source
stringlengths 64
222
| subject
stringlengths 8
234
| text
stringlengths 31
1.44M
| meta
dict |
---|---|---|---|
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-chinh-nha-nuoc/Quyet-dinh-2551-QD-UBND-2021-cong-bo-cong-khai-quyet-toan-ngan-sach-Lang-Son-2020-501790.aspx | Quyết định 2551/QĐ-UBND 2021 công bố công khai quyết toán ngân sách Lạng Sơn 2020 | UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH LẠNG SƠN
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 2551/QĐ-UBND
Lạng Sơn, ngày 30 tháng 12 năm 2021
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC CÔNG BỐ CÔNG KHAI QUYẾT TOÁN NGÂN SÁCH NĂM 2020 CỦA TỈNH LẠNG SƠN
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LẠNG SƠN
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 /11/2019;
Căn cứ Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21/12/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ngân sách nhà nước;
Căn cứ Thông tư số 343/2016/TT-BTC ngày 30/12/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện công khai ngân sách nhà nước;
Căn cứ Nghị quyết số 49/NQ-HĐND ngày 09/12/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XVII, kỳ họp thứ bảy phê chuẩn quyết toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; quyết toán thu, chi ngân sách địa phương năm 2020;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính tại Tờ trình số 330/TTr-STC ngày 27/12/2021.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố công khai số liệu quyết toán ngân sách năm 2020 của tỉnh Lạng Sơn, chi tiết như các biểu kèm theo Quyết định này.
Điều 2. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đơn vị, tổ chức liên quan và Chủ tịch UBND các huyện, thành phố có trách nhiệm thực hiện Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 2;
- Bộ Tài chính (b/c);
- Thường trực Tỉnh ủy (b/c);
- Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh;
- Các Ban Hội đồng nhân dân tỉnh;
- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- Viện kiểm sát nhân dân tỉnh;
- Tòa án nhân dân tỉnh;
- Cổng thông tin điện tử tỉnh;
- CPVP UBND tỉnh, các Phòng CV, TT TH-CB;
- Lưu: VT, KT(MTH).
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Đoàn Thu Hà
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN | {
"issuing_agency": "Tỉnh Lạng Sơn",
"promulgation_date": "30/12/2021",
"sign_number": "2551/QĐ-UBND",
"signer": "Đoàn Thu Hà",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-nguyen-Moi-truong/Quyet-dinh-02-2007-QD-UBND-quan-ly-ve-sinh-moi-truong-an-ninh-trat-tu-KDL-175221.aspx | Quyết định 02/2007/QĐ-UBND quản lý vệ sinh môi trường an ninh trật tự KDL | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH THUẬN
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 02/2007/QĐ-UBND
Phan Rang-Tháp Chàm, ngày 04 tháng 01 năm 2007
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH TỔ CHỨC QUẢN LÝ VỀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG VÀ AN NINH TRẬT TỰ TẠI KHU DU LỊCH NINH CHỮ - BÌNH SƠN.
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH THUẬN
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Du lịch ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Quyết định số 02/2003/QĐ-BTNMT ngày 29 tháng 7 năm 2003 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành Quy chế bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch;
Theo đề nghị của Sở Thương mại - Du lịch tại văn bản số 523/TMDL ngày 19 tháng 12 năm 2006 và ý kiến của Sở Tư pháp tại văn bản số 828/BC-STP ngày 15 tháng 12 năm 2006;
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành bản Quy định tổ chức quản lý về vệ sinh môi trường và an ninh trật tự tại khu du lịch Ninh Chữ - Bình Sơn kèm theo Quyết định này gồm 4 Chương, 18 Điều.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký;
Các Ông Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các đơn vị, ban, ngành có liên quan; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã và các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động tại khu du lịch Ninh Chữ - Bình Sơn chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Hoàng Thị Út Lan
QUY ĐỊNH
TỔ CHỨC QUẢN LÝ VỀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG VÀ AN NINH TRẬT TỰ TẠI KHU DU LỊCH NINH CHỮ - BÌNH SƠN TỈNH NINH THUẬN.
(Ban hành kèm theo Quyết định số 02/2007/QĐ-UBND ngày 04/01/2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận)
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Tổ chức quản lý bảo vệ môi trường và an ninh trật tự của khu du lịch bãi biển Ninh Chữ - Bình Sơn được quy định trong Quy định này là những hoạt động giữ cho môi trường khu du lịch bãi biển trong lành sạch đẹp, bảo tồn cảnh quan tự nhiên, ngăn ngừa ô nhiễm, khai thác và sử dụng bền vững các tiềm năng đa dạng của khu du lịch bãi biển Ninh Chữ - Bình Sơn.
Điều 2. Phạm vi điều chỉnh của Quy định này là khu du lịch Ninh Chữ - Bình Sơn bao gồm toàn bộ khu vực đất liền ven biển phía Đông đường Yên Ninh từ tiếp giáp trụ sở Ủy ban nhân dân huyện Ninh Hải đến đường Hải Thượng Lãn Ông và toàn bộ không gian mặt nước biển trong khu vực tính từ mép nước biển trở ra khơi là 1,8 hải lý (3km).
Điều 3. Các tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế có hoạt động sản xuất, kinh doanh và dịch vụ, công dân Việt Nam và khách nước ngoài sinh sống hoặc đến tham quan, vui chơi, tắm biển tại khu du lịch Ninh Chữ - Bình Sơn, tỉnh Ninh Thuận đều có nghĩa vụ chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của nhà nước về bảo vệ môi trường, an ninh trật tự và Quy định này.
Mọi hành vi vi phạm trong việc bảo vệ môi trường và an ninh trật tự tại khu du lịch phải được phát hiện kịp thời, xử lý nghiêm minh theo đúng quy định của pháp luật.
Chương II
NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 4. Tổ chức quản lý về vệ sinh môi trường và an ninh trật tự tại khu du lịch Ninh Chữ - Bình Sơn bao gồm các hoạt động sau:
1. Giữ gìn vệ sinh cảnh quan môi trường.
2. Bảo vệ an ninh trật tự.
3. Tổ chức quản lý các hoạt động sản xuất, kinh doanh và dịch vụ phù hợp với quy hoạch và cảnh quan môi trường.
4. Tổ chức các hoạt động cứu hộ, cứu nạn.
5. Xử lý các hành vi vi phạm về vệ sinh môi trường và an ninh trật tự theo quy định của pháp luật.
Điều 5. Nghiêm cấm các hành vi sau đây tại khu du lịch
1. Đổ các chất thải ở dạng rắn, lỏng, khí chưa được xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường theo tiêu chuẩn Việt Nam hiện hành trước khi thải ra ngoài phạm vi xử lý của cơ sở mình.
2. Vứt xác súc vật, rác hoặc các chất phế thải khác không đúng nơi quy định.
3. Gây rối làm mất trật tự tại khu du lịch.
4. Ăn xin, bán hàng rong, các hoạt động khác gây phiền hà cho khách tại khu du lịch.
5. Tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên, khoáng sản, tài nguyên biển và neo đậu phương tiện đánh bắt thủy sản và phương tiện vận tải thủy ở khu vực bãi tắm; chặt phá cây xanh, làm thay đổi cảnh quan tự nhiên.
6. Thăm dò, khai thác rạn đá ngầm, rạn san hô, các bãi thực vật ngầm, hệ sinh cảnh động thực vật đã được nhà nước quy định.
Điều 6.
1. Việc xây dựng, lắp đặt các cơ sở kinh doanh, dịch vụ trên bãi biển phải chấp hành theo đúng các quy định sau đây:
a) Phải có giấy phép xây dựng của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt theo đúng quy định của pháp luật;
b) Phải đúng quy mô, có kiến trúc hài hòa phù hợp với cảnh trí tự nhiên.
2. Đối với các nhà hàng, kiốt dạng nhà tạm được thực hiện khi cấp có thẩm quyền cho phép và vị trí lắp đặt phải cách mép nước biển lúc triều cường cao nhất từ 40m trở lên.
3. Đối với các loại dù che nắng chỉ được dựng ở vị trí cách mép nước biển lúc triều cường cao nhất từ 40m trở lên.
4. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh, các dự án mới và mở rộng phải được quy hoạch và lập báo cáo đánh giá tác động môi trường trình cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường thẩm định theo quy định của pháp luật.
5. Các công trình xây dựng trong vùng đệm, vùng phụ cận phải tuân theo quy hoạch và thiết kế đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Trong quá trình xây dựng cần giảm đến mức thấp nhất sự biến đổi cảnh quan môi trường. Sau khi hoàn thành việc xây dựng chủ công trình phải thu dọn vật liệu xây dựng, không đổ thải, đổ bừa bãi gây ô nhiễm môi trường xung quanh.
Điều 7. Trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có tiến hành các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tại khu du lịch:
1. Tuân thủ các quy định của Nhà nước và của Ủy ban nhân dân tỉnh có liên quan đến việc bảo vệ môi trường và trật tự.
2. Có thùng rác, có hệ thống xử lý các chất thải đạt tiêu chuẩn môi trường theo đúng quy định, giữ gìn vệ sinh môi trường trong phạm vi quản lý cơ sở mình.
3. Nộp phí vệ sinh môi trường và an ninh trật tự theo đúng quy định của cơ quan có thẩm quyền.
4. Hợp tác cùng các cơ quan có thẩm quyền trong việc giải quyết các vấn đề có liên quan đến vệ sinh môi trường và an ninh trật tự tại các khu du lịch khi được yêu cầu.
5. Phát hiện và đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm trong lĩnh vực giữ gìn vệ sinh môi trường và an ninh trật tự tại các khu du lịch.
6. Các tổ chức, cá nhân kinh doanh các loại hình dịch vụ du lịch trên mặt nước biển như ca nô, mô tô, lướt ván, tàu vận tải khách du lịch (gọi tắt là phương tiện phục vụ biển) phải đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật và có giấy phép của cơ quan có thẩm quyền mới được hoạt động.
7. Niêm yết quy định về hướng dẫn thực hiện bảo vệ môi trường tại khu du lịch.
8. Lắp đặt, bố trí đủ và hợp lý công trình vệ sinh, thiết bị thu gom chất thải; bố trí lực lượng thường xuyên làm công tác vệ sinh môi trường.
9. Ngoài những quy định tại điều này các tổ chức, cá nhân có tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ tại khu du lịch Ninh Chữ - Bình Sơn còn phải thực hiện các quy định tại Điều 5 và các khoản 1, 2, 3 và khoản 4 Điều 6 của Quy định này.
Điều 8. Thành lập Ban quản lý khu du lịch Ninh Chữ - Bình Sơn (có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và hoạt động được quy định riêng) trực thuộc sở quản lý chuyên ngành nhằm phối hợp cùng các cơ quan có chức năng, thẩm quyền quản lý các hoạt động ghi tại Điều 4 của Quy định này.
Điều 9.
1. Các tổ chức, cá nhân trong quá trình triển khai các hoạt động trong khu du lịch, vùng đệm, vùng phụ cận phải duy trì đầy đủ nhân lực, trang thiết bị, mối liên hệ với các cơ quan hữu quan, chính quyền địa phương để hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại có thể xảy ra do gây rối an ninh trật tự, sự cố môi trường.
2. Khi xảy ra sự cố gây tổn hại đến môi trường, trị an tại khu du lịch; các tổ chức, cá nhân có mặt trên hiện trường phải khẩn trương thực hiện các biện pháp ứng cứu cần thiết, đồng thời báo ngay cho các cơ quan có thẩm quyền liên quan kịp thời chỉ đạo giải quyết.
Điều 10. Trách nhiệm của Sở Tài nguyên và Môi trường
Phối hợp chặt chẽ với các ngành và địa phương có liên quan thường xuyên thực hiện công tác kiểm tra, bảo vệ môi trường, giám sát chất lượng môi trường tại các khu du lịch, giải quyết theo thẩm quyền hoặc đề xuất cơ quan có thẩm quyền giải quyết những vấn đề cụ thể về vệ sinh môi trường:
1. Hướng dẫn chủ đầu tư các dự án có ảnh hưởng đến môi trường lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường.
2. Phối hợp với Sở Thương mại - Du lịch và các sở, ngành có liên quan kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất các cơ sở kinh doanh du lịch tại khu du lịch.
3. Thực hiện hoạt động quan trắc các chỉ tiêu môi trường có liên quan đến du lịch theo đề nghị của Sở Thương mại - Du lịch.
4. Phối hợp với Sở Thương mại - Du lịch tổ chức thực hiện kế hoạch phòng chống và suy thoái môi trường, ô nhiễm môi trường du lịch.
5. Thông báo cho Sở Thương mại - Du lịch các thông tin về sự cố và môi trường một cách đầy đủ, kịp thời khi phát hiện sự cố môi trường có nguy cơ gây tổn hại đến môi trường khu du lịch Ninh Chữ - Bình Sơn.
Điều 11. Trách nhiệm của Sở Giao thông vận tải
Hướng dẫn, cấp phép các điều kiện hoạt động về vận tải đường thủy nội địa phục vụ du lịch.
Điều 12. Trách nhiệm của Công an tỉnh
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan và Ủy ban nhân dân huyện Ninh Hải, thị xã Phan Rang - Tháp Chàm xây dựng và triển khai có hiệu quả kế hoạch bảo đảm an ninh trật tự tại khu du lịch Ninh Chữ - Bình Sơn; chỉ đạo việc xử lý nghiêm theo thẩm quyền các hành vi vi phạm về an ninh trật tự, ngăn chặn các tệ nạn xã hội tại khu du lịch.
Điều 13. Trách nhiệm của Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh
Chỉ đạo Đồn Biên phòng 412 có kế hoạch phối hợp cùng Ban quản lý khu du lịch nhằm bảo đảm an ninh trật tự cho mọi hoạt động tại khu du lịch và khu vực quản lý vùng biên giới biển thuộc lực lượng biên phòng quản lý.
Điều 14. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân huyện Ninh Hải và Ủy ban nhân dân thị xã Phan Rang - Tháp Chàm
1. Thực hiện quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường, kiểm tra và xử lý các hành vi vi phạm các quy định của Nhà nước về bảo vệ môi trường, trật tự tại khu du lịch Ninh Chữ - Bình Sơn.
2. Chỉ đạo Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn trên địa bàn huyện Ninh Hải và thị xã Phan Rang - Tháp Chàm triển khai công tác quản lý về vệ sinh môi trường, an ninh trật tự tại khu du lịch Ninh Chữ - Bình Sơn; phối hợp với Ban quản lý khu du lịch sắp xếp, bố trí nơi bán hàng theo quy định tại khu du lịch, xử lý theo thẩm quyền các hành vi vi phạm trong lĩnh vực trên.
3. Tổ chức đăng ký và kiểm tra việc thực hiện cam kết bảo vệ môi trường.
4. Tuyên truyền, giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường và du lịch.
5. Xây dựng và bố trí các biển báo và nội quy khu du lịch.
6. Phối hợp với các ngành có liên quan để khắc phục về sự cố môi trường và bảo đảm an ninh trật tự trong khu du lịch Ninh Chữ - Bình Sơn.
Chương III
KHEN THƯỞNG, XỬ LÝ VI PHẠM
Điều 15. Tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc chấp hành các quy định về vệ sinh môi trường, an ninh trật tự tại khu du lịch được khen thưởng theo quy định chung của Nhà nước.
Điều 16. Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm Quy định về vệ sinh môi trường, an ninh trật tự, tùy theo mức độ vi phạm mà xử lý theo quy định của pháp luật.
Chương IV
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 17. Trách nhiệm của Sở Thương mại - Du lịch:
1. Tham mưu trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành các văn bản về quản lý khu du lịch Ninh Chữ - Bình Sơn.
2. Chủ trì, cùng phối hợp với Sở Văn hóa - Thông tin, Sở Tư pháp, Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân các huyện và các cơ quan, tổ chức có liên quan xây dựng kế hoạch và thường xuyên tổ chức tuyên truyền, phổ biến các quy định của Nhà nước và của Ủy ban nhân dân tỉnh về vệ sinh môi trường, an ninh trật tự tại khu du lịch Ninh Chữ - Bình Sơn:
- Tuyên truyền hướng dẫn các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường;
- Kiến nghị với Ủy ban nhân dân địa phương về kế hoạch tăng cường bảo vệ môi trường vào thời kỳ du lịch cao điểm trong năm;
- Xây dựng và phát triển các mô hình thu hút sự tham gia của các tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư vào phát triển du lịch và bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch;
- Theo dõi tình hình môi trường du lịch tại khu du lịch Ninh Chữ - Bình Sơn; phát hiện kịp thời các hiện tượng ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường, các hành vi xâm phạm môi trường trong lĩnh vực du lịch; xử lý hoặc kiến nghị các cơ quan có trách nhiệm xử lý.
Điều 18. Những nội dung chưa được quy định trong văn bản này thì áp dụng, thực hiện theo quy định tại Nghị định số 39/2000/NĐ-CP ngày 24/8/2000 của Chính phủ về cơ sở lưu trú du lịch và Quyết định số 02/QĐ-BTNMT ngày 29/7/2003 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành quy chế bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch;
Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc thì các cấp, các ngành, tổ chức và cá nhân phản ánh về Sở Thương mại - Du lịch tổng hợp trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định./. | {
"issuing_agency": "Tỉnh Ninh Thuận",
"promulgation_date": "04/01/2007",
"sign_number": "02/2007/QĐ-UBND",
"signer": "Hoàng Thị Út Lan",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Dich-vu-phap-ly/Quyet-dinh-1132-QD-UBND-2017-cong-bo-thu-tuc-thuoc-pham-vi-chuc-nang-quan-ly-Tu-phap-Ha-Nam-357129.aspx | Quyết định 1132/QĐ-UBND 2017 công bố thủ tục thuộc phạm vi chức năng quản lý Tư pháp Hà Nam | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ NAM
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 1132/QĐ-UBND
Hà Nam, ngày 24 tháng 7 năm 2017
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH BAN HÀNH MỚI, SỬA ĐỔI, BỔ SUNG, BÃI BỎ TRONG LĨNH VỰC QUỐC TỊCH; NUÔI CON NUÔI; TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI; QUẢN TÀI VIÊN VÀ HÀNH NGHỀ QUẢN LÝ, THANH LÝ TÀI SẢN; LUẬT SƯ; CÔNG CHỨNG THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA NGÀNH TƯ PHÁP TỈNH HÀ NAM
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ NAM
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp (tại Tờ trình số 46/TTr-STP ngày 05 tháng 7 năm 2017),
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này 49 thủ tục hành chính (gồm: 02 thủ tục hành chính ban hành mới; 47 thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung) và
bãi bỏ 05 thủ tục hành chính trong lĩnh vực Quốc tịch; Nuôi con nuôi; Trọng tài thương mại; Quản tài viên và hành nghề quản lý, thanh lý tài sản; Luật sư; Công chứng thuộc phạm vi chức năng quản lý của ngành Tư pháp tỉnh Hà Nam.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Tư pháp; Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Cục KSTTHC - Văn phòng Chính phủ;
- TTTU, TT HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Như Điều 2;
- Cổng Thông tin điện tử tỉnh;
- Báo Hà Nam, Đài PTTH Hà Nam;
- VPUB: CPVP, NC(H);
- Lưu: VT, NC.
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Bùi Quang Cẩm
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN | {
"issuing_agency": "Tỉnh Hà Nam",
"promulgation_date": "24/07/2017",
"sign_number": "1132/QĐ-UBND",
"signer": "Bùi Quang Cẩm",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Giao-duc/Quyet-dinh-1323-QD-UBND-2015-Khung-ke-hoach-thoi-gian-nam-hoc-2015-2016-giao-duc-mam-non-An-Giang-285581.aspx | Quyết định 1323/QĐ-UBND 2015 Khung kế hoạch thời gian năm học 2015 2016 giáo dục mầm non An Giang | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH AN GIANG
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 1323/QĐ-UBND
An Giang, ngày 09 tháng 7 năm 2015
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH KHUNG KẾ HOẠCH THỜI GIAN NĂM HỌC 2015-2016 CỦA GIÁO DỤC MẦM NON, GIÁO DỤC PHỔ THÔNG VÀ GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN TỈNH AN GIANG
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân được Quốc hội thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tại Tờ trình số 68/TTr-SGDĐT ngày 09 tháng 7 năm 2015,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành Khung kế hoạch thời gian năm học 2015-2016 của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh như sau:
1. Khung thời gian:
a) Các mốc thời gian cụ thể:
Nội dung
Mầm non
Tiểu học
THCS và THPT
THCS và THPT
(hệ GDTX)
Tựu trường, đồng thời thực học cấp TH, THCS, THPT
Thứ hai
24/8/2015
Thứ hai
24/8/2015
Thứ hai
24/8/2015
Đơn vị
quyết định
Khai giảng, bắt đầu thực học MN
Thứ hai
31/8/2015
Thứ hai
31/8/2015
Thứ hai
31/8/2015
Đơn vị
quyết định
Nghỉ giữa học kỳ I
26 -30/10/2015
26 -31/10/2015
Đơn vị
quyết định
Kết thúc học kỳ I
Thứ sáu 08/01/2016
Thứ sáu 08/01/2016
Thứ bảy 09/01/2016
Đơn vị
quyết định
Kết thúc học kỳ II
Thứ sáu 20/5/2016
Thứ sáu 20/5/2016
Thứ bảy 28/5/2016
Đơn vị
quyết định
Tổng kết năm học
Tuần lễ cuối
tháng 5/2016
Tuần lễ cuối tháng 5/2016
Tuần lễ cuối tháng 5/2016
Tuần lễ cuối tháng 5/2016
b) Các lưu ý trong quá triển khai thực hiện:
Các trường tiểu học có đông học sinh người dân tộc Khmer trên địa bàn hai huyện Tri Tôn và Tịnh Biên được bố trí thời gian nghỉ giữa học kỳ I trùng với các ngày lễ Dolta.
Đối với giáo dục mầm non, tùy theo thực tế của địa phương, Trưởng phòng phòng Giáo dục và Đào tạo tham mưu Ủy ban nhân dân huyện (thị xã, thành phố) quyết định việc nghỉ giữa học kỳ I.
Thi học sinh giỏi quốc gia lớp 12 THPT và thi THPT quốc gia năm học 2015-2016 (nếu có): Theo lịch thi của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
2. Các ngày nghỉ lễ trong năm học:
a) Lễ Quốc khánh: Nghỉ 01 ngày (thứ Tư, ngày 02 tháng 9 năm 2015).
b) Tết Dương lịch 2015: Nghỉ 01 ngày (thứ Sáu, ngày 01 tháng 01 năm 2016).
c) Tết Nguyên đán (Bính Thân): Nghỉ từ thứ Hai, ngày 01 tháng 02 năm 2016 đến hết ngày Chủ nhật, ngày 14 tháng 02 năm 2016 (nhằm ngày 23 tháng chạp năm Ất Mùi đến hết ngày mùng 7 tháng giêng năm Bính Thân).
d) Giỗ Tổ Hùng Vương, Lễ Chiến thắng miền Nam và Ngày Quốc tế Lao động: Ủy ban nhân dân tỉnh sẽ có hướng dẫn cụ thể sau.
3. Tổ chức thực hiện: Yêu cầu Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo:
a) Phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tổ chức triển khai thực hiện Quyết định này; định kỳ báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định.
b) Hướng dẫn nhiệm vụ cụ thể cho từng cấp học trong năm học 2015-2016 phù hợp với thực tế địa phương.
c) Tổ chức tuyên truyền, thông báo Quyết định này đến cha mẹ học sinh biết để chuẩn bị cho con em trong năm học mới.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Thanh Bình | {
"issuing_agency": "Tỉnh An Giang",
"promulgation_date": "09/07/2015",
"sign_number": "1323/QĐ-UBND",
"signer": "Nguyễn Thanh Bình",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-chinh-nha-nuoc/Quyet-dinh-56b-QD-UBND-2022-cong-khai-dieu-chinh-du-toan-thu-ngan-sach-nha-nuoc-Nghe-An-510263.aspx | Quyết định 56b/QĐ-UBND 2022 công khai điều chỉnh dự toán thu ngân sách nhà nước Nghệ An | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NGHỆ AN
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 56b/QĐ-UBND
Nghệ An, ngày 07 tháng 01 năm 2022
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC CÔNG BỐ CÔNG KHAI ĐIỀU CHỈNH DỰ TOÁN THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN, CHI NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG VÀ PHƯƠNG ÁN PHÂN BỔ NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG NĂM 2021
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức chính phủ và Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước ngày 25/6/2015;
Căn cứ Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21/12/2016 của Chính phủ quy định chi tiết hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Ngân sách Nhà nước;
Căn cứ Thông tư số 343/2016/TT-BTC ngày 30/12/2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện công khai ngân sách nhà nước đối với các cấp ngân sách;
Căn cứ Nghị quyết số 64/NQ-HĐND ngày 09/12/2021 của HĐND tỉnh phê chuẩn điều chỉnh dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, chi ngân sách địa phương và phương án phân bổ ngân sách địa phương năm 2021;
Theo đề nghị của Chánh Văn phòng UBND tỉnh và Giám đốc Sở Tài chính.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố công khai số liệu điều chỉnh dự toán ngân sách nhà nước năm 2021 tỉnh Nghệ An (theo các biểu kèm theo Quyết định này).
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở; Thủ trưởng các ban ngành cấp tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã; Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lê Hồng Vinh
PHỤ LỤC SỐ 01:
ĐIỀU CHỈNH BIỂU SỐ 1 - NGHỊ QUYẾT SỐ 39/NQ-HĐND: PHÂN BỔ DỰ TOÁN THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2021
(Kèm theo Quyết định số: 56b/QĐ-UBND ngày 07/01/2022 của UBND tỉnh Nghệ An)
Đơn vị tính: Triệu đồng
TT
Nội dung các khoản thu
Dự toán năm 2021
Điều chỉnh dự toán ngân sách tỉnh
Dự toán 2021 sau điều chỉnh
Tổng
Trong đó: Ngân sách tỉnh
Tăng
Giảm
Tổng
Trong đó: Ngân sách tỉnh
A
Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn
14.032.300
8.967.110
3.617
14.035.917
8.970.727
III
Thu viện trợ (ghi thu ghi chi)
3.617
3.617
3.617
PHỤ LỤC SỐ 02:
ĐIỀU CHỈNH BIỂU SỐ 3 - NGHỊ QUYẾT SỐ 39/NQ-HĐND: DỰ TOÁN VÀ PHÂN BỔ DỰ TOÁN NSNN NĂM 2021
(Kèm theo Quyết định số: 56b/QĐ-UBND ngày 07/ 01/2022 của UBND tỉnh Nghệ An)
Đơn vị tính: Triệu đồng
TT
Nội dung
Dự toán 2021 (đã trừ TK, nguồn thu)
Tăng
Giảm
Trong đó:
Dự toán chi sau điều chỉnh 2021
Tổng số
Trong đó:
Ngân sách tỉnh
Ngân sách huyện
Ngân sách xã
Tổng số
Trong đó
Ngân sách tỉnh
Ngân sách huyện
Ngân sách xã
Tăng
Giảm
Tăng
Giảm
Tăng
Giảm
Ngân sách tỉnh
Ngân sách huyện
Ngân sách xã
A
B
1
1.1
1.2
1.3
2
3
a.1
a.2
b.1
b.2
c.1
c.2
4
4.1
4.2
4.3
A
Tổng chi ngân sách địa phương
25.716.563
12.133.024
10.140.562
3.442.977
46.215
42.598
21.771
18.154
19.817
19.817
4.627
4.627
25.720.180
12.136.641
10.140.562
3.442.977
II
Chi thường xuyên
18.773.082
6.951.887
9.102.109
2.719.086
0
42.598
0
18.154
0
19.817
4.627
18.730.484
6.933.733
9.082.292
2.714.459
2
Chi sự nghiệp kinh tế
2.048.281
1.355.726
579.863
112.692
0
4.821
3.318
1.503
2.043.460
1.352.408
578.360
112.692
3
Chi sự nghiệp Giáo dục và đào tạo
8.006.186
1.125.529
6.756.171
124.486
14.038
2.176
11.862
7.992.148
1.123.353
6.744.309
124.486
4
Chi sự nghiệp Y tế
2.133.379
1.533.108
600.271
1.019
450
569
2.132.360
1.532.658
599.702
0
5
Chi sự nghiệp Khoa học và công nghệ
49.004
49.004
33
33
48.971
48.971
6
Chi sự nghiệp Văn hóa thông tin-thể dục thể thao
366.588
122.199
157.564
86.825
1.442
957
485
365.146
121.242
157.079
86.825
8
Chi sự nghiệp phát thanh truyền hình
60.384
60.384
75
75
60.309
60.309
9
Chi bảo đảm xã hội
1.173.640
927.848
108.048
137.744
351
221
130
1.173.289
927.627
107.918
137.744
10
Chi quản lý hành chính
3.488.603
724.470
694.640
2.069.493
19.010
9.599
4.784
4.627
3.469.593
714.871
689.856
2.064.866
11
Chi an ninh quốc phòng địa phương
441.616
288.283
59.129
94.204
1.787
1.325
462
439.829
286.958
58.667
94.204
13
Chi khác ngân sách
213.725
61.620
77.663
74.442
22
22
213.703
61.620
77.641
74.442
14
Kinh phí trang bị phương tiện làm việc, ứng dụng công nghệ thông tin
40.000
40.000
40.000
40.000
-
Trong đó: Chi mua xe ô tô và lệ phí trước bạ xe ô tô
12.000
12.000
10.760
10.760
22.760
22.760
IV
Dự phòng
440.011
205.167
181.203
53.641
42.598
0
18.154
19.817
4.627
482.609
223.321
V
Chi viện trợ (ghi thu ghi chi)
3.617
3.617
3.617
3.617
PHỤ LỤC SỐ 03:
ĐIỀU CHỈNH BIỂU SỐ 4 - NGHỊ QUYẾT SỐ 39/NQ-HĐND: DỰ TOÁN CHI NGÂN SÁCH 2021 - KHỐI ĐƠN VỊ CẤP TỈNH
(Kèm theo Quyết định số: 56b/QĐ-UBND ngày 07/ 01/2022 của UBND tỉnh Nghệ An)
Đơn vị tính: Triệu đồng
TT
Nội dung
Dự toán năm 2021 (đã trừ TK, nguồn thu)
Điều chỉnh tăng
Điều chỉnh giảm
Dự toán chi sau điều chỉnh
A
Quản lý hành chính
536.914
7.481
16.463
527.932
I
Quản lý nhà nước cấp tỉnh
441.891
7.481
12.753
436.619
1
Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh
36.205
452
35.753
2
Ban tôn giáo tỉnh
3.133
72
3.061
3
Văn phòng HĐND tỉnh
8.492
6.627
1.865
4
Sở Kế hoạch và Đầu tư
20.086
199
19.887
7
Sở Tài chính
20.727
291
20.436
8
Sở Lao động Thương binh và Xã hội
11.248
367
10.881
-
Sở Lao động TBXH
10.364
71
10.293
-
Ban vì sự tiến bộ phụ nữ tỉnh
884
296
588
9
Chi cục Phòng chống tệ nạn xã hội
2.706
10
2.696
10
Sở Y tế
7.996
43
7.953
11
Sở Nông nghiệp và PTNT
18.944
80
18.864
12
Sở Giáo dục và Đào tạo
15.666
69
15.597
13
Sở Nội vụ
10.270
115
10.155
14
Ban thi đua khen thưởng
3.748
151
3.597
15
Chi cục Phát triển nông thôn
5.392
33
5.359
16
Ban Dân tộc
8.930
383
8.547
17
Chi cục thuỷ sản
11.331
66
11.265
18
Chi cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng sản phẩm
2.561
43
2.518
19
Sở Thông tin và Truyền thông
44.931
48
44.883
20
Sở Công Thương
12.264
264
12.000
21
Sở Giao thông Vận tải
13.425
79
13.346
22
Văn phòng Ban an toàn giao thông tỉnh
1.777
93
1.684
23
Kinh phí hoạt động của Ban An toàn giao thông
2.822
23
2.799
24
Thanh tra Sở Giao thông vận tải
10.396
180
10.216
25
Sở Xây dựng
5.686
141
5.545
26
Thanh tra Xây dựng
1.857
11
1.846
27
Sở Tài nguyên và Môi trường
10.338
76
10.262
28
Chi cục bảo vệ Môi trường
4.603
8
4.595
29
Sở Tư pháp
19.584
410
19.174
31
Chi cục Dân số Kế hoạch hoá gia đình
4.006
11
3.995
32
Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm
4.511
54
4.457
33
Sở Văn hoá và Thể thao
9.422
147
9.275
34
Sở Khoa học và Công nghệ
4.717
202
4.515
35
Sở Ngoại vụ
8.666
1.760
6.906
36
Chi cục quản lý chất lượng nông lâm sản và thuỷ sản
8.113
80
8.033
37
VP điều phối chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới
1.525
40
1.485
38
BQL Khu kinh tế Đông Nam
6.207
78
6.129
39
Sở Du lịch
5.628
14
5.614
40
Chi cục văn thư lưu trữ
3.236
33
3.203
47
Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh Nghệ An
7.481
7.481
II
Hội đồng nhân dân
17.644
645
16.999
1
Hoạt động của HĐND
14.844
410
14.434
2
Dự phòng hoạt động HĐND
2.800
235
2.565
III
Đoàn đại biểu quốc hội
2.870
854
2.016
1
Kinh phí Đoàn đại biểu Quốc hội
2.870
854
2.016
IV
Hội và đoàn thể
74.509
2.211
72.298
a
Hội NN quần chúng (hỗ trợ)
24.814
903
23.911
1
Liên minh hợp tác xã
6.227
202
6.025
2
Hội Chữ thập đỏ
5.207
160
5.047
5
Hội làm vườn
319
29
290
8
Hội Văn học nghệ thuật
2.712
87
2.625
9
Hội Nhà báo
993
15
978
10
Hội Khoa học Tâm lý giáo dục
63
13
50
11
Hội Luật gia
488
48
440
12
Hội Người mù
822
30
792
13
Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật
1.807
152
1.655
14
Liên hiệp các tổ chức hữu nghị
705
45
660
15
Hội Khuyến học
536
13
523
19
Đoàn Luật sư
90
40
50
20
Hội nạn nhân chất độc da cam Đioxin
715
69
646
b
Khối đoàn thể chính trị
49.695
1.308
48.387
1
Tỉnh đoàn
9.364
192
9.172
2
Hội liên hiệp Phụ nữ tỉnh
9.909
301
9.608
3
Hội Nông dân
12.799
141
12.658
4
Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh
13.194
530
12.664
5
Hội Cựu chiến binh
4.429
144
4.285
C
Sự nghiệp kinh tế
438.394
2.408
5.726
435.076
II
Khuyến nông - lâm - ngư
9.716
291
9.425
1
Trung tâm khuyến nông tỉnh
9.716
291
9.425
III
Sự nghiệp thuỷ sản
13.510
44
13.466
2
Ban quản lý cảng cá Nghệ An
7.408
44
7.364
X
Các đơn vị sự nghiệp kinh tế
193.005
2.408
4.355
191.058
3
Trung tâm trợ giúp pháp lý
3.483
75
3.408
4
Đoàn Quy hoạch Nông nghiệp và Thuỷ lợi
4.881
30
4.851
5
Trung tâm nước sinh hoạt và Vệ sinh môi trường nông thôn
2.582
96
2.486
6
Trung tâm kỹ thuật tài nguyên và môi trường
2.089
14
2.075
7
Trung tâm giống cây trồng
15.814
28
15.786
10
Ban quản lý Dự án ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn
990
70
920
11
Trung tâm hỗ trợ phát triển thanh niên
1.474
25
1.449
12
Chi cục Thủy lợi
15.261
64
15.197
13
Trung tâm hỗ trợ tư vấn tài chính
1.953
34
1.919
14
Văn phòng Đất đai
19.748
41
19.707
16
Trung tâm xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch
11.089
293
10.796
19
Trung tâm công nghệ thông tin và truyền thông
2.920
70
2.850
20
Cổng thông tin điện tử Nghệ An
8.877
61
8.816
22
Trung tâm Tiết kiệm năng lượng Nghệ An
1.240
20
1.220
23
BCH lực lượng TNXP tỉnh Nghệ An
2.680
29
2.651
24
Khối tổng đội TNXP
10.827
10.827
-
Tổng đội Thanh niên xung phong 5
2.599
6
2.593
-
Tổng đội Thanh niên xung phong 8
2.833
8
2.825
-
Tổng đội Thanh niên xung phong 9
2.366
7
2.359
-
Tổng đội Thanh niên xung phong 10
2.674
5
2.669
25
Vườn Quốc gia Pù Mát
22.461
536
21.925
26
Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống
8.755
2.408
83
11.080
27
BQL khu bảo tồn thiên nhiên Pù hoạt
12.989
14
12.975
28
BQL rừng phòng hộ Kỳ Sơn
4.236
20
4.216
29
BQL rừng phòng hộ Tương Dương
2.692
4
2.688
30
BQL rừng phòng hộ Con Cuông
2.869
42
2.827
31
BQL rừng phòng hộ Tân Kỳ
2.001
4
1.997
32
BQL rừng phòng hộ Thanh Chương
2.332
23
2.309
33
BQL rừng đặc dụng Nam Đàn
3.902
126
3.776
34
BQL rừng phòng hộ Nghi Lộc
1.691
15
1.676
35
BQL rừng phòng hộ Bắc Nghệ An
2.924
11
2.913
36
BQL rừng phòng hộ Quỳ Hợp
2.408
2.408
0
37
BQL rừng phòng hộ Quỳ Châu
2.303
6
2.297
38
BQL rừng phòng hộ Anh Sơn
1.675
36
1.639
39
BQL rừng phòng hộ Yên Thành
2.732
26
2.706
40
Đoàn điều tra quy hoạch Lâm nghiệp
2.887
11
2.876
41
Trung tâm khuyến công và tư vấn phát triển công nghiệp
1.728
14
1.714
XI
Sự nghiệp nông nghiệp
22.534
0
248
22.286
1
Chi cục Chăn nuôi và thú y Nghệ An
7.418
82
7.336
2
Chi cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật Nghệ An
9.762
101
9.661
3
Trung tâm Giống chăn nuôi
5.354
65
5.289
XII
Sự nghiệp Kiểm lâm
86.016
788
85.228
1
Chi cục Kiểm lâm
86.016
788
85.228
D
SN giáo dục đào tạo và dạy nghề cấp tỉnh
796.937
2.176
794.761
I
SN giáo dục
261.882
293
261.589
II
SN đào tạo, đào tạo lại
299.506
1.534
297.972
III
SN dạy nghề
105.895
349
105.546
E
Sự nghiệp y tế
395.511
450
395.061
I
Sự nghiệp chữa bệnh
141.808
187
141.621
II
Sự nghiệp phòng bệnh
31.737
110
31.627
III
Sự nghiệp y tế khác
128.880
153
128.727
F
Sự nghiệp văn hoá
109.514
957
108.557
H
Sự nghiệp phát thanh truyền hình
60.384
75
60.309
I
Sự nghiệp đảm bảo xã hội
153.407
221
153.186
I
Các đơn vị trực thuộc
82.387
221
82.166
K
Kinh phí nghiên cứu khoa học
48.993
33
48.960 | {
"issuing_agency": "Tỉnh Nghệ An",
"promulgation_date": "07/01/2022",
"sign_number": "56b/QĐ-UBND",
"signer": "Lê Hồng Vinh",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Ke-hoach-4781-KH-UBND-2023-trien-khai-Luat-Phong-thu-dan-su-Binh-Thuan-589440.aspx | Kế hoạch 4781/KH-UBND 2023 triển khai Luật Phòng thủ dân sự Bình Thuận | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH THUẬN
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 4781/KH-UBND
Bình Thuận, ngày 06 tháng 12 năm 2023
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI THI HÀNH LUẬT PHÒNG THỦ DÂN SỰ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH THUẬN
Thực hiện Quyết định số 1217/QĐ-TTg ngày 20/10/2023 của Thủ tướng Chính phủ ban hành kế hoạch triển khai thi hành Luật Phòng thủ dân sự và xét đề nghị của Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh tại Công văn số 5149/BCH-TM ngày 23/11/2023, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành kế hoạch triển khai thi hành Luật Phòng thủ dân sự trên địa bàn tỉnh như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
a) Xác định cụ thể nội dung công việc, tiến độ hoàn thành và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc triển khai thi hành Luật Phòng thủ dân sự bảo đảm kịp thời, đồng bộ, thống nhất, hiệu lực, hiệu quả.
b) Xác định trách nhiệm phối hợp giữa các sở, ngành và các địa phương trong việc tiến hành các hoạt động triển khai thi hành Luật Phòng thủ dân sự trên phạm vi toàn tỉnh.
c) Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp, các ngành và Nhân dân trong việc thi hành Luật Phòng thủ dân sự.
2. Yêu cầu
a) Bảo đảm sự chỉ đạo thống nhất của Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự tỉnh; sự phối hợp chặt chẽ, thường xuyên, hiệu quả giữa các sở, ngành, địa phương và các cơ quan, tổ chức có liên quan.
b) Gắn với trách nhiệm, vai trò của cơ quan được phân công chủ trì trong việc phối hợp với các sở, ngành và các cơ quan, tổ chức liên quan.
c) Xác định lộ trình cụ thể để bảo đảm từ ngày 01/7/2024, Luật Phòng thủ dân sự và các văn bản quy định chi tiết hướng dẫn thi hành luật được thực hiện thống nhất, đồng bộ trên phạm vi toàn tỉnh.
d) Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn, kịp thời tháo gỡ khó thăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức triển khai thi hành Luật Phòng thủ dân sự.
II. NỘI DUNG
1. Rà soát các văn bản quy phạm pháp luật, dưới luật liên quan đến phòng thủ dân sự để góp ý, đề xuất sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ, ban hành mới văn bản phù hợp với Luật Phòng thủ dân sự.
- Cơ quan chủ trì: Các sở, ngành rà soát, hệ thống văn bản do Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành; ban hành các văn bản theo thẩm quyền hoặc đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung, ban hành các văn bản thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, gửi Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh tổng hợp.
- Thời gian hoàn thành: Tháng 01/2024.
2. Góp ý nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng thủ dân sự.
- Cơ quan chủ trì: Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh.
- Cơ quan phối hợp: Sở Tư pháp, các sở, ngành, địa phương và các cơ quan liên quan.
- Thời gian thực hiện: Sau khi Bộ Quốc phòng có văn bản đề nghị góp ý.
3. Tổ chức quán triệt, tuyên truyền, phổ biến và tập huấn nội dung Luật
Phòng thủ dân sự.
a) Công tác phổ biến Luật Phòng thủ dân sự và các văn bản hướng dẫn thi hành luật.
- Cơ quan thực hiện: Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh.
- Cơ quan phối hợp: Các sở, ngành, địa phương, đơn vị liên quan.
- Thời gian triển khai thực hiện và hoàn thành: Tháng 8/2024 và các năm tiếp theo.
b) Tổ chức hội nghị quán triệt, phổ biến Luật Phòng thủ dân sự và các văn bản quy định chi tiết một số điều của luật tại địa phương.
- Cơ quan chủ trì: Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố.
- Cơ quan phối hợp: Các cơ quan, đơn vị có liên quan.
- Hình thức: Trực tiếp và trực tuyến.
- Thời gian thực hiện và hoàn thành xong: Trong quý IV/2024.
c) Tổ chức tuyên truyền Luật Phòng thủ dân sự và các văn bản quy định chi tiết một số điều của luật trên các phương tiện thông tin đại chúng.
- Cơ quan thực hiện: Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh - Truyền hình Bình Thuận, Báo Bình Thuận và các phương tiện thông tin đại chúng khác ở tỉnh, cấp huyện.
- Cơ quan phối hợp: Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh, Công an tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh có trách nhiệm tổng hợp, theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các sở, ngành, địa phương, đơn vị triển khai thực hiện nhiệm vụ tại Kế hoạch này và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh kết quả thực hiện.
2. Thủ trưởng các sở, ngành, chủ tịch ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố căn cứ vào Kế hoạch này xây dựng kế hoạch triển khai thi hành Luật Phòng thủ dân sự trong phạm vi quản lý của sở, ngành, địa phương, đơn vị mình; có trách nhiệm bố trí kinh phí trong dự toán ngân sách được giao hằng năm theo phân cấp ngân sách và huy động các nguồn kinh phí hợp pháp theo quy định của pháp luật để thực hiện nhiệm vụ được giao; báo cáo kết quả thực hiện về Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh tổng hợp.
3. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh, theo chức năng, nhiệm vụ, xây dựng kế hoạch để triển khai thi hành Luật Phòng thủ dân sự đến đoàn viên, hội viên và Nhân dân đảm bảo hiệu quả, thiết thực.
4. Đài Phát thanh - Truyền hình Bình Thuận, Báo Bình Thuận đẩy mạnh tuyên truyền Luật Phòng thủ dân sự và các văn bản quy định chi tiết một số điều của luật, góp phần nâng cao nhận thức của các cấp, ngành và Nhân dân trong thi hành luật.
5. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, các sở, ban, ngành, đoàn thể và địa phương kịp thời phản ánh về Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh để tổng hợp, hướng dẫn hoặc trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định./.
Nơi nhận:
- Bộ Quốc phòng;
- Ban Chỉ đạo PTDS quốc gia;
- Chủ tịch, các PCT. UBND tỉnh;
- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh;
- Các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh;
- Các cơ quan lực lượng vũ trang tỉnh;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Lưu: VT, HCTC, NCKSTTHC.Hữu
CHỦ TỊCH
Đoàn Anh Dũng | {
"issuing_agency": "Tỉnh Bình Thuận",
"promulgation_date": "06/12/2023",
"sign_number": "4781/KH-UBND",
"signer": "Đoàn Anh Dũng",
"type": "Kế hoạch"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Quyet-dinh-1742-QD-UBND-cong-bo-thu-tuc-hanh-chinh-cua-so-xay-dung-Vinh-Long-2015-296545.aspx | Quyết định 1742/QĐ-UBND công bố thủ tục hành chính của sở xây dựng Vĩnh Long 2015 | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH LONG
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 1742/QĐ-UBND
Vĩnh Long, ngày 17 tháng 9 năm 2015
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ XÂY DỰNG TỈNH VĨNH LONG
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH LONG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP , ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ thông tư số 05/2014/TT-BTP ngày 07 tháng 02 năm 2014 của Bộ tư pháp hướng dẫn công bố, niêm yết thủ tục hành chính và báo cáo về tình hình, kết quả thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Xây dựng tại Tờ trình số 1303/TTr-SXD, ngày 15/9 /2015 và Công văn số 672/STP-KSTTHC, ngày 06/ 8/2015 của Giám đốc Sở Tư pháp,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố mới 01 (một) thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Xây dựng (có phụ lục kèm theo).
Điều 2. Giao Giám đốc Sở Xây dựng
- Niêm yết, công khai đầy đủ danh mục và nội dung các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết tại trụ sở;
- Tổ chức thực hiện đúng nội dung các thủ tục hành chính được công bố kèm theo Quyết định này.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Xây dựng, Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Cục kiểm soát TTHC, Bộ Tư pháp;
- TT.TU, TT.HĐND tỉnh;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- LĐVP UBND tỉnh;
- Phòng TH, KTN;
- Lưu: VT.1.22.05.
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Phan Anh Vũ
PHỤ LỤC
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ XÂY DỰNG TỈNH VĨNH LONG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1742 /QĐ-UBND, ngày 17 / 9 /2015 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long)
PHẦN I
DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
Danh mục thủ tục hành chính mới ban hành thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Xây dựng tỉnh Vĩnh Long
STT
Tên thủ tục hành chính
Lĩnh vực Quản lý công sản
1
Gia hạn nộp tiền mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước
PHẦN II
NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ XÂY DỰNG TỈNH VĨNH LONG
Lĩnh vực quản lý công sản
1. Thủ tục gia hạn nộp tiền mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước
- Trình tự thực hiện: (theo quy định tại Khoản 1, Điều 10, Thông tư số 48/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính)
Bước 1:
Hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu đề nghị gia hạn nộp tiền mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước nộp hồ sơ tại Trung tâm Quản lý và Phát triển Nhà ở.
Địa chỉ: Số 39, đường Nguyễn Trung Trực, phường 8, thành phố Vĩnh Long. Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Từ 07 giờ đến 11 giờ và từ 13 giờ đến 17 giờ, từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần (trừ các ngày nghỉ theo quy định).
Bước 2:
Trung tâm Quản lý và Phát triển Nhà ở kiểm tra số lượng hồ sơ theo qui định. Trường hợp người nộp đơn không có đủ các giấy tờ theo quy định thì Trung tâm Quản lý và Phát triển Nhà ở có văn bản thông báo lý do để người nộp đơn biết, bổ sung hồ sơ trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ và yêu cầu bổ sung hồ sơ không quá 02 lần đối với mỗi hồ sơ.
Bước 3:
Sau khi Trung tâm Quản lý và Phát triển Nhà ở kiểm tra hồ sơ, nếu hồ sơ đầy đủ theo qui định thì Trung tâm Quản lý và Phát triển Nhà ở tổng hợp, lập báo cáo gửi Sở Xây dựng xem xét.
Bước 4:
Trên cơ sở báo cáo của Trung tâm Quản lý và Phát triển Nhà ở, Sở Xây dựng tiến hành mời các ngành hữu quan (theo qui định) họp xét duyệt các trường hợp đề nghị gia hạn nộp tiền mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước.
Bước 5:
Những trường hợp đủ điều kiện gia hạn nộp tiền mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước thì Sở Xây dựng có Tờ trình (kèm theo danh sách và Biên bản họp xét duyệt) trình UBND tỉnh quyết định.
Trường hợp không đủ điều kiện được xét duyệt thì Trung tâm Quản lý và Phát triển Nhà ở có văn bản trả lời cho người nộp đơn biết.
Bước 6:
Trên cơ sở tờ trình của Sở Xây dựng, UBND tỉnh xem xét, ban hành Quyết định gia hạn nộp tiền mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước và gửi Quyết định này cho Trung tâm Quản lý và Phát triển Nhà ở và người đề nghị gia hạn nộp tiền mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước để thực hiện.
- Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Trung tâm Quản lý và Phát triển Nhà ở.
- Thành phần, số lượng hồ sơ: (theo quy định tại Khoản 1, Điều 10, Thông tư số 48/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính)
- Bản chính Giấy đề nghị gia hạn nộp tiền mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước (theo mẫu tại Phụ lục số 03 ban hành kèm theo Thông tư số 48/2014/TT-BTC);
- Bản sao Hợp đồng mua bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước;
-Thời hạn giải quyết: 45 ngày làm việc.
- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Hộ gia đình, cá nhân.
- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long.
b) Cơ quan phối hợp thực hiện thủ tục hành chính: Sở Tài chính tỉnh Vĩnh Long
c) Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Trung tâm Quản lý và Phát triển Nhà ở.
- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
Quyết định của UBND tỉnh giải quyết cho gia hạn việc nộp tiền mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước.
- Lệ phí: Không.
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Giấy đề nghị gia hạn nộp tiền mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước (theo mẫu tại Phụ lục số 03 ban hành kèm theo Thông tư 48/2014/TT-BTC);
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không
- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
+ Thông tư số 48/2014/TT-BTC , ngày 22 tháng 4 năm 2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện việc gia hạn nộp tiền sử dụng đất, tiền mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước theo Nghị quyết số 01/NQ-CP , ngày 02 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2014.
PHỤ LỤC SỐ 03
(Ban hành kèm theo Thông tư số 48/2014/TT-BTC ngày 22 tháng 4 năm 2014 của Bộ Tài chính)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------
GIẤY ĐỀ NGHỊ
GIA HẠN NỘP TIỀN MUA NHÀ Ở THUỘC SỞ HỮU NHÀ NƯỚC
Kính gửi: Trung Tâm QL&PT Nhà ở
1. Tên người đề nghị: ……………………………………………………………
Chứng minh nhân dân số: ………………… Cấp ngày ………... tại ………...…..
Nơi thường trú: ………………………………………………………………….
2. Hợp đồng mua – bán nhà ở thuộc SHNN số: …. ngày … tháng … năm ……
Tổng số tiền phải nộp: …….…………..…. đồng.
3. Hợp đồng mua – bán nhà ở thuộc SHNN số: …. ngày … tháng … năm ……
Tổng số tiền phải nộp: …….…………..…. đồng.
Số tiền đã nộp: ………………..….. đồng.
Số tiền còn phải nộp: ……………....… đồng.
4. Hợp đồng mua – bán nhà ở thuộc SHNN số: …. ngày … tháng … năm ……
Tổng số tiền phải nộp: …….…………..…. đồng.
Số tiền phải nộp lần đầu: …….…………..…. đồng.
5. Nay, tôi xin được gia hạn nộp tiền mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước theo Hợp đồng mua – bán nhà ở số: ……..…ngày …… tháng …… năm …… với số tiền là: …………………..…. đồng.
Tôi cam đoan những nội dung đã khai là đúng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về những nội dung đã khai./.
…, ngày ….. tháng … năm 201…
Người đề nghị
(Ký, ghi rõ họ tên) | {
"issuing_agency": "Tỉnh Vĩnh Long",
"promulgation_date": "17/09/2015",
"sign_number": "1742/QĐ-UBND",
"signer": "Phan Anh Vũ",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Quyet-dinh-5419-QD-UBND-2023-don-gian-hoa-thu-tuc-hanh-chinh-quan-ly-So-Noi-vu-Ha-Noi-583857.aspx | Quyết định 5419/QĐ-UBND 2023 đơn giản hóa thủ tục hành chính quản lý Sở Nội vụ Hà Nội | ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 5419/QĐ-UBND
Hà Nội, ngày 25 tháng 10 năm 2023
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC THÔNG QUA PHƯƠNG ÁN ĐƠN GIẢN HÓA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA SỞ NỘI VỤ THÀNH PHỐ HÀ NỘI
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07/8/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Thông tư số 02/2017/TT-VPCP ngày 31/10/2017 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Quyết định số 2400/QĐ-UBND ngày 24/4/2023 về việc ban hành Kế hoạch rà soát, đánh giá thủ tục hành chính; Rà soát, thống kê, xây dựng quy trình thủ tục hành chính liên thông năm 2023 trên địa bàn thành phố Hà Nội;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số 2891/TTr-SNV ngày 05/10/2023.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Thông qua phương án đơn giản hóa 21 thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Sở Nội vụ thành phố Hà Nội.
(Chi tiết tại Phụ lục kèm theo).
Điều 2.
1. Giao Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp các cơ quan liên quan triển khai kết quả rà soát, đánh giá thủ tục hành chính đã được phê duyệt theo quy định của pháp luật.
2. Giao Văn phòng Ủy ban nhân Thành phố kiểm tra, đôn đốc Sở Nội vụ và các cơ quan liên quan thực hiện Quyết định này.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố, Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã, Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Nội vụ;
- Chủ tịch, các PCT UBND Thành phố;
- VPUB: CVP, PCVP C.N.Trang, các phòng: KSTTHC, NC, TTĐT;
- Trung tâm báo chí Thủ đô Hà Nội;
- Lưu: VT, KSTTHC.
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lê Hồng Sơn
PHỤ LỤC
PHƯƠNG ÁN ĐƠN GIẢN HÓA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA SỞ NỘI VỤ THÀNH PHỐ HÀ NỘI
(Kèm theo Quyết định số 5419/QĐ-UBND ngày 25 tháng 10 năm 2023 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội)
I. LĨNH VỰC CÔNG CHỨC VIÊN CHỨC
1. Thi tuyển công chức
a. Nội dung đơn giản hóa:
- Thời gian thực hiện: Giảm 02 ngày so với quy định.
- Lý do: Thời gian giải quyết theo quy định hiện hành chưa quy định cụ thể. Thời gian giải quyết theo quy định tại Thành phố tối đa là 146 ngày làm việc, thực tế giải quyết thấy có thể rút ngắn 02 ngày, còn 144 ngày làm việc (giảm 1.37% thời gian).
b. Kiến nghị thực thi: Đề nghị sửa đổi, bổ sung thời gian kiểm tra Phiếu đăng ký dự tuyển dụng công chức tại khoản 2 Điều 7 Nghị định 138/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức; Thông tư số 06/2020/TT-BNV của Bộ Nội vụ Quy chế tổ chức thi tuyển, xét tuyển công chức, viên chức, thi nâng ngạch công chức, thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức; Nội quy thi tuyển, xét tuyển công chức, viên chức, thi nâng ngạch công chức, thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức.
2. Thi nâng ngạch công chức
a. Nội dung đơn giản hóa:
- Thời gian thực hiện: Giảm 02 ngày so với quy định.
- Lý do: Thời gian giải quyết theo quy định hiện hành chưa quy định cụ thể. Thời gian giải quyết theo quy định tại Thành phố tối đa là 151 ngày làm việc, thực tế giải quyết thấy có thể rút ngắn 02 ngày làm việc còn 149 ngày làm việc (giảm 1.32% thời gian).
b. Kiến nghị thực thi: Đề nghị sửa đổi, bổ sung thời gian thẩm định hồ sơ, lập danh sách công chức đủ tiêu chuẩn, điều kiện nâng ngạch công chức tại Điều 34 Nghị định 138/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức.
3. Thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức
a. Nội dung đơn giản hóa:
- Thời gian thực hiện: Giảm 02 ngày so với quy định.
- Lý do: Thời gian giải quyết theo quy định hiện hành chưa quy định cụ thể. Thời gian giải quyết theo quy định tại Thành phố tối đa là 149 ngày làm việc, thực tế giải quyết thấy có thể rút ngắn 02 ngày làm việc còn 147 ngày làm việc (giảm 1.34% thời gian).
b. Kiến nghị thực thi: Đề nghị sửa đổi, bổ sung thời gian thẩm định hồ sơ, lập danh sách viên chức đủ tiêu chuẩn, điều kiện nâng ngạch viên chức tại Điều 37 Nghị định 115/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức.
II. LĨNH VỰC SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP
1. Thẩm định đề án vị trí việc làm của đơn vị sự nghiệp công lập
a. Nội dung đơn giản hóa:
- Thời gian thực hiện: Giảm 03 ngày so với quy định.
- Lý do: Thời gian giải quyết theo quy định hiện hành (đối với hồ sơ đề nghị thẩm định và phê duyệt lần đầu) tối đa là 40 ngày, thời gian theo quy định tại Thành phố tối đa 38 ngày (đã rút ngắn 02 ngày) tại Quyết định 813/QĐ-UBND ngày 07/02/2023 của Chủ tịch UBND Thành phố; thực tế giải quyết thấy có thể rút ngắn thêm 01 ngày còn 37 ngày (giảm 7.5% thời gian).
b. Kiến nghị thực thi: Đề nghị sửa đổi Khoản 3 Điều 7 Nghị định số 106/2020/NĐ-CP ngày 10/9/2020 của Chính phủ về vị trí việc làm và số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập.
2. Thẩm định điều chỉnh vị trí việc làm của đơn vị sự nghiệp công lập
a. Nội dung đơn giản hóa:
- Thời gian thực hiện: Giảm 02 ngày so với quy định.
- Lý do: Thời gian giải quyết theo quy định hiện hành tối đa là 25 ngày, thời gian theo quy định tại Thành phố tối đa 24 ngày (đã rút ngắn 01 ngày) tại Quyết định 813/QĐ-UBND ngày 07/02/2023 của Chủ tịch UBND Thành phố; thực tế giải quyết thấy có thể rút ngắn thêm 01 ngày còn 23 ngày (giảm 8% thời gian).
b. Kiến nghị thực thi: Đề nghị sửa đổi Khoản 3 Điều 7 Nghị định số 106/2020/NĐ-CP ngày 10/9/2020 của Chính phủ về vị trí việc làm và số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập.
3. Thẩm định số lượng người làm việc của đơn vị sự nghiệp công lập
a. Nội dung đơn giản hóa:
- Thời gian thực hiện: Giảm 03 ngày làm việc so với quy định.
- Lý do: Thời gian giải quyết theo quy định hiện hành chưa quy định cụ thể. Thời gian giải quyết theo quy định tại Thành phố tối đa là 70 ngày, thực tế giải quyết thấy có thể rút ngắn 03 ngày còn 67 ngày (giảm 4.3% thời gian).
b. Kiến nghị thực thi: Đề nghị sửa đổi, bổ sung thời gian giải quyết tại khoản 3 Điều 10 Nghị định số 106/2020/NĐ-CP ngày 10/9/2020 của Chính phủ về vị trí việc làm và số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập.
III. LĨNH VỰC TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH
1. Thẩm định đề án vị trí việc làm của tổ chức hành chính
a. Nội dung đơn giản hóa:
- Thời gian thực hiện: Giảm 03 ngày làm việc so với quy định.
- Lý do: Thời gian giải quyết theo quy định hiện hành tối đa là 40 ngày làm việc (đối với hồ sơ đề nghị phê duyệt lần đầu), thời gian thực hiện tại Thành phố tối đa 38 ngày làm việc (đã rút ngắn 02 ngày làm việc tại Quyết định 813/QĐ-UBND ngày 07/02/2023 của Chủ tịch UBND Thành phố); thực tế giải quyết thấy có thể rút ngắn thêm 01 ngày làm việc còn 37 ngày làm việc (giảm 8% thời gian).
b. Kiến nghị thực thi: Đề nghị sửa đổi Khoản 4 Điều 8 Nghị định số 62/2020/NĐ-CP ngày 01/6/2020 của Chính phủ về vị trí việc làm và biên chế công chức.
2. Thẩm định điều chỉnh vị trí việc làm tổ chức hành chính
a. Nội dung đơn giản hóa:
- Thời gian thực hiện: Giảm 02 ngày làm việc so với quy định.
- Lý do: Thời gian giải quyết theo quy định hiện hành tối đa là 25 ngày làm việc, thời gian thực hiện tại Thành phố tối đa 24 ngày làm việc (đã rút ngắn 01 ngày làm việc tại Quyết định 813/QĐ-UBND ngày 07/02/2023 của Chủ tịch UBND Thành phố); thực tế giải quyết thấy có thể rút ngắn thêm 01 ngày làm việc còn 23 ngày làm việc (giảm 8% thời gian).
b. Kiến nghị thực thi: Đề nghị sửa đổi Khoản 4 Điều 8 Nghị định số 62/2020/NĐ-CP ngày 01/6/2020 của Chính phủ về vị trí việc làm và biên chế công chức.
IV. LĨNH VỰC THI ĐUA - KHEN THƯỞNG
1. Tặng Cờ thi đua cấp bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo đợt hoặc chuyên đề
a. Nội dung đơn giản hóa:
- Thời gian thực hiện: Giảm 01 ngày làm việc so với quy định
- Lý do: Thời gian giải quyết theo quy định hiện hành tối đa là 25 ngày làm việc, thực tế giải quyết thấy có thể rút ngắn 01 ngày làm việc còn 24 ngày làm việc (giảm 4% thời gian).
b. Kiến nghị thực thi: Đề nghị sửa đổi, bổ sung thời gian xử lý tại Khoản 2 Điều 48 Nghị định số 91/2017/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật thi đua, khen thưởng.
2. Tặng Bằng khen cấp bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cho gia đình
a. Nội dung đơn giản hóa:
- Thời gian thực hiện: Giảm 01 ngày làm việc so với quy định
- Lý do: Thời gian giải quyết theo quy định hiện hành tối đa là 25 ngày làm việc, thực tế giải quyết thấy có thể rút ngắn 01 ngày làm việc còn 24 ngày làm việc (giảm 4% thời gian).
b. Kiến nghị thực thi: Đề nghị sửa đổi, bổ sung thời gian xử lý tại Khoản 2 Điều 48 Nghị định số 91/2017/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật thi đua, khen thưởng.
V. LĨNH VỰC TÔN GIÁO
1. Đề nghị công nhận tổ chức tôn giáo có địa bàn hoạt động ở một tỉnh
a. Nội dung đơn giản hóa:
- Thời gian thực hiện: Giảm 03 ngày so với quy định
- Lý do: Thời gian giải quyết theo quy định hiện hành tối đa là 60 ngày, thời gian thực hiện tại Thành phố tối đa 58 ngày (đã rút ngắn 02 ngày tại Quyết định 813/QĐ-UBND ngày 07/02/2023 của Chủ tịch UBND Thành phố); thực tế giải quyết thấy có thể rút ngắn 01 ngày còn 57 ngày (giảm 5% thời gian).
b. Kiến nghị thực thi: Đề nghị sửa đổi Điểm a Khoản 3 Điều 22 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016.
2. Đề nghị thay đổi tên của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc có địa bàn hoạt động ở một tỉnh
a. Nội dung đơn giản hóa:
- Thời gian thực hiện: Giảm 03 ngày so với quy định
- Lý do: Thời gian giải quyết theo quy định hiện hành tối đa là 30 ngày, thời gian thực hiện tại Thành phố tối đa 28 ngày (đã rút ngắn 02 ngày tại Quyết định 813/QĐ-UBND ngày 07/02/2023 của Chủ tịch UBND Thành phố); thực tế giải quyết thấy có thể rút ngắn 01 ngày còn 27 ngày (giảm 10% thời gian).
b. Kiến nghị thực thi: Đề nghị sửa đổi Điểm a Khoản 2 Điều 7 Nghị định 162/2017/NĐ-CP ngày 30/12/2017 Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật tín ngưỡng, tôn giáo.
3. Đề nghị cấp đăng ký pháp nhân phi thương mại cho tổ chức tôn giáo trực thuộc có địa bàn hoạt động ở một tỉnh
a. Nội dung đơn giản hóa:
- Thời gian thực hiện: Giảm 03 ngày so với quy định
- Lý do: Thời gian giải quyết theo quy định hiện hành tối đa là 60 ngày, thời gian thực hiện tại Thành phố tối đa 58 ngày (đã rút ngắn 02 ngày tại Quyết định 813/QĐ-UBND ngày 07/02/2023 của Chủ tịch UBND Thành phố); thực tế giải quyết thấy có thể rút ngắn 01 ngày còn 57 ngày (giảm 5% thời gian).
b. Kiến nghị thực thi: Đề nghị sửa đổi Điểm a Khoản 2 Điều 9 Nghị định 162/2017/NĐ-CP ngày 30/12/2017 Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật tín ngưỡng, tôn giáo
4. Đề nghị tự giải thể tổ chức tôn giáo có địa bàn hoạt động ở một tỉnh theo quy định của hiến chương
a. Nội dung đơn giản hóa:
- Thời gian thực hiện: Giảm 03 ngày so với quy định.
- Lý do: Thời gian giải quyết theo quy định hiện hành tối đa là 45 ngày, thời gian thực hiện tại Thành phố tối đa 43 ngày (đã rút ngắn 02 ngày tại Quyết định 813/QĐ-UBND ngày 07/02/2023 của Chủ tịch UBND Thành phố); thực tế giải quyết thấy có thể rút ngắn 01 ngày còn 42 ngày (giảm 6.7% thời gian).
b. Kiến nghị thực thi: Đề nghị sửa đổi Khoản 4 Điều 10 Nghị định 162/2017/NĐ-CP ngày 30/12/2017 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Tín ngưỡng, tôn giáo.
5. Đề nghị giải thể tổ chức tôn giáo trực thuộc có địa bàn hoạt động ở một tỉnh theo quy định của hiến chương của tổ chức
a. Nội dung đơn giản hóa:
- Thời gian thực hiện: Giảm 03 ngày so với quy định.
- Lý do: Thời gian giải quyết theo quy định hiện hành tối đa là 45 ngày, thời gian thực hiện tại Thành phố tối đa 43 ngày (đã rút ngắn 02 ngày tại Quyết định 813/QĐ-UBND ngày 07/02/2023 của Chủ tịch UBND Thành phố); thực tế giải quyết thấy có thể rút ngắn 01 ngày còn 42 ngày (giảm 6.7% thời gian).
b. Kiến nghị thực thi: Đề nghị sửa đổi Điểm a Khoản 3 Điều 10 Nghị định 162/2017/NĐ-CP ngày 30/12/2017 Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Tín ngưỡng, tôn giáo.
VI. LĨNH VỰC TỔ CHỨC PHI CHÍNH PHỦ
1. Công nhận ban vận động thành lập hội cấp tỉnh
a. Nội dung đơn giản hóa:
- Thời gian thực hiện: Giảm 01 ngày so với quy định.
- Lý do: Thời gian giải quyết theo quy định hiện hành tối đa là 30 ngày, thực tế giải quyết thấy có thể rút ngắn 01 ngày còn 29 ngày (giảm 3.33% thời gian).
b. Kiến nghị thực thi: Sửa đổi Điểm d, Khoản 5, Điều 6 Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21/4/2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội.
2. Công nhận ban vận động thành lập hội cấp huyện
a. Nội dung đơn giản hóa:
- Thời gian thực hiện: Giảm 01 ngày so với quy định.
- Lý do: Thời gian giải quyết theo quy định hiện hành tối đa là 30 ngày, thực tế giải quyết thấy có thể rút ngắn 01 ngày còn 29 ngày (giảm 3.33% thời gian).
b. Kiến nghị thực thi: Sửa đổi Điểm d, Khoản 5, Điều 6 Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21/4/2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội.
3. Đổi tên hội cấp tỉnh
a. Nội dung đơn giản hóa:
- Thời gian thực hiện: Giảm 01 ngày so với quy định.
- Lý do: Thời gian giải quyết theo quy định hiện hành tối đa là 30 ngày, thực tế giải quyết thấy có thể rút ngắn 01 ngày còn 29 ngày (giảm 3.33% thời gian).
b. Kiến nghị thực thi: Sửa đổi Khoản 3, Điều 10 Thông tư số 03/2013/TT-BNV ngày 16/4/2013 của Bộ Nội vụ quy định chi tiết thi hành Nghị định số 45/2020/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội và Nghị định số 33/2012/NĐ-CP ngày 13/4/2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2010/NĐ-CP .
4. Đổi tên hội cấp huyện
a. Nội dung đơn giản hóa:
- Thời gian thực hiện: Giảm 01 ngày so với quy định.
- Lý do: Thời gian giải quyết theo quy định hiện hành tối đa là 30 ngày, thực tế giải quyết thấy có thể rút ngắn 01 ngày còn 29 ngày (giảm 3.33% thời gian).
b. Kiến nghị thực thi: Sửa đổi Khoản 3, Điều 10, Thông tư số 03/2013/TT-BNV ngày 16/4/2013 của Bộ Nội vụ quy định chi tiết thi hành Nghị định số 45/2020/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội và Nghị định số 33/2012/NĐ-CP ngày 13/4/2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2010/NĐ-CP .
5. Báo cáo tổ chức đại hội nhiệm kỳ, đại hội bất thường cấp huyện
a. Nội dung đơn giản hóa:
- Thời gian thực hiện: Giảm 01 ngày so với quy định.
- Lý do: Thời gian giải quyết theo quy định hiện hành tối đa là 25 ngày (đối với trường hợp cần lấy ý kiến cơ quan liên quan đến ngành, lĩnh vực chính mà hội hoạt động), thực tế giải quyết thấy có thể rút ngắn 01 ngày còn 24 ngày (giảm 4% thời gian).
b. Kiến nghị thực thi: Sửa đổi Khoản 4, Điều 2 Thông tư số 03/2013/TT-BNV ngày 16/4/2013 của Bộ Nội vụ quy định chi tiết thi hành Nghị định số 45/2020/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội và Nghị định số 33/2012/NĐ-CP ngày 13/4/2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2010/NĐ-CP .
VII. LĨNH VỰC TỔ CHỨC VÀ CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI THANH NIÊN XUNG PHONG
1. Xác nhận phiên hiệu thanh niên xung phong
a. Nội dung đơn giản hóa:
- Thời gian thực hiện: Giảm 02 ngày làm việc so với quy định.
- Lý do: Thời gian giải quyết theo quy định hiện hành tối đa là 45 ngày làm việc, thực tế giải quyết thấy có thể rút ngắn 02 ngày làm việc còn 43 ngày làm việc (giảm 4.44% thời gian).
b. Kiến nghị thực thi: Sửa đổi Khoản 3, Điều 11 Thông tư số 18/2014/TT-BNV ngày 25/11/2014 của Bộ Nội vụ quy định việc xác nhận phiên hiệu đơn vị thanh niên xung phong đã được thành lập và hoạt động trong các thời kỳ đối với đơn vị chưa được xác định phiên hiệu./. | {
"issuing_agency": "Thành phố Hà Nội",
"promulgation_date": "25/10/2023",
"sign_number": "5419/QĐ-UBND",
"signer": "Lê Hồng Sơn",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Quyet-dinh-1032-QD-UBND-2022-cong-bo-thu-tuc-hanh-chinh-xu-ly-don-Uy-ban-xa-Phu-Yen-528625.aspx | Quyết định 1032/QĐ-UBND 2022 công bố thủ tục hành chính xử lý đơn Ủy ban xã Phú Yên | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH PHÚ YÊN
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 1032/QĐ-UBND
Phú Yên, ngày 30 tháng 8 năm 2022
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC CÔNG BỐ DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THAY THẾ TRONG LĨNH VỰC TIẾP CÔNG DÂN, XỬ LÝ ĐƠN THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA UBND CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ YÊN
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH PHÚ YÊN
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07/8/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Thông tư số 02/2017/TT-VPCP ngày 31/10/2017 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ hướng dẫn nghiệp vụ về kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Thông tư số 04/2021/TT-TTCP ngày 01/10/2021 của Thanh tra Chính phủ quy định quy trình tiếp công dân;
Căn cứ Thông tư số 05/2021/TT-TTCP ngày 01/10/2021 của Thanh tra Chính phủ về quy định quy trình xử lý đơn khiếu nại, đơn tố cáo, đơn kiến nghị, phản ánh;
Căn cứ Quyết định số 193/QĐ-TTCP ngày 20/5/2022 về việc công bố thủ tục hành chính được thay thế trong lĩnh vực tiếp công dân thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Thanh tra Chính phủ;
Căn cứ Quyết định số 194/QĐ-TTCP ngày 20/5/2022 về việc công bố thủ tục hành chính được thay thế trong lĩnh vực xử lý đơn thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Thanh tra Chính phủ;
Theo đề nghị của Chánh Thanh tra tỉnh tại Tờ trình số 595/TTr-TTr ngày 24/8/2022.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này Danh mục 01 thủ tục hành chính thay thế trong lĩnh vực tiếp công dân và Danh mục 01 thủ tục hành chính thay thế trong lĩnh vực xử lý đơn thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp xã trên địa bàn tỉnh Phú Yên (kèm theo Danh mục).
Điều 2:
- Thanh tra tỉnh có trách nhiệm Cập nhật thủ tục hành chính tại Điều 1 Quyết định này vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính và tích hợp dữ liệu để công khai trên Cổng Dịch vụ công trực tuyến tỉnh theo đúng quy định (chậm nhất sau 03 ngày làm việc kể từ ngày ký ban hành).
- UBND cấp xã thực hiện giải quyết thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền và niêm yết, công khai các thủ tục hành chính này tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính của xã và trên Trang thông tin điện tử của đơn vị (nếu có).
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và bãi bỏ Danh mục thủ tục hành chính trong lĩnh vực tiếp công dân, xử lý đơn thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp xã trên địa bàn tỉnh tại Quyết định số 966/QĐ-UBND ngày 14/5/2018 của Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên.
Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch UBND cấp xã và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Chủ tịch, Phó CT UBND tỉnh;
- Chánh, các Phó CVP UBND tỉnh;
- Trung tâm Truyền thông;
- Cổng Thông tin điện tử tỉnh;
- Lưu: VT, NC.
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Đào Mỹ
DANH MỤC
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THAY THẾ TRONG LĨNH VỰC TIẾP CÔNG DÂN, XỬ LÝ ĐƠN THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA UBND CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ YÊN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1032/QĐ-UBND ngày 30 tháng 8 năm 2022 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên)
I. LĨNH VỰC TIẾP CÔNG DÂN
Số TT
Tên thủ tục hành chính được thay thế
Tên thủ tục hành chính thay thế
Thời hạn giải quyết
Địa điểm thực hiện
Phí, lệ phí (nếu có)
Căn cứ pháp lý
Ghi chú
1
Tiếp công dân tại cấp xã
Tiếp công dân tại cấp xã
Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh, người tiếp công dân có trách nhiệm trả lời trực tiếp hoặc thông báo bằng văn bản đến người đã đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND cấp xã
Không
- Luật Tiếp công dân năm 2013; Nghị định số 64/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của Chính Phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiếp công dân; Thông tư số 04/2021/TT-TTCP ngày 01/10/2021 của Thanh tra Chính phủ quy định quy trình tiếp công dân.
- Những bộ phận còn lại của thủ tục hành chính được sao y theo thủ tục tiếp công dân cấp xã tại Quyết định số 193/QĐ-TTCP ngày 20/5/2022 về việc Công bố thủ tục hành chính được thay thế trong lĩnh vực tiếp công dân thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Thanh tra Chính phủ.
II. LĨNH VỰC XỬ LÝ ĐƠN
Số TT
Tên thủ tục hành chính được thay thế
Tên thủ tục hành chính thay thế
Thời hạn giải quyết
Địa điểm thực hiện
Phí, lệ phí (nếu có)
Căn cứ pháp lý
Ghi chú
1
Xử lý đơn tại cấp xã
Xử lý đơn tại cấp xã
Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh.
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND cấp xã
Không
- Luật Khiếu nại năm 2011; Nghị định số 124/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 quy định một số điều và biện pháp thi hành Luật khiếu nại; Luật Tố cáo năm 2018; Nghị định số 31/2019/NĐ-CP ngày 10/4/2019 của Chính Phủ quy định chi tiết thi hành một số điều và biện pháp thi hành Luật Tố cáo; Thông tư số 05/2021/TT-TTCP ngày 01/10/2021 của Thanh tra Chính phủ về quy định quy trình xử lý đơn khiếu nại, đơn tố cáo, đơn kiến nghị phản ánh.
- Những bộ phận còn lại của thủ tục hành chính được sao y theo thủ tục xử lý đơn cấp xã tại Quyết định số 194/QĐ-TTCP ngày 20/5/2022 về việc Công bố thủ tục hành chính được thay thế trong lĩnh vực xử lý đơn thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Thanh tra Chính phủ | {
"issuing_agency": "Tỉnh Phú Yên",
"promulgation_date": "30/08/2022",
"sign_number": "1032/QĐ-UBND",
"signer": "Đào Mỹ",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Quyet-dinh-316-QD-UBND-2022-Quy-che-lam-viec-cua-Uy-ban-huyen-Can-Gio-Ho-Chi-Minh-532904.aspx | Quyết định 316/QĐ-UBND 2022 Quy chế làm việc của Ủy ban huyện Cần Giờ Hồ Chí Minh | ỦY BAN NHÂN DÂN
HUYỆN CẦN GIỜ
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 316/QĐ-UBND
Cần Giờ, ngày 01 tháng 3 năm 2022
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ LÀM VIỆC CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN CẦN GIỜ NHIỆM KỲ 2021 - 2026
ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN CẦN GIỜ
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Quyết định số 75/2006/QĐ-TTg ngày 12 tháng 4 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Quy chế làm việc mẫu của Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;
Căn cứ Quyết định số 45/2018/QĐ-TTg ngày 09 tháng 11 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về quy định chế độ họp trong hoạt động quản lý, điều hành của cơ quan thuộc hệ thống hành chính nhà nước;
Theo đề nghị của Trưởng Phòng Nội vụ tại Tờ trình số 94/TTr-NV ngày 27 tháng 01 năm 2022.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế làm việc của Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 611/QĐ-UBND ngày 14 tháng 5 năm 2018 của Ủy ban nhân dân huyện về ban hành Quy chế làm việc của Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ nhiệm kỳ 2016 - 2021.
Điều 3. Thành viên Ủy ban nhân dân huyện, Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện, Thủ trưởng cơ quan chuyên môn, đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, thị trấn và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- UBND Thành phố;
- Chủ tịch UBND Thành phố;
- Sở Nội vụ;
- Thường trực Huyện ủy - HĐND huyện;
- UBMTTQ và các đoàn thể huyện;
- Thường trực HĐND xã, thị trấn;
- UBND xã, thị trấn;
- VP: PCVP/NCTH;
- Lưu: VT, NV. KT.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Nguyễn Văn Hồng
QUY CHẾ
LÀM VIỆC CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN CẦN GIỜ NHIỆM KỲ 2021 - 2026
(Kèm theo Quyết định số 316/QĐ-UBND ngày 01 tháng 3 năm 2022 của Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ)
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi, đối tượng điều chỉnh
1. Quy chế này quy định về nguyên tắc, chế độ trách nhiệm, lề lối làm việc, trình tự giải quyết công việc và quan hệ công tác của Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ nhiệm kỳ 2021 - 2026 (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân huyện).
2. Các thành viên Ủy ban nhân dân huyện, người đứng đầu cơ quan chuyên môn, đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân huyện, Ủy ban nhân dân xã, thị trấn, tổ chức, cá nhân có quan hệ làm việc với Ủy ban nhân dân huyện chịu sự điều chỉnh của Quy chế này.
Điều 2. Nguyên tắc làm việc của Ủy ban nhân dân huyện
1. Ủy ban nhân dân huyện làm việc theo chế độ kết hợp giữa quyền hạn, trách nhiệm của tập thể Ủy ban nhân dân huyện với quyền hạn, trách nhiệm cá nhân của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện và từng thành viên Ủy ban nhân dân huyện. Mọi hoạt động của Ủy ban nhân dân huyện, thành viên Ủy ban nhân dân huyện phải bảo đảm tuân thủ sự lãnh đạo của Đảng, quy định của Hiến pháp, pháp luật, sự chỉ đạo, điều hành của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân Thành phố), Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh (sau đây gọi tắt là Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố), sự giám sát của Hội đồng nhân dân huyện Cần Giờ (sau đây gọi tắt là Hội đồng nhân dân huyện), của Nhân dân, đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ.
2. Đề cao trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu, phát huy trách nhiệm nêu gương. Trong phân công giải quyết công việc, mỗi việc chỉ giao cho một cơ quan, đơn vị, một người phụ trách và chịu trách nhiệm chính, xuyên suốt. Cấp trên không làm thay công việc của cấp dưới, tập thể không làm thay công việc của cá nhân và ngược lại. Người đứng đầu cơ quan được giao công việc phải chịu trách nhiệm về tiến độ và kết quả công việc được phân công.
3. Giải quyết công việc đúng phạm vi thẩm quyền và trách nhiệm được phân công, đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật, chương trình, kế hoạch công tác và Quy chế này.
4. Bảo đảm yêu cầu phối hợp công tác, trao đổi thông tin trong giải quyết công việc và đề cao sự thống nhất trong mọi hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được pháp luật quy định. Giữ vững kỷ cương, kỷ luật hành chính.
5. Thực hiện phân công, phân cấp, ủy quyền theo quy định của pháp luật, trên cơ sở phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của từng cấp, từng cơ quan, bảo đảm sự quản lý thống nhất của Ủy ban nhân dân huyện, phát huy tính chủ động, trách nhiệm, sáng tạo của các cơ quan chuyên môn, đơn vị, địa phương trong việc thực hiện các nhiệm vụ được giao, có cơ chế phù hợp để giám sát, kiểm tra và kiểm soát quyền lực.
6. Bảo đảm dân chủ, rõ ràng, minh bạch và hiệu quả trong mọi hoạt động. Từng bước hiện đại hóa, thúc đẩy chính quyền điện tử, hướng đến chính quyền số, thực hiện nền hành chính thống nhất, thông suốt, liên tục, dân chủ, chuyên nghiệp, hiện đại, liêm chính, phục vụ Nhân dân và chịu sự kiểm tra, giám sát của Nhân dân.
Điều 3. Hiệu quả hoạt động của Ủy ban nhân dân huyện
1. Hiệu quả hoạt động của Ủy ban nhân dân huyện được bảo đảm bằng hiệu quả hoạt động của tập thể Ủy ban nhân dân huyện, của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, từng Ủy viên Ủy ban nhân dân huyện và các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện.
2. Các thành viên Ủy ban nhân dân huyện phải thực hiện đúng, đầy đủ quyền hạn, trách nhiệm của mình, phát huy tốt vai trò của các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện trong tham mưu giải quyết các vấn đề thuộc lĩnh vực mình phụ trách, chỉ trình Ủy ban nhân dân huyện hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện những vấn đề vượt thẩm quyền hoặc những vấn đề có liên quan đến các thành viên khác nhưng còn có ý kiến khác nhau, các vấn đề chưa được pháp luật quy định cụ thể, rõ ràng.
3. Mỗi thành viên Ủy ban nhân dân huyện chịu trách nhiệm cá nhân về nhiệm vụ công tác của mình trước Hội đồng nhân dân huyện, Ủy ban nhân dân huyện và cùng với các thành viên khác chịu trách nhiệm tập thể về hoạt động của Ủy ban nhân dân huyện trước Huyện ủy, Hội đồng nhân dân huyện, Ủy ban nhân dân Thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố.
4. Khi cần thiết, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện có thể lập các Ban Chỉ đạo, Hội đồng để tư vấn giúp Ủy ban nhân dân huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện về một số lĩnh vực công tác trong một thời gian nhất định; sau khi hoàn thành nhiệm vụ, Ban Chỉ đạo, Hội đồng sẽ tự giải thể.
Chương II
TRÁCH NHIỆM, PHẠM VI GIẢI QUYẾT CÔNG VIỆC, QUAN HỆ CÔNG TÁC CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN
Điều 4. Trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc của Ủy ban nhân dân huyện
1. Ủy ban nhân dân huyện là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân huyện, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước Nhân dân huyện, Hội đồng nhân dân huyện và Ủy ban nhân dân Thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố về việc thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ quy định tại Luật Tổ chức chính quyền địa phương và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Ủy ban nhân dân huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương, góp phần bảo đảm sự chỉ đạo, quản lý thống nhất trong bộ máy hành chính Nhà nước từ Trung ương đến cơ sở.
2. Ủy ban nhân dân huyện thảo luận tập thể và quyết định theo đa số các vấn đề sau:
a) Chương trình công tác của Ủy ban nhân dân huyện; kiểm điểm công tác chỉ đạo, điều hành của Ủy ban nhân dân huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện và thực hiện Quy chế làm việc của Ủy ban nhân dân huyện;
b) Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách, quyết toán ngân sách hàng năm và quỹ dự trữ tài chính của huyện trình Hội đồng nhân dân huyện quyết định;
c) Kế hoạch đầu tư, xây dựng các dự án, công trình sử dụng nguồn vốn ngân sách, có tính chất ngân sách trình Hội đồng nhân dân huyện quyết định;
d) Cơ chế, chính sách huy động nhân lực, tài chính để giải quyết các vấn đề cấp bách của huyện trình Hội đồng nhân dân huyện quyết định;
đ) Các biện pháp thực hiện nghị quyết của Huyện ủy, nghị quyết của Hội đồng nhân dân huyện về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, thông qua báo cáo của Ủy ban nhân dân huyện trước khi trình Hội đồng nhân dân huyện;
e) Các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của Ủy ban nhân dân huyện hoặc xem xét, trình cơ quan có thẩm quyền ban hành;
g) Đề án thành lập mới, sáp nhập, giải thể các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện và việc thành lập mới, nhập, chia tách, điều chỉnh địa giới hành chính trên địa bàn huyện;
h) Các vấn đề quan trọng khác mà pháp luật quy định thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân huyện quyết định;
i) Các vấn đề mà Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện xét thấy cần thiết.
Điều 5. Cách thức giải quyết công việc của Ủy ban nhân dân huyện
1. Thảo luận và quyết định từng vấn đề tại phiên họp Ủy ban nhân dân huyện thường kỳ, chuyên đề hoặc họp để giải quyết công việc phát sinh đột xuất theo quy định tại Điều 25 Quy chế này. Đối với những vấn đề không nhất thiết phải tổ chức thảo luận tập thể hoặc vấn đề do yêu cầu cấp bách, không có điều kiện tổ chức họp tập thể Ủy ban nhân dân huyện thì theo chỉ đạo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện gửi toàn bộ hồ sơ, đề án và Phiếu ghi ý kiến đến từng thành viên Ủy ban nhân dân huyện để xin ý kiến.
2. Ủy ban nhân dân huyện phân công Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện thay mặt Ủy ban nhân dân huyện xem xét, quyết định những vấn đề đột xuất, cấp bách cần phải xử lý gấp thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân huyện hoặc những vấn đề đã được Ủy ban nhân dân huyện thống nhất về nguyên tắc. Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện báo cáo tại phiên họp Ủy ban nhân dân huyện gần nhất về những vấn đề đã quyết định.
3. Căn cứ vào yêu cầu công tác, khả năng thực hiện và điều kiện, tình hình cụ thể, Ủy ban nhân dân huyện tăng cường phân cấp cho cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, Ủy ban nhân dân xã, thị trấn thực hiện một cách liên tục, thường xuyên một hoặc một số nhiệm vụ, quyền hạn thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân huyện phù hợp với quy định của pháp luật.
4. Trong trường hợp cần thiết, Ủy ban nhân dân huyện có thể ủy quyền cho cơ quan chuyên môn, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Ủy ban nhân dân huyện, Ủy ban nhân dân xã, thị trấn trực tiếp thực hiện một hoặc một số nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân huyện trong khoảng thời gian xác định kèm theo các điều kiện cụ thể.
Điều 6. Trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện là người đứng đầu Ủy ban nhân dân huyện; chịu trách nhiệm cá nhân về thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Điều 29, Điều 121 Luật Tổ chức chính quyền địa phương và những vấn đề khác mà pháp luật quy định thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện; cùng các thành viên của Ủy ban nhân dân huyện chịu trách nhiệm tập thể về hoạt động của Ủy ban nhân dân huyện trước Nhân dân huyện, trước Huyện ủy, Hội đồng nhân dân huyện, Ủy ban nhân dân Thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố và trước pháp luật.
2. Chỉ giải quyết những công việc thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện; không xử lý những công việc đã phân công, ủy quyền cho Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện; không quyết định thay những việc đã phân cấp, ủy quyền hoặc thuộc thẩm quyền của người đứng đầu cơ quan chuyên môn, đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, thị trấn theo quy định pháp luật.
3. Lãnh đạo toàn diện và điều hành công tác của Ủy ban nhân dân huyện, các thành viên Ủy ban nhân dân huyện, người đứng đầu cơ quan chuyên môn, đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, thị trấn:
a) Trực tiếp chỉ đạo, điều hành các công việc, vấn đề có tính chiến lược trên tất cả lĩnh vực công tác thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân huyện. Quyết định những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân huyện, trừ những vấn đề quy định tại Điều 4 của Quy chế này;
b) Quyết định áp dụng các biện pháp nhằm cải tiến lề lối làm việc; quản lý và điều hành bộ máy hành chính hoạt động có hiệu quả; ngăn ngừa, đấu tranh chống quan liêu, thiếu trách nhiệm, hách dịch, cửa quyền, tham nhũng, lãng phí và các biểu hiện tiêu cực của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong bộ máy cơ quan Nhà nước và các đơn vị sự nghiệp công lập;
c) Quyết định tổ chức tiếp công dân, xem xét giải quyết kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của tổ chức và công dân theo quy định của pháp luật;
d) Trực tiếp chỉ đạo giải quyết hoặc giao Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện chủ trì, phối hợp giải quyết những vấn đề liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực trên địa bàn huyện;
đ) Quyết định những vấn đề do Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, thị trấn, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện và người đứng đầu các tổ chức chính trị - xã hội huyện đề nghị vượt thẩm quyền giải quyết của người đứng đầu cơ quan chuyên môn, đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân huyện, hoặc các vấn đề liên quan đến nhiều ngành, nhiều xã, thị trấn, nhưng giữa các cơ quan đó còn có ý kiến khác nhau, trừ những vấn đề quy định tại Điều 4 của Quy chế này;
e) Quyết định những vấn đề thuộc thẩm quyền giải quyết của người đứng đầu cơ quan chuyên môn, đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân huyện, của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, thị trấn nhưng do tầm quan trọng của vấn đề, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện thấy cần phải trực tiếp chỉ đạo giải quyết dứt điểm trong một thời gian nhất định;
g) Triệu tập và chủ tọa các phiên họp của Ủy ban nhân dân huyện.
4. Ủy nhiệm một Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện chỉ đạo công việc của Ủy ban nhân dân huyện khi Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện vắng mặt. Khi một Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện vắng mặt, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện trực tiếp giải quyết hoặc phân công Phó Chủ tịch khác giải quyết công việc thay Phó Chủ tịch vắng mặt. Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện thông báo kịp thời các nội dung ủy quyền và kết quả giải quyết công việc cho Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện vắng mặt biết.
5. Trực tiếp giải quyết công việc trên cơ sở hồ sơ trình của cơ quan, đơn vị, được tổng hợp trong Phiếu trình của Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện. Nội dung chỉ đạo, xử lý công việc thể hiện rõ quan điểm đồng ý hoặc không đồng ý, ý kiến khác đối với kiến nghị, đề xuất của cơ quan trình. Trường hợp cần thiết cần phải xử lý gấp, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện trực tiếp cho ý kiến chỉ đạo giải quyết công việc trên hồ sơ trình; trên cơ sở đó, Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện xử lý theo quy định.
6. Trực tiếp hoặc phân công, ủy quyền Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện chủ trì họp, làm việc với người đứng đầu cơ quan, đơn vị, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, thị trấn, cá nhân, tổ chức có liên quan để xem xét, trước khi quyết định. Giao Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện chủ trì họp, làm việc với người đứng đầu cơ quan, đơn vị, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, thị trấn, cá nhân, tổ chức có liên quan để tổng hợp, báo cáo trước khi trình Ủy ban nhân dân huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện quyết định.
7. Quyết định phân công công tác cho các Phó Chủ tịch và các Ủy viên Ủy ban nhân dân huyện.
8. Thay mặt Ủy ban nhân dân huyện ký quyết định của Ủy ban nhân dân huyện; ban hành quyết định, chỉ thị và hướng dẫn, kiểm tra việc thi hành các văn bản đó ở địa phương.
9. Giải quyết công việc thông qua các hình thức khác: đi công tác; kiểm tra, đôn đốc tổ chức thực hiện cơ chế, chính sách, pháp luật tại cơ sở; giải trình, trả lời chất vấn của đại biểu Hội đồng nhân dân huyện; trả lời kiến nghị của cử tri; họp báo và chỉ đạo xử lý thông tin báo chí; tiếp khách trong nước và nước ngoài; các cách thức khác theo quy định pháp luật.
Điều 7. Trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc của Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện
1. Phạm vi, trách nhiệm giải quyết công việc của Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện thực hiện theo quy định tại Luật Tổ chức chính quyền địa phương và các quy định pháp luật liên quan. Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện thực hiện các nhiệm vụ theo sự phân công của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, chịu trách nhiệm trực tiếp, toàn diện, mọi mặt trước pháp luật và trước Hội đồng nhân dân huyện, Ủy ban nhân dân huyện và Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện; đồng thời, cùng các thành viên của Ủy ban nhân dân huyện chịu trách nhiệm tập thể về hoạt động của Ủy ban nhân dân huyện.
2. Nguyên tắc Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện phân công Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện giải quyết công việc:
a) Mỗi Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện được Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện phân công chỉ đạo điều hành, xử lý thường xuyên các công việc cụ thể thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện trong một số lĩnh vực công tác của Ủy ban nhân dân huyện; theo dõi, chỉ đạo một số cơ quan chuyên môn, đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân huyện và Ủy ban nhân dân xã, thị trấn;
b) Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện được sử dụng quyền hạn của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện khi giải quyết các công việc thuộc lĩnh vực được phân công và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, trước pháp luật về những quyết định của mình;
c) Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện chủ động giải quyết công việc được phân công; trong thực thi nhiệm vụ, nếu có vấn đề liên quan đến lĩnh vực của Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện khác thì trực tiếp phối hợp với Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện đó để giải quyết. Trường hợp giữa các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện còn có ý kiến khác nhau thì Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện đang chủ trì giải quyết công việc đó báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện quyết định.
3. Trong phạm vi công việc được phân công, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện có nhiệm vụ và quyền hạn:
a) Chỉ đạo, đôn đốc các cơ quan chuyên môn, đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân huyện, Ủy ban nhân dân xã, thị trấn xây dựng và tổ chức thực hiện các quy hoạch, kế hoạch, các cơ chế, chính sách, đề án phát triển ngành, lĩnh vực, địa phương theo đúng đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, phù hợp với các văn bản chỉ đạo của cấp trên và tình hình thực hiện của địa phương, bảo đảm tính khả thi, hiệu quả cao;
b) Kiểm tra, đôn đốc các cơ quan chuyên môn, đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân huyện, Ủy ban nhân dân xã, thị trấn tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước; các nghị quyết của Huyện ủy, Hội đồng nhân dân huyện; quyết định, chỉ thị, chương trình, kế hoạch của Ủy ban nhân dân huyện thuộc lĩnh vực mình phụ trách; phát hiện và đề xuất những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung;
c) Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện trực tiếp giải quyết công việc trên cơ sở hồ sơ trình của cơ quan, đơn vị, được tổng hợp trong Phiếu trình của Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện. Nội dung chỉ đạo, xử lý công việc thể hiện rõ quan điểm đồng ý hoặc không đồng ý, ý kiến khác đối với kiến nghị, đề xuất của cơ quan, đơn vị trình. Trường hợp cần thiết phải xử lý gấp, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện trực tiếp cho ý kiến chỉ đạo giải quyết công việc trên hồ sơ trình; trên cơ sở đó, Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện xử lý theo quy định;
d) Nếu phát hiện các cơ quan chuyên môn, đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân huyện, Ủy ban nhân dân xã, thị trấn ban hành văn bản, thực hiện công việc trái với quy định pháp luật và nhiệm vụ, quyền hạn được giao, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện có quyền thay mặt Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện quyết định đình chỉ việc thi hành văn bản, việc làm sai trái đó; đồng thời đề ra các biện pháp xử lý kịp thời và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện;
đ) Giải quyết những vấn đề phát sinh hằng ngày thuộc phạm vi mình phụ trách. Theo dõi về tổ chức bộ máy, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và chỉ đạo xử lý những vấn đề nội bộ trong các cơ quan thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách;
e) Chủ trì xử lý những vấn đề cần phối hợp liên ngành và xem xét, xử lý những kiến nghị của cơ quan chuyên môn, đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân huyện và Ủy ban nhân dân xã, thị trấn thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện trong phạm vi được phân công. Giao Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện chủ trì họp, làm việc với người đứng đầu cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan để tổng hợp, rà soát, báo cáo trước khi quyết định;
g) Chấp hành và thực hiện những công việc khác do Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện giao.
4. Hằng tuần, các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện tổng hợp tình hình công việc được phân công, báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện tại cuộc họp giao ban của Chủ tịch và các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện.
5. Trong chỉ đạo điều hành, trường hợp có vấn đề liên quan hoặc thuộc lĩnh vực Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện trực tiếp phụ trách; những vấn đề phát sinh ngoài kế hoạch; những vấn đề chưa được pháp luật quy định cụ thể, rõ ràng, các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện có trách nhiệm đề xuất, báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện quyết định. Nếu vấn đề thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân huyện thì báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện để đưa ra phiên họp Ủy ban nhân dân huyện thảo luận, quyết định.
6. Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện còn giải quyết công việc thông qua các hình thức như quy định tại khoản 9 Điều 6 Quy chế này.
Điều 8. Trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc của Ủy viên Ủy ban nhân dân huyện
1. Được Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện phân công phụ trách một số lĩnh vực cụ thể, thay mặt Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân huyện, Ủy ban nhân dân xã, thị trấn giải quyết công việc thuộc lĩnh vực công tác mình phụ trách; chịu trách nhiệm cá nhân trước Ủy ban nhân dân huyện và Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện về kết quả công việc được phân công phụ trách; đồng thời, cùng các thành viên của Ủy ban nhân dân huyện chịu trách nhiệm tập thể về hoạt động của Ủy ban nhân dân huyện; báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân huyện khi được yêu cầu.
Ủy viên Ủy ban nhân dân huyện là người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước sở, ngành Thành phố Hồ Chí Minh về ngành, lĩnh vực có liên quan.
2. Giải quyết hoặc tham mưu trình Ủy ban nhân dân huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện quyết định theo thẩm quyền đề nghị của các cơ quan chuyên môn, đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân huyện, Ủy ban nhân dân xã, thị trấn về vấn đề thuộc phạm vi quản lý ngành, lĩnh vực công tác mình phụ trách.
3. Tham gia ý kiến về nội dung liên quan đến chức năng của ngành, lĩnh vực mình phụ trách; tham gia giải quyết công việc, quyết định những vấn đề thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân huyện. Thực hiện các nhiệm vụ được Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện ủy quyền và báo cáo kết quả công việc với Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện.
4. Chịu trách nhiệm về tiến độ và chất lượng các đề án, cơ chế, chính sách, dự án, văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan mình chủ trì chuẩn bị.
5. Có trách nhiệm tham dự đầy đủ các phiên họp thường kỳ, chuyên đề hoặc họp để giải quyết công việc phát sinh đột xuất của Ủy ban nhân dân huyện, trường hợp vắng mặt phải báo cáo và được sự đồng ý của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện; thảo luận và biểu quyết những vấn đề được đưa ra phiên họp hoặc Phiếu ghi ý kiến.
6. Thực hiện kế hoạch đi công tác cơ sở, kế hoạch tiếp dân, đối thoại với Nhân dân về các vấn đề thuộc phạm vi phụ trách của mình, thuộc phạm vi của Ủy ban nhân dân huyện nếu được phân công; chủ động, kịp thời phát hiện các vấn đề phát sinh thuộc lĩnh vực phụ trách để giải quyết; thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn việc thi hành chính sách, pháp luật, việc thực hiện chương trình, kế hoạch và các quyết định của Ủy ban nhân dân huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện về ngành, lĩnh vực do mình phụ trách; nắm chắc tình hình thực tế để nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác.
7. Chủ động phối hợp chặt chẽ với các cơ quan của Huyện ủy, Hội đồng nhân dân huyện, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện và các tổ chức chính trị - xã hội huyện; thực hiện đầy đủ nhiệm vụ theo các quy chế và quy định có liên quan; nghiên cứu, giải quyết và chủ động báo cáo, đối thoại, trả lời các kiến nghị, chất vấn của đại biểu Hội đồng nhân dân huyện, kiến nghị của cử tri, kiến nghị của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện và các tổ chức chính trị - xã hội huyện về những vấn đề thuộc lĩnh vực mình phụ trách.
8. Không được nói và làm trái với các quyết định của Ủy ban nhân dân huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện. Trường hợp có ý kiến khác với các quyết định đó thì vẫn phải chấp hành và được trình bày ý kiến với tập thể Ủy ban nhân huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện về vấn đề đó. Mọi sự vi phạm tùy theo tính chất, mức độ sẽ được kiểm điểm làm rõ trách nhiệm trước tập thể Ủy ban nhân dân huyện.
9. Có hộp thư điện tử công vụ để nhận, gửi thông tin, tài liệu, đơn thư, giấy mời họp, trao đổi ý kiến về các công việc có liên quan; được trang bị các phương tiện để phục vụ việc xử lý công việc, trao đổi thông tin qua mạng máy tính; được Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin về hoạt động của Ủy ban nhân dân huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện.
10. Chấp hành nghiêm, đảm bảo việc bảo mật nhà nước theo quy định pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.
11. Thực hiện nhiệm vụ khác theo sự phân công của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện.
Điều 9. Trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc của người đứng đầu cơ quan chuyên môn, đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân huyện
1. Người đứng đầu cơ quan chuyên môn, đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân huyện chịu trách nhiệm cá nhân trực tiếp và toàn diện trước Ủy ban nhân dân huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện phụ trách và trước pháp luật về thực hiện toàn bộ công việc thuộc chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực được giao (kể cả khi đã phân công hoặc ủy nhiệm cho cấp phó) và chịu sự hướng dẫn, kiểm tra về công tác chuyên môn của người đứng đầu sở, ngành Thành phố. Chủ động triển khai thực hiện công việc thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn; thường xuyên kiểm tra, báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện phụ trách về kết quả thực hiện nhiệm vụ.
2. Người đứng đầu cơ quan chuyên môn, đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân huyện giải quyết các công việc sau đây:
a) Những công việc thuộc thẩm quyền theo quy định của các sở, ngành Thành phố, theo ủy quyền của Ủy ban nhân dân huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, theo Quy chế tổ chức và hoạt động của cơ quan, đơn vị và các văn bản pháp luật có liên quan;
b) Giải quyết hoặc xem xét đề xuất cách giải quyết những kiến nghị của cử tri, đề nghị của các tổ chức, cá nhân thuộc chức năng, thẩm quyền; trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện phụ trách những việc vượt thẩm quyền hoặc những việc đã phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan giải quyết nhưng còn ý kiến chưa thống nhất;
c) Tham gia đề xuất ý kiến về những công việc chung của Ủy ban nhân dân huyện và thực hiện một số công việc cụ thể theo phân công của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện. Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện phụ trách và phân cấp của người đứng đầu sở, ngành Thành phố quản lý chuyên ngành;
d) Tham gia ý kiến với người đứng đầu cơ quan chuyên môn, đơn vị khác thuộc Ủy ban nhân dân huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, thị trấn để xử lý những vấn đề thuộc thẩm quyền của cơ quan đó nhưng có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của ngành, lĩnh vực mình quản lý; tăng cường sự phối hợp và quản lý thống nhất; chủ động, kịp thời tham gia ý kiến theo trách nhiệm của ngành đối với các cơ chế, chính sách, dự án, đề án, chương trình, các yêu cầu đột xuất mà Ủy ban nhân dân huyện giao. Người đứng đầu cơ quan, đơn vị được phân công chủ trì nhiệm vụ có tính chất liên ngành phải chịu trách nhiệm xuyên suốt, đến cùng về chất lượng và tiến độ tham mưu nhiệm vụ đó;
đ) Xây dựng và trình Ủy ban nhân dân huyện xem xét, quyết định về Quy chế tổ chức và hoạt động; chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức bộ máy của cơ quan, đơn vị mình;
e) Thực hiện công tác cải cách hành chính của lĩnh vực, của ngành trên địa bàn huyện, trong nội bộ cơ quan, đơn vị và tham gia công tác cải cách hành chính của huyện.
3. Người đứng đầu cơ quan chuyên môn, đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân huyện có trách nhiệm chấp hành nghiêm các quyết định, chỉ đạo của cấp trên; trường hợp chậm hoặc không thực hiện được, phải kịp thời báo cáo rõ nguyên nhân. Khi có căn cứ là quyết định đó trái pháp luật, thì phải báo cáo ngay bằng văn bản với người ra quyết định.
4. Người đứng đầu cơ quan chuyên môn, đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân huyện đề cao trách nhiệm cá nhân, sử dụng đúng quyền hạn được giao, không chuyển công việc thuộc chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của mình lên Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện phụ trách hoặc cho các cơ quan khác và không giải quyết các công việc thuộc thẩm quyền của cấp dưới, của cơ quan khác.
5. Khi tham mưu, đề xuất Ủy ban nhân dân huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện giải quyết công việc, phải nêu rõ cơ sở pháp lý, thẩm quyền, quan điểm, kiến nghị rõ phương án giải quyết công việc và chịu trách nhiệm về nội dung tham mưu, đề xuất.
6. Khi cần thiết, người đứng đầu cơ quan chuyên môn, đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân huyện chủ động, trực tiếp làm việc với Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện được phân công phụ trách để xin ý kiến chỉ đạo hoặc đề xuất về những vấn đề thuộc ngành, lĩnh vực của mình. Tổ chức kiểm tra, hướng dẫn nghiệp vụ, chuyên môn đối với đơn vị cấp dưới theo ngành dọc và đơn vị thuộc quyền quản lý.
7. Chịu trách nhiệm về công tác bảo vệ bí mật nhà nước theo quy định pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước tại cơ quan, đơn vị mình.
8. Để bảo đảm tính nghiêm túc và sự nhất quán, trước khi thực hiện yêu cầu của cơ quan, tổ chức bên ngoài Ủy ban nhân dân huyện về báo cáo, cung cấp thông tin và tiến hành các công việc có liên quan đến thẩm quyền của Ủy ban nhân dân huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, các cơ quan chuyên môn, đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân huyện (kể cả trong trường hợp phân công hoặc ủy quyền cho cấp phó) phải báo cáo và được sự đồng ý của Ủy ban nhân dân huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện.
Điều 10. Trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc của Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện
1. Xây dựng chương trình, kế hoạch công tác, báo cáo sơ kết, tổng kết hoạt động, báo cáo kiểm điểm công tác chỉ đạo, điều hành của Ủy ban nhân dân huyện và các báo cáo khác của Ủy ban nhân dân huyện theo sự chỉ đạo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện.
2. Kiểm tra, đôn đốc các cơ quan chuyên môn, đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân huyện, Ủy ban nhân dân xã, thị trấn thực hiện các chương trình, kế hoạch công tác của Ủy ban nhân dân huyện.
3. Xây dựng, trình Ủy ban nhân dân huyện thông qua và giúp Ủy ban nhân dân huyện kiểm tra, đôn đốc, tổng kết việc thực hiện Quy chế làm việc của Ủy ban nhân dân huyện. Giúp Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện tổ chức thực hiện Quy chế phối hợp công tác giữa Ủy ban nhân dân huyện với Thường trực Huyện ủy, Thường trực Hội đồng nhân dân, Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội huyện.
4. Theo dõi, nắm tình hình hoạt động chung của Ủy ban nhân dân huyện; tổ chức việc thu thập, tổng hợp và cung cấp thông tin phục vụ chỉ đạo, điều hành của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện; thực hiện nhiệm vụ cung cấp thông tin cho công dân theo Luật Tiếp cận thông tin.
5. Tham mưu cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện tổ chức thực hiện Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính; tổ chức bộ phận tiếp nhận và trả kết quả huyện theo cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông của Ủy ban nhân dân huyện.
6. Bảo đảm các điều kiện làm việc và tổ chức phục vụ các hoạt động của Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân huyện, Ủy ban nhân dân, Chủ tịch và Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện.
7. Quản lý thống nhất việc ban hành, công bố văn bản của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện.
8. Giải quyết một số công việc cụ thể khác do Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện giao.
Điều 11. Quan hệ phối hợp công tác của Ủy ban nhân dân huyện
1. Trong hoạt động của mình, Ủy ban nhân dân huyện chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Ủy ban nhân dân Thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố; giữ mối liên hệ thường xuyên với các sở, ngành, cơ quan có liên quan của Thành phố, các cơ quan của Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội huyện.
2. Ủy ban nhân dân huyện phối hợp chặt chẽ với Thường trực Hội đồng nhân dân huyện trong việc chuẩn bị chương trình và nội dung làm việc của kỳ họp Hội đồng nhân dân huyện, các báo cáo, đề án của Ủy ban nhân dân huyện trình Hội đồng nhân dân huyện; giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân huyện về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội huyện; giải quyết theo thẩm quyền các kiến nghị của Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân huyện và trả lời chất vấn của đại biểu Hội đồng nhân dân huyện.
3. Ủy ban nhân dân huyện phối hợp chặt chẽ với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội huyện chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng, hợp pháp của Nhân dân, vận động Nhân dân tham gia xây dựng, củng cố chính quyền Nhân dân, tổ chức thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tôn trọng và phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội huyện trong giám sát, phản biện xã hội đối với hoạt động của Ủy ban nhân dân huyện. Ủy ban nhân dân huyện và các thành viên Ủy ban nhân dân huyện có trách nhiệm giải quyết và trả lời các kiến nghị của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội huyện về xây dựng chính quyền và phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội huyện.
4. Ủy ban nhân dân huyện phối hợp với Viện Kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân huyện trong việc đấu tranh phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm Hiến pháp và pháp luật, giữ vững kỷ luật, kỷ cương hành chính, tuyên truyền giáo dục pháp luật; thực hiện mục tiêu kinh tế - xã hội và các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước.
Điều 12. Quan hệ phối hợp giải quyết công việc giữa các người đứng đầu cơ quan chuyên môn, đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân huyện
1. Quan hệ giữa những người đứng đầu cơ quan chuyên môn, đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân huyện là quan hệ phối hợp và cộng tác để thực hiện hiệu quả nhiệm vụ chính trị dưới sự chỉ đạo, điều hành tập trung, thống nhất của Ủy ban nhân dân huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện.
2. Người đứng đầu cơ quan chuyên môn, đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân huyện khi giải quyết vấn đề thuộc thẩm quyền của mình có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của cơ quan khác, phải hỏi ý kiến người đứng đầu cơ quan đó. Người đứng đầu cơ quan được hỏi ý kiến có trách nhiệm trả lời và phải chịu trách nhiệm về các ý kiến đó. Việc lấy ý kiến có thể thông qua hình thức tổ chức họp hoặc sử dụng hình thức công văn. Nếu quá 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ, người đứng đầu cơ quan được hỏi ý kiến không trả lời bằng văn bản thì xem như đồng ý và phải chịu trách nhiệm về các nội dung có liên quan.
3. Đối với những vấn đề vượt thẩm quyền hoặc đúng thẩm quyền nhưng không đủ khả năng và điều kiện để giải quyết, người đứng đầu cơ quan chuyên môn, đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân huyện phải chủ động làm việc với các cơ quan có liên quan, trình Ủy ban nhân dân huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện xem xét, quyết định.
4. Người đứng đầu cơ quan chuyên môn, đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân huyện có trách nhiệm tổ chức thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các chương trình hành động, kế hoạch, quyết định của Ủy ban nhân dân huyện, quyết định, chỉ thị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện về các vấn đề có liên quan đến cơ quan, đơn vị mình phụ trách. Trường hợp những quy định của Ủy ban nhân dân huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện có những nội dung không còn phù hợp thì người đứng đầu cơ quan chuyên môn, đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân huyện có quyền kiến nghị để Ủy ban nhân dân huyện xem xét sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ.
Điều 13. Quan hệ công tác giữa người đứng đầu cơ quan chuyên môn, đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân huyện với Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, thị trấn
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, thị trấn có yêu cầu làm việc với người đứng đầu cơ quan chuyên môn, đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân huyện về lĩnh vực quản lý ngành trên địa bàn xã, thị trấn cần chuẩn bị kỹ về nội dung và thông báo trước với cơ quan có liên quan. Người đứng đầu cơ quan chuyên môn, đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân huyện phải trực tiếp gặp và làm việc với Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, thị trấn. Khi người đứng đầu cơ quan chuyên môn, đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân huyện vắng mặt, người đứng đầu phân công một lãnh đạo cấp phó làm việc với Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, thị trấn, sau đó báo cáo kết quả với người đứng đầu.
2. Người đứng đầu cơ quan chuyên môn, đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân huyện có trách nhiệm giải quyết các đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, thị trấn theo thẩm quyền của mình và phải trả lời bằng văn bản trong thời gian không quá 15 (mười lăm) ngày làm việc hoặc thời gian quy định theo thủ tục hành chính liên quan đến lĩnh vực kiến nghị kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị và đầy đủ hồ sơ theo quy định. Nếu cơ quan được đề nghị không giải quyết đúng thời hạn thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, thị trấn báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện.
3. Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện làm đầu mối phối hợp với các cơ quan có liên quan, hoàn chỉnh hồ sơ trình Ủy ban nhân dân huyện quyết định những vấn đề vượt thẩm quyền của người đứng đầu cơ quan chuyên môn, đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân huyện.
4. Người đứng đầu cơ quan chuyên môn, đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân huyện có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra Ủy ban nhân dân xã, thị trấn thực hiện các nhiệm vụ công tác thuộc ngành, lĩnh vực mình phụ trách; quản lý chặt chẽ các đơn vị trực thuộc đóng tại địa phương, kịp thời uốn nắn, chấn chỉnh, xử lý nghiêm các việc làm sai phạm.
Chương III
CHƯƠNG TRÌNH CÔNG TÁC CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN
Điều 14. Chương trình công tác
Ủy ban nhân dân huyện có chương trình công tác năm, 6 tháng, quý, tháng và lịch công tác tuần của Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện:
1. Chương trình công tác năm của Ủy ban nhân dân huyện gồm: những nhiệm vụ, giải pháp của Ủy ban nhân dân huyện trên các lĩnh vực công tác trong năm, các báo cáo, đề án về cơ chế chính sách, quy hoạch, kế hoạch... thuộc phạm vi quyết định, phê duyệt của Ủy ban nhân dân huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện hoặc trình Hội đồng nhân dân huyện, Ủy ban nhân dân Thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố trong năm. Chương trình công tác năm gồm hai phần:
a) Phần một: Thể hiện tổng quát các định hướng, nhiệm vụ và giải pháp lớn của Ủy ban nhân dân huyện trên tất cả các lĩnh vực công tác.
b) Phần hai: Bao gồm nội dung các phiên họp thường kỳ của Ủy ban nhân dân huyện và danh mục cụ thể các báo cáo, đề án, cơ chế, chính sách, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật và những vấn đề cần trình Ủy ban nhân dân huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện trong năm; được phân bổ trong từng quý, từng tháng.
2. Chương trình công tác quý là cụ thể hóa chương trình công tác năm được quy định thực hiện trong từng quý và những công việc bổ sung, điều chỉnh cần giải quyết trong quý, bao gồm: nội dung các phiên họp thường kỳ của Ủy ban nhân dân huyện và danh mục báo cáo, đề án, cơ chế, chính sách, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật và những vấn đề cần trình Ủy ban nhân dân huyện trong quý.
3. Chương trình công tác tháng là cụ thể hóa chương trình công tác quy được quy định thực hiện trong từng tháng của quý và những công việc cần bổ sung, điều chỉnh trong tháng, bao gồm: nội dung phiên họp thường kỳ của Ủy ban nhân dân huyện và danh mục các báo cáo, đề án, cơ chế, chính sách, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật và các vấn đề cần trình Ủy ban nhân dân huyện trong tháng.
4. Lịch công tác tuần của Chủ tịch và các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện bao gồm: các hoạt động của Chủ tịch và các Phó Chủ tịch theo từng ngày trong tuần.
5. Ủy ban nhân dân huyện chỉ thảo luận và giải quyết những nội dung công việc có trong chương trình công tác của Ủy ban nhân dân huyện, trừ trường hợp đột xuất, cấp bách do Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện quyết định.
Điều 15. Trình tự xây dựng chương trình công tác của Ủy ban nhân dân huyện
1. Ủy ban nhân dân huyện thảo luận và thông qua chương trình công tác hằng năm vào kỳ họp tổng kết cuối năm trước. Căn cứ vào chương trình công tác năm, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện xác định chương trình công tác hằng tháng, quý và 6 tháng.
2. Trong chương trình công tác, phải thể hiện rõ những việc do Ủy ban nhân dân huyện thảo luận và quyết định tập thể, những việc do Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện quyết định. Đối với những vấn đề cần có đề án hoặc dự thảo văn bản đưa ra tập thể Ủy ban nhân dân huyện thảo luận, quyết định, phải nêu rõ yêu cầu, phạm vi cần giải quyết, chỉ định cơ quan chủ trì chuẩn bị, cơ quan tham gia chuẩn bị, cơ quan thẩm tra đề án và thời hạn hoàn thành từng đề án hoặc dự thảo văn bản.
3. Xây dựng chương trình công tác năm
a) Phân công thực hiện: Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện chủ trì, phối hợp các cơ quan chuyên môn, đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân huyện, Ủy ban nhân dân xã, thị trấn xây dựng chương trình công tác năm của Ủy ban nhân dân huyện;
b) Chậm nhất vào ngày 31 tháng 10 hàng năm, người đứng đầu các cơ quan chuyên môn, đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, thị trấn gửi Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện danh mục các đề án, dự thảo văn bản, những vấn đề quan trọng cần trình Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện ban hành hoặc trình Hội đồng nhân dân huyện ban hành trong năm tới (sau đây gọi chung là đề án, văn bản). Danh mục phải thể hiện rõ số thứ tự, tên đề án, tên văn bản, nội dung chính của đề án, cơ quan chủ trì soạn thảo, cơ quan phối hợp, thẩm quyền ký ban hành (Ủy ban nhân dân huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện), thời hạn trình; tóm tắt kế hoạch chuẩn bị từng đề án: định hướng nội dung tư tưởng chuẩn bị, phạm vi điều chỉnh, cơ quan phối hợp, cơ quan thẩm định, cấp quyết định, dự kiến tiến độ thực hiện đề án;
c) Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện tổng hợp, xây dựng dự thảo chương trình công tác năm sau của Ủy ban nhân dân huyện; gửi lại các cơ quan liên quan tham gia ý kiến;
d) Chậm nhất 07 (bảy) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được dự thảo chương trình công tác của Ủy ban nhân dân huyện, cơ quan liên quan có trách nhiệm nghiên cứu, xem xét và có ý kiến, gửi lại Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện hoàn chỉnh dự thảo và trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện xem xét việc trình Ủy ban nhân dân huyện thông qua tại phiên họp giữa tháng 11.
đ) Chậm nhất 07 (bảy) ngày làm việc, kể từ ngày Ủy ban nhân dân huyện thông qua chương trình công tác năm, Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện ký quyết định ban hành và gửi thành viên Ủy ban nhân dân, người đứng đầu cơ quan chuyên môn, đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, thị trấn và người đứng đầu các cơ quan, tổ chức có liên quan đế thực hiện.
4. Xây dựng chương trình công tác quý
a) Chậm nhất vào ngày 15 tháng cuối quý, cơ quan chuyên môn, đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân huyện, Ủy ban nhân dân xã, thị trấn gửi Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện báo cáo đánh giá kết quả thực hiện chương trình công tác quý đó, rà soát lại các vấn đề cần trình Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện vào quý tiếp theo đã nêu trong chương trình công tác năm và bổ sung các vấn đề mới phát sinh để xây dựng chương trình công tác quý sau;
b) Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện tổng hợp, xây dựng dự thảo chương trình công tác quý của Ủy ban nhân dân huyện;
c) Chậm nhất vào ngày 20 của tháng cuối quý, Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện quyết định phê duyệt chương trình công tác quý sau của Ủy ban nhân dân huyện; gửi chương trình công tác quý sau cho các cơ quan liên quan để thực hiện.
5. Xây dựng chương trình công tác 6 tháng cuối năm
a) Chậm nhất ngày 20 tháng 5 của năm, người đứng đầu các cơ quan chuyên môn, đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, thị trấn gửi Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện danh mục các đề án, văn bản cần trình Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện ban hành hoặc trình Hội đồng nhân dân huyện ban hành trong 6 tháng cuối năm. Những đề án, công việc nêu trong chương trình công tác 6 tháng cuối năm phải xác định rõ nội dung chính, người phụ trách, đơn vị chủ trì, đơn vị phối hợp, cấp quyết định và thời hạn giải quyết của từng cấp;
b) Chậm nhất vào ngày 01 tháng 6 của năm, Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện tổng hợp, xây dựng dự thảo chương trình công tác 6 tháng cuối năm của Ủy ban nhân dân huyện; gửi lại các cơ quan liên quan tham gia ý kiến;
c) Chậm nhất 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được dự thảo chương trình công tác của Ủy ban nhân dân huyện, cơ quan liên quan có trách nhiệm nghiên cứu, xem xét và cho ý kiến, gửi lại Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện hoàn chỉnh dự thảo và trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện xem xét việc trình Ủy ban nhân dân huyện thông qua tại phiên họp giữa tháng 6.
d) Trong thời hạn không quá 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày Ủy ban nhân dân huyện thông qua chương trình công tác 6 tháng cuối năm, Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện ký quyết định ban hành và gửi các thành viên Ủy ban nhân dân huyện, người đứng đầu các cơ quan chuyên môn, đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, thị trấn và người đứng đầu các cơ quan, tổ chức có liên quan để thực hiện.
6. Xây dựng chương trình công tác tháng
a) Chậm nhất vào ngày 20 hàng tháng, người đứng đầu cơ quan chuyên môn, đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, thị trấn căn cứ vào tiến độ chuẩn bị các đề án, văn bản đã nêu trong chương trình công tác quý, những vấn đề còn tồn đọng hoặc phát sinh để xây dựng chương trình công tác tháng sau của đơn vị mình, gửi Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện.
b) Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện tổng hợp, xây dựng dự thảo chương trình công tác tháng của Ủy ban nhân dân huyện, có phân công theo các lĩnh vực Chủ tịch và từng Phó Chủ tịch xử lý, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện quyết định.
c) Chậm nhất ngày 25 hàng tháng, Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện quyết định phê duyệt chương trình công tác tháng sau của Ủy ban nhân dân huyện; gửi chương trình công tác tháng sau cho các cơ quan liên quan để thực hiện.
7. Xây dựng lịch công tác tuần
a) Căn cứ chương trình công tác tháng và chỉ đạo của Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện dự thảo lịch công tác tuần của Chủ tịch và các Phó Chủ tịch, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện quyết định và thông báo cho các cơ quan chuyên môn, đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân huyện và Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn biết chậm nhất vào chiều thứ Sáu tuần trước.
b) Các cơ quan chuyên môn, đơn vị khi có nhu cầu làm việc với Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện để giải quyết công việc trong tuần, phải có văn bản đăng ký với Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện chậm nhất vào thứ Tư tuần trước.
8. Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện chủ động, thường xuyên phối hợp chặt chẽ với Văn phòng Huyện ủy để không xảy ra tình trạng chồng chéo hoạt động giữa Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện.
9. Việc điều chỉnh chương trình công tác của Ủy ban nhân dân huyện do Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện quyết định trên cơ sở đề nghị của các cơ quan, tổ chức và yêu cầu chỉ đạo, điều hành của Ủy ban nhân dân huyện.
10. Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện là cơ quan quản lý chương trình công tác của Ủy ban nhân dân huyện, có trách nhiệm tham mưu cho Ủy ban nhân dân huyện trong việc xây dựng, điều chỉnh và tổ chức, đôn đốc thực hiện chương trình công tác của Ủy ban nhân dân huyện. Khi có sự điều chỉnh chương trình công tác, Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện phải thông báo kịp thời cho các thành viên Ủy ban nhân dân huyện và người đứng đầu các cơ quan liên quan biết.
11. Các thành viên Ủy ban nhân dân huyện, người đứng đầu các cơ quan chuyên môn, đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, thị trấn trong phạm vi trách nhiệm của mình, có trách nhiệm tổ chức thực hiện chu đáo, đầy đủ, chất lượng những phần việc có liên quan trong chương trình công tác của Ủy ban nhân dân huyện; trường hợp đột xuất, muốn thay đổi nội dung hoặc tham gia xem xét các vấn đề đã nêu trong chương trình công tác thì phải báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện quyết định.
Điều 16. Theo dõi, đánh giá kết quả thực hiện chương trình công tác
1. Định kỳ tháng, quý, sáu tháng và năm, trên cơ sở chương trình công tác của Ủy ban nhân dân huyện được phê duyệt, các cơ quan chuyên môn, đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân huyện, Ủy ban nhân dân xã, thị trấn có trách nhiệm rà soát, kiểm điểm kết quả thực hiện phần công việc của đơn vị mình; thông báo với Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện tiến độ, kết quả xử lý các đề án, công việc do cơ quan, đơn vị mình chủ trì; các đề án, công việc còn tồn đọng, hướng xử lý tiếp theo và những kiến nghị điều chỉnh, bổ sung đề án, công việc trong chương trình công tác thời gian tới.
2. Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện được phân công phụ trách đề án, chuyên đề công việc có trách nhiệm chỉ đạo kiểm tra các cơ quan chuyên môn, đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân huyện, Ủy ban nhân dân xã, thị trấn triển khai thực hiện theo kế hoạch được duyệt; báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện trước khi nghiệm thu, phê duyệt hoặc trình cấp có thẩm quyền quyết định.
3. Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện giúp Ủy ban nhân dân huyện thường xuyên theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc chuẩn bị đề án của các cơ quan chuyên môn, đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân huyện, Ủy ban nhân dân xã, thị trấn và các cơ quan, tổ chức khác; tổng hợp, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện quyết định điều chỉnh, bổ sung vào chương trình công tác, phù hợp với yêu cầu chỉ đạo điều hành của Ủy ban nhân dân huyện; định kỳ hàng quý và năm, báo cáo Ủy ban nhân dân huyện kết quả việc thực hiện chương trình công tác của Ủy ban nhân dân huyện.
4. Kết quả thực hiện chương trình công tác là một tiêu chí quan trọng đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của thành viên Ủy ban nhân dân huyện, các cơ quan chuyên môn, đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân huyện, Ủy ban nhân dân xã, thị trấn.
Chương IV
THỦ TỤC TRÌNH, BAN HÀNH VÀ KIỂM TRA VIỆC THỰC HIỆN VĂN BẢN
Điều 17. Thủ tục gửi văn bản, trình giải quyết công việc
1. Tất cả các văn bản, tờ trình gửi Ủy ban nhân dân huyện, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện phải được vào Sổ đăng ký văn bản đến của Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện (có kèm văn bản điện tử). Trường hợp công chức Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện nhận trực tiếp, phải chuyển lại cho bộ phận văn thư để làm thủ tục vào Sổ văn thư. Việc phát, chuyển văn bản, tờ trình phải có ý kiến của lãnh đạo Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện trước khi chuyển đến địa chỉ xử lý theo thẩm quyền.
2. Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện tổ chức lập danh mục văn bản, tờ trình theo vấn đề, nội dung các cơ quan, đơn vị mình để theo dõi, đôn đốc quá trình xử lý.
3. Các vấn đề trình Ủy ban nhân dân huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện đều phải đảm bảo đúng, đủ các quy định:
a) Người đứng đầu cơ quan chuyên môn, đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, thị trấn phải chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo đúng quy định và ký tờ trình; nếu ủy quyền cho cấp phó trình, thì phải chịu trách nhiệm về nội dung tờ trình và các văn bản khác có liên quan đến tờ trình, do người được ủy quyền ký;
b) Có đầy đủ hồ sơ (tùy tính chất vấn đề mà quy định tài liệu cần có trong hồ sơ) và phải được đăng ký tại văn thư của Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện theo quy định;
c) Trường hợp nội dung trình có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan khác, trong hồ sơ trình phải có ý kiến bằng văn bản của các cơ quan liên quan; nếu đã có văn bản xin ý kiến nhưng cơ quan liên quan chưa trả lời theo thời gian quy định, trong hồ sơ trình phải báo cáo rõ danh sách các cơ quan chưa có ý kiến;
d) Các đề án, văn bản, tờ trình đề nghị giải quyết công việc chỉ gửi 01 bản chính đến 01 địa chỉ là cơ quan có thẩm quyền giải quyết, nếu cần gửi đến các cơ quan có liên quan để biết hoặc phối hợp thì chỉ ghi tên cơ quan đó ở phần nơi nhận của văn bản.
4. Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện không được trình Ủy ban nhân dân huyện hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện:
a) Những việc không do người đứng đầu cơ quan chuyên môn, đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, thị trấn, người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội, xã hội nghề nghiệp, đoàn thể nhân dân huyện hoặc cấp phó được ủy quyền ký trình;
b) Những vấn đề mà nội dung thuộc thẩm quyền giải quyết của các thành viên Ủy ban nhân dân huyện, người đứng đầu cơ quan chuyên môn, đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân huyện và Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, thị trấn đã được phân công, phân cấp quản lý;
c) Những việc do người đứng đầu cơ quan chuyên môn, đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, thị trấn, các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội nghề nghiệp, đoàn thể nhân dân huyện trình có liên quan đến cơ quan chuyên môn, đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân huyện, Ủy ban nhân dân xã, thị trấn khác mà không có ý kiến của người đứng đầu cơ quan đó, trừ trường hợp cơ quan trình hồ sơ đã có văn bản xin ý kiến cơ quan liên quan nhưng không nhận được văn bản trả lời trong thời gian quy định hoặc văn bản trả lời từ chối, không nêu ý kiến.
5. Các cơ quan, tổ chức khác không thuộc phạm vi quản lý hành chính của Ủy ban nhân dân huyện, thủ tục gửi văn bản đến Ủy ban nhân dân huyện thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành về công tác văn thư và các quy định pháp luật khác có liên quan.
Điều 18. Đề án trình Ủy ban nhân dân huyện
1. Đề án trình Ủy ban nhân dân huyện thuộc cơ quan chuyên môn, đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân huyện, Ủy ban nhân dân xã, thị trấn nào thì cơ quan đó chủ trì đề án và phải chịu trách nhiệm nội dung và thời gian trình.
2. Đối với những đề án lớn, quan trọng, có liên quan đến nhiều cơ quan chuyên môn, đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân huyện, nhiều Ủy ban nhân dân xã, thị trấn hoặc có nội dung phức tạp thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện quyết định lập ra một tổ chức theo chương trình mục tiêu để chuẩn bị hoặc giao cho một đơn vị làm chủ đề án.
3. Nếu cơ quan chủ trì đề án muốn thay đổi yêu cầu, phạm vi, vấn đề hoặc thời hạn trình đề án thì phải báo cáo lại và được sự đồng ý của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện được phân công phụ trách lĩnh vực đó.
Điều 19. Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan chủ trì đề án
1. Chịu trách nhiệm pháp lý về những vấn đề mà nội dung đề án của cơ quan mình trình Ủy ban nhân dân huyện.
2. Cung cấp đầy đủ các tài liệu, hồ sơ có liên quan để Ủy ban nhân dân huyện và các ngành có liên quan chuẩn bị tham gia đóng góp cho dự thảo đề án.
3. Người đứng đầu cơ quan chủ trì đề án mời người đứng đầu cơ quan có liên quan đến bàn việc chuẩn bị đề án hoặc cử cán bộ tham gia xây dựng đề án.
a) Đối với những đề án có liên quan đến tổ chức chính trị - xã hội, xã hội nghề nghiệp, đoàn thể nhân dân nào thì phải mời tham gia hoặc lấy ý kiến (bằng văn bản) lãnh đạo của tổ chức đó.
b) Người đứng đầu cơ quan được mời có trách nhiệm cử người có thẩm quyền, am hiểu lĩnh vực của đề án tham gia và cung cấp các tài liệu cần thiết theo yêu cầu của cơ quan chủ trì đề án.
4. Người đứng đầu cơ quan chủ trì đề án gửi dự thảo đề án đến người đứng đầu cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, thị trấn có liên quan để lấy ý kiến. Người đứng đầu các cơ quan được lấy ý kiến có trách nhiệm phát biểu ý kiến của mình bằng văn bản trong thời hạn do người đứng đầu cơ quan chủ trì đề án đề nghị; đề án phải được gửi trước, đủ thời gian để nghiên cứu, góp ý kiến. Sau thời hạn 15 (mười năm) ngày làm việc theo đề nghị, nếu cơ quan được lấy ý kiến không trả lời (bằng văn bản), được xem như đồng ý và phải chịu trách nhiệm về các vấn đề liên quan đến ngành, địa phương mình.
5. Người đứng đầu cơ quan chủ trì đề án mời người đứng đầu cơ quan có liên quan đến họp để thảo luận, góp ý kiến về dự thảo đề án. Người đứng đầu cơ quan chủ trì đề án phải gửi tài liệu cho các cơ quan được mời ít nhất 03 (ba) ngày làm việc trước ngày họp; đối với những đề án lớn, phức tạp phải gửi trước 07 (bảy) ngày làm việc. Cơ quan được mời họp phải cử người có đủ thẩm quyền dự họp.
6. Tờ trình của người đứng đầu cơ quan chủ trì đề án cần phải nêu rõ những ý kiến của người đứng đầu các cơ quan có liên quan. Người đứng đầu cơ quan chủ trì đề án chịu trách nhiệm tổ chức và chủ trì cuộc thảo luận, giới thiệu nội dung và thu thập ý kiến để bổ sung, hoàn chỉnh đề án. Mọi ý kiến thảo luận (bao gồm cả những điểm còn có ý kiến khác nhau) phải được ghi đầy đủ, trung thực, chính xác vào biên bản, có chữ ký của người chủ tọa hội nghị.
Điều 20. Hồ sơ trình Ủy ban nhân dân huyện
1. Người đứng đầu cơ quan chuyên môn, đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, thị trấn lập hồ sơ trình Ủy ban nhân dân huyện:
a) Tờ trình của người đứng đầu cơ quan chủ trì đề án. Nội dung Tờ trình phải ngắn, gọn và thuyết minh rõ, đầy đủ nội dung cần trình, gồm: sự cần thiết, căn cứ pháp lý, cơ sở khoa học, luận cứ, những nội dung chính của đề án, văn bản và những ý kiến còn khác nhau, nêu rõ chính kiến, đề xuất phương án cụ thể. Tờ trình phải do người có thẩm quyền ký và đóng dấu đúng quy định;
b) Dự thảo đề án, văn bản trình Ủy ban nhân dân huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện ký;
c) Báo cáo thẩm định của Phòng Tư pháp (đối với trình ban hành văn bản quy phạm pháp luật);
d) Văn bản tham gia ý kiến của các cơ quan liên quan;
đ) Báo cáo tổng hợp ý kiến của các cơ quan liên quan đến vấn đề trình và giải trình tiếp thu của cơ quan chủ trì soạn thảo đề án, văn bản (nếu có);
e) Các tài liệu khác có liên quan (bản đồ, bản vẽ, hình ảnh,..).
2. Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện lập Phiếu trình giải quyết công việc (theo mẫu thống nhất) kèm với hồ sơ do người đứng đầu cơ quan chủ trì đề án lập theo quy định tại khoản 1 Điều này, trình Chủ tịch hoặc đích danh Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện phụ trách lĩnh vực đó, là người có thẩm quyền giải quyết công việc. Trong Phiếu trình phải thể hiện rõ nội dung trình, tên cơ quan trình, tóm tắt nội dung trình, ý kiến của các cơ quan liên quan (gồm cả những ý kiến khác nhau) về vấn đề trình; ý kiến đề xuất của chuyên viên theo dõi; ý kiến đề xuất và chữ ký của lãnh đạo Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện.
Điều 21. Thẩm quyền ký văn bản
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện ký thay mặt Ủy ban nhân dân huyện các văn bản:
a) Các văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân huyện ban hành;
b) Các văn bản chỉ đạo, điều hành thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân huyện;
c) Tờ trình, báo cáo của Ủy ban nhân dân huyện gửi Ủy ban nhân dân Thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố, Ban Thường vụ Huyện ủy, Thường trực Huyện ủy, Hội đồng nhân dân huyện.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện ký theo thẩm quyền các văn bản sau đây:
a) Quyết định, chỉ thị, văn bản chỉ đạo, điều hành thuộc thẩm quyền để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện;
b) Quyết định đình chỉ thi hành hoặc bãi bỏ văn bản trái pháp luật của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, thị trấn. Đình chỉ việc thi hành văn bản trái pháp luật của Hội đồng nhân dân xã, thị trấn, báo cáo Ủy ban nhân dân huyện để đề nghị Hội đồng nhân dân huyện bãi bỏ;
c) Quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân theo quy định của pháp luật;
d) Các văn bản khác theo thẩm quyền.
3. Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện ký thay Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện những văn bản thuộc lĩnh vực được Chủ tịch phân công phụ trách hoặc ủy quyền.
4. Ủy viên Ủy ban nhân dân huyện, người đứng đầu cơ quan chuyên môn, đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân huyện được ký thừa ủy quyền Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện một số văn bản hành chính khi được Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện ủy quyền. Việc giao ký thừa ủy quyền phải được thực hiện bằng văn bản, giới hạn thời gian và nội dung được ủy quyền. Người được Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện ủy quyền không được ủy quyền lại cho người khác ký. Trường hợp người đứng đầu cơ quan chuyên môn ký thừa ủy quyền với chức danh là Ủy viên Ủy ban nhân dân huyện thì văn bản được đóng dấu của Ủy ban nhân dân huyện.
5. Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện được ký thừa lệnh Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện các văn bản:
a) Văn bản thông báo ý kiến kết luận của Ủy ban nhân dân huyện, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện tại các cuộc họp do Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện chủ trì;
b) Văn bản thông báo kết quả xử lý các công việc cụ thể của Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện để các cơ quan liên quan biết và thực hiện;
c) Các văn bản khác theo phân công của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện.
6. Người ký văn bản phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về văn bản do mình ký ban hành. Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện chịu trách nhiệm trước pháp luật về toàn bộ văn bản do Ủy ban nhân dân huyện ban hành. Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện phối hợp với Trưởng Phòng Tư pháp giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện thực hiện tốt trách nhiệm này.
Điều 22. Phát hành, công bố các văn bản của Ủy ban nhân dân huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện
1. Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện chịu trách nhiệm phát hành các văn bản của Ủy ban nhân dân huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện ngay trong ngày văn bản đó được ký, chậm nhất là trong ngày làm việc tiếp theo; văn bản khẩn phải được phát hành và gửi ngay sau khi ký văn bản. Việc phát hành văn bản đi phải đúng thủ tục, đúng số lượng, nơi nhận.
2. Văn bản của Ủy ban nhân dân huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện ban hành có liên quan trực tiếp đến giải quyết quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng và nghĩa vụ của công dân phải được thông báo hoặc niêm yết công khai tại trụ sở các cơ quan có liên quan giải quyết.
3. Văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân huyện ban hành phải được gửi đến các cơ quan cấp trên, các cơ quan có thẩm quyền giám sát, các tổ chức, cá nhân hữu quan tại địa phương, niêm yết công khai và phải được đưa tin trên các phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương. Thời gian và địa điểm niêm yết công khai do Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện quyết định. Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày công bố hoặc ký ban hành, phải gửi văn bản đến cơ quan Công báo để đăng Công báo Thành phố (trừ văn bản có nội dung thuộc danh mục bí mật Nhà nước).
4. Văn bản do Hội đồng nhân dân huyện, Ủy ban nhân dân huyện ban hành phải được phân loại, lưu trữ một cách khoa học và cập nhật kịp thời.
5. Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện có trách nhiệm tổ chức việc quản lý, cập nhật, lưu trữ, khai thác, phát hành văn bản đến của Ủy ban nhân dân huyện theo quy định của pháp luật về văn thư, lưu trữ và Quy chế làm việc của Ủy ban nhân dân huyện.
Điều 23. Triển khai văn bản của Ủy ban nhân dân huyện
1. Người đứng đầu cơ quan chuyên môn, đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, thị trấn có trách nhiệm tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các quyết định, chỉ thị của Ủy ban nhân dân huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện trong toàn ngành hoặc địa phương thuộc phạm vi quản lý. Quá trình thực hiện, nếu gặp khó khăn, trở ngại hoặc phát hiện vấn đề cần xem xét, phải kịp thời báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện.
2. Các văn bản do người đứng đầu cơ quan chuyên môn, đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân huyện ban hành để hướng dẫn thi hành các văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân huyện đều phải gửi đến Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện và Phòng Tư pháp để kiểm tra, theo dõi.
Điều 24. Kiểm tra việc thi hành văn bản
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo thường xuyên tự kiểm tra hoặc tổ chức đoàn kiểm tra chuyên đề việc thi hành văn bản tại địa phương khi cần thiết; quyết định xử lý hoặc ủy quyền cho Phó Chủ tịch xử lý theo thẩm quyền hoặc báo cáo cơ quan có thẩm quyền xử lý văn bản trái pháp luật, sửa đổi, bổ sung những quy định không còn phù hợp theo quy định.
2. Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện kiểm tra việc thi hành văn bản thông qua làm việc trực tiếp với cơ quan, đơn vị thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách nhằm chấn chỉnh kịp thời những vi phạm về kỷ cương, kỷ luật hành chính nhà nước và nâng cao trách nhiệm thi hành văn bản; xử lý theo thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện văn bản trái pháp luật, bổ sung, sửa đổi những quy định không còn phù hợp thuộc lĩnh vực phụ trách khi được Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện ủy quyền.
3. Người đứng đầu cơ quan chuyên môn, đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân huyện thường xuyên tự kiểm tra việc thi hành văn bản, kịp thời báo cáo và kiến nghị Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện phụ trách xử lý theo thẩm quyền văn bản ban hành trái pháp luật, sửa đổi, bổ sung những quy định không còn phù hợp thuộc lĩnh vực quản lý của cơ quan, đơn vị mình.
4. Phòng Tư pháp có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân huyện thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về công tác kiểm tra văn bản tại địa phương:
a) Thực hiện công tác tự kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân huyện ban hành; phát hiện những quy định trái pháp luật, mâu thuẫn, chồng chéo hoặc không còn phù hợp với tình hình thực tế để kiến nghị Ủy ban nhân dân huyện kịp thời sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ văn bản đó.
b) Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân xã, thị trấn, Ủy ban nhân dân xã, thị trấn ban hành và đề xuất xử lý các văn bản trái pháp luật theo quy định.
Chương V
PHIÊN HỌP ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN
Điều 25. Phiên họp Ủy ban nhân dân huyện
1. Ủy ban nhân dân huyện tổ chức họp thường kỳ mỗi tháng một lần.
2. Ủy ban nhân dân huyện tổ chức họp chuyên đề hoặc họp để giải quyết công việc phát sinh đột xuất trong các trường hợp sau đây:
a) Do Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện quyết định;
b) Theo yêu cầu của Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố;
c) Theo yêu cầu của ít nhất một phần ba tổng số thành viên Ủy ban nhân dân huyện.
Điều 26. Triệu tập phiên họp Ủy ban nhân dân huyện
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện quyết định cụ thể ngày họp, chương trình, nội dung phiên họp.
2. Thành viên Ủy ban nhân dân huyện có trách nhiệm tham dự đầy đủ các phiên họp Ủy ban nhân dân, nếu vắng mặt phải báo cáo và được Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện đồng ý. Ủy viên Ủy ban nhân dân huyện đồng thời là người đứng đầu cơ quan chuyên môn, đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân huyện có thể ủy nhiệm cho cấp phó của mình dự họp thay nếu vắng mặt và chịu trách nhiệm về ý kiến phát biểu tại phiên họp của người do mình ủy nhiệm. Người dự họp thay được phát biểu ý kiến nhưng không có quyền biểu quyết.
3. Phiên họp Ủy ban nhân dân huyện chỉ được tiến hành khi có ít nhất hai phần ba tổng số thành viên Ủy ban nhân dân huyện tham dự.
Điều 27. Trách nhiệm chủ tọa phiên họp Ủy ban nhân dân huyện
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện chủ tọa phiên họp Ủy ban nhân dân huyện, bảo đảm thực hiện chương trình phiên họp và những quy định về phiên họp. Khi Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện vắng mặt, một Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện được Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện phân công chủ tọa phiên họp.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện theo phân công của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện chủ trì việc thảo luận từng nội dung trình tại phiên họp Ủy ban nhân dân huyện.
Điều 28. Công tác chuẩn bị phiên họp Ủy ban nhân dân huyện
Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện:
1. Chậm nhất 05 (năm) ngày làm việc, trước ngày phiên họp bắt đầu, Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện quyết định nội dung, chương trình, hồ sơ đề án, kế hoạch, thời gian họp, thành phần dự họp và thông báo cho các thành viên Ủy ban nhân dân về quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện các vấn đề trên.
2. Đôn đốc người đứng đầu cơ quan chủ trì đề án, kế hoạch trình trong phiên họp gửi đầy đủ hồ sơ trình và các tài liệu liên quan.
3. Kiểm tra, tổng hợp các hồ sơ, tài liệu trình ra phiên họp.
4. Gửi chương trình, thời gian họp và các tài liệu trình tại phiên họp đến các thành viên Ủy ban nhân dân huyện chậm nhất là 03 ngày làm việc trước ngày bắt đầu phiên họp thường kỳ và chậm nhất là 01 ngày trước ngày bắt đầu phiên họp chuyên đề hoặc họp để giải quyết công việc phát sinh đột xuất.
5. Chuẩn bị các điều kiện phục vụ phiên họp.
Điều 29. Khách mời tham dự phiên họp Ủy ban nhân dân huyện
1. Đại diện Thường trực Hội đồng nhân dân huyện, Tổ trưởng Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh được mời tham dự phiên họp Ủy ban nhân dân huyện.
2. Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội huyện, đại diện các Ban của Hội đồng nhân dân huyện, Chánh án Tòa án nhân dân, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân huyện được mời tham dự phiên họp Ủy ban nhân dân huyện khi bàn về các vấn đề có liên quan
3. Chủ tịch Hội đồng nhân dân xã, thị trấn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, thị trấn và các đại biểu khác được mời tham dự phiên họp Ủy ban nhân dân huyện khi bàn về các vấn đề có liên quan.
Điều 30. Trình tự phiên họp Ủy ban nhân dân huyện
Phiên họp Ủy ban nhân dân huyện được tiến hành theo trình tự sau:
1. Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện báo cáo số thành viên Ủy ban nhân dân huyện có mặt, vắng mặt, người dự họp thay và các đại biểu được mời tham dự; nội dung và chương trình phiên họp.
2. Chủ tọa điều khiển phiên họp.
3. Ủy ban nhân dân huyện thảo luận từng vấn đề theo trình tự:
a) Người đứng đầu cơ quan chủ trì trình bày tóm tắt (không đọc toàn văn) đề án, kế hoạch, nêu rõ những vấn đề cần xin ý kiến Ủy ban nhân dân huyện; nếu vấn đề cần xin ý kiến đã được thuyết minh rõ trong tờ trình thì không phải trình bày thêm;
b) Các thành viên Ủy ban nhân dân huyện phát biểu ý kiến, thể hiện nội dung tán thành hoặc không tán thành nội dung trong đề án, kế hoạch. Các đại biểu được mời dự họp phát biểu đánh giá, nhận xét về đề án, kế hoạch; những nội dung cần làm rõ hoặc kiến nghị điều chỉnh, bổ sung;
c) Người đứng đầu cơ quan chủ trì đề án, kế hoạch phát biểu ý kiến tiếp thu và giải trình những điểm chưa nhất trí, những câu hỏi của các thành viên Ủy ban nhân dân huyện và các đại biểu dự họp (nếu có);
d) Ý kiến của cơ quan thẩm định văn bản (Phòng Tư pháp) đối với trường hợp phiên họp thông qua văn bản quy phạm pháp luật.
4. Biểu quyết tại phiên họp Ủy ban nhân dân huyện
a) Ủy ban nhân dân huyện quyết định các vấn đề tại phiên họp bằng hình thức biểu quyết. Thành viên Ủy ban nhân dân huyện có quyền biểu quyết tán thành, không tán thành hoặc không biểu quyết, Ủy ban nhân dân huyện quyết định áp dụng một trong các hình thức biểu quyết sau đây:
- Biểu quyết công khai;
- Bỏ phiếu kín;
b) Quyết định của Ủy ban nhân dân huyện phải được quá nửa tổng số thành viên Ủy ban nhân dân huyện biểu quyết tán thành. Trường hợp số tán thành và số không tán thành ngang nhau thì quyết định theo ý kiến biểu quyết của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện. Nếu thấy vấn đề thảo luận chưa rõ, chủ tọa đề nghị Ủy ban nhân dân huyện chưa thông qua đề án, kế hoạch và yêu cầu chuẩn bị thêm;
c) Đại biểu dự họp không phải là thành viên Ủy ban nhân dân huyện được mời phát biểu ý kiến, nhưng không có quyền biểu quyết;
5. Chủ tọa phiên họp kết luận phiên họp Ủy ban nhân dân huyện.
Điều 31. Biểu quyết bằng hình thức gửi Phiếu ghi ý kiến
1. Đối với một số vấn đề do yêu cầu cấp bách hoặc không nhất thiết phải tổ chức thảo luận, biểu quyết tại phiên họp Ủy ban nhân dân huyện quyết định việc biểu quyết của thành viên Ủy ban nhân dân huyện bằng hình thức gửi Phiếu ghi ý kiến, chỉ đạo Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện gửi toàn bộ hồ sơ và Phiếu ghi ý kiến đến từng thành viên Ủy ban nhân dân huyện để xin ý kiến. Việc biểu quyết bằng hình thức Phiếu ghi ý kiến thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 30 của Quy chế này.
2. Trong 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản lấy ý kiến, các thành viên Ủy ban nhân dân huyện phải có trách nhiệm phản hồi. Sau thời hạn trên, các thành viên chậm ý kiến sẽ được cơ quan lấy ý kiến ghi nhận là thống nhất với nội dung cần xin ý kiến.
3. Nếu vấn đề được quá nửa thành viên Ủy ban nhân dân huyện đồng ý, Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện quyết định và báo cáo trong phiên họp Ủy ban nhân dân huyện gần nhất.
4. Nếu vấn đề không được quá nửa số thành viên Ủy ban nhân dân huyện đồng ý thì Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện quyết định việc đưa ra thảo luận tại phiên họp Ủy ban nhân dân huyện.
Điều 32. Biên bản phiên họp Ủy ban nhân dân huyện
Các phiên họp Ủy ban nhân dân huyện phải được lập thành biên bản. Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện tổ chức việc ghi biên bản phiên họp của Ủy ban nhân dân huyện. Biên bản phải ghi đầy đủ, trung thực, chính xác nội dung các ý kiến phát biểu và diễn biến của phiên họp, ý kiến kết luận của Chủ tọa phiên họp hoặc kết quả biểu quyết.
Điều 33. Thông tin về kết quả phiên họp Ủy ban nhân dân huyện
1. Sau mỗi phiên họp Ủy ban nhân dân, Chánh Văn phòng hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện có trách nhiệm thông báo kịp thời bằng văn bản về kết quả phiên họp Ủy ban nhân dân huyện đến các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân sau đây:
a) Các thành viên Ủy ban nhân dân huyện, Thường trực Huyện ủy, Thường trực Hội đồng nhân dân huyện, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện, người đứng đầu các tổ chức chính trị - xã hội huyện;
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố và Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, thị trấn;
c) Các cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan.
2. Đối với kết quả phiên họp Ủy ban nhân dân huyện liên quan đến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, đền bù, giải phóng mặt bằng và các vấn đề liên quan đến quyền và nghĩa vụ của công dân ở địa phương thì ngay sau mỗi phiên họp, Ủy ban nhân dân huyện có trách nhiệm thông tin cho các cơ quan báo chí.
Chương VI
GIẢI QUYẾT CÁC CÔNG VIỆC THƯỜNG XUYÊN CỦA CHỦ TỊCH, PHÓ CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN
Điều 34. Cách thức giải quyết công việc của Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện
1. Xử lý công việc trên cơ sở hồ sơ, tài liệu trình của cơ quan chủ trì đề án và Phiếu trình giải quyết công việc của Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện; chương trình, kế hoạch công tác và tình hình thực tế tại địa phương.
2. Họp làm việc với lãnh đạo các cơ quan chuyên môn, đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân huyện, Ủy ban nhân dân xã, thị trấn và cơ quan liên quan để giải quyết công việc thường xuyên.
3. Trực tiếp giải quyết công việc tại địa phương, cơ sở.
4. Thành lập các tổ chức tư vấn giúp chỉ đạo một số nhiệm vụ quan trọng hoặc vấn đề liên quan đến nhiều ngành, nhiều xã, thị trấn.
5. Trong quá trình xử lý công việc, Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện có trách nhiệm thông báo cho nhau những vấn đề quan trọng được mình giải quyết, vấn đề liên quan đến ngành, lĩnh vực của Phó Chủ tịch khác.
Điều 35. Trách nhiệm của Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện trong việc chuẩn bị Phiếu trình
1. Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện chỉ trình Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện những vấn đề thuộc phạm vi giải quyết của Ủy ban nhân dân huyện, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện quy định tại Điều 4, 6, 7 và có đủ thủ tục theo quy định tại Điều 20 Quy chế này.
2. Khi nhận được hồ sơ của các cơ quan trình Ủy ban nhân dân huyện, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện có nhiệm vụ kiểm tra hồ sơ về thủ tục, nội dung, thể thức, hình thức văn bản và lập Phiếu trình giải quyết công việc, trình Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện.
3. Đối với dự thảo là văn bản quy phạm pháp luật, sau khi thẩm tra, thống nhất phải có chữ ký tắt của Chánh Văn phòng hoặc Phó Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện:
a) Thẩm tra về thủ tục: nếu hồ sơ trình không đúng quy định, trong 02 (hai) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ trình, Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện trả lại hồ sơ và yêu cầu người đứng đầu cơ quan trình bổ sung đủ hồ sơ theo quy định;
b) Thẩm tra về thể thức, hình thức văn bản dự thảo: nếu thể thức, hình thức văn bản không phù hợp, chưa đúng quy định, Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện phối hợp với cơ quan chủ trì dự thảo hoàn chỉnh lại;
c) Thẩm tra về nội dung và tính hợp pháp, thống nhất của văn bản: Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện có ý kiến thẩm tra độc lập về nội dung, tính hợp pháp, thống nhất của văn bản; đồng thời phối hợp với cơ quan soạn thảo chỉnh sửa những nội dung không đúng, không phù hợp trong văn bản dự thảo trước khi trình Ủy ban nhân dân huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện. Đối với những vấn đề chưa thống nhất được với cơ quan soạn thảo, Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện chủ trì tổ chức họp với cơ quan soạn thảo và các cơ quan liên quan để thảo luận đi đến thống nhất. Trường hợp vẫn chưa thống nhất, Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện được bảo lưu ý kiến và trình bày rõ những ý kiến khác biệt đối với nội dung văn bản của cơ quan soạn thảo trong Phiếu trình, trình Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện xem xét, quyết định.
4. Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện không làm thay hoặc tự ý bác bỏ ý kiến của cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản.
5. Chậm nhất 15 (mười lăm) ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện phải thẩm tra xong hồ sơ, đề án:
a) Nếu hồ sơ, đề án được chuẩn bị đúng yêu cầu, phạm vi và thủ tục theo quy định, Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện quyết định việc đưa ra hội nghị Ủy ban nhân dân huyện xem xét, quyết định;
b) Nếu hồ sơ, đề án chuẩn bị không đạt yêu cầu quy định, Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện được quyền đề nghị cơ quan chủ trì đề án chuẩn bị lại cho đạt yêu cầu. Nếu người đứng đầu cơ quan chủ trì đề án không thống nhất, thì Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện quyết định.
Điều 36. Xử lý hồ sơ trình và thông báo kết quả
1. Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện xem xét, giải quyết công việc thường xuyên chủ yếu trên cơ sở Phiếu trình của Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện và các hồ sơ, tài liệu của cơ quan trinh.
2. Đối với công việc có nội dung không phức tạp, chậm nhất 02 (hai) ngày làm việc, kể từ ngày Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện trình, Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện có ý kiến vào Phiếu trình, ký văn bản (đối với nội dung trình ban hành văn bản) và chuyển lại Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện. Đối với vấn đề có nội dung phức tạp, cần thiết phải đưa ra họp thảo luận hoặc phải trình Ủy ban nhân dân huyện xem xét, quyết định thì Chủ tịch, Phó Chủ tịch giao Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện phối hợp với cơ quan chủ trì đề án, văn bản để bố trí thời gian và chuẩn bị nội dung làm việc.
3. Phương thức lấy ý kiến bổ sung cho đề án và hoàn chỉnh đề án:
a) Tùy tính chất của đề án, Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện trực tiếp nghe người đứng đầu cơ quan chủ trì đề án, các cơ quan và cán bộ nghiên cứu phát biểu ý kiến để làm rõ thêm những vấn đề nêu trong đề án. Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện thông báo cho người đứng đầu cơ quan cơ quan chủ trì đề án chuẩn bị nội dung và tổ chức buổi làm việc;
b) Nếu xét thấy cần thiết, Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện được phân công, tổ chức họp với đứng đầu cơ quan các cơ quan liên quan để nghe thêm ý kiến, trao đổi những vấn đề chưa nhất trí và chỉ đạo đứng đầu cơ quan cơ quan chủ trì đề án hoàn chỉnh và trình lại Ủy ban nhân dân huyện.
4. Đối với các đề án, văn bản thuộc thẩm quyền quyết định của Ủy ban nhân dân huyện, sau khi xem xét, Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện quyết định việc:
a) Cho trình đề án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật ra phiên họp Ủy ban nhân dân huyện;
b) Yêu cầu chuẩn bị thêm, nếu xét thấy đề án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật chưa đạt yêu cầu để trình ra phiên họp Ủy ban nhân dân huyện;
c) Cho phép áp dụng hình thức lấy ý kiến các thành viên Ủy ban nhân dân huyện thông qua Phiếu ghi ý kiến được quy định tại Điều 31 Quy chế này.
5. Trong vòng 02 (hai) ngày làm việc, kể từ khi có ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện về đề án, văn bản dự thảo, Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện thông báo cho đứng đầu cơ quan trình:
a) Trường hợp đề án, văn bản chưa đạt yêu cầu, đứng đầu cơ quan cơ quan trình phải hoàn chỉnh văn bản dự thảo để trình Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện trong thời gian sớm nhất;
b) Trường hợp dự thảo văn bản được Ủy ban nhân dân huyện, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện thông qua, trong vòng 03 (ba) ngày làm việc, Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện phối hợp với cơ quan trình hoàn chỉnh các nội dung cần thiết để trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện ký ban hành.
Điều 37. Tổ chức các buổi họp, làm việc của Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện để xử lý công việc thường xuyên
1. Họp xử lý công việc thường xuyên:
Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện tổ chức họp để xử lý công việc thường xuyên và những công việc phức tạp, cấp bách, liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực. Việc tổ chức cuộc họp của Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện để xử lý công việc thường xuyên thực hiện theo quy định:
a) Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện dự kiến nội dung, thành phần, thời gian và địa điểm tổ chức họp, phân công các cơ quan liên quan chuẩn bị các báo cáo trình bày tại cuộc họp trình Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện quyết định;
b) Khi được sự đồng ý của Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, chậm nhất 02 (hai) ngày, Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện có trách nhiệm gửi giấy mời, tài liệu họp đến các thành phần được mời; chuẩn bị địa điểm và các điều kiện phục vụ, bảo đảm an toàn cho cuộc họp; ghi biên bản cuộc họp (khi cần thiết và được sự đồng ý của chủ trì cuộc họp có thể ghi hình, ghi âm); sau cuộc họp ra thông báo kết luận của Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện;
c) Cơ quan được phân công chuẩn bị báo cáo có trách nhiệm chuẩn bị kịp thời, đầy đủ tài liệu họp theo thông báo của Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện; chuẩn bị ý kiến giải trình các vấn đề liên quan đến nội dung báo cáo. Sau cuộc họp, phối hợp hoàn chỉnh đề án hoặc dự thảo văn bản trình theo kết luận chỉ đạo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện;
d) Cơ quan, tổ chức, cá nhân được mời họp có trách nhiệm đến dự đúng thành phần và phát biểu ý kiến về những vấn đề liên quan đến chức năng, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị;
đ) Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện điều hành cuộc họp thảo luận, xử lý, giải quyết dứt điểm từng vấn đề, công việc;
e) Tại cuộc họp, người được phân công báo cáo chỉ trình bày tóm tắt báo cáo và những vấn đề cần thảo luận.
2. Họp giao ban hằng tuần giữa Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện
a) Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện họp giao ban hằng tuần vào sáng thứ Hai; trường hợp cần thiết, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện quyết định cụ thể về số lượng cuộc họp và thời gian họp;
b) Nội dung cuộc họp: Giải quyết các vấn đề thuộc quyền quyết định của Ủy ban nhân dân huyện giữa hai phiên họp của Ủy ban nhân dân huyện hoặc xin ý kiến giải quyết công việc cần thiết liên quan đến các kiến nghị của cơ quan chuyên môn, đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, thị trấn chưa xử lý được qua hồ sơ và Phiếu trình của Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện và các vấn đề khác do Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện quyết định;
c) Trường hợp cần thiết có thể mời Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, thị trấn, người đứng đầu cơ quan chuyên môn có liên quan tham dự phiên họp;
d) Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện được sự phân công của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện chủ trì họp giao ban;
đ) Việc tổ chức cuộc họp giao ban, thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Họp, làm việc với người đứng đầu các cơ quan chuyên môn, đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, thị trấn
a) Mỗi quý một lần, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện họp, làm việc với người đứng đầu các cơ quan chuyên môn, đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, thị trấn về tình hình thực hiện chủ trương, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách của huyện; việc chấp hành chỉ đạo, điều hành của Ủy ban nhân dân huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện và thực hiện Quy chế làm việc của Ủy ban nhân dân huyện.
Thành phần tham dự gồm các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, thị trấn và người đứng đầu cơ quan chuyên môn, đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân huyện có liên quan (do Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện quyết định), mời Thường trực Hội đồng nhân dân huyện, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện và các tổ chức chính trị - xã hội huyện, các ban Huyện ủy có liên quan cùng dự.
Người đứng đầu các cơ quan chuyên môn, đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, thị trấn có trách nhiệm tham dự đầy đủ các phiên họp thường kỳ nêu trên; nếu vì lý do công tác không tham dự được, phải xin phép Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện và cử cấp phó đi thay, nếu được Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện chấp thuận;
b) Khi cần thiết, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện họp, làm việc với các cơ quan chuyên môn thuộc lĩnh vực mình phụ trách để kiểm tra, nắm tình hình, đôn đốc thực hiện chương trình công tác và chỉ đạo những vấn đề phát sinh đột xuất. Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện triệu tập người đứng đầu một số cơ quan chuyên môn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân một số xã, thị trấn họp bàn giải quyết các vấn đề liên quan đến các cơ quan, địa phương đó;
c) Sáu tháng một làn, Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện được Chủ tịch phân công họp liên tịch định kỳ với lãnh đạo các tổ chức chính trị - xã hội huyện;
d) Định kỳ một tháng một lần, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện được phân công chủ trì họp với Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện;
đ) Việc tổ chức các cuộc họp được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều này.
4. Ngoài ra, tùy theo yêu cầu chỉ đạo, điều hành, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện có các cuộc họp: Họp tham mưu, tư vấn với cơ quan chủ trì đề án và đại diện các cơ quan liên quan để nghe báo cáo, ý kiến tư vấn, tham mưu trước khi quyết định giải quyết công việc; họp chuyên đề; họp tập huấn, triển khai khi có chủ trương, chính sách mới; họp sơ kết, tổng kết. Đối với các cuộc họp, hội nghị, hội thảo, tiếp khách... mà Chương trình có phát biểu của Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, lãnh đạo Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện phối hợp với các cơ quan, đơn vị rà soát thẩm định nội dung phát biểu và trình xin ý kiến trước 02 (hai) ngày làm việc.
Điều 38. Tổ chức họp của các cơ quan chuyên môn, đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân huyện, Ủy ban nhân dân xã, thị trấn; mời Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện dự họp và làm việc
1. Người đứng đầu cơ quan chuyên môn, đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, thị trấn quyết định tổ chức cuộc họp, hội nghị trong phạm vi quản lý của cơ quan, đơn vị mình để thảo luận về tổ chức thực hiện chức năng, nhiệm vụ, công tác chuyên môn hoặc tập huấn nghiệp vụ. Tất cả các cuộc họp, hội nghị phải thiết thực và được tổ chức ngắn, gọn, tiết kiệm theo đúng quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
2. Các cơ quan chuyên môn, đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân huyện, Ủy ban nhân dân xã, thị trấn khi có nhu cầu mời Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện dự họp hoặc làm việc phải có văn bản đăng ký trước với Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện để phối hợp chuẩn bị nội dung, bố trí lịch làm việc và phân công chuyên viên theo dõi, phục vụ. Đối với những vấn đề cấp bách, Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện trực tiếp báo cáo và chủ động bố trí thời gian để Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện làm việc với cơ quan, đơn vị, xử lý kịp thời vấn đề phát sinh.
3. Người đứng đầu cơ quan chuyên môn, đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, thị trấn cử hoặc ủy quyền cho cấp dưới làm việc, báo cáo với Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, trừ trường hợp được Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện đồng ý hoặc triệu tập đích danh.
Chương VII
CÔNG TÁC THÔNG TIN, BÁO CÁO
Điều 39. Trách nhiệm thông tin, báo cáo
1. Trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện:
a) Định kỳ hằng tháng, quý, 6 tháng, năm có báo cáo về tình hình phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng, đối ngoại trên địa bàn huyện và các báo cáo chuyên đề, đột xuất theo quy định của Ủy ban nhân dân Thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố; các sở, ngành Thành phố; Thường trực Huyện ủy, Thường trực Hội đồng nhân dân huyện; đồng thời, gửi các thành viên Ủy ban nhân dân huyện, người đứng đầu cơ quan chuyên môn, đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân huyện, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội huyện, các cơ quan ngành dọc trên địa bàn huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, thị trấn;
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện trực tiếp hoặc ủy quyền cho một Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, Ủy viên Ủy ban nhân dân huyện báo cáo công tác, báo cáo giải trình, trả lời chất vấn trước Hội đồng nhân dân huyện, Thường trực Hội đồng nhân dân huyện;
c) Ủy quyền cho Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện báo cáo hằng tháng về sự chỉ đạo, điều hành của Ủy ban nhân dân huyện, tình hình nổi bật trong tháng gửi Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố, Thường trực Huyện ủy, Thường trực Hội đồng nhân dân huyện; đồng thời, gửi các thành viên Ủy ban nhân dân huyện, người đứng đầu cơ quan chuyên môn, đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân huyện, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội huyện, các cơ quan ngành dọc trên địa bàn huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, thị trấn.
2. Trách nhiệm của Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện:
a) Tổ chức việc cung cấp thông tin hằng ngày và hàng tuần phục vụ cho công tác chỉ đạo, điều hành và giải quyết công việc thường xuyên của Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện bao gồm: Các vấn đề quan trọng do các cơ quan chuyên môn, đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân huyện, Ủy ban nhân dân xã, thị trấn trình Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện; báo cáo tình hình trong tuần về thông tin nổi bật trong lĩnh vực kinh tế, văn hóa - xã hội, quốc phòng, an ninh trên địa bàn huyện;
b) Phối hợp trao đổi thông tin với Văn phòng Huyện ủy, tham dự các cuộc giao ban hàng tuần giữa Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện với Thường trực Huyện ủy, Thường trực Hội đồng nhân dân huyện;
c) Hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc các cơ quan chuyên môn, đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân huyện, Ủy ban nhân dân xã, thị trấn thực hiện chế độ thông tin, báo cáo và tổ chức khai thác các thông tin phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của Ủy ban nhân dân huyện và Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện;
d) Giúp Ủy ban nhân dân huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện biên soạn, tổng hợp các báo cáo định kỳ (tháng, quý, 6 tháng, năm, tổng kết nhiệm kỳ), báo cáo chuyên đề, báo cáo đột xuất được quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
đ) Tổ chức cập nhật vào mạng tin học của Ủy ban nhân dân huyện các báo cáo, thông tin về tình hình kinh tế, văn hóa - xã hội, thông tin chỉ đạo, điều hành, chương trình công tác, các hoạt động thường ngày của Ủy ban nhân dân huyện theo chỉ đạo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện;
e) Tổ chức việc điểm báo hằng ngày gửi Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện; thông báo ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện xử lý các vấn đề cơ quan báo chí nêu để các cơ quan, địa phương liên quan theo dõi, kiểm tra và báo cáo Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện;
g) Vào ngày thứ hai hàng tuần, Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện có trách nhiệm báo cáo tình hình trong tuần cho Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện biết; nếu có tình hình đặc biệt, đột xuất phải báo cáo kịp thời.
3. Trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan chuyên môn, đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân huyện và Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, thị trấn:
a) Củng cố, tăng cường hệ thống thông tin nội bộ để giúp lãnh đạo cơ quan nắm được chính xác, kịp thời diễn biến tình hình, công việc chủ yếu diễn ra hằng ngày trong toàn ngành, lĩnh vực, địa bàn mình phụ trách;
b) Gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện các báo cáo định kỳ (tháng, quý, 06 tháng, năm), báo cáo chuyên đề, báo cáo đột xuất; thời hạn gửi các báo cáo định kỳ do Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện quy định phù hợp với quy định của pháp luật về chế độ thông tin, báo cáo;
c) Chuẩn bị các báo cáo của Ủy ban nhân dân huyện trình cơ quan cấp trên theo sự phân công của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện;
d) Thường xuyên trao đổi thông tin với các cơ quan chuyên môn, đơn vị khác và Ủy ban nhân dân xã, thị trấn về các thông tin có liên quan; thực hiện việc cung cấp thông tin theo chế độ và khi có yêu cầu phối hợp của cơ quan khác.
Điều 40. Thông tin về hoạt động của cơ quan hành chính Nhà nước trên địa bàn huyện đến Nhân dân
1. Trách nhiệm của Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện:
a) Thực hiện chế độ thông tin đến Nhân dân thông qua các báo cáo của Ủy ban nhân dân huyện báo cáo Hội đồng nhân dân huyện; trả lời các chất vấn, kiến nghị của cử tri, của Đại biểu Quốc hội, Đại biểu Hội đồng nhân dân Thành phố, Đại biểu Hội đồng nhân dân huyện; trả lời phỏng vấn của cơ quan thông tin đại chúng;
b) Thường xuyên thông tin đến các cơ quan báo chí và Nhân dân về tình hình hoạt động của Ủy ban nhân dân huyện, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện và các cơ chế, chính sách mới ban hành, các văn bản của Ủy ban nhân dân huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện về thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
2. Trách nhiệm của Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện:
a) Chuẩn bị nội dung và tài liệu cần thiết phục vụ cho Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện trả lời phỏng vấn của cơ quan thông tin đại chúng;
b) Tham mưu Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện cung cấp thông tin đến các cơ quan thông tin đại chúng về hoạt động của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện về tình hình kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng, đối ngoại của huyện theo quy định;
c) Tổ chức công bố, phát hành rộng rãi các văn bản, các quy định, chủ trương do Ủy ban nhân dân huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện ban hành liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng và nghĩa vụ của công dân trên địa bàn huyện;
d) Chủ trì, phối hợp với người đứng đầu cơ quan chuyên môn, đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, thị trấn đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin; cập nhật thông tin vào trang thông tin của địa phương trên mạng Internet để đưa tin, tuyên truyền, phổ biến tình hình mọi mặt của địa phương ra cả nước và quốc tế.
3. Trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan chuyên môn, đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, thị trấn:
a) Tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan thông tin đại chúng tiếp cận kịp thời nguồn thông tin chính xác về các sự kiện xảy ra trong ngành, lĩnh vực, địa phương mình quản lý đối với loại thông tin được phép công bố rộng rãi;
b) Trả lời phỏng vấn của cơ quan thông tin đại chúng hoặc theo yêu cầu của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện; đưa tin để cơ quan thông tin đại chúng đăng bài, phát tin tuyên truyền cho công tác của cơ quan, đơn vị; yêu cầu cải chính những nội dung đăng, phát tin sai sự thật;
c) Tăng cường quản lý công tác thông tin, báo chí chuyên ngành; tuyệt đối không để lộ các thông tin có nội dung thuộc danh mục bí mật của Nhà nước;
d) Thông báo công khai về tình hình thu, quản lý và sử dụng các quỹ có huy động đóng góp của Nhân dân.
Điều 41. Truyền thông tin trên mạng tin học
1. Các văn bản sau đây phải được đăng trên mạng tin học diện rộng của Ủy ban nhân dân huyện:
a) Văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện ban hành;
b) Các văn bản của Nhà nước về chính sách, pháp luật mới, các dự thảo văn bản do Ủy ban nhân dân huyện soạn thảo gửi để lấy ý kiến góp ý nội dung văn bản;
c) Các văn bản hành chính, các báo cáo, biểu mẫu và văn bản khác được Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện chỉ định.
2. Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện có trách nhiệm khai thác và phổ biến những thông tin trên mạng tin học diện rộng của Chính phủ, các văn bản quy phạm pháp luật, các báo cáo và các thông tin liên quan để phục vụ có hiệu quả công tác chỉ đạo, điều hành của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện và Ủy ban nhân dân huyện.
3. Các đơn vị trong mạng tin học của Ủy ban nhân dân huyện phải thực hiện chế độ trao đổi thông tin qua mạng tin học diện rộng của Ủy ban nhân dân huyện theo quy định; thường xuyên theo dõi thông tin trên mạng tin học để kịp thời nhận văn bản chỉ đạo, điều hành và các thông tin do Ủy ban nhân dân huyện gửi để quán triệt và thực hiện.
Chương VIII
TIẾP KHÁCH, ĐI CÔNG TÁC
Điều 42. Việc tiếp khách trong nước của Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện
1. Các trường hợp Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện tiếp xã giao, gặp mặt các đoàn đại biểu, khách đến thăm, làm việc tại huyện:
a) Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện trực tiếp mời hoặc theo chỉ đạo của cấp trên;
b) Theo đề nghị của Người đứng đầu các cơ quan chuyên môn, đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân huyện, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, thị trấn, người đứng đầu các cơ quan, tổ chức chính trị - xã hội huyện;
c) Theo đề nghị trực tiếp của khách.
2. Người đứng đầu các cơ quan chuyên môn, đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân huyện, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, thị trấn, người đứng đầu các cơ quan, tổ chức chính trị - xã hội huyện khi có nhu cầu tiếp khách phải có văn bản đề nghị gửi Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện ít nhất 02 (hai) ngày làm việc, trước ngày dự kiến tiếp; văn bản thể hiện rõ nội dung, hình thức cuộc tiếp, số lượng khách, thời gian, địa điểm tiếp và kèm theo các hồ sơ cần thiết về: nội dung, thời gian, thành phần, hoạt động của khách tại địa bàn huyện và các đề xuất, kiến nghị. Cơ quan chủ trì mời phải phối hợp với Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện chuẩn bị nội dung buổi tiếp và tổ chức buổi tiếp đạt kết quả tốt.
3. Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện có nhiệm vụ:
a) Báo cáo Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện về đề nghị tiếp khách của các cơ quan, đơn vị; thông báo kịp thời ý kiến của Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện cho các cơ quan liên quan biết, đồng thời đưa vào lịch công tác tuần của Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân, khi được Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện đồng ý;
b) Phối hợp với các cơ quan liên quan chuẩn bị nội dung cuộc tiếp. Trường hợp cần thiết, theo chỉ đạo của Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, đề nghị các cơ quan liên quan chuẩn bị một số nội dung cụ thể của cuộc tiếp;
c) Mời các cơ quan báo chí dự để đưa tin về cuộc tiếp (khi cần thiết);
d) Phối hợp với cơ quan liên quan tổ chức phục vụ và bảo đảm chu đáo, an toàn cho cuộc tiếp; tổ chức triển khai thực hiện các công việc cần thiết sau cuộc tiếp.
Điều 43. Việc tiếp khách nước ngoài của Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện
1. Các trường hợp Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện tiếp khách nước ngoài, tiếp xã giao, tiếp làm việc (chính thức hoặc không chính thức):
a) Theo đề nghị của các cơ quan, tổ chức thành phố;
b) Theo đề nghị của các cơ quan, tổ chức trong huyện;
c) Theo đề nghị trực tiếp của khách.
2. Các cơ quan, tổ chức trong huyện khi có nhu cầu đề nghị Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện tiếp khách nước ngoài của cơ quan, tổ chức mình, phải trao đổi trước với Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện để xin ý kiến Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện. Các ý kiến đề xuất phải gửi Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện ít nhất 05 (năm) ngày làm việc, trước ngày dự kiến tiếp. Các cơ quan, đơn vị có khách nước ngoài đến liên hệ công tác, làm việc với Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện phải phối hợp với Công an huyện, cơ quan liên quan để bảo đảm an ninh, an toàn cho khách và cơ quan theo quy định của pháp luật.
3. Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện thực hiện nhiệm vụ quy định tại khoản 3 Điều 42 của Quy chế này.
4. Người đứng đầu cơ quan chuyên môn, đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, thị trấn khi mời khách nước ngoài đến làm việc hoặc tiếp khách nước ngoài đến thăm huyện đều phải xin ý kiến Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện (hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện được Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện ủy quyền) và được thực hiện thông qua Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện.
Điều 44. Chế độ đi công tác
1. Thành viên Ủy ban nhân dân huyện hàng tháng phải dành thời gian đi công tác cơ sở để kiểm tra, nắm tình hình triển khai thực hiện các chính sách, pháp luật của Nhà nước, các quyết định, chỉ thị, các văn bản chỉ đạo của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện; gặp gỡ tiếp xúc, lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của Nhân dân; nắm tình hình thực tế ở cơ sở để kịp thời chỉ đạo và đề xuất những giải pháp giúp địa phương, cơ sở khắc phục khó khăn, vướng mắc. Tùy nội dung, để tổ chức hình thức đi công tác cho phù hợp, bảo đảm thiết thực và tiết kiệm, có thể báo trước hoặc không báo trước cho cơ sở.
2. Thành viên Ủy ban nhân dân huyện đi công tác cơ sở phải có kế hoạch trước. Trường hợp đi công tác, làm việc với các địa phương khác và các sở, ngành Thành phố trên 05 (năm) ngày phải báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện.
3. Thành viên Ủy ban nhân dân huyện không bố trí đi công tác trong thời gian Huyện ủy, Hội đồng nhân dân huyện, Ủy ban nhân dân huyện họp, trừ trường hợp đặc biệt được Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện đồng ý.
4. Người đứng đầu cơ quan chuyên môn, đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân huyện đi công tác ngoài phạm vi huyện hoặc vắng mặt trên 03 (ba) ngày phải báo cáo và được sự đồng ý của Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện phụ trách (qua Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện); đồng thời, trong thời gian đi vắng phải ủy quyền cho cấp phó của mình giải quyết công việc thay.
5. Thành viên Ủy ban nhân dân huyện, người đứng đầu cơ quan chuyên môn, đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, thị trấn khi đi công tác nước ngoài phải báo cáo bằng văn bản và chỉ đi khi được sự đồng ý của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, phải tuân thủ các quy định của Đảng, Nhà nước về đi công tác nước ngoài của cán bộ, công chức, viên chức.
6. Các thành viên Ủy ban nhân dân huyện, người đứng đầu cơ quan chuyên môn, đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, thị trấn đi công tác theo sự chỉ đạo hoặc ủy quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, phải kịp thời báo cáo kết quả làm việc với Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện phụ trách lĩnh vực.
7. Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện có nhiệm vụ:
a) Xây dựng chương trình, kế hoạch đi thăm và làm việc tại các đơn vị, cơ sở của Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện; thông báo cho các đơn vị, cơ sở và cơ quan chuyên môn liên quan biết kết quả các cuộc thăm và làm việc chính thức của Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện;
b) Giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện tổng hợp, cân đối chương trình đi công tác của các thành viên Ủy ban nhân dân huyện để bảo đảm thực hiện đúng trọng tâm, hiệu quả;
c) Theo dõi tình hình đi công tác của các thành viên Ủy ban nhân dân huyện; báo cáo Ủy ban nhân dân huyện trong phiên họp Ủy ban nhân dân huyện vào tháng 6 và cuối năm.
Chương IX
CÔNG TÁC THANH TRA, GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO, TIẾP CÔNG DÂN, PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG VÀ THỰC HÀNH TIẾT KIỆM CHỐNG LÃNG PHÍ
Điều 45. Trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện
1. Chỉ đạo Chánh Thanh tra huyện, Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện, Trưởng Ban Tiếp công dân huyện và người đứng đầu các cơ quan chuyên môn, đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, thị trấn phối hợp thực hiện nghiêm công tác thanh tra, tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Định kỳ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện họp với các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện và người đứng đầu các cơ quan liên quan để giải quyết theo thẩm quyền và dứt điểm các vụ việc tồn đọng, phức tạp, kéo dài và các vụ việc theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân Thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố.
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện tổ chức, chỉ đạo hoạt động thanh tra, xử lý kịp thời kết luận, kiến nghị thanh tra theo quy định của Luật Thanh tra;
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện giải quyết khiếu nại theo thẩm quyền quy định tại Luật Khiếu nại và các văn bản hướng dẫn thi hành; giải quyết tố cáo theo thẩm quyền quy định tại Luật Tố cáo các văn bản hướng dẫn thi hành;
c) Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện được ủy quyền cho Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân Thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố, Huyện ủy, Ban Thường vụ Huyện ủy khi để xảy ra tình trạng tham nhũng, lãng phí, những vụ việc khiếu kiện tồn đọng kéo dài, gay gắt, đông người, vượt cấp thuộc phạm vi quản lý của Ủy ban nhân dân huyện.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện thực hiện việc tiếp công dân theo quy định của Luật Tiếp công dân; Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện có thể ủy nhiệm cho Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện tiếp công dân theo quy định của pháp luật nhưng ít nhất hàng tháng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện phải trực tiếp tiếp công dân tại trụ sở tiếp công dân ít nhất 02 (hai) ngày trong tháng và tiếp đột xuất theo quy định. Mỗi Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện bố trí thời gian tiếp công dân ít nhất 02 (hai) ngày trong tháng.
Điều 46. Trách nhiệm của thành viên khác Ủy ban nhân dân huyện
1. Trong phạm vi chức năng, quyền hạn của mình, các thành viên Ủy ban nhân dân huyện có trách nhiệm tổ chức công tác thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, chương trình, kế hoạch của các cấp, các ngành, các đơn vị; kết luận và có quyết định giải quyết triệt để các vụ việc khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị ngay tại cơ sở.
2. Giải quyết kịp thời, đúng quy định của pháp luật những khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền; trân trọng lắng nghe ý kiến của công dân để cải tiến, nâng cao hiệu quả công tác.
3. Tổ chức tiếp công dân theo đúng quy định của Luật Tiếp công dân và các quy định của pháp luật hiện hành.
Điều 47. Trách nhiệm của Chánh Thanh tra huyện
1. Giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện tổ chức, chỉ đạo hoạt động thanh tra, công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong phạm vi thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện.
2. Giải quyết kịp thời, đúng pháp luật những khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền; tham mưu giải quyết vụ việc khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện khi được giao.
3. Khi phát hiện quyết định giải quyết khiếu nại của người đứng đầu cơ quan chuyên môn, đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, thị trấn vi phạm pháp luật thì báo cáo, kiến nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện xem xét, quyết định.
4. Trực tiếp kiểm tra, giám sát, thanh tra, hướng dẫn, đôn đốc các cơ quan chuyên môn, đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân huyện, Ủy ban nhân dân xã, thị trấn tiến hành công tác thanh tra, tiếp công dân theo quy định của pháp luật.
5. Hàng 6 tháng, năm báo cáo tại phiên họp Ủy ban nhân dân huyện về tình hình, kết quả ưu điểm, khuyết điểm và kiến nghị các giải pháp khắc phục đối với công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Điều 48. Trách nhiệm của Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện
1. Lãnh đạo, chỉ đạo Ban Tiếp công dân huyện trong việc lập kế hoạch, chương trình tiếp công dân của Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện.
2. Phối hợp với các cơ quan chức năng tham mưu để Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện chỉ đạo, giải quyết những khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền.
3. Kiểm tra, đôn đốc các cơ quan chuyên môn, đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân huyện, Ủy ban nhân dân xã, thị trấn trong việc thực hiện quyết định, chỉ thị, ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện trong lĩnh vực thanh tra, tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo.
4. Trả lời các đơn, thư khiếu nại, tố cáo khi được Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện ủy quyền.
Điều 49. Trách nhiệm của Trưởng Ban Tiếp công dân huyện
1. Quản lý, điều hành hoạt động tại Trụ sở tiếp công dân huyện, tổ chức thực hiện việc tiếp công dân đúng theo quy định tại Luật Tiếp công dân và Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Tiếp công dân huyện.
2. Là đầu mối tiếp nhận, phân loại, đề xuất xử lý bước đầu đơn kiến nghị, phản ánh, khiếu nại, tố cáo của công dân gửi Ủy ban nhân dân huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện.
3. Tổ chức và bố trí lịch để Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện tiếp công dân. Phối hợp với các cơ quan chức năng và các cơ quan hữu quan chuẩn bị đầy đủ hồ sơ tranh chấp, khiếu nại, tố cáo trình Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện tiếp công dân tại Trụ sở tiếp công dân huyện.
4. Dự thảo nội dung kết luận, chỉ đạo của Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện hoặc thông báo truyền đạt nội dung kết luận, chỉ đạo của Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện tại các buổi tiếp công dân đến các cơ quan, đơn vị liên quan để thực hiện.
5. Định kỳ trước ngày 20 hằng tháng, Ban Tiếp công dân huyện báo cáo Ủy ban nhân dân huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện về tình hình tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo tại Trụ sở tiếp công dân huyện; tiếp nhận thông tin của Thanh tra huyện về tiến độ thi hành các quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo đã có hiệu lực pháp luật trên địa bàn huyện, tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện.
6. Theo dõi, đôn đốc người đứng đầu cơ quan chuyên môn, đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, thị trấn thực hiện những kết luận, chỉ đạo của Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện trong việc giải quyết đơn của công dân và giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo.
Điều 50. Tổ chức tiếp công dân
1. Ban Tiếp công dân huyện có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức tham gia tiếp công dân; bố trí cán bộ, công chức có đủ trình độ, năng lực và hiểu biết về pháp luật để làm nhiệm vụ tiếp công dân.
2. Chánh Thanh tra huyện phối hợp với Trưởng Ban Tiếp công dân và các cơ quan có liên quan xây dựng các quy định, thủ tục về tiếp công dân bảo đảm đúng pháp luật và phù hợp với tình hình của huyện; tổ chức thực hiện tốt việc tiếp công dân.
Chương X
THEO DÕI, ĐÔN ĐỐC, KIỂM TRA VIỆC THỰC HIỆN
Điều 51. Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện xem xét khen thưởng theo quy định đối với người đứng đầu cơ quan chuyên môn, đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, thị trấn nếu thực hiện tốt Quy chế này; xem xét xử lý trách nhiệm cụ thể nếu không thực hiện đúng Quy chế, không hoàn thành nhiệm vụ do Ủy ban nhân dân huyện, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện giao.
2. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện có trách nhiệm thường xuyên đôn đốc, kiểm tra việc thi hành Quy chế này; phối hợp Phòng Nội vụ rà soát, kịp thời đề xuất Ủy ban nhân dân huyện xem xét sửa đổi, bổ sung Quy chế làm việc của Ủy ban nhân dân huyện đảm bảo phù hợp với quy định của pháp luật./. | {
"issuing_agency": "Huyện Cần Giờ",
"promulgation_date": "01/03/2022",
"sign_number": "316/QĐ-UBND",
"signer": "Nguyễn Văn Hồng",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Giao-duc/Nghi-quyet-07-2022-NQ-HDND-ho-tro-dao-tao-sau-dai-hoc-o-nuoc-ngoai-Dong-Thap-525497.aspx | Nghị quyết 07/2022/NQ-HĐND hỗ trợ đào tạo sau đại học ở nước ngoài Đồng Tháp | HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG THÁP
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 07/2022/NQ-HĐND
Đồng Tháp, ngày 15 tháng 7 năm 2022
NGHỊ QUYẾT
QUY ĐỊNH CHẾ ĐỘ HỖ TRỢ ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC Ở NƯỚC NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG THÁP
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG THÁP
KHÓA X - KỲ HỌP THỨ TƯ
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Cán bộ, công chức ngày 13 tháng 11 năm 2008; Luật Viên chức ngày 15 tháng 11 năm 2010; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức ngày 25 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ điểm h khoản 9 Điều 30 Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ngân sách nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức;
Căn cứ Nghị định số 89/2021/NĐ-CP ngày 18 tháng 10 năm 2021 của Chính phủ Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức;
Căn cứ Thông tư số 36/2018/TT-BTC ngày 30 tháng 3 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn việc lập dự toán quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức;
Xét Tờ trình số 52/TTr-UBND ngày 22 tháng 6 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp thông qua dự thảo Nghị quyết quy định chế độ hỗ trợ đào tạo sau đại học ở nước ngoài trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp; Báo cáo thẩm tra của Ban Pháp chế Hội đồng nhân dân Tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh: Nghị quyết quy định chế độ hỗ trợ đào tạo sau đại học ở nước ngoài trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.
2. Đối tượng áp dụng
a) Cán bộ trong các cơ quan nhà nước.
b) Công chức trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh, cấp huyện và công chức xã, phường, thị trấn.
c) Những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã; những người hoạt động không chuyên trách ở khóm, ấp, tổ dân phố ở xã, phường, thị trấn.
d) Viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập.
đ) Đối tượng theo các Đề án có liên quan công tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.
Đối tượng được quy định tại các điểm a, b, c, d phải được cơ quan có thẩm quyền quyết định cử đi học.
Điều 2. Chế độ hỗ trợ đào tạo trình độ sau đại học ở nước ngoài
1. Học phí và các khoản có liên quan đến học phí: Thực hiện thanh toán theo hợp đồng ký kết với cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài hoặc theo mức do cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài thông báo trong giấy báo tiếp nhận học viên.
2. Chi phí làm hộ chiếu, visa: Thanh toán theo mức quy định của Nhà nước đối với chi phí làm hộ chiếu và theo hóa đơn lệ phí visa thực tế của các nước người học được cử đi đào tạo đối với chi phí làm visa.
3. Sinh hoạt phí
a) Sinh hoạt phí được tính toán để bảo đảm nhu cầu tối thiểu về sinh hoạt của người học ở nước ngoài bao gồm: Tiền ăn, ở, chi phí đi lại hằng ngày, tiền tài liệu và đồ dùng học tập.
b) Mức sinh hoạt phí thực hiện theo quy định hiện hành của Trung ương. Sinh hoạt phí được cấp theo thời gian học tập thực tế ở nước ngoài (từ ngày nhập học đến ngày kết thúc khóa học nhưng không vượt quá thời gian ghi trong quyết định cử đi đào tạo).
c) Việc thanh toán sinh hoạt phí cho người học được cấp theo tháng hoặc quý, bảo đảm không ảnh hưởng đến việc học tập, nghiên cứu của người học.
4. Bảo hiểm y tế bắt buộc: Thực hiện thanh toán theo mức quy định của nước sở tại (căn cứ theo mức thông báo trong giấy tiếp nhận học viên của cơ sở đào tạo).
5. Tiền vé máy bay đi và về (hạng phổ thông)
a) Người học được cấp một lượt vé từ Việt Nam đến nơi học tập và một lượt vé từ nơi học tập về Việt Nam (trừ trường hợp được phía bạn đài thọ) trong toàn bộ thời gian đào tạo, bồi dưỡng.
b) Thực hiện thanh toán theo quy định hiện hành về chế độ và định mức chi tiêu ngân sách nhà nước.
6. Đào tạo ngoại ngữ: Theo mức do cơ sở đào tạo ở trong nước thông báo.
7. Cán bộ, công chức, viên chức được học bổng toàn phần do Chính phủ các nước, các tổ chức quốc tế và các học bổng khác được Chính phủ Việt Nam cho phép để tài trợ chi phí cho toàn bộ khóa học thạc sĩ, tiến sĩ ở nước ngoài, không sử dụng ngân sách nhà nước thì được hỗ trợ thêm hằng tháng bằng 50% mức sinh hoạt phí toàn phần tùy thuộc vào nước đến học tập theo quy định hiện hành của Trung ương về chế độ, cấp phát và quản lý kinh phí đào tạo lưu học sinh Việt Nam ở nước ngoài bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước.
8. Thời gian hỗ trợ kinh phí thực hiện theo quyết định cử tham gia đào tạo sau đại học của cơ quan có thẩm quyền. Nếu hết thời gian đào tạo tại quyết định nêu trên, các đối tượng được hỗ trợ theo quy định tại khoản 2, Điều 1, Nghị quyết này chưa hoàn thành chương trình học tập, không có lý do khách quan và không được cơ quan có thẩm quyền thống nhất cho gia hạn, sẽ không được tiếp tục hỗ trợ kinh phí theo quy định.
9. Trường hợp, khi các văn bản quy định về chế độ, định mức chi dẫn chiếu để áp dụng tại Quy định này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế bằng văn bản mới thì áp dụng các văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế.
Điều 3. Nguồn kinh phí thực hiện
Kinh phí đào tạo các đối tượng quy định tại khoản 2, Điều 1, Nghị quyết này được bảo đảm từ nguồn sự nghiệp đào tạo hàng năm của tỉnh; nguồn tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập, nguồn thu hợp pháp khác (nếu có); nguồn tài trợ của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.
Điều 4. Tổ chức thực hiện
Giao Ủy ban nhân dân Tỉnh tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết này. Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân, các Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân Tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Tháp Khóa X, Kỳ họp thứ tư thông qua ngày 15 tháng 7 năm 2022 và có hiệu lực kể từ ngày 25 tháng 7 năm 2022./.
Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
- Chính phủ;
- Bộ Tài chính;
- Bộ Nội vụ;
- Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra VBQPPL);
- TT/TU, UBND, UBMTTQVN Tỉnh;
- Đoàn Đại biểu Quốc hội Tỉnh;
- Đại biểu HĐND Tỉnh;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể Tỉnh;
- TT/HĐND, UBND huyện, thành phố;
- Công báo Tỉnh;
- Lưu: VT, PC.
CHỦ TỊCH
Phan Văn Thắng | {
"issuing_agency": "Tỉnh Đồng Tháp",
"promulgation_date": "15/07/2022",
"sign_number": "07/2022/NQ-HĐND",
"signer": "Phan Văn Thắng",
"type": "Nghị quyết"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Van-hoa-Xa-hoi/Ke-hoach-3201-KH-UBND-2021-ra-soat-ho-ngheo-ho-can-ngheo-tinh-Hai-Duong-488651.aspx | Kế hoạch 3201/KH-UBND 2021 rà soát hộ nghèo hộ cận nghèo tỉnh Hải Dương | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HẢI DƯƠNG
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 3201/KH-UBND
Hải Dương, ngày 31 tháng 8 năm 2021
KẾ HOẠCH
RÀ SOÁT HỘ NGHÈO, HỘ CẬN NGHÈO NĂM 2021 VÀ QUY TRÌNH XÁC ĐỊNH HỘ LÀM NÔNG NGHIỆP, LÂM NGHIỆP, NGƯ NGHIỆP CÓ MỨC SỐNG TRUNG BÌNH GIAI ĐOẠN 2022-2025 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG
Thực hiện Nghị định 07/2021/NĐ-CP ngày 27/01/2021 của Chính phủ Quy định chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021-2025; Quyết định số 24/2021/QĐ- TTg ngày 16/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định quy trình rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hằng năm và quy trình xác định hộ làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp có mức sống trung bình giai đoạn 2022-2025; Thông tư số 07/2021/TT-BLĐTBXH ngày 18/7/2021 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn phương pháp rà soát, phân loại hộ nghèo, hộ cận nghèo; xác định thu nhập của hộ làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp có mức sống trung bình giai đoạn 2022-2025 và mẫu biểu báo cáo; Công văn số 2499/LĐTBXH-VPQGGN ngày 02/8/2021 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo và xác định hộ làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp có mức sống trung bình.
Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2021 và quy trình xác định hộ làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp có mức sống trung bình giai đoạn 2022-2025 trên địa bàn tỉnh Hải Dương, cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU, PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG
1. Mục đích
1.1. Rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo
- Rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo (theo Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020) để đánh giá tình hình hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2021.
- Tổng rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo (theo quy định tại Nghị định 07/2021/NĐ-CP ngày 27/01/2021 của Chính phủ; Quyết định số 24/2021/QĐ-TTg ngày 16/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định quy trình rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hằng năm và quy trình xác định hộ làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp có mức sống trung bình giai đoạn 2022-2025) để xác định và lập danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo theo phương pháp tiếp cận đa chiều giai đoạn 2021-2025, làm cơ sở thực hiện các chính sách giảm nghèo, chính sách an sinh xã hội cho năm 2022 và những năm kế tiếp.
1.2. Hướng dẫn quy trình xác định hộ làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp có mức sống trung bình giai đoạn 2022-2025 để làm căn cứ xác định đối tượng được ngân sách nhà nước hỗ trợ mua bảo hiểm y tế theo Luật Bảo hiểm y tế.
2. Yêu cầu
- Tổ chức rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo phải thực hiện theo Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020; Thông tư số 17/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28/6/2016 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn quy trình rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hằng năm theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 - 2020; Thông tư số 14/2018/TT-BLĐTBXH ngày 26/9/2018 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 17/2016/TT-BLĐTBXH , để đánh giá đúng thực trạng, kết quả thực hiện các mục tiêu đã đề của các cấp ủy Đảng và Nghị quyết của HĐND các cấp năm 2021.
- Tổ chức tổng rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn toàn tỉnh phải thực hiện đúng quy trình và bộ công cụ quy định tại Quyết định số 24/2021/QĐ-TTg ngày 16/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định quy trình rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hằng năm và quy trình xác định hộ làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp có mức sống trung bình giai đoạn 2022-2025; Thông tư số 07/2021/TT-BLĐTBXH ngày 18/7/2021 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn phương pháp rà soát, phân loại hộ nghèo, hộ cận nghèo; xác định thu nhập của hộ làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp có mức sống trung bình giai đoạn 2022-2025 và mẫu biểu báo cáo và theo đúng nội dung kế hoạch này dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp, giám sát của Mặt trận tổ quốc, các đoàn thể và có sự tham gia của người dân, nhằm xác định đúng đối tượng.
- Việc rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo phải đảm bảo chính xác, dân chủ, công khai, công bằng, đúng quy trình và thời gian quy định, có sự tham gia của các cấp, các ngành, của người dân và cộng đồng. Kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo phải phản ánh đúng thực trạng đời sống của nhân dân, tuyệt đối không bỏ sót hộ nghèo, hộ cận nghèo, không chạy theo thành tích làm sai lệch thực trạng nghèo của địa phương.
- Việc xác định hộ làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp có mức sống trung bình phải đảm bảo quy định thực hiện, kết quả xác định đối tượng phải đảm bảo đủ điều kiện theo quy định.
3. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
3.1. Phạm vi điều chỉnh
Kế hoạch này hướng dẫn thực hiện quy trình rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2021 và quy trình xác định hộ làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp có mức sống trung bình giai đoạn 2022-2025 trên địa bàn tỉnh Hải Dương.
3.2. Đối tượng áp dụng
- Hộ gia đình trên phạm vi toàn tỉnh.
- Các cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân tham gia công tác rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo và xác định hộ làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp có mức sống trung bình.
II. NỘI DUNG THỰC HIỆN
1. Rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo để đánh giá kết quả thực hiện Chương trình giảm nghèo năm 2021
Thực hiện theo quy định tại Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020; Thông tư số 17/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28/6/2016 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn quy trình rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hằng năm theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 - 2020; Thông tư số 14/2018/TT-BLĐTBXH ngày 26/9/2018 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội sửa đổi , bổ sung một số điều Thông tư sô 17/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28/06/2016.
2. Rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo đầu kỳ làm cơ sở thực hiện các chính sách giảm nghèo, chính sách an sinh xã hội năm 2022 và những năm kế tiếp
Thực hiện theo quy định tại Nghị định 07/2021/NĐ-CP ngày 27/01/2021 của Chính phủ Quy định chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021-2025; Quyết định số 24/2021/QĐ-TTg ngày 16/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định quy trình rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hằng năm và quy trình xác định hộ làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp có mức sống trung bình giai đoạn 2022-2025; Thông tư số 07/2021/TT-BLĐTBXH ngày 18/7/2021 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn phương pháp rà soát, phân loại hộ nghèo, hộ cận nghèo; xác định thu nhập của hộ làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp có mức sống trung bình giai đoạn 2022-2025 và mẫu biểu báo cáo.
3. Xác định thu nhập của hộ làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp có mức sống trung bình
Thực hiện theo quy định tại Quyết định số 24/2021/QĐ-TTg ngày 16/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ; Thông tư số 07/2021/TT-BLĐTBXH ngày 18/7/2021 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
III. THỜI GIAN RÀ SOÁT, XÁC ĐỊNH
1. Thời gian rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo:
- Định kỳ: Trong khoảng thời gian từ ngày 01/9/2021 đến hết ngày 14/12/2021.
- Thường xuyên: mỗi tháng 01 lần, thực hiện từ ngày 15 hằng tháng.
2. Thời gian xác định hộ làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp có mức sống trung bình: thực hiện từ ngày 15 hằng tháng.
IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN
Kinh phí thực hiện rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo định kỳ hằng năm và quy trình xác định hộ làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp có mức sống trung bình giai đoạn 2022 - 2025 do ngân sách nhà nước bảo đảm theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
V. TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN RÀ SOÁT
- Từ ngày 12/8/2021 đến 13/9/2021:
+ Cấp tỉnh thành lập Ban chỉ đạo rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo giai đoạn 2021-2025 và phân công nhiệm vụ cho các thành viên Ban chỉ đạo; xây dựng Kế hoạch rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2021 và xác định hộ làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp có mức sống trung bình giai đoạn 2022 - 2025; tổ chức tập huấn nâng cao năng lực giảm nghèo, tập huấn nghiệp vụ rà soát cho các cán bộ làm công tác giảm nghèo cấp huyện, xã, trưởng thôn, khu dân cư; chỉ đạo việc tổ chức rà soát tới các huyện, thị xã, thành phố.
+ Cấp huyện, cấp xã thành lập Ban chỉ đạo rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo và phân công nhiệm vụ cho các thành viên Ban chỉ đạo; xây dựng Kế hoạch rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn; tuyên truyền việc rà soát trên các phương tiện thông tin đại chúng; chỉ đạo việc rà soát tới các điều tra viên.
- Từ ngày 14/9/2021 đến 07/10/2021:
+ Các địa phương thực hiện rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020 và rà soát nhanh các hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022-2025.
+ Cấp huyện, cấp xã tổ chức kiểm tra kết quả rà soát của các địa phương quản lý.
+ Cấp huyện tổng hợp, báo cáo kết quả điều tra hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020 và số lượng các hộ gia đình cần rà soát theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022-2025 (trước ngày 03/10/2021) về Ban chỉ đạo rà soát cấp tỉnh (qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội) để sơ bộ báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh (trước ngày 07/10/2021).
- Từ ngày 08/10/2021 đến ngày 30/10/2021:
Các địa phương tiến hành rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022-2025 và tổng hợp báo cáo kết quả sơ bộ vê Ban chỉ đạo rà soát cấp tỉnh (qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội).
- Từ ngày 01/11/2021 đến 30/11/2021:
+ Ban chỉ đạo rà soát cấp tỉnh tổ chức các đợt kiểm tra kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo tại một số địa phương và Ban chỉ đạo rà soát cấp huyện tổ chức các đợt kiểm tra kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn quản lý (ngoài các địa bàn Ban chỉ đạo cấp tỉnh đã kiểm tra).
+ Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp báo cáo kết quả sơ bộ rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo về Ban chỉ đạo rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo cấp tỉnh và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (trước ngày 15/11/2021).
+ Cấp xã, huyện hoàn thiện các biểu mẫu báo cáo theo quy định; cấp huyện tổng hợp, phê duyệt kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo và báo cáo về UBND tỉnh (qua Sở Lao động Thương binh và Xã hội để tổng hợp) để báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
- Từ 01/12/2021 đến ngày 30/12/2021:
+ Cấp xã làm thủ tục công nhận hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ thoát nghèo, hộ thoát cận nghèo năm 2021.
+ Cấp xã lập danh sách cấp bảo hiểm y tế năm 2021 cho các đối tượng đủ điều kiện theo quy định. Cấp huyện nhập dữ liệu thông tin hộ nghèo, hộ cận nghèo vào hệ thống dữ liệu quốc gia để quản lý, lập sổ quản lý theo dõi.
VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Lao động Thương binh và Xã hội (cơ quan thường trực Ban chỉ đạo rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo)
- Chủ trì, phối hợp với thành viên Ban Chỉ đạo, các cơ quan có liên quan và Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố:
+ Tham mưu thành lập Ban chỉ đạo rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo; tổ giúp việc cấp tỉnh; thực hiện kiểm tra, giám sát quá trình rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo và quy trình xác định hộ làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp có mức sống trung bình giai đoạn 2022-2025 tại các huyện, thị xã, thành phố.
+ Tham mưu UBND tỉnh ban hành Kế hoạch rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo và xác định hộ làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp có mức sống trung bình giai đoạn 2022-2025.
- Chủ trì xây dựng kế hoạch chi tiết và triển khai hướng dẫn các địa phương, tập huấn nghiệp vụ rà soát, nâng cao năng lực cán bộ làm công tác rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo.
- Xây dựng dự toán kinh phí hỗ trợ thực hiện công tác rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo; in, photo tài liệu hướng dẫn, biểu mẫu rà soát gửi cho các địa phương triển khai thực hiện và thực hiện các công việc khác thuộc chức năng, nhiệm vụ liên quan đến công tác rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo.
- Tổng hợp kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo trình UBND tỉnh phê duyệt, báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội theo quy định.
- Hướng dẫn UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức thực hiện cập nhật kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo vào phần mềm quản lý; ứng dụng công nghệ thông tin trong việc rà soát, quản lý hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ có mức sống trung bình trên địa bàn.
2. Sở Tài chính; Sở Kế hoạch và Đầu tư
- Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cân đối nguồn kinh phí chi cho công tác rà soát; phối hợp hướng dẫn đảm bảo kinh phí, thanh quyết toán kinh phí phục vụ cho rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có mức sống trung bình đảm bảo đúng theo các quy định hiện hành của Luật Ngân sách.
- Giám sát nội dung chi cho công tác rà soát của cấp huyện.
3. Cục Thống kê
Chỉ đạo Chi cục Thống kê phối hợp với Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cùng cấp hướng dẫn về nghiệp vụ có liên quan đến công tác thống kê; tổng hợp kết quả rà soát thống nhất hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn tỉnh.
4. Sở Thông tin và Truyền thông
Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các cơ quan liên quan chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan thông tin, báo chí trên địa bàn tỉnh đẩy mạnh công tác tuyên truyền tới các tầng lớp nhân dân về tầm quan trọng và ý nghĩa của công tác rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ làm nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp có mức sống trung bình.
5. Sở Y tế
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ Sở Y tế chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện các nội dung liên quan theo quy định.
6. Các thành viên Ban Chỉ đạo của tỉnh
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị và nhiệm vụ được giao trong Phân công nhiệm vụ các thành viên Ban chỉ đạo rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo cấp tỉnh chủ động tham mưu, chỉ đạo cơ sở tổ chức thực hiện, đồng thời theo dõi, giám sát việc thực hiện rà soát ở địa phương được phân công.
7. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Hải Dương
Mời Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp chủ trì, giám sát việc thực hiện rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo và xác định hộ làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp có mức sống trung bình trên địa bàn tỉnh theo quy định.
8. Các Hội đoàn thể
Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Hội Nông dân tỉnh, Hội Cựu chiến binh tỉnh, Đoàn thanh niên CSHCM và các tổ chức thành viên chủ động, phối hợp với các sở, ngành, UBND các huyện tuyên truyền, vận động nhân dân và các hội viên tham gia thực hiện tốt và giám sát chặt chẽ quá trình tổ chức rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo, xác định hộ làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp có mức sống trung bình trên địa bàn tỉnh.
10. Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố
- Thành lập Ban Chỉ đạo rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo cấp huyện giai đoạn 2021-2025 do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện làm Trưởng ban, lãnh đạo cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội làm Phó Trưởng ban, thành viên là lãnh đạo các đơn vị: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Y tế, Giáo dục, Xây dựng, Thông tin và Truyền thông, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, bộ phận Thống kê, phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội cấp huyện và các cơ quan, đơn vị liên quan.
Ban Chỉ đạo rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo cấp huyện giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện: Xây dựng kế hoạch rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo; tổ chức tập huấn quy trình và bộ công cụ rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hằng năm và quy trình xác định hộ làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp có mức sống trung bình trên địa bàn; chỉ đạo tổ chức rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hằng năm và xác định hộ làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp có mức sống trung bình trên địa bàn; theo dõi, hướng dẫn, đôn đốc thực hiện; kiểm tra chặt chẽ công tác rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn quản lý.
- Ban hành và chỉ đạo triển khai kế hoạch rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hằng năm trên địa bàn.
- Chỉ đạo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn.
- Có ý kiến về báo cáo kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã; tổng hợp, phê duyệt kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn, báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định tại Điều 7 Quyết định 24/2021/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và theo các biểu mẫu báo cáo quy định tại Thông tư số 07/2021/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
- Chỉ đạo Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cập nhật thông tin về hộ nghèo, hộ cận nghèo vào hệ thống dữ liệu quốc gia và sổ quản lý làm cơ sở thực hiện các chính sách an sinh xã hội và đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu giảm nghèo hàng năm; ứng dụng công nghệ thông tin trong việc rà soát, quản lý hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ có mức sống trung bình trên địa bàn.
11. Ủy ban nhân dân cấp xã
- Thành lập Ban Chỉ đạo rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo cấp xã giai đoạn 2021-2025 do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã làm Trưởng ban; công chức được giao nhiệm vụ làm công tác giảm nghèo cấp xã làm Phó Trưởng Ban Chỉ đạo; công chức được giao nhiệm vụ làm công tác tài chính, y tế, giáo dục, xây dựng, thông tin và truyền thông, nông nghiệp và phát triển nông thôn, các trưởng thôn trên địa bàn và cán bộ Ngân hàng Chính sách xã hội được phân công theo dõi tại xã làm thành viên.
Ban Chỉ đạo rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo cấp xã giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã: Xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn; phổ biến, tuyên truyền mục đích, ý nghĩa, yêu cầu của công tác rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hàng năm trên các phương tiện truyền thông; hướng dẫn hộ gia đình đăng ký rà soát; tổ chức lực lượng rà soát viên thực hiện công tác rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn; tổ chức thực hiện rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hằng năm và xác định hộ làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp có mức sống trung bình trên địa bàn theo quy định; kiểm tra công tác công tác rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn quản lý.
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định công nhận danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo; danh sách hộ thoát nghèo, hộ thoát cận nghèo và cấp Giấy chứng nhận hộ nghèo, hộ cận nghèo; công nhận hộ làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp có mức sống trung bình.
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổng hợp, báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện về kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn theo quy định tại Điều 7 Quyết định số 24/2021/QĐ-TTg ngày 16/7/2021của Thủ tướng Chính phủ và theo các biểu mẫu báo cáo quy định tại Thông tư số 07/2021/TT- BLĐTBXH của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
- Chỉ đạo tổ chức xác định hộ làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp có mức sống trung bình khi nhận được giấy đề nghị của hộ gia đình và tổ chức kiểm tra việc triển khai thực hiện.
- Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc rà soát, quản lý hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ có mức sống trung bình trên địa bàn.
- Lập danh sách quản lý các hộ làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp có mức sống trung bình hàng năm làm căn cứ xác định đối tượng được ngân sách nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế theo Luật Bảo hiểm y tế.
Yêu cầu các thành viên Ban chỉ đạo của tỉnh, Thủ trưởng các sở, ban, ngành có liên quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố nghiêm túc khẩn trương tổ chức thực hiện. Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có những vấn đề vướng mắc phát sinh, kịp thời tổ chức phúc tra lại kết quả, thông báo công khai để dân biết, nếu vượt quá thẩm quyền phải báo cáo với Ban chỉ đạo cấp trên xem xét giải quyết theo đúng quy định./.
Nơi nhận:
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- VP QGGN - Bộ LĐTBXH;
- Các thành viên Ban chỉ đạo tỉnh;
- Các sở, ban, ngành liên quan;
- UBND các huyện, TX,TP;
- P. LĐTBXH các huyện, TX,TP;
- Lưu: VT, KGVX. Lai (15)
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Minh Hùng | {
"issuing_agency": "Tỉnh Hải Dương",
"promulgation_date": "31/08/2021",
"sign_number": "3201/KH-UBND",
"signer": "Nguyễn Minh Hùng",
"type": "Kế hoạch"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Quyet-dinh-48-2005-QD-UB-chuc-nang-nhiem-vu-quyen-han-to-chuc-Ban-ton-giao-Dan-175468.aspx | Quyết định 48/2005/QĐ-UB chức năng nhiệm vụ quyền hạn tổ chức Ban tôn giáo Dân | UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH DƯƠNG
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 48/2005/QĐ-UB
Bình Dương, ngày 13 tháng 04 năm 2005
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN, TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA BAN TÔN GIÁO - DÂN TỘC TỈNH BÌNH DƯƠNG
ỦY BAN NHÂN DÂN
- Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;
- Căn cứ thông tư số 25/2004/TT-BNV ngày 19/4/2004 củaBộ Nội vụ hướng dẫn chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức cơ quan chuyên môn giúp Uỷ ban nhân dân quản lý nhà nước về công tác tôn giáo ở địa phương;
- Căn cứ Thông tư liên tịch số 246/2004/TTLT – UBDT-BND ngày 06/5/2004 của liên bộ Uỷ ban Dân Tộc - Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức cơ quan chuyên môn giúp Uỷ ban nhân dân quản lý nhà nước về công tác dân tộc ở địa phương.
- Căn cứ quyết đinh số 29/2005/QĐ-UB ngày 23/2/2005 của UBND tỉnh về việc thành lập Ban Tôn giáo – Dân tộc tỉnh Bình Dương;
Theo đề nghị của Trưởng Ban Tôn giáo – Dân tộc tại tờ trình số 37/TT-TG ngày 28/3/2005 và Giám đốc sở Nội vụ tại tờ trình số 168/TT-SNV ngày 13/4/2005;
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Nay ban hành kèm theo quyết định này bản quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức và hoạt động của Ban tôn giáo – Dân tộc tỉnh Bình Dương.
Điều 2: Quyết định này thay thế cho quyết định số 172/2003/QĐ-UB ngày 04/7/2003 của Uỷ ban nhân dân tỉnh về việc ban hành quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức và hoạt động của Ban Tôn Giáo chính quyền tỉnh Bình Dương.
Điều 3: Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh, Giám đốc sở Nội vụ, Giám đốc sở Tài chính, Trưởng ban Tôn giáo - Dân tộc, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này kể từ ngày ký./.
TM. UỶ BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Nguyễn Hoàng Sơn
QUY ĐỊNH
CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ QUYỀN HẠN TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA BAN TÔN GIÁO – DÂN TỘC TỈNH BÌNH DƯƠNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 48/2005/QĐ-UB ngày 13/4/2005 của Uỷ ban nhân dân tỉnh)
Chương I
VỊ TRÍ - CHỨC NĂNG - NHIỆM VỤ - QUYỀN HẠN
Điều 1: Vị trí:
Ban Tôn giáo – Dân tộc tỉnh (sau đây gọi tắt là Ban) là cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh, chịu sự chỉ đạo quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Uỷ ban nhân dân tỉnh; đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra về nghiệp vụ của Ban Tôn giáo Chính phủ và Uỷ ban Dân tộc.
Điều 2: Chức năng:
Ban có chức năng tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh quản lý Nhà nước về lĩnh vực công tác Tôn giáo và công tác dân tộc trên địa bàn tỉnh và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự uỷ quyền của Uỷ ban nhân dân tỉnh; góp phần bảo đảm sự thống nhất quản lý trong lĩnh vực công tác tôn giáo và công tác dân tộc từ Trung ương đến địa phương.
Điều 3: Nhiệm vụ của Ban có
3.1- Trình Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành các quyết định, chỉ thị về lĩnh vực công tác tôn giáo và công tác dân tộc thuộc phạm vi quản lý của tỉnh.
3.2- Trình Uỷ ban nhân dân tỉnh các chương trình, kế hoạch công tác dài hạn và hàng năm, các dự án quan trọng thuộc lĩnh vực tôn giáo và dân tộc trên địa bàn tỉnh.
3.3- Hướng dẫn, kiểm tra và chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chương trình, kế hoạch, dự án đã được phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Ban.
3.4- Về công tác Tôn giáo
3.4.1- Hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra và tổ chức thực hiện trên địa bàn tỉnh các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về tôn giáo; bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo hoặc không theo một tôn giáo nào của công dân, quyền sinh hoạt tôn giáo bình thường theo đúng pháp luật; bảo sự đảm bình đẳng giữa các tôn giáo trước Pháp luật; chống mọi hành vi xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để làm trái pháp luật và chính sách của Nhà nước.
3.4.2- Giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh xem xét việc đề nghị xây dựng, trùng tu, sửa chữa các công trình thờ tự, tín ngưỡng, tôn giáo của tổ chức Tôn giáo theo quy định của Pháp luật.
3.4.3 Được Uỷ ban nhân dân tỉnh uỷ quyền chủ trì, phối hợp với các cơ quan chuyên môn cùng cấp thẩm định các yêu cầu của các tổ chức và cá nhân tôn giáo trên các lĩnh vực như :
- Tổ chức đại hội, hội nghị của các tổ chức tôn giáo trên địa bàn tỉnh.
- Việc nhập tu, bổ nhiệm, phong chức, phong phẩm, thuyên chuyên các chức sắc, chức việc, nhà tu hành trên phạm vi tỉnh.
3.4.4- Giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh thực hiện quản lý nhà nước đối với hoạt động quốc tế của nhà tu hành, chức sắc, nhân sỹ tôn giáo theo quy định của pháp luật.
3.4.5- Làm đầu mối liên hệ giữa chính quyền địa phương với các tổ chức tôn giáo trên địa bàn tỉnh.
3.4.6- Tham gia quản lý các khu di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh có liên quan đến tôn giáo trên địa bàn tỉnh.
3.4.7- Nghiên cứu xây dựng, đề xuất với Uỷ ban nhân dân tỉnh về chính sách và thực hiện chính sách đối với tổ chức tôn giáo và chức sắc, nhân sỹ tôn giáo theo phân cấp của cơ quan có thẩm quyền.
3.4.8- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chuyên môn, Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể quần chúng có liên quan trong việc tuyên truyền và vận động quần chúng nhân dân, tín đồ, các chức sắc, chức việc, nhà tu hành các tôn giáo chức hành nghiêm chỉnh đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về tôn giáo tại địa phương.
3.4.9- Thực hiện công tác hợp tác quốc tế về lĩnh vực công tác tôn giáo và các lĩnh vực công tác được giao theo quy định của pháp luật và của Uỷ ban nhân dân tỉnh.
3.4.10- Hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ về công tác tôn giáo đối với các cơ quan đơn vị trên địa bàn tỉnh.
3.5- Về công tác dân tộc
3.5.1- Trình Ủy ban nhân dân tỉnh các biện pháp nhằm bảo đảm điều kiện cải thiện đời sống vật chất và tinh thần, nâng cao dân trí của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh.
3.5.2- Điều tra, nghiên cứu, tổng hợp về nguồn gốc lịch sử, sự phát triển của các dân tộc đặc điểm, thành phần dân tộc, kinh tế - xã hội, đời sống văn hóa, phong tục tập quán và những vấn đề khác về dân tộc trên địa bàn tỉnh theo phân công, phân cấp.
3.5.3- Chủ trì, phối hợp với các ngành, các cấp, các tổ chức chính trị xã hội ở địa phương trong việc thực hiện, các chủ trương chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước về quyền dùng tiếng nói, chữ viết; về phát triển giáo dục, mở mang dân trí, ưu tiên đào tạo, bồi dưỡng cán bộ dân tộc thiểu số; về chăm sóc sức khỏe cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh.
3.54- Chủ trì, phối hợp với các ngành, các cấp, các tổ chức chính trị xã hội ở địa phương trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình, dự án, mô hình thí điểm, các chính sách ưu đãi đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng có khó khăn đặc biệt do Uỷ ban nhân dân tỉnh và Ủy ban Dân tộc giao.
3.5.5- Tổ chức, chỉ đạo thực hiện chính sách của Nhà nước về bảo đảm thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc, giữ gìn, tăng cường đoàn kết và tương trợ giúp đỡ lẫn nhau giữa các dân tộc ở địa phương.
3.5.6- Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện công tác định canh, định cư đối với đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh.
3.5.7- Trình Uỷ ban nhân dân tỉnh các biện pháp cụ thể để duy trì, bảo tồn và phát triển các tộc người trên địa bàn tỉnh; chỉ đạo và tổ chức thực hiện sau khi đã được phê duyệt.
3.5.8- Tiếp đón, thăm hỏi đồng bào các dân tộc thiểu số; phối hợp với các cơ quan nhà nước ở địa phương giải quyết các nguyện vọng chính đáng của đồng bào theo chế độ chính sách và quy định của pháp luật.
3.5.9- Tổ chức các cuộc gặp gỡ giữa các dân tộc để giao lưu trao đổi kinh nghiệm nhằm tăng cường khối đại đoàn kết cho dân tộc trong tỉnh.
3.5.10- Bồi dưỡng, lựa chọn những điển hình tập thể và cá nhân tiêu biểu, có uy tín là người dân tộc thiểu số ở địa phương gương mẫu thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, làm hạt nhân trong phong trào phát triển kinh tế, giữ gìn trật tự xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh; giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh chỉ đạo nhân rộng cáo điển hình tập thể, cá nhân tiêu biểu trên địa bàn.
3.5.11- Phối hợp thực hiện đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức làm công tác dân tộc trên địa bàn tỉnh.
3.5.12- Phối hợp với sở Nội vụ trong việc bố trí tỷ lệ biên chế là người các dân tộc thiểu số tại chỗ trong tổng số biên chế của các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, huyện, thị có đông đồng bào dân tộc thiểu số.
3.6- Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ; xây dựng hệ thống thông tin, lưu trữ, cung cấp số liệu vào công tác quản lý và chuyên môn, nghiệp vụ.
3.7- Quyết định và chỉ đạo thực hiện chương trình cải cách hành chính của cơ quan theo mục tiêu và nội dung được Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
3.8- Thực hiện công tác khen thưởng và đề xuất với cấp có thẩm quyền khen thưởng theo thẩm quyền về lĩnh vực công tác tôn giáo và công tác dân tộc.
3.9- Thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, chống tham nhũng, tiêu cực và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trên các lĩnh vực công tác được Uỷ ban nhân dân tỉnh giao theo quy định của pháp luật.
3.10- Thực hiện công tác thông tin báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định với Uỷ ban nhân dân tỉnh, Ban Tôn giáo Chính phủ và Ủy ban Dân tộc.
3.11- Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, thực hiện chế độ tiền lương và các chính sách, chế độ đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật, đào tạo và bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức thuộc thẩm quyền quản lý.
3.12- Quản lý tài chính, tài sản của cơ quan theo quy định của pháp luật và phân cấp của Uỷ ban nhân dân tỉnh.
3.13- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ủy ban nhân dân tỉnh giao.
Điều 4: Quyền hạn
4.1- Ban có tư cách pháp nhân, được sử dụng con dấu riêng, được dự toán kinh phí để hoạt động và được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước.
4.2- Được ban hành các văn bản hưíng dẫn và kiểm tra các hoạt động về lĩnh vực tôn giáo và dân tộc thuộc phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật, của Ban Tôn giáo Chính phủ, Ủy ban Dân tộc và theo phân cấp của Ủy ban nhân dân tỉnh.
4.3- Quyết định theo thẩm quyền trong việc thực hiện chính sách chế độ đội với cán bộ công chức thuộc dự án theo sự phân cấp quản lý cán bộ của tỉnh và theo quy đinh của Nhà nước về công tác cán bộ.
4.4- Ban hành quy chế hoạt động trong nội bộ cơ quan để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.
Chương II
TỔ CHỨC BỘ MÁY, CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC
Điều 5: Tổ chức bộ máy
1- Lãnh đạo : Ban có 01 Trưởng ban điều hành và từ 01 đến 02 Phó trưởng ban giúp việc cho Trưởng ban. Các chức vụ này do Ủy ban nhân dân tỉnh bổ nhiệm theo tiêu chuẩn chức danh và chuyên môn, nghiệp vụ do Ban Tôn giáo Chính phủ và Ủy ban Dân tộc ban hành và theo các quy định của Đảng, Nhà nước về quản lý cán bộ. Việc khen thưởng miễn nhiệm kỷ luật Trưởng ban, Phó trưởng ban thực hiện theo quy định của pháp luật.
2- Cơ cấu tổ chức
- Văn phòng
- Thanh tra
- Phòng Tôn giáo
- Phòng Dân tộc
- Nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của văn phòng, thanh tra, các phòng chuyên môn nghiệp vụ do Trưởng ban quy định trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban được Ủy ban nhân dân tỉnh quy định.
- Tùy theo yêu cầu nhiệm vụ ở mỗi giai đoạn, Trưởng ban có thể đề nghị Uỷ ban nhân dân tỉnh thay đổi cơ cẩu tổ chức của Ban cho phù hợp.
- Văn phòng có 01 Chánh văn phòng và 01 Phó chánh văn phòng, thanh tra có 01 Chánh thanh tra và 01 Phó chánh thanh tra, các phòng chuyên môn nghiệp vụ có 01 Trưởng phòng và 01 Phó trưởng phòng.
Chức vụ chánh văn phòng, trưởng phòng do Ủy ban nhân dân tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Trưởng ban và Giám đốc Sở Nội vụ. Chức vụ chánh thanh tra do Trưởng ban bổ nhiệm, miễn nhiệm sau khi thỏa thuận với Giám đốc Sở Nội vụ và chánh thanh tra nhà nước tỉnh. Các chức vụ Phó chánh văn phòng, Phó chánh thanh tra, Phó trưởng phòng do Trưởng ban bổ nhiệm, miễn nhiệm sau khi thỏa thuận với Giám đốc Sở Nội vụ.
Điều 6: Biên chế quản lý nhà nước của tỉnh do Uỷ ban, nhận dân tỉnh giao.
- Căn cứ vào khối lượng, tính chất và đặc điểm cụ thể công tác tôn giáo và công tác dân tộc của Ban trong từng giai đoạn, Trưởng ban thống nhất với Giám đốc Sở Nội vụ để đề nghị Ủy nhân dân tỉnh xem xét quyết định biên chế của Ban.
- Việc bố trí công chức, viên chức của Ban căn cứ vào chức danh, tiêu chuẩn, cơ cấu ngạch công chức, viên chức Nhà nước theo quy định.
Điều 7: Chế độ làm việc
1- Ban làm việc theo chương trình, kế hoạch công tác hàng năm do Uỷ ban nhân dân tỉnh giao và theo chức năng nhiệm vụ, quyền hạn được quy định trong bản Quy định này.
2- Trưởng ban là người lãnh đạo điều hành mọi hoạt động của Ban theo chế độ thủ trưởng, có quyền quyết định, mọi vấn đề thuộc phạm vi quyền hạn của Ban và là người chịu trách nhiệm cao nhất trước Uỷ ban nhân dân tỉnh về toàn bộ công tác của Ban, đồng thời chịu trách nhiệm trước Ban Tôn giáo Chính phủ và Ủy ban Dân tộc về các vấn đề thuộc lĩnh vực công tác chuyên môn của Ban.
3- Phó trưởng ban là người giúp việc cho Trưởng ban, được Trưởng ban phân công phụ trách một số lĩnh vực công tác và chịu trách nhiệm trước Trưởng ban về các nhiệm vụ công tác được giao, đồng thời cùng Trưởng ban liên đới chịu trách nhiệm trước cấp trên về lĩnh vực công tác được phân công phụ trách.
Phó trưởng ban có thể được Trưởng ban ủy quyền để giải quyết các công việc có thể khác; nhưng không được ủy quyền lại cho công chức cấp dưới.
4- Văn phòng, thanh tra và các phòng chuyên môn nghiệp vụ làm việc theo chế độ trưởng phòng; giải quyết các vấn đề được Trưởng ban hoặc Phó trưởng ban phân công theo từng lĩnh vực chuyên môn nghiệp vụ và chịu trách nhiệm trước Trưởng ban, hoặc Phó trưởng, ban về kết quả công việc được phân công.
5- Định kỳ (do Trưởng ban quy định), lãnh đạo Ban tổ chức họp giao ban với Chánh, Phó chánh văn phòng, Chánh, Phó chánh thanh tra, Trưởng, Phó trưởng phòng của Ban để nắm tình hình thực hiện nhiệm vụ và triển khai kế hoạch công tác cho thời gian tới.
Giữa năm, Ban tổ chức sơ kết 6 tháng và cuối năm tổ chức hội nghị tổng kết công tác tôn giáo và công tác dân tộc toàn tỉnh để đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ trong thời gian qua và đề ra phương hướng, kế hoạch nhiệm vụ công tác cho thời gian tới .
6- Khi có những vấn đề phát sinh vượt quá thẩm quyền của Trưởng ban hoặc chưa được sự thống nhất ý kiến của các sở, ban, ngành, đoàn thể liên quan thì Trưởng ban báo với Ủy ban nhân dân tỉnh để xem xét cho ý kiến chỉ đạo giải quyết.
Chương III
CÁC MỐI QUAN HỆ CÔNG TÁC
Điều 8: Ban có mối quan hệ công tác với các ngành, các cấp như sau :
1- Đối với Ban Tôn giáo Chính Phủ và Uỷ ban Dân tộc
Ban chịu sự chỉ đạo; hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn nghiệp vụ và các mặt công tác do Ban Tôn giáo Chính phủ và Uỷ ban Dân tộc phụ trách. Trưởng ban có trách nhiệm báo cáo tình hình công tác chuyên môn cho Ban Tôn giáo Chính phủ và Uỷ ban Dân tộc theo chế độ định kỳ và theo yêu cầu đột xuất.
2- Đối với Uỷ ban nhân dân tỉnh
Ban chịu sự chỉ đạo và quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Ủy ban nhân dân tỉnh. Trưởng ban có trách nhiệm báo cáo tình hình.- chế độ định kỳ và theo yêu cầu đột xuất với Ủy ban nhân dân tỉnh. Trước khi tổ chức thực hiện các chương trình công tác của Ban Tôn giáo Chính phủ hoặc của Uỷ ban Dân tộc và các ngành Trung ương có liên quan đến chương trình, kế hoạch chung của tỉnh, Ban phải báo cáo xin ý kiến chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh.
3- Đối với các sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện, thị :
Ban xây dựng mối quan hệ phối hợp chặt chẽ với các sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện, thị đối với các mặt công tác thuộc chức năng quản lý của Ban về công tác tôn giáo và công tác dân tộc.
Trong phạm vi nhiệm vụ được phân công, Ban được yêu cầu các sở, ban, ngành, đoàn thể, Ủy ban nhân dân các huyện, thị báo cáo tình hình và các vấn đề có liên quan bằng văn bản hoặc trực tiếp trao đổi để triển khai thực hiện nhiệm vụ được phân công theo sự chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh.
Ban Tôn giáo - Dân tộc và các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị làm việc trên tinh thần hợp tác, bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau. Trong trường hợp có những vấn đề chưa nhất trí thì các bên báo cáo xin ý kiến chỉ đạo giải quyết của Ủy ban nhân dân tỉnh.
4- Đối với các cơ quan, đơn vị của Trung ương và các tỉnh, thành khác trú đóng và hoạt động trên địa bàn tỉnh.
Ban quan hệ chặt chẽ với các cơ quan, đơn vị này để giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về lĩnh vực công tác Tôn giáo và công tác Dân tộc.
Chương IV
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 9: Quy định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày quyết định ban hành bản quy định này có hiệu lực.
Điều 10: Việc sửa đổi, bổ sung hay huỷ bỏ bất kỳ điều khoản nào trong bản quy định này do Trưởng ban và Giám đốc sở Nội vụ thống nhất đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét quyết định./. | {
"issuing_agency": "Tỉnh Bình Dương",
"promulgation_date": "13/04/2005",
"sign_number": "48/2005/QĐ-UB",
"signer": "Nguyễn Hoàng Sơn",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Giao-thong-Van-tai/Quyet-dinh-190-QD-UBND-2009-giai-toa-lan-chiem-hanh-lang-an-toan-duong-bo-Quang-Binh-362183.aspx | Quyết định 190/QĐ-UBND 2009 giải toả lấn chiếm hành lang an toàn đường bộ Quảng Bình | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG BÌNH
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 190/QĐ-UBND
Đồng Hới, ngày 9 tháng 02 năm 2009
QUYẾT ĐỊNH
V/V BAN HÀNH QUY CHẾ PHỐI HỢP GIỮA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG CÁC CẤP, CÁC SỞ, BAN, NGÀNH VỚI ĐƠN VỊ QUẢN LÝ ĐƯỜNG BỘ, THANH TRA GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ, BẢO VỆ, GIẢI TOẢ VÀ CHỐNG TÁI LẤN CHIẾM HÀNH LANG AN TOÀN ĐƯỜNG BỘ CÁC QUỐC LỘ, TỈNH LỘ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG BÌNH
- Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
- Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 29/6/2001;
- Căn cứ Nghị định 186/2004/NĐ-CP ngày 05/11/2004 của Chính phủ quy định về quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ và Thông tư số 13/2005/TT-BGTVT ngày 07/11/2005 của Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định 186/2004/NĐ-CP;
- Căn cứ Nghị quyết số 32/2007/NĐ-CP ngày 29/6/2007 của Chính phủ về một số giải pháp cấp bách nhằm kiềm chế tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông; Quyết định 1856/QĐ-TTg ngày 27/12/2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch lập lại trật tự hành lang an toàn đường bộ, đường sắt; Kế hoạch số 564/UBND ngày 20/3/2008 của UBND tỉnh Quảng Bình triển khai thực hiện Quyết định 1856/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ;
Xét đề nghị của Tổng giám đốc Khu Quản lý đường bộ IV tại Công văn số 1824/KĐBIV-TTPC ngày 12/11/2008 và Giám đốc Sở GTVT Quảng Bình tại Công văn số 19/SGTVT-GT ngày 08/12/2008,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế phối hợp giữa chính quyền địa phương các cấp, các sở, ban, ngành với đơn vị quản lý đường bộ và Thanh tra giao thông đường bộ trong công tác quản lý, bảo vệ, giải toả và chống tái lấn chiếm hành lang an toàn đường bộ các quốc lộ, tỉnh lộ trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Quá trình thực hiện, nếu có những quy định chưa phù hợp, các cơ quan, đơn vị có ý kiến phản ánh bằng văn bản về Tổ trưởng Tổ công tác liên ngành cấp tỉnh (thành lập theo Quyết định số 411/QĐ-UBND ngày 07/3/2008 của UBND tỉnh) để xem xét, tổng hợp, trình UBND tỉnh bổ sung, sửa đổi.
Điều 3. Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh, Thường trực Ban An toàn giao thông tỉnh, Tổ trưởng Tổ công tác liên ngành cấp tỉnh về thực hiện Quyết định 1856/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Giám đốc các sở: Giao thông vận tải, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Giám đốc Công an tỉnh, Chủ tịch uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố, Tổng giám đốc Khu Quản lý đường bộ IV và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3 (để thực hiện);
- Bộ Giao thông vận tải;
- TT Tỉnh uỷ; TT HĐND tỉnh;
- Cục Đường bộ Việt Nam;
- Chủ tịch và các Phó CT UBND tỉnh;
- Các thành viên Tổ công tác liên ngành cấp tỉnh;
- UBND các huyện, thành phố;
- LĐ VP UBND tỉnh;
- Lưu: VT, CV XDCB.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Hữu Hoài
QUY CHẾ
PHỐI HỢP GIỮA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG CÁC CẤP, CÁC SỞ, BAN, NGÀNH VỚI ĐƠN VỊ QUẢN LÝ ĐƯỜNG BỘ, THANH TRA GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ, BẢO VỆ, GIẢI TOẢ VÀ CHỐNG TÁI LẤN CHIẾM HÀNH LANG AN TOÀN ĐƯỜNG BỘ CÁC QUỐC LỘ, TỈNH LỘ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH.
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 190/QĐ-UBND ngày 9 tháng 12 năm 2009 của Uỷ ban nhân dân tỉnh)
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Quy chế này quy định trách nhiệm và mối quan hệ phối hợp giải quyết công việc giữa chính quyền địa phương các cấp từ cấp tỉnh đến cấp huyện (huyện, thành phố), cấp xã (xã, phường, thị trấn); các sở, ban, ngành liên quan; Tổ công tác liên ngành cấp tỉnh, Tổ công tác liên ngành cấp huyện và Tổ cưỡng chế thực hiện Quyết định 1856/QĐ-TTg ngày 27/12/2007 của Thủ tướng Chính phủ về Kế hoạch lập lại trật tự hành lang an toàn đường bộ, đường sắt (sau đây gọi là Tổ công tác liên ngành cấp tỉnh, Tổ công tác liên ngành cấp huyện và Tổ cưỡng chế); Sở Giao thông vận tải (GTVT), Khu Quản lý đường bộ (QLĐB) IV, đơn vị trực tiếp QLĐB và Thanh tra giao thông đường bộ (TTGTĐB) trong công tác quản lý, bảo vệ, giải toả và chống tái lấn chiếm hành lang an toàn đường bộ các quốc lộ, tỉnh lộ trên địa bàn tỉnh Quảng Bình từng giai đoạn (I, II và III) thực hiện Kế hoạch lập lại trật tự hành lang an toàn đường bộ (HLATĐB), đường sắt ban hành theo Quyết định 1856/QĐ-TTg ngày 27/12/2007 của Thủ tướng Chính phủ (sau đây gọi là Kế hoạch 1856).
Điều 2. Đối tượng giải toả
1. Giai đoạn I và II:
a. Công trình xây dựng trong HLATĐB các quốc lộ đã được đền bù, giải toả nhưng không chấp hành giải tỏa hoặc tái lấn chiếm;
b. Công trình xây dựng trái phép vi phạm HLATĐB các quốc lộ đã bị cơ quan chức năng lập biên bản xử lý qua các giai đoạn:
+ Từ ngày 21/12/1982 đến ngày 31/12/1999 là giai đoạn thực hiện theo Nghị định 203/HĐBT ngày 21/12/1982 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về Điều lệ Bảo vệ đường bộ;
+ Từ ngày 01/01/2000 đến ngày 30/11/2004 là giai đoạn thực hiện theo Nghị định 172/1999/NĐ-CP ngày 07/12/1999 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Pháp lệnh Bảo vệ công trình giao thông đối với công trình GTĐB;
+ Từ ngày 01/12/2004 đến nay, thực hiện theo Nghị định 186/2004/NĐ-CP ngày 05/12/2004 của Chính phủ quy định về quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng GTĐB);
c. Cây cối, lều lán, quán bán hàng, biển hiệu, biển quảng cáo ảnh hưởng đến an toàn giao thông (ATGT) trên các quốc lộ.
2. Giai đoạn III:
Toàn bộ công trình xây dựng, cây cối còn lại trong HLATĐB các quốc lộ sau khi giải tỏa giai đoạn I và II và toàn bộ công trình xây dựng, cây cối trong HLATĐB các tỉnh lộ, đường đô thị.
Điều 3. Phạm vi giải toả
1. Giai đoạn I và II:
a. Đối với quốc lộ ngoài đô thị, giải toả từ điểm đầu HLATĐB (chân ta luy đường đắp, đỉnh mái đường đào hoặc mép ngoài rãnh dọc hay rãnh đỉnh của đường) ra đến 7m đối với QL1 và các quốc lộ khác có cấp kỹ thuật quy hoạch từ cấp III trở lên, 5m đối với những quốc lộ có cấp kỹ thuật quy hoạch từ cấp IV trở xuống.
Trong trường hợp đường không đào, không đắp hoặc do xây dựng các công trình dọc tuyến đã san lấp mặt bằng trong HLATĐB thì phạm vi giải tỏa phải cộng thêm 2m là quỹ đất để xây dựng rãnh dọc. Trong trường hợp này, điểm đầu HLATĐB là mép ngoài của lề đường (vai đường).
b. Đối với quốc lộ qua đô thị, phạm vi giải toả bằng chỉ giới vỉa hè đường đô thị hoặc mốc chỉ giới xây dựng theo quy hoạch đô thị được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Giai đoạn III:
Toàn bộ phần HLATĐB còn lại sau khi đã giải toả giai đoạn I và II trên tất cả các quốc lộ và toàn bộ HLATĐB trên tất cả các tỉnh lộ, đường đô thị trên địa bàn tỉnh.
Chương II
TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN, ĐƠN VỊ
Điều 4. Trách nhiệm của UBND tỉnh.
1. Quyết định thành lập Tổ công tác liên ngành cấp tỉnh; phê duyệt Kế hoạch giải toả HLATĐB các quốc lộ, tỉnh lộ trên địa bàn tỉnh và chỉ đạo các sở, ban, ngành, chính quyền các địa phương trong tỉnh thực hiện;
2. Chỉ đạo các cơ quan chức năng lập dự trù kinh phí bồi thường, hỗ trợ các công trình vi phạm phải giải tỏa theo quy định của pháp luật. Phê duyệt dự toán kinh phí giải toả HLATĐB giai đoạn III đối với đường tỉnh lộ và đường đô thị do địa phương quản lý. Bố trí nguồn kinh phí để thực hiện giải tỏa HLATĐB đối với đường tỉnh lộ, đường đô thị;
3. Chỉ đạo các cơ quan chức năng về quản lý đất đai của tỉnh và chính quyền các địa phương trong tỉnh quản lý sử dụng đất trong và ngoài HLATĐB theo đúng quy định của Luật Đất đai, đồng thời tuân thủ quy định của Luật Giao thông đường bộ và các văn bản quy phạm pháp luật khác liên quan;
4. Phê duyệt quy hoạch tổng thể hệ thống đường gom, điểm đấu nối vào quốc lộ sau khi có ý kiến thỏa thuận bằng văn bản của Bộ GTVT và chỉ đạo triển khai thực hiện quy hoạch đó;
5. Chỉ đạo các cơ quan chức năng và chính quyền cấp huyện trong việc phối hợp với cơ quan QLĐB bảo vệ HLATĐB, bảo vệ mốc giới, xử lý triệt để các vi phạm HLATĐB;
6. Chỉ đạo các cơ quan chức năng có thẩm quyền xem xét để giải quyết các khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc bảo vệ kết cấu hạ tầng GTĐB. Giải quyết các khiếu nại, tố cáo phát sinh từ công tác giải toả theo Kế hoạch 1856 mà các cơ quan chức năng đã giải quyết nhưng đương sự vẫn còn tiếp tục khiếu nại.
Điều 5. Trách nhiệm của Tổ công tác liên ngành cấp tỉnh
1. Xây dựng kế hoạch giải tỏa HLATĐB trên địa bàn tỉnh trên cơ sở cụ thể hoá Kế hoạch 1856 và tổ chức thực hiện kế hoạch giải tỏa HLATĐB trên địa bàn tỉnh;
2. Tổng hợp, rà soát đối tượng, dự toán chi phí đền bù, giải tỏa ở các đoạn tuyến quốc lộ trình Cục ĐBVN phê duyệt và các tuyến tỉnh lộ, đường đô thị trình Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt. Lập thủ tục trình cấp thẩm quyền cấp kinh phí thực hiện;
3. Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng của Trung ương và của tỉnh về các quy định của pháp luật trong quản lý, bảo vệ HLATĐB, kế hoạch giải tỏa HLATĐB;
4. Tổng hợp số liệu rà soát của UBND cấp huyện về diện tích đất đã cấp trong HLATĐB , báo cáo đề xuất UBND tỉnh phương án xử lý.
Điều 6. Trách nhiệm của Khu QLĐB IV, Sở GTVT
1. Tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo phạm vi giải toả từng giai đoạn cụ thể trên cơ sở các quy định hiện hành của pháp luật về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng GTĐB, Kế hoạch 1856 và các Kế hoạch thực hiện của UBND tỉnh, Khu QLĐB IV và thực tiễn đền bù, giải tỏa ở các tuyến đường bộ. Thông báo cụ thể cấp kỹ thuật quy hoạch của đường ở các đoạn tuyến được uỷ thác quản lý;
2. Chỉ đạo các đơn vị trực tiếp QLĐB thực hiện tốt công tác quản lý, duy tu đường bộ, quản lý HLATĐB và các nhiệm vụ được phân công tại quy chế này;
3. Sở GTVT xây dựng quy hoạch tổng thể các vị trí đấu nối vào quốc lộ, hệ thống đường gom, thỏa thuận với các sở, ban, ngành, địa phương liên quan và Khu QLĐB IV, tham mưu cho UBND tỉnh trình xin ý kiến thoả thuận của Bộ GTVT làm cơ sở tổ chức thực hiện.
Điều 7. Trách nhiệm của các sở, ban, ngành, cơ quan liên quan
Các sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Giáo dục và Đào tạo, Thông tin và Truyền thông, Công an tỉnh và các cơ quan thông tin đại chúng của địa phương triển khai thực hiện kịp thời, đồng bộ các nhiệm vụ của tổ chức mình trên cơ sở cụ thể hóa nhiệm vụ của các Bộ chủ quản được quy định tại Kế hoạch 1856 và chỉ đạo của Bộ chủ quản.
Điều 8. Trách nhiệm của UBND cấp huyện
1. Quyết định thành lập Tổ công tác liên ngành cấp huyện và Tổ cưỡng chế; phê duyệt Kế hoạch giải toả HLATĐB các quốc lộ, tỉnh lộ trên địa bàn huyện và chỉ đạo các phòng, ban trực thuộc, Tổ công tác liên ngành cấp huyện, Tổ cưỡng chế, chính quyền cấp xã thực hiện kế hoạch đó;
2. Quản lý, sử dụng đất trong và ngoài HLATĐB theo quy định của pháp luật. Chỉ đạo chính quyền cấp xã phối hợp với đơn vị quản lý đường bộ và các lực lượng liên quan thực hiện các biện pháp bảo vệ công trình đường bộ; phát hiện và xử lý kịp thời, kiên quyết các trường hợp lấn chiếm, sử dụng trái phép đất HLATĐB. Tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ HLATĐB, chống lấn chiếm, cưỡng chế dỡ bỏ các công trình xây dựng trái phép trong HLATĐB;
3. Kiểm tra, đôn đốc công tác kê khai, cung cấp hồ sơ đất đai của các tổ chức, cá nhân dọc các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ qua địa bàn. Kiểm tra và có biện pháp xử lý việc cấp đất hoặc cấp phép xây dựng công trình nằm trong HLATĐB hoặc nằm ngoài HLATĐB nhưng không có quy hoạch đường gom và điểm đấu nối làm mất ATGT và giảm năng lực vận tải thông qua tuyến;
4. Chỉ đạo các phòng, ban, ngành của huyện tham gia quá trình giải tỏa và cưỡng chế giải tỏa HLATĐB;
5. Quyết định cưỡng chế đối với các trường hợp không tự giác chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính của cấp có thẩm quyền;
6. Giải quyết các khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc bảo vệ kết cấu hạ tầng GTĐB và giải tỏa HLATĐB trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
Điều 9. Trách nhiệm Tổ công tác liên ngành cấp huyện
1. Xây dựng kế hoạch giải tỏa HLATĐB trên địa bàn trên cơ sở cụ thể hoá việc Kế hoạch 1856, Kế hoạch số 564/UBND ngày 20/3/2008 của UBND tỉnh và tổ chức thực hiện kế hoạch giải tỏa;
2. Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng của địa phương về các quy định của pháp luật trong quản lý, bảo vệ HLATĐB, kế hoạch giải tỏa HLATĐB;
3. Chủ trì, phối hợp với Ban đền bù giải phóng mặt bằng (GPMB) địa phương và đơn vị QLĐB tập hợp, sao hồ sơ đền bù GPMB trên các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ, đường đô thị để đối chiếu trong quá trình lập, trình duyệt dự toán kinh phí đền bù, giải toả giai đoạn II ở các quốc lộ trên địa bàn;
4. Cử thành viên Tổ công tác liên ngành cấp huyện phối hợp với chính quyền cấp xã, đơn vị QLĐB, TTGTĐB rà soát, kiểm tra, xác minh trên thực tế từng trường hợp cụ thể về đất đai, tài sản, vật kiến trúc vi phạm HLATĐB đã được đền bù, giải toả và các trường hợp vi phạm khác (kể cả cây cối ảnh hưởng đến ATGT) cần giải toả giai đoạn II và thống kê đất đai, tài sản, vật kiến trúc, cây cối cần phải đền bù giải toả giai đoạn III;
4. Chù trì, phối hợp với chính quyền cấp xã và đơn vị QLĐB thực hiện công tác giải toả.
Điều 10. Trách nhiệm của Tổ cưỡng chế
1. Chủ trì, phối hợp với Công an huyện, các phòng, ban, ngành của huyện, đơn vị QLĐB, TTGTĐB, chính quyền, lực lượng Công an và các tổ chức đoàn thể cấp xã thực hiện cưỡng chế, giải toả các trường hợp không tự giác giải toả theo các quyết định của cấp có thẩm quyền.
Điều 11. Trách nhiệm của UBND cấp xã
1. Phối hợp với đơn vị QLĐB tuyên truyền về các quy định của pháp luật trong quản lý, bảo vệ HLATĐB, kế hoạch giải tỏa HLATĐB đến từng thôn xóm, gia đình; tuyên truyền, vận động các tập thể, cá nhân tự giác tháo dỡ công trình, tài sản, vật kiến trúc, cây cối ảnh hưởng tầm nhìn trong HLATĐB;
2. Cử cán bộ có trách nhiệm và phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên, huy động lực lượng của địa phương tham gia quá trình giải tỏa và cưỡng chế giải tỏa trên địa bàn;
3. Cung cấp hồ sơ theo dõi đất đai dọc hai bên đường và tổng hợp đất đai đã cấp qua các thời kỳ trong HLATĐB; kiến nghị biện pháp xử lý đối với đất đai đã cấp trong HLATĐB;
4. Quản lý việc sử dụng đất trong HLATĐB theo quy định của pháp luật; chủ động kiểm tra, phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp lấn chiếm, sử dụng trái phép HLATĐB theo trách nhiệm, quyền hạn và chuyển đến cơ quan có thẩm quyền xử lý theo pháp luật những trường hợp vượt quá thẩm quyền xử lý của UBND cấp xã; phối hợp với đơn vị quản lý đường bộ và lực lượng TTGTĐB thực hiện các biện pháp bảo vệ công trình đường bộ và lập biên bản, xử lý các trường hợp vi phạm HLATĐB;
5. Phối hợp với đơn vị trực tiếp QLĐB trong quá trình cắm mốc giải tỏa và đo đạc cắm mốc lộ giới. Tiếp nhận, quản lý và bảo vệ HLATĐB đã giải toả và mốc giải toả, mốc lộ giới đường bộ đã cắm; chịu trách nhiệm chính nếu xảy ra việc mốc giải toả, mốc lộ giới bị đập phá, mất mát, di dời;
6. Giải quyết khiếu nại, tố cáo có liên quan đến việc bảo vệ kết cấu hạ tầng GTĐB trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
Điều 12. Trách nhiệm của đơn vị trực tiếp QLĐB
1. Chủ trì, phối hợp với Tổ công tác liên ngành cấp huyện và chính quyền địa phương cấp xã tuyên truyền pháp luật về quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, giải tỏa HLATĐB đến từng thôn xóm, gia đình; cung cấp tài liệu tuyên truyền đến chính quyền địa phương cấp xã và Tổ trưởng các Tổ dân cư sinh sống 2 bên các tuyến đường quốc lộ và tỉnh lộ;
2. Chủ trì, phối hợp với Tổ công tác liên ngành cấp huyện và chính quyền địa phương cấp xã điều tra, thống kê về đất đai, tài sản, vật kiến trúc nằm trong phạm vi HLATĐB. Phân loại đối tượng vi phạm qua các thời kỳ theo các quy định của pháp luật; các đối tượng đã được đền bù nhưng chưa giải toả và đối tượng vi phạm cần giải tỏa trong từng giai đoạn. Lập dự toán kinh phí thông qua Tổ Công tác liên ngành cấp tỉnh xem xét trình Cục Đường bộ Việt Nam phê duyệt;
3. Cung cấp thiết bị, nhân lực và cùng với Tổ công tác liên ngành cấp huyện, Tổ cưỡng chế, chính quyền địa phương cấp xã và các lực lượng phối hợp thực hiện giải tỏa, cưỡng chế giải tỏa theo chỉ đạo, điều hành và quyết định cưỡng chế của Chủ tịch UBND cấp huyện (Tổ trưởng Tổ cưỡng chế);
4. Lập sơ đồ, bình đồ (duỗi thẳng) giải toả, bàn giao cho UBND cấp xã 01 bộ để cùng phối hợp quản lý, bảo vệ HLATĐB. Cắm bổ sung mốc GPMB sau khi giải toả và bổ sung, điều chỉnh vị trí, cắm mốc lộ giới phù hợp với quy định hiện hành, bàn giao cho chính quyền địa phương cấp xã quản lý, bảo vệ. Duy tu, sửa chữa, thay thế các mốc GPMB và các mốc lộ giới bị hư hỏng;
5. Thường xuyên tuần tra đường sá, phát hiện các vi phạm HLATĐB, kịp thời phối hợp với chính quyền cấp xã và TTGTĐB lập biên bản đình chỉ, ngăn chặn các trường hợp vi phạm tái lấn chiếm HLATĐB đã giải toả, báo cáo, trình cấp có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.
6. Thường xuyên phát quang cây cối phát sinh trong HLATĐB che khuất tầm nhìn của người điều khiển phương tiện tham gia giao thông nhằm duy trì tình trạng kỹ thuật an toàn của đường bộ, góp phần đảm bảo giao thông thông suốt, an toàn.
Điều 13. Trách nhiệm của Thanh tra GTĐB
1. Kiểm tra, kịp thời lập biên bản vi phạm hành chính, ban hành các quyết định xử phạt vi phạm hành chính về HLATĐB theo thẩm quyền. Cung cấp kết quả xử lý vi phạm cho Tổ công tác liên ngành cấp huyện để tổng hợp, rà soát vi phạm;
2. Tham gia quá trình điều tra, thống kê về đất đai, tài sản, vật kiến trúc nằm trong phạm vi HLATĐB và phân loại đối tượng vi phạm HLATĐB;
3. Tham gia quá trình thực hiện giải tỏa, cưỡng chế giải tỏa theo chỉ đạo, điều hành và quyết định cưỡng chế của Chủ tịch UBND cấp huyện (Tổ trưởng Tổ cưỡng chế).
4. Thường xuyên thanh tra, kiểm tra, phát hiện các vi phạm HLATĐB, kịp thời phối hợp với chính quyền cấp xã lập biên bản, kiên quyết xử lý các vi phạm HLATĐB, tái lấn chiếm HLATĐB đã giải toả.
Chương III
KINH PHÍ VÀ TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN
Điều 14. Kinh phí thực hiện
1. Kinh phí thực hiện giải tỏa HLATĐB, chống tái lấn chiếm HLATĐB các quốc lộ do Ngân sách Trung ương bố trí. Kinh phí thực hiện giải tỏa HLATĐB, chống tái lấn chiếm HLATĐB các tỉnh lộ và đường đô thị (không phải là quốc lộ) do Ngân sách tỉnh bố trí.
2. Trong khi Ngân sách Trung ương kịp bố trí, việc giải tỏa HLATĐB giai đoạn II vẫn tiến hành theo đúng Kế hoạch đề ra. UBND tỉnh và UBND các huyện tạm sử dụng Ngân sách địa phương để trang trải một số khoản chi phí cần thiết trong quá trình thực hiện. Đối với những huyện miền núi, các đơn vị trực tiếp QLĐB bỏ trước kinh phí của đơn vị để chi cho việc thực hiện giải tỏa, Ngân sách trung ương sẽ thanh toán.
3. Mức chi cho các công việc liên quan trên cơ sở chính sách, pháp luật hiện hành và dự toán được duyệt.
Điều 15. Tiến độ thực hiện
1. Giai đoạn II:
a. Từ tháng 9/2008 đến hết ngày 31/12/2008.
- Sao hồ sơ giải phóng mặt bằng trên các tuyến đường.
- Rà soát, thống kê các vi phạm HLATĐB, thống kê đất đai, tài sản, cây cối, vật kiến trúc… đã được đền bù nhưng chưa giải tỏa trong phạm vi giải tỏa giai đoạn II; thống kê đất đai, tài sản, cây cối, vật kiến trúc… trong HLATĐB phải đền bù, giải toả giai đoạn III.
- Lập dự toán kinh phí thực hiện giải toả giai đoạn II xong trước ngày 25/12/2008. Khu QLĐB IV và Sở GTVT tổng hợp dự toán kinh phí thông qua Tổ công tác liên ngành cấp tỉnh trình Cục ĐBVN phê duyệt trước ngày 31/12/2008.
- Hoàn thành việc lập quy hoạch tổng thể các vị trí đấu nối vào quốc lộ và hệ thống đường gom.
b. Từ ngày 01/01/2009 đến ngày 30/6/2009:
- Từ ngày 01/01/2009 đến ngày 31/3/2009: Tổ chức tuyên truyền, vận động các tổ chức, cá nhân tự nguyện tháo dỡ các công trình xây dựng trái phép vi phạm HLATĐB, các công trình, tài sản trong HLATĐB đã được đền bù và các cây cối, công trình lều lán, quán bán hàng, biển hiệu, biển quảng cáo ảnh hưởng đến ATGT.
- Từ ngày 01/4/2009 đến ngày 30/6/2009: Tổ chức thực hiện việc cưỡng chế, giải toả dứt điểm các đối tượng cần giải toả ở giai đoạn II.
c. Từ ngày 01/7/2009 đến ngày 31/12/2009
- Hoàn thành cơ bản việc xoá bỏ các đấu nối trái phép và đấu nối bất hợp lý vào quốc lộ phù hợp với quy hoạch đấu nối đã được Bộ GTVT thỏa thuận.
- Lập dự toán kinh phí giải toả giai đoạn III, báo cáo về Tổ công tác liên ngành cấp tỉnh để tổng hợp trình duyệt.
b. Giai đoạn III: Từ năm 2010 đến năm 2020:
- Từ năm 2010 đến năm 2012, giải toả toàn bộ phần HLATĐB còn lại sau khi đã giải toả giai đoạn I và II.
- Từ năm 2013 đến năm 2020, hoàn thành xây dựng đường gom, xóa bỏ các điểm đấu nối không phù hợp quy hoạch tổng thể đã được Bộ GTVT thỏa thuận, thực hiện hoàn thành quy hoạch các vị trí đấu nối đã được phê duyệt.
Chương IV
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 16. Tổ chức thực hiện
1. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị hữu quan chịu trách nhiệm triển khai trong cơ quan, đơn vị mình cũng như giải quyết tốt mối quan hệ phối hợp với các đơn vị liên quan trong việc thực hiện Quy chế này; chịu trách nhiệm trước pháp luật và xử lý kiên quyết theo quy định của pháp luật đối với cơ quan, đơn vị trực thuộc nếu không hoàn thành nhiệm vụ hoặc để xảy ra các vi phạm tái lấn chiếm, sử dụng sai mục đích HLATĐB.
2. Hàng quý, 6 tháng, năm hoặc đột xuất, Tổ công tác liên ngành cấp tỉnh, cấp huyện, Tổ cưỡng chế tổ chức họp với các cơ quan, đơn vị hữu quan để rà soát việc thực hiện Quy chế phối hợp này và chấn chỉnh công tác phối hợp trong quản lý, bảo vệ, giải toả HLATĐB ở thời gian tiếp theo.
3. Tổ trưởng Tổ công tác liên ngành cấp tỉnh và Thường trực Ban ATGT tỉnh có trách nhiệm giúp Chủ tịch UBND tỉnh trong quá trình chỉ đạo thực hiện Quy chế phối hợp này./. | {
"issuing_agency": "Tỉnh Quảng Bình",
"promulgation_date": "09/02/2009",
"sign_number": "190/QĐ-UBND",
"signer": "Nguyễn Hữu Hoài",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-nguyen-Moi-truong/Nghi-quyet-33-2010-NQ-HDND7-Ke-hoach-bao-ve-moi-truong-tinh-Binh-Duong-giai-doan-2011-2015-419809.aspx | Nghị quyết 33/2010/NQ-HĐND7 Kế hoạch bảo vệ môi trường tỉnh Bình Dương giai đoạn 2011 2015 | HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH DƯƠNG
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 33/2010/NQ-HĐND7
Thủ Dầu Một, ngày 10 tháng 12 năm 2010
NGHỊ QUYẾT
VỀ KẾ HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TỈNH BÌNH DƯƠNG GIAI ĐOẠN 2011 - 2015
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG
KHÓA VII – KỲ HỌP THỨ 18
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Căn cứ Quyết định số 256/2003/QĐ-TTg ngày 02 tháng 12 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chiến lược bảo vệ môi trường Quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 81/2007/QĐ-TTg ngày 05 tháng 06 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 187/2007/QĐ-TTg ngày 03/12/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Đề án bảo vệ môi trường lưu vực hệ thống sông Đồng Nai đến năm 2020”;
Sau khi xem xét Tờ trình số 3560/TTr-UBND ngày 22 tháng 11 năm 2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương về việc đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch bảo vệ môi trường giai đoạn 2007-2010 và kế hoạch bảo vệ môi trường tỉnh Bình Dương giai đoạn 2011-2015; Báo cáo thẩm tra số 68/BC-HĐND-KTNS ngày 02 tháng 12 năm 2010 của Ban Kinh tế - Ngân sách và ý kiến của Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Phê chuẩn Kế hoạch bảo vệ môi trường tỉnh Bình Dương giai đoạn 2011 – 2015 với các nội dung chủ yếu sau đây:
1. Mục tiêu chung
Xây dựng tỉnh Bình Dương thành nơi có môi trường sống tốt, có sự hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường.
Phòng ngừa ô nhiễm ngay từ khâu xây dựng và phê duyệt các quy hoạch, dự án đầu tư, đảm bảo các quy hoạch, dự án đầu tư phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về bảo vệ môi trường.
Ngăn chặn không để ô nhiễm môi trường gia tăng, từng bước cải thiện chất lượng môi trường, giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường trong các khu dân cư, đô thị; cải thiện và nâng cao chất lượng nước của lưu vực hệ thống sông Đồng Nai trên địa bàn tỉnh.
Khai thác hợp lý tài nguyên khoáng sản, sử dụng và bảo vệ nguồn nước ngầm, đảm bảo cân bằng sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học.
2. Mục tiêu cụ thể
- 100% các dự án đầu tư mới được bố trí phù hợp với quy hoạch;
- 100% các khu, cụm công nghiệp đi vào hoạt động có hệ thống xử lý nước thải đạt quy chuẩn môi trường;
- 100% các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng được xử lý triệt để hoặc di dời ra khỏi các khu dân cư đô thị;
- 100% các khu đô thị, khu nhà ở xây dựng hệ thống thoát nước thải và xử lý nước thải tập trung theo đúng quyết định phê duyệt;
- Tỷ lệ các cơ sở sản xuất kinh doanh đạt quy chuẩn môi trường hoặc được chứng nhận ISO 14001 đạt 60%;
- Tỷ lệ thu gom và xử lý chất thải rắn đạt 90%;
- Tỷ lệ thu gom, xử lý chất thải rắn y tế đạt 100%;
- Tỷ lệ dân số thành thị sử dụng nước sạch đạt 99%;
- Tỷ lệ dân số nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 98%;
- Tỷ lệ hộ dân nông thôn có nhà tiêu hợp vệ sinh đạt 95 %;
- Tỷ lệ chuồng trại có hệ thống xử lý chất thải đạt 90%;
- Tỷ lệ độ che phủ rừng, cây lâm nghiệp, cây công nghiệp lâu năm đạt 57%;
3. Danh mục các dự án ưu tiên đầu tư (Phụ lục 1 kèm theo).
4. Danh mục các nhiệm vụ, đề án, dự án trọng tâm (Phụ lục 2 kèm theo).
5. Kinh phí
Tổng kinh phí thực hiện kế hoạch bảo vệ môi trường giai đoạn 2011 -2015 là 9.217,56 tỷ đồng, trong đó:
- Vốn ngân sách nhà nước: 6.357,21 tỷ đồng.
- Vốn vay (ODA): 2.831 tỷ đồng
Điều 2. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh
1. Ban hành Kế hoạch bảo vệ môi trường giai đoạn 2011 – 2015. Hàng năm phải xây dựng kế hoạch cụ thể để tổ chức chỉ đạo triển khai thực hiện, có đánh giá tiến độ kết quả thực hiện hàng năm nhằm đảm bảo kế hoạch được triển khai đúng theo tiến độ và mục tiêu đến năm 2015.
Kết thúc 05 năm thực hiện kế hoạch phải tổ chức tổng kết đánh giá kết quả thực hiện và tiến hành xây dựng kế hoạch giai đoạn tiếp theo trình Hội đồng nhân dân tỉnh phê chuẩn.
2. Lập Ban chỉ đạo tham mưu giúp UBND tỉnh tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch bảo vệ môi trường tỉnh Bình Dương giai đoạn 2011 – 2015 được đồng bộ, có hiệu quả.
3. Chủ động có kế hoạch chỉ đạo và bố trí đủ vốn để đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường, trong đó cần xác định tập trung ưu tiên vốn đầu tư và nghiên cứu đầu tư các dự án trọng tâm nhằm đảm bảo thực hiện tốt các mục tiêu bảo vệ môi trường giai đoạn 2011 - 2015.
Điều 3. Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân, các Tổ Đại biểu và Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.
Nghị quyết này được Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Dương khóa VII, kỳ họp thứ 18 thông qua./.
CHỦ TỊCH
Vũ Minh Sang | {
"issuing_agency": "Tỉnh Bình Dương",
"promulgation_date": "10/12/2010",
"sign_number": "33/2010/NQ-HĐND7",
"signer": "Vũ Minh Sang",
"type": "Nghị quyết"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Xay-dung-Do-thi/Quyet-dinh-18-2023-QD-UBND-quan-ly-dau-tu-cong-trinh-dien-luc-co-cap-dien-ap-den-110kV-Hoa-Binh-572089.aspx | Quyết định 18/2023/QĐ-UBND quản lý đầu tư công trình điện lực có cấp điện áp đến 110kV Hòa Bình | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÒA BÌNH
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 18/2023/QĐ-UBND
Hòa Bình, ngày 03 tháng 07 năm 2023
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH QUẢN LÝ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH ĐIỆN LỰC CÓ CẤP ĐIỆN ÁP ĐẾN 110KV TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÒA BÌNH
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÒA BÌNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật Điện lực ngày 03 tháng 12 năm 2004; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực ngày 20 tháng 11 năm 2012;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014; Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật xây dựng ngày 17 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật Đất đai ngày 29 tháng 11 năm 2013; Căn cứ Luật Đầu tư ngày 17 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Nghị định số 137/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Điện lực và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực;
Căn cứ Nghị định số 14/2014/NĐ-CP ngày 26 tháng 02 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết và thi hành Luật Điện lực về an toàn điện; Nghị định số 51/2020/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 14/2014/NĐ-CP ngày 26 tháng 02 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật điện lực về an toàn điện;
Căn cứ Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng; Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 03 tháng 03 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng; Nghị định số 35/2023/NĐ-CP ngày 20 tháng 6 năm 2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng;
Căn cứ Thông tư số 43/2013/TT-BCT ngày 31 tháng 12 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Công Thương Quy định nội dung, trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt và điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực; Thông tư số 13/2020/TT-BCT ngày 18 tháng 6 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công Thương.
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Công Thương tại Tờ trình số 1278/TTr-SCT ngày 7 tháng 6 năm 2023.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định quản lý, đầu tư xây dựng công trình điện lực có cấp điện áp đến 110kV trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.
Điều 2.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 7 năm 2023 và thay thế Quyết định số 30/2015/QĐ-UBND ngày 19 tháng 10 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quy định về quản lý, thực hiện Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.
Điều 3.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các Ban, Ngành, Đoàn thể; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, Công ty Điện lực Hòa Bình và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Công Thương;
- Cục kiểm tra văn bản QPPL-Bộ Tư pháp;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Đoàn Đại biểu quốc hội tỉnh;
- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- Các Ban của HĐND tỉnh;
- Đại biểu HĐND tỉnh;
- Chánh, các Phó chánh VPUBND tỉnh;
- Trung tâm Tin học và Công báo tỉnh;
- Cổng thông tin điện tử tỉnh;
- Lưu: VT, KTN (QH...)
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Văn Toàn
QUY ĐỊNH
QUẢN LÝ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH ĐIỆN LỰC CÓ CẤP ĐIỆN ÁP ĐẾN 110KV TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÒA BÌNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 18/2023/QĐ-UBND ngày 03 tháng 07 năm 2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh
Quyết định này quy định một số nội dung về quản lý đầu tư xây dựng công trình điện lực có cấp điện áp đến 110kV trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.
2. Đối tượng áp dụng
Quyết định này áp dụng đối với cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc quản lý đầu tư xây dựng công trình điện lực có cấp điện áp đến 110kV trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.
Điều 2. Giải thích thuật ngữ, từ ngữ sử dụng trong quy định
- Chủ đầu tư công trình điện lực là cơ quan, tổ chức, cá nhân sở hữu vốn, vay vốn hoặc được giao trực tiếp quản lý, sử dụng vốn để thực hiện hoạt động đầu tư xây dựng công trình điện.
- Đầu tư xây dựng công trình điện lực là quá trình tiến hành các hoạt động xây dựng gồm: Xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo công trình điện.
- Đất sử dụng cho công trình điện lực là toàn bộ phần diện tích đất được dành để xây dựng công trình điện lực, các công trình phụ trợ khác phục vụ cho việc vận hành, cung cấp điện và diện tích đất nằm trong hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp.
Chương II
QUẢN LÝ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH ĐIỆN LỰC CÓ CẤP ĐIỆN ÁP ĐẾN 110KV
Điều 3. Các nguyên tắc đầu tư xây dựng công trình điện lực
1. Khi thực hiện đầu tư xây dựng công trình điện lực có cấp điện áp đến 110kV trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, Chủ đầu tư công trình điện lực, các tổ chức, cá nhân có liên quan phải tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật về điện lực, pháp luật về đầu tư xây dựng và các quy định của pháp luật khác liên quan.
2. Công trình điện lực phải được thiết kế và sử dụng các trang thiết bị kỹ thuật và công nghệ tiên tiến phù hợp với các quy phạm, tiêu chuẩn ngành, tiêu chuẩn Việt Nam và phù hợp với đặc điểm địa hình, dân cư. Hồ sơ thiết kế phải được thẩm định theo quy định hiện hành.
3. Đầu tư xây dựng công trình điện lực phải đáp ứng nhu cầu sử dụng điện phục vụ sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt của các tổ chức, cá nhân và phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn.
Điều 4. Trách nhiệm đầu tư xây dựng công trình điện lực
1. Đơn vị truyền tải điện, phân phối điện có trách nhiệm:
a) Đầu tư xây dựng trạm biến áp, trạm cắt, trạm bù công suất phản kháng trong phạm vi quản lý của mình, trừ trường hợp có thỏa thuận khác với bên mua điện;
b) Xây dựng kế hoạch, lộ trình cải tạo, nâng cấp các đường dây, trạm biến áp truyền tải và phân phối điện hiện có để đảm bảo các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn nước ngoài tương đương hoặc cao hơn được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép áp dụng tại Việt Nam.
2. Đơn vị phân phối điện có trách nhiệm:
a) Đầu tư công trình điện lực và thiết bị phụ trợ cho việc đo đếm điện năng để bán điện trực tiếp cho khách hàng sử dụng điện hoặc bán điện cho các đơn vị đầu tư cơ sở hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu đô thị.
b) Lắp đặt công tơ và thiết bị phụ trợ cho việc đo đếm điện để thực hiện thanh toán tiền điện theo mức giá điện tại cấp điện áp ở điểm đấu nối của lưới phân phối đối với trường hợp khách hàng sử dụng điện tự đầu tư công trình đường dây, trạm biến áp phục vụ sản xuất kinh doanh của mình.
c) Thỏa thuận bằng văn bản với chủ sở hữu lưới điện và báo cáo Sở Công Thương để theo dõi, quản lý khi sử dụng lưới điện của khách hàng để đấu nối phát triển lưới điện và bán điện cho các khách hàng khác.
3. Tổ chức, cá nhân có đường dây, trạm biến áp riêng chịu trách nhiệm đầu tư để cải tạo, nâng cấp khi đơn vị truyền tải điện, phân phối điện xác định đường dây, trạm biến áp đó không bảo đảm tiêu chuẩn vận hành do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
4. Chủ đầu tư công trình điện lực trước khi phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng, Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng có trách nhiệm:
a) Đối với công trình điện lực có cấp điện áp 110kV chưa có trong quy hoạch phát triển điện lực được phê duyệt, Chủ đầu tư công trình điện lực có nhu cầu bổ sung, lập hồ sơ điều chỉnh quy hoạch báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh đề nghị Bộ Công Thương phê duyệt bổ sung quy hoạch; chỉ được phép thực hiện khi Bộ Công Thương phê duyệt bổ sung quy hoạch.
b) Thoả thuận hướng tuyến với Ủy ban nhân dân huyện, thành phố Hòa Bình nơi xây dựng công trình đối với công trình điện lực có cấp điện áp đến 35kV; Thoả thuận hướng tuyến với Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình đối với công trình điện lực có cấp điện áp 110kV.
c) Đối với công trình điện lực trong khu vực đô thị: Hồ sơ dự án gửi Sở Xây dựng để xem xét, đối chiếu với quy hoạch xây dựng (đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt) thoả thuận hướng tuyến bằng văn bản.
d) Đối với công trình điện lực nằm trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ: Hồ sơ dự án gửi đến cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền (đối với đường quốc lộ gửi hồ sơ đến Bộ Giao thông vận tải; đường tỉnh lộ gửi hồ sơ đến Sở Giao thông vận tải; đường huyện gửi hồ sơ đến UBND huyện, thành phố) để xem xét, cấp phép thi công công trình theo quy định của Luật Giao thông đường bộ và các văn bản hiện hành khác.
đ) Đối với công trình điện lực vượt đê, vượt sông hoặc nằm trong hành lang bảo vệ đê điều, hành lang bảo vệ nguồn nước, phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi, Chủ đầu tư công trình điện lực gửi hồ sơ xin cấp phép đến cơ quan quản lý nhà nước theo quy định của Luật Thủy lợi, Luật Đê điều và các văn bản hiện hành khác; đối với công trình điện lực đi qua nhóm đất nông nghiệp, Chủ đầu tư công trình điện lực gửi hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng rừng (nếu có), sử dụng đất đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
e) Công trình điện lực trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp thực hiện theo quy chế quản lý khu, cụm công nghiệp.
Điều 5. Kế hoạch đầu tư xây dựng công trình điện lực
1. Đơn vị truyền tải điện, phân phối điện căn cứ dự báo nhu cầu phụ tải và nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội có trách nhiệm lập kế hoạch cải tạo, đầu tư phát triển lưới điện trên địa bàn tỉnh của năm sau gửi Sở Công Thương trước ngày 31 tháng
8 hàng năm để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh và phối hợp với các đơn vị liên quan tham mưu cho UBND tỉnh bố trí quỹ đất, hỗ trợ trong việc giải phóng mặt bằng (ngoại trừ dự án cấp bách).
2. Ban quản lý các Khu Công nghiệp có trách nhiệm tổng hợp đăng ký phụ tải, dự báo nhu cầu phụ tải, lập kế hoạch đầu tư phát triển điện lực thuộc khu vực quản lý của năm sau, theo phân cấp gửi Sở Công Thương khi có yêu cầu.
3. Chủ đầu tư công trình điện lực khác căn cứ vào nhu cầu sử dụng điện và dự kiến tiến độ đầu tư có trách nhiệm báo cáo Sở Công Thương, Ban quản lý các Khu Công nghiệp (đối với các dự án nằm trong khu công nghiệp); Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố (nơi dự kiến đầu tư); đơn vị quản lý lưới điện (theo phân cấp quản lý lưới điện) trước khi thực hiện đầu tư công trình.
Điều 6. Trách nhiệm của các Sở: Công Thương; Xây dựng; Giao thông vận tải; Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
1. Sở Công Thương tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh đề nghị Bộ Công Thương bổ sung quy hoạch phát triển điện lực đối với công trình điện lực có cấp điện áp 110kV, chưa có trong quy hoạch phát triển điện lực được phê duyệt, khi Chủ đầu tư công trình điện lực đề nghị bổ sung, quy hoạch; thỏa thuận hướng tuyến đối với công trình điện lực có cấp điện áp 110kV; thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi; thiết kế triển khai sau thiết kế cơ sở; báo cáo kinh tế kỹ thuật các công trình điện lực theo phân cấp.
2. Các Sở: Xây dựng; Giao thông vận tải; Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
a) Khi tổ chức thực hiện thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng dự án hoặc Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng công trình có liên quan đến công trình điện lực, có văn bản đề nghị Sở Công Thương tham gia thẩm định đối với các nội dung liên quan đến công trình điện lực theo phân cấp.
b) Căn cứ chức năng nhiệm vụ, quyền hạn có trách nhiệm hướng dẫn các tổ chức cá nhân có liên quan trong việc thỏa thuận, vị trí cột, trạm điện và hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp; cấp phép thi công công trình điện lực trong đô thị, trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng: Giao thông đường bộ; vượt đê, vượt sông hoặc nằm trong hành lang bảo vệ đê điều; phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi; đi qua nhóm đất nông nghiệp theo phân cấp đúng quy định của Luật Giao thông đường bộ; Luật Thủy lợi; Luật Đê điều; Luật Lâm nghiệp; Luật Đất đai và các văn bản hiện hành khác.
3. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố:
a) Thỏa thuận hướng tuyến công trình điện lực có cấp điện áp đến 35kV đầu tư, xây dựng trên địa bàn.
b) Thẩm định báo cáo kinh tế kỹ thuật công trình điện lực theo phân cấp.
Điều 7. Bố trí đất xây dựng các công trình điện lực
1. Sở Tài nguyên và Môi trường tổng hợp trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chung toàn tỉnh theo từng thời kỳ trên cơ sở đăng ký nhu cầu của Chủ đầu tư công trình điện lực và đề nghị của Sở Công Thương để xác định nhu cầu sử dụng đất từng thời kỳ đầu tư công trình điện lực.
2. Căn cứ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tại địa phương được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt: Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chủ trì, phối hợp với Chủ đầu tư công trình điện lực thực hiện giải phóng mặt bằng, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo quy định của pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất.
3. Chủ đầu tư công trình điện lực có trách nhiệm:
a) Khi tổ chức lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng công trình điện lực phải lập phương án giải phóng mặt bằng xây dựng, tái định cư (nếu có) có đầy đủ các nội dung: Diện tích chiếm dụng đất vĩnh viễn để xây dựng các hạng mục công trình và diện tích hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp (bị hạn chế quyền sử dụng đất) và các nội dung khác có liên quan theo quy định.
b) Trình UBND tỉnh các hồ sơ liên quan đến việc cấp đất cho mặt bằng, hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp, khu di dân, tái định cư của các công trình điện lực; cấp đủ, kịp thời kinh phí cho đơn vị thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.
c) Phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện giải phóng mặt bằng, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.
4. Tổ chức, cá nhân có nhà và tài sản gắn với diện tích đất thuộc phạm vi mặt bằng, hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp có trách nhiệm:
a) Thực hiện đúng thời gian bàn giao mặt bằng trong quyết định của Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố đối với diện tích giành cho công trình điện lực theo quy định của pháp luật về đất đai.
b) Phối hợp trong việc di dời giải phóng mặt bằng, hỗ trợ, tái định cư theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định đầu tư.
Điều 8. Cắm mốc giới đất xây dựng công trình điện lực
1. Chủ đầu tư công trình điện lực có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tiến hành cắm mốc giới đất cho xây dựng công trình điện lực ngay sau khi có quyết định giao đất, cho thuê đất của cơ quan có thẩm quyền.
2. Mốc giới phải đảm bảo độ bền vững, dễ nhận biết, an toàn cho người, phương tiện giao thông qua lại và phù hợp với địa hình, địa mạo khu vực cắm mốc. Hồ sơ cắm mốc giới do cơ quan giao đất, cho thuê đất phê duyệt.
3. Việc cắm mốc công trình điện lực thực hiện đúng theo các quy định đảm bảo hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp, khoảng cách giao chéo với các công trình khác.
Điều 9. Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm
Sở Công Thương chủ trì phối hợp với Sở Xây dựng: Tổ chức kiểm tra thường xuyên, định kỳ theo kế hoạch và kiểm tra đột xuất công tác quản lý chất lượng và chất lượng công trình điện lực; kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng đối với các công trình điện lực trên địa bàn tỉnh theo phân cấp; tổ chức giám định công trình xây dựng khi được yêu cầu và tổ chức giám định nguyên nhân sự cố đối với công trình điện lực trên địa bàn tỉnh.
2. Sở Công Thương; UBND các huyện, thành phố; Thanh tra xây dựng có trách nhiệm thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền xử lý đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực điện lực trên địa bàn tỉnh theo quy định hiện hành.
Điều 10. Tổ chức thực hiện
1. Các Sở, ban ngành của tỉnh; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố có trách nhiệm tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo, đôn đốc việc thực hiện đầu tư, xây dựng các công trình điện lực trên địa bàn đảm bảo đồng bộ, phù hợp với việc đầu tư phát triển quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội theo chức năng nhiệm vụ và theo quy định này. Giao Sở Công Thương làm cơ quan đầu mối, theo dõi đôn đốc các cơ quan, đơn vị trong việc triển khai thực hiện các nội dung trên; định kỳ tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh kết quả triển khai thực hiện.
2. Trường hợp các văn bản viện dẫn trong Quy định này được sửa đổi, bổ sung, thay thế thì thực hiện theo quy định của văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế đã có hiệu lực thi hành.
3. Trong quá trình tổ chức thực hiện các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân phản ánh vướng mắc, đề xuất sửa đổi, bổ sung về Sở Công Thương để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét điều chỉnh cho phù hợp./. | {
"issuing_agency": "Tỉnh Hòa Bình",
"promulgation_date": "03/07/2023",
"sign_number": "18/2023/QĐ-UBND",
"signer": "Nguyễn Văn Toàn",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Quyet-dinh-590-QD-UBND-2019-cong-bo-thu-tuc-hanh-chinh-nganh-Van-hoa-The-thao-tinh-Kon-Tum-426399.aspx | Quyết định 590/QĐ-UBND 2019 công bố thủ tục hành chính ngành Văn hóa Thể thao tỉnh Kon Tum | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KON TUM
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 590/QĐ-UBND
Kon Tum, ngày 06 tháng 8 năm 2019
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH NGÀNH VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC CÁC CẤP ÁP DỤNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KON TUM
Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 29 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Thông tư số 02/2017/TT-VPCP ngày 31 tháng 10 năm 2017 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Quyết định số 52/2013/QĐ-UBND ngày 26 tháng 12 năm 2013 của UBND tỉnh về việc ban hành Quy chế phối hợp công bố, công khai thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan hành chính nhà nước các cấp trên địa bàn tỉnh Kon Tum;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tại Tờ trình số 70/TTr-SVHTTDL ngày 24 tháng 7 năm 2019,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố thủ tục hành chính ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan hành chính nhà nước các cấp áp dụng trên địa bàn tỉnh Kon Tum (có danh mục và nội dung các thủ tục hành chính kèm theo).
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và thay thế:
- Quyết định số 458/QĐ-CT ngày 29 tháng 10 năm 2012 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về việc công bố bộ thủ tục hành chính ngành văn hóa, thể thao và du lịch thuộc thẩm quyền giải quyết của: Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch; Ủy ban nhân dân cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp xã trên địa bàn tỉnh Kon Tum.
- Quyết định số 366/QĐ-CT ngày 09 tháng 7 năm 2013 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về việc công bố các thủ tục hành chính mới ban hành; thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung; các thủ tục hành chính được thay thế mới và các thủ tục hành chính bị bãi bỏ thuộc ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch trên địa bàn tỉnh Kon Tum.
- Quyết định số 123/QĐ-UBND ngày 12 tháng 3 năm 2014 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về việc công bố bổ sung các thủ tục hành chính mới ban hành; các thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung và bãi bỏ thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Kon Tum.
- Quyết định số 540/QĐ-UBND ngày 10 tháng 11 năm 2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh công bố bổ sung các thủ tục hành chính mới ban hành trong lĩnh vực thể dục thể thao áp dụng trên địa bàn tỉnh Kon Tum.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Thủ trưởng các sở, ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (b/c);
- Cục Kiểm soát TTHC - VPCP;
- Các PCT UBND tỉnh;
- CVP, các PCVP UBND tỉnh;
- Trung tâm PVHCC;
- Lưu: VT, TTHCC.
CHỦ TỊCH
Nguyễn Văn Hòa
DANH MỤC
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH NGÀNH VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC CÁC CẤP ÁP DỤNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM
(Ban hành kèm theo Quyết định số 590 /QĐ-UBND ngày 06 tháng 8 năm 2019 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum)
Phần I:
DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
A. Danh mục thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp tỉnh (Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch):
STT
Tên thủ tục hành chính
I
Lĩnh vực Di sản văn hóa: 14 thủ tục
1
Cấp giấy phép hoạt động bảo tàng ngoài công lập
2
Cấp giấy phép khai quật khẩn cấp
3
Đăng ký di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia
4
Cấp phép cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài tiến hành nghiên cứu sưu tầm di sản văn hóa phi vật thể tại địa phương
5
Xác nhận đủ điều kiện được cấp giấy phép hoạt động bảo tàng ngoài công lập
6
Cấp chứng chỉ hành nghề mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia
7
Công nhận bảo vật quốc gia đối với bảo tàng cấp tỉnh, ban hoặc trung tâm quản lý di tích
8
Công nhận bảo vật quốc gia đối với bảo tàng ngoài công lập, tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu hoặc đang quản lý hợp pháp hiện vật
9
Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh giám định cổ vật
10
Cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh giám định cổ vật
11
Cấp chứng chỉ hành nghề tu bổ di tích
12
Cấp lại chứng chỉ hành nghề tu bổ di tích
13
Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề tu bổ di tích
14
Cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề tu bổ di tích
II
Lĩnh vực Văn hóa: 33 thủ tục
1
Cấp giấy phép phổ biến phim
- Phim tài liệu, phim khoa học, phim hoạt hình do cơ sở điện ảnh thuộc địa phương sản xuất hoặc nhập khẩu;
- Cấp giấy phép phổ biến phim truyện khi năm trước liền kề, các cơ sở điện ảnh thuộc địa phương đáp ứng các điều kiện:
+ Sản xuất ít nhất 10 phim truyện nhựa được phép phổ biến;
+ Nhập khẩu ít nhất 40 phim truyện nhựa được phép phổ biến
2
Cấp giấy phép phổ biến phim có sử dụng hiệu ứng đặc biệt tác động đến ngươi xem phim (do các cơ sở điện ảnh thuộc địa phương sản xuất hoặc nhập khẩu)
3
Tiếp nhận thông báo tổ chức thi sáng tác tác phẩm mỹ thuật
4
Cấp giấy phép triển lãm mỹ thuật (thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh)
5
Cấp giấy phép sao chép tác phẩm mỹ thuật về danh nhân văn hóa, anh hùng dân tộc, lãnh tụ
6
Cấp giấy phép xây dựng tượng đài, tranh hoành tráng
7
Cấp giấy phép tổ chức trại sáng tác điêu khắc (thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh)
8
Cấp giấy phép triển lãm tác phẩm nhiếp ảnh tại Việt Nam (thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh)
9
Cấp giấy phép đưa tác phẩm nhiếp ảnh từ Việt Nam ra nước ngoài triển lãm (thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh)
10
Cấp giấy phép tổ chức biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang cho các tổ chức thuộc địa phương
11
Cấp giấy phép cho phép tổ chức, cá nhân Việt Nam thuộc địa phương ra nước ngoài biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang
12
Cấp giấy phép cho đối tượng thuộc địa phương mời tổ chức, cá nhân nước ngoài vào biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang tại địa phương
13
Cấp giấy phép tổ chức thi người đẹp, người mẫu trong phạm vi địa phương
14
Cấp giấy phép phê duyệt nội dung bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc sân khấu do các tổ chức thuộc địa phương sản xuất hoặc nhập khẩu
15
Thông báo tổ chức biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang; thi người đẹp, người mẫu
16
Chấp thuận địa điểm đăng cai vòng chung kết cuộc thi người đẹp, người mẫu
17
Cấp giấy phép kinh doanh karaoke
18
Cấp giấy phép kinh doanh vũ trường
19
Tiếp nhận hồ sơ thông báo sản phẩm quảng cáo trên bảng quảng cáo , băng-rôn
20
Tiếp nhận thông báo tổ chức đoàn người thực hiện quảng cáo
21
Cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của doanh nghiệp quảng cáo nước ngoài tại Việt Nam
22
Cấp sửa đổi, bổ sung Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của doanh nghiệp quảng cáo nước ngoài tại Việt Nam
23
Cấp lại Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của doanh nghiệp quảng cáo nước ngoài tại Việt nam
24
Cấp phép nhập khẩu văn hóa phẩm không nhằm mục đích kinh doanh
25
Giám định văn hóa phẩm xuất khẩu không nhằm mục đích kinh doanh của cá nhân, tổ chức ở địa phương
26
Thủ tục phê duyệt nội dung tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm nhiếp ảnh nhập khẩu
27
Thủ tục phê duyệt nội dung tác phẩm điện ảnh nhập khẩu
28
Thủ tục xác nhận danh mục sản phẩm nghe nhìn có nội dung vui chơi giải trí nhập khẩu
29
Đăng ký hoạt động thư viện tư nhân có vốn sách ban đầu từ 2.000 bản trở lên
30
Cấp Giấy phép tổ chức triển lãm do các tổ chức, cá nhân tại địa phương đưa ra nước ngoài không vì mục đích thương mại
31
Cấp Giấy phép tổ chức triển lãm do cá nhân nước ngoài tổ chức tại địa phương không vì mục đích thương mại
32
Cấp lại Giấy phép tổ chức triển lãm do các tổ chức, cá nhân tại địa phương đưa ra nước ngoài không vì mục đích thương mại
33
Thông báo tổ chức triển lãm do tổ chức ở địa phương hoặc cá nhân tổ chức tại địa phương không vì mục đích thương mại
III
Lĩnh vực Thể dục, thể thao (30 thủ tục)
1
Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao tổ chức hoạt động Yoga
2
Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao tổ chức hoạt động Golf
3
Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao tổ chức hoạt động Cầu lông
4
Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao tổ chức hoạt động Taewondo
5
Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao tổ chức hoạt động Karate
6
Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao tổ chức hoạt động bơi, lặn
7
Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao tổ chức hoạt động Billiards & Snooker
8
Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao tổ chức hoạt động Bóng bàn
9
Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao tổ chức hoạt động Dù lượn và Diều bay
10
Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao tổ chức hoạt động Khiêu vũ thể thao
11
Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao tổ chức hoạt động Thể dục thẩm mỹ
12
Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao tổ chức hoạt động Judo
13
Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao tổ chức hoạt động Thể dục thể hình và Fitness
14
Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao tổ chức hoạt động Lân Sư Rồng
15
Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao tổ chức hoạt động Vũ đạo thể thao giải trí
16
Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao tổ chức hoạt động Quyền anh
17
Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao tổ chức hoạt động Võ cổ truyền, Vovinam
18
Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao tổ chức hoạt động Mô tô nước trên biển
19
Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao tổ chức hoạt động Bóng đá
20
Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao tổ chức hoạt động Quần vợt
21
Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao tổ chức hoạt động Patin
22
Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao tổ chức hoạt động Lặn biển thể thao giải trí
23
Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao đối với môn Đấu kiếm thể thao
24
Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao đối với môn Bóng ném
25
Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao đối với môn Wushu
26
Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao đối với môn Leo núi thể thao
27
Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao đối với môn Bóng rổ
28
Đăng cai giải thi đấu, trận thi đấu thể thao thành tích cao khác do liên đoàn thể thao tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức
29
Đăng cai giải thi đấu, trận thi đấu do liên đoàn thể thao quốc gia hoặc liên đoàn thể thao quốc tế tổ chức hoặc đăng cai tổ chức
30
Đăng cai giải thi đấu vô địch từng môn thể thao của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
IV
Lĩnh vực Du lịch (25 thủ tục)
1
Công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch: hạng 1 sao, 2 sao, 3 sao đối với khách sạn, biệt thự du lịch, căn hộ du lịch, tàu thủy lưu trú du lịch
2
Công nhận cơ sở kinh doanh dịch vụ vui chơi, giải trí đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch
3
Công nhận cơ sở kinh doanh dịch vụ thể thao đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch
4
Công nhận cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch
5
Công nhận cơ sở kinh doanh dịch vụ mua sắm đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch
6
Công nhận cơ sở kinh doanh dịch vụ chăm sóc sức khỏe đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch
7
Công nhận điểm du lịch
8
Cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa
9
Cấp lại giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa
10
Cấp đổi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa.
11
Thu hồi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa trong trường hợp doanh nghiệp chấm dứt hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành
12
Thu hồi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa trong trường hợp doanh nghiệp giải thể
13
Cấp Giấy chứng nhận khóa cập nhật kiến thức cho hướng dẫn viên du lịch nội địa và hướng dẫn viên du lịch quốc tế
14
Cấp lại thẻ hướng dẫn viên du lịch
15
Cấp đổi thẻ hướng dẫn viên du lịch quốc tế, thẻ hướng dẫn viên du lịch nội địa
16
Cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch tại điểm
17
Cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch nội địa
18
Cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch quốc tế
19
Chấm dứt hoạt động của Văn phòng đại diện tại Việt Nam của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành nước ngoài
20
Gia hạn Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện tại Việt Nam của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành nước ngoài
21
Điều chỉnh Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện tại Việt Nam của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành nước ngoài
22
Cấp lại Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện tại Việt Nam của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành nước ngoài trong trường hợp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện bị mất, bị hủy hoại, bị hư hỏng hoặc bị tiêu hủy
23
Cấp lại Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện tại Việt Nam của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành nước ngoài trong trường hợp chuyển địa điểm đặt trụ sở của văn phòng đại diện
24
Cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện tại Việt Nam của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành nước ngoài
25
Thu hồi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa trong trường hợp doanh nghiệp phá sản
V
Lĩnh vực Xây dựng nếp sống Văn hóa & Gia đình (14 thủ tục)
1
Cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình
2
Cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình
3
Đổi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình
4
Cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình
5
Cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình
6
Đổi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình
7
Cấp Giấy chứng nhận nghiệp vụ về chăm sóc nạn nhân bạo lực gia đình
8
Cấp Giấy chứng nhận nghiệp vụ tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình
9
Cấp Thẻ nhân viên chăm sóc nạn nhân bạo lực gia đình
10
Cấp lại Thẻ nhân viên chăm sóc nạn nhân bạo lực gia đình
11
Cấp Thẻ nhân viên tư vấn phòng, chống bạo lực gia đình
12
Cấp lại Thẻ nhân viên tư vấn phòng, chống bạo lực gia đình
13
Cấp giấy phép tổ chức lễ hội
14
Công nhận lại “Cơ quan đạt chuẩn văn hóa”, “Đơn vị đạt chuẩn văn hóa”, “Doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa”
B. Danh mục thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp huyện:
STT
Tên thủ tục hành chính
I
Lĩnh vực Xây dựng nếp sống Văn hóa & gia đình
1
Công nhận lần đầu “Cơ quan đạt chuẩn văn hóa”, “Đơn vị đạt chuẩn văn hóa”, “Doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa”
2
Công nhận “Khu dân cư văn hóa”
3
Công nhận lần đầu “Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới”.
4
Công nhận lại “Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới”
5
Công nhận lần đầu “Phường, Thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị”.
6
Công nhận lại “Phường, Thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị”.
7
Cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình
8
Cấp lại giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình
9
Đổi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình
10
Cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của cơ sở tư vấn về phòng chống bạo lực gia đình
11
Cấp lại giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của cơ sở tư vấn về phòng chống bạo lực gia đình
12
Đổi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của cơ sở tư vấn về phòng chống bạo lực gia đình
II
Lĩnh vực Văn hóa:
1
Đăng ký hoạt động thư viện tư nhân có vốn sách ban đầu từ 1.000 cho đến dưới 2.000 bản
C. Danh mục thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp xã:
STT
Tên thủ tục hành chính
I
Lĩnh vực Xây dựng nếp sống Văn hóa & gia đình:
1
Công nhận gia đình văn hóa
II
Lĩnh vực Văn hóa:
1
Đăng ký hoạt động thư viện tư nhân có vốn sách ban đầu từ 500 bản đến dưới 1.000 bản
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN | {
"issuing_agency": "Tỉnh Kon Tum",
"promulgation_date": "06/08/2019",
"sign_number": "590/QĐ-UBND",
"signer": "Nguyễn Văn Hòa",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/The-thao-Y-te/Quyet-dinh-5948-QD-BYT-2021-Danh-muc-tuong-tac-chong-chi-dinh-trong-thuc-hanh-lam-sang-499272.aspx | Quyết định 5948/QĐ-BYT 2021 Danh mục tương tác chống chỉ định trong thực hành lâm sàng | BỘ Y TẾ
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 5948/QĐ-BYT
Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 2021
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH DANH MỤC TƯƠNG TÁC THUỐC CHỐNG CHỈ ĐỊNH TRONG THỰC HÀNH LÂM SÀNG TẠI CÁC CƠ SỞ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH
BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ
Căn cứ Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2009;
Căn cứ Nghị định số 75/2017/NĐ-CP ngày 20 tháng 6 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;
Căn cứ Nghị định 131/2020/NĐ-CP ngày 02/11/2020 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động Dược lâm sàng của cơ sở Khám, chữa bệnh;
Căn cứ Quyết định số 5305/QĐ-BYT ngày 21/12/2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành kế hoạch triển khai thi hành Nghị định số 131/2020/NĐ-CP ngày 02/11/2020 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động dược lâm sàng của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
Theo đề nghị của Ban soạn thảo Danh mục tương tác thuốc chống chỉ định tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thành lập theo Quyết định số số 4545/QĐ- BYT ngày 25/9/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế tại Biên bản họp ngày 29/11/2021;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Danh mục Tương tác thuốc chống chỉ định trong thực hành lâm sàng tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh”.
Điều 2. Danh mục Tương tác thuốc chống chỉ định trong thực hành lâm sàng tại các cơ sở khám, chữa bệnh là tài liệu chuyên môn áp dụng cho tất cả các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh Nhà nước và tư nhân. Căn cứ vào tài liệu này và tùy theo điều kiện thực tế của đơn vị, lãnh đạo cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tổ chức triển khai hoạt động quản lý tương tác thuốc tại đơn vị.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký, ban hành.
