT
Ghi chú: Mục 4.1 được tính theo tỷ lệ bản đồ như sau:
STT
Nội dung công việc
Đơn giá (đồng/lớp dữ liệu)
Tỷ lệ 1:25.000
Tỷ lệ 1:50.000
Tỷ lệ 1:100.000
Chuẩn hóa các lớp đối tượng không gian quy hoạch sử dụng đất
9.881.131
10.979.035
12.076.938
1
Lập bảng đối chiếu giữa lớp đối tượng không gian quy hoạch sử dụng đất với nội dung tương ứng trong bản đồ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất để tách, lọc các đối tượng cần thiết từ nội dung bản đồ quy hoạch sử dụng đất
1.378.741
1.531.935
1.685.128
2
Chuẩn hóa các lớp đối tượng không gian quy hoạch sử dụng đất chưa phù hợp
4.595.905
5.106.562
5.617.218
3
Rà soát chuẩn hóa thông tin thuộc tính cho từng đối tượng không gian quy hoạch sử dụng đất
3.906.484
4.340.538
4.774.592
Giá chưa bao gồm 10% thuế VAT
PHỤ LỤC 04
ĐƠN GIÁ CƠ SỞ DỮ LIỆU GIÁ ĐẤT
(Ban hành kèm theo Quyết định số 896/QĐ-UBND ngày 20 tháng 11 năm 2019 của UBND tỉnh Quảng Ngãi)
STT
Tên sản phẩm
Đơn vị
Đơn giá sản phẩm
Đơn giá sản phẩm
(trừ khấu hao)
I
Công tác chuẩn bị; thu thập tài liệu, dữ liệu; rà soát, đánh giá, phân loại và sắp xếp tài liệu, dữ liệu; quét giấy tờ pháp lý và xử lý tệp tin; xây dựng siêu dữ liệu giá đất; kiểm tra, nghiệm thu CSDL giá đất
15.855.945
15.311.184
1
Công tác chuẩn bị
1.711.410
1.683.182
1.1
Lập kế hoạch thi công chi tiết: xác định thời gian, địa điểm, khối lượng và nhân lực thực hiện của từng bước công việc; kế hoạch làm việc với các đơn vị có liên quan đến công tác xây dựng CSDL giá đất trên địa bàn thi công
Bộ dữ liệu theo huyện
874.168
860.054
1.2
Chuẩn bị nhân lực, địa điểm làm việc; chuẩn bị vật tư, thiết bị, dụng cụ, phần mềm cho công tác xây dựng CSDL giá đất
Bộ dữ liệu theo huyện
837.242
823.128
2
Thu thập tài liệu, dữ liệu
2.652.131
2.609.788
Thu thập dữ liệu, tài liệu
Bộ dữ liệu theo huyện
2.652.131
2.609.788
3
Rà soát, đánh giá, phân loại và sắp xếp tài liệu, dữ liệu
5.849.970
5.694.713
3.1
Rà soát, đánh giá, phân loại
Bộ dữ liệu theo huyện
3.988.562
3.882.705
3.2
Làm sạch, sắp xếp theo các nhóm dữ liệu giá đất, theo trình tự thời gian hình thành tài liệu, dữ liệu.
Bộ dữ liệu theo huyện
1.329.520
1.294.234
3.3
Lập báo cáo kết quả thực hiện
Bộ dữ liệu theo huyện
531.888
517.774
4
Quét giấy tờ pháp lý và xử lý tập tin
478.725
442.374
4.1
Quét các giấy tờ đưa vào cơ sở dữ liệu giá đất. Chế độ quét của thiết bị được thiết lập theo hệ màu RGB với độ phân giải tối thiểu là 150 DPI
12.239
11.315
4.1.1
Quét trang A3
Thửa đất
(2 trang A3)
6.172
5.512
4.1.2
Quét trang A4
Thửa đất
(3 trang A4)
6.068
5.803
4.2
Xử lý các tệp tin quét thành tệp (File) hồ sơ quét dạng số của thửa đất, lưu trữ dưới khuôn dạng tệp tin PDF (ở định dạng không chỉnh sửa được)
Thửa đất
(5 trang A3, A4)
5.218
5.076
4.3
Tạo liên kết hồ sơ quét dạng số với thửa đất trong CSDL
Thửa đất
2.060
1.945
4.4
Tạo danh mục tra cứu hồ sơ quét trong CSDL giá đất
Bộ dữ liệu theo huyện
459.207
424.037
5
Xây dựng siêu dữ liệu giá đất
886.173
847.875
5.1
Thu nhận các thông tin cần thiết để xây dựng siêu dữ liệu (thông tin mô tả dữ liệu) giá đất
Bộ dữ liệu theo huyện
657.027
635.856
5.2
Nhập thông tin siêu dữ liệu giá đất.
Bộ dữ liệu theo huyện
229.145
212.019
6
Kiểm tra, nghiệm thu CSDL giá đất
4.277.537
4.033.252
6.1
Đơn vị thi công chuẩn bị tài liệu và phục vụ giám sát, kiểm tra, nghiệm thu.
Bộ dữ liệu theo huyện
2.431.927
2.257.761
6.2
Thực hiện kiểm tra tổng thể CSDL giá đất và tích hợp vào hệ thống ngay sau khi được nghiệm thu phục vụ quản lý, vận hành, khai thác sử dụng
Bộ dữ liệu theo huyện
1.329.520
1.294.234
6.3
Đóng gói giao nộp CSDL giá đất
Bộ dữ liệu theo huyện
516.090
481.256
II
Xây dựng dữ liệu thuộc tính giá đất; đối soát hoàn thiện dữ liệu giá đất
21.084
19.550
1
Xây dựng dữ liệu thuộc tính giá đất
16.997
15.713
Nhập dữ liệu thuộc tính giá đất vào CSDL giá đất gồm
1.1
Dữ liệu giá đất theo bảng giá đất đối với địa phương đã ban hành bảng giá đất đến từng thửa đất
Thửa đất
3.780
3.473
1.2
Dữ liệu giá đất cụ thể
Thửa đất
5.624
5.208
1.3
Dữ liệu giá đất trúng đấu giá quyền sử dụng đất
Thửa đất
2.245
2.080
1.4
Dữ liệu giá đất chuyển nhượng trên thị trường theo Phiếu thu thập thông tin về thửa đất
Thửa đất
1.875
1.737
1.5
Dữ liệu vị trí thửa đất, tên đường, phố hoặc tên đoạn đường, đoạn phố hoặc khu vực theo bảng giá đất, hệ số điều chỉnh giá đất (đối với thửa đất đã có Phiếu chuyển thông tin để xác định nghĩa vụ tài chính về đất đai)
Thửa đất
3.472
3.215
2
Đối soát, hoàn thiện dữ liệu giá đất
4.087
3.837
Đối soát và hoàn thiện chất lượng dữ liệu giá đất với các tài liệu giá đất đã sử dụng để xây dựng CSDL giá đất
Thửa đất
4.087
3.837
Tổng cộng
15.877.029
15.330.734
Giá chưa bao gồm 10% thuế VAT | {
"issuing_agency": "Tỉnh Quảng Ngãi",
"promulgation_date": "20/11/2019",
"sign_number": "896/QĐ-UBND",
"signer": "Trần Ngọc Căng",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/The-thao-Y-te/Thong-tu-09-2012-TT-BYT-huong-dan-giam-sat-dich-te-hoc-HIV-AIDS-va-nhiem-trung-139769.aspx | Thông tư 09/2012/TT-BYT hướng dẫn giám sát dịch tễ học HIV/AIDS và nhiễm trùng | BỘ Y TẾ
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 09/2012/TT–BYT
Hà Nội, ngày 24 tháng 5 năm 2012
THÔNG TƯ
HƯỚNG DẪN GIÁM SÁT DỊCH TỄ HỌC HIV/AIDS VÀ GIÁM SÁT CÁC NHIỄM TRÙNG LÂY TRUYỀN QUA ĐƯỜNG TÌNH DỤC
Căn cứ Điều 24, 25 và 34 của Luật phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) ngày 29 tháng 6 năm 2006;
Căn cứ Nghị định số 188/2007/NĐ - CP ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;
Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS;
Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành hướng dẫn giám sát dịch tễ học HIV/AIDS và giám sát các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục như sau:
Mục 1. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định các biện pháp giám sát dịch tễ học HIV/AIDS và các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục, bao gồm: giám sát phát hiện HIV/AIDS, giám sát phát hiện các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục, giám sát trọng điểm HIV, giám sát trọng điểm các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục và giám sát trọng điểm HIV lồng ghép hành vi.
Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Giám sát phát hiện HIV/AIDS là việc thu thập thông tin liên quan đến đối tượng được xét nghiệm HIV có kết quả dương tính, người bệnh AIDS và người nhiễm HIV tử vong để cung cấp thông tin cho lập kế hoạch, dự phòng, chăm sóc, điều trị người nhiễm HIV.
2. Giám sát trọng điểm HIV lồng ghép hành vi là việc thu thập thông tin liên tục, có hệ thống các câu hỏi hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV trong các nhóm đối tượng được lựa chọn của giám sát trọng điểm HIV.
3. Các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục là các nhiễm trùng do vi khuẩn, vi rút, nấm, ký sinh trùng, đơn bào hoặc các tác nhân khác lây truyền do quan hệ tình dục.
4. Giám sát phát hiện các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục là việc thu thập thông tin liên quan đến đối tượng được chẩn đoán mắc các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục.
5. Giám sát trọng điểm các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục là việc thu thập thông tin liên tục và có hệ thống thông qua xét nghiệm các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục trong các nhóm đối tượng được lựa chọn, tại các vị trí được lựa chọn.
6. Giám sát nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục theo căn nguyên là thu thập thông tin định kỳ và hệ thống dựa vào xét nghiệm tìm tác nhân các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục.
7. Giám sát các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục theo hội chứng là thu thập thông tin định kỳ và hệ thống dựa vào triệu chứng và các dấu hiệu qua khám lâm sàng để quy theo hội chứng đối với các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục.
8. Thành thị là các đơn vị hành chính có tên gọi là phường, thị trấn.
9. Nông thôn là các đơn vị hành chính có tên gọi là xã.
Điều 3. Nguyên tắc chung trong thực hiện giám sát
1. Các trường hợp xét nghiệm HIV, chẩn đoán người bệnh AIDS và các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục đều phải được báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại Thông tư này.
2. Một trường hợp giám sát chỉ được phân loại và báo cáo theo một nhóm đối tượng giám sát. Trường hợp đối tượng có nhiều hành vi nguy cơ phải thống kê toàn bộ hành vi nguy cơ của đối tượng và phân loại đối tượng theo nhóm đối tượng có hành vi nguy cơ cao nhất.
3. Giữ bí mật thông tin về tên, địa chỉ, hình ảnh và kết quả xét nghiệm của người được xét nghiệm HIV, người bệnh AIDS.
Mục 2. GIÁM SÁT PHÁT HIỆN HIV
Điều 4. Đối tượng giám sát phát hiện HIV
1. Người được xét nghiệm HIV.
2. Người bệnh AIDS.
3. Người nhiễm HIV tử vong.
Điều 5. Nội dung giám sát phát hiện HIV
1. Thu thập thông tin của người được xét nghiệm HIV theo các nội dung sau:
a) Họ và tên hoặc mã số của người được xét nghiệm HIV; năm sinh; giới tính; dân tộc; nghề nghiệp; nơi cư trú (nếu có);
b) Các nhóm đối tượng:
- Nhóm có hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV cao: người nghiện chích ma tuý; phụ nữ bán dâm; người mắc các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục; nam có quan hệ tình dục đồng giới;
- Nhóm có hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV thấp: phụ nữ mang thai; người hiến máu; thanh niên tham gia khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự (sau đây được gọi là thanh niên khám tuyển nghĩa vụ quân sự);
- Nhóm bệnh nhân lao;
- Nhóm đối tượng khác.
c) Nguy cơ lây nhiễm HIV: lây truyền qua đường máu, lây truyền qua đường tình dục, lây truyền HIV từ mẹ sang con;
d) Ngày khẳng định kết quả xét nghiệm HIV dương tính;
đ) Nơi lấy mẫu máu;
e) Phòng xét nghiệm HIV đã xét nghiệm khẳng định mẫu máu HIV dương tính;
g) Kết quả xác minh hiện trạng cư trú của người nhiễm HIV tại địa phương (sau khi thực hiện quy trình phản hồi danh sách người nhiễm HIV): hiện đang sinh sống tại địa phương hoặc đã chuyển đi nơi khác hoặc mất dấu hoặc địa chỉ đã thu thập được không có tại địa phương;
h) Tiền sử điều trị thuốc kháng HIV: ngày bắt đầu điều trị, phác đồ điều trị, số lượng tế bào CD4, nơi điều trị.
2. Thu thập thông tin của người bệnh AIDS theo các nội dung sau:
Ngoài việc thu thập các thông tin theo quy định tại khoản 1 Điều này, phải thu thập thêm các thông tin sau:
a) Ngày chẩn đoán AIDS;
b) Đơn vị chẩn đoán;
c) Các hội chứng lâm sàng theo quy định tại Quyết định số 3003/QĐ-BYT ngày 19 tháng 8 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành "Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị HIV/AIDS" (sau đây gọi tắt là Quyết định số 3003/QĐ-BYT);
3. Thu thập các thông tin của các trường hợp nhiễm HIV tử vong:
Ngoài việc thu thập các thông tin theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này, phải thu thập thêm các thông tin sau:
a) Ngày tử vong;
b) Nguyên nhân tử vong: tử vong do bệnh AIDS hoặc do mắc bệnh khác hoặc do sốc vì sử dụng ma túy quá liều hoặc tự tử hoặc tai nạn hoặc do các nguyên nhân khác.
Điều 6. Thống kê các thông tin trong giám sát phát hiện HIV
1. Giá trị của số liệu trong kỳ báo cáo:
a) Giá trị của số liệu báo cáo hằng tháng được tính từ ngày 01 đến ngày cuối cùng của tháng đó;
b) Giá trị của số liệu báo cáo hằng quý được quy định như sau:
- Số liệu của Quý I được tính từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 3 hằng năm;
- Số liệu của Quý II được tính từ ngày 01 tháng 4 đến hết ngày 30 tháng 6 hằng năm;
- Số liệu của Quý III được tính từ ngày 01 tháng 7 đến hết ngày 30 tháng 9 hằng năm;
- Số liệu của Quý IV được tính từ ngày 01 tháng 10 đến hết ngày 31 tháng 12 hằng năm.
2. Thống kê các thông tin của người được xét nghiệm HIV trên địa bàn theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Thu thập thông tin, quản lý thông tin người có kết quả xét nghiệm HIV dương tính được phát hiện trên địa bàn, người bệnh AIDS, người nhiễm HIV tử vong thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 7. Quy trình thực hiện giám sát phát hiện HIV
1. Tư vấn trước xét nghiệm, lấy mẫu máu làm xét nghiệm, tư vấn sau xét nghiệm cho các đối tượng đến xét nghiệm HIV tại cơ sở theo quy định của pháp luật về phòng, chống HIV/AIDS.
2. Thu thập và xử lý số liệu về các trường hợp đến xét nghiệm HIV tại cơ sở.
3. Quản lý danh sách người nhiễm HIV, người bệnh AIDS, người nhiễm HIV tử vong.
4. Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định tại Mục 5 Thông tư này.
Mục 3. GIÁM SÁT PHÁT HIỆN CÁC NHIỄM TRÙNG LÂY TRUYỀN QUA ĐƯỜNG TÌNH DỤC
Điều 8. Nguyên tắc giám sát phát hiện các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục
Ngoài việc tuân thủ nguyên tắc chung được quy định tại Điều 3 Thông tư này, việc giám sát các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục thực hiện theo nguyên tắc: một trường hợp nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục chỉ được báo cáo hoặc theo căn nguyên hoặc theo hội chứng. Trường hợp đã xác định được căn nguyên phải thực hiện báo cáo theo căn nguyên, không được báo cáo theo hội chứng.
Điều 9. Đối tượng giám sát phát hiện các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục
Những người bệnh đã được chẩn đoán mắc các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục.
Điều 10. Nội dung giám sát phát hiện các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục
1. Thông tin cá nhân: tuổi, giới tính, nghề nghiệp.
2. Các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục:
a) Theo căn nguyên: giang mai, lậu, nhiễm Chlamydia, viêm âm đạo do trùng roi, bệnh hạ cam, bệnh u hạt bẹn, viêm âm đạo do vi khuẩn, herpes sinh dục, sùi mào gà sinh dục, viêm âm hộ, âm đạo do Candida và các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục khác;
b) Theo hội chứng: tiết dịch niệu đạo ở nam, tiết dịch âm đạo, hội chứng loét sinh dục, hội chứng đau bụng dưới ở nữ, các hội chứng nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục khác.
3. Tình trạng nhiễm HIV của các trường hợp bị nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục.
Điều 11. Thu thập và thống kê các thông tin của đối tượng giám sát phát hiện các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục
1. Thu thập và thống kê các thông tin của đối tượng giám sát trên địa bàn theo căn nguyên: Thực hiện theo quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Thu thập và thống kê các thông tin của đối tượng giám sát trên địa bàn theo hội chứng: Thực hiện theo quy định tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Thu thập và thống kê các thông tin của đối tượng giám sát trên địa bàn theo kết quả xét nghiệm các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục: Thực hiện theo quy định tại Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 12. Quy trình thực hiện giám sát phát hiện các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục
1. Thu thập thông tin cá nhân theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Thông tư này, tìm hiểu bệnh sử, khám, tư vấn cho tất cả đối tượng đến khám tại các cơ sở có khám và điều trị các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục.
2. Chẩn đoán các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục: lấy mẫu làm xét nghiệm và kết luận chẩn đoán bệnh dựa trên kết quả xét nghiệm. Trường hợp không có điều kiện làm xét nghiệm thì căn cứ vào các hội chứng của người bệnh để chẩn đoán theo hội chứng.
3. Thu thập và thống kê số liệu về các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục theo hội chứng hoặc theo căn nguyên và tình trạng nhiễm HIV theo quy định tại khoản 2 và 3 Điều 10 Thông tư này.
4. Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định tại Mục 5 Thông tư này.
Mục 4. GIÁM SÁT TRỌNG ĐIỂM HIV, GIÁM SÁT TRỌNG ĐIỂM CÁC NHIỄM TRÙNG LÂY TRUYỀN QUA ĐƯỜNG TÌNH DỤC VÀ GIÁM SÁT TRỌNG ĐIỂM HIV LỒNG GHÉP HÀNH VI
Điều 13. Nguyên tắc thực hiện giám sát trọng điểm
1. Bảo đảm thực hiện đúng quy định tại Điều 25 Luật phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) (sau đây gọi tắt là Luật phòng, chống HIV/AIDS).
2. Việc lấy mẫu trong giám sát trọng điểm phải thực hiện độc lập với các giám sát và nghiên cứu khác.
3. Không được sử dụng số liệu của giám sát phát hiện HIV/AIDS, số liệu của các cơ sở tư vấn xét nghiệm HIV tự nguyện và kết quả của các nghiên cứu khác để báo cáo số liệu giám sát trọng điểm.
4. Việc chọn đối tượng trong giám sát trọng điểm HIV không được căn cứ vào tình trạng nhiễm HIV hiện tại của đối tượng.
5. Bảo đảm duy trì địa bàn giám sát trọng điểm qua các năm.
6. Không được lấy mẫu giám sát trọng điểm trong các trung tâm chữa bệnh, giáo dục, lao động xã hội, trại giam, trại tạm giam, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng.
7. Việc lấy mẫu máu, dịch cơ thể và nước tiểu phải được thực hiện nơi kín đáo, riêng tư.
8. Không được lấy mẫu xét nghiệm HIV và các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục lặp lại trên cùng một đối tượng trong cùng một năm giám sát trọng điểm.
9. Không được sử dụng kết quả xét nghiệm giám sát trọng điểm để chẩn đoán xác định nhiễm HIV.
10. Các xét nghiệm HIV và xét nghiệm các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục phải được thực hiện bằng phương pháp xét nghiệm HIV giấu tên.
11. Phải giới thiệu các dịch vụ hỗ trợ của chương trình phòng, chống HIV/AIDS cho các đối tượng tham gia giám sát trọng điểm.
Điều 14. Đối tượng giám sát trọng điểm HIV và các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục
1. Đối tượng giám sát trọng điểm HIV:
Tùy theo tình hình thực tế của từng tỉnh để lựa chọn các nhóm đối tượng giám sát trọng điểm sau:
a) Nam nghiện chích ma túy;
b) Phụ nữ bán dâm;
c) Nam mắc các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục;
d) Phụ nữ mang thai;
đ) Nam thanh niên khám sơ tuyển nghĩa vụ quân sự;
e) Nam có quan hệ tình dục đồng giới;
g) Nhóm khác: Căn cứ vào nguy cơ lây truyền HIV của từng tỉnh để lựa chọn nhóm đối tượng có vai trò làm gia tăng lây truyền HIV tại địa phương, tỷ lệ hiện nhiễm HIV trong nhóm này phải ước lượng trên 1% và phải bảo đảm thực hiện giám sát liên tục qua các năm.
2. Đối tượng giám sát trọng điểm các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục:
a) Giang mai: giám sát trọng điểm đối với các đối tượng quy định tại điểm a, b, c, d và đ khoản 1 Điều này;
b) Lậu: giám sát trọng điểm ở các đối tượng quy định tại điểm b và c khoản 1 Điều này;
c) Chlamydia: giám sát trọng điểm ở các đối tượng quy định tại điểm b và c khoản 1 Điều này;
d) Trùng roi âm đạo: giám sát trọng điểm ở các đối tượng quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.
Điều 15. Thời gian thực hiện giám sát trọng điểm HIV và các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục
1. Thời gian thực hiện giám sát trọng điểm: bắt đầu từ ngày 01 tháng 6 và kết thúc vào ngày 30 tháng 9 hằng năm.
2. Riêng nhóm nam thanh niên khám sơ tuyển nghĩa vụ quân sự, tiến hành giám sát trọng điểm theo lịch khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự của địa phương nhưng không được chậm hơn ngày 31 tháng 12 hằng năm.
Điều 16. Phương pháp lựa chọn địa điểm giám sát trọng điểm HIV và các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục
1. Nhóm nam nghiện chích ma túy: theo kết quả lập bản đồ, chọn tối đa 5 quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi tắt là huyện) có số người nghiện chích ma túy trong cộng đồng nhiều nhất. Hằng năm, các huyện đã được lựa chọn sẽ tiến hành hoạt động lập bản đồ để làm cơ sở phân bổ và chọn mẫu cho từng xã, phường, thị trấn.
2. Nhóm phụ nữ bán dâm: theo kết quả lập bản đồ, chọn tối đa 5 quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi tắt là huyện) có số phụ nữ bán dâm trong cộng đồng nhiều nhất. Trên cơ sở các huyện được lựa chọn, tiến hành lập bản đồ xác định các tụ điểm và số lượng phụ nữ bán dâm hoạt động tại các tụ điểm đó trước khi thực hiện giám sát trọng điểm hằng năm.
3. Nhóm nam mắc nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục: chọn tất cả các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thực hiện việc khám, điều trị cho người mắc các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục trên địa bàn tỉnh.
4. Nhóm phụ nữ mang thai:
a) Chọn bệnh viện đa khoa hoặc bệnh viện phụ sản hoặc trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản của tỉnh để thực hiện việc giám sát trọng điểm đối với phụ nữ mang thai cư trú ở thành thị;
b) Chọn tối đa 5 bệnh viện huyện nơi có số dân nhiều nhất để thực hiện việc giám sát trọng điểm đối với phụ nữ mang thai cư trú ở nông thôn.
5. Nhóm nam thanh niên khám sơ tuyển nghĩa vụ quân sự:
a) Chọn tối đa 5 quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh để thực hiện việc giám sát trọng điểm đối với thanh niên khám sơ tuyển nghĩa vụ quân sự đang cư trú ở thành thị;
b) Chọn tối đa 5 huyện để thực hiện việc giám sát trọng điểm đối với thanh niên khám sơ tuyển nghĩa vụ quân sự đang cư trú ở khu vực nông thôn.
6. Nhóm nam có quan hệ tình dục đồng giới: chọn tối đa 5 huyện ước tính có số nam có quan hệ tình dục đồng giới nhiều nhất. Trên cơ sở các huyện được lựa chọn, tiến hành lập bản đồ xác định các tụ điểm và số lượng nam có quan hệ tình dục đồng giới tại các điểm đó trước khi thực hiện giám sát trọng điểm hằng năm.
7. Nhóm đối tượng khác: Chọn các địa điểm nơi các đối tượng giám sát hiện đang cư trú.
Điều 17. Tiêu chuẩn lựa chọn các nhóm đối tượng trong giám sát trọng điểm HIV và các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục
1. Tiêu chuẩn chung: chọn các đối tượng đủ 16 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự.
2. Các tiêu chuẩn cụ thể đối với từng nhóm giám sát trọng điểm:
a) Nhóm nam nghiện chích ma túy: có ít nhất một lần tiêm chích ma túy trong 1 tháng trước thời điểm thu thập mẫu;
b) Nhóm phụ nữ bán dâm: đã từng bán dâm qua quan hệ tình dục bằng đường âm đạo hoặc hậu môn ít nhất một lần trong 1 tháng trước thời điểm thu thập mẫu tại địa bàn tỉnh;
c) Nhóm nam mắc các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục:
- Đã được chẩn đoán mắc các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục theo căn nguyên hoặc theo hội chứng;
- Hiện đang cư trú tại tỉnh.
d) Nhóm phụ nữ mang thai:
- Đang mang thai (không phân biệt phụ nữ đến nạo phá thai hoặc khám thai hoặc đến đẻ);
- Hiện đang cư trú tại tỉnh.
đ) Nhóm nam thanh niên khám sơ tuyển nghĩa vụ quân sự: nam thanh niên tham gia khám sơ tuyển nghĩa vụ quân sự tại địa phương;
e) Nhóm nam có quan hệ tình dục đồng giới: nam giới có quan hệ tình dục qua đường hậu môn với nam giới khác trong vòng 12 tháng qua;
g) Nhóm đối tượng khác:
- Có hành vi làm tăng nguy cơ lây truyền HIV trên địa bàn tỉnh;
- Hiện đang cư trú tại tỉnh.
Điều 18. Cỡ mẫu, phương pháp chọn mẫu và bệnh phẩm trong giám sát trọng điểm HIV và các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục
1. Nhóm nam nghiện chích ma túy:
a) Cỡ mẫu: 150-300 mẫu;
b) Phương pháp chọn mẫu:
- Trên cơ sở các huyện được lựa chọn tiến hành phân bổ cỡ mẫu quy định cho các huyện theo tỷ lệ thuận số người nghiện chích ma túy ước lượng tại mỗi huyện;
- Tại mỗi huyện được lựa chọn, liệt kê các xã, phường, thị trấn (sau đây gọi tắt là xã) có người nghiện chích ma túy và ước lượng số người nghiện chích ma túy tại mỗi xã;
- Tính số xã cần thực hiện giám sát trọng điểm bằng cách chia số cỡ mẫu phân bổ cho trung bình số người nghiện chích ma túy tại mỗi xã;
- Chọn ngẫu nhiên các xã thực hiện giám sát trọng điểm;
- Tại xã đầu tiên được lựa chọn, dựa vào nhóm nhân viên tiếp cận cộng đồng hoặc thông qua những người nghiện chích ma túy để vận động tất cả những người nghiện chích ma túy đang cư trú tại địa bàn xã tham gia vào giám sát trọng điểm;
- Tiếp tục thực hiện lần lượt tại các xã còn lại trong danh sách cho đến khi đủ cỡ mẫu được phân bổ cho huyện đó.
c) Bệnh phẩm cần thu thập: mẫu máu.
2. Nhóm phụ nữ bán dâm:
a) Cỡ mẫu: 150-300 mẫu;
b) Phương pháp chọn mẫu:
- Trên cơ sở các huyện được lựa chọn tiến hành phân bổ cỡ mẫu quy định cho các huyện theo tỷ lệ thuận số phụ nữ bán dâm ước lượng tại mỗi huyện;
- Tại mỗi huyện được lựa chọn, liệt kê các tụ điểm có phụ nữ bán dâm và ước lượng số phụ nữ bán dâm tại mỗi tụ điểm;
- Tính số tụ điểm cần thực hiện giám sát trọng điểm bằng cách chia số cỡ mẫu phân bổ cho trung bình số phụ nữ bán dâm tại mỗi tụ điểm;
- Chọn ngẫu nhiên số tụ điểm cần thực hiện giám sát trọng điểm;
- Tại tụ điểm đầu tiên được lựa chọn, dựa vào nhóm nhân viên tiếp cận cộng đồng hoặc thông qua người đứng đầu hoặc người quản lý các tụ điểm để vận động tất cả phụ nữ bán dâm tại tụ điểm tham gia vào giám sát trọng điểm;
- Tiếp tục thực hiện lần lượt tại các tụ điểm còn lại cho đến khi đủ cỡ mẫu được phân bổ cho huyện đó.
c) Bệnh phẩm cần thu thập: máu, dịch tiết cổ tử cung và dịch tiết âm đạo. Đối với các tỉnh không thực hiện giám sát trọng điểm các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục thì không phải lấy dịch tiết cổ tử cung và dịch tiết âm đạo của đối tượng giám sát.
3. Nhóm nam mắc nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục:
a) Cỡ mẫu: 150-300 mẫu;
b) Phương pháp chọn mẫu: lấy mẫu liên tiếp của tất cả nam giới mắc các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục tại các địa điểm giám sát đã được lựa chọn từ thời điểm bắt đầu thực hiện giám sát trọng điểm đến khi đủ cỡ mẫu theo quy định hoặc đến
khi kết thúc thời gian thực hiện giám sát trọng điểm;
c) Bệnh phẩm cần thu thập: máu, dịch tiết niệu đạo. Đối với các tỉnh không thực hiện giám sát trọng điểm các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục thì không phải lấy dịch tiết niệu đạo của đối tượng giám sát.
4. Nhóm phụ nữ mang thai:
a) Cỡ mẫu:
- Phụ nữ mang thai cư trú ở thành thị: 400 mẫu;
- Phụ nữ mang thai cư trú ở nông thôn: 400 mẫu.
b) Phương pháp chọn mẫu:
- Phụ nữ mang thai thành thị: lấy mẫu liên tiếp của tất cả phụ nữ mang thai đang cư trú tại thành thị đến khám thai tại cơ cở y tế được lựa chọn theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 16 Thông tư này từ thời điểm bắt đầu thực hiện giám sát trọng điểm đến khi đủ cỡ mẫu theo quy định hoặc đến khi kết thúc thời gian thực hiện giám sát trọng điểm;
- Phụ nữ mang thai nông thôn: lấy mẫu liên tiếp của tất cả phụ nữ mang thai đang cư trú tại nông thôn đến khám thai tại cơ cở y tế được lựa chọn theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 16 Thông tư này từ thời điểm bắt đầu thực hiện giám sát trọng điểm đến khi đủ cỡ mẫu theo quy định hoặc đến khi kết thúc thời gian thực hiện giám sát trọng điểm.
c) Bệnh phẩm cần thu thập: mẫu máu.
5. Nhóm nam thanh niên khám sơ tuyển nghĩa vụ quân sự:
a) Cỡ mẫu:
- Nam thanh niên tham gia khám sơ tuyển nghĩa vụ quân sự đang cư trú ở thành thị: 400 mẫu;
- Nam thanh niên tham gia khám sơ tuyển nghĩa vụ quân sự đang cư trú ở nông thôn: 400 mẫu.
b) Phương pháp chọn mẫu:
- Thanh niên tham gia khám sơ tuyển nghĩa vụ quân sự cư trú ở thành thị: trên cơ sở các quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh được lựa chọn theo quy định tại điểm a khoản 5 Điều 16 Thông tư này, chọn các phường, thị trấn có thực hiện khám sơ tuyển thanh niên tham gia nghĩa vụ quân sự, ước lượng trung bình số thanh niên tham gia khám sơ tuyển nghĩa vụ quân sự mỗi phường, thị trấn. Xác định số phường, thị trấn cần thực hiện giám sát trọng điểm thanh niên tham gia khám sơ tuyển nghĩa vụ quân sự bằng cách chia cỡ mẫu quy định cho số trung bình thanh niên tham gia khám sơ tuyển nghĩa vụ quân sự của mỗi phường, thị trấn. Chọn ngẫu nhiên các phường, thị trấn cho đến khi đủ số phường cần chọn giám sát trọng điểm. Tại mỗi phường, thị trấn được chọn, chọn tất cả thanh niên khám sơ tuyển nghĩa vụ quân sự tại phường, thị trấn đến khi đủ cỡ mẫu theo quy định;
- Thanh niên tham gia khám sơ tuyển nghĩa vụ quân sự cư trú ở nông thôn: trên cơ sở các huyện được lựa chọn theo quy định tại điểm b khoản 5 Điều 16 Thông tư này, chọn các xã có thực hiện khám sơ tuyển thanh niên tham gia nghĩa vụ quân sự, ước lượng trung bình số thanh niên tham gia khám sơ tuyển nghĩa vụ quân sự mỗi xã.
Xác định số xã cần thực hiện giám sát trọng điểm thanh niên khám sơ tuyển nghĩa vụ quân sự bằng cách chia cỡ mẫu quy định cho ước lượng trung bình số thanh niên khám sơ tuyển tham gia nghĩa vụ quân sự của mỗi xã. Chọn ngẫu nhiên các xã cho đến khi đủ số xã cần chọn giám sát trọng điểm. Tại mỗi xã được chọn, chọn tất cả thanh niên khám sơ tuyển nghĩa vụ quân sự tại xã đến khi đủ cỡ mẫu theo quy định.
c) Bệnh phẩm cần thu thập: mẫu máu.
6. Nhóm nam có quan hệ tình dục đồng giới:
a) Cỡ mẫu: 150-300 mẫu;
b) Phương pháp chọn mẫu:
- Trên cơ sở các huyện được lựa chọn tiến hành phân bổ cỡ mẫu quy định cho các huyện theo tỷ lệ thuận số nam có quan hệ tình dục đồng giới ước lượng tại mỗi huyện;
- Tại mỗi huyện được lựa chọn, liệt kê các tụ điểm có nam có quan hệ tình dục đồng giới và ước lượng số nam có quan hệ tình dục đồng giới tại mỗi tụ điểm;
- Tính số tụ điểm cần thực hiện giám sát trọng điểm bằng cách chia số cỡ mẫu phân bổ cho trung bình số nam có quan hệ tình dục đồng giới tại mỗi tụ điểm;
- Chọn ngẫu nhiên số tụ điểm cần thực hiện giám sát trọng điểm;
- Tại tụ điểm đầu tiên được lựa chọn, dựa vào các nhân viên tiếp cận cộng đồng tiến hành mời tất cả nam có quan hệ tình dục đồng giới có mặt tại tụ điểm tham gia vào giám sát trọng điểm;
- Tiếp tục thực hiện lần lượt tại các tụ điểm còn lại cho đến khi đủ cỡ mẫu được phân bổ cho huyện đó.
c) Bệnh phẩm cần thu thập: mẫu máu.
7. Nhóm khác:
a) Cỡ mẫu: 400 mẫu;
b) Phương pháp chọn mẫu: căn cứ vào các phương pháp chọn mẫu được quy định tại điểm b của các khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 6 Điều này để lựa chọn phương pháp chọn mẫu phù hợp với thực tế tại địa phương;
c) Bệnh phẩm cần thu thập: mẫu máu.
Điều 19. Quy trình thực hiện giám sát đối với các tỉnh thực hiện cả giám sát trọng điểm HIV và giám sát các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục
1. Lập kế hoạch tổ chức thực hiện giám sát trọng điểm HIV và các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục hằng năm.
2. Tổ chức hội nghị triển khai kế hoạch giám sát trọng điểm; tập huấn cho các nhân viên y tế, nhân viên tiếp cận cộng đồng và các đối tượng khác có tham gia vào quá trình thực hiện giám sát trọng điểm.
3. Tổ chức triển khai giám sát trọng điểm tại các địa điểm đã được lựa chọn:
a) Thỏa thuận với các đối tượng đồng ý tham gia giám sát trọng điểm;
b) Lấy mẫu và vận chuyển bệnh phẩm. Việc phân tách mẫu để làm xét nghiệm được tiến hành như sau:
- Mẫu máu: do đơn vị đầu mối về phòng, chống HIV/AIDS tỉnh lấy và vận chuyển toàn bộ số mẫu thu được về cơ sở của mình. Sau đó, tiến hành phân tách mỗi mẫu huyết thanh thu được thành 2 phần huyết thanh bằng nhau: 01 phần dùng để xét nghiệm HIV tại đơn vị đầu mối về phòng, chống HIV/AIDS tỉnh; 01 phần để tiến hành xét nghiệm phát hiện giang mai tại đơn vị đầu mối về da liễu tỉnh;
- Mẫu bệnh phẩm dịch tiết cổ tử cung, âm đạo và niệu đạo: do đơn vị đầu mối về da liễu tỉnh lấy và vận chuyển toàn bộ số mẫu thu được về đơn vị đầu mối về da liễu tỉnh để tiến hành xét nghiệm phát hiện lậu và Chlamydia.
4. Thực hiện xét nghiệm:
a) Xét nghiệm HIV thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Y tế;
b) Xét nghiệm các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục thực hiện theo quy định tại Phụ lục 6 ban hành kèm theo Thông tư này. Riêng việc xét nghiệm phát hiện trùng roi phải được tiến hành ngay sau khi lấy mẫu dịch tiết âm đạo bằng phương pháp soi tươi tại địa điểm giám sát.
5. Thống kê số liệu sau khi thực hiện xét nghiệm:
a) Đơn vị đầu mối về da liễu tỉnh lập danh sách kết quả xét nghiệm theo các mẫu quy định tại Phụ lục 8, 9, 10, 11, 12 và 13 ban hành kèm theo Thông tư này và gửi cho đơn vị đầu mối về phòng, chống HIV/AIDS tỉnh;
b) Đơn vị đầu mối về phòng, chống HIV/AIDS tỉnh lập danh sách kết quả xét nghiệm theo các mẫu quy định tại Phụ lục 7, 9, 10, 11, 12, 13, 14 và 15 ban hành kèm theo Thông tư này và tổng hợp kết quả xét nghiệm giám sát trọng điểm các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục do đơn vị đầu mối về da liễu tỉnh gửi đến.
6. Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định tại Mục 5 Thông tư này.
Điều 20. Quy trình thực hiện giám sát trọng điểm đối với các tỉnh chỉ thực hiện giám trọng điểm HIV
1. Lập kế hoạch tổ chức thực hiện giám sát trọng điểm HIV hằng năm.
2. Tổ chức hội nghị triển khai kế hoạch giám sát trọng điểm; tập huấn cho các nhân viên y tế, nhân viên tiếp cận cộng đồng và các đối tượng khác có tham gia vào quá trình thực hiện giám sát trọng điểm.
3. Tổ chức triển khai giám sát trọng điểm tại các địa điểm đã được lựa chọn:
a) Thỏa thuận với các đối tượng đồng ý tham gia giám sát trọng điểm;
b) Lấy mẫu, vận chuyển bệnh phẩm và thực hiện xét nghiệm theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
4. Thống kê số liệu các đối tượng giám sát trọng điểm HIV theo các mẫu quy định tại Phụ lục 7, 9, 10, 11, 12, 13, 14 và 15 ban hành kèm theo Thông tư này.
5. Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định tại Mục 5 Thông tư này.
Điều 21. Giám sát trọng điểm HIV lồng ghép hành vi
1. Đối tượng của giám sát trọng điểm HIV lồng ghép hành vi là đối tượng được quy định tại khoản 1 Điều 14 Thông tư này. Tùy theo thực tế của từng tỉnh và hướng dẫn của Bộ Y tế để lựa chọn nhóm đối tượng cho giám sát trọng điểm HIV lồng ghép hành vi hằng năm.
2. Người được lựa chọn vào giám sát trọng điểm HIV theo đúng hướng dẫn đã được quy định tại Điều 14, 15, 16, 17 và 18 Thông tư này sẽ được đề nghị trả lời các câu hỏi trong phiếu điều tra hành vi.
3. Đơn vị đầu mối về phòng, chống HIV/AIDS tỉnh chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện, tổng hợp, phân tích, viết báo cáo kết quả giám sát trọng điểm HIV lồng ghép hành vi theo hướng dẫn của Bộ Y tế và thực hiện chế độ báo cáo theo quy định tại Mục 5 Thông tư này.
Mục 5. CHẾ ĐỘ BÁO CÁO
Điều 22. Quy định về nguyên tắc báo cáo và chế độ bảo mật thông tin trong báo cáo giám sát
1. Đối với các trường hợp xét nghiệm HIV, chẩn đoán AIDS và chẩn đoán các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục thì các cơ sở trực tiếp thực hiện việc lấy mẫu xét nghiệm chịu trách nhiệm báo cáo danh sách này. Đối với các tỉnh triển khai giám sát trọng điểm HIV, giám sát trọng điểm các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục, đơn vị đầu mối về phòng, chống HIV/AIDS tỉnh chịu trách nhiệm tổng hợp kết quả và báo cáo.
2. Trong quá trình vận chuyển, danh sách người nhiễm HIV phải được cho vào phong bì dán kín có niêm phong và ghi rõ tên, địa chỉ người nhận.
3. Chỉ những người được giao trách nhiệm quản lý danh sách người nhiễm HIV của các cơ quan sau đây mới được quyền tra cứu thông tin liên quan đến danh tính người nhiễm HIV thuộc cơ sở dữ liệu giám sát dịch tễ học HIV/AIDS:
a) Cục Phòng, chống HIV/AIDS - Bộ Y tế;
b) Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương và các Viện khu vực;
c) Đơn vị đầu mối về phòng, chống HIV/AIDS tỉnh;
d) Trung tâm Y tế huyện hoặc Trung tâm Y tế dự phòng huyện đối với các huyện không có Trung tâm Y tế huyện (sau đây gọi tắt là đơn vị đầu mối về y tế dự phòng huyện);
đ) Trạm Y tế xã.
Điều 23. Quy định về báo cáo giám sát phát hiện HIV
1. Tuyến xã:
a) Đơn vị gửi báo cáo: Trạm Y tế xã, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân trên địa bàn;
b) Thời gian gửi báo cáo: từ ngày 01 đến ngày 05 hằng tháng;
c) Nội dung báo cáo: theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này;
d) Đơn vị nhận báo cáo: đơn vị đầu mối về y tế dự phòng huyện.
2. Tuyến huyện:
a) Đơn vị gửi báo cáo:
- Bệnh viện (đối với huyện có bệnh viện huyện độc lập);
- Phòng khám ngoại trú HIV/AIDS;
- Phòng tư vấn, xét nghiệm HIV tự nguyện.
b) Thời gian gửi báo cáo: từ ngày 01 đến ngày 05 hằng tháng;
c) Nội dung báo cáo: theo các mẫu quy định tại Phụ lục 1 và 2 ban hành kèm theo Thông tư này;
d) Đơn vị nhận báo cáo: đơn vị đầu mối về y tế dự phòng huyện.
3. Tuyến tỉnh:
a) Đơn vị gửi báo cáo:
- Đơn vị đầu mối về y tế dự phòng huyện;
- Các cơ sở y tế nhà nước tuyến tỉnh;
- Các viện, bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế đóng trên địa bàn tỉnh;
- Đơn vị y tế ngành đóng trên địa bàn tỉnh.
b) Thời gian gửi báo cáo: từ ngày 06 đến ngày 10 hằng tháng;
c) Nội dung báo cáo: theo các mẫu quy định tại Phụ lục 1 và 2 ban hành kèm theo Thông tư này;
d) Đơn vị nhận báo cáo: đơn vị đầu mối về phòng, chống HIV/AIDS tỉnh.
4. Đơn vị đầu mối về phòng, chống HIV/AIDS tỉnh thực hiện báo cáo bằng hệ thống báo cáo trực tuyến theo hướng dẫn của Bộ Y tế từ ngày 10 đến ngày 15 hằng tháng. Đơn vị đầu mối về phòng, chống HIV/AIDS tỉnh chịu trách nhiệm lưu trữ, bảo quản các báo cáo do các đơn vị khác gửi đến.
5. Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương, Viện Pasteur Nha Trang, Viện Pasteur thành phố Hồ Chí Minh, Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên thực hiện báo cáo bằng hệ thống báo cáo trực tuyến theo hướng dẫn của Bộ Y tế từ ngày 10 đến ngày 15 hằng tháng. Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương, Viện Pasteur Nha Trang, Viện Pasteur thành phố Hồ Chí Minh, Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên chịu trách nhiệm lưu trữ, bảo quản các báo cáo do các đơn vị khác gửi đến.
Điều 24. Quy trình phản hồi danh sách người nhiễm HIV
1. Đơn vị đầu mối về phòng, chống HIV/AIDS tỉnh thực hiện việc phản hồi số liệu HIV/AIDS như sau:
a) Căn cứ danh sách người nhiễm HIV được tổng hợp qua hệ thống báo cáo trực tuyến lập:
- Danh sách người nhiễm HIV mới phát hiện của từng huyện và gửi cho người đứng đầu đơn vị đầu mối về y tế dự phòng huyện;
- Danh sách người nhiễm HIV mới phát hiện không thuộc địa bàn tỉnh và gửi cho người đứng đầu cơ quan đầu mối về phòng, chống HIV/AIDS tuyến tỉnh nơi người nhiễm HIV cư trú.
b) Thời gian phản hồi: chậm nhất là ngày 15 của tháng tiếp sau tháng báo cáo.
2. Đơn vị đầu mối về y tế dự phòng huyện thực hiện việc phản hồi số liệu HIV/AIDS như sau:
a) Căn cứ danh sách người nhiễm HIV do đơn vị đầu mối về phòng, chống HIV/AIDS tỉnh phản hồi tiến hành phân loại và lập danh sách người nhiễm HIV mới phát hiện của từng xã và gửi cho Trạm trưởng Trạm Y tế xã;
b) Thời gian phản hồi: 5 ngày sau khi nhận thông báo đề nghị rà soát của đơn vị đầu mối về phòng, chống HIV/AIDS tỉnh.
3. Trạm trưởng Trạm Y tế xã tiến hành:
a) Đối chiếu tên, năm sinh, nơi cư trú của người nhiễm HIV có tên trong danh sách với thực tế nhân khẩu tại địa bàn;
b) Hiệu chỉnh danh sách đối với những trường hợp phát hiện có sai sót về năm sinh, nơi cư trú hoặc người nhiễm HIV không có thực trên địa bàn và gửi danh sách này cho đơn vị đầu mối về y tế dự phòng huyện;
c) Thời gian phản hồi: 10 ngày kể từ khi nhận thông báo đề nghị rà soát của đơn vị đầu mối về phòng, chống HIV/AIDS huyện.
4. Phản hồi số liệu sau khi đã được tuyến xã rà soát về các đơn vị đầu mối tuyến trên:
a) Sau khi tiếp nhận danh sách hiệu chỉnh của trạm y tế xã, trong thời gian 10 ngày làm việc, đơn vị đầu mối về y tế dự phòng huyện gửi báo cáo tổng hợp về đơn vị đầu mối phòng, chống HIV/AIDS tỉnh;
b) Đơn vị đầu mối về phòng, chống HIV/AIDS tỉnh tổng hợp các danh sách hiệu chỉnh và thực hiện cập nhật bổ sung trên hệ thống báo cáo trực tuyến.
Điều 25. Quy định về báo cáo giám sát phát hiện các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục
1. Tuyến xã:
a) Đơn vị gửi báo cáo: Trạm Y tế xã, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân trên địa bàn;
b) Thời gian gửi báo cáo: từ ngày 01 đến ngày 05 của tháng 07 và tháng 01 hằng năm;
c) Nội dung báo cáo: báo cáo số người bệnh khám và điều trị các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục của 6 tháng trước theo các mẫu quy định tại Phụ lục 3, 4 và 5 ban hành kèm theo Thông tư này;
d) Đơn vị nhận báo cáo: đơn vị đầu mối về y tế dự phòng huyện.
2. Tuyến huyện:
a) Đơn vị gửi báo cáo:
- Bệnh viện (đối với huyện có bệnh viện huyện độc lập).
b) Thời gian gửi báo cáo: từ ngày 06 đến ngày 10 của tháng 07 và tháng 01 hằng năm;
c) Nội dung báo cáo: báo cáo số người bệnh khám và điều trị các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục của 6 tháng trước theo các mẫu quy định tại Phụ lục 3, 4 và 5 ban hành kèm theo Thông tư này;
d) Đơn vị nhận báo cáo: đơn vị đầu mối về y tế dự phòng huyện.
3. Tuyến tỉnh:
a) Đơn vị gửi báo cáo:
- Đơn vị đầu mối về y tế dự phòng huyện;
- Các cơ sở y tế nhà nước tuyến tỉnh;
- Đơn vị y tế ngành đóng trên địa bàn tỉnh.
b) Thời gian gửi báo cáo: từ ngày 11 đến ngày 15 của tháng 07 và tháng 01 hằng năm;
c) Nội dung báo cáo: báo cáo số người bệnh khám và điều trị các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục của 6 tháng trước theo các mẫu quy định tại Phụ lục 3, 4 và 5 ban hành kèm theo Thông tư này;
d) Đơn vị nhận báo cáo: đơn vị đầu mối về da liễu tỉnh.
4. Đơn vị đầu mối về da liễu tỉnh tổng hợp và gửi báo cáo số người bệnh khám và điều trị các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục của 6 tháng trước (bao gồm cả các trường hợp do đơn vị thực hiện) về Bệnh viện Da liễu trung ương trong khoảng thời gian từ ngày 16 đến ngày 20 của tháng 07 và tháng 01 hằng năm theo các mẫu quy định tại Phụ lục 3, 4 và 5 ban hành kèm theo Thông tư này.
5. Các viện, bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế tổng hợp và gửi báo cáo số người bệnh khám và điều trị các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục của 6 tháng trước về Bệnh viện Da liễu trung ương trong khoảng thời gian từ ngày 01 đến ngày 05 của tháng 07 và tháng 01 hằng năm theo các mẫu quy định tại Phụ lục 3, 4 và 5 ban hành kèm theo Thông tư này.
6. Bệnh viện Da liễu trung ương tổng hợp số người bệnh khám và điều trị các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục của các tỉnh trong phạm vi toàn quốc, danh sách các trường hợp được xét nghiệm HIV đã thực hiện tại Bệnh viện và gửi về Cục Phòng, chống HIV/AIDS - Bộ Y tế trong khoảng thời gian từ ngày 20 đến ngày 25 của tháng 7 và tháng 01 hằng năm.
Điều 26. Quy định báo cáo trong giám sát trọng điểm HIV, giám sát trọng điểm các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục và giám sát trọng điểm HIV lồng ghép hành vi
1. Chậm nhất vào ngày 15 tháng 10 hằng năm, đơn vị đầu mối về da liễu tỉnh phải gửi báo cáo giám trọng điểm các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục cho đơn vị đầu mối về phòng, chống HIV/AIDS tỉnh và Bệnh viện Da liễu trung ương theo các mẫu quy định tại Phụ lục 8, 9, 10, 11, 12 và 13 ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Chậm nhất ngày 31 tháng 10 hằng năm, đơn vị đầu mối về phòng, chống HIV/AIDS tỉnh phải gửi báo cáo kết quả giám sát trọng điểm HIV và giám sát trọng điểm các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục về Cục Phòng, chống HIV/AIDS, Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương và Viện khu vực bằng hệ thống báo cáo trực tuyến theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Riêng báo cáo giám sát trọng điểm HIV đối với nhóm đối tượng là thanh niên khám sơ tuyển nghĩa vụ quân sự được báo cáo chậm nhất vào 31 tháng 12 hằng năm. Đơn vị đầu mối về phòng, chống HIV/AIDS tỉnh chịu trách nhiệm lưu trữ, bảo quản các báo cáo do các đơn vị khác gửi đến.
3. Chậm nhất ngày 31 tháng 10 hằng năm, đơn vị đầu mối về phòng, chống HIV/AIDS tỉnh phải gửi báo cáo và số liệu thô đã nhập vào phần mềm nhập liệu giám sát trọng điểm HIV lồng ghép hành vi về Cục Phòng, chống HIV/AIDS, Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương và Viện khu vực.
4. Chậm nhất vào ngày 15 tháng 11 hằng năm, Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương gửi báo cáo tổng hợp kết quả giám sát trọng điểm HIV, báo cáo tổng hợp kết quả giám sát trọng điểm HIV lồng ghép hành vi, Bệnh viện Da liễu trung ương gửi báo cáo tổng hợp kết quả giám sát trọng điểm các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục về Cục Phòng, chống HIV/AIDS.
Mục 6. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 27. Trách nhiệm của Cục Phòng, chống HIV/AIDS - Bộ Y tế
1. Chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, đánh giá hoạt động và tổng hợp số liệu giám sát dịch tễ học HIV/AIDS và giám sát các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục trên phạm vi toàn quốc.
2. Đề xuất các tỉnh triển khai giám sát trọng điểm HIV và các tỉnh thực hiện giám sát trọng điểm các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục, giám sát trọng điểm HIV lồng ghép hành vi trình lãnh đạo Bộ Y tế phê duyệt.
3. Hằng năm, chủ trì và phối hợp với Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương, Bệnh viện Da liễu trung ương, các Viện khu vực xét duyệt kế hoạch giám sát trọng điểm cho các tỉnh.
4. Chỉ đạo Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương, Bệnh viện Da liễu trung ương và các Viện khu vực xây dựng tài liệu và tổ chức tập huấn về giám sát dịch tễ học HIV/AIDS và các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục cho các đơn vị, địa phương.
5. Cập nhật, hoàn chỉnh và từng bước mở rộng phạm vi sử dụng phần mềm giám sát dịch tễ học HIV/AIDS và các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục; xây dựng quy định về phân quyền tra cứu thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia về giám sát HIV/AIDS và các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục.
6. Hằng năm, chủ trì, phối hợp tổ chức hội nghị đánh giá và triển khai công tác giám sát trọng điểm HIV và các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục, giám sát trọng điểm HIV lồng ghép hành vi.
Điều 28. Trách nhiệm của Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương
1. Tham mưu cho Cục Phòng, chống HIV/AIDS phê duyệt kế hoạch giám sát dịch tễ học HIV/AIDS và các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục hằng năm.
Phối hợp với các Viện khu vực hướng dẫn các tỉnh lập kế hoạch triển khai thực hiện hằng năm.
2. Tham mưu cho Cục Phòng, chống HIV/AIDS chỉ đạo về chuyên môn kỹ thuật liên quan đến giám sát dịch tễ học HIV/AIDS trên phạm vi toàn quốc.
3. Kiểm tra, giám sát và đánh giá hoạt động giám sát dịch tễ học HIV/AIDS tại các tỉnh thuộc khu vực Viện phụ trách.
4. Tổng hợp, phân tích, báo cáo số liệu kết quả giám sát dịch tễ học HIV/AIDS trong cả nước về Cục Phòng, chống HIV/AIDS.
5. Tổng hợp và kiến nghị sửa đổi, bổ sung nhằm khắc phục các bất cập liên quan đến giám sát dịch tễ học HIV/AIDS phát sinh trong quá trình triển khai các quy định của Thông tư này.
6. Phối hợp với Cục Phòng, chống HIV/AIDS và các Viện khu vực:
a) Xây dựng các tài liệu và tổ chức tập huấn về giám sát dịch tễ HIV/AIDS;
b) Tiến hành các nghiên cứu, đánh giá về chất lượng sinh phẩm sử dụng để xét nghiệm phát hiện HIV;
c) Tiến hành các nghiên cứu thử nghiệm các phương pháp giám sát HIV/AIDS mới.
7. Hướng dẫn, đôn đốc các tỉnh trong khu vực được giao phụ trách xây dựng kế hoạch giám sát trọng điểm HIV hằng năm theo hướng dẫn tại Phụ lục 16 ban hành kèm theo Thông tư này.
8. Hằng năm, phối hợp với Cục Phòng, chống HIV/AIDS và các đơn vị liên quan tổ chức hội nghị đánh giá và triển khai công tác giám sát dịch tễ học HIV/AIDS và các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục.
Điều 29. Trách nhiệm của Bệnh viện Da liễu trung ương
1. Tham mưu cho Cục Phòng, chống HIV/AIDS phê duyệt kế hoạch giám sát trọng điểm các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục hằng năm của các tỉnh.
Tham mưu cho Cục Phòng, chống HIV/AIDS chỉ đạo chuyên môn kỹ thuật liên quan đến giám sát các nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục. Kiểm tra, giám sát và đánh giá hoạt động giám sát các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục trong phạm vi toàn quốc.
2. Tổng hợp, phân tích, báo cáo số liệu kết quả giám sát các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục về Cục Phòng, chống HIV/AIDS.
3. Tổng hợp và kiến nghị sửa đổi, bổ sung nhằm khắc phục các bất cập liên quan đến giám sát các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục phát sinh trong quá trình triển khai các quy định của Thông tư này trong phạm vi toàn quốc.
4. Phối hợp với Cục Phòng, chống HIV/AIDS và các đơn vị liên quan:
a) Xây dựng các tài liệu và tổ chức tập huấn về giám sát các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục;
b) Xây dựng, cập nhật phầm mềm giám sát các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục;
c) Xây dựng kế hoạch mở rộng phạm vi giám sát trọng điểm các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục.
5. Hỗ trợ kỹ thuật về giám sát các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục cho các tỉnh trong phạm vi toàn quốc.
6. Hướng dẫn, đôn đốc các tỉnh xây dựng kế hoạch giám sát trọng điểm các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục hằng năm theo hướng dẫn tại Phụ lục 16 ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 30. Trách nhiệm của Viện Pasteur thành phố Hồ Chí Minh, Viện Pasteur Nha Trang và Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên
1. Phối hợp với Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương để tham mưu cho Cục Phòng, chống HIV/AIDS phê duyệt kế hoạch giám sát trọng điểm của các tỉnh trong khu vực được giao phụ trách.
2. Kiểm tra, theo dõi và đánh giá hoạt động giám sát dịch tễ học HIV/AIDS và phối hợp với các đơn vị có liên quan kiểm tra, theo dõi và đánh giá hoạt động giám sát các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục tại các tỉnh trong khu vực được giao phụ trách.
3. Tổng hợp, phân tích, báo cáo số liệu kết quả giám sát dịch tễ học HIV/AIDS của các tỉnh trong khu vực được giao phụ trách về Cục Phòng, chống HIV/AIDS - Bộ Y tế.
4. Tổng hợp và kiến nghị sửa đổi, bổ sung nhằm khắc phục các bất cập liên quan đến giám sát dịch tễ học HIV/AIDS phát sinh trong quá trình triển khai các quy định của Thông tư này.
5. Tham gia tổ chức, tập huấn cho các tỉnh về công tác giám sát dịch tễ HIV/AIDS.
6. Hướng dẫn, đôn đốc các tỉnh trong khu vực được giao phụ trách xây dựng kế hoạch giám sát trọng điểm hằng năm theo hướng dẫn xây dựng kế hoạch quy định tại Phụ lục 16 ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 31. Trách nhiệm của Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
1. Chỉ đạo tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát công tác giám sát dịch tễ học HIV/AIDS và giám sát các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục trên địa bàn tỉnh.
2. Kiến nghị sửa đổi, bổ sung nhằm khắc phục các bất cập liên quan đến giám sát dịch tễ học HIV/AIDS, giám sát các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục phát sinh trong quá trình triển khai các quy định của Thông tư này và phần mềm giám sát dịch tễ học HIV/AIDS trong phạm vi tỉnh.
3. Giao cho đơn vị đầu mối về phòng, chống HIV/AIDS tỉnh chịu trách nhiệm triển khai công tác giám sát phát hiện HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh.
4. Giao cho đơn vị đầu mối về da liễu của tỉnh chịu trách nhiệm triển khai công tác giám sát phát hiện các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục trên địa bàn tỉnh.
5. Chỉ đạo đơn vị đầu mối về phòng, chống HIV/AIDS tỉnh chủ trì và phối hợp với đơn vị đầu mối về da liễu của tỉnh (đối với các tỉnh triển khai giám sát trọng điểm các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục) lập kế hoạch theo hướng dẫn tại Phụ lục 16 ban hành kèm theo Thông tư này trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và thực hiện các quy trình thực hiện giám sát theo quy định tại Điều 19 và 20 Thông tư này.
6. Phối hợp với các Sở, ban ngành liên quan hỗ trợ và tổ chức giám sát việc triển khai giám sát HIV/AIDS và giám sát các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (đối với các tỉnh triển khai giám sát trọng điểm HIV và các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục).
7. Chỉ đạo các cơ sở y tế nhà nước và tư nhân trên địa bàn tỉnh có thực hiện việc tư vấn, xét nghiệm HIV, điều trị cho người bệnh AIDS thực hiện đúng chế độ báo cáo quy định tại Mục 5 Thông tư này.
8. Tổ chức tổng kết đánh giá tình hình dịch HIV/AIDS của tỉnh hằng năm và xác định giai đoạn của dịch HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh.
Mục 7. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 32. Điều khoản tham chiếu
Trường hợp các văn bản được dẫn chiếu trong văn bản này bị thay thế hoặc sửa đổi, bổ sung thì thực hiện theo văn bản thay thế hoặc văn bản đã được sửa đổi, bổ sung.
Điều 33. Hiệu lực thi hành
Thông tư này có hiệu lực từ ngày 15 tháng 7 năm 2012.
Bãi bỏ Quyết định số 1418/2000/QĐ-BYT ngày 04/5/2000 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành “Thường quy giám sát HIV/AIDS ở Việt Nam” và Quyết định số 2691/2002/QĐ-BYT ngày 19/7/2002 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành “Thường quy giám sát các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục ở Việt Nam”
Điều 34. Trách nhiệm thi hành
Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS, Vụ trưởng, Cục trưởng, Tổng cục trưởng thuộc Bộ Y tế, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ, Giám đốc Sở Y tế các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương và Thủ trưởng cơ quan y tế các Bộ, ngành chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn vướng mắc, các đơn vị, địa phương báo cáo về Bộ Y tế để nghiên cứu, giải quyết./.
Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ (Phòng Công báo; Cổng thông tin điện tử CP);
- Bộ Tư pháp (Cục kiểm tra VBQPPL);
- Bộ trưởng Bộ Y tế (để báo cáo);
- Các Thứ trưởng Bộ Y tế (để biết);
- UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế;
- Y tế các Bộ, ngành;
- Các Vụ, Cục, Tổng cục, Văn phòng Bộ, Thanh tra Bộ, Cổng thông tin điện tử BYT;
- Lưu: VT, PC, AIDS (05 bản).
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Thanh Long
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN | {
"issuing_agency": "Bộ Y tế",
"promulgation_date": "24/05/2012",
"sign_number": "09/2012/TT-BYT",
"signer": "Nguyễn Thanh Long",
"type": "Thông tư"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Cong-nghe-thong-tin/Quyet-dinh-1618-QD-TTg-2017-Xay-dung-He-co-so-du-lieu-quoc-gia-ve-quan-trac-tai-nguyen-moi-truong-365325.aspx | Quyết định 1618/QĐ-TTg 2017 Xây dựng Hệ cơ sở dữ liệu quốc gia về quan trắc tài nguyên môi trường | THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 1618/QĐ-TTg
Hà Nội, ngày 24 tháng 10 năm 2017
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN XÂY DỰNG HỆ CƠ SỞ DỮ LIỆU QUỐC GIA VỀ QUAN TRẮC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị quyết số 63/NQ-CP ngày 22 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020;
Căn cứ Nghị định số 73/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 6 năm 2017 của Chính phủ về thu thập, quản lý, khai thác và sử dụng thông tin, dữ liệu tài nguyên và môi trường;
Căn cứ Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 12 tháng 01 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch Mạng lưới quan trắc tài nguyên và môi trường quốc gia giai đoạn 2016 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án Xây dựng Hệ cơ sở dữ liệu quốc gia về quan trắc tài nguyên và môi trường (sau đây gọi tắt là Đề án) với những nội dung chủ yếu sau đây:
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu tổng quát
Thiết lập Hệ cơ sở dữ liệu quốc gia về quan trắc tài nguyên và môi trường, một thành phần trong Hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về tài nguyên và môi trường, trên cơ sở Quy hoạch mạng lưới quan trắc tài nguyên và môi trường quốc gia giai đoạn 2016 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030. Ứng dụng giải pháp công nghệ hiện đại nhằm thu nhận, quản lý thống nhất, đáp ứng yêu cầu công bố, cung cấp, khai thác, chia sẻ kịp thời thông tin quan trắc tài nguyên và môi trường phục vụ mục tiêu hoạch định chính sách, phát triển kinh tế - xã hội, phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo đảm an ninh - quốc phòng.
2. Mục tiêu cụ thể
a) Thu nhận đầy đủ, tích hợp, tổ chức xây dựng hệ cơ sở dữ liệu quốc gia về quan trắc tài nguyên và môi trường thống nhất trên cơ sở áp dụng các giải pháp công nghệ, hạ tầng công nghệ thông tin hiện đại, tiên tiến, bảo đảm an ninh, an toàn thông tin.
b) Hoàn thiện cơ chế chính sách và quy định kỹ thuật bảo đảm thu thập công bố, chia sẻ, cung cấp, khai thác sử dụng thông tin, dữ liệu quan trắc tài nguyên và môi trường một cách thuận tiện, kịp thời, chính xác.
c) Tạo lập điều kiện sử dụng kịp thời, hiệu quả thông tin, dữ liệu của Mạng lưới quan trắc tài nguyên và môi trường quốc gia và các hệ thống quan trắc của các bộ, ngành, địa phương, tổ chức, doanh nghiệp.
d) Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu thực hiện các nhiệm vụ thiết lập, quản lý, duy trì và vận hành hệ thống hiệu quả, lâu dài.
II. PHẠM VI CỦA ĐỀ ÁN
Đề án được thực hiện trên phạm vi toàn bộ các số liệu quan trắc về tài nguyên và môi trường của các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, các bộ, ngành, địa phương và các tổ chức, doanh nghiệp có hoạt động quan trắc về tài nguyên và môi trường, bao gồm:
1. Số liệu từ các trạm quan trắc cố định;
2. Số liệu từ các hoạt động quan trắc định kỳ;
3. Các số liệu quan trắc ngoài lãnh thổ Việt Nam phù hợp với các thỏa thuận, điều ước quốc tế;
4. Số liệu quan trắc từ các hoạt động không thường xuyên sẽ được chọn lọc, tích hợp các kết quả quan trắc phù hợp.
III. THỜI GIAN THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
Đề án thực hiện trong 06 năm 2017 - 2022, chia thành 2 giai đoạn:
1. Giai đoạn 1 (2017 - 2020) tập trung thực hiện các công việc sau:
a) Hoàn thiện cơ chế chính sách và các quy định kỹ thuật phục vụ thu nhận, xây dựng, quản lý, công bố, chia sẻ, cung cấp, khai thác sử dụng cơ sở dữ liệu quốc gia về quan trắc tài nguyên và môi trường;
b) Đầu tư trang thiết bị, phần cứng, phần mềm, thiết lập Trung tâm tích hợp và xử lý dữ liệu; liên kết với các Trung tâm dữ liệu thuộc các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tài nguyên và Môi trường; kết nối với các bộ, ngành, địa phương;
c) Thu thập, thu nhận, xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về quan trắc tài nguyên và môi trường (bao gồm các dữ liệu quan trắc lịch sử và các dữ liệu điều tra cơ bản có liên quan khác) từ số liệu quan trắc của các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, các bộ, ngành, địa phương và các tổ chức và doanh nghiệp có quan trắc về tài nguyên và môi trường;
d) Thiết lập các hệ thống tích hợp, phân tích, xử lý chuyên ngành phục vụ cung cấp, khai thác, sử dụng dữ liệu quan trắc phục vụ nhu cầu của các cơ quan nhà nước, người dân và cộng đồng doanh nghiệp;
đ) Công bố, cung cấp, chia sẻ, khai thác sử dụng thông tin, dữ liệu quan trắc tài nguyên và môi trường cho các đối tượng có nhu cầu theo quy định của pháp luật.
Trong giai đoạn 1, ưu tiên quan trắc lĩnh vực môi trường và lĩnh vực biển và hải đảo, chi tiết các nhiệm vụ ưu tiên tại Phụ lục II ban hành kèm theo Quyết định này.
2. Giai đoạn 2 (2020 - 2022) thực hiện các công việc sau:
a) Hoàn thiện hạ tầng công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu thực tế;
b) Hoàn thành kết nối tới tất cả các trung tâm dữ liệu của các bộ, ngành, địa phương và các trạm quan trắc ngành tài nguyên và môi trường;
c) Tiếp tục thu nhận, tích hợp dữ liệu quan trắc tài nguyên và môi trường vào hệ thống cơ sở dữ liệu, mở rộng đến tất cả các đối tượng có quan trắc về tài nguyên và môi trường;
d) Hoàn thiện cơ sở dữ liệu kết hợp xử lý, phân tích dữ liệu quan trắc bảo đảm công bố, cung cấp, chia sẻ, khai thác sử dụng thông tin, dữ liệu quan trắc tài nguyên và môi trường;
đ) Duy trì, vận hành, cập nhật, nâng cấp Hệ cơ sở dữ liệu quốc gia về quan trắc tài nguyên và môi trường đáp ứng mục tiêu đề ra.
IV. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP
1. Nhiệm vụ
a) Hoàn thiện cơ chế chính sách và các quy định kỹ thuật phục vụ thu thập, tích hợp, xây dựng, quản lý và vận hành, khai thác, sử dụng Hệ cơ sở dữ liệu quốc gia về quan trắc tài nguyên và môi trường.
b) Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, hạ tầng công nghệ thông tin
- Đầu tư, nâng cấp, hiện đại hóa Trung tâm tích hợp và xử lý dữ liệu quan trắc tài nguyên và môi trường trên cơ sở các Trung tâm dữ liệu của Bộ Tài nguyên và Môi trường, đảm bảo kế thừa tối đa hạ tầng công nghệ thông tin đã có, tiết kiệm, giảm chi phí đầu tư từ ngân sách.
- Kết nối, tích hợp, trao đổi thông tin giữa Trung tâm tích hợp và xử lý dữ liệu quan trắc tài nguyên và môi trường với các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tài nguyên và Môi trường và các bộ, ngành, địa phương.
- Xây dựng hệ thống phần mềm phục vụ thu nhận, cập nhật, chuẩn hóa, tích hợp, quản lý, phân tích, khai thác, chia sẻ thông tin dữ liệu quan trắc tài nguyên và môi trường.
- Xây dựng công cụ kiểm soát đo lường và kết nối, tích hợp dữ liệu.
- Xây dựng hệ thống bảo đảm an ninh thông tin và an toàn dữ liệu.
c) Xây dựng cơ sở dữ liệu
- Thu thập, thu nhận, chuẩn hóa, cập nhật thông tin, dữ liệu từ các trạm quan trắc tài nguyên và môi trường và thông tin, dữ liệu quan trắc tài nguyên và môi trường đang được quản lý tại các bộ, ngành, địa phương, các doanh nghiệp, các tổ chức.
- Tích hợp, liên thông, hoàn thiện cơ sở dữ liệu quốc gia về quan trắc tài nguyên và môi trường từ tất cả các nguồn dữ liệu.
- Hỗ trợ tổng hợp, phân tích xử lý thông tin, dữ liệu quan trắc phục vụ các yêu cầu nghiệp vụ và hỗ trợ ra quyết định.
- Công bố, cung cấp, chia sẻ, khai thác sử dụng thông tin quan trắc tài nguyên và môi trường cho mọi đối tượng theo quy định của pháp luật.
d) Đào tạo, tăng cường năng lực
Đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực đáp ứng công tác thiết kế, xây dựng, quản lý, duy trì và vận hành Hệ cơ sở dữ liệu quốc gia về quan trắc tài nguyên và môi trường.
đ) Tăng cường công tác tuyên truyền
Tổ chức các hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng về vai trò, tác dụng và cách thức khai thác sử dụng thông tin, dữ liệu quan trắc tài nguyên và môi trường.
Danh mục các nhiệm vụ, dự án để thực hiện Đề án tại Phụ lục I ban hành kèm theo Quyết định này.
2. Các giải pháp chủ yếu
a) Giải pháp về cơ chế, chính sách
Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì xây dựng, sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp luật, cơ chế chính sách, quy định kỹ thuật về thu thập, công bố, chia sẻ, khai thác sử dụng thông tin, dữ liệu quan trắc tài nguyên và môi trường. Ưu tiên các chính sách về ưu đãi, hỗ trợ, khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân đóng góp thông tin, dữ liệu vào Hệ cơ sở dữ liệu quốc gia về quan trắc tài nguyên và môi trường.
b) Giải pháp về nguồn lực
- Nguồn kinh phí thực hiện Đề án
+ Nguồn vốn:
Nguồn vốn thực hiện Đề án được bố trí từ ngân sách trung ương, ngân sách địa phương và các nguồn vốn hợp pháp khác;
Các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm ưu tiên bố trí kinh phí được giao hàng năm để thực hiện các nội dung của Đề án theo quy định của pháp luật.
+ Cơ cấu nguồn vốn:
Nguồn vốn đầu tư phát triển từ ngân sách trung ương theo chương trình đầu tư công giai đoạn 2016 - 2020 và những năm tiếp theo;
Nguồn vốn sự nghiệp từ ngân sách trung ương do các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ chủ trì;
Ngân sách địa phương đảm bảo kinh phí đối với các dự án, nhiệm vụ do các cơ quan thuộc địa phương chủ trì thực hiện.
- Nhân lực thực hiện Đề án:
+ Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tạo cơ chế và bố trí nhân lực để thực hiện Đề án;
+ Đào tạo, tăng cường năng lực chuyên môn đáp ứng các nhiệm vụ thiết lập, xây dựng, quản lý, duy trì và vận hành Hệ cơ sở dữ liệu quốc gia về quan trắc tài nguyên và môi trường.
c) Giải pháp về khoa học công nghệ và tăng cường hợp tác quốc tế
- Ứng dụng các giải pháp khoa học công nghệ mới: Dữ liệu lớn (Bigdata), kết nối qua Internet (IoT), điện toán đám mây, học máy..., phát triển các ứng dụng khai phá dữ liệu phục vụ yêu cầu quản lý, phân tích và khai thác thông tin dữ liệu.
- Tích hợp nhu cầu nghiệp vụ chuyên ngành và xu hướng phát triển công nghệ, đa dạng hóa khả năng tiếp cận để cung cấp và khai thác hiệu quả nguồn thông tin dữ liệu quan trắc tài nguyên và môi trường.
- Nghiên cứu, chuyển giao công nghệ trong quản lý và khai thác thông tin, dữ liệu quan trắc tài nguyên và môi trường cho các bộ, ngành, địa phương, cộng đồng doanh nghiệp theo hướng vận hành thuận tiện, ổn định, hiệu quả, phù hợp với điều kiện phát triển.
- Áp dụng, triển khai biện pháp quản lý, kỹ thuật theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật an toàn thông tin và an ninh dữ liệu để phòng, chống nguy cơ, khắc phục sự cố trong quá trình truyền, nhận thông tin, dữ liệu, thiết kế, xây dựng, quản lý, vận hành, sử dụng Hệ cơ sở dữ liệu quốc gia về quan trắc tài nguyên và môi trường.
- Tăng cường hợp tác quốc tế nhằm đổi mới công nghệ, nghiên cứu, ứng dụng công nghệ, mô hình, phương thức hiện đại, tiên tiến, hỗ trợ tài chính và kỹ thuật có hiệu quả.
d) Giải pháp về tuyên truyền, nâng cao nhận thức
- Tăng cường phổ biến, tuyên truyền thường xuyên, rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng về vai trò và tác dụng của thông tin, dữ liệu quan trắc tài nguyên và môi trường.
- Phát huy vai trò, trách nhiệm của chính quyền cơ sở, các đoàn thể xã hội và mỗi người dân trong việc sử dụng, giám sát các thông tin quan trắc tài nguyên và môi trường.
- Tổ chức các khóa đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực, kiến thức, nhận thức quan trắc tài nguyên và môi trường cho các cán bộ quản lý tài nguyên và môi trường, các tổ chức đoàn thể, chính trị, xã hội và cộng đồng.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ (có thực hiện quan trắc về tài nguyên và môi trường), Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm:
a) Lập, phê duyệt các nhiệm vụ, dự án thực hiện Đề án tại Phụ lục I ban hành kèm theo Quyết định này. Hàng năm, tổng hợp, phê duyệt phân bổ kinh phí theo quy định của pháp luật;
b) Xây dựng, cung cấp, kết nối, liên thông thông tin, dữ liệu quan trắc tài nguyên và môi trường trong phạm vi quản lý vào Hệ cơ sở dữ liệu quốc gia về quan trắc tài nguyên và môi trường;
c) Định kỳ hàng năm báo cáo kết quả thực hiện Đề án về Bộ Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm:
a) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố thuộc trung ương tổ chức triển khai, thực hiện Đề án;
b) Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, tổng hợp kết quả thực hiện; tổ chức sơ kết, tổng kết việc thực hiện Đề án; định kỳ hàng năm tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện Đề án của các bộ, ngành, các địa phương; đề xuất, kiến nghị Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh, bổ sung Đề án trong trường hợp cần thiết;
c) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan đề xuất hoàn thiện các văn bản pháp luật, các quy định kinh tế - kỹ thuật thuộc phạm vi thực hiện của Đề án; khuyến khích các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, các cơ quan có hoạt động quan trắc về tài nguyên và môi trường tham gia đóng góp và khai thác thông tin, dữ liệu vào Hệ cơ sở dữ liệu quốc gia về quan trắc tài nguyên và môi trường;
d) Cụ thể hóa các nội dung của Đề án trong các chương trình, kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin hàng năm và trung hạn của bộ.
3. Bộ Quốc phòng (Ban Cơ yếu Chính phủ) chịu trách nhiệm phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường triển khai các biện pháp kỹ thuật đảm bảo an toàn thông tin và an ninh dữ liệu trong quá trình truyền, nhận thông tin, dữ liệu thuộc phạm vi bí mật nhà nước vào Hệ cơ sở dữ liệu quốc gia về quan trắc tài nguyên và môi trường.
4. Bộ Thông tin và Truyền thông chịu trách nhiệm phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, các bộ, ngành, địa phương liên quan hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra về kết nối, liên thông, đảm bảo an toàn thông tin và an ninh dữ liệu cho Hệ cơ sở dữ liệu quốc gia về quan trắc tài nguyên và môi trường.
5. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính cân đối bố trí nguồn vốn từ ngân sách nhà nước và các nguồn vốn khác để thực hiện Đề án theo quy định của Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn hiện hành.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, các Vụ, Cục, TGĐ Cổng TTĐT;
- Lưu: VT, KGVX (2b). HĐC.
KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG
Trịnh Đình Dũng
PHỤ LỤC I
DANH MỤC DỰ ÁN, NHIỆM VỤ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN XÂY DỰNG HỆ CƠ SỞ DỮ LIỆU QUỐC GIA VỀ QUAN TRẮC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
(Kèm theo Quyết định số 1618/QĐ-TTg ngày 24 tháng 10 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ)
STT
TÊN DỰ ÁN/NHIỆM VỤ
THỜI GIAN THỰC HIỆN
ĐƠN VỊ CHỦ TRÌ
ĐƠN VỊ PHỐI HỢP
GHI CHÚ
I
Khảo sát lập Đề án
2016
Bộ Tài nguyên và Môi trường
II
Triển khai thực hiện Đề án
2017-2022
1
Dự án Xây dựng hành lang pháp lý phục vụ thiết lập, quản lý và vận hành Hệ cơ sở dữ liệu quốc gia về quan trắc tài nguyên và môi trường
2017-2022
Bộ Tài nguyên và Môi trường
- Các bộ, ngành có quan trắc tài nguyên và môi trường;
- Các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
2
Dự án Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, công nghệ hiện đại đáp ứng nhu cầu tích hợp xử lý dữ liệu quan trắc tài nguyên và môi trường
2017-2022
Bộ Tài nguyên và Môi trường
- Các bộ, ngành có quan trắc tài nguyên và môi trường;
- Các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
Thuộc danh mục các dự án đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020
3
Dự án Xây dựng Hệ cơ sở dữ liệu quốc gia về quan trắc tài nguyên và môi trường
a
Dự án Xây dựng dữ liệu quan trắc của Bộ Tài nguyên và Môi trường, kết nối với Hệ cơ sở dữ liệu quốc gia về quan trắc tài nguyên và môi trường
2017-2022
Bộ Tài nguyên và Môi trường
Xây dựng kiến trúc tổng thể hệ thống thông tin quan trắc tài nguyên và môi trường
Xây dựng dữ liệu quan trắc do đạc và bản đồ, khí tượng thủy văn, biến đổi khí hậu, địa chất và khoáng sản, tài nguyên nước, viễn thám
Xây dựng dữ liệu quan trắc lĩnh vực môi trường
Xây dựng dữ liệu quan trác lĩnh vực biển và hải đảo
b
Dự án Xây dựng dữ liệu quan trắc tài nguyên và môi trường của các bộ, ngành, kết nối với Hệ cơ sở dữ liệu quốc gia về quan trắc tài nguyên và môi trường
2017 - 2022
Các bộ, ngành có quan trắc tài nguyên và môi trường
c
Dự án Xây dựng dữ liệu quan trắc tài nguyên và môi trường của các địa phương, kết nối với Hệ cơ sở dữ liệu quốc gia về quan trắc tài nguyên và môi trường
2017-2022
Các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
4
Dự án Đào tạo, tăng cường năng lực chuyên môn đáp ứng các nhiệm vụ thiết lập, quản lý, duy trì và vận hành Hệ cơ sở dữ liệu quốc gia về quan trắc tài nguyên và môi trường và Truyền thông nâng cao nhận thức của cộng đồng trong bảo vệ môi trường và sử dụng hợp lý tài nguyên
2018-2022
Bộ Tài nguyên và Môi trường
- Các bộ, ngành có quan trắc tài nguyên và môi trường;
- Các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
III
Duy trì hệ thống sau khi Đề án kết thúc
- Bộ Tài nguyên và Môi trường;
- Các bộ, ngành có quan trắc tài nguyên và môi trường;
- Các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
PHỤ LỤC II
MỘT SỐ NHIỆM VỤ ƯU TIÊN THỰC HIỆN TRONG GIAI ĐOẠN 1 CỦA ĐỀ ÁN
(Kèm theo Quyết định số 1618/QĐ-TTg ngày 24 tháng 10 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ)
1. Rà soát, bổ sung, hoàn thiện các văn bản quy định, hướng dẫn về quan trắc lĩnh vực môi trường, quan trắc lĩnh vực biển và hải đảo:
a) Xây dựng và quản lý thông tin, dữ liệu quan trắc;
b) Chế độ báo cáo, tích hợp thông tin, số liệu, dữ liệu quan trắc;
c) Khai thác, phổ biến thông tin, chia sẻ, trao đổi và xử lý, phân tích thông tin, số liệu, dữ liệu quan trắc.
2. Xây dựng và ban hành các quy định về tiêu chuẩn, quy chuẩn phục vụ xây dựng, quản lý, khai thác cơ sở dữ liệu quan trắc môi trường quốc gia, quan trắc lĩnh vực biển và hải đảo.
3. Kiểm soát đo lường và kết nối số liệu quan trắc từ các trạm quan trắc tự động, liên tục.
4. Xây dựng công cụ kết nối trực tiếp, tích hợp dữ liệu từ các thiết bị quan trắc vào hệ thống cơ sở dữ liệu: Nghiên cứu chuẩn kết nối, đặc điểm dữ liệu, phương thức tích hợp thông tin của các thiết bị quan trắc.
5. Xây dựng công cụ kết nối trực tiếp, tích hợp dữ liệu từ các thiết bị phòng thí nghiệm vào hệ thống cơ sở dữ liệu: Nghiên cứu chuẩn kết nối, đặc điểm dữ liệu, phương thức tích hợp thông tin của các thiết bị phân tích phòng thí nghiệm; xây dựng các công cụ, mô hình dự báo chất lượng môi trường.
6. Xây dựng các công cụ, mô hình xử lý, tính toán, dự báo trên cơ sở thông tin, số liệu quan trắc về tài nguyên và môi trường biển và hải đảo. | {
"issuing_agency": "Thủ tướng Chính phủ",
"promulgation_date": "24/10/2017",
"sign_number": "1618/QĐ-TTg",
"signer": "Trịnh Đình Dũng",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/The-thao-Y-te/Nghi-quyet-07-2021-NQ-HDND-chinh-sach-dac-thu-cong-tac-phong-chong-COVID19-Hai-Phong-498560.aspx | Nghị quyết 07/2021/NQ-HĐND chính sách đặc thù công tác phòng chống COVID19 Hải Phòng | HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 07/2021/NQ-HĐND
Hải Phòng, ngày 04 tháng 11 năm 2021
NGHỊ QUYẾT
QUY ĐỊNH CHÍNH SÁCH ĐẶC THÙ TRONG CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19 TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
KHÓA XVI, KỲ HỌP THỨ 3
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm ngày 21 tháng 11 năm 2007;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 101/2010/NĐ-CP ngày 30 tháng 9 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm về áp dụng biện pháp cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế và chống dịch đặc thù trong thời gian có dịch;
Căn cứ Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Ngân sách nhà nước;
Thực hiện Nghị quyết số 268/NQ-UBTVQH15 ngày 06 tháng 8 năm 2021 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc cho phép Chính phủ ban hành Nghị quyết có một số nội dung khác với quy định của luật để đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch COVID-19; Nghị quyết số 86/NQ-CP ngày 06 tháng 8 năm 2021 của Chính phủ về các giải pháp cấp bách phòng, chống dịch bệnh COVID-19 để thực hiện Nghị quyết số 30/2021/QH15 ngày 28 tháng 7 năm 2021 của Quốc hội Khóa XV; Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11 tháng 10 năm 2021 của Chính phủ ban hành Quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”;
Xét Tờ trình số 152/TTr-UBND ngày 03 tháng 11 năm 2021 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc ban hành chính sách đặc thù trong công tác phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn thành phố Hải Phòng; Báo cáo thẩm tra số 123/BC-KTNS ngày 03 tháng 11 năm 2021 của Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân thành phố; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Quy định chính sách đặc thù trong công tác phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn thành phố Hải Phòng, cụ thể như sau:
1. Chính sách bồi dưỡng, hỗ trợ đối với lực lượng tham gia phòng, chống dịch COVID-19 (ngoài tiền lương, chế độ phụ cấp được hưởng theo quy định):
a) Người được Ủy ban nhân dân thành phố huy động làm nhiệm vụ tại trạm, chốt kiểm soát dịch COVID-19 cửa ngõ ra vào thành phố:
- Mức bồi dưỡng: 75.000 đồng/người/ngày (đối với người đang hưởng lương từ ngân sách nhà nước); 150.000 đồng/người/ngày (đối với người không hưởng lương từ ngân sách nhà nước).
- Hỗ trợ tiền ăn với mức: 80.000 đồng/người/ngày.
b) Thành viên tổ kiểm tra liên ngành, tổ tuần tra xử lý vi phạm hành chính về phòng, chống dịch COVID-19 do Ủy ban nhân dân thành phố thành lập:
- Mức bồi dưỡng: 80.000 đồng/người/ngày.
c) Thành viên của tổ chốt cộng đồng (là cán bộ tổ, thôn, khu phố, các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể, tình nguyện viên) do Ủy ban nhân dân các cấp huy động thực hiện nhiệm vụ theo Chỉ thị số 26-CT/TU ngày 26 tháng 3 năm 2020 của Thành ủy:
- Mức bồi dưỡng: 80.000 đồng/người/ngày (thực hiện khi có chỉ đạo của Ủy ban nhân dân thành phố theo diễn biến dịch bệnh).
d) Thành viên của tổ chốt các trạm, chốt kiểm soát dịch COVID-19 tại các tuyến đường giao thông liên tỉnh, liên huyện, địa bàn, khu giáp ranh và trên các tuyến biển, tuyến sông; tại các tổ trạm, chốt bến cảng, bến xe, bến tàu do Ủy ban nhân dân các cấp thành lập:
- Mức bồi dưỡng: 80.000 đồng/người/ngày.
e) Thành viên của tổ chốt khu vực, địa điểm cách ly phong tỏa tại địa bàn dân cư do Ủy ban nhân dân các cấp thành lập theo quy định:
- Mức bồi dưỡng: 80.000 đồng/người/ngày.
f) Người làm công nghệ thông tin trực phòng, chống dịch; người làm công tác phân luồng tại cơ sở khám chữa bệnh công lập, cơ sở được Ủy ban nhân dân các cấp trưng dụng làm cơ sở điều trị bệnh nhân nhiễm COVID-19:
- Mức bồi dưỡng: 150.000 đồng/người/ngày.
g) Người làm nhiệm vụ thuộc cơ sở y tế dự phòng (bao gồm cả các Trung tâm y tế hai chức năng): dược, vật tư y tế, truyền thông, bộ phận phân tích, tổng hợp số liệu, công tác hậu cần:
- Mức bồi dưỡng: 150.000 đồng/người/ngày.
Thời gian hưởng bồi dưỡng, hỗ trợ nêu trên được tính theo thời gian thực tế làm nhiệm vụ (bao gồm cả ngày nghỉ, ngày lễ, ngày tết).
2. Chính sách hỗ trợ chi phí xét nghiệm sàng lọc SARS-CoV-2
a) Người phải xét nghiệm sàng lọc SARS-CoV-2 theo yêu cầu của Ủy ban nhân dân thành phố, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 thành phố, Bộ Y tế được ngân sách thành phố hỗ trợ chi phí xét nghiệm (ngoài phần chi trả của quỹ Bảo hiểm y tế - nếu có).
b) Mức hỗ trợ: Bằng 100% chi phí xét nghiệm theo mức giá do Bộ Y tế hoặc các cơ quan có thẩm quyền hướng dẫn, ban hành.
c) Việc hỗ trợ được thực hiện thông qua đơn vị xét nghiệm (không hỗ trợ trực tiếp cho người phải xét nghiệm). Trường hợp chi phí xét nghiệm sàng lọc SAR-CoV-2 đã được đảm bảo (toàn bộ hoặc một phần) từ nguồn viện trợ, tài trợ, hỗ trợ và các nguồn huy động hợp pháp khác thì kinh phí chi từ ngân sách nhà nước được giảm tương ứng.
3. Chính sách hỗ trợ chi phí thực hiện hỏa táng
a) Người tử vong do dương tính với SARS-CoV-2 trên địa bàn thành phố sử dụng dịch vụ hỏa táng tại cơ sở hỏa táng của thành phố, được hỗ trợ chi phí hỏa táng.
Mức hỗ trợ: Bằng 100% giá dịch vụ theo quy định hiện hành. Việc hỗ trợ được thực hiện thông qua cơ sở hỏa táng (không hỗ trợ trực tiếp cho gia đình có người tử vong).
b) Người làm nhiệm vụ vận chuyển người tử vong do dương tính với SARS-CoV-2 về nơi hỏa táng hoặc các điểm tập kết theo quy định của thành phố được hỗ trợ: 200.000 đồng/người/ngày. Việc hỗ trợ được chi trả trực tiếp cho đối tượng làm nhiệm vụ vận chuyển.
c) Các chi phí khác liên quan đến việc thực hiện hỏa táng (bảo quản, quàn ướp, mai táng, di chuyển): Ủy ban nhân dân thành phố quyết định theo các định mức, tiêu chuẩn hiện hành (nếu có), các chi phí thực tế phát sinh trên cơ sở hóa đơn, chứng từ hợp lệ đảm bảo theo đúng các quy định về chuyên môn của ngành y tế.
4. Chính sách hỗ trợ chi phí lưu trú
Cơ sở lưu trú ngoài công lập được cơ quan nhà nước có thẩm quyền huy động làm cơ sở cách ly y tế tập trung được hỗ trợ: chi phí điện, nước, chi phí khấu hao tài sản và chi phí phục vụ theo thực tế.
Điều 2. Nguồn lực đảm bảo công tác phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn thành phố Hải Phòng: Ngân sách nhà nước đảm bảo theo phân cấp ngân sách; nguồn cải cách tiền lương ngân sách thành phố còn dư theo quy định.
Điều 3. Tổ chức thực hiện.
1. Giao Ủy ban nhân dân thành phố chỉ đạo tổ chức thực hiện Nghị quyết theo đúng quy định của pháp luật về chi ngân sách nhà nước, kiểm soát việc thực hiện các chế độ, định mức chi đúng quy định, bảo đảm sử dụng ngân sách nhà nước tiết kiệm, hiệu quả.
2. Giao Thường trực Hội đồng nhân dân thành phố, các Ban của Hội đồng nhân dân thành phố, các Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố và đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố giám sát việc thực hiện Nghị quyết.
Điều 4. Hiệu lực thi hành.
1. Bãi bỏ nội dung: “Hỗ trợ lực lượng tham gia phòng, chống dịch tại các chốt, trạm kiểm dịch ở các đầu mối giao thông ra, vào vùng cách ly (có dịch) theo Quyết định của cấp có thẩm quyền với mức: 65.000 đồng/người/ngày làm việc” quy định tại Điều 1 Nghị quyết số 11/2020/NQ-HĐND ngày 12 tháng 3 năm 2020 của Hội đồng nhân dân thành phố về một số nhiệm vụ, giải pháp phòng chống dịch COVID-19, ổn định tình hình kinh tế - xã hội thành phố
2. Nghị quyết này được Hội đồng nhân dân thành phố Hải Phòng khóa XVI, Kỳ họp thứ 3, nhiệm kỳ 2021-2026 thông qua ngày 04 tháng 11 năm 2021; có hiệu lực thi hành từ ngày ký ban hành./.
Nơi nhận:
- Ủy ban TVQH Chính phủ;
- VP: Quốc hội, Chính phủ;
- Ban Công tác đại biểu (UBTVQH);
- Bộ Tài chính (Vụ Pháp chế);
- Cục Kiểm tra VBQPPL (Bộ Tư pháp);
- TT TU, TT HĐND, UBND TP;
- Đoàn ĐBQH HP;
- Ủy ban MTTQVN TP;
- Các Ban HĐND TP;
- Các đại biểu HĐND TP khóa XVI;
- Các VP: TU, Đoàn ĐBQH và HĐND TP, UBND TP;
- Các Sở, ban, ngành, đoàn thể TP;
- Các QU, HU;
- TT HĐND, UBND các quận/huyện;
- CVP, các PCVP ĐĐBQH và HĐND TP;
- Công báo TP, Cổng TTĐTTP (để đăng);
- Báo HP, Đài PT và TH HP;
- Các CV VP ĐĐBQH và HĐND TP;
- Lưu: VT, HSKH.
CHỦ TỊCH
Phạm Văn Lập | {
"issuing_agency": "Thành phố Hải Phòng",
"promulgation_date": "04/11/2021",
"sign_number": "07/2021/NQ-HĐND",
"signer": "Phạm Văn Lập",
"type": "Nghị quyết"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-nguyen-Moi-truong/Ke-hoach-5475-KH-UBND-2017-ve-tang-cuong-cong-tac-bao-ve-moi-truong-tren-dia-ban-tinh-Dak-Lak-360162.aspx | Kế hoạch 5475/KH-UBND 2017 về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐẮK LẮK
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 5475/KH-UBND
Đắk Lắk, ngày 14 tháng 07 năm 2017
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 25/CT-TTG NGÀY 31/8/2016 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ MỘT SỐ NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CẤP BÁCH VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ NGHỊ QUYẾT SỐ 06-NQ/TU NGÀY 17/4/2017 CỦA TỈNH ỦY ĐẮK LẮK VỀ TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH.
Thực hiện Chỉ thị số 25/CT-TTg ngày 31/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách về bảo vệ môi trường; Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 17/4/2017 của Tỉnh ủy Đắk Lắk về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh, Ủy ban Nhân dân tỉnh Đắk Lắk ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện như sau:
I. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU
1. Mục đích
- Cụ thể hóa các quan điểm, nhiệm vụ, giải pháp để triển khai có hiệu quả nội dung Chỉ thị số 25/CT-TTg, ngày 31/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách về bảo vệ môi trường và Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 17/4/2017 của Tỉnh ủy về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
- Khắc phục những hạn chế, chủ động phòng ngừa, kiểm soát, ngăn chặn và giảm thiểu ô nhiễm; sử dụng tiết kiệm, hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo tồn đa dạng sinh học.
- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường; huy động nguồn lực của hệ thống chính trị, cộng đồng, doanh nghiệp và nhân dân cùng tham gia thực hiện; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, tích cực trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững của tỉnh.
2. Yêu cầu
- Nâng cao nhận thức và hành động của các cấp, các ngành và nhân dân trong công tác bảo vệ môi trường.
- Xác định và phân công rõ trách nhiệm của các Sở, ngành, UBND các cấp trong việc chỉ đạo, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đã nêu trong Chỉ thị số 25/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Nghị quyết số 06-NQ/TU của Tỉnh ủy, đảm bảo xuyên suốt, hiệu quả.
- Các cấp, các ngành tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc Kế hoạch, gắn với việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững; có sự theo dõi, đánh giá, giám sát và chỉ đạo kịp thời.
II. MỤC TIÊU ĐẾN NĂM 2020
- Phấn đấu 100% khu công nghiệp, cụm công nghiệp đang hoạt động được đầu tư hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt quy chuẩn môi trường.
- Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt đô thị được thu gom đạt 90,3%; xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện đồng bộ việc phân loại, thu gom, xử lý rác thải theo một số mô hình tiên tiến.
- Tỷ lệ chất thải y tế được xử lý đạt tiêu chuẩn là 100%.
- Trên 95% dân số nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh; 90% dân số đô thị được cấp nước sạch.
- Tỷ lệ che phủ rừng đạt 40,1%; tăng diện tích cây xanh ở thành phố và các đô thị khác của tỉnh.
- Phê duyệt và tổ chức thực hiện Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Đắk Lắk tầm nhìn đến năm 2030; các loài, nguồn gen quý hiếm, nguồn gen bản địa được bảo tồn, phát huy tác dụng.
- Kiểm soát chặt chẽ hoạt động xả thải, thu gom, vận chuyển, xử lý, thải bỏ, chôn lập các loại chất thải. Giải quyết cơ bản tình trạng ô nhiễm môi trường khu vực nông thôn; hoàn thành việc xử lý 100% cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; khoanh vùng và có kế hoạch xử lý các khu vực ô nhiễm tồn lưu trên địa bàn tỉnh.
- Thực hiện việc tiếp nhận, xử lý, lưu giữ số liệu quan trắc tự động, liên tục tục truyền về Sở Tài nguyên và Môi trường từ các khu công nghiệp, cụm công nghiệp và cơ sở sản xuất, chế biến thuộc đối tượng phải lắp đặt thiết bị, hệ thống quan trắc tự động, liên tục để kiểm soát, giám sát hoạt động xả thải theo quy định.
- Quản lý chặt chẽ quá trình đầu tư xây dựng, chú trọng tiêu chí môi trường trong lựa chọn dự án đầu tư. Các cơ sở sản xuất kinh doanh mới thành lập phải áp dụng công nghệ sạch hoặc trang bị các thiết bị giảm ô nhiễm, xử lý chất thải. Phấn đấu trên 80% các cơ sở sản xuất kinh doanh hiện có đáp ứng tốt các yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy định.
- Xây dựng năng lực dự báo, cảnh báo, chủ động phòng, tránh và giảm nhẹ thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu.
- Xây dựng và triển khai phương án đảm bảo kinh phí cho bảo vệ môi trường, cân đối kinh phí thường xuyên sự nghiệp môi trường hàng năm từ 1% trở lên trên tổng chi ngân sách Nhà nước và tăng dần tỷ lệ này theo tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm của tỉnh.
- Xây dựng và tổ chức thực hiện Đề án kiện toàn và tăng cường năng lực cho bộ máy quản lý bảo vệ môi trường từ cấp tỉnh đến cấp xã, đặc biệt là lực lượng thanh tra, kiểm tra chuyên ngành về môi trường.
III. NỘI DUNG THỰC HIỆN
1. Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, nâng cao nhận thức và trách nhiệm bảo vệ môi trường
- Tổ chức quán triệt nội dung Chỉ thị số 25/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Nghị quyết số 06-NQ/TU của Tỉnh ủy và các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về bảo vệ môi trường. Nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cấp, các ngành, nhất là chính quyền địa phương và người đứng đầu về các vấn đề môi trường trong phạm vi quản lý.
- Các cơ quan thông tấn, báo chí, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Cổng thông tin điện tử tỉnh tích cực xây dựng chương trình, tin bài để tuyên truyền các hoạt động về bảo vệ môi trường và bảo tồn đa dạng sinh học; tuyên dương các điển hình tiên tiến trong công tác bảo vệ môi trường; tạo dư luận xã hội lên án mạnh mẽ đối với các vi phạm pháp luật về bảo vệ tài nguyên và môi trường.
- Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức đoàn thể trong công tác vận động, tuyên truyền, nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường và bảo tồn đa dạng sinh học; trong đó phải chú trọng những nhân tố tích cực và vai trò của già làng, người có uy tín trong cộng đồng.
- Tăng cường, mở rộng phạm vi xây dựng và đôn đốc thực hiện quy ước, hương ước, cam kết về bảo vệ môi trường, bảo vệ và phát triển rừng tại các thôn, buôn; xây dựng các mô hình tự quản về môi trường của cộng đồng dân cư; vận động nhân dân thực hiện nếp sống văn hóa thân thiện với môi trường, tự giác chấp hành các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường.
2. Tăng cường chất lượng, hiệu lực, hiệu quả các công cụ, biện pháp bảo vệ tài nguyên và môi trường
- Thực hiện nghiêm, chặt chẽ các tiêu chí môi trường từ khâu xét duyệt, thẩm định đến triển khai thực hiện và vận hành dự án đầu tư. Không cấp phép đầu tư xây dựng các dự án có nguy cơ cao gây ô nhiễm môi trường, tiềm ẩn rủi ro và sự cố về môi trường. Chú trọng lựa chọn, ưu tiên thu hút đầu tư các dự án sử dụng công nghệ sạch, thân thiện với môi trường; thúc đẩy phát triển sản xuất và tiêu dùng bền vững.
- Rà soát, chấn chỉnh công tác thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh. Kiểm tra, đôn đốc, giám sát việc thực hiện biện pháp bảo vệ môi trường của các dự án, đặc biệt là công tác hậu kiểm. Chỉ cho phép các dự án đi vào vận hành khi có hệ thống xử lý nước thải, khí thải đảm bảo các yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy định.
- Chủ động phòng ngừa, kiểm soát các nguồn gây ô nhiễm môi trường từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khu vực chăn nuôi tập trung và sản xuất nông nghiệp. Kiểm soát chặt chẽ hoạt động xả thải; thu gom, vận chuyển, xử lý, thải bỏ, chôn lấp các loại chất thải, nhất là chất thải nguy hại. Yêu cầu các khu công nghiệp, cụm công nghiệp phải có đầy đủ hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường theo quy định pháp luật.
- Tập trung chỉ đạo xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường; không để phát sinh thêm cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Tổ chức điều tra rà soát, phân loại các nguồn thải gây ô nhiễm môi trường; đánh giá, khoanh vùng và có kế hoạch xử lý các khu vực ô nhiễm tồn lưu trên địa bàn tỉnh.
- Thực hiện tốt công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng. Nâng cao năng lực, xử lý kịp thời, hiệu quả công tác phòng cháy, chữa cháy rừng và xâm hại đất rừng để hạn chế thấp nhất thiệt hại đối với tài nguyên rừng và đất rừng. Xử lý nghiêm các hành vi phá hoại, lấn chiếm, sử dụng rừng và đất rừng trái phép.
- Tập trung thanh tra, kiểm tra các chủ nguồn thải có lưu lượng nước thải lớn và các nguồn thải có nguy cơ cao về ô nhiễm môi trường. Phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh.
- Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc chấp hành quy định pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Khuyến khích phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ.
- Rà soát, điều chỉnh, bổ sung và phê duyệt lại theo thẩm quyền các quy hoạch về quản lý chất thải rắn, quy hoạch quan trắc môi trường, đảm bảo phù hợp với yêu cầu thực tiễn và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và từng lĩnh vực, trong từng giai đoạn. Trên cơ sở Quy hoạch bảo vệ môi trường cấp quốc gia, tiến hành lập Quy hoạch bảo vệ môi trường của tỉnh.
- Tiếp tục triển khai Chiến lược Bảo vệ môi trường đến năm 2020 tỉnh Đắk Lắk; Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 18/3/2013 của Chính phủ về một số vấn đề cấp bách trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 400/QĐ-UBND ngày 26/02/2014.
- Tăng cường hoạt động của lực lượng cảnh sát môi trường theo hướng tập trung vào đấu tranh, phòng chống tội phạm về môi trường; xử lý các vụ việc vi phạm nghiêm trọng theo quy định của Bộ luật hình sự.
3. Tăng cường quản lý nhà nước và huy động nguồn lực, thu hút đầu tư cho bảo vệ môi trường
- Quy định rõ trách nhiệm của các cấp, các ngành, nhất là chính quyền địa phương và người đứng đầu về công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn; coi đây là nhiệm vụ cần tập trung, ưu tiên trong chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
- Củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao năng lực quản lý môi trường từ cấp tỉnh đến cấp xã theo quy định. Xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác bảo vệ môi trường, bảo vệ rừng đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ được giao. Nâng cao kỷ luật, kỷ cương, trách nhiệm thực thi công vụ trong quản lý nhà nước về bảo vệ tài nguyên và môi trường.
- Đầu tư, hiện đại hóa trang thiết bị kỹ thuật phục vụ công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường; triển khai dự án đầu tư cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật tại Sở Tài nguyên và Môi trường để phục vụ việc tiếp nhận, xử lý, lưu giữ số liệu quan trắc tự động liên tục truyền về từ các khu công nghiệp, cụm công nghiệp và cơ sở sản xuất, chế biến trên địa bàn tỉnh theo quy định tại Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu.
- Xây dựng và triển khai phương án đảm bảo kinh phí cho bảo vệ môi trường, cân đối kinh phí thường xuyên sự nghiệp môi trường hàng năm từ 1% trở lên trên tổng chi ngân sách Nhà nước và tăng dần tỷ lệ này theo tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm của tỉnh. Phải ưu tiên bố trí ngân sách phù hợp để thực hiện công tác điều tra cơ bản về chất thải, xử lý ô nhiễm môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học và ứng phó với biến đổi khí hậu.
- Xây dựng cơ chế tài chính hỗ trợ cho công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường từ nguồn thu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường; bố trí toàn bộ phí bảo vệ môi trường thu được từ hoạt động khai thác khoáng sản cho các địa phương nơi có khoáng sản khai thác (huyện, xã) để đầu tư cải tạo, phục hồi môi trường
- Rà soát, bổ sung cơ chế, chính sách, giải pháp huy động nguồn lực, thu hút đầu tư và khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia vào hoạt động thu gom, xử lý chất thải, cung cấp dịch vụ bảo vệ môi trường. Khuyến khích, ưu đãi, hỗ trợ doanh nghiệp và người dân tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường và bảo tồn đa dạng sinh học; hỗ trợ người dân trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng, nhất là rừng đầu nguồn.
- Hỗ trợ nghiên cứu, xây dựng các giải pháp quy hoạch môi trường nhằm kiểm soát ô nhiễm, bảo tồn đa dạng sinh học và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên; triển khai mô hình về quản lý và công nghệ xử lý chất thải; ứng dụng và phát triển ngành công nghiệp môi trường; hỗ trợ xử lý các cơ sở ô nhiễm môi trường trên địa bàn tỉnh.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Các Sở, ban, ngành, tổ chức đoàn thể và UBND các huyện, thị xã, thành phố
- Quán triệt, tổ chức thực hiện Chỉ thị số 25/CT-TTg, ngày 31/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ, Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 17/4/2017 của Tỉnh ủy và Kế hoạch hành động này; cụ thể hóa các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ bảo vệ môi trường vào kế hoạch công tác của từng đơn vị.
- Định kỳ trước ngày 05/12 hàng năm, báo cáo kết quả thực hiện về Sở Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp, báo cáo Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh.
2. Sở Tài nguyên và Môi trường
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường cho các tổ chức, doanh nghiệp và cộng đồng dân cư trên địa bàn tỉnh; tập huấn nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ làm công tác môi trường cấp huyện và cấp xã. Phối hợp với các tổ chức đoàn thể, chính trị xã hội xây dựng và phát triển mạng lưới các tuyên truyền viên về môi trường.
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức rà soát, bổ sung các văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường thuộc thẩm quyền của tỉnh. Rà soát, chấn chỉnh công tác thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh.
- Tăng cường thanh tra, kiểm tra các chủ nguồn thải có lưu lượng nước thải lớn và các nguồn thải có nguy cơ cao về ô nhiễm môi trường. Kiểm tra, đôn đốc, giám sát việc thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường của các dự án, đặc biệt là công tác hậu kiểm. Đôn đốc, giám sát các chủ nguồn thải lắp đặt và kết nối hệ thống, thiết bị quan trắc tự động, liên tục nước thải, khí thải theo quy định tại Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Chính phủ. Phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh.
- Tổ chức điều tra, rà soát, phân loại các nguồn thải gây ô nhiễm môi trường; đánh giá, khoanh vùng và có kế hoạch xử lý các khu vực ô nhiễm tồn lưu trên địa bàn tỉnh.
- Rà soát, điều chỉnh, bổ sung và phê duyệt lại theo thẩm quyền Quy hoạch mạng lưới quan trắc môi trường. Xây dựng và tổ chức thực hiện Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tầm nhìn đến năm 2030 của tỉnh, đảm bảo phù hợp với yêu cầu thực tiễn và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Trên cơ sở Quy hoạch bảo vệ môi trường cấp quốc gia, tiến hành lập Quy hoạch bảo vệ môi trường của tỉnh.
- Xây dựng dự án đầu tư trang thiết bị kỹ thuật phục vụ công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường; triển khai việc đầu tư cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật để tiếp nhận, xử lý, lưu giữ số liệu quan trắc tự động liên tục truyền về từ các khu công nghiệp, cụm công nghiệp và cơ sở sản xuất, chế biến trên địa bàn tỉnh nhằm kiểm soát, giám sát các hoạt động xả thải theo quy định pháp luật.
- Xây dựng và triển khai các dự án xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường đối với các điểm tồn lưu hóa chất trên địa bàn tỉnh.
- Theo dõi, đôn đốc việc thực hiện Kế hoạch này, định kỳ tổng hợp báo cáo UBND tỉnh trước ngày 15 tháng 12 hàng năm.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư và Sở Tài chính
- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, các cơ quan có liên quan có liên quan nghiên cứu, xây dựng và tổ chức thực hiện phương án đảm bảo kinh phí cho bảo vệ môi trường, cân đối kinh phí thường xuyên sự nghiệp môi trường hàng năm từ 1% trở lên trên tổng chi ngân sách Nhà nước và tăng dần tỷ lệ này theo tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm của tỉnh.
- Nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách, giải pháp huy động nguồn lực, thu hút đầu tư và khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia vào hoạt động thu gom, xử lý chất thải, cung cấp dịch vụ bảo vệ môi trường; xây dựng cơ chế tài chính hỗ trợ cho công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường từ nguồn thu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, phí bảo vệ môi trường.
- Tham mưu việc ưu tiên bố trí ngân sách hàng năm để thực hiện công tác điều tra cơ bản về chất thải, xử lý ô nhiễm môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học và ứng phó với biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh.
- Cân đối, bố trí nguồn vốn cho dự án đầu tư cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật tại Sở Tài nguyên và Môi trường để tiếp nhận, xử lý, lưu giữ số liệu quan trắc tự động liên tục trên địa bàn tỉnh; các dự án xử lý chất thải, xử lý ô nhiễm triệt để và bảo vệ môi trường theo kế hoạch đã được phê duyệt.
- Tiếp tục kiến nghị Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét, hỗ trợ kinh phí từ ngân sách Trung ương từ Chương trình hỗ trợ có mục tiêu và thực hiện đối ứng từ nguồn ngân sách địa phương để triển khai các Dự án xử lý chất thải, xử lý triệt để tại các điểm ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, xử lý và cải tạo phục hồi môi trường khu vực bị ô nhiễm do hóa chất tồn lưu trên địa bàn tỉnh.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan có liên quan thẩm định dự án đầu tư theo quy định của pháp luật. Không cấp phép đầu tư xây dựng các dự án có nguy cơ cao gây ô nhiễm môi trường, tiềm ẩn rủi ro và sự cố về môi trường; chú trọng lựa chọn, ưu tiên thu hút đầu tư các dự án sử dụng công nghệ sạch, thân thiện với môi trường.
- Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, đôn đốc thực hiện Kế hoạch hành động về tăng trưởng xanh tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2015 -2020 đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 459/QĐ-UBND ngày 13/02/2015.
4. Sở Xây dựng
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan hoàn thành việc rà soát, điều chỉnh và tổ chức thực hiện Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh. Việc đầu tư xây dựng các cơ sở xử lý chất thải tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp cần có lộ trình cụ thể, hợp lý để cân đối nguồn lực đầu tư.
- Thực hiện chức năng quản lý nhà nước ngành Xây dựng theo phân cấp; các giải pháp, công trình và hạng mục công trình, sử dụng công nghệ bảo vệ môi trường là điều kiện, yêu cầu bắt buộc, tiêu chí môi trường được ưu tiên lựa chọn trong phương án đầu tư đối với các chủ đầu tư trong đầu tư xây dựng công trình.
- Đôn đốc, theo dõi việc thực hiện Quy định quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh, định kỳ hàng năm báo cáo UBND tỉnh.
5. Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
- Tổ chức thực hiện nghiêm tiêu chí về bảo vệ môi trường trong việc công nhận địa phương đạt chuẩn nông thôn mới. Phổ biến, hướng dẫn việc sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật, thuốc thú y trong phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, thủy sản theo đúng quy trình; thu gom, xử lý vỏ bao bì, chai lọ đựng hóa chất bảo vệ thực vật sau sử dụng và chất thải trong chăn nuôi theo quy định, cải thiện vệ sinh môi trường nông thôn.
- Kiểm soát chặt chẽ hoạt động cung ứng giống cây trồng, vật nuôi trên địa bàn tỉnh, ngăn ngừa sự xâm hại của sinh vật ngoại lai. Giám sát, đánh giá tỷ lệ che phủ của rừng; diện tích rừng tự nhiên; tổng diện tích các khu bảo tồn thiên nhiên; số loài quý, hiếm bị đe dọa tuyệt chủng
- Xây dựng và tổ chức thực hiện cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ; hỗ trợ người dân trồng và bảo vệ rừng, nhất là rừng đầu nguồn.
- Thực hiện tốt công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng; củng cố, xây dựng lực lượng kiểm lâm đủ mạnh để thực thi nhiệm vụ. Xử lý nghiêm các hành vi phá hoại, lấn chiếm, sử dụng rừng và đất rừng trái phép.
6. Sở Công thương
- Tổ chức rà soát, kiểm tra việc tuân thủ thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật thi công do Sở chủ trì thẩm định hoặc tham gia ý kiến đối với các dự án có tác động xấu đến môi trường.
- Kiểm tra, giám sát việc thực hiện các yêu cầu về bảo vệ môi trường đối với các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
7. Sở Khoa học và Công nghệ
- Chủ trì, tổ chức thẩm định đánh giá công nghệ sản xuất, công nghệ xử lý chất thải của các dự án xin cấp quyết định chủ trương đầu tư; rà soát các dự án nhập khẩu dây chuyền công nghệ xử lý chất thải để đánh giá hiệu quả xử lý của công trình.
- Đẩy mạnh công tác nghiên cứu, phát triển, chuyển giao và ứng dụng công nghệ sản xuất sạch hơn, công nghệ thân thiện với môi trường. Triển khai mô hình về quản lý và công nghệ xử lý chất thải; ưu tiên triển khai thực hiện các đề tài, dự án về xử lý ô nhiễm môi trường, cải thiện môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu.
8. Sở Y tế
- Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường tại cơ sở; thu gom, xử lý chất thải y tế theo Kế hoạch thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải y tế nguy hại đã được UBND tỉnh ban hành tại Quyết định số 362/QĐ-UBND ngày 20/02/2017.
- Tăng cường kiểm tra, giám sát, đôn đốc các cơ sở y tế thuộc đối tượng cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng tại Quyết định số 1788/QĐ-TTg ngày 01/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ thực hiện đúng tiến độ và yêu cầu của kế hoạch xử lý triệt để.
9. Sở Nội vụ
Chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường và UBND các huyện, thị xã, thành phố nghiên cứu, xây dựng và trình UBND tỉnh Đề án kiện toàn và tăng cường năng lực cho bộ máy quản lý bảo vệ môi trường từ cấp tỉnh đến cấp xã, đặc biệt là lực lượng thanh tra, kiểm tra chuyên ngành về môi trường.
10. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành có liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức kiểm tra, hướng dẫn việc thực hiện các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch, tổ chức lễ hội, bảo vệ và phát huy giá trị di tích trên địa bàn. Xử lý hoặc kiến nghị xử lý các vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường theo quy định.
11. Công an tỉnh
Thực hiện các giải pháp tăng cường hoạt động của lực lượng cảnh sát môi trường theo hướng tập trung vào công tác điều tra, phòng chống tội phạm về môi trường; xử lý hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý nghiêm các hành vi xả thải gây ô nhiễm môi trường.
12. Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh
- Yêu cầu Chủ đầu tư hạ tầng các khu công nghiệp thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường trong khu công nghiệp, đảm bảo xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường khu công nghiệp tuân thủ theo quy định, quy chuẩn kỹ thuật xây dựng và tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi trường liên quan như: hệ thống thu gom, lưu trữ, xử lý chất thải rắn, chất thải nguy hại; hệ thống thu gom, thoát nước và xử lý nước thải; hệ thống quan trắc nước thải tự động và các công trình hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường khác.
- Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường tăng cường kiểm soát, giám sát hoạt động xả thải, công tác bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp hoạt động trong khu công nghiệp; đảm bảo các doanh nghiệp trước khi đi vào hoạt động phải có biện pháp giảm thiểu, xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia về môi trường theo quy định.
- Thực hiện nghiêm các quy định quản lý về môi trường trong khu công nghiệp theo quy định pháp luật hiện hành. Chủ động, kịp thời tham mưu, giải quyết các vấn đề môi trường phát sinh trong các khu công nghiệp; phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền xử lý hoặc kiến nghị xử lý nghiêm các vi phạm pháp luật về môi trường theo quy định.
13. Báo Đắk Lắk, Đài Phát thanh và truyền hình Đắk Lắk
Xây dựng chương trình, tin bài phổ biến, tuyên truyền các hoạt động về bảo vệ môi trường và bảo tồn đa dạng sinh học; tuyên dương các điển hình tiên tiến trong công tác bảo vệ môi trường; tạo dư luận xã hội lên án mạnh mẽ đối với các vi phạm pháp luật về bảo vệ tài nguyên và môi trường.
14. UBND các huyện, thị xã, thành phố
- Chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh nếu để xảy ra ô nhiễm môi trường, ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên địa bàn quản lý. Tổ chức chỉ đạo, triển khai các mục tiêu, nhiệm vụ bảo vệ môi trường trên địa bàn đạt hiệu quả.
- Rà soát, chấn chỉnh công tác thẩm định, xác nhận Kế hoạch bảo vệ môi trường, Đề án bảo vệ môi trường đơn giản thuộc thẩm quyền. Chỉ đạo công tác bảo vệ môi trường của UBND cấp xã.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, các Sở, ngành có liên quan tổ chức kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ hoạt động xả thải, thu gom, vận chuyển xử lý chất thải, đặc biệt là chất thải nguy hại đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thuộc địa bàn quản lý theo phân cấp; phát hiện, ứng phó kịp thời các sự cố môi trường và ô nhiễm môi trường có thể xảy ra.
- Chỉ đạo kiểm tra, xử lý theo thẩm quyền các vi phạm pháp luật về bảo vệ tài nguyên và môi trường; giải quyết dứt điểm các vụ việc khiếu nại, khiếu kiện, kiến nghị về môi trường theo thẩm quyền và theo quy định pháp luật.
- Bố trí kinh phí sự nghiệp môi trường hàng năm không thấp hơn chỉ tiêu giao về sự nghiệp môi trường theo dự toán, phân bổ ngân sách hàng năm để thực hiện tốt các yêu cầu nhiệm vụ về bảo vệ môi trường, đảm bảo phù hợp với yêu cầu thực tế tại địa phương.
15. Đề nghị UBMTTQ Việt Nam tỉnh và các tổ chức, đoàn thể
- Tổ chức phổ biến, tuyên truyền, vận động người dân thực hiện nếp sống văn hóa thân thiện với môi trường, tự giác chấp hành các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường.
- Xây dựng và phát triển mạng lưới tuyên truyền về bảo vệ môi trường và bảo tồn đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh./.
Nơi nhận:
- Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Tài nguyên và Môi trường;
- TT Tỉnh ủy, TTHĐND tỉnh;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Lãnh đạo VP UBND tỉnh;
- Các Sở, ban, ngành của tỉnh;
- UBMTTQVN tỉnh và cá tổ chức thành viên;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Báo Đắk Lắk; Đài PT-TH tỉnh;
- Cổng Thông tin điện tử tỉnh;
- Các phòng: TH, CN, KT, NN&MT;
- Lưu: VT, NN&MT (H. 90b)
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Y Giang Gry Niê Knơng | {
"issuing_agency": "Tỉnh Đắk Lắk",
"promulgation_date": "14/07/2017",
"sign_number": "5475/KH-UBND",
"signer": "Y Giang Gry Niê Knơng",
"type": "Kế hoạch"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Cong-nghe-thong-tin/Quyet-dinh-34-2008-QD-UBND-phe-duyet-Ke-hoach-ung-dung-CNTT-trong-hoat-dong-cua-cac-co-quan-Nha-nuoc-tinh-Bac-Ninh-giai-doan-2008-2010-64585.aspx | Quyết định 34/2008/QĐ-UBND phê duyệt Kế hoạch ứng dụng CNTT trong hoạt động của các cơ quan Nhà nước tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2008-2010 | UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẮC NINH
-----
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------
Số: 34/2008/QÐ-UBND
Bắc Ninh, ngày 19 tháng 3 năm 2008
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC TỈNH BẮC NINH GIAI ĐOẠN 2008-2010.
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC NINH
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26.11.2003;
Căn cứ Chiến lược phát triển công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam đến năm 2010 và định hướng phát triển đến năm 2020;
Căn cứ Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2001-2010 và định hướng đến năm 2020;
Căn cứ Nghị quyết số 09/NQ-TU ngày 15.8.2007 của Tỉnh uỷ về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2007-2015;
Căn cứ Quyết định số 87/2007/QĐ-UBND ngày 10.12.2007 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển Bưu chính viễn thông và Công nghệ thông tin tỉnh Bắc Ninh đến năm 2015, định hướng đến năm 2020;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Bưu chính, Viễn thông tại Tờ trình số 09/BCVT-TT ngày 28.12.2007 về việc xây dựng kế hoạch ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2008-2010.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan Nhà nước tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2008-2010 (viết tắt là Kế hoạch), với những nội dung chủ yếu sau:
I. QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU.
1. Quan điểm:
- Ứng dụng CNTT trong các cơ quan nhà nước ở địa phương nhằm để xây dựng một chính quyền hiện đại, hiệu lực, hiệu quả, dân chủ, công khai và minh bạch, phục vụ người dân và doanh nghiệp hiệu quả, góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh.
- Ứng dụng CNTT ở địa phương phải có tính kế thừa các dự án đã đầu tư trong các giai đoạn trước.
- Ứng dụng CNTT phải gắn với quá trình cải cách hành chính.
- Ứng dụng CNTT phải phù hợp với khuôn mẫu về mô hình chính quyền điện tử cấp địa phương, phù hợp với các quy định về các cơ sở dữ liệu (CSDL) quốc gia, đảm bảo sự tương thích hiện tại và tương lai trong hoạt động và quy định về an toàn bảo mật.
- Ứng dụng CNTT phải có tính thực tiễn và có tính khả thi.
2. Mục tiêu:
- Đảm bảo hệ thống chỉ đạo, điều hành, trao đổi thông tin thông suốt, kịp thời của lãnh đạo tỉnh đến các cơ quan trực thuộc.
- Bảo đảm văn bản được lưu chuyển trên mạng, giảm thiểu việc sử dụng giấy tờ; hầu hết cán bộ, công chức nhà nước có điều kiện khai thác thông tin trên môi trường mạng phục vụ cho công việc.
- Xây dựng cơ sở hạ tầng CNTT-TT tốc độ cao, đa dịch vụ, liên kết các hệ thống thông tin nội bộ của các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố, đảm bảo an toàn và bảo mật, đáp ứng yêu cầu trao đổi thông tin giữa các cơ quan Nhà nước của tỉnh.
- Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin có trình độ cao, đáp ứng nhu cầu phát triển.
- Công nghệ thông tin được ứng dụng có hiệu quả trong tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội và an ninh, quốc phòng.
II. NỘI DUNG CỦA KẾ HOẠCH ỨNG DỤNG CNTT.
1. Xây dựng cơ sở hạ tầng chuyên dụng.
1.1. Xây dựng mạng WAN của tỉnh.
Từng bước cáp quang hoá mạng đường trục, tạo thành mạng đường trục thông tin tốc độ cao, đảm bảo an ninh dữ liệu của tỉnh; cho phép kết nối bằng hệ thống cáp quang giữa hệ thống thông tin của các cơ quan Đảng, Nhà nước các cấp, Sở, ban, ngành, các khu công nghiệp và các vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh.
Nâng cấp, hoàn thiện Trung tâm tích hợp Dữ liệu (đảm bảo bảo mật, sao lưu dữ liệu, cung cấp nguồn điện cho hệ thống).
Hình thành cơ sở hạ tầng (CSHT) thông tin chuyên dụng, là yếu tố thiết yếu cho nền hành chính điện tử của chính quyền điện tử.
Năm 2008:
Xây dựng mạng cáp quang kết nối hệ thống thông tin giữa cơ quan Đảng và chính quyền; hoàn thiện kết nối bằng cáp quang giữa các Sở, ban, ngành cấp tỉnh và kết nối tới Trung tâm tích hợp dữ liệu (TTTHDL); trong đó tuyến cáp có thể xây dựng mới hoặc thuê lại của các doanh nghiệp viễn thông.
Tất cả các cơ quan đơn vị cấp huyện, thành phố, thị trấn, xã phường sẽ kết nối vào mạng chuyên dụng bằng các công nghệ khác nhau (ISDN, XDSL, Dial-up) với mô hình VPN.
Giai đoạn 2009-2010:
Tiếp tục mở rộng phạm vi mạng chuyên dụng bằng mạng lưới cáp quang đến cấp huyện, thành phố và xã, phường. Cho phép kết nối hệ thống thông tin tất cả các cơ quan đơn vị từ cấp huyện, thành phố và xã, phường trực tiếp vào mạng chuyên dụng bằng cáp quang, thay thế toàn bộ các các kết nối XDSL và Dial-Up.
Củng cố, hoàn thiện, phát triển mạng chuyên dụng từ cấp xã, phường trở lên.
Các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân khác sẽ kết nối vào mạng thông tin của tỉnh để khai thác thông tin, sử dụng các dịch vụ công, chủ yếu thông qua đường kết nối ADSL của các nhà cung cấp dịch vụ trong tỉnh.
1.2. Phát triển mạng LAN các sở, ban, ngành và cấp huyện, thành phố.
Tiến hành khảo sát chi tiết hiện trạng, nhu cầu và khả năng đầu tư đối với tất cả các hệ thống mạng LAN hiện có tại các Sở, ban, ngành, qua đó xây dựng phương án và kế hoạch cụ thể cho việc nâng cấp và xây dựng mới các hệ thống mạng LAN của các Sở, ban, ngành từ huyện, thành phố đến cấp tỉnh; đặc biệt chú trọng đến các vùng nông thôn, các khu công nghiệp. Xây dựng đồng bộ hệ thống mạng LAN tốc độ cao (100MBps) tại tất cả các Sở, ban, ngành, các cơ quan đơn vị từ cấp huyện, thành phố trở lên; từng bước đầu tư máy tính và kết nối mạng LAN cho các cơ quan cấp xã, phường; nhằm đáp ứng tốt việc triển khai các HTTT, các hệ thống CSDL phục vụ công tác quản lý, điều hành và tác nghiệp tại các cơ quan, theo ngành dọc và kết nối liên ngành; nâng cao hiệu quả công tác.
1.3. Phát triển hệ thống máy tính và thiết bị CNTT.
Trang bị hệ thống máy tính cho các đơn vị phát triển mạng LAN, WAN.
Thông qua một số dự án sẽ trang bị cho các đơn vị trong tỉnh hệ thống máy tính và các trang thiết bị khác.
Tiếp tục thực hiện Dự án Tin học hoá cơ quan Đảng và xây dựng kế hoạch triển khai Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10.04.2007 của Chính phủ, về Ứng dụng Công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan Nhà nước, sẽ trang bị máy tính và các thiết bị khác cho hệ thống cơ quan khối Đảng và chính quyền, đảm bảo đến năm 2010 mỗi cán bộ, công chức cấp tỉnh được trang bị máy tính.
Đầu tư trang bị máy tính, kết nối LAN, WAN và các trang thiết bị tin học hỗ trợ dạy và học trong hệ thống giáo dục.
Đầu tư trang thiết bị tin học, kết nối mạng LAN, WAN phục vụ y tế.
1.4. Nâng cấp và phát triển Trung tâm THDL của tỉnh.
Hiện nay Bắc Ninh đã có Trung tâm THDL và đã xây dựng Cổng giao tiếp điện tử. Tuy vậy, trong thời gian tới cần đầu tư nâng cấp và phát triển hơn nữa, nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu ứng dụng và khai thác thông tin, kết nối các hệ thống CSDL, tích hợp hệ thống các dịch vụ công, phục vụ cho xây dựng chính quyền điện tử của tỉnh.
Xây dựng các CSDL trọng điểm, tạo nên phần nội dung cho Trung tâm tích hợp dữ liệu và hạ tầng quan trọng của Cổng giao tiếp điện tử.
Xây dựng các dịch vụ công trọng điểm, phát huy vai trò của Cổng giao tiếp điện tử.
Triển khai hệ thống sao lưu và dự phòng dữ liệu, hệ thống chống sét, hệ thống tường lửa và phần mềm chống truy nhập để bảo đảm an toàn, an ninh dữ liệu.
Triển khai hạ tầng mạng phục vụ cho các ứng dụng CNTT bậc cao như hội nghị truyền hình, học tập từ xa, hội chẩn từ xa, thư viện điện tử...
1.5. Nâng cấp Cổng giao tiếp điện tử của tỉnh.
Phát triển Cổng giao tiếp điện tử lên mức cao hơn, từ mức cung cấp thông tin lên mức tương tác, giao dịch và chuyển hoá, nhằm đáp ứng mọi nhu cầu giao dịch trao đổi thông tin giữa các cơ quan Đảng, Chính quyền, sở, ban, ngành, các tổ chức, các doanh nghiệp và nhân dân.
Thông qua Cổng giao tiếp điện tử, phát triển hệ thống dịch vụ công và giao dịch TMĐT.
Đẩy mạnh các hoạt động giao dịch thông qua Cổng giao tiếp điện tử làm cơ sở cho việc xây dựng chính quyền điện tử.
Tích hợp hệ thống các dịch vụ công của các cơ quan chức năng (trong giai đoạn 2008-2010 khoảng 6 dịch vụ công).
Xây dựng, vận hành và khai thác Cổng giao tiếp điện tử của tỉnh với nhiều cấp độ, nhiều dịch vụ khác nhau, đặc biệt hệ thống các dịch vụ công. (Cung cấp thông tin, cung cấp giao diện tương tác G2C, G2B, G2G, cung cấp cổng giao dịch trực tuyến).
2. Xây dựng hệ thống các cơ sở dữ liệu.
Hệ thống các CSDL là tài nguyên, là hạ tầng thông tin cho phép các cơ quan đơn vị trên địa bàn tỉnh trực tiếp khai thác phục vụ công tác và nghiệp vụ. Bên cạnh đó đáp ứng nhu cầu thông tin của mọi doanh nghiệp cũng như mọi người dân thông qua hệ thống các dịch vụ công.
Có nhiều CSDL cần xây dựng. Trong đó có 42 CSDL cần xây dựng đến 2020. Ngoài ra còn nhiều các CSDL theo ngành dọc sẽ được xây dựng và phát triển.
Xây dựng cơ chế sử dụng và khai thác các CSDL đã hoàn thiện nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho tổ chức, cá nhân khai thác và sử dụng thông tin có hiệu quả.
Giai đoạn 2008-2010, tập trung xây dựng và nâng cấp 11 CSDL trọng điểm.
3. Các ứng dụng CNTT phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh.
3.1. Xây dựng kiến trúc thông tin của tỉnh.
Dựa vào Kiến trúc thông tin quốc gia (VNITA) xây dựng kiến trúc thông tin của tỉnh, đây là cơ sở cho việc ứng dụng và phát triển CNTT của tỉnh, bao gồm các thành phần cơ bản, chức năng, trao đổi thông tin và dữ liệu, các yêu cầu về tính phù hợp, về hiệu năng, tính phối hợp và các hướng dẫn triển khai giữa các sở, ban, ngành, huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh cũng như khả năng kết nối với Chính phủ và các bộ, ngành ở trung ương.
3.2. Hoàn thiện Hệ thống điều hành tác nghiệp, các phần mềm ứng dụng riêng tại các đơn vị.
Hoàn thiện hệ thống điều hành tác nghiệp và các phần mềm ứng dụng hiện có tại các đơn vị nhưng phải đảm bảo tính thống nhất về dữ liệu và thông tin để có thể chia sẻ và tích hợp được giữa các hệ thống và đơn vị khác nhau.
3.3. Xây dựng hệ thống thông tin tổng hợp kinh tế - xã hội.
Tổng hợp số liệu và thông tin từ các CSDL của các Sở, ngành, huyện, thành phố phục vụ cho việc chỉ đạo điều hành của UBND tỉnh. Xây dựng và ban hành các văn bản pháp lý nhằm nâng cao hiệu quả xử lý, đảm bảo tính chính xác, nhanh chóng trong việc thu thập và xử lý thông tin. Nâng cao hiệu quả quản lý, điều hành của lãnh đạo Tỉnh.
3.4. Nâng cấp Hệ thống thông tin quản lý văn bản điện tử.
Hiện nay, hệ thống thông tin quản lý văn bản điện tử đã được triển khai đến các đơn vị, tuy nhiên việc kết nối để trao đổi, chia sẻ và công bố thông tin chưa được thực hiện triệt để. Nâng cấp Hệ thống thông tin quản lý văn bản điện tử nhằm nâng cao chất lượng quản lý văn bản, hồ sơ công việc tại các đơn vị phục vụ cho công tác quản lý, điều hành của lãnh đạo. Cung cấp số liệu cho hệ thống cơ sở dữ liệu văn bản quy phạm pháp luật của tỉnh.
3.5. Nâng cấp Hệ thống thư điện tử.
Xây dựng và phát triển hệ thống thư điện tử tại các sở, ban, ngành, huyện, thành phố, xã, phường, thị trấn và hướng đến trang bị thư điện tử cho toàn bộ cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh. Sử dụng thư điện tử như một công cụ cơ bản, đơn giản, quan trọng để thực hiện trao đổi thông tin, giao dịch điện tử một cách có hiệu quả. Từng bước xây dựng các phần mềm ứng dụng thực hiện điều hành tác nghiệp, các phần mềm ứng dụng riêng sử dụng trong nội bộ mạng cục bộ của các cơ quan để tạo thói quen làm việc dựa trên máy tính và mang lại các hiệu quả ứng dụng cơ bản, tạo dần nguồn thông tin hữu ích và xây dựng hệ thống thông tin điều hành tác nghiệp cho các cơ quan dựa trên giao diện web.
4. Các ứng dụng CNTT phục vụ người dân và doanh nghiệp.
Đưa các dịch vụ hành chính công mức độ 2 trên cổng thông tin điện tử của tỉnh.
Tổ chức tuyên truyền, quảng bá đến người dân và doanh nghiệp để người dân và doanh nghiệp biết và sử dụng dịch vụ hành chính công.
Đánh giá định kỳ, rút kinh nghiệm, cải tiến, nâng cấp hệ thống.
Trong giai đoạn 2008-2010, cần tập trung xây dựng 6 dịch vụ công trọng điểm.
5. Kế hoạch ứng dụng CNTT trong lĩnh vực giáo dục và y tế.
5.1. Ứng dụng CNTT trong y tế.
Ứng dụng CNTT trong y tế nhằm kiện toàn, nâng cao hiệu quả trong quản lý y tế, tạo môi trường và phương tiện nâng cao chất lượng phục vụ và chăm sóc sức khoẻ cộng đồng, cải thiện chất lượng cuộc sống nhân dân.
Trong giai đoạn 2008-2010, y tế Bắc Ninh cần tập trung các nội dung sau:
- Ứng dụng CNTT trong công tác quản lý.
- Ứng dụng CNTT trong nghiệp vụ chuyên khoa.
- Ứng dụng CNTT trong phát triển hệ thống thông tin y tế trực tuyến (Mạng thông tin y tế, website, hệ thống các CSDL về y tế, dịch vụ y tế từ xa)…
Các bệnh viện tuyến tỉnh và tuyến huyện, thành phố có ứng dụng mạng máy tính và kết nối Internet, sử dụng phần mềm quản lý khám chữa bệnh, quản lý cán bộ nhân viên và quản lý công việc của bệnh viện.
Xúc tiến xây dựng các chương trình khám chữa bệnh từ xa, hội chẩn truyền hình. Tổ chức các hội nghị truyền hình (video conferencing).
5.2. Ứng dụng CNTT trong giáo dục.
Hệ thống giáo dục là con đường tác động, ảnh hướng nhanh chóng, rộng rãi trong xã hội. Bởi vậy cần đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong giáo dục, trong đó chú trọng các nội dung sau:
- Ứng dụng trong quản lý giáo dục.
- Ứng dụng hỗ trợ công tác giảng dạy.
- Ứng dụng phát triển mạng thông tin giáo dục, tăng cường giao tiếp giữa gia đình và nhà trường, giữa xã hội và ngành giáo dục.
- Giảng dạy CNTT chính khoá trong nhà trường có chất lượng, hiệu quả.
- Phát triển đào tạo, học tập từ xa (e-learning)…
Các trường THPT trở lên được trang bị 02 phòng học máy tính và kết nối Internet băng thông rộng, các trường THCS và trường tiểu học đều được trang bị phòng học máy tính.
Các trường THCS trở lên được trang bị thiết bị hỗ trợ giảng dạy và sử dụng phần mềm quản lý dạy và học.
6. Phát triển nguồn nhân lực CNTT.
6.1. Đào tạo nguồn nhân lực CNTT tại các cơ quan trong hệ thống chính trị
Đến năm 2010, các cơ quan đơn vị từ cấp huyện, thành phố trở lên có đội ngũ cán bộ chuyên trách CNTT. Trong đó: đối với các cơ quan đơn vị cấp tỉnh cần có ít nhất 01 cán bộ có trình độ cao đẳng, đại học chuyên ngành CNTT. Đối với cấp huyện, thành phố cần có ít nhất 01 cán bộ có trình độ cao đẳng, trung cấp hoặc kỹ thuật viên CNTT. Bên cạnh đó, đối với một số sở, ngành đòi hỏi phải thành lập Trung tâm CNTT, hoặc bộ phận chuyên trách CNTT thì cần biên chế đủ cán bộ chuyên trách CNTT theo quy mô thành lập.
Chương trình đào tạo cho các cơ quan trong hệ thống chính trị của tỉnh như sau:
a) Đào tạo về CNTT cho cán bộ, công chức tại các cơ quan cấp tỉnh, huyện, thành phố và cán bộ cấp xã, phường:
Nhằm mục tiêu khai thác, sử dụng một cách hiệu quả các chương trình ứng dụng CNTT phục vụ công tác chuyên môn, nghiệp vụ của các sở, ban, ngành, huyện, thành phố, các xã, phường, thị trấn trong tỉnh, cần có chương trình, kế hoạch cụ thể, nội dung phù hợp với từng đối tượng:
- Đào tạo cơ bản về tin học.
- Đào tạo nghiệp vụ chung (sử dụng, vận hành các chương trình ứng dụng).
- Đào tạo chuyên ngành (sử dụng các phần mềm tác nghiệp, phần mềm ứng dụng riêng).
b) Đào tạo chuyên gia CNTT.
Xây dựng đội ngũ chuyên gia CNTT có khả năng tiếp nhận, chuyển giao công nghệ, quản trị hệ thống mạng, các cơ sở dữ liệu (CSDL), đào tạo an ninh, an toàn mạng, các ứng dụng chuyên ngành của từng đơn vị, đáp ứng các nhu cầu cơ bản về phát triển và triển khai các ứng dụng CNTT của tỉnh, cần đào tạo chuyên sâu về CNTT cho một số chuyên viên của các đơn vị. Đồng thời, tổ chức đào tạo đội ngũ chuyên gia cao cấp về CNTT có đủ năng lực quản lý, điều hành toàn bộ hệ thống thông tin của tỉnh. Triển khai đào tạo:
- Đào tạo chuyên gia CNTT cho các đơn vị.
- Đào tạo chuyên gia CNTT cao cấp của tỉnh.
c) Đào tạo cán bộ lãnh đạo, quản lý và điều hành các dự án CNTT.
Tăng cường năng lực lãnh đạo về CNTT cho các đơn vị, triển khai đào tạo cán bộ lãnh đạo, quản lý và điều hành các dự án CNTT.
Chương trình đào tạo CNTT cho các đơn vị:
Khối đơn vị
Nội dung đào tạo
Cấp tỉnh, huyện
- Đào tạo cơ bản về tin học;
- Đào tạo nghiệp vụ chung (sử dụng, vận hành các chương trình ứng dụng);
- Đào tạo chuyên ngành (sử dụng các phần mềm tác nghiệp, phần mềm ứng dụng riêng);
- Đào tạo chuyên gia CNTT:
+ Đào tạo chuyên gia CNTT cho các đơn vị;
+ Đào tạo chuyên gia CNTT cao cấp cho tỉnh.
- Đào tạo cán bộ lãnh đạo, quản lý và điều hành các dự án CNTT.
Cấp xã
- Đào tạo cơ bản về tin học;
- Đào tạo nghiệp vụ chung (sử dụng, vận hành các chương trình ứng dụng);
- Đào tạo chuyên ngành (sử dụng các phần mềm tác nghiệp, phần mềm ứng dụng riêng);
- Đào tạo chuyên gia CNTT cho các đơn vị.
6.2. Đào tạo CNTT cho các đối tượng khác.
Phát triển nguồn nhân lực CNTT trong các trường học, bệnh viện, cơ sở y tế.
Lồng ghép vào các dự án CNTT của ngành giáo dục và y tế là việc đào tạo nguồn nhân lực cho các ngành này. Đây là đối tượng đông đảo nhanh chóng tiếp thu và hăng hái ứng dụng CNTT vào dạy và học, vào chăm sóc sức khoẻ người dân.
Dự án đào tạo lập trình viên ở các cơ quan Nhà nước, các doanh nghiệp CNTT. Ngoài ra còn có dự án đào tạo phổ cập và nâng cao nhận thức, kỹ năng ứng dụng và thu hút nguồn nhân lực CNTT cho doanh nghiệp. Hỗ trợ doanh nghiệp đào tạo và phổ cập CNTT.
6.3. Nâng cấp, mở rộng hệ thống trường, trung tâm, cơ sở đào tạo CNTT.
Phát triển về quy mô, loại hình và chất lượng đào tạo CNTT theo hướng xã hội hoá, chuyên nghiệp hoá. Thu hút mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào việc đào tạo nguồn nhân lực CNTT, đặc biệt là đầu tư nước ngoài.
Tăng cường hợp tác liên thông, liên kết đào tạo CNTT với các Trường đại học, các viện và các hãng có uy tín trong và ngoài nước.
Nâng cao chất lượng đào tạo về CNTT trong hệ thống giáo dục và đào tạo hiện nay nhằm theo kịp tốc độ phát triển của khoa học công nghệ thế giới.
Kết hợp chặt chẽ và có hiệu quả công tác đào tạo, ứng dụng và nghiên cứu phát triển CNTT trong địa bàn tỉnh.