Điều 4. Các ông, bà: Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ; các Vụ trưởng, Cục trưởng của Bộ Y tế; Giám đốc các cơ sở khám, chữa bệnh trực thuộc Bộ Y tế; Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Thủ trưởng y tế các Bộ, ngành; Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Bộ trưởng Bộ Y tế (để b/c);
- Các Thứ trưởng;
- Trung tâm DI & ADR Quốc gia, trung tâm DI & ADR khu vực TP Hồ Chí Minh;
- Cổng thông tin điện tử Bộ Y tế;
- Website Cục KCB;
- Lưu: VT, KCB.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Trường Sơn
DANH MỤC
TƯƠNG TÁC THUỐC CHỐNG CHỈ ĐỊNH TRONG THỰC HÀNH LÂM SÀNG TẠI CÁC CƠ SỞ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 5948/QĐ-BYT ngày 30 tháng 12 năm 2021)
DANH SÁCH BAN BIÊN SOẠN VÀ THẨM ĐỊNH “DANH MỤC TƯƠNG TÁC THUỐC CHỐNG CHỈ ĐỊNH TRONG THỰC HÀNH LÂM SÀNG TẠI CÁC CƠ SỞ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH”
Chỉ đạo biên soạn
PGS.TS. Nguyễn Trường Sơn
Thứ trưởng Bộ Y tế
Chủ biên
PGS.TS. Lương Ngọc Khuê
Cục trưởng Cục Quản lý Khám, Chữa bệnh
Đồng chủ biên
TS. Cao Hưng Thái
Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám, Chữa bệnh
PGS.TS. Nguyễn Hoàng Anh
Giám đốc Trung tâm Quốc gia về Thông tin thuốc và Theo dõi phản ứng có hại của thuốc, Trường Đại học Dược Hà Nội; Phó trưởng Khoa Dược, Bệnh viện Bạch Mai
Tham gia biên soạn và thẩm định
PGS.TS. Nguyễn Trọng Thông
Nguyên Giám đốc Trung tâm Dược lý lâm sàng, Trường Đại học Y Hà Nội
PGS.TS. Nguyễn Tuấn Dũng
Nguyên Trưởng Bộ môn Dược lâm sàng, Trường Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
PGS.TS. Đặng Nguyễn Đoan Trang
Trưởng Khoa Dược, Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh; Phó Trưởng Bộ môn Dược lâm sàng, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
PGS. TS. Bùi Thị Hương Quỳnh
Phó trưởng Khoa Dược, Bệnh viện Thống nhất TP. Hồ Chí Minh
TS. Nguyễn Đức Trung
Trưởng Khoa Dược, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
TS. Nguyễn Thị Thủy
Trưởng Khoa Dược, Bệnh viện Phổi Trung ương
TS. Nguyễn Thị Hồng Hà
Trưởng Khoa Dược, Bệnh viện Nhi Trung ương
TS. Phan Quỳnh Lan
Trưởng Khoa Dược, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Timescity
TS. Cẩn Tuyết Nga
Trưởng Khoa Dược, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh
ThS. Nguyễn Thanh Hiền
Trưởng Khoa Dược, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức
ThS. Nguyễn Huy Tuấn
Trưởng Khoa Dược, Bệnh viện Phụ sản Trung ương
ThS. Nguyễn Thị Thu Ba
Trưởng Khoa Dược, Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn
TS. Vũ Đình Hòa
Phó Giám đốc Trung tâm Quốc gia về Thông tin thuốc và Theo dõi phản ứng có hại của thuốc, Trường Đại học Dược Hà Nội
ThS. Nguyễn Thu Minh
Phó trưởng Khoa Dược, Bệnh viện Bạch Mai
ThS. Phạm Thu Hà
Phó trưởng Khoa Dược, Bệnh viện Nhi Trung ương
ThS. Nguyễn Duy Tân
Phó trưởng Khoa Dược, Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương
ThS. Vũ Thị Trinh
Phó trưởng Khoa Dược, Bệnh viện Lão khoa Trung ương
ThS. Phạm Hồng Thắm
Phó trưởng Khoa Dược, Bệnh viện Nhân dân Gia Định
ThS. Đặng Thị Lan Anh
Phó trưởng Khoa Dược, Bệnh viện Thanh Nhàn
ThS. Nguyễn Thu Hương
Phó trưởng Khoa Dược, Bệnh viện Đa khoa Đức Giang
ThS. Lê Thị Ni Na
Phó trưởng Khoa Dược, Bệnh viện Phụ sản - Nhi Đà Nẵng
DSCKI. Nguyễn Thị Phương Châm
Nguyên chuyên viên chính Cục Quản lý Khám, Chữa bệnh
ThS. Bùi Thị Ngọc Thực
Khoa Dược, Bệnh viện Bạch Mai
ThS. Đinh Thu Hương
Khoa Dược, Bệnh viện Phổi Trung ương
ThS. Lê Thị Thảo
Khoa Dược, Bệnh viện Nội tiết Trung ương
ThS. Lê Kim Dung
Chuyên viên chính Cục Quản lý khám, chữa bệnh
Tổ thư ký và biên tập
ThS. Lê Kim Dung
Chuyên viên chính Cục Quản lý khám, chữa bệnh
ThS. Nguyễn Mai Hoa
Chuyên viên Trung tâm Quốc gia về Thông tin thuốc và Theo dõi phản ứng có hại của thuốc, Trường Đại học Dược Hà Nội
DS. Đỗ Thị Ngát
Chuyên viên Cục Quản lý khám, chữa bệnh
Trung tâm DI & ADR Quốc gia, Trường Đại học Dược Hà Nội
MỤC LỤC
DANH SÁCH BAN BIÊN SOẠN VÀ THẨM ĐỊNH “DANH MỤC TƯƠNG TÁC THUỐC CHỐNG CHỈ ĐỊNH TRONG THỰC HÀNH LÂM SÀNG TẠI CÁC CƠ SỞ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH”
1. MỤC ĐÍCH XÂY DỰNG TÀI LIỆU
2. PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG DANH MỤC
3. CÁCH SỬ DỤNG DANH MỤC
3.1. Cách sử dụng Danh mục tương tác thuốc theo từng hoạt chất
3.2. Cách sử dụng Danh mục tương tác thuốc theo nhóm đặc tính dược lý
BẢNG 3.1. DANH MỤC TƯƠNG TÁC THUỐC THEO TỪNG HOẠT CHẤT
BẢNG 3.2. DANH MỤC TƯƠNG TÁC THUỐC THEO NHÓM ĐẶC TÍNH DƯỢC LÝ
1. MỤC ĐÍCH XÂY DỰNG TÀI LIỆU
Danh mục tương tác thuốc chống chỉ định được xây dựng với mục đích thống nhất một danh mục tra cứu tương tác thuốc bất lợi của các hoạt chất thuốc lưu hành ở Việt Nam (ngoại trừ thuốc có nguồn gốc dược liệu, thuốc Y học cổ truyền), với ưu tiên tập trung vào các tương tác ở mức độ chống chỉ định, để áp dụng trong quản lý tương tác thuốc nhằm phát hiện, cảnh báo, xử trí và dự phòng hậu quả của tương tác thuốc tại các cơ sở khám, chữa bệnh.
Đây là tài liệu hỗ trợ công tác chuyên môn dành cho các bác sĩ, dược sĩ và các điều dưỡng giúp quản lý tương tác thuốc trong thực hành lâm sàng. Các tương tác được đưa vào danh mục là các tương tác ở mức độ chống chỉ định, nhìn chung không khuyến cáo sử dụng đồng thời các thuốc này trên bệnh nhân do nguy cơ vượt trội lợi ích thuốc có thể đem lại cho người bệnh. Tuy nhiên, tùy theo tình huống lâm sàng cụ thể, bác sĩ có thể tham khảo thông tin và cân nhắc đánh giá lợi ích/nguy cơ trên từng bệnh nhân để đưa ra quyết định kê đơn phù hợp.
Danh mục tương tác thuốc chống chỉ định có thể triển khai dưới nhiều hình thức khác nhau như thiết kế bảng cảnh báo về các tương tác cần chú ý liên quan đến thuốc điều trị tại các khoa lâm sàng hoặc tích hợp danh mục vào phần mềm kê đơn/hỗ trợ kê đơn của cơ sở khám, chữa bệnh để tăng cường phát hiện, cảnh báo và xử trí tương tác thuốc. Tài liệu này cũng có thể sử dụng tra cứu, tham khảo trong đào tạo cho nhân viên y tế, sinh viên, học viên các trường Khối Khoa học sức khỏe về Tương tác thuốc và quản lý Tương tác thuốc trong thực hành lâm sàng.
2. PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG DANH MỤC
Danh mục tương tác thuốc chống chỉ định được xây dựng dựa trên quá trình rà soát, tổng hợp kỹ lưỡng các bằng chứng y văn cũng như cân nhắc những nhận định lâm sàng để đưa ra khuyến cáo xử trí phù hợp với thực hành lâm sàng. Hai nguồn tài liệu chính được sử dụng để tổng hợp thông tin bao gồm: Cơ sở dữ liệu chuyên khảo về tương tác thuốc (Micromedex, Lexicomp Drug Interactions) và Cơ sở dữ liệu thông tin sản phẩm được phê duyệt tại các nước tham chiếu của Việt Nam về đăng ký thuốc (Anh/Pháp/Châu Âu/Hoa Kỳ).
Trong trường hợp thông tin về tương tác từ các nguồn trên chưa rõ ràng hoặc không đầy đủ, các bằng chứng dược lý và lâm sàng về tương tác trong y văn sẽ tiếp tục được tập hợp để phân tích và đánh giá. Sau đó, các tương tác được cân nhắc lựa chọn dựa trên một số nguyên tắc được đúc rút từ nhiều nghiên cứu trên thế giới. Quá trình tổng hợp, rà soát bằng chứng y văn được thực hiện bởi các dược sĩ của Trung tâm DI & ADR Quốc gia, sau đó, xin ý kiến góp ý và đồng thuận bởi các chuyên gia nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực dược lý - dược lâm sàng tại các trường đại học y dược và các bệnh viện lớn trong cả nước.
3. CÁCH SỬ DỤNG DANH MỤC
Cách sử dụng danh mục các cặp tương tác thuốc chống chỉ định theo từng hoạt chất (bao gồm 633 cặp) được trình bày trong phần 3.1 (trang 11) và các cặp tương tác thuốc theo các nhóm đặc tính dược lý (bao gồm 68 cặp) được trình bày trong phần 3.2 (trang 156).
3.1. Cách sử dụng Danh mục tương tác thuốc theo từng hoạt chất
- Mỗi cặp tương tác gồm 2 hoạt chất: hoạt chất 1 và hoạt chất 2, trong đó, hoạt chất 1 có thứ tự ABC trước hoạt chất 2. Danh mục gồm tổng số 633 cặp, được sắp xếp theo thứ tự ABC của hoạt chất 1 (Bảng 3.1 - trang 11).
- Hoạt chất 1 và hoạt chất 2 đều được thể hiện dưới dạng tên hoạt chất đơn lẻ. Tùy theo danh mục thuốc của từng cơ sở khám, chữa bệnh, tương tác sẽ liên quan đến tất cả các thuốc đơn thành phần và thuốc phối hợp đa thành phần có chứa hoạt chất tương ứng.
Lưu ý:
+ Trong trường hợp chỉ có chế phẩm phối hợp đa thành phần được cấp số đăng ký lưu hành tại Việt Nam (không có chế phẩm đơn thành phần) tính đến tháng 7/2021, (ví dụ: artemether/lumefantrin) hoặc chỉ có dạng phối hợp (bao gồm cả phối hợp cố định liều hoặc phối hợp các thuốc rời) (ví dụ: lopinavir/ritonavir) liên quan đến tương tác chống chỉ định, tên hoạt chất được biểu thị dưới dạng phối hợp hai hoạt chất và phân cách với nhau bằng dấu “/”. Trong trường hợp, chỉ có 1 hoạt chất trong chế phẩm phối hợp liên quan trực tiếp đến tương tác, hoạt chất này sẽ được ghi chú trong ngoặc đơn (ví dụ: sofosbuvir/ledipasvir (ledipasvir).
+ Với một số thuốc ức chế protease điều trị HIV, tương tác được ghi nhận với cả dạng được tăng cường hoặc không được tăng cường bởi ritonavir. Vì vậy, hoạt chất tương tác được biểu thị dưới dạng “+/- ritonavir” nghĩa là kèm theo hoặc không kèm theo ritonavir (ví dụ: indinavir +/- ritonavir). Tương tự, với tương tác liên quan đến levodopa/carbidopa +/- entacapon, nghĩa là kèm theo hoặc không kèm theo entacapon.
- Các hoạt chất tham gia vào mỗi tương tác là hoạt chất thuốc sử dụng theo đường toàn thân. Trong trường hợp hoạt chất có nhiều đường dùng toàn thân khác nhau, đường dùng cụ thể của hoạt chất liên quan đến tương tác chống chỉ định sẽ được ghi chú trong dấu ngoặc đơn (ví dụ: xanh methylen (sử dụng đường tiêm tĩnh mạch)
- Tên hoạt chất được trình bày trong danh mục dưới dạng tên Việt hóa. Một số trường hợp hoạt chất có tên khác được trình bày trong bảng sau:
Tên hoạt chất sử dụng trong danh mục
Tên khác của hoạt chất
Adipiodon
Iodipamid
Ciclosporin
Cyclosporin
Dicycloverin
Dicyclomin
Ergometrin
Ergovorin
Glibenclamid
Glyburid
Hyoscin butylbromid
Scopolamin hydrobromid
Levomepromazin
Methotrimeprazin
Methylergometrin
Methylergovorin
Norethisteron
Norethindron
Piperaquin/dihydroartemisinin
Piperaquin/artenimol
- Nội dung của mỗi cặp tương tác bao gồm: cơ chế tương tác, hậu quả tương tác và xử trí tương tác. Các lưu ý liên quan đến các đường dùng khác của thuốc và các yếu tố làm tăng nguy cơ xuất hiện tương tác (nếu có) được trình bày trong phần xử trí tương tác.
- Các cặp tương tác có hoạt chất được in đậm là các cặp tương tác chỉ chống chỉ định trong một số bối cảnh lâm sàng hoặc trên một số đối tượng bệnh nhân cụ thể hoặc nhìn chung tốt nhất nên tránh phối hợp, tuy nhiên trong một số tình huống nhất định, khi không còn lựa chọn thay thế và bắt buộc sử dụng đồng thời, phối hợp thuốc vẫn có thể được cân nhắc sau khi được bác sĩ điều trị cân nhắc, đánh giá cẩn thận cân bằng lợi ích/nguy cơ. Các cặp tương tác không được in đậm (các tương tác còn lại) là các tương tác cần được chống chỉ định trong tất cả các tình huống lâm sàng và trên tất cả các đối tượng bệnh nhân khác nhau.
3.2. Cách sử dụng Danh mục tương tác thuốc theo nhóm đặc tính dược lý
- Mỗi cặp tương tác gồm 2 thuốc/nhóm thuốc: thuốc/nhóm thuốc 1 và thuốc/nhóm thuốc 2, trong đó, thuốc/nhóm thuốc 1 là thuốc chịu hậu quả của tương tác do thuốc/nhóm thuốc 2 gây ra. Trong một số trường hợp, cả hai thuốc/nhóm thuốc đều có ảnh hưởng lẫn nhau.
- Nguyên tắc gộp nhóm đặc tính dược lý như sau:
(1) Các thuốc được gộp theo nhóm đặc tính dược lý, nghĩa là các thuốc này có cùng nhóm dược lý (ví dụ: thuốc ức chế enzym chuyển) hoặc cùng nhóm cơ chế dược động học (ví dụ: thuốc ức chế mạnh CYP3A4) hoặc cùng nhóm cơ chế dược lực học (ví dụ: thuốc làm tăng nồng độ serotonin).
(2) Với các cặp tương tác có ≥ 2 hoạt chất trong 1 nhóm có tương tác chống chỉ định tương tự, tương tác sẽ được gộp vào theo nhóm. Các hoạt chất trong nhóm có tương tác chống chỉ định sẽ được chú thích cụ thể (ví dụ: dẫn chất statin (simvastatin, lovastatin). Trong trường hợp không được chú thích, tương tác được ghi nhận với cả nhóm (ví dụ: thuốc ức chế protease điều trị HIV). Các hoạt chất cụ thể trong nhóm này có số đăng ký lưu hành tại Việt Nam (tính đến tháng 7/2021) sẽ được chú thích cụ thể ở cuối bảng.
(3) Với các cặp tương tác chỉ có 1 hoạt chất trong nhóm có tương tác chống chỉ định, tương tác sẽ được trình bày dưới dạng tên hoạt chất.
(4) Riêng các dẫn chất triptan điều trị đau nửa đầu, hiện chỉ có duy nhất đại diện sumatriptan được cấp số đăng ký lưu hành tại Việt Nam, nên chỉ 1 hoạt chất này trong nhóm được liệt kê ở danh mục tương tác này.
- Danh mục gồm tổng số 68 cặp, được sắp xếp theo nguyên tắc như sau (Bảng 3.2 - trang 156).
(1) Tương tác từ số thứ tự (STT) 1 đến STT 15 là tương tác theo cơ chế dược lực học:
+ Tương tác từ STT 1 đến STT 14 là tương tác theo cơ chế hiệp đồng tăng tác dụng không mong muốn hoặc độc tính. Trong đó, thuốc ức chế monoamin oxidase (IMAO) có số lượng tương tác chống chỉ định liên quan lớn nhất, được sắp xếp đầu tiên;
+ Tương tác STT 15 là tương tác theo cơ chế đối kháng tác dụng lẫn nhau.
(2) Tương tác từ STT 16 đến STT 68 là tương tác theo cơ chế dược động học:
+ Tương tác từ STT 16 đến STT 58 là tương tác liên quan đến chuyển hóa thuốc ở gan:
▪ Tương tác từ STT 16 đến STT 43 liên quan đến ức chế enzym cytocrom P450 (CYP450). Trong đó, số lượng tương tác liên quan đến CYP3A4 lớn nhất, được sắp xếp đầu tiên, sau đó, đến tương tác liên quan đến các isozym khác của hệ CYP450.
▪ Tương tác từ STT 44 đến STT 57 liên quan đến cảm ứng enzym CYP450 ở gan. Trong đó, số lượng tương tác liên quan đến CYP3A4 lớn nhất, được sắp xếp đầu tiên.
▪ Tương tác STT 58 liên quan đến enzym khác chuyển hóa thuốc ở gan.
+ Tương tác từ STT 59 đến STT 63 là tương tác liên quan đến các protein vận chuyển xuyên màng (transporter);
+ Tương tác STT 64 và STT 65 là tương tác liên quan đến ảnh hưởng của thuốc ở giai đoạn hấp thu.
(3) Tương tác từ STT 66 đến STT 68 là các tương tác khác hoặc cơ chế chưa rõ ràng.
- Một số nguyên tắc liên quan đến cách trình bày tên hoạt chất xin xem chi tiết ở phần 3.1 (mục số 2, 3 và 4).
- Các cặp tương tác có hoạt chất được in đậm là các cặp tương tác chỉ chống chỉ định trong một số bối cảnh lâm sàng hoặc trên một số đối tượng bệnh nhân cụ thể hoặc nhìn chung tốt nhất nên tránh phối hợp, tuy nhiên trong một số tình huống nhất định, khi không còn lựa chọn thay thế và bắt buộc sử dụng đồng thời, phối hợp thuốc vẫn có thể được cân nhắc sau khi được bác sĩ điều trị cân nhắc, đánh giá cẩn thận cân bằng lợi ích/nguy cơ. Các cặp tương tác không được in đậm (các tương tác còn lại) là các tương tác cần được chống chỉ định trong tất cả các tình huống lâm sàng và trên tất cả các đối tượng bệnh nhân khác nhau.
- Các tương tác giữa hai thuốc gây kéo dài khoảng QT sẽ được chú thích ở cuối bảng, trong đó, tương tác chống chỉ định được ghi nhận với mỗi thuốc ở cột thuốc 1 với từng thuốc ở cột thuốc 2.
- Nội dung của mỗi cặp tương tác bao gồm: cơ chế tương tác, hậu quả tương tác và xử trí tương tác. Các lưu ý liên quan đến các đường dùng khác của thuốc và các yếu tố làm tăng nguy cơ xuất hiện tương tác (nếu có) được trình bày trong phần xử trí tương tác. Nội dung xử trí được tổng hợp chung cả nhóm thuốc. Thông tin chi tiết liên quan đến từng hoạt chất cụ thể xin xem chi tiết trong Bảng 3.1.
BẢNG 3.1. DANH MỤC TƯƠNG TÁC THUỐC THEO TỪNG HOẠT CHẤT
STT
Hoạt chất 1
Hoạt chất 2
Cơ chế
Hậu quả
Xử trí
1
Aceclofenac
Ketorolac
Hiệp đồng tác dụng kích ứng đường tiêu hóa
Tăng nguy cơ xuất huyết tiêu hóa nghiêm trọng (sử dụng đồng thời ketorolac với 1 NSAID khác làm tăng nguy cơ xuất huyết tiêu hóa gấp 5 lần so với phối hợp 2 NSAID khác)
Chống chỉ định phối hợp. Cần đặc biệt lưu ý nguy cơ tương tác trong trường hợp giảm đau hậu phẫu.
2
Acenocoumarol
Tamoxifen
Tamoxifen ức chế CYP2C9 làm giảm chuyển hóa của acenocoumarol
Tăng nguy cơ xuất huyết
1. Chống chỉ định phối hợp ở bệnh nhân sử dụng tamoxifen dự phòng tiên phát ung thư vú.
2. Ở bệnh nhân ung thư vú, nên cân nhắc sử dụng heparin trọng lượng phân tử thấp (LMWH) hoặc các thuốc chống đông đường uống tác động trực tiếp (DOAC) thay thế cho warfarin để điều trị thuyên tắc tĩnh mạch do huyết khối. Trong trường hợp bắt buộc sử dụng đồng thời tamoxifen với warfarin, cần giảm 1/2 đến 2/3 liều warfarin và theo dõi chặt chẽ bệnh nhân.
3
Acid mefenamic
Ketorolac
Hiệp đồng tác dụng kích ứng đường tiêu hóa
Tăng nguy cơ xuất huyết tiêu hóa nghiêm trọng (sử dụng đồng thời ketorolac với 1 NSAID khác làm tăng nguy cơ xuất huyết tiêu hóa gấp 5 lần so với phối hợp 2 NSAID khác)
Chống chỉ định phối hợp. Cần đặc biệt lưu ý nguy cơ tương tác trong trường hợp giảm đau hậu phẫu.
4
Acid tranexamic
Ethinyl estradiol
Nguy cơ huyết khối khi sử dụng ethinyl estradiol tăng lên khi phối hợp với acid tranexamic
Tăng nguy cơ biến cố huyết khối
1. Chống chỉ định sử dụng acid tranexamic điều trị rong kinh ở bệnh nhân đang dùng thuốc tránh thai chứa ethinyl estradiol.
2. Với các chỉ định khác của acid tranexamic, có thể sử dung ở người đang dùng thuốc tránh thai nhưng cần đặc biệt thận trọng.
Lưu ý các yếu tố tăng nguy cơ: béo phì, hút thuốc lá, đặc biệt ở người trên 35 tuổi.
5
Acid tranexamic
Estradiol valerat
Nguy cơ huyết khối khi sử dụng estradiol valerat tăng lên khi phối hợp với acid tranexamic
Tăng nguy cơ biến cố huyết khối
1. Chống chỉ định sử dụng acid tranexamic điều trị rong kinh ở bệnh nhân đang dùng thuốc tránh thai chứa estradiol valerat.
2. Với các chỉ định khác của acid tranexamic, có thể sử dung ở người đang dùng thuốc tránh thai nhưng cần đặc biệt thận trọng.
Lưu ý các yếu tố tăng nguy cơ: béo phì, hút thuốc lá, đặc biệt ở người trên 35 tuổi.
6
Acid tranexamic
Estriol
Nguy cơ huyết khối khi sử dụng estriol tăng lên khi phối hợp với acid tranexamic
Tăng nguy cơ biến cố huyết khối
1. Chống chỉ định sử dụng acid tranexamic điều trị rong kinh ở bệnh nhân đang dùng thuốc tránh thai chứa estriol.
2. Với các chỉ định khác của acid tranexamic, có thể sử dung ở người đang dùng thuốc tránh thai nhưng cần đặc biệt thận trọng.
Lưu ý các yếu tố tăng nguy cơ: béo phì, hút thuốc lá, đặc biệt ở người trên 35 tuổi.
7
Acid tranexamic
Clormadinon
Nguy cơ huyết khối khi sử dụng clormadinon tăng lên khi phối hợp với acid tranexamic
Tăng nguy cơ biến cố huyết khối
1. Chống chỉ định sử dụng acid tranexamic điều trị rong kinh ở bệnh nhân đang dùng thuốc tránh thai chứa clormadinon.
2. Với các chỉ định khác của acid tranexamic, có thể sử dung ở người đang dùng thuốc tránh thai nhưng cần đặc biệt thận trọng.
Lưu ý các yếu tố tăng nguy cơ: béo phì, hút thuốc lá, đặc biệt ở người trên 35 tuổi.
8
Acid tranexamic
Desogestrel
Nguy cơ huyết khối khi sử dụng desogestrel tăng lên khi phối hợp với acid tranexamic
Tăng nguy cơ biến cố huyết khối
1. Chống chỉ định sử dụng acid tranexamic điều trị rong kinh ở bệnh nhân đang dùng thuốc tránh thai chứa desogestrel.
2. Với các chỉ định khác của acid tranexamic, có thể sử dung ở người đang dùng thuốc tránh thai nhưng cần đặc biệt thận trọng.
Lưu ý các yếu tố tăng nguy cơ: béo phì, hút thuốc lá, đặc biệt ở người trên 35 tuổi.
9
Acid tranexamic
Dienogest
Nguy cơ huyết khối khi sử dụng dienogest tăng lên khi phối hợp với acid tranexamic
Tăng nguy cơ biến cố huyết khối
1. Chống chỉ định sử dụng acid tranexamic điều trị rong kinh ở bệnh nhân đang dùng thuốc tránh thai chứa dienogest.
2. Với các chỉ định khác của acid tranexamic, có thể sử dung ở người đang dùng thuốc tránh thai nhưng cần đặc biệt thận trọng.
Lưu ý các yếu tố tăng nguy cơ: béo phì, hút thuốc lá, đặc biệt ở người trên 35 tuổi.
10
Acid tranexamic
Drospirenon
Nguy cơ huyết khối khi sử dụng drospirenon tăng lên khi phối hợp với acid tranexamic
Tăng nguy cơ biến cố huyết khối
1. Chống chỉ định sử dụng acid tranexamic điều trị rong kinh ở bệnh nhân đang dùng thuốc tránh thai chứa drospirenon.
2. Với các chỉ định khác của acid tranexamic, có thể sử dung ở người đang dùng thuốc tránh thai nhưng cần đặc biệt thận trọng.
Lưu ý các yếu tố tăng nguy cơ: béo phì, hút thuốc lá, đặc biệt ở người trên 35 tuổi.
11
Acid tranexamic
Etonogestrel
Nguy cơ huyết khối khi sử dụng etonogestrel tăng lên khi phối hợp với acid tranexamic
Tăng nguy cơ biến cố huyết khối
1. Chống chỉ định sử dụng acid tranexamic điều trị rong kinh ở bệnh nhân đang dùng thuốc tránh thai chứa etonogestrel.
2. Với các chỉ định khác của acid tranexamic, có thể sử dung ở người đang dùng thuốc tránh thai nhưng cần đặc biệt thận trọng.
Lưu ý các yếu tố tăng nguy cơ: béo phì, hút thuốc lá, đặc biệt ở người trên 35 tuổi.
12
Acid tranexamic
Gestoden
Nguy cơ huyết khối khi sử dụng gestoden tăng lên khi phối hợp với acid tranexamic
Tăng nguy cơ biến cố huyết khối
1. Chống chỉ định sử dụng acid tranexamic điều trị rong kinh ở bệnh nhân đang dùng thuốc tránh thai chứa gestoden.
2. Với các chỉ định khác của acid tranexamic, có thể sử dung ở người đang dùng thuốc tránh thai nhưng cần đặc biệt thận trọng.
Lưu ý các yếu tố tăng nguy cơ: béo phì, hút thuốc lá, đặc biệt ở người trên 35 tuổi.
13
Acid tranexamic
Levonorgestrel
Nguy cơ huyết khối khi sử dụng levonorgestrel tăng lên khi phối hợp với acid tranexamic
Tăng nguy cơ biến cố huyết khối
1. Chống chỉ định sử dụng acid tranexamic điều trị rong kinh ở bệnh nhân đang dùng thuốc tránh thai chứa levonorgestrel.
2. Với các chỉ định khác của acid tranexamic, có thể sử dung ở người đang dùng thuốc tránh thai nhưng cần đặc biệt thận trọng.
Lưu ý các yếu tố tăng nguy cơ: béo phì, hút thuốc lá, đặc biệt ở người trên 35 tuổi.
14
Acid tranexamic
Lynestrenol
Nguy cơ huyết khối khi sử dụng lynestrenol tăng lên khi phối hợp với acid tranexamic
Tăng nguy cơ biến cố huyết khối
1. Chống chỉ định sử dụng acid tranexamic điều trị rong kinh ở bệnh nhân đang dùng thuốc tránh thai chứa lynestrenol.
2. Với các chỉ định khác của acid tranexamic, có thể sử dung ở người đang dùng thuốc tránh thai nhưng cần đặc biệt thận trọng.
Lưu ý các yếu tố tăng nguy cơ: béo phì, hút thuốc lá, đặc biệt ở người trên 35 tuổi.
15
Acid tranexamic
Medroxypro gesteron
Nguy cơ huyết khối khi sử dụng medroxyprogeste ron tăng lên khi phối hợp với acid tranexamic
Tăng nguy cơ biến cố huyết khối
1. Chống chỉ định sử dụng acid tranexamic điều trị rong kinh ở bệnh nhân đang dùng thuốc tránh thai chứa medroxyprogesteron.
2. Với các chỉ định khác của acid tranexamic, có thể sử dung ở người đang dùng thuốc tránh thai nhưng cần đặc biệt thận trọng.
Lưu ý các yếu tố tăng nguy cơ: béo phì, hút thuốc lá, đặc biệt ở người trên 35 tuổi.
16
Acid tranexamic
Norelgestro min
Nguy cơ huyết khối khi sử dụng norelgestromin tăng lên khi phối hợp với acid tranexamic
Tăng nguy cơ biến cố huyết khối
1. Chống chỉ định sử dụng acid tranexamic điều trị rong kinh ở bệnh nhân đang dùng thuốc tránh thai chứa norelgestromin.
2. Với các chỉ định khác của acid tranexamic, có thể sử dung ở người đang dùng thuốc tránh thai nhưng cần đặc biệt thận trọng.
Lưu ý các yếu tố tăng nguy cơ: béo phì, hút thuốc lá, đặc biệt ở người trên 35 tuổi.
17
Acid tranexamic
Norethindron
Nguy cơ huyết khối khi sử dụng norethindron tăng lên khi phối hợp với acid tranexamic
Tăng nguy cơ biến cố huyết khối
1. Chống chỉ định sử dụng acid tranexamic điều trị rong kinh ở bệnh nhân đang dùng thuốc tránh thai chứa norethindron.
2. Với các chỉ định khác của acid tranexamic, có thể sử dung ở người đang dùng thuốc tránh thai nhưng cần đặc biệt thận trọng.
Lưu ý các yếu tố tăng nguy cơ: béo phì, hút thuốc lá, đặc biệt ở người trên 35 tuổi.
18
Acid tranexamic
Norgestrel
Nguy cơ huyết khối khi sử dụng norgestrel tăng lên khi phối hợp với acid tranexamic
Tăng nguy cơ biến cố huyết khối
1. Chống chỉ định sử dụng acid tranexamic điều trị rong kinh ở bệnh nhân đang dùng thuốc tránh thai chứa noregestrel.
2. Với các chỉ định khác của acid tranexamic, có thể sử dung ở người đang dùng thuốc tránh thai nhưng cần đặc biệt thận trọng.
Lưu ý các yếu tố tăng nguy cơ: béo phì, hút thuốc lá, đặc biệt ở người trên 35 tuổi.
19
Acitretin
Doxycyclin
Hiệp đồng tăng độc tính
Tăng nguy cơ tăng áp nội sọ lành tính (phù gai thị, đau đầu, buồn nôn và nôn, và rối loạn thị giác)
Chống chỉ định phối hợp
20
Acitretin
Minocyclin
Hiệp đồng tăng độc tính
Tăng nguy cơ tăng áp nội sọ lành tính (phù gai thị, đau đầu, buồn nôn và nôn, và rối loạn thị giác)
Chống chỉ định phối hợp
21
Acitretin
Tetracyclin
Hiệp đồng tăng độc tính
Tăng nguy cơ tăng áp nội sọ lành tính (phù gai thị, đau đầu, buồn nôn và nôn, và rối loạn thị giác)
Chống chỉ định phối hợp
22
Acitretin
Tigecyclin
Hiệp đồng tăng độc tính
Tăng nguy cơ tăng áp nội sọ lành tính (phù gai thị, đau đầu, buồn nôn và nôn, và rối loạn thị giác)
Chống chỉ định phối hợp
23
Adipiodon
Metformin
Nguy cơ suy thận cấp liên quan đến cả metformin và thuốc cản quang iod. Suy thận cấp làm tăng nguy cơ nhiễm toan lactic.
Tăng nguy cơ nhiễm toan lactic và suy thận cấp
1. Bệnh nhân có MLCT > 30 ml/phút/1,73m2 và không có bằng chứng tổn thương thận cấp, được chỉ định tiêm thuốc cản quang đường tĩnh mạch hoặc tiêm thuốc cản quang đường động mạch tiếp xúc với thận thứ cấp (ví dụ: bơm thuốc vào tim phải, động mạch phổi, động mạch cảnh, động mạch dưới đòn, động mạch vành, động mạch mạc treo hay động mạch dưới động mạch thận): tiếp tục sử dụng metformin như bình thường.
2. Bệnh nhân (1) MLCT < 30 ml/phút/1,73m2 tiêm thuốc cản quang đường tĩnh mạch, đường động mạch tiếp xúc với thận thứ cấp, hoặc (2) Bệnh nhân tiêm thuốc cản quang đường động mạch tiếp xúc với thận đầu tiên (ví dụ: bơm thuốc vào tim trái, động mạch chủ ngực, động mạch chủ bụng trên động mạch thận hoặc động mạch thận) hoặc (3) Có tổn thương thận: Ngừng metformin trước hoặc tại thời điểm tiến hành thủ thuật chẩn đoán hình ảnh và không được dùng lại cho đến ít nhất 48 giờ sau đó. Sau 48 giờ, chỉ sử dụng lại metformin sau khi chức năng thận được đánh giá lại và cho thấy ổn định.
* Lưu ý:
- Các yếu tố nguy cơ: suy thận, suy tim, không đủ dịch hoặc thiếu dịch, sử dụng liều cao thuốc cản quang hoặc sử dụng đồng thời các thuốc độc tính trên thận khác.
- Khuyến cáo về tương tác này không áp dụng trong trường hợp bơm thuốc cản quang iod để chụp X-quang tử cung - vòi trứng.
24
Agomelatin
Ciprofloxacin
Ciprofloxacin ức chế CYP1A2 mạnh làm giảm chuyển hóa của agomelatin
Tăng nồng độ của agomelatin trong huyết thanh, tăng nguy cơ tác dụng không mong muốn(đau đầu, buồn ngủ, mệt mỏi, kích động, lo lắng, căng thẳng, chóng mặt, tím tái...)
Chống chỉ định phối hợp
25
Agomelatin
Fluvoxamin
Fluvoxamin ức chế CYP1A2 mạnh làm giảm chuyển hóa của agomelatin
Tăng nồng độ của agomelatin trong huyết thanh, tăng nguy cơ tác dụng không mong muốn(đau đầu, buồn ngủ, mệt mỏi, kích động, lo lắng, căng thẳng, chóng mặt, tím tái...)
Chống chỉ định phối hợp
26
Alfuzosin
Boceprevir
Boceprevir ức chế CYP3A4 làm giảm chuyển hóa của alfuzosin
Tăng nồng độ alfuzosin trong huyết thanh, tâng nguy cơ hạ huyết áp nghiêm trọng
Chống chỉ định phối hợp
27
Alfuzosin
Lopinavir/ritonavir
Lopinavir/ritonavir ức chế CYP3A4 làm giảm chuyển hóa của alfuzosin
Tăng nồng độ alfuzosin trong huyết thanh, tâng nguy cơ hạ huyết áp nghiêm trọng
Chống chỉ định phối hợp
28
Alfuzosin
Atazanavir/ritonavir
Atazanavir/ritonavir ức chế CYP3A4 làm giảm chuyển hóa của alfuzosin
Tăng nồng độ alfuzosin trong huyết thanh, tâng nguy cơ hạ huyết áp nghiêm trọng
Chống chỉ định phối hợp
29
Alfuzosin
Darunavir/ritonavir
Darunavir/ritonavir ức chế CYP3A4 làm giảm chuyển hóa của alfuzosin
Tăng nồng độ alfuzosin trong huyết thanh, tâng nguy cơ hạ huyết áp nghiêm trọng
Chống chỉ định phối hợp
30
Alfuzosin
Indinavir +/- ritonavir
Indinavir ức chế CYP3A4 làm giảm chuyển hóa của alfuzosin
Tăng nồng độ alfuzosin trong huyết thanh, tâng nguy cơ hạ huyết áp nghiêm trọng
Chống chỉ định phối hợp
31
Alfuzosin
Saquinavir +/- ritonavir
Saquinavir ức chế CYP3A4 làm giảm chuyển hóa của alfuzosin
Tăng nồng độ alfuzosin trong huyết thanh, tâng nguy cơ hạ huyết áp nghiêm trọng
Chống chỉ định phối hợp
32
Aliskiren
Benazepril
Hiệp đồng tăng
tác dụng
Tăng nguy cơ tăng kali máu, suy thận và hạ huyết áp
1. Chống chỉ định ở bệnh nhân đái tháo đường hoặc suy thận (MLCT < 60 ml/ph/1,73 m2).
2. Ở các đối tượng khác, cũng nên tránh phối hợp này. Trong trường hợp bắt buộc phối hợp, theo dõi chặt chẽ kali, creatinin và huyết áp của bệnh nhân.
33
Aliskiren
Candesartan
Hiệp đồng tăng
tác dụng
Tăng nguy cơ tăng kali máu, suy thận và hạ huyết áp
1. Chống chỉ định ở bệnh nhân đái tháo đường hoặc suy thận (MLCT < 60 ml/ph/1,73 m2).
2. Ở các đối tượng khác, cũng nên tránh phối hợp này. Trong trường hợp bắt buộc phối hợp, theo dõi chặt chẽ kali, creatinin và huyết áp của bệnh nhân.
34
Aliskiren
Captopril
Hiệp đồng tăng
tác dụng
Tăng nguy cơ tăng kali máu, suy thận và hạ huyết áp
1. Chống chỉ định ở bệnh nhân đái tháo đường hoặc suy thận (MLCT < 60 ml/ph/1,73 m2).
2. Ở các đối tượng khác, cũng nên tránh phối hợp này. Trong trường hợp bắt buộc phối hợp, theo dõi chặt chẽ kali, creatinin và huyết áp của bệnh nhân.
35
Aliskiren
Enalapril
Hiệp đồng tăng
tác dụng
Tăng nguy cơ tăng kali máu, suy thận và hạ huyết áp
1. Chống chỉ định ở bệnh nhân đái tháo đường hoặc suy thận (MLCT < 60 ml/ph/1,73 m2).
2. Ở các đối tượng khác, cũng nên tránh phối hợp này. Trong trường hợp bắt buộc phối hợp, theo dõi chặt chẽ kali, creatinin và huyết áp của bệnh nhân.
36
Aliskiren
Eprosartan
Hiệp đồng tăng
tác dụng
Tăng nguy cơ tăng kali máu, suy thận và hạ huyết áp
1. Chống chỉ định ở bệnh nhân đái tháo đường hoặc suy thận (MLCT < 60 ml/ph/1,73 m2).
2. Ở các đối tượng khác, cũng nên tránh phối hợp này. Trong trường hợp bắt buộc phối hợp, theo dõi chặt chẽ kali, creatinin và huyết áp của bệnh nhân.
37
Aliskiren
Imidapril
Hiệp đồng tăng
tác dụng
Tăng nguy cơ tăng kali máu, suy thận và hạ huyết áp
1. Chống chỉ định ở bệnh nhân đái tháo đường hoặc suy thận (MLCT < 60 ml/ph/1,73 m2).
2. Ở các đối tượng khác, cũng nên tránh phối hợp này. Trong trường hợp bắt buộc phối hợp, theo dõi chặt chẽ kali, creatinin và huyết áp của bệnh nhân.
38
Aliskiren
Irbesartan
Hiệp đồng tăng
tác dụng
Tăng nguy cơ tăng kali máu, suy thận và hạ huyết áp
1. Chống chỉ định ở bệnh nhân đái tháo đường hoặc suy thận (MLCT < 60 ml/ph/1,73 m2).
2. Ở các đối tượng khác, cũng nên tránh phối hợp này. Trong trường hợp bắt buộc phối hợp, theo dõi chặt chẽ kali, creatinin và huyết áp của bệnh nhân.
39
Aliskiren
Lisinopril
Hiệp đồng tăng
tác dụng
Tăng nguy cơ tăng kali máu, suy thận và hạ huyết áp
1. Chống chỉ định ở bệnh nhân đái tháo đường hoặc suy thận (MLCT < 60 ml/ph/1,73 m2).
2. Ở các đối tượng khác, cũng nên tránh phối hợp này. Trong trường hợp bắt buộc phối hợp, theo dõi chặt chẽ kali, creatinin và huyết áp của bệnh nhân.
40
Aliskiren
Losartan
Hiệp đồng tăng
tác dụng
Tăng nguy cơ tăng kali máu, suy thận và hạ huyết áp
1. Chống chỉ định ở bệnh nhân đái tháo đường hoặc suy thận (MLCT < 60 ml/ph/1,73 m2).
2. Ở các đối tượng khác, cũng nên tránh phối hợp này. Trong trường hợp bắt buộc phối hợp, theo dõi chặt chẽ kali, creatinin và huyết áp của bệnh nhân.
41
Aliskiren
Olmesartan
Hiệp đồng tăng
tác dụng
Tăng nguy cơ tăng kali máu, suy thận và hạ huyết áp
1. Chống chỉ định ở bệnh nhân đái tháo đường hoặc suy thận (MLCT < 60 ml/ph/1,73 m2).
2. Ở các đối tượng khác, cũng nên tránh phối hợp này. Trong trường hợp bắt buộc phối hợp, theo dõi chặt chẽ kali, creatinin và huyết áp của bệnh nhân.
42
Aliskiren
Perindopril
Hiệp đồng tăng
tác dụng
Tăng nguy cơ tăng kali máu, suy thận và hạ huyết áp
1. Chống chỉ định ở bệnh nhân đái tháo đường hoặc suy thận (MLCT < 60 ml/ph/1,73 m2).
2. Ở các đối tượng khác, cũng nên tránh phối hợp này. Trong trường hợp bắt buộc phối hợp, theo dõi chặt chẽ kali, creatinin và huyết áp của bệnh nhân.
43
Aliskiren
Quinapril
Hiệp đồng tăng
tác dụng
Tăng nguy cơ tăng kali máu, suy thận và hạ huyết áp
1. Chống chỉ định ở bệnh nhân đái tháo đường hoặc suy thận (MLCT < 60 ml/ph/1,73 m2).
2. Ở các đối tượng khác, cũng nên tránh phối hợp này. Trong trường hợp bắt buộc phối hợp, theo dõi chặt chẽ kali, creatinin và huyết áp của bệnh nhân.
44
Aliskiren
Ramipril
Hiệp đồng tăng
tác dụng
Tăng nguy cơ tăng kali máu, suy thận và hạ huyết áp
1. Chống chỉ định ở bệnh nhân đái tháo đường hoặc suy thận (MLCT < 60 ml/ph/1,73 m2).
2. Ở các đối tượng khác, cũng nên tránh phối hợp này. Trong trường hợp bắt buộc phối hợp, theo dõi chặt chẽ kali, creatinin và huyết áp của bệnh nhân.
45
Aliskiren
Telmisartan
Hiệp đồng tăng
tác dụng
Tăng nguy cơ tăng kali máu, suy thận và hạ huyết áp
1. Chống chỉ định ở bệnh nhân đái tháo đường hoặc suy thận (MLCT < 60 ml/ph/1,73 m2).
2. Ở các đối tượng khác, cũng nên tránh phối hợp này. Trong trường hợp bắt buộc phối hợp, theo dõi chặt chẽ kali, creatinin và huyết áp của bệnh nhân.
46
Aliskiren
Trandolapril
Hiệp đồng tăng
tác dụng
Tăng nguy cơ tăng kali máu, suy thận và hạ huyết áp
1. Chống chỉ định ở bệnh nhân đái tháo đường hoặc suy thận (MLCT < 60 ml/ph/1,73 m2).
2. Ở các đối tượng khác, cũng nên tránh phối hợp này. Trong trường hợp bắt buộc phối hợp, theo dõi chặt chẽ kali, creatinin và huyết áp của bệnh nhân.
47
Aliskiren
Valsartan
Hiệp đồng tăng
tác dụng
Tăng nguy cơ tăng kali máu, suy thận và hạ huyết áp
1. Chống chỉ định ở bệnh nhân đái tháo đường hoặc suy thận (MLCT < 60 ml/ph/1,73 m2).
2. Ở các đối tượng khác, cũng nên tránh phối hợp này. Trong trường hợp bắt buộc phối hợp, theo dõi chặt chẽ kali, creatinin và huyết áp của bệnh nhân.
48
Aliskiren
Zofenopril
Hiệp đồng tăng
tác dụng
Tăng nguy cơ tăng kali máu, suy thận và hạ huyết áp
1. Chống chỉ định ở bệnh nhân đái tháo đường hoặc suy thận (MLCT < 60 ml/ph/1,73 m2).
2. Ở các đối tượng khác, cũng nên tránh phối hợp này. Trong trường hợp bắt buộc phối hợp, theo dõi chặt chẽ kali, creatinin và huyết áp của bệnh nhân.
49
Alprazolam
Indinavir +/- ritonavir
Indinavir ức chế CYP3A4 làm giảm chuyển hóa của alprazolam
Tăng nồng độ alprazolam trong huyết thanh, tăng nguy cơ tác dụng không mong muốn (buồn ngủ, lờ đờ, lẫn lộn, nặng hơn có thể xuất hiện mất điều hòa vận động, giảm trương lực cơ, hạ huyết áp, suy hô hấp, hôn mê)
Chống chỉ định phối hợp
50
Amiodaron
Thioridazin
Hiệp đồng tăng
tác dụng
Tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT, xoắn đỉnh
1. Chống chỉ định phối hợp ở các bệnh nhân có hội chứng QT kéo dài do di truyền hoặc mắc phải.
2. Trên các đối tượng bệnh nhân khác, tốt nhất nên tránh phối hợp các thuốc này. Trong trường hợp cần thiết phối hợp, cần đánh giá cẩn thận nguy cơ/lợi ích và lượng giá các yếu tố nguy cơ trên từng bệnh nhân, đặc biệt là rối loạn điện giải (hạ kali máu, hạ magie máu, hạ calci máu), nhịp tim chậm, nữ giới trước khi quyết định kê đơn.
51
Amiodaron
Moxifloxacin
Hiệp đồng tăng
tác dụng
Tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT, xoắn đỉnh
1. Chống chỉ định phối hợp ở các bệnh nhân có hội chứng QT kéo dài do di truyền hoặc mắc phải.
2. Trên các đối tượng bệnh nhân khác, tốt nhất nên tránh phối hợp các thuốc này. Trong trường hợp cần thiết phối hợp, cần đánh giá cẩn thận nguy cơ/lợi ích và lượng giá các yếu tố nguy cơ trên từng bệnh nhân, đặc biệt là rối loạn điện giải (hạ kali máu, hạ magie máu, hạ calci máu), nhịp tim chậm, nữ giới trước khi quyết định kê đơn.
52
Amiodaron
Sotalol
Hiệp đồng tăng
tác dụng
Tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT, xoắn đỉnh
1. Chống chỉ định phối hợp ở các bệnh nhân có hội chứng QT kéo dài do di truyền hoặc mắc phải.
2. Trên các đối tượng bệnh nhân khác, tốt nhất nên tránh phối hợp các thuốc này. Trong trường hợp cần thiết phối hợp, cần đánh giá cẩn thận nguy cơ/lợi ích và lượng giá các yếu tố nguy cơ trên từng bệnh nhân, đặc biệt là rối loạn điện giải (hạ kali máu, hạ magie máu, hạ calci máu), nhịp tim chậm, nữ giới trước khi quyết định kê đơn.
53
Amiodaron
Clorpromazin
Hiệp đồng tăng
tác dụng
Tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT, xoắn đỉnh
1. Chống chỉ định phối hợp ở các bệnh nhân có hội chứng QT kéo dài do di truyền hoặc mắc phải.
2. Trên các đối tượng bệnh nhân khác, tốt nhất nên tránh phối hợp các thuốc này. Trong trường hợp cần thiết phối hợp, cần đánh giá cẩn thận nguy cơ/lợi ích và lượng giá các yếu tố nguy cơ trên từng bệnh nhân, đặc biệt là rối loạn điện giải (hạ kali máu, hạ magie máu, hạ calci máu), nhịp tim chậm, nữ giới trước khi quyết định kê đơn.
54
Amiodaron
Citalopram
Hiệp đồng tăng
tác dụng
Tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT, xoắn đỉnh
1. Chống chỉ định phối hợp ở các bệnh nhân có hội chứng QT kéo dài do di truyền hoặc mắc phải.
2. Trên các đối tượng bệnh nhân khác, tốt nhất nên tránh phối hợp các thuốc này. Trong trường hợp cần thiết phối hợp, cần đánh giá cẩn thận nguy cơ/lợi ích và lượng giá các yếu tố nguy cơ trên từng bệnh nhân, đặc biệt là rối loạn điện giải (hạ kali máu, hạ magie máu, hạ calci máu), nhịp tim chậm, nữ giới trước khi quyết định kê đơn.
55
Amiodaron
Escitalopram
Hiệp đồng tăng
tác dụng
Tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT, xoắn đỉnh
1. Chống chỉ định phối hợp ở các bệnh nhân có hội chứng QT kéo dài do di truyền hoặc mắc phải.
2. Trên các đối tượng bệnh nhân khác, tốt nhất nên tránh phối hợp các thuốc này. Trong trường hợp cần thiết phối hợp, cần đánh giá cẩn thận nguy cơ/lợi ích và lượng giá các yếu tố nguy cơ trên từng bệnh nhân, đặc biệt là rối loạn điện giải (hạ kali máu, hạ magie máu, hạ calci máu), nhịp tim chậm, nữ giới trước khi quyết định kê đơn.
56
Amiodaron
Haloperidol
Hiệp đồng tăng
tác dụng
Tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT, xoắn đỉnh
1. Chống chỉ định phối hợp ở các bệnh nhân có hội chứng QT kéo dài do di truyền hoặc mắc phải.
2. Trên các đối tượng bệnh nhân khác, tốt nhất nên tránh phối hợp các thuốc này. Trong trường hợp cần thiết phối hợp, cần đánh giá cẩn thận nguy cơ/lợi ích và lượng giá các yếu tố nguy cơ trên từng bệnh nhân, đặc biệt là rối loạn điện giải (hạ kali máu, hạ magie máu, hạ calci máu), nhịp tim chậm, nữ giới trước khi quyết định kê đơn.
57
Amiodaron
Cloroquin
Hiệp đồng tăng
tác dụng
Tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT, xoắn đỉnh
1. Chống chỉ định phối hợp ở các bệnh nhân có hội chứng QT kéo dài do di truyền hoặc mắc phải.
2. Trên các đối tượng bệnh nhân khác, tốt nhất nên tránh phối hợp các thuốc này. Trong trường hợp cần thiết phối hợp, cần đánh giá cẩn thận nguy cơ/lợi ích và lượng giá các yếu tố nguy cơ trên từng bệnh nhân, đặc biệt là rối loạn điện giải (hạ kali máu, hạ magie máu, hạ calci máu), nhịp tim chậm, nữ giới trước khi quyết định kê đơn.
58
Amiodaron
Domperidon
Hiệp đồng tăng
tác dụng
Tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT, xoắn đỉnh
Chống chỉ định phối hợp.
59
Amiodaron
Fluconazol
Hiệp đồng tăng
tác dụng
Tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT, xoắn đỉnh
1. Chống chỉ định phối hợp ở các bệnh nhân có hội chứng QT kéo dài do di truyền hoặc mắc phải.
2. Trên các đối tượng bệnh nhân khác, tốt nhất nên tránh phối hợp các thuốc này. Trong trường hợp cần thiết phối hợp, cần đánh giá cẩn thận nguy cơ/lợi ích và lượng giá các yếu tố nguy cơ trên từng bệnh nhân, đặc biệt là rối loạn điện giải (hạ kali máu, hạ magie máu, hạ calci máu), nhịp tim chậm, nữ giới trước khi quyết định kê đơn.
60
Amiodaron
Piperaquin/ dihydroartemisinin (piperaquin)
Hiệp đồng tăng
tác dụng
Tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT, xoắn đỉnh
1. Chống chỉ định phối hợp ở các bệnh nhân có hội chứng QT kéo dài do di truyền hoặc mắc phải.
2. Trên các đối tượng bệnh nhân khác, tốt nhất nên tránh phối hợp các thuốc này. Trong trường hợp cần thiết phối hợp, cần đánh giá cẩn thận nguy cơ/lợi ích và lượng giá các yếu tố nguy cơ trên từng bệnh nhân, đặc biệt là rối loạn điện giải (hạ kali máu, hạ magie máu, hạ calci máu), nhịp tim chậm, nữ giới trước khi quyết định kê đơn.
61
Amiodaron
Colchicin
Amiodaron ức chế P-gp làm giảm thải trừ colchicin.
Tăng nồng độ colchicin trong huyết thanh, tăng nguy cơ tác dụng độc tính (tiêu chảy, nôn, đau bụng, sốt, xuất huyết, giảm cả ba dòng tế bào máu, các dấu hiệu độc tính trên cơ như đau cơ, mỏi cơ hoặc yếu cơ, nước tiểu sẫm màu, dị cảm, trường hợp nặng có thể gây suy đa tạng và tử vong).
1. Chống chỉ định ở bệnh nhân suy gan hoặc suy thận.
2. Ở bệnh nhân chức năng gan, thận bình thường: nên tránh phối hợp. Nếu phối hợp: giảm liều colchicin. Dùng liều tiếp theo của colchicin sau 3 ngày. Theo dõi nguy cơ độc tính của colchicin.
62
Amiodaron
Lopinavir/ritonavir (ritonavir)
Ritonavir ức chế CYP3A4 làm giảm chuyển hóa của amiodaron
Tăng nồng độ amiodaron trong huyết thanh, tăng nguy cơ tác dụng không mong muốn (hạ huyết áp, chậm nhịp tim, ngừng xoang...)
Chống chỉ định phối hợp
63
Amiodaron
Darunavir/ritonavir (ritonavir)
Ritonavir ức chế CYP3A4 làm giảm chuyển hóa của amiodaron
Tăng nồng độ amiodaron trong huyết thanh, tăng nguy cơ tác dụng không mong muốn (hạ huyết áp, chậm nhịp tim, ngừng xoang...)
Chống chỉ định phối hợp
64
Amiodaron
Atazanavir/ritonavir (ritonavir)
Ritonavir ức chế CYP3A4 làm giảm chuyển hóa của amiodaron
Tăng nồng độ amiodaron trong huyết thanh, tăng nguy cơ tác dụng không mong muốn (hạ huyết áp, chậm nhịp tim, ngừng xoang...)
Chống chỉ định phối hợp
65
Amiodaron
Indinavir +/- ritonavir
Indinavir ức chế CYP3A4 làm giảm chuyển hóa của amiodaron
Tăng nồng độ amiodaron trong huyết thanh, tăng nguy cơ tác dụng không mong muốn (hạ huyết áp, chậm nhịp tim, ngừng xoang...)
Chống chỉ định phối hợp
66
Amiodaron
Saquinavir +/- ritonavir
Saquinavir ức chế CYP3A4 làm giảm chuyển hóa của amiodaron
Tăng nồng độ amiodaron trong huyết thanh, tăng nguy cơ tác dụng không mong muốn (hạ huyết áp, chậm nhịp tim, ngừng xoang...)
Chống chỉ định phối hợp
67
Amiodaron
Sparfloxacin
Hiệp đồng tăng
tác dụng
Tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT, xoắn đỉnh
1. Chống chỉ định phối hợp ở các bệnh nhân có hội chứng QT kéo dài do di truyền hoặc mắc phải.
2. Trên các đối tượng bệnh nhân khác, tốt nhất nên tránh phối hợp các thuốc này. Trong trường hợp cần thiết phối hợp, cần đánh giá cẩn thận nguy cơ/lợi ích và lượng giá các yếu tố nguy cơ trên từng bệnh nhân, đặc biệt là rối loạn điện giải (hạ kali máu, hạ magie máu, hạ calci máu), nhịp tim chậm, nữ giới trước khi quyết định kê đơn.
68
Amisulpirid
Thioridazin
Hiệp đồng tăng
tác dụng
Tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT, xoắn đỉnh
1. Chống chỉ định phối hợp ở các bệnh nhân có hội chứng QT kéo dài do di truyền hoặc mắc phải.
2. Trên các đối tượng bệnh nhân khác, tốt nhất nên tránh phối hợp các thuốc này. Trong trường hợp cần thiết phối hợp, cần đánh giá cẩn thận nguy cơ/lợi ích và lượng giá các yếu tố nguy cơ trên từng bệnh nhân, đặc biệt là rối loạn điện giải (hạ kali máu, hạ magie máu, hạ calci máu), nhịp tim chậm, nữ giới trước khi quyết định kê đơn.
69
Amisulpirid
Sparfloxacin
Hiệp đồng tăng
tác dụng
Tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT, xoắn đỉnh
1. Chống chỉ định phối hợp ở các bệnh nhân có hội chứng QT kéo dài do di truyền hoặc mắc phải.
2. Trên các đối tượng bệnh nhân khác, tốt nhất nên tránh phối hợp các thuốc này. Trong trường hợp cần thiết phối hợp, cần đánh giá cẩn thận nguy cơ/lợi ích và lượng giá các yếu tố nguy cơ trên từng bệnh nhân, đặc biệt là rối loạn điện giải (hạ kali máu, hạ magie máu, hạ calci máu), nhịp tim chậm, nữ giới trước khi quyết định kê đơn.
70
Amitriptylin
Linezolid
Hiệp đồng tác dụng serotonin
Tăng nguy cơ hội chứng serotonin (sốt cao, rối loạn nhận thức, tăng phản xạ, mất phối hợp, rung giật cơ, cứng cơ, co giật, nhịp tim nhanh, tăng huyết áp, tăng thân nhiệt, vã mồ hôi, ảo giác, kích động hoặc bồn chồn…)
1. Cố gắng tránh sử dụng đồng thời linezolid và amitriptylin. Tốt nhất các thuốc này nên sử dụng cách nhau 2 tuần. Cân nhắc thay đổi sang các thuốc nhóm khác có cùng chỉ định và ít có nguy cơ tương tác hơn.
2. Trong hợp không thể trì hoãn điều trị được 2 tuần, bắt buộc sử dụng dài ngày hoặc khẩn cấp bằng linezolid và không có thuốc khác thay thế, cân bằng lợi ích và nguy cơ xảy ra hội chứng serotonin. Nếu lợi ích vượt trội nguy cơ, vẫn có thể sử dụng đồng thời nhưng cần giám sát chặt chẽ chặt chẽ bệnh nhân, đặc biệt trong tháng đầu tiên sử dụng đồng thời 2 thuốc.
71
Amitriptylin
Xanh methylen (sử dụng đường tiêm
tĩnh mạch)
Hiệp đồng tác dụng serotonin
Tăng nguy cơ hội chứng serotonin (sốt cao, rối loạn nhận thức, tăng phản xạ, mất phối hợp, rung giật cơ, cứng cơ, co giật, nhịp tim nhanh, tăng huyết áp, tăng thân nhiệt, vã mồ hôi, ảo giác, kích động hoặc bồn chồn…)
1. Cố gắng tránh sử dụng đồng thời xanh methylen và sumatriptan. Tốt nhất các thuốc này nên sử dụng cách nhau 2 tuần. Cân nhắc thay đổi sang các thuốc nhóm khác có cùng chỉ định và ít có nguy cơ tương tác hơn.
2. Trong hợp không thể trì hoãn điều trị được 2 tuần, bắt buộc sử dụng dài ngày hoặc khẩn cấp bằng xanh methylen và không có thuốc khác thay thế, cân bằng lợi ích và nguy cơ xảy ra hội chứng serotonin. Nếu lợi ích vượt trội nguy cơ, vẫn có thể sử dụng đồng thời nhưng cần giám sát chặt chẽ chặt chẽ bệnh nhân, đặc biệt trong tháng đầu tiên sử dụng đồng thời 2 thuốc.
72
Amitriptylin
Furazolidon
Hiệp đồng tác dụng serotonin. Tác dụng ức chế MAO của furazolidon do chất chuyển hóa của thuốc, xuất hiện chậm sau 5 - 10 ngày.
Tăng nguy cơ hội chứng serotonin (sốt cao, rối loạn nhận thức, tăng phản xạ, mất phối hợp, rung giật cơ, cứng cơ, co giật, nhịp tim nhanh, tăng huyết áp, tăng thân nhiệt, vã mồ hôi, ảo giác, kích động hoặc bồn chồn…)
1. Cố gắng tránh sử dụng đồng thời furazolidon và amitriptylin. Tốt nhất các thuốc này nên sử dụng cách nhau 2 tuần. Cân nhắc thay đổi sang các thuốc nhóm khác có cùng chỉ định và ít có nguy cơ tương tác hơn.
2. Trong hợp không thể trì hoãn điều trị được 2 tuần, bắt buộc sử dụng dài ngày hoặc khẩn cấp bằng furazolidon và không có thuốc khác thay thế, cân bằng lợi ích và nguy cơ xảy ra hội chứng serotonin. Nếu lợi ích vượt trội nguy cơ, vẫn có thể sử dụng đồng thời nhưng cần giám sát chặt chẽ chặt chẽ bệnh nhân, đặc biệt trong tháng đầu tiên sử dụng đồng thời 2 thuốc.
73
Arsenic trioxid
Thioridazin
Hiệp đồng tăng
tác dụng
Tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT, xoắn đỉnh
1. Chống chỉ định phối hợp ở các bệnh nhân có hội chứng QT kéo dài do di truyền hoặc mắc phải.
2. Trên các đối tượng bệnh nhân khác, tốt nhất nên tránh phối hợp các thuốc này. Trong trường hợp cần thiết phối hợp, cần đánh giá cẩn thận nguy cơ/lợi ích và lượng giá các yếu tố nguy cơ trên từng bệnh nhân, đặc biệt là rối loạn điện giải (hạ kali máu, hạ magie máu, hạ calci máu), nhịp tim chậm, nữ giới trước khi quyết định kê đơn.
74
Arsenic trioxid
Sparfloxacin
Hiệp đồng tăng
tác dụng
Tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT, xoắn đỉnh
1. Chống chỉ định phối hợp ở các bệnh nhân có hội chứng QT kéo dài do di truyền hoặc mắc phải.
2. Trên các đối tượng bệnh nhân khác, tốt nhất nên tránh phối hợp các thuốc này. Trong trường hợp cần thiết phối hợp, cần đánh giá cẩn thận nguy cơ/lợi ích và lượng giá các yếu tố nguy cơ trên từng bệnh nhân, đặc biệt là rối loạn điện giải (hạ kali máu, hạ magie máu, hạ calci máu), nhịp tim chậm, nữ giới trước khi quyết định kê đơn.
75
Arsenic trioxid
Domperidon
Hiệp đồng tăng
tác dụng
Tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT, xoắn đỉnh
Chống chỉ định phối hợp.
76
Artemether/lumefantrin
Posaconazol
Hiệp đồng tăng
tác dụng
Tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT, xoắn đỉnh
1. Chống chỉ định phối hợp ở các bệnh nhân có hội chứng QT kéo dài do di truyền hoặc mắc phải.
2. Trên các đối tượng bệnh nhân khác, tốt nhất nên tránh phối hợp các thuốc này. Trong trường hợp cần thiết phối hợp, cần đánh giá cẩn thận nguy cơ/lợi ích và lượng giá các yếu tố nguy cơ trên từng bệnh nhân, đặc biệt là rối loạn điện giải (hạ kali máu, hạ magie máu, hạ calci máu), nhịp tim chậm, nữ giới trước khi quyết định kê đơn.
77
Artemether/lumefantrin
Fluconazol
Hiệp đồng tăng
tác dụng
Tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT, xoắn đỉnh
1. Chống chỉ định phối hợp ở các bệnh nhân có hội chứng QT kéo dài do di truyền hoặc mắc phải.
2. Trên các đối tượng bệnh nhân khác, tốt nhất nên tránh phối hợp các thuốc này. Trong trường hợp cần thiết phối hợp, cần đánh giá cẩn thận nguy cơ/lợi ích và lượng giá các yếu tố nguy cơ trên từng bệnh nhân, đặc biệt là rối loạn điện giải (hạ kali máu, hạ magie máu, hạ calci máu), nhịp tim chậm, nữ giới trước khi quyết định kê đơn.
78
Artemether/lumefantrin
Domperidon
Hiệp đồng tăng
tác dụng
Tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT, xoắn đỉnh
Chống chỉ định phối hợp.
79
Artemether/lumefantrin
Rifampicin
Rifampicin cảm ứng CYP3A4 làm tăng chuyển hóa của artemether/lumefantrin
Giảm nồng độ của artemether/lumefan trin trong huyết thanh, dẫn đến giảm hiệu quả điều trị
Chống chỉ định phối hợp.
80
Artemether/lumefantrin
Enzalutamid
Enzalutamid cảm ứng CYP3A4 làm tăng chuyển hóa của artemether/lumefantrin
Giảm nồng độ của artemether/lumefantrin trong huyết thanh, dẫn đến giảm hiệu quả điều trị
Chống chỉ định phối hợp.
81
Artemether/lumefantrin
Carbamazepin
Carbamazepin cảm ứng CYP3A4 mạnh làm tăng chuyển hóa của artemether/lumefantrin
Giảm nồng độ của artemether/lumefantrin trong huyết thanh, dẫn đến giảm hiệu quả điều trị
Chống chỉ định phối hợp.
82
Artemether/lumefantrin
Phenobarbital
Phenobarbital
cảm ứng CYP3A4 mạnh làm tăng chuyển hóa của artemether/lumefantrin
Giảm nồng độ của artemether/lumefantrin trong huyết thanh, dẫn đến giảm hiệu quả điều trị
Chống chỉ định phối hợp.
83
Artemether/lumefantrin
Phenytoin
Phenytoin cảm ứng CYP3A4 mạnh làm tăng chuyển hóa của artemether/lumefantrin
Giảm nồng độ của artemether/lumefantrin trong huyết thanh, dẫn đến giảm hiệu quả điều trị
Chống chỉ định phối hợp.
84
Artemether/lumefantrin
Sparfloxacin
Hiệp đồng tăng
tác dụng
Tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT, xoắn đỉnh
1. Chống chỉ định phối hợp ở các bệnh nhân có hội chứng QT kéo dài do di truyền hoặc mắc phải.
2. Trên các đối tượng bệnh nhân khác, tốt nhất nên tránh phối hợp các thuốc này. Trong trường hợp cần thiết phối hợp, cần đánh giá cẩn thận nguy cơ/lợi ích và lượng giá các yếu tố nguy cơ trên từng bệnh nhân, đặc biệt là rối loạn điện giải (hạ kali máu, hạ magie máu, hạ calci máu), nhịp tim chậm, nữ giới trước khi quyết định kê đơn.
85
Aspirin
Ketorolac
Hiệp đồng tác dụng kích ứng đường tiêu hóa
Tăng nguy cơ xuất huyết tiêu hóa nghiêm trọng (sử dụng đồng thời ketorolac với 1 NSAID khác làm tăng nguy cơ xuất huyết tiêu hóa gấp 5 lần so với phối hợp 2 NSAID khác)
Chống chỉ định phối hợp. Cần đặc biệt lưu ý nguy cơ tương tác trong trường hợp giảm đau hậu phẫu.
86
Atazanavir/ritonavir
Lovastatin
Atazanavir/ritonavir ức chế CYP3A4 mạnh làm giảm chuyển hóa của lovastatin
Tăng nồng độ của lovastatin trong huyết thanh, tăng nguy cơ bệnh cơ hoặc tiêu cơ vân cấp
Chống chỉ định phối hợp. Trong trường hợp bắt buộc sử dụng dẫn chất statin, thay lovastatin bằng các dẫn chất statin khác (ngoại trừ simvastatin), sử dụng liều thấp nhất có hiệu quả, atorvastatin không quá 10 mg/ngày, rosuvastatin không vượt quá 10 mg/ngày, pitavastatin không cần hiệu chỉnh liều khi phối hợp.
87
Atazanavir/ritonavir
Simvastatin
Atazanavir/ritonavir ức chế CYP3A4 mạnh làm giảm chuyển hóa của simvastatin
Tăng nồng độ của simvastatin trong huyết thanh, tăng nguy cơ bệnh cơ
hoặc tiêu cơ vân cấp
Chống chỉ định phối hợp. Trong trường hợp bắt buộc sử dụng dẫn chất statin, thay simvastatin bằng các dẫn chất statin khác (ngoại trừ lovastatin) sử dụng liều thấp nhất có hiệu quả, atorvastatin không quá 10 mg/ngày, rosuvastatin không vượt quá 10 mg/ngày, pitavastatin không cần hiệu chỉnh liều khi phối hợp.
88
Atazanavir/ritonavir
Dihydroergotamin
Atazanavir/ritonavir ức chế CYP3A4 mạnh làm giảm chuyển hóa của dihydroergotamin
Tăng nồng độ của dihydroergotamin trong huyết thanh, tăng nguy cơ độc tính (nôn, buồn nôn, hoại tử đầu chi, thiếu máu cục bộ do co thắt mạch…)
Chống chỉ định phối hợp
89
Atazanavir/ritonavir
Ergotamin
Atazanavir/ritonavir ức chế CYP3A4 mạnh làm giảm chuyển hóa của ergotamin
Tăng nồng độ của ergotamin trong huyết thanh, tăng nguy cơ độc tính (nôn, buồn nôn, hoại tử đầu chi, thiếu máu cục bộ do co thắt mạch…)
Chống chỉ định phối hợp
90
Atazanavir/ritonavir
Ergometrin
Atazanavir/ritonavir ức chế CYP3A4 mạnh làm giảm chuyển hóa của ergometrin
Tăng nồng độ của ergometrin trong huyết thanh, tăng nguy cơ độc tính (nôn, buồn nôn, hoại tử đầu chi, thiếu máu cục bộ do co thắt mạch…)
Tốt nhất nên tránh phối hợp. Đối với trường hợp điều trị băng huyết sau sinh, nếu không còn thuốc khác thay thế ở người bệnh đang sử dụng atazanavir, sử dụng ergometrin chỉ khi lợi ích vượt trội nguy cơ và sử dụng liều thấp nhất có hiệu quả trong thời gian ngắn nhất.
91
Atazanavir/ritonavir
Methylergometrin
Atazanavir/ritonavir ức chế CYP3A4 mạnh làm giảm chuyển hóa của methylergometrin
Tăng nồng độ của methylergometrin trong huyết thanh, tăng nguy cơ độc tính (nôn, buồn nôn, hoại tử đầu chi, thiếu máu cục bộ do co thắt mạch…)
Tốt nhất nên tránh phối hợp. Đối với trường hợp điều trị băng huyết sau sinh, nếu không còn thuốc khác thay thế ở người bệnh đang sử dụng atazanavir, sử dụng methylergometrin chỉ khi lợi ích vượt trội nguy cơ và sử dụng liều thấp nhất có hiệu quả trong thời gian ngắn nhất.
92
Atazanavir/ritonavir
Ivabradin
Atazanavir/ritonavir ức chế CYP3A4 mạnh làm giảm chuyển hóa của ivabradin
Tăng nồng độ ivabradin trong huyết thanh, tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT và chậm nhịp tim
Chống chỉ định phối hợp
93
Atazanavir/ritonavir
Ticagrelor
Atazanavir/ritonavir ức chế
CYP3A4 mạnh làm giảm chuyển hóa của ticagrelor
Tăng nồng độ của ticagrelor trong huyết thanh, tăng nguy cơ xuất huyết
Chống chỉ định phối hợp
94
Atazanavir/ritonavir
Ranolazin
Atazanavir/ritonavir ức chế CYP3A4 mạnh làm giảm chuyển hóa của ranolazin
Tăng nồng độ ranolazin trong huyết thanh, tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT
Chống chỉ định phối hợp
95
Atazanavir/ritonavir
Tolvaptan
Atazanavir/ritonavir ức chế CYP3A4 mạnh làm giảm chuyển hóa của tolvaptan
Tăng nồng độ tolvaptan trong huyết thanh, tăng nguy cơ tác dụng không mong muốn (tăng nồng độ natri huyết thanh, đa niệu, khát nước, giảm thể tích tuần hoàn...)
Chống chỉ định phối hợp
96
Atazanavir/ritonavir
Felodipin
Atazanavir/ritonavir ức chế CYP3A4 mạnh làm giảm chuyển hóa của felodipin
Tăng nồng độ felodipin, tăng nguy cơ hạ huyết áp nghiêm trọng
Chống chỉ định phối hợp
97
Atazanavir/ritonavir
Lercanidipin
Atazanavir/ritonavir ức chế CYP3A4 mạnh làm giảm chuyển hóa của lercanidipin
Tăng nồng độ lercanidipin, tăng nguy cơ hạ huyết áp nghiêm trọng
Chống chỉ định phối hợp
98
Atazanavir/ritonavir
Sildenafil
Atazanavir/ritonavir ức chế CYP3A4 làm giảm chuyển hóa của sildenafil
Tăng nồng độ sildenafil trong huyết thanh, tăng nguy cơ độc tính (hạ huyết áp, ngất, rối loạn thị giác)
1. Chống chỉ định phối hợp trong trường hợp sử dụng sildenafil điều trị tăng áp động mạch phổi.
2. Trong trường hợp sử dụng sildenafil điều trị rối loạn cương dương, liều sildenafil không vượt quá 25 mg mỗi 48 giờ ở người đang sử dụng atazanavir.
99
Atazanavir/ritonavir
Quetiapin
Atazanavir/ritonavir ức chế CYP3A4 mạnh làm giảm chuyển hóa của quetiapin
Tăng nồng độ của quetiapin, tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT
Tốt nhất nên tránh phối hợp. Trong trường hợp bắt buộc sử dụng atazanavir, giảm liều quetiapin còn 1/6 liều so với liều bình thường.
100
Atazanavir/ritonavir
Rifampicin
Rifampicin cảm ứng CYP3A4 làm tăng chuyển hóa của Atazanavir/ritonavir
Giảm nồng độ atazanavir trong huyết thanh, giảm hiệu quả điều trị
Chống chỉ định phối hợp
101
Atazanavir/ritonavir
Grazoprevir/ elbasvir
Atazanavir/ritonavir ức chế OATP1B1/3 làm giảm vận chuyển grazoprevir vào gan.
Tăng nồng độ grazoprevir/elbasvir, tăng nguy cơ tăng ALT
Chống chỉ định phối hợp
102
Atazanavir/ritonavir
Domperidon
Atazanavir/ritonavir ức chế CYP3A4 làm giảm chuyển hóa của domperidon
Tăng nồng độ domperidon trong huyết thanh, tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT
Chống chỉ định phối hợp
103
Atazanavir/ritonavir (ritonavir)
Colchicin
Ritonavir ức chế mạnh CYP3A4 và ức chế P-gp làm giảm chuyển hóa và thải trừ colchicin.
Tăng nồng độ colchicin trong huyết thanh, tăng nguy cơ tác dụng độc tính (tiêu chảy, nôn, đau bụng, sốt, xuất huyết, giảm cả ba dòng tế bào máu, các dấu hiệu độc tính trên cơ như đau cơ, mỏi cơ hoặc yếu cơ, nước tiểu sẫm màu, dị cảm, trường hợp nặng có thể gây suy đa tạng và tử vong).
1. Chống chỉ định ở bệnh nhân suy gan hoặc suy thận.
2. Ở bệnh nhân chức năng gan, thận bình thường: nên tránh phối hợp. Nếu phối hợp: giảm liều colchicin. Dùng liều tiếp theo của colchicin sau 3 ngày. Theo dõi nguy cơ độc tính của colchicin.
104
Atazanavir/ritonavir (ritonavir)
Vardenafil
Ritonavir ức chế CYP3A4 làm giảm chuyển hóa của vardenafil
Tăng nồng độ vardenafil trong huyết thanh, tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT
Chống chỉ định phối hợp
105
Atazanavir/ritonavir (ritonavir)
Propafenon
Ritonavir ức chế chuyển hóa của propafenon qua CYP3A4 và CYP2D6.
Tăng nồng độ, dẫn đến tăng độc tính của propafenon (đặc biệt là loạn nhịp tim).
Chống chỉ định phối hợp.
106
Atazanavir/ritonavir (ritonavir)
Everolimus
Ritonavir ức chế mạnh CP3A4 làm giảm chuyển hóa của everolimus ở gan, đồng thời, ức chế P-gp làm giảm thải trừ everolimus khỏi cơ thể.
Tăng nồng độ everolimus trong huyết thanh, tăng tác dụng bất lợi liên quan đến ức chế miễn dịch
Chống chỉ định phối hợp
107
Atazanavir/ritonavir (ritonavir)
Voriconazol
Ritonavir cảm ứng CYP2C19 (hoặc ức chế CYP3A4 ở người thiếu hoặc giảm hoạt tính CYP2C19) làm tăng (hoặc giảm) chuyển hóa của voriconazol tùy thuộc từng cá thể (voriconazol là cơ chất của cả CYP3A4 và CYP2C19)
Giảm (hoặc tăng) nồng độ voriconazol.
1. Việc phối hợp voriconazol và ritonavir liều cao (400mg mỗi 12 giờ) làm giảm rõ rệt nồng độ voriconazol, vì vậy, chống chỉ định phối hợp voriconazol với ritonavir ở mức liều này.
2. Việc phối hợp voriconazol với ritonavir liều thấp (100mg mỗi 12 giờ) cũng đã cho thấy làm giảm nồng độ voriconazol mặc dù mức độ ít hơn so với liều cao ritonavir, vì vậy, nên tránh phối hợp thuốc trừ khi lợi ích vượt trội nguy cơ.
108
Atorvastatin
Ciclosporin
Ciclosporin ức chế CYP3A4 làm giảm chuyển hóa của atorvastatin; ciclosporin cũng ức chế cả OATP1B1 làm giảm vận chuyển atorvastatin vào gan.
Tăng nồng độ simvastatin trong huyết thanh, tăng nguy cơ bệnh cơ hoặc tiêu cơ vân cấp
Chống chỉ định phối hợp. Cân nhắc thay đổi sang các thuốc nhóm khác có cùng chỉ định và ít có nguy cơ tương tác hơn: thay atorvastatin bằng fluvastatin (tối đa 20 mg/ngày), pravastatin (tối đa 20 mg/ngày), rosuvastatin (tối đa 5 mg/ngày).
109
Atorvastatin
Gemfibrozil
Gemfibrozil ức chế OATP1B1 làm giảm vận chuyển atorvastatin vào gan.
Tăng nồng độ atorvastatin trong huyết thanh, tăng nguy cơ bệnh cơ hoặc tiêu cơ vân cấp
Chống chỉ định phối hợp. Trong trường hợp bắt buộc sử dụng dẫn chất fibrat, thay thế gemfibrozil bằng fenofibrat nhưng cần thận trọng khi phối hợp.
110
Atropin
Kali clorid (dạng uống giải phóng kéo dài)
Atropin kháng cholinergic gây tồn lưu hoặc làm tăng thời gian kali qua đường tiêu hóa khi sử dụng đường uống, gây loét đường tiêu hóa
Tăng nguy cơ loét tiêu hóa
1. Tốt nhất nên tránh phối hợp, đặc biệt ở người cao tuổi. Cân nhắc chuyển sang sử dụng kali đường tĩnh mạch.
2. Trong trường hợp bắt buộc sử dụng đồng thời, cân nhắc một số khuyến cáo sau giúp giảm nguy cơ loét tiêu hóa: (1) uống ít nhất 100 mL nước sau khi uống kali, (2) ngồi hoặc đứng thẳng trong ít nhất 5 - 10 phút sau khi uống thuốc.
111
Azithromycin
Thioridazin
Hiệp đồng tăng
tác dụng
Tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT, xoắn đỉnh
1. Chống chỉ định phối hợp ở các bệnh nhân có hội chứng QT kéo dài do di truyền hoặc mắc phải.
2. Trên các đối tượng bệnh nhân khác, tốt nhất nên tránh phối hợp các thuốc này. Trong trường hợp cần thiết phối hợp, cần đánh giá cẩn thận nguy cơ/lợi ích và lượng giá các yếu tố nguy cơ trên từng bệnh nhân, đặc biệt là rối loạn điện giải (hạ kali máu, hạ magie máu, hạ calci máu), nhịp tim chậm, nữ giới trước khi quyết định kê đơn.
112
Azithromycin
Haloperidol
Hiệp đồng tăng
tác dụng
Tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT, xoắn đỉnh
1. Chống chỉ định phối hợp ở các bệnh nhân có hội chứng QT kéo dài do di truyền hoặc mắc phải.
2. Trên các đối tượng bệnh nhân khác, tốt nhất nên tránh phối hợp các thuốc này. Trong trường hợp cần thiết phối hợp, cần đánh giá cẩn thận nguy cơ/lợi ích và lượng giá các yếu tố nguy cơ trên từng bệnh nhân, đặc biệt là rối loạn điện giải (hạ kali máu, hạ magie máu, hạ calci máu), nhịp tim chậm, nữ giới trước khi quyết định kê đơn.
113
Azithromycin
Sparfloxacin
Hiệp đồng tăng
tác dụng
Tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT, xoắn đỉnh
1. Chống chỉ định phối hợp ở các bệnh nhân có hội chứng QT kéo dài do di truyền hoặc mắc phải.
2. Trên các đối tượng bệnh nhân khác, tốt nhất nên tránh phối hợp các thuốc này. Trong trường hợp cần thiết phối hợp, cần đánh giá cẩn thận nguy cơ/lợi ích và lượng giá các yếu tố nguy cơ trên từng bệnh nhân, đặc biệt là rối loạn điện giải (hạ kali máu, hạ magie máu, hạ calci máu), nhịp tim chậm, nữ giới trước khi quyết định kê đơn.
114
Azithromycin
Domperidon
Hiệp đồng tăng
tác dụng
Tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT, xoắn đỉnh
Chống chỉ định phối hợp.
115
Benazepril
Sacubitril/val sartan (sacubitril)
Tăng tích lũy bradykinin gây phù mạch
Tăng nguy cơ phù mạch
Chống chỉ định phối hợp. Chỉ bắt đầu sử dụng Sacubitril/valsartan (sacubitril) sau khi ngừng benazepril ít nhất 36 giờ.
116
Bleomycin
Brentuximab
Chưa rõ
Tăng nguy cơ độc tính (không nhiễm trùng) trên phổi (bao gồm viêm phổi không nhiễm trùng, bệnh phổi kẽ hoặc hội chứng suy hô hấp cấp tính (ARDS) do tổn thương phế nang, với biểu hiện khó thở, ho và sốt không đặc hiệu
Chống chỉ định phối hợp
117
Boceprevir
Lovastatin
Boceprevir ức chế CYP3A4 mạnh làm giảm chuyển hóa của lovastatin
Tăng nồng độ của lovastatin trong huyết thanh, tăng nguy cơ bệnh cơ
hoặc tiêu cơ vân cấp
Chống chỉ định phối hợp
118
Boceprevir
Simvastatin
Boceprevir ức chế CYP3A4 mạnh làm giảm chuyển hóa của simvastatin
Tăng nồng độ của simvastatin trong huyết thanh, tăng nguy cơ bệnh cơ hoặc tiêu cơ vân cấp
Chống chỉ định phối hợp
119
Boceprevir
Colchicin
Boceprevir ức chế CYP3A4 mạnh làm giảm chuyển hóa của colchicin
Tăng nồng độ colchicin trong huyết thanh, tăng nguy cơ tác dụng độc tính (tiêu chảy, nôn, đau bụng, sốt, xuất huyết, giảm cả ba dòng tế bào máu, các dấu hiệu độc tính trên cơ như đau cơ, mỏi cơ hoặc yếu cơ, nước tiểu sẫm màu, dị cảm, trường hợp nặng có thể gây suy đa tạng và tử vong).
1. Chống chỉ định ở bệnh nhân suy gan hoặc suy thận.
2. Ở bệnh nhân chức năng gan, thận bình thường: nên tránh phối hợp. Nếu phối hợp: giảm liều colchicin. Dùng liều tiếp theo của colchicin sau 3 ngày. Theo dõi nguy cơ độc tính của colchicin.
120
Boceprevir
Dihydroergotamin
Boceprevir ức chế CYP3A4 mạnh làm giảm chuyển hóa của dihydroergotamin
Tăng nồng độ của dihydroergotamin trong huyết thanh, tăng nguy cơ độc tính (nôn, buồn nôn, hoại tử đầu chi, thiếu máu cục bộ do co thắt mạch…)
Chống chỉ định phối hợp
121
Boceprevir
Ergotamin
Boceprevir ức chế CYP3A4 mạnh làm giảm chuyển hóa của ergotamin
Tăng nồng độ của ergotamin trong huyết thanh, tăng nguy cơ độc tính (nôn, buồn nôn, hoại tử đầu chi, thiếu máu cục bộ do co thắt mạch…)
Chống chỉ định phối hợp
122
Boceprevir
Ergometrin
Boceprevir ức chế CYP3A4 mạnh làm giảm chuyển hóa của ergometrin
Tăng nồng độ của ergometrin trong huyết thanh, tăng nguy cơ độc tính (nôn, buồn nôn, hoại tử đầu chi, thiếu máu cục bộ do co thắt mạch…)
Chống chỉ định phối hợp
123
Boceprevir
Methylergometrin
Boceprevir ức chế CYP3A4 mạnh làm giảm chuyển hóa của methylergometrin
Tăng nồng độ của methylergometrin trong huyết thanh, tăng nguy cơ độc tính (nôn, buồn nôn, hoại tử đầu chi, thiếu máu cục bộ do co thắt mạch…)
Chống chỉ định phối hợp
124
Boceprevir
Ivabradin
Boceprevir ức chế CYP3A4 mạnh làm giảm chuyển hóa của ivabradin
Tăng nồng độ ivabradin trong huyết thanh, tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT và chậm nhịp tim
Chống chỉ định phối hợp
125
Bosentan
Glibenclamid
Bosentan cảm ứng CYP3A4 và CYP2C9, làm tăng chuyển hóa của glibenclamid. Cơ chế tăng enzym gan chưa rõ
Tăng nguy cơ tăng enzym gan, giảm nồng độ glibenclamid trong huyết thanh,giảm hiệu quả điều trị
Chống chỉ định phối hợp
126
Bosentan
Ciclosporin
Ciclosporin ức chế CYP3A4 làm giảm chuyển hóa của bosentan; bosentan cảm ứng CYP3A4 làm tăng chuyển hóa của ciclosporin
Tăng nồng độ của bosentan, tăng nguy cơ tác dụng không mong muốn (đau đầu..); giảm nồng độ của ciclosporin trong huyết thanh, giảm hiệu quả điều trị, tăng nguy cơ thải ghép
Chống chỉ định phối hợp
127
Brivudin
Capecitabin
Chất chuyển hóa của brivudin ức chế enzym dihydropyrimidine dehydrogenase (DPD) - enzym chuyển hóa capecitabin
Tăng nồng độ capecitabin trong máu, dẫn đến tăng nguy cơ độc tính
Chống chỉ định phối hợp. Chỉ bắt đầu sử dụng capecitabin sau khi ngừng brivudin ít nhất 4 tuần.
128
Brivudin
Fluorouracil
Chất chuyển hóa của brivudin ức chế enzym dihydropyrimidine dehydrogenase (DPD) - enzym chuyển hóa fluorouracil
Tăng nồng độ fluoruoracil trong máu, dẫn đến tăng nguy cơ độc tính
Chống chỉ định phối hợp. Chỉ bắt đầu sử dụng fluoruoracil sau khi ngừng brivudin ít nhất 4 tuần.
129
Brivudin
Tegafur
Chất chuyển hóa của brivudin ức chế enzym dihydropyrimidine dehydrogenase (DPD) - enzym chuyển hóa tegafur
Tăng nồng độ tegafur trong máu, dẫn đến tăng nguy cơ độc tính
Chống chỉ định phối hợp. Chỉ bắt đầu sử dụng tegafur sau khi ngừng brivudin ít nhất 4 tuần.
130
Bromocriptin
Metoclopramid
Đối kháng tác dụng của nhau
Giảm hiệu quả của cả hai thuốc
Chống chỉ định phối hợp
131
Bromocriptin
Sulpirid
Đối kháng tác dụng của nhau
Giảm hiệu quả của cả hai thuốc
Chống chỉ định phối hợp
132
Bupropion
Linezolid
Hiệp đồng tác dụng serotonin
Tăng nguy cơ hội chứng serotonin (sốt cao, rối loạn nhận thức, tăng phản xạ, mất phối hợp, rung giật cơ, cứng cơ, co giật, nhịp tim nhanh, tăng huyết áp, tăng thân nhiệt, vã mồ hôi, ảo giác, kích động hoặc bồn chồn…)
1. Cố gắng tránh sử dụng đồng thời linezolid và bupropion. Tốt nhất các thuốc này nên sử dụng cách nhau 2 tuần. Cân nhắc thay đổi sang các thuốc nhóm khác có cùng chỉ định và ít có nguy cơ tương tác hơn.
2. Trong hợp không thể trì hoãn điều trị được 2 tuần, bắt buộc sử dụng dài ngày hoặc khẩn cấp bằng linezolid và không có thuốc khác thay thế, cân bằng lợi ích và nguy cơ xảy ra hội chứng serotonin.
Nếu lợi ích vượt trội nguy cơ, vẫn có thể sử dụng đồng thời nhưng cần giám sát chặt chẽ chặt chẽ bệnh nhân, đặc biệt trong tháng đầu tiên sử dụng đồng thời 2 thuốc.
133
Bupropion
Xanh methylen (sử dụng đường tiêm
tĩnh mạch)
Hiệp đồng tác dụng serotonin
Tăng nguy cơ hội chứng serotonin (sốt cao, rối loạn nhận thức, tăng phản xạ, mất phối hợp, rung giật cơ, cứng cơ, co giật, nhịp tim nhanh, tăng huyết áp, tăng thân nhiệt, vã mồ hôi, ảo giác, kích động hoặc bồn chồn…)
1. Cố gắng tránh sử dụng đồng thời xanh methylen và bupropion. Tốt nhất các thuốc này nên sử dụng cách nhau 2 tuần. Cân nhắc thay đổi sang các thuốc nhóm khác có cùng chỉ định và ít có nguy cơ tương tác hơn.
2. Trong hợp không thể trì hoãn điều trị được 2 tuần, bắt buộc sử dụng dài ngày hoặc khẩn cấp bằng xanh methylen và không có thuốc khác thay thế, cân bằng lợi ích và nguy cơ xảy ra hội chứng serotonin. Nếu lợi ích vượt trội nguy cơ, vẫn có thể sử dụng đồng thời nhưng cần giám sát chặt chẽ chặt chẽ bệnh nhân, đặc biệt trong tháng đầu tiên sử dụng đồng thời 2 thuốc.
134
Bupropion
Furazolidon
Hiệp đồng tác dụng serotonin. Tác dụng ức chế MAO của furazolidon do chất chuyển hóa của thuốc, xuất hiện chậm sau 5 - 10 ngày.
Tăng nguy cơ hội chứng serotonin (sốt cao, rối loạn nhận thức, tăng phản xạ, mất phối hợp, rung giật cơ, cứng cơ, co giật, nhịp tim nhanh, tăng huyết áp, tăng thân nhiệt, vã mồ hôi, ảo giác, kích động hoặc bồn chồn…)
1. Cố gắng tránh sử dụng đồng thời furazolidon và bupropion. Tốt nhất các thuốc này nên sử dụng cách nhau 2 tuần. Cân nhắc thay đổi sang các thuốc nhóm khác có cùng chỉ định và ít có nguy cơ tương tác hơn.
2. Trong hợp không thể trì hoãn điều trị được 2 tuần, bắt buộc sử dụng dài ngày hoặc khẩn cấp bằng furazolidon và không có thuốc khác thay thế, cân bằng lợi ích và nguy cơ xảy ra hội chứng serotonin. Nếu lợi ích vượt trội nguy cơ, vẫn có thể sử dụng đồng thời nhưng cần giám sát chặt chẽ chặt chẽ bệnh nhân, đặc biệt trong tháng đầu tiên sử dụng đồng thời 2 thuốc.
135
Calci clorid
Ceftriaxon
Hình thành tủa calci - ceftriaxon tại mô phổi và thận khi dùng đồng thời đường tĩnh mạch ở trẻ sơ sinh
Tạo kết tủa tại phổi và thận, có thể dẫn đến tử vong ở trẻ sơ sinh
1. Chống chỉ định sử dụng đồng thời ở trẻ sơ sinh (< 28 ngày tuổi).
2. Ở các đối tượng khác, không trộn lẫn calci và ceftriaxon trong cùng 1 đường truyền, dùng 2 thuốc theo 2 đường truyền tại 2 vị trí khác nhau hoặc dùng lần lượt từng thuốc sau đó khi tráng rửa đường truyền bằng dung môi tương hợp.
136
Calci glubionat
Ceftriaxon
Hình thành tủa calci - ceftriaxon tại mô phổi và thận khi dùng đồng thời đường tĩnh mạch ở trẻ sơ sinh
Tạo kết tủa tại phổi và thận, có thể dẫn đến tử vong ở trẻ sơ sinh
1. Chống chỉ định sử dụng đồng thời ở trẻ sơ sinh (< 28 ngày tuổi).
2. Ở các đối tượng khác, không trộn lẫn calci và ceftriaxon trong cùng 1 đường truyền, dùng 2 thuốc theo 2 đường truyền tại 2 vị trí khác nhau hoặc dùng lần lượt từng thuốc sau đó khi tráng rửa đường truyền bằng dung môi tương hợp.
137
Calci gluconat
Ceftriaxon
Hình thành tủa calci - ceftriaxon tại mô phổi và thận khi dùng đồng thời đường tĩnh mạch ở trẻ sơ sinh
Tạo kết tủa tại phổi và thận, có thể dẫn đến tử vong ở trẻ sơ sinh
1. Chống chỉ định sử dụng đồng thời ở trẻ sơ sinh (< 28 ngày tuổi).
2. Ở các đối tượng khác, không trộn lẫn calci và ceftriaxon trong cùng 1 đường truyền, dùng 2 thuốc theo 2 đường truyền tại 2 vị trí khác nhau hoặc dùng lần lượt từng thuốc sau đó khi tráng rửa đường truyền bằng dung môi tương hợp.
138
Captopril
Sacubitril/valsartan (sacubitril)
Tăng tích lũy bradykinin gây phù mạch
Tăng nguy cơ phù mạch
Chống chỉ định phối hợp. Chỉ bắt đầu sử dụng Sacubitril/valsartan (sacubitril) sau khi ngừng captopril ít nhất 36 giờ.
139
Carbamazepin
Linezolid
Hiệp đồng tác dụng serotonin
Tăng nguy cơ hội chứng serotonin (sốt cao, rối loạn nhận thức, tăng phản xạ, mất phối hợp, rung giật cơ, cứng cơ, co giật, nhịp tim nhanh, tăng huyết áp, tăng thân nhiệt, vã mồ hôi, ảo giác, kích động hoặc bồn chồn…)
1. Cố gắng tránh sử dụng đồng thời linezolid và carbamazepin. Tốt nhất các thuốc này nên sử dụng cách nhau 2 tuần. Cân nhắc thay đổi sang các thuốc nhóm khác có cùng chỉ định và ít có nguy cơ tương tác hơn.
2. Trong hợp không thể trì hoãn điều trị được 2 tuần, bắt buộc sử dụng dài ngày hoặc khẩn cấp bằng linezolid và không có thuốc khác thay thế, cân bằng lợi ích và nguy cơ xảy ra hội chứng serotonin. Nếu lợi ích vượt trội nguy cơ, vẫn có thể sử dụng đồng thời nhưng cần giám sát chặt chẽ chặt chẽ bệnh nhân, đặc biệt trong tháng đầu tiên sử dụng đồng thời 2 thuốc.
140
Carbamazepin
Xanh methylen (sử dụng đường tiêm
tĩnh mạch)
Hiệp đồng tác dụng serotonin
Tăng nguy cơ hội chứng serotonin (sốt cao, rối loạn nhận thức, tăng phản xạ, mất phối hợp, rung giật cơ, cứng cơ, co giật, nhịp tim nhanh, tăng huyết áp, tăng thân nhiệt, vã mồ hôi, ảo giác, kích động hoặc bồn chồn…)
1. Cố gắng tránh sử dụng đồng thời xanh methylen và carbamazepin. Tốt nhất các thuốc này nên sử dụng cách nhau 2 tuần. Cân nhắc thay đổi sang các thuốc nhóm khác có cùng chỉ định và ít có nguy cơ tương tác hơn.
2. Trong hợp không thể trì hoãn điều trị được 2 tuần, bắt buộc sử dụng dài ngày hoặc khẩn cấp bằng xanh methylen và không có thuốc khác thay thế, cân bằng lợi ích và nguy cơ xảy ra hội chứng serotonin. Nếu lợi ích vượt trội nguy cơ, vẫn có thể sử dụng đồng thời nhưng cần giám sát chặt chẽ chặt chẽ bệnh nhân, đặc biệt trong tháng đầu tiên sử dụng đồng thời 2 thuốc.
141
Carbamazepin
Praziquantel
Carbamazepin cảm ứng CYP3A4 mạnh làm tăng chuyển hóa của praziquantel
Giảm nồng độ của praziquantel trong huyết thanh, dẫn đến giảm hiệu quả điều trị
Chống chỉ định phối hợp.
142
Carbamazepin
Rilpivirin
Carbamazepin cảm ứng CYP3A4 mạnh làm tăng chuyển hóa của rilpivirin
Giảm nồng độ của rilpivirin trong huyết thanh, dẫn đến giảm hiệu quả điều trị
Chống chỉ định phối hợp.
143
Carbamazepin
Voriconazol
Carbamazepin cảm ứng CYP3A4 mạnh làm tăng chuyển hóa của voriconazol
Giảm nồng độ của voriconazol trong huyết thanh, dẫn đến giảm hiệu quả điều trị
Chống chỉ định phối hợp.
144
Carbamazepin
Daclatasvir
Carbamazepin cảm ứng CYP3A4 mạnh làm tăng chuyển hóa của daclatasvir
Giảm nồng độ của daclatasvir trong huyết thanh, dẫn đến giảm hiệu quả điều trị
Chống chỉ định phối hợp.
145
Carbamazepin
Delamanid
Carbamazepin cảm ứng CYP3A4 mạnh làm tăng chuyển hóa của delamanid
Giảm nồng độ của delamanid trong huyết thanh, dẫn đến giảm hiệu quả điều trị
Chống chỉ định phối hợp.
146
Carbamazepin
Grazoprevir/ elbasvir
Carbamazepin cảm ứng CYP3A4 mạnh làm tăng chuyển hóa của Grazoprevir/elbasvir
Giảm nồng độ grazoprevir/elbasvir trong huyết thanh, dẫn đến giảm hiệu quả điều trị
Chống chỉ định phối hợp.
147
Carbamazepin
Ranolazin
Carbamazepin cảm ứng CYP3A4 và P-gp làm tăng chuyển hóa của ranolazin và thải trừ của ranolazin.
Giảm nồng độ ranolazin trong huyết thanh, giảm hiệu quả điều trị
Chống chỉ định phối hợp
148
Carbamazepin
Furazolidon
Hiệp đồng tác dụng serotonin. Tác dụng ức chế MAO của furazolidon do chất chuyển hóa của thuốc, xuất hiện chậm sau 5 - 10 ngày.
Tăng nguy cơ hội chứng serotonin (sốt cao, rối loạn nhận thức, tăng phản xạ, mất phối hợp, rung giật cơ, cứng cơ, co giật, nhịp tim nhanh,
tăng huyết áp, tăng thân nhiệt, vã mồ hôi, ảo giác, kích động hoặc bồn chồn…)
1. Cố gắng tránh sử dụng đồng thời furazolidon và carbamazepin. Tốt nhất các thuốc này nên sử dụng cách nhau 2 tuần. Cân nhắc thay đổi sang các thuốc nhóm khác có cùng chỉ định và ít có nguy cơ tương tác hơn.
2. Trong hợp không thể trì hoãn điều trị được 2 tuần, bắt buộc sử dụng dài ngày hoặc khẩn cấp bằng furazolidon và không có thuốc khác thay thế, cân bằng lợi ích và nguy cơ xảy ra hội chứng serotonin. Nếu lợi ích vượt trội nguy cơ, vẫn có thể sử dụng đồng thời nhưng cần giám sát chặt chẽ chặt chẽ bệnh nhân, đặc biệt trong tháng đầu tiên sử dụng đồng thời 2 thuốc.
149
Carvedilol
Colchicin
Carvedilol ức chế P-gp làm giảm thải trừ colchicin.
Tăng nồng độ colchicin trong huyết thanh, tăng nguy cơ tác dụng độc tính (tiêu chảy, nôn, đau bụng, sốt, xuất huyết, giảm cả ba dòng tế bào máu, các dấu hiệu độc tính trên cơ như đau cơ, mỏi cơ hoặc yếu cơ, nước tiểu sẫm màu, dị cảm, trường hợp nặng có thể gây suy đa tạng và tử vong).
1. Chống chỉ định ở bệnh nhân suy gan hoặc suy thận.
2. Ở bệnh nhân chức năng gan, thận bình thường: nên tránh phối hợp. Nếu phối hợp: giảm liều colchicin. Dùng liều tiếp theo của colchicin sau 3 ngày. Theo dõi nguy cơ độc tính của colchicin.
150
Ceftriaxon
Dung dịch nuôi dưỡng đường tĩnh mạch chứa calci
Hình thành tủa calci - ceftriaxon tại mô phổi và thận khi dùng đồng thời đường tĩnh mạch ở trẻ sơ sinh
Tạo kết tủa tại phổi và thận, có thể dẫn đến tử vong ở trẻ sơ sinh
1. Chống chỉ định sử dụng đồng thời ở trẻ sơ sinh (< 28 ngày tuổi).
2. Ở các đối tượng khác, không trộn lẫn calci và ceftriaxon trong cùng 1 đường truyền, dùng 2 thuốc theo 2 đường truyền tại 2 vị trí khác nhau hoặc dùng lần lượt từng thuốc sau đó khi tráng rửa đường truyền bằng dung môi tương hợp.
151
Ceftriaxon
Ringer Lactat
Hình thành tủa calci - ceftriaxon tại mô phổi và thận khi dùng đồng thời đường tĩnh mạch ở trẻ sơ sinh
Tạo kết tủa tại phổi và thận, có thể dẫn đến tử vong ở trẻ sơ sinh
1. Chống chỉ định sử dụng đồng thời ở trẻ sơ sinh (< 28 ngày tuổi).
2. Ở các đối tượng khác, không trộn lẫn calci và ceftriaxon trong cùng 1 đường truyền, dùng 2 thuốc theo 2 đường truyền tại 2 vị trí khác nhau hoặc dùng lần lượt từng thuốc sau đó khi tráng rửa đường truyền bằng dung môi tương hợp.
152
Celecoxib
Ketorolac
Hiệp đồng tác dụng kích ứng đường tiêu hóa
Tăng nguy cơ xuất huyết tiêu hóa nghiêm trọng (sử dụng đồng thời ketorolac với 1 NSAID khác làm tăng nguy cơ xuất huyết tiêu hóa gấp 5 lần so với phối hợp 2 NSAID khác)
Chống chỉ định phối hợp. Cần đặc biệt lưu ý nguy cơ tương tác trong trường hợp giảm đau hậu phẫu.
153
Ciclosporin
Pitavastatin
Ciclosporin ức chế OATP1B1 làm giảm vận chuyển pitavastatin vào gan.
Tăng nồng độ pitavastatin trong huyết thanh, tăng nguy cơ bệnh cơ hoặc tiêu cơ vân cấp
Chống chỉ định phối hợp. Cân nhắc thay đổi sang các thuốc nhóm khác có cùng chỉ định và ít có nguy cơ tương tác hơn: thay pitavastatin bằng fluvastatin (tối đa 20 mg/ngày), pravastatin (tối đa 20 mg/ngày), rosuvastatin (tối đa 5 mg/ngày).
154
Ciclosporin
Lovastatin
Ciclosporin ức chế CYP3A4 làm giảm chuyển hóa của lovastatin; ciclosporin cũng ức chế cả OATP1B1 làm giảm vận chuyển lovastatin vào gan.
Tăng nồng độ lovastatin trong huyết thanh, tăng nguy cơ bệnh cơ hoặc tiêu cơ vân cấp
Chống chỉ định phối hợp. Trong trường hợp bắt buộc sử dụng dẫn chất statin, thay lovastatin bằng fluvastatin (tối đa 20 mg/ngày), pravastatin (tối đa 20 mg/ngày), rosuvastatin (tối đa 5 mg/ngày).
155
Ciclosporin
Simvastatin
Ciclosporin ức chế CYP3A4 làm giảm chuyển hóa của simvastatin; ciclosporin cũng ức chế cả OATP1B1 làm giảm vận chuyển simvastatin vào gan.
Tăng nồng độ simvastatin trong huyết thanh, tăng nguy cơ bệnh cơ hoặc tiêu cơ vân cấp
Chống chỉ định phối hợp. Trong trường hợp bắt buộc sử dụng dẫn chất statin, thay simvastatin bằng fluvastatin (tối đa 20 mg/ngày), pravastatin (tối đa 20 mg/ngày), rosuvastatin (tối đa 5 mg/ngày).
156
Ciclosporin
Colchicin
Ciclosporin ức chế P-gp làm giảm thải trừ colchicin.
Tăng nồng độ colchicin trong huyết thanh, tăng nguy cơ tác dụng độc tính (tiêu chảy, nôn, đau bụng, sốt, xuất huyết, giảm cả ba dòng tế bào máu, các dấu hiệu độc tính trên cơ như đau cơ, mỏi cơ hoặc yếu cơ, nước tiểu sẫm màu, dị cảm, trường hợp nặng có thể gây suy đa tạng và tử vong).
1. Chống chỉ định ở bệnh nhân suy gan hoặc suy thận.
2. Ở bệnh nhân chức năng gan, thận bình thường: nên tránh phối hợp. Nếu phối hợp: giảm liều colchicin. Dùng liều tiếp theo của colchicin sau 3 ngày. Theo dõi nguy cơ độc tính của colchicin.
157
Ciclosporin
Lercanidipin
Ciclosporin ức chế CYP3A4 làm giảm chuyển hóa của lercanidipin và ngược lại, lercanidipin ức chế yếu CYP3A4 làm giảm chuyển hóa ciclosporin.
Tăng nồng độ ciclosporin, tăng nồng độ lercanidipin trong huyết thanh, tăng nguy cơ hạ huyết áp nghiêm trọng
Chống chỉ định phối hợp
158
Ciclosporin
Grazoprevir/ elbasvir
Ciclosporin ức chế OATP1B1/3 làm giảm vận chuyển grazoprevir vào gan.
Tăng nồng độ grazoprevir/elbasvir, tăng nguy cơ tăng ALT
Chống chỉ định phối hợp
159
Cilostazol
Domperidon
Hiệp đồng tăng
tác dụng
Tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT, xoắn đỉnh
Chống chỉ định phối hợp.
160
Ciprofloxacin
Thioridazin
Hiệp đồng tăng
tác dụng
Tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT, xoắn đỉnh
1. Chống chỉ định phối hợp ở các bệnh nhân có hội chứng QT kéo dài do di truyền hoặc mắc phải.
2. Trên các đối tượng bệnh nhân khác, tốt nhất nên tránh phối hợp các thuốc này. Trong trường hợp cần thiết phối hợp, cần đánh giá cẩn thận nguy cơ/lợi ích và lượng giá các yếu tố nguy cơ trên từng bệnh nhân, đặc biệt là rối loạn điện giải (hạ kali máu, hạ magie máu, hạ calci máu), nhịp tim chậm, nữ giới trước khi quyết định kê đơn.
161
Ciprofloxacin
Tizanidin
Ciprofloxacin ức chế CYP1A2 mạnh làm giảm chuyển hóa của tizanidin
Tăng nồng độ của tizanidin trong huyết thanh, tăng nguy cơ tác dụng bất lợi (hạ huyết áp, buồn ngủ, nhịp tim chậm...)
Chống chỉ định phối hợp
162
Ciprofloxacin
Duloxetin
Ciprofloxacin ức chế CYP1A2 mạnh làm giảm chuyển hóa của duloxetin
Tăng nồng độ của duloxetin trong huyết thanh, tăng nguy cơ tác dụng không mong muốn (buồn ngủ, hôn mê, hội chứng serotonin, co giật, nôn và nhịp tim nhanh...)
Chống chỉ định phối hợp
163
Ciprofloxacin
Domperidon
Hiệp đồng tăng
tác dụng
Tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT, xoắn đỉnh
Chống chỉ định phối hợp.
164
Citalopram
Linezolid
Hiệp đồng tác dụng serotonin
Tăng nguy cơ hội chứng serotonin (sốt cao, rối loạn nhận thức, tăng phản xạ, mất phối hợp, rung giật cơ, cứng cơ, co giật, nhịp tim nhanh, tăng huyết áp, tăng thân nhiệt, vã mồ hôi, ảo giác, kích động hoặc bồn chồn…)
1. Cố gắng tránh sử dụng đồng thời linezolid và citalopram. Tốt nhất các thuốc này nên sử dụng cách nhau 2 tuần. Cân nhắc thay đổi sang các thuốc nhóm khác có cùng chỉ định và ít có nguy cơ tương tác hơn.
2. Trong hợp không thể trì hoãn điều trị được 2 tuần, bắt buộc sử dụng dài ngày hoặc khẩn cấp bằng linezolid và không có thuốc khác thay thế, cân bằng lợi ích và nguy cơ xảy ra hội chứng serotonin. Nếu lợi ích vượt trội nguy cơ, vẫn có thể sử dụng đồng thời nhưng cần giám sát chặt chẽ chặt chẽ bệnh nhân, đặc biệt trong tháng đầu tiên sử dụng đồng thời 2 thuốc.
165
Citalopram
Xanh methylen (sử dụng đường tiêm tĩnh mạch)
Hiệp đồng tác dụng serotonin
Tăng nguy cơ hội chứng serotonin (sốt cao, rối loạn nhận thức, tăng phản xạ, mất phối hợp, rung giật cơ, cứng cơ, co giật, nhịp tim nhanh, tăng huyết áp, tăng thân nhiệt, vã mồ hôi, ảo giác, kích động hoặc bồn chồn…)
1. Cố gắng tránh sử dụng đồng thời xanh methylen và carbamazepin. Tốt nhất các thuốc này nên sử dụng cách nhau 2 tuần. Cân nhắc thay đổi sang các thuốc nhóm khác có cùng chỉ định và ít có nguy cơ tương tác hơn.
2. Trong hợp không thể trì hoãn điều trị được 2 tuần, bắt buộc sử dụng dài ngày hoặc khẩn cấp bằng xanh methylen và không có thuốc khác thay thế, cân bằng lợi ích và nguy cơ xảy ra hội chứng serotonin. Nếu lợi ích vượt trội nguy cơ, vẫn có thể sử dụng đồng thời nhưng cần giám sát chặt chẽ chặt chẽ bệnh nhân, đặc biệt trong tháng đầu tiên sử dụng đồng thời 2 thuốc.
166
Citalopram
Thioridazin
Hiệp đồng tăng
tác dụng
Tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT, xoắn đỉnh
1. Chống chỉ định phối hợp ở các bệnh nhân có hội chứng QT kéo dài do di truyền hoặc mắc phải.
2. Trên các đối tượng bệnh nhân khác, tốt nhất nên tránh phối hợp các thuốc này. Trong trường hợp cần thiết phối hợp, cần đánh giá cẩn thận nguy cơ/lợi ích và lượng giá các yếu tố nguy cơ trên từng bệnh nhân, đặc biệt là rối loạn điện giải (hạ kali máu, hạ magie máu, hạ calci máu), nhịp tim chậm, nữ giới trước khi quyết định kê đơn.
167
Citalopram
Moxifloxacin
Hiệp đồng tăng
tác dụng
Tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT, xoắn đỉnh
1. Chống chỉ định phối hợp ở các bệnh nhân có hội chứng QT kéo dài do di truyền hoặc mắc phải.
2. Trên các đối tượng bệnh nhân khác, tốt nhất nên tránh phối hợp các thuốc này. Trong trường hợp cần thiết phối hợp, cần đánh giá cẩn thận nguy cơ/lợi ích và lượng giá các yếu tố nguy cơ trên từng bệnh nhân, đặc biệt là rối loạn điện giải (hạ kali máu, hạ magie máu, hạ calci máu), nhịp tim chậm, nữ giới trước khi quyết định kê đơn.
168
Citalopram
Clorpromazin
Hiệp đồng tăng
tác dụng
Tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT, xoắn đỉnh
1. Chống chỉ định phối hợp ở các bệnh nhân có hội chứng QT kéo dài do di truyền hoặc mắc phải.
2. Trên các đối tượng bệnh nhân khác, tốt nhất nên tránh phối hợp các thuốc này. Trong trường hợp cần thiết phối hợp, cần đánh giá cẩn thận nguy cơ/lợi ích và lượng giá các yếu tố nguy cơ trên từng bệnh nhân, đặc biệt là rối loạn điện giải (hạ kali máu, hạ magie máu, hạ calci máu), nhịp tim chậm, nữ giới trước khi quyết định kê đơn.
169
Citalopram
Domperidon
Hiệp đồng tăng
tác dụng
Tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT, xoắn đỉnh
Chống chỉ định phối hợp.
170
Citalopram
Fluconazol
Hiệp đồng tăng
tác dụng
Tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT, xoắn đỉnh
1. Chống chỉ định phối hợp ở các bệnh nhân có hội chứng QT kéo dài do di truyền hoặc mắc phải.
2. Trên các đối tượng bệnh nhân khác, tốt nhất nên tránh phối hợp các thuốc này. Trong trường hợp cần thiết phối hợp, cần đánh giá cẩn thận nguy cơ/lợi ích và lượng giá các yếu tố nguy cơ trên từng bệnh nhân, đặc biệt là rối loạn điện giải (hạ kali máu, hạ magie máu, hạ calci máu), nhịp tim chậm, nữ giới trước khi quyết định kê đơn.
171
Citalopram
Haloperidol
Hiệp đồng tăng
tác dụng
Tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT, xoắn đỉnh
1. Chống chỉ định phối hợp ở các bệnh nhân có hội chứng QT kéo dài do di truyền hoặc mắc phải.
2. Trên các đối tượng bệnh nhân khác, tốt nhất nên tránh phối hợp các thuốc này. Trong trường hợp cần thiết phối hợp, cần đánh giá cẩn thận nguy cơ/lợi ích và lượng giá các yếu tố nguy cơ trên từng bệnh nhân, đặc biệt là rối loạn điện giải (hạ kali máu, hạ magie máu, hạ calci máu), nhịp tim chậm, nữ giới trước khi quyết định kê đơn.
172
Citalopram
Sotalol
Hiệp đồng tăng
tác dụng
Tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT, xoắn đỉnh
1. Chống chỉ định phối hợp ở các bệnh nhân có hội chứng QT kéo dài do di truyền hoặc mắc phải.
2. Trên các đối tượng bệnh nhân khác, tốt nhất nên tránh phối hợp các thuốc này. Trong trường hợp cần thiết phối hợp, cần đánh giá cẩn thận nguy cơ/lợi ích và lượng giá các yếu tố nguy cơ trên từng bệnh nhân, đặc biệt là rối loạn điện giải (hạ kali máu, hạ magie máu, hạ calci máu), nhịp tim chậm, nữ giới trước khi quyết định kê đơn.
173
Citalopram
Furazolidon
Hiệp đồng tác dụng serotonin. Tác dụng ức chế MAO của furazolidon do chất chuyển hóa của thuốc, xuất hiện chậm sau 5 - 10 ngày.
Tăng nguy cơ hội chứng serotonin (sốt cao, rối loạn nhận thức, tăng phản xạ, mất phối hợp, rung giật cơ, cứng cơ, co giật, nhịp tim nhanh, tăng huyết áp, tăng thân nhiệt, vã mồ hôi, ảo giác, kích động hoặc bồn chồn…)
1. Cố gắng tránh sử dụng đồng thời furazolidon và citalopram. Tốt nhất các thuốc này nên sử dụng cách nhau 2 tuần. Cân nhắc thay đổi sang các thuốc nhóm khác có cùng chỉ định và ít có nguy cơ tương tác hơn.
2. Trong hợp không thể trì hoãn điều trị được 2 tuần, bắt buộc sử dụng dài ngày hoặc khẩn cấp bằng furazolidon và không có thuốc khác thay thế, cân bằng lợi ích và nguy cơ xảy ra hội chứng serotonin. Nếu lợi ích vượt trội nguy cơ, vẫn có thể sử dụng đồng thời nhưng cần giám sát chặt chẽ chặt chẽ bệnh nhân, đặc biệt trong tháng đầu tiên sử dụng đồng thời 2 thuốc.
174
Citalopram
Sparfloxacin
Hiệp đồng tăng
tác dụng
Tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT, xoắn đỉnh
1. Chống chỉ định phối hợp ở các bệnh nhân có hội chứng QT kéo dài do di truyền hoặc mắc phải.
2. Trên các đối tượng bệnh nhân khác, tốt nhất nên tránh phối hợp các thuốc này. Trong trường hợp cần thiết phối hợp, cần đánh giá cẩn thận nguy cơ/lợi ích và lượng giá các yếu tố nguy cơ trên từng bệnh nhân, đặc biệt là rối loạn điện giải (hạ kali máu, hạ magie máu, hạ calci máu), nhịp tim chậm, nữ giới trước khi quyết định kê đơn.
175
Clarithromycin
Thioridazin
Hiệp đồng tăng
tác dụng
Tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT, xoắn đỉnh
1. Chống chỉ định phối hợp ở các bệnh nhân có hội chứng QT kéo dài do di truyền hoặc mắc phải.
2. Trên các đối tượng bệnh nhân khác, tốt nhất nên tránh phối hợp các thuốc này. Trong trường hợp cần thiết phối hợp, cần đánh giá cẩn thận nguy cơ/lợi ích và lượng giá các yếu tố nguy cơ trên từng bệnh nhân, đặc biệt là rối loạn điện giải (hạ kali máu, hạ magie máu, hạ calci máu), nhịp tim chậm, nữ giới trước khi quyết định kê đơn.
176
Clarithromycin
Fluconazol
Hiệp đồng tăng
tác dụng
Tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT, xoắn đỉnh
1. Chống chỉ định phối hợp ở các bệnh nhân có hội chứng QT kéo dài do di truyền hoặc mắc phải.
2. Trên các đối tượng bệnh nhân khác, tốt nhất nên tránh phối hợp các thuốc này. Trong trường hợp cần thiết phối hợp, cần đánh giá cẩn thận nguy cơ/lợi ích và lượng giá các yếu tố nguy cơ trên từng bệnh nhân, đặc biệt là rối loạn điện giải (hạ kali máu, hạ magie máu, hạ calci máu), nhịp tim chậm, nữ giới trước khi quyết định kê đơn.
177
Clarithromycin
Haloperidol
Hiệp đồng tăng
tác dụng
Tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT, xoắn đỉnh
1. Chống chỉ định phối hợp ở các bệnh nhân có hội chứng QT kéo dài do di truyền hoặc mắc phải.
2. Trên các đối tượng bệnh nhân khác, tốt nhất nên tránh phối hợp các thuốc này. Trong trường hợp cần thiết phối hợp, cần đánh giá cẩn thận nguy cơ/lợi ích và lượng giá các yếu tố nguy cơ trên từng bệnh nhân, đặc biệt là rối loạn điện giải (hạ kali máu, hạ magie máu, hạ calci máu), nhịp tim chậm, nữ giới trước khi quyết định kê đơn.
178
Clarithromycin
Piperaquin/ dihydroartemisinin (piperaquin)
Hiệp đồng tăng
tác dụng
Tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT, xoắn đỉnh
1. Chống chỉ định phối hợp ở các bệnh nhân có hội chứng QT kéo dài do di truyền hoặc mắc phải.
2. Trên các đối tượng bệnh nhân khác, tốt nhất nên tránh phối hợp các thuốc này. Trong trường hợp cần thiết phối hợp, cần đánh giá cẩn thận nguy cơ/lợi ích và lượng giá các yếu tố nguy cơ trên từng bệnh nhân, đặc biệt là rối loạn điện giải (hạ kali máu, hạ magie máu, hạ calci máu), nhịp tim chậm, nữ giới trước khi quyết định kê đơn.
179
Clarithromycin
Lovastatin
Clarithromycin
ức chế CYP3A4 mạnh làm giảm chuyển hóa của lovastatin
Tăng nồng độ của lovastatin trong huyết thanh, tăng nguy cơ bệnh cơ hoặc tiêu cơ vân cấp
Chống chỉ định phối hợp. Cân nhắc thay đổi sang các thuốc nhóm khác có cùng chỉ định và ít có nguy cơ tương tác hơn:
- Trong trường hợp bắt buộc sử dụng kháng sinh macrolid, thay clarithromycin bằng azithromycin HOẶC
- Trong trường hợp bắt buộc sử dụng dẫn chất statin, thay lovastatin bằng các dẫn chất statin khác (lưu ý liều pravastatin không vượt quá 40 mg/ngày, fluvastatin không vượt quá 20 mg/ngày, thận trọng khi phối hợp với atorvastatin).
180
Clarithromycin
Simvastatin
Clarithromycin
ức chế CYP3A4 mạnh làm giảm chuyển hóa của simvastatin
Tăng nồng độ của simvastatin trong huyết thanh, tăng nguy cơ bệnh cơ hoặc tiêu cơ vân cấp
Chống chỉ định phối hợp. Cân nhắc thay đổi sang các thuốc nhóm khác có cùng chỉ định và ít có nguy cơ tương tác hơn:
- Trong trường hợp bắt buộc sử dụng kháng sinh macrolid, thay clarithromycin bằng azithromycin HOẶC
- Trong trường hợp bắt buộc sử dụng dẫn chất statin, thay simvastatin bằng các dẫn chất statin khác (lưu ý liều pravastatin không vượt quá 40 mg/ngày, fluvastatin không vượt quá 20 mg/ngày, thận trọng khi phối hợp với atorvastatin).
181
Clarithromycin
Colchicin
Clarithromycin ức chế mạnh CYP3A4 và ức chế P-gp làm giảm chuyển hóa và thải trừ colchicin.
Tăng nồng độ colchicin trong huyết thanh, tăng nguy cơ tác dụng độc tính (tiêu chảy, nôn, đau bụng, sốt, xuất huyết, giảm cả ba dòng tế bào máu, các dấu hiệu độc tính trên cơ như đau cơ, mỏi cơ hoặc yếu cơ, nước tiểu sẫm màu, dị cảm, trường hợp nặng có thể gây suy đa tạng và tử vong).
1. Chống chỉ định ở bệnh nhân suy gan hoặc suy thận.
2. Ở bệnh nhân chức năng gan, thận bình thường: nên tránh phối hợp. Nếu phối hợp: giảm liều colchicin. Dùng liều tiếp theo của colchicin sau 3 ngày. Theo dõi nguy cơ độc tính của colchicin.
182
Clarithromycin
Dihydroergotamin
Clarithromycin
ức chế CYP3A4 mạnh làm giảm chuyển hóa của dihydroergotamin
Tăng nồng độ của dihydroergotamin trong huyết thanh, tăng nguy cơ độc tính (nôn, buồn nôn, hoại tử đầu chi, thiếu máu cục bộ do co thắt mạch…)
Chống chỉ định phối hợp
183
Clarithromycin
Ergotamin
Clarithromycin
ức chế CYP3A4 mạnh làm giảm chuyển hóa của ergotamin
Tăng nồng độ của ergotamin trong huyết thanh, tăng nguy cơ độc tính (nôn, buồn nôn, hoại tử đầu chi, thiếu máu cục bộ do co thắt mạch…)
Chống chỉ định phối hợp
184
Clarithromycin
Ergometrin
Clarithromycin
ức chế CYP3A4 mạnh làm giảm chuyển hóa của ergometrin
Tăng nồng độ của ergometrin trong huyết thanh, tăng nguy cơ độc tính (nôn, buồn nôn, hoại tử đầu chi, thiếu máu cục bộ do co thắt mạch…)
Chống chỉ định phối hợp
185
Clarithromycin
Methylergometrin
Clarithromycin
ức chế CYP3A4 mạnh làm giảm chuyển hóa của methylergometrin
Tăng nồng độ của methylergometrin trong huyết thanh, tăng nguy cơ độc tính (nôn, buồn nôn, hoại tử đầu chi, thiếu máu cục bộ do co thắt mạch…)
Chống chỉ định phối hợp
186
Clarithromycin
Ivabradin
Clarithromycin
ức chế CYP3A4 mạnh làm giảm chuyển hóa của ivabradin
Tăng nồng độ ivabradin trong huyết thanh, tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT và chậm nhịp tim
Chống chỉ định phối hợp. Cân nhắc thay đổi sang các thuốc nhóm khác có cùng chỉ định và ít có nguy cơ tương tác hơn: Trong trường hợp bắt buộc sử dụng kháng sinh macrolid, thay clarithromycin bằng azithromycin.
187
Clarithromycin
Ticagrelor
Clarithromycin
ức chế CYP3A4 mạnh làm giảm chuyển hóa của ticagrelor
Tăng nồng độ của ticagrelor trong huyết thanh, tăng nguy cơ xuất huyết
Chống chỉ định phối hợp. Cân nhắc thay đổi sang các thuốc nhóm khác có cùng chỉ định và ít có nguy cơ tương tác hơn: Trong trường hợp bắt buộc sử dụng kháng sinh macrolid, thay clarithromycin bằng azithromycin.
188
Clarithromycin
Ranolazin
Clarithromycin
ức chế CYP3A4 mạnh làm giảm chuyển hóa của ranolazin
Tăng nồng độ ranolazin trong huyết thanh, tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT
Chống chỉ định phối hợp. Cân nhắc thay đổi sang các thuốc nhóm khác có cùng chỉ định và ít có nguy cơ tương tác hơn: Trong trường hợp bắt buộc sử dụng kháng sinh macrolid, thay clarithromycin bằng azithromycin.
189
Clarithromycin
Tolvaptan
Clarithromycin
ức chế CYP3A4 mạnh làm giảm chuyển hóa của tolvaptan
Tăng nồng độ tolvaptan trong huyết thanh, tăng nguy cơ tác dụng không mong muốn (tăng nồng độ natri huyết thanh, đa niệu, khát nước, giảm thể tích tuần hoàn...)
Chống chỉ định phối hợp. Cân nhắc thay đổi sang các thuốc nhóm khác có cùng chỉ định và ít có nguy cơ tương tác hơn: Trong trường hợp bắt buộc sử dụng kháng sinh macrolid, thay clarithromycin bằng azithromycin.
190
Clarithromycin
Felodipin
Clarithromycin
ức chế CYP3A4 mạnh làm giảm chuyển hóa của felodipin
Tăng nồng độ felodipin, tăng nguy cơ hạ huyết áp nghiêm trọng
Chống chỉ định phối hợp. Cân nhắc thay đổi sang các thuốc nhóm khác có cùng chỉ định và ít có nguy cơ tương tác hơn: Trong trường hợp bắt buộc sử dụng kháng sinh macrolid, thay clarithromycin bằng azithromycin.
191
Clarithromycin
Lercanidipin
Clarithromycin
ức chế CYP3A4 mạnh làm giảm chuyển hóa của lercanidipin
Tăng nồng độ lercanidipin, tăng nguy cơ hạ huyết áp nghiêm trọng
Chống chỉ định phối hợp. Cân nhắc thay đổi sang các thuốc nhóm khác có cùng chỉ định và ít có nguy cơ tương tác hơn: Trong trường hợp bắt buộc sử dụng kháng sinh macrolid, thay clarithromycin bằng azithromycin.
192
Clarithromycin
Quetiapin
Clarithromycin
ức chế CYP3A4 mạnh làm giảm chuyển hóa của quetiapin
Tăng nồng độ của quetiapin, tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT
Chống chỉ định phối hợp. Cân nhắc thay đổi sang các thuốc nhóm khác có cùng chỉ định và ít có nguy cơ tương tác hơn: Trong trường hợp bắt buộc sử dụng kháng sinh macrolid, thay clarithromycin bằng azithromycin.
193
Clarithromycin
Everolimus
Clarithromycin ức chế mạnh CP3A4 làm giảm chuyển hóa của everolimus ở gan, đồng thời, ức chế P-gp làm giảm thải trừ everolimus khỏi cơ thể.
Tăng nồng độ everolimus trong huyết thanh, tăng tác dụng bất lợi liên quan đến ức chế miễn dịch
Chống chỉ định phối hợp
194
Clarithromycin
Saquinavir/ ritonavir
Clarithromycin ức chế CYP3A4 và P-gp, làm giảm chuyển hóa và thải trừ saquinavir. Saquinavir cũng ức chế CYP3A4 làm giảm chuyển hóa của clarithromycin.
Tăng nồng độ clarithromycin, tăng nồng độ saquinavir, tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT và xoắn đỉnh.
1. Chống chỉ định phối hợp ở bệnh nhân có QTc > 450 ms và saquinavir ở dạng phối hợp ritonavir.
2. Trong trường hợp bắt buộc phối hợp, định kỳ đo điện tâm đồ mỗi 3-4 ngày. Nếu QTc > 480 ms hoặc tăng > 20 ms so với ban đầu, ngừng 1 trong 2 hoặc cả 2 thuốc.
195
Clarithromycin
Sparfloxacin
Hiệp đồng tăng
tác dụng
Tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT, xoắn đỉnh
1. Chống chỉ định phối hợp ở các bệnh nhân có hội chứng QT kéo dài do di truyền hoặc mắc phải.
2. Trên các đối tượng bệnh nhân khác, tốt nhất nên tránh phối hợp các thuốc này. Trong trường hợp cần thiết phối hợp, cần đánh giá cẩn thận nguy cơ/lợi ích và lượng giá các yếu tố nguy cơ trên từng bệnh nhân, đặc biệt là rối loạn điện giải (hạ kali máu, hạ magie máu, hạ calci máu), nhịp tim chậm, nữ giới trước khi quyết định kê đơn.
196
Clarithromycin
Domperidon
Clarithromycin ức chế CYP3A4 làm giảm chuyển hóa của domperidon
Tăng nồng độ domperidon trong huyết thanh, tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT
Chống chỉ định phối hợp
197
Clidinium
Kali clorid (dạng uống giải phóng kéo dài)
Clidinium kháng cholinergic gây tồn lưu hoặc làm tăng thời gian kali qua đường tiêu hóa khi sử dụng đường uống, gây loét đường tiêu hóa
Tăng nguy cơ loét tiêu hóa
1. Tốt nhất nên tránh phối hợp, đặc biệt ở người cao tuổi. Cân nhắc chuyển sang sử dụng kali đường tĩnh mạch.
2. Trong trường hợp bắt buộc sử dụng đồng thời, cân nhắc một số khuyến cáo sau giúp giảm nguy cơ loét tiêu hóa: (1) uống ít nhất 100 mL nước sau khi uống kali, (2) ngồi hoặc đứng thẳng trong ít nhất 5 - 10 phút sau khi uống thuốc.
198
Clomipramin
Linezolid
Hiệp đồng tác dụng serotonin
Tăng nguy cơ hội chứng serotonin (sốt cao, rối loạn nhận thức, tăng phản xạ, mất phối hợp, rung giật cơ, cứng cơ, co giật, nhịp tim nhanh, tăng huyết áp, tăng thân nhiệt, vã mồ hôi, ảo giác, kích động hoặc bồn chồn…)
1. Cố gắng tránh sử dụng đồng thời linezolid và clomipramin. Tốt nhất các thuốc này nên sử dụng cách nhau 2 tuần. Cân nhắc thay đổi sang các thuốc nhóm khác có cùng chỉ định và ít có nguy cơ tương tác hơn.
2. Trong hợp không thể trì hoãn điều trị được 2 tuần, bắt buộc sử dụng dài ngày hoặc khẩn cấp bằng linezolid và không có thuốc khác thay thế, cân bằng lợi ích và nguy cơ xảy ra hội chứng serotonin. Nếu lợi ích vượt trội nguy cơ, vẫn có thể sử dụng đồng thời nhưng cần giám sát chặt chẽ chặt chẽ bệnh nhân, đặc biệt trong tháng đầu tiên sử dụng đồng thời 2 thuốc.
199
Clomipramin
Xanh methylen (sử dụng đường tiêm
tĩnh mạch)
Hiệp đồng tác dụng serotonin
Tăng nguy cơ hội chứng serotonin (sốt cao, rối loạn nhận thức, tăng phản xạ, mất phối hợp, rung giật cơ, cứng cơ, co giật, nhịp tim nhanh, tăng huyết áp, tăng thân nhiệt, vã mồ hôi, ảo giác, kích động hoặc bồn chồn…)
1. Cố gắng tránh sử dụng đồng thời xanh methylen và pethidin. Tốt nhất các thuốc này nên sử dụng cách nhau 2 tuần. Cân nhắc thay đổi sang các thuốc nhóm khác có cùng chỉ định và ít có nguy cơ tương tác hơn. Trong trường hợp bắt buộc sử dụng opioid, có thể đổi sang các opiod khác không có hoạt tính ức chế thu hồi serotonin (morphin, codein, oxycodon, buprenorphin)
2. Trong hợp không thể trì hoãn điều trị được 2 tuần, bắt buộc sử dụng dài ngày hoặc khẩn cấp bằng xanh methylen và không có thuốc khác thay thế, cân bằng lợi ích và nguy cơ xảy ra hội chứng serotonin. Nếu lợi ích vượt trội nguy cơ, vẫn có thể sử dụng đồng thời nhưng cần giám sát chặt chẽ chặt chẽ bệnh nhân, đặc biệt trong tháng đầu tiên sử dụng đồng thời 2 thuốc.
200
Clomipramin
Furazolidon
Hiệp đồng tác dụng serotonin. Tác dụng ức chế MAO của furazolidon do chất chuyển hóa của thuốc, xuất hiện chậm sau 5 - 10 ngày.
Tăng nguy cơ hội chứng serotonin (sốt cao, rối loạn nhận thức, tăng phản xạ, mất phối hợp, rung giật cơ, cứng cơ, co giật, nhịp tim nhanh, tăng huyết áp, tăng thân nhiệt, vã mồ hôi, ảo giác, kích động hoặc bồn chồn…)
1. Cố gắng tránh sử dụng đồng thời furazolidon và clomipramin. Tốt nhất các thuốc này nên sử dụng cách nhau 2 tuần. Cân nhắc thay đổi sang các thuốc nhóm khác có cùng chỉ định và ít có nguy cơ tương tác hơn.
2. Trong hợp không thể trì hoãn điều trị được 2 tuần, bắt buộc sử dụng dài ngày hoặc khẩn cấp bằng furazolidon và không có thuốc khác thay thế, cân bằng lợi ích và nguy cơ xảy ra hội chứng serotonin. Nếu lợi ích vượt trội nguy cơ, vẫn có thể sử dụng đồng thời nhưng cần giám sát chặt chẽ chặt chẽ bệnh nhân, đặc biệt trong tháng đầu tiên sử dụng đồng thời 2 thuốc.
201
Clonixin
Ketorolac
Hiệp đồng tác dụng kích ứng đường tiêu hóa
Tăng nguy cơ xuất huyết tiêu hóa nghiêm trọng (sử dụng đồng thời ketorolac với 1 NSAID khác làm tăng nguy cơ xuất huyết tiêu hóa gấp 5 lần so với phối hợp 2 NSAID khác)
Chống chỉ định phối hợp. Cần đặc biệt lưu ý nguy cơ tương tác trong trường hợp giảm đau hậu phẫu.
202
Cloroquin
Thioridazin
Hiệp đồng tăng
tác dụng
Tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT, xoắn đỉnh
1. Chống chỉ định phối hợp ở các bệnh nhân có hội chứng QT kéo dài do di truyền hoặc mắc phải.
2. Trên các đối tượng bệnh nhân khác, tốt nhất nên tránh phối hợp các thuốc này. Trong trường hợp cần thiết phối hợp, cần đánh giá cẩn thận nguy cơ/lợi ích và lượng giá các yếu tố nguy cơ trên từng bệnh nhân, đặc biệt là rối loạn điện giải (hạ kali máu, hạ magie máu, hạ calci máu), nhịp tim chậm, nữ giới trước khi quyết định kê đơn.
203
Cloroquin
Sparfloxacin
Hiệp đồng tăng
tác dụng
Tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT, xoắn đỉnh
1. Chống chỉ định phối hợp ở các bệnh nhân có hội chứng QT kéo dài do di truyền hoặc mắc phải.
2. Trên các đối tượng bệnh nhân khác, tốt nhất nên tránh phối hợp các thuốc này. Trong trường hợp cần thiết phối hợp, cần đánh giá cẩn thận nguy cơ/lợi ích và lượng giá các yếu tố nguy cơ trên từng bệnh nhân, đặc biệt là rối loạn điện giải (hạ kali máu, hạ magie máu, hạ calci máu), nhịp tim chậm, nữ giới trước khi quyết định kê đơn.
204
Cloroquin
Domperidon
Hiệp đồng tăng
tác dụng
Tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT, xoắn đỉnh
Chống chỉ định phối hợp.
205
Clorpromazin
Thioridazin
Hiệp đồng tăng
tác dụng
Tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT, xoắn đỉnh
1. Chống chỉ định phối hợp ở các bệnh nhân có hội chứng QT kéo dài do di truyền hoặc mắc phải.
2. Trên các đối tượng bệnh nhân khác, tốt nhất nên tránh phối hợp các thuốc này. Trong trường hợp cần thiết phối hợp, cần đánh giá cẩn thận nguy cơ/lợi ích và lượng giá các yếu tố nguy cơ trên từng bệnh nhân, đặc biệt là rối loạn điện giải (hạ kali máu, hạ magie máu, hạ calci máu), nhịp tim chậm, nữ giới trước khi quyết định kê đơn.
206
Clorpromazin
Moxifloxacin
Hiệp đồng tăng
tác dụng
Tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT, xoắn đỉnh
1. Chống chỉ định phối hợp ở các bệnh nhân có hội chứng QT kéo dài do di truyền hoặc mắc phải.
2. Trên các đối tượng bệnh nhân khác, tốt nhất nên tránh phối hợp các thuốc này. Trong trường hợp cần thiết phối hợp, cần đánh giá cẩn thận nguy cơ/lợi ích và lượng giá các yếu tố nguy cơ trên từng bệnh nhân, đặc biệt là rối loạn điện giải (hạ kali máu, hạ magie máu, hạ calci máu), nhịp tim chậm, nữ giới trước khi quyết định kê đơn.
207
Clorpromazin
Escitalopram
Hiệp đồng tăng
tác dụng
Tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT, xoắn đỉnh
1. Chống chỉ định phối hợp ở các bệnh nhân có hội chứng QT kéo dài do di truyền hoặc mắc phải.
2. Trên các đối tượng bệnh nhân khác, tốt nhất nên tránh phối hợp các thuốc này. Trong trường hợp cần thiết phối hợp, cần đánh giá cẩn thận nguy cơ/lợi ích và lượng giá các yếu tố nguy cơ trên từng bệnh nhân, đặc biệt là rối loạn điện giải (hạ kali máu, hạ magie máu, hạ calci máu), nhịp tim chậm, nữ giới trước khi quyết định kê đơn.
208
Clorpromazin
Haloperidol
Hiệp đồng tăng
tác dụng
Tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT, xoắn đỉnh
1. Chống chỉ định phối hợp ở các bệnh nhân có hội chứng QT kéo dài do di truyền hoặc mắc phải.
2. Trên các đối tượng bệnh nhân khác, tốt nhất nên tránh phối hợp các thuốc này. Trong trường hợp cần thiết phối hợp, cần đánh giá cẩn thận nguy cơ/lợi ích và lượng giá các yếu tố nguy cơ trên từng bệnh nhân, đặc biệt là rối loạn điện giải (hạ kali máu, hạ magie máu, hạ calci máu), nhịp tim chậm, nữ giới trước khi quyết định kê đơn.
209
Clorpromazin
Piperaquin/ dihydroartemisinin (piperaquin)
Hiệp đồng tăng
tác dụng
Tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT, xoắn đỉnh
1. Chống chỉ định phối hợp ở các bệnh nhân có hội chứng QT kéo dài do di truyền hoặc mắc phải.
2. Trên các đối tượng bệnh nhân khác, tốt nhất nên tránh phối hợp các thuốc này. Trong trường hợp cần thiết phối hợp, cần đánh giá cẩn thận nguy cơ/lợi ích và lượng giá các yếu tố nguy cơ trên từng bệnh nhân, đặc biệt là rối loạn điện giải (hạ kali máu, hạ magie máu, hạ calci máu), nhịp tim chậm, nữ giới trước khi quyết định kê đơn.
210
Clorpromazin
Sparfloxacin
Hiệp đồng tăng
tác dụng
Tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT, xoắn đỉnh
1. Chống chỉ định phối hợp ở các bệnh nhân có hội chứng QT kéo dài do di truyền hoặc mắc phải.
2. Trên các đối tượng bệnh nhân khác, tốt nhất nên tránh phối hợp các thuốc này. Trong trường hợp cần thiết phối hợp, cần đánh giá cẩn thận nguy cơ/lợi ích và lượng giá các yếu tố nguy cơ trên từng bệnh nhân, đặc biệt là rối loạn điện giải (hạ kali máu, hạ magie máu, hạ calci máu), nhịp tim chậm, nữ giới trước khi quyết định kê đơn.
211
Clorpromazin
Domperidon
Hiệp đồng tăng
tác dụng
Tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT, xoắn đỉnh
Chống chỉ định phối hợp.
212
Colchicin
Indinavir +/- ritonavir
Indinavir ức chế CYP3A4 mạnh làm giảm chuyển hóa của colchicin
Tăng nồng độ colchicin trong huyết thanh, tăng nguy cơ tác dụng độc tính (tiêu chảy, nôn, đau bụng, sốt, xuất huyết, giảm cả ba dòng tế bào máu, các dấu hiệu độc tính trên cơ như đau cơ, mỏi cơ hoặc yếu cơ, nước tiểu sẫm màu, dị cảm, trường hợp nặng có thể gây suy đa tạng và tử vong).
1. Chống chỉ định ở bệnh nhân suy gan hoặc suy thận.
2. Ở bệnh nhân chức năng gan, thận bình thường: nên tránh phối hợp. Nếu phối hợp: giảm liều colchicin. Dùng liều tiếp theo của colchicin sau 3 ngày. Theo dõi nguy cơ độc tính của colchicin.
213
Colchicin
Lopinavir/ritonavir (ritonavir)
Ritonavir ức chế mạnh CYP3A4 và ức chế P-gp làm giảm chuyển hóa và thải trừ colchicin.
Tăng nồng độ colchicin trong huyết thanh, tăng nguy cơ tác dụng độc tính (tiêu chảy, nôn, đau bụng, sốt, xuất huyết, giảm cả ba dòng tế bào máu, các dấu hiệu độc tính trên cơ như đau cơ, mỏi cơ hoặc yếu cơ, nước tiểu sẫm màu, dị cảm, trường hợp nặng có thể gây suy đa tạng và tử vong).
1. Chống chỉ định ở bệnh nhân suy gan hoặc suy thận.
2. Ở bệnh nhân chức năng gan, thận bình thường: nên tránh phối hợp. Nếu phối hợp: giảm liều colchicin. Dùng liều tiếp theo của colchicin sau 3 ngày. Theo dõi nguy cơ độc tính của colchicin.
214
Colchicin
Darunavir/ritonavir (ritonavir)
Ritonavir ức chế mạnh CYP3A4 và ức chế P-gp làm giảm chuyển hóa và thải trừ colchicin.
Tăng nồng độ colchicin trong huyết thanh, tăng nguy cơ tác dụng độc tính (tiêu chảy, nôn, đau bụng, sốt, xuất huyết, giảm cả ba dòng tế bào máu, các dấu hiệu độc tính trên cơ như đau cơ, mỏi cơ hoặc yếu cơ, nước tiểu sẫm màu, dị cảm, trường hợp nặng có thể gây suy đa tạng và tử vong).
1. Chống chỉ định ở bệnh nhân suy gan hoặc suy thận.
2. Ở bệnh nhân chức năng gan, thận bình thường: nên tránh phối hợp. Nếu phối hợp: giảm liều colchicin. Dùng liều tiếp theo của colchicin sau 3 ngày. Theo dõi nguy cơ độc tính của colchicin.
215
Colchicin
Saquinavir +/- ritonavir
Saquinavir ức chế CYP3A4 mạnh làm giảm chuyển hóa của colchicin
Tăng nồng độ colchicin trong huyết thanh, tăng nguy cơ tác dụng độc tính (tiêu chảy, nôn, đau bụng, sốt, xuất huyết, giảm cả ba dòng tế bào máu, các dấu hiệu độc tính trên cơ như đau cơ, mỏi cơ hoặc yếu cơ, nước tiểu sẫm màu, dị cảm, trường hợp nặng có thể gây suy đa tạng và tử vong).
1. Chống chỉ định ở bệnh nhân suy gan hoặc suy thận.
2. Ở bệnh nhân chức năng gan, thận bình thường: nên tránh phối hợp. Nếu phối hợp: giảm liều colchicin. Dùng liều tiếp theo của colchicin sau 3 ngày. Theo dõi nguy cơ độc tính của colchicin.
216
Colchicin
Itraconazol
Itraconazol ức chế mạnh CYP3A4 và ức chế P-gp làm giảm chuyển hóa và thải trừ colchicin.
Tăng nồng độ colchicin trong huyết thanh, tăng nguy cơ tác dụng độc tính (tiêu chảy, nôn, đau bụng, sốt, xuất huyết, giảm cả ba dòng tế bào máu, các dấu hiệu độc tính trên cơ như đau cơ, mỏi cơ hoặc yếu cơ, nước tiểu sẫm màu, dị cảm, trường hợp nặng có thể gây suy đa tạng và tử vong).
1. Chống chỉ định ở bệnh nhân suy gan hoặc suy thận.
2. Ở bệnh nhân chức năng gan, thận bình thường: nên tránh phối hợp. Nếu phối hợp: giảm liều colchicin. Dùng liều tiếp theo của colchicin sau 3 ngày. Theo dõi nguy cơ độc tính của colchicin.
217
Colchicin
Posaconazol
Posaconazol ức chế CYP3A4 mạnh làm giảm chuyển hóa của colchicin
Tăng nồng độ colchicin trong huyết thanh, tăng nguy cơ tác dụng độc tính (tiêu chảy, nôn, đau bụng, sốt, xuất huyết, giảm cả ba dòng tế bào máu, các dấu hiệu độc tính trên cơ như đau cơ, mỏi cơ hoặc yếu cơ, nước tiểu sẫm màu, dị cảm, trường hợp nặng có thể gây suy đa tạng và tử vong).
1. Chống chỉ định ở bệnh nhân suy gan hoặc suy thận.
2. Ở bệnh nhân chức năng gan, thận bình thường: nên tránh phối hợp. Nếu phối hợp: giảm liều colchicin. Dùng liều tiếp theo của colchicin sau 3 ngày. Theo dõi nguy cơ độc tính của colchicin.
218
Colchicin
Voriconazol
Voriconazol ức chế CYP3A4 mạnh làm giảm chuyển hóa của colchicin
Tăng nồng độ colchicin trong huyết thanh, tăng nguy cơ tác dụng độc tính (tiêu chảy, nôn, đau bụng, sốt, xuất huyết, giảm cả ba dòng tế bào máu, các dấu hiệu độc tính trên cơ như đau cơ, mỏi cơ hoặc yếu cơ, nước tiểu sẫm màu, dị cảm, trường hợp nặng có thể gây suy đa tạng và tử vong).
1. Chống chỉ định ở bệnh nhân suy gan hoặc suy thận.
2. Ở bệnh nhân chức năng gan, thận bình thường: nên tránh phối hợp. Nếu phối hợp: giảm liều colchicin. Dùng liều tiếp theo của colchicin sau 3 ngày. Theo dõi nguy cơ độc tính của colchicin.
219
Colchicin
Roxithromycin
Roxithromycin
ức chế CYP3A4 mạnh làm giảm chuyển hóa của colchicin
Tăng nồng độ colchicin trong huyết thanh, tăng nguy cơ tác dụng độc tính (tiêu chảy, nôn, đau bụng, sốt, xuất huyết, giảm cả ba dòng tế bào máu, các dấu hiệu độc tính trên cơ như đau cơ, mỏi cơ hoặc yếu cơ, nước tiểu sẫm màu, dị cảm, trường hợp nặng có thể gây suy đa tạng và tử vong).
1. Chống chỉ định ở bệnh nhân suy gan hoặc suy thận.
2. Ở bệnh nhân chức năng gan, thận bình thường: nên tránh phối hợp. Nếu phối hợp: giảm liều colchicin. Dùng liều tiếp theo của colchicin sau 3 ngày. Theo dõi nguy cơ độc tính của colchicin.
220
Colchicin
Erythromycin
Erythromycin ức chế mạnh CYP3A4 và ức chế P-gp làm giảm chuyển hóa và thải trừ colchicin.
Tăng nồng độ colchicin trong huyết thanh, tăng nguy cơ tác dụng độc tính (tiêu chảy, nôn, đau bụng, sốt, xuất huyết, giảm cả ba dòng tế bào máu, các dấu hiệu độc tính trên cơ như đau cơ, mỏi cơ hoặc yếu cơ, nước tiểu sẫm màu, dị cảm, trường hợp nặng có thể gây suy đa tạng và tử vong).
1. Chống chỉ định ở bệnh nhân suy gan hoặc suy thận.
2. Ở bệnh nhân chức năng gan, thận bình thường: nên tránh phối hợp. Nếu phối hợp: giảm liều colchicin. Dùng liều tiếp theo của colchicin sau 3 ngày. Theo dõi nguy cơ độc tính của colchicin.
221
Colchicin
Ranolazin
Ranolazin ức chế P-gp làm giảm thải trừ colchicin.
Tăng nồng độ colchicin trong huyết thanh, tăng nguy cơ tác dụng độc tính (tiêu chảy, nôn, đau bụng, sốt, xuất huyết, giảm cả ba dòng tế bào máu, các dấu hiệu độc tính trên cơ như đau cơ, mỏi cơ hoặc yếu cơ, nước tiểu sẫm màu, dị cảm, trường hợp nặng có thể gây suy đa tạng và tử vong).
1. Chống chỉ định ở bệnh nhân suy gan hoặc suy thận.
2. Ở bệnh nhân chức năng gan, thận bình thường: nên tránh phối hợp. Nếu phối hợp: giảm liều colchicin. Dùng liều tiếp theo của colchicin sau 3 ngày. Theo dõi nguy cơ độc tính của colchicin.
222
Colchicin
Verapamil
Verapamil ức chế P-gp làm giảm thải trừ colchicin.
Tăng nồng độ colchicin trong huyết thanh, tăng nguy cơ tác dụng độc tính (tiêu chảy, nôn, đau bụng, sốt, xuất huyết, giảm cả ba dòng tế bào máu, các dấu hiệu độc tính trên cơ như đau cơ, mỏi cơ hoặc yếu cơ, nước tiểu sẫm màu, dị cảm, trường hợp nặng có thể gây suy đa tạng và tử vong).
1. Chống chỉ định ở bệnh nhân suy gan hoặc suy thận.
2. Ở bệnh nhân chức năng gan, thận bình thường: nên tránh phối hợp. Nếu phối hợp: giảm liều colchicin. Dùng liều tiếp theo của colchicin sau 3 ngày. Theo dõi nguy cơ độc tính của colchicin.
223
Colchicin
Diltiazem
Diltiazem ức chế P-gp làm giảm thải trừ colchicin.
Tăng nồng độ colchicin trong huyết thanh, tăng nguy cơ tác dụng độc tính (tiêu chảy, nôn, đau bụng, sốt, xuất huyết, giảm cả ba dòng tế bào máu, các dấu hiệu độc tính trên cơ như đau cơ, mỏi cơ hoặc yếu cơ, nước tiểu sẫm màu, dị cảm, trường hợp nặng có thể gây suy đa tạng và tử vong).
1. Chống chỉ định ở bệnh nhân suy gan hoặc suy thận.
2. Ở bệnh nhân chức năng gan, thận bình thường: nên tránh phối hợp. Nếu phối hợp: giảm liều colchicin. Dùng liều tiếp theo của colchicin sau 3 ngày. Theo dõi nguy cơ độc tính của colchicin.
224
Colchicin
Sunitinib
Sunitinib ức chế P-gp làm giảm thải trừ colchicin.
Tăng nồng độ colchicin trong huyết thanh, tăng nguy cơ tác dụng độc tính (tiêu chảy, nôn, đau bụng, sốt, xuất huyết, giảm cả ba dòng tế bào máu, các dấu hiệu độc tính trên cơ như đau cơ, mỏi cơ hoặc yếu cơ, nước tiểu sẫm màu, dị cảm, trường hợp nặng có thể gây suy đa tạng và tử vong).
1. Chống chỉ định ở bệnh nhân suy gan hoặc suy thận.
2. Ở bệnh nhân chức năng gan, thận bình thường: nên tránh phối hợp. Nếu phối hợp: giảm liều colchicin. Dùng liều tiếp theo của colchicin sau 3 ngày. Theo dõi nguy cơ độc tính của colchicin.
225
Colchicin
Nilotinib
Nilotinib ức chế P-gp làm giảm thải trừ colchicin.
Tăng nồng độ colchicin trong huyết thanh, tăng nguy cơ tác dụng độc tính (tiêu chảy, nôn, đau bụng, sốt, xuất huyết, giảm cả ba dòng tế bào máu, các dấu hiệu độc tính trên cơ như đau cơ, mỏi cơ hoặc yếu cơ, nước tiểu sẫm màu, dị cảm, trường hợp nặng có thể gây suy đa tạng và tử vong).
1. Chống chỉ định ở bệnh nhân suy gan hoặc suy thận.
2. Ở bệnh nhân chức năng gan, thận bình thường: nên tránh phối hợp. Nếu phối hợp: giảm liều colchicin. Dùng liều tiếp theo của colchicin sau 3 ngày. Theo dõi nguy cơ độc tính của colchicin.
226
Dabigatran
Itraconazol
Itraconazol ức chế P-gp làm giảm thải trừ dabigatran khỏi cơ thể
Tăng nồng độ dabigatran trong huyết thanh, tăng nguy cơ xuất huyết
Chống chỉ định phối hợp
227
Daclatasvir
Rifampicin
Rifampicin cảm ứng CYP3A4 làm tăng chuyển hóa của daclatasvir
Giảm nồng độ của daclatasvir trong huyết thanh, dẫn đến giảm hiệu quả điều trị
Chống chỉ định phối hợp.
228
Daclatasvir
Enzalutamid
Enzalutamid cảm ứng CYP3A4 làm tăng chuyển hóa của daclatasvir
Giảm nồng độ của daclatasvir trong huyết thanh, dẫn đến giảm hiệu quả điều trị
Chống chỉ định phối hợp.
229
Daclatasvir
Phenobarbital
Phenobarbital
cảm ứng CYP3A4 mạnh làm tăng chuyển hóa của daclatasvir
Giảm nồng độ của daclatasvir trong huyết thanh, dẫn đến giảm hiệu quả điều trị
Chống chỉ định phối hợp.
230
Daclatasvir
Phenytoin
Phenytoin cảm ứng CYP3A4 mạnh làm tăng chuyển hóa của daclatasvir
Giảm nồng độ của daclatasvir trong huyết thanh, dẫn đến giảm hiệu quả điều trị
Chống chỉ định phối hợp.
231
Danazol
Simvastatin
Danazol ức chế CYP3A4 làm giảm chuyển hóa của simvastatin
Tăng nồng độ simvastatin trong huyết thanh, tăng nguy cơ bệnh cơ
hoặc tiêu cơ vân cấp
Chống chỉ định phối hợp
232
Danazol
Lovastatin
Danazol ức chế CYP3A4 làm giảm chuyển hóa của lovastatin
Tăng nồng độ lovastatin trong huyết thanh, tăng nguy cơ bệnh cơ hoặc tiêu cơ vân cấp
Chống chỉ định phối hợp
233
Darunavir/ritonavir
Lovastatin
Darunavir/ritonavir ức chế CYP3A4 mạnh làm giảm chuyển hóa của lovastatin
Tăng nồng độ của lovastatin trong huyết thanh, tăng nguy cơ bệnh cơ hoặc tiêu cơ vân cấp
Chống chỉ định phối hợp. Trong trường hợp bắt buộc sử dụng dẫn chất statin, thay lovastatin bằng các dẫn chất statin khác (ngoại trừ simvastatin), sử dụng liều thấp nhất có hiệu quả, atorvastatin không vượt quá 20 mg/ngày (hoặc 40 mg/ngày theo Hướng dẫn điều trị HIV/AIDS của Bộ Y tế và Tổ chức Y tế Thế giới), pitavastatin không cần hiệu chỉnh liều khi phối hợp.
234
Darunavir/ritonavir
Simvastatin
Darunavir/ritonavir ức chế CYP3A4 mạnh làm giảm chuyển hóa của simvastatin
Tăng nồng độ của simvastatin trong huyết thanh, tăng nguy cơ bệnh cơ hoặc tiêu cơ vân cấp
Chống chỉ định phối hợp. Trong trường hợp bắt buộc sử dụng dẫn chất statin, thay simvastatin bằng các dẫn chất statin khác (ngoại trừ lovastatin), sử dụng liều thấp nhất có hiệu quả, atorvastatin không vượt quá 20 mg/ngày (hoặc 40 mg/ngày theo Hướng dẫn điều trị HIV/AIDS của Bộ Y tế và Tổ chức Y tế Thế giới), pitavastatin không cần hiệu chỉnh liều khi phối hợp.
235
Darunavir/ritonavir
Dihydroergotamin
Darunavir/ritonavir ức chế CYP3A4 mạnh làm giảm chuyển hóa của dihydroergotamin
Tăng nồng độ của dihydroergotamin trong huyết thanh, tăng nguy cơ độc tính (nôn, buồn nôn, hoại tử đầu chi, thiếu máu cục bộ do co thắt mạch…)
Chống chỉ định phối hợp
236
Darunavir/ritonavir
Ergotamin
Darunavir/ritonavir ức chế CYP3A4 mạnh làm giảm chuyển hóa của ergotamin
Tăng nồng độ của ergotamin trong huyết thanh, tăng nguy cơ độc tính (nôn, buồn nôn, hoại tử đầu chi, thiếu máu cục bộ do co thắt mạch…)
Chống chỉ định phối hợp
237
Darunavir/ritonavir
Ergometrin
Darunavir/ritonavir ức chế CYP3A4 mạnh làm giảm chuyển hóa của ergometrin
Tăng nồng độ của ergometrin trong huyết thanh, tăng nguy cơ độc tính (nôn, buồn nôn, hoại tử đầu chi, thiếu máu cục bộ do co thắt mạch…)
Tốt nhất nên tránh phối hợp. Đối với trường hợp điều trị băng huyết sau sinh, nếu không còn thuốc khác thay thế ở người bệnh đang sử dụng darunavir, sử dụng ergometrin chỉ khi lợi ích vượt trội nguy cơ và sử dụng liều thấp nhất có hiệu quả trong thời gian ngắn nhất.
238
Darunavir/ritonavir
Methylergometrin
Darunavir/ritonavir ức chế CYP3A4 mạnh làm giảm chuyển hóa của methylergometrin
Tăng nồng độ của methylergometrin trong huyết thanh, tăng nguy cơ độc tính (nôn, buồn nôn, hoại tử đầu chi, thiếu máu cục bộ do co thắt mạch…)
Tốt nhất nên tránh phối hợp. Đối với trường hợp điều trị băng huyết sau sinh, nếu không còn thuốc khác thay thế ở người bệnh đang sử dụng darunavir, sử dụng methylergometrin chỉ khi lợi ích vượt trội nguy cơ và sử dụng liều thấp nhất có hiệu quả trong thời gian ngắn nhất.
239
Darunavir/ritonavir
Ivabradin
Darunavir/ritonavir ức chế CYP3A4 mạnh làm giảm chuyển hóa của ivabradin
Tăng nồng độ ivabradin trong huyết thanh, tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT và chậm nhịp tim
Chống chỉ định phối hợp
240
Darunavir/ritonavir
Ticagrelor
Darunavir/ritonavir ức chế CYP3A4 mạnh làm giảm chuyển hóa của ticagrelor
Tăng nồng độ của ticagrelor trong huyết thanh, tăng nguy cơ xuất huyết
Chống chỉ định phối hợp
241
Darunavir/ritonavir
Ranolazin
Darunavir/ritonavir ức chế CYP3A4 mạnh làm giảm chuyển hóa của ranolazin
Tăng nồng độ ranolazin trong huyết thanh, tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT
Chống chỉ định phối hợp
242
Darunavir/ritonavir
Tolvaptan
Darunavir/ritonavir ức chế CYP3A4 mạnh làm giảm chuyển hóa của tolvaptan
Tăng nồng độ tolvaptan trong huyết thanh, tăng nguy cơ tác dụng không mong muốn (tăng nồng độ natri huyết thanh, đa niệu, khát nước, giảm thể tích tuần hoàn...)
Chống chỉ định phối hợp
243
Darunavir/ritonavir
Felodipin
Darunavir/ritonavir ức chế CYP3A4 mạnh làm giảm chuyển hóa của felodipin
Tăng nồng độ felodipin, tăng nguy cơ hạ huyết áp nghiêm trọng
Chống chỉ định phối hợp
244
Darunavir/ritonavir
Lercanidipin
Darunavir/ritonavir ức chế CYP3A4 mạnh làm giảm chuyển hóa của lercanidipin
Tăng nồng độ lercanidipin, tăng nguy cơ hạ huyết áp nghiêm trọng
Chống chỉ định phối hợp
245
Darunavir/ritonavir
Sildenafil
Darunavir/ritonavir ức chế CYP3A4 làm giảm chuyển hóa của sildenafil
Tăng nồng độ sildenafil trong huyết thanh, tăng nguy cơ độc tính (hạ huyết áp, ngất, rối loạn thị giác)
1. Chống chỉ định phối hợp trong trường hợp sử dụng sildenafil điều trị tăng áp động mạch phổi.
2. Trong trường hợp sử dụng sildenafil điều trị rối loạn cương dương, liều sildenafil không vượt quá 25 mg mỗi 48 giờ ở người đang sử dụng darunavir.
246
Darunavir/ritonavir
Quetiapin
Darunavir/ritonavir ức chế CYP3A4 mạnh làm giảm chuyển hóa của quetiapin
Tăng nồng độ của quetiapin, tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT
Tốt nhất nên tránh phối hợp. Trong trường hợp bắt buộc sử dụng darunavir, giảm liều quetiapin còn 1/6 liều so với liều bình thường.
247
Darunavir/ritonavir
Rifampicin
Rifampicin cảm ứng CYP3A4 làm tăng chuyển hóa của Darunavir/ritonavir
Giảm nồng độ darunavir trong huyết thanh, giảm hiệu quả điều trị
Chống chỉ định phối hợp
248
Darunavir/ritonavir
Grazoprevir/ elbasvir
Darunavir/ritonavir ức chế OATP1B1/3 làm giảm vận chuyển grazoprevir vào gan.
Tăng nồng độ grazoprevir/elbasvir, tăng nguy cơ tăng ALT
Chống chỉ định phối hợp
249
Darunavir/ritonavir
Domperidon
Darunavir/ritonavir ức chế CYP3A4 làm giảm chuyển hóa của domperidon
Tăng nồng độ domperidon trong huyết thanh, tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT
Chống chỉ định phối hợp
250
Darunavir/ritonavir (ritonavir)
Vardenafil
Ritonavir ức chế CYP3A4 làm giảm chuyển hóa của vardenafil
Tăng nồng độ vardenafil trong huyết thanh, tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT
Chống chỉ định phối hợp
251
Darunavir/ritonavir (ritonavir)
Propafenon
Ritonavir ức chế chuyển hóa của propafenon qua CYP3A4 và CYP2D6.
Tăng nồng độ, dẫn đến tăng độc tính của propafenon (đặc biệt là loạn nhịp tim).
Chống chỉ định phối hợp.
252
Darunavir/ritonavir (ritonavir)
Everolimus
Ritonavir ức chế mạnh CP3A4 làm giảm chuyển hóa của everolimus ở gan, đồng thời, ức chế P-gp làm giảm thải trừ everolimus khỏi cơ thể.
Tăng nồng độ everolimus trong huyết thanh, tăng tác dụng bất lợi liên quan đến ức chế miễn dịch
Chống chỉ định phối hợp
253
Darunavir/ritonavir (ritonavir)
Voriconazol
Ritonavir cảm ứng CYP2C19 (hoặc ức chế CYP3A4 ở người thiếu hoặc giảm hoạt tính CYP2C19) làm tăng (hoặc giảm) chuyển hóa của voriconazol tùy thuộc từng cá thể (voriconazol là cơ chất của cả CYP3A4 và CYP2C19)
Giảm (hoặc tăng) nồng độ voriconazol.
1. Việc phối hợp voriconazol và ritonavir liều cao (400mg mỗi 12 giờ) làm giảm rõ rệt nồng độ voriconazol, vì vậy, chống chỉ định phối hợp voriconazol với ritonavir ở mức liều này.
2. Việc phối hợp voriconazol với ritonavir liều thấp (100mg mỗi 12 giờ) cũng đã cho thấy làm giảm nồng độ voriconazol mặc dù mức độ ít hơn so với liều cao ritonavir, vì vậy, nên tránh phối hợp thuốc trừ khi lợi ích vượt trội nguy cơ.
254
Delamanid
Rifampicin
Rifampicin cảm ứng CYP3A4 làm tăng chuyển hóa của delamanid
Giảm nồng độ của delamanid trong huyết thanh, dẫn đến giảm hiệu quả điều trị
Chống chỉ định phối hợp.
255
Delamanid
Enzalutamid
Enzalutamid cảm ứng CYP3A4 làm tăng chuyển hóa của delamanid
Giảm nồng độ của delamanid trong huyết thanh, dẫn đến giảm hiệu quả điều trị
Chống chỉ định phối hợp.
256
Delamanid
Phenytoin
Phenytoin cảm ứng CYP3A4 mạnh làm tăng chuyển hóa của delamanid
Giảm nồng độ của delamanid trong huyết thanh, dẫn đến giảm hiệu quả điều trị
Chống chỉ định phối hợp.
257
Dexamethason
Rilpivirin
Dexamethason cảm ứng CYP3A4 mạnh làm tăng chuyển hóa của rilpivirin
Giảm nồng độ của rilpivirin trong huyết thanh, dẫn đến giảm hiệu quả điều trị
Chống chỉ định phối hợp.
258
Dexibuprofen
Ketorolac
Hiệp đồng tác dụng kích ứng đường tiêu hóa
Tăng nguy cơ xuất huyết tiêu hóa nghiêm trọng (sử dụng đồng thời ketorolac với 1 NSAID khác làm tăng nguy cơ xuất huyết tiêu hóa gấp 5 lần so với phối hợp 2 NSAID khác)
Chống chỉ định phối hợp. Cần đặc biệt lưu ý nguy cơ tương tác trong trường hợp giảm đau hậu phẫu.
259
Dexketoprofen
Ketorolac
Hiệp đồng tác dụng kích ứng đường tiêu hóa
Tăng nguy cơ xuất huyết tiêu hóa nghiêm trọng (sử dụng đồng thời ketorolac với 1 NSAID khác làm tăng nguy cơ xuất huyết tiêu hóa gấp 5 lần so với phối hợp 2 NSAID khác)
Chống chỉ định phối hợp. Cần đặc biệt lưu ý nguy cơ tương tác trong trường hợp giảm đau hậu phẫu.
260
Dexlansoprazol
Rilpivirin
Giảm hấp thu rilpivirin do tăng pH dạ dày
Giảm nồng độ rilpivirin trong huyết thanh, giảm hiệu quả điều trị
Chống chỉ định phối hợp. Trong trường hợp thay thế bằng thuốc kháng H2, sử dụng các thuốc H2 ít nhất 12 giờ trước hoặc 4 giờ sau khi uống rilpivirin.
261
Dextromethorphan
Linezolid
Hiệp đồng tác dụng serotonin
Tăng nguy cơ hội chứng serotonin (sốt cao, rối loạn nhận thức, tăng phản xạ, mất phối hợp, rung giật cơ, cứng cơ, co giật, nhịp tim nhanh, tăng huyết áp, tăng thân nhiệt, vã mồ hôi, ảo giác, kích động hoặc bồn chồn…)
1. Cố gắng tránh sử dụng đồng thời linezolid và dextromethorphan. Tốt nhất các thuốc này nên sử dụng cách nhau 2 tuần. Cân nhắc thay đổi sang các thuốc nhóm khác có cùng chỉ định và ít có nguy cơ tương tác hơn. Trong trường hợp bắt buộc sử dụng opioid, có thể đổi sang các opiod khác không có hoạt tính ức chế thu hồi serotonin (codein)
2. Trong hợp không thể trì hoãn điều trị được 2 tuần, bắt buộc sử dụng dài ngày hoặc khẩn cấp bằng linezolid và không có thuốc khác thay thế, cân bằng lợi ích và nguy cơ xảy ra hội chứng serotonin.
Nếu lợi ích vượt trội nguy cơ, vẫn có thể sử dụng đồng thời nhưng cần giám sát chặt chẽ chặt chẽ bệnh nhân, đặc biệt trong tháng đầu tiên sử dụng đồng thời 2 thuốc.
262
Dextromethorphan
Xanh methylen (sử dụng đường tiêm
tĩnh mạch)
Hiệp đồng tác dụng serotonin
Tăng nguy cơ hội chứng serotonin (sốt cao, rối loạn nhận thức, tăng phản xạ, mất phối hợp, rung giật cơ, cứng cơ, co giật, nhịp tim nhanh, tăng huyết áp, tăng thân nhiệt, vã mồ hôi, ảo giác, kích động hoặc bồn chồn…)
1. Cố gắng tránh sử dụng đồng thời xanh methylen và dextromethorphan. Tốt nhất các thuốc này nên sử dụng cách nhau 2 tuần. Cân nhắc thay đổi sang các thuốc nhóm khác có cùng chỉ định và ít có nguy cơ tương tác hơn. Trong trường hợp bắt buộc sử dụng opioid, có thể đổi sang các opiod khác không có hoạt tính ức chế thu hồi serotonin (codein)
2. Trong hợp không thể trì hoãn điều trị được 2 tuần, bắt buộc sử dụng dài ngày hoặc khẩn cấp bằng xanh methylen và không có thuốc khác thay thế, cân bằng lợi ích và nguy cơ xảy ra hội chứng serotonin. Nếu lợi ích vượt trội nguy cơ, vẫn có thể sử dụng đồng thời nhưng cần giám sát chặt chẽ chặt chẽ bệnh nhân, đặc biệt trong tháng đầu tiên sử dụng đồng thời 2 thuốc.
263
Dextromethorphan
Paroxetin
Paroxetin ức chế CYP2D6 làm giảm chuyển hóa của dextromethorpha n
Tăng nồng độ dextromethorphan, tăng nguy cơ độc tính (nôn, buồn nôn, nhìn mờ, ảo giác) hoặc tăng nguy cơ hội chứng serotonin (sốt cao, rối loạn nhận thức, tăng phản xạ, mất phối hợp, rung giật cơ, cứng cơ, co giật, nhịp tim nhanh, tăng huyết áp, tăng thân nhiệt, vã mồ hôi, ảo giác, kích động hoặc bồn chồn…)
Chống chỉ định phối hợp
264
Dextromethorphan
Fluoxetin
Fluoxetin ức chế CYP2D6 làm giảm chuyển hóa của dextromethorpha n
Tăng nồng độ dextromethorphan, tăng nguy cơ độc tính (nôn, buồn nôn, nhìn mờ, ảo giác) hoặc tăng nguy cơ hội chứng serotonin (sốt cao, rối loạn nhận thức, tăng phản xạ, mất phối hợp, rung giật cơ, cứng cơ, co giật, nhịp tim nhanh, tăng huyết áp, tăng thân nhiệt, vã mồ hôi, ảo giác, kích động hoặc bồn chồn…)
Chống chỉ định phối hợp
265
Dextromethorphan
Furazolidon
Hiệp đồng tác dụng serotonin. Tác dụng ức chế MAO của furazolidon do chất chuyển hóa của thuốc, xuất hiện chậm sau 5 - 10 ngày.
Tăng nguy cơ hội chứng serotonin (sốt cao, rối loạn nhận thức, tăng phản xạ, mất phối hợp, rung giật cơ, cứng cơ, co giật, nhịp tim nhanh, tăng huyết áp, tăng thân nhiệt, vã mồ hôi, ảo giác, kích động hoặc bồn chồn…)
1. Cố gắng tránh sử dụng đồng thời furazolidon và dextromethorphan. Tốt nhất các thuốc này nên sử dụng cách nhau 2 tuần. Cân nhắc thay đổi sang các thuốc nhóm khác có cùng chỉ định và ít có nguy cơ tương tác hơn. Trong trường hợp bắt buộc sử dụng opioid, có thể đổi sang các opiod khác không có hoạt tính ức chế thu hồi serotonin (codein)
2. Trong hợp không thể trì hoãn điều trị được 2 tuần, bắt buộc sử dụng dài ngày hoặc khẩn cấp bằng furazolidon và không có thuốc khác thay thế, cân bằng lợi ích và nguy cơ xảy ra hội chứng serotonin. Nếu lợi ích vượt trội nguy cơ, vẫn có thể sử dụng đồng thời nhưng cần giám sát chặt chẽ chặt chẽ bệnh nhân, đặc biệt trong tháng đầu tiên sử dụng đồng thời 2 thuốc.
266
Diclofenac
Ketorolac
Hiệp đồng tác dụng kích ứng đường tiêu hóa
Tăng nguy cơ xuất huyết tiêu hóa nghiêm trọng (sử dụng đồng thời ketorolac với 1 NSAID khác làm tăng nguy cơ xuất huyết tiêu hóa gấp 5 lần so với phối hợp 2 NSAID khác)
Chống chỉ định phối hợp. Cần đặc biệt lưu ý nguy cơ tương tác trong trường hợp giảm đau hậu phẫu.
267
Dicycloverin
Kali clorid (dạng thuốc viên sử dụng đường uống)
Dicycloverin kháng cholinergic gây tồn lưu hoặc làm tăng thời gian kali qua đường tiêu hóa khi sử dụng đường uống, gây loét đường tiêu hóa
Tăng nguy cơ loét đường tiêu hóa
1. Tốt nhất nên tránh phối hợp, đặc biệt ở người cao tuổi. Cân nhắc chuyển sang sử dụng kali đường tĩnh mạch.
2. Trong trường hợp bắt buộc sử dụng đồng thời, cân nhắc một số khuyến cáo sau giúp giảm nguy cơ loét tiêu hóa: (1) uống ít nhất 100 mL nước sau khi uống kali, (2) ngồi hoặc đứng thẳng trong ít nhất 5 - 10 phút sau khi uống thuốc.
268
Dihydroergotamin
Sumatriptan
Hiệp đồng tác dụng co mạch
Co thắt mạch kéo dài
Chống chỉ định phối hợp. Hai thuốc cách nhau ít nhất 24 giờ.
269
Dihydroergotamin
Roxithromycin
Roxithromycin
ức chế CYP3A4 mạnh làm giảm chuyển hóa của dihydroergotamin
Tăng nồng độ của dihydroergotamin trong huyết thanh, tăng nguy cơ độc tính (nôn, buồn nôn, hoại tử đầu chi, thiếu máu cục bộ do co thắt mạch…)
Chống chỉ định phối hợp
270
Dihydroergotamin
Erythromycin
Erythromycin ức chế CYP3A4
mạnh làm giảm chuyển hóa của dihydroergotamin
Tăng nồng độ của dihydroergotamin trong huyết thanh, tăng nguy cơ độc tính (nôn, buồn nôn, hoại tử đầu chi, thiếu máu cục bộ do co thắt mạch…)
Chống chỉ định phối hợp
271
Dihydroergotamin
Voriconazol
Voriconazol ức chế CYP3A4 mạnh làm giảm chuyển hóa của dihydroergotamin
Tăng nồng độ của dihydroergotamin trong huyết thanh, tăng nguy cơ độc tính (nôn, buồn nôn, hoại tử đầu chi, thiếu máu cục bộ do co thắt mạch…)
Chống chỉ định phối hợp
272
Dihydroergotamin
Posaconazol
Posaconazol ức chế CYP3A4 mạnh làm giảm chuyển hóa của dihydroergotamin
Tăng nồng độ của dihydroergotamin trong huyết thanh, tăng nguy cơ độc tính (nôn, buồn nôn, hoại tử đầu chi, thiếu máu cục bộ do co thắt mạch…)
Chống chỉ định phối hợp
273
Dihydroergotamin
Itraconazol
Itraconazol ức chế CYP3A4 mạnh làm giảm chuyển hóa của dihydroergotamin
Tăng nồng độ của dihydroergotamin trong huyết thanh, tăng nguy cơ độc tính (nôn, buồn nôn, hoại tử đầu chi, thiếu máu cục bộ do co thắt mạch…)
Chống chỉ định phối hợp
274
Dihydroergotamin
Saquinavir +/- ritonavir
Saquinavir ức chế CYP3A4 mạnh làm giảm chuyển hóa của dihydroergotamin
Tăng nồng độ của dihydroergotamin trong huyết thanh, tăng nguy cơ độc tính (nôn, buồn nôn, hoại tử đầu chi, thiếu máu cục bộ do co thắt mạch…)
Chống chỉ định phối hợp
275
Dihydroergotamin
Lopinavir/ritonavir
Lopinavir/ritonavir ức chế CYP3A4 mạnh làm giảm chuyển hóa của dihydroergotamin
Tăng nồng độ của dihydroergotamin trong huyết thanh, tăng nguy cơ độc tính (nôn, buồn nôn, hoại tử đầu chi, thiếu máu cục bộ do co thắt mạch…)
Chống chỉ định phối hợp
276
Dihydroergotamin
Indinavir +/- ritonavir
Indinavir ức chế CYP3A4 mạnh làm giảm chuyển hóa của dihydroergotamin
Tăng nồng độ của dihydroergotamin trong huyết thanh, tăng nguy cơ độc tính (nôn, buồn nôn, hoại tử đầu chi, thiếu máu cục bộ do co thắt mạch…)
Chống chỉ định phối hợp
277
Diltiazem
Ivabradin
Diltiazem ức chế CYP3A4 làm giảm chuyển hóa của ivabradin và hiệp đồng tác dụng làm chậm nhịp tim của ivabradin
Tăng nồng độ ivabradin trong huyết thanh, tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT và chậm nhịp tim
Chống chỉ định phối hợp
278
Domperidon
Sotalol
Hiệp đồng tăng
tác dụng
Tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT, xoắn đỉnh
Chống chỉ định phối hợp.
279
Domperidon
Donepezil
Hiệp đồng tăng
tác dụng
Tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT, xoắn đỉnh
Chống chỉ định phối hợp.
280
Domperidon
Haloperidol
Hiệp đồng tăng
tác dụng
Tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT, xoắn đỉnh
Chống chỉ định phối hợp.
281
Domperidon
Escitalopram
Hiệp đồng tăng
tác dụng
Tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT, xoắn đỉnh
Chống chỉ định phối hợp.
282
Domperidon
Spiramycin
Hiệp đồng tăng
tác dụng
Tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT, xoắn đỉnh
Chống chỉ định phối hợp.
283
Domperidon
Moxifloxacin
Hiệp đồng tăng
tác dụng
Tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT, xoắn đỉnh
Chống chỉ định phối hợp.
284
Domperidon
Levofloxacin
Hiệp đồng tăng
tác dụng
Tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT, xoắn đỉnh
Chống chỉ định phối hợp.
285
Domperidon
Thioridazin
Hiệp đồng tăng
tác dụng
Tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT, xoắn đỉnh
Chống chỉ định phối hợp.
286
Domperidon
Methadon
Hiệp đồng tăng
tác dụng
Tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT, xoắn đỉnh
Chống chỉ định phối hợp.
287
Domperidon
Sparfloxacin
Hiệp đồng tăng
tác dụng
Tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT, xoắn đỉnh
Chống chỉ định phối hợp.
288
Domperidon
Lopinavir/ritonavir
Lopinavir/ritonavir ức chế CYP3A4 làm giảm chuyển hóa của domperidon
Tăng nồng độ domperidon trong huyết thanh, tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT
Chống chỉ định phối hợp
289
Domperidon
Saquinavir +/- ritonavir
Saquinavir ức chế CYP3A4 làm giảm chuyển hóa của domperidon
Tăng nồng độ domperidon trong huyết thanh, tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT
Chống chỉ định phối hợp
290
Domperidon
Indinavir +/- ritonavir
Indinavir ức chế CYP3A4 làm giảm chuyển hóa của domperidon
Tăng nồng độ domperidon trong huyết thanh, tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT
Chống chỉ định phối hợp
291
Domperidon
Itraconazol
Itraconazol ức chế CYP3A4 làm giảm chuyển hóa của domperidon
Tăng nồng độ domperidon trong huyết thanh, tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT
Chống chỉ định phối hợp
292
Domperidon
Fluconazol
Hiệp đồng tăng
tác dụng
Tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT, xoắn đỉnh
Chống chỉ định phối hợp.
293
Domperidon
Posaconazol
Posaconazol ức chế CYP3A4 làm giảm chuyển hóa của domperidon
Tăng nồng độ domperidon trong huyết thanh, tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT
Chống chỉ định phối hợp
294
Domperidon
Voriconazol
Voriconazol ức chế CYP3A4 làm giảm chuyển hóa của domperidon
Tăng nồng độ domperidon trong huyết thanh, tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT
Chống chỉ định phối hợp
295
Domperidon
Erythromycin
Erythromcyin ức chế CYP3A4 làm giảm chuyển hóa của domperidon
Tăng nồng độ domperidon trong huyết thanh, tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT
Chống chỉ định phối hợp
296
Domperidon
Levomeprom azin
Hiệp đồng tăng
tác dụng
Tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT, xoắn đỉnh
Chống chỉ định phối hợp.
297
Domperidon
Levosulpirid
Hiệp đồng tăng
tác dụng
Tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT, xoắn đỉnh
Chống chỉ định phối hợp.
298
Domperidon
Ondansetron
Hiệp đồng tăng
tác dụng
Tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT, xoắn đỉnh
Chống chỉ định phối hợp.
299
Domperidon
Oxaliplatin
Hiệp đồng tăng
tác dụng
Tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT, xoắn đỉnh
Chống chỉ định phối hợp.
300
Domperidon
Propofol
Hiệp đồng tăng
tác dụng
Tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT, xoắn đỉnh
Chống chỉ định phối hợp.
301
Domperidon
Roxithromycin
Hiệp đồng tăng
tác dụng
Tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT, xoắn đỉnh
Chống chỉ định phối hợp.
302
Domperidon
Sevofluran
Hiệp đồng tăng
tác dụng
Tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT, xoắn đỉnh
Chống chỉ định phối hợp.
303
Domperidon
Sulpirid
Hiệp đồng tăng
tác dụng
Tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT, xoắn đỉnh
Chống chỉ định phối hợp.
304
Donepezil
Thioridazin
Hiệp đồng tăng
tác dụng
Tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT, xoắn đỉnh
1. Chống chỉ định phối hợp ở các bệnh nhân có hội chứng QT kéo dài do di truyền hoặc mắc phải.
2. Trên các đối tượng bệnh nhân khác, tốt nhất nên tránh phối hợp các thuốc này. Trong trường hợp cần thiết phối hợp, cần đánh giá cẩn thận nguy cơ/lợi ích và lượng giá các yếu tố nguy cơ trên từng bệnh nhân, đặc biệt là rối loạn điện giải (hạ kali máu, hạ magie máu, hạ calci máu), nhịp tim chậm, nữ giới trước khi quyết định kê đơn.
305
Donepezil
Fluconazol
Hiệp đồng tăng
tác dụng
Tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT, xoắn đỉnh
1. Chống chỉ định phối hợp ở các bệnh nhân có hội chứng QT kéo dài do di truyền hoặc mắc phải.
2. Trên các đối tượng bệnh nhân khác, tốt nhất nên tránh phối hợp các thuốc này. Trong trường hợp cần thiết phối hợp, cần đánh giá cẩn thận nguy cơ/lợi ích và lượng giá các yếu tố nguy cơ trên từng bệnh nhân, đặc biệt là rối loạn điện giải (hạ kali máu, hạ magie máu, hạ calci máu), nhịp tim chậm, nữ giới trước khi quyết định kê đơn.
306
Donepezil
Sparfloxacin
Hiệp đồng tăng
tác dụng
Tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT, xoắn đỉnh
1. Chống chỉ định phối hợp ở các bệnh nhân có hội chứng QT kéo dài do di truyền hoặc mắc phải.
2. Trên các đối tượng bệnh nhân khác, tốt nhất nên tránh phối hợp các thuốc này. Trong trường hợp cần thiết phối hợp, cần đánh giá cẩn thận nguy cơ/lợi ích và lượng giá các yếu tố nguy cơ trên từng bệnh nhân, đặc biệt là rối loạn điện giải (hạ kali máu, hạ magie máu, hạ calci máu), nhịp tim chậm, nữ giới trước khi quyết định kê đơn.
307
Doxycyclin
Tretinoin
Hiệp đồng tăng độc tính
Tăng nguy cơ tăng áp nội sọ lành tính (phù gai thị, đau đầu, buồn nôn và nôn, và rối loạn thị giác)
Chống chỉ định phối hợp
308
Doxycyclin
Isotretinoin
Hiệp đồng tăng độc tính
Tăng nguy cơ tăng áp nội sọ lành tính (phù gai thị, đau đầu, buồn nôn và nôn, và rối loạn thị giác)
Chống chỉ định phối hợp
309
Doxylamin
Linezolid
Hiệp đồng tác dụng serotonin
Tăng nguy cơ hội chứng serotonin (sốt cao, rối loạn nhận thức, tăng phản xạ, mất phối hợp, rung giật cơ, cứng cơ, co giật, nhịp tim nhanh, tăng huyết áp, tăng thân nhiệt, vã mồ hôi, ảo giác, kích động hoặc bồn chồn…)
1. Cố gắng tránh sử dụng đồng thời linezolid và doxylamin. Tốt nhất các thuốc này nên sử dụng cách nhau 2 tuần. Cân nhắc thay đổi sang các thuốc nhóm khác có cùng chỉ định và ít có nguy cơ tương tác hơn.
2. Trong hợp không thể trì hoãn điều trị được 2 tuần, bắt buộc sử dụng dài ngày hoặc khẩn cấp bằng linezolid và không có thuốc khác thay thế, cân bằng lợi ích và nguy cơ xảy ra hội chứng serotonin. Nếu lợi ích vượt trội nguy cơ, vẫn có thể sử dụng đồng thời nhưng cần giám sát chặt chẽ chặt chẽ bệnh nhân, đặc biệt trong tháng đầu tiên sử dụng đồng thời 2 thuốc.
310
Doxylamin
Xanh methylen (sử dụng đường tiêm
tĩnh mạch)
Hiệp đồng tác dụng serotonin
Tăng nguy cơ hội chứng serotonin (sốt cao, rối loạn nhận thức, tăng phản xạ, mất phối hợp, rung giật cơ, cứng cơ, co giật, nhịp tim nhanh, tăng huyết áp, tăng thân nhiệt, vã mồ hôi, ảo giác, kích động hoặc bồn chồn…)
1. Cố gắng tránh sử dụng đồng thời xanh methylen và carbamazepin. Tốt nhất các thuốc này nên sử dụng cách nhau 2 tuần. Cân nhắc thay đổi sang các thuốc nhóm khác có cùng chỉ định và ít có nguy cơ tương tác hơn.
2. Trong hợp không thể trì hoãn điều trị được 2 tuần, bắt buộc sử dụng dài ngày hoặc khẩn cấp bằng xanh methylen và không có thuốc khác thay thế, cân bằng lợi ích và nguy cơ xảy ra hội chứng serotonin. Nếu lợi ích vượt trội nguy cơ, vẫn có thể sử dụng đồng thời nhưng cần giám sát chặt chẽ chặt chẽ bệnh nhân, đặc biệt trong tháng đầu tiên sử dụng đồng thời 2 thuốc.
311
Doxylamin
Furazolidon
Hiệp đồng tác dụng serotonin. Tác dụng ức chế MAO của furazolidon do chất chuyển hóa của thuốc, xuất hiện chậm sau 5 - 10 ngày.
Tăng nguy cơ hội chứng serotonin (sốt cao, rối loạn nhận thức, tăng phản xạ, mất phối hợp, rung giật cơ, cứng cơ, co giật, nhịp tim nhanh, tăng huyết áp, tăng thân nhiệt, vã mồ hôi, ảo giác, kích động hoặc bồn chồn…)
1. Cố gắng tránh sử dụng đồng thời furazolidon và doxylamin. Tốt nhất các thuốc này nên sử dụng cách nhau 2 tuần. Cân nhắc thay đổi sang các thuốc nhóm khác có cùng chỉ định và ít có nguy cơ tương tác hơn.
2. Trong hợp không thể trì hoãn điều trị được 2 tuần, bắt buộc sử dụng dài ngày hoặc khẩn cấp bằng furazolidon và không có thuốc khác thay thế, cân bằng lợi ích và nguy cơ xảy ra hội chứng serotonin. Nếu lợi ích vượt trội nguy cơ, vẫn có thể sử dụng đồng thời nhưng cần giám sát chặt chẽ chặt chẽ bệnh nhân, đặc biệt trong tháng đầu tiên sử dụng đồng thời 2 thuốc.
312
Duloxetin
Linezolid
Hiệp đồng tác dụng serotonin
Tăng nguy cơ hội chứng serotonin (sốt cao, rối loạn nhận thức, tăng phản xạ, mất phối hợp, rung giật cơ, cứng cơ, co giật, nhịp tim nhanh, tăng huyết áp, tăng thân nhiệt, vã mồ hôi, ảo giác, kích động hoặc bồn chồn…)
1. Cố gắng tránh sử dụng đồng thời linezolid và duloxetin. Tốt nhất các thuốc này nên sử dụng cách nhau 2 tuần. Cân nhắc thay đổi sang các thuốc nhóm khác có cùng chỉ định và ít có nguy cơ tương tác hơn.
2. Trong hợp không thể trì hoãn điều trị được 2 tuần, bắt buộc sử dụng dài ngày hoặc khẩn cấp bằng linezolid và không có thuốc khác thay thế, cân bằng lợi ích và nguy cơ xảy ra hội chứng serotonin. Nếu lợi ích vượt trội nguy cơ, vẫn có thể sử dụng đồng thời nhưng cần giám sát chặt chẽ chặt chẽ bệnh nhân, đặc biệt trong tháng đầu tiên sử dụng đồng thời 2 thuốc.
313
Duloxetin
Xanh methylen (sử dụng đường tiêm
tĩnh mạch)
Hiệp đồng tác dụng serotonin
Tăng nguy cơ hội chứng serotonin (sốt cao, rối loạn nhận thức, tăng phản xạ, mất phối hợp, rung giật cơ, cứng cơ, co giật, nhịp tim nhanh, tăng huyết áp, tăng thân nhiệt, vã mồ hôi, ảo giác, kích động hoặc bồn chồn…)
1. Cố gắng tránh sử dụng đồng thời xanh methylen và duloxetin. Tốt nhất các thuốc này nên sử dụng cách nhau 2 tuần. Cân nhắc thay đổi sang các thuốc nhóm khác có cùng chỉ định và ít có nguy cơ tương tác hơn.
2. Trong hợp không thể trì hoãn điều trị được 2 tuần, bắt buộc sử dụng dài ngày hoặc khẩn cấp bằng xanh methylen và không có thuốc khác thay thế, cân bằng lợi ích và nguy cơ xảy ra hội chứng serotonin. Nếu lợi ích vượt trội nguy cơ, vẫn có thể sử dụng đồng thời nhưng cần giám sát chặt chẽ chặt chẽ bệnh nhân, đặc biệt trong tháng đầu tiên sử dụng đồng thời 2 thuốc.
314
Duloxetin
Fluvoxamin
Fluvoxamin ức chế CYP1A2 mạnh làm giảm chuyển hóa của duloxetin
Tăng nồng độ của duloxetin trong huyết thanh, tăng nguy cơ tác dụng không mong muốn (buồn ngủ, hôn mê, hội chứng serotonin, co giật, nôn và nhịp tim nhanh...)
Chống chỉ định phối hợp
315
Duloxetin
Furazolidon
Hiệp đồng tác dụng serotonin. Tác dụng ức chế MAO của furazolidon do chất chuyển hóa của thuốc, xuất hiện chậm sau 5 - 10 ngày.
Tăng nguy cơ hội chứng serotonin (sốt cao, rối loạn nhận thức, tăng phản xạ, mất phối hợp, rung giật cơ, cứng cơ, co giật, nhịp tim nhanh, tăng huyết áp, tăng thân nhiệt, vã mồ hôi, ảo giác, kích động hoặc bồn chồn…)
1. Cố gắng tránh sử dụng đồng thời furazolidon và duloxetin. Tốt nhất các thuốc này nên sử dụng cách nhau 2 tuần. Cân nhắc thay đổi sang các thuốc nhóm khác có cùng chỉ định và ít có nguy cơ tương tác hơn.
2. Trong hợp không thể trì hoãn điều trị được 2 tuần, bắt buộc sử dụng dài ngày hoặc khẩn cấp bằng furazolidon và không có thuốc khác thay thế, cân bằng lợi ích và nguy cơ xảy ra hội chứng serotonin. Nếu lợi ích vượt trội nguy cơ, vẫn có thể sử dụng đồng thời nhưng cần giám sát chặt chẽ chặt chẽ bệnh nhân, đặc biệt trong tháng đầu tiên sử dụng
đồng thời 2 thuốc.
316
Efavirenz
Grazoprevir/ elbasvir
Efavirenz cảm ứng CYP3A4 làm tăng chuyển hóa của Grazoprevir/elbasvir
Giảm nồng độ grazoprevir/elbasvir trong huyết thanh, dẫn đến giảm hiệu quả điều trị
Chống chỉ định phối hợp.
317
Efavirenz
Voriconazol
Efavirenz cảm ứng CYP3A4 làm tăng chuyển hóa của voriconazol; voriconazol ức chế CYP3A4 làm giảm chuyển hóa của efavirenz
Giảm nồng độ voriconazol, tăng nồng độ efavirenz trong huyết thanh, tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT
1. Chống chỉ định với liều efavirenz trên 400 mg/ngày.
2. Voriconazol có thể phối hợp efavirenz khi tăng liều duy trì của voriconazol lên 400 mg mỗi 12 giờ và giảm liều của efavirenz còn 300 mg mỗi 24 giờ. Khi ngừng sử dụng voriconazol, có thể quay lại sử dụng liều ban đầu efavirenz.
318
Eltrombopag
Grazoprevir/ elbasvir
Eltrombopag ức chế OATP1B1/3 làm giảm vận chuyển grazoprevir vào gan.
Tăng nồng độ grazoprevir/elbasvir, tăng nguy cơ tăng ALT
Chống chỉ định phối hợp
319
Enalapril
Sacubitril/val sartan (sacubitril)
Tăng tích lũy bradykinin gây phù mạch
Tăng nguy cơ phù mạch
Chống chỉ định phối hợp. Chỉ bắt đầu sử dụng Sacubitril/valsartan (sacubitril) sau khi ngừng enalapril ít nhất 36 giờ.
320
Enzalutamid
Grazoprevir/ elbasvir
Enzalutamid cảm ứng CYP3A4 làm tăng chuyển hóa của Grazoprevir/elbasvir
Giảm nồng độ grazoprevir/elbasvir trong huyết thanh, dẫn đến giảm hiệu quả điều trị
Chống chỉ định phối hợp.
321
Ephedrin (sử dụng đường uống)
Xanh methylen (sử dụng đường tiêm tĩnh mạch)
Tăng tích lũy noradrenalin (norepinephrin)
Tăng nguy cơ xuất hiện cơn tăng huyết áp (đau đầu, đánh trống ngực, cứng cổ, tăng huyết áp)
1. Chống chỉ định sử dụng ephedrin sử dụng đường uống đồng thời hoặc trong vòng 14 ngày trước đó có sử dụng linezolid.
2. Đối với ephedrin sử dụng đường tiêm, cần sử dụng rất thận trọng trên bệnh nhân đang dùng linezolid trong điều kiện giám sát huyết áp chặt chẽ.
322
Ephedrin (sử dụng đường uống)
Xanh methylen (sử dụng đường tiêm tĩnh
mạch)
Tăng tích lũy noradrenalin (norepinephrin)
Tăng nguy cơ xuất hiện cơn tăng huyết áp (đau đầu, đánh trống ngực, cứng cổ, tăng huyết áp)
1. Chống chỉ định sử dụng ephedrin sử dụng đường uống đồng thời hoặc trong vòng 14 ngày trước đó có sử dụng xanh methylen.
2. Đối với ephedrin sử dụng đường tiêm, cần sử dụng rất thận trọng trên bệnh nhân đang dùng xanh methylen trong điều kiện giám sát huyết áp chặt chẽ.
323
Ephedrin (sử dụng đường uống)
Furazolidon
Tăng tích lũy noradrenalin (norepinephrin). Tác dụng ức chế MAO của furazolidon do chất chuyển hóa của thuốc, xuất hiện chậm sau 5 - 10 ngày.
Tăng nguy cơ xuất hiện cơn tăng huyết áp (đau đầu, đánh trống ngực, cứng cổ, tăng huyết áp)
1. Chống chỉ định sử dụng ephedrin sử dụng đường uống đồng thời hoặc trong vòng 14 ngày trước đó có sử dụng furazolidon.
2. Đối với ephedrin sử dụng đường tiêm, cần sử dụng rất thận trọng trên bệnh nhân đang dùng furazolidon trong điều kiện giám sát huyết áp chặt chẽ.
324
Ergometrin
Sumatriptan
Hiệp đồng tác dụng co mạch
Co thắt mạch kéo dài
Chống chỉ định phối hợp. Hai thuốc cách nhau ít nhất 24 giờ.
325
Ergometrin
Roxithromycin
Roxithromycin
ức chế CYP3A4 mạnh làm giảm chuyển hóa của ergometrin
Tăng nồng độ của ergometrin trong huyết thanh, tăng nguy cơ độc tính (nôn, buồn nôn, hoại tử đầu chi, thiếu máu cục bộ do co thắt mạch…)
Chống chỉ định phối hợp
326
Ergometrin
Erythromycin
Erythromycin ức chế CYP3A4 mạnh làm giảm chuyển hóa của ergometrin
Tăng nồng độ của ergometrin trong huyết thanh, tăng nguy cơ độc tính (nôn, buồn nôn, hoại tử đầu chi, thiếu máu cục bộ do co thắt mạch…)
Chống chỉ định phối hợp
327
Ergometrin
Voriconazol
Voriconazol ức chế CYP3A4 mạnh làm giảm chuyển hóa của ergometrin
Tăng nồng độ của ergometrin trong huyết thanh, tăng nguy cơ độc tính (nôn, buồn nôn, hoại tử đầu chi, thiếu máu cục bộ do co thắt mạch…)
Chống chỉ định phối hợp
328
Ergometrin
Posaconazol
Posaconazol ức chế CYP3A4 mạnh làm giảm chuyển hóa của ergometrin
Tăng nồng độ của ergometrin trong huyết thanh, tăng nguy cơ độc tính (nôn, buồn nôn, hoại tử đầu chi, thiếu máu cục bộ do co thắt mạch…)
Chống chỉ định phối hợp
329
Ergometrin
Itraconazol
Itraconazol ức chế CYP3A4 mạnh làm giảm chuyển hóa của ergometrin
Tăng nồng độ của ergometrin trong huyết thanh, tăng nguy cơ độc tính (nôn, buồn nôn, hoại tử đầu chi, thiếu máu cục bộ do co thắt mạch…)
Chống chỉ định phối hợp
330
Ergometrin
Saquinavir +/- ritonavir
Saquinavir ức chế CYP3A4 mạnh làm giảm chuyển hóa của ergometrin
Tăng nồng độ của ergometrin trong huyết thanh, tăng nguy cơ độc tính (nôn, buồn nôn, hoại tử đầu chi, thiếu máu cục bộ do co thắt mạch…)
Tốt nhất nên tránh phối hợp. Đối với trường hợp điều trị băng huyết sau sinh, nếu không còn thuốc khác thay thế ở người bệnh đang sử dụng saquinavir, sử dụng ergometrin chỉ khi lợi ích vượt trội nguy cơ và sử dụng liều thấp nhất có hiệu quả trong thời gian ngắn nhất.
331
Ergometrin
Lopinavir/ritonavir
Lopinavir/ritonavir ức chế CYP3A4 mạnh làm giảm chuyển hóa của ergometrin
Tăng nồng độ của ergometrin trong huyết thanh, tăng nguy cơ độc tính (nôn, buồn nôn, hoại tử đầu chi, thiếu máu cục bộ do co thắt mạch…)
Tốt nhất nên tránh phối hợp. Đối với trường hợp điều trị băng huyết sau sinh, nếu không còn thuốc khác thay thế ở người bệnh đang sử dụng lopinavir/ritonavir, sử dụng ergometrin chỉ khi lợi ích vượt trội nguy cơ và sử dụng liều thấp nhất có hiệu quả trong thời gian ngắn nhất.
332
Ergometrin
Indinavir +/- ritonavir
Indinavir ức chế CYP3A4 mạnh làm giảm chuyển hóa của ergometrin
Tăng nồng độ của ergometrin trong huyết thanh, tăng nguy cơ độc tính (nôn, buồn nôn, hoại tử đầu chi, thiếu máu cục bộ do co thắt mạch…)
Tốt nhất nên tránh phối hợp. Đối với trường hợp điều trị băng huyết sau sinh, nếu không còn thuốc khác thay thế ở người bệnh đang sử dụng indinavir, sử dụng ergometrin chỉ khi lợi ích vượt trội nguy cơ và sử dụng liều thấp nhất có hiệu quả trong thời gian ngắn nhất.
333
Ergotamin
Sumatriptan
Hiệp đồng tác dụng co mạch
Co thắt mạch kéo dài
Chống chỉ định phối hợp. Hai thuốc cách nhau ít nhất 24 giờ.
334
Ergotamin
Roxithromycin
Roxithromycin
ức chế CYP3A4 mạnh làm giảm chuyển hóa của ergotamin
Tăng nồng độ của ergotamin trong huyết thanh, tăng nguy cơ độc tính (nôn, buồn nôn, hoại tử đầu chi, thiếu máu cục bộ do co thắt mạch…)
Chống chỉ định phối hợp
335
Ergotamin
Erythromycin
Erythromycin ức chế CYP3A4 mạnh làm giảm chuyển hóa của ergotamin
Tăng nồng độ của ergotamin trong huyết thanh, tăng nguy cơ độc tính (nôn, buồn nôn, hoại tử đầu chi, thiếu máu cục bộ do co thắt mạch…)
Chống chỉ định phối hợp
336
Ergotamin
Voriconazol
Voriconazol ức chế CYP3A4 mạnh làm giảm chuyển hóa của ergotamin
Tăng nồng độ của ergotamin trong huyết thanh, tăng nguy cơ độc tính (nôn, buồn nôn, hoại tử đầu chi, thiếu máu cục bộ do co thắt mạch…)
Chống chỉ định phối hợp
337
Ergotamin
Posaconazol
Posaconazol ức chế CYP3A4 mạnh làm giảm chuyển hóa của ergotamin
Tăng nồng độ của ergotamin trong huyết thanh, tăng nguy cơ độc tính (nôn, buồn nôn, hoại tử đầu chi, thiếu máu cục bộ do co thắt mạch…)
Chống chỉ định phối hợp
338
Ergotamin
Itraconazol
Itraconazol ức chế CYP3A4 mạnh làm giảm chuyển hóa của ergotamin
Tăng nồng độ của ergotamin trong huyết thanh, tăng nguy cơ độc tính (nôn, buồn nôn, hoại tử đầu chi, thiếu máu cục bộ do co thắt mạch…)
Chống chỉ định phối hợp
339
Ergotamin
Saquinavir +/- ritonavir
Saquinavir ức chế CYP3A4 mạnh làm giảm chuyển hóa của ergotamin
Tăng nồng độ của ergotamin trong huyết thanh, tăng nguy cơ độc tính (nôn, buồn nôn, hoại tử đầu chi, thiếu máu cục bộ do co thắt mạch…)
Chống chỉ định phối hợp
340
Ergotamin
Lopinavir/ritonavir
Lopinavir/ritonavir ức chế CYP3A4 mạnh làm giảm chuyển hóa của ergotamin
Tăng nồng độ của ergotamin trong huyết thanh, tăng nguy cơ độc tính (nôn, buồn nôn, hoại tử đầu chi, thiếu máu cục bộ do co thắt mạch…)
Chống chỉ định phối hợp
341
Ergotamin
Indinavir +/- ritonavir
Indinavir ức chế CYP3A4 mạnh làm giảm chuyển hóa của ergotamin
Tăng nồng độ của ergotamin trong huyết thanh, tăng nguy cơ độc tính (nôn, buồn nôn, hoại tử đầu chi, thiếu máu cục bộ do co thắt mạch…)
Chống chỉ định phối hợp
342
Erythromycin
Thioridazin
Hiệp đồng tăng
tác dụng
Tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT, xoắn đỉnh
1. Chống chỉ định phối hợp ở các bệnh nhân có hội chứng QT kéo dài do di truyền hoặc mắc phải.
2. Trên các đối tượng bệnh nhân khác, tốt nhất nên tránh phối hợp các thuốc này. Trong trường hợp cần thiết phối hợp, cần đánh giá cẩn thận nguy cơ/lợi ích và lượng giá các yếu tố nguy cơ trên từng bệnh nhân, đặc biệt là rối loạn điện giải (hạ kali máu, hạ magie máu, hạ calci máu), nhịp tim chậm, nữ giới trước khi quyết định kê đơn.
343
Erythromycin
Fluconazol
Hiệp đồng tăng
tác dụng
Tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT, xoắn đỉnh
1. Chống chỉ định phối hợp ở các bệnh nhân có hội chứng QT kéo dài do di truyền hoặc mắc phải.
2. Trên các đối tượng bệnh nhân khác, tốt nhất nên tránh phối hợp các thuốc này. Trong trường hợp cần thiết phối hợp, cần đánh giá cẩn thận nguy cơ/lợi ích và lượng giá các yếu tố nguy cơ trên từng bệnh nhân, đặc biệt là rối loạn điện giải (hạ kali máu, hạ magie máu, hạ calci máu), nhịp tim chậm, nữ giới trước khi quyết định kê đơn.
344
Erythromycin
Piperaquin/ dihydroartemisinin (piperaquin)
Hiệp đồng tăng
tác dụng
Tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT, xoắn đỉnh
1. Chống chỉ định phối hợp ở các bệnh nhân có hội chứng QT kéo dài do di truyền hoặc mắc phải.
2. Trên các đối tượng bệnh nhân khác, tốt nhất nên tránh phối hợp các thuốc này. Trong trường hợp cần thiết phối hợp, cần đánh giá cẩn thận nguy cơ/lợi ích và lượng giá các yếu tố nguy cơ trên từng bệnh nhân, đặc biệt là rối loạn điện giải (hạ kali máu, hạ magie máu, hạ calci máu), nhịp tim chậm, nữ giới trước khi quyết định kê đơn.
345
Erythromycin
Lovastatin
Erythromycin ức chế CYP3A4 mạnh làm giảm chuyển hóa của lovastatin
Tăng nồng độ của lovastatin trong huyết thanh, tăng nguy cơ bệnh cơ hoặc tiêu cơ vân cấp
Chống chỉ định phối hợp. Cân nhắc thay đổi sang các thuốc nhóm khác có cùng chỉ định và ít có nguy cơ tương tác hơn:
- Trong trường hợp bắt buộc sử dụng kháng sinh macrolid, thay erythromycin bằng azithromycin HOẶC
- Trong trường hợp bắt buộc sử dụng dẫn chất statin, thay lovastatin bằng các dẫn chất statin khác (thận trọng khi phối hợp với pravastatin).
346
Erythromycin
Simvastatin
Erythromycin ức chế CYP3A4 mạnh làm giảm chuyển hóa của simvastatin
Tăng nồng độ của simvastatin trong huyết thanh, tăng nguy cơ bệnh cơ hoặc tiêu cơ vân cấp
Chống chỉ định phối hợp. Cân nhắc thay đổi sang các thuốc nhóm khác có cùng chỉ định và ít có nguy cơ tương tác hơn:
- Trong trường hợp bắt buộc sử dụng kháng sinh macrolid, thay erythromycin bằng azithromycin HOẶC
- Trong trường hợp bắt buộc sử dụng dẫn chất statin, thay simvastatin bằng các dẫn chất statin khác (thận trọng khi phối hợp với pravastatin).
347
Erythromycin
Methylergometrin
Erythromycin ức chế CYP3A4 mạnh làm giảm chuyển hóa của methylergometrin
Tăng nồng độ của methylergometrin trong huyết thanh, tăng nguy cơ độc tính (nôn, buồn nôn, hoại tử đầu chi, thiếu máu cục bộ do co thắt mạch…)
Chống chỉ định phối hợp
348
Erythromycin
Ivabradin
Erythromycin ức chế CYP3A4 mạnh làm giảm chuyển hóa của ivabradin
Tăng nồng độ ivabradin trong huyết thanh, tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT và chậm nhịp tim
Chống chỉ định phối hợp. Cân nhắc thay đổi sang các thuốc nhóm khác có cùng chỉ định và ít có nguy cơ tương tác hơn: Trong trường hợp bắt buộc sử dụng kháng sinh macrolid, thay erythromycin bằng azithromycin.
349
Erythromycin
Saquinavir/ ritonavir
Erythromycin ức chế CYP3A4 và P-gp, làm giảm chuyển hóa và thải trừ saquinavir. Saquinavir cũng ức chế CYP3A4 làm giảm chuyển hóa của erythromycin.
Tăng nồng độ erythromycin, tăng nồng độ saquinavir, tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT và xoắn đỉnh.
1. Chống chỉ định phối hợp ở bệnh nhân có QTc > 450 ms và saquinavir ở dạng phối hợp ritonavir.
2. Trong trường hợp bắt buộc phối hợp, định kỳ đo điện tâm đồ mỗi 3-4 ngày. Nếu QTc > 480 ms hoặc tăng > 20 ms so với ban đầu, ngừng 1 trong 2 hoặc cả 2 thuốc.
350
Erythromycin
Sparfloxacin
Hiệp đồng tăng
tác dụng
Tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT, xoắn đỉnh
1. Chống chỉ định phối hợp ở các bệnh nhân có hội chứng QT kéo dài do di truyền hoặc mắc phải.
2. Trên các đối tượng bệnh nhân khác, tốt nhất nên tránh phối hợp các thuốc này. Trong trường hợp cần thiết phối hợp, cần đánh giá cẩn thận nguy cơ/lợi ích và lượng giá các yếu tố nguy cơ trên từng bệnh nhân, đặc biệt là rối loạn điện giải (hạ kali máu, hạ magie máu, hạ calci máu), nhịp tim chậm, nữ giới trước khi quyết định kê đơn.
351
Escitalopram
Linezolid
Hiệp đồng tác dụng serotonin
Tăng nguy cơ hội chứng serotonin (sốt cao, rối loạn nhận thức, tăng phản xạ, mất phối hợp, rung giật cơ, cứng cơ, co giật, nhịp tim nhanh, tăng huyết áp, tăng thân nhiệt, vã mồ hôi, ảo giác, kích động hoặc bồn chồn…)
1. Cố gắng tránh sử dụng đồng thời linezolid và escitalopram. Tốt nhất các thuốc này nên sử dụng cách nhau 2 tuần. Cân nhắc thay đổi sang các thuốc nhóm khác có cùng chỉ định và ít có nguy cơ tương tác hơn.
2. Trong hợp không thể trì hoãn điều trị được 2 tuần, bắt buộc sử dụng dài ngày hoặc khẩn cấp bằng linezolid và không có thuốc khác thay thế, cân bằng lợi ích và nguy cơ xảy ra hội chứng serotonin. Nếu lợi ích vượt trội nguy cơ, vẫn có thể sử dụng đồng thời nhưng cần giám sát chặt chẽ chặt chẽ bệnh nhân, đặc biệt trong tháng đầu tiên sử dụng đồng thời 2 thuốc.
352
Escitalopram
Xanh methylen (sử dụng đường tiêm tĩnh mạch)
Hiệp đồng tác dụng serotonin
Tăng nguy cơ hội chứng serotonin (sốt cao, rối loạn nhận thức, tăng phản xạ, mất phối hợp, rung giật cơ, cứng cơ, co giật, nhịp tim nhanh, tăng huyết áp, tăng thân nhiệt, vã mồ hôi, ảo giác, kích động hoặc bồn chồn…)
1. Cố gắng tránh sử dụng đồng thời xanh methylen và methadon. Tốt nhất các thuốc này nên sử dụng cách nhau 2 tuần. Cân nhắc thay đổi sang các thuốc nhóm khác có cùng chỉ định và ít có nguy cơ tương tác hơn. Trong trường hợp bắt buộc sử dụng opioid, có thể đổi sang các opiod khác không có hoạt tính ức chế thu hồi serotonin (morphin, codein, oxycodon, buprenorphin)
2. Trong hợp không thể trì hoãn điều trị được 2 tuần, bắt buộc sử dụng dài ngày hoặc khẩn cấp bằng xanh methylen và không có thuốc khác thay thế, cân bằng lợi ích và nguy cơ xảy ra hội chứng serotonin. Nếu lợi ích vượt trội nguy cơ, vẫn có thể sử dụng đồng thời nhưng cần giám sát chặt chẽ chặt chẽ bệnh nhân, đặc biệt trong tháng đầu tiên sử dụng đồng thời 2 thuốc.
353
Escitalopram
Thioridazin
Hiệp đồng tăng
tác dụng
Tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT, xoắn đỉnh
1. Chống chỉ định phối hợp ở các bệnh nhân có hội chứng QT kéo dài do di truyền hoặc mắc phải.
2. Trên các đối tượng bệnh nhân khác, tốt nhất nên tránh phối hợp các thuốc này. Trong trường hợp cần thiết phối hợp, cần đánh giá cẩn thận nguy cơ/lợi ích và lượng giá các yếu tố nguy cơ trên từng bệnh nhân, đặc biệt là rối loạn điện giải (hạ kali máu, hạ magie máu, hạ calci máu), nhịp tim chậm, nữ giới trước khi quyết định kê đơn.
354
Escitalopram
Moxifloxacin
Hiệp đồng tăng
tác dụng
Tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT, xoắn đỉnh
1. Chống chỉ định phối hợp ở các bệnh nhân có hội chứng QT kéo dài do di truyền hoặc mắc phải.
2. Trên các đối tượng bệnh nhân khác, tốt nhất nên tránh phối hợp các thuốc này. Trong trường hợp cần thiết phối hợp, cần đánh giá cẩn thận nguy cơ/lợi ích và lượng giá các yếu tố nguy cơ trên từng bệnh nhân, đặc biệt là rối loạn điện giải (hạ kali máu, hạ magie máu, hạ calci máu), nhịp tim chậm, nữ giới trước khi quyết định kê đơn.
355
Escitalopram
Fluconazol
Hiệp đồng tăng
tác dụng
Tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT, xoắn đỉnh
1. Chống chỉ định phối hợp ở các bệnh nhân có hội chứng QT kéo dài do di truyền hoặc mắc phải.
2. Trên các đối tượng bệnh nhân khác, tốt nhất nên tránh phối hợp các thuốc này. Trong trường hợp cần thiết phối hợp, cần đánh giá cẩn thận nguy cơ/lợi ích và lượng giá các yếu tố nguy cơ trên từng bệnh nhân, đặc biệt là rối loạn điện giải (hạ kali máu, hạ magie máu, hạ calci máu), nhịp tim chậm, nữ giới trước khi quyết định kê đơn.
356
Escitalopram
Haloperidol
Hiệp đồng tăng
tác dụng
Tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT, xoắn đỉnh
1. Chống chỉ định phối hợp ở các bệnh nhân có hội chứng QT kéo dài do di truyền hoặc mắc phải.
2. Trên các đối tượng bệnh nhân khác, tốt nhất nên tránh phối hợp các thuốc này. Trong trường hợp cần thiết phối hợp, cần đánh giá cẩn thận nguy cơ/lợi ích và lượng giá các yếu tố nguy cơ trên từng bệnh nhân, đặc biệt là rối loạn điện giải (hạ kali máu, hạ magie máu, hạ calci máu), nhịp tim chậm, nữ giới trước khi quyết định kê đơn.
357
Escitalopram
Sotalol
Hiệp đồng tăng
tác dụng
Tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT, xoắn đỉnh
1. Chống chỉ định phối hợp ở các bệnh nhân có hội chứng QT kéo dài do di truyền hoặc mắc phải.
2. Trên các đối tượng bệnh nhân khác, tốt nhất nên tránh phối hợp các thuốc này. Trong trường hợp cần thiết phối hợp, cần đánh giá cẩn thận nguy cơ/lợi ích và lượng giá các yếu tố nguy cơ trên từng bệnh nhân, đặc biệt là rối loạn điện giải (hạ kali máu, hạ magie máu, hạ calci máu), nhịp tim chậm, nữ giới trước khi quyết định kê đơn.
358
Escitalopram
Furazolidon
Hiệp đồng tác dụng serotonin. Tác dụng ức chế MAO của furazolidon do chất chuyển hóa
của thuốc, xuất hiện chậm sau 5 - 10 ngày.
Tăng nguy cơ hội chứng serotonin (sốt cao, rối loạn nhận thức, tăng phản xạ, mất phối hợp, rung giật cơ, cứng cơ, co giật, nhịp tim nhanh, tăng huyết áp, tăng thân nhiệt, vã mồ hôi, ảo giác, kích động hoặc bồn chồn…)
1. Cố gắng tránh sử dụng đồng thời furazolidon và escitalopram. Tốt nhất các thuốc này nên sử dụng cách nhau 2 tuần. Cân nhắc thay đổi sang các thuốc nhóm khác có cùng chỉ định và ít có nguy cơ tương tác hơn.
2. Trong hợp không thể trì hoãn điều trị được 2 tuần, bắt buộc sử dụng dài ngày hoặc khẩn cấp bằng furazolidon và không có thuốc khác thay thế, cân bằng lợi ích và nguy cơ xảy ra hội chứng serotonin. Nếu lợi ích vượt trội nguy cơ, vẫn có thể sử dụng đồng thời nhưng cần giám sát chặt chẽ chặt chẽ bệnh nhân, đặc biệt trong tháng đầu tiên sử dụng đồng thời 2 thuốc.
359
Escitalopram
Sparfloxacin
Hiệp đồng tăng
tác dụng
Tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT, xoắn đỉnh
1. Chống chỉ định phối hợp ở các bệnh nhân có hội chứng QT kéo dài do di truyền hoặc mắc phải.
2. Trên các đối tượng bệnh nhân khác, tốt nhất nên tránh phối hợp các thuốc này. Trong trường hợp cần thiết phối hợp, cần đánh giá cẩn thận nguy cơ/lợi ích và lượng giá các yếu tố nguy cơ trên từng bệnh nhân, đặc biệt là rối loạn điện giải (hạ kali máu, hạ magie máu, hạ calci máu), nhịp tim chậm, nữ giới trước khi quyết định kê đơn.
360
Etodolac
Ketorolac
Hiệp đồng tác dụng kích ứng đường tiêu hóa
Tăng nguy cơ xuất huyết tiêu hóa nghiêm trọng (sử dụng đồng thời ketorolac với 1 NSAID khác làm tăng nguy cơ xuất huyết tiêu hóa gấp 5 lần so với phối hợp 2 NSAID khác)
Chống chỉ định phối hợp. Cần đặc biệt lưu ý nguy cơ tương tác trong trường hợp giảm đau hậu phẫu.
361
Etoricoxib
Ketorolac
Hiệp đồng tác dụng kích ứng đường tiêu hóa
Tăng nguy cơ xuất huyết tiêu hóa nghiêm trọng (sử dụng đồng thời ketorolac với 1 NSAID khác làm tăng nguy cơ xuất huyết tiêu hóa gấp 5 lần so với phối hợp 2 NSAID khác)
Chống chỉ định phối hợp. Cần đặc biệt lưu ý nguy cơ tương tác trong trường hợp giảm đau hậu phẫu.
362
Everolimus
Lopinavir/ritonavir (ritonavir)
Ritonavir ức chế mạnh CP3A4 làm giảm chuyển hóa của everolimus ở gan, đồng thời, ức chế P-gp làm giảm thải trừ everolimus khỏi cơ thể.
Tăng nồng độ everolimus trong huyết thanh, tăng tác dụng bất lợi liên quan đến ức chế miễn dịch
Chống chỉ định phối hợp
363
Everolimus
Indinavir/ritonavir (ritonavir)
Ritonavir ức chế mạnh CP3A4 làm giảm chuyển hóa của everolimus ở gan, đồng thời, ức chế P-gp làm giảm thải trừ everolimus khỏi cơ thể.
Tăng nồng độ everolimus trong huyết thanh, tăng tác dụng bất lợi liên quan đến ức chế miễn dịch
Chống chỉ định phối hợp
364
Everolimus
Saquinavir/ritonavir (ritonavir)
Ritonavir ức chế mạnh CP3A4 làm giảm chuyển hóa của everolimus ở gan, đồng thời, ức chế P-gp làm giảm thải trừ everolimus khỏi cơ thể.
Tăng nồng độ everolimus trong huyết thanh, tăng tác dụng bất lợi liên quan đến ức chế miễn dịch
Chống chỉ định phối hợp
365
Everolimus
Itraconazol
Itraconazol ức chế mạnh CP3A4 làm giảm chuyển hóa của everolimus ở gan, đồng thời, ức chế P-gp làm giảm thải trừ everolimus khỏi cơ thể.
Tăng nồng độ everolimus trong huyết thanh, tăng tác dụng bất lợi liên quan đến ức chế miễn dịch
Chống chỉ định phối hợp
366
Felodipin
Lopinavir/ritonavir
Lopinavir/ritonavir ức chế CYP3A4 mạnh làm giảm chuyển hóa của felodipin
Tăng nồng độ felodipin, tăng nguy cơ hạ huyết áp nghiêm trọng
Chống chỉ định phối hợp
367
Felodipin
Indinavir +/- ritonavir
Indinavir ức chế CYP3A4 mạnh làm giảm chuyển hóa của felodipin
Tăng nồng độ felodipin, tăng nguy cơ hạ huyết áp nghiêm trọng
Chống chỉ định phối hợp
368
Felodipin
Saquinavir +/- ritonavir
Saquinavir ức chế CYP3A4 mạnh làm giảm chuyển hóa của felodipin
Tăng nồng độ felodipin, tăng nguy cơ hạ huyết áp nghiêm trọng
Chống chỉ định phối hợp
369
Felodipin
Itraconazol
Itraconazol ức chế CYP3A4 mạnh làm giảm chuyển hóa của felodipin
Tăng nồng độ felodipin, tăng nguy cơ hạ huyết áp nghiêm trọng
Chống chỉ định phối hợp.
1. Chỉ bắt đầu sử dụng felodipin sau khi ngừng itraconazol ít nhất 2 tuần HOẶC
2. Cân nhắc thay đổi sang các thuốc nhóm khác có cùng chỉ định và ít có nguy cơ tương tác hơn: Trong trường hợp bắt buộc sử dụng thuốc kháng nấm azol, thay itraconazol bằng fluconazol (nhưng tránh dùng liều cao, có tác dụng ức chế mạnh CYP3A4).
370
Felodipin
Posaconazol
Posaconazol ức chế CYP3A4 mạnh làm giảm chuyển hóa của felodipin
Tăng nồng độ felodipin, tăng nguy cơ hạ huyết áp nghiêm trọng
Chống chỉ định phối hợp. Cân nhắc thay đổi sang các thuốc nhóm khác có cùng chỉ định và ít có nguy cơ tương tác hơn: Trong trường hợp bắt buộc sử dụng thuốc kháng nấm azol, thay posaconazol bằng fluconazol (nhưng tránh dùng liều cao, có tác dụng ức chế mạnh CYP3A4).
371
Felodipin
Voriconazol
Voriconazol ức chế CYP3A4 mạnh làm giảm chuyển hóa của felodipin
Tăng nồng độ felodipin, tăng nguy cơ hạ huyết áp nghiêm trọng
Chống chỉ định phối hợp. Cân nhắc thay đổi sang các thuốc nhóm khác có cùng chỉ định và ít có nguy cơ tương tác hơn: Trong trường hợp bắt buộc sử dụng thuốc kháng nấm azol, thay voriconazol bằng fluconazol (nhưng tránh dùng liều cao, có tác dụng ức chế mạnh CYP3A4).
372
Fentanyl
Linezolid
Hiệp đồng tác dụng serotonin
Tăng nguy cơ hội chứng serotonin (sốt cao, rối loạn nhận thức, tăng phản xạ, mất phối hợp, rung giật cơ, cứng cơ, co giật, nhịp tim nhanh, tăng huyết áp, tăng thân nhiệt, vã mồ hôi, ảo giác, kích động hoặc bồn chồn…)
1. Cố gắng tránh sử dụng đồng thời linezolid và fentanyl. Tốt nhất các thuốc này nên sử dụng cách nhau 2 tuần. Cân nhắc thay đổi sang các thuốc nhóm khác có cùng chỉ định và ít có nguy cơ tương tác hơn. Trong trường hợp bắt buộc sử dụng opioid, có thể đổi sang các opiod khác không có hoạt tính ức chế thu hồi serotonin (morphin, codein, oxycodon, buprenorphin)
2. Trong hợp không thể trì hoãn điều trị được 2 tuần, bắt buộc sử dụng dài ngày hoặc khẩn cấp bằng linezolid và không có thuốc khác thay thế, cân bằng lợi ích và nguy cơ xảy ra hội chứng serotonin. Nếu lợi ích vượt trội nguy cơ, vẫn có thể sử dụng đồng thời nhưng cần giám sát chặt chẽ chặt chẽ bệnh nhân, đặc biệt trong tháng đầu tiên sử dụng đồng thời 2 thuốc.
373
Fentanyl
Xanh methylen (sử dụng đường tiêm
tĩnh mạch)
Hiệp đồng tác dụng serotonin
Tăng nguy cơ hội chứng serotonin (sốt cao, rối loạn nhận thức, tăng phản xạ, mất phối hợp, rung giật cơ, cứng cơ, co giật, nhịp tim nhanh, tăng huyết áp, tăng thân nhiệt, vã mồ hôi, ảo giác, kích động hoặc bồn chồn…)
1. Cố gắng tránh sử dụng đồng thời xanh methylen và fentanyl. Tốt nhất các thuốc này nên sử dụng cách nhau 2 tuần. Cân nhắc thay đổi sang các thuốc nhóm khác có cùng chỉ định và ít có nguy cơ tương tác hơn. Trong trường hợp bắt buộc sử dụng opioid, có thể đổi sang các opiod khác không có hoạt tính ức chế thu hồi serotonin (morphin, codein, oxycodon, buprenorphin)
2. Trong hợp không thể trì hoãn điều trị được 2 tuần, bắt buộc sử dụng dài ngày hoặc khẩn cấp bằng xanh methylen và không có thuốc khác thay thế, cân bằng lợi ích và nguy cơ xảy ra hội chứng serotonin. Nếu lợi ích vượt trội nguy cơ, vẫn có thể sử dụng đồng thời nhưng cần giám sát chặt chẽ chặt chẽ bệnh nhân, đặc biệt trong tháng đầu tiên sử dụng
đồng thời 2 thuốc.
374
Fentanyl
Furazolidon
Hiệp đồng tác dụng serotonin. Tác dụng ức chế MAO của furazolidon do chất chuyển hóa của thuốc, xuất hiện chậm sau 5 - 10 ngày.
Tăng nguy cơ hội chứng serotonin (sốt cao, rối loạn nhận thức, tăng phản xạ, mất phối hợp, rung giật cơ, cứng cơ, co giật, nhịp tim nhanh, tăng huyết áp, tăng thân nhiệt, vã mồ hôi, ảo giác, kích động hoặc bồn chồn…)
1. Cố gắng tránh sử dụng đồng thời furazolidon và fentanyl. Tốt nhất các thuốc này nên sử dụng cách nhau 2 tuần. Cân nhắc thay đổi sang các thuốc nhóm khác có cùng chỉ định và ít có nguy cơ tương tác hơn. Trong trường hợp bắt buộc sử dụng opioid, có thể đổi sang các opiod khác không có hoạt tính ức chế thu hồi serotonin (morphin, codein, oxycodon, buprenorphin)
2. Trong hợp không thể trì hoãn điều trị được 2 tuần, bắt buộc sử dụng dài ngày hoặc khẩn cấp bằng furazolidon và không có thuốc khác thay thế, cân bằng lợi ích và nguy cơ xảy ra hội chứng serotonin. Nếu lợi ích vượt trội nguy cơ, vẫn có thể sử dụng đồng thời nhưng cần giám sát chặt chẽ chặt chẽ bệnh nhân, đặc biệt trong tháng đầu tiên sử dụng đồng thời 2 thuốc.
375
Floctafenin
Ketorolac
Hiệp đồng tác dụng kích ứng đường tiêu hóa
Tăng nguy cơ xuất huyết tiêu hóa nghiêm trọng (sử dụng đồng thời ketorolac với 1 NSAID khác làm tăng nguy cơ xuất huyết tiêu hóa gấp 5 lần so với phối hợp 2 NSAID khác)
Chống chỉ định phối hợp. Cần đặc biệt lưu ý nguy cơ tương tác trong trường hợp giảm đau hậu phẫu.
376
Fluconazol
Thioridazin
Hiệp đồng tăng
tác dụng
Tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT, xoắn đỉnh
1. Chống chỉ định phối hợp ở các bệnh nhân có hội chứng QT kéo dài do di truyền hoặc mắc phải.
2. Trên các đối tượng bệnh nhân khác, tốt nhất nên tránh phối hợp các thuốc này. Trong trường hợp cần thiết phối hợp, cần đánh giá cẩn thận nguy cơ/lợi ích và lượng giá các yếu tố nguy cơ trên từng bệnh nhân, đặc biệt là rối loạn điện giải (hạ kali máu, hạ magie máu, hạ calci máu), nhịp tim chậm, nữ giới trước khi quyết định kê đơn.
377
Fluconazol
Ondansetron
Hiệp đồng tăng
tác dụng
Tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT, xoắn đỉnh
1. Chống chỉ định phối hợp ở các bệnh nhân có hội chứng QT kéo dài do di truyền hoặc mắc phải.
2. Trên các đối tượng bệnh nhân khác, tốt nhất nên tránh phối hợp các thuốc này. Trong trường hợp cần thiết phối hợp, cần đánh giá cẩn thận nguy cơ/lợi ích và lượng giá các yếu tố nguy cơ trên từng bệnh nhân, đặc biệt là rối loạn điện giải (hạ kali máu, hạ magie máu, hạ calci máu), nhịp tim chậm, nữ giới trước khi quyết định kê đơn.
378
Fluconazol
Methadon
Hiệp đồng tăng
tác dụng
Tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT, xoắn đỉnh
1. Chống chỉ định phối hợp ở các bệnh nhân có hội chứng QT kéo dài do di truyền hoặc mắc phải.
2. Trên các đối tượng bệnh nhân khác, tốt nhất nên tránh phối hợp các thuốc này. Trong trường hợp cần thiết phối hợp, cần đánh giá cẩn thận nguy cơ/lợi ích và lượng giá các yếu tố nguy cơ trên từng bệnh nhân, đặc biệt là rối loạn điện giải (hạ kali máu, hạ magie máu, hạ calci máu), nhịp tim chậm, nữ giới trước khi quyết định kê đơn.
379
Fluconazol
Haloperidol
Hiệp đồng tăng
tác dụng
Tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT, xoắn đỉnh
1. Chống chỉ định phối hợp ở các bệnh nhân có hội chứng QT kéo dài do di truyền hoặc mắc phải.
2. Trên các đối tượng bệnh nhân khác, tốt nhất nên tránh phối hợp các thuốc này. Trong trường hợp cần thiết phối hợp, cần đánh giá cẩn thận nguy cơ/lợi ích và lượng giá các yếu tố nguy cơ trên từng bệnh nhân, đặc biệt là rối loạn điện giải (hạ kali máu, hạ magie máu, hạ calci máu), nhịp tim chậm, nữ giới trước khi quyết định kê đơn.
380
Fluconazol
Sparfloxacin
Hiệp đồng tăng
tác dụng
Tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT, xoắn đỉnh
1. Chống chỉ định phối hợp ở các bệnh nhân có hội chứng QT kéo dài do di truyền hoặc mắc phải.
2. Trên các đối tượng bệnh nhân khác, tốt nhất nên tránh phối hợp các thuốc này. Trong trường hợp cần thiết phối hợp, cần đánh giá cẩn thận nguy cơ/lợi ích và lượng giá các yếu tố nguy cơ trên từng bệnh nhân, đặc biệt là rối loạn điện giải (hạ kali máu, hạ magie máu, hạ calci máu), nhịp tim chậm, nữ giới trước khi quyết định kê đơn.
381
Fluoxetin
Linezolid
Hiệp đồng tác dụng serotonin
Tăng nguy cơ hội chứng serotonin (sốt cao, rối loạn nhận thức, tăng phản xạ, mất phối hợp, rung giật cơ, cứng cơ, co giật, nhịp tim nhanh, tăng huyết áp, tăng thân nhiệt, vã mồ hôi, ảo giác, kích động hoặc bồn chồn…)
1. Cố gắng tránh sử dụng đồng thời linezolid và fluoxetin. Tốt nhất các thuốc này nên sử dụng cách nhau 5 tuần. Cân nhắc thay đổi sang các thuốc nhóm khác có cùng chỉ định và ít có nguy cơ tương tác hơn.
2. Trong hợp không thể trì hoãn điều trị được 5 tuần, bắt buộc sử dụng dài ngày hoặc khẩn cấp bằng linezolid và không có thuốc khác thay thế, cân bằng lợi ích và nguy cơ xảy ra hội chứng serotonin.
Nếu lợi ích vượt trội nguy cơ, vẫn có thể sử dụng đồng thời nhưng cần giám sát chặt chẽ chặt chẽ bệnh nhân, đặc biệt trong tháng đầu tiên sử dụng đồng thời 2 thuốc.
382
Fluoxetin
Xanh methylen (sử dụng đường tiêm
tĩnh mạch)
Hiệp đồng tác dụng serotonin
Tăng nguy cơ hội chứng serotonin (sốt cao, rối loạn nhận thức, tăng phản xạ, mất phối hợp, rung giật cơ, cứng cơ, co giật, nhịp tim nhanh, tăng huyết áp, tăng thân nhiệt, vã mồ hôi, ảo giác, kích động hoặc bồn chồn…)
1. Cố gắng tránh sử dụng đồng thời xanh methylen và dextromethorphan. Tốt nhất các thuốc này nên sử dụng cách nhau 2 tuần. Cân nhắc thay đổi sang các thuốc nhóm khác có cùng chỉ định và ít có nguy cơ tương tác hơn. Trong trường hợp bắt buộc sử dụng opioid, có thể đổi sang các opiod khác không có hoạt tính ức chế thu hồi serotonin (morphin, codein, oxycodon, buprenorphin)
2. Trong hợp không thể trì hoãn điều trị được 2 tuần, bắt buộc sử dụng dài ngày hoặc khẩn cấp bằng xanh methylen và không có thuốc khác thay thế, cân bằng lợi ích và nguy cơ xảy ra hội chứng serotonin. Nếu lợi ích vượt trội nguy cơ, vẫn có thể sử dụng đồng thời nhưng cần giám sát chặt chẽ chặt chẽ bệnh nhân, đặc biệt trong tháng đầu tiên sử dụng đồng thời 2 thuốc.
383
Fluoxetin
Furazolidon
Hiệp đồng tác dụng serotonin. Tác dụng ức chế MAO của furazolidon do chất chuyển hóa của thuốc, xuất hiện chậm sau 5 - 10 ngày.
Tăng nguy cơ hội chứng serotonin (sốt cao, rối loạn nhận thức, tăng phản xạ, mất phối hợp, rung giật cơ, cứng cơ, co giật, nhịp tim nhanh, tăng huyết áp, tăng thân nhiệt, vã mồ hôi, ảo giác, kích động hoặc bồn chồn…)
1. Cố gắng tránh sử dụng đồng thời furazolidon và fluoxetin. Tốt nhất các thuốc này nên sử dụng cách nhau 5 tuần. Cân nhắc thay đổi sang các thuốc nhóm khác có cùng chỉ định và ít có nguy cơ tương tác hơn.
2. Trong hợp không thể trì hoãn điều trị được 5 tuần, bắt buộc sử dụng dài ngày hoặc khẩn cấp bằng furazolidon và không có thuốc khác thay thế, cân bằng lợi ích và nguy cơ xảy ra hội chứng serotonin. Nếu lợi ích vượt trội nguy cơ, vẫn có thể sử dụng đồng thời nhưng cần giám sát chặt chẽ chặt chẽ bệnh nhân, đặc biệt trong tháng đầu tiên sử dụng đồng thời 2 thuốc.
384
Flurbiprofen
Ketorolac
Hiệp đồng tác dụng kích ứng đường tiêu hóa
Tăng nguy cơ xuất huyết tiêu hóa nghiêm trọng (sử dụng đồng thời ketorolac với 1 NSAID khác làm tăng nguy cơ xuất huyết tiêu hóa gấp 5 lần so với phối hợp 2 NSAID khác)
Chống chỉ định phối hợp. Cần đặc biệt lưu ý nguy cơ tương tác trong trường hợp giảm đau hậu phẫu.
385
Fluvastatin
Gemfibrozil
Gemfibrozil ức chế OATP1B1 làm giảm vận chuyển fluvastatin vào gan.
Tăng nồng độ fluvastatin trong huyết thanh, tăng nguy cơ bệnh cơ hoặc tiêu cơ vân cấp
Chống chỉ định phối hợp. Trong trường hợp bắt buộc sử dụng dẫn chất fibrat, thay thế gemfibrozil bằng fenofibrat nhưng cần thận trọng khi phối hợp.
386
Fluvoxamin
Linezolid
Hiệp đồng tác dụng serotonin
Tăng nguy cơ hội chứng serotonin (sốt cao, rối loạn nhận thức, tăng phản xạ, mất phối hợp, rung giật cơ, cứng cơ, co giật, nhịp tim nhanh, tăng huyết áp, tăng thân nhiệt, vã mồ hôi, ảo giác, kích động hoặc bồn chồn…)
1. Cố gắng tránh sử dụng đồng thời linezolid và fluvoxamin. Tốt nhất các thuốc này nên sử dụng cách nhau 2 tuần. Cân nhắc thay đổi sang các thuốc nhóm khác có cùng chỉ định và ít có nguy cơ tương tác hơn.
2. Trong hợp không thể trì hoãn điều trị được 2 tuần, bắt buộc sử dụng dài ngày hoặc khẩn cấp bằng linezolid và không có thuốc khác thay thế, cân bằng lợi ích và nguy cơ xảy ra hội chứng serotonin. Nếu lợi ích vượt trội nguy cơ, vẫn có thể sử dụng đồng thời nhưng cần giám sát chặt chẽ chặt chẽ bệnh nhân, đặc biệt trong tháng đầu tiên sử dụng đồng thời 2 thuốc.
387
Fluvoxamin
Xanh methylen (sử dụng đường tiêm
tĩnh mạch)
Hiệp đồng tác dụng serotonin
Tăng nguy cơ hội chứng serotonin (sốt cao, rối loạn nhận thức, tăng phản xạ, mất phối hợp, rung giật cơ, cứng cơ, co giật, nhịp tim nhanh, tăng huyết áp, tăng thân nhiệt, vã mồ hôi, ảo giác, kích động hoặc bồn chồn…)
1. Cố gắng tránh sử dụng đồng thời xanh methylen và fentanyl. Tốt nhất các thuốc này nên sử dụng cách nhau 2 tuần. Cân nhắc thay đổi sang các thuốc nhóm khác có cùng chỉ định và ít có nguy cơ tương tác hơn. Trong trường hợp bắt buộc sử dụng opioid, có thể đổi sang các opiod khác không có hoạt tính ức chế thu hồi serotonin (morphin, codein, oxycodon, buprenorphin)
2. Trong hợp không thể trì hoãn điều trị được 2 tuần, bắt buộc sử dụng dài ngày hoặc khẩn cấp bằng xanh methylen và không có thuốc khác thay thế, cân bằng lợi ích và nguy cơ xảy ra hội chứng serotonin. Nếu lợi ích vượt trội nguy cơ, vẫn có thể sử dụng đồng thời nhưng cần giám sát chặt chẽ chặt chẽ bệnh nhân, đặc biệt trong tháng đầu tiên sử dụng đồng thời 2 thuốc.
388
Fluvoxamin
Tizanidin
Fluvoxamin ức chế CYP1A2 mạnh làm giảm chuyển hóa của tizanidin
Tăng nồng độ của tizanidin trong huyết thanh, tăng nguy cơ tác dụng bất lợi (hạ huyết áp, buồn ngủ, nhịp tim chậm...)
Chống chỉ định phối hợp
389
Fluvoxamin
Furazolidon
Hiệp đồng tác dụng serotonin. Tác dụng ức chế MAO của furazolidon do chất chuyển hóa của thuốc, xuất hiện chậm sau 5 - 10 ngày.
Tăng nguy cơ hội chứng serotonin (sốt cao, rối loạn nhận thức, tăng phản xạ, mất phối hợp, rung giật cơ, cứng cơ, co giật, nhịp tim nhanh, tăng huyết áp, tăng thân nhiệt, vã mồ hôi, ảo giác, kích động hoặc bồn chồn…)
1. Cố gắng tránh sử dụng đồng thời furazolidon và fluvoxamin. Tốt nhất các thuốc này nên sử dụng cách nhau 2 tuần. Cân nhắc thay đổi sang các thuốc nhóm khác có cùng chỉ định và ít có nguy cơ tương tác hơn.
2. Trong hợp không thể trì hoãn điều trị được 2 tuần, bắt buộc sử dụng dài ngày hoặc khẩn cấp bằng furazolidon và không có thuốc khác thay thế, cân bằng lợi ích và nguy cơ xảy ra hội chứng serotonin. Nếu lợi ích vượt trội nguy cơ, vẫn có thể sử dụng đồng thời nhưng cần giám sát chặt chẽ chặt chẽ bệnh nhân, đặc biệt trong tháng đầu tiên sử dụng đồng thời 2 thuốc.
390
Furazolidon
Paroxetin
Hiệp đồng tác dụng serotonin. Tác dụng ức chế MAO của furazolidon do chất chuyển hóa của thuốc, xuất hiện chậm sau 5 - 10 ngày.
Tăng nguy cơ hội chứng serotonin (sốt cao, rối loạn nhận thức, tăng phản xạ, mất phối hợp, rung giật cơ, cứng cơ, co giật, nhịp tim nhanh, tăng huyết áp, tăng thân nhiệt, vã mồ hôi, ảo giác, kích động hoặc bồn chồn…)
1. Cố gắng tránh sử dụng đồng thời furazolidon và paroxetin. Tốt nhất các thuốc này nên sử dụng cách nhau 2 tuần. Cân nhắc thay đổi sang các thuốc nhóm khác có cùng chỉ định và ít có nguy cơ tương tác hơn.
2. Trong hợp không thể trì hoãn điều trị được 2 tuần, bắt buộc sử dụng dài ngày hoặc khẩn cấp bằng furazolidon và không có thuốc khác thay thế, cân bằng lợi ích và nguy cơ xảy ra hội chứng serotonin. Nếu lợi ích vượt trội nguy cơ, vẫn có thể sử dụng đồng thời nhưng cần giám sát chặt chẽ chặt chẽ bệnh nhân, đặc biệt trong tháng đầu tiên sử dụng đồng thời 2 thuốc.
391
Furazolidon
Sertralin
Hiệp đồng tác dụng serotonin. Tác dụng ức chế MAO của furazolidon do chất chuyển hóa của thuốc, xuất hiện chậm sau 5 - 10 ngày.
Tăng nguy cơ hội chứng serotonin (sốt cao, rối loạn nhận thức, tăng phản xạ, mất phối hợp, rung giật cơ, cứng cơ, co giật, nhịp tim nhanh, tăng huyết áp, tăng thân nhiệt, vã mồ hôi, ảo giác, kích động hoặc bồn chồn…)
1. Cố gắng tránh sử dụng đồng thời furazolidon và sertralin. Tốt nhất các thuốc này nên sử dụng cách nhau 2 tuần. Cân nhắc thay đổi sang các thuốc nhóm khác có cùng chỉ định và ít có nguy cơ tương tác hơn.
2. Trong hợp không thể trì hoãn điều trị được 2 tuần, bắt buộc sử dụng dài ngày hoặc khẩn cấp bằng furazolidon và không có thuốc khác thay thế, cân bằng lợi ích và nguy cơ xảy ra hội chứng serotonin. Nếu lợi ích vượt trội nguy cơ, vẫn có thể sử dụng đồng thời nhưng cần giám sát chặt chẽ chặt chẽ bệnh nhân, đặc biệt trong tháng đầu tiên sử dụng đồng thời 2 thuốc.
392
Furazolidon
Venlafaxin
Hiệp đồng tác dụng serotonin. Tác dụng ức chế MAO của furazolidon do chất chuyển hóa của thuốc, xuất hiện chậm sau 5 - 10 ngày.
Tăng nguy cơ hội chứng serotonin (sốt cao, rối loạn nhận thức, tăng phản xạ, mất phối hợp, rung giật cơ, cứng cơ, co giật, nhịp tim nhanh, tăng huyết áp, tăng thân nhiệt, vã mồ hôi, ảo giác, kích động hoặc bồn chồn…)
1. Cố gắng tránh sử dụng đồng thời furazolidon và venlafaxin. Tốt nhất các thuốc này nên sử dụng cách nhau 2 tuần. Cân nhắc thay đổi sang các thuốc nhóm khác có cùng chỉ định và ít có nguy cơ tương tác hơn.
2. Trong hợp không thể trì hoãn điều trị được 2 tuần, bắt buộc sử dụng dài ngày hoặc khẩn cấp bằng furazolidon và không có thuốc khác thay thế, cân bằng lợi ích và nguy cơ xảy ra hội chứng serotonin. Nếu lợi ích vượt trội nguy cơ, vẫn có thể sử dụng đồng thời nhưng cần giám sát chặt chẽ chặt chẽ bệnh nhân, đặc biệt trong tháng đầu tiên sử dụng đồng thời 2 thuốc.
393
Furazolidon
Milnacipran
Hiệp đồng tác dụng serotonin. Tác dụng ức chế MAO của furazolidon do chất chuyển hóa của thuốc, xuất hiện chậm sau 5 - 10 ngày.
Tăng nguy cơ hội chứng serotonin (sốt cao, rối loạn nhận thức, tăng phản xạ, mất phối hợp, rung giật cơ, cứng cơ, co giật, nhịp tim nhanh, tăng huyết áp, tăng thân nhiệt, vã mồ hôi, ảo giác, kích động hoặc bồn chồn…)
1. Cố gắng tránh sử dụng đồng thời furazolidon và milnacriptan. Tốt nhất các thuốc này nên sử dụng cách nhau 2 tuần. Cân nhắc thay đổi sang các thuốc nhóm khác
có cùng chỉ định và ít có nguy cơ tương tác hơn.
2. Trong hợp không thể trì hoãn điều trị được 2 tuần, bắt buộc sử dụng dài ngày hoặc khẩn cấp bằng furazolidon và không có thuốc khác thay thế, cân bằng lợi ích và nguy cơ xảy ra hội chứng serotonin. Nếu lợi ích vượt trội nguy cơ, vẫn có thể sử dụng đồng thời nhưng cần giám sát chặt chẽ chặt chẽ bệnh nhân, đặc biệt trong tháng đầu tiên sử dụng đồng thời 2 thuốc.
394
Furazolidon
Trazodon
Hiệp đồng tác dụng serotonin. Tác dụng ức chế MAO của furazolidon do chất chuyển hóa của thuốc, xuất hiện chậm sau 5 - 10 ngày.
Tăng nguy cơ hội chứng serotonin (sốt cao, rối loạn nhận thức, tăng phản xạ, mất phối hợp, rung giật cơ, cứng cơ, co giật, nhịp tim nhanh, tăng huyết áp, tăng thân nhiệt, vã mồ hôi, ảo giác, kích động hoặc bồn chồn…)
1. Cố gắng tránh sử dụng đồng thời furazolidon và trazodon. Tốt nhất các thuốc này nên sử dụng cách nhau 2 tuần. Cân nhắc thay đổi sang các thuốc nhóm khác có cùng chỉ định và ít có nguy cơ tương tác hơn.
2. Trong hợp không thể trì hoãn điều trị được 2 tuần, bắt buộc sử dụng dài ngày hoặc khẩn cấp bằng furazolidon và không có thuốc khác thay thế, cân bằng lợi ích và nguy cơ xảy ra hội chứng serotonin. Nếu lợi ích vượt trội nguy cơ, vẫn có thể sử dụng đồng thời nhưng cần giám sát chặt chẽ chặt chẽ bệnh nhân, đặc biệt trong tháng đầu tiên sử dụng đồng thời 2 thuốc.
395
Furazolidon
Methylphen idat
Hiệp đồng tác dụng serotonin. Tác dụng ức chế MAO của furazolidon do chất chuyển hóa của thuốc, xuất hiện chậm sau 5 - 10 ngày.
Tăng nguy cơ hội chứng serotonin (sốt cao, rối loạn nhận thức, tăng phản xạ, mất phối hợp, rung giật cơ, cứng cơ, co giật, nhịp tim nhanh, tăng huyết áp, tăng thân nhiệt, vã mồ hôi, ảo giác, kích động hoặc bồn chồn…)
1. Cố gắng tránh sử dụng đồng thời furazolidon và methylphenidat. Tốt nhất các thuốc này nên sử dụng cách nhau 2 tuần. Cân nhắc thay đổi sang các thuốc nhóm khác có cùng chỉ định và ít có nguy cơ tương tác hơn.
2. Trong hợp không thể trì hoãn điều trị được 2 tuần, bắt buộc sử dụng dài ngày hoặc khẩn cấp bằng furazolidon và không có thuốc khác thay thế, cân bằng lợi ích và nguy cơ xảy ra hội chứng serotonin. Nếu lợi ích vượt trội nguy cơ, vẫn có thể sử dụng đồng thời nhưng cần giám sát chặt chẽ chặt chẽ bệnh nhân, đặc biệt trong tháng đầu tiên sử dụng đồng thời 2 thuốc.
396
Furazolidon
Mirtazapin
Hiệp đồng tác dụng serotonin. Tác dụng ức chế MAO của furazolidon do chất chuyển hóa của thuốc, xuất hiện chậm sau 5 - 10 ngày.
Tăng nguy cơ hội chứng serotonin (sốt cao, rối loạn nhận thức, tăng phản xạ, mất phối hợp, rung giật cơ, cứng cơ, co giật, nhịp tim nhanh, tăng huyết áp, tăng thân nhiệt, vã mồ hôi, ảo giác, kích động hoặc bồn chồn…)
1. Cố gắng tránh sử dụng đồng thời furazolidon và mirtazapin. Tốt nhất các thuốc này nên sử dụng cách nhau 2 tuần. Cân nhắc thay đổi sang các thuốc nhóm khác có cùng chỉ định và ít có nguy cơ tương tác hơn.
2. Trong hợp không thể trì hoãn điều trị được 2 tuần, bắt buộc sử dụng dài ngày hoặc khẩn cấp bằng furazolidon và không có thuốc khác thay thế, cân bằng lợi ích và nguy cơ xảy ra hội chứng serotonin. Nếu lợi ích vượt trội nguy cơ, vẫn có thể sử dụng đồng thời nhưng cần giám sát chặt chẽ chặt chẽ bệnh nhân, đặc biệt trong tháng đầu tiên sử dụng đồng thời 2 thuốc.
397
Furazolidon
Sumatriptan
Hiệp đồng tác dụng serotonin. Tác dụng ức chế MAO của furazolidon do chất chuyển hóa
của thuốc, xuất hiện chậm sau 5 - 10 ngày.
Tăng nguy cơ hội chứng serotonin (sốt cao, rối loạn nhận thức, tăng phản xạ, mất phối hợp, rung giật cơ, cứng cơ, co giật, nhịp tim nhanh, tăng huyết áp, tăng thân nhiệt, vã mồ hôi, ảo giác, kích động hoặc bồn chồn…)
1. Cố gắng tránh sử dụng đồng thời furazolidon và sumatriptan. Tốt nhất các thuốc này nên sử dụng cách nhau 2 tuần. Cân nhắc thay đổi sang các thuốc nhóm khác có cùng chỉ định và ít có nguy cơ tương tác hơn.
2. Trong hợp không thể trì hoãn điều trị được 2 tuần, bắt buộc sử dụng dài ngày hoặc khẩn cấp bằng furazolidon và không có thuốc khác thay thế, cân bằng lợi ích và nguy cơ xảy ra hội chứng serotonin. Nếu lợi ích vượt trội nguy cơ, vẫn có thể sử dụng đồng thời nhưng cần giám sát chặt chẽ chặt chẽ bệnh nhân, đặc biệt trong tháng đầu tiên sử dụng đồng thời 2 thuốc.
398
Furazolidon
Pethidin
Hiệp đồng tác dụng serotonin. Tác dụng ức chế MAO của furazolidon do chất chuyển hóa của thuốc, xuất hiện chậm sau 5 - 10 ngày.
Tăng nguy cơ hội chứng serotonin (sốt cao, rối loạn nhận thức, tăng phản xạ, mất phối hợp, rung giật cơ, cứng cơ, co giật, nhịp tim nhanh, tăng huyết áp, tăng thân nhiệt, vã mồ hôi, ảo giác, kích động hoặc bồn chồn…)
1. Cố gắng tránh sử dụng đồng thời furazolidon và pethidin. Tốt nhất các thuốc này nên sử dụng cách nhau 2 tuần. Cân nhắc thay đổi sang các thuốc nhóm khác có cùng chỉ định và ít có nguy cơ tương tác hơn. Trong trường hợp bắt buộc sử dụng opioid, có thể đổi sang các opiod khác không có hoạt tính ức chế thu hồi serotonin (morphin, codein, oxycodon, buprenorphin)
2. Trong hợp không thể trì hoãn điều trị được 2 tuần, bắt buộc sử dụng dài ngày hoặc khẩn cấp bằng furazolidon và không có thuốc khác thay thế, cân bằng lợi ích và nguy cơ xảy ra hội chứng serotonin. Nếu lợi ích vượt trội nguy cơ, vẫn có thể sử dụng đồng thời nhưng cần giám sát chặt chẽ chặt chẽ bệnh nhân, đặc biệt trong tháng đầu tiên sử dụng đồng thời 2 thuốc.
399
Furazolidon
Tramadol
Hiệp đồng tác dụng serotonin. Tác dụng ức chế MAO của furazolidon do chất chuyển hóa của thuốc, xuất hiện chậm sau 5 - 10 ngày.
Tăng nguy cơ hội chứng serotonin (sốt cao, rối loạn nhận thức, tăng phản xạ, mất phối hợp, rung giật cơ, cứng cơ, co giật, nhịp tim nhanh, tăng huyết áp, tăng thân nhiệt, vã mồ hôi, ảo giác, kích động hoặc bồn chồn…)
1. Cố gắng tránh sử dụng đồng thời furazolidon và tramadol. Tốt nhất các thuốc này nên sử dụng cách nhau 2 tuần. Cân nhắc thay đổi sang các thuốc nhóm khác có cùng chỉ định và ít có nguy cơ tương tác hơn. Trong trường hợp bắt buộc sử dụng opioid, có thể đổi sang các opiod khác không có hoạt tính ức chế thu hồi serotonin (morphin, codein, oxycodon, buprenorphin)
2. Trong hợp không thể trì hoãn điều trị được 2 tuần, bắt buộc sử dụng dài ngày hoặc khẩn cấp bằng furazolidon và không có thuốc khác thay thế, cân bằng lợi ích và nguy cơ xảy ra hội chứng serotonin. Nếu lợi ích vượt trội nguy cơ, vẫn có thể sử dụng đồng thời nhưng cần giám sát chặt chẽ chặt chẽ bệnh nhân, đặc biệt trong tháng đầu tiên sử dụng đồng thời 2 thuốc.
400
Furazolidon
Methadon
Hiệp đồng tác dụng serotonin. Tác dụng ức chế MAO của furazolidon do chất chuyển hóa của thuốc, xuất hiện chậm sau 5 - 10 ngày.
Tăng nguy cơ hội chứng serotonin (sốt cao, rối loạn nhận thức, tăng phản xạ, mất phối hợp, rung giật cơ, cứng cơ, co giật, nhịp tim nhanh, tăng huyết áp, tăng thân nhiệt, vã mồ hôi, ảo giác, kích động hoặc bồn chồn…)
1. Cố gắng tránh sử dụng đồng thời furazolidon và methadon. Tốt nhất các thuốc này nên sử dụng cách nhau 2 tuần. Cân nhắc thay đổi sang các thuốc nhóm khác có cùng chỉ định và ít có nguy cơ tương tác hơn. Trong trường hợp bắt buộc sử dụng opioid, có thể đổi sang các opiod khác không có hoạt tính ức chế thu hồi serotonin (morphin, codein, oxycodon, buprenorphin)
2. Trong hợp không thể trì hoãn điều trị được 2 tuần, bắt buộc sử dụng dài ngày hoặc khẩn cấp bằng furazolidon và không có thuốc khác thay thế, cân bằng lợi ích và nguy cơ xảy ra hội chứng serotonin. Nếu lợi ích vượt trội nguy cơ, vẫn có thể sử dụng đồng thời nhưng cần giám sát chặt chẽ chặt chẽ bệnh nhân, đặc biệt trong tháng đầu tiên sử dụng đồng thời 2 thuốc.
401
Furazolidon
Levodopa/ca rbidopa +/- entacapon
Tăng tích lũy noradrenalin (norepinephrin) và dopamin. Tác dụng ức chế MAO của furazolidon do chất chuyển hóa của thuốc, xuất hiện chậm sau 5 - 10 ngày.
Tăng nguy cơ xuất hiện cơn tăng huyết áp (đau đầu, đánh trống ngực, cứng cổ, tăng huyết áp)
Chống chỉ định sử dụng levodopa/carbidopa đồng thời hoặc trong vòng 14 ngày gần đây có sử dụng furazolidon.
402
Furazolidon
Methyldopa
Chưa rõ
Tăng nguy cơ xuất hiện cơn tăng huyết áp (đau đầu, đánh trống ngực, cứng cổ)
Chống chỉ định phối hợp
403
Furazolidon
Pseudoephed rin (sử dụng đường uống)
Tăng tích lũy noradrenalin (norepinephrin). Tác dụng ức chế MAO của furazolidon do chất chuyển hóa của thuốc, xuất hiện chậm sau 5 - 10 ngày.
Tăng nguy cơ xuất hiện cơn tăng huyết áp (đau đầu, đánh trống ngực, cứng cổ, tăng huyết áp)
Chống chỉ định sử dụng pseudoephedrin (sử dụng đường uống) đồng thời hoặc trong vòng 14 ngày gần đây có sử dụng furazolidon.
404
Furazolidon
Phenylephrin (sử dụng đường uống)
Tăng tích lũy noradrenalin (norepinephrin). Tác dụng ức chế MAO của furazolidon do chất chuyển hóa của thuốc, xuất hiện chậm sau 5 - 10 ngày.
Tăng nguy cơ xuất hiện cơn tăng huyết áp (đau đầu, đánh trống ngực, cứng cổ, tăng huyết áp)
1. Chống chỉ định sử dụng phenylephrin sử dụng đường uống đồng thời hoặc trong vòng 14 ngày trước đó có sử dụng furazolidon.
2. Đối với phenylephrin sử dụng đường tiêm, cần sử dụng rất thận trọng trên bệnh nhân đang dùng furazolidon trong điều kiện giám sát huyết áp chặt chẽ.
405
Furazolidon
Nefopam
Nefopam ức chế thu hồi noradrenalin (norepinephrin) và serotonin trên hệ thần kinh. Tác dụng ức chế MAO của furazolidon do chất chuyển hóa của thuốc, xuất hiện chậm sau 5 - 10 ngày
Tăng nguy cơ kích thích thần kinh trung ương (co giật, ảo giác và kích động)
Chống chỉ định phối hợp
406
Gemfibrozil
Repaglinid
Gemfibrozil ức chế CYP2C8 làm giảm chuyển hóa của repaglinid, gemfibrozil cũng ức chế OATP1B1 làm giảm vận chuyển gemfibrozil vào gan.
Tăng nồng độ repaglinid trong huyết thanh, tăng nguy cơ hạ đường huyết
Chống chỉ định phối hợp
407
Gemfibrozil
Simvastatin
Gemfibrozil ức chế OATP1B1 làm giảm vận chuyển simvastatin vào gan.
Tăng nồng độ simvastatin trong huyết thanh, tăng nguy cơ bệnh cơ hoặc tiêu cơ vân cấp
Chống chỉ định phối hợp. Trong trường hợp bắt buộc sử dụng dẫn chất fibrat, thay thế gemfibrozil bằng fenofibrat nhưng cần thận trọng khi phối hợp.
408
Gemfibrozil
Lovastatin
Gemfibrozil ức chế OATP1B1 làm giảm vận chuyển lovastatin vào gan.
Tăng nồng độ lovastatin trong huyết thanh, tăng nguy cơ bệnh cơ hoặc tiêu cơ vân cấp
Chống chỉ định phối hợp. Trong trường hợp bắt buộc sử dụng dẫn chất fibrat, thay thế gemfibrozil bằng fenofibrat nhưng cần thận trọng khi phối hợp.
409
Gemfibrozil
Pravastatin
Gemfibrozil ức chế OATP1B1 làm giảm vận chuyển pravastatin vào gan.
Tăng nồng độ pravastatin trong huyết thanh, tăng nguy cơ bệnh cơ hoặc tiêu cơ vân cấp
Chống chỉ định phối hợp. Trong trường hợp bắt buộc sử dụng dẫn chất fibrat, thay thế gemfibrozil bằng fenofibrat nhưng cần thận trọng khi phối hợp.
410
Grazoprevir/elbasvir
Phenobarbital
Phenobarbital
cảm ứng CYP3A4 mạnh làm tăng chuyển hóa của Grazoprevir/elbasvir
Giảm nồng độ grazoprevir/elbasvir trong huyết thanh, dẫn đến giảm hiệu quả điều trị
Chống chỉ định phối hợp.
411
Grazoprevir/elbasvir
Phenytoin
Phenytoin cảm ứng CYP3A4 mạnh làm tăng chuyển hóa của Grazoprevir/elbasvir
Giảm nồng độ grazoprevir/elbasvir trong huyết thanh, dẫn đến giảm hiệu quả điều trị
Chống chỉ định phối hợp.
412
Grazoprevir/elbasvir
Rifampicin
Rifampicin ức chế OATP1B1/3 làm giảm vận chuyển grazoprevir vào gan. Khi dùng rifampicin dài ngày, rifampicin gây cảm ứng CYP3A4 làm giảm nồng độ rifampicin trong huyết thanh.
Tăng nồng độ grazoprevir/elbasvir, tăng nguy cơ tăng ALT. Khi dùng rifampicin dài ngày, lại có nguy cơ giảm nồng độ grazoprevir/elbasvir, giảm hiệu quả điều trị.
Chống chỉ định phối hợp
413
Grazoprevir/elbasvir
Saquinavir +/- ritonavir
Saquinavir ức chế OATP1B1/3 làm giảm vận chuyển grazoprevir vào gan.
Tăng nồng độ grazoprevir/elbasvir, tăng nguy cơ tăng ALT
Chống chỉ định phối hợp
414
Grazoprevir/elbasvir
Lopinavir/ritonavir (lopinavir)
Lopinavir ức chế OATP1B1/3 làm giảm vận chuyển grazoprevir vào gan.
Tăng nồng độ grazoprevir/elbasvir, tăng nguy cơ tăng ALT
Chống chỉ định phối hợp
415
Haloperidol
Thioridazin
Hiệp đồng tăng
tác dụng
Tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT, xoắn đỉnh
1. Chống chỉ định phối hợp ở các bệnh nhân có hội chứng QT kéo dài do di truyền hoặc mắc phải.
2. Trên các đối tượng bệnh nhân khác, tốt nhất nên tránh phối hợp các thuốc này. Trong trường hợp cần thiết phối hợp, cần đánh giá cẩn thận nguy cơ/lợi ích và lượng giá các yếu tố nguy cơ trên từng bệnh nhân, đặc biệt là rối loạn điện giải (hạ kali máu, hạ magie máu, hạ calci máu), nhịp tim chậm, nữ giới trước khi quyết định kê đơn.
416
Haloperidol
Moxifloxacin
Hiệp đồng tăng
tác dụng
Tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT, xoắn đỉnh
1. Chống chỉ định phối hợp ở các bệnh nhân có hội chứng QT kéo dài do di truyền hoặc mắc phải.
2. Trên các đối tượng bệnh nhân khác, tốt nhất nên tránh phối hợp các thuốc này. Trong trường hợp cần thiết phối hợp, cần đánh giá cẩn thận nguy cơ/lợi ích và lượng giá các yếu tố nguy cơ trên từng bệnh nhân, đặc biệt là rối loạn điện giải (hạ kali máu, hạ magie máu, hạ calci máu), nhịp tim chậm, nữ giới trước khi quyết định kê đơn.
417
Haloperidol
Sotalol
Hiệp đồng tăng
tác dụng
Tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT, xoắn đỉnh
1. Chống chỉ định phối hợp ở các bệnh nhân có hội chứng QT kéo dài do di truyền hoặc mắc phải.
2. Trên các đối tượng bệnh nhân khác, tốt nhất nên tránh phối hợp các thuốc này. Trong trường hợp cần thiết phối hợp, cần đánh giá cẩn thận nguy cơ/lợi ích và lượng giá các yếu tố nguy cơ trên từng bệnh nhân, đặc biệt là rối loạn điện giải (hạ kali máu, hạ magie máu, hạ calci máu), nhịp tim chậm, nữ giới trước khi quyết định kê đơn.
418
Haloperidol
Levofloxacin
Hiệp đồng tăng
tác dụng
Tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT, xoắn đỉnh
1. Chống chỉ định phối hợp ở các bệnh nhân có hội chứng QT kéo dài do di truyền hoặc mắc phải.
2. Trên các đối tượng bệnh nhân khác, tốt nhất nên tránh phối hợp các thuốc này. Trong trường hợp cần thiết phối hợp, cần đánh giá cẩn thận nguy cơ/lợi ích và lượng giá các yếu tố nguy cơ trên từng bệnh nhân, đặc biệt là rối loạn điện giải (hạ kali máu, hạ magie máu, hạ calci máu), nhịp tim chậm, nữ giới trước khi quyết định kê đơn.
419
Haloperidol
Piperaquin/ dihydroartemisinin (piperaquin)
Hiệp đồng tăng
tác dụng
Tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT, xoắn đỉnh
1. Chống chỉ định phối hợp ở các bệnh nhân có hội chứng QT kéo dài do di truyền hoặc mắc phải.
2. Trên các đối tượng bệnh nhân khác, tốt nhất nên tránh phối hợp các thuốc này. Trong trường hợp cần thiết phối hợp, cần đánh giá cẩn thận nguy cơ/lợi ích và lượng giá các yếu tố nguy cơ trên từng bệnh nhân, đặc biệt là rối loạn điện giải (hạ kali máu, hạ magie máu, hạ calci máu), nhịp tim chậm, nữ giới trước khi quyết định kê đơn.
420
Haloperidol
Sparfloxacin
Hiệp đồng tăng
tác dụng
Tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT, xoắn đỉnh
1. Chống chỉ định phối hợp ở các bệnh nhân có hội chứng QT kéo dài do di truyền hoặc mắc phải.
2. Trên các đối tượng bệnh nhân khác, tốt nhất nên tránh phối hợp các thuốc này. Trong trường hợp cần thiết phối hợp, cần đánh giá cẩn thận nguy cơ/lợi ích và lượng giá các yếu tố nguy cơ trên từng bệnh nhân, đặc biệt là rối loạn điện giải (hạ kali máu, hạ magie máu, hạ calci máu), nhịp tim chậm, nữ giới trước khi quyết định kê đơn.
421
Hydroxycloroquin
Thioridazin
Hiệp đồng tăng
tác dụng
Tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT, xoắn đỉnh
1. Chống chỉ định phối hợp ở các bệnh nhân có hội chứng QT kéo dài do di truyền hoặc mắc phải.
2. Trên các đối tượng bệnh nhân khác, tốt nhất nên tránh phối hợp các thuốc này. Trong trường hợp cần thiết phối hợp, cần đánh giá cẩn thận nguy cơ/lợi ích và lượng giá các yếu tố nguy cơ trên từng bệnh nhân, đặc biệt là rối loạn điện giải (hạ kali máu, hạ magie máu, hạ calci máu), nhịp tim chậm, nữ giới trước khi quyết định kê đơn.
422
Hydroxycloroquin
Sparfloxacin
Hiệp đồng tăng
tác dụng
Tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT, xoắn đỉnh
1. Chống chỉ định phối hợp ở các bệnh nhân có hội chứng QT kéo dài do di truyền hoặc mắc phải.
2. Trên các đối tượng bệnh nhân khác, tốt nhất nên tránh phối hợp các thuốc này. Trong trường hợp cần thiết phối hợp, cần đánh giá cẩn thận nguy cơ/lợi ích và lượng giá các yếu tố nguy cơ trên từng bệnh nhân, đặc biệt là rối loạn điện giải (hạ kali máu, hạ magie máu, hạ calci máu), nhịp tim chậm, nữ giới trước khi quyết định kê đơn.
423
Hyoscin butylbromid
Kali clorid (dạng uống giải phóng kéo dài)
Hyoscin butylbromid kháng cholinergic gây tồn lưu hoặc làm tăng thời gian kali qua đường tiêu hóa khi sử dụng đường uống, gây loét đường tiêu hóa
Tăng nguy cơ loét tiêu hóa
1. Tốt nhất nên tránh phối hợp, đặc biệt ở người cao tuổi. Cân nhắc chuyển sang sử dụng kali đường tĩnh mạch.
2. Trong trường hợp bắt buộc sử dụng đồng thời, cân nhắc một số khuyến cáo sau giúp giảm nguy cơ loét tiêu hóa: (1) uống ít nhất 100 mL nước sau khi uống kali, (2) ngồi hoặc đứng thẳng trong ít nhất 5 - 10 phút sau khi uống thuốc.
424
Hyoscyamin
Kali clorid (dạng uống giải phóng kéo dài)
Hyoscyamin kháng cholinergic gây tồn lưu hoặc làm tăng thời gian kali qua đường tiêu hóa khi sử dụng đường uống, gây loét đường tiêu hóa
Tăng nguy cơ loét tiêu hóa
1. Tốt nhất nên tránh phối hợp, đặc biệt ở người cao tuổi. Cân nhắc chuyển sang sử dụng kali đường tĩnh mạch.
2. Trong trường hợp bắt buộc sử dụng đồng thời, cân nhắc một số khuyến cáo sau giúp giảm nguy cơ loét tiêu hóa: (1) uống ít nhất 100 mL nước sau khi uống kali, (2) ngồi hoặc đứng thẳng trong ít nhất 5 - 10 phút sau khi uống thuốc.
425
Ibuprofen
Ketorolac
Hiệp đồng tác dụng kích ứng đường tiêu hóa
Tăng nguy cơ xuất huyết tiêu hóa nghiêm trọng (sử dụng đồng thời ketorolac với 1 NSAID khác làm tăng nguy cơ xuất huyết tiêu hóa gấp 5 lần so với phối hợp 2 NSAID khác)
Chống chỉ định phối hợp. Cần đặc biệt lưu ý nguy cơ tương tác trong trường hợp giảm đau hậu phẫu.
426
Imidapril
Sacubitril/valsartan (sacubitril)
Tăng tích lũy bradykinin gây phù mạch
Tăng nguy cơ phù mạch
Chống chỉ định phối hợp. Chỉ bắt đầu sử dụng Sacubitril/valsartan (sacubitril) sau khi ngừng imidapril ít nhất 36 giờ.
427
Indinavir +/- ritonavir
Lovastatin
Indinavir ức chế CYP3A4 mạnh làm giảm chuyển hóa của lovastatin
Tăng nồng độ của lovastatin trong huyết thanh, tăng nguy cơ bệnh cơ hoặc tiêu cơ vân cấp
Chống chỉ định phối hợp
428
Indinavir +/- ritonavir
Simvastatin
Indinavir ức chế CYP3A4 mạnh làm giảm chuyển hóa của simvastatin
Tăng nồng độ của simvastatin trong huyết thanh, tăng nguy cơ bệnh cơ hoặc tiêu cơ vân cấp
Chống chỉ định phối hợp
429
Indinavir +/- ritonavir
Methylergometrin
Indinavir ức chế CYP3A4 mạnh làm giảm chuyển hóa của methylergometrin
Tăng nồng độ của methylergometrin trong huyết thanh, tăng nguy cơ độc tính (nôn, buồn nôn, hoại tử đầu chi, thiếu máu cục bộ do co thắt mạch…)
Tốt nhất nên tránh phối hợp. Đối với trường hợp điều trị băng huyết sau sinh, nếu không còn thuốc khác thay thế ở người bệnh đang sử dụng indinavir, sử dụng methylergometrin chỉ khi lợi ích vượt trội nguy cơ và sử dụng liều thấp nhất có hiệu quả trong thời gian ngắn nhất.
430
Indinavir +/- ritonavir
Ivabradin
Indinavir ức chế CYP3A4 mạnh làm giảm chuyển hóa của ivabradin
Tăng nồng độ ivabradin trong huyết thanh, tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT và chậm nhịp tim
Chống chỉ định phối hợp
431
Indinavir +/- ritonavir
Ticagrelor
Indinavir ức chế CYP3A4 mạnh làm giảm chuyển hóa của ticagrelor
Tăng nồng độ của ticagrelor trong huyết thanh, tăng nguy cơ xuất huyết
Chống chỉ định phối hợp
432
Indinavir +/- ritonavir
Ranolazin
Indinavir ức chế CYP3A4 mạnh làm giảm chuyển hóa của ranolazin
Tăng nồng độ ranolazin trong huyết thanh, tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT
Chống chỉ định phối hợp
433
Indinavir +/- ritonavir
Tolvaptan
Indinavir ức chế CYP3A4 mạnh làm giảm chuyển hóa của tolvaptan
Tăng nồng độ tolvaptan trong huyết thanh, tăng nguy cơ tác dụng không mong muốn (tăng nồng độ natri huyết thanh, đa niệu, khát nước, giảm thể tích tuần hoàn...)
Chống chỉ định phối hợp
434
Indinavir +/- ritonavir
Lercanidipin
Indinavir ức chế CYP3A4 mạnh làm giảm chuyển hóa của lercanidipin
Tăng nồng độ lercanidipin, tăng nguy cơ hạ huyết áp nghiêm trọng
Chống chỉ định phối hợp
435
Indinavir +/- ritonavir
Vardenafil
Indinavir ức chế CYP3A4 làm giảm chuyển hóa của vardenafil
Tăng nồng độ vardenafil trong huyết thanh, tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT
Chống chỉ định phối hợp
436
Indinavir +/- ritonavir
Sildenafil
Indinavir ức chế CYP3A4 làm giảm chuyển hóa của sildenafil
Tăng nồng độ sildenafil trong huyết thanh, tăng nguy cơ độc tính (hạ huyết áp, ngất, rối loạn thị giác)
1. Chống chỉ định phối hợp trong trường hợp sử dụng sildenafil điều trị tăng áp động mạch phổi.
2. Trong trường hợp sử dụng sildenafil điều trị rối loạn cương dương, liều sildenafil không vượt quá 25 mg mỗi 48 giờ ở người đang sử dụng indinavir.
437
Indinavir +/- ritonavir
Quetiapin
Indinavir ức chế CYP3A4 mạnh làm giảm chuyển hóa của quetiapin
Tăng nồng độ của quetiapin, tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT
Tốt nhất nên tránh phối hợp. Trong trường hợp bắt buộc sử dụng indinavir, giảm liều quetiapin còn 1/6 liều so với liều bình thường.
438
Indinavir +/- ritonavir
Rifampicin
Rifampicin cảm
ứng CYP3A4 làm tăng chuyển hóa của indinavir
Giảm nồng độ indinavir trong huyết thanh, giảm hiệu quả điều trị
Chống chỉ định phối hợp
439
Indinavir/ritonavir (ritonavir)
Propafenon
Ritonavir ức chế chuyển hóa của propafenon qua CYP3A4 và CYP2D6.
Tăng nồng độ, dẫn đến tăng độc tính của propafenon (đặc biệt là loạn nhịp tim).
Chống chỉ định phối hợp.
440
Indinavir/ritonavir (ritonavir)
Voriconazol
Ritonavir cảm ứng CYP2C19 (hoặc ức chế CYP3A4 ở người thiếu hoặc giảm hoạt tính CYP2C19) làm tăng (hoặc giảm) chuyển hóa của voriconazol tùy thuộc từng cá thể (voriconazol là cơ chất của cả CYP3A4 và CYP2C19)
Giảm (hoặc tăng) nồng độ voriconazol.
1. Việc phối hợp voriconazol và ritonavir liều cao (400mg mỗi 12 giờ) làm giảm rõ rệt nồng độ voriconazol, vì vậy, chống chỉ định phối hợp voriconazol với ritonavir ở mức liều này.
2. Việc phối hợp voriconazol với ritonavir liều thấp (100mg mỗi 12 giờ) cũng đã cho thấy làm giảm nồng độ voriconazol mặc dù mức độ ít hơn so với liều cao ritonavir, vì vậy, nên tránh phối hợp thuốc trừ khi lợi ích vượt trội nguy cơ.
441
Indomethacin
Ketorolac
Hiệp đồng tác dụng kích ứng đường tiêu hóa
Tăng nguy cơ xuất huyết tiêu hóa nghiêm trọng (sử dụng đồng thời ketorolac với 1 NSAID khác làm tăng nguy cơ xuất huyết tiêu hóa gấp 5 lần so với phối hợp 2 NSAID khác)
Chống chỉ định phối hợp. Cần đặc biệt lưu ý nguy cơ tương tác trong trường hợp giảm đau hậu phẫu.
442
Iobitridol
Metformin
Nguy cơ suy thận cấp liên quan đến cả metformin và thuốc cản quang iod. Suy thận cấp làm tăng nguy cơ nhiễm toan lactic.
Tăng nguy cơ nhiễm toan lactic và suy thận cấp
1. Bệnh nhân có MLCT > 30 ml/phút/1,73m2 và không có bằng chứng tổn thương thận cấp, được chỉ định tiêm thuốc cản quang đường tĩnh mạch hoặc tiêm thuốc cản quang đường động mạch tiếp xúc với thận thứ cấp (ví dụ: bơm thuốc vào tim phải, động mạch phổi, động mạch cảnh, động mạch dưới đòn, động mạch vành, động mạch mạc treo hay động mạch dưới động mạch thận): tiếp tục sử dụng metformin như bình thường.
2. Bệnh nhân (1) MLCT < 30 ml/phút/1,73m2 tiêm thuốc cản quang đường tĩnh mạch, đường động mạch tiếp xúc với thận thứ cấp, hoặc (2) Bệnh nhân tiêm thuốc cản quang đường động mạch tiếp xúc với thận đầu tiên (ví dụ: bơm thuốc vào tim trái, động mạch chủ ngực, động mạch chủ bụng trên động mạch thận hoặc động mạch thận) hoặc (3) Có tổn thương thận: Ngừng metformin trước hoặc tại thời điểm tiến hành thủ thuật chẩn đoán hình ảnh và không được dùng lại cho đến ít nhất 48 giờ sau đó. Sau 48 giờ, chỉ sử dụng lại metformin sau khi chức năng thận được đánh giá lại và cho thấy ổn định.
* Lưu ý:
- Các yếu tố nguy cơ: suy thận, suy tim, không đủ dịch hoặc thiếu dịch, sử dụng liều cao thuốc cản quang hoặc sử dụng đồng thời các thuốc độc tính trên thận khác.
- Khuyến cáo về tương tác này không áp dụng trong trường hợp bơm thuốc cản quang iod để chụp X-quang tử cung - vòi trứng.
443
Iodixanol
Metformin
Nguy cơ suy thận cấp liên quan đến cả metformin và thuốc cản quang iod. Suy thận cấp làm tăng nguy cơ nhiễm toan lactic.
Tăng nguy cơ nhiễm toan lactic và suy thận cấp
1. Bệnh nhân có MLCT > 30 ml/phút/1,73m2 và không có bằng chứng tổn thương thận cấp, được chỉ định tiêm thuốc cản quang đường tĩnh mạch hoặc tiêm thuốc cản quang đường động mạch tiếp xúc với thận thứ cấp (ví dụ: bơm thuốc vào tim phải, động mạch phổi, động mạch cảnh, động mạch dưới đòn, động mạch vành, động mạch mạc treo hay động mạch dưới động mạch thận): tiếp tục sử dụng metformin như bình thường.
2. Bệnh nhân (1) MLCT < 30 ml/phút/1,73m2 tiêm thuốc cản quang đường tĩnh mạch, đường động mạch tiếp xúc với thận thứ cấp, hoặc (2) Bệnh nhân tiêm thuốc cản quang đường động mạch tiếp xúc với thận đầu tiên (ví dụ: bơm thuốc vào tim trái, động mạch chủ ngực, động mạch chủ bụng trên động mạch thận hoặc động mạch thận) hoặc (3) Có tổn thương thận: Ngừng metformin trước hoặc tại thời điểm tiến hành thủ thuật chẩn đoán hình ảnh và không được dùng lại cho đến ít nhất 48 giờ sau đó. Sau 48 giờ, chỉ sử dụng lại metformin sau khi chức năng thận được đánh giá lại và cho thấy ổn định.
* Lưu ý:
- Các yếu tố nguy cơ: suy thận, suy tim, không đủ dịch hoặc thiếu dịch, sử dụng liều cao thuốc cản quang hoặc sử dụng đồng thời các thuốc độc tính trên thận khác.
- Khuyến cáo về tương tác này không áp dụng trong trường hợp bơm thuốc cản quang iod để chụp X-quang tử cung - vòi trứng.
444
Iohexol
Metformin
Nguy cơ suy thận cấp liên quan đến cả metformin và thuốc cản quang iod. Suy thận cấp làm tăng nguy cơ nhiễm toan lactic.
Tăng nguy cơ nhiễm toan lactic và suy thận cấp
1. Bệnh nhân có MLCT > 30 ml/phút/1,73m2 và không có bằng chứng tổn thương thận cấp, được chỉ định tiêm thuốc cản quang đường tĩnh mạch hoặc tiêm thuốc cản quang đường động mạch tiếp xúc với thận thứ cấp (ví dụ: bơm thuốc vào tim phải, động mạch phổi, động mạch cảnh, động mạch dưới đòn, động mạch vành, động mạch mạc treo hay động mạch dưới động mạch thận): tiếp tục sử dụng metformin như bình thường.
2. Bệnh nhân (1) MLCT < 30 ml/phút/1,73m2 tiêm thuốc cản quang đường tĩnh mạch, đường động mạch tiếp xúc với thận thứ cấp, hoặc (2) Bệnh nhân tiêm thuốc cản quang đường động mạch tiếp xúc với thận đầu tiên (ví dụ: bơm thuốc vào tim trái, động mạch chủ ngực, động mạch chủ bụng trên động mạch thận hoặc động mạch thận) hoặc (3) Có tổn thương thận: Ngừng metformin trước hoặc tại thời điểm tiến hành thủ thuật chẩn đoán hình ảnh và không được dùng lại cho đến ít nhất 48 giờ sau đó. Sau 48 giờ, chỉ sử dụng lại metformin sau khi chức năng thận được đánh giá lại và cho thấy ổn định.
* Lưu ý:
- Các yếu tố nguy cơ: suy thận, suy tim, không đủ dịch hoặc thiếu dịch, sử dụng liều cao thuốc cản quang hoặc sử dụng đồng thời các thuốc độc tính trên thận khác.
- Khuyến cáo về tương tác này không áp dụng trong trường hợp bơm thuốc cản quang iod để chụp X-quang tử cung - vòi trứng.
445
Iopamidol
Metformin
Nguy cơ suy thận cấp liên quan đến cả metformin và thuốc cản quang iod. Suy thận cấp làm tăng nguy cơ nhiễm toan lactic.
Tăng nguy cơ nhiễm toan lactic và suy thận cấp
1. Bệnh nhân có MLCT > 30 ml/phút/1,73m2 và không có bằng chứng tổn thương thận cấp, được chỉ định tiêm thuốc cản quang đường tĩnh mạch hoặc tiêm thuốc cản quang đường động mạch tiếp xúc với thận thứ cấp (ví dụ: bơm thuốc vào tim phải, động mạch phổi, động mạch cảnh, động mạch dưới đòn, động mạch vành, động mạch mạc treo hay động mạch dưới động mạch thận): tiếp tục sử dụng metformin như bình thường.
2. Bệnh nhân (1) MLCT < 30 ml/phút/1,73m2 tiêm thuốc cản quang đường tĩnh mạch, đường động mạch tiếp xúc với thận thứ cấp, hoặc (2) Bệnh nhân tiêm thuốc cản quang đường động mạch tiếp xúc với thận đầu tiên (ví dụ: bơm thuốc vào tim trái, động mạch chủ ngực, động mạch chủ bụng trên động mạch thận hoặc động mạch thận) hoặc (3) Có tổn thương thận: Ngừng metformin trước hoặc tại thời điểm tiến hành thủ thuật chẩn đoán hình ảnh và không được dùng lại cho đến ít nhất 48 giờ sau đó. Sau 48 giờ, chỉ sử dụng lại metformin sau khi chức năng thận được đánh giá lại và cho thấy ổn định.
* Lưu ý:
- Các yếu tố nguy cơ: suy thận, suy tim, không đủ dịch hoặc thiếu dịch, sử dụng liều cao thuốc cản quang hoặc sử dụng đồng thời các thuốc độc tính trên thận khác.
- Khuyến cáo về tương tác này không áp dụng trong trường hợp bơm thuốc cản quang iod để chụp X-quang tử cung - vòi trứng.
446
Iopromid
Metformin
Nguy cơ suy thận cấp liên quan đến cả metformin và thuốc cản quang iod. Suy thận cấp làm tăng nguy cơ nhiễm toan lactic.
Tăng nguy cơ nhiễm toan lactic và suy thận cấp
1. Bệnh nhân có MLCT > 30 ml/phút/1,73m2 và không có bằng chứng tổn thương thận cấp, được chỉ định tiêm thuốc cản quang đường tĩnh mạch hoặc tiêm thuốc cản quang đường động mạch tiếp xúc với thận thứ cấp (ví dụ: bơm thuốc vào tim phải, động mạch phổi, động mạch cảnh, động mạch dưới đòn, động mạch vành, động mạch mạc treo hay động mạch dưới động mạch thận): tiếp tục sử dụng metformin như bình thường.
2. Bệnh nhân (1) MLCT < 30 ml/phút/1,73m2 tiêm thuốc cản quang đường tĩnh mạch, đường động mạch tiếp xúc với thận thứ cấp, hoặc (2) Bệnh nhân tiêm thuốc cản quang đường động mạch tiếp xúc với thận đầu tiên (ví dụ: bơm thuốc vào tim trái, động mạch chủ ngực, động mạch chủ bụng trên động mạch thận hoặc động mạch thận) hoặc (3) Có tổn thương thận: Ngừng metformin trước hoặc tại thời điểm tiến hành thủ thuật chẩn đoán hình ảnh và không được dùng lại cho đến ít nhất 48 giờ sau đó. Sau 48 giờ, chỉ sử dụng lại metformin sau khi chức năng thận được đánh giá lại và cho thấy ổn định.
* Lưu ý:
- Các yếu tố nguy cơ: suy thận, suy tim, không đủ dịch hoặc thiếu dịch, sử dụng liều cao thuốc cản quang hoặc sử dụng đồng thời các thuốc độc tính trên thận khác.
- Khuyến cáo về tương tác này không áp dụng trong trường hợp bơm thuốc cản quang iod để chụp X-quang tử cung - vòi trứng.
447
Ioxaglic natri/ioxaglic meglumin
Metformin
Nguy cơ suy thận cấp liên quan đến cả metformin và thuốc cản quang iod. Suy thận cấp làm tăng nguy cơ nhiễm toan lactic.
Tăng nguy cơ nhiễm toan lactic và suy thận cấp
1. Bệnh nhân có MLCT > 30 ml/phút/1,73m2 và không có bằng chứng tổn thương thận cấp, được chỉ định tiêm thuốc cản quang đường tĩnh mạch hoặc tiêm thuốc cản quang đường động mạch tiếp xúc với thận thứ cấp (ví dụ: bơm thuốc vào tim phải, động mạch phổi, động mạch cảnh, động mạch dưới đòn, động mạch vành, động mạch mạc treo hay động mạch dưới động mạch thận): tiếp tục sử dụng metformin như bình thường.
2. Bệnh nhân (1) MLCT < 30 ml/phút/1,73m2 tiêm thuốc cản quang đường tĩnh mạch, đường động mạch tiếp xúc với thận thứ cấp, hoặc (2) Bệnh nhân tiêm thuốc cản quang đường động mạch tiếp xúc với thận đầu tiên (ví dụ: bơm thuốc vào tim trái, động mạch chủ ngực, động mạch chủ bụng trên động mạch thận hoặc động mạch thận) hoặc (3) Có tổn thương thận: Ngừng metformin trước hoặc tại thời điểm tiến hành thủ thuật chẩn đoán hình ảnh và không được dùng lại cho đến ít nhất 48 giờ sau đó. Sau 48 giờ, chỉ sử dụng lại metformin sau khi chức năng thận được đánh giá lại và cho thấy ổn định.
* Lưu ý:
- Các yếu tố nguy cơ: suythận, suy tim, không đủ dịch hoặc thiếu dịch, sử dụng liều cao thuốc cản quang hoặc sử dụng đồng thời các thuốc độc tính trên thận khác.
- Khuyến cáo về tương tác này không áp dụng trong trường hợp bơm thuốc cản quang iod để chụp X-quang tử cung - vòi trứng.
448
Ioxitalamat natri/ioxitala mat meglumin
Metformin
Nguy cơ suy thận cấp liên quan đến cả metformin và thuốc cản quang iod. Suy thận cấp làm tăng nguy cơ nhiễm toan lactic.
Tăng nguy cơ nhiễm toan lactic và suy thận cấp
1. Bệnh nhân có MLCT > 30 ml/phút/1,73m2 và không có bằng chứng tổn thương thận cấp, được chỉ định tiêm thuốc cản quang đường tĩnh mạch hoặc tiêm thuốc cản quang đường động mạch tiếp xúc với thận thứ cấp (ví dụ: bơm thuốc vào tim phải, động mạch phổi, động mạch cảnh, động mạch dưới đòn, động mạch vành, động mạch mạc treo hay động mạch dưới động mạch thận): tiếp tục sử dụng metformin như bình thường.
2. Bệnh nhân (1) MLCT < 30 ml/phút/1,73m2 tiêm thuốc cản quang đường tĩnh mạch, đường động mạch tiếp xúc với thận thứ cấp, hoặc (2) Bệnh nhân tiêm thuốc cản quang đường động mạch tiếp xúc với thận đầu tiên (ví dụ: bơm thuốc vào tim trái, động mạch chủ ngực, động mạch chủ bụng trên động mạch thận hoặc động mạch thận) hoặc (3) Có tổn thương thận: Ngừng metformin trước hoặc tại thời điểm tiến hành thủ thuật chẩn đoán hình ảnh và không được dùng lại cho đến ít nhất 48 giờ sau đó. Sau 48 giờ, chỉ sử dụng lại metformin sau khi chức năng thận được đánh giá lại và cho thấy ổn định.
* Lưu ý:
- Các yếu tố nguy cơ: suy thận, suy tim, không đủ dịch hoặc thiếu dịch, sử dụng liều cao thuốc cản quang hoặc sử dụng đồng thời các thuốc độc tính trên thận khác.
- Khuyến cáo về tương tác này không áp dụng trong trường hợp bơm thuốc cản quang iod để chụp X-quang tử cung - vòi trứng.
449
Irinotecan
Itraconazol
Itraconazol ức chế CYP3A4 và ức chế UGT1A1 (enzym xúc tác phản ứng glucuronid hóa) làm giảm chuyển hóa của SN-38 (chất chuyển hóa có hoạt tính của irinotecan)
Tăng nồng độ của chất chuyển hóa có hoạt tính của irinotecan trong huyết thanh, tăng nguy cơ tác dụng không mong muốn (tiêu chảy, giảm bạch cầu trung tính...)
Chống chỉ định phối hợp. Chỉ bắt đầu sử dụng irinotecan sau khi ngừng itraconazol ít nhất 2 tuần.
450
Isosorbid dinitrat
Sildenafil
Hiệp đồng tăng nồng độ guanosine monophosphate (cGMP) vòng có dụng giãn mạch
Tăng tác dụng hạ huyết áp nghiêm trọng
Chống chỉ định phối hợp. Hai thuốc cách nhau ít nhất 24 giờ.
451
Isosorbid dinitrat
Vardenafil
Hiệp đồng tăng nồng độ guanosine monophosphate (cGMP) vòng có dụng giãn mạch
Tăng tác dụng hạ huyết áp nghiêm trọng
Chống chỉ định phối hợp. Hai thuốc cách nhau ít nhất 24 giờ.
452
Isosorbid dinitrat
Tadalafil
Hiệp đồng tăng nồng độ guanosine monophosphate (cGMP) vòng có dụng giãn mạch
Tăng tác dụng hạ huyết áp nghiêm trọng
Chống chỉ định phối hợp. Hai thuốc cách nhau ít nhất 48 giờ.
453
Isosorbid mononitrat
Sildenafil
Hiệp đồng tăng nồng độ guanosine monophosphate (cGMP) vòng có dụng giãn mạch
Tăng tác dụng hạ huyết áp nghiêm trọng
Chống chỉ định phối hợp. Hai thuốc cách nhau ít nhất 24 giờ.
454
Isosorbid mononitrat
Vardenafil
Hiệp đồng tăng nồng độ guanosine monophosphate (cGMP) vòng có dụng giãn mạch
Tăng tác dụng hạ huyết áp nghiêm trọng
Chống chỉ định phối hợp. Hai thuốc cách nhau ít nhất 24 giờ.
455
Isosorbid mononitrat
Tadalafil
Hiệp đồng tăng nồng độ guanosine monophosphate (cGMP) vòng có dụng giãn mạch
Tăng tác dụng hạ huyết áp nghiêm trọng
Chống chỉ định phối hợp. Hai thuốc cách nhau ít nhất 48 giờ.
456
Isotretinoin
Minocyclin
Hiệp đồng tăng độc tính
Tăng nguy cơ tăng áp nội sọ lành tính (phù gai thị, đau đầu, buồn nôn và nôn, và rối loạn thị giác)
Chống chỉ định phối hợp
457
Isotretinoin
Tetracyclin
Hiệp đồng tăng độc tính
Tăng nguy cơ tăng áp nội sọ lành tính (phù gai thị, đau đầu, buồn nôn và nôn, và rối loạn thị giác)
Chống chỉ định phối hợp
458
Isotretinoin
Tigecyclin
Hiệp đồng tăng độc tính
Tăng nguy cơ tăng áp nội sọ lành tính (phù gai thị, đau đầu, buồn nôn và nôn, và rối loạn thị giác)
Chống chỉ định phối hợp
459
Itraconazol
Lovastatin
Itraconazol ức chế CYP3A4 mạnh làm giảm chuyển hóa của lovastatin
Tăng nồng độ của lovastatin trong huyết thanh, tăng nguy cơ bệnh cơ hoặc tiêu cơ vân cấp
Chống chỉ định phối hợp.
1. Chỉ bắt đầu sử dụng lovastatin sau khi ngừng itraconazol ít nhất 2 tuần HOẶC
2. Cân nhắc thay đổi sang các thuốc nhóm khác có cùng chỉ định và ít có nguy cơ tương tác hơn:
- Trong trường hợp bắt buộc sử dụng thuốc kháng nấm azol, thay itraconazol bằng fluconazol (nhưng tránh dùng liều cao, có tác dụng ức chế mạnh CYP3A4) HOẶC
- Trong trường hợp bắt buộc sử dụng dẫn chất statin, thay lovastatin bằng các dẫn chất statin khác (ngoại trừ simvastatin), thận trọng khi phối hợp với atorvastatin.
460
Itraconazol
Simvastatin
Itraconazol ức chế CYP3A4 mạnh làm giảm chuyển hóa của simvastatin
Tăng nồng độ của simvastatin trong huyết thanh, tăng nguy cơ bệnh cơ hoặc tiêu cơ vân cấp
Chống chỉ định phối hợp.
1. Chỉ bắt đầu sử dụng lovastatin sau khi ngừng itraconazol ít nhất 2 tuần HOẶC
2. Cân nhắc thay đổi sang các thuốc nhóm khác có cùng chỉ định và ít có nguy cơ tương tác hơn:
- Trong trường hợp bắt buộc sử dụng thuốc kháng nấm azol, thay itraconazol bằng fluconazol (nhưng tránh dùng liều cao, có tác dụng ức chế mạnh CYP3A4) HOẶC
- Trong trường hợp bắt buộc sử dụng dẫn chất statin, thay simvastatin bằng các dẫn chất statin khác (ngoại trừ lovastatin), thận trọng khi phối hợp với atorvastatin.
461
Itraconazol
Methylergometrin
Itraconazol ức chế CYP3A4 mạnh làm giảm chuyển hóa của methylergometrin
Tăng nồng độ của methylergometrin trong huyết thanh, tăng nguy cơ độc tính (nôn, buồn nôn, hoại tử đầu chi, thiếu máu cục bộ do co thắt mạch…)
Chống chỉ định phối hợp
462
Itraconazol
Ivabradin
Itraconazol ức chế CYP3A4 mạnh làm giảm chuyển hóa của ivabradin
Tăng nồng độ ivabradin trong huyết thanh, tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT và chậm nhịp tim
Chống chỉ định phối hợp. Cân nhắc thay đổi sang các thuốc nhóm khác có cùng chỉ định và ít có nguy cơ tương tác hơn: Trong trường hợp bắt buộc sử dụng thuốc kháng nấm azol, thay itraconazol bằng fluconazol (nhưng tránh dùng liều cao, có tác dụng ức chế mạnh CYP3A4).
463
Itraconazol
Ticagrelor
Itraconazol ức chế CYP3A4 mạnh làm giảm chuyển hóa của ticagrelor
Tăng nồng độ của ticagrelor trong huyết thanh, tăng nguy cơ xuất huyết
Chống chỉ định phối hợp.
1. Chỉ bắt đầu sử dụng ticagrelor sau khi ngừng itraconazol ít nhất 2 tuần HOẶC
2. Cân nhắc thay đổi sang các thuốc nhóm khác có cùng chỉ định và ít có nguy cơ tương tác hơn: Trong trường hợp bắt buộc sử dụng thuốc kháng nấm azol, thay itraconazol bằng fluconazol (nhưng tránh dùng liều cao, có tác dụng ức chế mạnh CYP3A4).
464
Itraconazol
Ranolazin
Itraconazol ức chế CYP3A4
mạnh làm giảm chuyển hóa của ranolazin
Tăng nồng độ ranolazin trong huyết thanh, tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT
Chống chỉ định phối hợp.
1. Chỉ bắt đầu sử dụng ranolazin sau khi ngừng itraconazol ít nhất 2 tuần HOẶC
2. Cân nhắc thay đổi sang các thuốc nhóm khác có cùng chỉ định và ít có nguy cơ tương tác hơn: Trong trường hợp bắt buộc sử dụng thuốc kháng nấm azol, thay itraconazol bằng fluconazol (nhưng tránh dùng liều cao, có tác dụng ức chế mạnh CYP3A4).
465
Itraconazol
Tolvaptan
Itraconazol ức chế CYP3A4 mạnh làm giảm chuyển hóa của tolvaptan
Tăng nồng độ tolvaptan trong huyết thanh, tăng nguy cơ tác dụng không mong muốn (tăng nồng độ natri huyết thanh, đa niệu, khát nước, giảm thể tích tuần hoàn...)
Chống chỉ định phối hợp. Cân nhắc thay đổi sang các thuốc nhóm khác có cùng chỉ định và ít có nguy cơ tương tác hơn: Trong trường hợp bắt buộc sử dụng thuốc kháng nấm azol, thay itraconazol bằng fluconazol (nhưng tránh dùng liều cao, có tác dụng ức chế mạnh CYP3A4).
466
Itraconazol
Lercanidipin
Itraconazol ức chế CYP3A4 mạnh làm giảm chuyển hóa của lercanidipin
Tăng nồng độ lercanidipin, tăng nguy cơ hạ huyết áp nghiêm trọng
Chống chỉ định phối hợp. Cân nhắc thay đổi sang các thuốc nhóm khác có cùng chỉ định và ít có nguy cơ tương tác hơn: Trong trường hợp bắt buộc sử dụng thuốc kháng nấm azol, thay itraconazol bằng fluconazol (nhưng tránh dùng liều cao, có tác dụng ức chế mạnh CYP3A4).
467
Itraconazol
Vardenafil
Itraconazol ức chế CYP3A4 làm giảm chuyển hóa của vardenafil
Tăng nồng độ vardenafil trong huyết thanh, tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT
Chống chỉ định phối hợp
468
Itraconazol
Quetiapin
Itraconazol ức chế CYP3A4 mạnh làm giảm chuyển hóa của quetiapin
Tăng nồng độ của quetiapin, tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT
Chống chỉ định phối hợp. Cân nhắc thay đổi sang các thuốc nhóm khác có cùng chỉ định và ít có nguy cơ tương tác hơn: Trong trường hợp bắt buộc sử dụng thuốc kháng nấm azol, thay itraconazol bằng fluconazol (nhưng tránh dùng liều cao, có tác dụng ức chế mạnh CYP3A4).
469
Ivabradin
Lopinavir/ritonavir
Lopinavir/ritonavir ức chế CYP3A4 mạnh làm giảm chuyển hóa của ivabradin
Tăng nồng độ ivabradin trong huyết thanh, tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT và chậm nhịp tim
Chống chỉ định phối hợp
470
Ivabradin
Saquinavir +/- ritonavir
Saquinavir ức chế CYP3A4 mạnh làm giảm chuyển hóa của ivabradin
Tăng nồng độ ivabradin trong huyết thanh, tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT và chậm nhịp tim
Chống chỉ định phối hợp
471
Ivabradin
Posaconazol
Posaconazol ức chế CYP3A4 mạnh làm giảm chuyển hóa của ivabradin
Tăng nồng độ ivabradin trong huyết thanh, tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT và chậm nhịp tim
Chống chỉ định phối hợp. Cân nhắc thay đổi sang các thuốc nhóm khác có cùng chỉ định và ít có nguy cơ tương tác hơn: Trong trường hợp bắt buộc sử dụng thuốc kháng nấm azol, thay posaconazol bằng fluconazol (nhưng tránh dùng liều cao, có tác dụng ức chế mạnh CYP3A4).
472
Ivabradin
Voriconazol
Voriconazol ức chế CYP3A4 mạnh làm giảm chuyển hóa của ivabradin
Tăng nồng độ ivabradin trong huyết thanh, tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT và chậm nhịp tim
Chống chỉ định phối hợp. Cân nhắc thay đổi sang các thuốc nhóm khác có cùng chỉ định và ít có nguy cơ tương tác hơn: Trong trường hợp bắt buộc sử dụng thuốc kháng nấm azol, thay voriconazol bằng fluconazol (nhưng tránh dùng liều cao, có tác dụng ức chế mạnh CYP3A4).
473
Ivabradin
Verapamil
Verapamil ức chế CYP3A4 làm giảm chuyển hóa của ivabradin và hiệp đồng tác dụng làm chậm nhịp tim của ivabradin
Tăng nồng độ ivabradin trong huyết thanh, tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT và chậm nhịp tim
Chống chỉ định phối hợp
474
Kali clorid (dạng uống giải phóng kéo dài)
Trihexyphe nidyl
Trihexyphenidyl kháng cholinergic gây tồn lưu hoặc làm tăng thời gian kali qua đường tiêu hóa khi sử dụng đường uống, gây loét đường tiêu hóa
Tăng nguy cơ loét tiêu hóa
1. Tốt nhất nên tránh phối hợp, đặc biệt ở người cao tuổi. Cân nhắc chuyển sang sử dụng kali đường tĩnh mạch.
2. Trong trường hợp bắt buộc sử dụng đồng thời, cân nhắc một số khuyến cáo sau giúp giảm nguy cơ loét tiêu hóa: (1) uống ít nhất 100 mL nước sau khi uống kali, (2) ngồi hoặc đứng thẳng trong ít nhất 5 - 10 phút sau khi uống thuốc.
475
Kali clorid (dạng uống giải phóng kéo dài)
Solifenacin
Solifenacin kháng cholinergic gây tồn lưu hoặc làm tăng thời gian kali qua đường tiêu hóa khi sử dụng đường uống, gây loét đường tiêu hóa
Tăng nguy cơ loét tiêu hóa
1. Tốt nhất nên tránh phối hợp, đặc biệt ở người cao tuổi. Cân nhắc chuyển sang sử dụng kali đường tĩnh mạch.
2. Trong trường hợp bắt buộc sử dụng đồng thời, cân nhắc một số khuyến cáo sau giúp giảm nguy cơ loét tiêu hóa: (1) uống ít nhất 100 mL nước sau khi uống kali, (2) ngồi hoặc đứng thẳng trong ít nhất 5 - 10 phút sau khi uống thuốc.
476
Kali clorid (dạng uống giải phóng kéo dài)
Oxybutynin
Oxybutynin kháng cholinergic gây tồn lưu hoặc làm tăng thời gian kali qua đường tiêu hóa khi sử dụng đường uống, gây loét đường tiêu hóa
Tăng nguy cơ loét tiêu hóa
1. Tốt nhất nên tránh phối hợp, đặc biệt ở người cao tuổi. Cân nhắc chuyển sang sử dụng kali đường tĩnh mạch.
2. Trong trường hợp bắt buộc sử dụng đồng thời, cân nhắc một số khuyến cáo sau giúp giảm nguy cơ loét tiêu hóa: (1) uống ít nhất 100 mL nước sau khi uống kali, (2) ngồi hoặc đứng thẳng trong ít nhất 5 - 10 phút sau khi uống thuốc.
477
Ketoprofen
Ketorolac
Hiệp đồng tác dụng kích ứng đường tiêu hóa
Tăng nguy cơ xuất huyết tiêu hóa nghiêm trọng (sử dụng đồng thời ketorolac với 1 NSAID khác làm tăng nguy cơ xuất huyết tiêu hóa gấp 5 lần so với phối hợp 2 NSAID khác)
Chống chỉ định phối hợp. Cần đặc biệt lưu ý nguy cơ tương tác trong trường hợp giảm đau hậu phẫu.
478
Ketorolac
Lornoxicam
Hiệp đồng tác dụng kích ứng đường tiêu hóa
Tăng nguy cơ xuất huyết tiêu hóa nghiêm trọng (sử dụng đồng thời ketorolac với 1 NSAID khác làm tăng nguy cơ xuất huyết tiêu hóa gấp 5 lần so với phối hợp 2 NSAID khác)
Chống chỉ định phối hợp. Cần đặc biệt lưu ý nguy cơ tương tác trong trường hợp giảm đau hậu phẫu.
479
Ketorolac
Loxoprofen
Hiệp đồng tác dụng kích ứng đường tiêu hóa
Tăng nguy cơ xuất huyết tiêu hóa nghiêm trọng (sử dụng đồng thời ketorolac với 1 NSAID khác làm tăng nguy cơ xuất huyết tiêu hóa gấp 5 lần so với phối hợp 2 NSAID khác)
Chống chỉ định phối hợp. Cần đặc biệt lưu ý nguy cơ tương tác trong trường hợp giảm đau hậu phẫu.
480
Ketorolac
Meloxicam
Hiệp đồng tác dụng kích ứng đường tiêu hóa
Tăng nguy cơ xuất huyết tiêu hóa nghiêm trọng (sử dụng đồng thời ketorolac với 1 NSAID khác làm tăng nguy cơ xuất huyết tiêu hóa gấp 5 lần so với phối hợp 2 NSAID khác)
Chống chỉ định phối hợp. Cần đặc biệt lưu ý nguy cơ tương tác trong trường hợp giảm đau hậu phẫu.
481
Ketorolac
Nabumeton
Hiệp đồng tác dụng kích ứng đường tiêu hóa
Tăng nguy cơ xuất huyết tiêu hóa nghiêm trọng (sử dụng đồng thời ketorolac với 1 NSAID khác làm tăng nguy cơ xuất huyết tiêu hóa gấp 5 lần so với phối hợp 2 NSAID khác)
Chống chỉ định phối hợp. Cần đặc biệt lưu ý nguy cơ tương tác trong trường hợp giảm đau hậu phẫu.
482
Ketorolac
Naproxen
Hiệp đồng tác dụng kích ứng đường tiêu hóa
Tăng nguy cơ xuất huyết tiêu hóa nghiêm trọng (sử dụng đồng thời ketorolac với 1 NSAID khác làm tăng nguy cơ xuất huyết tiêu hóa gấp 5 lần so với phối hợp 2 NSAID khác)
Chống chỉ định phối hợp. Cần đặc biệt lưu ý nguy cơ tương tác trong trường hợp giảm đau hậu phẫu.
483
Ketorolac
Piroxicam
Hiệp đồng tác dụng kích ứng đường tiêu hóa
Tăng nguy cơ xuất huyết tiêu hóa nghiêm trọng (sử dụng đồng thời ketorolac với 1 NSAID khác làm tăng nguy cơ xuất huyết tiêu hóa gấp 5 lần so với phối hợp 2 NSAID khác)
Chống chỉ định phối hợp. Cần đặc biệt lưu ý nguy cơ tương tác trong trường hợp giảm đau hậu phẫu.
484
Ketorolac
Talniflumat
Hiệp đồng tác dụng kích ứng đường tiêu hóa
Tăng nguy cơ xuất huyết tiêu hóa nghiêm trọng (sử dụng đồng thời ketorolac với 1 NSAID khác làm tăng nguy cơ xuất huyết tiêu hóa gấp 5 lần so với phối hợp 2 NSAID khác)
Chống chỉ định phối hợp. Cần đặc biệt lưu ý nguy cơ tương tác trong trường hợp giảm đau hậu phẫu.
485
Ketorolac
Tenoxicam
Hiệp đồng tác dụng kích ứng đường tiêu hóa
Tăng nguy cơ xuất huyết tiêu hóa nghiêm trọng (sử dụng đồng thời ketorolac với 1 NSAID khác làm tăng nguy cơ xuất huyết tiêu hóa gấp 5 lần so với phối hợp 2 NSAID khác)
Chống chỉ định phối hợp. Cần đặc biệt lưu ý nguy cơ tương tác trong trường hợp giảm đau hậu phẫu.
486
Ketorolac
Zaltoprofen
Hiệp đồng tác dụng kích ứng đường tiêu hóa
Tăng nguy cơ xuất huyết tiêu hóa nghiêm trọng (sử dụng đồng thời ketorolac với 1 NSAID khác làm tăng nguy cơ xuất huyết tiêu hóa gấp 5 lần so với phối hợp 2 NSAID khác)
Chống chỉ định phối hợp. Cần đặc biệt lưu ý nguy cơ tương tác trong trường hợp giảm đau hậu phẫu.
487
Lansoprazol
Rilpivirin
Giảm hấp thu rilpivirin do tăng pH dạ dày
Giảm nồng độ rilpivirin trong huyết thanh, giảm hiệu quả điều trị
Chống chỉ định phối hợp. Trong trường hợp thay thế bằng thuốc kháng H2, sử dụng các thuốc H2 ít nhất 12 giờ trước hoặc 4 giờ sau khi uống rilpivirin.
488
Lercanidipin
Lopinavir/ritonavir
Lopinavir/ritonavir ức chế CYP3A4 mạnh làm giảm chuyển hóa của lercanidipin
Tăng nồng độ lercanidipin, tăng nguy cơ hạ huyết áp nghiêm trọng
Chống chỉ định phối hợp
489
Lercanidipin
Saquinavir +/- ritonavir
Saquinavir ức chế CYP3A4 mạnh làm giảm chuyển hóa của lercanidipin
Tăng nồng độ lercanidipin, tăng nguy cơ hạ huyết áp nghiêm trọng
Chống chỉ định phối hợp
490
Lercanidipin
Posaconazol
Posaconazol ức chế CYP3A4 mạnh làm giảm chuyển hóa của lercanidipin
Tăng nồng độ lercanidipin, tăng nguy cơ hạ huyết áp nghiêm trọng
Chống chỉ định phối hợp. Cân nhắc thay đổi sang các thuốc nhóm khác có cùng chỉ định và ít có nguy cơ tương tác hơn: Trong trường hợp bắt buộc sử dụng thuốc kháng nấm azol, thay posaconazol bằng fluconazol (nhưng tránh dùng liều cao, có tác dụng ức chế mạnh CYP3A4).
491
Lercanidipin
Voriconazol
Voriconazol ức chế CYP3A4 mạnh làm giảm chuyển hóa của lercanidipin
Tăng nồng độ lercanidipin, tăng nguy cơ hạ huyết áp nghiêm trọng
Chống chỉ định phối hợp. Cân nhắc thay đổi sang các thuốc nhóm khác có cùng chỉ định và ít có nguy cơ tương tác hơn: Trong trường hợp bắt buộc sử dụng thuốc kháng nấm azol, thay voriconazol bằng fluconazol (nhưng tránh dùng liều cao, có tác dụng ức chế mạnh CYP3A4).
492
Levodopa/carb idopa +/- entacapon
Metoclopram id
Đối kháng tác dụng của nhau
Giảm hiệu quả của cả hai thuốc
Chống chỉ định phối hợp
493
Levodopa/carb idopa +/- entacapon
Sulpirid
Đối kháng tác dụng của nhau
Giảm hiệu quả của cả hai thuốc
Chống chỉ định phối hợp
494
Levodopa/carb idopa +/- entacapon
Linezolid
Tăng tích lũy noradrenalin (norepinephrin) và dopamin
Tăng nguy cơ xuất hiện cơn tăng huyết áp (đau đầu, đánh trống ngực, cứng cổ, tăng huyết áp)
Chống chỉ định sử dụng levodopa/carbidopa đồng thời hoặc trong vòng 14 ngày trước đó có sử dụng linezolid.
495
Levodopa/carb idopa +/- entacapon
Xanh methylen (sử dụng đường tiêm tĩnh mạch)
Tăng tích lũy noradrenalin (norepinephrin) và dopamin
Tăng nguy cơ xuất hiện cơn tăng huyết áp (đau đầu, đánh trống ngực, cứng cổ, tăng huyết áp)
Chống chỉ định sử dụng levodopa/carbidopa đồng thời hoặc trong vòng 14 ngày trước đó có sử dụng xanh methylen.
496
Levofloxacin
Thioridazin
Hiệp đồng tăng
tác dụng
Tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT, xoắn đỉnh
1. Chống chỉ định phối hợp ở các bệnh nhân có hội chứng QT kéo dài do di truyền hoặc mắc phải.
2. Trên các đối tượng bệnh nhân khác, tốt nhất nên tránh phối hợp các thuốc này. Trong trường hợp cần thiết phối hợp, cần đánh giá cẩn thận nguy cơ/lợi ích và lượng giá các yếu tố nguy cơ trên từng bệnh nhân, đặc biệt là rối loạn điện giải (hạ kali máu, hạ magie máu, hạ calci máu), nhịp tim chậm, nữ giới trước khi quyết định kê đơn.
497
Levosulpirid
Thioridazin
Hiệp đồng tăng
tác dụng
Tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT, xoắn đỉnh
1. Chống chỉ định phối hợp ở các bệnh nhân có hội chứng QT kéo dài do di truyền hoặc mắc phải.
2. Trên các đối tượng bệnh nhân khác, tốt nhất nên tránh phối hợp các thuốc này. Trong trường hợp cần thiết phối hợp, cần đánh giá cẩn thận nguy cơ/lợi ích và lượng giá các yếu tố nguy cơ trên từng bệnh nhân, đặc biệt là rối loạn điện giải (hạ kali máu, hạ magie máu, hạ calci máu), nhịp tim chậm, nữ giới trước khi quyết định kê đơn.
498
Levosulpirid
Sparfloxacin
Hiệp đồng tăng
tác dụng
Tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT, xoắn đỉnh
1. Chống chỉ định phối hợp ở các bệnh nhân có hội chứng QT kéo dài do di truyền hoặc mắc phải.
2. Trên các đối tượng bệnh nhân khác, tốt nhất nên tránh phối hợp các thuốc này. Trong trường hợp cần thiết phối hợp, cần đánh giá cẩn thận nguy cơ/lợi ích và lượng giá các yếu tố nguy cơ trên từng bệnh nhân, đặc biệt là rối loạn điện giải (hạ kali máu, hạ magie máu, hạ calci máu), nhịp tim chậm, nữ giới trước khi quyết định kê đơn.
499
Linezolid
Paroxetin
Hiệp đồng tác dụng serotonin
Tăng nguy cơ hội chứng serotonin (sốt cao, rối loạn nhận thức, tăng phản xạ, mất phối hợp, rung giật cơ, cứng cơ, co giật, nhịp tim nhanh, tăng huyết áp, tăng thân nhiệt, vã mồ hôi, ảo giác, kích động hoặc bồn chồn…)
1. Cố gắng tránh sử dụng đồng thời linezolid và paroxetin. Tốt nhất các thuốc này nên sử dụng cách nhau 2 tuần. Cân nhắc thay đổi sang các thuốc nhóm khác có cùng chỉ định và ít có nguy cơ tương tác hơn.
2. Trong hợp không thể trì hoãn điều trị được 2 tuần, bắt buộc sử dụng dài ngày hoặc khẩn cấp bằng linezolid và không có thuốc khác thay thế, cân bằng lợi ích và nguy cơ xảy ra hội chứng serotonin. Nếu lợi ích vượt trội nguy cơ, vẫn có thể sử dụng đồng thời nhưng cần giám sát chặt chẽ chặt chẽ bệnh nhân, đặc biệt trong tháng đầu tiên sử dụng đồng thời 2 thuốc.
500
Linezolid
Sertralin
Hiệp đồng tác dụng serotonin
Tăng nguy cơ hội chứng serotonin (sốt cao, rối loạn nhận thức, tăng phản xạ, mất phối hợp, rung giật cơ, cứng cơ, co giật, nhịp tim nhanh, tăng huyết áp, tăng thân nhiệt, vã mồ hôi, ảo giác, kích động hoặc bồn chồn…)
1. Cố gắng tránh sử dụng đồng thời linezolid và sertralin. Tốt nhất các thuốc này nên sử dụng cách nhau 2 tuần. Cân nhắc thay đổi sang các thuốc nhóm khác có cùng chỉ định và ít có nguy cơ tương tác hơn.
2. Trong hợp không thể trì hoãn điều trị được 2 tuần, bắt buộc sử dụng dài ngày hoặc khẩn cấp bằng linezolid và không có thuốc khác thay thế, cân bằng lợi ích và nguy cơ xảy ra hội chứng serotonin. Nếu lợi ích vượt trội nguy cơ, vẫn có thể sử dụng đồng thời nhưng cần giám sát chặt chẽ chặt chẽ bệnh nhân, đặc biệt trong tháng đầu tiên sử dụng đồng thời 2 thuốc.
501
Linezolid
Venlafaxin
Hiệp đồng tác dụng serotonin
Tăng nguy cơ hội chứng serotonin (sốt cao, rối loạn nhận thức, tăng phản xạ, mất phối hợp, rung giật cơ, cứng cơ, co giật, nhịp tim nhanh, tăng huyết áp, tăng thân nhiệt, vã mồ hôi, ảo giác, kích động hoặc bồn chồn…)
1. Cố gắng tránh sử dụng đồng thời linezolid và venlafaxin. Tốt nhất các thuốc này nên sử dụng cách nhau 2 tuần. Cân nhắc thay đổi sang các thuốc nhóm khác có cùng chỉ định và ít có nguy cơ tương tác hơn.
2. Trong hợp không thể trì hoãn điều trị được 2 tuần, bắt buộc sử dụng dài ngày hoặc khẩn cấp bằng linezolid và không có thuốc khác thay thế, cân bằng lợi ích và nguy cơ xảy ra hội chứng serotonin. Nếu lợi ích vượt trội nguy cơ, vẫn có thể sử dụng đồng thời nhưng cần giám sát chặt chẽ chặt chẽ bệnh nhân, đặc biệt trong tháng đầu tiên sử dụng đồng thời 2 thuốc.
502
Linezolid
Milnacipran
Hiệp đồng tác dụng serotonin
Tăng nguy cơ hội chứng serotonin (sốt cao, rối loạn nhận thức, tăng phản xạ, mất phối hợp, rung giật cơ, cứng cơ, co giật, nhịp tim nhanh, tăng huyết áp, tăng thân nhiệt, vã mồ hôi, ảo giác, kích động hoặc bồn chồn…)
1. Cố gắng tránh sử dụng đồng thời linezolid và milnacriptan. Tốt nhất các thuốc này nên sử dụng cách nhau 2 tuần. Cân nhắc thay đổi sang các thuốc nhóm khác có cùng chỉ định và ít có nguy cơ tương tác hơn.
2. Trong hợp không thể trì hoãn điều trị được 2 tuần, bắt buộc sử dụng dài ngày hoặc khẩn cấp bằng linezolid và không có thuốc khác thay thế, cân bằng lợi ích và nguy cơ xảy ra hội chứng serotonin. Nếu lợi ích vượt trội nguy cơ, vẫn có thể sử dụng đồng thời nhưng cần giám sát chặt chẽ chặt chẽ bệnh nhân, đặc biệt trong tháng đầu tiên sử dụng đồng thời 2 thuốc.
503
Linezolid
Trazodon
Hiệp đồng tác dụng serotonin
Tăng nguy cơ hội chứng serotonin (sốt cao, rối loạn nhận thức, tăng phản xạ, mất phối hợp, rung giật cơ, cứng cơ, co giật, nhịp tim nhanh, tăng huyết áp, tăng thân nhiệt, vã mồ hôi, ảo giác, kích động hoặc bồn chồn…)
1. Cố gắng tránh sử dụng đồng thời linezolid và trazodon. Tốt nhất các thuốc này nên sử dụng cách nhau 2 tuần. Cân nhắc thay đổi sang các thuốc nhóm khác có cùng chỉ định và ít có nguy cơ tương tác hơn.
2. Trong hợp không thể trì hoãn điều trị được 2 tuần, bắt buộc sử dụng dài ngày hoặc khẩn cấp bằng linezolid và không có thuốc khác thay thế, cân bằng lợi ích và nguy cơ xảy ra hội chứng serotonin. Nếu lợi ích vượt trội nguy cơ, vẫn có thể sử dụng đồng thời nhưng cần giám sát chặt chẽ chặt chẽ bệnh nhân, đặc biệt trong tháng đầu tiên sử dụng đồng thời 2 thuốc.
504
Linezolid
Methylphen idat
Hiệp đồng tác dụng serotonin
Tăng nguy cơ hội chứng serotonin (sốt cao, rối loạn nhận thức, tăng phản xạ, mất phối hợp, rung giật cơ, cứng cơ, co giật, nhịp tim nhanh, tăng huyết áp, tăng thân nhiệt, vã mồ hôi, ảo giác, kích động hoặc bồn chồn…)
1. Cố gắng tránh sử dụng đồng thời linezolid và methylphenidat. Tốt nhất các thuốc này nên sử dụng cách nhau 2 tuần. Cân nhắc thay đổi sang các thuốc nhóm khác có cùng chỉ định và ít có nguy cơ tương tác hơn.
2. Trong hợp không thể trì hoãn điều trị được 2 tuần, bắt buộc sử dụng dài ngày hoặc khẩn cấp bằng linezolid và không có thuốc khác thay thế, cân bằng lợi ích và nguy cơ xảy ra hội chứng serotonin. Nếu lợi ích vượt trội nguy cơ, vẫn có thể sử dụng đồng thời nhưng cần giám sát chặt chẽ chặt chẽ bệnh nhân, đặc biệt trong tháng đầu tiên sử dụng đồng thời 2 thuốc.
505
Linezolid
Mirtazapin
Hiệp đồng tác dụng serotonin
Tăng nguy cơ hội chứng serotonin (sốt cao, rối loạn nhận thức, tăng phản xạ, mất phối hợp, rung giật cơ, cứng cơ, co giật, nhịp tim nhanh, tăng huyết áp, tăng thân nhiệt, vã mồ hôi, ảo giác, kích động hoặc bồn chồn…)
1. Cố gắng tránh sử dụng đồng thời linezolid và mirtazapin. Tốt nhất các thuốc này nên sử dụng cách nhau 2 tuần. Cân nhắc thay đổi sang các thuốc nhóm khác có cùng chỉ định và ít có nguy cơ tương tác hơn.
2. Trong hợp không thể trì hoãn điều trị được 2 tuần, bắt buộc sử dụng dài ngày hoặc khẩn cấp bằng linezolid và không có thuốc khác thay thế, cân bằng lợi ích và nguy cơ xảy ra hội chứng serotonin. Nếu lợi ích vượt trội nguy cơ, vẫn có thể sử dụng đồng thời nhưng cần giám sát chặt chẽ chặt chẽ bệnh nhân, đặc biệt trong tháng đầu tiên sử dụng đồng thời 2 thuốc.
506
Linezolid
Xanh methylen (sử dụng đường tiêm
tĩnh mạch)
Hiệp đồng tác dụng serotonin
Tăng nguy cơ hội chứng serotonin (sốt cao, rối loạn nhận thức, tăng phản xạ, mất phối hợp, rung giật cơ, cứng cơ, co giật, nhịp tim nhanh, tăng huyết áp, tăng thân nhiệt, vã mồ hôi, ảo giác, kích động hoặc bồn chồn…)
1. Cố gắng tránh sử dụng đồng thời linezolid và xanh methylen. Tốt nhất các thuốc này nên sử dụng cách nhau 2 tuần. Cân nhắc thay đổi linezolid sang các thuốc nhóm khác có cùng chỉ định và ít có nguy cơ tương tác hơn.
2. Trong hợp không thể trì hoãn điều trị được 2 tuần, bắt buộc sử dụng cả hai thuốc và không có thuốc khác thay thế, cân bằng lợi ích và nguy cơ xảy ra hội chứng serotonin. Nếu lợi ích vượt trội nguy cơ, vẫn có thể sử dụng đồng thời nhưng cần giám sát chặt chẽ chặt chẽ bệnh nhân, đặc biệt trong tháng đầu tiên sử dụng đồng thời 2 thuốc. Lưu ý: xanh methylen sử dụng đường tiêm tĩnh mạch.
507
Linezolid
Sumatriptan
Hiệp đồng tác dụng serotonin
Tăng nguy cơ hội chứng serotonin (sốt cao, rối loạn nhận thức, tăng phản xạ, mất phối hợp, rung giật cơ, cứng cơ, co giật, nhịp tim nhanh, tăng huyết áp, tăng thân nhiệt, vã mồ hôi, ảo giác, kích động hoặc bồn chồn…)
1. Cố gắng tránh sử dụng đồng thời linezolid và sumatriptan. Tốt nhất các thuốc này nên sử dụng cách nhau 2 tuần. Cân nhắc thay đổi sang các thuốc nhóm khác có cùng chỉ định và ít có nguy cơ tương tác hơn.
2. Trong hợp không thể trì hoãn điều trị được 2 tuần, bắt buộc sử dụng dài ngày hoặc khẩn cấp bằng linezolid và không có thuốc khác thay thế, cân bằng lợi ích và nguy cơ xảy ra hội chứng serotonin. Nếu lợi ích vượt trội nguy cơ, vẫn có thể sử dụng đồng thời nhưng cần giám sát chặt chẽ chặt chẽ bệnh nhân, đặc biệt trong tháng đầu tiên sử dụng đồng thời 2 thuốc.
508
Linezolid
Pethidin
Hiệp đồng tác dụng serotonin
Tăng nguy cơ hội chứng serotonin (sốt cao, rối loạn nhận thức, tăng phản xạ, mất phối hợp, rung giật cơ, cứng cơ, co giật, nhịp tim nhanh, tăng huyết áp, tăng thân nhiệt, vã mồ hôi, ảo giác, kích động hoặc bồn chồn…)
1. Cố gắng tránh sử dụng đồng thời linezolid và pethidin. Tốt nhất các thuốc này nên sử dụng cách nhau 2 tuần. Cân nhắc thay đổi sang các thuốc nhóm khác có cùng chỉ định và ít có nguy cơ tương tác hơn. Trong trường hợp bắt buộc sử dụng opioid, có thể đổi sang các opiod khác không có hoạt tính ức chế thu hồi serotonin (morphin, codein, oxycodon, buprenorphin)
2. Trong hợp không thể trì hoãn điều trị được 2 tuần, bắt buộc sử dụng dài ngày hoặc khẩn cấp bằng linezolid và không có thuốc khác thay thế, cân bằng lợi ích và nguy cơ xảy ra hội chứng serotonin. Nếu lợi ích vượt trội nguy cơ, vẫn có thể sử dụng đồng thời nhưng cần giám sát chặt chẽ chặt chẽ bệnh nhân, đặc biệt trong tháng đầu tiên sử dụng đồng thời 2 thuốc.
509
Linezolid
Tramadol
Hiệp đồng tác dụng serotonin
Tăng nguy cơ hội chứng serotonin (sốt cao, rối loạn nhận thức, tăng phản xạ, mất phối hợp, rung giật cơ, cứng cơ, co giật, nhịp tim nhanh, tăng huyết áp, tăng thân nhiệt, vã mồ hôi, ảo giác, kích động hoặc bồn chồn…)
1. Cố gắng tránh sử dụng đồng thời linezolid và tramadol. Tốt nhất các thuốc này nên sử dụng cách nhau 2 tuần. Cân nhắc thay đổi sang các thuốc nhóm khác có cùng chỉ định và ít có nguy cơ tương tác hơn. Trong trường hợp bắt buộc sử dụng opioid, có thể đổi sang các opiod khác không có hoạt tính ức chế thu hồi serotonin (morphin, codein, oxycodon, buprenorphin)
2. Trong hợp không thể trì hoãn điều trị được 2 tuần, bắt buộc sử dụng dài ngày hoặc khẩn cấp bằng linezolid và không có thuốc khác thay thế, cân bằng lợi ích và nguy cơ xảy ra hội chứng serotonin. Nếu lợi ích vượt trội nguy cơ, vẫn có thể sử dụng đồng thời nhưng cần giám sát chặt chẽ chặt chẽ bệnh nhân, đặc biệt trong tháng đầu tiên sử dụng đồng thời 2 thuốc.
510
Linezolid
Methadon
Hiệp đồng tác dụng serotonin
Tăng nguy cơ hội chứng serotonin (sốt cao, rối loạn nhận thức, tăng phản xạ, mất phối hợp, rung giật cơ, cứng cơ, co giật, nhịp tim nhanh, tăng huyết áp, tăng thân nhiệt, vã mồ hôi, ảo giác, kích động hoặc bồn chồn…)
1. Cố gắng tránh sử dụng đồng thời linezolid và methadon. Tốt nhất các thuốc này nên sử dụng cách nhau 2 tuần. Cân nhắc thay đổi sang các thuốc nhóm khác có cùng chỉ định và ít có nguy cơ tương tác hơn. Trong trường hợp bắt buộc sử dụng opioid, có thể đổi sang các opiod khác không có hoạt tính ức chế thu hồi serotonin (morphin, codein, oxycodon, buprenorphin)
2. Trong hợp không thể trì hoãn điều trị được 2 tuần, bắt buộc sử dụng dài ngày hoặc khẩn cấp bằng linezolid và không có thuốc khác thay thế, cân bằng lợi ích và nguy cơ xảy ra hội chứng serotonin. Nếu lợi ích vượt trội nguy cơ, vẫn có thể sử dụng đồng thời nhưng cần giám sát chặt chẽ chặt chẽ bệnh nhân, đặc biệt trong tháng đầu tiên sử dụng đồng thời 2 thuốc.
511
Linezolid
Methyldopa
Chưa rõ
Tăng nguy cơ xuất hiện cơn tăng huyết áp (đau đầu, đánh trống ngực, cứng cổ)
Chống chỉ định phối hợp
512
Linezolid
Pseudoephed rin (sử dụng đường uống)
Tăng tích lũy noradrenalin (norepinephrin)
Tăng nguy cơ xuất hiện cơn tăng huyết áp (đau đầu, đánh trống ngực, cứng cổ, tăng huyết áp)
Chống chỉ định sử dụng pseudoephedrin (sử dụng đường uống) đồng thời hoặc trong vòng 14 ngày trước đó có sử dụng linezolid.
513
Linezolid
Phenylephrin (sử dụng đường uống)
Tăng tích lũy noradrenalin (norepinephrin)
Tăng nguy cơ xuất hiện cơn tăng huyết áp (đau đầu, đánh trống ngực, cứng cổ, tăng huyết áp)
1. Chống chỉ định sử dụng phenylephrin sử dụng đường uống đồng thời hoặc trong vòng 14 ngày trước đó có sử dụng linezolid.
2. Đối với phenylephrin sử dụng đường tiêm, cần sử dụng rất thận trọng trên bệnh nhân đang dùng linezolid trong điều kiện giám sát huyết áp chặt chẽ.
514
Linezolid
Nefopam
Nefopam ức chế thu hồi noradrenalin (norepinephrin) và serotonin trên hệ thần kinh
Tăng nguy cơ kích thích thần kinh trung ương (co giật, ảo giác và kích động)
Chống chỉ định phối hợp
515
Lisinopril
Sacubitril/val sartan (sacubitril)
Tăng tích lũy bradykinin gây phù mạch
Tăng nguy cơ phù mạch
Chống chỉ định phối hợp. Chỉ bắt đầu sử dụng Sacubitril/valsartan (sacubitril) sau khi ngừng lisinopril ít nhất 36 giờ.
516
Lopinavir/riton avir
Lovastatin
Lopinavir/ritonavir ức chế CYP3A4 mạnh làm giảm chuyển hóa của lovastatin
Tăng nồng độ của lovastatin trong huyết thanh, tăng nguy cơ bệnh cơ hoặc tiêu cơ vân cấp
Chống chỉ định phối hợp. Trong trường hợp bắt buộc sử dụng dẫn chất statin, thay lovastatin bằng các dẫn chất statin khác (ngoại trừ simvastatin), sử dụng liều thấp nhất có hiệu quả, atorvastatin không quá 20 mg/ngày, rosuvastatin không vượt quá 10 mg/ngày, pitavastatin và pravastatin không cần hiệu chỉnh liều khi phối hợp.
517
Lopinavir/ritonavir
Simvastatin
Lopinavir/ritonavir ức chế CYP3A4 mạnh làm giảm chuyển hóa của simvastatin
Tăng nồng độ của simvastatin trong huyết thanh, tăng nguy cơ bệnh cơ
hoặc tiêu cơ vân cấp
Chống chỉ định phối hợp. Trong trường hợp bắt buộc sử dụng dẫn chất statin, thay simvastatin bằng các dẫn chất statin khác (ngoại trừ lovastatin) sử dụng liều thấp nhất có hiệu quả, atorvastatin không quá 20 mg/ngày, rosuvastatin không vượt quá 10 mg/ngày, pitavastatin và pravastatin không cần hiệu chỉnh liều khi phối hợp.
518
Lopinavir/ritonavir
Methylergometrin
Lopinavir/ritonavir ức chế CYP3A4 mạnh làm giảm chuyển hóa của methylergometrin
Tăng nồng độ của methylergometrin trong huyết thanh, tăng nguy cơ độc tính (nôn, buồn nôn, hoại tử đầu chi, thiếu máu cục bộ do co thắt mạch…)
Tốt nhất nên tránh phối hợp. Đối với trường hợp điều trị băng huyết sau sinh, nếu không còn thuốc khác thay thế ở người bệnh đang sử dụng lopinavir/ritonavir sử dụng methylergometrin chỉ khi lợi ích vượt trội nguy cơ và sử dụng liều thấp nhất có hiệu quả trong thời gian ngắn nhất.
519
Lopinavir/ritonavir
Ticagrelor
Lopinavir/ritonavir ức chế CYP3A4 mạnh làm giảm chuyển hóa của ticagrelor
Tăng nồng độ của ticagrelor trong huyết thanh, tăng nguy cơ xuất huyết
Chống chỉ định phối hợp
520
Lopinavir/ritonavir
Ranolazin
Lopinavir/ritonavir ức chế CYP3A4 mạnh làm giảm chuyển hóa của ranolazin
Tăng nồng độ ranolazin trong huyết thanh, tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT
Chống chỉ định phối hợp
521
Lopinavir/rito avir
Tolvaptan
Lopinavir/ritonavir ức chế CYP3A4 mạnh làm giảm chuyển hóa của tolvaptan
Tăng nồng độ tolvaptan trong huyết thanh, tăng nguy cơ tác dụng không mong muốn (tăng nồng độ natri huyết thanh, đa niệu, khát nước, giảm thể tích tuần hoàn...)
Chống chỉ định phối hợp
522
Lopinavir/ritonavir
Sildenafil
Lopinavir/ritonavir ức chế CYP3A4 làm giảm chuyển hóa của sildenafil
Tăng nồng độ sildenafil trong huyết thanh, tăng nguy cơ độc tính (hạ huyết áp, ngất, rối loạn thị giác)
1. Chống chỉ định phối hợp trong trường hợp sử dụng sildenafil điều trị tăng áp động mạch phổi.
2. Trong trường hợp sử dụng sildenafil điều trị rối loạn cương dương, liều sildenafil không vượt quá 25 mg mỗi 48 giờ ở người đang sử dụng lopinavir/ritonavir.
523
Lopinavir/ritonavir
Quetiapin
Lopinavir/ritonavir ức chế CYP3A4 mạnh làm giảm chuyển hóa của quetiapin
Tăng nồng độ của quetiapin, tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT
Tốt nhất nên tránh phối hợp. Trong trường hợp bắt buộc sử dụng lopinavir/ritonavir, giảm liều quetiapin còn 1/6 liều so với liều bình thường.
524
Lopinavir/ritonavir (lopinavir)
Rifampicin
Rifampicin cảm ứng CYP3A4 làm tăng chuyển hóa của lopinavir
Giảm nồng độ lopinavir trong huyết thanh, giảm hiệu quả điều trị
Tốt nhất nên tránh phối hợp. Nếu bắt buộc phối hợp, điều chỉnh liều lopinavir/ritonavir (lopinavir 800 mg + ritonavir 200 mg hai lần mỗi ngày hoặc lopinavir 400 mg + ritonavir 400 mg hai lần mỗi ngày)
525
Lopinavir/ritonavir (ritonavir)
Voriconazol
Ritonavir cảm ứng CYP2C19 (hoặc ức chế CYP3A4 ở người thiếu hoặc giảm hoạt tính CYP2C19) làm tăng (hoặc giảm) chuyển hóa của voriconazol tùy thuộc từng cá thể (voriconazol là cơ chất của cả CYP3A4 và CYP2C19)
Giảm (hoặc tăng) nồng độ voriconazol.
1. Việc phối hợp voriconazol và ritonavir liều cao (400mg mỗi 12 giờ) làm giảm rõ rệt nồng độ voriconazol, vì vậy, chống chỉ định phối hợp voriconazol với ritonavir ở mức liều này.
2. Việc phối hợp voriconazol với ritonavir liều thấp (100mg mỗi 12 giờ) cũng đã cho thấy làm giảm nồng độ voriconazol mặc dù mức độ ít hơn so với liều cao ritonavir, vì vậy, nên tránh phối hợp thuốc trừ khi lợi ích vượt trội nguy cơ.
526
Lopinavir/riton avir (ritonavir)
Vardenafil
Ritonavir ức chế CYP3A4 làm giảm chuyển hóa của vardenafil
Tăng nồng độ vardenafil trong huyết thanh, tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT
Chống chỉ định phối hợp
527
Lopinavir/riton avir (ritonavir)
Propafenon
Ritonavir ức chế chuyển hóa của propafenon qua CYP3A4 và CYP2D6.
Tăng nồng độ, dẫn đến tăng độc tính của propafenon (đặc biệt là loạn nhịp tim).
Chống chỉ định phối hợp.
528
Lovastatin
Saquinavir +/- ritonavir
Saquinavir ức chế CYP3A4 mạnh làm giảm chuyển hóa của lovastatin
Tăng nồng độ của lovastatin trong huyết thanh, tăng nguy cơ bệnh cơ hoặc tiêu cơ vân cấp
Chống chỉ định phối hợp. Trong trường hợp bắt buộc sử dụng dẫn chất statin, thay lovastatin bằng các dẫn chất statin khác (ngoại trừ simvastatin), sử dụng liều thấp nhất có hiệu quả, atorvastatin không vượt quá 20 mg/ngày, pitavastatin và pravastatin không cần hiệu chỉnh liều khi phối hợp.
529
Lovastatin
Posaconazol
Posaconazol ức chế CYP3A4 mạnh làm giảm chuyển hóa của lovastatin
Tăng nồng độ của lovastatin trong huyết thanh, tăng nguy cơ bệnh cơ
hoặc tiêu cơ vân cấp
Chống chỉ định phối hợp. Cân nhắc thay đổi sang các thuốc nhóm khác có cùng chỉ định và ít có nguy cơ tương tác hơn:
- Trong trường hợp bắt buộc sử dụng thuốc kháng nấm azol, thay posaconazol bằng fluconazol (nhưng tránh dùng liều cao, có tác dụng ức chế mạnh CYP3A4) HOẶC
- Trong trường hợp bắt buộc sử dụng dẫn chất statin, thay lovastatin bằng các dẫn chất statin khác (ngoại trừ simvastatin).
530
Lovastatin
Voriconazol
Voriconazol ức chế CYP3A4 mạnh làm giảm chuyển hóa của lovastatin
Tăng nồng độ của lovastatin trong huyết thanh, tăng nguy cơ bệnh cơ hoặc tiêu cơ vân cấp
Chống chỉ định phối hợp. Cân nhắc thay đổi sang các thuốc nhóm khác có cùng chỉ định và ít có nguy cơ tương tác hơn:
- Trong trường hợp bắt buộc sử dụng thuốc kháng nấm azol, thay voriconazol bằng fluconazol (nhưng tránh dùng liều cao, có tác dụng ức chế mạnh CYP3A4) HOẶC
- Trong trường hợp bắt buộc sử dụng dẫn chất statin, thay lovastatin bằng các dẫn chất statin khác (ngoại trừ simvastatin).
531
Lovastatin
Mifepriston
Mifepriston ức chế CYP3A4 làm giảm chuyển hóa của lovastatin
Tăng nồng độ lovastatin trong huyết thanh, tăng nguy cơ bệnh cơ hoặc tiêu cơ vân cấp
Chống chỉ định phối hợp.
1. Chỉ bắt đầu sử dụng lovastatin sau khi ngừng mifepriston ít nhất 2 tuần HOẶC
2. Trong trường hợp bắt buộc sử dụng dẫn chất statin, thay lovastatin bằng pravasatin, rosuvastatin, fluvastatin hoặc pitavastatin.
532
Methadon
Xanh methylen (sử dụng đường tiêm
tĩnh mạch)
Hiệp đồng tác dụng serotonin
Tăng nguy cơ hội chứng serotonin (sốt cao, rối loạn nhận thức, tăng phản xạ, mất phối hợp, rung giật cơ, cứng cơ, co giật, nhịp tim nhanh, tăng huyết áp, tăng thân nhiệt, vã mồ hôi, ảo giác, kích động hoặc bồn chồn…)
1. Cố gắng tránh sử dụng đồng thời xanh methylen và methadon. Tốt nhất các thuốc này nên sử dụng cách nhau 2 tuần. Cân nhắc thay đổi sang các thuốc nhóm khác có cùng chỉ định và ít có nguy cơ tương tác hơn. Trong trường hợp bắt buộc sử dụng opioid, có thể đổi sang các opiod khác không có hoạt tính ức chế thu hồi serotonin (morphin, codein, oxycodon, buprenorphin)
2. Trong hợp không thể trì hoãn điều trị được 2 tuần, bắt buộc sử dụng dài ngày hoặc khẩn cấp bằng xanh methylen và không có thuốc khác thay thế, cân bằng lợi ích và nguy cơ xảy ra hội chứng serotonin. Nếu lợi ích vượt trội nguy cơ, vẫn có thể sử dụng đồng thời nhưng cần giám sát chặt chẽ chặt chẽ bệnh nhân, đặc biệt trong tháng đầu tiên sử dụng đồng thời 2 thuốc.
533
Methadon
Thioridazin
Hiệp đồng tăng
tác dụng
Tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT, xoắn đỉnh
1. Chống chỉ định phối hợp ở các bệnh nhân có hội chứng QT kéo dài do di truyền hoặc mắc phải.
2. Trên các đối tượng bệnh nhân khác, tốt nhất nên tránh phối hợp các thuốc này. Trong trường hợp cần thiết phối hợp, cần đánh giá cẩn thận nguy cơ/lợi ích và lượng giá các yếu tố nguy cơ trên từng bệnh nhân, đặc biệt là rối loạn điện giải (hạ kali máu, hạ magie máu, hạ calci máu), nhịp tim chậm, nữ giới trước khi quyết định kê đơn.
534
Methyldopa
Xanh methylen (sử dụng đường tiêm tĩnh mạch)
Chưa rõ
Tăng nguy cơ xuất hiện cơn tăng huyết áp (đau đầu, đánh trống ngực, cứng cổ)
Chống chỉ định phối hợp
535
Methylergometrin
Sumatriptan
Hiệp đồng tác dụng co mạch
Co thắt mạch kéo dài
Chống chỉ định phối hợp. Hai thuốc cách nhau ít nhất 24 giờ.
536
Methylergometrin
Roxithromycin
Roxithromycin
ức chế CYP3A4 mạnh làm giảm chuyển hóa của methylergometrin
Tăng nồng độ của methylergometrin trong huyết thanh, tăng nguy cơ độc tính (nôn, buồn nôn, hoại tử đầu chi, thiếu máu cục bộ do co thắt mạch…)
Chống chỉ định phối hợp
537
Methylergometrin
Voriconazol
Voriconazol ức chế CYP3A4 mạnh làm giảm chuyển hóa của methylergometrin
Tăng nồng độ của methylergometrin trong huyết thanh, tăng nguy cơ độc tính (nôn, buồn nôn, hoại tử đầu chi, thiếu máu cục bộ do co thắt mạch…)
Chống chỉ định phối hợp
538
Methylergometrin
Posaconazol
Posaconazol ức chế CYP3A4 mạnh làm giảm chuyển hóa của methylergometrin
Tăng nồng độ của methylergometrin trong huyết thanh, tăng nguy cơ độc tính (nôn, buồn nôn, hoại tử đầu chi, thiếu máu cục bộ do co thắt mạch…)
Chống chỉ định phối hợp
539
Methylergometrin
Saquinavir +/- ritonavir
Saquinavir ức chế CYP3A4 mạnh làm giảm chuyển hóa của methylergometrin
Tăng nồng độ của methylergometrin trong huyết thanh, tăng nguy cơ độc tính (nôn, buồn nôn, hoại tử đầu chi, thiếu máu cục bộ do co thắt mạch…)
Tốt nhất nên tránh phối hợp. Đối với trường hợp điều trị băng huyết sau sinh, nếu không còn thuốc khác thay thế ở người bệnh đang sử dụng saquinavir, sử dụng methylergometrin chỉ khi lợi ích vượt trội nguy cơ và sử dụng liều thấp nhất có hiệu quả trong thời gian ngắn nhất.
540
Methylphenidat
Xanh methylen (sử dụng đường tiêm
tĩnh mạch)
Hiệp đồng tác dụng serotonin
Tăng nguy cơ hội chứng serotonin (sốt cao, rối loạn nhận thức, tăng phản xạ, mất phối hợp, rung giật cơ, cứng cơ, co giật, nhịp tim nhanh, tăng huyết áp, tăng thân nhiệt, vã mồ hôi, ảo giác, kích động hoặc bồn chồn…)
1. Cố gắng tránh sử dụng đồng thời xanh methylen và methylphenidat. Tốt nhất các thuốc này nên sử dụng cách nhau 2 tuần. Cân nhắc thay đổi sang các thuốc nhóm khác có cùng chỉ định và ít có nguy cơ tương tác hơn.
2. Trong hợp không thể trì hoãn điều trị được 2 tuần, bắt buộc sử dụng dài ngày hoặc khẩn cấp bằng xanh methylen và không có thuốc khác thay thế, cân bằng lợi ích và nguy cơ xảy ra hội chứng serotonin. Nếu lợi ích vượt trội nguy cơ, vẫn có thể sử dụng đồng thời nhưng cần giám sát chặt chẽ chặt chẽ bệnh nhân, đặc biệt trong tháng đầu tiên sử dụng đồng thời 2 thuốc.
541
Metoclopramid
Rotigotin
Đối kháng tác dụng của nhau
Giảm hiệu quả của cả hai thuốc
Chống chỉ định phối hợp
542
Metoclopramid
Pramipexol
Đối kháng tác dụng của nhau
Giảm hiệu quả của cả hai thuốc
Chống chỉ định phối hợp
543
Metoclopramid
Piribedil
Đối kháng tác dụng của nhau
Giảm hiệu quả của cả hai thuốc
Chống chỉ định phối hợp
544
Mifepriston
Simvastatin
Mifepriston ức chế CYP3A4 làm giảm chuyển hóa của simvastatin
Tăng nồng độ simvastatin trong huyết thanh, tăng nguy cơ bệnh cơ hoặc tiêu cơ vân cấp
Chống chỉ định phối hợp.
1. Chỉ bắt đầu sử dụng simvastatin sau khi ngừng mifepriston ít nhất 2 tuần HOẶC
2. Trong trường hợp bắt buộc sử dụng dẫn chất statin, thay simvastatin bằng pravasatin, rosuvastatin, fluvastatin hoặc pitavastatin.
545
Milnacipran
Xanh methylen (sử dụng đường tiêm
tĩnh mạch)
Hiệp đồng tác dụng serotonin
Tăng nguy cơ hội chứng serotonin (sốt cao, rối loạn nhận thức, tăng phản xạ, mất phối hợp, rung giật cơ, cứng cơ, co giật, nhịp tim nhanh, tăng huyết áp, tăng thân nhiệt, vã mồ hôi, ảo giác, kích động hoặc bồn chồn…)
1. Cố gắng tránh sử dụng đồng thời xanh methylen và milnacriptan. Tốt nhất các thuốc này nên sử dụng cách nhau 2 tuần. Cân nhắc thay đổi sang các thuốc nhóm khác có cùng chỉ định và ít có nguy cơ tương tác hơn.
2. Trong hợp không thể trì hoãn điều trị được 2 tuần, bắt buộc sử dụng dài ngày hoặc khẩn cấp bằng xanh methylen và không có thuốc khác thay thế, cân bằng lợi ích và nguy cơ xảy ra hội chứng serotonin.
Nếu lợi ích vượt trội nguy cơ, vẫn có thể sử dụng đồng thời nhưng cần giám sát chặt chẽ chặt chẽ bệnh nhân, đặc biệt trong tháng đầu tiên sử dụng đồng thời 2 thuốc.
546
Minocyclin
Tretinoin
Hiệp đồng tăng độc tính
Tăng nguy cơ tăng áp nội sọ lành tính (phù gai thị, đau đầu, buồn nôn và nôn, và rối loạn thị giác)
Chống chỉ định phối hợp
547
Mirtazapin
Xanh methylen (sử dụng đường tiêm
tĩnh mạch)
Hiệp đồng tác dụng serotonin
Tăng nguy cơ hội chứng serotonin (sốt cao, rối loạn nhận thức, tăng phản xạ, mất phối hợp, rung giật cơ, cứng cơ, co giật, nhịp tim nhanh, tăng huyết áp, tăng thân nhiệt, vã mồ hôi, ảo giác, kích động hoặc bồn chồn…)
1. Cố gắng tránh sử dụng đồng thời xanh methylen và mirtazapin. Tốt nhất các thuốc này nên sử dụng cách nhau 2 tuần. Cân nhắc thay đổi sang các thuốc nhóm khác có cùng chỉ định và ít có nguy cơ tương tác hơn.
2. Trong hợp không thể trì hoãn điều trị được 2 tuần, bắt buộc sử dụng dài ngày hoặc khẩn cấp bằng xanh methylen và không có thuốc khác thay thế, cân bằng lợi ích và nguy cơ xảy ra hội chứng serotonin. Nếu lợi ích vượt trội nguy cơ, vẫn có thể sử dụng đồng thời nhưng cần giám sát chặt chẽ chặt chẽ bệnh nhân, đặc biệt trong tháng đầu tiên sử dụng đồng thời 2 thuốc.
548
Moxifloxacin
Thioridazin
Hiệp đồng tăng
tác dụng
Tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT, xoắn đỉnh
1. Chống chỉ định phối hợp ở các bệnh nhân có hội chứng QT kéo dài do di truyền hoặc mắc phải.
2. Trên các đối tượng bệnh nhân khác, tốt nhất nên tránh phối hợp các thuốc này. Trong trường hợp cần thiết phối hợp, cần đánh giá cẩn thận nguy cơ/lợi ích và lượng giá các yếu tố nguy cơ trên từng bệnh nhân, đặc biệt là rối loạn điện giải (hạ kali máu, hạ magie máu, hạ calci máu), nhịp tim chậm, nữ giới trước khi quyết định kê đơn.
549
Moxifloxacin
Piperaquin/ dihydroartemisinin (piperaquin)
Hiệp đồng tăng
tác dụng
Tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT, xoắn đỉnh
1. Chống chỉ định phối hợp ở các bệnh nhân có hội chứng QT kéo dài do di truyền hoặc mắc phải.
2. Trên các đối tượng bệnh nhân khác, tốt nhất nên tránh phối hợp các thuốc này. Trong trường hợp cần thiết phối hợp, cần đánh giá cẩn thận nguy cơ/lợi ích và lượng giá các yếu tố nguy cơ trên từng bệnh nhân, đặc biệt là rối loạn điện giải (hạ kali máu, hạ magie máu, hạ calci máu), nhịp tim chậm, nữ giới trước khi quyết định kê đơn.
550
Moxifloxacin
Sotalol
Hiệp đồng tăng
tác dụng
Tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT, xoắn đỉnh
1. Chống chỉ định phối hợp ở các bệnh nhân có hội chứng QT kéo dài do di truyền hoặc mắc phải.
2. Trên các đối tượng bệnh nhân khác, tốt nhất nên tránh phối hợp các thuốc này. Trong trường hợp cần thiết phối hợp, cần đánh giá cẩn thận nguy cơ/lợi ích và lượng giá các yếu tố nguy cơ trên từng bệnh nhân, đặc biệt là rối loạn điện giải (hạ kali máu, hạ magie máu, hạ calci máu), nhịp tim chậm, nữ giới trước khi quyết định kê đơn.
551
Nefopam
Xanh methylen (sử dụng đường tiêm tĩnh mạch)
Nefopam ức chế thu hồi noradrenalin (norepinephrin) và serotonin trên hệ thần kinh
Tăng nguy cơ kích thích thần kinh trung ương (co giật, ảo giác và kích động)
Chống chỉ định phối hợp
552
Nicoradil
Sildenafil
Hiệp đồng tăng nồng độ guanosine monophosphate (cGMP) vòng có dụng giãn mạch
Tăng tác dụng hạ huyết áp nghiêm trọng
Chống chỉ định phối hợp. Hai thuốc cách nhau ít nhất 24 giờ.
553
Nicoradil
Vardenafil
Hiệp đồng tăng nồng độ guanosine monophosphate (cGMP) vòng có dụng giãn mạch
Tăng tác dụng hạ huyết áp nghiêm trọng
Chống chỉ định phối hợp. Hai thuốc cách nhau ít nhất 24 giờ.
554
Nicoradil
Tadalafil
Hiệp đồng tăng nồng độ guanosine monophosphate (cGMP) vòng có dụng giãn mạch
Tăng tác dụng hạ huyết áp nghiêm trọng
Chống chỉ định phối hợp. Hai thuốc cách nhau ít nhất 48 giờ.
555
Nifedipin
Rifampicin
Rifampicin cảm ứng CYP3A4 làm tăng chuyển hóa của nifedipin
Giảm nồng độ nifedipin, giảm hiệu quả điều trị
Chống chỉ định phối hợp
556
Nitroglycerin
Sildenafil
Hiệp đồng tăng nồng độ guanosine monophosphate (cGMP) vòng có dụng giãn mạch
Tăng tác dụng hạ huyết áp nghiêm trọng
Chống chỉ định phối hợp. Hai thuốc cách nhau ít nhất 24 giờ.
557
Nitroglycerin
Vardenafil
Hiệp đồng tăng nồng độ guanosine monophosphate (cGMP) vòng có dụng giãn mạch
Tăng tác dụng hạ huyết áp nghiêm trọng
Chống chỉ định phối hợp. Hai thuốc cách nhau ít nhất 24 giờ.
558
Nitroglycerin
Tadalafil
Hiệp đồng tăng nồng độ guanosine monophosphate (cGMP) vòng có dụng giãn mạch
Tăng tác dụng hạ huyết áp nghiêm trọng
Chống chỉ định phối hợp. Hai thuốc cách nhau ít nhất 48 giờ.
559
Esomeprazol
Rilpivirin
Giảm hấp thu rilpivirin do tăng pH dạ dày
Giảm nồng độ rilpivirin trong huyết thanh, giảm hiệu quả điều trị
Chống chỉ định phối hợp. Trong trường hợp thay thế bằng thuốc kháng H2, sử dụng các thuốc H2 ít nhất 12 giờ trước hoặc 4 giờ sau khi uống rilpivirin.
560
Omeprazol
Rilpivirin
Giảm hấp thu rilpivirin do tăng pH dạ dày
Giảm nồng độ rilpivirin trong huyết thanh, giảm hiệu quả điều trị
Chống chỉ định phối hợp. Trong trường hợp thay thế bằng thuốc kháng H2, sử dụng các thuốc H2 ít nhất 12 giờ trước hoặc 4 giờ sau khi uống rilpivirin.
561
Ondansetron
Thioridazin
Hiệp đồng tăng
tác dụng
Tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT, xoắn đỉnh
1. Chống chỉ định phối hợp ở các bệnh nhân có hội chứng QT kéo dài do di truyền hoặc mắc phải.
2. Trên các đối tượng bệnh nhân khác, tốt nhất nên tránh phối hợp các thuốc này. Trong trường hợp cần thiết phối hợp, cần đánh giá cẩn thận nguy cơ/lợi ích và lượng giá các yếu tố nguy cơ trên từng bệnh nhân, đặc biệt là rối loạn điện giải (hạ kali máu, hạ magie máu, hạ calci máu), nhịp tim chậm, nữ giới trước khi quyết định kê đơn.
562
Ondansetron
Sparfloxacin
Hiệp đồng tăng
tác dụng
Tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT, xoắn đỉnh
1. Chống chỉ định phối hợp ở các bệnh nhân có hội chứng QT kéo dài do di truyền hoặc mắc phải.
2. Trên các đối tượng bệnh nhân khác, tốt nhất nên tránh phối hợp các thuốc này. Trong trường hợp cần thiết phối hợp, cần đánh giá cẩn thận nguy cơ/lợi ích và lượng giá các yếu tố nguy cơ trên từng bệnh nhân, đặc biệt là rối loạn điện giải (hạ kali máu, hạ magie máu, hạ calci máu), nhịp tim chậm, nữ giới trước khi quyết định kê đơn.
563
Oxaliplatin
Thioridazin
Hiệp đồng tăng
tác dụng
Tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT, xoắn đỉnh
1. Chống chỉ định phối hợp ở các bệnh nhân có hội chứng QT kéo dài do di truyền hoặc mắc phải.
2. Trên các đối tượng bệnh nhân khác, tốt nhất nên tránh phối hợp các thuốc này. Trong trường hợp cần thiết phối hợp, cần đánh giá cẩn thận nguy cơ/lợi ích và lượng giá các yếu tố nguy cơ trên từng bệnh nhân, đặc biệt là rối loạn điện giải (hạ kali máu, hạ magie máu, hạ calci máu), nhịp tim chậm, nữ giới trước khi quyết định kê đơn.
564
Oxaliplatin
Sparfloxacin
Hiệp đồng tăng
tác dụng
Tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT, xoắn đỉnh
1. Chống chỉ định phối hợp ở các bệnh nhân có hội chứng QT kéo dài do di truyền hoặc mắc phải.
2. Trên các đối tượng bệnh nhân khác, tốt nhất nên tránh phối hợp các thuốc này. Trong trường hợp cần thiết phối hợp, cần đánh giá cẩn thận nguy cơ/lợi ích và lượng giá các yếu tố nguy cơ trên từng bệnh nhân, đặc biệt là rối loạn điện giải (hạ kali máu, hạ magie máu, hạ calci máu), nhịp tim chậm, nữ giới trước khi quyết định kê đơn.
565
Oxcarbamazepin
Rilpivirin
Oxcarbamazepin cảm ứng CYP3A4 mạnh làm tăng chuyển hóa của rilpivirin
Giảm nồng độ của rilpivirin trong huyết thanh, dẫn đến giảm hiệu quả điều trị
Chống chỉ định phối hợp.
566
Pantoprazol
Rilpivirin
Giảm hấp thu rilpivirin do tăng pH dạ dày
Giảm nồng độ rilpivirin trong huyết thanh, giảm hiệu quả điều trị
Chống chỉ định phối hợp. Trong trường hợp thay thế bằng thuốc kháng H2, sử dụng các thuốc H2 ít nhất 12 giờ trước hoặc 4 giờ sau khi uống rilpivirin.
567
Paroxetin
Xanh methylen (sử dụng đường tiêm
tĩnh mạch)
Hiệp đồng tác dụng serotonin
Tăng nguy cơ hội chứng serotonin (sốt cao, rối loạn nhận thức, tăng phản xạ, mất phối hợp, rung giật cơ, cứng cơ, co giật, nhịp tim nhanh, tăng huyết áp, tăng thân nhiệt, vã mồ hôi, ảo giác, kích động hoặc bồn chồn…)
1. Cố gắng tránh sử dụng đồng thời xanh methylen và tramadol. Tốt nhất các thuốc này nên sử dụng cách nhau 2 tuần. Cân nhắc thay đổi sang các thuốc nhóm khác có cùng chỉ định và ít có nguy cơ tương tác hơn. Trong trường hợp bắt buộc sử dụng opioid, có thể đổi sang các opiod khác không có hoạt tính ức chế thu hồi serotonin (morphin, codein, oxycodon, buprenorphin)
2. Trong hợp không thể trì hoãn điều trị được 2 tuần, bắt buộc sử dụng dài ngày hoặc khẩn cấp bằng xanh methylen và không có thuốc khác thay thế, cân bằng lợi ích và nguy cơ xảy ra hội chứng serotonin. Nếu lợi ích vượt trội nguy cơ, vẫn có thể sử dụng đồng thời nhưng cần giám sát chặt chẽ chặt chẽ bệnh nhân, đặc biệt trong tháng đầu tiên sử dụng đồng thời 2 thuốc.
568
Paroxetin
Thioridazin
Paroxetin ức chế CYP2D6 làm giảm chuyển hóa của thioridazin
Tăng nồng độ thioridazin, tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT
Chống chỉ định phối hợp
569
Peginterferon- alpha (2a hoặc 2b)
Telbivudin
Chưa rõ
Tăng nguy cơ viêm thần kinh ngoại vi liên quan đến telbivudin.
Chống chỉ định phối hợp
570
Perindopril
Sacubitril/val sartan (sacubitril)
Tăng tích lũy bradykinin gây phù mạch
Tăng nguy cơ phù mạch
Chống chỉ định phối hợp. Chỉ bắt đầu sử dụng Sacubitril/valsartan (sacubitril) sau khi ngừng perindopril ít nhất 36 giờ.
571
Pethidin
Xanh methylen (sử dụng đường tiêm
tĩnh mạch)
Hiệp đồng tác dụng serotonin
Tăng nguy cơ hội chứng serotonin (sốt cao, rối loạn nhận thức, tăng phản xạ, mất phối hợp, rung giật cơ, cứng cơ, co giật, nhịp tim nhanh, tăng huyết áp, tăng thân nhiệt, vã mồ hôi, ảo giác, kích động hoặc bồn chồn…)
1. Cố gắng tránh sử dụng đồng thời xanh methylen và pethidin. Tốt nhất các thuốc này nên sử dụng cách nhau 2 tuần. Cân nhắc thay đổi sang các thuốc nhóm khác có cùng chỉ định và ít có nguy cơ tương tác hơn. Trong trường hợp bắt buộc sử dụng opioid, có thể đổi sang các opiod khác không có hoạt tính ức chế thu hồi serotonin (morphin, codein, oxycodon, buprenorphin)
2. Trong hợp không thể trì hoãn điều trị được 2 tuần, bắt buộc sử dụng dài ngày hoặc khẩn cấp bằng xanh methylen và không có thuốc khác thay thế, cân bằng lợi ích và nguy cơ xảy ra hội chứng serotonin. Nếu lợi ích vượt trội nguy cơ, vẫn có thể sử dụng đồng thời nhưng cần giám sát chặt chẽ chặt chẽ bệnh nhân, đặc biệt trong tháng đầu tiên sử dụng đồng thời 2 thuốc.
572
Phenobarbital
Praziquantel
Phenobarbital
cảm ứng CYP3A4 mạnh làm tăng chuyển hóa của praziquantel
Giảm nồng độ của praziquantel trong huyết thanh, dẫn đến giảm hiệu quả điều trị
Chống chỉ định phối hợp.
573
Phenobarbital
Rilpivirin
Phenobarbital
cảm ứng CYP3A4 mạnh làm tăng chuyển hóa của rilpivirin
Giảm nồng độ của rilpivirin trong huyết thanh, dẫn đến giảm hiệu quả điều trị
Chống chỉ định phối hợp.
574
Phenobarbital
Voriconazol
Phenobarbital
cảm ứng CYP3A4 mạnh làm tăng chuyển hóa của voriconazol
Giảm nồng độ của voriconazol trong huyết thanh, dẫn đến giảm hiệu quả điều trị
Chống chỉ định phối hợp.
575
Phenobarbital
Ranolazin
Phenobarbital cảm ứng CYP3A4 và P-gp làm tăng chuyển hóa của ranolazin và thải trừ của ranolazin.
Giảm nồng độ ranolazin trong huyết thanh, giảm hiệu quả điều trị
Chống chỉ định phối hợp
576
Phenylephrin (sử dụng đường uống)
Xanh methylen (sử dụng đường tiêm tĩnh mạch)
Tăng tích lũy noradrenalin (norepinephrin)
Tăng nguy cơ xuất hiện cơn tăng huyết áp (đau đầu, đánh trống ngực, cứng cổ, tăng huyết áp)
1. Chống chỉ định sử dụng phenylephrin sử dụng đường uống đồng thời hoặc trong vòng 14 ngày trước đó có sử dụng xanh methylen.
2. Đối với phenylephrin sử dụng đường tiêm, cần sử dụng rất thận trọng trên bệnh nhân đang dùng xanh methylen trong điều kiện giám sát huyết áp chặt chẽ.
577
Phenytoin
Praziquantel
Phenytoin cảm ứng CYP3A4 mạnh làm tăng chuyển hóa của praziquantel
Giảm nồng độ của praziquantel trong huyết thanh, dẫn đến giảm hiệu quả điều trị
Chống chỉ định phối hợp.
578
Phenytoin
Rilpivirin
Phenytoin cảm ứng CYP3A4 mạnh làm tăng chuyển hóa của rilpivirin
Giảm nồng độ của rilpivirin trong huyết thanh, dẫn đến giảm hiệu quả điều trị
Chống chỉ định phối hợp.
579
Phenytoin
Ranolazin
Phenytoin cảm ứng CYP3A4 và P-gp làm tăng chuyển hóa của ranolazin và thải trừ của ranolazin.
Giảm nồng độ ranolazin trong huyết thanh, giảm hiệu quả điều trị
Chống chỉ định phối hợp
580
Piperaquin/di hydroartemisinin (piperaquin)
Thioridazin
Hiệp đồng tăng
tác dụng
Tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT, xoắn đỉnh
1. Chống chỉ định phối hợp ở các bệnh nhân có hội chứng QT kéo dài do di truyền hoặc mắc phải.
2. Trên các đối tượng bệnh nhân khác, tốt nhất nên tránh phối hợp các thuốc này. Trong trường hợp cần thiết phối hợp, cần đánh giá cẩn thận nguy cơ/lợi ích và lượng giá các yếu tố nguy cơ trên từng bệnh nhân, đặc biệt là rối loạn điện giải (hạ kali máu, hạ magie máu, hạ calci máu), nhịp tim chậm, nữ giới trước khi quyết định kê đơn.
581
Piperaquin/dihydroartemisinin (piperaquin)
Sotalol
Hiệp đồng tăng
tác dụng
Tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT, xoắn đỉnh
1. Chống chỉ định phối hợp ở các bệnh nhân có hội chứng QT kéo dài do di truyền hoặc mắc phải.
2. Trên các đối tượng bệnh nhân khác, tốt nhất nên tránh phối hợp các thuốc này. Trong trường hợp cần thiết phối hợp, cần đánh giá cẩn thận nguy cơ/lợi ích và lượng giá các yếu tố nguy cơ trên từng bệnh nhân, đặc biệt là rối loạn điện giải (hạ kali máu, hạ magie máu, hạ calci máu), nhịp tim chậm, nữ giới trước khi quyết định kê đơn.
582
Piperaquin/dihydroartemisinin (piperaquin)
Saquinavir +/- ritonavir
Hiệp đồng tăng
tác dụng
Tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT, xoắn đỉnh
1. Chống chỉ định phối hợp ở các bệnh nhân có hội chứng QT kéo dài do di truyền hoặc mắc phải.
2. Trên các đối tượng bệnh nhân khác, tốt nhất nên tránh phối hợp các thuốc này. Trong trường hợp cần thiết phối hợp, cần đánh giá cẩn thận nguy cơ/lợi ích và lượng giá các yếu tố nguy cơ trên từng bệnh nhân, đặc biệt là rối loạn điện giải (hạ kali máu, hạ magie máu, hạ calci máu), nhịp tim chậm, nữ giới trước khi quyết định kê đơn.
583
Piperaquin/dihydroartemisinin (piperaquin)
Sparfloxacin
Hiệp đồng tăng
tác dụng
Tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT, xoắn đỉnh
1. Chống chỉ định phối hợp ở các bệnh nhân có hội chứng QT kéo dài do di truyền hoặc mắc phải.
2. Trên các đối tượng bệnh nhân khác, tốt nhất nên tránh phối hợp các thuốc này. Trong trường hợp cần thiết phối hợp, cần đánh giá cẩn thận nguy cơ/lợi ích và lượng giá các yếu tố nguy cơ trên từng bệnh nhân, đặc biệt là rối loạn điện giải (hạ kali máu, hạ magie máu, hạ calci máu), nhịp tim chậm, nữ giới trước khi quyết định kê đơn.
584
Piribedil
Sulpirid
Đối kháng tác dụng của nhau
Giảm hiệu quả của cả hai thuốc
Chống chỉ định phối hợp
585
Posaconazol
Simvastatin
Posaconazol ức chế CYP3A4 mạnh làm giảm chuyển hóa của simvastatin
Tăng nồng độ của simvastatin trong huyết thanh, tăng nguy cơ bệnh cơ hoặc tiêu cơ vân cấp
Chống chỉ định phối hợp. Cân nhắc thay đổi sang các thuốc nhóm khác có cùng chỉ định và ít có nguy cơ tương tác hơn:
- Trong trường hợp bắt buộc sử dụng thuốc kháng nấm azol, thay posaconazol bằng fluconazol (nhưng tránh dùng liều cao, có tác dụng ức chế mạnh CYP3A4) HOẶC
- Trong trường hợp bắt buộc sử dụng dẫn chất statin, thay simvastatin bằng các dẫn chất statin khác (ngoại trừ lovastatin).
586
Posaconazol
Ticagrelor
Posaconazol ức chế CYP3A4 mạnh làm giảm chuyển hóa của ticagrelor
Tăng nồng độ của ticagrelor trong huyết thanh, tăng nguy cơ xuất huyết
Chống chỉ định phối hợp. Cân nhắc thay đổi sang các thuốc nhóm khác có cùng chỉ định và ít có nguy cơ tương tác hơn: Trong trường hợp bắt buộc sử dụng thuốc kháng nấm azol, thay posaconazol bằng fluconazol (nhưng tránh dùng liều cao, có tác dụng ức chế mạnh CYP3A4).
587
Posaconazol
Ranolazin
Posaconazol ức chế CYP3A4
mạnh làm giảm chuyển hóa của ranolazin
Tăng nồng độ ranolazin trong huyết thanh, tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT
Chống chỉ định phối hợp. Cân nhắc thay đổi sang các thuốc nhóm khác có cùng chỉ định và ít có nguy cơ tương tác hơn: Trong trường hợp bắt buộc sử dụng thuốc kháng nấm azol, thay posaconazol bằng fluconazol (nhưng tránh dùng liều cao, có tác dụng ức chế mạnh CYP3A4).
588
Posaconazol
Tolvaptan
Posaconazol ức chế CYP3A4 mạnh làm giảm chuyển hóa của tolvaptan
Tăng nồng độ tolvaptan trong huyết thanh, tăng nguy cơ tác dụng không mong muốn (tăng nồng độ natri huyết thanh, đa niệu, khát nước, giảm thể tích tuần hoàn...)
Chống chỉ định phối hợp. Cân nhắc thay đổi sang các thuốc nhóm khác có cùng chỉ định và ít có nguy cơ tương tác hơn: Trong trường hợp bắt buộc sử dụng thuốc kháng nấm azol, thay posaconazol bằng fluconazol (nhưng tránh dùng liều cao, có tác dụng ức chế mạnh CYP3A4).
589
Posaconazol
Quetiapin
Posaconazol ức chế CYP3A4 mạnh làm giảm chuyển hóa của quetiapin
Tăng nồng độ của quetiapin, tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT
Chống chỉ định phối hợp. Cân nhắc thay đổi sang các thuốc nhóm khác có cùng chỉ định và ít có nguy cơ tương tác hơn: Trong trường hợp bắt buộc sử dụng thuốc kháng nấm azol, thay posaconazol bằng fluconazol (nhưng tránh dùng liều cao, có tác dụng ức chế mạnh CYP3A4).
590
Pramipexol
Sulpirid
Đối kháng tác dụng của nhau
Giảm hiệu quả của cả hai thuốc
Chống chỉ định phối hợp
591
Praziquantel
Rifampicin
Rifampicin cảm ứng CYP3A4 làm tăng chuyển hóa của praziquantel
Giảm nồng độ của praziquantel trong huyết thanh, dẫn đến giảm hiệu quả điều trị
Chống chỉ định phối hợp. Với rifampicin, chỉ bắt đầu sử dụng praziquantel sau khi ngừng rifampicin ít nhất 4 tuần. Rifampicin có thể sử dụng lại sau 1 ngày dừng praziquantel.
592
Propafenon
Saquinavir/ritonavir (ritonavir)
Ritonavir ức chế chuyển hóa của propafenon qua CYP3A4 và CYP2D6.
Tăng nồng độ, dẫn đến tăng độc tính của propafenon (đặc biệt là loạn nhịp tim).
Chống chỉ định phối hợp.
593
Pseudoephedrin (sử dụng đường uống)
Xanh methylen (sử dụng đường tiêm tĩnh mạch)
Tăng tích lũy noradrenalin (norepinephrin)
Tăng nguy cơ xuất hiện cơn tăng huyết áp (đau đầu, đánh trống ngực, cứng cổ, tăng huyết áp)
Chống chỉ định sử dụng pseudoephedrin (sử dụng đường uống) đồng thời hoặc trong vòng 14 ngày trước đó có sử dụng xanh methylen.
594
Quetiapin
Saquinavir +/- ritonavir
Saquinavir ức chế CYP3A4 mạnh làm giảm chuyển hóa của quetiapin
Tăng nồng độ của quetiapin, tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT
Tốt nhất nên tránh phối hợp. Trong trường hợp bắt buộc sử dụng saquinavir, giảm liều quetiapin còn 1/6 liều so với liều bình thường.
595
Quetiapin
Voriconazol
Voriconazol ức chế CYP3A4 mạnh làm giảm chuyển hóa của quetiapin
Tăng nồng độ của quetiapin, tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT
Chống chỉ định phối hợp. Cân nhắc thay đổi sang các thuốc nhóm khác có cùng chỉ định và ít có nguy cơ tương tác hơn: Trong trường hợp bắt buộc sử dụng thuốc kháng nấm azol, thay voriconazol bằng fluconazol (nhưng tránh dùng liều cao, có tác dụng ức chế mạnh CYP3A4).
596
Quinapril
Sacubitril/valsartan (sacubitril)
Tăng tích lũy bradykinin gây phù mạch
Tăng nguy cơ phù mạch
Chống chỉ định phối hợp. Chỉ bắt đầu sử dụng Sacubitril/valsartan (sacubitril) sau khi ngừng quinapril ít nhất 36 giờ.
597
Rabeprazol
Rilpivirin
Giảm hấp thu rilpivirin do tăng pH dạ dày
Giảm nồng độ rilpivirin trong huyết thanh, giảm hiệu quả điều trị
Chống chỉ định phối hợp. Trong trường hợp thay thế bằng thuốc kháng H2, sử dụng các thuốc H2 ít nhất 12 giờ trước hoặc 4 giờ sau khi uống rilpivirin.
598
Ramipril
Sacubitril/valsartan (sacubitril)
Tăng tích lũy bradykinin gây phù mạch
Tăng nguy cơ phù mạch
Chống chỉ định phối hợp. Chỉ bắt đầu sử dụng Sacubitril/valsartan (sacubitril) sau khi ngừng ramipril ít nhất 36 giờ.
599
Ranolazin
Saquinavir +/- ritonavir
Saquinavir ức chế CYP3A4 mạnh làm giảm chuyển hóa của ranolazin
Tăng nồng độ ranolazin trong huyết thanh, tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT
Chống chỉ định phối hợp
600
Ranolazin
Voriconazol
Voriconazol ức chế CYP3A4 mạnh làm giảm chuyển hóa của ranolazin
Tăng nồng độ ranolazin trong huyết thanh, tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT
Chống chỉ định phối hợp. Cân nhắc thay đổi sang các thuốc nhóm khác có cùng chỉ định và ít có nguy cơ tương tác hơn: Trong trường hợp bắt buộc sử dụng thuốc kháng nấm azol, thay voriconazol bằng fluconazol (nhưng tránh dùng liều cao, có tác dụng ức chế mạnh CYP3A4).
601
Ranolazin
Rifampicin
Rifampicin cảm ứng CYP3A4 và P-gp làm tăng chuyển hóa của ranolazin và thải trừ của ranolazin.
Giảm nồng độ ranolazin trong huyết thanh, giảm hiệu quả điều trị
Chống chỉ định phối hợp
602
Rifampicin
Rilpivirin
Rifampicin cảm ứng CYP3A4 làm tăng chuyển hóa của rilpivirin
Giảm nồng độ của rilpivirin trong huyết thanh, dẫn đến giảm hiệu quả điều trị
Chống chỉ định phối hợp.
603
Rifampicin
Voriconazol
Rifampicin cảm ứng CYP3A4 làm tăng chuyển hóa của voriconazol
Giảm nồng độ của voriconazol trong huyết thanh, dẫn đến giảm hiệu quả điều trị
Chống chỉ định phối hợp. Trong trường hợp bắt buộc sử dụng voriconazol, cân nhắc thay đổi phác đồ chống lao cho bệnh nhân.
604
Rifampicin
Sofosbuvir
Rifampicin cảm ứng P-gp làm tăng thải trừ của sofusbuvir
Giảm nồng độ của sofosbuvir trong huyết thanh, dẫn đến giảm hiệu quả điều trị
Chống chỉ định phối hợp
605
Rifampicin
Saquinavir +/- ritonavir
Rifampicin cảm ứng CYP3A4 làm tăng chuyển hóa của saquinavir
Giảm nồng độ saquinavir trong huyết thanh, giảm hiệu quả điều trị
Chống chỉ định phối hợp
606
Rosuvastatin
Sofosbuvir/ledipasvir (ledipasvir)
Ledipasvir ức chế BCRP và P-gp làm giảm thải trừ rosuvastatin khỏi cơ thể
Tăng nồng độ rosuvastatin trong huyết thanh, tăng nguy cơ bệnh cơ hoặc tiêu cơ vân cấp
Chống chỉ định phối hợp
607
Rotigotin
Sulpirid
Đối kháng tác dụng của nhau
Giảm hiệu quả của cả hai thuốc
Chống chỉ định phối hợp
608
Sacubitril/valsartan (sacubitril)
Trandolapril
Tăng tích lũy bradykinin gây phù mạch
Tăng nguy cơ phù mạch
Chống chỉ định phối hợp. Chỉ bắt đầu sử dụng Sacubitril/valsartan (sacubitril) sau khi ngừng trandolapril ít nhất 36 giờ.
609
Sacubitril/valsartan (sacubitril)
Zofenopril
Tăng tích lũy bradykinin gây phù mạch
Tăng nguy cơ phù mạch
Chống chỉ định phối hợp. Chỉ bắt đầu sử dụng Sacubitril/valsartan (sacubitril) sau khi ngừng zofenopril ít nhất 36 giờ.
610
Saquinavir +/- ritonavir
Simvastatin
Saquinavir ức chế CYP3A4 mạnh làm giảm chuyển hóa của simvastatin
Tăng nồng độ của simvastatin trong huyết thanh, tăng nguy cơ bệnh cơ hoặc tiêu cơ vân cấp
Chống chỉ định phối hợp. Trong trường hợp bắt buộc sử dụng dẫn chất statin, thay simvastatin bằng các dẫn chất statin khác (ngoại trừ lovastatin) sử dụng liều thấp nhất có hiệu quả, atorvastatin không vượt quá 20 mg/ngày, pitavastatin và pravastatin không cần hiệu chỉnh liều khi phối hợp.
611
Saquinavir +/- ritonavir
Ticagrelor
Saquinavir ức chế CYP3A4 mạnh làm giảm chuyển hóa của ticagrelor
Tăng nồng độ của ticagrelor trong huyết thanh, tăng nguy cơ xuất huyết
Chống chỉ định phối hợp
612
Saquinavir +/- ritonavir
Tolvaptan
Saquinavir ức chế CYP3A4 mạnh làm giảm chuyển hóa của tolvaptan
Tăng nồng độ tolvaptan trong huyết thanh, tăng nguy cơ tác dụng không mong muốn (tăng nồng độ natri huyết thanh, đa niệu, khát nước, giảm thể tích tuần hoàn...)
Chống chỉ định phối hợp
613
Saquinavir +/- ritonavir
Sildenafil
Saquinavir ức chế CYP3A4 làm giảm chuyển hóa của sildenafil
Tăng nồng độ sildenafil trong huyết thanh, tăng nguy cơ độc tính (hạ huyết áp, ngất, rối loạn thị giác)
1. Chống chỉ định phối hợp trong trường hợp sử dụng sildenafil điều trị tăng áp động mạch phổi.
2. Trong trường hợp sử dụng sildenafil điều trị rối loạn cương dương, liều sildenafil không vượt quá 25 mg mỗi 48 giờ ở người đang sử dụng saquinavir.
614
Saquinavir/ritonavir (ritonavir)
Vardenafil
Ritonavir ức chế CYP3A4 làm giảm chuyển hóa của vardenafil
Tăng nồng độ vardenafil trong huyết thanh, tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT
Chống chỉ định phối hợp
615
Saquinavir/ritonavir (ritonavir)
Voriconazol
Ritonavir cảm ứng CYP2C19 (hoặc ức chế CYP3A4 ở người thiếu hoặc giảm hoạt tính CYP2C19) làm tăng (hoặc giảm) chuyển hóa của voriconazol tùy thuộc từng cá thể (voriconazol là cơ chất của cả CYP3A4 và CYP2C19)
Giảm (hoặc tăng) nồng độ voriconazol.
1. Việc phối hợp voriconazol và ritonavir liều cao (400mg mỗi 12 giờ) làm giảm rõ rệt nồng độ voriconazol, vì vậy, chống chỉ định phối hợp voriconazol với ritonavir ở mức liều này.
2. Việc phối hợp voriconazol với ritonavir liều thấp (100mg mỗi 12 giờ) cũng đã cho thấy làm giảm nồng độ voriconazol mặc dù mức độ ít hơn so với liều cao ritonavir, vì vậy, nên tránh phối hợp thuốc trừ khi lợi ích vượt trội nguy cơ.
616
Sertralin
Xanh methylen (sử dụng đường tiêm
tĩnh mạch)
Hiệp đồng tác dụng serotonin
Tăng nguy cơ hội chứng serotonin (sốt cao, rối loạn nhận thức, tăng phản xạ, mất phối hợp, rung giật cơ, cứng cơ, co giật, nhịp tim nhanh, tăng huyết áp, tăng thân nhiệt, vã mồ hôi, ảo giác, kích động hoặc bồn chồn…)
1. Cố gắng tránh sử dụng đồng thời xanh methylen và doxylamin. Tốt nhất các thuốc này nên sử dụng cách nhau 2 tuần. Cân nhắc thay đổi sang các thuốc nhóm khác có cùng chỉ định và ít có nguy cơ tương tác hơn.
2. Trong hợp không thể trì hoãn điều trị được 2 tuần, bắt buộc sử dụng dài ngày hoặc khẩn cấp bằng xanh methylen và không có thuốc khác thay thế, cân bằng lợi ích và nguy cơ xảy ra hội chứng serotonin. Nếu lợi ích vượt trội nguy cơ, vẫn có thể sử dụng đồng thời nhưng cần giám sát chặt chẽ chặt chẽ bệnh nhân, đặc biệt trong tháng đầu tiên sử dụng đồng thời 2 thuốc.
617
Sevofluran
Thioridazin
Hiệp đồng tăng
tác dụng
Tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT, xoắn đỉnh
1. Chống chỉ định phối hợp ở các bệnh nhân có hội chứng QT kéo dài do di truyền hoặc mắc phải.
2. Trên các đối tượng bệnh nhân khác, tốt nhất nên tránh phối hợp các thuốc này. Trong trường hợp cần thiết phối hợp, cần đánh giá cẩn thận nguy cơ/lợi ích và lượng giá các yếu tố nguy cơ trên từng bệnh nhân, đặc biệt là rối loạn điện giải (hạ kali máu, hạ magie máu, hạ calci máu), nhịp tim chậm, nữ giới trước khi quyết định kê đơn.
618
Sevofluran
Sparfloxacin
Hiệp đồng tăng
tác dụng
Tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT, xoắn đỉnh
1. Chống chỉ định phối hợp ở các bệnh nhân có hội chứng QT kéo dài do di truyền hoặc mắc phải.
2. Trên các đối tượng bệnh nhân khác, tốt nhất nên tránh phối hợp các thuốc này. Trong trường hợp cần thiết phối hợp, cần đánh giá cẩn thận nguy cơ/lợi ích và lượng giá các yếu tố nguy cơ trên từng bệnh nhân, đặc biệt là rối loạn điện giải (hạ kali máu, hạ magie máu, hạ calci máu), nhịp tim chậm, nữ giới trước khi quyết định kê đơn.
619
Simvastatin
Voriconazol
Voriconazol ức chế CYP3A4 mạnh làm giảm chuyển hóa của simvastatin
Tăng nồng độ của simvastatin trong huyết thanh, tăng nguy cơ bệnh cơ hoặc tiêu cơ vân cấp
Chống chỉ định phối hợp. Cân nhắc thay đổi sang các thuốc nhóm khác có cùng chỉ định và ít có nguy cơ tương tác hơn:
- Trong trường hợp bắt buộc sử dụng thuốc kháng nấm azol, thay voriconazol bằng fluconazol (nhưng tránh dùng liều cao, có tác dụng ức chế mạnh CYP3A4) HOẶC
- Trong trường hợp bắt buộc sử dụng dẫn chất statin, thay simvastatin bằng các dẫn chất statin khác (ngoại trừ lovastatin).
620
Sotalol
Thioridazin
Hiệp đồng tăng
tác dụng
Tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT, xoắn đỉnh
1. Chống chỉ định phối hợp ở các bệnh nhân có hội chứng QT kéo dài do di truyền hoặc mắc phải.
2. Trên các đối tượng bệnh nhân khác, tốt nhất nên tránh phối hợp các thuốc này. Trong trường hợp cần thiết phối hợp, cần đánh giá cẩn thận nguy cơ/lợi ích và lượng giá các yếu tố nguy cơ trên từng bệnh nhân, đặc biệt là rối loạn điện giải (hạ kali máu, hạ magie máu, hạ calci máu), nhịp tim chậm, nữ giới trước khi quyết định kê đơn.
621
Sotalol
Sparfloxacin
Hiệp đồng tăng
tác dụng
Tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT, xoắn đỉnh
1. Chống chỉ định phối hợp ở các bệnh nhân có hội chứng QT kéo dài do di truyền hoặc mắc phải.
2. Trên các đối tượng bệnh nhân khác, tốt nhất nên tránh phối hợp các thuốc này. Trong trường hợp cần thiết phối hợp, cần đánh giá cẩn thận nguy cơ/lợi ích và lượng giá các yếu tố nguy cơ trên từng bệnh nhân, đặc biệt là rối loạn điện giải (hạ kali máu, hạ magie máu, hạ calci máu), nhịp tim chậm, nữ giới trước khi quyết định kê đơn.
622
Sparfloxacin
Sulpirid
Hiệp đồng tăng
tác dụng
Tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT, xoắn đỉnh
1. Chống chỉ định phối hợp ở các bệnh nhân có hội chứng QT kéo dài do di truyền hoặc mắc phải.
2. Trên các đối tượng bệnh nhân khác, tốt nhất nên tránh phối hợp các thuốc này. Trong trường hợp cần thiết phối hợp, cần đánh giá cẩn thận nguy cơ/lợi ích và lượng giá các yếu tố nguy cơ trên từng bệnh nhân, đặc biệt là rối loạn điện giải (hạ kali máu, hạ magie máu, hạ calci máu), nhịp tim chậm, nữ giới trước khi quyết định kê đơn.
623
Sparfloxacin
Thioridazin
Hiệp đồng tăng
tác dụng
Tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT, xoắn đỉnh
1. Chống chỉ định phối hợp ở các bệnh nhân có hội chứng QT kéo dài do di truyền hoặc mắc phải.
2. Trên các đối tượng bệnh nhân khác, tốt nhất nên tránh phối hợp các thuốc này. Trong trường hợp cần thiết phối hợp, cần đánh giá cẩn thận nguy cơ/lợi ích và lượng giá các yếu tố nguy cơ trên từng bệnh nhân, đặc biệt là rối loạn điện giải (hạ kali máu, hạ magie máu, hạ calci máu), nhịp tim chậm, nữ giới trước khi quyết định kê đơn.
624
Sulpirid
Thioridazin
Hiệp đồng tăng
tác dụng
Tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT, xoắn đỉnh
1. Chống chỉ định phối hợp ở các bệnh nhân có hội chứng QT kéo dài do di truyền hoặc mắc phải.
2. Trên các đối tượng bệnh nhân khác, tốt nhất nên tránh phối hợp các thuốc này. Trong trường hợp cần thiết phối hợp, cần đánh giá cẩn thận nguy cơ/lợi ích và lượng giá các yếu tố nguy cơ trên từng bệnh nhân, đặc biệt là rối loạn điện giải (hạ kali máu, hạ magie máu, hạ calci máu), nhịp tim chậm, nữ giới trước khi quyết định kê đơn.
625
Sumatriptan
Xanh methylen (sử dụng đường tiêm
tĩnh mạch)
Hiệp đồng tác dụng serotonin
Tăng nguy cơ hội chứng serotonin (sốt cao, rối loạn nhận thức, tăng phản xạ, mất phối hợp, rung giật cơ, cứng cơ, co giật, nhịp tim nhanh, tăng huyết áp, tăng thân nhiệt, vã mồ hôi, ảo giác, kích động hoặc bồn chồn…)
1. Cố gắng tránh sử dụng đồng thời xanh methylen và sumatriptan. Tốt nhất các thuốc này nên sử dụng cách nhau 2 tuần. Cân nhắc thay đổi sang các thuốc nhóm khác có cùng chỉ định và ít có nguy cơ tương tác hơn.
2. Trong hợp không thể trì hoãn điều trị được 2 tuần, bắt buộc sử dụng dài ngày hoặc khẩn cấp bằng xanh methylen và không có thuốc khác thay thế, cân bằng lợi ích và nguy cơ xảy ra hội chứng serotonin. Nếu lợi ích vượt trội nguy cơ, vẫn có thể sử dụng đồng thời nhưng cần giám sát chặt chẽ chặt chẽ bệnh nhân, đặc biệt trong tháng đầu tiên sử dụng đồng thời 2 thuốc.
626
Tamoxifen
Warfarin
Tamoxifen ức chế CYP2C9 làm giảm chuyển hóa của warfarin
Tăng nguy cơ xuất huyết
1. Chống chỉ định phối hợp ở bệnh nhân sử dụng tamoxifen dự phòng tiên phát ung thư vú.
2. Ở bệnh nhân ung thư vú, nên cân nhắc sử dụng heparin trọng lượng phân tử thấp (LMWH) hoặc các thuốc chống đông đường uống tác động trực tiếp (DOAC) thay thế acenocoumarol để điều trị thuyên tắc tĩnh mạch do huyết khối. Trong trường hợp bắt buộc sử dụng đồng thời tamoxifen với acenocoumarol, cần giảm liều acenocoumarol và theo dõi chặt chẽ bệnh nhân.
627
Tetracyclin
Tretinoin
Hiệp đồng tăng độc tính
Tăng nguy cơ tăng áp nội sọ lành tính (phù gai thị, đau đầu, buồn nôn và nôn, và rối loạn thị giác)
Chống chỉ định phối hợp
628
Ticagrelor
Voriconazol
Voriconazol ức chế CYP3A4 mạnh làm giảm chuyển hóa của ticagrelor
Tăng nồng độ của ticagrelor trong huyết thanh, tăng nguy cơ xuất huyết
Chống chỉ định phối hợp. Cân nhắc thay đổi sang các thuốc nhóm khác có cùng chỉ định và ít có nguy cơ tương tác hơn: Trong trường hợp bắt buộc sử dụng thuốc kháng nấm azol, thay voriconazol bằng fluconazol (nhưng tránh dùng liều cao, có tác dụng ức chế mạnh CYP3A4).
629
Tigecyclin
Tretinoin
Hiệp đồng tăng độc tính
Tăng nguy cơ tăng áp nội sọ lành tính (phù gai thị, đau đầu, buồn nôn và nôn, và rối loạn thị giác)
Chống chỉ định phối hợp
630
Tolvaptan
Voriconazol
Voriconazol ức chế CYP3A4 mạnh làm giảm chuyển hóa của tolvaptan
Tăng nồng độ tolvaptan trong huyết thanh, tăng nguy cơ tác dụng không mong muốn (tăng nồng độ natri huyết thanh, đa niệu, khát nước, giảm thể tích tuần hoàn...)
Chống chỉ định phối hợp. Cân nhắc thay đổi sang các thuốc nhóm khác có cùng chỉ định và ít có nguy cơ tương tác hơn: Trong trường hợp bắt buộc sử dụng thuốc kháng nấm azol, thay voriconazol bằng fluconazol (nhưng tránh dùng liều cao, có tác dụng ức chế mạnh CYP3A4).
631
Tramadol
Xanh methylen (sử dụng đường tiêm
tĩnh mạch)
Hiệp đồng tác dụng serotonin
Tăng nguy cơ hội chứng serotonin (sốt cao, rối loạn nhận thức, tăng phản xạ, mất phối hợp, rung giật cơ, cứng cơ, co giật, nhịp tim nhanh, tăng huyết áp, tăng thân nhiệt, vã mồ hôi, ảo giác, kích động hoặc bồn chồn…)
1. Cố gắng tránh sử dụng đồng thời xanh methylen và tramadol. Tốt nhất các thuốc này nên sử dụng cách nhau 2 tuần. Cân nhắc thay đổi sang các thuốc nhóm khác có cùng chỉ định và ít có nguy cơ tương tác hơn. Trong trường hợp bắt buộc sử dụng opioid, có thể đổi sang các opiod khác không có hoạt tính ức chế thu hồi serotonin (morphin, codein, oxycodon, buprenorphin)
2. Trong hợp không thể trì hoãn điều trị được 2 tuần, bắt buộc sử dụng dài ngày hoặc khẩn cấp bằng xanh methylen và không có thuốc khác thay thế, cân bằng lợi ích và nguy cơ xảy ra hội chứng serotonin. Nếu lợi ích vượt trội nguy cơ, vẫn có thể sử dụng đồng thời nhưng cần giám sát chặt chẽ chặt chẽ bệnh nhân, đặc biệt trong tháng đầu tiên sử dụng đồng thời 2 thuốc.
632
Trazodon
Xanh methylen (sử dụng đường tiêm
tĩnh mạch)
Hiệp đồng tác dụng serotonin
Tăng nguy cơ hội chứng serotonin (sốt cao, rối loạn nhận thức, tăng phản xạ, mất phối hợp, rung giật cơ, cứng cơ, co giật, nhịp tim nhanh, tăng huyết áp, tăng thân nhiệt, vã mồ hôi, ảo giác, kích động hoặc bồn chồn…)
1. Cố gắng tránh sử dụng đồng thời xanh methylen và trazodon. Tốt nhất các thuốc này nên sử dụng cách nhau 2 tuần. Cân nhắc thay đổi sang các thuốc nhóm khác có cùng chỉ định và ít có nguy cơ tương tác hơn.
2. Trong hợp không thể trì hoãn điều trị được 2 tuần, bắt buộc sử dụng dài ngày hoặc khẩn cấp bằng xanh methylen và không có thuốc khác thay thế, cân bằng lợi ích và nguy cơ xảy ra hội chứng serotonin. Nếu lợi ích vượt trội nguy cơ, vẫn có thể sử dụng đồng thời nhưng cần giám sát chặt chẽ chặt chẽ bệnh nhân, đặc biệt trong tháng đầu tiên sử dụng đồng thời 2 thuốc.
633
Venlafaxin
Xanh methylen (sử dụng đường tiêm
tĩnh mạch)
Hiệp đồng tác dụng serotonin
Tăng nguy cơ hội chứng serotonin (sốt cao, rối loạn nhận thức, tăng phản xạ, mất phối hợp, rung giật cơ, cứng cơ, co giật, nhịp tim nhanh, tăng huyết áp, tăng thân nhiệt, vã mồ hôi, ảo giác, kích động hoặc bồn chồn…)
1. Cố gắng tránh sử dụng đồng thời xanh methylen và venlafaxin. Tốt nhất các thuốc này nên sử dụng cách nhau 2 tuần. Cân nhắc thay đổi sang các thuốc nhóm khác có cùng chỉ định và ít có nguy cơ tương tác hơn.
2. Trong hợp không thể trì hoãn điều trị được 2 tuần, bắt buộc sử dụng dài ngày hoặc khẩn cấp bằng xanh methylen và không có thuốc khác thay thế, cân bằng lợi ích và nguy cơ xảy ra hội chứng serotonin. Nếu lợi ích vượt trội nguy cơ, vẫn có thể sử dụng đồng thời nhưng cần giám sát chặt chẽ chặt chẽ bệnh nhân, đặc biệt trong tháng đầu tiên sử dụng đồng thời 2 thuốc.
BẢNG 3.2. DANH MỤC TƯƠNG TÁC THUỐC THEO NHÓM ĐẶC TÍNH DƯỢC LÝ
STT
Tên thuốc/ nhóm thuốc 1
Tên thuốc/ nhóm thuốc 2
Cơ chế
Hậu quả
Xử trí
1
Các thuốc ức chế monoamine oxidase (IMAO) (xanh methylen, linezolid, furazolidon)
Các thuốc làm tăng nồng độ serotonin:
Các thuốc chống trầm cảm ba vòng (TCA): amitriptylin, clomipramin.
Các thuốc ức chế tái thu hồi chọn lọc serotonin (SSRI): paroxetin, fluvoxamin, fluoxetin, sertralin, citalopram, escitalopram, venlafaxin, duloxetin.
Dẫn chất triptan: sumatriptan Opioid:pethidin, tramadol, fentanyl, dextromethorphan, methadon
Các thuốc khác: trazodon, bupropion, mirtazapin, methylphenidat, milnacipran, carbamazepin, doxylamin
Hiệp đồng tác
dụng serotonin. Tác dụng ức chế MAO của furazolidon do chất chuyển hóa của thuốc, xuất hiện chậm sau 5 - 10 ngày.
Tăng nguy cơ hội chứng serotonin (sốt cao, rối loạn nhận thức, tăng phản xạ, mất phối hợp, rung giật cơ, cứng cơ, co giật, nhịp tim nhanh, tăng huyết áp, tăng thân nhiệt, vã mồ hôi, ảo giác, kích động hoặc bồn chồn…)
1. Cố gắng tránh sử dụng đồng thời các thuốc IMAO và các thuốc làm tăng nồng độ serotonin. Tốt nhất các thuốc này nên sử dụng cách nhau 2 tuần (hoặc 5 tuần với fluoxetin). Cân nhắc thay đổi sang các thuốc nhóm khác có cùng chỉ định và ít có nguy cơ tương tác hơn. Trong trường hợp bắt buộc sử dụng opioid, có thể đổi sang các opiod khác không có hoạt tính ức chế thu hồi serotonin (morphin, codein, oxycodon, buprenorphin)
2. Trong hợp không thể trì hoãn điều trị được 2 tuần, bắt buộc sử dụng dài ngày hoặc khẩn cấp bằng các thuốc IMAO và không có thuốc khác thay thế, cân bằng lợi ích và nguy cơ xảy ra hội chứng serotonin. Nếu lợi ích vượt trội nguy cơ, vẫn có thể sử dụng đồng thời nhưng cần giám sát chặt chẽ chặt chẽ bệnh nhân, đặc biệt trong tháng đầu tiên sử dụng đồng thời 2 thuốc.
Lưu ý: xanh methylen sử dụng đường tiêm tĩnh mạch.
2
IMAO (xanh methylen, linezolid,
furazolidon)
Levodopa/carbi
dopa +/- entacapon
Tăng tích lũy
noradrenalin (norepinephrin) và dopamin. Tác dụng ức chế MAO của furazolidon do chất chuyển hóa của thuốc, xuất hiện chậm sau 5 - 10 ngày.
Tăng nguy cơ xuất hiện cơn tăng huyết áp (đau đầu, đánh trống ngực, cứng cổ, tăng huyết áp)
Chống chỉ định sử dụng levodopa/carbidopa đồng thời hoặc trong vòng 14 ngày trước đó có sử dụng
IMAO.
Lưu ý: xanh methylen sử dụng đường tiêm tĩnh mạch.
3
IMAO (xanh methylen, linezolid, furazolidon)
Methyldopa
Chưa rõ. Tác dụng ức chế MAO của furazolidon do chất chuyển hóa của thuốc, xuất hiện chậm sau 5
- 10 ngày.
Tăng nguy cơ xuất hiện cơn tăng huyết áp (đau đầu, đánh trống ngực, cứng cổ)
Chống chỉ định phối hợp.
Lưu ý: xanh methylen sử dụng đường tiêm tĩnh mạch.
4
IMAO (xanh methylen, linezolid, furazolidon)
Thuốc cường giao cảm tác động gián tiếp sử dụng đường uống (ephedrin, pseudoephedrin, phenylephrin)
Tăng tích lũy
noradrenalin (norepinephrin). Tác dụng ức chế MAO của furazolidon do chất chuyển hóa của thuốc, xuất hiện chậm sau 5
- 10 ngày.
Tăng nguy cơ xuất hiện cơn tăng huyết áp (đau đầu, đánh trống ngực, cứng cổ, tăng huyết áp)
1. Chống chỉ định sử dụng thuốc cường giao cảm tác động gián tiếp (ephedrin, pseudoephedrin, phenylephrin) sử dụng đường uống đồng thời hoặc trong vòng 14 ngày trước đó có sử dụng IMAO.
2. Đối với các thuốc cường giao cảm sử dụng đường tiêm, cần sử dụng rất thận trọng trên bệnh nhân đang dùng IMAO trong điều kiện giám sát huyết áp chặt chẽ.
Lưu ý: xanh methylen sử dụng đường tiêm tĩnh mạch.
5
IMAO (xanh methylen, linezolid, furazolidon)
Nefopam
Nefopam ức chế
thu hồi noradrenalin (norepinephrin) và serotonin trên hệ thần kinh. Tác dụng ức chế MAO của furazolidon do chất chuyển hóa của thuốc, xuất hiện chậm sau 5 - 10 ngày.
Tăng nguy cơ kích thích thần kinh trung ương (co giật, ảo giác và kích động)
Chống chỉ định phối hợp.
Lưu ý: xanh methylen sử dụng đường tiêm tĩnh mạch.
6
Kháng sinh tetracyclin (tetracyclin, doxycyclin, minocyclin, tigecyclin)
Dẫn chất retinoid (acitretin, tretinoin, isotretinoin)
Hiệp đồng tăng
độc tính
Tăng nguy cơ tăng áp nội sọ lành tính (phù gai thị, đau đầu, buồn nôn và nôn, và rối loạn thị giác)
Chống chỉ định phối hợp
7
Thuốc chống viêm không có cấu trúc steroid (NSAID)1
Ketorolac
Hiệp đồng tác dụng kích ứng đường tiêu hóa
Tăng nguy cơ xuất huyết tiêu hóa nghiêm trọng (sử dụng đồng thời ketorolac với 1 NSAID khác làm tăng nguy cơ xuất huyết tiêu hóa gấp 5 lần so với phối hợp 2 NSAID khác)
Chống chỉ định phối hợp. Cần đặc biệt lưu ý nguy cơ tương tác trong trường hợp giảm đau hậu phẫu.
8
Dẫn chất nitrat
(nitroglycerin, isosorbid mononitrat, isosorbid dinitrat, nicoradil)
Thuốc ức chế PDE-5 (sildenafil, vardenafil, tadalafil)
Hiệp đồng tăng
nồng độ guanosine monophosphate (cGMP) vòng có dụng giãn mạch
Tăng tác dụng hạ huyết áp nghiêm trọng
Chống chỉ định phối hợp. Hai thuốc cách nhau ít nhất 24 giờ (với sildenafil và vardenafil) hoặc 48 giờ (với tadalafil).
9
Thuốc ức chế enzym chuyển2
Sacubitril/valsar tan (sacubitril)
Tăng tích lũy
bradykinin gây phù mạch
Tăng nguy cơ phù mạch
Chống chỉ định phối hợp. Chỉ bắt đầu sử dụng sacubitril/valsartan sau khi ngừng thuốc ức chế enzym chuyển ít nhất 36 giờ.
10
Alcaloid nấm cựa gà (dihydroergotamin, ergotamin, ergometrin, methylergometrin)
Thuốc nhóm triptan (sumatriptan)
Hiệp đồng tác dụng co mạch
Co thắt mạch kéo dài
Chống chỉ định phối hợp. Hai thuốc cách nhau ít nhất 24 giờ.
11
Thuốc tránh thai bản chất hormon5
Acid
tranexamic
Nguy cơ huyết
khối khi sử dụng thuốc tránh thai tăng lên khi phối hợp với thuốc kháng phân giải fibrin
Tăng nguy cơ biến cố huyết khối
1. Chống chỉ định sử dụng acid tranexamic điều trị rong kinh ở bệnh nhân đang dùng thuốc tránh thai bản chất hormon.
2. Với các chỉ định khác của acid tranexamic, có thể sử dung ở người đang dùng thuốc tránh thai nhưng cần đặc biệt thận trọng.
Lưu ý các yếu tố tăng nguy cơ: béo phì, hút thuốc lá, đặc biệt ở người trên 35 tuổi.
12
Thuốc cản quang iod7
Metformin
Nguy cơ suy thận cấp liên quan đến cả metformin và thuốc cản quang iod. Suy thận cấp làm tăng nguy cơ nhiễm toan lactic.
Tăng nguy cơ nhiễm toan lactic và suy thận cấp
1. Bệnh nhân có MLCT > 30 ml/phút/1,73m2 và không có bằng chứng tổn thương thận cấp, được chỉ định tiêm thuốc cản quang đường tĩnh mạch hoặc tiêm thuốc cản quang đường động mạch tiếp xúc với thận thứ cấp (ví dụ: bơm thuốc vào tim phải, động mạch phổi, động mạch cảnh, động mạch dưới đòn, động mạch vành, động mạch mạc treo hay động mạch dưới động mạch thận): tiếp tục sử dụng metformin như bình thường.
2. Bệnh nhân (1) MLCT < 30 ml/phút/1,73m2 tiêm thuốc cản quang đường tĩnh mạch, đường động mạch tiếp xúc với thận thứ cấp, hoặc (2) Bệnh nhân tiêm thuốc cản quang đường động mạch tiếp xúc với thận đầu tiên (ví dụ: bơm thuốc vào tim trái, động mạch chủ ngực, động mạch chủ bụng trên động mạch thận hoặc động mạch thận) hoặc (3) Có tổn thương thận: Ngừng metformin trước hoặc tại thời điểm tiến hành thủ thuật chẩn đoán hình ảnh và không được dùng lại cho đến ít nhất 48 giờ sau đó. Sau 48 giờ, chỉ sử dụng lại metformin sau khi chức năng thận được đánh giá lại và cho thấy ổn định.
* Lưu ý:
- Các yếu tố nguy cơ: suy thận, suy tim, không đủ dịch hoặc thiếu dịch, sử dụng liều cao thuốc cản quang hoặc sử dụng đồng thời các thuốc độc tính trên thận khác.
- Khuyến cáo về tương tác này không áp dụng trong trường hợp bơm thuốc cản quang iod để chụp X-quang tử cung - vòi trứng.
13
Thuốc gây kéo dài khoảng QT4
Thuốc gây kéo dài khoảng QT4
Hiệp đồng tăng
tác dụng
Tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT, xoắn đỉnh
1. Chống chỉ định phối hợp ở các bệnh nhân có hội chứng QT kéo dài do di truyền hoặc mắc phải.
2. Trên các đối tượng bệnh nhân khác, tốt nhất nên tránh phối hợp các thuốc này. Trong trường hợp cần thiết phối hợp, cần đánh giá cẩn thận nguy cơ/lợi ích và lượng giá các yếu tố nguy cơ trên từng bệnh nhân, đặc biệt là rối loạn điện giải (hạ kali máu, hạ magie máu, hạ calci máu), nhịp tim chậm, nữ giới trước khi quyết định kê đơn.
14
Thuốc ức chế enzym chuyển2 hoặc thuốc đối kháng thụ thể AT13
Aliskiren
Hiệp đồng tăng
tác dụng
Tăng nguy cơ tăng kali máu, suy thận và hạ huyết áp
1. Chống chỉ định ở bệnh nhân đái tháo đường hoặc suy thận (MLCT < 60 ml/ph/1,73 m2).
2. Ở các đối tượng khác, cũng nên tránh phối hợp này. Trong trường hợp bắt buộc phối hợp, theo dõi chặt chẽ kali, creatinin và huyết áp của bệnh nhân.
15
Thuốc đối kháng thụ thể dopamin (sulpirid, metoclopramid)
Thuốc chủ vận
dopamin điều trị Parkinson (levodopa/ carbidopa +/- entacapon, rotigotin, pramipexol, piribedil, bromocriptin)
Đối kháng tác
dụng của nhau
Giảm hiệu quả của cả hai thuốc
Chống chỉ định phối hợp
16
Dẫn chất statin
(simvastatin, lovastatin)
Thuốc ức chế mạnh CYP3A4 (clarithromycin, erythromycin, các thuốc ức chế protease điều trị HIV6, boceprevir, itraconazol, posaconazol, voriconazol)
Các thuốc ức chế mạnh CYP3A4 làm giảm chuyển hóa của dẫn chất statin
Tăng nồng độ của dẫn chất statin trong huyết thanh, tăng nguy cơ bệnh cơ hoặc tiêu cơ vân cấp
Chống chỉ định phối hợp.
1. Chỉ bắt đầu sử dụng simvastatin/lovastatin sau khi ngừng itraconazol ít nhất 2 tuần HOẶC
2. Cân nhắc thay đổi sang các thuốc nhóm khác có cùng chỉ định và ít có nguy cơ tương tác hơn.
- Trong trường hợp bắt buộc sử dụng dẫn chất statin: thay simvastatin/lovastatin bằng các dẫn chất statin khác (lưu ý về giới hạn về liều của các dẫn chất statin này khi phối hợp với các thuốc ức chế CYP3A4 mạnh).
- Trong trường hợp bắt buộc sử dụng thuốc kháng nấm azol: thay itraconazol bằng fluconazol (nhưng tránh dùng liều cao, có tác dụng ức chế mạnh CYP3A4).
- Trong trường hợp bắt buộc sử dụng kháng sinh macrolid: thay erythromycin, clarithromycin bằng azithromycin.
17
Dẫn chất statin
(simvastatin, lovastatin)
Danazol
Danazol ức chế
CYP3A4 làm giảm chuyển hóa của dẫn chất statin
Tăng nồng độ dẫn chất statin trong huyết thanh, tăng nguy cơ bệnh cơ hoặc tiêu cơ vân cấp
Chống chỉ định phối hợp
18
Dẫn chất statin
(simvastatin, atorvastatin, lovastatin, pitavastatin)
Ciclosporin
Ciclosporin ức
chế CYP3A4 làm giảm chuyển hóa của dẫn chất statin; ciclosporin cũng ức chế cả OATP1B1 làm giảm vận chuyển statin vào gan.
Tăng nồng độ dẫn chất statin trong huyết thanh, tăng nguy cơ bệnh cơ hoặc tiêu cơ vân cấp
Chống chỉ định phối hợp. Trong trường hợp bắt buộc sử dụng dẫn chất statin: thay bằng fluvastatin (tối đa 20 mg/ngày), pravastatin (tối đa 20 mg/ngày), rosuvastatin (tối đa 5 mg/ngày).
19
Dẫn chất statin
(simvastatin, lovastatin)
Mifepriston
Mifepriston ức
chế CYP3A4 làm giảm chuyển hóa của dẫn chất statin
Tăng nồng độ dẫn chất statin trong huyết thanh, tăng nguy cơ bệnh cơ hoặc tiêu cơ vân cấp
Chống chỉ định phối hợp.
1. Chỉ bắt đầu sử dụng simvastatin/lovastatin sau khi ngừng mifepriston ít nhất 2 tuần HOẶC
2. Trong trường hợp bắt buộc sử dụng dẫn chất statin: thay simvastatin hoặc lovastatin bằng pravasatin, rosuvastatin, fluvastatin hoặc pitavastatin
20
Alcaloid nấm cựa gà (dihydroergota min, ergotamin, ergometrin, methylergomet rin)
Thuốc ức chế mạnh CYP3A4 (các thuốc ức chế protetase điều trị HIV6, clarithromycin, erythromycin, roxithromycin, itraconazol, posaconazol, voriconazol, boceprevir)
Các thuốc ức chế mạnh CYP3A4 làm giảm chuyển hóa của alcaloid nấm cựa gà
Tăng nồng độ của alcaloid nấm cựa gà trong huyết thanh, tăng nguy cơ độc tính (nôn, buồn nôn, hoại tử đầu chi, thiếu máu cục bộ do co thắt mạch…)
Chống chỉ định phối hợp. Đối với trường hợp điều trị băng huyết sau sinh, nếu không còn thuốc khác thay thế ở người bệnh đang sử dụng thuốc HIV nhóm ức chế proteases, sử dụng ergometrin/methylergometr in chỉ khi lợi ích vượt trội nguy cơ và sử dụng liều thấp nhất có hiệu quả trong thời gian ngắn nhất.
21
Ivabradin
Thuốc ức chế mạnh CYP3A4 (các thuốc ức chế protetase điều trị HIV6, clarithromycin, erythromycin, itraconazol, posaconazol, voriconazol, boceprevir) hoặc trung bình (diltiazem, verapamil)
Các thuốc ức chế mạnh CYP3A4 làm giảm chuyển hóa của ivabradin. Verapamil hoặc diltiazem hiệp đồng tác dụng làm chậm nhịp tim của ivabradin
Tăng nồng độ ivabradin trong huyết thanh, tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT và chậm nhịp tim
Chống chỉ định phối hợp. Cân nhắc thay đổi sang các thuốc nhóm khác có cùng chỉ định và ít có nguy cơ tương tác hơn:
- Trong trường hợp bắt buộc sử dụng thuốc kháng nấm azol: thay itraconazol bằng fluconazol (nhưng tránh dùng liều cao, có tác dụng ức chế mạnh CYP3A4)
- Trong trường hợp bắt buộc sử dụng kháng sinh macrolid: thay erythromycin, clarithromycin bằng azithromycin.
22
Ticagrelor
Thuốc ức chế mạnh CYP3A4 (clarithromycin, itraconazol, posaconazol, voriconazol, các thuốc ức chế protetase điều trị HIV6)
Các thuốc ức chế mạnh CYP3A4 làm giảm chuyển hóa của ticagrelor
Tăng nồng độ của ticagrelor trong huyết thanh, tăng nguy cơ xuất huyết
Chống chỉ định phối hợp.
1. Chỉ bắt đầu sử dụng ticagrelor sau khi ngừng itraconazol ít nhất 2 tuần HOẶC
2. Cân nhắc thay đổi sang các thuốc nhóm khác có cùng chỉ định và ít có nguy cơ tương tác hơn:
- Trong trường hợp bắt buộc sử dụng thuốc kháng nấm azol: thay itraconazol bằng fluconazol (nhưng tránh dùng liều cao, có tác dụng ức chế mạnh CYP3A4)
- Trong trường hợp bắt buộc sử dụng kháng sinh macrolid: thay clarithromycin bằng azithromycin.
23
Ranolazin
Thuốc ức chế mạnh CYP3A4 (clarithromycin, itraconazol, posaconazol, voriconazol, các
thuốc ức chế protetase điều trị HIV6)
Các thuốc ức chế mạnh CYP3A4 làm giảm chuyển hóa của ranolazin
Tăng nồng độ ranolazin trong huyết thanh, tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT
Chống chỉ định phối hợp.
1. Chỉ bắt đầu sử dụng ranolazin sau khi ngừng itraconazol ít nhất 2 tuần HOẶC
2. Cân nhắc thay đổi sang các thuốc nhóm khác có cùng chỉ định và ít có nguy cơ tương tác hơn:
- Trong trường hợp bắt buộc sử dụng thuốc kháng nấm azol: thay itraconazol bằng fluconazol (nhưng tránh dùng liều cao, có tác dụng ức chế mạnh CYP3A4).
- Trong trường hợp bắt buộc sử dụng kháng sinh macrolid: thay clarithromycin bằng azithromycin.
24
Tolvaptan
Thuốc ức chế mạnh CYP3A4 (clarithromycin, itraconazol, posaconazol, voriconazol, các thuốc ức chế protetase điều trị HIV6)
Các thuốc ức chế mạnh CYP3A4 làm giảm chuyển hóa của tolvaptan
Tăng nồng độ tolvaptan trong huyết thanh, tăng nguy cơ tác dụng không mong muốn (tăng nồng độ natri huyết thanh, đa niệu, khát nước, giảm thể tích tuần hoàn...)
Chống chỉ định phối hợp. Cân nhắc thay đổi sang các thuốc nhóm khác có cùng chỉ định và ít có nguy cơ tương tác hơn:
- Trong trường hợp bắt buộc sử dụng thuốc kháng nấm azol: thay itraconazol bằng fluconazol (nhưng tránh dùng liều cao, có tác dụng ức chế mạnh CYP3A4).
- Trong trường hợp bắt buộc sử dụng kháng sinh macrolid: thay clarithromycin bằng azithromycin.
25
Thuốc chẹn kênh canxi (lercanidipin, felodipin)
Thuốc ức chế mạnh CYP3A4 (clarithromycin, itraconazol, posaconazol, voriconazol, các thuốc ức chế protetase điều trị HIV6)
Các thuốc ức chế mạnh CYP3A4 làm giảm chuyển hóa của lercanidipin hoặc felodipin
Tăng nồng độ lercanidipin/felodipin, tăng nguy cơ hạ huyết áp nghiêm trọng
Chống chỉ định phối hợp.
1. Chỉ bắt đầu sử dụng felodipin sau khi ngừng itraconazol ít nhất 2 tuần HOẶC
2. Cân nhắc thay đổi sang các thuốc nhóm khác có cùng chỉ định và ít có nguy cơ tương tác hơn:
- Trong trường hợp bắt buộc sử dụng thuốc kháng nấm azol: thay itraconazol bằng fluconazol (nhưng tránh dùng liều cao, có tác dụng ức chế mạnh CYP3A4).
- Trong trường hợp bắt buộc sử dụng kháng sinh macrolid: thay clarithromycin bằng azithromycin.
26
Lercanidipin
Ciclosporin
Ciclosporin ức
chế CYP3A4 làm giảm chuyển hóa của lercanidipin và ngược lại, lercanidipin ức chế yếu CYP3A4 làm giảm chuyển hóa ciclosporin.
Tăng nồng độ ciclosporin, tăng nồng độ lercanidipin trong huyết thanh, tăng nguy cơ hạ huyết áp nghiêm trọng
Chống chỉ định phối hợp
27
Domperidon
Thuốc ức chế mạnh CYP3A4 (erythronycin, clarithromycin, itraconazol, posaconazol, voriconazol, các thuốc ức chế protetase điều trị HIV6)
Các thuốc ức chế CYP3A4 làm giảm chuyển hóa của domperidon
Tăng nồng độ domperidon trong huyết thanh, tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT
Chống chỉ định phối hợp
28
Vardenafil
Thuốc ức chế mạnh CYP3A4 (itraconazol, ritonavir, indinavir)
Các thuốc ức chế CYP3A4 làm giảm chuyển hóa của vardenafil
Tăng nồng độ vardenafil trong huyết thanh, tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT
Chống chỉ định phối hợp
29
Amiodaron
Các thuốc ức chế protease điều trị HIV (ritonavir, indinavir, saquinavir)
Các thuốc ức chế protease ức chế CYP3A4 làm giảm chuyển hóa của amiodaron
Tăng nồng độ amiodaron trong huyết thanh, tăng nguy cơ tác dụng không mong muốn (hạ huyết áp, chậm nhịp tim, ngừng xoang...)
Chống chỉ định phối hợp
30
Alfuzosin
Các thuốc ức chế protetase điều trị HIV6, boceprevir
Các thuốc ức chế protease ức chế CYP3A4 làm giảm chuyển hóa của alfuzosin
Tăng nồng độ alfuzosin trong huyết thanh, tâng nguy cơ hạ huyết áp nghiêm trọng
Chống chỉ định phối hợp
31
Propafenon
Ritonavir
Ritonavir ức chế chuyển hóa của propafenon qua CYP3A4 và CYP2D6.
Tăng nồng độ, dẫn đến tăng độc tính của propafenon (đặc biệt là loạn nhịp tim).
Chống chỉ định phối hợp.
32
Quetiapin
Thuốc ức chế mạnh CYP3A4 (clarithromycin, itraconazol, posaconazol, voriconazol, các thuốc ức chế protetase điều trị HIV6)
Các thuốc ức chế mạnh CYP3A4 làm giảm chuyển hóa của quetiapin
Tăng nồng độ của quetiapin, tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT
Chống chỉ định phối hợp. Cân nhắc thay đổi sang các thuốc nhóm khác có cùng chỉ định và ít có nguy cơ tương tác hơn:
- Trong trường hợp bắt buộc sử dụng thuốc kháng nấm azol: thay itraconazol bằng fluconazol (nhưng tránh dùng liều cao, có tác dụng ức chế mạnh CYP3A4).
- Trong trường hợp bắt buộc sử dụng kháng sinh macrolid: thay erythromycin, clarithromycin bằng azithromycin.
- Trong trường hợp bắt buộc sử dụng thuốc ức chế protease điều trị HIV, giảm liều quetiapin còn 1/6 liều so với liều bình thường.
33
Alprazolam
Indinavir +/- ritonavir
Indinavir ức chế CYP3A4 làm giảm chuyển hóa của alprazolam
Tăng nồng độ alprazolam trong huyết thanh, tăng nguy cơ tác dụng không mong muốn (buồn ngủ, lờ đờ, lẫn lộn, nặng hơn có thể xuất hiện mất điều hòa vận động, giảm trương lực cơ, hạ huyết áp, suy hô hấp, hôn mê)
Chống chỉ định phối hợp
34
Everolimus
Thuốc ức chế mạnh CYP3A4 và P-gp (ritonavir, clarithromcyin, itraconazol)
Ritonavir, clarithromycin và itraconazol ức chế mạnh CP3A4 làm giảm chuyển hóa của everolimus ở gan, đồng thời, ức chế P-gp làm giảm thải trừ everolimus khỏi cơ thể.
Tăng nồng độ everolimus trong huyết thanh, tăng tác dụng bất lợi liên quan đến ức chế miễn dịch
Chống chỉ định phối hợp
35
Sildenafil
Các thuốc ức chế protease điều trị HIV6
Các thuốc ức chế protease ức chế CYP3A4 làm giảm chuyển hóa của sildenafil
Tăng nồng độ sildenafil trong huyết thanh, tăng nguy cơ độc tính (hạ huyết áp, ngất, rối loạn thị giác)
1. Chống chỉ định phối hợp trong trường hợp sử dụng sildenafil điều trị tăng áp động mạch phổi.
2. Trong trường hợp sử dụng sildenafil điều trị rối loạn cương dương, liều sildenafil không vượt quá 25 mg mỗi 48 giờ ở người đang sử dụng ritonavir.
36
Irinotecan
Itraconazol
Itraconazol ức
chế CYP3A4 và ức chế UGT1A1 (enzym xúc tác phản ứng glucuronid hóa) làm giảm chuyển hóa của SN-38 (chất chuyển hóa có hoạt tính của irinotecan)
Tăng nồng độ của chất chuyển hóa có hoạt tính của irinotecan trong huyết thanh, tăng nguy cơ tác dụng không mong muốn (tiêu chảy, giảm bạch cầu trung tính...)
Chống chỉ định phối hợp. Chỉ bắt đầu sử dụng irinotecan sau khi ngừng itraconazol ít nhất 2 tuần.
37
Saquinavir/ritonavir
Kháng sinh macrolid (erythromycin, clarithromycin)
Kháng sinh macrolid ức chế CYP3A4 và P- gp, làm giảm chuyển hóa và thải trừ saquinavir. Saquinavir cũng ức chế CYP3A4 làm giảm chuyển hóa của kháng sinh macrolid
Tăng nồng độ kháng sinh macrolid tăng nồng độ saquinavir, tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT và xoắn đỉnh.
1. Chống chỉ định phối hợp ở bệnh nhân có QTc > 450 ms và saquinavir ở dạng phối hợp ritonavir.
2. Trong trường hợp bắt buộc phối hợp, định kỳ đo điện tâm đồ mỗi 3-4 ngày. Nếu QTc > 480 ms hoặc tăng > 20 ms so với ban đầu, ngừng 1 trong 2 hoặc cả 2 thuốc.
38
Colchicin
Thuốc ức chế mạnh CYP3A4 (indinavir, saquinavir, posaconazol, voriconazol, boceprevir, roxithromycin) hoặc P-gp (ranolazin, verapamil, amiodaron, carvedilol, diltiazem, sunitinib, nilotinib, ciclosporin) hoặc cả hai (clarithromycin, erythromycin, itraconazol, ritonavir)
Các thuốc ức chế mạnh CYP3A4 và/hoặc ức chế P-gp làm giảm chuyển hóa và thải trừ colchicin.
Tăng nồng độ colchicin trong huyết thanh, tăng nguy cơ tác dụng độc tính (tiêu chảy, nôn, đau bụng, sốt, xuất huyết, giảm cả ba dòng tế bào máu, các dấu hiệu độc tính trên cơ như đau cơ, mỏi cơ hoặc yếu cơ, nước tiểu sẫm màu, dị cảm, trường hợp nặng có thể gây suy đa tạng và tử vong).
1. Chống chỉ định ở bệnh nhân suy gan hoặc suy thận.
2. Ở bệnh nhân chức năng gan, thận bình thường: nên tránh phối hợp. Nếu phối hợp: giảm liều colchicin. Dùng liều tiếp theo của colchicin sau 3 ngày. Theo dõi nguy cơ độc tính của colchicin.
39
Agomelatin, tizanidin, duloxetin
Thuốc ức chế CYP1A2 mạnh (ciprofloxacin, fluvoxamin)
Các thuốc ức chế CYP1A2 mạnh làm giảm chuyển hóa của agomelatin hoặc tizanidin hoặc duloxetin
Tăng nồng độ của agomelatin hoặc tizanidin hoặc duloxetin trong huyết thanh, tăng nguy cơ tác dụng không mong muốn của các thuốc này
Chống chỉ định phối hợp
40
Thioridazin
Paroxetin
Paroxetin ức chế CYP2D6 làm giảm chuyển hóa của thioridazin
Tăng nồng độ thioridazin, tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT
Chống chỉ định phối hợp
41
Dextromethorp
han
SSRI (paroxetin, fluoxetin)
Paroxetin, fluoxetin ức chế CYP2D6 làm giảm chuyển hóa của dextrome- thorphan
Tăng nồng độ dextromethorphan, tăng nguy cơ độc tính (nôn, buồn nôn, nhìn mờ, ảo giác) hoặc tăng nguy cơ hội chứng serotonin (sốt cao, rối loạn nhận thức, tăng phản xạ, mất phối hợp, rung giật cơ, cứng cơ, co giật, nhịp tim nhanh, tăng huyết áp, tăng thân nhiệt, vã mồ hôi, ảo giác, kích động hoặc bồn chồn…)
Chống chỉ định phối hợp
42
Repaglinid
Gemfibrozil
Gemfibrozil ức
chế CYP2C8 làm giảm chuyển hóa của repaglinid, gemfibrozil cũng ức chế OATP1B1 làm giảm vận chuyển gemfibrozil vào gan.
Tăng nồng độ repaglinid trong huyết thanh, tăng nguy cơ hạ đường huyết
Chống chỉ định phối hợp
43
Tamoxifen
Thuốc chống đông kháng vitamin K (acenocoumarol, warfarin)
Tamoxifen ức chế CYP2C9 làm giảm chuyển hóa của thuốc chống đông kháng vitamin K
Tăng nguy cơ xuất huyết
1. Chống chỉ định phối hợp ở bệnh nhân sử dụng tamoxifen dự phòng tiên phát ung thư vú.
2. Ở bệnh nhân ung thư vú, nên cân nhắc sử dụng heparin trọng lượng phân tử thấp (LMWH) hoặc các thuốc chống đông đường uống tác động trực tiếp (DOAC) thay thế cho thuốc chống đông kháng vitamin K để điều trị thuyên tắc tĩnh mạch do huyết khối. Trong trường hợp bắt buộc sử dụng đồng thời tamoxifen với thuốc chống đông kháng vitamin K, cần giảm 1/2 đến 2/3 liều warfarin và theo dõi chặt chẽ bệnh nhân.
44
Praziquantel
Thuốc cảm ứng mạnh CYP3A4 (rifampicin, carbamazepin, phenobarbital, phenytoin)
Các thuốc cảm ứng mạnh CYP3A4 làm tăng chuyển hóa của praziquentel
Giảm nồng độ của praziquantel trong huyết thanh, dẫn đến giảm hiệu quả điều trị
Chống chỉ định phối hợp. Với rifampicin, chỉ bắt đầu sử dụng praziquantel sau khi ngừng rifampicin ít nhất 4 tuần. Rifampicin có thể sử dụng lại sau 1 ngày dừng praziquantel.
45
Rilpivirin
Thuốc cảm ứng
mạnh CYP3A4 (rifampicin, carbamazepin, oxcarbamazepin
, phenytoin, dexamethason, phenobarbital)
Các thuốc cảm
ứng mạnh CYP3A4 làm tăng chuyển hóa của rilpivirin
Giảm nồng độ của rilpivirin trong huyết thanh, dẫn đến giảm hiệu quả điều trị
Chống chỉ định phối hợp
46
Voriconazol
Thuốc cảm ứng mạnh CYP3A4 (rifampicin, carbamazepin, phenobarbital)
Các thuốc cảm ứng mạnh CYP3A4 làm tăng chuyển hóa của voriconazol
Giảm nồng độ của voriconazol trong huyết thanh, dẫn đến giảm hiệu quả điều trị
Chống chỉ định phối hợp. Ở bệnh nhân lao, trong trường hợp bắt buộc sử dụng voriconazol, cân nhắc thay đổi phác đồ chống lao cho bệnh nhân.
47
Daclatasvir
Thuốc cảm ứng
mạnh CYP3A4 (rifampicin, carbamazepin, phenytoin, enzalutamid, phenobarbital)
Các thuốc cảm
ứng mạnh CYP3A4 làm tăng chuyển hóa của daclatasvir
Giảm nồng độ của daclatasvir trong huyết thanh, dẫn đến giảm hiệu quả điều trị
Chống chỉ định phối hợp
48
Delamanid
Thuốc cảm ứng
mạnh CYP3A4 (rifampicin, carbamazepin, phenytoin, enzalutamid)
Các thuốc cảm
ứng mạnh CYP3A4 làm tăng chuyển hóa của delanmanid
Giảm nồng độ của delamanid trong huyết thanh, dẫn đến giảm hiệu quả điều trị
Chống chỉ định phối hợp
49
Artemether/lumefantrin
Thuốc cảm ứng
mạnh CYP3A4 (rifampicin, carbamazepin, phenytoin, enzalutamid, phenobarbital)
Các thuốc cảm
ứng mạnh CYP3A4 làm tăng chuyển hóa của artemether/lume fantrin
Giảm nồng độ của artemether/lumefantrin trong huyết thanh, dẫn đến giảm hiệu quả điều trị
Chống chỉ định phối hợp
50
Grazoprevir/elbasvir
Thuốc cảm ứng mạnh CYP3A4 (carbamazepin, phenytoin, efavirenz, enzalutamid, phenobarbital)
Các thuốc cảm ứng mạnh CYP3A4 làm tăng chuyển hóa của grazoprevir/elba svir
Giảm nồng độ grazoprevir/elbasvir trong huyết thanh, dẫn đến giảm hiệu quả điều trị
Chống chỉ định phối hợp
51
Ranolazin
Thuốc cảm ứng
mạnh CYP3A4 (rifampicin, carbamazepin, phenytoin, phenobarbital)
Các thuốc cảm
ứng CYP3A4 và P-gp làm tăng chuyển hóa và thải trừ của ranolazin.
Giảm nồng độ ranolazin trong huyết thanh, giảm hiệu quả điều trị
Chống chỉ định phối hợp
52
Thuốc ức chế protease (lopinavir, atazanavir, saquinavir, darunavir, indinavir)
Rifampicin
Rifampicin cảm
ứng CYP3A4 làm tăng chuyển hóa của các thuốc ức chế protease
Giảm nồng độ thuốc ức chế protease trong huyết thanh, giảm hiệu quả điều trị
Tốt nhất nên tránh phối hợp. Nếu bắt buộc phối hợp, điều chỉnh liều lopinavir/ritonavir (lopinavir 800 mg + ritonavir 200 mg hai lần mỗi ngày hoặc lopinavir 400 mg + ritonavir 400 mg hai lần mỗi ngày).
53
Nifedipin
Rifampicin
Rifampicin cảm
ứng CYP3A4 làm tăng chuyển hóa của nifedipin
Giảm nồng độ nifedipin, giảm hiệu quả điều trị
Chống chỉ định phối hợp
54
Voriconazol
Efavirenz
Efavirenz cảm
ứng CYP3A4 làm tăng chuyển hóa của voriconazol; voriconazol ức chế CYP3A4 làm giảm chuyển hóa của efavirenz
Giảm nồng độ voriconazol, tăng nồng độ efavirenz trong huyết thanh, tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT
1. Chống chỉ định với liều efavirenz trên 400 mg/ngày.
2. Voriconazol có thể phối
hợp efavirenz khi tăng liều duy trì của voriconazol lên 400 mg mỗi 12 giờ và giảm liều của efavirenz còn 300 mg mỗi 24 giờ. Khi ngừng sử dụng voriconazol, có thể quay lại sử dụng liều ban đầu efavirenz.
55
Voriconazol
Ritonavir
Ritonavir cảm
ứng CYP2C19 (hoặc ức chế CYP3A4 ở người thiếu hoặc giảm hoạt tính CYP2C19 do di truyền) làm tăng (hoặc giảm) chuyển hóa của voriconazol tùy thuộc từng cá thể (voriconazol là cơ chất của cả CYP3A4 và CYP2C19)
Giảm (hoặc tăng) nồng độ voriconazol.
1. Việc phối hợp voriconazol và ritonavir liều cao (400mg mỗi 12 giờ) làm giảm rõ rệt nồng độ voriconazol, vì vậy, chống chỉ định phối hợp voriconazol với ritonavir ở mức liều này.
2. Việc phối hợp voriconazol với ritonavir liều thấp (100mg mỗi 12 giờ) cũng đã cho thấy làm giảm nồng độ voriconazol mặc dù mức độ ít hơn so với liều cao ritonavir, vì vậy, nên tránh phối hợp thuốc trừ khi lợi ích vượt trội nguy cơ.
56
Glibenclamid
Bosentan
Bosentan cảm ứng CYP3A4 và CYP2C9, làm tăng chuyển hóa của glibenclamid. Cơ chế tăng enzym gan chưa rõ
Tăng nguy cơ tăng enzym gan, giảm nồng độ glibenclamid trong huyết thanh,giảm hiệu quả điều trị
Chống chỉ định phối hợp
57
Ciclosporin
Bosentan
Bosentan cảm ứng CYP3A4 làm tăng chuyển hóa của ciclosporin; ciclosporin ức chế CYP3A4 làm giảm chuyển hóa của bosentan;
Tăng nồng độ của bosentan, tăng nguy cơ tác dụng không mong muốn (đau đầu..); giảm nồng độ của ciclosporin trong huyết thanh, giảm hiệu quả điều trị, tăng nguy cơ thải ghép
Chống chỉ định phối hợp
58
Dẫn chất fluorouracil (capecitabin, fluorouracil, tegafur)
Brivudin
Chất chuyển hóa
của brivudin ức chế enzym dihydropyrimidine dehydrogenase (DPD) - enzym chuyển hóa dẫn chất fluorouracil
Tăng nồng độ fluoruoracil trong máu, dẫn đến tăng nguy cơ độc tính
Chống chỉ định phối hợp. Chỉ bắt đầu sử dụng dẫn chất fluoruoracil sau khi ngừng brivudin ít nhất 4 tuần.
59
Dabigatran
Itraconazol
Itraconazol ức
chế P-gp làm giảm thải trừ dabigatran khỏi cơ thể
Tăng nồng độ dabigatran trong huyết thanh, tăng nguy cơ xuất huyết
Chống chỉ định phối hợp
60
Sofosbuvir
Rifampicin
Rifampicin cảm
ứng P-gp làm tăng thải trừ của sofusbuvir
Giảm nồng độ của sofosbuvir trong huyết thanh, dẫn đến giảm hiệu quả điều trị
Chống chỉ định phối hợp
61
Dẫn chất statin (simvastatin, lovastatin, atorvastatin, fluvastatin, pravastatin)
Gemfibrozil
Gemfibrozil ức chế OATP1B1 làm giảm vận chuyển các dẫn chất statin vào gan.
Tăng nồng độ simvastatin trong huyết thanh, tăng nguy cơ bệnh cơ hoặc tiêu cơ vân cấp
Chống chỉ định phối hợp. Trong trường hợp bắt buộc sử dụng dẫn chất fibrat, thay thế gemfibrozil bằng fenofibrat nhưng cần thận trọng khi phối hợp.
62
Grazoprevir/elbasvir (grazoprevir)
Các thuốc ức chế OATP1B1/3 (rifampicin, atazanavir, darunavir, lopinavir, saquinavir, ciclosporin, eltrombopag)
Các thuốc ức chế OATP1B1/3 làm giảm vận chuyển grazoprevir vào gan.
Tăng nồng độ grazoprevir/elbasvir, tăng nguy cơ tăng ALT
Chống chỉ định phối hợp
63
Rosuvastatin
Sofosbuvir/ledi
pasvir (ledipasvir)
Ledipasvir ức
chế BCRP và P- gp làm giảm thải trừ rosuvastatin khỏi cơ thể
Tăng nồng độ rosuvastatin trong huyết thanh, tăng nguy cơ bệnh cơ hoặc tiêu cơ vân cấp
Chống chỉ định phối hợp
64
Kali clorid (dạng uống giải phóng kéo dài)
Thuốc kháng cholinergic (atropin, hyoscin butylbromid, hyoscyamin, trihexyphenidyl, solifenacin, clidinium, oxybutynin)
Thuốc kháng cholinergic gây tồn lưu hoặc làm tăng thời gian kali qua đường tiêu hóa khi sử dụng đường uống, gây loét đường tiêu hóa
Tăng nguy cơ loét tiêu hóa
1. Tốt nhất nên tránh phối hợp, đặc biệt ở người cao tuổi. Cân nhắc chuyển sang sử dụng kali đường tĩnh mạch.
2. Trong trường hợp bắt buộc sử dụng đồng thời, cân nhắc một số khuyến cáo sau giúp giảm nguy cơ loét tiêu hóa: (1) uống ít nhất 100 mL nước sau khi uống kali, (2) ngồi hoặc đứng thẳng trong ít nhất 5 - 10 phút sau khi uống thuốc.
65
Rilpivirin
Các thuốc ức chế bơm proton (lansoprazol, omeprazol, pantoprazol, rabeprazol, dexlansoprazol, esomeprazol)
Giảm hấp thu rilpivirin do tăng pH dạ dày
Giảm nồng độ rilpivirin trong huyết thanh, giảm hiệu quả điều trị
Chống chỉ định phối hợp. Trong trường hợp thay thế bằng thuốc kháng H2, sử dụng các thuốc H2 ít nhất 12 giờ trước hoặc 4 giờ sau khi uống rilpivirin.
66
Dung dịch chứa calci (calci glubionat, calci clorid, calci gluconat) sử dụng đường tĩnh mạch và dịch truyền chứa calci (dung dịch Ringer lactat, dung dịch nuôi dưỡng đường tĩnh mạch...)
Ceftriaxon
Hình thành tủa
calci - ceftriaxon tại mô phổi và thận khi dùng đồng thời đường tĩnh mạch ở trẻ sơ sinh
Tạo kết tủa tại phổi và thận, có thể dẫn đến tử vong ở trẻ sơ sinh
1. Chống chỉ định sử dụng đồng thời ở trẻ sơ sinh (< 28 ngày tuổi).
2. Ở các đối tượng khác, không trộn lẫn calci và ceftriaxon trong cùng 1 đường truyền, dùng 2 thuốc theo 2 đường truyền tại 2 vị trí khác nhau hoặc dùng lần lượt từng thuốc sau đó khi tráng rửa đường truyền bằng dung môi tương hợp.
67
Brentuximab
Bleomycin
Chưa rõ
Tăng nguy cơ độc tính (không nhiễm trùng) trên phổi (bao gồm viêm phổi không nhiễm trùng, bệnh phổi kẽ hoặc hội chứng suy hô hấp cấp tính (ARDS) do tổn thương phế nang, với biểu hiện khó thở, ho và sốt không đặc hiệu)
Chống chỉ định phối hợp
68
Peginterferon-
alpha (2a hoặc 2b)
Telbivudin
Chưa rõ
Tăng nguy cơ viêm thần kinh ngoại vi liên quan đến telbivudin.
Chống chỉ định phối hợp
Chữ viết tắt: IMAO: thuốc ức chế monoamin oxidase; NSAID: thuốc chống viêm không có cấu trúc steorid; LMWH: heparin trọng lượng phân tử thấp; MLCT: mức lọc cầu thận; NOAC: thuốc chống đông đường uống tác động trực tiếp; P-gp: P-glycoprotein; TCA: thuốc chống trầm cảm ba vòng; SSRI: thuốc ức chế tái thu hồi chọn lọc serotonin.
Chú thích:
1
Thuốc chống viêm không có cấu trúc steroid (NSAID): aceclofenac, acid mefenamic, aspirin, celecoxib, clonixin, dexibuprofen, dexketoprofen, diclofenac, etodolac, etoricoxib, floctafenin, flurbiprofen, ibuprofen, indomethacin, ketoprofen, lornoxicam, loxoprofen, meloxicam, nabumeton, naproxen, piroxicam, talniflumat, tenoxicam, zaltoprofen
2
Thuốc ức chế enzym chuyển: benazepril, captopril, enalapril, imidapril, lisinopril, perindopril, quinapril, ramipril, trandolapril, zofenopril
3
Thuốc đối kháng thụ thể AT1: candesartan, eprosartan, irbesartan, losartan, olmesartan, telmisartan, valsartan
4
Thuốc kéo dài khoảng QT:
Thuốc 1
Thuốc 2
Domperidon
Amiodaron, arsenic trioxid, artemether/lumefantrin (lumefantrin), azithromycin, cilostazol, ciprofloxacin, citalopram, cloroquin, clorpromazin, donepezil, escitalopram, fluconazol, haloperidol, levofloxacin, levomepromazin, levosulpirid, methadon, moxifloxacin, ondansetron, oxaliplatin, propofol, roxithromycin, sevofluran, sotalol, sparfloxacin, spiramycin, sulpirid, thioridazin
Thioridazin
Amiodaron, amisulpirid, arsenic trioxid, azithromycin, ciprofloxacin, citalopram, clarithromycin, cloroquin, clorpromazin, donepezil, erythromycin, escitalopram, fluconazol, haloperidol, hydroxycloroquin, levofloxacin, levosulpirid, methadon, moxifloxacin, ondansetron, oxaliplatin, piperaquin/ dihydroartemisinin (piperaquin), sevofluran, sotalol, sulpirid
Moxifloxacin
Amiodaron, citalopram, clorpromazin, escitalopram, haloperidol, piperaquin/ dihydroartemisinin (piperaquin), sotalol
Sparfloxacin
Amiodaron, amisulpirid, arsenoic trioxid, artemether/lumefantrin (lumefantrin), azithromycin, citalopram, clarithromycin, cloroquin, clorpromazin, donepezil, erythromycin, escitalopram, fluconazol, haloperidol, hydroxycloroquin, levosulpirid, ondansetron, oxaliplatin, piperaquin/dihydroartemisinin (piperaquin), sevofluran, sotalol, sulpirid, thioridazin
Piperaquin/ dihydroartemisini n (piperaquin)
Amiodaron, clarithromycin, clorpromazin, erythromycin, haloperidol, saquinavir +/- ritonavir, sotalol
Fluconazol
Amiodaron, artemether/lumefantrin (lumefantrin), citalopram, clarithromycin, donepezil, erythromycin, escitalopram, methadon, ondansetron
Amiodaron
Citalopram, cloroquin, clorpromazin, escitalopram, haloperidol, sotalol
Clorpromazin
Citalopram, escitalopram
Sotalol
Citalopram, escitalopram
Haloperidol
Azithromycin, citalopram, clarithromycin, clorpromazin, escitalopram, fluconazol, levofloxacin, sotalol
Posaconazol
Artemether/lumefantrin (lumefantrin)
5
Thuốc tránh thai bản chất hormon: clormadinon, desogestrel, dienogest, drospirenon, ethinyl estradiol, estradiol valerat, estriol, etonogestrel, gestoden, levonorgestrel, lynestrenol, medroxyprogesteron, norelgestromin, norethindron, norgestrel
6
Thuốc ức chế protease điều trị HIV: lopinavir/ritonavir, darunavir/ritonavir, atazanavir/ritonavir, saquinavir +/- ritonavir, indinavir +/- ritonavir
7
Thuốc cản quang iod: adipiodon, iobitridol, iodixanol, iohexol, iopamidol, iopromid, ioxitalamat natri/ioxitalamat meglumin, ioxaglic natri/ioxaglic meglumin | {
"issuing_agency": "Bộ Y tế",
"promulgation_date": "30/12/2021",
"sign_number": "5948/QĐ-BYT",
"signer": "Nguyễn Trường Sơn",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Lao-dong-Tien-luong/Quyet-dinh-so-113-QD-UBND-2012-Phe-duyet-Quy-hoach-phat-trien-nhan-luc-Binh-Thuan-2011-2020-356765.aspx | Quyết định số 113/QĐ-UBND 2012 Phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực Bình Thuận 2011 2020 | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH THUẬN
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 113/QĐ-UBND
Bình Thuận, ngày 16 tháng 01 năm 2012
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC TỈNH BÌNH THUẬN THỜI KỲ 2011 - 2020
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng Nhân dân và Uỷ ban Nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội; Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 92/2006/NĐ-CP;
Căn cứ Quyết định số 120/2009/QĐ-TTg ngày 06 tháng 10 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Thuận thời kỳ đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 1216/QĐ-TTg ngày 22 tháng 7 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011-2020;
Căn cứ Kết luận của Ban Thường vụ Tỉnh ủy (khóa XII) về Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Bình Thuận thời kỳ 2011-2020 (Thông báo số 161-TB/TU ngày 15 tháng 11 năm 2011);
Căn cứ ý kiến của Thường trực HĐND tỉnh tại Công văn số 18/HĐND-CTHĐ ngày 06 tháng 01 năm 2012;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Bình Thuận thời kỳ 2011-2020 với những nội dung chủ yếu sau:
I. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC THỜI KỲ 2011-2020
1. Quan điểm:
- Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, của toàn xã hội, của những người sử dụng lao động, của mỗi gia đình và cá nhân; do vậy, đồng thời với sự đầu tư của nhà nước, phải đẩy mạnh xã hội hóa công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực.
- Đào tạo nguồn nhân lực là một quá trình, kết hợp cả chiều rộng và chiều sâu, theo hướng toàn diện cả về học vấn, nhận thức chính trị, phong cách, đạo đức và chuyên môn, nghiệp vụ; đề cao ý thức tự học và học tập suốt đời của mọi người.
- Tập trung đào tạo, xây dựng và phát huy tốt nguồn nhân lực hiện có, đồng thời thực hiện tốt các cơ chế, chính sách thu hút nhân lực có đạo đức, chuyên môn tay nghề cao về tỉnh làm việc.
2. Mục tiêu:
2.1. Mục tiêu chung:
- Thông qua nhiều hình thức phong phú, đa dạng, phù hợp và có hiệu quả, đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực đủ về số lượng, với cơ cấu hợp lý; từng bước xây dựng nguồn nhân lực có chất lượng cao, có đội ngũ chuyên gia, quản lý giỏi để đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh, trước hết đáp ứng yêu cầu phát triển của các ngành, nghề, lĩnh vực có lợi thế của tỉnh.
- Nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo từ 28% (năm 2010) lên 55% (năm 2015) và 70% (năm 2020).
2.2. Mục tiêu cụ thể:
a) Giai đoạn 2011-2015:
- Phát triển mạng lưới các cơ sở giáo dục và đào tạo trong và ngoài công lập. Từng bước hoàn thiện cơ sở vật chất và trang thiết bị của cơ sở đào tạo. Đặc biệt là đầu tư, nâng cấp một số trường đạt chuẩn quốc gia.
- Xây dựng đội ngũ giáo viên, giảng viên có trình độ cao. Thực hiện việc liên kết và hợp tác quốc tế đào tạo nhân lực chất lượng cao, trước hết là cho ngành du lịch.
- Tăng nhanh số lượng và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội tỉnh Bình Thuận đến năm 2020.
- Chú trọng đào tạo và thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao cho một số ngành và lĩnh vực có tiềm năng thế mạnh nổi trội, nhất là phát triển công nghiệp và du lịch.
- Đào tạo nâng cao trình độ cho nguồn nhân lực. Phấn đấu đến năm 2015 nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo lên 55%, trong đó : nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo nhóm ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản lên 49,0%, nhóm ngành công nghiệp, xây dựng lên 62,0% và nhóm các ngành dịch vụ lên 58,8% .
b) Giai đoạn 2016-2020:
- Tiếp tục phát triển các cơ sở giáo dục và đào tạo trong và ngoài công lập. Tăng cường liên kết đào tạo và hợp tác quốc tế đào tạo nhân lực chất lượng cao.
- Nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên, giảng viên.
- Tiếp tục đào tạo và thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao trong các ngành nghề mũi nhọn của tỉnh.
- Phát triển các trung tâm giới thiệu việc làm và tạo điều kiện thuận lợi cho thị trường lao động hoạt động hiệu quả.
- Nâng cao trình độ cho nguồn nhân lực. Phấn đấu đến năm 2015 có 55% và đến 2020 có 70% lao động qua đào tạo, trong đó : nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo nhóm ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản lên 67%, nhóm ngành công nghiệp, xây dựng lên 74% và nhóm các ngành dịch vụ lên 70,5% .
3. Phương hướng phát triển nhân lực theo bậc đào tạo:
Trong thời kỳ 2011 - 2020, sự phát triển các khu, cụm công nghiệp và thực hiện các chính sách khuyến khích phát triển công nghiệp, nhằm đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh. Số lượng doanh nghiệp thành lập mới và nhu cầu lao động tăng nhanh. Tăng tỷ lệ lao động qua đào tạo và bậc trình độ đào tạo cũng tăng, như sau:
- Năm 2015, số lao động qua đào tạo là 389.095 người, đạt tỷ lệ lao động qua đào tạo là 55%. Trong đó có các bậc đào tạo như sau: đào tạo ngắn hạn 190.690 người, trình độ sơ cấp là 106.117 người, trình độ trung cấp 42.447 người, trình độ cao đẳng là 21.223 người, trình độ đại học là 28.298 người, trình độ trên đại học là 320 người.
- Năm 2020, số lao động qua đào tạo là 574.753 người, đạt tỷ lệ lao động qua đào tạo là 70%. Trong đó có các bậc đào tạo như sau: đào tạo ngắn hạn 225.376 người, trình độ sơ cấp là 172.426 người, trình độ trung cấp 78.002 người, trình độ cao đẳng là 41.054 người, trình độ đại học là 57.475 người, trình độ trên đại học là 420 người.
4. Phương hướng phát triển nhân lực của các ngành, lĩnh vực chủ yếu:
4.1. Phương hướng phát triển nhân lực của nhóm ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản:
a) Phương hướng phát triển nhân lực ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản, như sau:
- Năm 2015, số lao động qua đào tạo là 159.052 người, đạt tỷ lệ lao động qua đào tạo là 49%. Trong đó, các bậc đào tạo như sau: đào tạo ngắn hạn 104.669 người, trình độ sơ cấp là 46.583 người, trình độ trung cấp 4.544 người, trình độ cao đẳng là 1.298 người, trình độ đại học là 1.948 người, trình độ trên đại học là 10 người.
- Năm 2020, số lao động qua đào tạo là 222.923 người, đạt tỷ lệ lao động qua đào tạo là 67%. Trong đó, các bậc đào tạo như sau: đào tạo ngắn hạn 119.319 người, trình độ sơ cấp là 87.286 người, trình độ trung cấp 10.314 người, trình độ cao đẳng là 2.662 người, trình độ đại học là 3.327 người, trình độ trên đại học là 15 người.
b) Nhu cầu đào tạo của ngành như sau:
- Trong giai đoạn 2011-2015, nhu cầu đào tạo là 134.560 người. Trong đó, các bậc đào tạo như sau: đào tạo ngắn hạn 78.080 người, trình độ sơ cấp là 50.665 người, trình độ trung cấp 3.209 người, trình độ cao đẳng là 1.154 người, trình độ đại học là 1.447 người, trình độ trên đại học là 5 người.
- Trong giai đoạn 2016-2020, nhu cầu đào tạo là 123.998 người. Trong đó, các bậc đào tạo như sau: đào tạo ngắn hạn 53.335 người, trình độ sơ cấp là 59.562 người, trình độ trung cấp 7.483 người, trình độ cao đẳng là 1.734 người, trình độ đại học là 1.879 người, trình độ trên đại học là 5 người.
Trong đó, tỷ lệ bổ sung hàng năm do về hưu, chuyển công tác và đào tạo lại của từng bậc trình độ như sau: trình đào tạo ngắn hạn là 7%; trình độ sơ cấp là 6%; trình độ trung cấp là 5%; trình độ cao đẳng và đại học là 4% và trên đại học là 3%.
4.2. Phương hướng phát triển nhân lực của ngành công nghiệp, xây dựng:
a) Phương hướng phát triển nhân lực của ngành công nghiệp và xây dựng thời kỳ 2011-2020, như sau:
- Năm 2015, số lao động qua đào tạo là 93.632 người, đạt tỷ lệ lao động qua đào tạo là 62%. Trong đó có các bậc đào tạo như sau: đào tạo ngắn hạn 43.760 người, trình độ sơ cấp là 31.714 người, trình độ trung cấp 9.823 người, trình độ cao đẳng là 3.776 người, trình độ đại học là 4.531 người, trình độ trên đại học là 28 người.
- Năm 2020, số lao động qua đào tạo là 160.235 người, đạt tỷ lệ lao động qua đào tạo là 74%. Trong đó có các bậc đào tạo như sau: đào tạo ngắn hạn 58.775 người, trình độ sơ cấp là 49.803 người, trình độ trung cấp 24.558 người, trình độ cao đẳng là 12.992 người, trình độ đại học là 14.075 người, trình độ trên đại học là 32 người.
b) Nhu cầu đào tạo của ngành công nghiệp, xây dựng, như sau:
- Trong giai đoạn 2011-2015, nhu cầu đào tạo là 83.142 người. Trong đó có các bậc đào tạo như sau: đào tạo ngắn hạn 36.169 người, trình độ sơ cấp là 33.007 người, trình độ trung cấp 7.464 người, trình độ cao đẳng là 3.391 người, trình độ đại học là 3.093 người, trình độ trên đại học là 18 người.
- Trong giai đoạn 2016-2020, nhu cầu là 102.803 người. Trong đó có các bậc đào tạo như sau: đào tạo ngắn hạn 32.433 người, trình độ sơ cấp là 29.774 người, trình độ trung cấp 18.665 người, trình độ cao đẳng là 10.708 người, trình độ đại học là 11.214 người, trình độ trên đại học là 9 người.
Trong đó, tỷ lệ bổ sung hàng năm do về hưu, chuyển công tác và đào tạo lại của từng bậc trình độ như sau: trình đào tạo ngắn hạn là 7%; trình độ sơ cấp là 6%; trình độ trung cấp là 5%; trình độ cao đẳng và đại học là 4% và trên đại học là 3%.
4.3. Phương hướng phát triển nhân lực của các ngành dịch vụ:
a) Lao động qua đào tạo của các ngành dịch vụ như sau:
- Năm 2015, số lao động qua đào tạo là 136.411 người, đạt tỷ lệ lao động qua đào tạo là 58,8%. Trong đó, các bậc đào tạo như sau: đào tạo ngắn hạn 42.261 người, trình độ sơ cấp là 27.820 người, trình độ trung cấp 28.080 người, trình độ cao đẳng là 16.149 người, trình độ đại học là 21.819 người, trình độ trên đại học là 282 người.
- Năm 2020, số lao động qua đào tạo là 191.595 người, đạt tỷ lệ lao động qua đào tạo là 70,5%. Trong đó, các bậc đào tạo như sau: đào tạo ngắn hạn 47.282 người, trình độ sơ cấp là 35.337 người, trình độ trung cấp 43.130 người, trình độ cao đẳng là 25.400 người, trình độ đại học là 40.073 người, trình độ trên đại học là 373 người.
b) Dự báo nhu cầu đào tạo của ngành như sau:
- Trong giai đoạn 2011-2015, nhu cầu đào tạo là 79.557 người. Trong đó, các bậc đào tạo như sau: đào tạo ngắn hạn 23.751 người, trình độ sơ cấp là 22.713 người, trình độ trung cấp 14.611 người, trình độ cao đẳng là 8.938 người, trình độ đại học là 9.451 người, trình độ trên đại học là 93 người.
- Trong giai đoạn 2016-2020, nhu cầu đào tạo là 98.295 người. Trong đó, các bậc đào tạo như sau: đào tạo ngắn hạn 20.515 người, trình độ sơ cấp là 16.765 người, trình độ trung cấp 23.576 người, trình độ cao đẳng là 13.221 người, trình độ đại học là 24.079 người, trình độ trên đại học là 139 người.
Trong đó, tỷ lệ bổ sung hàng năm do về hưu, chuyển công tác và đào tạo lại của từng bậc trình độ như sau: trình đào tạo ngắn hạn là 7%; trình độ sơ cấp là 6%; trình độ trung cấp là 5%; trình độ cao đẳng và đại học là 4% và trên đại học là 3%.
5. Phát triển nhân lực theo một số chủ thể tham gia phát triển:
5.1. Cán bộ quản lý, quản trị sản xuất kinh doanh:
Năm 2015, tổng số cán bộ quản lý, quản trị sản xuất kinh doanh là 4.952 tăng 685 người so với năm 2010. Trong đó, trình độ đại học là 2.723 người, trình độ trên đại học là 224 người. Đến năm 2020, tổng số cán bộ quản lý, quản trị sản xuất kinh doanh là 5.748 tăng 795 người so với năm 2015. Trong đó, trình độ đại học là 3.161 người, trình độ trên đại học là 260 người.
5.2. Đội ngũ giảng viên, giáo viên đào tạo dạy nghề:
Năm 2015, tổng số giáo viên, giảng viên là 730 tăng 419 người so với năm 2010. Trong đó, trình độ đại học là 365 người, trình độ thạc sỹ là 219 người và tiến sỹ là 51. Đến năm 2020, tổng số giáo viên, giảng viên là 1.400 tăng 670 người so với năm 2015. Trong đó, trình độ đại học là 700 người, trình độ thạc sỹ là 462 người và tiến sỹ là 98.
II. NHỮNG GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC
1. Nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và toàn xã hội về phát triển nhân lực:
a) Phát huy vai trò của các cấp, các ngành và toàn xã hội:
Tổ chức tuyên truyền sâu rộng và thường xuyên trong hệ thống chính trị và các tầng lớp dân cư về vai trò và tầm quan trọng của nguồn nhân lực đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa và hội nhập kinh tế thế giới; tạo sự chuyển biến đồng bộ và rõ rệt trong cả hệ thống chính trị, trong toàn xã hội, mỗi gia đình và từng cá nhân về hướng nghiệp và học nghề; ý thức về tự đào tạo nghề và tự tìm việc làm của mỗi người.
b) Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về giáo dục, đào tạo và pháp luật về phát triển nhân lực:
Các cơ sở giáo dục và đào tạo, các tổ chức khoa học - công nghệ tăng cường phối hợp với các cơ quan báo, đài và các đoàn thể để đẩy mạnh công tác tuyên truyền về giáo dục, đào tạo và pháp luật về phát triển nhân lực. Đặc biệt, đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền về năng lực đào tạo của các cơ sở đào tạo và cơ hội việc làm từ các doanh nghiệp.
Phối hợp các hoạt động tư vấn nghề nghiệp tại cơ sở đào tạo, dạy nghề và doanh nghiệp, tạo điều kiện cho sinh viên, học viên, người lao động lựa chọn ngành nghề phù hợp ngay từ khi vào trường, đồng thời cung cấp thông tin cần thiết về việc làm khi tốt nghiệp.
2. Đổi mới quản lý nhà nước về phát triển nhân lực:
a) Nâng cao thể lực và tầm vóc của nhân lực:
Để đảm bảo nâng cao thể lực và tầm vóc của người lao động, cần chú ý làm tốt công tác bảo vệ chăm sóc sức khỏe ban đầu, nâng cao thể lực toàn diện. Tích cực thực hiện có hiệu quả các Chương trình mục tiêu Quốc gia, đẩy lùi các bệnh truyền nhiễm; phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ em, mục tiêu mỗi năm giảm 1% tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng (dạng thấp, bé, nhẹ cân) đến năm 2015 là giảm còn 9% và đến năm 2020 là còn 7%. Làm tốt công tác giáo dục thể chất cho học sinh, đảm bảo có sức khỏe tốt khi trưởng thành. Phấn đấu nâng tuổi thọ trung bình lên 74 tuổi năm 2015 và đạt 76 tuổi năm 2020.
Nâng cao chất lượng hoạt động y tế dự phòng của các trung tâm y tế huyện, thị xã, thành phố và của tỉnh để phòng chống các dịch bệnh cho nhân dân. Huy động các nguồn lực xã hội để đầu tư nâng cấp mở rộng mạng lưới khám chữa bệnh của tỉnh để chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.
Đẩy mạnh các phong trào rèn luyện thân thể, tập thể dục, nâng cao thể lực, tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí thông qua các hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao cho người lao động, xây dựng nếp sống văn minh.
Bảo đảm thực hiện tốt các chính sách phúc lợi xã hội, các chế độ nghỉ nghép, nghỉ dưỡng theo quy định cho người lao động. Thường xuyên kiểm tra điều kiện lao động, môi trường làm việc để đảm bảo vệ sinh, an toàn cho người lao động, nhất là các cơ sở chế biến hải sản, khai thác chế biến khoáng sản và các cơ sở ở các khu công nghiệp.
b) Hoàn thiện bộ máy quản lý phát triển nhân lực, đổi mới phương pháp quản lý, nâng cao năng lực, hiệu lực và hiệu quả hoạt động bộ máy quản lý:
Nâng cao năng lực quản lý của các cơ quan quản lý phát triển nhân lực: Sở Nội vụ, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Giáo dục và đào tạo, các phòng, bộ phận phụ trách công tác tổ chức, nhân sự của các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, cơ sở đào tạo, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Phân định rõ trách nhiệm của từng đơn vị, từng cấp, từng ngành trong việc sử dụng, quản lý và phát triển nguồn nhân lực. Nâng cao trình độ quản lý cho đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý nhân lực theo hướng chuyên nghiệp hóa.
Quy định cụ thể nhiệm vụ đầu mối thông tin về các cơ sở giáo dục - đào tạo ở các cấp, ngành trên địa bàn tỉnh cho Sở Giáo dục và Đào tạo.
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong hoạt động giáo dục và đào tạo, dạy nghề để đảm bảo chất lượng nhân lực.
Từng cơ quan, đơn vị phải xây dựng kế hoạch phát triển nhân lực trong từng giai đoạn và hoàn thiện các chính sách nhân sự trong đơn vị, tổ chức mình, như: tiêu chuẩn công việc, qui trình tuyển dụng, kế hoạch thực hiện chính sách thu hút, đào tạo, bồi dưỡng nhân lực; từng bước hoàn thiện phương thức quản lý nhân lực theo khoa học quản lý; đặc biệt là các chính sách: tiền lương, tiền thưởng, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ…
c) Cải tiến và tăng cường sự phối hợp giữa các cấp, các ngành, các chủ thể tham gia phát triển nguồn nhân lực trên địa bàn tỉnh:
Các cấp, các ngành và các đơn vị cần có sự phối hợp chặt chẽ trong công tác quản lý phát triển nhân lực trên cơ sở phân công, phân nhiệm cụ thể, rõ ràng cho từng cơ quan, đơn vị.
Tăng cường mối quan hệ giữa các đơn vị hành chính, sự nghiệp với Sở Nội vụ, giữa doanh nghiệp với các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, cơ sở dạy nghề để gắn kết giữa đào tạo và sử dụng lao động, hạn chế đến mức thấp nhất sự lãng phí trong phát triển nhân lực của cá nhân, tổ chức và xã hội. Đồng thời, tăng cường sự chủ động, sáng tạo của từng ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trong công tác phát triển nhân lực để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội.
Củng cố, phát triển Trung tâm giới thiệu việc làm thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
d) Xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách, công cụ khuyến khích và thúc đẩy phát triển nhân lực:
* Chính sách đầu tư và chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Thời kỳ 2011-2020, tỉnh Bình Thuận tiếp tục đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng: phát triển công nghiệp, dịch vụ, nông nghiệp; khai thác tiềm năng, lợi thế của tỉnh gắn với hoàn thiện kết cấu hạ tầng, phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao để đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động.
Đẩy mạnh cải cách thủ thục hành chính. Ưu tiên thu hút đầu tư đối với các tập đoàn, các chủ đầu tư có uy tín, năng lực tài chính, các dự án sử dụng cộng nghệ tiên tiến, kỹ thuật cao, thân thiện với môi trường. Phát triển nông - lâm - ngư nghiệp theo hướng toàn diện, bền vững, gắn sản xuất với chế biến, tăng giá trị sản phẩm và thu nhập cho người lkao động. Đẩy mạnh công tác khuyến công, khuyến nông nhằm hỗ trợ sản xuất, đưa tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất.
* Xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách thúc đẩy phát triển nhân lực
Thời kỳ 2011-2020, Ủy ban nhân dân tỉnh, các cơ quan quản lý Nhà nước của tỉnh tiếp tục phối hợp thực hiện tốt các chính sách ưu đãi và thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao đã ban hành như: chính sách đào tạo, thu hút nguồn nhân lực; chế độ trợ cấp đối với học sinh dân tộc thiểu số ở các thôn xã miền núi, vùng cao trên địa bàn tỉnh; Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2015; Đề án đào tạo nguồn nhân lực có trình độ sau đại học ở nước ngoài của tỉnh…
Tiếp tục thực hiện các chương trình học bổng và các đề án khác như: Chương trình ECV1000 của Đại học quốc gia TP.Hồ Chí Minh; Đề án 165 của Ban Tổ chức Trung ương; Đề án 322 của Bộ Giáo dục và Đào tạo; các chương trình học bổng nước ngoài,... Thường xuyên rà soát, bổ sung, điều chỉnh các chính sách phát triển nhân lực để hoàn thiện, phù hợp trong từng giai đoạn.
* Chính sách xã hội hóa giáo dục - đào tạo, dạy nghề
Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục - đào tạo, dạy nghề theo hướng khuyến khích các tổ chức cá nhân đầu tư thành lập các cơ sở đào tạo và dạy nghề ngoài công lập theo chính sách hiện hành của Trung ương và của tỉnh; thu hút các tổ chức xã hội nghề nghiệp, các cơ sở dạy nghề tư thục, các cơ sở giáo dục, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tham gia dạy nghề. Xã hội hóa trong phát triển nguồn nhân lực, tiến tới thực hiện đấu thầu lựa chọn đơn vị đào tạo đáp ứng tốt nhất những tiêu chí, yêu cầu trong đào tạo phát triển nguồn nhân lực theo nhu cầu của tỉnh.
* Chính sách đãi ngộ và thu hút nhân tài
Nâng cao trình độ quản lý của các cấp lãnh đạo và hoàn thiện các cơ chế chính sách đối với người lao động, trong đó chú trọng xây dựng các chế độ về lương theo hiệu quả công việc.
Tỉnh cần có chính sách hỗ trợ về tiền lương, tiền thưởng và các loại phụ cấp bằng tiền khác cho những chuyên gia, nhân tài về tỉnh làm việc.
3. Giải pháp về đào tạo và bồi dưỡng nhân lực:
a) Nâng cao trình độ học vấn của nhân lực:
Củng cố và phát triển mạng lưới các trường học hiện có ở các ngành học, bậc học, cấp học; củng cố vững chắc kết quả công tác phổ cập trung học cơ sở đúng độ tuổi.
Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh, chú trọng bồi dưỡng nhân tài, có nhiều học sinh đạt giải quốc gia và quốc tế. Ngành giáo dục cần nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông các cấp. Thực hiện tốt việc đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy tại các cơ sở đào tạo. Đẩy mạnh việc dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin trong nhà trường, các trung tâm giáo dục thường xuyên. Mở rộng và nâng cao chất lượng học ngoại ngữ.
Nâng cao phẩm chất, năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng thực hành nghề của đội ngũ giáo viên, giảng viên. Xây dựng đội ngũ giáo viên, giảng viên đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn.
Xây dựng và phát huy mạng lưới các Trung tâm học tập cộng đồng, tạo điều kiện thuận lợi để mọi người có thể tham gia học tập, bồi dưỡng thường xuyên với các hình thức phù hợp.
Phát triển mỗi huyện, thị xã đều có trung tâm giáo dục thường xuyên. Triển khai thực hiện có hiệu quả chương trình kiên cố hoá trường, lớp học; chỉ đạo xây dựng trường trọng điểm, trường chuẩn quốc gia ở các ngành học, bậc học theo các đề án, quy hoạch đã được phê duyệt.
b) Nâng cao trình độ chuyên môn - kỹ thuật của nhân lực:
Đào tạo phát triển nhân lực của tỉnh đến năm 2020 là chú trọng và tập trung đào tạo phát triển nguồn lực tại chỗ gắn với nhu cầu.
Hoàn thiện và phát triển các cơ sở đào tạo; chú trọng phân luồng đào tạo sau trung học cơ sở và trung học phổ thông.
Mở rộng và đa dạng hóa các hình thức đào tạo trong và ngoài tỉnh, trao đổi học tập kinh nghiệm nước ngoài nếu có điều kiện.
Đào tạo lại và bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ năng nghiệp vụ: Hàng năm các đơn vị và người sử dụng lao động phải xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đối với nhân lực của đơn vị mình (đào tạo tay nghề, kỹ năng lao động, tác phong làm việc, pháp luật lao động…). Tổ chức thi và nâng cao tay nghề cho đội ngũ lao động để họ phát huy khả năng phấn đấu vươn lên hoàn thành tốt công việc.
Tổ chức các lớp, khóa đào tạo, bồi dưỡng theo hình thức liên kết và đặt hàng với các trường, trung tâm đào tạo trong và ngoài tỉnh để đào tạo nguồn nhân lực theo nhu cầu thực tế của các đơn vị, doanh nghiệp nói riêng và của tỉnh nói chung.
Nghiên cứu, xây dựng một số chính sách để thu hút sinh viên đưa đi đào tạo, bồi dưỡng những ngành mà tỉnh đang có nhu cầu, nhưng thiếu hụt nguồn nhân lực có chất lượng cao.
Đổi mới công tác tuyển sinh học nghề theo hướng các cơ sở dạy nghề được tuyển sinh nhiều lần trong năm tùy theo khả năng đào tạo của đơn vị, thời gian của khóa học và nhu cầu của người học nghề, của doanh nghiệp.
Đánh giá, công nhận, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề để giúp người lao động nâng cao trình độ và dễ dàng tìm kiếm việc làm.
c) Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề:
Tiếp tục xây dựng, đào tạo đội ngũ giáo viên, giảng viên. Thực hiện tốt các chính đào tạo nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên, giảng viên hiện có và các chuyên gia đầu ngành.
Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất và thiết bị cho các cơ sở đào tạo. Hỗ trợ các cơ sở giáo dục, đào tạo chế độ ưu đãi cao nhất trong chính sách của nhà nước về miễn giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất; cho vay vốn ưu đãi,... để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và thiết bị phù hợp với quy hoạch của tỉnh.
Đổi mới phương thức giảng dạy, hoàn thiện chương trình, nội dung đào tạo, giáo trình đào tạo.
Các cơ sở đào tạo nghề huy động sự tham gia của doanh nghiệp trong việc xây dựng chương trình, giáo trình và trang thiết bị dạy nghề của các doanh nghiệp để đào tạo nghề.
Các doanh nghiệp thành lập cơ sở dạy nghề hoặc tổ chức dạy nghề tại doanh nghiệp nhằm trực tiếp đào tạo nhân lực phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp hoặc tăng nguồn kinh phí của doanh nghiệp cho đào tạo nhân lực.
d) Đào tạo nghề theo dự án, theo địa chỉ và coi trọng việc kết hợp giữa đào tạo với giải quyết việc làm:
Đào tạo nghề theo các dự án phải gắn liền với giải quyết việc làm như: đào tạo nghề cho lao động nông thôn; đào tạo nghề cho doanh nghiệp; đào tạo nghề cho lao động làm việc tại các khu công nghiệp, khu chế xuất trong và ngoài Tỉnh; đào tạo nghề cho bộ đội xuất ngũ; đào tạo nghề cho người sau cai nghiện; đào tạo nghề cho các đối tượng xã hội khác…
Phối hợp giữa Sở Lao động - Thương binh và xã hội, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hội Nông dân, UBND các cấp và các doanh nghiệp, chủ đầu tư mở các khóa đào tạo chuyên đề gắn với điều kiện, nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của từng vùng, địa bàn.
Xây dựng quy chế phối hợp giữa Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, từng doanh nghiệp và các cơ sở đào tạo để thường xuyên, kịp thời điều chỉnh kế hoạch cung ứng, đào tạo lao động kỹ thuật cho các khu công nghiệp trong tỉnh. Trước mắt đáp ứng nhu cầu phát triển của các doanh nghiệp trong khu công nghiệp Phan Thiết 1-2, Khu công nghiệp Hàm Kiệm 1-2.
Chú trọng hình thức dạy nghề theo hợp đồng đặt hàng đào tạo giữa cơ sở dạy nghề với doanh nghiệp, đảm bảo cho người học nghề sau khi kết thúc khóa học thì có đủ khả năng đảm nhận công việc chính thức tại doanh nghiệp.
Xây dựng kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực từng giai đoạn 5 năm cho từng ngành, để từ đó có kế hoạch cử tuyển học sinh vào học các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp công lập, gắn cử tuyển đào tạo với địa chỉ sử dụng; có kế hoạch tiếp nhận số học sinh tốt nghiệp đại học, cao đẳng theo chế độ cử tuyển về địa phương công tác theo đúng nơi cử đi và phù hợp với ngành nghề đào tạo.
Tư vấn nghề nghiệp và học nghề cho thanh niên, nhất là thanh niên nông thôn. Phối hợp đồng bộ giữa: đào tạo nghề với dịch vụ việc làm, chương trình quốc gia giải quyết việc làm, chương trình xóa đói giảm nghèo, chương trình xuất khẩu lao động và các chương trình hỗ trợ khác.
4. Giải pháp huy động nguồn lực:
a) Dự báo nhu cầu vốn:
Để đạt được các mục tiêu trong Quy hoạch phát triển nhân lực của tỉnh, dự báo tổng nhu cầu vốn cho đào tạo nhân lực là 1.718,342 tỷ đồng trong giai đoạn từ năm 2011 đến 2015 và 2.628,281 tỷ đồng trong giai đoạn từ năm 2016 đến 2020. Tổng nhu cầu vốn cho các cơ sở đào tạo nhân lực là 1.025 tỷ đồng trong giai đoạn từ năm 2011 đến 2015 và 1.162 tỷ đồng trong giai đoạn từ năm 2016 đến 2020.
b) Giải pháp huy động các nguồn vốn:
- Ngân sách nhà nước tập trung đầu tư cho các trường cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề công lập để nâng cao năng lực đào tạo, tăng quy mô đào tạo, các ngành nghề mà tỉnh đang cần. Tăng định mức chi ngân sách cho ngành giáo dục, đào tạo, khoa học - công nghệ và công tác phát triển nhân lực của tỉnh ; tiếp tục đào tạo cử tuyển, đồng thời có biện pháp chế tài hợp lý để ràng buộc những người được đào tạo trở về địa phương công tác.
- Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, hợp đồng đào tạo theo địa chỉ, theo nhu cầu xã hội với các trường đại học, cao đẳng, trung cấp và các doanh nghiệp.
- Đối với các truờng công lập, nguồn vốn cho việc đào tạo nhân lực được trích từ nguồn chi thường xuyên của ngân sách nhà nước, nguồn thu của người học và nguồn vốn huy động khác.
- Đối với các trường ngoài công lập, nguồn vốn cho việc đào tạo nhân lực chủ yếu từ nguồn thu của người học và nguồn vốn huy động từ nguồn xã hội hóa.
- Tranh thủ hỗ trợ từ Trung ương để đầu tư cho các cơ sở giáo dục, đào tạo. Tăng cường các hoạt động kinh tế đối ngoại và xúc tiến đầu tư, thu hút nguồn vốn ODA và các nguồn viện trợ khác và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn ODA, NGO. Tận dụng các cơ hội đào tạo nhân lực trình độ cao của các tổ chức cấp học bổng trong nước và quốc tế.
- Các trường trung học chuyên nghiệp và các cơ sở đào tạo nghề chủ động hợp tác với các doanh nghiệp nhằm huy động nguồn vốn của doanh nghiệp để đầu tư cơ sở vật chất của trường.
- Các tổ chức tín dụng tạo điều kiện thuận lợi để các trường ngoài công lập vay vốn đầu tư phát triển cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng đào tạo, đặc biệt là nguồn vốn ưu đãi đầu tư vào phát triển ngành giáo dục - đào tạo trên địa bàn tỉnh.
- Khuyến khích trường đại học, cao đẳng hợp tác, liên doanh, nhận tài trợ của tổ chức, cá nhân dưới hình thức góp vốn bằng tiền, bằng tài sản, hoặc bằng bản quyền và quyền sở hữu trí tuệ để tiến hành các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng các đề tài, dự án khoa học và công nghệ để phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh.
- Đẩy mạnh phong trào học tập để nhân dân chủ động tự tham gia vào công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực. Nhận thức được vai trò quan trọng của giáo dục đào tạo đối với việc nâng cao trình độ, tìm kiếm, tạo việc làm để nuôi sống bản thân, tạo sự nghiệp và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Dự tính, ngân sách Trung ương hỗ trợ khoảng 10,12%, ngân sách địa phương huy động 15,18%; các doanh nghiệp đóng góp tài chính cho đào tạo nhân lực là 24,09%; người được đào tạo đóng góp 40,48%; vốn ODA huy động và các nguồn vốn huy động khác là 10,12%.
5. Giải pháp về đất đai:
- Trong quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch đô thị, quy hoạch sử dụng đất xác định rõ diện tích đất bố trí cho các cơ sở đào tạo. Tại các đô thị Phan Thiết, La Gi cần ưu tiên dành quỹ đất thích hợp cho các cơ sở giáo dục và đào tạo dạy nghề, các cơ sở nghiên cứu.
- Cần dành quỹ đất và có kế hoạch giải phóng mặt bằng, tạo điều kiện cho các cơ sở giáo dục và đào tạo dạy nghề, triển khai xây dựng ngay khi có chủ trương thành lập của cấp có thẩm quyền.
- Cần rà soát và qui hoạch đất đai, quy hoạch xây dựng trường, phòng học, phòng thí nghiệm, thư viện hiện đại, các khu ký túc xá tập trung do nhà nước hỗ trợ về vốn tại các khu vực tập trung các cơ sở giáo dục và đào tạo dạy nghề.
6. Giải pháp về việc làm, thị trường lao động, điều kiện làm việc:
a) Chính sách việc làm, bảo hiểm, bảo trợ xã hội:
Hỗ trợ cho học viên sau khi đào tạo nghề được tư vấn, giới thiệu việc làm miễn phí, được vay vốn từ quỹ quốc gia giải quyết việc làm, quỹ xoá đói giảm nghèo, chương trình xuất khẩu lao động …
Tiếp tục triển khai thực hiện tốt các chế độ bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp đối với người lao động.
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc tuân thủ pháp luật về bảo hiểm tại các doanh nghiệp.
Phát triển Quỹ cho vay hỗ trợ giải quyết việc làm cho người có hoàn cảnh khó khăn, người khuyết tật, lao động nữ, hỗ trợ về nhà ở cho người có thu nhập thấp,…
b) Tạo việc làm, đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng tiến bộ và nâng cao hiệu quả sử dụng lao động:
Tạo môi trường kinh doanh tốt, có các chính sách và cơ chế thu hút đầu tư nhằm tận dụng hết nguồn nhân lực hiện có, giảm tỷ lệ thất nghiệp theo mục tiêu đề ra.
Hỗ trợ và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, trang trại đầu tư sản xuất, chế biến, kinh doanh trên địa bàn tỉnh: thực hiện ưu đãi về thuế, đất dai theo quy định nhằm tạo điều kiện phát triển sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động.
Chú trọng đào tạo các ngành, nghề chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa; phù hợp với yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XII đã đề ra, trong đó chú ý triển khai đạt hiệu quả nhiệm vụ đào tạo nghề cho lao động nông thôn và đào tạo nghề phục vụ phát triển những ngành, lĩnh vực mũi nhọn, thế mạnh của tỉnh theo quy hoạch ngành, lĩnh vực đã được phê duyệt.
c) Chính sách phát triển thị trường lao động và hệ thống công cụ, thông tin thị trường lao động:
Xây dựng hệ thống thông tin và dự báo về việc làm và xu hướng phát triển nguồn nhân lực. Phát triển dịch vụ đào tạo, tìm kiếm, giới thiệu việc làm. Làm cầu nối giữa cung và cầu lao động, giữa người lao động, cơ sở đào tạo và đơn vị sử dụng lao động.
Đầu tư xây mới Trung tâm Giới thiệu việc làm, Sàn giao dịch việc làm thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, 3 chi nhánh giới thiệu việc làm tại huyện Tuy Phong, huyện Hàm Tân và huyện Đức Linh.
Đa dạng hóa các kênh giao dịch việc làm tạo điều kiện phát triển giao dịch trực tiếp giữa người lao động và đơn vị tuyển dụng; tăng cường các hoạt động thanh tra, kiểm tra giám sát việc tuân thủ pháp luật trong các quan hệ lao động như hợp đồng lao động, tiền lương, bảo hộ lao động, điều kiện làm việc,…
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các cơ quan liên quan đẩy mạnh công tác điều tra, tổng hợp phân loại danh mục ngành nghề chủ yếu và các yêu cầu về chất lượng, trình độ tiêu chuẩn của nhân lực trong các doanh nghiệp, khu công nghiệp tỉnh Bình Thuận để thông tin và cung cấp cho các trường, cơ sở đào tạo nghề, trung tâm dịch vụ việc làm…
Thông qua hệ thống thông tin tại sàn giao dịch việc làm của tỉnh và các doanh nghiệp, công khai hóa thông tin về nhu cầu nhân lực. Đồng thời, các trường, trung tâm, cơ sở đào tạo nghề có thể định hướng đào tạo các ngành, nghề có nhu cầu tuyển dụng. Người lao động có thể lựa chọn nơi đào tạo các ngành, nghề có nhu cầu tuyển dụng theo yêu cầu của người sử dụng lao động, giảm thiểu chi phí cho hoạt động đào tạo lại của doanh nghiệp.
7. Mở rộng, tăng cường sự phối hợp và hợp tác để phát triển nhân lực:
a) Sự phối hợp và hợp tác với các cơ quan, tổ chức Trung ương:
Mở rộng và tăng cường hợp tác với các cơ quan, tổ chức của Trung ương để được hướng dẫn về chuyên môn trong công tác đào tạo nhân lực, nâng cao trình độ giáo viên và tìm nguồn vốn hỗ trợ phát triển nhân lực địa phương từ Trung ương.
Thực hiện các chương trình, đề án phát triển nhân lực của Trung ương có hiệu quả nhất, nhằm góp phần thúc đẩy quá trình phát triển nhân lực của tỉnh Bình Thuận.
b) Sự phối hợp và hợp tác với các tỉnh, thành phố:
Phát huy các lợi thế về vị trí, điều kiện tự nhiên để mở rộng quan hệ giao lưu, trao đổi và hợp tác với các địa phương lân cận, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, đặc biệt là thành phố Hồ Chí Minh để đẩy mạnh liên kết đào tạo nguồn nhân lực cho tỉnh, gắn với việc thu hút, nâng cao năng lực các cơ sở đào tạo hiện có của địa phương.
c) Mở rộng và tăng cường hợp tác quốc tế:
Tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phát triển nhân lực dưới nhiều hình thức: mời chuyên gia nước ngoài tham gia giảng dạy tại Trường Đại học Phan Thiết, Trường Cao đẳng Cộng đồng Bình Thuận; chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức thông qua các chương trình hội thảo khoa học quốc tế tổ chức tại Bình Thuận; hợp tác với các Viện, Trường, Trung tâm nghiên cứu của các nước trong khu vực để nghiên cứu, nâng cao chất lượng đào tạo, ứng dụng, chuyển giao khoa học công nghệ; tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ nghiên cứu, cán bộ khoa học kỹ thuật của tỉnh tham quan, học tập, chia sẻ kinh nghiệm để kịp thời nắm bắt thông tin về thị trường, công nghệ và khoa học kỹ thuật, … đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.
Mở rộng các hình thức hợp tác, liên kết đào tạo giữa Trường Đại học Phan Thiết, Trường Cao đẳng cộng đồng, Trường Cao đẳng Y tế Bình Thuận với các trường đại học có uy tín trên thế giới. Tranh thủ các nguồn hỗ trợ cho phát triển giáo dục, đào tạo, tăng cường năng lực của các tổ chức quốc tế như WB, OECD, ADB...
Thông qua các mối quan hệ với đại sứ quán các nước tại Việt Nam; Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam; các tổ chức phi chính phủ; các nhà đầu tư nước ngoài đang hoạt động tại Bình Thuận để tăng cường hoạt động đào tạo, chuyển giao công nghệ, khoa học kỹ thuật,… với các nước để phát triển hệ thống giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ và phát triển nhân lực.
Xúc tiến việc hợp tác quốc tế để kêu gọi đầu tư xây dựng Trường Cao đẳng Du lịch quốc tế tại thành phố Phan Thiết.
7. Các chương trình, dự án ưu tiên:
a) Hoàn thiện và nâng cao chất lượng mạng lưới cơ sở đào tạo nhân lực:
- Đẩy nhanh tiến độ xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của hệ thống các trường của tỉnh Bình Thuận. Tiếp tục hoàn thiện mạng lưới cơ sở dạy nghề hợp lý, tập trung vào nâng cao năng lực các trường, các trung tâm dạy nghề cấp huyện bằng nâng cấp trang thiết bị, xây dựng trường, lớp học, tăng cường số lượng và năng lực đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý, gắn lý thuyết với thực hành…
- Rà soát, xây dựng kế hoạch cụ thể để phát triển các cơ sở giáo dục - đào tạo và dạy nghề công lập và ngoài công lập theo Quy hoạch phát triển Ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bình Thuận đến năm 2020 đã được phê duyệt tại Quyết định số 2882/QĐ-UBND ngày 29 tháng 12 năm 2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh.
b) Tổ chức đào tạo và bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn:
Dự án đào tạo lại, bồi dưỡng, nâng cao trình độ cán bộ lãnh đạo, quản lý; đào tạo nghề nông thôn.
Dự án đào tạo nghề cho các cơ sở sản xuất mới xây dựng, các dây chuyền sản xuất, máy móc, thiết bị mới: Tiến hành khảo sát tại các khu công nghiệp lớn của tỉnh để xây dựng dự án đào tạo nghề cho các ngành nghề áp dụng công nghệ mới đòi hỏi lao động có các kỹ năng nghề chuyên biệt nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất của doanh nghiệp.
Dự án đào tạo lao động các nghề đặc biệt: Khảo sát tại các làng nghề truyền thống để xây dựng các dự án đào tạo nghề thủ công mỹ nghệ nhằm giữ gìn và nâng cao chất lượng sản phẩm các mặt hàng truyền thống.
Tập trung đầu tư đào tạo các nghề trọng điểm đã được trung ương phê duyệt cho tỉnh Bình Thuận (gồm Trường Trung cấp nghề Bình Thuận và Trường Trung cấp nghề Kinh tế - Kỹ thuật Công đoàn Bình Thuận); trong đó, nghề Quản trị Resort được xác định đạt cấp độ ASEAN và các nghề: sửa chữa tàu máy, chế biến và bảo quản thủy sản, khai thác, đánh bắt hải sản, kỹ thuật chế biến món ăn, kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí được xác định đạt cấp độ Quốc gia.
Điều 2. Giao nhiệm vụ cho các ngành, địa phương ttổ chức thực hiện Quy hoạch
1. Sở Kế hoạch và Đầu tư:
- Phối hợp với Sở Nội vụ tham mưu UBND tỉnh thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh thời kỳ 2011-2020, do Phó Chủ tịch UBND tỉnh phụ trách văn xã làm trưởng ban; thành viên gồm Thủ trưởng các sở, ngành liên quan.
- Phối hợp với Sở Nội vụ, Sở Tài chính, Sở Xây dựng, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh về chủ trương đầu tư và cân đối vốn xây dựng trường, lớp học, đặc biệt quan tâm bố trí vốn thực hiện kế hoạch xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia thời kỳ 2011-2020; đồng thời, thực hiện đầu tư hoàn chỉnh các trường Trung cấp nghề của tỉnh và trung tâm dạy nghề cấp huyện.
2. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội: Phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể có liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố rà soát, điều chỉnh quy hoạch mạng lưới đào tạo nghề và tổ chức thực hiện tốt công tác đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh để đáp ứng nguồn nhân lực thời kỳ 2011-2020.
3. Sở Tài chính: Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo và Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Nội vụ bảo đảm cân đối ngân sách cho sự nghiệp giáo dục, đào tạo và dạy nghề.
4. Sở Khoa học và Công nghệ: Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Nội vụ trong việc đề xuất và xây dựng các đề tài nghiên cứu khoa học thuộc lĩnh vực giáo dục, đào tạo và dạy nghề nhằm đổi mới phương pháp quản lý, phương pháp giảng dạy, các giải pháp để phát triển công tác giáo dục, đào tạo và dạy nghề của tỉnh.
5. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Y tế và các Sở, ngành có liên quan triển khai thực hiện Quyết định số 641/QĐ-TTg ngày 28/4/2011 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam thời kỳ 2011-2020 và bảo đảm thực hiện chất lượng nguồn nhân lực trong lĩnh vực du lịch.
6. Đài Phát thanh - Truyền hình, Báo Bình Thuận phối hợp với Mặt trận và các đoàn thể tỉnh tích cực tuyên truyền các chủ trương, chính sách về giáo dục và dạy nghề, kêu gọi các tập thể, cá nhân và toàn xã hội cùng quan tâm chăm lo cho sự nghiệp giáo dục đào tạo và dạy nghề của địa phương.
7. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố:
- Tăng cường chỉ đạo thực hiện các mục tiêu phát triển giáo dục, đào tạo và dạy nghề trên địa bàn, trong đó chú ý thực hiện tốt công tác huy động học sinh đến trường; tích cực chỉ đạo xây dựng cơ sở vật chất trường, lớp phục vụ công tác giảng dạy và học tập.
- Xây dựng kế hoạch phát triển nhân lực cụ thể để triển khai thực hiện ở địa phương.
- Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chỉ đạo đẩy mạnh công tác dạy nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định 294/QĐ-UBND ngày 27 tháng 01 năm 2011 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh; chỉ đạo củng cố, kiện toàn tổ chức nhân sự làm công tác quản lý dạy nghề và giải quyết việc làm, đảm bảo có sự gắn kết giữa dạy nghề với giải quyết việc làm.
9. Thủ trưởng các sở, ban, ngành cấp tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố xây dựng chương trình, kế hoạch phát triển nhân lực của ngành, lĩnh vực, địa phương, đơn vị mình và tổ chức triển khai thực hiện theo lộ trình đề ra.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 4. Chánh văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Thủ trưởng các cơ quan thuộc UBND tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan, đơn vị liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.
Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
- Văn phòng Chính phủ;
- TT. Tỉnh ủy;
- TT. HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các PCTUBND tỉnh;
- Các cơ quan thuộc UBND tỉnh;
- Mặt trận và các Đoàn thể tỉnh;
- Cục Thống kê tỉnh;
- Báo Bình Thuận;
- Công TTĐT tỉnh;
- Lưu: VT, TH, NCPC, KTN,
ĐTQHXD, VXDL. Huy
CHỦ TỊCH
Lê Tiến Phương
DANH MỤC
CÁC PHỤ LỤC THUỘC QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC TỈNH BÌNH THUẬN THỜI KỲ 2011-2020
(Kèm theo Quyết định số: 113 /QĐ-UBND ngày 16 tháng 01 năm 2012 của Ủy ban nhân dana tỉnh Bình Thuận)
Phụ lục 1: Quy mô dân số, lao động phân theo ngành kinh tế tỉnh Bình Thuận
Đơn vị tính: Người
CHỈ TIÊU
ĐVT
2000
2005
2006
2007
2008
2009
2010
Tốc dộ tăng trung bình (%)
2001-2005
2006-2010
2001-2010
1-Dân số
người
1.070.024
1.133.331
1.142.105
1.151.904
1.161.993
1.167.023
1.176.913
1,16
0,76
1,92
2-Tổng lực lượng lao động
người
584.478
656.220
672.068
690.513
707.330
724.571
744.205
2,3
2,55
2,4
So dân số
%
54,6
57,9
58,8
59,9
60,9
62,1
63,2
3-Tổng LĐ làm việc các ngành KTQD
người
464.660
525.176
541.055
557.414
574.268
591.650
609.540
2,5
3,0
2,8
So với tổng dân số
%
43,4
46,3
47,4
48,4
49,4
50,7
51,8
So với tổng lực lượng lao động
%
79,5
80,0
80,5
80,7
81,2
81,7
81,9
+ Ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản
người
315.131
308.929
310.460
311.999
313.545
315.104
316.666
(0,4)
0,5
0,0
So tổng lao động đang làm việc
%
67,8
58,8
57,4
56,0
54,6
53,3
52,0
+ Ngành công nghiệp và xây dựng
người
50.478
73.436
78.919
84.811
91.143
98.003
105.327
7,8
7,5
7,6
So tổng lao động đang làm việc
%
10,9
14,0
14,6
15,2
15,9
16,6
17,3
+ Ngành thương mại, dịch vụ
người
99.051
142.811
151.676
160.604
169.580
178.543
187.547
7,6
5,6
6,6
So tổng lao động đang làm việc
%
21,3
27,2
28,0
28,8
29,5
30,1
30,8
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bình Thuận năm 2010
Phụ lục 2: Lao động đang làm việc phân theo ngành, lĩnh vực của tỉnh Bình Thuận
Đơn vị tính: Người
Chỉ tiêu
2000
2005
2006
2007
2008
2009
2010
Tổng số
464.660
525.176
541.055
557.414
574.268
591.650
609.540
1. Nông, lâm, và thủy sản
315.131
308.929
310.460
311.999
313.545
315.104
316.666
2. Khai khoáng
1.764
2.644
2.850
3.072
3.311
3.568
3.808
3. Công nghiệp chế biến, chế tạo
37.183
51.628
53.170
54.758
56.394
58.078
59.222
4. Sản xuất và phân phối điện
383
665
860
1.113
1.440
1.863
2.386
5. Cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải
393
682
810
962
1.143
1.357
1.596
6. Xây dựng
10.755
17.817
21.229
24.906
28.855
33.137
38.315
7. Bán buôn và bán lẻ
40.337
59.008
61.391
63.871
66.451
69.135
71.168
8. Vận tải
11.602
15.227
16.356
17.569
18.872
20.271
21.544
9. Dịch vụ lưu trú
7.843
25.540
27.139
28.839
30.645
32.564
34.238
10. Thông tin và truyền thông
365
720
910
1.151
1.455
1.840
2.301
11. Tài chính ngân hàng
941
1.380
1.560
1.763
1.993
2.253
2.520
12. Kinh doanh bất động sản
146
289
308
329
351
374
395
13. Khoa học và công nghệ
357
703
857
1.044
1.272
1.549
1.867
14. Hành chính và dịch vụ hỗ trợ
202
399
530
704
935
1.244
1.636
15. Hoạt động của Đảng cộng sản, tổ chức chính trị-xã hội, quản lý nhà nước, an ninh quốc phòng, bảo đảm xã hội bắt buộc
13.274
9.413
11.092
12.543
13.652
13.817
15.048
16. Giáo dục và đào tạo
11.968
15.874
16.743
17.389
17.839
18.545
19.077
17. Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội
3.129
3.709
3.844
3.983
4.127
4.277
4.385
18. Nghệ thuật vui chơi và giải trí
351
692
873
1.101
1.388
1.749
2.182
19. Hoạt động khác
8.302
9.396
9.498
9.601
9.706
9.812
9.814
20. Hoạt động làm thuê các công việc trong các hộ gia đình, sản xuất sản phẩm vật chất và dịch vụ tiêu dùng của hộ gia đình
234
461
575
717
894
1.113
1.372
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bình Thuận năm 2010
Phụ lục 3: Dân số từ 15 tuổi trở lên chia theo tình trạng biết đọc, biết viết, nhóm tuổi, giới tính và đơn vị hành chính
Đơn vị tính: Người
Đơn vị hành chính, nhóm tuổi và giới tính
Tổng dân số 15 tuổi trở lên
Biết đọc, biết viết
Không biết đọc, biết viết
Không xác định
Tổng số
Thành thị
Nông thôn
Tổng số
Thành thị
Nông thôn
Tổng số
Thành thị
Nông thôn
Tổng số
Thành thị
Nông thôn
Tỉnh Bình Thuận
Tổng số
834.588
339.137
495.451
767.866
315.797
452.069
66.397
23.164
43.233
325
176
149
15-17 tuổi
88.806
33.448
55.358
86.244
32.333
53.911
2.533
1.099
1.434
29
16
13
18-19 tuổi
48.592
18.572
30.020
46.593
17.773
28.820
1.973
785
1.188
26
14
12
20-29 tuổi
197.107
77.971
119.136
184.986
73.625
111.361
12.037
4.311
7.726
84
35
49
30-39 tuổi
186.388
76.326
110.062
169.818
70.748
99.070
16.518
5.551
10.967
52
27
25
40-49 tuổi
144.163
61.644
82.519
133.800
58.294
75.506
10.313
3.319
6.994
50
31
19
50 tuổi +
169.532
71.176
98.356
146.425
63.024
83.401
23.023
8.099
14.924
84
53
31
Thành phố Phan Thiết
Tổng số
163.810
144.522
19.288
152.299
134.315
17.984
11.434
10.132
1.302
77
75
2
15-17 tuổi
15.165
13.186
1.979
14.616
12.690
1.926
542
489
53
7
7
-
18-19 tuổi
9.217
8.010
1.207
8.778
7.625
1.153
432
378
54
7
7
-
20-29 tuổi
39.047
34.098
4.949
36.865
32.175
4.690
2.172
1.914
258
10
9
1
30-39 tuổi
36.633
32.199
4.434
33.886
29.780
4.106
2.730
2.403
327
17
16
1
40-49 tuổi
28.999
26.010
2.989
27.326
24.539
2.787
1.658
1.456
202
15
15
-
50 tuổi +
34.749
31.019
3.730
30.828
27.506
3.322
3.900
3.492
408
21
21
-
Thị xã La Gi
Tổng số
74.401
49.502
24.899
69.820
46.215
23.605
4.559
3.272
1.287
22
15
7
15-17 tuổi
8.268
5.333
2.935
8.068
5.200
2.868
198
132
66
2
1
1
18-19 tuổi
4.257
2.742
1.515
4.134
2.655
1.479
122
87
35
1
-
1
20-29 tuổi
16.652
10.916
5.736
15.848
10.331
5.517
798
583
215
6
2
4
30-39 tuổi
17.152
11.423
5.729
16.060
10.670
5.390
1.089
751
338
3
2
1
40-49 tuổi
13.508
9.273
4.235
12.867
8.799
4.068
634
467
167
7
7
-
50 tuổi +
14.564
9.815
4.749
12.843
8.560
4.283
1.718
1.252
466
3
3
-
Huyện Tuy Phong
Tổng số
99.826
48.465
51.361
86.792
43.791
43.001
12.998
4.660
8.338
36
14
22
15-17 tuổi
10.305
4.692
5.613
9.541
4.390
5.151
764
302
462
-
-
-
18-19 tuổi
6.071
2.822
3.249
5.522
2.631
2.891
546
191
355
3
-
3
20-29 tuổi
25.163
11.650
13.513
22.128
10.615
11.513
3.025
1.032
1.993
10
3
7
30-39 tuổi
22.875
11.066
11.809
19.227
9.778
9.449
3.643
1.287
2.356
5
1
4
40-49 tuổi
17.105
8.689
8.416
15.117
7.974
7.143
1.981
712
1.269
7
3
4
50 tuổi +
18.307
9.546
8.761
15.257
8.403
6.854
3.039
1.136
1.903
11
7
4
Huyện Bắc Bình
Tổng số
81.785
18.571
63.214
72.814
17.584
55.230
8.943
975
7.968
28
12
16
15-17 tuổi
8.912
1.892
7.020
8.643
1.849
6.794
264
42
222
5
1
4
18-19 tuổi
4.622
850
3.772
4.416
828
3.588
205
22
183
1
-
1
20-29 tuổi
19.557
4.011
15.546
17.914
3.839
14.075
1.633
167
1.466
10
5
5
30-39 tuổi
17.717
4.205
13.512
15.249
3.926
11.323
2.464
278
2.186
4
1
3
40-49 tuổi
14.765
3.668
11.097
13.192
3.533
9.659
1.573
135
1.438
-
-
-
50 tuổi +
16.212
3.945
12.267
13.400
3.609
9.791
2.804
331
2.473
8
5
3
Huyện Hàm Thuận Bắc
Tổng số
119.591
21.469
98.122
110.537
20.239
90.298
9.001
1.221
7.780
53
9
44
15-17 tuổi
13.062
2.253
10.809
12.799
2.216
10.583
260
37
223
3
-
3
18-19 tuổi
7.442
1.179
6.263
7.200
1.148
6.052
240
31
209
2
-
2
20-29 tuổi
28.643
4.872
23.771
27.100
4.696
22.404
1.530
175
1.355
13
1
12
30-39 tuổi
26.754
4.948
21.806
24.388
4.621
19.767
2.354
325
2.029
12
2
10
40-49 tuổi
19.274
3.648
15.626
17.791
3.476
14.315
1.471
170
1.301
12
2
10
50 tuổi +
24.416
4.569
19.847
21.259
4.082
17.177
3.146
483
2.663
11
4
7
Huyện Hàm Thuận Nam
Tổng số
70.050
8.977
61.073
65.311
8.705
56.606
4.727
272
4.455
12
-
12
15-17 tuổi
7.724
940
6.784
7.545
925
6.620
177
15
162
2
-
2
18-19 tuổi
4.379
479
3.900
4.235
467
3.768
143
12
131
1
-
1
20-29 tuổi
17.070
2.034
15.036
16.266
1.986
14.280
798
48
750
6
-
6
30-39 tuổi
15.405
2.014
13.391
14.261
1.963
12.298
1.143
51
1.092
1
-
1
40-49 tuổi
11.606
1.652
9.954
10.829
1.628
9.201
777
24
753
-
-
-
50 tuổi +
13.866
1.858
12.008
12.175
1.736
10.439
1.689
122
1.567
2
-
2
Huyện Tánh Linh
Tổng số
70.869
10.745
60.124
65.052
9.586
55.466
5.791
1.156
4.635
26
3
23
15-17 tuổi
7.923
1.230
6.693
7.801
1.187
6.614
121
43
78
1
-
1
18-19 tuổi
3.984
547
3.437
3.860
515
3.345
120
32
88
4
-
4
20-29 tuổi
16.641
2.439
14.202
15.671
2.202
13.469
962
236
726
8
1
7
30-39 tuổi
15.594
2.464
13.130
14.206
2.177
12.029
1.385
287
1.098
3
-
3
40-49 tuổi
12.144
1.980
10.164
11.185
1.767
9.418
956
212
744
3
1
2
50 tuổi +
14.583
2.085
12.498
12.329
1.738
10.591
2.247
346
1.901
7
1
6
Huyện Đức Linh
Tổng số
88.882
24.940
63.942
84.785
23.898
60.887
4.046
999
3.047
51
43
8
15-17 tuổi
9.933
2.612
7.321
9.855
2.587
7.268
72
19
53
6
6
-
18-19 tuổi
4.762
1.267
3.495
4.692
1.238
3.454
63
22
41
7
7
-
20-29 tuổi
19.226
5.427
13.799
18.814
5.319
13.495
400
96
304
12
12
-
30-39 tuổi
19.146
5.384
13.762
18.467
5.275
13.192
673
104
569
6
5
1
40-49 tuổi
15.940
4.534
11.406
15.458
4.444
11.014
478
88
390
4
2
2
50 tuổi +
19.875
5.716
14.159
17.499
5.035
12.464
2.360
670
1.690
16
11
5
Huyện Hàm Tân
Tổng số
48.187
11.946
36.241
45.372
11.464
33.908
2.805
477
2.328
10
5
5
15-17 tuổi
5.454
1.310
4.144
5.361
1.289
4.072
90
20
70
3
1
2
18-19 tuổi
2.782
676
2.106
2.722
666
2.056
60
10
50
-
-
-
20-29 tuổi
10.542
2.524
8.018
10.115
2.462
7.653
425
60
365
2
2
-
30-39 tuổi
10.704
2.623
8.081
10.080
2.558
7.522
624
65
559
-
-
-
40-49 tuổi
8.734
2.190
6.544
8.311
2.134
6.177
421
55
366
2
1
1
50 tuổi +
9.971
2.623
7.348
8.783
2.355
6.428
1.185
267
918
3
1
2
Huyện Phú Quí
Tổng số
17.187
-
17.187
15.084
-
15.084
2.093
-
2.093
10
-
10
15-17 tuổi
2.060
-
2.060
2.015
-
2.015
45
-
45
-
-
-
18-19 tuổi
1.076
-
1.076
1.034
-
1.034
42
-
42
-
-
-
20-29 tuổi
4.566
-
4.566
4.265
-
4.265
294
-
294
7
-
7
30-39 tuổi
4.408
-
4.408
3.994
-
3.994
413
-
413
1
-
1
40-49 tuổi
2.088
-
2.088
1.724
-
1.724
364
-
364
-
-
-
50 tuổi +
2.989
-
2.989
2.052
-
2.052
935
-
935
2
-
2
Nguồn: Tổng điều tra dân số và nhà ở tỉnh Bình Thuận năm 2009
Phụ lục 4: Tỷ trọng dân số từ 5 tuổi trở lên đã thôi học chia theo bậc học cao nhất, nhóm tuổi và đơn vị hành chính
Đơn vị tính: %
Đơn vị hành chính, nhóm tuổi và giới tính
Tổng dân số 5 tuổi trở lên đã thôi học
Bậc học cao nhất đã thôi học
Mầm non
Tiểu học
THCS
Sơ cấp
THPT
Trung cấp nghề
Trung cấp CN
Cao đẳng nghề
Cao đẳng
Đại học
Thạc sỹ
Tiến sỹ
Không xác định
Tổng số
222.258
11
85.965
94.620
1.200
30.105
1.409
3.494
273
1.442
3.654
30
1
54
5 tuổi
13
8
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
5
6-10 tuổi
576
3
558
10
-
-
-
-
-
-
-
-
-
5
11-14 tuổi
6.949
-
3.433
3.514
-
1
-
-
-
-
-
-
-
1
15-17 tuổi
14.535
-
3.612
9.571
6
1.337
2
2
-
-
-
-
-
5
18-19 tuổi
12.753
-
2.814
6.502
31
3.330
30
28
3
9
5
-
-
1
20-24 tuổi
29.382
-
7.959
12.437
188
7.121
401
670
78
268
255
1
-
4
25-29 tuổi
27.819
-
10.101
10.674
248
4.166
393
831
89
461
849
4
-
3
30-39 tuổi
51.755
-
20.390
23.802
394
4.559
273
761
52
325
1.180
11
-
8
40-49 tuổi
38.386
-
15.463
16.035
210
4.492
203
802
35
271
860
9
-
6
50 tuổi +
40.090
-
21.635
12.075
123
5.099
107
400
16
108
505
5
1
16
Nguồn: Tổng điều tra dân số và nhà ở tỉnh Bình Thuận năm 2009
Phụ lục 5: Nhu cầu lao động theo ngành kinh tế quốc dân trong thời kỳ 2011-2020
Đơn vị tính : Người
Chỉ tiêu
2010
2011
2012
2013
2014
2015
2016
2017
2018
2019
2020
Tổng số
609.540
626.904
644.677
662.857
681.446
707.445
728.839
750.877
773.584
796.975
821.076
1. Nông, lâm nghiệp và thủy sản
316.666
318.236
319.814
321.400
322.994
324.595
326.204
327.821
329.446
331.079
332.721
2. Khai khoáng
3.808
4.010
4.223
4.447
4.683
4.931
5.104
5.283
5.468
5.659
6.190
3. Công nghiệp chế biến, chế tạo
59.222
62.479
65.915
69.540
73.365
77.400
81.115
85.009
89.089
93.365
97.847
4. Sản xuất và phân phối điện
2.386
2.637
2.914
3.220
3.558
3.932
4.306
4.715
5.163
5.653
6.190
5. Cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải
1.596
1.684
1.777
1.875
1.978
2.087
2.181
2.279
2.382
2.489
2.601
6. Xây dựng
38.315
41.318
44.540
47.996
51.700
62.670
69.599
77.148
85.367
94.312
103.706
7. Bán buôn và bán lẻ
71.168
77.089
82.834
88.368
93.651
98.646
103.630
108.221
112.373
116.019
119.092
8. Vận tải
21.544
22.083
22.635
23.201
23.781
24.376
24.912
25.460
26.020
26.592
27.177
9. Dịch vụ lưu trú
34.238
35.128
36.041
36.978
37.939
38.925
39.820
40.736
41.673
42.631
43.612
10. Thông tin và truyền thông
2.301
2.524
2.769
3.038
3.333
3.656
4.018
4.416
4.853
5.333
5.861
11. Tài chính ngân hàng
2.520
2.651
2.789
2.934
3.087
3.248
3.423
3.608
3.803
4.008
4.224
12. Kinh doanh bất động sản
395
411
427
444
462
480
497
514
532
551
570
13. Khoa học và công nghệ
1.867
2.082
2.321
2.588
2.886
3.218
3.617
4.066
4.570
5.137
5.774
14. Hành chính và dịch vụ hỗ trợ
1.636
1.726
1.821
1.921
2.027
2.138
2.249
2.366
2.489
2.618
2.754
15. Hoạt động của Đảng cộng sản, tổ chức chính trị-xã hội, quản lý nhà nước, an ninh quốc phòng, bảo đảm xã hội bắt buộc
15.048
15.424
15.810
16.205
16.610
17.025
17.400
17.783
18.174
18.574
18.983
16. Giáo dục và đào tạo
19.077
19.497
19.926
20.364
20.812
21.270
21.717
22.173
22.639
23.114
23.599
17. Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội
4.385
4.538
4.697
4.861
5.031
5.207
5.379
5.557
5.740
5.929
6.125
18. Nghệ thuật vui chơi và giải trí
2.182
2.322
2.471
2.629
2.797
2.976
3.169
3.375
3.594
3.828
4.077
19. Hoạt động khác
9.814
9.618
9.426
9.237
9.052
8.871
8.605
8.347
8.097
7.854
7.618
20. Hoạt động làm thuê các công việc trong các hộ gia đình, sản xuất sản phẩm vật chất và dịch vụ tiêu dùng của hộ gia đình
1.372
1.447
1.527
1.611
1.700
1.794
1.894
2.000
2.112
2.230
2.355
Phụ lục 6: Dự báo lao động làm việc theo ngành kinh tế quốc dân thời kỳ 2011-2020
Đơn vị tính : Người
Chỉ tiêu
ĐVT
2010
2011
2012
2013
2014
2015
2016
2017
2018
2019
2020
Tổng cộng
Người
609.540
626.904
644.677
662.857
681.446
707.445
728.839
750.877
773.584
796.975
821.076
+ Ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản
Người
316.666
318.236
319.814
321.400
322.994
324.595
326.204
327.821
329.446
331.079
332.721
So tổng lao động đang làm việc
%
52,0
50,8
49,6
48,5
47,4
45,9
44,7
43,7
42,6
41,5
40,5
+ Ngành công nghiệp và xây dựng
Người
105.327
112.128
119.369
127.078
135.284
151.020
162.305
174.434
187.469
201.478
216.534
So tổng lao động đang làm việc
%
17,3
17,9
18,5
19,2
19,9
21,3
22,3
23,2
24,2
25,3
26,4
+ Ngành thương mại, dịch vụ
Người
187.547
196.540
205.494
214.379
223.168
231.830
240.330
248.622
256.669
264.418
271.821
So tổng lao động đang làm việc
%
30,7
31,3
31,9
32,3
32,7
32,8
33,0
33,1
33,2
33,2
33,1
Phụ lục 7: Cơ cấu lao động qua đào tạo của tỉnh Bình Thuận trong thời kỳ 2011-2020
Đơn vị tính : Người
TT
Chỉ tiêu
2010
2011
2012
2013
2014
2015
2016
2017
2018
2019
2020
I
Tổng số lao động làm việc
609.540
627.974
646.966
666.527
686.681
707.445
728.839
750.877
773.584
796.975
821.076
II
Nhu cầu lao động qua đào tạo
170.671
214.355
258.039
301.723
345.407
389.095
426.226
463.357
500.488
537.619
574.753
1
Tỷ lệ so với tổng số lao động làm việc (%)
28,0
34,1
39,9
45,3
50,3
55,0
58,5
61,7
64,7
67,5
70,0
2
Số lượng theo các trình độ
609.540
627.974
646.966
666.527
686.681
707.445
728.839
750.877
773.584
796.975
821.076
a
Chưa qua đào tạo
438.869
413.619
388.927
364.804
341.274
318.350
302.613
287.520
273.096
259.356
246.323
b
Đào tạo ngắn hạn
100.489
118.529
136.569
154.609
172.649
190.690
197.627
204.564
211.501
218.438
225.376
c
Sơ cấp
15.201
33.384
51.567
69.750
87.933
106.117
119.379
132.641
145.903
159.165
172.426
d
Trung cấp
25.185
28.637
32.089
35.541
38.993
42.447
49.558
56.669
63.780
70.891
78.002
e
Cao đẳng
10.722
12.822
14.922
17.022
19.122
21.223
25.189
29.155
33.121
37.087
41.054
f
Đại học
18.829
20.723
22.617
24.511
26.405
28.298
34.133
39.968
45.803
51.638
57.475
h
Trên đại học
245
260
275
290
305
320
340
360
380
400
420
3
Cơ cấu theo trình độ
a
Chưa qua đào tạo
72,0
65,9
60,1
54,7
49,7
45,0
41,5
38,3
35,3
32,5
30,0
b
Đào tạo ngắn hạn
16,5
18,9
21,1
23,2
25,1
27,0
27,1
27,2
27,3
27,4
27,4
c
Sơ cấp
2,5
5,3
8,0
10,5
12,8
15,0
16,4
17,7
18,9
20,0
21,0
d
Trung cấp
4,1
4,6
5,0
5,3
5,7
6,0
6,8
7,5
8,2
8,9
9,5
e
Cao đẳng
1,8
2,0
2,3
2,6
2,8
3,0
3,5
3,9
4,3
4,7
5,0
f
Đại học
3,1
3,3
3,5
3,7
3,8
4,0
4,7
5,3
5,9
6,5
7,0
h
Trên đại học
0,040
0,041
0,043
0,044
0,044
0,045
0,047
0,048
0,049
0,050
0,051
Phụ lục 8: Cơ cấu lao động qua đào tạo của ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản trong thời kỳ 2011-2020
Đơn vị tính : Người
TT
Chỉ tiêu
2010
2011
2012
2013
2014
2015
2016
2017
2018
2019
2020
I
Tổng số lao động làm việc
316.666
318.236
319.814
321.400
322.994
324.595
326.204
327.821
329.446
331.079
332.721
II
Nhu cầu lao động qua đào tạo
57.181
77.555
97.929
118.303
138.677
159.052
171.827
184.602
197.377
210.152
222.923
1
Tỷ lệ so với tổng số lao động làm việc (%)
18,1
24,4
30,6
36,8
42,9
49,0
52,7
56,3
59,9
63,5
67,0
2
Số lượng theo các trình độ
316.666
319.307
322.105
325.073
328.233
324.595
326.207
327.827
329.455
331.091
332.721
a
Chưa qua đào tạo
259.485
241.752
224.176
206.770
189.556
165.543
154.380
143.225
132.078
120.939
109.798
b
Đào tạo ngắn hạn
52.205
62.698
73.191
83.684
94.177
104.669
107.599
110.529
113.459
116.389
119.319
c
Sơ cấp
1.838
10.787
19.736
28.685
37.634
46.583
54.724
62.865
71.006
79.147
87.286
d
Trung cấp
2.106
2.594
3.082
3.570
4.058
4.544
5.698
6.852
8.006
9.160
10.314
e
Cao đẳng
281
484
687
890
1.093
1.298
1.571
1.844
2.117
2.390
2.662
f
Đại học
746
986
1.226
1.466
1.706
1.948
2.224
2.500
2.776
3.052
3.327
h
Trên đại học
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
3
Cơ cấu theo trình độ
a
Chưa qua đào tạo
81,9
76,0
70,1
64,3
58,7
51,0
47,3
43,7
40,1
36,5
33,0
b
Đào tạo ngắn hạn
16,5
19,7
22,9
26,0
29,2
32,2
33,0
33,7
34,4
35,2
35,9
c
Sơ cấp
0,6
3,4
6,2
8,9
11,7
14,4
16,8
19,2
21,6
23,9
26,2
d
Trung cấp
0,7
0,8
1,0
1,1
1,3
1,4
1,7
2,1
2,4
2,8
3,1
e
Cao đẳng
0,1
0,2
0,2
0,3
0,3
0,4
0,5
0,6
0,6
0,7
0,8
f
Đại học
0,2
0,3
0,4
0,5
0,5
0,6
0,7
0,8
0,8
0,9
1,0
h
Trên đại học
0,002
0,002
0,002
0,002
0,003
0,003
0,003
0,004
0,004
0,004
0,005
Phụ lục 9: Cơ cấu lao động qua đào tạo của ngành công nghiệp, xây dựng thời kỳ 2011-2020
Đơn vị tính : Người
TT
Chỉ tiêu
2010
2011
2012
2013
2014
2015
2016
2017
2018
2019
2020
I
Tổng số lao động làm việc
105.327
112.128
119.369
127.078
135.284
151.020
162.305
174.434
187.469
201.478
216.534
II
Nhu cầu lao động qua đào tạo
27.197
40.484
53.771
67.058
80.345
93.632
106.953
120.274
133.595
146.916
160.235
1
Tỷ lệ so với tổng số lao động làm việc (%)
25,8
36,1
45,0
52,8
59,4
62,0
65,9
69,0
71,3
72,9
74,0
2
Số lượng theo các trình độ
105.327
112.128
119.369
127.078
135.284
151.020
162.305
174.434
187.469
201.478
216.534
a
Chưa qua đào tạo
78.130
71.644
65.598
60.020
54.939
57.388
55.352
54.160
53.874
54.562
56.299
b
Đào tạo ngắn hạn
17.364
22.643
27.922
33.201
38.480
43.760
46.763
49.766
52.769
55.772
58.775
c
Sơ cấp
3.064
8.794
14.524
20.254
25.984
31.714
35.332
38.950
42.568
46.186
49.803
d
Trung cấp
3.929
5.108
6.287
7.466
8.645
9.823
12.770
15.717
18.664
21.611
24.558
e
Cao đẳng
780
1.379
1.978
2.577
3.176
3.776
5.619
7.462
9.305
11.148
12.992
f
Đại học
2.046
2.543
3.040
3.537
4.034
4.531
6.440
8.349
10.258
12.167
14.075
h
Trên đại học
14
17
20
23
26
28
29
30
31
32
32
3
Cơ cấu theo trình độ
a
Chưa qua đào tạo
74,2
63,9
55,0
47,2
40,6
38,0
34,1
31,0
28,7
27,1
26,0
b
Đào tạo ngắn hạn
16,5
20,2
23,4
26,1
28,4
29,0
28,8
28,5
28,1
27,7
27,1
c
Sơ cấp
2,9
7,8
12,2
15,9
19,2
21,0
21,8
22,3
22,7
22,9
23,0
d
Trung cấp
3,7
4,6
5,3
5,9
6,4
6,5
7,9
9,0
10,0
10,7
11,3
e
Cao đẳng
0,7
1,2
1,7
2,0
2,3
2,5
3,5
4,3
5,0
5,5
6,0
f
Đại học
1,9
2,3
2,5
2,8
3,0
3,0
4,0
4,8
5,5
6,0
6,5
h
Trên đại học
0,014
0,015
0,017
0,018
0,019
0,019
0,018
0,017
0,017
0,016
0,015
Phụ lục 10: Cơ cấu lao động qua đào tạo của ngành dịch vụ thời kỳ 2011-2020
Đơn vị tính : Người
TT
Chỉ tiêu
2010
2011
2012
2013
2014
2015
2016
2017
2018
2019
2020
I
Tổng số lao động làm việc
187.547
196.540
205.494
214.379
223.168
231.830
240.330
248.622
256.669
264.418
271.821
II
Nhu cầu lao động qua đào tạo
86.293
96.317
106.341
116.365
126.389
136.411
147.449
158.487
169.525
180.563
191.595
1
Tỷ lệ so với tổng số lao động làm việc (%)
46,0
49,0
51,7
54,3
56,6
58,8
61,4
63,7
66,0
68,3
70,5
2
Số lượng theo các trình độ
187.547
196.540
205.494
214.379
223.168
231.830
240.330
248.622
256.669
264.418
271.821
a
Chưa qua đào tạo
101.254
100.223
99.153
98.014
96.779
95.419
92.881
90.135
87.144
83.855
80.226
b
Đào tạo ngắn hạn
30.920
33.188
35.456
37.724
39.992
42.261
43.265
44.269
45.273
46.277
47.282
c
Sơ cấp
10.299
13.803
17.307
20.811
24.315
27.820
29.323
30.826
32.329
33.832
35.337
d
Trung cấp
19.150
20.936
22.722
24.508
26.294
28.080
31.091
34.102
37.113
40.124
43.130
e
Cao đẳng
9.661
10.960
12.259
13.558
14.857
16.149
18.000
19.851
21.702
23.553
25.400
f
Đại học
16.037
17.193
18.349
19.505
20.661
21.819
25.470
29.121
32.772
36.423
40.073
h
Trên đại học
226
237
248
259
270
282
300
318
336
354
373
3
Cơ cấu theo trình độ
a
Chưa qua đào tạo
54,0
51,0
48,3
45,7
43,4
41,2
38,6
36,3
34,0
31,7
29,5
b
Đào tạo ngắn hạn
16,5
16,9
17,3
17,6
17,9
18,2
18,0
17,8
17,6
17,5
17,4
c
Sơ cấp
5,5
7,0
8,4
9,7
10,9
12,0
12,2
12,4
12,6
12,8
13,0
d
Trung cấp
10,2
10,7
11,1
11,4
11,8
12,1
12,9
13,7
14,5
15,2
15,9
e
Cao đẳng
5,2
5,6
6,0
6,3
6,7
7,0
7,5
8,0
8,5
8,9
9,3
f
Đại học
8,6
8,7
8,9
9,1
9,3
9,4
10,6
11,7
12,8
13,8
14,7
h
Trên đại học
0,121
0,121
0,121
0,121
0,121
0,122
0,125
0,128
0,131
0,134
0,137
Phụ lục 11: Nhu cầu đào tạo của tỉnh Bình Thuận theo từng năm trong thời kỳ 2011-2020
Đơn vị tính : Người
TT
Chỉ tiêu
2011
2012
2013
2014
2015
2016
2017
2018
2019
2020
Tổng cộng từ năm 2011-2015
Tổng cộng từ năm 2016-2020
Tổng cộng từ năm 2011-2020
A
Tổng nhu cầu đào tạo
54.078
56.766
59.451
62.140
64.824
60.961
62.993
65.023
67.050
69.069
297.259
325.096
622.355
1
Đào tạo ngắn hạn
25.074
26.337
27.600
28.863
30.126
20.285
20.771
21.257
21.742
22.228
138.000
106.283
244.283
2
Sơ cấp
19.095
20.186
21.276
22.368
23.460
19.629
20.424
21.221
22.016
22.811
106.385
106.101
212.486
3
Trung cấp
4.712
4.885
5.057
5.230
5.400
9.234
9.591
9.946
10.301
10.652
25.284
49.724
75.008
4
Cao đẳng
2.529
2.613
2.697
2.782
2.862
4.816
4.975
5.133
5.292
5.447
13.483
25.663
39.146
5
Đại học
2.646
2.722
2.798
2.873
2.952
6.968
7.202
7.435
7.668
7.899
13.991
37.172
51.163
6
Trên đại học
22
23
23
24
24
29
30
31
31
32
116
153
269
Phụ lục 12: Nhu cầu đào tạo của ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản theo từng năm trong thời kỳ 2011-2020
Đơn vị tính : Người
TT
Chỉ tiêu
2011
2012
2013
2014
2015
2016
2017
2018
2019
2020
Tổng cộng từ năm 2011-2015
Tổng cộng từ năm 2016-2020
Tổng cộng từ năm 2011-2020
A
Tổng nhu cầu đào tạo
24.284
25.598
26.911
28.227
29.540
23.254
24.027
24.801
25.573
26.343
134.560
123.998
258.558
1
Đào tạo ngắn hạn
14.147
14.882
15.616
16.351
17.084
10.257
10.462
10.667
10.872
11.077
78.080
53.335
131.415
2
Sơ cấp
9.059
9.596
10.133
10.670
11.207
10.936
11.424
11.913
12.401
12.888
50.665
59.562
110.227
3
Trung cấp
593
618
642
667
689
1.381
1.439
1.497
1.554
1.612
3.209
7.483
10.692
4
Cao đẳng
214
222
230
239
249
325
336
347
358
368
1.154
1.734
2.888
5
Đại học
270
279
289
299
310
354
365
376
387
397
1.447
1.879
3.326
6
Trên đại học
1
1
1
1
1
1
1
1
1
1
5
5
10
Phụ lục 13: Nhu cầu đào tạo của ngành công nghiệp, xây dựng theo từng năm thời kỳ 2011-2020
Đơn vị tính : Người
TT
Chỉ tiêu
2011
2012
2013
2014
2015
2016
2017
2018
2019
2020
Tổng cộng từ năm 2011-2015
Tổng cộng từ năm 2016-2020
Tổng cộng từ năm 2011-2020
A
Tổng nhu cầu đào tạo
14.995
15.813
16.629
17.444
18.261
19.111
19.837
20.561
21.285
22.009
83.142
102.803
185.945
1
Đào tạo ngắn hạn
6.494
6.864
7.234
7.603
7.974
6.066
6.276
6.487
6.697
6.907
36.169
32.433
68.602
2
Sơ cấp
5.914
6.258
6.601
6.945
7.289
5.521
5.738
5.955
6.172
6.388
33.007
29.774
62.781
3
Trung cấp
1.375
1.434
1.493
1.552
1.610
3.438
3.586
3.733
3.880
4.028
7.464
18.665
26.129
4
Cao đẳng
630
654
678
702
727
1.994
2.068
2.141
2.215
2.290
3.391
10.708
14.099
5
Đại học
579
599
619
638
658
2.090
2.167
2.243
2.319
2.395
3.093
11.214
14.307
6
Trên đại học
3
4
4
4
3
2
2
2
2
1
18
9
27
Phụ lục 14: Nhu cầu đào tạo của các ngành dịch vụ, thương mại theo từng năm thời kỳ 2011-2020
Đơn vị tính : Người
TT
Chỉ tiêu
2011
2012
2013
2014
2015
2016
2017
2018
2019
2020
Tổng cộng từ năm 2011-2015
Tổng cộng từ năm 2016-2020
Tổng cộng từ năm 2011-2020
A
Tổng nhu cầu đào tạo
14.799
15.355
15.911
16.469
17.023
18.596
19.129
19.661
20.192
20.717
79.557
98.295
177.852
1
Đào tạo ngắn hạn
4.433
4.591
4.750
4.909
5.068
3.962
4.033
4.103
4.173
4.244
23.751
20.515
44.266
2
Sơ cấp
4.122
4.332
4.542
4.753
4.964
3.172
3.262
3.353
3.443
3.535
22.713
16.765
39.478
3
Trung cấp
2.744
2.833
2.922
3.011
3.101
4.415
4.566
4.716
4.867
5.012
14.611
23.576
38.187
4
Cao đẳng
1.685
1.737
1.789
1.841
1.886
2.497
2.571
2.645
2.719
2.789
8.938
13.221
22.159
5
Đại học
1.797
1.844
1.890
1.936
1.984
4.524
4.670
4.816
4.962
5.107
9.451
24.079
33.530
6
Trên đại học
18
18
18
19
20
26
27
28
28
30
93
139
232
Phụ lục 15: Nhu cầu vốn đầu tư bình quân hàng năm trong thời kỳ 2011-2020
Đơn vị tính : Triệu đồng
TT
Chỉ tiêu
2011
2012
2013
2014
2015
2016
2017
2018
2019
2020
Tổng cộng từ năm 2011-2015
Tổng cộng từ năm 2016-2020
Tổng cộng từ năm 2011-2020
A
Tổng vốn đầu tư cho đào tạo
315.650
329.681
343.659
357.688
371.664
490.887
508.322
525.709
543.061
560.302
1.718.342
2.628.281
4.346.623
1
Đào tạo ngắn hạn
50.148
52.674
55.200
57.726
60.252
40.570
41.542
42.514
43.484
44.456
276.000
212.566
488.566
2
Sơ cấp nghề
114.570
121.116
127.656
134.208
140.760
117.774
122.544
127.326
132.096
136.866
638.310
636.606
1.274.916
3
Trung cấp
56.544
58.620
60.684
62.760
64.800
110.808
115.092
119.352
123.612
127.824
303.408
596.688
900.096
4
Cao đẳng
35.406
36.582
37.758
38.948
40.068
67.424
69.650
71.862
74.088
76.258
188.762
359.282
548.044
5
Đại học
58.212
59.884
61.556
63.206
64.944
153.296
158.444
163.570
168.696
173.778
307.802
817.784
1.125.586
6
Trên đại học
770
805
805
840
840
1.015
1.050
1.085
1.085
1.120
4.060
5.355
9.415
B
Tổng vốn đầu tư cơ sở vật chất
205.000
205.000
205.000
205.000
205.000
232.400
232.400
232.400
232.400
232.400
1.025.000
1.162.000
2.187.000
1
Trường Đại học Phan Thiết - XHH
10.000
10.000
10.000
10.000
10.000
20.000
20.000
20.000
20.000
20.000
50.000
100.000
150.000
2
Trường cao đẳng cộng đồng Bình Thuận (sau năm 2015 Trường Đại học Bình Thuận)
10.000
10.000
10.000
10.000
10.000
50.000
50.000
50.000
50.000
50.000
50.000
250.000
300.000
3
Trường Cao đẳng Y tế
11.000
11.000
11.000
11.000
11.000
50.000
50.000
50.000
50.000
50.000
55.000
250.000
305.000
4
Trường trung cấp nghề Bình Thuận (trước năm 2015 Trường Cao đẳng nghề)
30.000
30.000
30.000
30.000
30.000
10.000
10.000
10.000
10.000
10.000
150.000
50.000
200.000
5
Trường trung cấp nghề kinh tế - kỹ thuật Công đoàn
4.000
4.000
4.000
4.000
4.000
6.000
6.000
6.000
6.000
6.000
20.000
30.000
50.000
6
Trường cao đẳng du lịch quốc tế - XHH
20.000
20.000
20.000
20.000
20.000
10.000
10.000
10.000
10.000
10.000
100.000
50.000
150.000
7
Trường Cao đẳng quản trị và công nghệ thông tin – XHH
20.000
20.000
20.000
20.000
20.000
10.000
10.000
10.000
10.000
10.000
100.000
50.000
150.000
8
Trường cao đẳng công thương tại La Gi - XHH
20.000
20.000
20.000
20.000
20.000
10.000
10.000
10.000
10.000
10.000
100.000
50.000
150.000
9
Trường trung cấp ngề của Công ty Cổ phần địa ốc Hoàng Quân- XHH
10.000
10.000
10.000
10.000
10.000
4.000
4.000
4.000
4.000
4.000
50.000
20.000
70.000
10
Trường cao đẳng nghề (Tuy Phong)- XHH
20.000
20.000
20.000
20.000
20.000
10.000
10.000
10.000
10.000
10.000
100.000
50.000
150.000
11
Trường trung cấp nghề Tánh Linh
10.000
10.000
10.000
10.000
10.000
4.000
4.000
4.000
4.000
4.000
50.000
20.000
70.000
12
Trường trung cấp nghề Bắc Bình
10.000
10.000
10.000
10.000
10.000
4.000
4.000
4.000
4.000
4.000
50.000
20.000
70.000
13
Trường Trung cấp chuyên nghiệp tại Hàm Tân
10.000
10.000
10.000
10.000
10.000
4.400
4.400
4.400
4.400
4.400
50.000
22.000
72.000
14
Đầu tư nâng cấp các trung tâm dạy nghề
10.000
10.000
10.000
10.000
10.000
20.000
20.000
20.000
20.000
20.000
50.000
100.000
150.000
15
Các trung tâm khác
10.000
10.000
10.000
10.000
10.000
20.000
20.000
20.000
20.000
20.000
50.000
100.000
150.000
C
Theo nguồn vốn đầu tư
520.650
534.681
548.659
562.688
576.664
723.287
740.722
758.109
775.461
792.702
2.743.342
3.790.281
6.533.623
1
Ngân sách Trung ương
52.065
53.468
54.866
56.269
57.666
72.329
74.072
75.811
77.546
79.270
274.334
379.028
653.362
2
Ngân sách Địa phương
78.098
80.202
82.299
84.403
86.500
108.493
111.108
113.716
116.319
118.905
411.501
568.542
980.043
3
Doanh nghiệp
130.163
133.670
137.165
140.672
144.166
180.822
185.181
189.527
193.865
198.176
685.836
947.570
1.633.406
4
Người được đào tạo
208.260
213.872
219.464
225.075
230.666
289.315
296.289
303.244
310.184
317.081
1.097.337
1.516.112
2.613.449
5
ODA
52.065
53.468
54.866
56.269
57.666
72.329
74.072
75.811
77.546
79.270
274.334
379.028
653.362 | {
"issuing_agency": "Tỉnh Bình Thuận",
"promulgation_date": "16/01/2012",
"sign_number": "113/QĐ-UBND",
"signer": "Lê Tiến Phương",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Giao-thong-Van-tai/Thong-tu-14-2019-TT-BGTVT-cong-bo-vung-nuoc-cang-bien-thuoc-dia-phan-tinh-Dong-Nai-412950.aspx | Thông tư 14/2019/TT-BGTVT công bố vùng nước cảng biển thuộc địa phận tỉnh Đồng Nai mới nhất | BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 14/2019/TT-BGTVT
Hà Nội, ngày 24 tháng 4 năm 2019
THÔNG TƯ
CÔNG BỐ VÙNG NƯỚC CÁC CẢNG BIỂN THUỘC ĐỊA PHẬN TỈNH ĐỒNG NAI, TỈNH BÌNH DƯƠNG VÀ KHU VỰC QUẢN LÝ CỦA CẢNG VỤ HÀNG HẢI ĐỒNG NAI
Căn cứ Bộ luật Hàng hải Việt Nam ngày 25 tháng 11 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 12/2017/NĐ-CP ngày 10 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;
Căn cứ Nghị định số 58/2017/NĐ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Hàng hải Việt Nam về quản lý hoạt động hàng hải;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Pháp chế và Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam;
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư công bố vùng nước các cảng biển thuộc địa phận tỉnh Đồng Nai, tỉnh Bình Dương và khu vực quản lý của Cảng vụ Hàng hải Đồng Nai.
Điều 1: Công bố vùng nước các cảng biển thuộc địa phận tỉnh Đồng Nai, tỉnh Bình Dương
1. Vùng nước cảng biển Đồng Nai bao gồm:
a) Vùng nước cảng biển Đồng Nai tại khu vực sông Thị Vải;
b) Vùng nước cảng biển Đồng nai tại khu vực sông Lòng Tàu và sông Nhà Bè;
c) Vùng nước cảng biển Đồng Nai tại khu vực sông Đồng Nai.
2. Vùng nước cảng biển Bình Dương
Điều 2. Phạm vi vùng nước các cảng biển thuộc địa phận tỉnh Đồng Nai, tỉnh Bình Dương
Phạm vi vùng nước các cảng biển thuộc địa phận tỉnh Đồng Nai, tỉnh Bình Dương tính theo mực nước thủy triều lớn nhất, được quy định cụ thể như sau:
1. Phạm vi vùng nước cảng biển Đồng Nai bao gồm:
a) Phạm vi vùng nước cảng biển Đồng Nai tại khu vực sông Thị Vải:
Được giới hạn từ đường vĩ tuyến 10°38’45” N (trùng với đường điện cao thế hiện hữu vượt qua hai bờ sông Thị Vải) chạy dọc theo hai bờ sông về phía thượng lưu đến đường kinh tuyến 106°59’12”E, cách mép bến cảng chuyên dụng Vedan Phước Thái 3.800m (về phía thượng lưu).
b) Phạm vi vùng nước cảng biển Đồng Nai tại khu vực sông Lòng Tàu và sông Nhà Bè:
Được giới hạn bởi đường thẳng vuông góc với mép phải tuyến luồng hàng hải sông Lòng Tàu tại điểm nhô ra xa nhất của bờ bên phải ngã ba sông Đồng Tranh và sông Lòng Tàu, chạy dọc theo bờ sông phía tỉnh Đồng Nai và mép tuyến luồng hàng hải sông Lòng Tàu - sông Nhà Bè về phía thượng lưu cách cảng Xăng dầu 186 một đoạn 200m (về phía thượng lưu).
c) Phạm vi vùng nước cảng biển Đồng Nai tại khu vực sông Đồng Nai:
Được giới hạn bởi đường thẳng nối liền điểm nhô ra xa nhất của tắc Thầy Bảy thuộc Cù lao Ông Cồn và điểm nhô ra xa nhất của xã Long Trường, chạy dọc theo hai bờ sông Đồng Nai về phía thượng lưu, cách cầu Đồng Nai 150m (về phía hạ lưu) trừ phạm vi vùng nước cảng biển Bình Dương.
2. Phạm vi vùng nước cảng biển Bình Dương
Được giới hạn bởi đường thẳng vuông góc với mép trái tuyến luồng hàng hải sông Đồng Nai tại ranh giới giữa cảng Bình Dương thuộc tỉnh Bình Dương và cảng Xi măng Sài Gòn thuộc Thành phố Hồ Chí Minh, chạy dọc theo bờ sông phía tỉnh Bình Dương và mép tuyến luồng hàng hải sông Đồng Nai về phía thượng lưu cách cầu Đồng Nai 150m (về phía hạ lưu).
3. Ranh giới vùng nước cảng biển quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này được xác định trên Hải đồ số VN4TV002, VN4ĐN001, VN4SG002, VN4SG003 của Tổng công ty Bảo đảm an toàn hàng hải miền Nam xuất bản năm 2016. Các đường kinh tuyến, vĩ tuyến quy định tại điểm a khoản 1 Điều này được áp dụng theo Hệ tọa độ VN-2000 và được chuyển sang các Hệ tọa độ WGS-84 tương ứng như sau:
STT
Hệ tọa độ VN-2000
Hệ tọa độ WGS-84
Vĩ độ (N)
Kinh độ (E)
Vĩ độ (N)
Kinh độ (E)
1
10°38’45”
10°38’42”
2
106°59’12”
106°59’18”
Điều 3. Vùng đón trả hoa tiêu, vùng kiểm dịch, khu neo đậu, khu chuyển tải, khu tránh bão, khu nước, vùng nước có liên quan khác
Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam tổ chức công bố vùng đón trả hoa tiêu, vùng kiểm dịch, khu neo đậu, khu chuyển tải, khu tránh bão cho tàu thuyền vào, rời các cảng biển thuộc tỉnh Đồng Nai, tỉnh Bình Dương và khu nước, vùng nước khác theo quy định.
Điều 4. Trách nhiệm của Cảng vụ Hàng hải Đồng Nai và các Cảng vụ liên quan
1. Cảng vụ Hàng hải Đồng Nai có trách nhiệm:
a) Thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định của Bộ luật Hàng hải Việt Nam và pháp luật có liên quan đối với hoạt động hàng hải tại cảng biển, vùng nước các cảng biển thuộc địa phận tỉnh Đồng Nai, tỉnh Bình Dương;
b) Căn cứ vào tình hình thực tế về thời tiết, sóng gió, mơn nước và trọng tải của tàu thuyền, chỉ định vị trí cụ thể cho tàu thuyền neo đậu, chuyển tải và tránh bão trong vùng nước theo quy định, bảo đảm an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường;
c) Thực hiện thủ tục cho tàu thuyền vào, rời cầu cảng, bến cảng, khu neo đậu, khu chuyển tải trong vùng nước các cảng biển thuộc tỉnh Đồng Nai, tỉnh Bình Dương nhưng phải neo đậu, chuyển tải tại khu chuyển tải Gò Gia;
d) Thông báo cho Cảng vụ Hàng hải Vũng Tàu biết: tên, quốc tịch, các thông số kỹ thuật chính và những thông tin cần thiết khác của tàu thuyền, chậm nhất 02 giờ trước khi tàu thuyền đi vào vùng đón trả hoa tiêu Vũng Tàu;
đ) Phối hợp với Cảng vụ Hàng hải Vũng Tàu bảo đảm trật tự, an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, phòng ngừa ô nhiễm môi trường đối với tàu thuyền vào, rời các cảng biển thuộc tỉnh Đồng Nai, tỉnh Bình Dương nhưng phải đón trả hoa tiêu, kiểm dịch, neo đậu, tránh bão trong vùng nước các cảng biển thuộc địa phận tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu;
e) Phối hợp với Cảng vụ Hàng hải Thành phố Hồ Chí Minh bảo đảm trật tự, an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, phòng ngừa ô nhiễm môi trường đối với tàu thuyền vào, rời cầu cảng, bến cảng trên sông Đồng Nai, sông Nhà Bè, sông Lòng Tàu thuộc địa phận tỉnh Đồng Nai, tỉnh Bình Dương nhưng phải neo đậu, tránh bão trong vùng nước cảng biển Thành phố Hồ Chí Minh;
g) Thông báo cho Cảng vụ Hàng hải Thành phố Hồ Chí Minh biết tên, quốc tịch, hô hiệu, các thông số kỹ thuật chính và các thông tin cần thiết khác của tàu thuyền vào, rời cầu cảng, bến cảng trên sông Đồng Nai thuộc địa phận tỉnh Đồng Nai, tỉnh Bình Dương, chậm nhất 02 giờ trước khi tàu thuyền đến vùng nước cảng biển Thành phố Hồ Chí Minh; riêng tàu thuyền vào cầu cảng, bến cảng trên sông Nhà Bè và sông Lòng Tàu thuộc địa phận tỉnh Đồng Nai phải thông báo chậm nhất 01 giờ trước khi tàu thuyền vào cầu cảng, bến cảng; tàu thuyền rời cầu cảng, bến cảng trên sông Nhà Bè và sông Lòng Tàu thuộc địa phận tỉnh Đồng Nai phải thông báo trước khi tàu thuyền rời cầu cảng, bến cảng.
2. Cảng vụ Hàng hải Vũng Tàu có trách nhiệm căn cứ vào tình hình thực tế về thời tiết, sóng gió, mớn nước và trọng tải của tàu thuyền vào, rời các cảng biển thuộc tỉnh Đồng Nai, tỉnh Bình Dương, chỉ định vị trí cụ thể cho tàu thuyền đón trả hoa tiêu, kiểm dịch, neo đậu, chuyển tải, tránh bão trong vùng nước các cảng biển thuộc địa phận tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, bảo đảm an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, phòng ngừa ô nhiễm môi trường và thông báo cho Cảng vụ Hàng hải Đồng Nai chậm nhất 01 giờ trước khi tàu thuyền đến vùng đón trả hoa tiêu.
3. Cảng vụ Hàng hải Thành phố Hồ Chí Minh có trách nhiệm căn cứ vào tình hình thực tế về thời tiết, sóng gió, mớn nước và trọng tải của tàu thuyền vào, rời cầu cảng, bến cảng trên sông Đồng Nai, sông Nhà Bè, sông Lòng Tàu thuộc địa phận tỉnh Đồng Nai, tỉnh Bình Dương nhưng phải neo đậu, tránh bão trong vùng nước cảng biển Thành phố Hồ Chí Minh, chỉ định vị trí cụ thể cho tàu thuyền neo đậu, tránh bão và chậm nhất 01 giờ kể từ khi nhận được thông báo của Cảng vụ Hàng hải Đồng Nai phải xác báo cho Cảng vụ Hàng hải Đồng Nai biết.
4. Những vụ việc phát sinh của tàu thuyền xảy ra tại vùng nước cảng biển do Cảng vụ Hàng hải nào quản lý thì Cảng vụ Hàng hải đó chủ trì giải quyết theo quy định của pháp luật; trường hợp vụ việc xảy ra tại ranh giới vùng nước cảng biển của hai Cảng vụ Hàng hải thì do Cảng vụ Hàng hải nơi tàu thuyền vào, rời cầu cảng, bến cảng đó chủ trì giải quyết.
5. Cảng vụ Đường thủy nội địa khu vực III có trách nhiệm: tổ chức thực hiện quản lý nhà nước chuyên ngành tại cảng, bến thủy nội địa (trừ bến khách ngang sông) trên sông Đồng Nai đoạn từ rạch Ông Nhiêu đến hạ lưu cầu Đồng Nai theo quy định của pháp luật.
Điều 5. Hiệu lực thi hành
Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 6 năm 2019. Bãi bỏ Thông tư số 47/2014/TT-BGTVT ngày 10 tháng 10 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải công bố vùng nước cảng biển thuộc địa phận tỉnh Đồng Nai, tỉnh Bình Dương và khu vực quản lý của Cảng vụ Hàng hải Đồng Nai.
Điều 6. Tổ chức thực hiện
Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng, Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam, Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, Giám đốc Sở Giao thông vận tải tỉnh Đồng Nai, Giám đốc Sở Giao thông vận tải tỉnh Bình Dương, Giám đốc Sở Giao thông vận tải Thành phố Hồ Chí Minh, Giám đốc Sở Giao thông vận tải tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Giám đốc Cảng vụ Hàng hải Đồng Nai, Giám đốc Cảng vụ Hàng hải Thành phố Hồ Chí Minh, Giám đốc Cảng vụ Hàng hải Vũng Tàu, Giám đốc Cảng vụ Đường thủy nội địa khu vực III, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 6;
- Bộ trưởng Bộ GTVT;
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Các Thứ trưởng Bộ GTVT;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);
- Công báo;
- Cổng Thông tin điện tử Chính phủ;
- Cổng Thông tin điện tử Bộ GTVT;
- Báo Giao thông, Tạp chí GTVT;
- Lưu: VT, PC.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Văn Công | {
"issuing_agency": "Bộ Giao thông vận tải",
"promulgation_date": "24/04/2019",
"sign_number": "14/2019/TT-BGTVT",
"signer": "Nguyễn Văn Công",
"type": "Thông tư"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Quyet-dinh-841-QD-LDTBXH-phe-duyet-chon-nha-thau-Xay-dung-du-lieu-phong-chong-te-nan-xa-hoi-2016-321154.aspx | Quyết định 841/QĐ-LĐTBXH phê duyệt chọn nhà thầu Xây dựng dữ liệu phòng chống tệ nạn xã hội 2016 | BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 841/QĐ-LĐTBXH
Hà Nội, ngày 28 tháng 6 năm 2016
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ CƯƠNG, DỰ TOÁN CHI TIẾT VÀ KẾ HOẠCH LỰA CHỌN NHÀ THẦU “XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU VỀ PHÒNG, CHỐNG TỆ NẠN XÃ HỘI”
BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 16/12/2002;
Căn cứ Luật Công nghệ thông tin ngày 29/6/2006;
Căn cứ Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10/4/2007 của Chính phủ về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 102/2009/NĐ-CP ngày 06/11/2009 của Chính phủ về quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 106/2012/NĐ-CP ngày 20/12/2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
Căn cứ Nghị định số 63/2014/TT-BTTTT ngày 26/6/2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 43/2008/TTLT-BTC-BTTTT ngày 26/5/2008 của Liên Bộ Tài chính, Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn việc quản lý và sử dụng kinh phí chi ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước;
Căn cứ Thông tư số 21/2010/TT-BTTTT ngày 08/9/2010 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định về lập đề cương và dự toán chi tiết đối với hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước nhưng không yêu cầu phải lập dự án;
Căn cứ Quyết định số 45/QĐ-LĐTBXH ngày 12/01/2016 về việc giao dự toán ngân sách nhà nước năm 2016;
Căn cứ kết quả thẩm định thiết kế sơ bộ Dự án Xây dựng cơ sở dữ liệu về phòng, chống tệ nạn xã hội của Trung tâm thông tin tại các công văn số 86/TTTT-PTUD ngày 15/6/2016 và số 94/TTTT-PTUD ngày 27/6/2016;
Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Phòng, chống tệ nạn xã hội tại các Tờ trình số 264/PCTNXH-KTTV ngày 31/5/2016 về việc phê duyệt kế hoạch đấu thầu năm 2016 và số 275/TTr-PCTNXH ngày 03/6/2016 về việc phê duyệt đề cương và dự toán chi tiết Xây dựng cơ sở dữ liệu về phòng, chống tệ nạn xã hội;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kế hoạch- Tài chính,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt đề cương, dự toán chi tiết và kế hoạch lựa chọn nhà thầu Xây dựng cơ sở dữ liệu về phòng, chống tệ nạn xã hội với các nội dung chủ yếu sau:
1. Tên hoạt động: Xây dựng cơ sở dữ liệu về phòng, chống tệ nạn xã hội.
2. Cơ quan thực hiện: Cục Phòng, chống tệ nạn xã hội.
3. Tổ chức xây dựng đề cương và dự toán chi tiết: Công ty cổ phần Dịch vụ truyền thông và Công nghệ thông tin Hà Nội - Hanoimedia Co., Itd.
4. Mục tiêu đầu tư: Đầu tư xây dựng cơ sở dữ liệu về phòng, chống tệ nạn xã hội để hình thành hệ thống thu thập thông tin và cơ sở dữ liệu ban đầu về phòng, chống tệ nạn xã hội trên toàn quốc.
5. Nội dung đầu tư:
- Xây dựng phần mềm quản trị, khai thác, cung cấp cơ sở dữ liệu về phòng, chống tệ nạn xã hội.
- Chuẩn hóa hệ thống chỉ tiêu/chỉ số, biểu mẫu chuyên ngành về phòng, chống tệ nạn xã hội.
- Đào tạo, tập huấn, chuyển giao công nghệ, nâng cao năng lực cán bộ quản lý vận hành, khai thác, sử dụng hệ thống thông tin cơ sở dữ liệu về phòng, chống tệ nạn xã hội.
- Cập nhật thông tin về phòng, chống tệ nạn xã hội ban đầu năm 2016 - 2017; xử lý, rà soát cập nhật theo mẫu vào hệ thống phần mềm; đồng thời sẽ cập nhật, bổ sung dữ liệu hàng năm.
6. Quy mô dữ liệu:
a. Về công tác phòng, chống ma túy: thu thập cả số liệu sơ cấp và thứ cấp, gồm các chỉ tiêu:
- Số liệu thứ cấp: toàn bộ người nghiện.
- Số liệu sơ cấp bao gồm các chỉ tiêu:
+ Số người nghiện ma túy được cai nghiện, quản lý sau cai (dự kiến: năm 2016: 50.000 đối tượng, năm 2017: 60.000 đối tượng).
+ Tình trạng cơ sở cai nghiện (cơ sở cai nghiện bắt buộc, tự nguyện, điểm tư vấn hỗ trợ điều trị nghiện tại cộng đồng - dự kiến 5.287 cơ sở).
+ Số người làm công tác cai nghiện ma túy (cấp tỉnh, huyện, xã, đội công tác xã hội tình nguyện, tổ công tác cai nghiện ma túy - Năm 2016; dự kiến 7.000 cán bộ tại các Trung tâm, các Cơ sở cai nghiện để thực hiện Đề án đổi mới công tác cai nghiện ma túy; Năm 2017: dự kiến 18.000 cán bộ tại các Chi cục Phòng, chống tệ nạn xã hội và các cán bộ cai nghiện tại cộng đồng).
b. Về công tác phòng, chống mại dâm và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán: chỉ thu thập đến số liệu thứ cấp, gồm các chỉ tiêu:
Số người bán dâm được hỗ trợ vay vốn, tạo việc làm; Số xã, phường không có tệ nạn mại dâm; Số nạn nhân bị buôn bán, tiếp nhận, hỗ trợ; Số người làm công tác phòng, chống mại dâm (cấp tỉnh, huyện, xã, đội công tác xã hội tình nguyện) (dự kiến 2.000 bảng số liệu thống kê thứ cấp).
7. Địa điểm thực hiện: Trụ sở Cục Phòng, chống tệ nạn xã hội, Lô 25D, ngõ 8B Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
8. Giải pháp kỹ thuật công nghệ
Phê duyệt giải pháp công nghệ và kỹ thuật trong đề cương và dự toán chi tiết do Công ty cổ phần dịch vụ truyền thông và công nghệ thông tin Hà Nội - Hanoimedia Co., Itd lập và được Trung tâm thông tin thẩm định tại công văn số 86/TTTT-PTUD ngày 15/6/2016 và số 94/TTTT-PTUD ngày 27/6/2016.
9. Dự toán được phê duyệt: 2.570.000.000 đồng (Hai tỷ năm trăm bảy mươi triệu đồng), trong đó:
- Chi phí thiết bị: 1.850.842.216 đồng, gồm:
+ Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu: 1.296.200.000 đồng
+ Đào tạo, chuyển giao công nghệ: 137.275.000 đồng
+ Thu thập và tạo lập dữ liệu ban đầu:
(i) Năm 2016: 417.367.216 đồng
(ii) Năm 2017: 570.000.000 đồng
- Chi phí quản lý: 42.233.975 đồng
- Chi phí tư vấn đầu tư: 65.353.606 đồng
- Chi phí thẩm định khác: 23.859.710 đồng
- Chi phí dự phòng: 18.090.493 đồng
10. Nguồn vốn: Ngân sách nhà nước được cấp trong dự toán chi thường xuyên hàng năm của Cục Phòng, chống tệ nạn xã hội.
11. Thời gian thực hiện: Trong năm 2016 và năm 2017.
12. Hình thức quản lý dự án: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý và triển khai dự án.
13. Kế hoạch lựa chọn nhà thầu: Phê duyệt Kế hoạch lựa chọn nhà thầu chi tiết tại phụ lục đính kèm Quyết định này.
Điều 2. Phê duyệt Kế hoạch lựa chọn nhà thầu (chi tiết tại Phụ lục đính kèm).
Điều 3. Tổ chức thực hiện
1. Cục Phòng, chống tệ nạn xã hội
- Tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt dự toán chi tiết các gói thầu trước khi tổ chức lựa chọn nhà thầu (chỉ định thầu, đấu thầu); phê duyệt hồ sơ yêu cầu, tổ chức đấu thầu, phê duyệt kết quả đấu thầu, ký kết hợp đồng và quản lý thực hiện theo đúng quy định hiện hành.
- Thực hiện chế độ báo cáo, giám sát, kiểm tra trong đấu thầu theo quy định và báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch về Bộ (Vụ Kế hoạch - Tài chính) để theo dõi, quản lý.
- Xây dựng và trình Bộ ban hành Quy chế cập nhật, khai thác cơ sở dữ liệu phòng, chống tệ nạn xã hội trên phạm vi cả nước.
2. Trung tâm thông tin có trách nhiệm hỗ trợ Cục Phòng, chống tệ nạn xã hội tổ chức thực hiện tiếp nhận cài đặt phần mềm và tích hợp vào Trung tâm tích hợp dữ liệu của Bộ để đảm bảo yêu cầu vận hành theo quy định.
3. Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính hướng dẫn việc quản lý kinh phí và quyết toán dự án theo quy định hiện hành.
Điều 4. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 5. Cục trưởng Cục Phòng, chống tệ nạn xã hội, Giám đốc Trung tâm thông tin, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính, Chánh Văn phòng Bộ và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 5;
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Lưu: VT, Vụ KHTC.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Trọng Đàm
PHỤ LỤC
KẾ HOẠCH LỰA CHỌN NHÀ THẦU XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU PHÒNG, CHỐNG TỆ NẠN XÃ HỘI
(Kèm theo Quyết định số 841/QĐ-LĐTBXH ngày 28 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)
ĐVT: VNĐ
TT
Tên gói thầu
Giá trị gói thầu
Hình thức lựa chọn nhà thầu
Phương thức đấu thầu
Loại hợp đồng
Thời gian lựa chọn nhà thầu
Thời gian thực hiện hợp đồng
I
Phần đã thực hiện
Tổng cộng
33.846.664
1
Lập cương và dự toán chi tiết
18.440.186
Chỉ định thầu trong nước
2
Chi phí thẩm định giá
13.879.710
Chỉ định thầu trong nước
3
Thẩm tra tính hiệu quả và tính khả thi của dự án
1.526.768
Chỉ định thầu trong nước
II
Phần không phải đấu thầu
Tổng cộng
60.324.468
1
Chi phí quản lý
42.233.975
2
Chi phí dự phòng
18.090.493
III
Kế hoạch đấu thầu
Tổng cộng
2.475.828.868
1
Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu, đào tạo chuyển giao công nghệ, thu thập và tạo lập dữ liệu ban đầu
2.420.842.216
Đấu thầu rộng rãi trong nước
01 túi hồ sơ
Trọn gói
Quý III/2016
3 tháng
Trong đó:
- Gói số 1: Thu thập dữ liệu và tạo lập dữ liệu ban đầu (năm 2016)
417.367.216
Đấu thầu rộng rãi trong nước
01 túi hồ sơ
Trọn gói
Quý III/2016
3 tháng
- Gói số 2: Thu thập dữ liệu bổ sung và rà soát cập nhật điều chỉnh dữ liệu (năm 2017)
570.000.000
Đấu thầu rộng rãi trong nước
01 túi hồ sơ
Trọn gói
Năm 2017
3 tháng
2
Giám sát triển khai thực hiện
40.707.207
Chỉ định thầu trong nước
01 túi hồ sơ
Theo tỷ lệ %
Quý III/2016
3 tháng
3
Lập hồ sơ mời thầu, phân tích, đánh giá hồ sơ dự thầu
4.679.445
Chỉ định thầu trong nước
01 túi hồ sơ
Theo tỷ lệ %
Quý III/2016
1 tháng
4
Thẩm định hồ sơ mời thầu
1.000.000
Chỉ định thầu trong nước
01 túi hồ sơ
Theo tỷ lệ %
Quý III/2016
0,5 tháng
5
Thẩm định kết quả đấu thầu
1.000.000
Chỉ định thầu trong nước
01 túi hồ sơ
Theo tỷ lệ %
Quý III/2016
0,5 tháng
6
Thẩm tra phê duyệt quyết toán
7.600.000
Chỉ định thầu trong nước
01 túi hồ sơ
Theo tỷ lệ %
Quý III/2016
0,5 tháng
Tổng
2.570.000.000
(Bằng chữ: Hai tỷ năm trăm bảy mươi triệu đồng chẵn)./. | {
"issuing_agency": "Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội",
"promulgation_date": "28/06/2016",
"sign_number": "841/QĐ-LĐTBXH",
"signer": "Nguyễn Trọng Đàm",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bat-dong-san/Quyet-dinh-08-2022-QD-UBND-Bang-he-so-dieu-chinh-gia-cac-loai-dat-Dam-Rong-Lam-Dong-502759.aspx | Quyết định 08/2022/QĐ-UBND Bảng hệ số điều chỉnh giá các loại đất Đam Rông Lâm Đồng | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÂM ĐỒNG
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 08/2022/QĐ-UBND
Lâm Đồng, ngày 18 tháng 01 năm 2022
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH BẢNG HỆ SỐ ĐIỀU CHỈNH GIÁ CÁC LOẠI ĐẤT NĂM 2022 TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐAM RÔNG, TỈNH LÂM ĐỒNG
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Đất đai ngày 29 tháng 11 năm 2013;
Căn cứ Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định về giá đất;
Căn cứ Nghị định số 45/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định về thu tiền sử dụng đất;
Căn cứ Nghị định số 46/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước;
Căn cứ Nghị định số 135/2016/NĐ-CP ngày 09 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định về thu tiền sử dụng đất, thu tiền thuê đất, thuê mặt nước;
Căn cứ Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai;
Căn cứ Nghị định số 123/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định về thu tiền sử dụng đất, thu tiền thuê đất, thuê mặt nước;
Căn cứ Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công;
Căn cứ Thông tư số 76/2014/TT-BTC ngày 16 tháng 6 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn một số điều của Nghị định số 45/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định về thu tiền sử dụng đất;
Căn cứ Thông tư số 77/2014/TT-BTC ngày 16 tháng 6 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn một số điều của Nghị định số 46/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước;
Căn cứ Thông tư số 332/2016/TT-BTC ngày 26 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 76/2014/TT-BTC ngày 16 tháng 6 năm 2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số điều của Nghị định số 45/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định về thu tiền sử dụng đất;
Căn cứ Thông tư số 333/2016/TT-BTC ngày 26 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 77/2014/TT-BTC ngày 16 tháng 6 năm 2014 hướng dẫn một số điều của Nghị định số 46/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước;
Căn cứ Thông tư số 33/2017/TT-BTNMT ngày 29 tháng 9 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai và sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư hướng dẫn thi hành Luật Đất đai;
Căn cứ Thông tư số 10/2018/TT-BTC ngày 30 tháng 01 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 76/2014/TT-BTC ngày 16 tháng 6 năm 2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số điều của Nghị định số 45/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định về thu tiền sử dụng đất;
Căn cứ Thông tư số 11/2018/TT-BTC ngày 30 tháng 01 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 77/2014/TT-BTC ngày 16 tháng 6 năm 2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số điều của Nghị định số 46/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Bảng hệ số điều chỉnh giá các loại đất năm 2022 trên địa bàn huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng để áp dụng trong các trường hợp cụ thể như sau
1. Diện tích tính thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất của thửa đất hoặc khu đất có giá trị (tính theo giá đất trong Bảng giá đất) dưới 10 tỷ đồng (mười tỷ đồng) để xác định tiền sử dụng đất, tiền thuê đất trong các trường hợp:
a) Tổ chức được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất không thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất, công nhận quyền sử dụng đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất phải nộp tiền sử dụng đất;
b) Hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất không thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất, công nhận quyền sử dụng đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng từ đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở đối với diện tích đất ở vượt hạn mức; tính tiền thuê đất đối với đất nông nghiệp vượt hạn mức giao đất, vượt hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp;
c) Xác định giá đất để làm giá khởi điểm đấu giá quyền sử dụng đất khi Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê;
d) Xác định đơn giá thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm đối với trường hợp thuê đất sử dụng vào mục đích kinh doanh thương mại, dịch vụ, bất động sản, khai thác khoáng sản;
đ) Xác định đơn giá thuê đất trả tiền một lần cho cả thời gian thuê không thông qua hình thức đấu giá;
e) Xác định đơn giá thuê đất cho các tổ chức kinh tế, tổ chức sự nghiệp công lập tự chủ tài chính, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài khi chuyển từ thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm sang thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê;
g) Xác định đơn giá thuê đất cho các tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng tài sản gắn liền với đất thuê được Nhà nước tiếp tục cho thuê đất trong thời hạn sử dụng đất còn lại, sử dụng đất đúng mục đích đã được xác định trong dự án;
h) Xác định giá trị quyền sử dụng đất thuộc trường hợp được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, đơn giá thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm và đơn giá thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê khi cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước;
i) Xác định đơn giá thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm cho chu kỳ ổn định tiếp theo đối với thửa đất hoặc khu đất được Nhà nước cho thuê sử dụng vào mục đích kinh doanh thương mại, dịch vụ, bất động sản, khai thác khoáng sản.
2. Xác định đơn giá thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm (không bao gồm trường hợp thuê đất sử dụng vào mục đích kinh doanh thương mại, dịch vụ, bất động sản, khai thác khoáng sản).
3. Xác định giá khởi điểm trong đấu giá quyền sử dụng đất để cho thuê theo hình thức thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm.
4. Xác định số tiền phải nộp đối với các trường hợp được Nhà nước giao đất nhưng không đưa đất vào sử dụng hoặc chậm tiến độ sử dụng đất so với tiến độ ghi trong dự án đầu tư.
5. Xác định giá trị quyền sử dụng đất để tính vào giá trị tài sản của cơ quan, tổ chức, đơn vị.
Điều 2. Hiệu lực thi hành
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 02 năm 2022 và thay thế Quyết định số 10/2021/QĐ-UBND ngày 26 tháng 3 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng ban hành Bảng hệ số điều chỉnh giá các loại đất năm 2021 trên địa bàn huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng.
Điều 3. Trách nhiệm thi hành
1. Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng, Cục Thuế tỉnh và các cơ quan, đơn vị có liên quan theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra việc tổ chức thực hiện Quyết định này; kịp thời báo cáo đề xuất cấp có thẩm quyền xem xét, giải quyết những vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện và những nội dung chưa phù hợp với quy định hiện hành; thẩm định, trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét điều chỉnh, bổ sung Bảng hệ số điều chỉnh giá các loại đất khi có đề nghị của Ủy ban nhân dân huyện Đam Rông.
2. Cục Thuế và Ủy ban nhân dân huyện Đam Rông theo chức năng, nhiệm vụ được giao chịu trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện Quyết định này.
Điều 4. Xử lý đối với một số trường hợp cụ thể
1. Trường hợp thửa đất hoặc khu đất xác định giá thuộc đất đô thị, trung tâm thương mại, dịch vụ, đầu mối giao thông quan trọng, khu dân cư tập trung có khả năng sinh lợi đặc biệt, có lợi thế trong việc sử dụng đất làm mặt bằng sản xuất kinh doanh, thương mại và dịch vụ hoặc tại một số vị trí đất thực hiện dự án trong cùng một khu vực, tuyến đường có hệ số sử dụng đất (mật độ xây dựng, chiều cao của công trình) khác với mức bình quân chung của khu vực, tuyến đường hoặc tại thời điểm xác định giá, giá đất thị trường tại khu vực định giá, khu vực lân cận có biến động so với giá đất được xác định theo Bảng hệ số điều chỉnh giá các loại đất quy định tại Điều 1 Quyết định này thì căn cứ tình hình thực tế tại địa phương, Ủy ban nhân dân huyện Đam Rông hoặc cơ quan được giao nhiệm vụ xác định giá đất tổ chức điều tra, khảo sát, thu thập thông tin, lập hồ sơ đề xuất gửi Sở Tài chính thẩm định, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định tăng hệ số điều chỉnh giá đất để:
a) Tính tiền sử dụng đất khi tổ chức được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất không thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất; công nhận quyền sử dụng đất; cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với trường hợp diện tích tính thu tiền sử dụng đất của thửa đất hoặc khu đất có giá trị dưới 10 tỷ đồng (tính theo giá đất trong Bảng giá các loại đất do Ủy ban nhân dân tỉnh quy định).
b) Xác định giá khởi điểm đấu giá quyền sử dụng đất khi được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, đấu giá quyền sử dụng đất thuê trả tiền một lần cho cả thời gian thuê đối với diện tích tính thu tiền sử dụng đất, thu tiền thuê đất của thửa đất hoặc khu đất có giá trị dưới 10 tỷ đồng (tính theo giá đất trong Bảng giá các loại đất do Ủy ban nhân dân tỉnh quy định) và xác định giá khởi điểm để đấu giá quyền sử dụng đất thuê theo hình thức thuê đất trả tiền hàng năm theo quy định.
2. Đối với các trường hợp được chuyển mục đích sử dụng từ đất nông nghiệp và đất phi nông nghiệp (không phải đất ở) sang đất ở thì tiền sử dụng đất phải nộp đối với phần diện tích chuyển mục đích vượt hạn mức giao đất ở tối thiểu không được thấp hơn khi tính theo giá đất quy định tại Bảng giá đất (không có hệ số điều chỉnh) tại vị trí của phần diện tích đó, nếu thấp hơn thì tính bằng mức tối thiểu.
Điều 5. Tổ chức thực hiện
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở: Tài chính, Tài nguyên và Môi Trường, Xây dựng; Cục trưởng Cục Thuế; Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Đam Rông; Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức, đơn vị và các cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Trần Văn Hiệp
BẢNG HỆ SỐ ĐIỀU CHỈNH GIÁ CÁC LOẠI ĐẤT NĂM 2022 TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐAM RÔNG, TỈNH LÂM ĐỒNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 08/2022/QĐ-UBND ngày 18/01/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng)
I. ĐẤT NÔNG NGHIỆP
1. Đất trồng cây hàng năm
Số TT
Tên đơn vị hành chính
Giá đất (1.000 đồng/m2)
Hệ số điều chỉnh giá đất (lần)
Vị trí 1
Vị trí 2
Vị trí 3
Vị trí 1
Vị trí 2
Vị trí 3
1
Xã Đạ K'Nàng
40
32
20
1,5
1,5
1,5
2
Xã Phi Liêng
33
26
18
1,4
1,4
1,4
3
Xã Liêng Srônh
30
24
15
1,4
1,4
1,4
4
Xã Rô Men
40
32
21
1,4
1,4
1,4
5
Xã Đạ Rsal
35
28
16
1,4
1,4
1,4
6
Xã Đạ M'Rông
25
20
13
1,2
1,2
1,2
7
Xã Đạ Tông
25
20
13
1,4
1,4
1,4
8
Xã Đạ Long
22
18
11
1,4
1,4
1,4
2. Đất trồng cây lâu năm
Số TT
Tên đơn vị hành chính
Giá đất (1.000 đồng/m2)
Hệ số điều chỉnh giá đất (lần)
Vị trí 1
Vị trí 2
Vị trí 3
Vị trí 1
Vị trí 2
Vị trí 3
1
Xã Đạ K'Nàng
45
36
23
1,6
1,6
1,6
2
Xã Phi Liêng
39
31
20
1,5
1,5
1,5
3
Xã Liêng Srônh
34
28
18
1,5
1,5
1,5
4
Xã Rô Men
48
39
25
1,4
1,4
1,4
5
Xã Đạ Rsal
57
46
29
1,5
1,5
1,5
6
Xã Đạ M'Rông
30
24
15
1,3
1,3
1,3
7
Xã Đạ Tông
30
24
15
1,4
1,4
1,4
8
Xã Đạ Long
25
20
13
1,5
1,5
1,4
3. Đất nuôi trồng thủy sản
Số TT
Tên đơn vị hành chính
Giá đất (1.000 đồng/m2)
Hệ số điều chỉnh giá đất (lần)
Vị trí 1
Vị trí 2
Vị trí 3
Vị trí 1
Vị trí 2
Vị trí 3
1
Xã Đạ K'Nàng
26
21
15
1,0
1,0
1,0
2
Xã Phi Liêng
25
20
14
1,2
1,2
1,2
3
Xã Liêng Srônh
21
19
12
1,2
1,2
1,2
4
Xã Rô Men
25
20
14
1,4
1,4
1,4
5
Xã Đạ Rsal
30
24
16
1,2
1,2
1,2
6
Xã Đạ M'Rông
14
12
8
1,0
1,0
1,0
7
Xã Đạ Tông
15
13
9
1,2
1,1
1,1
8
Xã Đạ Long
13
11
8
1,0
1,0
1,0
4. Đất nông nghiệp khác
Số TT
Tên đơn vị hành chính
Giá đất (1.000 đồng/m2)
Hệ số điều chỉnh giá đất (lần)
Vị trí 1
Vị trí 2
Vị trí 3
Vị trí 1
Vị trí 2
Vị trí 3
1
Xã Đạ K'Nàng
45
36
23
1,0
1,0
1,0
2
Xã Phi Liêng
39
31
20
1,2
1,2
1,2
3
Xã Liêng Srônh
34
28
18
1,2
1,2
1,2
4
Xã Rô Men
48
39
25
1,2
1,2
1,2
5
Xã Đạ Rsal
57
46
29
1,0
1,0
1,0
6
Xã Đạ M'Rông
30
24
15
1,0
1,0
1,0
7
Xã Đạ Tông
30
24
15
1,2
1,2
1,2
8
Xã Đạ Long
25
20
13
1,0
1,0
1,0
5. Đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản và đất nông nghiệp khác nằm trong phạm vi khu dân cư nông thôn:
Hệ số điều chỉnh giá đất bằng hệ số điều chỉnh giá đất tương ứng quy định cùng vị trí, cùng địa bàn của đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản và đất nông nghiệp khác (theo bảng hệ số tại Điểm 1, 2, 3 và 4 nêu trên).
6. Đất rừng sản xuất:
Số TT
Tên đơn vị hành chính
Giá đất (1.000 đồng/m2)
Hệ số điều chỉnh giá đất (lần)
Vị trí 1
Vị trí 2
Vị trí 3
Vị trí 1
Vị trí 2
Vị trí 3
1
Xã Đạ K'Nàng
12
10
7
1,0
1,0
1,0
2
Xã Phi Liêng
12
10
7
1,0
1,0
1,0
3
Xã Liêng Srônh
12
10
7
1,0
1,0
1,0
4
Xã Rô Men
12
10
7
1,0
1,0
1,0
5
Xã Đạ Rsal
12
10
7
1,0
1,0
1,0
6
Xã Đạ M'Rông
12
10
7
1,0
1,0
1,0
7
Xã Đạ Tông
12
10
7
1,0
1,0
1,0
8
Xã Đạ Long
12
10
7
1,0
1,0
1,0
7. Đất rừng phòng hộ, rừng đặc dụng: Hệ số điều chỉnh giá đất bằng 1,0 lần.
II. ĐẤT Ở TẠI NÔNG THÔN:
Số TT
Tên đơn vị hành chính, khu vực, đường, đoạn đường
Giá đất
(1.000 đồng/m2)
Hệ số điều chỉnh giá đất (lần)
1
XÃ ĐẠ K’NÀNG
1.1
Khu vực I
1.1.1
Dọc theo Quốc lộ 27:
1
Từ thửa 107, tờ bản đồ 17 (chân đèo Phú Mỹ) đến giáp thửa 334, tờ bản đồ 16 (giáp cổng Vina cà phê).
220
1,3
2
Từ thửa 334, tờ bản đồ 16 (cổng Vina cà phê) đến giáp thửa 434, tờ bản đồ 16 (hết cây xăng bà Nguyên).
1.100
1,4
3
Từ thửa 434, tờ bản đồ 16 (giáp cây xăng bà Nguyên) đến giáp xã Phi Liêng (qua Đoàn kinh tế quốc phòng).
465
1,4
1.1.2
Đường ĐT 724
1
Từ thửa 208, tờ bản đồ 16 (giáp Quốc lộ 27) đến giáp thửa 125, tờ bản đồ 21 (giáp nhà ông Thuận).
350
1,4
2
Từ thửa 125, tờ bản đồ 21 (nhà ông Thuận) đến hết thửa 170, tờ bản đồ 21 (hết nhà ông Trà).
165
1,2
3
Từ giáp thửa 170, tờ bản đồ 21 (giáp nhà ông Trà) đến hết thửa 184, tờ bản đồ 25 (hết ngã ba xuống nhà ông Tâm).
132
1,2
4
Từ giáp thửa 184, tờ bản đồ 25 (giáp ngã ba xuống nhà ông Hoàng) đến giáp ngã ba đường vào khu Di Linh.
215
1,2
5
Từ ngã ba đường vào khu Di Linh đến hết thửa 489, tờ bản đồ 27 (giáp cống Đạ Mul).
330
1,4
6
Từ giáp thửa 489, tờ bản đồ 27 (cống Đạ Mul) đến hết thửa 513, tờ bản đồ 27 (giáp ngã ba đường vào khu 200).
410
1,4
7
Từ giáp thửa 513, tờ bản đồ 27 (ngã ba đường vào khu 200) đến hết thửa 53, tờ bản đồ 31 (giáp cầu Đạ K’Nàng).
1.200
1,6
8
Từ giáp thửa 53, tờ bản đồ 31 (cầu Đạ K’Nàng) đến giáp thửa 311, tờ bản đồ 30 (giáp nhà bà Nhâm).
450
1,8
9
Từ thửa 311, tờ bản đồ 30 (nhà bà Nhâm) đến hết thửa 236, tờ bản đồ 30 (giáp cống Đạ Pin).
180
1,2
10
Từ giáp thửa 236, tờ bản đồ 30 (cống Đạ Pin) đến giáp ngã ba đi ngã ba sông.
220
1,4
11
Từ ngã ba đi ngã ba sông đến hết Trường Tiểu học Păng Bá.
135
1,0
12
Từ ngã ba đường vào Thác Nếp đến hết trường trung học cơ sở tờ bản đồ 31.
510
1,5
1.2
Khu vực II
1
Từ giáp thửa 262, tờ bản đồ 17 (giáp ngã ba Lăng Tô) đến giáp thửa 44, tờ bản đồ 12 (giáp nhà ông Tỉnh, thuộc thôn Lăng Tô).
175
1,2
2
Từ thửa 44, tờ bản đồ 12 (nhà ông Tỉnh) đến hết thửa 03, tờ bản đồ 12 (hết nhà ông Tuyền, thuộc thôn Lăng Tô).
96
1,0
3
Từ thửa 63, tờ bản đồ 31 (nhà ông Ha Thương) đến hết thửa 464, tờ bản đồ 30 (hết nhà ông Ha Juân, thuộc thôn Đạ K’Nàng).
175
1,4
4
Từ giáp thửa 464, tờ bản đồ 30 (giáp nhà ông Ha Juân) đến hết thửa 442, tờ bản đồ 30 (hết nhà ông Ha Brông, thuộc thôn Đạ K’Nàng).
96
1,2
5
Từ giáp trường trung học cơ sở đến hết thửa 188, tờ bản đồ 31 (hết cống K’Đai, thuộc thôn Đạ Mur).
450
1,2
6
Từ giáp thửa 188, tờ bản đồ 31 (giáp cống K’Đai) đến hết thửa 03, tờ bản đồ 35 (cầu sắt Thác Nếp, thuộc thôn Đạ Mur).
145
1,8
7
Từ giáp thửa 03, tờ bản đồ 35 (giáp cầu sắt Thác Nếp) đến hết thửa 43, tờ bản đồ 37 (hết nhà ông Dũng, thuộc thôn Đạ Mur).
120
1,2
8
Từ thửa 211, tờ bản đồ 16 (ngã ba trường Tiểu học Lăng Tô) đến hết thửa 165, tờ bản đồ 16 (hết nhà ông Hải, thuộc thôn Trung Tâm).
96
1,2
9
Từ giáp thửa 236, tờ bản đồ 16 (giáp đường đi Đạ K’Nàng) đi khu 75 đến hết thửa 250, tờ bản đồ 16 (hết nhà ông Đoàn, thuộc thôn Trung Tâm).
120
1,2
10
Từ giáp thửa 250, tờ bản đồ 16 (giáp nhà ông Đoàn) đến hết thửa 258, tờ bản đồ 16 (hết nhà ông K’Huầng, thuộc thôn Trung Tâm).
96
1,0
11
Từ thửa 364, tờ bản đồ 16 (giáp đường đi Đạ K’Nàng) đi hết thửa 194, tờ bản đồ 17 (hết đường nhựa Thái Bình, thuộc thôn Trung Tâm).
140
1,0
12
Từ thửa 33, tờ bản đồ 21 (nhà ông Luân) đến hết thửa 34, tờ bản đồ 22 (hết nhà bà Giáo) thuộc đường bãi dâu thôn Trung Tâm).
145
1,2
13
Từ giáp thửa 512, tờ bản đồ 27 (giáp đường đi Đạ K’Nàng) đến giáp cầu 200 (thuộc thôn Đạ Mur).
300
1,4
14
Từ thửa 249, tờ bản đồ 27 (thuộc nông trường cà phê) đến hết thửa 88, tờ bản đồ 27 (thuộc nông trường cà phê, thôn Đạ Mur).
110
1,0
15
Từ giáp Trạm y tế theo đường vào khu sản xuất Đạ Mur đến hết thửa 24, tờ bản đồ 51 (hết nhà ông Chung).
350
1,4
16
Từ thửa 38, tờ bản đồ 51 (giáp đường vào khu sản xuất thôn Đạ Mur, nhà ông Quý) đi theo đường vào xóm Thanh Bình đến hết thửa 111, tờ bản đồ 53 (hết nhà ông Đảng).
120
1,4
1.3
Khu vực III: Khu vực còn lại.
90
1,3
2
XÃ PHI LIÊNG
2.1
Khu vực I
1
Từ giáp xã Đạ K’Nàng (qua đoàn kinh tế quốc phòng) đến giáp thửa 519, tờ bản đồ 11 (giáp đường vào Trạm y tế cũ).
552
1,2
2
Từ thửa 519, tờ bản đồ 11 (đường vào Trạm y tế cũ) đến giáp thửa 27, tờ bản đồ 11 (giáp Trạm kiểm lâm địa bàn).
1.120
1,2
3
Từ thửa 27, tờ bản đồ 11 (Trạm kiểm lâm địa bàn) đến hết thửa 04, tờ bản đồ 07 (hết đường vào nghĩa địa).
330
1,6
4
Từ giáp thửa 04, tờ bản đồ 07 (giáp đường vào nghĩa địa) đến bảng báo giao thông đầu đèo chuối.
162
1,4
5
Từ thửa 373, tờ bản đồ 11 (nhà bà Cửu) đến hết thửa 95, tờ bản đồ 10 (cầu Păng Sim) và hết thửa 275, tờ bản đồ 10 (cầu Tâm Ngựa).
552
1,4
6
Các đường nằm trong khu trung tâm cụm xã.
660
1,2
2.2
Khu vực II
1
Từ giáp thửa 275, tờ bản đồ 10 (giáp cầu Tâm Ngựa) đến giáp thửa 125, tờ bản đồ 14 (giáp Trường học).
198
1,4
2
Từ thửa 125, tờ bản đồ 14 (trường học) đến hết thửa 53, tờ bản đồ 14 (hết nhà ông K’Póh).
186
1,6
3
Từ giáp thửa 53, tờ bản đồ 14 (giáp nhà ông K’Póh) đến hết thửa 106, tờ bản đồ 09 (giáp cống nhà ông Tình Din).
81
1,4
4
Từ giáp thửa 125, tờ bản đồ 14 (giáp Trường học) đến đoạn đường mới từ Phi Liêng.
400
1,6
5
Từ đoạn đường mới từ Phi Liêng đi đến giáp thửa 359, tờ bản đồ 14 (giáp cầu Liêng Đờn)
360
1,2
6
Đoạn đường mới từ Phi Liêng đi xã Đạ K’Nàng.
320
1,2
7
Từ giáp thửa 359, tờ bản đồ 14 (cầu Liêng Dơng) đến hết thửa 642, tờ bản đồ 14 (hết nhà ông Phước).
150
1,0
8
Từ giáp thửa 95, tờ bản đồ 10 (giáp cầu Păng Sim) đến hết đường 135 thôn Păng Sim.
186
1,2
9
Từ thửa 178, tờ bản đồ 11 (nhà ông Tấn) đến hết thửa 472, tờ bản đồ 10 (hết nhà ông Viên).
174
1,4
10
Từ thửa 285, tờ bản đồ 10 (nhà bà Tươi) đến hết thửa 485, tờ bản đồ 10 (hết nhà ông Khoa, đường Cimiríp).
126
1,2
2.3
Khu vực III: Khu vực còn lại.
80
1,2
3
XÃ LIÊNG SRÔNH
3.1
Khu vực I
1
Từ thửa 21, tờ bản đồ 94 (chân đèo chuối) đến giáp thửa 130, tờ bản đồ 57 (giáp đường vào Đạ Rmăng).
149
1,0
2
Từ thửa 130, tờ bản đồ 57 (đường vào Đạ Rmăng) đến hết thửa 150, tờ bản đồ 57 (hết nhà ông Truyện).
195
1,2
3
Từ giáp thửa 150, tờ bản đồ 57 (giáp nhà ông Truyện) đến giáp thửa 30, tờ bản đồ 55 (giáp nhà bà Liên).
130
1,0
4
Từ thửa 30, tờ bản đồ 55 (nhà bà Liên) đến hết thửa 73, tờ bản đồ 53 (hết nhà ông Kră).
200
1,2
5
Từ giáp thửa 73, tờ bản đồ 53 (giáp nhà ông Kră) đến hết thửa 62, tờ bản đồ 53 (hết cầu Đạ Linh).
280
1,2
6
Từ giáp thửa 62, tờ bản đồ 53 (giáp cầu Đạ Linh) đến giáp thửa 19, tờ bản đồ 50 (giáp nhà bà Nhàng).
155
1,0
7
Từ thửa 19, tờ bản đồ 50 (nhà bà Nhàng) đến hết thửa 08, tờ bản đồ 49 (hết nhà ông Thanh).
335
1,2
8
Từ giáp thửa 08, tờ bản đồ 49 (giáp nhà ông Thanh) đến hết thửa 17, tờ bản đồ 46 (hết nhà ông Khánh).
170
1,0
9
Từ giáp thửa 17, tờ bản đồ 46 (giáp nhà ông Khánh) đến hết thửa 37, tờ bản đồ 44 (hết nhà ông Kràng).
160
1,0
10
Từ giáp thửa 37, tờ bản đồ 44 (giáp nhà ông Kràng) đến giáp xã Đạ Rsal.
165
1,0
11
Từ giáp Quốc lộ 27 (ngã ba Bằng Lăng) đến giáp cầu số 1.
825
1,0
3.2
Khu vực II
1
Từ thửa 40, tờ bản đồ 57 (Trạm y tế) đến hết thửa 28, tờ bản đồ 58 (hết nhà ông Phúc).
110
1,5
2
Từ giáp thửa 28, tờ bản đồ 58 (giáp nhà ông Phúc) đến hết thửa 25, tờ bản đồ 61 (hết nhà ông Thu).
200
1,4
3
Từ giáp thửa 25, tờ bản đồ 61 (giáp nhà ông Thu) đến hết thửa 106, tờ bản đồ 82 (hết nhà ông Truyện).
100
1,5
4
Từ thửa 83, tờ bản đồ 79 (nhà ông Ha Kră) đến hết thửa 465, tờ bản đồ 80 (hết nhà ông K’Bang).
100
1,0
5
Từ giáp thửa 465, tờ bản đồ 80 (giáp nhà ông K’Bang) đến hết thửa 267, tờ bản đồ 83 (hết nhà ông K’Màng).
75
1,0
6
Từ giáp thửa 69, tờ bản đồ 58 (cổng UBND xã) đến hết thửa 06, tờ bản đồ 80 (hết nhà ông K Môk).
80
1,0
7
Từ thửa 184, tờ bản đồ 57 (nhà ông K’Nhàng) đến giáp thửa 72, tờ bản đồ 58 (giáp nhà ông Hải).
80
1,0
8
Từ thửa 68, tờ bản đồ 53 (Trạm công an xã) đến hết thửa 02, tờ bản đồ 87 (hết cầu Đạ Linh).
110
1,2
9
Từ giáp thửa 02, tờ bản đồ 87 (giáp cầu Đạ Linh) đến hết thửa 01, tờ bản đồ 74 (hết nhà ông Lễ).
80
1,0
10
Từ giáp thửa 01, tờ bản đồ 74 (giáp nhà ông Lễ) đến hết thửa 63, tờ bản đồ 72 (hết nhà ông Kmbrong).
70
1,0
11
Từ thửa 68, tờ bản đồ 50 (cổng thôn 3) đến hết thửa 76, tờ bản đồ 49 (giáp cầu).
150
1,0
12
Từ giáp thửa 76, tờ bản đồ 49 (từ cầu) đến hết thửa 05, tờ bản đồ 47 (hết nhà ông Ha Chàng).
100
1,0
13
Từ giáp thửa 42, tờ bản đồ 49 (giáp nhà ông Dung) đến hết thửa 58, tờ bản đồ 49 (hết nhà ông Ha Chàng).
100
1,2
14
Từ giáp cống (nhà ông Đường) đi vào trụ sóng đến hết thửa 17, tờ bản đồ 51 (hết đất ông Hòa).
300
1,2
15
Từ giáp T17, tờ bản đồ 51 (giáp đất ông Hòa) đi vào 400 mét.
100
1,0
16
Từ giáp cống (nhà ông Đường) đi vào đường Đạ Pe Cho 800 mét.
300
1,2
17
Từ thửa 40, tờ bản đồ 50 (nhà ông Kràng) đến hết thửa 87, tờ bản đồ 53 (hết nhà ông Ha Pha).
165
1,2
18
Từ giáp thửa 31, tờ bản đồ 44 (giáp nhà ông Mbiêng) đến hết thửa 10, tờ bản đồ 44 (hết nhà ông K'Wăn).
90
1,0
19
Từ thửa 23, tờ bản đồ 69 (nhà ba Minh) đến hết thửa 19, tờ bản đồ 68 (hết đất ông K Lơng).
100
1,0
3.3
Khu vực III: Khu vực còn lại
65
1,2
4
XÃ ĐẠ RSAL
4.1
Khu vực I
1
Từ thửa 502, tờ bản đồ 11 (giáp cầu Krông Nô) đến hết thửa 629, tờ bản đồ 11 (hết cổng trường cấp II).
2.340
1,4
2
Từ giáp thửa 629, tờ bản đồ 11 (giáp cổng trường cấp II) đến hết thửa 41, tờ bản đồ 15 (hết nhà bà Tuyết).
1.280
1,2
3
Từ giáp thửa 41, tờ bản đồ 15 (giáp nhà bà Tuyết) đến hết thửa 481, tờ bản đồ 15 (ngã ba nhà ông Quy).
1.100
1,2
4
Từ giáp thửa 481, tờ bản đồ 15 (giáp ngã ba nhà ông Quy) đến hết thửa 867, tờ bản đồ 15 (giáp ngã ba đường vào sông Đắk Măng).
840
1,2
5
Từ giáp thửa 867, tờ bản đồ 15 (ngã ba đường vào sông Đắk Măng) đến hết thửa 24, tờ bản đồ 21 (hết nhà bà Út).
600
1,2
6
Từ giáp thửa 24, tờ bản đồ 21 (giáp nhà bà Út) đến hết thửa 50, tờ bản đồ 16 (hết nhà ông Ninh)
300
1,2
7
Từ giáp thửa 50, tờ bản đồ 16 (giáp nhà ông Ninh) đến hết thửa 24, tờ bản đồ 30 (hết nhà ông Chín).
215
1,2
8
Từ giáp thửa 24, tờ bản đồ 30 (giáp nhà ông Chín) đến hết thửa 127, tờ bản đồ 65 (hết cầu Đắk San).
250
1,0
9
Từ giáp thửa 127, tờ bản đồ 65 (giáp cầu Đắk San) đến hết thửa 29, tờ bản đồ 35 (hết nhà ông Y Chang).
215
1,2
10
Từ giáp thửa 29, tờ bản đồ 35 (giáp nhà ông Y Chang) đến hết thửa 31, tờ bản đồ 40 (hết nhà bà Hơ Thiêng).
150
1,2
11
Từ giáp thửa 31, tờ bản đồ 40 (giáp nhà bà Hơ Thiêng) đến hết thửa 54, tờ bản đồ 12 (giáp xã Liêng Srônh).
155
1,2
12
Từ giáp thửa 169, tờ bản đồ 11 (giáp Quốc lộ 27, ngã ba Bưu điện) đến hết thửa 762, tờ bản đồ 11 (hết hội trường thôn).
900
1,5
13
Từ giáp thửa 867, tờ bản đồ 15 (giáp Quốc lộ 27, giáp nhà ông Hay) đến hết thửa 45, tờ bản đồ 20 (ngã ba nhà ông Thanh).
420
1,2
4.2
Khu vực II
1
Từ giáp thửa 762, tờ bản đồ 11 (giáp hội trường thôn) đến hết thửa 21, tờ bản đồ 11 (hết nhà ông Y Bông).
240
1,0
2
Từ giáp thửa 48, tờ bản đồ 11 (giáp nhà ông Thiên) đến hết thửa 92, tờ bản đồ 11 (hết nhà ông Thân).
430
1,2
3
Từ thửa 170, tờ bản đồ 11 (nha ông Yên) đến hết thửa 94, tờ bản đồ 11 (hết nhà ông Hoa).
250
1,2
4
Từ giáp thửa 94, tờ bản đồ 11 (giáp nhà ông Hoa) đến hết thửa 154, tờ bản đồ 10 (hết nhà ông Tiền).
300
1,5
5
Từ giáp thửa 154, tờ bản đồ 10 (giáp nhà ông Tiền) đến hết thửa 61, tờ bản đồ 10 (hết nhà ông Cường).
265
1,5
6
Từ giáp thửa 61, tờ bản đồ 10 (giáp nhà ông Cường) đến hết thửa 07, tờ bản đồ 02 (hết nhà ông Par).
125
1,4
7
Từ thửa 565, tờ bản đồ 11 (giáp Quốc Lộ 27, ngã ba nhà ông Tâm) đến hết thửa 556, tờ bản đồ 11 (hết nhà ông Cuông).
360
1,5
8
Từ giáp thửa 45, tờ bản đồ 20 (giáp ngã ba nhà ông Thanh) đến hết thửa 113, tờ bản đồ 20 (hết nhà ông Thọ).
215
1,0
9
Từ giáp thửa 45, tờ bản đồ 20 (giáp ngã ba nhà ông Thanh) đến hết thửa 17, tờ bản đồ 19 (giáp sông).
240
1,0
10
Từ giáp thửa 503, tờ bản đồ 11 (giáp trạm Công an) đến hết thửa 634, tờ bản đồ 11 (hết trạm điện).
420
1,0
11
Từ giáp thửa 41, tờ bản đồ 15 (giáp nhà bà Tuyết) đến hết thửa 170, tờ bản đồ 15 (hết nhà ông Thế).
145
1,2
12
Từ thửa 1525, tờ bản đồ 15 (nhà ông Cường) đến hết thửa 99, tờ bản đồ 14 (hết nhà ông Các).
130
1,2
13
Từ giáp thửa 480, tờ bản đồ 15 (giáp nhà ông Kha) đến hết thửa 293, tờ bản đồ 15 (hết nhà ông Khoa).
145
1,2
14
Từ giáp thửa 481, tờ bản đồ 15 (giáp nhà ông Quy) đến hết thửa 633, tờ bản đồ 15 (hết nhà ông Mùi).
145
1,0
15
Từ thửa 1588, tờ bản đồ 15 (nhà ông Tuấn) đến hết thửa 450, tờ bản đồ 15 (hết nhà ông Vụ).
140
1,0
16
Từ giáp thửa 888, tờ bản đồ 15 (giáp nhà ông Hiệu) đến hết thửa 1072, tờ bản đồ 15 (hết nhà ông Liêm).
140
1,2
17
Từ thửa 41, tờ bản đồ 82 (nhà ông Hạnh) đến hết thửa 14, tờ bản đồ 11 (hết nhà ông Y Đong).
100
1,0
18
Từ thửa 556, tờ bản đồ 11 (giáp nhà ông Cuông) đến hết thửa 236, tờ bản đồ 12 (hết nhà ông Nhừ)
240
1,3
4.3
Khu vực III: Khu vực còn lại.
86
1,2
5
XÃ RÔ MEN
5.1
Khu vực I
5.1.1
Khu vực quy hoạch Bằng Lăng:
1
Từ giáp đường TL-ĐT 724 đi vào đường quy hoạch nội bộ Thị trấn Bằng Lăng (đến hết Bưu điện huyện Đam Rông).
1.030
1,2
2
Từ giáp bùng binh ngã 6 dọc theo trục đường lên UBND huyện và hết trụ sở Công an huyện.
545
1,0
3
Từ giáp đường TL-ĐT 724 đi theo đường chính khu tái định cư Tây Nam đến giáp trụ sở Trung tâm Quản lý và khai thác công trình công cộng.
1.080
1,4
4
Từ Lô LK-B1 đến lô LK-B9
1.252
1,2
5
Từ Lô BL-B1 đến lô BL-B9 và Lô BL-A5 đến lô BL-A7
1.252
1,2
6
Từ Lô LKA10 đến lô LK-A17; Lô LK-A1 đến Lô LK-A9; Lô LK-E1 đến Lô LK-E9; các đường thuộc khu quy hoạch 91 lô
1.252
1,2
7
Từ Lô BL-B10 đến lô BL-B18; Lô BL-A8 đến Lô BL-A14; Lô BL-E1 đến Lô BL-E7; Lô BL-C2 đến lô BL-C7
1.252
1,2
8
Từ giáp đường TL-ĐT 724 đi theo đường vào Huyện đội đến giáp Nhà Văn hóa Thiếu nhi huyện Đam Rông.
645
1,7
9
Từ lô LK-G1 đến lô LK-G24; Lô LK-K1 đến lô LK-K15
1.251
1,2
10
Các đường còn lại thuộc khu quy hoạch dân cư Đông Nam.
1.126
1,2
11
Từ bưu điện huyện Đam Rông đến hết Trung tâm y tế.
1.000
1,2
12
Từ giáp nhà văn hóa thiếu nhi huyện Đam Rông đến hết trụ sở Ngân hàng chính sách
1.126
1,2
5.1.2
Đường ĐT-724
1
Từ cầu số 1 đến hết ngã ba đường vào Huyện đội.
1.390
1,2
2
Từ giáp thửa 132, tờ bản đồ 20 (giáp ngã ba đường vào Huyện đội) đến giáp đường 135 (giáp đường vào khu sản xuất Đạ Tồn).
534
1,4
3
Từ đường 135 (đường vào khu sản xuất Đạ Tồn) đến hết thửa 02, tờ bản đồ 22 (hết ngã ba đường vào bản Brông rết).
260
1,2
4
Từ giáp thửa 02, tờ bản đồ 22 (giáp ngã ba đường vào bản Brông rết) đến giáp cầu số 3.
97
1,5
5
Từ cầu số 3 đến hết thửa 299, tờ bản đồ 29 (giáp ngã ba đường vào thôn 3).
610
1,4
6
Từ giáp thửa 299, tờ bản đồ 29 (ngã ba đường vào thôn 3) đến hết thửa 58, tờ bản đồ 27 (giáp cầu số 4).
293
1,4
7
Từ giáp thửa 58, tờ bản đồ 27 (cầu số 4) đến hết thửa 90, tờ bản đồ 27 (hết nhà ông Nam).
784
1,2
8
Từ giáp thửa 90, tờ bản đồ 27 (giáp nhà ông Nam) đến giáp cầu số 6.
153
1,0
9
Từ cầu số 6 đến giáp xã Đạ M’Rông.
134
1,0
5.2
Khu vực II
1
Từ giáp đường TL-ĐT 722 vào đường Sóc Sơn 01 km.
120
1,0
2
Từ giáp đường Tỉnh lộ ĐT 722 vào bản Brông rết đến hết thửa 107, tờ bản đồ 23 (hết nhà ông Y Tang).
96
1,0
3
Từ giáp đường TL-ĐT 724 đi vào xóm Rừng sao thôn 2 (02 km).
180
1,2
4
Từ giáp đường TL-ĐT 724 vào thôn 3 đến hết thửa 99, tờ bản đồ 35 (hết nhà ông Nhiều).
145
1,2
5
Từ giáp thửa 95, tờ bản đồ 35 (giáp nhà ông Doanh) đến hết thửa 80, tờ bản đồ 35 (hết nhà ông Ha Chàng).
100
1,2
6
Từ thửa 116, tờ bản đồ 35 (nhà ông Ha Sơn) đến hết thửa 136, tờ bản đồ 35 (hết nhà bà K’Duyên).
95
1,2
7
Từ giáp đường TL-ĐT 724 (Trạm y tế) vào giáp cống nhà ông Kỳ.
180
1,0
8
Từ cống nhà ông Kỳ đến hết thửa 374, tờ bản đồ 48 (hết nhà ông Dũng).
95
1,2
9
Từ giáp đường TL-ĐT 724 (đường liên thôn 2-4) đến giáp ngã ba Trạm y tế.
165
1,2
10
Từ giáp đường TL-ĐT 724 (đường vào thôn 5) đến hết thửa 76, tờ bản đồ 41 (hết nhà ông Hoàng Seo Gìn).
95
1,2
11
Từ thửa 44, tờ bản đồ 41 (nhà ông Seo Sẻng) đến hết thửa 36, tờ bản đồ 40 (hết nhà ông Seo Phán).
95
1,0
12
Từ thửa 128, tờ bản đồ 40 (nhà ông Seo Lông) đến hết hết thửa 60, tờ bản đồ 40 (nhà ông Seo Chứ).
95
1,2
13
Từ giáp đường TL-ĐT 724 (giáp nhà Ông Thu) đi vào 350 mét (hết nhà ông Hương).
200
1,2
14
Từ giáp thửa 227, tờ bản đồ 20 (nhà ông Thái) đi vào 520 mét (giáp đất ông Dũng - miền Tây).
180
1,2
15
Từ giáp thửa 40 Tờ bản đồ 32 (đất bà Trang) đến giáp đất của Công ty TNHH Tín Dũng.