Xây dựng Trung tâm CNTT-TT tỉnh Bắc Ninh thuộc Sở Bưu chính Viễn thông với hướng đào tạo chuyên nghiệp và hợp tác quốc tế trong đó có các nhóm ngành ưu tiên trong thời kỳ đầu: Phần cứng, phần mềm, lập trình viên quốc tế, chuyên viên bảo mật và quản trị hệ thống, chuyên viên Thương mại điện tử. Bên cạnh đó Trung tâm cũng có vai trò tuyên truyền, tin học hoá toàn dân và bồi dưỡng trình độ chuyên môn về CNTT cho cán bộ viên chức.
Xây dựng, mở rộng và nâng số trường Cao đẳng, Đại hoc, trung cấp có đào tạo về CNTT.
IV. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN.
1. Nhận thức.
Tiếp tục quán triệt Chỉ thị số 58-CT/TW ngày 17/10/2000 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII. Triển khai thực hiện Nghị định 64 của Chính phủ về ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan Nhà nước. Nghị quyết 09-NQ/TU ngày 15/8/2007 của Ban thường vụ Tỉnh ủy về đẩy mạnh và ứng dụng phát triển công nghệ thông tin giai đoạn 2007 - 2015.
Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về công nghệ thông tin. Nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí của công nghệ thông tin trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ thông tin cho nhân dân.
2. Tăng cường năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước
Nâng cao hiệu lực của bộ máy quản lý Nhà nước về công nghệ thông tin theo phương châm “Năng lực quản lý phải theo kịp sự phát triển”.
Sớm hoàn thiện tổ chức bộ máy và hoạt động của cơ quan quản lý Nhà nước về Bưu chính viễn thông và công nghệ thông tin cấp tỉnh và cấp huyện, bố trí 01 cán bộ có trình độ chuyên môn từ trung cấp trở lên về CNTT ở cấp huyện.
Kiện toàn Ban Chỉ đạo công nghệ thông tin tỉnh thống nhất một đầu mối quản lý, chỉ đạo chương trình phát triển và ứng dụng CNTT của tỉnh
3. Cơ chế chính sách và nguồn vốn đầu tư.
Có chính sách đầu tư, hỗ trợ cho ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin; tạo hành lang pháp lý, thu hút các nguồn vốn đầu tư của các thành phần kinh tế cho ứng dụng, phát triển công nghiệp và thị trường công nghệ thông tin. Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia phát triển công nghiệp công nghệ thông tin .
Có chính sách đào tạo, thu hút, sử dụng và ưu đãi nguồn nhân lực CNTT có trình độ cao trong và ngoài tỉnh.
Tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế tham gia cung cấp dịch vụ viễn thông, Internet và các dịch vụ CNTT. Thúc đẩy giao dịch điện tử, thương mại điện tử, các sàn giao dịch… giúp các doanh nghiệp giới thiệu, quảng bá, tiêu thụ sản phẩm qua mạng
và nhiều dịch vụ khác.
Hàng năm ngân sách tỉnh ưu tiên đầu tư đáp ứng cho chương trình phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan Nhà nước từ 0,7 - 1% chi ngân sách của tỉnh.
Điều 2. Tổ chức thực hiện:
1. Giao Sở Bưu chính Viễn thông chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố, tổ chức và triển khai thực hiện kế hoạch này. Xây dựng các kế hoạch cụ thể về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan Nhà nước từng năm trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; tổ chức theo dõi, giám sát, kiểm tra, đánh giá, sơ kết tình hình thực hiện kế hoạch và định kỳ tổng hợp báo cáo Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh.
Điều 3. Điều khoản thi hành:
1. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký.
2. Thủ trưởng các cơ quan : Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh, các Sở, ban, ngành thuộc UBND tỉnh, UBND các huyện, thành phố và các đơn vị liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.
TM. UBND TỈNH
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Bùi Vĩnh Kiên | {
"issuing_agency": "Tỉnh Bắc Ninh",
"promulgation_date": "19/03/2008",
"sign_number": "34/2008/QĐ-UBND",
"signer": "Bùi Vĩnh Kiên",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Lao-dong-Tien-luong/Nghi-quyet-50-2016-NQ-HDND-sua-doi-130-2009-NQ-HDND-184-2010-NQ-HDND-Dong-Nai-353930.aspx | Nghị quyết 50/2016/NQ-HĐND sửa đổi 130/2009/NQ-HĐND 184/2010/NQ-HĐND Đồng Nai | HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG NAI
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 50/2016/NQ-HĐND
Đồng Nai, ngày 09 tháng 12 năm 2016
NGHỊ QUYẾT
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ QUYẾT SỐ 130/2009/NQ-HĐND NGÀY 09/4/2009 CỦA HĐND TỈNH VỀ MỨC PHỤ CẤP ĐỐI VỚI BẢO VỆ DÂN PHỐ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI VÀ NGHỊ QUYẾT SỐ 184/2010/NQ-HĐND NGÀY 26/10/2010 CỦA HĐND TỈNH VỀ SỐ LƯỢNG VÀ CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH CHO ĐỘI DÂN PHÒNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI
KHÓA IX - KỲ HỌP THỨ 3
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 38/2006/NĐ-CP ngày 17 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ về Bảo vệ dân phố;
Căn cứ Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 02/2007/TTLT-BCA-BLĐTBXH-BTC ngày 01 tháng 3 năm 2007 của liên Bộ Công an, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 38/2006/NĐ-CP ngày 17 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ về Bảo vệ dân phố;
Xét Tờ trình số 11456/TTr-UBND ngày 25 tháng 11 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc thông qua Nghị quyết quy định mức phụ cấp đối với Bảo vệ dân phố sửa đổi điểm a, Khoản 2, Điều 1 Nghị quyết số 184/2010/NQ-HĐND ngày 26 tháng 10 năm 2010 của Hội đồng nhân dân tỉnh về số lượng và chế độ chính sách cho đội Dân phòng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai; Báo cáo thẩm tra của Ban Pháp chế HĐND tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung Điều 1 Nghị quyết số 130/2009/NQ-HĐND ngày 09/4/2009 của HĐND tỉnh về mức phụ cấp đối với Bảo vệ dân phố trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
1. Bổ sung Khoản 1a sau Khoản 1 như sau:
“1a. Ban Bảo vệ dân phố, mỗi chức danh được hỗ trợ 400.000 đồng/người/tháng”.
2. Khoản 2 được sửa đổi như sau:
“Khi thực hiện nhiệm vụ tuần tra vào ban đêm, mỗi bảo vệ dân phố được bồi dưỡng 40.000 đồng/người/đêm”.
Điều 2. Bổ sung vào cuối Điểm a Khoản 2 Điều 1 Nghị Quyết số 184/2010/NQ-HĐND ngày 26/10/2010 của HĐND tỉnh về số lượng và chế độ chính sách cho Đội Dân phòng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai như sau:
“Lực lượng Dân phòng được hỗ trợ tăng thêm theo từng chức danh: Đội trưởng: 600.000 đồng/người/tháng; Đội phó: 500.000 đồng/người/tháng; Đội viên: 400.000 đồng/người/tháng”.
Điều 3. Tổ chức thực hiện
1. Ủy ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết này, hàng năm đánh giá kết quả thực hiện và báo cáo kết quả tại kỳ họp cuối năm của Hội đồng nhân dân tỉnh.
2. Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban Hội đồng nhân dân và các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh có trách nhiệm giám sát việc triển khai thực hiện Nghị quyết này theo luật định.
3. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức thành viên vận động tổ chức và nhân dân cùng tham gia giám sát việc thực hiện Nghị quyết này, phản ánh kịp thời tâm tư, nguyện vọng của nhân dân kiến nghị đến cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Nghị quyết này được Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Nai Khóa IX Kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 09 tháng 12 năm 2016 và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2017./.
Nơi nhận:
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
- Chính phủ;
- Văn phòng Quốc hội (A+B);
- Văn phòng Chính phủ (A+B);
- Bộ Công An;
- Bộ Tư pháp;
- Đoàn ĐBQH tỉnh;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Các đại biểu HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- BTT.UBMTTQVN tỉnh;
- TAND, VKSND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành;
- Văn phòng: Tỉnh ủy, HĐNĐ, UBND tỉnh;
- Thường trực HĐND, UBND cấp huyện;
- Trung tâm Công báo tỉnh;
- Báo Đồng Nai, LĐĐN, Đài PT-TH Đồng Nai;
- Lưu: VT, CA, T.Huy.
CHỦ TỊCH
Nguyễn Phú Cường | {
"issuing_agency": "Tỉnh Đồng Nai",
"promulgation_date": "09/12/2016",
"sign_number": "50/2016/NQ-HĐND",
"signer": "Nguyễn Phú Cường",
"type": "Nghị quyết"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Van-hoa-Xa-hoi/Quyet-dinh-2733-QD-UBND-2014-danh-gia-phong-chong-ma-tuy-don-vi-trong-diem-ma-tuy-Son-La-258165.aspx | Quyết định 2733/QĐ-UBND 2014 đánh giá phòng chống ma tuý đơn vị trọng điểm ma túy Sơn La | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH SƠN LA
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 2733/QĐ-UBND
Sơn La, ngày 14 tháng 10 năm 2014
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ, CHẤM ĐIỂM THỰC HIỆN CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG MA TUÝ TRONG NĂM THẨM ĐỊNH; TIÊU CHÍ PHÂN LOẠI ĐƠN VỊ TRỌNG ĐIỂM VỀ MA TÚY VÀ QUY TRÌNH RÀ SOÁT, ĐÁNH GIÁ, THẨM ĐỊNH, PHÂN LOẠI CÁC CƠ QUAN, ĐƠN VỊ; XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN; BẢN, TIỂU KHU, TỔ DÂN PHỐ LIÊN QUAN ĐẾN MA TÚY
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH SƠN LA
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Phòng, chống ma tuý sửa đổi số 16/2008/QH12 ngày 03 tháng 6 năm 2008;
Căn cứ Quyết định số 1001/QĐ-TTg ngày 27 tháng 6 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt “Chiến lược Quốc gia phòng, chống và kiểm soát ma túy ở Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030”;
Căn cứ Nghị quyết số 69/2014/NQ-HĐND ngày 03 tháng 4 năm 2014 của HĐND tỉnh Sơn La về mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp, cơ chế chính sách phòng, chống và kiểm soát ma túy trên địa bàn tỉnh Sơn La đến năm 2015;
Xét đề nghị của Ban Chỉ đạo 2968 tỉnh tại Tờ trình số 70/TTr-BCĐ ngày 13 tháng 10 năm 2014,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này
1. Tiêu chí đánh giá, chấm điểm thực hiện công tác phòng, chống ma tuý trong năm thẩm định để xác định: “Đơn vị đạt tiêu chuẩn không có ma tuý” và “Đơn vị cơ bản đạt tiêu chuẩn 4 không về ma tuý” (gọi tắt là Tiêu chí 4 không).
2. Tiêu chí phân loại đơn vị trọng điểm về ma túy để xác định, phân loại các xã, phường, thị trấn; bản, tiểu khu, tổ dân phố trọng điểm về ma túy theo từng cấp độ: “Trọng điểm loại I”, “Trọng điểm loại II”, “Trọng điểm loại III” và “Có tệ nạn ma túy” (gọi tắt là Tiêu chí trọng điểm).
3. Quy định về Quy trình rà soát, đánh giá, thẩm định, phân loại các đơn vị, địa phương liên quan đến ma túy.
(có Tiêu chí 4 không; Tiêu chí trọng điểm và Quy định về Quy trình rà soát, đánh giá, thẩm định, phân loại các đơn vị, địa phương liên quan đến ma túy kèm theo).
Điều 2. Tổ chức thực hiện
1. Giao Thường trực Ban Chỉ đạo 2968 tỉnh chủ trì phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể, Chủ tịch UBND huyện, thành phố triển khai, thực hiện Quyết định này.
2. Quyết định này thay thế Quyết định số 2379/QĐ-UBND ngày 05 tháng 11 năm 2012 của Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La về việc ban hành Tiêu chí đánh giá, chấm điểm thực hiện công tác phòng, chống ma tuý trong năm thẩm định; Tiêu chí phân loại đơn vị trọng điểm về ma túy và Quy trình rà soát, đánh giá, thẩm định, phân loại các cơ quan, đơn vị; xã, phường, thị trấn; bản, tiểu khu, tổ dân phố liên quan đến ma túy trên địa bàn tỉnh Sơn La.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo 2968 tỉnh; thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể; Chủ tịch UBND huyện, thành phố và các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Thường trực Tỉnh uỷ;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Thường trực UBND tỉnh;
- Như Điều 3;
- Thường trực Ban Chỉ đạo 2968 tỉnh;
- Lưu: VT. NC. Tuấn. 80b.
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Phạm Văn Thủy
QUY ĐỊNH
QUY TRÌNH RÀ SOÁT, ĐÁNH GIÁ, THẨM ĐỊNH, PHÂN LOẠI CÁC CƠ QUAN, ĐƠN VỊ; XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN; BẢN, TIỂU KHU, TỔ DÂN PHỐ LIÊN QUAN ĐẾN MA TÚY
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2733/QĐ-UBND ngày 14 tháng 10 năm 2014 của Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La)
Phần I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Quy định này quy định về trình tự các bước tiến hành rà soát, đánh giá, thẩm định, phân loại, công nhận: “Đơn vị đạt tiêu chuẩn không có ma tuý”; “Đơn vị cơ bản đạt tiêu chuẩn 4 không về ma tuý” theo Tiêu chí đánh giá, chấm điểm thực hiện công tác phòng, chống ma tuý trong năm thẩm định (sau đây gọi tắt là Tiêu chí 4 không) và trình tự rà soát, đánh giá, thẩm định, phân loại, công nhận: Các xã, phường, thị trấn; bản, tiểu khu, tổ dân phố trọng điểm về ma túy theo từng cấp độ: “Trọng điểm loại I”, “Trọng điểm loại II”, “Trọng điểm loại III”, “Có tệ nạn ma túy” theo Tiêu chí phân loại đơn vị trọng điểm về ma túy (sau đây gọi tắt là Tiêu chí trọng điểm).
Điều 2. Đơn vị được đánh giá, thẩm định để quyết định công nhận “Đơn vị đạt tiêu chuẩn không có ma tuý” và “Đơn vị cơ bản đạt tiêu chuẩn 4 không về ma túy” gồm:
1. Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, trường học, trạm y tế, hợp tác xã,… (Đơn vị có con dấu riêng, có tư cách pháp nhân).
2. Huyện, thành phố.
3. Xã, phường, thị trấn.
4. Bản, tiểu khu, tổ dân phố…
Điều 3. Tiêu chuẩn quyết định công nhận
1. “Đơn vị đạt tiêu chuẩn không có ma tuý” phải đạt các điều kiện sau:
- Có tổng số điểm do Hội đồng thẩm định chấm từ 90 điểm trở lên.
- Tiêu chí 2, 3, 4, 5 phải có điểm tại Mục a.
2. “Đơn vị cơ bản đạt tiêu chuẩn 4 không về ma tuý” phải đạt các điều kiện:
- Có tổng số điểm do Hội đồng thẩm định chấm từ 70 điểm trở lên.
- Không có điểm 0 (không điểm) ở tiêu chí 2, 3, 4, 5.
3. Công tác quản lý, giải quyết người mắc nghiện ma túy (Tiêu chí số 2)
3.1. Đối với học viên cai nghiện tại Trung tâm Giáo dục lao động trốn về, chưa giải quyết thì UBND xã giải trình từng trường hợp cụ thể, báo cáo Hội đồng thẩm định cấp huyện xem xét. Những trường hợp chưa giải quyết do nguyên nhân khách quan có thể xác định là đã giải quyết để chấm điểm ở mức cơ bản.
3.2. Người nghiện ma túy đang điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone thì được xác định là đã giải quyết.
4. Đối với việc trồng cây có chứa chất ma túy: (Tiêu chí số 5).
Giao cho Hội đồng đánh giá, thẩm định cấp huyện xem xét cụ thể về động cơ, mục đích và ảnh hưởng của việc trồng cây có chứa chất ma túy đối với những bản, xã có hộ trồng cây có chứa chất ma túy và thống nhất việc xếp loại đối với bản, xã đó. Cụ thể:
a) Diện tích dưới 10 m2/hộ.
b) Lần đầu trồng cây có chứa chất ma túy.
c) Mục đích trồng không phải để sử dụng cho việc hút, chích ma túy hoặc bán sản phẩm thu được cho người khác.
d) Diện tích trồng cây có chứa chất ma túy đã được xóa bỏ trước khi thẩm định.
đ) Hộ gia đình có người trồng cây có chứa chất ma túy đã nộp phạt hành chính theo Điều 21 Nghị định số 73/2010/NĐ-CP ngày 12 tháng 7 năm 2010 của Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh và trật tự an toàn xã hội.
Nếu đáp ứng đủ cả 5 điều kiện trên thì được chấm điểm theo Mục a của Tiêu chí số 5.
Điều 4. Đơn vị được đánh giá, thẩm định để công nhận trọng điểm về ma túy theo từng cấp độ: “Trọng điểm loại I”, “Trọng điểm loại II”, “Trọng điểm loại III”, “Có tệ nạn ma túy” gồm:
1. Xã, phường, thị trấn.
2. Bản, tiểu khu, tổ dân phố.
Phần II
QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ, PHÂN LOẠI, XÁC ĐỊNH
Điều 5. Nhiệm vụ của UBND tỉnh và các đơn vị liên quan
1. UBND tỉnh
Ban hành kế hoạch rà soát, đánh giá, thẩm định, phân loại, quyết định công nhận: “Đơn vị đạt tiêu chuẩn không có ma tuý”; “Đơn vị cơ bản đạt tiêu chuẩn 4 không về ma tuý”; và rà soát, đánh giá, thẩm định, phân loại, công nhận: Các xã, phường, thị trấn; bản, tiểu khu, tổ dân phố trọng điểm về ma túy theo từng cấp độ: “Trọng điểm loại I”, “Trọng điểm loại II”, “Trọng điểm loại III”, “Có tệ nạn ma túy” và ban hành các văn bản liên quan phục vụ việc đánh giá, phân loại, xác định.
2. Trưởng Ban Chỉ đạo 2968 tỉnh
- Quyết định thành lập Hội đồng rà soát, đánh giá, thẩm định, phân loại (sau đây gọi tắt là Hội đồng đánh giá, thẩm định) của tỉnh và các đoàn công tác rà soát, đánh giá, thẩm định, phân loại (sau đây gọi tắt là đoàn công tác) của tỉnh.
- Giao cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo 2968 tỉnh:
+ Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan chuẩn bị tài liệu, biểu mẫu tổng hợp, tổ chức tập huấn nghiệp vụ rà soát, đánh giá, thẩm định, phân loại cho các đoàn công tác thẩm định, đánh giá của tỉnh và một số thành viên Hội đồng đánh giá, thẩm định các huyện, thành phố; Hội đồng đánh giá, thẩm định Đảng uỷ khối các cơ quan tỉnh và Đảng uỷ khối doanh nghiệp tỉnh.
+ Chủ trì, phối hợp với các ngành thành viên Ban Chỉ đạo đôn đốc kiểm tra việc rà soát, đánh giá, thẩm định, phân loại. Tổng hợp danh sách các đơn vị đủ điều kiện công nhận: “Đơn vị đạt tiêu chuẩn không có ma tuý”; “Đơn vị cơ bản đạt tiêu chuẩn 4 không về ma túy” và đơn vị trọng điểm về ma túy theo từng cấp độ, báo cáo Hội đồng đánh giá, thẩm định tỉnh.
3. Các đoàn công tác cấp tỉnh
- Phối hợp với Hội đồng đánh giá, thẩm định các huyện, thành phố và Hội đồng đánh giá, thẩm định của Đảng uỷ khối các cơ quan tỉnh và Đảng uỷ khối doanh nghiệp tỉnh. Tổ chức nghiệp vụ rà soát, đánh giá, thẩm định, phân loại, tổng hợp báo cáo.
- Tổ chức kiểm tra việc thực hiện các bước theo Quy trình rà soát, đánh giá, thẩm định, phân loại đối với các huyện, thành phố, Hội đồng đánh giá, thẩm định của Đảng uỷ khối các cơ quan tỉnh và Đảng uỷ khối doanh nghiệp tỉnh và một số đơn vị trực thuộc những đơn vị nêu trên.
- Trưởng đoàn công tác cấp tỉnh tổng hợp, đánh giá toàn bộ kết quả đánh giá, phân loại, xác định của đoàn đối với huyện, thành phố và cơ quan, đơn vị thuộc trách nhiệm thẩm định báo cáo UBND tỉnh (qua cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo 2968 tỉnh).
Trưởng đoàn công tác cấp tỉnh thẩm định đơn vị nào thì ký biên bản thẩm định (Mẫu B1) đối với đơn vị đó và chịu trách nhiệm trước Thường trực UBND tỉnh về kết quả rà soát, đánh giá, thẩm định, phân loại của mình.
Điều 6. Nhiệm vụ của các huyện, thành phố (gọi chung là huyện)
1. UBND huyện
- Ban hành kế hoạch rà soát, đánh giá, thẩm định, phân loại, công nhận: “Đơn vị đạt tiêu chuẩn không có ma tuý”; “Đơn vị cơ bản đạt tiêu chuẩn 4 không về ma tuý” và rà soát, đánh giá, thẩm định, phân loại, công nhận xã, phường, thị trấn; bản, tiểu khu, tổ dân phố trọng điểm về ma túy theo từng cấp độ.
- Quyết định thành lập Hội đồng đánh giá, thẩm định cấp huyện, gồm: Thường trực UBND huyện; Lãnh đạo các phòng, đơn vị: Lao động, Thương binh và Xã hội; Văn hoá thông tin; Nội vụ; Công an huyện; Thường trực Ban Chỉ đạo 2968 huyện và một số thành phần khác do Chủ tịch UBND huyện quyết định. Mời: Thường trực Huyện uỷ; Thường trực HĐND; Uỷ ban MTTQ huyện tham gia. (Hội đồng đánh giá, thẩm định cấp huyện do đồng chí Thường trực UBND huyện làm Chủ tịch Hội đồng).
- Quyết định thành lập các đoàn công tác của huyện (Thành phần đoàn tương tự như cấp tỉnh) số lượng đoàn công tác do UBND huyện quyết định.
- Ban hành các văn bản liên quan khác phục vụ việc rà soát đánh giá, thẩm định, phân loại.
2. Ban Chỉ đạo 2968 cấp huyện
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức tập huấn nghiệp vụ rà soát, đánh giá, thẩm định, phân loại và tổng hợp báo cáo cho Hội đồng đánh giá, thẩm định cấp xã và các đoàn công tác của huyện.
- Giúp Chủ tịch UBND huyện đôn đốc, kiểm tra toàn bộ việc triển khai thực hiện công tác rà soát, đánh giá, thẩm định, phân loại các địa phương, đơn vị liên quan đến ma túy thuộc chức năng, nhiệm vụ của huyện.
3. Đoàn công tác cấp huyện
Tổ chức kiểm tra việc thực hiện các bước theo quy trình đối với toàn bộ các xã, phường, thị trấn và một số bản, đơn vị phức tạp về ma tuý của huyện, thành phố. Tổng hợp kết quả rà soát, đánh giá, thẩm định, phân loại của cấp xã báo cáo Hội đồng đánh giá, thẩm định cấp huyện.
4. Hội đồng đánh giá, thẩm định cấp huyện
- Trên cơ sở biên bản tự rà soát, đánh giá, thẩm định, phân loại của từng đơn vị và kết quả kiểm tra thực tế của các đoàn công tác. Hội đồng đánh giá, thẩm định cấp huyện lập biên bản đánh giá của cấp huyện (theo Mẫu B2) xác định đơn vị đó đạt tiêu chuẩn nào.
- Căn cứ kết quả rà soát, đánh giá, thẩm định, phân loại của các xã, phường, thị trấn và kết quả tổ chức triển khai thực hiện công tác phòng, chống ma tuý của huyện, Hội đồng đánh giá, thẩm định các huyện tự đánh giá, xác định cho huyện (theo Mẫu A).
- Tham mưu cho Chủ tịch UBND huyện báo cáo bằng văn bản kết quả thực hiện công tác phòng, chống ma tuý của huyện trong năm.
- Tổng hợp báo cáo kết quả việc tự rà soát, đánh giá, thẩm định, phân loại đối với huyện và đối với các xã, phường, thị trấn; các bản, tiểu khu, tổ dân phố, các đơn vị đóng trên địa bàn thuộc trách nhiệm thẩm định của huyện báo cáo Chủ tịch UBND huyện để trình Ban Thường vụ Huyện uỷ xin ý kiến chỉ đạo.
- Tham mưu cho Chủ tịch UBND huyện lập Tờ trình đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh quyết định công nhận: “Đơn vị đạt tiêu chuẩn không có ma tuý”; “Đơn vị cơ bản đạt tiêu chuẩn 4 không về ma tuý” cho những đơn vị đủ điều kiện và công nhận các xã, phường, thị trấn; bản, tiểu khu, tổ dân phố trọng điểm về ma túy. Tài liệu gửi theo Tờ trình gồm:
+ Danh sách các đơn vị đề nghị quyết định công nhận: “Đơn vị đạt tiêu chuẩn không có ma tuý” (Mẫu H1) hoặc “Đơn vị cơ bản đạt tiêu chuẩn 4 không về ma tuý” (Mẫu H2) và các xã, phường, thị trấn; bản, tiểu khu, tổ dân phố trọng điểm về ma túy (Mẫu H3, H4).
+ Biên bản tự đánh giá, phân loại của huyện (Mẫu A).
Điều 7. Nhiệm vụ của xã, phường, thị trấn (gọi chung là xã)
1. Chủ tịch UBND xã quyết định thành lập
- Hội đồng đánh giá, thẩm định cấp xã gồm: Thường trực UBND xã; Lãnh đạo các đơn vị: Trưởng Công an; Chủ tịch Uỷ ban MTTQ; Chủ tịch Hội Cựu chiến binh; Chủ tịch Hội Nông dân; Chủ tịch Hội Phụ nữ; Bí thư Đoàn TNCSHCM; cán bộ Văn hoá thông tin; cán bộ chuyên trách phòng, chống ma túy; Mời: Thường trực Đảng uỷ; Thường trực HĐND xã tham gia. (Hội đồng đánh giá, thẩm định cấp xã do đồng chí Thường trực UBND xã làm Chủ tịch Hội đồng).
- Các đoàn công tác cấp xã gồm: 01 đồng chí thành viên Hội đồng đánh giá, thẩm định cấp xã làm Trưởng đoàn và 2 đến 3 cán bộ của xã làm thành viên.
- Hội đồng đánh giá của các bản, tiểu khu, tổ dân phố, gồm: Trưởng bản; Trưởng Ban công tác MTTQ bản; Trưởng các chi hội, tổ chức chính trị xã hội của bản. Mời đồng chí Bí thư Chi bộ tham gia, (Hội đồng tổ bản không có chức năng thẩm định).
2. Đoàn công tác của xã
- Có trách nhiệm phối hợp với Hội đồng đánh giá tổ, bản giúp bản tự đánh giá việc triển khai thực hiện công tác phòng, chống ma tuý của bản theo (Mẫu A), báo cáo Hội đồng đánh giá thẩm định cấp xã.
3. Hội đồng đánh giá, thẩm định cấp xã
- Có trách nhiệm hướng dẫn nghiệp vụ đánh giá, phân loại, xác định, chấm điểm, tổng hợp báo cáo đối với Hội đồng đánh giá cấp bản.
- Trên cơ sở biên bản tự đánh giá, chấm điểm của từng bản, đơn vị và kết quả thẩm định kiểm tra thực tế của các đoàn công tác, lập biên bản đánh giá của cấp xã theo (Mẫu B2) xác định bản, đơn vị đó đạt tiêu chuẩn nào.
- Căn cứ kết quả đánh giá, chấm điểm của các bản và kết quả tổ chức triển khai thực hiện công tác phòng, chống ma tuý của xã, Hội đồng đánh giá, thẩm định cấp xã tự đánh giá, phân loại cho xã (theo Mẫu A) tổng hợp kết quả báo cáo UBND xã.
- Tham mưu cho Chủ tịch UBND xã báo cáo bằng văn bản kết quả thực hiện công tác phòng, chống ma túy trong năm của xã.
- Tổng hợp báo cáo kết quả việc tự đánh giá, phân loại của xã và đối với các bản, các đơn vị đóng trên địa bàn thuộc trách nhiệm đánh giá, phân loại, xác định của xã báo cáo Chủ tịch UBND xã để trình Ban Thường vụ Đảng uỷ xin ý kiến chỉ đạo.
- Lập danh sách các đơn vị đề nghị được cấp Bằng công nhận “Đơn vị đạt tiêu chuẩn không có ma tuý” (Mẫu X1) hoặc “Đơn vị cơ bản đạt tiêu chuẩn 4 không về ma tuý” (Mẫu X2) và các đơn vị trọng điểm về ma túy (Mẫu X3).
- Tham mưu cho Chủ tịch UBND xã lập Tờ trình đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định công nhận: “Đơn vị đạt tiêu chuẩn không có ma tuý”; “Đơn vị cơ bản đạt tiêu chuẩn 4 không về ma tuý” cho những đơn vị đủ điều kiện và công nhận xã; bản, tiểu khu, tổ dân phố trọng điểm về ma túy.
(Toàn bộ danh sách đề nghị và biên bản của các tổ, bản và các đơn vị thuộc trách nhiệm rà soát, đánh giá, thẩm định, phân loại của xã gửi Hội đồng đánh giá, thẩm định cấp huyện).
Điều 8. Nhiệm vụ của bản, tiểu khu, tổ dân phố (gọi chung là bản)
Hội đồng đánh giá cấp bản tổ chức họp dân, triển khai, thực hiện các nội dung sau:
1. Trưởng bản (Chủ tịch Hội đồng đánh giá) trình bày báo cáo kết quả thực hiện công tác phòng, chống ma tuý trong năm của bản.
2. Quán triệt các nội dung, quy trình rà soát, đánh giá, thẩm định, phân loại.
3. Tổng hợp ý kiến của nhân dân đối với từng tiêu chí đánh giá vào biên bản họp dân (Mẫu Biên bản họp dân) gửi Hội đồng đánh giá, thẩm định xã.
Điều 9. Trình tự thẩm định
1. Hội đồng đánh giá các cấp bản và cấp xã xét theo Tiêu chí 4 không trước, những đơn vị đủ điều kiện xác định là đơn vị đạt tiêu chuẩn không có ma túy hoặc đơn vị cơ bản đạt tiêu chuẩn 4 không về ma túy thì lập danh sách riêng.
2. Chỉ tiến hành xét, phân loại đơn vị trọng điểm về ma túy theo Tiêu chí trọng điểm đối với những đơn vị còn lại.
Điều 10. Nhiệm vụ của các cơ quan đơn vị cấp tỉnh (gồm cơ quan, đơn vị trực thuộc Tỉnh uỷ; HĐND; UBND tỉnh và các cơ quan, đơn vị thuộc các bộ, ngành Trung ương đóng trên địa bàn thành phố Sơn La)
Thực hiện các bước như sau:
1. Thủ trưởng đơn vị quyết định thành lập
- Hội đồng đánh giá, thẩm định gồm: Lãnh đạo đơn vị; đại diện Công đoàn và các tổ chức chính trị xã hội khác của đơn vị. Mời Lãnh đạo Đảng uỷ, Chi bộ Đảng của đơn vị tham gia (đồng chí Lãnh đạo đơn vị là Chủ tịch Hội đồng).
- Hội đồng đánh giá của các đơn vị cấp II trực thuộc (thành phần gồm: Lãnh đạo đơn vị, đại diện Công đoàn; Thanh niên, Phụ nữ. Mời đồng chí phụ trách công tác Đảng tham gia - Thủ trưởng đơn vị làm Chủ tịch Hội đồng).
2. Hội đồng đánh giá, thẩm định có trách nhiệm
- Hướng dẫn cho các đơn vị trực thuộc xây dựng báo cáo kết quả thực hiện công tác phòng, chống ma tuý trong năm của đơn vị; họp đơn vị và lập biên bản tự đánh giá, xác định (Mẫu A).
- Trên cơ sở biên bản tự đánh giá, xác định của từng đơn vị trực thuộc và kết quả kiểm tra thực tế, lập biên bản đánh giá (Mẫu B2) xác định đơn vị trực thuộc đó đạt tiêu chuẩn nào.
- Tổng hợp kết quả đánh giá, xác định đối với các đơn vị trực thuộc báo cáo Đảng uỷ, Chi bộ và Thủ trưởng đơn vị.
- Căn cứ kết quả đánh giá, xác định của các đơn vị trực thuộc và kết quả tổ chức triển khai thực hiện công tác phòng, chống ma tuý của đơn vị, Hội đồng đánh giá của đơn vị tự lập biên bản đánh giá, xác định cho đơn vị mình (theo Mẫu A).
- Tham mưu cho Thủ trưởng đơn vị báo cáo bằng văn bản kết quả thực hiện công tác phòng, chống ma tuý trong năm của đơn vị; lập Tờ trình đề nghị UBND tỉnh quyết định công nhận “Đơn vị đạt tiêu chuẩn không có ma tuý” hoặc “Đơn vị cơ bản đạt tiêu chuẩn 4 không về ma túy” cho các đơn vị trực thuộc.
Toàn bộ Báo cáo, Tờ trình, danh sách đề nghị nhận; Biên bản thẩm định cho đơn vị cấp II và Biên bản tự đánh giá, phân loại của đơn vị gửi Hội đồng đánh giá, thẩm định Đảng uỷ khối các cơ quan tỉnh.
Biên bản tự đánh giá, phân loại của 04 đơn vị: Công an tỉnh; Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh; Bộ đội biên phòng tỉnh và trường Đại học Tây Bắc do đoàn công tác cấp tỉnh được phân công đánh giá, thẩm định.
Điều 11. Nhiệm vụ của các doanh nghiệp
Thực hiện các bước như sau:
1. Thành lập Hội đồng đánh giá với thành phần
gồm
Lãnh đạo đơn vị, Công đoàn; Thanh niên, Phụ nữ. Mời đồng chí phụ trách công tác Đảng tham gia. (Thủ trưởng đơn vị làm Chủ tịch Hội đồng).
2. Hội đồng đánh giá tổ chức họp cơ quan quán triệt các nội dung đánh giá, chấm điểm, quy trình thẩm định, lấy ý kiến của cán bộ, công nhân viên chức đối với từng tiêu chí đánh giá (có biên bản họp); tự đánh giá, xác định (theo Mẫu A).
3. Gửi báo cáo kết quả thực hiện công tác phòng, chống ma tuý trong năm và biên bản tự đánh giá, xác định của doanh nghiệp (hồ sơ) cho Hội đồng đánh giá cấp trên.
4. Giao nộp hồ sơ
- Doanh nghiệp trực thuộc Đảng uỷ khối doanh nghiệp tỉnh nộp hồ sơ cho Hội đồng đánh giá, thẩm định của Đảng uỷ khối doanh nghiệp tỉnh.
- Doanh nghiệp không trực thuộc Đảng uỷ khối doanh nghiệp tỉnh nộp hồ sơ cho Hội đồng đánh giá, thẩm định cấp huyện nơi đặt trụ sở doanh nghiệp.
Các cơ quan đơn vị, doanh nghiệp, trường học còn lại tự thành lập Hội đồng đánh giá của đơn vị và thực hiện các bước đánh giá như đơn vị cấp II của các cơ quan đơn vị cấp tỉnh và nộp hồ sơ cho hội đồng đánh giá, thẩm định quy định tại Điều 10 Quy định này.
Điều 12. Trách nhiệm và đơn vị thẩm định của các Hội đồng đánh giá, thẩm định
1. Hội đồng đánh giá, thẩm định cấp tỉnh có trách nhiệm
- Rà soát, kiểm tra kết quả đánh giá, phân loại, xác định của các đoàn công tác cấp tỉnh.
- Xét duyệt danh sách tổng thể các đơn vị đề nghị công nhận “Đơn vị đạt tiêu chuẩn không có ma tuý”; “Đơn vị cơ bản đạt tiêu chuẩn 4 không về ma tuý” và công nhận trọng điểm về ma túy và đề nghị do Thường trực Ban Chỉ đạo 2968 tỉnh tổng hợp; báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh.
2. Hội đồng đánh giá, thẩm định các huyện có trách nhiệm đánh giá, xác định cho các đơn vị đóng trên địa bàn gồm:
- Các xã, thị trấn.
- Đơn vị trực thuộc huyện.
- Đơn vị trực thuộc tỉnh; các đơn vị thuộc bộ, ngành Trung ương.
- Các doanh nghiệp không thuộc Đảng uỷ Khối doanh nghiệp tỉnh quản lý.
3. Hội đồng đánh giá, thẩm định thành phố Sơn La có trách nhiệm thẩm định cho các đơn vị đóng trên địa bàn gồm:
- Các xã, phường.
- Đơn vị trực thuộc thành phố.
- Các doanh nghiệp đóng trên địa bàn thành phố Sơn La không thuộc Đảng uỷ Khối doanh nghiệp tỉnh quản lý.
- Cơ quan, đơn vị thuộc các bộ, ngành Trung ương đóng trên địa bàn thành phố Sơn La không thuộc Đảng uỷ Khối các cơ quan tỉnh quản lý.
4. Hội đồng đánh giá, thẩm định cấp xã có trách nhiệm thẩm định cho đơn vị đóng trên địa bàn xã gồm:
- Bản, tiểu khu, tổ dân phố.
- Trạm Y tế.
- Các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở.
- Hợp tác xã.
5. Đề nghị Ban Thường vụ Tỉnh uỷ giao Hội đồng đánh giá, thẩm định của Đảng uỷ khối các cơ quan tỉnh thẩm định cho các cơ quan, đơn vị do Đảng uỷ khối các cơ quan tỉnh quản lý; giao Hội đồng đánh giá, thẩm định của Đảng uỷ khối doanh nghiệp tỉnh thẩm định đối với toàn bộ các doanh nghiệp đóng trên địa bàn tỉnh do Đảng uỷ khối doanh nghiệp tỉnh quản lý.
6. Hội đồng đánh giá, thẩm định của các cơ quan, đơn vị cấp tỉnh có trách nhiệm đánh giá, phân loại cho các đơn vị cấp II của mình.
7. Cơ quan Đảng uỷ Khối các cơ quan tỉnh và cơ quan Đảng uỷ Khối doanh nghiệp tỉnh do đoàn công tác của tỉnh được phân công đánh giá, thẩm định.
8. Trường hợp Hội đồng đánh giá, thẩm định cấp trên xem xét và đưa ra kết luận khác với đề nghị của đơn vị được thẩm định thì phải có trách nhiệm thông báo cho đơn vị được thẩm định biết nguyên nhân có kết luận như vậy trước khi tổng hợp báo cáo theo quy định.
(các Mẫu: A, B1, B2, H1, H2, H3, H4; X1, X2, X3 được ban hành kèm theo Quy định này)
Điều 13. Chủ tịch Hội đồng đánh giá, thẩm định là Lãnh đạo của đơn vị nào thì dùng dấu của đơn vị đó.
Điều 14. Lưu trữ hồ sơ thẩm định
1. Thường trực Ban Chỉ đạo 2968 huyện, thành phố lưu toàn bộ hồ sơ rà soát, đánh giá, thẩm định, phân loại của các cơ quan, đơn vị và cấp xã, cấp bản gồm:
- Biên bản đánh giá, phân loại của cấp xã, tờ trình, danh sách đề nghị của cấp xã, cấp bản; biên bản họp dân cấp bản.
- Biên bản tự đánh giá, phân loại của cấp xã và cấp bản, đơn vị.
2. Thường trực Ban Chỉ đạo 2968 tỉnh lưu toàn bộ hồ sơ rà soát, đánh giá, thẩm định, phân loại của cấp tỉnh, huyện gồm:
- Biên bản đánh giá, phân loại của cấp tỉnh.
- Tờ trình, danh sách đề nghị của cấp huyện.
- Biên bản đánh giá, phân loại, tờ trình, danh sách đề nghị của các cơ quan đơn vị trực thuộc Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh và các cơ quan, đơn vị trực thuộc các bộ, ngành Trung ương đóng trên địa bàn thành phố Sơn La; các doanh nghiệp đóng trên địa bàn thành phố Sơn La.
- Tờ trình, danh sách đề nghị của Đảng uỷ khối các cơ quan tỉnh và Đảng uỷ khối doanh nghiệp tỉnh.
- Báo cáo đánh giá của các đoàn công tác của tỉnh đối với các đơn vị được phân công đánh giá, xác định.
Điều 15. Việc rà soát, đánh giá, thẩm định, phân loại, công nhận: “Đơn vị đạt tiêu chuẩn không có ma tuý”; “Đơn vị cơ bản đạt tiêu chuẩn 4 không về ma tuý” và rà soát, đánh giá, thẩm định, phân loại, công nhận: Các xã, phường, thị trấn; bản, tiểu khu, tổ dân phố trọng điểm về ma túy theo từng cấp độ: “Trọng điểm loại I”, “Trọng điểm loại II”, “Trọng điểm loại III”, “Có tệ nạn ma túy” mỗi năm tổ chức thực hiện 01 lần.
Phần III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 16. UBND tỉnh ban hành Quyết định công nhận các đơn vị, địa phương đạt tiêu chuẩn: “Đơn vị đạt tiêu chuẩn không có ma tuý”; “Đơn vị cơ bản đạt tiêu chuẩn 4 không về ma tuý” và đơn vị trọng điểm về ma túy.
Điều 17. Sở Tài chính có trách nhiệm phối hợp với các ngành có liên quan xây dựng dự toán kinh phí trình UBND tỉnh phê duyệt. Cấp kinh phí hỗ trợ cho các đơn vị được quyết định công nhận đạt tiêu chuẩn không có ma tuý và cơ bản đạt tiêu chuẩn 4 không về ma tuý hàng năm theo Nghị quyết số 69/2014/NQ-HĐND ngày 03 tháng 4 năm 2014 của HĐND tỉnh Sơn La, đồng thời hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí đúng quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và quy định của UBND tỉnh.
Điều 18. Thường trực Ban Chỉ đạo 2968 tỉnh chủ trì, phối hợp các ngành liên quan chỉ đạo thực hiện việc rà soát, đánh giá, thẩm định, phân loại và tổng hợp báo cáo Thường trực UBND tỉnh kết quả tổ chức thực hiện trước ngày 15 tháng 12 hàng năm. Tổng hợp những vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, giải quyết./.
TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ, CHẤM ĐIỂM THỰC HIỆN CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG MA TÚY TRONG NĂM THẨM ĐỊNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2733/QĐ-UBND ngày 14 tháng 10 năm 2014 của Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La)
Tiêu chí
NỘI DUNG
KẾT QUẢ THỰC HIỆN
Mức độ hoàn thành
Điểm tối đa
1
Công tác quán triệt, tổ chức, triển khai thực hiện nhiệm vụ phòng, chống ma tuý
a) Thực hiện đầy đủ, đúng quy trình.
Đạt
10
b) Có triển khai thực hiện nhưng chưa đầy đủ.
Cơ bản
5
c) Không thực hiện.
Không đạt
0
2
Công tác quản lý và giải quyết người mắc nghiện ma tuý
a) Không có người mắc nghiện ma tuý hoặc có nhưng đã được hỗ trợ cắt cơn, cai nghiện trước thời gian đánh giá, thẩm định của năm trước.
Đạt
30
b) Hỗ trợ cắt cơn, cai nghiện cho toàn bộ người đã kết luận nghiện ma tuý.
- Có không quá 20% người tái nghiện nhưng đã được giải quyết.
- Không phát sinh người mới mắc nghiện ma tuý.
- Có học viên cai nghiện tại Trung tâm GDLĐ bỏ trốn về, đã giải quyết theo quy định.
Cơ bản
20
c) Không thuộc các trường hợp nêu tại Mục a hoặc b.
Không đạt
0
3
Công tác giải quyết điểm tệ nạn ma tuý
a) Không có điểm tệ nạn ma tuý.
Đạt
20
b) Có nhưng đã được giải quyết (triệt xoá hoặc vận động từ bỏ) trước khi đánh giá, thẩm định.
Cơ bản
15
c) Không thuộc các trường hợp nêu tại Mục a hoặc b.
Không đạt
0
4
Công tác đấu tranh phòng chống
tội phạm ma tuý
a) Không có người của địa phương, cơ quan, đơn vị, mua bán, tàng trữ, vận chuyển..., trái phép các chất ma tuý.
Đạt
20
b) Có người của địa phương, cơ quan, đơn vị mua bán, tàng trữ, vận chuyển..., trái phép các chất ma tuý nhưng đã đấu tranh làm rõ trước khi đánh giá, thẩm định.
Cơ bản
15
c) Không thuộc các trường hợp nêu tại Mục a hoặc b.
Không đạt
0
5
Công tác phòng chống tái trồng
cây có chứa chất ma tuý
a) Không có người của địa phương, cơ quan, đơn vị trồng cây có chứa chất ma tuý; không có diện tích trồng cây có chứa chất ma tuý tại địa bàn.
Đạt
20
b) Không thuộc trường hợp a.
Không đạt
0
Ghi chú:
1. Người của địa phương là người có hộ khẩu thường trú hoặc có đăng ký tạm trú tại địa bàn.
2. Đơn vị đạt tiêu chuẩn không có ma tuý tối thiểu phải đạt 90 điểm trở lên; có điểm tại Mục a các tiêu chí 2, 3, 4, 5.
3. Đơn vị cơ bản đạt tiêu chuẩn 4 không về ma tuý tối thiểu phải đạt 70 điểm trở lên và không có điểm 0 tại các tiêu chí 2, 3, 4, 5.
TIÊU CHÍ PHÂN LOẠI ĐƠN VỊ TRỌNG ĐIỂM VỀ MA TÚY
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2733/QĐ-UBND ngày 14 tháng 10 năm 2014 của Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La)
STT
NỘI DUNG TIÊU CHÍ
A
XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN
I
Xã, phường, thị trấn trọng điểm về ma tuý: (Sau đây gọi chung là xã)
1
Xã trọng điểm về ma tuý loại I có một trong các tiêu chí sau
a
Có từ 100 người trở lên (bao gồm cả người tạm trú) nghiện ma tuý có hồ sơ, đang trong diện quản lý của xã; (không tính người đang cai nghiện tại Trung tâm GDLĐ và Trại tạm giam của Công an).
b
Có từ 05 điểm tệ nạn ma tuý trở lên đang có biểu hiện hoạt động.
c
Trong năm có từ 2.000 m2 trở lên diện tích trồng hoặc tái trồng cây có chứa chất ma tuý.
d
Trong năm có tỷ lệ đối tượng
phạm tội về ma túy trên số dân tại xã từ 0,5% trở lên; (bao gồm cả người tạm trú).
e
Có ít nhất 01 trong các tiêu chí của xã trọng điểm loại II đồng thời nằm trên tuyến trọng điểm về buôn bán, vận chuyển trái phép chất ma tuý, có nhiều đường giao thông huyết mạch.
2
Xã trọng điểm về ma tuý loại II có một trong các tiêu chí sau
a
Có từ 60 đến dưới 100 người (bao gồm cả người tạm trú) nghiện ma tuý có hồ sơ, đang trong diện quản lý của xã; (không tính người đang cai nghiện tại Trung tâm GDLĐ và Trại tạm giam của Công an).
b
Có từ 03 đến 04 điểm tệ nạn ma tuý đang hoạt động hoặc có biểu hiện hoạt động.
c
Trong năm có từ 1.000 m2 đến dưới 2.000 m2 diện tích trồng hoặc tái trồng cây có chứa chất ma tuý.
d
Trong năm có tỷ lệ đối tượng
phạm tội về ma túy trên số dân tại xã từ 0,3% đến dưới 0,5%; (bao gồm cả người tạm trú).
e
Có ít nhất 01 trong các tiêu chí của xã trọng điểm loại III và nằm trên tuyến trọng điểm về buôn bán, vận chuyển trái phép chất ma tuý, có nhiều đường giao thông huyết mạch.
3
Xã trọng điểm về ma tuý loại III có một trong các tiêu chí sau
a
Có từ 20 đến dưới 60 người (bao gồm cả người tạm trú) nghiện ma tuý có hồ sơ, đang trong diện quản lý của xã; (không tính người đang cai nghiện tại Trung tâm GDLĐ và Trại tạm giam của Công an)
b
Có từ 01 đến 02 điểm tệ nạn ma tuý đang hoạt động hoặc có biểu hiện hoạt động.
c
Trong năm có dưới 1.000 m2 diện tích trồng hoặc tái trồng cây có chứa chất ma tuý.
d
Trong năm có tỷ lệ đối tượng
phạm tội về ma túy trên số dân tại xã từ 0,1% đến dưới 0,3%; (bao gồm cả người tạm trú)
II
Xã có tệ nạn ma tuý
Là xã có dưới 20 người (bao gồm cả người tạm trú): Nghiện ma tuý có hồ sơ, đang trong diện quản lý của xã (không tính người đang cai nghiện tại Trung tâm GDLĐ và Trại tạm giam của Công an) hoặc trong năm có số người phạm tội về ma tuý chiếm tỷ lệ dưới 0,1% số dân của xã.
III
Xã không có tệ nạn ma tuý
Là xã trong năm không có người (bao gồm cả người tạm trú): Phạm tội về ma túy hoặc nghiện ma tuý đang trong diện quản lý; không có hoạt động tội phạm về ma tuý trên địa bàn và không có diện tích trồng, tái trồng cây có chứa chất ma túy.
B
BẢN, TIỂU KHU, TỔ DÂN PHỐ
I
Bản, tiểu khu, tổ dân phố trọng điểm về ma tuý (Sau đây gọi chung là bản)
1
Bản trọng điểm về ma tuý loại I có một trong các tiêu chí sau
a
Có tỷ lệ số người nghiện ma túy đang trong danh sách quản lý trên dân số của bản từ 30% trở lên. (bao gồm cả người tạm trú, không tính người đang cai nghiện tại Trung tâm GDLĐ và Trại tạm giam của Công an).
b
Có từ 03 điểm tệ nạn ma túy trở lên đang có biểu hiện hoạt động.
c
Trong năm có từ 700 m2 trở lên diện tích trồng hoặc tái trồng cây có chứa chất ma tuý.
d
Trong năm có tỷ lệ đối tượng
phạm tội về ma túy trên số dân tại bản từ 5% trở lên; (bao gồm cả người tạm trú).
e
Có ít nhất 01 trong các tiêu chí của bản trọng điểm loại II, đồng thời nằm trên tuyến trọng điểm về buôn bán, vận chuyển trái phép chất ma tuý, có nhiều đường giao thông huyết mạch.
2
Bản trọng điểm về ma tuý loại II có một trong các tiêu chí sau
a
Có tỷ lệ số người nghiện ma túy đang trong danh sách quản lý trên dân số của bản từ 20% đến dưới 30%. (bao gồm cả người tạm trú, không tính người đang cai nghiện tại Trung tâm GDLĐ và Trại tạm giam của Công an).
b
Có 02 điểm tệ nạn ma túy đang có biểu hiện hoạt động.
c
Trong năm có từ 400 m2 đến dưới 700 m2 diện tích trồng hoặc tái trồng cây có chứa chất ma tuý.
d
Trong năm có tỷ lệ đối tượng
phạm tội về ma túy trên số dân tại bản từ 3% đến dưới 5% (bao gồm cả người tạm trú).
e
Có ít nhất 01 trong các tiêu chí của bản trọng điểm loại III, đồng thời nằm trên tuyến trọng điểm về buôn bán, vận chuyển trái phép chất ma tuý, có nhiều đường giao thông huyết mạch.
3
Bản trọng điểm về ma tuý loại III có một trong các tiêu chí sau
a
Có tỷ lệ số người nghiện ma túy đang trong danh sách quản lý trên dân số của bản từ 10% đến dưới 20%. (bao gồm cả người tạm trú, không tính người đang cai nghiện tại Trung tâm GDLĐ và Trại tạm giam của Công an)
b
Có 01 điểm tệ nạn ma túy đang có biểu hiện hoạt động.
c
Trong năm có dưới 400 m2 diện tích trồng cây có chứa chất ma tuý.
d
Trong năm có tỷ lệ đối tượng
phạm tội về ma túy trên số dân tại bản từ 1% đến dưới 3% (bao gồm cả người tạm trú).
II
Bản có tệ nạn ma tuý
Là bản có số người (bao gồm cả người tạm trú) nghiện ma tuý có hồ sơ, đang trong diện quản lý dưới 10%; (không tính người đang cai nghiện tại Trung tâm GDLĐ và Trại tạm giam của Công an) hoặc trong năm có số người phạm tội về ma tuý chiếm tỷ lệ dưới 1% số dân của bản.
III
Bản không có tệ nạn ma tuý
Là bản trong năm không có người (bao gồm cả người tạm trú): Phạm tội về ma túy hoặc nghiện ma tuý đang trong diện quản lý; không có hoạt động tội phạm về ma tuý trên địa bàn và không có diện tích trồng, tái trồng cây có chứa chất ma túy. | {
"issuing_agency": "Tỉnh Sơn La",
"promulgation_date": "14/10/2014",
"sign_number": "2733/QĐ-UBND",
"signer": "Phạm Văn Thủy",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Quyet-dinh-126-QD-UBND-nam-2013-cong-bo-van-ban-phap-luat-Lang-Son-het-hieu-luc-194339.aspx | Quyết định 126/QĐ-UBND năm 2013 công bố văn bản pháp luật Lạng Sơn hết hiệu lực | UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH LẠNG SƠN
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 126/QĐ-UBND
Lạng Sơn, ngày 28 tháng 01 năm 2013
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC CÔNG BỐ VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT DO UBND TỈNH LẠNG SƠN BAN HÀNH ĐÃ HẾT HIỆU LỰC TOÀN BỘ VĂN BẢN
CHỦ TỊCH UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND ngày 03/12/2004;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 03/6/2008;
Căn cứ Nghị định số 91/2006/NĐ-CP ngày 06/9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp tại Tờ trình số: 09/TTr-STP ngày 18 tháng 01 năm 2013,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố Danh mục 11 văn bản quy phạm pháp luật do UBND tỉnh Lạng Sơn ban hành đã hết hiệu lực toàn bộ văn bản.
(Có Danh mục văn bản kèm theo)
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
CHỦ TỊCH
Vy Văn Thành
DANH MỤC
CÁC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT DO UBND TỈNH LẠNG SƠN BAN HÀNH ĐÃ HẾT HIỆU LỰC TOÀN BỘ VĂN BẢN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 126/QĐ-UBND ngày 28/01/2013 của Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn ) Thời điểm rà soát đến ngày 31/12/2012
Số TT
Hình thức Văn bản
Số, kí hiệu Văn bản
Ngày, tháng năm ban hành
Trích yếu văn bản
Phạm vi hết hiệu lực
Lý do hết hiệu lực của văn bản
Ghi chú
1
2
3
4
5
6
7
8
01
Quyết định
07/2004/QĐ-UB
12/02/2004
Về việc quy định mức thu phí sử dụng đường bộ vào các cửa khẩu và các cặp chợ biên giới trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
Toàn bộ văn bản
Bị bãi bỏ bởi Quyết định số 26/2012/QĐ- UBND ngày 20/12/2012 của UBND tỉnh ban hành quy định về mức thu, cơ quan tổ chức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng; tỷ lệ phần trăm (%) phân chia Phí sử dụng bến bãi đối với phương tiện vận tải chở hàng hóa ra vào khu vực cửa khẩu, cặp chợ biên giới trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
02
Quyết định
18/2007/QĐ-UBND
15/3/2007
Về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí đấu giá trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
Toàn bộ văn bản
Bị bãi bỏ bởi Quyết định số 29/2012/QĐ-UBND ngày 20/12/2012 của UBND tỉnh về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng Phí đấu giá tài sản; Phí tham gia đấu giá tài sản trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
03
Quyết định
27/2007/QĐ- UBND
01/8/2007
Về mức thu, đơn vị thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí Vệ sinh trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
Toàn bộ văn bản
Được thay thế bằng Quyết định số 19/2012/QĐ-UBND ngày 20/7/2012 của UBND tỉnh Ban hành về mức thu, đơn vị thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí Vệ sinh trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
04
Quyết định
35/2008/QĐ-UBND
29/12/2008
Về việc quy định tỷ lệ thu lệ phí trước bạ ô tô chở người dưới 10 chỗ ngồi (kể cả lái xe) trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
Toàn bộ văn bản
Được thay thế bằng Quyết định số 27/2012/QĐ- UBND ngày 20/12/2012 của UBND tỉnh về tỷ lệ thu, chế độ thu, nộp Lệ phí trước bạ đối với ô tô chở người dưới 10 chỗ ngồi (kể cả lái xe) trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
05
Quyết định
14/2009/QĐ-UBND
07/9/2009
Về mức thu và tỷ lệ phần trăm (%) được trích để lại cho cơ quan tổ chức thu Phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
Toàn bộ văn bản
Được thay thế bằng Quyết định số 31/2012/QĐ-UBND ngày 20/12/2012 của UBND tỉnh về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng Phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
06
Quyết định
16/2009/QĐ- UBND
11/9/2009
Về điều chỉnh một số mức thu Phí vệ sinh trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
Toàn bộ văn bản
Được thay thế bằng Quyết định số 19/2012/QĐ-UBND ngày 20/7/2012 của UBND tỉnh Ban hành về mức thu, đơn vị thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí Vệ sinh trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
07
Quyết định
19/2009/QĐ-UBND
21/9/2009
Về Ban hành Quy định một số chế độ, định mức chi tiêu tài chính phục vụ hoạt động của Hội đồng nhân dân các cấp tỉnh Lạng Sơn
Toàn bộ văn bản
Được thay thế bằng Quyết định số 21/2012/QĐ-UBND ngày 20/8/2012 của UBND tỉnh Ban hành Quy định một số chế độ, định mức chi tiêu tài chính phục vụ hoạt động của Hội đồng nhân dân các cấp tỉnh Lạng Sơn
08
Quyết định
09/2011/QĐ-UBND
27/5/2011
V/v sửa đổi, bổ sung đơn vị tổ chức thu Phí vệ sinh tại Quyết định số 27/2007/QĐ-UBND ngày 01/8/2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn
Toàn bộ văn bản
Được thay thế bằng Quyết định số 19/2012/QĐ-UBND ngày 20/7/2012 của UBND tỉnh Ban hành về mức thu, đơn vị thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí Vệ sinh trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
09
Quyết định
22/2011/QĐ-UBND
21/12/2011
Ban hành quy định về giá các loại đất năm 2012 trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
Toàn bộ văn bản
Được quy định trong văn bản
10
Quyết định
06/2012/QĐ-UBND
20/4/2012
Về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng Phí sử dụng bến bãi đối với phương tiện vận tải chở hàng hóa ra vào khu vực cửa khẩu, cặp chợ biên giới trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
Toàn bộ văn bản
Được thay thế bằng Quyết định số 26/2012/QĐ- UBND ngày 20/12/2012 của UBND tỉnh ban hành về mức thu, cơ quan tổ chức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng; tỷ lệ phần trăm (%) phân chia Phí sử dụng bến bãi đối với phương tiện vận tải chở hàng hóa ra vào khu vực cửa khẩu, cặp chợ biên giới trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
11
Quyết định
07/2012/QĐ-UBND
20/4/2012
Về tỷ lệ phần trăm (%) phân chia Phí sử dụng bến bãi đối với phương tiện vận tải chở hàng hóa ra vào khu vực cửa khẩu, cặp chợ biên giới trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
Toàn bộ văn bản
Được thay thế bằng Quyết định số 26/2012/QĐ- UBND ngày 20/12/2012 của UBND tỉnh ban hành về mức thu, cơ quan tổ chức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng; tỷ lệ phần trăm (%) phân chia Phí sử dụng bến bãi đối với phương tiện vận tải chở hàng hóa ra vào khu vực cửa khẩu, cặp chợ biên giới trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
* Danh mục này ấn định: 11 văn bản ./. | {
"issuing_agency": "Tỉnh Lạng Sơn",
"promulgation_date": "28/01/2013",
"sign_number": "126/QĐ-UBND",
"signer": "Vy Văn Thành",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Dich-vu-phap-ly/Ke-hoach-100-KH-UBND-2023-tro-giup-phap-ly-cho-nguoi-khuyet-tat-Hue-560191.aspx | Kế hoạch 100/KH-UBND 2023 trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật Huế | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 100/KH-UBND
Thừa Thiên Huế, ngày 16 tháng 3 năm 2023
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TRỢ GIÚP PHÁP LÝ CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT, NGƯỜI KHUYẾT TẬT CÓ KHÓ KHĂN VỀ TÀI CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ NĂM 2023
Thực hiện Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017 và các văn bản quy định chi tiết thi hành; Quyết định số 28/QĐ-BTP ngày 10 tháng 01 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý đối với người khuyết tật, người khuyết tật có khó khăn về tài chính năm 2023, Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành kế hoạch thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật, người khuyết tật có khó khăn về tài chính trên địa bàn tỉnh với các nội dung như sau:
I. MỤC TIÊU, YÊU CẦU
1. Mục tiêu
Đẩy mạnh hoạt động truyền thông; nâng cao chất lượng, hiệu quả vụ việc trợ giúp pháp lý đối với người khuyết tật thuộc diện được trợ giúp pháp lý nói chung (sau đây viết tắt là người khuyết tật), người khuyết tật có khó khăn về tài chính nói riêng, được cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí theo quy định của pháp luật về trợ giúp pháp lý.
2. Yêu cầu
a) Bám sát nội dung chính sách trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật trong Đề án trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2021 - 2030 ban hành kèm theo Quyết định số 1190/QĐ-TTg ngày 05/8/2020 của Thủ tướng Chính phủ và Kế hoạch thực hiện Công ước của Liên hợp quốc về quyền của người khuyết tật ban hành kèm theo Quyết định số 1100/QĐ-TTg ngày 21/6/2016 của Thủ tướng Chính phủ; Kế hoạch tổ chức thực hiện Chỉ thị số 39-CT/TW ngày 01 tháng 11 năm 2019 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XII về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác người khuyết tật được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 753/QĐ-TTg ngày 03/6/2020, bảo đảm phù hợp với quy định của Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017;
b) Việc triển khai thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý đối với người khuyết tật, người khuyết tật có khó khăn về tài chính có thể lồng ghép với hoạt động trợ giúp pháp lý khác nhằm đảm bảo khả thi, hiệu quả.
II. HOẠT ĐỘNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TRỢ GIÚP PHÁP LÝ CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT THUỘC DIỆN ĐƯỢC TRỢ GIÚP PHÁP LÝ
1. Tăng cường hoạt động truyền thông, khả năng tiếp cận trợ giúp pháp lý đối với người khuyết tật, người khuyết tật có khó khăn về tài chính
Hoạt động 1: Truyền thông về trợ giúp pháp lý qua các đợt trợ giúp pháp lý lưu động tại cơ sở; kết hợp hướng dẫn, giải thích quyền được trợ giúp pháp lý của người khuyết tật, người khuyết tật có khó khăn về tài chính; phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan lồng ghép việc truyền thông trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật, người khuyết tật có khó khăn về tài chính với chương trình, đề án khác về người khuyết tật ở địa phương, nhất là tại xã, phường, thị trấn nơi có đông người khuyết tật sinh sống; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, mạng xã hội trong hoạt động truyền thông để tăng cường khả năng tiếp cận cho người khuyết tật, người khuyết tật có khó khăn về tài chính.
a) Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp (Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước).
b) Đơn vị phối hợp: Báo Thừa Thiên Huế; cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, cơ sở giam giữ, trại giam, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Hội Người khuyết tật, các cơ sở trợ giúp xã hội, trường học, cơ sở kinh doanh, các tổ chức của người khuyết tật.
c) Thời gian thực hiện: Cả năm
d) Kết quả đầu ra: Các sản phẩm truyền thông được thực hiện (truyền thanh, bảng tin; kênh truyền thông mạng xã hội...), nâng cao nhận thức của người khuyết tật, người khuyết tật có khó khăn về tài chính về hoạt động trợ giúp pháp lý và quyền được trợ giúp pháp lý.
Hoạt động 2: Biên soạn và phát hành các ấn phẩm với nhiều hình thức có nội dung về chính sách trợ giúp pháp lý và quyền được trợ giúp pháp lý của người khuyết tật, người khuyết tật có khó khăn về tài chính.
a) Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp (Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước).
b) Đơn vị phối hợp: Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, cơ sở giam giữ và trại giam, Ủy ban nhân dân cấp xã, Hội Người khuyết tật, các cơ sở trợ giúp xã hội, cơ sở kinh doanh, các tổ chức khác của người khuyết tật.
c) Thời gian thực hiện: Quý II/2023.
d) Kết quả đầu ra: Bảng thông tin, hộp tin, tờ thông tin về trợ giúp pháp lý, tờ gấp pháp luật có nội dung liên quan dành cho người khuyết tật để cung cấp cho cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, cơ sở giam giữ và trại giam, Hội Người khuyết tật, các cơ sở trợ giúp xã hội, trường học, cơ sở kinh doanh, các tổ chức khác của người khuyết tật và các cơ quan, tổ chức có liên quan.
Hoạt động 3: Tổ chức hoạt động truyền thông về trợ giúp pháp lý nhân dịp kỷ niệm 25 năm “Ngày Người khuyết tật Việt Nam” (18/4/1998-18/4/2023) và “Ngày Quốc tế người khuyết tật (3/12)” bằng các hình thức phù hợp.
a) Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp (Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước).
b) Đơn vị phối hợp: Báo Thừa Thiên Huế; cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, cơ sở giam giữ, trại giam, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Hội Người khuyết tật, các cơ sở trợ giúp xã hội, trường học, cơ sở kinh doanh, các tổ chức của người khuyết tật.
c) Thời gian thực hiện: Tháng 4, tháng 12/2023
d) Kết quả đầu ra: Các hoạt động về trợ giúp pháp lý được thực hiện phù hợp với tình hình thực tế.
2. Bồi dưỡng, tập huấn cho người làm công tác trợ giúp pháp lý
Hoạt động: Đội ngũ người làm công tác trợ giúp pháp lý được tiếp thu kiến thức và kỹ năng nghiệp vụ trợ giúp pháp lý theo từng lĩnh vực pháp luật đối với người khuyết tật, người khuyết tật có khó khăn về tài chính.
a) Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp (Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước) cử Trợ giúp viên pháp lý tham dự các khóa bồi dưỡng, đào tạo của địa phương và trung ương.
b) Kết quả đầu ra: Bảo đảm trên 70% Trợ giúp viên pháp lý được tập huấn, nâng cao năng lực, kỹ năng trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật, người khuyết tật có khó khăn về tài chính.
3. Thực hiện trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật, người khuyết tật có khó khăn về tài chính.
Hoạt động: Thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật, người khuyết tật có khó khăn về tài chính nhất là vụ việc trợ giúp pháp lý tham gia tố tụng. Chú trọng thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý mà người khuyết tật là bị hại trong các vụ án hình sự, bị đơn trong các vụ án dân sự, hành chính và là nạn nhân trong các vụ việc bị bạo lực, bạo hành, mua bán.
a) Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp (Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước).
b) Đơn vị phối hợp: Các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, cơ sở giam giữ, trại giam, Ủy ban nhân dân cấp xã và Hội Người khuyết tật, các cơ sở trợ giúp xã hội, cơ sở kinh doanh, các tổ chức khác của người khuyết tật và các cơ quan, tổ chức có liên quan.
c) Thời gian thực hiện: Khi nhận được yêu cầu.
d) Kết quả đầu ra: Bảo đảm 100% người khuyết tật thuộc đối tượng được trợ giúp pháp lý được cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí khi có yêu cầu.
4. Theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật có khó khăn về tài chính
Hoạt động: Theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý đối với người khuyết tật, người khuyết tật có khó khăn về tài chính và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
a) Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp
b) Đơn vị phối hợp: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Hội Người khuyết tật, các cơ sở trợ giúp xã hội, cơ sở kinh doanh, các tổ chức khác của người khuyết tật.
c) Thời gian thực hiện: Từ Quý I đến Quý IV.
d) Kết quả đầu ra: Các văn bản hướng dẫn, kết quả kiểm tra.
III. KINH PHÍ THỰC HIỆN
1. Kinh phí thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật có khó khăn về tài chính được bố trí trong ngân sách chi hoạt động năm 2023 của Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh; các Chương trình mục tiêu quốc gia; Đề án liên quan khác theo phân cấp của pháp luật về ngân sách nhà nước; đóng góp, hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước (nếu có).
2. Sở Tư pháp (Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước) lập dự toán kinh phí đối với các hoạt động theo Kế hoạch này. Việc lập, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật theo Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Tư pháp
Triển khai có hiệu quả chính sách trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật, người khuyết tật có khó khăn về tài chính trên địa bàn tỉnh; bám sát các nhiệm vụ cụ thể được giao tại Mục II của Kế hoạch này.
2. Sở Tài chính
Phối hợp với Sở Tư pháp hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Kế hoạch theo quy định.
3. Các sở, ban, ngành liên quan
Căn cứ chức năng nhiệm vụ của mình để chủ động phối hợp với Sở Tư pháp triển khai Kế hoạch này đảm bảo thời gian, tiến độ quy định.
4. Các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, cơ sở giam giữ và trại giam
Đề nghị các cơ quan chủ động phối hợp với Sở Tư pháp triển khai thực hiện các nhiệm vụ đã được nêu tại nội dung Kế hoạch này.
5. Hội Người khuyết tật - Bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi tỉnh
Phối hợp với Sở Tư pháp (Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước) thực hiện các hoạt động liên quan để hỗ trợ có hiệu quả công tác trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật có khó khăn về tài chính.
6. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã và thành phố Huế
Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã tạo điều kiện để Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước và đội ngũ trợ giúp viên pháp lý thực hiện có hiệu quả công tác trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật có khó khăn về tài chính.
V. CHẾ ĐỘ BÁO CÁO
1. Các sở, ban, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân cấp huyện triển khai, báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch này cho Ủy ban nhân dân tỉnh (thông qua Sở Tư pháp) để tổng hợp trước ngày 20/11/2023.
2. Trong quá trình triển khai thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, đơn vị phản ánh về Sở Tư pháp để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh kịp thời chỉ đạo./.
Nơi nhận:
- Bộ Tư pháp (Cục Trợ giúp pháp lý);
- Thường trực Tỉnh ủy, HĐND tỉnh;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Các sở: Tư pháp, Tài chính, LĐTB &XH;
- UBND các huyện, thị xã và thành phố Huế;
- VP UBND tỉnh: CVP và các PCVP;
- Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh;
- Hội Người khuyết tật tỉnh;
- Lưu: VT, TP.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Thanh Bình | {
"issuing_agency": "Tỉnh Thừa Thiên Huế",
"promulgation_date": "16/03/2023",
"sign_number": "100/KH-UBND",
"signer": "Nguyễn Thanh Bình",
"type": "Kế hoạch"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bat-dong-san/Quyet-dinh-74-2006-QD-UBND-don-gia-thue-dat-thue-mat-nuoc-121428.aspx | Quyết định 74/2006/QĐ-UBND đơn giá thuê đất, thuê mặt nước | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH PHÚC
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 74/2006/QĐ-UBND
Vĩnh Yên, ngày 06 tháng 10 năm 2006
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC QUY ĐỊNH ĐƠN GIÁ THUÊ ĐẤT, THUÊ MẶT NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC
ỦY BAN NHÂN DÂN
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật đất đai số 13/2003/QH 11 ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ về việc phương pháp xác định các loại giá đất và khung giá các loại đất;
Căn cứ Nghị định số 142/2005/NĐ-CP ngày 14/11/2005 của Chính phủ về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước;
Căn cứ Thông tư của Bộ Tài chính số 114/2004/TT-BTC ngày 26/11/2004 hướng dẫn thực hiện Nghị định 188/2004/NĐ-CP; Thông tư số 120/2005/TT-BTC ngày 30/12/2005 hướng dẫn thực hiện Nghị định 142/2005/NĐ-CP;
Xét đề nghị của Sở Tài chính tại Tờ trình số 508/TTr-TC ngày 16/6/2006 và sau khi có ý kiến thống nhất các sở, ngành, huyện, thị xã,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Bản quy định về đơn giá thuê đất, thuê mặt nước trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
Điều 2. Giao thủ trưởng các ngành: Tài chính, Tài nguyên - Môi trường, Cục thuế tỉnh và Chủ tịch UBND các huyện, thị xã có trách nhiệm triển khai đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Quyết định này theo nhiệm vụ của từng cơ quan đã được quy định tại nghị định số 142/2005/NĐ-CP ngày 14/11/2005 của Chính phủ và Thông tư số 120/2005/TT-BTC ngày 30/12/2005 của Bộ Tài chính.
Điều 3. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký, áp dụng cho năm 2006 và ổn định trong 05 năm (2006- 2010).
Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Tài chính, Kế hoạch - Đầu tư, Tài nguyên - Môi trường; Cục trưởng Cục thuế; Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và cá nhân liên quan căn cứ quyết định thi hành./.
TM. UỶ BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Trần Ngọc Ái
QUY ĐỊNH
VỀ ĐƠN GIÁ THUÊ ĐẤT, THUÊ MẶT NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC.
(Kèm theo Quyết định số 74/2006/QĐ-UBND ngày 06/10/2006 của UBND tỉnh)
Điều 1. Đối tượng, phạm vi áp dụng.
1- Quy định này ban hành đơn giá thuê đất, thuê mặt nước cho từng loại đất áp dụng trên địa bàn tỉnh Vĩnh phúc, làm căn cứ để xác định tiền thuê đất khi Nhà nước cho thuê đất hoặc chuyển từ hình thức giao đất sang cho thuê đất.
2- Đối tượng thu tiền thuê đất, thuê mặt nước:
Thực hiện theo quy định tại điều 2 Nghị định 142/2005/NĐ-CP ngày 14/11/2005 của Chính phủ.
3- Trường hợp cho thuê đất theo hình thức đấu giá thì giá trúng đấu giá không được thấp hơn đơn giá thuê đất quy định tại quyết định này.
Điều 2. Đơn giá thuê đất, thuê mặt nước.
1- Đơn giá thuê đất một năm tính bằng tỷ lệ % giá đất theo mục đích sử dụng đất thuê theo bảng giá đất do UBND tỉnh ban hành công bố ngày 01 tháng 01 hàng năm.
Đơn giá thuê đất trong trường hợp đấu giá quyền sử dụng đất thuê hoặc đầu thầu dự án có sử dụng đất là đơn giá trúng đấu giá.
2- Giá thuê mặt nước áp dụng cho từng dự án cụ thể theo khung giá quy định tại Nghị định 142/2005/NĐ-CP của Chính phủ.
Điều 3. Tỷ lệ % để tính đơn giá thuê đất.
1. Thuê đất để SXKD phi nông nghiệp, thuê đất để xây dựng Khu công nghiệp, Cụm công nghiệp và khu đô thị dịch vụ trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc: tỷ lệ bằng 0,5% giá đất SXKD phi nông nghiệp cùng vị trí, cùng địa bàn.
2. Thuê đất để SXKD phi nông nghiệp, thuê đất để xây dựng Khu công nghiệp, Cụm công nghiệp và khu đô thị dịch vụ trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc tại vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của Chính phủ: tỷ lệ bằng 0,25% giá đất SXKD phi nông nghiệp cùng vị trí, cùng địa bàn.
3. Thuê đất để SXKD nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc: tỷ lệ bằng 0,5% giá đất cùng loại đất, hạng đất, cùng địa bàn.
Điều 4. Áp dụng giá thuê đất, thuê mặt nước.
1. Dự án thuê đất, thuê mặt nước từ ngày 01/01/2006 áp dụng đơn giá thuê đất theo quy định tại Quyết định này.
2. Dự án thuê đất, thuê mặt nước trước ngày 01/01/2006 mà nộp tiền thuê đất hàng năm, thì nay xác định lại đơn giá thuê đất theo quy định tại quyết định này và được áp dụng kể từ ngày 01/01/2006; Trường hợp đã nộp trước tiền thuê đất cho nhiều năm thì khi hết thời hạn nộp tiền thuê đất, cơ quan có thẩm quyền xác định đơn giá thuê đất của thời gian thuê đất còn lại theo đơn giá thuê đất tại thời điểm.
Điều 5. Tổ chức thực hiện:
1- Cơ quan Tài chính :
1.1- Đơn giá thuê đất: Căn cứ vào giá đất của UBND tỉnh ban hành, căn cứ đơn giá thuê đất (tỷ lệ %) do UBND tỉnh quy định; Căn cứ vào vị trí, mục đích sử dụng đất của từng dự án, từng trường hợp do cơ quan Tài nguyên & môi trường chuyển đến:
- Giám đốc Sở Tài chính chủ trì phối hợp với các ngành liên quan xác định giá thuê đất cho từng dự án cụ thể đối với trường hợp tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài; tổ chức, cá nhân nước ngoài thuê đất. Trên cơ sở đó ra quyết định giá thuê đất cho từng dự án, từng trường hợp cụ thể và chuyển đến cơ quan Tài nguyên - Môi trường, cơ quan Thuế cùng cấp.
- Chủ tịch UBND cấp huyện thị quyết định đơn giá thuê đất cho từng trường hợp cụ thể đối với hộ gia đình, cá nhân trong nước thuê đất.
1.2- Đơn giá thuê mặt nước: Sở Tài chính phối hợp với các ngành liên quan trình UBND tỉnh quyết định giá thuê cho từng dự án (không phân cấp như đối với tiền thuê đất).
2- Cơ quan Tài nguyên & Môi trường :
- Xác định loại đất, mục đích sử dụng đất, diện tích đất thuê, các loại giấy tờ liên quan khác về thuê đất, thuê mặt nước; chuyển từ giao đất, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất sang thuê đất.
- Xác định vị trí, hạng đất, phân hạng đất.
- Hướng dẫn cá nhân, tổ chức thuê đất lập hồ sơ, trình tự tiếp nhận, chuyển giao hồ sơ cho cơ quan Tài chính, cơ quan Thuế cùng cấp để làm căn cứ xác định giá thuê đất, thuê mặt nước.
3- Cơ quan Thuế :
- Xác định số tiền thuê đất, thuê mặt nước và thông báo cho người nộp theo quy định.
- Giải thích những vướng mắc cho người nộp tiền thuê đất, thuê mặt nước, giải quyết khiếu nại về tiền thuế đất, thuê mặt nước.
4- Cơ quan Kho Bạc Nhà nước:
- Thu đủ số tiền thuê vào kho bạc nhà nước theo thông báo nộp tiền thuê đất, thuê mặt nước.
- Không được chuyển việc thu tiền sang ngày hôm sau khi đã nhận đủ thủ tục nộp tiền.
Điều 6. Điều khoản thi hành:
1- Những nội dung không quy định trong văn bản này thì thực hiện theo Nghị định số 142/2005/NĐ-CP ngày 14/11/2005 của Chính phủ và Thông tư số 120/2005/TT-BTC ngày 30/12/2005 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 142/2005/NĐ-CP của Chính phủ.
2- Đơn giá thuê đất, thuê mặt nước được áp dụng từ ngày 01/01/2006, thực hiện cho năm 2006 và ổn định trong thời gian 5 năm. Hết thời gian ổn định, Giám đốc Sở Tài chính trình UBND tỉnh quyết định điều chỉnh đơn giá thuê đất áp dụng cho thời hạn tiếp theo.
3- Trong quá trình thực hiện, nếu có những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung hoặc có vướng mắc thì các nghành, UBND các huyện thị làm văn bản báo cáo UBND tỉnh và sở Tài chính để giải quyết./. | {
"issuing_agency": "Tỉnh Vĩnh Phúc",
"promulgation_date": "06/10/2006",
"sign_number": "74/2006/QĐ-UBND",
"signer": "Trần Ngọc Ái",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bat-dong-san/Quyet-dinh-184-QD-UBND-nam-2013-ke-hoach-su-dung-dat-5-nam-20112015-Tu-Son-Bac-Ninh-217549.aspx | Quyết định 184/QĐ-UBND năm 2013 kế hoạch sử dụng đất 5 năm 20112015 Từ Sơn Bắc Ninh | UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẮC NINH
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 184/QĐ-UBND
Bắc Ninh, ngày 17 tháng 5 năm 2013
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC XÉT DUYỆT QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2020, KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT 5 NĂM KỲ ĐẦU (2011-2015) CỦA THỊ XÃ TỪ SƠN
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC NINH
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Đất đai ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai;
Căn cứ Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư;
Căn cứ Thông tư số 19/2009/TT-BTNMT ngày 02/11/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
Căn cứ Nghị quyết số 07/NQ-CP của Chính phủ về quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) tỉnh Bắc Ninh;
Xét đề nghị của: UBND thị xã Từ Sơn tại Tờ trình số 15/TTr-UBND ngày 26/3/2013; Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 10/TTr-TNMT ngày 10/5/2013,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) của thị xã Từ Sơn, với các nội dung chủ yếu như sau:
1. Các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020:
1.1. Diện tích, cơ cấu các loại đất:
STT
Chỉ tiêu
Hiện trạng năm 2010
Quy hoạch đến năm 2020
Diện tích (ha)
Cơ cấu (%)
Cấp trên phân bổ (ha)
Địa phương xác định (ha)
Tổng số
Diện tích (ha)
Cơ cấu (%)
TỔNG DIỆN TÍCH TỰ NHIÊN
6.133,23
100,00
6.133,23
100,00
6.133,23
100,00
1
Đất nông nghiệp
3.113,84
50,77
1.612,16
344,61
1.956,77
31,90
Trong đó:
1.1
Đất lúa nước
2.863,90
46,69
1.893,38
0,00
1.893,38
30,87
Trong đó: đất chuyên trồng lúa nước
2.863,90
46,69
1.893,38
0,00
1.893,38
30,87
1.2
Đất trồng cây lâu năm
32,26
0,53
0,00
0,00
0,00
0,00
1.3
Đất rừng sản xuất
1,34
0,02
1,34
0,00
1,34
0,02
1.4
Đất nuôi trồng thuỷ sản
211,25
3,44
62,05
0,00
62,05
1,01
2
Đất phi nông nghiệp
2.998,57
48,89
4.521,07
-344,61
4.176,46
68,10
Trong đó:
2.1
Đất xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp
41,08
0,67
45,18
0,00
45,18
0,74
2.2
Đất quốc phòng
3,82
0,06
28,82
0,00
28,82
0,47
2.3
Đất an ninh
0,57
0,01
17,37
0,00
17,37
0,28
2.4
Đất khu, cụm công nghiệp
487,99
7,96
1.038,99
0,00
1.038,99
16,94
Đất xây dựng khu công nghiệp
292,00
4,76
670,00
0,00
670,00
10,92
Đất xây dựng cụm công nghiệp
195,99
3,20
368,99
0,00
368,99
6,02
2.5
Đất cơ sở sản xuất kinh doanh
124,89
2,04
323,69
-138,12
185,57
3,03
2.6
Đất sản xuất vật liệu xây dựng gốm sứ
19,61
0,32
24,61
0,00
24,61
0,40
2.7
Đất di tích danh thắng
21,62
0,35
37,42
0,00
37,42
0,61
2.8
Đất bãi thải, xử lý chất thải
2,72
0,04
29,72
0,00
29,72
0,48
2.9
Đất tôn giáo, tín ngưỡng
24,03
0,39
24,23
0,00
24,23
0,40
2.10
Đất nghĩa trang, nghĩa địa
59,15
0,96
79,15
0,00
79,15
1,29
2.11
Đất có mặt nước chuyên dùng
174,31
2,84
24,23
0,00
24,23
0,40
2.12
Đất phát triển hạ tầng
1.277,06
20,82
1.698,26
-139,58
1.558,68
25,41
Trong đó:
Đất cơ sở văn hoá
66,40
1,08
68,90
0,00
68,90
1,12
Đất cơ sở y tế
17,35
0,28
18,85
0,00
18,85
0,31
Đất cơ sở giáo dục - đào tạo
151,09
2,46
191,09
0,00
191,09
3,12
Đất cơ sở thể dục - thể thao
11,42
0,19
81,42
0,00
81,42
1,33
2.13
Đất ở tại đô thị
390,34
6,36
556,34
0,00
556,34
9,07
2.14
Đất ở tại nông thôn
363,6
5,93
522,3
0,00
522,3
8,52
3
Đất chưa sử dụng
20,82
0,34
-
0,00
0,00
0,00
1.2. Diện tích chuyển mục đích sử dụng đất:
Đơn vị tính: ha
STT
Loại đất
Mã
Cả thời kỳ
Giai đoạn 2011-2015
Giai đoạn 2016-2020
Đất nông nghiệp chuyển sang phi nông nghiệp
NNP/PNN
1.172,65
648,30
524,35
Trong đó:
1
Đất lúa nước
DLN/PNN
988,46
550,94
437,52
2
Đất trồng cây lâu năm
CLN/PNN
32,26
4,68
27,58
3
Đất nuôi trồng thuỷ sản
NTS/PNN
149,20
90,00
59,20
4
Đất nông nghiệp còn lại
NCL/PNN
2,73
2,68
0,05
1.3. Diện tích đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng cho các mục đích:
Đơn vị tính: ha
STT
Mục đích sử dụng đất
Mã
Cả thời kỳ
Giai đoạn 2011-2015
Giai đoạn 2016-2020
1
Đất nông nghiệp
NNP
6,58
6,58
-
Trong đó:
1.1
Đất lúa nước
DLN
6,58
6,58
-
2
Đất phi nông nghiệp
PNN
14,24
8,43
5,81
Trong đó:
2.1
Đất ở tại đô thị
ODT
0,30
0,30
-
2.2
Đất khu, cụm công nghiệp
SKK
0,66
0,66
-
2.3
Đất phát triển hạ tầng
DHT
13,28
7,47
5,81
2. Vị trí, diện tích các khu vực đất phải chuyển đổi mục đích sử dụng được xác định theo bản đồ quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 tỷ lệ 1/10.000, Báo cáo thuyết minh tổng hợp quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) của thị xã Từ Sơn.
Điều 2. Phê duyệt kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu (2011-2015) của thị xã Từ Sơn, với các chỉ tiêu chủ yếu sau:
1. Diện tích các loại đất phân bổ trong kỳ kế hoạch:
Đơn vị tính: ha
STT
Loại đất
Mã
Diện tích năm hiện trạng
Diện tích theo năm (ha)
Năm 2011
Năm 2012
Năm 2013
Năm 2014
Năm 2015
Tổng diện tích tự nhiên
6.133,23
6.133,23
6.133,23
6.133,23
6.133,23
6.133,23
1
ĐẤT NÔNG NGHIỆP
NNP
3.113,84
2.985,40
2.927,70
2.846,01
2.677,74
2.481,12
Trong đó:
1.1
Đất lúa nước
DLN
2.863,90
2.749,50
2.698,61
2.629,17
2.481,20
2.330,90
Đất chuyên trồng lúa nước
LUC
2.863,90
2.749,50
2.698,61
2.629,17
2.481,20
2.330,90
1.2
Đất trồng cây lâu năm
CLN
32,26
31,36
30,43
28,79
28,79
27,58
1.3
Đất rừng sản xuất
RSX
1,34
1,34
1,34
1,34
1,34
1,34
1.4
Đất nuôi trồng thuỷ sản
NTS
211,25
199,22
193,62
184,26
165,07
121,25
1.5
Đất nông nghiệp còn lại
NKH
5,09
3,98
3,70
2,45
1,34
0,05
2
ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP
PNN
2.998,57
3.129,00
3.186,70
3.275,22
3.447,80
3.646,30
Trong đó:
2.1
Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp
CTS
41,08
41,08
42,69
44,60
44,31
44,08
2.2
Đất quốc phòng
CQP
3,82
3,82
3,82
3,82
3,82
24,82
2.3
Đất an ninh
CAN
0,57
0,55
0,75
2,05
2,05
16,36
2.4
Đất khu, cụm công nghiệp
SKK
487,99
584,00
607,00
632,00
901,56
831,99
Trong đó: Đất khu công nghiệp
292,00
292,00
292,00
365,81
496,00
496,00
Đất xây dựng cụm công nghiệp
195,99
292,00
315,00
266,19
405,56
335,99
2.5
Đất cơ sở sản xuất, kinh doanh
SKC
124,89
125,24
125,88
129,90
747,49
139,49
2.6
Đất sản xuất vật liệu xây dựng
SKX
19,61
19,61
20,41
21,31
-
22,76
2.7
Đất phát triển hạ tầng
CCC
1.277,06
1.300,45
1.327,86
1.358,29
1.392,94
1.426,39
2.7.1
Đất giao thông
DGT
721,69
746,22
753,99
765,24
779,23
790,23
2.7.2
Đất thuỷ lợi
DTL
301,15
301,03
301,03
302,79
305,93
310,26
2.7.3
Đất công trình năng lượng
DNL
1,83
1,83
1,83
1,83
1,83
1,83
2.7.4
Đất công trình bưu chính viễn thông
DBV
0,30
0,30
2.7.5
Đất cơ sở văn hoá
DVH
66,40
65,44
65,67
66,15
66,58
67,36
2.7.6
Đất cơ sở y tế
DYT
17,35
17,24
17,24
17,73
18,35
18,35
2.7.7
Đất cơ sở giáo dục - đào tạo
DGD
151,09
151,14
153,35
158,97
163,12
174,87
2.7.8
Đất cơ sở thể dục - thể thao
DTT
11,42
11,42
14,72
22,85
34,33
38,42
2.7.9
Đất chợ
DCH
5,83
5,83
6,73
9,43
10,27
11,67
2.8
Đất di tích, danh lam thắng cảnh
LDT
21,62
21,62
21,62
28,53
28,83
31,62
2.9
Đất bãi thải, xử lý chất thải
RAC
2,72
2,72
2,84
14,23
19,73
19,73
2.10
Đất tôn giáo, tín ngưỡng
TTN
24,03
24,03
24,03
24,03
24,23
24,23
2.11
Đất nghĩa trang, nghĩa địa
NTD
59,15
59,15
59,15
59,13
59,13
72,75
2.12
Đất sông suối và MN chuyên dùng
SMN
174,31
168,61
156,39
125,46
106,95
74,11
2.13
Đất ở tại nông thôn
ONT
363,60
366,50
375,04
383,04
393,14
405,05
2.14
Đất ở tại đô thị
ODT
390,34
403,84
411,44
441,05
463,33
506,34
3
ĐẤT CHƯA SỬ DỤNG
CSD
20,82
18,83
18,83
12,00
7,69
5,81
2. Kế hoạch chuyển mục đích sử dụng đất:
Đơn vị tính: ha
STT
Chỉ tiêu
Mã
Diện tích chuyển mục đích SD
Phân theo năm
Năm 2011
Năm 2012
Năm 2013
Năm 2014
Năm 2015
1
Đất nông nghiệp chuyển sang đất phi nông nghiệp
NNP/PNN
648,30
128,44
57,70
95,07
170,47
196,62
Trong đó:
1.1
Đất lúa nước
DLN/PNN
550,94
114,40
50,89
84,07
151,28
150,30
1.2
Đất trồng cây lâu năm
CLN/PNN
4,68
0,90
0,93
1,64
-
1,21
1.3
Đất nuôi trồng thuỷ sản
NTS/PNN
90,00
12,03
5,60
9,36
19,19
43,82
1.4
Đất nông nghiệp còn lại
NCL/PNN
2,68
1,11
0,28
-
-
1,29
3. Kế hoạch đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng:
Đơn vị tính: ha
STT
Chỉ tiêu
Mã
Diện tích đất chưa SD đưa vào SD
Phân theo năm
Năm 2011
Năm 2012
Năm 2013
Năm 2014
Năm 2015
1
Đất nông nghiệp
NNP
6,58
-
-
6,38
0,20
-
Trong đó:
1.1
Đất lúa nước
DLN
6,58
-
-
6,38
0,20
-
2
Đất phi nông nghiệp
PNN
8,43
1,99
-
0,45
4,11
1,88
Trong đó:
2.1
Đất ở tại đô thị
ODT
0,30
-
-
-
0,30
-
2.2
Đất khu, cụm công nghiệp
CSK
0,66
-
-
-
-
0,66
2.3
Đất phát triển hạ tầng
DHT
7,47
1,99
-
0,45
3,81
1,22
Điều 3. Căn cứ vào Quyết định này, UBND thị xã Từ Sơn có trách nhiệm:
1. Công bố rộng rãi phương án quy hoạch sử dụng đất được cấp có thẩm quyền xét duyệt trên các phương tiện thông tin đại chúng, kết hợp với tuyên truyền, phổ biến pháp luật đất đai để người dân nắm vững các quy định của pháp luật, sử dụng đất đúng mục đích, tiết kiệm, có hiệu quả, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững; ngăn chặn kịp thời các hiện tượng vi phạm Luật Đất đai.
2. Tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, rà soát quy hoạch của các ngành, lĩnh vực trong thị xã có sử dụng đất cho thống nhất với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đó được UBND tỉnh phê duyệt; việc xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải thống nhất chặt chẽ từ thị xã đến các xã, phường; có giải pháp cụ thể để huy động vốn và các nguồn lực khác đáp ứng vốn đầu tư cho việc thực hiện phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của thị xã.
3. Thực hiện thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo đúng thẩm quyền; đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt.
4. Tăng cường thanh tra, kiểm tra việc quản lý, sử dụng đất đai theo quy hoạch nhằm ngăn chặn kịp thời các vi phạm và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; xử lý các trường hợp đã được giao đất, cho thuê đất nhưng không sử dụng, sử dụng sai mục đích.
5. Có chính sách và biện pháp đầu tư thâm canh, tăng vụ, tăng năng suất cây trồng và chuyển đổi cây trồng hợp lý.
6. Chú trọng công tác đào tạo nguồn nhân lực, quan tâm giải quyết việc làm cho người lao động, đặc biệt ưu tiên đối với những vùng phải chuyển đổi nhiều đất nông nghiệp sang đất công nghiệp và xây dựng cơ sở hạ tầng.
7. Về chính sách tài chính đất đai: đa dạng hóa các hình thức như hợp tác kinh doanh, liên doanh liên kết, đầu tư theo hình thức Hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT), Hợp đồng xây dựng - chuyển giao - kinh doanh (BTO), Hợp đồng xây dựng - chuyển giao (BT). Tăng cường các nguồn thu từ đất, đặc biệt là dành quỹ đất thích hợp cho đấu giá để tạo vốn xây dựng cơ sở hạ tầng và phục vụ cho công tác quản lý đất đai, đầu tư đồng bộ kết hợp với bố trí các điểm dân cư tập trung.
8. Định kỳ hàng năm, UBND thị xã Từ Sơn báo cáo kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất để Ủy ban nhân dân tỉnh tổng hợp báo cáo Hội đồng nhân dân tỉnh.
Điều 4. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thị xã Từ Sơn, Thủ trưởng các Sở, ngành có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
TM. UBND TỈNH
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Tử Quỳnh | {
"issuing_agency": "Tỉnh Bắc Ninh",
"promulgation_date": "17/05/2013",
"sign_number": "184/QĐ-UBND",
"signer": "Nguyễn Tử Quỳnh",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Quyet-dinh-3931-QD-BYT-2020-cong-bo-thu-tuc-hanh-chinh-thuoc-quan-ly-cua-Bo-Y-te-452771.aspx | Quyết định 3931/QĐ-BYT 2020 công bố thủ tục hành chính thuộc quản lý của Bộ Y tế | BỘ Y TẾ
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------
Số: 3931/QĐ-BYT
Hà Nội, ngày 11 tháng 09 năm 2020
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC BÃI BỎ THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA BỘ Y TẾ ĐƯỢC QUY ĐỊNH TẠI THÔNG TƯ SỐ 14/2015/TT-BYT NGÀY 25/6/2015 CỦA BỘ Y TẾ
BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ
Căn cứ Nghị định số 75/2017/NĐ-CP ngày 20 tháng 6 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;
Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS, Bộ Y tế,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Bãi bỏ 03 thủ tục hành chính đã được ban hành tại Quyết định số 4308/QĐ- BYT ngày 19 tháng 10 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc công bố thủ tục hành chính mới thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Y tế (Danh mục cụ thể tại phụ lục chi tiết kèm theo).
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký, ban hành.
Điều 3. Các ông/bà: Chánh Văn phòng Bộ, Thủ trưởng các Vụ, Cục, Thanh tra Bộ, Tổng cục, Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như điều 3;
- PTTg Vũ Đức Đam (để báo cáo);
- Các đ/c Thứ trưởng (để biết);
- Cục Kiểm soát TTHC, VPCP;
- Cổng Thông tin điện tử- Bộ Y tế;
- Lưu: VT, AIDS.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Đỗ Xuân Tuyên
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC BÃI BỎ THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA BỘ Y TẾ
(Ban hành kèm theo Quyết định số /QĐ-BYT ngày …. tháng …. năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
TT
Số hồ sơ TTHC
Tên thủ tục hành chính
Tên VB QPPL quy định nội dung bãi bỏ
Lĩnh vực
Cơ quan thực hiện
A1
Thủ tục hành chính cấp trung ương
1.
B-BYT-286622
Duyệt dự trù và phân phối thuốc Methadone thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Y tế
Thông tư số 14/2015/TT-BYT ngày 25/6/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế về quản lý thuốc Methadone
Y tế dự phòng
Cục Phòng, chống HIV/AIDS - Bộ Y tế
2.
B-BYT-286624
Duyệt dự trù và phân phối thuốc Methadone thuộc thẩm quyền quản lý của Cơ quan đầu mối quản lý về y tế của các Bộ, ngành
Thông tư số 14/2015/TT-BYT ngày 25/6/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế về quản lý thuốc Methadone
Y tế dự phòng
Cơ quan đầu mối quản lý về y tế của các Bộ, ngành
A2
Thủ tục hành chính cấp tỉnh
1.
B-BYT-286623
Duyệt dự trù và phân phối thuốc Methadone thuộc thẩm quyền quản lý của Sở Y tế
Thông tư số 14/2015/TT-BYT ngày 25/6/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế về quản lý thuốc Methadone
Y tế dự phòng
Sở Y tế | {
"issuing_agency": "Bộ Y tế",
"promulgation_date": "11/09/2020",
"sign_number": "3931/QĐ-BYT",
"signer": "Đỗ Xuân Tuyên",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-chinh-nha-nuoc/Quyet-dinh-416-QD-UBND-2019-dich-vu-su-nghiep-su-dung-ngan-sach-Nganh-Tai-nguyen-Hoa-Binh-408612.aspx | Quyết định 416/QĐ-UBND 2019 dịch vụ sự nghiệp sử dụng ngân sách Ngành Tài nguyên Hòa Bình | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÒA BÌNH
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 416/QĐ-UBND
Hòa Bình, ngày 05 tháng 03 năm 2019
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH DANH MỤC DỊCH VỤ SỰ NGHIỆP CÔNG SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC THUỘC NGÀNH TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÒA BÌNH
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÒA BÌNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương số 77/2015/QH13 ngày 19/6/2015;
Căn cứ Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ Quy định cơ chế tự chủ đơn vị sự nghiệp công lập; Nghị định số 141/2016/NĐ-CP ngày 10/10/2016 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác;
Căn cứ Thông tư số 145/2017/TT-BTC ngày 29/12/2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn cơ chế tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập theo Nghị định số 141/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của các đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 60/TTr-STNMT ngày 15/02/2019,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước thuộc Ngành Tài nguyên và Môi trường trên địa bàn tỉnh Hòa Bình,
(Có danh mục kèm theo).
Điều 2. Danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách Nhà nước quy định tại Điều 1 Quyết định này là căn cứ để cấp có thẩm quyền giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc tổ chức đấu thầu cho các đơn vị sự nghiệp công.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- Chánh, Phó VPUBND tỉnh;
- Cổng thông tin điện tử tỉnh;
Trung tâm Công báo;
- Lưu: VT, TCTM. LT (55b)
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Bùi Văn Khánh
DANH MỤC
DỊCH VỤ SỰ NGHIỆP CÔNG SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CỦA NGÀNH TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÒA BÌNH
(Kèm theo Quyết định số 416/QĐ-UBND ngày 05/3/2019 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh)
STT
Tên dịch vụ sự nghiệp công
Ghi chú
I
Hoạt động thuộc lĩnh vực đất đai
1
Quản lý và khai thác quỹ đất
-
Thực hiện thu hồi đất theo kế hoạch sử dụng đất hàng năm để bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
-
Nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất
-
Quản lý quỹ đất:
+ Đất đã được giải phóng mặt bằng;
+ Đất nhận chuyển nhượng QSD đất;
+ Đất đã thu hồi (thu hồi của các dự án do đã hết thời hạn thuê đất, quỹ đất do các tổ chức, doanh nghiệp trả lại cho Nhà nước; đất thu hồi của các tổ chức do vi phạm pháp luật đất đai, pháp luật về đầu tư bị thu hồi giao cho Trung tâm Phát triển quản lý) nhưng chưa có dự án đầu tư hoặc chưa đấu giá quyền sử dụng đất
-
Lập phương án sử dụng khai thác quỹ đất được giao cho Trung tâm PTQĐ quản lý nhưng chưa có quyết định giao đất, cho thuê đất
2
Tổ chức thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất; đấu thầu dự án để giao đất, cho thuê đất
-
Lập phương án đấu giá, tổ chức thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất; công nhận kết quả đấu giá quyền sử dụng đất
-
Lập thủ tục đấu thầu dự án; tổ chức thực hiện đấu thầu dự án để giao đất, cho thuê đất để thực hiện các dự án đầu tư
-
Lập thủ tục trình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức, cá nhân, người dân được giao quyền sử dụng đất thông qua đấu giá quyền sử dụng đất
3
Thực hiện tư vấn xác định giá đất
-
Thực hiện các dịch vụ tư vấn xác định giá đất:
+ Phục vụ cho việc thu tiền sử dụng đất khi nhà nước giao đất, cho thuê đất
+ Xác định giá khởi điểm đấu giá quyền sử dụng đất
+ Xác định giá đất phục vụ việc lập phương án bồi thường, hỗ trợ GPMB, tái định cư khi
4
Bồi thường, hỗ trợ GPMB, tái định cư
-
Thực hiện công tác kiểm kê, kiểm đếm đất đai, tài sản trên đất; xác định chất lượng tài sản; Lập, tổ chức thực hiện phương án bồi thường, hỗ trợ GPMB, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
-
Thực hiện các dịch vụ trong việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất
5
Quản lý dự án đầu tư xây dựng
-
Lập dự án đầu tư và tổ chức xây dựng kết cấu hạ tầng trên đất để tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất khi được Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền giao
-
Thực hiện chuẩn bị đầu tư và triển khai công tác đầu tư xây dựng tạo lập và phát triển quỹ đất tái định cư để phục vụ Nhà nước thu hồi đất và phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương
6
Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính; Thống kê, kiểm kê - lập bản đồ HTSD đất
-
Thành lập bản đồ, cập nhật, chỉnh lý biến động, chuẩn hóa nội dung và dữ liệu không gian, hoàn thiện hồ sơ địa chính
-
Thống kê; kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất
-
XD cơ sở dữ liệu địa chính; Lập, chỉnh lý, cập nhật, lưu trữ và quản lý hồ sơ địa chính
7
Kiểm tra, trích đo địa chính thửa đất
-
Trích đo địa chính, trích lục bản đồ địa chính.
-
Kiểm tra nghiệm thu thửa đất và tài sản gắn liền với đất
8
Quy hoạch sử đất đai
-
Lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai cấp tỉnh, thành phố, huyện
Điều chỉnh bổ sung quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai
Đo đạc lập bản đồ hiện trạng, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
9
Đăng ký đất đai và cấp giấy chứng nhận
-
Khảo sát, lập thiết kế kỹ thuật - dự toán công trình đo đạc và bản đồ; Kiểm tra, nghiệm thu chất lượng công trình, sản phẩm đo đạc và bản đồ; Đo vẽ, thành lập bản đồ địa hình; Đo vẽ, thành lập bản đồ địa chính các tỷ lệ; Thành lập bản đồ hành chính cấp huyện; Đo vẽ, thành lập bản đồ địa giới hành chính các cấp; Xây dựng cơ sở dữ liệu đo đạc và bản đồ; Thành lập bản đồ chuyên đề
II
Lĩnh vực Quan trắc môi trường
1
Quan trắc và Phân tích môi trường (không khí, đất, nước,...)
2
Vận hành các Trạm Quan trắc tự động (không khí, nước,...)
3
Các hoạt động quan trắc khắc phục sự cố môi trường, quan trắc, phân tích các chỉ tiêu xác định mức phí BVMT đối với cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ, thu phí BVMT
4
Quản lý, lưu trữ, cập nhật, duy trì hệ thống cơ sở dữ liệu quan trắc môi trường
5
Các hoạt động khảo sát, điều tra, phân tích đánh giá chất lượng nguồn tài nguyên; Khảo sát, điều tra, đánh giá hiện trạng môi trường, tác động biến đổi khí hậu; Điều tra thống kê đánh giá chất thải, tình hình ô nhiễm, suy thoái sự cố môi trường
6
Các hoạt động phân loại, thu gom, xử lý, giảm thiểu chất thải; Bảo vệ, khắc phục, cải tạo cảnh quan môi trường bị suy thoái
III
Lĩnh vực Công nghệ Thông tin Tài nguyên Môi trường
1
Xây dựng kho dữ liệu số tài liệu lưu trữ ngành tài nguyên và môi trường
2
Duy trì trang thông tin điện tử của Sở Tài nguyên và Môi trường
3
Duy trì trang thông tin điện tử Biến đổi khí hậu tỉnh Hòa Bình của Sở Tài nguyên và Môi trường
4
Duy trì hệ thống cơ sở dữ liệu địa chính huyện Tân lạc; sửa chữa, bảo trì bảo dưỡng hệ thống máy chủ
5
Công tác thu thập, chỉnh lý tài liệu giấy (tài liệu lưu trữ ngành tài nguyên và môi trường)
6
Tổ chức Tập huấn ứng dụng các phần mềm chuyên ngành tài nguyên và môi trường | {
"issuing_agency": "Tỉnh Hòa Bình",
"promulgation_date": "05/03/2019",
"sign_number": "416/QĐ-UBND",
"signer": "Bùi Văn Khánh",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Cong-nghe-thong-tin/Chi-thi-17-2007-CT-UBND-ung-dung-khoa-hoc-cong-nghe-trong-san-xuat-Quang-Ngai-187595.aspx | Chỉ thị 17/2007/CT-UBND ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất Quảng Ngãi | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NGÃI
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 17/2007/CT-UBND
Quảng Ngãi, ngày 19 tháng 6 năm 2007
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC ĐẨY MẠNH NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG CÁC THÀNH TỰU KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRONG QUẢN LÝ, SẢN XUẤT KINH DOANH
Thời gian qua, hoạt động KH và CN của tỉnh đã có những đóng góp tích cực vào việc nâng cao hiệu quả công tác quản lý, điều hành sản xuất kinh doanh. Việc nghiên cứu ứng dụng KH và CN vào sản xuất đã tạo được bước chuyển biến về chất và lượng của một số sản phẩm, góp phần tăng khả năng cạnh tranh sản phẩm hàng hoá trên thị trường. Việc quản lý và tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ KH và CN đã có nhiều tiến bộ; thu hút được một phần vốn của các ngành, địa phương, cơ sở và doanh nghiệp đầu tư cho KH và CN thông qua các dự án hỗ trợ áp dụng tiến bộ KH và CN và thực hiện đề tài cấp cơ sở. Các đề tài, dự án nghiên cứu ứng dụng đã bám sát thực tiễn phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh. Một số đề tài khoa học nghiên cứu thành công, có khả năng ứng dụng nhân rộng vào sản xuất. Các dự án hỗ trợ KH và CN cấp huyện đã thực hiện tốt việc ứng dụng tiến bộ KH và CN phục vụ phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.
Tuy nhiên, hiện nay hoạt động KH và CN trên địa bàn tỉnh chưa thể hiện được vai trò là động lực, là giải pháp phục vụ phát triển kinh tế - xã hội; kết quả của các hoạt động KH và CN còn hạn chế; việc đưa những tiến bộ KH và CN vào sản xuất kinh doanh còn chậm nên hiệu quả còn thấp, năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh của nhiều sản phẩm hàng hoá dịch vụ chưa cao. Qui mô đầu tư đổi mới công nghệ trong sản xuất công nghiệp còn hạn hẹp. Năng lực cạnh tranh của đa số sản phẩm công nghiệp còn thấp, chưa có nhiều sản phẩm chủ lực tham gia vào thị trường trong nước và xuất khẩu. Công tác tổ chức nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng KH và CN còn nhỏ lẻ, chưa được các cấp, các ngành quan tâm đầu tư đúng mức. Các Sở, ngành, UBND các huyện, thành phố chưa tích cực chủ động xây dựng chương trình, đề tài, dự án nghiên cứu ứng dụng KH và CN, nên số đề tài có ý nghĩa tác động lớn đến phát triển kinh tế - xã hội còn ít.
Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, khi Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của Tổ chức thương mại thế giới (WTO), thì khoa học và công nghệ giữ một vai trò đặc biệt quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả của các hoạt động quản lý, sản xuất kinh doanh và chất lượng sản phẩm hàng hoá, dịch vụ. Để sản phẩm hàng hoá dịch vụ của tỉnh ta đủ sức cạnh tranh tại thị trường trong nước và từng bước vươn ra thị trường quốc tế, việc đẩy mạnh nghiên cứu và áp dụng một cách có hiệu quả những thành tựu khoa học và công nghệ (KH và CN) vào trong các hoạt động quản lý, sản xuất kinh doanh là một yêu cầu bức thiết.
Để phát huy hơn nữa vai trò của KH và CN phục vụ trực tiếp phát triển kinh tế - xã hội và sớm khắc phục những tồn tại hạn chế nêu trên, nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ: "Phát triển khoa học và công nghệ tạo động lực cho phát triển kinh tế - xã hội" đề ra trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII; Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi yêu cầu:
1. Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố có trách nhiệm:
a/ Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến thông tin, cơ chế, chính sách về KH và CN để nâng cao hơn nữa nhận thức về vai trò của việc nghiên cứu ứng dụng các thành tựu KH và CN vào hoạt động quản lý, sản xuất kinh doanh .
b/ Tổ chức quán triệt sâu rộng để các nhà quản lý sản xuất kinh doanh nhận thức sâu sắc vị trí, vai trò quan trọng của KH và CN trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Tăng cường đào tạo cán bộ làm công tác khoa học và công nghệ, phổ biến nhanh các tiến bộ khoa học kỹ thuật cho đội ngũ những người tham gia sản xuất trực tiếp bằng nhiều hình thức đa dạng và thích hợp để họ thực sự tiếp thu được và có khả năng áp dụng các tiến bộ KH và CN vào sản xuất kinh doanh.
c/ Phát động phong trào nghiên cứu, sáng tạo kỹ thuật rộng khắp ở các ngành, địa phương, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh; đẩy mạnh ứng dụng các thành tựu KH và CN trong các lĩnh vực quản lý, sản xuất, kinh doanh nhằm tạo ra bước chuyển biến rõ rệt về năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của các sản phẩm hàng hóa, từ đó tăng nhanh lợi nhuận cho các đơn vị, cá nhân tham gia sản xuất kinh doanh.
d/ Hướng các hoạt động KH và CN vào việc giải quyết những vấn đề cấp thiết phục vụ cụ thể các nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế - xã hội theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII. Coi trọng đổi mới công nghệ, chuyển giao công nghệ, nâng cao trình độ quản lý, tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp và sản phẩm công nghiệp. Chú trọng sử dụng công nghệ sạch trong các ngành kinh tế-xã hội. Tập trung nâng cao trình độ thâm canh và ứng dụng công nghệ cao trên một số lĩnh vực trong nông nghiệp nhằm tăng năng suất và chất lượng cây trồng, vật nuôi. Xây dựng và áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến theo tiêu chuẩn quốc tế.
đ/ Thành lập và duy trì hoạt động thường xuyên của Hội đồng khoa học và công nghệ cấp Sở, ban, ngành, huyện/thành phố. Chủ động đề xuất, xây dựng và tổ chức thực hiện việc nghiên cứu, ứng dụng các thành tựu KH và CN trong phạm vi, lĩnh vực quản lý của ngành, địa phương.
e/ Các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố, căn cứ dự toán kinh phí hàng năm được cấp có thẩm quyền phê duyệt bố trí kinh phí thích hợp để hỗ trợ hoạt động KH và CN cấp cơ sở.
2. Các đơn vị, doanh nghiệp và cá nhân tham gia sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh dựa vào tình hình thực tế hoạt động sản xuất, kinh doanh và nhu cầu thị trường, có kế hoạch đầu tư áp dụng KH và CN nhằm nâng cao giá trị sản phẩm hàng hoá. Chủ động đầu tư nghiên cứu, đổi mới công nghệ sản xuất hiện đại, tổ chức thu thập thông tin về thị trường để tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao. Tích cực xây dựng, đề xuất đăng ký thực hiện các đề tài, dự án nghiên cứu ứng dụng KH và CN, dự án chuyển giao công nghệ.
3. Các đơn vị, tổ chức hoạt động KH và CN, các nhà khoa học cần quan tâm, phối hợp với các nhà sản xuất, kinh doanh và các đơn vị liên quan đẩy mạnh nghiên cứu và chuyển giao kết quả nghiên cứu vào thực tiễn hoạt động sản xuất, kinh doanh. Các nhà quản lý cần phát huy vai trò là cầu nối liên hệ giữa nhà khoa học và nhà sản xuất kinh doanh.
4. Sở Khoa học và Công nghệ:
- Chủ trì phối hợp với các Sở, ban, ngành rà soát nhu cầu, khả năng và điều kiện cụ thể của các đơn vị sản xuất kinh doanh và nhu cầu chung của toàn tỉnh để xây dựng kế hoạch hỗ trợ hoạt động nghiên cứu, ứng dụng các thành tựu KH và CN thích hợp và hiệu quả.
- Tổ chức quản lý thực hiện có hiệu quả các chương trình, dự án khoa học và công nghệ trọng điểm trong Kế hoạch KH và CN giai đoạn 5 năm: 2006 - 2010 đã
được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 739/QĐ-UBND ngày 11/4/2007. Chủ trì tổ chức việc xác định nhiệm vụ KH và CN cụ thể hàng năm thuộc các chương trình KH và CN. Quyết định thành lập các Hội đồng tư vấn xác định nhiệm vụ KH và CN theo chuyên ngành khoa học của Chương trình để tư vấn trong việc xác định các nhiệm vụ KH và CN cụ thể đáp ứng mục tiêu, nội dung của chương trình.
- Phối hợp với Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật tỉnh tổ chức thành công
Hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh, bố trí ngân sách sự nghiệp khoa học và công nghệ hỗ trợ cho việc phổ biến, ứng dụng kết quả của các cuộc thi này vào sản xuất và đời sống.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến thông tin khoa học và công nghệ; Tham mưu cho UBND tỉnh ban hành chính sách ưu đãi, khuyến khích các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp tích cực tham gia hoạt động nghiên cứu, ứng dụng các thành tựu KH và CN vào sản xuất và đời sống.
Nhằm mục tiêu nhanh chóng nâng cao tiềm lực khoa học và công nghệ của tỉnh đạt trình độ trung bình tiên tiến so với cả nước.
5. Sở Công nghiệp xây dựng kế hoạch nghiên cứu, ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ phục vụ nhiệm vụ phát triển công nghiệp; chú trọng nghiên cứu ứng dụng công nghệ tiết kiệm năng lượng, công nghệ vật liệu mới, công nghệ chế biến; đẩy mạnh chuyển giao các kết quả nghiên cứu cho các đơn vị sản xuất kinh
doanh trong lĩnh vực công nghiệp. Phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ hướng dẫn các đơn vị sản xuất công nghiệp xây dựng, đề xuất các dự án ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, đổi mới thiết bị công nghệ, hiện đại hoá trong sản xuất công nghiệp.
6. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng kế hoạch nghiên cứu, ứng dụng các thành tựu KH và CN phục vụ mục tiêu phát triển nông nghiệp và nông thôn, chú trọng miền núi, vùng sâu, vùng xa; tập trung nghiên cứu giải quyết những vấn đề bức xúc trong công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn, như: nghiên cứu, du nhập, khảo nghiệm giống mới có năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế cao để nhân rộng, áp dụng vào sản xuất; áp dụng có hiệu quả các loại hình công nghệ chế biến nông sản; phát triển mạnh ngành nghề ở nông thôn; đẩy mạnh áp dụng cơ giới vào sản xuất cây mía, cây mì; nghiên cứu, ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất nông sản sạch, bảo quản, chế biến sau thu hoạch; nghiên cứu những vấn đề đặt ra trong lĩnh vực phòng trừ dịch bệnh, gia súc, gia cầm, an toàn thực phẩm, vệ sinh thú ý. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, tăng cường cán bộ kỹ thuật xuống cơ sở hướng dẫn nông dân áp dụng các thành tựu khoa học mới, nhất là tri thức về quản lý, sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp.
7. Sở Thuỷ sản xây dựng kế hoạch nghiên cứu, ứng dụng các thành tựu KH và
CN phục vụ mục tiêu phát triển toàn diện ngành thuỷ sản; xây dựng các đề tài, dự án nghiên cứu, ứng dụng các thành tựu KH và CN về sản xuất giống thuỷ sản, đảm bảo cung ứng được nguồn giống tốt có năng suất, chất lượng cao, đa dạng về chủng loại; áp dụng các qui trình đánh bắt, nuôi trồng thuỷ sản hiện đại theo hướng bền vững, đổi mới trang thiết bị trong chế biến thuỷ sản; nghiên cứu, cải tiến qui trình kỹ thuật và ứng dụng công nghệ sinh học trong nuôi trồng và chế biến thuỷ sản hạn chế ô nhiễm môi trường, chống nhiễm mặn nguồn nước ngọt trong nuôi tôm trên cát. Tổ chức vận động các doanh nghiệp áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn HACCP, GMP...
8. Sở Tài nguyên và Môi trường xây dựng kế hoạch nghiên cứu, ứng dụng các thành tựu KH và CN trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường. Tập trung nghiên cứu ứng dụng các giải pháp, công nghệ xử lý môi trường; đề xuất các giải pháp sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên, ứng dụng công nghệ tiên tiến để khai thác chế biến tài nguyên hiệu quả; ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đất đai, quản lý ô nhiễm môi trường.
9. Sở Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu tham mưu UBND tỉnh việc giao chỉ tiêu thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm của các Sở, ngành, huyện, thành phố; Bố trí vốn đầu tư phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ.
10. Các Sở, ban, ngành căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình chủ động xây dựng kế hoạch nghiên cứu và ứng dụng các thành tựu KH và CN có liên quan đến lĩnh vực cơ quan, đơn vị mình phụ trách.
11. UBND các huyện, thành phố căn cứ yêu cầu thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, hàng năm chỉ đạo các phòng chuyên môn xây dựng kế hoạch ứng dụng tiến bộ KH và CN vào sản xuất và đời sống trên địa bàn. Đặc biệt chú trọng đẩy mạnh công tác khuyến nông, khuyến ngư, khuyến công, hướng dẫn áp dụng các tiến bộ KH và CN mới, phổ cập tri thức thông tin KH và CN, nhất là đối với vùng nông thôn và miền núi, giúp bà con nông dân nâng cao năng suất, hiệu quả sản xuất kinh doanh, cải thiện cuộc sống tốt hơn. Tạo điều kiện để các tổ chức và cá nhân, nhà khoa học triển khai ứng dụng các thành tựu KH và CN phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội của địa phương.
12. Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Báo Quảng Ngãi phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tăng cường thời lượng và chất lượng các chuyên mục khoa học công nghệ và đời sống để giới thiệu các kết quả nghiên cứu, các mô hình ứng dụng khoa học và công nghệ đạt hiệu quả cao giúp người dân nắm được thông tin khoa học và công nghệ thường xuyên, kịp thời biểu dương các tổ chức và cá nhân điển hình trong việc nghiên cứu, ứng dụng KH và CN đạt hiệu quả cao trên địa bàn tỉnh.
UBND tỉnh yêu cầu Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố có kế hoạch thực hiện nghiêm túc chỉ thị này, hàng năm báo cáo kết quả về UBND tỉnh (thông qua Sở Khoa học và Công nghệ tổng hợp)./.
TM. UỶ BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Nguyễn Xuân Huế | {
"issuing_agency": "Tỉnh Quảng Ngãi",
"promulgation_date": "19/06/2007",
"sign_number": "17/2007/CT-UBND",
"signer": "Nguyễn Xuân Huế",
"type": "Chỉ thị"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Doanh-nghiep/Quyet-dinh-3431-2002-QD-UB-chinh-sach-khuyen-khich-phat-trien-xuat-khau-142175.aspx | Quyết định 3431/2002/QĐ-UB chính sách khuyến khích phát triển xuất khẩu | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
Số: 3431/2002/QĐ-UB
Thanh Hoá, ngày 21 tháng 10 năm 2002
QUYẾT ĐỊNH
VỀ “CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU”
UBND TỈNH THANH HOÁ
- Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 21 tháng 6 năm 1994;
- Căn cứ Nghị quyết số: 26/ 2002/NQ-HĐ của HĐND tỉnh Thanh Hoá khoá XIV kỳ họp thứ 7 ngày 29 tháng 8 năm 2002 về "chính sách khuyến khích phát triển xuất khẩu".
- Xét đề nghị của Giám đốc Sở Thương mại tại Tờ trình số 336 KH/CN ngày 10 tháng 10 năm 2002.
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Chính sách khuyên khích xuất khẩu áp dụng cho các doanh nghiệp (trừ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài), các hợp tác xã, các cơ sở sản xuất kinh doanh hoạt động trên địa bàn tỉnh, có tham gia xuất khẩu trực tiếp hoặc uỷ thác.
Đối tượng áp dụng chính sách khuyến khích phát triển xuất khẩu là khối lượng hoặc trị giá hàng hoá, dịch vụ sản xuất trên địa bàn tỉnh Thanh hoá, được đơn vị tổ chức xuất khẩu, tính theo trị giá FOB tại cửa khẩu Việt nam.
Điều 2: Một số chính sách chủ yếu khuyến khích phát triển xuất khẩu:
1- Chính sách khuyến khích hoạt động xúc tiến Thương mại:
Tỉnh khuyến khích và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các Doanh nghiệp tham gia hoạt động xúc tiến Thương mại, tìm kiếm và mở rộng thị trường xuất khẩu như hội thảo Thương mại, hội chợ, triển lãm, quảng cáo, giới thiệu sản phẩm trong và ngoài nước. Căn cứ vào yêu cầu cụ thể hàng năm, UBND tỉnh tổ chức các đoàn công tác xúc tiến Thương mại, khảo sát và tìm kiếm thị trường xuất khẩu để thực hiện nhiệm vụ chung của Tỉnh. Ngân sách tỉnh hỗ trợ 100% chi phí cho Cán bộ, Công chức, 50% chi phí cho Doanh nhân là thành viên tham gia các đoàn này.
Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục mặt hàng đặc biệt khuyến khích xuất khẩu của tỉnh, được giảm 50% chi phí thuê gian hàng khi tham gia các hội chợ tổ chức trên địa bàn tỉnh.
2- Chính sách thưởng khuyến khích xuất khẩu.
2.1- Thưởng hoàn thành vượt mức kế hoạch và tăng trưởng xuất khẩu:
Doanh nghiệp hoàn thành kế hoạch hàng năm do cấp có thẩm quyền giao và đạt tốc độ tăng trưởng giá trị xuất khẩu 20% trở lên so với năm trước liền kề, với giá trị tuyệt đối từ 100.000 USD trở lên được thưởng 1% trên giá trị tăng trưởng, mức tối đa là 50 triệu đồng.
2.2- Thưởng khuyến khích xuất khẩu mặt hàng mới, thị trường mới:
- Doanh nghiệp xuất khẩu trực tiếp mặt hàng (hoặc một chủng loại của mặt hàng) sản xuất tại Thanh Hoá, chưa nằm trong danh mục hàng xuất khẩu của tỉnh, lần đầu tiêu thụ ở thị trường nước ngoài, đạt giá trị 50.000 USD trở lên, được thưởng 1% trên giá trị kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng đó, mức tối đa là 50 triệu đồng.
- Doanh nghiệp xuất khẩu hàng hoá ra thị trường xuất khẩu mới chưa nằm trong danh mục thị trường xuất khẩu của tỉnh, đạt giá trị 50.000 USD trở lên, được thưởng 1% giá trị kim ngạch xuất khẩu, mức tối đa là 50 triệu đồng.
3- Thưởng xuất khẩu hàng hoá thuộc danh mục mặt hàng đặc biệt khuyến khích xuất khẩu.
3.1- Căn cứ vào tình hình thị trường thế giới và những thế mạnh của địa phương, tỉnh đặc biệt khuyến khích xuất khẩu các loại hàng hoá sau:
- Hàng nông, lâm, thuỷ sản.
- Hàng thủ công, mỹ nghệ.
Danh mục hàng hoá đặc biệt khuyến khích xuất khẩu do UBND tỉnh ban hành hàng năm.
3. 2- Doanh nghiệp tự tổ chức sản xuất, chế biến, hoặc ký hợp đồng với cơ sở sản xuất chế biến trong tỉnh để thu mua và xuất khẩu trực tiếp các mặt hàng trong danh mục đặc biệt khuyến khích xuất khẩu, được thưởng như sau:
- Xuất khẩu 500 tấn lạc nhân trở lên được thưởng 30.000 đ/tấn.
- Xuất khẩu 100 tấn vừng trở lên được thưởng 100.000 đ/ tấn.
- Xuất khẩu 1.000 tấn rau, củ, quả trở lên được thưởng 30.000 đ/ tấn.
- Xuất khẩu 300 tấn cà phê trở lên được thưởng 50.000đ/ tấn.
- Xuất khẩu 300 tấn thịt súc sản trở lên được thưởng 200.000 đ/ tấn.
- Xuất khẩu 20 tấn tơ tằm trở lên được thưởng 200.000 đ/ tấn.
- Xuất khẩu 50.000 USD dược liệu trở lên được thưởng 100 đ/1USD.
- Xuất khẩu 100.000 USD hàng thủ công mỹ nghệ trở lên được thưởng 150 đ/1USD.
Mức thưởng theo giá kim ngạch được quy ra tiền Việt Nam theo tỷ giá giao dịch ngoại tệ liên Ngân hàng công bố tại thời điểm xét thưởng.
Giám đốc Doanh nghiệp được sử dụng 40% các khoản kinh phí thưởng ở mục 2, 3 nêu trên để thưởng cho các tập thể, cá nhân đã có công sức đóng góp vào thành tích chung của Doanh nghiệp. Số còn lại được hạch toán vào kết quả kinh doanh của Doanh nghiệp.
4- Hỗ trợ vốn kinh doanh khuyến khích phát triển xuất khẩu.
4.1- Doanh nghiệp nhà nước do tỉnh quản lý kinh doanh có hiệu quả, đạt giá trị kim ngạch xuất khẩu từ 3 triệu USD trở lên, được ưu tiên xem xét bổ sung vốn theo khả năng ngân sách hàng năm.
4. 2- Doanh nghiệp Nhà nước được UBND tỉnh giao nhiệm vụ thu mua nông sản thời vụ tạm trữ để xuất khẩu, được xét hỗ trợ 50% lãi xuất tiền vay vốn Ngân hàng trong thời hạn từ 3 đến 6 tháng.
5- Hỗ trợ kinh phí đào tạo, sản xuất kinh doanh hàng xuất khẩu.
Cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng xuất khẩu tổ chức đào tạo, dạy nghề cho từ 50 lao động là người có hộ khẩu ở Thanh Hoá, xuất khẩu ổn định từ 6 tháng trở lên, được tỉnh hỗ trợ 350.000 đồng cho một lao động.
Điều 3: Nguồn kinh phí khuyến khích phát triển xuất khẩu được dự toán chi từ ngân sách tỉnh hàng năm.
Sở Thương mại có trách nhiệm phối hợp với Sở KH&ĐT, Sở Tài chính-Vật giá và các ngành hữu quan tham mưu cho UBND tỉnh giao kế hoạch xuất khẩu cho các đơn vị; lập kế hoạch xúc tiến Thương mại, tìm kiếm thị trường; kế hoạch hỗ trợ vốn cho các đơn vị kinh doanh xuất khẩu, đào tạo, dạy nghề cho lao động và dự án “Quỹ khuyến khích phát triển xuất khẩu” trình UBND tỉnh quyết định theo kế hoạch hàng năm; lập và hướng dẫn thực hiện Quy chế xét thưởng khuyến khích xuất khẩu.
Điều 4: Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký.
Chánh văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở, Thủ trưởng Ban, ngành cấp tỉnh và chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm thi hành Quyết định này .
Nơi nhận:
- Như điều III QĐ; Chủ tịch
- Văn phòng Chính phủ (để B/C);
- Bộ Tư pháp (để B/C),
- Bộ KHvà Đầu tư (để B/C);
- Bộ Tài chính (để B/C);
- TT. Tỉnh uỷ (để B/C);
- TT. HĐND tỉnh (để B/C);
- Lưu VT + TH.
T/M UBND TỈNH THANH HOÁ
Phạm Minh Đoan
PHỤ LỤC 1
DANH MỤC CÁC MẶT HÀNG XUẤT KHẨU CỦA TỈNH THANH HOÁ ĐẾN NĂM 2002 ĐẠT KIM NGẠCH TỪ 50.000USD TRỞ LÊN
(Kèm theo Quyết định 3431/ 2002/ QĐ-UB ngày 21 tháng 10 năm 2002 của UBND tỉnh ban hành quy định về chính sách khuyến khích xuất khẩu)
Số thứ tự
Mặt hàng
Doanh nghiệp
Ghi chú
1
Lạc nhân
Công ty XNK Thanh Hoá
2
Dưa chuột muối
Công ty XNK Rau quả Thanh Hoá
3
ớt muối
Công ty XNK Rau quả Thanh Hoá
4
Cói nguyên liệu
- Công ty XNK Thanh Hoá
- Xí nghiệp chiếu cói Hoàng Long
5
Tôm, mực, cá đông lạnh
- Công ty XNK Thuỷ sản Thanh Hoá
- Công ty XNK Thuỷ sản Hoằng Trường
6
Hàng may mặc
Công ty Liên doanh may XK Việt - Thanh
7
Đường
Công ty Mía đường Việt - Đài
8
Quặng Crômite
Công ty Khoáng sản, xây dựng, phụ gia xi măng Thanh Hoá
9
Đá ốp lát
- Công ty đá ốp lát Tự lập Việt - Hung
- Doanh nghiệp Minh Hương.
10
Hàng Mây, tre đan
Công ty XNK Thanh Hoá
11
Hàng Cói, đay
Công ty XNK Thanh Hoá
12
Đá Shap
Công ty XNK Rau quả Thanh Hoá
PHỤ LỤC 2
DANH MỤC THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CỦA TỈNH THANH HOÁ ĐẾN NĂM 2002 ĐẠT KIM NGẠCH TỪ 50.000USD TRỞ LÊN
(Kèm theo Quyết định 3431/ 2002/ QĐ-UB ngày 21 tháng 10 năm 2002 của UBND tỉnh ban hành quy định về chính sách khuyến khích xuất khẩu)
Số thứ tự
Thị trường
Mặt hàng
Đơn vị
1
Singapore
Lạc nhân
Công ty XNK Thanh Hoá
2
Inđô nêxia
Lạc nhân
Công ty XNK Thanh Hoá
3
Malaixia
Lạc nhân
Công ty XNK Thanh Hoá
4
Hồng Công
Lạc nhân; Tôm, mực, có đông lạnh.
- Công ty XNK Thuỷ sản Thanh Hoá
- Công ty XNK Thanh Hoá
- Công ty XNK Thuỷ sản Hoằng Trường
5
Nhật Bản
Tôm đông lạnh, hàng mây, tre đan.
- Công ty XNK Thuỷ sản Thanh Hoá
6
Đài Loan
Dưa chuột muối, ớt muối.
Công ty XNK Rau quả Thanh Hoá
7
Trung Quốc
Cói xe đôi, cói chẻ, quặng Crômite
- Công ty XNK Thanh Hoá
- XN Chiếu cói Hoàng Long
- Công ty khoáng sản, xây dựng, phu gia xi măng Thanh Hoá.
8
Pháp
Hàng Mây, tre đan
Công ty XNK Thanh Hoá
9
Đức
Hàng may mặc
Công ty LD may XK Vịêt - Thanh
10
Hà Lan
Hàng may mặc
Công ty LD may XK Vịêt - Thanh
11
Mỹ
Hàng may mặc
Công ty LD may XK Vịêt - Thanh
12
Bỉ
Đá ốp lát
- Công ty đá ốp lát Tự lập Việt - Hung
- DN Minh Hương | {
"issuing_agency": "Tỉnh Thanh Hóa",
"promulgation_date": "21/10/2002",
"sign_number": "3431/2002/QĐ-UB",
"signer": "Phạm Minh Đoan",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Giao-duc/Quyet-dinh-20-2007-QD-UBND-ve-Quy-dinh-day-hoc-them-tren-dia-ban-tinh-Ca-Mau-144082.aspx | Quyết định 20/2007/QĐ-UBND về Quy định dạy học thêm trên địa bàn tỉnh Cà Mau | UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH CÀ MAU
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
Số: 20/2007/QĐ-UBND
Cà Mau, ngày 14 tháng 6 năm 2007
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ DẠY THÊM, HỌC THÊM
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm phát luật ngày 03/12/2004 của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân;
Căn cứ Quyết định số 03/2007/QĐ-BGD&ĐT ngày 31/01/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy định về dạy thêm, học thêm;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này "Quy định về dạy thêm, học thêm trên địa bàn tỉnh Cà Mau".
Điều 2. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, Thủ trưởng các Sở, ban, ngành tỉnh có liên quan, Chủ tịch UBND huyện, thành phố có trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 16/2000/QĐ-UB ngày 15/9/2000 của UBND tỉnh Cà Mau về dạy thêm, học thêm đối với học sinh phổ thông./.
Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh; (để b/c)
- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Website Chính phủ;
- Sở, Ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh;
- UBND huyện, thành phố;
- Thành viên UBND tỉnh;
- UBMTTQ tỉnh;
- Website Cà Mau; BCM;
BAĐM; ĐPTTH Cà Mau;
- Chánh, Phó VP UBND tỉnh;
- CV Phòng Tổng hợp;
- Lưu: VT-Li22.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Trịnh Minh Thành
QUY ĐỊNH
VỀ DẠY THÊM, HỌC THÊM
Ban hành kèm theo Quyết định số: 20/2007/QĐ-UBND ngày 14/6/2007 của UBND tỉnh về dạy thêm, học thêm trên địa bàn tỉnh Cà Mau
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh:
Văn bản này quy định về thủ tục, thẩm quyền cấp giấy phép và thu hồi giấy phép dạy thêm; các trường hợp được miễn cấp giấy phép dạy thêm; điều kiện đảm bảo chất lượng dạy thêm, học thêm; mức thu và sử dụng tiền dạy thêm; trách nhiệm của UBND các cấp, các cơ quan quản lý giáo dục và các ngành liên quan trong việc quản lý dạy thêm, học thêm trên địa bàn tỉnh Cà Mau.
Điều 2. Đối tượng áp dụng:
Quy định này áp dụng đối với các cá nhân, tổ chức thực hiện việc dạy thêm, học thêm trên địa bàn tỉnh Cà Mau.
Điều 3. Nguyên tắc thực hiện dạy thêm, học thêm:
1. Nội dung và phương pháp dạy thêm, học thêm phải góp phần củng cố, nâng cao kiến thức, kỹ năng, giáo dục nhân cách cho học sinh; phải phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông và đặc điểm tâm, sinh lý của người học; không gây nên tình trạng học quá nhiều và vượt quá sức tiếp thu của người học.
2. Hoạt động dạy thêm có thu tiền trong hay ngoài nhà trường chỉ được thực hiện sau khi đã được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép, trừ trường hợp được miễn giấy phép theo quy định này. Nghiêm cấm tổ chức, cá nhân tổ chức dạy thêm khi chưa được cấp phép hoặc giấy phép đã hết thời hạn.
3. Không được dùng bất cứ hình thức nào để ép buộc học sinh học thêm để thu tiền. Giáo viên bộ môn đang đứng lớp trong nhà trường không được tổ chức dạy thêm ngoài nhà trường cho số học sinh đang theo học môn do giáo viên đó giảng dạy.
Điều 4. Các trường hợp không thực hiện việc dạy thêm, học thêm:
1. Không dạy thêm, học thêm cho học sinh tiểu học. Việc ôn thi tốt nghiệp, ôn thi chuyển cấp, phụ đạo học sinh yếu kém, bồi dưỡng học sinh giỏi chỉ bố trí trong các buổi học tại trường. Các trường hợp đặc biệt khác, do Sở Giáo dục và Đào tạo quyết định theo thẩm quyền.
2. Cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng không tổ chức dạy thêm, học thêm theo chương trình giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Cà Mau cho người học không phải là học sinh, học viên của cơ sở giáo dục đại học đó.
Điều 5. Giải thích thuật ngữ:
1. Dạy thêm, học thêm là hoạt động ngoài giờ học thuộc kế hoạch giáo dục của chương trình giáo dục phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, do nhà trường phổ thông, cơ sở giáo dục khác hoặc cá nhân tổ chức thực hiện.
2. Học thêm là hoạt động học của người học có nguyện vọng củng cố, bổ sung kiến thức, ôn luyện thi cho bản thân theo chương trình giáo dục phổ thông.
3. Dạy thêm, học thêm trong nhà trường là hoạt động do nhà trường phổ thông, do cơ sở giáo dục khác tổ chức dạy học theo chương trình giáo dục phổ thông thực hiện, bao gồm phụ đạo học sinh có học lực yếu, kém; bồi dưỡng học sinh giỏi; dạy thêm cho những học sinh có nguyện vọng củng cố, bổ sung kiến thức; ôn thi tuyển sinh trung học phổ thông cho học sinh lớp 9; ôn thi tốt nghiệp trung học phổ thông, thi tuyển sinh Đại học, Cao đẳng cho học sinh lớp 12. Khi mở lớp dạy thêm, phải có đủ giáo viên đạt trình độ chuẩn được đào tạo, có đủ cơ sở vật chất và lớp học bảo đảm yêu cầu tại Quy định về vệ sinh trường học ban hành kèm theo Quyết định số 1221/2000/QĐ-BYT ngày 18/4/2000 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
4. Dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường là hoạt động do các tổ chức khác, ngoài các tổ chức nói tại khoản 3, Điều 5 của Quy định này, hoặc do cá nhân thực hiện bao gồm: bồi dưỡng kiến thức, ôn luyện thi. Tổ chức, cá nhân đăng ký mở lớp dạy thêm phải có đủ giáo viên đạt trình độ chuẩn được đào tạo, có đủ cơ sở vật chất và lớp học bảo đảm yêu cầu tại Quy định về vệ sinh trường học ban hành kèm theo Quyết định số 1221/2000/QĐ-BYT ngày 18/4/2000 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
Chương II
THỦ TỤC, THẨM QUYỀN CẤP GIẤY PHÉP VÀ THU HỒI GIẤY PHÉP DẠY THÊM
Điều 6. Thủ tục cấp giấy phép dạy thêm:
1. Hồ sơ xin cấp giấy phép dạy thêm gồm:
a) Đơn xin đăng ký dạy thêm (đối với cá nhân);
b) Bản sao các văn bằng, chứng chỉ đào tạo và giấy tờ khác có liên quan của người đăng ký dạy thêm;
c) Biên bản kiểm tra về giáo viên, cơ sở vật chất dạy thêm;
d) Tờ trình đăng ký dạy thêm (đối với tổ chức, đơn vị, trường học).
2. Trình tự, thủ tục cấp giấy phép dạy thêm:
a) Đối với các lớp dạy thêm trong nhà trường:
Trước khi mở lớp, Hiệu trưởng làm tờ trình nêu rõ phương án dạy thêm cụ thể gửi về Phòng Giáo dục và Đào tạo (dạy thêm cấp THCS) hoặc gửi Sở Giáo dục và Đào tạo (dạy thêm cấp THPT, ôn luyện thi tuyển sinh, …).
b) Đối với các lớp dạy thêm ngoài nhà trường:
- Nếu là giáo viên đang công tác, người đăng ký dạy phải làm đơn gửi Hiệu trưởng nhà trường, Hiệu trưởng xem xét và thành lập tổ kiểm tra để kiểm tra cơ sở vật chất; nếu đủ điều kiện, Hiệu trưởng có ý kiến đề nghị (kèm theo biên bản kiểm tra) gửi về Phòng Giáo dục và Đào tạo (dạy thêm cấp THCS) hoặc gửi Sở Giáo dục và Đào tạo (dạy thêm cấp THPT, ôn luyện thi tuyển sinh và những loại hình khác) để xin cấp giấy phép.
- Nếu là các tổ chức ngoài nhà trường, giáo viên đã nghỉ công tác, người đăng ký dạy phải làm đơn kèm theo phương án tổ chức dạy thêm, đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất quy định tại Điều 10, Điều 11 của quy định này gửi về Phòng Giáo dục và Đào tạo (đối với THCS) và Sở Giáo dục và Đào tạo (đối với THPT, ôn luyện thi tuyển sinh và những loại hình khác) để được kiểm tra và cấp giấy phép.
3. Thời gian giải quyết cấp giấy phép, hiệu lực của giấy phép dạy thêm:
a) Giấy phép dạy thêm được cấp trong thời gian từ 5 đến 10 ngày làm việc sau khi cấp có thẩm quyền nhận đủ hồ sơ theo quy định.
b) Thời gian giấy phép có hiệu lực là 1 năm học. Trước khi hết thời hạn ít nhất 10 ngày, nếu tiếp tục dạy thêm phải đến cơ quan thẩm quyền cấp giấy phép xin gia hạn (nếu là giáo viên đang công tác thì phải có ý kiến đề nghị xin gia hạn của Hiệu trưởng).
Điều 7. Thẩm quyền cấp giấy phép dạy thêm:
1. Sở Giáo dục và Đào tạo cấp giấy phép dạy thêm đối với nhà trường, tổ chức, cá nhân dạy thêm ở cấp THPT, lớp ngoại ngữ, ôn luyện thi tuyển sinh vào lớp 10 các trường THPT, trường Chuyên, Trung cấp chuyên nghiệp, Cao đẳng, Đại học.
2. Phòng Giáo dục và Đào tạo cấp giấy phép dạy thêm đối với nhà trường, tổ chức, cá nhân dạy thêm ở cấp THCS và cho phép dạy thêm không thu tiền.
Điều 8. Thẩm quyền thu hồi giấy phép dạy thêm:
1. Sở Giáo dục và Đào tạo thu hồi giấy phép dạy thêm đối với nhà trường, tổ chức, cá nhân dạy thêm ở cấp THPT, lớp ngoại ngữ, ôn luyện thi tuyển sinh vào lớp 10 các trường THPT, trường Chuyên, Trung cấp chuyên nghiệp, Cao đẳng, Đại học và đề nghị phòng Giáo dục và Đào tạo thu hồi giấy phép do Phòng Giáo dục và Đào tạo cấp.
2. Phòng Giáo dục và Đào tạo thu hồi giấy phép dạy thêm đối với nhà trường, tổ chức, cá nhân dạy thêm ở cấp THCS.
Điều 9. Các trường hợp được miễn cấp giấy phép dạy thêm:
Những người dạy kèm theo hình thức “gia sư” (dạy kèm không quá 2 học sinh/một lượt) theo yêu cầu của gia đình thì không thuộc loại hình tổ chức dạy thêm, nên người dạy không phải đăng ký xin phép, nhưng phải chịu trách nhiệm về chất lượng và nội dung giảng dạy.
Chương III
ĐIỀU KIỆN ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG DẠY THÊM, HỌC THÊM
Điều 10. Tiêu chuẩn để người dạy thêm đứng lớp dạy thêm:
1. Người dạy thêm phải có phẩm chất đạo đức tốt, được cơ quan thẩm quyền cấp giấy phép dạy thêm; trong thời gian bị kỷ luật thì không được dạy thêm.
2. Đạt chuẩn đào tạo theo cấp học đăng ký dạy thêm.
3. Có từ 3 năm trở lên đứng lớp giảng dạy môn, khối lớp đó.
4. Là giáo viên dạy giỏi cấp trường trở lên.
Người dạy thêm là cán bộ, giáo viên đã nghỉ hưu, ngoài các điều kiện trên (đã có trước khi nghỉ hưu), phải có sức khoẻ để đảm bảo dạy tốt.