100
1,2
16
Từ giáp đường TL-ĐT 724 (giáp nhà bà Hiền) đến giáp cống (hết nhà ông Đăng)
340
1,2
17
Từ giáp cống (nhà ông Đăng) đến giáp thửa 290, tờ bản đồ 20 (hết nhà ông Nam).
180
1,2
5.3
Khu vực III: Khu vực còn lại.
77
1,2
6
XÃ ĐẠ M’RÔNG
6.1
Khu vực I
1
Từ giáp xã Rô Men đến giáp cầu số 7.
78
1,2
2
Từ cầu số 7 đến giáp thửa 406, tờ bản đồ 11 (giáp ngã ba đường vào trường cấp 2 Đạ M’Rông).
90
1,2
3
Từ thửa 406, tờ bản đồ 11 (ngã ba đường vào trường cấp 2 Đạ M’Rông) đến hết thửa 24, tờ bản đồ 13 (hết nhà ông Huấn).
175
1,5
4
Từ giáp thửa 24, tờ bản đồ 13 (giáp nhà ông Huấn) đến cầu Đa Ra Hố.
140
1,4
5
Từ giáp ngã tư đường TL-ĐT 722 - Đạ M’Rông đến hết thửa 1002, tờ bản đồ 06 (hết nhà ông Biên).
175
1,2
6
Từ thửa 378, tờ bản đồ 03 (nhà ông Xuyên) đến giáp sông K’Rông Nô.
145
1,2
7
Từ giáp đường TL-ĐT 722 (đầu cầu số 7) theo tuyến đường qua xã Đạ Rsal.
110
1,0
8
Từ thửa 58, tờ bản đồ 11 (nhà ông Noen) đến hết thửa 533, tờ bản đồ 06 (hết nhà ông Đông).
140
1,2
6.2
Khu vực II
1
Từ giáp thửa 1002, tờ bản đồ 06 (giáp nhà ông Biên) đến giáp thửa 378, tờ bản đồ 03 (giáp nhà ông Xuyên).
75
1,0
2
Từ giáp thửa 378, tờ bản đồ 03 (giáp nhà ông Xuyên) đến hết đập Dong Jri.
110
1,0
3
Từ giáp đập Dong JRi đến giáp đường Tỉnh lộ ĐT 722.
75
1,0
4
Từ thửa 29, tờ bản đồ 14 (nhà ông Trường) đến giáp thửa 64, tờ bản đồ 14 (hết nhà ông Tông).
105
1,0
5
Từ thửa 64, tờ bản đồ 14 (giáp nhà ông Tông) đến giáp cầu số 7.
70
1,0
6
Từ giáp thửa 406, tờ bản đồ 11 (giáp đường Tỉnh lộ ĐT 722) đến hết thửa 953, tờ bản đồ 06 (hết nhà bà Bé).
85
1,0
7
Từ giáp cầu đi vào thôn Cil Múp đến hết thửa 04, tờ bản đồ 28 (hết nhà ông Ha Krênh).
100
1,0
8
Từ thửa 510, tờ bản đồ 03 (nhà ông Khe Ny) đến hết thửa 372, tờ bản đồ 03 (hết nhà bà K'Ngọc).
90
1,2
9
Từ thửa 511, tờ bản đồ 03 (nhà ông Ha Kra) đến hết thửa 632, tờ bản đồ 03 (hết nhà ông Ha Khanh).
85
1,0
10
Từ giáp thửa 65, tờ bản đồ 11 (giáp nhà ông Ha Mốc) đến hết thửa 55, tờ bản đồ 11 (hết nhà ông Ha Krong).
85
1,0
11
Từ giáp thửa 317, tờ bản đồ 11 (giáp nhà bà Pang Ting K’ Dôn) đến hết thửa 946, tờ bản đồ 6 (nhà ông Dơng Jri H Bang).
85
1,0
12
Từ giáp thửa 538, tờ bản đồ 3 (giáp nhà ông Pang Ting Ha Cam) đến hết thửa 566, tờ bản đồ 3 (hết nhà ông Đa Cát Ha Dương).
85
1,0
13
Từ giáp thửa 520, tờ bản đồ 3 (nhà bà Bon Krong K’ Mai) đến hết thửa 542, tờ bản đồ 3 (hết nhà ông Đơi).
85
1,0
6.3
Khu vực III: Khu vực còn lại.
66
1,0
7
XÃ ĐẠ TÔNG
7.1
Khu vực I
1
Từ cầu Đa Ra Hố đến hết thửa 292 Tờ bản đồ 13 (hết ngã 3 đường vào thôn đạ nhim)
250
1,6
2
Từ giáp thửa 292, tờ bản đồ 13 (hết ngã 3 đường vào thôn đạ nhinh) đến hết thửa 243, tờ bản đồ 15 (hết ngã ba đường Liêng Trang I vào thôn Đa Kao)
530
1,7
3
Từ giáp thửa 243, tờ bản đồ 15 (giáp ngã ba đường Liêng Trang I vào thôn Đa Kao) đến cầu Đạ Long
250
1,6
4
Từ thửa 362, tờ bản đồ 14 (ngã tư) đi qua trường cấp II, III đến hết thửa 276, tờ bản đồ 15 (hết nhà ông Jong)
250
1,6
7.2
Khu vực II
1
Từ thửa 293, tờ bản đồ 13 (ngã ba đường vào thôn Đạ Nhinh) vào hết thửa 111, tờ bản đồ 13 (hết trường cấp I Đạ Nhinh)
75
1,4
2
Từ giáp thửa 311, tờ bản đồ 14 (giáp UBND xã cũ) đến hết thửa 374, tờ bản đồ 15 (hết nhà bà K’Long)
150
1,5
3
Từ giáp thửa 299, tờ bản đồ 15 (giáp nhà bà Kham thôn Liêng Trang I) đến hết thửa 969, tờ bản đồ 02 (hết nhà ông Ha Bang thôn Đa Kao II)
80
1,2
4
Từ giáp thửa 51, tờ bản đồ 06 (ngã ba Trường học cấp III) đến hết thửa 271, tờ bản đồ 05 (hết nhà bà K’Giong)
108
1,7
5
Từ giáp thửa 17, tờ bản đồ 03 (đoạn đi Đa Kao 1) đến hết thửa 447, tờ bản đồ 07 (hết nhà ông Ha Ang)
75
1,2
6
Từ thửa 84, tờ bản đồ 05 (nhà ông Ha Chương) đến thửa 209, tờ bản đồ 05 (sân vận động thôn Đa Kao)
110
1,2
7
Từ thửa 88, tờ bản đồ 14 (nhà ông Ha Bang thôn Đạ Nhinh 2) đến hết thửa 151, tờ bản đồ 15 (hết nhà ông Ha Dol thôn Mê Ka)
70
1,3
8
Từ thửa 143, tờ bản đồ 03 (nhà ông Ha Sưng thôn Đa Kao 2) đến giáp cầu qua thôn Cil Múp
85
1,4
9
Từ giáp thửa 01, tờ bản đồ 22 (giáp cầu sắt) đến hết thửa 173, tờ bản đồ 24 (hết nhà ông Ha Krang)
65
1,5
10
Từ giáp thửa 293, tờ bản đồ 15 (giáp nhà ông Ha Wăn) đến hết thửa 440, tờ bản đồ 15 (hết nhà ông Ha Pôh)
100
1,3
7.3
Khu vực III: Khu vực còn lại.
60
1,4
8
XÃ ĐẠ LONG
8.1
Khu vực I
1
Từ cầu Đạ Long đến hết thửa 290, tờ bản đồ 04 (hết nhà ông Cường).
230
1,7
2
Từ giáp thửa 290, tờ bản đồ 04 (giáp nhà ông Cường) đến hết thửa 157, tờ bản đồ 05 (hết nhà ông BRơs).
300
1,6
3
Từ giáp thửa 157, tờ bản đồ 05 (giáp nhà ông BRơs) đến hết thửa 248, tờ bản đồ 05 (hết nhà ông Ha Sép).
230
1,4
8.2
Khu vực II
1
Từ giáp thửa 370, tờ bản đồ 05 (giáp Trường Tiểu học Đạ Long) đến hết cầu Đạ Yar.
120
1,4
2
Từ giáp cầu Đạ Yar đến hết thửa 140, tờ bản đồ 18 (hết ngã ba Nơng Jrang).
70
1,4
3
Từ giáp thửa 140, tờ bản đồ 18 (giáp ngã ba Nơng Jrang) đến hết thửa 170, tờ bản đồ 15 (hết nhà ông Chiều).
70
1,2
4
Từ giáp thửa 228, tờ bản đồ 04 (Trường cấp II Đạ Long) đến hết thửa 1344, tờ bản đồ 06 (hết nhà ông Ha Ganh).
100
1,2
5
Từ giáp thửa 1344, tờ bản đồ 06 (giáp nhà ông Ha Ganh) đến giáp thửa 686, tờ bản đồ 05 (giáp trạm Lâm nghiệp)
75
1,2
6
Từ giáp thửa 246, tờ bản đồ 05 (giáp nhà ông Ha Sép) đến hết thửa 17, tờ bản đồ 09 (hết nhà ông Ha Chăn)
75
1,2
7
Từ thửa 309, tờ bản đồ 05 (nhà ông Ha Klas) đến hết thửa 40, tờ bản đồ 09 (hết nhà ông Ha Thanh)
70
1,4
8
Từ thửa 61, tờ bản đồ 04 (nhà ông Ha Doan) đến hết thửa 449, tờ bản đồ 06 (hết nhà ông Ha Đương)
85
1,2
9
Từ thửa 101, tờ bản đồ 04 (nhà ông Ha Sich) đến hết thửa 152, tờ bản đồ 05 (hết nhà ông Ha Neh)
110
1,2
8.3
Khu vực III: Khu vực còn lại.
60
1,4
III. ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP KHÔNG PHẢI LÀ ĐẤT Ở:
Hệ số điều chỉnh giá đất bằng hệ số điều chỉnh giá đất của đất ở tương ứng cùng vị trí, địa bàn theo quy định tại mục II nêu trên. | {
"issuing_agency": "Tỉnh Lâm Đồng",
"promulgation_date": "18/01/2022",
"sign_number": "08/2022/QĐ-UBND",
"signer": "Trần Văn Hiệp",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Dau-tu/Quyet-dinh-1139-QD-UBND-2017-danh-muc-loai-du-an-duoc-ap-dung-co-che-dac-thu-Kien-Giang-351876.aspx | Quyết định 1139/QĐ-UBND 2017 danh mục loại dự án được áp dụng cơ chế đặc thù Kiên Giang | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KIÊN GIANG
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 1139/QĐ-UBND
Kiên Giang, ngày 23 tháng 5 năm 2017
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH DANH MỤC LOẠI DỰ ÁN ĐƯỢC ÁP DỤNG CƠ CHẾ ĐẶC THÙ THUỘC CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIAI ĐOẠN 2016-2020
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KIÊN GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Đấu thầu ngày 26 tháng 11 năm 2013;
Căn cứ Luật Đầu tư công ngày 18 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Nghị quyết số 100/2015/QH13 ngày 12 tháng 11 năm 2015 của Quốc hội về việc phê duyệt chủ trương đầu tư các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020;
Căn cứ Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm 2014 của Chính phủ về Quy định chi tiết một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu;
Căn cứ Nghị định số 136/2015/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Chính phủ về việc hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư công;
Căn cứ Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 161/2016/NĐ-CP ngày 02 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ về cơ chế đặc thù trong quản lý đầu tư xây dựng đối với một số dự án thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016-2020;
Căn cứ Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16 tháng 8 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020;
Căn cứ Quyết định số 1722/QĐ-TTg ngày 02 tháng 9 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 89/TTr- SKHĐT ngày 19 tháng 4 năm 2017 về việc phê duyệt danh mục loại dự án được áp dụng cơ chế đặc thù thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016-2020;
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này danh mục loại dự án được áp dụng cơ chế đặc thù thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2016-2020.
Điều 2. Tổ chức thực hiện:
1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (cơ quan chủ Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững tỉnh), Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (cơ quan chủ Chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới tỉnh) đồng chủ trì, phối hợp với các ngành, địa phương có liên quan tổ chức triển khai thực hiện Quyết định này và phổ biến đến các phòng, ban trực thuộc, UBND cấp xã thuộc phạm vi quản lý để biết và thực hiện.
2. Các Sở: Giao thông vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Xây dựng căn cứ vào chức năng nhiệm vụ, tham mưu UBND tỉnh rà soát điều chỉnh hoặc ban hành mới thiết kế mẫu hoặc thiết kế điển hình các dự án được áp dụng cơ chế đặc thù tại Điều 1 Quyết định này, hoàn thành trong quý III/2017.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành có liên quan hướng dẫn thực hiện các trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt chủ trương đầu tư theo quy định pháp luật hiện hành.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở, ngành: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Lao động - Thương binh và Xã hội, Xây dựng, Giao thông vận tải, Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Văn hóa và Thể thao, Thông tin và Truyền thông, Kho bạc Nhà nước tỉnh, Ban Dân tộc tỉnh; Văn phòng Thường trực Chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới tỉnh, Văn phòng Thường trực Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố cùng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3 của QĐ;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Chủ tịch và các PCT UBND tỉnh;
- Website Kiên Giang, Công báo tỉnh;
- LĐVP, P.KTTH, P.KTCN, P.TH;
- Lưu: VT, dvbang (01b).
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Mai Văn Huỳnh
DANH MỤC
LOẠI DỰ ÁN ĐƯỢC ÁP DỤNG CƠ CHẾ ĐẶC THÙ CỦA CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA GIAI ĐOẠN 2016-2020 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KIÊN GIANG
(Kèm theo Quyết định số 1139/QĐ-UBND ngày 23 tháng 5 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang)
TT
Loại danh mục dự án
Đơn vị chủ trì rà soát điều chỉnh hoặc ban hành mới thiết kế mẫu hoặc thiết kế điển hình
Đơn vị phối hợp thực hiện
1
Đường giao thông ấp (đường trục ấp, đường liên ấp; công trình cầu trục ấp, cầu liên ấp). Không áp dụng đối với các dự án, công trình đường giao thông từ huyện về trung tâm xã, liên xã.
Sở Giao thông vận tải
2
Công trình thủy lợi nhỏ (những tuyến kênh, mương, cống do UBND cấp xã quản lý).
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
3
Phòng học mầm non, tiểu học, trung học cơ sở.
Sở Xây dựng
Sở Giáo dục và Đào tạo
4
Nhà văn hóa, nhà sinh hoạt cộng đồng, khu thể thao xã, ấp.
Sở Xây dựng
Sở Văn hóa và Thể thao
5
Trạm y tế xã.
Sở Xây dựng
Sở Y tế
6
Công trình phục vụ nước sinh hoạt cho người dân trên địa bàn ấp.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn Kiên Giang | {
"issuing_agency": "Tỉnh Kiên Giang",
"promulgation_date": "23/05/2017",
"sign_number": "1139/QĐ-UBND",
"signer": "Mai Văn Huỳnh",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Dau-tu/Quyet-dinh-1860-QD-UBND-2019-quy-trinh-thu-tuc-hanh-chinh-linh-vuc-dau-tu-So-Tai-chinh-Bac-Lieu-428444.aspx | Quyết định 1860/QĐ-UBND 2019 quy trình thủ tục hành chính lĩnh vực đầu tư Sở Tài chính Bạc Liêu | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẠC LIÊU
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 1860/QĐ-UBND
Bạc Liêu, ngày 02 tháng 10 năm 2019
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT SỬA ĐỔI, ĐIỀU CHỈNH QUY TRÌNH NỘI BỘ CỦA SỞ TÀI CHÍNH; VĂN PHÒNG ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TRONG GIẢI QUYẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH (LĨNH VỰC ĐẦU TƯ)
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẠC LIÊU
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính;
Căn cứ Thông tư số 01/2018/TT-VPCP ngày 23 tháng 11 năm 2018 của Bộ Trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ hướng dẫn thi hành mội số quy định của Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính tại Tờ trình số 558/TTr-STC ngày 26 tháng 9 năm 2019,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt điều chỉnh, sửa đổi kèm theo Quyết định này 01 (một) quy trình nội bộ của Sở Tài chính; Văn phòng UBND tỉnh trong giải quyết TTHC (lĩnh vực Đầu tư) đã được Chủ tịch UBND tỉnh ban hành tại Quyết định số 1727/QĐ-UBND ngày 13/9/2019 (kèm theo Phụ lục).
Điều 2. Giao trách nhiệm Sở Tài chính:
1. Chủ trì phối hợp với Trung tâm phục vụ hành chính công; Văn phòng UBND tỉnh triển khai thực hiện việc tiếp nhận giải quyết và trả kết quả TTHC theo quy trình nội bộ được điều chỉnh tại Quyết định này.
2. Trên cơ sở nội dung quy trình nội bộ được điều chỉnh tại Quyết định này, chủ trì phối hợp với Sở Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch tổ chức thực hiện việc xây dựng quy trình điện tử giải quyết TTHC tại Phần mềm của Hệ thống thông tin một cửa điện tử của tỉnh, đúng theo nội dung đã được điều chỉnh.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 4. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc Sở Tài chính; Giám đốc Sở Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch; Giám đốc Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Cục KSTTHC-VPCP (để b/c);
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Các PCVP UBND tỉnh;
- Văn phòng UBND tỉnh (phối hợp);
- PTP Tổng hợp;
- Cổng TTĐT tỉnh;
- Lưu: VT, KSTTHC (MN).
CHỦ TỊCH
Dương Thành Trung
PHỤ LỤC
QUY TRÌNH NỘI BỘ CỦA SỞ TÀI CHÍNH; VĂN PHÒNG ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TRONG GIẢI QUYẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH LĨNH VỰC ĐẦU TƯ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1860/QĐ-UBND ngày 02 tháng 10 năm 2019 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu)
A. DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
STT
Tên thủ tục hành chính
01
Quyết toán dự án hoàn thành các dự án nhà nước thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh
B. NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA TỪNG QUY TRÌNH NỘI BỘ
Quy trình 01: BLI-289080
QUY TRÌNH NỘI BỘ THỰC HIỆN THỦ TỤC QUYẾT TOÁN DỰ ÁN HOÀN THÀNH CÁC DỰ ÁN NHÀ NƯỚC THUỘC THẨM QUYỀN CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
I. ĐỐI VỚI DỰ ÁN NHÓM A:
Trình tự các bước thực hiện
Nội dung công việc
Trách nhiệm thực hiện
Thời gian thực hiện
Kết quả sản phẩm
Bước 1
Hướng dẫn, kiểm tra, tiếp nhận hồ sơ.
Chuyên viên Sở Tài chính làm việc tại Trung tâm Phục vụ hành chính công
0,5 ngày
Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả / Phiếu yêu cầu bổ sung và hoàn thiện hồ sơ /Phiếu từ chối tiếp nhận giải quyết hồ sơ được trao cho người nộp hồ sơ.
Bước 2
Thực hiện quét (scan), lưu trữ hồ sơ điện tử, cập nhật vào cơ sở dữ liệu của Hệ thống thông tin một cửa điện tử, chuyển hồ sơ đến Trưởng Phòng Tài chính - Đầu tư
Chuyên viên Sở Tài chính làm việc tại Trung tâm Phục vụ hành chính công
Phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ (kèm hồ sơ TTHC), đã được chuyển đến Trưởng Phòng Tài chính - Đầu tư.
Bước 3
Xử lý hồ sơ và phân công Chuyên viên tham mưu giải quyết hồ sơ
Trưởng phòng Tài chính - Đầu tư
01 ngày
Hồ sơ được chuyển đến Chuyên viên để tham mưu.
Bước 4
Nghiên cứu, tham mưu, đề xuất việc giải quyết hồ sơ và trình Lãnh đạo Phòng
Chuyên viên phòng Tài chính - Đầu tư
90 ngày
Dự thảo Tờ trình (kèm hồ sơ TTHC đã thẩm định) được chuyển đến Trưởng phòng Quản lý Giá - Doanh nghiệp và Công sản.
Bước 5
Nghiên cứu, kiểm tra hồ sơ đã được Chuyên viên thẩm định; trình lãnh đạo Sở
Trưởng phòng Tài chính - Đầu tư
3,5 ngày
Dự thảo Tờ trình (kèm hồ sơ TTHC đã thẩm định) sau khi đã kiểm tra, được chuyển đến Lãnh đạo Sở.
Bước 6
Xem xét kết quả tham mưu giải quyết hồ sơ của Phòng Tài chính - Đầu tư; ký văn bản trình Chủ tịch UBND tỉnh
Phó Giám đốc Sở Tài chính
03 ngày
Tờ trình (kèm hồ sơ đã thẩm định) đã được Lãnh đạo Sở ký và chuyển đến Bộ phận Văn thư của Sở Tài chính.
Bước 7
Cập nhật Tờ trình (kèm theo hồ sơ TTHC) vào Phần mềm theo dõi văn bản, đóng dấu; chuyển hồ sơ đến Văn phòng UBND tỉnh
Công chức Văn thư Văn phòng Sở Tài chính
01 ngày
Tờ trình (kèm hồ sơ TTHC đã thẩm định) được chuyển đến Phòng Hành chính - Tổ chức của Văn phòng UBND tỉnh.
Bước 8
Tiếp nhận hồ sơ từ Sở Tài chính; chuyển hồ sơ đến Chánh Văn phòng UBND tỉnh xử lý
Phòng Hành chính-Tổ chức, Văn phòng UBND tỉnh
0,5 ngày
Tờ trình của Sở Tài chính (kèm hồ sơ TTHC đã thẩm định) được chuyển đến Chánh Văn phòng UBND tỉnh để xử lý.
Bước 9
Xem xét và giao phòng chuyên môn thẩm tra hồ sơ
Chánh Văn phòng UBND tỉnh
0,5 ngày
Tờ trình của Sở Tài chính (kèm hồ sơ TTHC đã thẩm định) được chuyển đến chuyên viên phụ trách chuyên môn.
Bước 10
Nghiên cứu, thẩm tra, xử lý hồ sơ, hoàn thiện dự thảo kết quả giải quyết TTHC và trình Chánh Văn phòng UBND tỉnh
Chuyên viên phụ trách chuyên môn
13 ngày
Phiếu trình Phó Chủ tịch (kèm Hồ sơ đã thẩm định) và Dự thảo kết quả giải quyết TTHC được chuyển Văn thư đọc soát
Bước 11
Đọc soát, kiểm tra thể thức dự thảo kết quả giải quyết TTHC; trình Chánh Văn phòng UBND tỉnh
Phòng Hành chính-Tổ chức, Văn phòng UBND tỉnh
0,5 ngày
Phiếu trình Phó Chủ tịch (kèm Hồ sơ đã thẩm định) và Dự thảo kết quả giải quyết TTHC được chuyển đến Chánh Văn phòng UBND tỉnh.
Bước 12
Xem xét, ký duyệt (ký tắt); chuyển đến Văn thư, trình Phó Chủ tịch UBND tỉnh
Chánh Văn phòng UBND tỉnh
02 ngày
Phiếu trình Phó Chủ tịch (kèm Hồ sơ đã thẩm định) và Dự thảo kết quả giải quyết TTHC đã được Chánh Văn phòng ký tắt chuyển đến Văn thư trình Phó Chủ tịch UBND tỉnh.
Bước 13
Ký phê duyệt kết quả thủ tục hành chính
Chủ tịch UBND tỉnh
03 ngày
Kết quả giải quyết TTHC được Phó Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt; chuyển Văn thư.
Bước 14
Cập nhật, lưu trữ hồ sơ; chuyển kết quả giải quyết thủ tục hành chính cho Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh và Sở Tài chính
Phòng Hành chính - Tổ chức, Văn phòng UBND tỉnh
0,5 ngày
Phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ (kèm kết quả giải quyết TTHC) được chuyển đến Trung tâm Phục vụ hành chính công và Sở Tài chính.
Bước 15
- Xác nhận trên Hệ thống thông tin một cửa điện tử về kết quả giải quyết thủ tục hành chính đã có tại Trung tâm Phục vụ hành chính công.
- Thông báo cho tổ chức đến nhận kết quả giải quyết TTHC.
Chuyên viên Sở Tài chính làm việc tại Trung tâm Phục vụ hành chính công
01 ngày
Kết quả giải quyết TTHC được xác nhận trên Hệ thống thông tin một cửa điện tử/Trả kết quả cho tổ chức, cá nhân
Tổng số thời gian giải quyết thủ tục hành chính: Trong 120 ngày trong đó:
- Sở Tài chính tiếp nhận, thẩm định hồ sơ, trả kết quả giải quyết TTHC: Trong 100 ngày;
- Văn phòng UBND tỉnh thẩm tra, trình ký phê duyệt kết quả giải quyết TTHC: Trong 20 ngày.
II. ĐỐI VỚI DỰ ÁN NHÓM B:
Trình tự các bước thực hiện
Nội dung công việc
Trách nhiệm thực hiện
Thời gian thực hiện
Kết quả/sản phẩm
Bước 1
Hướng dẫn, kiểm tra, tiếp nhận hồ sơ.
Chuyên viên Sở Tài chính làm việc tại Trung tâm Phục vụ hành chính công
0,5 ngày
Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả / Phiếu yêu cầu bổ sung và hoàn thiện hồ sơ /Phiếu từ chối tiếp nhận giải quyết hồ sơ được trao cho người nộp hồ sơ.
Bước 2
Thực hiện quét (scan), lưu trữ hồ sơ điện tử, cập nhật vào cơ sở dữ liệu của Hệ thống thông tin một cửa điện tử, chuyển hồ sơ đến Trưởng Phòng Tài chính - Đầu tư
Chuyên viên Sở Tài chính làm việc tại Trung tâm Phục vụ hành chính công
Phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ (kèm hồ sơ TTHC), đã được chuyển đến Trưởng Phòng Tài chính - Đầu tư.
Bước 3
Xử lý hồ sơ và phân công Chuyên viên tham mưu giải quyết hồ sơ
Trưởng phòng Tài chính - Đầu tư
0,5 ngày
Hồ sơ được chuyển đến Chuyên viên để tham mưu.
Bước 4
Nghiên cứu, tham mưu, đề xuất việc giải quyết hồ sơ và trình Lãnh đạo Phòng
Chuyên viên phòng Tài chính - Đầu tư
44 ngày
Dự thảo Tờ trình (kèm hồ sơ TTHC đã thẩm định) được chuyển đến Trưởng Phòng Tài chính - Đầu tư..
Bước 5
Nghiên cứu, kiểm tra hồ sơ đã được Chuyên viên thẩm định; trình lãnh đạo Sở
Trưởng phòng Tài chính - Đầu tư
02 ngày
Dự thảo Tờ trình (kèm hồ sơ TTHC đã thẩm định sau khi đã kiểm tra, được chuyển đến Lãnh đạo Sở.
Bước 6
Xem xét kết quả tham mưu giải quyết hồ sơ của Phòng Tài chính - Đầu tư; ký văn bản trình Chủ tịch UBND tỉnh
Phó Giám đốc Sở Tài chính
01 ngày
Tờ trình (kèm hồ sơ đã thẩm định) đã được Lãnh đạo Sở ký và chuyển đến Bộ phận Văn thư của Sở Tài chính.
Bước 7
Cập nhật Tờ trình (kèm theo hồ sơ TTHC) vào Phần mềm theo dõi văn bản, đóng dấu; chuyển hồ sơ đến Văn phòng UBND tỉnh
Công chức Văn thư Văn phòng Sở Tài chính
01 ngày
Tờ trình (kèm hồ sơ TTHC đã thẩm định) được chuyển đến Phòng Hành chính - Tổ chức của Văn phòng UBND tỉnh.
Bước 8
Tiếp nhận hồ sơ từ Sở Tài chính; chuyển hồ sơ đến Chánh Văn phòng UBND tỉnh xử lý
Phòng Hành chính-Tổ chức, Văn phòng UBND tỉnh
0,5 ngày
Tờ trình của Sở Tài chính (kèm hồ sơ TTHC đã thẩm định) được chuyển đến Chánh Văn phòng UBND tỉnh để xử lý.
Bước 9
Xem xét và giao phòng chuyên môn thẩm tra hồ sơ
Chánh Văn phòng UBND tỉnh
0,5 ngày
Tờ trình của Sở Tài chính (kèm hồ sơ TTHC đã thẩm định) được chuyển đến chuyên viên phụ trách chuyên môn.
Bước 10
Nghiên cứu, thẩm tra, xử lý hồ sơ, hoàn thiện dự thảo kết quả giải quyết TTHC và trình Chánh Văn phòng UBND tỉnh
Chuyên viên phụ trách chuyên môn
06 ngày
Phiếu trình Phó Chủ tịch (kèm Hồ sơ đã thẩm định) và Dự thảo kết quả giải quyết TTHC được chuyển Văn thư đọc soát.
Bước 11
Đọc soát, kiểm tra thể thức dự thảo kết quả giải quyết TTHC; trình Chánh Văn phòng UBND tỉnh
Phòng Hành chính - Tổ chức, Văn phòng UBND tỉnh
0,5 ngày
Phiếu trình Phó Chủ tịch (kèm Hồ sơ đã thẩm định) và Dự thảo kết quả giải quyết TTHC được chuyển đến Chánh Văn phòng UBND tỉnh.
Bước 12
Xem xét, ký duyệt (ký tắt); chuyển đến Văn thư, trình Phó Chủ tịch UBND tỉnh
Chánh Văn phòng UBND tỉnh
0,5 ngày
Phiếu trình Phó Chủ tịch (kèm Hồ sơ đã thẩm định) về Dự thảo kết quả giải quyết TTHC đã được Chánh Văn phòng ký tắt, chuyển đến Văn thư trình Phó Chủ tịch UBND tỉnh.
Bước 13
Ký phê duyệt kết quả thủ tục hành chính
Chủ tịch UBND tỉnh
1,5 ngày
Kết quả giải quyết TTHC được Phó Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt; chuyển Văn thư.
Bước 14
Cập nhật, lưu trữ hồ sơ, chuyển kết quả giải quyết thủ tục hành chính cho Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh và Sở Tài chính
Phòng Hành chính - Tổ chức, Văn phòng UBND tỉnh
0,5 ngày
Phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ (kèm kết quả giải quyết TTHC) được chuyển đến Trung tâm Phục vụ hành chính công và Sở Tài chính.
Bước 15
- Xác nhận trên Hệ thống thông tin một cửa điện tử về kết quả giải quyết thủ tục hành chính đã có tại Trung tâm Phục vụ hành chính công.
- Thông báo cho tổ chức đến nhận kết quả giải quyết TTHC.
Chuyên viên Sở Tài chính làm việc tại Trung tâm Phục vụ hành chính công
01 ngày
Kết quả giải quyết TTHC được xác nhận trên Hệ thống thông tin một cửa điện tử/Trả kết quả cho tổ chức, cá nhân
Tổng số thời gian giải quyết thủ tục hành chính: Trong 60 ngày, trong đó:
- Sở Tài chính tiếp nhận, thẩm định hồ sơ, trả kết quả giải quyết TTHC: Trong 50 ngày;
- Văn phòng UBND tỉnh thẩm tra, trình ký phê duyệt kết quả giải quyết TTHC: Trong 10 ngày.
III. ĐỐI VỚI DỰ ÁN NHÓM C:
Trình tự các bước thực hiện
Nội dung công việc
Trách nhiệm thực hiện
Thời gian thực hiện
Kết quả/sản phẩm
1. Trường hợp dưới 15 tỷ đồng:
Bước 1
Hướng dẫn, kiểm tra, tiếp nhận hồ sơ.
Chuyên viên Sở Tài chính làm việc tại Trung tâm Phục vụ hành chính công
0,5 ngày
Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả / Phiếu yêu cầu bổ sung và hoàn thiện hồ sơ /Phiếu từ chối tiếp nhận giải quyết hồ sơ được trao cho người nộp hồ sơ.
Bước 2
Thực hiện quét (scan), lưu trữ hồ sơ điện tử, cập nhật vào cơ sở dữ liệu của Hệ thống thông tin một cửa điện tử, chuyển hồ sơ đến Trưởng Phòng Tài chính - Đầu tư
Chuyên viên Sở Tài chính làm việc tại Trung tâm Phục vụ hành chính công
Phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ (kèm hồ sơ TTHC), đã được chuyển đến Trưởng Phòng Tài chính - Đầu tư.
Bước 3
Xử lý hồ sơ và phân công Chuyên viên tham mưu giải quyết hồ sơ
Trưởng phòng Tài chính - Đầu tư
01 ngày
Hồ sơ được chuyển đến Chuyên viên để tham mưu.
Bước 4
Nghiên cứu, tham mưu, đề xuất việc giải quyết hồ sơ và trình Lãnh đạo Phòng
Chuyên viên phòng Tài chính - Đầu tư
20 ngày
Dự thảo kết quả giải quyết TTHC; Phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ (kèm hồ sơ TTHC) được chuyển đến Trưởng phòng phòng Tài chính - Đầu tư.
Bước 5
Nghiên cứu, kiểm tra hồ sơ đã được Chuyên viên thẩm định; trình lãnh đạo Sở
Trưởng phòng Tài chính - Đầu tư
04 ngày
Dự thảo kết quả giải quyết TTHC đã được kiểm tra; Phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ (kèm hồ sơ TTHC) được chuyển đến Lãnh đạo Sở.
Bước 6
Xem xét, ký duyệt kết quả tham mưu giải quyết hồ sơ của Phòng Tài chính - Đầu tư
Phó Giám đốc Sở Tài chính
03 ngày
Kết quả giải quyết TTHC đã được lãnh đạo Sở ký; Phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ (kèm hồ sơ TTHC) được chuyển đến Bộ phận Văn thư của Sở Tài chính.
Bước 7
Đóng dấu; chuyển kết quả giải quyết TTHC đến công chức Sở Tài chính làm việc tại Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh.
Công chức Văn thư Văn phòng Sở Tài chính
0,5 ngày
Phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ (kèm kết quả giải quyết TTHC) được chuyển đến Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh.
Bước 8
- Xác nhận trên Hệ thống thông tin một cửa điện tử về kết quả giải quyết thủ tục hành chính đã có tại Trung tâm Phục vụ hành chính công.
- Thông báo cho tổ chức đến nhận kết quả giải quyết TTHC.
Chuyên viên Sở Tài chính làm việc tại Trung tâm Phục vụ hành chính công
01 ngày
Kết quả giải quyết TTHC được xác nhận trên Hệ thống thông tin một cửa điện tử/Trả kết quả cho tổ chức, cá nhân
Tổng số thời gian giải quyết thủ tục hành chính: Trong 30 ngày.
2. Trường hợp trên 15 tỷ đồng:
Bước 1
Hướng dẫn, kiểm tra, tiếp nhận hồ sơ.
Chuyên viên Sở Tài chính làm việc tại Trung tâm Phục vụ hành chính công
0,5 ngày
Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả / Phiếu yêu cầu bổ sung và hoàn thiện hồ sơ /Phiếu từ chối tiếp nhận giải quyết hồ sơ được trao cho người nộp hồ sơ.
Bước 2
Thực hiện quét (scan), lưu trữ hồ sơ điện tử, cập nhật vào cơ sở dữ liệu của Hệ thống thông tin một cửa điện tử, chuyển hồ sơ đến Trưởng Phòng Tài chính - Đầu tư
Chuyên viên Sở Tài chính làm việc tại Trung tâm Phục vụ hành chính công
Phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ (kèm hồ sơ TTHC), đã được chuyển đến Trưởng Phòng Tài chính - Đầu tư.
Bước 3
Xử lý hồ sơ và phân công Chuyên viên tham mưu giải quyết hồ sơ
Trưởng phòng Tài chính - Đầu tư
0,5 ngày
Hồ sơ được chuyển đến Chuyên viên để tham mưu.
Bước 4
Nghiên cứu, tham mưu, đề xuất việc giải quyết hồ sơ và trình Lãnh đạo Phòng
Chuyên viên phòng Tài chính - Đầu tư
17,5 ngày
Dự thảo Tờ trình (kèm hồ sơ TTHC đã thẩm định) được chuyển đến Trưởng phòng Tài chính - Đầu tư.
Bước 5
Nghiên cứu, kiểm tra hồ sơ đã được Chuyên viên thẩm định; trình lãnh đạo Sở
Trưởng phòng Tài chính - Đầu tư
01 ngày
Dự thảo Tờ trình (kèm hồ sơ TTHC đã thẩm định) sau khi đã kiểm tra, được chuyển đến Lãnh đạo Sở.
Bước 6
Xem xét kết quả tham mưu giải quyết hồ sơ của Phòng Tài chính - Đầu tư, ký văn bản trình Chủ tịch UBND tỉnh
Phó Giám đốc Sở Tài chính
01 ngày
Tờ trình (kèm hồ sơ đã thẩm định) đã được Lãnh đạo Sở ký và chuyển đến Bộ phận Văn thư của Sở Tài chính.
Bước 7
Cập nhật Tờ trình (kèm theo hồ sơ TTHC) vào Phần mềm theo dõi văn bản, đóng dấu; chuyển hồ sơ đến Văn phòng UBND tỉnh
Công chức Văn thư Văn phòng Sở Tài chính
0,5 ngày
Tờ trình (kèm hồ sơ TTHC đã thẩm định) được chuyển đến Phòng Hành chính - Tổ chức của Văn phòng UBND tỉnh.
Bước 8
Tiếp nhận hồ sơ từ Sở Tài chính; chuyển hồ sơ đến Chánh Văn phòng UBND tỉnh xử lý
Phòng Hành chính - Tổ chức, Văn phòng UBND tỉnh
0,5 ngày
Tờ trình của Sở Tài chính (kèm hồ sơ TTHC đã thẩm định) được chuyển đến Chánh Văn phòng UBND tỉnh để xử lý.
Bước 9
Xem xét và giao phòng chuyên môn thẩm tra hồ sơ
Chánh Văn phòng UBND tỉnh
0,5 ngày
Tờ trình của Sở Tài chính (kèm hồ sơ TTHC đã thẩm định) được chuyển đến chuyên viên phụ trách chuyên môn.
Bước 10
Nghiên cứu, thẩm tra, xử lý hồ sơ, hoàn thiện dự thảo kết quả giải quyết TTHC và trình Chánh Văn phòng UBND tỉnh
Chuyên viên phụ trách chuyên môn
04 ngày
Phiếu trình Phó Chủ tịch (kèm Hồ sơ đã thẩm định) và Dự thảo kết quả giải quyết TTHC được chuyển Văn thư đọc soát.
Bước 11
Đọc soát, kiểm tra thể thức dự thảo kết quả giải quyết TTHC; trình Chánh Văn phòng UBND tỉnh
Phòng Hành chính - Tổ chức, Văn phòng UBND tỉnh
0,5 ngày
Phiếu trình Phó Chủ tịch (kèm Hồ sơ đã thẩm định) và Dự thảo kết quả giải quyết TTHC được chuyển đến Chánh Văn phòng UBND tỉnh.
Bước 12
Xem xét, ký duyệt (ký tắt); chuyển đến Văn thư, trình Phó Chủ tịch UBND tỉnh
Chánh Văn phòng UBND tỉnh
01 ngày
Phiếu trình Phó Chủ tịch (kèm Hồ sơ đã thẩm định) và Dự thảo kết quả giải quyết TTHC đã được Chánh Văn phòng ký tắt, chuyển đến Văn thư trình Phó Chủ tịch UBND tỉnh.
Bước 13
Ký phê duyệt kết quả thủ tục hành chính
Chủ tịch UBND tỉnh
01 ngày
Kết quả giải quyết TTHC được Phó Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt; chuyển Văn thư.
Bước 14
Cập nhật, lưu trữ hồ sơ; chuyển kết quả giải quyết thủ tục hành chính cho Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh và Sở Tài chính
Phòng Hành chính - Tổ chức, Văn phòng UBND tỉnh
0,5 ngày
Phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ (kèm kết quả giải quyết TTHC) được chuyển đến Trung tâm Phục vụ hành chính công và Sở Tài chính.
Bước 15
- Xác nhận trên Hệ thống thông tin một cửa điện tử về kết quả giải quyết thủ tục hành chính đã có tại Trung tâm Phục vụ hành chính công.
- Thông báo cho tổ chức đến nhận kết quả giải quyết TTHC.
Chuyên viên Sở Tài chính làm việc tại Trung tâm Phục vụ hành chính công
01 ngày
Kết quả giải quyết TTHC được xác nhận trên Hệ thống thông tin một cửa điện tử/Trả kết quả cho tổ chức, cá nhân.
Tổng số thời gian giải quyết thủ tục hành chính: Trong 30 ngày, trong đó:
- Sở Tài chính tiếp nhận, thẩm định hồ sơ, trả kết quả giải quyết TTHC: Trong 22 ngày;
- Văn phòng UBND tỉnh thẩm tra, trình ký phê duyệt kết quả giải quyết TTHC: Trong 08 ngày. | {
"issuing_agency": "Tỉnh Bạc Liêu",
"promulgation_date": "02/10/2019",
"sign_number": "1860/QĐ-UBND",
"signer": "Dương Thành Trung",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thuong-mai/Quyet-dinh-3211-QD-UBND-nam-2013-cong-bo-thu-tuc-hanh-chinh-So-Cong-thuong-TPHCM-194928.aspx | Quyết định 3211/QĐ-UBND năm 2013 công bố thủ tục hành chính Sở Công thương TPHCM | ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
---------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 3211/QĐ-UBND
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 18 tháng 6 năm 2013
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH, SỬA ĐỔI, BỔ SUNG THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ CÔNG THƯƠNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Công thương tại Tờ trình số 5262/TTr-SCT ngày 12 tháng 6 năm 2013 và của Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này: 01 thủ tục hành chính mới ban hành; 02 thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Công thương (chi tiết tên, nội dung thủ tục hành chính có phụ lục đính kèm).
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, Giám đốc Sở Công thương, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
CHỦ TỊCH
Lê Hoàng Quân
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH, SỬA ĐỔI, BỔ SUNG THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ CÔNG THƯƠNG TP.HCM
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3211/QĐ-UBND ngày 18 tháng 6 năm 2013 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh)
PHẦN I. DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
I. Thủ tục hành chính mới ban hành thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Công thương
STT
Tên thủ tục hành chính
a. Lĩnh vực Công nghiệp tiêu dùng, công nghiệp thực phẩm và công nghiệp chế biến khác
1
Thủ tục Cấp Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm (cấp mới, cấp lại) trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
II. Thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Công thương
STT
Tên thủ tục hành chính
a. Lĩnh vực Phát triển Công nghiệp, Thương mại địa phương
1
Thủ tục Cấp Giấy phép sản xuất rượu (sản lượng dưới 3 triệu lít/năm).
2
Thủ tục Cấp Giấy phép bán buôn rượu trên địa bàn TP.HCM.
PHẦN II. NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ CÔNG THƯƠNG TP.HCM
I. Thủ tục hành chính mới ban hành thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Công thương Thành phố Hồ Chí Minh
a. Lĩnh vực Công nghiệp tiêu dùng, công nghiệp thực phẩm và công nghiệp chế biến khác
1. Thủ tục Cấp Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm (cấp mới, cấp lại) trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
- Trình tự thực hiện:
Bước 1: Các tổ chức, cá nhân sản xuất, chế biến, đóng gói, kinh doanh sản phẩm: rượu, bia, nước giải khát, sữa chế biến, dầu thực vật, sản phẩm chế biến bột, tinh bột, bánh, mứt, kẹo quảng cáo trên địa bàn TP.HCM chuẩn bị hồ sơ đầy đủ theo quy định của pháp luật.
Bước 2:
- Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ - Văn phòng Sở Công thương (số 163 Hai Bà Trưng, Q3, TP.HCM).
- Thời gian nhận hồ sơ: từ thứ Hai đến thứ Sáu (buổi sáng từ 7 giờ 30 đến 11 giờ 30, buổi chiều từ 13 giờ 00 đến 17 giờ 00).
- Chuyên viên tiếp nhận kiểm tra tính đầy đủ của thành phần hồ sơ theo quy định và cấp giấy biên nhận, ghi rõ ngày hẹn trả kết quả cho người nộp.
o Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận, Sở Công thương sẽ kiểm tra tính hợp lệ, đầy đủ của hồ sơ. Trường hợp hồ sơ không đầy đủ, hợp lệ, Sở Công thương sẽ thông báo bằng văn bản cho cơ sở để hoàn chỉnh hồ sơ.
o Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc Sở Công thương sẽ tổ chức thẩm định nội dung hồ sơ quảng cáo sản phẩm của cơ sở và thông báo kết quả thẩm định bằng văn bản.
Bước 3: Nhận kết quả giải quyết hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Công thương Thành phố Hồ Chí Minh - 163 Hai Bà Trưng, Q3, TP.HCM.
- Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính Nhà nước
- Thành phần, số lượng hồ sơ:
a. Thành phần hồ sơ bao gồm:
v Đối với trường hợp Đăng ký lần đầu (Khoản 1, Điều 8 - Thông tư 40/2012/TT-BCT):
- Giấy đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm (Phụ lục I - Thông tư 40/2012/TT-BCT);
- Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm còn hiệu lực của cơ quan có thẩm quyền;
- Bản sao có chứng thực giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh phù hợp của cơ sở sản xuất kinh doanh;
- Bản sao có chứng thực thông báo tiếp nhận bản công bố hợp quy (đối với sản phẩm đã có quy chuẩn kỹ thuật được ban hành và có hiệu lực) hoặc công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm (đối với sản phẩm chưa có quy chuẩn kỹ thuật tương ứng được ban hành và có hiệu lực);
- Tài liệu khoa học chứng minh tính chất, công dụng của sản phẩm đúng như nội dung đăng ký quảng cáo;
- Bản dự thảo nội dung dự kiến quảng cáo (video clip, hình ảnh, phóng sự, bài viết...);
- Giấy ủy quyền quảng cáo hoặc hợp đồng thuê dịch vụ quảng cáo đối với trường hợp đăng ký xác nhận quảng cáo bởi người kinh doanh dịch vụ quảng cáo.
v Đối với trường hợp Đăng ký lại (Khoản 2, Điều 8 - Thông tư 40/2012/TT-BCT):
- Giấy đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm (Phụ lục II - Thông tư 40/2012/TT-BCT);
- Bản thuyết minh kèm theo các tài liệu sửa đổi, bổ sung liên quan đến nội dung quảng cáo thực phẩm đã thay đổi;
- Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm còn hiệu lực của cơ quan có thẩm quyền;
- Văn bản dự thảo nội dung dự kiến quảng cáo (video clip, hình ảnh, phóng sự, bài viết…).
b. Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.
- Thời hạn giải quyết:
§ Trường hợp cấp mới hoặc cấp lại do giấy cũ sắp hết hạn: 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ (Khoản 2, Điều 9 - Thông tư 40/2012/TT-BCT);
§ Trường hợp cấp lại do giấy cũ mất hoặc hư hỏng: 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ (Khoản 1, Điều 10 - Thông tư 40/2012/TT-BCT).
- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.
- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Công thương TP.HCM.
- Kết quả thủ tục hành chính: Giấy xác nhận.
- Lệ phí: Không
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
§ Giấy đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm (Phụ lục I - Thông tư 40/2012/TT-BCT);
§ Giấy đề nghị xác nhận lại nội dung quảng cáo thực phẩm (Phụ lục II - Thông tư 40/2012/TT-BCT).
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
+ Điều kiện để được xác nhận nội dung quảng cáo (Điều 3 - Thông tư 40/2012/TT-BCT)
(1) Cơ sở có hồ sơ đăng ký đầy đủ và hợp lệ theo quy định.
(2) Sản phẩm thực phẩm không thuộc danh mục những sản phẩm, hàng hóa bị cấm quảng cáo theo quy định của pháp luật hiện hành.
(3) Sản phẩm thực phẩm của cơ sở đáp ứng quy định về điều kiện an toàn thực phẩm hoặc sản phẩm của cơ sở/quốc gia có tên trong danh sách được cơ quan thẩm quyền Việt Nam công nhận đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật hiện hành.
(4) Nội dung quảng cáo phải chính xác, đúng với chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm như đã công bố và đăng ký.
+ Toàn bộ tài liệu có trong thành phần hồ sơ phải có dấu của cơ quan, tổ chức, cá nhân đăng ký xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm (Khoản 3, Điều 8 - Thông tư 40/2012/TT-BCT).
- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
§ Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 ngày 17 tháng 6 năm 2010, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2011;
§ Luật Quảng cáo số 16/2012/QH13 ngày 21 tháng 6 năm 2012, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2013;
§ Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ ban hành quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm;
§ Thông tư số 40/2012/TT-BCT ngày 21 tháng 12 năm 2012 của Bộ Công thương quy định cấp Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công thương;
§ Thông tư số 29/2012/TT-BCT ngày 05 tháng 10 năm 2012 của Bộ Công thương về Quy định cấp, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công thương;
PHỤ LỤC I
(Ban hành kèm theo Thông tư số 40/2012/TT-BCT ngày 21/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Công thương)
Tên tổ chức/cá nhân
Địa chỉ:………………….
Số điện thoại: ………….
Số fax: ………………….
Email: …………………..
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------------
……….., ngày ….. tháng ….. năm ……………
GIẤY ĐỀ NGHỊ XÁC NHẬN NỘI DUNG QUẢNG CÁO THỰC PHẨM
(Áp dụng đối với trường hợp đăng ký lần đầu)
Số: /20……/
Kính gửi: (Cơ quan xác nhận nội dung quảng cáo)
Căn cứ Thông tư số: /2012/TT-BCT ngày tháng năm 2012 của Bộ Công thương và để đáp ứng nhu cầu quảng cáo thực phẩm của ... (tên cơ sở); đề nghị ... (tên cơ quan xác nhận nội dung quảng cáo) xem xét và xác nhận nội dung quảng cáo đối với sản phẩm thực phẩm cụ thể như sau:
1. Thông tin liên quan đến sản phẩm:
TT
Tên sản phẩm
Tên, địa chỉ của cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm
Nội dung quảng cáo
Phương tiện quảng cáo (tên báo/ đài truyền hình ...)
Thời gian dự kiến quảng cáo
1
2
2. Các hồ sơ liên quan đính kèm theo quy định:
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
Tôi xin cam đoan các thông tin và hồ sơ nêu trên là đúng sự thật và cam kết thực hiện quảng cáo sản phẩm thực phẩm theo đúng nội dung đã đăng ký và được xác nhận.
Đại diện tổ chức, cá nhân
(Ký tên, đóng dấu)
PHỤ LỤC II
(Ban hành kèm theo Thông tư số 40/2012/TT-BCT ngày 21/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Công thương)
Tên tổ chức/cá nhân
Địa chỉ:………………….
Số điện thoại: ………….
Số fax: ………………….
Email: …………………..
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------------
……….., ngày ….. tháng ….. năm ………
GIẤY ĐỀ NGHỊ XÁC NHẬN NỘI DUNG QUẢNG CÁO THỰC PHẨM
(Áp dụng đối với trường hợp đăng ký lại)
Số: /20……/
Kính gửi: (Cơ quan xác nhận nội dung quảng cáo)
Ngày ….. tháng ….. năm ……., ………….. (tên cơ sở) đã được …….. (tên cơ quan có thẩm quyền) xác nhận nội dung quảng cáo đối với sản phẩm thực phẩm (số ….); tuy nhiên, … (lý do đăng ký lại) ….; đề nghị …. (Cơ quan xác nhận nội dung quảng cáo) xem xét và xác nhận nội dung quảng cáo đối với sản phẩm thực phẩm, cụ thể như sau:
1. Thông tin liên quan đến sản phẩm:
TT
Tên sản phẩm
Tên, địa chỉ của cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm
Nội dung quảng cáo
Phương tiện quảng cáo (tên báo/ đài truyền hình ...)
Thời gian dự kiến quảng cáo
1
2
2. Các hồ sơ liên quan đính kèm theo quy định:
…………………………………………………………………………………………………
Tôi xin cam đoan các thông tin và hồ sơ nêu trên là đúng sự thật và cam kết thực hiện quảng cáo sản phẩm thực phẩm theo đúng nội dung đã đăng ký và được xác nhận.
Đại diện tổ chức, cá nhân
(Ký tên, đóng dấu)
II. Thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Công thương Thành phố Hồ Chí Minh
a. Lĩnh vực Phát triển Công nghiệp, Thương mại địa phương
1. Thủ tục Cấp Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp (sản lượng dưới 3 triệu lít/năm)
- Trình tự thực hiện:
Bước 1: Doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ đầy đủ thủ tục theo quy định.
Bước 2: Doanh nghiệp đến nộp hồ sơ tại Tổ nhận, trả hồ sơ - Sở Công thương, số 163 Hai Bà Trưng, phường 6, quận 3:
§ Thời gian nhận hồ sơ: từ thứ Hai đến thứ Sáu (buổi sáng từ 7 giờ 30 đến 11 giờ 30, buổi chiều từ 13 giờ 00 đến 17 giờ 00).
§ Cách thức nộp hồ sơ: Doanh nghiệp đến nộp hồ sơ trực tiếp tại Tổ nhận, trả hồ sơ;
§ Đối với chuyên viên nhận hồ sơ: Kiểm tra hồ sơ nếu hợp lệ theo quy định, chuyên viên sẽ nhận hồ sơ và cấp biên nhận có hẹn ngày trở lại nhận kết quả. Nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì chuyên viên sẽ hướng dẫn doanh nghiệp hoàn chỉnh lại hồ sơ.
Bước 3: Căn cứ theo ngày hẹn trên Biên nhận hồ sơ, doanh nghiệp đến nhận kết quả giải quyết hồ sơ.
- Cách thức thực hiện: trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước
- Thành phần, số lượng hồ sơ (sửa đổi, bổ sung):
a. Thành phần hồ sơ bao gồm:
v Trường hợp cấp mới: (theo Khoản 1, Điều 5 - Thông tư - 39/2012/TT-BCT).
1. Đơn đề nghị cấp Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp (Phụ lục 1 - Thông tư 39/2012/TT-BCT);
2. Bản sao Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (có đăng ký ngành nghề kinh doanh sản xuất rượu hoặc đồ uống có cồn theo quy định và phù hợp với quy trình sản xuất) và Giấy chứng nhận mã số thuế;
3. Bản thuyết minh về quy trình sản xuất, cơ sở vật chất (nhà xưởng), máy móc thiết bị (bảng kê danh mục và công suất máy móc, thiết bị chuyên ngành cho các công đoạn chính như nấu, lên men, chưng cất, pha chế, chiết rót… phù hợp với các công đoạn và quy mô sản xuất của cơ sở; thiết bị đo lường, kiểm tra chất lượng men rượu, hàm lượng đường, nồng độ cồn…);
4. Bảng kê diện tích, sơ đồ nhà xưởng, kho tàng, văn phòng làm việc và các công trình phụ trợ;
5. Bản sao bằng cấp, giấy chứng nhận chuyên môn phù hợp và có giá trị, hợp đồng lao động với người lao động kỹ thuật ở các vị trí chủ chốt; bản cam kết của chủ sử dụng lao động về cán bộ công nhân viên sản xuất trong nhà máy đủ sức khoẻ để sản xuất sản phẩm thực phẩm, không mắc bệnh truyền nhiễm;
6. Bản sao Giấy tiếp nhận công bố hợp quy, Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;
7. Liệt kê tên hàng hóa sản phẩm rượu kèm theo bản sao nhãn hàng hóa sản phẩm rượu mà doanh nghiệp dự kiến sản xuất;
8. Bản sao Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc giấy xác nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường do cơ quan có thẩm quyền cấp.
9. Đối với Dự án mới bắt đầu xây dựng: Trước khi sản phẩm rượu được đưa ra thị trường, doanh nghiệp xin cấp giấy phép sản xuất rượu sẽ phải nộp bổ sung các giấy tờ sau: Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, Giấy tiếp nhận công bố hợp quy, Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
v Trường hợp cấp sửa đổi, bổ sung: (Khoản 2, Điều 14 - Thông tư 39/2012/TT-BCT)
1. Đơn đề nghị cấp sửa đổi, bổ sung (phụ lục 3 - Thông tư 39/2012/TT-BCT);
2. Bản sao Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp;
3. Các tài liệu chứng minh nhu cầu sửa đổi, bổ sung.
v Trường hợp cấp lại: (Khoản 1 và Khoản 2, Điều 15 - Thông tư 39/2012/TT-BCT)
o Cấp lại do hết thời hạn hiệu lực: Tổ chức phải nộp hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp trước thời hạn hết hiệu lực của giấy phép 30 ngày. Hồ sơ cấp lại được thực hiện như trường hợp cấp mới.
o Cấp lại do bị mất, bị tiêu hủy toàn bộ hoặc một phần, bị rách nát hoặc bị cháy:
1. Đơn đề nghị cấp lại (phụ lục 2 - Thông tư 39/2012/TT-BCT);
2. Bản gốc hoặc bản sao Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp đã được cấp (nếu có).
Số lượng hồ sơ: 02 (bộ) một bộ gửi Sở Công thương, một bộ lưu tại doanh nghiệp.
- Thời hạn giải quyết:
+ Trường hợp cấp mới (Phần Sản xuất rượu, Khoản 4, điều 9 - Nghị định - 94/2012/NĐ-CP): Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trường hợp chưa đủ hồ sơ hợp lệ, trong vòng 07 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Sở Công thương sẽ có văn bản yêu cầu bổ sung.
+ Trường hợp cấp sửa đổi, bổ sung và cấp lại (Khoản 3 - Điều 14, 15 Thông tư 39/2012/TT-BCT): Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Trường hợp chưa đủ hồ sơ hợp lệ, trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Sở Công thương sẽ có văn bản yêu cầu bổ sung.
- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: tổ chức
- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Công thương TP.HCM
- Kết quả thủ tục hành chính: Giấy phép
- Lệ phí: (Điều 2 - Thông tư 77/2012/TT-BTC).
o Lệ phí Giấy phép: 200.000 đồng/trường hợp
o Phí thẩm định: 1.200.000 đồng/trường hợp
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
a. Đơn đề nghị cấp Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp (Phụ lục 1 - Thông tư 39/2012/TT-BCT);
b. Đơn đề nghị cấp lại Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp (Phụ lục 2 - Thông tư 39/2012/TT-BCT);
c. Đơn đề nghị cấp sửa đổi, bổ sung Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp (Phụ lục 3 - Thông tư 39/2012/TT-BCT)
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: (Khoản 2, Điều 8 - Nghị định 94/2012/NĐ-CP): Sản xuất rượu công nghiệp phải phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển ngành Bia - Rượu - Nước giải khát được phê duyệt.
- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
§ Nghị định số 94/2012/NĐ-CP ngày 12/11/2012 của Chính phủ về sản xuất, kinh doanh rượu;
§ Thông tư số 39/2012/TT-BCT ngày 20/12/2012 của Bộ Công thương Quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 94/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ về sản xuất, kinh doanh rượu;
§ Thông tư số 77/2012/TT-BTC ngày 16/05/2012 của Bộ Tài chính về Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định kinh doanh hàng hoá, dịch vụ hạn chế kinh doanh; phí thẩm định kinh doanh hàng hoá, dịch vụ kinh doanh có điều kiện thuộc lĩnh vực thương mại; lệ phí cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh; lệ phí cấp Giấy phép kinh doanh thuộc lĩnh vực thương mại và lệ phí cấp Giấy phép thành lập Sở Giao dịch hàng hóa.
PHỤ LỤC 1
(Kèm theo Thông tư số 39/2012/TT-BCT ngày 20/12/2012 của Bộ Công thương)
TÊN DOANH NGHIỆP
----------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: /
............., ngày...... tháng....... năm............
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP SẢN XUẤT RƯỢU CÔNG NGHIỆP
Kính gửi: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . (1)
Tên doanh nghiệp:......................................................................................
Trụ sở giao dịch:...................... Điện thoại:......................... Fax:...............
Địa điểm sản xuất.......................................................................................
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp) số........... ngày....... tháng....... năm......do.................................. cấp ngày........ tháng......... năm......................
Đề nghị .…(1) xem xét cấp Giấy phép sản xuất các loại rượu:............ (2)
Quy mô sản xuất sản phẩm rượu................................................. (3)
Doanh nghiệp xin cam đoan thực hiện đúng các quy định tại Nghị định số 94/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ về sản xuất, kinh doanh rượu, Thông tư số 39/2012/TT-BCT ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Bộ Công thương quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 94/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012, các quy định về sở hữu trí tuệ và các quy định khác liên quan. Nếu sai xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật./.
Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
(Họ và Tên, ký tên, đóng dấu)
PHỤ LỤC 2
(Kèm theo Thông tư số 39/2012/TT-BCT ngày 20/12/2012 của Bộ Công thương)
TÊN DOANH NGHIỆP
---------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: /
............., ngày...... tháng....... năm............
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP LẠI GIẤY PHÉP SẢN XUẤT RƯỢU CÔNG NGHIỆP
Kính gửi: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . (1)
Tên doanh nghiệp:......................................................................................
Trụ sở giao dịch:...................... Điện thoại:......................... Fax:...............
Địa điểm sản xuất.......................................................................................
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp) số........... ngày....... tháng....... năm......do.................................. cấp ngày........ tháng......... năm........
Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp đã được cấp số........ do(1) ........cấp ngày.......tháng.....năm...
Đã được cấp lại (hoặc sửa đổi, bổ sung) Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp số..........ngày..... tháng.....năm.....do.... .......(1) cấp (nếu có).
Doanh nghiệp kính đề nghị ...................... (1) xem xét cấp lại Giấy phép sản xuất rượu, với lý do cụ thể như sau ..... (2)
Thông tin cũ:...................
Thông tin mới:.............
Doanh nghiệp đề nghị .…(1) xem xét cấp lại Giấy phép sản xuất các loại rượu:............ (3)
Quy mô sản xuất sản phẩm rượu................................................. (4)
Doanh nghiệp xin cam đoan lý do trên hoàn toàn xác thực và thực hiện đúng các quy định tại Nghị định số 94/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ về sản xuất, kinh doanh rượu, Thông tư số 39/2012/TT-BCT ngày 20 năm 2012 của Bộ Công thương quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 94/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012, các quy định về sở hữu trí tuệ và các quy định khác liên quan. Nếu sai xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật./.
Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
(Họ và Tên, ký tên, đóng dấu)
PHỤ LỤC 3
(Kèm theo Thông tư số 39/2012/TT-BCT ngày 20/12/2012 của Bộ Công thương)
TÊN DOANH NGHIỆP
----------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: /
............., ngày...... tháng....... năm............
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP SỬA ĐỔI, BỔ SUNG GIẤY PHÉP SẢN XUẤT RƯỢU CÔNG NGHIỆP
Kính gửi: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . (1)
Tên doanh nghiệp:......................................................................................
Trụ sở giao dịch:...................... Điện thoại:......................... Fax:...............
Địa điểm sản xuất.......................................................................................
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp) số........... ngày....... tháng....... năm......do..............................cấp ngày........ tháng......... năm........
Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp đã được cấp số........ do(1) ........cấp ngày.......tháng.....năm...
Đã được cấp sửa đổi, bổ sung (hoặc cấp lại) Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp số..........ngày..... tháng.....năm.....do.... ....... (1) cấp (nếu có).
Doanh nghiệp kính đề nghị ...................... (1) xem xét cấp sửa đổi, bổ sung Giấy phép sản xuất rượu, với lý do cụ thể như sau ..... (2)
Thông tin cũ:...................
Thông tin mới:.............
Doanh nghiệp đề nghị .… (1) xem xét cấp sửa đổi (hoặc bổ sung)(*) Giấy phép sản xuất các loại rượu:............ (3)
Quy mô sản xuất sản phẩm rượu................................................. (4)
Doanh nghiệp xin cam đoan lý do trên hoàn toàn xác thực và thực hiện đúng các quy định tại Nghị định số 94/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ về sản xuất, kinh doanh rượu, Thông tư số 39/2012/TT-BCT ngày 20 năm 2012 của Bộ Công thương quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 94/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012, các quy định về sở hữu trí tuệ và các quy định khác liên quan. Nếu sai xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật./.
Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
(Họ và Tên, ký tên, đóng dấu)
2. Thủ tục Cấp Giấy phép bán buôn rượu trên địa bàn TP.HCM
- Trình tự thực hiện:
Bước 1: Doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ đầy đủ thủ tục theo quy định.
Bước 2: Doanh nghiệp đến nộp hồ sơ tại tổ nhận, trả hồ sơ - Sở Công thương - số 163 Hai Bà Trưng, phường 6, quận 3:
§ Thời gian nhận hồ sơ: từ thứ Hai đến thứ Sáu (buổi sáng từ 7 giờ 30 đến 11 giờ 30, buổi chiều từ 13 giờ 00 đến 17 giờ 00).
§ Cách thức nộp hồ sơ: Doanh nghiệp đến nộp hồ sơ trực tiếp tại Tổ nhận, trả hồ sơ;
§ Đối với chuyên viên nhận hồ sơ: Kiểm tra hồ sơ nếu hợp lệ theo quy định, chuyên viên sẽ nhận hồ sơ và cấp biên nhận có hẹn ngày trở lại nhận kết quả. Nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì chuyên viên sẽ hướng dẫn doanh nghiệp hoàn chỉnh lại hồ sơ.
Bước 3: Căn cứ theo ngày hẹn trên Biên nhận hồ sơ, doanh nghiệp đến nhận kết quả giải quyết hồ sơ.
Cách thức thực hiện: trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước
Thành phần, số lượng hồ sơ (sửa đổi, bổ sung):
a. Thành phần hồ sơ bao gồm: (Điều 10 - Thông tư 39/2012/TT-BCT).
1. Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh bán buôn sản phẩm rượu (Phụ lục 29 - Thông tư 39/2012/TT_BCT);
2. Bản sao Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (có đăng ký ngành nghề kinh doanh bán buôn đồ uống có cồn hoặc kinh doanh rượu) và Giấy chứng nhận mã số thuế;
3. Hồ sơ về địa điểm kinh doanh, gồm có:
a. Địa chỉ, diện tích và mô tả khu vực kinh doanh rượu;
b. Bản sao tài liệu chứng minh quyền sử dụng địa điểm kinh doanh (là sở hữu hoặc đồng sở hữu hoặc thuê sử dụng với thời gian tối thiểu là 01 năm);
c. Bảng kê thiết bị kiểm tra và điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm trong khu vực kinh doanh rượu (để đảm bảo khu vực kinh doanh luôn thoáng, mát và tránh được mặt trời chiếu trực tiếp vào sản phẩm rượu);
d. Bản cam kết của doanh nghiệp về bảo đảm tuân thủ đầy đủ các yêu cầu điều kiện về phòng cháy chữa cháy, bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật đối với địa điểm kinh doanh;
4. Báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp:
a. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 03 năm trước đó, kèm theo bảng kê chi tiết danh sách và bản sao hợp lệ các hợp đồng mua bán với mỗi tổ chức, cá nhân sản xuất rượu hoặc doanh nghiệp phân phối sản phẩm rượu khác, các khoản thuế đã nộp;
b. Hình thức tổ chức bán hàng, phương thức quản lý hệ thống phân phối
5. Bảng kê danh sách thương nhân, bản sao Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (có đăng ký ngành nghề kinh doanh bán buôn đồ uống có cồn hoặc kinh doanh rượu) và Giấy chứng nhận mã số thuế, Giấy phép kinh doanh sản phẩm rượu (nếu đã kinh doanh) của các doanh nghiệp đã hoặc sẽ thuộc hệ thống phân phối sản phẩm rượu trên địa bàn từ 06 tỉnh trở lên (tại địa bàn mỗi tỉnh phải có từ 03 doanh nghiệp bán buôn sản phẩm rượu trở lên);
6. Bản sao các văn bản giới thiệu, hợp đồng mua bán của tổ chức, cá nhân sản xuất rượu hoặc của các doanh nghiệp phân phối sản phẩm rượu khác (trong đó ghi rõ địa bàn, loại sản phẩm rượu dự kiến kinh doanh);
7. Bản sao Giấy chứng nhận công bố hợp quy hoặc Giấy chứng nhận tiêu chuẩn các loại sản phẩm rượu của doanh nghiệp dự kiến kinh doanh;
8. Hồ sơ về phương tiện vận chuyển, bao gồm: bản sao giấy tờ chứng minh quyền sử dụng phương tiện vận chuyển (là sở hữu hoặc đồng sở hữu theo hợp đồng liên doanh, liên kết góp vốn; hoặc có hợp đồng thuê phương tiện vận tải phù hợp với quy mô kinh doanh của doanh nghiệp với thời gian thuê tối thiểu là 01 năm); tối thiểu phải có 03 xe có tải trọng từ 500 kg trở lên; đáp ứng yêu cầu bảo quản được chất lượng của sản phẩm rượu trong thời gian vận chuyển;
9. Hồ sơ về năng lực tài chính: có năng lực tài chính bảo đảm cho toàn bộ hệ thống phân phối của doanh nghiệp hoạt động bình thường (có Giấy xác nhận của ngân hàng tối thiểu 01 tỷ Việt Nam đồng trở lên);
10. Hồ sơ về kho hàng bao gồm:
a. Tài liệu chứng minh quyền sử dụng kho (là sở hữu, đồng sở hữu theo hợp đồng liên doanh, liên kết góp vốn của doanh nghiệp hoặc thuê sử dụng với thời gian tối thiểu là 01 năm); tối thiểu tổng diện tích phải từ 50 m2 trở lên hoặc khối tích phải từ 150 m3 trở lên; đáp ứng yêu cầu bảo quản được chất lượng của sản phẩm rượu trong thời gian lưu kho;
b. Bản cam kết của doanh nghiệp về bảo đảm tuân thủ đầy đủ các yêu cầu điều kiện về phòng cháy chữa cháy, bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật đối với kho hàng;
11. Bản sao Phiếu thu đã nộp phí và lệ phí theo quy định của Bộ Tài chính.
b. Số lượng hồ sơ: 02 (bộ) một bộ gửi Sở Công thương, một bộ lưu tại doanh nghiệp.
- Thời hạn giải quyết (Phần Kinh doanh rượu, khoản 5 điều 18 - Nghị định 94/2012/NĐ-CP): 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trường hợp chưa đủ hồ sơ hợp lệ, trong vòng 07 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Sở Công thương sẽ có văn bản yêu cầu bổ sung.
- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: tổ chức
- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Công thương TP.HCM
- Kết quả thủ tục hành chính: Giấy phép
- Lệ phí: (sửa đổi, bổ sung theo Điều 2 - Thông tư số 77/2012/TT-BTC).
§ Lệ phí Giấy phép: 200.000 đồng/trường hợp
§ Phí thẩm định: 1.200.000 đồng/trường hợp
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh bán buôn sản phẩm rượu (Phụ lục 29 - Thông tư 39/2012/TT_BCT)
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không có.
- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
§ Nghị định số 94/2012/NĐ-CP ngày 12/11/2012 của Chính phủ về sản xuất, kinh doanh rượu;
§ Thông tư số 39/2012/TT-BCT ngày 20/12/2012 của Bộ Công thương Quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 94/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ về sản xuất, kinh doanh rượu;
§ Thông tư số 77/2012//TT-BTC ngày 16/05/2012 của Bộ Tài chính về Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định kinh doanh hàng hoá, dịch vụ hạn chế kinh doanh; phí thẩm định kinh doanh hàng hoá, dịch vụ kinh doanh có điều kiện thuộc lĩnh vực thương mại; lệ phí cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh; lệ phí cấp Giấy phép kinh doanh thuộc lĩnh vực thương mại và lệ phí cấp Giấy phép thành lập Sở Giao dịch hàng hoá;
PHỤ LỤC 29
(Thông tư số 39/2012/TT-BCT ngày 20/12/2012 của Bộ Công thương)
TÊN DOANH NGHIỆP
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: /
............., ngày...... tháng....... năm............
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP KINH DOANH BÁN BUÔN SẢN PHẨM RƯỢU
Kính gửi: Sở Công thương ......................(1)
Tên doanh nghiệp:......................................................................................
Địa chỉ trụ sở chính: ......................;
Điện thoại:......................... Fax:...............;
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh doanh nghiệp ............ mã số doanh nghiệp:............ do............................. cấp đăng ký lần đầu ngày........ tháng......... năm......., đăng ký thay đổi lần thứ ..... ngày .......... tháng......... năm.......;
Địa điểm kinh doanh:
+ Tên địa điểm kinh doanh: ...................................;
+ Địa chỉ địa điểm kinh doanh: ...........................;
+ Điện thoại:......................... Fax:...............;
Đề nghị Sở Công thương ......................(1) xem xét cấp Giấy phép kinh doanh bán buôn sản phẩm rượu, cụ thể:
1. Ðược phép tổ chức bán buôn sản phẩm rượu, như sau:
a) Được phép mua các loại sản phẩm rượu: ......................................(2).... của tổ chức, cá nhân sản xuất rượu hoặc doanh nghiệp phân phối sản phẩm rượu có tên sau:
.......................................................................(3)
Được phép mua các loại sản phẩm rượu: ......................................(2).... của tổ chức, cá nhân sản xuất rượu hoặc doanh nghiệp phân phối sản phẩm rượu có tên sau:
.......................................................................(3)
b) Được phép tổ chức hệ thống bán buôn sản phẩm rượu tại tỉnh, thành phố ......................(1)
2. Ðược phép tổ chức bán lẻ sản phẩm rượu tại các địa điểm:
......................................................................................................(4)
Doanh nghiệp xin cam đoan thực hiện đúng các quy định tại Nghị định số 94/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ, Thông tư số 39/2012/TT-BCT ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Bộ Công thương quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 94/2012/NĐ-CP và những quy định của pháp luật liên quan. Nếu sai xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật./.
Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
(Họ và Tên, ký tên, đóng dấu)
Chú thích:
(1): Ghi rõ tên tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp dự định xin phép để kinh doanh.
(2): Ghi rõ từng loại sản phẩm rượu như: Vang, Whisky, Cognac,..;
(3): Ghi rõ tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân sản xuất rượu hoặc doanh nghiệp phân phối rượu.
(4): Ghi rõ địa chỉ, điện thoại các địa điểm doanh nghiệp dự kiến xin phép để bán lẻ sản phẩm rượu. | {
"issuing_agency": "Thành phố Hồ Chí Minh",
"promulgation_date": "18/06/2013",
"sign_number": "3211/QĐ-UBND",
"signer": "Lê Hoàng Quân",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-chinh-nha-nuoc/Quyet-dinh-12-2016-QD-UBND-muc-chi-ho-tro-khuyen-khich-phat-trien-canh-dong-lon-An-Giang-305305.aspx | Quyết định 12/2016/QĐ-UBND mức chi hỗ trợ khuyến khích phát triển cánh đồng lớn An Giang | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH AN GIANG
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 12/2016/QĐ-UBND
An Giang, ngày 02 tháng 3 năm 2016
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC QUY ĐỊNH MỨC CHI HỖ TRỢ ĐỐI VỚI CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH PHÁT TRIỂN, HỢP TÁC, LIÊN KẾT GẮN SẢN XUẤT VỚI TIÊU THỤ NÔNG SẢN, XÂY DỰNG CÁNH ĐỒNG LỚN THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 62/2013/QĐ-TTG CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH AN GIANG
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương được Quốc hội thông qua ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 16 tháng 12 năm 2002;
Căn cứ Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25 tháng 10 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 183/2010/TTLT-BTC-BNN ngày 15 tháng 11 năm 2010 của Bộ Tài chính và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước cấp đối với hoạt động khuyến nông;
Căn cứ Thông tư số 15/2014/TT-BNNPTNT ngày 29 tháng 4 năm 2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện một số điều tại Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25 tháng 10 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn;
Căn cứ Văn bản hợp nhất số 05/VBHN-BTC ngày 08 tháng 01 năm 2014 do Bộ Tài chính hợp nhất hướng dẫn Nghị định số 88/2005/NĐ-CP về chế độ tài chính hỗ trợ sáng lập viên hợp tác xã chuẩn bị thành lập, đối tượng đào tạo, bồi dưỡng của hợp tác xã;
Căn cứ Nghị quyết số 13/2015/NQ-HĐND ngày 10 tháng 12 năm 2015 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc quy định mức chi hỗ trợ đối với chính sách khuyến khích phát triển, hợp tác, liên kết gắn sản xuất với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn theo Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn tỉnh An Giang;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính tại Tờ trình số 147/TTr-STC ngày 24 tháng 02 năm 2016,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này quy định mức chi hỗ trợ đối với chính sách khuyến khích phát triển, hợp tác, liên kết gắn sản xuất với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn theo Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn tỉnh An Giang.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở: Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư; Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị; các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Nông nghiệp và PTNT;
- Cục Kiểm tra VB-Bộ Tư pháp;
- TT.TU, HĐND, UBND, UBMTTQ tỉnh;
- Các Sở, ngành, đoàn thể cấp tỉnh;
- UBND huyện, thị xã, thành phố;
- Cổng thông tin điện tử tỉnh;
- Trung tâm Công báo –Tin học;
- Lưu: VT.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Vương Bình Thạnh
QUY ĐỊNH
VỀ VIỆC QUY ĐỊNH MỨC CHI HỖ TRỢ ĐỐI VỚI CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH PHÁT TRIỂN, HỢP TÁC, LIÊN KẾT GẮN SẢN XUẤT VỚI TIÊU THỤ NÔNG SẢN, XÂY DỰNG CÁNH ĐỒNG LỚN THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 62/2013/QĐ-TTG CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH AN GIANG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 12/2016/QĐ-UBND ngày 02/3/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang)
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh:
a) Quy định mức chi hỗ trợ đối với chính sách khuyến khích phát triển, hợp tác, liên kết gắn sản xuất với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn.
b) Các nội dung về hỗ trợ đối với chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn không quy định tại Quyết định này thực hiện theo quy định tại Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25 tháng 10 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn; Thông tư số 15/2014/TT-BNNPTNT ngày 29/4/2014 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện một số điều tại Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25 tháng 10 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn và các văn bản pháp luật khác có liên quan.
2. Đối tượng áp dụng:
a) Các doanh nghiệp trong nước có hợp đồng hợp tác, liên kết sản xuất gắn với chế biến và tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã (gọi chung là các tổ chức đại diện của nông dân) hoặc hộ gia đình, cá nhân, trang trại (gọi chung là nông dân).
b) Hộ gia đình, cá nhân, trang trại (nông dân) tham gia hợp đồng hợp tác, liên kết sản xuất gắn với chế biến và tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn với doanh nghiệp hoặc tổ chức đại diện của nông dân.
c) Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã (các tổ chức đại diện của nông dân) có hợp đồng hợp tác, liên kết sản xuất gắn với chế biến và tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn với doanh nghiệp hoặc nông dân.
Điều 2. Nguồn kinh phí thực hiện và nguyên tắc hỗ trợ
1. Nguồn kinh phí thực hiện:
Kinh phí thực hiện hỗ trợ đối với chính sách khuyến khích phát triển, hợp tác, liên kết gắn sản xuất với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn theo Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn tỉnh An Giang từ ngân sách tỉnh, nguồn hỗ trợ từ các chương trình, dự án của Trung ương và huy động từ các nguồn kinh phí hợp pháp khác.
2. Nguyên tắc hỗ trợ:
Trong trường hợp cùng thời gian, một số nội dung có nhiều chính sách hỗ trợ từ các Chương trình, Dự án khác nhau thì đối tượng thụ hưởng được lựa chọn áp dụng một chính sách hỗ trợ có lợi nhất.
Điều 3. Điều kiện hỗ trợ
1. Đối với doanh nghiệp:
Thực hiện theo Khoản 2 Điều 4 Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25 tháng 10 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn.
2. Đối với tổ chức đại diện nông dân:
Thực hiện theo Khoản 2 Điều 5 Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25 tháng 10 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn.
3. Đối với nông dân:
Thực hiện theo Khoản 2 Điều 6 Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25 tháng 10 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn và Điều 6 của Thông tư số 15/2014/TT-BNNPTNT ngày 29 tháng 4 năm 2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện một số điều tại Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25 tháng 10 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn.
Chương II
NỘI DUNG CHI, MỨC HỖ TRỢ, LẬP DỰ TOÁN, PHÂN BỔ KINH PHÍ HỖ TRỢ VÀ QUYẾT TOÁN KINH PHÍ
Điều 4. Nội dung chi và mức hỗ trợ
Nội dung và mức chi hỗ trợ đối với chính sách khuyến khích phát triển, hợp tác, liên kết gắn sản xuất với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn theo Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn tỉnh An Giang được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định này.
Điều 5. Lập dự toán, phân bổ kinh phí hỗ trợ và quyết toán kinh phí
1. Lập dự toán và phân bổ kinh phí hỗ trợ:
a) Việc hỗ trợ đối với doanh nghiệp, tổ chức đại diện của nông dân:
Căn cứ vào Dự án hoặc Phương án cánh đồng lớn đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, hàng năm doanh nghiệp, tổ chức đại diện của nông dân xây dựng kế hoạch triển khai và dự toán chi tiết gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp trước ngày 15/8 hàng năm trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định hỗ trợ.
Căn cứ Quyết định hỗ trợ của Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Tài chính phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kho bạc Nhà nước tỉnh chuyển tiền hỗ trợ cho doanh nghiệp, tổ chức đại diện của nông dân.
b) Việc hỗ trợ đối với nông dân:
Căn cứ hợp đồng mẫu liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản trên địa bàn tỉnh An Giang do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành và biên bản nghiệm thu hợp đồng liên kết và tiêu thụ nông sản được ký giữa doanh nghiệp hoặc tổ chức đại diện của nông dân với nông dân (có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã việc thực hiện hợp đồng của nông dân), Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp báo cáo, Ủy ban nhân dân cấp huyện gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp trước ngày 15/8 hàng năm trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định.
Căn cứ Quyết định hỗ trợ của Ủy ban nhân dân tỉnh và lịch cấp tiền hỗ trợ do Kho bạc Nhà nước cấp huyện thông báo, hộ nông dân đến Kho bạc Nhà nước cấp huyện để làm thủ tục nhận tiền hỗ trợ.
2. Quyết toán kinh phí hỗ trợ:
Việc chấp hành dự toán và quyết toán kinh phí hỗ trợ được thực hiện theo quy định hiện hành của Luật Ngân sách Nhà nước, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách Nhà nước và nội dung hướng dẫn của Sở Tài chính về quản lý, sử dụng, thanh quyết toán kinh phí được hỗ trợ theo Quy định này.
Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 6. Kiểm tra, giám sát, đánh giá
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và các Sở, ngành liên quan, cùng với Ủy ban nhân dân cấp huyện định kỳ tổ chức công tác kiểm tra, theo dõi, tổng hợp đánh giá, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Điều 7. Xử lý vi phạm hợp đồng
Thực hiện theo Điều 8 Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25 tháng 10 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn.
Điều 8. Trách nhiệm của các Sở, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các cấp
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
Thực hiện theo Khoản 4 Điều 7 Thông tư số 15/2014/TT-BNNPTNT ngày 29 tháng 4 năm 2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện một số điều tại Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25 tháng 10 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư:
Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh cân đối, bố trí ngân sách hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ bản hằng năm để thực hiện các nội dung cánh đồng lớn theo quy định.
3. Sở Tài chính:
a) Chủ trì, phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh cân đối, bố trí ngân sách hỗ trợ hàng năm từ nguồn kinh phí sự nghiệp cho doanh nghiệp, tổ chức đại diện của nông dân và nông dân tham gia cánh đồng lớn theo quy định hiện hành.
b) Chủ trì, phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn cụ thể về hồ sơ, quy trình cấp phát vốn cho đối tượng hưởng lợi từ cơ chế, việc quản lý, sử dụng và thanh quyết toán kinh phí hỗ trợ cho các đơn vị, địa phương và các đối tượng được hưởng ưu đãi, hỗ trợ theo đúng các quy định hiện hành của nhà nước.
4. Sở Công Thương:
Phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Sở, ngành liên quan, hướng dẫn hỗ trợ các doanh nghiệp, xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường và đẩy mạnh tiêu thụ nông sản từ các dự án cánh đồng lớn.
5. Sở Khoa học và Công nghệ:
a) Phối hợp Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn phổ biến kịp thời các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất, công nghệ mới phục vụ cánh đồng lớn.
b) Hỗ trợ xây dựng thương hiệu, tiêu chuẩn chất lượng nông sản hàng hóa đáp ứng nhu cầu thị trường.
6. Sở Tài nguyên và Môi trường:
Chủ trì, phối hợp Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn và các Sở, ngành liên quan hướng dẫn các địa phương, các doanh nghiệp, các tổ chức đại diện của nông dân, hộ nông dân thực hiện việc giao đất hoặc cho thuê đất, miễn tiền sử dụng đất hoặc miễn tiền thuê đất theo quy định tại Khoản 1, Điều 4 và Khoản 1, Điều 5, Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
7. Liên minh Hợp tác xã:
Chủ trì, phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức tuyên truyền, phổ biến, tổ chức vận động các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, các doanh nghiệp tham gia đầu tư, xây dựng phương án trên địa bàn tỉnh.
8. Hội nông dân tỉnh:
Phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã tổ chức tuyên truyền, phổ biến chính sách hỗ trợ theo Quy định này đến tổ chức đại diện của nông dân và nông dân trên địa bàn tỉnh biết để thực hiện.
9. Ủy ban nhân dân cấp huyện:
a) Tổ chức tuyên truyền, phổ biến nội dung Quy định này cho các tổ chức, cá nhân ở địa phương; xây dựng kế hoạch thu hút doanh nghiệp, các tổ chức đầu tư, tham gia xây dựng phương án cánh đồng lớn.
b) Tổ chức rà soát, lập kế hoạch xây dựng cánh đồng lớn trên địa bàn huyện. Hàng năm, trước ngày 15/8 tổng hợp kế hoạch, dự toán chi hỗ trợ cho nông dân có hợp đồng liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản với doanh nghiệp, các tổ chức đại diện của nông dân gửi về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
c) Đẩy mạnh công tác dồn điền, đổi thửa; ưu tiên lồng ghép các nguồn vốn tập trung đầu tư xây dựng hệ thống kênh mương, giao thông nội đồng, các công trình hạ tầng phát triển sản xuất, cơ giới hóa trên các cánh đồng lớn, nhằm tăng nhanh hiệu quả sản xuất.
d) Đôn đốc, kiểm tra, hướng dẫn việc triển khai thực hiện phương án trên địa bàn huyện, thị xã, thành phố; phối hợp các Sở, ngành liên quan triển khai thực hiện các nội dung quy định.
đ) Định kỳ 06 tháng, 01 năm báo cáo về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.
10. Ủy ban nhân dân cấp xã:
a) Tổ chức tuyên truyền, phổ biến nội dung Quy định này; vận động nhân dân tích cực tham gia các phương án; phối hợp với các cấp, các ngành tổ chức thực hiện tốt các nội dung quy định.
b) Lập kế hoạch xây dựng cánh đồng lớn trên địa bàn xã báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện để tổng hợp báo cáo về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo quy định.
c) Phối hợp và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, tổ chức đại diện của nông dân lập và tổ chức triển khai phương án trên địa bàn xã.
d) Đẩy mạnh công tác dồn điền, đổi thửa; ưu tiên lồng ghép các nguồn vốn từ các chương trình phương án đầu tư trên địa bàn xây dựng hệ thống kênh mương, giao thông nội đồng, các công trình hạ tầng phát triển sản xuất, cơ giới hóa… trên các cánh đồng lớn nhằm tăng hiệu quả sản xuất.
đ) Xác nhận việc thực hiện hợp đồng của nông dân để làm căn cứ xem xét hỗ trợ theo Điểm b, Khoản 1, Điều 5 của Quy định này.
Điều 9. Điều khoản thi hành
Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm chủ trì, phối hợp các Sở, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã đề xuất những nội dung cần sửa đổi, bổ sung trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định./.
PHỤ LỤC
NỘI DUNG VÀ MỨC CHI HỖ TRỢ ĐỐI VỚI CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH PHÁT TRIỂN, HỢP TÁC, LIÊN KẾT GẮN SẢN XUẤT VỚI TIÊU THỤ NÔNG SẢN, XÂY DỰNG CÁNH ĐỒNG LỚN THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 62/2013/QĐ-TTG CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH AN GIANG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 12/2016/QĐ-UBND ngày 02 tháng 3 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang)
Stt
Nội dung chi
Đơn vị tính
Mức chi
A
Đối với Doanh nghiệp
Hỗ trợ kinh phí tổ chức đào tạo và hướng dẫn kỹ thuật cho nông dân sản xuất nông sản theo hợp đồng
1
Tiền tài liệu
đồng/tài liệu/khóa đào tạo
chi theo thực tế nhưng tối đa không quá 20.000
2
Tiền ăn học viên
a
Đối với các lớp tập huấn đào tạo tổ chức tại tỉnh (Thành phố Long Xuyên)
đồng/người/ngày thực học
25.000
b
Đối với các lớp tập huấn đào tạo tổ chức tại các huyện, thị xã, Thành phố Châu Đốc
đồng/người/ngày thực học
12.000
3
Tiền xe đi lại học viên
a
Đối với trường hợp nơi đào tạo cách xa nơi cư trú từ 15km trở lên
đồng/người/ngày
15.000 nhưng tối đa không quá 75.000 đồng/người/khóa đào tạo
b
Đối với trường hợp nơi đào tạo cách xa nơi cư trú dưới 15km
đồng/người/ngày
10.000 nhưng tối đa không quá 50.000 đồng/người/khóa đào tạo
4
Tiền ở học viên
a
Đối với chương trình toàn khóa đào tạo có thời gian từ 10 ngày trở xuống
đồng/người/khóa đào tạo
Thanh toán 50% tiền thuê chỗ ở không quá chế độ công tác phí hiện hành
b
Đối với chương trình toàn khóa đào tạo có thời gian trên 10 ngày
đồng/người/ngày thực học
10.000
5
Thuê hội trường, máy chiếu, thiết bị
đồng/ngày
chi theo thực tế nhưng tối đa không quá 1.000.000
6
Chi thù lao giảng viên
đồng/buổi thực giảng
tối đa không quá 250.000
7
Văn phòng phẩm, nguyên vật liệu
đồng/khóa đào tạo
chi theo thực tế nhưng tối đa không quá 250.000
8
Nước uống
đồng/người/ngày
5.000
9
Chi công tác quản lý lớp học
5% trên tổng số kinh phí hỗ trợ cho lớp đào tạo
B
Đối với tổ chức đại diện của nông dân
I
Hỗ trợ kinh phí tổ chức đào tạo và hướng dẫn kỹ thuật cho nông dân sản xuất nông sản theo hợp đồng
1
Tiền tài liệu
đồng/tài liệu/khóa đào tạo
chi theo thực tế nhưng tối đa không quá 40.000
2
Tiền ăn học viên
a
Đối với các lớp tập huấn đào tạo tổ chức tại tỉnh
đồng/người/ngày thực học
50.000
b
Đối với các lớp tập huấn đào tạo tổ chức tại huyện, thị xã
đồng/người/ngày thực học
25.000
3
Tiền xe đi lại học viên
a
Đối với trường hợp nơi đào tạo cách xa nơi cư trú từ 15km trở lên
30.000 nhưng tối đa không quá 150.000 đồng/người/khóa đào tạo
b
Đối với trường hợp nơi đào tạo cách xa nơi cư trú dưới 15km
20.000 nhưng tối đa không quá 100.000 đồng/người/khóa đào tạo
4
Tiền ở học viên
a
Đối với chương trình toàn khóa đào tạo có thời gian từ 10 ngày trở xuống
đồng/người/khóa đào tạo
Thanh toán tiền thuê chỗ ở không quá chế độ công tác phí hiện hành
b
Đối với chương trình toàn khóa đào tạo có thời gian trên 10 ngày
đồng/người/ngày thực học
20.000
5
Thuê hội trường, máy chiếu, thiết bị
đồng/ngày
chi theo thực tế nhưng tối đa không quá 2.000.000
6
Chi thù lao giảng viên
đồng/buổi thực giảng
tối đa không quá 500.000
7
Văn phòng phẩm, nguyên vật liệu
đồng/khóa đào tạo
chi theo thực tế nhưng tối đa không quá 500.000
8
Nước uống:
đồng/người/ngày
10.000
9
Chi công tác quản lý lớp học
5% trên tổng số kinh phí hỗ trợ cho lớp đào tạo
10
Chi tổ chức tham quan: Tùy theo yêu cầu của khóa tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật có tổ chức tham quan được cấp có thẩm quyền phê duyệt trong chương trình tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật, tổ chức đại diện của nông dân được chi trả tiền thuê xe và các chi phí liên hệ để tổ chức tham quan.
II
Hỗ trợ thuốc bảo vệ thực vật, công lao động, thuê máy để thực hiện bảo vệ thực vật chung cho các thành viên
1
Năm thứ nhất
đồng/ha
Tối đa không quá 3.250.000
2
Năm thứ hai
đồng/ha
Tối đa không quá 2.160.000
III
Hỗ trợ 1 lần đối với kinh phí tổ chức tập huấn cho cán bộ hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã về quản lý, hợp đồng kinh tế, kỹ thuật sản xuất
1
Tiền mua tài liệu (không kể tài liệu tham khảo)
Hỗ trợ 50% kinh phí mua giáo trình, tài liệu theo chứng từ thanh toán của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng hoặc cơ quan được giao nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng
2
Tiền ăn
đồng/người/ngày thực học
25.000
3
Tiền ở
a
Đối với chương trình toàn khóa đào tạo có thời gian từ 10 ngày trở xuống
đồng/người/khóa đào tạo
Hỗ trợ 50% tiền thuê chỗ ở không quá chế độ công tác phí hiện hành
b
Đối với chương trình toàn khóa đào tạo có thời gian trên 10 ngày
đồng/người/ngày thực học
10.000
4
Học phí
Hỗ trợ 50% tiền học phí theo mức thu học phí quy định của cơ sở đào tạo
C
Đối với nông dân
1
Hỗ trợ một lần 30% chi phí mua giống cây trồng có phẩm cấp chất lượng từ giống xác nhận trở lên để gieo trồng vụ đầu tiên trong dự án cánh đồng lớn: theo giá giống lúa tại thời điểm phát sinh
tối đa không quá 130 kg giống lúa/ha.
2
Hỗ trợ 100% kinh phí lưu kho tại doanh nghiệp trong trường hợp Chính phủ thực hiện chủ trương tạm trữ nông sản: hỗ trợ thực tế theo hợp đồng tại thời điểm phát sinh
tối đa không quá 03 tháng. | {
"issuing_agency": "Tỉnh An Giang",
"promulgation_date": "02/03/2016",
"sign_number": "12/2016/QĐ-UBND",
"signer": "Vương Bình Thạnh",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Linh-vuc-khac/Nghi-quyet-31-2010-NQ-HDND-Chuong-trinh-Khuyen-cong-Vinh-phuc-2011-2015-168446.aspx | Nghị quyết 31/2010/NQ-HĐND Chương trình Khuyến công Vĩnh phúc 2011 2015 | HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH PHÚC
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 31/2010/NQ-HĐND
Vĩnh Yên, ngày 22 tháng 12 năm 2010
NGHỊ QUYẾT
VỀ CHƯƠNG TRÌNH KHUYẾN CÔNG TỈNH VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN 2011 - 2015
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH VĨNH PHÚC
KHOÁ XIV, KỲ HỌP THỨ 22
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ về quy định chi tiết và thi hành luật ngân sách của nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 134/2004/NĐ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2004 của Chính phủ về khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn;
Căn cứ Quyết định số136/2007/QĐ-TTg ngày 20/8/2007 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt chương trình khuyến công quốc gia đến năm 2012;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 125/2009/TTLT/BTC-BCT ngày 17/6/2009 giữa Bộ Công Thương và Bộ Tài chính về việc quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp kinh tế đối với Chương trình khuyến công;
Căn cứ Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020;
Trên cơ sở Tờ trình số 182/TTr-UBND ngày 19-11-2010 của UBND tỉnh về chương trình khuyến công tỉnh Vĩnh phúc giai đoạn 2011 - 2015; Báo cáo thẩm tra của Ban kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh và thảo luận,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Mục tiêu, đối tượng, nhiệm vụ và giải pháp chương trình khuyến công tỉnh giai đoạn 2011- 2015.
1. Mục tiêu:
a) Mục tiêu tổng quát:
- Động viên, huy động các nguồn lực trong và ngoài tỉnh, tham gia hoặc hỗ trợ các tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển sản xuất công nghiệp nông thôn và các dịch vụ khuyến công theo quy hoạch phát triển công nghiệp của tỉnh đến 2020 và tầm nhìn 2030 đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng CNH-HĐH, đẩy nhanh phát triển tiểu thủ công nghiệp, khôi phục các làng nghề truyền thống, du nhập và phát triển nghề mới nhằm tạo việc làm tăng thu nhập, thực hiện chuyển dịch cơ cấu lao động trên địa bàn.
- Hỗ trợ tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển công nghiệp nông thôn một cách bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh trong hội nhập kinh tế quốc tế.
b) Mục tiêu cụ thể:
- Duy trì tốc độ tăng trưởng kinh kế ngành công nghiệp đạt 17,5%/năm trở lên trong giai đoạn 2011-2015; trong đó công nghiệp nông thôn tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011-2015 trên 20%/năm.
- Phấn đấu đến năm 2015 có 30 - 35 làng đạt tiêu chuẩn làng nghề của tỉnh (Tính cả 20 làng nghề đã công nhận).
- Hàng năm tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kiến thức quản lý cho các cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn từ 250 - 350 người.
- Hàng năm truyền nghề, đào tạo nghề công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp gắn với giải quyết việc làm cho từ 700 - 900 người.
- Hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị trong sản xuất công nghiệp nông thôn và xây dựng các mô hình trình diễn kỹ thuật sản xuất sản phẩm mới nhằm nâng cao năng xuất, chất lượng sản phẩm, khuyến khích nhân rộng mô hình, mỗi năm ứng dụng cho 30 - 35 cơ sở sản xuất.
2. Phạm vi đối tượng áp dụng:
a) Phạm vi áp dụng gồm các ngành nghề sau:
- Công nghiệp chế biến nông, lâm sản, thực phẩm;
- Sản xuất sản phẩm sử dụng nguyên liệu tại chỗ, sử dụng nhiều lao động như: Khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng, đồ gỗ, dệt may, da giầy…;
- Sản xuất tiểu thủ công nghiệp, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ như: Trạm khắc đá, trạm khắc gỗ, thêu ren, sơn mài, khảm trai, mây tre đan, gốm sứ;
- Cơ sở sản xuất cơ khí nhỏ; cơ sở sản xuất phụ tùng, lắp giáp và sửa chữa máy cơ khí;
- Sản xuất sản phẩm xuất khẩu, sản phẩm mới; sản xuất gia công chi tiết, bán thành phẩm cho các cơ sở sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh;
- Công nghiệp điện tử, tin học;
- Đầu tư vốn xây dựng kết cấu hạ tầng, giải quyết môi trường cho cụm, điểm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề.
b) Đối tượng áp dụng:
- Tổ chức, cá nhân trực tiếp đầu tư sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh gồm:
+ Các doanh nghiệp vừa và nhỏ thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp;
+ Các hợp tác xã thành lập và hoạt động theo Luật Hợp tác xã;
+ Các tổ hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể;
- Tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế hoạt động dịch vụ khuyến công.
4. Những nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu:
a) Về quy hoạch phát triển ngành nghề, mặt bằng, đất đai:
- Tiến hành xây dựng quy hoạch phát triển tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp nông thôn Vĩnh Phúc đến năm 2015, triển khai thực hiện quy hoạch cụm công nghiệp làng nghề tiểu thủ công nghiệp đến năm 2015 của từng huyện, thị, thành để điều chỉnh bổ sung cho phù hợp với quy hoạch phát triển công nghiệp đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.
b) Giải pháp về ưu đãi đầu tư:
Ngoài các chính sách ưu đãi theo quy định của Chính phủ, các cơ sở sản xuất công nghiệp đầu tư trên địa bàn nông thôn của tỉnh còn được hưởng một số chế độ ưu đãi riêng theo cơ chế ưu đãi đầu tư của tỉnh như: Ưu tiên bố trí mặt bằng phù hợp với mục tiêu sản xuất, thu hút nhà đầu tư kinh doanh hạ tầng cụm công nghiệp; Hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề…
c) Giải pháp về thị trường, nguyên liệu:
* Về thị trường:
- Hỗ trợ tiếp cận thị trường thông qua công tác xúc tiến thương mại; tham gia hội chợ, trưng bày giới thiệu sản phẩm; tham quan, khảo sát tìm kiếm và mở rộng thị trường .
- Xây dựng chính sách hỗ trợ phát triển mạnh các chợ vùng nông thôn, các trung tâm thương mại, khu đô thị, khu, cụm công nghiệp tập trung, ở các làng xã có nghề tiểu thủ công nghiệp phát triển. Khuyến khích, hỗ trợ thành lập các doanh nghiệp làm đầu mối cung ứng nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm.
- Phát triển thị trường trong tỉnh gắn với thị trường ngoài tỉnh, đồng thời đẩy mạnh việc xúc tiến thương mại ngoài nước.
- Nâng cao khả năng tiếp thị, xúc tiến thương mại cho các doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn. Hỗ trợ xây dựng thương hiệu, đăng ký bảo hộ độc quyền cho doanh nghiệp sản xuất công nghiệp.
* Về nguyên liệu:
- Đối với nguyên liệu tự nhiên: Lập bản đồ quy hoạch, đánh giá trữ lượng, chất lượng, khuyến khích việc hình thành những doanh nghiệp chuyên ngành để đầu tư công nghệ khai thác đảm bảo chất lượng nguyên liệu cung cấp cho các cơ sở sản xuất.
- Quy hoạch vùng sản xuất tập trung đối với nguyên liệu từ sản phẩm của ngành nông nghiệp để ứng dụng khoa học kỹ thuật và tạo ra lượng hàng hoá lớn.
d) Giải pháp về chính sách khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn:
Ngoài chính sách ưu đãi thu hút đầu tư chung của tỉnh, nghiên cứu để ban hành chính sách ưu đãi riêng đối với các cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn như các chính sách về mặt bằng, vốn, thị trường, lao động tay nghề cao...
e) Giải pháp về tổ chức cán bộ khuyến công cấp huyện, cấp xã:
Bố trí cán bộ khuyến công ở tất cả các xã và cán bộ phụ trách công tác khuyến công ở cấp huyện nhằm tăng cường tổ chức, triển khai các nội dung hoạt động khuyến công và nắm bắt tình hình phát triển tiểu thủ công nghiệp và làng nghề trên địa bàn tỉnh.
g) Giải pháp về công nghệ và bảo vệ môi trường:
Khuyến khích các doanh nghiệp nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và đổi mới công nghệ. Tăng cường công tác quản lý môi trường, hạn chế tối thiểu chất thải ô nhiễm môi trường; Đổi mới áp dụng công nghệ tiên tiến, đẩy mạnh thực hiện chương trình sản xuất sạch hơn trong các doanh nghiệp công nghiệp.
h) Tăng cường năng lực tổ chức quản lý chỉ đạo phát triển công nghiệp nông thôn:
* Tăng cường sự quản lý của nhà nước:
- Rà soát lại cơ chế chính sách đã bàn hành để bổ sung, hoàn thiện cho phù hợp yêu cầu hiện nay, tăng thêm hỗ trợ nâng cấp kết cấu hạ tầng nông thôn, giảm bớt các thủ tục hành chính…
- Tuyên tuyên truyền, phổ biến rộng rãi các chủ trương, chính sách của nhà nước để người dân yên tâm đầu tư phát triển công nghiệp ở nông thôn.
- Chính quyền các cấp tạo mọi điều kiện để các cơ sở sản xuất kinh doanh theo đúng quy hoạch phát triển và theo pháp luật.
* Tăng cường năng lực tổ chức quản lý chỉ đạo phát triển công nghiệp nông thôn:
- Củng cố và tăng cường năng lực quản lý về công nghiệp đối với Phòng kinh tế, công thương các huyện, thị, thành.
- Đầu tư xây dựng Trung tâm hỗ trợ truyền nghề, hỗ trợ khởi sự thành lập doanh nghiệp, nhà trưng bày giới thiệu sản phẩm công nghiệp nông thôn gắn với xây dựng trụ sở Trung tâm khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp tại Vĩnh Yên. Tăng cường từng bước trang thiết bị, điều kiện làm việc và biên chế cho Trung tâm.
5. Kinh phí thực hiện:
Tổng kinh phí thực hiện chương trình là: 37.610 triệu đồng, trong đó nguồn kinh phí địa phương là 22.960 triệu đồng (theo Tờ trình số 182/TTr-UBND ngày 19-11-2010 của UBND tỉnh).
Hàng năm căn cứ theo chương trình và nhiệm vụ cụ thể, ngân sách tỉnh sẽ bố trí kinh phí thực hiện, đảm bảo công tác khuyến công hoạt động có hiệu quả.
Điều 2. Tổ chức thực hiện
- HĐND tỉnh giao UBND tỉnh tổ chức thực hiện Nghị quyết, hàng năm báo cáo kết quả thực hiện với HĐND tỉnh.
- Thường trực, các Ban và Đại biểu HĐND tỉnh có trách nhiệm giám sát việc thực hiện nghị quyết.
Nghị quyết này đã được HĐND tỉnh khoá XIV, kỳ họp thứ 22 thông qua ngày 16/12/2010./.
CHỦ TỊCH
Nguyễn Văn Chức | {
"issuing_agency": "Tỉnh Vĩnh Phúc",
"promulgation_date": "22/12/2010",
"sign_number": "31/2010/NQ-HĐND",
"signer": "Nguyễn Văn Chức",
"type": "Nghị quyết"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bat-dong-san/Quyet-dinh-02-2023-QD-UBND-Bang-he-so-dieu-chinh-gia-cac-loai-dat-Di-Linh-Lam-Dong-551924.aspx | Quyết định 02/2023/QĐ-UBND Bảng hệ số điều chỉnh giá các loại đất Di Linh Lâm Đồng | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÂM ĐỒNG
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
---------------
Số: 02/2023/QĐ-UBND
Lâm Đồng, ngày 06 tháng 01 năm 2023
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH BẢNG HỆ SỐ ĐIỀU CHỈNH GIÁ CÁC LOẠI ĐẤT NĂM 2023 TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN DI LINH, TỈNH LÂM ĐỒNG
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015 và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Đất đai ngày 29 tháng 11 năm 2013;
Căn cứ Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định về giá đất;
Căn cứ Nghị định số 45/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định về thu tiền sử dụng đất;
Căn cứ Nghị định số 46/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước;
Căn cứ Nghị định số 135/2016/NĐ-CP ngày 09 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định về thu tiền sử dụng đất, thu tiền thuê đất, thuê mặt nước;
Căn cứ Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai;
Căn cứ Nghị định số 123/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định về thu tiền sử dụng đất, thu tiền thuê đất, thuê mặt nước;
Căn cứ Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công;
Căn cứ Thông tư số 76/2014/TT-BTC ngày 16 tháng 6 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn một số điều của Nghị định số 45/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định về thu tiền sử dụng đất;
Căn cứ Thông tư số 77/2014/TT-BTC ngày 16 tháng 6 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn một số điều của Nghị định số 46/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước;
Căn cứ Thông tư số 332/2016/TT-BTC ngày 26 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 76/2014/TT-BTC ngày 16 tháng 6 năm 2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số điều của Nghị định số 45/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định về thu tiền sử dụng đất;
Căn cứ Thông tư số 333/2016/TT-BTC ngày 26 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 77/2014/TT-BTC ngày 16 tháng 6 năm 2014 hướng dẫn một số điều của Nghị định số 46/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước;
Căn cứ Thông tư số 33/2017/TT-BTNMT ngày 29 tháng 9 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai và sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư hướng dẫn thi hành Luật Đất đai;
Căn cứ Thông tư số 10/2018/TT-BTC ngày 30 tháng 01 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 76/2014/TT-BTC ngày 16 tháng 6 năm 2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số điều của Nghị định số 45/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định về thu tiền sử dụng đất;
Căn cứ Thông tư số 11/2018/TT-BTC ngày 30 tháng 01 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 77/2014/TT-BTC ngày 16 tháng 6 năm 2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số điều của Nghị định số 46/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước;
Xét đề nghị của Sở Tài chính tại Tờ trình số 144/TTr-STC ngày 30/12/2022.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Bảng hệ số điều chỉnh giá các loại đất năm 2023 trên địa bàn huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng để áp dụng trong các trường hợp cụ thể như sau:
1. Diện tích tính thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất của thửa đất hoặc khu đất có giá trị (tính theo giá đất trong Bảng giá đất) dưới 10 tỷ đồng (mười tỷ đồng) để xác định tiền sử dụng đất, tiền thuê đất trong các trường hợp:
a) Tổ chức được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất không thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất, công nhận quyền sử dụng đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất phải nộp tiền sử dụng đất.
b) Hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất không thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất, công nhận quyền sử dụng đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng từ đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở đất đối với diện tích đất ở vượt hạn mức; tính tiền thuê đất đối với đất nông nghiệp vượt hạn mức giao đất, vượt hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp.
c) Xác định giá đất để làm giá khởi điểm đấu giá quyền sử dụng đất khi Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê.
d) Xác định đơn giá thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm đối với trường hợp thuê đất sử dụng vào mục đích kinh doanh thương mại, dịch vụ, bất động sản, khai thác khoáng sản.
đ) Xác định đơn giá thuê đất trả tiền một lần cho cả thời gian thuê không thông qua hình thức đấu giá.
e) Xác định đơn giá thuê đất cho các tổ chức kinh tế, tổ chức sự nghiệp công lập tự chủ tài chính, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài khi chuyển từ thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm sang thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê.
g) Xác định đơn giá thuê đất cho các tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng tài sản gắn liền với đất thuê được Nhà nước tiếp tục cho thuê đất trong thời hạn sử dụng đất còn lại, sử dụng đất đúng mục đích đã được xác định trong dự án.
h) Xác định giá trị quyền sử dụng đất thuộc trường hợp được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, đơn giá thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm và đơn giá thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê khi cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước;
i) Xác định đơn giá thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm cho chu kỳ ổn định tiếp theo đối với thửa đất hoặc khu đất được Nhà nước cho thuê sử dụng vào mục đích kinh doanh thương mại, dịch vụ, bất động sản, khai thác khoáng sản.
2. Xác định đơn giá thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm (không bao gồm trường hợp thuê đất sử dụng vào mục đích kinh doanh thương mại, dịch vụ, bất động sản, khai thác khoáng sản).
3. Xác định giá khởi điểm trong đấu giá quyền sử dụng đất để cho thuê theo hình thức thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm.
4. Xác định số tiền phải nộp đối với các trường hợp được Nhà nước giao đất nhưng không đưa đất vào sử dụng hoặc chậm tiến độ sử dụng đất so với tiến độ ghi trong dự án đầu tư.
5. Xác định giá trị quyền sử dụng đất để tính vào giá trị tài sản của cơ quan, tổ chức, đơn vị.
Điều 2. Hiệu lực thi hành
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 17 tháng 01 năm 2023 và thay thế Quyết định số 13/2022/QĐ-UBND ngày 18 tháng 01 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng ban hành Bảng hệ số điều chỉnh giá các loại đất năm 2022 trên địa bàn huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng.
Điều 3. Trách nhiệm thi hành
1. Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng, Cục Thuế tỉnh và các cơ quan, đơn vị có liên quan theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra việc tổ chức thực hiện Quyết định này; kịp thời báo cáo đề xuất cấp có thẩm quyền xem xét, giải quyết những vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện và những nội dung chưa phù hợp với quy định hiện hành; thẩm định, trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét điều chỉnh, bổ sung Bảng hệ số điều chỉnh giá các loại đất khi có đề nghị của Ủy ban nhân dân huyện Di Linh.
2. Cục Thuế tỉnh và Ủy ban nhân dân huyện Di Linh theo chức năng, nhiệm vụ được giao chịu trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện Quyết định này.
Điều 4. Xử lý đối với một số trường hợp cụ thể
1. Trường hợp thửa đất hoặc khu đất xác định giá thuộc đất đô thị, trung tâm thương mại, dịch vụ, đầu mối giao thông quan trọng, khu dân cư tập trung có khả năng sinh lợi đặc biệt, có lợi thế trong việc sử dụng đất làm mặt bằng sản xuất kinh doanh, thương mại và dịch vụ hoặc tại một số vị trí đất thực hiện dự án trong cùng một khu vực, tuyến đường có hệ số sử dụng đất (mật độ xây dựng, chiều cao của công trình) khác với mức bình quân chung của khu vực, tuyến đường hoặc tại thời điểm xác định giá, giá đất thị trường tại khu vực định giá, khu vực lân cận có biến động so với giá đất được xác định theo Bảng hệ số điều chỉnh giá các loại đất quy định tại Điều 1 Quyết định này thì căn cứ tình hình thực tế tại địa phương, Ủy ban nhân dân huyện Di Linh hoặc cơ quan được giao nhiệm vụ xác định giá đất tổ chức điều tra, khảo sát, thu thập thông tin, lập hồ sơ đề xuất gửi Sở Tài chính thẩm định, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định tăng hệ số điều chỉnh giá đất để:
a) Tính tiền sử dụng đất khi tổ chức được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất không thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất; công nhận quyền sử dụng đất; cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với trường hợp diện tích tính thu tiền sử dụng đất của thửa đất hoặc khu đất có giá trị dưới 10 tỷ đồng (tính theo giá đất trong Bảng giá các loại đất do Ủy ban nhân dân tỉnh quy định).
b) Xác định giá khởi điểm đấu giá quyền sử dụng đất khi được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, đấu giá quyền sử dụng đất thuê trả tiền một lần cho cả thời gian thuê đối với diện tích tính thu tiền sử dụng đất, thu tiền thuê đất của thửa đất hoặc khu đất có giá trị dưới 10 tỷ đồng (tính theo giá đất trong Bảng giá các loại đất do Ủy ban nhân dân tỉnh quy định) và xác định giá khởi điểm để đấu giá quyền sử dụng đất thuê theo hình thức thuê đất trả tiền hàng năm theo quy định.
2. Đối với các trường hợp được chuyển mục đích sử dụng từ đất nông nghiệp và đất phi nông nghiệp (không phải đất ở) sang đất ở thì tiền sử dụng đất phải nộp đối với phần diện tích chuyển mục đích vượt hạn mức giao đất ở tối thiểu không được thấp hơn khi tính theo giá đất quy định tại Bảng giá đất (không có hệ số điều chỉnh) tại vị trí của phần diện tích đó, nếu thấp hơn thì tính bằng mức tối thiểu.
Điều 5. Tổ chức thực hiện
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở: Tài chính, Tài nguyên và Môi Trường, Xây dựng; Cục trưởng Cục Thuế tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Di Linh; Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức, đơn vị và các cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Trần Văn Hiệp
BẢNG HỆ SỐ ĐIỀU CHỈNH
GIÁ CÁC LOẠI ĐẤT NĂM 2023 TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN DI LINH, TỈNH LÂM ĐỒNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 02/2023/QĐ-UBND ngày 06 /01/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng)
I. ĐẤT NÔNG NGHIỆP
1. Đất trồng cây hàng năm
Stt
Tên đơn vị hành chính
Giá đất (1.000 đồng/m2)
Hệ số điều chỉnh giá đất (lần)
Vị trí 1
Vị trí 2
Vị trí 3
Vị trí 1
Vị trí 2
Vị trí 3
1
Thị trấn Di Linh
46
37
23
2,4
2,4
2,4
2
Xã Bảo Thuận
38
30
19
2,4
2,4
2,4
3
Xã Đinh Lạc
40
32
20
2,4
2,4
2,4
4
Xã Đinh Trang Hòa
40
32
20
2,4
2,4
2,4
5
Xã Đinh Trang Thượng
38
30
19
2,4
2,4
2,4
6
Xã Gia Bắc
26
21
13
2,4
2,4
2,4
7
Xã Gia Hiệp
40
32
20
2,4
2,4
2,4
8
Xã Gung Ré
40
32
20
2,4
2,4
2,4
9
Xã Hòa Bắc
38
30
19
2,4
2,4
2,4
10
Xã Hòa Nam
40
32
20
2,4
2,4
2,4
11
Xã Hòa Ninh
40
32
20
2,4
2,4
2,4
12
Xã Hòa Trung
38
30
19
2,4
2,4
2,4
13
Xã Liên Đầm
40
32
20
2,4
2,4
2,4
14
Xã Sơn Điền
26
21
13
2,4
2,4
2,4
15
Xã Tam Bố
38
30
19
2,4
2,4
2,4
16
Xã Tân Châu
40
32
20
2,4
2,4
2,4
17
Xã Tân Lâm
38
30
19
2,4
2,4
2,4
18
Xã Tân Nghĩa
40
32
20
2,4
2,4
2,4
19
Xã Tân Thượng
38
30
19
2,4
2,4
2,4
2. Đất trồng cây lâu năm
Stt
Tên đơn vị hành chính
Giá đất (1.000 đồng/m2)
Hệ số điều chỉnh giá đất (lần)
Vị trí 1
Vị trí 2
Vị trí 3
Vị trí 1
Vị trí 2
Vị trí 3
1
Thị trấn Di Linh
120
96
60
2,4
2,4
2,4
2
Xã Bảo Thuận
50
40
25
2,4
2,4
2,4
3
Xã Đinh Lạc
60
48
30
2,4
2,4
2,4
4
Xã Đinh Trang Hòa
60
48
30
2,4
2,4
2,4
5
Xã Đinh Trang Thượng
50
40
25
2,4
2,4
2,4
6
Xã Gia Bắc
34
27
17
2,4
2,4
2,4
7
Xã Gia Hiệp
60
48
30
2,4
2,4
2,4
8
Xã Gung Ré
60
48
30
2,4
2,4
2,4
9
Xã Hòa Bắc
50
40
25
2,4
2,4
2,4
10
Xã Hòa Nam
60
48
30
2,4
2,4
2,4
11
Xã Hòa Ninh
60
48
30
2,4
2,4
2,4
12
Xã Hòa Trung
50
40
25
2,4
2,4
2,4
13
Xã Liên Đầm
60
48
30
2,4
2,4
2,4
14
Xã Sơn Điền
34
27
17
2,4
2,4
2,4
15
Xã Tam Bố
50
40
25
2,4
2,4
2,4
16
Xã Tân Châu
60
48
30
2,4
2,4
2,4
17
Xã Tân Lâm
50
40
25
2,4
2,4
2,4
18
Xã Tân Nghĩa
60
48
30
2,4
2,4
2,4
19
Xã Tân Thượng
50
40
25
2,4
2,4
2,4
3. Đất nuôi trồng thủy sản
Stt
Tên đơn vị hành chính
Giá đất (1.000 đồng/m2)
Hệ số điều chỉnh giá đất (lần)
Vị trí 1
Vị trí 2
Vị trí 3
Vị trí 1
Vị trí 2
Vị trí 3
1
Thị trấn Di Linh
46
37
23
2,4
2,4
2,4
2
Xã Bảo Thuận
38
30
19
2,4
2,4
2,4
3
Xã Đinh Lạc
40
32
20
2,4
2,4
2,4
4
Xã Đinh Trang Hòa
40
32
20
2,4
2,4
2,4
5
Xã Đinh Trang Thượng
38
30
19
2,4
2,4
2,4
6
Xã Gia Bắc
26
21
13
2,4
2,4
2,4
7
Xã Gia Hiệp
40
32
20
2,4
2,4
2,4
8
Xã Gung Ré
40
32
20
2,4
2,4
2,4
9
Xã Hòa Bắc
38
30
19
2,4
2,4
2,4
10
Xã Hòa Nam
40
32
20
2,4
2,4
2,4
11
Xã Hòa Ninh
40
32
20
2,4
2,4
2,4
12
Xã Hòa Trung
38
30
19
2,4
2,4
2,4
13
Xã Liên Đầm
40
32
20
2,4
2,4
2,4
14
Xã Sơn Điền
26
21
13
2,4
2,4
2,4
15
Xã Tam Bố
38
30
19
2,4
2,4
2,4
16
Xã Tân Châu
40
32
20
2,4
2,4
2,4
17
Xã Tân Lâm
38
30
19
2,4
2,4
2,4
18
Xã Tân Nghĩa
40
32
20
2,4
2,4
2,4
19
Xã Tân Thượng
38
30
19
2,4
2,4
2,4
4. Đất nông nghiệp khác
Stt
Tên đơn vị hành chính
Giá đất (1.000 đồng/m2)
Hệ số điều chỉnh giá đất (lần)
Vị trí 1
Vị trí 2
Vị trí 3
Vị trí 1
Vị trí 2
Vị trí 3
1
Thị trấn Di Linh
120
96
60
2,4
2,4
2,4
2
Xã Bảo Thuận
50
40
25
2,4
2,4
2,4
3
Xã Đinh Lạc
60
48
30
2,4
2,4
2,4
4
Xã Đinh Trang Hòa
60
48
30
2,4
2,4
2,4
5
Xã Đinh Trang Thượng
50
40
25
2,4
2,4
2,4
6
Xã Gia Bắc
34
27
17
2,4
2,4
2,4
7
Xã Gia Hiệp
60
48
30
2,4
2,4
2,4
8
Xã Gung Ré
60
48
30
2,4
2,4
2,4
9
Xã Hòa Bắc
50
40
25
2,4
2,4
2,4
10
Xã Hòa Nam
60
48
30
2,4
2,4
2,4
11
Xã Hòa Ninh
60
48
30
2,4
2,4
2,4
12
Xã Hòa Trung
50
40
25
2,4
2,4
2,4
13
Xã Liên Đầm
60
48
30
2,4
2,4
2,4
14
Xã Sơn Điền
34
27
17
2,4
2,4
2,4
15
Xã Tam Bố
50
40
25
2,4
2,4
2,4
16
Xã Tân Châu
60
48
30
2,4
2,4
2,4
17
Xã Tân Lâm
50
40
25
2,4
2,4
2,4
18
Xã Tân Nghĩa
60
48
30
2,4
2,4
2,4
19
Xã Tân Thượng
50
40
25
2,4
2,4
2,4
5. Đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản và đất nông nghiệp khác nằm trong phạm vi quy hoạch đất ở đô thị thuộc thị trấn và khu dân cư nông thôn:
Hệ số điều chỉnh giá đất bằng hệ số điều chỉnh giá đất tương ứng quy định cùng vị trí, cùng địa bàn của đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản và đất nông nghiệp khác (theo bảng hệ số tại Điểm 1, 2, 3 và 4 nêu trên).
6. Đất rừng sản xuất
Stt
Tên đơn vị hành chính
Giá đất (1.000 đồng/m2)
Hệ số điều chỉnh giá đất (lần)
Vị trí 1
Vị trí 2
Vị trí 3
Vị trí 1
Vị trí 2
Vị trí 3
1
Thị trấn Di Linh
26
21
13
1,2
1,2
1,2
2
Xã Bảo Thuận
26
21
13
1,2
1,2
1,2
3
Xã Đinh Lạc
26
21
13
1,2
1,2
1,2
4
Xã Đinh Trang Hòa
26
21
13
1,2
1,2
1,2
5
Xã Đinh Trang Thượng
26
21
13
1,2
1,2
1,2
6
Xã Gia Bắc
26
21
13
1,2
1,2
1,2
7
Xã Gia Hiệp
26
21
13
1,2
1,2
1,2
8
Xã Gung Ré
26
21
13
1,2
1,2
1,2
9
Xã Hòa Bắc
26
21
13
1,2
1,2
1,2
10
Xã Hòa Nam
26
21
13
1,2
1,2
1,2
11
Xã Hòa Ninh
26
21
13
1,2
1,2
1,2
12
Xã Hòa Trung
26
21
13
1,2
1,2
1,2
13
Xã Liên Đầm
26
21
13
1,2
1,2
1,2
14
Xã Sơn Điền
26
21
13
1,2
1,2
1,2
15
Xã Tam Bố
26
21
13
1,2
1,2
1,2
16
Xã Tân Châu
26
21
13
1,2
1,2
1,2
17
Xã Tân Lâm
26
21
13
1,2
1,2
1,2
18
Xã Tân Nghĩa
26
21
13
1,2
1,2
1,2
19
Xã Tân Thượng
26
21
13
1,2
1,2
1,2
7. Đất rừng phòng hộ, rừng đặc dụng:
Hệ số điều chỉnh giá đất bằng 1,0 lần.
II. ĐẤT Ở TẠI NÔNG THÔN
STT
Tên đơn vị hành chính, khu vực, đường, đoạn đường
Giá đất (1.000 đồng/m2)
Hệ số điều chỉnh giá đất (lần)
1
Xã Liên Đầm
1.1
Khu vực I:
1.1.1
Dọc quốc lộ 20
1
Từ đường Ngô Quyền đến giáp thị trấn Di Linh từ thửa 375(32) đến + thửa 483 (32), đến hết thửa 2 (33) + thửa 5(33)
1.360
2,9
2
Từ đường Ngô Quyền đến giáp cầu Liên Đầm từ thửa 377 (32) đến + thửa 482 (32), đến hết thửa 43(31) + thửa 57 (31)
1.200
2,9
3
Từ cầu Liên Đầm đến giáp ngã 3 cổng đỏ từ thửa 16 (31) + thửa 48 (31) đến giáp + thửa 5 (30) +13, 53 (30)
1.750
2,5
4
Từ ngã 3 vào cổng đỏ từ thửa 17 (30) + 14 (30) đến hết mốc ranh cổng thôn văn hóa thôn 10 thửa 144 (28) + 219 (29)
1.060
2,5
5
Từ cổng thôn văn hóa thôn 10 từ thửa 143(28) + thửa 155(28) đến giáp nhà thờ Tin Lành thửa 42(45) + thửa 44 (45)
760
2,4
6
Từ nhà thờ Tin Lành từ thửa 31(45) + 136 (45) đến giáp xã Đinh Trang Hòa
900
2,5
Đường vào thôn
1.1.2
Thôn 1
1
Đường vào thôn 1 (từ thửa 492(37) đến thửa 126(45))
350
2,5
2
Đoạn từ giáp QL20 đến cầu sắt từ đất nhà ông K'Trơnh (từ thửa 136(38) đến hết thửa 243 (38))
350
2,5
3
Đường vào sân banh thôn 1 (từ thửa 485 (37) đến giáp thửa 394 (37) + 396 (37))
200
2,6
4
Các nhánh rẽ còn lại thôn 1
180
2,5
1.1.3
Thôn 2
1
Đường vào thôn 2 (từ thửa 631 (23) đến hết thửa 62 (23) + 94 (23))
340
2,5
2
Đường thôn 2 sang thôn 8 (từ thửa 177(23) + 163 (23) đến giáp thửa 47(22))
200
2,6
3
Các nhánh rẽ còn lại thôn 2
180
2,5
1.1.4
Thôn 3
1
Từ giáp QL 20 đến hết đoạn đường nhựa từ thửa 534 (23) + thửa 536(23) đến hết thửa 332 (23) + thửa 358(23)
420
2,5
2
Đoạn tiếp, giáp thửa 147 (24) + 627 (23) đến hết thửa 33, 50 (24)
220
2,5
3
Đoạn trường dân lập đoàn kết đến ngã 3 (Trụ điện cánh én) từ thửa 455 (23) đến hết thửa 65 (17)
360
2,5
4
Đường nhánh đường bê tông thôn 3 từ thửa 534 đến hết thửa 354, 358 (23)
210
2,5
5
Đoạn tiếp từ thửa 627 (23) đến giáp thửa 33, 50 (24)
180
2,5
6
Đoạn giáp QL 20 đi qua trường Trung học Cơ sở từ thửa 445 (23) đến hết thửa308 (23)
360
2,5
7
Đoạn từ giáp QL20 đến hết đất nhà ông Lê Ngọc Phong từ thửa 460 (32) đến giáp thửa 31 (42)
270
2,6
8
Đoạn giáp QL 20 (Điện tử Hồng Thiên) từ thửa 447 (32) đến hết thửa + thửa 567 (32)
190
2,5
9
Đoạn giáp QL 20 từ thửa 465 (32) đến giáp thửa 655 (32)
200
2,6
10
Đoạn giáp QL 20 vào lô 21 (từ thửa 9(30) đến hết thửa 74 (30)
400
2,6
11
Các nhánh rẽ còn lại thôn 3
180
2,5
1.1.5
Thôn 4 (Hai nhánh chính)
1
Đường nhánh 1 (từ thửa 327 (32) đến giáp thửa 247 (32))
280
2,5
2
Đường nhánh 2 (từ thửa 714 (32) đến giáp thửa 60(32))
300
2,6
3
Đường nhánh 3 (từ thửa 327 (32) đến giáp thửa 144 (32))
300
2,6
4
Đường Ngô Quyền (từ QL 20 vào cầu trắng) (từ thửa 376 (32) đến giáp thửa 254 (24))
880
2,5
5
Đường xóm 3 từ QL 20 đến giáp cạnh nhà thờ (từ thửa 728 (32) đến giáp thửa 137 (32))
500
2,5
6
Đường xóm 3 (giáp đường Ngô Quyền đến nhà ông Dũng)330(32) đến hết thửa 261 (32)
600
2,5
7
Các nhánh rẽ còn lại thôn 4
180
2,5
1.1.6
Thôn 5 (Hai bên đường QL 20)
1
Đường vào thôn 5 từ thửa 425 (32) đến hết thửa 195 (42)
350
2,5
2
Các nhánh rẽ còn lại thôn 5
180
2,5
1.1.7
Thôn 6
1
Từ giáp thôn Liên Châu-xã Tân Châu (Khu đồi tròn thơn) qua trại gà Hồ Củng đến giáp ranh xã tân Châu từ thửa 34 + 46 (14) đến hết thửa 3 (6)
420
2,5
2
Từ ngã 3 thôn 6 (trại gà Hồ Cửng) từ thửa 21 (6) đến hết thửa 103 (5)
180
2,5
3
Đoạn từ ngã 3 đội 5: từ thửa 19 (10) đến hết thửa 124 +25 (9)
200
2,6
4
Các nhánh rẽ còn lại thôn 6
180
2,5
1.1.8
Thôn 7
1
Đoạn giáp thôn Liên Châu- xã Tân Châu (suối chỗ nhà ông Sở) đến miếu thôn 7 từ thửa 101 + 130 (14) đến hết thửa 12 + 24 (13)
240
2,5
2
Các nhánh rẽ còn lại thôn 7
180
2,5
1.1.9
Thôn 8
1
Đoạn giáp QL 20 đến giáp đường nhựa thôn 602 + 604 (22) đến giáp hết thửa 429 + 404 (22)
680
2,5
2
Từ ngã 3 cổng đỏ (QL20) đến giáp nga 3 từ thửa 4 + 17 (30) đến hết thửa 48 + 68 (22)
750
2,5
3
Đoạn tiếp từ ngã 3 đến chợ chè từ thửa 48 +16 (22) đến hết thửa 96 + 64 (15)
600
2,5
4
Đoạn ngã 3 QL 20 (Cổng chùa Phổ Độ) từ thửa 146 (21) đến ngã 4 thửa 79 + 80 + 95 +96 (21)
190
2,5
5
Đoạn đường lên nhà Tây (cũ) từ thửa 668+ 658 (22) đến hết thửa 296 +351(22)
200
2,6
6
Đoạn Mới mở đường sang xã Tân Châu-xã Tân Thượng từ thửa 68 (22) đến hết thửa 6 (16)
290
2,5
7
đoạn từ Cổng chùa Phổ Độ thửa 161 (21) đến hết đường bê tông thửa 225 (21)
300
2,6
8
Các nhánh rẽ còn lại thôn 8
180
2,5
1.1.10
Thôn 9
1
Đoạn 1 giáp QL20 (từ thửa 4 (33) đến giáp thửa 129(33))
320
2,6
2
Đoạn tiếp từ thửa 15 (43) đến giáp thửa 182 (42)
280
2,5
3
Từ ngã 3 QL20 Thửa 408 +409 (32) đến hết thửa 179 +591 (42)
300
2,6
4
Các nhánh rẽ còn lại thôn 9
180
2,5
1.1.11
Thôn 10
1
Các nhánh rẽ thôn 10
200
2,6
1.1.12
Thôn Nông Trường
1
Các nhánh rẽ thôn Nông Trường
340
2,5
1.2
Khu Vực II: Đất ven các trục lộ giao thông liên thôn tiếp giáp với trung tâm xã, cụm xã, khu thương mại, dịch vụ, khu du lịch, khu chế xuất, cụm công nghiệp (không thuộc bảng giá chi tiết ở Khu vực 1 nêu trên)
130
2,6
1.3
Khu vực III: Là đất ở thuộc các khu vực còn lại
100
2,5
2
Xã Đinh Trang Hòa
2.1
Khu vực I:
2.1.1
Đất dọc QL20
1
Đoạn từ giáp xã Liên Đầm (từ thửa 192(40) và thửa 349(40) đến hết thửa 107(42) và thửa 859(42))
910
2,6
2
Đoạn từ hết đất nhà ông Tân đến cách ngã ba Đinh Trang Hòa 100m (từ thửa 144(42) và thửa 139(42) đến hết thửa 703(42) và thửa 688(42))
1.240
2,6
3
Từ ngã ba Đinh Trang Hòa 100m đến hết cầu Đinh Trang Hòa (Từ thửa 995, 704 (47) đến hết thửa 1234, 1287(47))
2.070
2,6
4
Từ giáp cầu Đinh Trang Hòa đến giáp xã Hòa Ninh (Từ thửa 39 (47) đến + thửa 154, 155(47), + tiếp thửa 365 đến + thửa 21(46), đến hết thửa 27, 350(46))
2.070
2,6
2.1.2
Đường vào xã Hòa Trung
1
Từ ngã ba xã Đinh Trang Hòa đến hết đất UBND xã Đinh Trang Hòa (Từ thửa 1228(48) đến hết thửa 1304 (48) + thửa 90 (48) đến hết thửa 319 (48))
1.320
2,2
2
Từ cạnh UBND xã Đinh Trang Hòa đến giáp cầu số 1 (Từ thửa 1306 (48) đến hết thửa 1352 (48) + thửa 320 (48) đến 1393 (48) + tiếp thửa 61(51) đến hết thửa 187(51) + thửa 49 (51) đến hết thửa 171, 172 (51))
870
2,2
3
Từ cầu sắt số 1 đến giáp xã Hòa Trung (Từ thửa 188, 341 tờ bản đồ 51 đến hết thửa 156, 337 tờ bản đồ 53)
480
2,2
2.1.3
Đường vào nông trường Đinh Trang Hòa
1
Từ QL20 đến đường rẽ vào thôn 3 Đinh Trang Hòa (từ thửa 995, 28 (47) đến hết thửa 229, 246 (39))
750
2,2
2
Từ ngã rẽ thôn 3 đến văn phòng nông trường cà phê (Từ thửa 17, 33 (39) đến hết thửa 199, 200 tờ bản đồ (34))
620
2,2
3
Đoạn còn lại đến giáp xã Lộc An (từ thửa 167 tờ bản đồ 30, thửa số 235 tờ bản đồ 34 đến hết thửa 154, 1688 tờ bản đồ 29)
280
2,2
4
Từ trường Lê Văn Tám đi các hướng thôn 9, thôn 13, thôn 15 (cách 200m) (Từ thửa 121 tờ bản đồ 05 đến + thửa 117 tờ bản đồ 05 + thửa số 121 tờ bản đồ 05 đến + thửa số 228 tờ bản đồ 05 + thửa số 121 tờ bản đồ 05 đến + thửa số 196 tờ bản đồ số 05 + thửa số 121 tờ bản đồ 05 đến + thửa số 323 tờ bản đồ số 05, + tiếp thửa số 108 tờ bản đồ 04 đến hết thửa số 77 tờ bản đồ số 04)
410
2,2
5
Từ cách trường Lê Văn Tám 200m đi về hướng thôn 9, giáp ngã 3 Buônsơnao (vì lý do quy hoạch xã mới) từ thửa 397 (05) đến 362 (05) + 548(05) đến thửa 241 (05) + 184 (09) đến 55 (09) + 156 (09) đến hết thửa 67 (09)
340
2,2
6
Cách trường Lê Văn Tám 200m đi về hướng thôn 15 đến ngã rẽ vào thôn 10 xã Tân Lâm (từ thửa 221 (04) đến 49 (04) + thửa 313 (04) đến hết thửa 48 (04))
350
2,2
7
Từ ngã ba Bunsơnao đến giáp xã Lộc An, Lộc Đức, Bảo Lâm (từ thửa 130 (09) đến 126 (09) + thửa 58 (09) đến 124 (09) + 149(16) đến 216(16) + 31,196(16) đến hết 91(16) từ 197 (10) đến hết 208(10)).
210
2,2
2.1.4
Ngã ba Cây Điệp vào thôn 7 Đinh Trang Hòa
1
Từ ngã 3 hai cây điệp đến tiếp giáp với đường nhựa vào nông trường cà phê (từ thửa 349 (46) đến 03(46) + 364(43) đến 562(43) từ 382(39) đến 110(39) + 273(39) đến 86(39))
260
2,2
2
Từ đoạn còn lại vào thôn 7
190
2,2
2.1.5
Đường đi thôn 3
1
Từ QL20 vào đến ngã ba đầu tiên đến hết đất nhà ông K' Tim (Từ thửa 107 tờ bản đồ 42 đến + thửa số 90 tờ bản đồ số 42 + thửa số 139 đến hết thửa số 118 tờ bản đồ số 42)
380
2,2
2
Các đoạn còn lại của thôn 3 (Từ thửa 87 tờ bản đồ 42 đến + thửa 01A tờ bản đồ 42, + tiếp thửa 241 tờ bản đồ 39 đến + thửa 33 tờ bản đồ 39 + thửa 240 tờ bản đồ 39 đến hết thửa 34 tờ bản đồ 39)
240
2,2
3
Từ ngã ba cây điệp vào thôn 5B đến hết đất trường THCS Đinh Trang Hòa (Từ thửa 28 tờ bản đồ 46 đến hết thửa 369 tờ bản đồ 47)
510
2,2
4
Nhánh rẽ từ thửa đất 37,28 tờ bản đồ 26 đến hết thửa 32, 33 TBĐ 46 (Đoạn bổ sung)
300
2,2
5
Từ QL20 vào thôn 3 giáp cầu Đạ Nớ (Từ thửa 714 tờ bản đồ 42 đến + thửa 89 tờ bản đồ 42+ thửa 1126, 113 tờ bản đồ 42 + thửa 456 tờ bản đồ 43 đến 386 tờ bản đồ 43)
270
2,2
6
Cách trường Lê Văn Tám 200m đi về hướng thôn 13 (Từ thửa 122 tờ bản đồ 05 đến thửa 274 tờ bản đồ 05 + thửa 154 tờ bản đồ 05)
350
2,2
7
Đoạn từ đất nhà ông Thành đi đến hết đất trường tiểu học Đinh Trang Hòa 2 (Từ thửa 231 tờ bản đồ 10 đến thửa 263 tờ bản đồ 10 + thửa 145 tờ bản đồ 10 đến hết thửa 29 tờ bản đồ 10)
220
2,2
8
Từ ngã 3 cách trường tiểu học Lê Văn tám 200 mét đi về hướng thôn 13 (Từ thửa 259 tờ bản đồ 05 đến thửa 414 tờ bản đồ 05 + thửa 383 tờ bản đồ 05 đến hết thửa 412 (05) + thửa 135 (10) đến hết thửa 132 (10) + thửa 226 (10) đến hết thửa 122 (10) + thửa 182 (14) đến hết thửa 189 (14) + thửa 05 (14 ) đến hết thửa 14 (14))
280
2,2
9
Từ ngã 3 giáp đất nhà ông Vinh đi hết cầu thôn Bắc Trang (từ thửa 182 tờ bản đồ 14 đến 189 (14) + thửa 05 (14) đến 14(14))
180
2,3
10
Từ ngã 3 giáp đất nhà ông vinh đến cụm dân cư thôn 9 (từ thửa 166 (16) đến 192 (16) + thửa 120(16) đến hết thửa 145 (16))
200
2,2
11
Từ cầu thôn Bắc trang đến hội trường thôn Bắc trang (Từ thửa 48 tờ bản đồ 18 đến + thửa 120 tờ bản đồ 18 + thửa 47 tờ bản đồ 18 đến hết thửa 143 tờ bản đồ 18)
150
2,2
12
Từ đất nhà ông Thập thôn Bắc trang đến hội trường thôn Bắc trang (Từ thửa 146 tờ bản đồ 18 đến +thửa 202 tờ bản đồ 18 + thửa 170 tờ bản đồ 18 đến+ thửa 201 tờ bản đồ 18, + tiếp thửa 16 tờ bản đồ 24 đến + thửa 95 tờ bản đồ số 24 + thửa 15 tờ bản đồ 24 đến + thửa 94 tờ bản đồ 24, + tiếp thửa 166 tờ bản đồ 25 đến + thửa 145 tờ bản đồ số 25 + thửa 136 tờ bản đồ 25 đến hết thửa 142 tờ bản đồ 25)
190
2,2
13
Đoạn còn lại của thôn Bắc trang (Từ thửa 123 tờ bản đồ 18 đến + thửa 82 tờ bản đồ 18 + thửa 142 tờ bản đồ 18 đến + thửa 182 tờ bản đồ số 17 + thửa 129A tờ bản đồ 17 đến + thửa 182 tờ bản đồ 17, + tiếp thửa 12 tờ bản đồ 25 đến + thửa 91 tờ bản đồ số 25 + thửa 13 tờ bản đồ 25 đến + thửa 100 tờ bản đồ 25, + tiếp thửa 12 tờ bản đồ 25 đến + thửa 91 tờ bản đồ số 25, + tiếp thửa 152 tờ bản đồ 19 đến + thửa 16 tờ bản đồ số 19 + thửa 154 đến hết thửa 17 tờ bản đồ số 19)
150
2,2
14
Từ ngã 3 đường nhựa vào nông trường cà phê đến hết đất nhà ông Cự thôn tây trang (Từ thửa 01,26,126A tờ bản đồ 35, +tiếp thửa 10 tờ bản đồ 37 đến + thửa 32 tờ bản đồ số 37+ thửa 41 tờ bản đồ 37 đến hết thửa 33 tờ bản đồ 37)
140
2,2
15
Từ ngã 3 đất nhà ông Huy đi về hướng thôn Nam trang (Từ thửa 07 tờ bản đồ 35 đến + thửa 87 tờ bản đồ 35 + thửa 10B tờ bản đồ 35 đến hết thửa 112 tờ bản đồ số 35)
160
2,2
16
Từ ngã 3 đất, quán nhà ông Rạng đi về hướng thôn Đông trang (Từ thửa 176, 103, tờ bản đồ 30 đến + thửa 81tờ bản đồ 30 + thửa 177,104 tờ bản đồ 30 đến + thửa 43A tờ bản đồ số 30, + tiếp thửa 78 tờ bản đồ 31 đến + thửa 11 tờ bản đồ số 31+ thửa 222 tờ bản đồ 31 đến hết thửa 45 tờ bản đồ 31)
160
2,2
17
Từ ngã 3 đất, quán nhà ông Đăng đi vào đồi 87 thôn Nam trang (Từ thửa 138 tờ bản đồ 34 đến + thửa 143 tờ bản đồ 34 + thửa 156 tờ bản đồ 34 đến hết thửa 150 tờ bản đồ số 34)
160
2,2
18
Từ cổng Barie nông trường cà phê vào đến hết cầu thôn 3 (Từ thửa 33 tờ bản đồ 39 đến + thửa 241 tờ bản đồ 39 + thửa 34 tờ bản đồ 39 đến hết thửa 240 tờ bản đồ số 39)
140
2,2
19
Từ cầu Đinh Trang Hòa đi vào cụm dân cư thôn 4 cách 500 mét (Từ thửa 404 tờ bản đồ 43 đến + thửa 109 tờ bản đồ 43+ thửa 617 tờ bản đồ 43 đến hết thửa 131 tờ bản đồ số 43)
360
2,2
20
Đoạn còn lại tiếp giáp với đường nhựa nông trường (Từ thửa 513 tờ bản đồ 43 đến + thửa 09 tờ bản đồ 43 + thửa 88 tờ bản đồ 43 đến + thửa 30 tờ bản đồ số 43, + tiếp thửa 235 tờ bản đồ 39 đến + thửa 183 tờ bản đồ số 39+thửa 232 tờ bản đồ 39 đến hết thửa 202 tờ bản đồ 39)
160
2,2
21
Từ Quốc lộ 20 cách 100 mét tiếp dọc hồ Đạ Nớ đi về hướng thôn 5b (Từ thửa 1281 tờ bản đồ 47 7 đến hết thửa 527 tờ bản đồ số 47)
360
2,2
22
Cách cây xăng ngã 3 Đinh Trang Hòa 100 mét đi về hướng cầu Bàrui Ka mé (thôn 2a) (Từ thửa 1210 tờ bản đồ 42 đến hết thửa 562 tờ bản đồ số 42)
560
2,2
23
Cách đường liên xã 100 mét đi về phía cầu sinmin (thôn 2a) (Từ thửa 1291 tờ bản đồ 48 đến hết thửa 305 tờ bản đồ số 48)
550
2,2
24
Từ ngã 3 Busơnao đến hết cầu Busơnao (Từ thửa 54 tờ bản đồ 09 đến hết thửa 193 tờ bản đồ số 06)
170
2,2
25
Đoạn còn lại đi vào thôn 10, thôn 11 (Từ thửa 160 tờ bản đồ 06 đến + thửa 125 tờ bản đồ 06 + thửa 141 tờ bản đồ 06 đến + thửa 92 tờ bản đồ số 06 + thửa 59 tờ bản đồ 06 đến + thửa 02 tờ bản đồ 06 + thửa 142 tờ bản đồ 06 đến hết thửa 03 tờ bản đồ số 06)
150
2,2
26
Từ thửa 222 tờ bản đồ số 10 đến hết thửa 63 tờ bản đồ 11 (đoạn bổ sung)
200
2,2
27
Từ cầu sắt thôn 12 đến đi các nhánh còn lại của thôn 12 (Từ thửa 147 tờ bản đồ 11 đến + thửa 142 tờ bản đồ 11+ thửa 149 tờ bản đồ 11 đến + thửa 133 tờ bản đồ số 11 + thửa 61 tờ bản đồ 11 đến + thửa 75 tờ bản đồ 11 + thửa 50 tờ bản đồ 11 đến hết thửa 149 tờ bản đồ số 11)
140
2,2
28
Từ ngã 3 quán ông Đường đi về hướng thôn 12 đến tiếp giáp cầu sắt thôn 12 (Từ thửa 333 tờ bản đồ 04 đến hết thửa 27 tờ bản đồ số 11)
180
2,3
29
Từ ngã 3 quán ông Thắng đi về hướng thôn 8 Tân Lâm (từ thửa 25 (04) đến hết thửa 16 (04) + thửa 144 (04) đến hết thửa 14 (04) từ thửa 97 (63) đến hết thửa 36 (63) + thửa 102 (63) đến hết thửa 41 (63))
160
2,2
30
Cách Quốc Lộ 20 vào 100 mét đi về hướng thôn 2B (Từ thửa 208 tờ bản đồ 47 đến hết thửa 45 tờ bản đồ 51)
200
2,2
31
Từ đường liên xã đi Hòa Trung đi hướng đập Se Kờ Lào (Từ thửa 1057 tờ bản đồ 51 đến hết thửa 230 tờ bản đồ số 54)
140
2,2
32
Từ đường liên xã Hòa Trung đi hướng thôn 10 xã Hòa Ninh (Từ thửa 36 tờ bản đồ 53 đến hết thửa 152 tờ bản đồ số 52)
280
2,2
33
Từ cổng thôn văn hóa thôn 1B đến hội trường thôn 1B
200
2,2
34
Từ đất nhà bà Thanh vào thôn 1B đến 1Km
200
2,2
35
Từ đất nhà ông K'Ninh đến hết đến nhà ông K'Teo thôn 2A
260
2,2
36
Từ đường liên xã Đinh Trang Hòa- Hòa Trung vào hội trường thôn 2B
280
2,2
37
Từ trường trung học cơ sở Đinh Trang Hòa 1 đến hết cụm dân cư thôn 5A
200
2,2
2.2
Khu Vực II: Đất ven các trục lộ giao thông liên thôn tiếp giáp với trung tâm xã, cụm xã, khu thương mại, dịch vụ, khu du lịch, khu chế xuất, cụm công nghiệp (không thuộc bảng giá chi tiết ở Khu vực 1 nêu trên)
120
2,2
2.3
Khu vực III: Là đất ở thuộc các khu vực còn lại
100
2,2
3
Xã Hòa Ninh
3.1
Khu vực I:
3.1.1
Dọc QL20
1
Từ giáp xã Đinh Trang Hòa đến giáp ranh trường cấp III Lê Hồng Phong (Từ thửa 215(06) đến thửa 48(03)
3.010
2,2
2
Từ đất trường cấp III Lê Hồng Phong đầu lô chợ (Từ thửa 48(06) đến hết thửa 306(03))
3.500
2,2
3
Từ Đầu lô chợ đến hết cây xăng (từ thửa 306(03) đến hết thửa 646(02))
5.290
2,1
4
Từ hết cây xăng đến giáp xưởng tôn Hoàng Hà (Từ thửa 646(02) đến hết thửa 120(01))
2.530
2,2
5
Từ xưởng tôn Hoàng Hà đến giáp ranh huyện Bảo Lâm (Từ thửa 120 (01) đến 01 (01))
1.620
2,2
3.1.2
Đường vào xã, thôn
1
Từ QL20 vào đến giáp cống thoát nước số 2 (Từ thửa 681(02) đến hết thửa 79 (05))
3.670
2,2
2
Từ cống thoát nước số 2 đến hết đất trạm y tế xã (Từ thửa 79(05) đến hết thửa 48(08))
1.370
2,2
3
Từ giáp Phân Viện Hòa ninh đến đầu cầu 1 (Từ thửa 48(08) đến hết thửa 61(17)
890
2,2
4
Từ cầu 1 đến giáp nghĩa địa cầu 2 (Từ thửa 61(17) đến hết thửa 89(28))
760
2,2
5
Từ Nghĩa địa cầu 2 đến hết cây xăng ông Vũ Mạnh Dũng thôn 15 (Từ thửa 89 đến hết thửa 65(28))
440
2,2
6
Từ giáp cây xăng ông Vũ Mạnh Dũng thôn 15 đến giáp ranh xã Hòa Nam (Từ thửa 65(28) đến hết thửa 153(26))
410
2,6
7
Từ ngã 3 đi Hòa Bắc đến giáp ranh xã Hòa Bắc (Từ thửa 82(28) đến hết thửa 175(28))
440
2,6
8
Từ ngã 3 đường đi xã Hòa Trung đến trường Mẫu giáo thôn 13 (Từ thửa 56(23) đến hết thửa 65 (23)
450
2,2
9
Các đoạn còn lại đến giáp ranh xã Hòa Trung (Từ thửa 65(23) đến hết thửa 03(23))
410
2,2
10
Đường đi thôn 10, 11 đến giáp xã Đinh Trang Hòa (Từ thửa 173(03) đến thửa 164 (3))
260
2,2
3.1.3
Đường nhánh khu quy hoạch dân cư: Từ trường cấp 3 Lê Hồng Phong đến đầu lô chợ:
1
- Lô 2 quy hoạch dân cư (Lô quy hoạch cách QL 20 55 m)
940
2,2
2
- Từ thửa 341(3) đến giáp thửa 14(3) và từ thửa 326(03) đến thửa 57(03)
390
2,2
3
- Các nhánh rẽ còn lại thuộc tờ bản đồ số 3, thôn 1
360
2,2
4
- Các nhánh rẽ còn lại thuộc tờ bản đồ số 4, thôn 1
260
2,2
5
- Từ đầu lô 3 quy hoạch dân cư đến hết lô quy hoạch.
700
2,2
6
- Đoạn còn lại của đường nhánh (Các thửa đất còn lại thuộc lô 4). (Từ thửa 173 (03) đến thửa 164(02))
450
2,2
3.1.4
Đường nhánh từ đầu chợ đến cây xăng số 10 chia làm
1
- Lô 2 quy hoạch dân cư (Lô quy hoạch cách QL 20 55 mét đến đầu lô 3 quy hoạch)
1.050
2,2
2
- Từ đầu lô 3 quy hoạch dân cư đến hết lô quy hoạch
960
2,2
3
- Đoạn còn lại của đường nhánh xin sửa thành (Các thửa đất còn lại thuộc lô 4). (Từ thửa 164(03) đến thửa 190(2))
560
2,2
4
- Từ thửa 221(2) đến hết thửa 98(02)
470
2,2
5
- Từ thửa 196(2) đến thửa 33(02)
440
2,2
6
- Các nhánh rẽ còn lại thuộc thôn 2
340
2,2
3.1.5
Đường quy hoạch khu dân cư từ cây xăng đến ngã 3 vào thôn 3 chia làm 3 đoạn:
1
- Lô 2 quy hoạch dân cư (Lô quy hoạch cách QL 20 55 mét đến đầu lô 3 quy hoạch)
640
2,2
2
- Từ đầu lô 3 quy hoạch dân cư đến hết lô quy hoạch
460
2,2
3
- Đoạn còn lại của đường nhánh (Các thửa đất còn lại thuộc lô 4). (Từ thửa 146(02) đến thửa 46(01))
380
2,2
3.1.6
Từ ngã ba vào thôn 3 đến hết lô quy hoạch
1
Lô 2 quy hoạch khu dân cư cách Quốc lộ 20 vào 55m
450
2,2
2
Từ đầu lô 3 khu quy hoạch đến hết khu quy hoạch
410
2,2
3
Đường nhánh rẽ còn lại của thôn 3
250
2,3
4
Đường nhánh từ ngã 3 thôn 3 đến giáp cống sình Bảo Lâm (146(01) đến thửa 46(01)
330
2,2
5
Từ cây xăng số 10 đến hết đất nhà bà Chính (Từ thửa 637(02) đến hết thửa 104(05))
510
2,2
6
Từ ngã 3 hai cây Điệp đến Nghĩa địa thôn 1 (Từ thửa 22(06) đến hết thửa 174(06))
350
2,2
7
Đường nhánh rẽ còn lại của thôn 4
270
2,2
3.1.7
Đường nhánh vào các thôn
1
Đường nhánh hết đất ông Thai thôn 4 đến hết đất nhà ông Dương (Từ thửa 110(05) đến hết thửa 138(05))
290
2,2
2
Từ đất nhà ông Thảo thôn 5 đến cách suối 200mét (Từ thửa 565 (05 đến hết thửa 138 (09)
230
2,2
3
Từ đất nhà ông Nam thôn 5 đến hết đất nhà ông Nghĩa thôn 6 (Từ thửa 163(04) đến hết thửa 96 (08))
220
2,2
4
Từ đất nhà ông Trường thôn 6 đến giáp suối cách 200 mét (Từ thửa 82(08) đến hết thửa 260 (09))
260
2,2
5
Từ đất nhà ông Tuyên thôn 7 đến giáp Nghĩa địa thôn 8 (Từ thửa 426(08) đến hết thửa 129(07))
250
2,3
6
Từ đất nhà ông Khê thôn 9 đến giáp suối cách 200 mét (Từ thửa 241(11) đến hết thửa 235(11))
230
2,2
7
Từ ngã 3 đất nhà ông Sương thôn 9 đến giáp thôn Tứ quý- Lộc An- Bảo Lâm (Từ thửa 254(11) đến hết thửa 228(11))
260
2,2
8
Từ đất nhà ông Quyền thôn 12 đến hết đất nhà ông Huề (Từ thửa 115(17) đến hết thửa 66 (17))
230
2,2
9
Từ đất nhà ông Sơn thôn 12 đến giáp thôn 13 (Tính từ thửa 154 (17) đến hết thửa 460 (17))
240
2,2
10
Từ đất nhà ông Đông thôn 14 đến giáp ranh xã Hòa Bắc (Tính từ thửa 105 (17) đến hết thửa 52 (32)) và Từ đất nhà Ông Điểu đến giáp sình
190
2,2
11
Đường nhánh đất nhà ông Lạc thôn 15 đến hết đất nhà ông Nam thôn 16 (Tính từ thửa 40 (26) đến hết thửa 07 (20))
270
2,2
12
Đường nhánh đất nhà ông Tiến thôn 7 đến cách suối 200 mét (từ thửa 179(08) đến thửa 170(08))
190
2,2
13
Từ ngã ba trà kinh lộ đến xã Lộc An (từ thửa 06(04) đến thửa 39(04))
290
2,2
14
Từ hết nhà ông Bắc Thôn 5 đến giáp nhà ông Định thôn 5 (Tính từ thửa 434 (05) đến hết thửa 458(05))
200
2,2
15
Từ hết nhà ông Sinh thôn 6 đến giáp đất nhà ông Ngôn thôn 6 (Tính từ thửa 73 (09) đến hết thửa 82 (09))
210
2,2
16
Từ hết nhà ông Tang thôn 7 đến hết đất nhà ông Lực (Tính từ thửa 233(08) đến hết thửa 192 (08))
200
2,2
17
Tính từ đất nhà ông Thạch thôn 3 đến hết đất nhà ông Nguyên thôn 3 (Tính từ thửa 17(01) đến hết thửa 22 (01))
210
2,2
18
Tính từ đất nhà bà Hoa thôn 6 đến hết đất nhà bà Hồng thôn 6 (Tính từ thửa 51 (8) đến hết thửa 78( 08))
190
2,2
19
Tính từ đất nhà ông Trường thôn 7 đến giáp suối cách 200m (Tính từ thửa 146(08) đến hết thửa 260(9))
230
2,2
3.2
Khu Vực II: Đất ven các trục lộ giao thông liên thôn tiếp giáp với trung tâm xã, cụm xã, khu thương mại, dịch vụ, khu du lịch, khu chế xuất, cụm công nghiệp (không thuộc bảng giá chi tiết ở Khu vực 1 nêu trên)
200
2,2
3.3
Khu vực III: Là đất ở thuộc các khu vực còn lại
180
2,3
4
Xã Hòa Trung
4.1
Khu vực I:
1
Từ giáp ranh Đinh Trang Hòa đến ngã 3 vào thôn 2 (từ thửa 12(08) đến hết thửa 37(2))
490
2,5
2
Từ ngã 3 thôn 2 đến UBND xã (từ thửa 319(2) đến thửa 69 (8))
450
2,6
3
Từ UBND xã Hòa Trung đến ranh giới xã Hòa Bắc,(từ thửa 69 (8) đến thửa 132 (22))
400
2,6
4
Từ UBND xã đến đầu thôn 13 Hòa Ninh (từ thửa 236 (8) đến hết thửa 74 (14))
420
2,5
5
Từ ngã 3 nhà ông Thúy đến đất nhà ông Lãng (từ thửa 66 (01) đến hết thửa 741(3))
190
2,5
6
Từ đất nhà bà Trần Thị Loan đến đất nhà ông Nguyễn Văn Thí (từ thửa 343 (2) đến hết thửa 252 (2))
200
2,6
7
Từ đất nhà ông Đỗ Quốc Nhiệm đến đất nhà ông Tô Ánh Hồng (từ thửa 109 (8) đến hết thửa 17 (8))
190
2,5
8
Từ ngã 3 nhà ông Nguyện đến đất nhà ông Thìn (từ thửa 49 (9) đến hết thửa 66 (9))
160
2,6
9
Từ thửa 29 (11) đến hết các thửa 134 (11), 117(12), 160 (12) và 1 (13)
200
2,6
10
Từ ngã 3 thôn 1 vào thôn 2 đến hết đường đá thôn 2 (từ thửa 326 (2) đến hết thửa 29 (11))
240
2,6
11
Từ đất nhà ông Lê Thanh Hà đến chân dốc nghĩa địa (từ thửa 47 (10) đến hết thửa 124 (10))
220
2,5
12
Từ đầu thôn 5 đến chân dốc nghĩa địa (từ thửa 163 (16) đến hết thửa 1 (18))
230
2,6
13
Từ chân dốc nghĩa địa đến đất nhà ông Phú (từ thửa 143 (11) đến hết thửa 16 (25))
160
2,6
14
Từ đất nhà ông Hưng đến đất nhà ông Sáu (từ thửa 91 (8) đến hết thửa 11 (8))
170
2,5
15
Từ chùa đến đất nhà ông Hòa (từ thửa 149 (8) đến hết thửa 219 (9))
170
2,5
16
Từ đất nhà ông Dũng đến đầu nghĩa địa thôn 1,2,3,9 (từ thửa 124 (9) đến hết thửa 5 (18))
160
2,6
17
Từ ngã 3 nhà ông Hân đến đất nhà ông Quang (từ thửa 248 (16) đến hết thửa 65 (16))
170
2,5
18
Từ đất nhà ông Tiến đến đất nhà ông Chức (từ thửa 137 (16) đến hết thửa 113 (16))
170
2,5
19
Từ đất nhà ông Tuy đến đất nhà ông Phan Văn Sum (từ thửa 173 (16) đến hết thửa 92 (15))
170
2,5
20
Từ đất nhà ông Hợp đến đất nhà ông Vũ Văn Cần (từ thửa 103 (15) đến hết thửa 117 (14))
170
2,5
21
Từ đất nhà ông Huy đến đất và ông Dũng (từ thửa 204 (16) đến hết thửa 6 (21))
170
2,5
22
Từ đất nhà ông Tuy đến đất nhà ông Linh (từ thửa 20 (22) đến hết thửa 40 (22))
170
2,5
23
Từ đất nhà ông Chủ đến đất nhà ông Hoan (từ thửa 64 (22) đến hết thửa 78 (22))
170
2,5
24
Từ đất nhà ông Ánh đến đất nhà ông Tiễu (từ thửa 107 (22) đến hết thửa 59 (21))
170
2,5
25
Từ đất nhà ông Long đến đất nghĩa địa (từ thửa 87 (22) đến hết thửa 27 (23))
170
2,5
26
Từ đất nhà ông Hoạt đến đất nhà ông Nam (từ thửa 111 (22) đến hết thửa 23 (24))
160
2,6
27
Từ đất nhà ông Tỉnh đến đất nhà ông Khiên (từ thửa 263 (08) đến hết thửa 65 (15))
170
2,5
28
Từ đất nhà ông Đô đến đất nhà ông Bính (từ thửa 120 (07) đến hết thửa 181 (07))
170
2,5
29
Từ đất nhà ông Khiên đến đất nhà bà Hoạt (từ thửa 208 (08) đến hết thửa 41 (07))
170
2,5
30
Từ đất nhà ông Thuấn đến đất đến đất nhà ông Thành (từ thửa 154 (07) đến hết thửa 130 (07))
170
2,5
31
Từ đất nhà ông Miêng đến đất nhà ông Hùng (từ thửa 74 (14) đến hết thửa 114 (14))
170
2,5
32
Từ đất nhà ông Miêng đến đất nhà ông Thương (từ thửa 74 (14) đến hết thửa 49 (14))
170
2,5
33
Từ ngã 3 UBND cũ đi vào sân bóng (từ thửa 219 (08) đến hết thửa 271 (08))
360
2,5
4.2
Khu Vực II: Đất ven các trục lộ giao thông liên thôn tiếp giáp với trung tâm xã, cụm xã, khu thương mại, dịch vụ, khu du lịch, khu chế xuất, cụm công nghiệp (không thuộc bảng giá chi tiết ở Khu vực 1 nêu trên)
140
2,6
4.3
Khu vực III: Là đất ở thuộc các khu vực còn lại
100
2,5
5
Xã Hòa Bắc
5.1
Khu vực I:
5.1.1
Đường vào thôn trong xã
1
Từ giáp xã Hòa Trung đến cổng chào thôn 13 (từ thửa 12(04) đến hết thửa 411(14))
390
2,6
2
Từ cổng chào thôn 13 đến cầu La Òn (từ thửa 539(14) đến hết thửa 886(14))
640
2,6
3
Từ cạnh cầu La Òn đến hết trường TH Hòa Bắc, (thửa 902(14) đến hết thửa 132(24))
870
2,6
4
Từ cạnh trường TH Hòa Bắc đến ngã 3 thôn 7, 8 (từ thửa 274(24) đến hết thửa 653(24))
710
2,6
5
Từ ngã 3 đi thôn 7, thôn 8 đến hết trụ sở Ban quản lý rừng Hòa Bắc- Hòa Nam (từ thửa 669(24) đến hết đất thửa 66(34))
530
2,6
6
Từ giáp ban quản lý rừng Hòa Bắc Hòa Nam đến cầu thôn 9 (từ thửa 74(34) đến hết thửa 174(34))
370
2,6
7
Đoạn còn lại của đường đi cầu thôn 9 (từ thửa 175(34) đến hết thửa 158(42))
390
2,6
8
Đường Hòa Bắc 2 (từ thửa 195(42) đến hết thửa 63(59))
180
2,6
9
Đường Hòa Bắc 3 (từ thửa 24(04) đến hết thửa 60(02))
230
2,6
5.1.2
Các nhánh rẽ đường liên xã đến giáp ranh xã Hòa Ninh
1
Từ ngã 3 La òn (từ thửa 899(14) đến hết trạm xá xã hết thửa 899(14))
530
2,6
2
Từ cạnh trạm xá đến hết đất nhà bà Dương Thị Thủy (Từ thửa 895(14) đến thửa 198(13)) thôn 3.
520
2,5
3
Từ hết đất nhà ông Phạm Văn Bằng đến ngã 3 đường đi thôn 2 đến hết đất bà Mai Thị Hằng (thửa 195(13) thửa 70(11)) thôn 2.
470
2,6
4
Từ ngã 3 đi thôn 2 (từ thửa 59(11) đến giáp xã Hòa Ninh đến hết thửa 50(01))
490
2,5
5
Từ ngã 3 thôn 2 đến hết đường đi thôn 18(từ thửa 99(01) đến hết thửa 92(31))
240
2,6
6
Từ ngã 3 thôn 9, thôn 10 đến phân hiệu trường tiểu học Hòa Bắc (từ thửa 24(42) đến hết thửa 74(43))
210
2,6
7
Từ ngã 3 thôn 8 đến hết đường đá (từ thửa 673(24) đến hết thửa 95(35))
200
2,6
8
Từ ngã 3 thôn 5, 7 đến trường mầm non Hòa Bắc (từ thửa 172(24) đến hết thửa 49(23))
210
2,6
9
Đuờng vào xóm 1, 2, 3 thôn 13
170
2,5
10
Từ ngã 3 thôn 3 đến cầu giáp cầu thôn 6 (từ thửa 213(12) đến hết thửa 26(22) thôn 3)
340
2,6
11
Từ ngã 3 thôn 3 đến cầu đường sẻ (từ thửa 137(13) đến hết thửa 173(12) thôn 3).
180
2,6
12
Đường thôn 18 đi thôn 16 đường đi xã Hòa Ninh (từ thửa 75(21) đến hết thửa 09(10))
170
2,5
13
Đường thôn 12 đi thôn 11 (từ thửa 04(40) đến hết thửa 95(50))
170
2,5
14
Đường đi thôn 2, 6, 9, 11 (từ thửa 11(21) đến hết thửa 59(50))
210
2,6
15
Đường thôn 12 đi thôn 17 (từ thửa 89(31) đến hết thửa 20(19))
180
2,6
16
Từ tiếp giáp đường Hòa Bắc 3 đến hết đường 135 thôn 15, (từ thửa 68(02) đến hết thửa 131(02))
160
2,6
17
Từ ngã 3 giáp xã Hòa Trung, Hòa Ninh đi vào đường cầu sẻ (từ thửa 199(02) đến hết thửa 155(02))
160
2,6
18
Từ tiếp giáp đường Hòa Bắc 3 đến hết đất nhà ông Trần Xuân Miền (từ thửa 28(14) đến hết thửa 103(13) thôn 14).
150
2,6
19
Đường vào đập Đạ La Òn thôn 13 (từ thửa 788(14) đến hết thửa 115(24))
160
2,6
20
Đường vào Trạm xử lý nước sạch Từ đất nhà ông Trần Tiến đi đến giáp đường lên trạm xử lý nước sạch (thửa 391(24) đến hết thửa 726(25) thôn 7)
170
2,5
21
Từ đất nhà ông Phan Văn Định đi đến hết đất nhà ông Nguyễn Đức Trọng (từ thửa 657(24) đến hết thửa 17(34) thôn 8).
150
2,6
22
Đoạn từ ngã 3 giáp trường mẫu giáo thôn 8 đến hết đất nhà ông Tô Đình Lưỡng Thôn 8, (từ thửa 5(25) đến hết thửa 38(33))
160
2,6
23
Từ đất ngã 3 thôn 8, đất ông Đỗ Hữu Tiến đến hết đất nhà ông Nguyễn Văn Hướng (từ thửa 136(34) đến hết thửa 1(43))
150
2,6
24
Đoạn từ đất ông Đoàn Văn Toản đến hết đất nhà ông Đinh Văn Ing (từ thửa 309(33) đến hết thửa 322(33) thôn 9)
160
2,6
25
Từ đất nhà ông Nguyễn Văn Thành đến hết đất nhà ông Mai Văn Giỏi thôn 9, đến đất nhà ông Dưỡng, (từ thửa 103(42) và thửa 88(42) đến hết thửa 32(42))
150
2,6
26
Đoạn từ đất nhà bà Hợi đến hết đất nhà ông Hải thôn 10, (từ thửa 131(42) đến hết thửa 139(43))
150
2,6
27
Đoạn từ đất nhà ông Đỗ Đức Hùng đến giáp đường đi thôn 5, thôn 6, (từ thửa 853 (14) đến hết thửa 102 (23))
180
2,6
28
Đoạn từ đất nhà ông Đinh Văn Bỉ, (từ thửa 18 (24) đến giáp trường trung học cơ sở Hòa Bắc đến hết thửa 590 (24))
180
2,6
29
Từ đất nhà ông Trần Văn Sơn đến hết đất nhà ông Trần Văn Thà thôn 1(từ thửa 63 (11) đến hết thửa 56 (01))
150
2,6
30
Từ đất nhà ông Nguyễn Đức Hạnh đến hết đất nhà bà Nguyễn Thị Hiền thôn 1, (từ thửa 22 (01) đến hết thửa 05 (01))
160
2,6
31
Từ đất nhà ông Trần Quang Phúc đến hết đất nhà bà Đoàn Thị Tĩnh thôn 2, (từ thửa 35 (11) đến hết thửa 15 (10))
160
2,6
32
Từ đất nhà ông Nguyễn Văn Duệ đến hết đất nhà ông Vũ Đình Tuấn thôn 2, (từ thửa 132 (11) đến hết thửa 36 (10))
160
2,6
33
Đoạn đường từ nhà ông Bùi Hữu Sử từ thửa 90 (21) đến hết thửa sốp 69 (50) giáp thôn 11 (Be 2))
150
2,6
34
Từ hội trường thôn 7 đến hết đất nhà ông Thiện thôn 7 (từ thửa 341 (24) đến hết thửa 633 (24))
280
2,6
35
Đoạn từ nhà bà Bùi Thị Thoàn Thửa 230 (43) đến nhà ông Cao Trọng Hán hết thửa 70 (51) thôn 11
140
2,6
36
Đoạn từ nhà ông Cao Trọng Hán đến nhà ông Phạm Văn Tân (từ thửa 70 (51) đến hết thửa 44 (59)) Thôn 11
140
2,6
37
Đoạn từ nhà ông Phạm Văn Tân đến nhà ông Nguyễn Quốc Định (từ thửa 159 (42) hết thửa 102 (51) thôn 11)
210
2,6
38
Đoạn từ nhà ông Phạm Văn Trản (thửa 192 (42) đến nhà ông Nguyễn Thành Nhơn hết thửa 46 (59) thôn 11)
140
2,6
39
Đoạn từ nhà ông Phạm Văn Tuyên đến cầu cháy thôn 11, (thửa 6 (49) đến hết thửa 63 (49))
140
2,6
40
Đoạn từ nhà ông Vũ Văn Quảng đến nhà ông Đoàn Trung Định (từ thửa 186 (43) đến hết thửa 330 (44) thôn 10)
260
2,5
41
Đoạn từ nhà ông Vũ Văn Đãng (thửa 3 (52) đến hết thửa 50 (52) thôn 10)
280
2,6
42
Đoạn từ nhà ông Bùi Thanh Khiết đến nhà ông Vũ Văn Kịu (từ thửa 119 (43) đến hết thửa 160 (43) thôn 10)
300
2,6
43
Đoạn từ cạnh nhà ông Nguyễn Văn Vương đến nhà ông Đào Văn Thắm (từ thửa 279 (43) đến hết thửa 233 (43) thôn 10)
150
2,6
44
Đoạn từ nhà ông Nguyễn Văn Vương (thửa 279 (43)) đến hết đất nhà ông Phùng Văn Tuân (Thửa 277 (44)
170
2,5
45
Đoạn từ nhà ông An Ngọc Huyên đến hết đất nhà ông Hoàng Văn Hiệu (Từ thửa 283 (44) đến thửa 56 (54))
140
2,6
46
Đoạn từ nhà ông Đặng Xuân Mỹ đến nhà ông Nguyễn Hoàng Sơn (từ thửa 41 (22) đến hết thửa 34 (32) Thôn 6)
210
2,6
47
Đoạn từ nhà ông Trần Tất Quảng đến nhà ông Bùi Văn Chử (từ thửa 132(23) đến hết thửa 154(23) Thôn 6)
160
2,6
48
Đoạn từ nhà ông Nguyễn Xuân Rệ đến nhà ông Trần Văn Tân (từ thửa 144(23) đến hết thửa 96 (32) Thôn 6)
140
2,6
49
Đoạn từ nhà ông Mai Thanh Duẩn đến nhà ông Mai Xuân Miện (từ thửa 69 (22) đến hết thửa 123 (23) Thôn 6)
140
2,6
50
Đoạn từ nhà ông K' Giảo đến nhà ông K' Củi (từ thửa 82 (02) đến hết thửa 131 (02) Thôn 15)
140
2,6
51
Đoạn từ nhà ông Nguyễn Văn Hoằng đến nhà ông Đinh Huỳnh Ngôn (từ thửa 99 (34) đến hết thửa 53 (36) Thôn 7)
140
2,6
52
Đoạn từ nhà ông K' Bônh đến Lê Văn Long (từ thửa 49(14) đến hết thửa 02 (05) Thôn 13)
200
2,6
53
Đoạn từ nhà ông Thận Thôn 12 đến đầu cầu le Thôn 12, (từ thửa 3 (49) đến hết thửa số 2(39))
140
2,6
54
Đoạn từ nhà ông Phạm Văn Bốn đến nhà ông Nguyễn Đức Viết (từ thửa 151 (10) đến hết thửa 70 (9) Thôn 16)
140
2,6
55
Đoạn từ nhà ông Phạm Đình Phung đến nhà ông Hoàng Thanh Tuấn (từ thửa 38 (10) đến hết thửa 38 (9) Thôn 16)
140
2,6
56
Từ cầu thôn 6 (ông Mỹ) đến giáp đường đi thôn 6, 9, 11 hết thửa đất ông Bùi Ngọc Quân thửa 34 (32)
340
2,6
57
Đoạn từ nhà bà Đoàn Thị Nhung đến đất ông Nguyễn Hoàng Sơn (từ thửa 125 (23) đến hết thửa 5 (32) thôn 6)
150
2,6
58
Đoạn từ đất nhà ông Đoàn Văn Hinh đến đất ông Phạm Văn Bằng (từ thửa 128 (13) đến hết thửa 49(3)) thôn 14(Đường thôn 4 đi thôn 14).
150
2,6
5.2
Khu Vực II: Đất ven các trục lộ giao thông liên thôn tiếp giáp với trung tâm xã, cụm xã, khu thương mại, dịch vụ, khu du lịch, khu chế xuất, cụm công nghiệp (không thuộc bảng giá chi tiết ở Khu vực 1 nêu trên)
130
2,6
5.3
Khu vực III: Là đất ở thuộc các khu vực còn lại
100
2,5
6
Xã Hòa Nam
6.1
Khu vực I:
1
Từ cầu 3 đến ngã 3 đường đi thôn 8 (từ thửa 3(9) đến hết thửa 78(9))
760
2,5
2
Từ ngã 3 đi thôn 8 đến ngã 4 đi thôn 5, thôn 3 (từ thửa 194(9) đến hết thửa 72(14))
1.510
2,6
3
Từ ngã 4 đi thôn 3, thôn 5 đến trường TH Hòa Nam I (từ thửa 91(14) đến hết thửa 84(14))
880
2,6
4
Từ Trường Tiểu học Hòa Nam I đến nhà ông Nguyễn Văn Phúc thôn 2 (từ thửa 54(14) đến hết thửa 94(13))
640
2,6
5
Từ cầu Suối đến cây xăng nhà ông Vũ Đức Tiền (từ Thửa 79(13) đến thửa 58(18))
610
2,6
6
Từ giáp cây xăng ông Vũ Đức Tiền (nhà ông Tuấn) đến nhà ông Hòa thôn 7 (từ Thửa 73(18) đến thửa 82(19))
580
2,6
7
Từ giáp nhà ông Hào (nhà ông Tiện) đến nhà ông Vững thôn 4 (Từ thửa 106(19) đến hết thửa 55(19))
680
2,6
8
Từ ngã 4 dâu tằm tơ đến hết đất ông Tuyên thôn 5 (từ thửa 92(14) đến hết thửa 84(15))
610
2,6
9
Từ đất nhà ông Ninh thôn 5 đến ngã 3 nhà ông Dũng thôn 4 (từ thửa 90(15) đến hết thửa 102(20))
490
2,5
10
Từ ngã 3 vào trạm y tế đến cầu ông Chức (từ thửa 12(14) đến hết thửa 124(8))
530
2,6
11
Từ cầu ông Chức đến ngã 4 thôn 8, thôn 15, (từ thửa 126(8) đến hết thửa 53(7))
330
2,5
12
Từ ngã 3 quán ông Dũng đến ngã 3 quán ông Ngoạn thôn 15 (từ thửa 48(7) đến hết thửa 15(11))
130
2,6
13
Từ ngã 3 quán ông Ngoạn đến đầu dốc nhà ông Khuy thôn 15 (từ thửa 87(12) đến hết thửa 36(17))
300
2,6
14
Từ ngã 3 đi thôn 8 đến hết đất nhà ông Trọng thôn 1 (từ thửa 195(9) đến hết thửa 68(9))
850
2,6
15
Từ hết đất ông Vương (thửa 89(8) đến cầu thôn 8 (thửa 22(8))
500
2,5
16
Từ cầu thôn 8 đến ngã 3 nhà ông Hóa (từ thửa 5(8) đến hết thửa 37(5))
320
2,6
17
Từ ngã 3 thôn 10, 11 đến hết đất trạm quản lý rừng (từ thửa 98(33) đến hết thửa 58(34))
200
2,6
18
Từ ngã 3 thôn 05 đến hết phân hiệu trường tiểu học Hòa Nam II thôn 5, thôn 10 (từ thửa 61(20) đến hết thửa 42(27))
200
2,6
19
Từ ngã 3 đi thôn 12 đến phân hiệu TH Hòa Nam II thôn 12 đến hết trường TH Hòa Nam (từ thửa 88(18) đến hết thửa 78(29))
290
2,5
20
Từ phân hiệu A trường tiểu học Hòa Nam II thôn 12 đến ngã 3 cống xả thủy điện thôn 13 (từ thửa 84(29) đến thửa 99(36))
270
2,6
21
Từ ngã 3 quán ông Tú thôn 4 đến ngã 3 thôn 3 (Núi đá) (từ thử 31(25) đến hết thửa 17(24))
380
2,6
22
Từ ngã 3 nhà ông Chúc thôn 4 đến nhà ông Mười (từ thửa 132(25) đến hết thửa 131(31))
310
2,6
23
Từ nhà ông Luyện tới nhà bà Nho thôn 1 (từ thửa 71(8) đến hết thửa 78(8))
150
2,6
24
Từ ngã 4 dâu tằm tơ đến dốc ông Hải thôn 02 (từ thửa 109(14) đến hết thửa 192(14))
380
2,6
25
Từ nhà ông Chung đến nhà ông Hậu Thôn 3 (từ thửa 1(18) đến hết thửa 110(17))
210
2,6
26
Từ nhà bà Ngà đến thác ông Cần thôn 3 (từ thửa 85(13) đến hết thửa 142(8))
210
2,6
27
Từ nhà ông Tân đến nhà ông Thịnh thôn 8 (từ thửa 47(5) đến hết thửa 41(7))
260
2,5
28
Từ nhà ông Hóa đến nhà ông Bảy thôn 8 (từ thửa 34(5) đến hết thửa 4(5))
360
2,5
29
Từ nhà ông Cộng đến nhà ông Dũng thôn 08 (từ thửa 41(7) đến hết thửa 28(8))
150
2,6
30
Từ ngã 3 nhà thờ Hòa Nam đến cầu ông Hóa thôn 9 (từ thửa 48(8) đến hết thửa 30(6))
230
2,6
31
Từ nhà ông Thế đến nhà ông Sắc thôn 9 (từ thửa 114(4) đến hết thửa 66(4))
180
2,6
32
Từ nhà ông Vinh đến giáp ranh giới xã Tân Lạc (từ thửa 52(4) đến hết thửa 1(5))
170
2,5
33
Từ nhà ông Tuấn thôn 10 đến nhà ông Nhậy thôn 10 (từ thửa 43(34) đến hết thửa 30(34))
150
2,6
34
Từ ngã 3 nhà ông Sơn đến ngã 3 thôn 10, 11 (từ thửa 171(25) đến hết thửa 84(33))
460
2,6
35
Từ ngã 3 nhà bà Thắm đến ngã 3 nhà ông Thường (từ thửa 69(25) đến hết thửa 12(31))
550
2,6
36
Từ nhà ông Tuấn thôn 04 đến nhà ông Minh thôn 04 (từ thửa 74(25) đến hết thửa 84(33))
370
2,6
37
Từ ngã 3 vào Thôn 6 đến nhà bà Loan thôn 6 (từ thửa 168(14) đến hết thửa 29(21))
230
2,6
38
Từ ngã 3 quán ông Đáng nhà ông Khanh thôn 5 đến nhà ông Phong thôn 6 (từ thửa 62(20) đến hết thửa 38(21))
330
2,5
39
Từ ngã 3 quán ông Điềm nhà ông Nam (Xanh) thôn 04 đến ngã 3 thôn 10,11 (từ thửa 107(20) đến hết thửa 82(33))
300
2,6
40
Từ nhà ông Thống đến nhà ông Lộc thôn 15 (từ thửa 53(11) đến hết thửa 6(11))
170
2,5
41
Từ nhà ông Mến thôn 4 đến nhà ông Thi Hùng thôn 11 (từ thửa 113(32) đến hết thửa 20(31))
200
2,6
42
các nhánh rẽ còn lại của thôn 1,2 ,3,5,6,8
150
2,6
43
các nhánh rẽ còn lại của thôn 4,7,10,11
150
2,6
44
các nhánh rẽ còn lại của thôn 12,13,15
150
2,6
6.2
Khu Vực II: Đất ven các trục lộ giao thông liên thôn tiếp giáp với trung tâm xã, cụm xã, khu thương mại, dịch vụ, khu du lịch, khu chế xuất, cụm công nghiệp (không thuộc bảng giá chi tiết ở Khu vực 1 nêu trên)
140
2,6
6.3
Khu vực III: Là đất ở thuộc các khu vực còn lại
100
2,5
7
Xã Tân Châu
7.1
Khu vực I:
7.1.1
Đất dọc QL28
1
Từ giáp ranh thị trấn Di Linh đến ngã tư đường vào trường Mẫu giáo Tân Châu (thửa 149, 197 (56))
1.200
2,5
2
Từ thửa 183, 223 (56) đến cua thôn 5 nhà ông Dương Tiên và ông Niềm Nhật Sáng (hết thửa 531, 657 (47))
1.600
2,5
3
Từ thửa 532, 861 (47) đến ngã ba Cổng đỏ
1.200
2,5
4
Từ ngã 3 đi cổng đỏ đến ngã 3 lên sân bóng thôn 6 (thửa 172 + 219(47) đến thửa 295(38) + 22(46))
840
2,5
5
Từ ngã 3 lên sân bóng thôn 6 đến ngã 3 thôn 6 đi thôn 7 (Thửa 208(38) đến hết 48(37))
870
2,5
6
Từ ngã 3 đi thôn 6 đi thôn 7 đến giáp ranh xã Tân Thượng (Thửa 29(37) đến hết thửa 84(26))
840
2,5
7.1.2
Đường vào thôn 7
1
Từ ngã 3 cây xăng ông Chi quốc lộ 28 đến qua ngã 3 thôn 4 cách 100 mét hướng về thôn 7
1.010
2,5
2
Qua ngã 3 thôn 4 (100 mét) đến hết cầu thôn 7
730
2,5
3
Từ cầu thôn 7 đến cầu Thanh niên Xung phong
520
2,4
4
Từ cầu Thanh niên Xung phong đến nhà ông Lê Văn Thiết thôn 7
400
2,4
5
Từ ngã 3 cầu thôn 7 đến hết đất nhà ông Lê Văn Hành thôn 7 (song song với đường nhựa thôn 7)
360
2,5
6
Các đoạn nhánh rẽ của đoạn từ ngã 3 cầu thôn 7 đến hết đất nhà ông Lê Văn Hành thôn 7 (song song với đường nhựa thôn 7) (Tờ bản đồ 41)
280
2,4
7
Các đoạn nhánh rẽ còn lại của cầu thôn 7 đến cầu Thanh niên Xung phong (Tờ bản đồ 41)
360
2,5
7.1.3
Đường thôn 4
1
Từ ngã rẽ đường đi thôn 4 đến hết cầu thôn 7
460
2,5
2
Từ thửa (516,517(47) đến thửa 353,372 (47))
610
2,5
3
Từ thửa 310 (47) đến + thửa 357(47) + thửa 125(47) đến hết thửa 100(47) đường đi thôn 7
580
2,5
4
Từ thửa 186(48) đến hết thửa 169(48) đường nhựa
370
2,4
5
Từ thửa 216(48) đến hết thửa 153(48)
290
2,3
7.1.4
Đường liên thôn 8, thôn 3 chia thành các đoạn
1
Từ giáp thị trấn Di Linh đến ngã 3 đi nghĩa trang thôn 8
1.010
2,5
2
Từ ngã 3 đi Nghĩa trang thôn 8 đến giáp Nghĩa trang thôn 8
480
3,1
3
Từ ngã 3 đường đi Nghĩa trang thôn 8 đến hết sân bóng thôn 3
480
3,5
4
Từ sân bóng thôn 3 đến ngã 3 cuối thôn 7
380
2,6
5
Các đoạn nhánh rẽ còn lại của thôn 8
430
2,5
7.1.5
Đường đi thôn 1 + thôn 2
1
Từ QL28 đến hết đất trường học tiểu học Tân Châu II thôn 1
550
2,5
2
Từ trường học Tân châu II thôn 1 đến hết thôn 2 (thửa 174(49))
480
2,5
3
Từ cầu Thanh niên xung phong đến hết chân đập 1019 Phạm Văn
320
2,6
4
Từ cuối chân đập 1019 Phạm Văn đến giáp ranh giới giữa thị trấn Di Linh và xã Tân Châu
540
2,5
7.1.6
Đường thôn Liên Châu chia làm các đoạn
1
Đường Tân Châu đi Liên Đầm, Tân Thượng (đường mới)
330
2,5
2
Các nhánh rẽ còn lại của thôn Liên Châu
260
2,3
7.1.7
Đường thôn 5
1
Đầu đường QL 28 đất nhà ông Đặng Tích Hòa đến đất nhà ông Đặng Tích Phú (từ thửa 320(47) đến hết thửa 218(47))
1.160
2,2
2
Đầu đường QL28 đất nhà ông Lý Văn Lăng đến hết đất nhà ông Vòng Chếch Thống (thửa 383(47) đến hết thửa 345(47))
1.160
2,2
3
Từ đầu đường QL28 đất nhà ông Lý Vinh Quang đến hết đất nhà ông Tô Ngọc Tuấn + Nguyễn Thị Trận + Trần thị Đào + Hoàng Văn Khải + Bằng Văn Sáng (đường nhựa) (thửa 442 (47) đến hết thửa 728(47))
1.160
2,2
4
Đầu đường QL28 đến Sú Vày Lộc + Nguyễn Thị Thùy (từ thửa 261(38) đến thửa 307(38) và thửa 4 (47))
660
3,3
5
Từ đầu đường QL28) đến Trương Thị Sáu (từ thửa 577(47) đến hết thửa 589(47))
1.160
2,2
6
Đầu đường QL 28 đến Nìm Lỹ Sầu (thửa 639(47) đến hết thửa 747(47))
1.160
2,2
7
Từ đất hộ Liêu Mằn Voòng đến đất Lày Thị Mùi (thửa 403(47) đến hết thửa 434(47))
860
2,5
8
Đầu đường QL28 đến đất Hoàng Văn Chí (thửa 96(46) đến hết thửa 108(47))
690
2,5
9
Từ ngã 3 đi cổng đỏ đến giáp ranh xã Liên Đầm
460
2,5
7.1.8
Đường thôn 6 chia làm các đoạn
1
Đầu đường QL28 đến sân bóng thôn 6 (thửa 299(38) đến hết thửa 155 (38))
580
2,5
2
Đầu đường QL28 đến trường tiểu học thôn 6 (thửa 472(37) đến hết thửa 536(45))
580
2,5
3
Đầu đường QL28 đến trường tiểu học thôn 6 (thửa 490(37) đến hết thửa 56(45))
690
2,5
4
Đầu đường QL28 (thửa 65(37) đến hết thửa 386(37))
580
2,5
7.1.9
Đường thôn 9
1
Từ đầu đường QL28 (trạm y tế xã) đến hết đất nhà ông Hồ Say Khiềng (thửa 24(56) đến hết thửa 296(48))
930
2,4
2
Từ đầu đường QL28 đất nhà ông Võ Thiện Nỡ đến hết đất nhà bà Voòng Phát Quyền (thửa 183(56) đến hết thửa 37(56))
1.160
2,5
3
Đầu đường QL28 Bưu Điện xã đến thửa 814(47) + thửa 119(55) Ân Văn Kim
1.160
2,5
4
Đầu đường QL28 K' Tìm thửa 2(56) đến thửa 313+286(48)
930
2,4
5
Từ đầu đường QL28 đất nhà ông Lê Trọng Quyền đến hết đất nhà ông Lê Trọng Hải (từ thửa 289(56) đến hết thửa 427(56))
1.160
2,5
6
Từ đất Lục Thị Lan thửa 143(56) đến đất Võ Thiện Chức (thửa 59 + 60(56))
870
2,5
7
Thửa 223,256,258,267,299,319,321,322 (56)
870
2,2
8
Các nhánh rẽ còn lại của thôn 9
690
2,5
7.1.10
Từ nhà ông Lê Hoàng thửa 123,124(56) đến nhà ông Liêu Minh Quang 248(55)
870
2,2
7.2
Khu Vực II: Đất ven các trục lộ giao thông liên thôn tiếp giáp với trung tâm xã, cụm xã. khu thương mại. dịch vụ, khu du lịch, khu chế xuất, cụm công nghiệp (không thuộc bảng giá chi tiết ở Khu vực 1 nêu trên)
200
2,3
7.3
Khu vực III: Là đất ở thuộc các khu vực còn lại
160
2,3
8
Xã Tân Thượng
8.1
Khu vực I:
8.1.1
Dọc Quốc lộ 28
1
Giáp xã Tân Châu đến đầu dốc thôn 2 đất nhà ông K' Nháp (Từ thửa 139(73) đến hết thửa thửa 163(57) + 143(57))
460
3,0
2
Từ đầu dốc cuối thôn 2 đến Hội trường Thôn 4 (Từ thửa 148(66) +128(66) đến thửa 148(47) + 104(47))
1.010
1,7
3
Từ đầu thôn 4 đến giáp xã Tân Lâm (từ thửa 148(47) + 104(47))
460
2,0
8.1.2
Đường ĐT 725
1
Từ giáp QL28 đến ngã 3 thôn 11 (từ thửa 25(57) đến hết thửa 342(49) đất nhà ông K'Brẻ)
540
2,6
2
Từ giáp ngã 3 đi thôn 11 giáp đất nhà ông K'Brôn đến hết đất nhà ông PôBry Breo tính (từ thửa 344(49) đến hết thửa 94(50))
330
2,5
3
Từ ngã 3 giáp đất ông PôBry Breo đến ngã 3 vào thôn 11 đất nhà ông Dũng, ông Sơn tính (từ thửa 85(50) đến hết thửa 37(29), thửa 43(29, thửa 47(29))
220
2,5
4
Từ ngã 3 giáp đất nhà ông Dũng, ông Sơn đến hết thôn 11
190
2,5
8.1.3
Đường đi vào thủy điện Đồng Nai II
1
Từ ngã 3 đất nhà ông K'Brẻ, K' Brôn đến ngã 3 đường vào Công ty TNHH cà phê Di Linh (Từ thửa 344(49)+thửa 342(49), đến hết thửa 58(35)+42(35))
330
2,5
2
Đoạn còn lại của đường vào thủy Điện Đồng Nai 2
190
2,5
3
Từ ngã 3 QL28 đường liên xã Tân Thượng- Tân Châu- Liên Đầm (Từ thửa 131(73)+142(73) đến hết thửa 167(72))
340
2,6
4
Đường thôn 1 đi thôn 10 giáp Tân Lâm đoạn từ QL 28 đi sân bóng tính (từ thửa 112(72) + 124(73) đến hết thửa 122(72))
200
2,0
5
Đường thôn 3 Từ trạm y tế xã giáp QL28 đến hết sân bóng thôn 3 tính (từ thửa 11(57) đến hết thửa 293(39+313(39))
310
2,0
6
Đường thôn 3 Từ nhà bà Đậu Thị Mười đến hết đường bê tông (từ thửa 36(57) đến hết thửa 150(57))
310
2,0
7
Đường 3 cây thông từ giáp QL 28 đất nhà ông K'Lịch đến hết đất nhà Ông Hòn A Sáng tính từ (thửa 84(48) đến hết thửa 56 (48))
310
2,0
8
Đường vào nghĩa trang thôn 4 tính (từ thửa 91(40) đến hết thửa 7(40) +54(40))
210
2,6
9
Đường KDC thôn 4 tính (từ thửa 52(40) + 36(40) đến hết thửa 7(40) +29(40))
210
2,6
10
Đường thôn 2 (Sơn Điền) từ QL28 đến hết xóm Sơn Điền tính (từ thửa 100(66) đến hết thửa 98(66))
210
2,6
11
Đường thôn 1 tính (từ thửa 62(73) đến hết thửa 53(72))
310
2,6
8.2
Khu Vực II: Đất ven các trục lộ giao thông liên thôn tiếp giáp với trung tâm xã, cụm xã, khu thương mại, dịch vụ, khu du lịch, khu chế xuất, cụm công nghiệp (không thuộc bảng giá chi tiết ở Khu vực 1 nêu trên)
140
2,6
8.3
Khu vực III: Là đất ở thuộc các khu vực còn lại
110
2,6
9
Xã Tân Lâm
9.1
Khu vực I:
9.1.1
Đoạn dọc Quốc lộ 28
1
Từ giáp ranh với xã Tân Thượng đến Hội trường thôn 1 (Từ thửa 235(43) đến hết thửa 1(43))
500
1,8
2
Từ Hội trường thôn 1 từ thửa 361(34) + 360(34) đến đầu dốc lên thôn 3 (hết thửa 243(32) + 247(32))
600
1,9
3
Từ đầu dốc lên thôn 3 thửa 222(32) + 300(32) đến hết ngã 3 đi Đinh Trang Thượng (hết thửa 182(23) + 311(23))
1.060
1,8
4
Đoạn còn lại QL28 đến giáp xã Đinh Trang Thượng (từ thửa 183(23) + 165(23)) đến giáp xã Đinh Trang Thượng
530
2,0
9.1.2
Đoạn các nhánh rẽ
1
Đoạn từ giáp Hội trường 1 (Giáp QL28 vào Trường Mẫu giáo Thôn1) (từ thửa 14(43) + 245(43) đến hết thửa 117(43) + 116(43))
220
1,8
2
Đoạn vào Hội trường thôn 2 giáp QL28: (từ thửa 110(33) + 115(33) đến hết thửa 70(34) + 80 (34))
250
1,8
3
Đoạn đường số 5 (Giáp QL28 đối diện cây xăng Thái Bình): (thửa 62(33) + 63(33) đến hết thửa 130(26) + 221(26))
250
1,8
4
Đoạn đường số 4 (Giáp QL28 vào nhà thờ thôn 3): (Từ thửa 1(41) + 2(41) đến hết thửa 119(41) + 107(41))
320
1,8
5
Đoạn giáp nhà thờ thôn 3 đi vào chùa: (Từ thửa 87(40)+105(41) đến hết thửa 120(40)+ 126(40))
150
2,6
6
Tiếp đoạn từ (thửa 103(41) + 115(41) đến hết thửa 33(48) + 17(48))
160
2,0
7
Tiếp đoạn từ thửa đến hết đường đi thôn 10 giáp xã Đinh Trang Hòa (từ thửa 32(48) + 41(41) đến hết thửa 5(73) +10(73)
110
2,4
8
Đường số 3 Giáp QL28 đối diện cổng văn hóa thôn 4: (Từ thửa 129(32) + 76(32) đến hết thửa 135(24) + 15(32))
200
2,0
9
Đoạn từ sau sân bóng thôn 4: (Từ thửa 207(32) + 249(32) đến hết thửa 393(31) + 24(40))
200
2,0
10
Đoạn đường số 1: (Giáp QL 28 đường vào UBND xã): (Từ thửa 86(31) + 135(31) đến hết 152(46) +153(46))
450
2,0
11
Tiếp đoạn 162(46) + 155(46) đến hết 72(49) + 37(50)
210
2,2
12
Tiếp đoạn đi thôn 9: (từ thửa 11(49) +23(49) đến hết 27(63) + 33(63))
160
1,8
13
Tiếp đoạn từ Nhà thờ thôn 9 đến giáp xã Đinh Trang Hòa: (từ thửa 44(63) +91(63) đến giáp xã Đinh Trang Hòa)
150
1,9
14
Tiếp đoạn từ Trường Tiểu học Thôn 9 đi hướng ra thôn 7: (từ thửa 48(63) + 68(63) đến hết thửa 144(57) +155(57))
190
1,8
15
Đoạn từ cổng văn hóa thôn 7: (từ thửa 34(49) + 44(50) đến hết thửa 109(57) +101(57))
190
2,1
16
Đoạn tiếp từ thôn 7 đi thôn 8: (từ thửa 166(57) + 102(57) đến hết thủ 43(70) +24(70) giáp xã Đinh Trang Hòa)
160
2,0
17
Các nhánh rẽ từ QL 28 còn lại vào 200m
140
1,9
18
Đoạn vào trường học cấp 3 Nguyễn Huệ: từ thửa 209(23) + 224(23) đến hết thửa 22(30) + 30(30)
470
1,7
19
Đoạn đường vào xóm 10 thôn 6: (từ thửa 336 đến thửa 408, tiếp từ thửa 353 đến hết thửa 316 tờ bản đồ 31. Tiếp thửa 11 đến thửa 94 + từ thửa 74 đến hết thửa 6 tờ bản đồ 30)
250
1,6
20
Đoạn đường vào xóm 11 thôn 6: (từ thửa 172 đến thửa 201, tiếp từ thửa 245 đến hết thửa 189 tờ bản đồ 39)
250
1,6
9.1.3
Khu quy hoạch dân cư thôn 6
1
Đoạn 1: Từ lô A1 chạy qua các lô B1, B18 đến lô C20
210
2,0
2
Đoạn 2: Từ lô A16 chạy qua các lô A17, A18 đến lô A30
200
2,0
3
Đoạn 3: Từ lô A15 chạy qua các lô A16, D1, D2 đến lô D11
210
2,0
4
Đoạn 4: Từ lô D12 chạy qua các lô D13, D14 đến lô D22
180
2,0
5
Đoạn 5: Từ lô B10 chạy qua các lô B11, B12 đến lô B18
180
2,0
6
Đoạn 6: Từ lô D11 chạy qua các lô C11, C12 đến lô C20
140
2,1
7
Đoạn từ giáp đường liên xã vào khu hành chính xã đến 100m và nhánh rẽ từ (thửa 30 đến thửa 95 (31) + thửa 264 (23))
250
2,0
8
Đoạn tiếp từ 100 m đến hết đường ven khu hành chính của xã
200
2,1
9.1.4
Đường tỉnh lộ ĐT 725
1
Giáp QL 28 đi Lâm Hà: từ thửa 188 đến thửa 189 + từ thửa 243 đến hết thửa 246 tờ bản đồ 23; tiếp từ thửa 129 đến thửa 6 tờ bản đồ 23 + từ thửa 111 đến hết thửa 3 tờ bản đồ 24
360
2,0
2
Đoạn còn lại đến giáp sông (huyện Lâm Hà)
310
1,8
9.1.5
Giáp QL 28 đi Bảo Lâm: từ thửa 181(23) + 156(23) đến giáp ranh huyện Bảo Lâm
420
2,0
9.2
Khu Vực II: Đất ven các trục lộ giao thông liên thôn tiếp giáp với trung tâm xã, cụm xã, khu thương mại, dịch vụ, khu du lịch, khu chế xuất, cụm công nghiệp (không thuộc bảng giá chi tiết ở Khu vực 1 nêu trên)
120
2,2
9.3
Khu vực III: Là đất ở thuộc các khu vực còn lại
100
1,9
10
Xã Đinh Trang Thượng
10.1
Khu vực I:
10.1.1
Đất khu dân cư dọc quốc lộ 28
1
Từ giáp ranh xã Tân Lâm đến hết Trụ sở UBND xã Đinh Trang Thượng (từ thửa 68 (tờ 112) và thửa 08 (tờ 112) đến thửa 77 (tờ 100) và thửa 25 (tờ 101))
460
2,2
2
Từ giáp Trụ sở UBND xã Đinh Trang Thượng đến hết Cây xăng 1/5 (từ thửa 56 và thửa 66 (tờ 100) đến thửa 204 và thửa 222 (tờ 92))
600
2,2
3
Từ cạnh Cây xăng 1/5 đến hết đài tưởng niệm (từ thửa 202 và thửa 203 (tờ 92) đến thửa 70 và thửa 63 (tờ 92))
520
2,2
4
Từ cạnh đài tưởng niệm đến đầu cầu Đạ Dâng (từ thửa 69 và thửa 44 (tờ 92) đến thửa 66 và thửa 20 (tờ 86))
300
2,2
10.1.2
Đường vào thôn 1 từ ngã 3 QL28 đường vào đất nhà ông Hạnh đến hết đường thôn 1 (Chia làm 3 đoạn)
1
Từ ngã 3 vào thôn 1 (thửa 316 (tờ 92)) đến hồ Đạ Srọ 2
200
2,2
2
Từ ngã 3 đến hết khu dân cư thôn 1 (từ thửa 252(92) và thửa 244 (92) đến thửa 16 (100) và thửa 325 (tờ 92))
210
2,2
3
Từ ngã 3 (thửa 154 (tờ 92) và thửa 171 (tờ 92) đến hết thửa 7 (tờ 91))
180
2,3
10.1.3
Đường vào thôn 3 từ ngã 3 QL28 đất nhà ông Khuyến đến cổng chào thôn văn hóa thôn 3 (chia làm 3 đoạn)
1
Từ ngã 3 vào thôn 3 (thửa 278 (tờ 92) và thửa 294 (tờ 92)) đến hết thửa (thửa 23 (tờ 93) và thửa 28 (tờ 92))
210
2,2
2
Từ ngã 3 đến sông Đạ Dâng (thửa 341 (tờ 93) và thửa 346 (tờ 93) đến thửa 105 (tờ 104) và thửa 16 (tờ 104))
200
2,2
3
Từ ngã 3 (thửa 329 (tờ 93) và thửa 327 (tờ 93)) đến hết thửa 217 (tờ 93)
190
2,3
10.1.4
Các đoạn thuộc thôn 2 đấu nối QL 28
1
Giáp Quốc lộ 28 từ ngã 3 (thửa 134 (tờ 107) và thửa 119 (tờ 107)) đến hết (thửa 229 (tờ 102) và thửa 212 (tờ 102))
170
2,2
2
Giáp Quốc lộ 28 từ ngã 3 (thửa 31 (tờ 107) và thửa 44 (tờ 107)) đến hết (thửa 26 (tờ 107) và thửa 25 (tờ 107))
190
2,3
10.1.5
Đường vào thôn 4, 5 đến Lòng hồ thủy điện Đồng Nai 3 chia làm 5 đoạn
1
Đường vào thôn 4, 5 từ ngã 3 QL28 (thửa 68 (tờ 92) và thửa 41 (tờ 92)) đến hết thửa 01 (tờ 53) và thửa 47 (tờ 53)
210
2,2
2
Từ ngã 3 (thửa 225 (tờ 81) và thửa 202 (tờ 81)) đến hết (thửa 192 (tờ 81) và thửa 215 (tờ 81))
170
2,2
3
Từ ngã 3 (thửa 64 (tờ 82) và thửa 70 (tờ 82)) đến hết (thửa 158 (tờ 70) và thửa 171 (tờ 70))
170
2,2
4
Từ ngã 3 (thửa 157 (tờ 71) và thửa 142 (tờ 71)) đến hết (thửa 16 (tờ 71) và thửa 4 (tờ 71))
170
2,2
5
Từ ngã 3 (thửa 247 (tờ 71) và thửa 254 (tờ 71)) đến hết (thửa 140 (tờ 70) và thửa 148 (tờ 70))
170
2,2
10.2
Khu Vực II: Đất ven các trục lộ giao thông liên thôn tiếp giáp với trung tâm xã, cụm xã, khu thương mại, dịch vụ, khu du lịch, khu chế xuất, cụm công nghiệp (không thuộc bảng giá chi tiết ở Khu vực 1 nêu trên)
150
2,2
10.3
Khu vực III: Là đất ở thuộc các khu vực còn lại
120
2,3
11
Xã Tân Nghĩa
11.1
Khu vực I:
11.1.1
Đất dọc trục giao thông chính Quốc lộ 20
1
Từ giáp Thị trấn Di Linh đến hết sân bóng thôn Đồng Đò từ thửa 584(43)-thửa 632(43) đến hết thửa 555(43) và 886(43)
1.240
3,0
2
Từ hết sân bóng thôn Đồng Đò đến giáp xã Đinh Lạc từ thửa 556 và 413(43) đến hết thửa 507(42)
1.350
2,9
11.1.2
Đường vào xã, thôn
1
Từ ngã 3 Tân Nghĩa (Công ty Petec) đến hết đường rẽ mới (Từ thửa 506, (42) đến thửa 313 và 307(42))
730
2,5
2
Từ ngã 3 QL 20 nhà ông Tuệ đến hết đường rẽ mới (Từ thửa 523(42) đến thửa 313 và 314(42))
730
2,5
3
Từ hết đường rẽ mới đến (bỏ đường vào thôn Kbrạ cũ) giáp Trường tiểu học Tân Nghĩa 1 (Từ thửa 288 và 290(42) đến thửa 243 và thửa 252(33)).
480
2,6
4
Từ Trường Tiểu học Tân Nghĩa 1 đến hết trung tâm xã (hết cây xăng ông Thuấn, cửa hàng vật liệu xây dựng Phương Chác (Bách hóa Hồng Minh)) (Từ thửa 241 và 251(33) đến hết thửa 246 và 185(26))
830
2,5
5
Từ giáp đất Cửa hàng Vật liệu xây dựng Phương Chác (Bách hóa Hồng Minh) đến ngã 3 đường đi thôn Gia Bằc 1, thôn Gia Bắc 2 (Từ thửa 245 và 184 (26) đến hết thửa 89 và 86(26))
460
2,6
6
Đoạn đường ngang từ cầu Be đến hến cầu Ciment (từ thửa 57 và 298 (26) đến hết thửa 95 và 104(26))
480
2,6
7
Từ cạnh cầu Ciment đến của hàng tạp hóa Nhanh Thúy (Từ thửa 126 và 47(26) đến hết thửa 51 và 64(25))
410
2,6
8
Từ giáp cửa hàng tạp hóa Nhanh Thúy đến hết đường nhựa mới (Từ thửa 43 và 63(25) đến hết thửa 75 (17) và 74 (15))
380
2,6
9
Từ giáp đường nhựa mới đến hết đường liên xã Tân Nghĩa-Tân Châu (Từ thửa 57 và 71 (17) đến hết thửa 10(9))
180
2,6
10
Từ cầu Be đến ngã 3 đất nhà ông Láng (Từ thửa 35 và 12(26) đến hết thửa 29 và 40(19))
270
2,6
11
Từ hết đất nhà ông Láng đến phân hiệu Trường tiểu học thôn Gia Bắc II (Từ thửa 21 và 23(19) đến hết thửa 34 và 33(6))
220
2,5
11.1.3
Các nhánh rẽ:
1
Từ đất cây xăng ông Thuấn đến hết ngã ba đất nhà ông Tỉnh (từ thửa 281 và 183 (26) đến hết thửa 127 và 283 (27)).
360
2,5
2
Từ giáp đất nhà ông Tỉnh đến ngã 4 đất nhà ông Chắt (từ thửa 126 và 74(27) đến hết thửa 46 và 26(28)).
270
2,6
3
Từ giáp ngã 4 đất nhà ông Chắt hết dốc K'Ben giáp ranh xã Đinh Lạc (từ thửa 34 và 23 (28) đến hết thửa 118 và 114 (22))
270
2,6
4
Từ giáp đất nhà ông Chiến thôn Lộc Châu 1 đến hết ngã ba đất nhà ông Tỉnh (từ thửa 287 (26) và 19(33) đến hết thửa 127 và 180 (27)).
270
2,6
5
Từ giáp đất nhà ông Tỉnh đến ngã 3 lên hội trường thôn Lộc Châu 2 (từ thửa 126 và 182(27) đến hết thửa 101 và 46(28)).
230
2,6
6
Từ ngã 3 lên hội trường thôn Lộc Châu 2 đến hết đất nhà ông Tuệ (từ thửa 436 và 47(28) đến hết thửa 157 và 140(22)).
180
2,6
7
Từ đất nhà ông Hưng lộc châu 1 đến hết đất nhà ông Bách thôn Lộc Châu 1(từ thửa 74 và 389 (33) đến hết thửa 193 và 192(27))
230
2,6
8
Nhánh rẽ vào thôn Đồng Đò hẻm 1 (từ thửa 498 và 499(43) đến hết thửa 305 và 304(43))
340
2,6
9
Nhánh rẽ vào thôn Đồng Đò hẻm 2 (từ thửa 573 và 569(43) đến hết thửa 403 và 408(43))
340
2,6
10
Nhánh rẽ vào thôn Đồng đò hẻm 3 (đường sang trạm điện) (từ thửa 594 và 581(43) đến hết thửa 473(43))
340
2,6
11
Nhánh rẽ còn lại từ QL 20 thôn Đồng Đò vào dưới 100m
130
2,6
12
Đoạn sau trường học Tân Nghĩa 1 (từ thửa 436 và 497(43) đến hết thửa 454 và 455(43))
300
2,6
13
Đoạn từ cuối hẻm 1 đến cuối hẻm 2 (từ thửa 902 và 438(43) đến hết thửa 412 và 463(43))
280
2,6
14
Nhánh rẽ thôn Đồng Đò (Đường sau nhà Mol Brìn) (từ thửa 634 và 630(43) đến hết thửa 649 và 608(43))
240
2,6
15
Nhánh rẽ thôn Đồng Đò (Đường ngang sân bóng) (từ thửa 602 và 555(43) đến hết thửa 607 và 555(43))
240
2,6
16
Đoạn từ giáp trạm điện 500KW đến ngã 3 vào đồi Tàu (từ thửa 530 và 525(40) đến hết thửa 30 và 29(40))
180
2,6
17
Các đoạn còn lại, các nhánh rẽ vào thôn Đồng Đò.
140
2,6
18
Nhánh rẽ từ QL 20 vào thôn Đồng Lạc (từ thửa 500 và 430(43) đến hết thửa 427 và 429(43))
350
2,6
19
Nhánh rẽ từ QL 20 vào thôn Đồng Lạc (nhà ông Đa) (từ thửa 698 và 107(44) đến hết thửa 189 và 190(44))
360
2,5
20
Nhánh rẽ từ QL 20 vào thôn Đồng Lạc (cây xăng 12) (từ thửa 566 và 570(42) đến hết thửa 129 và 130(44))
350
2,6
21
Nhánh rẽ còn lại từ QL 20 thôn Đồng Lạc vào dưới 100m
240
2,6
22
Các đoạn còn lại, các nhánh rẽ vào thôn Đồng lạc
220
2,5
23
Từ ngã 3 đất nhà ông Điển thôn lôc châu 1 đến hết đất nhà ông Khởi Lộc châu 1 (từ thửa 147 (26) và 92(27) đến hết thửa 78 và 97(20))
250
2,6
24
Từ ngã 3 QL20 đất nhà ông Linh vào đến hết sân Bóng thôn K'Brạ (từ thửa 593 (42) đến hết thửa 419 và 474(42)).
590
2,5
25
Từ giáp sân bóng thôn K'Brạ đến hết đường nhựa (từ thửa 420 và 636 (42) đến đến hết thửa 920 và 994 (41))
330
2,5
26
Từ ngã 3 thôn K'Brạ đến hết đường nhựa (đường nhà ông Phán) (từ thửa 383 và 443 (42) đến đến hết thửa 932 và 888 (41))
210
2,6
27
Từ đất nhà ông Tương thôn K'brạ đến hết đường (từ thửa 500 và 466(42) đến hết thửa 1084 và 1070 (41))
260
2,5
28
Các đoạn còn lại, các nhánh rẽ vào thôn K' Brạ
130
2,6
11.1.4
Các nhánh còn lại của xã Tân Nghĩa
1
Hẻm 01 từ thửa 54 và 83 (42) đến hết thửa 1159 và 1158(38)
280
2,6
2
Hẻm 02 từ thửa 9 (42) đến hết thửa 194 và 136(41)
270
2,6
3
Hẻm 03 từ thửa 690 (38) đến hết thửa 153 và 113(37)
270
2,6
4
Hẻm 04 từ thửa 410 và 262 (34) đến hết thửa 82 và 81(34)
270
2,6
5
Từ ngã 3 đất nhà bà Nở thôn Tân Nghĩa đến hết đường (từ thửa 26 (37) đến hết thửa 370 và 423(33))
160
2,6
6
Các đoạn còn lại, các nhánh rẽ vào thôn Tân Nghĩa
120
2,5
7
Từ ngã 3 đất nhà ông Huy, Lộc Châu 3 đến ngã 3 đất nhà ông Thạo lôc châu 3 (từ thửa 45 và 44 (26) đến hết thửa 159 và 134 (19))
250
2,6
8
Từ đất nhà ông Đinh Gia Hoàng, Lộc châu 3 đến ngã 3 hết đất nhà ông Thạo lôc châu 3 (Từ thửa12 và 13(26) đến hết thửa 159 và 144 (19))
170
2,5
9
Từ ngã 3 đất nhà ông Huy, Lộc Châu 3 đến của hàng tạp hóa Nhanh Thúy (Từ thửa 44 và 97(26) đến thửa 50 và 67(25))
180
2,6
10
Từ đất nhà ông Hữu Lộc Châu 4 đến giáp đường nhựa đến hết nhánh rẽ (từ thửa 131 và 93 (25) đến hết thửa 78 và 101 (24))
190
2,5
11
Từ đất nhà ông Tuyến Lộc châu 4 đến hết thôn Gia Bắc 1 (Từ thửa 161 và 171(17) đến hết thửa 29 và 50 (18))
180
2,6
11.2
Khu Vực II: Đất ven các trục lộ giao thông liên thôn tiếp giáp với trung tâm xã, cụm xã, khu thương mại, dịch vụ, khu du lịch, khu chế xuất, cụm công nghiệp (không thuộc bảng giá chi tiết ở Khu vực 1 nêu trên)
120
2,5
11.3
Khu vực III: Là đất ở thuộc các khu vực còn lại
100
2,5
12
Xã Đinh Lạc
12.1
Khu vực I:
12.1.1
Đối với đất dọc trục lộ giao thông chính- đường QL20
1
Từ giáp xã Tân Nghĩa đến giáp ngã 3 đường vào thôn Tân Lạc
1.560
2,5
2
Từ giáp ngã 3 đường vào Tân Lạc đến giáp đường liên xã Đinh Lạc- Bảo Thuận
1.410
2,6
3
Từ đường liên xã Đinh Lạc- Bảo Thuận đến giáp đường xóm 6 (cạnh hội trường BND thôn Đồng Lạc 3)
1.150
2,6
4
Từ hội trường ban nhân dân thôn Đồng Lạc 3 đến giáp đất Công ty CP Chăn nuôi Di Linh cũ
1.020
2,5
5
Đoạn còn lại đến giáp xã Gia Hiệp
900
2,5
12.1.2
Từ QL20 đường vào thôn Tân Lạc
1
Thuộc đoạn Từ giáp QL20 đường vào thôn Tân Lạc đến giáp nghĩa địa Đồng Lạc
520
2,5
2
Các nhánh (thuộc đoạn Từ giáp QL20 đường vào thôn Tân Lạc đến giáp nghĩa địa Đồng Lạc) có khoảng cách từ giáp đường Tân Lạc vào 200m
300
2,6
3
Thuộc đoạn Từ giáp nghĩa địa Đồng Lạc đến hết trường Mẫu giáo Tân Lạc
420
2,5
4
Các nhánh (thuộc đoạn Từ giáp nghĩa địa Đồng Lạc đến hết trường Mẫu giáo Tân Lạc) có khoảng cách từ giáp đường Tân Lạc vào 200m
230
2,6
5
Thuộc đoạn Từ giáp trường Mẫu giáo Tân Lạc đến hết trường Tiểu học Tân Lạc
420
2,5
6
Các nhánh (thuộc đoạn Từ giáp trường Mẫu giáo Tân Lạc đến hết trường Tiểu học Tân Lạc) có khoảng cách từ giáp đường Tân Lạc vào 200m
180
2,6
12.1.3
Từ Quốc lộ 20 vào Đồi 1001(thôn Đồng Lạc 4):
1
Từ giáp QL20 đường vào đến ngã 3 đến hết đất nhà ông Hải thôn Đồng Lạc 4
400
2,6
2
Hai nhánh từ ngã 3 QL 20 vào 400 mét
250
2,6
12.1.4
Từ QL20 vào thôn Duệ:
1
Từ giáp QL20 vào đến hết đất trường cấp II Đinh Lạc
640
2,6
2
Từ hết đất (cạnh) trường cấp II Đinh Lạc đến hết đường vào thôn Duệ
310
2,6
3
Từ giáp QL20 vào đến hết sân bóng (cạnh nhà máy thiếc)
390
2,6
4
Từ sân bóng Thôn Duệ (Đồng Lạc 2) vào đến ngã 3 đất nhà ông K'Cài
320
2,6
12.1.5
Đường hông chợ Đinh Lạc:
1
Từ QL 20 vào Hội trường thôn Đồng Lạc 1 (đường sau chợ Đinh Lạc và đường từ chợ Đinh Lạc đến hết đất ông Hưởng)
560
2,6
12.1.6
Từ QL20 cạnh hội trường vào thôn Đồng Lạc 3
1
Từ QL20 cạnh hội trường thôn Đồng lạc 3 vào đến hết ngã 3 nhà ông Châu.
310
2,6
12.1.7
Từ QL20 cạnh nhà thờ Tân Phú đường vào suối (Tân Phú 1)
1
Đoạn đường ngang sau nhà thờ Tân Phú
200
2,6
2
Đoạn từ giáp QL 20 vào đến nghĩa địa Tân Phú
180
2,6
12.1.8
Từ QL20 vào đường đến giáp ranh đất sở Bảo Nam
1
Từ QL20 đất nhà ông Lưu vào đến hết đất nhà bà Mùi
250
2,6
2
Từ giáp đất nhà bà Mùi đến suối thôn tân phú 1
180
2,6
12.1.9
Từ QL20 vào giáp ranh xã Bảo Thuận
1
Từ QL20 vào đến hết sân bóng KaoKuil
470
2,6
2
Từ sân bóng KaoKuil đến ngã 3 Lâm Trường
240
2,6
3
Từ ngã 3 Lâm Trường đến giáp Bảo Thuận
290
2,5
12.1.10
Từ QL20 vào sông Đa Dâng (thôn tân Phú 2):
1
Từ QL20 vào ngã tư hết đất nhà bà Bảo (Từ giáp QL 20 đoạn đất nhà ông Cương vào ngã 4 đất nhà bà Bảo)
300
2,2
2
Từ sân bóng Tân phú 2 vào đến ngã 4 đất nhà bà Bảo
230
2,2
3
Từ ngã tư cạnh đất nhà bà Bảo vào đầu dốc Minh Ngũ
240
2,2
4
Từ ngã tư giáp đất nhà bà Bảo vào nhà Chòn
230
2,2
5
Từ đầu dốc Minh Ngũ vào đến mỏ đá Cửu Long
170
2,2
6
Các đoạn còn lại đến hết đường vào Sông
170
2,2
7
Từ hết đất cây xăng Petec vào giáp xã Tân Nghĩa
750
2,2
8
Từ đất nhà ông Xuyên đến ngã 3 đất nhà ông Vượng (Từ thửa 233(32C) đến + thửa 74(32C-19CBTN) + tiếp thửa 357(32A) đến hết thửa 289(32A-14CBTN))
290
2,2
12.1.11
Các nhánh QL20
1
Các nhánh có khoảng cách từ Quốc lộ 20 vào dưới 200m
180
2,9
2
Các nhánh có khoảng cách từ Quốc lộ 20 vào từ 200m đến dưới 500m
180
2,6
12.2
Đất ở thuộc khu vực 2: Đất ven các trục lộ giao thông liên thôn tiếp giáp với trung tâm xã, cụm xã, khu thương mại, dịch vụ, khu du lịch, khu chế xuất, cụm công nghiệp (không thuộc bảng giá chi tiết ở Khu vực 1 nêu trên)
180
2,6
12.3
Khu vực III: Là đất ở thuộc các khu vực còn lại
110
2,6
13
Xã Gia Hiệp
13.1
Khu vực I:
13.1.1
Đất dọc trục giao thông chính- Qlộ 20
1
Từ thửa 119 (29) đến hết thửa 164 (46)
970
2,4
2
Từ thửa 74 (46) đến hết thửa 209(47)
đường vào thôn 8
990
2,4
3
Từ thửa 104 (47) hết thửa 132(47) tiếp thửa 306(48) đến hết thửa 321(48)
1.200
2,4
4
Từ thửa 322 (48) đến thửa 276 (48)
1.130
2,4
5
Từ thửa 829 (48) đến thửa 139 (49)
1.090
2,4
6
Từ thửa 138 (49) đến thửa 268 (44)
1.190
2,4
7
Từ thửa 267 (44) đến thửa 285 (44)
910
2,4
8
Từ thửa 315(44) đến thửa 66 (51)
750
2,4
13.1.2
Từ QL20 vào thôn 8
1
Từ thửa 91 (29) đến thửa 69 (46)
500
2,1
2
Từ thửa 87 (46) đến hết thửa 102(46)
400
2,1
3
Từ thửa 107 (46) đến thửa 109 (46)
190
2,1
4
Từ thửa 87 (49) đến hết thửa 97(46)
190
2,1
5
Từ thửa 104 (46) đến hết thửa 160 (46)
250
2,1
6
Từ thửa 159 (46) đến hết thửa 146 (46)
200
2,1
7
Từ thửa 150 (31) đến hết thửa 153 (31)
160
2,1
8
Từ thửa 104 (47) đến hết thửa 153 (31)
500
2,1
9
Từ thửa 210 (47) đến hết thửa 254 (47)
450
2,1
10
Từ thửa 173 (47) đến thửa 148 (47)
330
2,1
11
Từ thửa 200 (47) đến thửa 191 (47)
290
2,1
12
Từ thửa 210(47) đến thửa 212 (47)
290
2,1
13
Từ thửa 178 (31) đến hết thửa 189 (31)
230
2,1
13.1.3
Từ QL20 vào thôn 5a
1
Từ thửa 31 (47) đến thửa 16 (47) tiếp thửa 160(41) đến hết thửa 60(29) tiếp thửa 103(41) đến hết thửa 38(41)
290
2,1
2
Từ thửa 16 (47) đến thửa 03 (47)
320
2,1
3
Từ thửa 123 (41) đến hết thửa 113 (41)
290
2,1
4
Từ thửa 128 (41) đến hết thửa 228 (42)
350
2,1
5
Từ thửa 88 (47) đến thửa 29 (47)
290
2,1
6
Từ thửa 82 (47) đến thửa 21 (47)
290
2,1
7
Từ thửa 31(47) đến thửa 44 (47)
290
2,1
13.1.4
Từ QL20 vào thôn 5b
1
Thửa 30 (46) đến thửa 02 (46) tiếp thửa 88(29) đến hết thửa 60(29) tiếp thửa 103(41) đến hết thửa 38(41)
310
2,1
2
Từ thửa 109 (29) đến hết thửa 28 (29) tiếp thửa 157 (19) đến hết thửa 116 (19)
260
2,1
3
Từ thửa 84 (29) đến hết thửa 76 (29) tiếp thửa 138 (41) đến hết thửa 148 (41)
210
2,1
4
Từ thửa 02 (46) tiếp thửa 178 (41) đến thửa 148 (41)
300
2,1
13.1.5
Từ QL20 vào thôn 1
1
Từ thửa 310(48) đến thửa 513 (48)
340
2,1
2
Từ thửa 322(48) đến hết thửa 689 (48)
560
2,1
3
Từ thửa 329(48) đến hết thửa 747 (48)
420
2,1
4
Từ thửa 355(48) đến hết thửa 544 (48)
380
2,1
5
Từ thửa 791 (48) đến hết thửa 817 (48) tiếp thửa 8 (52) đến hết thửa 187 (52)
400
2,1
6
Từ thửa 395 (48) đến hết thửa 840 (48) tiếp thửa 138 (47) đến hết thửa 145 (47)
410
2,1
7
Từ thửa 163 (47) đến hết thửa 151 (47) tiếp thửa 435 (41) đến hết thửa 463 (48)
420
2,1
8
Từ thửa 536 (48) đến hết thửa 514 (48) tiếp thửa 180 (47) đến hết thửa 179 (47)
360
2,1
9
Từ thửa 537 (48) đến hết thửa 812 (48) tiếp thửa 12(52 đến hết thửa 283 (52)
380
2,1
10
Từ thửa 736(48) đến hết thửa 714 (48)
260
2,1
13.1.6
Từ QL20 vào thôn 7
1
Từ thửa 362(48) đến hết thửa 683 (48)
540
2,1
2
Từ thửa 339(48) đến hết thửa 651(48)
560
2,1
3
Từ thửa 213(48) đến hết thửa 387 (48)
560
2,1
4
Từ thửa 682 (48) đến hết thửa 59 (52)
480
2,1
5
Từ thửa 77 (52) đến hết thửa 226 (53)
430
2,1
6
Từ thửa 426(48) đến hết thửa 464 (48)
470
2,1
7
Từ thửa 573(48) đến hết thửa 621(48)
470
2,1
8
Từ thửa 485(48) đến hết thửa 525 (48)
410
2,1
9
Từ thửa 631(48) đến hết thửa 660 (48)
380
2,1
10
Từ thửa 682(48) đến hết thửa 689 (48)
440
2,1
11
Từ thửa 147 (53) đến hết thửa 89 (53)
350
2,1
12
Từ thửa 134 (53) đến hết thửa 82 (53)
280
2,1
13
Từ thửa 78(53) đến hết thửa 48 (53)
240
2,1
14
Từ thửa 58 (52) đến hết thửa 56 (52) tiếp thửa 46 (53) đến hết thửa 5 (53)
350
2,1
15
Từ thửa 141(52) đến hết thửa 187 (52)
220
2,1
16
Từ thửa 366(49) tiếp hết thửa 680(48)
500
2,1
13.1.7
Từ QL20 vào thôn Gia Lành
1
Từ thửa 90 (47) đến hết thửa 26 (47)
470
2,1
2
Từ thửa 17 (47) đến hết thửa 168 (41)
380
2,1
3
Từ thửa 204 (48) đến hết thửa 67 (48)
560
2,1
4
Từ thửa 26 (48) đến hết thửa 257 (42)
470
2,1
5
Từ thửa 302 (48) đến hết thửa 82 (48)
560
2,1
6
Từ thửa 30(48) đến hết thửa 247 (42)
470
2,1
7
Từ thửa 120 (42) đến hết thửa 58(42)
380
2,1
8
Từ thửa 213(42) đến hết thửa 135 (42)
430
2,1
9
Từ thửa 254 (48) đến hết thửa 260 (42)
430
2,1
10
Từ thửa 252(42) đến hết thửa 247 (42)
450
2,1
11
Từ thửa 228(42) đến hết thửa 135 (42)
440
2,1
12
Từ thửa 231(42) đến hết thửa 155 (42)
450
2,1
13
Từ thửa 37 (47) đến hết thửa 36 (47) tiếp thửa 174 (48) đến hết thửa 112(48)
410
2,1
14
Từ thửa 174(48) đến hết thửa 18 (48) tiếp thửa 292(42) đến hết thửa 252 (42)
450
2,1
15
Từ thửa 172(48) đến hết thửa 20 (48) tiếp hết thửa 291 (42)
450
2,1
16
Từ thửa 171(44) đến hết thửa 130 (44) tiếp thửa 107(45) đến hết thửa 76 (45)
450
2,1
17
Từ thửa 115(48) đến hết thửa 27(48) tiếp thửa 300(42) đến hết thửa 258 (42)
450
2,1
13.1.8
Từ QL20 vào thôn 2
1
Từ thửa 276(48) đến hết thửa 47 (48) tiếp thửa 312 (42) đến hết thửa 243(42)
520
2,1
2
Từ thửa 281(48) đến hết thửa 44 (48) tiếp hết thửa 274 (42)
420
2,1
3
Từ thửa 208(48) đến hết thửa 197 (48)
450
2,1
4
Từ thửa 82(48) đến hết thửa 197 (48)
430
2,1
5
Từ thửa 246(41) đến hết thửa 274 (41)
320
2,1
13.1.9
Từ QL 20 vào thôn Phú Hiệp 3
1
Từ thửa 176(49) đến hết thửa 01 (49) tiếp thửa 270 (43) đến hết thửa 219(43)
470
2,1
2
Từ thửa 204(43) đến hết thửa 205 (43) tiếp thửa 220 (42) đến hết thửa 198(42)
410
2,1
3
Từ thửa 139(49) đến hết thửa 6 (49) tiếp thửa 272 (43) đến hết thửa 207(43)
560
2,1
4
Từ thửa 14(49) tiếp thửa 287 (43) đến hết thửa 243(43)
590
2,1
5
Từ thửa 196(43) đến hết thửa 187 (43)
500
2,1
6
Từ thửa 143 (43) đến hết thửa 118(42)
420
2,1
7
Từ thửa 198(42) đến hết thửa 133 (42)
340
2,1
13.1.10
Các đường vào thôn phú hiệp 2
1
Từ thửa 216(49) đến hết thửa 439 (42)
470
2,1
2
Từ thửa 105(49) đến hết thửa 258 (49)
410
2,1
3
Thửa 35(49) đến hết thửa 100 (50)
410
2,1
4
Thửa 128 (50) đến hết thửa 147(50)
350
2,1
5
Thửa 160 (50) đến hết thửa 178(50)
280
2,1
6
Từ thửa 336(49) đến hết thửa 257 (49)
380
2,1
7
Từ thửa 371 (49) đến hết thửa 02 (53)
300
2,1
13.1.11
Đường vào thôn Phú Hiệp 1
1
Từ thửa 268(44) đến hết thửa 172 (44)
560
2,1
2
Từ thửa 155(44) đến hết thửa 109 (44)
450
2,1
3
Từ thửa 84(44) đến hết thửa 20 (44)
370
2,1
4
Từ thửa 35(44) đến hết thửa 11 (44)
300
2,1
5
Từ thửa 285(44) đến hết thửa 130 (44) tiếp thửa 107(45) đến hết thửa 76 (45)
430
2,1
6
Từ thửa 283(44) đến hết thửa 241 (44) tiếp thửa 124(45) đến hết thửa 91 (45)
280
2,1
7
Từ thửa 4(51) đến hết thửa 37 (51)
260
2,1
8
Từ thửa 46(50) đến hết thửa 109 (50)
280
2,1
9
Từ thửa 35(51) đến hết thửa 51 (51) tiếp thửa 190(26) đến hết thửa 188 (26)
270
2,1
10
Từ thửa 155(44) đến hết thửa 178 (44)
320
2,1
11
Từ thửa 221(44) đến hết thửa 224 (44)
400
2,1
12
Từ thửa 196(43) đến thửa 13 (43) tiếp thửa 150(22) đến hết thửa 189 (22)
350
2,1
13.1.12
Từ QL20 đường vào thôn 3
1
Từ thửa 74(45) đến hết thửa 19 (45)
390
2,2
2
Từ thửa 226(23) đến hết thửa 125 (23) tiếp hết thửa 109 (24)
350
2,1
13.2
Khu Vực II: Đất ven các trục lộ giao thông liên thôn tiếp giáp với trung tâm xã, cụm xã, khu thương mại, dịch vụ, khu du lịch, khu chế xuất, cụm công nghiệp (không thuộc bảng giá chi tiết ở Khu vực 1 nêu trên)
180
2,3
13.3
Khu vực III: Là đất ở thuộc các khu vực còn lại
120
2,2
14
Xã Tam Bố
14.1
Khu vực I:
14.1.1
Đất dọc trục giao thông chính- Qlộ 20
1
Từ đỉnh đèo giáp xã Gia Hiệp đến hết nhà ông Nam, bà Thận (thửa 7 (12) đến hết thửa 170 (13))
550
2,6
2
Từ giáp đất nhà ông Nam đến hết ngã 3 đất đỏ, bà Khúm (thửa 214 (13) đến hết thửa 122 (18))
500
2,5
3
Từ ngã 3 đất nhà ông Hải đến hết cây xăng, hết đất ông Phạm Hùng (thửa 143 (18) đến hết thửa 146 (19))
990
2,5
4
Từ giáp cây đến hết đất nhà ông Trần Bảy, Chùa Quan Âm (thửa 151 (19) đến hết thửa 352(15))
830
2,5
5
Từ giáp chùa Quan Âm đến cầu Đạ Le (giáp ranh huyện Đức Trọng) (thửa 335 (15) đến hết thửa 50 (16))
530
3,6
14.1.2
Từ ngã 3 chùa Chưởng Phước vào thôn 4, thôn 5
1
Từ ngã 3 Quốc lộ 20 vào đến hết đất nhà ông Nguyễn Ngọc Tân thôn Hiệp Thành 1 (thửa 290 (19) đến hết thửa 425 (19))
410
2,6
2
Từ giáp đất nhà ông Nguyễn Ngọc Tân đến ngã 3 đường vào Đa Lít (Từ thửa 441 (19) đến thửa 849 (19) + đến thửa 552(19) + tiếp thửa 727 (19))
330
2,5
3
Từ ngã 3 đường vào Đa Lít đến ngã 5 thôn 4 (Từ thửa 715 (19) đến thửa 738 (19) + tiếp thửa 37 (25) đến thửa 116(25) + 403 (25))
250
2,6
14.1.3
Từ ngã 3 QL20 nhà bà Mai đi đến ngã 5 thôn 4
1
Từ ngã 3 QL20 nhà bà Mai đến ngã 3 giáp trạm kiểm lâm thôn 4, hết nhà thờ (Từ thửa 282 (19) đến thửa 801 (19) + tiếp đến hết thửa 495 (19) + hết thửa 502(19))
600
2,6
2
Các nhánh rẽ của đoạn Từ ngã 3 QL20 đến ngã 3 giáp trạm kiểm lâm thôn 4.
320
2,6
3
Từ đất trạm kiểm lâm đến ngã 5 của thôn 4 (Từ thửa 504 (19) đến hết thửa 719 (19) + tiếp thửa 11 (25) đến hết thửa 377 (25))
380
2,6
4
Từ ngã 5 thôn 4 đến giáp ngã 3 đất lâm trường (Từ thửa 409(25) đến hết thửa 618(25) + tiếp đến thửa 2(30) + đến hết thửa 213(26) + tiếp thửa 19(31) đến hết thửa 46 (31))
220
2,5
5
Từ đất lâm trường đến Suối đá (Từ thửa 63(31) đến hết thửa 242(31))
200
2,6
6
Từ ngã 5 thôn 4 vào Srê Ụ (Từ thửa 418(25) đến hết thửa 572(25))
230
2,6
7
Từ ngã 3 nhà ông K’ Têu thôn 4 vào khu nước sạch (Từ thửa 606 (25) đến ngã 3 hết thửa 567(25))
210
2,6
14.1.4
Từ ngã 3 QL20 đất nhà ông Trang vào đến cầu Hiền Nhân thôn Hiệp Thành 2.
1
Từ ngã 3 QL20 đất nhà ông Trang đi đến ngã 3 hết đất nhà ông Đoan đường đi Nghĩa trang thôn Hiệp Thành 2 (Từ thửa 455(15) đến thửa 278(15) đến + đến thửa 130(15), + đến thửa 77(15))
330
2,5
2
Từ ngã 3 giáp đất nhà ông Đoan đến giáp cầu Hiền Nhân (Từ thửa 51(15) đến thửa 5(15) + tiếp thửa 235(10) + tiếp thửa 14(11) đến hết thửa 1(11) + tiếp thửa 99(10) đến hết thửa 84(10))
230
2,6
3
Các đoạn nhánh rẽ tiếp giáp với đoạn ngã 3 giáp đất nhà ông Đoan đến giáp cầu Hiền Nhân
160
2,6
14.1.5
Từ ngã 3 QL20 đất nhà ông Thịnh đến ngã 4 xóm Tàu (hết đất nhà ông Nhì) thôn Hiệp Thành 1
1
Từ ngã 3 QL20 đất nhà ông Thịnh đến ngã tư xóm Tàu, hết đất nhà ông Nhì thôn Hiệp Thành 1 (Từ thửa 481(18) đến hết thửa 269(18) + Tiếp thửa 175(17) đến hết thửa 175(17))
290
2,5
2
Các đoạn nhánh rẽ của đoạn Từ ngã 3 QL20 đất nhà ông Thịnh đến ngã tư xóm Tàu, hết đất nhà ông Nhì.
210
2,6
3
Từ ngã 3 QL20 đất nhà bà Thủy đến ngã tư xóm Tàu, hết đất nhà ông Nhì thôn Hiệp Thành 1 (Từ thửa 169(13) đến hết thửa 181(13) + Tiếp thửa 57(12) đến thửa 55(12) + Tiếp thửa 18(17) đến thửa 146(17))
180
2,6
14.1.6
Từ ngã 3 QL20 đất nhà ông Hùng (Tâm) đến ngã 3 hết đất nhà ông Vạn ông Hùng thôn Hiệp Thành 2
1
Từ ngã 3 QL20 đất nhà ông Hùng (Tâm) đến hết đất nhà ông Hùng (Hổ) thôn Hiệp Thành 2 (Từ thửa 151(19) đến hết thửa 3(19) + Tiếp thửa 379(19) đến hết thửa 274(19))
310
2,6
2
Đoạn từ đất nhà ông Hổ vào đến hết đất nhà bà Tín và từ đất ông Phong vào hết đất ông Y (Thửa đất 261(14) đến hết thửa 164(14); Thửa đất 306(14) đến hết thửa 273(14))
160
2,6
3
Từ ngã 3 QL20 đất nhà ông ông Minh đến ngã 3 đất nhà ông Drong Kim Sơn vào trường THCS thôn Hiệp thành 2 (Từ thửa 53(20) đến hết thửa 121(20) + đến hết thửa 141(20) + Tiếp thửa 409(19) đến hết thửa 443(19))
240
2,6
4
Từ ngã 3 QL20 đất chùa Quan Âm đến ngã 3 hết đất nhà ông Phước thôn Hiệp Thành 2 (Từ thửa 358(15) đến thửa 333(15) +Tiếp thửa 232(15) đến hết thửa 421(15))
330
2,5
5
Từ ngã 3 QL20 đất nhà ông Khiêm đến ngã 3 hết đất nhà ông Lý thôn Hiệp Thành 2 (Từ thửa 260(15) đến thửa 103(15))
250
2,6
6
Đoạn từ ngã 3 đất nhà ông Thạch đến ngã 3 đất bà Châu đến ngã tư đất nhà ông Thiện (nhà thờ) ra ngã 5 thôn 4 (Từ thửa 129(20) đến thửa 340(20) + đến thửa 197(20) + tiếp thửa 483(19) đến thửa 502(19) + đến thửa 733(19) + Tiếp thửa 2(25) đến thửa 395(25))
190
2,5
7
Từ ngã 3 đất nhà ông Lộc đến ngã 3 đất nhà ông Tài, ông Huệ, ông Luyện đến ngã 3 hết đất nhà ông Quý thôn Hiệp Thành 2(Từ thửa 293(15) đến 187(15) + thửa 144(15) + đến thửa 122(15) đến hết thửa 91(15))
200
2,6
8
Đoạn từ ngã 3 trạm Kiểm lâm đến ngã 3 hết đất nhà ông K' Rách thôn 5 (Từ thửa 495(19) đến thửa 543(19) + đến thửa 717(19) + Tiếp thửa 1(25) đến hết thửa 62(25))
210
2,6
9
Các đoạn nhánh rẽ còn lại trong khu dân cư thôn 5 tiếp giáp với Đoạn từ ngã 3 trạm Kiểm lâm đến ngã 3 hết đất nhà ông K' Rách và đoạn từ giáp đất nhà ông Nguyễn Ngọc Tân đến ngã 5 thôn 4 (Từ thửa 285 đến + thửa 140 đến + thửa 215 đến + thửa 242 đến + thửa 264 đến + thửa 292 (60C-12CBTN))
190
2,5
10
Từ ngã 5 đất nhà bà Thủy Nhiên đến hết đất nhà ông Ya Nhéo thôn 5 (giáp suối) (thửa 569(19) đến thửa 828(19) + Tiếp thửa 501(18) thửa 475(18))
190
2,5
11
Từ ngã 5 thôn 5 đất bà Liên vào đến hết đất ông Điệu thôn Hiệp Thành 1 (thửa 552(19) đến thửa 517(19))
160
2,6
12
Từ ngã 3 đất nhà ông Hô đến hết đất nhà Eh Nai đi ngang sân bóng thôn 5 ra ngã 3 đường xóm Mạ (Thửa 727(19) + tiếp thửa 4(25) đến thửa 233(25) + đến thửa 311(25) + đến 351(25))
180
2,6
13
Từ ngã tư nhà thờ đi ngang trường Trung học cơ sở đến hết đất nhà ông Hoa thôn Hiệp Thành 2 {Từ thửa 446(19) đến hết thửa 384(19)}
260
2,5
14
Từ đất nhà bà Hạt ra xóm Sình thôn Hiệp Thành 2(Từ thửa 399(19) đến thửa 359(19) + Tiếp thửa 112(20) đến hết thửa 99(20))
200
2,6
15
Từ ngã 3 QL20 đất chợ Lifshap đến hết đất nhà ông Tuyến (thửa 114(19) đến hết thửa 31(19) + tiếp hết thửa 377(14))
330
2,5
16
Từ ngã 3 đất nhà bà Sen đến đất nhà ông Tính thôn Hiệp Thành 2 (thửa 91(20) đến hết thửa 86(20))
190
2,5
17
Từ ngã 3 đất nhà bà Lý đến hết đất ông Trương Thảnh thôn Hiệp Thành 2 (thửa 153(20) đến hết thửa 136 (20) + 119(20))
190
2,5
18
Từ ngã 3 QL20 đất nhà ông Đăng (chợ Lifshap) đến đất ông Y (thửa 755(19) + Tiếp thửa 364(14) đến thửa 310(14))
320
2,6
19
Từ ngã QL20 đất nhà bà Khúm vào đập Cầu Xanh thôn Hiệp Thành 1 (thửa 122(18) đến hết thửa 73(18) + 78(18) + Tiếp thửa 157(19) đến thửa 152(19) + đến thửa 43(19) + tiếp thửa 178(13) đến 50(13))
210
2,6
20
Từ ngã 3 QL20 đất nhà ông Luận vào hết đất ông Hùng thôn Hiệp Thành 1(thửa 212(19) đến thửa 30(19) + Tiếp thửa 373(14) đến hết thửa 349(14))
260
2,5
21
Từ ngã 3 đường đi Nghĩa trang thôn Hiệp Thành 2 vào đến suối cầu Xanh (từ thửa 41(15) đến thửa 376(15) + Tiếp thửa 249(10) đến thửa 146(10))
180
2,6
22
Từ ngã 3 QL 20 đất nhà ông Bằng vô hết đất ông Soái thôn Hiệp Thành 1 (thửa 59(18) đến hết thửa 8(18) + tiếp thửa 196(13) đến thửa 147(13))
210
2,6
23
Từ ngã 3 QL20 nhà ông Tín vào ngã 5 thôn 5 giáp đất bà Thủy Nhiên (thửa 313(19) đến thửa 569(19))
190
2,5
24
Từ ngã 3 QL20 đất nhà ông Ngân đến hết đất nhà ông Thăng và bà Lễ, đất nhà ông Huyện đến hết đất ông Chính thôn Hiệp Thành 1 (Từ thửa 107(13) đến hết thửa 40(13) + 25(13) + Thửa 31(12) đến hết thửa 43(13))
220
2,5
25
Từ ngã 3 QL 20 đất nhà bà Vịnh đến ngã 3 hết đất nhà ông Thành thôn Hiệp Thành 1 (Từ thửa 150(13) đến hết thửa 142(13))
200
2,6
26
Từ ngã 4 đất nhà ông Thành đến hết đất nhà ông Thận thôn Hiệp Thành l (Từ thửa 118(13) đến hết thửa 49(13))
180
2,6
27
Từ ngã 3 QL 20 đất nhà ông Tú đi ngang nhà ông Luận vào đến cầu Năm Vui thôn Hiệp Thành 2 (Từ thửa 2(21) đến hết thửa 30(21))
180
2,6
28
Từ ngã 3 QL20 vào tịnh xá Ngọc Liên thôn Hiệp Thành 2 (Từ thửa 342(15) vào hết thửa 289(15))
250
2,6
29
Từ ngã 3 QL 20 đất nhà ông Thân đến hết đất nhà ông Châu thôn Hiệp Thành 1(Từ thửa 214(19) đến hết thửa 166 (19))
200
2,6
30
Từ ngã 3 QL20 vào ngã 3 hết đất nhà ông ông Bé thôn Hiệp Thành 1(Từ thửa 1233 (60A-8CBTN) đến hết thửa 787 (60A-8CBTN))
200
2,6
31
Từ ngã 3 đất nhà ông Chương đến hết đất nhà ông Hồng, ông Châu thôn Hiệp Thành 2 (từ thửa 323(14) đến hết thửa 321(14) + 365 (14))
190
2,5
32
Từ ngã 3 Khu quy hoạch đến đất nhà ông Quý thôn Hiệp Thành 2 (từ thửa 420(15) đến hết thửa 91(15))
230
2,6
33
Từ ngã 3 giáp đất nhà ông Vỵ đến ngã 3 hết đất nhà ông Quang (từ thửa 412(15) đến hết thửa 181(15))
200
2,6
34
Từ ngã 3 giáp đất nhà ông Đông đến giáp đất nhà ông Văn thôn Hiệp Thành 2 (từ thửa 408(15) đến thửa 381(15))
300
2,6
35
Từ ngã 3 đất nhà ông Liên đến ngã 3 hết đất nhà ông Bảy thôn Hiệp Thành 1 (Từ thửa 179(18) đến hết thửa 330(18))
170
2,5
36
Từ ngã 4 đất nhà ông K' Mác đến hết đất nhà ông K' Bội thôn 4 (Từ thửa 537(19) đến hết thửa 694(19))
170
2,5
37
Từ ngã 3 đất nhà ông Hường đến hết đất nhà ông Tân thôn Hiệp Thành 2 (Từ thửa 304(14) đến hết thửa 195(14)+ thửa 169(14))
170
2,5
38
Từ ngã 3 giáp nhà ông Gà đến ngã 3 hết đất nhà ông Gà thôn Hiệp Thành 2 (từ thửa 132 (15) đến hết thửa 35(15))
170
2,5
39
Từ xưởng gỗ vào hết đất Thuận Tỵ thôn Hiệp Thành 2 (Từ thửa 155(15) đến hết thửa 252(15))
190
2,5
40
Từ ngã 4 đất ông Dor Tung Mênh vào ngã 3 hết đất ông Ya PhiAng + hết đất ông Ya Hót thôn 5 (Từ thửa 134(24) đến hết thửa 329(24) + 266(24))
170
2,5
41
Từ ngã 3 đất nhà bà Châu vào đến cầu Hiền Đức thôn Hiệp Thành 2 (từ thửa 198(20) đến hết thửa 323(20) + tiếp thửa số 7(26) đến hết thửa 37(26))
170
2,5
42
Đoạn từ ngã 3 QL20 giáp đất nhà ông Khuê đến hết đất nhà ông Vinh, thôn Hiệp Thành 2 (Từ thửa 159 (19) đến hết thửa 48 (19))
300
2,6
43
Từ ngã 3 giáp đất nhà bà Thảo đến hết đất nhà ông Niền thôn Hiệp Thành 1 (Từ thửa 141(13) đến hết thửa 16 (13))
190
2,5
44
Đoạn từ ngã 3 QL20 đất nhà ông Huệ đến hết đất nhà ông Đức thôn Hiệp Thành 2 (Từ thửa 382(15) đến hết thửa 466 (15))
210
2,6
45
Đoạn từ giáp đất nhà bà Đào đến hết đất nhà bà Yến thôn Hiệp Thành 2 (Từ thửa 30 (20) đến hết thửa 83 (20))
200
2,6
46
Đoạn từ ngã 3 QL20 giáp UBND xã đến hết đất ông Hiệp, đi ngang đất ông Rớt ra Đền + đất ông Lâm Thanh Huệ + đất ông Hậu thôn Hiệp Thành 2 (thửa 257(19) đến hết thửa 381(19) + 265(19) + thửa 249(19) đến hết thửa 277(19) + 271(19))
320
2,6
14.2
Khu Vực II: Đất ven các trục lộ giao thông liên thôn tiếp giáp với trung tâm xã, cụm xã, khu thương mại, dịch vụ, khu du lịch, khu chế xuất, cụm công nghiệp (không thuộc bảng giá chi tiết ở Khu vực 1 nêu trên)
150
2,6
14.3
Khu vực III: Là đất ở thuộc các khu vực còn lại
140
2,6
15
Xã Gung Ré
15.1
Khu vực I:
1
Đoạn từ thửa số 89 tờ bản đồ số 4 đến hết thửa 129 tờ bản đồ số 4.
310
3,1
2
Đoạn từ thửa số 87 tờ bản đồ số 4 đến hết thửa 120 tờ bản đồ số 10.
330
3,0
15.1.1
Dọc QL28
1
Đoạn từ thửa 04 tờ bản đồ số 8 đến hết thửa 168 tờ bản đồ số 16
1.220
2,5
2
Đoạn từ thửa 209 tờ bản đồ số 16 đến hết thửa 232 tờ bản đồ số 16
830
2,5
3
Đoạn từ thửa 275 tờ bản đồ 22 đến hết thửa 03 tờ bản đồ 22
800
2,6
4
Đoạn từ thửa 420 tờ bản đồ 22 đến hết thửa 157 tờ bản đồ 29
870
2,6
5
Đoạn từ thửa 462 tờ bản đồ số 29 đến hết thửa 240 tờ bản đồ 36.
710
2,6
6
Đoạn từ thửa 247,228 tờ bản đồ 36 đến hết thửa 143 tờ bản đồ 41.
610
2,6
7
Đoạn từ thửa 160 tờ bản đồ 41 đến hết thửa 03 tờ bản đồ 47.
690
2,5
8
Đoạn từ thửa 06 tờ bản đồ 47 đến hết thửa 19 tờ bản đồ 81.
270
4,0
9
Đoạn còn lại đến giáp ranh xã Sơn Điền (Gia Bắc)
130
8,1
15.1.2
Đường vào thôn Klongtrao 2
1
Ngã 3 QL28 giáp Xưởng cưa đến hết đất nhà ông K' Nở (thửa số 33 tờ bản đồ số 8).
300
2,6
2
Từ ngã 3 QL28 cổng thôn văn hóa Klong Trao 2 đến đất nhà ông Dương (đến thửa số 9 tờ bản đồ số 16)
310
2,6
15.1.3
Đường vào thôn Đăng Rách
1
Từ ngã 3 QL28 đất nhà ông Cát đến cổng thôn văn hóa Đăng Rách (đến hết thửa số 364 tờ bản đồ số 16).
270
2,6
2
Từ ngã 3 QL28 nhà ông Thành đến hết đường nhựa khu B thôn Đăng Rách (từ thửa 37 đến hết thửa số 141 tờ 22)
300
2,6
3
Từ đất nhà ông Tiến đến hết đường nhựa khu 24 (từ thửa 187 tờ bản đồ 16 đến thửa 171 tờ bản đồ 16)
270
2,6
4
Đường vào khu suối đá cầu I đến hết đất nhà ông Nghĩa, ông Sắp (từ thửa 242 tờ bản đồ 16 đến hết thửa 132,133 tờ bản đồ số 17, đến hết thửa 74 tờ 36)
250
2,6
5
Từ cầu Đạ Dàm giáp thị trấn Di Linh đến giáp đất chè 2-9
230
2,6
15.1.4
Đường vào thôn Lăng Kú
1
Từ ngã 3 Ql28 đất nhà ông Hùng đến ngã 3 hết đất nhà ông Nam (từ thửa số 248 tờ 22 đến hết thửa 274 tờ 22)
310
2,6
2
Từ trạm xá xã Gung Ré đến giáp đất nhà ông Nam thôn Lăng Kú đoạn (từ thửa 53 tờ bản đồ 29 đến đến hết thửa số 343 tờ 29)
300
2,6
3
Từ ngã 3 nhà ông K'Địp thôn Lăng Kú đến hết đất nhà KaHóc (từ thửa số 31 đến hết thửa số 354 tờ bản đồ 29)
240
2,6
4
Từ ngã 3 QL28 cây xăng Linh Nhung đến trạm y tế xã (thửa 64 tờ bản đồ 29).
240
2,6
5
Đoạn từ thửa 290 tờ bản đồ 22 đến hết thửa 356 tờ bản đồ 29
210
2,6
15.1.5
Đường vào thôn Hàng Hải
1
Đoạn từ thửa 243 tờ bản đồ 28 đến hết thửa 126 tờ bản đồ 28.
310
2,6
2
Đoạn từ thửa 230 tờ bản đồ số 35 đến hết thửa 167 tờ bản đồ 35.
300
2,6
3
Đoạn từ thửa 72 tờ bản đồ 35 đến hết thửa 01 tờ bản đồ 35.
240
2,6
4
Đoạn từ thửa 61 tờ bản đồ 35 đến hết thửa 215 tờ bản đồ số 28.
240
2,6
5
Đoạn từ thửa 128 tờ bản đồ 34 đến hết thửa 03 tờ bản đồ 34
210
2,6
6
Đoạn từ thửa thửa 202 tờ bản đồ 41 đến hết thửa 120 tờ bản đồ 40.
310
2,6
7
Đoạn từ thửa 100 tờ bản đồ 41 đến hết thửa 41 tờ bản đồ 40.
240
2,6
8
Đoạn từ thửa 04 tờ bản đồ 41 đến hết thửa 168 tờ bản đồ 35.
210
2,6
9
Đoạn từ thửa 172 tờ bản đồ 35 đến hết thửa 152 tờ bản đồ 35.
220
2,5
10
Đoạn từ thửa 245 tờ bản đồ số 28 đến hết thửa 09 tờ bản đồ 35
230
2,6
15.1.6
Đường vào thôn Hàng Làng
1
Đoạn từ thửa 379 tờ bản đồ 29 đến hết thửa 79 tờ bản đồ 36.
310
2,2
2
Đoạn từ thửa 380 tờ bản đồ 29 đến hết thửa 221 tờ bản đồ 36.
310
2,2
15.2
Khu Vực II: Đất ven các trục lộ giao thông liên thôn tiếp giáp với trung tâm xã, cụm xã, khu thương mại, dịch vụ, khu du lịch, khu chế xuất, cụm công nghiệp (không thuộc bảng giá chi tiết ở Khu vực 1 nêu trên)
130
2,6
15.3
Khu vực III: Là đất ở thuộc các khu vực còn lại
100
2,5
16
Xã Bảo Thuận
16.1
Khu vực I:
16.1.1
Đất dọc trục giao thông chính
1
Từ cầu bê tông đến mương thủy lợi cũ (Từ thửa 41 tờ bản đồ 14 đến hết thửa 375 tờ bản đồ 15)
480
2,4
2
Từ mương thủy lợi đến hết ranh giới thôn KaLa Tô Krềng (Từ thửa 366 tờ bản đồ 15 đến hết sân bóng thửa số 156 tờ bản đồ 16)
260
2,4
3
Từ đầu thôn K' Rọt Dờng đến giáp ranh xã Đinh Lạc (Từ thửa 134 tờ bản đồ 16 đến hết thửa 21 tờ bản đồ 02)
250
2,6
4
Từ ngã 3 bưu điện xã đến cầu sắt DạR'iam (Từ thửa 235 tờ bản đồ 15 đến hết thửa 408 tờ bản đồ 15)
300
2,4
5
Từ cầu sắt DạR'iam đến giáp ranh nghĩa địa Nam Thuận (Từ thửa 419 tờ bản đồ 15 đến hết thửa 11 tờ bản đồ 33)
240
2,4
6
Từ ngã 3 thôn TaLy đi đến nghĩa địa Nam thuận (Từ thửa 22 tờ bản đồ 24 đến hết thửa 466 tờ bản đồ 24)
200
2,4
7
Từ Nghĩa địa Nam Thuận đến chân đập kala (Từ thửa 01 tờ bản đồ 33 hết thửa 66 tờ bản đồ 41 )
190
2,3
8
Đường phía đông hồ Kala (Từ thửa 69 tờ bản đồ 42 đến hết thửa 157 tờ bản đồ 59)
200
2,4
9
Đường phía tây hồ kala (Từ thửa 91 tờ bản đồ 41 đến hết thửa 228 tờ bản đồ 57)
160
2,4
16.1.2
Đường vào thôn:
1
Đường thôn Kala Tơng Gu (Từ thửa 416 tờ 15 đến hết thửa 161 tờ bản đồ 16 thôn Krọt sớk)
190
2,3
2
Đường thôn Bảo Tuân (Từ ngã 3 thửa 110 tờ bản đồ 14 đến hết thửa 29 tờ bản đồ 23)
200
2,4
3
Đường thôn Bảo Tuân (Từ thửa 80 tờ bản đồ 14 đến hết thửa 109 tờ tờ bản đồ 14)
150
2,4
4
Đường vào khu Rơ Màng (Từ ngã 3 thửa 163 tờ bản đồ 24 đến hết thửa 166 tờ bản đồ 23)
200
2,4
5
Đường thôn Kala Tô K’ Rềng (Từ ngã 3 đường liên xã thửa 192 tờ bản đồ 16 đến hết thửa 181 tờ bản đồ số 8)
150
2,4
6
Đường thôn KaLa Tơng Gu Từ ngã 3 đường liên xã đến cổng văn hóa thôn KaLa Tơng Gu (Từ thửa 262 tờ bản đồ 16 đến hết thửa 262 tờ bản đồ 16)
200
2,4
7
Đường thôn KaLa Tơng Gu (Từ ngã 3 thửa 335 tờ bản đồ 16 đến hết đường thửa 135 tờ bản đồ 16)
150
2,4
8
Đường thôn Hàng piơr (Từ thửa 144 tờ bản đồ 33 đi theo đường đến hết thửa 143 tờ bản đồ 33)
190
2,3
9
Đường vào thôn Bơ Sụt (Từ ngã 3 thửa 163 tờ bản đồ 24 đến hết thửa 217 tờ bản đồ 24)
180
2,4
10
Đường vào Thôn Kơ Nệt (Từ ngã ba thửa 393 tờ 33 đến hết thửa142 tờ bản đồ 32)
160
2,4
11
Đường vào thôn K’ Rọt Sớk (Từ ngã ba thửa 152 tờ 08 đến hết thửa 292 tờ bản đồ 16)
160
2,4
16.2
Khu vực II: Đất ven các trục lộ giao thông liên thôn tiếp giáp với trung tâm xã, cụm xã, khu thương mại, dịch vụ, khu du lịch, khu chế xuất, cụm công nghiệp (không thuộc bảng giá chi tiết ở Khu vực 1 nêu trên)
150
2,4
16.3
Khu vực III: Là đất ở thuộc các khu vực còn lại
130
2,4
17
Xã Sơn Điền
17.1
Khu vực I
1
Từ ngã 3 giáp QL 28 (km70) vào đầu thôn LangBang
200
2,6
2
Đầu thôn Lang bang đến cuối thôn Hà Giang (Từ thửa 14 đến + thửa 267(44) tiếp giáp tính từ thửa 282(44) đến thửa 216(55))
220
2,5
3
Dọc quốc lộ 28 giáp ranh xã Gung Ré đến giáp ranh xã Gia Bắc
140
2,6
4
Đường nhánh rẻ thôn Lang Bang (từ thửa 149(44) đến hết thửa 231(44))
210
2,6
5
Đường nhánh rẽ thôn Ka Liêng (từ thửa 131(85) đến hết thửa 158(85))
180
2,6
17.2
Thôn KaLiêng
1
Từ cuối thôn Hà Giang đến đầu thôn K'Liêng
190
2,5
2
Tiếp từ đầu thôn K'Liêng đến đầu UBND xã (từ thửa 140 đến hết thửa 152(84))
200
2,6
3
Đường thôn K'Liêng (từ thửa 123 đến thửa 11(84))
180
2,6
4
Đường vào trường cấp II Sơn Điền (từ thửa 35 đến hết thửa 107(84))
190
2,5
17.3
Thôn Đăng Gia và thôn Bó Cao (trung tâm xã)
1
Thôn Bó Cao (trung tâm xã) (từ thửa 456 đến hết thửa 320(83), tiếp từ thửa 501 đến hết thửa 512(83))
210
2,6
2
Thôn Đăng Gia: Đoạn 1(từ thửa 544 đến hết thửa 594(83)), Đoạn 2 (tiếp từ thửa 53 đến hết thửa 203(93))
210
2,6
3
Thôn KonSỏh (từ thửa 31 đến hết thửa 90(92), tiếp từ thửa 54 đến hết thửa 210(92), tiếp từ thửa 49 đến hết thửa 154(102)).
170
2,5
4
Thôn B'Nơm (từ thửa 361 đến hết thửa số 2(83)).
170
2,5
17.4
Khu Vực II: Đất ven các trục lộ giao thông liên thôn tiếp giáp với trung tâm xã, cụm xã, khu thương mại, dịch vụ, khu du lịch, khu chế xuất, cụm công nghiệp (không thuộc bảng giá chi tiết ở Khu vực 1 nêu trên)
130
2,6
17.5
Khu vực III: Là đất ở thuộc các khu vực còn lại
90
2,5
18
Xã Gia Bắc
18.1
Khu vực I:
18.1.1
Dọc Quốc lộ 28
1
Dọc Quốc lộ 28 Km 70 đến hết thửa 197, 198(56)
200
2,6
2
Dọc QL 28 đoạn từ thửa 8, thửa 10(66)- 171(78)
250
2,6
3
Dọc QL 28 đoạn từ 56(91) đến thửa 14(116)
170
2,5
Đường vào các thôn
18.1.2
Thôn Nao Sẻ
1
Nhánh 1 từ thửa 132(56) đến hết thửa 18(56)
130
2,6
2
Nhánh 2 từ thửa 197(56) đến thửa 152(56)
140
2,6
18.1.3
Thôn Bộ Bê (Khu vực trung tâm xã)
1
Từ thửa 52(66) đến hết thửa 140(66) đường nhựa (nhánh 1)
190
2,5
2
Từ thửa 152(66) đến hết thửa 110(65) (nhánh 2)
190
2,5
3
Từ thửa 128(66) đến hết thửa 309(65) (nhánh 3)
150
2,6
18.1.4
Đường thôn Ka Sá (Khu vực trung tâm xã)
1
Từ thửa 128(66) đến hết thửa 308(66) (nhánh 1)
180
2,6
2
Từ thửa 47273(66) đến hết thửa 288(66) (nhánh 2)
170
2,5
3
Từ thửa 309(66) đến hết thửa 288(66) (nhánh 3)
160
2,6
18.1.5
Đường thôn Hà Giang
1
Từ thửa 191(65) đến hết thửa 220(65)
130
2,6
18.1.6
Đường thôn Đạ Hiong
1
Từ thửa 66(78) đến hết thửa 35(78)
150
2,6
2
Từ thửa 71(78) đến hết thửa 132(78)
150
2,6
18.2
Khu Vực II: Đất ven các trục lộ giao thông liên thôn tiếp giáp với trung tâm xã, cụm xã, khu thương mại, dịch vụ, khu du lịch, khu chế xuất, cụm công nghiệp (không thuộc bảng giá chi tiết ở Khu vực 1 nêu trên)
130
2,6
18.3
Khu vực III: Là đất ở thuộc các khu vực còn lại
90
2,5
III. ĐẤT Ở TẠI ĐÔ THỊ
Stt
Tên đơn vị hành chính, khu vực, đường, đoạn đường
Giá đất (1.000 đồng/m2)
Hệ số điều chỉnh giá đất (lần)
THỊ TRẤN DI LINH
I
Dọc theo Quốc lộ 20 (theo hướng từ TP.HCM đi TP.Đà Lạt)
1
Đoạn giáp ranh xã Liên Đầm đến đầu đường Nguyễn Văn Cừ (từ thửa 129 + 144- tờ 29 đến hết thửa 46 + 31- tờ 121)
2.100
2,1
1.1
Hẻm đường Hùng Vương từ giáp QL20 (từ thửa 13-tờ 134 đến hết thửa 162,167(29)) đường bê tông
600
2,1
1.2
Hẻm đường Hùng Vương từ giáp QL20 (từ thửa 169-tờ 29 đến hết thửa 265,272(29)) đường đất
500
2,11
1.3
Hẻm đường Hùng Vương từ giáp QL20 (thửa 180-tờ 29 đến hết thửa 44,52(29)) đường nhựa
700
2,11
2
Từ đầu đường Nguyễn Văn Cừ đến giáp đường Nguyễn Đình Quân (từ thửa 44,45(121) hết thửa 3(125)+29(112))
2.600
2,1
2.1
Hẻm đường Hùng Vương giáp QL 20 (thửa 18,25(30) đến hết thửa 127,159-tờ 30) đường nhựa
650
2,1
2.2
Hẻm đường Hùng Vương giáp QL 20 thửa 73(135) đến hết thửa 336,857 (135) đường nhựa
650
2,1
2.3
Hẻm đường Hùng Vương giáp QL 20 (thửa 73,94(30) đến hết thửa 89,79(30)) đường nhựa
650
2,1
2.4
Hẻm đường Hùng Vương giáp QL 20 (thửa 3,11(124) đến giáp đường Ngô Sỹ Liêm (hết thửa 27-tờ 30))
600
2,1
3
Tiếp từ đường Nguyễn Đình Quân đến giáp đường Nguyễn Văn Trỗi (Từ thửa 8,9- tờ 113 (2016) đến hết thửa 13,14- tờ 131 (2016) và đường Hà Huy Tập (hết thửa 58- tờ 131 (2016))
3.500
2,1
3.1
Hẻm đường Hùng Vương giáp QL 20 (từ thửa 162(25),28(26) đến hết thửa 54,62(25)) đường đất
720
2,1
3.2
Hẻm đường Hùng Vương giáp QL 20 (từ thửa 3,19(56) đến hết thửa 61,72(25)) đường đất
720
2,1
3.3
Hẻm đường Hùng Vương giáp QL 20 (từ thửa 45(57),1(116) đến giáp đường Nguyễn Văn Trỗi (thửa 100,114(58)) đường đất
720
2,1
3.4
Hẻm đường Hùng Vương giáp QL 20 (từ thửa 111(58), 12(117) đến thửa 56,70(58)) đường bê tông
730
2,1
3.5
Hẻm đường Hùng Vương giáp QL 20 từ thửa 29,30(118) đến giáp đường Hai Ba Trưng (thửa 100,114(58) đường bê tông
800
2,1
3.6
Hẻm đường Hùng Vương giáp QL20 (từ thửa 73,62(119) đến giáp đường Hai Ba Trưng (thửa 59(119)) đường bê tông
800
2,1
4
Từ đầu đường Nguyễn Văn Trỗi và Hà Huy Tập đến giáp đường Trần Hưng Đạo (đến hết thửa 7(60) + 31(119) và Nguyễn Tri Phương (đến hết thửa 76,77,78,79,80,100,98,97,99- tờ 60)
5.000
2,1
5
Từ đường Trần Hưng Đạo + Nguyễn Tri Phương đến giáp đường Lý Thường Kiệt (QL28) + đường Trần Quốc Toản (đến hết thửa 56 + 72- tờ 100 (2016))
7.000
2,3
6
Từ đầu đường Lý Thường Kiệt + Trần Quốc Toản đến giáp ngã 4 đường Nguyên Du (hết thửa 41- tờ 92 (2016)) + Mọ Kọ (hết thửa 15- tờ 50 (2016))
8.000
2,3
7
Từ ngã 4 Nguyễn Du- Mọ Kọ đến đường Đào Duy Từ (Từ thửa 82 + 27(92) đến hết thửa 79+90(87))
9.000
2,3
8
Từ đường Đào Duy Từ đến đường Trần Phú (Từ thửa 78+ 68(87) đến hết thửa 14+11(84))
10.000
2,3
8.1
Hẻm đường Hùng Vương giáp QL 20 đến giáp đường Phạm Ngũ Lão (từ thửa 110(41) đến hết thửa 44,45(41)) đường nhựa
800
2,1
9
Từ đường Trần Phú đến Bến xe Thành Bưởi (từ thửa 45(42) + 12(85) đến hết thửa 22+36- tờ 81)
7.000
2,5
9.1
Hẻm đường Hùng Vương giáp QL 20 (từ thửa 74,77(81) đến hết thửa 217,52(42)) đường bê tông
800
2,1
9.2
Hẻm đường Hùng Vương giáp QL 20 (từ thửa 1047,456(11) đến hết thửa 627,686(11)) đường bê tông
800
2,1
9.3
Hẻm đường Hùng Vương giáp QL 20 (từ thửa 58,65(81) đến hết thửa 34,39(42)) đường nhựa
800
2,1
9.4
Hẻm đường Hùng Vương giáp QL 20 đến giáp đường Võ Văn Tần (từ thửa 11(41), 166(10) đến hết thửa 244,139(10)) đường nhựa
800
2,1
10
Cây xăng ông Binh đến hết xưởng cua Quảng Lâm (Từ thửa 18+35- tờ 81 đến hết thửa 47+229- tờ 11)
3.200
2,2
10.1
Hẻm đường Hùng Vương giáp QL 20 (từ thửa 7,9(82) đến hết thửa 616,546(11)) đường bê tông
700
2,1
10.2
Hẻm đường Hùng Vương giáp QL 20 (từ thửa 31(81),25(82) đến hết thửa 547,527,404(11)) đường bê tông
700
2,1
10.3
Hẻm đường Hùng Vương giáp QL 20 (từ thửa 13(82),57(77) đến hết thửa 1021(11)) đường bê tông
700
2,1
11
Từ thửa 153 + 230- tờ 11 đến hết thửa 202+ 278(7)
2.100
2,1
11.1
Hẻm đường Hùng Vương giáp QL 20 (từ thửa 42,74(11) đến hết thửa 460,458(6)) đường đất
700
2,1
11.2
Hẻm đường Hùng Vương giáp QL 20 (từ thửa 407(7) đến hết thửa 455,457(6)) đường đất
700
2,1
11.3
Hẻm đường Hùng Vương giáp QL 20 (từ thửa 325,312(7) đến hết thửa 234,196(7)) đường đất
700
2,1
11.4
Hẻm đường Hùng Vương giáp QL 20 (từ thửa 202(7) đến giáp đường Nguyễn Trung Trực hết thửa 4,5(7)) đường đất
700
2,1
11.5
Hẻm đường Hùng Vương giáp QL 20 (từ thửa 190,130(12) đến hết thửa 305(12)) đường đất
700
2,1
11.6
Hẻm đường Hùng Vương giáp QL 20 9từ thửa 278(7) đến hết thửa 389(7)) đường bê tông
700
2,1
II
Quốc lộ 28 đi qua thị trấn Di Linh
*
Nhánh 1: Từ đất của Bưu điện Di linh đến ngã 3 Cây Sơn (Lý Thường Kiệt)
1
Từ đầu đường Lý Thường Kiệt đến ngã rẽ, đầu đường Phan Bội Châu (Tính từ thửa 108(tờ 100-2016) + thửa109(100-2016) đến hết thửa 1+17(tờ 99-2016))
4.100
2,5
2
Từ đường Phan Bội Châu đến giáp đầu đường Nguyễn Văn Trỗi, (tính từ thửa 5+ thửa 6(99-2016) đến hết thửa 23(103-2016))
3.500
2,1
2.1
Hẻm đường Lý Thường Kiệt từ thửa 91(100) đến thửa 28(100)
800
2,1
2.2
Từ thửa 13(99)+ 75+80(54) đến thửa 62(53) +83(53)
750
2,1
2.3
Từ thửa 31+35(104) đến 46+107(104);
750
2,1
2.4
Từ thửa 11+89(53)+51+52(53) đến thửa 79(53)
750
2,1
3
Từ giáp đường Nguyễn Văn Trỗi đến giáp đầu đường Lê Hồng Phong (tính từ thửa 18(103-2016) + đến hết thửa 3(95-2016))
2.500
2,1
3.1
Hẻm đường Nguyễn Văn Trỗi đến giáp đầu đường Lê Hồng Phong (Các thửa 22+180+181(52))
650
2,1
3.2
Hẻm đường Nguyễn Văn Trỗi đến giáp đầu đường Lê Hồng Phong (Từ thửa 29 (53) đến thửa 16(53) (đường đất)
500
2,1
3.3
Hẻm đường Nguyễn Văn Trỗi đến giáp đầu đường Lê Hồng Phong (Từ thửa 22+24(94) đến thửa 39+40(51)
800
2,1
4
Giáp đường Lê Hồng Phong đến đầu đường Ngô Quyền (Tính từ thửa 1(95) và 6(94) + đến hết thửa 123 + thửa 137(16))
2.000
2,1
4.1
Từ thửa 7(94) + 8(47) đến thửa 25+26(51)
800
2,1
4.2
Từ thửa 387+388(17) đến thửa 356+411(17)
800
2,1
4.3
Từ thửa 823(17) + 238+523(17); 276+313(17)
800
2,1
4.4
Từ thửa 535+536(67) + 637(16)+4(16)
700
2,1
4.5
Từ thửa 509+538(16)+8+15(25); từ thửa 483(16)+444(16)+489(16)+579(16)+6(46)
700
2,1
4.6
Từ thửa 422+443 đến hết thửa 13 + 17(25)+425(16) đến thửa 396(16)
700
2,1
4.7
Từ thửa 376+377+428(16) đến thửa 338+390(16)
700
2,1
4.8
Từ thửa 413(16)+203(17);đến thửa 176+158(17)
700
2,1
5
Từ giáp đường Ngô Quyền thửa 105+116(16) đến hết thửa 19 + 68(8)- Giáp xã Tân Châu
1.250
2,1
5.1
Từ thửa 45+62(16) đến thửa 5+50(16)
700
2,1
5.2
Từ thửa 64 đến hết thửa 7(16)
700
2,1
5.3
Từ thửa 3(16) đến thửa 18(8) (Nhựa)
700
2,1
*
Nhánh 2: Đường vào xã Gung Ré (Lê Lợi)
1
Từ giáp QL 20 từ thửa 102+129(60-2016) đến hết thửa 156+220 (60)
2.800
2,1
2
Từ hết thửa 157(60)+1(64) đến hết thửa 87,88(33)
2.000
2,1
III
Các đường nội thị thị trấn Di Linh
1
Đường Nguyễn Văn Cừ (chia làm 2 đoạn)
1.1
Từ giáp Ql 20 đến hết thửa 1(140) + 3 (139)
850
2,1
1.2
Đoạn còn lại: Đến hết thửa 13+17(36)
700
2,1
2
Đường Lê Lai (chia làm 2 đoạn)
2.1
Từ giáp QL 20 đến hết 325(23-2016)
750
2,1
2.2
Đoạn còn lại đến hết thửa 21(29-2016)- Giáp đường Ngô Quyền
700
2,1
3
Đường Ngô Sỹ Liên (Chi làm 4 đoạn)
3.1
Từ giáp QL 20 đến hết thửa 76 (123-2016)
720
2,1
3.2
Từ thửa 74 (123-2016) đến giáp đường Nguyễn Văn Cừ
680
2,1
3.3
Từ thửa 26 (123-2016) đến hết thửa 156 + 177(30-2016)
600
2,1
3.4
Từ thửa 178 (30-2016) đến hết đường- giáp suối Dariam
580
2,1
4
Hẻm đường Hùng Vương giáp QL 20 thửa 675(30-2016) đến hết thửa 804 + 820 (30-2016)
700
2,1
5
Đường Nguyễn Đình Quân tính từ giáp QL 20 đến hết thửa 141 (24-2016)
1.000
2,2
6
Phan Đăng Lưu từ thửa 259(24) + 50(111) đến hết thửa 110+135(24)
1.500
2,1
7
Đường Võ Thị Sáu (chia lam 3 đoạn)
7.1
Từ giáp QL 20 đến giáp khu quy hoạch dân cư 2/9
1.400
2,2
7.2
Từ bắt đầu khu quy hoạch 2/9 đến hết thửa 439 +455 (31-2016)
900
2,1
7.3
Đoạn còn lại từ thửa 466 + 461(31-2016) đến hết thửa 556 + 564(31-2016)
700
2,1
8
Khu quy hoạch dân cư nhà máy chè 2/9
8.1
Dẫy 1 (Ghi theo lô, thửa quy hoạch) Trục đường rộng 7 m (lộ giới 6,5m)
8.1.1
Đoạn đường từ lô A1 chạy qua đất công trình giáo dục và công viên đến lô A 136 và đến hết lô A 177 (Nằm phía bên phải đoạn đường thuộc trục đường Phạm Hồng Thái hướng từ TP.HCM đi Đà Lạt)
1.800
2,1
8.1.2
Đoạn đường từ lô A1 đến lô A 27 và từ lô A 178 đến hết lô A 329 (chưa hoàn thiện cơ sở hạ tầng)
2.000
2,1
8.1.3
Đoạn đường từ lô A27 đến lô A329 (chưa hoàn thiện cơ sở hạ tầng)
1.500
2,1
8.2
Trục đường rộng 5 m (lộ giới 4m) (chưa hoàn thiện cơ sở hạ tầng)
1.500
2,1
9
Đường Phạm Hồng Thái từ giáp đường Hà Huy Tập thửa 58(131) đến giáp Công ty cổ phần chè và cà phê Di Linh (từ thửa 57(131)+18(32) đến hết thửa 29(126) + 21(31)
1.500
2,1
10
Đường Hà Huy Tập (chia làm 2 đoạn)
10.1
Từ giáp Quốc lộ 20 thửa 63(131)+19(32) đến hết thửa 85+99(32)
1.500
2,1
10.2
Từ thửa 90+100(32) đến hết thửa 226+228 (31)
1.200
2,4
11
Đường Đoàn Đức Ngọc (Từ thửa 59+64(131) đến hết thửa 79+84(132))
2.000
2,1
12
Đường Nguyễn Văn Trỗi (chia làm 2 đoạn)
12.1
Đoạn 1 từ giáp Quốc Lộ 20 thửa 11(131)+145(58) đến hết thửa 125,117(58)
1.700
2,1
12.2
Đoạn 2 từ thửa 100,116(58) đến giáp thửa 24(103) + 98(53)
2.000
2,1
13
Đường Phạm Ngọc Thạch: Từ giáp Quốc lộ 20 đến giáp Trung tâm y tế huyện Di Linh (từ thửa 64(133) + 83(132) đến hết thửa 424+432(32))
2.200
2,1
14
Đường Phan Đình Giót (thửa 27+28+34 (118))
980
2,1
15
Đường Hai Bà Trưng (Từ thửa 105+126(58) đến hết thửa 18(107)+3(119))
2.000
2,1
16
Đường Trần Hưng Đạo (Từ thửa 16(107) đến hết thửa 79(54))
2.200
2,3
17
Đường Nguyễn Tri Phương: Từ thửa 76+77+78+79+80+100+98+97+99+104 (60)
2.400
2,4
18
Đường Nguyễn Huệ (Từ thửa 35(99) đến hết thửa 20+21+19+39+44(60)+112+85(59))
2.000
2,1
19
Đường Ngô Gia Tự: Từ giáp Quốc lộ 20 từ thửa 1(108) + 51(106) đến hết thửa 40+37(60) và thửa 7(108) đến hết thửa 30(108)
1.700
2,1
20
Đường Trần Quốc Toản chia làm 03 đoạn
20.1
Từ giáp Quốc lộ 20 đến ngã 3 giáp đường Hoàng Văn Thụ (đến hết thửa 71(55) + 90(101))
2.500
2,1
20.2
Từ ngã 3 Trần Quốc Toản (Tính từ thửa 75(55)+61(26) đến hết thửa 245+232(26))
1.300
2,1
20.3
Từ thửa 213+ 220 (26) đến thửa 52+53 (27)
800
2,1
21
Đường Hoàng Văn Thụ chia thành 02 đoạn
21.1
Từ giáp Quốc Lộ 20 từ thửa 11(97) + 5(101) đến hết thửa 47(26)+54(55)
2.300
2,2
21.2
Đoạn còn lại từ thửa 53(55)+45(26) đến giáp thửa 63(26) + 88(101)
2.000
2,1
22
Đường Hoàng Diệu: Từ thửa 68(92)+ 21(91) đến hết thửa 42+292(49)
1.000
2,1
23
Đường Lê Văn Tám (chia thành 2 đoạn)
23.1
Đoạn 1: Từ thửa 54+63(89) đến hết thửa 51+88(49)
950
2,1
23.2
Đoạn 2: Từ thửa 10+27(48) đến hết thửa 36+93(17)
900
2,1
24
Đường Nguyễn Du (chia thành 3 đoạn)
24.1
Từ giáp Quốc Lộ 20 đến giáp đường Đào Duy Từ (từ thửa 3+28(92) đến hết thửa 28+40(89))
2.400
2,1
24.2
Từ thửa 23+31(89) đến giáp đường Tôn Thất Tùng (đến hết thửa 64+46(44)
1.700
2,1
24.3
Từ thửa 141+53(43) đến hết thửa 56+62(17)
1.400
2,1
25
Đường Mọ Kọ (chia làm 2 đoạn)
25.1
Từ thửa 83(92) + 32(50) đến thửa 65(18)+701(19)
2.600
2,4
25.2
Từ thửa 700+770(19) đến hết thửa 242+323(20)
1.300
2,1
26
Đường K` Đen từ thửa 86+217(18) đến thửa 43+46 tờ (26)
2.000
2,1
27
Đường Đoàn Thị Điểm chia thành 2 đoạn
27.1
Từ giáp Quốc Lộ 20 từ thửa 36+51(45) đến hết thửa 41+40(45)
1.300
2,1
27.2
Đoạn còn lại tính từ thửa 20+62(45) đến hết thửa 65+86(45)
1.000
2,1
28
Đường Đào Duy Từ (chia làm 3 đoạn)
28.1
Từ giáp Quốc Lộ 20 từ thửa 70+91(87) đến hết thửa 1,11(86)
1.500
2,2
28.2
từ thửa 128(44)+8(89) đến hết thửa 20+26(89)
1.300
2,1
28.3
đoạn còn lại từ thửa 129(44)+14(86) đến thửa 15+16(44) giáp đường Chu Văn An
1.300
2,1
29
Đường Chu Văn An từ giáp đường Nguyễn Du đến giáp đường Lương Thế Vinh (từ 52(43)+9(44) đến hết thửa 54+62(78))
1.500
2,1
30
Đường Bế Văn Đàn từ giáp Quốc Lộ 20 từ thửa 7(87) đến hết thửa 14(45),185(42)
2.300
2,1
31
Đường Phạm Ngũ Lão từ giáp đường Quốc Lộ 20 đến giáp đường Chu Văn An(từ 75+65(84) đến hết 12(41)+79(78))
2.400
2,1
32
Đường Bùi Thị Xuân chia làm 2 đoạn
32.1
từ thửa 59(84)+32(85) đến thửa 3,4(85)
2.200
2,1
32.2
Từ thửa 62,63(42) đến hết thửa 91,99(42)
1.200
2,1
33
Đường Tôn Thất Tùng { Chia làm 3 đoạn}
33.1
Đoạn từ giáp đường Nguyễn Du từ thửa 72+140(43) đến hết thửa 122+123(43)
900
2,1
33.1
Đoạn 2 tính từ thửa 81+98(43) đến hết thửa 79+80(17)
850
2,1
33.3
Đoạn 3 tính từ thửa 109,118(43) đến hết thửa 115,554(17)
800
2,1
34
Đường Phan Chu Trinh từ giáp Quốc Lộ 20 đến giáp đường Võ Văn Tần (từ thửa 32+43(76) đến hết thửa 1(76)+208(11))
800
2,1
35
Đường Nguyễn Đình Chiểu từ giáp Quốc Lộ 20 (từ thửa 45+50(12) đến hết thửa 412,356(7), 13,50(12))
800
2,1
36
Đường Trần Phú (chia thành 03 đoạn)
36.1
Từ giáp Quốc Lộ 20 từ thửa 15(84)+30(80) đến hết thửa 146(10)+1(73)
3.000
2,1
36.2
Từ thửa 78(10)+40(72) đến hết thửa 14+17(71)
2.500
2,1
36.3
Từ thửa 3+13(71) đến hết thửa 171+174(5)
1.200
2,1
37
Đường Nguyễn Trung Trực chi làm 2 nhánh
37.1
Từ ngã 3 Trần Phú- Nguyễn Trung Trực đến giáp ranh xã Tân Châu (từ thửa 108+156(5) đến hết thửa 2+7(1))
800
2,1
37.2
Từ ngã 3 Trần Phú- Nguyễn Trung Trực đến trạm tăng áp 500kv (từ thửa 157+124(5) đến hết thửa 23+24(6)
840
2,4
38
Đường Ngô Thì Nhậm tính từ giáp đường Trần Phú đến đường Nguyễn Trung Trực (từ thửa 9(68)+21(69) đến hết thửa 110+120(5))
750
2,1
39
Đường Cao Bá Quát tính từ giáp đường Trần Phú đến hết đường (1+60(71) đến hết thửa 74+93(4))
800
2,1
40
Đường Nguyễn Viết Xuân (chia làm 2 đoạn)
40.1
Từ thửa 79(10)+4(72) đến hết thửa 7(70)+313(4)
800
2,1
40.2
Từ thửa 6(70)+296(4) đến hết thửa 75+104(4)
750
2,1
41
Đường Lương Thế Vinh (Chia làm 02 đoạn)
41.1
Từ giáp đường Trần Phú (thửa 63(79) đến hết thửa 2(78))
1.200
2,1
41.2
Từ thửa 1(78)+7(40) đến hết thửa 37+52(40)
1.200
2,1
42
Đường Mạc Đỉnh Chi (Từ thửa 39+40(79) đến thửa 16 (38)+1(42)+ 11(38)
850
2,1
43
Đường Nguyễn Thiếp từ thửa 16(80) đến hết thửa 6(42)
850
2,1
44
Đường Võ Văn Tần {Chia làm 2 đoạn}
44.1
Từ giáp Quốc Lộ 20 (Thửa 199,200(11) đến giáp thửa 167,208(11)
1.000
2,1
44.2
Từ thửa 167,288(17) đến giáp đường Trần Phú (23(80)+32942)
800
2,1
45
Đường Phan Bội Châu (chia làm 3 đoạn)
45.1
Từ giáp Quốc Lộ 28 từ thửa 6(99) đến hết thửa 10(53) + 11(54)
1.700
2,3
45.2
Từ hết thửa 203(48)+11(54) đến hết thửa 170+200(49)
1.300
2,1
45.3
Tử thửa 18(53)+200(48) đến hết thửa 60+85(48)
1.200
2,1
46
Đường Lê Quý Đôn (chia làm 2 đoạn)
46.1
Từ giáp đường Phan Bội Châu (thửa 46(54); 43(54) đến hết thửa 258(49), 48(48))
1.200
2,1
46.2
Từ thửa 39+206(48) đến hết thửa 61, 591(48)
900
2,1
47
Đường Nguyễn Thị Minh Khai từ thửa 28+41(104) đến hết thửa 132+258(59)
1.400
2,1
48
Đường Hoàng Hoa Thám từ giáp Quốc Lộ 28 thửa 79(52) + 25(98) đến thửa 107,131(52))
850
2,1
49
Đường Phan Huy Chú (Chia làm 2 đoạn)
49.1
Từ giáp Quốc Lộ 28 từ thửa 8(98)+4(52) đến hết thửa 69,84(52)
850
2,1
49.2
Tiếp theo từ thửa 70+96(52) đến giáp thửa 37,42(51)
700
2,1
50
Đường Tôn Thất Thuyết từ giáp Quốc Lộ 28 từ thửa 63(95)+3(98) đến hết thửa 33+45(95)
850
2,1
51
Đường Hồ Tùng Mậu tính từ giáp Quốc Lộ 28 đến giáp đường Lê Hồng Phong (từ thửa 14+22(95) đến hết thửa 5(95) + 489(17))
850
2,1
52
Đường Lê Hồng Phong Từ thửa 485 + 498 (17) đến hết thửa 442+467(17)
850
2,1
53
Đường Ngô Quyền chia thành 2 đoạn
53.1
Từ giáp Quốc Lộ 28 thửa 642(16) đến giáp đường Phan Đăng Lưu thửa 81+96+120(24)
1.100
2,1
53.2
Tiếp theo từ giáp đường Phan Đăng Lưu đến hết đường từ thửa 272+286(24) đến hết thửa 209+381(23)
1.050
2,1
54
Đường Huỳnh Thúc Kháng từ thửa 204+287(15) đến hết thửa 155+169(14)
900
2,1
55
Đường Lê Thị Hồng Gấm từ thửa 190+191(60) đến hết thửa 185+206(60)
900
2,1
56
Đường Lý Tự Trọng tính từ thửa 166+188(60) đến hết thửa 99+100(63)
900
2,1
57
Đường Nguyễn Thái Học từ thủa 41(100) đến hết thửa 4(101)
3.250
2,4
58
Đường Nguyễn Khuyến tính từ Quốc Lộ 20 đến giáp đường Võ Văn Tần (từ thửa 66+90(76) đến thửa 97+112(10))
850
2,1
59
Đường Nguyễn Bỉnh Khiêm tính từ thủa 38+78(92) đến hết thửa 37+60(87)
1.400
2,1
60
Khu quy hoạch dân cư đồi Thanh Danh
60.1
Đường số 1, đường số 2, đường số 3 (đường đi vào Lò Sấy) và đường số 7 (đường lên Trường Võ Thị Sáu)
2.000
2,1
60.2
Đường số 8 (từ lô B55 đến B64) (bổ sung: từ lô B54 đến B64)
1.500
2,1
61
Khu quy hoạch dân cư Phúc Kiến
61.1
Các đoạn đường trong Khu quy hoạch (Áp dụng cho tất cả các thửa đất, lô đất trong khu quy hoạch)
1.800
2,1
62
Khu quy hoạch dân cư Chợ Di Linh
62.1
Đường QH số 1
5.000
2,1
62.2
Đường QH số 4
- Đoạn từ lô B4-1 đến lô B4-12
4.000
2,1
- Đoạn từ lô B3-1 đến lô B3-06
3.500
2,1
62.3
Đường QH số 5
2.000
2,1
62.4
Đường tránh phía Bắc:
- Đoạn từ tiếp giáp QL20 đi qua lô B6-11
4.000
2,1
- Đoạn từ lô B7-01 đi qua lô B7-02 đến lô B7-10
2.500
2,1
63
Đường vào Trại Phong giáp xã Bảo Thuận từ thửa 79(33) +110(34) đến thửa 1975(27) +384(28)
1.000
2,1
64
Các khu vực, đường vành đai thuộc thị trấn Di Linh
64.1
Đoạn 1: Từ giáp khu quy hoạch Thanh Danh thửa 57 + 107(16) đến hết thửa 394 + 433(9)
800
2,1
64.2
Đoạn 2: Từ thửa 416(9) + 22(17) đến hết thửa 437+ 444(17)
800
2,1
64.3
Đoạn 3: Từ thửa 456+ 476(17) đến hết thửa 177 + 213(48)
800
2,1
64.4
Đoạn 4: từ thửa 390+408(17) đến hết thửa 299+330(17)
800
2,1
64.5
Đoạn 5: từ thủa 105+130(17) đến hết thửa 113+125(17)
800
2,1
64.6
Đoạn 6: từ thửa 400+407(9) đến hết thửa 53(40) + 327(9)
800
2,1
IV. ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP KHÔNG PHẢI LÀ ĐẤT Ở:
Hệ số điều chỉnh giá đất bằng hệ số điều chỉnh giá đất của đất ở tương ứng cùng vị trí, địa bàn theo quy định tại mục II và III nêu trên. | {
"issuing_agency": "Tỉnh Lâm Đồng",
"promulgation_date": "06/01/2023",
"sign_number": "02/2023/QĐ-UBND",
"signer": "Trần Văn Hiệp",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Linh-vuc-khac/Chi-thi-01-CT-UBND-2024-tang-cuong-cong-tac-phong-tru-sinh-vat-hai-cay-trong-Kon-Tum-595034.aspx | Chỉ thị 01/CT-UBND 2024 tăng cường công tác phòng trừ sinh vật hại cây trồng Kon Tum | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KON TUM
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 01/CT-UBND
Kon Tum, ngày 02 tháng 01 năm 2024
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC PHÒNG, TRỪ SINH VẬT HẠI CÂY TRỒNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM
Năm 2023, các cơ quan, đơn vị và các địa phương trên địa bàn tỉnh đã tập trung triển khai thực hiện có hiệu quả các giải pháp phòng, trừ sinh vật gây hại cây trồng, không để phát sinh thành dịch, giảm thiểu thiệt hại về năng suất, chất lượng nông sản. Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp ngày càng phát triển, nhiều loại cây trồng mới có giá trị kinh tế cao được trồng tập trung mang tính hàng hóa đòi hỏi phải đầu tư thâm canh cao nên sinh vật hại cũng dễ phát sinh, phát triển, nhiều loại sâu bệnh hại mới có thể xuất hiện. Mặt khác, do biến đổi khí hậu, thời tiết thay đổi bất thường và không theo quy luật đã tác động đến sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng, tạo điều kiện cho sinh vật gây hại có thể phát sinh, gây hại và lây lan trên diện rộng, có nguy cơ bùng phát thành dịch và rất khó kiểm soát. Để chủ động phòng, trừ sinh vật gây hại trên các loại cây trồng nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại trong sản xuất nông nghiệp, tăng hiệu quả kinh tế và thu nhập cho người dân trên địa bàn toàn tỉnh, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 23-NQ/TU, ngày 05 tháng 12 năm 2023 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Khóa XVI, nhiệm kỳ 2020-2025 về lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị năm 2024. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các sở, ban ngành thuộc tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tập trung triển khai thực hiện các nội dung sau[1]:
1. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
- Tổ chức triển khai công tác phòng, trừ sinh vật gây hại trên cây trồng tại địa phương, trong đó tập trung chỉ đạo giải quyết diệt trừ cây Mai dương, bệnh khảm lá trên cây sắn, sâu bệnh hại trên cây dược liệu đặc biệt là cây Sâm Ngọc linh (nếu có) không để lây lan ra diện rộng.
- Tập trung chỉ đạo cơ quan, đơn vị chuyên môn, Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn tăng cường công tác kiểm tra đồng ruộng, phát hiện xử lý sớm, dứt điểm ngay từ ban đầu các đối tượng gây hại trên cây trồng; phát huy vai trò và trách nhiệm của người đứng đầu địa phương trong công tác phòng trừ, khống chế sinh vật gây hại trên cây trồng, tránh tình trạng chủ quan, lơ là, kiên quyết không để sinh vật gây hại lây lan và phát triển thành dịch.
- Tổ chức tuyên truyền bằng nhiều hình thức để chủ thực vật (tổ chức, cá nhân) nắm được quyền và nghĩa vụ của mình đã được quy định tại khoản 2 Điều 15 Luật Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật.
- Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền đến người dân bằng các hình thức phù hợp về thời điểm phát sinh và các biện pháp phòng, trừ các đối tượng sâu, bệnh hại cụ thể trên từng loại cây trồng ở từng thời điểm (trong đó lưu ý khuyến cáo giai đoạn phòng trừ hiệu quả nhất) để người dân biết, áp dụng.
- Tổ chức tập huấn, triển khai các biện pháp quản lý sinh vật gây hại tổng hợp trên các cây trồng chủ lực, có giá trị kinh tế và có tiềm năng xuất khẩu ở địa phương theo Chỉ thị số 8141/CT-BNN-BVTV ngày 24 tháng 11 năm 2020 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn[2]. Kế hoạch hành động thúc đẩy ứng dụng quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp (IPHM) trên cây trồng chủ lực ở Việt Nam giai đoạn 2022-2030[3].
- Chủ động chỉ đạo triển khai các giải pháp ngăn chặn, phòng trừ bệnh hại trên cây trồng có khả năng phát sinh trong thời gian tới[4]; khuyến cáo người dân sử dụng giống cây trồng có nguồn gốc rõ ràng, sạch bệnh, phù hợp với điều kiện canh tác tại địa phương, giống có khả năng chống chịu sâu bệnh; vệ sinh đồng ruộng; bố trí thời vụ hợp lý; gieo trồng đúng kỹ thuật; sử dụng thuốc bảo vệ thực vật khi thật cần thiết, tuân thủ nguyên tắc “4 đúng”[5] và đảm bảo đúng thời gian cách ly của thuốc; sử dụng phân bón cân đối hợp lý và các biện pháp khác thân thiện với môi trường nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho cây trồng sinh trưởng, phát triển, tăng sức chống chịu, hạn chế sự phát sinh, phát triển của sinh vật gây hại, bảo vệ và phát triển sinh vật có ích.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc mua bán, kinh doanh vật tư nông nghiệp, không để tình trạng lợi dụng tình hình dịch bệnh để tăng giá hoặc bán hàng không đảm bảo chất lượng, kịp thời xử lý các hành vi vi phạm (nếu có); có giải pháp chỉ đạo, thúc đẩy, hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh vật tư nông nghiệp cung ứng thuốc bảo vệ thực vật, vật tư đầy đủ, kịp thời để phục vụ sản xuất.
- Bố trí nhân lực để thực hiện tốt công tác điều tra, dự tính, dự báo và hướng dẫn nông dân các biện pháp phòng trừ sinh vật gây hại kịp thời, hiệu quả.
- Thực hiện tốt Quy chế phối hợp công tác và chế độ thông tin báo cáo giữa Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố về công tác chăn nuôi và thú y, trồng trọt và bảo vệ thực vật, khuyến nông trên địa bàn tỉnh Kon Tum.
- Chủ động cân đối ngân sách địa phương (nguồn dự phòng, sự nghiệp kinh tế,…) và các nguồn huy động, đóng góp hợp pháp để triển khai thực hiện phòng, chống dịch hại trên cây trồng theo đúng quy định pháp luật.
- Định kỳ hằng tuần (trong ngày thứ Ba) báo cáo tình hình sinh vật gây hại cây trồng, gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân tỉnh nếu để sinh vật gây hại trên cây trồng phát sinh thành dịch hoặc làm lây lan ra diện rộng trên địa bàn và ra các địa phương khác.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Phối hợp các cơ quan chuyên môn thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn định kỳ thông báo kịp thời về tình hình sâu, bệnh hại, dự báo thời điểm phát sinh, gây hại của các đối tượng sâu bệnh hại và hướng dẫn c ác biện pháp, kỹ thuật, phòng trừ hiệu quả để các địa phương, người nông dân biết, áp dụng.
- Tập huấn, hướng dẫn người sản xuất và các cơ sở sản xuất áp dụng quy trình VietGAP[6], GloballGAP[7], kỹ thuật trong quá trình canh tác để đảm bảo năng suất, chất lượng và an toàn thực phẩm. Xây dựng các mô hình IPM[8], ICM[9], IPHM[10] trên các loại cây trồng để người nông dân tham khảo, áp dụng và nhân rộng.
- Phối hợp với các địa phương thực hiện tốt công tác thiết lập, giám sát, quản lý vùng trồng, cơ sở đóng gói nông sản phục vụ xuất khẩu và tiêu thụ nội địa.
- Tiếp tục phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố triển khai các giải pháp ngăn chặn và xử lý bệnh khảm lá sắn, cây mai dương đảm bảo không để lây lan ra diện rộng, gây thiệt hại cho người dân.
- Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát chặt chẽ các cơ sở kinh doanh, mua bán giống cây trồng, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn tỉnh; đồng thời thông tin đến người dân những cơ sở kinh doanh thực hiện đúng các quy định của pháp luật, đảm bảo chất lượng, uy tín; xử lý các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật (nếu có).
- Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh công bố dịch, công bố hết dịch theo đúng quy định của pháp luật[11]
(trong trường hợp đủ điều kiện).
- Theo dõi chặt chẽ tình hình, diễn biến của thời tiết, tình hình sinh vật gây hại cây trồng trên địa bàn tỉnh, định kỳ hằng tuần (trước 11h00’ ngày thứ Tư), hằng tháng[12] tổng hợp báo cáo và tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo triển khai các giải pháp phòng trừ kịp thời, hiệu quả, đúng quy định, không để dịch hại lây lan phát sinh trên địa bàn tỉnh.
3. Sở Tài chính:
Phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông và các đơn vị, địa phương có liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí kinh phí triển khai thực hiện Chỉ thị này phù hợp với khả năng cân đối ngân sách địa phương hàng năm theo quy định pháp luật.
4. Sở Công Thương: Phối hợp với các cơ quan thành viên Ban Chỉ đạo
389 tỉnh và các cơ quan, đơn vị liên quan tăng cường công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả đối với việc sản xuất, kinh doanh giống cây
trồng, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật.
5. Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Kon Tum và các cơ quan thông tấn, báo chí khác:
Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng các chuyên mục để thông tin, tuyên truyền về tình hình tác hại của sâu bệnh hại trên các loại cây trồng và các biện pháp phòng, phòng trừ.
6. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức chính trị, xã hội của tỉnh: Tổ chức quán triệt, vận động Nhân dân, các hội viên, đoàn viên tích cực thực hiện tốt các biện pháp phòng, trừ sinh vật hại cây trồng trên địa bàn tỉnh.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị này./.
Nơi nhận:
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (B/c);
- Thường trực Tỉnh ủy (B/c);
- Thường trực HĐND tỉnh (B/c);
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh;
- Văn phòng Tỉnh ủy;
- Các Huyện ủy, Thành ủy;
- Các tổ chức đoàn thể, chính trị - xã hội tỉnh;
- Các sở, ban ngành, đơn vị thuộc tỉnh;
- Văn phòng Đoàn ĐBQH&HĐND tỉnh;
- Cục Quản lý thị trường tỉnh Kon Tum;
- UBND các huyện, thành phố;
- Báo Kon Tum;
- Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh;
- Văn phòng UBND tỉnh:
+ CVP, các PCVP;
+ Cổng Thông tin điện tử tỉnh;
- Lưu: VT, NNTN.NLTA.
CHỦ TỊCH
Lê Ngọc Tuấn
[1] Theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Công văn số 4553/SNN-TT&BVTV ngày 25 tháng 12 năm 2023 về việc tham mưu các Chỉ thị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
[2] Về việc tiếp tục triển khai Chương trình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên các cây trồng chủ lực, có giá trị kinh tế cao và có tiềm năng xuất khẩu.
[3] Ban hành kèm theo Quyết định số 3592/QĐ-BNN-BVTV ngày 23 tháng 9 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
[4] Như: Sâu cuốn lá nhỏ, rầy nâu, bệnh đạo ôn, bệnh khô vằn,… trên cây lúa vụ ĐX 2023-2024; Bệnh khảm lá, chổi rồng trên cây sắn; Sâu keo mùa Thu trên cây ngô; Sâu bệnh hại các loại rau màu, cây ăn quả, cây Mắc ca, cây dược liệu, cây cà phê, cây cao su,...
[5] Đúng thuốc, đúng lúc, đúng liều lượng - nồng độ và đúng cách.
[6] VietGAP (Vietnamese Good Agricultural Practices - Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt tại Việt Nam).
[7] GlobalGAP là một bộ các tiêu chuẩn quốc tế chứng nhận việc thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (Good Agricultural Practice).
[8] Chương trình quản lý dịch hại tổng hợp (Integrated Pests Management, viết tắt theo tiếng Anh là IPM).
[9] ICM (Integrated Crop Management) có nghĩa là "Quản lý tổng hợp dinh dưỡng và dịch hại cây trồng".
[10] IPHM là chương trình Quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp (Integrated Plant HealthManagement).
[11] Luật Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật, Nghị định số 116/2014/NĐ-CP ngày 04 tháng 12 năm 2014 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật.
[12] Trước ngày 25 hằng tháng. | {
"issuing_agency": "Tỉnh Kon Tum",
"promulgation_date": "02/01/2024",
"sign_number": "01/CT-UBND",
"signer": "Lê Ngọc Tuấn",
"type": "Chỉ thị"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-nguyen-Moi-truong/Cong-dien-03-CD-UBND-thong-ke-thiet-hai-ca-bien-tu-nhien-ca-nuoi-chet-bat-thuong-Thua-Thien-Hue-2016-310715.aspx | Công điện 03/CĐ-UBND thống kê thiệt hại cá biển tự nhiên cá nuôi chết bất thường Thừa Thiên Huế 2016 | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 03/CĐ-UBND
Thừa Thiên Huế, ngày 04 tháng 5 năm 2016
CÔNG ĐIỆN
VỀ VIỆC THỐNG KÊ, TỔNG HỢP THIỆT HẠI DO TÌNH TRẠNG CÁ BIỂN TỰ NHIÊN, CÁ NUÔI LỒNG VÙNG CỬA BIỂN VÀ ĐẦM PHÁ CHẾT BẤT THƯỜNG
Chủ tịch UBND tỉnh điện:
- Chủ tịch UBND các huyện và thị xã; Phong Điền, Quảng Điền, Phú Vang, Phú Lộc và thị xã Hương Trà
Thời gian qua, trên vùng cửa biển từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế đã xảy ra tình trạng cá biển trong môi trường tự nhiên và cá nuôi lồng chết bất thường gây thiệt hại nghiêm trọng đối với ngành nuôi trồng, đánh bắt thủy sản và đời sống người dân; thực hiện chủ trương của Chính phủ về việc tổ chức hỗ trợ cho nhân dân vùng bị ảnh hưởng thiệt hại của cá chết bất thường, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Chủ tịch UBND các huyện, thị xã ven biển: Phong Điền, Quảng Điền, Phú Vang, Phú Lộc và Hương Trà khẩn trương thống kê, tổng hợp thiệt hại với những nội dung như sau:
1. Lập danh sách số lượng tàu thuyền đánh bắt thủy, hải sản ven bờ có công suất dưới 20 CV của địa phương mình. Trong đó, thống kê cụ thể số hộ, số nhân khẩu từng hộ tham gia đánh bắt của các tàu thuyền ven bờ nêu trên.
2. Rà soát các hộ dân buôn bán thủy hải sản nhỏ của địa phương thật sự gặp khó khăn do ảnh hưởng các tàu ven bờ không hoạt động đánh bắt.
3. Tổng hợp, đánh giá mức độ thiệt hại của các hộ dân nuôi cá lồng vùng cửa biển và vùng đầm phá sát cửa biển (Lăng Cô, Thuận An, Đầm Lập An, xã Hải Dương) theo quy định tại Quyết định số 49/2012/QĐ-TTg và Quyết định số 142/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
4. Phối hợp với Sở Công Thương tổ chức các điểm bán hàng thủy, hải sản đã được xác nhận đánh bắt từ vùng biển an toàn theo chỉ đạo của Bộ Công Thương và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
UBND tỉnh yêu cầu Chủ tịch UBND các huyện, thị xã: Phong Điền, Quảng Điền, Phú Lộc, Phú Vang và Hương Trà khẩn trương thực hiện và báo cáo kết quả về UBND tỉnh trước 17 giờ ngày 4/5/2016 để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Chủ tịch UBND tỉnh;
- Các PCT UBND tỉnh;
- Các Sở: NN và PTNT, LĐTB và XH, TC;
- VP: Lãnh đạo, CV: MT, TC;
- Lưu: VT, NN.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Nguyễn Văn Cao | {
"issuing_agency": "Tỉnh Thừa Thiên Huế",
"promulgation_date": "04/05/2016",
"sign_number": "03/CĐ-UBND",
"signer": "Nguyễn Văn Cao",
"type": "Công điện"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/The-thao-Y-te/Ke-hoach-69-KH-UBND-2024-phong-chong-dich-benh-truyen-nhiem-Bac-Kan-597982.aspx | Kế hoạch 69/KH-UBND 2024 phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm Bắc Kạn | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẮC KẠN
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 69/KH-UBND
Bắc Kạn, ngày 02 tháng 02 năm 2024
KẾ HOẠCH
PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH TRUYỀN NHIỄM ĐỊA BÀN TỈNH BẮC KẠN NĂM 2024
Phần I
ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH TRUYỀN NHIỄM NĂM 2023
1. Tình hình dịch bệnh truyền nhiễm tại tỉnh Bắc Kạn năm 2023
Trong năm 2023 ghi nhận 05 ổ dịch bệnh truyền nhiễm gồm: 03 ổ dịch thủy đậu với 88 ca mắc; 01 ổ dịch tay chân miệng với 06 ca mắc; 01 ổ dịch sốt xuất huyết với 05 ca mắc. Tất cả các ổ dịch đều được điều tra, giám sát điều trị khỏi, không có ca tử vong. Các bệnh truyền nhiễm khác cơ bản được kiểm soát, giám sát, quản lý và xử lý kịp thời. Một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như cúm A/H5N1, cúm A/H7N9, cúm A/H5N6, MERS-CoV, bệnh do vi rút Zika, đậu mùa khỉ… không xảy ra trên địa bàn. Cùng với cả nước, tiếp tục duy trì thành quả thanh toán bại liệt, loại trừ uốn ván sơ sinh và kiểm soát tốt các bệnh có vắc xin dự phòng thuộc chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia (lao, bạch hầu, ho gà, sởi, viêm não Nhật Bản, viêm gan B, Hib,…).
Tình hình Dịch bệnh COVID-19 cơ bản đã ổn định, từ ngày 20/10/2023 COVID-19 đã được chuyển từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang bệnh truyền nhiễm nhóm B theo Quyết định số 3896/QĐ-BYT ngày 19/10/2023 của Bộ Y tế. Ngoài ra toàn tỉnh ghi nhận 14 ca mắc nghi sởi/Rubella, 73 ca mắc bệnh sốt xuất huyết (07 ca nội địa, 66 ca ngoại lai), 297 ca mắc bệnh tay chân miệng. Số người bị phơi nhiễm với bệnh dại được tiêm vắc xin 1.428 người, trong đó số người nghèo được tiêm đạt 100% (394/394 người).
2. Kết quả thực hiện chỉ tiêu năm 2023
Các mục tiêu, chỉ tiêu kế hoạch năm 2023
Thực hiện năm 2023
So với năm 2022
Kết quả
Không để dịch lớn xảy ra và hạn chế thấp nhất số người mắc và tử vong do các bệnh truyền nhiễm gây dịch.
Đạt chỉ tiêu
Đạt chỉ tiêu
Đạt chỉ tiêu
100% UBND các cấp từ huyện/thành phố đến xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh có kế hoạch phòng chống dịch bệnh.
Đạt chỉ tiêu
Đạt chỉ tiêu
Đạt chỉ tiêu
100% bệnh, dịch bệnh mới nổi được phát hiện và xử lý kịp thời, hiệu quả.
Đạt chỉ tiêu
Đạt chỉ tiêu
Đạt chỉ tiêu
100% các ổ dịch được phát hiện sớm và xử lý kịp thời.
Đạt chỉ tiêu
Đạt chỉ tiêu
Đạt chỉ tiêu
100% các ổ dịch được chẩn đoán bằng xét nghiệm.
Đạt chỉ tiêu
Đạt chỉ tiêu
Đạt chỉ tiêu
100% các vụ dịch được khoanh vùng xử lý đúng hướng dẫn.
Đạt chỉ tiêu
Đạt chỉ tiêu
Đạt chỉ tiêu
100% các cơ sở khám chữa bệnh và cơ sở y tế dự phòng đóng trên địa bàn tỉnh thực hiện khai báo, báo cáo bệnh truyền nhiễm chính xác, kịp thời, đầy đủ bằng phần mềm trực tuyến theo quy định của Bộ Y tế.
Đạt chỉ tiêu
Đạt chỉ tiêu
Đạt chỉ tiêu
100% bệnh nhân nghèo bị phơi nhiễm với bệnh dại được tiêm vắc xin phòng bệnh dại miễn phí.
Đạt chỉ tiêu
Đạt chỉ tiêu
Đạt chỉ tiêu
3. Khó khăn, tồn tại
- Trên thế giới và khu vực, dịch bệnh luôn diễn biến phức tạp, luôn có nguy cơ bùng phát bệnh dịch, bệnh mới nổi, tái nổi, bệnh chưa rõ nguyên nhân, sự biến chủng tác nhân gây bệnh. Đặc biệt là dịch bệnh COVID-19 với các biến chủng mới xuất hiện ngày càng nhiều, dịch bệnh cúm A(H7N9), MERS-CoV, đậu mùa khỉ... chưa khống chế được triệt để; một số bệnh trước đây đã được khống chế nhưng hiện gia tăng trở lại ở nhiều quốc gia trong khu vực như bệnh tay chân miệng, sốt xuất huyết, bại liệt, sởi. Các bệnh dịch chủ yếu do vi rút (Covid-19, tay chân miệng, sốt xuất huyết...) không có thuốc điều trị đặc hiệu, một số bệnh chưa có vắc xin dự phòng, các biện pháp phòng, chống dịch chủ yếu là các biện pháp không đặc hiệu, tuy đã được kiểm soát và có số mắc giảm nhưng vẫn luôn tiềm ẩn nguy cơ lây lan, bùng phát.
- Sự biến đổi khí hậu, biến động về dân cư, đô thị hóa, đặc biệt là thói quen vệ sinh cá nhân, vệ sinh an toàn thực phẩm của một bộ phận người dân chưa được tốt tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều dịch bệnh mới phát sinh, cũng như các dịch bệnh đã được khống chế nay có nguy cơ xuất hiện trở lại.
- Một số đơn vị, địa phương chưa có sự chỉ đạo quyết liệt đối với công tác phòng chống dịch, chưa thấy được sự cần thiết và tính cấp bách của công tác phòng, chống dịch bệnh, coi công tác phòng chống dịch bệnh là nhiệm vụ của ngành y tế.
- Nhận thức của một số người dân còn hạn chế, chưa tự giác tham gia các hoạt động phòng, chống dịch bệnh tại cộng đồng. Trong năm, tuy không ghi nhận trường hợp tử vong do bệnh dại, tuy nhiên bệnh dại vẫn lưu hành trên động vật chủ yếu là chó với 08 ổ dịch có kết quả xét nghiệm dương tính với vi rút dại; đồng thời nhiều người dân còn tâm lý chủ quan, chưa tự giác đi tiêm phòng vắc xin phòng bệnh dại sau phơi nhiễm và chưa thực hiện tiêm phòng bệnh dại đầy đủ cho vật nuôi.
- Hoạt động tiêm chủng vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng thời gian qua do thiếu 1 số loại vắc xin từ nguồn cung ứng của Bộ Y tế nên tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ cho trẻ em dưới 1 tuổi chưa đạt theo kế hoạch, tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ được giao năm 2023 là > 95% đến hết tháng 11 năm 2023 thực hiện đạt 74,1%.
Việc quản lý đối tượng tiêm chủng dịch vụ và tiêm chủng mở rộng khó khăn do không tách hoặc cập nhật được các đối tượng trong tiêm chủng mở rộng sử dụng vắc xin tiêm chủng dịch vụ, không quản lý được hết các đối tượng vãng lai, di biến động. Tại một số xã vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn chưa quản lý được hết các đối tượng, tỷ lệ tiêm chủng còn thấp ở quy mô cấp xã.
- Kinh phí Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số giảm; kinh phí cho các hoạt động phòng, chống dịch còn hạn chế nên ảnh hưởng đến việc tổ chức triển khai hoạt động y tế dự phòng.
Phần II
KẾ HOẠCH PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH TRUYỀN NHIỄM NĂM 2024
I. MỤC TIÊU CHUNG
- Chủ động phòng ngừa sớm, không để dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, dịch bệnh mới nổi xảy ra trên địa bàn tỉnh. Phát hiện sớm ca bệnh đầu tiên, tổ chức bao vây và dập dịch kịp thời, không để dịch lây lan rộng trên địa bàn. Chuẩn bị đầy đủ các điều kiện về vật tư, trang thiết bị và kỹ thuật sẵn sàng ứng phó, đáp ứng nhanh khi có dịch xảy ra.
- Giảm tỷ lệ mắc và tử vong do các bệnh truyền nhiễm gây ra góp phần bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe Nhân dân.
- Triển khai linh hoạt các biện pháp phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm nói chung, dịch bệnh truyền nhiễm mới nổi theo đúng chỉ đạo của Chính phủ và Bộ Y tế, đảm bảo an sinh xã hội và an toàn cho người dân.
II. MỤC TIÊU CỤ THỂ
1. Giám sát chặt chẽ, phát hiện sớm, đáp ứng nhanh và xử lý triệt để các ổ dịch, giảm số mắc và tử vong các bệnh truyền nhiễm, ngăn chặn kịp thời bệnh dịch truyền nhiễm nguy hiểm không để xâm nhập vào tỉnh Bắc Kạn.
2. Nâng cao năng lực chuyên môn, kỹ năng nhận định tình hình dịch cho lực lượng làm công tác phòng, chống dịch tại các tuyến. Từng bước nâng cao năng lực phòng xét nghiệm tuyến tỉnh và tuyến huyện trong việc thực hiện xét nghiệm chẩn đoán sớm các tác nhân gây bệnh.
3.Triển khai tiêm chủng các vắc xin phòng bệnh (COVID-19, tiêm chủng mở rộng,…) đảm bảo tỷ lệ bảo phủ theo chỉ đạo của Bộ Y tế. Giữ vững thành quả thanh toán, loại trừ các bệnh bại liệt, bệnh uốn ván sơ sinh, bệnh sốt rét tiến tới loại trừ bệnh sởi, bệnh dại.
4. Bảo đảm công tác phân tuyến điều trị giảm quá tải bệnh viện tuyến tỉnh; thu dung, cấp cứu, điều trị kịp thời các trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm, hạn chế đến mức thấp nhất các trường hợp tử vong, biến chứng.
5. Tăng cường công tác truyền thông, nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của người dân về công tác phòng chống dịch bệnh.
6. Huy động sự vào cuộc của các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể trong việc phối hợp chung tay phòng, chống các dịch, bệnh truyền nhiễm. Tăng cường công tác phối hợp liên ngành giữa các sở, ban, ngành nhằm triển khai có hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch tại địa phương.
7. Đảm bảo kinh phí, thuốc, vật tư, hóa chất, nguồn lực sẵn sàng đáp ứng kịp thời với các tình huống về dịch bệnh tại các tuyến. Chủ động và đảm bảo tiếp nhận nguồn vắc xin COVID-19 để duy trì tỷ lệ bao phủ vắc xin đạt được miễn dịch cộng đồng.
III. CÁC MỤC TIÊU CỤ THỂ
1. Thực hiện các chỉ tiêu chung về chuyên môn, kỹ thuật
- Duy trì thành quả thanh toán bại liệt, loại trừ uốn ván sơ sinh.
- Tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ vắc xin trong Chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ dưới 1 tuổi đạt ≥ 95% quy mô cấp xã.
- 100% bệnh, dịch bệnh mới phát sinh được phát hiện và xử lý kịp thời.
- 100% đối tượng kiểm dịch y tế biên giới được giám sát, kiểm tra và xử lý y tế theo đúng quy định, phát hiện sớm và kịp thời xử lý các trường hợp mắc bệnh theo quy định, hạn chế tối đa dịch bệnh xâm nhập và lây lan.
- 100% cán bộ làm công tác phòng chống dịch được đào tạo, đào tạo lại, tập huấn về các bệnh truyền nhiễm mới nổi, tái nổi.
- 100% cán bộ làm công tác thống kê báo cáo bệnh truyền nhiễm được tập huấn về giám sát, thông tin, báo cáo bệnh truyền nhiễm.
- 100% nhân viên y tế làm việc tại các khoa khám bệnh, khoa nội, truyền nhiễm được tập huấn về kiểm soát nhiễm khuẩn, hướng dẫn chẩn đoán, điều trị.
2. Thực hiện chỉ tiêu cụ thể đối với một số bệnh truyền nhiễm
2.1. Các bệnh Ebola, MERS-CoV, cúm A (H7N9): Hạn chế tối đa dịch bệnh xâm nhập và lây lan.
2.2. Các bệnh cúm A (H5N1), cúm A (H5N6), COVID-19, đậu mùa khỉ và các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, mới nổi khác: 100% ổ dịch được phát hiện, xử lý kịp thời, không để bùng phát trong cộng đồng, cơ sở y tế.
2.3. Các dịch bệnh khác: Bệnh sốt xuất huyết, bệnh dại, bệnh tay chân miệng.... hạn chế tối đa dịch bệnh và lây lan, xử lý kịp thời các ổ dịch không để bùng phát trong cộng đồng, cơ sở y tế.
IV. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Công tác chỉ đạo, điều hành
- Kịp thời chỉ đạo, triển khai có hiệu quả công tác phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm trên địa bàn toàn tỉnh.
- Tăng cường trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp trong công tác phòng, chống dịch bệnh; sớm phê duyệt kế hoạch phòng, chống dịch bệnh; thường xuyên chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc, cấp và bổ sung kinh phí cho các hoạt động phòng, chống dịch tại địa bàn.
- Các cấp, ngành, tổ chức chính trị - xã hội chủ động và phối hợp với ngành Y tế để phát hiện sớm, thông báo và xử lý triệt để dịch bệnh tại địa phương, phòng tránh dịch bệnh lan rộng.
- Xã hội hóa công tác phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm, huy động các tổ chức chính trị - xã hội và người dân cùng với cơ quan quản lý nhằm phát huy được hiệu quả cao nhất.
- Duy trì đường dây điện thoại nóng giữa cơ quan thường trực và các thành viên Ban chỉ đạo các cấp; thực hiện nghiêm quy chế thông tin, báo cáo, cập nhật báo cáo trên phần mềm giám sát bệnh truyền nhiễm theo quy định.
2. Giải pháp về chuyên môn kỹ thuật
2.1. Các giải pháp giảm tỷ lệ mắc bệnh
- Tăng cường giám sát bệnh chủ động, phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh đầu tiên để có biện pháp cách ly, thu dung và điều trị kịp thời; thực hiện điều tra dịch tễ ca bệnh, phân tích, dự báo xu hướng phát triển của bệnh dịch ở từng ổ dịch để có biện pháp phòng chống hiệu quả.
- Thực hiện tốt chương trình tiêm chủng mở rộng, thường xuyên rà soát đối tượng và tổ chức tiêm vét các loại vắc xin trong tiêm chủng mở rộng, đặc biệt tại các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đi lại khó khăn, vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, đảm bảo tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ đạt trên 95%; tăng cường công tác an toàn tiêm chủng, nâng cao chất lượng thực hành trong tiêm chủng và giám sát phản ứng sau tiêm.
- Chủ động dự báo các bệnh dịch nguy hiểm có thể xảy ra tại địa phương để có biện pháp phòng, chống. Tổ chức thường trực dịch 24/24 giờ trong thời gian có dịch.
- Tổ chức các chiến dịch vệ sinh môi trường, phát động phong trào vệ sinh yêu nước, nâng cao sức khỏe Nhân dân trên địa bàn tỉnh; thực hiện tốt chỉ tiêu 03 công trình vệ sinh: Nhà tắm, giếng nước và nhà tiêu tại các hộ gia đình.
- Xây dựng kế hoạch hoạt động hưởng ứng Ngày Quốc tế phòng, chống dịch bệnh (27/12) năm 2024, Ngày thế giới phòng chống bệnh Dại (28/9) năm 2024, Ngày thế giới phòng chống Lao (24/3) năm 2024.
2.2. Các giải pháp giảm tử vong
- Tăng cường năng lực cho bệnh viện các tuyến, tổ chức phân tuyến điều trị, phòng lây nhiễm chéo tại các cơ sở khám, chữa bệnh.
- Triển khai kịp thời phác đồ điều trị một số bệnh truyền nhiễm gây dịch, phác đồ chống sốc, chống kháng thuốc. Chuyển kịp thời lên bệnh viện Trung ương điều trị các trường hợp rất nặng; bệnh viện tuyến tỉnh điều trị các trường hợp nặng; bệnh viện tuyến huyện điều trị các trường hợp thông thường.
- Tăng cường năng lực hệ thống chẩn đoán sớm bằng xét nghiệm, nâng cao năng lực điều trị để thu dung, cấp cứu, điều trị kịp thời các trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm nhằm hạn chế thấp nhất các trường hợp tử vong.
- Tổ chức các đội điều trị cấp cứu cơ động để hỗ trợ tuyến dưới khi có yêu cầu hỗ trợ về chuyên môn, kỹ thuật. Tập huấn về các phác đồ điều trị, hồi sức cấp cứu, chăm sóc bệnh nhân, phòng lây nhiễm.
3. Đảm bảo nguồn lực
3.1. Từ nguồn ngân sách theo phân cấp
- Đảm bảo kinh phí cho các hoạt động phòng, chống dịch chủ động trên địa bàn.
- Mua sắm bổ sung trang thiết bị thiết yếu đảm bảo cho công tác thu dung, điều trị, chẩn đoán nguyên nhân dịch theo quy định của Bộ Y tế.
3.2. Từ các nguồn khác: Sử dụng có hiệu quả nguồn kinh phí từ các Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số, các dự án đang triển khai trên địa bàn tỉnh.
4. Công tác truyền thông, giáo dục sức khỏe
- Chủ động, thường xuyên cung cấp thông tin kịp thời và chính xác về tình hình dịch bệnh, phối hợp với các cơ quan truyền thông đại chúng, hệ thống thông tin và truyền thông tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức, khuyến cáo phòng, chống các loại dịch bệnh theo mùa, vệ sinh cá nhân, vệ sinh ăn uống, vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường...
- Tăng cường công tác truyền thông, giáo dục sức khỏe, phổ biến kiến thức về các biện pháp phòng bệnh, lợi ích tiêm chủng để vận động Nhân dân chủ động đưa trẻ đi tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch, phối hợp và tham gia các hoạt động phòng, chống dịch bệnh.
- Tiếp tục tổ chức các chiến dịch tuyên truyền rửa tay bằng xà phòng, chiến dịch vệ sinh môi trường; duy trì thực hiện tốt phong trào vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe Nhân dân.
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể lồng ghép công tác tuyên truyền phòng, chống dịch bệnh vào các hoạt động của cơ quan, đơn vị và hệ thống quản lý theo ngành dọc đến tận cơ sở.
- Xây dựng các phóng sự tuyên truyền phản ánh về công tác phòng chống dịch.
5. Công tác phối hợp liên ngành
- Họp Ban chỉ đạo chăm sóc sức khỏe Nhân dân tỉnh Bắc Kạn để bàn phối hợp liên ngành trong công tác phòng chống dịch.
- Các sở, ban, ngành đoàn thể, địa phương phối hợp thực hiện công tác truyền thông, lựa chọn nội dung, hình thức cho phù hợp với từng địa bàn về phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm.
V. KINH PHÍ
- Tuyến tỉnh: Đảm bảo nguồn ngân sách hỗ trợ của Trung ương, ngân sách của tỉnh, kinh phí Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số năm 2024. Ưu tiên ngân sách theo danh mục bệnh truyền nhiễm nhóm B cho hoạt động khám, chữa bệnh, gồm các bệnh: Dại, Lao, Uốn ván, HIV/AIDS, Sốt rét, Liên cầu lợn ở người, Than, Viêm não do vi rút theo Thông tư số 33/2023/TT-BYT ngày 31 tháng 12 năm 2023 của Bộ Y tế Quy định Danh mục bệnh truyền nhiễm nhóm B được ưu tiên bố trí ngân sách cho hoạt động khám bệnh, chữa bệnh.
- Tuyến huyện: Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố căn cứ tình hình cụ thể của địa phương đảm bảo kinh phí cho các hoạt động phòng, chống dịch trên địa bàn.
VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Y tế
- Chủ trì tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh tăng cường các hoạt động phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn; xây dựng kế hoạch chi tiết cho từng loại bệnh dịch cụ thể để triển khai đáp ứng kịp thời khi có dịch xảy ra.
- Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh chuẩn bị nội dung họp liên quan đến công tác phòng, chống dịch để triển khai đáp ứng kịp thời khi có dịch xảy ra.
- Phối hợp với các cơ quan thông tấn, báo chí thông tin kịp thời, chính xác diễn biến dịch bệnh bệnh, triển khai các hoạt động truyền thông phòng chống dịch tại cộng đồng.
- Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai thực hiện, bố trí đầy đủ nguồn lực, trang thiết bị cho công tác phòng, chống dịch bệnh; kiểm tra, giám sát, tổng hợp tình hình thực hiện và báo cáo theo quy định.
- Lập dự toán kinh phí chi tiết gửi Sở Tài chính thẩm định để trình Ủy ban nhân dân tỉnh cấp kinh phí phòng chống dịch theo quy định.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Chủ trì giám sát, phòng chống dịch bệnh lây truyền từ động vật, gia súc, gia cầm lây truyền sang người như bệnh Cúm gia cầm, bệnh Dại ở động vật, bệnh Liên Cầu khuẩn lợn, bệnh Than, Bệnh xoắn khuẩn, Bệnh Giun xoắn, bệnh Lao bò...; kịp thời thông báo cho ngành Y tế các ổ dịch bùng phát hoặc tái phát để cùng phối hợp triển khai các biện pháp phòng bệnh truyền nhiễm từ động vật có nguy cơ lây sang người, xử phạt những trường hợp vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y theo Nghị định số 90/NĐ-CP ngày 31/7/2017 của Chính phủ.
- Triển khai hiệu quả việc tiêm vắc xin phòng bệnh dại cho chó, mèo phấn đấu đạt tỷ lệ tiêm phòng ≥ 80% so với tổng số đàn và 100% chó, mèo trong diện phải tiêm, đối với vùng có dịch phải tiêm đạt 100% tổng đàn, thường xuyên rà soát, tiêm bổ sung cho đàn chó, mèo mới phát sinh. Tổ chức truyền thông cảnh báo sự nguy hiểm của bệnh dại tới sức khỏe và tính mạng của người dân qua đó nâng cao nhận thức, ý thức của người dân trong việc nuôi và quản lý đàn vật nuôi.
- Chia sẻ các thông tin về giám sát dịch bệnh truyền nhiễm lây từ động vật sang người cho Sở Y tế.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế, Sở Tài nguyên và Môi trường đẩy mạnh thực hiện chương trình nước sạch, vệ sinh môi trường nhằm góp phần tích cực nâng cao hiệu quả phòng, chống dịch bệnh.
3. Sở Giáo dục và Đào tạo
- Chỉ đạo các trường học chủ động triển khai các hoạt động phòng, chống dịch bệnh trong nhà trường; cung cấp kịp thời thông tin về dịch bệnh trong trường học cho ngành Y tế để phối hợp xử lý. Tuyên truyền cho học sinh về dịch bệnh và các biện pháp phòng, chống dịch trong nhà trường, phối hợp với ngành Y tế để triển khai tiêm chủng các vắc xin phòng bệnh cho các nhóm tuổi theo chỉ đạo của Chính phủ và của UBND tỉnh.
- Thực hiện tốt công tác y tế học đường; chủ động đưa nội dung giáo dục sức khỏe và kiến thức phòng chống bệnh dại, sởi, tay chân miệng, bệnh cúm... và các hoạt động vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân, vệ sinh an toàn thực phẩm vào các hoạt động ngoại khóa, hoạt động ngoài giờ lên lớp, lồng ghép trong các bài học có nội dung phù hợp.
4. Sở Thông tin và Truyền thông
- Chỉ đạo các cơ quan báo chí của tỉnh, Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Truyền thông các huyện, thành phố phối hợp với Sở Y tế, Trung tâm Y tế các huyện, thành phố thông tin kịp thời, chính xác về diễn biến dịch bệnh và công tác phòng, chống dịch trên địa bàn.
- Tăng cường tuyên truyền các biện pháp phòng, chống dịch trên các phương tiện thông tin đại chúng, đa dạng hóa các loại hình truyền thông nhằm truyền tải các thông tin về phòng, chống dịch bệnh đến với người dân.
5. Sở Công Thương
Phối hợp với các cơ quan liên quan tăng cường kiểm soát và xử lý việc lưu hành các động vật không được kiểm dịch, không rõ nguồn gốc, xuất xứ nhằm chủ động ngăn ngừa các dịch bệnh lây truyền từ động vật sang người.
6. Sở Tài chính
Chủ trì, phối với ngành Y tế tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí kinh phí cho công tác phòng, chống dịch phù hợp, hiệu quả trong từng tình huống dịch và thực hiện các chính sách theo quy định.
7. Các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh
Phối hợp ngành Y tế tăng cường tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm như: dịch bệnh COVID-19, cúm A (H5N1, H7N9...), Mers-coV, dịch bệnh do vi rút Zika, sốt xuất huyết - Zika, tay chân miệng, đậu mùa khỉ...
8. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
- Chủ động xây dựng kế hoạch triển khai công tác phòng, chống dịch; đảm bảo kinh phí chi cho các hoạt động phòng, chống dịch bệnh từ nguồn kinh phí của địa phương.
- Phân công nhiệm vụ cụ thể cho các ngành trực tiếp theo dõi và chỉ đạo các hoạt động phòng, chống dịch theo địa bàn được phân công.
- Chỉ đạo và kiểm soát công tác phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm trên địa bàn, các biện pháp vệ sinh phòng bệnh, phòng chống ô nhiễm môi trường, xử lý môi trường, trực tiếp điều hành công tác tổ chức giám sát, xử lý ca bệnh, ổ dịch quyết liệt, nắm chắc thực tế tình hình dịch bệnh trên địa bàn quản lý.
- Thường xuyên kiểm tra công tác xây dựng kế hoạch phòng, chống dịch bệnh của các ngành, đặc biệt tại những nơi mật độ dân cư cao, nguy cơ ô nhiễm lớn; huy động lực lượng của các ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức xã hội tham gia vào công tác phòng chống dịch, công tác đảm bảo an ninh trật tự khi có dịch xảy ra trên địa bàn.
- Chỉ đạo Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn lập kế hoạch phòng, chống dịch bệnh; tăng cường tuyên truyền để Nhân dân biết cách tự phòng bệnh, chủ động đến các cơ sở y tế khi có dấu hiệu nghi ngờ và tích cực tham gia vào các hoạt động phòng, chống dịch tại cộng đồng.
- Vận động Nhân dân tham gia thực hiện các chương trình nước sạch, vệ sinh môi trường, vệ sinh phòng bệnh, an toàn thực phẩm, các chương trình mục tiêu quốc gia y tế để tăng hiệu quả phòng bệnh, bảo vệ, nâng cao sức khỏe Nhân dân tại địa phương.
Trên đây là Kế hoạch phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2024, yêu cầu các cơ quan, đơn vị, địa phương tổ chức triển khai thực hiện./.
Nơi nhận:
Gửi bản điện tử;
- Cục: YTDP, QLKCB (Bộ Y tế);
- CT, PCT UBND tỉnh (Ô. Hưng);
- Các Sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh;
- UBND các huyện, thành phố;
- Báo BK, Đài PT&TH BK, Cổng TTĐT tỉnh;
- LĐVP (Ô. Minh);
- Lưu: VT, VXNV (V).
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Phạm Duy Hưng | {
"issuing_agency": "Tỉnh Bắc Kạn",
"promulgation_date": "02/02/2024",
"sign_number": "69/KH-UBND",
"signer": "Phạm Duy Hưng",
"type": "Kế hoạch"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Van-hoa-Xa-hoi/Quyet-dinh-326-QD-TTg-2018-cong-nhan-Vinh-Cuu-Dong-Nai-dat-chuan-nong-thon-moi-2017-377785.aspx | Quyết định 326/QĐ-TTg 2018 công nhận Vĩnh Cửu Đồng Nai đạt chuẩn nông thôn mới 2017 | THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 326/QĐ-TTg
Hà Nội, ngày 22 tháng 03 năm 2018
QUYẾT ĐỊNH
CÔNG NHẬN HUYỆN VĨNH CỬU, TỈNH ĐỒNG NAI ĐẠT CHUẨN NÔNG THÔN MỚI NĂM 2017
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Quyết định số 558/QĐ-TTg ngày 05 tháng 4 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Tiêu chí huyện nông thôn mới và quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới;
Căn cứ Quyết định số 2540/QĐ-TTg ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quy định điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận và công bố địa phương đạt chuẩn nông thôn mới, địa phương hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 2043/TTr-BNN-VPĐP ngày 14 tháng 3 năm 2018,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công nhận huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai đạt chuẩn nông thôn mới năm 2017.
Điều 2. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai có trách nhiệm công bố và khen thưởng theo quy định.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Điều 4. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Thành viên Ban Chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các thành viên BCĐ TW các CT MTQG;
- Văn phòng Điều phối NTM TW (Bộ NN&PTNT);
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Đồng Nai;
- Sở NN&PTNT, Văn phòng ĐP NTM tỉnh Đồng Nai;
- Huyện ủy, UBND huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai;
- VPCP: BTCN, các PCN, các Trợ lý TTg, các Vụ: KTTH, KGVX, TCCV, CN, TKBT, QHĐP, TGĐ Cổng TTĐT;
- Lưu: VT, NN (3) Thịnh
KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG
Vương Đình Huệ | {
"issuing_agency": "Thủ tướng Chính phủ",
"promulgation_date": "22/03/2018",
"sign_number": "326/QĐ-TTg",
"signer": "Vương Đình Huệ",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Van-hoa-Xa-hoi/Quyet-dinh-1571-QD-TTg-tang-thuong-bang-khen-Thu-tuong-Chinh-phu-58711.aspx | Quyết định 1571/QĐ-TTg tặng thưởng bằng khen Thủ tướng Chính phủ | THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
*****
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
*******
Số: 1571/QĐ-TTg
Hà Nội, ngày 13 tháng 11 năm 2007
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC TẶNG THƯỞNG BẰNG KHEN CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Thi đua, Khen thưởng ngày 26 tháng 11 năm 2003 và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng ngày 14 tháng 06 năm 2005;
Căn cứ Nghị định số 121/2005/NĐ-CP ngày 30 tháng 09 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng;
Xét đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng (Tờ trình số 393/TTr-UBND ngày 05 tháng 11 năm 2007) và Trưởng Ban Thi đua-Khen thưởng Trung ương (Tờ trình số 1538/TTr-BTĐKT ngày 13 tháng 11 năm 2007),
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Tặng thưởng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho bà Lê Thị Thịnh, Chủ tịch Hội Bảo trợ tàn tật và trẻ mồ côi thành phố Hải Phòng, đã có thành tích trong công tác từ năm 2002 đến năm 2006, góp phần vào sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc.
Điều 2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng, Trưởng ban Ban Thi đua-Khen thưởng Trung ương và cá nhân có tên tại Điều 1 chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- UBND thành phố Hải Phòng;
- Ban Thi đua-Khen thưởng TW;
- VPCP: BTCN Nguyễn Xuân Phúc;
- Website Chính phủ;
- Lưu: Văn thư, TCCB (3b). 11
KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG
Nguyễn Sinh Hùng | {
"issuing_agency": "Thủ tướng Chính phủ",
"promulgation_date": "13/11/2007",
"sign_number": "1571/QĐ-TTg",
"signer": "Nguyễn Sinh Hùng",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Trach-nhiem-hinh-su/Hiep-dinh-tuong-tro-tu-phap-ve-hinh-su-72253.aspx | Hiệp định tương trợ tư pháp về hình sự | HIỆP ĐỊNH
TƯƠNG TRỢ TƯ PHÁP VỀ HÌNH SỰ
Nhà nước Bru-nây Đa-rút-xa-lam, Vương quốc Căm-pu-chia, Cộng hòa In-đô-nê-xi-a, Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, Ma-lai-xi-a, Cộng hòa Phi-líp-pin, Cộng hòa Sing-ga-po và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (sau đây gọi là “Quốc gia thành viên” hoặc “các Quốc gia thành viên”),
Với lòng mong muốn nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan thực thi pháp luật của các Quốc gia thành viên trong việc phòng ngừa, điều tra và truy tố tội phạm thông qua hợp tác và tương trợ tư pháp về hình sự,
ĐÃ THỎA THUẬN như sau:
Điều 1. Phạm vi tương trợ
1. Các Quốc gia thành viên, theo quy định của Hiệp định này và phù hợp với pháp luật quốc gia của mình, phải dành cho nhau các biện pháp tương trợ tư pháp rộng rãi nhất có thể được trong việc điều tra, truy tố và thủ tục tố tụng tiếp theo.
2. Tương trợ theo Hiệp định này có thể bao gồm:
(a) Thu thập chứng cứ hoặc lấy tờ khai tự nguyện từ những người có liên quan;
(b) Bố trí để những người có liên quan cung cấp chứng cứ hoặc trợ giúp trong các vấn đề hình sự;
(c) Thực hiện việc tống đạt giấy tờ, tài liệu tư pháp;
(d) Tiến hành khám xét, thu giữ;
(e) Kiểm tra đồ vật, địa điểm;
(f) Cung cấp bản gốc hoặc bản sao có xác nhận tài liệu, hồ sơ, chứng cứ có liên quan;
(g) Xác định hoặc truy tìm tài sản do phạm tội mà có và phương tiện phạm tội;
(h) Hạn chế giao dịch đối với tài sản hoặc phong tỏa tài sản có được từ việc thực hiện tội phạm có thể bị thu hồi hoặc tịch thu;
(i) Thu hồi, tịch thu tài sản do phạm tội mà có;
(j) Xác minh địa chỉ và nhận dạng người làm chứng, người bị tình nghi;
(k) Các hình thức tương trợ khác theo thỏa thuận và phù hợp với mục đích của Hiệp định này và pháp luật của Quốc gia được yêu cầu.
3. Hiệp định này chỉ áp dụng đối với việc tương trợ giữa các Quốc gia thành viên. Các quy định của Hiệp định này không tạo ra bất cứ quyền nào cho một cá nhân trong việc thu thập, ngăn cản hoặc cản trở việc đưa ra hoặc loại bỏ bất kỳ chứng cứ nào hoặc cản trở việc thực hiện các yêu cầu tương trợ.
4. Trong Hiệp định này, cụm từ “phương tiện phạm tội” được hiểu là tài sản được sử dụng trong việc phạm tội hoặc giá trị tương đương của tài sản đó.
Điều 2. Không áp dụng
1. Hiệp định này không áp dụng đối với việc:
(a) Bắt hoặc giam giữ một người nhằm mục đích dẫn độ người đó;
(b) Thi hành bản án hình sự của Quốc gia yêu cầu tại Quốc gia được yêu cầu, trừ trong phạm vi được pháp luật của Quốc gia được yêu cầu cho phép;
(c) Chuyển giao người bị giam giữ để thi hành hình phạt; và
(d) Chuyển giao vụ án hình sự.
2. Hiệp định này không cho phép bất cứ Quốc gia thành viên nào thực hiện trong phạm vi lãnh thổ của Quốc gia thành viên khác quyền tài phán hay các chức năng thuộc thẩm quyền tuyệt đối của các cơ quan có thẩm quyền của Quốc gia thành viên khác theo quy định của pháp luật của quốc gia đó.
Điều 3. Giới hạn phạm vi tương trợ
1. Quốc gia được yêu cầu từ chối việc tương trợ nếu xét thấy:
(a) Yêu cầu tương trợ liên quan đến việc điều tra, truy tố hoặc trừng phạt một người về một tội mà tội đó, hoặc xét tình tiết phạm tội, là tội phạm mang tính chất chính trị;
(b) Yêu cầu tương trợ liên quan đến việc điều tra, truy tố hoặc trừng phạt một người về một hành động hoặc bất hành động mà nếu xảy ra trên lãnh thổ Quốc gia được yêu cầu sẽ cấu thành tội phạm quân sự theo pháp luật của Quốc gia được yêu cầu và đồng thời không phải là một tội theo luật hình sự thông thường của Quốc gia được yêu cầu;
(c) Có đủ căn cứ để cho rằng việc yêu cầu tương trợ là nhằm mục đích điều tra, truy tố, trừng phạt hay gây khó khăn cho một người vì lý do chủng tộc, tôn giáo, giới tính, nguồn gốc dân tộc, quốc tịch, hay chính kiến;
(d) Yêu cầu tương trợ liên quan đến các vấn đề điều tra, truy tố, hoặc trừng phạt một người về một tội trong trường hợp người này:
(i) Đã được Tòa án có thẩm quyền hoặc cơ quan có thẩm quyền khác của Quốc gia yêu cầu kết tội, tuyên trắng án hoặc ân xá: hoặc
(ii) Đã chấp hành hình phạt theo pháp luật của Quốc gia yêu cầu hoặc Quốc gia được yêu cầu về tội phạm đó hoặc một tội phạm khác có cùng yếu tố cấu thành là hành động hoặc bất hành động là cấu thành của tội phạm đã nói ban đầu.
(e) Yêu cầu liên quan đến việc điều tra, truy tố hay trừng phạt một người về một hành động hoặc bất hành động mà nếu xảy ra trên lãnh thổ Quốc gia được yêu cầu sẽ không cấu thành một tội phạm theo pháp luật của Quốc gia được yêu cầu, trừ trường hợp Quốc gia được yêu cầu có thể tương trợ mà không yêu cầu tuân thủ nguyên tắc tội phạm kép, nếu pháp luật trong nước của Quốc gia đó cho phép;
(f) Việc thực hiện tương trợ sẽ ảnh hưởng đến chủ quyền, an ninh, trật tự công cộng, lợi ích công cộng hoặc các lợi ích thiết yếu của Quốc gia được yêu cầu;
(g) Quốc gia yêu cầu không cam kết rằng Quốc gia đó sẽ có khả năng thực hiện yêu cầu tương trợ về hình sự với tính chất tương tự trong tương lai của Quốc gia được yêu cầu;
(h) Quốc gia yêu cầu không cam kết rằng vật được yêu cầu sẽ không bị sử dụng vào việc nào khác ngoài vấn đề hình sự nêu trong yêu cầu và Quốc gia được yêu cầu đã không đồng ý cho từ bỏ cam kết đó.
(i) Quốc gia yêu cầu không cam kết trả lại cho Quốc gia được yêu cầu, theo đề nghị của quốc gia này, những vật đã có được theo yêu cầu tương trợ sau khi giải quyết xong việc hình sự nêu trong yêu cầu tương trợ.
(j) Việc thực hiện yêu cầu tương trợ sẽ cản trở một vụ việc hình sự tại Quốc gia được yêu cầu; hoặc
(k) Việc thực hiện yêu cầu tương trợ đòi hỏi phải tiến hành các bước trái với pháp luật của Quốc gia được yêu cầu.
2. Quốc gia được yêu cầu có thể từ chối tương trợ nếu xét thấy:
(a) Quốc gia yêu cầu, liên quan đến yêu cầu tương trợ đó, đã không tuân thủ một điều khoản quan trọng của Hiệp định này hoặc các thỏa thuận liên quan khác;
b) Việc thực hiện tương trợ sẽ hoặc chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến sự an toàn của một người, bất kể người đó đang ở trong hay ngoài lãnh thổ của Quốc gia được yêu cầu; hoặc
(c) Việc thực hiện tương trợ sẽ tạo ra gánh nặng tài chính quá mức đối với nguồn lực của Quốc gia được yêu cầu.
3. Theo điểm 1(a), những tội phạm sau đây không bị coi là tội phạm mang tính chất chính trị:
(a) Tội xâm phạm tính mạng hoặc thân thể của nguyên thủ quốc gia hoặc thành viên gia đình trực tiếp của nguyên thủ quốc gia;
(b) Tội xâm phạm tính mạng hoặc thân thể của người đứng đầu chính phủ trung ương hoặc Bộ trưởng của Chính phủ trung ương.
(c) Tội phạm được quy định theo công ước quốc tế mà cả Quốc gia yêu cầu và Quốc gia được yêu cầu là thành viên và theo công ước này, các Quốc gia này có nghĩa vụ dẫn độ hoặc truy tố người bị cáo buộc phạm tội đó; và
(d) Phạm tội chưa đạt, xúi giục, đồng phạm các tội nói tại các khoản từ khoản (a) đến khoản (c).
4. Quốc gia được yêu cầu có thể hạn chế việc áp dụng bất kỳ điều khoản nào nêu tại khoản 3 tùy thuộc vào việc Quốc gia yêu cầu có quy định điều khoản tương tự trong pháp luật nước mình hay không.
5. Việc tương trợ sẽ không bị từ chối đơn thuần chỉ vì lý do bí mật của ngân hàng và của các tổ chức tài chính tương tự hoặc tội phạm bị coi là có liên quan đến các vấn đề tài chính.
6. Quốc gia được yêu cầu có thể hoãn thực hiện tương trợ nếu việc thực hiện tương trợ ngay sẽ ảnh hưởng đến thủ tục tố tụng hình sự đang được tiến hành tại Quốc gia được yêu cầu.
7. Trước khi từ chối hay hoãn thực hiện yêu cầu theo Điều này, Quốc gia được yêu cầu phải cân nhắc khả năng có thể thực hiện yêu cầu tương trợ dựa trên các điều kiện nhất định nào đó hay không.
8. Nếu chấp nhận việc thực hiện tương trợ theo các điều kiện nêu tại khoản 7, thì Quốc gia yêu cầu phải tuân thủ các điều kiện đó.
9. Nếu Quốc gia được yêu cầu từ chối hoặc hoãn thực hiện tương trợ, thì phải thông báo ngay cho Quốc gia yêu cầu về căn cứ của việc từ chối hay hoãn thực hiện tương trợ.
10. Các quốc gia thành viên, theo quy định pháp luật liên quan của nước mình, phải tương trợ trên cơ sở có đi có lại đối với tội phạm tương ứng mà không tính đến hình phạt được áp dụng.
Điều 4. Chỉ định cơ quan Trung ương
1. Mỗi quốc gia thành viên phải chỉ định một Cơ quan trung ương để gửi và nhận yêu cầu tương trợ theo Hiệp định này.
2. Việc chỉ định Cơ quan Trung ương phải được thực hiện vào thời điểm trao văn kiện phê chuẩn, chấp nhận, phê duyệt hoặc gia nhập Hiệp định này.
3. Mỗi Quốc gia thành viên phải nhanh chóng thông báo cho các Quốc gia thành viên khác về bất kỳ sự thay đổi nào trong việc chỉ định Cơ quan trung ương của mình.
4. Các cơ quan trung ương liên hệ trực tiếp với nhau hoặc có thể lựa chọn hình thức liên hệ thông qua đường ngoại giao.
Điều 5. Hình thức yêu cầu tương trợ
1. Yêu cầu tương trợ phải được làm bằng văn bản, hoặc trong trường hợp có thể, bằng bất kỳ phương tiện nào có khả năng tạo ra một bản sao cho phép Quốc gia được yêu cầu chứng thực được. Trong trường hợp khẩn cấp, hoặc trong trường hợp mà pháp luật của Quốc gia được yêu cầu cho phép, yêu cầu có thể được làm bằng lời nói với điều kiện yêu cầu sẽ được khẳng định bằng văn bản trong thời hạn 5 ngày.
2. Các cơ quan trung ương phải chuyển toàn bộ các yêu cầu và văn bản, thư từ kèm theo. Trong trường hợp khẩn cấp và được pháp luật của Quốc gia được yêu cầu cho phép, yêu cầu và mọi tài liệu, thư từ kèm theo có thể được chuyển thông qua Tổ chức Cảnh sát quốc tế (INTERPOL) hoặc Tổ chức Cảnh sát Đông Nam Á (ASEANAPOL).
Điều 6. Nội dung yêu cầu tương trợ
1. Yêu cầu tương trợ về hình sự phải bao gồm những thông tin mà Quốc gia được yêu cầu đòi hỏi để thực hiện yêu cầu đó, bao gồm:
(a) Tên của cơ quan yêu cầu và cơ quan có thẩm quyền tiến hành việc điều tra hay thủ tục tố tụng hình sự liên quan đến yêu cầu;
(b) Mục đích của yêu cầu và tính chất của tương trợ;
(c) Mô tả về tính chất vấn đề hình sự và tình trạng hiện tại và tóm tắt về sự kiện và pháp luật liên quan;
(d) Mô tả tội phạm nêu trong yêu cầu; gồm cả mức hình phạt cao nhất;
(e) Mô tả các yếu tố được cho là cấu thành tội phạm và nội dung pháp luật liên quan;
(f) Mô tả hành vi hoặc sự việc quan trọng cần xác minh;
(g) Mô tả chứng cứ, thông tin và sự trợ giúp cần thiết khác;
(h) Lý do và chi tiết về thủ tục đặc biệt hoặc các điều kiện mà Quốc gia yêu cầu muốn Quốc gia được yêu cầu tuân theo;
(i) Chi tiết về thời hạn thực hiện yêu cầu;
(j) Mọi yêu cầu đặc biệt về bảo mật và rõ lý do; và
(k) Những thông tin hoặc cam kết khác mà pháp luật của Quốc gia được yêu cầu có thể đòi hỏi hoặc cần thiết để thực hiện yêu cầu một cách đúng đắn.
2. Yêu cầu tương trợ, ở mức độ cần thiết, còn có thể bao gồm các nội dung sau đây:
a) Đặc điểm nhận dạng, quốc tịch và nơi ở của một hay nhiều người là đối tượng của vụ điều tra hoặc thủ tục tố tụng hình sự.
(b) Đặc điểm nhận dạng và nơi ở của người cần thu thập chứng cứ.
(c) Đặc điểm nhận dạng và nơi ở của người được tống đạt giấy tờ, quan hệ của người đó với thủ tục tố tụng hình sự, và cách thức tống đạt giấy tờ.
(đ) Thông tin về đặc điểm nhận dạng và chỗ ở của người cần xác minh.
(e) Mô tả về cách thức lấy lời khai hoặc ghi lại lời khai;
(f) Danh mục các câu hỏi cho người làm chứng;
(g) Mô tả các tài liệu, hồ sơ hay chứng cứ cần thu thập cũng như người thích hợp cần hỏi để lấy tài liệu, hồ sơ hay chứng cứ đó; trong trường hợp không có quy định khác, hình thức ghi, sao lại và chứng thực tài liệu, hồ sơ hay chứng cứ nói trên;
(h) Nói rõ là chứng cứ hoặc lời khai phải có tuyên thệ hay phải được khẳng định hay không;
(i) Mô tả tài sản, đồ vật liên quan đến yêu cầu tương trợ, bao gồm cả đặc điểm nhận dạng và địa điểm; và
(j) Mọi lệnh của Tòa án liên quan đến yêu cầu tương trợ và nói rõ hiệu lực của lệnh đó.
3. Các yêu cầu tương trợ, tài liệu kèm theo và thư từ trao đổi theo Hiệp định này phải được lập bằng tiếng Anh, và nếu có thể, kèm theo bản dịch ra tiếng của Quốc gia được yêu cầu hoặc một ngôn ngữ khác được Quốc gia này chấp nhận.
4. Nếu Quốc gia được yêu cầu cho rằng thông tin nêu trong yêu cầu tương trợ không đủ để thực hiện việc tương trợ, thì Quốc gia được yêu cầu có thể đề nghị cung cấp thêm thông tin. Quốc gia yêu cầu phải cung cấp các thông tin mà Quốc gia yêu cầu cho là cần thiết để thực hiện yêu cầu tương trợ.
Điều 7. Thực hiện yêu cầu tương trợ
1. Yêu cầu tương trợ sẽ được thực hiện ngay theo cách thức do pháp luật và thực tiễn của Quốc gia được yêu cầu quy định. Trong phạm vi mà pháp luật và thực tiễn nước mình cho phép. Quốc gia được yêu cầu phải thực hiện yêu cầu theo cách thức mà Quốc gia yêu cầu đã nêu.
2. Nếu có đề nghị và trong phạm vi mà pháp luật và thực tiễn nước mình cho phép, Quốc gia được yêu cầu thu xếp mọi việc cần thiết để Quốc gia yêu cầu tham gia bất kỳ thủ tục tố tụng hình sự nào phát sinh từ yêu cầu tương trợ hoặc đại diện cho lợi ích của Quốc gia yêu cầu.
3. Quốc gia được yêu cầu phải sớm đáp ứng những đề nghị hợp lý của Quốc gia yêu cầu về tiến độ thực hiện yêu cầu tương trợ.
4. Quốc gia được yêu cầu có thể đề nghị Quốc gia yêu cầu cung cấp thông tin dưới hình thức cần thiết để giúp mình thực hiện yêu cầu, hoặc để tiến hành các bước cần thiết theo pháp luật và thực tiễn của Quốc gia được yêu cầu để làm cho yêu cầu tương trợ có hiệu lực.
Điều 8. Hạn chế sử dụng chứng cứ thu thập được
1. Quốc gia yêu cầu, nếu không có sự đồng ý của Quốc gia được yêu cầu và phù hợp với điều kiện hoặc điều khoản mà Quốc gia được yêu cầu xét thấy cần thiết, không được sử dụng, tiết lộ hoặc chuyển giao thông tin hoặc chứng cứ cho Quốc gia được yêu cầu cung cấp để phục vụ cho các mục đích khác với các mục đích đã nêu trong yêu cầu tương trợ.
2. Bất luận quy định tại Khoản 1, trong trường hợp bản buộc tội thay đổi, thì có thể sử dụng thông tin và chứng cứ đã cung cấp với điều kiện phải có sự đồng ý trước của Quốc gia được yêu cầu và nếu tội phạm đó là một tội thuộc đối tượng tương trợ pháp lý theo Hiệp định này và yếu tố cấu thành của nó là căn cứ lập yêu cầu tương trợ.
Điều 9. Bảo mật
1. Quốc gia được yêu cầu, theo quy định của pháp luật nước mình, phải áp dụng mọi biện pháp thích hợp để giữ bí mật về yêu cầu tương trợ, nội dung yêu cầu, tài liệu kèm theo yêu cầu, việc tương trợ cũng như những hành động được tiến hành theo yêu cầu đó. Trong trường hợp không thể thực hiện yêu cầu tương trợ nếu không vi phạm yêu cầu về giữ bí mật, Quốc gia được yêu cầu phải thông báo việc đó cho Quốc gia yêu cầu để Quốc gia yêu cầu quyết định có cho thực hiện yêu cầu tương trợ trong điều kiện không cần giữ bí mật hay không.
2. Quốc gia yêu cầu, theo pháp luật nước mình, phải áp dụng các biện pháp để:
(a) Giữ bí mật thông tin, chứng cứ mà Quốc gia được yêu cầu đã cung cấp, trừ trong phạm vi cần thiết cho mục đích nêu trong yêu cầu tương trợ; và
(b) Bảo đảm rằng thông tin, chứng cứ được bảo vệ không để mất mát, tiếp cận, sử dụng, thay đổi, tiết lộ trái phép hoặc các hành vi lạm dụng khác.
Điều 10. Lấy lời khai tự nguyện
Khi có yêu cầu lấy lời khai của một người để phục vụ cho một vấn đề hình sự tại Quốc gia yêu cầu, Quốc gia được yêu cầu phải cố gắng với sự đồng ý của người đó để lấy lời khai.
Điều 11. Thu thập chứng cứ
1. Quốc gia được yêu cầu, phù hợp với pháp luật nước mình, phải làm sao để có được chứng cứ, kể cả lời khai có tuyên thệ, được khẳng định, tài liệu, hồ sơ từ người làm chứng phục vụ cho vấn đề hình sự để chuyển cho Quốc gia yêu cầu.
2. Khi lấy lời khai có tuyên thệ hoặc được khẳng định theo Điều này, các đương sự trong thủ tục tố tụng hình sự tại Quốc gia yêu cầu hoặc đại diện hợp pháp của họ, phù hợp với pháp luật quốc gia của Quốc gia được yêu cầu có thể có mặt và hỏi người đưa ra lời khai đó.
3. Quy định của Điều này không ngăn cản việc sử dụng kết nối truyền hình trực tiếp hoặc các phương tiện giao tiếp thích hợp khác theo pháp luật của Quốc gia được yêu cầu nhằm thực hiện Điều này nếu việc đó là vì công lý.
Điều 12. Quyền từ chối cung cấp chứng cứ
1. Người được yêu cầu đưa ra lời khai có tuyên thệ hoặc được khẳng định hoặc cung cấp tài liệu, hồ sơ hoặc chứng cứ khác theo Điều 11 của Hiệp định này tại Quốc gia được yêu cầu theo một yêu cầu tương trợ có thể từ chối làm việc đó trong các trường hợp sau đây:
(a) Pháp luật của Quốc gia được yêu cầu cho phép hoặc yêu cầu người đó từ chối thực hiện việc đó trong các trường hợp tương tự trong thủ tục tố tụng phát sinh tại Quốc gia được yêu cầu; hoặc
(b) Pháp luật của Quốc gia yêu cầu cho phép hoặc yêu cầu người đó từ chối thực hiện việc đó trong các trường hợp tương tự trong thủ tục tố tụng phát sinh tại Quốc gia yêu cầu.
2. Nếu người đó lập luận rằng pháp luật của Quốc gia yêu cầu có quy định quyền từ chối đưa ra lời khai có tuyên thệ hoặc được khẳng định hoặc cung cấp tài liệu, hồ sơ hoặc chứng cứ khác theo Điều 11 của Hiệp định này, thì Quốc gia yêu cầu, nếu có đề nghị, phải cung cấp cho Quốc gia được yêu cầu một bản xác nhận về quyền đó.
Điều 13. Điều khoản về tài liệu công khai sẵn có và các hồ sơ khác
1. Quốc gia được yêu cầu phải cung cấp cho Quốc gia yêu cầu bản sao các tài liệu hoặc hồ sơ công khai sẵn có đang do các cơ quan Nhà nước chiếm hữu.
2. Quốc gia được yêu cầu, theo pháp luật và thực tiễn nước mình, có thể cung cấp cho Quốc gia yêu cầu bản sao của bất kỳ tài liệu hoặc hồ sơ nào đang do cơ quan Nhà nước chiếm hữu những không sẵn có một cách công khai. Quốc gia được yêu cầu có thể tùy ý từ chối toàn bộ hay một phần yêu cầu nêu tại khoản này.
Điều 14. Sự có mặt của một người tại Quốc gia yêu cầu
1. Quốc gia được yêu cầu, theo pháp luật và thực tiễn nước mình, có thể tương trợ trong việc bố trí cho một người có mặt tại Quốc gia yêu cầu, khi có được sự đồng ý của người đó để:
(a) Hỗ trợ việc điều tra hình sự tại Quốc gia yêu cầu, hoặc
(b) Có mặt trong các thủ tục tố tụng liên quan đến vụ việc hình sự tại Quốc gia yêu cầu, trừ trường hợp người đó chính là người bị buộc tội;
2. Quốc gia được yêu cầu, nếu xét thấy Quốc gia yêu cầu sẽ có sự bảo đảm an toàn cho người được mời có mặt, phải cho mời người đó để cung cấp chứng cứ hoặc giúp liên quan đến vụ việc hình sự tại Quốc gia yêu cầu. Người đó sẽ được thông báo về các khoản chi phí, trợ cấp được thanh toán.
3. Quốc gia được yêu cầu phải thông báo ngay cho Quốc gia yêu cầu về ý kiến phản hồi của người được mời, và nếu người đó đồng ý, thực hiện các bước cần thiết để tạo điều kiện thuận lợi để người đó có mặt tại Quốc gia yêu cầu.
4. Các quy định của Điều này không ngăn cản việc sử dụng kết nối truyền hình trực tiếp hoặc phương tiện truyền thông thích hợp khác theo pháp luật và thực tiễn của Quốc gia được yêu cầu nếu việc đó là vì công lý.
Điều 15. Sự có mặt của người đang bị giam giữ tại quốc gia yêu cầu
1. Quốc gia được yêu cầu, theo pháp luật và thực tiễn của nước mình, có thể đồng ý cho phép người đang bị giam giữ tại Quốc gia được yêu cầu, nếu người đó đồng ý, được tạm thời chuyển cho Quốc gia yêu cầu để cung cấp chứng cứ hoặc giúp cho việc điều tra.
2. Trong trường hợp người được chuyển giao cần phải được giam giữ theo pháp luật của Quốc gia được yêu cầu, thì Quốc gia yêu cầu phải giam giữ người đó và sẽ trao trả người đó cho Quốc gia được yêu cầu ngay khi kết thúc vụ việc là lý do của việc chuyển giao, hoặc vào thời điểm sớm hơn khi thấy sự có mặt của người này là không cần thiết nữa.
3. Trong trường hợp Quốc gia được yêu cầu thông báo với Quốc gia yêu cầu về việc người được chuyển giao không cần phải giam giữ nữa, thì người đó sẽ được phóng thích khỏi sự giam giữ và sẽ được đối xử như người được quy định tại Điều 14 của Hiệp định này.
4. Quốc gia yêu cầu không được đề nghị Quốc gia được yêu cầu tiến hành thủ tục dẫn độ làm điều kiện để trao trả người đã được chuyển giao.
5. Thời gian người được chuyển giao bị giam giữ tại Quốc gia yêu cầu sẽ được tính vào thời gian chấp hành hình phạt tù hoặc thời gian giam giữ của người đó tại Quốc gia được yêu cầu.
6. Việc chuyển giao theo Điều này sẽ không được tiến hành, trừ khi Quốc gia yêu cầu cam kết:
(a) Chịu trách nhiệm về toàn bộ chi phí liên quan đến việc chuyển giao việc giam giữ;
(b) Giam giữ người đó một cách hợp pháp trong suốt thời gian chuyển giao việc giam giữ; và
(c) Trao trả người này cho Quốc gia được yêu cầu để tiếp tục giam giữ ngay sau khi sự có mặt của người đó tại cơ quan có thẩm quyền hay Tòa án của Quốc gia yêu cầu không còn cần thiết nữa.
7. Các quy định của Điều này không ngăn cản việc sử dụng truyền hình trực tiếp hoặc phương tiện truyền thông thích hợp khác theo pháp luật và thực tiễn của Quốc gia được yêu cầu nếu việc đó là vì công lý.
Điều 16. Bảo đảm an toàn
1. Phù hợp với khoản 2, khi một người có mặt tại Quốc gia yêu cầu theo yêu cầu được đưa ra theo Điều 14 hoặc Điều 15 của Hiệp định này:
(a) Người đó sẽ không bị giam giữ, truy tố, trừng phạt hoặc chịu bất kỳ hạn chế nào về tự do tại Quốc gia yêu cầu vì bất kỳ hành động hoặc không hành động nào, hay bị kết án về bất cứ tội nào chống lại pháp luật của Quốc gia yêu cầu bị coi là đã được thực hiện hoặc đã được thực hiện trước khi người đó rời khỏi Quốc gia được yêu cầu.
(b) Người đó sẽ không bị đòi hỏi cung cấp chứng cứ cho bất kỳ một vụ việc hình sự nào tại Quốc gia yêu cầu ngoài vụ việc hình sự nêu trong yêu cầu tương trợ, trừ trường hợp người đó đồng ý.
(c) Người đó không bị kiện dân sự liên quan đến bất kỳ hành động hoặc không hành động nào của người đó được cho là đã xảy ra trước khi người đó rời khỏi Quốc gia được yêu cầu.
2. Khoản 1 sẽ không được áp dụng nếu người được chuyển giao, mặc dù được tự do và có thể trở về, đã không rời khỏi Quốc gia yêu cầu trong vòng 175 ngày liên tục sau khi người này được thông báo chính thức rằng sự có mặt của người đó là không cần thiết nữa, hoặc đã trở về, nhưng lại tự ý quay lại.
3. Người có mặt tại cơ quan có thẩm quyền hoặc tòa án tại Quốc gia yêu cầu theo yêu cầu được đưa ra theo Điều 14 hoặc Điều 15 của Hiệp định này sẽ không bị truy tố trên cơ sở những lời khai đó, trừ trường hợp người này vi phạm pháp luật của Quốc gia yêu cầu do không tuân lệnh Tòa án và khai man trước tòa.
4. Người không đồng ý có mặt tại Quốc gia yêu cầu trên cơ sở yêu cầu được đưa ra theo Điều 14 hoặc Điều 15 của Hiệp định này sẽ không vì lý do từ chối hoặc không đồng ý đó mà phải chịu bất kỳ hình phạt hay trách nhiệm pháp lý nào, hoặc bị lôi thôi trước pháp luật, bất luận yêu cầu tương trợ có nội dung ngược lại hay không.
Điều 17. Quá cảnh người bị giam giữ
1. Quốc gia được yêu cầu, theo pháp luật và thực tiễn của nước mình, có thể cho phép quá cảnh qua lãnh thổ nước mình người đang bị giam giữ bởi Quốc gia yêu cầu hoặc bởi nước thứ ba để có mặt trực tiếp tại Quốc gia yêu cầu trong một vụ việc hình sự.
2. Trong trường hợp tàu bay, tàu thủy hoặc tàu hỏa chở người bị chuyển giao hạ cánh hoặc dừng lại tại Quốc gia được yêu cầu, thì nhân viên đang thi hành nhiệm vụ dẫn giải của Quốc gia yêu cầu hoặc của nước thứ ba đang hỗ trợ Quốc gia yêu cầu trong việc chuyển giao, phải tiếp tục chịu trách nhiệm về việc giam giữ người đang được chuyển đi trong thời gian quá cảnh tại Quốc gia được yêu cầu, trừ khi Quốc gia được yêu cầu có ý kiến khác.
3. Không làm ảnh hưởng đến khoản 2 và khi Quốc gia được yêu cầu đồng ý, người đang bị chuyển đi có thể bị tạm thời giam giữ bởi cơ quan có thẩm quyền của Quốc gia được yêu cầu cho đến khi chuyển đi được tiếp tục.
4. Trong trường hợp một người đang bị giam giữ tại Quốc gia được yêu cầu khi quá cảnh và người đó không được tiếp tục chuyển đi trong một thời hạn hợp lý, thì Cơ quan Trung ương của Quốc gia được yêu cầu có thể cho chuyển trả lại người đang bị giam giữ này cho quốc gia đầu tiên nơi từ đó người này được chuyển đi.
5. Mọi phí tổn và chi phí mà Quốc gia được yêu cầu phải chịu liên quan đến khoản 3 và 4 sẽ được Quốc gia yêu cầu hoàn lại.
Điều 18. Khám xét và tịch thu
1. Quốc gia được yêu cầu, theo pháp luật và thực tiễn của nước mình, phải thi hành yêu cầu về khám xét, thu giữ và chuyển giao mọi tài liệu, hồ sơ hoặc các vật khác cho Quốc gia yêu cầu nếu có cơ sở hợp lý để cho rằng tài liệu, hồ sơ hoặc các vật đó có liên quan đến vụ án hình sự tại Quốc gia yêu cầu.
2. Quốc gia yêu cầu phải tuân thủ mọi điều kiện do Quốc gia được yêu cầu đưa ra liên quan đến các tài liệu, hồ sơ hoặc đồ vật có thể được chuyển giao cho Quốc gia yêu cầu mà Quốc gia được yêu cầu xét thấy cần thiết nhằm bảo vệ các tài liệu, hồ sơ hay đồ vật sẽ được chuyển giao.
3. Quốc gia được yêu cầu, ngay khi có thể, phải thông báo cho Quốc gia yêu cầu về kết quả khám xét, địa điểm, hoàn cảnh của việc thu giữ và việc bảo quản tài liệu, hồ sơ hoặc đồ vật thu giữ được.
Điều 19. Trả lại chứng cứ
1. Khi kết thúc vụ việc hình sự liên quan đến yêu cầu tương trợ, Quốc gia yêu cầu phải trả lại cho Quốc gia được yêu cầu mọi tài liệu, hồ sơ hoặc đồ vật đã cung cấp cho Quốc gia yêu cầu căn cứ vào yêu cầu tương trợ được đưa ra theo hiệp định này.
2. Bất luận quy định tại khoản 1, bất cứ lúc nào có yêu cầu, Quốc gia yêu cầu phải tạm thời trả lại cho Quốc gia được yêu cầu bất kỳ tài liệu, hồ sơ hoặc đồ vật nào đã cung cấp cho Quốc gia yêu cầu căn cứ vào yêu cầu tương trợ được đưa ra theo Hiệp định này nếu các tài liệu, hồ sơ hoặc đồ vật đó cần thiết đối với vụ việc hình sự tại Quốc gia được yêu cầu.
Điều 20. Xác định nơi ở và nhận dạng người
Quốc gia được yêu cầu, theo pháp luật nước mình, phải cố gắng hết sức để xác định nơi ở hoặc đặc điểm nhận dạng của người nêu trong yêu cầu tương trợ và có cơ sở để cho rằng người đó đang có mặt trên lãnh thổ của Quốc gia được yêu cầu.
Điều 21. Tống đạt giấy tờ
1. Quốc gia được yêu cầu, phù hợp với pháp luật của nước mình, phải tiến hành mọi nỗ lực để thực hiện việc tống đạt giấy tờ của tòa án của Quốc gia yêu cầu liên quan đến vụ việc hình sự.
2. Quốc gia yêu cầu phải chuyển yêu cầu tống đạt giấy tờ đòi hỏi sự phúc đáp hoặc có mặt tại Quốc gia yêu cầu trong thời hạn không quá 30 ngày trước thời hạn dự định phúc đáp hoặc có mặt.
3. Quốc gia được yêu cầu phải chuyển lại bằng chứng về việc tống đạt theo cách thức do hai Bên thỏa thuận.
4. Trong khoản 3, cụm từ “bằng chứng về việc tống đạt” bao gồm thông tin dưới hình thức thông báo về thời gian và cách thức tống đạt, nếu có thể, một giấy biên nhận có chữ ký của người được tống đạt và bản trình bày sự việc và lý do trong trường hợp nhân viên tống đạt không thể tống đạt được tài liệu đó.
Điều 22. Tương trợ trong thủ tục tịch thu
1. Quốc gia được yêu cầu, theo pháp luật của nước mình, phải cố gắng xác định địa điểm, truy tìm, hạn chế, phong tỏa, thu giữ, tịch thu tài sản do phạm tội mà có và các công cụ, phương pháp phạm tội thuộc trường hợp cụ thể được tương trợ với điều kiện Quốc gia yêu cầu cung cấp mọi thông tin mà Quốc gia được yêu cầu thấy cần thiết.
2. Yêu cầu đưa ra theo khoản 1 phải kèm bản gốc của lệnh đã được ký hoặc bản sao có chứng thực của lệnh đó.
3. Yêu cầu tương trợ theo Điều này chỉ được đưa ra đối với các lệnh hoặc bản án được đưa ra sau khi Hiệp định này có hiệu lực.
4. Phù hợp với pháp luật của Quốc gia được yêu cầu, tài sản bị tịch thu theo Điều này có thể được chuyển cho Quốc gia yêu cầu, trừ trường hợp có thỏa thuận khác trong từng vụ việc cụ thể.
5. Quốc gia được yêu cầu, phù hợp với pháp luật của nước mình, theo bất kỳ thỏa thuận nào với Quốc gia yêu cầu, phải chuyển cho Quốc gia yêu cầu phần tài sản thu hồi được theo Điều này sau khi trừ chi phí mà Quốc gia được yêu cầu đã phải chịu trong việc thi hành lệnh tịch thu.
Điều 23. Quan hệ với các thỏa thuận khác
Hiệp định này không cản trở các Quốc gia thành viên thực hiện tương trợ cho nhau theo các điều ước hay các thỏa thuận khác, cũng như theo quy định trong pháp luật quốc gia của mình.
Điều 24. Xác nhận và chứng thực
1. Mỗi Quốc gia thành viên, theo yêu cầu, phải chứng thực mọi giấy tờ, tài liệu sẽ được chuyển cho Quốc gia khác theo Hiệp định này.
2. Tài liệu được chứng thực hợp lệ theo Hiệp định này, nếu:
(a) Được ký hoặc xác nhận bởi thẩm phán, hoặc viên chức của Quốc gia chuyển tài liệu đó được chứng thực hợp lệ pháp luật của Quốc gia đó; và
(b) Thuộc một trong hai trường hợp sau:
(i) Được xác nhận bằng lời tuyên thệ hoặc sự khẳng định của người làm chứng hoặc của một công chức của Quốc gia đó; hoặc
(ii) Được đóng dấu chính thức của Quốc gia đó hoặc của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, hay của một bộ hoặc một công chức nhà nước của Quốc gia đó.
3. Quy định của Điều này không hạn chế việc chứng minh bất kỳ một vấn đề gì hoặc sự công nhận tính chứng cứ của bất kỳ tài liệu nào theo pháp luật của Quốc gia yêu cầu.
4. Phù hợp với pháp luật của mỗi Quốc gia thành viên:
(a) Tài liệu được ký bằng chữ ký điện tử hoặc chữ ký dưới dạng số hóa theo pháp luật của Quốc gia thành viên hữu quan được coi là có giá trị pháp lý tương tự như tài liệu được ký bằng tay, điểm chỉ hoặc dấu hiệu khác; và
(b) Chữ ký dưới dạng số hóa hoặc chữ ký điện tử được thực hiện theo pháp luật của Quốc gia thành viên hữu quan sẽ được coi là chữ ký có giá trị ràng buộc về mặt pháp lý.
Điều 25. Chi phí
1. Quốc gia được yêu cầu phải chịu mọi chi phí thông thường để thực hiện yêu cầu tương trợ, trừ những chi phí mà Quốc gia yêu cầu phải chịu dưới đây:
(a) Chi phí tư vấn được thuê theo đề nghị của Quốc gia yêu cầu;
(b) Lệ phí và chi phí cho giám định viên;
(c) Chi phí dịch, phiên dịch, sao chép;
(d) Các chi phí liên quan tới việc di chuyển người đến hoặc đi từ lãnh thổ của Quốc gia được yêu cầu và phí, trợ cấp, chi phí trả cho người có liên quan trong thời gian người đó có mặt tại Quốc gia yêu cầu trên cơ sở yêu cầu tương trợ được đưa ra theo Điều 14 hoặc Điều 15 của Hiệp định này; và
(e) Chi phí trả cho các nhân viên canh giữ hoặc dẫn giải.
2. Tiền thiết lập video hoặc truyền hình trực tiếp hoặc các thiết bị truyền thông thích hợp khác, tiền dịch vụ video hoặc truyền hình trực tiếp hoặc các thiết bị truyền thông thích hợp khác, thù lao cho phiên dịch do Quốc gia được yêu cầu cung cấp và tiền bồi dưỡng cho những người làm chứng và chi phí đi lại của họ tại Quốc gia được yêu cầu sẽ được Quốc gia yêu cầu thanh toán lại cho Quốc gia được yêu cầu, trừ trường hợp các Bên thỏa thuận khác.
3. Nếu trong quá trình thực hiện yêu cầu tương trợ mà phát sinh các chi phí bất thường hoặc lớn cần thiết cho việc thực hiện yêu cầu, thì các Quốc gia thành viên phải tham vấn nhau đề quyết định điều khoản và điều kiện để tiếp tục thực hiện hoặc thực hiện yêu cầu tương trợ.
Điều 26. Tham vấn
1. Các Cơ quan Trung ương của các Quốc gia thành viên phải tham vấn nhau, vào thời điểm do các Quốc gia thỏa thuận, để tạo điều kiện cho việc thực hiện có hiệu quả Hiệp định này.
2. Các Quốc gia thành viên có thể đề ra những biện pháp thực tế có thể cần thiết để tạo thuận lợi cho việc thi hành Hiệp định này.
Điều 27. Sửa đổi
1. Hiệp định này có thể được sửa đổi hoặc bổ sung vào bất kỳ thời điểm nào trên cơ sở đồng ý bằng văn bản của các Quốc gia thành viên. Những sửa đổi hoặc bổ sung đó sẽ có hiệu lực vào ngày do các Quốc gia thành viên thỏa thuận và sẽ trở thành một phần của Hiệp định này.
2. Mọi sự sửa đổi hoặc bổ sung sẽ không ảnh hưởng đến các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ hoặc dựa trên cơ sở Hiệp định này trước hoặc cho đến ngày những bổ sung hay sửa đổi này có hiệu lực.
Điều 28. Giải quyết tranh chấp
Mọi bất đồng hoặc tranh chấp giữa các Quốc gia thành viên phát sinh từ việc giải thích hay thực hiện các quy định của Hiệp định này phải được giải quyết trên cơ sở hòa giải bằng tham vấn hoặc thương lượng giữa các Quốc gia thành viên thông qua đường ngoại giao hoặc bằng các phương thức giải quyết tranh chấp hòa bình khác do các Quốc gia thành viên thỏa thuận.
Điều 29. Bảo lưu
Hiệp định này không cho phép bảo lưu
Điều 30. Ký, phê chuẩn, gia nhập, trao văn kiện, đăng ký
1. Hiệp định này phải được phê chuẩn, chấp nhận, phê duyệt hoặc gia nhập theo quy định của Hiến pháp của các Quốc gia thành viên.
2. Mọi quốc gia đều có thể gia nhập Hiệp định này trên cơ sở đồng thuận của các Quốc gia ký kết ban đầu.
3. Văn kiện phê chuẩn, chấp nhận, phê duyệt hoặc gia nhập phải được trao cho Chính phủ Ma-lai-sia là nước được chỉ định là Quốc gia lưu chiểu Hiệp định.
4. Quốc gia lưu chiểu phải thông báo cho các Quốc gia thành viên khác của Hiệp định này về việc trao các văn kiện phê chuẩn, chấp nhận, phê duyệt hoặc gia nhập.
5. Quốc gia lưu chiểu phải đăng ký Hiệp định này theo Điều 102 của Hiến chương Liên hợp quốc.
Điều 31. Hiệu lực, áp dụng và chấm dứt hiệu lực
1. Hiệp định này sẽ có hiệu lực đối với từng Quốc gia phê chuẩn, chấp nhận, phê duyệt hoặc gia nhập Hiệp định này vào ngày Quốc gia đó trao văn kiện phê chuẩn, chấp nhận, phê duyệt hoặc gia nhập.
2. Hiệp định này được áp dụng đối với các yêu cầu tương trợ được đưa ra sau ngày Hiệp định có hiệu lực đối với cả hai Quốc gia thành viên hữu quan bất kể hành động hoặc không hành động cấu thành tội phạm xẩy ra trước hay sau ngày đó.
3. Bất kỳ Quốc gia thành viên nào đều có thể rút khỏi Hiệp định này bằng một thông báo bằng văn bản gửi cho Quốc gia lưu chiểu. Việc rút khỏi Hiệp định có hiệu lực sau 6 tháng, kể từ ngày Quốc gia lưu chiểu nhận được thông báo rút khỏi Hiệp định.
4. Việc rút khỏi Hiệp định này sẽ không ảnh hưởng đến các quyền và nghĩa vụ phát sinh hoặc dựa trên Hiệp định này cũng như việc thực hiện yêu cầu tương trợ được đưa ra theo Hiệp định này trước hoặc cho tới ngày rút khỏi Hiệp định này.
5. Việc rút khỏi Hiệp định này chỉ có hiệu lực đối với Quốc gia đã thông báo về việc rút khỏi Hiệp định. Hiệp định vẫn giữ nguyên hiệu lực đối với các Quốc gia thành viên khác.
Điều 32. Lưu chiểu Hiệp định
Bản gốc của Hiệp định này sẽ được trao cho Quốc gia lưu chiểu và Quốc gia lưu chiểu phải gửi các bản sao có chứng thực của bản gốc Hiệp định cho tất cả các Quốc gia thành viên.
ĐỂ LÀM BẰNG, những người có chữ ký dưới đây, được các Nhà nước liên quan ủy quyền đầy đủ, đã ký Hiệp định này.
Làm tại Kuala Lumpur vào ngày 29 tháng 11 năm 2004 bằng một bản gốc bằng tiếng Anh.
THAY MẶT
NHÀ NƯỚC BRU-NÂY ĐA-RÚT-SA-LAM
TỔNG CHƯỞNG LÝ
Dato’ Seri Paduka Haji Kifrawi
Dato’ Paduka Haji Kifli
THAY MẶT
VƯƠNG QUỐC CAM-PU-CHIA
BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP
Ang Vong Vathana
THAY MẶT
NƯỚC CỘNG HÒA IN-ĐÔ-NÊ-XIA
BỘ TRƯỞNG BỘ PHÁP LUẬT VÀ NHÂN QUYỀN
Ts. Hamid Awaludin
THAY MẶT
NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO
BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP
Kham Ouane Boupha
THAY MẶT
NHÀ NƯỚC MA-LAI-XIA
TỔNG CHƯỞNG LÝ
Tan Sri Abdul Gani Patail
THAY MẶT
NƯỚC CỘNG HÒA PHI-LÍP-PIN
THỨ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP
Macabangkit Lanto
THAY MẶT
NƯỚC CỘNG HÒA SING-GA-PO
TỔNG CHƯỞNG LÝ
Chan Sek Keong
THAY MẶT
NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
THỨ TRƯỞNG BỘ CÔNG AN
Lê Thế Tiệm | {
"issuing_agency": "Chính phủ các nước, Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam",
"promulgation_date": "29/11/2004",
"sign_number": "Khongso",
"signer": "Lê Thế Tiệm, ***",
"type": "Điều ước quốc tế"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Van-hoa-Xa-hoi/Ke-hoach-2691-KH-UBND-2020-tong-ket-linh-vuc-giam-ngheo-tinh-Dak-Lak-giai-doan-2011-2020-443769.aspx | Kế hoạch 2691/KH-UBND 2020 tổng kết lĩnh vực giảm nghèo tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2011 2020 | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐẮK LẮK
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 2691/KH-UBND
Đắk Lắk, ngày 30 tháng 3 năm 2020
KẾ HOẠCH
TỔNG KẾT LĨNH VỰC GIẢM NGHÈO GIAI ĐOẠN 2011-2020 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
Triển khai Quyết định số 152/QĐ-LĐTBXH ngày 11/02/2020 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc ban hành kế hoạch tổng kết lĩnh vực giảm nghèo, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch tổng kết lĩnh vực giảm nghèo trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2011-2020, cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
a) Đánh giá toàn diện, tổng thể kết quả và tác động của Nghị quyết số 76/2014/QH13 ngày 24/6/2014 của Quốc hội về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững đến năm 2020 (sau đây gọi tắt là Nghị quyết 76/2014/QH13); Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo (sau đây gọi tắt là Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP); Nghị quyết số 80/NQ-CP ngày 19/5/2011 của Chính phủ về định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ từ năm 2011 đến năm 2020 (sau đây gọi tắt là Nghị quyết 80/NQ-CP) và Quyết định số 1722/QĐ-TTg ngày 02/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 (sau đây gọi tắt là Chương trình), trong đó tập trung đánh giá kết quả đạt được so với tiến độ, mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra, những mặt được, chưa được, nguyên nhân và rút ra bài học kinh nghiệm triển khai thực hiện Chương trình;
b) Đề xuất các nguyên tắc, chủ trương, cơ chế, chính sách và giải pháp chủ yếu triển khai thực hiện các chính sách, Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 và định hướng đến 2030;
c) Tổ chức tôn vinh, khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững trong Phong trào “Cả nước chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” giai đoạn 2016-2020.
2. Yêu cầu
a) Đánh giá tổng kết được tổ chức thực hiện trong phạm vi toàn tỉnh, từ xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là cấp xã) đến cấp huyện và cấp tỉnh, có sự tham gia của người dân;
b) Đánh giá tổng kết các mục tiêu, chỉ tiêu và kết quả thực hiện các Dự án, Tiểu dự án, hoạt động của Chương trình; đánh giá của các cấp chính quyền địa phương trong thực hiện mục tiêu giảm nghèo thông qua Chương trình;
c) Đánh giá tổng thể bao gồm: Đánh giá hoạt động quản lý, điều hành và tổ chức thực hiện Chương trình; công tác điều phối, phối hợp và trách nhiệm của các cơ quan liên quan trong quá trình quản lý, điều hành tổ chức thực hiện Chương trình; việc thực hiện các cơ chế, chính sách, các Dự án, Tiểu dự án, hoạt động thuộc Chương trình; kết quả thực hiện mục tiêu giảm nghèo, tác động kinh tế - xã hội, tính bền vững của Chương trình và tác động tới các đối tượng thụ hưởng Chương trình;
d) Tổng kết cần rút ra các bài học kinh nghiệm, đề xuất kiến nghị để duy trì kết quả đạt được của chính sách, Chương trình, đồng thời đề xuất về định hướng thiết kế khung Chương trình, chính sách và các giải pháp thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững cho giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030.
II. ĐỐI TƯỢNG, HÌNH THỨC VÀ THỜI GIAN
1. Đối tượng và hình thức tổ chức: Ban Chỉ đạo (quản lý) các Chương trình mục tiêu quốc gia các cấp, giai đoạn 2016-2020 đánh giá tổng kết từ cấp xã đến cấp tỉnh gắn với hoạt động khen thưởng, biểu dương các tập thể, cá nhân tiêu biểu theo quy định.
2. Mốc thời gian xây dựng báo cáo
a) Đối với báo cáo tình hình thực hiện Nghị quyết số 80/NQ-CP: Sử dụng số liệu từ năm 2011 đến 2020;
b) Đối với báo cáo tình hình thực hiện Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP: Sử dụng số liệu từ năm 2018 đến năm 2020;
c) Đối với báo cáo tình hình thực hiện Nghị quyết 76/2014/QH13: Sử dụng số liệu từ 2015 đến năm 2020;
d) Đối với báo cáo tình hình thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 sử dụng số liệu từ năm 2016 đến 31/12/2019, ước thực hiện đến năm 2020.
III. NỘI DUNG TỔNG KẾT
1. Đánh giá tổng kết thực hiện Nghị quyết 76/2014/QH13, Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP, Nghị quyết 80/NQ-CP (Đề cương báo cáo Phụ lục I, II, III).
- Đánh giá công tác tham mưu, xây dựng các văn bản chính sách giảm nghèo theo ngành, lĩnh vực;
- Đánh giá kết quả rà soát, tích hợp hệ thống chính sách giảm nghèo hiện hành;
- Kiến nghị, đề xuất thực hiện chính sách cho giai đoạn tới.
2. Đánh giá tổng kết thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 (Đề cương Báo cáo Phụ lục IV).
- Đánh giá các kết quả đạt được của Chương trình (đã thực hiện trong các năm 2016-2019, ước thực hiện đến năm 2020) so với tiến độ, mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra trong Chương trình.
- Đánh giá tổng thể bao gồm: kết quả việc huy động, phân bổ và sử dụng nguồn lực; công tác chỉ đạo điều hành, cơ chế phối hợp và trách nhiệm của các cơ quan liên quan; việc thực hiện các cơ chế, chính sách, các Dự án, Tiểu dự án, hoạt động thuộc Chương trình; kết quả thực hiện mục tiêu giảm nghèo, đánh giá tác động kinh tế - xã hội, tính bền vững của Chương trình và tác động tới đối tượng thụ hưởng Chương trình.
- Xác định những tồn tại, hạn chế trong thiết kế, tổ chức thực hiện Chương trình thời gian qua; những khó khăn, thách thức trong giảm nghèo bền vững theo cách tiếp cận đa chiều thời gian tới.
- Rút ra các bài học kinh nghiệm qua đánh giá, đề xuất kiến nghị để duy trì kết quả đã đạt được của Chương trình.
3. Ban Chỉ đạo (quản lý) cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã tiếp tục chỉ đạo thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình đến năm 2020.
4. Khen thưởng và biểu dương các tập thể, cá nhân điển hình có thành tích góp phần đạt được mục tiêu giảm nghèo bền vững và Phong trào “Cả nước chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” trong giai đoạn 2016-2020.
5. Tăng cường các hoạt động truyền thông thông qua các phương tiện thông tin đại chúng về kết quả thực hiện Chương trình.
IV. THỜI GIAN VÀ TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN
1. Thời gian tổ chức thực hiện việc tổng kết: Tháng 4 năm 2020.
2. Tiến độ thực hiện
a) Cấp xã: đánh giá tổng kết và gửi báo cáo tình hình triển khai thực hiện các chính sách giảm nghèo theo nội dung yêu cầu, gửi về UBND cấp huyện để tổng hợp.
b) Cấp huyện: tổng kết, đánh giá tình hình triển khai thực hiện các chính sách giảm nghèo theo nội dung yêu cầu, gửi về UBND tỉnh (thông qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội) trước ngày 20/4/2020 để tổng hợp.
c) Cấp tỉnh: Tổ chức Hội nghị tổng kết trong tháng 4 năm 2020 với hình thức phù hợp với dịch bệnh Covid-19; gửi Báo cáo tổng kết cho Ban Chỉ đạo Trung ương (qua Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) và các Bộ, ngành Trung ương có liên quan trước ngày 30/4/2020.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (Cơ quan thường trực Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững), chủ trì phối hợp với các Sở, ban, ngành liên quan, các tổ chức đoàn thể của tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố:
- Hướng dẫn, đôn đốc các Sở, ban, ngành, các tổ chức đoàn thể của tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố thực hiện việc tổng kết, đánh giá chương trình giảm nghèo.
- Tổng hợp, xây dựng báo cáo, phối hợp với các đơn vị liên quan hoàn thành các tài liệu phục vụ Hội nghị toàn tỉnh, xây dựng dự toán, kinh phí tổ chức Hội nghị; phối hợp với Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, các đơn vị liên quan tham mưu, thực hiện nhiệm vụ tổ chức Hội nghị cấp tỉnh phù hợp với diễn biến tình hình dịch bệnh Covid-19.
- Phối hợp với Ban Thi đua - Khen thưởng tỉnh hướng dẫn, rà soát, lập danh sách các tập thể và cá nhân tiêu biểu có thành tích trong công tác giảm nghèo giai đoạn 2016-2020 hoàn thiện hồ sơ đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội khen thưởng theo quy định.
- Tổng hợp, hoàn thiện báo cáo tổng thể kết quả và tác động của Nghị quyết 76/2014/QH13; Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP; Nghị quyết số 80/NQ- CP; Quyết định số 1722/QĐ-TTg và tham mưu UBND tỉnh báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, các Bộ, ngành Trung ương có liên quan trước ngày 30/4/2020.
2. Sở Nội vụ (Ban Thi đua khen thưởng tỉnh): Chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các đơn vị liên quan hướng dẫn đối tượng, tiêu chuẩn, số lượng, cơ cấu khen thưởng; tổng hợp; thẩm định hồ sơ khen thưởng cho tập thể, cá nhân tiêu biểu giai đoạn 2016-2020 trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định khen thưởng thuộc thẩm quyền.
3. Sở Tài chính: Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí nguồn và thẩm định kinh phí để tổ chức Hội nghị; khen thưởng các tập thể, cá nhân điển hình, xuất sắc; hướng dẫn Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thanh quyết toán kinh phí theo quy định.
4. Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Đắk Lắk: Phối hợp với các địa phương xây dựng phóng sự, tin, bài tuyên truyền kết quả thực hiện các chính sách giảm nghèo trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016-2020 và nội dung kế hoạch giai đoạn 2021-2025.
5. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh: Báo cáo tổng kết kết quả thực hiện Phong trào thi đua “Cả nước chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” giai đoạn 2016-2020 của tỉnh.
6. Các Sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh: Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, xây dựng báo cáo tổng kết Nghị quyết số 76/2014/QH13; Nghị quyết 80/NQ-CP ... theo các nội dung ở mục III của Kế hoạch này, trong đó tập trung đánh giá kết quả thực hiện các nội dung thuộc phạm vi quản lý.
7. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
- Chỉ đạo các xã, phường, thị trấn đánh giá, tổng kết; triển khai thực hiện đánh giá tổng kết và báo cáo kết quả theo các nội dung ở mục III của Kế hoạch này; gửi về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các Sở, ban, ngành liên quan trước ngày 20/4/2020 để tổng hợp.
- Hướng dẫn, chỉ đạo các đơn vị lập hồ sơ đề nghị khen thưởng; đề xuất khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích trong lĩnh vực giảm nghèo gửi về Sở Nội vụ qua Ban thi đua khen thưởng tỉnh để tổng hợp theo quy định.
8. Các thành viên Ban Chỉ đạo theo dõi, hướng dẫn, chỉ đạo, đôn đốc các đơn vị, địa phương (theo phân công từ đầu kỳ) thực hiện, tổng kết đảm bảo theo các nội dung của Kế hoạch này.
VI. KINH PHÍ THỰC HIỆN
1. Kinh phí cấp tỉnh: Bố trí từ nguồn ngân sách Nhà nước cấp trong kinh phí Dự án 5 - Nâng cao năng lực và giám sát đánh giá thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững năm 2020 và các nguồn kinh phí hợp pháp khác.
2. Kinh phí cấp huyện, xã: Do ngân sách các huyện, thị xã, thành phố bảo đảm.
Trên đây là Kế hoạch tổng kết lĩnh vực giảm nghèo, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch tổng kết lĩnh vực giảm nghèo trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2011-2020. Đề nghị các Sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện; báo cáo tổng kết gửi các đơn vị về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trước ngày 20/4/2020 để tổng hợp, hoàn thiện báo cáo chung của Ban Chỉ đạo tỉnh. Kịp thời báo cáo những khó khăn, vướng mắc, các đơn vị, địa phương báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh (thông qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội) để xem xét, giải quyết./.
Nơi nhận:
- BCĐ Trung ương CTMTMTQG (báo cáo);
- TT Tỉnh ủy; TT HĐND tỉnh (báo cáo);
- CT, PCT UBND tỉnh;
- Các Sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh;
- Ban Thi đua Khen thưởng tỉnh;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- TV BCĐ các CTMTQG tỉnh;
- CVP, PCVP UBND tỉnh;
- Các Phòng: TH, KT, NN&MT;
- Lưu: VT, KGVX (Ng-25b).
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
H’Yim Kđoh | {
"issuing_agency": "Tỉnh Đắk Lắk",
"promulgation_date": "30/03/2020",
"sign_number": "2691/KH-UBND",
"signer": "H'Yim Kđoh",
"type": "Kế hoạch"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thuong-mai/Quyet-dinh-90-QD-UBND-2020-cong-bo-bai-bo-quy-hoach-hang-hoa-dich-vu-san-pham-cu-the-Lam-Dong-435084.aspx | Quyết định 90/QĐ-UBND 2020 công bố bãi bỏ quy hoạch hàng hóa dịch vụ sản phẩm cụ thể Lâm Đồng | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÂM ĐỒNG
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 90/QĐ-UBND
Lâm Đồng, ngày 15 tháng 01 năm 2020
QUYẾT ĐỊNH
CÔNG BỐ BÃI BỎ QUY HOẠCH HÀNG HÓA, DỊCH VỤ, SẢN PHẨM CỤ THỂ THEO QUY ĐỊNH TẠI ĐIỂM D KHOẢN 1 ĐIỀU 59 LUẬT QUY HOẠCH
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Quy hoạch ngày 24/11/2017;
Căn cứ Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 05/02/2018 của Chính phủ về triển khai thi hành Luật quy hoạch;
Thực hiện Thông báo số 284/TB-VPCP ngày 09/8/2019 của Văn phòng Chính phủ về kết luận của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tình hình triển khai thi hành Luật Quy hoạch, trọng tâm là tình hình thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ về triển khai thi hành Luật Quy hoạch;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Văn bản số 2145/KHĐT-THQH ngày 27/12/2019,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố bãi bỏ 03 dự án quy hoạch hàng hóa, dịch vụ, sản phẩm cụ thể trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng theo quy định tại Điểm d, Khoản 1, Điều 59 Luật Quy hoạch, cụ thể như sau:
1. Quy hoạch hoạt động kinh doanh Karaoke và vũ trường giai đoạn 2016-2020, tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng phê duyệt tại Quyết định số 1573/QĐ-UBND ngày 14/7/2016 của UBND tỉnh Lâm Đồng.
2. Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020 phê duyệt tại Quyết định số 916/QĐ-UBND ngày 23/4/2012 của UBND tỉnh Lâm Đồng.
3. Quy hoạch các khu, điểm du lịch trong rừng phòng hộ, rừng đặc dụng trên địa bàn thành phố Đà Lạt, huyện Lạc Dương và huyện Đơn Dương phê duyệt tại Quyết định số 781/QĐ-UBND ngày 06/3/2007 của UBND tỉnh Lâm Đồng.
Điều 2. Sở Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện các vấn đề có liên quan sau khi công bố bãi bỏ các dự án quy hoạch nêu trên theo quy định hiện hành.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành. Chánh Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư; Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan căn cứ quyết định thi hành./.
Nơi nhận:
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
- TTTU, TTHĐND tỉnh;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Như Điều 3;
- Cổng thông tin điện tử tỉnh Lâm Đồng;
- LĐVP;
- Lưu: VT, TH2.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Đoàn Văn Việt | {
"issuing_agency": "Tỉnh Lâm Đồng",
"promulgation_date": "15/01/2020",
"sign_number": "90/QĐ-UBND",
"signer": "Đoàn Văn Việt",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Van-hoa-Xa-hoi/Quyet-dinh-02-2021-QD-UBND-quan-ly-phat-huy-gia-tri-di-tich-di-vat-co-vat-tinh-Lam-Dong-465765.aspx | Quyết định 02/2021/QĐ-UBND quản lý phát huy giá trị di tích di vật cổ vật tỉnh Lâm Đồng | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÂM ĐỒNG
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 02/2021/QĐ-UBND
Lâm Đồng, ngày 15 tháng 01 năm 2021
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ, BẢO VỆ, PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI TÍCH; DI VẬT, CỔ VẬT, BẢO VẬT QUỐC GIA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Di sản văn hóa ngày 29 tháng 6 năm 2001;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa ngày 18 tháng 6 năm 2009;
Căn cứ Luật Đất đai ngày 29 tháng 11 năm 2013;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Luật Tín ngưỡng, tôn giáo ngày 18 tháng 11 năm 2016;
Căn cứ Luật Du lịch ngày 19 tháng 6 năm 2017;
Căn cứ Luật Đầu tư công ngày 13 tháng 6 năm 2019;
Căn cứ Nghị định số 98/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 9 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Di sản văn hóa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa;
Căn cứ Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 61/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định điều kiện kinh doanh giám định cổ vật và hành nghề bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh;
Căn cứ Nghị định số 110/2018/NĐ-CP ngày 29 tháng 8 năm 2018 của Chính phủ quy định về quản lý và tổ chức lễ hội;
Căn cứ Nghị định số 166/2018/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2018 của Chính phủ quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh;
Căn cứ Nghị định số 40/2020/NĐ-CP ngày 06 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đầu tư công;
Căn cứ Thông tư số 09/2011/TT-BVHTTDL ngày 14 tháng 7 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về nội dung hồ sơ khoa học để xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh;
Căn cứ Thông tư số 15/2019/TT-BVHTTDL ngày 31 tháng 12 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết một số quy định về bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về quản lý, bảo vệ, phát huy giá trị di tích; di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
Điều 2.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 02 năm 2021 và thay thế Quyết định số 53/2013/QĐ-UBND ngày 19 tháng 11 năm 2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng về ban hành Quy định quản lý, bảo vệ, đầu tư khai thác di tích, danh lam thắng cảnh tỉnh Lâm Đồng.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở: Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Nội vụ; Ngoại vụ; Tài nguyên và Môi trường; Kế hoạch và Đầu tư; Tài chính; Xây dựng; Giáo dục và Đào tạo; Khoa học và Công nghệ; Thông tin và Truyền thông; Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Công an tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn; các cơ quan, tổ chức, cá nhân được giao quản lý di tích chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Trần Văn Hiệp
QUY ĐỊNH
VỀ QUẢN LÝ, BẢO VỆ, PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI TÍCH; DI VẬT, CỔ VẬT, BẢO VẬT QUỐC GIA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 02/2021/QĐ-UBND ngày 15/01/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Quy định này quy định hoạt động quản lý, bảo vệ, phát huy giá trị di tích (bao gồm di tích đã được xếp hạng và di tích thuộc danh mục kiểm kê); di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. Trách nhiệm và mối quan hệ phối hợp của các cấp, các ngành, các địa phương và Nhân dân trong quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị các di tích; di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Quy định này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân được giao quản lý di tích; di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia và các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động quản lý di tích; di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
Điều 3. Nguyên tắc chung
1. Hoạt động quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích; di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng phải bảo đảm tuân thủ quy định của pháp luật về di sản văn hóa, các quy định pháp luật hiện hành có liên quan và các nội dung của Quy định này.
2. Bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa các cấp, các ngành, các địa phương trong quá trình quản lý theo ngành, lĩnh vực và theo địa bàn.
3. Nghiêm cấm các cơ quan, tổ chức, cá nhân lợi dụng di tích để hoạt động mê tín, dị đoan, kinh doanh trái phép và các hoạt động vi phạm pháp luật khác.
Chương II
QUẢN LÝ, BẢO VỆ, PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI TÍCH
Mục 1. KIỂM KÊ, XẾP HẠNG DI TÍCH
Điều 4. Kiểm kê di tích
1. Việc kiểm kê di tích được tổ chức thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 28 Luật Di sản văn hóa năm 2001 và khoản 9 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa năm 2009.
2. Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện việc kiểm kê di tích trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt, công bố danh mục kiểm kê.
3. Ít nhất 05 năm một lần, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan rà soát đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh bổ sung hoặc đưa ra khỏi danh mục kiểm kê di tích các công trình xây dựng, địa điểm, cảnh quan thiên nhiên, khu vực thiên nhiên không đủ tiêu chuẩn xếp hạng di tích.
Điều 5. Xếp hạng di tích, tổ chức đón Bằng xếp hạng di tích
1. Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chịu trách nhiệm tổ chức lập hồ sơ khoa học trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét xếp hạng di tích theo thẩm quyền.
2. Nội dung hồ sơ khoa học đề nghị xếp hạng di tích được thực hiện theo quy định tại Điều 13 Nghị định số 98/2010/NĐ-CP ngày 21/9/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Di sản văn hóa, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa (sau đây gọi chung là Nghị định số 98/2010/NĐ-CP ngày 21/9/2010 của Chính phủ) và nội dung chi tiết theo quy định tại Thông tư số 09/2011/TT-BVHTTDL ngày 14/7/2011 của Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch quy định về nội dung hồ sơ khoa học để xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh (sau đây gọi chung là Thông tư 09/2011/TT-BVHTTDL ngày 14/7/2011 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch).
3. Kinh phí lập hồ sơ xếp hạng di tích từ ngân sách nhà nước và các nguồn kinh phí hợp pháp khác. Hàng năm, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch xây dựng kế hoạch xếp hạng di tích và sử dụng nguồn kinh phí đã được phê duyệt.
4. Tổ chức Lễ đón Bằng xếp hạng di tích:
a) Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức đón Bằng xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt; di tích quốc gia;
b) Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức đón Bằng xếp hạng di tích cấp tỉnh;
c) Kinh phí tổ chức Lễ đón Bằng xếp hạng di tích được trích từ ngân sách Nhà nước và huy động nguồn kinh phí xã hội hóa hợp pháp khác. Căn cứ tình hình thực tế của địa phương, khuyến khích tổ chức kết hợp Lễ đón Bằng xếp hạng di tích với các Lễ kỷ niệm trọng đại khác của địa phương trong năm.
Điều 6. Hủy bỏ xếp hạng di tích
Trong trường hợp di tích đã được xếp hạng mà sau đó có đủ căn cứ xác định là không đủ tiêu chuẩn hoặc bị huỷ hoại và không có khả năng phục hồi, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện và cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan rà soát đề xuất cấp có thẩm quyền quyết định xếp hạng ban hành quyết định huỷ bỏ xếp hạng đối với di tích.
Mục 2. QUẢN LÝ, BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI TÍCH
Điều 7. Quản lý mặt bằng và không gian di tích
1. Di tích đã được xếp hạng hoặc được Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định bảo vệ (thuộc danh mục kiểm kê) phải được bảo vệ về đất đai, mặt bằng và không gian theo quy định tại Điều 158 Luật Đất đai năm 2013 và các quy định của pháp luật hiện hành có liên quan.
2. Di tích đã được xếp hạng phải thực hiện cắm mốc giới các khu vực bảo vệ di tích, cụ thể:
a) Sau khi có quyết định xếp hạng di tích, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức cắm mốc giới các khu vực bảo vệ di tích theo quy định tại Điều 14 Nghị định số 98/2010/NĐ-CP ngày 21/9/2010 của Chính phủ và các quy định của pháp luật hiện hành có liên quan;
b) Hồ sơ cắm mốc giới được quản lý, lưu giữ theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư số 09/2011/TT-BVHTTDL ngày 14/7/2011 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các quy định của pháp luật hiện hành có liên quan.
3. Việc cải tạo, xây dựng công trình nằm ngoài các khu vực bảo vệ di tích mà xét thấy có khả năng ảnh hưởng xấu đến cảnh quan thiên nhiên, môi trường sinh thái của di tích phải thực hiện đúng theo quy định tại Điều 36 Luật Di sản văn hóa năm 2001; khoản 17 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa năm 2009; Điều 15 Nghị định số 98/2010/NĐ-CP ngày 21/9/2010 của Chính phủ và các quy định của pháp luật hiện hành có liên quan.
4. Sau khi hoàn thành cắm mốc giới bảo vệ di tích, Ủy ban nhân dân cấp huyện tiến hành lập thủ tục, trình cấp thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với di tích theo quy định.
Điều 8. Quản lý hiện vật thuộc di tích
1. Định kỳ hàng năm, Ủy ban nhân dân cấp huyện chỉ đạo kiểm kê hiện vật thuộc di tích đã được xếp hạng và báo cáo bằng văn bản kết quả thực hiện về Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân được giao quản lý di tích không tự ý di dời, tu bổ, làm thay đổi màu sắc, kiểu dáng hiện vật và các yếu tố gốc cấu thành di tích khi chưa được sự đồng ý của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về văn hóa.
Điều 9. Tiếp nhận, bổ sung biểu tượng, sản phẩm, linh vật, đồ thờ tự mới vào di tích
Việc tiếp nhận, bổ sung biểu tượng, sản phẩm, linh vật, đồ thờ tự mới vào di tích phải đảm bảo quy trình, nguyên tắc sau:
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân được giao quyền quản lý và sử dụng di tích khi tiếp nhận, bổ sung biểu tượng, sản phẩm, linh vật, đồ thờ tự mới vào di tích liên hệ cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về văn hóa để được hướng dẫn, cụ thể:
a) Đối với di tích chưa xếp hạng: Phòng Văn hóa và Thông tin cấp huyện;
b) Đối với di tích đã xếp hạng: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
2. Biểu tượng, sản phẩm, linh vật, đồ thờ tự được bổ sung phải có giá trị thẩm mỹ, phù hợp với thuần phong mỹ tục của Việt Nam; kích thước, kiểu dáng, màu sắc phù hợp với không gian kiến trúc, phù hợp với mỹ thuật truyền thống Việt Nam và nội thất, cảnh quan của di tích.
Điều 10. Tổ chức lễ hội, thực hiện nếp sống văn minh, vệ sinh môi trường tại di tích
1. Việc tổ chức lễ hội tại di tích thực hiện theo khoản 7 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa năm 2009; Nghị định số 110/2018/NĐ-CP ngày 29/8/2018 của Chính phủ quy định về quản lý và tổ chức lễ hội và các quy định của pháp luật có liên quan; phải phù hợp với tính chất, đặc điểm lịch sử của di tích, phù hợp với thuần phong mỹ tục và tình hình kinh tế - xã hội của địa phương. Nội dung hoạt động lễ hội và các dịch vụ có liên quan phải được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định.
2. Việc thực hiện nếp sống văn minh tại di tích thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch số 04/2014/TTLT-BVHTTDL-BNV ngày 30/5/2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn việc thực hiện nếp sống văn minh tại các cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo.
3. Việc đảm bảo vệ sinh môi trường trong di tích thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch số 19/2013/TTLT-BVHTTDL-BTNMT ngày 30/12/2013 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch, tổ chức lễ hội, bảo vệ và phát huy giá trị di tích; Quyết định số 4666/QĐ-BVHTTDL ngày 31/12/2015 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc ban hành Bộ tiêu chí hướng dẫn bảo vệ môi trường tại các di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh quốc gia và các quy định của pháp luật hiện hành có liên quan.
Điều 11. Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học, tham quan du lịch tại di tích
1. Các hoạt động nghiên cứu khoa học tại di tích phải được sự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền và chính quyền địa phương có di tích; thực hiện theo sự hướng dẫn và giám sát của cấp chính quyền quản lý trực tiếp di tích.
2. Tổ chức, cá nhân là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc tổ chức hợp tác khoa học đa quốc gia có nhu cầu nghiên cứu khoa học tại các di tích trên địa bàn tỉnh phải có văn bản đề nghị gửi Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với Sở Ngoại vụ, Công an tỉnh báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định.
3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân được giao quyền quản lý di tích có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài đến tham quan, nghiên cứu, du lịch tại di tích.
Mục 3. BẢO QUẢN, TU BỔ VÀ PHỤC HỒI DI TÍCH
Điều 12. Nguyên tắc và quy trình tiến hành bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích
1. Việc bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích phải thực hiện theo quy định tại Nghị định số 166/2018/NĐ-CP ngày 25/12/2018 của Chính phủ quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh (sau đây gọi chung là Nghị định số 166/2018/NĐ-CP ngày 25/12/2018 của Chính phủ); Thông tư số 15/2019/TT-BVHTTDL ngày 31/12/2019 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết một số quy định về bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích (sau đây gọi chung là Thông tư số 15/2019/TT-BVHTTDL ngày 31/12/2019 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) và các quy định của pháp luật hiện hành có liên quan.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện việc bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích phải có chứng chỉ hành nghề di tích và giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề tu bổ di tích được quy định tại điểm 2 khoản 15 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa năm 2009.
Điều 13.
Nguồn vốn đầu tư bảo quản, tu bổ phục hồi và chống xuống cấp di tích
1. Nguồn vốn từ ngân sách nhà nước các cấp.
2. Các nguồn vốn xã hội hóa (tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước).
3. Các nguồn vốn hợp pháp khác.
Chương III
QUẢN LÝ, BẢO VỆ, PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI VẬT, CỔ VẬT, BẢO VẬT QUỐC GIA
Điều 14.
Đăng ký di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia
1. Đăng ký di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thực hiện theo quy định tại Điều 19 Nghị định số 98/2010/NĐ-CP ngày 21/9/2010 của Chính phủ.
2. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch xây dựng quy trình để các tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu hoặc đang quản lý hợp pháp di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia đến đăng ký theo quy định.
3. Chủ sở hữu di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thực hiện đăng ký di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia theo quy định tại Điều 2 Thông tư số 07/2011/TT-BVHTTDL ngày 07/6/2011 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ, hủy bỏ các quy định có liên quan đến thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
4. Khuyến khích chủ sở hữu hiến tặng các sưu tập di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia vào Bảo tàng tỉnh để bảo vệ và phát huy giá trị trong trường hợp chủ sở hữu không có đủ điều kiện và khả năng bảo vệ, trưng bày, giới thiệu phục vụ công chúng.
Điều 15.
Trách nhiệm quản lý di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia
1. Đối với di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia ở di tích:
a) Cơ quan, tổ chức, cá nhân được giao quyền quản lý, sử dụng di tích có trách nhiệm thường xuyên kiểm tra, kiểm kê theo định kỳ hàng quý, hàng năm; báo cáo Ủy ban nhân dân cấp trên trực tiếp về thực trạng di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia tại di tích và có trách nhiệm bảo vệ di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia an toàn tuyệt đối. Trong trường hợp phát hiện di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia của di tích bị mất, bị hủy hoại thì phải báo ngay cho các cơ quan chính quyền gần nhất để kịp thời xử lý, giải quyết;
b) Việc đưa di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia ở di tích ra khỏi địa bàn tỉnh để trưng bày, triển lãm phải có quyết định cho phép của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh theo đề nghị bằng văn bản của Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
c) Việc đưa bảo vật quốc gia ở di tích ra nước ngoài có thời hạn để trưng bày, triển lãm, nghiên cứu hoặc bảo quản thực hiện theo Quyết định số 23/2016/QĐ-TTg ngày 07/6/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định đưa bảo vật quốc gia ở di tích ra nước ngoài có thời hạn để trưng bày, triển lãm, nghiên cứu hoặc bảo quản (sau đây gọi chung là Quyết định số 23/2016/QĐ-TTg ngày 07/6/2016 của Thủ tướng Chính phủ).
2. Đối với di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia ở Bảo tàng tỉnh và nhà truyền thống địa phương, ngành:
a) Việc đưa di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia ở Bảo tàng tỉnh và nhà truyền thống ra khỏi địa bàn tỉnh để nghiên cứu, trưng bày, triển lãm phải có quyết định cho phép của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh theo đề nghị bằng văn bản của Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
b) Việc đưa bảo vật quốc gia ở Bảo tàng tỉnh và nhà truyền thống ra nước ngoài có thời hạn để trưng bày, triển lãm, nghiên cứu hoặc bảo quản thực hiện theo Quyết định số 23/2016/QĐ-TTg ngày 07/6/2016 của Thủ tướng Chính phủ;
c) Việc quản lý di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc Bảo tàng tỉnh, nhà truyền thống được thực hiện theo Quy chế kiểm kê hiện vật bảo tàng ban hành kèm theo Quyết định số 70/2006/QĐ-BVHTT ngày 15/9/2006 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin ban hành Quy chế kiểm kê hiện vật bảo tàng.
Điều 16.
Quản lý di vật, cổ vật trong di tích khảo cổ
Trong trường hợp phát hiện di vật, cổ vật trong các di tích, di chỉ khảo cổ, Ủy ban nhân dân cấp xã phải khoanh vùng khu vực cần bảo vệ, tổ chức lực lượng bảo vệ kịp thời ngăn chặn các hành vi xâm phạm di tích, di chỉ khảo cổ và báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức thu nhận, bảo quản theo quy định của pháp luật.
Điều 17.
Mua bán, trao đổi, tặng cho, thừa kế di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia
1. Di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia không thuộc sở hữu Nhà nước, sở hữu của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội được mua bán, trao đổi, tặng cho và thừa kế theo quy định pháp luật.
2. Hoạt động mua bán, trao đổi, tặng cho và thừa kế di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia phải thực hiện theo quy định tại Điều 43 Luật Di sản văn hóa năm 2001 và Điều 24, Điều 25, Điều 26, Điều 27 Nghị định số 98/2010/NĐ-CP ngày 21/9/2010 của Chính phủ và các quy định pháp luật hiện hành có liên quan.
Chương IV
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 18.
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
1. Giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với di tích, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia; tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch, chính sách về bảo tồn, khai thác, phát huy giá trị di tích; di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia; đề xuất nguồn kinh phí sử dụng cho hoạt động này hàng năm.
2. Tổ chức kiểm kê di tích trên địa bàn tỉnh để lựa chọn đưa vào danh mục kiểm kê di tích, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
3. Lựa chọn các di tích đủ tiêu chí xếp hạng di tích để lập hồ sơ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định xếp hạng di tích cấp tỉnh; tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh lập hồ sơ di tích trình Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định xếp hạng di tích cấp quốc gia.
4. Phối hợp các sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý hoạt động bảo tồn, tu bổ, phục hồi, phát huy giá trị di tích; di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia theo Luật Di sản văn hóa, các văn bản hướng dẫn thi hành và các quy định có liên quan.
5. Phối hợp với các ngành liên quan thẩm định dự án xây dựng các công trình nằm ngoài khu vực bảo vệ di tích có khả năng ảnh hưởng xấu đến cảnh quan thiên nhiên và môi trường - sinh thái đối với di tích cấp tỉnh và báo cáo, đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh trình Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định đối với di tích cấp quốc gia và di tích cấp quốc gia đặc biệt trên địa bàn tỉnh.
6. Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức Lễ đón nhận quyết định và bằng xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt, di tích quốc gia; hướng dẫn việc tổ chức Lễ đón nhận quyết định và bằng xếp hạng di tích cấp tỉnh theo quy định của Nhà nước.
7. Quản lý và hướng dẫn các hoạt động lễ hội truyền thống, tín ngưỡng gắn với di tích. Tổ chức thực hiện, hướng dẫn thực hiện, thẩm định hồ sơ xin phép tổ chức lễ hội tại di tích theo thẩm quyền được quy định tại Nghị định số 110/2018/NĐ-CP ngày 29/8/2018 của Chính phủ quy định về quản lý và tổ chức lễ hội.
8. Thực hiện thanh tra, kiểm tra việc chấp hành Luật Di sản văn hóa và các quy định của Nhà nước có liên quan; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về quản lý di tích; di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.
9. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo tồn, phát huy giá trị di tích. Định hướng các sản phẩm du lịch, loại hình du lịch đặc trưng, phù hợp với quy hoạch du lịch góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
10. Hướng dẫn, đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên trách ở địa phương để tăng cường tuyên truyền và thực hiện công tác quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích có hiệu quả.
11. Đề xuất các đề tài nghiên cứu khoa học, các dự án trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di tích.
12. Thực hiện quyền hạn, nhiệm vụ khác theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh và quy định của pháp luật có liên quan đến di tích; di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.
Điều 19. Sở Nội vụ
1. Chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng các sở, ban, ngành liên quan chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về tôn giáo đối với tổ chức và cá nhân đang hoạt động tôn giáo (nếu có) tại các di tích đã được xếp hạng trên địa bàn tỉnh.
2. Phối hợp với các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương kiểm tra, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân hoạt động tôn giáo tại di tích theo quy định của pháp luật; tham gia quản lý các di tích có liên quan đến tôn giáo.
Điều 20. Sở Ngoại vụ
1. Chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng các sở, ban, ngành liên quan có ý kiến về việc các tổ chức, cá nhân là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc tổ chức hợp tác khoa học đa quốc gia có nhu cầu nghiên cứu khoa học tại các di tích trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
2. Hướng dẫn, hỗ trợ các tổ chức phi chính phủ nước ngoài về thủ tục và trong việc khảo sát, xây dựng và triển khai các dự án tài trợ đối với các hoạt động bảo tồn, phát huy các giá trị di tích trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
Điều 21. Sở Tài nguyên và Môi trường
1. Chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng các sở, ban, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân cấp huyện hướng dẫn lập hồ sơ, thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với đất có di tích để làm cơ sở bảo tồn và phát huy giá trị di tích. Tổng hợp quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất các di tích trên địa bàn tỉnh đưa vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của tỉnh từng thời kỳ theo quy định, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt. Chủ trì trong việc lập bản đồ khoanh vùng, xác định địa giới, cắm mốc giới các khu vực bảo vệ di tích.
2. Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định tiêu chí về bảo vệ môi trường trong việc xếp hạng di tích; hướng dẫn việc lập bản đồ khoanh vùng, xác định địa giới, cắm mốc giới các khu vực bảo vệ di tích; thanh tra, xử lý vi phạm trong lĩnh vực đất đai, môi trường tại di tích theo thẩm quyền.
Điều 22. Sở Kế hoạch và Đầu tư
1. Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí vốn đầu tư đối với các dự án trong lĩnh vực bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích theo đúng quy định của pháp luật về đầu tư công.
2. Chủ trì hướng dẫn, thẩm định nguồn vốn, chủ trương đầu tư, thẩm định các dự án về quy hoạch, bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích theo quy định hiện hành.
Điều 23. Sở Tài chính
1. Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí kinh phí phục vụ hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị di tích, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.
2. Thực hiện kiểm tra theo thẩm quyền việc quản lý, sử dụng các nguồn kinh phí cho công tác bảo tồn, phát huy di tích; di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia theo quy định của pháp luật.
Điều 24. Sở Xây dựng
1. Chủ trì, phối hợp với Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch và các sở, ban, ngành liên quan tham gia ý kiến theo chức năng, nhiệm vụ của ngành xây dựng trong công tác quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích.
2. Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức thẩm định dự án cải tạo, xây dựng công trình bảo vệ di tích và nằm ngoài khu vực bảo vệ đối với các di tích đã được xếp hạng; thực hiện quản lý không gian, kiến trúc ảnh hưởng đến di tích và công trình công cộng trên địa bàn tỉnh theo quy định.
3. Thẩm định dự án, thiết kế bản vẽ thi công bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích theo quy định của pháp luật về xây dựng và các quy định của pháp luật khác có liên quan.
Điều 25. Sở Giáo dục và Đào tạo
1. Chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức giáo dục cho học sinh các cấp về bảo tồn và phát huy giá trị di tích; thường xuyên tổ chức học tập, tham quan di tích trong các chương trình giáo dục ngoại khóa hàng năm của các cấp học, trường học.
2. Khuyến khích các Trường trên địa bàn tỉnh đăng ký nhận chăm sóc di tích tại địa phương và xây dựng kế hoạch chăm sóc định kỳ đối với các di tích (chú trọng đến các di tích đã được xếp hạng), nhằm nâng cao ý thức bảo vệ di tích cho học sinh và giữ gìn vệ sinh môi trường xanh, sạch, đẹp cho di tích.
Điều 26. Sở Khoa học và Công nghệ
Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề xuất triển khai, quản lý các ứng dụng, đề tài, dự án nghiên cứu khoa học phục vụ công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di tích; di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.
Điều 27. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các sở, ban, ngành liên quan xây dựng quy hoạch, kế hoạch trong việc bảo vệ và phát huy các khu vực rừng nằm trong khu vực khoanh vùng, bảo vệ di tích và trong việc sử dụng đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, hệ thống thủy lợi theo quy định của pháp luật.
Điều 28. Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Lâm Đồng
1. Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan báo chí trên địa bàn tỉnh trong các hoạt động truyền thông, tuyên truyền sâu rộng về mục đích, ý nghĩa của việc bảo vệ, phát huy giá trị di tích; di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia trên địa bàn tỉnh.
2. Báo Lâm Đồng, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh tăng cường tuyên truyền, quảng bá nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của công dân và toàn xã hội trong công tác bảo vệ, phát huy giá trị di tích; di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia trên địa bàn tỉnh.
Điều 29. Công an tỉnh
1. Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã và các sở, ban, ngành có liên quan ngăn chặn, xử lý vi phạm trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di tích; di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia theo quy định của pháp luật.
2. Triển khai thực hiện các biện pháp phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh xử lý đối với các hành vi xâm hại, trộm cắp, chiếm đoạt, mua bán, trao đổi, vận chuyển trái phép di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia theo quy định.
3. Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định hồ sơ; theo dõi và đảm bảo an ninh cho các tổ chức, cá nhân là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc tổ chức hợp tác khoa học đa quốc gia khi được phép nghiên cứu khoa học tại các di tích trên địa bàn tỉnh.
Điều 30. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh
1. Vận động các tổ chức đoàn thể và Nhân dân đóng góp sức người, sức của cho sự nghiệp bảo tồn và phát huy giá trị di tích trên địa bàn tỉnh.
2. Vận động các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo thực hiện tốt Luật Tín ngưỡng, tôn giáo và các quy định pháp luật có liên quan; thực hiện nếp sống văn minh tại di tích.
Điều 31. Ủy ban nhân dân cấp huyện
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện chỉ đạo các cơ quan liên quan thực hiện công tác quản lý nhà nước về bảo tồn và phát huy giá trị di tích trong phạm vi địa phương theo thẩm quyền và chịu trách nhiệm trước pháp luật về công tác quản lý, bảo vệ và khai thác phát huy giá trị di tích; di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc địa bàn quản lý.
2. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật về bảo vệ, phát huy giá trị di tích tại địa phương.
3. Xây dựng kế hoạch bảo vệ, tu bổ, phát huy giá trị di tích và phát huy giá trị của các di tích gắn với phát triển du lịch trên địa bàn; hàng năm bố trí kinh phí bảo đảm triển khai thực hiện Quy định này tại địa phương.
4. Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong việc lập hồ sơ khoa học xếp hạng di tích trên địa bàn.
5. Tổ chức kiểm tra, giám sát các hoạt động quản lý, bảo vệ, phát huy giá trị các di tích trên địa bàn.
6. Phối hợp với Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch và các sở, ban, ngành liên quan kịp thời xử lý các hành vi hủy hoại, làm thay đổi yếu tố gốc cấu thành di tích.
7. Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, đột xuất với Ủy ban nhân dân tỉnh tình hình quản lý di tích; di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia trong phạm vi địa giới hành chính quản lý.
8. Thanh tra, kiểm tra, khen thưởng, xử lý vi phạm về di tích, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia theo thẩm quyền.
Điều 32. Ủy ban nhân dân cấp xã
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã chịu trách nhiệm trước pháp luật về công tác quản lý, bảo vệ và khai thác phát huy giá trị di tích; di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia trên địa bàn.
2. Thành lập Ban quản lý di tích cơ sở tại địa bàn có di tích cấp tỉnh để quản lý, bảo vệ, phát huy giá trị di tích; di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia tại địa phương.
3. Thu nhận và bảo vệ di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia được phát hiện trên địa bàn, báo cáo cơ quan có thẩm quyền về văn hoá, thể thao, du lịch.
4. Phòng ngừa và ngăn chặn kịp thời mọi hành vi vi phạm làm ảnh hưởng đến di tích, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.
5. Kiến nghị việc xếp hạng di tích.
6. Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, đột xuất với Ủy ban nhân dân cấp huyện về tình hình quản lý di tích trong phạm vi địa giới hành chính quản lý.
7. Tiếp nhận những thông tin liên quan đến di tích, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia và báo cáo cơ quan cấp trên khi cần thiết.
Điều 33. Quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân được giao quản lý di tích
1. Quyền của cơ quan, tổ chức, cá nhân được giao quản lý di tích:
a) Quản lý, sử dụng khai thác hợp lý các giá trị di tích; ngăn chặn, xử lý kịp thời những hành vi phá hoại, chiếm đoạt, sử dụng trái phép di tích và những di vật, hiện vật thuộc di tích;
b) Tổ chức các hoạt động dịch vụ, đa dạng hóa các sản phẩm tại di tích được giao quản lý phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành và triển khai thực hiện công tác vệ sinh môi trường tại di tích thuộc thẩm quyền quản lý;
c) Chủ trì phối hợp tổ chức các lễ hội truyền thống, hoạt động văn hóa, văn nghệ tại di tích theo quy định của pháp luật;
d) Thu phí, lệ phí, quản lý và sử dụng theo quy định của pháp luật hiện hành;
đ) Được phép tiếp nhận những hiện vật sau khi được sự thống nhất của cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa theo quy định.
2. Nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân được giao quản lý di tích:
a) Cơ quan, tổ chức, cá nhân được giao quản lý di tích có trách nhiệm tôn trọng, bảo vệ, gìn giữ và phát huy giá trị của di tích và chịu trách nhiệm chính trong việc sử dụng di tích;
b) Thực hiện các biện pháp phòng ngừa, bảo vệ, ngăn chặn kịp thời các hành vi xâm hại di tích. Trong trường hợp phát hiện di tích bị phá hoại, lấn chiếm, làm sai lệch giá trị, bị hủy hoại hoặc có nguy cơ bị hủy hoại phải kịp thời ngăn chặn và thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền nơi gần nhất;
c) Xây dựng và gắn biển hướng dẫn, nội quy bảo vệ di tích ở vị trí thích hợp. Hướng dẫn khách tham quan và người hành lễ không được đặt tiền lễ, tiền công đức lên các bàn thờ hoặc gài tiền vào đồ cúng, tượng và các hiện vật khác làm ảnh hưởng đến tính tôn nghiêm của di tích. Giữ gìn, bảo quản không để hiện vật bị xâm hại, mất cắp;
d) Tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động học tập, nghiên cứu, tham quan, du lịch của các tổ chức, cá nhân tại di tích; phối hợp với các ngành chức năng cắm mốc giới di tích theo quy hoạch đã được phê duyệt;
đ) Thực hiện nếp sống văn hóa tại nơi tổ chức lễ hội, di tích; giữ gìn vệ sinh môi trường; đảm bảo an toàn và phòng, chống cháy nổ tại di tích;
e) Không được lợi dụng việc bảo vệ và phát huy giá trị di tích để trục lợi cá nhân, hoạt động mê tín dị đoan hoặc thực hiện những hành vi khác trái pháp luật, trái với thuần phong mỹ tục, nếp sống văn hóa của dân tộc; không sử dụng biểu tượng, sản phẩm, linh vật không phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam;
g) Thực hiện công tác tu bổ, phục hồi và phát huy các giá trị của di tích theo đúng quy định của pháp luật hiện hành;
h) Thực hiện quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Chương V
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 34. Trách nhiệm thi hành
1. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức triển khai, theo dõi và hướng dẫn việc thực hiện Quy định này.
2. Thủ trưởng các sở, ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã; các tổ chức, đơn vị và cá nhân có liên quan có trách nhiệm thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý, bảo tồn, phát huy giá trị di tích; di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia và Quy định này.
3. Trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật được viện dẫn trong Quy định này được sửa đổi, bổ sung, thay thế thì áp dụng theo các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế đó.
4. Trong quá trình thực hiện nếu có phát sinh khó khăn, vướng mắc vượt thẩm quyền, cần sửa đổi, bổ sung Quy định này, các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh về Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định./. | {
"issuing_agency": "Tỉnh Lâm Đồng",
"promulgation_date": "15/01/2021",
"sign_number": "02/2021/QĐ-UBND",
"signer": "Trần Văn Hiệp",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Van-hoa-Xa-hoi/Quyet-dinh-1046-QD-UBND-Ke-hoach-thuc-hien-Chuong-trinh-quoc-gia-ve-binh-dang-gioi-Nghe-An-2017-343896.aspx | Quyết định 1046/QĐ-UBND Kế hoạch thực hiện Chương trình quốc gia về bình đẳng giới Nghệ An 2017 | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NGHỆ AN
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 1046/QĐ-UBND
Nghệ An, ngày 20 tháng 3 năm 2017
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH QUỐC GIA VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI VÀ HOẠT ĐỘNG VÌ SỰ TIẾN BỘ PHỤ NỮ TỈNH NGHỆ AN NĂM 2017
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Bình đẳng giới ngày 29 tháng 11 năm 2006;
Căn cứ Hướng dẫn hoạt động số 06/UBQG-VP ngày 10/02/2017; Chương trình công tác số 04/CTr-UBQG ngày 10/02/2017 của Ủy ban quốc gia vì sự tiến bộ phụ nữ Việt Nam;
Căn cứ Quyết định số 70/QĐ-UBND ngày 07/01/2016 của UBND tỉnh Nghệ An ban hành Kế hoạch thực hiện Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2016-2020; Quyết định số 1817/QĐ-UBND ngày 26/4/2016 của UBND tỉnh Nghệ An ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình quốc gia về bình đẳng giới trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2016-2020;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại Tờ trình số 678/TTr-LĐTB&XH ngày 13 tháng 03 năm 2017,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch thực hiện Chương trình quốc gia về bình đẳng giới và hoạt động VSTBPN tỉnh Nghệ An năm 2017.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các ban, ngành, đơn vị có liên quan; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lê Xuân Đại
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH QUỐC GIA VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI VÀ HOẠT ĐỘNG VÌ SỰ TIẾN BỘ PHỤ NỮ NĂM 2017
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1046/QĐ-UBND của UBND tỉnh Nghệ An)
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, hiệu quả quản lý nhà nước đối với công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ phụ nữ (VSTBPN), phát huy vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị sự nghiệp, của mỗi cá nhân, từng gia đình và cả cộng đồng nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về bình đẳng giới và công tác cán bộ nữ trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
Nâng cao nhận thức của chính quyền các cấp, các ngành, các tổ chức và người dân về bình đẳng giới và VSTBPN; Các chính sách, pháp luật về phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới, phân biệt đối xử về giới và ảnh hưởng của bạo lực trên cơ sở giới, tạo bước chuyển biến mạnh mẽ nhằm thúc đẩy mọi người dân thay đổi hành vi thực hiện bình đẳng giới và VSTBPN, phòng chống bạo lực trên cơ sở giới; Triển khai các dịch vụ, mô hình hỗ trợ, can thiệp để phòng ngừa và giảm thiểu bạo lực trên cơ sở giới và các chương trình dự án, các mô hình nhằm nâng cao trình độ mọi mặt cho phụ nữ, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế; Tạo điều kiện cho chị em có việc làm ổn định, cải thiện về đời sống vật chất, văn hóa tinh thần, thể hiện rõ vai trò người phụ nữ trong gia đình, xã hội, cộng đồng; Đặc biệt quan tâm đến phụ nữ đồng bào dân tộc thiểu số.
Huy động tối đa mọi nguồn lực để thực hiện có hiệu quả các mục tiêu của kế hoạch thực hiện Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới phù hợp với yêu cầu quản lý của từng cấp, ngành, lĩnh vực, địa bàn đối với vấn đề bình đẳng giới và VSTBPN trên địa bàn tỉnh.
2. Yêu cầu
Hoàn thành các chỉ tiêu, mục tiêu Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới trên địa bàn tỉnh Nghệ An năm 2017; Thực hiện có hiệu quả các hoạt động của Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới; Từ đó góp phần hoàn thành các chỉ tiêu, mục tiêu kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2016 -2020.
Tăng cường công tác phối hợp liên ngành nhằm thực hiện tốt các hoạt động VSTBPN và bình đẳng giới.
II. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP TRỌNG TÂM
1. Nhiệm vụ và giải pháp chung:
a) Tiếp tục chú trọng chỉ đạo triển khai có hiệu quả các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về bình đẳng giới và VSTBPN, trong đó trọng tâm là Tổ chức tổng kết 10 năm thực hiện Luật Bình đẳng giới; Tiếp tục triển khai Quyết định số 70/QĐ-UBND ngày 07/01/2016 của UBND tỉnh Nghệ An ban hành Kế hoạch thực hiện Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2016-2020; Quyết định số 1817/QĐ-UBND ngày 26/4/2016 của UBND tỉnh Nghệ An ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình quốc gia về bình đẳng giới trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2016-2020; Hướng dẫn hoạt động số 06/UBQG-VP ngày 10/02/2017; Chỉ thị số 07-CT/TU ngày 18/5/2012 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng đối với công tác bình đẳng giới và các quyết định, kế hoạch có liên quan của UBND tỉnh.
b) Tập trung chỉ đạo các cấp, các ngành, các địa phương hoàn thành 7 mục tiêu, 24 chỉ tiêu của Chương trình quốc gia về bình đẳng giới và hoạt động VSTBPN năm 2017 (Có phụ lục kèm theo).
c) Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về bình đẳng giới và VSTBPN; Thực hiện tốt Chiến lược, Chương trình quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2016 - 2020; Đề án Phòng chống bạo lực trên cơ sở giới; Tổ chức thực hiện “Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới” từ ngày 15 tháng 11 đến ngày 15 tháng 12 đạt kết quả.
d) Huy động các nguồn lực và đảm bảo ngân sách nhà nước cho công tác bình đẳng giới và VSTBPN; sử dụng có hiệu quả nguồn kinh phí ngân sách nhà nước phân bổ cho lĩnh vực bình đẳng giới và VSTBPN.
đ) Tổ chức kiểm tra, đôn đốc các sở, ngành, địa phương, đơn vị thực hiện các văn bản của Trung ương và của tỉnh về lĩnh vực bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ.
2. Nhiệm vụ và giải pháp cụ thể:
a) Nhóm nhiệm vụ và giải pháp để thực hiện mục tiêu 1: ( Tăng cường sự tham gia của phụ nữ vào các vị trí quản lý, lãnh đạo nhằm từng bước giảm dần khoảng cách giới trong lĩnh vực chính trị)
- Tiếp tục đôn đốc các Sở, ngành, địa phương thực hiện nghiêm túc Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 27/4/2007 của Bộ Chính trị về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và Nghị quyết số 57/NQ-CP ngày 01/12/2009 của Chính phủ về chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 27/4/2007 của Bộ Chính trị.
- Triển khai thực hiện Kế hoạch số 06/QĐ-UBND ngày 05/1/2017 về ban hành Kế hoạch Thực hiện Đề án “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ trong tình hình mới” trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
- Triển khai, đôn đốc kiểm tra việc thực hiện Kế hoạch số 755/KH-UBND ngày 10/12/2016 của UBND tỉnh Nghệ An về thực hiện biện pháp bảo đảm bình đẳng giới đối với nữ cán bộ công chức, viên chức tỉnh Nghệ An giai đoạn 2016 - 2020.
- Tiếp tục nghiên cứu đề xuất giải pháp thúc đẩy sự tham gia nhiều hơn của phụ nữ vào các quá trình ra quyết định.
- Căn cứ kết quả khảo sát điều tra cán bộ nữ trên địa bàn tỉnh năm 2016, đề xuất việc xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch và sử dụng cán bộ nữ theo lộ trình phù hợp với điều kiện của cơ quan, đơn vị, địa phương và đưa ra các giải pháp nhằm tăng tỷ lệ phụ nữ tham gia lãnh đạo quản lý, tham gia cấp ủy ở các cấp, các ngành.
- Phối hợp với Hội Liên hiệp phụ nữ và các cơ quan liên quan rà soát, phát hiện và giới thiệu những phụ nữ ưu tú cho các cấp ủy đảng, chính quyền.
- Đẩy mạnh các hình thức tuyên truyền nhằm tăng cường sự tham gia của phụ nữ trong lĩnh vực chính trị; Tổ chức bồi dưỡng kỹ năng và kiến thức về giới, lồng ghép giới cho các nữ đại biểu Quốc hội khóa XIV, nữ đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021.
- Bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác vì sự tiến bộ của phụ nữ của các Sở, ngành và địa phương.
- Tăng cường các hoạt động giao lưu, học tập, trao đổi kinh nghiệm trong việc thực hiện bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ ở các cấp, các địa phương, đơn vị và Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ của tỉnh Xiêng Khoảng nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào.
- Tổ chức các hoạt động Hội thảo, tập huấn, tọa đàm với các nội dung: Nâng cao năng lực lãnh đạo quản lý của cán bộ nữ trong thời kỳ hội nhập và phát triển; Lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong chính sách, pháp luật cho nữ đại biểu HĐND cấp huyện nhiệm kỳ 2016 - 2021; Tập huấn kiến thức, kỹ năng công tác bình đẳng giới và hoạt động vì sự tiến bộ phụ nữ…
b) Nhóm nhiệm vụ và giải pháp để thực hiện mục tiêu 2: (Giảm khoảng cách giới trong lĩnh vực kinh tế, lao động, việc làm; Tăng cường sự tiếp cận của phụ nữ nghèo ở nông thôn, phụ nữ người dân tộc thiểu số đối với các nguồn lực kinh tế, thị trường lao động).
- Tổ chức thực hiện các chỉ tiêu bảo đảm việc làm, chỉ tiêu tuyển dụng lao động nữ. Thực hiện công tác lồng ghép giới trong Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo, giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động. Xây dựng cơ sở dữ liệu về thị trường lao động và giáo dục nghề nghiệp có phân biệt theo giới tính (nam, nữ).
- Tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ, pháp luật, kiến thức thị trường cho các chủ doanh nghiệp, trong đó ưu tiên chủ doanh nghiệp nữ.
- Phối hợp tăng cường giáo dục nghề nghiệp và khả năng tiếp cận các nguồn lực kinh tế cho phụ nữ. Thực hiện các hoạt động lồng ghép giới trong kế hoạch giáo dục nghề nghiệp. Tạo điều kiện thuận lợi cho phụ nữ vay vốn từ các chương trình giảm nghèo nhằm phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập.
- Thu hút và tạo điều kiện cho phụ nữ tham gia các loại hình khuyến nông, khuyến công, khuyến ngư, hợp tác xã, câu lạc bộ; Xây dựng các mô hình sản xuất nông nghiệp phù hợp cho lao động nữ vào những lúc nông nhàn, hỗ trợ đào tạo nghề nông thôn, nhằm khắc phục tình trạng thiếu việc làm của phụ nữ nông thôn.
- Đẩy mạnh các hoạt động kiểm tra, thanh tra xử lý vi phạm việc thực hiện chế độ chính sách đối với phụ nữ tại các doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh đặc biệt đối với những đơn vị có sử dụng nhiều lao động nữ.
c) Nhóm nhiệm vụ và giải pháp để thực hiện mục tiêu 3: (Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nữ, từng bước bảo đảm sự tham gia bình đẳng giữa nam và nữ trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo)
- Tiếp tục triển khai thí điểm đưa nội dung về giới và bình đẳng giới vào giảng dạy ở cấp học trung học cơ sở và trung học phổ thông với nội dung và thời lượng phù hợp với lứa tuổi, trong đó chú trọng vấn đề bạo lực trên cơ sở giới để định hướng thanh thiếu niên về bình đẳng giới, phòng chống bạo lực gia đình và xây dựng trường học an toàn thân thiện, không bạo lực; Đưa nội dung về giới vào các chương trình bồi dưỡng về quản lý nhà nước, đào tạo lý luận chính trị nhằm nâng cao nhận thức cho đội ngũ lãnh đạo chủ chốt.
- Thực hiện chính sách, chương trình học bổng hỗ trợ trẻ em gái và phụ nữ tham gia học tập nâng cao trình độ, đặc biệt có chính sách khuyến khích đối với trẻ em gái, phụ nữ nông thôn và vùng dân tộc thiểu số; Chính sách đặc thù cho giáo dục mầm non ở vùng sâu, vùng xa và vùng có điều kiện khó khăn.
- Tiếp tục thực hiện các chính sách và cơ chế phối hợp để tạo nguồn cán bộ lãnh đạo nữ, quản lý giáo dục, giáo viên và các cấp học được tham gia đào tạo sau đại học.
- Thống nhất biểu mẫu điều tra để xây dựng cơ sở dữ liệu của ngành giáo dục và đào tạo có tách biệt giới, dân tộc... ở các cấp học và bậc học.
d) Nhóm nhiệm vụ và giải pháp để thực hiện mục tiêu 4: (Bảo đảm bình đẳng giới trong tiếp cận và thụ hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe)
- Triển khai các hoạt động nhằm giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh từ góc độ giới theo Đề án kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh của tỉnh; Tổ chức các cuộc truyền thông ở những khu vực, vùng có nguy cơ mất cân bằng giới tính; tăng cường công tác thanh, kiểm tra các phòng khám, chủ động kiểm soát tình trạng phá thai vì lý do giới tính.
- Tăng cường các hoạt động truyền thông nhằm nâng cao nhận thức về sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục, tránh thai an toàn cho phụ nữ và nam giới, đặc biệt quan tâm đến nhóm đối tượng vị thành niên, thanh niên. Nâng cao nhận thức của nam giới trong việc thực hiện các biện pháp kế hoạch hóa gia đình.
- Thực hiện cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục cho phụ nữ và nam giới, đặc biệt tại các vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn và các khu chế xuất, khu công nghiệp, các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ.
- Thực hiện lồng ghép giới trong các chính sách, chương trình, kế hoạch của ngành y tế.
đ) Nhóm nhiệm vụ và giải pháp để thực hiện mục tiêu 5: (Bảo đảm bình đẳng giới trong lĩnh vực văn hóa, thông tin).
- Tăng cường truyền thông về bình đẳng giới và VSTBPN trên các phương tiện truyền thông đại chúng; Phối hợp với các cơ quan truyền thông nâng cao chất lượng các chuyên trang, chuyên mục và đa dạng hóa các hình thức thông tin, giáo dục truyền thông các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về bình đẳng giới và VSTBPN về các nội dung giáo dục gia đình, xây dựng hình ảnh người phụ nữ giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Trong đó, tập trung tuyên truyền trong dịp cao điểm Tháng hành động về bình đẳng giới bằng nhiều hình thức như: băng rôn, khẩu hiệu tại các tuyến đường trọng điểm, tổ chức cuộc thi trực tuyến trên cổng thông tin điện tử tìm hiểu pháp luật về giới và bình đẳng giới nhằm nâng cao nhận thức sâu sắc và hiểu biết pháp luật về giới và bình đẳng giới cho học sinh, sinh viên và cán bộ công nhân viên trên địa bàn.
- Nâng cao nhận thức về bình đẳng giới và VSTBPN cho các đơn vị sản xuất các sản phẩm văn hóa, thông tin, đội ngũ phóng viên, biên tập viên, tuyên truyền viên, cộng tác viên, báo cáo viên. Rà soát các sản phẩm, thông tin hiện hành, đề xuất xóa bỏ các thông điệp và hình ảnh mang định kiến về giới; Xây dựng các chương trình truyền thanh về bình đẳng giới và VSTBPN chuyển và phát trên đài truyền thanh cơ sở các xã, phường, đặc biệt là vùng núi, vùng sâu, vùng xa…
- Tiếp tục xây dựng và nhân rộng các mô hình “Truyền thông về công tác bình đẳng giới”; “Nâng cao nhận thức về bình đẳng giới cho vị thành niên và thanh niên trẻ”; “Dịch vụ tư vấn, hỗ trợ về bình đẳng giới”; Ngăn ngừa và giảm thiểu tác hại của bạo lực trên cơ sở giới tại cơ sở xã, phường.
- Tổ chức kiểm tra, thanh tra các hoạt động và sản phẩm văn hóa, thông tin có nội dung tuyên truyền ảnh hưởng đến công tác bình đẳng giới, định kiến giới, phân biệt giới, bất bình đẳng giới; Xử lý nghiêm các đơn vị, cá nhân, tổ chức hoạt động và có sản phẩm văn hóa, thông tin, tuyên truyền vi phạm pháp luật.
- Có hình thức khen thưởng, khuyến khích và nêu gương kịp thời trên các phương tiện thông tin đại chúng, truyền thanh cơ sở đồng thời nhắc nhở, răn đe các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về giới và bình đẳng giới, tạo không khí và môi trường học tập, sinh hoạt lành mạnh, có văn hóa cộng đồng.
e) Nhóm nhiệm vụ và giải pháp để thực hiện mục tiêu 6: (Bảo đảm bình đẳng giới trong đời sống gia đình, từng bước xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới).
- Triển khai thực hiện Quyết định số 1464/QĐ-TTg ngày 22 tháng 7 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới giai đoạn 2016 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030”.
- Tham mưu xây dựng kế hoạch, bố trí kinh phí, nguồn lực để triển khai hiệu quả Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới trong thời gian từ 15/11-15/12 tại đơn vị, địa phương theo hướng tăng cường phối hợp với các ngành thành viên, các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp để có nhiều hoạt động phong phú, đa dạng, phù hợp với các nhóm đối tượng và tăng tính hiệu quả việc huy động, sử dụng các nguồn lực. Nội dung: tập trung tuyên truyền về bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới, đặc biệt là bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái. Hình thức: hội nghị, hội thảo, tập huấn, tọa đàm, đối thoại chính sách, truyền thông trên mạng xã hội, diễu hành, triển lãm tranh/ảnh, cuộc thi/giao lưu văn nghệ, thể thao... về chủ đề bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái.
- Tổ chức các hoạt động tuyên truyền về Luật Phòng chống bạo lực gia đình và các văn bản liên quan, nâng cao nhận thức của người dân và huy động cộng đồng tham gia ngăn ngừa ban đầu bạo lực gia đình để thúc đẩy bình đẳng giới. Tiếp tục xây dựng mô hình “Ngăn ngừa và giảm thiểu tác hại của bạo lực trên cơ sở giới”; Xây dựng và nhân rộng các câu lạc bộ gia đình hạnh phúc, bình đẳng và không có bạo lực, thu hút sự tham gia của nam thanh niên vào các hoạt động này.Tuyên truyền kiến thức về tiền hôn nhân cho thanh niên trong độ tuổi kết hôn, nâng cao nhận thức và trách nhiệm trong việc thực hiện bình đẳng giới trong lĩnh vực gia đình.
- Thu thập thông tin, dữ liệu, khung đánh giá theo dõi và lập kế hoạch để có cơ sở giải quyết bạo lực gia đình trên cơ sở giới.
- Đẩy mạnh phong trào xây dựng “Gia đình văn hóa” trên địa bàn tỉnh, trong đó nhấn mạnh tiêu chí bình đẳng giới trong gia đình.
- Tổ chức tư vấn hỗ trợ pháp lý; Hỗ trợ cho nạn nhân buôn bán người được tiếp cận với các cơ hội cải thiện cuộc sống thông qua dạy nghề, giới thiệu việc làm, hỗ trợ về giáo dục và giới thiệu vay vốn tín dụng, tạo điều kiện cho nạn nhân của nạn buôn bán người tái hòa nhập cộng đồng; Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các hoạt động phòng, chống tội phạm buôn bán người.
- Tổ chức khen thưởng, biểu dương các cá nhân có thành tích trong công tác bình đẳng giới và phòng chống bạo lực trên cơ sở giới; Tổ chức thăm hỏi, động viên, tặng quà các nạn nhân của bạo lực trên cơ sở giới tạo hiệu ứng tích cực trong cộng đồng nhằm góp phần nâng cao ý thức của người dân trong việc thực hiện bình đẳng giới và phòng chống bạo lực trên cơ sở giới.
g) Nhóm nhiệm vụ và giải pháp để thực hiện mục tiêu 7: (Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về bình đẳng giới).
- Triển khai Kế hoạch số 06/QĐ-UBND ngày 05/1/2017 về ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ trong tình hình mới” trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
- Tổ chức tổng kết 10 năm thực hiện Luật Bình đẳng giới.
- Tập huấn nâng cao năng lực, chất lượng hoạt động của đội ngũ cán bộ làm công tác bình đẳng giới và VSTBPN từ tỉnh đến cơ sở với các nội dung: Kiến thức về giới và kỹ năng lồng ghép giới; Nghiệp vụ hoạt động của Ban VSTBPN; Các chủ trương, chính sách pháp luật hiện hành về bình đẳng giới và VSTBPN.
- Tổ chức thực hiện lồng ghép giới trong xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch của các Sở, ban, ngành cấp tỉnh; Trong xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.
- Thẩm định, kiểm tra, rà soát các văn bản quy phạm pháp luật do HĐND tỉnh và UBND tỉnh ban hành liên quan đến vấn đề bình đẳng giới và VSTBPN nhằm tham mưu ban hành văn bản phù hợp với quy định của pháp luật và kịp thời xử lý những văn bản có dấu hiệu trái pháp luật, mâu thuẫn, chồng chéo, hết hiệu lực hoặc không còn phù hợp với thực tiễn.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Kinh phí thực hiện
Kinh phí thực hiện được lồng ghép từ các nguồn kinh phí của Trung ương và địa phương được phân bổ cho các Sở, ngành liên quan và được bố trí cho cơ quan thường trực Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ (Sở Lao động - Thương binh và Xã hội) tại Quyết định số 6588/QĐ-UBND ngày 22/12/2016 của UBND tỉnh về việc giao dự toán thu, chi ngân sách năm 2017 và huy động nguồn kinh phí từ xã hội và cộng đồng để thực hiện công tác bình đẳng giới và VSTBPN.
2. Phân công trách nhiệm
2.1 Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:
a) Chủ trì phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thành, thị tổ chức triển khai thực hiện chỉ tiêu 1,3 và 5 thuộc Mục tiêu 2 và chỉ tiêu 4,5 thuộc Mục tiêu 7 ở biểu phụ lục kèm theo Kế hoạch này.
b) Tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động thông tin tuyên truyền về bình đẳng giới và VSTBPN thông qua các hoạt động: Đăng tải, cập nhật thông tin trên Website Ban VSTBPN tỉnh; Phối hợp với cơ quan xây dựng chuyên trang hoạt động VSTBPN; Xây dựng các phóng sự, chuyên đề tuyên truyền về công tác bình đẳng giới và VSTBPN trên Đài Phát thanh Truyền hình; Tuyên truyền bằng các ấn phẩm truyền thông, pa nô, áp phích, nhân bản tài liệu… với các nội dung bình đẳng giới và hoạt động VSTBPN, phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới; Chủ trì tổ chức thực hiện “Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới”.
c) Phối hợp với Sở Nội vụ tổ chức các lớp tập huấn: Thực hiện Quyết định số 178/QĐ-TTg về Ban hành Kế hoạch triển khai Thông báo kết luận số 196/TB/TW của Ban Bí thư về Đề án “ Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ trong tình hình mới”; Công ước CEDAW của Liên Hợp Quốc về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ và các quy định của Luật Bình đẳng giới về bảo đảm quyền bình đẳng của phụ nữ; Kỹ năng lồng ghép vấn đề bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ trong pháp luật, chính sách về an sinh xã hội.
d) Tiếp tục xây dựng và đánh giá hiệu quả việc triển khai thực hiện các mô hình: “Truyền thông về công tác bình đẳng giới”; “Nâng cao nhận thức về bình đẳng giới cho vị thành niên và thanh niên trẻ”; “Dịch vụ tư vấn, hỗ trợ về bình đẳng giới”; “Ngăn ngừa và giảm thiểu tác hại của bạo lực trên cơ sở giới”; Xây dựng và triển khai mô hình “Trường học an toàn, không bạo lực”...
e) Chủ trì, hướng dẫn kiểm tra đôn đốc việc thực hiện Luật Bình đẳng giới và tổng kết 10 năm thi hành Luật; Quyết định số 4670/QĐ-UBND ngày 14/10/2013 của UBND tỉnh Nghệ An về việc lồng ghép một số chỉ tiêu phát triển giới vào kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội tỉnh ; Quyết định số 70/QĐ-UBND ngày 07/01/2016 của UBND tỉnh về việc Ban hành Kế hoạch thực hiện Chiến lược quốc gia về Bình đẳng giới trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2016 - 2020; Quyết định số 1817/QĐ-UBND ngày 26/4/2016 của UBND tỉnh Nghệ An về ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình quốc gia về bình đẳng giới trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2016-2020.
f) Hướng dẫn tổ chức và hoạt động của Ban VSTBPN các cấp, các ngành; Phối hợp với Ban Dân vận Tỉnh ủy kiện toàn Ban VSTBPN trong các cơ quan Đảng cấp tỉnh và cấp huyện; Kiểm tra, giám sát, đôn đốc thực hiện Kế hoạch số 06/QĐ-UBND ngày 05/1/2017 về việc thực hiện Đề án “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ trong tình hình mới” trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
g) Làm đầu mối phối hợp với các cơ quan, ban, ngành và UBND các huyện, thành, thị trong việc tham mưu, đề xuất với UBND tỉnh tổ chức thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu bình đẳng giới và các hoạt động VSTBPN; Hướng dẫn chuyên môn, kiểm tra, theo dõi, đôn đốc triển khai thực hiện kế hoạch, tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện của các ngành, các cấp, các cơ quan, đơn vị, các huyện, thành, thị và chịu trách nhiệm báo cáo với UBND tỉnh, Ủy ban Quốc gia VSTBPN Việt Nam, Bộ LĐ-TB&XH theo quy định.
2.2 Sở Nội vụ:
a) Chủ trì triển khai, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Kế hoạch số 755/KH-UBND ngày 10/12/2016 của UBND tỉnh Nghệ An về thực hiện biện pháp bảo đảm bình đẳng giới đối với nữ cán bộ công chức viên chức tỉnh Nghệ An giai đoạn 2016 - 2020.
b) Phối hợp với Ban Tổ chức Tỉnh ủy và các cơ quan, đơn vị có liên quan triển khai thực hiện chỉ tiêu 1, 5 thuộc mục tiêu 1; Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan triển khai thực hiện chỉ tiêu 2, 3, 4 thuộc mục tiêu 1 và chỉ tiêu 3 thuộc mục tiêu 7 tại Biểu phụ lục kèm theo Kế hoạch này.
c) Phối hợp với Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ của tỉnh tham mưu công tác thi đua, khen thưởng đối với hoạt động bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ trên địa bàn tỉnh.
2.3 Sở Kế hoạch và Đầu tư:
Chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan lồng ghép một số chỉ tiêu phát triển giới vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm của tỉnh; Tổng hợp mục tiêu, chỉ tiêu bình đẳng giới vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Phối hợp với các ban, ngành liên quan và UBND các huyện, thành, thị tổ chức triển khai thực hiện chỉ tiêu 2 thuộc mục tiêu 2 ở biểu phụ lục kèm theo Kế hoạch này.
2.4 Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh:
Chủ trì, phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể liên quan và UBND các huyện, thành, thị tổ chức triển khai thực hiện chỉ tiêu 4 thuộc Mục tiêu 2 tại Biểu phụ lục kèm theo Kế hoạch này.
2.5 Sở Giáo dục và Đào tạo:
Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể liên quan và UBND các huyện, thành, thị tổ chức triển khai thực hiện Mục tiêu 3 tại Biểu phụ lục kèm theo Kế hoạch này.
2.6 Sở Y tế:
a) Chủ trì triển khai thực hiện đề án kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh giai đoạn 2016 - 2025 trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
b) Chủ trì phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể liên quan và UBND các huyện, thành, thị tổ chức triển khai thực hiện Mục tiêu 4 tại Biểu phụ lục kèm theo Kế hoạch này.
c) Tổ chức các hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức về bình đẳng giới nhằm ngăn chặn, giảm thiểu tình trạng bạo lực trên cơ sở giới đặc biệt là bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái, giảm thiểu tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh do việc lựa chọn giới tính thai nhi.
2.7 Sở Thông tin và Truyền thông:
a) Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể liên quan và UBND các huyện, thành, thị tổ chức triển khai thực hiện Mục tiêu 5 tại Biểu phụ lục kèm theo Kế hoạch này.
b) Tổ chức tuyên truyền, giáo dục, nâng cao năng lực truyền thông về giới, phòng chống bạo lực trên cơ sở giới cho đội ngũ phóng viên, biên tập viên, tuyên truyền viên, cán bộ làm công tác truyền thông tại hệ thống phát thanh, truyền hình, các cơ quan báo chí tỉnh và địa phương.
2.8 Sở Văn hóa - Thể thao:
a) Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể liên quan và UBND các huyện, thành, thị tổ chức thực hiện chỉ tiêu 1, 2 thuộc Mục tiêu 6 tại Biểu phụ lục kèm theo Kế hoạch này; Chỉ đạo nhân rộng mô hình “Xây dựng sửa đổi quy ước, hương ước đảm bảo nguyên tắc bình đẳng giới”.
b) Lồng ghép nội dung về phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới trong chiến dịch truyền thông hưởng ứng “Tháng hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình” (tháng 6).
2.9 Công an tỉnh:
a) Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể liên quan và UBND các huyện, thành, thị tổ chức triển khai thực hiện chỉ tiêu 3 thuộc Mục tiêu 6 ở biểu phụ lục kèm theo Kế hoạch này.
b) Tổ chức triển khai hiệu quả Chương trình hành động phòng, chống mua bán người.
2.10 Sở Tư pháp:
a) Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể liên quan và UBND các huyện, thành, thị tổ chức triển khai thực hiện chỉ tiêu 1, 2 thuộc Mục tiêu 7 tại biểu phụ lục kèm theo Kế hoạch này.
b) Chủ trì, phối hợp thực hiện việc rà soát, thẩm định, kiểm tra, rà soát các văn bản quy phạm pháp luật do HĐND tỉnh và UBND tỉnh ban hành liên quan đến vấn đề bình đẳng giới và vì sự tiến bộ phụ nữ nhằm tham mưu ban hành văn bản phù hợp với quy định của pháp luật và kịp thời xử lý những văn bản có dấu hiệu trái pháp luật, mâu thuẫn, chồng chéo, hết hiệu lực hoặc không còn phù hợp với thực tiễn phù hợp với Hiến pháp sửa đổi năm 2013.
2.11 Sở Tài chính:
Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Lao động, TB&XH căn cứ khả năng ngân sách Nhà nước năm 2017, bảo đảm nguồn chi cho công tác về bình đẳng giới và VSTBPN trong tỉnh. Hướng dẫn các ngành, các cấp lập dự toán kinh phí hàng năm cho hoạt động bình đẳng giới và VSTBPN tại các cơ quan, ban ngành, các địa phương trong tỉnh.
2.12 Cục Thống kê:
Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn các sở, ban, ngành liên quan, các địa phương thu thập, tổng hợp, công bố thông tin thống kê phát triển giới cấp tỉnh, huyện, xã; Xuất bản, cung cấp thông tin, dữ liệu liên quan đến phát triển giới cho các cơ quan quản lý và các đơn vị có liên quan.
Tích cực tham mưu triển khai công tác thống kê số liệu tách biệt giới. Tăng cường công tác phối hợp với các cơ quan thống kê thực hiện lập và quản lý các số liệu tách biệt giới ở cả phạm vi toàn tỉnh và của sở, ngành, địa phương.
2.13 Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
Phát huy vai trò của phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới và các chương trình phát triển nông nghiệp, nông thôn của ngành; Khuyến khích và tạo điều kiện cho phụ nữ tham gia các chương trình này.
2.14 Ban Dân tộc tỉnh:
a) Chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, các ngành liên quan tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, vận động thực hiện chính sách, pháp luật về bình đẳng giới cho đồng bào dân tộc thiểu số; Vận động đồng bào dân tộc thiểu số phát huy các phong tục, tập quán và truyền thống tốt đẹp của dân tộc phù hợp với mục tiêu bình đẳng giới; Chỉ đạo nhân rộng mô hình “Dịch vụ tư vấn, hỗ trợ về bình đẳng giới” trên địa bàn tỉnh.
b) Triển khai thực hiện hiệu quả Đề án giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong đồng bào dân tộc thiểu số.
2.15 Đài Phát thanh - Truyền hình Nghệ An, Báo Nghệ An:
Tăng thời lượng, chất lượng các nội dung chương trình về bình đẳng giới và VSTBPN, đặc biệt trong các đợt truyền thông cao điểm; Lồng ghép tuyên truyền về bình đẳng giới, phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới và hoạt động VSTBPN trong các chương trình, chuyên đề, chuyên mục phù hợp.
2.16 Các Sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị khác:
Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình tiến hành xây dựng và tổ chức thực hiện Kế hoạch thực hiện Chương trình quốc gia về bình đẳng giới và hoạt động VSTBPN trên địa bàn tỉnh Nghệ An năm 2017; Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo đầy đủ, đảm bảo chất lượng, đúng thời gian quy định.
2.17 Ủy ban nhân dân các huyện, thành, thị:
Xây dựng và tổ chức thực hiện Kế hoạch thực hiện CTQG về bình đẳng giới và hoạt động VSTBPN năm 2017 phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; Kiện toàn Ban VSTBPN cấp huyện, cấp xã; Bố trí cán bộ, công chức làm công tác bình đẳng giới và VSTBPN, thường xuyên kiểm tra việc thực hiện kế hoạch tại địa phương; Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo đầy đủ, đảm bảo chất lượng, đúng thời gian quy định.
2.18 Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh và các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội:
Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình, tham gia tổ chức triển khai Kế hoạch thực hiện CTQG về bình đẳng giới và hoạt động VSTBPN trên địa bàn tỉnh Nghệ An năm 2017; Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức về bình đẳng giới và VSTBPN trong tổ chức mình; Tham gia phản biện xây dựng chính sách, pháp luật, quản lý nhà nước về bình đẳng giới và công tác phụ nữ; tham gia giám sát việc thực hiện pháp luật về bình đẳng giới; Phối hợp, hướng dẫn, kiểm tra các địa phương việc bố trí cán bộ chi hội và tổ phụ nữ làm cộng tác viên, tuyên truyền viên về bình đẳng giới và VSTBPN ở cơ sở.
3. Chế độ báo cáo:
Các Sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị và UBND các huyện, thành, thị định kỳ 6 tháng (vào tuần cuối tháng 6) và cả năm (vào tuần cuối tháng 11) gửi báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ nêu trên về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh, Ủy ban quốc gia VSTBPN Việt Nam và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội theo đúng quy định.
Trên đây là Kế hoạch thực hiện Chương trình quốc gia về bình đẳng giới và hoạt động VSTBPN tỉnh Nghệ An năm 2017. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có vướng mắc, các cơ quan, đơn vị phản ánh về Sở Lao động - Thương binh và xã hội để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh quyết định./.
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH QUỐC GIA VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI VÀ HOẠT ĐỘNG VÌ SỰ TIẾN BỘ PHỤ NỮ NĂM 2017
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1046/QĐ-UBND của UBND tỉnh Nghệ An)
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, hiệu quả quản lý nhà nước đối với công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ phụ nữ (VSTBPN), phát huy vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị sự nghiệp, của mỗi cá nhân, từng gia đình và cả cộng đồng nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về bình đẳng giới và công tác cán bộ nữ trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
Nâng cao nhận thức của chính quyền các cấp, các ngành, các tổ chức và người dân về bình đẳng giới và VSTBPN; Các chính sách, pháp luật về phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới, phân biệt đối xử về giới và ảnh hưởng của bạo lực trên cơ sở giới, tạo bước chuyển biến mạnh mẽ nhằm thúc đẩy mọi người dân thay đổi hành vi thực hiện bình đẳng giới và VSTBPN, phòng chống bạo lực trên cơ sở giới; Triển khai các dịch vụ, mô hình hỗ trợ, can thiệp để phòng ngừa và giảm thiểu bạo lực trên cơ sở giới và các chương trình dự án, các mô hình nhằm nâng cao trình độ mọi mặt cho phụ nữ, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế; Tạo điều kiện cho chị em có việc làm ổn định, cải thiện về đời sống vật chất, văn hóa tinh thần, thể hiện rõ vai trò người phụ nữ trong gia đình, xã hội, cộng đồng; Đặc biệt quan tâm đến phụ nữ đồng bào dân tộc thiểu số.
Huy động tối đa mọi nguồn lực để thực hiện có hiệu quả các mục tiêu của kế hoạch thực hiện Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới phù hợp với yêu cầu quản lý của từng cấp, ngành, lĩnh vực, địa bàn đối với vấn đề bình đẳng giới và VSTBPN trên địa bàn tỉnh.
2. Yêu cầu
Hoàn thành các chỉ tiêu, mục tiêu Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới trên địa bàn tỉnh Nghệ An năm 2017; Thực hiện có hiệu quả các hoạt động của Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới; Từ đó góp phần hoàn thành các chỉ tiêu, mục tiêu kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2016 -2020.
Tăng cường công tác phối hợp liên ngành nhằm thực hiện tốt các hoạt động VSTBPN và bình đẳng giới.
II. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP TRỌNG TÂM
1. Nhiệm vụ và giải pháp chung:
a) Tiếp tục chú trọng chỉ đạo triển khai có hiệu quả các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về bình đẳng giới và VSTBPN, trong đó trọng tâm là Tổ chức tổng kết 10 năm thực hiện Luật Bình đẳng giới; Tiếp tục triển khai Quyết định số 70/QĐ-UBND ngày 07/01/2016 của UBND tỉnh Nghệ An ban hành Kế hoạch thực hiện Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2016-2020; Quyết định số 1817/QĐ-UBND ngày 26/4/2016 của UBND tỉnh Nghệ An ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình quốc gia về bình đẳng giới trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2016-2020; Hướng dẫn hoạt động số 06/UBQG-VP ngày 10/02/2017; Chỉ thị số 07-CT/TU ngày 18/5/2012 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng đối với công tác bình đẳng giới và các quyết định, kế hoạch có liên quan của UBND tỉnh.
b) Tập trung chỉ đạo các cấp, các ngành, các địa phương hoàn thành 7 mục tiêu, 24 chỉ tiêu của Chương trình quốc gia về bình đẳng giới và hoạt động VSTBPN năm 2017 (Có phụ lục kèm theo).
c) Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về bình đẳng giới và VSTBPN; Thực hiện tốt Chiến lược, Chương trình quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2016 - 2020; Đề án Phòng chống bạo lực trên cơ sở giới; Tổ chức thực hiện “Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới” từ ngày 15 tháng 11 đến ngày 15 tháng 12 đạt kết quả.
d) Huy động các nguồn lực và đảm bảo ngân sách nhà nước cho công tác bình đẳng giới và VSTBPN; sử dụng có hiệu quả nguồn kinh phí ngân sách nhà nước phân bổ cho lĩnh vực bình đẳng giới và VSTBPN.
đ) Tổ chức kiểm tra, đôn đốc các sở, ngành, địa phương, đơn vị thực hiện các văn bản của Trung ương và của tỉnh về lĩnh vực bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ.
2. Nhiệm vụ và giải pháp cụ thể:
a) Nhóm nhiệm vụ và giải pháp để thực hiện mục tiêu 1: ( Tăng cường sự tham gia của phụ nữ vào các vị trí quản lý, lãnh đạo nhằm từng bước giảm dần khoảng cách giới trong lĩnh vực chính trị)
- Tiếp tục đôn đốc các Sở, ngành, địa phương thực hiện nghiêm túc Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 27/4/2007 của Bộ Chính trị về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và Nghị quyết số 57/NQ-CP ngày 01/12/2009 của Chính phủ về chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 27/4/2007 của Bộ Chính trị.
- Triển khai thực hiện Kế hoạch số 06/QĐ-UBND ngày 05/1/2017 về ban hành Kế hoạch Thực hiện Đề án “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ trong tình hình mới” trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
- Triển khai, đôn đốc kiểm tra việc thực hiện Kế hoạch số 755/KH-UBND ngày 10/12/2016 của UBND tỉnh Nghệ An về thực hiện biện pháp bảo đảm bình đẳng giới đối với nữ cán bộ công chức, viên chức tỉnh Nghệ An giai đoạn 2016 - 2020.
- Tiếp tục nghiên cứu đề xuất giải pháp thúc đẩy sự tham gia nhiều hơn của phụ nữ vào các quá trình ra quyết định.
- Căn cứ kết quả khảo sát điều tra cán bộ nữ trên địa bàn tỉnh năm 2016, đề xuất việc xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch và sử dụng cán bộ nữ theo lộ trình phù hợp với điều kiện của cơ quan, đơn vị, địa phương và đưa ra các giải pháp nhằm tăng tỷ lệ phụ nữ tham gia lãnh đạo quản lý, tham gia cấp ủy ở các cấp, các ngành.
- Phối hợp với Hội Liên hiệp phụ nữ và các cơ quan liên quan rà soát, phát hiện và giới thiệu những phụ nữ ưu tú cho các cấp ủy đảng, chính quyền.
- Đẩy mạnh các hình thức tuyên truyền nhằm tăng cường sự tham gia của phụ nữ trong lĩnh vực chính trị; Tổ chức bồi dưỡng kỹ năng và kiến thức về giới, lồng ghép giới cho các nữ đại biểu Quốc hội khóa XIV, nữ đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021.
- Bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác vì sự tiến bộ của phụ nữ của các Sở, ngành và địa phương.
- Tăng cường các hoạt động giao lưu, học tập, trao đổi kinh nghiệm trong việc thực hiện bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ ở các cấp, các địa phương, đơn vị và Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ của tỉnh Xiêng Khoảng nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào.
- Tổ chức các hoạt động Hội thảo, tập huấn, tọa đàm với các nội dung: Nâng cao năng lực lãnh đạo quản lý của cán bộ nữ trong thời kỳ hội nhập và phát triển; Lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong chính sách, pháp luật cho nữ đại biểu HĐND cấp huyện nhiệm kỳ 2016 - 2021; Tập huấn kiến thức, kỹ năng công tác bình đẳng giới và hoạt động vì sự tiến bộ phụ nữ…
b) Nhóm nhiệm vụ và giải pháp để thực hiện mục tiêu 2: (Giảm khoảng cách giới trong lĩnh vực kinh tế, lao động, việc làm; Tăng cường sự tiếp cận của phụ nữ nghèo ở nông thôn, phụ nữ người dân tộc thiểu số đối với các nguồn lực kinh tế, thị trường lao động).
- Tổ chức thực hiện các chỉ tiêu bảo đảm việc làm, chỉ tiêu tuyển dụng lao động nữ. Thực hiện công tác lồng ghép giới trong Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo, giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động. Xây dựng cơ sở dữ liệu về thị trường lao động và giáo dục nghề nghiệp có phân biệt theo giới tính (nam, nữ).
- Tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ, pháp luật, kiến thức thị trường cho các chủ doanh nghiệp, trong đó ưu tiên chủ doanh nghiệp nữ.
- Phối hợp tăng cường giáo dục nghề nghiệp và khả năng tiếp cận các nguồn lực kinh tế cho phụ nữ. Thực hiện các hoạt động lồng ghép giới trong kế hoạch giáo dục nghề nghiệp. Tạo điều kiện thuận lợi cho phụ nữ vay vốn từ các chương trình giảm nghèo nhằm phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập.
- Thu hút và tạo điều kiện cho phụ nữ tham gia các loại hình khuyến nông, khuyến công, khuyến ngư, hợp tác xã, câu lạc bộ; Xây dựng các mô hình sản xuất nông nghiệp phù hợp cho lao động nữ vào những lúc nông nhàn, hỗ trợ đào tạo nghề nông thôn, nhằm khắc phục tình trạng thiếu việc làm của phụ nữ nông thôn.
- Đẩy mạnh các hoạt động kiểm tra, thanh tra xử lý vi phạm việc thực hiện chế độ chính sách đối với phụ nữ tại các doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh đặc biệt đối với những đơn vị có sử dụng nhiều lao động nữ.
c) Nhóm nhiệm vụ và giải pháp để thực hiện mục tiêu 3: (Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nữ, từng bước bảo đảm sự tham gia bình đẳng giữa nam và nữ trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo)
- Tiếp tục triển khai thí điểm đưa nội dung về giới và bình đẳng giới vào giảng dạy ở cấp học trung học cơ sở và trung học phổ thông với nội dung và thời lượng phù hợp với lứa tuổi, trong đó chú trọng vấn đề bạo lực trên cơ sở giới để định hướng thanh thiếu niên về bình đẳng giới, phòng chống bạo lực gia đình và xây dựng trường học an toàn thân thiện, không bạo lực; Đưa nội dung về giới vào các chương trình bồi dưỡng về quản lý nhà nước, đào tạo lý luận chính trị nhằm nâng cao nhận thức cho đội ngũ lãnh đạo chủ chốt.
- Thực hiện chính sách, chương trình học bổng hỗ trợ trẻ em gái và phụ nữ tham gia học tập nâng cao trình độ, đặc biệt có chính sách khuyến khích đối với trẻ em gái, phụ nữ nông thôn và vùng dân tộc thiểu số; Chính sách đặc thù cho giáo dục mầm non ở vùng sâu, vùng xa và vùng có điều kiện khó khăn.
- Tiếp tục thực hiện các chính sách và cơ chế phối hợp để tạo nguồn cán bộ lãnh đạo nữ, quản lý giáo dục, giáo viên và các cấp học được tham gia đào tạo sau đại học.
- Thống nhất biểu mẫu điều tra để xây dựng cơ sở dữ liệu của ngành giáo dục và đào tạo có tách biệt giới, dân tộc... ở các cấp học và bậc học.
d) Nhóm nhiệm vụ và giải pháp để thực hiện mục tiêu 4: (Bảo đảm bình đẳng giới trong tiếp cận và thụ hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe)
- Triển khai các hoạt động nhằm giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh từ góc độ giới theo Đề án kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh của tỉnh; Tổ chức các cuộc truyền thông ở những khu vực, vùng có nguy cơ mất cân bằng giới tính; tăng cường công tác thanh, kiểm tra các phòng khám, chủ động kiểm soát tình trạng phá thai vì lý do giới tính.
- Tăng cường các hoạt động truyền thông nhằm nâng cao nhận thức về sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục, tránh thai an toàn cho phụ nữ và nam giới, đặc biệt quan tâm đến nhóm đối tượng vị thành niên, thanh niên. Nâng cao nhận thức của nam giới trong việc thực hiện các biện pháp kế hoạch hóa gia đình.
- Thực hiện cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục cho phụ nữ và nam giới, đặc biệt tại các vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn và các khu chế xuất, khu công nghiệp, các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ.
- Thực hiện lồng ghép giới trong các chính sách, chương trình, kế hoạch của ngành y tế.
đ) Nhóm nhiệm vụ và giải pháp để thực hiện mục tiêu 5: (Bảo đảm bình đẳng giới trong lĩnh vực văn hóa, thông tin).
- Tăng cường truyền thông về bình đẳng giới và VSTBPN trên các phương tiện truyền thông đại chúng; Phối hợp với các cơ quan truyền thông nâng cao chất lượng các chuyên trang, chuyên mục và đa dạng hóa các hình thức thông tin, giáo dục truyền thông các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về bình đẳng giới và VSTBPN về các nội dung giáo dục gia đình, xây dựng hình ảnh người phụ nữ giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Trong đó, tập trung tuyên truyền trong dịp cao điểm Tháng hành động về bình đẳng giới bằng nhiều hình thức như: băng rôn, khẩu hiệu tại các tuyến đường trọng điểm, tổ chức cuộc thi trực tuyến trên cổng thông tin điện tử tìm hiểu pháp luật về giới và bình đẳng giới nhằm nâng cao nhận thức sâu sắc và hiểu biết pháp luật về giới và bình đẳng giới cho học sinh, sinh viên và cán bộ công nhân viên trên địa bàn.
- Nâng cao nhận thức về bình đẳng giới và VSTBPN cho các đơn vị sản xuất các sản phẩm văn hóa, thông tin, đội ngũ phóng viên, biên tập viên, tuyên truyền viên, cộng tác viên, báo cáo viên. Rà soát các sản phẩm, thông tin hiện hành, đề xuất xóa bỏ các thông điệp và hình ảnh mang định kiến về giới; Xây dựng các chương trình truyền thanh về bình đẳng giới và VSTBPN chuyển và phát trên đài truyền thanh cơ sở các xã, phường, đặc biệt là vùng núi, vùng sâu, vùng xa…
- Tiếp tục xây dựng và nhân rộng các mô hình “Truyền thông về công tác bình đẳng giới”; “Nâng cao nhận thức về bình đẳng giới cho vị thành niên và thanh niên trẻ”; “Dịch vụ tư vấn, hỗ trợ về bình đẳng giới”; Ngăn ngừa và giảm thiểu tác hại của bạo lực trên cơ sở giới tại cơ sở xã, phường.
- Tổ chức kiểm tra, thanh tra các hoạt động và sản phẩm văn hóa, thông tin có nội dung tuyên truyền ảnh hưởng đến công tác bình đẳng giới, định kiến giới, phân biệt giới, bất bình đẳng giới; Xử lý nghiêm các đơn vị, cá nhân, tổ chức hoạt động và có sản phẩm văn hóa, thông tin, tuyên truyền vi phạm pháp luật.
- Có hình thức khen thưởng, khuyến khích và nêu gương kịp thời trên các phương tiện thông tin đại chúng, truyền thanh cơ sở đồng thời nhắc nhở, răn đe các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về giới và bình đẳng giới, tạo không khí và môi trường học tập, sinh hoạt lành mạnh, có văn hóa cộng đồng.
e) Nhóm nhiệm vụ và giải pháp để thực hiện mục tiêu 6: (Bảo đảm bình đẳng giới trong đời sống gia đình, từng bước xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới).
- Triển khai thực hiện Quyết định số 1464/QĐ-TTg ngày 22 tháng 7 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới giai đoạn 2016 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030”.
- Tham mưu xây dựng kế hoạch, bố trí kinh phí, nguồn lực để triển khai hiệu quả Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới trong thời gian từ 15/11-15/12 tại đơn vị, địa phương theo hướng tăng cường phối hợp với các ngành thành viên, các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp để có nhiều hoạt động phong phú, đa dạng, phù hợp với các nhóm đối tượng và tăng tính hiệu quả việc huy động, sử dụng các nguồn lực. Nội dung: tập trung tuyên truyền về bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới, đặc biệt là bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái. Hình thức: hội nghị, hội thảo, tập huấn, tọa đàm, đối thoại chính sách, truyền thông trên mạng xã hội, diễu hành, triển lãm tranh/ảnh, cuộc thi/giao lưu văn nghệ, thể thao... về chủ đề bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái.
- Tổ chức các hoạt động tuyên truyền về Luật Phòng chống bạo lực gia đình và các văn bản liên quan, nâng cao nhận thức của người dân và huy động cộng đồng tham gia ngăn ngừa ban đầu bạo lực gia đình để thúc đẩy bình đẳng giới. Tiếp tục xây dựng mô hình “Ngăn ngừa và giảm thiểu tác hại của bạo lực trên cơ sở giới”; Xây dựng và nhân rộng các câu lạc bộ gia đình hạnh phúc, bình đẳng và không có bạo lực, thu hút sự tham gia của nam thanh niên vào các hoạt động này.Tuyên truyền kiến thức về tiền hôn nhân cho thanh niên trong độ tuổi kết hôn, nâng cao nhận thức và trách nhiệm trong việc thực hiện bình đẳng giới trong lĩnh vực gia đình.
- Thu thập thông tin, dữ liệu, khung đánh giá theo dõi và lập kế hoạch để có cơ sở giải quyết bạo lực gia đình trên cơ sở giới.
- Đẩy mạnh phong trào xây dựng “Gia đình văn hóa” trên địa bàn tỉnh, trong đó nhấn mạnh tiêu chí bình đẳng giới trong gia đình.
- Tổ chức tư vấn hỗ trợ pháp lý; Hỗ trợ cho nạn nhân buôn bán người được tiếp cận với các cơ hội cải thiện cuộc sống thông qua dạy nghề, giới thiệu việc làm, hỗ trợ về giáo dục và giới thiệu vay vốn tín dụng, tạo điều kiện cho nạn nhân của nạn buôn bán người tái hòa nhập cộng đồng; Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các hoạt động phòng, chống tội phạm buôn bán người.
- Tổ chức khen thưởng, biểu dương các cá nhân có thành tích trong công tác bình đẳng giới và phòng chống bạo lực trên cơ sở giới; Tổ chức thăm hỏi, động viên, tặng quà các nạn nhân của bạo lực trên cơ sở giới tạo hiệu ứng tích cực trong cộng đồng nhằm góp phần nâng cao ý thức của người dân trong việc thực hiện bình đẳng giới và phòng chống bạo lực trên cơ sở giới.
g) Nhóm nhiệm vụ và giải pháp để thực hiện mục tiêu 7: (Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về bình đẳng giới).
- Triển khai Kế hoạch số 06/QĐ-UBND ngày 05/1/2017 về ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ trong tình hình mới” trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
- Tổ chức tổng kết 10 năm thực hiện Luật Bình đẳng giới.
- Tập huấn nâng cao năng lực, chất lượng hoạt động của đội ngũ cán bộ làm công tác bình đẳng giới và VSTBPN từ tỉnh đến cơ sở với các nội dung: Kiến thức về giới và kỹ năng lồng ghép giới; Nghiệp vụ hoạt động của Ban VSTBPN; Các chủ trương, chính sách pháp luật hiện hành về bình đẳng giới và VSTBPN.
- Tổ chức thực hiện lồng ghép giới trong xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch của các Sở, ban, ngành cấp tỉnh; Trong xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.
- Thẩm định, kiểm tra, rà soát các văn bản quy phạm pháp luật do HĐND tỉnh và UBND tỉnh ban hành liên quan đến vấn đề bình đẳng giới và VSTBPN nhằm tham mưu ban hành văn bản phù hợp với quy định của pháp luật và kịp thời xử lý những văn bản có dấu hiệu trái pháp luật, mâu thuẫn, chồng chéo, hết hiệu lực hoặc không còn phù hợp với thực tiễn.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Kinh phí thực hiện
Kinh phí thực hiện được lồng ghép từ các nguồn kinh phí của Trung ương và địa phương được phân bổ cho các Sở, ngành liên quan và được bố trí cho cơ quan thường trực Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ (Sở Lao động - Thương binh và Xã hội) tại Quyết định số 6588/QĐ-UBND ngày 22/12/2016 của UBND tỉnh về việc giao dự toán thu, chi ngân sách năm 2017 và huy động nguồn kinh phí từ xã hội và cộng đồng để thực hiện công tác bình đẳng giới và VSTBPN.
2. Phân công trách nhiệm
2. 1 Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:
a) Chủ trì phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thành, thị tổ chức triển khai thực hiện chỉ tiêu 1,3 và 5 thuộc Mục tiêu 2 và chỉ tiêu 4,5 thuộc Mục tiêu 7 ở biểu phụ lục kèm theo Kế hoạch này.
b) Tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động thông tin tuyên truyền về bình đẳng giới và VSTBPN thông qua các hoạt động: Đăng tải, cập nhật thông tin trên Website Ban VSTBPN tỉnh; Phối hợp với cơ quan xây dựng chuyên trang hoạt động VSTBPN; Xây dựng các phóng sự, chuyên đề tuyên truyền về công tác bình đẳng giới và VSTBPN trên Đài Phát thanh Truyền hình; Tuyên truyền bằng các ấn phẩm truyền thông, pa nô, áp phích, nhân bản tài liệu… với các nội dung bình đẳng giới và hoạt động VSTBPN, phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới; Chủ trì tổ chức thực hiện “Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới”.
c) Phối hợp với Sở Nội vụ tổ chức các lớp tập huấn: Thực hiện Quyết định số 178/QĐ-TTg về Ban hành Kế hoạch triển khai Thông báo kết luận số 196/TB/TW của Ban Bí thư về Đề án “ Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ trong tình hình mới”; Công ước CEDAW của Liên Hợp Quốc về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ và các quy định của Luật Bình đẳng giới về bảo đảm quyền bình đẳng của phụ nữ; Kỹ năng lồng ghép vấn đề bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ trong pháp luật, chính sách về an sinh xã hội.
d) Tiếp tục xây dựng và đánh giá hiệu quả việc triển khai thực hiện các mô hình: “Truyền thông về công tác bình đẳng giới”; “Nâng cao nhận thức về bình đẳng giới cho vị thành niên và thanh niên trẻ”; “Dịch vụ tư vấn, hỗ trợ về bình đẳng giới”; “Ngăn ngừa và giảm thiểu tác hại của bạo lực trên cơ sở giới”; Xây dựng và triển khai mô hình “Trường học an toàn, không bạo lực”...
e) Chủ trì, hướng dẫn kiểm tra đôn đốc việc thực hiện Luật Bình đẳng giới và tổng kết 10 năm thi hành Luật; Quyết định số 4670/QĐ-UBND ngày 14/10/2013 của UBND tỉnh Nghệ An về việc lồng ghép một số chỉ tiêu phát triển giới vào kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội tỉnh ; Quyết định số 70/QĐ-UBND ngày 07/01/2016 của UBND tỉnh về việc Ban hành Kế hoạch thực hiện Chiến lược quốc gia về Bình đẳng giới trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2016 - 2020; Quyết định số 1817/QĐ-UBND ngày 26/4/2016 của UBND tỉnh Nghệ An về ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình quốc gia về bình đẳng giới trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2016-2020.
f) Hướng dẫn tổ chức và hoạt động của Ban VSTBPN các cấp, các ngành; Phối hợp với Ban Dân vận Tỉnh ủy kiện toàn Ban VSTBPN trong các cơ quan Đảng cấp tỉnh và cấp huyện; Kiểm tra, giám sát, đôn đốc thực hiện Kế hoạch số 06/QĐ-UBND ngày 05/1/2017 về việc thực hiện Đề án “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ trong tình hình mới” trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
g) Làm đầu mối phối hợp với các cơ quan, ban, ngành và UBND các huyện, thành, thị trong việc tham mưu, đề xuất với UBND tỉnh tổ chức thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu bình đẳng giới và các hoạt động VSTBPN; Hướng dẫn chuyên môn, kiểm tra, theo dõi, đôn đốc triển khai thực hiện kế hoạch, tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện của các ngành, các cấp, các cơ quan, đơn vị, các huyện, thành, thị và chịu trách nhiệm báo cáo với UBND tỉnh, Ủy ban Quốc gia VSTBPN Việt Nam, Bộ LĐ-TB&XH theo quy định.
2.2 Sở Nội vụ:
a) Chủ trì triển khai, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Kế hoạch số 755/KH-UBND ngày 10/12/2016 của UBND tỉnh Nghệ An về thực hiện biện pháp bảo đảm bình đẳng giới đối với nữ cán bộ công chức viên chức tỉnh Nghệ An giai đoạn 2016 - 2020.
b) Phối hợp với Ban Tổ chức Tỉnh ủy và các cơ quan, đơn vị có liên quan triển khai thực hiện chỉ tiêu 1, 5 thuộc mục tiêu 1; Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan triển khai thực hiện chỉ tiêu 2, 3, 4 thuộc mục tiêu 1 và chỉ tiêu 3 thuộc mục tiêu 7 tại Biểu phụ lục kèm theo Kế hoạch này.
c) Phối hợp với Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ của tỉnh tham mưu công tác thi đua, khen thưởng đối với hoạt động bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ trên địa bàn tỉnh.
2.3 Sở Kế hoạch và Đầu tư:
Chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan lồng ghép một số chỉ tiêu phát triển giới vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm của tỉnh; Tổng hợp mục tiêu, chỉ tiêu bình đẳng giới vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Phối hợp với các ban, ngành liên quan và UBND các huyện, thành, thị tổ chức triển khai thực hiện chỉ tiêu 2 thuộc mục tiêu 2 ở biểu phụ lục kèm theo Kế hoạch này.
2.4 Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh:
Chủ trì, phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể liên quan và UBND các huyện, thành, thị tổ chức triển khai thực hiện chỉ tiêu 4 thuộc Mục tiêu 2 tại Biểu phụ lục kèm theo Kế hoạch này.
2.5 Sở Giáo dục và Đào tạo:
Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể liên quan và UBND các huyện, thành, thị tổ chức triển khai thực hiện Mục tiêu 3 tại Biểu phụ lục kèm theo Kế hoạch này.
2.6 Sở Y tế:
a) Chủ trì triển khai thực hiện đề án kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh giai đoạn 2016 - 2025 trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
b) Chủ trì phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể liên quan và UBND các huyện, thành, thị tổ chức triển khai thực hiện Mục tiêu 4 tại Biểu phụ lục kèm theo Kế hoạch này.
c) Tổ chức các hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức về bình đẳng giới nhằm ngăn chặn, giảm thiểu tình trạng bạo lực trên cơ sở giới đặc biệt là bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái, giảm thiểu tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh do việc lựa chọn giới tính thai nhi.
2.7 Sở Thông tin và Truyền thông:
a) Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể liên quan và UBND các huyện, thành, thị tổ chức triển khai thực hiện Mục tiêu 5 tại Biểu phụ lục kèm theo Kế hoạch này.
b) Tổ chức tuyên truyền, giáo dục, nâng cao năng lực truyền thông về giới, phòng chống bạo lực trên cơ sở giới cho đội ngũ phóng viên, biên tập viên, tuyên truyền viên, cán bộ làm công tác truyền thông tại hệ thống phát thanh, truyền hình, các cơ quan báo chí tỉnh và địa phương.
2.8 Sở Văn hóa - Thể thao:
a) Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể liên quan và UBND các huyện, thành, thị tổ chức thực hiện chỉ tiêu 1, 2 thuộc Mục tiêu 6 tại Biểu phụ lục kèm theo Kế hoạch này; Chỉ đạo nhân rộng mô hình “Xây dựng sửa đổi quy ước, hương ước đảm bảo nguyên tắc bình đẳng giới”.
b) Lồng ghép nội dung về phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới trong chiến dịch truyền thông hưởng ứng “Tháng hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình” (tháng 6).
2.9 Công an tỉnh:
a) Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể liên quan và UBND các huyện, thành, thị tổ chức triển khai thực hiện chỉ tiêu 3 thuộc Mục tiêu 6 ở biểu phụ lục kèm theo Kế hoạch này.
b) Tổ chức triển khai hiệu quả Chương trình hành động phòng, chống mua bán người.
2.10 Sở Tư pháp:
a) Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể liên quan và UBND các huyện, thành, thị tổ chức triển khai thực hiện chỉ tiêu 1, 2 thuộc Mục tiêu 7 tại biểu phụ lục kèm theo Kế hoạch này.
b) Chủ trì, phối hợp thực hiện việc rà soát, thẩm định, kiểm tra, rà soát các văn bản quy phạm pháp luật do HĐND tỉnh và UBND tỉnh ban hành liên quan đến vấn đề bình đẳng giới và vì sự tiến bộ phụ nữ nhằm tham mưu ban hành văn bản phù hợp với quy định của pháp luật và kịp thời xử lý những văn bản có dấu hiệu trái pháp luật, mâu thuẫn, chồng chéo, hết hiệu lực hoặc không còn phù hợp với thực tiễn phù hợp với Hiến pháp sửa đổi năm 2013.
2.11 Sở Tài chính:
Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Lao động, TB&XH căn cứ khả năng ngân sách Nhà nước năm 2017, bảo đảm nguồn chi cho công tác về bình đẳng giới và VSTBPN trong tỉnh. Hướng dẫn các ngành, các cấp lập dự toán kinh phí hàng năm cho hoạt động bình đẳng giới và VSTBPN tại các cơ quan, ban ngành, các địa phương trong tỉnh.
2.12 Cục Thống kê:
Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn các sở, ban, ngành liên quan, các địa phương thu thập, tổng hợp, công bố thông tin thống kê phát triển giới cấp tỉnh, huyện, xã; Xuất bản, cung cấp thông tin, dữ liệu liên quan đến phát triển giới cho các cơ quan quản lý và các đơn vị có liên quan.
Tích cực tham mưu triển khai công tác thống kê số liệu tách biệt giới. Tăng cường công tác phối hợp với các cơ quan thống kê thực hiện lập và quản lý các số liệu tách biệt giới ở cả phạm vi toàn tỉnh và của sở, ngành, địa phương.
2.13 Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
Phát huy vai trò của phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới và các chương trình phát triển nông nghiệp, nông thôn của ngành; Khuyến khích và tạo điều kiện cho phụ nữ tham gia các chương trình này.
2.14 Ban Dân tộc tỉnh:
a) Chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, các ngành liên quan tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, vận động thực hiện chính sách, pháp luật về bình đẳng giới cho đồng bào dân tộc thiểu số; Vận động đồng bào dân tộc thiểu số phát huy các phong tục, tập quán và truyền thống tốt đẹp của dân tộc phù hợp với mục tiêu bình đẳng giới; Chỉ đạo nhân rộng mô hình “Dịch vụ tư vấn, hỗ trợ về bình đẳng giới” trên địa bàn tỉnh.
b) Triển khai thực hiện hiệu quả Đề án giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong đồng bào dân tộc thiểu số.
2.15 Đài Phát thanh - Truyền hình Nghệ An, Báo Nghệ An:
Tăng thời lượng, chất lượng các nội dung chương trình về bình đẳng giới và VSTBPN, đặc biệt trong các đợt truyền thông cao điểm; Lồng ghép tuyên truyền về bình đẳng giới, phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới và hoạt động VSTBPN trong các chương trình, chuyên đề, chuyên mục phù hợp.
2.16 Các Sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị khác:
Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình tiến hành xây dựng và tổ chức thực hiện Kế hoạch thực hiện Chương trình quốc gia về bình đẳng giới và hoạt động VSTBPN trên địa bàn tỉnh Nghệ An năm 2017; Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo đầy đủ, đảm bảo chất lượng, đúng thời gian quy định.
2.17 Ủy ban nhân dân các huyện, thành, thị:
Xây dựng và tổ chức thực hiện Kế hoạch thực hiện CTQG về bình đẳng giới và hoạt động VSTBPN năm 2017 phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; Kiện toàn Ban VSTBPN cấp huyện, cấp xã; Bố trí cán bộ, công chức làm công tác bình đẳng giới và VSTBPN, thường xuyên kiểm tra việc thực hiện kế hoạch tại địa phương; Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo đầy đủ, đảm bảo chất lượng, đúng thời gian quy định.
2.18 Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh và các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội:
Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình, tham gia tổ chức triển khai Kế hoạch thực hiện CTQG về bình đẳng giới và hoạt động VSTBPN trên địa bàn tỉnh Nghệ An năm 2017; Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức về bình đẳng giới và VSTBPN trong tổ chức mình; Tham gia phản biện xây dựng chính sách, pháp luật, quản lý nhà nước về bình đẳng giới và công tác phụ nữ; tham gia giám sát việc thực hiện pháp luật về bình đẳng giới; Phối hợp, hướng dẫn, kiểm tra các địa phương việc bố trí cán bộ chi hội và tổ phụ nữ làm cộng tác viên, tuyên truyền viên về bình đẳng giới và VSTBPN ở cơ sở.
3. Chế độ báo cáo:
Các Sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị và UBND các huyện, thành, thị định kỳ 6 tháng (vào tuần cuối tháng 6) và cả năm (vào tuần cuối tháng 11) gửi báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ nêu trên về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh, Ủy ban quốc gia VSTBPN Việt Nam và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội theo đúng quy định.
Trên đây là Kế hoạch thực hiện Chương trình quốc gia về bình đẳng giới và hoạt động VSTBPN tỉnh Nghệ An năm 2017. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có vướng mắc, các cơ quan, đơn vị phản ánh về Sở Lao động - Thương binh và xã hội để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh quyết định./.
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH QUỐC GIA VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI VÀ HOẠT ĐỘNG VSTBPN NĂM 2017
(Ban hành kèm theo Quyết định số.......... ngày...... tháng...... năm 2017 của UBND tỉnh)
TT
MỤC TIÊU, CHỈ TIÊU
Đơn vị tính
KQ năm 2016
KH năm 2017
Đơn vị chủ trì tham mưu thực hiện
I
Mục tiêu 1: Tăng cường sự tham gia của phụ nữ vào các vị trí quản lý, lãnh đạo nhằm từng bước giảm dần khoảng cách giới trong lĩnh vực chính trị
1
Tỷ lệ nữ tham gia các cấp ủy Đảng
(%)
16,21
16,21
Ban Tổ chức Tỉnh ủy
1.1
Tỷ lệ nữ tham gia cấp ủy Đảng: Tỉnh Đảng bộ
(%)
11,3
11,3
1.2
Tỷ lệ nữ tham gia cấp ủy Đảng: Huyện Đảng bộ
(%)
16,73
16,73
1.3
Tỷ lệ nữ tham gia cấp ủy Đảng: Đảng bộ xã
(%)
21,1
21,1
2
Tỷ lệ nữ Đại biểu Quốc hội
(%)
30,8
30,8
Sở Nội vụ
3
Tỷ lệ nữ đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp
(%)
28,3
30
3.1
Tỷ lệ nữ đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh
(%)
27,5
30
3.2
Tỷ lệ nữ đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện
(%)
29,2
30
3.3
Tỷ lệ nữ đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã
(%)
28,1
30
4
Tỷ lệ các sở, ban, ngành và UBND các cấp có cán bộ lãnh đạo chủ chốt là nữ
(%)
51,14
51,14
4.1
Tỷ lệ các sở, ban, ngành và UBND tỉnh có cán bộ lãnh đạo chủ chốt là nữ
(%)
42.86
42.86
4.2
Tỷ lệ cơ quan HĐND, UBND cấp huyện có cán bộ lãnh đạo chủ chốt là nữ
(%)
76.19
76.19
4.3
Tỷ lệ cơ quan HĐND, UBND cấp xã có cán bộ lãnh đạo chủ chốt là nữ
(%)
34.38
34.38
5
Tỷ lệ cơ quan Đảng, tổ chức chính trị - xã hội có lãnh đạo chủ chốt là nữ nếu ở cơ quan, tổ chức có tỷ lệ 30% trở lên nữ cán bộ, công chức, viên chức
(%)
42,7
90
Ban Tổ chức Tỉnh ủy
5.1
Tỷ lệ cơ quan Đảng, tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh có lãnh đạo chủ chốt là nữ
(%)
57,1
90
5.2
Tỷ lệ cơ quan Đảng, tổ chức chính trị - xã hội cấp huyện có lãnh đạo chủ chốt là nữ
(%)
37,1
92
5.3
Tỷ lệ cơ quan Đảng, tổ chức chính trị - xã hội cấp xã có lãnh đạo chủ chốt là nữ
(%)
33,9
90
II
Mục tiêu 2: Giảm khoảng cách giới trong lĩnh vực kinh tế, lao động, việc làm; Tăng cường sự tiếp cận của phụ nữ nghèo ở nông thôn, phụ nữ người dân tộc thiểu số đối với các nguồn lực kinh tế, thị trường lao động
1
Hằng năm, trong tổng số người được tạo việc làm mới, bảo đảm ít nhất 40% cho mỗi giới
Sở LĐ-TB&XH
1.1
Tỷ lệ nam được tạo việc làm mới
(%)
58
57,5
1.2
Tỷ lệ nữ được tạo việc làm mới
(%)
42
42,5
2
Tỷ lệ nữ làm chủ doanh nghiệp
(%)
20
27
Sở KH-ĐT
3
Tỷ lệ nữ nông thôn dưới 45 tuổi được đào tạo nghề và chuyên môn KT
(%)
16,5
17
Sở LĐ-TB&XH
4
Tỷ lệ nữ vùng nông thôn nghèo, DTTS được vay vốn ưu đãi
%
47,97
81,1
Ngân hàng CSXH
III
Mục tiêu 3: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nữ, từng bước bảo đảm sự tham gia bình đẳng giữa nam và nữ trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo
1
Tỷ lệ phổ cập biết chữ cho nam trong độ tuổi 15-40 ở vùng sâu, vùng DTTS
(%)
99,4
99,4
Sở GD và Đào tạo
2
Tỷ lệ phổ cập biết chữ của nữ trong độ tuổi 15-40 ở vùng sâu, vùng DTTS
(%)
99,22
99,4
3
Tỷ lệ nữ thạc sỹ
(%)
48,5
49
Sở Nội vụ; Cục Thống kê
4
Tỷ lệ nữ Tiến sỹ
(%)
16,6
22
IV
Mục tiêu 4: Bảo đảm bình đẳng giới trong tiếp cận và thụ hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe
1
Tỷ số giới tính khi sinh: trẻ sơ sinh trai/trẻ sơ sinh gái.
(%)
113/100
115/100
Sở Y tế
2
Giảm tỷ lệ tử vong bà mẹ liên quan đến thai sản xuống dưới (%o)
(%o)
16/ 100.000
<52/ 100.000
3
Tăng tỷ lệ phụ nữ mang thai được tiếp cận dịch vụ chăm sóc và dự truyền lây truyền HIV từ mẹ sang con
(%)
35,6
42
4
Giảm tỷ lệ phụ nữ phá thai dưới 25/100 trẻ đẻ sống
(%)
11,8/100
25/100
5
Tỷ lệ phụ nữ có thai được khám 3 lần/3 kỳ thai nghén (Số liệu tại các cơ sở y tế công lập)
(%)
72,3
82
V
Mục tiêu 5: Bảo đảm bình đẳng giới trong lĩnh vực văn hóa, thông tin
1
Giảm được bao nhiêu sản phẩm văn hóa mang tính định kiến giới
%
Giảm thiếu tối đa
Giảm thiếu tối đa
Sở Thông tin &TT
2
Tỷ lệ Đài PT-TH Huyện, Đài truyền thanh cơ sở các xã, phường, thị trấn có chuyên mục nâng cao nhận thức về bình đẳng giới
%
100
100
VI
Mục tiêu 6: Bảo đảm bình đẳng giới trong đời sống gia đình, từng bước xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới
1
Rút ngắn khoảng cách về thời gian tham gia công việc gia đình của nam so với nữ (Lần)
lần
1,8
1,8
Sở Văn hóa, TT&DL
2.1
Tỷ lệ nạn nhân bạo lực gia đình được phát hiện,được tư vấn về pháp lý, sức khỏe
%
57,3
48,2
2.2
Tỷ lệ người gây bạo lực gia đình được phát hiện được tư vấn tại các cơ sở tư vấn về phòng chống bạo lực gia đình
%
66,2
70
3
Tỷ lệ nạn nhân bị buôn bán trở về được phát hiện được hưởng các dịch vụ hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng
%
90
90
Công an tỉnh
VII
Mục tiêu 7: Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về bình đẳng giới
1
Tỷ lệ văn bản quy phạm pháp luật được xác định nội dung có liên quan đến bình đẳng giới hoặc bất bình đẳng giới, phân biệt đối xử về giới được góp ý thẩm định
%
100
100
Sở Tư pháp
2
Tỷ lệ thành viên tham gia ban soạn thảo dự thảo VBQPPL có nội dung liên quan đến BĐG được tập huấn kiến thức về giới, phân tích giới, lồng ghép giới
%
100
100
3
Các Sở, ban, ngành cấp tỉnh; các huyện, thành, thị bố trí đủ cán bộ làm công tác bình đẳng giới
%
100
100
Sở Nội vụ
4
Hình thành đội ngũ cộng tác viên, tình nguyện viên tham gia công tác bình đẳng giới và VSTBPN các cấp
%
80
100
Sở LĐ-TB&XH
5
Tỷ lệ cán bộ làm công tác bình đẳng giới và VSTBPN các cấp, các ngành được tập huấn nghiệp vụ ít nhất 1 lần
%
100
100 | {
"issuing_agency": "Tỉnh Nghệ An",
"promulgation_date": "20/03/2017",
"sign_number": "1046/QĐ-UBND",
"signer": "Lê Xuân Đại",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Trach-nhiem-hinh-su/Nghi-quyet-53-2013-NQ-HDND-phong-chong-toi-pham-Tien-Giang-2013-2015-208628.aspx | Nghị quyết 53/2013/NQ-HĐND phòng chống tội phạm Tiền Giang 2013 2015 | HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH TIỀN GIANG
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 53/2013/NQ-HĐND
Tiền Giang, ngày 11 tháng 7 năm 2013
NGHỊ QUYẾT
VỀ PHÒNG, CHỐNG TỘI PHẠM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TIỀN GIANG GIAI ĐOẠN 2013 - 2015
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH TIỀN GIANG
KHÓA VIII - KỲ HỌP THỨ 8
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Quyết định số 1217/QĐ-TTg ngày 06 tháng 9 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống tội phạm giai đoạn 2012 - 2015;
Qua xem xét dự thảo Nghị quyết kèm theo Tờ trình số 64/TTr-UBND ngày 13 tháng 5 năm 2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh về vệc đề nghị Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết về phòng, chống tội phạm trên địa bàn tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2013 - 2015; Báo cáo thẩm tra số 71/BC-HĐND ngày 10 tháng 6 năm 2013 của Ban Pháp chế Hội đồng nhân dân tỉnh và ý kiến của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Ban hành Nghị quyết về phòng, chống tội phạm trên địa bàn tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2013 - 2015, bao gồm các mục tiêu và giải pháp chủ yếu như sau:
I. MỤC TIÊU
1. Nâng cao vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương; huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn dân trong công tác phòng, chống tội phạm trên địa bàn tỉnh nhằm thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 48-CT/TW ngày 22/10/2010 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới, Nghị quyết 09/1998/NQ-CP ngày 31/7/1998 của Chính phủ về tăng cường công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới và Chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm của Chính phủ. Tiếp tục giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trong mọi tình huống, tạo môi trường xã hội lành mạnh, phục vụ cho công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.
2. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, vận động toàn dân tích cực tham gia phòng, chống tội phạm. Hàng năm giảm từ 2% đến 3% tỷ lệ tái phạm tội trong số phạm nhân được đặc xá, mãn hạn tù; ít nhất 60% số đối tượng vi phạm pháp luật hình sự, người được đặc xá, tha tù, được bảo lãnh, giúp đỡ, cảm hóa, giáo dục tiến bộ tại cộng đồng dân cư.
3. Tập trung công tác phòng ngừa xã hội gắn với phòng ngừa nghiệp vụ; phấn đấu kiềm giảm số vụ phạm tội về trật tự xã hội hàng năm từ 3% đến 5%; nhất là số vụ trộm cắp tài sản giảm hàng năm từ 5% đến 10%. Nâng cao chất lượng, hiệu quả điều tra, khám phá, xử lý tội phạm, nhất là các loại tội phạm nguy hiểm gây hậu quả rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng. Phấn đấu hàng năm đạt tỷ lệ điều tra, khám phá các vụ án trên 75%; các vụ án rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng đạt trên 90%.
Chủ động phòng ngừa, điều tra, xử lý các loại tội phạm về kinh tế, tham nhũng; phát hiện, ngăn chặn kịp thời các vụ án kinh tế, hạn chế thiệt hại về tài sản. Hạn chế phát sinh đối tượng truy nã mới, hàng năm truy bắt, vận động đầu thú trên 50% số đối tượng truy nã.
II. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
1. Phát huy sức mạnh tổng hợp cả hệ thống chính trị, tăng cường phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan bảo vệ pháp luật, chính quyền, các ngành, đoàn thể, tổ chức chính trị xã hội và các tầng lớp nhân dân, mà nòng cốt là lực lượng Công an trong việc thực hiện nhiệm vụ phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh ngăn chặn các loại tội phạm và tệ nạn xã hội. Tập trung xây dựng, củng cố, nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý của chính quyền, xây dựng lực lượng Công an trong sạch, vững mạnh, đặc biệt là chính quyền và công an cấp cơ sở.
2. Đẩy mạnh và đổi mới công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành, tuân thủ, tôn trọng pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân. Cán bộ, công chức, viên chức phải gương mẫu trong việc chấp hành pháp luật; giáo dục, vận động người thân trong gia đình chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về phòng, chống tội phạm.
3. Tiếp tục phát động, xây dựng phong trào toàn dân tham gia phòng ngừa, giám sát, phát hiện, tố giác và đấu tranh chống tội phạm và tệ nạn xã hội. Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các quy chế, kế hoạch liên tịch, liên ngành đã ký kết giữa Công an với các ngành, đoàn thể trong đấu tranh, phòng chống tội phạm. Xây dựng và thực hiện quy chế phối hợp ngăn ngừa tội phạm trong gia đình, nhà trường và xã hội. Củng cố, xây dựng các tổ dân phố, các Tổ dân cư tự quản, các tổ chức đoàn thể quần chúng ở cơ sở với đội ngũ cốt cán hoạt động có nền nếp, hiệu quả, tích cực tham gia phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc. Tổ chức quản lý, giáo dục, cảm hóa những người phạm tội tại cộng đồng dân cư. Tăng cường công tác bảo vệ nội bộ, bảo vệ tài sản tại các cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị lực lượng vũ trang... từng bước đưa công tác phòng, chống tội phạm trở thành một trong những nhiệm vụ thường xuyên của các cấp, các ngành từ tỉnh đến cấp xã. Kịp thời biểu dương, khen thưởng những gương người tốt, việc tốt và các điển hình tiên tiến trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc. Tiếp tục xây dựng và nhân rộng các mô hình, phong trào phòng, chống tội phạm có hiệu quả.
4. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về an ninh, trật tự; kịp thời đôn đốc, kiểm tra, thanh tra nhằm giải quyết, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm. Chính quyền các cấp phải chịu trách nhiệm về tình hình tội phạm và tổ chức thực hiện công tác phòng, chống tội phạm ở địa phương mình. Địa phương nào để tình hình tội phạm xảy ra phức tạp, kéo dài trên địa bàn mà không có biện pháp xử lý hoặc ngoài tầm xử lý mà không báo cáo cấp trên để hỗ trợ, xử lý thì người đứng đầu địa phương đó phải chịu trách nhiệm trước hết về tình hình tội phạm và tổ chức thực hiện công tác phòng, chống tội phạm ở địa phương mình. Chính quyền cơ sở phải thực hiện đầy đủ trách nhiệm trong việc tiếp nhận, quản lý, giúp đỡ người có tiền án, tiền sự để họ ổn định cuộc sống, tái hoà nhập cộng đồng trở thành người công dân tốt cho xã hội. Xử lý hành chính bằng các biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với người vi phạm pháp luật về an ninh trật tự, an toàn xã hội theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
5. Phát triển kinh tế - xã hội, tạo việc làm, hạn chế số người thất nghiệp, thiếu việc làm; thực hiện đồng bộ các chính sách an sinh - ã hội, hạn chế số người thất nghiệp, thiếu việc làm, tạo nơi vui chơi giải trí lành mạnh cho thanh, thiếu niên... để chủ động phòng ngừa các đối tượng phạm tội lợi dụng, lôi kéo, thanh thiếu niên thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật.
6. Ngành Công an phải thực hiện tốt công tác phối hợp với Viện Kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân trong điều tra, truy tố, xét xử tội phạm, đảm bảo kịp thời, nghiêm minh theo đúng quy định của pháp luật, từng bước kiềm chế, làm giảm tội phạm trên địa bàn tỉnh. Đồng thời phối hợp với các ngành có liên quan chủ động phòng ngừa, giảm thiểu điều kiện phát sinh tội phạm.
7. Thực hiện lồng ghép chặt chẽ việc thực hiện Chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm với các chương trình kinh tế, xã hội, các phong trào, các cuộc vận động quần chúng ở từng cơ quan, đơn vị, từng địa bàn dân cư. Gắn chặt thực hiện công tác phòng, chống tội phạm với nhiệm vụ chuyên môn của các cơ quan, đơn vị, nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội của địa phương, cơ sở.
8. Ủy ban nhân dân các cấp phải bố trí đủ kinh phí cho các hoạt động phòng, chống tội phạm tại địa phương mình. Tăng cường phương tiện, kinh phí cho các cơ quan bảo vệ pháp luật bảo đảm thực hiện có hiệu quả Chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm.
9. Xây dựng lực lượng Công an nhân dân, nhất là ở cấp cơ sở thật sự trong sạch, vững mạnh để thực hiện tốt vai trò nòng cốt, xung kích trong đấu tranh phòng, chống tội phạm ngay tại địa bàn cơ sở.
Điều 2. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết. Định kỳ hàng năm sơ kết việc tổ chức thực hiện.
Giao Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc triển khai thực hiện Nghị quyết.
Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các cấp, các tổ chức thành viên của Mặt trận, tăng cường các biện pháp quản lý, giáo dục, giúp đỡ, vận động theo hội, theo giới nhằm góp phần phòng, chống tội phạm có hiệu quả, đảm bảo ổn định an ninh, trật tự trên địa bàn toàn tỉnh.
Nghị quyết này thay thế Nghị quyết số 29/2012/NQ-HĐND ngày 5/7/2012 của Hội đồng nhân dân tỉnh về phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý tội phạm trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Tiền Giang, giai đoạn 2012 - 2015.
Nghị quyết này được Hội đồng nhân dân tỉnh Tiền Giang khóa VIII, kỳ họp thứ 8 thông qua và có hiệu lực sau 10 ngày, kể từ ngày thông qua./.
CHỦ TỊCH
Nguyễn Văn Danh | {
"issuing_agency": "Tỉnh Tiền Giang",
"promulgation_date": "11/07/2013",
"sign_number": "53/2013/NQ-HĐND",
"signer": "Nguyễn Văn Danh",
"type": "Nghị quyết"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thuong-mai/Thong-bao-3981-TB-TCHQ-2015-phan-loai-hang-hoa-xuat-nhap-khau-Nguyen-lieu-san-xuat-thuoc-284677.aspx | Thông báo 3981/TB-TCHQ 2015 phân loại hàng hóa xuất nhập khẩu Nguyên liệu sản xuất thuốc | BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC HẢI QUAN
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 3981/TB-TCHQ
Hà Nội, ngày 05 tháng 05 năm 2015
THÔNG BÁO
VỀ KẾT QUẢ PHÂN LOẠI ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU
Căn cứ Nghị định số 06/2003/NĐ-CP ngày 22/1/2003 của Chính phủ quy định về việc phân loại hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
Căn cứ Thông tư số 128/2013/TT-BTC ngày 10/9/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thủ tục hải quan, kiểm tra giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; Thông tư số 49/2010/TT-BTC ngày 12/4/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc phân loại hàng hóa, áp dụng mức thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; Thông tư số 156/2011/TT-BTC ngày 14/11/2011 của Bộ Tài chính về việc ban hành Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam; Thông tư số 164/2013/TT-BTC ngày 15/11/2013 của Bộ Tài chính về việc ban hành Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi theo danh mục mặt hàng chịu thuế;
Trên cơ sở kết quả phân tích của Trung tâm Phân tích phân loại hàng hóa XNK, Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh tại Thông báo kết quả phân tích số 788/TB- PTPLHCM ngày 10/4/2015 và đề nghị của Cục trưởng Cục Thuế XNK, Tổng cục Hải quan thông báo kết quả phân loại hàng hóa như sau:
1. Tên hàng theo khai báo: Ethyl vaniline - Nguyên liệu sản xuất thuốc (Mục 25)
2. Đơn vị nhập khẩu: Công ty cổ phần Korea United Pharm Int’l; Địa chỉ: Số 2A, Đại lộ Tự do Khu công nghiệp Việt Nam Singapore, Bình Dương; Mã số thuế: 3700372898
3. Số, ngày tờ khai hải quan: 10030240022/A12 ngày 10/02/2015 tại Chi cục Hải quan Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore - Cục Hải quan Tỉnh Bình Dương
4. Tóm tắt mô tả và đặc tính hàng hóa: Ethyl vaniline, dạng bột
5. Kết quả phân loại:
Tên thương mại: Ethyl vaniline
Tên gọi theo cấu tạo, công dụng: Ethyl vaniline, dạng bột
Ký, mã hiệu, chủng loại: Không có thông tin
Nhà sản xuất: Không có thông tin
thuộc nhóm 29.12 “Aldehyt, có hoặc không có chức oxy khác; polyme mạch vòng của aldehyt; paraformaldehyt. ”, phân nhóm “- Aldehyt - rượu, ete - Aldehyt, phenol - Aldehyt và aldehyt có chức oxy khác:”, mã số 2912.42.00
“- - Ethylvanillin (3-ethoxy-4-hydroxybenzaldehyt) ”tại Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam và Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi.
Thông báo này có hiệu lực kể từ ngày ban hành./.
Nơi nhận:
- Tổng cục trưởng (để b/c);
- Các Cục HQ tỉnh, TP (để thực hiện);
- Chi cục Hải quan Quản lý hàng xuất nhập khẩu ngoài khu công nghiệp - Cục Hải quan Tỉnh Bình Dương;
- Trung tâm PTPL HH XNK và các chi nhánh;
- Website Hải quan; .
- Lưu: VT, TXNK-PL-Uyên (3b).
KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG
Nguyễn Dương Thái | {
"issuing_agency": "Tổng cục Hải quan",
"promulgation_date": "05/05/2015",
"sign_number": "3981/TB-TCHQ",
"signer": "Nguyễn Dương Thái",
"type": "Thông báo"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Quyet-dinh-45-QD-BTP-Ke-hoach-phat-dong-phong-trao-thi-dua-nganh-Tu-phap-2015-286988.aspx | Quyết định 45/QĐ-BTP Kế hoạch phát động phong trào thi đua ngành Tư pháp 2015 | BỘ TƯ PHÁP
---------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 45/QĐ-BTP
Hà Nội, ngày 08 tháng 01 năm 2015
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH PHÁT ĐỘNG PHONG TRÀO THI ĐUA NGÀNH TƯ PHÁP NĂM 2015
BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP
Căn cứ Luật Thi đua, khen thưởng ngày 26 tháng 11 năm 2003; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng ngày 14 tháng 6 năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng ngày 16 tháng 11 năm 2013;
Căn cứ Nghị định số 22/2013/NĐ-CP ngày 13 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp;
Căn cứ Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng;
Căn cứ Nghị định số 65/2014/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng năm 2013;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Thi đua - Khen thưởng,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Kế hoạch phát động phong trào thi đua ngành Tư pháp năm 2015”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Vụ trưởng Vụ Thi đua - Khen thưởng; Chánh Văn phòng Bộ; Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ; Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính; Tổng Cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự; Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp; Trưởng, Phó trưởng Cụm, Khu vực thi đua; Giám đốc Sở Tư pháp và Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Ban TĐKT Trung ương;
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Các Thứ trưởng (để biết);
- Thành viên Hội đồng TĐKT ngành Tư pháp (để biết);
- Cổng TTĐT Bộ Tư pháp (để đăng tải);
- Lưu: VT, Vụ TĐKT.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Thúy Hiền
KẾ HOẠCH
PHÁT ĐỘNG PHONG TRÀO THI ĐUA NGÀNH TƯ PHÁP NĂM 2015
(Ban hành kèm theo Quyết định số 45/QĐ -BTP ngày 08 tháng 01 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp)
Để tạo khí thế thi đua sôi nổi, phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo của mỗi tập thể, cá nhân thiết thực lập thành tích chào mừng kỷ niệm 85 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930 - 03/02/2015); Đại hội Đảng các cấp và hướng tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII; kỷ niệm 70 năm ngày thành lập nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02/9/1945 - 02/9/2015); kỷ niệm 70 năm ngày truyền thống ngành Tư pháp (28/8/1945 - 28/8/2015) và Đại hội thi đua yêu nước ngành Tư pháp lần thứ IV, góp phần thực hiện thắng lợi kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2015 và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2011 - 2015) của cả nước và từng địa phương, Bộ Tư pháp phát động tới toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong ngành Tư pháp phong trào thi đua năm 2015 như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Tạo động lực mạnh mẽ đẩy nhanh tiến độ, nâng cao chất lượng, hiệu quả, thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị chuyên môn được giao.
- Xây dựng, nêu gương những điển hình tiên tiến có thành tích tiêu biểu, xuất sắc trong phong trào thi đua để biểu dương, khen thưởng kịp thời và phổ biến, tuyên truyền, nhân rộng tạo sự lan tỏa trong Ngành.
- Nâng cao nhận thức về chính trị, tư tưởng, trình độ, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, tu dưỡng về phẩm chất đạo đức, lối sống, ý thức, tinh thần trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động.
- Củng cố, tăng cường sự đoàn kết, hợp tác, phối hợp, trao đổi, học tập chia sẻ kinh nghiệm giữa các tập thể, cá nhân trong cơ quan, đơn vị và trong Ngành.
2. Yêu cầu
- Phong trào thi đua phải được phát động và triển khai sâu rộng, thu hút đông đảo cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong Ngành tích cực hưởng ứng, tham gia thường xuyên, liên tục, tạo động lực mới và ý chí quyết tâm cao trong thực hiện những nhiệm vụ trọng tâm, đột phá, nhiệm vụ khó khăn, phức tạp, gắn các hoạt động của ngành Tư pháp với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, của từng địa phương.
- Nội dung, hình thức, phương thức, biện pháp phát động, tổ chức thực hiện phong trào thi đua phải thực chất, hiệu quả, gắn với nhiệm vụ chính trị được giao và công việc thường xuyên hàng ngày của mỗi tập thể, cá nhân, phù hợp với đặc điểm, điều kiện cụ thể của mỗi cơ quan, đơn vị. Kết hợp chặt chẽ giữa thực hiện phong trào thi đua năm 2015 với các phong trào thi đua theo chuyên đề do Bộ phát động.
- Thường xuyên gắn kết chặt chẽ kết quả thực hiện phong trào thi đua với công tác khen thưởng; khen thưởng phải trên cơ sở kết quả, thành tích thi đua; đổi mới quy trình, nâng cao chất lượng công tác khen thưởng, bảo đảm khen thưởng khách quan, chính xác, công khai, công bằng và kịp thời; kết hợp chặt chẽ động viên tinh thần với khuyến khích bằng lợi ích vật chất, tạo động lực để tập thể và cá nhân phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, tăng tỷ lệ khen thưởng hợp lý đối với công chức, viên chức chuyên môn, nghiệp vụ và người trực tiếp lao động.
II. NỘI DUNG PHONG TRÀO THI ĐUA
Phát huy truyền thống 70 năm xây dựng và phát triển, toàn ngành Tư pháp ra sức thi đua, quyết tâm phấn đấu hoàn thành đầy đủ, vượt mức các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao, với chủ đề: “Đoàn kết, sáng tạo, kỷ cương, trách nhiệm, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị năm 2015, lập thành tích chào mừng kỷ niệm 70 năm ngày truyền thống ngành Tư pháp (28/8/1945 – 28/8/2015) và Đại hội thi đua yêu nước ngành Tư pháp lần thứ IV”, với các nội dung chủ yếu sau:
1. Tiếp tục phổ biến, quán triệt nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động về vị trí, vai trò, tác dụng to lớn của công tác thi đua, khen thưởng, về các chủ trương, chính sách đổi mới của Đảng và pháp luật của Nhà nước về công tác thi đua, khen thưởng. Năm 2015, tập trung tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện Chỉ thị số 34-CT/TW ngày 07/4/2014 của Bộ Chính trị về tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen thưởng; tổ chức triển khai thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng năm 2013, Nghị định số 65/1014/NĐ-CP ngày 01/7/2014 của Chính phủ, Thông tư số 07/2014/TT-BNV ngày 29/8/2014 của Bộ Nội vụ và các văn bản hướng dẫn của Bộ Tư pháp.
2. Bám sát nhiệm vụ chính trị được giao, phát huy truyền thống 70 năm xây dựng và phát triển của ngành Tư pháp, chủ động, sáng tạo vượt qua khó khăn, thách thức; phấn đấu 100% cơ quan, đơn vị, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động hoàn thành và hoàn thành xuất sắc về số lượng, tiến độ và chất lượng các nhiệm vụ, chỉ tiêu được giao, đặc biệt là những nhiệm vụ trọng tâm năm 2015 của Ngành và cơ quan, đơn vị; khắc phục sự chậm trễ, nợ đọng, không hoàn thành các nhiệm vụ, chỉ tiêu được giao; đặc biệt là khắc phục nợ đọng đề án, văn bản, thi hành án dân sự và những nhiệm vụ trọng tâm khác trong năm 2015.
3. Rà soát, xây dựng, sửa đổi, bổ sung các văn bản hướng dẫn của Bộ ban hành cho phù hợp với Luật sửa đổi, bổ sung của Luật Thi đua, khen thưởng năm 2013, Nghị định số 65/1014/NĐ-CP ngày 01/7/2014 của Chính phủ, Thông tư số 07/2014/TT-BNV ngày 29/8/2014 của Bộ Nội vụ và phù hợp với thực tiễn, giải quyết, tháo gỡ kịp thời những khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn về thi đua, khen thưởng trong ngành Tư pháp.
4. Tiếp tục đổi mới nội dung, hình thức, phương thức tổ chức, chỉ đạo thực hiện phong trào thi đua và công tác khen thưởng:
Nội dung phong trào thi đua phải gắn với nhiệm vụ chính trị, công việc thường xuyên hàng ngày của mỗi tập thể, cá nhân, tạo động lực mạnh mẽ giải quyết những nhiệm vụ cấp bách, khó khăn phức tạp, nhiệm vụ trọng tâm, đột phá, khắc phục những tồn tại, hạn chế, yếu kém. Trong phong trào thi đua phải xác định mục tiêu, nội dung chỉ tiêu thi đua, tiêu chí đánh giá và các biện pháp tổ chức thực hiện cụ thể, rõ ràng, thiết thực, phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ chính trị và điều kiện thực tế của mỗi cơ quan, đơn vị và cá nhân. Khi phát động phong trào thi đua Thủ trưởng cơ quan, đơn vị phải phối hợp với các tổ chức đoàn thể chính trị, xã hội cùng cấp vận động, tuyên truyền sâu rộng để cán bộ, công chức, viên chức và người lao động chủ động, tích cực, tự giác tham gia. Gắn việc kiểm tra, tổ chức sơ kết, tổng kết công tác thi đua, khen thưởng với sơ kết, tổng kết thực hiện các nhiệm vụ được giao để đánh giá đúng những kết quả đạt được, chỉ ra những mặt còn hạn chế và rút ra cách làm hay, kinh nghiệm tốt cho việc tổ chức các phong trào thi đua tiếp theo.
Hình thức phong trào thi đua phải phong phú, sôi nổi, hấp dẫn, kết hợp chặt chẽ phong trào thi đua thường xuyên hàng năm với các phong trào thi đua theo đợt, theo chuyên đề do Bộ phát động.
Công tác khen thưởng phải gắn với phong trào thi đua, từ phong trào thi đua phát hiện những nhân tố mới, gương điển hình tiên tiến để khen thưởng kịp thời và nhân rộng để làm nòng cốt thúc đẩy phong trào thi đua. Vận dụng kết hợp nhiều hình thức khen thưởng. Khen thưởng phải đảm bảo khách quan, chính xác, công bằng, kịp thời, chú trọng khen thưởng đối với công chức chuyên môn nghiệp vụ và người lao động trực tiếp.
5. Phát hiện, xây dựng điển hình tiên tiến, mô hình mới, cách làm hay, gương người tốt, việc tốt trong năm 2015 và trong 05 năm (2010 – 2015) theo Hướng dẫn số 3804/BTP-TĐKT ngày 08/9/2014 của Bộ Tư pháp. Tổ chức thành công Hội nghị điển hình tiên tiến của cơ quan, đơn vị, của Cụm, Khu vực thi đua và Đại hội thi đua yêu nước ngành Tư pháp lần thứ IV; thường xuyên tuyên truyền, phổ biến, phát huy tác dụng sức lan tỏa của các điển hình tiên tiến; đồng thời, qua thực tiễn phong trào thi đua phát hiện, xây dựng, nhân rộng các điển hình tiên tiến để làm nòng cốt phát triển phong trào thi đua.
6. Triển khai thực hiện thiết thực, hiệu quả phong trào thi đua: “Lập thành tích chào mừng kỷ niệm 70 năm ngày truyền thống ngành Tư pháp Việt Nam (28/8/1945 - 28/8/2015) và Đại hội thi đua yêu nước ngành Tư pháp lần thứ IV” tại Kế hoạch ban hành kèm theo Quyết định số 1346/QĐ-BTP ngày 11/6/2014 của Bộ Tư pháp. Triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao theo Quyết định số 394/QĐ-BTP ngày 19/02/2014 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về tổ chức các hoạt động hướng tới tổ chức kỷ niệm 70 năm ngày truyền thống ngành Tư pháp (28/8/1945 - 28/8/2015) và Đại hội thi đua yêu nước ngành Tư pháp lần thứ IV. Phát hiện, hoàn thiện hồ sơ, thủ tục đề nghị các hình thức khen thưởng cấp Nhà nước phục vụ kịp thời kỷ niệm 70 năm ngày truyền thống ngành Tư pháp và Đại hội thi đua yêu nước ngành Tư pháp lần thứ IV.
7. Tiếp tục thực hiện thiết thực, hiệu quả phong trào thi đua “Cán bộ Tư pháp tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” theo Kế hoạch phát động ban hành kèm theo Quyết định số 819/QĐ-BTP ngày 10/5/2012 của Bộ Tư pháp; tiếp tục quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp cán bộ, công chức, viên chức ngành Tư pháp ban hành kèm theo Quyết định số 2659/QĐ-BTP ngày 03/10/2012 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp gắn với thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị được giao; đảm bảo 100% cơ quan, đơn vị, Cấp uỷ, tổ chức Đảng và cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức thực hiện nghiêm túc, thực chất, tạo chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả công tác, về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, phong cách theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
Chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; xây dựng đơn vị, tổ chức Đảng và các đoàn thể chính trị, xã hội trong sạch vững mạnh; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí theo Chỉ thị số 21-CT/TW ngày 21/12/2012 của Ban Bí thư, Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 26/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ và Chương trình hành động tăng cường thực hành tiết kiệm, chống lãng phí do Bộ ban hành; tích cực phòng chống tham nhũng; đề cao trách nhiệm, siết chặt kỷ cương, kỷ luật, không để xảy ra hành vi vi phạm pháp luật, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực trong cơ quan, đơn vị.
8. Tiếp tục triển khai thiết thực và tổ chức sơ kết 3 năm thực hiện phong trào thi đua “Ngành Tư pháp chung sức góp phần xây dựng nông thôn mới” theo Kế hoạch phát động ban hành kèm theo Quyết định số 2611/KH-BTP ngày 03/4/2012 của Bộ Tư pháp, có trọng tâm, trọng điểm phù hợp với khả năng, điều kiện cụ thể của mỗi cơ quan, đơn vị. Năm 2015, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ, Giám đốc Sở Tư pháp, Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải ưu tiên lựa chọn tổ chức thực hiện một số việc cụ thể, thiết thực trong công tác xây dựng, thi hành pháp luật; kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật; cải cách, kiểm soát thủ tục hành chính; phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải cơ sở; thi hành án dân sự; hành chính tư pháp; bổ trợ tư pháp; lý lịch tư pháp; trợ giúp pháp lý; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ pháp luật và các chức danh tư pháp, đào tạo trung cấp luật, khắc phục những hạn chế, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách, pháp luật, phục vụ tốt yêu cầu đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới. Mỗi Sở Tư pháp, Cục Thi hành án dân sự lựa chọn ít nhất 03 điểm cấp xã trên địa bàn để có kế hoạch ưu tiên tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ, chỉ tiêu trong phong trào thi đua được phát động tại Kế hoạch số 2611/KH-BTP ngày 03/4/2012 của Bộ Tư pháp.
9. Tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, cải cách thủ tục hành chính, đổi mới lề lối làm việc, xây dựng, thực hiện quy trình giải quyết công việc khoa học, chuyên nghiệp, hiệu quả, rút ngắn thời gian, giảm bớt thủ tục không cần thiết trong công tác khen thưởng.
10. Củng cố, kiện toàn tổ chức, nâng cao chất lượng đội ngũ công chức thực hiện công tác thi đua, khen thưởng; kiện toàn, nâng cao hiệu quả hoạt động Hội đồng Thi đua - Khen thưởng các cấp. Phấn đấu trong năm 2015 tiếp tục tạo sự chuyển biến về chất lượng, hiệu quả về công tác thi đua, khen thưởng trong Ngành.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Tiến độ tổ chức thực hiện
Phong trào thi đua năm 2015 được tổ chức thực hiện thường xuyên ngay từ đầu năm, trong đó cao điểm là hai đợt:
1.1. Đợt 1: Thời gian từ đầu năm đến tháng 30/6/2015, tổ chức sơ kết cùng với sơ kết công tác tư pháp 6 tháng đầu năm 2015.
1.2. Đợt 2: Thời gian từ 01/7/2015 đến kết thúc năm 2015, tổ chức tổng kết cùng với tổng kết công tác tư pháp năm 2015.
2. Trách nhiệm thực hiện
Các thành viên Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Ngành, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ, Trưởng, Phó trưởng các Cụm, khu vực thi đua, Giám đốc Sở Tư pháp, Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được giao có trách nhiệm:
a) Căn cứ vào Kế hoạch này và nhiệm vụ, chỉ tiêu được giao trong chương trình, kế hoạch công tác năm 2015 được cấp có thẩm quyền phê duyệt, các đơn vị thuộc Bộ (gồm cả Tổng cục Thi hành án dân sự), Giám đốc Sở Tư pháp xây dựng, ban hành kế hoạch phát động, tổ chức thực hiện phong trào thi đua trên đối với những tập thể, cá nhân thuộc phạm vi quản lý, gửi về Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng ngành Tư pháp (Vụ Thi đua - Khen thưởng) chậm nhất là ngày 15 tháng 2 năm 2015.
Các Cục Thi hành án dân sự xây dựng, ban hành kế hoạch phát động, tổ chức thực hiện phong trào thi đua đối với những tập thể, cá nhân thuộc phạm vi quản lý gửi về Tổng cục Thi hành án dân sự theo thời hạn do Tổng cục quy định. Trong kế hoạch phát động phong trào thi đua phải xác định các nhiệm vụ, chỉ tiêu, biện pháp cụ thể sát thực, phù hợp với đặc điểm, điều kiện của mỗi Cụm, Khu vực, mỗi cơ quan, đơn vị và tổ chức phát động, triển khai thực hiện phong trào thi đua đến các cơ quan, đơn vị, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc phạm vi quản lý.
b) Kết thúc đợt 1 của phong trào thi đua, tiến hành sơ kết phong trào thi đua gửi báo cáo về cơ quan Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng ngành Tư pháp (Vụ Thi đua - Khen thưởng) chậm nhất là ngày 30/6/2015 đối với các đơn vị thuộc Bộ, Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và 15/7/2015 đối với các Cụm, Khu vực thi đua và Tổng cục Thi hành án dân sự. Tổng cục Thi hành án dân sự hướng dẫn các cơ quan Thi hành án dân sự địa phương thực hiện sơ kết để đảm bảo thời hạn gửi báo cáo như trên.
Kết thúc đợt 2 của phong trào thi đua, tiến hành tổng kết phong trào thi đua, bình xét khen thưởng vào dịp tổng kết phong trào thi đua cuối năm 2015 theo quy định.
c) Tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, quán triệt nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động về vị trí, vai trò, ý nghĩa, tác dụng quan trọng của phong trào thi đua, công tác khen thưởng, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động, động viên, khích lệ, thuyết phục cán bộ, công chức, viên chức và người lao động chủ động, tự giác, hăng hái tham gia tích cực các phong trào thi đua.
d) Thường xuyên lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện phong trào thi đua, gắn công tác thi đua, khen thưởng với thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao; phát huy vai trò của các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội tham gia tích cực, hiệu quả phong trào thi đua; củng cố, kiện toàn tổ chức, cán bộ làm công tác thi đua, khen thưởng; coi việc tổ chức, chỉ đạo phong trào thi đua, công tác khen thưởng là công việc thường xuyên hàng ngày, là công cụ, phương pháp quản lý, chỉ đạo điều hành, là động lực quan trọng để thúc đẩy thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao và là biện pháp quan trọng thường xuyên để xây dựng, rèn luyện đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.
đ) Vụ Thi đua - Khen thưởng chủ trì, phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ, Văn phòng Bộ, Tổng cục Thi hành án dân sự; Trưởng các Cụm, Khu vực thi đua và các đơn vị liên quan hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra tình hình, kết quả phát động, tổ chức thực hiện phong trào thi đua; tổng hợp tình hình, kết quả báo cáo Bộ trưởng và Hội đồng Thi đua - Khen thưởng ngành Tư pháp theo quy định./. | {
"issuing_agency": "Bộ Tư pháp",
"promulgation_date": "08/01/2015",
"sign_number": "45/QĐ-BTP",
"signer": "Nguyễn Thúy Hiền",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Doanh-nghiep/Quyet-dinh-99-2009-QD-UBND-muc-thu-phi-thoat-nuoc-thai-Khu-Cong-nghiep-Thang-Long-Ha-Noi-94727.aspx | Quyết định 99/2009/QĐ-UBND mức thu phí thoát nước thải Khu Công nghiệp Thăng Long-Hà Nội | ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
----------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-------------------
Số: 99/2009/QĐ-UBND
Hà Nội, ngày 11 tháng 09 năm 2009
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH MỨC THU PHÍ THOÁT NƯỚC THẢI ÁP DỤNG ĐỐI VỚI KHU CÔNG NGHIỆP THĂNG LONG – HÀ NỘI
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Pháp lệnh Phí, lệ phí số 38/2001/PL-UBTVQH10 ngày 28/8/2001;
Căn cứ Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 03/6/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh phí và lệ phí;
Căn cứ Nghị định số 106/2003/NĐ-CP ngày 23/9/2003 của Chính phủ quy định về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phí, lệ phí;
Căn cứ Nghị định số 24/2006/NĐ-CP ngày 06/3/2006 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 03/6/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh phí và lệ phí;
Căn cứ Nghị định số 88/2007/NĐ-CP ngày 28/5/2007 của Chính phủ về thoát nước đô thị và khu công nghiệp;
Căn cứ Thông tư số 09/2009/TT-BXD ngày 21/5/2009 của Bộ Xây dựng quy định chi tiết thực hiện một số nội dung của Nghị định số 88/2007/NĐ-CP ngày 28/5/2007 của Chính phủ về thoát nước đô thị và khu công nghiệp;
Căn cứ các Thông tư của Bộ Tài chính: số 63/2002/TT-BTC ngày 24/7/2002 hướng dẫn thực hiện các quy định pháp luật về phí và lệ phí; số 06/2004/TT-BTC ngày 04/02/2004 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 106/2003/NĐ-CP ngày 23/9/2003 của Chính phủ quy định về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phí, lệ phí; số 45/2006/TT-BTC ngày 25/5/2006 sửa đổi, bổ sung Thông tư số 63/2002/TT-BTC ngày 24/7/2002 hướng dẫn thực hiện các quy định pháp luật về phí và lệ phí; số 97/2006/TT-BTC ngày 16/10/2006 hướng dẫn về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, Thành phố trực thuộc trung ương;
Căn cứ Nghị quyết số 01/2009/NQ-HĐND ngày 17/7/2009 của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội Khóa XIII Kỳ họp thứ 18;
Xét đề nghị của Liên sở: Tài chính – Xây dựng tại Tờ trình số 522/TTrLN:TC-XD ngày 16/2/2009 về việc ban hành mức thu phí thoát nước đối với Khu công nghiệp Thăng Long Hà Nội và Báo cáo thẩm định số 386/STP-VBPQ ngày 17/3/2009 của Sở Tư pháp Hà Nội,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành mức thu phí thoát nước thải áp dụng đối với Khu Công nghiệp Thăng Long – Hà Nội gồm các nội dung sau:
1. Phạm vi áp dụng: Quy định này áp dụng đối với nước thải từ Khu Công nghiệp Thăng Long được đưa vào Nhà máy xử lý nước thải Bắc Thăng Long – Vân Trì để xử lý trước khi xả vào hệ thống thoát nước chung của Thành phố.
2. Đối tượng nộp phí thoát nước: Ban quản lý Khu Công nghiệp Thăng Long.
3. Mức phí thoát nước: 2.400 đồng/m3 nước thải (chưa có thuế VAT).
4. Đơn vị thu phí: Công ty TNHH Nhà nước Một thành viên Thoát nước Hà Nội.
5. Chứng từ thu phí: Sử dụng hóa đơn GTGT và thực hiện kê khai thuế theo quy định của Luật quản lý Thuế.
6. Quản lý và sử dụng nguồn thu phí:
Nguồn thu phí thoát nước được hạch toán vào doanh thu hàng năm của Công ty TNHH Nhà nước Một thành viên Thoát nước Hà Nội để sử dụng vào mục đích: bù đắp chi phí quản lý, vận hành Nhà máy; chi trả cho công tác tổ chức thu phí, chi đầu tư nâng cấp, bảo dưỡng, sửa chữa máy móc thiết bị của Nhà máy xử lý nước thải Bắc Thăng Long – Vân Trì.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký. Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có sự thay đổi về giá nước sạch của cấp có thẩm quyền; hàm lượng chất gây ô nhiễm (hàm lượng COD) thay đổi lớn làm ảnh hưởng đến hệ số điều chỉnh phụ thuộc hàm lượng chất gây ô nhiễm; Công ty TNHH Nhà nước Một thành viên Thoát nước Hà Nội có trách nhiệm báo cáo cấp có thẩm quyền điều chỉnh mức thu phí theo quy định.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND Thành phố, Giám đốc các Sở: Tài chính, Xây dựng, Giám đốc Kho bạc Nhà nước Thành phố; Cục trưởng Cục Thuế Hà Nội; Giám đốc Ban quản lý Khu Công nghiệp Thăng Long, Giám đốc Công ty TNHH Nhà nước Một thành viên Thoát nước Hà Nội; các tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Thường trực Thành ủy (để báo cáo);
- Đoàn ĐB Quốc hội TP Hà Nội (để báo cáo);
- Thường trực HĐND TP (để báo cáo);
- Đ/c Chủ tịch UBND TP (để báo cáo);
- Các đ/c PCT UBND TP;
- Cục Kiểm tra văn bản Bộ Tư pháp;
- Cổng thông tin điện tử Chính phủ;
- Trung tâm Công báo;
- CPVP, các Phòng CV;
- Lưu: VT, KT.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Hoàng Mạnh Hiển | {
"issuing_agency": "Thành phố Hà Nội",
"promulgation_date": "11/09/2009",
"sign_number": "99/2009/QĐ-UBND",
"signer": "Hoàng Mạnh Hiển",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Xay-dung-Do-thi/Quyet-dinh-2011-QD-UBND-2013-danh-muc-cong-trinh-lap-thiet-ke-mau-xay-dung-nong-thon-moi-Phu-Yen-233161.aspx | Quyết định 2011/QĐ-UBND 2013 danh mục công trình lập thiết kế mẫu xây dựng nông thôn mới Phú Yên | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH PHÚ YÊN
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 2011/QĐ-UBND
Phú Yên, ngày 14 tháng 11 năm 2013
QUYẾT ĐỊNH
V/V PHÊ DUYỆT DANH MỤC CÁC HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH LẬP THIẾT KẾ MẪU (BƯỚC THIẾT KẾ BẢN VẼ THI CÔNG) PHỤC VỤ CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI GIAI ĐOẠN 2013 - 2020 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND đã được Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam thông qua ngày 26/11/2003;
Căn cứ Thông báo số 523/TB-UBND ngày 20/9/2013 của UBND Tỉnh”V/v Chấp thuận đề nghị của Giám đốc Sở Xây dựng về việc lập thiết kế mẫu để thực hiện các nội dung Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2013 - 2020 trên địa bàn Tỉnh”,
Xét đề nghị của Sở Xây dựng (tại Tờ trình số 02/TTr-SXD ngày 08/01/2013),
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt danh mục các hạng mục công trình lập thiết kế mẫu (bước thiết kế bản vẽ thi công) phục vụ Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2013 - 2020 trên địa bàn Tỉnh, với các nội dung chính như sau:
1. Danh mục các hạng mục công trình lập thiết kế mẫu:
STT
Tên hạng mục công trình
Ghi chú
I
Công trình trường học
1
Trường mầm non
a
Nhà lớp học quy mô 3 lớp
Lập mới thiết mẫu theo TCVN 3707: 2011 (diện tích phòng học phù hợp với tiêu chuẩn mới và khu vệ sinh được bố trí kép kín trong nhóm lớp cho phù hợp với quy định về trường học đạt chuẩn Quốc gia) trên cơ sở tham khảo thiết kế mẫu nhà lớp học quy mô 3 lớp: MN-ĐB-3P-07 đã được UBND tỉnh Phú Yên ban hành theo Quyết định số 2601/QĐ-UB ngày 03/10/2003.
b
Nhà lớp học quy mô 5 lớp
Lập mới thiết mẫu theo TCVN 3707: 2011 (diện tích phòng học phù hợp với tiêu chuẩn mới và khu vệ sinh được bố trí kép kín trong nhóm lớp cho phù hợp với quy định về trường học đạt chuẩn Quốc gia) trên cơ sở tham khảo thiết kế mẫu nhà lớp học quy mô 5 lớp: MN-ĐB-5P-08hđã được Bộ Xây dựng ban hành theo Quyết định số 355/QĐ-BXD ngày 28/3/2003.
c
Phòng giáo dục thể chất
Lập thiết kế mẫu theo thiết kế điển hình được Bộ Xây dựng ban hành theo Quyết định số 1146/QĐ-BXD ngày 19/12/2012 (mẫu số 03, ký hiệu: MN-ĐB03-08)
2
Trường tiểu học
a
Nhà lớp học quy mô 5 lớp (Nhà 01 tầng)
Lập mới thiết mẫu theo TCVN 8793: 2011 (diện tích phòng học phù hợp với tiêu chuẩn mới với quy mô 35 học sinh/lớp và khu vệ được bố trí sinh gắn liền theo khối lớp học cho phù hợp với quy định về trường học đạt chuẩn Quốc gia) trên cơ sở tham khảo thiết kế mẫu Nhà lớp học quy mô 5 lớp: TH-ĐB-5P-35, 6 lớp: TH-ĐB-6P-38, 8 lớp: TH-ĐB-8P-39, 10 lớp: TH-ĐB-10P-40 đã được UBND tỉnh Phú Yên ban hành theo Quyết định số 2601/QĐ-UB ngày 03/10/2003.
b
Nhà lớp học quy mô 6 lớp (Nhà 02 tầng)
c
Nhà lớp học quy mô 8 lớp (Nhà 02 tầng)
d
Nhà lớp học quy mô 10 lớp (Nhà 02 tầng)
đ
Khối phục vụ học tập (Nhà 01 tầng)
Lập thiết kế mẫu theo thiết kế điển hình được Bộ Xây dựng ban hành theo Quyết định số 1146/QĐ-BXD ngày 19/12/2012 (mẫu số 03, ký hiệu: TH-DB01-08)
e
Khối phục vụ học tập (Nhà 02 tầng)
Lập thiết kế mẫu theo thiết kế điển hình được Bộ Xây dựng ban hành theo Quyết định số 1146/QĐ-BXD ngày 19/12/2012 (mẫu số 04, ký hiệu: TH-DB02-08)
3
Trường trung học cơ sở
a
Nhà lớp học quy mô 6 lớp
Lập mới thiết mẫu theo TCVN 8794: 2011 (diện tích phòng học phù hợp với tiêu chuẩn mới với quy mô 45 học sinh/lớp và khu vệ được bố trí sinh gắn liền theo khối lớp học cho phù hợp với quy định về trường học đạt chuẩn Quốc gia) trên cơ sở tham khảo thiết kế mẫu Nhà lớp học quy mô 6 lớp: THCS-DH-6P-07, 8 lớp: THCS-DH-8P-08, 10 lớp: THCS-DH-10P-09 đã được UBND tỉnh Phú Yên ban hành theo Quyết định số 2601/QĐ-UB ngày 03/10/2003.
b
Nhà lớp học quy mô 8 lớp
c
Nhà lớp học quy mô 10 lớp
d
Khối phòng học bộ môn
Lập thiết kế mẫu theo thiết kế điển hình được Bộ Xây dựng ban hành theo Quyết định số 1146/QĐ-BXD ngày 19/12/2012 (mẫu số 05, ký hiệu: THCS-ĐB02-08)
đ
Nhà đa năng
Lập thiết kế mẫu theo thiết kế điển hình được Bộ Xây dựng ban hành theo Quyết định số 1146/QĐ-BXD ngày 19/12/2012 (mẫu số 05, ký hiệu: THCS-ĐB02-08). Có điều chỉnh lại kích thước sân tập từ 12x21m thành 15x24m cho phù hợp với TCVN 8794: 2011 và góp ý của Sở Giáo dục và Đào tạo.
II
Công trình Nhà văn hóa và khu tập thể thao xã/thôn
1
Trung tâm văn hóa - thể thao xã
a
Hội trường đa năng quy mô 250 chỗ ngồi áp dụng cho các xã đồng bằng
Lập thiết kế mẫu theo thiết kế điển hình được Bộ Xây dựng ban hành theo Quyết định số 1146/QĐ-BXD ngày 19/12/2012 (mẫu số 04, ký hiệu: 290-04-08)
b
Hội trường đa năng quy mô 200 chỗ ngồi áp dụng cho các xã miền núi
Lập thiết kế mẫu theo thiết kế điển hình được Bộ Xây dựng ban hành theo Quyết định số 1146/QĐ-BXD ngày 19/12/2012 (mẫu số 05, ký hiệu: 290-05-08)
c
Khối nhà hành chính và câu lạc bộ áp dụng chung cho các xã đồng bằng và miền núi
Lập thiết kế mẫu theo thiết kế điển hình được Bộ Xây dựng ban hành theo Quyết định số 1146/QĐ-BXD ngày 19/12/2012 (mẫu số 04, ký hiệu: 290-04-08)
2
Nhà văn hóa thôn
a
Nhà văn hóa quy mô 100 chỗ ngồi áp dụng cho các xã đồng bằng
Lập mới thiết kế mẫu theo quy định của Thông tư 06/2011/TT-BVHTTDL ngày 08/3/2011 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các tiêu chuẩn Quốc gia hiện hành.
b
Nhà văn hóa quy mô 80 chỗ ngồi áp dụng cho các xã miền núi
2. Sau khi triển khai thực hiện thiết kế mẫu các hạng mục công trình, Sở Xây dựng có trách nhiệm xác định chi phí lập thiết kế mẫu, trình UBND Tỉnh xem xét phê duyệt cùng với thiết kế mẫu theo quy định; tổ chức triển khai các bước tiếp theo theo đúng quy định.
Điều 2. Các ông (bà): Chánh Văn phòng UBND Tỉnh; Giám đốc các sở: Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng, Tài chính; Chủ tịch UBND các huyện thị xã, thành phố; Trưởng Ban chỉ đạo nông thôn mới và Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành./.
Nơi nhận:
- Như điều 2;
- Các thành viên BCĐ nông thôn mới;
- Lưu: VT, Kh, Khg13. 19. 87
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lê Văn Trúc | {
"issuing_agency": "Tỉnh Phú Yên",
"promulgation_date": "14/11/2013",
"sign_number": "2011/QĐ-UBND",
"signer": "Lê Văn Trúc",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thue-Phi-Le-Phi/Quyet-dinh-2330-QD-UBND-nam-2013-tien-su-dung-dat-tai-dinh-cu-du-an-Duong-day-500KV-Son-La-209715.aspx | Quyết định 2330/QĐ-UBND năm 2013 tiền sử dụng đất tái định cư dự án Đường dây 500KV Sơn La | UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH PHÚC
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 2330/QĐ-UBND
Vĩnh Phúc, ngày 28 tháng 8 năm 2013
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT GIÁ THU TIỀN SỬ DỤNG ĐẤT TÁI ĐỊNH CƯ, DỰ ÁN ĐƯỜNG DÂY 500 KV SƠN LA - HIỆP HÒA VÀ DỰ ÁN ĐƯỜNG CAO TỐC HÀ NỘI - LÀO CAI.
UỶ BAN NHÂN DÂN
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số 198/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004, Nghị định số 44/2008/NĐ-CP ngày 09/4/2009, Nghị định số 120/2010/NĐ-CP ngày 30/12/2010 của Chính phủ ban hành và sửa dổi, bổ sung quy định về thu tiền sử dụng đất;
Căn cứ Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004, Nghị định số 123/2007/NĐ-CP ngày 27/7/2007 của Chính phủ về ban hành và sửa đổi, bổ sung về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất;
Căn cứ Thông tư số 117/2004/TT-BTC ngày 07/12/2004; Thông tư số 70/2006/TT-BTC ngày 02/8/2006, Thông tư số 93/2011/TT-BTC ngày 29/6/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 198/2004/NĐ-CP và Nghị định số 44/2008/NĐ-CP ;
Căn cứ Công văn số 13560/BTC-QLCS ngày 05/10/2012 của Bộ tài chính về hoàn trả kinh phí đầu tư xây dựng các khu tái định cư tập trung;
Căn cứ Công văn số 3355/ABM0P6 ngày 16/10/2012 của Ban QLDA các công trình điện miền Bắc về kinh phí đầu tư xây dựng các khu tái định cư tập trung dự án đường điện 500KV Sởn La- Hiệp Hòa;
Căn cứ Công văn số 1623/CV-VEC ngày 20/6/2012 của Tổng Công ty đường cao tốc Việt Nam; Các Công văn số: 2841/UBND-NC1 ngày 13/7/2012, 4779/UBND-NC1 ngày 11/11/2012, 4460/UBND-NC2 ngày 28/9/2012, 4830/UBND-CN2 ngày 16/10/2012 của UBND tỉnh;
Xét đề nghị của Sở Tài chính tại Tờ trình số 851/TTr-STC ngày 16/8/2013 (Kèm Biên bản thống nhất các ngành, đơn vị: Sở Tài chính, Sở Tài nguyên Môi trường, Sở Xây dựng, Cục thuế tỉnh, UBND huyện Sông Lô),
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt giá thu tiền sử dụng đất tái định cư, dự án Đường dây 500KV Sơn La - Hiệp Hòa và dự án Đường Cao tốc Hà Nội - Lào Cai, cụ thể như sau:
1. Giá thu tiền sử dụng đất tái định cư, Dự án Đường dây 500 KV Sơn La - Hiệp Hòa:
- Vị trí theo bản đồ quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 kèm theo Quyết định số 1707/QĐ-UBND ngày 22/12/2010 của UBND huyện Sông Lô:
- Giá quyền sử dụng đất: 1.120.000 đồng/m2;
- Giá thu tiền sử dụng đất tái định cư bằng giá bồi thường đất ở theo phương án đã được phê duyệt (do giao đát tái định cư chậm);
- Mức giá (150.000 đồng/m2 và 180.000 đồng/m2);
( Danh sách cụ thể kèm theo).
2. Giá thu tiền sử dụng đất tái định cư, Dự án Đường Cao tốc Nội Bài - Lào Cai.
- Vị trí theo bản đồ quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 kèm theo Quyết định số 1308/QĐ-UBND ngày 27/10/2011 của UBND huyện Sông Lô:
- Giá thu tiền sử dụng đất tái định cư bằng giá bồi thường đất ở theo phương án đã được phê duyệt (do giao đất tái định cư chậm);
- Mức giá (150.000 đồng/m2, 200.000 đồng/m2 và 400.000 đồng/m2);
(Danh sách cụ thể kèm theo).
Điều 2. Giao Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên Môi trường, Cục thuế tỉnh hướng dẫn, đôn đốc UBND huyện Sông Lô thực hiện giá thu tiền sử dụng đất nói tại Điều 1 theo đúng quy định hiện hành, thu nộp tiền sử dụng đất vào Ngân sách nhà nước, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ dân theo quy định.
Điều 3. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Tài chính, Tài nguyên Môi trường, Kế hoạch Đầu tư, Xây dựng; Giám đốc Kho bạc nhà nước tỉnh; Cục trưởng Cục thuế tỉnh Vĩnh Phúc; Trưởng ban Quản lý các Khu Công nghiệp tỉnh; Chủ tịch UBND huyện Sông Lô; Chủ tịch UBND xã Đức Bác, Yên Thạch (huyện Sông Lô); Các hộ dân tái định cư có tên tại Điều 1 và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và cá nhân có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Hà Hòa Bình
GIÁ THU TIỀN SỬ DỤNG ĐẤT TÁI ĐỊNH CƯ, DỰ ÁN: ĐƯỜNG DÂY 500KV SƠN LA-HIỆP HÒA ĐOẠN QUA HUYỆN SÔNG LÔ-ĐỊA ĐIỂM: XÃ YÊN THẠCH, HUYỆN SÔNG LÔ
(Kèm theo Quyết định số 2330/QĐ-CT ngày 28/8/2013 của Chủ tịch UBND tỉnh)
Số TT
Họ và tên
Thời điểm thu hồi đất
Thời điểm giao đất tái định cư
Tổng diện tích (m2)
Diện tích (m2)
Giá đất theo thời điểm phê duyệt và nhận tiền năm 2011
Diện tích lô đất TĐC (m2)
Giá đất theo QĐ 55/2012
Số lô QH
Chi phí XD cơ sở hạ tầng/m2
Giá thu tiền SDĐ phê duyệt
Đất ở
Đất vườn
1
Nguyễn Bá Thịnh
514,0
200,0
314,0
180.000
300,0
200.000
4
1.119.239
180.000
2
Nguyễn Khắc Chiêm
1.112,0
200,0
912,0
180.000
300,0
200.000
5
1.119.239
180.000
3
Dương Thị Tằm (Lập)
891,0
200,0
691,0
180.000
300,0
200.000
7
1.119.239
180.000
4
Hà Văn Long
585,0
200,0
385,0
180.000
300,0
200.000
8
1.119.239
180.000
5
Nguyễn Thị Hoa (Trung)
416,4
200,0
216,4
180.000
300,0
200.000
9
1.119.239
180.000
6
Nguyễn Duy Thắng
470,0
200,0
270,0
180.000
300,0
200.000
10
1.119.239
180.000
7
Nguyễn Hữu Hải
613,0
200,0
413,0
180.000
300,0
200.000
12
1.119.239
180.000
8
Nguyễn Hữu Hùng (Vân)
722,0
200,0
522,0
180.000
292,0
200.000
15
1.119.239
180.000
9
Nguyễn Đình Chuông
353,0
353,0
300,0
200.000
13
1.119.239
180.000
10
Dương Đức Hưng
795,0
200,0
595,0
150.000
300,0
200.000
3
1.119.239
150.000
11
Nguyễn Đăng Bút
255,1
200,0
55,1
150.000
300,0
200.000
6
1.119.239
150.000
12
Nguyễn Công Minh
331,0
200,0
131,0
150.000
300,0
200.000
11
1.119.239
150.000
13
Trương Văn Lượng
704,0
200,0
504,0
150.000
300,0
200.000
14
1.119.239
150.000
14
Nguyễn Thị Tám
895,4
200,0
695,4
150.000
300,0
300.000
1
Khu xen ghép khác do huyện đầu tư hạ tầng
150.000
15
Nguyễn Bá Thịnh
1.269,0
200,0
1.069,0
150.000
300,0
300.000
2
150.000
16
Nguyễn Mạnh Hiền
946,2
52,0
894,2
150.000
300,0
300.000
3
150.000
Tổng
10.872,1
2.852,0
8.020,10
-
4.792,0
-
123
-
-
GIÁ THU TIỀN SỬ DỤNG ĐẤT TÁI ĐỊNH CƯ - DỰ ÁN: ĐƯỜNG CAO TỐC NỘI BÀI – LÀO CAI ĐOẠN QUA HUYỆN SÔNG LÔ - ĐỊA ĐIỂM: XÃ ĐỨC BÁC, HUYỆN SÔNG LÔ
(Kèm theo Quyết định số 2330/QĐ-CT ngày 28/8/2013 của Chủ tịch UBND tỉnh)
Số TT
Họ và tên
Thời điểm thu hồi đất
Thời điểm giao đất tái định cư
Giá thu tiền SDĐ phê duyệt
Tổng diện tích (m2)
Diện tích (m2)
Giá đất theo thời điểm phê duyệt và nhận tiền
Diện tích lô đất TĐC (m2)
Giá đất theo QĐ 55/2012
Số lô QH
Chi phí XD cơ sở hạ tầng/m2
Đất ở
Đất vườn
2011
2012
2011
2012
1
Lê Khắc Nghiệp
3.554,0
50,0
3.504,0
150.000
150,0
500.000
9
400.000
2
Lê Ngọc Lâm
300,0
50,0
250,0
150.000
150,0
200.000
25
150.000
3
Lê Khắc Nghệ
350,0
100,0
250,0
150.000
200,0
200.000
24
150.000
4
Nguyễn Văn Nam
300,0
70,0
230,0
400.000
170,0
500.000
12
400.000
5
Nguyễn Thành Công
150,0
60,0
90,0
400.000
160,0
200.000
19
200.000
6
Lê Khắc Đông
2.172,0
130,0
2.042,0
250.000
230,0
500.000
10
400.000
7
Lê Thị Thái
388,0
70,0
318,0
400.000
170,0
200.000
23
200.000
8
Lê Khắc Khê
1.779,0
200,0
1.579,0
250.000
300,0
500.000
6
400.000
9
Lưu Văn Tranh
957,0
200,0
757,0
250.000
300,0
500.000
1
400.000
10
Nguyễn Thị Khánh
1.625,0
50,0
1.575,0
150.000
150,0
500.000
8
400.000
11
Trần Xuân Đức
702,0
50,0
652,0
150.000
150,0
200.000
14
150.000
12
Trần Thị Huyền
484,0
50,0
434,0
250.000
150,0
200.000
15
200.000
13
Nguyễn Tiến Dũng
2.060,0
200,0
1.860,0
250.000
300,0
500.000
5
400.000
14
Nguyễn Văn Nhi
1.360,0
200,0
1.160,0
250.000
300,0
500.000
11
400.000
15
Nguyễn Văn Hồng
1.360,0
200,0
1.160,0
250.000
300,0
500.000
13
400.000
16
Nguyễn Văn Hội
749,0
50,0
699,0
150.000
150,0
500.000
4
400.000
17
Nguyễn Thị Loan
396,0
50,0
346,0
150.000
150,0
200.000
22
150.000
18
Nguyễn Thị Vân
350,0
50,0
300,0
150.000
150,0
200.000
20
150.000
19
Hoàng Thị Kỷ
321,0
50,0
271,0
300.000
150,0
500.000
7
400.000
20
Trần Văn Đạt
280,0
50,0
230,0
300.000
150,0
200.000
16
200.000
21
Trần Thị Hà
256,0
50,0
206,0
300.000
150,0
200.000
17
200.000
22
Trần Thị T. Hương
215,0
50,0
165,0
300.000
150,0
200.000
21
200.000
23
Triệu Tuyên Tam
566,0
50,0
516,0
150.000
150,0
500.000
2
400.000
24
Triệu Tuyên Sâm
733,0
50,0
683,0
150.000
150,0
200.000
18
150.000
25
Nguyễn Văn Phong
670,0
200,0
470,0
150.000
300,0
500.000
3
400.000
Tổng
22.077,0
2.330,0
19.747,0
4.830,0 | {
"issuing_agency": "Tỉnh Vĩnh Phúc",
"promulgation_date": "28/08/2013",
"sign_number": "2330/QĐ-UBND",
"signer": "Hà Hòa Bình",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Cong-nghe-thong-tin/Quyet-dinh-742-QD-UBND-2022-Bo-chi-so-danh-gia-muc-do-chuyen-doi-so-co-quan-Tuyen-Quang-519930.aspx | Quyết định 742/QĐ-UBND 2022 Bộ chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số cơ quan Tuyên Quang | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH TUYÊN QUANG
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 742/QĐ-UBND
Tuyên Quang, ngày 24 tháng 6 năm 2022
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH BỘ CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ, XẾP HẠNG MỨC ĐỘ CHUYỂN ĐỔI SỐ TẠI CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TUYÊN QUANG
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TUYÊN QUANG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 942/QĐ-TTg ngày 15/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định 922/QĐ-BTTTT ngày 20/5/2022 của Bộ Thông tin và Truyền thông về phê duyệt Đề án “Xác định Bộ chỉ số đánh giá chuyển đổi số của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và của quốc gia”;
Căn cứ Nghị Quyết số 48-NQ/TU ngày 15/11/2021 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về chuyển đổi số tỉnh Tuyên Quang đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;
Theo đề nghị của Sở Thông tin và Truyền thông tại Tờ trình số 63/TTr-STTTT ngày 07/6/2022.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Ban hành kèm theo Quyết định này Bộ chỉ số đánh giá, xếp hạng mức độ chuyển đổi số của các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.
Điều 2.
Tổ chức thực hiện
1. Sở Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm:
a) Xây dựng, ban hành văn bản hướng dẫn; theo dõi, đôn đốc các cơ quan, đơn vị, địa phương triển khai rà soát, tập hợp số liệu, đánh giá, chấm điểm đảm bảo đúng quy định.
b) Vào tháng 01 hàng năm, lập phiếu điều tra, thu thập số liệu theo Bộ tiêu chí tại Điều 1 Quyết định này, gửi các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh. Kiểm tra xác thực số liệu, phân tích đánh giá, tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định công bố kết quả đánh giá xếp loại.
c) Xây dựng dự toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ này đưa vào kế hoạch ngân sách chi hàng năm của Sở Thông tin và Truyền thông báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét phê duyệt.
2. Các cơ quan, đơn vị, địa phương có trách nhiệm cung cấp số liệu chính xác theo đúng mẫu phiếu điều tra và thời gian quy định.
Điều 3.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 297/QĐ-UBND ngày 13/8/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quy định đánh giá mức độ xây dựng Chính quyền điện tử trong cơ quan nhà nước tỉnh Tuyên Quang.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các sở, ban, ngành; Thủ trưởng các cơ quan đơn, đơn vị; Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố; Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn; các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Bộ Thông tin và Truyền thông;
- Chủ tịch UBND tỉnh;
- Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- Các Phó CVP UBND tỉnh;
- Như Điều 3 (thực hiện);
- Cổng thông tin điện tử tỉnh, Công báo điện tử tỉnh;
- Lưu: VT, TG CNTT 02.
CHỦ TỊCH
Nguyễn Văn Sơn
BỘ CHỈ SỐ
ĐÁNH GIÁ, XẾP HẠNG MỨC ĐỘ CHUYỂN ĐỔI SỐ CỦA CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TUYÊN QUANG
(Kèm theo Quyết định số 742/QĐ-UBND ngày 24/6/2022 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang)
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Bộ chỉ số quy định phương pháp đánh giá, xếp hạng kết quả thực hiện chuyển đổi số của các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang (DTI: Digital Transformation Index - Bộ chỉ số chuyển đổi số).
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Các sở, ban, ngành thuộc tỉnh;
2. Ủy ban nhân dân huyện, thành phố, bao gồm các cơ quan chuyên môn; Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.
Sau đây gọi chung là các cơ quan, đơn vị, địa phương.
3. Khuyến khích các Tổ chức chính trị - xã hội, doanh nghiệp căn cứ Bộ tiêu chí này tham gia đánh giá chuyển đổi số của cơ quan mình.
Điều 3. Mục đích, yêu cầu
1. Mục đích
a) Đánh giá, xếp hạng các cơ quan, đơn vị, địa phương về kết quả thực hiện xây dựng Chính quyền điện tử, Chính quyền số, chuyển đổi số và có thông tin, dữ liệu phục vụ công tác báo cáo, đánh giá của Trung ương đối với tỉnh Tuyên Quang.
b) Giúp Ủy ban nhân dân tỉnh, Ban Chỉ đạo chuyển đổi số của tỉnh kịp thời chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương trong công tác xây dựng Chính quyền điện tử, Chính quyền số, chuyển đổi số của tỉnh.
c) Nâng cao vai trò, trách nhiệm của lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức tại các cơ quan, đơn vị, địa phương trong công tác xây dựng Chính quyền điện tử, Chính quyền số, chuyển đổi số góp phần hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp của Nghị Quyết số 48-NQ/TU ngày 15/11/2021 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa XVII) về chuyển đổi số tỉnh Tuyên Quang đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
2. Yêu cầu
a) Bảo đảm tính khả thi, phù hợp với đặc điểm, điều kiện thực tế và đánh giá thực chất, khách quan kết quả triển khai chuyển đổi số hàng năm của các cơ quan, đơn vị, địa phương.
b) Tăng cường sự tham gia đánh giá của các cơ quan, cá nhân có chuyên môn trong quá trình đánh giá chuyển đổi số.
c) Có tính mở và được cập nhật, phát triển phù hợp với thực tiễn.
d) Sử dụng phần mềm hỗ trợ thu thập, để phục vụ cho việc tính toán, cập nhật các chỉ số chuyển đổi số.
Điều 4. Nguyên tắc thực hiện đánh giá, xếp hạng
1. Việc đánh giá, xếp hạng mức độ chuyển đổi số của các cơ quan, đơn vị, địa phương phải bảo đảm tính khoa học, công khai, khách quan, minh bạch, phản ánh đúng thực trạng công tác chuyển đổi số của cơ quan, đơn vị, địa phương trong quá trình đánh giá.
2. Cho phép cơ quan, đơn vị, địa phương có thể tự đánh giá và đối chiếu với kết quả đánh giá thông qua việc công khai phương pháp đánh giá, cách tính điểm đối với các nội dung, tiêu chí đánh giá.
Chương II
QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 5. Nội dung Chỉ số đánh giá
1. Đối với các cơ quan nhà nước cấp sở, ban, ngành: Thang điểm tính tối đa là 450 điểm, gồm 6 chỉ số chính, 50 tiêu chí (DTI cấp sở, ngành)
STT
Chỉ số chính
Tiêu chí
Tổng điểm
Ghi chú
1
Nhận thức số
5
50
2
Thể chế số
8
50
3
Hạ tầng số
5
50
4
Nhân lực số
4
20
5
An toàn thông tin mạng
3
30
6
Hoạt động chuyển đổi số
25
250
50
450
2. Đối với cấp huyện (DTI cấp huyện): Thang điểm tính tối đa là 850 điểm, chia làm 02 nhóm chỉ số, Nhóm chỉ số nền tảng chung 250 điểm và Nhóm chỉ số hoạt động 600 điểm:
STT
Chỉ số chính
Tiêu chí
Tổng điểm
Ghi chú
I
Nhóm Chỉ số nền tảng chung
37
250
1
Nhận thức số
7
50
2
Thể chế số
9
50
3
Hạ tầng số
8
50
4
Nhân lực số
7
50
5
An toàn thông tin mạng
3
30
6
Đô thị thông minh
3
20
II
Nhóm Chỉ số hoạt động
54
600
7
Hoạt động chính quyền số
25
200
8
Hoạt động kinh tế số
15
200
9
Hoạt động xã hội số
14
200
91
850
Từ đó xác định điểm cho 03 trụ cột Chính quyền số, kinh tế số và xã hội số như sau:
2.1. Trụ cột Chính quyền số (Tổng điểm 450 điểm, gồm 7 chỉ số chính và 62 tiêu chí)
STT
Chỉ số chính
Tiêu chí
Tổng điểm
Ghi chú
1
Nhận thức số
7
50
2
Thể chế số
9
50
3
Hạ tầng số
8
50
4
Nhân lực số
7
50
5
An toàn thông tin mạng
3
30
6
Đô thị thông minh
3
20
7
Hoạt động chính quyền số
25
200
62
450
2.2. Trụ cột Kinh tế số (Tổng điểm 450 điểm, gồm 7 chỉ số chính và 52 tiêu chí)
STT
Chỉ số chính
Tiêu chí
Tổng điểm
Ghi chú
1
Nhận thức số
7
50
2
Thể chế số
9
50
3
Hạ tầng số
8
50
4
Nhân lực số
7
50
5
An toàn thông tin mạng
3
30
6
Đô thị thông minh
3
20
7
Hoạt động kinh tế số
15
200
52
450
2.3. Trụ cột Xã hội số (Tổng điểm 450 điểm, gồm 7 chỉ số chính và 51 tiêu chí)
STT
Chỉ số chính
Tiêu chí
Tổng điểm
Ghi chú
1
Nhận thức số
7
50
2
Thể chế số
9
50
3
Hạ tầng số
8
50
4
Nhân lực số
7
50
5
An toàn thông tin mạng
3
30
6
Đô thị thông minh
3
20
7
Hoạt động xã hội số
14
200
51
450
3. Đối với cấp Xã (DTI cấp xã): Thang điểm tính tối đa là 350 điểm, chia làm 06 chỉ số chính, 34 tiêu chí
Chỉ số chính
Tiêu chí
Tổng điểm
Ghi chú
1
Nhận thức số
5
50
2
Thể chế số
6
60
3
Hạ tầng số
2
20
4
Hoạt động chuyển đổi số
16
160
5
An toàn, an ninh mạng
1
10
6
Nhân lực số
4
50
34
350
(Chi tiết Bộ chỉ số đánh giá, xếp hạng mức độ Chuyển đổi số của các cơ quan, đơn vị tại Phụ lục I, II, III, IV kèm theo)
Điều 6. Trình tự, thời gian thực hiện đánh giá, xếp hạng
1. Trình tự thực hiện đánh giá, xếp hạng đối với các cơ quan, đơn vị, địa phương
a) Sở Thông tin và Truyền thông gửi Văn bản thông báo tới các cơ quan, đơn vị, địa phương đánh giá, cung cấp số liệu, tài liệu kiểm chứng về tình hình xây dựng Chính quyền điện tử, Chính quyền số, chuyển đổi số của cơ quan, đơn vị, địa phương. Số liệu và tài liệu được các đơn vị nhập vào phần mềm và được tự động tính toán điểm số.
b) Các cơ quan, đơn vị, địa phương có trách nhiệm cử đầu mối cập nhật số liệu trên phần mềm. Sau khi cập nhật trình lãnh đạo cơ quan, đơn vị, địa phương xác nhận số liệu trên phần mềm.
c) Lãnh đạo cơ quan, đơn vị, địa phương xác nhận số liệu trên phần mềm gửi về Sở Thông tin và Truyền thông.
d) Trên cơ sở báo cáo của các cơ quan, đơn vị, địa phương, Sở Thông tin và Truyền thông thực hiện việc thẩm tra, xác minh số liệu trên hệ thống.
e) Sau khi có kết quả thẩm tra, xác minh Sở Thông tin và Truyền thông tổng hợp số liệu đánh giá, xếp hạng mức độ chuyển đổi số của các cơ quan, đơn vị, địa phương báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh công bố kết quả đánh giá, xếp hạng.
2. Thời gian thực hiện đánh giá: Định kỳ từ ngày 20 đến ngày 30 tháng 6 và tháng 12 hàng năm hoặc theo thông báo, yêu cầu đột xuất của Ủy ban nhân dân tỉnh hoặc Sở Thông tin và Truyền thông.
Điều 7. Phương pháp đánh giá
1. Việc đánh giá, xếp hạng mức độ chuyển đổi số của cơ quan, đơn vị, địa phương được thực hiện bằng hình thức cho điểm đối với các chỉ số, hạng mục, quy định tại Điều 5 Bộ chỉ số này.
2. Đối với cơ quan, đơn vị, địa phương không có đơn vị trực thuộc thì nội dung của các tiêu chí thành phần có điều chỉnh đến đơn vị trực thuộc được tính điểm bằng với số điểm cao nhất của các cơ quan, đơn vị đạt được tại những tiêu chí này.
3. Đối với các cơ quan, đơn vị không cung cấp dịch vụ công trực tuyến trên Cổng dịch vụ công và Hệ thống Một cửa điện tử của tỉnh (Hệ thống giải quyết thủ tục hành chính tỉnh) thì nội dung của các tiêu chí thành phần có điều chỉnh đến dịch vụ công trực tuyến được tính điểm điểm bằng với số điểm cao nhất của các cơ quan, đơn vị đạt được tại những tiêu chí này.
4. Đối với các cơ quan, đơn vị đặc thù, có các tiêu chí thành phần không liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị thì các tiêu chí đó được tính điểm tối đa.
Điều 8. Xếp hạng mức độ chuyển đổi số
1. Việc xếp hạng mức độ chuyển đổi số của cơ quan, đơn vị căn cứ vào điểm đạt của từng cơ quan, đơn vị để đánh giá; việc xếp hạng căn cứ điểm đạt của các cơ quan, đơn vị theo thứ tự từ cao xuống thấp.
2. Việc xếp hạng mức độ chuyển đổi số theo 03 nhóm cơ quan bao gồm:
a) Xếp hạng mức độ chuyển đổi số của các cơ quan nhà nước cấp sở, ngành.
b) Xếp hạng mức độ chuyển đổi số của các cơ quan nhà nước cấp Huyện.
c) Xếp hạng mức độ chuyển đổi số của các cơ quan nhà nước cấp Xã.
Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 9. Trách nhiệm của Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, địa phương
1. Thực hiện cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời các số liệu và tài liệu kiểm chứng về mức độ chuyển đổi số của cơ quan, đơn vị, địa phương.
2. Tạo điều kiện thuận lợi để Sở Thông tin và Truyền thông thực hiện việc thẩm tra, xác minh số liệu báo cáo.
3. Chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân tỉnh và Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số tỉnh về kết quả đánh giá, xếp hạng mức độ chuyển đổi số của cơ quan, đơn vị, địa phương mình.
Điều 10. Trách nhiệm của Sở Thông tin và Truyền thông
1. Chủ trì tổ chức thực hiện việc đánh giá, xếp hạng mức độ chuyển đổi số của các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh. Căn cứ kết quả đánh giá trình Ủy ban nhân dân tỉnh công bố kết quả đánh giá, xếp hạng.
2. Tổ chức theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc triển khai thực hiện sau đánh giá; phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan hướng dẫn các đơn vị có thứ hạng thấp để khắc phục những tồn tại, tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong quá trình chuyển đổi số của các đơn vị đó.
3. Xây dựng, hiệu chỉnh, bổ sung, sửa đổi các chỉ số đánh giá về chuyển đổi số phù hợp với tình hình thực tế, đáp ứng yêu cầu của từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước của các cơ quan, đơn vị, địa phương.
Điều 11. Sửa đổi, bổ sung chỉ số
Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có vướng mắc, phát sinh, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, địa phương và cá nhân có liên quan kịp thời phản ánh về Sở Thông tin và Truyền thông để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, sửa đổi, bổ sung chỉ số cho phù hợp với tình hình, điều kiện thực tế./. | {
"issuing_agency": "Tỉnh Tuyên Quang",
"promulgation_date": "24/06/2022",
"sign_number": "742/QĐ-UBND",
"signer": "Nguyễn Văn Sơn",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bat-dong-san/Quyet-dinh-71-2016-QD-UBND-bo-sung-gia-dat-03-Khu-dan-cu-Tuy-Hoa-vao-Bang-gia-dat-Phu-Yen-2015-2019-332718.aspx | Quyết định 71/2016/QĐ-UBND bổ sung giá đất 03 Khu dân cư Tuy Hòa vào Bảng giá đất Phú Yên 2015-2019 | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH PHÚ YÊN
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 71/2016/QĐ-UBND
Phú Yên, ngày 21 tháng 11 năm 2016
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BỔ SUNG GIÁ ĐẤT Ở 03 KHU DÂN CƯ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ TUY HÒA VÀO BẢNG GIÁ CÁC LOẠI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH 5 NĂM (2015-2019) CỦA UBND TỈNH
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH PHÚ YÊN
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015;
Căn cứ Luật Đất đai năm 2013;
Căn cứ Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về giá đất;
Căn cứ Thông tư số 36/2014/TT-BTNMT ngày 30/6/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết phương pháp định giá đất; xây dựng, điều chỉnh bảng giá đất; định giá đất cụ thể và tư vấn xác định giá đất;
Theo Quyết định số 56/2014/QĐ-UBND ngày 29/12/2014 của UBND tỉnh Phú Yên về ban hành Bảng giá các loại đất trên địa bàn tỉnh 5 năm (2015-2019);
Ý kiến thống nhất của Thường trực HĐND tỉnh (tại Công văn số 307/HĐND-KTNS ngày 18/1/2016);
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường (tại Tờ trình số 810/TTr-STNMT ngày 07/11/2016); ý kiến thẩm định của Sở Tư pháp (tại Báo cáo số 233/BC-STP ngày 01/11/2016).
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Bổ sung giá đất 03 Khu dân cư trên địa bàn thành phố Tuy Hòa vào Bảng giá các loại đất trên địa bàn tỉnh 5 năm (2015-2019) ban hành kèm theo Quyết định số 56/2014/QĐ-UBND ngày 29/12/2014 của UBND tỉnh; như sau:
1. Giá đất Khu dân cư tại 47 Nguyễn Trung Trực, Phường 8; Khu dân cư cơ sở nhà hát nhân dân huyện Tuy Hòa và Khu tập thể huyện Đoàn Tuy Hòa (cũ) tại phường Phú Lâm và Khu tái định cư để di dời các hộ dân bị ảnh hưởng bãi rác Thọ Vức tại xã Hòa Kiến), cụ thể như sau:
- Bổ sung giá đất ở tại Phần A Mục I Phụ lục 1-Giá đất ở tại đô thị (Khu dân cư tại 47 Nguyễn Trung Trực, Phường 8):
STT
Đường, đoạn đường
Giá đất ở
(đồng/m2)
VT 1
VT 2
VT 3
VT 4
1
Khu dân cư tại 47 Nguyễn Trung Trực, Phường 8
-
Trục đường quy hoạch rộng 6m
2.000.000
- Bổ sung giá đất ở tại Phần B Mục I Phụ lục 1-Giá đất ở tại đô thị (Khu dân cư cơ sở nhà hát nhân dân huyện Tuy Hòa và Khu tập thể huyện Đoàn Tuy Hòa cũ):
STT
Đường, đoạn đường
Giá đất ở
(đồng/m2)
VT 1
VT 2
VT 3
VT 4
1
Khu dân cư cơ sở nhà hát nhân dân huyện Tuy Hòa và Khu tập thể huyện Đoàn Tuy Hòa (cũ) tại phường Phú Lâm (sau khi đã đầu tư hạ tầng)
-
Trục đường quy hoạch rộng 12m
1.300.000
-
Trục đường quy hoạch rộng 7,5m
1.000.000
- Bổ sung giá đất ở tại Khoản 2 Mục I Phụ lục 2-Giá đất ở tại nông thôn (Khu tái định cư để di dời các hộ dân bị ảnh hưởng bãi rác Thọ Vức tại xã Hòa Kiến):
STT
Đường, đoạn đường
Giá đất ở
(đồng/m2)
VT 1
VT 2
VT 3
VT 4
1
Khu tái định cư để di dời các hộ dân bị ảnh hưởng bãi rác Thọ Vức tại xã Hòa Kiến (sau khi đầu tư hạ tầng)
-
Trục đường N1 quy hoạch rộng 9,5m (đoạn dọc kênh N1)
500.000
-
Trục đường quy hoạch rộng 9,5m còn lại
400.000
-
Trục đường quy hoạch rộng 7,5m
300.000
2. Các nội dung khác giữ nguyên theo Quyết định số 56/2014/QĐ-UBND ngày 29/12/2014 của UBND tỉnh.
Điều 2. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các sở: Tài nguyên và Mội trường, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nông nghiệp và PTNT, Tư pháp; Cục trưởng Cục Thuế tỉnh; Chủ tịch UBND thành phố Tuy Hòa; Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này kể từ ngày ký./.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Chí Hiến | {
"issuing_agency": "Tỉnh Phú Yên",
"promulgation_date": "21/11/2016",
"sign_number": "71/2016/QĐ-UBND",
"signer": "Nguyễn Chí Hiến",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-nguyen-Moi-truong/Thong-tu-51-2012-TT-BNNPTNT-huong-dan-thuc-hien-nhiem-vu-bao-ve-rung-150080.aspx | Thông tư 51/2012/TT-BNNPTNT hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ bảo vệ rừng | BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 51/2012/TT-BNNPTNT
Hà Nội, ngày 19 tháng 10 năm 2012
THÔNG TƯ
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN NHIỆM VỤ BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG QUY ĐỊNH TẠI QUYẾT ĐỊNH SỐ 57/QĐ-TTG NGÀY 09/01/2012 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004;
Căn cứ Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 28/01/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Nghị định số 75/2009/NĐ-CP ngày 10/9/2009 của Chính phủ sửa đổi Điều 3 Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ;
Căn cứ Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và phát triển rừng;
Căn cứ Quyết định số 57/QĐ-TTg ngày 09/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011 - 2020;
Xét đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp;
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ bảo vệ và phát triển rừng theo quy định tại Quyết định số 57/QĐ-TTg ngày 09/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011 - 2020 như sau:
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
1. Thông tư này hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ bảo vệ và phát triển rừng quy định tại Quyết định số 57/QĐ-TTg ngày 09/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011-2020.
2. Các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư có liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011-2020.
Điều 2. Thực hiện nhiệm vụ bảo vệ rừng đặc dụng
1. Chủ rừng là Ban quản lý rừng đặc dụng có trách nhiệm lập kế hoạch quản lý bảo vệ rừng trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; tổ chức lực lượng bảo vệ rừng, khoán bảo vệ rừng theo kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Nhà nước cấp kinh phí quản lý bảo vệ rừng từ nguồn kinh phí sự nghiệp cho Ban quản lý rừng đặc dụng theo quy định tại Quyết định số 24/2012/QĐ-TTg ngày 01/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách đầu tư phát triển rừng đặc dụng giai đoạn 2011-2020 và quy định hiện hành của Nhà nước.
2. Chủ rừng là các tổ chức được Nhà nước cho thuê rừng để kinh doanh cảnh quan, nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái-môi trường rừng; tổ chức nghiên cứu khoa học, đào tạo dạy nghề về lâm nghiệp được nhà nước giao quản lý rừng đặc dụng tự tổ chức bảo vệ rừng được giao, cho thuê.
Điều 3. Thực hiện nhiệm vụ phát triển rừng đặc dụng
1. Căn cứ quy hoạch bảo vệ, phát triển bền vững khu rừng đặc dụng được duyệt, đối với đất rừng đặc dụng cần phục hồi áp dụng các biện pháp sau:
a) Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên phù hợp với khả năng tái sinh và diễn thế tự nhiên.
b) Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh có trồng bổ sung không thực hiện ở phân khu bảo vệ nghiêm ngặt.
c) Trồng rừng mới chỉ thực hiện ở vườn sưu tập thực vật; diện tích không có khả năng phục hồi tự nhiên ở phân khu phục hồi sinh thái, phân khu hành chính-dịch vụ của Vườn Quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên; khu bảo vệ cảnh quan; khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học.
2. Cây trồng trong rừng đặc dụng là các loài cây thực vật bản địa phân bố tự nhiên trong vùng sinh thái phù hợp với hệ sinh thái của khu rừng đặc dụng đó. Trường hợp, do điều kiện lập địa không thể trồng ngay được các loài cây bản địa, thì được trồng các loài cây mọc nhanh, cải tạo đất trước một chu kỳ hoặc cùng với trồng cây bản địa.
Căn cứ quy hoạch bảo vệ, phát triển bền vững khu rừng đặc dụng, băng xanh phòng cháy rừng trên bờ bao, bờ kênh kết hợp với các lợi ích kinh tế, môi trường được trồng các loài cây phù hợp với mục đích phòng cháy, chữa cháy rừng.
Điều 4. Ổn định và sắp xếp dân cư trong các khu rừng đặc dụng
Việc ổn định và sắp xếp dân cư trong các khu rừng đặc dụng thực hiện theo từng dự án được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây viết tắt là UBND cấp tỉnh) phê duyệt.
Điều 5. Thực hiện nhiệm vụ bảo vệ rừng phòng hộ
1. Chủ rừng là Ban quản lý rừng phòng hộ tổ chức bảo vệ rừng hoặc khoán bảo vệ rừng cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn, đơn vị vũ trang cư trú, đóng quân trên địa bàn. Ưu tiên khoán bảo vệ rừng cho đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ thuộc khu vực huyện nghèo theo quy định tại Nghị quyết số 30ª/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững.
Nhà nước cấp kinh phí khoán bảo vệ rừng đối với diện tích rừng phòng hộ ở khu vực nguy cơ mất rừng cao và chưa có các nguồn thu từ rừng.
2. Đối với diện tích rừng phòng hộ nhỏ lẻ, phân tán (dưới 500 ha), Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức rà soát, giao rừng, cho thuê rừng cho các tổ chức, cá nhân, cộng đồng theo quy định của Nhà nước; trong đó ưu tiên đối với cộng đồng dân cư, hộ gia đình tại chỗ và các tổ chức, cá nhân đang nhận khoán bảo vệ rừng trên diện tích đó.
Nhà nước chỉ cấp kinh phí khoán bảo vệ rừng phòng hộ cho các đối tượng quy định tại Nghị quyết số 30ª/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ.
3. Diện tích rừng phòng hộ do UBND xã quản lý: Chủ tịch UBND xã lập hồ sơ, trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt phương án giao, cho thuê rừng cho tổ chức, hộ gia đình cá nhân, cộng đồng dân cư theo quy định tại Thông tư số 38/2007/TT-BNN ngày 25/4/2007 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về trình tự, thủ tục giao rừng, cho thuê rừng. Những nơi không thể giao, cho thuê thì UBND cấp xã tổ chức quản lý, bảo vệ theo quy định tại Quyết định số 07/2012/QĐ-TTg ngày 08/02/2012 và Quyết định số 57/QĐ-TTg ngày 09/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ.
Điều 6. Thực hiện nhiệm vụ phát triển rừng phòng hộ
1. Căn cứ quy hoạch bảo vệ, phát triển rừng được duyệt, diện tích đất rừng phòng hộ cần phục hồi áp dụng các biện pháp sau:
a) Đối với diện tích đất chưa có rừng nhưng có khả năng tự phục hồi rừng thì thực hiện biện pháp khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên. Tùy theo khả năng tái sinh của rừng mà thực hiện biện pháp khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên hoặc có trồng bổ sung bằng loài cây có giá trị phòng hộ cao kết hợp đa tác dụng, kể cả cây lâm sản ngoài gỗ.
Hết thời gian thực hiện khoanh nuôi, chủ đầu tư tổ chức đánh giá kết quả và đưa diện tích đã thành rừng vào quản lý và bảo vệ theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Giải pháp kỹ thuật phục hồi rừng bằng khoanh nuôi tái sinh tự nhiên thực hiện theo Quy phạm các giải pháp kỹ thuật lâm sinh áp dụng cho rừng sản xuất gỗ và tre nứa (QPN 14-92) ban hành kèm theo Quyết định số 200/QĐ-KT ngày 31/3/1993 của Bộ Lâm nghiệp (nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn); phục hồi rừng bằng khoanh nuôi xúc tiến tái sinh kết hợp trồng bổ sung thực hiện theo Quy phạm QPN 21-1998 ban hành kèm theo Quyết định số 175/1998/QĐ/BNN-KHCN ngày 04/11/1998 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
b) Trồng mới rừng phòng hộ áp dụng đối với những khu vực không thể phục hồi rừng bằng khoanh nuôi. Ưu tiên trồng rừng phòng hộ chống cát bay, rừng chắn sóng ven biển, phòng hộ các hồ đập, công trình thuỷ điện, thủy lợi và phòng hộ biên giới kết hợp với chuyển đổi nương rẫy.
2. Loài cây trồng và phương thức trồng rừng phòng hộ thực hiện theo văn bản số 1992/BNN-LN ngày 11/7/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn các phương thức kỹ thuật trồng rừng phòng hộ dự án 661. Khuyến khích trồng các loài cây bản địa, cây có tác dụng phòng hộ cao, đa tác dụng gắn với lợi ích kinh tế cho người trồng rừng.
Điều 7. Thực hiện nhiệm vụ bảo vệ rừng sản xuất
Chủ rừng được Nhà nước giao, cho thuê rừng tự tổ chức bảo vệ rừng của mình. Trường hợp đặc biệt, các khu rừng sản xuất là rừng nghèo, vùng biên giới chưa có nguồn lợi từ rừng hoặc rừng sản xuất là rừng tự nhiên có trữ lượng giàu, trung bình nhưng đang đóng cửa rừng thuộc các huyện nghèo theo quy định tại Nghị quyết số 30ª/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc hỗ trợ kinh phí bảo vệ rừng từ ngân sách địa phương.
Điều 8. Thực hiện nhiệm vụ phát triển rừng sản xuất
1. Nhà nước khuyến khích các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế đầu tư trồng rừng sản xuất, trồng rừng nguyên liệu gắn với cơ sở chế biến; sử dụng giống quốc gia và tiến bộ kỹ thuật được công nhận; áp dụng công nghệ cao trong sản xuất cây con, trồng rừng thâm canh để nâng cao năng suất và chất lượng rừng trồng; thực hiện biện pháp kỹ thuật tỉa thưa, nuôi dưỡng, chuyển hóa rừng sản xuất gỗ nhỏ sang gỗ lớn tăng giá trị sản phẩm rừng trồng.
2. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư trong nước trồng mới rừng sản xuất được xem xét hỗ trợ theo quy định tại Quyết định số 147/2007/QĐ-TTg ngày 10/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách phát triển rừng sản xuất giai đoạn 2007 - 2015; Quyết định số 66/2011/QĐ-TTg ngày 09/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 147/2007/QĐ-TTg.
3. Đối với các khu rừng sản xuất là rừng tự nhiên nghèo kiệt không có khả năng phục hồi, thì tiến hành cải tạo trồng thay thế bằng những loài cây có giá trị cao theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
4. Giống cây trồng rừng thực hiện theo quy chế quản lý giống cây trồng lâm nghiệp ban hành kèm theo Quyết định số 89/2005/QĐ-BNN ngày 29/12/2005 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Điều 9. Phòng cháy chữa cháy rừng
1. Các hạng mục đầu tư cho công tác phòng cháy, chữa cháy rừng thực hiện theo quy định tại Thông tư liên Bộ số 62/2005/TTLB-BTC-BNN&PTNT ngày 04/8/2005 của Bộ Tài chính và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí cho công tác phòng cháy, chữa cháy rừng, gồm:
a) Hoạt động tuyên truyền; tập huấn; thu thập dữ liệu khí tượng thuỷ văn; xây dựng cấp dự báo cháy rừng, quy trình quy phạm, phương án phòng cháy, chữa cháy rừng; xác định các trọng điểm cháy rừng trên bản đồ và trên thực địa; diễn tập chữa cháy rừng; ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ về phòng cháy, chữa cháy rừng.
b) Mua sắm thiết bị phương tiện; xây dựng đường băng cản lửa, kênh, mương cản lửa, chòi canh, hồ dự trữ nước, trạm dự báo cháy rừng và mạng lưới dự báo cháy rừng từ Trung ương đến cơ sở.
c) Trực phòng cháy rừng; chi phí cho người tham gia chữa cháy rừng bị tai nạn; bồi dưỡng cho những người tham gia chữa cháy rừng.
d) Nhiên liệu (xăng, dầu), sửa chữa, bồi thường thiệt hại khi phương tiện, thiết bị được huy động để chữa cháy rừng.
2. Các tổ chức, cá nhân được huy động để ngăn chặn tình trạng chặt phá rừng trái phép, phòng cháy, chữa cháy rừng theo quy định của liên Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước cấp cho hoạt động cơ quan Kiểm lâm các cấp.
3. Thực hiện cơ chế đồng quản lý rừng và chính sách đối với lực lượng bảo vệ rừng ở cơ sở thực hiện theo quy định tại Quyết định số 07/2012/QĐ-TTg ngày 8/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ.
Điều 10. Trồng cây phân tán
1. Căn cứ Kế hoạch về trồng cây phân tán, các địa phương tổ chức các hoạt động nhằm đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả phong trào trồng cây phân tán, “Tết trồng cây” hàng năm.
2. Các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước có hoạt động trồng cây phân tán được hỗ trợ theo quy định tại Quyết định số 147/2007/QĐ-TTg ngày 10/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách phát triển rừng sản xuất giai đoạn 2007 - 2015; Quyết định số 66/2011/QĐ-TTg ngày 09/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 147/2007/QĐ-TTg .
Điều 11. Phát triển giống cây lâm nghiệp
1. Xây dựng nguồn giống cây rừng gồm xây dựng rừng giống, vườn giống, vườn cây đầu dòng, chuyển hóa từ rừng tự nhiên hoặc rừng trồng thành rừng giống, thiết lập lâm phần tuyển chọn, chọn lọc cây trội để làm giống cho đến khi nghiệm thu bàn giao.
2. Kỹ thuật xây dựng rừng giống và vườn giống thực hiện theo quy phạm 15-93; kỹ thuật xây dựng rừng giống chuyển hóa thực hiện theo quy phạm 16-93 ban hành kèm theo quyết định số 804/QĐ-KT ngày 02/11/1993 của Bộ Lâm nghiệp (nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).
3. Tiêu chuẩn vườn ươm giống cây lâm nghiệp thực hiện theo Tiêu chuẩn ngành 04 - TCN - 52 - 2002 ban hành kèm theo Quyết định số 3588/QĐ-BNN-KHCN ngày 03/9/2002 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
4. Dự án đầu tư xây dựng nguồn giống áp dụng như quy định hiện hành của nhà nước đối với dự án lâm sinh.
Điều 12. Đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ bảo vệ và phát triển rừng
1. Xây dựng, nâng cấp trạm bảo vệ rừng (bao gồm cả công trình phụ và nước sạch); công trình phòng trừ sâu bệnh hại rừng, phòng cháy chữa cháy rừng.
2. Xây dựng, nâng cấp vườn ươm, vườn giống, rừng giống, rừng giống chuyển hóa: địa phương tổ chức xây dựng Đề án quy hoạch nguồn giống cây lâm nghiệp trên địa bàn; trước khi Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt, đề án phải được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định.
3. Xây dựng, nâng cấp hệ thống đường lâm nghiệp theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
4. Công trình xây dựng hạ tầng quy mô nhỏ (dưới 150 triệu đồng/công trình) theo thiết kế kỹ thuật và dự toán được cơ quan quyết định đầu tư phê duyệt.
Trường hợp tổng mức đầu tư các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng quy định tại khoản 1, 2, 3, 4 của Điều này lớn hơn 10% tổng mức đầu tư đối với từng dự án, thì phần chênh lệch được bổ sung từ nguồn ngân sách địa phương và do UBND cấp tỉnh quyết định.
Điều 13. Rà soát, lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng
1. Rà soát, xác định thực trạng sử dụng đất rừng và diện tích rừng thuộc các Ban quản lý rừng đặc dụng, phòng hộ, các Công ty lâm nghiệp, đơn vị quân đội, các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, các hộ gia đình và của UBND xã đang quản lý. Trên cơ sở đó, tiến hành giao đất, giao rừng, cho thuê đất, thuê rừng để rừng có chủ thực sự.
2. Quy hoạch và quản lý các diện tích nương rẫy, bảo đảm duy trì diện tích canh tác ổn định cho đồng bào dân tộc; rà soát, thống kê phân loại cụ thể đất nương rẫy thuộc diện tích trồng rừng phòng hộ và rừng sản xuất; trên cơ sở đó, xây dựng phương án hỗ trợ đồng bào chuyển đổi nương rẫy sang trồng rừng.
3. Quy hoạch phát triển công nghiệp chế biến và thương mại lâm sản gắn với rà soát và xây dựng các vùng trồng rừng nguyên liệu công nghiệp tập trung, phát triển các làng nghề sản xuất, chế biến lâm sản quy mô vừa và nhỏ.
4. Trình tự xây dựng, phê duyệt và quản lý các dự án quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng thực hiện theo quy định tại Thông tư số 05/2008/TT-BNN ngày 14/01/2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng.
Ngân sách nhà nước đảm bảo cho việc lập quy hoạch và kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng theo dự án được duyệt theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Điều 14. Giao, cho thuê rừng
1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức rà soát việc giao, cho thuê rừng đảm bảo tất cả diện tích rừng trên địa bàn có chủ quản lý cụ thể, cơ bản hoàn thành công tác giao, cho thuê rừng gắn với giao, cho thuê đất lâm nghiệp và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vào năm 2015. Những diện tích rừng chưa có điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thì tiến hành giao quyền sử dụng rừng trước, có hồ sơ quản lý và quy chế sử dụng theo quy định của pháp luật.