Điều 11. Điều kiện về cơ sở vật chất của lớp dạy thêm:
1. Điều kiện về cơ sở vật chất của lớp dạy thêm trong nhà trường:
Sử dụng các phòng học trong nhà trường đạt chuẩn theo quy định để đặt lớp dạy thêm.
2. Điều kiện về cơ sở vật chất của lớp dạy thêm ngoài nhà trường:
a) Nơi đặt lớp phải có đủ ánh sáng, thoáng mát, yên tĩnh, bảo đảm vệ sinh môi trường. Phòng học phải có hệ thống thông gió nhân tạo như quạt trần, quạt thông gió treo cao trên mức nguồn sáng. Số lượng bóng đèn chiếu sáng như sau: nếu là bóng đèn tóc thì cần 4 bóng đèn, mỗi bóng có công suất từ 150W đến 200W treo đều ở 4 góc; nếu là bóng đèn neon thì treo từ 6 - 8 bóng, mỗi bóng dài 1,2m. Các bóng đèn treo ở độ cao cách mặt bàn học sinh 2,8m.
b) Diện tích phòng học phải đạt mức 1,10m2 đến 1,25m2 cho 1 học sinh; chiều cao phòng học đạt 3,6m trở lên.
c) Bàn ghế, bảng đúng quy cách chống loá, đủ chỗ ngồi và tầm nhìn cho học sinh. Chiều cao bàn từ 61cm đến 74cm, chiều cao ghế từ 38cm đến 46cm. Bàn là loại bàn có 2 chỗ ngồi, mỗi chỗ ngồi rộng không dưới 0,5m.
Điều 12. Số lượng học sinh của mỗi lớp dạy thêm:
1. Học sinh học thêm trong nhà trường:
Ở cấp Trung học cơ sở và Trung học phổ thông, đối với mỗi môn học thuộc mỗi khối lớp có số lượng học sinh đăng ký học thêm từ đủ 1 lớp trở lên thì nhà trường tổ chức dạy thêm; số lượng mỗi lớp học không quá 35 học sinh.
2. Học sinh học thêm ngoài nhà trường:
Ở cấp Trung học cơ sở và Trung học phổ thông đối với mỗi môn học thuộc mỗi khối lớp, tuỳ theo điều kiện cơ sở vật chất để mở lớp nhưng không quá 35 học sinh/1 lớp.
Điều 13. Thời gian dạy thêm:
1. Dạy thêm trong nhà trường:
a) Cấp Trung học cơ sở đối với mỗi môn học thuộc mỗi khối lớp, mỗi tuần học 3 tiết/môn; cấp Trung học phổ thông đối với mỗi môn học thuộc mỗi khối lớp, mỗi tuần học từ 3 đến 4 tiết/môn. Thời gian dạy trong hè có thể tăng số tiết/môn nhưng không vượt quá 1,5 lần quy định cho mỗi cấp.
b) Dạy thêm cho học sinh lớp 12 ôn các môn thi tốt nghiệp trong 2,5 tháng trước kỳ thi, mỗi tuần không quá 5 buổi, mỗi buổi không quá 4 tiết.
c) Dạy thêm cho học sinh ôn luyện các môn để thi vào lớp 10 các trường THPT, trường Chuyên, thời gian học mỗi tuần không vượt quá 7 buổi, mỗi buổi không quá 4 tiết. Ôn luyện các môn thi vào trường Trung cấp chuyên nghiệp, Cao đẳng, Đại học, thời gian học mỗi tuần không vượt quá 8 buổi, mỗi buổi không quá 4 tiết.
2. Dạy thêm ngoài nhà trường:
a) Cấp Trung học cơ sở và Trung học phổ thông đối với mỗi môn học thuộc mỗi khối lớp, mỗi tuần học thêm tương ứng như điểm a, khoản 1, Điều 13 của Quy định này.
b) Dạy thêm cho học sinh ôn luyện các môn để thi vào các trường Trung cấp chuyên nghiệp, Cao đẳng, Đại học thời gian học không vượt quá so với quy định tại điểm c, khoản 1, Điều 13 của Quy định này.
Điều 14. Địa điểm dạy thêm:
1. Dạy thêm trong nhà trường dùng các phòng học trong nhà trường đạt chuẩn theo quy định để đặt lớp dạy thêm.
2. Dạy thêm ngoài nhà trường nơi đặt lớp phải thuận lợi cho việc đi lại của người học và đảm bảo các điều kiện nêu tại khoản 2, Điều 11 của Quy định này.
Chương IV
MỨC THU VÀ SỬ DỤNG TIỀN DẠY THÊM
Điều 15. Mức thu học phí và sử dụng tiền dạy thêm đối với các lớp dạy thêm trong nhà trường:
1. Mức thu tiền đối với cấp THCS không được quá 25.000 đồng/học sinh/tháng/môn. Mức thu tiền đối với cấp THPT không được quá 30.000 đồng/học sinh/tháng/môn. Thời gian dạy trong hè nếu tăng số tiết/môn nhiều hơn quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 13 thì mức thu không được quá 30.000 đồng đối với THCS và 40.000 đồng đối với THPT.
2. Mức thu đối với lớp 12 ôn thi tốt nghiệp không được quá 35.000 đồng/học sinh/tháng/môn. Đối với các lớp ôn luyện để thi vào lớp 10 các trường THPT, trường Chuyên, mức thu không được quá 60.000 đồng/học sinh/tháng/môn. Ôn luyện thi vào trường Trung Cấp chuyên nghiệp, Cao đẳng, Đại học, mức thu không được quá 70.000 đồng/học sinh/tháng/môn.
3. Tỷ lệ chi phí: 75% cho người trực tiếp giảng dạy, 15% để chi cho mua sắm, sửa chữa cơ sở vật chất của nhà trường, phần còn lại do Hiệu trưởng quyết định chi được xây dựng trong Quy chế chi tiêu nội bộ của nhà trường.
Việc xét miễn, giảm và định mức thu tiền dạy thêm cụ thể, do Hiệu trưởng và giáo viên tham gia dạy thêm quyết định.
Điều 16. Mức thu học phí và sử dụng tiền dạy thêm đối với các lớp dạy thêm ngoài nhà trường:
1. Mức thu tiền đối với cấp THCS và THPT thực hiện tương ứng quy định tại khoản 1, Điều 15 của Quy định này.
2. Dạy thêm cho học sinh ôn luyện thi vào các trường Trung cấp chuyên nghiệp, Cao đẳng, Đại học, mức thu tiền tương ứng khoản 2, Điều 15 của Quy định này.
3. Tỷ lệ chi phí: 90% cho người trực tiếp giảng dạy (trong đó có cơ sở vật chất hoặc thuê mướn, hợp đồng phòng học của tổ chức, cá nhân dạy thêm); 10% nộp cho cơ quan cấp phép dạy thêm để chi cho công tác quản lý và kiểm tra, do thủ trưởng đơn vị cấp phép quyết định chi.
Chương V
TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 17. Trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân các cấp:
1. Uỷ ban nhân dân huyện, thành phố chịu trách nhiệm quản lý đối với hoạt động dạy thêm, học thêm trên địa bàn huyện, thành phố theo Quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Quy định tại văn bản này; tổ chức kiểm tra hoạt động dạy thêm, học thêm trên địa bàn huyện, thành phố để xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền xử lý sai phạm.
2. Uỷ ban nhân dân xã (phường, thị trấn) chịu trách nhiệm theo dõi, quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm trên địa bàn theo chức năng, quyền hạn và theo sự phân công của UBND huyện, thành phố; kịp thời phát hiện những sai phạm đề nghị cấp thẩm quyền xử lý.
Điều 18. Trách nhiệm của cơ quan quản lý giáo dục:
1. Trách nhiệm của Sở Giáo dục và Đào tạo:
- Chịu trách nhiệm quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm trên địa bàn tỉnh Cà Mau theo Quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Quy định tại văn bản này; tổ chức chỉ đạo triển khai và hướng dẫn thực hiện cụ thể Quy định này; thanh tra, kiểm tra thường xuyên nhằm bảo đảm hiệu lực của Quy định về dạy thêm, học thêm; phát hiện nhân tố tích cực, phòng ngừa và xử lý vi phạm theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm.
- Thông báo công khai nơi tiếp công dân tại trụ sở cơ quan và điện thoại dùng cho việc tiếp nhận và xử lý các ý kiến phản ánh về dạy thêm, học thêm.
2. Trách nhiệm của Phòng Giáo dục và Đào tạo:
- Thực hiện quy định về dạy thêm, học thêm; tổ chức thanh tra, kiểm tra nhằm bảo đảm hiệu lực của quy định về dạy thêm, học thêm; phát hiện nhân tố tích cực, phòng ngừa và xử lý vi phạm theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm.
- Thông báo công khai nơi tiếp công dân tại trụ sở cơ quan và điện thoại dùng cho việc tiếp nhận và xử lý các ý kiến phản ánh về dạy thêm, học thêm.
Điều 19. Trách nhiệm của các ngành có liên quan:
Các ngành có liên quan và cơ quan Báo, Đài địa phương có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan quản lý giáo dục và chính quyền các cấp để tuyên truyền, quản lý thực hiện tốt việc dạy thêm, học thêm theo chức năng và thẩm quyền; kịp thời phát hiện, phản ánh những sai phạm để đề nghị cấp thẩm quyền xử lý.
Điều 20. Trách nhiệm của Hiệu trưởng nhà trường và người đứng đầu cơ sở giáo dục khác:
1. Tổ chức và quản lý dạy thêm, học thêm trong nhà trường, bảo đảm quyền lợi của người học; kiểm tra hoạt động dạy thêm, học thêm trong nhà trường và ngoài nhà trường của giáo viên, cán bộ, nhân viên do trường hoặc đơn vị mình quản lý. Thực hiện đúng tiến độ quy định của phân phối chương trình; không cắt xén chương trình, nội dung dạy học đã được quy định để dành cho dạy thêm, học thêm.
2. Kịp thời xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm các quy định về dạy thêm, học thêm; định kỳ tổng kết và báo cáo tình hình dạy thêm, học thêm theo yêu cầu của cơ quan quản lý giáo dục.
Điều 21. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân dạy thêm, học thêm:
1. Thực hiện các quy định tại văn bản này và các quy định khác về hoạt động giáo dục. Trước khi thực hiện dạy thêm, người tổ chức dạy thêm phải báo cáo cơ quan cấp giấy phép và Hiệu trưởng (nếu là giáo viên đang công tác) về kế hoạch dạy thêm, nội dung dạy thêm, danh sách người học, danh sách người dạy; đồng thời báo cho UBND xã, phường, thị trấn nơi đặt địa điểm dạy thêm biết.
2. Quản lý người học và tôn trọng quyền lợi của người học. Nếu tạm ngừng hoặc chấm dứt dạy thêm, phải báo cáo với cơ quan cấp giấy phép và thông báo công khai cho người học biết trước ít nhất là 30 ngày tính đến ngày tạm ngừng hoặc chấm dứt dạy thêm, hoàn trả các khoản tiền đã thu của người học tương ứng với phần dạy thêm không thực hiện.
3. Tổ chức, cá nhân dạy thêm phải kê khai thu nhập hàng tháng của người dạy thêm, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp thuế thu nhập cá nhân (nếu có) theo quy định của pháp luật.
Chương VI
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 22. Thanh tra, kiểm tra:
Hoạt động dạy thêm, học thêm trong nhà trường và ngoài nhà trường chịu sự thanh tra, kiểm tra của cơ quan quản lý giáo dục và của chính quyền các cấp.
Điều 23. Khen thưởng:
Tổ chức, cá nhân thực hiện tốt quy định về dạy thêm, học thêm và được các cơ quan quản lý giáo dục đánh giá có nhiều đóng góp nâng cao chất lượng giáo dục thì được khen thưởng theo quy định của pháp luật.
Điều 24. Xử lý vi phạm:
1. Tổ chức, cá nhân vi phạm quy định về dạy thêm, học thêm, tuỳ theo tính chất và mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định tại Nghị định số 49/2005/NĐ-CP ngày 11/04/2005 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục. Trường hợp không kê khai thu nhập cá nhân để trốn thuế, tuỳ theo tính chất và mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định tại Nghị định số 100/2004/NĐ-CP ngày 25/02/2004 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế.
2. Cán bộ, công chức, viên chức do Nhà nước quản lý vi phạm quy định về dạy thêm, học thêm thì bị xử lý kỷ luật theo quy định tại Nghị định số 35/2005/NĐ-CP ngày 17/03/2005 của Chính phủ về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức.
3. Cơ sở giáo dục, tổ chức, cá nhân vi phạm nghiêm trọng hoặc tái phạm quy định về dạy thêm, học thêm, có hành vi lừa đảo hoặc tổ chức dạy thêm, học thêm trái quy định dẫn tới vi phạm các quy định về trật tự an toàn xã hội thì phải được xử lý thích đáng, bị áp dụng các hình thức xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật./. | {
"issuing_agency": "Tỉnh Cà Mau",
"promulgation_date": "14/06/2007",
"sign_number": "20/2007/QĐ-UBND",
"signer": "Trịnh Minh Thành",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Linh-vuc-khac/Nghi-dinh-73-2009-ND-CP-huong-dan-Phap-lenh-Cong-an-xa-94347.aspx | Nghị định 73/2009/NĐ-CP hướng dẫn Pháp lệnh Công an xã mới nhất | CHÍNH PHỦ
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-------------------
Số: 73/2009/NĐ-CP
Hà Nội, ngày 07 tháng 09 năm 2009
NGHỊ ĐỊNH
QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA PHÁP LỆNH CÔNG AN XÃ
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Pháp lệnh Công an xã ngày 21 tháng 11 năm 2008;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công an,
NGHỊ ĐỊNH:
Điều 1. Phạm vi Điều chỉnh
1. Nghị định này quy định chi tiết thi hành một số Điều của Pháp lệnh Công an xã về: khung số lượng Phó trưởng Công an xã và Công an viên; tiêu chuẩn tuyển chọn, đào tạo, huấn luyện, trang phục, phù hiệu, Giấy chứng nhận Công an xã; chế độ, chính sách và Điều kiện vật chất bảo đảm cho hoạt động của Công an xã.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Nghị định này áp dụng đối với Công an xã và các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động của Công an xã trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
Điều 3. Xã trọng điểm, phức tạp về an ninh, trật tự và khung số lượng Phó trưởng Công an xã và Công an viên
1. Xã trọng điểm, phức tạp về an ninh, trật tự là xã có vị trí quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội, an ninh – quốc phòng hoặc nơi có tình hình an ninh chính trị thường xuyên có diễn biến phức tạp.
Việc xác định xã trọng điểm, phức tạp về an ninh, trật tự do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) đề nghị, Bộ trưởng Bộ Công an xem xét, quyết định. Hàng năm, các địa phương rà soát, đề nghị Điều chỉnh, bổ sung xã trọng điểm, phức tạp về an ninh, trật tự.
2. Khung số lượng Phó trưởng Công an xã và Công an viên được quy định như sau:
a) Mỗi xã được bố trí 01 Phó trưởng Công an xã; xã trọng điểm, phức tạp về an ninh, trật tự, xã loại 1 và xã loại 2 được bố trí không quá 02 Phó Trưởng Công an xã;
b) Mỗi thôn, xóm, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc và đơn vị dân cư tương đương được bố trí 01 Công an viên. Đối với thôn, xóm, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc và đơn vị dân cư tương đương thuộc xã trọng điểm, phức tạp về an ninh, trật tự, xã loại 1 và xã loại 2 được bố trí không quá 02 Công an viên;
c) Trụ sở hoặc nơi làm việc của Công an xã được bố trí không quá 03 Công an viên làm nhiệm vụ thường trực 24/24 giờ hàng ngày.
Điều 4. Tiêu chuẩn tuyển chọn vào Công an xã
1. Công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi trở lên, có đủ các tiêu chuẩn dưới đây thì được xem xét, tuyển chọn vào Công an xã nơi mình cư trú:
a) Lý lịch rõ ràng, phẩm chất đạo đức tốt, không có tiền án, tiền sự; bản thân và gia đình chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp Luật của Nhà nước. Trưởng Công an xã phải là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam;
b) Đủ sức khỏe để thực hiện nhiệm vụ Công an xã (được cơ sở y tế cấp huyện trở lên chứng nhận);
c) Trưởng Công an xã, Phó trưởng Công an xã phải là người đã học xong chương trình trung học phổ thông trở lên (có bằng tốt nghiệp hoặc có giấy chứng nhận đã học hết chương trình trung học phổ thông do cơ quan có thẩm quyền cấp); Công an viên phải là người đã tốt nghiệp từ trung học cơ sở trở lên;
Đối với miền núi, vùng sâu, vùng xa không có đối tượng tuyển chọn có đủ tiêu chuẩn học vấn theo quy định tại điểm này thì trình độ học vấn của Trưởng Công an xã, Phó trưởng Công an xã và Công an viên có thể thấp hơn nhưng cũng phải là người đã học xong chương trình tiểu học trở lên;
d) Có khả năng thực hiện nhiệm vụ và có đơn tự nguyện tham gia Công an xã.
2. Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã phải có quy hoạch, kế hoạch tuyển chọn, bố trí, sử dụng Công an xã, bảo đảm ổn định, lâu dài, đáp ứng yêu cầu bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở địa bàn cơ sở; ưu tiên tuyển chọn chiến sĩ phục vụ có thời hạn trong Công an nhân dân đã hoàn thành nghĩa vụ trở về địa phương tham gia lực lượng Công an xã.
Việc tuyển chọn người tham gia Công an xã phải bảo đảm dân chủ, công khai, minh bạch, theo đúng tiêu chuẩn quy định tại Nghị định này và hướng dẫn của Bộ Công an.
Trưởng Công an cấp huyện, Trưởng Công an xã có trách nhiệm tham mưu, giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp trong việc quy hoạch, tuyển chọn, bố trí, sử dụng Công an xã.
Điều 5. Đào tạo, huấn luyện, bồi dưỡng Công an xã
1. Trưởng Công an xã, Phó trưởng Công an xã được đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện tại Trung tâm huấn luyện và bồi dưỡng nghiệp vụ của Công an cấp tỉnh hoặc các trường Trung học Cảnh sát nhân dân, Trung học An ninh nhân dân.
2. Bộ trưởng Bộ Công an quy định cụ thể thời gian, chương trình, nội dung đào tạo Trưởng Công an xã, Phó trưởng Công an xã.
Điều 6. Trang phục, phù hiệu, Giấy chứng nhận Công an xã
1. Trang phục và niên hạn sử dụng trang phục của Công an xã được quy định như sau:
STT
Tên trang phục
Đơn vị tính
Số lượng
Niên hạn (năm)
1
Mũ mềm
cái
1
2
2
Mũ cứng
cái
1
3
3
Mũ bảo hiểm
cái
1
5
4
Quần, áo thu đông
bộ
1
2
5
Áo sơ mi
cái
2
2
6
Quần, áo xuân hè
bộ
1
1
7
Dây lưng nhỏ
cái
1
3
8
Giầy da
đôi
1
2
9
Bít tất
đôi
2
1
10
Áo ấm
cái
1
3
11
Ca ra vát
cái
1
2
12
Quần, áo đi mưa
bộ
1
3
Quần, áo thu đông và áo ấm được trang bị cho các địa phương từ Thừa Thiên Huế trở ra phía Bắc và 5 tỉnh Tây Nguyên; các địa phương còn lại được trang bị quần, áo xuân hè.
2. Màu trang phục:
- Quần, áo, mũ, bít tất màu cỏ úa;
- Dây lưng nhỏ màu nâu, khóa màu vàng;
- Giầy da màu đen.
3. Kiểu trang phục
a) Áo thu đông:
- Áo mặc trong may kiểu sơ mi dài tay, cổ đứng (có thắt ca ra vát);
- Áo mặc ngoài may kiểu veston dài tay, thân áo trước có 4 túi may ốp ngoài, cúc áo bằng nhựa cùng màu vải. Trên tay trái của áo có gắn phù hiệu Công an xã.
b) Áo xuân hè may kiểu bludong dài tay, cổ đứng; thân áo trước có 2 túi ngực may ốp ngoài, cúc áo bằng nhựa cùng màu vải. Trên tay trái áo có gắn phù hiệu Công an xã (hình lá chắn cao 90 mm, rộng 70 mm, nền màu xanh lục, đường viền xung quanh phù hiệu màu vàng, trên nền phù hiệu có hàng chữ Công an xã);
c) Quần may theo kiểu quần âu;
d) Mũ mềm, phía trên có gắn phù hiệu Công an xã (hình lá chắn, trên nền biểu tượng ở giữa có hình thanh kiếm và ngôi sao năm cánh màu vàng, dưới biểu tượng là hình nửa bánh xe và có hình cuốn thư màu vàng, trên nền cuốn thư có chữ “Công an xã” màu đỏ).
4. Trang phục, phù hiệu và Giấy chứng nhận của Công an xã phải được quản lý chặt chẽ theo đúng chế độ quy định và chỉ được sử dụng khi thi hành công vụ.
Nghiêm cấm việc cho mượn, cho thuê, mua, bán trái phép trang phục, phù hiệu Công an xã.
5. Bộ trưởng Bộ Công an quy định cụ thể và hướng dẫn chi tiết mẫu trang phục, phù hiệu, Giấy chứng nhận Công an xã; quy định việc cấp, đổi, thu hồi và xử lý vi phạm đối với trường hợp làm mất Giấy chứng nhận Công an xã.
Điều 7. Chế độ, chính sách đối với Trưởng Công an xã, Phó trưởng Công an xã và Công an viên
1. Trưởng Công an xã, Phó trưởng Công an xã và Công an viên được hưởng chế độ lương, phụ cấp theo quy định của Chính phủ về chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn.
2. Trưởng Công an xã, Phó trưởng Công an xã và Công an viên thực hiện bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Bảo hiểm y tế.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Bộ Công an hướng dẫn việc thực hiện bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế đối với Trưởng Công an xã, Phó trưởng Công an xã và Công an viên theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Bảo hiểm y tế.
3. Trưởng Công an xã có thời gian phục vụ liên tục từ đủ 60 tháng trở lên được hưởng phụ cấp thâm niên mỗi năm bằng 1% lương và phụ cấp hiện hưởng; có thời gian công tác liên tục từ đủ 15 năm trở lên nếu nghỉ việc vì lý do chính đáng mà chưa đủ Điều kiện nghỉ hưu thì được hưởng trợ cấp một lần, cứ mỗi năm công tác được tính bằng 1,5 tháng mức bình quân tiền lương và phụ cấp đóng bảo hiểm hiện hưởng.
Phụ cấp thâm niên được chi trả hàng tháng cùng kỳ lương và dùng để đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế.
4. Phó trưởng Công an xã và Công an viên có thời gian công tác liên tục từ đủ 15 năm trở lên nếu nghỉ việc vì lý do chính đáng thì được hưởng trợ cấp một lần, cứ mỗi năm công tác được tính bằng 1,5 tháng mức bình quân phụ cấp hiện hưởng; khi được cử đi tập trung đào tạo, huấn luyện, bồi dưỡng chính trị, pháp Luật, nghiệp vụ được hưởng chế độ bồi dưỡng bằng mức tiền ăn cơ bản của chiến sỹ phục vụ có thời hạn cho Công an nhân dân; khi đi công tác được hưởng chế độ như đối với công chức cấp xã.
5. Trưởng Công an xã, Phó trưởng Công an xã và Công an viên khi làm nhiệm vụ thường trực sẵn sàng chiến đấu tại những nơi thuộc địa bàn trọng điểm, phức tạp về an ninh, trật tự được hưởng trợ cấp mỗi ngày bằng 0,05 lần của lương tối thiểu chung. Trường hợp làm nhiệm vụ cách xa nơi cư trú, không có Điều kiện đi, về hàng ngày thì được cơ quan đã ra quyết định huy động bố trí nơi nghỉ, hỗ trợ phương tiện, chi phí đi lại hoặc thanh toán tiền tàu xe một lần đi, về.
6. Trưởng Công an xã, Phó trưởng Công an xã và Công an viên bị ốm đau trong thời gian công tác được khám, chữa bệnh tại các cơ sở y tế và được hỗ trợ thanh toán tiền khám, chữa bệnh từ nguồn ngân sách địa phương, mức hỗ trợ cụ thể do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định.
7. Trưởng Công an xã, Phó trưởng Công an xã và Công an viên bị tai nạn trong làm nhiệm vụ, trong khi tập trung đào tạo, huấn luyện, bồi dưỡng chính trị, pháp Luật, nghiệp vụ hoặc trên đường đi làm nhiệm vụ, trên đường đi, về nơi tập trung huấn luyện, bồi dưỡng chính trị, pháp Luật, nghiệp vụ theo quyết định triệu tập của cấp có thẩm quyền thì được hưởng các chế độ như sau:
a) Được thanh toán chi phí y tế trong quá trình sơ cứu, cấp cứu đến khi Điều trị ổn định thương tật, xuất viện;
b) Sau khi Điều trị, được Ủy ban nhân dân xã giới thiệu đi giám định khả năng lao động tại Hội đồng giám định y khoa theo quy định của pháp Luật.
Trường hợp người có tham gia bảo hiểm xã hội thì thực hiện trợ cấp một lần hoặc hàng tháng theo quy định của pháp Luật về bảo hiểm xã hội. Trường hợp người chưa tham gia bảo hiểm xã hội bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên thì được hưởng chế độ trợ cấp một lần, mức trợ cấp do Bộ Công an và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn cụ thể;
c) Người bị tai nạn làm khiếm khuyết một hay nhiều bộ phận cơ thể hoặc chức năng, biểu hiện dưới những dạng tật khác nhau, làm suy giảm khả năng hoạt động, khiến cho lao động, học tập gặp nhiều khó khăn thì được hưởng các chế độ ưu đãi theo quy định của pháp Luật đối với người tàn tật;
d) Trường hợp bị chết, kể cả chết trong thời gian Điều trị lần đầu, nếu người bị chết có tham gia bảo hiểm xã hội thì thực hiện theo quy định của pháp Luật về bảo hiểm xã hội; trường hợp người bị chế chưa tham gia bảo hiểm xã hội thì người chịu trách nhiệm mai táng được nhận tiền mai táng bằng 08 (tám) tháng lương tối thiểu và gia đình của người đó được trợ cấp một lần bằng 05 (năm) tháng lương tối thiểu.
8. Trưởng Công an xã, Phó trưởng Công an xã và Công an viên bị thương, hy sinh trong khi làm nhiệm vụ hoặc vì lý do thi hành công vụ, được hưởng các chế độ, chính sách theo quy định của pháp Luật về ưu đãi người có công với cách mạng.
9. Kinh phí chi trả các chế độ bị tai nạn do ngân sách địa phương chi trả. Đối với người có tham gia bảo hiểm xã hội thì do quỹ bảo hiểm xã hội chi trả.
Điều 8. Bảo đảm kinh phí và cơ sở vật chất phục vụ hoạt động của Công an xã
1. Nguồn kinh phí bảo đảm cho hoạt động của Công an xã gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa phương.
2. Nhà nước bảo đảm kinh phí và cơ sở vật chất phục vụ hoạt động, đào tạo, huấn luyện, bồi dưỡng, thực hiện chế độ, chính sách và các Điều kiện cần thiết khác cho Công an xã.
3. Chi ngân sách nhà nước bảo đảm cho hoạt động của Công an xã được thực hiện như sau:
a) Nhiệm vụ chi của Bộ Công an:
- Bảo đảm công tác đào tạo, huấn luyện, bồi dưỡng về chính trị, pháp Luật, nghiệp vụ cho lực lượng Công an xã do Bộ Công an tổ chức và bảo đảm chế độ bồi dưỡng cho Phó trưởng Công an xã và Công an viên khi được cử đi học tập tại các khóa đào tạo, huấn luyện, bồi dưỡng đó;
- Sản xuất, mua sắm, sửa chữa vũ khí, công cụ hỗ trợ, trang thiết bị, mẫu trang phục, phù hiệu, Giấy chứng nhận Công an xã;
- Chi tổng kết, khen thưởng trong công tác xây dựng lực lượng Công an xã do Bộ Công an tổ chức;
- Các khoản chi khác cho Công an xã theo quy định của pháp Luật thuộc trách nhiệm của Bộ Công an.
b) Nhiệm vụ chi của địa phương:
- Chi trả tiền lương, phụ cấp và đóng, nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
- Thực hiện các chế độ, chính sách: bồi dưỡng, trợ cấp, ốm đau, thai sản, tai nạn, bị thương, bị hy sinh hoặc từ trần;
- Chi cho công tác đào tạo, huấn luyện, bồi dưỡng chính trị, pháp Luật, nghiệp vụ do địa phương tổ chức và bảo đảm chế độ bồi dưỡng cho Phó trưởng Công an xã và Công an viên khi được cử đi học tập tại các đợt đào tạo, huấn luyện, bồi dưỡng đó;
- Mua sắm trang phục, phù hiệu và in, cấp Giấy chứng nhận Công an xã theo mẫu quy định của Bộ Công an;
- Chi sơ kết, tổng kết và khen thưởng đơn vị, tổ chức, cá nhân có thành tích trong công tác xây dựng lực lượng Công an xã do địa phương tổ chức;
- Các khoản chi khác cho Công an xã theo quy định của pháp Luật thuộc trách nhiệm của địa phương.
Đối với một số nhiệm vụ chi nếu đã thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế thì do cơ quan bảo hiểm xã hội chi trả, ngân sách nhà nước không thực hiện nhiệm vụ chi này;
c) Việc lập dự toán, chấp hành và quyết toán ngân sách bảo đảm cho hoạt động của Công an xã được thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thực hiện.
4. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan bảo đảm kinh phí thực hiện Pháp lệnh Công an xã và Nghị định này theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
Điều 9. Hiệu lực thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25 tháng 10 năm 2009 và thay thế Nghị định số 40/1999/NĐ-CP ngày 23 tháng 6 năm 1999 của Chính phủ về Công an xã.
2. Bộ trưởng Bộ Công an chịu trách nhiệm quy định cụ thể và hướng dẫn chi tiết thi hành Nghị định này.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- UB Giám sát tài chính QG;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, NC (5b).
TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG
Nguyễn Tấn Dũng | {
"issuing_agency": "Chính phủ",
"promulgation_date": "07/09/2009",
"sign_number": "73/2009/NĐ-CP",
"signer": "Nguyễn Tấn Dũng",
"type": "Nghị định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thuong-mai/Quyet-dinh-433-QD-UBND-2013-Quan-ly-phat-trien-nhan-hieu-tap-the-mat-ong-Son-La-187784.aspx | Quyết định 433/QĐ-UBND 2013 Quản lý phát triển nhãn hiệu tập thể mật ong Sơn La | UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH SƠN LA
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 433/QĐ-UBND
Sơn La, ngày 12 tháng 3 năm 2013
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT KẾT QUẢ TUYỂN CHỌN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN CHỦ TRÌ THỰC HIỆN VÀ KINH PHÍ DỰ ÁN “QUẢN LÝ VÀ PHÁT TRIỂN NHÃN HIỆU TẬP THỂ MẬT ONG SƠN LA, DÙNG CHO SẢN PHẨM MẬT ONG TỈNH SƠN LA” THUỘC CHƯƠNG TRÌNH “HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN TÀI SẢN TRÍ TUỆ GIAI ĐOẠN 2011 - 2015” DO TRUNG ƯƠNG UỶ QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG QUẢN LÝ THỰC HIỆN NĂM 2013 - 2014
CHỦ TỊCH UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH SƠN LA
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ số 36/2009/QH12;
Căn cứ Quyết định số 2204/QĐ-TTg ngày 06 tháng 12 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình Hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2011 - 2015;
Căn cứ Quyết định số 474/QĐ-BKHCN ngày 23 tháng 3 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ phê duyệt danh mục các dự án thuộc chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ để tuyến chọn cho thực hiện trong hai năm 2013 - 2014;
Xét đề nghị của Sở Khoa học và Công nghệ tại Tờ trình số 79/TTr-KHCN ngày 05 tháng 3 năm 2013,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt kết quả tuyển chọn tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện và kinh phí dự án "Quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể mật ong Sơn La, dùng cho sản phẩm mật ong tỉnh Sơn La" thuộc chương trình "Hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2011 - 2015" do Trung ương uỷ quyền địa phương quản lý thực hiện năm 2013 - 2014 với những nội dung chính như sau:
1. Tên dự án
Quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể mật ong Sơn La, dùng cho sản phẩm mật ong của tỉnh Sơn La.
2. Đơn vị chủ trì và chủ nhiệm dự án
- Đơn vị chủ trì: Hội Ngành nghề - Nông nghiệp nông thôn tỉnh Sơn La.
- Chủ nhiệm dự án: CN. Hồ Văn Sâm
3. Thời gian thực hiện dự án
24 tháng (từ tháng 4 năm 2013 đến tháng 3 năm 2015).
4. Kinh phí thực hiện dự án
Tổng kinh phí thực hiện dự án: 612,68 triệu đồng (Sáu trăm mười hai triệu, sáu trăm tám mươi ngàn đồng).
5. Nguồn kinh phí thực hiện dự án
a) Kinh phí hỗ trợ từ ngân sách Trung ương: 480 triệu đồng.
b) Kinh phí sự nghiệp khoa học công nghệ ngân sách tỉnh: 132,68 triệu đồng.
Trong đó:
- Năm 2013: 100 triệu đồng (đã giao tại Quyết định số 2692/QĐ-UBND ngày 12 tháng 12 năm 2012 của UBND tỉnh, mục hoạt động Tin học - Thông tin khoa học công nghệ).
- Năm 2014: 32,68 triệu đồng.
(Có Phụ lục chi tiết kèm theo)
Điều 2. Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh có trách nhiệm tiếp nhận, quản lý và triển khai thực hiện dự án theo đúng quy định hiện hành và hướng dẫn của Bộ Khoa học và Công nghệ.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các sở: Khoa học và Công nghệ, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính; Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh; Chủ tịch Hội Ngành nghề - Nông nghiệp nông thôn tỉnh; các đơn vị, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- TT Tỉnh uỷ;
- TT HĐND tỉnh;
- Đ/c PCT Bùi Đức Hải;
- Như Điều 3;
- Phòng KTN - VP UBND tỉnh;
- Lưu: VT, KTTH, V.Hải (01), 20 bản.
CHỦ TỊCH
Cầm Ngọc Minh
DỰ TOÁN CHI TIẾT KINH PHÍ THỰC HIỆN DỰ ÁN QUẢN LÝ VÀ PHÁT TRIỂN NHÃN HIỆU TẬP THỂ "MẬT ONG SƠN LA" CHO SẢN PHẨM MẬT ONG TỈNH SƠN LA
(Kèm theo Quyết định số 433/QĐ-UBND ngày 12/3/2013 của Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La)
1. Dự toán chi tiết
Đơn vị tính: Triệu đồng
STT
Nội dung chi
Đơn vị tính
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Nguồn vốn
Trung ương
Địa phương
I
CHI PHÍ LAO ĐỘNG TRỰC TIẾP VÀ THUÊ KHOÁN CHUYÊN MÔN
529,30
426,62
102,68
A
GIAI ĐOẠN CHUẨN BỊ DỰ ÁN
1
Xây dựng thuyết minh dự án
TM
1
1,5
1,5
1,5
2
Hội thảo triển khai dự án
Cuộc
1
10
10
10
B
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN DỰ ÁN
102,68
1
Xây dựng hệ thống công cụ, phương tiện để quản lý NHTT
1.1
Điều tra về kỹ thuật, kinh nghiệm sản xuất, tiêu thụ mật ong phục vụ thiết kế mô hình quản lý
Thu thập thông tin, số liệu, viết báo cáo về quy trình và hiện trạng sản xuất, tiêu thụ mật ong
Báo cáo
1
4
4
4
1.2
Xây dựng hệ thống quy chế - quy trình
1.2.1
Xây dựng quy chế quản lý nhãn hiệu tập thể
QC
1
6
6
6
1.2.2
Xây dựng quy chế sử dụng tem, nhãn, bao bì
QC
1
6
6
6
1.2.3
Xây dựng quy trình cấp, thu hồi quyền sử dụng nhãn hiệu
Quy trình
1
6
6
6
1.2.4
Xây dựng quy trình kiểm soát viêc sử dụng nhãn hiệu tập thể và kiểm soát chất lượng sản phẩm mang nhãn hiệu tập thể
Quy trình
1
6
6
6
1.2.5
Xây dựng bộ quy trình kỹ thuật nuôi ong, lấy mật, bảo quản sản phẩm
Quy trình
1
10
10
10
1.3
Tổ chức hội thảo lấy ý kiến các quy trình, quy chế (6 cuộc hội thảo)
Cuộc
Chi phí cho 1 cuộc hội thảo
Cuộc
- Chủ trì Hội thảo
Người
6
0,15
0,9
0,9
- Thư ký Hội thảo
Người
6
0,1
0,6
0,6
- Đại biểu tham dự
Người
300
0,07
21
21
- Báo cáo tham luận
Báo cáo
18
0,3
5,4
5,4
- Nước uống
Người
300
0,01
3
3
- Thuê hội trường, máy chiếu
Buổi
6
1,5
9
9
- Tài liệu cho Hội thảo
Bộ
300
0,03
9
9
- Đi lại cho đại biểu ngoại tỉnh
Người
4
0,2
0,8
0,8
- Lưu trú cho đại biểu ngoại tỉnh (2 người x 3 ngày)
Ngày
12
0,15
1,8
1,8
- Tiền ngủ (2 người x 2 đêm)
Đêm
8
0,2
1,6
1,6
1.4
Xây dựng hệ thống biểu mẫu ghi chép, theo dõi hoạt động của các hộ gia đình hội viên
Hệ thống
1
5
5
5
2
Kiện toàn, hoàn thiện mô hình tổ chức quản lý NHTT
2.1
Kiện toàn mô hình tổ chức bộ máy Hội: Vị trí, chức năng, vai trò của từng bộ phận, cá nhân trong Hội
Chuyên đề
1
6
6
6
2.2
Tổ chức Hội thảo lấy ý kiến về mô hình cơ cấu tổ chức của Hội
Cuộc
1
8
8
8
2.3
Hoàn thiện mô hình tổ chức Hội
Báo cáo
1
1
1
1
3
Xây dựng các điều kiện, phương tiện khai thác thương mại NHTT
102,68
3.1
Thiết kế hệ thống truyền thông, quy chế sử dụng hệ thống; các ấn phẩm quảng cáo: Áp phích, mẫu quảng cáo, tờ rơi; hệ thống biển hiệu, băng rôn, cờ và biển quảng cáo
Bộ mẫu, hệ thống
1
20
20
20
3.2
Thiết lập Website, mua tên miền, thuê Hosting
- Đăng ký và mua tên miền
Năm
1
2
2
2
- Thuê Hosting
Năm
2
4
8
8
Thiết kế và viết Website (Bản ĐEMÔ)
Bản Demo
1
15
15
15
Cập nhận thông tin và quản trị
Năm
2
3
6
6
3.3
In ấn, sản xuất hệ thống truyền thông và bán hàng
Bộ
5
- In tờ rơi (in 4/4 màu, giấy C230’g, gấp 3)
Tờ A4
3000
0,003
9
9
- In áp phích (in 4/4 màu, giấy C300’g, dán keo mặt sau)
Tờ A4
1000
0,009
9
9
- In sổ tay hướng dẫn quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể (in phun, đóng sổ)
Quyển
500
0,02
10
10
- In sổ theo dõi sản xuất, thu hoạch tại hộ (cho 250 hộ x 2 năm)
Quyển
250
0,02
5
5
Gian hàng trưng bày (quầy, kệ gian hàng tiêu chuẩn ứng dụng triển lãm)
Hệ thống
1
25
25
25
Biển quảng cáo tấm lớn (60 m2)
Cái
1
30
30
30
3.4
Hội thảo lấy ý kiến về mãu tem nhãn, hệ thống nhận diện
Cuộc
1
8
8
8
3.5
Xây dựng phương án khai thác, thiết lập, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm
3.5.1
Thu thập số liệu, tài liệu về thị trường tiêu thụ
Thù lao cung cấp thông tin cho các hộ tiêu dùng
Hộ
100
0,015
1,5
1,5
Thù lao cung cấp thông tin cho cửa hàng, đại lý tiêu thụ
Cơ sở
60
0,015
0,9
0,9
Thiết kế mẫu phiếu điều tra
Mẫu
1
0,3
0,3
0,3
3.5.2
phô to mẫu phiếu điều tra
Phiếu
160
0,003
0,48
0,48
3.5.3
Viết BC tổng quan về thị trường và ngành hàng
BC
1
3,5
3,5
3,5
3.5.4
Công tác phí điều tra (2 người)
Tiền lưu trú (2 ng x 11 ngày)
Ngày
22
0,14
3,08
3,08
Tiền ngủ (2 ng x 10 tối)
Đêm
20
0,15
3
3
Hỗ trợ xăng xe đi lại thu thập thông tin
Ngày
11
0,1
1,1
1,1
3.5.5
Xây dựng phương án phát triển thị trường và ngành hàng
Phương án
1
6
6
6
3.6
Triển khai thực hiện thí điểm hoạt động quản lý và khai thác NHTT
36,22
3.6.1
Tập huấn, đào tạo cho người SX về quy trình kỹ thuật và kiến thức về nhãn hiệu tập thể (3 lớp): 1 lớp/ngày tại Mộc Châu, Sông Mã, Mai Sơn.
27,06
Hội nghị tập huấn về quy trình kỹ thuật và kiến thức về nhãn hiệu tập thể (3 lớp x 3 ngày)
Lớp
Thù lao giảng viên (2 ng x 3 ngày)
Buổi giảng
6
0,5
3
3
Tiền đi lại cho giảng viên (Mộc Châu, Sông Mã, Mai Sơn)
Lần
6
0,2
1,2
1,2
Tiền ngủ (2 ng x 3 đêm)
Đêm
6
0,15
0,9
0,9
Tiền lưu trú (2 ng x 4 ngày)
Ngày
8
0,12
0,96
0,96
Hỗ trợ tiền ăn cho đại biểu không hưởng lương từ NSNN
Người
150
0,06
9
9
Nước uống
Người
150
0,03
4,5
4,5
Photo, in ấn tài liệu
Bộ
150
0,02
3
3
Thuê hội trường, máy móc thiết bị
Lớp
3
1,5
4,5
4,5
3.6.2
Hội nghị tập huấn về quy chế quản lý nhãn hiệu tập thể (1 lớp) tại thành phố Sơn La
9,16
Thù lao giảng viên (1 người)
Buổi giảng
2
0,5
1
1
Tiền đi lại cho giảng viên
Người
2
0,2
0,4
0,4
Tiền lưu trú (1 ng x 3 ngày)
Ngày
3
0,12
0,36
0,36
Tiền ngủ (1 ng x 2 đêm)
Đêm
2
0,2
0,4
0,4
Hỗ trợ tiền ăn cho đại biểu không hưởng lương từ NSNN
Người/ngày
50
0,06
3
3
Tiền nước
Người
50
0,03
1,5
1,5
Photo, in ấn tài liệu
Bộ
50
0,02
1
1
Thuê hội trường, máy móc thiết bị
Lớp
1
1,5
1,5
1,5
3.6.3
Tập huấn về quy trình cấp và thu hồi quyền sử dụng NHTT; Quy chê sử dụng tem nhãn; quy trình kiểm soát sử dụng NHTT và quy trình kiểm soát chất lượng (3 lớp x 3 ngày)
Thù lao giảng viên (2 người)
Buổi giảng
6
0,5
3
3
Hỗ trợ Tiền đi lại cho giảng viên (đi 03 huyện)
Lượt
6
0,2
1,2
1,2
Tiền lưu trú (2 ng x 9 ngày)
Ngày
18
0,12
2,16
2,16
Tiền ngủ (2 ng x 6 đêm)
Đêm
12
0,15
1,8
1,8
Hỗ trợ tiền ăn cho đại biểu không hưởng lương từ NSNN
Người
150
0,06
9
9
Tiền nước
Người
150
0,01
1,5
1,5
Photo, in ấn tài liệu
Bộ
150
0,02
3
3
Thuê hội trường, máy móc thiết bị
Lớp
3
1,5
4,5
4,5
3.6.4
Tổ chức quản lý, kiểm tra việc theo dõi thực hiện các quy trình
Tháng
12
3
36
36
3.6.5
Tổ chức đánh giá các hộ sản xuất kinh doanh mật ong Sơn La tham gia mô hình để trao quyền sử dụng NHTT
Lần
2
5
10
10
3.7
Triển khai thí điểm các hoạt động khai thác, phát triển NHTT
61,46
3.7.1
Tập huấn cho cán bộ Hội và hội viên về kiến thức thị trường và tổ chức thương mại
18,96
3.7.1.1
Tập huấn kiến thức thị trường và tổ chức thương mại, đàm phán ký kết hợp đồng (2 lớp x 2 ngày) tại thành phố Sơn La
18,96
Giảng viên (2 người)
Buổi giảng
4
0,5
2
2
Hỗ trợ tiền đi lại cho giảng viên (2 người x 2 lượt)
Lượt
4
0,2
0,8
0,8
Tiền lưu trú (2 ng x 4 ngày)
Ngày
8
0,12
0,96
0,96
Tiền ngủ (2 ng x 3 đêm)
Đêm
6
0,2
1,2
1,2
Hỗ trợ tiền ăn cho đại biểu không hưởng lương từ NSNN
Người
100
0,06
6
6
Tiền nước
Người
100
0,03
3
3
Photo, in ấn tài liệu
Bộ
100
0,02
2
2
Thuê hội trường, máy móc thiết bị
Ngày
2
1,5
3
3
3.7.2
Triển khai các chương trình hoạt động nhằm quảng bá rộng rãi về NHTT
42,5
3.7.2.1
Tham gia hội chợ hàng nông sản (tổ chức tham gia không hỗ trợ bằng tiền)
Lần
2
20
40
40
3.7.2.2
Xây dựng và phát sóng các chương trình quảng bá về sản phẩm mật ong Sơn La, về nhãn hiệu tập thể và về Hội
42,5
Xây dựng 01 phóng sự truyền hình giới thiệu về sản phẩm, nhãn hiệu tập thể và Hội (10 phút x 2.000.000 đ/phút)
Phút
10
2
20
20
Phát sóng trên đài truyền hình Sơn La
Lần
2
5
10
10
Xây dựng chuyên mục quảng cáo sản phẩm trên đài truyền hình Sơn La
Chuyên mục
1
5
5
5
Viết bài quảng cáo sản phẩm đăng trên báo và Website
Bài
5
0,5
2,5
2,5
Đăng bài trên báo Sơn La
Lần
5
1
5
5
3.7.2.3
Triển khai các kênh hàng tiêu thụ sản phẩm
-
Hà Nội
Hỗ trợ các điều kiện để ký và thực hiện 01 hợp đồng giới thiệu sản phẩm/năm: Sản phẩm chào hàng, in ấn sản xuất các tư liệu, băng rôn quảng cáo tại các điểm giới thiệu…
Hợp đồng
1
5
5
5
-
Hải Phòng
Hỗ trợ các điều kiện để ký và thực hiện 01 hợp đồng giới thiệu sản phẩm/năm: Sản phẩm chào hàng, in ấn sản xuất các tư liệu, băng rôn quảng cáo tại các điểm giới thiệu…
Hợp đồng
1
5
5
5
-
Lạng Sơn
Hỗ trợ các điều kiện để ký và thực hiện 01 hợp đồng giới thiệu sản phẩm/năm: Sản phẩm chào hàng, in ấn sản xuất các tư liệu, băng rôn quảng cáo tại các điểm giới thiệu…
Hợp đồng
1
5
5
5
-
Mở các gian hàng thử nghiệm giới thiệu sản phẩm tại Sơn La
Chi phí hỗ trợ thuê cửa hàng giới thiệu sản phẩm (5 gian hàng x 1 tháng)
Gian hàng x tháng
5
2
10
10
Thù lao cán bộ giới thiệu sản phẩm tại gian hàng (1 người/gian hàng/tháng)
Người/tháng
5
1
5
5
II
CHI PHÍ NGUYÊN VẬT LIỆU, NĂNG LƯỢNG
30,0
30,00
1.
Vật tư khác: Giấy in, mực in, tài liệu văn phòng phẩm
10
10
2
In nhãn hiệu ngoài bao bì để hỗ trợ cho người nông dân trực tiếp tham gia dự án thời gian đầu
- In tem
Cái
3000
0,002
6
6
- In nhãn
Cái
3000
0,003
9
9
3
Chi khác, phục vụ hội nghị, hội thảo
5
5
III
CHI PHÍ QUẢN LÝ DỰ ÁN, CHI PHÍ KHÁC
53,4
53,4
1
Chi hội nghị nghiệm thu cơ sở
- Chủ tịch hội đồng
Người
1
0,15
0,15
0,15
- Thành viên, thư ký khoa học
Người
6
0,1
0,6
0,6
- Nhận xét của phản biện
Bài
2
0,3
0,6
0,6
- Nhận xét của uỷ viên hợp đồng
Bài
5
0,15
0,75
0,75
- Chuyên gia phân tích, đánh giá, khảo nghiệm kết quả sản phẩm của dự án trước khi đánh giá nghiệm thu cấp cơ sở (2 người)
Báo cáo
2
0,35
0,7
0,7
- Đại biểu tham dự
Người
20
0,05
1
1
- Nước uống
Người
20
0,01
0,2
0,2
- Hội trường + trang trí + loa đài
Buổi
1
1
1
1
- In ấn, photo tài liệu
Bộ
30
0,03
0,9
0,9
2
Thù lao chủ nhiệm dự án
Tháng
24
0,5
12
12
3
Báo cáo tổng kết dự án
Báo cáo
1
5
5
5
4
Quản lý chung dự án
Năm
2
8
16
16
5
Chi phí đi lại, công tác phí trong quá trình thực hiện dự án (ĐVT: Dự án)
Năm
1
14,5
14,5
14,5
Tổng cộng
612,68
480,0
132,68
2. Về phân định nguồn kinh phí thực hiện dự án
STT
Nguồn kinh phí
Tổng kinh phí thực hiện dự án, trong đó:
612,68
1
Kinh phí từ ngân sách Trung ương
480,00
2
Kinh phí từ ngân sách Địa phương
132,68
3
Kinh phí từ ngân sách nguồn khác
0,00 | {
"issuing_agency": "Tỉnh Sơn La",
"promulgation_date": "12/03/2013",
"sign_number": "433/QĐ-UBND",
"signer": "Cầm Ngọc Minh",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Nghi-quyet-32-2022-NQ-HDND-sua-doi-Nghi-quyet-22-2017-NQ-HDND-xay-dung-nghi-quyet-Ninh-Thuan-548547.aspx | Nghị quyết 32/2022/NQ-HĐND sửa đổi Nghị quyết 22/2017/NQ- HĐND xây dựng nghị quyết Ninh Thuận | HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH NINH THUẬN
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 32/2022/NQ-HĐND
Ninh Thuận, ngày 09 tháng 12 năm 2022
NGHỊ QUYẾT
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ QUYẾT SỐ 22/2017/NQ-HĐND NGÀY 17 THÁNG 7 NĂM 2017 CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH QUY ĐỊNH MỨC PHÂN BỔ KINH PHÍ BẢO ĐẢM CHO CÔNG TÁC XÂY DỰNG NGHỊ QUYẾT CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN, QUYẾT ĐỊNH CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CÁC CẤP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH THUẬN
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH NINH THUẬN
KHÓA XI KỲ HỌP THỨ 10
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật;
Căn cứ Nghị định số 154/2020/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật;
Căn cứ Thông tư số 338/2016/TT-BTC ngày 28 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật;
Căn cứ Thông tư số 42/2022/TT-BTC ngày 06 tháng 7 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 338/2016/TT-BTC ngày 28 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật;
Xét Tờ trình số 178/TTr-UBND ngày 13 tháng 10 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh về dự thảo Nghị quyết Sửa đổi, bổ sung Điều 2 Nghị quyết số 22/2017/NQ-HĐND ngày 17 tháng 7 năm 2017 quy định mức phân bổ kinh phí bảo đảm cho hoạt động công tác xây dựng nghị quyết của Hội đồng nhân dân, quyết định của Ủy ban nhân dân các cấp trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận; báo cáo thẩm tra của Ban Pháp chế, Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 22/2017/NQ-HĐND ngày 17 tháng 7 năm 2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định mức phân bổ kinh phí bảo đảm cho công tác xây dựng nghị quyết của Hội đồng nhân dân, quyết định của Ủy ban nhân dân các cấp trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận, cụ thể:
1. Sửa đổi, bổ sung Điều 2 như sau:
“Điều 2. Định mức phân bổ kinh phí cho từng loại dự thảo văn bản quy phạm pháp luật
1. Dự thảo nghị quyết của Hội đồng nhân dân, quyết định của Ủy ban nhân dân được ban hành mới hoặc thay thế:
a) Dự thảo nghị quyết của Hội đồng nhân dân:
- Cấp tỉnh: 30 triệu đồng/dự thảo;
- Cấp huyện: 15 triệu đồng/dự thảo;
- Cấp xã: 10 triệu đồng/dự thảo.
b) Dự thảo quyết định của Ủy ban nhân dân:
- Cấp tỉnh: 20 triệu đồng/dự thảo;
- Cấp huyện: 10 triệu đồng/dự thảo;
- Cấp xã: 8 triệu đồng/dự thảo.
c) Đối với văn bản sửa đổi, bổ sung một số điều: Định mức phân bổ kinh phí không quá 80% định mức phân bổ đối với văn bản được ban hành mới hoặc thay thế được quy định tại điểm a, điểm b Khoản này.
2. Kinh phí thẩm định, thẩm tra dự thảo văn bản quy phạm pháp luật:
a) Đối với dự thảo nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, dự thảo quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành mới: tối đa 2 triệu đồng.
b) Đối với dự thảo nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh sửa đổi, bổ sung, dự thảo quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh sửa đổi, bổ sung: tối đa 1,5 triệu đồng.
c) Đối với các văn bản quy phạm pháp luật khác: Thủ trưởng cơ quan chủ trì soạn thảo quyết định mức kinh phí thẩm định trong định mức phân bổ cụ thể đối với từng loại văn bản quy phạm pháp luật.
3. Ngoài định mức phân bổ kinh phí quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, căn cứ vào khả năng nguồn kinh phí, trong trường hợp cần thiết thủ trưởng cơ quan, đơn vị chủ trì sắp xếp, bố trí từ khoản kinh phí thường xuyên của cơ quan, đơn vị để hỗ trợ cho việc thực hiện các hoạt động có liên quan trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật.”.
2. Sửa đổi, bổ sung Điều 3 như sau:
“Điều 3. Nguồn kinh phí thực hiện
1. Kinh phí giao thực hiện chế độ tự chủ của các cơ quan, đơn vị.
2. Ngân sách nhà nước của địa phương.
3. Nguồn vốn hỗ trợ các dự án, tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước”.
Điều 2. Tổ chức thực hiện
1. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh căn cứ nhiệm vụ, quyền hạn triển khai thực hiện Nghị quyết theo quy định pháp luật.
2. Giao Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban Hội đồng nhân dân, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết.
Điều 3. Điều khoản thi hành
Các nội dung khác không quy định tại Nghị quyết này, được thực hiện theo Thông tư số 42/2022/TT-BTC ngày 06 tháng 7 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và các văn bản pháp luật hiện hành.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Ninh Thuận Khóa XI, Kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 09 tháng 12 năm 2022 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20 tháng 12 năm 2022./.
Nơi nhận:
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
- Chính phủ;
- Ban Công tác đại biểu - UBTVQH;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chính phủ;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);
- Vụ Pháp chế, Bộ Tài chính;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- UBND tỉnh; UBMTTQVN tỉnh;
- Đoàn Đại biểu quốc hội tỉnh;
- Các Sở, Ban, ngành và đoàn thể tỉnh;
- VP: Tỉnh ủy; Đoàn ĐBQH và HĐND; UBND tỉnh;
- TT. HĐND, UBND các huyện, thành phố;
- Trung tâm Công nghệ Thông tin và Truyền thông;
- Trang thông tin điện tử HĐND tỉnh;
- Lưu: VT, phòng Công tác HĐND.
CHỦ TỊCH
Phạm Văn Hậu | {
"issuing_agency": "Tỉnh Ninh Thuận",
"promulgation_date": "09/12/2022",
"sign_number": "32/2022/NQ-HĐND",
"signer": "Phạm Văn Hậu",
"type": "Nghị quyết"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thu-tuc-To-tung/Quyet-dinh-14-QD-BCDGDTP-Doi-moi-nang-cao-hieu-qua-hoat-dong-giam-dinh-tu-phap-120291.aspx | Quyết định 14/QĐ-BCĐGDTP Đổi mới nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp | BAN CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN ĐỀ ÁN ĐỔI MỚI VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG GIÁM ĐỊNH TƯ PHÁP Ở CẤP TRUNG ƯƠNG
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 14/QĐ-BCĐGĐTP
Hà Nội, ngày 16 tháng 03 năm 2011
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA BAN CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “ĐỔI MỚI VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG GIÁM ĐỊNH TƯ PHÁP” Ở CẤP TRUNG ƯƠNG
TRƯỞNG BAN BAN CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN ĐỀ ÁN ĐỔI MỚI VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG GIÁM ĐỊNH TƯ PHÁP Ở CẤP TRUNG ƯƠNG
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Quyết định số 34/2007/QĐ-TTg ngày 12 tháng 3 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế thành lập, tổ chức và hoạt động của tổ chức phối hợp liên ngành;
Căn cứ Quyết định số 258/QĐ-TTg ngày 11 tháng 02 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp”;
Căn cứ Quyết định số 1359/QĐ-TTg ngày 03 tháng 8 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án “Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp” ở cấp Trung ương;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp – Thủ trưởng Cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án “Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp” ở cấp Trung ương,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án “Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp” ở cấp Trung ương kèm theo Quyết định này.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Điều 3. Các thành viên Ban Chỉ đạo, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Tổ Thư ký giúp việc Ban Chỉ đạo chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Thủ tướng, các PTT Chính phủ;
- VPCP: BTCN, các PCN, Cổng TTĐT, các Vụ: TH, TKBT, TCCV, PL, NC
- Lưu: Văn thư, BCĐGĐTP (3b)
TRƯỞNG BAN
PHÓ THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Trương Vĩnh Trọng
QUY CHẾ
HOẠT ĐỘNG CỦA BAN CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “ĐỔI MỚI VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG GIÁM ĐỊNH TƯ PHÁP” Ở CẤP TRUNG ƯƠNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 14/QĐ-BCĐGĐTP ngày 16 tháng 3 năm 2011 của Trưởng ban Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp ở cấp Trung ương)
Chương 1.
VỊ TRÍ, CHỨC NĂNG, NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG
Điều 1. Vị trí, chức năng của Ban Chỉ đạo
Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án “Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp” ở cấp Trung ương (sau đây gọi tắt là Ban Chỉ đạo) là tổ chức phối hợp liên ngành giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo và điều phối hoạt động giữa các Bộ, ngành và địa phương trong quá trình tổ chức thực hiện Đề án “Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp” (sau đây gọi tắt là Đề án).
Điều 2. Nguyên tắc hoạt động của Ban Chỉ đạo
1. Ban Chỉ đạo thảo luận tập thể các vấn đề thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Chỉ đạo.
2. Ban Chỉ đạo hoạt động theo kế hoạch hàng năm và các hoạt động đột xuất khác theo yêu cầu của Trưởng Ban Chỉ đạo hoặc đề nghị của các thành viên khác của Ban Chỉ đạo mà được Trưởng Ban Chỉ đạo chấp nhận. Kế hoạch hoạt động hàng năm của Ban Chỉ đạo được thông qua tại phiên họp Ban Chỉ đạo cuối năm trước của năm công tác. Kế hoạch hoạt động hàng năm và báo cáo năm được gửi đến Trưởng Ban, Phó Trưởng Ban, các thành viên Ban Chỉ đạo và Chính phủ, các cơ quan có liên quan.
Chương 2.
CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC VÀ PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM
Điều 3. Hoạt động của Ban Chỉ đạo
1. Hoạt động của Ban Chỉ đạo được thể hiện qua phiên họp toàn thể, qua các hoạt động của Trưởng ban, Phó Trưởng Ban, các thành viên và Tổ Thư ký giúp việc cho Ban Chỉ đạo theo chương trình, kế hoạch hoạt động hàng năm và từng thời kỳ.
2. Ban Chỉ đạo họp thường kỳ một năm hai lần vào tháng 6, tháng 12 của năm và họp đột xuất theo quyết định của Trưởng Ban Chỉ đạo.
3. Thành viên Ban Chỉ đạo phải tham dự đầy đủ các phiên họp của Ban Chỉ đạo và có trách nhiệm chuẩn bị các nội dung về lĩnh vực được phân công. Trường hợp không thể dự họp được, thành viên Ban Chỉ đạo phải báo cáo Trưởng Ban Chỉ đạo và có thể ủy quyền cho người có thẩm quyền khác tham dự nhưng phải chịu trách nhiệm về ý kiến tham gia của người được ủy quyền.
4. Trưởng Ban Chỉ đạo chủ trì phiên họp toàn thể Ban Chỉ đạo. Trong trường hợp Trưởng Ban Chỉ đạo vắng mặt thì ủy quyền cho Phó Trưởng Ban Chỉ đạo chủ trì phiên họp.
Điều 4. Các công việc được giải quyết tại phiên họp toàn thể Ban Chỉ đạo
1. Thông qua kế hoạch hoạt động hàng năm và dài hạn hoặc chương trình hoạt động theo từng giai đoạn của Ban Chỉ đạo.
2. Thảo luận, giải quyết các vướng mắc, bất cập phát sinh do các thành viên Ban Chỉ đạo, Ban Chỉ đạo ở cấp tỉnh hoặc các cơ quan, tổ chức có liên quan yêu cầu; các biện pháp chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc tổ chức thực hiện Đề án của các Bộ, ngành và địa phương.
3. Thông qua các báo cáo sơ kết, tổng kết về tình hình phối hợp triển khai thực hiện Đề án; việc phân công thành viên Ban Chỉ đạo chủ trì hoạt động của Ban Chỉ đạo; Kế hoạch kiểm tra việc thực hiện Đề án; thống nhất nội dung kiến nghị Thủ tướng Chính phủ hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền về các biện pháp giải quyết những vướng mắc, bất cập nảy sinh trong quá trình tổ chức thực hiện Đề án; đề ra phương hướng, nhiệm vụ tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp.
4. Quyết định những vấn đề khác theo đề nghị của Trưởng hoặc Phó Trưởng Ban Chỉ đạo hoặc các thành viên khác của Ban Chỉ đạo.
Điều 5. Nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng Ban, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo
1. Nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng Ban Chỉ đạo:
a) Chỉ đạo hoạt động chung của Ban Chỉ đạo và các thành viên Ban Chỉ đạo. Trong trường hợp cần thiết, chỉ đạo các Bộ, ngành và địa phương, Cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo trong việc tổ chức thực hiện Đề án;
b) Phân công nhiệm vụ và địa bàn phụ trách cho từng thành viên Ban Chỉ đạo và đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các nhiệm vụ được giao;
c) Ký ban hành các văn bản của Ban Chỉ đạo, chương trình, kế hoạch công tác, các báo cáo, kết luận các phiên họp của Ban Chỉ đạo hoặc của Ban Chỉ đạo với các Bộ, ngành, cơ quan là thành viên Ban Chỉ đạo, Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng và các cơ quan có liên quan;
d) Phê duyệt kế hoạch hoạt động của Ban Chỉ đạo;
đ) Xử lý các đề xuất, kiến nghị của các thành viên Ban Chỉ đạo, giải quyết các công việc khác thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Chỉ đạo; cho ý kiến, kết luận cuối cùng về những vấn đề còn có ý kiến khác nhau giữa các thành viên Ban Chỉ đạo;
e) Thực hiện việc khen thưởng hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong quá trình tổ chức thực hiện Đề án.
2. Phó Trưởng Ban giúp Trưởng Ban Chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại khoản 1 Điều này sau đây:
a) Tham mưu cho Trưởng Ban Chỉ đạo trong công tác xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động của Ban Chỉ đạo, cơ chế, giải pháp trong việc tổ chức thực hiện Đề án;
b) Điều hành và thay đổi thành viên Tổ Thư ký giúp việc Ban Chỉ đạo trên cơ sở đề nghị của các cơ quan thành viên Ban Chỉ đạo;
c) Chủ trì cuộc họp Ban Chỉ đạo khi được Trưởng Ban Chỉ đạo ủy quyền;
d) Thực hiện các công việc khác do Trưởng Ban Chỉ đạo ủy quyền hoặc phân công.
Điều 6. Nhiệm vụ, quyền hạn của thành viên Ban Chỉ đạo
1. Xây dựng các kế hoạch để thực hiện nhiệm vụ của Bộ, ngành mình liên quan đến quá trình triển khai thực hiện Đề án; chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc tổ chức thực hiện Đề án tại Bộ, ngành mình và các địa bàn được giao phụ trách (Bảng phân công nhiệm vụ và địa bàn phụ trách của các thành viên Ban Chỉ đạo ban hành kèm theo Quy chế này) và tổng hợp kết quả báo cáo với Ban Chỉ đạo.
2. Chịu trách nhiệm trước Trưởng Ban Chỉ đạo về những việc được phân công, về chỉ đạo tổ chức thực hiện Đề án tại Bộ, ngành mình và địa bàn được phân công phụ trách; tham gia đầy đủ các hoạt động của Ban Chỉ đạo, phối hợp chặt chẽ với các thành viên khác của Ban Chỉ đạo.
3. Thường xuyên nắm bắt tình hình thực hiện Đề án tại Bộ, ngành mình và các địa bàn được giao phụ trách, phát hiện những vướng mắc, bất cập nảy sinh từ thực tiễn để đề ra các giải pháp khắc phục, báo cáo Trưởng, Phó Ban Chỉ đạo.
4. Chỉ đạo thành viên Tổ Thư ký giúp việc cho Ban Chỉ đạo thuộc Bộ, ngành mình chuẩn bị nội dung các phiên họp của Ban Chỉ đạo.
5. Phát biểu ý kiến về những vấn đề đưa ra thảo luận trong các phiên họp Ban Chỉ đạo; đề xuất với Ban Chỉ đạo về các biện pháp giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện Đề án và tổ chức thực hiện các biện pháp đó; giải quyết những vướng mắc phát sinh liên quan đến thẩm quyền của Bộ, ngành mình và địa bàn được giao phụ trách, thông báo cho Ban Chỉ đạo về kết quả giải quyết các vấn đề này.
6. Thực hiện các nhiệm vụ, chủ trì các hoạt động chung theo phân công của Trưởng Ban Chỉ đạo; thường xuyên thông tin bằng văn bản cho Cơ quan thường trực về tình hình, kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao và kết quả công tác phối hợp của Bộ, ngành mình.
7. Được cung cấp các thông tin, tài liệu liên quan đến công tác giám định tư pháp và quan hệ phối hợp trong tổ chức, hoạt động và quản lý giám định tư pháp trên phạm vi toàn quốc.
8. Tham gia hoặc làm Trưởng đoàn công tác liên ngành kiểm tra việc tổ chức thực hiện Đề án tại Bộ, ngành và địa phương khi được phân công. Thực hiện một số hoạt động khác phù hợp với phạm vi, lĩnh vực quản lý theo chức năng và phân công của Trưởng Ban Chỉ đạo.
9. Sử dụng phương tiện của cơ quan chủ quản để thực hiện nhiệm vụ được phân công. Thủ trưởng cơ quan có thành viên tham gia Ban Chỉ đạo có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi, thời gian, phương tiện để thành viên Ban Chỉ đạo thuộc cơ quan mình thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.
10. Khi có sự thay đổi về nhân sự, các Bộ, ngành có đại diện là thành viên Ban Chỉ đạo phải cử người khác thay thế. Người được cử sẽ đảm nhiệm tư cách thành viên và tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ của thành viên trước đó.
Điều 7. Nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo
Bộ Tư pháp là Cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1. Tham mưu toàn diện cho Ban Chỉ đạo về việc tổ chức thực hiện Đề án và hoạt động của Ban Chỉ đạo.
2. Giúp Ban Chỉ đạo đôn đốc các Bộ, ngành, địa phương, thành viên Ban Chỉ đạo thực hiện các hoạt động của Ban Chỉ đạo, các chỉ đạo của Trưởng Ban Chỉ đạo; tập hợp, đánh giá các khó khăn, thuận lợi trong tổ chức thực hiện Đề án, trong công tác giám định tư pháp; kịp thời đề xuất, báo cáo Ban Chỉ đạo.
3. Phối hợp với các cơ quan có liên quan trong việc ban hành chính sách, chương trình, kế hoạch, giải pháp tổ chức thực hiện Đề án trong phạm vi toàn quốc.
4. Phối hợp, điều phối hoạt động giữa các thành viên Ban Chỉ đạo; đảm bảo duy trì chế độ thông tin giữa các thành viên Ban Chỉ đạo.
5. Chuẩn bị các tài liệu, dự thảo thông báo, chuẩn bị kinh phí và tổ chức các phiên họp và các hoạt động khác của Ban Chỉ đạo; đôn đốc, theo dõi việc thực hiện các kết luận của Ban Chỉ đạo và định kỳ báo cáo Trưởng Ban Chỉ đạo;
6. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Trưởng Ban Chỉ đạo phân công.
Điều 8. Nhiệm vụ, quyền hạn của Tổ Thư ký giúp việc cho Ban Chỉ đạo.
1. Tổ Thư ký giúp việc cho Ban Chỉ đạo có nhiệm vụ dự thảo, trao đổi, nghiên cứu các văn bản, chương trình, kế hoạch, báo cáo trong lĩnh vực giám định tư pháp trước khi báo cáo Ban Chỉ đạo xem xét, quyết định.
2. Tổ trưởng Tổ Thư ký có trách nhiệm điều phối, tổ chức các hoạt động của Tổ Thư ký, phân công nhiệm vụ cho từng thành viên và chịu trách nhiệm trực tiếp trước Phó Trưởng Ban Chỉ đạo về kết quả công tác của Tổ Thư ký.
3. Thành viên Tổ Thư ký có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Tham gia đầy đủ các hoạt động theo yêu cầu của Lãnh đạo Ban Chỉ đạo, Tổ trưởng Tổ Thư ký;
b) Giúp việc Lãnh đạo của Bộ, ngành mình là thành viên Ban Chỉ đạo trong việc thực hiện các nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo;
c) Làm việc theo chế độ kiêm nhiệm và chịu sự điều hành của Tổ trưởng Tổ Thư ký;
d) Sử dụng phương tiện của cơ quan chủ quản để thực hiện nhiệm vụ được phân công. Thủ trưởng cơ quan có thành viên tham gia Tổ Thư ký có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi, thời gian, phương tiện để thành viên Tổ Thư ký thuộc cơ quan mình thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.
4. Tổ Thư ký giúp việc cho Ban Chỉ đạo họp thường kỳ và đột xuất theo yêu cầu của Tổ trưởng Tổ Thư ký.
Điều 9. Mối quan hệ giữa Ban Chỉ đạo ở cấp Trung ương với Ban Chỉ đạo ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
1. Ban Chỉ đạo ở cấp Trung ương chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra hoạt động của Ban Chỉ đạo ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Ban Chỉ đạo cấp tỉnh) trong việc tổ chức thực hiện Đề án tại các địa phương.
Trong trường hợp có vướng mắc, bất cập nảy sinh từ thực tiễn, Ban Chỉ đạo ở cấp tỉnh chủ động đề nghị Ban Chỉ đạo ở cấp Trung ương hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện cụ thể; đề xuất hướng xử lý các vấn đề mới phát sinh.
2. Việc kiểm tra hoạt động của Ban Chỉ đạo ở cấp tỉnh được Ban Chỉ đạo ở Trung ương thực hiện định kỳ 06 tháng, hàng năm hoặc đột xuất. Kết quả kiểm tra được báo cáo Thủ tướng Chính phủ và thông tin cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp ở cấp tỉnh.
Điều 10. Chế độ thông tin
Trưởng Ban Chỉ đạo, các Phó Trưởng Ban Chỉ đạo quyết định về loại thông tin được phép công khai, loại thông tin mật, không phổ biến về hoạt động của Ban Chỉ đạo.