2. Những diện tích rừng do Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý và diện tích rừng do các Ban quản lý rừng, các Công ty lâm nghiệp quản lý kém hiệu quả phải tổ chức giao hoặc cho các hộ gia đình, tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư, doanh nghiệp thuê để quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.
3. Thủ tục giao rừng, thuê rừng gắn liền với giao đất, thuê đất lâm nghiệp, cấp Giấy chứng nhận thực hiện theo Thông tư liên tịch số 07/2011/TTLT-BNNPTNT-BTNMT ngày 29/01/2011 của liên Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn một số nội dung về giao rừng, thuê rừng gắn liền với giao đất, thuê đất lâm nghiệp.
4. Ngân sách Nhà nước bảo đảm kinh phí để thực hiện việc giao rừng, cho thuê rừng.
Điều 15. Theo dõi diễn biến tài nguyên rừng
1. Thực hiện theo dõi diễn biến rừng, đất lâm nghiệp theo quy định tại Chỉ thị số 32/2000/CT-BNN-KL ngày 27/3/2000 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Quyết định số 78/2002/QĐ-BNN-KL ngày 28/2/2002 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về ban hành Quy phạm kỹ thuật theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp trong lực lượng Kiểm lâm và các quy định hiện hành của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
2. Kinh phí chi cho hoạt động theo dõi diễn biến rừng thực hiện theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Thông tư số 102/2000/TT-BNN-KL hướng dẫn lập dự toán cho các dự án theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp; Quyết định số 487/QĐ-BNN-TCCB ngày 26/2/2007 ban hành định mức lao động trong điều tra, quy hoạch rừng và các quy định hiện hành khác.
Điều 16. Xác định ranh giới, cắm mốc 3 loại rừng
1. Căn cứ Quyết định phê duyệt kết quả rà soát, quy hoạch lại 3 loại rừng thực hiện xác định ranh giới 3 loại rừng theo quy định tại Chỉ thị số 38/2005/CT-TTg ngày 05/12/2005 của Thủ tướng Chính phủ. Nội dung xác định ranh giới, quy cách mốc giới thực hiện theo quy định tại Quyết định số 3013/1997/QĐ-BNN&PTNT ngày 20/11/1997 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Chỉ đóng cọc mốc ở những nơi ranh giới chưa rõ ràng, dễ xảy ra tranh chấp.
2. Ngân sách nhà nước đầu tư cho các chủ rừng nhà nước để đóng cọc mốc rừng đặc dụng, rừng phòng hộ.
Điều 17. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05/12/2012.
2. Các văn bản quy phạm pháp luật được viện dẫn áp dụng tại Thông tư này, khi được sửa đổi, bổ sung, thay thế theo quy định hiện hành của Nhà nước thì thực hiện theo văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế đó.
3. Trong quá trình thực hiện Thông tư này, nếu có vướng mắc các cơ quan, đơn vị phản ánh bằng văn bản về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để xem xét, giải quyết./.
Nơi nhận:
- Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng CP;
- Văn phòng TW Đảng;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ;
- UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Lãnh đạo Bộ;
- Các đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT;
- Các Sở Nông nghiệp và PTNT;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL;
- Công báo;
- Website Chính phủ; Website Bộ;
- Lưu: VT, TCLN.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Hà Công Tuấn | {
"issuing_agency": "Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn",
"promulgation_date": "19/10/2012",
"sign_number": "51/2012/TT-BNNPTNT",
"signer": "Hà Công Tuấn",
"type": "Thông tư"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-chinh-nha-nuoc/Nghi-quyet-66-2022-NQ-HDND-sua-doi-Nghi-quyet-52-2021-NQ-HDND-Da-Nang-548378.aspx | Nghị quyết 66/2022/NQ-HĐND sửa đổi Nghị quyết 52/2021/NQ-HĐND Đà Nẵng | HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 66/2022/NQ-HĐND
Đà Nẵng, ngày 15 tháng 12 năm 2022
NGHỊ QUYẾT
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU NGHỊ QUYẾT SỐ 52/2021/NQ-HĐND NGÀY 17 THÁNG 12 NĂM 2021 CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG QUY ĐỊNH VỀ PHÂN CẤP NGUỒN THU, NHIỆM VỤ CHI CỦA CÁC CẤP NGÂN SÁCH; NGUYÊN TẮC, TIÊU CHÍ VÀ ĐỊNH MỨC PHÂN BỔ DỰ TOÁN CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG VÀ TỶ LỆ PHẦN TRĂM (%) PHÂN CHIA GIỮA NGÂN SÁCH CÁC CẤP CHÍNH QUYỀN CỦA THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
KHÓA X, NHIỆM KỲ 2021-2026, KỲ HỌP THỨ 10
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị quyết số 119/2020/QH14 ngày 19 tháng 6 năm 2020 của Quốc hội về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị và một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng;
Căn cứ Nghị quyết số 01/2021/UBTVQH15 ngày 01 tháng 9 năm 2021 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Quy định về các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước năm 2022;
Căn cứ Nghị quyết số 70/2022/QH15 ngày 11 tháng 11 năm 2022 của Quốc hội về phân bổ ngân sách trung ương năm 2023;
Căn cứ Nghị định số 34/2021/NĐ-CP ngày 29 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Nghị quyết số 119/2020/QH14 ngày 19 tháng 6 năm 2020 của Quốc hội về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị và một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng;
Căn cứ Quyết định số 30/2021/QĐ-TTg ngày 10 tháng 10 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước năm 2022;
Xét Tờ trình số 236/TTr-UBND ngày 09 tháng 12 năm 2022 của Ủy ban nhân dân thành phố về đề nghị thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 52/2021/NQ-HĐND ngày 17 tháng 12 năm 2021 của Hội đồng nhân dân thành phố Đà Nẵng; Báo cáo thẩm tra số 407/BC-HĐND ngày 12 tháng 12 năm 2022 của Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân thành phố Đà Nẵng và ý kiến thảo luận của các vị đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố Đà Nẵng tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị quyết số 52/2021/NQ-HĐND ngày 17 tháng 12 năm 2021 của Hội đồng nhân dân thành phố Đà Nẵng
1. Sửa đổi, bổ sung các điểm trong khoản 2 Điều 5 như sau:
“a) Thuế giá trị gia tăng của các cá nhân, hộ kinh doanh, tổ chức, doanh nghiệp phát sinh trên địa bàn huyện Hòa Vang do Chi cục Thuế khu vực Cẩm Lệ - Hòa Vang quản lý trực tiếp đối với người nộp thuế; tổ chức, doanh nghiệp vãng lai ngoại tỉnh trên địa bàn huyện Hòa Vang do Chi cục Thuế khu vực Cẩm Lệ - Hòa Vang quản lý khoản thu ngân sách nhà nước; doanh nghiệp có trụ sở trên địa bàn huyện Hòa Vang do Cục Thuế thành phố quản lý trực tiếp đối với người nộp thuế (địa chỉ trụ sở của doanh nghiệp được ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; Giấy chứng nhận đăng ký hộ cá thể; đăng ký thuế; Giấy phép đầu tư; Giấy chứng nhận đầu tư; Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư… trừ doanh nghiệp trong các Khu công nghiệp, Khu công nghệ cao do Ban Quản lý Khu công nghệ cao và các Khu công nghiệp Đà Nẵng quản lý và các cụm công nghiệp do nhà nước đầu tư, nếu có).
b) Thuế thu nhập doanh nghiệp (bao gồm cả thu nợ thuế lợi tức, thuế thu nhập doanh nghiệp của các loại hình doanh nghiệp và thuế thu nhập của các cá nhân, hộ kinh doanh) của doanh nghiệp, hợp tác xã và các cá nhân, tổ chức khác phát sinh trên địa bàn huyện Hòa Vang do Chi cục Thuế khu vực Cẩm Lệ - Hòa Vang quản lý trực tiếp đối với người nộp thuế (trừ thuế thu nhập doanh nghiệp từ chuyển nhượng bất động sản của tổ chức, doanh nghiệp do Cục Thuế thành phố quản lý trực tiếp đối với người nộp thuế và tổ chức, doanh nghiệp vãng lai ngoại tỉnh); thuế thu nhập doanh nghiệp của doanh nghiệp có trụ sở trên địa bàn huyện Hòa Vang do Cục Thuế thành phố quản lý trực tiếp đối với người nộp thuế (địa chỉ trụ sở của doanh nghiệp được ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; Giấy chứng nhận đăng ký hộ cá thể; đăng ký thuế; Giấy phép đầu tư; Giấy chứng nhận đầu tư; Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư... trừ doanh nghiệp trong các Khu công nghiệp, Khu công nghệ cao do Ban Quản lý Khu công nghệ cao và các Khu công nghiệp Đà Nẵng quản lý và các cụm công nghiệp do nhà nước đầu tư, nếu có).
c) Thuế tiêu thụ đặc biệt: thu từ hàng hoá, dịch vụ trong nước của các cá nhân, hộ kinh doanh cá thể, hợp tác xã, doanh nghiệp tư nhân, các loại hình doanh nghiệp và các đơn vị khác phát sinh trên địa bàn huyện Hòa Vang do Chi cục Thuế khu vực Cẩm Lệ - Hòa Vang quản lý trực tiếp đối với người nộp thuế; thuế tiêu thụ đặc biệt từ hoạt động karaoke, massage, vũ trường của các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Hòa Vang do Chi cục Thuế khu vực Cẩm Lệ - Hòa Vang quản lý trực tiếp đối với người nộp thuế; doanh nghiệp có trụ sở trên địa bàn huyện Hòa Vang do Cục Thuế thành phố quản lý trực tiếp đối với người nộp thuế (địa chỉ trụ sở của doanh nghiệp được ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; Giấy chứng nhận đăng ký hộ cá thể; đăng ký thuế; Giấy phép đầu tư; Giấy chứng nhận đầu tư; Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư... trừ doanh nghiệp trong các Khu công nghiệp, Khu công nghệ cao do Ban Quản lý Khu công nghệ cao và các Khu công nghiệp Đà Nẵng quản lý và các cụm công nghiệp do nhà nước đầu tư, nếu có).
d) Thuế thu nhập cá nhân phát sinh trên địa bàn huyện Hòa Vang do Chi cục Thuế khu vực Cẩm Lệ - Hòa Vang quản lý trực tiếp đối với người nộp thuế; thuế thu nhập cá nhân của người lao động làm việc trong các doanh nghiệp có trụ sở trên địa bàn huyện Hòa Vang do Cục Thuế thành phố quản lý trực tiếp đối với người nộp thuế (địa chỉ trụ sở của doanh nghiệp được ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế hoặc Giấy chứng nhận đầu tư,… trừ doanh nghiệp trong các Khu công nghiệp, Khu công nghệ cao do Ban Quản lý Khu công nghệ cao và các Khu công nghiệp Đà Nẵng quản lý và các cụm công nghiệp do nhà nước đầu tư, nếu có); thuế thu nhập cá nhân từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản phát sinh trên địa bàn huyện Hòa Vang do Cục Thuế thành phố tính và phát hành thông báo thu khi tiếp nhận hồ sơ chuyển nhượng bất động sản của cá nhân cho tổ chức, doanh nghiệp từ Văn phòng đăng ký đất đai thành phố qua cơ chế một cửa liên thông.”
2. Sửa đổi, bổ sung một số khoản trong Điều 12 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 1 như sau:
“b) Định mức phân bổ theo tiêu chí biên chế:
Đơn vị: triệu đồng/định biên/năm
Đơn vị
Định mức phân bổ
1. Cơ quan Đảng, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố
78
2. Cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị xã hội, trong đó:
a) Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân thành phố; Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố
78
b) Các đơn vị trong Trung tâm hành chính thành phố
65
c) Các đơn vị ngoài Trung tâm hành chính thành phố (bao gồm kinh phí tiền điện, nước, vệ sinh môi trường,...)
67
3. Đơn vị sự nghiệp, các hội đặc thù và các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp
50
4. Người làm việc theo Hợp đồng lao động theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP
50
- Định mức phân bổ theo tiêu chí biên chế này đã bao gồm:
+ Các khoản chi thường xuyên phục vụ hoạt động bộ máy các cơ quan: Khen thưởng theo chế độ, phúc lợi tập thể; thông tin, tuyên truyền, liên lạc; công tác phí, hội nghị, tổng kết; đoàn ra, đoàn vào; vật tư văn phòng, thanh toán dịch vụ công cộng; cải cách thủ tục hành chính, ISO; vận hành trụ sở cơ quan; chi hỗ trợ hoạt động cho công tác Đảng, đoàn thể trong cơ quan, kinh phí hoạt động lực lượng tự vệ...
+ Các khoản chi nghiệp vụ mang tính thường xuyên phát sinh hằng năm: Chi nghiệp vụ chuyên môn quản lý ngành, lĩnh vực; rà soát, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật; tập huấn, tuyên truyền, phổ biến văn bản quy phạm pháp luật; chi hoạt động kiểm tra, giám sát.
+ Kinh phí bảo dưỡng, bảo trì, sửa chữa thường xuyên các công trình cơ sở hạ tầng, tài sản phục vụ công tác chuyên môn (kể cả bảo trì, gia hạn phần mềm).
- Bố trí kinh phí cho một số nhiệm vụ không thường xuyên, nhiệm vụ đặc thù của các ngành, lĩnh vực theo quy định, gồm:
+ Chi mua sắm, sửa chữa tài sản (kể cả mua sắm, thay thế máy móc, trang thiết bị, phương tiện làm việc của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động theo quy định) theo tiêu chuẩn định mức quy định và theo Đề án được cấp có thẩm quyền phê duyệt; chi xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và chi trang phục theo quy định của cấp có thẩm quyền.
+ Chi hoạt động đặc thù phát sinh không thường xuyên khác được cơ quan có thẩm quyền quyết định giao nhiệm vụ chủ trì và chi hoạt động của các Hội đồng, Ban chỉ đạo thực hiện theo quy định của trung ương và địa phương.
+ Chi giám sát, phản biện xã hội, tổ chức các hoạt động phong trào của các tổ chức chính trị - xã hội.
+ Chi phí vận hành, tiền điện, nước, vệ sinh môi trường đối với các cơ quan, đơn vị có trụ sở trong Trung tâm hành chính thành phố Đà Nẵng.
- Các nhiệm vụ đặc thù phát sinh không thường xuyên khác được cơ quan có thẩm quyền quyết định.”
b) Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 3 như sau:
“a) Chi sự nghiệp giáo dục
- Phân bổ theo chỉ tiêu người làm việc: Đảm bảo tiền lương, phụ cấp, các khoản có tính chất lương theo số lượng người làm việc được cấp có thẩm quyền phê duyệt (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn).
- Hoạt động giảng dạy và học tập phân bổ theo tiêu chí học sinh. Cụ thể:
Đơn vị: đồng/học sinh/năm
Nội dung
Định mức phân bổ
1. Học sinh Trung học phổ thông (*)
2.230.000
2. Học sinh Trung tâm Giáo dục thường xuyên
1.600.000
3. Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn
6.800.000
4. Trường chuyên biệt
8.300.000
Định mức trên đã bao gồm tiền lương, tiền công và chi hoạt động cho các đối tượng lao động làm công việc thừa hành, phục vụ theo quy định; học phí.
- Việc xác định kinh phí phân bổ cho 01 đơn vị cụ thể như sau:
Trong đó: + Định mức trên đã bao gồm học phí.
+ Tỷ lệ (%) ngân sách cấp = 100% - % mức tự chủ của đơn vị
(Mức tự chủ của đơn vị được xác định theo quy định Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21/6/2021 của Chính phủ, Thông tư số 56/2022/TT-BTC ngày 16/9/2022 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và các văn bản hướng dẫn có liên quan).
- Phân bổ theo tiêu chí bổ sung:
+ Xác định trên cơ sở số đối tượng năm 2021 theo điểm b khoản 2 Điều này.
+ Đối với Trường THPT Phạm Phú Thứ, ngoài định mức phân bổ trên thì được phân bổ thêm 20% định mức phân bổ hoạt động giảng dạy và học tập (*) theo số học sinh người dân tộc thiểu số đang học nội trú.
+ Thực hiện các đề án thuộc nhiệm vụ chi thường xuyên được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; hoạt động mang tính chất toàn ngành; mua sắm, sửa chữa nhỏ cơ sở vật chất thiết bị trường học 100 triệu đồng/trường/cơ sở; mua sắm, thay thế máy móc thiết bị, phương tiện làm việc của viên chức, người lao động theo định mức và mua sắm bàn ghế học sinh, hằng năm căn cứ vào khả năng cân đối ngân sách và nhu cầu thực hiện nhiệm vụ theo đề nghị của Sở Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban nhân dân thành phố trình Hội đồng nhân dân thành phố quyết định.”
3. Sửa đổi, bổ sung một số khoản trong Điều 13 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung khoản 1 như sau:
“a) Phân bổ theo chỉ tiêu người làm việc:
- Đảm bảo tiền lương, phụ cấp, các khoản có tính chất lương theo số lượng người làm việc được cấp có thẩm quyền phê duyệt (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn).
- Hoạt động giảng dạy và học tập phân bổ theo tiêu chí học sinh. Cụ thể:
Đơn vị: đồng/học sinh/năm
Nội dung
Định mức phân bổ
1. Học sinh Mầm non
2.950.000
2. Học sinh Tiểu học
1.900.000
3. Học sinh Trung học cơ sở (**)
2.030.000
Định mức trên đã bao gồm tiền lương, tiền công và chi hoạt động cho các đối tượng lao động làm công việc thừa hành, phục vụ theo quy định; học phí. Riêng đối với huyện Hòa Vang kinh phí phân bổ theo tiêu chí học sinh mầm non, tiểu học và trung học cơ sở được tính thêm 1,1 lần để đảm bảo kinh phí hoạt động do không đảm bảo số lượng học sinh lớp học quy định.
- Việc xác định kinh phí phân bổ cho 01 đơn vị cụ thể như sau:
Trong đó: + Định mức trên đã bao gồm học phí.
+ Tỷ lệ (%) ngân sách cấp = 100% - % mức tự chủ của đơn vị
(Mức tự chủ của đơn vị được xác định theo quy định Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21/6/2021 của Chính phủ, Thông tư số 56/2022/TT-BTC ngày 16/9/2022 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và các văn bản hướng dẫn có liên quan).
b) Phân bổ theo tiêu chí bổ sung:
- Xác định trên cơ sở số đối tượng năm 2021 và các nhiệm vụ theo điểm b khoản 2 Điều 12 Nghị quyết này (không bao gồm chi cho con người).
- Đối với Trường THCS Nguyễn Tri Phương, ngoài định mức phân bổ nêu trên thì được phân bổ thêm 20% định mức phân bổ hoạt động giảng dạy và học tập (**) theo số học sinh là người dân tộc thiểu số đang học nội trú.
- Đối với các hoạt động mang tính chất toàn ngành; mua sắm, sửa chữa nhỏ cơ sở vật chất thiết bị trường học 100 triệu đồng/trường/cơ sở; mua sắm, thay thế máy móc thiết bị, phương tiện làm việc của viên chức, người lao động theo định mức và mua sắm bàn ghế học sinh, hằng năm căn cứ khả năng cân đối ngân sách và nhu cầu thực hiện các nhiệm vụ theo đề nghị của Ủy ban nhân dân các quận, huyện ngân sách bố trí hàng năm để thực hiện theo quy định.”
b) Sửa đổi, bổ sung khoản 2 như sau:
“Kinh phí mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị phân bổ theo số lượng chi bộ với mức 2.912.000 đồng/chi bộ/năm. Trường hợp kinh phí phân bổ theo số lượng chi bộ thấp hơn mức đã phân bổ năm 2022 thì phân bổ mức kinh phí 500 triệu đồng/quận, huyện/năm và kinh phí bồi dưỡng, nâng cao trình độ theo kế hoạch của cấp có thẩm quyền phê duyệt trên cơ sở khả năng cân đối ngân sách.”
c) Sửa đổi, bổ sung khoản 7 như sau:
“a) Phân bổ theo tiêu chí dân số:
Đơn vị: đồng/người dân/năm
Vùng
Định mức phân bổ
Đô thị
21.500
Vùng khác còn lại
23.700
Định mức trên đảm bảo kinh phí chi tiền lương, phụ cấp và các khoản có tính chất lương; chi khác theo biên chế được giao; chi hoạt động Trung tâm văn hóa, thông tin và thể thao, nhà văn hóa, thư viện; đội thông tin lưu động; tổ chức các lễ hội văn hóa và các hoạt động văn hóa - thông tin; chi hoạt động của Ban chỉ đạo toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa; tuyên truyền cổ động trực quan và xe tuyên truyền lưu động; hoạt động bảo tồn bảo tàng và các hoạt động chuyên môn khác thuộc lĩnh vực.
b) Phân bổ theo tiêu chí bổ sung: Tổ chức các lễ hội, các sự kiện văn hóa trên địa bàn; hỗ trợ hoạt động của các thiết chế văn hóa (kể cả bảo vệ, duy tu, bảo dưỡng); hỗ trợ quản lý, duy tu, bảo dưỡng di tích lịch sử trên địa bàn quản lý cấp quốc gia và cấp thành phố; thực hiện nhiệm vụ chuyên môn tuyên truyền, phát thanh; bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng người Cơ Tu và đồng bào dân tộc khác (nếu có); hỗ trợ đời sống vật chất tinh thần công nhân các khu công nghiệp trên cơ sở khả năng cân đối ngân sách.”
d) Sửa đổi, bổ sung khoản 8 như sau:
“Định mức phân bổ cho Đài truyền thanh huyện Hòa Vang 150 triệu đồng/năm để thực hiện nhiệm vụ chuyên môn (gồm chi nhuận bút, duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa nhỏ máy móc thiết bị của Đài).”
đ) Sửa đổi, bổ sung điểm b và d khoản 10 như sau:
“b) Định mức phân bổ theo tiêu chí biên chế:
Đơn vị: triệu đồng/định biên/năm
Đơn vị
Định mức phân bổ
1. Cơ quan Đảng, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận, huyện
72
2. Cơ quan hành chính; Tổ chức chính trị - xã hội
62
3. Đơn vị sự nghiệp, các hội đặc thù và các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp
50
4. Người làm việc theo Hợp đồng lao động theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP
50
Định mức phân bổ theo tiêu chí biên chế này đã bao gồm các nội dung được quy định tại gạch đầu dòng thứ 1, điểm b khoản 1 Điều 12 Nghị quyết này.
d) Phân bổ theo tiêu chí bổ sung: Trao huy hiệu Đảng; kinh phí thực hiện Đề án, chương trình, nhiệm vụ do quận ủy phê duyệt; hoạt động của Hội đồng nhân dân, tiếp xúc cử tri của đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố; kinh phí hoạt động của Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố; kinh phí khen thưởng huyện Hòa Vang; kinh phí thi tuyển công chức, viên chức; kinh phí tổ chức đại hội các tổ chức chính trị xã hội; kinh phí công tác bình đẳng giới; chuyển đổi số; mua sắm, sửa chữa tài sản (kể cả mua sắm, thay thế máy móc, trang thiết bị, phương tiện làm việc của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động theo quy định) theo tiêu chuẩn định mức quy định và theo Đề án được cấp có thẩm quyền phê duyệt, trên cơ sở khả năng cân đối ngân sách.”
e) Sửa đổi điểm a khoản 12 như sau:
“a) Mức phân bổ bằng 8% trên tổng chi thường xuyên các lĩnh vực (từ khoản 1 đến khoản 11 Điều này), để thực hiện các chương trình, đề án, nhiệm vụ của từng ngành, lĩnh vực theo phân cấp gồm: thủy sản, nông lâm, tài nguyên, giao thông công chính, kiến thiết thị chính và sự nghiệp kinh tế khác.”
g) Sửa đổi điểm a khoản 13 như sau:
“a) Mức phân bổ bằng 2% trên tổng chi thường xuyên các lĩnh vực (từ khoản 1 đến khoản 11 Điều này) để thực hiện các nhiệm vụ chi thuộc lĩnh vực (đã bao gồm kinh phí thực hiện Đề án thành phố môi trường).”
h) Sửa đổi điểm b khoản 14 như sau:
“b) Phân bổ bằng 6% trên tổng các khoản chi thường xuyên đã tính được theo định mức phân bổ từ khoản 1 đến khoản 13 Điều này cho đơn vị dự toán Ủy ban nhân dân quận để thực hiện các nhiệm vụ đột xuất phát sinh trên địa bàn quận theo quy định (bao gồm kinh phí khen thưởng).”
i) Bổ sung khoản 16 như sau:
“16. Đối với địa phương là đơn vị dự toán ngân sách có dân số trung bình thấp hơn tổng dân số trung bình của các địa phương:
Khi phân bổ các định mức theo tiêu chí dân số tại các khoản 4, 5, 7, 9 và 11 Điều này, trường hợp địa phương là đơn vị dự toán ngân sách có dân số trung bình dự kiến năm 2023 do Cục Thống kê xác định thấp hơn 30% so với tổng dân số trung bình của các địa phương trên địa bàn thành phố thì định mức phân bổ theo các tiêu chí dân số nêu trên được tính thêm 1,5 lần cho đảm bảo kinh phí thực hiện nhiệm vụ.”
4. Sửa đổi, bổ sung một số khoản trong Điều 14 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 3 như sau:
“b) Phân bổ theo tiêu chí bổ sung: Chi phụ cấp và kinh phí hoạt động cho lực lượng dân phòng; Ban bảo vệ dân phố; chi tuần tra đêm và hỗ trợ hoạt động của Đội tuần tra phối hợp; mua thẻ bảo hiểm y tế Ban bảo vệ dân phố, đội dân phòng; kinh phí cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy theo quy định và theo khả năng cân đối ngân sách.”
b) Sửa đổi, bổ sung khoản 5 như sau:
“a) Phân bổ theo tiêu chí dân số:
Đơn vị: đồng/người dân/năm
Vùng
Định mức phân bổ
Đô thị
6.700
Vùng khác còn lại
7.200
Định mức trên đã bao gồm các nhiệm vụ chi thường xuyên, chi tổ chức các hoạt động văn hóa thông tin, tuyên truyền giáo dục pháp luật về văn hóa ở cơ sở; Chi hoạt động của Ban chỉ đạo toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa và các hoạt động văn hóa khác trên địa bàn xã; hỗ trợ kinh phí hoạt động các thiết chế văn hóa trên địa bàn xã (trong đó bao gồm kinh phí quản lý, duy tu, bảo dưỡng các thiết chế như khu vui chơi giải trí, khu thể thao, công viên vườn dạo, nhà sinh hoạt cộng đồng,..).
b) Phân bổ theo tiêu chí bổ sung: Hỗ trợ hoạt động các thiết chế văn hóa; hỗ trợ quản lý, duy tu, bảo dưỡng di tích lịch sử trên địa bàn quản lý; hoạt động truyền thanh; hoạt động thường xuyên Trạm truyền thanh; kinh phí cho Trung tâm Văn hóa thể thao và học tập cộng đồng phường, xã.”
c) Sửa đổi khoản 6 như sau:
“Phân bổ chi hoạt động thường xuyên Trạm truyền thanh (bao gồm cả kinh phí mua sắm, duy tu bảo dưỡng máy móc thiết bị): 90 triệu đồng/xã/năm.”
d) Sửa đổi, bổ sung điểm b, c và d khoản 8 như sau:
“b) Định mức phân bổ theo tiêu chí biên chế:
Đơn vị: triệu đồng/định biên/năm
Đơn vị
Định mức phân bổ
1. Cán bộ, công chức phường; Người hoạt động không chuyên trách phường
58
2. Cán bộ, công chức xã; Người hoạt động không chuyên trách xã
55
Định mức phân bổ trên đã bao gồm các nội dung được quy định tại gạch đầu dòng thứ 1, điểm b khoản 1 Điều 12 Nghị quyết này.
c) Phân bổ 30% trên tổng chi quản lý hành chính (theo cơ cấu 70% chi lương và chi khác theo định biên, 30% chi nhiệm vụ đặc thù) để thực hiện các nhiệm vụ chi đặc thù quản lý nhà nước.
d) Phân bổ theo tiêu chí bổ sung: Mua sắm, sửa chữa tài sản (kể cả mua sắm, thay thế máy móc, trang thiết bị, phương tiện làm việc của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động theo quy định) theo tiêu chuẩn định mức quy định và theo Đề án được cấp có thẩm quyền phê duyệt; Kinh phí hoạt động Hội đồng nhân dân cấp xã; tiếp xúc cử tri của đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố; kinh phí hoạt động của Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố; mua thẻ bảo hiểm y tế cho Tổ trưởng tổ dân phố, Trưởng thôn, Bí thư chi bộ Tổ dân phố, thôn, Trưởng ban Công tác mặt trận; kinh phí tổ chức đại hội các tổ chức chính trị xã hội; kinh phí công tác bình đẳng giới; chuyển đổi số; kinh phí thực hiện Đề án trao giấy khai sinh, thẻ bảo hiểm y tế, hộ khẩu tại gia đình trẻ em và thăm viếng, chia buồn và thực hiện đăng ký khai tử tại gia đình công dân căn cứ khả năng cân đối ngân sách.”
đ) Sửa đổi khoản 10 như sau:
“Mức phân bổ bằng 2% trên tổng chi thường xuyên (từ khoản 1 đến khoản 9 Điều này) bao gồm các hoạt động liên quan đến bảo vệ môi trường theo phân cấp, kinh phí hoạt động của Đội tình nguyện viên môi trường.”
e) Sửa đổi khoản 11 như sau:
“Mức phân bổ bằng 5% trên tổng chi thường xuyên (từ khoản 1 đến khoản 9 Điều này) để thực hiện các nhiệm vụ chi cho các nhiệm vụ thuộc các lĩnh vực được phân cấp gồm: thủy sản, nông lâm, tài nguyên, giao thông công chính, kiến thiết thị chính và sự nghiệp kinh tế khác.”
g) Sửa đổi điểm b khoản 12 như sau:
“Phân bổ bằng 6% tổng các khoản chi thường xuyên đã tính được theo định mức phân bổ dự toán chi ngân sách quy định ở trên (từ khoản 1 đến khoản 11 Điều này) cho đơn vị dự toán Ủy ban nhân dân phường để thực hiện các nhiệm vụ đột xuất phát sinh trên địa bàn phường theo quy định (bao gồm kinh phí khen thưởng).”
5. Sửa đổi tỷ lệ % phân chia các khoản thu phân chia cho ngân sách huyện Hòa Vang tại Điều 15 như sau:
ĐVT: Phần trăm (%)
Đơn vị
Trung ương
Địa phương
Trong đó
NSTP
NSH
1
2
3=4+5
4
5
Huyện Hòa Vang
17
83
0
83
6. Sửa đổi tỷ lệ % phân chia các khoản thu phân chia cho ngân sách xã thuộc huyện Hòa Vang tại Điều 16 như sau:
ĐVT: Phần trăm (%)
STT
Huyện, xã
Thuế giá trị gia tăng
Thuế thu nhập cá nhân
Thuế tiêu thụ đặc biệt
Lệ phí môn bài
Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp
Lệ phí trước bạ nhà đất
A
B
1
2
3
4
5
6
Huyện Hòa Vang
1
Hòa Tiến
83
83
83
100
100
80
2
Hòa Châu
83
83
83
100
100
80
3
Hòa Phước
83
83
83
100
100
80
4
Hòa Nhơn
83
83
83
100
100
80
5
Hòa Phong
83
83
83
100
100
80
6
Hòa Khương
83
83
83
100
100
80
7
Hòa Sơn
83
83
83
100
100
80
8
Hòa Liên
83
83
83
100
100
80
9
Hòa Ninh
83
83
83
100
100
80
10
Hòa Bắc
83
83
83
100
100
80
11
Hòa Phú
83
83
83
100
100
80
7. Sửa đổi khoản 2 Điều 17 như sau:
“2. Đề nghị Cục Thuế thành phố theo chức năng, nhiệm vụ phối hợp với các cơ quan có liên quan thực hiện việc phân cấp nguồn thu theo quy định tại Nghị quyết này.”
8. Bổ sung thêm khoản 3 và khoản 4 Điều 17 như sau:
“3. Đề nghị Kho bạc Nhà nước Đà Nẵng theo chức năng, nhiệm vụ phối hợp với Ủy ban nhân dân huyện Hòa Vang và các cơ quan có liên quan thực hiện điều tiết các khoản thu cho ngân sách huyện Hòa Vang được hưởng theo phân cấp quy định tại Nghị quyết này.
4. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân huyện Hòa Vang:
Hằng năm, chậm nhất vào ngày 30/01 (trường hợp điều chỉnh, bổ sung thì hằng tháng/quý) chuyển thông tin danh sách đối tượng là người nộp thuế có địa chỉ trụ sở chính tại địa bàn quận khác và do Cục Thuế thành phố hoặc các chi Cục Thuế khu vực, quận khác quản lý nhưng có hoạt động khai thác tài nguyên khoáng sản trên địa bàn huyện Hòa Vang về Cục Thuế thành phố để rà soát, đối chiếu cung cấp thông tin (hằng tháng/quý) cho Kho bạc Nhà nước thực hiện điều tiết các khoản thu liên quan cho ngân sách huyện Hòa Vang được hưởng theo phân cấp quy định tại Nghị quyết này.”
Điều 2. Thời gian áp dụng
Áp dụng cho thời kỳ ổn định ngân sách giai đoạn năm 2023-2025.
Điều 3. Tổ chức thực hiện
1. Ủy ban nhân dân thành phố tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết này theo đúng quy định của pháp luật; tiếp thu các ý kiến tại Báo cáo thẩm tra số 407/BC-HĐND ngày 12 tháng 12 năm 2022 của Ban Kinh tế - Ngân sách, báo cáo Hội đồng nhân dân thành phố, Thường trực Hội đồng nhân dân thành phố trong thời gian đến.
2. Thường trực Hội đồng nhân dân thành phố, các Ban của Hội đồng nhân dân thành phố, các Tổ đại biểu và đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.
3. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố phối hợp giám sát việc triển khai thực hiện Nghị quyết này đạt kết quả tốt.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân thành phố Đà Nẵng, khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026, Kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 15 tháng 12 năm 2022 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 26 tháng 12 năm 2022./.
Nơi nhận:
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
- Chính phủ;
- Văn phòng Quốc hội; Văn phòng Chủ tịch nước;
- Vụ pháp chế các Bộ: Quốc phòng, Công an, Tài chính;
- Cục Kiểm tra VBQPPL - Bộ Tư pháp;
- Ban Thường vụ Thành ủy;
- Các cơ quan tham mưu, giúp việc Thành ủy;
- Đoàn ĐBQH thành phố;
- Thường trực HĐND thành phố;
- UBND, UBMTTQVN thành phố;
- Các Ban của HĐND thành phố;
- Đại biểu HĐND thành phố;
- Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND thành phố;
- Văn phòng UBND thành phố;
- Các sở, ngành, đoàn thể thành phố;
- Các quận ủy, huyện ủy; UBND, UBMTTQVN
các quận, huyện; HĐND huyện Hòa Vang;
- Đảng ủy, UBND các phường, xã; HĐND các xã;
- Báo Đà Nẵng, Chuyên đề CA TPĐN, Đài PT-TH ĐN, Trung tâm THVN (VTV8), Cổng TTĐT thành phố;
- Lưu: VT, CTHĐ.
CHỦ TỊCH
Lương Nguyễn Minh Triết | {
"issuing_agency": "Thành phố Đà Nẵng",
"promulgation_date": "15/12/2022",
"sign_number": "66/2022/NQ-HĐND",
"signer": "Lương Nguyễn Minh Triết",
"type": "Nghị quyết"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Nghi-quyet-91-2019-QH14-bau-giu-chuc-vu-Uy-vien-Uy-ban-Thuong-vu-Quoc-hoi-khoa-XIV-432168.aspx | Nghị quyết 91/2019/QH14 bầu giữ chức vụ Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIV | QUỐC HỘI
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Nghị quyết số: 91/2019/QH14
Hà Nội, ngày 25 tháng 11 năm 2019
NGHỊ QUYẾT
BẦU GIỮ CHỨC VỤ ỦY VIÊN ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI KHÓA XIV
QUỐC HỘI
Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Căn cứ Luật Tổ chức Quốc hội số 57/2014/QH13;
Căn cứ Nội quy kỳ họp Quốc hội ban hành kèm theo Nghị quyết số 102/2015/QH13 ngày 24 tháng 11 năm 2015 của Quốc hội;
Căn cứ Tờ trình số 496/TTr-UBTVQH14 ngày 23 tháng 11 năm 2019 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
Căn cứ Biên bản kiểm phiếu bầu giữ chức vụ Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIV ngày 25 tháng 11 năm 2019;
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1
Ông Hoàng Thanh Tùng giữ chức vụ Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIV.
Điều 2
Nghị quyết này có hiệu lực thi hành kể từ khi được Quốc hội biểu quyết thông qua.
Nghị quyết này được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 8 thông qua ./.
CHỦ TỊCH QUỐC HỘI
Nguyễn Thị Kim Ngân | {
"issuing_agency": "Quốc hội",
"promulgation_date": "25/11/2019",
"sign_number": "91/2019/QH14",
"signer": "Nguyễn Thị Kim Ngân",
"type": "Nghị quyết"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Xay-dung-Do-thi/Nghi-quyet-148-NQ-HDND-2014-Quy-hoach-xay-dung-vung-huyen-Hai-Ha-Quang-Ninh-2030-tam-nhin-2050-244785.aspx | Nghị quyết 148/NQ-HĐND 2014 Quy hoạch xây dựng vùng huyện Hải Hà Quảng Ninh 2030 tầm nhìn 2050 | HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NINH
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 148/NQ-HĐND
Quảng Ninh, ngày 31 tháng 5 năm 2014
NGHỊ QUYẾT
VỀ VIỆC THÔNG QUA NHIỆM VỤ QUY HOẠCH XÂY DỰNG VÙNG HUYỆN HẢI HÀ, TỈNH QUẢNG NINH ĐẾN NĂM 2030 TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050 VÀ NGOÀI 2050
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NINH
KHÓA XII - KỲ HỌP THỨ 14
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003; Luật Xây dựng năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 08/2005/NĐ-CP của Chính phủ ngày 24/01/2005 về Quy hoạch xây dựng và các Thông tư, Quyết định hướng dẫn liên quan;
Căn cứ Văn bản số 27/SXD-KTQH ngày 03/6/2013 của Bộ Xây dựng “V/v triển khai lập quy hoạch xây dựng vùng huyện trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh”.
Sau khi xem xét đề nghị của Ủy ban nhân dân tỉnh tại Tờ trình số 2252/TTr-UBND ngày 05/5/2014; Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế và Ngân sách và ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Thông qua Nhiệm vụ Quy hoạch xây dựng vùng huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050 và ngoài 2050, gồm các nội dung sau:
1. Phạm vi nghiên cứu: Toàn bộ địa giới hành chính của huyện Hải Hà.
2. Mục tiêu:
- Nghiên cứu các mối quan hệ kinh tế, mối quan hệ giữa phát triển vùng huyện Hải Hà với các vùng khác trong tỉnh Quảng Ninh, cùng với các địa phương khác trong Khu vực Đông Bắc và vùng duyên hải Bắc Bộ; mối quan hệ phát triển của 06 xã với Khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái và Khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh trên cơ sở đánh giá, nghiên cứu đến tổng thể chung của toàn huyện Hải Hà, kế thừa Quy hoạch chung huyện Hải Hà duyệt năm 2008 và mối quan hệ với các vùng khác trong Khu vực để triển khai bảo đảm các định hướng phát triển của Tiểu vùng các Khu kinh tế cửa khẩu với Trung Quốc theo Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Quảng Ninh.
- Phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, tập trung vào các lĩnh vực công nghiệp then chốt gắn với thế mạnh về kinh tế biển (cảng biển, xuất nhập khẩu...); hỗ trợ phát triển hai Khu kinh tế cửa khẩu; cung cấp nhân lực, nguyên liệu sản xuất... theo phương thức phát triển từ “nâu” sang “xanh”; nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, thực hiện giảm nghèo bền vững. Phấn đấu đến năm 2020, thị trấn Quảng Hà đạt đô thị loại IV và đến năm 2030 trở thành đô thị loại III.
- Tích cực, chủ động xây dựng tỉnh Quảng Ninh và huyện Hải Hà nói riêng trở thành Khu vực phòng thủ vững chắc về quốc phòng, an ninh và phòng tuyến hợp tác, cạnh tranh kinh tế quốc tế.
3. Vị trí, tính chất:
- Là vùng phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, tập trung vào các lĩnh vực công nghiệp then chốt gắn với thế mạnh về kinh tế biển, trung tâm chế biến nông, lâm, thủy sản phục vụ xuất khẩu theo hướng xây dựng thương hiệu, nâng cao hàm lượng khoa học công nghệ trong sản phẩm và tiêu thụ sản phẩm.
- Cùng với thành phố Móng Cái xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái thành một Khu đô thị lớn Hải Hà – Móng Cái đồng thời xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh bảo đảm chức năng trong tương lai của huyện Hải Hà phát triển thành trung tâm công nghiệp cảng biển, trung tâm dịch vụ cửa khẩu và hậu cần cảng biển, là trung tâm tài chính, thương mại, dịch vụ biên giới và trung tâm hội chợ quốc tế; giữ vai trò là cửa ngõ hợp tác quan trọng giữa Việt Nam với Đông Bắc Á và Đông Nam Á…
- Đến năm 2020, thị trấn Quảng Hà đạt đô thị loại IV và phấn đấu đến năm 2030 trở thành đô thị loại III.
- Là vùng có vị trí quan trọng về kinh tế, chính trị, an ninh quốc phòng phía Đông Bắc Việt Nam.
- Phát triển khu công nghiệp (KCN), cảng biển Hải Hà, khu kinh tế (KKT) cửa khẩu Bắc Phong Sinh để hỗ trợ gắn kết với phát triển của Móng Cái, Đầm Hà, Bình Liêu phát triển sản xuất và chế biến nông sản.
4. Chỉ tiêu dự kiến về quy mô dân số, đất đai, hạ tầng kỹ thuật và xã hội.
a. Quy mô dân số:
- Đến năm 2020: 100.000 người;
- Đến năm 2030: 125.000 người;
- Đến năm 2050: Khoảng từ 250.000 - 300.000 người.
b. Quy mô đất xây dựng: Đất xây dựng đô thị khoảng 12.000 ha; đất nông thôn Khu vực nông thôn khoảng 39.393 ha. Đất ở trong đô thị mới khoảng 900 ha; đất ở nông thôn khoảng 210 ha; đất ở đô thị hiện trạng khoảng 102 ha.
c. Các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật về hạ tầng xã hội, kỹ thuật trong các Khu vực tập trung xây dựng thuộc huyện Hải Hà theo tiêu chí thị trấn Quảng Hà đạt đô thị loại IV và phấn đấu đến năm 2030 trở thành đô thị loại III; có tính đến Khu vực nội thị và ngoại thị trong tương lai.
5. Định hướng phát triển không gian vùng: Vùng huyện Hải Hà phân thành 03 Khu vực phát triển như sau: (1) Khu vực 09 xã, thị trấn nằm trong không gian Khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái; (2) Khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh; (3) Khu vực các xã còn lại. Đảm bảo mô hình phát triển bền vững, đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường thiên nhiên. Đồng thời cần nghiên cứu phương án định hướng phát triển không gian vùng huyện Hải Hà theo hướng: (1) KCN Cảng biển Hải Hà; (2) KKT cửa khẩu Bắc Phong Sinh và vành đai biên giới kết nối với KKT cửa khẩu Hoành Mô, KKT cửa khẩu Móng Cái; (3) Không gian ven đồi núi phía bắc QL 18 và không gian ven biển phía Nam QL18; (4) Không gian biển, đảo... để lựa chọn phương án định hướng phát triển không gian Vùng một cách tối ưu.
6. Định hướng quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật vùng:
- Giao thông: Đề xuất giải pháp phát triển hạ tầng giao thông đáp ứng nhu cầu giao thông tăng cao phù hợp với cấu trúc quy hoạch xây dựng vùng để hỗ trợ và củng cố các chức năng vùng của huyện Hải Hà. Giải pháp quy hoạch các công trình đầu mối và mạng lưới giao thông liên vùng (gồm đường bộ, đường sắt, đường thủy), kết nối hợp lý với các Khu vực khác có liên quan. Hình thành các trục hành lang, trục liên kết nhằm thúc đẩy mạnh sự phát triển kinh tế của vùng. Lưu ý định hướng quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật của vùng gắn kết với Quy hoạch phát triển các tuyến cao tốc Móng Cái – Hạ Long; Hệ thống cảng biển kết nối vùng và Quốc tế.
- San nền:
+ Đề xuất các giải pháp khai thác quỹ đất xây dựng trên cơ sở bảo vệ và tôn trọng cảnh quan, địa hình tự nhiên, đáp ứng được các điều kiện kỹ thuật, đảm bảo an toàn, giữ được bản sắc địa hình mỗi vùng. Ưu tiên các giải pháp khai thác quỹ đất xây dựng từ những quỹ đất còn hoang hóa, hạn chế lấy đất nông nghiệp.
+ Đề xuất các giải pháp phòng tránh các tai biến thiên nhiên, các giải pháp kỹ thuật để kiểm soát lũ, phát triển hệ thống thủy lợi đầu mối, đê, đập... cung cấp nước cho sinh hoạt công nghiệp, nông nghiệp và đặc biệt là đáp ứng yêu cầu phân lũ, thoát lũ trong vùng với đặc thù là vùng ven biển.
- Về thoát nước mưa: Tỷ lệ đường nội thị có cống thoát nước mưa yêu cầu đạt trên 70%, đường ngoại thị đạt tối thiểu 50%.
- Cấp nước:
+ Đề xuất chiến lược cấp nước sạch theo hướng ưu tiên khai thác sử dụng nguồn nước mặt; phương án bảo đảm nguồn nước ổn định, bền vững (xây dựng hồ trữ nước). Xác định chỉ tiêu và tiêu chuẩn thiết kế; dự báo nhu cầu dùng nước; cân đối, đánh giá và lựa chọn nguồn cấp nước; các phương án cấp nước; lựa chọn công nghệ xử lý nước.
+ Đề xuất các giải pháp bảo vệ nguồn nước, phạm vi bảo vệ nguồn nước và nhà máy xử lý.
- Cấp điện: Dự báo nhu cầu phụ tải điện, bao gồm phụ tải điện sinh hoạt, điện công trình công cộng, điện sản xuất. Xác định nguồn cung cấp điện cho vùng huyện Hải Hà. Đề xuất lưới truyền tải và phân phối điện: Lưới truyền tải điện cao áp (220KV và 110KV), lưới phân phối điện trung áp phục vụ Khu vực đô thị và nông thôn.
- Thoát nước thải, quản lý chất thải rắn và nghĩa trang:
+ Xác định và đề xuất lưu vực, hệ thống thoát nước thải đầu mối cho từng Khu vực trong vùng và cho các đô thị chính. Các yêu cầu vệ sinh đối với các loại nước thải sau khi xử lý. Riêng Khu công nghiệp Hải Hà, xây dựng hệ thống nước thải riêng
+ Xác định và đề xuất xử lý chất thải rắn.
- Định hướng bảo vệ môi trường: Phát triển vùng cây xanh - mặt nước sinh thái. Bảo vệ môi trường cảnh quan nông lâm nghiệp và tài nguyên thiên nhiên trong vùng. Định hướng bảo tồn và bảo vệ di sản. Các biện pháp ngăn ngừa, phòng tránh các tai nạn trên biển như sự cố tràn dầu, đổ thải ra biển...
- Quy hoạch xây dựng, quản lý nghĩa trang:
+ Nghiên cứu đề xuất xây dựng nghĩa trang (có thể quy mô cấp vùng - liên đô thị) có công nghệ táng tổng hợp đáp ứng yêu cầu chung của của các đô thị trong vùng; xem xét vị trí xây dựng nghĩa trang tại xã Quảng Thành, huyện Hải Hà.
+ Các xã, cụm dân cư tập trung xây dựng nghĩa trang riêng. Khu dân cư thuộc đồng bào các dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa sẽ hướng dẫn người dân chôn cất theo phong tục tập quán riêng và đảm bảo vệ sinh môi trường.
+ Đối với các nghĩa trang tại Khu vực phát triển hiện hữu, đề xuất giải pháp sử dụng, cải tạo, nâng cấp cải tạo thành các công viên nghĩa trang, dần đóng cửa tiến tới sử dụng nghĩa trang cấp vùng nêu trên.
7. Đề xuất các chương trình, Khu vực, dự án đầu tư phát triển vùng.
- Xác định các mục tiêu, quan điểm xác định lĩnh vực ưu tiên đầu tư.
- Đề xuất các chương trình đầu tư và dự kiến nguồn lực và lộ trình thực hiện.
8. Hồ sơ sản phẩm quy hoạch và khai toán kinh phí, nguồn vốn.
a. Thành phần hồ sơ đồ án quy hoạch thực hiện theo Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24/1/2005 của Chính phủ về quy hoạch xây dựng; Thông tư số 07/2008/TT-BXD ngày 03/4/2008 của Bộ Xây dựng hướng dẫn lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng; Quyết định số 03/2008/QĐ-BXD ngày 31/3/2008 của Bộ Xây dựng và theo các văn bản pháp quy hiện hành.
b. Khái toán kinh phí, nguồn vốn:
- Nguồn vốn: Ngân sách tỉnh.
- Chi phí lập đồ án quy hoạch được xác định cụ thể tại bước lập đồ án quy hoạch trên cơ sở quy định tại Thông tư số 01/2013/TT-BXD ngày 08/02/2013 của Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn xác định, quản lý chi phí quy hoạch xây dựng và quy hoạch đô thị và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại các Văn bản số 2205/TTg-ĐP ngày 29/11/2011, số 547/VPCP-ĐP ngày 02/2/2012 về việc thuê tư vấn nước ngoài lập các quy hoạch của tỉnh Quảng Ninh và Văn bản số 1603/BXD-KTQH ngày 19/9/2012 của Bộ Xây dựng về việc lập QHC xây dựng khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái và vùng kinh tế ven biển Móng Cái - Hải Hà - Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh.
9. Tổ chức thực hiện:
- Cơ quan tổ chức lập quy hoạch (chủ đầu tư): Ủy ban huyện Hải Hà.
- Cơ quan thẩm định, trình phê duyệt: Sở Xây dựng.
- Cơ quan phê duyệt: Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ninh.
- Đơn vị tư vấn dự kiến lập quy hoạch: UBND huyện Hải Hà thực hiện theo quy định hiện hành.
- Thời gian nghiên cứu, hoàn thành, trình duyệt đồ án: Không quá 12 tháng, kể từ ngày nhiệm vụ quy hoạch được UBND tỉnh phê duyệt.
Điều 2. Hội đồng nhân dân tỉnh giao:
- Ủy ban nhân dân tỉnh nghiên cứu, tiếp thu các ý kiến, kiến nghị của các Đại biểu tại kỳ họp bảo đảm theo đúng các nội dung chủ yếu đã được nêu trong Nghị quyết, hoàn chỉnh hồ sơ, phê duyệt Nhiệm vụ Quy hoạch xây dựng vùng huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050 và ngoài 2050 theo quy định, làm cơ sở để triển khai các bước tiếp theo.
- Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban và Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XII, kỳ họp thứ 14 thông qua ngày 31/5/2014 và có hiệu lực kể từ ngày thông qua./.
CHỦ TỊCH
Nguyễn Đức Long | {
"issuing_agency": "Tỉnh Quảng Ninh",
"promulgation_date": "31/05/2014",
"sign_number": "148/NQ-HĐND",
"signer": "Nguyễn Đức Long",
"type": "Nghị quyết"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Van-hoa-Xa-hoi/Ke-hoach-138-KH-UBND-Chien-luoc-phat-trien-thanh-nien-Viet-Nam-Yen-Bai-2012-294500.aspx | Kế hoạch 138/KH-UBND Chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam Yên Bái 2012 | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH YÊN BÁI
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 138/KH-UBND
Yên Bái, ngày 14 tháng 12 năm 2012
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN THANH NIÊN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2012-2020 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH YÊN BÁI
Thực hiện Quyết định số 2474/QĐ-TTg ngày 30 tháng 12 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam giai đoạn 2011-2020, Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng Kế hoạch triển khai, thực hiện Chiến lược phát triển thanh niên trên địa bàn tỉnh Yên Bái với các nội dung như sau:
I. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU
1. Quan điểm
- Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam giai đoạn 2012- 2020 tỉnh Yên Bái là bộ phận cấu thành quan trọng trong nội dung phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Yên Bái giai đoạn 2012 - 2020, góp phần bồi dưỡng, phát huy nhân tố và nguồn lực con người, nhằm mục tiêu xây dựng nguồn nhân lực trẻ có chất lượng cao đáp ứng yêu cầu thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
- Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý, điều hành của chính quyền, kết hợp và phát huy đầy đủ vai trò của gia đình, nhà trường, xã hội và các tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện Chiến lược phát triển thanh niên.
- Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển thanh niên là cơ sở để các sở, ban, ngành, đơn vị, địa phương trong tỉnh xây dựng, ban hành cơ chế, chính sách nhằm chăm lo giáo dục, đào tạo và bồi dưỡng thanh niên.
- Bảo đảm phát huy vai trò tích cực của thanh niên trong việc tổ chức triển khai kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển thanh niên ở các cấp, các ngành.
- Tăng cường và mở rộng hợp tác với các tỉnh để phát triển thanh niên tỉnh Yên Bái ngang tầm với thanh niên tiên tiến khu vực và thế giới.
- Huy động mọi nguồn lực hợp pháp để bảo đảm thực hiện có hiệu quả kế hoạch triển khai thực hiện Chiến lược phát triển thanh niên.
2. Mục tiêu tổng quát
Xây dựng thế hệ thanh niên tỉnh Yên Bái phát triển toàn diện, giàu lòng yêu nước, có đạo đức cách mạng, có ý thức chấp hành pháp luật, ý thức công dân và lý tưởng xã hội chủ nghĩa; có trình độ học vấn, nghề nghiệp và việc làm; có văn hóa, sức khỏe, kỹ năng sống và ý chí vươn lên; xung kích, sáng tạo làm chủ khoa học và công nghệ tiên tiến; hình thành nguồn nhân lực trẻ, có chất lượng cao đáp ứng yêu cầu thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Phát huy vai trò và trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
3. Mục tiêu cụ thể
a) Mục tiêu thứ nhất:
- Giáo dục thanh niên về lòng yêu nước, lý tưởng, đạo đức cách mạng, lối sống, tinh thần tự tôn dân tộc; ý thức chấp hành pháp luật, có trách nhiệm với xã hội, tôn trọng quy ước cộng đồng.
- Tăng cường công tác giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và tuyên truyền phổ biến chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước cho thanh niên.
- Tăng cường phổ biến giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức trách nhiệm của thanh niên đối với bản thân, gia đình và xã hội; kết hợp giáo dục pháp luật với giáo dục đạo đức, xây dựng lối sống văn hóa trong thanh niên.
- Phát động phong trào học tập, tìm hiểu, tổ chức các chương trình hành động nhằm bảo tồn và phát huy những giá trị truyền thống, lịch sử, bản sắc văn hóa dân tộc. Tuyên truyền, phổ biến và giám sát thực hiện Luật Thanh niên và các văn bản khác có liên quan.
- Phát triển các thiết chế văn hóa phục vụ thanh niên; phát huy các nguồn lực xã hội, các kênh thông tin tuyên truyền, báo chí để đẩy mạnh công tác giáo dục; đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, các tụ điểm vui chơi, giải trí lành mạnh đáp ứng yêu cầu của thanh niên.
- Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ chủ chốt phụ trách công tác quản lý nhà nước về thanh niên. Xây dựng tổ chức Đoàn, Hội, Đội vững mạnh, tăng cường giới thiệu những đoàn viên ưu tú cho Đảng.
- Tuyên truyền cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cho lực lượng lao động trẻ.
b) Mục tiêu thứ hai:
- Nâng cao trình độ văn hóa, trình độ ngoại ngữ, chuyên môn, nghiệp vụ, tay nghề và ý thức nghề nghiệp cho thanh niên đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
- Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, chú trọng bồi dưỡng năng lực làm việc độc lập, sáng tạo; kỹ năng thực hành, khả năng lập thân, lập nghiệp của thanh niên.
- Tạo bước đột phá về chất lượng đào tạo nghề để nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, tác phong công nghiệp, kỷ luật lao động cho thanh niên, từng bước hình thành nguồn nhân lực trẻ có chất lượng cao; ưu tiên dạy nghề và tạo việc làm cho thanh niên nông thôn, bộ đội xuất ngũ, thanh niên dân tộc thiểu số, thanh niên khuyết tật.
- Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ và nghiên cứu khoa học phục vụ sản xuất trong thanh niên; đa dạng hóa các hình thức, phương thức học tập, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, tay nghề, kỹ năng mềm cho thanh niên. Có chính sách hỗ trợ các trường học đầu tư trang thiết bị hiện đại nhằm đẩy mạnh ứng dụng khoa học và nghiên cứu khoa học trong học sinh, sinh viên, thanh thiếu niên.
- Tăng cường đầu tư, sửa chữa, nâng cấp các trung tâm dạy nghề trên địa bàn tỉnh; ứng dụng các trang thiết bị, những phát minh khoa học công nghệ vào trong công tác giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề.
- Tiến hành tổ chức các cuộc thi sáng tạo khoa học kỹ thuật trong thanh niên, khuyến khích các lực lượng thanh niên trí thức tham gia công tác nghiên cứu khoa học, tham gia các đề tài, dự án nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ nhằm tạo ra những sáng kiến kỹ thuật để ứng dụng vào thực tiển trong cuộc sống, góp phần phát triển kinh tế xã hội.
c) Mục tiêu thứ ba:
- Đào tạo, bồi dưỡng, bố trí và trọng dụng tài năng trẻ; hình thành đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý trẻ giỏi trong các cơ quan nhà nước và các tổ chức khác.
- Nghiên cứu xây dựng những đề án, chính sách nhằm cụ thể hóa chính sách thu hút sinh viên tốt nghiệp đại học tình nguyện đến công tác tại các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng sâu, vùng xa; nghiên cứu xây dựng chính sách đào tạo cán bộ lãnh đạo, quản lý trẻ trưởng thành từ thực tiễn trong các cơ quan thuộc hệ thống chính trị trên địa bàn tỉnh.
- Triển khai thực hiện và cụ thể hóa chính sách phát hiện, tuyển chọn, đào tạo bồi dưỡng, sử dụng và đãi ngộ cán bộ lãnh đạo, quản lý trẻ, tài năng theo nguyên tắc cạnh tranh công bằng, công khai và minh bạch. Tạo bước đột phá trong việc sử dụng cán bộ lãnh đạo, quản lý trẻ, giỏi.
- Tiến hành khảo sát, phân tích tình hình thanh niên trên địa bàn tỉnh làm cơ sở đề đề xuất, kiến nghị với cấp có thẩm quyền xây dựng chính sách phát triển thanh niên.
- Tổ chức tập huấn kỹ năng, nghiệp vụ về công tác quản lý nhà nước cho đội ngũ cán bộ, công chức trực tiếp theo dõi công tác thanh niên ở các cấp.
d) Mục tiêu thứ tư:
- Giải quyết việc làm, tăng thu nhập, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho thanh niên.
- Tiếp tục thực hiện đề án hỗ trợ dạy nghề và đào tạo việc làm giai đoạn 2008-2015 theo Quyết định 103/2008/QĐ-TTg ngày 21/7/2008 của Thủ tướng Chính phủ và đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ, chú trọng lao động là thanh niên, lồng ghép mục tiêu phát triển thanh niên vào việc thực hiện Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2016.
- Tiếp tục thực hiện tốt công tác lao động xuất khẩu, khai thác thị trường lao động tại một số quốc gia trên thế giới, tổ chức cho thanh niên học nghề theo đúng nhu cầu của các nước cần tuyển dụng; tạo việc làm và tăng thu nhập cho thanh niên; nâng cao nhận thức của thanh niên về nghề nghiệp, việc làm, phát huy tính chủ động của thanh niên trong việc học nghề và tìm kiếm việc làm.
- Phối hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trên địa bàn tỉnh và những tỉnh phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất để nắm bắt được nhu cầu về lao động, từ đó chủ động trong việc đào tạo, giải quyết việc làm.
- Nhân rộng các mô hình thanh niên làm kinh tế hiệu quả, các điển hình sản xuất kinh doanh giỏi, củng cố tổ chức và hoạt động hội, chi hội, doanh nghiệp trẻ nhằm tạo diễn đàn để trao đổi kinh nghiệm kinh doanh. Tiếp tục phát huy phong trào giúp nhau lập nghiệp trong thanh niên.
đ) Mục tiêu thứ năm:
- Nâng cao sức khỏe, thể lực và tầm vóc cho thanh niên; có năng lực tự học, kỹ năng sống để thích ứng với môi trường làm việc.
- Tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả giai đoạn một của đề án tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam, giai đoạn 2011-2013 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 641/QĐ-TTg ngày 28/4/2011.
- Tăng cường quản lý nhà nước đối với hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao, phòng chống tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, văn hóa phản động, đồi trụy, kích động bạo lực; tiếp tục khai thác có hiệu quả nguồn lực xã hội cho các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao; xã hội hóa các hoạt động văn hóa. thể dục, thể thao tạo ra nhiều sân chơi lành mạnh cho thanh niên.
- Đẩy mạnh tuyên truyền, vận động thanh niên thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao, rèn luyện thân thể. Giảm tỷ lệ bệnh tật trong thanh niên, các bệnh do điều kiện môi trường gây ra, các bệnh truyền nhiễm. Tăng cường công tác giáo dục cho thanh niên hiểu biết về HIV/AIDS, từng bước ngăn chặn và đẩy lùi sự lây nhiễm của căn bệnh HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh đặc biện là một số huyện có tỷ lệ lây nhiễm cao.
4. Một số chỉ tiêu chủ yếu
a) Giai đoạn 2012-2015:
- Phấn đấu 65-75% thanh niên nông thôn, đô thị, công nhân trong các doanh nghiệp; 100% thanh niên lực lượng vũ trang, công chức, viên chức, thanh niên học sinh và sinh viên được học Nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước liên quan đến đời sống, việc làm và học tập của thanh niên.
- Giải quyết việc làm cho trên 50% thanh niên, ưu tiên giải quyết việc làm cho thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự, thanh niên tình nguyện, thanh niên dân tộc thiểu số.
- Phấn đấu đến năm 2015, trên 90% thanh niên được tuyên truyền, học tập những nội dung cơ bản của pháp luật về phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội, Luật Phòng, chống ma túy, Luật Giao thông; tham gia vào câu lạc bộ hoặc đội thanh niên tình nguyện tuyên truyền phòng, chống tội phạm tệ nạn xã hội.
- Đến năm 2015, phấn đấu 100% học sinh, sinh viên của các trường chuyên nghiệp, dạy nghề và trên 50% thanh niên đang tìm việc làm được tư vấn nghề nghiệp và giới thiệu việc làm.
b) Giai đoạn 2016-2020:
- Duy trì chỉ tiêu đạt được trong giai đoạn 2012-2015, đồng thời phấn đấu đến năm 2020 đạt được một số chỉ tiêu:
- Đến năm 2020, có 50% thanh niên trong các lực lượng lao động được đào tạo nghề; trên 70% thanh niên nông thôn được hướng dẫn, phổ biến nâng cao năng lực ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất.
- Đến năm 2020, phấn đấu nâng cao các chỉ số về thể lực của thanh niên tỉnh Yên Bái như cân nặng, chiều cao xấp xỉ và bằng với mức bình quân chung trong cả nước.
5. Các giải pháp thực hiện
a) Nâng cao nhận thức về phát triển thanh niên, quán triệt và vận dụng sáng tạo các chủ trương của Đảng, các chương trình, chính sách của Nhà nước về thanh niên trong giai đoạn hiện nay.
- Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức ở tất cả các cấp lãnh đạo từ tỉnh đến cơ sở và trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân về tầm quan trọng và ý nghĩa của Chiến lược phát triển thanh niên; vị trí, vai trò của thanh niên trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra của các cấp ủy Đảng, Chính quyền đối với công tác thanh niên và phát triển thanh niên. Lồng ghép các mục tiêu, chỉ tiêu về phát triển thanh niên trong xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các đơn vị, địa phương; kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện pháp luật về thanh niên.
- Các đơn vị, địa phương tổ chức hội nghị, tiếp xúc, gặp gỡ đối thoại với thanh niên để nắm bắt tình hình và giải quyết những vấn đề đặt ra đối với thanh niên.
- Gia đình, nhà trường và xã hội đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức để thanh niên ý thức về vị trí, vai trò, trách nhiệm của mình nhằm thực hiện tốt quyền, nghĩa vụ công dân của thanh niên.
b) Chính quyền các cấp quan tâm tạo điều kiện hỗ trợ Đoàn Thanh niên đổi mới phương thức hoạt động, bám sát nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội của địa phương, đáp ứng nguyện vọng của thanh niên.
Trong quá trình xây dựng và thực hiện nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm hoặc nhiệm kỳ của chính quyền, các ngành, các cấp cần lồng ghép các chỉ tiêu phát triển thanh niên. Bổ sung chỉ tiêu phát triển thanh niên trong việc cụ thể hóa các chương trình mục tiêu trên địa bàn mình.
c) Xã hội hóa, huy động các nguồn lực đầu tư cho phát triển thanh niên:
- Nhà nước đầu tư ngân sách bảo đảm cho phát triển thanh niên; khuyến khích, huy động các nguồn lực xã hội, thu hút các nguồn vốn từ nước ngoài cho phát triển thanh niên.
- Khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia đầu tư xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao, bệnh viện phục vụ nhu cầu chính đáng của thanh niên. Khuyến khích và huy động các nguồn lực cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ. Thành lập và quản lý tốt hoạt động của các loại quỹ khuyến khích, hỗ trợ thanh niên.
- Khuyến khích các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho thanh niên.
- Phối hợp giữa các cấp chính quyền, các ngành, Mặt trận Tổ quốc, các đơn vị lực lượng vũ trang, các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, gia đình trong công tác thanh niên dưới sự lãnh đạo của Đảng để đẩy mạnh xã hội hoá công tác thanh niên.
d) Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về thanh niên và công tác thanh niên
- Bồi dưỡng và nâng cao nhận thức của thanh niên về công tác đối ngoại của Đảng, Nhà nước theo tinh thần độc lập, tự chủ, hợp tác, phát triển, đa phương hóa góp phần bảo vệ hòa bình, tiến bộ xã hội.
- Đẩy mạnh quan hệ hợp tác với các nước, các tổ chức quốc tế về quản lý nhà nước đối với công tác thanh niên, trao đổi kinh nghiệm xây dựng, thực hiện chính sách đối với thanh niên. Tranh thủ nguồn lực của các tổ chức quốc tế cho phát triển thanh niên và công tác thanh niên.
- Tạo điều kiện để Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, các tổ chức thanh niên do Đoàn Thanh niên làm nòng cốt mở rộng quan hệ giao lưu, hợp tác với các tổ chức thanh niên trong khu vực và thế giới. Phát huy vai trò của tổ chức Đoàn trong công tác thông tin, tuyên truyền vận động thanh niên và người Việt Nam ở nước ngoài hướng về xây dựng đất nước.
- Tạo điều kiện để học sinh, sinh viên và người lao động Việt Nam ở nước ngoài trong độ tuổi thanh niên thường xuyên được học tập, quán triệt chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của nước ta.
đ) Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện bộ máy quản lý nhà nước về thanh niên đủ năng lực để tổ chức thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.
- Hoàn thiện thể chế quản lý nhà nước về công tác thanh niên; kiện toàn tổ chức bộ máy làm công tác thanh niên, xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác thanh niên, đội ngũ cán bộ đoàn các cấp có phẩm chất đạo đức, trình độ và năng lực ngang tầm với nhiệm vụ được giao.
- Tăng cường xây dựng và thực hiện cơ chế phối hợp giữa các sở, ban, ngành và giữa cơ quan quản lý nhà nước với Đoàn Thanh niên nhằm thực hiện có hiệu quả cơ chế phối hợp đa ngành trong việc thực hiện Chiến lược phát triển thanh niên và phát huy vai trò của đoàn viên, thanh niên xung kích phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc.
- Thường xuyên đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, công chức chuyên trách và những người không chuyên trách làm công tác thanh niên và công tác quản lý nhà nước về thanh niên.
- Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong việc thực hiện chính sách, pháp luật đối với thanh niên và công tác thanh niên.
e) Phát huy vai trò của Mặt trận, đoàn thể nhân dân và toàn xã hội trong việc chăm lo giáo dục, đào tạo và phát triển thanh niên.
- Phát huy vai trò của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và các tổ chức thanh niên do Đoàn Thanh niên làm nòng cốt tham gia thực hiện Chiến lược phát triển thanh niên. Thông qua các cuộc vận động, các phong trào hành động nhằm xây dựng các gương tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến để giáo dục và tự giáo dục rèn luyện thanh niên.
- Khuyến khích các trung tâm dịch vụ việc làm, cơ sở dạy nghề của các tổ chức, cá nhân đẩy mạnh công tác hướng nghiệp, dạy nghề và giải quyết việc làm cho thanh niên.
- Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phối hợp chặt chẽ với chính quyền các cấp, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể, các cơ quan, đơn vị nhằm đa dạng hóa các hình thức, phương pháp tuyên truyền, giáo dục của thanh niên trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình.
- Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát của Hội đồng nhân dân, Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể các cấp đối với việc triển khai thực hiện Chiến lược phát triển thanh niên.
II. TỔ CHỨC, THỰC HIỆN
1. Các đơn vị, địa phương căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của đơn vị mình trên cơ sở Chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam, Kế hoạch phát triển thanh niên của Bộ, ngành, Chương trình phát triển thanh niên tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2012-2020, xây dựng Kế hoạch tổ chức thực hiện tại các đơn vị, địa phương mình.
Thời gian xây dựng Kế hoạch tổ chức thực hiện Chương trình phát triển thanh niên tại đơn vị, địa phương chậm nhất đến ngày 29/02/2013 phải hoàn thành.
2. Các đơn vị, địa phương có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ, chủ động đề xuất các nội dung, công việc cụ thể theo chức năng nhiệm vụ liên quan, cùng với cơ quan chủ trì thực hiện hoàn thành mục tiêu đề ra, thực hiện chế độ báo cáo kết quả triển khai gửi Sở Nội vụ tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh trước ngày 01 tháng 12 hàng năm.
3. Sở Nội vụ chủ trì, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh đôn đốc, hướng dẫn việc tổ chức, triển khai thực hiện các nội dung tại Kế hoạch này. Rà soát, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung chính sách đối với thanh niên cho phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương;
- Làm đầu mối giúp Ủy ban nhân dân tỉnh đôn đốc, kiểm tra các sở, ban, ngành trong việc xây dựng, lồng ghép các mục tiêu, chỉ tiêu của kế hoạch triển khai chiến lược khi xây dựng quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án phát triển kinh tế - xã hội hàng năm và các năm tiếp theo;
- Hàng năm chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan định kỳ kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, đề xuất tháo gỡ các vướng mắc, khó khăn, xem xét kết quả thực hiện với công tác thi đua - khen thưởng của các cơ quan, đơn vị; tổ chức sơ kết việc triển khai, thực hiện Chiến lược vào cuối năm 2015 và tổng kết vào cuối năm 2020.
4. Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan ưu tiên, huy động các nguồn lực trong và ngoài nước để đầu tư phát triển thanh niên và thực hiện Chiến lược phát triển thanh niên.
5. Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư bố trí ngân sách để thực hiện các chương trình, dự án về phát triển thanh niên theo đề xuất của các cơ quan được giao chủ trì; hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra việc sử dụng kinh phí thực hiện các chương trình, dự án về phát triển thanh niên đã được phê duyệt theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các quy định pháp luật khác có liên quan.
6. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành lồng ghép mục tiêu, giải pháp của chiến lược phát triển thanh niên vào chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2020, chiến lược phát triển thể dục, thể thao đến năm 2020; quy hoạch mạng lưới các thiết chế văn hóa cho thanh thiếu niên.
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các hoạt động văn hóa và du lịch nhằm ngăn chặn văn hóa độc hại đối với thanh thiếu niên. Đẩy mạnh cuộc vận động xây dựng nếp sống văn hóa ở cơ sở. Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về truyền thống văn hóa, lịch sử, con người tỉnh Yên Bái.
7. Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ hướng dẫn, chỉ đạo các cơ quan thông tin, truyền thông đẩy mạnh và đổi mới hoạt động thông tin, truyền thông về chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan tới thanh niên; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các hoạt động thông tin, báo chí, xuất bản liên quan đến thanh niên; xử lý nghiêm những hành vi xuất bản, phát hành các ấn phẩm, sản phẩm, thông tin có nội dung xấu ảnh hưởng tiêu cực đến thanh niên.
8. Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan giáo dục nâng cao nhận thức của thanh niên về tình hình trong nước, thế giới và những vấn đề mà các thế lực thù địch đã và đang lợi dụng thanh niên để chống phá đất nước; nghiên cứu, đề xuất chính sách dạy nghề và giải quyết việc làm đối với thanh niên hoàn thành nghĩa vụ.
9. Công an tỉnh chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan xây dựng và triển khai thực hiện các hoạt động phòng chống ma túy, tội phạm trong thanh, thiếu niên.
10. Các sở, ban, ngành còn lại, xây dựng, lồng ghép các mục tiêu, quan điểm và giải pháp của Chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam, các Chương trình, Kế hoạch của Bộ, ngành dọc và Chương trình phát triển thanh niên tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2012-2020 trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch, chương trình, đề án phát thanh niên hàng năm, 5 năm và 10 năm.
Thực hiện các nội dung đã được phân công tại Quyết định số 607/QĐ-UBND ngày 17 tháng 6 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái về Ban hành Chương trình phát triển thanh niên tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2012-2020 và phụ lục kèm theo Chương trình;
Lập dự toán kinh phí hoạt động thực hiện Chương trình phát triển thanh niên của ngành gửi Sở Nội vụ tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định.
11. Ban Dân tộc tỉnh chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ và các sở, ngành, địa phương liên quan tổ chức tuyên truyền, phổ biến giáo dục, vận động thực hiện chính sách, pháp luật về thanh niên cho đồng bào dân tộc thiểu số.
12. Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Báo Yên Bái và các cơ quan thông tin đại chúng tăng thời lượng phát sóng, số lượng bài viết, định hướng tuyên truyền, giáo dục thanh niên về lý tưởng, ý thức công dân, kỹ năng sống và đẩy mạnh tuyên truyền tổ chức, triển khai thực hiện Chiến lược phát triển thanh niên.
13. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh các cấp và các tổ chức thành viên khác của Mặt trận Tổ quốc trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình, tham gia tổ chức triển khai Chiến lược; đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về phát triển thanh niên trong tổ chức mình; tham gia kiểm tra, giám sát thực hiện chính sách, pháp luật đối với thanh niên.
14. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, căn cứ các nội dung tại kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện tại địa phương; xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch hàng năm, 5 năm và 10 năm về phát triển thanh niên phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Phát huy tính sáng tạo, chủ động, tích cực trong việc huy động nguồn lực để thực hiện kế hoạch thực hiện Chiến lược; lồng ghép có hiệu quả mục tiêu của kế hoạch thực hiện Chiến lược với các chiến lược khác có liên quan trên địa bàn;
Bố trí cán bộ, công chức làm công tác thanh niên ở địa phương; đẩy mạnh phối hợp liên ngành, đặc biệt việc lồng ghép các vấn đề về phát triển thanh niên trong công tác hoạch định chính sách phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương;
Kinh phí triển khai thực hiện ở cấp nào do ngân sách cấp đó bảo đảm và thực hiện lồng ghép với các chương trình khác của tỉnh.
Thành viên Ban Chỉ đạo tỉnh căn cứ Kế hoạch đôn đốc, kiểm tra thực hiện theo lĩnh vực, địa phương được phân công phụ trách, định kỳ cuối tháng mỗi quý báo cáo kết quả về Ban Chỉ đạo tỉnh (qua Sở Nội vụ tổng hợp).
Trên đây là Kế hoạch thực hiện Chiến lực phát triển thanh niên Việt Nam giai đoạn 2012-2020 trên địa bàn tỉnh Yên Bái. Trong quá trình triển khai thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc yêu cầu các cơ quan, đơn vị phản ánh bằng văn bản về Sở Nội vụ để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, chỉ đạo./.
Nơi nhận:
- Bộ Nội vụ;
- TT. Tỉnh uỷ;
- TT. HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành đoàn thể thuộc tỉnh;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Cổng thông tin điện tử tỉnh;
- Lưu: VT, NC.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Phạm Duy Cường | {
"issuing_agency": "Tỉnh Yên Bái",
"promulgation_date": "14/12/2012",
"sign_number": "138/KH-UBND",
"signer": "Phạm Duy Cường",
"type": "Kế hoạch"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Quyet-dinh-657-QD-UBND-2021-luu-tru-ho-so-thu-tuc-hanh-chinh-Trung-tam-hanh-chinh-cong-Hau-Giang-472753.aspx | Quyết định 657/QĐ-UBND 2021 lưu trữ hồ sơ thủ tục hành chính Trung tâm hành chính công Hậu Giang | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HẬU GIANG
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 657/QĐ-UBND
Hậu Giang, ngày 02 tháng 4 năm 2021
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY CHẾ LƯU TRỮ HỒ SƠ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH VÀ CON DẤU THỨ HAI TẠI TRUNG TÂM PHỤC VỤ HÀNH CHÍNH CÔNG TỈNH HẬU GIANG
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HẬU GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Nghị định số 01/2013/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lưu trữ;
Căn cứ Nghị định số 99/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về quản lý và sử dụng con dấu;
Căn cứ Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính;
Căn cứ Nghị định số 30/2020/NĐ-CP ngày 05 tháng 3 năm 2020 của Chính phủ về công tác văn thư;
Căn cứ Nghị định số 45/2020/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ về thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử;
Căn cứ Quyết định số 1496/QĐ-UBND ngày 21 tháng 8 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang về thành lập Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Hậu Giang;
Theo đề nghị của Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh và Giám đốc Sở Nội vụ.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế lưu trữ hồ sơ thủ tục hành chính và con dấu thứ hai tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Hậu Giang.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh, Giám đốc Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Hậu Giang và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- TT:TU, HĐND tỉnh;
- Lưu: VT, TTPVHCC.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Đồng Văn Thanh
QUY CHẾ
LƯU TRỮ HỒ SƠ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH VÀ CON DẤU THỨ HAI TẠI TRUNG TÂM PHỤC VỤ HÀNH CHÍNH CÔNG TỈNH HẬU GIANG
(Ban hành kèm theo Quyết định số ...../QĐ-UBND ngày..... tháng .... năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chế này quy định về công tác lưu trữ hồ sơ thủ tục hành chính (TTHC) và quản lý, sử dụng con dấu thứ hai tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh (Trung tâm).
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Quy chế này áp dụng cho các sở, ban, ngành có thực hiện giải quyết TTHC tại Trung tâm và tất cả công chức, viên chức (CCVC) đang làm việc tại Trung tâm.
Chương II
QUẢN LÝ, SỬ DỤNG CON DẤU THỨ HAI
Điều 3. Quản lý và sử dụng con dấu thứ hai
1. Các sở, ban, ngành có trách nhiệm phân công CCVC biệt phái quản lý, sử dụng con dấu thứ hai tại Trung tâm theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.
2. Con dấu phải được quản lý, cất giữ tại phòng làm việc ở Trung tâm; CCVC biệt phái được phân công đóng dấu không được mang dấu ra khỏi khu vực đóng dấu hoặc tự ý giao con dấu cho người khác sử dụng khi không có sự chỉ đạo bằng văn bản của Thủ trưởng đơn vị chủ quản hoặc người có thẩm quyền. Việc bàn giao con dấu của cơ quan phải lập thành biên bản.
3. Chỉ đóng dấu đối với văn bản liên quan đến việc giải quyết TTHC của các sở, ban, ngành tại Trung tâm.
4. Dấu đóng phải rõ ràng, ngay ngắn, đúng chiều và dùng đúng mực dấu quy định.
5. Tuyệt đối không được đóng dấu khống chỉ.
6. Không đóng dấu đối với các văn bản ký vượt thẩm quyền, các bản sao có chữ ký không rõ ràng.
7. Tuân thủ các quy định của pháp luật về đóng dấu văn bản.
Chương III
LƯU TRỮ HỒ SƠ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
Điều 4. Nội dung và yêu cầu đối với hồ sơ
1. Nội dung việc lập hồ sơ: dựa vào Danh mục hồ sơ yêu cầu của TTHC, CCVC biệt phái lập hồ sơ công việc gồm các bước sau:
a) Mở hồ sơ.
b) Thu thập, cập nhật văn bản, tài liệu vào hồ sơ.
c) Kết thúc hồ sơ.
2. Yêu cầu đối với hồ sơ được lập:
a) Hồ sơ được lập phải phản ánh đúng với yêu cầu của TTHC.
b) Văn bản, tài liệu thu thập vào hồ sơ phải liên quan chặt chẽ với nhau phản ánh đúng trình tự diễn biến của sự việc hay trình tự giải quyết công việc.
c) Hồ sơ lưu trữ phải được đảm bảo an toàn.
d) Chỉ lưu trữ hồ sơ liên quan đến việc giải quyết TTHC của các sở, ban ngành tại Trung tâm.
3. Lưu trữ hồ sơ, kết quả giải quyết TTHC điện tử
Hồ sơ, kết quả điện tử được lưu trữ trên Hệ thống Một cửa điện tử tỉnh. Việc lưu trữ hồ sơ, kết quả điện tử có giá trị pháp lý như lưu trữ hồ sơ, kết quả giải quyết TTHC dạng văn bản giấy nếu đáp ứng đầy đủ các yêu cầu theo quy định.
Điều 5. Thời hạn và thủ tục bàn giao hồ sơ về sở, ban, ngành
1. Tùy theo số lượng hồ sơ và điều kiện cơ sở vật chất tại Trung tâm, CCVC biệt phái có thể chuyển hồ sơ lưu trữ về cơ quan chủ quản theo thời gian phù hợp. Khi CCVC biệt phái được điều động, bố trí công tác khác thì phải tiến hành bàn giao con dấu, hồ sơ lưu trữ theo quy định.
2. Thủ trưởng các sở, ban, ngành chủ trì, phối hợp với Trung tâm chỉ đạo tổ chức việc bàn giao hồ sơ, tài liệu; thủ tục bàn giao phải lập bằng văn bản và được xác nhận của Thủ trưởng đơn vị.
Chương IV
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 6. Trách nhiệm thi hành
1. CCVC biệt phái làm việc tại Trung tâm chịu trách nhiệm thực hiện Quy chế này.
2. Thủ trưởng các sở, ban, ngành có trách nhiệm tổ chức quán triệt, kiểm tra, đôn đốc để CCVC biệt phái làm việc tại Trung tâm thực hiện nghiêm Quy chế này. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, kịp thời phản ánh về Trung tâm để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, giải quyết.
3. Trung tâm chịu trách nhiệm theo dõi việc chấp hành Quy chế này; tổng hợp các khó khăn, vướng mắc và đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh giải quyết kịp thời trong quá trình triển khai thực hiện./. | {
"issuing_agency": "Tỉnh Hậu Giang",
"promulgation_date": "02/04/2021",
"sign_number": "657/QĐ-UBND",
"signer": "Đồng Văn Thanh",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bat-dong-san/Quyet-dinh-901-QD-UBND-2016-Phe-duyet-Ke-hoach-dinh-gia-dat-cu-the-Tuy-Hoa-Phu-Yen-332204.aspx | Quyết định 901/QĐ-UBND 2016 Phê duyệt Kế hoạch định giá đất cụ thể Tuy Hòa Phú Yên | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH PHÚ YÊN
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 901/QĐ-UBND
Phú Yên, ngày 27 tháng 4 năm 2016
QUYẾT ĐỊNH
V/V PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH ĐỊNH GIÁ ĐẤT CỤ THỂ NĂM 2016 TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ TUY HÒA
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Đất đai ngày 29/11/2013;
Căn cứ Nghị định Chính phủ số 44/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014, quy định về giá đất;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 04/2007/TTLT-BTNMT-BTC ngày 27/02/2007 của Bộ Tài chính và Bộ Tài nguyên và Môi trường về hướng dẫn lập dự toán công tác đo đạc bản đồ và quản lý đất đai;
Căn cứ các Thông tư của Bộ Tài nguyên và Môi trường số 36/2014/TT-BTNMT ngày 30/6/2014, quy định chi tiết phương pháp định giá đất; xây dựng, điều chỉnh bảng giá đất; định giá đất cụ thể và tư vấn xác định giá đất; số 02/2015/TT-BTNMT ngày 27/01/2015, quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP và Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ; số 20/2015/TT-BTNMT ngày 27/4/2015, ban hành định mức kinh tế-kỹ thuật để lập dự toán ngân sách nhà nước phục vụ công tác định giá đất;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường (tại Tờ trình số 227/TTr-STNMT ngày 25/4/2016); đề nghị của UBND thành phố Tuy Hòa (tại Tờ trình số 56/TTr-UBND ngày 25/3/2016) và hồ sơ kèm theo,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch định giá đất cụ thể năm 2016 trên địa bàn thành phố Tuy Hòa, cụ thể như sau:
1. Trường hợp không thuê tổ chức tư vấn thực hiện mà giao các cơ quan Nhà nước thực hiện:
1.1. Trường hợp cần định giá đất cụ thể: 15 công trình, dự án:
(Chi tiết tại Phụ lục 01 kèm theo Quyết định này)
Lý do không thuê tổ chức tư vấn thực hiện: Các công trình, dự án có quy mô nhỏ, một số công trình, dự án chỉ có một loại đất nông nghiệp giống trường hợp đã thuê tổ chức tư vấn thực hiện trên cùng một địa bàn cấp xã nên việc xác định giá đất sẽ thuận lợi; đồng thời nhằm rút ngắn thời gian thực hiện, đảm bảo tiến độ bồi thường, giải phóng mặt bằng, giao đất thực hiện dự án; tiết kiệm ngân sách Nhà nước.
1.2. Triển khai thực hiện:
- Kinh phí thực hiện: Theo quy định tại Thông tư số 74/2015/TT-BTC ngày 15/5/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn lập dự toán, sử dụng và thanh quyết toán kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
- Biện pháp thực hiện:
+ UBND thành phố Tuy Hòa thực hiện theo quy định pháp luật hiện hành và hướng dẫn của Sở Tài nguyên và Môi trường.
+ Sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ của UBND thành phố Tuy Hòa, Sở Tài nguyên và Môi trường trình Hội đồng thẩm định giá đất cụ thể, hoàn thiện hồ sơ trình UBND tỉnh quyết định giá đất cụ thể theo quy định.
2. Trường hợp thuê tổ chức tư vấn thực hiện:
2.1. Trường hợp cần định giá đất cụ thể: 11 công trình/dự án:
(Chi tiết tại Phụ lục 02 kèm theo Quyết định này)
2.2. Tổ chức tư vấn: Việc thuê tổ chức tư vấn thực hiện định giá đất phải có đủ các điều kiện hoạt động tư vấn xác định giá đất theo quy định pháp luật.
2.3. Triển khai thực hiện:
a) UBND thành phố Tuy Hòa thực hiện theo quy định pháp luật hiện hành và hướng dẫn của Sở Tài nguyên và Môi trường.
b) Sở Tài nguyên và Môi trường thuê tổ chức tư vấn để thực hiện định giá đất cụ thể, trình Hội đồng thẩm định, trình UBND tỉnh phê duyệt theo quy định.
c) Tổng kinh phí thực hiện: 456.127.000 đồng. Trong đó:
- Kinh phí thực hiện định giá đất để tính tiền bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất: 126.652.000 đồng; nguồn kinh phí thực hiện theo quy định tại Thông tư số 74/2015/TT-BTC ngày 15/5/2015 của Bộ Tài chính và Quyết định số 01/2016/QĐ-UBND ngày 12/01/2016 của UBND tỉnh.
- Kinh phí thực hiện định giá đất đối với các trường hợp còn lại (trừ trường hợp tính tiền bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất): 338.475.000 đồng, từ nguồn ngân sách tỉnh.
Điều 2. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các sở: Tài nguyên và Môi trường, Tài chính, Xây dựng; Cục trưởng Cục Thuế tỉnh; Chủ tịch UBND thành phố Tuy Hòa và Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này kể từ ngày ký./.
Nơi nhận:
- Như Điều 2;
- CT, PCT UBND tỉnh;
- Lưu: VT, Hg, T0, HgAQD
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Chí Hiến
PHỤ LỤC 01
DANH MỤC CÔNG TRÌNH/DỰ ÁN ĐỊNH GIÁ ĐẤT CỤ THỂ NĂM 2016 TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ TUY HÒA
(các trường hợp giao các cơ quan Nhà nước thực hiện)
(Kèm theo Quyết định số 901/QĐ-UBND ngày 27/4/2016 của UBND tỉnh)
TT
Trường hợp cần định giá đất cụ thể
Địa điểm dự án/công trình
Dự kiến diện tích (m2)
Mục đích định giá đất cụ thể
Thời gian thực hiện
1
Công trình: Khu phức hợp biển và Công viên nước Long Thủy, thành phố Tuy Hòa
- Loại đất: Đất nông nghiệp
Xã An Phú
95.687,1
Để tính tiền bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất
Quý II/2016
2
Dự án: Khu dịch vụ Khách sạn nhà hàng Nam Hải
- Loại đất: Đất nông nghiệp
Phường 5
2.555,9
3
Dự án: Xây dựng các tuyến đường cơ động vào các khu bố trí đóng quân của Quân chủng Hải quân tại Phú Yên
- Loại đất: Đất ở, đất phi nông nghiệp không phải là đất ở và đất nông nghiệp
Xã Bình Kiến, An Phú
1.597,8
4
Dự án: Xây dựng Trụ sở làm việc của Bảo hiểm xã hội Phú Yên
- Loại đất: Đất nông nghiệp
Phường 5
3.200
Quý III/2016
5
Công trình: Đường cứu hỏa khu phố N, Phường 7, Tp Tuy Hòa
- Loại đất: Đất ở
Phường 7
483
Quý II/2016
6
Công trình: Nâng cấp đường Lương Thế Vinh
- Loại đất: Đất ở
Phường 8
633
7
Công trình: Xây dựng đường số 8 (đoạn Lê Thành Phương, đường quy hoạch số 1 và Khu dân cư phía Nam đường số 8)
- Loại đất: Đất ở
Phường 8
7.200
8
Công trình: Doanh trại Ban chỉ huy Quân sự thành phố
- Loại đất: Đất ở và đất nông nghiệp
Phường 8
14.703,1
9
Dự án: Tiểu công viên thanh thiếu niên Tp Tuy Hoà (giai đoạn 2, 3)
- Loại đất: Đất nông nghiệp
Phường 5
15.500
10
Dự án Khu du lịch Sunrise, các đảo
- Loại đất: Đất nông nghiệp
Xã An Phú, Tp Tuy Hòa và An Chấn, huyện Tuy An
300.000
Năm 2016
11
Dự án: Khu dân cư phường Phú Thạnh
Phường Phú Thạnh
2.350
Để làm căn cứ xác định giá khởi điểm đấu giá QSDĐ khi Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất
Quý II/2016
12
Khu đất thu hồi của trường tiểu học Nguyễn Kim Vang (cũ) tại thôn Phú Vang, xã Bình Kiến
Xã Bình Kiến
1.350
13
01 lô đất ở giáp đường Ngô Quyền
Phường 5
40
14
Dự án: Trung tâm thương mại và Showroom ôtô Dũng Tiến
Phường 7
12.900
Để làm căn cứ xác định giá khởi điểm đấu giá QSDĐ khi Nhà nước cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần
Năm 2016
15
Công trình: Trụ sở làm việc của Công ty Cổ phần In thương mại Phú Yên tại 396 đại lộ Hùng Vương, Phường 7, thành phố Tuy Hòa
Phường 7
6.547
Để làm căn cứ xác định đơn giá thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm
Quý II/2016
PHỤ LỤC 02
DANH MỤC CÔNG TRÌNH/DỰ ÁN ĐỊNH GIÁ ĐẤT CỤ THỂ NĂM 2016 TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ TUY HÒA
(các trường hợp thuê tổ chức tư vấn thực hiện)
(Kèm theo Quyết định số ...../QĐ-UBND ngày ..../4/2016 của UBND tỉnh)
TT
Danh mục công trình/dự án
Thông tin về Thửa đất/Khu đất cần định giá
Dự kiến thời gian cần thực hiện việc định giá đất
Chi phí trong đơn giá
(đồng)
Chi phí ngoài đơn giá (đồng)
Tổng kinh phí thực hiện định giá đất
(đồng)
Địa điểm dự án/công trình
Diện tích
(m2)
Thời hạn sử dụng
Chi phí kiểm tra, nghiệm thu
Chi phí thu nhập chịu thuế tính trước
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
(6)
(7)
(8)
(9)=(7)x5,5%
(10)=7+8+9
I
Tính tiền bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất
116.033.000
4.237.000
6.382.000
126.652.000
1
Dự án: Đầu tư xây cầu bắt qua suối nối liền thôn Phú Liên, xã An Phú với thôn Phú Mỹ, xã An Thọ, huyện Tuy An
- Loại đất: Đất nông nghiệp
Xã An Phú
3.500
Như sử dụng lâu dài
Quý II/2016
14.298.000
520.000
786.000
15.604.000
2
Dự án: Bệnh viện Điều dưỡng và phục hồi chức năng tỉnh Phú Yên
Xã An Phú
3.981,80
Quý II/2016
27.443.000
998.000
1.510.000
29.951.000
- Đất ở tại nông thôn
1.200
Lâu dài
13846000
504000
762.000
15.112.000
- Đất nông nghiệp
2.781,80
Như sử dụng lâu dài
13.597.000
494.000
748.000
14.839.000
3
Dự án: Thao trường huấn luyện cụm phường, xã-thành phố Tuy Hòa
- Loại đất: Đất nông nghiệp
Xã Bình Kiến
50.162,3
Như sử dụng lâu dài
Quý II/2016
27.799.000
1.018.000
1.529.000
30.346.000
4
Dự án: Đường Điện Biên Phủ (đoạn từ đường Hùng Vương đến đường Nguyễn Trãi) và đường Nguyễn Trãi (đoạn đường Nguyễn Huệ đến đường Trần Phú)
Phường 5
33.072,50
Quý II/2016
46.493.000
1.701.000
2.557.000
50.751.000
- Đất ở tại đô thị
8.850,50
Lâu dài
24.656.000
903.000
1.356.000
26.915.000
- Đất nông nghiệp
24.222
Như sử dụng lâu dài
21.837.000
798.000
1.201.000
23.836.000
II
Giá khởi điểm để đấu giá QSDĐ khi Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất
83.530.000
3.055.000
4.593.000
91.178.000
1
Ô phố L Khu tái định cư phục vụ dự án đô thị Nam Tuy Hòa
- Loại đất: Đất ở tại đô thị
Phường Phú Đông
6.550
Lâu dài
Quý II/2016
22.820.000
835.000
1.255.000
24.910.000
2
Dự án: khép kín khu dân cư đường Điện Biên Phủ
- Loại đất: Đất ở tại đô thị
Phường 5
8.000
Lâu dài
Quý III/2016
24.044.000
881.000
1.322.000
26.247.000
3
Dự án: Khu dân cư số 47 Nguyễn Trung Trực
- Loại đất: Đất ở tại đô thị
Phường 8
4.700
Lâu dài
Quý II/2016
21.189.000
775.000
1.165.000
23.129.000
4
08 lô đất thuộc Khu nhà ở BCH Quân sự tỉnh
- Loại đất: Đất ở tại đô thị
Phường Phú Đông
800
Lâu dài
Quý II/2016
15.477.000
564.000
851.000
16.892.000
III
Tính tiền thuê đất đối với trường hợp Nhà nước cho thuê đất không thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất (giá trị của Thửa đất/Khu đất tính theo giá đất trong Bảng giá đất từ 20 tỷ trở lên)
226.513.000
8.326.000
12.458.000
247.297.000
1
Công trình: Trụ sở và Nhà máy sản xuất của Chi nhanh Công ty Cổ phần Bia Sài Gòn-Miền Trung tại Phú Yên
- Loại đất: Đất phi nông nghiệp không phải là đất ở
Phường 8
24.230
Quý II/2016
32.069.000
1.178.000
1.764.000
35.011.000
2
Khu du lịch sinh thái Sao Việt (Khu du lịch sinh thái biển Sao Mai) tại xã An Phú, thành phố Tuy Hòa
Xã An Phú
201.611,30
Năm 2016
71.951.000
2.641.000
3.957.000
78.549.000
- Đất phi nông nghiệp không phải là đất ở
37.802,1
34.860.000
1.281.000
1.917.000
38.058.000
- Đất nông nghiệp
163.809,2
37.091.000
1.360.000
2.040.000
40.491.000
3
Khu du lịch liên hợp cao cấp NewCity Việt Nam (diện tích 122,52ha tại khu vực xã An Phú)
Xã An Phú
1.225.200
Năm 2016
122.493.000
4.507.000
6.737.000
133.737.000
- Đất phi nông nghiệp không phải là đất ở
245.040,00
59.979.000
2.210.000
3.299.000
65.488.000
- Đất nông nghiệp
980.160,00
62.514.000
2.297.000
3.438.000
68.249.000
TỔNG CỘNG (I + II + III)
426.076.000
15.618.000
23.433.000
465.127.000
* Ghi chú:
+ Đối với Khu du lịch sinh thái Sao Việt (Khu du lịch sinh thái biển Sao Mai) diện tích 20,16113ha tại xã An Phú, thành phố Tuy Hòa chỉ thực hiện công tác xác định giá đất cụ thể sau khi Quy hoạch xây dựng chi tiết (Phân khu chức năng sử dụng đất) được Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
+ Khu du lịch liên hợp cao cấp NewCity Việt Nam (diện tích 122,52ha tại khu vực xã An Phú) chỉ thực hiện công tác xác định giá đất cụ thể sau khi có quyết định chuyển mục đích và Quy hoạch xây dựng chi tiết (Phân khu chức năng sử dụng đất) được Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. | {
"issuing_agency": "Tỉnh Phú Yên",
"promulgation_date": "27/04/2016",
"sign_number": "901/QĐ-UBND",
"signer": "Nguyễn Chí Hiến",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Cong-nghe-thong-tin/Quyet-dinh-1040-QD-UBND-2018-danh-gia-muc-do-ung-dung-Cong-nghe-thong-tin-An-Giang-381980.aspx | Quyết định 1040/QĐ-UBND 2018 đánh giá mức độ ứng dụng Công nghệ thông tin An Giang | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH AN GIANG
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 1040/QĐ-UBND
An Giang, ngày 11 tháng 5 năm 2018
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CỦA CƠ QUAN NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH AN GIANG
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định 64/2007/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước;
Căn cứ Quyết định số 2342/QĐ-BTTTT ngày 18 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông về Phê duyệt phương pháp đánh giá mức độ ứng dụng công nghệ thông tin của cơ quan nhà nước;
Căn cứ Quyết định số 2392/QĐ-BTTTT ngày 25 tháng 12 năm 2017 của Bộ Thông tin và Truyền thông về Ban hành bộ tiêu chí và phương pháp đánh giá mức độ Chính quyền điện tử cấp xã và cấp huyện;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tại Tờ trình số 29/TTr-STTTT ngày 2 tháng 5 năm 2018.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Phương pháp đánh giá mức độ ứng dụng Công nghệ thông tin của cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh An Giang.
Điều 2. Giao Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với các sở, ngành; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tổ chức triển khai, theo dõi, tổng hợp và định kỳ báo cáo kết quả đánh giá mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước cho Ủy ban nhân dân tỉnh.
Điều 3. Trách nhiệm Thủ tưởng các sở, ngành cấp tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, thị xã, thành phố.
1. Chỉ đạo thực hiện khảo sát, cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời các số liệu báo cáo về mức độ Chính quyền điện tử hàng năm;
2. Phối hợp và tạo điều kiện để Sở Thông tin và Truyền thông tiến hành thẩm tra, xác minh số liệu báo cáo.
3. Chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân tỉnh về kết quả đánh giá, xếp hạng mức độ ứng dụng Công nghệ thông tin, Chính quyền điện tử của đơn vị mình.
Điều 4. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông, Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Thanh Bình
PHƯƠNG PHÁP
ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CỦA CƠ QUAN NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH AN GIANG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1040/QĐ-UBND ngày 11 tháng 5 năm 2018 của Chủ tịch UBND tỉnh)
I. Đối tượng đánh giá
Các sở, ban, ngành cấp tỉnh; các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc UBND tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố; UBND các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh (gọi tắt là các cơ quan).
II. Mục đích đánh giá
- Đánh giá thực trạng mức độ ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) của các cơ quan để phục vụ công tác quản lý nhà nước về ứng dụng CNTT và xây dựng chính quyền điện tử.
- Giúp các cơ quan biết được mức độ ứng dụng CNTT của cơ quan mình so với các cơ quan khác, từ đó đưa ra các biện pháp phù hợp nhằm thúc đẩy ứng dụng CNTT của cơ quan mình.
III. Nguyên tắc thực hiện đánh giá
- Việc đánh giá mức độ ứng dụng CNTT của cơ quan nhà nước phải bảo đảm tính khách quan, phản ảnh được thực trạng ứng dụng CNTT của cơ quan nhà nước tại thời điểm đánh giá.
- Cho phép cơ quan nhà nước có thể tự kiểm tra, đối chiếu với kết quả đánh giá của UBND tỉnh thông qua việc công khai phương pháp, cách tính điểm đối với các nội dung đánh giá.
IV. Nội dung đánh giá
1. Căn cứ nội dung về triển khai ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước:
- Luật Công nghệ thông tin số 67/2006/QH11 ngày 29/6/2006.
- Luật An toàn thông tin mạng số 86/2015/QH13 ngày 19/11/2015.
- Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10/4/2007 của Chính phủ về việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước.
- Nghị định số 43/2011/NĐ-CP ngày 13/6/2011 của Chính phủ Quy định về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước.
- Quyết định số 1819/QĐ-TTg ngày 26/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chương trình quốc gia về ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2016 – 2020.
- Quyết định số 2342/QĐ-BTTTT ngày 18 tháng 12 năm 2017 của Bộ Thông tin và Truyền thông về Phê duyệt phương pháp đánh giá mức độ ứng dụng công nghệ thông tin của cơ quan nhà nước.
- Quyết định số 2392/QĐ-BTTTT ngày 25 tháng 12 năm 2017 của Bộ Thông tin và Truyền thông về Ban hành bộ tiêu chí và phương pháp đánh giá mức độ Chính quyền điện tử cấp xã và cấp huyện.
- Quyết định số 107/QĐ-UBND ngày 19/01/2016 của UBND tỉnh An Giang về Phê duyệt Kế hoạch Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan Nhà nước năm 2016 và giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh An Giang.
2. Nội dung đánh giá mức độ ứng dụng CNTT của cơ quan nhà nước:
2.1. Đánh giá mức độ ứng dụng CNTT của các cơ quan nhà nước cấp tỉnh bao gồm 06 hạng mục như sau:
i) Hạ tầng kỹ thuật CNTT.
ii) Ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan.
iii) Trang/Cổng thông tin điện tử (Cung cấp, cập nhật thông tin; Các chức năng hỗ trợ trên trang/cổng thông tin điện tử).
iv) Cung cấp dịch vụ công trực tuyến.
v) Cơ chế, chính sách và các quy định cho ứng dụng CNTT (bao gồm cả các quy định về an toàn thông tin).
vi) Nhân lực cho ứng dụng CNTT.
Chi tiết Bộ tiêu chí đánh giá và xếp hạng mức độ ứng dụng CNTT của cơ quan nhà nước cấp tỉnh tại Phụ lục 1A và Phục lục 1B.
2.2. Nội dung Bộ tiêu chí đánh giá, xếp hạng mức độ Chính quyền điện tử cấp huyện, cấp xã bao gồm các hạng mục chính như sau:
a) Đánh giá điều kiện sẵn sàng Chính quyền điện tử, bao gồm 03 nhóm tiêu chí:
i. Nhóm tiêu chí đánh giá cơ sở hạ tầng thông tin.
ii. Nhóm tiêu chí đánh giá nhân lực CNTT.
iii. Nhóm tiêu chí đánh giá môi trường chính sách về ứng dụng CNTT.
b) Đánh giá kết quả Chính quyền điện tử, bao gồm 04 nhóm tiêu chí:
i. Nhóm tiêu chí đánh giá mức độ hiện diện (tính minh bạch).
ii. Nhóm tiêu chí đánh giá mức độ tương tác.
iii. Nhóm tiêu chí đánh giá mức độ giao dịch.
iv. Nhóm tiêu chí đánh giá mức độ chuyển đổi.
Chi tiết Bộ tiêu chí đánh giá, xếp hạng mức độ Chính quyền điện tử cấp huyện được quy định tại Phụ lục 2A và Phụ lục 2B.
Chi tiết Bộ tiêu chí đánh giá, xếp hạng mức độ Chính quyền điện tử cấp xã được quy định tại Phụ lục 3A và Phụ lục 3B.
V. Phương pháp đánh giá
1. Tổng quan
- Việc đánh giá mức độ ứng dụng CNTT của các cơ quan được thực hiện bằng hình thức cho điểm đối với các hạng mục quy định tại mục IV.
- Việc đánh giá không thực hiện đối với các nội dung có liên quan đến độ mật;
2. Số liệu sử dụng để đánh giá
Số liệu sử dụng để đánh giá được lấy từ báo cáo của các cơ quan theo mẫu phiếu khảo sát kèm theo phương pháp đánh giá này tại Phụ lục 1A, Phụ lục 2A, Phụ lục 3A. Các số liệu này được đối chiếu với số liệu báo cáo ứng dụng CNTT của các cơ quan hàng năm và qua công tác kiểm tra ứng dụng CNTT của Sở Thông tin và Truyền thông.
3. Tiêu chí và cách tính điểm cho từng hạng mục
3.1. Đối với các cơ quan nhà nước cấp tỉnh:
a) Tiêu chí và cách tính điểm
- Cách tính điểm đối với từng hạng mục như sau:
TT
Nội dung đánh giá
Điểm tối đa cho các cơ quan
1
Hạ tầng kỹ thuật CNTT
100
2
Ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan
400
3
Trang/Cổng thông tin điện tử
100
4
Cung cấp dịch vụ công trực tuyến
200
5
Cơ chế, chính sách và các quy định cho ứng dụng CNTT
100
6
Nhân lực cho ứng dụng CNTT
100
Tổng điểm
1.000
b) Các trường hợp không được tính điểm (điểm bằng 0):
- Không khai báo đủ thông tin, số liệu theo quy định.
- Số liệu khai báo không đúng với thực tế.
3.2. Đối với UBND cấp huyện, UBND cấp xã:
a) Việc xếp hạng mức độ Chính quyền điện tử cấp huyện, cấp xã được thực hiện căn cứ vào điểm số đánh giá của từng xã, huyện và xếp hạng theo 04 mức độ: Mức I, Mức II, Mức III và Mức IV. Các địa phương đạt điểm dưới Mức IV thì không xếp hạng.
i. Các mức I, II, III và IV đối với Chính quyền điện tử cấp huyện được xác định như sau:
TT
Kết quả
Mức I
Mức II
Mức III
Mức IV
Điều kiện sẵn sàng
1
Điểm số tối thiểu
450
400
375
350
2
Hạ tầng
90% x300
80% x300
75% x300
70% x300
3
Nhân lực
90% x120
80% x120
75% x120
70% x120
4
Môi trường
90% x80
80% x80
75% x80
70% x80
Mức độ đạt được
1
Điểm số tối thiểu
900
842,5
770
705
2
Chuyển đổi
90% x50
50% x50
0% x50
0% x50
3
Giao dịch
90% x200
80% x200
75% x200
70% x200
4
Tương tác
90% x350
85% x350
80% x350
70% x350
5
Hiện diện
90% x400
90% x400
85% x400
80% x400
ii. Các mức I, II, III và IV đối với Chính quyền điện tử cấp xã được xác định như sau:
TT
Kết quả
Mức I
Mức II
Mức III
Mức IV
Điều kiện sẵn sàng
1
Điểm số tối thiểu
450/500
400/500
375/500
350/500
2
Hạ tầng
90% x300
80% x300
75% x300
70% x300
3
Nhân lực
90% x120
80% x120
75% x120
70% x120
4
Môi trường
90% x80
80% x80
75% x80
70% x80
Mức độ đạt được
1
Điểm số tối thiểu
540/600
501/600
435/600
385/600
2
Chuyển đổi
90% x50
50% x50
0% x50
0% x50
3
Giao dịch
90% x100
80% x100
75% x100
70% x100
4
Tương tác
90% x180
85% x180
80% x180
70% x180
5
Hiện diện
90% x270
90% x270
80% x270
70% x270
b) Thực hiện xếp hạng mức độ Chính quyền điện tử cấp huyện, cấp xã theo 02 nhóm bao gồm:
i. Xếp hạng mức độ Chính quyền điện tử các cấp huyện;
ii. Xếp hạng mức độ Chính quyền điện tử các cấp xã.
4. Cách kiểm tra, đánh giá đối với hạng mục Trang/Cổng thông tin điện tử và Cung cấp dịch vụ công trực tuyến (DVCTT)
Đối với hạng mục Trang/Cổng thông tin điện tử và Cung cấp DVCTT, việc đánh giá được thực hiện phối hợp giữa số liệu theo báo cáo và kiểm tra trực tiếp trên Trang/Cổng thông tin điện tử của cơ quan. Kết quả kiểm tra có thể được ghi lại bằng cách chụp màn hình hoặc ghi hình lại quá trình kiểm tra đối với các trường hợp lỗi hoặc trường hợp đặc biệt.
4.1. Kiểm tra Thông tin: Kiểm tra trực tiếp và chấm điểm cho từng tiêu chí trên Trang/Cổng thông tin điện tử của cơ quan.
4.2. Kiểm tra, công nhận DVCTT mức độ 3, mức độ 4:
a) DVCTT mức độ 3, 4 được công nhận khi:
- Dịch vụ phải gắn với một thủ tục hành chính được UBND tỉnh phê duyệt.
- Dịch vụ phải hoạt động tại thời điểm kiểm tra.
b) Xác định số lượng DVCTT:
- Một thủ tục hành chính được nhiều điểm xây dựng thành DVCTT (mỗi cơ quan thuộc, trực thuộc xây dựng riêng lẻ thành DVCTT) hoặc được một cơ quan xây dựng thành DVCTT và được triển khai sử dụng ở nhiều địa điểm (nhiều cơ quan thuộc, trực thuộc triển khai sử dụng) chỉ được tính là một DVCTT.
- Một ứng dụng DVCTT mà trong đó gộp nhiều thủ tục hành chính trong một giao diện (ví dụ: nếu chọn tạo mới thì theo A, nếu sửa đổi theo B,...) thì dịch vụ này được tính thành nhiều dịch vụ (tương ứng với số thủ tục hành chính).
c) Cách thức kiểm tra
i. Căn cứ theo khai báo của các cơ quan, đối chiếu tên dịch vụ với bộ TTHC của cơ quan được UBND tỉnh phê duyệt, nếu tương đương thì mới được xác nhận để kiểm tra.
ii. Đối với các cơ quan có số lượng DVCTT mức độ 3, 4 lớn, việc kiểm tra được thực hiện theo phương pháp kiểm tra đại diện và hậu kiểm như sau:
- Các DVCTT được phân nhóm (ví dụ: nhóm dịch vụ xuất bản, nhóm dịch vụ đấu thầu,...). Trong từng nhóm sẽ chọn dịch vụ đại diện chính và một số dịch vụ khác để kiểm tra.
- Một DVCTT đã được công nhận nhưng nếu sau này có ý kiến phản hồi về mức độ hoặc chất lượng của dịch vụ thì dịch vụ sẽ được kiểm tra lại. Nếu dịch vụ này không đúng như khai báo của đơn vị, kết quả đánh giá cho đơn vị sẽ bị hủy, không được công nhận và sẽ được thông báo cho các đơn vị liên quan.
- Một DVCTT khi kiểm tra bị lỗi sẽ được kiểm tra lại tối thiểu 1 lần vào một thời điểm khác.
iii. Cách kiểm tra công nhận DVCTT
- Kiểm tra trực tiếp:
Cán bộ kiểm tra được giả định như một người dân, doanh nghiệp có nhu cầu thực hiện thủ tục hành chính theo hình thức trực tuyến và thực hiện các bước để đăng ký, sử dụng DVCTT. Một DVCTT được công nhận hoạt động và đạt được mức 3 trở lên khi:
+ Đăng ký được tài khoản;
+ Gửi được hồ sơ trực tuyến;
+ Có thể theo dõi được trạng thái xử lý hồ sơ.
- Kiểm tra công nhận theo báo cáo của cơ quan:
+ Tên dịch vụ phải có trong bộ TTHC của cơ quan được UBND tỉnh phê duyệt.
+ Mở được dịch vụ theo đường liên kết (link) khai báo.
+ Người đánh giá có cảm quan dịch vụ hoạt động và đạt yêu cầu.
VI. Đánh giá theo từng hạng mục
1. Mức độ theo từng hạng mục của cơ quan nhà nước cấp tỉnh:
- Được xác định căn cứ vào điểm đánh giá cho hạng mục đó của từng cơ quan để xếp theo thứ tự từ cao đến thấp và xác định mức độ Tốt, Khá, Trung bình.
- Các mức Tốt, Khá, Trung bình được xác định như sau: mức Tốt là đơn vị có điểm đánh giá lớn hơn hoặc bằng 80% mức điểm tối đa của hạng mục; mức Khá là đơn vị có chỉ số đánh giá lớn hơn hoặc bằng 65% và nhỏ hơn 80% mức điểm tối đa của hạng mục; mức Trung bình: là đơn vị có chỉ số đánh giá nhỏ hơn 65% mức điểm tối đa của hạng mục.
2. Mức độ theo từng hạng mục của UBND cấp huyện, UBND cấp xã: Được xác định căn cứ vào điểm đánh giá cho hạng mục đó của từng UBND cấp huyện, UBND cấp xã để xếp theo thứ tự từ Mức I (Tốt), Mức II (Khá), Mức III (Trung bình), Mức IV (Kém).
3. Việc đánh giá được thực hiện theo 03 nhóm cơ quan bao gồm:
- Nhóm các cơ quan sở, ngành cấp tỉnh.
- Nhóm các cơ quan Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, bao gồm: các phòng ban chuyên môn trực thuộc, Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn.
- Nhóm các cơ quan Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn.
VII. Quy trình triển khai đánh giá
Việc tổ chức triển khai đánh giá được thực hiện theo quy trình như sau:
- Các cơ quan nhà nước sở, ngành cấp tỉnh thực hiện gửi báo cáo theo mẫu tại Phụ lục 1A; UBND cấp huyện thực hiện gửi báo cáo theo mẫu tại Phụ lục 2A; Đối với UBND cấp xã thực hiện gửi báo cáo theo mẫu tại Phụ lục 3A về UBND cấp huyện tổng hợp chung. Các mẫu báo cáo tại Phụ lục 1A, 2A, 3A gửi về Sở Thông tin và Truyền thông trước ngày 01 tháng 12 của năm đánh giá.
- Sở Thông tin và Truyền thông (Cơ quan triển khai đánh giá):
+ Tổng hợp số liệu từ báo cáo của các cơ quan theo quy định của phương pháp đánh giá.
+ Thực hiện kiểm tra, đánh giá.
+ Gửi số liệu kiểm tra, đánh giá cho từng cơ quan để xác nhận (nhằm thống nhất số liệu đưa vào đánh giá)
+ Cập nhật số liệu, đánh giá.
+ Hoàn thiện báo cáo đánh giá, trình UBND tỉnh phê duyệt./.
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN | {
"issuing_agency": "Tỉnh An Giang",
"promulgation_date": "11/05/2018",
"sign_number": "1040/QĐ-UBND",
"signer": "Nguyễn Thanh Bình",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Quyet-dinh-969-QD-UBND-cong-bo-thu-tuc-hanh-chinh-cua-so-y-te-Vinh-Long-2013-296554.aspx | Quyết định 969/QĐ-UBND công bố thủ tục hành chính của sở y tế Vĩnh Long 2013 | UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH LONG
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 969/QĐ-UBND
Vĩnh Long, ngày 04 tháng 6 năm 2013
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC CÔNG BỐ THAY THẾ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ Y TẾ TỈNH VĨNH LONG
CHỦ TỊCH UỶ BAN NHÂN DÂN
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân, ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP , ngày 08 tháng 06 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Y tế tỉnh Vĩnh Long tại Tờ trình số 842/TTr-SYT, ngày 28/5/2013,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này 11 (Mười một) thủ tục hành chính được thay thế thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Y tế tỉnh Vĩnh Long (kèm theo phụ lục 1).
Điều 2. Giao Giám đốc Sở Y tế:
- Niêm yết, công khai đầy đủ danh mục và nội dung các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết tại trụ sở;
- Tổ chức thực hiện đúng nội dung các thủ tục hành chính được công bố kèm theo Quyết định này.
Điều 3. Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Y tế, Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3 (để thực hiện);
- Bộ Tư pháp (để báo cáo);
- TT.TU, TT.HĐND tỉnh (để báo cáo);
- CT, các PCT UBND tỉnh (để chỉ đạo);
- Các CQ TW trên địa bàn tỉnh (để thực hiện);
- LĐVP UBND tỉnh (để theo dõi);
- Phòng KSTTHC, VH-XH (để tổng hợp);
- Lưu: VT, 1.22.05.
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Trương Văn Sáu
PHỤ LỤC 1
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC THAY THẾ THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ Y TẾ TỈNH VĨNH LONG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 969/QĐ-UBND, ngày 04/6/2013 của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long)
PHẦN I
DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC THAY THẾ THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ Y TẾ TỈNH VĨNH LONG
Số TT
Tên thủ tục hành chính
TTHC được công bố tại Quyết định
Nội dung thay thế
I
Lĩnh vực Dược – Mỹ phẩm.
1
Cấp chứng chỉ hành nghề dược cho cá nhân là công dân Việt Nam
Quyết định số 1940/QĐ-UBND, ngày 20/8/2009 của UBND tỉnh Vĩnh Long
1.Thành phần hồ sơ: Hồ sơ đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề (CCHN) cho cá nhân là công dân Việt Nam: 06 thành phần
(Theo thủ tục đã công bố: 08 thành phần)
2. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai theo mẫu Bộ Y tế quy định tại Thông tư số 10/2013/TT-BYT
(Theo thủ tục đã công bố: Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai theo mẫu Bộ Y tế quy định tại Thông tư số 02/2007/TT-BYT)
3. Đối tượng thực hiện:
+ Cá nhân
+ Cá nhân có vốn đầu tư nước ngoài
(Theo thủ tục đã công bố: cá nhân là công dân Việt Nam)
4. Phí, lệ phí:
+ Thu phí theo biểu mức thu phí ban hành kèm theo Thông tư số 03/2013/TT-BTC là 500.000 đồng)
(Theo thủ tục đã công bố: Thu phí theo biểu mức thu phí ban hành kèm theo Quyết định số 59/2008/QĐ-BTC là 300.000 đồng)
2
Cấp chứng chỉ hành nghề dược cho cá nhân người nước ngoài, người Việt Nam định cư nước ngoài
Bổ sung thủ tục cấp Chứng chỉ hành nghề dược ban hành kèm Quyết định số 1940/QĐ-UBND, ngày 20/8/2009 của UBND tỉnh Vĩnh Long
1. Thành phần hồ sơ: Hồ sơ đề nghị cấp CCHN cho cá nhân người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài: 07 thành phần
2. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai theo mẫu Bộ Y tế quy định tại Thông tư số 10/2013/TT-BYT
3. Đối tượng thực hiện:
+ Cá nhân
+ Cá nhân có vốn đầu tư nước ngoài
4. Phí, lệ phí:
+ Thu phí theo biểu mức thu phí ban hành kèm theo Thông tư số 03/2013/TT-BTC
3
Cấp lại chứng chỉ hành nghề dược
Bổ sung thủ tục cấp Chứng chỉ hành nghề dược ban hành kèm Quyết định số 1940/QĐ-UBND, ngày 20/8/2009 của UBND tỉnh Vĩnh Long
1. Thành phần hồ sơ: Hồ sơ đề nghị cấp lại: 03 thành phần
2. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai theo mẫu Bộ Y tế quy định tại Thông tư số 10/2013/TT-BYT
3. Đối tượng thực hiện:
+ Cá nhân
+ Cá nhân có vốn đầu tư nước ngoài
4. Phí, lệ phí:
+ Thu phí theo biểu mức thu phí ban hành kèm theo Thông tư số 03/2013/TT-BTC
4
Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc.
Quyết định số 1940/QĐ-UBND, ngày 20/8/2009 của UBND tỉnh Vĩnh Long
1. Thành phần hồ sơ: 04 thành phần
(Theo thủ tục đã công bố: 05 thành phần)
2. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai theo mẫu Bộ Y tế quy định tại Thông tư số 10/2013/TT-BYT
(Theo thủ tục đã công bố: Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai theo mẫu Bộ Y tế quy định tại Thông tư số 02/2007/TT-BYT)
3. Phí, lệ phí:
+ Thu phí theo biểu mức thu phí ban hành kèm theo Thông tư số 03/2013/TT-BTC:
Không thu phí đối với trường hợp không phải thẩm định (Giấy công nhận GDP, GPP còn hiệu lực)
Thu phí đối với các trường hợp phải thẩm định: Đại lý thuốc; Tủ thuốc Trạm Y tế; cơ sở bán lẻ thuốc từ đông y, thuốc từ dược liệu (Chưa bắt buộc thực hiện GPP)
(Theo thủ tục đã công bố: Thu phí theo biểu mức thu phí ban hành kèm theo Quyết định số 59/2008/QĐ-BTC)
5
Cấp bổ sung Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc.
Bổ sung Thủ tục Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc ban hành kèm Quyết định số 1940/QĐ-UBND, ngày 20/8/2009 của UBND tỉnh Vĩnh Long
1. Thành phần hồ sơ: 03 thành phần
2. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai theo quy định tại Thông tư số 10/2013/TT-BYT
3. Phí, lệ phí:
+ Thu phí theo biểu mức thu phí ban hành kèm theo Thông tư số 03/2013/TT-BTC
6
Cấp gia hạn Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc.
Bổ sung Thủ tục Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc ban hành kèm Quyết định số 1940/QĐ-UBND, ngày 20/8/2009 của UBND tỉnh Vĩnh Long
1. Thành phần hồ sơ: 04 thành phần
2. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai theo quy định tại Thông tư số 10/2013/TT-BYT
3. Phí, lệ phí:
+ Thu phí theo biểu mức thu phí ban hành kèm theo Thông tư số 03/2013/TT-BTC)
(Theo thủ tục đã công bố: Thu phí theo biểu mức thu phí ban hành kèm theo Quyết định số 59/2008/QĐ-BTC)
7
Cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc.
Bổ sung Thủ tục Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc ban hành kèm Quyết định số 1940/QĐ-UBND, ngày 20/8/2009 của UBND tỉnh Vĩnh Long
1. Thành phần hồ sơ: 04 thành phần
2. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai theo quy định tại Thông tư số 10/2013/TT-BYT
3. Phí, lệ phí:
+ Thu phí theo biểu mức thu phí ban hành kèm theo Thông tư số 03/2013/TT-BTC
8
Cấp phiếu tiếp nhận hồ sơ Hội thảo giới thiệu thuốc.
Quyết định số 1940/QĐ-UBND, ngày 20/8/2009 của UBND tỉnh Vĩnh Long
1. Phí, lệ phí:
+ Thu phí theo biểu mức thu phí ban hành kèm theo Thông tư số 03/2013/TT-BTC)
(Theo thủ tục đã công bố: Thu phí theo biểu mức thu phí ban hành kèm theo Quyết định số 59/2008/QĐ-BTC)
9
Cấp giấy chứng nhận đạt nguyên tắc, tiêu chuẩn « Thực hành tốt nhà thuốc »
Quyết định số 758/QĐ-UBND, ngày 15/5/2012 của UBND tỉnh Vĩnh Long
1. Phí, lệ phí:
+ Thu phí theo biểu mức thu phí ban hành kèm theo Thông tư số 03/2013/TT-BTC)
(Theo thủ tục đã công bố: Thu phí theo biểu mức thu phí ban hành kèm theo Quyết định số 59/2008/QĐ-BTC)
10
Cấp giấy chứng nhận “Thực hành tốt phân phối thuốc”
Quyết định số 758/QĐ-UBND, ngày 15/5/2012 của UBND tỉnh Vĩnh Long
1. Phí, lệ phí:
+ Thu phí theo biểu mức thu phí ban hành kèm theo Thông tư số 03/2013/TT-BTC)
(Theo thủ tục đã công bố: Thu phí theo biểu mức thu phí ban hành kèm theo Quyết định số 59/2008/QĐ-BTC)
11
Phiếu Tiếp nhận hồ sơ đăng ký quảng cáo, tổ chức hội thảo, sự kiện giới thiệu mỹ phẩm
Quyết định số 758/QĐ-UBND, ngày 15/5/2012 của UBND tỉnh Vĩnh Long
1. Phí, lệ phí:
+ Thu phí theo biểu mức thu phí ban hành kèm theo Thông tư số 03/2013/TT-BTC)
(Theo thủ tục đã công bố: Thu phí theo biểu mức thu phí ban hành kèm theo Quyết định số 59/2008/QĐ-BTC)
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN | {
"issuing_agency": "Tỉnh Vĩnh Long",
"promulgation_date": "04/06/2013",
"sign_number": "969/QĐ-UBND",
"signer": "Trương Văn Sáu",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Xay-dung-Do-thi/Quyet-dinh-146-QD-SQHKT-2019-thiet-ke-do-thi-quy-hoach-khu-dan-cu-Tan-Tao-So-Quy-hoach-Ho-Chi-Minh-544445.aspx | Quyết định 146/QĐ-SQHKT 2019 thiết kế đô thị quy hoạch khu dân cư Tân Tạo Sở Quy hoạch Hồ Chí Minh | ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
SỞ QUY HOẠCH - KIẾN TRÚC
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 146/QĐ-SQHKT
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 17 tháng 6 năm 2019
QUYẾT ĐỊNH
VỀ DUYỆT NỘI DUNG THIẾT KẾ ĐÔ THỊ TRONG ĐỒ ÁN QUY HOẠCH CHI TIẾT XÂY DỰNG ĐÔ THỊ (QUY HOẠCH PHÂN KHU) TỶ LỆ 1/2000 KHU DÂN CƯ TÂN TẠO HIỆN HỮU (KHU 2), PHƯỜNG TÂN TẠO A, QUẬN BÌNH TÂN
GIÁM ĐỐC SỞ QUY HOẠCH - KIẾN TRÚC
Căn cứ Luật Quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12;
Căn cứ Luật xây dựng số 50/2014/QH13;
Căn cứ Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị;
Căn cứ Thông tư số 12/2016/TT-BXD ngày 29 tháng 6 năm 2016 của Bộ Xây dựng quy định hồ sơ của nhiệm vụ quy hoạch và đồ án quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch đô thị và quy hoạch xây dựng khu chức năng đặc thù;
Căn cứ Quyết định số 50/2011/QĐ-UBND ngày 12 tháng 7 năm 2011 của Ủy ban nhân dân Thành phố về việc lập, thẩm định và phê duyệt quy hoạch đô thị trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh;
Căn cứ Quyết định số 28/2011/QĐ-UBND ngày 19 tháng 5 năm 2011 của Ủy ban nhân dân Thành phố về việc ban hành Quy định về điều chỉnh quy hoạch đô thị tại Thành phố Hồ Chí Minh;
Căn cứ Quyết định số 29/2014/QĐ-UBND ngày 29 tháng 8 năm 2014 của UBND Thành phố về ban hành Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị chung Thành phố Hồ Chí Minh;
Căn cứ Quyết định số 168/2002/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Sở Quy hoạch - Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh;
Căn cứ Quyết định số 138/2005/QĐ-UBND ngày 03 tháng 8 năm 2005 của UBND Thành phố Hồ Chí Minh về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Sở Quy hoạch - Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh;
Căn cứ Quyết định số 3476/QĐ-UBND ngày 29 tháng 6 năm 2013 của Ủy ban nhân dân Thành phố về duyệt đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị (quy hoạch phân khu) tỷ lệ 1/2000 khu dân cư Tân Tạo hiện hữu (khu 2), phường Tân Tạo A, quận Bình Tân;
Căn cứ văn bản số 6835/UBND-ĐT ngày 31 tháng 10 năm 2017 của UBND Thành phố Hồ Chí Minh về công tác lập, ban hành Quy chế quản lý quy hoạch kiến trúc đô thị và Thiết kế đô thị trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh;
Xét đề nghị của UBND quận Bình Tân tại văn bản số 2367/UBND ngày 10 tháng 8 năm 2018 về phê duyệt nội dung Thiết kế đô thị (viết tắt là TKĐT) trong đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị (quy hoạch phân khu) tỷ lệ 1/2000 khu dân cư Tân Tạo hiện hữu (khu 2), phường Tân Tạo A, quận Bình Tân,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Duyệt nội dung TKĐT trong đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị (quy hoạch phân khu) tỷ lệ 1/2000 khu dân cư Tân Tạo hiện hữu (khu 2), phường Tân Tạo A, quận Bình Tân các nội dung chính như sau:
1. Vị trí, phạm vi ranh giới, diện tích, tính chất khu vực quy hoạch:
- Vị trí khu vực quy hoạch: thuộc phường Tân Tạo A, quận Bình Tân Thành phố Hồ Chí Minh.
- Giới hạn khu vực quy hoạch như sau:
+ Phía Đông: giáp khu công nghiệp Tân Tạo mở rộng;
+ Phía Tây: giáp đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Trung Lương;
+ Phía Nam: giáp đường Trần Đại Nghĩa;
+ Phía Bắc: giáp khu công nghiệp Tân Tạo.
- Tổng diện tích khu vực quy hoạch: 90 ha.
- Tính chất của khu vực quy hoạch: khu dân cư hiện hữu chỉnh trang và xây dựng mới.
2. Cơ quan tổ chức lập nội dung TKĐT trong đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị (quy hoạch phân khu) tỷ lệ 1/2000: Ban Quản lý đầu tư xây dựng công trình quận Bình Tân.
3. Đơn vị tư vấn lập nội dung TKĐT trong đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị (quy hoạch phân khu) tỷ lệ 1/2000: Công ty TNHH Quy hoạch - Kiến trúc S.P.A.
4. Hồ sơ, bản vẽ phê duyệt nội dung TKĐT trong đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị (quy hoạch phân khu) tỷ lệ 1/2000 gồm:
- Thuyết minh tổng hợp;
- Thành phần bản vẽ bao gồm:
+ Các bản vẽ thiết kế đô thị thể hiện đầy đủ các nội dung yêu cầu nêu trong Điều 7 và Điều 8 Thông tư số 06/2013/TT-BXD ngày 13 tháng 5 năm 2013 và Thông tư số 16/2013/TT-BXD ngày 16 tháng 10 năm 2013 của Bộ Xây dựng (theo tỷ lệ thích hợp), bao gồm:
+ Sơ đồ mặt bằng tổng thể phân tích không gian.
+ Các mặt đứng hai bên các trục đường chính.
+ Các phối cảnh tổng thể khu vực lập quy hoạch phân khu.
+ Trích đoạn mặt bằng khối, mặt đứng, mặt cắt của các công trình điểm nhấn kết hợp với các phối cảnh minh họa.
+ Trích đoạn vị trí mặt bằng các khu chức năng đặc trưng.
+ Các hình ảnh minh họa tổ chức bố trí các thiết bị hạ tầng kỹ thuật đô thị, tiện ích công cộng cho từng khu vực.
5. Nguyên tắc thiết kế đô thị:
Với điều kiện phát triển các không gian đặc trưng đô thị, nội dung TKĐT được đề xuất theo các nguyên tắc thiết kế như sau:
- Phù hợp với đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị (quy hoạch phân khu) tỷ lệ 1/2000 khu dân cư Tân Tạo hiện hữu (khu 2), phường Tân Tạo A, quận Bình Tân đã được UBND Thành phố phê duyệt.
- Tuân thủ các Quy chuẩn, Tiêu chuẩn Việt Nam về quy hoạch xây dựng đô thị, xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật, công trình kiến trúc, công trình dịch vụ đô thị, cây xanh ... nhằm tạo nên một tổng thể kiến trúc hài hòa và thẩm mỹ.
- Trên cơ sở Thông tư số 06/2013/TT-BXD ngày 13/5/2013 của Bộ Xây dựng hướng dẫn về nội dung thiết kế đô thị (tại chương III TKĐT trong đồ án quy hoạch phân khu).
- Tuân thủ theo bố cục chức năng sử dụng đất, chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật từ đồ án quy hoạch phân khu về phần kiến trúc quy hoạch và giao thông đã duyệt.
- Cập nhật các chức năng công trình, chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc từ các đồ án quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 đã duyệt và các công trình đã được cấp Giấy phép quy hoạch thuộc khu vực nghiên cứu.
- Tôn trọng các giá trị thiên nhiên sẵn có, kết hợp hài hòa giữa giải pháp kiến trúc và môi trường tự nhiên.
- Đảm bảo tổng quan khu vực quy hoạch và các khu vực xung quanh.
- Tính đặc thù khu vực luôn được tôn trọng, đảm bảo các giá trị truyền thống địa phương.
6. Giải thích từ ngữ:
- Trục đường chính: việc chọn các trục đường chính là để quản lý về không gian kiến trúc cảnh quan, đề xuất khoảng lùi xây dựng hai bên các trục đường này. Do đó, các trục đường chính được chọn là các trục đường có tập trung nhiều quỹ đất ở xây dựng mới (Quy hoạch ngắn hạn, dài hạn), đất hỗn hợp, đất dịch vụ công cộng đô thị xây dựng mới,...và có tính chất đường giao thông kết nối liên khu vực, tính chất cảnh quan ven sông, rạch, hoặc tính chất tập trung thương mại dịch vụ, công trình hành chính...
- Công trình nhà riêng lẻ hiện hữu: là loại hình công trình nhà ở riêng lẻ, nhà ở liên kế, nhà liên kế có sân vườn, nhà liên kế mặt phố (nhà phố), nhà biệt thự (nếu có) hiện hữu trong ranh đồ án, đã tồn tại trước thời điểm ban hành Quyết định phê duyệt đồ án (theo Quy chế quản lý quy hoạch kiến trúc đô thị chung thành phố được duyệt tại Quyết định số 29/2014/QĐ-UBND ngày 29/8/2014). Trong đó, các loại hình công trình này có chức năng ở, chức năng thương mại - dịch vụ hoặc chức ở kết hợp thương mại thương mại - dịch vụ.
- Công trình nhà ở xây dựng mới: là công trình trong nhóm nhà ở thấp tầng xây dựng mới không kể dạng nhà riêng lẻ hiện hữu nêu trên (ví dụ: nhóm nhà liên kế xây dựng mới, nhóm biệt thự xây dựng mới) trong ranh đồ án này.
- Công trình giáo dục xây dựng mới và hiện hữu cải tạo: là các công trình giáo dục xây dựng mới và hiện hữu xây dựng cải tạo trong ranh đồ án này.
- Công trình nhà ở cao tầng và công trình thương mại - dịch vụ cao tầng: là công trình cao tầng có chức năng ở, chức năng thương mại - dịch vụ hoặc chức năng hỗn hợp dịch vụ - thương mại kết hợp ở trong ranh đồ án này.
- Công trình dịch vụ đô thị (công trình dân dụng - theo QCXDVN 03:2016/BXD): bao gồm các công trình giáo dục, y tế, thể dục thể thao, văn hóa, chợ (theo QCXDVN 01:2008/BXD mục 2.5 chương II).
7. Bố cục không gian kiến trúc cảnh quan đô thị:
Khu quy hoạch có trục đường Cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Trung Lương (đoạn Tân Tạo - Chợ Đệm) đi qua, là trục giao thông chính của Thành phố và khu vực; định hướng, giải pháp tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị toàn khu vực quy hoạch như sau:
- Các công trình dịch vụ công cộng, khu tập luyện thể dục thể thao bố trí tại trung tâm các nhóm ở tạo điểm nhấn đô thị, với hình thức kiến trúc và mặt đứng quy mô, đa dạng phong phú.
- Phát triển các nhóm ở theo từng ô phố. Khu nhà ở thấp tầng riêng lẻ xây dựng mới tầng cao từ 02 đến 05 tầng. Khu chung cư cao tầng tối đa 15 tầng.
- Các khoảng công viên và mảng cây xanh cảnh quan cách ly dọc sông, rạch được bố trí như những khoảng không gian đệm chuyển tiếp giữa các nhóm nhà ở và các phân khu chức năng. Các khu vực này không được xây dựng kiên cố.
- Các công trình kiến trúc được thiết kế phù hợp cho từng chức năng, với hình thức kiến trúc đa dạng, hiện đại phù hợp với xu hướng phát triển của khu đô thị.
- Khuyến khích phát triển hợp khối đồng bộ, tạo các không gian công cộng (đối với các công trình thương mại - dịch vụ và nhà ở cao tầng) để dành đất phát triển cây xanh, tạo khoảng trống cho sinh hoạt cộng đồng.
- Thiết kế công trình phải phù hợp tiêu chuẩn quy phạm, quy chuẩn xây dựng, đảm bảo yêu cầu về tính đồng bộ về kiến trúc và hạ tầng kỹ thuật, đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy, đảm bảo điều kiện phát triển và phù hợp với cảnh quan xung quanh.
- Tổ chức công viên với mảng xanh tập trung và cây xanh phân tán dọc các tuyến giao thông, dọc các hành lang ven kênh, rạch tạo môi trường cảnh quan đẹp, góp phần cải tạo vi khí hậu.
8. Vị trí và chức năng các trục đường chính:
Với mạng lưới giao thông đa dạng và tầng bậc, khu vực quy hoạch có tổ chức không gian các trục đường phù hợp với các chức năng và đảm bảo an toàn khi lưu thông, hình thành đặc trưng cảnh quan và hình thái đô thị, vị trí và chức năng các trục đường chính như sau:
Stt
Tên Đường
Từ
Đến
Lộ Giới (m)
Chiều Rộng (m)
Tính chất trục đường chính
Vỉa Hè Trái
Mặt Đường
Vỉa Hè Phải
1
Cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Trung Lương
nút giao Tỉnh lộ 10B
nút giao đường Trần Đại Nghĩa
120
Giao thông đối ngoại
8.1. Khoảng lùi xây dựng công trình tối thiểu đối với các công trình hiện hữu cải tạo hoặc công trình xây dựng mới trong đất ở hiện hữu, đất công trình dịch vụ công cộng hiện hữu dọc các trục đường chính:
LOẠI CÔNG TRÌNH
Khoảng lùi công trình so với lộ giới đường
L=120m
So với đường song hành
Cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Trung Lương
(đoạn Tân Tạo - Chợ Đệm)
Công trình nhà liên kế hiện hữu, nhà biệt thự (nếu có)
Theo QCVN 0L2008/BXD, QĐ 135/2007/QD-UBND ngày 08/12/2007 và QĐ 45/2009/QĐ-UBND ngày 03/7/2009, QĐ 29/2014/QĐ-UBND ngày 29/8/2014 của UBND Thành phố, các TCVN và các quy định hiện hành liên quan
Công trình thấp tầng (không bao gồm các công trình nêu trên)
≥ 3m (đối với chiều cao dưới 28m)
≥ 6m (đối với chiều cao trên 28m) và các quy định hiện hành liên quan (riêng đối với công trình tập trung đông người khuyến khích tăng thêm khoảng lùi tầng trệt)
Khoảng lùi xây dựng đảm bảo đồng bộ, hài hòa với không gian của cả dãy phố. Không gian trong phạm vi khoảng lùi tổ chức không gian mở, mảng xanh, bố trí các tiện ích công cộng … tạo không gian phục vụ người đi bộ. Hạn chế bố trí bãi đậu xe phía trước công trình, tránh bố trí các hình thức quảng cáo ảnh hưởng tầm nhìn của phương tiện lưu thông …
8.2. Khoảng lùi xây dựng công trình tối thiểu đối với các công trình xây dựng mới (đất ở xây dựng mới, đất công trình dịch vụ công cộng xây dựng khác…) dọc các trục đường chính:
Chi tiết công trình
Khoảng lùi công trình so với lộ giới đường (L)
LOẠI
L=120m
So với đường song hành
Cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Trung Lương
(đoạn Tân Tạo - Chợ Đệm)
Công trình dịch vụ công cộng (trường cao đẳng, chợ, y tế,...)
≥ 3m (riêng đối với vị trí cổng ra vào, tập trung đông người khuyến khích tăng thêm khoảng lùi tầng trệt) và các quy định hiện hành liên quan
Công trình thấp tầng (không bao gồm các công trình nêu trên)
≥ 3m (đối với chiều cao dưới 28m)
≥ 6m (đối với chiều cao trên 28m) và các quy định hiện hành liên quan (riêng đối với công trình tập trung đông người khuyến khích tăng thêm khoảng lùi tầng trệt)
Lưu ý:
- Chiều cao xây dựng công trình trên 45m cần có ý kiến của Cục Tác chiến theo Nghị định số 32/2016/NĐ-CP ngày 06/5/2016 của Chính phủ về quy định về quản lý độ cao chướng ngại vật hàng không và các trận địa quản lý, bảo vệ vùng trời tại Việt Nam.
- Tùy hình dáng, diện tích khu đất hoặc các lô đất hợp thửa, hợp khối sẽ được cơ quan chức năng xem xét cân đối khoảng lùi xây dựng phù hợp với quy định hiện hành và không gian kiến trúc xung quanh khi có phương án đề xuất cụ thể.
- Khoảng lùi xây dựng công trình trên các tuyến đường có lộ giới trên 12m còn lại và có lộ giới từ 12m trở xuống được căn cứ theo khoảng lùi của các công trình kế cận trên dãy phố, theo QCVN 01:2008/BXD, QĐ số 135/2007/QĐ-UBND ngày 08/12/2007 và QĐ số 45/2009/QĐ-UBND ngày 03/7/2009, QĐ số 29/2014/QĐ-UBND ngày 29/8/2014 của UBND Thành phố, các TCVN và các quy định hiện hành khác để xem xét, đảm bảo hài hòa không gian xung quanh và đảm bảo không ảnh hưởng giao thông khu vực.
- Khoảng lùi xây dựng đảm bảo đồng bộ, hài hòa với không gian của cả dãy phố. Không gian trong phạm vi khoảng lùi tổ chức không gian mở, mảng xanh, bố trí các tiện ích công cộng… tạo không gian phục vụ người đi bộ. Hạn chế bố trí bãi đậu xe phía trước công trình, tránh bố trí các hình thức quảng cáo ảnh hưởng tầm nhìn của phương tiện lưu thông.
9. Tổ chức không gian cảnh quan đô thị:
9.1. Dọc các trục đường chính:
a) Vị trí cụ thể các trục đường chính:
Các trục đường chính là các trục đường theo bảng tại Khoản 8 Điều 1 của Quyết định này.
b) Định hướng không gian kiến trúc cảnh quan đô thị dọc các trục đường chính:
• Đối với trục cao tốc cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Trung Lương (đoạn Tân Tạo - Chợ Đệm) có tính chất là trục giao thông đối ngoại nên cần đảm bảo:
- Khoảng lùi xây dựng công trình cần đảm bảo theo Khoản 8 Điều 1 của Quyết định này.
- Các chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc tuân thủ theo nội dung của đồ án này.
- Bố cục và hình khối kiến trúc công trình kết hợp với tổ chức cảnh quan vỉa hè phù hợp với chức năng công trình, điều kiện khu vực, hình thành cảnh quan đặc trưng, tạo nên tính chất riêng cho từng trục đường, từng đoạn đường.
- Tổ chức cây xanh có tán lớn tạo bóng mát trên các tuyến đường có lộ giới lớn từ 20m, phù hợp với yêu cầu an toàn của đường giao thông đô thị. Cây có đỉnh sinh trưởng không quá 20m, là các loại cây xanh sẵn có tại địa phương.
- Công trình xây dựng tại các góc đường phố phải đảm bảo tầm nhìn, an toàn, thuận lợi cho người tham gia giao thông.
- Đối với công trình có tổ chức kinh doanh thương mại có bố trí bảng hiệu quảng cáo cần tuân thủ theo Quyết định số 29/2014/QĐ-UBND ngày 29 tháng 8 năm 2014 của UBND Thành phố về ban hành Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị chung Thành phố Hồ Chí Minh.
9.2. Đối với công trình điểm nhấn - biểu tượng:
a) Vị trí cụ thể của các công trình điểm nhấn - biểu tượng:
Các khu đất quy hoạch chức năng xây dựng mới cao tầng tiếp giáp lô đất cây xanh ký hiệu X3 trên trục đường song hành cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Trung Lương (đoạn Tân Tạo - Chợ Đệm) được xác định là công trình điểm nhấn của khu vực lập quy hoạch này.
b) Định hướng không gian kiến trúc cảnh quan đô thị
Công trình biểu tượng cần đặt tại các vị trí phù hợp về tầm nhìn, cảnh quan, hình thức kiến trúc đơn giản, hiện đại, mang tính thẩm mỹ cao, biểu tượng cần được trang trí đèn chiếu sáng, tạo đặc trưng riêng và là dấu hiệu để nhận biết và làm tăng vẽ mỹ quan khu vực.
Lưu ý: Tại vị trí gần nút giao nên bố trí khoảng lùi xây dựng lớn, tạo mảng xanh đô thị cũng như tạo tầm nhìn cho công trình. Mặt khác, khoảng lùi này làm giảm ảnh hưởng ô nhiễm từ nút giao thông đến công trình và tổ chức giao thông tiếp cận tránh ảnh hưởng nút giao thông.
10. Định hướng hình thái kiến trúc chủ đạo:
10.1. Công trình nhà liên kế hiện hữu chỉnh trang
- Là loại hình công trình nhà ở riêng lẻ, nhà ở liên kế hiện hữu, nhà liên kế có sân vườn hiện hữu, nhà liên kế mặt phố (nhà phố) hiện hữu, nhà biệt thự hiện hữu (nếu có) đã tồn tại trước thời điểm ban hành Quyết định phê duyệt đồ án (theo Quy chế quản lý quy hoạch kiến trúc đô thị chung thành phố được duyệt tại Quyết định số 29/2014/QĐ-UBND ngày 29/8/2014). Trong đó, các loại hình công trình này có chức năng ở, chức năng thương mại - dịch vụ hoặc chức năng ở kết hợp thương mại - dịch vụ.
- Để đảm bảo tính đồng bộ, cân đối và hài hòa không gian kiến trúc cảnh quan 02 bên trục đường, các công trình nhà riêng lẻ hiện hữu được xem xét xây dựng với tầng cao tối đa như sau:
Chức năng
SDĐ theo đồ
án QHPK
được
duyệt
Chức năng công trình
Tầng cao tối đa theo chức năng:
Đất ở hiện hữu (hiện trạng), Đất ở xây dựng mới (thấp tầng) (Quy hoạch ngắn hạn, dài hạn), Đất ở xây dựng mới (cao tầng) (Quy hoạch ngắn hạn, dài hạn); Đất hỗn hợp (tùy chức năng cụ thể của từng khu đất hỗn hợp)
Trường hợp cấp Giấy phép xây dựng chính thức
Trường hợp cấp Giấy phép xây dựng có thời hạn
Nhà ở riêng lẻ, nhà ở liên kế các loại
• Đối khu đất tiếp giáp đường lộ giới ≥ 20m: tối đa 6 tầng theo TCXDVN 9411
• Đối dự án mới và khu đất tiếp giáp đường lộ giới < 20m: tối đa theo đồ án quy hoạch phân khu này.
Tối đa 3
Nhà ở biệt thự
• Tối đa 3 tầng (theo Quy chế quản lý quy hoạch kiến trúc đô thị chung thành phố được duyệt tại Quyết định 29/2014/QĐ-UBND ngày 29/8/2014)
Tối đa 3
Nhà riêng lẻ có chức năng ở kết hợp dịch vụ thương mại
• Đối khu đất tiếp giáp đường lộ giới ≥ 20m: tối đa theo QĐ 135/2007/QĐ-UBND ngày 08/12/2007 và QĐ 45/2009/QĐ-UBND ngày 03/7/2009, QĐ 29/2014/QĐ-UBND ngày 29/8/2014 của UBND Thành phố. Đối khu đất tiếp giáp đường lộ giới < 20m : tối đa theo đồ án quy hoạch phân khu này.
Tối đa 3
Nhà riêng lẻ có chức năng thương mại dịch vụ (siêu thị mini, văn phòng..)
• Đối khu đất tiếp giáp đường lộ giới ≥ 20m: tối đa theo QĐ 135/2007/QĐ-UBND ngày 08/12/2007 và QĐ 45/2009/QĐ-UBND ngày 03/7/2009 QĐ 29/2014/QĐ-UBND ngày 29/8/2014 của UBND Thành phố.
• Đối khu đất tiếp giáp đường lộ giới < 20m: tối đa theo đồ án quy hoạch phân khu này.
Tối đa 3
Lưu ý: Tầng cao công trình được xác định theo Thông tư số 12/2012/TT-BXD ngày 28/12/2012 của Bộ Xây dựng về ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia nguyên tắc phân loại, phân cấp công trình dân dụng, công nghiệp và hạ tầng kỹ thuật (số tầng cao theo Quyết định số 135/2007/QĐ-UBND ngày 08/12/2007 và Quyết định số 45/2009/QĐ-UBND ngày 03/7/2009 của UBND Thành phố cần được quy đổi theo số tầng cao trong Thông tư số 12/2012/TT-BXD ngày 28/12/2012).
- Các trường hợp cấp Giấy phép xây dựng chính thức hoặc Giấy phép xây dựng có thời hạn đối với đất ở xây dựng mới (đất nhóm nhà ở quy hoạch ngắn hạn, dài hạn) và đất hỗn hợp (nếu có) thực hiện theo quy định.
- Khoảng lùi xây dựng công trình so với:
+ Ranh lộ giới đường tiếp giáp: theo Khoản 8, Điều 1. Đối với các công trình có kết hợp với chức năng thương mại dịch vụ cần lùi tầng trệt tối thiểu 6m và nếu có bố trí ramp dốc xuống tầng hầm, vị trí ramp dốc lùi tối thiểu 3m.
+ Ranh đất còn lại: đối với ranh đất phía sau lùi 2m, nhưng tùy theo hình dáng, kích thức lô đất, quy mô tầng cao, hình thức kiến trúc và chức năng công trình, cơ quan chức năng sẽ xem xét cụ thể khoảng lùi xây dựng so với các ranh đất còn lại.
- Mật độ xây dựng và hệ số sử dụng đất đối với từng lô đất: căn cứ tầng cao và khoảng lùi xây dựng công trình nêu trên để tính và phù hợp với quy định hiện hành.
- Hình thức kiến trúc: đơn giản, phù hợp công năng sử dụng, hài hòa, đồng bộ với không gian xung quanh; khuyến khích tạo khoảng lùi công trình hoặc lùi tầng trệt để trồng cây xanh, để bố trí chỗ để xe và tạo không gian cho người đi bộ.
- Màu sắc công trình với gam màu lạnh, nhấn màu nhẹ nhàng. Vật liệu xây dựng sẵn có tại địa phương, các vật liệu thân thiện với môi trường.
Công trình xây dựng tại góc đường phố phải đảm bảo tầm nhìn, an toàn, thuận lợi cho người tham gia giao thông.
10.2. Công trình thương mại - dịch vụ xây dựng mới:
- Tầng cao công trình: tối đa 05 tầng (theo bảng chỉ tiêu theo bảng chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc đồ án này).
- Mật độ xây dựng và hệ số sử dụng đất: căn cứ theo tầng cao xây dựng, khoảng lùi xây dựng theo đồ án này và các quy định hiện hành để xác định.
- Khoảng lùi xây dựng công trình so với:
+ Các trục đường chính tiếp giáp: căn cứ theo Khoản 8 Điều 1 của Quyết định này.
+ Các trục đường khác tiếp giáp và các khu đất còn lại: theo quy định hiện hành.
- Hình thức kiến trúc: công trình có chức năng thương mại - dịch vụ là khu vực tập trung đông người nên cần lưu ý bố trí khoảng lùi công trình lớn, vịnh tránh xe, khuyến khích giảm mật độ xây dựng, tăng tầng cao xây dựng nhằm tăng mảng xanh, đảm bảo tỷ lệ mảng xanh, không gian mở làm không gian chuyển tiếp giữa công trình và không gian đường phố; hình thức kiến trúc cần hiện đại, hình khối đơn giản, tạo sự chuyển tiếp trong không gian đô thị, có tính thẩm mỹ cao, phù hợp với công năng, có tính đặc trưng, hiện đại để thu hút hoạt động kinh doanh, tạo hình ảnh đô thị đặc trưng; các công trình có chức năng ở kết hợp các chức năng khác cần lưu ý bố trí tách biệt giữa lối vào chức năng ở và lối vào các chức năng khác (kể cả giao thông tiếp cận).
- Vật liệu hiện đại, có mức độ tiêu hao năng lượng thấp, thân thiện với môi trường, có màu sắc không quá tương phản, không gây ảnh hưởng tới thị giác, sức khoẻ con người và an toàn giao thông như màu sặc sỡ, phản cảm, có độ chói cao. Có thể sử dụng gam màu lạnh, nhấn màu nhẹ nhàng, cần tạo sự hài hòa và phù hợp với khu vực xung quanh.
10.3. Công trình dịch vụ đô thị (còn lại) xây dựng mới và hiện hữu cải tạo:
- Tầng cao, mật độ xây dựng và các chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc công trình phù hợp đồ án quy hoạch này và các quy định hiện hành.
- Khoảng lùi xây dựng công trình so với:
+ Các trục đường chính tiếp giáp: căn cứ theo Khoản 8 Điều 1 của Quyết định này, khuyến khích lùi thêm tầng trệt đối với công trình có chức năng tập trung đông người (chợ, bệnh viện, thể dục thể thao...).
+ Các ranh đất còn lại: theo quy định hiện hành tùy theo chức năng công trình.
- Tổ chức thiết kế công trình khuyến khích giảm mật độ, tăng tầng cao phù hợp quy hoạch và quy chuẩn.
- Tổ chức sân, bãi đậu xe và thiết kế lối vào hợp lý, có bố trí vịnh tránh xe, đảm bảo không gây ùn tắc vào giờ cao điểm.
- Hình thức kiến trúc: loại hình kiến trúc đặc trưng, có tính riêng biệt, phù hợp chức năng công trình.
- Vật liệu xây dựng thân thiện với môi trường và đạt các yêu cầu tiêu chí về kiến trúc xanh, màu sắc vật liệu nhẹ nhàng, tạo các điểm nhấn màu trên các mặt đứng chính công trình, phù hợp tính chất công trình.
10.4. Công trình công cộng xây dựng mới trong công viên cây xanh (không kể các công trình nêu trên):
- Tầng cao, mật độ xây dựng và các chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc công trình phù hợp đồ án quy hoạch này và các quy định hiện hành.
- Khoảng lùi xây dựng công trình so với:
+ Các trục đường chính tiếp giáp: căn cứ theo Khoản 8 Điều 1 của Quyết định này nêu trên, khuyến khích lùi thêm tầng trệt đối với công trình có chức năng tập trung đông người.
+ Các ranh đất còn lại: theo quy định hiện hành tùy theo chức năng công trình.
- Tổ chức sân, bãi đậu xe và thiết kế lối vào hợp lý, có bố trí vịnh tránh xe, đảm bảo không gây ùn tắc giao thông khu vực.
- Hình thức kiến trúc: loại hình kiến trúc đặc trưng, có tính riêng biệt, phù hợp chức năng công trình.
- Vật liệu xây dựng thân thiện với môi trường, màu sắc vật liệu nhẹ nhàng, tạo các điểm nhấn màu trên các mặt đứng chính công trình, phù hợp tính chất công trình.
11. Định hướng thiết kế tổ chức công trình hạ tầng kỹ thuật và tiện ích đô thị:
11.1. Tổ chức thiết kế công trình hạ tầng kỹ thuật:
Các công trình hạ tầng kỹ thuật được bố trí đảm bảo đồng bộ và theo quy định chuyên ngành. Các công trình bảo vệ bờ sông rạch nên thiết kế và sử dụng các vật liệu gần gũi, thân thiện môi trường và tạo cảnh quan đặc trưng của không gian mặt nước. Các thiết bị hạ tầng kỹ thuật đô thị cần bố trí kết hợp với các tiện ích đô thị hợp lý (chiếu sáng, thiết bị vệ sinh, bảng hiệu chỉ dẫn, bảng quảng cáo...) đảm bảo hài hòa không gian kiến trúc cảnh quan xung quanh, tạo không gian thoáng và thẩm mỹ cho người đi bộ và đảm bảo thuận tiện, an toàn giao thông khu vực.
11.2. Tổ chức thiết kế công trình tiện ích đô thị:
a) Thiết kế vỉa hè và bố trí các thiết bị tiện ích đô thị:
- Vỉa hè có chiều rộng tối thiểu phù hợp quy chuẩn QCVN 01:2008/BXD.
- Vỉa hè tại vị trí có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ cần sử dụng loại bó vỉa vát hoặc giật cấp. Gạch lát tại vị trí này nên có màu tương phản, không trơn trượt, được lát đồng đều thành một dải như một vị trí đánh dấu trên vỉa hè, có làn dành riêng cho người khuyết tật.
- Cây trồng trên vỉa hè: cây cao lấy bóng mát trồng có khoảng cách theo quy định, mảng cỏ kết hợp cây bụi tạo các góc tiểu cảnh hoặc tạo mảng xanh cảnh quang hạn chế xe máy tiếp cận, đảm bảo không gian cho người đi bộ.
- Vỉa hè kết hợp khoảng lùi công trình lớn, không gian xanh tạo thành những không gian mở, không gian công cộng cho các hoạt động sinh hoạt của người dân.
- Đảm bảo tính thông suốt và định hướng giữa các không gian, đảm bảo tính kết nối và liên tục của không gian công cộng với các không gian công cộng khác.
- Hình thức thiết kế đơn giản và phù hợp với môi trường xung quanh. Sử dụng hình mẫu thiết kế gần gũi với bản sắc văn hóa Việt Nam.
- Vật liệu xây dựng: đảm bảo độ bền cao và khả năng bảo trì, sửa chữa dễ dàng. Tạo ra môi trường sinh thái mới làm đối trọng với các vấn đề sinh thái đô thị vĩ mô. Sử dụng vật liệu vỉa hè chống mốc, chống trượt, vật liệu địa phương để giảm chi phí và năng lượng trong sản xuất, các bề mặt cho phép thấm nước, bề mặt có màu sắc sáng để giảm hiệu ứng đảo nhiệt.
- Vật trang trí, các thiết bị tiện ích đô thị sắp đặt vị trí và khoảng cách đúng quy định và hợp lý, người tàn tật cũng có thể tiếp cận và sử dụng dễ dàng, không được cản trở giao thông trên vỉa hè hoặc làm khuất tầm nhìn.
- Điểm chờ xe buýt phải có mái che và không được khuất tầm nhìn.
- Đèn giao thông (có tín hiệu âm thanh), các biển báo phải đặt đúng quy hoạch hiện hành.
b) Thiết kế bố trí chiếu sáng đô thị:
Chiếu sáng đô thị là một trong những nhân tố quan trọng giúp nâng cao giá trị đặc trưng khu vực về đêm, làm nổi bật các điểm nhấn và công trình kiến trúc, các cảnh quan riêng biệt. Do vậy, trong quá trình xây dựng đô thị theo quy hoạch cần phải quan tâm đến chiếu sáng công cộng cũng như chiếu sáng nghệ thuật với các nguyên tắc chung như sau:
- Đảo bảo chiếu sáng đủ, đồng nhất, màu sắc hài hòa với hình thức kiến trúc công trình cũng như không gian xung quanh.
- Cải thiện cảnh quan đường phố buổi tối, khuyến khích các hoạt động giao lưu và tạo bản sắc cho không gian.
- Phù hợp với ngôn ngữ không gian kiến trúc công trình xung quanh.
- Tiết kiệm năng lượng, hiệu quả, chi phí bảo trì thấp.
- Đảm bảo an toàn phương tiện lưu thông và an ninh khu vực.
- Sử dụng các loại đèn tiêu thụ điện thấp nhưng vẫn đảm bảo chiếu sáng, nhằm tiết kiệm năng lượng, hiệu quả, chi phí bảo trì thấp.
- Đối với chiếu sáng nghệ thuật cần xem xét cân nhắc đối với một số công trình tiêu biểu và một số chi tiết kiến trúc tiêu biểu, tránh tình trạng chiếu sáng không kiểm soát, gây mất không gian điểm nhấn, giá trị công trình kiến trúc quan trọng.
Điều 2. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân quận Bình Tân (cơ quan tổ chức lập quy hoạch đô thị) và các đơn vị có liên quan:
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày được phê duyệt, Ủy ban nhân dân quận Bình Tân cần tổ chức công bố công khai nội dung TKĐT trong đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị (quy hoạch phân khu) tỷ lệ 1/2000 khu dân cư Tân Tạo hiện hữu (khu 2), phường Tân Tạo A, quận Bình Tân theo Luật Quy hoạch đô thị năm 2009, Luật Xây dựng năm 2014 và Quyết định số 49/2011/QĐ-UBND ngày 12/7/2011 của Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành Quy định về công bố công khai và cung cấp thông tin về quy hoạch đô thị tại thành phố Hồ Chí Minh.
Theo quy định, nội dung TKĐT này là một thành phần hồ sơ không tách rời trong đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị (quy hoạch phân khu) tỷ lệ 1/2000 khu dân cư Tân Tạo hiện hữu (khu 2), phường Tân Tạo A, quận Bình Tân nhằm xác định, làm rõ hơn về tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan trong phạm vi đồ án; trong đó có hướng dẫn về mật độ xây dựng, hệ số sử dụng đất và xác định cụ thể về tầng cao, khoảng lùi các loại công trình. Các cơ quan quản lý quy hoạch - kiến trúc đô thị, các cơ quan có thẩm quyền cấp phép xây dựng căn cứ vào nội dung thiết kế đô thị này để làm cơ sở quản lý không gian kiến trúc cảnh quan đô thị và cấp giấy phép xây dựng các công trình trong phạm vi đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị (quy hoạch phân khu) tỷ lệ 1/2000 khu dân cư Tân Tạo hiện hữu (khu 2), phường Tân Tạo A, quận Bình Tân.
Điều 3. Quyết định này đính kèm thuyết minh và các bản vẽ thể hiện ở Khoản 4, Điều 1 của Quyết định này.
Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố; Giám đốc các Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Giao thông vận tải, Sở Thông tin và truyền thông, Viện nghiên cứu phát triển thành phố; Thủ trưởng các Sở - Ban - Ngành có liên quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận Bình Tân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường Tân Tạo A, quận Bình Tân và các đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- UBND TP;
- VP UBND: PVP/ĐT;
- PGĐ T.Toàn;
- Lưu: VT, QHKV2.HT.14.
TF:18772400
KT. GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
Nguyễn Thanh Toàn | {
"issuing_agency": "Sở Quy hoạch - Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh",
"promulgation_date": "17/06/2019",
"sign_number": "146/QĐ-SQHKT",
"signer": "Nguyễn Thanh Toàn",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thuong-mai/Quyet-dinh-10-2022-QD-UBND-chuc-nang-nhiem-vu-So-Cong-thuong-Bac-Ninh-524746.aspx | Quyết định 10/2022/QĐ-UBND chức năng nhiệm vụ Sở Công thương Bắc Ninh | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẮC NINH
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 10/2022/QĐ-UBND
Bắc Ninh, ngày 25 tháng 7 năm 2022
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA SỞ CÔNG THƯƠNG TỈNH BẮC NINH
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC NINH
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22/6/2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật ban hành văn bản QPPL năm 2020;
Căn cứ Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 04/4/2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
Căn cứ Nghị định số 107/2020/NĐ-CP ngày 14/9/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 04/4/2014 của Chính phủ;
Căn cứ Thông tư số 04/2022/TT-BCT ngày 28/01/2022 của Bộ Công Thương hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan chuyên môn về công thương thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Công Thương và Giám đốc Sở Nội vụ.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Công Thương tỉnh Bắc Ninh.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 10/8/2022 và thay thế Quyết định số 12/2016/QĐ-UBND ngày 01/4/2016 của UBND tỉnh Bắc Ninh, về việc ban hành Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Công Thương tỉnh Bắc Ninh.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các cơ quan thuộc UBND tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Nội vụ;
- Bộ Công thương;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL - Bộ Tư pháp;
- Vụ Pháp chế - Bộ Nội vụ;
- TT.TU, TT.HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Cổng Thông tin điện tử tỉnh;
- Lưu: VT, NC, KTTH, CVP.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Nguyễn Hương Giang
QUY ĐỊNH
CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA SỞ CÔNG THƯƠNG TỈNH BẮC NINH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 10/2022/QĐ-UBND ngày 25/ 7/2022 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh)
Điều 1. Vị trí, chức năng
1. Sở Công Thương tỉnh Bắc Ninh (sau đây gọi tắt là Sở) là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh (sau đây viết tắt là UBND tỉnh); thực hiện chức năng tham mưu, giúp UBND tỉnh quản lý nhà nước về công thương, bao gồm các ngành và lĩnh vực: cơ khí; luyện kim; điện; năng lượng mới; năng lượng tái tạo; sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; dầu khí (nếu có); hoá chất; vật liệu nổ công nghiệp; công nghiệp khai thác mỏ và chế biến khoáng sản (trừ vật liệu xây dựng thông thường); công nghiệp tiêu dùng; công nghiệp thực phẩm; công nghiệp hỗ trợ; công nghiệp môi trường; công nghiệp chế biến khác; tiểu thủ công nghiệp; khuyến công; hoạt động thương mại và lưu thông hàng hoá trên địa bàn; sản xuất và tiêu dùng bền vững; xuất khẩu, nhập khẩu; thương mại biên giới (đối với các tỉnh có biên giới); xúc tiến thương mại; thương mại điện tử; dịch vụ thương mại; quản lý cạnh tranh; bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp; phòng vệ thương mại; hội nhập kinh tế quốc tế; quản lý cụm công nghiệp trên địa bàn.
2. Sở Công Thương có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chấp hành sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của UBND tỉnh, đồng thời chấp hành sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Công Thương.
Điều 2. Nhiệm vụ và quyền hạn
1. Trình UBND tỉnh:
a) Dự thảo quyết định của UBND tỉnh liên quan đến ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Sở và các văn bản khác theo phân công của UBND tỉnh;
b) Dự thảo kế hoạch phát triển ngành, lĩnh vực; chương trình, dự án, đề án; biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ về ngành, lĩnh vực trên địa bàn cấp tỉnh trong phạm vi quản lý của Sở;
c) Dự thảo quyết định việc phân cấp, ủy quyền nhiệm vụ quản lý nhà nước về công thương cho Sở, UBND cấp huyện;
d) Dự thảo quyết định quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở; dự thảo quyết định quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở;
đ) Dự thảo quyết định thực hiện xã hội hóa các hoạt động cung ứng dịch vụ sự nghiệp công ngành công thương thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh và theo phân cấp của cơ quan nhà nước cấp trên.
2. Trình Chủ tịch UBND tỉnh: Dự thảo quyết định, chỉ thị và các văn bản khác về công thương thuộc thẩm quyền ban hành của Chủ tịch UBND tỉnh theo phân công.
3. Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và các văn bản khác trong lĩnh vực công thương được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn, phổ biến, giáo dục, theo dõi thi hành pháp luật về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước được giao.
4. Về công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp:
a) Về công nghiệp cơ khí, luyện kim và công nghiệp điện tử:
Tham mưu xây dựng, trình ban hành và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, chính sách phát triển ngành công nghiệp cơ khí, luyện kim, công nghiệp điện tử, phát triển các sản phẩm cơ khí, điện tử trên địa bàn tỉnh.
b) Về công nghiệp hỗ trợ:
Tham mưu xây dựng, trình ban hành và phối hợp với các cơ quan liên quan để tổ chức thực hiện kế hoạch, chương trình, đề án, cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh.
Xúc tiến, thu hút các nguồn vốn cho phát triển công nghiệp hỗ trợ và tổ chức thực hiện chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh; Tổ chức thực hiện việc xác nhận, hậu kiểm thực hiện ưu đãi và định kỳ hàng năm báo cáo tổng hợp các dự án được ưu đãi gửi Bộ Công Thương.
c) Về điện lực, năng lượng mới, năng lượng tái tạo, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả:
Tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch, chương trình phát triển điện lực, phát triển việc ứng dụng năng lượng mới, năng lượng tái tạo, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, quản lý nhu cầu điện, điều chỉnh phụ tải trên địa bàn tỉnh;
Thẩm định hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực theo quy định; tổ chức thực hiện công tác cấp, thu hồi giấy phép hoạt động điện lực trong trường hợp được UBND tỉnh ủy quyền; thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc đảm bảo các điều kiện trong giấy phép hoạt động điện lực;
Thực hiện xác nhận chưa đủ điều kiện cung cấp điện đối với lưới điện phân phối có cấp điện áp từ 35kV trở xuống tại địa phương theo đề nghị của đơn vị phân phối điện hoặc đơn vị phân phối và bán lẻ điện;
Chủ trì và phối hợp với đơn vị điện lực liên quan trình UBND tỉnh phê duyệt danh sách khách hàng sử dụng điện quan trọng thuộc diện ưu tiên cấp cấp điện khi bên bán điện thực hiện ngừng, giảm mức cung cấp điện trong hệ thống điện; thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện ngừng, giảm mức cung cấp điện đối với đơn vị điện lực thuộc địa bàn quản lý;
Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về hoạt động điện lực và sử dụng điện, quản lý nhu cầu điện; thực hiện công tác tập huấn, sát hạch và cấp thẻ Kiểm tra viên điện lực cấp huyện, Kiểm tra viên điện lực của đơn vị điện lực thuộc địa bàn quản lý;
Thực hiện công tác giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán điện có cấp điện áp dưới 110kV theo quy định;
Thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát các đơn vị bán lẻ điện thuộc địa bàn quản lý trong việc thực hiện giá bán điện theo quy định; thanh tra, kiểm tra và giám sát việc thực hiện giá bán lẻ điện tại các địa điểm cho thuê nhà thuộc địa bàn quản lý theo quy định;
Thẩm tra, trình UBND tỉnh phê duyệt đề án giá bán điện cho các đối tượng khách hàng sử dụng điện tại khu công nghiệp kết hợp mua điện từ hệ thống điện quốc gia đồng thời với các nguồn điện khác (nhà máy phát điện tại chỗ; mua điện từ các nguồn điện tại chỗ như điện gió, điện mặt trời, điện sinh khối);
Tổ chức lập kế hoạch kiểm tra, đôn đốc các cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm trên địa bàn áp dụng mô hình quản lý năng lượng; Kiểm tra, giám sát việc áp dụng các tiêu chuẩn, định mức, quy chuẩn kỹ thuật về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành trong công nghiệp, kinh doanh, thương mại và dân dụng; Tổng hợp danh sách cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm trên địa bàn, trình UBND tỉnh phê duyệt và gửi văn bản về Bộ Công Thương;
Hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy định về hoạt động điện lực, sử dụng điện, an toàn điện, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, các hoạt động trong lĩnh vực năng lượng thuộc địa bàn quản lý;
Thực hiện các nhiệm vụ theo thẩm quyền của cơ quan chuyên môn về xây dựng trong quản lý dự án đầu tư xây dựng, quản lý chất lượng xây dựng công trình ngành Điện theo quy định của pháp luật.
d) Về công nghiệp khai thác mỏ và chế biến khoáng sản (trừ khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường):
Chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan tổ chức thực hiện quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản sau khi được phê duyệt theo thẩm quyền;
Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật, công nghệ, an toàn vệ sinh lao động trong khai thác mỏ và chế biến khoáng sản trên địa bàn tỉnh;
Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan để thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng, Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng, Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng và các bước thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở của các dự án khai thác, chế biến khoáng sản trên địa bàn tỉnh (trừ khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường) theo quy định của pháp luật về xây dựng;
Thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật về kỹ thuật an toàn trong khai thác khoáng sản; xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật đối với các hành vi vi phạm pháp luật về kỹ thuật an toàn trong khai thác khoáng sản của cá nhân, tổ chức khai thác khoáng sản;
Tham mưu cho UBND tỉnh trong công tác: tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật đối với các tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh khoáng sản trên địa bàn; tổ chức thanh tra, kiểm tra tình hình thực hiện sản xuất, kinh doanh khoáng sản; các điểm khai thác, vận chuyển, chế biến, các bãi tập kết, mua bán khoáng sản nhằm phát hiện và xử lý kịp thời tình trạng sản xuất, kinh doanh khoáng sản trái phép.
đ) Về hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp:
Tổ chức thực hiện, chiến lược, kế hoạch, chính sách phát triển ngành hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn tỉnh;
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan của tỉnh tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn các quy định của pháp luật và thanh tra, kiểm tra và xử lý các vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng, bảo quản, kinh doanh và vận chuyển hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp theo quy định của pháp luật;
Thẩm định và cấp, cấp lại, cấp điều chỉnh và thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp cho tổ chức, cá nhân;
Cấp, cấp lại hoặc thu hồi Giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp theo quy định;
Huấn luyện, kiểm tra huấn luyện, kiểm tra, cấp giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn vật liệu nổ công nghiệp theo quy định;
Thực hiện các nhiệm vụ khác liên quan đến hoạt động hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp được phân công, phân cấp tại Luật hóa chất, Luật quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ và các văn bản pháp luật có liên quan.
e) Về công tác quản lý an toàn đối với ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương:
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan của tỉnh tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn các quy định của pháp luật và thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về an toàn đối với các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của ngành công thương;
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan của tỉnh tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn các quy định của pháp luật và kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về an toàn, an toàn trong quản lý, sử dụng, bảo quản, kinh doanh và vận chuyển hàng hoá nguy hiểm, xăng dầu, khí và các loại máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về kỹ thuật an toàn; huấn luyện an toàn hóa chất; huấn luyện về kỹ thuật an toàn đối với hoạt động kinh doanh khí; công tác tập huấn đối với người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, người áp tải, người xếp, dỡ, thủ kho trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý;
Xây dựng kế hoạch huấn luyện, kiểm tra, xếp bậc, cấp thẻ an toàn điện đối với người vận hành, sửa chữa điện ở nông thôn thuộc tổ chức hoạt động theo Luật Điện lực và các luật khác có liên quan, phạm vi hoạt động tại khu vực nông thôn;
Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện quy định của pháp luật trong lĩnh vực kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, kiểm định an toàn kỹ thuật các thiết bị, dụng cụ điện theo quy định;
Chủ trì thẩm định, chấp thuận tài liệu an toàn theo quy định của pháp luật;
Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện thương nhân kinh doanh mua bán khí; Giấy chứng nhận đủ điều kiện trạm nạp khí vào chai, vào xe bồn, Giấy chứng nhận đủ điều kiện trạm nạp khí vào phương tiện vận tải;
Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát các cơ sở, công trình ngành công thương trên địa bàn quản lý thực hiện công tác phòng chống thiên tai và ứng cứu khẩn cấp theo quy định.
g) Về bảo vệ môi trường và phát triển công nghiệp môi trường:
Xây dựng và trình ban hành các chủ trương, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, phát triển công nghiệp môi trường và ưu đãi, hỗ trợ phát triển ngành công nghiệp môi trường phù hợp với quy định của pháp luật và điều kiện của địa phương;
Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn các quy định của pháp luật và thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, phát triển công nghiệp môi trường thuộc phạm vi quản lý của ngành công thương tại địa phương theo quy định;
Chủ trì thực hiện Đề án phát triển công nghiệp môi trường, các nhiệm vụ phát triển công nghiệp môi trường và kinh tế tuần hoàn, các chương trình, dự án về ứng phó với biến đổi khí hậu ngành công thương trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý;
Thực hiện thu thập, tổng hợp thông tin về các chỉ tiêu thống kê môi trường thuộc phạm vi ngành công thương;
Định kỳ hằng năm tổng kết, báo cáo UBND tỉnh và Bộ Công Thương, các Bộ, ngành liên quan tình hình thực hiện phát triển công nghiệp môi trường của địa phương theo quy định.
h) Về an toàn thực phẩm, công nghiệp tiêu dùng, công nghiệp thực phẩm và công nghiệp chế biến khác:
Triển khai thực hiện chính sách, chiến lược, kế hoạch phát triển ngành sau khi được phê duyệt, gồm: công nghiệp tiêu dùng (dệt - may, da - giầy, giấy, sành sứ, thủy tinh, nhựa); công nghiệp thực phẩm (rượu, bia, nước giải khát, sữa chế biến, dầu thực vật, sản phẩm chế biến bột và tinh bột và các thực phẩm khác theo quy định của Chính phủ);
Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đối với sản phẩm công nghiệp, an toàn vệ sinh, môi trường công nghiệp; Phối hợp trong công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm từ khâu sản xuất, chế biến, bảo quản, vận chuyển, kinh doanh đối với các loại rượu, bia, nước giải khát, sản phẩm sữa chế biến, dầu thực vật, sản phẩm chế biến từ bột, tinh bột, bánh, mứt, kẹo, bao bì chứa thực phẩm và các sản phẩm khác, an toàn thực phẩm đối với các chợ, siêu thị, trung tâm thương mại và các cơ sở thuộc hệ thống dự trữ, phân phối hàng hóa thực phẩm thuộc phạm vi quản lý;
Hướng dẫn, tuyên truyền pháp luật, chủ trì, phối hợp thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định về phòng, chống thực phẩm giả, gian lận thương mại trên thị trường đối với tất cả các loại thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm thuộc lĩnh vực quản lý của ngành công thương trên địa bàn.
i) Về khuyến công:
Chủ trì, tham mưu giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hoạt động khuyến công tại địa phương;
Xây dựng, trình ban hành các chính sách, văn bản quy phạm pháp luật về công tác khuyến công phù hợp với quy định của pháp luật và điều kiện tại địa phương; tham mưu cấp có thẩm quyền bảo đảm nguồn vốn từ ngân sách địa phương để tổ chức thực hiện hoạt động khuyến công trên địa bàn;
Xây dựng, trình phê duyệt và tổ chức thực hiện chương trình khuyến công địa phương. Hướng dẫn các tổ chức, cá nhân triển khai kế hoạch, đề án, nhiệm vụ khuyến công hàng năm trên địa bàn; chịu trách nhiệm tổ chức nghiệm thu và kiểm tra, giám sát việc sử dụng kinh phí khuyến công đảm bảo đúng đối tượng, mục đích và các quy định hiện hành;
Tham mưu cấp có thẩm quyền cân đối nguồn vốn từ ngân sách địa phương đầu tư cơ sở vật chất và nâng cao năng lực hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở thực hiện nhiệm vụ về khuyến công; đào tạo, bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ, cộng tác viên làm công tác khuyến công địa phương;
Theo dõi, đánh giá, tổng hợp báo cáo và cung cấp thông tin, tài liệu liên quan về công tác khuyến công tại địa phương theo quy định.
k) Về cụm công nghiệp:
Thực hiện chức năng cơ quan đầu mối quản lý nhà nước đối với cụm công nghiệp trên địa bàn cấp tỉnh theo quy định của pháp luật;
Xây dựng, trình và tổ chức thực hiện phương án phát triển cụm công nghiệp, chương trình hỗ trợ đầu tư hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp, dự toán kinh phí hoạt động phát triển cụm công nghiệp sau khi được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; xây dựng, trình UBND tỉnh ban hành Quy chế quản lý cụm công nghiệp, giải quyết các thủ tục triển khai dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật và dự án sản xuất kinh doanh trong cụm công nghiệp theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông;
Chủ trì thẩm định hồ sơ đề nghị thành lập, mở rộng cụm công nghiệp;
Đầu mối tiếp nhận, giải quyết hoặc phối hợp, đề nghị cơ quan có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư, cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư các dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật, sản xuất kinh doanh trong cụm công nghiệp, các thủ tục triển khai đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp (gồm: thu hồi đất, cho thuê đất, phê duyệt quy hoạch chi tiết, phê duyệt dự án sử dụng nguồn vốn đầu tư công, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, chấp thuận phương án phòng cháy, chữa cháy) theo quy định, phân cấp, ủy quyền của UBND tỉnh;
Chủ trì thanh tra, kiểm tra, đánh giá thực hiện phương án phát triển, chính sách, pháp luật, hiệu quả hoạt động của cụm công nghiệp; xử lý hoặc đề xuất UBND tỉnh xử lý vi phạm, vấn đề phát sinh về cụm công nghiệp; xây dựng, vận hành Cơ sở dữ liệu cụm công nghiệp trên địa bàn.
l) Về tiểu thủ công nghiệp:
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng, trình và tổ chức hướng dẫn, thực hiện các chương trình, kế hoạch, đề án, dự án phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, kinh tế tập thể, hợp tác xã ngành công thương, làng nghề tiểu thủ công nghiệp sau khi được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
m) Về sản xuất và tiêu dùng bền vững:
Tổ chức thực hiện Chương trình, đề án, kế hoạch, cơ chế, chính sách nhằm thúc đẩy và phát triển lĩnh vực sản xuất và tiêu dùng bền vững trên địa bàn tỉnh.
n) Tổ chức thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi, Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng, thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở của dự án đầu tư xây dựng công trình công nghiệp theo quy định của pháp luật, sự phân công hoặc ủy quyền của UBND tỉnh.
o) Về quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa
Chủ trì, tiếp nhận hồ sơ và giải quyết thủ tục công bố hợp quy theo quy định của pháp luật về quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa;
Kiểm tra việc tuân thủ các quy định về quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa của các doanh nghiệp trên địa bàn quản lý.
5. Về thương mại
a) Thị trường trong nước:
Tổ chức triển khai thực hiện quy hoạch, kế hoạch, cơ chế, chính sách quản lý và phát triển: các loại hình kết cấu hạ tầng thương mại như chợ, trung tâm thương mại, trung tâm mua sắm, siêu thị, cửa hàng bán lẻ, sở giao dịch hàng hóa, trung tâm hội chợ, triển lãm, trung tâm đấu giá hàng hóa và các loại hình kết cấu hạ tầng thương mại khác; các loại hình tổ chức, hình thức và phương thức kinh doanh thương mại, như hợp tác xã thương mại, bán buôn, bán lẻ, đại lý thương mại, nhượng quyền thương mại, dịch vụ thương mại, hoạt động logistics trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật;
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan hướng dẫn và tổ chức thực hiện cơ chế, chính sách khuyến khích mở rộng mạng lưới kinh doanh, phát triển các tổ chức liên kết lưu thông hàng hóa, hình thành các kênh lưu thông hàng hóa ổn định từ sản xuất đến tiêu dùng trên địa bàn tỉnh;
Tổ chức thực hiện, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện quy định về hàng hóa, dịch vụ thuộc ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện: thuốc lá, rượu, xăng dầu, khí và các hàng hóa dịch vụ khác trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý của Bộ Công Thương;
Triển khai thực hiện cơ chế, chính sách ưu đãi, khuyến khích, hỗ trợ phát triển sản xuất, kinh doanh và đời sống nhân dân vùng khó khăn trên địa bàn tỉnh (như cung cấp các mặt hàng thiết yếu, hỗ trợ lưu thông hàng hóa và dịch vụ thương mại...);
Tổ chức hoạt động điều tiết lưu thông hàng hóa, bảo đảm cân đối cung cầu các mặt hàng thiết yếu, bảo đảm chất lượng và an toàn thực phẩm, bình ổn và thúc đẩy thị trường nội tỉnh phát triển;
Tổng hợp và xử lý các thông tin thị trường trên địa bàn tỉnh về tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng, tổng cung, tổng cầu, mức dự trữ lưu thông và biến động giá cả của các mặt hàng thiết yếu. Đề xuất với cấp có thẩm quyền giải pháp điều tiết lưu thông hàng hóa trong từng thời kỳ.
b) Về xuất khẩu, nhập khẩu:
Tham mưu xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách, chiến lược, kế hoạch, chương trình, đề án liên quan trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hóa; quản lý, theo dõi hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa; phát triển dịch vụ xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa trên địa bàn tỉnh;
Quản lý hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp trong nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và thương nhân không có hiện diện tại Việt Nam.
c) Về thương mại điện tử và kinh tế số:
Tham mưu xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách, đề án, chương trình, kế hoạch thương mại điện tử nhằm phát triển hạ tầng ứng dụng thương mại điện tử, phát triển nguồn nhân lực phục vụ quản lý thương mại điện tử và kinh tế số, hỗ trợ các tổ chức, cá nhân ứng dụng thương mại điện tử trên địa bàn tỉnh;
Thực hiện các nội dung quản lý nhà nước khác về thương mại điện tử theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ Công Thương.
d) Về xúc tiến thương mại:
Tổ chức thực hiện các thủ tục hành chính về xúc tiến thương mại thuộc thẩm quyền;
Thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật về xúc tiến thương mại của thương nhân, tổ chức hoạt động có liên quan đến thương mại và xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật đối với các hành vi vi phạm pháp luật của thương nhân, tổ chức hoạt động có liên quan đến thương mại;
Kiểm tra, tổng hợp quyết toán với cơ quan quản lý tài chính đồng cấp về số tiền theo quyết định thu và số tiền thực thu vào ngân sách nhà nước 50% giá trị đã công bố của giải thưởng không có người trúng thưởng của chương trình khuyến mại;
Tham mưu, đề xuất với chính quyền địa phương về các chương trình, kế hoạch, đề án xúc tiến thương mại trên địa bàn và thực hiện các chương trình, kế hoạch, đề án theo phân công;
Phối hợp với Bộ Công Thương trong việc quản lý hoạt động của các Văn phòng đại diện của tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài tại Việt Nam.
đ) Về quản lý cạnh tranh:
Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật về cạnh tranh trên địa bàn tỉnh;
Phát hiện và kiến nghị các cơ quan có liên quan giải quyết theo thẩm quyền về những hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh và văn bản ban hành có nội dung không phù hợp với pháp luật cạnh tranh.
e) Về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp:
Chủ trì, tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp trên địa bàn tỉnh theo thẩm quyền;
Xây dựng và trình cấp có thẩm quyền ban hành quy chế phối hợp giữa các cơ quan liên quan tại địa phương trong công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp trên địa bàn;
Phát hiện và xử lý theo thẩm quyền hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp;
Cấp, thu hồi xác nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp tại địa phương, xác nhận tiếp nhận thông báo chấm dứt hoạt động bán hàng đa cấp tại địa phương;
Thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp;
Tổ chức đào tạo, tập huấn chuyên môn cho cán bộ, công chức trực tiếp thực hiện công tác quản lý nhà nước về bán hàng đa cấp;
Thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp cho các doanh nghiệp, người tham gia bán hàng đa cấp;
Tiếp nhận, giải quyết hồ sơ thông báo hội nghị, hội thảo, đào tạo về bán hàng đa cấp;
Báo cáo theo định kỳ hàng năm hoặc đột xuất với Bộ Công Thương về công tác quản lý hoạt động bán hàng đa cấp trên địa bàn.
g) Về phòng vệ thương mại:
Hướng dẫn thực hiện các quy định pháp luật phòng vệ thương mại bao gồm: chống bán phá giá, chống trợ cấp, tự vệ, chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại trên địa bàn tỉnh;
Phát hiện và kiến nghị các cơ quan có liên quan giải quyết theo thẩm quyền về những văn bản ban hành có nội dung không phù hợp với pháp luật về phòng vệ thương mại;
Đầu mối chủ trì hỗ trợ hiệp hội ngành hàng, các doanh nghiệp xuất khẩu trên địa bàn ứng phó với các vụ việc điều tra, rà soát chống bán phá giá, chống trợ cấp, tự vệ, chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại của nước ngoài;
Tổng hợp số liệu, tình hình hoạt động, thông tin xuất nhập khẩu hàng hóa trên địa bàn tỉnh liên quan đến vụ việc về phòng vệ thương mại, phối hợp với cơ quan điều tra về phòng vệ thương mại trong công tác cảnh báo sớm các vụ kiện phòng vệ thương mại;
Phối hợp với cơ quan điều tra về phòng vệ thương mại rà soát, cung cấp thông tin, xử lý các vấn đề liên quan đến việc điều tra, thẩm tra, thanh tra, kiểm tra chuyên ngành về phòng vệ thương mại đối với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh;
Đầu mối thu thập và cung cấp thông tin cho cơ quan điều tra về phòng vệ thương mại về chính sách và thực tiễn hoạt động của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh trong các vụ việc điều tra chống trợ cấp của nước ngoài.
h) Về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng:
Trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại địa phương;
Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; tư vấn, hỗ trợ và nâng cao nhận thức về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại địa phương;
Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo thẩm quyền;
Thực hiện việc kiểm soát hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung tại địa phương theo quy định của pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;
Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ để cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ người tiêu dùng cấp huyện thực hiện các nội dung liên quan đến bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;
Công bố công khai danh sách tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ vi phạm quyền lợi người tiêu dùng theo thẩm quyền;
Quản lý hoạt động về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của tổ chức xã hội tại địa phương; tạo điều kiện để tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng hoạt động; thẩm định các đề án, kế hoạch hoạt động của tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trình Chủ tịch UBND tỉnh quyết định giao thực hiện nhiệm vụ gắn với nhiệm vụ của Nhà nước; giám sát việc thực hiện các nhiệm vụ khi giao cho tổ chức xã hội bảo vệ người tiêu dùng thực hiện;
Quản lý, kiểm tra, giám sát hoạt động hòa giải của tổ chức hòa giải tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh tại địa phương theo quy định của pháp luật;
Báo cáo kết quả thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh theo định kỳ hoặc theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền cấp trên.
i) Về quản lý thị trường:
Phối hợp với Cục Quản lý thị trường Bắc Ninh xây dựng kế hoạch kiểm tra định kỳ, chuyên đề, biện pháp phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của lực lượng Quản lý thị trường địa phương tránh chồng chéo, trùng lặp về đối tượng, nội dung kiểm tra, thanh tra với các lực lượng có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra của tỉnh.
k) Về hội nhập kinh tế quốc tế:
Triển khai thực hiện kế hoạch, chương trình, biện pháp cụ thể về hội nhập kinh tế quốc tế trên địa bàn tỉnh sau khi được phê duyệt;
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn việc thực hiện kế hoạch, chương trình, các quy định về hội nhập kinh tế quốc tế của địa phương;
Chủ trì, tham mưu UBND tỉnh phối hợp với Bộ Công Thương và các đơn vị liên quan thực hiện các nhiệm vụ được giao trong Kế hoạch thực thi các Hiệp định thương mại tự do, đặc biệt là các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới;
Thực hiện các nội dung quản lý nhà nước khác về hội nhập kinh tế quốc tế theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ Công Thương.
l) Về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của thương nhân nước ngoài trên địa bàn tỉnh:
Quản lý hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của thương nhân nước ngoài;
Quản lý hoạt động của văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài.
6. Tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm về giám định, đăng ký, cấp giấy phép, văn bằng, chứng chỉ thuộc phạm vi trách nhiệm quản lý của Sở theo quy định của pháp luật và theo phân công hoặc ủy quyền của UBND tỉnh.
7. Giúp UBND tỉnh quản lý, khuyến khích, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp, hợp tác xã, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân hoạt động trên địa bàn trong lĩnh vực công thương; quản lý các hội, tổ chức phi chính phủ hoạt động trong lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Sở theo quy định của pháp luật.
8. Hướng dẫn thực hiện cơ chế tự chủ đối với các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực quản lý theo quy định của pháp luật; quản lý hoạt động của các đơn vị sự nghiệp trong và ngoài công lập thuộc phạm vi ngành, lĩnh vực công thương.
9. Thực hiện hợp tác quốc tế về công thương theo quy định của pháp luật và theo phân công hoặc ủy quyền của UBND tỉnh.
10. Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ thuộc ngành, lĩnh vực quản lý đối với Phòng Kinh tế, Phòng Kinh tế và Hạ tầng thuộc UBND cấp huyện và chức danh chuyên môn thuộc UBND cấp xã (nếu có).
11. Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật và công nghệ; xây dựng hệ thống thông tin, lưu trữ phục vụ công tác quản lý nhà nước về công thương.
12. Kiểm tra, thanh tra và xử lý các hành vi vi phạm đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc thi hành pháp luật thuộc phạm vi quản lý của Sở; tiếp công dân, xử lý thư đơn, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng chống tham nhũng, lãng phí theo quy định pháp luật hoặc theo sự phân cấp, ủy quyền của UBND tỉnh.
13. Quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, mối quan hệ công tác của các phòng chuyên môn, nghiệp vụ, Thanh tra và Văn phòng thuộc Sở; quản lý tổ chức bộ máy, biên chế công chức, cơ cấu ngạch công chức; vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập; thực hiện chế độ tiền lương và chính sách, chế độ đãi ngộ, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật đối với công chức, viên chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý của Sở theo quy định của pháp luật và theo sự phân công hoặc ủy quyền của UBND tỉnh; tham mưu cho Hội đồng cấp tỉnh xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân Nhân dân”, “Nghệ nhân Ưu tú” trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ và UBND tỉnh xét tặng danh hiệu Thợ giỏi và Nghệ nhân cấp tỉnh.
14. Quản lý và chịu trách nhiệm về tài chính, tài sản được giao theo quy định của pháp luật và theo phân công, phân cấp hoặc ủy quyền của UBND tỉnh.
15. Thực hiện công tác thông tin, thống kê, tổng hợp, báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ trong các lĩnh vực công tác được giao với UBND tỉnh, Bộ Công Thương.
16. Thực hiện nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật và phân công, phân cấp của UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh và cơ quan nhà nước cấp trên.
Điều 3. Cơ cấu tổ chức, biên chế, số lượng người làm việc
1. Cơ cấu tổ chức
a) Lãnh đạo Sở:
Sở có Giám đốc và không quá 03 Phó Giám đốc. Tiêu chuẩn chức danh Giám đốc, Phó Giám đốc Sở theo quy định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bắc Ninh và hướng dẫn của Bộ Công thương (nếu có).
Giám đốc Sở là người đứng đầu Sở, chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh và trước pháp luật về thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Sở;
Phó Giám đốc Sở là người giúp Giám đốc Sở phụ trách, chỉ đạo một số mặt công tác của các phòng, đơn vị thuộc Sở; chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công. Khi Giám đốc Sở vắng mặt, một Phó Giám đốc Sở được Giám đốc Sở ủy nhiệm điều hành các hoạt động của Sở;
Việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật, cho từ chức, nghỉ hưu và thực hiện chế độ, chính sách khác đối với Giám đốc, các Phó Giám đốc Sở do Chủ tịch UBND tỉnh quyết định theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý của UBND tỉnh.
b) Các tổ chức tham mưu tổng hợp và chuyên môn nghiệp vụ, gồm:
- Văn phòng;
- Thanh tra;
- Phòng Kỹ thuật an toàn - Môi trường;
- Phòng Quản lý Công nghiệp;
- Phòng Quản lý Thương mại;
- Phòng Quản lý Năng lượng.
c) Đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở:
Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp Bắc Ninh.
2. Biên chế
a) Biên chế công chức, số lượng người làm việc đơn vị thuộc, trực thuộc Sở Công Thương được giao trên cơ sở vị trí việc làm gắn với chức năng, nhiệm vụ, phạm vi hoạt động và nằm trong tổng biên chế công chức, tổng số lượng người làm việc của các cơ quan, tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập của tỉnh được cấp có thẩm quyền giao hoặc phê duyệt;
b) Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và danh mục vị trí việc làm, cơ cấu ngạch công chức, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp được cấp có thẩm quyền phê duyệt; hằng năm Sở Công thương xây dựng kế hoạch biên chế công chức, số lượng người làm việc theo quy định của pháp luật, bảo đảm thực hiện nhiệm vụ được giao, trình các cấp có thẩm quyền theo quy định.
Điều 4. Tổ chức thực hiện:
1. Căn cứ nội dung quy định trên, Giám đốc Sở Công thương, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố triển khai tổ chức thực hiện.
2. Giám đốc Sở Công Thương có trách nhiệm quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các đơn vị thuộc và trực thuộc; Ban hành quy chế làm việc của Sở; chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trực thuộc ban hành quy chế làm việc.
3. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn vướng mắc, Giám đốc Sở Công Thương có trách nhiệm báo cáo UBND tỉnh (thông qua Sở Nội vụ) để xem xét, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./. | {
"issuing_agency": "Tỉnh Bắc Ninh",
"promulgation_date": "25/07/2022",
"sign_number": "10/2022/QĐ-UBND",
"signer": "Nguyễn Hương Giang",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Lao-dong-Tien-luong/Quyet-dinh-559-QD-UBND-2023-cong-bo-thu-tuc-hanh-chinh-So-Lao-dong-Bac-Ninh-565811.aspx | Quyết định 559/QĐ-UBND 2023 công bố thủ tục hành chính Sở Lao động Bắc Ninh | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẮC NINH
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 559/QĐ-UBND
Bắc Ninh, ngày 09 tháng 5 năm 2023
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC CÔNG BỐ DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH BÃI BỎ THUỘC CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA SỞ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TỈNH BẮC NINH
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC NINH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07/8/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ các Thông tư của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ: số 02/2017/TT-VPCP ngày 31/10/2017 của Văn phòng Chính phủ hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính; số 01/2018/TT-VPCP ngày 23/11/2018 hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính;
Theo đề nghị Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định bãi bỏ 07 danh mục thủ tục hành chính thuộc chức năng quản lý của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Bắc Ninh.
(Chi tiết theo danh mục đính kèm)
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Thủ trưởng các đơn vị: Văn phòng UBND tỉnh, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; UBND các huyện, thị xã, thành phố; UBND các xã, phường, thị trấn và tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Cục KSTTHC-VPCP (B.cáo);
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- CVP, các PCVP UBND tỉnh;
Cổng TTĐT, CV KG-VX;
- Lưu: VT, KSTT.
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Vương Quốc Tuấn
DANH MỤC
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CÔNG BỐ BÃI BỎ THUỘC CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA SỞ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TỈNH BẮC NINH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 559/QĐ-UBND ngày 09 tháng 5 năm 2023 của Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh)
Stt
Số hồ sơ thủ tục hành chính
Lĩnh vực /
Tên thủ tục hành chính
Tên văn bản QPPL quy định bãi bỏ
Lĩnh vực
Cơ quan thực hiện
Lĩnh vực thực hiện chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19
1
1.008363
Hỗ trợ người lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc do đại dịch Covid-19 nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp
Quyết định 23/2021/QĐ-TTg ngày 07/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do Covid-19
Việc làm
Ủy ban nhân dân tỉnh
2
2.002398
Hỗ trợ người sử dụng lao động đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động do đại dịch Covid-19
Như trên
Việc làm
Ủy ban nhân dân tỉnh
3
1.008362
Hỗ trợ hộ kinh doanh phải tạm ngưng kinh doanh do đại dịch Covid-19
Như trên
Việc làm
Ủy ban nhân dân tỉnh
4
3.000204
Hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động đang làm việc trong doanh nghiệp
Quyết định số 08/2022/QĐ-TTg ngày 28/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ quy định về thực hiện chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động
Việc làm
Ủy ban nhân dân tỉnh
5
3.000205
Hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động quay trở lại thị trường lao động
Như trên
Việc làm
Ủy ban nhân dân tỉnh
6
1.008360
Hỗ trợ người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương do đại dịch Covid-19
Quyết định 23/2021/QĐ-TTg ngày 07/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do Covid-19 được sửa đổi, bổ sung tại Quyết định số 33/2021/QĐ-TTg ngày 06/11/2021
Lao động- Tiền lương
Ủy ban nhân dân tỉnh
7
2.002399
Hỗ trợ người lao động ngừng việc do đại dịch Covid-19
Như trên
Lao động- Tiền lương
Ùy ban nhân dân tỉnh | {
"issuing_agency": "Tỉnh Bắc Ninh",
"promulgation_date": "09/05/2023",
"sign_number": "559/QĐ-UBND",
"signer": "Vương Quốc Tuấn",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Giao-duc/Ke-hoach-1053-KH-TCCB-2019-Chuong-trinh-hoc-tap-ngoai-ngu-cho-can-bo-cong-chuc-vien-chuc-432997.aspx | Kế hoạch 1053/KH-TCCB 2019 Chương trình học tập ngoại ngữ cho cán bộ công chức viên chức | TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 1053/KH-TCCB
Hà Nội, ngày 27 tháng 12 năm 2019
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “CHƯƠNG TRÌNH QUỐC GIA VỀ HỌC TẬP NGOẠI NGỮ CHO CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC GIAI ĐOẠN 2019-2030” TRONG TÒA ÁN NHÂN DÂN
Căn cứ Kế hoạch số 195/KH-TANDTC ngày 20/3/2017 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao về việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2016 - 2020 và định hướng đến năm 2025;
Căn cứ Chỉ thị số 301/2019/CT-CA ngày 04/5/2019 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao về tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng trong Tòa án nhân dân;
Căn cứ Quyết định số 1659/QĐ-TTg ngày 19/11/2019 của Thủ tướng Chính phủ, phê duyệt Đề án “Chương trình quốc gia về học tập ngoại ngữ cho cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2019-2030”;
Nhằm mục đích nâng cao năng lực ngoại ngữ cho cán bộ, công chức, viên chức Tòa án nhân dân, đáp ứng tiêu chuẩn chức danh, vị trí việc làm và khung năng lực; có khả năng sử dụng ngoại ngữ thành thạo trong công việc và môi trường quốc tế;
Tòa án nhân dân tối cao xây dựng kế hoạch triển khai “Chương trình quốc gia về học tập, bồi dưỡng ngoại ngữ cho cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2019-2030” trong Tòa án nhân dân như sau:
I. Đối tượng và thời gian thực hiện
1. Đối tượng: Cán bộ, công chức, viên chức trong Tòa án nhân dân;
2. Thời gian thực hiện: Từ năm 2019 đến hết năm 2030.
II. Yêu cầu, mục tiêu
1. Yêu cầu:
- Việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực ngoại ngữ cho cán bộ, công chức, viên chức bảo đảm phù hợp với đường lối, chủ trương của Đảng, quy định pháp luật của Nhà nước và nhu cầu thực tế của ngành Tòa án nhân dân;
- Thực hiện có chất lượng, hiệu quả các chương trình đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ cho cán bộ, công chức, viên chức; bảo đảm huy động, phát huy tối đa các nguồn lực, năng lực hiện có của đội ngũ giảng viên, giáo viên Học viện Tòa án;
- Tăng cường trách nhiệm của cơ quan quản lý, đơn vị sử dụng và bản thân cán bộ, công chức, viên chức trong việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực ngoại ngữ;
- Đẩy mạnh hoạt động đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ, gắn việc học ngoại ngữ đi đôi với thực hành, sử dụng ngoại ngữ thường xuyên, hiệu quả trong thực thi công vụ.
2. Mục tiêu: Ưu tiên trước mắt tập trung đào tạo, bồi dưỡng, học tập môn tiếng Anh thông dụng và chuyên ngành hướng tới đáp ứng hiệu quả thực thi công vụ và làm việc trong môi trường quốc tế.
2.1. Giai đoạn 1 (đến hết năm 2025)
a. Đối với Tòa án nhân dân tối cao và Tòa án nhân dân cấp cao:
- 50% cán bộ, công chức (đối tượng là lãnh đạo, quản lý từ cấp phòng và tương đương trở lên dưới 40 tuổi) đạt trình độ ngoại ngữ bậc 4 trở lên theo quy định.
- 60% viên chức và 50% viên chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý đạt trình độ ngoại ngữ bậc 4 trở lên theo quy định.
b. Đối với Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp huyện
- 25% cán bộ, công chức (đối tượng là lãnh đạo, quản lý từ cấp phòng và tương đương trở lên dưới 40 tuổi) đạt trình độ ngoại ngữ bậc 4 trở lên theo quy định.
2.2. Giai đoạn 2 (đến hết năm 2030)
a. Đối với Tòa án nhân dân tối cao và Tòa án nhân dân cấp cao:
- 60% cán bộ, công chức (đối tượng là lãnh đạo, quản lý từ cấp phòng và tương đương trở lên dưới 40 tuổi) đạt trình độ ngoại ngữ bậc 4 trở lên theo quy định và ngoại ngữ chuyên ngành.
- 70% viên chức và 60% viên chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý đạt trình độ ngoại ngữ bậc 4 trở lên theo quy định và ngoại ngữ chuyên ngành.
b. Đối với Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp huyện
- 35% cán bộ, công chức (đối tượng là lãnh đạo, quản lý từ cấp phòng và tương đương trở lên dưới 40 tuổi) đạt trình độ ngoại ngữ bậc 4 trở lên theo quy định.
III. Nhiệm vụ và giải pháp
1. Tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức của các đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức Tòa án nhân dân về vai trò và sự cần thiết phải học tập, nâng cao năng lực ngoại ngữ để đáp ứng yêu cầu thực thi công vụ và làm việc trong môi trường quốc tế.
2. Rà soát, hoàn thiện cơ chế, chính sách tạo điều kiện cho cán bộ, công chức, viên chức Tòa án nhân dân tích cực học tập ngoại ngữ, nâng cao năng lực thực thi công vụ và làm việc được trong môi trường quốc tế; lựa chọn các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng có uy tín tham gia đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ cho cán bộ, công chức, viên chức.
3. Rà soát thực trạng năng lực, trình độ và tổng hợp nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức Tòa án nhân dân để làm căn cứ xây dựng kế hoạch và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ đáp ứng nhu cầu và yêu cầu theo từng nhóm đối tượng, từng lĩnh vực công tác, từng vị trí việc làm.
4. Xây dựng và hoàn thiện các chương trình đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ phù hợp; đẩy mạnh việc tổ chức thực hiện các chương trình đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ để nâng cao năng lực ngoại ngữ cho cán bộ, công chức, viên chức Tòa án nhân dân.
5. Thực hiện kiểm tra, đánh giá năng lực trong đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ cho cán bộ, công chức, viên chức theo tiếp cận chuẩn quốc tế.
6. Tăng cường điều kiện dạy và học ngoại ngữ cho cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.
IV. Lộ trình và tổ chức thực hiện
1. Giai đoạn 1: từ năm 2019 đến năm 2020: Xây dựng Kế hoạch bồi dưỡng ngoại ngữ cho cán bộ, công chức, viên chức Tòa án nhân dân:
- Vụ Tổ chức-Cán bộ phối hợp Vụ Hợp tác quốc tế rà soát thực trạng, năng lực, trình độ và tổng hợp nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong Tòa án nhân dân để làm căn cứ xây dựng kế hoạch và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ (thực hiện trong năm 2020);
- Học viện Tòa án xây dựng và hoàn thiện các chương trình bồi dưỡng ngoại ngữ phù hợp với chương trình đào tạo hệ đại học, sau đại học; chương trình học tập, bồi dưỡng ngoại ngữ cho cán bộ, công chức, viên chức Tòa án nhân dân;
- Học viện Tòa án đề xuất thành lập Bộ môn ngoại ngữ thuộc Học viện Tòa án, mục tiêu thu hút giảng viên có trình độ, đáp ứng ngay công việc giảng dạy ngoại ngữ, trước mắt tập trung vào đội ngũ giảng viên môn Tiếng Anh.
2. Giai đoạn 2: Thực hiện các giai đoạn 2021-2025 và 2026-2030
Trên cơ sở rà soát thực trạng, nhu cầu đã xây dựng trong giai đoạn 1, Vụ Tổ chức-Cán bộ phối hợp Học viện Tòa án lên kế hoạch tổ chức các lớp bồi dưỡng, học tập ngoại ngữ (nằm trong Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức Tòa án nhân dân hàng năm), trình lãnh đạo Tòa án nhân dân tối cao xem xét, quyết định. Phấn đấu hoàn thành mục tiêu đặt ra tại mục 2 phần II Kế hoạch này.
V. Kinh phí thực hiện
Căn cứ nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ, hàng năm Học viện Tòa án phối hợp Cục Kế hoạch-Tài chính, Vụ Tổ chức-Cán bộ dự toán kinh phí theo quy định./.
Nơi nhận:
- Chánh án TANDTC (để báo cáo);
- Cục Kế hoạch-Tài chính (để phối hợp thực hiện);
- Văn phòng (để phối hợp thực hiện);
- Học viện Tòa án (để phối hợp thực hiện);
- Lưu: Vụ TCCB, Phòng 5.
KT. CHÁNH ÁN
PHÓ CHÁNH ÁN
Nguyễn Trí Tuệ | {
"issuing_agency": "Tòa án nhân dân tối cao",
"promulgation_date": "27/12/2019",
"sign_number": "1053/KH-TCCB",
"signer": "Nguyễn Trí Tuệ",
"type": "Kế hoạch"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Van-hoa-Xa-hoi/Ke-hoach-659-KH-UBND-2024-trien-khai-Chuong-trinh-phat-trien-cong-tac-xa-hoi-Quang-Nam-597029.aspx | Kế hoạch 659/KH-UBND 2024 triển khai Chương trình phát triển công tác xã hội Quảng Nam | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NAM
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 659/KH-UBND
Quảng Nam, ngày 25 tháng 01 năm 2024
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN CÔNG TÁC XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM NĂM 2024
Thực hiện Quyết định số 112/QĐ-TTg ngày 22/01/2021 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình phát triển công tác xã hội giai đoạn 2021 - 2030; Kế hoạch số 2372/KH-UBND ngày 26/4/2021 của Uỷ ban nhân dân tỉnh triển khai thực hiện Chương trình phát triển công tác xã hội trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2030; Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình phát triển công tác xã hội trên địa bàn tỉnh năm 2024 với các nội dung như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
Đẩy mạnh phát triển công tác xã hội tại các cơ quan, Ban, ngành, đơn vị, địa phương phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; đảm bảo nâng cao nhận thức của toàn xã hội về công tác xã hội. Thực hiện xã hội hóa, nâng cao chất lượng dịch vụ công tác xã hội trên các lĩnh vực, đáp ứng nhu cầu cung cấp dịch vụ công tác xã hội của người dân, hướng tới mục tiêu phát triển xã hội công bằng và hiệu quả.
2. Yêu cầu
Phát huy trách nhiệm của các ngành, các cấp tham gia tổ chức thực hiện Kế hoạch phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của từng cơ quan, đơn vị, địa phương. Bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các Sở, Ban, ngành, địa phương, kịp thời giải quyết hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền giải quyết những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện.
II. CÁC CHỈ TIÊU CHỦ YẾU
1. Đạt 60% số cơ quan, tổ chức, cơ sở trợ giúp xã hội, cơ sở cai nghiện ma túy, trại giam, trường giáo dưỡng, các cơ quan tư pháp, trường học, bệnh viện, các xã, phường, thị trấn và đơn vị liên quan thực hiện phân công, bố trí nhân sự làm công tác xã hội; trong đó, có ít nhất từ 01 đến 02 cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên công tác xã hội thuộc chức danh chuyên trách, không chuyên trách hoặc cộng tác viên công tác xã hội với mức phụ cấp hằng tháng tối thiểu bằng mức lương cơ bản do Chính phủ quy định.
2. Ít nhất có 30% số cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên và cộng tác viên công tác xã hội đang làm việc tại các xã, phường, thị trấn, các cơ sở có cung cấp dịch vụ công tác xã hội, trại giam, trường giáo dưỡng, hệ thống tư pháp, ngành Lao động - Thương binh và Xã hội, Hội, đoàn thể các cấp được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và tập huấn kỹ năng công tác xã hội.
3. Đạt 50% số cơ sở trợ giúp xã hội, cơ sở y tế, cơ sở giáo dục và cơ sở liên quan khác trong quy hoạch có cung cấp dịch vụ công tác xã hội; người có hoàn cảnh khó khăn được tư vấn, hỗ trợ công tác xã hội.
4. Bảo đảm 85% trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em nhiễm HIV/AIDS, trẻ em là nạn nhân chất độc hóa học, trẻ em khuyết tật nặng và trẻ em bị ảnh hưởng bởi thiên tai, dịch bệnh được trợ giúp xã hội và được cung cấp dịch vụ công tác xã hội phù hợp từ nguồn lực xã hội hóa.
III. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP
1. Phát triển mạng lưới các cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội
a) Củng cố mạng lưới các cơ sở có cung cấp dịch vụ công tác xã hội trong các ngành, lĩnh vực và các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức, cá nhân được phép thành lập theo hướng thực hiện trợ giúp toàn diện, bền vững.
b) Chú trọng đầu tư nâng cấp, cải tạo cơ sở vật chất, kỹ thuật và trang thiết bị cho các cơ sở trợ giúp xã hội công lập trên địa bàn tỉnh đạt tiêu chuẩn quy định; bảo đảm các phân khu chức năng, các hạng mục công trình đáp ứng hoạt động cung cấp dịch vụ công tác xã hội.
c) Xây dựng, triển khai các mô hình cung cấp dịch vụ công tác xã hội tại các cơ sở trợ giúp xã hội, cơ sở cai nghiện ma túy, trại giam, hệ thống tư pháp, cơ sở y tế, nhà tạm lánh, mô hình nuôi con nuôi, mô hình gia đình, cá nhân nhận con nuôi có thời hạn, mô hình cung cấp dịch vụ công tác xã hội toàn diện, hỗ trợ sinh kế cho đối tượng có hoàn cảnh khó khăn.
2. Phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên, cộng tác viên công tác xã hội.
Tổ chức rà soát, sắp xếp, bố trí cán bộ làm công tác xã hội trong các đơn vị trợ giúp xã hội công lập, trại giam, trường giáo dưỡng, hệ thống tư pháp, các cơ sở giáo dục, bệnh viện; trong đó ưu tiên các lĩnh vực trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội, cai nghiện ma túy, hỗ trợ phạm nhân hoàn lương và giải quyết những vấn đề xã hội bức xúc khác.
- Hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, vai trò, vị trí, tiêu chuẩn nghiệp vụ cán bộ, viên chức, nhân viên công tác xã hội tại các cơ sở có cung cấp dịch vụ công tác xã hội.
3. Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và tập huấn kỹ năng cho cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên và cộng tác viên công tác xã hội, nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên ngành công tác xã hội
a) Đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng công tác xã hội chuyên sâu trong chăm sóc, phục hồi, trợ giúp đối tượng đặc thù cho đội ngũ cán bộ, viên chức, nhân viên công tác xã hội và cán bộ y tế, lao động, thương binh và xã hội đang làm việc tại các cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội.
b) Tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ, viên chức, nhân viên và cộng tác viên công tác xã hội về chăm sóc, phục hồi, trợ giúp đối tượng đặc thù, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và người chưa thành niên; hộ gia đình đang trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng người khuyết tật, người cao tuổi và các đối tượng bảo trợ xã hội khác.
4. Đánh giá kết quả và đề xuất giải pháp, cơ chế, chính sách phát triển công tác xã hội, đặc biệt là công tác xã hội trong các lĩnh vực bảo trợ xã hội, cai nghiện ma túy, y tế, giáo dục, tư pháp, lao động, thương binh và xã hội
a) Tổng hợp báo cáo, thu thập, xử lý thông tin, đánh giá kết quả thực hiện công tác xã hội, đề xuất các giải pháp, cơ chế, chính sách thực hiện chương trình phát triển công tác xã hội trên địa bàn tỉnh.
b) Tăng cường kiểm tra, giám sát đánh giá đội ngũ cán bộ, viên chức, nhân viên, cộng tác viên công tác xã hội bảo đảm tuân thủ đạo đức nghề nghiệp và chính sách, pháp luật về công tác xã hội.
5. Tuyên truyền, thông tin nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức viên chức và nhân dân về công tác xã hội
a) Tổ chức tuyên truyền, thông tin nhằm nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và cộng đồng xã hội về vai trò, vị trí công tác xã hội, cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe tâm thần, người khuyết tật, người cao tuổi, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn và đối tượng yếu thế khác.
b) Tổ chức đa dạng các hình thức tuyên truyền trên các phương tiện báo, đài, các phương tiện thông tin đại chúng, cuộc thi tìm hiểu và phổ biến pháp luật, hội nghị, hội thảo, học tập kinh nghiệm... về lĩnh vực công tác xã hội cho cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên và cộng tác viên.
c) Tuyên truyền, khuyến khích xã hội hóa, tăng cường thu hút các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tham gia phát triển công tác xã hội trợ giúp cho các đối tượng yếu thế và người dân.
IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN
Các Sở, Ban, ngành, địa phương sử dụng dự toán ngân sách hằng năm được giao theo quy định và theo phân cấp ngân sách hiện hành; đồng thời lồng ghép các nguồn kinh phí thực hiện các chương trình, dự án, đề án, kế hoạch có liên quan khác theo quy định của pháp luật; nguồn tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước, ngoài nước và các nguồn huy động hợp pháp khác theo quy định của pháp luật (nếu có).
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
a) Chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban, ngành liên quan, Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch và các chương trình, kế hoạch có liên quan đã ban hành.
b) Tổ chức tập huấn, hội thảo nâng cao năng lực cho đội ngũ công chức, viên chức, nhân viên, cộng tác viên công tác xã hội.
c) Tham mưu, tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch trên địa bàn tỉnh cho các cấp có thẩm quyền theo quy định.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Là đầu mối đăng ký với các Bộ, ngành Trung ương vận động, thu hút các nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA để thực hiện Chương trình phát triển công tác xã hội.
3. Sở Tài chính
Tổng hợp, tham mưu Uỷ ban nhân dân tỉnh bố trí kinh phí thực hiện Kế hoạch theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước và các quy định hiện hành có liên quan.
4. Sở Nội vụ
Chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, các cơ quan, đơn vị liên quan quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm công tác xã hội, cộng tác viên công tác xã hội; thực hiện các quy định về ngạch, bậc lương, các chế độ phụ cấp, lương đối với công chức, viên chức làm công tác xã hội; chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương phát triển mạng lưới cơ sở có cung cấp dịch vụ công tác xã hội.
5. Sở Giáo dục và Đào tạo
Chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên, cộng tác viên công tác xã hội và thiết lập mạng lưới viên chức, nhân viên công tác xã hội trong trường học trên địa bàn tỉnh phù hợp với điều kiện thực tế.
6. Sở Tư pháp
Chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban, ngành, các cơ quan, đơn vị liên quan đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phát triển công tác xã hội; rà soát, phối hợp rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung, thay thế văn bản quy phạm pháp luật có liên quan về phát triển công tác xã hội trên địa bàn tỉnh cho phù hợp với quy định của Luật phổ biến, giáo dục pháp luật.
7. Sở Y tế
Triển khai các văn bản pháp luật về công tác xã hội trong lĩnh vực y tế; xây dựng, củng cố mạng lưới nhân viên công tác xã hội tại các bệnh viện, trung tâm y tế các huyện, thị xã và thành phố theo quy định; thực hiện các nhiệm vụ khác theo chức năng quản lý nhà nước của ngành.
8. Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh - Truyền hình Quảng Nam, Báo Quảng Nam
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan hướng dẫn các cơ quan báo chí của tỉnh, Cổng Thông tin điện tử tỉnh, Đài truyền thanh, hệ thống thông tin cơ sở… đẩy mạnh công tác tuyên truyền về phát triển công tác xã hội.
9. Công an tỉnh
Chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban, ngành thực hiện các văn bản pháp luật có liên quan và các nhiệm vụ khác theo chức năng, nhiệm vụ được giao; sắp xếp, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm việc tại trại tạm giam thuộc Công an tỉnh, nhà tạm giữ Công an các địa phương về công tác xã hội.
10. Các Sở, Ban, ngành liên quan khác
Theo chức năng, nhiệm vụ được giao phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội triển khai các hoạt động phát triển công tác xã hội trên địa bàn tỉnh đạt hiệu quả.
11. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã và thành phố
a) Xây dựng Kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch; chủ động bố trí ngân sách, nhân lực, lồng ghép kinh phí các chương trình, đề án có liên quan trên địa bàn để đảm bảo thực hiện hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ của Kế hoạch.
b) Chỉ đạo các phòng, ban liên quan tổ chức tập huấn nâng cao kỹ năng chăm sóc nuôi dưỡng cho hộ gia đình đang trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng người khuyết tật, người cao tuổi và các đối tượng bảo trợ xã hội khác.
12. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các Hội, đoàn thể tỉnh
Chỉ đạo các cấp Hội, đoàn thể đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, nhân viên, cộng tác viên công tác xã hội; tích cực tuyên truyền nâng cao nhận thức của đoàn viên, hội viên về công tác xã hội; tập hợp, vận động đoàn viên, hội viên tích cực tham gia công tác xã hội, giúp đỡ người có hoàn cảnh đặc biệt. Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội xây dựng, phát triển đội ngũ cộng tác viên công tác xã hội trong các tổ chức Hội, đoàn thể các cấp.
Trên đây là Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình phát triển công tác xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Nam năm 2024, Uỷ ban nhân dân tỉnh yêu cầu các Sở, Ban, ngành, cơ quan, đơn vị, địa phương triển khai thực hiện đạt kết quả./.
Nơi nhận:
- Bộ LĐ-TB&XH;
- Cục Bảo trợ xã hội (Bộ LĐ-TB&XH);
- TT Tỉnh ủy, TT HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Ủy ban MTTQVN tỉnh;
- Các Sở, ban, ngành, Hội, đoàn thể tỉnh;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- CPVP UBND tỉnh;
- Lưu: VT, KGVX.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Trần Anh Tuấn | {
"issuing_agency": "Tỉnh Quảng Nam",
"promulgation_date": "25/01/2024",
"sign_number": "659/KH-UBND",
"signer": "Trần Anh Tuấn",
"type": "Kế hoạch"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Van-hoa-Xa-hoi/Quyet-dinh-4340-QD-UBND-2020-Ke-hoach-thuc-hien-so-hoa-tai-lieu-Luu-tru-lich-su-Binh-Dinh-457055.aspx | Quyết định 4340/QĐ-UBND 2020 Kế hoạch thực hiện số hóa tài liệu Lưu trữ lịch sử Bình Định | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH ĐỊNH
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 4340/QĐ-UBND
Bình Định, ngày 22 tháng 10 năm 2020
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH KẾ HOẠCH THỰC HIỆN SỐ HÓA TÀI LIỆU LƯU TRỮ LỊCH SỬ TỈNH BÌNH ĐỊNH GIAI ĐOẠN 1975 - 2010
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Lưu trữ ngày 11 tháng 11 năm 2011;
Căn cứ Quyết định số 458/QĐ-TTg ngày 03 tháng 4 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Lưu trữ tài liệu điện tử của các cơ quan nhà nước giai đoạn 2020 - 2025”;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số 599/TTr-SNV ngày 15 tháng 10 năm 2020.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch thực hiện số hóa tài liệu Lưu trữ lịch sử tỉnh Bình Định giai đoạn 1975 - 2010.
Điều 2. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở: Nội vụ, Tài chính, Thông tin và Truyền thông và Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này kể từ ngày ký./.
Nơi nhận:
- Như Điều 2;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- LĐVP UBND tỉnh;
- Lưu: VT, K9, K12.
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Phi Long
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN SỐ HÓA TÀI LIỆU LƯU TRỮ LỊCH SỬ TỈNH BÌNH ĐỊNH GIAI ĐOẠN 1975 - 2010
(Kèm theo Quyết định số /QĐ-UBND ngày tháng năm 2020 của Chủ tịch UBND tỉnh)
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
a) Nhằm chuyển đổi việc khai thác tài liệu lưu trữ lịch sử ở dạng giấy sang khai thác dưới dạng dữ liệu số, giúp cho việc khai thác cung cấp thông tin được nhanh chóng, hiệu quả và tiết kiệm thời gian; góp phần cải cách thủ tục hành chính, nâng cao hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác lưu trữ tài liệu.
b) Thực hiện quản lý thống nhất, bảo quản an toàn và tổ chức sử dụng hiệu quả tài liệu lưu trữ được số hóa.
c) Giảm thiểu sự xuống cấp về mặt vật lý và hóa học của tài liệu gốc do phải lưu thông thường xuyên trong quá trình khai thác, sử dụng.
2. Yêu cầu
a) Đảm bảo thực hiện theo các quy định tại Quyết định số 458/QĐ-TTg ngày 03/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án "Lưu trữ tài liệu điện tử của các cơ quan nhà nước giai đoạn 2020 - 2025" và Thông tư số 02/2019/TT-BNV ngày 24/01/2019 của Bộ Nội vụ quy định tiêu chuẩn dữ liệu thông tin đầu vào và yêu cầu bảo quản tài liệu lưu trữ điện tử.
b) Tài liệu lưu trữ được số hóa phải là tài liệu có tính pháp lý, có giá trị lịch sử đang được bảo quản, lưu giữ tại Kho Lưu trữ lịch sử tỉnh.
c) Tài liệu lưu trữ được số hóa phải đảm bảo chất lượng, hiệu quả sử dụng; đảm bảo có các bản sao lưu dự phòng tài liệu lưu trữ gốc và hỗ trợ việc thực hiện duy tu, bảo dưỡng, kiểm soát tài liệu.
d) Tài liệu lưu trữ được số hóa phải đảm bảo tính trung thực của hồ sơ, tài liệu, tuân thủ các quy trình, kỹ thuật do phần mềm cung cấp.
II. NỘI DUNG THỰC HIỆN
1. Nội dung tài liệu số hóa: Tài liệu đưa ra số hóa tập trung là tài liệu lưu trữ có giá trị bảo quản vĩnh viễn của các Phông thuộc các huyện, thị xã, thành phố và các sở, ngành thuộc tỉnh từ năm 1975 - 2010 đang lưu trữ tại Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh và được khảo sát, thống kê, lập Danh mục cụ thể của từng Phông theo mỗi huyện, thị xã, thành phố và các sở, ngành. Có giá trị phục vụ nhu cầu khai thác, sử dụng đối với tổ chức, người dân để thực hiện nhiệm vụ công tác của ngành, giải quyết các chế độ, chính sách liên quan đối với người có công cách mạng…
2. Số lượng tài liệu đưa ra số hóa và lộ trình thời gian thực hiện
Tài liệu đưa ra số hóa của 11 Phông thuộc UBND các huyện, thị xã, thành phố và 02 Sở (Sở Xây dựng, Sở Tài chính) từ năm 1975 - 2010; số lượng tài liệu là 1.443.154 trang văn bản. Kế hoạch thực hiện đến năm 2025 cụ thể như sau:
a) Năm 2021: Số hóa tài liệu Phông UBND huyện Tuy Phước (1975 - 2009), số lượng 282.000 trang văn bản.
b) Năm 2022: Số hóa tài liệu 04 Phông, với số lượng 287.219 trang văn bản.
- Phông UBND thị xã An Nhơn (1976 - 2010), số lượng 114.317 trang văn bản.
- Phông UBND huyện Phù Mỹ (1975 - 2008), số lượng 81.252 trang văn bản.
- Phông UBND huyện Tây Sơn (1976 - 2007), số lượng 57.618 trang văn bản.
- Phông UBND huyện Hoài Ân (1975 - 2005), số lượng 34.032 trang văn bản.
c) Năm 2023: Số hóa tài liệu Phông UBND thành phố Quy Nhơn (1975 - 2007), số lượng 295.975 trang văn bản.
d) Năm 2024: Số hóa tài liệu 06 Phông, số lượng 281.412 trang văn bản.
- Phông UBND thành phố Quy Nhơn (2008 - 2010), số lượng 97.000 trang văn bản.
- Phông UBND thị xã Hoài Nhơn (1976 - 2008), số lượng 62.657 trang văn bản.
- Phông UBND huyện Phù Cát (1976 - 2008), số lượng 50.118 trang văn bản.
- Phông UBND huyện An Lão (1982 - 2006), số lượng 30.370 trang văn bản.
- Phông UBND huyện Vĩnh Thạnh (1982 - 2007), số lượng 28.290 trang văn bản.
- Phông UBND huyện Vân Canh (1982 - 2005), với số lượng 12.977 trang văn bản.
đ) Năm 2025: Số hóa tài liệu 02 Phông, số lượng 296.548 trang văn bản.
- Phông Sở Tài chính (1975 - 2008), số lượng 97.972 trang văn bản.
- Phông Sở Xây dựng (1975 - 2005), số lượng 198.576 trang văn bản.
III. KINH PHÍ THỰC HIỆN
1. Tổng dự toán kinh phí thực hiện số hóa tài liệu Lưu trữ lịch sử tỉnh là 2.056.494.450 đồng (Hai tỷ, không trăm năm mươi sáu triệu, bốn trăm chín mươi bốn nghìn, bốn trăm năm mươi đồng).
2. Nguồn kinh phí thực hiện: Kinh phí số hóa tài liệu Lưu trữ lịch sử tỉnh của các Phông UBND các huyện, thị xã, thành phố, Sở Tài chính và Sở Xây dựng từ năm 1975 - 2010 được thực hiện từ nguồn sự nghiệp kinh tế của tỉnh cấp cho Sở Nội vụ theo kế hoạch hằng năm và được áp dụng thực hiện theo quy định theo Thông tư số 194/2012/TT-BTC ngày 15/11/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn mức chi tạo lập thông tin điện tử nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của các cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Nội vụ: Chủ trì, phối hợp với các Sở: Tài chính, Thông tin và Truyền thông triển khai thực hiện các nội dung của Kế hoạch đạt hiệu quả. Định kỳ hằng năm báo cáo UBND tỉnh về tiến độ và kết quả thực hiện Kế hoạch.
2. Sở Tài chính: Chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ thẩm định, trình UBND tỉnh phê duyệt dự toán kinh phí hằng năm để triển khai thực hiện Kế hoạch. Hướng dẫn Sở Nội vụ thực hiện thanh, quyết toán kinh phí theo quy định.
3. Sở Thông tin và Truyền thông: Phối hợp với Sở Nội vụ hướng dẫn về công tác bảo đảm an toàn thông tin trong Hệ thống quản lý tài liệu lưu trữ điện tử và Hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu tài liệu lưu trữ của các Phông Lưu trữ lịch sử tỉnh sau khi tài liệu được số hóa.
Trên đây là Kế hoạch thực hiện số hóa tài liệu Lưu trữ lịch sử tỉnh Bình Định giai đoạn 1975 - 2010; trong quá trình triển khai thực hiện Kế hoạch, nếu có vướng mắc, các cơ quan, địa phương kịp thời báo cáo UBND tỉnh (qua Sở Nội vụ) để xem xét chỉ đạo./. | {
"issuing_agency": "Tỉnh Bình Định",
"promulgation_date": "22/10/2020",
"sign_number": "4340/QĐ-UBND",
"signer": "Nguyễn Phi Long",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Dau-tu/Quyet-dinh-1311-QD-UBND-2017-Danh-muc-du-an-dau-tu-doi-tac-cong-tu-PPP-Phu-Yen-2016-2020-355478.aspx | Quyết định 1311/QĐ-UBND 2017 Danh mục dự án đầu tư đối tác công tư PPP Phú Yên 2016 2020 | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH PHÚ YÊN
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 1311/QĐ-UBND
Phú Yên, ngày 03 tháng 7 năm 2017
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT ĐIỀU CHỈNH DANH MỤC DỰ ÁN ĐẦU TƯ THEO HÌNH THỨC ĐỐI TÁC CÔNG TƯ (PPP) GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ YÊN
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Đấu thầu ngày 26/11/2013;
Căn cứ Luật Đầu tư công ngày 18/6/2014;
Căn cứ Nghị định số 15/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ về đầu tư theo hình thức đối tác công tư;
Căn cứ Nghị định số 30/2015/NĐ-CP ngày 17/3/2015 của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư;
Căn cứ Quyết định số 557/QĐ-UBND ngày 09/4/2013 của UBND tỉnh về việc Phê duyệt kết quả thực hiện dự án: Xây dựng danh mục dự án để gọi vốn đầu tư theo hình thức BOT, BTO, BT, BOO, PPP trên địa bàn tỉnh Phú Yên giai đoạn 2012-2015, dự kiến giai đoạn 2016-2020;
Căn cứ Thông báo số 299/TB-UBND ngày 28/4/2017 của UBND tỉnh ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh tại buổi hội ý Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND tỉnh ngày 24/4/2017;
Xét đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư (tại các Báo cáo: Số 412/BC-SKHĐT ngày 20/6/2017, số 251/BC-SKHĐT ngày 12/4/2017),
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt điều chỉnh Danh mục dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) trên địa bàn tỉnh Phú Yên, giai đoạn 2016 – 2020, gồm 26 dự án (trong đó: Có 14 dự án ưu tiên 1, 07 dự án ưu tiên 2, 05 dự án đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 561/QĐ-UBND ngày 20/3/2017); danh mục dự án theo Phụ lục đính kèm.
Điều 2. Danh mục các dự án nêu tại Điều 1 làm cơ sở giới thiệu Nhà đầu tư hoặc giao cho các cơ quan, đơn vị của tỉnh lập hồ sơ đề xuất dự án trình thẩm định, phê duyệt và công bố đề xuất dự án theo quy định.
Điều 3. Giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan tiếp tục rà soát quỹ đất trên địa bàn tỉnh để xác định quỹ đất dự kiến thanh toán cho Nhà đầu tư trong việc triển khai thực hiện dự án thực hiện theo hình thức hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao (BT) để tổng hợp, báo cáo đề xuất cụ thể cho UBND tỉnh xem xét, quyết định.
Điều 4. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các sở: Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giao thông Vận tải; Trưởng Ban quản lý Khu kinh tế, Trưởng Ban quản lý Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành./.
Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- TT Tỉnh ủy (b/c);
- TT HĐND tỉnh (b/c);
- CT và các PCT UBND tỉnh;
- CVP và PCVP UBND tỉnh (đ/c Khoa);
- Lưu: VT, KT, Khg, Khi2.28.
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Chí Hiến
PHỤ LỤC I
DANH MỤC CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ THEO HÌNH THỨC ĐỐI TÁC CÔNG TƯ (PPP) SẮP XẾP THEO THỨ TỰ ƯU TIÊN THỰC HIỆN TRONG GIAI ĐOẠN 2016-2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1311 /QĐ-UBND ngày 3 / 7 /2017 của UBND tỉnh).
STT
Tên dự án
Địa điểm đầu tư
Diện tích sử dụng đất
Tổng vốn đầu tư (tỷ đồng)
Hình thức hợp đồng
Ghi chú
I
DANH MỤC CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN I
1
Đầu tư phát triển khu đô thị mới Nam thành phố Tuy Hòa
Phường Phú Thạnh, Phú Đông, thành phố Tuy Hòa
339,21ha
1.404
BT (Xây dựng - Chuyển giao)
2
Dự án Đường và kè bờ Bắc và Nam Sông Ba đoạn từ Cầu Đà Rằng cũ đến Gành Bà xã Hòa Phong (Tây Hòa) - Dinh Ông thị trấn Phú Hòa
Huyện Tây Hòa, Phú Hòa và Thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên
80 ha
2.480
BT (Xây dựng - Chuyển giao)
3
Tuyến đường nối Quốc lộ 1A (tuyến tránh Phú Lâm) đến tuyến đường bộ ven biển (cầu Đà Nông)
Thành phố Tuy Hòa và Huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên
60 ha
1.300
BT (Xây dựng - Chuyển giao)
4
Cầu Sông Chùa và đường Nguyễn Trãi đến xã Bình Ngọc
Phường 4 và xã Bình Ngọc thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên
03 ha
80
BT (Xây dựng - Chuyển giao).
5
Tuyến đường chạy dọc Vịnh Xuân Đài (Đoạn từ QL1A - Trung Trinh Vũng La)
Xã Xuân Phương, thị xã Sông Cầu
16,8 ha
150
BT (Xây dựng - Chuyển giao)
6
Dự án Tuyến đường bộ ven biển, đoạn từ Km1293/QL1A đến Bắc cầu An Hải
Huyện Tuy An và thị xã Sông Cầu
54,37 ha
1.029
BT (Xây dựng - Chuyển giao)
7
Đường ĐH22 nối dài từ Phú Hòa đến ĐT643 (Sơn Hòa)
Các huyện Phú Hòa, Sơn Hòa.
10,45 ha
350
BT (Xây dựng - Chuyển giao).
8
Bệnh viên chuyên khoa lao và bệnh phổi tỉnh
Thành phố Tuy Hòa
17,013ha
183
BT (Xây dựng - Chuyển giao)
9
Tuyến đường tránh lũ, cứu hộ, cứu nạn nối các huyện, thành phố: Tây Hòa, Phú Hòa, Tuy Hòa và Tuy An (giai đoạn 2), tỉnh Phú Yên
Các huyện Tây Hòa, Phú Hòa, Tuy An và TP.Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên
77 ha
694
BT (Xây dựng - Chuyển giao).
10
Dự án Tuyến đường từ chợ Phú Thứ, xã Hòa Bình 2 (nay thị trấn Phú Thứ) - điểm giao QL29 đến Suối Lạnh, xã Hòa Thịnh
Thị trấn Phú Thứ, xã Hòa Đồng, xã Hòa Thịnh, huyện Tây Hòa
10,9 ha
223
BT (Xây dựng - Chuyển giao)
11
Bến xe Nam Tuy Hoà
Phường Phú Lâm thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên
4,825 ha
77
BOO (Xây dựng - Sở Hữu - Kinh doanh)
12
Dự án Cảng cá ngừ chuyên dụng, chợ đấu nối cá ngừ tỉnh Phú Yên
Khu phố 6, phường Phú Đông, TP. Tuy Hòa
6,45 ha
220
BOT (Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao)
13
Đầu tư phát triển Khu công nghiệp công nghệ cao
Huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên
340,27 ha
1.100
BOT (Xây dựng - Kinh doanh- Chuyển giao)
14
Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (giai đoạn 2):
14.1
Đầu tư hạ tầng kỹ thuật tái định cư và hồ điều tiết nước chống hạn Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Phú Yên
Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Phú Yên (xã Hòa Quang Bắc, huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên)
13,08 ha
120
BT (Xây dựng - Chuyển giao)
14.2
Đầu tư hệ thống thủy lợi Lỗ Chài 2
Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Phú Yên (xã Hòa Quang Bắc, huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên)
64,9 ha
700
BT (Xây dựng - Chuyển giao)
14.3
Đầu tư hệ thống các tuyến đường giao thông nhánh phụ
Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Phú Yên (xã Hòa Quang Bắc, huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên)
34,34 ha
360
BT (Xây dựng - Chuyển giao)
14.4
Đầu tư hệ thống cấp điện Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Phú Yên
Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Phú Yên (xã Hòa Quang Bắc, huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên)
6,92 ha
45
BT (Xây dựng - Chuyển giao)
14.5
Đầu tư trạm cấp nước sạch Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Phú Yên (giai đoạn 1)
Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Phú Yên (xã Hòa Quang Bắc, huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên)
2 ha
27
BT (Xây dựng - Chuyển giao)
14.6
Đầu tư hệ thống xử lý chất thải Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Phú Yên
Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Phú Yên (xã Hòa Quang Bắc, huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên)
3,14 ha
81
BT (Xây dựng - Chuyển giao)
II
DANH MỤC CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN II
1
Hạ tầng kỹ thuật khu phi thuế quan (Khu kinh tế Nam Phú Yên)
Huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên
319,4 ha
1.450
BOT (Xây dựng - Kinh doanh- Chuyển giao)
2
Đầu tư phát triển khu sản xuất muối tập trung (thị xã Sông Cầu)
Xã Xuân Bình, Xuân Phương và Phương Lệ Uyên, thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên
270 ha
378
BT (Xây dựng - Chuyển giao) hoặc BOT (Xây dựng - Kinh doanh- Chuyển giao)
3
Khu phức hợp cao cấp An Bình Thạnh
Xã An Thọ 2 thuộc Thị xã Sông Cầu và các xã An Ninh Tây, An Dân, An Thạch huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên
1.000 ha
33.000
BT (Xây dựng - Chuyển giao) hoặc BOO (Xây dựng - Sở Hữu- Kinh doanh)
4
Khu liên hợp thể dục thể thao Tỉnh (thành phố Tuy Hòa)
Phường 9, thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên
32 ha
258
BT (Xây dựng - Chuyển giao) hoặc BOT (Xây dựng - Kinh doanh- Chuyển giao)
5
Đường giao thông và cầu Xuân Lộc - Xuân Hải
Thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên
15 ha
444
BT (Xây dựng - Chuyển giao)
6
Dự án Bãi rác tập trung và nhà máy xử lý rác thải Đông Hòa
Huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên
15 ha
313
BT (Xây dựng - Chuyển giao) hoặc BOO (Xây dựng - Sở Hữu- Kinh doanh)
7
Tuyến đường Nam Sông Bàn Thạch đến Sơn Thành (các huyện Đông Hòa, Tây Hòa)
Huyện Đông Hòa và Tây Hòa, tỉnh Phú Yên
45 ha
750,00
BT (Xây dựng - Chuyển giao)
III
DANH MỤC CÁC DỰ ÁN ĐÃ ĐƯỢC UBND TỈNH PHÊ DUYỆT TẠI QUYẾT ĐỊNH SỐ 561/QĐ-UBND NGÀY 20/3/2017
1
Dự án đường nội thị Võ Thị Sáu (giai đoạn 2)
Phường Xuân Phú, thị xã Sông Cầu
5,7 ha
85,00
BT (Xây dựng - Chuyển giao)
2
Dự án: Đường nội thị Nguyễn Văn Trỗi
Phường Xuân Phú thị xã Sông Cầu
5,95 ha
90,00
BT (Xây dựng - Chuyển giao)
3
Nâng cấp, mở rộng đường nội thị Phạm Văn Đồng
Phường Xuân Phú, Xuân Yên thị xã Sông Cầu
5,0 ha
150,00
BT (Xây dựng - Chuyển giao)
4
Cầu cảng du lịch Vịnh Xuân Đài, thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên
Xã Xuân Phương, thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên
3,6 ha
120,00
BOT (Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao)
5
Thoát nước thải trung tâm thị xã Sông Cầu
Thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên
08 ha
100,00
BT (Xây dựng - Chuyển giao) hoặc BLT (Xây dựng - Chuyển giao - Thuê dịch vụ) | {
"issuing_agency": "Tỉnh Phú Yên",
"promulgation_date": "03/07/2017",
"sign_number": "1311/QĐ-UBND",
"signer": "Nguyễn Chí Hiến",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Van-hoa-Xa-hoi/Quyet-dinh-181-2004-QD-UB-ban-hanh-quy-che-giai-Bao-chi-Lam-Dong-254974.aspx | Quyết định 181/2004/QĐ-UB ban hành quy chế giải Báo chí Lâm Đồng | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÂM ĐỒNG
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 181/2004/QĐ-UB
Đà Lạt, ngày 04 tháng 10 năm 2004
QUYẾT ĐỊNH
V/V BAN HÀNH QUY CHẾ GIẢI BÁO CHÍ TỈNH LÂM ĐỒNG
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG
- Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
- Xét đề nghị của Sở Văn hóa Thông tin Lâm Đồng tại văn bản số 125/VHTT ngày 12/7/2004 v/v ban hành quy chế giải Báo chí Lâm Đồng,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Ban hành kèm theo quyết định này Quy chế giải Báo chí tỉnh Lâm Đồng.
Điều 2: Giao Sở Văn hóa Thông tin phối hợp Hội Nhà báo Lâm Đồng và các ngành liên quan của tỉnh hướng dẫn cụ thể việc thực hiện quy chế này.
Điều 3: Các ông: Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Văn hóa Thông tin, Tài chính, Đài PT-TH; Chủ tịch Hội nhà báo Lâm Đồng, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan căn cứ quyết định thi hành. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký./.
T/M. UBND TỈNH LÂM ĐỒNG
CHỦ TỊCH
Huỳnh Đức Hòa
QUY CHẾ
GIẢI BÁO CHÍ TỈNH LÂM ĐỒNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 181/2004/QĐ-UB ngày 04 tháng 10 năm 2004 của UBND tỉnh Lâm Đồng)
I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Mục đích, ý nghĩa
Giải Báo chí Lâm Đồng là giải thưởng hàng năm của tỉnh Lâm Đồng được xét trao tặng cho các tác giả có những tác phẩm báo chí xuất sắc, phản ánh trung thực cuộc sống của nhân dân, đóng góp tích cực vào sự nghiệp xây dựng quê hương Lâm Đồng ngày càng giàu đẹp.
Điều 2. Tên gọi, loại hình báo chí và đối tượng dự giải:
- Tên gọi: ỎGiải Báo chí tỉnh Lâm ĐồngÕ
- Đối tượng dự giải: là các phóng viên, cộng tác viên báo chí trong và ngoài tỉnh Lâm Đồng có những tác phẩm Báo chí viết về Lâm Đồng.
- Loại hình báo chí tham dự giải gồm: Báo in, báo điện tử, báo phát thanh, báo truyền hình và ảnh báo chí.
II. NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 3. Thể loại và nội dung tác phẩm dự giải
Thể loại : Tác phẩm dự giải là những tác phẩm thuộc các thể loại báo chí kể cả phim tài liệu (trừ tin)
Nội dung: Phản ánh các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh Lâm Đồng . Đặc biệt là các tác phẩm mang tính phát hiện những nhân tố điển hình, những gương người tốt việc tốt; những tác phẩm có nội dung gợi mở, định hướng cái mới, có ích cho xã hội. Những tác phẩm điều tra chống tiêu cực...
Điều 4. Số lượng, điều kiện và thời gian xét giải
-Số lượng : Mỗi tác giả được gửi tối đa 03 tác phẩm dự giải. Riêng đối với các phóng viên đang công tác tại Báo Lâm Đồng, Đài PT-TH Lâm Đồng, các Hội viên hội Nhà báo tỉnh Lâm Đồng bắt buộc phải tham gia ít nhất mỗi người một tác phẩm.
Điều kiện : Các tác phẩm dự giải là những tác phẩm đã được đăng tải trên một trong các loại báo chí gồm : báo in, báo điện tử, báo phát thanh, báo truyền hình của Trung ương hoặc của địa phương từ ngày 01/11 của năm trước đến ngày 30/10 của năm xét giải. Thành viên Ban tổ chức, Ban giám khảo không được gửi bài tham gia xét giải. Những tác phẩm chưa được sử dụng trên các phương tiện thông tin đại chúng muốn tham dự giải phải có xác nhận của cơ quan Báo chí nơi đang công tác (nếu là phóng viên, cộng tác viên) hoặc của Hội Nhà báo (nếu là hội viên )
Bài tham dự giải phải đánh máy vi tính trên một mặt giấy khổ A4, phía lề trên phải ghi rõ Ỏ bài tham gia giải Báo chí Lâm Đồng năm...Õ và đề rõ họ, tên, địa chỉ người tham dự giải. Đối với tác phẩm phát thanh phải kèm theo băng tiếng, tác phẩm truyền hình phải kèm theo băng hình. Riêng ảnh báo chí , ngoài việc ghi rõ tên tác giả, tác phẩm và trình bày nội dung từng tấm ảnh theo đúng thứ tự bắt đầu từ ảnh số 1... trên giấy vi tính khổ A4, các tác giả còn phải ghi rõ số thứ tự, tên, địa chỉ tác giả ở mặt sau từng tấm ảnh.
Thời gian xét giải: Giải Báo chí Lâm Đồng được tổ chức mỗi năm một lần. Thời gian phát động tham dự giải bắt đầu từ ngày 21 tháng 6 đến hết ngày 30 tháng 10. Tổng kết và trao giải vào cuối tháng 12 hàng năm.
Điều 5. Cơ cấu, mức thưởng và nguồn kinh phí cho giải thưởng
- Cơ cấu, mức tiền thưởng:
1. Báo in và báo điện tử :
-01 giải A trị giá : 3.000.000 đồng (ba triệu đồng)
-01 giải B mỗi giải : 2.000.000 đồng (hai triệu đồng)
-02 giải C mỗi giải : 1.000.000 đồng (một triệu đồng)
-03 giải khuyến khích, mỗi giải : 500.000 đồng (năm trăm ngàn đồng)
2. Tác phẩm phát thanh:
-01 giải A trị giá : 3.000.000 đ (ba triệu đồng)
-01 giải B mỗi giải : 2.000.000đ (hai triệu đồng )
-02 giải C mỗi giải : 1.000.000 đ (một triệu đồng)
-03 giải khuyến khích mỗi giải : 500.000 đ (năm trăm ngàn đồng)
3. Tác phẩm truyền hình:
-01 giải A trị giá : 4.000.000 đ (bốn triệu đồng)
-01 giải B mỗi giải : 3.000.000 đ ( ba triệu đồng)
-02 giải C mỗi giải : 2.000.000 đ (hai triệu đồng)
-03 giải khuyến khích mỗi giải: 1.000.000 đ (một triệu đồng)
4. ảnh Báo chí:
-01 giải A trị giá: 800.000 đ (tám trăm ngàn đồng)
-01 giải B mỗi giải : 600.000 đ (sáu trăm ngàn đồng)
-03 giải khuyến khích mỗi giải : 200.000 đ ( hai trăm ngàn đồng)
-Nguồn kinh phí cho giải Báo chí Lâm Đồng do ngân sách tỉnh cấp và được sử dụng như sau: chi cho giải thưởng, chi cho Hội đồng xét giải, chi cho các hoạt động tuyên truyền quảng bá và các chi phí hành chính từ khi phát động đến khi kết thúc lễ trao giải.
III . TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 6: Định kỳ 1 năm một lần, UBND tỉnh Lâm Đồng ra quyết định thành lập Hội đồng xét giải gồm các thành viên sau :
1. Giám đốc Sở Văn hóa Thông tin Lâm Đồng -Chủ tịch Hội đồng
2. Chủ tịch Hội Nhà báo Lâm Đồng -Phó Chủ tịch thường trực
3. Phó Chủ tịch Thường trực Hội nhà báo Lâm Đồng - thành viên
4. Phó ban tuyên giáo tỉnh uỷ Lâm Đồng -thành viên
5. Mời từ 1-2 nhà báo có uy tín của Quốc gia làm thành viên.
Điều 7. Các tác giả có tác phẩm tham dự phải thực hiện đúng nội dung của quy chế này và tiến hành các thủ tục cần thiết do cơ quan Thường trực của giải Báo chí là Hội Nhà báo Việt Nam tỉnh Lâm Đồng hướng dẫn.
-Kết quả xét giải do Hội đồng xét giải công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng. Mọi khiếu nại, thắc mắc (nếu có) phải được Hội đồng xét giải giải quyết trong thời gian 10 ngày kể từ ngày công bố kết quả.
Hội đồng xét giải phải xây dựng quy chế làm việc cho mỗi năm và có thông báo hướng dẫn cho các đối tượng tham dự giải./. | {
"issuing_agency": "Tỉnh Lâm Đồng",
"promulgation_date": "04/10/2004",
"sign_number": "181/2004/QĐ-UB",
"signer": "Huỳnh Đức Hòa",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bat-dong-san/Quyet-dinh-2618-QD-UBND-gia-cu-the-xac-dinh-gia-khoi-diem-ban-dau-gia-quyen-su-dung-dat-Phu-Yen-2016-329433.aspx | Quyết định 2618/QĐ-UBND giá cụ thể xác định giá khởi điểm bán đấu giá quyền sử dụng đất Phú Yên 2016 | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH PHÚ YÊN
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 2618/QĐ-UBND
Phú Yên, ngày 31 tháng 10 năm 2016
QUYẾT ĐỊNH
V/V PHÊ DUYỆT GIÁ ĐẤT CỤ THỂ ĐỂ LÀM CĂN CỨ XÁC ĐỊNH GIÁ KHỞI ĐIỂM BÁN ĐẤU GIÁ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT 21 LÔ ĐẤT TẠI KHU DÂN CƯ ĐỒNG HÓC, KHU PHỐ CHÍ ĐỨC, THỊ TRẤN CHÍ THẠNH, HUYỆN TUY AN
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015;
Căn cứ Luật Đất đai năm 2013;
Căn cứ Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về giá đất;
Căn cứ Thông tư số 36/2014/TT-BTNMT ngày 30/6/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết phương pháp định giá đất; xây dựng, điều chỉnh bảng giá đất; định giá đất cụ thể và tư vấn xác định giá đất;
Căn cứ Quyết định số 44/2016/QĐ-UBND ngày 29/8/2016 của UBND tỉnh quy định chi tiết trình tự, thủ tục thực hiện định giá đất cụ thể trên địa bàn tỉnh;
Theo Quyết định số 835/QĐ-UBND ngày 15/4/2016 của UBND tỉnh phê duyệt kế hoạch định giá đất cụ thể năm 2016 trên địa bàn huyện Tuy An;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường (tại Tờ trình số 789/TTr-STNMT ngày 27/10/2016); Biên bản thẩm định ngày 26/10/2016 của Hội đồng thẩm định giá đất cụ thể và hồ sơ kèm theo.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt giá đất cụ thể để làm căn cứ xác định giá khởi điểm bán đấu giá quyền sử dụng đất ở 21 lô đất tại Khu dân cư Đồng Hóc, khu phố Chí Đức, thị trấn Chí Thạnh, huyện Tuy An; với nội dung như sau:
PHƯƠNG ÁN GIÁ ĐẤT
TT
Ký hiệu lô đất
Diện tích
(m2)
Loại đất
Vị trí đất
Đường, đoạn đường
hoặc khu vực
Giá đất phê duyệt
(đ/m2)
I
Ô phố N1
1
Lô số 1.
87,5
Đất ở tại đô thị
(ODT)
1
Tiếp giáp 02 mặt đường quy hoạch rộng 12m
2.200.000
2
02 lô, gồm lô số 2, 3.
100
Tiếp giáp đường quy hoạch rộng 12m
2.000.000
2
Lô số 4.
151,56
Tiếp giáp 02 mặt đường (đường Trần Phú, đoạn từ cống hợp khu phố Long Bình đến QL 1A (khu phố Chí Đức) và đường quy hoạch rộng 12m)
2.740.000
3
Lô số 5.
140
2.740.000
4
Lô số 6.
146,2
2.740.000
5
Lô số 7.
128,2
2.740.000
6
Lô số 8.
101,3
Đất ở tại đô thị
(ODT)
1
Tiếp giáp đường Trần Phú, đoạn từ cống hợp khu phố Long Bình đến QL1A (khu phố Chí Đức)
2.610.000
7
Lô số 9.
108,48
2.610.000
8
Lô số 10.
112,45
2.610.000
9
Lô số 11
116,25
2.610.000
10
Lô số 12.
120
2.610.000
11
Lô số 13.
123,8
Tiếp giáp 02 mặt đường (đường Trần Phú, đoạn từ cống hợp khu phố Long Bình đến QL1A (khu phố Chí Đức) và đường quy hoạch rộng 12m)
2.871.000
II
Ô phố N2
1
Lô số 1.
85,2
Đất ở tại đô thị
(ODT)
1
Tiếp giáp 02 mặt đường quy hoạch rộng 12m
2.200.000
2
Lô số 2.
98,36
Tiếp giáp đường quy hoạch rộng 12m
2.000.000
3
Lô số 3.
99,72
2.000.000
4
Lô số 4.
101
2.000.000
5
Lô số 5.
123
2.000.000
6
Lô số 6.
119,75
1.930.000
7
Lô số 7.
141,4
1.930.000
8
Lô số 8.
143,4
1.930.000
Điều 2. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các sở: Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giao thông Vận tải; Cục trưởng Cục Thuế tỉnh; Chủ tịch UBND huyện Tuy An và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan có trách nhiệm thi hành quyết định này kể từ ngày ký./.
Nơi nhận:
- Như Điều 2;
- CT, PCT UBND tỉnh (Hiến);
- Lưu: VT, Hg, HgAQD
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Chí Hiến | {
"issuing_agency": "Tỉnh Phú Yên",
"promulgation_date": "31/10/2016",
"sign_number": "2618/QĐ-UBND",
"signer": "Nguyễn Chí Hiến",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-nguyen-Moi-truong/Quyet-dinh-936-QD-BNN-KHCN-nam-2013-Tich-hop-cac-van-de-bien-doi-khi-hau-196504.aspx | Quyết định 936/QĐ-BNN-KHCN năm 2013 Tích hợp các vấn đề biến đổi khí hậu | BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
Số: 936/QĐ-BNN-KHCN
Hà Nội, ngày 26 tháng 06 năm 2013
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT ĐỀ CƯƠNG THỰC HIỆN NĂM 2013 NHIỆM VỤ: TÍCH HỢP CÁC VẤN ĐỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀO RÀ SOÁT TỔNG QUAN QUY HOẠCH THỦY LỢI VÙNG TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI PHÍA BẮC
BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Căn cứ Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03/01/2008 và số 75/NĐ-CP ngày 10/9/2009 của Chính phủ về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 07/2010/TTLT-BTNMT-BTC-BKHĐT ngày 15/3/2010 hướng dẫn quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH giai đoạn 2009-2015;
Căn cứ Quyết định số 2067/QĐ-BNN-KHCN ngày 29/8/2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc phê duyệt đề cương, tổng dự toán thực hiện nhiệm vụ "Tích hợp các vấn đề biến đổi khí hậu vào rà soát tổng quan quy hoạch thủy lợi vùng trung du và miền núi phía Bắc";
Căn cứ Quyết định số 262/QĐ-BNN-KHCN ngày 07/2/2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc Phê duyệt Kế hoạch năm 2013 thực hiện các nhiệm vụ thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH của Bộ Nông nghiệp và PTNT;
Xét Tờ trình số 171/QHTL ngày 8/5/2013 và Đề cương chi tiết thực hiện năm 2013 của Viện Quy hoạch thủy lợi;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt đề cương thực hiện năm 2013, nhiệm vụ "Tích hợp các vấn đề biến đổi khí hậu vào rà soát tổng quan quy hoạch thủy lợi vùng trung du và miền núi phía Bắc", giao cho Viện Quy hoạch Thủy lợi, Tổng cục Thủy lợi thực hiện, chi tiết như sau:
I. Nội dung thực hiện:
1. Tích hợp biến đổi khí hậu vào rà soát tổng quan quy hoạch thủy lợi vùng trung du và miền núi phía Bắc (cân bằng nước, cấp nước, tiêu thoát nước, phòng chống lũ, giảm nhẹ thiên tai...)
a) Tích hợp các vấn đề biến đổi khí hậu trong tính toán nhu cầu nước và cân bằng nước
- Tích hợp các vấn đề biến đổi khí hậu trong tính toán nhu cầu nước:
+ Tích hợp các vấn đề BĐKH trong tính toán nhu cầu nước các ngành kinh tế cho lưu vực sông Đà, lưu vực sông Mã, lưu vực sông Thao, sông Lô - Gâm - Chảy, cho lưu vực sông Cầu - Thương - Lục Nam, lưu vực sông Bằng Giang - Kỳ Cùng.
- Tích hợp các vấn đề biến đổi khí hậu trong tính toán cân bằng nước:
+ Tích hợp các vấn đề biến đổi khí hậu trong tính toán cân bằng nước tổng quan cho lưu vực sông Đà, lưu vực sông Mã, lưu vực sông Thao, sông Lô - Gâm - Chảy, cho lưu vực sông Cầu - Thương - Lục Nam, lưu vực sông Bằng Giang - Kỳ Cùng; Phân tích các ảnh hưởng của hệ thống công trình thủy lợi phía Trung Quốc đối với nguồn nước trên vùng nghiên cứu; Tính toán nhu cầu nước và cân bằng nước cho các khu vực dễ bị tổn thương do hạn hán, thiếu nước có xét đến BĐKH.
b) Tích hợp các vấn đề biến đổi khí hậu trong quy hoạch cấp nước:
- Tích hợp các vấn đề biến đổi khí hậu trong tính toán quy hoạch tưới cho nông nghiệp:
+ Phân vùng tưới (phạm vi diện tích cơ cấu cây trồng yêu cầu tưới)
+ Tích hợp các vấn đề biến đổi khí hậu trong tính toán các chỉ tiêu tưới thiết kế: mưa tưới, hệ số tưới thiết kế.
+ Tích hợp các vấn đề biến đổi khí hậu trong tính toán đánh giá khả năng tưới thực tế của các công trình.
+ Xác định giải pháp kỹ thuật cấp nước tưới: Xác định quy mô, nhiệm vụ của các công trình đầu mối tưới ứng phó với biến đổi khí hậu.
+ Đề xuất các giải pháp phi công trình nhằm giảm thiểu thiệt hại do hạn hán, ứng phó với biến đổi khí hậu
+ Giải pháp cấp nước tưới cho các khu vực dễ tổn thương do BĐKH
+ Ước tính vốn đầu tư các giải pháp tưới
- Tích hợp các vấn đề biến đổi khí hậu trong xác định giải pháp tạo nguồn cấp nước cho dân sinh và công nghiệp:
+ Xác định các khu công nghiệp, đô thị và các khu dân cư tập trung ở nông thôn (hiện tại và mở rộng trong dự kiến).
+ Quy mô các khu công nghiệp, đô thị, dân cư như diện tích, dân số.
+ Xác định các giải pháp tạo nguồn nước cấp dân sinh công nghiệp thích ứng với BĐKH.
+ Giải pháp cấp nước sinh hoạt cho các khu vực dễ tổn thương do BĐKH.
+ Ước tính vốn đầu tư cho các giải pháp tạo nguồn nước.
- Tích hợp các vấn đề biến đổi khí hậu trong tính toán cấp nước nuôi trồng thủy sản:
+ Xác định quy mô vùng nuôi trồng thủy sản (đã có và dự kiến).
+ Loại thủy sản và quy trình yêu cầu cấp nước.
+ Đề xuất các giải pháp cấp nước cho phát triển thủy sản.
+ Ước tính vốn đầu tư giải pháp cấp nước nuôi trồng thủy sản
c) Tích hợp các vấn đề biến đổi khí hậu trong tính toán quy hoạch tiêu úng:
+ Phân tích đặc trưng mưa gây úng trên vùng nghiên cứu.
+ Tính toán tiêu chuẩn tiêu thoát có xét tới biến đổi khí hậu.
+ Tích hợp các vấn đề BĐKH trong tính toán yêu cầu tiêu thoát trên lưu vực
+ Đề xuất các giải pháp tiêu úng trên vùng nghiên cứu
+ Giải pháp tiêu úng cho các khu vực dễ tổn thương do BĐKH
+ Đề xuất các giải pháp phi công trình nhằm giảm thiểu thiệt hại do mưa úng, ứng phó với biến đổi khí hậu
d) Tích hợp các vấn đề biến đổi khí hậu trong tính toán quy hoạch phòng chống lũ và giảm nhẹ thiên tai:
+ Phân tích đặc trưng mưa lũ trên vùng nghiên cứu.
+ Phân tích tiêu chuẩn phòng chống lũ có xét tới biến đổi khí hậu.
+ Tích hợp các vấn đề biến đổi khí hậu trong tính toán yêu cầu phòng chống lũ trên lưu vực.
+ Phân tích các ảnh hưởng của hệ thống công trình thủy lợi phía Trung Quốc đối với phòng chống lũ trên vùng nghiên cứu.
+ Tích hợp các vấn đề BĐKH vào phân tích các nguyên nhân gây ra lũ quét và sạt lở đất
+ Đề xuất các giải pháp phòng chống lũ quét và sạt lở đất trên vùng nghiên cứu
+ Giải pháp phòng chống lũ cho các khu vực dễ tổn thương do BĐKH
+ Đề xuất các giải pháp công trình nhằm giảm thiểu tác động lũ và các loại thiên tai liên quan ứng phó với biến đổi khí hậu.
+ Đề xuất các giải pháp phi công trình nhằm giảm thiểu tác động lũ và các loại thiên tai liên quan ứng phó với biến đổi khí hậu
2. Đề xuất các dự án thủy lợi ứng phó với biến đổi khí hậu vùng miền núi phía Bắc:
a) Đề xuất các dự án ưu tiên ứng phó với biến đổi khí hậu:
- Đề xuất danh mục các công trình, dự án thủy lợi nhằm ứng phó với BĐKH
- Trình tự thực hiện quy hoạch, phân giai đoạn thực hiện, gồm: Danh mục các công trình ứng phó với biến đổi khí hậu, quy mô công trình, vốn đầu tư và hiệu ích tương ứng với từng giai đoạn thực hiện.
- Các công trình ưu tiên để ứng phó với biến đổi khí hậu: Luận chứng đề xuất các công trình ưu tiên xây dựng trước, vốn đầu tư.
- Lựa chọn, mô tả dự án ưu tiên cho từng tỉnh như: Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình, Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Bắc Giang.
- Dự kiến phân vốn đầu tư và nguồn huy động vốn.
b) Xây dựng bản đồ tích hợp các vấn đề BĐKH trong rà soát tổng quan quy hoạch thủy lợi vùng Trung du và Miền núi phía Bắc
- Xây dựng bản đồ các khu vực dễ tổn thương với rủi ro thiên tai
- Xây dựng bản đồ tích hợp các vấn đề BĐKH vào quy hoạch hệ thống tưới và công trình cấp nước dân sinh, công nghiệp
- Xây dựng bản đồ tích hợp các vấn đề BĐKH vào quy hoạch hệ thống tiêu, phòng chống lũ và giảm nhẹ thiên tai
II. Phương pháp và kỹ thuật thực hiện:
- Phương pháp điều tra và thu thập thông tin
- Phương pháp xin ý kiến chuyên gia thông qua các hội thảo hoặc điều tra góp ý.
- Phương pháp phân tích
- Phương pháp mô hình:
- Sử dụng mô hình CROPWAT là mô hình tính toán nhu cầu nước cho các loại cây trồng dựa vào các dữ kiện về khí hậu, đất đai và cây trồng khác nhau.
- Sử dụng mô hình NAM mô tả đặc tính vật lý của lưu vực, trên cơ sở đó tính toán dòng chảy từ mưa. (NAM là mô đun trong bộ phần mềm MIKE do Viện Thủy lực Đan Mạch DHI phát triển).
- Công nghệ tính toán cân bằng nước lưu vực WEAP: là một công cụ tiện ích trong việc lập kế hoạch sử dụng nguồn tài nguyên nước. WEAP hoạt động dựa trên nguyên lý cơ bản của cân bằng nước, WEAP thích hợp cho đô thị, hệ thống nông nghiệp, các lưu vực đơn lẻ hoặc các hệ thống sông phức tạp. WEAP có thể mô phỏng cả nước mặt và nước ngầm, cân bằng nước, chất lượng nước.
III. Thời gian, tiến độ thực hiện năm 2013:
TT
Nội dung thực hiện chính
Thời gian
Kết quả cần đạt được
1
Tích hợp biến đổi khí hậu vào rà soát tổng quan quy hoạch thủy lợi vùng trung du và miền núi phía Bắc
1/2013 - 8/2013
Thực hiện được phần tính toán nhu cầu nước cho nông nghiệp và thủy sản, tính toán cấp, thoát nước, phòng chống lũ...
2
Đề xuất các dự án thủy lợi ứng phó với biến đổi khí hậu vùng miền núi phía Bắc
6/2013 - 12/2013
Đề xuất được danh mục các hệ thống công trình thủy lợi ưu tiên nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu
IV. Sản phẩm năm 2013:
TT
Tên sản phẩm
Yêu cầu
Sản phẩm chính:
1
Báo cáo Tích hợp biến đổi khí hậu vào rà soát tổng quan quy hoạch thủy lợi vùng trung du và miền núi phía Bắc (bao gồm tính toán thủy văn, khí tượng, cân bằng nước, cấp nước, tiêu thoát nước, phòng chống lũ, giảm nhẹ thiên tai...)
Báo cáo Rà soát tổng quan quy hoạch thủy lợi vùng trung du và miền núi phía Bắc (bao gồm tính toán thủy văn, khí tượng, cân bằng nước, cấp nước, tiêu thoát nước, phòng chống lũ, giảm nhẹ thiên tai) có tích hợp vấn đề biến đổi khí hậu; các số liệu tính toán, CSDL, bản đồ... kèm theo.
2
Danh mục Đề xuất các dự án thủy lợi ứng phó với biến đổi khí hậu vùng miền núi phía Bắc
Danh mục các hệ thống công trình ưu tiên nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu (tên, mục tiêu, quy mô công trình, dự kiến phân bổ vốn đầu tư ứng với từng giai đoạn thực hiện, phương án huy động nguồn vốn ...)
V. Kinh phí: 1.850.000.000 đồng (một tỷ tám trăm năm mươi triệu đồng)
Điều 2. Căn cứ quyết định này Thủ trưởng đơn vị được giao nhiệm vụ có trách nhiệm tổ chức thực hiện và báo cáo Bộ kết quả thực hiện theo quy định hiện hành.
Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Vụ trưởng Vụ Tài chính, Tổng cục Thủy lợi, Thủ trưởng đơn vị và cá nhân được giao tại Điều 1 chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ trưởng (để b/cáo);
- TT Hoàng Văn Thắng (để b/cáo);
- Lưu: VT, KHCN.
TL. BỘ TRƯỞNG
KT. VỤ TRƯỞNG VỤ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG
PHÓ VỤ TRƯỞNG
Đinh Vũ Thanh | {
"issuing_agency": "Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn",
"promulgation_date": "26/06/2013",
"sign_number": "936/QĐ-BNN-KHCN",
"signer": "Đinh Vũ Thanh",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Quyen-dan-su/Quyet-dinh-222-QD-CTN-cho-thoi-quoc-tich-Viet-Nam-2016-303375.aspx | Quyết định 222/QĐ-CTN cho thôi quốc tịch Việt Nam 2016 | CHỦ TỊCH NƯỚC
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 222/QĐ-CTN
Hà Nội, ngày 22 tháng 01 năm 2016
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC CHO THÔI QUỐC TỊCH VIỆT NAM
CHỦ TỊCH
NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Căn cứ Điều 88 và Điều 91 của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Căn cứ Luật quốc tịch Việt Nam năm 2008;
Xét đề nghị của Chính phủ tại Tờ trình số 702/TTr-CP ngày 31/12/2015,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Cho thôi quốc tịch Việt Nam đối với ông Hồ Văn Ngọc, sinh ngày 01/6/1979 tại Đà Nẵng; hiện trú tại: 2709, Kiba 2-14-2, Koto-ku, Tokyo, Nhật Bản.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký
Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước và cá nhân có tên tại Điều 1 chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
CHỦ TỊCH
NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Trương Tấn Sang | {
"issuing_agency": "Chủ tịch nước",
"promulgation_date": "22/01/2016",
"sign_number": "222/QĐ-CTN",
"signer": "Trương Tấn Sang",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thue-Phi-Le-Phi/Nghi-quyet-28-2023-NQ-HDND-don-vi-tinh-phi-bao-ve-moi-truong-khai-thac-khoang-san-Thua-Thien-Hue-591133.aspx | Nghị quyết 28/2023/NQ-HĐND đơn vị tính phí bảo vệ môi trường khai thác khoáng sản Thừa Thiên Huế | HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 28/2023/NQ-HĐND
Thừa Thiên Huế, ngày 07 tháng 12 năm 2023
NGHỊ QUYẾT
QUY ĐỊNH MỨC THU, ĐƠN VỊ TÍNH PHÍ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI KHAI THÁC KHOÁNG SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
KHÓA VIII, KỲ HỌP LẦN THỨ 7
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật Khoáng sản ngày 17 tháng 11 năm 2010;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Quản lý thuế ngày 13 tháng 6 năm 2019;
Căn cứ Luật phí và lệ phí ngày 25 tháng 11 năm 2015;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 17 tháng 11 năm 2020;
Căn cứ Nghị định số 27/2023/NĐ-CP ngày 31 tháng 5 năm 2023 của Chính phủ quy định phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản;
Xét Tờ trình số 12757/TTr-UBND ngày 27 tháng 11 năm 2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc đề nghị ban hành Nghị quyết quy định mức thu, đơn vi tính phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế; Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế - Ngân sách và ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Quy định mức thu, đơn vị tính phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế như sau:
1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
a) Phạm vi điều chỉnh
Nghị quyết này quy định về mức thu, đơn vị tính phí; người nộp phí; cơ quan thu phí; trường hợp được miễn phí; chế độ kê khai, nộp, quản lý và sử dụng phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
b) Đối tượng áp dụng
Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản theo quy định của pháp luật khoáng sản; các cơ quan nhà nước và tổ chức, cá nhân khác liên quan trong việc thu, quản lý phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản.
2. Mức thu, đơn vị tính phí bảo vệ môi trường đối với từng loại khoáng sản
a) Mức thu, đơn vị tính
TT
Loại khoáng sản
Đơn vị tính
(tấn/m3 khoáng sản nguyên khai)
Mức thu
(đồng)
I
Quặng khoáng sản kim loại
1
Quặng sắt
Tấn
60.000
2
Quặng ti-tan (titan)
Tấn
70.000
3
Quặng vàng
Tấn
270.000
4
Quặng đất hiếm
Tấn
60.000
5
Quặng bạch kim, quặng bạc, quặng thiếc
Tấn
270.000
6
Quặng vôn-phờ-ram (wolfram), quặng ăng- ti-moan (antimon)
Tấn
50.000
7
Quặng chì, quặng kẽm
Tấn
270.000
8
Quặng đồng, quặng ni-ken (nicken)
Tấn
60.000
9
Quặng khoáng sản kim loại khác
Tấn
30.000
II
Khoáng sản không kim loại
1
Đất khai thác để san lấp, xây dựng công trình
m3
2.000
2
Đá, sỏi
2.1
Sỏi
m3
9.000
2.2
Đá
2.2.1
Đá block (bao gồm khai thác cả khối lớn đá hoa trắng, granite, gabro, bazan làm ốp lát, mỹ nghệ)
m3
90.000
2.2.2
Đá làm vật liệu xây dựng thông thường
m3
7.500
3
Đá nung vôi, làm xi măng, làm phụ gia xi măng và làm khoáng chất công nghiệp theo quy định của pháp luật khoáng sản (Serpentin, barit, bentonit)
m3
6.750
4
Đá granite, gabro, bazan làm ốp lát, mỹ nghệ (trừ quy định tại điểm 2.2.1 Mục này)
m3
70.000
5
Cát vàng
m3
7.500
6
Cát trắng
m3
10.500
7
Các loại cát khác
m3
6.000
8
Đất sét, đất làm gạch, ngói
m3
3.000
9
Sét chịu lửa
Tấn
30.000
10
Đôlômít (dolomit), quắc-zít (quartzit)
m3
45.000
11
Cao lanh
Tấn
5.800
12
Mi-ca (mica), thạch anh kỹ thuật
Tấn
30.000
13
Pi-rít (pirite), phốt-pho-rít (phosphorit)
Tấn
30.000
14
Than gồm:
- Than an-tra-xít (antraxit) hầm lò
- Than an-tra-xít (antraxit) lộ thiên
- Than nâu, than mỡ
- Than khác
Tấn
10.000
15
Cuội, sạn
m3
9.000
16
Các loại đất khác
m3
2.000
17
Phen - sờ - phát (felspat)
Tấn
4.600
18
Nước khoáng thiên nhiên
m3
3.000
19
Các khoáng sản không kim loại khác
Tấn
30.000
b) Mức phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản tận thu bằng 60% mức phí của loại khoáng sản tương ứng quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.
3. Người nộp phí; cơ quan thu phí; trường hợp được miễn phí; chế độ kê khai, nộp, quản lý và sử dụng
a) Người nộp phí
Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản theo quy định của pháp luật khoáng sản. Tổ chức, cá nhân được phép khai thác khoáng sản nhỏ, lẻ bán cho tổ chức, cá nhân làm đầu mối thu mua và tổ chức, cá nhân làm đầu mối thu mua cam kết chấp thuận bằng văn bản về việc kê khai, nộp phí thay cho tổ chức, cá nhân khai thác thì tổ chức, cá nhân làm đầu mối thu mua là người nộp phí.
b) Cơ quan thu phí
Cơ quan Thuế (Cục Thuế tỉnh Thừa Thiên Huế và các Chi cục Thuế trực thuộc Cục Thuế tỉnh Thừa Thiên Huế).
c) Các trường hợp được miễn phí: thực hiện theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 27/2023/NĐ-CP ngày 31 tháng 5 năm 2023 của Chính phủ quy định phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản.
d) Chế độ kê khai, nộp, quản lý và sử dụng phí
Việc kê khai, nộp phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý thuế. Việc quản lý và sử dụng phí thực hiện theo quy của Luật Ngân sách nhà nước.
Điều 2. Điều khoản thi hành
Nghị quyết này thay thế Nghị quyết số 04/2017/NQ-HĐND ngày 31 tháng 3 năm 2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định mức thu, quản lý và sử dụng phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
Điều 3. Tổ chức thực hiện
1. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức thực hiện Nghị quyết.
2. Giao Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban Hội đồng nhân dân, Tổ đại biểu và các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh trong phạm vi, nhiệm vụ, quyền hạn giám sát việc triển khai thực hiện Nghị quyết.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế khóa VIII, Kỳ họp lần thứ 7 thông qua ngày 07 tháng 12 năm 2023 và có hiệu lực từ ngày 17 tháng 12 năm 2023./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- UBTVQH; Chính phủ;
- Ban Công tác đại biểu;
- Các Bộ: Tài nguyên và Môi trường, Tài chính;
- Cục Kiểm tra VBQPPL (Bộ Tư pháp);
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Đoàn ĐBQH tỉnh, UBMTTQVN tỉnh;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh;
- TT HĐND, UBND các huyện, thị xã, Tp.Huế;
- Cổng TTĐT tỉnh, Công báo tỉnh;
- VP: LĐ và các CV;
- Lưu: VT, LT.
CHỦ TỊCH
Lê Trường Lưu | {
"issuing_agency": "Tỉnh Thừa Thiên Huế",
"promulgation_date": "07/12/2023",
"sign_number": "28/2023/NQ-HĐND",
"signer": "Lê Trường Lưu",
"type": "Nghị quyết"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/The-thao-Y-te/Chi-thi-10-CT-UBND-2015-ve-sinh-an-toan-thuc-pham-voi-co-so-giet-mo-gia-suc-gia-cam-Hai-Duong-285282.aspx | Chỉ thị 10/CT-UBND 2015 vệ sinh an toàn thực phẩm với cơ sở giết mổ gia súc gia cầm Hải Dương | UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH HẢI DƯƠNG
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 10/CT-UBND
Hải Dương, ngày 30 tháng 7 năm 2015
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM ĐỐI VỚI CƠ SỞ GIẾT MỔ GIA SÚC, GIA CẦM VÀ PHƯƠNG TIỆN VẬN CHUYỂN SẢN PHẨM ĐỘNG VẬT.
Thời gian qua, Tỉnh ủy, UBND tỉnh, các cấp, các ngành luôn quan tâm chi đạo thực hiện công tác quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm bước đầu đạt kết quả. Tuy nhiên so với yêu cầu đặt ra chưa đảm bảo, trong đó có việc xây dựng cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung không đạt yêu cầu kế hoạch đề ra (Theo yêu cầu, mỗi huyện, thị xã, thành phố có 1-2 cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung song đến nay mới có 01 cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung tại thành phố Hải Dương). Việc vận chuyển thịt gia súc, gia cầm bằng các phương tiện và dụng cụ chứa đựng không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; ý thức chấp hành pháp luật của người tham gia giết mổ, vận chuyển động vật, sản phẩm động vật chưa tốt; sự phối hợp kiểm tra, kiểm soát giữa các lực lượng chức năng trong công tác quản lý hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm, vận chuyển sản phẩm động vật dùng làm thực phẩm chưa thực sự chặt chẽ.
Để tăng cường công tác quản lý hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm, vận chuyển động vật, sản phẩm động vật đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Chỉ thị:
1. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
- Tăng cường tuyên truyền về ý nghĩa việc quản lý, vận chuyển và các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm đối với việc phát triển chăn nuôi bền vững, làm cơ sở đảm bảo an toàn thực phẩm, nâng cao sức khỏe của nhân dân;
- Tổ chức xây dựng cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung theo cụm xã, nơi dân cư tập trung, khu công nghiệp theo định hướng quy hoạch chung của tỉnh; tăng cường công tác kiểm dịch, kiểm soát vận chuyển gia súc, gia cầm, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y động vật, sản phẩm động vật lưu thông, tiêu thụ trên thị trường;
- Phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành có liên quan kiểm tra, xử lý các tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định trong giết mổ gia súc, gia cầm không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, vi phạm về yêu cầu vệ sinh thú y đối với phương tiện vận chuyển động vật, sản phẩm động vật tươi sống, sơ chế, chế biến theo đúng quy định hiện hành;
- Quản lý chặt chẽ việc chấp hành vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm và vệ sinh môi trường tại các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm; thường xuyên tổ chức thực hiện vệ sinh tiêu độc khử trùng môi trường; kiểm tra xử lý triệt để và kiên quyết ngừng hoạt động với các cơ sở, điểm giết, mổ gia súc, gia cầm vi phạm theo quy định trên địa bàn.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã tiếp tục triển khai hình thành nhiều trang trại chăn nuôi tập trung và tăng cường kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ việc chấp hành các quy định trong vận chuyển, giết mổ, kinh doanh sản phẩm gia súc, gia cầm, nhất là việc giết mổ gia súc, gia cầm tại điểm giết mổ nhỏ lẻ, xen kẽ trong khu dân cư; đẩy nhanh việc lập, hoàn thiện và tổ chức thực hiện Quy hoạch cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung tỉnh Hải Dương đến năm 2020.
- Tổ chức thực hiện nghiêm quy trình kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y tại các nơi giết mổ gia súc, gia cầm theo Quyết định 87/2005/QĐ-BNN ngày 26/12/2005 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT; tổ chức kiểm tra phân loại định kỳ với các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm theo quy định tại Thông tư 45/2014/TT-BNNPTNT, ngày 03 tháng 12 năm 2014 của Bộ Nông nghiệp và PTNT; tái kiểm tra và đề nghị chính quyền địa phương đình chỉ hoạt động của các cơ sở giết mổ loại C;
- Xây dựng kế hoạch và tổ chức đào tạo, tập huấn về kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y cho cán bộ thú y từ tỉnh đến cơ sở thực hiện nhiệm vụ tại các cơ sở giết mổ trên địa bàn tỉnh; tập huấn kiến thức về giết mổ an toàn và an toàn thực phẩm trong giết mổ gia súc, gia cầm cho chủ cơ sở, người giết mổ gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh.
3. Sở Y tế: Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tăng cường kiểm tra, giám sát chặt chẽ nguồn thực phẩm tại các cơ sở giết mổ, sơ chế, chế biến, điểm kinh doanh, siêu thị, nhà hàng,… nhằm cung cấp thực phẩm có nguồn gốc động vật đảm bảo vệ sinh an toàn cho người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh.
4. Sở Tài chính: Phối hợp với Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, các sở, ngành liên quan tham mưu cho UBND tỉnh ban hành cơ chế chính sách hỗ trợ việc xây dựng và nâng cấp cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm từ nguồn ngân sách nhằm khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm theo quy hoạch trên địa bàn tỉnh.
5. Sở Công thương: Chủ trì phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành lập các Đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra, kiểm soát việc vận chuyển, việc giết mổ gia súc, gia cầm, sơ chế, chế biến, kinh doanh động vật, sản phẩm động vật trên địa bàn tỉnh.
6. Sở Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với Công an tỉnh và các ngành có liên quan quản lý chặt chẽ các phương tiện vận chuyển gia súc, gia cầm sống và các sản phẩm sau giết mổ đảm bảo an toàn, đúng quy định.
7. Sở Khoa học và Công nghệ: Chủ trì phối hợp với các sở, ngành, đơn vị có liên quan triển khai các đề án, dự án ứng dụng khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi gia sức, gia cầm tập trung, nâng cao chất lượng sản phẩm và việc giết mổ gia súc, gia cầm, sơ chế, chế biến sản phẩm động vật; công nghệ xử lý chất thải tại cơ sở giết mổ đảm bảo vệ sinh môi trường,…
8. Đài phát thanh và truyền hình tỉnh, Báo Hải Dương phối hợp chặt chẽ với cơ quan chuyên môn tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật tới chủ cơ sở, người tham gia giết mổ gia súc, gia cầm; tuyên truyền để người kinh doanh và người tiêu dùng có thói quen sử dụng thịt gia súc, gia cầm được cung cấp từ các cơ sở có kiểm soát giết mổ của cơ quan Thú y.
Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã; Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan tổ chức thực hiện nghiêm túc Chỉ thị này và báo cáo kết quả với UBND tỉnh (qua Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)./.
Nơi nhận:
- Bộ Nông Nghiệp và PTNT;
- Cục Thú y; (để báo cáo)
- Thường trực Tỉnh uỷ;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Lãnh đạo UBND tỉnh;
- UBND các huyện, thành phố, thị xã;
- Các sở, ngành có liên quan;
- Lãnh đạo VP: Ô Hải;
- Chi cục thú y tỉnh;
- Chi cục Quản lý thị trường tỉnh;
- Công thông tin điện tử tỉnh;
- Lưu: VT, Ô Chính (40b).
CHỦ TỊCH
Nguyễn Mạnh Hiển | {
"issuing_agency": "Tỉnh Hải Dương",
"promulgation_date": "30/07/2015",
"sign_number": "10/CT-UBND",
"signer": "Nguyễn Mạnh Hiển",
"type": "Chỉ thị"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Dich-vu-phap-ly/Quyet-dinh-1407-QD-UBND-2023-cong-bo-thu-tuc-hanh-chinh-cong-chung-nganh-Tu-phap-Ha-Nam-589242.aspx | Quyết định 1407/QĐ-UBND 2023 công bố thủ tục hành chính công chứng ngành Tư pháp Hà Nam | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ NAM
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 1407/QĐ-UBND
Hà Nam, ngày 04 tháng 12 năm 2023
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC CÔNG BỐ DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH TRONG LĨNH VỰC CÔNG CHỨNG; THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG TRONG LĨNH VỰC CÔNG CHỨNG, NUÔI CON NUÔI; THỦ TỤC HÀNH CHÍNH BỊ BÃI BỎ TRONG LĨNH VỰC ĐẤU GIÁ TÀI SẢN THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA NGÀNH TƯ PHÁP TỈNH HÀ NAM
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ NAM
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ các Nghị định của Chính phủ: số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 về kiểm soát thủ tục hành chính và số 92/2017/NĐ-CP ngày 07/8/2017 sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Thông tư số 02/2017/TT-VPCP ngày 31 tháng 10 năm 2017 của Văn phòng Chính phủ hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp tại Tờ trình số 87/TTr-STP ngày 29 tháng 11 năm 2023.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này danh mục thủ tục hành chính mới ban hành trong lĩnh vực công chứng; thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực công chứng, nuôi con nuôi; thủ tục hành chính bị bãi bỏ trong lĩnh vực đấu giá tài sản thuộc phạm vi chức năng quản lý của ngành Tư pháp tỉnh Hà Nam (có danh mục TTHC kèm theo).
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Bãi bỏ 01 thủ tục hành chính lĩnh vực đấu giá tài sản tại Quyết định số 386/QĐ-UBND ngày 06/3/2018 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam về việc công bố thủ tục hành chính trong lĩnh vực phổ biến, giáo dục pháp luật; lĩnh vực đăng ký biện pháp bảo đảm; lĩnh vực đấu giá tài sản thuộc phạm vi chức năng quản lý của ngành Tư pháp Hà Nam.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Tư pháp; Thủ trưởng các Sở, ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Cục KSTTHC - Văn phòng Chính phủ (để b/c);
- TTTU, TTHĐND tỉnh (để b/c);
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Như Điều 3;
- Cổng Thông tin điện tử tỉnh; VNPT tỉnh Hà Nam;
- VPUB: LĐVP, HCCKSTT,VXNV(D);
- Lưu: VT, HCCKSTT(Q).
CHỦ TỊCH
Trương Quốc Huy
PHỤ LỤC I
DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH TRONG LĨNH VỰC CÔNG CHỨNG; THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG TRONG LĨNH VỰC CÔNG CHỨNG, NUÔI CON NUÔI; THỦ TỤC HÀNH CHÍNH BỊ BÃI BỎ TRONG LĨNH VỰC ĐẤU GIÁ TÀI SẢN CẤP TỈNH.
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1407/QĐ-UBND ngày 04 tháng 12 năm 2023 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam).
A. DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH TRONG LĨNH VỰC CÔNG CHỨNG.
STT
Mã TTHC
Tên thủ tục hành chính
Thời hạn giải quyết
Địa điểm/Cách thức thực hiện
Phí, Lệ phí
Căn cứ pháp lý
1
1.012019
Công nhận hoàn thành tập sự hành nghề công chứng
03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ
- Nộp trực tiếp tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh;
- Nộp trực tuyến;
- Qua hệ thống bưu chính
Không
- Luật Công chứng năm 2014;
- Thông tư số 01/2021/TT-BTP ngày 03/02/2021 của Bộ Tư pháp quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Công chứng;
- Thông tư số 257/2016/TT-BTC ngày 11/11/2016 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng phí công chứng; phí chứng thực; phí thẩm định tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề công chứng; phí thẩm định điều kiện hoạt động Văn phòng công chứng; lệ phí cấp thẻ công chứng viên được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 111/2017/TT-BTC ngày 20/10/2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
- Nghị định 104/2022/NĐ-CP ngày 21/12/2022 của Chính phủ quy định sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến việc nộp, xuất trình Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú giấy khi thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công;
- Thông tư số 08/2023/TT-BTP ngày 02/10/2023 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn tập sự hành nghề công chứng
- Quyết định số 2683/QĐ-BTP ngày 09 tháng 11 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành, thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực công chứng thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tư pháp
B. DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG.
I. Lĩnh vực công chứng.
STT
Mã TTHC
Tên thủ tục hành chính
Thời hạn giải quyết
Địa điểm/ Cách thức thực hiện
Phí, Lệ phí
Căn cứ pháp lý
1
1.001071
Đăng ký tập sự hành nghề công chứng
- Trường hợp người đăng ký tập sự tự liên hệ được với tổ chức hành nghề công chứng nhận tập sự thì thời hạn giải quyết là 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
- Trường hợp người đăng ký tập sự được Sở Tư pháp bố trí tập sự và đăng ký tập sự hành nghề công chứng thì thời hạn giải quyết là 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
- Nộp trực tiếp tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh;
- Nộp trực tuyến;
- Qua hệ thống bưu chính.
Không
- Luật Công chứng năm 2014;
- Thông tư số 01/2021/TT-BTP ngày 03/02/2021 của Bộ Tư pháp quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Công chứng;
- Thông tư số 257/2016/TT-BTC ngày 11/11/2016 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng phí công chứng; phí chứng thực; phí thẩm định tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề công chứng; phí thẩm định điều kiện hoạt động Văn phòng công chứng; lệ phí cấp thẻ công chứng viên được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 111/2017/TT-BTC ngày 20/10/2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính;
- Nghị định 104/2022/NĐ-CP ngày 21/12/2022 của Chính phủ quy định sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến việc nộp, xuất trình Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú giấy khi thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công;
- Thông tư số 08/2023/TT-BTP ngày 02/10/2023 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn tập sự hành nghề công chứng;
- Quyết định số 2683/QĐ-BTP ngày 09 tháng 11 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành, thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực công chứng thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tư pháp.
2
1.001446
Đăng ký tập sự lại hành nghề công chứng sau khi chấm dứt tập sự hành nghề công chứng
- Trường hợp người đăng ký tập sự tự liên hệ được với tổ chức hành nghề công chứng nhận tập sự thì thời hạn giải quyết là 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
- Trường hợp người đăng ký tập sự được Sở Tư pháp bố trí tập sự và đăng ký tập sự hành nghề công chứng thì thời hạn giải quyết là 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
- Nộp trực tiếp tại Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh;
- Nộp trực tuyến;
- Qua hệ thống bưu chính.
Không
3
1.001125
Thay đổi nơi tập sự hành nghề công chứng từ tổ chức hành nghề công chứng này sang tổ chức hành nghề công chứng khác trong cùng một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
- Trường hợp người đăng ký tập sự tự liên hệ được với tổ chức hành nghề công chứng khác nhận tập sự thì thời hạn giải quyết là 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.
- Trường hợp người đăng ký tập sự được Sở Tư pháp bố trí nơi tập sự mới và đăng ký tập sự hành nghề công chứng thì thời hạn giải quyết là 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
- Nộp trực tiếp tại Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh;
- Nộp trực tuyến;
- Qua hệ thống bưu chính.
Không
4
1.001153
Thay đổi nơi tập sự hành nghề công chứng từ tổ chức hành nghề công chứng tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương này sang tổ chức hành nghề công chứng tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác
- Thời hạn Sở Tư pháp nơi người đăng kí tập sự ra quyết định xóa đăng ký tập sự là 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
- Thời hạn Sở Tư pháp nơi người đăng ký tập sự chuyển đến thực hiện việc đăng ký tập sự:
+ Trường hợp người đăng ký tập sự tự liên hệ được với tổ chức hành nghề công chứng nhận tập sự thì thời hạn giải quyết là: 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.
+ Trường hợp người đăng ký tập sự được Sở Tư pháp bố trí tập sự và đăng ký tập sự hành nghề công chứng thì thời hạn giải quyết là 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
- Nộp trực tiếp tại Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh;
- Nộp trực tuyến;
- Qua hệ thống bưu chính.
Không
5
1.001438
Chấm dứt tập sự hành nghề công chứng
01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo của tổ chức hành nghề công chứng
- Nộp trực tiếp tại Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh;
- Nộp trực tuyến;
- Qua hệ thống bưu chính.
Không
6
1.001721
Đăng ký tham dự kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng
03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ
- Nộp trực tiếp tại Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh;
- Nộp trực tuyến;
- Qua hệ thống bưu chính.
3.500.000 đồng/hồ sơ
II. Lĩnh vực nuôi con nuôi.
STT
Mã TTHC
Tên thủ tục hành chính
Thời hạn giải quyết
Địa điểm/Cách thức thực hiện
Phí, Lệ phí
Căn cứ pháp lý
1
1.003976
Giải quyết việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài đối với trẻ em sống ở cơ sở nuôi dưỡng
- Thời gian cơ quan chủ quản cho ý kiến gửi Sở Tư pháp: 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ.
- Thời gian Sở Tư pháp kiểm tra hồ sơ, tiến hành lấy ý kiến những người có liên quan: 5 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
- Thời gian những người liên quan thay đổi ý kiến đồng ý về việc cho trẻ em làm con nuôi: 30 ngày kể từ ngày được lấy ý kiến.
- Thời gian cơ quan công an cấp tỉnh xác minh nguồn gốc trẻ em đối với trẻ em bị bỏ rơi: 15 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị của Sở Tư pháp. Trường hợp Công an cấp tỉnh đã xác minh được thông tin về cha mẹ đẻ của trẻ em bị bỏ rơi nhưng không liên hệ được, thời gian Sở Tư pháp và Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú cuối cùng của cha mẹ đẻ trẻ em thực hiện niêm yết thông báo về việc cho trẻ em bị bỏ rơi làm con nuôi tại trụ sở cơ quan: 60 ngày, kể từ ngày nhận được kết quả xác minh (đối với Sở Tư pháp) và 60 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của Sở Tư pháp (đối với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú cuối cùng của cha mẹ đẻ trẻ em).
- Thời gian Bộ Tư pháp (Vụ Con nuôi) kiểm tra, thẩm định hồ sơ của người nước ngoài nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi: 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, hồ sơ đã được nộp lệ phí.
- Thời gian Sở Tư pháp giới thiệu trẻ em làm con nuôi: 10 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ của người nhận con nuôi.
- Thời gian Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có ý kiến đối với việc giới thiệu trẻ em làm con nuôi (đối với trẻ em thuộc diện thông qua thủ tục giới thiệu): 10 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ do Sở Tư pháp trình.
- Thời gian Sở Tư pháp thực hiện giới thiệu trẻ em làm con nuôi lại trong trường hợp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh không đồng ý với việc giới thiệu trước (đối với trẻ em thuộc diện thông qua thủ tục giới thiệu): 90 ngày, kể từ ngày Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có văn bản không đồng ý.
- Thời gian Sở Tư pháp chuyển cho Bộ Tư pháp (Vụ Con nuôi) 01 bộ hồ sơ của trẻ em kèm theo văn bản đồng ý của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (đối với trẻ em thuộc diện thông qua thủ tục giới thiệu): 05 ngày làm việc, kể từ ngày Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đồng ý.
- Thời gian Bộ Tư pháp (Vụ Con nuôi) kiểm tra kết quả giải quyết việc nuôi con nuôi theo quy định tại điểm d và điểm đ khoản 2 Điều 28 và khoản 3 Điều 36 Luật nuôi con nuôi: 30 ngày, kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả giải quyết việc nuôi con nuôi của Sở Tư pháp.
- Thời gian Bộ Tư pháp (Vụ Con nuôi) thông báo cho Sở Tư pháp: 15 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản của cơ quan có thẩm quyền của nước nơi người nhận con nuôi thường trú thông báo về sự đồng ý của người nhận con nuôi đối với trẻ em được giải quyết cho làm con nuôi, xác nhận trẻ em được nhập cảnh và thường trú tại nước mà trẻ em được nhận làm con nuôi.
- Thời gian Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định cho trẻ em làm con nuôi người nước ngoài: 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ do Sở Tư pháp trình.
- Thời gian người nhận con nuôi có mặt ở Việt Nam để trực tiếp nhận con nuôi: 60 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo của Sở Tư pháp hoặc không quá 90 ngày, trong trường hợp có lý do chính đáng không thể có mặt tại lễ giao nhận con nuôi đúng thời hạn 60 ngày.
- Hồ sơ của người được nhận làm con nuôi: Cơ sở nuôi dưỡng lập, chuyển Cơ quan chủ quản cho ý kiến, Cơ quan chủ quản của cơ sở nuôi dưỡng gửi Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Tư pháp tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Hà Nam kèm theo văn bản cho ý kiến.
- Hồ sơ của người nhận con nuôi:
Nếu người nhận con nuôi thường trú tại nước là thành viên của điều ước quốc tế về hợp tác nuôi con nuôi với Việt Nam thì nộp hồ sơ cho Bộ Tư pháp (Vụ Con nuôi) thông qua tổ chức con nuôi của nước đó được cấp phép hoạt động tại Việt Nam; nếu nước đó không có tổ chức con nuôi được cấp phép hoạt động tại Việt Nam, thì người nhận con nuôi nộp hồ sơ cho Bộ Tư pháp (Vụ Con nuôi) thông qua Cơ quan đại diện Ngoại giao hoặc Cơ quan Lãnh sự của nước đó tại Việt Nam.
Đối với trường hợp người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước ngoài được nhận con nuôi đích danh, nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ Tư pháp (Vụ Con nuôi). Trường hợp có lý do chính đáng mà không thể trực tiếp nộp hồ sơ tại Bộ Tư pháp (Vụ Con nuôi), người nhận con nuôi ủy quyền bằng văn bản cho người có quan hệ họ hàng, thân thích thường trú tại Việt Nam nộp hồ sơ tại Bộ Tư pháp (Vụ Con nuôi) hoặc gửi hồ sơ cho Bộ Tư pháp (Vụ Con nuôi) qua đường bưu điện theo hình thức gửi bảo đảm.
- Lệ phí: 9.000.000 đồng/ trường hợp.
Trường hợp nhận hai trẻ em trở lên là anh chị em ruột làm con nuôi thì từ trẻ em thứ hai trở đi được giảm 50% mức lệ phí đăng ký nuôi con nuôi nước ngoài.
- Chi phí: 50.000.000 đồng/ trường hợp. Trường hợp nhận trẻ em bị khuyết tật, mắc bệnh hiểm nghèo thì được miễn chi phí.
- Luật nuôi con nuôi năm 2010;
- Nghị định số 19/2011/NĐ-CP ngày 21/3/2021 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật nuôi con nuôi;
- Nghị định số 114/2016/NĐ-CP ngày 8/7/2016 của Chính phủ quy định lệ phí đăng ký nuôi con nuôi, lệ phí cấp giấy phép hoạt động của tổ chức con nuôi nước ngoài;
- Nghị định số 98/2022/NĐ-CP ngày 29/11/2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp;
- Thông tư số 10/2020/TT-BTP ngày 28/10/2020 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc ban hành, hướng dẫn việc ghi chép, sử dụng, quản lý và lưu trữ sổ, mẫu giấy tờ, hồ sơ nuôi con nuôi;
- Thông tư số 07/2023/TT-BTP ngày 29/9/2023 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 10/2020/TT-BTP ngày 28 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc ban hành, hướng dẫn việc ghi chép, sử dụng, quản lý và lưu trữ sổ, mẫu giấy tờ, hồ sơ nuôi con nuôi;
- Quyết định số 2687/QĐ-BTP ngày 09/11/2023 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực nuôi con nuôi thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tư pháp.
2
1.004878
Giải quyết việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài đối với trường hợp cha dượng, mẹ kế nhận con riêng của vợ hoặc chồng, cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi
- Thời gian Sở Tư pháp kiểm tra hồ sơ, tiến hành lấy ý kiến những người liên quan, xác nhận người được nhận làm con nuôi đủ điều kiện làm con nuôi nước ngoài: 5 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
- Thời gian những người liên quan thay đổi ý kiến đồng ý về việc cho trẻ em làm con nuôi nước ngoài: 30 ngày, kể từ ngày được lấy ý kiến.
- Đối với trường hợp việc nuôi con nuôi có liên quan tới những nước chưa là thành viên của điều ước quốc tế về hợp tác nuôi con nuôi với Việt Nam: Thời gian Bộ Tư pháp (Vụ Con nuôi) kiểm tra, thẩm định hồ sơ của người nhận con nuôi, người được nhận làm con nuôi và chuyển hồ sơ cho Sở Tư pháp: 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, hồ sơ đã được nộp lệ phí theo quy định.
- Đối với trường hợp việc nuôi con nuôi có liên quan tới những nước là thành viên của điều ước quốc tế về hợp tác nuôi con nuôi với Việt Nam:
+ Thời gian Bộ Tư pháp (Vụ Con nuôi) kiểm tra, thẩm định hồ sơ của người nhận con nuôi, người được nhận làm con nuôi và thông báo cho cơ quan có thẩm quyền của nước nơi người nhận con nuôi thường trú: 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, hồ sơ đã được nộp lệ phí theo quy định.
+ Thời gian Bộ Tư pháp (Vụ Con nuôi) thông báo cho Sở Tư pháp: 15 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản của cơ quan có thẩm quyền của nước nơi người nhận con nuôi thường trú xác nhận người được nhận làm con nuôi được nhập cảnh và thường trú tại nước đó.
- Thời gian Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra Quyết định nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài: 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ do Sở Tư pháp trình.
- Thời gian người nhận con nuôi có mặt ở Việt Nam để trực tiếp nhận con nuôi: 60 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo của Sở Tư pháp hoặc không quá 90 ngày, trong trường hợp có lý do chính đáng không thể có mặt tại lễ giao nhận con nuôi đúng thời hạn 60 ngày.
- Hồ sơ của người được nhận làm con nuôi: nộp tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Hà Nam.
- Hồ sơ của người nhận con nuôi nộp tại Bộ Tư pháp (Vụ Con nuôi) thông qua các hình thức: nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ Tư pháp (Vụ Con nuôi); ủy quyền bằng văn bản cho người có quan hệ họ hàng, thân thích thường trú tại Việt Nam nộp hồ sơ tại Bộ Tư pháp (Vụ Con nuôi) hoặc nộp qua đường bưu điện theo hình thức bảo đảm cho Bộ Tư pháp (Vụ Con nuôi).
4.500.000 đồng/ trường hợp nhận 01 trẻ em làm con nuôi.
+ Trường hợp đồng thời nhận hai trẻ em trở lên là anh chị em ruột làm con nuôi: được lựa chọn áp dụng mức giảm lệ phí như trên hoặc áp dụng mức giảm 50% lệ phí đăng ký nuôi con nuôi nước ngoài từ trẻ em thứ hai trở đi được nhận làm con nuôi (mức lệ phí chưa giảm: 9.000.000 đồng/ trường hợp).
- Mức thu chi phí: Không quy định.
- Luật Nuôi con nuôi 2010;
- Nghị định số 19/2011/NĐ-CP ngày 21/3/2011 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Nuôi con nuôi;
- Nghị định số 24/2019/NĐ-CP ngày 05/3/2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 19/2011/NĐ-CP ngày 21/3/2011 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Nuôi con nuôi;
- Thông tư số 10/2020/TT-BTP ngày 28/12/2020 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc ban hành, hướng dẫn việc ghi chép, sử dụng, quản lý và lưu trữ sổ, mẫu giấy tờ, hồ sơ nuôi con nuôi;
- Nghị định số 114/2016/NĐ-CP ngày 8/7/2016 của Chính phủ quy định lệ phí đăng ký nuôi con nuôi, lệ phí cấp giấy phép hoạt động của tổ chức con nuôi nước ngoài;
- Nghị định số 98/2022/NĐ-CP ngày 29/11/2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp;
- Nghị định số 104/2022/NĐ-CP ngày 21/12/2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến việc nộp, xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy khi thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công;
- Thông tư số 267/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác nuôi con nuôi và cấp, gia hạn, sửa đổi giấy phép hoạt động của tổ chức con nuôi nước ngoài tại Việt Nam;
- Thông tư số 07/2023/TT-BTP ngày 29/9/2023 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 10/2020/TT-BTP ngày 28 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc ban hành, hướng dẫn việc ghi chép, sử dụng, quản lý và lưu trữ sổ, mẫu giấy tờ, hồ sơ nuôi con nuôi;
- Quyết định số 2687/QĐ-BTP ngày 09/11/2023 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực nuôi con nuôi thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tư pháp.
3
1.003179
Đăng ký lại việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài
03 ngày làm việc
- Nộp trực tiếp tại Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh;
- Nộp trực tuyến;
- Qua hệ thống bưu chính.
Không
4
1.003160
Giải quyết việc người nước ngoài thường trú ở Việt Nam nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi
- Sở Tư pháp kiểm tra hồ sơ và lấy ý kiến: 5 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ;
- Thời gian những người liên quan thay đổi ý kiến đồng ý về việc cho trẻ em làm con nuôi nước ngoài: 15 ngày, kể từ ngày được lấy ý kiến.
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra Quyết định: 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ do Sở Tư pháp trình.
- Nộp trực tiếp tại Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh;
- Nộp trực tuyến;
- Qua hệ thống bưu chính.
4.500.000 đồng/ trường hợp
C. DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH BỊ BÃI BỎ TRONG LĨNH VỰC ĐẤU GIÁ TÀI SẢN.
STT
Tên thủ tục hành chính bị bãi bỏ
1
Phê duyệt đủ điều kiện thực hiện hình thức đấu giá trực tuyến
PHỤ LỤC II
DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG TRONG LĨNH VỰC NUÔI CON NUÔI THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP HUYỆN.
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1407/QĐ-UBND ngày 04 tháng 12 năm 2023 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam).
A. DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG TRONG LĨNH VỰC NUÔI CON NUÔI.
STT
Mã TTHC
Tên thủ tục hành chính
Thời hạn giải quyết
Địa điểm/ Cách thức thực hiện
Phí, Lệ phí
Căn cứ pháp lý
1
2.002363
Ghi vào Sổ đăng ký nuôi con nuôi việc nuôi con nuôi đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài
- Ngay trong ngày tiếp nhận hồ sơ. Trường hợp nhận hồ sơ sau 15 giờ mà không giải quyết được ngay thì trả kết quả trong ngày làm việc tiếp theo.
- Trường hợp phải xác minh thì thời hạn giải quyết không quá 03 ngày làm việc
- Nộp trực tiếp hoặc ủy quyền nộp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả cấp huyện;
- Nộp trực tuyến trên Cổng dịch vụ công quốc gia hoặc Cổng dịch vụ công cấp tỉnh;
- Qua hệ thống bưu chính
- Theo mức thu lệ phí do HĐND tỉnh quy định.
- Miễn lệ phí cho người thuộc gia đình có công với cách mạng, người thuộc hộ nghèo, người khuyết tật.
- Phí cấp bản sao Trích lục: thực hiện theo Thông tư số 281/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ Tài chính.
- Luật Hộ tịch năm 2014;
- Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch;
- Nghị định số 19/2011/NĐ-CP ngày 21 tháng 3 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Nuôi con nuôi;
- Nghị định số 24/2019/NĐ-CP ngày 05/3/2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 19/2011/NĐ-CP ngày 21/3/2011 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Nuôi con nuôi;
- Nghị định số 87/2020/NĐ-CP ngày 28/7/2020 của Chính phủ quy định về cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, đăng ký hộ tịch trực tuyến;
- Nghị định số 104/2022/NĐ-CP ngày 21/12/2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến việc nộp, xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy khi thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công;
- Thông tư 04/2020/TT-BTP ngày 28/5/2020 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hộ tịch và Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch;
- Thông tư số 10/2020/TT-BTP ngày 28/12/2020 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc ban hành, hướng dẫn việc ghi chép, sử dụng, quản lý và lưu trữ sổ, mẫu giấy tờ, hồ sơ nuôi con nuôi;
- Thông tư số 01/2022/TT-BTP ngày 04/01/2022 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Nghị định số 87/2020/NĐ-CP ngày 28/7/2020 của Chính phủ quy định về cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, đăng ký hộ tịch trực tuyến;
- Thông tư số 281/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí khai thác,sử dụng thông tin trong cơ sở dữ liệu hộ tịch, phí xác nhận có quốc tịch Việt Nam, phí xác nhận là người gốc Việt Nam, lệ phí quốc tịch;
- Thông tư số 85/2019/TT-BTC ngày 29/11/2019 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Thông tư số 106/2021/TT-BTC ngày 26/11/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 85/2019/TT-BTC ngày 29/11/2019 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Thông tư số 07/2023/TT-BTP ngày 29/9/2023 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 10/2020/TT-BTP ngày 28/12/2020 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc ban hành, hướng dẫn việc ghi chép, sử dụng, quản lý và lưu trữ sổ, mẫu giấy tờ, hồ sơ nuôi con nuôi.
- Nghị quyết số 18/2020/NQ-HĐND ngày 08/12/2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Nam quy định về thu phí, lệ phí trên địa bàn tỉnh Hà Nam.
- Nghị quyết số 11/2022/NQ-HĐND ngày 04/8/2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Nam về việc sửa đổi, bổ sung một số quy định về thu phí, lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của HĐND tỉnh trên địa bàn tỉnh Hà Nam;
- Nghị quyết số 05/2023/NQ-HĐND ngày 06/7/2023 quy định mức thu phí, lệ phí trong thực hiện một số thủ tục hành chính thông qua dịch vụ công trực tuyến trên địa bàn tỉnh Hà Nam;
- Quyết định số 36/2022/QĐ-UBND ngày 31/8/2022 của UBND tỉnh Hà Nam về phí và lệ phí trong lĩnh vực Tư pháp trên địa bàn tỉnh Hà Nam.
- Quyết định số 39/2023/QĐ-UBND ngày 03/8/2023 của UBND tỉnh Hà Nam quy định mức thu phí, lệ phí trong thực hiện một số thủ tục hành chính thông qua dịch vụ công trực tuyến trên địa bàn tỉnh Hà Nam.
- Quyết định số 2687/QĐ-BTP ngày 09/11/2023 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực nuôi con nuôi thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tư pháp.
PHỤ LỤC III
DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG TRONG LĨNH VỰC NUÔI CON NUÔI THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ.
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1407/QĐ-UBND ngày 04 tháng 12 năm 2023 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam).
A. DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG LĨNH VỰC NUÔI CON NUÔI.
STT
Mã TTHC
Tên thủ tục hành chính
Thời hạn giải quyết
Địa điểm/Cách thức thực hiện
Phí, Lệ phí
Căn cứ pháp lý
1
2.001263
Đăng ký việc nuôi con nuôi trong nước
Trong thời hạn 22 ngày, trong đó:
- Thời gian kiểm tra hồ sơ và lấy ý kiến: 5 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ;
- Thời gian những người liên quan thay đổi ý kiến đồng ý về việc cho trẻ em làm con nuôi: 15 ngày kể từ ngày được lấy ý kiến;
- Thời gian cấp Giấy chứng nhận nuôi con nuôi trong nước, Ghi vào sổ đăng ký việc nuôi con nuôi và tổ chức giao - nhận con nuôi: 02 ngày, kể từ ngày hết hạn thay đổi ý kiến đồng ý.
- Nộp trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả cấp xã;
- Nộp trực tuyến;
- Qua hệ thống bưu chính
- Mức thu lệ phí: 400.000 đồng/trường hợp
- Miễn lệ phí đăng ký nuôi con nuôi trong nước đối với trường hợp cha dượng hoặc mẹ kế nhận con riêng của vợ hoặc chồng làm con nuôi; cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi; nhận các trẻ em sau đây làm con nuôi Trẻ khuyết tật, nhiễm HIV/AIDS hoặc mắc bệnh hiểm nghèo theo quy định của Luật Nuôi con nuôi và văn bản hướng dẫn; người có công với cách mạng nhận con nuôi.
- Luật nuôi con nuôi năm 2010;
- Nghị định số 19/2011/NĐ-CP ngày 21/3/2011 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật nuôi con nuôi;
- Nghị định số 24/2019/NĐ-CP ngày 05/3/2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 19/2011/NĐ-CP ngày 21/3/2011 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Nuôi con nuôi;
- Nghị định số 114/2016/NĐ-CP ngày 8/7/2016 của Chính phủ quy định lệ phí đăng ký nuôi con nuôi, lệ phí cấp giấy phép hoạt động của tổ chức con nuôi nước ngoài;
- Nghị định số 104/2022/NĐ-CP ngày 21/12/2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến việc nộp, xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy khi thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công;
- Thông tư số 10/2020/TT-BTP ngày 28/10/2020 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc ban hành, hướng dẫn việc ghi chép, sử dụng, quản lý và lưu trữ sổ, mẫu giấy tờ, hồ sơ nuôi con nuôi;
- Thông tư số 267/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác nuôi con nuôi và cấp, gia hạn, sửa đổi giấy phép hoạt động của tổ chức con nuôi nước ngoài tại Việt Nam;
- Thông tư số 07/2023/TT-BTP ngày 29/9/2023 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 10/2020/TT-BTP ngày 28/10/2020 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc ban hành, hướng dẫn việc ghi chép, sử dụng, quản lý và lưu trữ sổ, mẫu giấy tờ, hồ sơ nuôi con nuôi;
- Quyết định số 2687/QĐ-BTP ngày 09/11/2023 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực nuôi con nuôi thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tư pháp.
2
2.001255
Đăng ký lại việc nuôi con nuôi trong nước
02 ngày làm việc
- Nộp trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả cấp xã;
- Nộp trực tuyến;
- Qua hệ thống bưu chính.
Không | {
"issuing_agency": "Tỉnh Hà Nam",
"promulgation_date": "04/12/2023",
"sign_number": "1407/QĐ-UBND",
"signer": "Trương Quốc Huy",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thuong-mai/Quyet-dinh-24-2018-QD-UBND-bai-bo-van-ban-quy-pham-phap-luat-Uy-ban-nhan-dan-tinh-Tien-Giang-407242.aspx | Quyết định 24/2018/QĐ-UBND bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH TIỀN GIANG
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 24/2018/QĐ-UBND
Tiền Giang, ngày 12 tháng 12 năm 2018
QUYẾT ĐỊNH
BÃI BỎ VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TIỀN GIANG
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TIỀN GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật;
Căn cứ Nghị định số 71/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ về vật liệu nổ công nghiệp và tiền chất thuốc nổ;
Căn cứ Thông tư số 24/2016/TT-BCT ngày 30 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định một số nội dung về rút ngắn thời gian tiếp cận điện năng;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Công Thương.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Bãi bỏ hai văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang đã ban hành, bao gồm:
1. Quyết định số 43/2014/QĐ-UBND ngày 24 tháng 12 năm 2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang ban hành Quy chế về trách nhiệm quản lý, cơ chế phối hợp trong công tác quản lý vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.
Lý do bãi bỏ: Không phù hợp với Nghị định số 71/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ về vật liệu nổ công nghiệp và tiền chất thuốc nổ.
2. Quyết định số 33/2015/QĐ-UBND ngày 17 tháng 9 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang ban hành Quy định một số thủ tục liên quan đến tiếp cận điện năng đối với lưới điện trung áp trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.
Lý do bãi bỏ: Không phù hợp với Thông tư số 24/2016/TT-BCT ngày 30 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định một số nội dung về rút ngắn thời gian tiếp cận điện năng.
Điều 2. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Công Thương; Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 22 tháng 12 năm 2018./.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lê Văn Nghĩa | {
"issuing_agency": "Tỉnh Tiền Giang",
"promulgation_date": "12/12/2018",
"sign_number": "24/2018/QĐ-UBND",
"signer": "Lê Văn Nghĩa",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thuong-mai/Huong-dan-2925-NHCS-TDNN-2017-nghiep-vu-cho-vay-phat-trien-kinh-te-xa-hoi-dan-toc-thieu-so-364733.aspx | Hướng dẫn 2925/NHCS-TDNN 2017 nghiệp vụ cho vay phát triển kinh tế xã hội dân tộc thiểu số | NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH
XÃ HỘI
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 2925/NHCS-TDNN
Hà Nội, ngày 03 tháng 07 năm 2017
HƯỚNG DẪN
NGHIỆP VỤ CHO VAY PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI THEO QUY ĐỊNH TẠI QUYẾT ĐỊNH SỐ 2085/QĐ-TTG NGÀY 31/10/2016 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ GIAI ĐOẠN 2017 - 2020
Căn cứ Quyết định số 2085/QĐ-TTg ngày 31/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2017 - 2020 (Quyết định 2085/QĐ-TTg);
Căn cứ Thông tư số 02/2017/TT-UBDT ngày 22/5/2017 của Ủy ban Dân tộc hướng dẫn thực hiện Quyết định số 2085/QĐ-TTg ngày 31/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2017 - 2020,
Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) hướng dẫn nghiệp vụ cho vay phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi theo Quyết định số 2085/QĐ-TTg ngày 31/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ giai đoạn 2017 - 2020 như sau:
1. Đối tượng khách hàng được thụ hưởng chính sách vay vốn
a) Đối tượng khách hàng được vay vốn để tạo đất sản xuất hoặc chuyển đổi nghề bao gồm:
- Hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo (kể cả vợ hoặc chồng là người dân tộc thiểu số) ở các thôn, bản, buôn, làng, ấp, phum, sóc, xóm...(sau đây gọi chung là thôn), xã thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi;
- Hộ nghèo (gồm cả dân tộc Kinh) ở xã khu vực III, thôn đặc biệt khó khăn;
Các đối tượng trên là hộ nghèo theo tiêu chí hộ nghèo quy định tại Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016- 2020; sinh sống bằng nghề nông, lâm nghiệp; chưa có hoặc thiếu đất sản xuất theo hạn mức bình quân chung do Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định; chưa được hưởng chính sách của Nhà nước hỗ trợ về đất sản xuất.
b) Đối tượng khách hàng được vay vốn để phát triển sản xuất, kinh doanh là hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo ở xã khu vực III, thôn đặc biệt khó khăn; có phương án sử dụng vốn vay để sản xuất, kinh doanh.
Các đối tượng khách hàng được vay vốn tại điểm a, b nêu trên sau đây gọi chung là người vay.
2. Nguyên tắc vay vốn
a) Người vay phải đúng đối tượng được vay vốn và đáp ứng đầy đủ các điều kiện vay vốn theo quy định.
b) Người vay phải sử dụng vốn vay đúng mục đích xin vay.
c) Người vay phải trả nợ gốc và lãi vốn vay đầy đủ, đúng thời hạn đã thỏa thuận.
3. Điều kiện vay vốn
Người vay phải có đầy đủ các điều kiện sau:
a) Có tên trong Danh sách chi tiết hộ gia đình được hưởng chính sách hỗ trợ và đăng ký vay vốn theo Quyết định số 2085/QĐ-TTg (Sau đây viết tắt là Danh sách hộ gia đình được thụ hưởng chính sách vay vốn theo Quyết định 2085/QĐ-TTg) được UBND cấp huyện phê duyệt.
b) Cư trú hợp pháp tại địa phương nơi cho vay.
c) Từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật.
d) Phải có phương án sử dụng vốn vay vào việc tạo đất sản xuất hoặc chuyển đổi nghề hoặc phát triển sản xuất, kinh doanh.
đ) Đối với người vay vốn để tạo đất sản xuất thì không được chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất sản xuất đó trong thời gian 10 năm kể từ ngày được giao đất sản xuất và khi chưa trả hết nợ gốc, lãi của khoản vay để tạo đất sản xuất.
4. Mục đích sử dụng vốn vay
Người vay chỉ được vay vốn để sử dụng vào 01 trong các mục đích sau:
a) Đối với người vay vốn để tạo đất sản xuất: vốn vay được sử dụng vào việc chi phí khai hoang, phục hóa, cải tạo đất sản xuất hoặc tự nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất sản xuất.
b) Đối với người vay vốn để chuyển đổi nghề hoặc để phát triển sản xuất, kinh doanh: vốn vay được sử dụng để đầu tư vào sản xuất, kinh doanh ngành nghề không trái pháp luật (như: mua sắm máy móc, công cụ sản xuất, dịch vụ nông nghiệp, trồng trọt, chăn nuôi, tiểu thủ công nghiệp, buôn bán,...).
5. Mức cho vay tối đa
Người vay có thể vay một hoặc nhiều lần nhưng tổng dư nợ cho vay không vượt quá mức cho vay tối đa áp dụng đối với hộ nghèo trong từng thời kỳ (Hiện nay, mức dư nợ cho vay tối đa đối với hộ nghèo là 50 triệu đồng/hộ).
6. Thời hạn cho vay tối đa
- Thời hạn cho vay tối đa là 10 năm.
- Thời hạn cho vay cụ thể đối với từng khoản vay do người vay và Ngân hàng thỏa thuận căn cứ vào chu kỳ sinh trưởng (kỳ luân chuyển vốn) của đối tượng vay, khả năng trả nợ của người vay. Riêng đối với người vay vốn để tạo đất sản xuất thì ngoài các căn cứ nêu trên, còn phải căn cứ vào thời hạn còn lại được sử dụng đất sản xuất của hộ vay và Ngân hàng chỉ xem xét cho vay khi thời hạn còn lại được sử dụng đất sản xuất bằng hoặc lớn hơn thời hạn cho vay đã thỏa thuận nêu trên.
7. Lãi suất cho vay
- Lãi suất cho vay bằng 50% lãi suất cho vay hộ nghèo trong từng thời kỳ.
- Lãi suất nợ quá hạn bằng 130% lãi suất khi cho vay.
- Người vay được miễn lệ phí làm thủ tục hành chính khi vay vốn.
8. Phương thức cho vay
Thực hiện phương thức cho vay trực tiếp có ủy thác một số nội dung công việc trong quy trình cho vay cho các tổ chức Hội đoàn thể (gồm: Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam và Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh) và thông qua Tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV).
9. Hồ sơ vay vốn
a) Đối với người vay: Giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án sử dụng vốn vay (mẫu số 01/TD).
b) Đối với Tổ TK&VV
- Biên bản họp Tổ TK&VV (Mẫu số 10C/TD hoặc 10A/TD).
- Danh sách hộ gia đình đề nghị vay vốn NHCSXH (Mẫu số 03/TD).
c) Đối với NHCSXH và người vay: Sổ vay vốn.
10. Quy trình cho vay
a) Người vay: Lập Giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án sử dụng vốn vay (Mẫu số 01/TD) và gửi Tổ TK&VV nơi cư trú. Trên mẫu số 01/TD này, người vay phải tự viết bổ sung nội dung cam kết “và không chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất sản xuất khi chưa trả hết nợ gốc và lãi của khoản vay này” vào cuối cùng phần cam kết của hộ vay.
Việc hộ gia đình cử người đại diện đứng tên vay vốn được thực hiện theo quy định hiện hành của NHCSXH. Trường hợp, người đứng tên vay vốn không trùng với tên người đại diện cho hộ gia đình trong Danh sách hộ gia đình được hưởng chính sách vay vốn theo Quyết định 2085/QĐ-TTg thì Chủ tịch UBND cấp xã nơi hộ vay cư trú xác nhận quan hệ của người vay và người có tên trong Danh sách hộ gia đình được hưởng chính sách vay vốn theo Quyết định 2085/QĐ-TTg là thành viên trong cùng một hộ gia đình. Việc xác nhận này được Chủ tịch UBND cấp xã ghi, ký tên, đóng dấu trên Giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án sử dụng vốn vay theo mẫu số 01/TD hiện hành của NHCSXH.
b) Tổ TK&VV
- Tổ chức họp bình xét cho vay có sự tham gia của Hội đoàn thể nhận ủy thác cấp xã và sự giám sát (chứng kiến) của Trưởng thôn để: đối chiếu đối tượng vay vốn đúng với quy định, xem xét tính khả thi của Phương án sử dụng vốn vay của từng hộ gia đình, kiểm tra các yếu tố trong hồ sơ đề nghị vay vốn,... Nếu chưa đúng thì hướng dẫn người vay làm lại thủ tục hoặc bổ sung phần còn thiếu.
- Lập Danh sách hộ gia đình đề nghị vay vốn NHCSXH (Mẫu số 03/TD), kèm bộ hồ sơ vay vốn của người vay và Biên bản họp Tổ TK&VV (Mẫu số 10C/TD hoặc 10A/TD) trình UBND cấp xã xem xét, xác nhận.
- Gửi bộ hồ sơ vay vốn cho NHCSXH sau khi có xác nhận của UBND cấp xã.
c) NHCSXH:
Trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ bộ hồ sơ vay vốn, NHCSXH thực hiện:
- Kiểm tra hồ sơ vay vốn đảm bảo đầy đủ, đúng quy định; đối chiếu khớp đúng tên người vay vốn trong Danh sách 03/TD đã có xác nhận của UBND cấp xã với Danh sách hộ gia đình được hưởng chính sách vay vốn theo Quyết định 2085/QĐ-TTg đã được UBND cấp huyện phê duyệt.
- Trình Trưởng phòng Kế hoạch - Nghiệp vụ tín dụng/Tổ trưởng Tổ Kế hoạch - Nghiệp vụ kiểm soát và trình Giám đốc phê duyệt cho vay.
- Sau khi phê duyệt cho vay, NHCSXH lập Thông báo kết quả phê duyệt cho vay (Mẫu số 04/TD), gửi UBND cấp xã hoặc thông báo bằng văn bản tới người vay đối với trường hợp từ chối cho vay, trong đó nêu rõ lý do từ chối.
d) UBND cấp xã thông báo kết quả phê duyệt cho vay cho Hội đoàn thể nhận ủy thác cấp xã để thông báo cho Tổ trưởng Tổ TK&VV.
đ) Tổ trưởng Tổ TK&VV thông báo đến người vay đến Điểm giao dịch xã hoặc Trụ sở NHCSXH nơi cho vay để thực hiện các thủ tục nhận tiền vay theo quy định.
11. Tổ chức giải ngân
a) NHCSXH nơi cho vay thực hiện giải ngân vốn vay trực tiếp cho người vay bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản theo quy định hiện hành.
b) Mỗi lần giải ngân, cán bộ Ngân hàng ghi đầy đủ nội dung và yêu cầu người vay ký nhận tiền vay theo quy định.
12. Định kỳ hạn trả nợ gốc, trả lãi
a) Định kỳ hạn trả nợ gốc 6 tháng hoặc 1 năm/lần. Đến kỳ hạn trả nợ theo định kỳ, nếu người vay chưa trả được nợ thì được theo dõi vào kỳ hạn tiếp theo.
b) Định kỳ trả lãi theo tháng.
13. Thu nợ gốc, thu lãi
a) Đối với thu nợ gốc
- Nợ gốc theo phân kỳ: NHCSXH nơi cho vay căn cứ vào kỳ hạn trả nợ gốc theo phân kỳ đã thỏa thuận để phối hợp với các bên liên quan thực hiện việc tuyên truyền, vận động, nhắc nhở người vay trả nợ. Nếu người vay chưa trả được nợ theo phân kỳ thì được theo dõi vào kỳ hạn trả nợ tiếp theo.
- Nợ gốc có thời hạn trả nợ cuối cùng: Trước khi đến hạn trả nợ cuối cùng tối thiểu 30 ngày, NHCSXH nơi cho vay lập và gửi Thông báo danh sách nợ đến hạn (Mẫu số 19/TD) cho Tổ TK&VV để thông báo, đôn đốc người vay thực hiện việc trả nợ. Người vay trực tiếp trả nợ cho Ngân hàng tại Điểm giao dịch xã hoặc Trụ sở NHCSXH.
b) Đối với thu lãi tháng: NHCSXH nơi cho vay căn cứ thỏa thuận trả lãi theo thỏa thuận và phát hành Biên lai thu lãi, thu tiền gửi theo quy định hiện hành.
14. Gia hạn nợ
Đến hạn trả nợ cuối cùng được xử lý như sau:
a) Nếu hộ vay vốn đã thoát nghèo thì phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ.
b) Nếu hộ vay vốn chưa thoát nghèo và đang gặp khó khăn tạm thời chưa có nguồn trả nợ và có nhu cầu đề nghị gia hạn nợ, thì trước 05 ngày đến hạn trả nợ cuối cùng, người vay phải có Giấy đề nghị gia hạn nợ (Mẫu số 09A/TD) gửi NHCSXH nơi cho vay, xem xét cho gia hạn nợ theo quy định. Người vay có thể được gia hạn nợ một hay nhiều lần nhưng tổng thời hạn gia hạn nợ tối đa không quá 5 năm.
15. Chuyển nợ quá hạn
a) Các trường hợp chuyển nợ quá hạn:
- Người vay sử dụng vốn vay sai mục đích; chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất sản xuất (đối với người vay để tạo đất sản xuất) thì NHCSXH nơi cho vay thực hiện thu hồi nợ trước hạn. Nếu chưa thu hồi được nợ thì chuyển toàn bộ số dư nợ gốc sang nợ quá hạn.
- Đến hạn trả nợ cuối cùng, người vay đã thoát nghèo mà không thực hiện nghĩa vụ trả nợ hoặc người vay chưa thoát nghèo mà không được NHCSXH cho gia hạn nợ.
b) NHCSXH nơi cho vay tích cực phối hợp với chính quyền địa phương, các Hội, đoàn thể nhận ủy thác và Tổ TK&VV có biện pháp kiên quyết đôn đốc, thu hồi nợ quá hạn.
16. Xử lý nợ rủi ro
Việc xử lý nợ rủi ro được thực hiện theo quy định hiện hành (Hiện nay là Quyết định số 50/2010/QĐ-TTg ngày 28/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành cơ chế xử lý nợ bị rủi ro tại NHCSXH) và các quy định pháp luật khác có liên quan.
17. Chỉ trả phí ủy thác và hoa hồng
Việc trả phí ủy thác cho Hội đoàn thể và hoa hồng cho Ban Quản lý Tổ TK&VV được thực hiện như cho vay vốn đối với hộ nghèo để sản xuất, kinh doanh theo quy định hiện hành.
18. Hạch toán kế toán
Việc hạch toán cho vay chương trình tín dụng này theo quy định hiện hành của Tổng Giám đốc NHCSXH.
19. Chế độ báo cáo thống kê
Việc báo cáo thống kê được thực hiện theo quy định hiện hành của Tổng Giám đốc NHCSXH.
20. Lưu giữ hồ sơ vay vốn
Toàn bộ hồ sơ cho vay được lưu trữ theo quy định hiện hành của NHCSXH. Riêng Danh sách hộ gia đình được hưởng chính sách vay vốn theo Quyết định 2085/QĐ-TTg được lưu giữ tại bộ phận Tín dụng để phục vụ việc theo dõi, kiểm tra, giám sát.
21. Tổ chức thực hiện
a) Danh sách thôn đặc biệt khó khăn; xã khu vực III, khu vực II, khu vực I thuộc vùng dân tộc và miền núi giai đoạn 2016-2020 được quy định tại Quyết định số 582/QĐ-TTg ngày 28/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ.
b) Đối với các hộ gia đình đã được vay vốn để trồng rừng sản xuất và phát triển chăn nuôi theo hướng dẫn của Tổng Giám đốc tại văn bản số 4288/NHCS-TDNN ngày 25/12/2015 thì không được vay vốn theo quy định tại Quyết định số 2085/QĐ-TTg và hướng dẫn nghiệp vụ của Tổng Giám đốc NHCSXH tại văn bản này.
c) Đối với các hộ gia đình thuộc đối tượng được thụ hưởng chính sách vay vốn nêu tại điểm 1 văn bản này và có đủ điều kiện vay vốn nhưng đang có dư nợ vay chương trình cho vay hộ nghèo để đầu tư vào sản xuất, kinh doanh thì có thể được vay vốn chương trình này nhưng tổng dư nợ 02 chương trình sau khi thực hiện cho vay không vượt quá mức cho vay tối đa áp dụng đối với hộ nghèo trong từng thời kỳ.
d) NHCSXH cấp tỉnh, cấp huyện báo cáo UBND và tham mưu Ban đại diện Hội đồng quản trị NHCSXH cùng cấp triển khai thực hiện cho vay theo Quyết định 2085/QĐ-TTg; đồng thời, quán triệt đến toàn thể cán bộ trong đơn vị về nội dung văn bản này; tổ chức tuyên truyền chủ trương, chính sách tín dụng tới các cấp, các ngành và người dân biết để thực hiện và giám sát; thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát đảm bảo nguồn vốn đầu tư đúng đối tượng, đúng chính sách quy định tại Quyết định 2085/QĐ-TTg.
đ) Văn bản này có hiệu lực kể từ ngày 07/7/2017. Việc giải ngân cho vay theo hướng dẫn tại văn bản này được thực hiện đến hết ngày 31/12/2020.
(Gửi kèm: Quyết định số 2085/QĐ-TTg ngày 31/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ; Thông tư số 02/2017/TT-UBDT ngày 22/5/2017 của Ủy ban Dân tộc).
Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ (để báo cáo);
- Ủy ban Dân tộc (để báo cáo);
- Hội LH Phụ nữ VN (để p/h thực hiện);
- Hội Nông dân VN (để p/h thực hiện);
- Hội Cựu chiến binh VN (để p/h thực hiện);
- TW Đoàn TNCS HCM (để p/h thực hiện);
- Tổng Giám đốc;
- Trưởng Ban kiểm soát HĐQT;
- Các Phó Tổng Giám đốc, Kế toán trưởng;
- Các Ban CMNV tại HSC;
- Sở giao dịch, TTĐT, TTCNTT;
- Ban KTKSNB KVMN;
- Chi nhánh NHCSXH các tỉnh, thành phố;
- Website NHCSXH;
- Lưu: VT, TK, TDNN.
KT. TỔNG GIÁM ĐỐC
PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC
Nguyễn Văn Lý | {
"issuing_agency": "Ngân hàng Chính sách Xã hội",
"promulgation_date": "03/07/2017",
"sign_number": "2925/NHCS-TDNN",
"signer": "Nguyễn Văn Lý",
"type": "Hướng dẫn"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Xay-dung-Do-thi/Nghi-quyet-14-2023-NQ-HDND-ho-tro-xay-dung-sua-chua-nha-o-cho-ho-ngheo-ho-can-ngheo-Ha-Noi-592035.aspx | Nghị quyết 14/2023/NQ-HĐND hỗ trợ xây dựng sửa chữa nhà ở cho hộ nghèo hộ cận nghèo Hà Nội | HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số:14/2023/NQ-HĐND
Hà Nội, ngày 06 tháng 12 năm 2023
NGHỊ QUYẾT
QUY ĐỊNH VIỆC HỖ TRỢ XÂY DỰNG, SỬA CHỮA NHÀ Ở CHO HỘ NGHÈO, HỘ CẬN NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
KHÓA XVI, KỲ HỌP THỨ 14
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật ngân sách nhà nước;
Thực hiện Thông báo Kết luận số 1386-TB/TU ngày 24 tháng 11 năm 2023 của Ban Thường vụ Thành ủy về nội dung, thời gian tổ chức kỳ họp thứ 14 (kỳ họp thường lệ cuối năm 2023) của HĐND Thành phố khóa XVI, nhiệm kỳ 2021-2026 và Thông báo kết luận số 1453-TB/TU ngày 01 tháng 12 năm 2023 của Ban Thường vụ Thành ủy về một số nội dung liên quan đến cơ chế, chính sách trình HĐND Thành phố khóa XVI tại kỳ họp lần thứ 14;
Xét Tờ trình số 461/TTr-UBND ngày 18 tháng 11 năm 2023 của Ủy ban nhân dân Thành phố đề nghị ban hành Nghị quyết quy định việc hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn thành phố Hà Nội; Báo cáo thẩm tra số 126/BC-BVHXH ngày 28 tháng 11 năm 2023 của Ban văn hóa Xã hội Hội đồng nhân dân Thành phố; Báo cáo tiếp thu, giải trình số 476/BC-UBND ngày 05 tháng 12 năm 2023 của Ủy ban nhân dân Thành phố; ý kiến thảo luận và kết quả biểu quyết của đại biểu Hội đồng nhân dân Thành phố tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Quy định việc hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn thành phố Hà Nội. Cụ thể như sau:
1. Phạm vi điều chỉnh
Quy định việc hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn thành phố Hà Nội.
2. Đối tượng áp dụng
Hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn nghèo của thành phố Hà Nội giai đoạn 2022-2025, có trong danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2023 do UBND cấp xã quản lý và là hộ độc lập có thời gian tách hộ tính đến tháng 10 năm 2023 tối thiểu 03 năm.
Điều 2. Nội dung hỗ trợ, thời gian và kinh phí thực hiện
1. Nội dung hỗ trợ
a) Hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo kinh phí xây dựng, sửa chữa nhà ở. Mức hỗ trợ: 50 triệu đồng/nhà xây dựng và 30 triệu đồng/nhà sửa chữa.
b) Ủy thác qua Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội Thành phố để cho hộ nghèo, cận nghèo có nhu cầu vay xây dựng, sửa chữa nhà ở. Mức vay tối đa: 50 triệu đồng/nhà. Lãi suất cho vay là 3%/năm.
c) Hỗ trợ lãi suất vay (3%/năm) đối với hộ nghèo, cận nghèo vay vốn xây dựng, sửa chữa nhà ở tại Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội Thành phố, thời hạn cho vay tối đa 15 năm.
d) Kinh phí quản lý, tổ chức triển khai thực hiện công tác hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, mức tối đa không quá 0,5% tổng kinh phí ngân sách nhà nước hỗ trợ và vốn vay tại Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội Thành phố để thực hiện theo quy định.
2. Nguồn kinh phí thực hiện
a) Ngân sách cấp Thành phố bổ sung có mục tiêu cho ngân sách cấp huyện để hỗ trợ kinh phí xây dựng, sửa chữa nhà ở hộ nghèo, hộ cận nghèo.
b) Kinh phí cho hộ nghèo, hộ cận nghèo vay xây dựng, sửa chữa nhà ở từ nguồn ngân sách Thành phố ủy thác qua Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội Thành phố.
c) Kinh phí hỗ trợ lãi suất vay từ nguồn ngân sách cấp Thành phố giao Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội Thành phố hàng năm.
d) Kinh phí quản lý, tổ chức triển khai thực hiện theo phân cấp.
3. Thời gian thực hiện: Hoàn thành trước ngày 30/9/2024.
Điều 3. Tổ chức thực hiện
1. Giao Ủy ban nhân dân Thành phố
a) Xây dựng Kế hoạch tổ chức thực hiện Nghị quyết bảo đảm kịp thời, đúng đối tượng, công khai, minh bạch.
b) Chỉ đạo các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan hướng dẫn, triển khai thực hiện Nghị quyết.
c) Chỉ đạo Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã tổ chức rà soát, thực hiện hỗ trợ đảm bảo đúng đối tượng, đúng quy định.
2. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội phối hợp với Ủy ban nhân dân Thành phố trong công tác vận động nguồn lực hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo xây dựng, sửa chữa nhà ở.
Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội và các tổ chức chính trị - xã hội Thành phố tuyên truyền, vận động, tạo sự đồng thuận trong Nhân dân và tham gia giám sát tổ chức thực hiện.
3. Giao Thường trực HĐND Thành phố, các Ban của Hội đồng nhân dân Thành phố, các Tổ đại biểu và các đại biểu Hội đồng nhân dân Thành phố giám sát việc tổ chức thực hiện Nghị quyết.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội khóa XVI, kỳ họp thứ 14 thông qua ngày 06 tháng 12 năm 2023 và có hiệu lực thi hành từ ngày 16 tháng 12 năm 2023./.
Nơi nhận:
- Ủy ban thường vụ Quốc hội;
- Chính phủ;
- Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chính phủ;
- Ban công tác đại biểu thuộc UBTV Quốc hội;
- Các Bộ: Tư pháp, Tài chính, Lao động Thương binh và Xã hội, Xây dựng;
- Thường trực Thành ủy;
- Đoàn đại biểu Quốc hội Hà Nội;
- Thường trực: HĐND, UBND, UBMTTQ Việt Nam Thành phố;
- Đại biểu HĐND TP;
- Cac ban HĐND TP;
- Các Ban Đảng Thành ủy, VP Thành ủy;
- Các VP: Đoàn ĐBQH&HĐND TP, UBND TP;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể Thành phố;
- TT HĐND, UBND các quận, huyện, thị xã;
- Trung tâm thông tin điện tử Thành phố;
- Lưu: VT.
CHỦ TỊCH
Nguyễn Ngọc Tuấn | {
"issuing_agency": "Thành phố Hà Nội",
"promulgation_date": "06/12/2023",
"sign_number": "14/2023/NQ-HĐND",
"signer": "Nguyễn Ngọc Tuấn",
"type": "Nghị quyết"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Quyet-dinh-1728-2012-QD-UBND-sua-doi-Quy-dinh-phan-cap-uy-quyen-phan-giao-151733.aspx | Quyết định 1728/2012/QĐ-UBND sửa đổi Quy định phân cấp ủy quyền phân giao | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH PHÚ YÊN
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 1728/2012/QĐ-UBND
Tuy Hòa, ngày 23 tháng 10 năm 2012
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA “QUY ĐỊNH PHÂN CẤP, ỦY QUYỀN VÀ PHÂN GIAO NHIỆM VỤ TRONG QUẢN LÝ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG ĐỐI VỚI CÁC DỰ ÁN DO TỈNH PHÚ YÊN QUẢN LÝ” BAN HÀNH KÈM THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 368/2012/QĐ-UBND NGÀY 12/3/2012 CỦA UBND TỈNH PHÚ YÊN
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH PHÚ YÊN
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Đầu tư ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản ngày 19 tháng 6 năm 2009;
Căn cứ Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;
Căn cứ Nghị định số 83/2009/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2009 về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;
Căn cứ Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư;
Căn cứ Quyết định số 73/2010/QĐ-TTg ngày 16 tháng 11 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế quản lý đầu tư xây dựng công trình lâm sinh;
Căn cứ Thông tư số 69/2011/TT-BNNPTNT ngày 21 tháng 10 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện một số nội dung Quy chế quản lý đầu tư xây dựng công trình lâm sinh ban hành kèm theo Quyết định số 73/201/QĐ-TTg ngày 16 tháng 11 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Xây dựng (tại Tờ trình số 58/TTr-SXD ngày 24 tháng 7 năm 2012),
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của “Quy định phân cấp, ủy quyền và phân giao nhiệm vụ trong quản lý đầu tư xây dựng đối với các dự án do tỉnh Phú Yên quản lý” ban hành kèm theo Quyết định số 368/2012/QĐ-UBND ngày 12/3/2012 của UBND tỉnh Phú Yên, với các nội dung chính như sau:
1. Bổ sung khoản 8 Điều 2 như sau:
“8. Các dự án đầu tư xây dựng công trình lâm sinh, dự án đầu tư bảo vệ và phát triển rừng tổng hợp thực hiện theo Quyết định số 73/2010/QĐ-TTg ngày 16/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ “Về việc ban hành Quy chế quản lý đầu tư xây dựng công trình lâm sinh” và Thông tư số 69/2011/TT-BNNPTNT ngày 21/10/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn “Về việc hướng dẫn thực hiện một số nội dung Quy chế quản lý đầu tư xây dựng công trình lâm sinh ban hành kèm theo Quyết định số 73/201/QĐ-TTg ngày 16/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ”. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan đầu mối tổ chức thẩm định dự án thuộc thẩm quyền quyết định đầu tư của Chủ tịch UBND tỉnh, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc Phòng Kinh tế là cơ quan đầu mối tổ chức thẩm định dự án thuộc thẩm quyền quyết định đầu tư của Chủ tịch UBND cấp huyện”.
2. Khoản 1 và khoản 2 Điều 7 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“1. Các dự án đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước kể cả dự án thành phần, việc thẩm định dự án được phân giao nhiệm vụ như sau:
a) Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan đầu mối tổ chức thẩm định dự án thuộc thẩm quyền quyết định đầu tư của Chủ tịch UBND tỉnh và Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư (trừ các dự án đầu tư xây dựng công trình lâm sinh, dự án đầu tư bảo vệ và phát triển rừng tổng hợp). Trường hợp dự án có tính chất và mức độ phức tạp, Chủ tịch UBND tỉnh quyết định thành lập hội đồng thẩm định dự án cấp tỉnh để tổ chức thẩm định hoặc lấy ý kiến của các Bộ, ngành Trung ương liên quan.
b) Phòng Tài chính - Kế hoạch là cơ quan đầu mối tổ chức thẩm định dự án thuộc thẩm quyền quyết định đầu tư của Chủ tịch UBND cấp huyện (trừ các dự án đầu tư xây dựng công trình lâm sinh, dự án đầu tư bảo vệ và phát triển rừng tổng hợp). Trường hợp dự án có tính chất và mức độ phức tạp, Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định thành lập hội đồng thẩm định dự án cấp huyện để tổ chức thẩm định hoặc lấy ý kiến của các sở, ngành liên quan.
c) UBND cấp xã tổ chức thẩm định dự án do mình quyết định đầu tư. Các cơ quan chuyên môn của cấp huyện có trách nhiệm hỗ trợ UBND cấp xã trong quá trình thẩm định.
2. Thẩm quyền tham gia ý kiến về thiết kế cơ sở:
a) Các dự án đầu tư xây dựng công trình, không phân biệt nguồn vốn, việc xem xét cho ý kiến về thiết kế cơ sở được phân giao nhiệm vụ như sau:
- Sở Công Thương tham gia ý kiến về thiết kế cơ sở của các dự án đầu tư thuộc nhóm B, C (trừ dự án thuộc thẩm quyền thông báo cho phép chủ trương đầu tư của Chủ tịch UBND cấp huyện) xây dựng công trình hầm mỏ, dầu khí, nhà máy điện, đường dây tải điện, trạm biến áp, hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp, cơ khí, chế tạo máy, điện tử, luyện kim và các công trình công nghiệp chuyên ngành khác (trừ công trình công nghiệp vật liệu xây dựng);
- Sở Xây dựng tham gia ý kiến về thiết kế cơ sở của các dự án đầu tư thuộc nhóm A xây dựng một công trình xây dựng dân dụng dưới 20 tầng; các dự án đầu tư thuộc nhóm B, C (trừ dự án thuộc thẩm quyền thông báo cho phép chủ trương đầu tư của Chủ tịch UBND cấp huyện) xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp vật liệu xây dựng, các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị ở địa phương (bao gồm các công trình: Hè, đường đô thị, cấp nước, thoát nước, chiếu sáng, công viên, cây xanh, xử lý rác thải đô thị, nghĩa trang, bãi đỗ xe trong đô thị) và các dự án đầu tư xây dựng công trình khác do Chủ tịch UBND Tỉnh yêu cầu;
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham gia ý kiến về thiết kế cơ sở của các dự án đầu tư thuộc nhóm B, C (trừ dự án thuộc thẩm quyền thông báo cho phép chủ trương đầu tư của Chủ tịch UBND cấp huyện) xây dựng công trình thủy lợi, đê điều; cấp, thoát nước khu dân cư ngoài đô thị; vệ sinh môi trường nông thôn; các công trình cấp thoát, nước nuôi trồng thủy sản và các công trình nông nghiệp chuyên ngành khác;
- Sở Giao thông vận tải tham gia ý kiến về thiết kế cơ sở của các dự án đầu tư thuộc nhóm B, C (trừ dự án thuộc thẩm quyền thông báo cho phép chủ trương đầu tư của Chủ tịch UBND cấp huyện) xây dựng công trình giao thông, trừ đường trong đô thị;
- Các dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật trong Khu công nghiệp, Khu kinh tế thực hiện theo Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008 của Chính phủ “Quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế” và Thông tư số 19/2009/TT-BXD , ngày 30/6/2009 của Bộ Xây dựng “Về việc quy định về quản lý đầu tư xây dựng trong Khu công nghiệp, Khu kinh tế”.
b) Các dự án đầu tư xây dựng công trình thuộc thẩm quyền thông báo cho phép chủ trương đầu tư của Chủ tịch UBND cấp huyện, việc xem xét cho ý kiến về thiết kế cơ sở được phân giao nhiệm vụ như sau:
- Đối với thành phố Tuy Hòa và thị xã Sông Cầu:
+ Phòng Kinh tế tham gia ý kiến về thiết kế cơ sở của các dự án đầu tư xây dựng công trình nhà máy điện, đường dây tải điện, trạm biến áp, hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp, cơ khí, chế tạo máy, điện tử, luyện kim và các công trình công nghiệp chuyên ngành khác (trừ công trình công nghiệp vật liệu xây dựng); công trình thủy lợi, đê điều; cấp, thoát nước khu dân cư ngoài đô thị; vệ sinh môi trường nông thôn; các công trình cấp thoát, nước nuôi trồng thủy sản và các công trình nông nghiệp chuyên ngành khác;
+ Phòng Quản lý đô thị tham gia ý kiến về thiết kế cơ sở của các dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng, giao thông, công nghiệp vật liệu xây dựng, các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị ở địa phương và các dự án đầu tư xây dựng công trình khác theo sự phân công của Chủ tịch UBND cấp huyện.
- Đối với các huyện còn lại:
+ Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham gia ý kiến về thiết kế cơ sở của các dự án đầu tư xây dựng công trình thủy lợi, đê điều; cấp, thoát nước khu dân cư ngoài đô thị; các công trình cấp thoát, nước nuôi trồng thủy sản và các công trình nông nghiệp chuyên ngành khác;
+ Phòng Kinh tế và Hạ tầng tham gia ý kiến về thiết kế cơ sở của các dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng, giao thông, nhà máy điện, đường dây tải điện, trạm biến áp, hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp, cơ khí, chế tạo máy, điện tử, luyện kim, công trình công nghiệp vật liệu xây dựng, các công trình công nghiệp chuyên ngành khác, các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị ở địa phương và các dự án đầu tư xây dựng công trình khác theo sự phân công của Chủ tịch UBND cấp huyện”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký.
Điều 3. Các ông (bà): Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng, Tài chính, Công Thương, Giao thông vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; Thủ trưởng các sở, ban, ngành liên quan và các Chủ đầu tư chịu trách nhiệm thi hành./.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Phạm Đình Cự | {
"issuing_agency": "Tỉnh Phú Yên",
"promulgation_date": "23/10/2012",
"sign_number": "1728/2012/QĐ-UBND",
"signer": "Phạm Đình Cự",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bat-dong-san/Quyet-dinh-13-2019-QD-UBND-don-gia-boi-thuong-khi-nha-nuoc-thu-hoi-dat-Son-La-413210.aspx | Quyết định 13/2019/QĐ-UBND đơn giá bồi thường khi nhà nước thu hồi đất Sơn La | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH SƠN LA
---------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 13/2019/QĐ-UBND
Sơn La, ngày 04 tháng 5 năm 2019
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC QUY ĐỊNH ĐƠN GIÁ BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ VỀ CÂY CỐI, HOA MÀU, MÁY MÓC NÔNG NGHIỆP KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH SƠN LA
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Đất đai ngày 29 tháng 11 năm 2013;
Căn cứ Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai.
Căn cứ Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ về việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất;
Căn cứ Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai;
Căn cứ Thông tư số 37/2014/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất.
Theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 197/TTr-SNN ngày 02 tháng 5 năm 2019,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này quy định đơn giá bồi thường, hỗ trợ về cây cối, hoa màu, máy móc nông nghiệp khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Sơn La (có các Phụ lục về đơn giá bồi thường, hỗ trợ và nguyên tắc, phương pháp áp dụng kèm theo).
Điều 2. Xử lý những trường hợp phát sinh
Trong từng dự án cụ thể, đối với hạng mục cây cối, hoa màu, máy móc nông nghiệp, thủy sản không có trong quy định tại quyết định này, UBND tỉnh giao UBND cấp huyện chỉ đạo Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng chịu trách nhiệm tính toán áp dụng đơn giá bồi thường hỗ trợ của tài sản cùng nhóm có giá trị tương đương. Trường hợp không áp dụng được đơn giá bồi thường, hỗ trợ tài sản cùng nhóm hoặc tương đương thì UBND cấp huyện chỉ đạo Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng lập hoặc thuê tổ chức tư vấn lập dự toán xác định giá trị tài sản đó theo thực tế và gửi cơ quan chuyên môn cấp huyện thẩm định và trình UBND cấp huyện phê duyệt.
Điều 3. Điều khoản chuyển tiếp
1. Đối với những dự án, hạng mục đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, đã hoặc đang tổ chức thực hiện chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ theo phương án đã phê duyệt trước ngày Quyết định này có hiệu lực thi hành thì không áp dụng hoặc điều chỉnh đơn giá theo Quyết định này.
2. Đối với những dự án, hạng mục đã phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ nhưng chưa chi trả tiền:
- Trường hợp do cơ quan nhà nước thì thực hiện tính toán và phê duyệt lại phương án bồi thường, hỗ trợ theo đơn giá bồi thường, hỗ trợ ban hành theo Quyết định này (áp dụng đối với trường hợp phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho toàn bộ dự án).
- Trường hợp hộ gia đình, cá nhân không chấp hành quyết định phê duyệt của cấp có thẩm quyền, không nhận tiền bồi thường, hỗ trợ mà lỗi thuộc về người bị thu hồi đất thì không thực hiện điều chỉnh, phê duyệt lại phương án bồi thường, hỗ trợ theo đơn giá bồi thường, hỗ trợ ban hành kèm theo Quyết định này.
3. Các dự án chưa phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ thì thực hiện tính toán và phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ theo đơn giá bồi thường, hỗ trợ ban hành kèm theo Quyết định này.
Điều 4. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 20 tháng 5 năm 2019.
Quyết định này thay thế Phần II; Mục K, Phần IV; Mục 1, Phần V, Phụ lục 01 Quyết định số 15/2018/QĐ-UBND ngày 12/6/2018 của UBND tỉnh Sơn La về việc quy định đơn giá bồi thường nhà cửa, vật kiến trúc, cây cối hoa màu và chính sách hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Sơn La.
Điều 5. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; Thủ trưởng các đơn vị, tổ chức và các hộ gia đình, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Bộ Tài nguyên và Môi trường (b/c);
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (b/c);
- TT Tỉnh ủy (b/c);
- TT HĐND tỉnh (b/c);
- Chủ tịch UBND tỉnh;
- Các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL- Bộ Tư pháp;
- Như Điều 5;
- Trung tâm Thông tin tỉnh;
- Lưu: VT, Phú 50b.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH THƯỜNG TRỰC
Tráng Thị Xuân
PHỤ LỤC 01
ĐƠN GIÁ BỒI THƯỜNG HỖ TRỢ CÂY CỐI, HOA MÀU KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA
(Kèm theo Quyết định số 13/2019/QĐ-UBND ngày 04/5/2019 của UBND tỉnh Sơn La)
STT
Loại tài sản
Đơn vị tính
Đơn giá bồi thường, hỗ trợ
Ghi chú
A
CÂY HÀNG NĂM
I
Cây lương thực
1
Lúa ruộng
Đồng/m2
4.800
2
Lúa nương
"
3.000
3
Ngô
"
3.000
4
Sắn
a
Sắn giống địa phương
Đồng/m2
1.700
b
Sắn giống mới
Đồng/m2
2.500
5
Khoai lang
Đồng/m2
10.200
6
Khoai sọ
Đồng/m2
15.000
7
Khoai tây
Đồng/m2
16.500
II
Cây thực phẩm
1
Lạc
Đồng/m2
5.500
2
Vừng
Đồng/m2
5.600
3
Đậu tương
Đồng/m2
4.200
4
Đậu xanh
Đồng/m2
4.000
5
Đậu đen
Đồng/m2
3.300
6
Dong, Riềng
Đồng/m2
3.100
7
Cây thực phẩm khác
Đồng/m2
1.500
III
Cây rau màu
1
Rau ăn lá
Đồng/m2
13.600
2
Rau lấy quả
Đồng/m2
16.500
3
Rau lấy củ hoặc lấy thân
Đồng/m2
22.700
4
Hỗ trợ tiền làm giàn cho cây trồng leo (ngoại trừ đậu, đỗ)
a
Giàn không có cột bê tông
- Năm thứ nhất
Đồng/m2
4.000
- Năm thứ hai
Đồng/m2
1.000
b
Giàn có cột bê tông
- Năm thứ nhất
Đồng/m2
8.000
- Năm thứ hai
Đồng/m2
6.000
- Năm thứ ba
Đồng/m2
4.000
IV
Đồng cỏ chăn nuôi bò
Đồng/m2
4.000
V
Cây hoa
a
Hoa Cúc
đồng/m2
6.500
b
Hoa lily
đồng/m2
45.300
c
Hoa Lay ơn
đồng/m2
23.300
d
Hoa Hồng
- Năm thứ nhất
đồng/m2
26.700
- Từ năm thứ hai
đồng/m2
36.000
VI
Cây Dâu tằm
Đồng/m2
2.200
VII
Cây Bông
Đồng/m2
2.300
VIII
Cây dược liệu (trồng dưới 2 năm tuổi)
1
Cây Sa nhân
Đồng/cây
5.000
Đồng/m2
5.100
2
Cây Y dĩ
Đồng/m2
10.800
3
Đinh lăng
Đồng/cây
8.800
4
Ba kích tím
Đồng/cây
9.400
5
Thìa canh
Đồng/cây
3.900
6
Giảo cổ lam, Kim ngân, Hương nhu
Đồng/cây
2.900
7
Thanh hao hoa vàng
Đồng/cây
2.000
8
Sâm câu
Đồng/cây
9.900
9
Kim tiền thảo giống
Đồng/cây
700
10
Tam thất bắc
Đồng/cây
18.200
11
Tam thất nam
Đồng/khóm
4.700
12
Nghệ đen
Đồng/khóm
2.200
13
Ích mẫu
Đồng/cây
700
14
Ac ti sô (Artichoke)
Đồng/cây
12.100
15
Hà thủ ô trắng
Đồng/cây
5.800
16
Hà thủ ô đỏ
Đồng/cây
9.400
17
Diệp hạ châu, Bông mã đề
Đồng/cây
600
18
Gối hạc
Đồng/cây
9.400
19
Hoàng tinh hoa đỏ
Đồng/cây
7.200
20
Hoàng đằng
Đồng/cây
7.200
21
Thiên niên kiện
Đồng/cây
3.300
22
Đỗ trọng
Đồng/cây
5.500
23
Chè hoa vàng
Đồng/cây
17.600
24
Bình vôi tím
Đồng/cây
22.000
25
Si tử
Đồng/cây
2.200
26
Các loại cây dược liệu khác
Đồng/m2
15.400
IX
Cây Dứa
1
Cây chưa cho thu hoạch
Đồng/cây
1.500
2
Cây đang ra quả chưa cho thu hoạch
Đồng/cây
4.700
X
Cây Chuối
1
Cây nhỏ (có thân cây cao cách mặt đất 1 m trở xuống)
Đồng/cây
8.000
2
Cây sắp cho quả và cây đã cho ra quả nhưng chưa đến tuổi thu hoạch, thân cây cao từ 1 m trở lên
Đồng/cây
35.000
XI
Cây Đu đủ
1
Cây chưa cho thu hoạch (có thân cây cao cách mặt đất 0,5 m trở xuống)
Đồng/cây
2.400
2
Cây chưa cho thu hoạch (có thân cây cao cách mặt đất từ 0,5 m trở lên)
Đồng/cây
8.000
3
Cây đã cho thu hoạch
a
Cây cho quả dưới 3 năm
Đồng/cây
30.000
b
Cây cho quả từ 3 đến 5 năm
Đồng/cây
45.000
c
Cây cho quả từ trên 5 năm
Đồng/cây
55.000
XII
Cây Mía
1
Giống mía mới
-
Năm thứ nhất
Đồng/m2
4.200
-
Năm thứ hai
Đồng/m2
5.000
-
Năm thứ ba
Đồng/m2
5.500
-
Năm thứ tư
Đồng/m2
5.200
2
Giống mía cũ
-
Năm thứ nhất
Đồng/m2
2.500
-
Năm thứ hai
Đồng/m2
3.000
-
Năm thứ ba
Đồng/m2
3.500
-
Năm thứ tư
Đồng/m2
3.200
B
CÂY LÂU NĂM
I
Cây công nghiệp
1
Cây Cà phê
1.1
Cây đang chăm sóc
-
Năm thứ nhất
Đồng/m2
10.400
Đồng/cây
20.800
-
Năm thứ hai
Đồng/m2
11.900
Đồng/cây
23.800
-
Năm thứ ba
Đồng/m2
13.800
Đồng/cây
27.600
1.2
Cây đã cho thu hoạch
-
Cho quả dưới 3 năm
Đồng/m2
22.800
Đồng/cây
45.600
-
Cho quả từ 3 đến dưới 5 năm
Đồng/m2
23.800
Đồng/cây
47.600
-
Cho quả từ 5 đến dưới 10 năm
Đồng/m2
25.800
Đồng/cây
51.600
-
Cho quả trên 10 năm
Đồng/m2
23.300
Đồng/cây
46.600
2
Cây Chè
2.1
Chè giống cũ
a)
Cây đang trong thời kỳ chăm sóc
-
Năm thứ nhất
Đồng/m2
11.100
Đồng/cây
6.100
-
Năm thứ hai
Đồng/m2
12.300
Đồng/cây
6.800
-
Năm thứ ba
Đồng/m2
17.800
Đồng/cây
9.900
b)
Cây đã cho thu hoạch
-
Thu hoạch dưới 3 năm
Đồng/m2
22.300
Đồng/cây
12.400
-
Thu hoạch từ 3 đến dưới 5 năm
Đồng/m2
25.000
Đồng/cây
13.900
-
Thu hoạch từ 5 đến dưới 10 năm
Đồng/m2
31.300
Đồng/cây
17.400
-
Thu hoạch trên 10 năm
Đồng/m2
29.500
Đồng/cây
19.000
2.2
Chè giống mới: Đài Loan, Nhật Bản ...
a)
Cây đang trong thời kỳ chăm sóc
-
Năm thứ nhất
Đồng/m2
10.700
Đồng/cây
9.000
-
Năm thứ hai
Đồng/m2
11.900
Đồng/cây
11.000
-
Năm thứ ba
Đồng/m2
17.400
Đồng/cây
9.700
b)
Cây đã cho thu hoạch
-
Thu hoạch dưới 3 năm
Đồng/m2
22.600
Đồng/cây
14.500
-
Thu hoạch từ 3 đến dưới 5 năm
Đồng/m2
25.200
Đồng/cây
16.000
Thu hoạch từ 5 đến dưới 10 năm
Đồng/m2
30.400
Đồng/cây
17.500
Thu hoạch trên 10 năm
Đồng/m2
29.100
Đồng/cây
24.000
3
Cây cao su
3.1
Cây trồng năm thứ nhất
Đồng/ha
114.837.000
Đồng/cây
230.000
3.2
Cây trồng năm thứ hai
Đồng/ha
172.084.000
Đồng/cây
344.000
3.3
Cây trồng năm thứ ba
Đồng/ha
218.464.000
Đồng/cây
437.000
3.4
Cây trồng năm thứ tư
Đồng/ha
258.456.000
Đồng/cây
517.000
3.5
Cây trồng năm thứ năm
Đồng/ha
299.196.000
Đồng/cây
598.000
3.6
Cây trồng năm thứ sáu
Đồng/ha
339.438.000
Đồng/cây
679.000
3.7
Cây trồng năm thứ bảy
Đồng/ha
381.271.000
Đồng/cây
763.000
3.8
Cây trồng năm thứ tám
Đồng/ha
424.787.000
Đồng/cây
850.000
3.9
Cây cao su từ năm thứ 9
Đồng/ha
446.024.000
Đồng/cây
892.000
3.10
Cây cao su từ năm thứ 10 đếm năm thứ 13
Đồng/ha
451.646.000
Đồng/cây
903.000
3.11
Cây cao su từ năm thứ 14 đếm năm thứ 16
Đồng/ha
471.342.000
Đồng/cây
943.000
3.12
Cây cao su từ năm thứ 17 đếm năm thứ 20
Đồng/ha
485.666.000
Đồng/cây
971.000
II
Cây ăn quả
1
Cây ăn quả loại I
1.1
Nhãn, Vải thiều, Xoài, Bơ, Hồng giòn
a
Cây ghép, chiết chưa cho thu hoạch
-
Cây trồng dưới 1 năm
Đồng/cây
57.200
-
Cây trồng từ 1 năm đến dưới 2 năm
Đồng/cây
75.900
-
Cây trồng từ 2 năm trở lên
Đồng/cây
100.100
b
Cây trồng bằng hạt chưa cho thu hoạch
-
Cây trồng dưới 1 năm, có thân cây cao cách mặt đất từ 0,15 m đến dưới 0,5 m
Đồng/cây
5.500
-
Cây trồng dưới 1 năm, có thân cây cao cách mặt đất từ 0,5 m trở lên
Đồng/cây
10.000
-
Cây trồng từ 1 năm đến dưới 2 năm
Đồng/cây
16.000
-
Cây trồng từ 2 năm đến dưới 4 năm
Đồng/cây
35.000
-
Cây trồng từ 4 năm trở lên
Đồng/cây
52.000
c
Cây đã cho thu hoạch
-
Cây cho quả dưới 3 năm
Đồng/cây
240.000
-
Cây cho quả từ 3 đến dưới 5 năm
Đồng/cây
480.000
-
Cây cho quả từ 5 đến dưới 10 năm
Đồng/cây
1.440.000
-
Cây cho quả trên 10 năm
Đồng/cây
3.000.000
d
Nhãn, Hồng giòn, Bơ ghép
-
Cây cho quả từ 3 đến dưới 5 năm
Đồng/cây
530.000
-
Cây cho quả từ 5 đến dưới 10 năm
Đồng/cây
1.800.000
-
Cây cho quả trên 10 năm
Đồng/cây
3.750.000
1.2
Hồng, Bưởi, Cam, Quýt, Na
a
Cây ghép, chiết chưa cho thu hoạch
-
Cây trồng dưới 1 năm
Đồng/cây
62.000
-
Cây trồng từ 1 năm đến dưới 2 năm
Đồng/cây
100.000
-
Cây trồng từ 2 năm trở lên
Đồng/cây
123.000
b
Cây trồng bằng hạt chưa cho thu hoạch
-
Cây trồng dưới 1 năm, có thân cây cao cách mặt đất từ 0,15 m đến dưới 0,5 m
Đồng/cây
5.000
-
Cây trồng dưới 1 năm, có thân cây cao cách mặt đất từ 0,5 m trở lên
Đồng/cây
10.000
-
Cây trồng từ 1 năm đến dưới 2 năm
Đồng/cây
15.000
-
Cây trồng từ 2 năm đến dưới 4 năm
Đồng/cây
34.000
-
Cây trồng từ 4 năm trở lên
Đồng/cây
50.000
c
Cây đã cho thu hoạch
-
Cây cho quả dưới 3 năm
Đồng/cây
245.000
-
Cây cho quả từ 3 đến dưới 5 năm
Đồng/cây
600.000
-
Cây cho quả từ 5 đến 10 năm
Đồng/cây
1.050.000
-
Cây cho quả trên 10 năm
Đồng/cây
1.400.000
1.3
Cây Mận, Mơ, Đào
a
Cây ghép, chiết chưa cho thu hoạch
-
Cây trồng dưới 1 năm
Đồng/cây
45.000
-
Cây trồng từ 1 năm đến dưới 2 năm
Đồng/cây
65.000
-
Trồng từ 2 năm trở lên
Đồng/cây
90.000
b
Cây trồng bằng hạt chưa cho thu hoạch
-
Cây trồng dưới 1 năm, có thân cây cao cách mặt đất từ 0,15 m đến dưới 0,5 m
Đồng/cây
4.000
-
Cây trồng dưới 1 năm, có thân cây cao cách mặt đất từ 0,5 m trở lên
Đồng/cây
6.800
-
Cây trồng từ 1 năm đến dưới 2 năm
Đồng/cây
13.000
-
Cây trồng từ 2 năm đến dưới 4 năm
Đồng/cây
30.000
-
Cây trồng từ 4 năm trở lên
Đồng/cây
47.000
c
Cây đã cho thu hoạch
-
Cây cho quả dưới 3 năm
Đồng/cây
150.000
-
Cây cho quả từ 3 đến dưới 5 năm
Đồng/cây
300.000
-
Cây cho quả từ 5 đến 10 năm
Đồng/cây
600.000
-
Cây cho quả trên 10 năm
Đồng/cây
800.000
-
Riêng cây Mận Hậu cho quả trên 10 năm
Đồng/cây
500.000
2
Cây ăn quả loại II
2.1
Cây Roi; Me
a
Cây chưa cho thu hoạch
-
Cây trồng dưới 1 năm, có thân cây cao cách mặt đất từ 0,15 m đến dưới 0,5 m
Đồng/cây
5.000
-
Cây trồng dưới 1 năm, có thân cây cao cách mặt đất từ 0,5 m trở lên
Đồng/cây
10.000
-
Cây trồng từ 1 năm đến dưới 2 năm
Đồng/cây
16.000
-
Cây trồng từ 2 năm trở lên
Đồng/cây
24.000
b
Cây đã cho thu hoạch
-
Cây cho quả dưới 3 năm
Đồng/cây
80.000
-
Cây cho quả từ 3 đến dưới 5 năm
Đồng/cây
150.000
-
Cây cho quả từ 5 đến 10 năm
Đồng/cây
310.000
-
Cây cho quả trên 10 năm
Đồng/cây
390.000
2.2
Cây Mít
a
Cây ghép chưa cho thu hoạch
-
Cây trồng dưới 1 năm
Đồng/cây
75.000
-
Cây trồng từ 1 năm đến dưới 2 năm
Đồng/cây
108.000
-
Cây trồng từ 2 năm trở lên
Đồng/cây
125.000
b
Cây trồng bằng hạt chưa cho thu hoạch
-
Cây trồng dưới 1 năm, có thân cây cao cách mặt đất từ 0,15 m đến dưới 0,5 m
Đồng/cây
6.000
-
Cây trồng dưới 1 năm, có thân cây cao cách mặt đất từ 0,5 m trở lên
Đồng/cây
12.000
-
Cây trồng từ 1 năm đến dưới 2 năm
Đồng/cây
19.200
-
Cây trồng từ 2 năm trở lên
Đồng/cây
28.800
c
Cây đã cho thu hoạch
-
Cây cho quả dưới 3 năm
Đồng/cây
300.000
-
Cây cho quả từ 3 đến dưới 5 năm
Đồng/cây
800.000
-
Cây cho quả từ 5 đến 10 năm
Đồng/cây
1.400.000
-
Cây cho quả trên 10 năm
Đồng/cây
1.600.000
3
Cây ăn quả loại III (Chanh; ổi, lựu, khế và các cây khác tương đương)
a
Cây chưa cho thu hoạch
-
Cây trồng dưới 1 năm, có thân cây cao cách mặt đất từ 0,15 m đến dưới 0,5 m
Đồng/cây
3.500
-
Cây trồng dưới 1 năm, có thân cây cao cách mặt đất từ 0,5 m trở lên
Đồng/cây
5.000
-
Cây trồng từ 1 năm đến dưới 2 năm
Đồng/cây
13.000
-
Cây trồng từ 2 năm trở lên
Đồng/cây
22.000
b
Cây đã cho thu hoạch
-
Cây cho quả dưới 3 năm
Đồng/cây
55.000
-
Cây cho quả từ 3 đến dưới 5 năm
Đồng/cây
90.000
-
Cây cho quả từ 5 đến 10 năm
Đồng/cây
170.000
-
Cây cho quả trên 10 năm
Đồng/cây
320.000
4
Cây Trám
4.1
Cây chưa cho thu hoạch
a
Cây trồng dưới 1 năm tuổi
Đồng/cây
50.000
b
Cây trồng từ 1 đến 2 năm tuổi
Đồng/cây
100.000
c
Cây trồng từ 2 năm tuổi trở lên
Đồng/cây
150.000
4.2
Cây trồng cho thu hoạch
a
Cây trồng cho thu hoạch dưới 3 năm tuổi
Đồng/cây
450.000
b
Cây trồng cho thu hoạch từ 3 đến dưới 5 năm tuổi
Đồng/cây
780.000
c
Cây trồng cho thu hoạch từ 5 đến 10 năm tuổi
Đồng/cây
1.100.000
d
Cây trồng cho thu hoạch trên 10 năm tuổi
Đồng/cây
1.500.000
5
Cây chanh leo (đã bao gồm giàn và trụ)
5.1
Cây chưa cho thu hoạch
a
Giàn không phải cột bê tông
-
Cây trồng bằng hạt
Đồng/cây
39.000
-
Cây ghép
Đồng/cây
51.000
b
Giàn có cột bê tông
-
Cây trồng bằng hạt
Đồng/cây
48.800
-
Cây ghép
Đồng/cây
63.800
5.2
Cây cho thu hoạch (có giàn không phải cột bê tông)
a
Cây trồng bằng hạt
-
Cây trồng cho thu hoạch năm 1 tuổi
Đồng/cây
101.000
-
Cây trồng cho thu hoạch trên 2 năm tuổi
Đồng/cây
126.000
b
Cây ghép
-
Cây ghép cho thu hoạch 1 năm tuổi
Đồng/cây
124.000
-
Cây ghép cho thu hoạch trên 2 năm tuổi
Đồng/cây
307.000
5.3
Cây cho thu hoạch (có giàn trụ cột bê tông)
a
Cây trồng bằng hạt
-
Cây trồng cho thu hoạch năm 1 tuổi
Đồng/cây
581.000
-
Cây trồng cho thu hoạch trên 2 năm tuổi
606.000
b
Cây ghép
-
Cây ghép cho thu hoạch 1 năm tuổi
Đồng/cây
581.000
-
Cây ghép cho thu hoạch trên 2 năm tuổi
Đồng/cây
606.000
6
Cây thanh long (đã bao gồm cột trụ)
6.1
Trụ cột bê tông
a
Cây trồng chưa thu hoạch
đồng/Trụ
270.000
b
Cây trồng cho thu hoạch từ 1 đến 2 năm tuổi
đồng/Trụ
309.000
c
Cây trồng cho thu hoạch từ 2 đến 3 năm tuổi
đồng/Trụ
328.000
d
Cây trồng cho thu hoạch trên 3 năm tuổi
đồng/Trụ
400.000
6.2
Trụ không phải cột bê tông
a
Cây trồng chưa thu hoạch
đồng/Trụ
90.000
b
Cây trồng cho thu hoạch từ 1 đến 2 năm tuổi
đồng/Trụ
125.000
c
Cây trồng cho thu hoạch từ 2 đến 3 năm tuổi
đồng/Trụ
269.000
d
Cây trồng cho thu hoạch trên 3 năm tuổi
đồng/Trụ
300.000
7
Cây dâu tây
đồng/m2
8.000
III
Cây lấy gỗ (Gỗ quý hiếm tính từ nhóm I đến nhóm III, Gỗ thường tính từ nhóm IV đến nhóm VIII)
1
Cây trồng dưới 1 năm, có thân cây cao cách mặt đất từ 0,15 m đến 0,4 m
-
Gỗ quý hiếm
Đồng/cây
3.200
-
Gỗ thường
Đồng/cây
2.500
2
Cây trồng dưới 1 năm, có thân cây cao cách mặt đất từ 0,4 m trở lên
-
Gỗ quý hiếm
Đồng/cây
5.300
-
Gỗ thường
Đồng/cây
4.200
3
Cây trồng từ 1 đến dưới 2 năm
-
Gỗ quý hiếm
Đồng/cây
12.000
-
Gỗ thường
Đồng/cây
8.500
4
Cây trồng từ 2 năm đến dưới 4 năm
-
Gỗ quý hiếm
Đồng/cây
29.000
-
Gỗ thường
Đồng/cây
17.000
5
Cây trồng từ 4 năm đến khép tán
-
Gỗ quý hiếm
Đồng/cây
76.000
-
Gỗ thường
Đồng/cây
42.000
6
Cây lấy gỗ có chu vi từ 0,4 m đến 0,5 m (đo cách mặt đất 1,3 m)
-
Gỗ quý hiếm
Đồng/cây
155.000
-
Gỗ thường
Đồng/cây
105.000
7
Cây lấy gỗ có chu vi lớn hơn 0,5 m đến 0,6 m (đo cách mặt đất 1,3 m)
-
Gỗ quý hiếm
Đồng/cây
170.000
-
Gỗ thường
Đồng/cây
120.000
8
Cây lấy gỗ có chu vi lớn hơn 0,6 m (đo cách mặt đất 1,3 m)
-
Gỗ quý hiếm
Đồng/cây
250.000
-
Gỗ thường
Đồng/cây
180.000
IV
Rừng trồng thuộc các dự án lâm nghiệp: (nguồn vốn ngân sách đầu tư toàn bộ chi phí trồng mới hoặc ngân sách đầu tư một phần; chi phí chăm sóc, bảo vệ người trồng rừng trực tiếp đầu tư)
-
Bồi thường cho người trực tiếp được giao trồng và chăm sóc bảo vệ rừng
-
Cây trồng dưới 4 năm (trong giai đoạn xây dựng cơ bản lâm sinh) mức đền bù thực hiện theo định mức kinh tế kỹ thuật trồng rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng và bảo vệ rừng theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các quy định khác của nhà nước trừ đi số tiền nhà nước đã hỗ trợ trồng rừng
-
Cây trồng từ năm thứ 4 đến khép tán, cây có chu vi từ 0,4 m trở lên, bồi thường theo mật độ hiện còn tại thời điểm kiểm đếm nhưng không vượt quá mật độ thiết kế ban đầu
V
Cây Tre
1
Cây mới trồng
Đồng/cây
15.000
2
Cây non, thân cao cách mặt đất từ 3 m đến dưới 5 m, đường kính thân từ 0,05 m đến dưới 0,1 m
"
25.000
3
Cây già, thân cây cao cách mặt đất từ 5 m trở lên, đường kính thân từ 0,1 m trở lên
"
36.000
VI
Cây Bương
1
Cây mới trồng
Đồng/cây
22.700
2
Cây non, thân cao cách mặt đất từ 3 m đến dưới 5 m, đường kính thân từ 0,05 m đến dưới 0,1 m
Đồng/cây
35.000
3
Cây già, thân cây cao cách mặt đất từ 5 m trở lên, đường kính thân từ 0,1 m trở lên
Đồng/cây
60.000
VII
Cây Măng Sặt và một số cây măng có giá trị tương đương
Đồng/m2
25.000
VIII
Cây Quế
1
Cây trồng dưới 1 năm
Đồng/cây
4.500
2
Cây trồng từ 1 đến dưới 2 năm
Đồng/cây
12.000
3
Cây trồng từ 2 đến 5 năm
Đồng/cây
40.000
4
Cây trồng trên 5 năm (có chu vi lớn hơn hoặc bằng 25cm)
Đồng/cây
95.000
5
Cây chu vi lớn hơn 0,4 m trở lên
Đồng/cây
160.000
IX
Cây khác + hàng rào
1
Hàng rào lưới B40 cọc tre
Đồng/m
91.000
2
Hàng rào lưới B40 cọc gỗ
Đồng/cây
92.000
3
Hàng rào cây sống
Đồng/cây
6.300
4
Hàng rào tre cọc gỗ
Đồng/cây
4.600
5
Hàng rào tre cọc tre
Đồng/cây
3.200
6
Cây Mắc ca ghép
a)
Cây chưa cho thu hoạch
-
Cây trồng dưới 1 năm, có thân cây cao cách mặt đất nhỏ hơn 0,5m
Đồng/cây
57.000
-
Cây trồng từ 1 đến dưới 2 năm
Đồng/cây
70.000
-
Cây trồng từ 2 năm trở lên
Đồng/cây
85.000
b)
Cây đã cho thu hoạch
Đồng/cây
150.000
-
Cây cho quả dưới 3 năm
Đồng/cây
350.000
-
Cây cho quả từ 3 năm đến 5 năm
Đồng/cây
700.000
-
Cây cho quả từ 5 năm đến dưới 10 năm
Đồng/cây
1.200.000
7
Cây Sơn Tra
a)
Cây chưa cho thu hoạch
-
Cây trồng dưới 1 năm, có thân cây cao cách mặt đất nhỏ hơn 0,5m
Đồng/cây
2.100
-
Cây trồng từ 1 đến dưới 2 năm
Đồng/cây
20.000
-
Cây trồng từ 2 năm đến 4 năm
Đồng/cây
35.000
-
Cây trồng từ 4 năm trở lên
Đồng/cây
50.000
b)
Cây đã cho thu hoạch
-
Cây cho quả dưới 3 năm
Đồng/cây
150.000
-
Cây cho quả từ 3 năm đến 5 năm
Đồng/cây
250.000
-
Cây cho quả từ 5 năm đến dưới 10 năm
Đồng/cây
650.000
Cây cho quả trên 10 năm
Đồng/cây
850.000
PHỤ LỤC 02
HỖ TRỢ MÁY MÓC NÔNG NGHIỆP VÀ TÀI SẢN KHÁC KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA
(Kèm theo Quyết định số 13/2019/QĐ-UBND ngày 04/5/2019 của UBND tỉnh Sơn La)
STT
Loại tài sản
Đơn vị tính
Đơn giá bồi thường, hỗ trợ (đồng)
Ghi chú
I
BỂ BIOGAS
1
Bể Bioga xây
đồng/m3
1.500.000
2
Bể Bioga composite (hỗ trợ)
đồng/m3
5.000.000
II
LỒNG NUÔI THỦY SẢN
1
Lồng khung bằng sắt, mặt ghép bằng sắt
đồng/m3
400.000
2
Lồng khung bằng sắt, mặt ghép bằng gỗ
đồng/m3
350.000
3
Lồng khung bằng gỗ, mặt ghép bằng tre
đồng/m3
165.000
4
Lồng khung bằng gỗ, mặt ghép bằng gỗ
đồng/m3
330.000
II
TÀI SẢN KHÁC
1
Cọn nước (bao gồm cả chi phí làm phai dâng, mương dẫn dòng vào coọn nước)
Đồng/m (đường kính)
1.500.000
2
Phai thủy lợi do các hộ tự xây dựng
-
Phai xếp đá, đắp đất
Đồng/m3
30.000
-
Phai gỗ, tre
Đồng/m
30.000
-
Mương đất dẫn nước tưới
Đồng/m
3.600
-
Máy bật bông sử dụng sức nước của các hộ gia đình bao gồm máy, lán che, phai dâng, mương dẫn dòng, coọn nước kép máy bật bông và các phụ kiện khác
Đồng/máy
3.000.000
IV
Hỗ trợ công chăm sóc, bảo vệ rừng; Mức hỗ trợ 300.000 đồng/ha cho cả thời gian hợp đồng với Nhà nước về chăm sóc bảo vệ rừng (trừ thời gian Nhà nước đã chi trả công chăm sóc, bảo vệ cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân)
đồng/ha
300.000
PHỤ LỤC: 03
NGUYÊN TẮC VÀ PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG MỨC GIÁ BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ VỀ CÂY CỐI, HOA MÀU, MÁY MÓC NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA
(Kèm theo Quyết định số 13/2019/QĐ-UBND ngày 04/5/2019 của UBND tỉnh Sơn La)
I. BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ VỀ CÂY CỐI, HOA MÀU
1. Về các cây trồng dựa trên kết quả điều tra, khảo sát với các loại đang được trồng phổ biến tại các địa phương trên toàn tỉnh.
2. Về giá bồi thường tính toán dựa trên cơ sở chi phí đầu tư (cây giống, phân bón, công chăm sóc bảo vệ, thuốc bảo vệ thực vật, năng suất, sản lượng...) hoặc giá trị kinh tế do cây đó mang lại.
3. Đối với cây trồng chưa thu hoạch nhưng có thể di chuyển đến địa điểm khác thì được bồi thường chi phí di chuyển và thiệt hại thực tế do phải di chuyển, phải trồng lại do Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng lập dự toán bồi thường, hỗ trợ trình cấp có thẩm quyền thẩm định và phê duyệt.
4. Đối với cây trồng tập trung: Thực hiện bồi thường theo cây hoặc theo m2 (ha) cây trồng. Tổng số lượng cây được bồi thường cùng một đơn vị diện tích đất không vượt quá quy định về định mức mật độ cây trồng theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; đối với cây trồng chưa có quy định, giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn việc áp dụng mật độ đối với cây trồng tương đương, trong trường hợp có khó khăn vướng mắc báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét chỉ đạo.
5. Đối với cây ăn quả, cây công nghiệp lâu năm, trường hợp số lượng cây trồng vượt ≤ 30% so với định mức mật độ cây trồng quy định thì số cây vượt đó được hỗ trợ 50% đơn giá, nếu vượt > 30% so với định mức mật độ cây trồng quy định thì số cây vượt đó được hỗ trợ 30% đơn giá.
6. Đối với trường hợp trên một đơn vị diện tích gieo trồng nhiều loại cây có chu kỳ sinh trưởng, sản xuất kinh doanh khác nhau: Khi kiểm tra hiện trạng cần xác định rõ cây trồng chính, cây trồng xen, mật độ thực tế của từng loại cây trồng. Tổng chi phí bồi thường trên một đơn vị diện tích có trồng xen nhiều loại cây khác nhau bằng (=) chi phí bồi thường của từng loại cây trồng cộng lại (trên cơ sở số lượng và đơn giá của từng loại cây theo đo đếm, kiểm tra hiện trạng thực tế), nhưng tối đa không vượt quá 1,5 lần giá trị bồi thường tính theo cây trồng chính khi trồng chuyên canh trên diện tích đó.
7. Không bồi thường, hỗ trợ cây trồng phát sinh sau thời điểm thông báo thu hồi đất.
8. Việc bồi thường trên nguyên tắc thống kê thực tế số lượng đang trồng trên diện tích đất thu hồi tại thời điểm tổ chức kiểm kê và đối với cây trồng lâu năm phải được chủ sở hữu bảo vệ cho đến khi thanh toán tiền, bàn giao mặt bằng mới được chặt hạ hoặc di chuyển.
9. Đối với một số loại cây trồng đã cho thu hoạch nhưng tại thời điểm kiểm kê các hộ gia đình đã thực hiện một số biện pháp phục hồi như cưa đốn, cưa cành để chiết ghép thì áp dụng như sau:
+ Đối với cây ăn quả áp dụng theo đơn giá cây tính từ thời điểm thực tế năm trồng (theo tuổi cây cho thu hoạch trước khi cưa cành, chiết ghép).
+ Đối với cây cà phê áp dụng theo đơn giá cây tính từ thời điểm thực tế năm trồng (theo tuổi cây trước khi cưa đốn, chăm sóc phục hồi).
10. Đối với cây ăn quả đã cưa thân, cành và thực hiện chiết, ghép thì áp dụng đơn giá bồi thường tính theo thời điểm năm trồng (theo tuổi cây trước khi cưa cành chiết, ghép).
11. Đối với cây mọc hoang dại nhưng có sự chăm sóc, bảo vệ thì tính bồi thường 30% cây cùng loại hoặc cây có giá trị tương đương.
12. Đối với rừng trồng do chủ rừng tự đầu tư vốn trồng trên diện tích đất lâm nghiệp bị thu hồi, trường hợp số cây trồng vượt định mức mật độ cây trồng thì hỗ trợ như sau:
+ Vượt ≤ 50% so với định mức quy định thì được hỗ trợ 70% đơn giá.
+ Vượt > 50% so với định mức quy định thì được hỗ trợ 50% đơn giá.
13. Đối với giống cây trồng, những cây giống có bầu vận chuyển được thì hỗ trợ cước vận chuyển và các chi phí phát sinh do Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng lập dự toán bồi thường, hỗ trợ trình cấp có thẩm quyền thẩm định và phê duyệt; còn cây giống không di chuyển được thì thực hiện theo quy định tại Điều 2 của Quyết định này.
II. BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ VỀ MÁY MÓC NÔNG NGHIỆP VÀ HỖ TRỢ KHÁC
1. Chỉ bồi thường đối với những tài sản hợp pháp gắn liền với đất bị thiệt hại.
2. Khi Nhà nước thu hồi đất mà phải di chuyển máy móc nông nghiệp:
- Trường hợp phải tháo dỡ, di chuyển, lắp đặt: Được hỗ trợ chi phí tháo dỡ, di chuyển, lắp đặt do Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường giải phóng mặt bằng phối hợp với chủ sử dụng đất lập dự toán tháo dỡ, di chuyển, lắp đặt, hoàn thiện hồ sơ trình UBND cấp huyện phê duyệt.
- Trường hợp không phải tháo dỡ, lắp đặt: Được hỗ trợ chi phí di chuyển, chi phí này do Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng lập dự toán trình UBND cấp huyện phê duyệt.
- Trường hợp di chuyển hệ thống máy móc, thiết bị, dây chuyền sản xuất nếu có thiệt hại được bồi thường thiệt hại do di chuyển gây ra chi phí này thì chủ sử dụng đất cùng tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường giải phóng mặt bằng lập biên bản xác định cụ thể mức độ thiệt hại. Trên cơ sở biên bản xác định mức độ thiệt hại tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường giải phóng mặt bằng tổng hợp vào phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư trình UBND cấp huyện phê duyệt. | {
"issuing_agency": "Tỉnh Sơn La",
"promulgation_date": "04/05/2019",
"sign_number": "13/2019/QĐ-UBND",
"signer": "Tráng Thị Xuân",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Doanh-nghiep/Quyet-dinh-11-2009-QD-UBND-phe-duyet-De-an-co-che-mot-cua-lien-thong-dang-ky-kinh-doanh-thue-phoi-hop-giai-quyet-dang-ky-con-dau-tinh-Gia-Lai-90289.aspx | Quyết định 11/2009/QĐ-UBND phê duyệt Đề án cơ chế một cửa liên thông đăng ký kinh doanh, thuế phối hợp giải quyết đăng ký con dấu tỉnh Gia Lai | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH GIA LAI
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
----------
Số: 11/2009/QĐ-UBND
Pleiku, ngày 15 tháng 4 năm 2009
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN THỰC HIỆN CƠ CHẾ “MỘT CỬA LIÊN THÔNG” TRONG VIỆC ĐĂNG KÝ KINH DOANH, ĐĂNG KÝ THUẾ VÀ PHỐI HỢP GIẢI QUYẾT ĐĂNG KÝ CON DẤU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIA LAI
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân năm 2003;
Căn cứ Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg ngày 22/6/2007 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương;
Căn cứ Nghị định số 88/2006/NĐ-CP ngày 29/8/2006 của Chính phủ về đăng ký kinh doanh;
Căn cứ Nghị định số 139/2007/NĐ-CP ngày 05/9/2007 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật Doanh nghiệp;
Căn cứ Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật Đầu tư;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 05/2008/TTLT/BKH-BTC-BCA ngày 29/7/2008 của Liên bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Công an hướng dẫn cơ chế phối hợp giữa các cơ quan giải quyết đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế và đăng ký con dấu đối với doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tại văn bản số 225/KHĐT-ĐKKD ngày 07/4/2009 và đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án thực hiện cơ chế “một cửa liên thông” trong việc đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế và phối hợp giải quyết đăng ký con dấu trên địa bàn tỉnh Gia Lai.
Điều 2. Các ông (bà): Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Nội vụ; Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư; Giám đốc Công an tỉnh; Cục trưởng Cục thuế tỉnh; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
Quyết định này thay thế Quyết định số 61/2007/QĐ-UBND ngày 23/4/2007 và có hiệu lực sau 10 ngày, kể từ ngày ký./.
TM. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH
CHỦ TỊCH
Phạm Thế Dũng
ĐỀ ÁN
THỰC HIỆN CƠ CHẾ “MỘT CỬA LIÊN THÔNG” TRONG VIỆC ĐĂNG KÝ KINH DOANH, ĐĂNG KÝ THUẾ VÀ PHỐI HỢP GIẢI QUYẾT ĐĂNG KÝ CON DẤU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIA LAI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 11 /2009/QĐ-UBND, ngày 15 tháng 4 năm 2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai)
Phần I
SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
I/ CƠ SỞ PHÁP LÝ:
1. Luật Doanh nghiệp năm 2005;
2. Luật Đầu tư năm 2005;
3. Nghị quyết số 59/2007/NQ-CP ngày 30/11/2007 của Chính phủ về một số giải pháp xử lý những vướng mắc trong hoạt động đầu tư xây dựng và cải cách một số thủ tục hành chính đối với doanh nghiệp;
4. Nghị định số 139/2007/NĐ-CP ngày 05/9/2007 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật Doanh nghiệp;
5. Nghị định số 88/2006/NĐ-CP ngày 29/8/2006 của Chính phủ về đăng ký kinh doanh;
6. Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật Đầu tư;
7. Nghị định số 85/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế;
8. Thông tư số 03/2006/TT-BKH ngày 19/10/2006 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn một số nội dung về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký kinh doanh theo quy định tại Nghị định số 88/2006/NĐ-CP ngày 29/8/2006 của Chính phủ về đăng ký kinh doanh;
9. Thông tư số 85/2007/TT-BTC ngày 18/7/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Luật quản lý thuế về việc đăng ký thuế;
10. Thông tư liên tịch số 05/2008/TTLT/BKH-BTC-BCA ngày 29/7/2008 của Liên bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Công an hướng dẫn cơ chế phối hợp giữa các cơ quan giải quyết đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế và đăng ký con dấu đối với doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp;
11. Thông tư số 01/2009/TT-BKH ngày 13/01/2009 sửa đổi, bổ sung Thông tư số 03/2006/TT-BKH ngày 19/10/2006 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn một số nội dung về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký kinh doanh theo quy định tại Nghị định số 88/2006/NĐ-CP ngày 29/8/2006 của Chính phủ về đăng ký kinh doanh.
II/ SỰ CẦN THIẾT THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
1/ Việc xây dựng Đề án thực hiện theo nội dung quy định tại Thông tư liên tịch số 05/2008/TTLT/BKH-BTC-BCA ngày 29/7/2008 của Liên bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Công an hướng dẫn cơ chế phối hợp giữa các cơ quan giải quyết đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế và đăng ký con dấu đối với doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp. Theo đó, một số nội dung chính cần triển khai thực hiện đó là:
- Mã số doanh nghiệp đồng thời là mã số thuế của doanh nghiệp (gọi chung là mã số đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế);
- Mã số đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế do Cục thuế tỉnh cấp. Nguyên tắc cấp và cấu trúc mã số doanh nghiệp được thực hiện theo các quy định tại Thông tư số 85/2007/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Luật Quản lý thuế về việc đăng ký thuế;
- Thực hiện khắc dấu: Doanh nghiệp tự lựa chọn và liên hệ với cơ sở khắc dấu để tiến hành khắc con dấu cho doanh nghiệp.
2/ Mục tiêu của Đề án:
- Giảm đáng kể thời gian giải quyết công việc cho đăng ký thành lập của các loại hình doanh nghiệp (từ 12 ngày làm việc xuống còn 05 ngày làm việc);
- Đơn giản hóa các thủ tục hành chính;
- Thống nhất mã số doanh nghiệp là bao gồm mã số đăng ký kinh doanh và mã số thuế;
- Doanh nghiệp tự chủ động lựa chọn cơ sở khắc dấu để tiến hành khắc dấu. Điều này sẽ tạo môi trường cạnh tranh, buộc các cơ sở khắc dấu phải nâng cao chất lượng, hạ giá thành… Chi phí khắc dấu do các doanh nghiệp tự thỏa thuận với các cơ sở khắc dấu. Khi các cơ sở khắc dấu có sự thay đổi giá theo giá thị trường, cơ quan quản lý nhà nước không phải điều chỉnh mức thu phí và lệ phí cho các doanh nghiệp theo quy định (quy định mức thu phí và lệ phí thuộc thẩm quyền Hội đồng nhân dân tỉnh).
III/ GIẢI THÍCH TỪ NGỮ
1/ Cơ chế một cửa là cơ chế giải quyết công việc của tổ chức, cá nhân, bao gồm cả tổ chức, cá nhân nước ngoài thuộc trách nhiệm, thẩm quyền của một cơ quan hành chính nhà nước, từ hướng dẫn, tiếp nhận giấy tờ, hồ sơ, giải quyết đến trả kết quả được thực hiện tại một đầu mối là bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của cơ quan hành chính nhà nước. (theo quy định tại Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg ngày 22/6/2007 của Thủ tướng Chính phủ).
2/ “Một cửa liên thông” trong việc đăng ký kinh doanh, đăng ký mã số thuế là cơ chế giải quyết các thủ tục của cá nhân, tổ chức thông qua một đầu mối là Bộ phận một cửa liên thông tại Sở Kế hoạch và Đầu tư. Mọi nhiệm vụ tiếp nhận hồ sơ, quan hệ phối hợp thẩm tra, giải quyết hồ sơ, trả kết quả hồ sơ do Sở Kế hoạch và Đầu tư thực hiện.
3/ Thành lập doanh nghiệp bao gồm việc đăng ký kinh doanh (kể cả đăng ký hoạt động cho chi nhánh, văn phòng đại diện), đăng ký thuế và cấp chứng nhận mẫu dấu của doanh nghiệp mới thành lập, doanh nghiệp tổ chức lại mà phải thực hiện các thủ tục nêu trên.
Phần II
NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA ĐỀ ÁN
I/ CÁC QUY ĐỊNH CHUNG:
1/ Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng:
a/ Phạm vi điều chỉnh:
- Đề án này quy định thủ tục, trình tự tiếp nhận và phối hợp giải quyết hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp theo cơ chế “một cửa liên thông” tại Sở Kế hoạch và Đầu tư, bao gồm:
+ Cấp Giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế cho các doanh nghiệp; Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động và đăng ký thuế cho các chi nhánh, văn phòng đại diện (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế) thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Kế hoạch và Đầu tư;
+ Cấp Giấy chứng nhận đầu tư thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh cấp cho Nhà đầu tư nước ngoài có dự án đầu tư gắn với việc thành lập tổ chức kinh tế đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan thụ lý hồ sơ trình Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định;
+ Cấp mã số thuế (đồng thời là mã số đăng ký kinh doanh và để ghi vào trong Giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế) thuộc thẩm quyền giải quyết của Cục Thuế tỉnh;
+ Cấp Giấy chứng nhận mẫu dấu thuộc thẩm quyền giải quyết của Công an tỉnh.
- Trách nhiệm của các Sở, Ngành có liên quan và mối quan hệ phối hợp giữa các cơ quan đó trong việc giải quyết hồ sơ thành lập doanh nghiệp cho các cá nhân, tổ chức.
- Các thủ tục hành chính về đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế, khắc dấu không quy định tại Đề án này vẫn thực hiện theo các quy định hiện hành.
b/ Đối tượng áp dụng:
Các loại hình doanh nghiệp thành lập theo Luật Doanh nghiệp, bao gồm:
- Doanh nghiệp tư nhân;
- Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) một thành viên;
- Công ty TNHH hai thành viên trở lên;
- Công ty cổ phần;
- Công ty hợp danh;
- Chi nhánh, văn phòng đại diện;
- Nhà đầu tư nước ngoài gắn với việc thành lập tổ chức kinh tế.
2/ Các cơ quan tham gia phối hợp để giải quyết hồ sơ theo cơ chế “một cửa liên thông”:
- Sở Kế hoạch và Đầu tư và các phòng chuyên môn trực thuộc;
- Cục Thuế tỉnh và các phòng chuyên môn trực thuộc;
- Công an tỉnh và các phòng chuyên môn trực thuộc;
- Một số Sở, Ban, Ngành và Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có liên quan.
3/ Thời gian tiến hành:
Đề án này được triển khai thực hiện sau khi được Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định phê duyệt cho phép triển khai thực hiện.
Ngoài các hồ sơ công việc giải quyết theo cơ chế “một cửa liên thông” được Đề án này quy định, việc tiếp nhận, giải quyết hồ sơ khác thực hiện theo quy định hiện hành của Uỷ ban nhân dân tỉnh và hướng dẫn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
4/ Thời gian giải quyết hồ sơ công việc theo quy định tại Đề án này là thời gian làm việc (không kể ngày nghỉ hàng tuần, nghỉ lễ, tết theo quy định).
5/ Nơi tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ:
Việc tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế của cá nhân, tổ chức theo quy định của Đề án này được thực hiện tại Bộ phận một cửa liên thông thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư.
Việc trả kết quả đăng ký mẫu dấu được thực hiện tại Công an tỉnh.
II/ HỒ SƠ ĐĂNG KÝ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP:
Người yêu cầu đăng ký thành lập doanh nghiệp nộp 01 bộ hồ sơ chung bao gồm:
1/ Đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế:
a/ Đối với trường hợp thành lập doanh nghiệp: Hồ sơ đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế (sau đây gọi là hồ sơ đăng ký) bao gồm:
- Các giấy tờ đối với từng loại hình doanh nghiệp, theo các biểu mẫu quy định tại Thông tư số 03/2006/TT-BKH ngày 19/10/2006 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các nội dung quy định tại các Điều 14, 15, 16, 17 Nghị định số 88/2006/NĐ-CP ngày 29/8/2006 của Chính phủ (các biểu mẫu có liên quan được công bố công khai tại bộ phận một cửa liên thông thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư).
- Bản kê khai thông tin đăng ký thuế theo mẫu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 05/2008/TTLT/BKH-BTC-BCA ngày 29/7/2008 của liên Bộ Kế hoạch và Đầu tư – Bộ Tài chính – Bộ Công an.
- Riêng nhà đầu tư nước ngoài có dự án đầu tư gắn với việc thành lập tổ chức kinh tế thì ngoài những hồ sơ quy định trên, nhà đầu tư phải cung cấp thêm hồ sơ đăng ký đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư năm 2005.
b/ Đối với trường hợp thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện: Hồ sơ đăng ký bao gồm:
- Các giấy tờ theo biểu mẫu quy định tại Thông tư số 03/2006/TT-BKH ngày 19/10/2006 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các nội dung theo quy định tại Điều 24 Nghị định số 88/2006/NĐ-CP ngày 29/8/2006 của Chính phủ.
- Bản kê khai thông tin đăng ký thuế theo mẫu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 05/2008/TTLT/BKH-BTC-BCA ngày 29/7/2008 của liên Bộ Kế hoạch và Đầu tư – Bộ Tài chính – Bộ Công an.
c/ Đối với trường hợp thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế: Hồ sơ đăng ký thay đổi bao gồm:
Các giấy tờ theo biểu mẫu quy định tại phụ lục III-5, Thông tư số 01/2009/TT-BKH ngày 13/01/2009 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các nội dung theo quy định tại Chương V, Nghị định số 88/2006/NĐ-CP ngày 29/8/2006 của Chính phủ.
Trường hợp doanh nghiệp thay đổi nội dung trong Bản kê khai thông tin đăng ký thuế, trong thời gian 10 ngày kể từ ngày thực hiện thay đổi những nội dung trong Bản kê khai thông tin đăng ký thuế, doanh nghiệp phải nộp Bản kê khai thông tin đăng ký thuế mới cho cơ quan thuế kèm theo 01 bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế đã được cấp.
Những doanh nghiệp đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; các chi nhánh, văn phòng đại diện đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động trước khi ban hành quy chế này không bắt buộc phải thực hiện ngay việc thay đổi mã số doanh nghiệp. Việc đăng ký thay đổi mã số doanh nghiệp được thực hiện kết hợp khi doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện thực hiện đăng ký thay đổi các nội dung đăng ký kinh doanh. Đồng thời, doanh nghiệp sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế, trong đó mã số thuế của doanh nghiệp được sử dụng làm mã số doanh nghiệp và được ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế. Trong trường hợp này, ngoài các giấy tờ trong hồ sơ đăng ký thay đổi theo quy định tại Nghị định số 88/2006/NĐ-CP ngày 29/8/2006 của Chính phủ, doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện phải nộp kèm bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký thuế cho cơ quan đăng ký kinh doanh.
d/ Ngoài các quy định về thủ tục hồ sơ đăng ký kinh doanh quy định tại Nghị định 88/2006/NĐ-CP ngày 29/8/2006 của Chính phủ, hồ sơ đăng ký kinh doanh cần đảm bảo các thủ tục sau:
- Phải đảm bảo các yêu cầu đối với một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo quy định của pháp luật; có văn bản chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền về một số ngành nghề kinh doanh thuộc diện hạn chế kinh doanh theo quy định của pháp luật.
- Đối với trường hợp bán doanh nghiệp tư nhân: khi bán doanh nghiệp, người mua doanh nghiệp phải thực hiện việc đăng ký kinh doanh và đăng ký lại mã số thuế theo quy định. Để được cấp lại mã số mới, doanh nghiệp được bán phải thực hiện các thủ tục quyết toán thuế. Do vậy, hồ sơ đăng ký đối với trường hợp này phải bổ sung xác nhận không còn nợ thuế Nhà nước của cơ quan thuế có thẩm quyền.
2/ Khắc dấu và đăng ký cấp Giấy chứng nhận mẫu dấu:
Doanh nghiệp tự liên hệ chọn cơ sở khắc dấu để thoả thuận khắc con dấu cho đơn vị mình; cơ sở khắc dấu chuyển con dấu của doanh nghiệp cho Phòng cảnh sát quản lý hành chính và trật tự xã hội (PC13) thuộc công an tỉnh để xem xét cấp Giấy chứng nhận mẫu dấu của doanh nghiệp.
Bộ phận một cửa liên thông thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Phòng cảnh sát quản lý hành chính và trật tự xã hội (PC13) thuộc Công an tỉnh cung cấp cho doanh nghiệp các thông tin về cơ sở khắc dấu trên địa bàn để doanh nghiệp tự lựa chọn.
III. THỜI GIAN GIẢI QUYẾT
1/ Phòng Đăng ký kinh doanh phối hợp với Cục thuế tỉnh cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế cho doanh nghiệp trong thời hạn tối đa 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. Trong đó, thời gian không quá 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được Bản kê khai thông tin đăng ký thuế do Sở Kế hoạch và Đầu tư chuyển đến, cơ quan thuế phải thông báo cho Sở Kế hoạch và Đầu tư về mã số đăng ký thuế của doanh nghiệp để đưa vào Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế.
2/ Cơ quan công an có trách nhiệm kiểm tra, đăng ký để trả con dấu và giấy chứng nhận mẫu dấu cho doanh nghiệp trong vòng 02 ngày làm việc, kể từ khi nhận được con dấu do cơ sở khắc dấu chuyển đến.
3/ Riêng hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đầu tư (thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh):
a/ Thời gian không quá 10 ngày làm việc đối với trường hợp đăng ký đầu tư;
b/ Không quá 20 ngày đối với trường hợp thẩm định cấp giấy chứng nhận đầu tư;
c/ Không quá 30 ngày làm việc đối với trường hợp thẩm định cấp giấy chứng nhận đầu tư dự án thuộc thẩm quyền Thủ tướng chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư.
IV. QUY TRÌNH TIẾP NHẬN, GIẢI QUYẾT HỒ SƠ
1/ Tiếp nhận hồ sơ:
- Bộ phận một cửa liên thông- Sở Kế hoạch và Đầu tư thực hiện tiếp nhận hồ sơ theo đúng quy định hiện hành;
- Bộ phận một cửa liên thông- Sở Kế hoạch và Đầu tư không nhận hồ sơ đăng ký khắc dấu; chỉ thực hiện cung cấp thông tin về cơ sở khắc dấu trên địa bàn để các công dân, tổ chức lựa chọn;
- Lệ phí, phí: Các cá nhân, tổ chức nộp phí, lệ phí đăng ký kinh doanh theo quy định cùng lúc nộp hồ sơ (không thu lệ phí khắc dấu).
Mức thu cụ thể từng loại lệ phí thực hiện theo các quy định do cơ quan có thẩm quyền ban hành và phải niêm yết công khai tại Bộ phận một cửa liên thông; không thu lệ phí đăng ký mã số thuế.
2/ Xử lý hồ sơ
a/ Sở Kế hoạch và Đầu tư:
- Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đăng ký kinh doanh hợp lệ của doanh nghiệp, Sở Kế hoạch và Đầu tư gửi đến Cục thuế tỉnh bản sao Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh (đối với trường hợp thành lập doanh nghiệp) hoặc thông báo thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện (đối với trường hợp thành lập chi nhánh hoặc văn phòng đại diện) và bản kê khai thông tin đăng ký thuế. Hình thức gửi hồ sơ: thông qua đường thư điện tử (Email), Fax hoặc gửi trực tiếp bằng bản giấy.
- Cấp Giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế cho doanh nghiệp; cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động và đăng ký thuế cho chi nhánh, văn phòng đại diện trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
b/ Cục thuế tỉnh: trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ khi nhận được thông tin về doanh nghiệp, Cục thuế tỉnh thông báo kết quả mã số doanh nghiệp cho Sở Kế hoạch và Đầu tư để ghi vào Giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế của doanh nghiệp; đồng thời gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư thông báo cơ quan quản lý trực tiếp người nộp thuế. Hình thức gửi hồ sơ: thông qua đường thư điện tử (Email), Fax hoặc gửi trực tiếp bằng bản giấy.
3/ Quy định về giải quyết hồ sơ trong nội bộ Sở Kế hoạch và Đầu tư:
a/ Bộ phận một cửa liên thông- Sở Kế hoạch và Đầu tư: không quá 01 ngày làm việc, trong đó 1/2 ngày (04 giờ làm việc), sau khi nhận hồ sơ chuyển hồ sơ cho Phòng Đăng ký kinh doanh để thụ lý theo quy định; 1/2 ngày (04 giờ làm việc) để trả kết quả cho doanh nghiệp.
b/ Bộ phận một cửa liên thông- Sở Kế hoạch và Đầu tư gửi kết quả đã giải quyết cho doanh nghiệp đến cơ quan Thuế, Công an tỉnh và các Sở, Ngành địa phương có liên quan theo đúng quy định.
c/ Phòng Đăng ký kinh doanh: Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ do Bộ phận tiếp nhận hồ sơ chuyển đến phải tiến hành gửi chuyển thông tin đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế của Doanh nghiệp cho Cục thuế tỉnh, đồng thời tiếp nhận kết quả mã số doanh nghiệp do Cục thuế tỉnh cung cấp để đưa vào Giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế.
4/ Trả kết quả đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế:
a/ Phòng đăng ký kinh doanh thực hiện chuyển kết quả đã được giải quyết để Bộ phận một cửa liên thông – Sở Kế hoạch và Đầu tư trả kết quả đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế cho các doanh nghiệp là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế; cho chi nhánh và văn phòng đại diện là Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động và Đăng ký thuế. Đồng thời cung cấp thông tin về cơ quan thuế quản lý trực tiếp để doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện biết và liên hệ công tác.
b/ Đối với Giấy chứng nhận đầu tư do Ủy ban nhân dân tỉnh cấp cho Nhà đầu tư nước ngoài là bản sao có dấu treo của Ủy ban nhân dân tỉnh.
c/ Bộ phận một cửa liên thông- Sở Kế hoạch và Đầu tư yêu cầu đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đăng ký chữ ký vào Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế. Sau khi trả kết quả cho doanh nghiệp, Bộ phận một cửa liên thông- Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ thực hiện sao gửi bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế cho các Sở, Ngành, địa phương theo quy định.
d/ Công dân, tổ chức ký nhận kết quả vào phiếu lưu chuyển hồ sơ và cho ý kiến đánh giá về chất lượng dịch vụ hành chính công được cung cấp vào phiếu khảo sát ý kiến khách hàng và bỏ vào thùng thư góp ý. Thùng thư này do Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư quyết định mở trong từng thời điểm để xem xét, theo dõi.
e/ Trường hợp hồ sơ không được giải quyết thì cơ quan chức năng (không chấp thuận giải quyết) phải trả lời cho người nộp hồ sơ bằng văn bản và nêu rõ lý do. Trường hợp hồ sơ đến hẹn nhưng không được giải quyết mà không có văn bản trả lời người nộp hồ sơ có quyền khiếu nại, phản ánh đến lãnh đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư để giải quyết. Điện thoại đường dây nóng của lãnh đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư được công bố công khai tại bộ phận một cửa liên thông của Sở.
Sơ đồ khái quát quy trình giải quyết hồ sơ
Phần III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
I. MỐI QUAN HỆ VÀ TRÁCH NHIỆM PHỐI HỢP GIỮA SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ, CỤC THUẾ VÀ CÔNG AN TỈNH.
1/ Cục Thuế tỉnh khi nhận được thông tin đăng ký thuế do Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư chuyển đến, có trách nhiệm xem xét lại sự đầy đủ và tính chính xác của hồ sơ, đồng thời giải quyết theo quy định đối với hồ sơ hợp lệ.
2/ Công an tỉnh thường xuyên cung cấp các thông tin về cơ sở khắc dấu trên địa bàn để Bộ phận một cửa liên thông của Sở Kế hoạch và Đầu tư để cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp khi có yêu cầu.
3/ Trong quá trình giải quyết công việc, nếu có những vấn đề vướng mắc, Cục thuế tỉnh, Công an tỉnh phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư thống nhất giải quyết. Trường hợp vượt thẩm quyền có văn bản đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định.
4/ Các văn bản có hiệu lực thi hành của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh liên quan đến Đề án này, trong quá trình thực hiện nếu có nội dung thay đổi thì các cơ quan liên quan có trách nhiệm thực hiện theo đúng nội dung thay đổi đó cho phù hợp.
II. TRÁCH NHIỆM CỦA SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ, CỤC THUẾ VÀ CÔNG AN TỈNH.
1/ Giao trách nhiệm cho Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư:
a/ Niêm yết công khai các quy định về quy trình, thủ tục, thời gian, biểu mẫu và mức thu phí, lệ phí đối với từng hồ sơ công việc tại Bộ phận một cửa liên thông, trên Website chuyên ngành; công khai số điện thoại đường dây nóng của lãnh đạo Sở để các cá nhân, tổ chức biết và liên hệ khi cần thiết.
b/ Chủ trì, phối hợp với Cục thuế, Công an tỉnh và các cơ quan có liên quan tổ chức công bố thực hiện Đề án này sau khi có hiệu lực thi hành;
c/ Tổ chức các hình thức thông báo, tuyên truyền rộng rãi cho các tổ chức và cá nhân về chủ trương và các quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh trong việc triển khai Đề án.
2/ Giao trách nhiệm cho Giám đốc Công an tỉnh:
a/ Chỉ đạo các bộ phận chuyên môn triển khai thực hiện theo đúng thời gian quy định tại Đề án này.
b/ Làm việc cụ thể với các cơ sở khắc dấu trên địa bàn để có cam kết cụ thể về thời gian giải quyết khắc dấu cho doanh nghiệp; quy trình chuyển hồ sơ cho Công an tỉnh cấp Giấy chứng nhận mẫu dấu cho doanh nghiệp.
c/ Theo dõi, kiểm tra hoạt động của các cơ sở khắc dấu trên địa bàn; tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở khắc dấu cạnh tranh lành mạnh, không ngừng nâng cao chất lượng, đáp ứng yêu cầu của các doanh nghiệp.
3/ Các Sở, Ngành có liên quan:
a/ Chỉ đạo triển khai đề án thực hiện cơ chế “một cửa liên thông” tại các phòng chuyên môn có liên quan, tạo cơ chế ưu tiên trong quá trình tổ chức, thực hiện Đề án.
b/ Tổ chức việc tiếp nhận, trả kết quả hồ sơ của cá nhân, tổ chức theo đúng quy định hiện hành; chỉ đạo các phòng chuyên môn thực hiện tốt công tác phối hợp trong quá trình thực hiện Đề án.
c/ Quán triệt trong toàn thể cán bộ công chức các phòng chuyên môn thực hiện tốt công tác tuyên truyền, giới thiệu thông qua nhiều hình thức cho nhân dân, cơ quan, tổ chức có liên quan biết và thực hiện
d/ Cùng phối hợp để có hình thức và nội dung bồi dưỡng nghiệp vụ cần thiết cho việc thực hiện các quy định của đề án; trong đó đặc biệt lưu ý chuyên môn, nghiệp vụ của tổ chức có trách nhiệm hướng dẫn, tiếp nhận hồ sơ và giải quyết hồ sơ ở từng cơ quan để đảm bảo thời gian giải quyết theo quy định.
e/ Trong quá trình thực hiện, thường xuyên kiểm tra, đánh giá, báo cáo kịp thời các vấn đề vướng mắc, sơ kết, rút kinh nghiệm triển khai thực hiện cơ chế “một cửa liên thông” để có hình thức khen thưởng đối với công chức hoặc bộ phận chuyên môn thực hiện tốt và có hình thức xử lý đối với công chức hoặc bộ phận chuyên môn không hoàn thành chức trách trong quá trình thực hiện Đề án này.
f/ Nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ hoạt động của Bộ phận tiếp nhận và thụ lý hồ sơ tại các cơ quan; phối hợp chặt chẽ giữa ba cơ quan thông qua mạng vi tính để thường xuyên trao đổi nghiệp vụ, các quy định mới của pháp luật có liên quan nhằm nâng cao hiệu quả việc giải quyết các thủ tục đăng ký thành lập và quản lý hoạt động của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
III. TRÁCH NHIỆM CỦA SỞ NỘI VỤ VÀ THỦ TRƯỞNG CÁC CƠ QUAN CÓ LIÊN QUAN.
1/ Sở Nội vụ tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo, đôn đốc theo dõi việc triển khai thực hiện các nội dung của Đề án;
2/ Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Cục thuế, Công an tỉnh và các cơ quan có liên quan xử lý kịp thời hoặc đề xuất Uỷ ban nhân dân tỉnh giải quyết các vướng mắc phát sinh trong quá trình triển khai Đề án.
3/ Phối hợp tổ chức tổng kết và báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh quá trình triển khai, kết quả thực hiện, các bài học kinh nghiệm rút ra trong quá trình thực hiện.
4/ Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các Sở, Ban, Ngành thuộc tỉnh chỉ đạo các phòng ban và các bộ phận nghiệp vụ phối hợp chặt chẽ với Sở Kế hoạch và Đầu tư để triển khai thực hiện đề án đạt hiệu quả.
5/ Báo Gia Lai, Đài Phát thanh- Truyền hình Gia Lai và các cơ quan thông tin đại chúng trên địa bàn tỉnh có trách nhiệm phổ biến, tuyên truyền việc thực hiện Đề án này.
Trong quá trình triển khai thực hiện Đề án nếu có vướng mắc các đơn vị, các cơ quan liên quan cần phản ánh kịp thời về Sở Kế hoạch và Đầu tư để theo dõi, tổng hợp. | {
"issuing_agency": "Tỉnh Gia Lai",
"promulgation_date": "15/04/2009",
"sign_number": "11/2009/QĐ-UBND",
"signer": "Phạm Thế Dũng",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Quyet-dinh-1580-QD-UBND-2019-giai-quyet-thu-tuc-hanh-chinh-theo-co-che-mot-cua-An-Giang-417563.aspx | Quyết định 1580/QĐ-UBND 2019 giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa An Giang | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH AN GIANG
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 1580/QĐ-UBND
An Giang, ngày 27 tháng 6 năm 2019
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY CHẾ PHỐI HỢP GIẢI QUYẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THEO CƠ CHẾ MỘT CỬA, MỘT CỬA LIÊN THÔNG TẠI TRUNG TÂM PHỤC VỤ HÀNH CHÍNH CÔNG TỈNH AN GIANG
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương được Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ về việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính;
Căn cứ Thông tư số 01/2018/TT-VPCP ngày 23 tháng 11 năm 2018 của Văn phòng Chính Phủ hướng dẫn thi hành một số quy định của Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ về việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính;
Căn cứ Quyết định số 1140/QĐ-UBND ngày 14 tháng 5 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc Thành lập Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh An Giang trên cơ sở tổ chức lại Trung tâm Hành chính công tỉnh An Giang;
Căn cứ Quyết định số 1502/QĐ-UBND ngày 21 tháng 6 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh An Giang;
Xét đề nghị của Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh tại Tờ trình số 265/TTr-VPUBND ngày 17 tháng 6 năm 2019,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế phối hợp giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh An Giang.
Điều 2.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 412/QĐ-UBND ngày 28 tháng 02 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang về việc ban hành Quy chế phối hợp giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại Trung tâm Hành chính công tỉnh An Giang.
Điều 3.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Thủ trưởng các Sở, ban, ngành trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh và các cơ quan ngành dọc tại địa phương; Giám đốc Trung tâm Phục vụ hành chính công và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- TT.TU, HĐND tỉnh;
- CT & Các PCT UBND tỉnh;
- LĐ.VPUBND tỉnh;
- Các Sở, ban ngành tỉnh;
- Các cơ quan ngành dọc trên địa bàn tỉnh;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Lưu VT, TH, KSTTHC, TTPVHCC.
(Đính kèm Quy chế giải quyết TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại Trung tâm PVHCC tỉnh An Giang)
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Nguyễn Thanh Bình
QUY CHẾ
PHỐI HỢP GIẢI QUYẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THEO CƠ CHẾ MỘT CỬA, MỘT CỬA LIÊN THÔNG TẠI TRUNG TÂM PHỤC VỤ HÀNH CHÍNH CÔNG TỈNH AN GIANG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1580/QĐ-UBND ngày 27 tháng 6 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chế này quy định nguyên tắc, nội dung và trách nhiệm phối hợp giữa Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh (sau đây gọi tắt là Trung tâm) với các Sở, ban, ngành tỉnh và các cơ quan ngành dọc đặt tại địa phương (sau đây gọi chung là Sở, ban, ngành) trong việc giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại Trung tâm và các vấn đề có liên quan đến công tác quản lý, hoạt động của Trung tâm.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Trung tâm, các Sở, ban, ngành có thủ tục hành chính giải quyết tại Trung tâm.
2. Cán bộ, công chức, viên chức làm việc tại Trung tâm và cán bộ, công chức, viên chức thuộc quyền quản lý của các Sở, ban, ngành có nhiệm vụ, quyền hạn tham gia vào quá trình giải quyết thủ tục hành chính tại Trung tâm.
Điều 3. Nguyên tắc phối hợp
1. Việc giải quyết thủ tục hành chính tuân thủ theo nguyên tắc quy định tại Điều 4 Nghị định số 61/2018/NĐ-CP.
2. Việc phối hợp phải đảm bảo mục tiêu nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung tâm, nâng cao chất lượng phục vụ tổ chức, cá nhân trong giải quyết thủ tục hành chính của các Sở, ban, ngành. Giải quyết thủ tục hành chính kịp thời, nhanh chóng, thuận tiện, đúng pháp luật, công bằng, bình đẳng, khách quan, công khai, minh bạch và có sự phối hợp chặt chẽ giữa các Sở, ban, ngành và các cơ quan, đơn vị liên quan; lấy sự hài lòng của tổ chức, cá nhân làm thước đo chất lượng và hiệu quả phục vụ.
3. Các Sở, ban, ngành và Trung tâm thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được giao; phối hợp chặt chẽ trong giải quyết thủ tục hành chính cho tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật, trong công tác quản lý và thực hiện chính sách chế độ cho cán bộ, công chức, viên chức đảm bảo không trùng lắp, chồng chéo nhiệm vụ trong quản lý và thực thi công vụ giữa các Sở, ban, ngành và Trung tâm.
4. Trung tâm đảm bảo vai trò là cơ quan đầu mối phối hợp với các Sở, ban, ngành trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn hướng dẫn, tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính, thu phí, lệ phí, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính cho tổ chức, cá nhân theo quy định và theo dõi, giám sát, đánh giá việc giải quyết thủ tục hành chính cho tổ chức, cá nhân. Thủ trưởng các Sở, ban, ngành chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về kết quả giải quyết thủ tục hành chính cho tổ chức, cá nhân theo quy định và có trách nhiệm trả lời, giải quyết các kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của tổ chức, cá nhân về kết quả giải quyết thủ tục hành chính của Sở, ban, ngành.
Chương II
NỘI DUNG VÀ TRÁCH NHIỆM PHỐI HỢP
Điều 4. Trách nhiệm của Trung tâm
1. Đối với việc rà soát, cập nhật quy trình giải quyết thủ tục hành chính; công khai, hướng dẫn, tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính, trả kết quả thủ tục hành chính; đôn đốc, theo dõi, giám sát việc giải quyết thủ tục hành chính.
a) Trên cơ sở Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm và nội dung quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính của các Sở, ban, ngành đối với từng thủ tục hành chính thực hiện tại Trung tâm đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, Trung tâm có trách nhiệm thống nhất với các Sở, ban, ngành trong việc rà soát, sửa đổi, bổ sung quy trình giải quyết thủ tục hành chính và cập nhật lên phần mềm của hệ thống thông tin một cửa điện tử tỉnh để phục vụ công tác quản lý và giúp cho tổ chức, cá nhân dễ dàng tiếp cận, tra cứu, theo dõi quá trình giải quyết thủ tục hành chính tại Trung tâm.
b) Trung tâm thường xuyên thực hiện niêm yết, công khai đầy đủ, kịp thời các thủ tục hành chính của các Sở, ban, ngành được quy định thực hiện tại Trung tâm trên Cổng Dịch vụ công của tỉnh (địa chỉ truy cập: dichvucong.angiang.gov.vn), Cổng thông tin điện tử tỉnh, Cổng thông tin điện tử của Trung tâm và niêm yết bằng văn bản tại trụ sở Trung tâm; đảm bảo việc công khai thủ tục hành chính chính xác, rõ ràng, đầy đủ các thủ tục hành chính và các bộ phận cấu thành thủ tục hành chính theo quy định, gỡ bỏ kịp thời các thủ tục hành chính đã hết hiệu lực thi hành.
c) Tổ chức thực hiện việc hướng dẫn, hỗ trợ tổ chức, cá nhân khi liên hệ giải quyết thủ tục hành chính, kê khai, chuẩn bị hồ sơ, nộp hồ sơ thực hiện thủ tục hành chính, thanh toán phí, lệ phí (nếu có). Hỗ trợ tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4; sử dụng dịch vụ bưu chính trong nộp hồ sơ và nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính.
d) Chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh trong việc theo dõi, giám sát, đôn đốc các Sở, ban, ngành có thủ tục hành chính thực hiện tại Trung tâm và cán bộ, công chức, viên chức cử đến làm việc tại Trung tâm trong việc hướng dẫn, tiếp nhận, giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính cho tổ chức, cá nhân theo đúng quy định và quy trình giải quyết
thủ tục hành chính đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; có trách nhiệm tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ giải quyết thủ tục hành chính của các Sở, ban, ngành; việc chấp hành nội quy, quy chế của cán bộ, công chức, viên chức tại Trung tâm và những khó khăn vướng mắc, kiến nghị, đề xuất (nếu có) với Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh định kỳ theo quy định, đồng thời gửi các Sở, ban, ngành có thủ tục hành chính thực hiện tại Trung tâm để biết, phối hợp chỉ đạo, thực hiện.
đ) Chủ động đề nghị các Sở, ban ngành có thủ tục hành chính thực hiện tại Trung tâm thông tin về việc tiếp nhận và tiến độ giải quyết thủ tục hành chính cho tổ chức, cá nhân khi cần thiết hoặc có yêu cầu; xác định rõ lý do, nội dung cần bổ sung đối với hồ sơ yêu cầu bổ sung hoặc lý do, nguyên nhân quá hạn, thời gian đề nghị gia hạn trả kết quả đối với hồ sơ quá hạn. Có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc các Sở, ban, ngành có thủ tục hành chính thực hiện tại Trung tâm và cán bộ, công chức, viên chức xử lý hồ sơ đến hoặc hồ sơ quá thời hạn giải quyết.
2. Đối với việc tiếp nhận, bố trí, quản lý cán bộ, công chức, viên chức Sở, ban, ngành cử đến làm việc tại Trung tâm
a) Trung tâm có trách nhiệm tiếp nhận cán bộ, công chức, viên chức do Sở, ban, ngành cử đến làm việc tại Trung tâm, đáp ứng điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định của Nghị định 61/2018/NĐ-CP; từ chối tiếp nhận đối với cán bộ, công chức, viên chức không đáp ứng điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định hoặc chủ động đề nghị với Sở, ban, ngành thay cán bộ, công chức, viên chức vi phạm kỷ luật lao động, có thái độ, tác phong, cư xử không đúng quy định về văn hóa công sở, năng lực chuyên môn không đáp ứng được nhiệm vụ hoặc có hành vi vi phạm pháp luật khác trong thời gian làm việc tại Trung tâm; chủ động đề nghị Sở, ban, ngành cử cán bộ, công chức, viên chức đến Trung tâm để kịp thời tăng, giảm cán bộ, công chức, viên chức khi số lượng tổ chức, cá nhân đến thực hiện thủ tục hành chính có biến động tăng, giảm hoặc quá ít hoặc trường hợp cán bộ, công chức, viên chức được vắng mặt, được nghỉ theo quy định.
b) Có trách nhiệm bố trí chổ ngồi làm việc và đảm bảo điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện, môi trường làm việc, ứng dụng công nghệ thông tin và các điều kiện cần thiết khác cho cán bộ làm việc tại Trung tâm.
c) Quản lý, theo dõi đôn đốc, giám sát cán bộ, công chức, viên chức các Sở, ban, ngành giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính cho tổ chức, cá nhân; việc chấp hành các quy định của pháp luật về chế độ công vụ, kỷ luật kỷ cương hành chính, thời gian làm việc, tiến độ và chất lượng xử lý công việc được giao, thực hiện quy chế văn hóa công sở, nội quy của Trung tâm, tinh thần thái độ, tác phong cư xử, giao tiếp với tổ chức, cá nhân và hằng tháng thông báo cho Sở, ban, ngành biết và phối hợp thực hiện. Kịp thời xử lý theo thẩm quyền hoặc phối hợp với các Sở, ban, ngành trực tiếp quản lý cán bộ, công chức, viên chức xem xét, xử lý hành vi vi phạm của cán bộ xảy ra tại Trung tâm (nếu có).
d) Trong tháng 12 hàng năm, Trung tâm có trách nhiệm phối hợp thực hiện nhận xét, đánh giá đối với cán bộ, công chức, viên chức các Sở, ban, ngành cử đến làm việc tại Trung tâm về quá trình công tác tại Trung tâm theo quy định.
Thực hiện đánh giá đột xuất đối với cán bộ, công chức, viên chức khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền hoặc theo đề nghị của Sở, ban, ngành trực tiếp quản lý. Kết quả nhận xét, đánh giá hằng năm của Trung tâm được gửi cho Sở, ban, ngành trực tiếp quản lý cán bộ, công chức, viên chức.
3. Thực hiện công tác đào tạo bồi dưỡng, chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức
a) Hằng năm, Trung tâm phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng giao tiếp, ứng xử, sử dụng các hệ thống phần mềm và các nội dung đào tạo, bồi dưỡng khác để nâng cao chất lượng cán bộ, công chức, viên chức làm việc tại Trung tâm.
b) Phối hợp Sở, ban, ngành trang bị đồng phục công sở hằng năm, chi trả chế độ hỗ trợ hằng tháng kịp thời, đầy đủ cho cán bộ, công chức, viên chức làm việc tại Trung tâm theo quy định.
4. Đối với việc thu phí, lệ phí giải quyết thủ tục hành chính
a) Thông báo công khai mức phí, lệ phí giải quyết thủ tục hành chính đối với các thủ tục hành chính có thu phí, lệ phí thực hiện tại Trung tâm theo quy định của pháp luật; hướng dẫn, hỗ trợ tổ chức, cá nhân lựa chọn, sử dụng hình thức nộp phí, lệ phí giải quyết thủ tục hành chính phù hợp; phối hợp tốt với ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương An Giang (đã được Kho bạc ủy thác thu phí, lệ phí giải quyết thủ tục hành chính) tổ chức thu phí, lệ phí giải quyết thủ tục hành chính tập trung tại Trung tâm.
b) Số tiền thu phí, lệ phí giải quyết thủ tục hành chính tại Trung tâm được gửi vào tài khoản của các Sở, ban, ngành. Trước ngày 05 hằng tháng, ngân hàng có trách nhiệm chuyển bảng tổng hợp thu phí, lệ phí và liên 3 của biên lai phí, lệ phí cho sở, ngành kiểm soát, đối chiếu.
5. Đối với việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của tổ chức, cá nhân
a) Trung tâm thực hiện tiếp nhận phản ánh, kiến nghị của tổ chức, cá nhân về các quy định, quy trình giải quyết thủ tục hành chính của các Sở, ban, ngành thực hiện tại Trung tâm, đối với cán bộ, công chức, viên chức làm việc tại Trung tâm và cán bộ tham gia trong quy trình giải quyết thủ tục hành chính về tinh thần trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp, tác phong, ứng xử, về việc không tuân thủ quy định của pháp luật trong việc hướng dẫn, tiếp nhận, giải quyết, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính và các hành vi vi phạm pháp luật khác có liên quan thông qua Tổng đài hỗ trợ, số điện thoại đường dây nóng, trực tiếp tại Trung tâm, qua thư điện tử, hòm thư góp ý, phiếu khảo sát đánh giá mức độ hài lòng của tổ chức, cá nhân, thông qua các hệ thống phần mềm đánh giá, mạng xã hội và qua các kênh thông tin, phương thức tiếp nhận khác.
b) Sau khi tiếp nhận phản ánh, kiến nghị, của tổ chức, cá nhân, Trung tâm có trách nhiệm xử lý theo thẩm quyền hoặc chuyển đến Sở, ban, ngành xử lý theo nguyên tắc sau: Đối với nội dung có liên quan đến hoạt động, điều hành của Trung tâm thì Trung tâm chủ trì xử lý, có giải trình, trả lời tổ chức, cá nhân bằng văn bản, đồng thời gửi sở, ngành 01 bản để biết; Đối với nội dung liên quan đến việc hướng dẫn, tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính thì Trung tâm có trách nhiệm chuyển đến các Sở, ban, ngành có liên quan để xử lý theo thẩm quyền, đồng thời đôn đốc, theo dõi quá trình giải quyết; Đối với nội dung có liên quan đến quy định hành chính ngoài phạm vi chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm thì Trung tâm có trách nhiệm tổng hợp, báo cáo Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh để chỉ đạo điều chỉnh đối với nội dung thuộc thẩm quyền hoặc kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền điều chỉnh theo quy định pháp luật.
Điều 5. Trách nhiệm của các sở, ban, ngành
1. Đối với việc rà soát thủ tục hành chính, xây dựng quy trình giải quyết thủ tục hành chính; hướng dẫn, tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính
a) Có trách nhiệm cung cấp ngay cho Trung tâm nội dung chi tiết của từng thủ tục hành chính sau khi được cấp có thẩm quyền công bố (bao gồm trình tự, cách thức thực hiện, thành phần, số lượng hồ sơ, thời gian giải quyết, mức phí, lệ phí,…); xây dựng quy trình giải quyết các thủ tục hành chính chi tiết, rõ ràng thời gian giải quyết tại các bước thực hiện, cán bộ được phân công thực hiện ở mỗi bước bảo đảm tổng thời gian giải quyết (quy trình nội bộ) trình cấp có thẩm quyền phê duyệt để Trung tâm cập nhật trên phần mềm của hệ thống thông tin một cửa điện tử tỉnh để thực hiện công khai minh bạch cho tổ chức, cá nhân và phục vụ công tác quản lý, tổng hợp, báo cáo.
b) Chủ động rà soát, cập nhật danh mục thủ tục hành chính trình cấp có thẩm quyền công bố, thông báo kịp thời cho Trung tâm về những thay đổi của các thủ tục hành chính để Trung tâm thực hiện niêm yết, công khai bằng văn bản hoặc bằng điện tử cho tổ chức, cá nhân được biết.
c) Chỉ đạo, quán triệt cán bộ, công chức, viên chức thuộc quyền quản lý làm việc tại Trung tâm thực hiện hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ trước khi tiếp nhận theo nguyên tắc hướng dẫn một lần đầy đủ, chính xác; không tự ý yêu cầu tổ chức, cá nhân bổ sung các hồ sơ, giấy tờ ngoài quy định đối với các thủ tục hành chính đã được các cơ quan có thẩm quyền công bố công khai theo quy định.
d) Đôn đốc, kiểm tra cán bộ, công chức, viên chức thuộc quyền quản lý tiếp nhận, thẩm định hoặc phối hợp thẩm định hồ sơ thủ tục hành chính; chuyển cơ quan có thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính liên thông; phê duyệt hoặc trình cấp có thẩm quyền phê duyệt hồ sơ thủ tục hành chính đảm bảo chất lượng, thời gian trả kết quả cho tổ chức, cá nhân và tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật; chuyển kết quả giải quyết thủ tục hành chính về Trung tâm để cán bộ, công chức, viên chức trả cho tổ chức, cá nhân, không tự ý trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính của các Sở, ban, ngành tại Trung tâm (trừ các thủ tục hành chính đặc thù, nếu việc trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính cho tổ chức, cá nhân do Sở, ban, ngành thực hiện thì phải có sự trao đổi, thống nhất với Trung tâm).
đ) Giao nhiệm vụ cho cán bộ, công chức, viên chức phải xem xét, kiểm tra tính chính xác, đầy đủ của hồ sơ khi tiếp nhận, sau khi tiếp nhận phải quét (scan) và lưu trữ hồ sơ điện tử, cập nhật vào hệ thống thông tin một cửa điện tử tỉnh; thường xuyên kiểm tra, cập nhật tiến độ xử lý từng hồ sơ trên phần mềm để giải quyết thủ tục hành chính theo quy định. Đồng thời, các Sở, ban, ngành thường xuyên theo dõi, kiểm tra tình hình tiếp nhận, giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính của cán bộ, công chức, viên chức làm việc tại Trung tâm và cán bộ tham gia quy trình giải quyết thủ tục hành chính; kịp thời phát hiện, chấn chỉnh, xử lý nghiêm đối với các trường hợp vi phạm.
e) Trong quá trình giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính, các Sở, ban, ngành có trách nhiệm xử lý hồ sơ theo đúng quy định của pháp luật hiện hành, đặc biệt là đảm bảo nguyên tắc:
- Đối với hồ sơ sau khi tiếp nhận, thẩm định không đủ điều kiện giải quyết, Sở, ban, ngành trả lại hồ sơ và thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do không giải quyết hồ sơ để gửi cho tổ chức, cá nhân, đồng thời quét văn bản và đính kèm trên hệ thống thông tin một cửa điện tử tỉnh để quản lý, theo dõi. Thời hạn thông báo phải trong thời hạn giải quyết hồ sơ theo quy định.
- Đối với hồ sơ qua thẩm tra, thẩm định chưa đủ điều kiện giải quyết, Sở, ban, ngành trả lại hồ sơ kèm theo thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do, nội dung cần bổ sung theo mẫu Phiếu yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ để gửi tổ chức, cá nhân, đồng thời quét văn bản và đính kèm trên hệ thống thông tin một cửa điện tử tỉnh để quản lý, theo dõi. Thời gian thông báo trả lại hồ sơ không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ. Thời hạn giải quyết được tính lại từ đầu sau khi nhận đủ hồ sơ.
- Đối với hồ sơ quá hạn giải quyết, trong thời hạn chậm nhất 01 ngày trước ngày hết hạn, Sở, ban, ngành có thẩm quyền giải quyết hồ sơ phải thông báo bằng văn bản cho Trung tâm và gửi văn bản xin lỗi tổ chức, cá nhân, trong đó nêu rõ lý do quá hạn, thời gian đề nghị gia hạn trả kết quả theo mẫu Phiếu xin lỗi và hẹn ngày trả kết quả, đồng thời quét văn bản xin lỗi và đính kèm trên hệ thống thông tin một cửa điện tử tỉnh để quản lý, theo dõi. Việc hẹn lại ngày trả kết quả được thực hiện không quá một lần.
f) Chỉ đạo, giao nhiệm vụ cho cán bộ, công chức, viên chức thuộc quyền quản lý cử đến làm việc tại Trung tâm đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, chủ động hướng dẫn tổ chức, cá nhân cách thức tiếp cận, sử dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 và sử dụng dịch vụ bưu chính công ích trong nộp hồ sơ và nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính.
2. Phối hợp trong công tác quản lý, thực hiện chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức được cử đến làm việc tại Trung tâm
a) Các Sở, ban, ngành có trách nhiệm cử cán bộ, công chức, viên chức đến làm việc tại Trung tâm đáp ứng tiêu chuẩn chung về phẩm chất theo quy định của pháp luật và đáp ứng các tiêu chuẩn sau: cán bộ, công chức, viên chức phải có năng lực, trình độ chuyên môn, kinh nghiệm công tác; có phẩm chất đạo đức tốt, tinh thần trách nhiệm cao trong thi hành nhiệm vụ được giao; có tác phong, thái độ giao tiếp, cư xử lịch sự, hòa nhã, cởi mở, thân thiện, chuẩn mực, đúng quy chế văn hóa công sở, không cử cán bộ, công chức, viên chức chỉ thực hiện nhiệm vụ kiểm đếm hồ sơ. Thời hạn cán bộ cử đến làm việc tại Trung tâm từ 06 tháng đến 24 tháng mỗi đợt.
b) Bố trí dự phòng ít nhất 01 cán bộ, công chức, viên chức để kịp thời thay thế cán bộ, công chức, viên chức cử đến làm việc tại Trung tâm trong các trường hợp người đó nghỉ phép, nghỉ bù, nghỉ ốm, nghỉ việc riêng, đi học, đào tạo, bồi dưỡng để không làm gián đoạn việc tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính cho tổ chức, cá nhân. Có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho Trung tâm trước khi cán bộ, công chức, viên chức cử đến làm việc tại Trung tâm nghỉ theo các trường hợp nêu trên và cử cán bộ, công chức, viên chức khác thay thế.
c) Theo đề nghị của Trung tâm, các Sở, ban, ngành kịp thời tăng, giảm số lượng cán bộ, công chức, viên chức khi số lượng tổ chức, cá nhân đến thực hiện thủ tục hành chính tăng, giảm hoặc quá ít; cử cán bộ, công chức, viên chức khác thay thế cán bộ, công chức, viên chức đã được cử đến làm việc tại Trung tâm nếu không đáp ứng điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định hoặc vi phạm kỷ luật lao động, có thái độ, tác phong, cư xử không đúng quy định về văn hóa công sở hoặc không hoàn thành nhiệm vụ, năng lực chuyên môn không đáp ứng được nhiệm vụ hoặc có hành vi vi phạm pháp luật khác trong thời gian làm việc tại Trung tâm hoặc được đánh giá có mức độ hài lòng thấp.
d) Cung cấp đầy đủ, kịp thời các thông tin liên quan đến lĩnh vực công tác và bảo đảm đầy đủ các quyền lợi cho cán bộ, công chức, viên chức thuộc quyền quản lý cử đến làm việc tại Trung tâm. Trường hợp các Sở, ban, ngành cử cán bộ, công chức, viên chức thuộc quyền quản lý đang làm việc tại Trung tâm đi đào tạo, bồi dưỡng hoặc nghỉ chế độ, nghỉ việc riêng từ 30 ngày trở lên, các Sở, ban, ngành chủ động trang bị đồng phục bổ sung cho cán bộ, công chức, viên chức được cử thay thế.
đ) Quán triệt, yêu cầu cán bộ, công chức, viên chức thuộc quyền quản lý cử đến làm việc tại Trung tâm phải đeo thẻ công chức, viên chức, thẻ ngành và mặc đồng phục trong thời gian làm việc theo quy định; chấp hành nghiêm chỉnh các nội quy, quy chế của Trung tâm và các quy định của nhà nước; nhận bàn giao tài sản, trang thiết bị, cơ sở vật chất, vị trí quầy làm việc tại Trung tâm và có trách nhiệm quản lý, sử dụng có hiệu quả trong thời gian thực hiện nhiệm vụ được giao.
3. Đối với việc thu phí, lệ phí giải quyết thủ tục hành chính
a) Các Sở, ban, ngành có trách nhiệm thông báo kịp thời bằng văn bản cho Trung tâm về những thay đổi của mức phí, lệ phí của các thủ tục hành chính đang giải quyết tại Trung tâm để Trung tâm kịp thời cập nhật, điều chỉnh, niêm yết công khai và tổ chức thu theo quy định.
b) Tiếp nhận bảng tổng hợp thu phí, lệ phí, liên 3 của biên lai phí, lệ phí từ ngân hàng gửi để kiểm soát, đối chiếu. Thời gian đối chiếu việc thu phí, lệ phí với ngân hàng được thực hiện từ ngày 05 đến ngày 10 hằng tháng.
c) Chịu trách nhiệm quyết toán các khoản thu phí, lệ phí thủ tục hành chính với các cơ quan có thẩm quyền theo quy định.
4. Đối với việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của tổ chức, cá nhân
a) Chủ trì giải quyết kịp thời, triệt để các phản ánh, kiến nghị, của tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động giải quyết thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức
năng quản lý của Sở, ban, ngành theo quy định (bao gồm các phản ánh, kiến nghị, của tổ chức, cá nhân do Trung tâm tiếp nhận, chuyển đến); có trách nhiệm gửi kết quả xử lý cho Trung tâm 01 bản để quản lý, theo dõi, tổng hợp báo cáo chung.
b) Thường xuyên kiểm tra, rà soát các kiến nghị, phản ánh của tổ chức, cá nhân trên Cổng Dịch vụ công của tỉnh, Cổng thông tin điện tử của Trung tâm để hướng dẫn, hỗ trợ thực hiện thủ tục hành chính và trả lời những nội dung hỏi đáp của tổ chức, cá nhân khi thực hiện thủ tục hành chính.
Chương III
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 6. Trách nhiệm thi hành
1. Trung tâm chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành tổ chức triển khai thực hiện Quy chế này.
2. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Thủ trưởng các Sở, ban, ngành và các cơ quan có liên quan có trách nhiệm phối hợp với Giám đốc Trung tâm thực hiện các nội dung quy định trong Quy chế này và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh trong việc phối hợp hoạt động thực hiện tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính của các Sở, ban, ngành tại Trung tâm.
3. Trong quá trình triển khai thực hiện Quy chế, nếu có khó khăn vướng mắc phát sinh hoặc phát hiện những quy định chưa phù hợp, Thủ trưởng các Sở, ban, ngành kịp thời báo cáo với Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh) để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp./. | {
"issuing_agency": "Tỉnh An Giang",
"promulgation_date": "27/06/2019",
"sign_number": "1580/QĐ-UBND",
"signer": "Nguyễn Thanh Bình",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Quyet-dinh-3041-QD-BGTVT-nam-2013-tu-chu-tu-chiu-trach-nhiem-tai-chinh-don-vi-su-nghiep-cong-lap-210253.aspx | Quyết định 3041/QĐ-BGTVT năm 2013 tự chủ tự chịu trách nhiệm tài chính đơn vị sự nghiệp công lập | BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 3041/QĐ-BGTVT
Hà Nội, ngày 03 tháng 10 năm 2013
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC GIAO QUYỀN TỰ CHỦ, TỰ CHỊU TRÁCH NHIỆM VỀ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP
BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
Căn cứ Nghị định số 107/2012/NĐ-CP ngày 20/12/2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ GTVT;
Căn cứ văn bản số 13003/BTC-HCSN ngày 30/9/2013 của Bộ Tài chính về việc phương án tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính giai đoạn 2013 - 2015 theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ ;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tài chính,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính cho Trường Cao đẳng hàng hải I (trực thuộc Cục Hàng hải Việt Nam).
Điều 2. Trường Cao đẳng hàng hải I được phân loại là đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động thường xuyên, kinh phí đảm bảo chi hoạt động thường xuyên năm 2013 được ngân sách nhà nước cấp là 15.762 triệu đồng.
Điều 3. Căn cứ vào phân loại đơn vị sự nghiệp trên và mức kinh phí đảm bảo chi hoạt động thường xuyên, Thủ trưởng đơn vị có trách nhiệm tổ chức thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính theo quy định hiện hành./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Bộ trưởng (để b/c);
- Vụ TCCB;
- Cục Hàng hải VN;
- KBNN nơi đơn vị giao dịch;
- Lưu: VT - TC (02b Khang).
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Hồng Trường | {
"issuing_agency": "Bộ Giao thông vận tải",
"promulgation_date": "03/10/2013",
"sign_number": "3041/QĐ-BGTVT",
"signer": "Nguyễn Hồng Trường",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Quyet-dinh-1757-QD-UBND-2022-Ke-hoach-phat-trien-thong-ke-Vinh-Long-2021-2030-528097.aspx | Quyết định 1757/QĐ-UBND 2022 Kế hoạch phát triển thống kê Vĩnh Long 2021 2030 | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH LONG
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 1757/QĐ-UBND
Vĩnh Long, ngày 29 tháng 8 năm 2022
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN THỐNG KÊ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2021 - 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2045 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH LONG
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH LONG
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Quyết định số 2014/QĐ-TTg , ngày 01 tháng 12 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển Thống kê Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045;
Căn cứ Quyết định số 1271/QĐ-BKHĐT ngày 05 tháng 7 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển Thống kê Việt Nam giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Thống kê tại Tờ trình số 422/TTr-CTK, ngày 12 tháng 8 năm 2022.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển Thống kê Việt Nam giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long.
Điều 2.
Giao Cục trưởng Cục Thống kê chủ trì, phối hợp với Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện Kế hoạch.
Điều 3.
Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh; Cục trưởng Cục Thống kê; Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
- Thường trực Tỉnh ủy, HĐND tỉnh;
- CT và các PCT. UBND tỉnh;
- Lãnh đạo VP. UBND tỉnh;
- Các phòng, ban nghiên cứu;
- Lưu: 1.06.05.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lê Quang Trung
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN THỐNG KÊ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2021 - 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2045 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH LONG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1757/QĐ-UBND ngày 29/8/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long)
Thực hiện Quyết định số 2014/QĐ-TTg ngày 01/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển Thống kê Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Quyết định số 1271/QĐ-BKHĐT ngày 05 tháng 7 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển Thống kê Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long xây dựng Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển Thống kê Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trên địa bàn tỉnh (gọi tắt là Chiến lược phát triển Thống kê), cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Triển khai thực hiện Quyết định số 2014/QĐ-TTg ngày 01/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển Thống kê Việt Nam giai đoạn 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2045 thống nhất, đồng bộ trong toàn Hệ thống thống kê nhà nước;
- Xây dựng cơ chế, chính sách và bố trí nguồn lực thực hiện Chiến lược phát triển Thống kê;
- Xác định công việc cụ thể nhằm thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu đã được quy định trong Chiến lược phát triển Thống kê, đảm bảo tính khả thi với lộ trình thực hiện và sản phẩm cụ thể;
- Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động của lãnh đạo các cấp, các ngành về tầm quan trọng của dữ liệu thống kê phục vụ sự lãnh đạo, quản lý, điều hành của các cấp ủy Đảng và chính quyền.
2. Yêu cầu
- Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển Thống kê phải được xây dựng đầy đủ nội dung công việc theo Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển Thống kê Việt Nam; đảm bảo tính phù hợp với tình hình thực tế, tính đặc thù của địa phương;
- Có sự phân công công việc rõ ràng, hợp lý đối với các sở, ban, ngành tỉnh (gọi tắt là sở, ngành); Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố (gọi tắt là UBND cấp huyện) nhằm đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan trong quá trình thực hiện Chiến lược phát triển Thống kê.
II. NỘI DUNG VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN
Nội dung và thời gian thực hiện chi tiết (Phụ lục đính kèm).
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Các Sở, ngành tỉnh căn cứ vào từng nội dung công việc được giao chủ trì, xây dựng kế hoạch cụ thể triển khai thực hiện Chiến lược phát triển thống kê thuộc phạm vi của Sở, ngành quản lý; UBND cấp huyện căn cứ vào từng nội dung công việc được phân công, chỉ đạo các đơn vị trực thuộc và các cơ quan có liên quan triển khai thực hiện tốt Chiến lược phát triển Thống kê trên địa bàn thuộc địa phương quản lý.
Thủ trưởng các Sở, ngành tỉnh, Chủ tịch UBND cấp huyện có trách nhiệm chỉ đạo cán bộ, cơ quan chức năng chuyên môn thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ, nội dung công việc được phân công.
2. Cục Thống kê tham mưu UBND tỉnh tổ chức Hội nghị triển khai, quán triệt Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển Thống kê của tỉnh; chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan, tham mưu UBND tỉnh triển khai thực hiện và tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện Chiến lược phát triển Thống kê trên địa bàn tỉnh.
3. Sở Tài chính căn cứ vào khả năng cân đối ngân sách địa phương, phối hợp với Cục Thống kê hàng năm lập dự toán kinh phí thực hiện Chiến lược phát triển Thống kê trên địa bàn tỉnh.
Trên đây là Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển Thống kê Việt Nam giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long. UBND tỉnh yêu cầu các sở, ngành tỉnh; UBND cấp huyện phối hợp thực hiện đảm bảo tiến độ và mục đích, yêu cầu kế hoạch đề ra. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc đề nghị phản ánh kịp thời về Cục Thống kê để tổng hợp trình UBND tỉnh xem xét, chỉ đạo./.
PHỤ LỤC
NỘI DUNG VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN THỐNG KÊ
(Kèm theo Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển Thống kê Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long)
STT
Nội dung công việc
Mã số
Cơ quan thực hiện
Thời gian thực hiện
Sản phẩm chính
Chủ trì
Phối hợp
Thời gian bắt đầu
Thời gian hoàn thành
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
(6)
(7)
(8)
I
CÁC NHÓM NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP
1
Hoàn thiện thể chế, đổi mới mô hình tổ chức, phát triển nguồn nhân lực
01
1.1
Hoàn thiện thể chế
011
1.1.1
Xây dựng, sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành Luật Thống kê số 89/2015/QH13 và Luật số 01/2021/QH15 sửa đổi, bổ sung một số điều và Phụ lục Danh mục chỉ tiêu thống kê quốc gia của Luật Thống kê
0111
1.1.1.1
Báo cáo đánh giá 5 năm thi hành Luật Thống kê số 89/2015/QH13 và Luật số 01/2021/QH15 sửa đổi, bổ sung một số điều và Phụ lục Danh mục chỉ tiêu thống kê quốc gia của Luật Thống kê
01111
Cục Thống kê
Sở, ngành
2026
2027
Báo cáo đánh giá 5 năm
1.1.1.2
Triển khai áp dụng các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành Luật Thống kê số 89/2015/QH13 và Luật số 01/2021/QH15 sửa đổi, bổ sung một số điều và Phụ lục Danh mục chỉ tiêu thống kê quốc gia của Luật Thống kê
01112
Cục Thống kê
Sở, ngành; UBND cấp huyện
2022
2030
Các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành Luật Thống kê số 89/2015/QH13 và Luật số 01/2021/QH15 được triển khai, áp dụng thống nhất
1.2
Đổi mới và hoàn thiện mô hình tổ chức
012
1.2.1
Củng cố nhân lực thống kê cho sở, ngành và địa phương
0121
Sở Nội vụ
Sở, ngành; UBND cấp huyện
2023
2030
- Đề xuất bổ sung nhân lực;
- Số lượng công chức làm công tác thống kê.
1.3
Phát triển nguồn nhân lực
013
1.3.1
Thu hút, trọng dụng nhân lực trình độ cao, chuyên nghiệp
0131
1.3.1.1
Xây dựng tiêu chí, tiêu chuẩn nhân lực chất lượng cao
01311
Cục Thống kê
Sở Nội vụ
Hàng năm
Quyết định của cấp có thẩm quyền ban hành tiêu chí, tiêu chuẩn nhân lực chất lượng cao
1.3.1.2
Nghiên cứu cơ chế, chính sách đãi ngộ đối với nguồn nhân lực chất lượng cao
01312
Cục Thống kê
Sở Nội vụ
Hàng năm
Quyết định của cấp có thẩm quyền ban hành cơ chế, chính sách đãi ngộ đối với nguồn nhân lực chất lượng cao theo quy định của nhà nước
1.3.1.3
Xây dựng và triển khai kế hoạch tuyển dụng, tiếp nhận nhân lực chất lượng cao
01313
Cục Thống kê
Sở Nội vụ
Hàng năm
Quyết định của cấp có thẩm quyền ban hành kế hoạch tuyển dụng, tiếp nhận nhân lực chất lượng cao
1.3.2
Tăng cường huy động và sử dụng các chuyên gia, nhà khoa học về khoa học thống kê, khoa học dữ liệu, công nghệ thông tin
0132
1.3.2.1
Xây dựng chính sách, chế độ huy động và sử dụng các chuyên gia, nhà khoa học về khoa học thống kê, khoa học dữ liệu, công nghệ thông tin
01321
Cục Thống kê
Sở Nội vụ
2023
2030
Chính sách, chế độ huy động và sử dụng các chuyên gia, nhà khoa học về khoa học thống kê, khoa học dữ liệu, công nghệ thông tin được ban hành
1.3.2.2
Huy động các chuyên gia, nhà khoa học trong các nhóm lĩnh vực tham gia một số hoạt động trong công tác thống kê
01322
Cục Thống kê
Sở Nội vụ
2023
2030
- Danh sách, kèm thông tin trích ngang liên quan của chuyên gia, nhà khoa học về khoa học thống kê, khoa học dữ liệu, công nghệ thông tin;
- Số lượng chuyên gia nhà khoa học về khoa học thống kê, khoa học dữ liệu, công nghệ thông tin được huy động từ bên ngoài tham gia vào các hoạt động thống kê.
1.3.2.3
Tổ chức các khóa học, lớp bồi dưỡng về khoa học thống kê, khoa học dữ liệu, công nghệ thông tin…với sự tham gia giảng dạy của các chuyên gia
01323
Sở Nội vụ
Cục Thống kê
Hàng năm
- Số lượng khóa học, lớp bồi dưỡng được tổ chức có các chuyên gia về lĩnh vực khoa học thống kê, khoa học dữ liệu, công nghệ thông tin tham gia giảng dạy;
- Số lượt công chức, viên chức tham dự các khóa học, lớp bồi dưỡng.
1.3.3
Ưu tiên sử dụng nhân lực tại chỗ đối với các vùng khó khăn
0133
1.3.3.1
Nghiên cứu tiêu chí ưu tiên sử dụng nhân lực tại chỗ trong kế hoạch tuyển dụng người làm công tác thống kê
01331
Sở Nội vụ
Cục Thống kê
2023
2030
Văn bản quy định các tiêu chí ưu tiên sử dụng nhân lực tại chỗ được ban hành
1.3.3.2
Triển khai thực hiện chính sách của Đảng, nhà nước về tuyển dụng, tiếp nhận…đối với công chức tại vùng khó khăn, vùng sâu
01332
Sở Nội vụ
Cục Thống kê
Hàng năm
- Báo cáo rà soát nhân lực tại chỗ đối với các vùng khó khăn, vùng sâu;
- Xây dựng kế hoạch luân chuyển, điều động nhân lực đối với các vùng khó khăn, vùng sâu;
- Số lượng công chức tại vùng khó khăn, vùng sâu được tuyển dụng, tiếp nhận theo chính sách của Đảng, nhà nước.
1.4
Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng
014
1.4.1
Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cho những người làm công tác thống kê tại sở, ngành và UBND cấp huyện.
0141
1.4.1.1
Rà soát, đánh giá hiện trạng và xác định nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực làm công tác thống kê
01411
Cục Thống kê
Sở, ngành; UBND cấp huyện
Hàng năm
Báo cáo rà soát, đánh giá hiện trạng và nhu cầu đào tạo nhân lực thống kê
1.4.1.2
Xây dựng Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng hàng năm, 5 năm
01412
Cục Thống kê
Sở Nội vụ
Hàng năm
Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng được cấp có thẩm quyền phê duyệt hàng năm, 5 năm
1.4.1.3
Tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng cho người làm công tác thống kê tại Sở, ngành và UBND cấp huyện
01413
Sở Nội vụ
Cục Thống kê
Hàng năm
- Số lượng khóa đào tạo, bồi dưỡng do UBND tỉnh tổ chức;
- Số lượng học viên tham dự các khóa đào tạo, bồi dưỡng do UBND tỉnh tổ chức;
- Số lượng học viên tham dự các khóa đào tạo, bồi dưỡng do Tổng cục Thống kê tổ chức.
1.4.1.4
Tổ chức các khóa bồi dưỡng, phổ biến kiến thức thống kê cho lãnh đạo các cơ quan, Sở, ngành
01414
Sở Nội vụ
Cục Thống kê
2023
2030
- Số lượng khóa bồi dưỡng phổ biến kiến thức thống kê;
- Số lượng học viên được bồi dưỡng, phổ biến kiến thức thống kê.
1.4.2
Hợp tác, liên kết với các tổ chức trong nước và quốc tế trong công tác đào tạo, bồi dưỡng
0142
Sở Nội vụ
Cục Thống kê
Hàng năm
- Xây dựng chương trình đào tạo, giáo trình, bài giảng, đội ngũ giảng viên…;
- Số lượng khóa đào tạo, bồi dưỡng;
- Số lượng học viên được đào tạo, bồi dưỡng.
2
Xây dựng, hoàn thiện, ban hành và áp dụng các tiêu chuẩn, quy trình, mô hình thống kê
02
2.1
Triển khai áp dụng thống nhất các tiêu chuẩn thống kê
021
2.1.1
Áp dụng thống nhất các tiêu chuẩn thống kê
0211
2.1.1.1
Rà soát lại tiêu chuẩn thống kê đang sử dụng
02111
Cục Thống kê
Sở, ngành
2025
2026
Tiêu chuẩn thống kê được rà soát
2.1.1.2
Triển khai áp dụng tiêu chuẩn thống kê do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
02112
Cục Thống kê
Sở, ngành
2026
2030
- Số cơ quan thống kê sở, ngành thuộc UBND tỉnh triển khai áp dụng các tiêu chuẩn thống kê ban hành;
- Số tiêu chuẩn thống kê ban hành được triển khai áp dụng.
2.2
Triển khai áp dụng thống nhất các quy trình sản xuất thông tin thống kê
022
2.2.1
Xây dựng kế hoạch và tổ chức các lớp tập huấn về các quy trình sản xuất thông tin thống kê
0221
Cục Thống kê
Sở, ngành; UBND cấp huyện
2024
2025
- Kế hoạch áp dụng các quy trình sản xuất thông tin thống kê;
- Số lớp tập huấn về các quy trình sản xuất thông tin thống kê.
2.2.2
Các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn áp dụng thống nhất các quy trình sản xuất thông tin thống kê
0222
Cục Thống kê
Sở, ngành; UBND cấp huyện
2024
2030
Số lượng văn bản hướng dẫn áp dụng thống nhất các quy trình sản xuất thông tin thống kê
3
Hiện đại hóa hoạt động thu thập, xử lý và quản trị dữ liệu
03
3.1
Hiện đại hóa hoạt động thu thập, xử lý dữ liệu
031
3.1.1
Đa dạng hóa hình thức và ứng dụng tối đa công nghệ thông tin trong hoạt động thu thập, xử lý dữ liệu thống kê
0311
3.1.1.1
Đa dạng hoá hình thức thu thập thông tin thống kê
03111
Cục Thống kê
Sở, ngành; UBND cấp huyện
2021
2030
- Ứng dụng các phần mềm phục vụ thu thập thông tin thống kê (Hệ thống cung cấp thông tin trực tuyến; phần mềm thu thập thông tin trên thiết bị di động; Phần mềm khai thác dữ liệu hành chính từ Tổng cục Thuế; phần mềm khai thác dữ liệu từ chế độ báo cáo thống kê điện tử cấp quốc gia; phần mềm sử dụng bản đồ số GIS và ảnh viễn thám cho thống kê cây trồng...);
- Số lượng các cuộc điều tra và tổng điều tra thống kê sử dụng phiếu điều tra điện tử thay cho phiếu giấy.
3.1.1.2
Ứng dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại trong xử lý thống kê; ứng dụng công nghệ thông tin trong việc kiểm tra, giám sát, xử lý thông tin thống kê
03112
Cục Thống kê
Sở, ngành; UBND cấp huyện
2021
2030
- Hệ thống xử lý thông tin thống kê;
- Các hệ thống công nghệ thông tin (phần cứng, phần mềm) phục vụ tất cả các bước thu thập, giám sát và xử lý thông tin thống kê.
3.1.2
Ưu tiên sử dụng dữ liệu hành chính, dữ liệu sẵn có của các cơ quan quản lý nhà nước cho hoạt động thống kê
0312
3.1.2.1
Xây dựng và thường xuyên cập nhật cơ chế cung cấp, chia sẻ thông tin thống kê giữa Cục Thống kê với thống kê Sở, ngành
03121
Cục Thống kê
Sở, ngành
2022
2030
Quyết định của UBND tỉnh ban hành cơ chế cung cấp, chia sẻ thông tin thống kê
3.1.2.2
Xây dựng và thường xuyên cập nhật cơ chế cung cấp, chia sẻ dữ liệu hành chính, dữ liệu sẵn có giữa các cơ quan quản lý nhà nước với Bộ Kế hoạch Đầu tư và các bộ, ngành có liên quan
03122
Cục Thống kê
Sở, ngành
2022
2030
Quyết định của cấp có thẩm quyền ban hành cơ chế cung cấp, chia sẻ dữ liệu hành chính, dữ liệu sẵn có giữa các cơ quan quản lý nhà nước với Bộ Kế hoạch Đầu tư và các bộ, ngành có liên quan
3.1.2.3
Sử dụng dữ liệu hành chính, dữ liệu sẵn có của các cơ quan quản lý nhà nước trong sản xuất thông tin thống kê
03123
Cục Thống kê
Sở, ngành; UBND cấp huyện
2022
2030
- Số chỉ tiêu thống kê được sản xuất có sử dụng nguồn dữ liệu hành chính.
- Số chỉ tiêu thống kê được sản xuất có sử dụng nguồn dữ liệu sẵn có.
3.1.2.1.1
Sử dụng dữ liệu hành chính về con người
031211
Công an tỉnh
Cục Thống kê
2022
2030
Chỉ tiêu thống kê về dân số
3.1.2.1.2
Sử dụng dữ liệu hành chính về đất đai
031212
Sở Tài nguyên và Môi trường
Cục Thống kê
2022
2030
Chỉ tiêu thống kê về đất đai
3.1.2.1.3
Sử dụng dữ liệu hành chính về cơ sở kinh tế
031213
Sở Công Thương
Cục Thống kê
2022
2030
Chỉ tiêu thống kê về kinh tế
3.1.2.1.4
Sử dụng dữ liệu hành chính về thuế
031214
Cục Thuế tỉnh
Cục Thống kê
2022
2030
Chỉ tiêu thống kê về thuế
3.1.2.1.5
Sử dụng dữ liệu hành chính về bảo hiểm
031215
Bảo hiểm xã hội tỉnh
Cục Thống kê
2022
2030
Chỉ tiêu thống kê về bảo hiểm
3.1.3
Tích hợp các cuộc điều tra và ứng dụng tối đa công nghệ thông tin trong tất cả các bước của quy trình điều tra
0313
3.1.3.1
Tích hợp các cuộc điều tra có cùng lĩnh vực và đối tượng
03131
Cục Thống kê
Sở, ngành; UBND cấp huyện
2022
2030
Số lượng cuộc điều tra được tích hợp
3.1.3.2
Tin học hóa toàn bộ quy trình điều tra thống kê
03132
Cục Thống kê
Sở, ngành; UBND cấp huyện
2023
2030
Các bước trong quy trình điều tra thống kê được tin học hóa
3.1.3.3
Ứng dụng công nghệ thông minh (AI) hỗ trợ đối tượng cung cấp thông tin
03133
Cục Thống kê
Sở, ngành; UBND cấp huyện
2025
2030
Số các giải pháp thông minh (AI) hỗ trợ đối tượng cung cấp thông tin.
3.1.4
Ứng dụng khoa học thống kê, khoa học dữ liệu để khai thác nguồn dữ liệu lớn, dữ liệu mới cho hoạt động thống kê
0314
3.1.4.1
Rà soát, đánh giá và xác định danh mục dữ liệu mở; đề xuất giải pháp sử dụng dữ liệu mở phục vụ công tác thống kê
03141
Cục Thống kê
Sở, ngành
2023
2030
- Danh mục dữ liệu mở phục vụ công tác thống kê;
- Giải pháp sử dụng dữ liệu mở của cơ quan nhà nước phục vụ công tác thống kê.
4
Đổi mới hoạt động xác định nhu cầu, phân tích, dự báo, biên soạn và phổ biến thông tin thống kê
04
4.1
Nâng cao chất lượng hoạt động phân tích và dự báo thống kê
041
4.1.1
Áp dụng khung lý thuyết, mô hình, phương pháp, công cụ phân tích và dự báo thống kê tiên tiến, hiện đại
0411
4.1.1.1
Áp dụng khung lý thuyết chung được xây dựng để thực hiện các hoạt động phân tích và dự báo thống kê
04111
Cục Thống kê
Sở, ngành
Tháng 4/2023
2030
Số báo cáo/chuyên đề phân tích và dự báo áp dụng khung lý thuyết, mô hình, phương pháp, công cụ phân tích và dự báo thống kê tiên tiến, hiện đại
4.1.1.2
Áp dụng công cụ phần mềm tiên tiến đã nghiên cứu để thực hiện các báo cáo phân tích và dự báo thống kê
04112
Cục Thống kê
Sở, ngành
Tháng 4/2023
2030
Các chuyên đề phân tích và dự báo được áp dụng công cụ hiện đại
4.1.1.3
Tổ chức thu thập, sử dụng số liệu thống kê phục vụ công tác phân tích, dự báo của ngành, lĩnh vực phụ trách
04113
Cục Thống kê
Sở, ngành
2022
2030
Hệ thống số liệu thống kê phục vụ công tác phân tích, dự báo kinh tế vĩ mô, công tác kiểm sát
4.3
Đổi mới hoạt động biên soạn thông tin thống kê
043
4.3.1
Đổi mới nội dung biên soạn thông tin thống kê
0431
4.3.1.1
Rà soát lại các chỉ tiêu được biên soạn trong báo cáo KTXH tháng, quý, năm theo Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia, Hệ thống chỉ tiêu thống kê bộ, ngành, Hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh, huyện, xã được ban hành
04311
Cục Thống kê
Sở, ngành; UBND cấp huyện
2022
2030
Danh mục chỉ tiêu kinh tế - xã hội được rà soát theo Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia
4.3.1.2
Tăng cường biên soạn thông tin thống kê về vùng kinh tế - xã hội, các chỉ tiêu kinh tế số, logistic
04312
Cục Thống kê
Sở, ngành; UBND cấp huyện
2023
2030
Số lượng báo cáo kinh tế xã hội tháng, quý, năm, các báo cáo phân tích và dự báo thống kê có biên soạn thông tin thống kê về vùng kinh tế - xã hội, các chỉ tiêu kinh tế số, logistic
4.3.2
Đổi mới hình thức trong biên soạn thông tin thống kê
0432
Cục Thống kê
Sở, ngành; UBND cấp huyện
2023
2030
- Số lượng maket số liệu kinh tế-xã hội được chuẩn hóa theo phương pháp mới;
- Các thông tin đầu vào được chuẩn hóa điện tử trên Hệ thống thông tin báo cáo tỉnh(LRIS);
- Phần mềm biên soạn báo cáo kinh tế xã hội;
- Xuất bản Niên giám Thống kê điện tử ...
4.4
Đổi mới hoạt động phổ biến thông tin thống kê
044
4.4.1
Đa dạng hóa hình thức, nội dung công bố, cung cấp và phổ biến thông tin thống kê
0441
Cục Thống kê
Sở, ngành; UBND cấp huyện
2022
2030
Hình thức, nội dung công bố, cung cấp và phổ biến thông tin thống kê được đa dạng hóa
4.4.1.1
Phổ biến số liệu thống kê theo hình thức thân thiện với người dùng tin (trên các nền tảng và hình thức biên soạn infographic, bảng, biểu đồ thị phù hợp với số liệu nhiều năm)
04411
Cục Thống kê
Sở, ngành; UBND cấp huyện
2023
2030
Số sản phẩm thống kê được phổ biến rộng rãi trên trang web của TCTK, của UBND tỉnh
4.4.1.2
Xây dựng Quy chế phổ biến, cung cấp, chia sẻ thông tin thống kê thông tin thống kê nhà nước trên địa bàn tỉnh
04412
Cục Thống kê
Sở, ngành
2023
2030
Quyết định cùa UBND tỉnh ban hành Quy chế phổ biến, cung cấp, chia sẻ thông tin thống kê thông tin thống kê nhà nước trên địa bàn tỉnh
4.4.1.3
Tăng cường phổ biến thông tin về vùng kinh tế - xã hội
04413
Cục Thống kê
Sở, ngành
2023
2030
Thông tin về vùng kinh tế - xã hội được phổ biến trong buổi họp báo, ấn phẩm, website...
5
Tăng cường cơ sở vật chất và huy động các nguồn lực tài chính phục vụ công tác thống kê
05
5.1
Đảm bảo kinh phí thực hiện CLTK21-30
051
5.1.1
Dự toán kinh phí thực hiện chiến lược
0511
Cục Thống kê
Sở Tài chính
Hàng năm
Dự toán kinh phí thực hiện CLTK21-30 hàng năm của Hệ thống thống kê tập trung và UBND tỉnh được phê duyệt
5.1.2
Phân bổ kinh phí thực hiện chiến lược
0512
Cục Thống kê
Sở Tài chính
Hàng năm
Kinh phí thực hiện CLPTTK của Hệ thống thống kê tập trung và UBND tỉnh được phân bổ cho các đơn vị thực hiện
5.1.3
Huy động nguồn vốn hợp pháp khác bổ sung kinh phí cho hoạt động thống kê nhà nước
0513
UBND tỉnh
Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Hàng năm
Kinh phí thực hiện CLPTTK từ các nguồn khác của Hệ thống thống kê tập trung và UBND tỉnh được huy động và phân bổ để thực hiện Chiến lược
5.2
Tập trung xây dựng và phát triển hạ tầng số, nâng cấp hạ tầng công nghệ thông tin trong công tác thống kê
052
5.2.1
Xây dựng dự toán kinh phí Đề án tư liệu hóa và chuyển đổi số trong hệ thống thống kê quốc gia
0521
Cục Thống kê
Sở Tài chính
2022
2030
Dự toán kinh phí hàng năm thực hiện các hoạt động hoặc nội dung của Đề án được Hệ thống thống kê tập trung và UBND tỉnh phê duyệt
5.2.2
Phân bổ kinh phí Đề án tư liệu hóa và chuyển đổi số trong hệ thống thống kê quốc gia
0522
Cục Thống kê
Sở Tài chính
2022
2030
Kinh phí thực hiện Đề án hàng năm của Hệ thống thống kê tập trung và UBND tỉnh được phân bổ
5.3
Xây dựng trung tâm dữ liệu thống kê tập trung từ nguồn vốn đầu tư công
053
5.3.1
Xây dựng dự toán kinh phí Đề án xây dựng cơ sở dữ liệu thống kê quốc gia
0531
Cục Thống kê
Sở Tài chính
2022
2030
Dự toán kinh phí hàng năm cho từng hoạt động hoặc nội dung của Đề án xây dựng cơ sở dữ liệu thống kê quốc gia của Hệ thống thống kê tập trung và UBND tỉnh
5.3.2
Phân bổ kinh phí Đề án xây dựng cơ sở dữ liệu thống kê quốc gia
0532
Cục Thống kê
Sở Tài chính
2024
2030
Kinh phí thực hiện Đề án hàng năm của Hệ thống thống kê tập trung và UBND tỉnh được phân bổ
5.4
Hiện đại hóa cơ sở vật chất, phương tiện và trang thiết bị phục vụ công tác quản lý nhà nước về thống kê
054
5.4.1
Xây dựng dự toán kinh phí Đề án tăng cường năng lực thống kê quốc gia (Phương tiện và trang thiết bị phục vụ công tác quản lý nhà nước về thống kê)
0541
Cục Thống kê
Sở Tài chính
2024
2030
Dự toán kinh phí Đề án hàng năm của Hệ thống thống kê tập trung và UBND tỉnh được phê duyệt
5.4.2
Đảm bảo kinh phí thực hiện Đề án tăng cường năng lực thống kê quốc gia
0542
Cục Thống kê
Sở Tài chính
2024
2030
- Phương tiện và trang thiết bị làm việc của Hệ thống thống kê tập trung và UBND tỉnh được tăng cường;
- Kế hoạch phân bổ (Bao gồm hoạt động về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực: Đào tạo, bồi dưỡng).
II
CÁC HOẠT ĐỘNG TRIỂN KHAI THỰC HIỆN, THEO DÕI VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC
6
Thành lập Ban chỉ đạo thực hiện chiến lược và tổ chức Hội nghị triển khai thực hiện chiến lược
6
6.1
Thành lập, kiện toàn Ban chỉ đạo và Tổ thư ký giúp việc thực hiện CLTK21-30
61
6.1.1
Thành lập Ban chỉ đạo thực hiện CLTK21-30
0611
6.1.1.1
Thành lập Ban chỉ đạo và tổ thư ký giúp việc thực hiện CLTK21-30
06111
Cục Thống kê
Sở, ngành
Tháng 8/2022
Quyết định của UBND tỉnh về thành lập Ban chỉ đạo và tổ thư ký giúp việc thực hiện Chiến lược
6.1.1.2
Kiện toàn nhân sự Ban chỉ đạo và tổ thư ký giúp việc thực hiện chiến lược
06112
Cục Thống kê
Sở, ngành
2026
Quyết định của UBND tỉnh về kiện toàn Ban chỉ đạo và tổ thư ký giúp việc thực hiện Chiến lược
6.2
Xây dựng, cập nhật Kế hoạch thực hiện CLTK21-30
062
6.2.1
Xây dựng Kế hoạch thực hiện Chiến lược
0621
Cục Thống kê
Sở, ngành; UBND cấp huyện
Tháng 8/2022
Kế hoạch thực hiện Chiến lược của UBND tỉnh được ban hành
6.2.2
Cập nhật Kế hoạch thực hiện Chiến lược
0622
Cục Thống kê
Sở, ngành; UBND cấp huyện
2026
Kế hoạch thực hiện Chiến lược của UBND tỉnh được cập nhật
6.3
Tổ chức Hội nghị triển khai kế hoạch thực hiện Chiến lược
063
6.3.1
Hội nghị cấp tỉnh do UBND tỉnh chủ trì
0631
UBND tỉnh
Cục Thống kê
Tháng 8/2022
01 hội nghị do UBND tỉnh chủ trì
7
Tổ chức theo dõi, đánh giá và tổng kết thực hiện Chiến lược
07
7.1
Xây dựng phần mềm theo dõi thực hiện Chiến lược
071
7.1.1
Áp dụng phần mềm theo dõi thực hiện Chiến lược
0711
Cục Thống kê
Hàng năm
Kết quả thực hiện Chiến lược hàng năm được báo cáo trên phần mềm
7.2
Tổ chức theo dõi, đánh giá thực hiện Chiến lược
072
7.2.1
Theo dõi thường xuyên quá trình thực hiện Chiến lược
0721
Cục Thống kê
Sở, ngành; UBND cấp huyện
Hàng năm
Báo cáo theo dõi thực hiện Chiến lược hàng năm
7.2.2
Sơ kết thực hiện Chiến lược
0722
Cục Thống kê
Sở, ngành; UBND cấp huyện
Tháng 9/2025
Tháng 12/2025
Báo cáo sơ kết
7.2.3
Tổng kết thực hiện Chiến lược
0723
Cục Thống kê
Sở, ngành; UBND cấp huyện
Tháng 7/2030
Tháng 12/2030
- Báo cáo tổng kết
- Tổ chức Hội nghị tổng kết | {
"issuing_agency": "Tỉnh Vĩnh Long",
"promulgation_date": "29/08/2022",
"sign_number": "1757/QĐ-UBND",
"signer": "Lê Quang Trung",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Cong-nghe-thong-tin/Quyet-dinh-29-2020-QD-UBND-bao-dam-an-toan-thong-tin-trong-ung-dung-cong-nghe-Binh-Phuoc-477825.aspx | Quyết định 29/2020/QĐ-UBND bảo đảm an toàn thông tin trong ứng dụng công nghệ Bình Phước | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH PHƯỚC
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 29/2020/QĐ-UBND
Bình Phước, ngày 20 tháng 10 năm 2020
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY CHẾ BẢO ĐẢM AN TOÀN THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH PHƯỚC
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH PHƯỚC
Căn cứ Luật Giao dịch điện tử ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Căn cứ Luật Công nghệ thông tin ngày 29 tháng 6 năm 2006;
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Giao dịch điện tử ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Căn cứ Luật Công nghệ thông tin ngày 29 tháng 6 năm 2006;
Căn cứ Luật An toàn thông tin mạng ngày 19 tháng 11 năm 2015;
Căn cứ Luật An ninh mạng ngày 12 tháng 6 năm 2018;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan Nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng;
Căn cứ Nghị định số 85/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ về bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ;
Căn cứ Nghị định số 142/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 10 năm 2016 của Chính phủ về ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng;
Căn cứ Thông tư số 03/2017/TT-BTTTT ngày 24 tháng 4 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Nghị định số 85/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ về bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ;
Căn cứ Thông tư số 20/2017/TT-BTTTT ngày 12 tháng 9 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định về điều phối, ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng trên toàn quốc;
Căn cứ Thông tư số 27/2017/TT-BTTTT ngày 20 tháng 10 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định về việc quản lý, vận hành, kết nối, sử dụng và bảo đảm an toàn thông tin trên mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng, Nhà nước;
Căn cứ Quyết định số 05/2017/QĐ-TTg ngày 16 tháng 3 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định về hệ thống phương án ứng cứu khẩn cấp bảo đảm an toàn thông tin mạng quốc gia;
Thực hiện Quyết định số 63/QĐ-TTg ngày 13 tháng 01 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ phê quyệt Quy hoạch phát triển an toàn thông tin số quốc gia đến năm 2020;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tại Tờ trình số 130/TTr-STTTT ngày 02 tháng 10 năm 2020.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế bảo đảm an toàn thông tin trong hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh Bình Phước.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 05/11/2020 và thay thế Quyết định số 30/2016/QĐ-UBND ngày 01/7/2016 của UBND tỉnh ban hành Quy chế đảm bảo an toàn thông tin trong hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh Bình Phước.
Điều 3. Các ông/bà: Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông; Thủ trưởng các sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Thông tin và Truyền thông;
- Cục Kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp;
- TTTU, TTHĐND tỉnh;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- UBMTTQVN tỉnh;
- Như Điều 3;
- Trung tâm CNTT&TT;
- LĐVP, các phòng;
- Lưu: VT, P.KGVX,TD2.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Trần Tuệ Hiền
QUY CHẾ
BẢO ĐẢM AN TOÀN THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH PHƯỚC
(Ban hành kèm theo Quyết định số 29/2020/QĐ-UBND ngày 20 tháng 10 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chế này quy định về công tác đảm bảo an toàn thông tin trong hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong cơ quan Nhà nước, cơ quan đoàn thể, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, các doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp viễn thông, CNTT trên địa bàn tỉnh.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Các sở, ban, ngành; các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố; các cơ quan chuyên môn thuộc UBND các huyện, thị xã, thành phố; các hội đoàn thể; UBND các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh (các cơ quan, đơn vị).
2. Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và các tổ chức, cá nhân có liên quan tham gia vận hành, khai thác các hệ thống thông tin tại cơ quan, đơn vị quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông, CNTT, Internet; các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có tham gia vào các hoạt động ứng dụng CNTT của các cơ quan, đơn vị thuộc khoản 1 Điều này.
4. Các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc thực hiện đảm bảo an toàn thông tin trong hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Quy chế này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
Máy chủ (server) là máy tính được kết nối với hệ thống mạng LAN, WAN hoặc mạng internet, có năng lực xử lý cao, trên đó có cài đặt các phần mềm để phục vụ cho các máy tính khác truy cập, yêu cầu cung cấp các dịch vụ và tài nguyên.
Điều 4. Quy định bảo đảm an toàn thông tin mạng
1. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân và cán bộ, công chức, viên chức, người lao động chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung thông tin đã chuyển đi trên mạng nội bộ (LAN), mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng và Nhà nước (mạng WAN) và mạng Internet.
2. Tuân thủ các nguyên tắc, các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về bảo mật, an toàn thông tin số; chấp hành hướng dẫn của cơ quan chuyên môn quản lý Nhà nước về thông tin và truyền thông về các giải pháp, biện pháp, kỹ thuật về quản lý, bảo mật, an toàn thông tin số.
3. Các văn bản có nội dung “Mật” trở lên khi được soạn thảo phải trên thiết bị không kết nối mạng và được kiểm định; khi gửi, nhận qua mạng phải được thủ trưởng cơ quan, đơn vị cho phép và phải được mã hóa theo quy định của Luật Cơ yếu và các văn bản pháp luật liên quan.
4. Kết hợp nhiều biện pháp bảo đảm an toàn thông tin số, nhằm phát hiện và ngăn chặn kịp thời các nguy cơ mất an toàn thông tin.
5. Công tác đảm bảo an toàn thông tin mạng phải được thực hiện trên cơ sở có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, đơn vị và cá nhân.
Điều 5. Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Lưu trữ trên máy tính có kết nối mạng các văn bản, tài liệu, số liệu thuộc bí mật Nhà nước hoặc những thông tin, tài liệu mật khác do pháp luật quy định và chỉ được phép cung cấp, chia sẻ cho bên thứ ba có thẩm quyền trong những trường hợp nhất định theo quy định của pháp luật.
2. Các hành vi phá hoại, sử dụng các phương tiện kỹ thuật gây nguy hại cho hệ thống thông tin, làm rối loạn, tê liệt một phần hoặc toàn bộ hệ thống thông tin của các cơ quan Nhà nước.
3. Truy nhập khai thác, sử dụng, phát tán, thay đổi, phá hủy các thông tin số thuộc sở hữu của các cá nhân, tổ chức khác khi chưa được phép của chủ sở hữu.
4. Tạo ra, cài đặt, phát tán vi rút, mã độc vào máy tính, mạng LAN, mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Nhà nước.
5. Ngăn chặn việc truy nhập đến thông tin của tổ chức, cá nhân khác trên môi trường mạng, trừ trường hợp pháp luật cho phép.
6. Bẻ khóa, trộm cắp, sử dụng mật khẩu, khóa mật mã của tổ chức và cá nhân khác trên môi trường mạng.
7. Tổ chức, cá nhân, cán bộ công chức, viên chức che giấu tên của mình hoặc giả mạo tên của tổ chức, cá nhân khác khi gửi thông tin trên môi trường mạng LAN, mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Nhà nước.
8. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong quản lý về an ninh thông tin để gây cản trở hoạt động hợp pháp của các chủ thể tham gia hệ thống mạng LAN, mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Nhà nước, dịch vụ hành chính công; xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và công dân.
9. Nghiêm cấm tiết lộ tài khoản truy nhập, đấu nối, truy nhập trái phép vào các hệ thống thông tin dùng chung của tỉnh.
Chương II
NỘI DUNG BẢO ĐẢM AN TOÀN THÔNG TIN MẠNG
Điều 6. Bảo đảm an toàn vật lý và môi trường
1. Các khu vực xử lý, lưu trữ thông tin, phương tiện xử lý thông tin, phương tiện bảo đảm an toàn thông tin mạng phải được đặt ở vị trí an toàn, bảo vệ bằng tường bao và kiểm soát ra vào, bảo đảm chỉ có người có nhiệm vụ mới được vào và phải có nội quy riêng khi làm việc trong các khu vực này.
2. Các khu vực tại khoản 1 Điều này phải có biện pháp bảo vệ phòng chống cháy nổ, ngập lụt, động đất, chống sét, tác động của môi trường và các thảm họa khác do thiên nhiên và con người gây ra.
3. Khu vực an toàn, bảo mật phải được kiểm soát và cách ly với khu vực sử dụng chung.
4. Bảo đảm thiết bị lưu trữ dữ liệu quan trọng, phần mềm bản quyền lưu trữ trên thiết bị phải được kiểm tra, xóa hoặc ghi đè không có khả năng khôi phục trước khi loại bỏ hoặc tái sử dụng cho mục đích khác.
Điều 7. Bảo đảm an toàn trong phát triển hệ thống thông tin, trao đổi thông tin trên môi trường mạng
1. Các hoạt động liên quan đến xây dựng, thiết lập, quản lý, vận hành, nâng cấp mở rộng hệ thống thông tin phải thực hiện xác định cấp độ và phương án bảo đảm an toàn thông tin theo quy định tại Nghị định số 85/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ và hướng dẫn tại Thông tư số 03/2017/TT-BTTTT ngày 24 tháng 4 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông.
2. Phân loại thông tin theo các tiêu chí về giá trị và tầm quan trọng, tần suất sử dụng, thời gian lưu trữ để áp dụng phương thức bảo vệ thích hợp.
3. Việc gửi thông tin trên mạng phải bảo đảm:
a) Không giả mạo nguồn gốc gửi thông tin.
b) Tuân thủ Quy định này và quy định của pháp luật có liên quan.
4. Khi kết nối từ xa vào máy chủ để quản trị, phải sử dụng phương thức kết nối có mã hóa.
5. Sử dụng Mạng truyền số liệu chuyên dùng của tỉnh để truy cập, khai thác các hệ thống thông tin dùng chung của tỉnh.
6. Chỉ sử dụng thư điện tử công vụ và các công cụ trao đổi thông tin do các cơ quan Nhà nước hoặc tổ chức có thẩm quyền cung cấp để trao đổi thông tin, tài liệu trong hoạt động công vụ.
Điều 8. Quản lý truy cập
1. Các hệ thống thông tin, mạng phải sử dụng tường lửa để ngăn chặn và phát hiện các xâm nhập trái phép vào hệ thống nội bộ.
2. Phải có quy định về quản lý truy cập vào hệ thống thông tin, mạng tại mỗi đơn vị.
3. Mỗi tài khoản truy cập vào hệ thống thông tin chỉ được cấp cho một người quản lý và sử dụng.
4. Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động chỉ được phép truy cập thông tin theo đúng chức năng, trách nhiệm, quyền hạn của mình.
5. Các hệ thống thông tin phải giới hạn số lần đăng nhập sai liên tiếp vào hệ thống. Thiết lập chế độ tự động khóa tạm thời tài khoản nếu liên tục đăng nhập sai vượt quá số lần quy định.
6. Hủy bỏ quyền truy cập vào hệ thống thông tin, thu hồi lại tất cả các tài sản liên quan tới hệ thống thông tin của cơ quan (khóa, thẻ nhận dạng, thư mục lưu trữ, thư điện tử công vụ, máy vi tính, tài khoản) khi cán bộ, công chức, viên chức và người lao động chuyển công tác, nghỉ hưu hoặc chấm dứt lao động hợp đồng.
7. Tất cả máy trạm, máy chủ phải được đặt mật khẩu truy cập và thiết lập chế độ tự động bảo vệ màn hình sau tối đa 10 phút không sử dụng.
8. Khi thiết lập mạng không dây trong nội bộ đơn vị, phải đặt mật khẩu truy cập vào mạng không dây. Mật khẩu được đặt theo quy định tại khoản 9 Điều này.
9. Mật khẩu truy cập vào các hệ thống thông tin phải có độ phức tạp cao (có độ dài tối thiểu 8 ký tự, có ký tự thường, ký tự hoa, ký tự số và ký tự đặc biệt) và phải thiết lập chính sách hết hạn mật khẩu phù hợp với mức độ quan trọng của hệ thống thông tin.
10. Không đặt chế độ tự động ghi nhớ mật khẩu của các trình duyệt trong mọi trường hợp sử dụng.
Điều 9. Phòng chống phần mềm độc hại
1. Tất cả các máy trạm, máy chủ phải được trang bị phần mềm phòng chống phần mềm độc hại. Các phần mềm phòng chống phần mềm độc hại phải được thiết lập chế độ tự động cập nhật; chế độ tự động quét phần mềm độc hại khi sao chép, mở các tập tin.
2. Hệ điều hành, phần mềm cài đặt trên máy chủ phải được cập nhật vá lỗ hổng bảo mật thường xuyên, kịp thời.
3. Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động không được tự ý gỡ bỏ các phần mềm phòng, chống phần mềm độc hại trên máy tính trạm khi chưa có sự đồng ý của người có thẩm quyền trong cơ quan.
4. Tất cả các máy tính của đơn vị phải được cấu hình vô hiệu hóa tính năng tự động thực thi (autoplay) các tập tin trên các thiết bị lưu trữ di động.
5. Tất cả các tập tin, thư mục phải được quét phần mềm độc hại trước khi sao chép, sử dụng.
6. Máy chủ chỉ được dùng để cài đặt các phần mềm, dịch vụ dùng chung của cơ quan, đơn vị; không cài đặt phần mềm không rõ nguồn gốc, phần mềm phục vụ mục đích cá nhân và mục đích khác, không phục vụ công việc. Các hệ điều hành cài trên máy chủ, máy trạm phải có bản quyền của đơn vị cung cấp hệ điều hành; không sử dụng hệ điều hành đã bị bẻ khóa.
7. Khi phát hiện ra bất kỳ dấu hiệu nào liên quan đến việc bị nhiễm phần mềm độc hại trên máy trạm, người sử dụng phải kịp thời thông báo cho bộ phận có trách nhiệm của đơn vị để xử lý.
Điều 10. Sao lưu dữ liệu dự phòng
1. Các cơ quan phải ban hành, thực hiện quy trình sao lưu dữ liệu dự phòng và phục hồi phù hợp cho các hệ thống thông tin và dữ liệu.
2. Các cơ quan phải lập danh sách dữ liệu cần sao lưu, phân loại theo thời gian lưu trữ, thời gian sao lưu, phương pháp sao lưu và thời gian kiểm tra khả năng phục hồi hệ thống từ dữ liệu sao lưu.
3. Dữ liệu sao lưu phải được lưu trữ an toàn và được kiểm tra thường xuyên bảo đảm khả năng sẵn sàng cho việc sử dụng khi cần. Có kế hoạch kiểm tra khả năng phục hồi từ dữ liệu sao lưu.
Điều 11. Quản lý nhật ký trong quá trình vận hành hệ thống thông tin
1. Các cơ quan phải thực hiện việc ghi nhật ký (log) các thiết bị mạng, bảo mật, máy chủ, phần mềm ứng dụng, hệ điều hành, cơ sở dữ liệu. Bảo đảm các sự kiện xảy ra đều được ghi nhận và lưu giữ.
2. Nhật ký phải được bảo vệ an toàn phục vụ công tác kiểm tra, phân tích khi cần thiết.
3. Các công việc tối thiểu cần phải được ghi nhật ký gồm: Quá trình truy cập hệ thống; tạo, cập nhật hoặc xóa dữ liệu; các hành vi xem, thiết lập cấu hình hệ thống; việc thiết lập các kết nối bất thường vào và ra hệ thống; thay đổi quyền truy cập hệ thống.
4. Thường xuyên theo dõi nhật ký của hệ thống và các sự kiện khác có liên quan để đánh giá, báo cáo mức độ nghiêm trọng của các rủi ro có thể xảy ra.
Điều 12. Quản lý sự cố
1. Phân loại mức độ nghiêm trọng của các sự cố, bao gồm:
a) Thấp: sự cố gây ảnh hưởng cá nhân và không làm gián đoạn hay đình trệ hoạt động chính của cơ quan.
b) Trung bình: sự cố ảnh hưởng đến một nhóm người dùng nhưng không gây gián đoán hay đình trệ hoạt động chính của cơ quan.
c) Cao: sự cố làm cho thiết bị, phần mềm hay hệ thống không thể sử dụng được và có ảnh hưởng đến hoạt động của cơ quan.
d) Khẩn cấp: sự cố ảnh hưởng đến sự liên tục của nhiều hoạt động chính của cơ quan.
2. Trường hợp có sự cố nghiêm trọng ở mức độ cao, khẩn cấp hoặc vượt quá khả năng khắc phục của đơn vị, lãnh đạo đơn vị phải chỉ đạo tạm dừng hoạt động của hệ thống đồng thời báo cáo khẩn cấp cho cơ quan cấp trên quản lý trực tiếp và Sở Thông tin và Truyền thông để được hướng dẫn, hỗ trợ.
3. Quá trình xử lý sự cố phải được ghi chép và lưu trữ tại đơn vị; bảo toàn bằng chứng, chứng cứ phục vụ cho việc kiểm tra, xử lý, khắc phục và phòng ngừa sự cố. Trong trường hợp sự cố có liên quan đến các vi phạm pháp luật, đơn vị có trách nhiệm thu thập và cung cấp chứng cứ cho cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
4. Quy trình ứng cứu sự cố thực hiện theo quy định tại Điều 11 Thông tư số 20/2017/TT-BTTTT ngày 12 tháng 9 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông.
Điều 13. Bảo vệ bí mật nhà nước trong hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin
1. Không được sử dụng máy tính nối mạng để soạn thảo văn bản, chuyển giao, lưu trữ thông tin có nội dung thuộc bí mật Nhà nước; cung cấp tin, tài liệu và thông tin bí mật Nhà nước trên mạng.
2. Không được in, sao chụp tài liệu bí mật Nhà nước trên các thiết bị kết nối mạng.
3. Khi sửa chữa, khắc phục sự cố của máy tính dùng soạn thảo văn bản mật, các cơ quan phải báo cáo và có sự giám sát, quản lý chặt chẽ của người có thẩm quyền trong cơ quan.
4. Có biện pháp quản lý chặt chẽ trong việc sử dụng và thanh lý tài sản, các trang thiết bị công nghệ thông tin lưu trữ các thông tin thuộc danh mục bí mật Nhà nước. Tuân thủ các quy định có liên quan về công tác bảo vệ bí mật nhà nước.
5. Không trao đổi thông tin, gửi dữ liệu mang nội dung bí mật Nhà nước qua mạng xã hội, thư điện tử công vụ, thư điện tử công cộng dưới mọi hình thức, trừ trường hợp thông tin, dữ liệu đã được mã hóa theo quy định của Luật Cơ yếu.
Điều 14. Quy trình phối hợp ứng cứu sự cố mạng bảo đảm an toàn thông tin số
1. Quy trình xử lý khẩn cấp
Khi phát hiện hệ thống có nguy cơ mất an toàn thông tin như: Hệ thống hoạt động chậm bất thường, không truy cập được hệ thống ứng dụng, nội dung cổng/trang thông tin điện tử hoặc giao diện ứng dụng bị thay đổi, các sự cố khác có liên quan thực hiện các bước cơ bản:
a) Bước 1: ngắt kết nối hệ thống máy chủ ra khỏi hệ thống mạng, báo cáo sự cố đến Thủ trưởng cơ quan, đơn vị.
b) Bước 2: sao chép nhật ký truy cập của người dùng (logfile) và toàn bộ dữ liệu của hệ thống ra thiết bị lưu trữ (phục vụ cho công tác phân tích).
c) Bước 3: khôi phục lại hệ thống, hoặc sử dụng hệ thống dự phòng và chuyển dữ liệu sao lưu dự phòng (backup) mới nhất để hệ thống hoạt động.
d) Bước 4: tổng hợp, báo cáo sự cố và nội dung khắc phục gửi về Đội ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng trên địa bàn tỉnh (Đội ứng cứu) để tổng hợp.
2. Nguyên tắc phối hợp trong ứng cứu sự cố
a) Đơn vị vận hành hệ thống thông tin
- Thực hiện các bước khắc phục sự cố theo khoản 1 Điều này.
- Các sự cố vượt quá khả năng xử lý, đơn vị thông báo đến Đội ứng cứu để hỗ trợ khắc phục và thực hiện báo cáo sự cố mạng.
b) Đội ứng cứu
- Tiếp nhận thông tin, báo cáo sự cố mất an toàn thông tin của đơn vị.
- Phản hồi cho đơn vị, cá nhân gửi thông báo, báo cáo ban đầu ngay sau khi nhận được để xác nhận về việc đã nhận được thông báo, báo cáo sự cố.
- Thẩm tra, xác minh, phân loại và giám sát diễn biến tình hình ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng để lựa chọn phương án ứng cứu phù hợp hoặc đề xuất với Ban Chỉ đạo xây dựng Chính quyền điện tử tỉnh hướng giải quyết trong trường hợp vượt thẩm quyền.
- Chủ động hỗ trợ ngay đơn vị cần ứng cứu, xử lý sự cố trong khả năng và trách nhiệm của mình, cử cán bộ kỹ thuật của Đội ứng cứu có mặt tại đơn vị báo sự cố để phối hợp, hướng dẫn, ghi nhận giải quyết sự cố, trong trường hợp sự cố phức tạp, nguy cơ cao về an toàn thông tin mà không thể hướng dẫn, trao đổi qua điện thoại, email với đơn vị bị sự cố.
- Tổng hợp, báo cáo Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam - VNCERT (Cơ quan điều phối quốc gia) theo quy định và báo cáo đột xuất khi có yêu cầu.
c) Sở Thông tin và Truyền thông báo cáo về UBND tỉnh; đồng thời thông báo đến Bộ Thông tin và Truyền thông (qua Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam) để được hỗ trợ khắc phục các sự cố vượt quá khả năng xử lý của địa phương.
Chương III
TRÁCH NHIỆM ĐẢM BẢO AN TOÀN THÔNG TIN MẠNG
Điều 15. Trách nhiệm của Ban Chỉ đạo xây dựng Chính quyền điện tử tỉnh
Đảm nhiệm chức năng Ban Chỉ đạo ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng tại tỉnh; có trách nhiệm, quyền hạn theo quy định tại Điều 5 Quyết định số 05/2017/QĐ-TTg ngày 16 tháng 3 năm 2017 của Thủ tướng Chính Phủ.
Điều 16. Trách nhiệm của cán bộ, công chức trong cơ quan Nhà nước
1. Trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động
a) Chấp hành các quy định, quy trình nội bộ, Quy định này và các quy định của pháp luật về an toàn thông tin mạng. Chịu trách nhiệm bảo đảm an toàn thông tin mạng trong phạm vi trách nhiệm và quyền hạn được giao.
b) Tự quản lý, bảo quản, bảo đảm an toàn cho các thiết bị mà mình được giao sử dụng.
c) Khi phát hiện sự cố mất an toàn thông tin mạng phải thông báo ngay với cấp trên và cán bộ chuyên trách, phụ trách CNTT để kịp thời ngăn chặn, xử lý.
d) Tham gia đầy đủ các chương trình đào tạo, tập huấn về an toàn thông tin mạng do UBND tỉnh chỉ đạo hoặc cơ quan chuyên trách về an toàn thông tin tổ chức.
2. Trách nhiệm của cán bộ chuyên trách, phụ trách công nghệ thông tin
Ngoài các quy định tại khoản 1 Điều này, cán bộ chuyên trách, phụ trách CNTT có trách nhiệm:
a) Tham mưu với lãnh đạo cơ quan thực hiện các nội dung của Quy định này và các quy định pháp luật có liên quan đến an toàn thông tin.
b) Tham mưu lãnh đạo cơ quan ban hành các quy định, quy trình nội bộ, triển khai các giải pháp kỹ thuật bảo đảm an toàn thông tin mạng.
c) Trực tiếp thiết lập các biện pháp kỹ thuật bảo đảm an toàn cho hạ tầng kỹ thuật, hệ thống thông tin trong cơ quan, đơn vị mình; hướng dẫn cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong cơ quan, đơn vị tuân thủ các biện pháp bảo đảm an toàn thông tin mạng trong hoạt động ứng dụng CNTT.
d) Thực hiện việc giám sát, đánh giá, ghi nhật ký và báo cáo ngay thủ trưởng cơ quan các sự cố mất an toàn thông tin mạng và mức độ nghiêm trọng của các sự cố đó.
e) Phối hợp với cá nhân, đơn vị có liên quan trong việc kiểm soát, phát hiện và khắc phục các sự cố an toàn thông tin mạng.
Điều 17. Trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước trên địa bàn tỉnh
1. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị có trách nhiệm tổ chức thực hiện các quy định tại Quy định này và chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh trong công tác bảo đảm an toàn thông tin mạng của đơn vị mình.
2. Phân công bộ phận hoặc cán bộ chuyên trách bảo đảm an toàn thông tin mạng của đơn vị; tạo điều kiện để các cán bộ phụ trách an toàn thông tin mạng được học tập, nâng cao trình độ về an toàn thông tin mạng; thường xuyên tổ chức quán triệt các quy định về an toàn thông tin mạng trong cơ quan; xác định các yêu cầu, trách nhiệm đảm bảo an toàn thông tin mạng đối với các vị trí cần tuyển dụng hoặc phân công.
3. Ban hành quy định, quy trình nội bộ về bảo đảm an toàn thông tin mạng phù hợp với Quy định này và các quy định của pháp luật.
4. Các cơ quan, đơn vị có trách nhiệm thực hiện xác định cấp độ an toàn thông tin và đảm bảo an toàn cho hệ thống thông tin của đơn vị quản lý theo quy định.
5. Phối hợp, cung cấp thông tin và tạo điều kiện cho các đơn vị có thẩm quyền triển khai công tác kiểm tra khắc phục sự cố an toàn thông tin mạng kịp thời, nhanh chóng và đạt hiệu quả.
6. Phối hợp chặt chẽ với Công an tỉnh, Sở Thông tin và Truyền thông và các đơn vị liên quan trong công tác phòng ngừa, đấu tranh, ngăn chặn các hoạt động xâm phạm an toàn thông tin mạng.
7. Các cơ quan, đơn vị thuộc đối tượng tại Điều 2 Quy định này gửi báo cáo định kỳ 06 tháng (trước ngày 10/6), 01 năm (trước ngày 10/12) hoặc đột xuất khi có yêu cầu về công tác bảo đảm an toàn thông tin theo phạm vi quản lý về Sở Thông tin và Truyền thông.
Điều 18. Trách nhiệm của Sở Thông tin và Truyền thông
1. Tham mưu và chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh trong công tác đảm bảo an toàn cho các hệ thống thông tin trên địa bàn tỉnh.
2. Xây dựng và triển khai các kế hoạch, chương trình, dự án đầu tư, đào tạo về an toàn thông tin trong ứng dụng CNTT trên địa bàn tỉnh.
3. Tùy theo mức độ sự cố, phối hợp Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam và các đơn vị có liên quan hướng dẫn xử lý, ứng cứu các sự cố an toàn thông tin trên địa bàn tỉnh; cảnh báo các vấn đề về an toàn thông tin trong các cơ quan Nhà nước trên địa bàn tỉnh.
4. Quản lý vận hành, hướng dẫn kết nối mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng và Nhà nước trên địa bàn tỉnh; xử lý các vấn đề liên quan sự cố mạng truyền số liệu chuyên dùng.
5. Hướng dẫn, hỗ trợ sao lưu dự phòng các thông tin, cơ sở dữ liệu của các cơ quan Nhà nước một cách an toàn.
6. Hướng dẫn, đôn đốc, theo dõi, kiểm tra các đơn vị xây dựng Quy chế và thực hiện việc đảm bảo an toàn cho hệ thống thông tin theo quy định.
7. Tuyên truyền và định hướng tuyên truyền về công tác bảo đảm an toàn thông tin.
8. Hằng năm, tổ chức đào tạo chuyên sâu về an toàn thông tin mạng cho cán bộ, công chức chuyên trách CNTT đảm bảo an toàn thông tin mạng của các cơ quan, đơn vị.
9. Cung cấp, hỗ trợ các cơ quan đơn vị thiết bị CNTT soạn thảo và lưu trữ văn bản mật. Chủ trì, phối hợp với Công an tỉnh thẩm định; bảo hành, bảo trì; đảm bảo an toàn thông tin của thiết bị CNTT soạn thảo và lưu trữ văn bản mật của các cơ quan, đơn vị.
10. Khảo sát, triển khai, xây dựng mô hình kết nối mạng nội bộ (LAN) đảm bảo an toàn thông tin chung cho các cơ quan, đơn vị triển khai thực hiện.
11. Phối hợp với Công an tỉnh và các đơn vị có liên quan tổ chức kiểm tra định kỳ đảm bảo an toàn thông tin mạng, hệ thống thông tin theo cấp độ của các cơ quan, đơn vị.
12. Hướng dẫn các cơ quan, đơn vị về khung báo cáo; định kỳ tổng hợp, báo cáo Bộ Thông tin và Truyền thông, UBND tỉnh trước ngày 15/6 và ngày 15/12 hằng năm.
Điều 19. Trách nhiệm của Công an tỉnh
1. Chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông và các cơ quan, đơn vị có liên quan:
- Xây dựng kế hoạch và chịu trách nhiệm quản lý, kiểm soát, phòng ngừa, đấu tranh, ngăn chặn các loại tội phạm lợi dụng hệ thống thông tin gây phương hại đến an toàn thông tin mạng trong cơ quan Nhà nước.
- Tổ chức Đoàn kiểm tra về an toàn thông tin mạng để kịp thời phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.
2. Phối hợp Sở Thông tin và Truyền thông thẩm định; bảo hành, bảo trì; đảm bảo an toàn thông tin của thiết bị CNTT soạn thảo và lưu trữ văn bản mật của các cơ quan, đơn vị.
3. Cử cán bộ phối hợp, tham gia đoàn kiểm tra, đánh giá công tác đảm bảo an toàn thông tin trong hoạt động ứng dụng CNTT của các cơ quan, đơn vị; điều tra và xử lý các trường hợp vi phạm các quy định về an toàn thông tin mạng theo thẩm quyền.
4. Cử cán bộ chuyên môn phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông kiểm tra đột xuất các cơ quan, đơn vị khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật về an toàn thông tin trong hoạt động ứng dụng CNTT theo đúng quy định của pháp luật.
Điều 20. Trách nhiệm của Sở Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư
1. Sở Tài chính: tham mưu UBND tỉnh trong việc bố trí kinh phí cho các hoạt động đảm bảo an toàn thông tin mạng trong hoạt động ứng dụng CNTT của các cơ quan Nhà nước trên địa bàn tỉnh.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư: tham mưu UBND tỉnh bố trí vốn đầu tư đối với các chương trình, dự án, CNTT có sử dụng vốn đầu tư công.
Điều 21. Trách nhiệm của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông, công nghệ thông tin và Internet cho các cơ quan quản lý Nhà nước trên địa bàn tỉnh
1. Đầu tư xây dựng, trang bị hạ tầng kỹ thuật đáp ứng đầy đủ các yêu cầu, tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông về an toàn thông tin và các nội dung quy định tại Quy chế này.
2. Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông để tham gia các hoạt động điều phối, ứng cứu, khắc phục sự cố thông tin đảm bảo an toàn thông tin mạng cho các cơ quan, đơn vị trong quá trình sử dụng, khai thác sử dụng dịch vụ.
3. Viễn thông Bình Phước:
a) Đảm bảo đúng trách nhiệm hợp đồng với Sở Thông tin và Truyền thông, bảo đảm mạng truyền số liệu chuyên dùng cung cấp cho các cơ quan, đơn vị được thông suốt, ổn định.
b) Chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu có sự cố xảy ra mà thời gian xử lý vượt quá 04 giờ kể từ thời điểm nhận được thông tin sự cố.
c) Chịu hoàn toàn trách nhiệm trước UBND tỉnh về chất lượng dịch vụ nếu để số sự cố xảy ra quá 03 lần/tháng/đơn vị.
Chương IV
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 22. Điều khoản thi hành
1. Đối với các nội dung khác liên quan đến công tác đảm bảo an toàn thông tin trong hoạt động ứng dụng CNTT không được quy định trong Quy chế này thì thực hiện theo quy định về đảm bảo an toàn thông tin trong hoạt động ứng dụng CNTT đã được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật theo quy định.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu có những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung, các đơn vị gửi về Sở Thông tin và Truyền thông để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét, điều chỉnh cho phù hợp./. | {
"issuing_agency": "Tỉnh Bình Phước",
"promulgation_date": "20/10/2020",
"sign_number": "29/2020/QĐ-UBND",
"signer": "Trần Tuệ Hiền",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Giao-thong-Van-tai/Quyet-dinh-03-2012-QD-UBND-cong-bo-so-hieu-duong-tinh-136626.aspx | Quyết định 03/2012/QĐ-UBND công bố số hiệu đường tỉnh | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KIÊN GIANG
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 03/2012/QĐ-UBND
Kiên Giang, ngày 20 tháng 02 năm 2012
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC CÔNG BỐ SỐ HIỆU ĐƯỜNG TỈNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KIÊN GIANG
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KIÊN GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
Căn cứ Thông tư số 39/2011/TT-BGTVT ngày 18 tháng 5 năm 2011 của Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Giao thông vận tải tại Tờ trình số 24/TTr-SGTVT ngày 09 tháng 02 năm 2012,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố số hiệu đường tỉnh trên địa bàn tỉnh Kiên Giang như danh mục tại phụ lục kèm theo Quyết định này.
Điều 2. Giao trách nhiệm cho Sở Giao thông vận tải tổ chức quản lý đường tỉnh theo quy định hiện hành.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các sở, Thủ trưởng các ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký./.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Lê Văn Thi
DANH MỤC
CÁC TUYẾN ĐƯỜNG TỈNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KIÊN GIANG
(Kèm theo Quyết định số 03/2012/QĐ-UBND ngày 20 tháng 02 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang)
TT
Tên và số hiệu đường bộ
Điểm đầu
Điểm cuối
Chiều dài
(km)
Tên đang sử dụng
Số hiệu đường bộ
1
Vĩnh Thông - Phi Thông - Tân Hội
ĐT 961
Xã Vĩnh Thông, thành phố Rạch Giá
Xã Tân Hội, huyện Tân Hiệp (giáp tỉnh An Giang)
22,2
2
Lộ Quẹo - Gò Quao - Vĩnh Tuy
ĐT 962
Km61+383-QL 61, xã Định An, huyện Gò Quao
Xã Vĩnh Tuy, huyện Gò Quao (giáp tỉnh Bạc Liêu)
23,0
3
Giồng Riềng - Tân Hiệp - Giang Thành
ĐT 963
Xã Hòa Thuận, huyện Giồng Riềng (giáp thị xã Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang)
Km190+200-QL N1, xã Phú Mỹ, huyện Giang Thành
110,0
4
Bến Nhất - Giồng Riềng - Thạnh Phước
ĐT 963B
Km78+688-QL 61, xã Long Thạnh, huyện Giồng Riềng
Xã Thạnh Phước, huyện Giồng Riềng (giáp huyện Cờ Đỏ, thành phố Cần Thơ)
27,8
5
Định An - Vĩnh Phú - Vĩnh Thạnh
ĐT 963C
Km64+377-QL 61, xã Định An, huyện Gò Quao
ĐT 963B, xã Vĩnh Thạnh, huyện Giồng Riềng
15,5
6
Đường Kênh Chống Mỹ
ĐT 964
Xã Tây Yên, huyện An Biên
Xã Vân Khánh Tây, huyện An Minh (giáp tỉnh Cà Mau)
40,0
7
Đê bao U Minh Thượng và đường vào hồ Hoa Mai
ĐT 965
Km37+294-QL 63, xã Thạnh Yên, huyện U Minh Thượng
Hồ Hoa Mai, Vườn Quốc gia U Minh Thượng
68,0
8
An Minh Bắc - Thứ 11 - Vân Khánh
ĐT 965B
ĐT 965, xã An Minh Bắc, huyện An Minh
ĐT 964, xã Vân Khánh, huyện An Minh
22,0
9
Thứ Hai - Công Sự
ĐT 966
Km12+500-QL 63, thị trấn Thứ Ba, huyện An Biên
Km37+897-QL 63, xã Thạnh Yên, huyện U Minh Thượng
28,0
10
Thứ Bảy - Cán Gáo
ĐT 967
Km21+950-QL 63, xã Đông Thái, huyện An Biên
Xã Đông Hưng B, huyện An Minh (giáp tỉnh Cà Mau)
20,5
11
Chín Rưỡi - Xẻo Nhàu
ĐT 968
Km9+900-ĐT 967, xã Đông Thạnh, huyện An Minh
Cảng Xẻo Nhàu, huyện An Minh
11,7
12
Tri Tôn - Hòn Me
ĐT 969
Km147+272-QL 80, thị trấn Hòn Đất, huyện Hòn Đất
Xã Thổ Sơn, huyện Hòn Đất
12,0
13
Gàn Gừa - Thổ Sơn - Lình Huỳnh
ĐT 969B
Cầu Kiên Bình Km140+686- QL 80, xã Sơn Kiên, huyện Hòn Đất
Cầu Lình Huỳnh Km151+031-QL 80, xã Lình Huỳnh, huyện Hòn Đất
17,0
14
Tám Ngàn
ĐT 970
Km162+804-QL 80, xã Bình Sơn, huyện Hòn Đất
Xã Bình Sơn, huyện Hòn Đất (giáp tỉnh An Giang)
12,3
15
Đường T3
ĐT 970B
Km181+683-QL 80, thị trấn Kiên Lương, huyện Kiên Lương
Km165+047-QL N1, xã Vĩnh Điều, huyện Giang Thành
27,0
16
Tỉnh lộ 11
ĐT 971
K188+800-QL 80, thị trấn Ba Hòn, huyện Kiên Lương
Ngã 3 Hòn Trẹm, xã Bình An, huyện Kiên Lương
17,0
17
Tỉnh lộ 28
ĐT 972
Km209+997-QL 80, phường Pháo Đài, thị xã Hà Tiên
Km213+180-QL 80, xã Mỹ Đức, thị xã Hà Tiên
9,5
18
Đường trục Nam - Bắc, đảo Phú Quốc
ĐT 973
Cảng An Thới, thị trấn An Thới, huyện Phú Quốc
Cầu Bà Cải, xã Bãi Thơm, huyện Phú Quốc
51,5
19
Suối Cái - Ngã 3 Rạch Vẹm - Gành Dầu
ĐT 974
Cầu Suối Cái, xã Bãi thơm, huyện Phú Quốc
Ủy ban nhân dân xã Gành Dầu
19,0
20
Dương Đông - Cửa Lấp - Bãi Khem
ĐT 975
Thị trấn Dương Đông, huyện Phú Quốc
Bãi Khem, thị trấn An Thới, huyện Phú Quốc
27,0
21
Dương Đông - Cửa Cạn - Gành Dầu - Rạch Vẹm - Bãi Thơm
ĐT 975B
Thị trấn Dương Đông, huyện Phú Quốc
Ủy ban nhân dân xã Gành Dầu
55,0
22
Bãi Thơm - Hàm Ninh - Bãi Khem
ĐT 975C
Cầu Bà Cải, xã Bãi Thơm, huyện Phú Quốc
Bãi Khem, thị trấn An Thới
72,0 | {
"issuing_agency": "Tỉnh Kiên Giang",
"promulgation_date": "20/02/2012",
"sign_number": "03/2012/QĐ-UBND",
"signer": "Lê Văn Thi",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-chinh-nha-nuoc/Nghi-quyet-11-2015-NQ-HDND-keo-dai-thoi-ky-on-dinh-ngan-sach-2011-2015-2016-Ben-Tre-295839.aspx | Nghị quyết 11/2015/NQ-HĐND kéo dài thời kỳ ổn định ngân sách 2011 2015 2016 Bến Tre | HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH BẾN TRE
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 11/2015/NQ-HĐND
Bến Tre, ngày 12 tháng 11 năm 2015
NGHỊ QUYẾT
VỀ VIỆC KÉO DÀI THỜI KỲ ỔN ĐỊNH NGÂN SÁCH GIAI ĐOẠN 2011-2015 ĐẾN HẾT NĂM 2016
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH BẾN TRE
KHOÁ VIII - KỲ HỌP THỨ 15 (KỲ HỌP BẤT THƯỜNG)
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Sau khi nghe Ủy ban nhân dân tỉnh trình bày Tờ trình số 5272/TTr-UBND ngày 14 tháng 10 năm 2015 xin thông qua dự thảo Nghị quyết kéo dài thời kỳ ổn định ngân sách giai đoạn 2011-2015 đến hết năm 2016; báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế và Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh và ý kiến của Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 21/2010/NQ-HĐND ngày 09 tháng 12 năm 2010 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi và định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách tỉnh Bến Tre giai đoạn 2011-2015 và Nghị quyết số 27/2012/NQ-HĐND ngày 08 tháng 12 năm 2012 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc bãi bỏ và bổ sung một số nội dung tại Điều 1 Nghị quyết số 21/2010/NQ-HĐND ngày 09 tháng 12 năm 2010 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi và định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách tỉnh Bến Tre giai đoạn 2011-2015 đến hết năm 2016.
Điều 2. Tổ chức thực hiện
1. Uỷ ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết này.
2. Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh và Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh khoá VIII, Kỳ họp thứ 15 (Kỳ họp bất thường) thông qua ngày 12 tháng 11 năm 2015 và có hiệu lực thi hành sau 10 (mười) ngày kể từ ngày Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua./.
CHỦ TỊCH
Võ Thành Hạo | {
"issuing_agency": "Tỉnh Bến Tre",
"promulgation_date": "12/11/2015",
"sign_number": "11/2015/NQ-HĐND",
"signer": "Võ Thành Hạo",
"type": "Nghị quyết"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Linh-vuc-khac/Quyet-dinh-362-QD-SNN-CCTL-danh-muc-song-kenh-rach-co-chuc-nang-129992.aspx | Quyết định 362/QĐ-SNN-CCTL danh mục sông, kênh, rạch có chức năng | ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
Số: 362/QĐ-SNN-CCTL
TP. Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 9 năm 2009
QUYẾT ĐỊNH
VỀ BAN HÀNH DANH MỤC SÔNG, KÊNH, RẠCH CÓ CHỨC NĂNG TƯỚI TIÊU NỘI ĐỒNG PHỤC VỤ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP, NUÔI TRỒNG THỦY SẢN, PHÁT TRIỂN RỪNG VÀ SẢN XUẤT MUỐI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.
GIÁM ĐỐC SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Căn cứ Pháp lệnh Khai thác và Bảo vệ công trình thủy lợi số 32/2001/PL-UBTVQH10 ngày 04 tháng 4 năm 2001;
Căn cứ Luật đê điều số 79/2006/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2006;
Căn cứ Nghị định số 143/2003/NĐ-CP ngày 28 tháng 11 năm 2003 của Chính phủ về Quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Khai thác và Bảo vệ công trình thủy lợi;
Căn cứ Nghị định số 115/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2008 của Chính phủ về Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 143/2003/NĐ-CP ngày 28 tháng 11 năm 2003 của Chính phủ;
Căn cứ Quyết định số 1637/QĐ-UB-KT ngày 27 tháng 3 năm 1996 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh về việc đổi tên Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trực thuộc Ủy ban nhân dân thành phố và Quyết định số 90/2006/QĐ-UBND ngày 16 tháng 6 năm 2006 của Ủy ban nhân dân thành phố về ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Quyết định 319/2003/QĐ-UB ngày 26 tháng 12 năm 2003 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh về ban hành qui định về quản lý việc san lấp và xây dựng công trình trên sông, kênh, rạch, đầm, hồ công cộng thuộc địa bàn thành phố Hồ Chí Minh;
Căn cứ Chỉ thị số 27/2002/CT-UB ngày 19 tháng 12 năm 2002 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh về tăng cường quản lý Nhà nước đối với sông, kênh rạch trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh;
Xét đề nghị của Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi và Phòng chống lụt bão,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Nay ban hành kèm theo Quyết định này danh mục sông, kênh, rạch có chức năng tưới tiêu nội đồng phục vụ sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, phát triển rừng và sản xuất muối trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
Căn cứ vào tình hình thay đổi của sông, kênh, rạch, danh mục này sẽ được công bố điều chỉnh vào Quý 1 hàng năm để chỉnh lý biến động và thực hiện quản lý đúng qui định của Ủy ban nhân dân thành phố.
Điều 2. Phòng Kế hoạch – Tài chính, Chi cục Thủy lợi và Phòng chống lụt bão, Công ty Quản lý khai thác dịch vụ thủy lợi trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Ủy ban nhân dân quận, huyện có trách nhiệm:
1. Tổ chức tuần tra, phát hiện và xử lý kịp thời những trường hợp san lấp, lấn chiếm trái phép sông, kênh, rạch trong phạm vi quản lý.
2. Thường xuyên kiểm tra, rà soát các tuyến sông, kênh, rạch có chức năng tưới tiêu nội đồng phục vụ sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, phát triển rừng và sản xuất muối chưa có trong danh mục kèm theo quyết định này để kịp thời điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp.
3. Tổ chức cắm mốc chỉ giới hành lang bảo vệ bờ sông, kênh, rạch, hệ thống kênh thủy lợi trong phạm vi quản lý.
Điều 3. Phạm vi bảo vệ các sông, kênh, rạch trong danh mục này được áp dụng theo các quy định hiện hành. Nghiêm cấm mọi cá nhân và tổ chức san lấp, lấn chiếm dưới mọi hình thức.
Điều 4. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 460/QĐ-SNN-CCTL ngày 10 tháng 12 năm 2007 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về ban hành danh mục sông, kênh, rạch có chức năng tưới tiêu nội đồng phục vụ sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, phát triển rừng và sản xuất muối trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
Điều 5. Các ông (bà) Trưởng phòng, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện và Thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
(Đính kèm danh mục sông, kênh, rạch)
Nơi nhận:
- Như Điều 5;
- TT. UBND TP (để báo cáo);
- VP. UBND TP, Ph.CNN;
- Sở GT VT TP;
- Sở QH-KT TP;
- Sở TN và MT TP;
- Sở Xây dựng TP;
- TT ĐH CTCNN TP;
- Lưu: VT-ĐV(21).
GIÁM ĐỐC
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN | {
"issuing_agency": "Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thành phố Hồ Chí Minh",
"promulgation_date": "30/09/2009",
"sign_number": "362/QĐ-SNN-CCTL",
"signer": "***",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bat-dong-san/Nghi-quyet-04-NQ-HDND-2022-sua-doi-Nghi-quyet-71-NQ-HDND-Ben-Tre-524977.aspx | Nghị quyết 04/NQ-HĐND 2022 sửa đổi Nghị quyết 71/NQ-HĐND Bến Tre | HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH BẾN TRE
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 04/NQ-HĐND
Bến Tre, ngày 13 tháng 7 năm 2022
NGHỊ QUYẾT
VỀ VIỆC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG ĐIỀU 1 NGHỊ QUYẾT SỐ 71/NQ-HĐND NGÀY 08 THÁNG 12 NĂM 2021 CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH VỀ VIỆC THÔNG QUA DANH MỤC CÁC DỰ ÁN PHẢI THU HỒI ĐẤT ĐỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÌ LỢI ÍCH QUỐC GIA, CÔNG CỘNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẾN TRE TRONG NĂM 2022
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH BẾN TRE
KHÓA X - KỲ HỌP THỨ 5
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Đất đai ngày 29 tháng 11 năm 2013;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch ngày 20 tháng 11 năm 2018;
Căn cứ Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai;
Căn cứ Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2017 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai;
Căn cứ Nghị định số 148/2020/NĐ-CP ngày 18 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai;
Căn cứ Thông tư số 01/2021/TT-BTNMT ngày 12 tháng 4 năm 2021 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định kỹ thuật lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
Xét Tờ trình số 3555/TTr-UBND ngày 10 tháng 6 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Điều 1 Nghị quyết số 71/NQ-HĐND ngày 08 tháng 12 năm 2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh về danh mục các dự án phải thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng trên địa bàn tỉnh Bến Tre trong năm 2022; Báo cáo thẩm tra của Ban kinh tế - ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung Điều 1 Nghị quyết số 71/NQ-HĐND ngày 08 tháng 12 năm 2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc thông qua danh mục các dự án phải thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng trên địa bàn tỉnh Bến Tre trong năm 2022 gồm 28 dự án, trong đó có 11 dự án điều chỉnh (diện tích thu hồi sau điều chỉnh tăng 30,20 ha); bổ sung 17 dự án (diện tích thu hồi 42,76 ha).
(Chi tiết tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị quyết này).
Điều 2. Tổ chức thực hiện
1. Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết đúng theo quy định của pháp luật.
2. Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban Hội đồng nhân dân tỉnh và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Bến Tre khoá X, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 13 tháng 7 năm 2022 và có hiệu lực kể từ ngày Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua./.
CHỦ TỊCH
Hồ Thị Hoàng Yến
PHỤ LỤC
DANH MỤC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG CÁC DỰ ÁN PHẢI THU HỒI ĐẤT ĐỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÌ LỢI ÍCH QUỐC GIA, CÔNG CỘNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẾN TRE NĂM 2022
(Kèm theo Nghị quyết số 04/NQ-HĐND ngày 13 tháng 7 năm 2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bến Tre)
STT
Tên công trình, dự án
Diện tích (ha)
Địa điểm thực hiện công trình, dự án
Chủ đầu tư
Chủ trương đầu tư
Nguồn vốn đầu tư
Ghi chú
Tổng diện tích theo Nghị quyết 71/NQ-HĐND
Điều chỉnh, bổ sung
Tổng nhu cầu sử dụng
Diện tích đất cần thu hồi
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
(6)
(7)
(8)
(9)
(10)
(11)
Tổng diện tích điều chỉnh
283,44
30,20
313,64
313,64
Tổng diện tích bổ sung
209,98
209,99
42,76
I
THÀNH PHỐ BẾN TRE
56,09
78,39
134,48
134,48
Dự án điều chỉnh
56,09
55,96
112,05
112,05
1
Dự án đầu tư xây dựng khu đô thị mới Phú Hưng, thành phố Bến Tre
15,62
8,48
24,10
24,10
xã Phú Hưng
Lựa chọn nhà đầu tư
Đang thực hiện quy trình, trình thông qua HĐND tỉnh về chủ trương đề xuất dự án
Nhà đầu tư
Điều chỉnh Nghị quyết số 32/NQ-HĐND ngày 28 tháng 8 năm 2019 của HĐND tỉnh về việc thông qua phương án đề xuất dự án đầu tư phát triển Khu đô thị mới Hoàng Gia 1 (The Royal 1)
2
Dự án đầu tư xây dựng khu đô thị mới phía Nam, thành phố Bến Tre
40,47
47,48
87,95
87,95
xã Mỹ Thạnh An
Chưa có
Đang thực hiện quy trình, trình thông qua HĐND tỉnh về chủ trương đề xuất dự án
Nhà đầu tư
Điều chỉnh Nghị quyết số 11/NQ-HĐND ngày 06/7/2018 của HĐND tỉnh về việc thông qua phương án đề xuất dự án xây dựng đô thị phía Nam và khu đô thị Tây Bắc thành phố Bến Tre
Dự án bổ sung
22,43
22,43
22,43
1
Dự án đầu tư xây dựng Khu đô thị mới An Thuận 2, thành phố Bến Tre
22,19
22,19
22,19
Xã Mỹ Thạnh An
Lựa chọn nhà đầu tư
Nghị quyết số 79/NQ-HĐND ngày 08/12/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh
Nhà đầu tư
2
Tiểu dự án giải phóng mặt bằng dự án đầu tư xây dựng công trình cầu Rạch Miễu 2 (bổ sung hạng mục công trình Hoàn trả, di dời hệ thống lưới điện cao thế)
0,22
0,22
0,22
Xã Sơn Đông
Ban QLDA ĐTXD các công trình giao thông
Quyết định số 1741/QĐ-TTg ngày 05/11/2020 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt chủ trương đầu tư
Ngân sách Trung ương
3
Đường giao thông
0,01
0,01
0,01
Phường 7
Ủy ban nhân dân thành phố Bến Tre
Công văn số 6451/UBND-KT ngày 02/12/2020 v/v điều chỉnh quy hoạch
Phường 7 thu hồi làm đường giao thông để giải quyết lối đi cho các hộ dân phía ngoài khu Sao Mai.
4
Đường giao thông
0,01
0,01
0,01
Phường 6
Ủy ban nhân dân thành phố Bến Tre
Báo cáo số: 7613/BC-UBND ngày 12/11/2021 về việc xin giải quyết yêu cầu của bà Nguyễn Thị Thu Hương
Phường 6 thu hồi làm đường giao thông để giải quyết khiếu nại đòi lại đất kéo dài
II
HUYỆN CHÂU THÀNH
42,74
42,74
5,22
Dự án bổ sung
42,74
42,74
5,22
1
Đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ kêu gọi đầu tư huyện Châu Thành (giai đoạn 2)
42,74
42,74
5,22
Xã Giao Long, An Phước
Ban QLDAĐTXD các CTDD và CN
Quyết định số 2417/QĐ- UBND ngày 31 tháng 10 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt dự án, Quyết định số 942/QĐ- UBND ngày 05 tháng 5 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh điều chỉnh chủ đầu tư
Ngân sách Nhà nước
III
HUYỆN MỎ CÀY BẮC
2,06
2,06
1,20
Dự án bổ sung
2,06
2,06
1,20
1
Đường ĐA.05 liên ấp Thanh Sơn 2, 3, 4 (đoạn từ ĐA.04 đến Bến phà Hàm Luông cũ
2,06
2,06
1,20
xã Thanh Tân
UBND huyện Mỏ Cày Bắc
Quyết định số 513/QĐ-SGTVT ngày 24/9/2021 của Sở Giao thông vận tải
Vốn thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới
Vận động hiến đất hoa màu và tài sản trên đất
IV
HUYỆN MỎ CÀY NAM
31,63
16,33
47,96
47,31
Dự án điều chỉnh
31,63
10,58
42,21
42,21
1
Dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 57 đoạn từ bến phà Đình Khao đến thị trấn Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre, tỉnh Vĩnh Long
0,20
0,20
0,40
0,40
xã Tân Hội
Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông
Quyết định số 2458/QĐ-BGTVT ngày 14/11/2018 và Quyết định số 1662/QĐ-BGTVT ngày 10/9/2021 của Bộ Giao thông vận tải
Vốn dự phòng Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 cho các dự án đường sắt và các dự án đường bộ quan trọng, cấp bách theo Nghị quyết số 556/NQ-UBTVQH ngày 31/7/2018, NSNN trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 -2025
Bổ sung diện tích 0,2 ha do ban đầu dự kiến cắt giảm cầu Kinh Ngang, không thực hiện GPMB tại cầu Kinh Ngang, sau đó có chủ trương điều chỉnh, bố trí đủ vốn theo Quyết định 1662/QĐ-BGTVT ngày 10/9/2021 của Bộ GTVT về việc phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 57 đoạn từ bến phà Đình Khao đến thị trấn Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre, tỉnh Vĩnh Long nên năm 2022 sẽ triển khai GPMB cầu Kinh Ngang
2
Dự án đầu tư xây dựng Khu đô thị mới thị trấn Mỏ Cày
14,93
5,84
20,77
20,77
Thị trấn Mỏ Cày
Lựa chọn nhà đầu tư
đang thực hiện quy trình, trình thông qua HĐND tỉnh về chủ trương đề xuất dự án
Nhà đầu tư
Điều chỉnh Nghị quyết số 35/NQ-HĐND ngày 28 tháng 8 năm 2019 của HĐND tỉnh về việc thông qua phương án đề xuất dự án đầu tư phát triển Khu đô thị mới thị trấn Mỏ Cày
3
Dự án đầu tư xây dựng Khu đô thị mới Khu phố 4, thị trấn Mỏ Cày
16,50
4,54
21,04
21,04
Thị trấn Mỏ Cày, xã Đa Phước Hội
Lựa chọn nhà đầu tư
Đang thực hiện quy trình, trình thông qua HĐND tỉnh về chủ trương đề xuất dự án
Nhà đầu tư
Điều chỉnh Nghị quyết số 14/NQ-HĐND ngày 07 tháng 7 năm 2020 của HĐND tỉnh về việc thông qua phương án đề xuất dự án đầu tư phát triển khu đô thị mới Khu phố 4, thị trấn Mỏ Cày, huyện Mỏ Cày Nam
Dự án bổ sung
5,75
5,75
5,10
1
Đường từ ngã tư Chín Dậu đến Quốc lộ 60, huyện Mỏ Cày Nam
5,70
5,70
5,05
Thị trấn, Đa Phước Hội
UBND huyện Mỏ Cày Nam
Quyết định số 3148/QĐ-UBND, ngày 31/12/2021 của UBND tỉnh Bến Tre
Ngân sách nhà nước bố trí thực hiện dự án từ kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 theo tiêu chí, định mức phân bổ của giai đoạn
2
Khu hành chính xã An Định, huyện Mỏ Cày Nam
0,05
0,05
0,05
xã An Định
UBND huyện Mỏ Cày Nam
Quyết định số 176/QĐ-SXD ngày 14/10/2021 của Sở Xây dựng
Vốn xổ số kiến thiết hỗ trợ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới
V
HUYỆN CHỢ LÁCH
0,03
0,03
0,03
Dự án bổ sung
0,03
0,03
0,03
1
Mở rộng bãi rác thị trấn Chợ Lách
0,03
0,03
0,03
Thị trấn Chợ Lách
Ủy ban nhân dân huyện Chợ Lách
Quyết định số 3222/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân huyện Chợ Lách về việc phê duyệt chủ trương thực hiện công trình: Mở rộng bãi rác thị trấn Chợ Lách, Hạng mục: Thu hồi đất
Ngân sách huyện
VI
HUYỆN BA TRI
33,32
132,56
165,88
41,79
Dự án điều chỉnh
33,32
1,50
34,82
34,82
1
Nhà máy điện gió Bảo Thạnh
13,80
13,80
13,80
xã Bảo Thạnh, Phước Ngãi, Phú Lễ, An Bình Tây, thị trấn Ba Tri
Công ty TNHH Điện gió Việt Năng Bến Tre
Công văn số 795/TTg-CN của Thủ tướng Chính phủ
Chủ đầu tư
Đổi tên chủ đầu tư
2
Dự án đầu tư xây dựng khu đô thị mới Ba Tri, huyện Ba Tri
19,52
1,50
21,02
21,02
xã An Bình Tây
Lựa chọn nhà đầu tư
Đang thực hiện quy trình, trình thông qua HĐND tỉnh về chủ trương đề xuất dự án
Nhà đầu tư
Điều chỉnh Nghị quyết số 34/NQ-HĐND ngày 28 tháng 8 năm 2019 của HĐND tỉnh về việc thông qua phương án đề xuất dự án đầu tư phát triển Khu đô thị mới Ba Tri
Dự án bổ sung
131,06
131,06
6,97
1
Mở rộng bãi rác huyện
3,00
3,00
3,00
xã An Hiệp
UBND huyện Ba Tri
Phục vụ nhu cầu chứa rác thải và xây dựng nhà máy xử lý rác
Ngân sách Nhà nước
2
Dự án Nhà máy điện gió V1-3
0,45
0,45
0,45
xã An Thủy
Công ty cổ phần năng lượng tái tạo Bến Tre
Công văn số 1566/UBND-TCĐT ngày 18/3/2022 của UBND tỉnh
Chủ đầu tư
3
Dự án đầu tư xây dựng cầu Châu Ngao
0,75
0,75
0,75
Xã An Thủy
Ban QLDA ĐTXD các CTNN và PTNT
Quyết định số 2998/QĐ-UBND ngày 13/11/2020 của UBND tỉnh
Ngân sách tỉnh bố trí thực hiện dự án từ kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 theo tiêu chí, định mức phân bổ vốn của giai đoạn 2021-2025
4
Xây dựng hồ chứa nước ngọt Lạc Địa, xã Phú Lễ, huyện Ba Tri
126,86
126,86
2,77
xã Phú Lễ
Ban QLDA ĐTXD các CTNN và PTNT
Quyết định số 1658/QĐ-UBND ngày 15/7/2020 của UBND tỉnh
Ngân sách Trung ương hỗ trợ bố trí thực hiện dự án từ kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021-2025
VII
HUYỆN BÌNH ĐẠI
5,68
5,68
1,58
Dự án bổ sung
5,68
5,68
1,58
1
Móng trụ đường dây 110 kV thuộc dự án Nhà máy điện gió Bình Đại
0,15
0,15
0,15
xã Thừa Đức, Thạnh Phước, Đại Hòa Lộc huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre
Công ty Cổ phần Điện gió Mê Kông
Quyết định chủ trương đầu tư số 1766/QĐ-UBND ngày 27/7/2020 và Quyết định chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư số 1935/QĐ-UBND ngày 16/8/2021.
Nhà đầu tư
2
“Nhà máy điện gió Bình Đại số 3”:
- Hạng mục: Bến neo đậu phương tiện thủy phục vụ vận hành; Trạm chuyển đổi cáp ngầm.
.
5,50
5,50
1,40
xã Thừa Đức, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre
Công ty Cổ phần Điện gió Mê Kông
Quyết định chủ trương đầu tư số 2090/QĐ-UBND ngày 27/08/2020 và Quyết định chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư số 2986/QĐ-UBND ngày 21/12/2021.
Nhà đầu tư
3
Nhà máy điện gió V.P.L Bến Tre:
Hạng mục - Bến thủy nội địa thuộc hạng mục Nhà quản lý vận hành
0,03
0,03
0,03
Xã Thới Thuận
Công ty Cổ phần Năng lượng VPL
Quyết định số 2714/QĐ-UBND ngày 21/10/2020 của UBND tỉnh Bến Tre
Nhà đầu tư
VIII
HUYỆN THẠNH PHÚ
42,00
0,24
42,24
42,24
Dự án điều chỉnh
42,00
42,00
42,00
1
Nhà máy điện gió Thạnh Phú
42,00
42,00
42,00
Xã An Nhơn, An Qui, An Điền, An Thuận, Mỹ An và Bình Thạnh
Công ty TNHH MTV Năng lượng Thạnh Phú Bến Tre
Văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư số 417/UBND-TCĐT ngày 25/01/2021 của UBND tỉnh
Chủ đầu tư
Dự án chuyển tiếp có bổ sung địa điểm thực hiện (xã Bình Thạnh) để xây dựng đường dây đấu nối về trạm biến áp 110kV Bình Thạnh, mở rộng và đầu tư xây dựng ngăn xuất tuyến 110kV tại trạm biến áp Bình Thạnh
Dự án bổ sung
0,24
0,24
0,24
1
Chợ Thạnh Hải
0,24
0,24
0,24
Xã Thạnh Hải
Lựa chọn nhà đầu tư
Công văn số 1420/UBND-KT ngày 26/4/2022 của UBND huyện Thạnh Phú
Chủ đầu tư
IX
LIÊN HUYỆN
120,40
-37,84
82,56
82,56
Dự án điều chỉnh (diện tích sau điều chỉnh tăng)
120,40
-37,84
82,56
82,56
1
Đường giao thông kết hợp đê bao ngăn mặn liên huyện Mỏ Cày Nam - Thạnh Phú
37,00
1,70
38,70
38,70
huyện Mỏ Cày Nam - Thạnh Phú
Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông
Quyết định số 1653/QĐ-UBND ngày 15/7/2020 của UBND tỉnh
Ngân sách trung ương
Tăng diện tích 1,7 ha do cập nhật diện tích theo Quyết định 3061/QĐ-UBND ngày 20/11/2020 của UBND tỉnh Bến Tre về việc phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi dự án Đường giao thông kết hợp đê bao ngăn mặn liên huyện Mỏ Cày Nam - Thạnh Phú
2
Đường Bắc Nam phục vụ khu công nghiệp Phú Thuận và cụm công nghiệp Phong Nẫm (ĐT.DK.08)
47,00
-28,64
18,36
18,36
huyện Bình Đại - Giồng Trôm
Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông
Quyết định số 3159/QĐ-UBND ngày 31/12/2021 về việc điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án
Ngân sách nhà nước
Điều chỉnh giảm diện tích 28,64 ha do điều chỉnh chủ trương đầu tư, giảm quy mô
3
Đường từ cảng Giao Long đến khu công nghiệp Phú Thuận (ĐT.DK.07)
36,40
-10,90
25,50
25,50
huyện Châu Thành - Bình Đại
Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông
Quyết định số 3013/QĐ-UBND ngày 24/12/2021 về việc phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi dự án
Ngân sách nhà nước
Điều chỉnh giảm diện tích 10,9 ha do điều chỉnh chủ trương đầu tư, giảm quy mô | {
"issuing_agency": "Tỉnh Bến Tre",
"promulgation_date": "13/07/2022",
"sign_number": "04/NQ-HĐND",
"signer": "Hồ Thị Hoàng Yến",
"type": "Nghị quyết"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Xuat-nhap-khau/Quyet-dinh-240-QD-TCHQ-2018-Quy-che-su-dung-He-thong-Quan-ly-can-bo-tap-trung-nganh-Hai-quan-374659.aspx | Quyết định 240/QĐ-TCHQ 2018 Quy chế sử dụng Hệ thống Quản lý cán bộ tập trung ngành Hải quan | BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC HẢI QUAN
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 240/QĐ-TCHQ
Hà Nội, ngày 30 tháng 01 năm 2018
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY CHẾ SỬ DỤNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ CÁN BỘ TẬP TRUNG CỦA NGÀNH HẢI QUAN
TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC HẢI QUAN
Căn cứ Luật Hải quan số 54/2014/QH13 ngày 23/6/2014;
Căn cứ Luật Cán bộ, Công chức số 22/2008/QH12 ngày 13/11/2008 và Luật Viên chức số 58/2010/QH12 ngày 15/11/2010;
Căn cứ Quyết định số 65/2015/QĐ-TTg ngày 17/12/2015 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Hải quan trực thuộc Bộ Tài chính;
Căn cứ Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10/4/2007 của Chính phủ về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan nhà nước;
Căn cứ Thông tư số 11/2012/TT-BNV ngày 17/12/2012 của Bộ Nội vụ quy định về chế độ báo cáo thống kê và quản lý hồ sơ công chức;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ban hành kèm theo quyết định này Quy chế sử dụng Hệ thống Quản lý cán bộ tập trung của ngành Hải quan.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Thủ trưởng các đơn vị thuộc, trực thuộc Tổng cục Hải quan chịu trách nhiệm tổ chức thi hành quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 2;
- Lãnh đạo Tổng cục;
- Lưu: VT, Vụ TCCB (3bản).
KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG
Nguyễn Công Bình
QUY CHẾ
SỬ DỤNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ CÁN BỘ TẬP TRUNG CỦA NGÀNH HẢI QUAN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 240/QĐ-TCHQ ngày 30/01/2018 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chế này quy định về quản lý và sử dụng hệ thống Quản lý cán bộ tập trung của ngành Hải quan
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Đối tượng áp dụng là công chức, viên chức, người lao động (sau đây gọi tắt là cán bộ) các đơn vị thuộc và trực thuộc Tổng cục Hải quan trong quá trình sử dụng Hệ thống Quản lý cán bộ tập trung của ngành Hải quan (sau đây gọi tắt là Hệ thống QLCBTT).
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Quy chế này, các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. “Hệ thống quản lý cán bộ tập trung của ngành Hải quan” là hệ thống ứng dụng để thực hiện quản lý các nhóm công việc trong lĩnh vực tổ chức cán bộ:
- Quản lý về tuyển dụng, biên chế, ký kết hợp đồng lao động;
- Quản lý đào tạo, bồi dưỡng;
- Quản lý hồ sơ và quá trình công tác nhân sự;
- Quản lý về chính sách cán bộ và tổ chức bộ máy;
- Khai thác các báo cáo liên quan đến quản lý nhân sự.
2. “Tài khoản quản trị hệ thống”: là tài khoản có quyền cao nhất, được thao tác, sử dụng tất cả các chức năng của Hệ thống QLCBTT.
3. “Tài khoản quản trị”: là tài khoản có chức năng quản lý và phân quyền sử dụng cho các tài khoản người dùng.
4. “Tài khoản người dùng”: là tài khoản được phân quyền sử dụng một số chức năng trên hệ thống theo từng nhóm công việc, theo đơn vị hoặc theo mục đích sử dụng.
Điều 4. Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Truy nhập trái phép hoặc cố ý nâng quyền truy cập vào Hệ thống QLCBTT khi chưa được phép của người có thẩm quyền;
2. Sử dụng thông tin từ Hệ thống QLCBTT vào mục đích vụ lợi cá nhân, các mục đích xuyên tạc sự thật, xúc phạm danh dự nhân phẩm công chức.
3. Cung cấp hoặc cố ý để lộ tên đăng nhập tài khoản và mật khẩu đăng nhập vào Hệ thống QLCBTT cho cá nhân, tổ chức không được giao quyền và trách nhiệm quản lý, sử dụng.
Điều 5. Nguyên tắc phân cấp, phân quyền
1. Nguyên tắc chung:
Đối với việc phân cấp sử dụng và quản lý Hệ thống QLCBTT, các đơn vị, công chức liên quan phải tuân thủ quy định về phân cấp quản lý cán bộ tại Quyết định số 538/QĐ-BTC ngày 24/3/2017 của Bộ Tài chính và Quyết định số 1456/QĐ-TCHQ ngày 27/4/2017 của Tổng cục Hải quan.
2. Đối với đơn vị:
- Đơn vị được giao tiếp nhận, quản lý hồ sơ cán bộ, hồ sơ lao động có trách nhiệm cập nhật, khai thác số liệu về hồ sơ cán bộ thuộc phạm vi được giao quản lý.
- Đơn vị có thẩm quyền quyết định có liên quan đến nhân sự theo phân cấp quản lý cán bộ (ví dụ: bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, quy hoạch, luân chuyển, điều động, chế độ ngạch, chế độ lương, chế độ bảo hiểm, khen thưởng, kỷ luật...) thì có trách nhiệm cập nhật kết quả vào hệ thống QLCBTT.
- Mỗi đơn vị chỉ được tra cứu thông tin hồ sơ cán bộ (xem, khai thác dữ liệu cán bộ) thuộc phạm vi của cấp đơn vị mình quản lý.
- Tài khoản cấp cho các đơn vị theo mục đích sử dụng của đơn vị, không cấp cụ thể theo tên cá nhân. Thủ trưởng đơn vị sẽ có trách nhiệm giao tài khoản cho công chức, viên chức quản lý sử dụng theo yêu cầu công việc.
Ví dụ:
+ Vụ TCCB (Nhân sự 1, nhân sự 2...; Chính sách cán bộ 1, chính sách cán bộ 2...).
+ Cục Điều tra chống buôn lậu (ĐTCBL 1, ĐTCBL 2...).
3. Đối với công chức:
Công chức được giao thực hiện các thủ tục để ban hành các quyết định và văn bản liên quan về tổ chức cán bộ phải cập nhật kết quả do mình tham mưu thực hiện vào Hệ thống QLCBTT sau khi hoàn thành công việc được giao và chịu trách nhiệm về tính chính xác, đầy đủ của thông tin, dữ liệu do mình cập nhật.
Điều 6. Quy định cụ thể về phân cấp, phân quyền
1. Cấp Tổng cục:
a) Cục Công nghệ thông tin và Thống kê Hải quan:
- Quyền quản trị hệ thống toàn diện;
- Đảm bảo các yếu tố liên quan đến kỹ thuật để duy trì hệ thống QLCBTT hoạt động;
b) Vụ Tổ chức cán bộ:
- Quyền quản trị hệ thống (cập nhật danh mục phát sinh);
- Lãnh đạo Vụ có quyền khai thác dữ liệu cán bộ trong toàn Ngành;
- Công chức thừa hành:
+ Quyền khai thác dữ liệu về tổ chức cán bộ trong toàn Ngành;
+ Cập nhật, chỉnh sửa dữ liệu cán bộ là kết quả do mình tham mưu thực hiện của các đơn vị trong toàn Ngành theo phân cấp quản lý cán bộ;
Cập nhật các danh mục phát sinh, đơn vị thành lập mới;
c) Các Vụ thuộc cơ quan Tổng cục:
- Quyền khai thác dữ liệu về cán bộ cửa đơn vị.
- Cập nhật dữ liệu về kê khai tài sản của cán bộ trong đơn vị.
d) Các Cục, Văn phòng Tổng cục và đơn vị sự nghiệp:
- Quyền khai thác dữ liệu về công chức, viên chức và người lao động của đơn vị.
- Quyền cập nhật, chỉnh sửa số liệu về công chức, viên chức và người lao động:
+ Quyết định chuyển đổi vị trí việc giữa các phòng chuyên môn trong phạm vi đơn vị của công chức, viên chức thừa hành, không giữ chức vụ lãnh đạo và người lao động;
+ Quyết định về kỷ luật, thi đua - khen thưởng thuộc thẩm quyền quyết định của thủ trưởng đơn vị;
+ Dữ liệu về kê khai tài sản của công chức, viên chức và người lao động trong đơn vị;
+ Dữ liệu của đối tượng làm việc theo chế độ hợp đồng lao động tại đơn vị;
+ Cục Điều tra chống buôn lậu cập nhật thêm: Quyết định nâng bậc lương của công chức theo ủy quyền quyết định của Tổng cục trưởng; hồ sơ cán bộ được ủy quyền giao quản lý.
2. Cấp Cục Hải quan địa phương:
- Quyền quản trị hệ thống QLCBTT trong phạm vi của đơn vị;
- Cập nhật toàn diện dữ liệu về tổ chức cán bộ theo phân cấp quản lý cán bộ hiện hành bao gồm cả Lãnh đạo Cục.
Điều 7. Quản lý tài khoản đăng nhập Hệ thống QLCBTT
1. Đối với các đơn vị Cục Hải quan các tỉnh, thành phố:
- Mỗi đơn vị đã được cấp 01 tài khoản quản trị trên hệ thống QLCBTT. Tài khoản quản trị của mỗi đơn vị Hải quan trên hệ thống QLCBTT chỉ được thực hiện việc cấp phát, thu hồi quyền hạn cho cán bộ tại đơn vị mình;
- Cán bộ quản trị tại cấp Cục thực hiện phân quyền sử dụng cho cán bộ công chức thuộc Cục.
2. Đối với các đơn vị thuộc Tổng cục Hải quan:
- Cục CNTT & Thống kê HQ được phép sử dụng tài khoản Quản trị hệ thống QLCBTT có trách nhiệm cấp phát, thu hồi tài khoản cho các đơn vị.
- Mỗi đơn vị được cấp 02 tài khoản. Riêng Vụ Tổ chức cán bộ được cấp tài khoản cho Lãnh đạo Vụ (được phân quyền theo dõi, khai thác) và các cán bộ chuyên môn.
Điều 8. Tổ chức cập nhật, quản lý và khai thác Hệ thống QLCBTT
1. Nguyên tắc cập nhật, quản lý và khai thác sử dụng Hệ thống QLCBTT:
a) Thông tin về cán bộ đã được cập nhật vào hệ thống QLCBTT phải thống nhất với hồ sơ giấy đang được lưu trữ tại cơ quan, đơn vị.
b) Các đơn vị chịu trách nhiệm cập nhật, bổ sung thường xuyên, kịp thời, đầy đủ, chính xác. Dữ liệu phải được nhập trên hệ thống QLCBTT chậm nhất trong vòng 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ giấy hoặc từ ngày phát sinh dữ liệu mới về tổ chức cán bộ. Chỉ những người được lãnh đạo đơn vị đồng ý mới được cấp tài khoản truy cập hệ thống QLCBTT để nghiên cứu, khai thác hệ thống.
c) Trong quá trình tổ chức cập nhật, quản lý và khai thác phải đảm bảo tuân thủ quy định về công tác bảo vệ bí mật nhà nước của ngành Tài chính được quy định tại Thông tư số 161/2014/TT-BTC ngày 31/10/2014 của Bộ Tài chính
2. Cập nhật dữ liệu cán bộ vào Hệ thống QLCBTT:
Đơn vị được giao quản lý hồ sơ cán bộ theo quy định, có trách nhiệm cập nhật những biến động về đội ngũ cán bộ do cơ quan, đơn vị mình quản lý vào hệ thống QLCBTT cụ thể như sau:
- Rà soát, thông tin, dữ liệu của hệ thống QLCBTT, những dữ liệu của cán bộ đã có trong hệ thống nhưng chưa đầy đủ hoặc có sự thay đổi như hộ tịch, tình trạng hôn nhân, chức vụ, chuyển đổi vị trí công tác, trình độ, nâng lương, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật,... thì căn cứ vào hồ sơ kê khai Phiếu bổ sung lý lịch hàng năm để tiến hành cập nhật, bổ sung thông tin vào hệ thống QLCBTT;
- Đối với những công chức mới tuyển dụng, chuyển ngành hoặc qua rà soát chưa có dữ liệu trong hệ thống QLCBTT thì cập nhật dữ liệu trên cơ sở hồ sơ cán bộ được lập mới hoặc do cơ quan đơn vị quản lý trước đó chuyển đến;
- Trường hợp cán bộ được điều động, luân chuyển giữa các đơn vị cấp Cục và tương đương, đơn vị quản lý hồ sơ cán bộ trước đó có trách nhiệm điều chuyển hồ sơ của cán bộ đó trên hệ thống QLCBTT đến đơn vị mới. Đơn vị mới quản lý hồ sơ cán bộ có trách nhiệm tiếp nhận và tiếp tục cập nhật hồ sơ trên hệ thống QLCBTT khi có thay đổi;
- Trường hợp cán bộ được điều động, biệt phái, luân chuyển, chuyển đổi vị trí công tác đến cơ quan, đơn vị mới ngoài hệ thống hải quan, đơn vị quản lý hồ sơ cán bộ có trách nhiệm điều chỉnh tình trạng dữ liệu trên hệ thống QLCBTT;
- Trường hợp cán bộ nghỉ hưu, thôi việc, từ trần thì đơn vị quản lý hồ sơ cán bộ thực hiện điều chỉnh tình trạng dữ liệu trên hệ thống QLCBTT;
- Về tổ chức bộ máy, thông tin về tổ chức bộ máy phải được cập nhật chính xác, kịp thời (khi có quyết định thành lập mới, chia tách, đổi tên, giải thể...);
3. Khai thác và kết xuất thông tin từ hệ thống QLCBTT:
a) Các cá nhân được giao quản lý và sử dụng tài khoản đăng nhập của Vụ Tổ chức cán bộ được phép khai thác, kết xuất thông tin hồ sơ của tất cả cán bộ thuộc và trực thuộc Tổng cục Hải quan.
b) Các cá nhân được giao sử dụng tài khoản đăng nhập của cấp Cục và tương đương được phép khai thác và kết xuất thông tin từ hệ thống đối với cán bộ thuộc thẩm quyền đơn vị mình quản lý.
c) Cá nhân được giao nhiệm vụ quản lý, khai thác có trách nhiệm tuân thủ các quy trình về an toàn bảo mật thông tin.
Chương II
TRÁCH NHIỆM, QUYỀN HẠN CỦA CÁC ĐƠN VỊ TRONG VIỆC TỔ CHỨC, QUẢN LÝ VÀ KHAI THÁC SỬ DỤNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ CÁN BỘ TẬP TRUNG
Điều 9. Trách nhiệm của Cục Hải quan các tỉnh, thành phố và tương đương
1. Tổ chức triển khai và đôn đốc kiểm tra việc nhập thông tin cán bộ trong phạm vi đơn vị quản lý theo phân cấp quản lý cán bộ.
2. Phân công cán bộ trực tiếp được phép sử dụng tài khoản người dùng và theo dõi, phụ trách hệ thống QLCBTT.
Điều 10. Trách nhiệm của người được phân công trực tiếp quản lý, khai thác sử dụng hệ thống QLCBTT
1. Được sử dụng tài khoản người dùng của cơ quan, đơn vị để thực hiện việc cập nhật, bổ sung thông tin về hồ sơ cán bộ trong đơn vị mình vào hệ thống QLCBTT; quản lý, khai thác hồ sơ cán bộ theo phân cấp quản lý; có trách nhiệm bảo quản và bảo mật tài khoản người dùng của cơ quan, đơn vị.
2. Rà soát, cập nhật, điều chỉnh thông tin về hồ sơ cán bộ kịp thời, đầy đủ khi có thay đổi; định kỳ kiểm tra, cập nhật các thông tin theo quy định tại Điều 8 quyết định này.
3. Chịu trách nhiệm tính kịp thời, chính xác các thông tin về cán bộ đã được cập nhật vào hệ thống QLCBTT và đảm bảo tính thống nhất với hồ sơ giấy đang lưu trữ tại cơ quan, đơn vị; khai thác, sử dụng có hiệu quả hệ thống QLCBTT để cung cấp thông tin nhanh chóng, chính xác phục vụ công tác quản lý hồ sơ cán bộ.
4. Áp dụng các biện pháp đảm bảo an toàn thông tin và vận hành thông suốt hệ thống QLCBTT; đề xuất các biện pháp để khai thác và sử dụng hệ thống QLCBTT có hiệu quả, đồng thời nghiên cứu, phát hiện và báo cáo với thủ trưởng cơ quan, đơn vị để xem xét, xử lý các vấn đề trong công tác quản lý hồ sơ cán bộ đã cập nhật trên hệ thống QLCBTT.
5. Hồ sơ cán bộ điện tử phải được lưu trữ theo chế độ mật như hồ sơ cán bộ giấy theo quy định.
6. Trường hợp mất mật khẩu, tài khoản có dấu hiệu bị đánh cắp mật khẩu phải báo cáo người đứng đầu cơ quan, đơn vị và báo cáo bằng văn bản về Cục Công nghệ thông tin và Thống kê Hải quan để được cấp lại mật khẩu mới.
Điều 11. Trách nhiệm của Cục Công nghệ thông tin và Thống kê Hải quan
1. Đảm bảo các điều kiện hạ tầng kỹ thuật để vận hành thông suốt hệ thống QLCBTT; tổ chức bộ phận quản trị, hỗ trợ kỹ thuật cho người sử dụng.
2. Tổ chức thực hiện việc sao lưu dữ liệu được tạo ra từ chương trình, đảm bảo khả năng khôi phục lại dữ liệu khi xảy ra sự cố.
3. Hướng dẫn các nội dung liên quan đến việc bảo mật và an toàn thông tin; sửa chữa và đề xuất phương án khắc phục sự cố.
4. Được phép cấp tài khoản người dùng và phân quyền sử dụng cho các đơn vị.
Điều 12. Trách nhiệm của Vụ Tổ chức cán bộ
1. Chủ trì, phối hợp với Cục Công nghệ thông tin và Thống kê Hải quan:
a) Rà soát và điều chỉnh kịp thời các thông tin, danh mục, tính năng trong hệ thống QLCBTT cho phù hợp với các quy định hiện hành của Chính phủ, Bộ Tài chính và Tổng cục Hải quan.
b) Sử dụng, kết xuất thông tin từ hệ thống QLCBTT để thực hiện các báo cáo định kỳ, đột xuất theo yêu cầu của Chính phủ, Bộ Tài chính và Tổng cục Hải quan về công tác quản lý cán bộ.
c) Đề xuất nâng cấp các tính năng của hệ thống QLCBTT đảm bảo yêu cầu về khai thác và sử dụng hệ thống quản lý cán bộ tập trung có hiệu quả; Hỗ trợ phần xử lý nghiệp vụ trong quá trình sử dụng hệ thống QLCBTT.
2. Sử dụng thông tin về hồ sơ cán bộ của cơ quan, đơn vị đã được cập nhật vào hệ thống để làm cơ sở thực hiện công tác sử dụng và quản lý cán bộ theo phân cấp.
3. Kiểm tra việc cập nhật, quản lý, khai thác và sử dụng hệ thống QLCBTT của các đơn vị; tổng hợp báo cáo lãnh đạo Tổng cục theo quy định.
Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 13. Tổ chức thực hiện
1. Vụ Tổ chức cán bộ có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các các đơn vị trong ngành Hải quan triển khai thực hiện Quy chế này.
2. Các đơn vị thuộc và trực thuộc Tổng cục Hải quan có trách nhiệm thực hiện sử dụng hệ thống quản lý cán bộ tập trung theo đúng quy định tại Quy chế này.
3. Cơ quan, đơn vị và cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc thực hiện Quy chế này được xét khen thưởng thành tích đợt tổng kết công tác hàng năm.
4. Cơ quan, đơn vị và cá nhân vi phạm các quy định trong Quy chế này, tùy theo tính chất, mức độ sẽ bị xử lý kỷ luật theo quy định.
5. Trường hợp các văn bản được dẫn chiếu tại Quy chế này được sửa đổi, bổ sung thay thế thì được sửa đổi bổ sung theo văn bản mới ban hành.
Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có vướng mắc phát sinh, Thủ trưởng các đơn vị báo cáo Tổng cục Hải quan (qua Vụ Tổ chức cán bộ) đế xem xét sửa đổi, bổ sung./. | {
"issuing_agency": "Tổng cục Hải quan",
"promulgation_date": "30/01/2018",
"sign_number": "240/QĐ-TCHQ",
"signer": "Nguyễn Công Bình",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Quyet-dinh-153-QD-UB-chuc-nang-nhiem-vu-quyen-han-co-cau-to-chuc-So-Thuy-loi-95467.aspx | Quyết định 153/QĐ-UB chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cơ cấu tổ chức Sở Thủy lợi | ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------
Số: 153/QĐ-UB
TP. Hồ Chí Minh, ngày 24 tháng 7 năm 1978
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA SỞ THỦY LỢI
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Hành chánh các cấp ngày 27-10-1962;
Căn cứ nghị định số 24/CP ngày 2-2-1976 của Hội đồng Chính phủ, ban hành bản quy định về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của chánh quyền Nhà nước cấp tỉnh, thành phố trong lĩnh vực quản lý kinh tế;
Xét yêu cầu về củng cố, tăng cường tổ chức quản lý, xây dựng và phát triển ngành thủy lợi của thành phố;
Căn cứ vào nghị quyết của Hội nghị Thường trực Ủy ban Nhân dân thành phố ngày 15-6-1978 về tổ chức và hoạt động của Sở Thủy lợi;
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1.
Nay ban hành kèm theo quyết định này bản quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Thủy lợi.
Điều 2.
Các đồng chí ChánhVăn phòng Ủy ban Nhân dân thành phố, Trưởng Ban Tổ chức chánh quyền của Ủy ban Nhân dân thành phố, Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch thành phố, Giám đốc Sở Tài chánh, Sở Thủy lợi và thủ trưởng các sở, ban, ngành có liên quan, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân các quận, huyện chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ
CHỦ TỊCH
Vũ Đình Liệu
BẢN QUY ĐỊNH
VỀ CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA SỞ THỦY LỢI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
(Ban hành kèm theo quyết định số 153/QĐ-UB ngày 24-7-1978 của Ủy ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh)
I. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN
Điều 1.
Sở Thủy lợi là cơ quan chuyên môn của Ủy ban Nhân dân thành phố, chịu trách nhiệm trước Ủy ban Nhân dân thành phố về thống nhất quản lý, phân phối tài nguyên nước, xây dựng các công trình thủy lợi phục vụ cho nền kinh tế quốc dân và phòng chống lụt, bão, theo đúng đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, đúng chủ trương, kế hoạch của Thành ủy và Ủy ban Nhân dân thành phố.
Sở chịu sự lãnh đạo toàn diện của Ủy ban Nhân dân thành phố, đồng thời chịu sự chỉ đạo về kỹ thuật nghiệp vụ Bộ Thủy lợi theo nguyên tắc kết hợp quản lý theo ngành với quản lý theo địa phương và vùng lãnh thổ.
Sở có tư cách pháp nhân, được phép sử dụng con dấu và mở tài khoản ở Ngân hàng.
Điều 2.
Sở Thủy lợi có nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
1. Tham gia với Bộ Thủy lợi nghiên cứu, xây dựng quy hoạch thủy lợi những vùng, những dòng sông lớn liên quan đến địa phương.
Dựa vào quy hoạch thủy lợi chung của Bộ, lập quy hoạch trị thủy, khai thác các dòng sông, các nguồn nước nội địa theo sự phân cấp và hướng dẫn của Bộ, trình Ủy ban Nhân dân thành phố và Bộ Thủy lợi; tiến hành việc khai thác, điều hòa phân phối nước phục vụ các yêu cầu sản xuất và hoạt động trong thành phố, theo quy hoạch được duyệt; tổ chức và chỉ đạo phòng chống thiên tai lũ lụt; quản lý, bảo vệ nguồn nước và môi trường nước trong thành phố theo chế độ, luật lệ hiện hành.
(Việc quản lý các nhà máy lọc nước và xây dựng hệ thống ống dẫn nước cho tiêu dùng, do Sở Quản lý công trình công cộng phụ trách).
2. Tham gia với Bộ về phương hướng phát triển của ngành ở địa phương căn cứ vào yêu cầu và khả năng của thành phố; dựa vào số kiểm tra của kế hoạch Nhà nước và sự hướng dẫn của Bộ, lập dự án kế hoạch phát triển thủy lợi hàng năm và dài hạn của thành phố, trình Ủy ban Nhân dân thành phố và báo cáo với Bộ Thủy lợi tổng hợp vào kế hoạch chung của ngành.
Giúp Ủy ban Nhân dân thành phố tổ chức, chỉ đạo, thực hiện kế hoạch thủy lợi theo nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của chánh quyền Nhà nước cấp thành phố trong lãnh vực quản lý kinh tế.
Hướng dẫn, chỉ đạo Ban Thủy lợi huyện xây dựng quy hoạch, dự án kế hoạch thủy lợi trên địa bàn huyện.
3. Tổ chức thực hiện công tác khảo sát, thiết kế các công trình thủy lợi loại vừa của thành phố; tham gia khảo sát, thiết kế từng phần những công trình thủy lợi loại lớn do Bộ giao.
Hướng dẫn, giúp đỡ Ban Thủy lợi huyện trong công tác khảo sát, thiết kế (chủ yếu là việc áp dụng thiết kế định hình), quản lý khai thác công trình sử dụng nước và tu sửa nhỏ.
4. Tổ chức thi công các công trình thủy lợi do Sở trực tiếp quản lý; tham gia thi công các công trình thủy lợi lớn trong thành phố do Bộ phân công; thực hiện việc nạo vét, tu bổ các hệ thống thủy nông do thành phố quản lý và do Bộ phân cấp cho thành phố.
Hướng dẫn, chỉ đạo việc thi công các công trình thủy lợi do huyện đảm nhận.
Hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra việc chấp hành các chế độ, thể lệ kiến thiết cơ bản, các tiêu chuẩn định mức, các quy trình, quy phạm kỹ thuật đã ban hành trong xây dựng cơ bản thủy lợi ở địa phương.
5. Quản lý các đơn vị thi công thủy lợi quốc doanh, công tư hợp doanh. Hướng dẫn, giúp đỡ Ủy ban Nhân dân huyện thực hiện việc cải tạo xã hội chủ nghĩa, xét cho hành nghề và quản lý các tổ chức hợp tác xã có thiết bị máy móc chuyên phục vụ xây dựng các công trình thủy lợi.
Quản lý các cơ sở quốc doanh, công tư hợp doanh sản xuất và sửa chữa cơ khí chuyên dùng phục vụ cho ngành thủy lợi.
6. Tổ chức và quản lý các trạm thủy văn dùng riêng, trạm thí nghiệm thủy nông, để phục vụ cho nhu cầu xây dựng thủy lợi và quản lý sử dụng nước.
7. Tổ chức quản lý, khai thác những công trình thủy lợi thuộc trách nhiệm thành phố quản lý.
Hướng dẫn, chỉ đạo, giúp đỡ việc tổ chức quản lý, khai thác các hệ thống công trình thủy lợi thuộc trách nhiệm huyện quản lý.
Hướng dẫn, chỉ đạo, theo dõi, tổng hợp phong trào nhân dân làm thủy lợi ở địa phương.
8. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý sơ cấp kỹ thuật, nghiệp vụ, công nhân ngành thủy lợi để đáp ứng yêu cầu của thành phố, theo sự phân cấp của Bộ Thủy lợi.
Quản lý đội ngũ cán bộ, công nhân viên ngành thủy lợi thành phố theo đúng đường lối, chính sách cán bộ của Đảng và Nhà nước và sự phân cấp quản lý cán bộ của Thành ủy và Ủy ban Nhân dân thành phố.
9. Nghiên cứu, ứng dụng những thành tựu về khoa học, kỹ thuật, về cải tiến quản lý kinh tế vào các công tác thủy lợi của thành phố.
Áp dụng và hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy trình, quy phạm, tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật của Nhà nước và của Bộ trong thành phố.
10. Quản lý chặt chẽ kinh phí, vật tư, thiết bị của ngành thủy lợi ở thành phố theo đúng đường lối, chính sách của Đảng, của Nhà nước và theo chế độ phân cấp hiện hành.
II. CƠ CẤU TỔ CHỨC
Điều 3.
Sở Thủy lợi thành phố được tổ chức và làm việc theo chế độ thủ trưởng kết hợp với bàn bạc tập thể, phát huy quyền làm chủ tập thể của cán bộ, công nhân viên chức trong ngành. Sở đặt dưới quyền điều khiển của một Giám đốc và có một số Phó Giám đốc giúp việc Giám đốc. Giám đốc Sở là người có quyền hạn cao nhất và chịu trách nhiệm trước Hội đồng Nhân dân thành phố, Ủy ban Nhân dân thành phố và Bộ Thủy lợi, lãnh đạo toàn diện công tác của Sở như quy định ở điều 1 và điều 2 nêu trên.
Các Phó Giám đốc giúp Giám đốc trong việc lãnh đạo chung và được Giám đốc ủy nhiệm chỉ đạo một số mặt công tác của Sở.
Điều 4.
Cơ cấu tổ chức của Sở bao gồm:
A. Bộ máy cơ quan Sở:
1 Phòng Tổng hợp – hành chánh – quản trị;
2 Phòng Tổ chức – cán bộ lao động tiền lương;
3 Phòng Kế hoạch – vật tư;
4 Phòng Kế toán – tài vụ thống kê;
5 Phòng Quản lý thủy nông;
6 Phòng Kỹ thuật;
7 Phòng Quản lý kiến thiết cơ bản;
8 Ban Thanh tra, pháp chế;
Các phòng, ban có nhiệm vụ tham mưu giúp Giám đốc Sở thực hiện chức năng, quyền hạn quản lý hành chính – kinh tế ngành thủy lợi và chỉ đạo các đơn vị sản xuất kinh doanh sự nghiệp trực thuộc Sở.
B. Các tổ chức sự nghiệp:
1 Đội quy hoạch thủy lợi;
2 Trạm thí nghiệm thủy nông;
3 Trường nghiệp vụ thủy lợi.
Các đơn vị nêu trên được sử dụng con dấu riêng và mở tài khoản ở Ngân hàng.
C. Các đơn vị sản xuất kinh doanh:
1 Công ty xây dựng thủy lợi 1;
2 Công ty xây dựng thủy lợi 2 (để tham gia xây dựng các công trình thủy lợi đầu mối Sài Gòn – Long An; Công ty này được thành lập khi có nhiệm vụ xây dựng cụ thể);
3 Đoàn khảo sát – thiết kế thủy lợi;
4 Xí nghiệp khai thác nước ngầm;
5 Ban quản lý thủy nông 1;
6 Đội máy bơm (từng bước phân cấp cho huyện quản lý);
7 Trạm vật tư thủy lợi;
8 Xí nghiệp cơ khí sửa chữa máy thủy lợi;
9 Ban kiến thiết cơ bản;
10 Xí nghiệp xáng;
11 Xí nghiệp khai thác cát, đá.
Các công ty, xí nghiệp, đoàn khảo sát – thiết kế, trạm vật tư, ban quản lý thủy nông, đội máy bơm là các đơn vị thiết kế hoàn chỉnh, hạch toán kinh tế độc lập, có con dấu riêng, được cấp vốn, vay vốn và mở tài khoản ở Ngân hàng theo đúng chính sách, chế độ của Nhà nước. Riêng Ban quản lý thủy nông và đội máy bơm được xét cấp bù lỗ.
Ban kiến thiết là cơ quan quản lý bên A đối với các công trình xây dựng thủy lợi thuộc Sở, thực hiện nhiệm vụ theo thông tư số 120/TTg ngày 5-11-1969 của Thủ tướng Chính phủ quy định nhiệm vụ và quan hệ giữa đơn vị giao thầu và đơn vị nhận thầu trong ngành xây dựng cơ bản.
Ban có con dấu riêng và được mở tài khoản ở Ngân hàng.
D. Tổ chức hưởng kinh phí khác:
- Ban cải tạo thuộc Sở
Điều 5.
Giám đốc Sở Thủy lợi, căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của Sở nêu ở điều 1 và điều 2 trên đây, có trách nhiệm:
- Xây dựng điều lệ về tổ chức và hoạt động của các tổ chức sản xuất kinh doanh (nêu ở điểm C, điều 4), trình Ủy ban Nhân dân thành phố phê duyệt.
- Ra văn bản, sau khi trao đổi nhất trí với Ban Tổ chức chánh quyền thành phố, quy định nhiệm vụ cụ thể, chế độ làm việc, mối quan hệ công tác của các phòng, ban cơ quan Sở (nêu ở điểm A, điều 4) và của các đơn vị sự nghiệp (nêu ở điểm B, điều 4) trực thuộc Sở.
Biên chế lao động và quỹ tiền lương khu vực không sản xuất vật chất, được Ủy ban Nhân dân thành phố giao chỉ tiêu theo từng kỳ kế hoạch, trên nguyên tắc bộ máy tinh, gọn, có hiệu lực. Chỉ tiêu lao động và quỹ tiền lương khu vực sản xuất vật chất, do Sở lập dự án kế hoạch cân đối với nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh (trên cơ sở định mức lao động và năng suất lao động tiên tiến, bảo đảm tỷ lệ lao động gián tiếp không vượt mức quy định của Nhà nước), trình Ủy ban Nhân dân thành phố xét duyệt theo từng kỳ kế hoạch.
III. MỐI QUAN HỆ CÔNG TÁC GIỮA SỞ THỦY LỢI VỚI BỘ THỦ LỢI VÀ CÁC SỞ, NGÀNH HỮU QUAN
Điều 6. Quan hệ giữa Sở Thủy lợi với Bộ Thủy lợi;
Sở Thủy lợi là cơ quan thuộc ngành thủy lợi, chịu sự chỉ đạo về kỹ thuật, nghiệp vụ và kiểm tra thực hiện của Bộ Thủy lợi, được Bộ hướng dẫn, giúp đỡ, truyền đạt những kinh nghiệm tiên tiến để hoàn thành nhiệm vụ kế hoạch Nhà nước và chấp hành đúng đắn đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.
Sở tổ chức thực hiện nghiêm chỉnh các tiêu chuẩn định mức kinh tế - kỹ thuật, quy trình, quy phạm kỹ thuật thuộc ngành thủy lợi do Hội đồng Chính phủ và Bộ Thủy lợi ban hành. Trong quá trình vận dụng thích hợp với điều kiện địa phương, nếu có sự thay đổi, Sở cần báo cáo xin ý kiến của Bộ Thủy lợi.
Trước khi chấp hành các chủ trương, chỉ thị của Bộ trưởng, đồng chí Giám đốc Sở cần báo cáo với Ủy ban Nhân dân thành phố, để xin ý kiến chỉ đạo cụ thể trước khi thực hiện.
Sở có trách nhiệm làm báo cáo định kỳ (tháng, quý, 6 tháng, cả năm) về tình hình, nhiệm vụ công tác thủy lợi của địa phương và báo cáo đột xuất theo yêu cầu của trên cho Ủy ban Nhân dân thành phố và Bộ Thủy lợi.
Điều 7. Giữa Sở Thủy lợi thành phố với Ủy ban Nhân dân và Ban Thủy lợi huyện
Sở Thủy lợi có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn, giúp đỡ Ủy ban Nhân dân và Ban Thủy lợi huyện xây dựng và tổ chức thực hiện các quy hoạch, kế hoạch về thủy lợi ở huyện và chấp hành chủ trương, chính sách, tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật thuộc ngành thủy lợi.
Ban Thủy lợi huyện là cơ quan chuyên môn của Ủy ban Nhân dân huyện, đồng thời là cơ quan chuyên trách thủy lợi cấp dưới của Sở Thủy lợi; Ban Thủy lợi chịu sự lãnh đạo trực tiếp và toàn diện của Ủy ban Nhân dân huyện, đồng thời chịu sự chỉ đạo của Sở Thủy lợi về kỹ thuật nghiệp vụ và thực hiện quy hoạch, kế hoạch thủy lợi.
Sở Thủy lợi có trách nhiệm giúp Ủy ban Nhân dân huyện xây dựng, củng cố các Ban Thủy lợi huyện và các tổ chức thuộc ngành Thủy lợi ở cấp huyện và xã.p\
Điều 8. Quan hệ đối với các ban, ngành, sở của thành phố
- Sở Thủy lợi tăng cường quan hệ với các sở, ban, ngành thành phố có liên quan, trên nguyên tắc hợp tác xã hội chủ nghĩa và cộng đồng trách nhiệm theo chức năng của từng ngành, để hoàn thành nhiệm vụ xây dựng, phát triển thủy lợi của Đảng bộ, Ủy ban Nhân dân thành phố giao từng thời kỳ trước mắt và lâu dài.
- Sở Thủy lợi tham gia ý kiến và kết hợp chặt chẽ với Sở Nông nghiệp trong việc bố trí quy hoạch và lập kế hoạch sản xuất nông nghiệp sát với quy hoạch, kế hoạch xây dựng thủy lợi và sát với điều kiện thực tế về xây dựng, khai thác nguồn nước trong từng thời vụ, trên từng địa bàn cụ thể; bảo đảm cải tạo đất phục vụ yêu cầu thâm canh, tăng vụ, tăng năng suất cây trồng. Kết hợp việc chỉ đạo xây dựng kinh tế đồng ruộng, trồng cây và kết hợp chặt chẽ khâu thủy lợi hóa với cơ giới hóa nông nghiệp.
- Sở Thủy lợi đặt quan hệ phối hợp chặt chẽ với Sở Xây dựng để được sự cung ứng kịp thời về vật liệu xây dựng cho các công trình thủy lợi, theo chỉ tiêu kế hoạch của Ủy ban Nhân dân thành phố và được Sở Xây dựng giúp đỡ, huy động một phần lực lượng thi công một số công trình thủy lợi cấp thiết. Sở Xây dựng nhận thiết kế và thi công phần điện hạ thế cho ngành thủy lợi.
- Sở Thủy lợi phối hợp với Sở Giao thông vận tải trong việc quy hoạch thủy lợi kết hợp với quy hoạch giao thông đường thủy, giao thông nông thôn, tổ chức nạo vét kênh rạch vừa có yêu cầu giao thông, vừa có yêu cầu thủy lợi. Các công trình xây dựng mới: kênh rạch hoặc nạo vét, chủ yếu phục vụ cho ngành nào thì ngành ấy chịu trách nhiệm đầu tư và tổ chức thực hiện.
- Về cơ khí sửa chữa và sản xuất chuyên dùng phục vụ ngành thủy lợi, do Sở Thủy lợi phụ trách.
- Các loại máy móc, thiết bị có quy trình công nghệ chế tạo phức tạp như: máy bơm, tàu hút bùn, xáng cạp, các thiết bị cơ điện khác dùng vào việc thi công các công trình thủy lợi do Sở Công nghiệp phục trách.
Điều 9.
Các quy định của thành phố ban hành trước đây trái với bản quy định này nay bãi bỏ. Bản quy định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ban hành. | {
"issuing_agency": "Thành phố Hồ Chí Minh",
"promulgation_date": "24/07/1978",
"sign_number": "153/QĐ-UB",
"signer": "Vũ Đình Liệu",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thuong-mai/Thong-tu-01-TM-KD-huong-dan-san-xuat-cung-ung-muoi-iot-dap-ung-nhu-cau-toan-dan-39137.aspx | Thông tư 01/TM-KD hướng dẫn sản xuất cung ứng muối iốt đáp ứng nhu cầu toàn dân | BỘ THƯƠNG MẠI
********
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
Số: 01-TM/KD
Hà Nội, ngày 16 tháng 1 năm 1995
THÔNG TƯ
CỦA BỘ THƯƠNG MẠI SỐ 1/TM-KD HƯỚNG DẪN TỔ CHỨC SẢN XUẤT VÀ CUNG ỨNG MUỐI IỐT ĐÁP ỨNG NHU CẦU TOÀN DÂN
Căn cứ Nghị định số 95-CP ngày 4-12-1993 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Thương mại;
Căn cứ Quyết định số 481/TTg ngày 8-9-1994 của Thủ tướng Chính phủ về việc tổ chức và vận động toàn dân ăn muối I-ốt và giao Bộ Thương mại tổ chức sản xuất và cung ứng muối I-ốt trong phạm vi cả nước;
Bộ Thương mại hướng dẫn việc sản xuất và cung ứng muối I-ốt cho nhu cầu toàn dân, cụ thể như sau:
I. NGUYÊN TẮC CHUNG
1. Bộ Thương mại chịu trách nhiệm trước Chính phủ về việc tổ chức sản xuất và cung ứng muối I-ốt bảo đảm cho nhu cầu ăn của nhân dân trong cả nước. Trước mắt, trong năm 1995 phấn đấu đáp ứng 70% nhu cầu muối I-ốt cho toàn dân với chất lượng bảo đảm theo quy định hiện hành (TCVN 5647-1992), liều lượng I-ốt phải bảo đảm 50 PPM (50 phần triệu) hoặc bằng 500 mi crôgam/10 gam muối.
2. Các doanh nghiệp sản xuất muối I- ốt phải chịu sự quản lý thống nhất của Bộ Thương mại về quy hoạch, kế hoạch sản xuất, giá cả và chịu sự kiểm tra, giám sát của Bộ Y tế về chất lượng muối I-ốt lưu thông trên thị trường.
3. Tổng công ty Muối chịu trách nhiệm phối hợp với Sở Thương mại các tỉnh tổ chức sản xuất và lưu thông muối trên địa bàn tỉnh; thực hiện điều hoà cung cầu muối I-ốt trong phạm vi cả nước. Giúp các xí nghiệp sản xuất muối I-ốt ngoài hệ thống Tổng công ty tổ chức quản lý sản xuất, cung ứng muối nguyên liệu (khi có nhu cầu) nhằm bảo đảm chất lượng, ổn định giá thành muối I-ốt.
4. Các xí nghiệp sản xuất muối I-ốt có nhiệm vụ không ngừng cải tiến công trình công nghệ sản xuất, bao bì, định lượng đóng gói; đa dạng hoá các sản phẩm trộn muối I-ốt đáp ứng nhu cầu, thị hiếu tiêu dùng ngày càng tăng của nhân dân với giá cả hợp lý.
II. VỀ TỔ CHỨC SẢN XUẤT MUỐI I-ỐT
Các doanh nghiệp Nhà nước Trung ương, địa phương có nhu cầu tổ chức sản xuất muối I-ốt phải được Bộ Thương mại xét, chấp nhận theo các quy định như sau:
a) Phải theo đúng quy hoạch mạng lưới sản xuất muối I-ốt do Bộ Thương mại công bố. Các xí nghiệp sản xuất muối I-ốt xây dựng phải đặt tại hoặc gần vùng sản xuất muối nguyên liệu, mhằm hạn chế tối đa lưu thông muối trắng từ vùng sản xuất đến vùng tiêu thụ. Phải có phương án tổ chức lưu thông số muối đã sản xuất ra.
Khu vực sản xuất muối I-ốt phải xa môi trường độc hại, thuận tiện đường giao thông, có đủ yêu cầu về điện, nước sạch để thực hiện quá trình sản xuất.
b) Có công nghệ trộn muối I-ốt bằng máy; công nghệ sản xuất và thiết bị trộn muối I-ốt phải được một số tổ chức có thẩm quyền bao gồm các chuyên gia của nghành Y tế, Thương mại và do ngành Y tế chủ trì, xác nhận. Đồng thời có khả năng hiện đại hoá sản xuất để nâng cao chất lượng sản phẩm, tiến tới sản xuất muối hầm, muối tinh, muối nghiền trộn I-ốt đáp ứng nhu cầu tiêu dùng đa dạng của nhân dân.
Nhà kho, xưởng sản xuất muối I-ốt phải bảo đảm yêu cầu vệ sinh, có kho chuyên dùng để dự trữ muối nguyên liệu, kho bao bị, kho chứa thành phẩm.
c) Có kiểm tra chất lượng, có nhân viên kỹ thuật được qua huấn luyện để thực hiện chế độ kiểm tra chất lượng đối với từng lô hàng sản xuất ra.
Công nhân trực tiếp sản xuất phải được trang bị quần áo, mũ đồng phục, không mắc bệnh lây nhiễm.
d) Bao bì đóng gói muối I-ốt bằng túi P.E bảo đảm vệ sinh, không có mùi vị lạ, bền chắc, quá trình vận chuyển không bị bục, rách. Trên bao bì phải ghi rõ tên cơ sở sản xuất; ngày, tháng, năm sản xuất và thời gian sử dụng, đóng dấu đã kiểm tra chất lượng. Nhãn hiệu hàng hoá phải được đăng ký tại cơ quan quản lý có thẩm quyền theo quy định hiện hành. Khi vận chuyển và dự trữ, phải có bao bì ngoài (loại 40 - 50 kg/bao) để bảo vệ.
đ) Các địa phương có nhu cầu sản xuất muối I-ốt phải có tờ trình, đơn xin sản xuất muối I-ốt của doanh nghiệp gửi Bộ Thương mại (Vụ Quản lý kinh doanh) Bộ Thương mại xem xét, chấp thuận để đơn vị sản xuất muối I-ốt. Sản phẩm sản xuất ra phải được cơ quan Y tế có thẩm quyền do Bộ Y tế uỷ nhiệm xác nhận mới được phép lưu thông trên thị trường.
III. VỀ TỔ CHỨC BÁN MUỐI I-ỐT
1. Sở Thương mại chịu trách nhiệm chỉ đạo và lưu thông muối I-ốt theo những nguyên tắc sau:
- Những địa phương tự sản xuất được muối I-ốt (theo các điều kiện nêu ở mục II) thì giao cho xí nghiệp sản xuất tự tổ chức bán hoặc do các đơn vị thương nghiệp quốc doanh ký hợp đồng mua muối của các cơ sở sản xuất muối
I-ốt để tổ chức mạng lưới bán trên thị trường.
- Những địa phương không tự sản xuất được muối I-ốt thì thoả thuận với Tổng công ty Muối về việc bảo đảm nguồn và bán muối I-ốt tại địa phương.
2. Về giá cả:
a) Đối với địa bàn miền núi: thực hiện chính sách trợ giá (cước vận chuyển, bao bì, công trộn) theo quy định hiện hành.
b) Đối với các vùng khác: giá bán muối là giá thị trường, trên cơ sở giá nguyên liệu (muối trắng, bao bì...), chi phí sản xuất và lợi nhuận hợp lý.
IV. TỔ CHỨC KIỂM TRA, THỰC HIỆN
1. Tổng công ty Muối, các địa phương được phép sản xuất muối I-ốt phấn đấu sớm đưa các xí nghiệp sản xuất muối I-ốt vào hoạt động, bảo đảm đáp ứng đủ nhu cầu theo mục tiêu chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ là tổ chức và động viên toàn dân ăn muối I-ốt .
2. Sở Thương mại các tỉnh, thành phố thường xuyên tổ chức kiểm tra việc thực hiện giá bán, chất lượng và việc chấp hành chính sách của Nhà nước về cung ứng muối I-ốt của các đơn vị, kịp thời phát hiện những sai phạm để xử lý. Các đơn vị sản xuất và cung ứng muối I-ốt (cả Trung ương và địa phương) có trách nhiệm cung cấp đầy đủ số liệu, tài liệu cần thiết, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác kiểm tra, kiểm soát về chất lượng và giá bán muối I-ốt được tiến hành tốt.
3. Các quy định về giá của Tổng công ty Muối phải gửi Bộ Thương mại, Ban Vật giá Chính phủ; các đơn vị sản xuất, kinh doanh muối I-ốt thuộc địa phương gửi Uỷ ban Nhân dân tỉnh theo dõi và kiểm tra việc thực hiện.
Sáu tháng một lần, các địa phương báo cáo Bộ Thương mại (Vụ Quản lý kinh doanh) kết quả thực hiện sản xuất, tiêu thụ muối I-ốt tại địa phương.
4. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày ký, quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, các đơn vị, địa phương phản ảnh về Bộ để nghiên cứu bổ sung hoàn chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế.
Trương Đình Tuyển
(Đã Ký) | {
"issuing_agency": "Bộ Thương mại",
"promulgation_date": "16/01/1995",
"sign_number": "01-TM/KD",
"signer": "Trương Đình Tuyển",
"type": "Thông tư"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Van-hoa-Xa-hoi/Quyet-dinh-89-2004-QD-UB-xet-cong-nhan-danh-hieu-co-quan-don-vi-van-hoa-Lam-Dong-159252.aspx | Quyết định 89/2004/QĐ-UB xét công nhận danh hiệu cơ quan đơn vị văn hóa Lâm Đồng | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÂM ĐỒNG
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số : 89/2004/QĐ-UB
Đà Lạt, ngày 18 tháng 5 năm 2004
QUYẾT ĐỊNH
V/V BAN HÀNH QUY CHẾ XÉT CÔNG NHẬN DANH HIỆU CƠ QUAN, ĐƠN VỊ VĂN HÓA
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG
- Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
- Thực hiện chương trình phối hợp số 1076/ĐSVH ngày 9/8/2000 của Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam-Bộ Văn hóa Thông tin-Uỷ ban Thể dục Thể thao v/v xây dựng đời sống văn hóa cơ sở trong công nhân viên chức-người lao động trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước;
- Theo đề nghị của Sở Văn hóa Thông tin và Liên đoàn Lao động tỉnh tại văn bản số 6/SVHTT ngày 27/2/2004;
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Ban hành kèm theo quyết định này là quy chế xét công nhận danh hiệu cơ quan, đơn vị văn hóa.
Điều 2: Giao Sở Văn hóa Thông tin, Liên đoàn Lao động tỉnh phối hợp các ngành, địa phương hướng dẫn tổ chức thực hiện quy chế.
Điều 3: Các ông: Chánh Văn phòng HĐND và UBND tỉnh, Giám đốc Sở Văn hóa Thông tin; Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban ngành, đơn vị liên quan căn cứ quyết định thi hành./.
TM. UBND TỈNH LÂM ĐỒNG
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Định
QUY CHẾ
XÉT CÔNG NHẬN DANH HIỆU CƠ QUAN, ĐƠN VỊ VĂN HÓA
(Ban hành kèm theo Quyết định số 89/2004/QĐ-UB ngày 18 tháng 5 năm 2004 của UBND tỉnh Lâm Đồng)
Chương I.
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1:
a. Cơ quan, đơn vị trong quy định này gồm: các công sở hành chính, các đơn vị sự nghiệp, trường học, các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang, các nhà máy, xí nghiệp, các công ty, nông lâm trường, trạm của tỉnh và Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng (gọi chung là cơ quan, đơn vị).
b. Các cơ quan, đơn vị đóng trên địa bàn thuộc địa phương (cấp huyện) nào thì đăng ký xây dựng và xét công nhận cơ quan, đơn vị văn hóa với Ban Chỉ đạo phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa của địa phương đó (kể cả các cơ quan Trung ương, cơ quan thuộc tỉnh, các đơn vị kinh tế liên doanh hoặc nước ngoài, các đơn vị lực lượng vũ trang).
Điều 2: Cơ quan, đơn vị văn hóa là danh hiệu do cấp có thẩm quyền công nhận. Đây là vinh dự, tự hào của cơ quan đơn vị, nhằm giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc, nâng cao bản lĩnh chính trị, xây dựng đội ngũ công nhân viên chức và người lao động có tư tưởng đạo đức, lối sống lành mạnh, đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Xây dựng cơ quan đơn vị có đời sống văn hóa lành mạnh tiến bộ. Động viên và phát huy mọi nguồn lực trong công nhân, viên chức và người lao động vào xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở, nâng cao mức hưởng thụ và sáng tạo văn hóa.
Điều 3: Cơ quan, đơn vị văn hóa phải hội đủ các tiêu chuẩn sau :
1. Hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội được giao. Hoạt động học tập, công tác, lao động sản xuất, kinh doanh có hiệu quả. Tạo được việc làm ổn định, từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người lao động. Nội bộ đoàn kết nhất trí, thực hiện tốt quy chế dân chủ, tham gia thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng có hiệu quả.
2. Có môi trường văn hóa lành mạnh, cảnh quan nơi làm việc xanh, sạch đẹp. Có tác phong làm việc đổi mới, hiệu quả; đảm bảo an toàn vệ sinh lao động. Thường xuyên cải cách thủ tục hành chính, nhằm đáp ứng phát triển của cơ quan, đơn vị, giữ vững trật tự an ninh tốt.
3. Gia đình công nhân viên chức và người lao động có cuộc sống hòa thuận, hạnh phúc tiến bộ. Gương mẫu đi đầu trong cuộc vận động xây dựng gia đình văn hóa, xây dựng khu dân cư văn hóa. Cơ quan, đơn vị không có người vi phạm Luật giao thông, các tệ nạn xã hội, có tinh thần tích cực tham gia phòng chống các tệ nạn xã hội, không sử dụng, tàng trữ các sản phẩm văn hóa phản động, đồi trụy trái quy định của pháp luật.
4. Có các hoạt động thông tin tuyên truyền, phổ biến kịp thời các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các quy chế quy định của công đoàn và các tổ chức chính trị xã hội. Quan tâm công tác đào tạo bồi dưỡng, quy hoạch cán bộ, nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ cho công nhân viên chức và người lao động. Tham gia tích cực các hoạt động từ thiện, nhân đạo, các hoạt động đền ơn đáp nghĩa ở địa phương và cơ quan đơn vị.
5. Thường xuyên tổ chức các hoạt động văn hóa nghệ thuật-thể dục thể thao thu hút công nhân viên chức lao động đến tham gia. Phát huy các giá trị văn hóa thể thao truyền thống của dân tộc, của địa phương và đơn vị.
Chương II.
QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 4. Cấp công nhận
- Cơ quan đơn vị đạt danh hiệu cơ quan đơn vị văn hóa cấp huyện do UBND cấp huyện công nhận hàng năm.
- Cơ quan đơn vị đạt danh hiệu văn hóa cấp huyện liên tục trong 3 năm liền sẽ được UBND tỉnh công nhận cơ quan đơn vị văn hóa cấp tỉnh
Điều 5. Thời gian xét công nhận
- Cấp huyện: Mỗi năm, một lần vào cuối tháng 11 năm trước và quý I năm sau.
- Cấp tỉnh: Mỗi năm một lần vào tháng 02 và phải xong trong quý I năm sau, cho những cơ quan, đơn vị đủ điều kiện và tiêu chuẩn đạt danh hiệu cơ quan, đơn vị văn hóa cấp tỉnh
Điều 6. Hình thức công nhận:
- Giấy chứng nhận cơ quan, đơn vị văn hóa do Chủ tịch UBND huyện cấp.
- Bằng công nhận cơ quan, đơn vị văn hóa do Chủ tịch UBND tỉnh cấp.
- Cấp huyện: Ban Chỉ đạo phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời văn hóa huyện hàng năm tổ chức hội nghị sơ kết biểu dương khen thưởng các cơ quan đơn vị thực hiện tốt thuộc địa phương mình.
- Cấp tỉnh: Ban Chỉ đạo phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa định kỳ 2 đến 3 năm tổ chức hội nghị tổng kết biểu dương khen thưởng toàn tỉnh một lần.
Điều 7. Quy trình công nhận: Hàng năm, căn cứ vào chất lượng phong trào, các văn bản hướng dẫn của Liên đoàn Lao động và cơ quan chuyên môn cấp trên, Chủ tịch Công đoàn cơ sở thống nhất với Thủ trưởng cơ quan, đơn vị, có sự chỉ đạo trực tiếp của cấp uỷ cơ quan đơn vị để triển khai các công việc sau:
-Thành lập Ban vận động xây dựng đời sống văn hóa của cơ quan, đơn vị. Ban vận động gồm Trưởng ban là Thủ trưởng hoặc Bí thư cấp uỷ cơ quan, đơn vị, Phó ban là Chủ tịch Công đoàn cơ sở, các thành viên là uỷ viên Ban chấp hành công đoàn và công đoàn viên tích cực tại cơ quan đơn vị.
- Tuyên truyền giáo dục công nhân viên chức và người lao động tại cơ quan đơn vị mình hiểu biết về chủ trương và các vấn đề liên quan đến nội dung và giải pháp xây dựng cơ quan đơn vị văn hóa.
-Tổ chức soạn thảo quy chế xây dựng cơ quan văn hóa : Nội dung quy chế phải hướng vào thực hiện tốt Pháp lệnh công chức, Luật lao động, cải cách thủ tục hành chính và các tiêu chí xây dựng cơ quan đơn vị văn hóa.
- Tổ chức trao đổi trong công nhân viên chức để lấy ý kiến đóng góp vào nội dung quy chế. Các bước tiến hành phải chu đáo, đảm bảo tính công khai, dân chủ, động viên tinh thần mọi người hăng hái tham gia phong trào xây dựng cơ quan đơn vị văn hóa.
-Vào tháng 11 hàng năm, Ban vận động xây dựng cơ quan văn hóa, đơn vị văn hóa tiến hành rà soát đánh giá kết quả triển khai thực hiện quy chế (theo hướng chấm điểm xếp loại của Ban vận động cấp trên). Nếu đạt điểm theo quy định thì lập hồ sơ đề nghị công nhận cơ quan văn hóa ở cấp cao hơn nếu đủ điều kiện.
Điều 8. Hồ sơ đề nghị công nhận danh hiệu cơ quan đơn vị văn hóa gồm:
+ Báo cáo kết quả thực hiện quy ước và 5 tiêu chí xây dựng cơ quan, đơn vị văn hóa.
+ Bảng tự đánh giá và chấm điểm của cơ quan đơn vị và công đoàn cơ sở.
+ Tờ trình đề nghị xem xét công nhận cơ quan đơn vị văn hóa ( Thủ trưởng cơ quan và Chủ tịch công đoàn cơ sở ký tên đóng dấu).
+ Nếu đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh cấp bằng công nhận phải có biên bản kiểm tra xác minh từng tiêu chí xây dựng cơ quan đơn vị văn hóa của Ban Chỉ đạo phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa cấp huyện và văn bản phúc tra của Ban chỉ đạo phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa tỉnh.
Chương III.
PHÂN CÔNG TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 9.
- Liên đoàn Lao động tỉnh chịu trách nhiệm: Chủ trì phối hợp với Sở Văn hóa Thông tin cụ thể hóa nội dung bản quy chế, tổ chức hướng dẫn các cơ quan đơn vị trong tỉnh thực hiện, hàng năm chủ trì tổ chức các đoàn kiểm tra đánh giá chất lượng xây dựng cơ quan đơn vị văn hóa trên địa bàn toàn tỉnh
-Công đoàn các huyện, thị xã, thành phố, Công đoàn ngành : Chủ trì phối hợp với Phòng Văn hóa thông tin-Thể thao cấp huyện triển khai thực hiện quy chế tới các cơ quan đơn vị trên địa bàn. Hàng năm tổ chức kiểm tra đánh giá kết quả thực hiện của các cơ quan đơn vị về Liên đoàn Lao động tỉnh để tổng hợp báo cáo Ban Chỉ đạo phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời văn hóa cấp tỉnh.
Điều 10. - Sở Văn hóa Thông tin chịu trách nhiệm: Chủ trì phối hợp với Liên đoàn Lao động tỉnh tổ chức tập huấn nghiệp vụ hướng dẫn tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ trong các cơ quan đơn vị, phối hợp tổ chức hội thi, hội diễn đánh giá phong trào văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao ở các cơ quan đơn vị văn hóa cấp tỉnh.
-Phòng Văn hóa Thông tin thể thao các huyện, thị xã, thành phố: Chủ trì phối hợp với công đoàn cấp huyện tổ chức triển khai các hoạt động văn hóa văn nghệ thể dục thể thao ở các cơ quan đơn vị. Tổ chức chức kiểm tra đề nghị UBND cấp huyện công nhận cơ quan đơn vị văn hóa cấp huyện.