Điều 11. Chế độ báo cáo
1. Định kỳ 06 tháng, một năm hoặc đột xuất theo yêu cầu của Lãnh đạo Ban Chỉ đạo, các thành viên Ban Chỉ đạo có trách nhiệm gửi báo cáo kết quả hoạt động, báo cáo đánh giá về tình hình chỉ đạo thực hiện Đề án tại Bộ, ngành mình và địa bàn được phân công phụ trách hoặc báo cáo đột xuất theo yêu cầu của Ban Chỉ đạo về Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo để tổng hợp, báo cáo Trưởng Ban Chỉ đạo.
2. Định kỳ 06 tháng, một năm hoặc đột xuất theo yêu cầu của Trưởng Ban Chỉ đạo, Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo có báo cáo về hoạt động của Ban Chỉ đạo gửi các thành viên Ban Chỉ đạo.
3. Định kỳ hàng Quý, Tổ Thư ký giúp việc Ban Chỉ đạo có báo cáo Ban Chỉ đạo về tình hình thực hiện Đề án của các thành viên Ban Chỉ đạo, các Bộ, ngành có liên quan và các địa phương.
Điều 12. Chế độ khen thưởng, xử lý vi phạm
1. Hàng năm, Ban Chỉ đạo xem xét, biểu dương, đề nghị Thủ tướng Chính phủ hoặc cơ quan có thẩm quyền khen thưởng những tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc tham mưu, tổ chức thực hiện Đề án.
2. Việc khen thưởng các tập thể, cá nhân được thực hiện theo quy định của pháp luật về thi đua khen thưởng.
3. Việc xử lý các vi phạm trong hoạt động phối hợp do thành viên Ban Chỉ đạo quy định đối với cán bộ thuộc Bộ, ngành mình theo quy định của pháp luật.
Điều 13. Kinh phí hoạt động
1. Kinh phí hoạt động của Ban Chỉ đạo do ngân sách Nhà nước bảo đảm và được bố trí trong kinh phí hoạt động thường xuyên của Bộ Tư pháp – Cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo.
Hàng năm, Bộ Tư pháp có trách nhiệm lập dự toán kinh phí bảo đảm hoạt động của Ban Chỉ đạo, bảo đảm phương tiện, thiết bị làm việc cho bộ phận thường trực giúp việc cho Cơ quan thường trực. Việc sử dụng kinh phí bảo đảm hoạt động của Ban Chỉ đạo phải được thực hiện đúng mục đích, đúng chế độ và không sử dụng cho việc thực hiện nhiệm vụ thường xuyên của Bộ Tư pháp.
2. Các chi phí liên quan đến hoạt động của Ban Chỉ đạo được thực hiện theo định mức chi theo chế độ quy định.
Chương 3.
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 14. Điều khoản thi hành
1. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có vướng mắc hoặc có vấn đề mới phát sinh cần sửa đổi, bổ sung, các thành viên Ban Chỉ đạo có trách nhiệm đề xuất Trưởng Ban Chỉ đạo xem xét, quyết định việc sửa đổi, bổ sung Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo trên cơ sở sự nhất trí của đa số thành viên trong Ban Chỉ đạo và phù hợp với quy định của pháp luật.
2. Căn cứ vào Quy chế này, các Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án ở cấp tỉnh ban hành Quy chế hoạt động phù hợp với tính chất, phạm vi và nhiệm vụ của mình.
Điều 15. Trách nhiệm thi hành
Các thành viên Ban Chỉ đạo, Cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo, Tổ Thư ký giúp việc Ban Chỉ đạo chịu trách nhiệm thi hành Quy chế này./.
BẢNG PHÂN CÔNG
NHIỆM VỤ VÀ ĐỊA BÀN PHỤ TRÁCH CỦA CÁC THÀNH VIÊN BAN CHỈ ĐẠO
(Ban hành kèm theo Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án “Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp” ở cấp Trung ương theo Quyết định số 14/QĐ-BCĐGĐTP ngày 16 tháng 3 năm 2011)
TT
Thành viên Ban Chỉ đạo
Nội dung nhiệm vụ
Địa bàn phụ trách
1
Trưởng Ban Chỉ đạo – Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng
Các nhiệm vụ quy định tại khoản 1, Điều 5 của Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo.
2
Phó Trưởng Ban Chỉ đạo – Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường và Thứ trưởng Nguyễn Đức Chính
1. Chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra và báo cáo việc thực hiện các nhiệm vụ thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Tư pháp quy định tại điểm 1.1, 1.2, 2.1.1, 2.1.2, 2.1.3, 2.2.1, 2.2.3, 2.2.4, 2.2.5, 3.1, 3.2, 3.3, 3.4, 5.1, 5.4, 6.1, 6.4, 7.1, 7.2, 7.3, phần II của Kế hoạch thực hiện Đề án.
Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Thuận
2. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của Phó Trưởng Ban Chỉ đạo và của Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo.
3. Kiểm tra việc tổ chức thực hiện Đề án theo Kế hoạch kiểm tra của Ban Chỉ đạo.
4. Phụ trách, đôn đốc, theo dõi việc thực hiện Đề án tại các địa bàn được phân công
3
Lãnh đạo Bộ Y tế - Thứ trưởng Nguyễn Viết Tiến
1. Chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra và báo cáo việc thực hiện các nhiệm vụ thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Y tế quy định tại điểm 1.3, 1.4, 1.5, 1.6, 2.1.1, 2.1.4, 2.2.2, 2.2.3, 2.2.6, 3.1, 3.5, 3.6, 3.7, 4.1, 4.2 phần II của Kế hoạch thực hiện Đề án.
Bắc Ninh, Bắc Giang, Lạng Sơn, Cao Bằng
2. Kiểm tra việc tổ chức thực hiện Đề án theo Kế hoạch kiểm tra của Ban Chỉ đạo.
3. Phụ trách, đôn đốc, theo dõi việc thực hiện Đề án tại các địa bàn được phân công.
4
Lãnh đạo Bộ Công an – Thứ trưởng Phạm Quý Ngọ
1. Chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra và báo cáo việc thực hiện các nhiệm vụ thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Công an quy định tại điểm 1.3, 1.5, 1.6, 2.1.1, 2.2.2, 2.2.3, 2.2.6, 3.1, 3.5, 3.6, 3.7, 4.1, 4.2, 5.1, 6.2, 6.3, phần II của Kế hoạch thực hiện Đề án.
Thái Nguyên, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Hà Giang
2. Kiểm tra việc tổ chức thực hiện Đề án theo Kế hoạch kiểm tra của Ban Chỉ đạo.
3. Phụ trách, đôn đốc, theo dõi việc thực hiện Đề án tại các địa bàn được phân công.
5
Lãnh đạo Bộ Quốc phòng – Thứ trưởng Phan Trung Kiên
1. Chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra và báo cáo việc thực hiện các nhiệm vụ thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Quốc phòng quy định tại điểm 2.1.1, 2.2.2, 2.2.3, 2.2.6, 3.1, 3.5, 3.6, 3.7, 4.1, 4.2, 5.1, 6.2, 6.3 phần II của Kế hoạch thực hiện Đề án.
Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu
2. Kiểm tra việc tổ chức thực hiện Đề án theo Kế hoạch kiểm tra của Ban Chỉ đạo.
3. Phụ trách, đôn đốc, theo dõi việc thực hiện Đề án tại các địa bàn được phân công.
6
Lãnh đạo Bộ Tài chính – Thứ trưởng Đỗ Hoàng Anh Tuấn
1. Chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra và báo cáo việc thực hiện các nhiệm vụ thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Tài chính quy định tại điểm 1.3, 1.5, 1.6, 2.2.1, 2.2.2, 2.2.3, 2.2.6, 3.1, 3.5, 3.6, 3.7, 4.2, 5.6 phần II của Kế hoạch thực hiện Đề án.
Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình
2. Kiểm tra việc tổ chức thực hiện Đề án theo Kế hoạch kiểm tra của Ban Chỉ đạo.
3. Phụ trách, đôn đốc, theo dõi việc thực hiện Đề án tại các địa bàn được phân công.
7
Lãnh đạo Bộ Xây dựng – Thứ trưởng Bùi Phạm Khánh
1. Chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra và báo cáo việc thực hiện các nhiệm vụ thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Xây dựng quy định tại điểm 1.3, 1.5, 1.6, 2.2.1, 2.2.2, 2.2.3, 2.2.6, 3.1, 3.5, 3.6, 3.7, 4.2 phần II của Kế hoạch thực hiện Đề án.
Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh
2. Kiểm tra việc tổ chức thực hiện Đề án theo Kế hoạch kiểm tra của Ban Chỉ đạo.
3. Phụ trách, đôn đốc, theo dõi việc thực hiện Đề án tại các địa bàn được phân công.
8
Lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch – Thứ trưởng Huỳnh Vĩnh Ái
1. Chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra và báo cáo việc thực hiện các nhiệm vụ thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định tại điểm 1.3, 1.5, 1.6, 2.2.1, 2.2.2, 2.2.3, 2.2.6, 3.1, 3.5, 3.6, 3.7, 4.2 phần II của Kế hoạch thực hiện Đề án.
Thừa Thiên – Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi
2. Kiểm tra việc tổ chức thực hiện Đề án theo Kế hoạch kiểm tra của Ban Chỉ đạo.
3. Phụ trách, đôn đốc, theo dõi việc thực hiện Đề án tại các địa bàn được phân công.
9
Lãnh đạo Bộ Công thương – Thứ trưởng Lê Danh Vĩnh
1. Chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra và báo cáo việc thực hiện các nhiệm vụ thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Công thương quy định tại điểm 1.3, 1.5, 1.6, 2.2.1, 2.2.2, 2.2.3, 2.2.6, 3.1, 3.5, 3.6, 3.7, 4.2 phần II của Kế hoạch thực hiện Đề án.
Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Long An
2. Kiểm tra việc tổ chức thực hiện Đề án theo Kế hoạch kiểm tra của Ban Chỉ đạo.
3. Phụ trách, đôn đốc, theo dõi việc thực hiện Đề án tại các địa bàn được phân công.
10
Lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông – Thứ trưởng Nguyễn Thành Hưng
1. Chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra và báo cáo việc thực hiện các nhiệm vụ thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định tại điểm 1.3, 1.5, 1.6, 2.2.1, 2.2.2, 2.2.3, 2.2.6, 3.1, 3.5, 3.6, 3.7, 4.2 phần II của Kế hoạch thực hiện Đề án.
Ninh Thuận, Khánh Hòa
2. Kiểm tra việc tổ chức thực hiện Đề án theo Kế hoạch kiểm tra của Ban Chỉ đạo.
3. Phụ trách, đôn đốc, theo dõi việc thực hiện Đề án tại các địa bàn được phân công.
11
Lãnh đạo Bộ Khoa học và Công nghệ - Thứ trưởng Lê Đình Tiến
1. Chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra và báo cáo việc thực hiện các nhiệm vụ thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định tại điểm 1.3, 1.5, 1.6, 2.2.1, 2.2.2, 2.2.3, 2.2.6, 3.1, 3.5, 3.6, 3.7, 4.2 phần II của Kế hoạch thực hiện Đề án.
Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau
2. Kiểm tra việc tổ chức thực hiện Đề án theo Kế hoạch kiểm tra của Ban Chỉ đạo.
3. Phụ trách, đôn đốc, theo dõi việc thực hiện Đề án tại các địa bàn được phân công.
12
Lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư – Thứ trưởng Nguyễn Văn Trung
1. Chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra và báo cáo việc thực hiện các nhiệm vụ thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định tại điểm 1.3, 1.5, 1.6, 2.2.1, 2.2.2, 2.2.3, 2.2.6, 3.1, 3.5, 3.6, 3.7, 4.2 phần II của Kế hoạch thực hiện Đề án.
Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng
2. Kiểm tra việc tổ chức thực hiện Đề án theo Kế hoạch kiểm tra của Ban Chỉ đạo.
3. Phụ trách, đôn đốc, theo dõi việc thực hiện Đề án tại các địa bàn được phân công.
13
Lãnh đạo Bộ Nội vụ - Thứ trưởng Nguyễn Duy Thăng
1. Chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra và báo cáo việc thực hiện các nhiệm vụ thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Nội vụ quy định tại điểm 1.3, 1.5, 1.6, 2.2.1, 2.2.2, 2.2.3, 2.2.6, 3.1, 3.5, 3.6, 3.7, 4.2 phần II của Kế hoạch thực hiện Đề án.
Gia Lai, Kon Tum, Bình Định, Phú Yên
2. Kiểm tra việc tổ chức thực hiện Đề án theo Kế hoạch kiểm tra của Ban Chỉ đạo.
3. Phụ trách, đôn đốc, theo dõi việc thực hiện Đề án tại các địa bàn được phân công.
14
Lãnh đạo Văn phòng Chính phủ - Phó Chủ nhiệm Kiều Đình Thụ
1. Kiểm tra việc tổ chức thực hiện Đề án theo Kế hoạch kiểm tra của Ban Chỉ đạo.
Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai
2. Phụ trách, đôn đốc, theo dõi việc thực hiện Đề án tại các địa bàn được phân công.
15
Lãnh đạo Văn phòng BCĐ TW về phòng chống tham nhũng – Phó Chánh Văn phòng Phạm Anh Tuấn
1. Kiểm tra việc tổ chức thực hiện Đề án theo Kế hoạch kiểm tra của Ban Chỉ đạo.
Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị
2. Phụ trách, đôn đốc, theo dõi việc thực hiện Đề án tại các địa bàn được phân công.
16
Lãnh đạo BCĐ cải cách tư pháp TW – Phó Trưởng Ban Nguyễn Văn Hiện
1. Kiểm tra việc tổ chức thực hiện Đề án theo Kế hoạch kiểm tra của Ban Chỉ đạo.
Hà Nội, Thanh Hóa, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu
2. Phụ trách, đôn đốc, theo dõi việc thực hiện Đề án tại các địa bàn được phân công.
17
Lãnh đạo Tòa án nhân dân tối cao – Phó Chánh án Đặng Quang Phương
1. Chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra và báo cáo việc thực hiện các nhiệm vụ thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án nhân dân tối cao quy định tại điểm 5.1, 5.2, 5.3, 5.5, 6.2, 6.3 phần II của Kế hoạch thực hiện Đề án.
Tiền Giang, Vĩnh Long, Bến Tre, Trà Vinh
2. Kiểm tra việc tổ chức thực hiện Đề án theo Kế hoạch kiểm tra của Ban Chỉ đạo.
3. Phụ trách, đôn đốc, theo dõi việc thực hiện Đề án tại các địa bàn được phân công.
18
Lãnh đạo Viện Kiểm sát nhân dân tối cao – Phó Viện trưởng Trần Công Phàn
1. Chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra và báo cáo việc thực hiện các nhiệm vụ thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao quy định tại điểm 5.1, 5.2, 5.3, 6.2, 6.3 phần II của Kế hoạch thực hiện Đề án.
Cần Thơ, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang
2. Kiểm tra việc tổ chức thực hiện Đề án theo Kế hoạch kiểm tra của Ban Chỉ đạo.
3. Phụ trách, đôn đốc, theo dõi việc thực hiện Đề án tại các địa bàn được phân công. | {
"issuing_agency": "Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp ở cấp Trung ương",
"promulgation_date": "16/03/2011",
"sign_number": "14/QĐ-BCĐGDTP",
"signer": "Trương Vĩnh Trọng",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-nguyen-Moi-truong/Quyet-dinh-3472-QD-UBND-nam-2008-Bao-ve-Phat-trien-Lam-nghiep-Lam-Dong-den-2020-228386.aspx | Quyết định 3472/QĐ-UBND năm 2008 Bảo vệ Phát triển Lâm nghiệp Lâm Đồng đến 2020 | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÂM ĐỒNG
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 3472/QĐ-UBND
Đà Lạt, ngày 24 tháng 12 năm 2008
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN LÂM NGHIỆP TỈNH LÂM ĐỒNG ĐẾN NĂM 2020.
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Bảo vệ và Phát triển rừng ngày 03/12/2004;
Căn cứ Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03/3/2006 của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và Phát triển rừng;
Căn cứ Quy chế quản lý rừng ban hành theo Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ;
Căn cứ Chỉ thị số 38/2005/CT-TTg ngày 05/12/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc rà soát, quy hoạch loại 3 loại rừng;
Căn cứ Quyết định số 18/2007/QĐ-TTg ngày 25/02/2007 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006 - 2020;
Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tại Tờ trình số 180/TTr-SNN ngày 11/12/2008 về việc phê duyệt Đề án Bảo vệ và Phát triển Lâm nghiệp tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án Bảo vệ và Phát triển Lâm nghiệp tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020, với những nội dung chủ yếu sau:
I. Hiện trạng tài nguyên rừng tỉnh Lâm Đồng:
1. Tổng diện tích đất lâm nghiệp toàn tỉnh: 602.142 ha, trong đó: Rừng tự nhiên 547.813 ha; rừng trồng 54.329 ha; đất lâm nghiệp 33.512 ha;
Phân theo ba loại rừng:
- Rừng đặc dụng: 83.813 ha, chiếm 13,91%;
+ Vườn Quốc gia Bidoup - Núi Bà: 56.437 ha.
+ Vườn Quốc gia Cát Tiên: 27.237 ha.
- Rừng phòng hộ: 172.800 ha, chiếm 28,73%;
+ Rất xung yếu: 39.617 ha.
+ Xung yếu: 133.183 ha.
- Rừng sản xuất: 345.003 ha, chiếm 57,36%.
Tổng trữ lượng lâm sản: gỗ 56.182.789 m3 (rừng tự nhiên 55.172.965 m3, chiếm 95,04%; rừng trồng 1.009.824 m3, chiếm 4,96%) và 518 triệu cây tre nứa.
2. Tổng diện tích rừng trồng: 49.006 ha, chiếm 8,15% diện tích đất lâm nghiệp; Loài cây trồng chủ yếu là Thông 3 lá, Sao đen, Keo, Thông 2 lá...Diện tích rừng trồng từ năm 1976-2007 được đầu tư từ các nguồn vốn:
- Nguồn vốn ngân sách tỉnh: 24.707 ha, chủ yếu đầu tư trồng rừng tập trung trên đối tượng rừng sản xuất, rừng phòng hộ và rừng đặc dụng;
- Nguồn vốn chương trình 327 (1993-1998): 7.538 ha, chủ yếu đầu tư trồng rừng trên đối tượng rừng phòng hộ và rừng đặc dụng;
- Nguồn vốn chương trình 5 triệu ha rừng (1999-2007): 5.706 ha, chủ yếu đầu tư trồng rừng trên đối tượng rừng phòng hộ và rừng đặc dụng;
- Nguồn vốn liên doanh, liên kết với Công ty cổ phần giấy Tân Mai (1998-2005): 10.716 ha, chủ yếu đầu tư trồng rừng phục vụ nguyên liệu giấy;
- Nguồn vốn trồng rừng phòng hộ đầu nguồn thủy điện Trị An: 1.954 ha, chủ yếu đầu tư trồng rừng tập trung trên đối tượng rừng sản xuất, rừng phòng hộ và rừng đặc dụng;
- Nguồn vốn từ các thành phần kinh tế khác (tổ chức, cá nhân, hộ gia đình): khoảng trên 5.300 ha, chủ yếu đầu tư trồng rừng, sản xuất nông lâm kết hợp.
II. Phát triển Lâm nghiệp bền vững tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020:
1. Quan điểm, mục tiêu phát triển rừng:
a) Quan điểm:
- Phát triển lâm nghiệp một cách toàn diện coi trọng ba khâu: trồng, bảo vệ và sử dụng tổng hợp lợi ích tài nguyên rừng;
- Phát triển lâm nghiệp phải đóng góp ngày càng tăng vào tăng trưởng kinh tế, xóa đói giảm nghèo, bảo vệ môi trường, sinh thái, cảnh quan thiên nhiên của Lâm Đồng;
- Phát triển lâm nghiệp phải gắn với chủ trương xã hội hóa việc bảo vệ phát triển rừng; giải quyết hài hòa các mối liên hệ giữa phát triển và bảo vệ sinh thái, môi trường; giữa lợi ích kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hội; giữa lợi ích Nhà nước, doanh nghiệp và người dân sống liền rừng;
- Phát triển lâm nghiệp phải lấy rừng giữ rừng, lấy rừng phát triển rừng, lấy rừng cải thiện đời sống người dân và phải gắn với các chương trình, dự án của Trung ương, địa phương và các tổ chức quốc tế đã và đang triển khai trên địa bàn tỉnh;
- Tập trung làm chuyển biến cơ bản, nâng cao hiệu quả trong quản lý, sử dụng rừng, coi đó là khâu đột phá trong định hướng phát triển lâm nghiệp của tỉnh để rừng thực sự có chủ.
b) Mục tiêu:
- Duy trì độ che phủ 62%, đảm bảo môi trường sinh thái cho sự phát triển kinh tế bền vững ở Lâm Đồng;
- Ổn định 83.674 ha rừng đặc dụng với tính đa dạng sinh học cao;
- Nâng cao chất lượng 172.800 ha rừng phòng hộ;
- Nâng cao chất lượng 345.000 ha rừng sản xuất, đưa năng suất rừng từ 97m3/ha bình quân hiện nay lên 160m3/ha; phát triển 120.000 ha rừng trồng kinh tế chủ lực; nâng cao chất lượng gỗ và lâm sản ngoài gỗ.
- Phấn đấu diện tích 180.000 ha cây công nghiệp có cây lâm nghiệp che bóng (từ 10-15%)
- Hàng năm cung cấp 250.000 - 300.000 m3 gỗ cho nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu;
- Giải quyết việc làm cho 5 vạn người lao động;
- Xã hội hoá ngành lâm nghiệp, thực hiện các biện pháp nâng cao đời sống người dân làm rừng tăng 3 đến 4 lần so với hiện nay; chấm dứt nạn phá rừng làm rẫy;
- Đưa dịch vụ chi trả môi trường rừng là nguồn thu cơ bản của ngành lâm nghiệp; nâng tỷ trọng lâm nghiệp từ 1,68 % lên 5-7% trong giá trị sản xuất nông nghiệp và trở thành một ngành kinh tế quan trọng của địa phương;
- Góp phần quan trọng ổn định an ninh chính trị - xã hội ở Lâm Đồng.
2. Phát triển lâm nghiệp bền vững, giai đoạn 2009-2020:
a) Sử dụng các loại rừng:
- Rừng đặc dụng: Tập trung bảo tồn nguyên trạng tài nguyên đa dạng sinh học, nghiên cứu khoa học, bảo vệ các loài động vật, thực vật rừng quý hiếm, đặc hữu, có giá trị khoa học - kinh tế cao và đang có nguy cơ tuyệt chủng; kết hợp phát triển du lịch sinh thái, du lịch văn hoá.
- Rừng Phòng hộ: Nâng cao chất lượng rừng phòng hộ trên cơ sở thực hiện các giải pháp kỹ thuật lâm sinh để ổn định cấu trúc và phát triển sinh thái rừng phòng hộ: Chặt hạ cây già cỗi, trong phạm vi lâm phần cách sông, suối lớn từ (20m-30m), tuyệt đối không được khai thác ngoài phạm vi nêu trên; trồng bổ sung: 2.000 ha.
- Rừng sản xuất: Chuyển rừng sản xuất có chất lượng kém, năng suất thấp sang rừng kinh tế chủ lực có năng suất cao. Quy hoạch 345.000 ha rừng sản xuất chủ yếu cung cấp gỗ lâm sản phục vụ nhu cầu nguyên liệu cho các nhà máy chế biến và gia dụng, tổ chức sản xuất theo hướng thâm canh, năng suất cao;
+ Phát triển 120.000 ha rừng kinh tế chủ lực, chất lượng cao để sau năm 2020 hàng năm cho sản lượng ổn định 500.000m3 gỗ năm góp phần quan trọng lớn vào sự phát triển kinh tế -xã hội của địa phương. trồng 90.000 ha rừng kinh tế chất lượng cao;
+ Xử lý rừng nghèo kiệt và rừng lồ ô tre nứa, chặt trắng trồng lại là 33.000 ha (10.000 ha rừng lá rộng, 10.000 ha rừng hỗn giao, 13.000 rừng tre nứa);
+ Kinh doanh tổng hợp, phát triển bền vững 52.000 ha rừng thông ba lá thuần loại tự nhiên thuộc rừng sản xuất: Tiến hành khai thác 15.000 ha rừng thông 3 lá thành thục và 1.700 ha rừng thông rải rác theo phương thức khai thác chặt trắng cục bộ theo lô, theo đám, theo băng và trồng lại toàn bộ, hàng năm có 250.000-300.000 m3, bình quân mỗi năm khai thác trắng 1.400 ha rừng, trồng mới 1.500 ha; Sản phẩm tỉa thưa rừng trồng thông ba lá giai đoạn 2009-2020 dự kiến là 230.000m3, bình quân 20.000m3/năm; tương ứng 640 ha/năm; Khai thác trắng rừng trồng sản lượng 77.000m3/năm; tương ứng 400 ha/năm.
Tổng sản lượng gỗ khai thác rừng thông 3 lá: rừng thông tự nhiên 250.000-300.000 m3/năm; rừng thông trồng 97.000 m3/năm.
Trồng rừng thâm canh : 2.000 ha/năm.
Sản lượng nhựa thông : 2.500-2.700 tấn/năm
Phấn đấu kinh doanh trên một đơn vị diện tích rừng trồng kinh tế phải đạt được giá trị 10-15 triệu đồng/ ha/năm.
b) Bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học:
- Chủ tịch UBND các cấp phải tổ chức thực hiện bảo vệ rừng và chịu trách nhiệm nếu để xảy ra các vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng tại địa phương.
- Cơ quan Kiểm lâm là lực lượng nòng cốt hỗ trợ cho các chủ rừng và các thôn, xã, là lực lượng chính trong việc xử lý các vụ vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng; đồng thời tham mưu cho chính quyền các cấp trong công tác bảo vệ rừng; kiểm lâm địa bàn là cán bộ tham mưu trực tiếp cho UBND xã trong việc bảo vệ và phát triển rừng tại cơ sở góp phần ngăn chặn các hành vi xâm hại tài nguyên rừng tận gốc.
- Về bảo tồn đa dạng sinh học: Bảo tồn, phát triển và sử dụng bền vững ĐDSH về các nguồn gen, loài sinh vật và hệ sinh thái phong phú của Lâm Đồng, quản lý một cách có hiệu quả; đóng góp thiết thực vào công tác bảo tồn và phát triển ĐDSH trong khu vực cũng như toàn cầu.
c) Phát triển du lịch sinh thái rừng: Phấn đấu đến năm 2020 xây dựng vùng du lịch sinh thái rừng ở thành phố Ðà Lạt và các huyện: Lạc Dương, Ðơn Dương, Ðức Trọng trở thành trung tâm về du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng của khu vực và cả nước; đưa du lịch sinh thái rừng thực sự trở thành động lực phát triển của tỉnh Lâm Ðồng.
d) Trồng cây phân tán: Phục hồi phong trào trồng cây phân tán ở các địa bàn trong tỉnh, đa dạng hoá các loại hình trồng cây; trồng xen cây rừng trên bờ vùng, bờ thửa, trên các vườn cây công nghiệp (cà phê, ca cao, chè) đảm bảo tỷ lệ 10-15% độ che phủ.
đ) Phát triển ngành chế biến gỗ, lâm sản ngoài gỗ: Khuyến khích sử dụng gỗ từ rừng trồng, phát triển công nghệ chế biến sử dụng gỗ rừng trồng, các loại lâm sản khác. Có chính sách ưu đãi với các doanh nghiệp chế biến gỗ rừng trồng, gỗ tinh chế.
3. Các giải pháp phát triển rừng bền vững, giai đoạn 2009-2020:
a) Về tổ chức quản lý và tổ chức sản xuất:
- Đối với các Công ty Lâm nghiệp:
+ Diện tích rừng sản xuất đã giao, cho Công ty Lâm nghiệp thuê thì không thu hồi đất để cho các doanh nghiệp khác thuê mà chuyển sang hình thức thức hợp tác đầu tư, góp vốn của các thành phần kinh tế, các cá nhân, nhằm huy động mọi nguồn lực, đẩy nhanh tốc độ trồng rừng kinh tế theo hướng thâm canh, đồng thời không làm xáo trộn quy hoạch và hoạt động của các Công ty Lâm nghiệp. Đồng thời các Công ty Lâm nghiệp phải chủ động tìm nguồn vốn để đưa diện tích đất lâm nghiệp vào sản xuất, nếu trong thời hạn 3 năm mà không sản xuất sản xuất thì thu hồi cho doanh nghiệp khác thuê.
+ Các Công ty Lâm nghiệp có xưởng chế biến gỗ được UBND tỉnh giao thầu bán cây đứng gỗ khai thác chính rừng tự nhiên hàng năm để sản xuất gỗ tinh chế, hàng mộc gia dụng, hàng xuất khẩu. Giá gỗ giao thầu bán cây đứng được UBND tỉnh phê duyệt tại thời điểm giao thầu phù hợp với giá thị trường. Thời gian giao thầu ổn định trong 3 năm.
+ Phải chủ động và chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh, chủ yếu là kinh doanh rừng trồng, sản xuất chế biến gỗ rừng trồng nhưng phải đảm bảo hoàn trả vốn trong chu kỳ tiếp theo.
- Đối với các Ban Quản lý rừng
+ Tiến hành bố trí lại đất đai phù hợp với phương hướng, nhiệm vụ của các Ban Quản lý rừng, quản lý chặt chẽ đất đai và nâng cao hiệu quả sử dụng đất.
+ Đất lâm nghiệp, đất quy hoạch cho nông nghiệp còn rừng phân bố rải rác, nhỏ lẻ, phân tán ở các tiểu khu tách ra khỏi các ban mới sắp xếp, giao cho UBND huyện, xã, cộng đồng dân cư quản lý sử dụng theo quy định. Trước mắt các Ban Quản lý rừng có trách nhiệm quản lý những diện tích trên đến khi có quyết định của cấp thẩm quyền.
- Rà soát lại quỹ đất và tổ chức giao, cho thuê cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân quỹ đất lâm nghiệp của các Công ty Lâm nghiệp, các Ban Quản lý rừng sau khi sắp xếp lại. Các địa phương tổ chức giao đất, cho thuê đất, giao rừng, cho thuê rừng cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng, tập thể theo đúng quy định của Luật Đất đai, Luật Bảo vệ và Phát triển rừng. Trong đó ưu tiên giao cho đồng bào dân tộc tại chỗ chưa có hoặc chưa đủ đất sản xuất.
- Đối với các hoạt động quản lý Nhà nước: Rà soát, phân định rõ vai trò, chức năng, nhiệm vụ của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Hạt Kiểm lâm cấp huyện để tham mưu cho chính quyền cấp huyện, xã trong công tác quản lý Nhà nước về lâm nghiệp. Xây dựng quy chế phối hợp giữa cấp chính quyền, huyện, xã, chủ rừng, kiểm lâm, quân đội, công an và lực lượng quần chúng bảo vệ rừng.
b) Giải pháp về cơ chế chính sách:
- Chính sách thu hút đầu tư:
+ Nhà nước cho tổ chức kinh tế thuê môi trường rừng phòng hộ để kết hợp kinh doanh cảnh quan nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái - môi trường thời hạn không quá 50 năm (năm mươi); không thu hồi diện tích rừng và đất rừng phòng hộ của các Ban Quản lý rừng phòng hộ để cho các tổ chức, doanh nghiệp thuê thực hiện dự án đầu tư, chỉ cho thuê môi trường rừng (đối với đất có rừng) và hợp tác, liên doanh liên kết với Ban Quản lý rừng để đầu tư trồng rừng trên diện tích đất không có rừng thuộc rừng sản xuất.
+ Chủ rừng Nhà nước được tự tổ chức hoạt động kinh doanh cảnh quan, du lịch sinh thái trong rừng hoặc cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thuê rừng, nhận khoán rừng và môi trường rừng để kinh doanh cảnh quan, du lịch sinh thái rừng trong rừng.
+ Chủ rừng Nhà nước được ủy quyền giám sát các hoạt động quản lý, bảo vệ rừng, sử dụng rừng đối với các doanh nghiệp thuê rừng và đất rừng trong quy hoạch 3 loại rừng thuộc phạm vi lâm phần mình đã quản lý, phản ảnh kịp thời với các cơ quan chức năng khi chủ dự án không thực hiện đúng theo giấy Giấy chứng nhận đầu tư được cấp.
- Chính sách liên quan đến việc sử dụng đất, quản lý bảo vệ sử dụng rừng, bảo vệ cảnh quan môi trường, sinh thái:
+ Đối với rừng đặc dụng Vườn Quốc gia:
Trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt: Được lập các tuyến đường mòn, lều trú chân, cắm biển chỉ dẫn để tuần tra kết hợp du lịch sinh thái. Tuyến đường mòn quy định có chiều rộng tối đa không quá 1,5m.
Trong phân khu phục hồi sinh thái: Được mở các đường trục chính, xây dựng công trình để bảo vệ và phát triển rừng kết hợp phục vụ các hoạt động dịch vụ - du lịch. Mức độ tác động của các công trình hạ tầng phục vụ cho hoạt động du lịch sinh thái tối đa là 20% tổng diện tích được thuê môi trường rừng đặc dụng đối với diện tích thuê từ 50 ha trở xuống, trong đó cho phép sử dụng 5% diện tích được thuê để xây dựng các công trình kiến trúc cơ sở hạ tầng, 15% diện tích còn lại được làm đường mòn, điểm dừng chân, bãi đỗ xe; Đối với diện tích thuê lớn hơn 50 hecta, mức độ tác động tối đa là 15% tổng diện tích được thuê, trong đó cho phép sử dụng 5% diện tích được thuê để xây dựng các công trình kiến trúc cơ sở hạ tầng, 10% diện tích còn lại được làm đường mòn, điểm dừng chân, bãi đỗ xe. Phần diện tích được thuê các công trình hạ tầng phải được xác định rõ trên bản đồ và phân định rõ ngoài thực địa, thông qua hệ thống biển báo.
+ Đối với rừng phòng hộ:
Những dự án du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư, thỏa thuận địa điểm đầu tư trong rừng phòng hộ, cảnh quan môi trường tiếp tục thực hiện dự án đã được phê duyệt.
Đối với những dự án mới đầu tư về sau vào các khu vực thuộc địa bàn thành phố Đà Lạt, huyện Lạc Dương và một phần của huyện Đức Trọng giáp ranh với thành phố Đà Lạt, chỉ được thực hiện các công trình kiến trúc có mái che ở khu quản lý trung tâm dự án trên diện tích đất không có rừng (trừ Khu du lịch hồ Tuyền Lâm và Khu du lịch Đan Kia - Suối Vàng), không được xây dựng biệt thự, nhà nghỉ biệt thự; chỉ được làm đường mòn, lều trú chân, nhà tạm bằng vật liệu lắp ghép;
Không xem xét thỏa thuận địa điểm đầu tư đối với các dự án thuê đất lâm nghiệp thuộc đất đã quy hoạch cho rừng phòng hộ, rừng đặc dụng để trồng rừng, quản lý bảo vệ rừng, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, sản xuất nông lâm kết hợp; không xem xét thỏa thuận địa điểm đầu tư đối với các dự án thuê đất thuộc rừng sản xuất (kể cả đất đã có rừng, đất chưa có rừng và đất đang sản xuất nông nghiệp trên đất lâm nghiệp) để sản xuất nông lâm kết hợp; hạn chế tối đa việc cấp phép khai thác khoáng sản trên diện tích rừng phòng hộ môi trường cảnh quan thành phố Đà Lạt.
Nhà đầu tư muốn đầu tư vào lĩnh vực du lịch sinh thái ở rừng phòng hộ, rừng đặc dụng thì thực hiện việc hợp tác, liên kết đầu tư với các Ban Quản lý rừng phòng hộ, đặc dụng (Nhà nước không cho thuê đất lâm nghiệp thuộc quy hoạch rừng phòng hộ, rừng đặc dụng); hoặc thuê môi trường rừng của Nhà nước để đầu tư du lịch sinh thái. Mức độ tác động của các công trình hạ tầng phục vụ cho hoạt động du lịch sinh thái tối đa là 20% tổng diện tích được thuê môi trường rừng phòng hộ đối với diện tích thuê từ 50 ha trở xuống, trong đó cho phép sử dụng 5% diện tích được thuê để xây dựng các công trình kiến trúc cơ sở hạ tầng, 15% diện tích còn lại được làm đường mòn, điểm dừng chân, bãi đỗ xe; Đối với diện tích thuê lớn hơn 50 hecta, mức độ tác động tối đa là 15% tổng diện tích được thuê, trong đó cho phép sử dụng 5% diện tích được thuê để xây dựng các công trình kiến trúc cơ sở hạ tầng, 10% diện tích còn lại được làm đường mòn, điểm dừng chân, bãi đỗ xe. Phần diện tích được thuê các công trình hạ tầng phải được xác định rõ trên bản đồ và phân định rõ ngoài thực địa, thông qua hệ thống biển báo.
+ Đối với rừng sản xuất:
Để ổn định tình hình quản lý bảo vệ rừng trên diện tích thu hút đầu tư, gắn trách nhiệm đến đời sống cộng đồng tại địa phương các doanh nghiệp thuê đất đầu tư tiếp tục duy trì hợp đồng giao khoán quản lý bảo vệ rừng cho các hộ dân, đồng thời thanh toán chi phí chi trả tiền công nhận khoán không thấp hơn theo quy định hiện hành. Doanh nghiệp thuê đất rừng phải cam kết sử dụng lao động tại địa phương. Chủ rừng không thực hiện thủ tục lập hồ sơ hoán đổi diện tích giao khoán QLBV rừng.
Từng huyện xây dựng Đề án Bảo vệ và Phát triển rừng sản xuất trong đó: Quy hoạch diện tích rừng sản xuất tập trung có trữ lượng do Công ty Lâm nghiệp quản lý, sản xuất kinh doanh; quy hoạch diện tích rừng thu hút các nhà đầu tư trồng rừng, trồng cao su,…, nên lựa chọn nhà đầu tư có quy mô vốn lớn; diện tích rừng nghèo nhỏ lẻ, phân tán Huyện giao cho dân sản xuất kinh tế hộ, trồng cao su tiểu điền,…
Diện tích đất rừng phòng hộ, sản xuất cho các doanh nghiệp thuê quản lý bảo vệ rừng phải tiến hành định giá rừng và lập hồ sơ thuê rừng theo quy định của pháp luật hiện hành; mọi tác động vào tài nguyên rừng phải được cấp có thẩm quyền cho phép và đúng quy định của Luật Bảo vệ và Phát triển rừng. Những vùng đã quy hoạch sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, nông - lâm - ngư nghiệp kết hợp thì thực hiện theo quy hoạch được duyệt, còn lại đất quy hoạch lâm nghiệp thì chủ yếu trồng rừng kinh tế, rừng nguyên liệu tập trung, không sản xuất nông lâm kết hợp. Việc sản xuất nông nghiệp chỉ thực hiện trên diện tích đã quy hoạch cho nông nghiệp.
- Chính sách về đất đai: Nhà nước tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thuê đất để trồng rừng nguyên liệu công nghiệp gắn với xây dựng nhà máy chế biến gỗ, lâm sản ngoài gỗ; giá thuê đất được áp dụng giá thấp nhất trong khung giá các loại đất theo quy định.
- Chính sách về giao rừng, khoán bảo vệ rừng:
+ Người được giao, khoán rừng được hưởng các quyền lợi và nghĩa vụ theo quy định của Chính phủ. Ngoài các quyền lợi trên còn được hỗ trợ khi chưa có thu nhập từ rừng.
+ Đối với rừng phòng hộ và đặc dụng (chủ rừng Nhà nước):
Người nhận khoán bảo vệ rừng: Các hộ gia đình, cộng đồng nhận khoán bảo vệ rừng ổn định lâu dài sẽ được hưởng chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng; được hưởng các sản phẩm từ rừng, sản xuất nông lâm kết hợp; tham gia các họat động dịch vụ du lịch; được tận thu tận dụng gỗ, củi, lâm sản ngoài gỗ theo qui định để giảm dần và thay thế các hình thức khoán bằng tiền từ ngân sách Nhà nước cấp như hiện nay.
Người nhận khoán trồng rừng:
Được hưởng tiền công, tiền hỗ trợ đầu tư, cây giống theo quy định, được tiếp tục nhận quản lý bảo vệ rừng và được chia sản phẩm khi tỉa thưa nuôi dưỡng và khai thác chính.
Ưu tiên giao khoán cho hộ đồng bào thiểu số tại chỗ. Tùy theo điều kiện của mỗi địa phương vận dụng các hình thức giao khoán bảo vệ rừng cho cộng đồng thôn, bản, nhóm hộ, hộ gia đình. Khuyến khích phát triển kinh tế hợp tác trong sản xuất lâm - nông, khoán bảo vệ rừng.
+ Đối với rừng sản xuất:
Đối với đồng bào dân tộc thuộc diện nghèo thiếu đất sản xuất, đồng bào dân tộc sống gắn liền với rừng ở các vùng sâu, vùng xa được giao mỗi hộ dưới 30 ha rừng sản xuất là rừng nghèo kiệt để trồng rừng. Thời hạn trồng rừng trong 3 năm, Nhà nước có chính sách hỗ trợ một phần vốn, kỹ thuật để trồng rừng. Khuyến khích các hộ đồng bào dân tộc thiểu số và người dân sống ở ven rừng tham gia trồng rừng sản xuất theo kế hoạch của địa phương. Cộng đồng thôn buôn, hộ gia đình là đồng bào dân tộc thiểu số nhận khoán quản lý bảo vệ rừng được sử dụng 5% (hoặc 10%) đất không có rừng thuộc quy hoạch đất rừng sản xuất để sản xuất nông nghiệp kết hợp.
Những diện tích rừng sau khi khai thác trắng chủ rừng Nhà nước đầu tư trồng lại rừng bằng hình thức hợp đồng khoán cho hộ gia đình, cá nhân trồng rừng, chăm sóc, bảo vệ rừng. Ưu tiên cho hộ nghèo thiếu đất sản xuất, đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ, đời sống còn khó khăn.
Người nhận khoán bảo vệ rừng hình thức khoán bằng tiền từ ngân sách Nhà nước cấp sẽ chuyển sang thực hiện khoán theo Nghị định số 135/2005/NĐ-CP ngày 28/2/2005 của Chính phủ, hình thức hưởng lợi trực tiếp từ các giá trị tăng lên của rừng; lộ trình thực hiện đối với rừng sản xuất của các Ban Quản lý rừng, Công ty Lâm nghiệp đến hết năm 2015.
Trồng rừng: Đối với các hộ đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ, có sản xuất nương rẫy trong rừng sản xuất; được giao, khoán đất lâm nghiệp không có rừng được hỗ trợ đầu tư cây giống theo quy định, công tác khuyến lâm; hỗ trợ gạo trong thời gian chưa có thu nhập từ rừng.
- Các chính sách liên quan đến tài chính, thuế, lệ phí:
+ Chính sách về chi trả dịch vụ môi trường rừng: Rừng đặc dụng và phòng hộ: cần ưu tiên xúc tiến mô hình “Chi trả dịch vụ môi trường rừng (PES)” thực hiện cơ chế chi trả dịch vụ môi trường rừng, thu phí môi trường rừng phòng hộ đầu nguồn đối với các công trình thủy điện, công trình nước sạch, dịch vụ du lịch.
+ Thành lập Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Lâm Đồng: Nguồn thu của quỹ này được huy động từ nguồn tài trợ của tổ chức, cá nhân, hộ gia đình trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế cũng như thu tiền sử dụng dịch vụ môi trường rừng đối với tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ và có trách nhiệm thanh toán trực tiếp cho đối tượng được chi trả.
+ Chính sách về thuê đất, thuê rừng: Nhà đầu tư thuê rừng để sản xuất kinh doanh, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng tiến hành ký hợp đồng thuê đất với Sở Tài nguyên và Môi trường và ký hợp đồng thuê rừng với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Các đơn vị chủ rừng Nhà nước (Công ty Lâm nghiệp, Ban Quản lý rừng...) được ủy quyền giám sát hoạt động quản lý, bảo vệ rừng, sử dụng rừng đối với các doanh nghiệp thuê rừng trong lâm phần do mình quản lý trước khi thu hồi rừng và đất lâm nghiệp để cho nhà đầu tư thuê.
+ Chính sách tài chính, thuế:
Thuế: Các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước cho thuê đất, giao đất để thực hiện trồng rừng nguyên liệu được miễn, giảm thuế sử dụng đất theo quy định hiện hành.
Cơ chế tài chính: Bổ sung định mức về trồng rừng theo hướng thâm canh.
Điều 2: Trách nhiệm của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
1. Chủ động tham mưu, đề xuất UBND tỉnh chỉ đạo triển khai thực hiện Đề án bảo vệ và phát triển Lâm nghiệp tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020 đã được phê duyệt.
2. Căn cứ các nội dung phê duyệt tại Điều 1 Quyết định này để chủ trì, phối hợp với các sở, ngành và UBND các huyện, thị xã Bảo Lộc và thành phố Đà Lạt để hướng dẫn các địa phương, đơn vị triển khai thực hiện.
Điều 3: Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường; Cục Trưởng Cục Thống kê; Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã Bảo Lộc, thành phố Đà Lạt; Giám đốc các Công ty Lâm nghiệp, Lâm trường; Trưởng các Ban Quản lý rừng; Thủ trưởng các ngành, đơn vị có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./-
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Huỳnh Đức Hòa | {
"issuing_agency": "Tỉnh Lâm Đồng",
"promulgation_date": "24/12/2008",
"sign_number": "3472/QĐ-UBND",
"signer": "Huỳnh Đức Hòa",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thuong-mai/Quyet-dinh-17-2009-QD-UBND-phan-cong-trach-nhiem-quan-he-phoi-hop-So-nganh-UBND-quan-ly-nha-nuoc-chat-luong-san-pham-hang-hoa-dia-ban-Hai-Duong-96406.aspx | Quyết định 17/2009/QĐ-UBND phân công trách nhiệm quan hệ phối hợp Sở ngành UBND quản lý nhà nước chất lượng sản phẩm hàng hóa địa bàn Hải Dương | UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH HẢI DƯƠNG
-------
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------
Số: 17/2009/QĐ-UBND
Hải Dương, ngày 12 tháng 6 năm 2009
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH “PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM VÀ QUAN HỆ PHỐI HỢP GIỮA CÁC SỞ, NGÀNH, ỦY BAN NHÂN DÂN CÁC CẤP TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM, HÀNG HÓA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG”
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HẢI DƯƠNG
Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày 21 tháng 11 năm 2007;
Căn cứ Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tại Tờ trình số 28/TTr - KHCN ngày 08 tháng 6 năm 2009,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định “Phân công trách nhiệm và quan hệ phối hợp giữa các Sở, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp trong quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa trên địa bàn tỉnh Hải Dương”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ, Thủ trưởng các Sở, ngành, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp và các tổ chức, cá nhân có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Khoa học và Công nghệ;
- Cục kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp;
- Thường trực Tỉnh uỷ;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, Các PCT UBND tỉnh;
- Đoàn đại biểu quốc hội tỉnh;
-Trung tâm công báo tỉnh;
- Lưu VP. Ô. Đông. (50b)
TM. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH
CHỦ TỊCH
Nguyễn Thị Minh
QUY ĐỊNH
PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM VÀ QUAN HỆ PHỐI HỢP GIỮA CÁC SỞ, NGÀNH, UỶ BAN NHÂN DÂN CÁC CẤP TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM, HÀNG HOÁ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 17/2009/QĐ-UBND ngày 12 tháng 6 năm 2009 của UBND tỉnh Hải Dương)
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Quy định này quy định trách nhiệm và mối quan hệ phối hợp giữa các Sở, ngành, Uỷ ban nhân dân các cấp trong quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hoá trên địa bàn tỉnh Hải Dương theo Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hoá và các quy định pháp luật khác có liên quan.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Quy định này áp dụng đối với các Sở, ngành có chức năng quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hoá, Uỷ ban nhân dân các cấp và các tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến chất lượng sản phẩm, hàng hoá trên địa bàn tỉnh.
Điều 3. Nguyên tắc quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hoá
Hoạt động quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hoá phải đảm bảo minh bạch, khách quan, không phân biệt đối xử về xuất xứ hàng hoá và tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến chất lượng sản phẩm, hàng hoá, phù hợp với pháp luật của Việt Nam và thông lệ quốc tế, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng.
Chương II
PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM, HÀNG HOÁ
Điều 4. Trách nhiệm của Sở Khoa học và Công nghệ
1. Là cơ quan đầu mối tham mưu và chịu trách nhiệm trước Uỷ ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hoá được sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu và lưu thông trên địa bàn tỉnh; kiểm tra sản phẩm, hàng hoá trong sản xuất, xuất nhập khẩu, lưu thông trên thị trường và trong tiêu dùng trừ những sản phẩm, hàng hoá thuộc trách nhiệm quản lý của các Sở, ngành được phân công tại Điều 5 của Quy định này; chủ trì giải quyết các tranh chấp về chất lượng sản phẩm, hàng hoá theo quy định của pháp luật; tổng hợp báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh việc thực hiện quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hoá của các Sở, ngành và Uỷ ban nhân dân các cấp.
2. Là cơ quan thường trực Hội đồng sơ tuyển Giải thưởng Chất lượng quốc gia của tỉnh; chủ trì tổ chức đánh giá, đề xuất hình thức tôn vinh, khen thưởng cấp quốc gia, cấp tỉnh đối với sản phẩm, hàng hoá của các tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc về hoạt động chất lượng sản phẩm, hàng hoá trên địa bàn tỉnh.
3. Chi cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng trực tiếp giúp Sở Khoa học và Công nghệ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hoá và thực hiện việc kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hoá trên địa bàn tỉnh.
Điều 5. Trách nhiệm quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hoá của các Sở, ngành có chức năng quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hoá
1. Sở Y tế
a) Trong sản xuất, dịch vụ:
- Y dược cổ truyền; sức khoẻ của cộng đồng; tư vấn về mặt sức khoẻ; vệ sinh an toàn thực phẩm, thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, thực phẩm bổ sung, phụ gia thực phẩm, nước uống, nước sinh hoạt, nước khoáng thiên nhiên; thuốc lá điếu; hoá chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế.
- Khám, chữa bệnh, chăm sóc, điều dưỡng, phục hồi chức năng, giải phẫu thẩm mỹ.
- Thuốc chữa bệnh cho người, mỹ phẩm.
- Trang thiết bị, công trình y tế.
b) Trong xuất khẩu, nhập khẩu, lưu thông trên thị trường, trong quá trình sử dụng:
Thực phẩm, dược phẩm, vắc xin, sinh phẩm y tế, mỹ phẩm, nguyên liệu sản xuất thuốc và thuốc cho người, hoá chất gia dụng, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn, trang thiết bị y tế.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
a) Trong sản xuất, dịch vụ:
- Giống cây trồng, giống vật nuôi, giống thuỷ sản; nông sản, lâm sản, thuỷ sản; gia súc, gia cầm, vật nuôi khác.
- Vật tư nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản; phân bón; thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản; nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi, thuỷ sản.
- Sản phẩm, dịch vụ trong nuôi trồng, thu hoạch, chế biến, bảo quản, vận chuyển nông sản, lâm sản, thuỷ sản.
- Phụ gia, hoá chất sử dụng trong nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản; thuốc bảo vệ thực vật, động vật.
- Công trình thuỷ lợi, đê điều, kè, cống,....
b) Trong xuất khẩu, nhập khẩu, lưu thông trên thị trường, trong quá trình sử dụng:
Cây trồng, vật nuôi, phân bón, thức ăn chăn nuôi, thức ăn thuỷ sản, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, chế phẩm sinh học dùng trong nông nghiệp, lâm sản, thuỷ sản, công trình thuỷ lợi, đê điều, kè, cống,….
3. Sở Giao thông vận tải
a) Trong sản xuất, dịch vụ:
- Các loại phương tiện giao thông; phương tiện, thiết bị xếp dỡ và thi công chuyên dùng trong giao thông vận tải (trừ phương tiện phục vụ vào mục đích quốc phòng, an ninh); trang bị, thiết bị kỹ thuật chuyên ngành giao thông vận tải theo phân cấp quản lý.
- Kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, đường sắt, đường thuỷ nội địa do tỉnh quản lý hoặc được uỷ quyền quản lý.
- Dịch vụ trong lĩnh vực giao thông, vận tải.
b) Trong xuất khẩu, nhập khẩu, lưu thông trên thị trường, trong quá trình sử dụng:
Phương tiện giao thông vận tải; phương tiện và thiết bị xếp dỡ và thi công vận tải chuyên dùng; công trình hạ tầng giao thông.
4. Sở Xây dựng
a) Trong sản xuất, dịch vụ:
- Công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp, nhà ở và công sở.
- Vật liệu xây dựng; máy móc, thiết bị, công nghệ cho các dự án đầu tư sản xuất vật liệu xây dựng, khai thác chế biến khoáng sản làm vật liệu xây dựng, xây lắp công trình xây dựng.
- Kiến trúc, quy hoạch xây dựng bao gồm: các đồ án quy hoạch, quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn, quy hoạch xây dựng khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao.
- Hạ tầng kỹ thuật đô thị, khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao.
- Dịch vụ trong lĩnh vực xây dựng.
b) Trong quá trình sử dụng:
Công trình dân dụng, công trình công nghiệp, công trình hạ tầng kỹ thuật.
5. Sở Công Thương
a) Trong sản xuất, dịch vụ:
- Hoá chất (trừ hoá chất dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế), vật liệu nổ công nghiệp; trang thiết bị khai thác mỏ.
- Máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động thuộc phạm vi quản lý chuyên ngành.
- Sản phẩm công nghiệp tiêu dùng, công nghiệp thực phẩm và công nghiệp chế biến khác theo quy định của pháp luật.
- Dịch vụ trong lĩnh vực công nghiệp và thương mại.
- Thương mại điện tử.
b) Trong xuất khẩu, nhập khẩu, lưu thông trên thị trường, trong quá trình sử dụng:
Thiết bị áp lực, thiết bị nâng đặc thù chuyên ngành công nghiệp; hoá chất (trừ hoá chất dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế), vật liệu nổ công nghiệp, trang thiết bị khai thác mỏ.
6. Bộ chỉ huy quân sự tỉnh
a) Trong sản xuất, dịch vụ:
Phương tiện, trang thiết bị quân sự, vũ khí đạn dược, sản phẩm phục vụ quốc phòng; công trình quốc phòng không thuộc đối tượng bí mật quốc gia.
b) Trong xuất khẩu, nhập khẩu, lưu thông trên thị trường, trong quá trình sử dụng:
Phương tiện, trang thiết bị quân sự, vũ khí đạn dược, khí tài, sản phẩm phục vụ quốc phòng, công trình quốc phòng.
7. Công an tỉnh
a) Trong sản xuất, dịch vụ:
Trang thiết bị phòng cháy, chữa cháy; trang thiết bị kỹ thuật, vũ khí, khí tài vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và các loại sản phẩm khác sử dụng cho lực lượng công an nhân dân không thuộc đối tượng bí mật quốc gia.
b) Trong xuất khẩu, nhập khẩu, lưu thông trên thị trường, trong quá trình sử dụng:
Trang thiết bị phòng cháy, chữa cháy; trang thiết bị kỹ thuật, vũ khí đạn dược, khí tài, công cụ hỗ trợ, trừ trường hợp quy định tại điểm b, khoản 6 điều này.
8. Sở Lao động, Thương binh và Xã hội
Trong sản xuất, dịch vụ:
- Máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động; phương tiện bảo vệ cá nhân đối với người lao động.
- Các sản phẩm đặc thù về an toàn lao động theo quy định của pháp luật.
- Các công trình vui chơi công cộng.
- Dịch vụ trong lĩnh vực lao động, thương binh, xã hội.
9. Sở Thông tin và Truyền thông
Trong sản xuất, dịch vụ:
- Sản phẩm báo chí, in và xuất bản.
- Thiết bị, công trình và dịch vụ viễn thông.
- Công trình, sản phẩm, dịch vụ bưu chính và chuyển phát.
- Thiết bị điện tử và công nghệ thông tin.
- Tần số vô tuyến điện và thiết bị phát, thu sóng vô tuyến điện.
10. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Trong sản xuất, dịch vụ:
- Ấn phẩm văn hoá, văn học, nghệ thuật và các dịch vụ văn hoá khác.
- Công trình thể thao, trang thiết bị luyện tập, thi đấu của các cơ sở thể dục, thể thao và các môn thể thao.
- Dịch vụ du lịch, khách sạn, nhà hàng.
11. Sở Tài nguyên và Môi trường
Trong sản xuất, dịch vụ:
- Tài nguyên, khoáng sản.
- Đo đạc bản đồ.
- Dịch vụ khác trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường.
12. Sở Giáo dục và Đào tạo
Trong sản xuất, dịch vụ:
- Sách giáo khoa, sách tham khảo, sách giáo viên và các giáo trình, tài liệu, ấn phẩm khác có liên quan.
- Thiết bị dạy học, cơ sở vật chất, đồ chơi cho trẻ em trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo thuộc phạm vi quản lý chuyên ngành.
- Dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo.
13. Sở Tài chính
Trong sản xuất, dịch vụ:
- Các sản phẩm liên quan đến kinh doanh xổ số, dịch vụ bảo hiểm, kế toán, kiểm toán, tư vấn tài chính, thẩm định giá.
14. Chi nhánh ngân hàng Nhà nước tỉnh
Trong sản xuất, dịch vụ:
Tiền tệ, hoạt động ngân hàng, các thiết bị chuyên dùng cho ngân hàng.
Chương III
QUAN HỆ PHỐI HỢP HOẠT ĐỘNG GIỮA CÁC CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM, HÀNG HOÁ
Điều 6. Nguyên tắc phối hợp
1. Sự phối hợp phải được thực hiện trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn đã được pháp luật quy định cho mỗi cơ quan.
2. Hoạt động phối hợp phải được thực hiện theo đúng nguyên tắc nghiệp vụ chuyên môn và chế độ bảo mật của mỗi cơ quan.
3. Kết quả phối hợp hoạt động phải được thông báo bằng văn bản của cơ quan chủ trì tới các cơ quan tham gia phối hợp.
4. Tôn trọng, đoàn kết, giúp đỡ nhau trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
5. Trong kiểm tra, thanh tra phải xác định rõ cơ quan chủ trì và các cơ quan phối hợp.
6. Những vướng mắc phát sinh trong quá trình phối hợp phải được bàn bạc, giải quyết theo quy định của pháp luật và yêu cầu nghiệp vụ của các cơ quan liên quan. Trường hợp không thống nhất được hướng giải quyết thì báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh xin hướng giải quyết.
Điều 7. Hình thức phối hợp
1. Trao đổi thông tin, báo cáo, thông qua văn bản và các phương tiện thông tin liên lạc.
2. Tổ chức cuộc họp, hội nghị, hội thảo để bàn bạc, thống nhất kế hoạch phối hợp.
3. Tổ chức các đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành.
4. Cử cán bộ tham gia trực tiếp vào các hoạt động thanh tra, kiểm tra, kiểm soát và xử lý đối với các hành vi vi phạm pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hoá.
5. Thông báo hoặc chuyển hồ sơ cho cơ quan liên quan để xử lý các vi phạm về chất lượng sản phẩm, hàng hoá.
Điều 8. Nội dung phối hợp
1. Phối hợp trong việc xây dựng các chủ trương, chính sách, kế hoạch công tác quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hoá trong lĩnh vực được phân công.
2. Phối hợp trong việc chỉ đạo thực hiện đồng bộ các biện pháp nhằm quản lý tốt chất lượng sản phẩm, hàng hoá do ngành, cấp mình quản lý.
3. Trao đổi, cung cấp thông tin về tình hình chất lượng sản phẩm, hàng hoá cũng như các vấn đề khác có liên quan tới chất lượng sản phẩm, hàng hoá trong ngành với các bên hữu quan.
4. Phối hợp trong việc đào tạo nâng cao nghiệp vụ về công tác quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hoá.
5. Phối hợp trong công tác kiểm tra, thanh tra liên ngành về chất lượng sản phẩm, hàng hoá trong sản xuất, xuất nhập khẩu và lưu thông trên thị trường theo quy định của pháp luật hoặc chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Khoa học và Công nghệ, các Bộ chuyên ngành và Uỷ ban nhân dân tỉnh.
Điều 9. Phối hợp kiểm tra chất lượng sản phẩm trong sản xuất
1. Khi phát hiện sản phẩm được sản xuất trên địa bàn tỉnh không đảm bảo chất lượng, cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hoá thuộc sở quản lý chuyên ngành tiến hành kiểm tra chất lượng sản phẩm tại cơ sở sản xuất. Nội dung, trình tự, thủ tục và xử lý kết quả kiểm tra thực hiện theo quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hoá.
2. Khi phát hiện sản phẩm không đảm bảo tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hoá kiến nghị cơ quan thanh tra chuyên ngành xử lý theo quy định của pháp luật.
3. Trong trường hợp người sản xuất cố tình vi phạm pháp luật, không hợp tác trong quá trình kiểm tra, không tuân thủ các yêu cầu quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hoá hoặc người sản xuất có hành vi sản xuất hàng giả thì cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hoá có trách nhiệm chủ trì, phối hợp hoặc đề nghị cơ quan Công an, cơ quan Quản lý thị trường chủ trì việc kiểm tra, xử lý theo quy định.
4. Cơ quan Quản lý thị trường chủ trì và chủ động kiểm tra ngăn ngừa việc sản xuất hàng giả; phối hợp chặt chẽ với cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hoá trong việc giám sát việc thực hiện quyết định tạm đình chỉ sản xuất của cơ quan kiểm tra đối với cơ sở sản xuất vi phạm về chất lượng; xử lý nghiêm đối với các trường hợp vi phạm không thực hiện quyết định tạm đình chỉ sản xuất của cơ quan kiểm tra.
Điều 10. Phối hợp kiểm tra chất lượng hàng hoá trong nhập khẩu, xuất khẩu
1. Cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hoá thuộc sở quản lý chuyên ngành chủ trì, phối hợp với cơ quan hải quan tổ chức thực hiện kiểm tra chất lượng hàng hoá nhập khẩu theo phân công tại Chương II của Quy định này. Nội dung, trình tự, thủ tục và xử lý kết quả kiểm tra theo quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hoá.
2. Trường hợp hàng hoá nhập khẩu không đảm bảo chất lượng, cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hoá báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra thông báo yêu cầu người nhập khẩu tái xuất, tiêu huỷ hoặc tái chế, đồng thời gửi tới các cơ quan liên quan phối hợp xử lý các bước tiếp theo:
a) Đối với hàng hoá bị buộc phải tái xuất thì cơ quan hải quan chủ trì, phối hợp với cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hoá kiểm soát việc tái xuất;
b) Đối với hàng hoá bị buộc tiêu huỷ thì cơ quan quản lý môi trường chủ trì kiểm soát việc tiêu huỷ;
c) Đối với hàng hoá bị buộc phải tái chế thì cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hoá chủ trì việc kiểm soát việc tái chế và báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền, đồng thời thông báo cho cơ quan hải quan để cho phép thông quan hoặc không chấp nhận hàng hoá nhập khẩu.
3. Cơ quan quản lý thị trường chủ trì và chủ động phối hợp chặt chẽ với cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hoá, cơ quan hải quan trong việc kiểm tra chống nhập lậu, xuất lậu hàng hoá.
4. Khi phát hiện hàng hoá nhập khẩu lưu thông trên địa bàn tỉnh không đảm bảo chất lượng, cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hoá xử lý theo thẩm quyền và có trách nhiệm thông báo cho cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hoá tương ứng tại nơi nhập khẩu để xem xét tăng cường việc kiểm tra tại cửa khẩu hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định tạm dừng hoặc dừng nhập khẩu loại hàng hoá không phù hợp này.
Điều 11. Phối hợp kiểm tra chất lượng hàng hoá lưu thông trên thị trường
1. Cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hoá thuộc sở quản lý chuyên ngành tiến hành kiểm tra chất lượng hàng hoá lưu thông trên thị trường theo sự phân công tại Chương II của Quy định này. Nội dung, trình tự, thủ tục và xử lý kết quả kiểm tra theo quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hoá.
2. Trong trường hợp chất lượng hàng hoá không đảm bảo tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hoá kiến nghị cơ quan thanh tra chuyên ngành xử lý theo quy định.
3. Trong trường hợp người sản xuất, kinh doanh cố tình vi phạm pháp luật, không hợp tác trong quá trình kiểm tra, không tuân thủ các yêu cầu quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hoá hoặc người sản xuất, kinh doanh có hành vi sản xuất, kinh doanh hàng giả thì cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hoá có trách nhiệm phối hợp hoặc đề nghị cơ quan công an, cơ quan quản lý thị trường chủ trì việc kiểm tra, xử lý theo quy định.
4. Cơ quan quản lý thị trường chủ trì và chủ động kiểm tra chống kinh doanh hàng giả; chủ trì phối hợp chặt chẽ với cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hoá trong việc kiểm tra chất lượng hàng hoá tại các cơ sở kinh doanh vi phạm các quy định của pháp luật chuyên ngành, hoặc kinh doanh hàng giả.
Phối hợp chặt chẽ với cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hoá trong việc giám sát việc thực hiện quyết định tạm đình chỉ lưu thông hàng hoá vi phạm chất lượng của cơ quan kiểm tra đối với cơ sở kinh doanh; xử lý nghiêm đối với các trường hợp vi phạm không thực hiện quyết định tạm đình chỉ lưu thông của cơ quan kiểm tra.
Điều 12. Trách nhiệm và quyền hạn của Sở Khoa học và Công nghệ trong công tác phối hợp quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hoá
1. Trách nhiệm:
a) Chủ trì, phối hợp xây dựng đề án quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hoá sản xuất, lưu thông trên thị trường và hàng hoá xuất, nhập khẩu trên địa bàn tỉnh;
b) Hàng năm xây dựng kế hoạch công tác quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hoá trên phạm vi toàn tỉnh;
c) Theo dõi, đôn đốc các Sở, ngành, Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố trong việc thực hiện chủ trương, chính sách, pháp luật của nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hoá;
d) Định kỳ 6 tháng một lần tổng hợp tình hình hoạt động và diễn biến chất lượng sản phẩm, hàng hoá trên địa bàn tỉnh báo cáo, đề xuất Uỷ ban nhân dân tỉnh chỉ đạo, đồng thời thông báo cho các Sở, ngành, Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố để phối hợp thực hiện;
e) Căn cứ vào tình hình cụ thể của từng thời kỳ trình Uỷ ban nhân dân tỉnh danh mục các sản phẩm, hàng hoá của địa phương cần tập trung chỉ đạo nâng cao chất lượng và quản lý chất lượng toàn diện;
f) Hàng năm tham mưu cho Uỷ ban nhân dân tỉnh đánh giá, nhận xét hoạt động quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hoá của các Sở, ngành, Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố để làm căn cứ xem xét danh hiệu thi đua khen thưởng.
2. Quyền hạn:
a) Được yêu cầu các Sở, ngành, Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố cung cấp thông tin, báo cáo kết quả thực hiện quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hoá theo định kỳ 6 tháng hoặc đột xuất khi có yêu cầu của Uỷ ban nhân dân tỉnh, Bộ Khoa học và Công nghệ;
b) Đề xuất, kiến nghị Uỷ ban nhân dân tỉnh những biện pháp cần thiết để tạo sự thống nhất trong việc chỉ đạo, điều hành công tác quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hoá giữa các sở, ngành;
c) Tổ chức kiểm tra khảo sát chất lượng đối với các sản phẩm, hàng hoá do các ngành quản lý để nắm tình hình chất lượng và ra thông báo đôn đốc cơ quan kiểm tra của các ngành tiến hành kiểm tra khi cần thiết;
d) Thành lập đoàn kiểm tra liên ngành về chất lượng sản phẩm, hàng hoá theo chỉ đạo của cơ quan quản lý cấp trên yêu cầu nhiều cơ quan cùng phối hợp kiểm tra;
e) Định kỳ hàng năm tổ chức hội nghị giữa các cơ quan có chức năng quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hoá để kiểm điểm, rút kinh nghiệm và bàn biện pháp phối hợp thực hiện.
Điều 13. Trách nhiệm, quyền hạn của các Sở, ngành trong công tác phối hợp quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hoá
1. Giao nhiệm vụ làm đầu mối trong quan hệ phối hợp công tác về chất lượng sản phẩm, hàng hoá cho một phòng hoặc đơn vị trực thuộc. Bố trí cán bộ chuyên trách có năng lực giúp thủ trưởng cơ quan tổ chức thực hiện công tác quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hoá thuộc phạm vi quản lý và làm đầu mối trong quan hệ phối hợp công tác.
2. Xây dựng đề án quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hoá thuộc lĩnh vực được phân công. Hàng năm xây dựng kế hoạch công tác quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hoá để thực hiện, gửi báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh, đồng thời gửi Sở Khoa học và Công nghệ để theo dõi, tổng hợp và phối hợp.
3. Thực hiện đầy đủ chế độ thông tin, báo cáo định kỳ 6 tháng, hàng năm hoặc đột xuất khi có yêu cầu về tình hình hoạt động và diễn biến chất lượng sản phẩm, hàng hoá cho Uỷ ban nhân dân tỉnh thông qua Sở Khoa học và Công nghệ.
4. Cử cán bộ, công chức tham gia các đợt tập huấn, hội thảo và các phiên họp có liên quan đến công tác quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hoá.
5. Cử cán bộ tham gia các đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành và đảm bảo các điều kiện, các trang thiết bị kiểm tra, thử nghiệm phục vụ cho hoạt động thanh tra, kiểm tra liên ngành về chất lượng sản phẩm, hàng hoá.
Điều 14. Trách nhiệm, quyền hạn của Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố trong công tác phối hợp quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hoá
1. Cử cán bộ tham gia hoạt động kiểm tra chất lượng hàng hoá lưu thông trên thị trường tại địa phương do cấp trên tổ chức.
2. Chủ động, chủ trì hoạt động kiểm tra và xử lý vi phạm về chất lượng sản phẩm, hàng hoá theo quy định của pháp luật đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh do cấp huyện, thành phố cấp đăng ký kinh doanh trên địa bàn.
3. Theo dõi, thống kê, tổng hợp tình hình chất lượng hàng hoá lưu thông trên thị trường tại địa phương, báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh thông qua Sở Khoa học và Công nghệ.
4. Giải quyết khiếu nại, tố cáo về chất lượng hàng hoá lưu thông trên thị trường tại địa phương theo quy định của pháp luật.
Điều 15. Trách nhiệm, quyền hạn của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn trong công tác phối hợp quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hoá
1. Chủ trì kiểm tra, xử lý vi phạm về chất lượng sản phẩm, hàng hoá theo quy định đối với hàng hoá được bán tại các chợ (trừ siêu thị) và các hộ kinh doanh do cấp xã, phường cấp đăng ký kinh doanh trên địa bàn.
2. Phối hợp với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc kiểm tra, thanh tra về chất lượng sản phẩm, hàng hoá trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
Chương IV
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 16. Tổ chức thực hiện
Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì phối hợp với các Sở, ngành có liên quan và Uỷ ban nhân dân các cấp tổ chức thực hiện Quy định này.
Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có vướng mắc, các Sở, ngành, Uỷ ban nhân dân huyện, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan báo cáo về Sở Khoa học và Công nghệ để tổng hợp trình Uỷ ban nhân dân tỉnh xem xét, giải quyết theo quy định hiện hành./. | {
"issuing_agency": "Tỉnh Hải Dương",
"promulgation_date": "12/06/2009",
"sign_number": "17/2009/QĐ-UBND",
"signer": "Nguyễn Thị Minh",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tien-te-Ngan-hang/Chi-thi-02-1997-CT-NH12-tang-cuong-tuyen-truyen-hoat-dong-Ngan-hang-phuong-tien-thong-tin-dai-chung-40480.aspx | Chỉ thị 02/1997/CT-NH12 tăng cường tuyên truyền hoạt động Ngân hàng phương tiện thông tin đại chúng | NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
********
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
Số: 02/1997/CT-NH12
Hà Nội, ngày 19 tháng 3 năm 1997
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG TUYÊN TRUYỀN HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG TRÊN CÁC PHƯƠNG TIỆN THÔNG TIN ĐẠI CHÚNG
Triển khai Chỉ thị số 101 NH-CT ngày 20-11-1990 về công tác thông tin báo chí Ngành và Chỉ thị số 15/CT-NH12 ngày 14 tháng 12 năm 1996 của Thống đốc NHNN về nâng cao chất lượng bản tin Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố đến nay ngành Ngân hàng đã hình thành một hệ thông Báo chí tương đối hoàn chỉnh từ Trung ương đến địa phương.
Hoạt động báo chí ngành Ngân hàng trong những năm qua đã đi đúng đường lối và định hướng báo chí của Ban Tư tương văn hoá TW và của Thống đốc NHNN, phản ánh những thành tựu về hoạt động của Ngân hàng, những gương người tốt việc tốt. Đồng thời đã góp phần đáng kể vào việc truyền bá những kiến thức mới về kinh tế thị trường, về chủ trương chính sách, thể lệ nghiệp vụ và kiến thức, kinh nghiệm quản lý kinh doanh tiền tệ trong hệ thống Ngân hàng hai cấp.
Tuy nhiên, hoạt động báo chí ngành Ngân hàng còn bộc lộ nhiều mặt chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong việc tuyên truyền hoạt động và phổ biến kiến thức Ngân hàng đến mọi tầng lớp nhân dân. Hệ thống báo chí ngành Ngân hàng chưa kết hợp chặc chẽ thường xuyên với các cơ quan thông tấn báo chí ở TW và địa phương để tuyên truyền, giải thích hoạt động Ngân hàng trong nền kinh tế thị trường để mọi ngành, mọi người hiểu và giúp ngành Ngân hàng xử lý những vấn đề đặt ra trong hoạt động của mình.
Để khắc phục những tồn tại trên đây, nhằm động viên các phương tiện thông tin đại chúng thúc đẩy mạnh mẽ quá trình tiếp tục đổi mới hoạt động Ngân hàng, Thống đốc NHNN Việt Nam chỉ thị:
1. Tổng biên tập các báo, tạp chí của ngành Ngân hàng, tuỳ theo tôn chỉ mục đích mà đăng tải những nội dung thích hợp với nhiều hình thức khác nhau (đưa tin, viết phóng sự điều tra, nghiên cứu chuyên đề, tranh luận theo đề tài có định hướng và có chỉ đạo) để thông tin đến bạn đọc những vấn đề mà họ quan tâm.
2. Khẳng định những mặt được trong quá trình đổi mới hoạt động Ngân hàng trên tất cả các lĩnh vực: Tiền tệ, thanh toán, hiện đại hoá Ngân hàng, đảm bảo vốn cho công nghiệp hoá hiện đại hoá, vốn cho kinh tế nông nghiệp, nông dân và nông thôn...; Đăng tin "người tốt, việc tốt", những điển hình tiên tiến mô hình mới của ngành trong những năm vừa qua.
3. Vụ Thông tin Kinh tế nghiệp vụ Ngân hàng và Văn phòng Thống đốc phải có kế hoạch, chương trình phối hợp chặt chẽ với cơ quan báo chí ngoài ngành tuyên truyền hoạt động Ngân hàng, đề cập vừa có bề rộng, vừa có trọng điểm những vấn đề cấp bách đang đặt ra cho hoạt động Ngân hàng.
4. Các Vụ, Cục chức năng và các Ngân hàng thương mại cùng với Vụ Thông tin Kinh tế nghiệp vụ Ngân hàng có trách nhiệm viết bài cho các cơ quan báo chí ngoài ngành, hoặc bàn về những vấn đề đã đề cập trên các báo đó, coi đây là trách nhiệm của mình.
5. Lãnh đạo Ngân hàng các cấp trong phạm vi quyền hạn, trách nhiệm của mình tạo điều kiện thích hợp để các cơ quan báo chí phản ánh đúng, đầy đủ các mặt hoạt động Ngân hàng trên các phương tiện thông tin đại chúng.
6. Giám đốc Ngân hàng Nhà nước, Giám đốc Ngân hàng thương mại ở các tỉnh, thành phố phải quan hệ chặt chẽ với các cơ quan báo chí trên địa bàn thường xuyên đưa tin hoạt động Ngân hàng, phổ cập kiến thức Ngân hàng bằng nhiều hình thức trên các phương tiện thông tin đại chúng địa phương.
7. Khi có vấn đề nổi cộm về hoạt động Ngân hàng trên địa bàn, hoặc có những vụ việc do báo chí ở Trung ương hoặc báo chí ở địa phương nêu ra, thì Giám đốc chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tại địa phương phải chủ động báo cáo với cấp uỷ chính quyền địa phương và báo cáo về Ngân hàng Trung ương đồng thời giải trình cho các cơ quan báo chí để cơ quan báo chí, bạn đọc và toàn xã hội hiểu đầy đủ, đúng bản chất, nội dung sự việc mà báo đã nêu ra.
Đây là những mặt hoạt động thường xuyên, do vậy yêu cầu các Vụ, Cục ở Ngân hàng Trung ương, Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố, Tổng Giám đốc các Ngân hàng Thương mại Quốc doanh khẩn trưởng triển khai thực hiện nghiêm túc những vấn đề đã đề cập trong chỉ thị.
Vụ trưởng Vụ Thông tin Kinh tế nghiệp vụ Ngân hàng, Chánh Văn phòng Thống đốc chịu trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc thi hành Chỉ thị này.
ĐỀ ÁN
TUYỀN TRUYỀN HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG NĂM 1997
Hoạt động Ngân hàng nước ta trong quá trình đổi mới đang từng bước hội nhập quốc tế; hệ thống mạng lưới, các nghiệp vụ Ngân hàng đang được mở rộng và phát triển nhanh chóng, từ hệ thống pháp luật, hệ thống công cụ quản lý vĩ mô đến những nghiệp vụ mới của Ngân hàng trong nền kinh tế thị trường đang là vấn đề hết sức mới mẻ đối với xã hội ta. Để từng bước phổ cập kiến thức ngân hàng đến mọi người dân; căn cứ vào định hướng hoạt động của Ngành năm 1997, Ngân hàng Trung ương xây dựng chương trình tuyên truyền hoạt động Ngân hàng trên các phương tiện thông tin đại chúng trong năm 1997, đặc biệt là từ nay đến hết tháng 5-1997 như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
1. Mục đích:
a. Nâng cao dân trí về Ngân hàng, làm cho các tổ chức, cá nhân hiểu được các luật lệ của Ngân hàng và các Bộ luật liên quan đến hoạt động Ngân hàng.
b. Làm cho nhân dân hiểu nội dung, môi trường pháp lý để góp phần xử lý những vấn đề đặt ra trong hoạt động Ngân hàng.
2. Yêu cầu:
Đây là đợt hoạt động tuyền truyền tập trung, đồng bộ, rộng rãi, có trọng điểm theo hướng:
- Tất cả các tổ chức Ngân hàng, cán bộ chủ chốt trong ngành có trách nhiệm tham gia.
- Huy động tất cả các phương tiện thông tin hiện có trong ngành.
- Thu hút các phương tiện thông tin đại chúng ngoài ngành hướng ứng.
- Tranh thủ ý kiến về chủ trương, chính sách và diễn đàn của cấp uỷ và chính quyền địa phương.
- Thu hút các phương tiện từ các diễn đàn các doanh nghiệp, các khách hàng.
- Nội dung đề cập vừa có bề rộng, vừa có trọng điểm về những vấn đề cấp bách đang đặt ra.
- Hoạt động kiên trì, lâu dài, nhưng tập trung vào thời gian 6 tháng đầu năm 1997.
II. NỘI DUNG TUYÊN TRUYỀN:
Nội dung tuyên truyền trong năm 1997 tập trung vào các chủ đề sau đây:
1. Về hoàn thiện hành lang pháp luật cho hoạt động Ngân hàng
- Những mặt được và chưa được trong 6 năm thực hiện Pháp lệnh Ngân hàng.
- Quá trình bổ sung và hoàn thiện các quy chế, cơ chế nhằm tạo hành lang pháp lý cho hoạt động Ngân hàng.
- Quá trình xây dựng Luật Ngân hàng. Những ý kiến còn khác nhau trong quá trình xây dựng Luật Ngân hàng.
- Những cơ sở lý luận và thực tiễn trong việc xây dựng Luật Ngân hàng.
2. Về chính sách tiền tệ:
- Khẳng định những thành công của Ngành trong việc thực thi chính sách tiền tệ.
- Bàn luận và trình bày những vấn đề đặt ra trong việc vận hành một số công cụ thực hiện chính sách tiền tệ hiện nay (Tỷ giá, lãi suất, hạn mức tín dụng...).
- Sự kết hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài chính để đạt tới mục tiêu tăng trưởng kinh tế trong điều kiện hiện nay. Vai trò của Ngân hàng Nhà nước và sự độc lập của nó trong điều hành chính sách tiền tệ.
3. Về chấn chỉnh hoạt động Ngân hàng sau thanh tra:
- Đánh giá tổng quát về hoạt động Ngân hàng trong những năm vừa qua.
- Những bài học kinh nghiệm.
- Phương hướng chấn chỉnh hoạt động Ngân hàng trong thời gian tới.
+ Những bước đi.
+ Biện pháp tổ chức thực hiện.
4. Về hoạt động tín dụng:
- Khẳng định những mặt được trong hoạt động tín dụng vì tăng trưởng kinh tế.
- Những vấn đề đặt ra và hướng xử lý để nâng cao chất lượng tín dụng hiện nay.
- Nguyên nhân và cách xử lý nợ quá hạn ở các Ngân hàng trong thời gian qua.
- Những vướng mắc trong công tác tín dụng hiện nay cần xử lý để nâng cao chất lượng tín dụng.
5. Về vốn cho công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước:
- Các giải pháp chung về huy động vốn cho nền kinh tế và các giải pháp thuộc trách nhiệm Ngân hàng.
- Các hình thức huy động vốn hiện đang tiến hành, hiệu quả và hướng phát triển.
- Làm thế nào để tăng khả năng huy động nguồn vốn trung và dài hạn cho đầu tư phát triển kinh tế.
- Biện pháp thu hút các nguồn vốn nước ngoài.
6. Về đáp ứng vốn cho nông nghiệp, nông dân và nông thôn (trách nhiệm Ngân hàng Nông nghiệp, Ngân hàng Phục vụ người nghèo và Quỹ Tín dụng nhân dân)
- Nhu cầu về vốn cho nông nghiệp, nông dân đặc biệt là vốn cho các vùng sâu, vùng xa. Vai trò của Ngân hàng Nông nghiệp trong những năm vừa qua.
- Đánh giá tình hình hoạt động của hệ thống quỹ tín dụng nhân dân và hệ thống Ngân hàng Phục vụ người nghèo? Yêu cầu phát triển và hoàn thiện.
- Làm thế nào để tăng cường hiệu quả đồng vốn của Quỹ tín dụng nhân dân và Ngân hàng Phục vụ người nghèo.
- Những khó khăn cần khắc phục để tạo vốn và phục vụ có hiệu quả cho việc phát triển nông nghiệp, nông thôn.
7. Về hiện đại hoá Ngân hàng:
- Chương trình hiện đại hoá Ngân hàng đến năm 2000.
- Các chương trình hiện đại hoá Ngân hàng đã và đang triển khai. - Giới thiệu các hình thức thanh toán hiện đại đang được triển khai. Triên vọng hiện đại hoá thanh toán và các lĩnh vực hoạt động khác của Ngân hàng trong thời gian tới.
- Cách thức quản lý Ngân hàng hiện đại ở một số nước.
8. Về hoạt động đối ngoại
- Quan hệ của Ngân hàng Việt Nam với Ngân hàng các nước.
- Quan hệ của Ngân hàng Việt Nam với các tổ chức tài chính quốc tế.
- Xử lý nợ cũ, quản lý vay nợ và trả nợ mới.
- Sự mở rộng quan hệ quốc tế của Ngân hàng Việt Nam trong tương lai?
9. Về công tác cán bộ:
- Đánh giá tình hình cán bộ.
- Chương trình đào tạo và đào tạo lại để nâng cao tay nghề và rèn luyện phẩm chất cán bộ nhân viên Ngân hàng.
10. Về gương người tốt, việc tốt và các điển hình tiên tiến:
Đây là chuyên đề ít được đề cập trên các phương tiện thông tin đại chúng, cần được quan tâm trong năm 1997. Qua chủ đề này khẳng định được những điển hình tiên tiến để cho toàn Ngành học tập.
III. CHƯƠNG TRÌNH VÀ GIẢI PHÁP TUYÊN TRUYỀN
1. Trách nhiệm hệ thống báo chí Ngành:
Tuỳ theo tôn chỉ, mục đích của từng báo, tạp chí mà đăng tải những nội dung đã nêu ở trên với nhiều hình thức khác nhau: Đưa tin, phóng sự điều tra, nghiên cứu chuyên đề, tranh luận theo đề tài có định hướng và chỉ đạo... Đặc biệt là chủ đề "Người tốt việc tốt", báo chí Ngành ở TW và địa phương đều phải đăng tải chủ đề này để khẳng định những mặt tích cực những điển hình, mô hình mới của ngành Ngân hàng trong những năm vừa qua.
2. Phối hợp với báo chí ngoài ngành: (Báo Nhân dân, Hà Nội mới, Thời báo Kinh tế Việt Nam, Thời báo Kinh tế Sài Gòn, Thời báo Tài chính, báo Đầu tư...) tuyên truyền về 10 chủ đề trên. Đây là những báo kinh tế lớn ở Việt Nam được bạn đọc trong và ngoài nước rất quan tâm. Các hình thức:
- Cung cấp tư liệu để họ viết bài.
- Mời đi khảo sát thực tế.
- Phân công các Vụ, Cục viết bài cho các báo.
- Giải trình lại hoặc bàn thêm về những vấn đề đã đề cập trên các báo đó. Đối với các báo địa phương và đài địa phương, Ngân hàng địa phương phải phân công người viết bài, hoặc tổ chức các trang chuyên đề Ngân hàng.
3. Phối hợp với các phương tiện nghe nhìn: Phối hợp với Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình TW và các đài truyền hình địa phương.
- Phối hợp để họ đưa tin thời sự hoạt động Ngân hàng.
- Phối hợp làm các phóng sự ngắn.
- Phổ cập kiến thức Ngân hàng cho xã hội. Chương trình này được thực hiện qua chuyên mục "Tiếp chuyện ban nghe đài" của đài Tiếng nói Việt Nam; Chương trình "Đào tạo từ xa" của đài Truyền hình TW hoặc Hà Nội....
4. Ấn phẩm tuyên truyền:
- Ra các chuyên san của các báo, tạp chí để đề cập từng vấn đề;
- Ra các chuyên khảo về những vấn đề cấp thiết (Ví dụ: Cuốn hỏi đáp về Ngân hàng).
5. Tổ chức các hội thảo theo chuyên đề mang tính thời sự
(Tuỳ tình hình mà xác định các chuyên đề hội thảo)
6. Phối hợp với các báo chí xuất bản bằng tiếng nước ngoài và các phóng viên nước ngoài để đưa tin về hoạt động Ngân hàng theo định hướng hoặc theo chuyên đề.
IV. BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Để thực hiện được nội dung và các chương trình trên đây, cần phải có các biện pháp tổ chức thực hiện sau:
1. Thành lập Ban chỉ đạo tuyên truyền năm 1997, gồm các thành phần:
a. 01 đồng chí Phó Thống đốc: Trưởng ban
b. Đồng chí Vụ tưởng Vụ Thông tin KTNV Ngân hàng và đồng chí Chánh Văn phòng: Phó Ban thường trực.
c. Một số đồng chí Vụ trưởng: Làm uỷ viên.
d. Tổng Giám đốc ngân hàng TMQD: Làm uỷ viên.
2. Họp với các vụ, cục trong ngành đề triển khai đề án.
- Quán triệt đề án và Chỉ thị của Thống đốc về vấn đề này.
- Phân công viết bài theo chủ đề và theo nhu cầu;
- Giao trách nhiệm giải đáp những vấn đề nêu trên các báo liên quan đến chức năng của các Vụ, Cục.
3. Ban chỉ đạo làm việc song phương với từng Toà soạn các phương tiện thông tin đại chúng ngoài ngành để thống nhất nội dung tuyên truyền, thời gian triển khai và kinh phí (nếu cần).
4. Tổ chức cho một số phóng viên các báo, đài kinh tế đi thực tế (Cần cân nhắc chọn lọc kỹ để có hiệu quả thực sự).
5. Dự thảo Chỉ thị của Thống đốc về công tác tuyên truyền năm 1997 cho toàn hệ thống.
6. Thời gian triển khai các chương trình này được chia làm hai giai đoạn.
Giai đoạn 1: Từ nay đến 30-4 (có kế hoạch cụ thể đính kèm).
Giai đoạn 2: Từ tháng 5 đến hết năm 1997 (theo đề án).
Để làm tốt đợt tuyên truyền này, đề nghị Thống đốc cấp một khoản kinh phí để triển khai các nội dung trên, nhất là trong quan hệ với báo, đài ngoài ngành.
NHỮNG CÔNG VIỆC CẦN TUYÊN TRUYỀN GẤP TRONG THÁNG 3 VÀ THÁNG 4
(Giai đoạn 1)
Trong tháng 3 và tháng 4, nội dung tuyên truyền tập trung vào những chủ đề sau đây:
1. Quá trình xây dựng và hoàn thiện các cơ chế, quy chế nghiệp vụ và xây dựng Luật Ngân hàng.
2. Công tác tín dụng phục vụ tăng trưởng kinh tế và các biện pháp nâng cao chất lượng tín dụng.
3. Vốn cho công nghiệp hoá và hiện đại hoá.
4. Chính sách tiền tệ và điều hành chính sách tiền tệ của NHNN.
Để triển khai khẩn trương bốn nội dung này và các nội dung khác theo đề án, đề nghị:
a. Lập ban chỉ đạo tuyên truyền năm 1997 gồm các đồng chí:
- Đ/c Phó Thống đốc Nguyễn Ngọc Oánh - Trưởng ban
- Đ/c Vụ trưởng Vụ Thông tin KTNV Ngân hàng Nguyễn Võ Ngoạn và Đ/c Chánh Văn phòng, Nguyễn Văn Bình: Phó ban thường trực.
- Các đ/c Vụ trưởng Vụ: Tổ chức cán bộ và đào tạo, Kế toán - Tài chính, Nghiên cứu kinh tế, Tín dụng, Quan hệ quốc tế, Ngoại hối, Pháp chế, Thanh tra, Tổng kiểm soát, quản lý các tổ chức tín dụng, Cục quản trị, Hiệp hội Ngân hàng và 04 Tổng giám đốc Ngân hàng Thương mại quốc doanh làm uỷ viên.
b. Xác định các bài chính cần có ngay và giao cho các Vụ chức năng viết bài để đăng tải trên báo chí Ngành, các báo đài và phương tiện thông tin đại chúng khác.
c. Giao cho Vụ Thông tin KTNV Ngân hàng phối hợp với Hiệp hội Ngân hàng và các Vụ, Cục liên quan tổ chức:
- Toạ đàm với các nhà doanh nghiệp để nghe tiếng nói của họ về vốn hoạt động Ngân hàng, những vấn đề cần giải toả.
- Hội thảo khoa học về vấn đề chênh lệch 0,35%, để có kết quả đăng báo trước khi Quốc hội họp kỳ thứ 11 vào tháng 4-1997.
d. Hợp đồng với một số báo kinh tế để dành cho các trang chuyên mục về hoạt động Ngân hàng và một số chủ đề trong chương trình nêu trong kế hoạch.
Cao Sĩ Kiêm
(Đã ký) | {
"issuing_agency": "Ngân hàng Nhà nước",
"promulgation_date": "19/03/1997",
"sign_number": "02/1997/CT-NH12",
"signer": "Cao Sĩ Kiêm",
"type": "Chỉ thị"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-nguyen-Moi-truong/Ke-hoach-320-KH-UBND-2023-hiep-dong-ung-pho-tham-hoa-su-co-thien-tai-tim-kiem-cuu-nan-Bac-Kan-580457.aspx | Kế hoạch 320/KH-UBND 2023 hiệp đồng ứng phó thảm họa sự cố thiên tai tìm kiếm cứu nạn Bắc Kạn | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẮC KẠN
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 320/KH-UBND
Bắc Kạn, ngày 22 tháng 5 năm 2023
KẾ HOẠCH
HIỆP ĐỒNG ỨNG PHÓ THẢM HỌA, SỰ CỐ, THIÊN TAI VÀ TÌM KIẾM CỨU NẠN; PHÒNG, CHỐNG CHÁY NỔ, CHÁY RỪNG, CỨU SẬP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC KẠN NĂM 2023
I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH
Bắc Kạn là tỉnh miền núi, có diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 4.859km2, trong đó 80% diện tích là rừng núi, địa hình hiểm trở, bị chia cắt bởi nhiều núi cao, sông suối. Dân số khoảng 323,7 nghìn người, có 07 dân tộc chính, gồm: Tày, Nùng, Dao, Kinh, Mông, Hoa, Sán Chay cùng sinh sống theo từng cụm dân cư, trong đó dân tộc thiểu số chiếm trên 88% toàn tỉnh.
Đường sá trên địa bàn tỉnh gồm: Quốc lộ 3 mới (từ xã Quảng Chu, huyện Chợ Mới đến Khu công nghiệp Thanh Bình); Quốc lộ 3 (từ tỉnh Thái Nguyên qua tỉnh Bắc Kạn và đến tỉnh Cao Bằng); Quốc lộ 3B (từ huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn đến huyện Na Rì - Đèo Áng Toòng - Quốc lộ 3 - huyện Chợ Đồn - huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang); Quốc lộ 279 (từ xã Cư Lễ, huyện Na Rì - Đèo Khau Pi - thị trấn Nà Phặc, huyện Ngân Sơn đến huyện Ba Bể); Tỉnh lộ 254 (từ huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên đến Thị trấn Bằng Lũng, huyện Chợ Đồn - đến huyện Ba Bể); Tỉnh lộ 252B (từ thị trấn Vân Tùng đến xã Thuần Mang, huyện Ngân Sơn); Tỉnh lộ 253 (từ xã Hà Hiệu đến xã Phúc Lộc, huyện Ba Bể); Tỉnh lộ 254B (từ xã Bình Trung đến xã Đồng Thắng, huyện Chợ Đồn); Tỉnh lộ 256 (từ thị trấn Đồng Tâm, huyện Chợ Mới đến xã Dương Sơn, huyện Na Rì); Tỉnh lộ 257B (từ xã Phương Viên, huyện Chợ Đồn đến xã Thượng Giáo, huyện Ba Bể); Tỉnh lộ 258 (từ Thị trấn Phủ Thông, huyện Bạch Thông qua thị trấn Chợ Rã, huyện Ba Bể đến xã Khang Ninh, huyện Ba Bể); Tỉnh lộ 258B (từ xã Thượng Giáo, huyện Ba Bể qua xã Bộc Bố, huyện Pác Nặm - đến xã Cao Thượng, huyện Ba Bể); Tỉnh lộ 259 (từ xã Nông Hạ, huyện Chợ Mới đến xã Nông Thượng, thành phố Bắc Kạn); Tỉnh lộ 259B (từ xã Thanh Mai, huyện Chợ Mới đến xã Yên Mỹ, huyện Chợ Đồn); ngoài ra còn có các tuyến đường liên thôn, liên xã bảo đảm xe ô tô cơ động tốt. Các tuyến đường Quốc lộ 3, Quốc lộ 3B, Quốc lộ 3 mới; Tỉnh lộ 258 là đường mới được cải tạo, nâng cấp có mặt đường rộng, hệ thống cầu cống tải trọng lớn, các đường đều có đặc điểm chung đó là: mặt đường hẹp, tải trọng cầu, cống nhỏ, không đồng bộ; hầu hết các tuyến đường đều bám theo đường bình độ, do vậy dễ bị sạt lở, gây ách tắc bởi thiên tai (nhất là đường 258; Quốc lộ 3B…) hoặc ngập lụt (như Tỉnh lộ 254 đoạn xã Nam Cường, huyện Chợ Đồn; Quốc lộ 3, đoạn phường Phùng Chí Kiên, thành phố Bắc Kạn…).
Hệ thống sông suối, hồ trên địa bàn tỉnh tương đối đa dạng: Ngoài 2 sông lớn là: sông Cầu chảy từ huyện Chợ Đồn đến thành phố Bắc Kạn qua huyện Chợ Mới đến tỉnh Thái Nguyên; sông Năng chảy từ huyện Pác Nặm vào hồ Ba Bể và sông Bắc Giang chảy từ huyện Ngân Sơn đến huyện Na Rì qua xã Văn Lãng tỉnh Lạng Sơn có lượng nước tương đối lớn, lưu tốc dòng chảy mạnh, nhất là vào mùa mưa, lũ. Còn lại là các con suối nhỏ, khô cạn về mùa khô, nhưng dễ tạo lũ cục bộ với tốc độ nhanh, lưu tốc dòng chảy lớn vào mùa mưa. Hệ thống hồ, đập trên địa bàn tỉnh có 32 hồ lớn, nhỏ, trong đó có 04 hồ có dung tích trên 500.000m3 đó là: Hồ Ba Bể, có dung tích 90.000.000m3; Hồ Nặm Cắt thuộc xã Dương Quang, thành phố Bắc Kạn có dung tích 12.000.000m3; Hồ Khuổi Khe thuộc xã Kim Lư, huyện Na Rì có dung tích 1.890.000m3; Hồ Bản Chang thuộc xã Đức Vân, huyện Ngân Sơn có dung tích 1.772.000m3.
Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh còn có các khu khai thác khoáng sản tập trung tại các xã Bằng Lãng, thị trấn Bằng Lũng, huyện Chợ Đồn, xã Thượng Quan, huyện Ngân Sơn. Các khu khai thác mỏ quặng đều có hệ thống các bể chứa thải lớn và các hệ thống đường hầm phục vụ khai thác, các khu khai thác trên đều tiềm ẩn nguy cơ xảy ra sự cố vỡ đập chứa thải, sập hầm cao.
* DỰ KIẾN MỘT SỐ MỤC TIÊU TRỌNG ĐIỂM, XUNG YẾU TRÊN ĐỊA BÀN
1. Dự kiến các khu vực trọng điểm về phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn
- Ngập lụt: Phường Đức Xuân, phường Sông Cầu, thành phố Bắc Kạn; xã Nam Cường, huyện Chợ Đồn; thị trấn Đồng Tâm, huyện Chợ Mới; xã Khang Ninh, xã Quảng Khê, xã Cao Thượng, huyện Ba Bể; xã Kim Hỷ, huyện Na Rì.
- Lốc xoáy: Thị trấn Phủ Thông, xã Tân Tú, huyện Bạch Thông; xã Bộc Bố, huyện Pác Nặm; xã Xuân Dương, xã Dương Sơn, xã Cư Lễ, huyện Na Rì.
- Lũ ống, lũ quét: Xã Mỹ Thanh, huyện Bạch Thông; xã Hà Hiệu, xã Chu Hương, huyện Ba Bể; xã Bình Văn, thị trấn Đồng Tâm, huyện Chợ Mới.
- Sạt lở, sụt lún: Thôn Đèo Gió, công trình CZ4 thuộc xã Vân Tùng, huyện Ngân Sơn; xã Đồng Thắng, xã Ngọc Phái, thị trấn Bằng Lũng, huyện Chợ Đồn; xã Nhạn Môn, huyện Pác Nặm; xã Côn Minh, huyện Na Rì.
- Sự cố đập Hồ Nặm Cắt: xã Dương Quang, thành phố Bắc Kạn.
2. Dự kiến khu vực trọng điểm cháy rừng
- Khu rừng CZ4 và K98b, thuộc huyện Ngân Sơn.
- Khu rừng căn cứ chiến đấu tỉnh tại xã Sỹ Bình, rừng K98a thuộc thị trấn Phủ Thông, huyện Bạch Thông.
- Khu rừng Đại đội 29/PKT thuộc xã Nông Thượng, thành phố Bắc Kạn.
Ngoài ra, còn có rừng tại các khu vực do kho K380/Binh chủng Pháo binh, Tiểu đoàn 4/Lữ đoàn Công binh 72 quản lý; khu bảo tồn loài và sinh cảnh Nam Xuân Lạc, huyện Chợ Đồn và Vườn quốc gia Ba Bể; Khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ, huyện Na Rì và diện tích rừng đã giao cho Nhân dân quản lý trên địa bàn.
3. Dự kiến khu vực trọng điểm cháy, nổ
- Kho K380/Binh chủng Pháo binh trên địa bàn các xã Lương Bằng, xã Bằng Lãng, xã Yên Thượng, huyện Chợ Đồn.
- Kho K15/QK1 trên địa bàn phường Xuất Hoá, thành phố Bắc Kạn.
- Các khu vực đóng quân, kho vũ khí đạn, trạm cấp phát xăng dầu của Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh và các đơn vị.
- Chợ Đức Xuân, thành phố Bắc Kạn; các cửa hàng kinh doanh xăng, dầu trên địa bàn các huyện, thành phố.
4. Dự kiến khu vực trọng điểm sập đổ công trình
- Công trình CZ4, các khu vực khai thác khoáng sản thuộc xã Thượng Quan, huyện Ngân Sơn.
- Khu khai thác khoáng sản trên địa bàn xã Bằng Lãng, huyện Chợ Đồn.
- Công trình dân dụng trên địa bàn thành phố Bắc Kạn và các huyện.
II. QUYẾT TÂM XỬ TRÍ
Thường xuyên duy trì nghiêm túc chế độ trực, bảo đảm khả năng huy động lực lượng, phương tiện xử trí hiệu quả mọi tình huống theo phương châm “4 tại chỗ”. Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức cộng đồng về công tác phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn; phòng, chống cháy nổ, cháy rừng, cứu sập (PCTT-TKCN; PCCN, CR, CS). Khi có tình huống, chỉ huy, chỉ đạo chặt chẽ các lực lượng, bảo đảm khả năng xử trí của lực lượng tại chỗ là chính. Sẵn sàng sử dụng lực lượng cơ động của tỉnh và các lực lượng hiệp đồng trên địa bàn tham gia xử trí hiệu quả các tình huống, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người, tài sản. Nhanh chóng khắc phục hậu quả, sớm ổn định tình hình địa bàn nơi xảy ra tình huống.
III. DỰ KIẾN MỘT SỐ TÌNH HUỐNG VÀ NHIỆM VỤ
A. DỰ KIẾN MỘT SỐ TÌNH HUỐNG VÀ PHƯƠNG ÁN XỬ TRÍ
1. Tình huống 1: Ngập úng tại xã Nam Cường, huyện Chợ Đồn; xã Nam Mẫu, huyện Ba Bể
Do mưa lớn kéo dài và nước lũ từ các nơi khác dồn về làm mực nước Hồ Ba Bể dâng lên cao và gây ngập lụt ở các thôn Pắc Ngòi, Bản Cám, Bó Lù, xã Nam Mẫu, huyện Ba Bể; thôn Nà Lình, Nà Mèo, xã Nam Cường, huyện Chợ Đồn làm cuốn trôi tài sản, hoa màu của Nhân dân, đồng thời làm sạt lở đất với khối lượng lớn, vùi lấp hoa màu, nhà cửa của Nhân dân ở các khu vực trên; hệ thống giao thông từ huyện Ba Bể đi Chợ Đồn bị tê liệt. Đồng thời bão, lốc xoáy làm lật một số tàu, xuồng của Nhân dân trên hồ Ba Bể... Chính quyền địa phương, Ban Chỉ huy PTDS; PCTT-TKCN, PCCC&CNCH các cấp (viết tắt là Ban Chỉ huy) đã huy động tối đa các lực lượng tham gia cứu hộ, cứu nạn, khắc phục hậu quả. Tuy nhiên, do quy mô và mức độ thiệt hại lớn, vượt quá khả năng ứng cứu, khắc phục hậu quả của địa phương và Ban Chỉ huy huyện. Do đó, Trưởng Ban Chỉ huy tỉnh chỉ đạo:
* Phương án xử trí: Tiếp tục chỉ huy thực hiện tốt phương châm “4 tại chỗ”; hiệp đồng chặt chẽ với các cơ quan, đơn vị và cấp ủy, chính quyền địa phương chỉ huy các lực lượng tại chỗ, lực lượng cơ động của tỉnh và lực lượng hiệp đồng của các đơn vị nhanh chóng tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn đưa người và tài sản ra khỏi khu bị ngập lụt, sạt lở…; sau thiên tai nhanh chóng giúp đỡ Nhân dân ổn định chỗ ăn, ở; tham gia phòng, chống dịch bệnh, vệ sinh môi trường. Phối hợp với lực lượng chức năng tiến hành tìm kiếm, trục vớt các tàu, xuồng, tài sản trên hồ Ba Bể (nếu có).
* Tổ chức và sử dụng lực lượng
- Lực lượng tại chỗ: Từ 90 - 100 đồng chí (đ/c) Dân quân (DQ) tại chỗ, DQ cơ động; các ban, ngành đoàn thể của xã.
- Lực lượng cơ động:
+ Các phòng, ban, ngành, đoàn thể thuộc huyện Ba Bể, huyện Chợ Đồn: 70 - 80 đ/c;
+ Ban Chỉ huy quân sự huyện Ba Bể, huyện Chợ Đồn: Mỗi đơn vị 25 - 30 đ/c;
+ Công an huyện Ba Bể, huyện Chợ Đồn: 70 - 80 đ/c;
+ Dân quân cơ động huyện Chợ Đồn, huyện Ba Bể: 2 - 4 trung đội;
+ Bộ CHQS tỉnh: 100 đ/c thuộc lực lượng tiền phương;
+ Công an tỉnh: 100 đ/c;
+ Các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh: 50 - 60 đ/c.
- Lực lượng hiệp đồng: Tiểu đoàn 4/Lữ đoàn Công binh 72 = 30 đ/c; Kho K380/Binh chủng Pháo binh = 30 đ/c; Sư đoàn 346/Quân khu 1 = 200 đ/c; Bệnh viện Quân y 91/Cục Hậu cần/Quân khu 1 = 01 đội phẫu thuật cứu chữa cơ bản 18 đ/c; Chi nhánh Công trình Viettel Bắc Kạn = 05 đ/c.
- Lực lượng tuần tra, bảo vệ: Dân quân tại chỗ và Công an xã = 10 đ/c.
2. Tình huống 2: Sự cố đập Hồ Nặm Cắt
Do mưa lớn kéo dài, hệ thống kè chống sạt lở qua thời gian sử dụng và ảnh hưởng của các đợt thiên tai đến nay công trình đập Hồ Nặm Cắt đã bị hư hỏng, xuống cấp, có nguy cơ mất an toàn và xảy ra sự cố, gây nguy hại tới tài sản, hoa màu, nhà ở của Nhân dân tại các khu vực dọc 2 bên sông cầu (thôn Bản Bung, thôn Bản Pẻn, xã Dương Quang đến phường Sông Cầu). Chính quyền địa phương, Ban Chỉ huy các cấp đã huy động tối đa các lực lượng tham gia cứu hộ, cứu nạn, di dời vật chất, tài sản của Nhân dân 2 bên bờ sông. Tuy nhiên, do số hộ dân cư 2 bên bờ sông đông, vượt quá khả năng di dời, ứng cứu, khắc phục hậu quả của cơ quan chủ quản, chính quyền địa phương và Ban Chỉ huy thành phố Bắc Kạn. Do đó, Trưởng Ban Chỉ huy tỉnh chỉ đạo:
* Phương án xử trí: Tiếp tục chủ động triển khai các phương án đề phòng, sẵn sàng lực lượng, phương tiện để nhanh chóng di dời vật chất, tài sản của Nhân dân ra khỏi vùng có nguy cơ ảnh hưởng của sợ cố. Thực hiện phương châm “4 tại chỗ”, khắc phục đoạn sạt lở và khu vực xung yếu; di chuyển người và tài sản ra khỏi vùng nguy hiểm. Tổ chức lực lượng cơ động của tỉnh và lực lượng hiệp đồng của các đơn vị tham gia khắc phục hậu quả, cứu chữa người, tài sản; khôi phục nhà cửa, sản xuất, ổn định đời sống cho Nhân dân. Phối hợp với các lực lượng bố trí phương tiện vận chuyển, di chuyển người và tài sản của Nhân dân ra khỏi vùng có nguy cơ bị ảnh hưởng.
* Tổ chức sử dụng lực lượng
- Lực lượng tại chỗ: Từ 50 - 60 đ/c Dân quân tại chỗ, Dân quân cơ động; các ban, ngành, đoàn thể của xã sở tại.
- Lực lượng cơ động:
+ Các phòng, ban,ngành, đoàn thể thành phố Bắc Kạn: 35 - 40 đ/c;
+ Công an thành phố Bắc Kạn: 35 - 40 đ/c;
+ Ban Chỉ huy quân sự thành phố Bắc Kạn: 20 đ/c;
+ Dân quân thành phố Bắc Kạn: 1 - 2 trung đội;
+ Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh: 100 đ/c thuộc lực lượng tiền phương;
+ Công an tỉnh: 100 đ/c;
+ Các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh: 50 - 60 đ/c.
- Lực lượng hiệp đồng: Sư đoàn 346/Quân khu 1 = 200 đ/c; Bệnh viện Quân y 91/Cục Hậu cần/Quân khu 1 = 01 đội phẫu thuật cứu chữa cơ bản 18 đ/c; Chi nhánh Công trình Viettel Bắc Kạn = 05 đ/c.
- Lực lượng tuần tra, bảo vệ: Dân quân tại chỗ, Công an xã.
3. Tình huống 3: Sạt lở đất thôn Đèo Gió, thị trấn Vân Tùng, huyện Ngân Sơn
Do mưa lớn kéo dài, hệ thống kè chống sạt lở yếu nên đã xảy ra sạt lở trên địa bàn thôn Đèo Gió với khối lượng đất, đá lớn, làm sập nhà và tài sản, hoa màu của Nhân dân và gây ách tắc giao thông trên tuyến Quốc lộ 3, Quốc lộ 279. Việc sạt lở cũng gây hư hại, vùi lấp đường vào và các cửa đường hầm thuộc chốt CZ4. Chính quyền địa phương, Ban Chỉ huy các cấp đã huy động tối đa các lực lượng tham gia cứu hộ, cứu nạn, khắc phục hậu quả, nhưng do quy mô và mức độ thiệt hại lớn, vượt quá khả năng ứng cứu, khắc phục hậu quả của chính quyền địa phương và Ban Chỉ huy huyện Ngân Sơn. Do đó, Trưởng Ban Chỉ huy tỉnh chỉ đạo:
* Phương án xử trí: Tiếp tục chủ động triển khai phương án đề phòng, sẵn sàng lực lượng, phương tiện để khắc phục sạt lở đất, giải phóng ách tắc giao thông, tiếp tục gia cố không cho sạt lở. Thực hiện phương châm “4 tại chỗ”, khắc phục đoạn sạt lở và khu vực xung yếu; di chuyển người và tài sản ra khỏi vùng nguy hiểm. Tổ chức lực lượng cơ động của tỉnh và lực lượng hiệp đồng của các đơn vị tham gia khắc phục hậu quả, cứu chữa người, tài sản; khôi phục nhà cửa, ổn định đời sống cho Nhân dân. Phối hợp với các lực lượng bố trí phương tiện vận chuyển, san ủi đất, đá sạt lở thông đường Quốc lộ 3, Quốc lộ 279.
* Tổ chức sử dụng lực lượng
- Lực lượng tại chỗ: Từ 50 - 60 đ/c Dân quân tại chỗ, Dân quân cơ động; các ban, ngành, đoàn thể của xã.
- Lực lượng cơ động:
+ Các phòng, ban ngành, đoàn thể huyện Ngân Sơn: 35 - 40đ/c;
+ Công an huyện Ngân Sơn: 35 - 40 đ/c;
+ Ban Chỉ huy quân sự huyện Ngân Sơn: 20 đ/c;
+ Dân quân huyện Ngân Sơn: 1-2 trung đội;
+ Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh: 100 đ/c thuộc lực lượng tiền phương;
+ Công an tỉnh: 100 đ/c;
+ Các sở, ban ngành, đoàn thể của tỉnh: 50 - 60 đ/c.
- Lực lượng hiệp đồng: Sư đoàn 346/Quân khu 1 = 200 đ/c; Bệnh viện Quân y 91/Cục Hậu cần/Quân khu 1 = 01 đội phẫu thuật cứu chữa cơ bản 18 đ/c; Tiểu đoàn 2/Lữ đoàn Công binh 575/Quân khu 1; Chi nhánh Công trình Viettel Bắc Kạn = 05 đ/c.
- Lực lượng tuần tra, bảo vệ: Dân quân tại chỗ, Công an xã và lực lượng trông coi chốt CZ4 = 15 đ/c (Tiểu đoàn 2/Lữ đoàn Công binh 575/Quân khu 1).
4. Tình huống 4: Cháy, nổ kho K29 tại xã Nông Thượng, thành phố Bắc Kạn
Do thời tiết hanh khô kéo dài, ý thức của một số cán bộ, chiến sỹ không chấp hành nghiêm công tác phòng, chống cháy nổ đã làm cháy kho K29; do Nhân dân đốt rừng làm nương gây cháy lan... đã làm cháy, nổ kho K29. Khi xảy ra cháy, cơ quan chủ quản, chính quyền địa phương và Ban Chỉ huy PCTT-TKCN các cấp đã huy động tối đa các lực lượng tham gia cứu hộ, cứu nạn, khắc phục hậu quả, nhưng do quy mô, mức độ thiệt hại lớn, vượt quá khả năng xử lý của chính quyền địa phương và Ban Chỉ huy thành phố Bắc Kạn. Trưởng Ban Chỉ huy tỉnh chỉ đạo:
* Phương án xử trí: Tiếp tục chỉ đạo, chỉ huy lực lượng tại chỗ khống chế đám cháy và sơ tán vũ khí, đạn ra khỏi vị trí đám cháy, đồng thời nhanh chóng hiệp đồng với các lực lượng, phương tiện đến ứng cứu, khẩn trương dập tắt đám cháy và khắc phục sự cố, kiên quyết không để cháy lan ra các khu vực xung quanh, hạn chế đến mức thấp nhất xảy ra thương vong. Tổ chức lực lượng tuần tra, bảo vệ an toàn vật tư, vũ khí trang bị kỹ thuật.
* Tổ chức sử dụng lực lượng
- Lực lượng tại chỗ, ứng cứu tại chỗ: Kho K29 và Phòng kỹ thuật: 25 đ/c.
- Lực lượng cơ động ứng cứu sơ tán, vận chuyển:
+ Các phòng, ban ngành, đoàn thể thành phố Bắc Kạn: 35 - 40đ/c;
+ Công an thành phố Bắc Kạn: 35 - 40 đ/c;
+ Ban Chỉ huy quân sự thành phố: 25 - 30 đ/c;
+ Dân quân cơ động xã Nông Thượng và thành phố Bắc Kạn: 2 - 3 trung đội;
+ Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh: 100 đ/c thuộc lực lượng tiền phương;
+ Công an tỉnh: 100 đ/c, trong đó có lực lượng công an PCCC;
+ Các sở, ban ngành, đoàn thể của tỉnh: 50 - 60 đ/c.
- Lực lượng hiệp đồng: Sư đoàn 346/Quân khu 1 = 200 đ/c; Bệnh viện Quân y 91/Cục Hậu cần/Quân khu 1 = 01 đội phẫu thuật cứu chữa cơ bản 18 đ/c; Chi nhánh Công trình Viettel Bắc Kạn = 05 đ/c.
- Lực lượng tuần tra, bảo vệ: Dân quân cơ động và Công an xã = 08 đ/c.
5. Tình huống 5: Cháy rừng tại một số khu vực thuộc Vườn Quốc gia Ba Bể, huyện Ba Bể
Một số người dân sinh sống gần khu vực Vườn Quốc gia Ba Bể sử dụng lửa để xử lý thực bì trồng rừng, làm nương rẫy, do bất cẩn để cháy lan vào lô a, khoảnh 1, tiểu khu 124 rừng đặc dụng. Cơ quan chủ quản, chính quyền địa phương, Ban Chỉ huy các cấp đã huy động tối đa các lực lượng tham gia chữa cháy, khắc phục hậu quả. Tuy nhiên, do cháy lớn, quá khả năng xử lý của chính quyền địa phương, Ban Chỉ huy PCCN, CR, CS. Do đó, Trưởng ban Ban Chỉ huy tỉnh chỉ đạo:
* Phương án xử trí: Tiếp tục chỉ huy lực lượng tại chỗ, các cơ quan đóng trên địa bàn xã, huyện, tỉnh sử dụng các trang bị khống chế đám cháy, khoanh vùng khu vực cháy không để cháy lan sang khu vực khác; thông báo cho các địa phương giáp ranh biết, huy động lực lượng, phương tiện phối hợp tham gia chữa cháy. Đồng thời nhanh chóng hiệp đồng với các lực lượng vũ trang thuộc các đơn vị của Bộ, Quân khu đóng trên địa bàn tỉnh phối hợp xử lý.
* Tổ chức sử dụng lực lượng
- Lực lượng tại chỗ: Ban Quản lý VQG Ba Bể 25 - 30 đ/c; Dân quân tại chỗ, DQ cơ động và các ban, ngành, đoàn thể xã Nam Mẫu, xã Khang Ninh, huyện Ba Bể, xã Nam Cường, huyện Chợ Đồn.từ 100 - 150 đ/c.
- Lực lượng cơ động:
+ Các phòng, ban ngành, đoàn thể huyện Ba Bể, Chợ Đồn: 70 - 80 đ/c
+ Công an huyện Ba Bể, Chợ Đồn: 70 - 80 đ/c.
+ Ban chỉ huy quân sự huyện Chợ Đồn, Ba Bể: Mỗi đơn vị 25 - 30 đ/c.
+ Dân quân cơ động huyện Chợ Đồn, Ba Bể: Mỗi đơn vị 2 - 4 trung đội.
+ Bộ CHQS tỉnh: 100 đ/c thuộc lực lượng tiền phương.
+ Công an tỉnh: 100 đ/c.
+ Các sở, ban ngành, đoàn thể của tỉnh: 50 - 60 đ/c.
- Lực lượng hiệp đồng: Tiểu đoàn 4/Lữ đoàn Công binh 72 = 30 đ/c; Kho K380/Binh chủng Pháo binh = 30 đ/c; Sư đoàn 346/Quân khu 1 = 200 đ/c; Bệnh viện Quân y 91/Cục Hậu cần/Quân khu 1 = 01 đội phẫu thuật cứu chữa cơ bản 18 đ/c; Chi nhánh Công trình Viettel Bắc Kạn = 05 đ/c.
- Lực lượng tuần tra, bảo vệ: Dân quân tại chỗ và Công an xã = 30 - 35 đ/c.
B. NHIỆM VỤ CỦA CÁC ĐƠN VỊ
1. Nhiệm vụ của các sở, ban, ngành, đoàn thể
1.1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT)
Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan tham mưu cho UBND tỉnh, Ban Chỉ huy tỉnh triển khai thực hiện các nhiệm vụ quy định tại khoản 1, Điều 43 Luật Phòng chống thiên tai. Phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai thực hiện nghiêm túc các quy định tại Nghị định 30/2017/NĐ-CP ngày 21/3/2017 của Chính phủ về quy định tổ chức, hoạt động ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (Nghị định 30/2017/NĐ-CP); chuẩn bị lực lượng, phương tiện sẵn sàng huy động (05 đ/c) tham gia xử trí các tình huống trên địa bàn khi có lệnh.
1.2. Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh
Chủ trì, phối hợp với các ngành có liên quan tham mưu cho UBND tỉnh, Ban Chỉ huy tỉnh chỉ đạo triển khai thực hiện các nhiệm vụ theo Nghị định 30/2017/NĐ- CP. Chuẩn bị lực lượng, phương tiện sẵn sàng huy động (100 đ/c) thuộc lực lượng tiền phương tham gia xử trí các tình huống trên địa bàn khi có lệnh.
1.3. Công an tỉnh
Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan tham mưu cho UBND tỉnh, Ban Chỉ huy tỉnh triển khai thực hiện công tác ứng phó sự cố cháy lớn nhà cao tầng, khu đô thị, khu công nghiệp, khu dân cư theo Nghị định 30/2017/NĐ-CP. Chuẩn bị lực lượng, phương tiện sẵn sàng huy động (100 đ/c) tham gia xử trí các tình huống trên địa bàn khi có lệnh.
1.4. Các sở, ngành, đoàn thể còn lại
Phối hợp với Sở NN&PTNT, Bộ CHQS tỉnh, Công an tỉnh - Cơ quan Thường trực Ban Chỉ huy tỉnh thực hiện các nhiệm vụ về công tác PTDS, PCTT và TKCN, PCCC và CNCH; thường xuyên tuyên truyền, vận động cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, Nhân dân nâng cao nhận thức, trách nhiệm trong công tác PTDS, PCTT và TKCN, PCCC và CNCH. Chủ động xây dựng, rà soát, bổ sung hệ thống văn kiện, kế hoạch PTDS, PCTT và TKCN, PCCC và CNCH do ngành chủ trì xây dựng để bảo đảm thực hiện khi có sự cố xảy ra. Chuẩn bị lực lượng, phương tiện sẵn sàng huy động tham gia xử trí các tình huống trên địa bàn khi có lệnh.
(Lực lượng huy động tham gia theo Phụ lục 1 kèm theo)
2. Đối với UBND các huyện, thành phố
- Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị chức năng chủ động nắm chắc tình hình, khu vực trọng điểm thiên tai trên địa bàn, xây dựng kế hoạch, phương án ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, hiệp đồng với các đơn vị quân đội của Bộ, Quân khu đóng quân trên địa bàn cụ thể đối với từng tình huống. Rà soát, thống kê sẵn sàng huy động vật tư, phương tiện máy móc, trang thiết bị của tổ chức, cá nhân trên địa bàn, bảo đảm huy động được ngay khi có yêu cầu. Chỉ đạo cơ quan quân sự, Công an, Phòng NN&PTNT tham mưu triển khai thực hiện các nhiệm vụ theo Nghị định 30/2017/NĐ-CP ; xây dựng phương án bố trí, sắp xếp vị trí tập kết cho các đơn vị hiệp đồng thực hiện nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn trên địa bàn. Mỗi huyện, thành phố sẵn sàng huy động 35 - 40 cán bộ thuộc các phòng, ban, ngành; 20 - 25 cán bộ, chiến sỹ cơ quan quân sự; 35 - 40 cán bộ, chiến sỹ cơ quan công an; 2 - 3 Trung đội dân quân cơ động và các trang bị, phương tiện; chuẩn bị tốt mọi điều kiện, sẵn sàng động viên 01 Đại đội dự bị động viên để xử trí các tình huống phức tạp trên địa bàn quản lý và địa phương giáp ranh.
- UBND thành phố Bắc Kạn và UBND huyện Chợ Mới: Mỗi địa phương sẵn sàng huy động 160 - 180 cán bộ, chiến sỹ cơ quan quân sự, công an, dân quân tự vệ (DQTV) và các ban, ngành kèm theo trang bị cầm tay; hiệp đồng cùng Kho K15/CKT/QK1 xử trí tình huống cháy nổ, cháy rừng và khắc phục hậu quả theo yêu cầu của chỉ huy Kho K15.
- UBND huyện Ngân Sơn: Sẵn sàng huy động 160 -180 cán bộ, chiến sỹ cơ quan quân sự, công an, DQTV và các ban, ngành kèm theo trang bị cầm tay tham gia xử trí tình huống, khắc phục hậu quả thiên tai, cháy nổ, cháy rừng, cứu sập cùng lực lượng trông coi công trình CZ4 (Tiểu đoàn 2/Lữ đoàn Công binh 575/Quân khu 1).
- UBND huyện Chợ Đồn: Sẵn sàng huy động 160 - 180 cán bộ, chiến sỹ cơ quan quân sự, công an, DQTV và các ban, ngành kèm theo trang bị cầm tay tham gia xử trí tình huống, khắc phục hậu quả thiên tai, cháy nổ, cháy rừng, cứu sập tại các khu vực, mục tiêu theo kế hoạch hiệp đồng của chỉ huy Tiểu đoàn 4 thuộc Lữ đoàn Công binh 72 và Kho K380 thuộc Binh chủng Pháo binh.
3. Các đơn vị của Bộ, Quân khu đóng quân trên địa bàn tỉnh
Chủ động xây dựng kế hoạch, hiệp đồng cụ thể với các địa phương nơi đóng quân để xử trí, khắc phục hậu quả thiên tai, cháy nổ, cháy rừng, cứu sập tại các khu vực, mục tiêu do đơn vị quản lý; đồng thời phối hợp, hiệp đồng cùng tỉnh Bắc Kạn tham gia xử trí các tình huống thiên tai, sự cố trên địa bàn, trong đó trọng điểm tại một số khu vực như sau:
3.1. Đối với Tiểu đoàn 4/Lữ đoàn Công binh 72 và Kho K380/Binh chủng Pháo binh
Mỗi đơn vị sẵn sàng huy động 30 đồng chí và các trang bị cầm tay tham gia xử trí, khắc phục hậu quả thiên tai, cháy nổ, cháy rừng, cứu sập trên địa bàn huyện Chợ Đồn tập trung vào các tình huống như: Ngập lụt ở xã Nam Cường; Sạt lở đất ở xã Đồng Thắng; Ứng cứu sập đổ khu khai thác khoáng sản xã Bằng Lãng; Ứng cứu sụt lún tại thị trấn Bằng Lũng, xã Ngọc Phái, huyện Chợ Đồn.
3.2. Đối với Kho K15/Cục Kỹ thuật/Quân khu 1
Sẵn sàng huy động lực lượng, phương tiện thuộc biên chế của đơn vị, phối hợp cùng lực lượng của Ban CHQS và DQTV huyện Chợ Mới, thành phố Bắc Kạn, tham gia ứng cứu, chữa cháy nổ, cháy rừng khu vực kho K15/Cục Kỹ thuật; đồng thời hiệp đồng cụ thể về lực lượng, phương tiện tham gia ứng cứu, phòng, chống cháy nổ theo phương án của đơn vị.
3.3. Đối với Chi nhánh Công trình Viettel Bắc Kạn
Sẵn sàng huy động 05 đồng chí và các phương tiện, trang bị có nhiệm vụ bảo đảm thông tin liên lạc phục vụ công tác chỉ huy, hiệp đồng xử trí, khắc phục hậu quả thiên tai, cháy nổ, cháy rừng, cứu sập trên địa bàn theo yêu cầu của tỉnh.
3.5. Đối với Sư đoàn 346/Quân khu 1
Sẵn sàng huy động 200 đ/c và trang bị cầm tay tham gia xử trí, khắc phục hậu quả thiên tai trên địa bàn tỉnh, tập trung vào các tình huống sau:
- Giông lốc trên địa bàn xã Bộc Bố, huyện Pác Nặm;
- Giông lốc trên địa bàn xã Tân Tú, huyện Bạch Thông;
- Sạt lở đất, đá tại thôn Đèo Gió, xã Vân Tùng, huyện Ngân Sơn;
- Sạt lở đất, đá tại khu vực thuộc thôn Nà Lay, xã Côn Minh, huyện Na Rì;
- Lũ quét, lũ ống tại xã Hà Hiệu, huyện Ba Bể;
- Ngập lụt tại phường Sông Cầu, phường Đức Xuân và xã Dương Quang, tp. Bắc Kạn;
- Ngập lụt trên địa bàn thị trấn Đồng Tâm, huyện Chợ Mới;
- Ngập úng tại xã Nam Cường, huyện Chợ Đồn; xã Nam Mẫu, huyện Ba Bể;
- Sập đổ khu khai thác khoáng sản tại xã Bằng Lãng, huyện Chợ Đồn;
- Sập đổ công trình CZ4, xã Vân Tùng, huyện Ngân Sơn;
- Cháy, nổ Kho K29, xã Nông Thượng, thành phố Bắc Kạn;
- Ứng cứu sụt lún tại thị trấn Bằng Lũng và xã Ngọc Phái, huyện Chợ Đồn;
- Ứng phó sự cố đập Hồ Nặm Cắt thuộc xã Dương Quang, tp. Bắc Kạn.
3.6. Đối với Bệnh viện Quân y 91/Quân khu 1
Sẵn sàng huy động 01 đội phẫu thuật cứu chữa cơ bản (gồm 18 đ/c) và các trang bị, dụng cụ y tế, thuốc tham gia cứu, chữa người bị nạn, khắc phục hậu quả do thiên tai, thảm họa gây ra trên địa bàn tỉnh theo các tình huống dự kiến.
3.7. Đối với Tiểu đoàn 2/ Lữ đoàn Công binh 575
Sẵn sàng huy động lực lượng, phương tiện (bộ phận trông coi công trình) phối hợp cùng lực lượng của Ban CHQS và DQTV huyện Ngân Sơn, tham gia ứng cứu, chữa cháy nổ, cháy rừng cứu sập khu vực công trình CZ4, đồng thời hiệp đồng cụ thể về lực lượng, phương tiện tham gia ứng cứu, phòng, chống cháy nổ theo phương án của đơn vị.
(Vị trí tập kết trong xử trí một số tình huống theo phụ lục 2 kèm theo)
IV. CÔNG TÁC BẢO ĐẢM
1. Bảo đảm kinh phí, vật chất, trang bị, phương tiện
- Kinh phí bảo đảm cho huy động lực lượng tham gia hoạt động tìm kiếm cứu nạn, ứng phó sự cố thiên tai, thảm họa thực hiện theo Thông tư số 92/2009/TT- BTC ngày 12 tháng 5 năm 2009 của Bộ Tài chính.
- Các cơ quan, đơn vị, địa phương sử dụng phương tiện, trang bị theo kế hoạch đã được phê duyệt; đồng thời nghiên cứu, xem xét phối hợp bảo đảm một số trang bị, phương tiện cho các đơn vị hiệp đồng khắc phục hậu quả, tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn.
- Giao Sở Y tế bảo đảm 01 Tổ cứu thương cùng cơ số thuốc, dụng cụ y tế trực tiếp tham gia công tác ứng phó với các thảm họa và khắc phục hậu quả khi có tình huống xảy ra.
- Các đơn vị hiệp đồng tự bảo đảm phương tiện, trang bị theo quy định khi thực hiện nhiệm vụ PCTT-TKCN, PCCN, CR, CS của đơn vị mình; đồng thời chủ động phối hợp, hiệp đồng với các địa phương để thống nhất bảo đảm các trang bị, phương tiện khác theo yêu cầu của từng tình huống.
2. Bảo đảm thông tin liên lạc và thông báo, báo động
- Các cấp sử dụng hệ thống loa truyền thanh, kết hợp sử dụng hệ thống thông tin bưu chính viễn thông, mạng quân sự, Viettel và hệ thống trực ban của các đơn vị quân đội, công an để trực PCTT- TKCN, PCCN, CR, CS (số điện thoại các cơ quan, đơn vị tại Phụ lục 3 kèm theo).
- Khi có tình huống thiên tai xảy trên địa bàn của từng địa phương khẩn trương thông báo, báo cáo Ban Chỉ huy các cấp và các cơ quan thường trực; đồng thời thông báo cho các đơn vị hiệp đồng biết để sẵn sàng huy động lực lượng, phương tiện xử trí tình huống ứng cứu kịp thời khi được yêu cầu.
3. Bảo đảm hậu cần
- Các huyện, thành phố chủ động rà soát, chuẩn bị sẵn phương án bố trí, sắp xếp vị trí tập kết cho các đơn vị bộ đội chủ lực (đơn vị hiệp đồng) và bảo đảm các nhu yếu phẩm cho bộ đội sinh hoạt theo hiệp đồng, thống nhất cụ thể của chỉ huy các đơn vị khi có tình huống phải huy động.
- Đề nghị các đơn vị bộ đội chủ lực khi thực hiện nhiệm vụ tự bảo đảm lương thực, thực phẩm theo quy định về lượng dự trữ sẵn sàng chiến đấu và chủ động hiệp đồng với địa phương nơi làm nhiệm vụ để phối hợp bảo đảm các mặt cho thực hiện nhiệm vụ.
4. Bảo đảm cơ động
- Khi có các tình huống do thảm họa gây ra, Sở Giao thông vận tải tỉnh chủ động tham mưu cho UBND tỉnh huy động 10 - 12 xe ô tô 29 chỗ ngồi và các phương tiện, trang bị khác làm nhiệm vụ ứng cứu, khắc phục thiên tai, thảm họa trên địa bàn.
- Các đơn vị hiệp đồng, địa phương tự bảo đảm phương tiện khi thực hiện nhiệm vụ.
V. TỔ CHỨC CHỈ HUY
1. Căn cứ vào mức độ sự cố, vụ việc xảy ra và đề xuất của địa phương, Ban Chỉ huy tỉnh thành lập Sở chỉ huy tiền phương để trực tiếp chỉ huy, điều hành toàn bộ lực lượng tham gia xử trí, khắc phục hậu quả.
2. Khi xảy ra các thảm họa, các địa phương căn cứ vào mức độ sự cố, vụ việc, chỉ đạo cơ quan chức năng tham mưu thành phần Sở chỉ huy để chỉ huy lực lượng cấp mình tham gia thực hiện nhiệm vụ.
VI. MỘT SỐ QUY ĐỊNH
1. Sở NN&PTNT, Bộ Chỉ huy quân sự, Công an tỉnh là các cơ quan thường trực Ban Chỉ huy cấp tỉnh, chịu trách nhiệm tham mưu tổ chức, triển khai các lực lượng tham gia thực hiện nhiệm vụ ứng phó với các thảm họa theo lĩnh vực được phụ trách. Giao Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh làm đầu mối hiệp đồng với các đơn vị quân đội của Bộ, Quân khu đóng quân trên địa bàn và báo cáo Bộ Tư lệnh Quân khu theo quy định.
2. Các đơn vị quân đội thuộc Bộ, Quân khu đóng quân trên địa bàn tỉnh, chủ động hiệp đồng với cơ quan quân sự nơi đóng quân (theo Mệnh lệnh của Tư lệnh Quân khu 1) xây dựng kế hoạch ứng phó sát thực tế, hiệu quả. Hằng năm khi có điều chỉnh thay đổi về lực lượng, phương tiện các đơn vị phải thống nhất với Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh trước khi trình cấp trên phê duyệt.
3. Trường hợp phải tăng số người so với kế hoạch hiệp đồng do tình trạng nguy cấp, đề nghị các đơn vị hiệp đồng tạo điều kiện giúp đỡ địa phương, đồng thời báo cáo cấp trên xin ý kiến chỉ đạo. Khi có tình huống khẩn cấp xảy ra người chỉ huy đơn vị được quyền chủ động sử dụng lực lượng, phương tiện thuộc quyền (kể cả phương tiện chiến đấu đối với cơ quan quân sự) để ứng cứu khắc phục kịp thời, hạn chế thấp nhất thiệt hại do thiên tai, thảm họa gây ra, đồng thời báo cáo cấp trên theo quy định.
4. Căn cứ các nhiệm vụ tại kế hoạch này, các cơ quan, đơn vị có liên quan, các địa phương chủ động thực hiện các nhiệm vụ được giao để đảm bảo xử trí các tình huống do các thảm họa gây ra trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn./.
Nơi nhận:
- Bộ Tham mưu/QK1 (thay b.cáo)
- TT Tỉnh ủy; (thay b.cáo)
- CT, PCT UBND tỉnh;
- Thành viên BCH PTDS; PCTT và TKCN; PCCC và CNCH tỉnh;
- Bộ CHQS, Công an tỉnh;
- VP/BCH PCTT-TKCN;
- Chi cục Kiểm lâm tỉnh;
- fBB346/QK1, K15/CKT/QK1, VQY91/CHC/QK1, d2/Lữ 575/QK1;
- K380/BCPB; d4/Lữ72/BCCB; Viettel Bắc Kạn;
- Các sở, ban, ngành có liên quan;
- UBND các huyện, thành phố;
- Lưu: VT, Hoàng.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Nguyễn Đăng Bình
PHỤ LỤC 1
LỰC LƯỢNG THAM GIA ỨNG CỨU, KHẮC PHỤC SỰ CỐ THIÊN TAI TRÊN ĐỊA BÀN CỦA CÁC SỞ, NGÀNH THUỘC TỈNH
(Kèm theo Kế hoạch số 320/KH-UBND ngày 22/5/2023 của UBND tỉnh Bắc Kạn)
TT
ĐƠN VỊ
LỰC LƯỢNG
GHI CHÚ
1
Bộ CHQS tỉnh
100 đ/c
2
Công an tỉnh
100 đ/c
3
Sở NN&PTNT
05 đ/c
4
Các sở, ngành còn lại
60 đ/c
4.1
Sở Kế hoạch và đầu tư
03 đ/c
4.2
Sở Giao thông vận tải
03 đ/c
4.3
Sở Y tế
03 đ/c
4.4
Sở Thông tin và Truyền thông
03 đ/c
4.5
Sở lao động thương binh và xã hội
03 đ/c
4.6
Sở Công thương
03 đ/c
4.7
Sở Tài chính
03 đ/c
4.8
Sở Tài nguyên và Môi trường
03 đ/c
4.9
Sở Xây dựng
03 đ/c
4.10
Sở Giáo dục và Đào tạo
03 đ/c
4.11
Sở Nội vụ
03 đ/c
4.12
Sở Khoa học và Công nghệ
03 đ/c
4.13
Sở Tư pháp
03 đ/c
4.14
Đài Phát thanh và Truyền hình
03 đ/c
4.15
Thanh tra Nhà nước tỉnh
03 đ/c
4.16
Công ty Điện lực
03 đ/c
4.17
Bưu điện tỉnh
03 đ/c
4.18
Viễn thông tỉnh
03 đ/c
4.19
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh
02 đ/c
4.20
Hội Liên hiệp phụ nữ
02 đ/c
4.21
Tỉnh đoàn
02 đ/c
Tổng
265 đ/c
* Ngoài lực lượng đã huy động trên, các sở, ngành sẵn sàng huy động thêm lực lượng, phương tiện xử trí các tình huống khi được Ban Chỉ huy PTDS; PCTT và TKCN; PCCC và CNCH tỉnh đề nghị.
PHỤ LỤC 2
VỊ TRÍ TẬP KẾT TRONG XỬ TRÍ MỘT SỐ TÌNH HUỐNG TRỌNG ĐIỂM CỦA CÁC ĐƠN VỊ HIỆP ĐỒNG
(Kèm theo Kế hoạch số 320/KH-UBND ngày 22/5/2023 của UBND tỉnh Bắc Kạn)
1. Tiểu đoàn 4/Lữ đoàn Công binh 72
- Ngập lụt ở xã Nam Cường; vị trí tập kết tại UBND xã Nam Cường(74606);
- Sạt lở đất ở xã Đồng Thắng, vị trí tập kết tại thôn Khuổi Phẩy, xã Đồng Thắng (5068 8);
- Ứng cứu sập đổ khu khai thác khoáng sản xã Bằng Lãng, vị trí tập kết tại Đèo Lũng Váng, xã Bằng Lãng (4860 9).
- Ứng cứu sụt lún thị trấn Bằng Lũng, xã Ngọc Phái, vị trí tập kết tại Sân Phòng VHTT huyện Chợ Đồn (4988 3).
2. Kho K380/Binh chủng Pháo binh
- Ngập lụt ở xã Nam Cường, vị trí tập kết tại UBND xã Nam Cường (7460 6);
- Sạt lở đất ở xã Đồng Thắng, vị trí tập kết tại Khuổi Phẩy xã Đồng Thắng (5068 8);
- Ứng cứu sập đổ khu khai thác khoáng sản xã Bằng Lãng, vị trí tập kết tại Đèo Lũng Váng xã Bằng Lãng (4860 9).
- Ứng cứu sụt lún thị trấn Bằng Lũng, xã Ngọc Phái, vị trí tập kết tại Sân Phòng VHTT huyện Chợ Đồn (4988 3)
3. Kho K15/Cục Kỹ thuật/Quân khu 1; Tiểu đoàn 2/Lữ đoàn công binh 575; Viện QY91/Cục Hậu cần/Quân khu 1; Chi nhánh Công trình Viettel Bắc Kạn
Vị trí tập kết theo từng tình huống, do Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh hiệp đồng trực tiếp.
4. Sư đoàn 346/Quân khu 1
- Sạt lở đất, đá tại các xã: Công Bằng, Nhạn Môn, Giáo Hiệu huyện Pác Nặm; vị trí tập kết tại trụ sở UBND các xã nơi xảy ra tình huống.
- Giông lốc trên địa bàn xã Bộc Bố, huyện Pác Nặm; vị trí tập kết tại thôn Nà Lạnh, xã Bộc Bố (0018 1).
- Giông lốc trên địa bàn xã Tân Tú, huyện Bạch Thông; vị trí tập kết tại thôn Cốc Nao (6286 7).
- Sạt lở đất, đá tại thôn Đèo Gió, xã Vân Tùng, huyện Ngân Sơn; vị trí tập kết tại Tây Nam Đèo Gió, xã Vân Tùng, huyện Ngân Sơn (7896 7).
- Sạt lở trên địa bàn xã Côn Minh, huyện Na Rì; vị trí tập kết tại thôn Nà Lay, xã Côn Minh (4402 5).
- Lũ quét, lũ ống tại xã Hà Hiệu, huyện Ba Bể; vị trí tập kết tại Cốc Lùng, xã Hà Hiệu, huyện Ba Bể (7886 4).
- Ngập lụt tại Phường Sông Cầu, Đức Xuân, thành phố Bắc Kạn; vị trí tập kết tại Sân Tổng Đích, tổ 5 P. Đức Xuân, thành phố Bắc Kạn (4884).
- Ngập lụt, sạt lở tại xã Nam Cường, huyện Chợ Đồn; xã Nam Mẫu, huyện Ba Bể; vị trí tập kết tại UBND xã Nam Cường(7460 6).
- Ngập lụt trên địa bàn thị trấn Đồng Tâm, huyện Chợ Mới; vị trí tập kết tại tổ 8,9 thị trấn Đồng Tâm (2280 3).
- Sập đổ khu khai thác khoáng sản xã Bằng Lãng, huyện Chợ Đồn; vị trí tập kết tại Tòng Mu, xã Bằng Lãng, huyện Chợ Đồn (465 8).
- Sập đổ công trình CZ4 xã Vân Tùng, huyện Ngân Sơn; vị trí tập kết tại Đèo Gió, xã Vân Tùng, huyện Ngân Sơn (789 6).
- Cháy, nổ Kho K29 xã Nông Thượng, thành phố Bắc Kạn; vị trí tập kết tại Lũng Hoàn, xã Nông Thượng, thành phố Bắc Kạn (468 6).
- Ứng cứu sụt lún thị trấn Bằng Lũng, xã Ngọc Phái, vị trí tập kết tại Sân Phòng VHTT huyện (4988 3).
- Ứng phó sự cố đập Hồ Nặm Cắt trên địa bàn xã Dương Quang, thành phố Bắc Kạn; vị trí tập kết tại thôn Quan Nưa, thôn Nà Ỏi, xã Dương Quang (5084 8)./.
PHỤ LỤC 3
SỐ ĐIỆN THOẠI CỦA CÁC CƠ QUAN TỈNH BẮC KẠN VÀ ĐƠN VỊ HIỆP ĐỒNG
(Kèm theo Kế hoạch số 320/KH-UBND ngày 22/5/2023 của UBND tỉnh Bắc Kạn)
TT
ĐƠN VỊ
SỐ ĐIỆN THOẠI
GHI CHÚ
Quân sự
Dân sự
Di động
Trực ban
1
Thường trực Ban chỉ huy PTDS; PCTT và TKCN; PCCC và CNCH tỉnh
02093.870.655
2
Thường trực về công tác cháy rừng tỉnh
0209.3870.559
3
Thường trực về công tác cháy nổ, cứu nạn, cứu hộ
0209.3870.655
4
Trực ban tác chiến Bộ chỉ huy quân sự tỉnh
02093. 870.147
069.868.011
5
Trực ban Công an tỉnh
069.2546.112
6
Các đơn vị hiệp đồng
6.1
Tiểu đoàn 4/Lữ đoàn 72/BTL Công binh
0338.567.575
6.2
Kho K380/BC Pháo binh
069.868.903
0389.284.868
069.868.915
6.3
Kho K15/CKT/QK1
0963.668.865
069.861.454
6.4
Sư đoàn 346/QK1
069.863.112
069.863.115
6.5
Bệnh viện QY91/CHC/QK1
069.863.612
0983.724.875
069.863.603
6.6
Tiểu đoàn 2/Lữ đoàn Công binh 575/Quân khu 1
0989.591.387
861.841
6.7
Viettel Bắc Kạn
0972.200.386
0209.6250.000 | {
"issuing_agency": "Tỉnh Bắc Kạn",
"promulgation_date": "22/05/2023",
"sign_number": "320/KH-UBND",
"signer": "Nguyễn Đăng Bình",
"type": "Kế hoạch"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Quyen-dan-su/Quyet-dinh-320-QD-CTN-2020-cho-thoi-quoc-tich-Viet-Nam-doi-voi-cong-dan-dang-cu-tru-tai-Malaysia-438954.aspx | Quyết định 320/QĐ-CTN 2020 cho thôi quốc tịch Việt Nam đối với công dân đang cư trú tại Malaysia | CHỦ TỊCH NƯỚC
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 320/QĐ-CTN
Hà Nội, ngày 17 tháng 3 năm 2020
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC CHO THÔI QUỐC TỊCH VIỆT NAM
CHỦ TỊCH
NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Căn cứ Điều 88 và Điều 91 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Căn cứ Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008;
Xét đề nghị của Chính phủ tại Tờ trình số 32/TTr-CP ngày 31/01/2020,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Cho thôi quốc tịch Việt Nam đối với 18 công dân hiện đang cư trú tại Malaysia (có danh sách kèm theo).
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký.
Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước và các công dân có tên trong Danh sách chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
KT. CHỦ TỊCH
NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
PHÓ CHỦ TỊCH
Đặng Thị Ngọc Thịnh
DANH SÁCH
CÔNG DÂN VIỆT NAM HIỆN CƯ TRÚ TẠI MALAYSIA ĐƯỢC CHO THÔI QUỐC TỊCH VIỆT NAM
(Kèm theo Quyết định số 320/QĐ-CTN ngày 17 tháng 3 năm 2020 của Chủ tịch nước)
1.
Nguyễn Thị Hồng Nhung, sinh ngày 23/8/1982 tại Tây Ninh
Hiện trú tại: 472B, rumah, panysa, bukit, Kecil jalan Bukid Kecil 21100 Kuala Terrenganu
Nơi cư trú trước khi xuất cảnh: xã Lộc Ninh, huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh
Giới tính: Nữ
2.
Dương Thị Kim Hương, sinh ngày 09/01/1984 tại An Giang
Hiện trú tại: 208 Taman aman parit bakar, 84000 Muar johor
Nơi cư trú trước khi xuất cảnh: xã Vĩnh Phú, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang
Giới tính: Nữ
3.
Châu Thị Kim Huệ, sinh ngày 20/3/1983 tại Vĩnh Long
Hiện trú tại: No6, jalan putri 9, taman patri Mas, 86200 sunpany, renggan johor
Nơi cư trú trước khi xuất cảnh: xã An Bình, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long
Giới tính: Nữ
4.
Nguyễn Thị Hồng Loan, sinh ngày 03/02/1987 tại An Giang
Hiện trú tại: No51, jalan 2 tamamsri pagoh pagh 84600 pagoh sohor
Nơi cư trú trước khi xuất cảnh: xã An Thạnh Trung, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang
Giới tính: Nữ
5.
Lê Thị Tuyết Mai, sinh ngày 21/02/1972 tại Tiền Giang
Hiện trú tại: 17-2-6 Lavinia Apartment Bayan Lepas 11900 Jodan Bukit Kecil, Pulau Pinang
Nơi cư trú trước khi xuất cảnh: xã Mỹ Long, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang
Giới tính: Nữ
6.
Nguyễn Thu Phương, sinh ngày 10/02/1981 tại Kiên Giang
Hiện trú tại: No 78 Kampung Baru 43960 sungai pekek selangor
Nơi cư trú trước khi xuất cảnh: xã Vĩnh Hóa Hưng Bắc, huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang
Giới tính: Nữ
7.
Phan Thị Thu Vân, sinh ngày 07/8/1971 tại Long An
Hiện trú tại: No 27, Jalan Pahlawan 4A13, Bandar Mahkota cheras, 43200 selangor
Nơi cư trú trước khi xuất cảnh: Số 50A Nghĩa Thục, phường 6, quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Giới tính: Nữ
8.
Trịnh Thị Thúy Điệp, sinh ngày 27/3/1978 tại Trà Vinh
Hiện trú tại: No95 Jalan Besar43800 Deng KL selangor
Nơi cư trú trước khi xuất cảnh: Số 15/45/13 Hoàng Văn Thụ, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Giới tính: Nữ
9.
Nguyễn Lệ Thi, sinh ngày 18/11/1983 tại Sóc Trăng
Hiện trú tại: No 401 Jalan chemor chui chak 36700 langkap perak
Nơi cư trú trước khi xuất cảnh: xã An Lạc Tây, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng
Giới tính: Nữ
10.
Bùi Thị Ngọc, sinh ngày 26/5/1979 tại An Giang
Hiện trú tại: A-05-13B, Dynasty garden condo jalan kuchai, maju 12, kuchai Enterpereneurs, park, 58200 kualalumpur.
Nơi cư trú trước khi xuất cảnh: xã Long Sơn, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang
Giới tính: Nữ
11.
Nguyễn Thị Hiệp, sinh ngày 09/11/1984 tại Vĩnh Long
Hiện trú tại: 36, Jalan pinany, 8, Taman, meju jaya off jalan meru 41050 Klang, selangor
Nơi cư trú trước khi xuất cảnh: xã Song Phú, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long
Giới tính: Nữ
12.
Trần Thị Mỹ Dung, sinh ngày 06/10/1985 tại Bình Phước
Hiện trú tại: Pt, 12904, sungai ruan, 27500 raub pahang
Nơi cư trú trước khi xuất cảnh: xã Thanh An, huyện Bình Long, tỉnh Bình Phước
Giới tính: Nữ
13.
Sơn Dêl, sinh ngày 01/01/1983 tại Bạc Liêu
Hiện trú tại: B5, Kampung jeransong, 27000 jerantut pahany
Nơi cư trú trước khi xuất cảnh: xã Vĩnh Thịnh, huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu
Giới tính: Nữ
14.
Trần Phương Anh, sinh ngày 06/11/1980 tại Đồng Tháp
Hiện trú tại: No-418A jalan ampanangbaru 8 Ampang Baru new vilage 31350/poh derak
Nơi cư trú trước khi xuất cảnh: xã An Khánh, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp
Giới tính: Nữ
15.
Tô Kim Hồng, sinh ngày 22/12/1986 tại Đồng Tháp
Hiện trú tại: No 63, Kampuny, baru ampany, baru, 31400, Ipoh, perak
Nơi cư trú trước khi xuất cảnh: xã An Khánh, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp
Giới tính: Nữ
16.
Phạm Ngọc Bích, sinh ngày 19/9/1981 tại Sóc Trăng
Hiện trú tại: No 460, jalan2, TG sepat laut, 42800 Tanjong sepat selangor
Nơi cư trú trước khi xuất cảnh: xã An Thạnh Nam, huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng
Giới tính: Nữ
17.
Trần Kim Lan, sinh ngày 04/01/1987 tại Tây Ninh
Hiện trú tại: No H-12, kelapa swit 81030, kukai, johor
Nơi cư trú trước khi xuất cảnh: xã An Thạnh, huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh
Giới tính: Nữ
18.
Vương Thị Hoa, sinh ngày 07/7/1984 tại Tây Ninh
Hiện trú tại: No40 Kampung, mentri, 28300, Triany, pahang
Nơi cư trú trước khi xuất cảnh: xã Phước Đông, huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh.
Giới tính: Nữ | {
"issuing_agency": "Chủ tịch nước",
"promulgation_date": "17/03/2020",
"sign_number": "320/QĐ-CTN",
"signer": "Đặng Thị Ngọc Thịnh",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Ke-hoach-1911-KH-UBND-2022-nang-cao-hieu-qua-doi-ngoai-nhan-dan-tinh-hinh-moi-Kon-Tum-521405.aspx | Kế hoạch 1911/KH-UBND 2022 nâng cao hiệu quả đối ngoại nhân dân tình hình mới Kon Tum | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KON TUM
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 1911/KH-UBND
Kon Tum, ngày 20 tháng 6 năm 2022
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN KẾ HOẠCH SỐ 58-KH/TU NGÀY 09-5-2022 CỦA BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY VỀ TRIỂN KHAI CHỈ THỊ SỐ 12-CT/TW CỦA BAN BÍ THƯ TRUNG ƯƠNG ĐẢNG “VỀ TĂNG CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG, NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐỐI NGOẠI NHÂN DÂN TRONG TÌNH HÌNH MỚI”
Thực hiện Kế hoạch số 58-KH/TU ngày 09 tháng 5 năm 2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về thực hiện Chỉ thị số 12-CT/TW ngày 05 tháng 01 năm 2022 của Ban Bí thư Trung ương Đảng “về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, nâng cao hiệu quả đối ngoại nhân dân trong tình hình mới”, Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện với các nội dung như sau:
I. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU
1. Mục đích
- Tiếp tục quán triệt và tổ chức thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 12-CT/TW ngày 05 tháng 01 năm 2022 của Ban Bí thư Trung ương Đảng “về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, nâng cao hiệu quả đối ngoại nhân dân trong tình hình mới”; Nâng cao nhận thức của cán bộ công chức, viên chức trong các sở, ban ngành và nhân dân trong tỉnh về vai trò và tầm quan trọng của công tác đối ngoại nhân dân trong tình hình mới, nắm vững những nhiệm vụ về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, nâng cao hiệu quả đối ngoại nhân dân trong tình hình mới.
- Tăng cường các hoạt động đối ngoại trong nhân dân, chủ động phát triển quan hệ hợp tác quốc tế ra các nước trong khu vực và trên thế giới, chú trọng phát triển quan hệ đoàn kết đặc biệt với Lào, trước hết là các tỉnh Nam Lào và hợp tác trên tất cả các lĩnh vực với các tỉnh Đông Bắc Campuchia, trước hết là tỉnh Ra-ta- na-ki-ri và Stưng Treng.
- Mở rộng quan hệ quốc tế, tranh thủ sự ủng hộ của bạn bè quốc tế, tích cực vận động tối đa các nguồn lực bên ngoài để phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng trong thời gian của tỉnh trong thời gian tới; đồng thời, đấu tranh ngăn chặn các hành động nhằm chống phá, xuyên tạc chủ trương, đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
- Nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về công tác đối ngoại nhân dân, chú trọng kết hợp giữa công tác đối ngoại của nhà nước với đối ngoại nhân dân.
2. Yêu cầu
- Các sở, ban ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và Mặt trận, các đoàn thể, các hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp trong tỉnh phổ biến, quán triệt, triển khai thực hiện Chỉ thị số 12-CT/TW ngày 05 tháng 01 năm 2022 của Ban Bí thư Trung ương (Chỉ thị số 12-CT/TW) theo hướng dẫn của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy và Kế hoạch này.
- Các đơn vị căn cứ Kế hoạch này và tình hình thực tế của địa phương, đơn vị để cụ thể hóa thành kế hoạch đối ngoại hàng năm (trong đó có đối ngoại nhân dân).
II. NỘI DUNG
1. Tuyên truyền, quán triệt nâng cao nhận thức về công tác đối ngoại nhân dân trong tình hình mới, cụ thể: Tuyên truyền, phổ biến quán triệt Chỉ thị số 12- CT/TW, Hướng dẫn số 01-HD/BĐNTW ngày 18 tháng 4 năm 2022 của Ban Đối ngoại Trung ương, Kế hoạch số 58-KH/TU ngày 09 tháng 5 năm 2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Kết luận số 242-LK/TU ngày 07 tháng 01 năm 2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy tổng kết 05 năm thực hiện Chỉ thị số 07-CT/TU ngày 04 tháng 11 năm 2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường hoạt động đối ngoại giữa tỉnh Kon Tum với các tỉnh giáp biên của Lào và Campuchia trong tình hình mới.
* Các sở, ban ngành, địa phương và các Hội, các đoàn thể chính trị - xã hội trong tỉnh tiếp tục quán triệt và tổ chức thực hiện có hiệu quả các văn bản chỉ đạo nêu trên.
2. Rà soát, đánh giá việc thực hiện Quy chế quản lý thống nhất các hoạt động đối ngoại của tỉnh và chương trình, kế hoạch, các hoạt động đối ngoại nhân dân của Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội, các Hội hữu nghị thời gian qua để tham mưu Thường trực Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy chỉ đạo triển khai thực hiện theo phương châm “Chủ động, linh hoạt, sáng tạo, hiệu quả”.
- Đơn vị chủ trì: Sở Ngoại vụ.
- Đơn vị phối hợp: Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam tỉnh; các sở ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; các đoàn thể chính trị - xã hội; các Hội hữu nghị; Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum.
3. Nâng cao hiệu quả công tác vận động người Việt Nam ở nước ngoài; kêu gọi kiều bào trở về đầu tư, hợp tác xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; phát huy vai trò cầu nối của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài để mở rộng quan hệ giao lưu, hợp tác của tỉnh với địa phương của các nước trên thế giới.
- Đơn vị chủ trì: Sở Ngoại vụ, phối hợp với cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam tại nước ngoài kết nối thông tin, vận động người Việt Nam ở nước ngoài về đầu tư tại tỉnh; phối hợp với Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam tỉnh tổ chức gặp mặt thân nhân kiều bào nhân các dịp lễ, Tết cổ truyền dân tộc.
- Đơn vị phối hợp: Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; các Hội hữu nghị; các đoàn thể tỉnh.
4. Thực hiện tốt các hoạt động giao lưu nhân dân, nhất là các nước láng giềng; trong đó, tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động thăm thân; giao lưu văn hóa, thể thao; hợp tác y tế, giáo dục; hoạt động kinh doanh, xuất - nhập khẩu, đầu tư, du lịch; các hoạt động từ thiện, nhân đạo, khắc phục hậu quả chiến tranh... phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam và quốc tế.
- Các sở, ban ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố có quan hệ hợp tác với cơ quan tương ứng nước ngoài bám sát chủ trương đối ngoại của tỉnh, đẩy mạnh các hoạt động đối ngoại để nâng cao hiệu quả hợp tác song phương, đa phương, góp phần củng cố, tăng cường và mở rộng quan hệ hữu nghị với các nước, với các tổ chức, cá nhân nước ngoài.
- Sở Ngoại vụ tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh tăng cường các hoạt động giao lưu hữu nghị nhân dân với các tỉnh láng giềng.
- Đề nghị Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh xây dựng kế hoạch đối ngoại hàng năm nhằm tăng cường các hoạt động giao lưu hữu nghị nhân dân.
- Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh tăng cường công tác giao lưu, kết nghĩa giữa các cụm bản, Đồn Biên phòng trên khu vực biên giới đáp ứng yêu cầu đối ngoại nhân dân trong tình hình mới.
- Đẩy mạnh hoạt động các hội: Hội Hữu nghị Việt - Lào, Hội Hữu nghị Việt Nam - Campuchia, Hội Liên lạc người Việt Nam ở nước ngoài tăng cường trao đổi thông tin, hợp tác hữu nghị với các Hội người Campuchia gốc Việt, Hội Việt kiều.
5. Nâng cao hiệu quả công tác thông tin đối ngoại nhân dân nhằm quảng bá hình ảnh con người, tiềm năng, thế mạnh của tỉnh và chủ trương, đường lối, chính sách đối ngoại của Việt Nam đến bạn bè quốc tế. Trong đó, nghiên cứu tăng cường ứng dụng công nghệ số, mạng xã hội và các phương tiện truyền thông mới trong công tác thông tin tuyên truyền về công tác đối ngoại của tỉnh.
- Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai thực hiện.
6. Mở rộng quan hệ hợp tác với các tổ chức phi chính phủ có uy tín, thiện chí để vận động, thu hút đa dạng các nguồn lực quốc tế, gắn với quản lý, sử dụng hiệu quả nhằm phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và các chương trình an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh.
- Sở Ngoại vụ chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan chủ động tăng cường quan hệ, tích cực kêu gọi vận động viện trợ không hoàn lại không thuộc hỗ trợ phát triển chính thức của các cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài dành cho Việt Nam (sau đây gọi tắt là viện trợ không hoàn lại không thuộc hỗ trợ phát triển chính thức) và đề xuất các nội dung liên quan để quản lý hiệu quả hoạt động của các tổ chức PCPNN trên địa bàn tỉnh.
- Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành thẩm định, trình cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt các khoản viện trợ không hoàn lại không thuộc hỗ trợ phát triển chính thức, đảm bảo tuân thủ theo quy định của pháp luật hiện hành.
- Các cơ quan, đơn vị tiếp nhận, sử dụng các khoản viện trợ không hoàn lại không thuộc hỗ trợ phát triển chính thức đảm bảo hiệu quả, theo quy định hiện hành; chủ động đánh giá, rút kinh nghiệm trong quá trình thực hiện dự án; phối hợp với Công an tỉnh, Sở Ngoại vụ và các đơn vị liên quan quản lý tốt hoạt động đoàn vào, đoàn ra trên địa bàn tỉnh.
7. Quan tâm đổi mới, sắp xếp, kiện toàn tổ chức, bộ máy, biên chế làm công tác đối ngoại nhân dân theo hướng tinh gọn, hiệu quả; nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác đối ngọai thông qua tuyển dụng, đãi ngộ, đào tạo, bồi dưỡng năng lực cán bộ, hội viên bảo đảm vững vàng về bản lĩnh chính trị, kiến thức, nghiệp vụ và ngoại ngữ. Xem xét việc thành lập Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh khi đủ điều kiện.
- Sở Ngoại vụ chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ: Tăng cường công tác đào tạo, tập huấn, hướng dẫn, bồi dưỡng nâng cao năng lực về công tác đối ngoại nhân dân cho cán bộ đối ngoại chuyên trách, đáp ứng yêu cầu đối ngoại nhân dân trong tình hình mới.
- Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với Sở Ngoại vụ và các đơn vị liên quan tham mưu cấp có thẩm quyền xem xét thành lập Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh khi đủ điều kiện.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Đề nghị các sở, ban ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, các Hội, đoàn thể, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và đơn vị có liên quan trên địa bàn tỉnh theo chức năng, nhiệm vụ được giao phối hợp với Sở Ngoại vụ nghiêm túc triển khai thực hiện kế hoạch này. Trong quá trình triển khai thực hiện nếu có phát sinh khó khăn, vướng mắc, phản ánh kịp thời về Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Ngoại vụ).
2. Giao Sở Ngoại vụ là cơ quan đầu mối hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra và giám sát việc triển khai thực hiện Kế hoạch này; định kỳ hoạt đột xuất tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và các cấp liên quan biết, chỉ đạo; đồng thời chủ trì, tham mưu sơ kết, tổng kết theo quy định./.
Nơi nhận:
- Thường trực Tỉnh ủy (b/c);
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh (đ/b);
- Các Sở, ban, ngành thuộc tỉnh (t/h);
- Các Hội, đoàn thể chính trị - xã hội (t/h);
- UBND các huyện, thành phố (t/h);
- Các Trường: Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum, Cao đẳng cộng đồng (t/h);
- Cổng thông tin điện tử tỉnh (đ/tin);
- VP UBND tỉnh: PCVP Nguyễn Đình Cầu (t/d);
- Lưu VT, NC.TTU.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Lê Ngọc Tuấn | {
"issuing_agency": "Tỉnh Kom Tum",
"promulgation_date": "20/06/2022",
"sign_number": "1911/KH-UBND",
"signer": "Lê Ngọc Tuấn",
"type": "Kế hoạch"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-nguyen-Moi-truong/Quyet-dinh-174-CT-phe-duyet-du-an-tien-kha-thi-xay-dung-rung-phong-ho-moi-truong-thanh-pho-Ha-Noi-38141.aspx | Quyết định 174/CT phê duyệt dự án tiền khả thi xây dựng rừng phòng hộ môi trường thành phố Hà Nội | CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG
********
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
Số: 174/CT
Hà Nội, ngày 29 tháng 5 năm 1991
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT DỰ ÁN TIỀN KHẢ THI XÂY DỰNG RỪNG PHÒNG HỘ MÔI TRƯỜNG THÀNH PHỐ HÀ NỘI
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG
Xét dự án đầu tư xây dựng công trình rừng phòng hộ - môi trường thành phố Hà nội theo tờ trình số 5268-TT/UB ngày 4 tháng 12 năm 1990 của Uỷ ban Nhân dân thành phố Hà Nội và tờ trình số 183-LN/KL ngày 29 tháng 2 năm 1991 của Bộ Lâm nghiệp;
Theo đề nghị của Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước về việc phê duyệt dự án đầu tư này (văn bản số 408-UB/XD-NL ngày 8 tháng 5 năm 1991),
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Phê duyệt dự án tiền khả thi xây dựng rừng phòng hộ môi trường thành phố Hà Nội với những nội dung kinh tế kỹ thuật chủ yếu như sau:
1. Tên dự án: Xây dựng rừng phòng hộ môi trường thành phố Hà Nội.
2. Khu vực, địa điểm và phạm vi đất đai vùng dự án quản lý:
- Đất lâm nghiệp thuộc vùng núi Ba Vì, Mê Linh, Sóc Sơn.
- Vùng ven đường 21A (Xuân Mai - Ba Vì, Thạch Thất, thị xã Sơn Tây).
- Vùng ven sông Cà Lồ.
- Vùng ven các sông Kim Ngưu, Tô Lịch, sông Sét, sông Nhuệ, ven các hồ lớn: Đại Lải, Đồng Mô, Ngải Sơn, Suối Hai...
- Vùng ven các trục giao thông và cây phân tán trong nội thành.
Tổng diện tích hệ thống rừng phòng hộ môi trường khoản 14.100 hécta (chưa kể cây phân tán).
3. Mục tiêu dự án: bảo vê, khôi phục diện tích rừng đã có, tận dụng tối đa khả năng đất lâm nghiệp và đất khác để trồng cây lâu năm đưa độ che phủ của cây rừng trên tổng diện tích đất đai của thành phố Hà Nội đạt mức trên 25%, góp phần tích cực cải tạo, điều hoà môi sinh, điều tiết nước, tôn tạo thêm vẻ đẹp và cảnh quan thành phố.
- Kết hợp mục tiêu phòng hộ môi trường với việc hình thành vành đai cây ăn quả, tăng khả năng cung cấp thực phẩm tươi cho thành phố.
4. Quy hoạch nhiệm vụ:
- Rừng chuyên phòng hộ môi trường tại vùng xung yếu, bao gồm quản lý bảo vệ rừng, khoanh nuôi phục hồi rừng, trồng rừng khoản 6.500 hécta.
- Rừng phòng hộ kết hợp sản xuất tại khu vực ven đường 21A và vùng ven sông Cà Lồ khoảng 6.000 héc ta
- Vành đai rừng cây xanh, cây ăn quả ven nội và ven các hồ lớn khoản 4.000 ha.
- Hệ thống cây xanh phân tán, vườn cây quả: khoảng 50 triệu cây.
- Thời gian thi công toàn bộ dự án là 5 năm, bắt đầu từ năm 1991.
5. Các công trình đầu tư xây dựng chủ yếu:
- Rừng phòng hộ môi trường Ba Vì (bao gồm cả đất lâm nghiệp của các đơn vị quốc doanh Trung ương và Hà Nội, không tính rừng quốc gia Ba Vì).
- Rừng phòng hộ môi trường Mê Linh, Sóc Sơn (bao gồm cả đất lâm nghiệp thuộc các cơ sở của Trung ương).
- Đai rừng phòng hộ môi trường dọc đường 21A (bao gồm cả khu vực thuộc quân đội quản lý và huyện Thạch Thất, thị xã Sơn Tây).
- Rừng phòng hộ môi trường ven sông Kim Ngưu.
- Rừng phòng hộ môi trường ven sông Tô lịch.
- Rừng phòng hộ môi trường ven sông Sét.
- Rừng phòng hộ môi trường ven sông Nhuệ.
- Cụm cây xanh nội thành, các làng trọng điểm, các di tích lịch sử, trường học và ven các trục giao thông chính.
- Rừng phòng hộ môi trường ven các hồ lớn.
6. Các giải pháp chủ yếu.
a/ Giải pháp kỹ thuật.
Xây dựng rừng phòng hộ môi trường ở các thành phố lớn là vấn đề mới, Uỷ ban Nhân dân thành phố Hà Nội và Bộ Lâm nghiệp có trách nhiệm thống nhất các giải pháp kỹ thuật và kịp thời quy định quy trình, quy phạm gây trồng các loại rừng phòng hộ môi trường để thực hiện.
Cây trồng và cơ cấu trồng phải đảm bảo phát huy tác dụng phòng hộ môi trường lâu dài và tuỳ từng vùng cụ thể có tác dụng góp phần tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho Nhân dân.
b/ Giải pháp tài chính.
Chương trình này mang ý nghĩa xã hội lớn. Vì vậy, những khu vực xung yếu, có quy mô tập trung lớn được sử dụng vốn ngân sách, vốn viện trợ ghi trong chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước để tổ chức thực hiện. Ngoài ra thành phố cần phát động phong trào quần chúng và đề nghị những chính sách phù hợp để huy động được cao nhất sự đóng góp của nhân dân thủ đô tham gia thực hiện chương trình, đặc biệt là đối với việc trồng cây phân tán, cây đường phố, cây ăn quả.
Vốn ngân sách Nhà nước đầu tư sẽ được xác định mức độ hỗ trợ khác nhau cho từng dự án cụ thể của từng công trình.
c/ Giải pháp tổ chức lao động.
Nhà nước coi đây là một chương trình đầu tư quan trọng. Để bảo đảm đầu tư có kết quả, Uỷ ban Nhân dân thành phố Hà Nội là chủ quản đầu tư, thành lập Ban quản lý chung để quản lý thực hiện chương trình và chỉ định các chủ đầu tư chịu trách nhiệm quản lý việc thực hiện đầu tư đối với từng công trình cụ thể.
Ban Quản lý chương trình cùng các chủ đầu tư cần khẩn trương tiến hành khảo sát cụ thể, cùng các ngành liên quan và các cơ sở đang được giao quyền quản lý sử dụng đất thống nhất quy hoạch phân bố đất đai, lập và trình Luận chứng kinh tế kỹ thuật (hoặc báo cáo kinh tế kỹ thuật đối với công trình có quy mô nhỏ) lên cấp có thẩm quyền xét duyệt theo quy chế quản lý xây dựng cơ bản hiện hành để kịp triển khai các bước tiếp theo.
Đất lâm nghiệp nằm trong quy hoạch xây dựng rừng phòng hộ môi trường, đang thuộc phạm vi quản lý sử dụng của các cơ sở quốc doanh, trường học, đơn vị quân đội, thì các đơn vị này là chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức thi công theo luận chứng kinh tế kỹ thuật.
Đất trồng rừng ngoài khu vực trên áp dụng nguyên tắc giao khoán cho các hộ gia đình thông qua hợp đồng trực tiếp để thực hiện.
d/ Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội có trách nhiệm xây dựng các chính sách để khuyến khích thực hiện nhiệm vụ trồng cây ăn quả và cây phân tán.
Điều 2. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội, Chủ nhiệm Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước, Bộ trưởng các Bộ Tài chính, Lâm nghiệp, Ngân hàng đầu tư và phát triển và Thủ trưởng các ngành có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này trong phạm vi chức năng quyền hạn được giao.
Đồng Sĩ Nguyên
(Đã ký) | {
"issuing_agency": "Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng",
"promulgation_date": "29/05/1991",
"sign_number": "174/CT",
"signer": "Đồng Sĩ Nguyên",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thue-Phi-Le-Phi/Quyet-dinh-25-2006-QD-UBND-muc-thu-quan-ly-su-dung-phi-cho-thanh-pho-Da-Nang-163657.aspx | Quyết định 25/2006/QĐ-UBND mức thu quản lý sử dụng phí chợ thành phố Đà Nẵng | ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 25/2006/QĐ-UBND
Đà Nẵng, ngày 28 tháng 3 năm 2006
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC QUY ĐỊNH MỨC THU, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG PHÍ CHỢ
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Pháp lệnh Phí và lệ phí ngày 28 tháng 8 năm 2001;
Căn cứ Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 03 tháng 6 năm 2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Phí - lệ phí và Nghị định số 24/2006/NĐ-CP ngày 06 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 03 tháng 6 năm 2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Phí và lệ phí;
Căn cứ Thông tư số 71/2003/TT-BTC ngày 30 tháng 7 năm 2003 của Bộ Tài chính Hướng dẫn về phí thuộc thẩm quyền quyết định của HĐND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
Căn cứ Nghị quyết số 31/2005/NQ-HĐND ngày 28 tháng 12 năm 2005 của Hội đồng nhân dân thành phố Đà Nẵng khoá VII, kỳ họp thứ 6;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1.
1. Phạm vi áp dụng: Phí chợ được áp dụng thống nhất ở tất cả các chợ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng kể cả các chợ đã được xây dựng bằng phương thức tổ chức đấu giá, đấu thầu hoặc có sự đóng góp của nhân dân xây dựng theo phương thức ''Nhà nước và nhân dân cùng làm”.
Trung tâm Thương mại siêu thị Đà Nẵng không áp dụng theo Quyết định này.
2. Đối tượng nộp phí chợ:
a) Doanh nghiệp, hộ kinh doanh có đặt cửa hàng, cửa hiệu buôn bán cố định, thường xuyên tại chợ;
b) Người buôn bán không thường xuyên, không cố định tại chợ;
c) Tổ chức, cá nhân sử dụng phương tiện vận tải chở hàng hoá ra vào chợ.
Điều 2.
1. Mức thu phí đối với hộ kinh doanh tại chợ:
Phân loại chợ
Hộ cố định
(m2/tháng)
Hộ không cố định
(người/ngày)
1
10.000 đồng – 100.000 đồng
1.000 đồng – 8.000 đồng
2
8.000 đồng – 70.000 đồng
500 đồng – 7.000 đồng
3
5.000 đồng – 40.000 đồng
500 đồng – 5.000 đồng
Việc phân loại chợ được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2003 của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ.
2. Mức thu phí đối với tổ chức, cá nhân sử dụng phương tiện vận tải cơ giới vận chuyển hàng hóa ra vào chợ:
STT
Loại phương tiện
Mức thu
1
Xe có tải trọng dưới 01 tấn
5.000 đồng/lượt xe
2
Xe có tải trọng từ 01 tấn đến dưới 02 tấn
10.000 đồng/lượt xe
3
Xe có tải trọng từ 02 tấn đến dưới 05 tấn
20.000 đồng/lượt xe
4
Xe có tải trọng từ 05 tấn trở lên
70.000 đồng/lượt xe
Tải trọng của từng loại phương tiện vận tải áp dụng mức thu phí là tải trọng theo thiết kế.
Mức thu phí đối với tổ chức, cá nhân sử dụng phương tiện vận tải cơ giới vận chuyển hàng hóa ra vào các chợ đầu mối bằng 50% mức thu nêu tại khoản này.
Điều 3: Cơ quan thu phí chợ, bao gồm:
1. Công ty Quản lý các chợ Đà Nẵng;
2. Ban Quản lý chợ thuộc Ủy ban nhân dân quận, huyện;
3. Xí nghiệp Cảng cá Thuận Phước;
4. Ban Quản lý âu thuyền Thọ Quang;
5. Ủy ban nhân dân các xã, phường;
6. Ban quản lý chợ thuộc Uỷ ban nhân dân xã, phường.
Điều 4. Quản lý và sử dụng phí chợ:
1. Việc trích để lại cho đơn vi thu phí đối với các chợ do Nhà nước đầu tư vốn xây dựng được thực hiện như sau:
a) Chợ loại 1: Từ 40% đến 70% trên tổng số phí thu được.
b) Chợ loại 2: Từ 65% đến 75% trên tổng số phí thu được.
c) Chợ loại 3: Từ 70% đền 80% trên tổng số phí thu được.
2. Số tiền trích để lại cho đơn vị thu phí phải được quản lý, sử dụng theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí; số tiền còn lại phải nộp toàn bộ vào ngân sách Nhà nước của mỗi cấp ngân sách.
Điều 5.
1. Giám đốc Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Cục trưởng Cục Thuế thành phố, Giám đốc Sở Thương mại hướng dẫn và quy định mức thu phí theo Điều 2, Quyết định này cho từng chợ cụ thể do thành phố quản lý.
2. Giám đốc Sở Tài chính chủ trì phối hợp với Giám đốc Sở Thương mại, Cục trưởng Cục Thuế thành phố đề xuất và trình Uỷ ban nhân dân thành phố quyết định tỷ lệ trích để lại cho đơn vị thu phí theo Điều 4, Quyết định này đối với từng chợ cụ thể.
3. Ủy ban nhân dân quận, huyện hướng dẫn và quy định mức thu phí theo Điều 2 Quyết định này cho từng chợ cụ thể do quận, huyện, phường, xã quản lý.
Điều 6. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 7. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố; Giám đốc các Sở Tài chính, Thương mại, Kế hoạch và Đầu tư, Cục trưởng Cục Thuế thành phố, Giám đốc Kho bạc Nhà nước Đà Nẵng, Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân thành phố; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
TM. UỶ BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Trần Văn Minh | {
"issuing_agency": "Thành phố Đà Nẵng",
"promulgation_date": "28/03/2006",
"sign_number": "25/2006/QĐ-UBND",
"signer": "Trần Văn Minh",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bat-dong-san/Quyet-dinh-44-2006-QD-UBND-thu-hoi-dat-giao-dat-cho-thue-dat-115695.aspx | Quyết định 44/2006/QĐ-UBND thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LONG AN
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------
Số: 44/2006/QĐ-UBND
Tân An, ngày 06 tháng 9 năm 2006
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ THẨM QUYỀN, TRÌNH TỰ THỦ TỤC THU HỒI ĐẤT, GIAO ĐẤT, CHO THUÊ ĐẤT
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LONG AN
Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Đất đai ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai; Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; Nghị định số 17/2006/NĐ-CP ngày 27/01/2006 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung một số điều của các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai và Nghị định 187/2004/NĐ-CP;
Căn cứ Thông tư số 01/2005/TT-BTNMT ngày 13/4/2005 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 234/TTr-STNMT-QH ngày 27/6/2006,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo quyết định này bản quy định về thẩm quyền, trình tự, thủ tục thu hồi, giao đất, cho thuê đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh Long An.
Điều 2. Giao Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Thủ trưởng các Sở ngành chức năng liên quan, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn tổ chức triển khai, thực hiện và phổ biến, tuyên truyền qui định trên, để các cơ quan, tổ chức và mọi công dân thông suốt thực hiện đúng nội dung quy định tại quyết định này.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh và Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn chiếu quyết định thi hành.
Quyết định này có hiệu lực sau mười (10) ngày kể từ ngày ký./.
Nơi nhận:
- Bộ Tài nguyên và Môi trường (báo cáo);
- Cục kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp;
- TT.TU; TT.HĐND tỉnh;
- CT, PCT.UBND tỉnh;
- UB.MTTQ tỉnh và các Đoàn thể tỉnh;
- Như điều 3;
- Phòng NC-TH;
- Lưu: VT, Nh; THAM QUYEN_GIAO DAT
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
CHỦ TỊCH
Dương Quốc Xuân
QUY ĐỊNH
VỀ THẨM QUYỀN, TRÌNH TỰ, THỦ TỤC THU HỒI ĐẤT, GIAO ĐẤT, CHO THUÊ ĐẤT ĐỂ SỬ DỤNG VÀO MỤC ĐÍCH QUỐC PHÒNG, AN NINH, LỢI ÍCH QUỐC GIA, LỢI ÍCH CÔNG CỘNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LONG AN
(Ban hành kèm theo quyết định số 44/2006/QĐ-UBND ngày 06 / 9 /2006 của UBND tỉnh Long An
Để thực hiện thống nhất về thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh Long An đúng quy định pháp luật về đất đai, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất, quyền và lợi ích của tổ chức, cá nhân được giao đất, cho thuê đất, UBND tỉnh Long An ban hành thẩm quyền, trình tự, thủ tục thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất trên địa bàn tỉnh Long An.
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG VỀ THU HỒI ĐẤT, GIAO ĐẤT VÀ CHO THUÊ ĐẤT
Mục 1: THU HỒI ĐẤT
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng trong những trường hợp sau:
a. Sử dụng đất cho mục đích quốc phòng, an ninh;
b. Sử dụng đất để xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất;
c. Sử dụng đất để xây dựng trụ sở của tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao;
d. Sử dụng đất để xây dựng các công trình công cộng không nhằm mục đích kinh doanh;
đ. Sử dụng đất để chỉnh trang, phát triển khu đô thị và khu dân cư nông thôn;
e. Sử dụng đất để phát triển rừng phòng hộ, rừng đặc dụng;
g. Sử dụng đất cho các cơ sở tôn giáo;
h. Sử dụng đất làm nghĩa trang, nghĩa địa.
2. Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích phát triển kinh tế trong các trường hợp sau:
a. Sử dụng đất để đầu tư xây dựng khu công nghiệp quy định tại Điều 90 của Luật Đất đai, khu công nghệ cao quy định tại Điều 91 của Luật Đất đai, khu kinh tế quy định tại Điều 92 của Luật Đất đai;
b. Sử dụng đất để thực hiện các dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, du lịch thuộc nhóm A theo quy định của pháp luật về đầu tư đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt hoặc cho phép đầu tư mà dự án đó không thể đầu tư trong khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu kinh tế;
c. Sử dụng đất để thực hiện các dự án đầu tư có nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA);
d. Sử dụng đất để thực hiện dự án có một trăm phần trăm (100%) vốn đầu tư nước ngoài đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt hoặc cho phép đầu tư mà dự án đó không thể đầu tư trong khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu kinh tế;
đ) Sử dụng đất để thực hiện các dự án đầu tư thăm dò, khai thác khoáng sản theo quy định của pháp luật về đầu tư và pháp luật về khoáng sản; sử dụng đất để làm mặt bằng di dời các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ theo yêu cầu bảo vệ môi trường hoặc theo quy hoạch mà không thể bố trí vào khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu kinh tế;
e) Sử dụng đất để thực hiện các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng phục vụ công cộng bao gồm các công trình giao thông, điện lực, thủy lợi, cấp nước, thoát nước, vệ sinh môi trường, thông tin liên lạc, đường ống dẫn xăng dầu, đường ống dẫn khí, giáo dục, đào tạo, văn hóa, khoa học kỹ thuật, y tế, thể dục, thể thao, chợ.
3. Tất cả các trường hợp thu hồi đất quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này đều phải nằm trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết; quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị hoặc quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt.
4. Đối với các trường hợp thu hồi đất không thuộc quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì thẩm quyền, trình tự, thủ tục được thực hiện theo quy định của Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai và Nghị định số 17/2006/NĐ-CP ngày 27/01/2006 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai và Nghị định 187/2004/NĐ-CP về việc chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần;
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Tổ chức, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, hộ gia đình, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài đang sử dụng đất (gọi chung là người sử dụng đất) khi có quyết định thu hồi đất và phương án bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt, được công bố công khai, có hiệu lực thi hành, người bị thu hồi đất phải chấp hành quyết định thu hồi đất.
Điều 3. Những trường hợp thu hồi đất mà không bồi thường
1. Nhà nước thu hồi đất không bồi thường về đất trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 43 Luật Đất đai.
2. Khi Nhà nước thu hồi đất, người bị thu hồi đất không được bồi thường về tài sản gắn liền với đất trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 43 Luật Đất đai.
Điều 4. Chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
Khi Nhà nước thu hồi đất mà đất đó được bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thì người có đất bị thu hồi được hưởng chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo quy định tại Quyết định số 3281/2005/QĐ-UBND ngày 22/8/2005 của UBND tỉnh ban hành quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Long An.
Điều 5. Quyền và nghĩa vụ của người bị thu hồi đất
1. Người bị thu hồi đất được hưởng chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo quy định tại Quyết định số 3281/2005/QĐ-UBND ngày 22/8/2005 của UBND tỉnh ban hành quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Long An.
2. Người bị thu hồi đất phải chấp hành và thực hiện quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trường hợp người bị thu hồi đất không chấp hành quyết định thu hồi thì UBND cấp có thẩm quyền quyết định thu hồi đất đó ra quyết định cưỡng chế. Người bị cưỡng chế thu hồi đất phải chấp hành quyết định cưỡng chế và có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật.
Mục 2: GIAO ĐẤT, CHO THUÊ ĐẤT
Điều 6. Căn cứ để giao đất, cho thuê đất
Căn cứ để quyết định giao đất, cho thuê đất bao gồm:
1. Nhu cầu sử dụng đất thể hiện trong các văn bản sau:
a. Dự án đầu tư của tổ chức có sử dụng nguồn vốn từ ngân sách nhà nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt;
b. Dự án đầu tư của tổ chức có vốn đầu tư nước ngoài đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép đầu tư;
c. Văn bản thẩm định về nhu cầu sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư của tổ chức kinh tế không sử dụng vốn ngân sách nhà nước hoặc không phải là dự án có vốn đầu tư nước ngoài;
d. Dự án xây dựng cơ sở tôn giáo đã được UBND tỉnh xét duyệt.
2. Việc chấp hành tốt pháp luật về đất đai của người xin giao đất, thuê đất đối với trường hợp người xin giao đất, thuê đất đã được Nhà nước giao đất, cho thuê đất trước đó để thực hiện các dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Trên cơ sở bản tự kê khai của người xin giao đất, thuê đất về tất cả diện tích đất, tình trạng sử dụng đất đã được Nhà nước giao, cho thuê trước đó và tự nhận xét về chấp hành pháp luật về đất đai, Sở Tài nguyên và Môi trường nơi có đất đang làm thủ tục giao đất, cho thuê đất có trách nhiệm liên hệ với Sở Tài nguyên và Môi trường nơi có đất đã giao, đã cho thuê để xác minh mức độ chấp hành pháp luật về đất đai của người sử dụng đất trong quá trình thực hiện các dự án đã được Nhà nước giao đất, cho thuê đất.
Trường hợp người xin giao đất, thuê đất là tổ chức kinh tế không thuộc sở hữu nhà nước thì phải kê khai tất cả diện tích đất, tình trạng sử dụng đất mà Nhà nước đã giao, đã cho thuê đối với tổ chức kinh tế đó và các tổ chức kinh tế khác có cùng chủ sở hữu.
3. Quy hoạch sử dụng đất chi tiết hoặc kế hoạch sử dụng đất chi tiết hoặc quy hoạch xây dựng đô thị hoặc quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt.
Trường hợp chưa có quy hoạch sử dụng đất chi tiết hoặc kế hoạch sử dụng đất chi tiết thì căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt.
4. Suất đầu tư trên một đơn vị diện tích đất được tính bằng tổng số vốn đầu tư trên đất chia cho tổng diện tích đất của dự án. UBND tỉnh căn cứ vào tình hình cụ thể của địa phương để quy định suất đầu tư tối thiểu trên một đơn vị diện tích đất phù hợp với từng loại dự án và từng địa bàn đầu tư làm căn cứ cho việc thẩm định dự án và thẩm định nhu cầu sử dụng đất của dự án đầu tư.
Điều 7. Đối tượng được giao đất
1. Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất trong các trường hợp quy định tại Điều 33 Luật Đất đai.
2. Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất trong các trường hợp quy định tại Điều 34 Luật Đất đai.
Điều 8. Đối tượng được thuê đất
1. Nhà nước cho thuê đất có thu tiền thuê đất hàng năm trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 35 Luật Đất đai.
2. Nhà nước cho thuê đất có thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 35 Luật Đất đai.
Điều 9. Quyền lựa chọn hình thức giao đất, thuê đất
1. Tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất làm mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh, sử dụng đất để xây dựng công trình công cộng có mục đích kinh doanh; tổ chức kinh tế sử dụng đất vào mục đích đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng để chuyển nhượng hoặc cho thuê, sử dụng đất để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối được lựa chọn hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất.
2. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài thực hiện các dự án đầu tư tại Việt Nam được lựa chọn hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm hoặc thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê.
3. Tổ chức, cá nhân nước ngoài thực hiện các dự án đầu tư tại Việt Nam, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao được lựa chọn hình thức thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm hoặc thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê.
4. Tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đã thuê đất của Nhà nước để làm mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh, xây dựng công trình công cộng có mục đích kinh doanh, xây dựng kết cấu hạ tầng để chuyển nhượng hoặc cho thuê thì được chuyển sang hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất nếu có nhu cầu và phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.
Điều 10. Quyền và nghĩa vụ của người được giao đất, cho thuê đất
1. Tổ chức được giao đất, cho thuê đất có quyền và nghĩa vụ theo quy định của Luật Đất đai năm 2003, Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai và Nghị định số 17/2006/NĐ-CP ngày 27/01/2006 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai và Nghị định số 187/2004/NĐ-CP về việc chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần.
2. Tổ chức được giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư mà không được sử dụng trong thời hạn mười hai tháng liền hoặc tiến độ sử dụng đất chậm hơn hai mươi bốn tháng so với tiến độ ghi trong dự án đầu tư, kể từ khi nhận bàn giao đất trên thực địa mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định giao đất, cho thuê đất đó cho phép thì Nhà nước thu hồi đất.
Chương II
THẨM QUYỀN THU HỒI ĐẤT, GIAO ĐẤT, CHO THUÊ ĐẤT
Điều 11. Thẩm quyền thu hồi đất
1. UBND tỉnh quyết định thu hồi đất đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài.
2. UBND huyện, thị xã quyết định thu hồi đất đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc đối tượng được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.
Điều 12. Thẩm quyền giao đất, cho thuê đất
1. UBND tỉnh quyết định giao đất, cho thuê đất đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài.
2. UBND huyện, thị xã quyết định giao đất, cho thuê đất đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư.
Điều 13. Cơ quan tham mưu cho UBND các cấp trong việc thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất
1. Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện, thị xã chịu trách nhiệm giúp UBND cùng cấp trong việc thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất thuộc thẩm quyền của UBND huyện, thị xã.
2. Sở Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm giúp UBND cùng cấp trong việc thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh.
Chương III
TRÌNH TỰ, THỦ TỤC THU HỒI ĐẤT, GIAO ĐẤT, CHO THUÊ ĐẤT
Mục 1: THU HỒI, GIAO ĐẤT, CHO THUÊ ĐẤT CHƯA ĐƯỢC GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG
Điều 14. Trách nhiệm của người có nhu cầu xin giao đất, thuê đất
Người có nhu cầu xin giao đất, thuê đất gửi đơn và liên hệ với cơ quan được UBND tỉnh giao nhiệm vụ thỏa thuận địa điểm để được giới thiệu địa điểm sử dụng đất, bao gồm:
1. Trung tâm Phát triển quỹ đất đối với khu đất được UBND tỉnh giao quản lý;
2. Ban quản lý các khu công nghiệp đối với đất nằm trong khu quy hoạch công nghiệp được UBND tỉnh giao quản lý;
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư đối với đất không thuộc quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
Điều 15. Thẩm định nhu cầu sử dụng đất
1. Sau khi có văn bản thỏa thuận địa điểm hoặc văn bản cho phép đầu tư hoặc văn bản đồng ý cho xây dựng công trình của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trên địa điểm đã được xác định, chủ đầu tư dự án không sử dụng vốn ngân sách nhà nước hoặc không phải là dự án có vốn đầu tư nước ngoài nộp tại Sở Tài nguyên và Môi trường bảy (07) bộ hồ sơ thẩm định bao gồm:
a. Văn bản Dự án kèm theo toàn bộ các phụ lục của Dự án;
b. Quyết định phê duyệt Dự án của chủ đầu tư.
2. Việc thẩm định nhu cầu sử dụng đất được thực hiện như sau:
a. Trong thời hạn không quá ba (03) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm gửi hồ sơ thẩm định đến các cơ quan có liên quan để lấy ý kiến.
b. Trong thời hạn không quá mười (10) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, các cơ quan có trách nhiệm gửi ý kiến góp ý bằng văn bản về nhu cầu sử dụng đất đến Sở Tài nguyên và Môi trường.
c. Trong thời hạn không quá mười (10) ngày làm việc kể từ ngày kết thúc thời hạn lấy ý kiến góp ý, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tổng hợp ý kiến, rà soát cụ thể nhu cầu sử dụng đất so với định mức sử dụng đất đối với loại đất có quy định về định mức sử dụng đất; hình thành văn bản thẩm định nhu cầu sử dụng đất và gửi cho chủ đầu tư dự án.
Điều 16. Xác nhận việc chấp hành pháp luật về đất đai
1. Sau khi có văn bản thỏa thuận địa điểm hoặc văn bản cho phép đầu tư hoặc văn bản đồng ý cho xây dựng công trình của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trên địa điểm đã được xác định, người xin giao đất, thuê đất lập Bản kê khai về tất cả diện tích đất, tình trạng sử dụng đất đã được Nhà nước giao, cho thuê trước đó và tự nhận xét về việc chấp hành pháp luật đất đai trong quá trình thực hiện từng dự án theo Mẫu số 05 ban hành kèm theo Thông tư số 01/2005/TT-BTNMT ngày 13/4/2005 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai (sau đây gọi là Thông tư số 01/2005/TT-BTNMT); gửi Bản kê khai đã lập đến Sở Tài nguyên và Môi trường nơi có đất đang xin giao, xin thuê.
2. Trong thời hạn không quá ba (03) ngày làm việc kể từ ngày nhận được Bản kê khai, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm gửi Phiếu yêu cầu đến Sở Tài nguyên và Môi trường nơi có đất đã được giao, được thuê để lấy ý kiến nhận xét; Phiếu yêu cầu được lập theo Mẫu số 06 ban hành kèm theo Thông tư số 01/2005/TT-BTNMT.
3. Trong thời hạn không quá mười (10) ngày làm việc kể từ ngày nhận được Phiếu yêu cầu, Sở Tài nguyên và Môi trường được yêu cầu xác nhận có trách nhiệm lập và gửi Bản nhận xét theo Mẫu số 07 ban hành kèm theo Thông tư số 01/2005/TT-BTNMT cho Sở Tài nguyên và Môi trường có Phiếu yêu cầu.
4. Trong thời hạn không quá ba (03) ngày làm việc kể từ ngày nhận được Bản nhận xét, Sở Tài nguyên và Môi trường nơi có đất đang xin giao, xin thuê có trách nhiệm tổng hợp, lập Bản đánh giá theo Mẫu số 08 ban hành kèm theo Thông tư số 01/2005/TT-BTNMT và đưa vào hồ sơ xem xét việc giao đất, cho thuê đất.
Điều 17. Lập hồ sơ bồi thường, giải phóng mặt bằng
1. Sau khi có văn bản thẩm định về nhu cầu sử dụng đất đối với trường hợp dự án đầu tư của tổ chức không sử dụng vốn ngân sách nhà nước hoặc không phải dự án có vốn đầu tư nước ngoài, Sở Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn người xin giao đất, thuê đất lập trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo bản đồ địa chính khu đất xin giao đất, thuê đất.
2. Sau khi có trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo bản đồ địa chính khu đất xin giao đất, thuê đất, người xin giao đất, thuê đất lập văn bản xin chủ trương kê biên bồi thường gửi Sở Tài nguyên và Môi trường để trình UBND tỉnh.
3. Sau khi có văn bản chấp thuận chủ trương kê biên bồi thường của UBND tỉnh, người xin giao đất, thuê đất liên hệ với UBND huyện, thị xã để được lập phương án tổng thể về bồi thường, giải phóng mặt bằng trình UBND tỉnh xét duyệt.
Điều 18. Thông báo thu hồi đất, tổ chức kê biên, áp giá bồi thường
Sau khi phương án tổng thể về bồi thường, giải phóng mặt bằng được xét duyệt, UBND huyện, thị xã nơi có đất bị thu hồi thông báo chủ trương kê biên bồi thường của UBND tỉnh và thông báo trước ít nhất chín mươi (90) ngày đối với trường hợp thu hồi đất nông nghiệp và một trăm tám mươi (180) ngày đối với trường hợp thu hồi đất phi nông nghiệp cho người đang sử dụng đất biết về lý do thu hồi, thời gian và kế hoạch di chuyển, phương án bồi thường, giải phóng mặt bằng và tái định cư.
Điều 19. Quyết định thu hồi đất của UBND tỉnh
1. Trước khi hết thời gian thông báo ít nhất là hai mươi (20) ngày, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm trình UBND tỉnh về quyết định thu hồi tổng thể khu đất.
2. Trong thời hạn không quá năm (05) ngày làm việc kể từ ngày nhận được tờ trình, UBND tỉnh có trách nhiệm xem xét, ký và gửi cho Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND huyện, thị xã quyết định thu hồi đất. Quyết định thu hồi đất phải bao gồm nội dung thu hồi diện tích đất cụ thể đối với từng thửa đất do tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài sử dụng và nội dung thu hồi đất chung cho tất cả các diện tích đất do hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư sử dụng.
Điều 20. Lập và xét duyệt phương án bồi thường, giải phóng mặt bằng
1. Sau khi có quyết định thu hồi đất của UBND tỉnh, UBND huyện, thị xã có trách nhiệm chỉ đạo cho cơ quan được UBND huyện, thị xã giao nhiệm vụ lập và trình phương án bồi thường, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ, tái định cư.
2. Trong thời hạn không quá mười lăm (15) ngày làm việc kể từ ngày nhận được tờ trình, UBND huyện, thị xã có trách nhiệm xem xét, quyết định xét duyệt phương án bồi thường, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ, tái định cư.
Điều 21. Quyết định thu hồi đất cụ thể đối với từng thửa đất đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư sử dụng, quyết định bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên khu đất thu hồi cho người đang sử dụng đất bị thu hồi
Trường hợp trên khu đất thu hồi có diện tích đất do hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng thì trong thời hạn không quá mười (10) ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định về thu hồi đất tổng thể của UBND tỉnh, quyết định xét duyệt phương án bồi thường, giải phóng mặt bằng của UBND huyện, thị xã, UBND huyện, thị xã có trách nhiệm:
1. Ban hành quyết định thu hồi từng thửa đất cụ thể đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư sử dụng.
2. Ban hành quyết định bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên khu đất thu hồi cho người đang sử dụng đất bị thu hồi.
Điều 22. Tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho người bị thu hồi đất
UBND huyện, thị xã phối hợp với người xin giao đất, thuê đất tổ chức việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho người bị thu hồi đất theo từng bước sau đây:
1. Tổ chức công bố công khai, có lập biên bản về việc công bố quyết định thu hồi đất và quyết định bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.
2. Tổ chức thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo phương án đã được phê duyệt.
Điều 23. Lập hồ sơ giao đất, cho thuê đất
Sau khi hoàn thành việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và giải phóng mặt bằng, người xin giao đất, thuê đất nộp hai (02) bộ hồ sơ giao đất, thuê đất tại Sở Tài nguyên và Môi trường, bao gồm:
a. Đơn xin giao đất đối với trường hợp giao đất hoặc đơn xin thuê đất đối với trường hợp thuê đất;
b. Văn bản thỏa thuận địa điểm hoặc văn bản cho phép đầu tư hoặc văn bản đồng ý cho xây dựng công trình của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trên địa điểm đã được xác định;
c. Bản sao Quyết định thành lập tổ chức hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với tổ chức kinh tế hoặc giấy phép đầu tư đối với tổ chức nước ngoài có chứng nhận của công chứng nhà nước;
d. Quyết định dự án đầu tư hoặc bản sao dự án đầu tư của tổ chức có sử dụng nguồn vốn từ ngân sách nhà nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt có chứng nhận của công chứng nhà nước; hoặc bản sao dự án có vốn đầu tư nước ngoài đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép đầu tư có chứng nhận của công chứng nhà nước; hoặc dự án đầu tư của tổ chức không sử dụng vốn ngân sách nhà nước hoặc không phải dự án có vốn đầu tư nước ngoài; trường hợp dự án đầu tư của tổ chức không sử dụng vốn ngân sách nhà nước hoặc không phải dự án có vốn đầu tư nước ngoài thì phải có văn bản thẩm định về nhu cầu sử dụng đất của Sở Tài nguyên và Môi trường nơi có đất theo quy định tại Điều 15 của bản quy định này;
đ. Trường hợp dự án thăm dò, khai thác khoáng sản phải có giấy phép kèm theo bản đồ thăm dò, khai thác mỏ; trường hợp sử dụng đất vào mục đích sản xuất gạch ngói, làm đồ gốm phải có quyết định hoặc đăng ký kinh doanh sản xuất gạch ngói hoặc dự án đầu tư được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt;
e. Văn bản xác nhận của Sở Tài nguyên và Môi trường nơi có đất về việc chấp hành pháp luật về đất đai đối với các dự án đã được Nhà nước giao đất, cho thuê đất trước đó;
g. Trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo bản đồ địa chính khu đất xin giao đất, thuê đất;
h. Phương án tổng thể về bồi thường, giải phóng mặt bằng để thu hồi đất được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
i. Quyết định phê chuẩn báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc Phiếu xác nhận Bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường.
Điều 24. Lập thủ tục giao đất, cho thuê đất
1. Sau khi nhận được hồ sơ xin giao đất, thuê đất, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm:
a. Thẩm tra hồ sơ địa chính; xác minh thực địa;
b. Trình UBND tỉnh quyết định giao đất, cho thuê đất;
c. Ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
d. Chỉ đạo Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất gửi số liệu địa chính cho cơ quan thuế để xác định nghĩa vụ tài chính;
e. Ký hợp đồng thuê đất đối với trường hợp được thuê đất.
g. Chỉ đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường, UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất tổ chức bàn giao đất trên thực địa.
2. Thời gian thực hiện các công việc quy định tại khoản 1 Điều này không quá hai mươi (20) ngày làm việc (không kể thời gian người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính) kể từ ngày Sở Tài nguyên và Môi trường nhận đủ hồ sơ hợp lệ cho tới ngày người sử dụng đất nhận được giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Điều 25. Tổ chức giao đất cho nhà đầu tư đối với khu đất có quyết định giao đất, cho thuê đất
1. Trong thời hạn không quá năm (05) ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định giao đất, cho thuê đất, Phòng Tài nguyên và Môi trường, UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất tổ chức giao đất ngoài thực địa theo quyết định giao đất, cho thuê đất.
2. Đối với đất bị thu hồi có nhà ở nhưng chưa giải quyết chỗ tái định cư thì không được cưỡng chế buộc tháo dỡ nhà ở để giao đất.
Mục 2: GIAO ĐẤT, CHO THUÊ ĐẤT ĐỐI VỚI TRƯỜNG HỢP KHÔNG PHẢI GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG
Điều 26. Trách nhiệm của người có nhu cầu xin giao đất, thuê đất
Người có nhu cầu xin giao đất, thuê đất gửi đơn và liên hệ với cơ quan được UBND tỉnh giao nhiệm vụ thỏa thuận địa điểm để được giới thiệu địa điểm sử dụng đất, bao gồm:
1. Trung tâm Phát triển quỹ đất đối với khu đất được UBND tỉnh giao quản lý;
2. Ban quản lý các khu công nghiệp đối với đất nằm trong khu quy hoạch công nghiệp được UBND tỉnh giao quản lý;
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư đối với đất không thuộc quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
Điều 27. Thẩm định nhu cầu sử dụng đất
1. Sau khi có văn bản thỏa thuận địa điểm hoặc văn bản cho phép đầu tư hoặc văn bản đồng ý cho xây dựng công trình của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trên địa điểm đã được xác định, chủ đầu tư dự án không sử dụng vốn ngân sách nhà nước hoặc không phải là dự án có vốn đầu tư nước ngoài nộp tại Sở Tài nguyên và Môi trường bảy (07) bộ hồ sơ thẩm định bao gồm:
a. Văn bản Dự án kèm theo toàn bộ các phụ lục của Dự án;
b. Quyết định phê duyệt Dự án của chủ đầu tư.
2. Việc thẩm định nhu cầu sử dụng đất được thực hiện như sau:
a. Trong thời hạn không quá ba (03) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm gửi hồ sơ thẩm định đến các cơ quan có liên quan để lấy ý kiến.
b. Trong thời hạn không quá mười (10) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, các cơ quan có trách nhiệm gửi ý kiến góp ý bằng văn bản về nhu cầu sử dụng đất đến Sở Tài nguyên và Môi trường.
c. Trong thời hạn không quá mười (10) ngày làm việc kể từ ngày kết thúc thời hạn lấy ý kiến góp ý, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tổng hợp ý kiến, rà soát cụ thể nhu cầu sử dụng đất so với định mức sử dụng đất đối với loại đất có quy định về định mức sử dụng đất; hình thành văn bản thẩm định nhu cầu sử dụng đất và gửi cho chủ đầu tư dự án.
Điều 28. Xác nhận việc chấp hành pháp luật về đất đai
1. Sau khi có văn bản thỏa thuận địa điểm hoặc văn bản cho phép đầu tư hoặc văn bản đồng ý cho xây dựng công trình của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trên địa điểm đã được xác định, người xin giao đất, thuê đất lập Bản kê khai về tất cả diện tích đất, tình trạng sử dụng đất đã được Nhà nước giao, cho thuê trước đó và tự nhận xét về việc chấp hành pháp luật đất đai trong quá trình thực hiện từng dự án theo Mẫu số 05 ban hành kèm theo Thông tư số 01/2005/TT-BTNMT ngày 13/4/2005 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai (sau đây gọi là Thông tư số 01/2005/TT-BTNMT); gửi Bản kê khai đã lập đến Sở Tài nguyên và Môi trường nơi có đất đang xin giao, xin thuê.
2. Trong thời hạn không quá ba (03) ngày làm việc kể từ ngày nhận được Bản kê khai, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm gửi Phiếu yêu cầu đến Sở Tài nguyên và Môi trường nơi có đất đã được giao, được thuê để lấy ý kiến nhận xét; Phiếu yêu cầu được lập theo Mẫu số 06 ban hành kèm theo Thông tư số 01/2005/TT-BTNMT.
3. Trong thời hạn không quá mười (10) ngày làm việc kể từ ngày nhận được Phiếu yêu cầu, Sở Tài nguyên và Môi trường được yêu cầu xác nhận có trách nhiệm lập và gửi Bản nhận xét theo Mẫu số 07 ban hành kèm theo Thông tư số 01/2005/TT-BTNMT cho Sở Tài nguyên và Môi trường có Phiếu yêu cầu.
4. Trong thời hạn không quá ba (03) ngày làm việc kể từ ngày nhận được Bản nhận xét, Sở Tài nguyên và Môi trường nơi có đất đang xin giao, xin thuê có trách nhiệm tổng hợp, lập Bản đánh giá theo Mẫu số 08 ban hành kèm theo Thông tư số 01/2005/TT-BTNMT và đưa vào hồ sơ xem xét việc giao đất, cho thuê đất.
Điều 29. Lập hồ sơ giao đất, cho thuê đất
1. Sau khi có văn bản thẩm định về nhu cầu sử dụng đất đối với trường hợp dự án đầu tư của tổ chức không sử dụng vốn ngân sách nhà nước hoặc không phải dự án có vốn đầu tư nước ngoài và văn bản xác nhận của Sở Tài nguyên và Môi trường nơi có đất về việc chấp hành pháp luật về đất đai đối với các dự án đã được Nhà nước giao đất, cho thuê đất trước đó, Sở Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn người xin giao đất, thuê đất lập trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo bản đồ địa chính khu đất xin giao đất, thuê đất.
2. Sau khi có trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo bản đồ địa chính khu đất xin giao đất, thuê đất, người xin giao đất, thuê đất nộp hai (02) bộ hồ sơ xin giao đất, thuê đất tại Sở Tài nguyên và Môi trường, bao gồm:
a. Đơn xin giao đất đối với trường hợp giao đất hoặc đơn xin thuê đất đối với trường hợp thuê đất;
b. Văn bản thỏa thuận địa điểm hoặc văn bản cho phép đầu tư hoặc văn bản đồng ý cho xây dựng công trình của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trên địa điểm đã được xác định;
c. Bản sao Quyết định thành lập tổ chức hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với tổ chức kinh tế hoặc giấy phép đầu tư đối với tổ chức nước ngoài có chứng nhận của công chứng nhà nước;
d. Quyết định dự án đầu tư hoặc bản sao dự án đầu tư của tổ chức có sử dụng nguồn vốn từ ngân sách nhà nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt có chứng nhận của công chứng nhà nước; hoặc bản sao dự án có vốn đầu tư nước ngoài đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép đầu tư có chứng nhận của công chứng nhà nước; hoặc dự án đầu tư của tổ chức không sử dụng vốn ngân sách nhà nước hoặc không phải dự án có vốn đầu tư nước ngoài; trường hợp dự án đầu tư của tổ chức không sử dụng vốn ngân sách nhà nước hoặc không phải dự án có vốn đầu tư nước ngoài thì phải có văn bản thẩm định về nhu cầu sử dụng đất của Sở Tài nguyên và Môi trường nơi có đất theo quy định tại Điều 15 của bản quy định này;
đ. Trường hợp dự án thăm dò, khai thác khoáng sản phải có giấy phép kèm theo bản đồ thăm dò, khai thác mỏ; trường hợp sử dụng đất vào mục đích sản xuất gạch ngói, làm đồ gốm phải có quyết định hoặc đăng ký kinh doanh sản xuất gạch ngói hoặc dự án đầu tư được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt;
e. Văn bản xác nhận của Sở Tài nguyên và Môi trường nơi có đất về việc chấp hành pháp luật về đất đai đối với các dự án đã được Nhà nước giao đất, cho thuê đất trước đó;
g. Trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo bản đồ địa chính khu đất xin giao đất, thuê đất;
h. Quyết định phê chuẩn báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc Phiếu xác nhận Bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường.
Điều 30. Lập thủ tục giao đất, cho thuê đất
1. Sau khi nhận được hồ sơ xin giao đất, thuê đất, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm:
a. Thẩm tra hồ sơ xin giao đất, thuê đất. Gửi số liệu địa chính cho cơ quan thuế để xác định nghĩa vụ tài chính.
b. Tổ chức xác minh thực địa, thẩm tra hồ sơ trình UBND tỉnh quyết định giao đất, cho thuê đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
c. Ký hợp đồng thuê đất đối với trường hợp được thuê đất.
d. Có văn bản chỉ đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường, UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất tổ chức bàn giao đất trên thực địa.
2. Thời gian thực hiện các công việc quy định tại khoản 1 Điều này không quá hai mươi (20) ngày làm việc (không kể thời gian người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính) kể từ ngày Sở Tài nguyên và Môi trường nhận đủ hồ sơ hợp lệ cho tới ngày người sử dụng đất nhận được giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Điều 31. Tổ chức giao đất cho nhà đầu tư đối với khu đất có quyết định giao đất, cho thuê đất
Trong thời hạn không quá năm (05) ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định giao đất, cho thuê đất, Phòng Tài nguyên và Môi trường, UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất tổ chức giao đất ngoài thực địa theo quyết định giao đất, cho thuê đất.
Mục 3: GIAO ĐẤT ĐỂ SỬ DỤNG VÀO MỤC ĐÍCH QUỐC PHÒNG, AN NINH
Điều 32. Hồ sơ xin giao đất
Đơn vị vũ trang nhân dân xin giao đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh nộp hai (02) bộ hồ sơ tại Sở Tài nguyên và Môi trường; hồ sơ gồm có:
a. Đơn xin giao đất;
b. Trích sao quyết định đầu tư xây dựng công trình quốc phòng, an ninh của cơ quan nhà nước có thẩm quyền gồm các nội dung liên quan đến việc sử dụng đất hoặc quyết định phê duyệt quy hoạch vị trí đóng quân của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an;
c. Văn bản đề nghị giao đất của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an hoặc của Thủ trưởng đơn vị được Bộ Quốc phòng, Bộ Công an ủy quyền.
Điều 33. Trình tự thủ tục giao đất
1. Thực hiện theo quy định tại mục 1 Chương III của quy định này đối với đất chưa được giải phóng mặt bằng.
2. Thực hiện theo quy định tại mục 2 Chương III của quy định này đối với đất không phải giải phóng mặt bằng.
Chương IV
TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC SỞ, NGÀNH TỈNH VÀ UBND HUYỆN, THỊ XÃ TRONG VIỆC THỰC HIỆN THỦ TỤC THU HỒI ĐẤT, GIAO ĐẤT, CHO THUÊ ĐẤT
Điều 34. Trách nhiệm của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc tiếp nhận đầu tư và tổ chức thực hiện việc thỏa thuận địa điểm, thẩm định nhu cầu sử dụng đất, xác nhận việc chấp hành pháp luật về đất đai, thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất
1. Sở Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm tiếp nhận và thỏa thuận địa điểm sử dụng đất của các tổ chức có nhu cầu sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh Long An, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
2. Ban Quản lý các khu công nghiệp có trách nhiệm tiếp nhận và thỏa thuận địa điểm sử dụng đất của các tổ chức có nhu cầu sử dụng đất đối với các khu, cụm công nghiệp đã quy hoạch và được UBND tỉnh giao quản lý.
3. Trung tâm Phát triển quỹ đất có trách nhiệm tiếp nhận và thỏa thuận địa điểm sử dụng đất của các tổ chức có nhu cầu sử dụng đất đối với đất do Trung tâm đang quản lý.
4. Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm:
a. Tiếp nhận hồ sơ và tổ chức thẩm định nhu cầu sử dụng đất của các dự án đầu tư, xác nhận việc chấp hành pháp luật về đất đai, sau khi có văn bản của UBND tỉnh chấp nhận địa điểm sử dụng đất.
b. Hướng dẫn người xin giao đất, thuê đất đối với đất chưa giải phóng mặt bằng:
- Lập trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo bản đồ địa chính khu đất xin giao đất, thuê đất.
- Liên hệ UBND cấp huyện nơi có đất xin giao, xin thuê để lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và giải phóng mặt bằng đối với khu đất xin giao, xin thuê.
c. Tiếp nhận hồ sơ xin giao đất, thuê đất, xem xét trình UBND tỉnh quyết định giao đất, thuê đất theo quy định.
d. Lập hợp đồng thuê đất cho người thuê đất; cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người được giao đất, thuê đất.
đ. Kiểm tra tiến độ thực hiện của người được giao đất, thuê đất theo quy định tại khoản 12 Điều 38 Luật Đất đai.
Điều 35. Trách nhiệm của UBND huyện, thị xã
1. Tổ chức thực hiện việc bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư trên khu đất Nhà nước thu hồi giao cho tổ chức thực hiện dự án đầu tư theo quy định tại Quyết định số 3281/2005/QĐ-UBND ngày 22/8/2005 của UBND tỉnh ban hành quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Long An.
2. Quyết định thu hồi đất của hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư trên khu đất có quyết định của UBND tỉnh thu hồi tổng thể để thực hiện dự án đầu tư.
3. Chỉ đạo cho cơ quan được UBND huyện, thị xã giao nhiệm vụ lập và trình phương án bồi thường, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ, tái định cư.
4. Chỉ đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường, UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất tổ chức giao đất ngoài thực địa theo quyết định giao đất, cho thuê đất của UBND tỉnh.
Chương V
KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM
Điều 36. Khen thưởng
1. Các cấp, các ngành trong quá trình tổ chức việc thu hồi đất, giao đất cho thuê đất phải thực hiện đúng theo trình tự, thủ tục và thẩm quyền quy định của bản quy định này và quy định của Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai và Nghị định số 17/2006/NĐ-CP ngày 27/01/2006 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai và Nghị định 187/2004/NĐ-CP về việc chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần. Những tổ chức, cá nhân thực hiện tốt công tác được xem xét và có chế độ khen thưởng theo quy định hiện hành của Nhà nước.
2. Đối với tổ chức, cá nhân bị thu hồi đất chấp hành tốt việc giao đất cho Nhà nước khi có quyết định thu hồi sẽ được thưởng theo quy định tại Quyết định số 3281/2005/QĐ-UBND ngày 22/8/2005 của UBND tỉnh Long An quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Long An.
Điều 37. Xử lý vi phạm
1. Cơ quan, đơn vị, cá nhân thực hiện công tác thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất khi thực hiện công vụ có hành vi vi phạm pháp luật thì tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
2. Đối với tổ chức, cá nhân bị thu hồi đất; tổ chức, cá nhân được giao đất, thuê đất nếu có hành vi vi phạm pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Chương VI
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 38. Điều khoản thi hành
Quy định này ban hành thống nhất về thẩm quyền, trình tự, thủ tục thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh Long An, yêu cầu Thủ trưởng cơ quan các cấp và công dân nghiêm chỉnh chấp hành./. | {
"issuing_agency": "Tỉnh Long An",
"promulgation_date": "06/09/2006",
"sign_number": "44/2006/QĐ-UBND",
"signer": "Dương Quốc Xuân",
"type": "Quyết định"
} |