Điều 11. Thủ trưởng, Chủ tịch công đoàn các cơ quan đơn vị trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng có trách nhiệm triển khai thực hiện nội dung bản quy chế đến mỗi thành viên trong cơ quan đơn vị./. | {
"issuing_agency": "Tỉnh Lâm Đồng",
"promulgation_date": "18/05/2004",
"sign_number": "89/2004/QĐ-UB",
"signer": "Nguyễn Định",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Linh-vuc-khac/Quyet-dinh-33-2016-QD-UBND-cong-tac-quan-ly-pham-vi-bao-ve-de-dieu-Quang-Binh-340037.aspx | Quyết định 33/2016/QĐ-UBND công tác quản lý phạm vi bảo vệ đê điều Quảng Bình | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG BÌNH
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 33/2016/QĐ-UBND
Quảng Bình, ngày 26 tháng 10 năm 2016
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ PHẠM VI BẢO VỆ ĐÊ ĐIỀU TỈNH QUẢNG BÌNH
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG BÌNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22/6/2015;
Căn cứ Luật Đê điều ngày 29/11/2006;
Căn cứ Nghị định số 113/2007/NĐ-CP ngày 28/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đê điều;
Căn cứ Quyết định số 326/QĐ-BNN-TCTL ngày 28/02/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phân loại, phân cấp đê trên địa bàn tỉnh Quảng Bình;
Căn cứ Quyết định số 1381/QĐ-UBND ngày 16/6/2011 của UBND tỉnh về việc ban hành Quy định tổ chức, hoạt động của lực lượng quản lý đê nhân dân tại các xã có đê trên địa bàn tỉnh Quảng Bình;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 1099/TTr-SNN ngày 01/7/2016.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về công tác quản lý và phạm vi bảo vệ đê điều trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày, kể từ ngày ký ban hành và thay thế Quyết định số 721/QĐ-UB ngày 05/8/1994 của UBND tỉnh về việc quy định phạm vi bảo vệ đê điều và Quyết định số 985/QĐ-UB ngày 13/8/1997 UBND tỉnh về việc ban hành bản Quy định phân cấp quản lý đê điều.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn có đê; Thủ trưởng các sở, ban, ngành, các tổ chức; cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lê Minh Ngân
QUY ĐỊNH
CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ PHẠM VI BẢO VỆ ĐÊ ĐIỀU TỈNH QUẢNG BÌNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 33/2016/QĐ-UBND ngày 26/10/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Quy định công tác quản lý và phạm vi bảo vệ đê điều cấp IV, cấp V trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Quy định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài có các hoạt động liên quan đến công tác quản lý và phạm vi bảo vệ đê điều cấp IV, V trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.
Chương II
NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 3. Công tác quản lý đê điều
1. Nội dung công tác quản lý đê điều gồm: Quản lý quy hoạch, kế hoạch đầu tư xây dựng, tu bổ, nâng cấp, kiên cố hóa, bảo vệ, sử dụng đê điều và hộ đê.
2. Đê và công trình trên đê (cống, tràn, kè bảo vệ đê, các công trình phụ trợ) thuộc địa phận xã, phường, thị trấn nào thì được giao cho UBND xã, phường, thị trấn đó tổ chức quản lý.
Trường hợp công trình trên đê thuộc địa phận 2 xã (phường, thị trấn) trở lên giao cho Ủy ban nhân dân huyện, thành phố, thị xã căn cứ vào điều kiện cụ thể để ra quyết định giao cho 1 đơn vị cấp xã quản lý.
Trường hợp công trình trên đê làm nhiệm vụ tưới, tiêu chung cho từ 2 xã (phường, thị trấn) trở lên, UBND huyện, thành phố, thị xã có trách nhiệm chỉ đạo UBND cấp xã được giao quản lý vận hành đúng theo quy trình, đảm bảo hài hòa lợi ích của các địa phương trong vùng hưởng lợi của công trình.
(Chi tiết danh mục các tuyến đê được phân cấp có Phụ lục kèm theo).
Điều 4. Phạm vi bảo vệ đê điều
1. Phạm vi bảo vệ đê điều bao gồm đê, kè bảo vệ đê, cống qua đê, công trình phụ trợ và hành lang bảo vệ đê, kè bảo vệ đê, cống qua đê.
2. Hành lang bảo vệ đê được quy định như sau:
a) Đối với các tuyến đê bao nội đồng huyện Lệ Thủy: Hành lang bảo vệ đê được tính từ chân đê trở ra 5 m về phía đồng và về phía sông.
b) Đối với các tuyến đê còn lại
- Những vị trí đê đi qua khu dân cư, đô thị và khu du lịch, hành lang bảo vệ được tính từ chân đê trở ra 10 m về phía sông, biển và 5 m về phía đồng.
- Hành lang bảo vệ đê đối với các vị trí khác được tính từ chân đê trở ra 15 m về phía đồng, 15 m về phía sông đối với đê sông và đê cửa sông, 200 m về phía biển hoặc phía sông đối với đê biển.
3. Hành lang bảo vệ đối với kè bảo vệ đê, cống, tràn qua đê được giới hạn từ phần xây đúc cuối cùng của kè bảo vệ đê, cống, tràn qua đê trở ra mỗi phía 50 m.
4. Trường hợp cần mở rộng hành lang bảo vệ đê điều đối với vùng đã xảy ra đùn, sủi hoặc có nguy cơ đùn, sủi gây nguy hiểm đến an toàn đê do Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định.
Điều 5. Cắm mốc, biển báo và xử lý công trình, nhà ở hiện có trong phạm vi bảo vệ đê điều
1. Sở Nông nghiệp và PTNT xác định trên thực địa vị trí (điểm đầu, điểm cuối) các tuyến đê để giao cho các địa phương tổ chức cắm mốc.
2. Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm tổ chức cắm mốc km, biển báo các loại và mốc chỉ giới hành lang bảo vệ đê điều trên thực địa cho tất cả các tuyến đê được phân cấp trên địa bàn.
3. Đối với các dự án tu bổ, nâng cấp về đê điều thì các chủ đầu tư, các ban quản lý dự án có trách nhiệm sử dụng nguồn vốn đầu tư của dự án để thực hiện cắm biển báo các loại và mốc chỉ giới hành lang bảo vệ đê điều trên thực địa trước khi bàn giao cho đơn vị quản lý, sử dụng.
4. Căn cứ mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ đê điều được cắm trên thực địa, việc xử lý công trình, nhà ở hiện có trong phạm vi bảo vệ đê điều được thực hiện theo quy định tại Điều 27 Luật Đê điều, Ủy ban nhân dân cấp huyện chịu trách nhiệm tổ chức việc di dời công trình, nhà ở trong phạm vi bảo vệ đê điều.
Điều 6. Sử dụng hành lang bảo vệ đê, kè bảo vệ đê, cống qua đê
1. Đất trong hành lang bảo vệ đê, kè bảo vệ đê, cống qua đê được kết hợp làm đường giao thông hoặc trồng cây chắn sóng, lúa và cây ngắn ngày.
2. Việc khai thác cây chắn sóng trong hành lang bảo vệ đê, kè bảo vệ đê, cống qua đê phải theo sự hướng dẫn của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Điều 7. Đầu tư tu bổ, nâng cấp đê điều
1. Việc đầu tư xây dựng, tu bổ, nâng cấp và kiên cố hóa đê điều phải tuân theo quy hoạch đê điều, quy định của pháp luật về đầu tư và quy định của pháp luật về xây dựng.
2. Việc xây dựng, cải tạo công trình giao thông liên quan đến đê điều phải tuân thủ quy định tại Điều 28 Luật Đê điều.
Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 8. Trách nhiệm quản lý của các sở, ngành
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
a) Hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp huyện các nội dung Quy định này về quản lý và phạm vi bảo vệ đê điều đối với các tổ chức, đơn vị quản lý đê điều trên địa bàn tỉnh;
b) Hướng dẫn, tiếp nhận hồ sơ và tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh về cấp phép đối với các hoạt động liên quan đến đê điều theo quy định tại Điều 25 Luật Đê điều; kiểm tra, giám sát việc thực hiện theo giấy phép;
c) Xây dựng quy hoạch, kế hoạch đầu tư xây dựng, tu bổ, nâng cấp và kiên cố hóa đê điều trên địa bàn tỉnh trình cấp có thẩm quyền phê duyệt;
d) Lập dự án khả thi tổng thể về cải tạo, bảo vệ và nâng cấp đê biển, sắp xếp các danh mục dự án đầu tư theo thứ tự ưu tiên, phù hợp với mức độ và cấp độ xung yếu, trình UBND tỉnh phê duyệt;
e) Tổng hợp, quản lý thông tin, dữ liệu hàng năm về đê điều trong phạm vi của tỉnh;
g) Trực tiếp và phối hợp với các địa phương, đơn vị liên quan thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về đê điều trong phạm vi của địa phương;
h) Tổ chức kiểm tra, thanh tra chuyên ngành việc thực hiện pháp luật về đê điều và các nội dung trong Quy định này; phối hợp với chính quyền địa phương các cấp xử lý hành vi vi phạm pháp luật về đê điều;
2. Sở Tài chính chủ trì, phối hợp Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí để sửa chữa, duy tu bảo dưỡng, quản lý, cắm mốc, hộ đê phục vụ tưới tiêu, sản xuất.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và PTNT và các sở, ngành liên quan tham mưu UBND tỉnh trình HĐND tỉnh bố trí vốn đầu xây dựng, nâng cấp hệ thống đê điều trên địa bàn tỉnh.
4. Các sở: Tài nguyên và Môi trường, Giao thông vận tải, Xây dựng, Công an tỉnh và các sở, ngành liên quan trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT chỉ đạo và hướng dẫn UBND cấp huyện thực hiện nghiêm túc Quy định này nhằm quản lý, bảo vệ đê điều an toàn, bền vững.
Điều 9. Trách nhiệm quản lý của Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã
1. Ủy ban nhân dân cấp huyện có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước về đê điều trên địa bàn được quy định tại Khoản 2, Điều 43 Luật Đê điều, cụ thể như sau:
- Tổ chức thực hiện việc quản lý, bảo vệ, tu bổ, nâng cấp, kiên cố hóa đê điều và hộ đê trên địa bàn;
- Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã phối hợp với các cơ quan hữu quan trong việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch đầu tư xây dựng, tu bổ, nâng cấp, kiên cố hóa, bảo vệ, sử dụng đê điều và hộ đê;
- Tổng hợp, quản lý thông tin, dữ liệu về đê điều trong phạm vi địa phương;
- Quyết định theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền quyết định việc huy động lực lượng, vật tư, phương tiện để hộ đê, khắc phục hậu quả do lũ, lụt, bão gây ra đối với đê điều;
- Chỉ đạo công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về đê điều trong phạm vi địa phương;
- Tổ chức kiểm tra, thanh tra việc thực hiện pháp luật về đê điều và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về đê điều; giải quyết theo thẩm quyền khiếu nại, tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật về đê điều trong phạm vi địa phương theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
b) Thành lập lực lượng quản lý đê nhân dân; hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đê tổ chức hoạt động của lực lượng quản lý đê nhân dân; kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện nhiệm vụ của lực lượng này;
c) Tổ chức lập kế hoạch xây dựng hành lang bảo vệ đê điều; rà soát, tổng hợp số lượng các công trình, nhà ở vi phạm trong phạm vi bảo vệ đê điều cần tháo dỡ, di dời; xây dựng kế hoạch, thực hiện việc phá dỡ, di chuyển đối với các trường hợp vi phạm phạm vi bảo vệ đê điều và thu hồi, giao đất hành lang bảo vệ đê điều cho đơn vị quản lý đê điều;
d) Hàng năm, lập báo cáo tình hình thực hiện công tác quản lý và thông tin, dữ liệu về đê điều, tình hình hư hỏng và danh mục các công trình đê điều cần nâng cấp, sửa chữa trên địa bàn và gửi về Sở Nông nghiệp và PTNT tổng hợp báo cáo UBND tỉnh trước ngày 25 tháng 5 hằng năm.
2. Ủy ban nhân dân cấp xã có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Tổ chức lực lượng quản lý đê nhân dân thuộc địa bàn. Trực tiếp quản lý và điều hành lực lượng quản lý đê nhân dân theo quy định tại Quyết định số 1381/QĐ-UBND ngày 16/6/2011 của UBND tỉnh về việc ban hành Quy định tổ chức, hoạt động của lực lượng quản lý đê nhân dân tại các xã có đê trên địa bàn tỉnh Quảng Bình;
b) Thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước về đê điều trên địa bàn theo quy định, cụ thể như sau:
- Tổ chức thực hiện việc quản lý, bảo vệ đê điều và hộ đê trên địa bàn;
- Huy động lực lượng lao động tại địa phương và lực lượng quản lý đê nhân dân để tuần tra, canh gác, bảo vệ đê điều trong mùa lũ, lụt, bão trên các tuyến đê thuộc địa bàn;
- Quyết định theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định việc huy động lực lượng, vật tư, phương tiện để hộ đê, khắc phục hậu quả do lũ, lụt, bão gây ra đối với đê điều;
- Ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về đê điều;
- Xử lý hành vi vi phạm pháp luật về đê điều theo thẩm quyền, trường hợp vượt quá thẩm quyền phải báo cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xử lý.
Điều 10. Điều khoản thi hành
Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc phát sinh, các cơ quan, đơn vị và cá nhân kịp thời phản ánh về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, giải quyết./.
PHỤ LỤC
CÁC TUYẾN ĐÊ CẤP IV VÀ CẤP V TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH
(Kèm theo Quyết định số 33/2016/QĐ-UBND ngày 26/10/2016 của UBND tỉnh Quảng Bình)
1. Các tuyến đê cấp IV
TT
Tuyến đê
Km - Km
Chiều dài (m)
Loại đê
Địa phận (xã, phường, thị trấn)
1
Đê tả sông Gianh
K0+000-K17+400
17.400
Đê sông
Phường Quảng Phúc, phường Quảng Thuận, phường Ba Đồn, phường Quảng Phong (thị xã Ba Đồn); xã Quảng Thanh, xã Quảng Trường, xã Quảng Liên, xã Phù Hóa (huyện Quảng Trạch)
K17+400-K26+500
9.100
Đê cửa sông
2
Đê tả sông Nhật Lệ (Vĩnh Ninh - Phú Hải)
K0+000-K3+102
3.102
Đê cửa sông
Phường Phú Hải (thành phố Đồng Hới); xã Lương Ninh, xã Vĩnh Ninh (huyện Quảng Ninh)
K6+202-K9+200
2.998
Đê cửa sông
3
Đê tả sông Lệ Kỳ
K0+000-K13+600
13.600
Đê cửa sông
Phường Hải Đình, xã Đức Ninh, xã Nghĩa Ninh, phường Đức Ninh Đông (thành phố Đồng Hới).
4
Đê hữu sông Lệ Kỳ
K0+000-K6+100
6.100
Đê cửa sông
Phường Phú Hải (thành phố Đồng Hới); xã Lương Ninh, xã Vĩnh Ninh (huyện Quảng Ninh)
5
Đê tả sông Kiến Giang
K0+000-K15+000
15.000
Đê sông
Xã Tân Ninh, xã Gia Ninh, xã Vạn Ninh (huyện Quảng Ninh); xã Hoa Thủy, An Thủy (huyện Lệ Thủy)
6
Đê hữu sông Kiến Giang
K0+000-K11+000
11.000
Đê sông
Xã Hồng Thủy, xã Lộc Thủy, xã Phong Thủy (huyện Lệ Thủy)
7
Đê Nhật Lệ - Bàu Tró
K0+000-K5+000
5.000
Đê biển
Phường Hải Thành, phường Đồng Mỹ, phường Hải Đình (thành phố Đồng Hới)
2. Các tuyến đê cấp V
TT
Tuyến đê
Km - Km
Chiều dài (m)
Loại đê
Địa phận
1
Đê Tân Lý - Văn Lôi
K0+000-K10+000
10.000
Đê bao
xã Quảng Hải (thị xã Ba Đồn)
2
Đê La Hà - Văn Phú
K0+000-K5+000
5.000
Đê bao
Xã Quảng Văn (thị xã Ba Đồn)
3
Đê hữu sông Gianh (Quảng Trạch)
K0+000-K12+000
12.000
Đê sông
Xã Quảng Minh, xã Quảng Văn, xã Quảng Hòa, xã Quảng Lộc, xã Quảng Tân, xã Quảng Trung, xã Quảng Tiên (thị xã Ba Đồn)
K12+000-K15+000
3.000
Đê cửa sông
4
Đê hữu sông Gianh (Bố Trạch)
K0+000-K13+500
13.500
Đê cửa sông
Xã Thanh Trạch, xã Bắc Trạch, xã Hạ Trạch, xã Mỹ Trạch (huyện Bố Trạch)
5
Đê hữu sông Ròon (Di Lộc)
K0+000-K1+200
1.200
Đê cửa sông
Xã Quảng Tùng (huyện Quảng Trạch)
6
Đê tả sông Lý Hòa
K0+000-K6+200
6.200
Đê cửa sông
Xã Phú Trạch, xã Hoàn Trạch (huyện Bố Trạch)
7
Đê hữu sông Lý Hòa
K0+000-K4+800
4.800
Đê cửa sông
Xã Đồng Trạch (huyện Bố Trạch)
8
Đê tả sông Nhật Lệ (Mỹ Trung - Xuân Ninh)
K0+000-K4+300
4.300
Đê cửa sông
Xã Hiền Ninh, xã Tân Ninh (huyện Quảng Ninh, từ đập Mỹ Trung về xuôi)
9
Đê hữu sông Nhật Lệ
K0+000-K14+600
14.600
Đê cửa sông
Xã Võ Ninh, xã Hàm Ninh, xã Duy Ninh, xã Gia Ninh (huyện Quảng Ninh)
10
Đê bao nội đồng huyện Lệ Thủy
K0+000-K75+000
75.000
Đê bao
Xã Hoa Thủy, xã An Thủy, xã Sơn Thủy, xã Xuân Thủy, xã Lộc Thủy, xã Phong Thủy, xã Thanh Thủy, xã Liên Thủy, xã Tân Thủy, xã Cam Thủy, thị trấn Kiến Giang (huyện Lệ Thủy) | {
"issuing_agency": "Tỉnh Quảng Bình",
"promulgation_date": "26/10/2016",
"sign_number": "33/2016/QĐ-UBND",
"signer": "Lê Minh Ngân",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-chinh-nha-nuoc/Nghi-quyet-25-2011-NQ-HDND-nguyen-tac-tieu-chi-dinh-muc-phan-bo-von-dau-tu-181708.aspx | Nghị quyết 25/2011/NQ-HĐND nguyên tắc tiêu chí định mức phân bổ vốn đầu tư | HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH TUYÊN QUANG
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 25/2011/NQ-HĐND
Tuyên Quang, ngày 31 tháng 8 năm 2011
NGHỊ QUYẾT
BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ CÁC NGUYÊN TẮC, TIÊU CHÍ VÀ ĐỊNH MỨC PHÂN BỔ VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN BẰNG NGUỒN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TUYÊN QUANG GIAI ĐOẠN 2012 - 2015
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH TUYÊN QUANG
KHOÁ XVII, KỲ HỌP THỨ 2
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 16 tháng 12 năm 2002;
Căn cứ Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước; Thông tư 59/2003/TT-BTC ngày 23 tháng 6 năm 2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ;
Căn cứ Quyết định số 60/2010/QĐ-TTg ngày 30 tháng 9 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển bằng nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2011 - 2015;
Xét Tờ trình số 46/TTr-UBND ngày 16 tháng 8 năm 2011 của Uỷ ban nhân dân tỉnh về Quy định nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển bằng nguồn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2012 - 2015; Báo cáo thẩm tra số 08/BC-KTNS17 ngày 26 tháng 8 năm 2011 của Ban Kinh tế và Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh và ý kiến của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Ban hành Quy định về các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển bằng nguồn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2012 - 2015 (có Quy định kèm theo).
Điều 2. Giao cho Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức thực hiện Nghị quyết này theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước.
Điều 3. Giao cho Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban Hội đồng nhân dân tỉnh và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.
Nghị quyết này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày Hội đồng nhân dân tỉnh khoá XVII, kỳ họp thứ 2 thông qua ngày 31 tháng 8 năm 2011./.
Nơi nhận:
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
- Chính phủ;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Tài chính;
- Cục Kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Ủy ban nhân dân tỉnh;
- Các Ban Hội đồng nhân dân tỉnh;
- Đại biểu HĐND tỉnh;
- Các Sở, Ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh;
- TT HĐND, UBND các huyện, thành phố;
- Chánh, Phó VP Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh;
- Công báo Tuyên Quang;
- Lưu VT, CV.
CHỦ TỊCH
Nguyễn Sáng Vang
QUY ĐỊNH
VỀ CÁC NGUYÊN TẮC, TIÊU CHÍ VÀ ĐỊNH MỨC PHÂN BỔ VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN BẰNG NGUỒN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TUYÊN QUANG GIAI ĐOẠN 2012 – 2015
(Kèm theo Nghị quyết số 25/2011/NQ-HĐND ngày 31/8/2011 của HĐND tỉnh)
I. CÁC NGÀNH, LĨNH VỰC SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CỦA TỈNH GIAI ĐOẠN 2012 - 2015
1. Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản: Xây dựng, cải tạo và nâng cấp các công trình, dự án thuỷ lợi, đê điều và phòng chống lụt bão; các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng sản xuất giống cây nông, lâm nghiệp, giống vật nuôi và giống thuỷ sản; cơ sở vật chất phục vụ quản lý nhà nước về cây trồng, vật nuôi và dịch hại, bảo vệ và phát triển rừng; hạ tầng nuôi trồng thủy sản.
2. Công nghiệp: Đầu tư hạ tầng khu, cụm, điểm công nghiệp; mạng lưới điện vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
3. Giao thông vận tải: Xây dựng và nâng cấp các công trình, dự án giao thông đường bộ, đường thuỷ.
4. Cấp nước và xử lý rác thải, nước thải: Xây dựng, cải tạo và nâng cấp các công trình, dự án cấp nước, thoát nước, xử lý chất thải.
5. Kho tàng: Xây dựng, cải tạo và nâng cấp các công trình về lưu trữ hồ sơ, tài liệu, kho vật chứng.
6. Văn hoá: Xây dựng, cải tạo các công trình, dự án bảo tồn, bảo tàng, thư viện.
7. Thể thao: Xây dựng và cải tạo các công trình, dự án thuộc lĩnh vực thể dục, thể thao.
8. Thông tin và truyền thông: Xây dựng và cải tạo các công trình, dự án phục vụ thông tấn, báo chí, phát thanh, truyền hình tiếng dân tộc; các công trình viễn thông phục vụ mục tiêu quốc phòng, an ninh và các dự án cụ thể được phê duyệt của cấp có thẩm quyền.
9. Khoa học, công nghệ và công nghệ thông tin: Xây dựng mới, nâng cấp, đầu tư các phòng thí nghiệm, xưởng thực nghiệm; các trung tâm phân tích, kiểm nghiệm, kiểm định; các trung tâm ứng dụng và chuyển giao công nghệ, Chi cục tiêu chuẩn đo lường - chất lượng; xây dựng các công trình công nghệ thông tin, xử lý dữ liệu và xây dựng cổng thông tin.
10. Giáo dục và đào tạo: Xây dựng và cải tạo các công trình, dự án hạ tầng cho các cấp giáo dục và đào tạo mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, trung học nghề nghiệp, trung cấp chuyên nghiệp dạy nghề, cao đẳng, đại học (nếu có).
11. Y tế, dân số và vệ sinh an toàn thực phẩm: Xây dựng và cải tạo các công trình dự án bệnh viện, trung tâm y tế, các chi cục, các trạm y tế.
12. Xã hội: Xây dựng và cải tạo các công trình, dự án phục vụ mục tiêu nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công, thương bệnh binh, người già, người tàn tật; chăm sóc, điều dưỡng sức khoẻ; cai nghiện và các công trình trợ giúp xã hội khác của địa phương.
13. Tài nguyên và môi trường: Xây dựng và cải tạo các công trình, dự án về đo đạc bản đồ, khí tượng thuỷ văn, thăm dò địa chất và khoáng sản, nguồn nước, các công trình quan trắc cảnh báo môi trường, khắc phục ô nhiễm môi trường.
14. Quản lý nhà nước: Xây dựng và cải tạo trụ sở, nơi làm việc của các cơ quan Đảng, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân các cấp.
15. Quốc phòng, an ninh: Xây dựng và cải tạo các công trình, dự án phục vụ mục tiêu quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
II. NGUYÊN TẮC, TIÊU CHÍ VÀ ĐỊNH MỨC PHÂN BỔ VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TRONG CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH CỦA TỈNH
1. Nguyên tắc chung:
1.1. Việc xây dựng các tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển thuộc ngân sách Nhà nước thực hiện đúng theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và được ổn định trong 4 năm của giai đoạn 2012 – 2015.
1.2. Vốn đầu tư từ ngân sách địa phương được cân đối trên cơ sở tổng thể giữa nhu cầu đầu tư phục vụ mục tiêu tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và khả năng của ngân sách.
1.3. Bảo đảm mối tương quan hợp lý giữa đầu tư cơ sở hạ tầng kinh tế và hạ tầng xã hội, quốc phòng, an ninh; phục vụ các mục tiêu phát triển giữa các huyện, thành phố, các ngành, lĩnh vực góp phần thu hẹp khoảng cách về trình độ phát triển kinh tế, mức sống của dân cư giữa các vùng trong tỉnh.
1.4. Đảm bảo sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư của ngân sách nhà nước, tạo môi trường thuận lợi để huy động tối đa các nguồn vốn khác cho đầu tư phát triển.
1.5. Bảo đảm tính công khai, minh bạch, công bằng trong phân bổ vốn đầu tư phát triển theo hướng phục vụ các mục tiêu, định hướng phát triển chung và mục tiêu phát triển của ngành, lĩnh vực của tỉnh đến năm 2015.
1.6. Bố trí vốn để thanh toán và trả nợ các khoản vay, khoản ứng trước năm kế hoạch.
1.7. Trên cơ sở tổng mức vốn được Chính phủ giao và ổn định cho tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2012 - 2015, vốn xây dựng cơ bản tập trung (sau khi bố trí thanh toán, trả nợ vốn vay hằng năm) được phân bổ như sau:
+ 80% đầu tư cho các công trình, dự án thuộc cấp tỉnh quản lý;
+ 20% đầu tư cho các công trình, dự án thuộc cấp huyện (các huyện, thành phố) quản lý.
2. Nguyên tắc phân bổ vốn đầu tư phát triển nguồn vốn ngân sách nhà nước cho các sở, ban, ngành thuộc tỉnh
2.1. Các sở, ban, ngành thuộc tỉnh được sử dụng vốn đầu tư phát triển thuộc ngân sách nhà nước giai đoạn 2012 - 2015, gồm:
a. Cơ quan của Tỉnh uỷ;
b. Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân tỉnh;
c. Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh;
d. Các sở, ban, ngành và các cơ quan trực thuộc tỉnh;
e. Các tổ chức chính trị - xã hội;
f. Các tổ chức xã hội, hiệp hội và các tổ chức khác theo quy định của pháp luật.
2.2. Bố trí vốn đầu tư cho các sở, ban, ngành thuộc tỉnh
a. Phân bổ vốn đầu tư phát triển thuộc nguồn vốn ngân sách Nhà nước cho các sở, ban, ngành của tỉnh dựa trên cơ sở nhu cầu và khả năng cân đối ngân sách cho từng ngành, lĩnh vực và phù hợp với mục tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm của tỉnh Tuyên Quang, giai đoạn 2011 - 2015;
b. Chỉ bố trí vốn cho các dự án kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội không có khả năng hoàn vốn trực tiếp và phục vụ lợi ích công. Việc phân bổ vốn thực hiện các công trình, dự án cho các sở, ban, ngành thuộc tỉnh theo ngành, lĩnh vực phải trên cơ sở các dự án có trong quy hoạch, kế hoạch được duyệt, các dự án có đủ thủ tục đầu tư theo quy định.
2.3. Nguyên tắc bố trí vốn cho các công trình dự án của các sở, ban, ngành trực thuộc tỉnh
Các sở, ban, ngành đề xuất việc bố trí, phân bổ vốn cho các công trình, dự án cụ thể theo các nguyên tắc sau:
a. Các công trình, dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng được bố trí vốn nhằm phục vụ cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của ngành đề ra;
b. Các công trình, dự án được bố trí, phân bổ vốn phải trên cơ sở có trong quy hoạch, kế hoạch đã được phê duyệt, có đủ thủ tục đầu tư theo các quy định về quản lý đầu tư và xây dựng;
c. Bố trí vốn tập trung, bảo đảm hiệu quả đầu tư. Ưu tiên bố trí cho các dự án công trình trọng điểm, các dự án quan trọng, các công trình dự án hoàn thành, vốn đối ứng cho các dự án ODA. Đảm bảo thời gian từ khi khởi công đến khi hoàn thành các dự án nhóm B không quá 5 năm, dự án nhóm C không quá 3 năm; không phê duyệt chủ trương đầu tư dự án khi chưa rõ nguồn vốn.
3. Nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển trong cân đối do các huyện, thành phố quản lý
3.1. Nguyên tắc xác định các tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư trong cân đối cho các huyện, thành phố thuộc tỉnh
a. Các tiêu chí và định mức chi đầu tư phát triển được xây dựng là cơ sở để xác định tỷ lệ điều tiết, số bổ sung cân đối của ngân sách tỉnh cho ngân sách các huyện, thành phố và được ổn định trong 4 năm của giai đoạn 2012 - 2015;
b. Bảo đảm tương quan hợp lý để thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh theo kế hoạch 5 năm 2011 - 2015 và các mục tiêu đề ra trong định hướng phát triển kinh tế - xã hội của các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh;
c. Bảo đảm sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư của ngân sách nhà nước, tạo điều kiện để thu hút các nguồn vốn khác nhằm mục tiêu huy động cao nhất nguồn vốn cho đầu tư phát triển;
d. Mức vốn đầu tư phát triển trong cân đối năm 2012 (không bao gồm đầu tư từ nguồn thu sử dụng đất) của các huyện, thành phố thuộc tỉnh không thấp hơn số vốn kế hoạch giao năm trước;
e. Hằng năm, trên cơ sở các mục tiêu quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020, mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV, nhiệm kỳ 2010 – 2015, cấp có thẩm quyền chỉ đạo các huyện, thành phố sử dụng nguồn vốn được phân cấp quản lý để thực hiện đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội trên địa bàn cho phù hợp. Trong đó, tập trung ưu tiên cho thực hiện chương trình bê tông hóa giao thông nông thôn của tỉnh tại các địa phương.
3.2. Tiêu chí phân bổ vốn đầu tư phát triển trong cân đối ngân sách cho các huyện, thành phố thuộc tỉnh giai đoạn 2012 - 2015
Được xác định theo 5 tiêu chí sau:
a. Tiêu chí 1: Tiêu chí dân số. Gồm 02 tiêu chí:
- Số dân trung bình;
- Số người dân tộc thiểu số của các huyện, thành phố.
b. Tiêu chí 2: Tiêu chí về trình độ phát triển. Gồm 02 tiêu chí:
- Tỷ lệ hộ nghèo;
- Số thu nội địa (không bao gồm khoản thu tiền sử dụng đất).
c. Tiêu chí 3: Tiêu chí diện tích. Gồm 02 tiêu chí:
- Diện tích đất tự nhiên của các huyện, thành phố;
- Tỷ lệ diện tích đất trồng lúa trên tổng diện tích đất tự nhiên.
d. Tiêu chí 4: Tiêu chí đơn vị hành chính cấp huyện. Bao gồm 02 tiêu chí:
- Huyện miền núi;
- Huyện vùng cao.
e. Tiêu chí 5: Tiêu chí bổ sung.
- Đô thị loại 3;
- Huyện mới thành lập;
- Xây dựng cơ sở hạ tầng huyện Yên Sơn.
3.3. Xác định số điểm của từng tiêu chí
a. Tiêu chí 1: Tiêu chí dân số.
Bao gồm 02 tiêu chí: Số dân số trung bình và số người dân tộc thiểu số. Cách tính điểm cụ thể của từng tiêu chí như sau:
- Điểm của tiêu chí dân số trung bình:
Số dân trung bình
Điểm
Đến 60.000 người
10
Trên 60.000 người, cứ tăng thêm 10.000 người được cộng thêm
1
- Điểm của tiêu chí số người dân tộc thiểu số:
Số dân
Điểm
Địa phương có số người dân tộc thiểu số từ 20.000 người trở lên
1,5
b. Tiêu chí 2: Tiêu chí về trình độ phát triển.
Bao gồm: Tỷ lệ hộ nghèo, số thu nội địa (không bao gồm khoản thu tiền sử dụng đất).
- Điểm của tiêu chí tỷ lệ hộ nghèo:
Tỷ lệ hộ nghèo
Điểm
Cứ 5% hộ nghèo tính
2
(Tỷ lệ hộ nghèo được xác định theo quy định về chuẩn nghèo và trên cơ sở kết quả đánh giá và công bố tỷ lệ giảm nghèo hàng năm).
- Điểm của tiêu chí thu nội địa
Thu nội địa
Điểm
Đến 10 tỷ đồng
1
Trên 10 tỷ đồng đến 30 tỷ đồng, cứ 5 tỷ đồng tăng thêm được cộng thêm
1
Trên 30 tỷ đồng đến 50 tỷ đồng, thì cứ 5 tỷ đồng tăng thêm được cộng thêm
1,2
Trên 50 tỷ đồng đến 100 tỷ đồng, thì cứ 5 tỷ đồng tăng thêm được cộng thêm
1,5
Trên 100 tỷ đồng, thì cứ 5 tỷ đồng tăng thêm được cộng thêm
1,8
Số thu nội địa của các huyện, thành phố không bao gồm các khoản thu từ sử dụng đất, thuế xuất, nhập khẩu, xổ số kiến thiết.
c. Tiêu chí 3: Tiêu chí về diện tích
Bao gồm: Diện tích đất tự nhiên của các huyện, thành phố và tỷ lệ diện tích đất trồng lúa trên tổng diện tích đất tự nhiên.
- Diện tích đất tự nhiên
Diện tích đất tự nhiên
Điểm
Đến 500 km2
6
Trên 500 km2 đến 800 km2, cứ 100 km2 tăng thêm được cộng thêm
2
Trên 800 km2 đến 1000 km2, cứ 100 km2 tăng thêm được cộng thêm
1
Trên 1.000 km2 trở lên, cứ 100 km2 tăng thêm được cộng thêm
0,5
- Tỷ lệ diện tích đất trồng lúa trên tổng diện tích đất tự nhiên
Tỷ lệ diện tích đất trồng lúa trên tổng diện tích đất tự nhiên
Điểm
Các địa phương có tỷ lệ diện tích đất trồng lúa đến 2%
Không tính
Trên 2% đến 10%, cứ 1% diện tích được tính
0,2
Trên 10% trở lên, cứ 1% diện tích tăng thêm được tính
0,6
d. Tiêu chí 4: Tiêu chí đơn vị hành chính cấp huyện
Bao gồm 02 tiêu chí: Huyện miền núi; Huyện vùng cao:
- Điểm của tiêu chí là huyện miền núi.
Huyện miền núi
Điểm
Mỗi huyện miền núi được tính
5
- Điểm của tiêu chí là huyện vùng cao
Huyện vùng cao
Điểm
Mỗi huyện vùng cao được tính
10
e. Tiêu chí 5: Điểm các tiêu chí bổ sung
Địa phương
Điểm
Đô thị loại 3
30
Huyện mới thành lập
15
Xây dựng cơ sở hạ tầng huyện lỵ Yên Sơn
10
3.4. Tổng số điểm phân bổ vốn đầu tư của từng huyện, thành phố
Tổng số điểm của từng huyện, thành phố là tổng cộng điểm được xác định theo 5 tiêu chí: Dân số, trình độ phát triển, diện tích tự nhiên, đơn vị hành chính cấp huyện và tiêu chí bổ sung.
Tổng số điểm phân bổ vốn đầu tư của từng huyện, thành phố
=
Điểm tiêu chí dân số
+
Điểm tiêu chí trình độ phát triển
+
Điểm tiêu chí về diện tích
+
Điểm tiêu chí đơn vị hành chính cấp huyện
+
Điểm tiêu chí bổ sung
3.5. Xác định mức vốn đầu tư trong vốn cân đối ngân sách cho các huyện, thành phố
Cơ sở để xác định mức vốn đầu tư phân bổ cho từng huyện, thành phố dựa trên các yếu tố nguồn vốn cân đối ngân sách cho đầu tư phát triển, số điểm phân bổ vốn đầu tư theo 5 tiêu chí nêu trên.
a. Số vốn định mức tính cho 1 điểm phân bổ vốn đầu tư
Được xác định như sau:
Số vốn định mức tính cho 1 điểm phân bổ vốn đầu tư
=
Tổng số vốn đầu tư phát triển trong cân đối ngân sách các huyện, thành phố
Tổng số điểm phân bổ vốn đầu tư cho các huyện, thành phố
b. Tổng số vốn trong cân đối cho từng huyện, thành phố
Được xác định như sau:
Tổng số vốn trong cân đối cho từng huyện, thành phố
=
Số vốn định mức tính cho 1 điểm phân bổ vốn đầu tư
x
Số điểm phân bổ vốn đầu tư của từng huyện, thành phố
III. PHÂN BỔ KINH PHÍ VÀ HỖ TRỢ CÓ MỤC TIÊU TỪ NGÂN SÁCH TỈNH CHO CÁC HUYỆN, THÀNH PHỐ
1. Những công trình do nguyên nhân khách quan như thiên tai, hạn hán, khắc phục hậu quả mưa lũ, lốc xoáy, công trình công cộng khác của các địa phương có tác động, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhưng không nằm trong kế hoạch đầu tư của huyện, thành phố trong năm cần phải triển khai ngay thì ngân sách tỉnh quyết định hỗ trợ kinh phí để thực hiện;
2. Đối với nguồn thu sử dụng đất nằm trong cân đối ngân sách các huyện, thành phố:
2.1. Sử dụng 30% nguồn thu (sau khi trừ các khoản chi phí có liên quan theo quy định) để thành lập Quỹ phát triển đất theo đúng quy định tại Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ về quy định bổ sung quy hoạch sử dụng đất, giao đất, thu hồi đất, bồi thường và tái định cư, Quyết định số 40/2010/QĐ-TTg ngày 12/5/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế mẫu về quản lý, sử dụng Quỹ Phát triển đất;
2.2. Sử dụng một phần để thực hiện công tác đo đạc, lập cơ sở dữ liệu hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
2.3. Thực hiện đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội tại các địa phương;
Các công trình đầu tư xây dựng bằng nguồn thu từ sử dụng đất phải thực hiện đầu tư xây dựng và tổ chức thanh, quyết toán kịp thời, đúng quy định.
IV. CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN ĐƯỢC PHÂN BỔ VỐN BỔ SUNG CÓ MỤC TIÊU
Vốn bổ sung có mục tiêu từ ngân sách Trung ương cho ngân sách địa phương được phân bổ, bố trí cho các chương trình, dự án theo quy định tại Quyết định số 60/2010/QĐ-TTg ngày 30/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ. Bao gồm:
(1) Chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng trung du và miền núi Bắc Bộ;
(2) Chương trình phát triển giống cây nông, lâm nghiệp, giống vật nuôi và giống thuỷ sản;
(3) Chương trình di dân định canh, định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số;
(4) Chương trình bố trí di dân, định canh, định cư;
(5) Chương trình tìm kiếm cứu nạn;
(6) Hỗ trợ khu công nghiệp tại các địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn;
(7) Hỗ trợ đầu tư xây dựng hạ tầng cụm công nghiệp các địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn;
(8) Hỗ trợ đầu tư phát triển rừng và bảo vệ rừng bền vững;
(9) Hỗ trợ đầu tư xây dựng hạ tầng vùng ATK;
(10) Hỗ trợ đầu tư các huyện chia tách, thành lập mới;
(11) Hỗ trợ vốn đối ứng các dự án ODA do địa phương quản lý;
(12) Hỗ trợ đầu tư các Trung tâm Giáo dục, lao động xã hội;
(13) Hỗ trợ đầu tư các Bệnh viện tuyến huyện, tỉnh;
(14) Hỗ trợ đầu tư có mục tiêu cho các dự án cấp bách mà ngân sách địa phương không cân đối được;
(15) Đầu tư theo Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02 tháng 6 năm 2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020;
(16) Hỗ trợ đầu tư xây dựng các trụ sở Uỷ ban nhân dân cấp xã;
(17) Hỗ trợ đầu tư hạ tầng du lịch;
(18) Đầu tư cho huyện nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ (nếu có)./.
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH TUYÊN QUANG
KHOÁ XVII, KỲ HỌP THỨ 2 | {
"issuing_agency": "Tỉnh Tuyên Quang",
"promulgation_date": "31/08/2011",
"sign_number": "25/2011/NQ-HĐND",
"signer": "Nguyễn Sáng Vang",
"type": "Nghị quyết"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bat-dong-san/Quyet-dinh-08-2020-QD-UBND-quy-dinh-Bang-gia-dat-tinh-Dak-Nong-442658.aspx | Quyết định 08/2020/QĐ-UBND quy định Bảng giá đất tỉnh Đắk Nông | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐẮK NÔNG
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 08/2020/QĐ-UBND
Đắk Nông, ngày 08 tháng 5 năm 2020
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH BẢNG GIÁ ĐẤT GIAI ĐOẠN 2020-2024 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK NÔNG
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐẮK NÔNG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Đất đai ngày 29 tháng 11 năm 2013;
Căn cứ Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai;
Căn cứ Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai;
Căn cứ Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định về Giá đất;
Căn cứ Nghị định số 96/2019/NĐ-CP ngày 19 tháng 12 năm 2019 của Chính phủ quy định về khung giá đất;
Căn cứ Thông tư số 36/2014/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết phương pháp định giá đất; xây dựng, điều chỉnh bảng giá đất; định giá đất cụ thể và tư vấn xác định giá đất;
Căn cứ Kết luận số 747-KL/TU ngày 24/3/2020 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đắk Nông về Bảng giá đất 05 năm trên địa bàn tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2020-2024;
Căn cứ Nghị quyết số 01/2020/NQ-HĐND ngày 29 tháng 4 năm 2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh Đắk Nông thông qua Bảng giá đất giai đoạn 2020-2024 trên địa bàn tỉnh Đắk Nông;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đắk Nông tại Tờ trình số 137/TTr-STNMT ngày 06 tháng 5 năm 2020.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định Bảng giá đất giai đoạn 2020-2024 trên địa bàn tỉnh Đắk Nông (có các phụ lục Bảng giá đất kèm theo).
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 19 tháng 5 năm 2020 và thay thế Quyết định số 31/2014/QĐ-UBND ngày 26/12/2014 của UBND tỉnh Đắk Nông về việc quy định bảng giá các loại đất trên địa bàn tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2015-2019; Quyết định số 06/2017/QĐ-UBND ngày 07/3/2017 của UBND tỉnh Đắk Nông về việc ban hành bảng giá đất điều chỉnh một số đoạn đường, tuyến đường, một số vị trí đất trong bảng giá các loại đất trên địa bàn tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2015-2019.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 2;
- Các Bộ: Tài nguyên và Môi trường, Tài chính;
- TT. Tỉnh ủy; TT. HĐND tỉnh;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh;
- UBMTTQVN tỉnh;
- Cục kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp;
- Công báo Đắk Nông;
- Trung tâm Lưu trữ tỉnh;
- Các PCVP UBND tỉnh;
- Lưu: VT, KTTH, CTTĐT, KTN(Tha).
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Trương Thanh Tùng
PHỤ LỤC SỐ I:
BẢNG GIÁ ĐẤT ĐỐI VỚI ĐẤT Ở NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK NÔNG
(Kèm theo Quyết định số 08/2020/QĐ-UBND ngày 08/05/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông)
Đơn vị tính: 1000 đồng/m2
STT
NỘI DUNG
Tên đường
Đoạn đường
Đơn giá
Từ
Đến
I
THÀNH PHỐ GIA NGHĨA
I.1
Xã Đắk Nia
1
Quốc lộ 28
Cầu Lò Gạch (giáp ranh phường Nghĩa Trung)
Đất nhà ông Tân
780
Đất nhà ông Tân
Ngã ba đường vào Trường Phan Bội Châu
780
Ngã ba đường vào Trường Phan Bội Châu
Ngã ba đường vào trụ sở UBND xã
780
Ngã ba đường vào trụ sở UBND xã
Đất nhà bà Ánh
780
Đất nhà bà Ánh
Đất nhà ông Nguyễn Văn Hùng
480
Đất nhà ông Nguyễn Văn Hùng
Ngã ba đường vào Bon Srê Ú
480
Ngã ba đường vào Bon Srê Ú
Giáp ranh xã Quảng Khê
480
2
Các tuyến đường nhựa liên thôn, liên xã
2.1
Đường vành đai vào thôn Đồng Tiến đi thôn Cây Xoài; Tổ dân phố 5, phường Nghĩa Tân
Ngã ba đường vào thôn Đồng Tiến (Đấu nối với Quốc lộ 28)
Ngã ba nhà bà Én
324
Ngã ba nhà bà Én
Hết đường (Ngã ba cầu gãy)
312
2.2
Đường vành đai vào thôn Nghĩa Thuận, thôn Nam Rạ đến giáp ranh phường Nghĩa Đức
Đoạn đấu nối Quốc lộ 28
Ngã ba đường vào Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Đắk Nông
312
Ngã ba đường vào Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Đắk Nông
Ngã ba nhà ông Cao Văn Hướng (thôn Nam Rạ)
312
Ngã ba nhà ông Cao Văn Hướng (thôn Nam Rạ)
Giáp ranh phường Nghĩa Đức
312
2.3
Các tuyến đường nhánh từ Quốc lộ 28 đi vào trung tâm các thôn, bon
Đường vào bon Phai Col Pru Đăng (Đấu nối với Quốc lộ 28)
Cổng chào Nghĩa trang thành phố
360
Đường vào bon Bu Sop, Njriêng
Đấu nối với Quốc lộ 28
324
Đường từ điện tử Lượng
Ra thôn Nghĩa Thuận
312
Đường trước cửa UBND hướng ra trường Họa Mi
Điện tử Lượng
312
Đường vào thôn Đắk Tân
Giáp ranh xã Đắk Ha
312
Đường vào Trang trại Gia Trung (bon Srê Ú, đấu nối đường Quốc lộ 28)
Ngã ba thôn Đắk Tân
312
Đường vào thôn Phú Xuân
Hết đường nhựa
312
Đường vào bon Srê Ú
Hết đường nhựa
312
Đường TDP Nghĩa Hòa (Đấu nối với Quốc lộ 28)
Hết đường bê tông
312
3
Các tuyến đường nhựa, bê tông còn lại
280
4
Đất ở tại các tuyến đường đất
Đường đất cụt
150
Đường đất thông hai đầu
150
5
Đất ở các khu dân cư còn lại
150
6
Khu tái định cư Làng Quân nhân
Tà luy dương
936
Tà luy âm
750
7
Tái định cư Đắk Nia - Đường vành đai
300
8
Đường nhựa thôn Cây Xoài
Cầu gãy
Dốc 3 tầng
300
9
Đường Hoàng Diệu
1,000
I.2
Xã Đắk R'moan
1
Đường liên phường Nghĩa Phú - Đắk R'moan
396
2
Đất ở ven các đường nhựa liên thôn, liên xã
300
3
Đất ở ven các đường đất thông 2 đầu
200
4
Đất ở ven các đường đất còn lại (đường cụt)
150
5
Khu tái định cư Thủy điện Đắk R'tih
468
6
Đường tránh đô thị Gia Nghĩa
Giáp phường Nghĩa Phú
Km 7
Tà luy dương
480
Tà luy âm
380
Km 7
Km 5
Tà luy dương
480
Tà luy âm
380
Km 5
Giáp ranh phường Quảng Thành
Tà luy dương
480
Tà luy âm
380
7
Đất ven đường nhựa, đường bê tông còn lại
300
II
HUYỆN ĐẮK R'LẤP
II.1
Xã Kiến Thành
1
Quốc Lộ 14
1.1
Thị trấn Kiến Đức về xã Quảng Tín
Bên phải
Giáp ranh thị trấn Kiến Đức
Giáp đất nhà ông Lập
2,000
Giáp đất nhà ông Lập
Ranh xã Quảng Tín
1,700
1.2
Thị trấn Kiến Đức về xã Quảng Tín
Bên trái
Giáp ranh thị trấn Kiến Đức
Giáp ranh đất nhà ông Sơn
1,700
Giáp ranh đất nhà ông Sơn
Giáp ranh xã Quảng Tín
2,000
1.3
Thị trấn Kiến Đức - Nhân Cơ
Ranh giới Kiến Đức
Ranh giới Kiến Đức + 400 m
2,800
Ranh giới Kiến Đức + 400 m
Đến ngã ba hầm đá
Tà luy dương
2,000
Tà luy âm
1,500
Ngã ba vào hầm đá
Ranh giới xã Đắk Wer
2,000
2
Tỉnh lộ 5
Ranh giới thị trấn Kiến Đức
Nghĩa địa thôn 3
1,200
Nghĩa địa thôn 3
Hết Trường học Lê Quý Đôn
800
Hết Trường học Lê Quý Đôn
Nghĩa Địa thanh niên xung phong
700
Nghĩa Địa thanh niên xung phong
Ranh giới xã Nghĩa Thắng
600
3
Đường thôn 7
Ranh giới Kiến Đức (đường dây 500KV)
Ngã ba Trường Trung học Võ Thị Sáu
600
Ngã ba Trường Trung học Võ Thị Sáu
Giáp Đắk Wer
400
Ngã ba Trường Phân hiệu Võ Thị Sáu
Ngã ba vào khu du lịch sinh thái
300
Ngã ba vào khu du lịch sinh thái
Giáp Quốc lộ 14
400
4
Đường đi thôn 5, thôn 8
Thủy điện Đắk R’Tang
Giáp ranh xã Đắk Wer
350
Ngã ba Quốc lộ 14
Đập thủy điện Đắk R'Tang
1,000
Đất nhà ông Thêu
Ranh thị trấn Kiến Đức
500
5
Đường đi thôn 9
Quốc lộ 14 ngã ba trường 1
Nghĩa địa thôn 9
300
Quốc lộ 14 đất nhà ông Chữ
Khu quy hoạch xưởng cưa
300
Khu quy hoạch đất giáo viên thôn 9
300
6
Đường vào hội trường thôn 1
Giáp ranh Kiến Đức
Hội trường thôn 1
300
7
Đường vào nghĩa địa thôn 2
Nhà ông Phạm Giai thôn 3
Nghĩa địa thôn 2
300
8
Đường vào cây đa Kiến Đức
Đường Hùng Vương
1,000
9
Đường thôn 7
Ranh giới Kiến Đức
Đất nhà ông Nguyễn Phương
400
10
Đường vào nhà máy nước đá Hương Giang (cũ)
Ranh giới thị trấn Kiến Đức
Hết đường nhựa
600
11
Đường thôn 7
Ranh giới thị trấn Kiến Đức
Hết đất nhà ông Bình thôn 7
450
12
Đường vào Trạm Y tế Kiến Đức cũ
Ranh giới thị trấn Kiến Đức
Hội trường thôn 10
400
Hội trường thôn 10
Giáp ranh xã Đắk Sin
300
13
Đường thôn 3
Đường Hùng Vương
Giáp ranh xã Nghĩa Thắng
400
14
Đường bê tông nhà bà Thắm (giáp tỉnh lộ 5)
Giáp Tỉnh lộ 5
Hết đường
300
15
Đất ở các khu dân cư còn lại
90
II.2
Xã Nhân Cơ
1
Quốc Lộ 14
Ranh giới xã Đắk Wer
Đường vào tổ 9 thôn 7
2,000
Đường vào tổ 9 thôn 7
Hết Trường Lê Đình Chinh
4,000
Hết Trường Lê Đình Chinh
Ngã ba đường vào xã Nhân Đạo
6,000
Ngã ba đường vào xã Nhân Đạo
UBND xã
4,000
UBND xã
Cách ngã ba đường vào ngầm 18 (Hết đất nhà bà Đỗ Bé Năm)
2,000
Cách ngã ba đường vào ngầm 18 (Hết đất nhà bà Đỗ Bé Năm)
Qua ngã ba đường vào ngầm 18 (Hết đất nhà bà Phương Thảo thôn 5 )
3,000
Qua ngã ba đường vào ngầm 18 (Hết đất nhà bà Phương Thảo thôn 5 )
Cách ngã ba đường vào thác Diệu Thanh (Đến ranh giới đất nhà nghỉ Hồng Nhuận )
2,500
Cách ngã ba đường vào thác Diệu Thanh (Đến ranh giới đất nhà nghỉ Hồng Nhuận)
Qua ngã ba đường vào thác Diệu Thanh (Đến hết cây xăng nhà ông Long)
3,000
Qua ngã ba đường vào thác Diệu Thanh (Đến hết cây xăng nhà ông Long)
Cầu Đắk R’Tih (tà luy dương)
1,000
Đất nhà ông Chi
Cầu Đắk R’Tih (tà luy âm)
900
2
Các đường nhánh tiếp giáp với Quốc lộ 14
2.1
Đường vào xã Nhân Đạo
Km 0 Quốc lộ 14
Hồ Nhân Cơ (Hết đất nhà bà Bẩy)
3,000
Hồ Nhân Cơ
Giáp ranh xã Nhân Đạo và Đắk Wer
1,000
Trường Mẫu giáo Hoa Mai
Hết đất ông Bùi Văn Ngoan
1,000
Nhà ông Họa
Đất nhà bà Đoàn Thị Tỉnh
900
2.2
Đường vào ngầm 18
Ngã ba Quốc lộ 14
Hết Trường Nguyễn Bỉnh Khiêm
1,000
Hết Trường Nguyễn Bỉnh Khiêm
Ngầm 18
600
2.3
Đường vào thác Diệu Thanh
Ngã ba Quốc lộ 14
Hội trường thôn 8
1,000
Hội trường thôn 8
Hết đường
540
2.4
Đường vào nghĩa địa thôn 8
Km 0 (Quốc lộ 14) - Hết đất nhà ông Phú
Giáp nghĩa địa thôn 8
580
2.5
Đường bên cạnh trụ sở lâm trường (Trụ sở UBND xã mới)
Km 0 (Quốc lộ 14)
Cổng chào bon Bù Dấp
870
2.6
Đường cạnh kho Loan Hiệp
Kho Loan Hiệp
Nhà bà Hồng
700
2.7
Đường vào bên cạnh ngân hàng
Ngã ba (Quốc lộ 14)
Hết đất nhà ông Hùng
1,500
2.8
Đường vào bên cạnh chợ
Ngã ba (Quốc lộ 14)
Giáp đất Nguyễn Văn Bạc
1,500
2.9
Đường vào sân bay
Ngã ba (Quốc lộ 14)
Đất nhà bà Vân + Hết đất nhà ông Toát
1,500
2.10
Đường cạnh nhà bà Là và bà Điệp
Đất nhà ông Ngạng
Đất nhà ông Tạ Văn Nam
910
2.11
Đường vào tổ 9b thôn 3
Ngã ba (Quốc lộ 14)
Hết đất nhà ông Lập + Hai nhánh đường còn lại
800
2.12
Đường vào tổ 8 thôn 7
Ngã ba Quốc lộ 14
Đất nhà bà Hồng + Hết đất nhà ông Tự
900
2.13
Đường vào tổ 1
Km 0 (Quốc lộ 14)
Hết nhà Vinh Lệ
500
2.14
Đường cạnh nhà ông Duyên
Km 0 (Quốc lộ 14) cạnh nhà ông Duyên
Nhà Vinh Lệ
500
2.15
Tuyến đường thôn 9
Km 0 (Quốc lộ 14) hết đất nhà bà Tạ Vũ Vi
Hết đất nhà bà Lê Thị Đào
500
2.16
Đường vào nhà máy mỳ
Quốc lộ 14
Ngã ba nhà máy bê tông Din My Đắk Nông
800
2.17
Đường tổ 1
Cửa sắt Trường Sơn (nhà ông Trường)
Cầu mới
800
2.18
Từ suối 1 trục đường thôn 12
Đất nhà ông Đỗ Trung Quốc
Hết nhà máy mỳ
300
Hết nhà máy mỳ
Ngã ba hội trường thôn 12
500
Hội trường thôn 12
Mặt bằng nhà máy điện Phân Nhôm
300
2.19
Đường vào bon Bù Dấp
Cổng chào bon Bù Dấp
Giáp nhà máy điện + Hết đất nhà ông Điểu Choan
500
Nhà ông Đỗ Trung Quốc
Suối II
350
2.20
Đường đi xã Nhân Đạo
Đất nhà ông Tiến
Hết đường vào mỏ đá (đất nhà bà Đoàn Thị Tịnh)
500
Đất nhà nghỉ Thùy Vân
Giáp nhà máy Alumin
600
3
Ngã ba nhà ông Toát
Hết đất nhà ông Vũ Tất Lương
400
4
Hết đất nhà ông Vũ Tất Lương
Hết đất nhà bà Lê Thị Kim Yến
250
5
Ngã ba đất nhà ông Vũ Tất Lương
Đất nhà bà Nguyễn Thị Thanh Huyền
250
6
Đường vào thôn 4
Trục chính của thôn 6 + thôn 17
250
7
Đường vào nhà nghỉ Hoàng Lan
Hết đất nhà bà Bảy
Giáp đất nhà ông Bùi Văn Ngoạn
700
8
Đường cạnh Hội trường thôn 5
Quốc lộ 14
Hết đất nhà bà Định
400
Hết đất nhà bà Định
Hết đường
300
9
Đường cạnh nhà bà Vinh thôn 9
Ngã ba Quốc lộ 14
Hết đường
400
10
Đường từ Quốc lộ 14 vào nghĩa địa thôn 9
Ngã ba Quốc lộ 14 từ nhà bà Vịnh
Nghĩa địa
400
Ngã ba Quốc lộ 14
Hết đất nhà ông Trần Vũ Long
350
Km 0 Quốc lộ 14
Thôn 9, thôn 12
380
11
Đường cạnh nhà bà Viên
Ngã ba Quốc lộ 14
Ngã ba vườn mía (hết đất nhà ông Trương Ngọc Ân)
800
Ngã ba vườn mía (hết đất nhà ông Trương Ngọc Ân)
Cổng chào bon Bù Dấp
500
12
Từ Quốc lộ 14 vào cụm công nghiệp
Km 0 Quốc lộ 14
Hết đất nhà ông Hoàng Văn Tình
1,200
Hết đất nhà ông Hoàng Văn Tình
Hết đất nhà bà Nguyễn Thị Nhan (tà luy dương)
1,000
13
Đường đấu nối Đạo Nghĩa - Quảng Khê
Giáp xã Nhân Đạo
Giáp xã Đắk Nia
300
14
Đất ở các khu dân cư còn lại
150
II.3
Xã Đắk Wer
1
Đường Quốc lộ 14
Km 0 ngã ba đồi thông hướng đi Nhân Cơ
Hết đất nhà ông Đinh Xuân Hiếu
3,000
Km 0 ngã ba đồi thông hướng đi Kiến Thành
Hết đất Công ty Hồng Đặng
3,000
Công ty Hồng Đặng
Giáp ranh xã Kiến Thành
2,000
Đất nhà ông Đinh Xuân Hiếu
Hướng Nhân Cơ đến đất nhà bà Nguyễn Thị Sữa
2,000
Đất nhà bà Nguyễn Thị Sữa
Giáp ranh Nhân Cơ
1,700
2
Đường liên xã Nhân Cơ - Nhân Đạo - Nghĩa Thắng
Km 0 ngã ba (Pi Nao II, hướng Nhân Cơ)
Giáp ranh xã Nhân Cơ
800
Km 0 ngã ba (Pi Nao II, hướng Nhân Cơ)
Đất nhà bà Đỗ Thị Xuân
840
Đất nhà bà Đỗ Thị Xuân
Giáp xã Nghĩa Thắng
500
3
Đường vào thôn 1
Ngã ba đồi thông nhà ông Nguyễn Quang Đóa
Cầu qua thôn 1
1,000
Cầu qua thôn 1
Ngã ba đến nhà ông Bùi Đình Dương (đường vào nhà thờ Bon)
800
Ngã ba nhà ông Quang Liên
Hướng về 3 phía 300m
800
4
Đường vào Quảng Tân
Hướng về 3 phía 300m
Đất nhà ông Nguyễn Chánh Thái
500
Đất nhà ông Nguyễn Chánh Thái
Giáp ranh xã Quảng Tân
300
5
Đường vào thôn 6
Ngã ba (Quốc lộ 14) thôn 7 (nhà ông Lê Quang Dũng)
Giáp ranh thôn 6
800
Giáp ranh thôn 6 và thôn 7
Ngã ba đại thế giới
500
Ngã ba đại thế giới
Hết đường thôn 6 giáp thôn 13
400
6
Đường vào thôn 13
Ngã ba Quốc lộ 14 đất nhà Lê Minh Khao
Ngã ba đất nhà ông Trần Ngọc Thách
500
Ngã ba đất nhà ông Trần Ngọc Thách
Hết đất nhà ông Nguyễn Đắk Hà (Giáp ranh xã Kiến Thành)
400
Ngã ba đất nhà bà Phạm Thị Cài
Ngã ba trại cút (thôn 13)
300
7
Đường liên thôn
Cầu Tràn nhà ông Thanh
Giáp Châu Giang Kiến Thành
250
Cầu mới
Ngã ba thôn 14
600
Ngã ba thôn 14
Ngã ba nhà ông Quang Liên + 300m
500
8
Thôn 1 đi thôn 16
Km 0 ngã ba trung tâm xã (hướng cầu ông Trọng)
Ngã ba nhà Nguyễn Thị Ái
300
9
Thôn 13
Ngã ba thôn 6
Ngã ba nhà ông Vinh
300
Ngã ba nhà ông Trung Quýt
Ngã ba Nhân Đạo
300
Nhà ông Mạc Thanh Hoá
Về hướng Kiến Thành (hết đường)
300
Ngã ba nhà ông Trần Quang Vinh
Hết đất nhà ông Đàm Quang Vinh
300
Hết đất nhà ông Đàm Quang Vinh
Mỏ đá Phương Nam
300
10
Đất ở ven các đường nhánh còn lại tiếp giáp với Quốc lộ vào đến 200m
300
11
Đường vào bon
Ngã ba nhà ông Nắng Ngần
Ngã ba nhà ông Điểu Ndung
350
Ngã ba nhà ông Điểu Ndung
Ngã ba nhà ông Bùi Đình Dương
350
Ngã ba nhà ông Điểu Ndung
Ngã ba nhà ông Lê Lang
300
12
Đường đi thôn 16
Nhà bà Nguyễn Thị Ái
Hết đất nhà ông Nông Văn Chức
250
Hết đất nhà ông Nông Văn Chức
Giáp ranh giới xã Quảng Tân
250
13
Đường đi thôn 6
Ngã ba quán Đại Thế Giới
Ngã ba nhà văn hóa thôn 13
250
14
Đường đi thôn 10
Ngã ba nhà ông Phạm Xuân Triều
Giáp ranh xã Kiến Thành
350
15
Đường đi thôn 16
Ngã ba nhà bà Nguyễn Thị Ái
Hết đất nhà ông Nguyễn Trọng Dũng
300
16
Đường đi thôn 14
Cổng chào thôn 14
Ngã ba hội trường thôn 14
300
17
Đường nội tuyến khu tái định cư Rừng Muồng
1,000
18
Đất ở các khu dân cư còn lại
90
II.4
Xã Nhân Đạo
1
Đường liên xã
Ngã ba chợ Pi Nao II
Đi xã Nhân Cơ + 500m
850
Đi xã Nhân Cơ + 500m
Ngã ba Cùi chỏ
600
Ngã ba chợ Pi Nao II
Đi xã Nghĩa Thắng + 500m
850
Đi xã Nghĩa Thắng + 500m
Cột mốc giáp xã Nghĩa Thắng
550
Ngã ba Cùi chỏ
Giáp ranh xã Nhân Cơ
600
2
Đường liên thôn
Ngã ba chợ Pi Nao II
Đi bon Pi Nao
750
Đi bon Pi Nao
Ngã ba Mum
500
Ngã ba Mum đi đập Đắk Mur
Giáp đất ông Trần Ngọc Trinh
300
Ngã ba Mum
Trường Tiểu học Kim Đồng
300
Trường Tiểu học Kim Đồng
Ngã tư Quốc tế
300
Ngã ba Cùi chỏ
Trường Mẫu giáo thôn 1 (cũ)
300
Ngã ba vào suối đá
Ngã ba đập thôn 6
300
Giáp đất nhà ông Trần Ngọc Trinh
Đập Đắk Mur
300
Đường xã Đạo Nghĩa
Đi Quảng Khê
250
Trường Mẫu giáo thôn 1 (cũ)
Hết đất nhà ông Lê Xuân Hán
200
3
Ngã ba tư quốc tế
Đi bon Pi Nao
200
4
Đường thôn 4 (cũ)
Ngã tư Quốc tế
Giáp nhà ông Hoa
200
Trường Kim Đồng
Hết vườn nhà Võ Hữu Hậu
200
5
Đường Đạo Nghĩa - Quảng Khê
Giáp xã Nghĩa Thắng
Ngã tư thôn 8
250
6
Đất ở các khu dân cư còn lại
80
II.5
Xã Đạo Nghĩa
1
Tỉnh lộ 5
UBND xã (hướng Đắk Sin)
UBND xã giáp đất nhà ông Phan Dãn
850
Đất nhà ông Phan Dãn
Giáp Đắk Sin
600
UBND xã (hướng Nghĩa Thắng)
Giáp cống nước đất ông Trần Hữu Vây
850
Cống nước đất ông Trần Hữu Vây
Giáp Nghĩa Thắng
500
2
Đường liên thôn
Cầu Quảng Phước
Đập tràn Quảng Đạt
700
Đập tràn Quảng đạt
Đất nhà ông Thọ
450
Đất nhà ông Thọ
Đất nhà ông Tư Tù
650
Đất nhà ông Tư Tù
Hết đường nhựa (Mười nổ)
450
Đất nhà ông Tân Ngà
Hết đất nhà ông Nguyễn Chi Tuấn
450
Hết đất nhà ông Nguyễn Chi Tuấn
Cửa rừng
300
2
Đường liên thôn
Đất nhà ông Khư
Đến cuối xóm Mít
250
Ngã tư Quảng An
Hết đất nhà ông Võ Văn Bình
450
Hết đất nhà ông Võ Văn Bình
Đất nhà bà Huệ
250
Đất nhà bà Huệ
Giáp xã Nghĩa Thắng
200
Đất nhà ông Tuân
Hết đất nhà ông Phú
250
Đất nhà bà Huệ
Hết đất nhà ông Trần Dũng
200
Ngã ba đất nhà ông Phước
Trường Huỳnh Thúc Kháng (phân hiệu)
200
Ngã tư Quảng An
Đất nhà ông Võ Văn Thảo
300
3
Đất ở các khu dân cư còn lại
80
4
Đường nông thôn
Ngã ba nhà ông Nguyễn Ngọc Thơm
Đất nhà ông Nguyễn Thái Bình
200
Đoạn từ nhà Lê Thị Ái Nhung
Hết nhà ông Đoàn Canh
300
Đoạn từ nhà ông Mười Nổ
Tới Trạm cửa rừng
200
Ngã ba nhà Lê Lựu
Nhà bà Nguyễn Thị Ngọc Hoàng
200
II.6
Xã Đắk Sin
1
Tỉnh lộ 685
Ngã ba Ngân hàng
Ngã ba cây xăng ông Hà
1,200
Ngã ba cây xăng ông Hà
Cầu Vũ Phong
950
Cầu Vũ Phong
Hết Trường Trần Hưng Đạo
800
Hết Trường Trần Hưng Đạo
Giáp ranh xã Đạo Nghĩa
500
Ngã ba ngân hàng
Hết đất nhà ông Cân
1,000
Hết đất nhà ông Cân
Ngã ba nhà ông Tự
650
Ngã ba nhà ông Tự
Giáp ranh xã Hưng Bình
400
2
Đường liên xã, đi 208
Ngã ba cây xăng ông Hà
Hết đất ông Sang
800
Hết đất ông Sang
Hết đất nhà bà Tuyên
560
Hết đất nhà bà Tuyên
Hết đất Trường Lê Hữu Trác
320
Hết đất Trường Lê Hữu Trác
Ngã ba đi thôn 7 và thôn 12
200
Ngã ba đi thôn 7 và thôn 12
Hết đất nhà bà Bé Sáu
250
Hết đất nhà bà Bé Sáu
Giáp ranh Quảng Tín
200
3
Đường liên thôn
Ngã ba Ngân Hàng
Trường Tiểu học Lê Hữu Trác (đường liên xã)
850
Trường Lê Hữu Trác
Ngã ba cầu Tam Đa
600
Ngã ba cầu Tam Đa
Hết cầu Tam Đa
300
Ngã ba cầu Tam Đa
Giáp ranh xã Hưng Bình
400
Ngã ba ông Thái
Giáp ranh xã Đắk Ru (đường liên xã)
200
Ngã ba ông Tự
Ngã ba đường đi 208 (nhà ông Vân)
200
Ngã ba Tỉnh lộ 5
Hết nhà ông Thái thôn 10
200
4
Đường nhánh tiếp giáp với đường 208
Ngã ba nhà ông Hùng
Hết đất nhà ông Tự (thôn 16)
250
5
Đất ở các khu dân cư còn lại
80
II.7
Xã Hưng Bình
1
Tỉnh lộ 5
Đất nhà ông Nguyễn Phi Long (giáp ranh xã Đắk Sin)
Hết đất nhà ông Liễu Văn Hiếu
350
Hết đất nhà ông Liễu Văn Hiếu
Chân dốc thác (giáp ranh thôn 2 cũ)
500
Chân dốc thác (giáp ranh thôn 2 cũ)
Cầu Tư
350
Cầu Tư
Cầu ba (giáp xã Đắk Ru)
300
Chân dốc thác (giáp ranh thôn 2 cũ)
Cầu mới (giáp ranh xã Đắk Ru)
350
2
Đường đi thôn 3
Ngã ba nhà ông Nguyễn Văn Hiển
Hết đất nhà ông Hoàng Văn Tự (Trưởng)
500
3
Đường liên thôn 3, thôn 5 (cũ), thôn 7 (cũ)
Hết đất nhà ông Hoàng Văn Tự
Ngã ba nhà ông Vạn
350
4
Thôn 6 (cũ)
Đầu đập thôn 6 (đập C15)
Hết đất nhà ông Nguyễn Quang Dũng
350
Hết đất nhà ông Nguyễn Quang Dũng
Hết đất nhà ông Khường
500
Hết đất nhà ông Khường
Hết đất nhà ông Tính
350
5
Thôn 7 (cũ)
Cống ông Vạn (Giáp ranh thôn 6 cũ)
Hết đất nhà ông Hoàn
300
6
Bon Châu Mạ
Đất nhà bà Điểu Thị Đum (giáp ranh thôn 7 cũ)
Hết đất nhà bà Điểu Thị Brang
250
Hết đất nhà bà Điểu Thị Brang
Đến hết đất nhà ông Điểu Am
250
7
Đường liên thôn 4 (cũ), thôn 7 (cũ)
Đất nhà ông Quang (thôn 5 cũ)
Ngã ba Tỉnh lộ 685 (đất nhà ông Tạ Văn Long thôn 2 cũ)
180
8
Đất ở các khu dân cư còn lại
80
II.8
Xã Nghĩa Thắng
1
Tỉnh Lộ 5
1.1
Hướng Kiến Thành
Trạm xá xã
Trường Mẫu giáo Quảng Thuận
1,000
Trường Mẫu giáo Quảng Thuận
Ngã ba đập tràn Quảng Chánh
800
Ngã ba đập tràn Quảng Chánh
Cống nước nhà Tư Rịa Quảng Chánh
950
Cống nước nhà Tư Rịa Quảng Chánh
Hết thôn Quảng Trung
400
Hết thôn Quảng Trung
Đầu đập hồ Cầu Tư
400
Đầu đập hồ Cầu Tư
Giáp ranh xã Kiến Thành
400
1.2
Hướng Đạo Nghĩa
Trạm xá xã
Ngã ba chợ
1,600
Ngã ba chợ
Ngã ba nhà ông Tưởng
1,200
Ngã ba nhà ông Tưởng
Ngã ba nhà ông Thái
800
Ngã ba nhà ông Thái
Giáp ranh xã Đạo Nghĩa
500
2
Đường liên xã
Giáp ranh xã Nhân Đạo
Nhà ông Tân Lợi
350
Nhà ông Tân Lợi
Cách ngã ba Pi Nao III - 200m
350
Ngã ba Pi Nao
Về 03 phía mỗi phía 200 m
650
Qua Ngã ba Pi Nao III + 200m
Hết nhà ông Lý
500
Hết nhà ông Lý
Hết nhà ông Lâm
650
Hết nhà ông Lâm
Ngã ba nhà ông Kế (Quảng Chánh)
350
Ngã ba trường cấp III
Cổng trường cấp III (đường trên)
300
Ngã ba nhà ông Kế (Quảng Chánh)
Ngã ba Quảng Chánh
300
Ngã ba chợ
Cầu Quảng Phước Đạo Nghĩa
500
Ngã ba nhà ông Lâm
Trường cấp III (đường dưới)
450
3
Đường liên thôn
Ngã ba Pi Nao III + 200m
Nhà ông Nhanh
350
Nhà ông Nhanh
Vườn rẫy ông Tín
350
Vườn rẫy ông Tín
Ngã ba Hai Bé
350
Ngã ba Hai Bé
Ngã ba rẫy vườn ông Bốn Vương
250
Ngã ba nhà ông Kế
Xóm mít giáp ranh Đạo Nghĩa
200
Ngã ba Quảng Chánh
Hết nhà ông Mao
200
Ngã ba Quảng Tiến nhà ông Thái
Cống nước nhà ông Hồng
200
Ngã ba Quảng Tiến nhà bà Minh
Hết nhà ông Mầu
200
Trường cấp III (đường dưới)
Giáp ranh xã Đạo Nghĩa
200
Ngã ba nghĩa địa Quảng Chánh
Đập Quảng Thuận (lò mổ)
200
Ngã ba nhà ông Kế
Nhà ông Hùng (thôn Quảng Trung)
250
Ngã ba nhà bà Tươi
Ngã ba Trường Trần Quốc Toản
200
Ngã ba Bưu điện
Ngã ba Trường Trần Quốc Toản
250
Ngã ba Trường Trần Quốc Toản
Nhà ông Tuấn (thôn Quảng Lợi)
250
Ngã ba nhà ông Điểu Thơ
Ngã ba nhà ông Cường (thôn Quảng Bình)
200
4
Đường nội thôn
Ngã ba nhà bà Phúc
Hết khu tập thể giáo viên trường cấp 2
250
Ngã ba đập tràn Quảng Chánh
Hết nhà ông Nghĩa
350
Nhà ông Muông
Giáp xã Kiến Thành
250
5
Đất ở các khu dân cư còn lại
80
II.9
Xã Quảng Tín
1
Quốc lộ 14
Ranh giới xã Kiến Thành
Ngã ba hết trụ sở Công ty cà phê Đắk Nông
2,000
Ngã ba hết trụ sở Công ty cà phê Đắk Nông
Hết ngã ba vào tổ 1 thôn 3
1,200
Hết ngã ba vào tổ 1 thôn 3
Hết ngã ba bon Bù Đách
Tà luy dương
1,000
Tà Iuy âm
500
Ngã ba vào đường bon Bù Đách
Ngã ba đi đường vào Đắk Ngo
1,500
Ngã ba đi vào đường Đắk Ngo thôn 5
Ngã ba đường vào tổ 5 thôn 5
3,000
Ngã ba đi đường vào tổ 5 thôn 5 hết nhà ông Hùng Hương
Đến giáp xã Đắk Ru
1,500
2
Các tuyến đường giáp Quốc lộ 14
3
Đường xã Đắk Sin thôn 10
Km 0 (Quốc lộ 14)
Km 0 +200m
700
Km 0+200m
Hết đất nhà ông Trí
500
Hết đất nhà ông Trí
Giáp ranh xã Đắk Sin
300
4
Đường ngã ba bon Bù Bia đi Đắk Ka
Km 0 Quốc lộ 14
Cầu 1
400
Cầu 1
Cầu 2 xã Đắk Ru
300
5
Đường thôn 4 (bon O1)
Km 0 (Quốc lộ 14)
Ngã ba bon Ol Bu Tung
400
Ngã ba bon Ol Bu Tung
Cầu sắt Sađacô
300
Cầu sắt Sađacô
Ngã ba trường Hà Huy Tập (thôn Sađacô)
300
6
Đường bon Bù Đách
Km 0 (Quốc lộ 14)
Hết đường
300
7
Ngã ba Công ty cà phê Đắk Nông đến hết đường
Km 0 (Quốc lộ 14)
Km 0 + đến nhà ông Nguyễn Đình Vinh
500
Hết đất nhà ông Vinh
Hết đường
300
8
Ngã ba thôn 5 đi Đắk Ngo
Km 0 (Quốc lộ 14)
Hội trường thôn 5
550
Hội trường thôn 5
Suối Đắk R'Lấp
400
Suối Đắk R'Lấp
Suối Đắk Nguyên
300
Suối Đắk R'Lấp
Hết nhà bà Nguyễn Thị Vịnh (Sađacô)
300
9
Ngã ba vào đội lâm trường cũ
Km 0 (Quốc lộ 14)
Đất nhà ông Phạm Trọng Đức
500
Ngã ba mộ Tám Của
Hết đường
300
10
Đường vào tổ 4 thôn 2
Km 0 (Quốc lộ 14)
Hết đường
300
11
Đường nhánh thôn 3 tiếp giáp Quốc lộ 14
Km 0 (Quốc lộ 14)
Hết đường
350
12
Đường vào tổ 1 thôn 3
Km 0 (Quốc lộ 14)
Hết đường
350
13
Đường cạnh nhà Hùng Hương
Km 0 (Quốc lộ 14)
Km0 + 1500 m
350
14
Đường cạnh Công ty Gia Mỹ
Km 0 (Quốc lộ 14)
Km0 + 1000 m
350
15
Đường thôn 1
Km 0 (Quốc lộ 14)
Hết đường
350
16
Đường bên cạnh chợ
Km 0 (Quốc lộ 14)
Hết đường
500
17
Đất ở các khu dân cư còn lại
80
II.10
Xã Đắk Ru
1
Quốc lộ 14
Ranh giới xã Quảng Tín
Cột mốc 882 (Quốc lộ 14) + 50m
1,300
Cột mốc 882 (Quốc lộ 14) + 50m
Cột mốc 883 (Quốc lộ 14) + 500m
2,000
Cột mốc 883 (Quốc lộ 14) + 500m
Cột mốc 885 (Quốc lộ 14)
1,300
Cột mốc 885 (Quốc lộ 14)
Cột mốc 886 (Quốc lộ 14) + 400m
1,500
Cột mốc 886 (Quốc lộ 14) + 400m
Ranh giới tỉnh Bình Phước
1,300
2
Các đường nhánh chính tiếp giáp với Quốc lộ 14
2.1
Tỉnh lộ 5
Ngã ba Quốc lộ 14
Ngã ba cửa rừng + 200m
600
Ngã ba cửa rừng + 200m
Cầu số 1
450
Cầu số 1
Cầu số 3 (giáp xã Hưng Bình)
300
2.2
Đường vào Trung tâm Kinh tế mới Đắk Ru
Ngã ba Quốc lộ 14
Ngã ba thôn Đoàn Kết, Tân Bình, Tân Tiến, Tân Phú
Tà luy dương
700
Tà luy âm
500
Ngã ba thôn Đoàn Kết, Tân Bình, Tân Tiến, Tân Phú
Đập Đắk Ru 2 thôn Tân Tiến
300
Đập Đắk Ru 2 thôn Tân Tiến
Ngã ba đường vào thôn Đoàn Kết
200
Ngã ba đường vào thôn Đoàn Kết, Tân Bình, Tân Tiến, Tân Phú
Hết thôn Tân Phú
300
Đường vào 3,7 ha
Trụ điện 500 KV
200
2.3
Đường vào E720
Ngã ba Quốc lộ 14
Ngã ba nhà văn hóa Bon Bu Srê I
500
Ngã ba nhà văn hóa Bon Bu Srê I
Ngã ba đường vào thôn Tân Lợi
350
Ngã ba đường vào thôn Tân Lợi
Ngã ba đường vào cầu treo
300
Ngã ba đường vào cầu treo
Giáp ranh giới xã Đắk Ngo
250
Ngã ba nhà văn hóa Bon Bu Srê I
Thủy điện Đắk Ru
200
2.4
Đường vào thôn Tân Lợi
Km0 (Quốc lộ 14)
Km0 + 500
300
2.5
Đường vào thôn 8
Km0 (Cầu 2 ranh giới xã Quảng Tín)
Km0 + 500
300
Km0 + 500
Ngã ba Quán chín
400
Ngã ba Quán chín
Giáp Tỉnh lộ 5
300
Ngã ba Quán chín
Cầu Sập
300
2.6
Đường vào thôn Tân Lập
Km0 (Cầu 2 ranh giới xã Quảng Tín)
Km 1
250
Km 1
Km 2 + 500
250
Km 2 + 500
Ranh giới xã Đắk Sin
250
2.7
Đường vào nhà thờ
Ngã ba Quốc lộ 14
Giáp hồ thôn 6
320
2.8
Đường vào thao trường huấn luyện của xã
Giáp Quốc lộ 14
Km 1
250
2.9
Đường vào thôn Tân Phú
Ngã ba Quốc lộ 14
Hết đất nhà ông Phan Văn Được
300
3
Đất ở các khu dân cư còn lại
80
III
HUYỆN ĐẮK MIL
III.1
Xã Đức Mạnh
1
Quốc lộ 14
Giáp xã Đắk Lao
Trường Mẫu Giáo Thần Tiên
2,500
Trường mẫu giáo Thần Tiên
Đường vào Trường Lê Quý Đôn
1,700
Đường vào Trường Lê Quý Đôn
Hợp tác xã Mạnh Thắng
1,800
Hợp tác xã Mạnh Thắng
Nhà máy nước Dawa
Tà luy dương
1,200
Tà luy âm
700
Nhà máy nước Dawa
Cây xăng Thanh Hằng
700
2
Tỉnh lộ 682
Ngã ba Đức Mạnh (km 0)
Km 0 + 200m (Tà luy dương)
900
Km 0 + 200m
Ngã ba đường vào nghĩa địa Bác Ái (Đức Hiệp)
800
Ngã ba đường vào nghĩa địa Bác Ái (Đức Hiệp)
Cầu Đức Lễ (cũ) (Tà luy âm)
400
Cầu Đức Lễ (cũ)
Ngã ba Thọ Hoàng (đi Đắk Sắk)
600
3
Đường vào Đức Lệ (Đường liên xã)
Km 0 (Quốc lộ 14)
Giáp trạm y tế xã
500
Giáp Trạm y tế xã
Cầu Đức Lễ (mới)
400
Cầu Đức Lễ (Mới)
Giáp ranh xã Đức Minh
500
4
Đường liên xã Đức Mạnh - Đắk Sắk
Tỉnh lộ 682
Giáp ranh xã Đắk Sắk
400
5
Đường đập Y Ren thôn Đức Nghĩa
Km 0 (Quốc lộ 14)
Km 0 + 300m
400
6
Đường vào nghĩa địa Vinh Hương, Đức Nghĩa, Đức Vinh
Km 0 (Quốc lộ 14)
Km 0 + 300m
300
7
Đường vào nhà bà Tợi thôn Đức Vinh
Km 0 (Quốc lộ 14)
Km 0 + 300m
300
8
Đường vào nghĩa địa Bắc Ái thôn Đức Trung - Đức Ái
Km 0 (Quốc lộ 14)
Km 0 + 300m
250
9
Đường vào trường Phan Bội Châu thôn Đức Phúc - Đức Lợi
Km 0 (Quốc lộ 14)
Km 0 + 400m
250
10
Đường ông Hồng thôn Đức Phúc - Đức An - Đức Thuận
Km 0 (Quốc lộ 14)
Km 0 + 500m
250
11
Đường ông Vinh thôn Đức An - Đức Thuận
Km 0 (Quốc lộ 14)
Km 0 + 300m
250
12
Đường thôn Đức Bình
Chùa Thiện Đức
Hết nhà tang thôn Đức Bình
250
13
Các đường nhánh có đấu nối với Quốc lộ 14 còn lại (đường bê tông)
Chùa Thiện Đức
Thao trường
300
14
Đường thôn Đức Sơn (đường cây xăng Phúc Duy)
Giáp thôn Đức Bình
250
15
Đường thôn Đức Thắng (đường ông Lê)
Km 0 + 700m
250
16
Đường thôn Đức Thành (đường ông Liệu)
Km 0 + 500 m
250
17
Đường thôn Đức Trung - Đức Ái
Km 0 + 200m
250
18
Đất ở các khu dân cư còn lại
Đất ở các thôn Đức Tân, Đức Ái, Đức Trung
150
Đất ở các thôn Đức Nghĩa, Đức Vinh, Đức Sơn, Đức Bình, Đức Thành, Đức Thắng, Đức Lợi, Đức Phúc, Đức Lễ A, Đức Lễ B
150
Đất ở các thôn Đức Lộc, Đức Thuận, Đức An, Đức Hiệp, Đức Hòa
150
III.2
Xã Đắk R'la
1
Quốc lộ 14
Ranh giới xã Đắk Gằn
Trường Nguyễn Thị Minh Khai
Tà luy dương
700
Tà luy âm
370
Trường Nguyễn Thị Minh Khai
Ngã ba Đắk R'la - Long Sơn
900
Ngã ba Đắk R'la - Long Sơn
Đường vào mỏ đá Đô Ry
800
Đường vào mỏ đá Đô Ry
Ngã ba Đô Ry
Tà luy dương
650
Tà luy âm
390
Ngã ba Đô Ry
Giáp ranh xã Đức Mạnh, Đắk N'Drót
Tà luy dương
400
Tà luy âm
240
2
Tuyến liên thôn song song Quốc lộ 14
Đấu nối ngã ba Đô Ry
Thôn 3
300
Trường Hoàng Diệu
Đấu nối đường 312
250
Đấu nối đường 312
Nhà ông Toàn
250
Nhà ông Toàn
Trường Nguyễn Thị Minh Khai
250
Trường Nguyễn Thị Minh Khai
Nhà ông Tho Nguyệt
220
Chợ 312
Nhà ông Bảy (Thôn 11)
250
3
Đấu nối Quốc lộ 14
Ngã ba Đô Ry
Giáp đất Cao su
180
Nhà ông Khuê
Giáp đất Cao su
170
Ngã ba Trạm Y tế
Km0 + 500 nhà ông Bằng
170
Quốc lộ 14
Trường Hoàng Diệu
180
Ngã ba vào Long Sơn
Hết đất nhà ông Hà
180
Nhà ông Hà
Giáp Long Sơn
170
Đường 312
Nghĩa địa
200
Nhà ông Nghệ
Suối ông Công
180
Nhà ông Lố
Suối ông Công
160
4
Đất khu dân cư còn lại khu vực thôn 2, 3, 5, 6, 11
130
5
Đất khu dân cư còn lại
130
III.3
Xã Đắk N'Drót
1
Quốc lộ 14
Giáp ranh xã Đức Mạnh
Ngã ba, 304
400
Ngã ba, 304
Giáp xã Đắk R'la
300
2
Đường 304
Quốc lộ 14
Cầu suối Đắk Gôn I (đầu bon Đắk Me)
200
Cầu suối Đắk Gôn I
Ngã ba UBND xã Đắk N'Drót
180
Ngã ba UBND xã Đắk N'Drót
Cuối dốc tấm tôn
150
Cuối dốc Tấm Tôn
Ngã ba nhà ông Phí Văn Tính
250
Ngã ba nhà ông Phí Văn Tính
Nhà ông Hoàng Văn Phúc
500
Nhà ông Hoàng Văn Phúc
Ngã sáu thôn 4
600
Ngã sáu thôn 4
Ngã ba nhà ông Xuân Phương
200
Ngã ba nhà ông Xuân Phương
Cầu gỗ
150
Cầu gỗ
Ngã ba nhà ông Hai Chương (thôn 2)
200
3
Đường vào buôn Đắk R’la
Cầu Suối Đắk Gôn II
Ngã ba buôn Đắk R'la
150
4
Đường thôn 1
Km0 (Quốc lộ14)
Km0 + 200
150
5
Đường Đắk N'Drót - Đồn 755
Nhà ông Hoàng Văn Phúc
Cầu cọp
160
6
Đường vào khu dân cư 23 hộ
Ngã ba nhà ông Phí Văn Tính
Hết đường nhựa khu 23 hộ (nhựa 3,5m)
160
7
Đường thôn 5 đi thôn 6
Ngã ba nhà ông Xuân Phương
Ngã ba làng đạo thôn 6
150
8
Đường từ thôn 4 qua thôn 7, thôn 6
Ngã sáu thôn 4
Ngã ba làng đạo thôn 7
150
9
Đường thôn 10
Cổng thôn 10
Ngã ba đường vào Hội trường thôn
120
10
Đường thôn 4 qua thôn 3
Cổng chợ ông Thuyên
Ngã ba thôn 3, thôn 9
160
11
Các khu dân cư còn lại
90
III.4
Xã Đắk Lao
1
Quốc lộ 14 (về phía Đắk Lắk)
Giáp huyện đội Đắk Mil
Ngã ba thôn 4 (Công ty 2-9)
4,000
Ngã ba thôn 4 (Công ty 2-9)
Giáp ranh xã Đức Mạnh
3,200
2
Quốc lộ 14 (về phía Đắk Nông)
Giáp ranh thị trấn
Cây xăng Anh Tuấn
2,000
Cây xăng Anh Tuấn
Giáp ranh xã Thuận An
1,200
3
Quốc lộ 14C
Giáp đường Trần Phú đi Quốc lộ14 C
Hết Lâm trường Đắk Mil (Công ty Đại Thành)
2,500
Hết Lâm trường Đắk Mil (Công ty Đại Thành)
Đập 6B
1,000
Đập 6B
Hết Trạm Biên phòng Đắk Ken
600
Hết Trạm Biên phòng Đắk Ken
Hết quy hoạch khu dân cư
400
4
Đường liên xã
Ngã ba Trường Tiểu học Trần Phú
Giáp Quốc lộ 14C
800
Ngã ba Trường Tiểu học Trần Phú
Hết nhà bà Trần Thị Ngọc Ánh
700
Hết nhà bà Trần Thị Ngọc Ánh
Hết thôn 6 (nhà ông Phạm Như Thức)
450
Ngã ba Quốc lộ14 (XN Giao thông cũ)
Ngã ba thôn 1 Đắk Lao
500
Nhà ông Phạm Như Thức
Ngã ba nhà bà Đoàn Thị Nam
350
Quốc lộ14
Đập 470
350
5
Đường liên xã Đắk Lao - Thuận An
Quốc lộ 14 C
Ngã ba đường vào Buôn Xê ri
300
Từ ngã tư đường vào buôn Xê ri
Đường vào Miếu cô
250
Đường vào Miếu cô
Giáp ranh xã Thuận An
200
Từ ngã ba Quốc lộ 14 (thuộc thôn 11B) giáp ranh xã Thuận An
Giáp ranh xã Thuận An
250
6
Đường thôn 1
Giáp ranh thị trấn Đắk Mil (ngã ba đường Lê Lợi - đường Lý Thường Kiệt)
Giáp ranh xã Đức Mạnh
500
7
Đường Thôn 2
Ngã ba Lê Lợi (nhà kho ông Huy Hiền)
Hết nhà Mẫu giáo thôn 2
550
Hết nhà Mẫu giáo thôn 2
Giáp xã Đức Mạnh
400
8
Đường Thôn 3
Nhà ông Vũ Vy
Hết nhà ông Lê Minh
350
9
Đường vào thôn 4
Quốc lộ 14
Hết nhà ông Hợp
650
10
Đường thôn 4
Giáp ranh xã Đức Mạnh
Hết nhà ông Trung
500
Nhà ông Trung
Ngã ba (nhà ông Lê Văn Đào)
400
11
Đường thôn 4 (Lô 2 sau Bến xe)
Nhà ông Bùi Văn Ri (thôn 4)
Hết Công ty Cà phê 2-9
450
12
Đường thôn 8B, thôn 9A
Ngã tư nhà Ba Đôn
Đường Quốc lộ 14C (nhà ông Hóa)
400
13
Đường thôn 8A
Ngã ba mẫu giáo thôn 8A
Giáp Quốc lộ 14C (Công ty Đại Thành)
500
14
Đường Liên thôn 10A-13 (Miếu cô)
Quốc lộ 14
Nhà máy Cao su
350
15
Đường Liên thôn 10B -11A
Nhà ông Trần Văn Soa (Thôn 10B)
Hết nhà ông Nguyễn Hữu Quán (thôn 11A)
400
16
Đường thôn 11B
Ngã ba cây xăng Minh Tuấn (thôn 11B)
Giáp đường liên xã Đắk Lao - Thuận An
400
17
Đường thôn 7
Giáp ranh thị trấn (đường Trần Phú)
Ngã tư nhà Ba Đôn
900
(Khu Chợ Đắk Mil)
750
Giáp nhà ông Bùi Quang Định (thôn 6)
Đi qua nghĩa địa và ra nhà ông Ba Đôn
350
18
Đường thôn 12
Từ đập 40 (đường nhựa)
Hết thôn 12 (đường nhựa)
300
19
Đường nội thôn
Ngã ba nhà ông Lộc
Đường Trần Phú
150
Đường thôn 8B, 9A
Hết đất nhà ông Thanh
150
Nhà bà Hồng
Hết đất nhà ông Anh
150
Quốc lộ 14
Thôn 10A, 10B
150
20
Đất khu dân cư còn lại của 17 thôn
120
21
Đường thôn 10A (Bổ sung)
150
22
Đường nội thôn 13 (Bổ sung)
Nhà máy cao su
Hết thôn 13
150
III.5
Xã Đức Minh
1
Các đoạn đường nằm trên tuyến tỉnh lộ 683 (giáp thị trấn Đăk Mil đến giáp (682) ngã ba đường mới)
Thị trấn Đăk Mil
Đường vào nhà thờ Mỹ Yên (nhà ông Trương Văn Thành)
2,000
Đường vào nhà thờ Mỹ Yên (nhà ông Trương Văn Thành)
Đại lý cà phê Lệ Chuân (Giáp địa bàn thôn Vinh Đức)
2,200
Đại lý cà phê Lệ Chuân (Giáp địa bàn thôn Vinh Đức)
Giáp đường Trường Bùi Thị Xuân
1,500
Giáp đường Trường Bùi Thị Xuân
Ngã ba đường mới (tỉnh lộ 682)
1,600
2
Các đoạn đường trên tuyến Tỉnh Lộ 682
Giáp thôn Đức Lễ (xã Đức Mạnh)
Cầu trắng
2,100
Cầu trắng
Giáp ranh giới xã Đắk Mol
1,500
3
Đường huyện
Nhà thờ xã Đoài
Đến đường đất lên bệnh viện mới
700
Ngã ba nhà thờ Vinh An
Đại lý Hiệp Thúy
1,700
Đại lý Hiệp Thúy
Hết bon JunJuh
300
Cây xăng ông Đoài
Hết đường bê tông thôn Xuân Thành (Hoàng Minh Tâm)
800
4
Các tuyến đường nội thôn kết nối với đường tỉnh lộ 683 (có giá đất tương đồng)
Thôn Đức Đoài
400
Thôn Minh Đoài
400
Thôn Mỹ Yên
400
Thôn Kẻ Đọng
400
Thôn Bình Thuận
400
Thôn Vinh Đức
400
5
Các tuyến đường nội thôn còn lại không kết nối với đường tỉnh lộ 683 (có giá đất tương đồng)
Thôn Đức Đoài
300
Thôn Minh Đoài
300
Thôn Mỹ Yên
300
Thôn Kẻ Đọng
300
Thôn Bình Thuận
300
Thôn Vinh Đức
300
6
Các tuyến đường nội thôn kết nối với đường DH 32 (có giá đất tương đồng)
Thôn Xuân Trang
400
Thôn Thanh Lâm
400
Thôn Xuân Sơn
400
Thôn Xuân Thành
400
7
Các tuyến đường nội thôn còn lại không kết nối với đường DH 32 (có giá đất tương đồng)
Thôn Xuân Trang
300
Thôn Thanh Lâm
300
Thôn Xuân Sơn
300
Thôn Xuân Thành
300
8
Các tuyến đường nội thôn kết nối với đường tỉnh lộ 682
Thôn Xuân Hòa
350
9
Các tuyến đường nội thôn không kết nối với đường tỉnh lộ 682
Thôn Xuân Hòa
300
10
Đường nội thôn Bon JunJuh và khu dân cư còn lại
150
III.6
Xã Long Sơn
1
Đường tỉnh lộ 683
Giáp xã Đắk Sắk
Cầu suối 2
150
Cầu suối 2
Giáp ranh huyện Krông Nô
200
2
Các đường nhánh từ tỉnh lộ 683 vào sâu đến 200m
150
3
Đường thôn Nam Sơn
Tỉnh lộ 683
Hết thôn Nam sơn
150
4
Các khu dân cư còn lại
80
III.7
Xã Đắk Sắk
1
Tỉnh lộ 682
Ngã ba Thọ Hoàng
Cầu trắng
4,200
Cầu trắng
Giáp ranh xã Đắk Mol
1,400
2
Đường Tỉnh lộ 683
Từ Ngã tư giáp Tỉnh lộ 682
Hết Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
2,700
Hết Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Hết Trường Lê Hồng Phong
700
Trường Lê Hồng Phong
Đường vào E29
500
Đường vào E29
Hết Trụ sở Lâm trường Thanh Niên (cũ)
400
Trụ sở Lâm trường Thanh Niên (cũ)
Giáp ranh xã Long Sơn
300
3
Đường nội xã
Ngã ba đầu thôn 1
Hết Trạm Điện T15
300
Trạm Điện T15
Hết trường Lê Hồng Phong
300
Trạm Điện T15
Thôn Phương Trạch (giáp Tỉnh lộ 683)
250
4
Đường 3/2
Tỉnh lộ 683
Đường sân bay (cũ)
350
5
Đường liên xã Đắk Sắk - Đức Mạnh
Tỉnh lộ 682
Ngã ba đầu thôn Thổ Hoàng 1
300
6
Đường liên thôn
Đầu sân bay (liên thôn 1 - 2)
Cuối thôn 2 (đường song song với đường sân bay)
280
Tỉnh Lộ 683
Phân hiệu (Trường Nguyễn Văn Bé)
250
Phân hiệu (Trường Nguyễn Văn Bé)
Cầu Ông Quý
200
Tỉnh Lộ 682
Ngã ba giáp Đắk Mol
220
Ngã ba xã Đắk Mol
Đến hết thôn Xuân Bình
180
7
Các đường nhánh từ sân bay vào sâu đến 200m
220
8
Các nhánh đường đấu nối với Tỉnh lộ 682 Tỉnh lộ 683 vào sâu 200m
220
9
Các khu dân cư còn lại
120
III.8
Xã Đắk Gằn
1
Quốc lộ 14
Giáp ranh huyện Cư Jút
Trạm thu phí
300
Trạm thu phí
Trường tiểu học phân hiệu Bi Năng Tắc
250
Trường tiểu học phân hiệu Bi Năng Tắc
Hết dốc Võng (nhà ông Vũ Văn Hoành)
230
Dốc võng (nhà ông Vũ Văn Hoành)
Ngã ba trạm Y tế
250
Ngã ba trạm Y tế
Hết trường Hoàng Văn Thụ
350
Trường Hoàng Văn Thụ
Giáp nhà ông Hồ Ngọc Minh
300
Nhà ông Hồ Ngọc Minh
Giáp ranh giới xã Đăk R'la -200m
300
2
Đường nội bon Đắk Láp
Đường đi Đắk Láp
Đi vào 100m
150
100m
Đến 200m
130
Nhà ông Phạm Văn Mãi
Đi vào 100m
150
100m
Hết nhà ông Võ Tá Lộc
140
Nhà ông Nguyễn Duy Biên
Đi vào 100m
150
100m
Hết nhà ông Y Eng
150
Các đường ngang của bon Đắk Láp
150
3
Đường nội 3 bon Đắk Krai, Đắk Srai, Đắk Gằn
Từ Quốc lộ 14 đến giáo họ Tân Lập
Đi vào 100m
200
100m
Đến 200m
150
200m
Ngã ba đi thôn Nam Định
150
Nhà Văn Hóa cộng đồng 3 bon
Đến ngã tư thứ 2
140
Ngã tư thứ 2
Hết đường bê tông
120
Trạm Y tế
Ngã ba đường đi đập Lâm Trường
200
Ngã ba đường đi đập Lâm Trường
Đi vào 200m
140
4
Đường ngang 3 bon
210
5
Đường cấp phối thôn Trung Hòa - Sơn Thượng - Sơn Trung
Bưu điện xã
Đi vào 100m
250
Từ 100m
Đến 200m
250
Từ Chợ
Đi vào 100m
300
Từ 100m
Đến 200m
250
6
Đất ở các đường đấu nối với Quốc lộ 14
Đường nhựa
200
Đường bê tông
200
Đường đất
200
7
Đất ở các đường đã trải nhựa
200
8
Đất ở các khu dân cư còn lại
100
III.9
Xã Thuận An
1
Quốc lộ 14
Ngã ba đường vào Công ty cà phê Thuận An
Ngã ba đường vào đồi chim
900
Ngã ba đường vào đồi chim
Hết khu dân cư thôn Thuận Nam (giáp cao su)
500
Khu dân cư thôn Thuận Nam (giáp cao su)
Hết địa phận xã Thuận An (giáp huyện Đắk Song)
250
2
Đường từ Quốc lộ14 đi bon Sa Pa
Quốc lộ 14 (chợ xã Thuận An)
Đập nhỏ
200
Đập nhỏ
Ngã ba đi bon Sa Pa (giáp đường Đông Nam)
180
3
Đường từ Quốc lộ14 đi Công ty Cà phê Thuận An
Quốc lộ 14
Ngã ba hết nhà bà Phan Thị Thành, thôn Đức Hoà
240
Ngã ba hết nhà bà Phan Thị Thành, thôn Đức Hoà
Ngã ba nhà Trần Xuân Thịnh
300
Ngã ba nhà Trần Xuân Thịnh
Giáp ranh Thị trấn Đăk Mil
500
Ngã ba nhà Trần Xuân Thịnh
Đập núi lửa
200
4
Đường đi trạm Đăk Per
Ngã ba Quốc lộ14 (nghĩa địa)
Ngã ba Đồng Đế
220
Ngã ba Đồng Đế
Trạm Đăk Per (cũ)
200
5
Đường Đắk Lao - Thuận An
Ngã ba Quốc lộ 14
Đập đội 2 (Thuận Hoà)
220
Đập đội 2 (Thuận Hoà)
Giáp đường ngã ba Trần Xuân Thịnh đến Thị trấn Đắk Mil
180
6
Đường nội thôn Thuận Hoà
Nhà ông Nguyễn Mạnh Dũng
Hết đất nhà bà Trần Thị Liễu
300
Ngã ba (Đập đội 2)
Hết vườn nhà ông Hoàng Văn Mến
150
7
Đường nội thôn Thuận Sơn
Nhà ông Nguyễn Hữu Thịnh
Hết nhà bà Mai Thị The
250
Hết nhà bà Mai Thị The
Giáp ranh thị trấn Đắk Mil
230
8
Đường liên thôn Đức An - Đức Hoà
Nhà ông Nguyễn Hồng Nhiên
Giáp ranh vườn ông Lương Tài Sơn
220
9
Đường liên thôn Thuận Hạnh - Đức An 1
Ngã ba nhà thờ
Đường đi bon Sa Pa (Sau chợ xã)
220
10
Đường liên thôn Thuận Hạnh - Đức An 2
Ngã ba nhà ông Nguyễn Minh Tuấn (thôn Thuận Hạnh)
Ngã ba nhà ông Nguyễn Hảo (thôn Đức An)
200
11
Đường đi Đồi Chim
Ngã ba Quốc lộ 14 (Nhà ông Trác Nhơn Diệu)
Hết đất nhà ông Dương Nghiêm
230
12
Đất ở các khu dân cư còn lại
100
IV
HUYỆN TUY ĐỨC
IV.1
Xã Quảng Tân
1
Tỉnh lộ 681
Giáp ranh giới Thị trấn Kiến Đức
Hết đất ông Đặng Xem
Tà luy dương
420
Tà luy âm
350
Hết đất ông Đặng Xem
Cống nước (Hết khu dạy nghề Trường 6)
Tà luy dương
420
Tà luy âm
350
Cống nước (Hết khu dạy nghề Trường 6)
Hết trường cấp I Phan Bội Châu
Tà luy dương
600
Tà luy âm
490
Hết Trường cấp I Phan Bội Châu
Ngã ba nhà ông Tuân (hết thôn 8)
Tà luy dương
280
Tà luy âm
210
Ngã ba nhà ông Tuân (hết thôn 8)
Ngã ba nội thất Thành Lộc
Tà luy dương
420
Tà luy âm
350
Ngã ba nội thất Thành Lộc
Giáp đất Cao Thanh Cường
600
Giáp đất Cao Thanh Cường
Hết đất nhà ông Huy
350
Giáp đất nhà ông Huy
Cầu Doãn Văn (giáp xã Đắk R’Tih)
Tà luy dương
350
Tà luy âm
210
2
Đường liên xã
Ngã ba trường 6
Giáp đất nhà ông Thuận
600
Giáp đất nhà ông Thuận
Hết đất trung tâm trường 6
350
Khu trung tâm trường 6
Cống nước nhà bà Hường
210
Cống nước nhà bà Hường
Hết đất nhà ông Bảy Dĩnh
180
Hết đất nhà ông Bảy Dĩnh
Hết Trường TH Nguyễn Văn Trỗi
110
Ngã ba cây xăng Ngọc My
Hết Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi + Hết đất nhà Loan Hùng
210
3
Các tuyến đường trong các thôn, bon
Giáp đất nhà Loan Hùng
Cầu Đắk R’Tíh
110
Trường tư thục Nguyễn Gia Thiều
Giáp xã Đắk R'Tíh
180
Trường tư thục Nguyễn Gia Thiều
Giáp xã Đắk Wer
320
Các tuyến đường thuộc bon Ja Lú B + Ja Lú A
110
Các tuyến đường thuộc bon Jăng K’riêng
110
Các tuyến đường thuộc bon Budrông B
110
Các tuyến đường thuộc bon Me Ra
110
Các tuyến đường thuộc Đăk N Jut
110
Các tuyến đường thuộc bon Bu Ndong A
110
Các tuyến đường thuộc thôn 1
110
Các tuyến đường thuộc thôn 3
110
Các tuyến đường thuộc thôn 4
110
Các tuyến đường thuộc thôn 7
110
Các tuyến đường thuộc thôn 8
110
Các tuyến đường thuộc thôn 9
110
Các tuyến đường thuộc thôn 10
110
Các tuyến đường thuộc thôn 11
110
Các tuyến đường thuộc thôn Đắk Quoeng
110
Các tuyến đường thuộc thôn Đắk R’Tăng
110
Các tuyến đường thuộc thôn Đắk Mrê
110
Các tuyến đường thuộc thôn Đắk Snon
110
Tuyến đường trung tâm thôn Đăk Krung
110
IV.2
Xã Đắk R'Tíh
1
Tỉnh lộ 681
Giáp xã Quảng Tân
Hết đất nhà bà Nguyễn Thị Lâm
200
Hết đất nhà bà Nguyễn Thị Lâm
Ngã ba hồ Doãn Văn
340
Ngã ba hồ Doãn Văn
Hết đất ông Phạm Hùng Hiệp
150
Hết đất ông Phạm Hùng Hiệp
Hết đất nhà bà Nguyễn Thị Nhàn
210
Hết đất nhà bà Nguyễn Thị Nhàn
Giáp xã Quảng Tâm
240
2
Đường liên xã
Ngã ba giáp Tỉnh lộ 681
Ngã ba đi Quảng Tân (đất nhà ông Trần Văn Chương)
130
Ngã ba đi Quảng Tân (đất nhà ông Mỹ)
Đất nhà ông Nguyễn Xuân Tuyền
150
Đất nhà ông Nguyễn Xuân Tuyền
Ngã ba (đường liên xã đi nhà ông Điểu K'Ré)
110
Ngã ba (đường liên xã đi nhà ông Điểu K'Ré)
Hết đất nhà ông Điểu An
130
Hết đất nhà ông Điểu An
Giáp Trạm Y tế mới của xã
150
Trạm Y tế mới của xã
Hết đất nhà ông Lê Văn Nhân
400
Hết đất nhà ông Lê Văn Nhân
Ngã ba đi thôn 6 (nhà ông Phạm Anh Xinh)
280
Ngã ba đi thôn 6 (nhà ông Phạm Anh Xinh)
Ngã ba Tỉnh lộ 681 (Nhà máy Cao su)
120
Ngã ba đi thôn 6 (nhà ông Phạm Anh Xinh)
Giáp đất ông Điểu Phi Á (ngã ba Tỉnh lộ 681)
90
Ngã ba trung tâm xã
Cầu Đăk R’Tih (thôn 4)
220
Cầu Đăk R’Tih (thôn 4)
Giáp xã Quảng Tân
140
2
Đường liên xã
Ngã ba thôn 4
Đập Đắk Liêng
150
Tỉnh lộ 681 (giáp nhà máy đá)
Nhà ông Điểu Minh
120
Nhà ông Điểu Minh
Ngã ba thôn 4 (đối diện nhà Võ Thị Tuyết)
200
3
Đường liên thôn
Giáp xã Quảng Tân (đường đi Bon Ja Lú AB)
Giáp khu B trường 5 (Trường 1)
120
4
Các đường liên thôn còn lại
80
5
Đất ở của các khu dân cư còn lại
60
IV.3
Xã Đắk Ngo
1
Đường từ cầu Đắk R'lấp đến ngã ba đi Đắk Nhau
Cầu Đắk R'lấp
Ngã ba cầu Đắk Ké
300
Ngã ba cầu Đắk Ké
Ngã ba 720 đi NT cà phê Đắk Ngo
300
Ngã ba 720 đi NT cà phê Đắk Ngo
Cầu đội 3 - E720
300
Cầu đội 3 - E720
Ngã ba đội 8 - E720
300
Ngã ba đội 8 - E720
Ngã ba đi Đắk Nhau
300
2
Đường ngã ba đi Đăk Nhau đến giáp xã Quảng Tâm
Ngã ba đi Đắk Nhau
Ngã ba Trung Vân
400
Ngã 3 Trung Vân
Ngã ba Điêng Đu + 200
500
Ngã ba Điêng Đu + 200
Chốt kiểm lâm (trụ sở lâm trường cũ) + 200m
450
Chốt kiểm lâm (trụ sở lâm trường cũ) + 200m
Giáp xã Quảng Tâm
150
3
Đường từ cầu Đăk Nguyên đến ngã ba bon Điêng Đu (giáp nhà ông Điểu Lia)
Cầu Đắk Nguyên
Ngã tư Nông trường 719 (giáp nhà Thắng Sen)
250
Ngã tư Nông trường 719 (giáp nhà Thắng Sen)
Cầu Đắk Ngo
300
Cầu Đắk Ngo
Cầu Đắk Loan
350
Cầu Đắk Loan
Ngã ba bon Điêng Đu (giáp nhà Điểu Lia)
200
4
Đường 719
Ngã ba đi 720, 719 (gần nhà ông Sở)
Ngã tư (giáp nhà ông Thắng Sen)
140
5
Đường Philte
Ngã ba Philte (giáp nhà ông Sự)
Hết đất nhà ông Điểu Pách
90
6
Đường thôn 7
Ngã ba (giao với đường Philte)
Cầu Đắk R'lấp
90
Ngã ba (giáp nhà ông Tung Danh)
Ngã ba gần nhà ông Rộng
90
7
Đường vào đội 1 E-720
Ngã ba giao đường chính trung đoàn 720
Đi vào đội 1 (1 km)
90
8
Đường vào đội 4 E-720
Ngã ba giao đường chính trung đoàn 720
Đi vào đội 4 E720 (xóm người Mông)
90
9
Đường vào đội 6 E-721
Ngã ba giao đường chính trung đoàn 720
Đi vào đội 6 E720 (xóm nhà ông Chức)
90
10
Đường vào đội 8 E-721
Ngã ba giao đường chính trung đoàn 720
Đi vào đội 8 E720 (đến trường học)
90
11
Đường vào điểm dân cư số 1 và 2 (ĐB Mông)
Ngã ba giao đường chính trung đoàn 720
Đi vào điểm dân cư số 1 và 2 (ĐB Mông)
90
12
Đất ở của các dân cư số 1 và số 2 thuộc Dự án 1541
70
13
Các đường liên thôn còn lại
60
14
Đất ở của các khu dân cư còn lại
50
IV.4
Xã Quảng Tâm
1
Tỉnh lộ 681
Giáp xã Đắk R’Tih (Ngã ba PhiA)
Giáp đất nhà ông Điểu Lơm
210
Giáp đất nhà ông Điểu Lơm
Ngã ba đi thôn Tày, Nùng
210
Ngã ba đi thôn Tày, Nùng
Ngã ba Công ty Mắc Ca
170
Ngã ba Công ty Mắc Ca
Giáp đất nhà bà Nguyễn Thị Nhẫn
210
Giáp đất nhà bà Nguyễn Thị Nhẫn
Ngã ba vào đồi ông Quế
600
Ngã ba vào đồi ông Quế
Giáp đất Hạt kiểm lâm
240
Giáp đất Hạt kiểm lâm
Giáp đất hội trường thôn 1
360
Giáp đất hội trường thôn 1
Hết đất nhà ông Cường
300
Giáp đất nhà ông Cường
Ngã ba đường vào Trường Tiểu học Lê Lợi
Tà luy dương
360
Tà luỹ âm
280
Ngã ba đường vào Trường Tiểu học Lê Lợi
Hết đất Hạt quản lý đường bộ
Tà luy dương
420
Tà luy âm
280
Hết đất Hạt quản lý đường bộ
Giáp xã Đắk Búk So
480
2
Đường liên xã
Ngã ba bãi 2
Giáp cổng khu công nghiệp
160
Giáp cổng khu công nghiệp
Ngã ba thác Đắk Glung
120
Ngã ba thác Đắk Glung
Ngã ba đường vào thủy điện
100
Ngã ba đường vào thủy điện
Giáp xã Đắk Ngo
80
Ngã ba Trung đoàn 726
Cầu mới (đập đội 2)
210
Cầu mới (đập đội 2)
Hết mỏ đá
210
Hết mỏ đá
Giáp xã Quảng Trực
80
3
Khu dân cư chợ nông sản
Tất cả các trục đường
280
4
Tỉnh lộ 681 đi Thôn 5
100
5
Các đường liên thôn còn lại
60
6
Đất ở của các khu dân cư còn lại
50
IV.5
Xã Đắk Búk So
1
Tỉnh lộ 681
Giáp xã Quảng Tâm
Hết đất nhà ông Đảm
Tà luy dương
1,700
Tà luy âm
1,400
Hết đất nhà ông Đảm
Hết đất bà Hậu
Tà luy dương
2,900
Tà luy âm
2,600
Hết đất bà Hậu
Giáp đất Trung tâm Cao su
Tà luy dương
2,400
Tà luy âm
1,900
Giáp đất Trung tâm Cao su
Hết đất nhà ông Trung
1,200
Hết đất nhà ông Trung
Hết đất nhà ông Chính
Tà luy dương
720
Tà luy âm
600
Hết đất nhà ông Chính
Giáp huyện Đắk Song
Tà luy dương
450
Tà luy âm
360
2
Quốc lộ 14C
Ngã ba Tỉnh lộ 686
Ngã ba đường vào Trung tâm hành chính huyện
Tà luy dương
110
Tà luy âm
100
Ngã ba đường vào trung tâm hành chính huyện
Giáp huyện Đắk Song
Tà luy dương
360
Tà luy âm
330
3
Tỉnh lộ 686
Ngã ba tỉnh lộ 681 (nhà ông Cúc)
Cống nước nhà ông Tú
Tà luy dương
1400
Tà luy âm
1300
Cống nước nhà ông Tú
Hết đất nhà ông Quyền
Tà luy dương
1200
Tà luy âm
1100
Hết đất nhà ông Quyền
Hết đất nhà ông Tanh (Thị Thuyền)
Tà luy dương
950
Tà luy âm
850
Hết đất nhà ông Tanh (Thị Thuyền)
Hết đất nhà ông Điểu Tỉnh
Tà luy dương
580
Tà luy âm
480
Hết đất nhà ông Điểu Tỉnh
Hết đất nhà ông Hà Niệm Long (thôn 8)
Tà luy dương
380
Tả luy âm
350
Hết đất nhà ông Hà Niệm Long (thôn 8)
Nhà ông Long thôn 6
Tà luy dương
600
Tà luy âm
480
Nhà ông Long thôn 6
Giáp xã Đắk N'Drung
450
4
Đường liên xã
Ngã ba cửa hàng miền núi
Ngã ba đường vào thôn 1
600
Ngã ba đường vào thôn 1
Hết đất ông Trìu
Tà luy dương
480
Tà luy âm
450
Hết đất ông Trìu
Đập Đắk Blung
Tà luy dương
300
Tà luy âm
270
Đập Đắk Blung
Giáp xã Quảng Trực
270
5
Đường vòng quanh sân bay
Ngã ba Tỉnh lộ 681 (nhà Nguyên Thương)
Ngã ba Tỉnh lộ 681 (trước nhà ông Đảm)
300
6
Đường nối Tỉnh lộ 681 vào khu trung tâm hành chính
Ngã ba Tỉnh lộ 681 (nhà ông Cẩm)
Đầu khu quy hoạch dân cư điểm 11
600
Đầu khu quy hoạch dân cư điểm 11
Giáp đất nhà ông Phong
Tà luy dương
480
Tà luy âm
450
Giáp đất nhà ông Phong
Hết đất nhà ông Cường
540
Hết đất nhà ông Cường
Giáp ngã ba Quốc lộ 14 C
540
Ngã ba Bảo hiểm xã hội huyện
Đập Đắk Búk So
540
7
Đường đi bệnh viện
Ngã ba Quốc lộ 14C (UBND xã)
Giáp đài tưởng niệm Liệt sĩ
900
Đài tưởng niệm Liệt sĩ
Giáp đất bệnh viện huyện
720
Đất bệnh viện huyện
Ngã ba Quốc lộ14C (Trường Tiểu học La Văn Cầu)
720
8
Đường liên thôn
Ngã ba Thác Đắk Buk So
Hết đất nhà ông Nhậm
Tà luy dương
480
Tà luy âm
450
Hết đất nhà ông Nhậm
Ngã ba nhà ông Mãi
240
Ngã ba nhà ông Mãi
Giáp Quốc lộ 14C
240
Ngã ba UBND xã
Hết đất nhà bà Oanh
480
9
Đất ở của các khu dân cư còn lại khu vực thôn 2, thôn 3, thôn 4
90
10
Đất ở của các khu dân cư còn lại Bon Bu Boong, Bon Bu N'Rung, thôn 1, thôn 5, thôn 6, thôn 7, thôn 8
80
IV.6
Xã Quảng Trực
1
Quốc lộ 14 C
Ngã ba cây He
Ngã ba đường vào Công ty TNHH MTV Lâm Nghiệp Nam Tây Nguyên
90
Ngã ba đường vào Công ty TNHH MTV Lâm Nghiệp Nam Tây Nguyên
Ngã ba trạm xá trung đoàn 726
Tà luy dương
230
Tà luy âm
200
Ngã ba trạm xá trung đoàn 726
Ngã ba đường vào xóm đạo (bưu điện)
500
Ngã ba đường vào xóm đạo (bưu điện)
Ngã ba Quốc lộ 14C mới
Tà luy dương
300
Tà luy âm
250
Ngã ba Quốc lộ 14C mới
Cầu Đắk Huýt
Tà luy dương
230
Tà luy âm
200
Cầu Đắk Huýt
Trạm cửa khẩu Bu Prăng
180
Ngã ba Lộc Ninh
Ngã tư nhà Điểu Kran
200
Ngã tư nhà Điểu Kran
Giáp Bình Phước
150
Ngã ba Quốc lộ 14C mới
Cầu bon Bu Gia
Tà luy dương
250
Tà luy âm
200
Cầu bon Bu Gia
Ngã ba đường vào Công ty Ngọc Biển
Tà luy dương
200
Tà luy âm
150
Ngã 3 đường vào Công ty Ngọc Biển
Giáp xã Quảng Tâm
180
2
Đường liên xã
Ngã ba nhà ông Đỗ Ngọc Tâm
Hết đất nhà ông Điểu Lý
150
Hết đất nhà ông Điểu Lý
Hết đất Công ty Việt Bul
130
Hết đất Công ty Việt Bul
Giáp xã Đắk Buk So
150
3
Đường Liên Bon
Đất nhà ông Trường
Nhà ông Chiên (giáp ngã ba quốc lộ 14C mới)
100
Trạm xá trung đoàn
Ngã ba nhà ông Điểu Lý
100
Ngã ba bon Bu Dăr (cây Xăng)
Hết đất nhà ông Tuấn Thắm
500
Hết đất nhà ông Tuấn Thắm
Ngã ba nhà ông Mai Ngọc Khoát
Tà luy dương
400
Tà luy âm
350
Ngã ba đường đi Xóm đạo
Ngã ba Bưu điện
180
Ngã ba nhà ông Minh
Giáp trung đoàn 726
350
Ngã ba nhà ông Mai Ngọc Khoát
Nhà ông Điểu Nhép (giáp quốc lộ 14C mới)
300
Ngã ba nhà ông Mai Ngọc Khoát (đường qua đập Đắk Ké)
giáp Quốc lộ 14C mới
150
4
Đường vào đồn 10
Ngã ba nhà bàn Ngân
Hết đồn 10
140
5
Đường vào Đắk Huýt
Ngã ba đi vào cánh đồng 2
Nhà ông Điểu Đê
90
Nhà ông Điểu Đê
Nhà ông Điểu Trum
100
Nhà ông Điểu Trum
Giáp đất nhà ông Trần Đăng Minh
90
Giáp đất nhà ông Trần Đăng Minh
Giáp ngã ba Quốc lộ 14C mới
70
6
Đường nội bon
Ngã ba nhà ông Trịnh
Giáp Quốc lộ 14C mới
70
Ngã ba nhà ông Điểu Khơn
Ngã ba nhà bà Phi Úc
70
Ngã ba nhà ông Khoa
Suối Đắk Ken
70
Ngã ba nhà ông Điểu Lé
Quốc lộ rừng PHN Thác Mơ
70
Ngã ba nhà ông Hợp
Ngã ba nhà ông Phê
70
Ngã ba nhà ông Khá
Đập Đắk Huýt 1
70
Các tuyến đường nội bon Bu Lum
70
Các tuyến đường nội bon Đắk Huýt
70
Các tuyến đường nội bon Bup Răng 1, Bup Răng 2
70
V
HUYỆN ĐẮK GLONG
V.1
Xã Quảng Khê
1
Đường Quốc lộ 28
Km 0 (Ngã năm Lâm trường Quảng Khê) về hướng thành phố Gia Nghĩa
Ngã ba đường vào Thủy điện Đồng Nai 4 - Trạm Y tế xã Quảng Khê
Tà luy dương
2,000
Tà luy âm
1,500
Ngã ba đường vào Thủy điện Đồng Nai 4 - Trạm Y tế xã Quảng Khê
Ngã ba đường vào Bon Phi Mur
Tà luy dương
1,080
Tà luy âm
580
Ngã ba đường vào Bon Phi Mur
Cây xăng thôn 2 (Km 0) + 50 mét
Tà luy dương
1,100
Tà luy âm
600
Cây xăng thôn 2 (Km 0) + 50 mét
Km 0 + 200 mét
Tà luy dương
520
1
Đường Quốc lộ 28
Tà luy âm
350
Km 0 + 200 mét
Giáp ranh xã Đắk Nia
200
Km 0 Ngã năm Xí nghiệp lâm nghiệp Quảng Khê
Ngã ba trục đường số 8
2,900
Ngã ba trục đường số 8
Ngã ba Quốc lộ 28 đường vào khu nhà công vụ huyện
2,640
Ngã ba Quốc lộ 28 đường vào khu nhà công vụ huyện
Ngã ba đường vào xưởng đũa (Km 0 - đường vào thôn 7)
Tà luy dương
1,520
Tà luy âm
1,000
Ngã ba đường vào xưởng đũa (Km 0 - đường vào thôn 7)
Km 0 + 100 mét
Tà luy dương
1,200
Tà luy âm
700
Km 0+100 mét
Ngã ba đường vào tái định cư xã Đắk P'Lao
Tà luy dương
1,040
Tà luy âm
700
Ngã ba đường vào tái định cư xã Đắk P'Lao
Suối cây Lim
Tà luy dương
400
Tà luy âm
270
Suối cây Lim
Ngã ba Thủy điện Đồng Nai 3 (Km 0 - 400 mét)
Tà luy dương
400
Tà luy âm
270
Ngã ba Thủy điện Đồng Nai 3 (Km 0 - 400 mét)
Hướng về 2 phía 400 mét
520
Km 0 + 400 mét
Giáp ranh xã Đắk Som
Tà luy dương
220
Tà luy âm
150
2
Đường vào Trường Trung học phổ thông Đắk Glong
Ngã ba Quốc lộ 28 nhà ông Đặng Văn Trí
Hết Trường Dân tộc nội trú huyện Đắk Glong
Tà luy dương
720
Tà luy âm
480
Hết trường Dân tộc nội trú huyện Đắk Glong
Ngã ba đường 135 (giáp đường vào Trung tâm Y tế huyện)
Tà luy dương
600
Tà luy âm
400
3
Đường đi thôn 1
Km 0 (Ngã năm Lâm trường Quảng Khê)
Km 0+100 mét
1,440
Km 0 + 100 mét
Ngã ba giao nhau với đường số 2 (đường 33 mét)
1,100
4
Đường số 8 (đường 45 mét, trọn đường)
Ngã ba Quốc lộ 28 đường vào khu nhà công vụ huyện
Ngã ba giao nhau giữa đường số 2 và đường số 8
900
5
Đường số 2 (đường 33 mét, trọn đường)
Ngã ba giao nhau giữa Quốc lộ 28 và đường số 8
Ngã ba giao nhau giữa đường số 8 và đường số 2
900
6
Đường đi vào thôn 7 (vào bến xe)
Ngã ba đường vào xưởng đũa cũ hướng đường vào thôn 7 (Km 0)
Km 0 + 500 mét
450
Km 0 + 500 mét
Km 1
280
7
Đường vào đập Nao Kon Đơi
Ngã ba giao nhau giữa Quốc lộ 28 và đường rải nhựa vào Đập Nao Kon Đơi (Km 0)
Km 0 + 100 mét
450
Km 0+100 mét
Hết đập tràn Nao Kon Đơi
470
8
Đường vào Trường Trung học cơ sở Nguyễn Du
Km 0 (Ngã năm Lâm trường Quảng Khê)
Hết đường rải nhựa (Hết Trường Trung học cơ sở Nguyễn Du)
1,500
9
Đường vào Thủy điện Đồng Nai 4
Ngã ba đường vào Thủy điện Đồng Nai 4 - Trạm Y tế xã Quảng Khê
Ngã ba đường vào Bệnh viện huyện (Km 0)
960
Km0
Km 1
600
Km 1
Công trình Thủy điện Đồng Nai 4
380
10
Đường vào Bệnh viện huyện
Ngã ba đường vào Bệnh viện huyện
Bệnh viện huyện
720
Bệnh viện huyện
Ngã ba đường 135
660
11
Đường vào thôn 4
Km 0 (Ngã năm Lâm trường Quảng Khê)
Km 0 + 200 mét
450
Km 0 + 200 m
Hết đường
280
12
Đường vào khu Tái định cư Đắk Plao
Ngã ba Đường vào khu Tái định cư Đắk Plao (Km0)
Km 0 + 300 mét
300
Km 0 + 300 mét
Bon Cây Xoài
220
Bon Cây Xoài
Giáp ranh xã Đắk Plao
220
13
Khu định cư công nhân viên chức
13.1
Đường D1 (Đường vào thủy điện Đồng Nai 4)
Bên trái đường hướng đi thủy điện Đồng Nai 4 từ Km 1 đến km 1 + 370 mét
Trọn đường
350
13.2
Đường D2 (mặt đường rộng 6 mét)
Trọn đường
220
13.3
Đường D3 (mặt đường rộng 6 mét)
Trọn đường
220
13.4
Đường D4 (mặt đường rộng 6 mét)
Trọn đường
220
13.5
Đường N1 (mặt đường rộng 14 mét)
Trọn đường
250
13.6
Đường N2 (mặt đường rộng 6 mét)
Trọn đường
240
13.7
Đường N3 (mặt đường rộng 6 mét)
Trọn đường
200
13.8
Đường N4 (mặt đường rộng 14 mét)
Trọn đường
260
13.9
Đường N5 (mặt đường rộng 6 mét)
Trọn đường
240
14
Khu tái định cư B
14.1
Đường D1 (mặt đường 1-1 rộng 17,5 mét)
Trọn đường
250
14.2
Đường D2 (mặt đường 1-1 rộng 17,5 mét)
Trọn đường
250
14.3
Đường N1 (mặt đường 2-2 rộng 9,5 mét)
Trọn đường
250
14.4
Đường N2 (mặt đường 2-2 rộng 9,5 mét)
Trọn đường
240
14.5
Đường N3 (mặt đường 2-2 rộng 9,5 mét)
Trọn đường
220
14.6
Đường N4 (mặt đường 2-2 rộng 9,5 mét)
Trọn đường
240
15
Đường Quảng Khê, Đắk Ha
Đường Quốc lộ 28 (Đất Công ty Mai Khôi)
Giáp ranh xã Đắk Ha
200
16
Đất ven các đường rải nhựa còn lại >=3,5 mét
240
17
Đất ở các đường liên Thôn cấp phối >= 3,5 m
170
18
Đất ở các đường liên Thôn không cấp phối >= 3,5 m
120
19
Các tuyến đường bê tông ở các thôn
180
20
Đất ở các khu dân cư còn lại
80
V.2
Xã Quảng Sơn
1
Đường Quốc lộ 28 (Tỉnh lộ 684 cũ)
Giáp ranh xã Đắk Ha
Đỉnh dốc 27
Tà luy dương
360
Tà luy âm
240
Đỉnh dốc 27
Đỉnh dốc 27 + 100m
Tà luy dương
420
Tà luy âm
280
Đỉnh dốc 27 + 100m
Cột mốc 31 đường Quốc lộ 28 (Tỉnh lộ 684 cũ)
Tà luy dương
480
Tà luy âm
320
Cột mốc 31 đường Quốc lộ 28 (Tỉnh lộ 684 cũ)
Cột mốc 31 đường Quốc lộ 28 (Tỉnh lộ 684 cũ) + 100 mét
600
Cột mốc 31 đường Quốc lộ 28 (Tỉnh lộ 684 cũ) + 100 mét
Cột mốc 31 đường Quốc lộ 28 (Tỉnh lộ 684 cũ) + 200 mét
720
Cột mốc 31 đường Quốc lộ 28 (Tỉnh lộ 684 cũ) + 200 mét
Ngã ba đường vào Bon N'Ting (Km 0)
780
Ngã ba đường vào Bon N'Ting (Km 0)
Km 0 + 100 mét
1,200
Km 0+100 mét
Km 0 + 200 mét
1,200
Km 0 + 200 mét
Ngã ba đường đi xã Đắk Rmăng
2,900
Km 0 (Ngã ba đường đi xã Đăk Rmăng hướng về Quảng Phú) + 500m
3,000
Km 1
Km 1 + 100 mét
2,800
Km 1 + 100 mét
Km 1 + 200 mét
600
Km 1 + 200 mét
Giáp ranh huyện Krông Nô
Tà luy dương
360
Tà luy âm
240
2
Đường đi thôn Quảng Hợp
Đường nhựa khu đất đấu giá (trọn đường)
1,000
3
Đường đi thôn 2
Ngã ba đường nhựa vào Thôn 2 (Km 0)
Km 0 + 100 mét hướng đường nhựa
2,600
Ngã tư cây xăng Tân Sơn
Ngã tư Bưu điện xã
2,400
Ngã tư Bưu điện xã đến ngã tư đường đi xã Đắk R'măng (đường sau UBND xã và Công ty Lâm nghiệp Quảng Sơn)
2,600
Ngã tư Bưu điện xã
Nhà ông Thìn
2,400
3
Đường đi thôn 2
Ngã ba chợ Quảng Sơn (Quán cơm Hồng Anh)
Ngã ba đường sau UBND xã và Công ty Lâm nghiệp Quảng Sơn
2,800
Nhà ông Thìn
Ngã ba đường đi xã Đắk R'măng
2,500
4
Đường đi thôn 3A
Ngã tư chợ (Km0)
Km 0+150 mét
2,800
Km 0+150 mét
Km 0 + 250 mét
2,800
Km 0 + 250 mét
Ngã ba giáp đường Đường Quốc lộ 28 (Tỉnh lộ 684 cũ)
2,400
Nhà ông Long
Trạm Y tế xã Quảng Sơn
1,200
5
Đường đi xã Đắk R'măng
Ngã ba đường đi xã Đắk R'măng
Ngã ba đường vào Thôn 1A
2,800
Ngã ba đường vào Bon R'long Phe
Ngã ba đường vào Bon R'long Phe + 100 mét (hướng đường vào thôn 1C)
2,000
Ngã ba đường vào Thôn 1A + 100 mét (Hướng đường vào Thôn 1C)
Đường vào Thôn 1C
1,200
Trạm Y tế Công ty 53
Xưởng đũa cũ
600
Xưởng đũa cũ
Xưởng đũa cũ + 100 mét (hướng về Đắk R'măng)
480
Xưởng đũa cũ + 100 mét (hướng về Đắk R'măng)
Giáp ranh xã Đắk R'măng
300
6
Đường đi Tỉnh lộ 686 (đi Quốc lộ 14)
Đỉnh dốc 27 (Ngã ba đường Quốc lộ 28 (Tỉnh lộ 684 cũ))
Giáp đất Công ty Đỉnh Nghệ
Tà luy dương
250
Tà luy âm
170
Đất Công ty Đỉnh Nghệ
Hết đất Công ty Thiên Sơn
Tà luy dương
180
Tà luy âm
120
Hết đất Công ty Thiên Sơn
Giáp ranh huyện Đắk Song
Tà luy dương
100
Tà luy âm
70
7
Đất ở các đường rải nhựa liên thôn
360
8
Đất ở các tuyến đường bê tông các thôn
240
9
Đất ở các đường liên Thôn, Buôn khác cấp phối >= 3,5 mét (không rải nhựa)
200
10
Đất ở các khu vực còn lại khác
110
V.3
Xã Quảng Hòa
1
Đường rải nhựa trung tâm xã
Từ Trụ sở UBND xã (Km 0) về hai phía, mỗi phía 500 mét
720
Km 0 + 500 mét (Về hướng tỉnh Lâm Đồng)
Ngã ba cây xăng thôn 9
600
Ngã ba cây xăng thôn 9
Hết đường rải nhựa thôn 10
420
Km 0 + 500 mét (Về hướng xã Quảng Sơn)
Ngã ba hội trường Thôn 6
360
Ngã ba hội trường Thôn 6
Giáp ranh xã Quảng Phú - Krông Nô
240
Ngã ba cây xăng thôn 9
Cầu Đắk Măng (xã Đạ Rsal)
600
Ngã ba thôn 10, thôn 12
Ngã ba đường bê tông vào hội trường thôn 12
240
Ngã ba đường bê tông vào hội trường thôn 12
Cầu Đắk Tinh
180
2
Ngã ba trường mẫu giáo thôn 6 lên Làng Giao + 500m (đường nhựa)
240
3
Đất ở các tuyến đường bê tông các thôn
80
4
Đường nhựa thôn 6, thôn 12
80
5
Đường cấp phối >=3.5 mét
60
6
Đất ở các khu vực còn lại khác
50
V.4
Xã Đắk Ha
1
Quốc lộ 28 (Tỉnh lộ 684 cũ)
Giáp ranh thành phố Gia Nghĩa
Đến hết đất khu công nghiệp BMC Đắk Nông
Tà luy dương
1,200
Tà luy âm
700
Đến hết đất khu công nghiệp BMC Đắk Nông
Ngã ba đường vào Trạm Y tế xã
Tà luy dương
900
Tà luy âm
400
Ngã ba đường vào trạm Y tế xã
Đến cây xăng Trọng Tiến Việt
1,100
Đến cây xăng Trọng Tiến Việt
Trường Trung học cơ sở Chu Văn An
1,800
Trường Trung học cơ sở Chu Văn An
Ngã ba đường vào mỏ đá thôn 8
1,380
Ngã ba đường vào mỏ đá thôn 8
Đường vào cống 20 thôn 1
510
2
Đường Đắk Ha, Quảng Khê
Đường Quốc lộ 28 (Tỉnh lộ 684 cũ)
Giáp ranh xã Quảng Khê
330
3
Đất ở các đường liên Thôn, Bon đã rải nhựa
200
4
Đất ở các tuyến đường bê tông các thôn
150
5
Đất ở các đường liên Thôn, Bon cấp phối >=3,5 mét)
100
6
Đất ở các đường liên Thôn, Bon không cấp phối >=3,5 mét)
80
7
Đất ở các khu vực còn lại khác
50
V.5
Xã Đắk R'Măng
1
Từ Trụ sở UBND xã về hai phía, mỗi phía 500 mét
360
2
Đường đi bon Păng Xuôi
Ngã ba đi Quảng Sơn (km 0)
Km 0 + 500m
240
Km 0 + 500m
Trường dân tộc bán trú (Hết đường nhựa)
120
3
Ngã ba đèo Đắk R'măng về 3 phía 500m
140
4
Đường nội thôn
Đường UBND xã + 500m (phía đông)
Vào trong 1 km
120
Đường vào thôn Sa Nar
Hết đường nhựa (800 m)
120
5
Đất ở các tuyến đường bê tông các thôn
130
6
Đất ở mặt đường nhựa cụm 6
Nhà ông Hoàng Văn Thạc (giáp ranh thôn 1 Đắk Som)
Nhà ông Màn Duy Thăng
120
7
Đất ở các khu vực còn lại
50
V.6
Xã Đắk Som
1
Đường Quốc lộ 28
Km 0 (Cổng Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi về 2 phía, mỗi phía 500 m)
Tà luy dương
680
Tà luy âm
450
Km 0 + 500 m (hướng đi lòng hồ thủy điện Đồng Nai 3)
Ngã ba đường đi xã Đắk Plao cũ
Tà luy dương
360
Tà luy âm
240
Ngã ba đường đi xã Đắk Plao cũ
Ngã ba đường bê tông thôn 5
Tà luy dương
300
Tà luy âm
200
Ngã ba đường bê tông thôn 5
Hết đường có rải nhựa Quốc lộ 28 thuộc địa giới hành chính xã Đắk Som
Tà luy dương
150
Tà luy âm
100
Km 0 + 500 m (hướng về Quảng Khê)
Ngã ba đường vào Bon B'Sréa
Tà luy dương
450
Tà luy âm
300
Ngã ba đường vào Bon B'Sréa
Ngã ba đường đi Đắk Nang
Tà luy dương
360
Tà luy âm
240
Ngã ba đường đi Đắk Nang
Giáp ranh xã Quảng Khê
Tà luy dương
150
Tà luy âm
100
2
Đường vào nhà ông Đông
Ngã ba Quốc lộ 28 (Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi)
Hết đất nhà ông Đông
Tà luy dương
720
Tà luy âm
480
Hết đất nhà ông Đông
Nghĩa địa
Tà luy dương
280
Tà luy âm
190
3
Đường vào Bon B'Sréa
Ngã ba Quốc lộ 28 đi Bon B'Sréa (đầu Bon)
Chân Đập Bon B'Sréa
Tà luy dương
200
Tà luy âm
130
Chân Đập Bon B’Sréa
Ngã ba Quốc lộ 28 đi Bon B'Sréa (cuối Bon)
Tà luy dương
100
Tà luy âm
70
4
Khu dân cư thôn 1 Đắk Nang
680
5
Khu dân cư thôn 2, 3 Đắk Nang
100
6
Khu dân cư thôn 4 Đắk Nang
80
7
Các trục đường nhựa khác >=3,5 mét còn lại
100
8
Đất ở các tuyến đường bê tông các thôn
90
9
Đất ở các đường liên thôn cấp phối mặt đường >= 3,5 m
80
10
Đất ở các khu vực còn lại khác
50
V.7
Xã Đắk Plao
1
Đường vào tái định cư xã Đắk Plao (trục đường chính)
Giáp ranh xã Quảng Khê
Cầu Đắk Plao
240
Cầu Đắk Plao
Giáp ranh xã Đắk R'Măng
240
2
Các tuyến đường nhựa vào các khu dân cư thôn 1, 2, 3, 4, 5
70
3
Đất ở các tuyến đường bê tông các thôn
70
4
Đất ở các tuyến đường liên thôn cấp phối >=3,5m
70
5
Đất ở các khu vực còn lại khác
50
VI
HUYỆN ĐẮK SONG
VI.1
Xã Nam Bình
1
Đường Quốc lộ 14
Giáp ranh giới xã Thuận Hạnh
Ngã ba Đức An (Trạm Y tế mới)
450
Ngã ba Đức An (Trạm Y tế mới)
Hết Trường Mẫu giáo Hoa Sen (Trạm Y tế cũ)
500
Hết Trường Mẫu giáo Hoa Sen (Trạm Y tế cũ)
Cây xăng ông Diệm
850
Cây xăng ông Diệm
Hết trụ sở đoàn 505
2,500
Hết trụ sở đoàn 505
Giáp ranh giới thị trấn Đức An
2000
2
Đường Tỉnh lộ 682
Km 0 Quốc lộ 14 (ngã ba rừng lạnh)
Km 0 + 450 m
900
Km 0 + 450 m
Ranh giới xã Đắk Hòa
600
3
Quốc lộ 14 C
Ngã ba Đức An Quốc lộ14C
Quốc lộ14C Km0 + 300m
1200
Quốc lộ14C Km0 + 300m
Cầu Thuận Hà
950
4
Đường liên xã
Ngã ba đường nhà ông Tài
Hết cây xăng Cường Thảo
1300
Hết cây xăng Cường Thảo
Hết ranh giới xã Nam Bình
720
Ngã ba đi thôn 6 (nhà ông Việt)
Ranh giới thị trấn Đức An
330
Ngã ba vào UBND xã Nam Bình
Cộng thêm 250 m
1140
Cộng thêm 250 m
Đường đi thôn 6
720
5
Các trục đường của khu dân cư Thôn 10 + Thôn 11
900
6
Đất ở các khu dân cư còn lại
90
VI.2
Xã Thuận Hà
1
Đường Quốc lộ 14C
Ranh giới xã Nam Bình
Cầu Đầm Giỏ
200
Cầu Đầm Giỏ
Trường Vừa A Dính
250
Trường Vừa A Dính
Ranh giới bản Đắk Thốt
250
Trường Vừa A Dính
Giáp ranh giới xã Đắk N'Drung
200
Trường Vừa A Dính
Trường Hoa Ban
300
Trường Vừa A Dính
Ranh giới xã Đắk Búk So
200
2
Đất ở khu dân cư ven trục đường chính thôn 2, 3, 5, 7, 8, Đầm Giỏ và bản Đắk Thốt
150
3
Đất ở các khu dân cư còn lại
50
VI.3
Xã Nâm N'Jang
1
Đường Quốc lộ 14
Ranh giới thị trấn Đức An
Ranh giới thị trấn Đức An + 200m
600
Ranh giới thị trấn Đức An + 200m
Cầu 20 + 100m
500
Cầu 20 + 100m
Ngã tư cầu 20 +100m
550
Ngã tư cầu 20 + 100m
Giáp ranh giới xã Trường Xuân
500
2
Đường vào thủy điện
Km 0 ngã ba vào thủy điện
Km 0 ngã ba vào thủy điện + 500m
600
3
Đường tỉnh lộ 686
Quốc lộ 14 (ngã tư cầu 20)
Hết Trường Nguyễn Văn Trỗi
400
Hết Trường Nguyễn Văn Trỗi
UBND xã
450
UBND xã
Chùa Hoa Quang
390
Chùa Hoa Quang
Hết Trường Mẫu giáo thôn 1 cũ
300
Hết Trường Mẫu giáo thôn 1 cũ
Ngã ba thôn 8 cũ
500
Ngã ba thôn 8 cũ
Đập nước (ranh giới xã Đắk N'Drung)
400
Quốc lộ 14 (ngã tư cầu 20)
Lâm trường Đắk N’Tao
450
Lâm trường Đắk N'Tao
Trạm Quốc lộ BVR (Công ty lâm nghiệp Đắk N’Tao)
400
4
Đường liên xã Nâm N'Jang - Đắk N'Drung
Ngã ba Tỉnh lộ 686 đi thôn 5 cũ
Giáp ranh giới xã Đắk N'Drung
400
5
Đường liên xã
Tỉnh lộ 686 (cầu Thác)
Thôn 7 cũ
260
6
Đường đi thôn 10
Ranh giới thị trấn Đức An
Ranh giới xã Đắk N'Drung
500
7
Đường liên thôn
Tỉnh lộ 686 (cổng văn hóa thôn 3 cũ)
Hết nhà mẫu giáo thôn 3 cũ
200
8
Đất ở khu vực còn lại
100
VI.4
Xã Thuận Hạnh
1
Đường Quốc lộ 14
Ranh giới xã Nam Bình
Vườn ươm Công ty Lâm nghiệp Thuận Tân
400
Vườn ươm Công ty Lâm nghiệp Thuận Tân
Km 796 (ngã ba đồn 8 cũ)
500
Km 796 (ngã ba đồn 8 cũ) về hướng Đắk Mil 200m
Ranh giới huyện Đắk Mil
400
Km 796 (ngã ba đồn 8 cũ)
Ngã ba Thuận Thành (nhà ông Vũ Đức Bình)
800
Ngã ba Thuận Thành (nhà ông Vũ Đức Bình)
Đường vào đồn 765
250
2
Đường vào UBND xã
Ngã ba Thuận Thành (nhà ông Vũ Đức Bình)
Ngã ba cây xăng Thành Trọng
300
Ngã ba cây xăng Thành Trọng
Cầu thôn Thuận Lợi - Thuận Tình
400
Ngã ba cây xăng Thành Trọng
Ngã ba cây xăng Thành Trọng + 500m hướng đi thôn Thuận Bắc
300
Ngã ba (nhà ông Phạm Văn Thế) thôn Thuận Tình về 3 hướng 250m
1200
Ngã ba (nhà ông Phạm Văn Thế) thôn Thuận Tình + 250m
Cầu thôn Thuận Lợi - Thuận Tình
360
Ngã ba (nhà ông Phạm Văn Thế) thôn Thuận Tình + 250m
Ngã ba (nhà ông Vũ Văn Tiên) thôn Thuận Tình
300
2
Đường vào UBND xã
Ngã ba (nhà ông Phạm Văn Thế) thôn Thuận Tình + 250m
Ranh giới xã Nam Bình
350
Ngã ba (nhà ông Vũ Văn Tiên) thôn Thuận Tình
Đường vào nhà thờ Bình Hà
540
Đường vào nhà thờ Bình Hà
Ranh giới xã Thuận Hà
240
Ngã ba (nhà ông Vũ Văn Tiên) thôn Thuận Tình
Cầu nhà ông Trần Văn Sỹ
750
3
Đường liên thôn
Ngã tư Thuận Nghĩa về hướng cầu nhà ông Trần Văn Sỹ 300m
360
Ngã tư Thuận Nghĩa
Phân hiệu Trường Mầm non Hoa Mai
300
Ngã tư Thuận Nghĩa
Hết đất nhà Trúc Vinh (đại lý thu mua nông sản)
300
4
Đất ở ven trục đường chính các thôn
250
5
Đất ở khu dân cư còn lại
80
VI.5
Xã Trường Xuân
1
Đường Quốc lộ 14
Ranh giới xã Nâm N’Jang
Ngã ba đường vào mỏ đá Trường Xuân (thôn 7 cũ)
360
Ngã ba đường vào mỏ đá Trường Xuân
Ngã ba đường vào thôn 4
600
Ngã ba đường vào thôn 4
Ngã ba đường vào kho đạn
350
Ngã ba đường vào kho đạn
Ranh giới phường Quảng Thành - Gia Nghĩa
300
2
Đường liên thôn từ Quốc lộ 14 đi thôn 6
Quốc lộ 14
Ngã ba nhà bà Phạm Thị Hoa
300
3
Đường liên thôn từ Quốc lộ 14 đi Bon Bu N'Jang cũ
Quốc lộ 14
Nhà ông Huyên
300
4
Đường liên thôn từ Quốc lộ 14 đi thôn 8 cũ
Quốc lộ 14
Nhà ông Lê Xuân Thọ
300
5
Các đường nhánh có tiếp giáp với Quốc lộ 14 còn lại
250
6
Ngã ba Bon Bu N'Jang cũ nhà bà Lý Trọng đi hướng Quốc lộ 14 đến nhà ông Đoàn Quang Hải
300
7
Ngã ba Bon Bu N'Jang cũ nhà bà Lý Trọng đi hướng Cầu Xây đến nhà ông Hào
300
8
Ngã ba Bon Bu N'Jang cũ nhà bà Lý Trọng đi hướng Bon Bu Bơ Đắk Nông (cũ) đến nhà văn hóa Bon Bu Bơ Đắk Nông (cũ)
250
9
Đất ở khu dân cư còn lại
60
VI.6
Xã Đắk Mol
1
Đường Tỉnh lộ 682
Giáp huyện Đắk Mil
Cống nhà bà Xuyến thôn Đắk Sơn 1
400
Cống nhà bà Xuyến thôn Đắk Sơn 1
Ranh giới xã Đắk Hòa
600
2
Đường liên thôn
Cổng văn hóa thôn Đắk Sơn 1
Hết đường vòng thôn Đắk Sơn 1
220
Ngã ba Tỉnh lộ 682
Giáp thôn Đắk Sơn 2 - Đắk Hòa
220
Giáp ranh giới xã Đắk Sắk
Nhà ông Nguyễn Trường Sơn thôn 4 cũ
250
Giáp ranh giới xã Đắk Hòa
Hết thôn Hà Nam Ninh
250
3
Đường đi E29
Ngã ba Tỉnh lộ 682
Cầu Bon Jary cũ
530
Cầu Bon Jary cũ
Cổng văn hóa thôn Hà Nam Ninh
200
Ngã ba nhà ông Nguyễn Xuân Trung thôn Hà Nam Ninh
Trường Tiểu học Trần Bội Cơ
150
Trường Tiểu học Trần Bội Cơ
Nhà ông Trần Phong Tỏa thôn E29.1 cũ
120
Đoạn đường còn lại
120
4
Đất ở khu dân cư còn lại
100
VI.7
Xã Đắk N'Drung
1
Đường liên xã Đắk N’Drung - Nam Bình
Ngã ba Tỉnh lộ 686
Hết Trường Lý Thường Kiệt
600
Hết Trường Lý Thường Kiệt
Ranh giới xã Nam Bình
450
2
Đường liên xã Đắk N’Drung - Nâm N’Jang
Ngã ba tỉnh lộ 686
Hết trường cấp III
400
Hết trường cấp III
Ranh giới xã Nâm N’Jang
370
3
Đường liên xã Đắk N'Drung - Thuận Hà
Ngã ba Công ty cà phê
Ngã ba nhà ông Trọng
600
Ngã ba nhà ông Trọng
Ranh giới xã Thuận Hà
300
4
Đường tỉnh lộ 686
Ranh giới xã Nâm N’Jang
Hết nhà thờ Bu Roá
350
Hết nhà thờ Bu Róa
Hội trường thôn 7 cũ
500
Hội trường thôn 7 cũ
Hết bưu điện
650
Hết bưu điện
Ngã ba Công ty cà phê Đắk Nông
500
Ngã ba Công ty cà phê Đắk Nông
Giáp xã Đắk Búk So
250
5
Đường đi thôn 10
Ranh giới xã Nâm N’Jang
Tỉnh lộ 686
160
6
Đường đi thôn 7 cũ
Trạm y tế
Ngã ba nhà Hiền Loan
120
7
Đất ở khu dân cư còn lại
50
VI.8
Xã Đắk Hòa
1
Đường Tỉnh lộ 682
Ranh giới xã Đắk Mol
Đập nước Đắk Mol
1000
Km 0 (đập nước)
Nhà ông Tiếp
400
Nhà ông Tiếp
Ranh giới thôn rừng lạnh
200
Ranh giới thôn rừng lạnh
Hết Công ty lâm nghiệp Đắk Hòa
120
Hết Công ty lâm nghiệp Đắk Hòa
Ranh giới xã Nam Bình
130
2
Đường liên xã
Ngã ba Đắk Hoà (nhà bà Ngọc)
Ranh giới xã Đắk Mol (thôn Hà Nam Ninh)
160
Đường liên thôn Đắk Hòa 2 cũ
Ranh giới xã Đắk Mol (thôn Hà Nam Ninh)
110
3
Đường liên thôn
Thôn Đắk Sơn
Giáp tỉnh lộ 682
110
Ngã tư (ông Đương) thôn Đắk Sơn 3 cũ
Ngã ba (ông Hòa) thôn Tân Bình 2 cũ
100
Giáp tỉnh lộ 682 (cầu khỉ)
Hết đất ông Cao Tiến Đạt
100
4
Đất ở khu dân cư còn lại
60
VII
HUYỆN CƯ JÚT
VII.1
Xã Tâm Thắng
1
Quốc lộ 14
Ngã 3 Tấn Hải (giáp thị trấn)
Ngã 3 Khu công Nghiệp Tâm Thắng
3,000
Ngã 3 Khu công Nghiệp Tâm Thắng
Cầu 14
2,400
2
Đường đi Nam Dong
Ngã 3 Quốc lộ 14
Cổng Trường Trung học phổ thông Phan Chu Trinh
1,200
Ngã 4 Trường Trung học phổ thông Phan Chu Trinh
Ngã 3 hết thôn 9
1,200
Ngã 3 hết thôn 9
Cầu sắt (Giáp ranh Nam Dong)
1,000
3
Đường vào nhà máy đường
Ngã 3 Quốc lộ 14
Suối hương
420
4
Đường vào Trường Trung học cơ sở Phan Đình Phùng
Ngã 3 Quốc lộ 14
Trường Trung học cơ sở Phan Đình Phùng
600
Trường Trung học cơ sở Phan Đình Phùng
Ngã 4 buôn Ea Pô
480
5
Đường bê tông thôn 10
Ngã 3 thôn 09
Ngã 4 nhà ông Hải
400
6
Liên thôn
Nhà ông Hải
Ngã 4 buôn EaPô
280
7
Đường thôn 2 đi thôn 4, 5
Ngã 3 nhà ông Dũng
Ngã 3 nhà ông Đại (giáp thị trấn)
420
Ngã 3 nhà ông Đại (giáp thị trấn)
Ngã 3 hồ câu Đồng Xanh
390
8
Đường thôn 4
Ngã 3 Quốc lộ 14
Cầu nhà ông Chính
360
Cầu nhà ông Chính
Ngã 3 nhà ông Cường
420
9
Đường sinh thái
Quốc lộ 14
Giáp suối hương (khu bộ đội)
630
Giáp suối hương (khu bộ đội)
Giáp ranh thị trấn Ea Tling
300
10
Đường Buôn Nui
Ngã 3 Quốc lộ 14
Ngã 4 nhà ông Việt
600
11
Đường thôn 6
Quốc lộ 14
Cầu nhà ông Thản
630
12
Đường thôn 12
Quốc lộ 14
Nhà ông Soát
280
13
Đường Tấn Hải đi Buôn Trum
490
14
Đường thôn 3 đi UBND xã Tâm Thắng
Ngã 3 Quốc lộ 14
Ngã 3 nhà ông Ngọ
700
Ngã 3 nhà ông Ngọ
Ngã 3 nhà ông Hưng
360
Ngã 3 nhà ông Hưng
Ngã 3 đường sinh thái
300
15
Đất ở còn lại các trục đường nhánh (đường bê tông, nhựa) của trục chính
140
16
Đất ở các khu dân cư còn lại
100
VII.2
Xã Trúc Sơn
1
Quốc lộ 14
Ranh giới thị trấn
Cổng Công ty Tân Phát
1,260
Cổng Công ty Tân Phát
Giáp xã Đắk Gằn
740
2
Đường đi Cư K'Nia
Km 0 (Quốc lộ 14)
Km 0 + 300m
700
Km 0 + 300m
Chân dốc Cổng trời
530
3
Đường bê tông thôn 1
150
4
Đường bê tông liên thôn 1, 2, 3, 4
150
5
Đường bê tông thôn 3
100
6
Đường bê tông liên thôn 6
100
7
Đất ở các khu dân cư còn lại
70
VII.3
Xã Cư K'Nia
1
Đường trục chính
Giáp ranh xã Trúc Sơn
Cổng Văn hóa thôn 1
180
Cổng Văn hóa thôn 1
Nhà ông Tặng
300
Nhà ông Tặng
Hết đất nhà ông Tại
420
Hết đất nhà ông Tại
Cầu Đắk Drông
380
2
Đường vào UBND xã
Ngã 3 nhà ông Thịnh
Trường Chu Văn An
310
Trường Chu Văn An
Ngã 3 nhà ông Nhàn
500
Cổng Văn hóa thôn 2
Trụ sở UBND xã
280
Ngã 3 nhà ông Nhàn
Cầu Hòa An
260
Cầu Hòa An
Đường vào thôn 9, 10
200
3
Đường vào thôn 5, thôn 6
Ngã 3 nhà ông Nhàn + 100m
Ngã 3 công trình nước sạch
270
Ngã 3 công trình nước sạch
Hết đường
160
4
Đất ở các khu dân cư còn lại
50
5
Khu dân cư thôn 12 (bổ sung)
160
6
Đất ở khu dân cư các trục đường xương cá và các thôn, bon (bổ sung)
120
VII.4
Xã Nam Dong
1
Các trục đường chính
Cầu sắt (giáp ranh Tâm Thắng)
Ngã 3 nhà ông Thái
700
Ngã 3 nhà ông Thái
Ngã 3 nhà ông Nghiệp
960
Ngã 3 nhà ông Nghiệp
Ngã 3 Khánh Bạc
1,320
Ngã 3 Khánh Bạc
Ngã 3 thôn 5 (nhà ông Khoán)
2,520
Ngã 3 thôn 5 (nhà ông Khoán)
Ngã 3 thôn 3 (nhà ông Lai)
3,220
Ngã 3 thôn 3 (nhà ông Lai)
Ngã 4 Trường Phan Bội Châu
1,800
Ngã 4 Trường Phan Bội Châu
Ngã 3 phân trường thôn 1
1,050
Ngã 3 phân trường thôn 1
Giáp ranh xã EaPô
840
2
Đường đi buôn Tia
Ngã 3 nhà ông Thái
Ngã 4 Đức Lợi
900
3
Đường đi Đắk Drông (A)
Km 0 (ngã 3 Khánh Bạc)
Ngã 4 tuyến 2 thôn 10, thôn 6
2,100
Ngã 4 tuyến 2 thôn 10, thôn 6
Hội trường Thôn 7
1,500
Hội trường Thôn 7
Giáp ranh xã Đắk Drông
1,200
4
Đường đi Đắk Drông (B)
Km 0 (Ngã 3 nhà ông Khoán)
Ngã 4 tuyến 2 thôn 6
2,100
Ngã 4 tuyến 2 thôn 6
Hết khu dân cư thôn 5
1,200
Hết khu dân cư thôn 5
Giáp ranh xã Đắk Drông
900
5
Đường đi xã Tâm Thắng
Ngã 4 chợ Nam Dong
Nhà ông Chiểu
2,640
Nhà ông Chiểu
Ngã 4 Đài Tưởng Niệm
2,380
6
Đường đi xã Đắk Wil
Ngã 4 chợ Nam Dong
Ngã 3 tuyến 2 thôn Trung Tâm
1,540
Ngã 3 tuyến 2 thôn Trung Tâm
Ngã 3 nhà ông Quýnh+50m
1,470
Ngã 3 nhà ông Quýnh+50 m
Hết đất nhà ông Nhạc (thôn 4)
1,200
Hết đất nhà ông Nhạc (thôn 4)
Giáp ranh Đắk Wil
900
7
Đường vào khu dân cư thôn 3
Ngã 3 thôn 3 (Nhà ông Lai)
Ngã 3 nhà ông Lạc
1,400
Ngã 3 nhà ông Lạc
Ngã 3 nhà ông Sơn
1,000
Ngã 3 nhà ông Sơn
Ngã 3 nhà ông Chiến thôn 2
600
Ngã 3 nhà ông Sơn
Nhà ông Hoè
600
8
Đường đi Thác Drayling (thôn 2)
Ngã 4 trường Phan Bội Châu
Ngã 3 nhà ông Nhạ
900
Ngã 3 nhà ông Nhạ
Cầu ông Thái
560
Cầu ông Thái
Buôn Nui
350
9
Đường đi thôn 16
Ngã 3 ông Nhạ
Ngã 3 nhà ông Nhân
560
Ngã 3 nhà ông Nhân
Ngã 3 nhà ông Công
350
10
Toàn bộ tuyến hai thôn 6
1,400
11
Toàn bộ tuyến hai thôn 10
1,000
12
Toàn bộ tuyến hai thôn 13
1,100
13
Toàn bộ tuyến 2 thôn Trung tâm (Sau UBND xã)
1,400
14
Đường đi thôn 12
Ngã 4 Đài Tưởng Niệm
Ngã 3 vườn điều
840
Ngã 3 vườn điều
Giáp ranh xã Tâm Thắng
600
Ngã 3 vườn điều
Giáp ranh xã Ea Pô
500
15
Toàn bộ tuyến 2 thôn 1, thôn 7, thôn 8, thôn 9, thôn Tân Ninh
600
16
Đất ở khu dân cư các trục đường xương cá, thôn buôn
Cầu sắt
Ngã 3 Khánh Bạc
600
Ngã 3 Khánh Bạc
Ngã 4 Trường Phan Bội Châu
600
Ngã 4 Trường Phan Bội Châu
Giáp ranh xã Ea Pô
500
Ngã 3 Khánh Bạc
Giáp ranh xã Đắk Drông
400
17
Đường vào UBND xã mới
Ngã 4 Đài Tưởng Niệm
UBND xã + 400m
700
18
Đường từ UBND xã mới đi trục đường chính
Ngã 3 cây xăng Anh Tuấn
Ngã 3 Trường Trung học cơ sở Nguyễn Tất Thành
700
Ngã 3 nhà ông Hiến
Ngã 3 đường vào UBND xã
630
19
Đất ở các khu dân cư còn lại
120
VII.5
Xã Đắk Drông
1
Trục đường chính
Giáp ranh Nam Dong
Cầu thôn 2 cũ
310
Cầu thôn 2 cũ
Cách tim cổng chợ 200m
500
Tim cổng chợ về hai phía, mỗi phía 200m
800
Cách tim cổng chợ 200m
Ranh giới thôn 5, thôn 6
500
Ranh giới thôn 5, thôn 6
Cách cổng UBND xã 500m
450
Cổng UBND xã về hai phía mỗi phía 500m
600
Cách cổng UBND xã 500m
Cách ngã 4 thôn 14 cũ, thôn 15 cũ trừ 200m
420
Cách ngã 4 thôn 14 cũ, thôn 15 cũ về 3 phía mỗi phía 200m
630
Cách ngã 4 thôn 14 cũ, thôn 15 cũ cộng 200m
Đường UBND xã đi Quán Lý
280
Cách ngã 4 thôn 14 cũ, thôn 15 cũ cộng 200m
Ngã 3 nhà ông Hoà
420
Ngã 4 thôn 14 cũ, thôn 15 cũ
Cầu thôn 15 cũ
280
Cầu thôn 15 cũ
Cầu Suối Kiều
180
2
Đường đi Quán Lý
Km 0 (UBND xã)
Km 0 + 200m
310
Km 0 + 200m
Cách ngã 3 Quán Lý trừ 100m
280
Trung tâm ngã 3 Quán Lý về 3 phía, mỗi phía 100m
280
Từ ngã 3 Quán Lý + 100m
Giáp ranh xã Đắk Wil
210
Từ ngã 3 Quán Lý + 100m
Giáp ranh xã Nam Dong
210
3
Đường đi Cư Knia
Ngã 3 chợ (nhà ông Thắng)
Hết khu Ki ốt chợ
350
Hết khu Ki ốt chợ
Hết khu Ki ốt chợ + 500 (Về phía cầu Cư K'Nia)
240
Hết Khu Ki ốt chợ + 500m
Cầu Cư K'Nia
210
4
Đường đi lòng hồ
Ngã 3 thôn 10
Cầu thôn 11
210
Cầu thôn 11
Bờ đập lòng hồ
210
Bờ đập lòng hồ
Hết thôn 20
150
5
Đường đi thôn 17
Ngã hai thôn 16 (nhà ông Lâm)
Ngã 3 nhà ông Đội (thôn 17)
210
Ngã 3 nhà ông Đội (thôn 17)
Giáp ranh xã Đắk Wil
210
6
Đường đi thôn 19
Ngã 3 C4 (nhà ông Định)
Trường học thôn 19
210
7
Đất ở khu dân cư các trục đường xương cá chính vào thôn, bon
130
8
Đất ở các khu dân cư còn lại
80
VII.6
Xã Ea Pô
1
Trục đường chính (đường nhựa)
Ranh giới xã Nam Dong
Ngã 4 thôn Thanh Tâm (ngã 4 chợ Ea Pô) trừ (-) 150m
600
Ngã 4 thôn Thanh Tâm (ngã 4 chợ Ea Pô) trừ (-) 150m
Ngã 3 Trạm xá xã
1,000
Ngã 3 Trạm xá xã
Ngã 3 thôn Tân Sơn
600
Ngã 3 thôn Tân Sơn
Ranh giới xã ĐăkWil
400
2
Trục đường chính (đường đất, đường đi Buôn Nui)
Ngã 4 thôn Thanh Tâm
Ngã 3 nhà ông Lộc
400
Ngã 3 nhà ông Lộc
Đường đi Buôn Nui (Ngã 3 cây mít)
250
3
Đường trục chính đi thôn Buôn Nui (Nam Dong đi Buôn Nui)
Ranh giới xã Nam Dong
Mốc địa giới 3 mặt bờ sông
180
4
Đường đi thôn Trung Sơn
Ngã 3 nhà ông Lộc
Ngã 4 thôn Trung Sơn
380
Ngã 4 thôn Trung Sơn
Ngã 3 nhà ông Tuất
300
5
Đường đi thác Linda
Ngã 3 trạm y tế xã (Thôn 4)
Ngã 3 thôn Phú Sơn cũ
400
6
Đường đi thôn Nam Tiến
Ngã 3 thôn Tân Sơn
Ngã 3 nhà ông Tuất
300
Ngã 3 nhà ông Tuất
Ngã 3 thôn Suối Tre
250
7
Đường Thanh Xuân đi thôn Tân Tiến
Ngã 3 Thanh Xuân (Km0 đường đi Đắk Win)
Ngã 4 Tân Tiến (Km0 đường đi Đắk Win)
230
8
Đường đi thôn Hợp Thành
Ngã 3 thôn Hợp Thành
Hết nhà ông Nghiệp
170
9
Đường đi ngã sáu
Từ nhà ông Tài
Hết ngã sáu
180
Hết ngã sáu
Đường vào khu 3 tầng
140
10
Đường đi thôn Thanh Xuân
Km 0 (Ngã 4 thôn Thanh Tâm (Ngã 4 chợ)
Km 0 + 150m (Nhà ông Chất)
500
Km 0 + 150m (Nhà ông Chất)
Hết khu dân cư
350
11
Ngã 4 Phú Sơn cũ
Ngã 3 nhà ông Đậu
260
12
Đất ở khu dân cư các trục đường xương cá chính vào thôn, bon
150
13
Khu Tái định cư Cồn Dầu
150
14
Khu Tái định cư Thủy điện SêRêPôk 3
150
15
Đất ở các khu dân cư còn lại
60
VII.7
Xã Đắk Wil
1
Trục đường chính (Đường nhựa)
Km 0 (Cổng chợ Đắk Wil) về hai phía, mỗi phía 150m
800
Km 0 + 150m
Trường Tiểu học Lê Quý Đôn
500
Trường Tiểu học Lê Quý Đôn
Cách ngã 3 (Nhà ông Dục - 50m)
520
Cách ngã 3 (Nhà ông Dục - 50m)
Cách ngã 3 nhà ông Dục + 50m
600
Cách ngã 3 nhà ông Dục + 50m
Giáp ranh xã EaPô
350
Ngã 3 nhà ông Dục
Ngã 3 nhà ông Dục + 200m
200
Ngã 3 nhà ông Dục + 200m
Hết ngã 6
120
Km 0 + 150m
Bưu điện Văn hóa xã
500
Bưu điện Văn hóa xã
Ngã 3 nhà ông Thạch
350
Ngã 3 nhà ông Thạch
Hết thôn 9
320
Ngã 3 chợ
Ngã 3 thôn Hà Thông, Thái Học
400
Ngã 3 thôn Hà Thông, Thái Học
Giáp Đăk Drông
200
Ngã 3 ông Đề
Giáp xã Nam Dong
200
Ngã 3 ông 4
Hết cổng trường cấp 3
200
2
Đất ở khu dân cư các trục đường xương cá chính vào thôn, buôn
90
3
Đất ở khu dân cư còn lại
70
VIII
HUYỆN KRÔNG NÔ
VIII.1
Xã Đắk Drô
1
Đường Quốc lộ 28
Ngã ba nhà ông Nguyễn Thế Giới (Trường Mầm non Họa Mi)
Ngã ba vào Trung tâm giáo dục thường xuyên
2,200
Ngã ba vào Trung tâm giáo dục thường xuyên
Nhà ông Lê Xuân Tỉnh
2,100
Nhà ông Lê Xuân Tỉnh
Ngã ba đường lên bãi vật liệu xưởng cưa
2,400
Ngã ba đường lên bãi vật liệu xưởng cưa
Trường Nguyễn Thị Minh Khai
2,800
Trường Nguyễn Thị Minh Khai
Cầu buôn 9
2,900
Cầu buôn 9
Ngã ba của Lâm Nghiệp 3
1,500
Ngã ba lâm nghiệp 3
Đường Thành Công (hết buôn 9)
480
Đường Thành Công (hết buôn 9)
Hết đất nhà ông Nguyễn Văn Hoàng
520
Hết đất nhà ông Nguyễn Văn Hoàng
Cây xăng Công Nga
750
Đoạn đường còn lại của đường Quốc lộ 28
480
2
Đường đi Buôn Choáh
Ngã ba nhà ông Nguyễn Thế Giới (Trường Mầm non Họa Mi)
Đường liên thôn Đắk Xuân cũ, Buôn K62 cũ
1,500
Đường liên thôn Đắk Xuân cũ, Buôn K62 cũ
Hết đất ông Nguyễn Thanh Chánh
700
Hết đất ông Nguyễn Thanh Chánh
Giáp cống nước nhà ông Lưu Công Thường
420
Giáp cống nước nhà ông Lưu Công Thường
Giáp ranh giới xã Buôn Choah
270
Ngã ba xưởng cưa (ngã ba cây xăng Anh Tuấn)
Hết đất ông Trần Văn Khuê
390
3
Đường lên bãi vật liệu xưởng cưa giáp Quốc lộ 28 đến đường dây 500 Kv
280
4
Đường đi Nâm Nung
Ngã ba Hầm Sỏi
Đường dây 500 Kv
450
Đường dây 500 Kv
Giáp ranh xã Nâm Nung
440
5
Đường đi Buôn K62 cũ
Ngã ba Quốc lộ 28
Ngã ba Buôn K62 cũ
700
Ngã ba Buôn K62 cũ
Đường dây 500 Kv (hết thửa đất số 26, tờ bản đồ số 10)
540
Ngã ba Buôn K62 cũ
Giáp ranh xã Tân Thành
470
6
Ngã tư cầu bốn bìa (Buôn K62 cũ)
Ngã tư Km 0 (hướng đi thị trấn Đắk Mâm)
Hết đất nhà bà Lê Thị Viện
330
Hết đất nhà bà Lê Thị Viện
Giáp ranh giới thị trấn Đắk Mâm
240
7
Đường ngang nối giáp Quốc lộ 28 với đường đi Buôn Choah
Giáp Quốc lộ 28 (ngã ba từ nhà ông Trần Văn Dần)
UBND xã Đắk Drô
1,500
Từ UBND xã
Ngã ba giáp đường đi Buôn Choah (hết đất nhà ông Nguyễn Viết Binh)
320
8
Tuyến đường Khu tái định cư Buôn 9
Ngã ba Nông nghiệp 3
Hết đất nhà ông Nguyễn Văn Tấn
330
Hết đất nhà ông Nguyễn Văn Tấn
Khu đất ở 132
260
9
Đất ở các khu dân cư còn lại
100
VIII.2
Xã Nam Đà
1
Đường Quốc lộ 28 (Tỉnh lộ 684 cũ)
Ngã năm xã Nam Đà (hướng Cư Jút)
Ngã năm xã Nam Đà (hướng Cư Jút) + 200m
2,400
Ngã năm xã Nam Đà (hướng Cư Jút) + 200m
Ngã ba vào Nghĩa địa Nam Đà
1,800
Ngã ba vào Nghĩa địa Nam Đà
Giáp ranh giới xã Đắk Sôr
800
Ngã năm Nam Đà (hướng Đắk Mâm)
Ngã năm Nam Đà (hướng Đắk Mâm) + 200m
2,800
Ngã năm Nam Đà (hướng Đắk Mâm) + 200m
Ngã ba trục 9
2,000
Ngã ba trục 9
Cầu 1 (Giáp ranh giới thị trấn Đắk Mâm)
2,400
2
Đường trục chính Nam Đà
Ngã năm Quốc lộ 28 (Tỉnh lộ 684 cũ)
Hết Sân vận động
2,000
Hết Sân vận động
Cầu Ông Thải
800
Cầu Ông Thải
Hết đường nhựa
500
Hết đường nhựa
Cuối nhà ông Đích
400
Cuối nhà ông Đích
Xã Đắk Rô
250
Ngã ba nhà ông Tín (thôn Nam Hải)
Nhà ông Tùng
250
3
Đường nhựa trục 9
Tiếp giáp đường Quốc lộ 28 (Tỉnh lộ 684 cũ)
Ngã tư nhà ông Kha
850
Ngã tư nhà ông Kha
Trường Mẫu Giáo (Nam Trung)
500
Trường Mẫu Giáo (Nam Trung)
Giáp cầu An Khê
350
Tiếp giáp trục 9 (Thôn Nam Trung)
Giáp cầu Đề Bô
180
4
Các khu dân cư trên các trục đường số 10, 11
400
5
Các khu dân cư trên các trục đường (1-8; 12)
260
6
Đường đi trạm 35Kv
Tiếp giáp Quốc lộ 28 (Tỉnh lộ 684 cũ)
Hết đập tràn Đắk Mâm
350
Đầu cầu dân sinh thôn Nam Thanh (cũ)
Giáp ranh thị trấn Đắk Mâm
250
7
Đường đi Nam Xuân
Ngã năm Nam Đà
Ngã ba nhà ông Ninh
800
Ngã ba nhà ông Ninh
Cầu Nam Xuân
550
Cầu Nam Xuân
Nhà ông Mai Bàn
280
8
Đường Nam Tân
Tiếp giáp cầu Đề Bô
Hết đường
200
9
Đường nhựa trục ngang
Nhà bà Dần
Trường Phan Chu Trinh
420
Nhà thờ Quảng Đà
Giáp Quốc lộ 28 (Tỉnh lộ 684 cũ)
350
10
Đất ở các khu dân cư còn lại
120
VIII.3
Xã Đắk Sôr
1
Đường Quốc lộ 28 (Tỉnh lộ 684 cũ)
Ngã ba Gia Long (hướng Cư Jút)
Hết đất nhà ông Nguyễn Thanh Bình
700
Hết đất nhà ông Nguyễn Thanh Bình
Hết đất nhà ông Mã Văn Chóng
550
Hết đất nhà ông Mã Văn Chóng
Hết đất nhà ông Dương Ngọc Dinh
550
Hết đất nhà ông Dương Ngọc Dinh
Hết đất nhà ông Trần Văn Nam
550
Hết đất nhà ông Trần Văn Nam
Giáp huyện Cư Jút
570
Ngã ba Gia Long (hướng đi thị trấn Đắk Mâm)
Hết đất ông Võ Thứ
700
Hết đất nhà ông Võ Thứ
Giáp ranh giới xã Nam Đà
500
2
Đường Tỉnh lộ 683 nối với Quốc lộ 28 (Tỉnh lộ 684 cũ)
Ngã ba Gia long
Hết đất ông Phạm Văn Lâm
300
Hết đất ông Phạm Văn Lâm
Giáp ranh giới xã Nam Xuân
270
3
Các Trục đường quy hoạch khu dân cư mới
250
4
Khu dân cư thôn Đức Lập
Đầu đường bê tông
Hết đất bà Bạch Thị Hiền
140
5
Đường đi thôn Quảng Hà
Nhà ông Nguyễn Xuân Thăng
Hết đất nhà ông Dương Đức Hòa
140
6
Đất ở các khu dân cư còn lại
100
VIII.4
Xã Tân Thành
1
Đường đi Nâm Nung
Km 0 (Ngã ba trảng bò đi thôn Đắk Na, Đắk Ri)
Ngã ba Đắk Hoa (đi Đắk Drô)
500
Ngã ba Đắk Hoa
Giáp ranh xã Nam Nung
300
2
Đường đi thị trấn Đắk Mâm
Km 0 (Ngã ba trảng bò đi thôn Đắk Na, Đăk Ri)
Hướng đi thị trấn Đắk Mâm + 200 m
400
Các đoạn còn lại trên đường nhựa
250
3
Đường đi xã Đắk Drô
Ngã ba Đắk Hoa (đi Đắk Drô)
Giáp ranh xã Đắk Drô
300
4
Đường đi làng Dao (thôn Đắk Na)
Km 0 (Ngã ba trảng bò đi thôn Đắk Na, Đắk Ri)
Km 0 +300 m
350
Km 0 +300 m
Giáp ranh xã Đắk Sắk
200
5
Các khu dân cư còn lại thôn Đắk Hoa, Đắk Lưu, Đắk Na, Đắk Ri, Đắk Rô
70
VIII.5
Xã Nâm N'Đir
1
Đường Quốc lộ 28 (Tỉnh lộ 684 cũ)
Ngã tư Chợ
Ngã ba ông Quân (về hướng Đắk Drô trước UBND xã)
900
Ngã tư Chợ
Ngã ba ông Quân (về hướng Đắk Drô sau UBND xã)
700
Ngã ba nhà ông Quân (hướng đi xã Đắk Drô)
Đường vào rãy giáp nhà ông Du
600
Đường vào rãy giáp nhà ông Du
Ngã ba xuống sình (nhà ông Phong)
500
Ngã ba xuống sình (nhà ông Phong)
Giáp Đắk Drô
330
Ngã tư chợ
Km0+500 m (về hướng Đức Xuyên)
1,000
Km0+500 m (về hướng Đức Xuyên)
Đường ra cánh đồng giáp nhà ông Kim
350
Đường ra cánh đồng giáp nhà ông Kim
Đường ra cánh đồng giáp nhà ông Quý
300
Đường ra cánh đồng giáp nhà ông Quý
Giáp Đức Xuyên
370
2
Đường vào xã Nâm Nung
Km0 (ngã tư đường Quốc lộ 28 (Tỉnh lộ 684 cũ)
Đường vào bon Đắk Prí
500
Đường vào bon Đắk Prí
Ranh giới xã Nâm Nung
350
Từ UBND xã
Ngã ba nhà văn hóa Đắk Prí
200
Ngã ba nhà ông Tuấn
Nhà Y Khôn (thôn Nâm Tân)
120
3
Khu dân cư còn lại các thôn Nam Tân, Nam Hà, Nam Xuân, Nam Dao, Nam Ninh, thôn Quảng Hà, thôn Nam Thanh, bon Đắk Prí
80
VIII.6
Xã Quảng Phú
1
Đường Quốc lộ 28 (Tỉnh lộ 684 cũ)
Giáp ranh xã Đắk Nang
Ngã ba Trường THPT Hùng Vương
530
Ngã ba Trường THPT Hùng Vương
Trạm kiểm lâm
600
Trạm kiểm lâm
Ngã ba lò gạch (Tỉnh lộ 4B)
500
Ngã ba lò gạch (Tỉnh lộ 4B)
Cuối thôn Phú Sơn (giáp Quảng Sơn, huyện Đắk Glong)
400
2
Đường liên thôn Phú Xuân - Phú Trung
180
3
Đường nhà máy thủy điện Buôn Tua Srah
Ngã ba xưởng cưa Hải Sơn
Bến nước Buôn K'tăh
210
Bến nước Buôn K'tăh
Hết nhà ông Bảo
150
Ngã ba đường vào thủy điện
Cầu Nam Ka
150
4
Đường tỉnh lộ 4B đi xã Quảng Hòa (huyện Đắk Glong)
Ngã ba lò gạch (Tỉnh lộ 4B)
Hết thôn Phú Hòa (giáp thôn Phú Vinh)
150
Hết thôn Phú Hòa (giáp thôn Phú Vinh)
Giáp xã Quảng Hoà (huyện Đắk Glong)
120
5
Đất ở khu dân cư thôn Phú Lợi
100
6
Đất ở các khu dân cư còn lại
100
VIII.7
Xã Đức Xuyên
1
Đường tỉnh lộ 684
Cầu Đắk Rí (ranh giới Nâm N'Đir)
Ngã tư Xuyên Hà
530
Ngã tư Xuyên Hà
Mương thủy lợi (K.NT4a)
600
Mương thủy lợi (K.NT4a)
Ngã ba vào Trạm Y tế xã
1,000
Ngã ba vào Trạm Y tế xã
Ngã tư Đắk Nang
600
2
Đường vào Trường Nguyễn Văn Bé
Ngã ba ông Thạnh
Kênh mương thủy lợi cấp I
290
Kênh mương thủy lợi cấp I
Nhà cộng đồng Bon Choih
140
3
Đất ở các khu dân cư còn lại
100
VIII.8
Xã Buôn Choah
1
Khu Trạm Y tế +100 m về hai phía; Ngã ba thôn Cao Sơn cũ đến Ngã ba vào đồi đất gộp thành: Từ Ngã ba thôn Cao Sơn cũ đến ngã ba vào khu nghĩa địa
180
2
Đường vào xã Buôn Choah, từ ngã ba đường tránh lũ về 3 phía, mỗi phía 100m
180
4
Từ cổng chào thôn Ninh Giang đến hết đất nhà ông Bùi Thái Tâm (thôn Cao Sơn cũ)
150
5
Ngã ba thôn Cao Sơn cũ
Cống tràn ra thôn Thanh Sơn cũ + thôn Nam Tiến (cũ)
140
Nhà ông La Văn Phúc thôn Ninh Giang
140
6
Tuyến đường từ nhà ông La Văn Phúc (thôn Ninh Giang) đến nhà ông Bùi Thái Tâm (thôn Cao Sơn)
120
7
Đất ở các khu dân cư còn lại
90
VIII.9
Xã Nâm Nung
1
Đường trục chính xã
Giáp ranh xã Nâm N'Đir
Ngã ba Công ty TNHH MTV Nam Nung (-200m)
250
Ngã ba Công ty TNHH MTV Nam Nung (- 200m)
Ngã ba Công ty TNHH MTV Nam Nung (+200m)
450
Ngã ba Công ty TNHH MTV Nam Nung (+ 200m)
Cầu Đắk Viên
340
Cầu Đắk Viên
Ngã ba đối diện cây xăng Quyết Độ
360
Ngã ba đối diện cây xăng Quyết Độ
Hết đất Trường Trung học cơ sở Nam Nung
1,000
Hết đất Trường Trung học cơ sở Nam Nung
Giáp ranh giới xã Tân Thành
320
2
Đường Hầm sỏi
Ngã ba UBND xã (hướng Hầm sỏi)
Giáp ranh xã Đắk Drô
220
3
Đường Bon Ja Ráh
Ngã ba Nâm Nung
Trường Mầm Non Hoa Pơ Lang
360
4
Khu vực ba tầng
Hết đất nhà ông Cao Bảo Ngọc
Hết đất nhà ông Nguyễn Tấn Vỹ
530
5
Các trục đường trong khu quy hoạch trung tâm cụm xã
Tuyến D1
Tuyến N5
800
Tuyến N1
600
Tuyến N8
250
Tuyến N9
600
Tuyến D6
Tuyến N8
500
Tuyến N8
Tuyến N6
250
Tuyến N7
600
Tuyến D10
Tuyến N8
250
6
Đường trục chính thôn
Ngã ba thôn Thanh Thái (đi xã Tân Thành)
Thôn Đắk Rô (xã Tân Thành)
150
Ngã ba đường Nâm Nung đi Nâm N'đir
Hết đất nhà ông Đinh Công Đình
150
Đường bon R'cập
Ngã ba nhà ông Trương Văn Thanh
150
7
Đất ở các khu dân cư còn lại
80
VIII.10
Xã Nam Xuân
1
Đường nối tỉnh lộ 683 với Quốc lộ 28 (Tỉnh lộ 684 cũ)
Ngã ba Tỉnh lộ 683 (hướng đi xã Đắk Sôr)
Hết đất nhà ông Hà Đức Tuyên
1,300
Hết đất nhà ông Hà Đức Tuyên
Đến ranh giới xã Đắk Sôr
600
2
Đường Tỉnh lộ 683
Ngã ba tỉnh lộ 683 (hướng đi thị trấn Đắk Mâm )
Cầu Cháy
1,300
Cầu Cháy
Giáp ranh Thị trấn Đắk Mâm
750
Ngã ba Tỉnh lộ 683 (hướng đi Đắk Mil)
Hết đất nhà ông Lương Văn Khôi
1,000
Hết đất nhà ông Lương Văn Khôi
Hết đất ông Vi Ngọc Thi
750
Hết đất ông Vi Ngọc Thi
Ngã ba đường Lương Sơn
850
Ngã ba đường Lương Sơn
Giáp ranh huyện Đắk Mil
350
3
Đường đi Nam Sơn (cũ)
Ngã ba Thanh Sơn
Đầu cầu Sơn Hà cũ
600
Đầu cầu Sơn Hà cũ
Nhà ông Nguyễn Ngọc Phong
350
4
Đường đi Đắk Hợp
Ngã ba Tư Anh
Hết đất nhà ông Nông Văn Cường
500
Hết đất nhà ông Nông Văn Cường
Hết đất nhà ông Lý Thanh Nghiệp
350
5
Các trục đường bê tông còn lại
200
6
Đường đi suối Boong
Ngã ba Tư Anh
Ngã ba Tư Anh + 500m
350
7
Đất ở các khu dân cư còn lại
120
VIII.11
Xã Đắk Nang
1
Đường Quốc lộ 28
Ngã tư (giáp ranh xã Đức Xuyên)
Cống thôn Phú Cường
600
Khu vực đèo 52 giáp xã Quảng Phú đến giáp xã Quảng Sơn (huyện Đắk Glong)
400
2
Đất ở các khu vực còn lại trên đường Quốc lộ 28
350
3
Đất ở các khu dân cư còn lại
70
PHỤ LỤC SỐ II:
BẢNG GIÁ ĐẤT ĐỐI VỚI ĐẤT Ở ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK NÔNG
(Kèm theo Quyết định số 08/2020/QĐ-UBND ngày 08/05/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông)
Đơn vị tính: 1000 đồng/m2
STT
NỘI DUNG
Tên đường
Đoạn đường
Đơn giá
Từ
Đến
I
THÀNH PHỐ GIA NGHĨA
I.1
Phường Nghĩa Tân
1
Đường Nguyễn Tất Thành
Đường vào Bộ đội Biên phòng
Hết ngã ba Sùng Đức + 100m
2,760
Hết ngã ba Sùng Đức + 100m
Hết đường đôi (cầu Đắk Tih 2)
2,880
2
Quốc lộ 14
Hết đường đôi (cầu Đắk Tih 2)
Hết địa phận thành phố Gia Nghĩa
1,800
3
Đường 23/3
Đường Nguyễn Tất Thành (đường vào Bộ đội Biên phòng)
Tịnh xá Ngọc Thiền
2,760
Tịnh xá Ngọc Thiền
Cầu Đắk Nông
6,000
4
Đường Phạm Ngọc Thạch
Đường 23/3 (cầu Đắk Nông)
Đường 23/3 (quán lẩu bò Thắng)
Tà luy dương
2,400
Tà luy âm
2,000
5
Đường Quang Trung
Đường 23/3
Ngã ba giao nhau với đường 3/2
Tà luy dương
3,300
Tà luy âm
2,800
Ngã ba giao nhau với đường 3/2
Đường Đinh Tiên Hoàng
2,160
6
Đường Lê Duẩn (Đăm Bri cũ)
Đường Nguyễn Tất Thành (Ngã ba Sùng Đức)
Ngã tư Lê Duẩn (Văn phòng - Nhà điều hành dự án Thủy điện Đắk Tih)
1,820
Ngã tư Lê Duẩn (Văn phòng - Nhà điều hành dự án Thủy điện Đắk Tih)
Hết đường
876
7
Đường Trần Hưng Đạo
Đường Lê Duẩn
Đường Quang Trung (Trụ sở UBND phường Nghĩa Tân)
Tà luy dương
1,800
Tà luy âm
1,500
8
Đường 3/2 (đường vào Trung tâm hành chính thành phố Gia Nghĩa
Đường Quang Trung
Hết đường 3/2
Tà luy dương
1,800
Tà luy âm
1,500
9
Đường Phan Kế Bính
Đường Lê Duẩn
Hết đường Phan Kế Bính
1,800
10
Đường Tô Hiến Thành
Đường Trần Hưng Đạo
Hết đường Tô Hiến Thành
Tà luy dương
1,800
Tà luy âm
1,500
11
Đường Đinh Tiên Hoàng
Đường Quang Trung
Đường Tô Hiến Thành
1,200
Đường Tô Hiến Thành
Đường Lê Duẩn
1,800
12
Đường Nguyễn Trung Trực
Ngã ba Trần Hưng Đạo - Nguyễn Trung Trực
Ngã tư Trần Hưng Đạo - Nguyễn Trung Trực - đường 41
Tà luy dương
1,248
Tà luy âm
1,040
13
Đường Cao Bá Quát
Đường Nguyễn Trung Trực
Đường Trần Hưng Đạo
1,248
14
Đường Võ Văn Tần
Hết đường
1,248
15
Đường vào TDP 4, phường Nghĩa Tân (đường số 90)
Đường Nguyễn Tất Thành
Hết đường nhựa
Tà luy dương
1,014
Tà luy âm
845
16
Đường nhựa (Lê Thánh Tông cũ)
Giáp ranh giới phường Nghĩa Trung
Thủy điện Đắk Nông (hết đường nhựa)
720
Giáp ranh giới phường Nghĩa Trung (gần ngã ba thủy điện)
Cầu gãy (giáp ranh xã Đắk Nia)
540
17
Khu Tái định cư Sùng Đức
Nội các Tuyến đường nhựa
Tà luy dương
840
Tà luy âm
650
18
Khu Tái định cư Biên Phòng
Nội các tuyến đường đất
504
19
Khu Tái định cư Công An
Nội các tuyến đường nhựa
1,092
20
Khu Tái định cư Ngân hàng
Nội các tuyến đường nhựa
1,014
21
Đường Tôn Đức Thắng (Bắc Nam giai đoạn 2)
Đường 23/3
Suối Đắk Nông (cũ)
5,425
22
Đất ở các khu dân cư còn lại
22.1
Đất ở ven các đường nhựa, bê tông
Tổ dân phố 1, 2
530
Các tổ dân phố còn lại của phường
520
22.2
Đất ở ven các đường đất thông 2 đầu
Tổ dân phố 1, 2
390
Các tổ dân phố còn lại của phường
340
22.3
Đất ở ven các đường đất cụt
Tổ dân phố 1, 2
260
Các tổ dân phố còn lại của phường
270
23
Đường nội bộ khu tái định cư Công an tỉnh (tiếp giáp đường Nguyễn Tất Thành thuộc Tổ dân phố 4)
Đường Nguyễn Tất Thành
Hết các đường nội bộ
1,836
24
Đường Tổ dân phố 2
Đường Quang Trung
Hết Công an thành phố
Tà luy dương
1,800
Tà luy âm
1,500
Hết Công an thành phố
Đường Trần Hưng Đạo
Tà luy dương
1,800
Tà luy âm
1,500
25
Đường tránh đô thị Gia Nghĩa
Giáp ranh phường Nghĩa Phú
Giáp ranh phường Nghĩa Trung
Tà luy dương
600
Tà luy âm
450
26
Quốc lộ 14 cũ
Ngã rẽ vào Công ty Văn Tứ
Đường Nguyễn Tất Thành
1,440
I.2
Phường Nghĩa Phú
1
Đường Nguyễn Tất Thành
Giáp ranh phường Quảng Thành
Khách sạn Hồng Liên
1,440
Khách sạn Hồng Liên
Đường Hai Bà Trưng
1,800
Đường Hai Bà Trưng
Đường vào Bộ đội Biên phòng
2,160
Đường vào Bộ đội Biên phòng
Cây xăng Nam Tây Nguyên
2,760
Cây xăng Nam Tây Nguyên
Ngã ba rẽ vào Công ty Văn Tứ
2,880
Ngã ba rẽ vào Công ty Văn Tứ
Hết đường đôi (cầu Đắk Tih 2)
1,680
2
Quốc lộ 14
Hết đường đôi (cầu Đắk Tih 2)
Hết ranh giới thành phố Gia Nghĩa
1,800
3
Đường Lê Hồng Phong (đường vào mỏ đá 739 cũ)
Đường vòng cầu vượt
Hết Công an phường Nghĩa Phú
Tà luy dương
1,080
Tà luy âm
900
Hết Công an phường Nghĩa Phú
Hết đường
Tà luy dương
720
Tà luy âm
600
4
Đường vòng cầu vượt
Cầu vượt
Đường Nguyễn Tất Thành
1,320
5
Đường An Dương Vương (đường đi xã Đắk R’Moan)
Tiếp giáp Quốc lộ14
Ngã ba đường mới đi vào xã Đắk R'Moan
600
Ngã ba đường mới đi vào xã Đắk R'Moan
Giáp ranh giới xã Đắk R'moan
600
6
Đường An Dương Vương cũ (đoạn đường cụt)
Ngã ba đường An Dương Vương đi vào xã Đắk R’Moan
Bờ kè thủy điện Đắk R’Tih
456
7
Đường vành đai Tổ dân phố 1
Đường tránh đô thị Gia Nghĩa
Giáp ranh giới phường Quảng Thành
960
8
Đường Tổ dân phố 2
Đường Nguyễn Tất Thành
Hết Công an tỉnh
924
Hết Công an tỉnh
Dự án khu tái định cư Công an tỉnh
432
Dự án khu tái định cư Công an tỉnh
Giáp ranh giới phường Quảng Thành
432
9
Đường Tổ dân phố 3
Công an tỉnh
Doanh trại cơ quan quân sự thành phố
Tà luy dương
636
Tà luy âm
530
10
Đường Tổ dân phố 4
Đường Nguyễn Tất Thành
Hết Hội trường Tổ dân phố 4
684
Hết Hội trường Tổ dân phố 4
Đập nước (hết đường nhựa)
624
11
Đường Quốc lộ 14 (cũ) đoạn đi qua Công ty Văn Tứ
Ngã ba đường Nguyễn Tất Thành rẽ vào Công ty Văn Tứ
Hết đường giáp ngã ba đường Nguyễn Tất Thành
1,440
12
Đường Tổ dân phố 7
Đường Nguyễn Tất Thành
Giáp ranh xã Đắk R'Moan
744
13
Đường đi vào khu biên phòng và nội khu tái định cư
996
14
Đất ở các khu dân cư còn lại
14.1
Đất ở ven các đường nhựa, bê tông
Tổ dân phố 5
520
Các tổ dân phố còn lại của phường
520
14.2
Đất ở ven các đường đất còn lại thông hai đầu
Tổ dân phố 5
380
Các tổ dân phố còn lại của phường
325
14.3
Đất ở ven các đường đất còn lại (đường cụt)
Tổ dân phố 5
310
Các tổ dân phố còn lại của phường
290
15
Đường nội bộ khu tái định cư Ban chỉ huy Quân sự thành phố Gia Nghĩa
540
16
Đường tránh đô thị Gia Nghĩa
Tà luy dương
720
Tà luy âm
550
I.3
Phường Nghĩa Đức
1
Đường 23/ 3
Cầu Đắk Nông
Hết Sở Kế hoạch và Đầu tư
5,550
Hết Sở Kế hoạch và Đầu tư
Đường Trần Phú (Tỉnh lộ 684 cũ)
5,550
2
Đường Lê Thị Hồng Gấm (23/3 cũ)
Đường 23/3
Bùng binh
2,990
3
Đường Hùng Vương
Bùng binh
Đường Hàm Nghi
2,990
4
Đường N’Trang Lơng (Nguyễn Văn Trỗi cũ)
Đường 23/3
Ngã ba Nguyễn Trãi (nhà công vụ cũ)
3,360
Ngã ba Nguyễn Trãi (nhà công vụ cũ)
Cầu Bà Thống
Tà luy dương
3,000
Tà luy âm
2,500
Cầu Bà Thống
Đường rẽ vào UBND phường
Tà luy dương
2,520
Tà luy âm
2,100
Đường rẽ vào UBND phường
Hết đường
Tà luy dương
2,160
Tà luy âm
1,800
5
Đường Nguyễn Trãi (Nguyễn Văn Trỗi cũ)
Đường N’Trang Lơng (Ngã ba nhà công vụ cũ)
Đường 23/3 (chân cầu Đắk Nông cũ)
2,400
Ngã tư, Tổ dân phố 1 (Tổ 1, Khối 5 cũ)
Đường 23/3 (chân cầu Đắk Nông mới)
3,600
6
Đường sau nhà Công vụ cũ
Ngã ba đường đi cầu Bà Thống
Hết đường nhựa
1,044
Nguyễn Trãi (Nguyễn Văn Trỗi cũ - Ngã tư Tổ 1, Khối 5)
Chân bờ kè hồ
1,800
Hết đường nhựa
Đoạn đường đất còn lại
1,200
7
Đường bên hông nhà Công vụ cũ
Đường Nguyễn Trãi (Nguyễn Văn Trỗi cũ)
Đường sau nhà Công vụ cũ
1,800
8
Đường vào Trường Nguyễn Thị Minh Khai
Đường 23/3 (gần đường Nguyễn Văn Trỗi)
Cổng Trường Nguyễn Thị Minh Khai
Tà luy dương
1,800
Tà luy âm
1,500
9
Đường vào các tổ an ninh, tổ dân phố
Cầu Bà Thống
Đường Lương Thế Vinh (rẽ phải đến giáp ranh khu tái định cư đồi Đắk Nur)
1,800
Cầu Bà Thống
Rẽ trái đến đường N'Trang Lơng
1,440
10
Đường Trần Phú (Tỉnh lộ 684 cũ)
Km 0 (đường 23/3)
Đường vào bệnh xá
2,340
Đường vào bệnh xá
Ngã ba bà mù
1,404
Ngã ba bà mù
Đường vào cổng trại giam
1,404
Đường vào cổng trại giam
Km 4
1,080
11
Đường Quốc lộ 28 (Tỉnh lộ 684 cũ)
Km 4 (tiếp giáp với đường Trần Phú)
Km 6 (giáp ranh xã Đắk Ha)
Tà luy dương
720
Tà luy âm
600
12
Đường Lý Thái Tổ (đường D1 cũ)
Đường 23/3
Hết đường nhựa
Tà luy dương
2,873
Tà luy âm
2,373
Đường Lương Thế Vinh
Hết đường nhựa (ngã 3)
Tà luy dương
2,200
Tà luy âm
1,700
Hết đường nhựa
Khu tái định cư Đắk Nur B
Tà luy dương
2,100
Tà luy âm
1,600
13
Đường Ama Jhao (đường D2 cũ) + Đường Cao Thắng
Đường 23/3
Hết đường vòng nối với đường 23/3 (gần Sở Nội vụ)
Tà luy dương
2,496
Tà luy âm
2,080
14
Đường hẻm nối với đường Ama Jhao
Ngã ba đường hẻm nối với đường Ama Jhao
Hết đất nhà ông Trần Văn Diêu
1,248
15
Đường Nguyễn Khuyến
Đường N’Trang Lơng
Đường Lương Thế Vinh
2,640
16
Đường Lương Thế Vinh
Đường N’Trang Lơng
Hết đường Lương Thế Vinh
Tà luy dương
2,280
Tà luy âm
1,900
17
Đường Hàm Nghi
Đường Hùng Vương
Đường Tản Đà
1,872
18
Đường Nguyễn Hữu Thọ
Đường Hàm Nghi (Trục D1)
Đường Y Jút (Trục N3)
1,872
19
Đường Tản Đà
Đường Hàm Nghi
Đường Y Jút (Trục N3)
1,872
20
Đường Trần Khánh Dư
Đường Tản Đà
Đường Nguyễn Thượng Hiền
1,560
21
Đường Hoàng Hoa Thám
Đường Tản Đà
Đường Nguyễn Thượng Hiền
1,560
22
Đường Trần Đại Nghĩa
Đường Tản Đà
Đường Nguyễn Thượng Hiền
1,560
23
Đường Y Jút
Đường Nguyễn Thượng Hiền
Giáp đường dây 500Kv (hết đường)
1,560
24
Đường Nguyễn Trường Tộ
Ngã năm Hoàng Diệu - Nguyễn Thượng Hiền
Đường Hoàng Diệu
1,560
25
Đường Hoàng Diệu
Ngã năm Nguyễn Thượng Hiền - Nguyễn Trường Tộ
Đường Y Jút (giáp đường dây 500Kv)
1,560
26
Khu Tái định cư đồi Đắk Nur
Nội các tuyến đường nhựa
Tà luy dương
1,020
Tà luy âm
800
27
Đất ở các khu dân cư còn lại
27.1
Đất ở ven các đường nhựa, bê tông
Tổ dân phố 1, 2
460
Các tổ dân phố còn lại của phường
455
27.2
Đất ở ven các đường đất thông 2 đầu
Tổ dân phố 1, 2
350
Các tổ dân phố còn lại của phường
330
27.3
Đất ở ven các đường đất còn lại (đường cụt)
Tổ dân phố 1, 2
300
Các tổ dân phố còn lại của phường
300
28
Đường bê tông sau trại giam Công an tỉnh (TDP5)
400
29
Khu tái định cư Công An
Nội tuyến đường nhựa
Tà luy dương
1,200
Tà luy âm
900
30
Khu tái định cư Đắk Nia
Trục đường sau đồi đất sét (Nội tuyến đường nhựa)
Tà luy dương
1,200
Tà luy âm
900
31
Khu tái định cư Đắk Nur B
Nội tuyến đường nhựa
Tà luy dương
1,020
Tà luy âm
800
I.4
Phường Nghĩa Thành
1
Đường Nguyễn Tất Thành
Giáp ranh phường Quảng Thành
Đường Phan Bội Châu
1,170
Đường Phan Bội Châu
Đường Hai Bà Trưng
1,920
Đường Hai Bà Trưng
Đường vào Bộ đội biên phòng
2,280
2
Đường Hai Bà Trưng
Đường Nguyễn Tất Thành
Đường Võ Thị Sáu (Thị đội)
2,535
Đường Võ Thị Sáu (Thị đội)
Đường 23/3
3,978
3
Đường 23/3
Đường Nguyễn Tất Thành (đường vào bộ đội biên phòng)
Đường Hai Bà Trưng (Ngã tư hồ thiên Nga)
3,250
Đường Hai Bà Trưng (Ngã tư hồ thiên Nga)
Cầu Đắk Nông
6,750
4
Đường Ngô Mây
Đường Lý Tự Trọng
Ngã ba vào thôn Nghĩa Bình
1,920
Đường Tống Duy Tân
Ngã ba vào thôn Nghĩa Bình
1,800
5
Đường Tống Duy Tân
Đường Nguyễn Tất Thành (Quốc lộ 14 cũ)
Đường Tôn Đức Thắng
Tà luy dương
2,730
Tà luy âm
2,230
6
Đường Nguyễn Tri Phương (Hùng Vương cũ)
Đường Chu Văn An
Đường 23/3
Tà luy dương
3,750
Tà luy âm
3,250
7
Đường Huỳnh Thúc Kháng (Trương Công Định cũ)
Đường 23/3 - Nguyễn Tri Phương
Đường Tôn Đức Thắng (Hai Bà Trưng cũ)
8,325
8
Đường Trương Định (Lý Thường Kiệt cũ)
Cổng trại giam công an huyện (cũ)
Đường Huỳnh Thúc Kháng (Trần Hưng Đạo cũ)
5,850
Đường Huỳnh Thúc Kháng (Trần Hưng Đạo cũ)
Hết chợ thành phố
20,000
Hết chợ thành phố
Vào 50m (đường đi vào chùa Pháp Hoa)
1,950
9
Đường đi sân Bay cũ
Ngã ba chùa Pháp Hoa (Hùng Vương cũ)
Đường Tôn Đức Thắng (Hai Bà Trưng cũ)
1,950
10
Đường Lý Tự Trọng
Đường Chu Văn An
Đường Đào Duy Từ
1,800
11
Đường Bà Triệu
Đường Trương Định (Lý Thường Kiệt cũ)
Đường Tôn Đức Thắng
20,000
12
Đường Đào Duy Từ
Đường Tôn Đức Thắng
Đường Ngô Mây
936
13
Đường Chu Văn An
Đường Tôn Đức Thắng
Đường Nguyễn Tri Phương
6,013
Đường Nguyễn Tri Phương
Đường Huỳnh Thúc Kháng
5,850
14
Đường Võ Thị Sáu
Đường Tôn Đức Thắng (Hai Bà Trưng cũ)
Hết nhà hộ sinh Đức Hạnh
Tà luy dương
1,950
Tà luy âm
1,500
Hết nhà hộ sinh Đức Hạnh
Đường Hai Bà Trưng (Quốc lộ 14 cũ)
Tà luy dương
1,800
Tà luy âm
1,500
15
Đường Quanh Chợ
Đường Trương Định (Lý Thường Kiệt cũ)
Đường Bà Triệu
15,000
16
Đường Nguyễn Viết Xuân
Đường Tôn Đức Thắng
Đường Hai Bà Trưng (Quốc lộ 14 cũ)
Tà luy dương
1,440
Tà luy âm
1,200
17
Đường Mạc Thị Bưởi
Đường Hai Bà Trưng (Quốc lộ 14 cũ)
Hết hồ Thiên Nga (Hồ Vịt cũ)
1,800
Hết hồ Thiên Nga (Hồ Vịt cũ)
Hết đường
Tà luy dương
1,560
Tà luy âm
1,300
18
Đường trước Trường Tiểu học Phan Chu Trinh
Đường Mạc Thị Bưởi
Hết đường nhựa
1,440
19
Đường Phan Bội Châu (đường liên thôn Nghĩa Tín cũ)
Ngã ba Nguyễn Tất Thành (Quốc lộ 14 cũ)
Hết đường (1.310m)
744
20
Đường vào Nghĩa Bình
Ngã ba Phan Bội Châu (ngã ba Nghĩa Tín cũ)
Ngã ba Nghĩa Bình
756
21
Đường Tôn Đức Thắng (Trục Bắc - Nam và một đoạn Hai Bà Trưng cũ)
Đường Phan Bội Châu
Đường đất (nhà hàng Dốc Võng)
Tà luy dương
2,160
Tà luy âm
1,800
Đường đất (nhà hàng Dốc Võng)
Ngã tư đường Ngô Mây
Tà luy dương
3,250
Tà luy âm
2,750
Ngã tư đường Ngô Mây
Hết điện máy xanh
4,778
Hết điện máy xanh
Đường Chu Văn An
Tà luy dương
5,051
Tà luy âm
4,551
22
Đường Tôn Đức Thắng (Hai Bà Trưng cũ)
Ngã ba đường lên Sân Bay giao với đường Tôn Đức Thắng
Đường Võ Thị Sáu
4,350
Đường Võ Thị Sáu
Đường Nguyễn Viết Xuân (đường TDP 3)
6,475
Đường Nguyễn Viết Xuân (đường TDP 3)
Đường 23/3
Tà luy dương
6,750
Tà luy âm
6,250
23
Đường nhựa
Đường Chu Văn An
Đường Lý Tự Trọng
1,320
24
Đường vành đai hồ phường Nghĩa Thành
864
25
Đường nội thị
Giáp đường Tôn Đức Thắng
Trường THCS Trần Phú
672
Giáp đường Tôn Đức Thắng
Nhà ông Cư
684
Ngã ba Ngô Mây (nhà ông Luân)
Nhà ông Hào
612
Đường Ngô Mây (Trạm y tế)
Đường Tống Duy Tân (nhà ông Luyện) đến đường chính
660
Chợ vào 50m (đường đi vào chùa Pháp Hoa)
Chùa Pháp Hoa
660
Nhà ông Dũng Tầm
Nhà Thủy Lân
648
26
Đất ở các khu dân cư còn lại
26.1
Đất ở ven các đường nhựa, bê tông
Tổ dân phố 1, 2, 3, 4, 5, 6, 10
560
Các tổ dân phố còn lại của phường
490
26.2
Đất ở ven các đường đất còn lại thông hai đầu
Tổ dân phố 1, 2, 3, 4, 5, 6, 10
410
Các tổ dân phố còn lại của phường
400
26.3
Đất ở ven các đường đất cụt
Tổ dân phố 1, 2, 3, 4, 5, 6, 10
380
Các tổ dân phố còn lại của phường
290
I.5
Phường Nghĩa Trung
1
Đường 23/3
Cầu Đắk Nông
Ngân hàng BIDV
5,850
Ngân hàng BIDV
Đường Trần Phú (Tỉnh lộ 684 cũ)
4,500
2
Đường Lê Thị Hồng Gấm (23/3 cũ)
Đường 23/3
Đường Hùng Vương
3,042
3
Đường Nguyễn Văn Trỗi (Lê Lợi cũ)
Đường 23/3
Đường Trần Hưng Đạo
1,440
Đường Trần Hưng Đạo
Đường Lê Thánh Tông
Tà luy dương
1,872
Tà luy âm
1,560
4
Đường Lê Lai
Đường 23/3 (vào Tỉnh ủy)
Ngã ba Tỉnh ủy (đường Trần Hưng Đạo)
Tà luy dương
2,640
Tà luy âm
2,200
5
Đường Điện Biên Phủ
Đường Lê Thị Hồng Gấm (23/3 cũ)
Hết đất Khách sạn Sunrise
1,248
Hết đất Khách sạn Sunrise
Ngã ba nhà ông Tưởng Văn Viên
720
6
Đường Y Bih Alêô (N’Trang Lơng cũ)
Đường Lê Thị Hồng Gấm (đường 23/3 cũ)
Cổng Trường Nội trú N’Trang Lơng (đường vào khách sạn Lost)
Tà luy dương
1,352
Tà luy âm
1,040
Cổng Trường Nội trú N’Trang Lơng (đường vào khách sạn Lost)
Hết điện lực Gia Nghĩa
Tà luy dương
720
Tà luy âm
600
Hết điện lực Gia Nghĩa
Đường Tôn Đức Thắng (Lê Thánh Tông cũ)
Tà luy dương
720
Tà luy âm
600
7
Đường Lê Thánh Tông
Đường 23/3
Đường Tôn Đức Thắng (Bắc-Nam giai đoạn 2)
Tà luy dương
2,640
Tà luy âm
2,200
8
Đường Phạm Văn Đồng (Lê Thánh Tông cũ)
Đường Tôn Đức Thắng (Bắc - Nam giai đoạn 2)
Nghĩa địa
1,170
Nghĩa địa
Ngã ba (đường vào Thủy điện Đắk Nông)
624
9
Đường Hùng Vương (Quốc lộ 28 cũ)
Đường Lê Thị Hồng Gấm
Đường Hàm Nghi
Tà luy dương
2,925
Tà luy âm
2,425
Đường Hàm Nghi
Hết Bệnh viện
Tà luy dương
2,535
Tà luy âm
2,035
Hết Bệnh viện
Cầu lò gạch (hết đường đôi)
Tà luy dương
1,680
Tà luy âm
1,400
10
Đường Điểu Ong (đường trước Trung tâm Hội nghị tỉnh)
Đường 23/3
Đường Phan Đăng Lưu (Đường N1 cũ)
2,496
11
Đường Phan Đăng Lưu (đường N1 cũ)
Ngã ba Tỉnh ủy (đoạn giao đường Nguyễn Văn Trỗi và đường Lê Lai)
Ngà 3 đường 23/3 (Sở Thông tin và Truyền thông)
Tà luy dương
2,496
Tà luy âm
2,080
12
Đường Vũ Anh Ba (đường N3 cũ)
Đường Phan Đăng Lưu (đường N1 cũ)
Đường Điểu Ong
2,184
13
Đường Trần Hưng Đạo
Đường 23/3 (Sở Thông tin và Truyền thông)
Ngã ba Tỉnh ủy
2,496
14
Đường Võ Văn Kiệt
Đường Hùng Vương (Quốc lộ 28 cũ)
Hết đường nhựa cũ
Tà luy dương
1,320
Tà luy âm
1,100
15
Đường Tản Đà (trục N1 cũ)
Đường Hàm Nghi
Đường Trần Khánh Dư
1,872
16
Đường Nguyễn Hữu Thọ (trục N2)
Đường Hàm Nghi (trục D1)
Đường Y Jút (trục N3)
1,872
17
Đường Y Jut (trục N3)
Đường Nguyễn Thượng Hiền
Đường Tôn Thất Tùng (trục N7)
Tà luy dương
1,716
Tà luy âm
1,430
18
Đường Kim Đồng
Đường Hàm Nghi
Đường Tôn Thất Tùng
1,872
Đường Tôn Thất Tùng
Đường Phan Đình Phùng
1,560
19
Đường Nguyễn Thượng Hiền
Đường Kim Đồng
Đường Hoàng Diệu
1,560
20
Đường Trần Khánh Dư
Đường Tản Đà
Giao của đường Y Jút - Tôn Thất Tùng
1,560
21
Đường Hoàng Hoa Thám
Đường Nguyễn Thượng Hiền
Đường Y Jút
1,560
22
Đường Trần Đại Nghĩa
Đường Tản Đà
Đường Nguyễn Thượng Hiền
1,404
23
Đường Trần Nhật Duật
Đường Kim Đồng và Nguyễn Thượng Hiền
Đường Phan Đình Phùng
1,560
24
Đường Hoàng Diệu
Đường Nguyễn Thượng Hiền
Ngã năm Y Jút và Tôn Thất Tùng
1,560
25
Đường Hàm Nghi
Đường Hùng Vương
Đường Tôn Thất Tùng
1,872
26
Đường Nguyễn Trường Tộ
Đường Hoàng Diệu
Giao giữa Nguyễn Thượng Hiền và Hoàng Diệu
1,560
27
Đường Nguyễn Đức Cảnh
Đường Hàm Nghi
Đường Tôn Thất Tùng
1,872
Đường Tôn Thất Tùng
Đường Y Ngông Niê K’Đăm
1,872
28
Đường Tôn Thất Tùng
Đường Hùng Vương
Giao giữa Phan Đình Phùng và Trần Khánh Dư
1,872
29
Đường Phan Đình Phùng
Giao giữa Tôn Thất Tùng và Hoàng Diệu
Đường Y Ngông Niê K’Đăm
1,872
30
Đường Y Ngông Niê K’Đăm
Đường Hùng Vương
Đường Đường Phan Đình Phùng
1,872
31
Đường Phan Đình Giót
Đường Tôn Thất Tùng
Đường Y Nuê
1,560
32
Đường Hoàng Văn Thụ
Đường Nguyễn Đức Cảnh
Đường Y Ngông Niê K’Đăm
1,560
33
Đường Y Nuê
Đường Hoàng Văn Thụ
Đường Y Ngông Niê K’Đăm
1,560
34
Đường Ngô Thị Nhậm
Đường Y Nuê
Đường Y Ngông Niê K’Đăm
1,560
35
Đường Trục N21
Đường Ngô Thì Nhậm
Đường Phan Đình Phùng
1,560
36
Đường Ngô Tất Tố
Đường Ngô Thì Nhậm
Đường Y Ngông Niê K’Đăm
1,560
37
Đường nhựa giao nhau với đường Nguyễn Hữu Thọ (song song với đường Y Jút, nằm trong khu tái định cư Đắk Nia)
1,200
38
Đường đất (giáp bưu điện tỉnh và Công ty Gia Nghĩa)
Đường 23/3
Chân cầu Đắk Nông
1,044
39
Đường Tôn Đức Thắng (Bắc Nam giai đoạn 2)
Suối Đắk Nông
Cuối đường
Tà luy dương
4,650
Tà luy âm
4,150
40
Đường nhựa (Lê Thánh Tông cũ)
Ngã ba (đường vào Thủy điện Đắk Nông)
Giáp ranh giới phường Nghĩa Tân
648
Ngã ba (đường vào Thủy điện Đắk Nông)
Cầu gãy (giáp ranh xã Đắk Nia)
648
41
Đường vào khu tái định cư 23 ha
Đường Phan Đăng Lưu
Khu tái định cư 23 ha (hết Trường Chính trị tỉnh)
2,028
42
Đất ở khu tái định cư 23 ha (giai đoạn 1)
Nội các Tuyến đường nhựa
Tà luy dương
1,716
Tà luy âm
1,250
43
Đất ở khu tái định cư 23 ha (giai đoạn 2)
Nội Tuyến đường nhựa (Trục số 5)
2,069
Nội các Tuyến đường nhựa
Tà luy dương
1,724
Tà luy âm
1,400
44
Đất ở các khu dân cư còn lại
44.1
Đất ở ven các đường nhựa, bê tông còn lại
Tổ dân phố 2, 3
500
Các tổ dân phố còn lại của phường
500
44.2
Đất ở ven các đường đất còn lại thông hai đầu
Tổ dân phố 2, 3
370
Các tổ dân phố còn lại của phường
330
44.3
Đất ở ven các đường đất còn lại (đường cụt)
Tổ dân phố 2, 3
300
Các tổ dân phố còn lại của phường
300
45
Đường tránh đô thị Gia Nghĩa
Tà luy dương
600
Tà luy âm
540
46
Đường nối bệnh viện Đa khoa tỉnh
Đoạn nối tiếp đường Võ Văn Kiệt (hết đường nhựa)
Đường Phạm Văn Đồng
Tà luy dương
840
Tà luy âm
650
47
Đường Nguyễn Thái Học
Đường Tôn Đức Thắng
Hết đường
Tà luy dương
1,032
Tà luy âm
800
48
Đường nhựa
Trung tâm giáo dục thường xuyên (đường Y Bih Alêô)
Hết đường nhựa
720
49
Các đường bê tông trong khu An Phương
1,000
I.6
Phường Quảng Thành
1
Quốc lộ 14
Ranh giới huyện Đắk Song
Hết cây xăng dầu Quang Phước
648
Hết cây xăng dầu Quang Phước
Đầu đường đôi (đường Nguyễn Tất Thành)
840
Đầu đường đôi (đường Nguyễn Tất Thành)
Giáp ranh giới phường Nghĩa Thành
1,200
2
Đường liên thôn
Giáp phường Nghĩa Phú (khu nhà ở Công an tỉnh)
Giữa ngã 3 đầu rẫy bà Cúc
324
Giữa ngã 3 đầu rẫy bà Cúc
Ngã ba Trảng Tiến
324
Giáp phường Nghĩa Phú (Mỏ đá)
Hết ranh đất hội trường TDP Tân Tiến
324
Hết ranh đất hội trường TDP Tân Tiến
Ngã ba Trảng Tiến
324
Quốc lộ 14
Thủy điện Việt Nguyên (Đắk Nông 1)
324
Đường vào khu hành chính phường (UBND phường giáp Quốc lộ 14)
432
Đường vành đai Quảng Thành (giáp phường Nghĩa Phú)
Ngã 3 đường đất qua đồi thông
Tà luy dương
348
Tà luy âm
290
Đường vành đai Quảng Thành (giáp phường Nghĩa Phú)
Giáp xã Đắk R'moan
Tà luy dương
348
Tà luy âm
290
3
Đường đối ngoại
Cầu nhà bà Bé
Suối gần rẫy nhà ông Hùng (Sâm)
400
Suối gần rẫy nhà ông Hùng (Sâm)
Hết rẫy ông Nông Văn Sầm
300
Hết rẫy ông Nông Văn Sầm
Giáp ranh TDP Nghĩa lợi
350
Giáp ranh TDP Nghĩa lợi
Hết đường nhựa TDP Nghĩa Lợi
300
4
Đường TDP Nghĩa Tín đi phường Nghĩa Đức
Đường nhựa nối tiếp đường đối ngoại
Giáp ranh phường Nghĩa Đức
300
5
Đường nội thôn
Giáp phường Nghĩa Thành
Cầu Lò Gạch
336
Thủy điện Việt Nguyên (Đắk Nông 1)
Cuối đường bê tông
252
TDP Nghĩa Tín
TDP Nghĩa Hòa
252
Đất ở khu dân cư còn lại TDP: Nghĩa Tín, Nghĩa Hòa, Tân Tiến, Tân Lập, Tân Thịnh (đường thông 2 đầu)
210
Đất ở khu dân cư còn lại TDP: Nghĩa Tín, Nghĩa Hòa, Tân Tiến, Tân Lập, Tân Thịnh (đường cụt)
170
6
Các tuyến đường nhựa, đường bê tông nông thôn còn lại
Tà luy dương
260
Tà luy âm
160
7
Đường tránh đô thị Gia Nghĩa
Giáp Quốc lộ 14
Ngã tư đường tránh với đường Tổ dân phố 1 của phường Nghĩa Phú nối dài (cách QL14 1,1 km)
Tà luy dương
600
Tà luy âm
450
Ngã tư đường tránh với đường tổ dân phố 1 của phường Nghĩa Phú nối dài (cách QL14 1,1 km)
Giáp xã Đắk R'Moan
Tà luy dương
500
Tà luy âm
350
II
HUYỆN ĐẮK R'LẤP
II.1
Thị trấn Kiến Đức
1
Đường Nguyễn Tất Thành
Ranh giới xã Kiến Thành
Ngã ba đường Võ Thị Sáu - Nguyễn Tất Thành
3,200
Ngã ba đường Võ Thị Sáu - Nguyễn Tất Thành
Ngã ba đường Chu Văn An
4,000
Ngã ba đường Chu Văn An
Ngã ba đường Lê Hữu Trác - Nguyễn Tất Thành
7,000
Ngã ba đường Lê Hữu Trác -Nguyễn Tất Thành
Ngã ba đường Trần Phú - Nguyễn Tất Thành
5,000
Km 0 (Ngã ba đường Trần Phú)
Ngã ba đường vào chùa Liên Hoa
3,200
Ngã ba đường vào chùa Liên Hoa
Ranh giới xã Kiến Thành (đường Nguyễn Tất Thành
2,700
2
Đường Lê Thánh Tông
Ngã ba đường Lê Hữu Trác - Lê Thánh Tông
Đường vào lò mổ (tà luy dương)
3,200
Ngã ba đường Lê Hữu Trác - Lê Thánh Tông
Đường vào lò mổ (tà luy âm)
1,700
Km 0 (ngã ba đường vào lò mổ - Lê Thánh Tông)
Đất nhà bà Thanh
3,500
Đất nhà bà Thanh
Hết điểm quy hoạch
3,200
Đất nhà bà Thanh
Giáp đường Nguyễn Tất Thành
4,000
3
Đường N’Trang Lơng
Km 0 (Quốc lộ 14)
Hết đất nhà ông Vũ Duy Biểu
Tà luy dương
6,000
Tà luy âm
5,500
Hết đất nhà ông Vũ Duy Biểu
Ngã ba đường Nguyễn Du
Tà luy dương
4,000
Tà luy âm
3,500
Ngã ba đường Nguyễn Du
Cầu Thủy Tạ
3,200
Cầu Thủy Tạ
Ngã ba đường Phan Chu Trinh
2,500
Ngã ba đường Phan Chu Trinh
Ngã ba đường vào xóm 1 tổ 4
2,000
Ngã ba đường vào xóm 1 tổ 4
Giáp ranh xã Quảng Tân
Tà luy dương
1,600
Tà luy âm
1,100
4
Đường Lê Hữu Trác
Ngã ba Nguyễn Tất Thành
Cổng Trung tâm y tế huyện
3,000
Cổng Trung tâm y tế huyện
Ngã ba đường vào xóm 2 tổ 8
2,000
Ngã ba đường vào xóm 2 tổ 8
Hết đất nhà ông Hoàng Thọ Huy
Tà luy dương
1,200
Tà luy âm
700
Hết đất nhà ông Hoàng Thọ Huy
Trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng
Tà luy dương
500
Tà luy âm
300
Trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng
Giáp đường N’Trang Lơng
Tà luy dương
800
Tà luy âm
300
5
Đường Trần Phú
Ngã ba đường Trần Phú - Nguyễn Tất Thành
Giáp ranh giới xã Kiến Thành
3,200
6
Đường Võ Thị Sáu
Ngã ba đường Võ Thị Sáu - Nguyễn Tất Thành
Giáp ranh giới xã Kiến Thành đường Võ Thị Sáu
1,200
7
Đường Phan Chu Trinh
Ngã ba đường Nguyễn Tất Thành
Đập thủy điện Đắk Tăng
1,000
8
Đường Chu Văn An
Ngã ba đường Nguyễn Tất Thành -Chu Văn An (Km 0)
Giáp đường Nguyễn Khuyến
Tà luy dương
3,200
Tà luy âm
2,700
9
Đường Nguyễn Du
Đường N’Trang Lơng
Đường Nguyễn Tất Thành
2,000
10
Đường Nguyễn Huệ
Đường Nguyễn Du
Đường Nguyễn Khuyến
1,500
11
Đường Nguyễn Khuyến
Ngã ba N’Trang Lơng
Ngã ba Nguyễn Khuyến - Chu Văn An
2,000
Ngã ba Nguyễn Khuyến - Chu Văn An
Hết Tổ dân phố 2 giáp hồ thủy điện
1,300
12
Đường Trần Hưng Đạo
Ngã ba đường N’Trang Lơng
Hết đất nhà ông Đoàn Văn Hòa
2,000
Hết đất nhà ông Đoàn Văn Hòa
Hết đường
1,300
13
Đường Phan Chu Trinh
Km 0 đường N’Trang Lơng
Ngã ba nhà ông Nguyễn Tôn Tuấn
800
Ngã ba nhà ông Nguyễn Tôn Tuấn
Giáp ranh xã Kiến Thành
500
14
Đường Hai Bà Trưng
Đường N’Trang Lơng (Đập nước Đắk BLao)
Trung tâm Y tế huyện (Điểm dân cư số 5 đường Lê Hữu Trác
700
15
Đường Hùng Vương
Ngã ba Hùng Vương - Nguyễn Tất Thành
Ngã ba Hùng Vương - Trần Phú
Tà luy dương
1,700
Tà luy âm
1,200
16
Đường Ngô Quyền
Ngã ba Chu Văn An - Ngô Quyền
Ngã ba Ngô Quyền - Nguyễn Tất Thành
1,100
17
Đường Lê Lợi (Điểm dân cư số 4)
Tà luy dương
500
Tà luy âm
290
18
Đường liên khu phố
Km 0 ngã ba đường Trần Hưng Đạo
Hội trường Tổ dân phố 3
1,000
Hội trường Tổ dân phố 3
Đường Trần Hưng Đạo
800
19
Đường vào đồi thông tổ 6
Km0
Đất nhà bà Võ Thị Ngọc
Tà luy dương
1,000
Tà luy âm
600
Đất nhà bà Võ Thị Ngọc
Hết đường
450
20
Đường vào nhà máy nước đá
Ngã ba Quốc lộ 14
Giáp ranh giới Kiến Thành
800
21
Đường vành đai bệnh viện
Cổng bệnh viện
Giáp đường Lê Hữu Trác
Tà luy dương
600
Tà luy âm
300
22
Đường vào Trường Dân tộc nội trú
Ngã ba đường Phan Chu Trinh
Hết Trường Dân tộc nội trú
500
Hết Trường Dân tộc nội trú
Hết đường
300
23
Đường xóm 4, Tổ 2
Đất nhà ông Kỳ
Hết đường xóm 4, Tổ 2
Tà luy dương
800
Tà luy âm
400
24
Hẻm 6, Tổ 2
Đường Chu Văn An
Đất nhà ông Nam
600
25
Ngã ba nhà ông Thu
Đường Nguyễn Tất Thành ngã ba nhà ông Thu
Giáp đường Nguyễn Du
500
26
Đường Tổ 5
Ngã ba Võ Thị Sáu đi thôn 7 xã Kiến Thành
Hết đường
500
27
Đường xóm 3 tổ 8
Ngã ba Lê Hữu Trác
Hết đường
400
28
Đường xóm 2 tổ 8
Ngã ba Lê Hữu Trác
Hết đường
400
29
Đường xóm 4 tổ 8
Ngã ba Lê Hữu Trác
Hết đường
400
30
Tổ dân phố 6 đến hội trường thôn 1 Kiến Thành
Quốc lộ 14
Giáp ranh Kiến Thành
350
31
Tổ dân phố 6
Quốc lộ 14 (ngã ba giáp đất nhà ông Nguyễn Tôn Cân)
Hết đường
350
32
Đường vào nghĩa trang
Đường Nơ Trang Lơng
Giáp nghĩa trang
800
33
Đất ở khu dân cư còn lại
120
III
HUYỆN ĐẮK MIL
III.1
Thị trấn Đắk Mil
1
Đường Nguyễn Tất Thành (Quốc lộ 14)
Đường Nguyễn Chí Thanh
Hết ngã ba đường Trần Phú
9,000
Đường Trần Phú
Hết Trường Nguyễn Tất Thành
7,000
Hết Trường Nguyễn Tất Thành
Giáp ranh xã Đắk Lao
5,500
2
Đường Trần Hưng Đạo (Quốc lộ 14)
Đường Nguyễn Chí Thanh
Hết ngã ba đường N' Trang Lơng
8,500
Hết ngã ba đường N' Trang Lơng
Hết ngã ba đường Hoàng Diệu
6,500
Hết ngã ba đường Hoàng Diệu
Hết hạt Kiểm Lâm
4,800
Hết hạt Kiểm Lâm
Giáp ranh xã Đắk Lao
3,300
3
Đường Nguyễn Chí Thanh (Quốc lộ 14C)
Đường Nguyễn Tất Thành
Hết Trường Nguyễn Chí Thanh
4,200
Hết Trường Nguyễn Chí Thanh
Hết trụ sở UBND xã Đắk Lao (cũ)
2,700
Hết trụ sở UBND xã Đắk Lao (cũ)
Giáp ranh xã Đắk Lao
2,000
4
Đường Lê Duẩn
Đường Nguyễn Tất Thành
Hết ngã ba đường Đinh Tiên Hoàng
5,500
Hết ngã ba đường Đinh Tiên Hoàng
Hết ngã ba đường Lê Duẩn - Nguyễn Trãi
4,200
Hết ngã ba đường Lê Duẩn - Nguyễn Trãi
Giáp ranh xã Đức Minh
3,500
5
Đường Hùng Vương
Đường Trần Hưng Đạo
Hết ngã ba đường Nguyễn Khuyến
6,900
Hết ngã ba đường Nguyễn Khuyến
Hết ngã ba đường Hùng Vương đi Trường cấp III (nhà Thầy Văn)
5,200
Hết ngã ba đường Hùng Vương đi Trường cấp III (nhà Thầy Văn)
Hết ngã ba đường Hùng Vương - Lê Duẩn
Tà luy dương
3,500
Tà luy âm
3,000
6
Đường Trần Phú
Đường Nguyễn Tất Thành
Hết cổng Trường Trần Phú
2,300
Hết cổng Trường Trần Phú
Hết ngã ba đường Trần Phú - Trần Nhân Tông
1,500
Hết ngã ba đường Trần Phú - Trần Nhân Tông
Đường Nguyễn Chí Thanh
1,100
7
Đường Lê Lợi
Đường Nguyễn Tất Thành
Đường Lý Thượng Kiệt
2,100
8
Đường Ngô Quyền
Đường Trần Phú
Hết địa phận Thị trấn
1,000
9
Đường Nguyễn Du
Đường Hùng Vương
Ngã tư nhà bà Trang
2,700
Ngã tư nhà bà Trang
Hết địa phận Thị trấn
Tà luy dương
2,100
Tà luy âm
1,600
10
Các đường đấu nối với đường Nguyễn Du đi đường Hồ Xuân Hương
Km0 (đường Nguyễn Du)
Km0+100m (mỗi bên 100m)
1,700
Km0 (đường Nguyễn Du) +100m (mỗi bên 100m)
Đường Hồ Xuân Hương
1,300
Km0 (đường Nguyễn Du)
Hết đường Huy Cận
1,100
11
Đường phân lô khu tái định cư TDP 6 đấu nối với đường Nguyễn Du
1,700
12
Đường phân lô khu tái định cư TDP 6 không đấu nối với đường Nguyễn Du
1,100
13
Đường N' Trang Lơng
Đường Trần Hưng Đạo
Hết nhà trẻ Họa My
2,700
Hết nhà trẻ Hoạ My
Hết ngã ba đường đi Trường Nguyễn Chí Thanh
Tà luy dương
2,500
Tà luy âm
2,000
Đường đi Trường Nguyễn Chí Thanh
Đường Nguyễn Chí Thanh
Tà luy dương
1,700
Tà luy âm
1,200
14
Đường Nguyễn Bỉnh Khiêm
Đường Nguyễn Chí Thanh
Ngã ba đường Nơ Trang Long
900
15
Đường Lý Thái Tổ
Đường Ngô Gia Tự
Đường Lê Lợi
Tà luy dương
1,700
Tà luy âm
1,200
16
Đường Hàm Nghi
Đường Ngô Gia Tự (nhà bà Sự)
Đường Lê Lợi
Tà luy dương
1,700
Tà luy âm
1,200
17
Đường Lê Hồng Phong
Đường Nguyễn Tất Thành
Đường Lý Thường Kiệt
2,100
18
Đường Ngô Gia Tự
Đường Nguyễn Tất Thành
Đường Lý Thường Kiệt
2,100
19
Đường Lý Tự Trọng
Đường Nguyễn Tất Thành
Đường Lý Thường Kiệt
2,100
20
Đường Quang Trung
Đường Nguyễn Tất Thành
Đường Lý Thường Kiệt
3,300
Đường Lý Thường Kiệt
Đường Lê Duẩn
Tà luy dương
2,700
Tà luy âm
2,200
21
Đường Văn Tiến Dũng
Km 0 (đường Trần Hưng Đạo)
Km0 + 200m
2,500
Km0 + 200m
Đường Xuân Diệu
2,100
22
Đường Bà Triệu
Km 0 (đường Trần Hưng Đạo)
Km0 + 200m
2,500
Km0 + 200m
Đường Xuân Diệu
Tà luy dương
2,100
Tà luy âm
1,600
23
Đường Phan Đăng Lưu
Đường Xuân Diệu
Hết đường Phan Đăng Lưu
1,500
24
Đường Cù Chính Lan
Km 0 (đường Trần Hưng Đạo)
Km0 + 100m
1,600
Km0 + 100m
Đường Huỳnh Thúc Kháng
1,400
25
Đường Cao Thắng
Km 0 (đường Trần Hưng Đạo)
Km0 + 100m
1,600
Km0 + 100m
Đường Huỳnh Thúc Kháng
1,400
26
Đường Nguyễn Hữu Thọ
Km 0 (đường Trần Hưng Đạo)
Km0 + 100m
1,800
Km0 + 100m
Đường Huỳnh Thúc Kháng
1,500
Đường Huỳnh Thúc Kháng
Đường Xuân Diệu
1,500
27
Đường Huỳnh Thúc Kháng
Đường Phan Đăng Lưu
Đường Cao Thắng
1,200
Đường Cao Thắng
Hết đường Huỳnh Thúc Kháng
Tà luy dương
1,200
Tà luy âm
700
28
Các đường Tổ dân phố 5 đấu nối với đường Trần Hưng Đạo
Km 0 (đường Trần Hưng Đạo)
Km0 + 100m
1,400
Km0 + 100m
Trên 100m
1,200
Đường Trần Hưng Đạo
Đường Xuân Diệu (đối diện với Hoa viên Hồ tây)
3,000
29
Các đường TDP 5 không đấu nối với đường Trần Hưng Đạo
1,000
30
Đường Hoàng Diệu
Đường Huỳnh Thúc Kháng
Đường Phan Đăng Lưu
1,000
Đường Trần Hưng Đạo
Hết Hội trường TDP 16
1,700
Hết Hội trường TDP 16
Hội trường TDP 16 + 300m
Tà luy dương
1,400
Tà luy âm
900
Hội trường TDP 16 + 300m
Đường N'Trang Lơng
Tà luy dương
1,200
Tà luy âm
700
31
Đường Y Jút
Km0 (đường Trần Hưng Đạo)
Km0 + 400m
1,500
Km0 + 400m
Hết đường Y Jút
1,200
32
Đường Tổ dân phố 03, 04 đấu nối với đường Trần Hưng Đạo vào 100m
1,500
33
Các đường còn lại của Tổ dân phố 03, 04
700
34
Đường Trần Nhân Tông
Đường Nguyễn Tất Thành
Đường Trần Phú
3,400
35
Đường vào chợ Thị trấn
Ngã ba đường Trần Nhân Tông, cổng chợ phía Tây
Đường Trần Phú
2,300
36
Đường Kim Đồng
Đường Nguyễn Tất Thành
Hết Trường Mẫu giáo Hướng Dương
1,700
37
Đường Nguyễn Trung Trực
Đường Nguyễn Tất Thành
Hết cơ quan huyện đội
1,700
38
Đường Lý Thường Kiệt
Đường Lê Duẩn
Đường Quang Trung
2,500
Đường Quang Trung
Đường Phan Bội châu
Tà luy dương
2,100
Tà luy âm
1,600
39
Đường Nguyễn Tri Phương
Đường Lê Duẩn
Đường Hùng Vương
1,800
40
Đường Nguyễn Khuyến
Đường Lê Duẩn
Đường Hùng Vương
2,000
41
Các đường còn lại của Tổ dân phố 7, 8 nối với đường Lê Duẩn hoặc đường Hai Bà Trưng
1,000
42
Các đường còn lại của Tổ dân phố 7, 8
900
43
Đường Hai Bà Trưng
Đường Nguyễn Tri Phương
Đường Hùng Vương
Tà luy dương
1,700
Tà luy âm
1,200
44
Đường Võ Thị Sáu
Đường Nguyễn Tri Phương
Đường Nguyễn Khuyến
1,700
45
Đường Đinh Tiên Hoàng
Km 0 (đường Lê Duẩn)
Km0+200m
2,100
Km0+200m
Km0+450m
1,600
Km0+450m
Hết ranh giới Thị trấn Đắk Mil
1,200
46
Đường Nguyễn Bá Ngọc
Nhà ông Tấn
Hết Bệnh Viện (nhà ông Nam)
Tà luy dương
1,300
Tà luy âm
800
47
Đường Trương Công Định
Đường Lê Duẩn (đối diện cổng trường cấp 3)
Giáp đường Tổ dân phố 1 đi Tổ dân phố 9
1,900
48
Các trục đường còn lại của Tổ dân phố 9
800
49
Đường Phan Bội Châu
Đường Đinh Tiên Hoàng
Đường Nguyễn Viết Xuân
2,100
Đường Nguyễn Viết Xuân
Đường Lý Thường Kiệt
1,800
50
Đường Nguyễn Trãi
Trọn đường
Tà luy dương
1,200
Tà luy âm
700
51
Đường Hoàng Văn Thụ
Trọn đường
Tà luy dương
1,200
Tà luy âm
700
52
Đường Nguyễn Viết Xuân
Trọn đường
Tà luy dương
1,200
Tà luy âm
700
53
Đường Mạc Thị Bưởi
Nhà ông Liêu
Đường Quang Trung
1,800
Đường Nguyễn Tất Thành (nhà ông Hùng Mai)
Nhà ông Chinh (hết trường Nội Trú)
1,500
54
Đường Hoàng Quốc Việt
Đường Quang Trung
Ngã ba giao đường Trương Công Định và đường Tô Hiến Thành
Tà luy dương
1,400
Tà luy âm
900
55
Đường Nguyễn Đức Cảnh
Đường Phan Bội Châu
Nhà ông Phúc
Tà luy dương
1,200
Tà luy âm
700
56
Đường Văn Cao
Đường Đinh Tiên Hoàng
Nguyễn Viết Xuân
1,100
57
Đường Hồ Tùng Mậu
Đường Nguyễn Trãi
Đường Nguyễn Viết Xuân
1,100
58
Đường Nguyễn Bính
Đường Tô Hiến Thành
Đường Phan Bội châu
1,100
59
Đường Tô Hiến Thành
Hội trường Tổ dân phố 9
Đường Trương Công Định (Rừng Thông)
Tà luy dương
1,300
Tà luy âm
800
60
Đường Đặng Thùy Trâm
Trường Mầm non Sao Mai
Đường Trương Công Định (Rừng Thông)
1,300
61
Đường Tổ dân phố 01 đấu nối với đường Nguyễn Tất Thành vào 100m
1,800
62
Các đường còn lại của Tổ dân phố 01
1,000
63
Đường Nguyễn Thái Học
Km 0 (đường Nguyễn Tất Thành ) + 100m
3,100
Km0 + 100m
Đường Trần Phú
2,700
64
Đường Mai Hắc Đế
Đường Trần Nhân Tông
Đường Nguyễn Thái Học
Tà luy dương
2,300
Tà luy âm
1,800
65
Đường Phạm Ngọc Thạch
Đường Lê Hồng Phong
Đường Lê Lợi
1,500
66
Đường Xuân Diệu
Hoa viên
Ngã ba đường Bà Triệu
2,100
Ngã ba đường Bà Triệu
Hết đường Xuân Diệu
1,800
67
Đường Hồ Xuân Hương
Đường Nguyễn Du
Hết đất nhà ông Trịnh Hùng Trang
2,200
Hết đất nhà ông Trịnh Hùng Trang
Giáp ranh xã Thuận An
1,800
68
Đường Đỗ Nhuận
Trọn đường
Tà luy dương
800
Tà luy âm
300
69
Đường Nguyễn Thị Định
Trọn đường
1,300
70
Đường Nơ Trang Gul
1,100
71
Đường phân lô Quảng Trường
Đường N'Trang Lơng
Đường Nguyễn Chí Thanh
2,500
72
Các đường phân lô Quảng trường đấu nối với đường Trần Hưng Đạo (QL14)
3,000
73
Các đường phân lô khu Hoa viên và khu dân cư mới TDP5 đấu nối với đường Trần Hưng Đạo (QL14)
1,800
74
Các đường phân lô khu Hoa viên và khu dân cư mới TDP5 song song với đường Trần Hưng Đạo (QL14)
1,200
75
Đất ở các khu dân cư còn lại
380
IV
HUYỆN ĐẮK SONG
IV.1
Thị trấn Đức An
l
Quốc lộ 14
Ranh giới thị trấn và xã Nam Bình
Cổng huyện đội
- Phía đông (trái)
2,000
- Phía tây (phải)
1,200
Cổng Huyện đội
Dịch vụ công
- Phía đông (trái)
4,000
- Phía tây (phải)
3,500
Dịch vụ công
Hết trụ sở Ngân hàng nông nghiệp
Phía đông (trái)
7,000
Phía tây (phải)
6,000
Hết Trụ sở Ngân hàng nông nghiệp
Đường vào xã Thuận Hà (Kiểm lâm)
6,000
Đường vào xã Thuận Hà (Kiểm lâm)
Km 809
4,000
Km 809
Giáp ranh giới xã Nâm N'Jang
1,200
2
Đường xuống đập Đắk Rlong
Km0 (ngã ba bưu điện)
Ngã ba nhà ông Lê Văn Quyền
1,200
Ngã ba nhà ông Lê Văn Quyền
Xuống đập Đắk Rlong
400
3
Đường hành chính
Chi cục thuế (Quốc lộ 14)
Quốc lộ 14 (giáp Viện kiểm sát)
500
Huyện ủy (Quốc lộ 14)
Đường khu hành chính
1,000
Kho bạc (Quốc lộ 14)
Đường khu hành chính
1,000
4
Đường đi thôn 10 (Đắk N'Drung)
Quốc lộ 14
Ranh giới xã Đắk N'Drung
1,200
5
Đường vào thôn 6 (Ma Nham - Trung tâm y tế)
Km 0 (Quốc lộ 14)
Hết Bệnh viện
2,000
Hết Bệnh viện
Ranh giới xã Nam Bình
1,000
6
Khu tái định cư (trước cổng huyện đội) các trục đường chính
900
7
Khu tái định cư (sau cổng huyện đội) các trục đường chính
900
8
Đường số 2 sau UBND thị trấn Đức An
600
9
Đường đi xã Thuận Hà
Km0 Quốc lộ 14 (Hạt Kiểm lâm)
Hết sân bóng Phương Loan
600
Hết sân bóng Phương Loan
Đường nối ranh giới tổ 3 cũ, tổ 4 cũ
400
10
Đường vào Đài phát thanh và truyền hình
Km 0 Quốc lộ 14 (Đài Phát thanh và Truyền hình)
Giáo xứ Hòa Tiến
600
Đoạn đường còn lại của đường vào Đài phát thanh truyền hình
400
11
Khu dân cư phía Nam sát UBND thị trấn Đức An
660
12
Đường vào khu nhà công vụ giáo viên
Km0 - Quốc lộ 14
Nhà ông Đoàn Thế Dự
500
13
Đường vào xưởng cưa nhà ông Vũ Duy Bình
Km0 - Quốc lộ14
Xưởng cưa nhà ông Vũ Duy Bình
1,000
14
Ranh giới giữa tổ 3 và tổ 4
Km0 - Quốc lộ14
Ranh giới thị trấn
400
15
Đường nối
Trường Tiểu học Chu Văn An
Ngã ba nhà ông Lê Văn Quyền
600
16
Đất ở khu dân cư còn lại
110
17
Lô 2 thuộc khu dân cư Tổ dân phố 6 cũ
900
18
Lô 2 thuộc khu dân cư Bến xe
1,500
19
Đường vào khối dân vận
Km0 Quốc lộ 14 (Ngã ba đường vào khối dân vận)
Nhà ông Vũ Mạnh Đính
1,200
20
Đường vành đai phía Tây huyện Đắk Song
200
21
Đường vành đai phía Đông huyện Đắk Song
200
V
HUYỆN CƯ JÚT
V.1
Thị trấn Ea T'ling
1
Đường nguyễn Tất Thành (về phía Đắk Nông)
Cửa hàng xe máy Bảo Long
Ngã 5 đường Ngô Quyền
6,800
2
Đường Nguyễn Tất Thành (về phía Đắk Lắk)
Cửa hàng xe máy Bảo Long
Hết cửa hàng xe máy Lai Hương
6,700
Hết cửa hàng xe máy Lai Hương
Hết cửa hàng xe máy Gia Vạn Lợi
6,000
Hết cửa hàng xe máy Gia Vạn Lợi
Giáp ranh xã Tâm Thắng
4,500
3
Đường Trần Hưng Đạo
Ngã 5 đường Ngô Quyền
Cống nhà ông Trị (Km0 + 110m)
5,500
Cống nhà ông Trị (Km0 + 110m)
Đường Nguyễn Công Trứ (Cổng phụ vào Nhà máy điều)
4,000
Đường Nguyễn Công Trứ (Cổng phụ vào Nhà máy điều)
Ngã 3 đường Lê Hồng Phong (đường vào Sao ngàn phương)
3,000
Ngã 3 đường Lê Hồng Phong (đường vào Sao ngàn phương)
Hết ranh giới Thị trấn Ea Tling giáp xã Trúc Sơn
2,000
4
Đường Hùng Vương (đường đi Krông Nô)
Ngã 5 đường Trần Hưng Đạo
Ngã 3 đường Bà Triệu (Cổng thôn Văn hoá TDP 4)
2,700
Ngã 3 đường Bà Triệu (Cổng thôn Văn hóa TDP 4)
Ngã 4 đường Nguyễn Du (vào Thác Trinh Nữ)
1,500
Ngã 4 đường Nguyễn Du (vào Thác Trinh Nữ)
Nhà máy nước sạch
900
Nhà máy nước sạch
Hết ranh giới Thị trấn giáp huyện Krông Nô
600
5
Đường Nguyễn Du (vào thác Trinh Nữ)
Km 0 (ngã 4 đường Hùng Vương)
Ngã 3 đường Trường Chinh
1,000
Ngã 3 đường Trường Chinh
Cổng thác Trinh Nữ
500
6
Đường Trường Trinh (đường sinh thái)
Ngã 3 đường Nguyễn Du
Giáp ranh xã Tâm Thắng
450
7
Đường Hai Bà Trưng (vào TDP 6)
Ngã 5 đầu đường Hai Bà Trưng
Đường Trương Công Định (Ngã 3 khu tập thể huyện, cổng nhà ông Hưng)
900
Đường Trương Công Định (Ngã 3 khu tập thể huyện, cổng nhà ông Hưng)
Đường Nguyễn Hữu Thọ (Ngã 3 nhà ông Xế)
700
Đường Nguyễn Hữu Thọ (Ngã 3 nhà ông Xế)
Ngã 3 đường Nguyễn Du (vào thác Trinh Nữ)
550
8
Đường Lý Tự Trọng
Km 0 Quốc lộ 14 (ngã 3 đường Nguyễn Tất Thành)
Km 0 +130m
1,500
Km 0 +130m
Hết nhà thờ từ đường họ Phạm
1,000
Hết nhà thờ từ đường họ Phạm
Hết cống ngã 5 đường Phạm Văn Đồng (nhà ông Tòng)
550
Hết cống ngã 5 đường Phạm Văn Đồng (nhà ông Tòng)
Ngã 3 đường Trường Chinh (đường sinh thái)
400
9
Đường Nguyễn Văn Linh (đường đi Nam Dong)
Km 0 Quốc lộ 14 (ngã 4 Nguyễn Tất Thành)
Ngã 3 đường Lê Lợi
2,600
Ngã 3 đường Lê Lợi
Hẻm 219 đường Nguyễn Văn Linh
2,100
Hẻm 219 đường Nguyễn Văn Linh
Ngã 4 đường Phan Chu Trinh
1,500
10
Đường Phan Chu Trinh (đường Tấn Hải)
Km 0 Quốc lộ 14 (ngã 4 Nguyễn Tất Thành)
Cổng Trường THPT Phan Chu Trinh
1,500
11
Đường Phạm Văn Đồng (Khu phố chợ)
Km 0 Quốc lộ 14 (Ngã 4 Nguyễn Tất Thành)
Ngã 3 đường Nguyễn Trãi (hết khu phố chợ, ngã 3 đường sau chợ)
2,800
Ngã 3 đường Nguyễn Trãi (hết khu phố chợ, ngã 3 đường sau chợ)
Ngã 3 đường Đinh Thiên Hoàng (dốc đá)
1,400
Ngã 3 đường Đinh Thiên Hoàng (dốc đá)
Ngã 5 đường Lý Tự Trọng (Ngã 5 nhà ông Tòng)
900
12
Đường Đinh Thiên Hoàng
Ngã 3 đường Phạm Văn Đồng (dốc đá)
Ngã 3 đường Nguyễn Bỉnh Khiêm (nhà ông Chế)
650
13
Đường Nguyễn Bỉnh Khiêm
Ngã 3 đường Đinh Thiên Hoàng (nhà ông Chế)
Cống ngã 5 đường Lý Tự Trọng (nhà ông Tòng)
700
14
Đường Huỳnh Thúc Kháng (đường vào Siêu thị Tất Thắng)
Km 0 Quốc lộ14 (Ngã 3 Nguyễn Tất Thành)
Ngã 3 đường Nguyễn Trãi (Hết khu phố chợ)
2,800
15
Đường Nguyễn Trãi (Đường phía sau chợ huyện bệnh viện cũ)
Ngã 3 đường Phạm Văn Đồng
Ngã 3 đường Huỳnh Thúc Kháng (đường vào Siêu thị Tất Thắng)
2,400
Ngã 3 đường Huỳnh Thúc Kháng (đường vào Siêu thị Tất Thắng)
Ngã 3 đường Quang Trung
1,500
16
Đường Trương Công Định (đường nhà ông Khoa)
Ngã 3 đường Phạm Văn Đồng
Ngã 3 đường Lý Tự Trọng (đường vào TDP 7)
1,400
17
Đường Trương Công Định (đường vào khu tập thể huyện)
Ngã 3 đường Hai Bà Trưng
Ngã 3 đường Lý Tự Trọng (đường vào TDP 7)
1,000
18
Đường Ngô Quyền (vào Trung tâm Chính trị)
Km0 ngã 5 Nguyễn Tất Thành
Ngã 4 đường Y Ngông - đường Lê Quý Đôn
2,700
Ngã 4 đường Y Ngông - đường Lê Quý Đôn
Ngã 3 đường Lê Hồng Phong
2,500
19
Đường Lê Lợi
Km0 ngã 3 đường Nguyễn Văn Linh
Ngã 3 đường Nơ Trang Gưr
1,500
Ngã 3 đường Nơ Trang Gưr
Ngã 3 đường Nguyễn Khuyến (Hoa viên Hồ Trúc)
1,500
20
Đường Lê Hồng Phong (đường vành đai)
Ngã 3 đường Nguyễn Khuyến (Hoa viên Hồ Trúc)
Ngã 3 nhà ông Sắc
1,800
Ngã 3 nhà ông Sắc
Ngã 3 đường Trần Hưng Đạo
1,200
21
Đường Điện Biên Phủ (đường vào Sao ngàn phương)
Ngã 3 đường Lê Hồng Phong
Giáp cầu
500
22
Đường Kim Đồng (nhà máy điều)
Km 0 ngã 3 đường Trần Hưng Đạo
Nhà máy điều (Cổng chính)
800
Đường Nguyễn Công Trứ (nhà máy điều)
Km 0 ngã 3 đường Trần Hưng Đạo
Nhà máy điều (Cổng phụ)
1,000
23
Đường Lê Quý Đôn (Tuyến 2 Bon U2)
Ngã 3 đường Nguyễn Đình Chiểu (Chùa Huệ Đức)
Ngã 4 giáp đường Y Ngông
2,200
24
Đường Y Ngông (Tuyến 2 Bon U2)
Ngã 4 giáp đường Lê Quý Đôn
Ngã 3 đường Nơ Trang Gưr
1,400
25
Đường Nơ Trang Gưr (Tuyến 2 bon U2)
Ngã 3 đường Y Ngông
Ngã 3 đường Lê Lợi
1,000
26
Đường Nơ Trang Lơng (Tuyến 2 Bon U1)
Km 0 Quốc lộ 14 (ngã 3 đường Nguyễn Tất Thành)
Ngã 3 đường Nguyễn Thị Định
1,800
Ngã 3 đường Nguyễn Thị Định
Hẻm 214 Nguyễn Văn Linh (bên cạnh Trường Mẫu giáo EaT'ling)
1,400
Hẻm 214 Nguyễn Văn Linh (bên cạnh Trường Mẫu giáo EaT'ling)
Ngã 3 đường Quang Trung
1,000
27
Đường Bà Triệu (đường vào TDP 4)
Ngã 3 đường Hùng Vương
Ngã 3 đường Đoàn Thị Điểm
1,700
Ngã 3 đường Đoàn Thị Điểm
Ngã 4 đường Y Nuê (cạnh nhà ông Chính)
1,000
Ngã 4 đường Y Nuê (cạnh nhà ông Chính)
Ngã 3 đường Võ Thị Sáu
800
28
Đường Nguyễn Đình Chiểu (Cạnh Chùa Huệ Đức)
Km0 ngã 3 đường Trần Hưng Đạo
Ngã 3 đường Lê Hồng Phong
2,200
29
Đường Võ Thị Sáu (đường đội 7)
Km 0 (ngã 3 đường Trần Hưng Đạo)
Km 0 + 500m
800
30
Đường Lê Duẩn
Km 0 (ngã 3 đường Phan Chu Trinh)
Ngã 4 đường Quang Trung (nhà ông Sự)
800
31
Đường Nguyễn Chí Thanh (Cạnh Kiểm lâm)
Ngã 3 đường Nguyễn Văn Linh
Ngã 3 đường Lê Duẩn
800
32
Đường Quang Trung
Ngã 3 đường Nguyễn Thị Minh Khai
Ngã 3 đường Nguyễn Khuyến (đường quanh hồ trúc)
600
Ngã 3 đường Nguyễn Khuyến (đường quanh hồ trúc)
Ngã 4 đường Nguyễn Văn Linh (trước mặt nhà ông Trình)
800
Ngã 4 đường Nguyễn Văn Linh (trước mặt nhà ông Trình)
Ngã 3 đường Lý Thái Tổ (nhà ông Hữu)
800
Ngã 3 đường Lý Thái Tổ (nhà ông Hữu)
Ngã 4 đường Lê Duẩn (nhà ông Sự)
700
Ngã 4 đường Lê Duẩn (nhà ông Sự)
Ngã 3 đường Nguyễn Tất Thành
800
Km 0 (ngã 3 đường Nguyễn Tất Thành giáp bệnh viện)
Ngã 3 đường Nguyễn Trãi (Km 0 + 300m)
1,800
Ngã 3 đường Nguyễn Trãi (Km 0 + 300m)
Đường Lê Lai (Giáp ranh xã Tâm Thắng)
1,100
33
Đường Y Jút (đường vào Nhà rông Bon U3 Cạnh trụ điện 500Kv)
Km 0 đường Nguyễn Văn Linh
Km 0 + 700m (Nhà rông Bon U3)
700
34
Đường Y Bí Alêô (Tuyến 2 bon U3)
Ngã 3 hẻm 219 đường Nguyễn Văn Linh (Trường Dân tộc nội trú)
Ngã 4 đường Y Jút (Ngã 3 nhà ông Vận)
700
Ngã 4 đường Y Jút (Ngã 3 nhà ông Vận)
Đường Nguyễn Văn Linh
600
35
Đường Lê Lai (đường vào khu đồng chua)
Km 0 (Ngã 3 Nguyễn Tất Thành)
Ngã 3 đường Quang Trung
1,100
Ngã 3 đường Quang Trung
Đường đi thôn 4, 5 xã Tâm Thắng
700
36
Đường Nguyễn Thị Minh Khai
Ngã 3 đường Trần Hưng Đạo
Giáp đường Lê Hồng Phong
1,500
Ngã 4 đường Lê Hồng Phong
Đường Quang Trung
1,200
37
Đường Mạc Thị Bưởi (đường liên Tổ dân phố 9)
Ngã 3 đường Nơ Trang Lơng (cạnh nhà ông Tuyển)
Giáp đường Phan Chu Trinh
900
38
Đường Yơn
Ngã 3 đường Nguyễn Văn Linh
Ngã 3 đường Nguyễn Chí Thanh
600
39
Đường Lý Thái Tổ
Ngã 3 đường Quang Trung
Ngã 3 đường Phan Chu Trinh
800
40
Đường Nguyễn Tri Phương
Ngã 3 đường Lý Thường Kiệt
Ngã 3 đường Phan Chu Trinh
800
41
Đường Phan Đăng Lưu
Ngã 3 đường Lý Thường Kiệt
Ngã 3 đường Phan Chu Trinh
800
42
Đường Lý Thường Kiệt
Đường Lý Thái Tổ
Đường Phan Đăng Lưu
800
43
Đường Trần Quý Cáp
Đường Nguyễn Khuyến
Đường Nguyễn Thị Minh khai
1,600
44
Đường Nguyễn Khuyến
Ngã 3 đường Lê Hồng Phong
Ngã 3 đường Quang Trung
1,600
45
Đường Mai Hắc Đế
Đường Nguyễn Thị Minh Khai
Đường Điện Biên Phủ
1,200
46
Đường Phan Đình Giót
1,200
47
Đường Hồ Tùng Mậu
1,200
48
Đường Nguyễn Viết Xuân
Km 0 đường Trần Hưng Đạo
Km 0 +360 m
700
Km 0 +360 m
Đường Nguyễn Văn Cừ
600
49
Đường Y Nuê
Km 0 đường Trần Hưng Đạo
Km 0 + 360 m
700
Km 0 + 360 m
Đường Nguyễn Văn Cừ
650
50
Đường Tô Hiến Thành
Đường Trần Hưng Đạo
Ngã 3 hẻm 84 đường Hùng Vương
750
Ngã 3 hẻm 84 đường Hùng Vương
Đường Nguyễn Văn Cừ
650
51
Đường Nguyễn Văn Cừ
Đường Hùng Vương
Đường Võ Thị Sáu
750
53
Đường Tuệ Tĩnh
Đường Trần Hưng Đạo
Đường Bà Triệu
1,000
54
Đường Đoàn Thị Điểm
Đường Trần Hưng Đạo
Đường Bà Triệu
1,000
55
Đường Nguyễn Hữu Thọ
Đường Hai Bà Trưng
Đường Nguyễn Du
750
56
Đường Cao Thắng
Đường Hùng Vương
Đường Hai Bà Trưng
900
57
Đường Nguyễn Thị Định
Đường Nơ Trang Lơng
Hẻm 35 đường Y Ngông
700
58
Hẻm 41 đường Bà Triệu
Đường Bà Triệu
Đường Nguyễn Văn Cừ
700
59
Hẻm 29 đường Bà Triệu
Đường Bà Triệu
Đường Nguyễn Văn Cừ
750
60
Hẻm 13 đường Bà Triệu
Đường Bà Triệu
Hẻm 84 đường Hùng Vương
800
61
Hẻm 28 đường Hùng Vương
1,000
62
Hẻm 84 đường Hùng Vương
Đường Hùng Vương
Hẻm 29 đường Bà Triệu
900
63
Hẻm 100 đường Hùng Vương
Đường Hùng Vương
Đường Tô Hiến Thành
800
64
Hẻm 35 đường Y Ngông
Đường Y Ngông
Đường Nguyễn Thị Định
700
65
Hẻm 10 đường Nguyễn Thị Minh Khai
800
66
Khu trung tâm thị trấn
350
67
Ngoài trung tâm thị trấn
250
VI
HUYỆN KRÔNG NÔ
VI.1
Thị trấn Đắk Mâm
1
Đường Nguyễn Tất Thành
Cột mốc Km số 16 Quốc lộ 28 (cầu 1, giáp xã Nam Đà)
Ngã tư Bùng binh
4,600
Ngã tư Bùng binh
Ngã tư Ngân hàng Nông Nghiệp
9,000
2
Đường Tôn Đức Thắng
Ngã tư Ngân hàng Nông Nghiệp
Ngã ba đường vào Đài truyền thanh huyện
4,200
Ngã ba đường vào Đài truyền thanh huyện
Ngã ba nhà ông Nguyễn Thế Giới (Trường Mẫu giáo Họa Mi)
3,000
3
Quốc lộ 28
Ngã ba nhà ông Nguyễn Thế Giới (Trường Mẫu giáo Họa Mi)
Giáp ranh xã Đắk Drô (Ngã ba trung tâm giáo dục thường xuyên)
2,200
4
Đường đi Buôn Choah
Ngã ba nhà ông Nguyễn Thế Giới (Trường Mẫu giáo Họa Mi) hướng đi Buôn Choah
Giáp ranh xã Đắk Drô
1,200
5
Đường Nơ Trang Lơng
Ngã Tư bùng binh
Ngã ba Tổ dân phố 5 (cũ)
3,500
6
Đường Hùng Vương
Ngã ba Tổ dân phố 5 (cũ)
Hết đường 01 chiều giáp nhà ông Trần Văn Bình
2,300
Hết đường 01 chiều giáp nhà ông Trần Văn Bình
Cầu Đỏ
1,600
7
Đường Tỉnh lộ 683
Cầu Đỏ (thôn Đắk Hà)
Ngã ba buôn Dốc Linh
700
Ngã ba buôn Dốc Linh
Hướng đi xã Nam Xuân + 300m
780
Hướng đi xã Nam Xuân + 300m
Cầu cháy
750
Ngã ba buôn Dốc Linh (đường đi Tân Thành)
Ngã ba vào nhà cộng đồng Buôn Broih
700
Ngã ba vào nhà cộng đồng Buôn Broih
Đường đi vào Mỏ đá
450
Đường đi vào Mỏ đá
Giáp ranh xã Tân Thành
450
8
Đường Chu Văn An + đường Lê Thánh Tông
Ngã ba Tỉnh lộ 684 cũ (Trường THPT)
Ngã ba Tổ dân phố 3 (cũ)
2,400
9
Đường Quang Trung
Ngã tư Ngân hàng Nông Nghiệp
Hết nhà ông Nguyễn Văn Lộc
2,880
10
Đường Huỳnh Thúc Kháng
Giáp đường Quang Trung (giáp nhà ông Nguyễn Văn Lộc)
Hết nhà ông Nguyễn Văn Thuyên
2,700
11
Đường Trường Chinh
Giáp đường Huỳnh Thúc Kháng (giáp nhà ông Nguyễn Văn Thuyên)
Giáp đường Trần Phú (Ngã tư Tổ dân phố 2 cũ)
2,700
Giáp đường Trần Phú (Ngã tư Tổ dân phố 2 cũ )
Hết nhà ông Nguyễn Văn Đức Tổ dân phố 3 (cũ)
2,700
12
Đường Trần Phú
Ngã tư Bùng binh
Ngã ba Tổ dân phố 2 (cũ)
5,600
13
Đường N7
Ngã tư Tổ dân phố 2 (cũ)
Đường 10E (hết bến xe khách mới)
3,100
14
Đường Võ Văn Kiệt
Ngã tư Ngân hàng Nông Nghiệp
Ngã ba giáp Quốc lộ 28 (Tỉnh lộ 4 cũ) qua trụ sở UBND huyện
1,400
15
Đường Trần Hưng Đạo
Ngã ba sân vận động
Giáp đường Phan Bội Châu (đi qua công an huyện đến hết Hội trường TDP 1 cũ)
1,400
16
Đường Lê Duẩn
Ngã ba chợ huyện
Tổ dân phố 2 cũ (giáp đường nhựa)
7,000
17
Đường Phan Bội Châu
Ngã ba huyện Ủy (đi qua hội trường TDP 1 cũ)
Ngã ba Công an huyện
1,400
18
Đường Huỳnh Thúc Kháng
Ngã ba Tỉnh lộ 684 (cũ)
Đi đài truyền thanh huyện
1,500
19
Đường Phạm Văn Đồng
Giáp đường N13 (gần chợ)
Đi Tổ dân phố 3 (cũ)
3,000
20
Đường Lý Thái Tổ
Giáp đường N13 (gần chợ)
Giáp đường N7 (Tỉnh lộ 683 nối dài)
3,000
21
Đường An Dương Vương
Đường Lý Thái Tổ
Hết đường
3,000
22
Đường Nguyễn Văn Cừ
Giáp Quốc lộ 28
Hết đường
3,000
23
Đường Nguyễn Văn Linh
Đầu đường Nguyễn Văn Linh
Đến ngã ba nhà ông Lương Văn Soạn
800
24
Đường Nguyễn Hữu Thọ
Giáp đường Trần Hưng Đạo (hướng đi lên Trung tâm giáo dục thường xuyên)
Giáp Quốc lộ 28
800
25
Đất ở các trục đường nhựa khu Trung tâm Thị trấn
2,000
26
Đất ở các ven trục đường còn lại của khu Trung tâm Thị trấn
500
27
Các tuyến đường bê tông trong khu trung tâm thị trấn Đắk Mâm (có tên đường) tính từ Tổ dân phố 1 (cũ) đến Tổ dân phố 4 mới
900
28
Các tuyến đường bê tông còn lại khu trung tâm thị trấn chưa có tên đường
600
29
Các tuyến đường bê tông ngoài khu trung tâm thị trấn Đắk Mâm
700
30
Đường Đinh Tiên Hoàng
Ngã ba Nông - Lâm (giáp Tỉnh lộ 683)
Đường vào nghĩa địa thị trấn (giáp Tỉnh lộ 683)
560
31
Đất ở thôn Đắk Tân và thôn Đắk Hưng
140
32
Đất ở các khu dân cư còn lại
190
PHỤ LỤC SỐ III:
BẢNG GIÁ ĐẤT ĐỐI VỚI ĐẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK NÔNG
(Kèm theo Quyết định số 08/2020/QĐ-UBND ngày 08/5/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông)
Đơn vị tính:1.000 đồng/m2
STT
Tên xã, phường, thị trấn
Đơn giá
VT1
VT2
VT3
I
THÀNH PHỐ GIA NGHĨA
I.1
Đất trồng lúa
1
Xã Đắk Nia
30
I.2
Đất trồng cây hàng năm khác
1
Phường Nghĩa Tân
50
43
32
2
Phường Nghĩa Phú
54
41
32
3
Phường Nghĩa Đức
53
42
32
4
Phường Nghĩa Thành
60
46
38
5
Phường Nghĩa Trung
52
41
32
6
Phường Quảng Thành
35
30
25
7
Xã Đắk Nia
33
28
23
8
Xã Đắk R'Moan
33
28
23
I.3
Đất trồng cây lâu năm
1
Phường Nghĩa Tân
70
54
38
2
Phường Nghĩa Phú
64
53
33
3
Phường Nghĩa Đức
70
54
38
4
Phường Nghĩa Thành
72
58
47
5
Phường Nghĩa Trung
60
49
33
6
Phường Quảng Thành
50
38
33
7
Xã Đắk Nia
50
38
33
8
Xã Đắk R'Moan
50
38
33
I.4
Đất nuôi trồng thuỷ sản
1
Phường Nghĩa Tân
48
36
29
2
Phường Nghĩa Phú
48
36
29
3
Phường Nghĩa Đức
48
36
29
4
Phường Nghĩa Thành
48
36
29
5
Phường Nghĩa Trung
48
36
29
6
Phường Quảng Thành
32
28
23
7
Xã Đắk Nia
32
28
23
8
Xã Đắk R'Moan
32
28
23
I.5
Đất rừng sản xuất
1
Phường Quảng Thành
12
2
Xã Đắk Nia
12
3
Xã Đắk R'Moan
12
II
HUYỆN ĐẮK R'LẤP
II.1
Đất trồng lúa
1
Thị trấn Kiến Đức
22
21
20
2
Xã Kiến Thành
19
18
17
3
Xã Nhân Cơ
19
18
17
4
Xã Đắk Wer
19
18
17
5
Xã Nhân Đạo
16
15
14
6
Xã Đắk Sin
19
18
17
7
Xã Hưng Bình
8
Xã Nghĩa Thắng
19
18
17
9
Xã Đạo Nghĩa
19
18
17
10
Xã Quảng Tín
19
18
17
11
Xã Đắk Ru
19
18
17
II.2
Đất trồng cây hàng
năm khác
1
Thị trấn Kiến Đức
20
19
15
2
Xã Kiến Thành
19
16
13
3
Xã Nhân Cơ
18
16
13
4
Xã Đắk Wer
21
19
17
5
Xã Nhân Đạo
14
13
12
6
Xã Đắk Sin
16
15
14
7
Xã Hưng Bình
16
15
14
8
Xã Nghĩa Thắng
19
17
13
9
Xã Đạo Nghĩa
19
17
13
10
Xã Quảng Tín
19
17
13
11
Xã Đắk Ru
19
17
12
II.3
Đất trồng cây lâu năm
1
Thị trấn Kiến Đức
31
26
21
2
Xã Kiến Thành
23
22
21
3
Xã Nhân Cơ
23
22
21
4
Xã Đắk Wer
23
22
21
5
Xã Nhân Đạo
23
22
21
6
Xã Đắk Sin
20
19
18
7
Xã Hưng Bình
20
19
18
8
Xã Nghĩa Thắng
23
22
21
9
Xã Đạo Nghĩa
20
19
18
10
Xã Quảng Tín
23
22
21
11
Xã Đắk Ru
23
22
21
II.4
Đất nuôi trồng
thuỷ sản
1
Thị trấn Kiến Đức
16
15
14
2
Xã Kiến Thành
14
13
12
3
Xã Nhân Cơ
14
13
12
4
Xã Đắk Wer
14
13
12
5
Xã Nhân Đạo
14
13
12
6
Xã Đắk Sin
14
13
12
7
Xã Hưng Bình
14
13
12
8
Xã Nghĩa Thắng
14
13
12
9
Xã Đạo Nghĩa
14
13
12
10
Xã Quảng Tín
14
13
12
11
Xã Đắk Ru
14
13
12
II.5
Đất rừng sản xuất
1
Thị trấn Kiến Đức
9
2
Xã Kiến Thành
9
3
Xã Nhân Cơ
9
4
Xã Đắk Wer
9
5
Xã Nhân Đạo
9
6
Xã Đắk Sin
9
7
Xã Hưng Bình
9
8
Xã Nghĩa Thắng
9
9
Xã Đạo Nghĩa
9
10
Xã Quảng Tín
9
11
Xã Đắk Ru
9
III
HUYỆN ĐẮK MIL
III.1
Đất trồng lúa
01
Thị trấn Đắk Mil
02
Xã Thuận An
22
20
19
03
Xã Đắk Lao
04
Xã Đức Minh
23
19
16
05
Xã Đắk Sắk
25
21
19
06
Xã Đức Mạnh
21
18
16
07
Xã Đắk Rla
24
21
17
08
Xã Đắk N'Drot
21
20
19
09
Xã Đắk Gằn
20
17
14
10
Xã Long Sơn
24
20
16
III.2
Đất trồng cây hàng
năm khác
01
Thị trấn Đắk Mil
34
20
14
02
Xã Thuận An
21
18
13
03
Xã Đắk Lao
21
17
11
04
Xã Đức Minh
21
17
11
05
Xã Đắk Săk
21
18
14
06
Xã Đức Mạnh
28
21
14
07
Xã Đắk Rla
19
17
12
08
Xã Đắk N'Drot
18
15
11
09
Xã Đắk Gằn
24
19
14
10
Xã Long Sơn
19
16
11
III.3
Đất trồng cây lâu năm
01
Thị trấn Đắk Mil
43
36
26
02
Xã Thuận An
38
30
21
03
Xã Đắk Lao
35
28
21
04
Xã Đức Minh
35
28
22
05
Xã Đắk Săk
35
28
21
06
Xã Đức Mạnh
38
30
21
07
Xã Đắk Rla
35
25
21
08
Xã Đắk N'Drot
28
25
21
09
Xã Đắk Gằn
33
27
21
10
Xã Long Sơn
29
24
20
III.4
Đất nuôi trồng thuỷ sản
01
Thị trấn Đắk Mil
22
18
16
02
Xã Thuận An
13
12
11
03
Xã Đắk Lao
16
14
11
04
Xã Đức Minh
16
15
12
05
Xã Đắk Săk
16
14
11
06
Xã Đức Mạnh
15
13
12
07
Xã Đắk Rla
14
12
11
08
Xã Đắk N'Drot
14
12
11
09
Xã Đắk Gằn
16
14
12
10
Xã Long Sơn
13
12
11
III.5
Đất rừng sản xuất
01
Thị trấn Đắk Mil
9
02
Xã Thuận An
9
03
Xã Đắk Lao
9
04
Xã Đức Minh
9
05
Xã Đắk Săk
9
06
Xã Đức Mạnh
9
07
Xã Đắk Rla
9
08
Xã Đắk N'Drot
9
09
Xã Đắk Gằn
9
10
Xã Long Sơn
9
IV
HUYỆN TUY ĐỨC
IV.1
Đất trồng lúa
1
Xã Quảng Tân
14
13
12
2
Xã Đắk R'tíh
14
13
12
3
Xã Đắk Ngo
14
13
12
4
Xã Quảng Tâm
14
13
12
5
Xã Đắk Búk So
14
13
12
6
Xã Quảng Trực
14
13
12
IV.2
Đất trồng cây hàng
năm khác
1
Xã Quảng Tân
17
15
10
2
Xã Đắk R'tíh
16
14
10
3
Xã Đắk Ngo
16
14
10
4
Xã Quảng Tâm
16
14
10
5
Xã Đắk Búk So
18
15
10
6
Xã Quảng Trực
15
13
10
IV.3
Đất trồng cây lâu năm
1
Xã Quảng Tân
21
17
14
2
Xã Đắk R'tíh
20
15
14
3
Xã Đắk Ngo
20
15
14
4
Xã Quảng Tâm
18
15
14
5
Xã Đắk Búk So
20
17
14
6
Xã Quảng Trực
18
16
15
IV.4
Đất nuôi trồng thuỷ sản
1
Xã Quảng Tân
14
13
12
2
Xã Đắk R'tíh
13
10
9
3
Xã Đắk Ngo
15
12
11
4
Xã Quảng Tâm
13
11
9
5
Xã Đắk Búk So
16
12
11
6
Xã Quảng Trực
16
14
11
IV.5
Đất rừng sản xuất
1
Xã Quảng Tân
9
2
Xã Đắk R'tíh
9
3
Xã Đắk Ngo
9
4
Xã Quảng Tâm
9
5
Xã Đắk Búk So
9
6
Xã Quảng Trực
9
V
HUYỆN ĐẮK GLONG
V.1
Đất trồng lúa
1
Xã Quảng Khê
25
24
23
2
Xã Đắk Ha
16
13
12
3
Xã Quảng Sơn
15
14
13
4
Xã Đắk Som
15
14
12
5
Xã Đắk R'măng
14
13
12
6
Xã Quảng Hòa
16
14
13
7
Xã Đắk Plao
14
13
12
V.2
Đất trồng cây hàng
năm khác
1
Xã Quảng Khê
30
27
25
2
Xã Đắk Ha
20
19
18
3
Xã Quảng Sơn
20
19
18
4
Xã Đắk Som
18
17
16
5
Xã Đắk R'măng
18
17
16
6
Xã Quảng Hòa
18
17
16
7
Xã Đắk Plao
22
17
14
V.3
Đất trồng cây lâu năm
1
Xã Quảng Khê
35
30
25
2
Xã Đắk Ha
30
25
20
3
Xã Quảng Sơn
30
27
23
4
Xã Đắk Som
35
30
25
5
Xã Đắk R'măng
20
19
18
6
Xã Quảng Hòa
20
19
18
7
Xã Đắk Plao
30
25
17
V.4
Đất nuôi trồng thuỷ sản
1
Xã Quảng Khê
11
10
9
2
Xã Đắk Ha
11
10
9
3
Xã Quảng Sơn
11
10
9
4
Xã Đắk Som
11
10
9
5
Xã Đắk R'măng
11
10
9
6
Xã Quảng Hòa
11
10
9
7
Xã Đắk Plao
11
10
9
V.5
Đất rừng sản xuất
1
Xã Quảng Khê
9
2
Xã Đắk Ha
9
3
Xã Quảng Sơn
9
4
Xã Đắk Som
9
5
Xã Đắk R'măng
9
6
Xã Quảng Hòa
9
7
Xã Đắk Plao
9
VI
HUYỆN ĐẮK SONG
VI.1
Đất trồng lúa
1
Thị trấn Đức An
2
Xã Nam Bình
23
23
21
3
Xã Thuận Hà
27
23
21
4
Xã Nâm N'Jang
24
20
17
5
Xã Thuận Hạnh
27
23
18
6
Xã Trường Xuân
18
17
17
7
Xã Đắk Mol
26
23
21
8
Xã Đắk N'Đrung
23
20
15
9
Xã Đắk Hòa
24
21
15
VI.2
Đất trồng cây hàng
năm khác
1
Thị trấn Đức An
14
13
12
2
Xã Nam Bình
16
16
14
3
Xã Thuận Hà
19
16
14
4
Xã Nâm N'Jang
17
14
11
5
Xã Thuận Hạnh
19
16
12
6
Xã Trường Xuân
13
12
11
7
Xã Đắk Mol
18
16
14
8
Xã Đắk N'Đrung
16
14
10
9
Xã Đắk Hòa
17
14
10
VI.3
Đất trồng cây lâu năm
1
Thị trấn Đức An
22
19
19
2
Xã Nam Bình
26
22
19
3
Xã Thuận Hà
23
21
19
4
Xã Nâm N'Jang
24
17
14
5
Xã Thuận Hạnh
23
21
19
6
Xã Trường Xuân
22
18
14
7
Xã Đắk Mol
23
21
19
8
Xã Đắk N'Đrung
18
17
14
9
Xã Đắk Hòa
27
18
14
VI.4
Đất nuôi trồng thuỷ sản
1
Thị trấn Đức An
14
13
12
2
Xã Nam Bình
14
13
12
3
Xã Thuận Hà
14
13
12
4
Xã Nâm N'Jang
14
13
12
5
Xã Thuận Hạnh
14
13
12
6
Xã Trường Xuân
12
11
10
7
Xã Đắk Mol
14
13
12
8
Xã Đắk N'Đrung
12
11
10
9
Xã Đắk Hòa
12
11
10
VI.5
Đất rừng sản xuất
1
Thị trấn Đức An
9
2
Xã Nam Bình
9
3
Xã Thuận Hà
9
4
Xã Nâm N'Jang
9
5
Xã Thuận Hạnh
9
6
Xã Trường Xuân
9
7
Xã Đắk Mol
9
8
Xã Đắk N'Đrung
9
9
Xã Đắk Hòa
9
VII
HUYỆN CƯ JÚT
VII.1
Đất trồng lúa
1
Thị trấn Ea T'ling
29
25
22
2
Xã Đắk Drông
20
17
15
3
Xã Tâm Thắng
30
25
19
4
Xã Ea Pô
22
18
17
5
Xã Nam Dong
24
23
21
6
Xã Trúc Sơn
17
15
13
7
Xã Cư Knia
19
17
15
8
Xã Đắk Wil
16
14
13
VII.2
Đất trồng cây hàng
năm khác
1
Thị trấn Ea T'ling
33
27
21
2
Xã Đắk Drông
22
19
14
3
Xã Tâm Thắng
30
25
19
4
Xã Ea Pô
25
19
18
5
Xã Nam Dong
31
26
23
6
Xã Trúc Sơn
24
19
18
7
Xã Cư Knia
20
17
14
8
Xã Đắk Wil
22
18
15
VII.3
Đất trồng cây lâu năm
1
Thị trấn Ea T'ling
49
40
29
2
Xã Đắk Drông
32
23
18
3
Xã Tâm Thắng
47
35
24
4
Xã Ea Pô
37
32
28
5
Xã Nam Dong
46
37
31
6
Xã Trúc Sơn
33
27
23
7
Xã Cư Knia
29
23
18
8
Xã Đắk Wil
34
27
24
VII.4
Đất nuôi trồng thuỷ sản
1
Thị trấn Ea T'ling
20
18
15
2
Xã Đắk Drông
13
12
11
3
Xã Tâm Thắng
20
18
16
4
Xã Ea Pô
13
12
11
5
Xã Nam Dong
25
20
15
6
Xã Trúc Sơn
14
13
12
7
Xã Cư Knia
13
12
11
8
Xã Đắk Wil
15
13
12
VII.5
Đất rừng sản xuất
1
Thị trấn Ea T'ling
9
2
Xã Đắk Drông
9
3
Xã Tâm Thắng
9
4
Xã Ea Pô
9
5
Xã Nam Dong
9
6
Xã Trúc Sơn
9
7
Xã Cư Knia
9
8
Xã Đắk Wil
9
VIII
HUYỆN KRÔNG NÔ
VIII.1
Đất trồng lúa
1
Thị trấn Đắk Mâm
20
18
16
2
Xã Đắk Drô
26
23
20
3
Xã Nam Đà
20
18
16
4
Xã Đắk Sôr
23
21
19
5
Xã Tân Thành
23
21
19
6
Xã Nâm N'Đir
26
23
20
7
Xã Quảng Phú
20
18
16
8
Xã Đức Xuyên
26
23
20
9
Xã Buôn Choah
26
23
20
10
Xã Nâm Nung
23
21
19
11
Xã Nam Xuân
23
21
19
12
Xã Đắk Nang
26
23
20
VIII.2
Đất trồng cây hàng
năm khác
1
Thị trấn Đắk Mâm
30
27
24
2
Xã Đắk Drô
20
18
16
3
Xã Nam Đà
20
18
16
4
Xã Đắk Sôr
20
18
16
5
Xã Tân Thành
20
18
16
6
Xã Nâm N'Đir
26
23
21
7
Xã Quảng Phú
20
18
16
8
Xã Đức Xuyên
20
18
16
9
Xã Buôn Choah
26
23
21
10
Xã Nâm Nung
20
18
16
11
Xã Nam Xuân
20
18
16
12
Xã Đắk Nang
20
18
16
VIII.3
Đất trồng cây lâu năm
1
Thị trấn Đắk Mâm
45
35
28
2
Xã Đắk Drô
35
28
24
3
Xã Nam Đà
35
28
24
4
Xã Đắk Sôr
28
26
24
5
Xã Tân Thành
35
28
24
6
Xã Nâm N'Đir
35
28
24
7
Xã Quảng Phú
28
26
24
8
Xã Đức Xuyên
28
26
24
9
Xã Buôn Choah
24
22
20
10
Xã Nâm Nung
35
28
24
11
Xã Nam Xuân
28
26
24
12
Xã Đắk Nang
28
26
24
VIII.4
Đất nuôi trồng thuỷ sản
1
Thị trấn Đắk Mâm
20
18
16
2
Xã Đắk Drô
20
18
16
3
Xã Nam Đà
19
17
15
4
Xã Đắk Sôr
19
17
15
5
Xã Tân Thành
17
15
14
6
Xã Nâm N'Đir
20
18
16
7
Xã Quảng Phú
19
17
15
8
Xã Đức Xuyên
20
18
16
9
Xã Buôn Choah
20
18
16
10
Xã Nâm Nung
17
15
14
11
Xã Nam Xuân
19
17
15
12
Xã Đắk Nang
19
17
15
VIII.5
Đất rừng sản xuất
1
Thị trấn Đắk Mâm
9
2
Xã Đắk Drô
9
3
Xã Nam Đà
9
4
Xã Đắk Sôr
9
5
Xã Tân Thành
9
6
Xã Nâm N'Đir
9
7
Xã Quảng Phú
9
8
Xã Đức Xuyên
9
9
Xã Buôn Choah
9
10
Xã Nâm Nung
9
11
Xã Nam Xuân
9
12
Xã Đắk Nang
9
I. BẢNG XÁC ĐỊNH VỊ TRÍ ĐẤT NÔNG NGHIỆP TẠI THÀNH PHỐ GIA NGHĨA
1. Vị trí đất trồng lúa nước
STT
Tên phường/xã
Vị trí đất giai đoạn 2020-2024
1
Xã Đắk Nia
VT1: không có
VT2: không có
VT3: Thôn Đắk Tân
2. Vị trí đất trồng cây hàng năm khác; cây lâu năm và đất nuôi trồng thủy sản
STT
Tên phường/xã
Vị trí đất giai đoạn 2020-2024
1
Phường Nghĩa Tân
VT1: TDP 1,2
VT2: TDP 3,4; TDP 5 giáp đường tránh, TDP6 giáp các khu tái định cư và đường tránh
VT3: TDP 5,6 các vị trí còn lại
2
Phường Nghĩa Phú
VT1: TDP 1, 2, 3, 4, giáp đường Nguyễn Tất Thành
VT 2: TDP 1, 2, 3, 4 còn lại; TDP 5 giáp đường Lê Hồng Phong, đường Nguyễn Tất Thành và đường nội bộ tái định cư biên phòng; TDP 6,7,8 giáp đường Nguyễn Tất Thành, đường tránh hoặc QL 14
VT3: TDP 5,6,7,8 còn lại
3
Phường Nghĩa Đức
VT1: TDP 1,2; TDP 3 giáp đường Trần Phú km 0-km 1 và giáp đường nội bộ khu TĐC Đăk Nia
VT2: TDP 3 còn lại; TDP 4 giáp khu tái định cư Đắk Nur A và B
VT3: TDP4 còn lại và TDP5
4
Phường Nghĩa Thành
VT1: TDP 1,2,3,4,5,6,7,8,10; TDP 9 giáp đường Nguyễn Tất Thành
VT2: TDP 9 còn lại
5
Phường Nghĩa Trung
VT1: TDP 1 giáp đường Tôn Đức Thắng, đường Y Bih Alêô, đường nối Lê Thánh Tông đến bệnh viện đa khoa tỉnh; TDP 2,3; TDP 4 giáp đường Hùng Vương và đường nội bộ khu TDC Đăk Nia; TDP 5 giáp đường Hùng Vương
VT2: TDP 1 còn lại; TDP 4, 5 còn lại; TDP 6 giáp đường Hùng Vương và đường tránh
VT3: TDP 6 còn lại
6
Phường Quảng Thành
VT1: TDP Tân Lập, TDP Tân Tiến, TDP Tân Thịnh, TDP Nghĩa Tín
VT2: TDP Nghĩa Hòa
VT3: TDP Nghĩa Lợi, TDP Nghĩa Thắng
7
Xã Đắk Nia
VT1: Bon Tinh Wel Đơm, Thôn Nghĩa Thuận, Thôn Nghĩa Hòa, Bon Fai col Fruđăng, Bon N’Rjiêng, Bon Bu Sóp, Đồng Tiến, thôn Nam Rạ giáp đường nội bộ tái định cư làng quân nhân
VT2: Thôn Đồng Tiến, Thôn Nam Rạ còn lại, Thôn Nghĩa Thắng
VT3: Thôn Phú Xuân, Thôn Đắk Tân, bon SRêú, Cây Xoài
8
Xã Đắk R'Moan
VT1: Thôn Tân Hòa, Thôn Tân Bình, Thôn Tân Lợi, Thôn Tân Hiệp (khu vực từ Cầu Đắk Rung về phía UBND xã)
VT2: Thôn Tân Hiệp (khu vực còn lại), Thôn Tân An, Thôn Tân Phương, Thôn Tân Phú
VT3: Bon Đắk R'Moan
3. Vị trí đất rừng sản xuất
Đất rừng sản xuất áp dụng chung một đơn giá cho tất cả các vị trí
II. BẢNG XÁC ĐỊNH CÁC VỊ TRÍ ĐẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐẮK R'LẤP
1. Vị trí đất trồng lúa
STT
Tên xã/thị trấn
Vị trí đất giai đoạn 2020-2024
1
Thị trấn Kiến Đức
Vị trí 1: TDP 1;2;3;5;6
- Vị trí 2: TDP: 4;8.
- Vị trí 3: Các khu vực còn lại
2
Xã Kiến Thành
- Vị trí 1: Thôn: 6;7;9.
- Vị trí 2: Thôn: 1;2;3;5;8;10
- Vị trí 3: Các khu vực còn lại
3
Xã Nhân Cơ
- Vị trí 1: Thôn: 3;5;7;8;9;11.
- Vị trí 2: Thôn: 4;12 và Bon Bù Dấp
- Vị trí 3: Các khu vực còn lại
4
Xã Đắk Wer
- Vị trí 1: Thôn: 1;2;7;15.
- Vị trí 2: Thôn: 6;13;14 và Bon Bu NDoh
- Vị trí 3: Các khu vực còn lại
5
Xã Nhân Đạo
- Vị trí 1: Không có.
- Vị trí 2: Thôn: 2;3;4
- Vị trí 3: Các khu vực còn lại
6
Xã Đắk Sin
- Vị trí 1: Thôn: 3.
- Vị trí 2: Thôn: 1;2;4;7;13;16.
- Vị trí 3: Các khu vực còn lại
7
Xã Hưng Bình
- Vị trí 1: Không có.
- Vị trí 2: Thôn: 2;6.
- Vị trí 3: Các khu vực còn lại
8
Xã Nghĩa Thắng
- Vị trí 1: Thôn: Bù Đốp, Quảng Sơn; Bon Bù Gia Rá.
- Vị trí 2: Thôn Quảng Bình, Quảng Thuận, Quảng Chánh.
- Vị trí 3: Các khu vực còn lại
9
Xã Đạo Nghĩa
- Vị trí 1: không có.
- Vị trí 2: Thôn Quảng Phước, Quảng Đạt, Quảng Thành.
- Vị trí 3: Các khu vực còn lại
10
Xã Quảng Tín
- Vị trí 1: không có.
- Vị trí 2: Các thôn, Bon trên địa bàn xã.
- Vị trí 3: không có.
11
Xã Đắk Ru
- Vị trí 1: không có.
- Vị trí 2: Thôn: Tân Lợi, Tân Bình, Tấn Phú, Tân Tiến, thôn 6, thôn 8, thôn Châu Thánh,Thôn Tân Lập, Bon Bù Sê Rê 1, Bon Bù Sê Rê 2.
- Vị trí 3: Các khu vực còn lại
2. Vị trí đất cây hàng năm
STT
Tên xã/thị trấn
Vị trí đất giai đoạn 2020-2024
1
Thị trấn Kiến Đức
Vị trí 1: TDP 1;2;3;5;6
Vị trí 2: TDP 4;8
- Vị trí 3: Các khu vực còn lại
2
Xã Kiến Thành
- Vị trí 1: Thôn: 6;7;9.
- Vị trí 2: Thôn: 1;2;3;5;8;10
- Vị trí 3: Các khu vực còn lại
3
Xã Nhân Cơ
- Vị trí 1: Thôn: 3;5;7;8;9;11.
- Vị trí 2: Thôn: 4;12 và Bon Bù Dấp.
- Vị trí 3: Các khu vực còn lại
4
Xã Đắk Wer
- Vị trí 1: Thôn: 1;2;7;15.
- Vị trí 2: Thôn: 6;13;14 và Bon Bu NDoh
- Vị trí 3: Các khu vực còn lại
5
Xã Nhân Đạo
- Vị trí 1: không có.
- Vị trí 2: Thôn: 2;3;4
- Vị trí 3: Các khu vực còn lại
6
Xã Đắk Sin
- Vị trí 1: Thôn: 3.
- Vị trí 2: Thôn: 1;2;4;7;13;16.
- Vị trí 3: Các khu vực còn lại
7
Xã Hưng Bình
- Vị trí 1: Thôn: không có.
- Vị trí 2: Thôn: 2;6.
- Vị trí 3: Các khu vực còn lại
8
Xã Nghĩa Thắng
- Vị trí 1: Thôn: Bù Đốp, Bon Bù Gia Rá, thôn Quảng Sơn, Thôn Quảng Thuận, Quảng Trung.
- Vị trí 2: Thôn Quảng Hòa, Quảng Chánh.
- Vị trí 3: Các khu vực còn lại
9
Xã Đạo Nghĩa
- Vị trí 1: Thôn Quảng Thọ, Quảng Lộc.
- Vị trí 2: Thôn Quảng Phước, Quảng Đạt, Quảng Thành, Quảng An.
- Vị trí 3: Các khu vực còn lại
10
Xã Quảng Tín
- Vị trí 1: Các thôn, Bon trên địa bàn xã.
- Vị trí 2: không có.
- Vị trí 3: không có.
11
Xã Đắk Ru
- Vị trí 1: Thôn: không có.
- Vị trí 2: Thôn: Tân Lợi, Tân Bình, Tấn Phú, Tân Tiến, thôn 6, thôn 8, thôn Châu Thánh,Thôn Tân Lập, Bon Bù Sê Rê 1, Bon Bù Sê Rê 2.
- Vị trí 3: Các khu vực còn lại
3. Vị trí đất cây lâu năm
STT
Tên xã/thị trấn
Vị trí đất giai đoạn 2020-2024
1
Thị trấn Kiến Đức
Vị trí 1: TDP 1;2;3;5;6
Vị trí 2: TDP 4;8
- Vị trí 3: Các khu vực còn lại
2
Xã Kiến Thành
- Vị trí 1: Thôn: 6;7;9.
- Vị trí 2: Thôn: 1;2;3;5;8;10
- Vị trí 3: Các khu vực còn lại
3
Xã Nhân Cơ
- Vị trí 1: Thôn: 3;5;7;8;9;11.
- Vị trí 2: Thôn: 4;12 và Bon Bù Dấp.
- Vị trí 3: Các khu vực còn lại
4
Xã Đắk Wer
- Vị trí 1: Thôn: 1;2;7;15.
- Vị trí 2: Thôn: 6;13;14 và Bon Bu NDoh
- Vị trí 3: Các khu vực còn lại
5
Xã Nhân Đạo
- Vị trí 1: không có.
- Vị trí 2: Thôn: 2;3;4
- Vị trí 3: Các khu vực còn lại
6
Xã Đắk Sin
- Vị trí 1: Thôn: 3.
- Vị trí 2: Thôn: 1;2;4;7;13;16.
- Vị trí 3: Các khu vực còn lại
7
Xã Hưng Bình
- Vị trí 1: Thôn: không có.
- Vị trí 2: Thôn: 2;6.
- Vị trí 3: Các khu vực còn lại
8
Xã Nghĩa Thắng
- Vị trí 1: Thôn Bù Đốp, thôn Quảng Sơn, Bon Bù Gia Rá.
- Vị trí 2: Thôn Quảng Bình, Quảng Thuận, Quảng Chánh.
- Vị trí 3: Các khu vực còn lại
9
Xã Đạo Nghĩa
- Vị trí 1: Thôn Quảng Thọ, Quảng Lộc
- Vị trí 2: Thôn Quảng Phước, Quảng Đạt, Quảng Thành, Quảng An
- Vị trí 3: Các khu vực còn lại
10
Xã Quảng Tín
- Vị trí 1: không có.
- Vị trí 2: Các thôn, bon trên địa bàn xã.
- Vị trí 3: không có.
11
Xã Đắk Ru
- Vị trí 1: Thôn: không có.
- Vị trí 2: Thôn: Tân Lợi, Tân Bình, Tấn Phú, Tân Tiến, thôn 6, thôn 8, thôn Châu Thánh,Thôn Tân Lập, Bon Bù Sê Rê 1, Bon Bù Sê Rê 2.
- Vị trí 3: Các khu vực còn lại
4. Vị trí đất nuôi trồng thủy sản
STT
Tên xã/thị trấn
Vị trí đất giai đoạn 2020-2024
1
Thị trấn Kiến Đức
- Vị trí 1: TDP 1;2;3;5;6
- Vị trí 2: TDP 4;8
- Vị trí 3: Các khu vực còn lại
2
Xã Kiến Thành
- Vị trí 1: Thôn: 6;7;9.
- Vị trí 2: Thôn: 1;2;3;5;8;10
- Vị trí 3: Các khu vực còn lại; Các thôn, buôn còn lại
3
Xã Nhân Cơ
- Vị trí 1: Thôn: 3;5;7;8;9;11.
- Vị trí 2: Thôn: 4;12 và Bon Bù Dấp.
- Vị trí 3: Các khu vực còn lại
4
Xã Đắk Wer
- Vị trí 1: Thôn: 1;2;7;15.
- Vị trí 2: Thôn: 6;13;14 và Bon Bu NDoh
- Vị trí 3: Các khu vực còn lại
5
Xã Nhân Đạo
- Vị trí 1: không có.
- Vị trí 2: Thôn: 2;3;4
- Vị trí 3: Các khu vực còn lại; Các thôn, buôn còn lại
6
Xã Đắk Sin
- Vị trí 1: Thôn: 3.
- Vị trí 2: Thôn: 1;2;4;7;13;16.
- Vị trí 3: Các khu vực còn lại
7
Xã Hưng Bình
- Vị trí 1: không có.
- Vị trí 2: Thôn: 2;6.
- Vị trí 3: Các khu vực còn lại
8
Xã Nghĩa Thắng
- Vị trí 1: Thôn: Bù Đốp, Bon Bù Gia Rá, thôn Quảng Sơn
- Vị trí 2: Thôn Quảng Bình, Quảng Thuận, Quảng Chánh
- Vị trí 3: Các khu vực còn lại
9
Xã Đạo Nghĩa
- Vị trí 1: Thôn Quảng Thọ, Thôn Quảng Lộc
- Vị trí 2: Thôn Quảng Phước, Quảng Đạt, Quảng Thành, Quảng An.
- Vị trí 3: Các khu vực còn lại
10
Xã Quảng Tín
- Vị trí 1: Các thôn, bon trên địa bàn xã.
- Vị trí 2: không có.
- Vị trí 3: không có.
11
Xã Đắk Ru
- Vị trí 1: Thôn: không có.
- Vị trí 2: Thôn: Tân Lợi, Tân Bình, Tấn Phú, Tân Tiến, thôn 6, thôn 8, thôn Châu Thánh,Thôn Tân Lập, Bon Bù Sê Rê 1, Bon Bù Sê Rê 2.
- Vị trí 3: Các khu vực còn lại
5. Vị trí đất rừng sản xuất
Đất rừng sản xuất áp dụng chung một đơn giá cho tất cả các vị trí
III. BẢNG XÁC ĐỊNH CÁC VỊ TRÍ ĐẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐẮK MIL
1. Vị trí đất trồng lúa
STT
Tên xã/thị trấn
Vị trí đất giai đoạn 2020-2024
1
Xã Thuận An
Vị trí 1: Thôn Đức Hòa, Đức An, Thuận Thành, Thuận Hạnh
Vị trí 2: Bon Sapa, Bon Bu Đắk, khu vực Đồng đế
Vị trí 3: Không có
2
Xã Đắk Lao
Vị trí 1: Không có
Vị trí 2: Không có
Vị trí 3: Không có
3
Xã Đắk Sắk
Vị trí 1: Khu vực các cánh Đồng: Đồng Sao, Phản Lực, Đồng Ruộng, Thổ Hoàng 4, Xuân Lộc 1, Dự án
Vị trí 2: Xuân Tình 1, Khu vực Đắk Sô, khu vực đồi Đắk Mâm
Vị trí 3: Không có
4
Xã Đắk N'Drót
Toàn xã thuộc vị trí 3
5
Xã Đắk R'la
Vị trí 1: Không có
Vị trí 2: Thôn 4, 5
Vị trí 3: Các thôn còn lại
6
Xã Đắk Gằn
Vị trí 1: Không có
Vị trí 2: Không có
Vị trí 3: Thôn Tân Lợi, Tân Lập, Đắk Krai, Nam Định
7
Xã Đức Minh
Vị trí 1: Thôn Kẻ Đọng, Vĩnh Đức, Minh Đoài, Đức Đoài, Mỹ Yên, Mỹ Hòa, Thanh Lâm, Xuân Sơn, Xuân Trang, Bình Thuận
Vị trí 2: Thôn Bon Jun Juh
Vị trí 3: Gồm các thôn còn lại: Xuân Thành, Thanh Sơn, Thanh Hà
8
Xã Long Sơn
Vị trí 1: Gồm các thôn: Nam Sơn, Đông Sơn, Tây Sơn
Vị trí 2: Không có
Vị trí 3: Cánh đồng còn lại trên địa bàn xã
9
Thị trấn Đắk Mil
Vị trí 1: Không có
Vị trí 2 Không có
Vị trí 3: Không có
10
Xã Đức Mạnh
Vị trí 1: thôn Đức Lệ A, Đức Lệ B
Vị trí 2: thôn Đức Sơn, Đức Vinh, Đức Nghĩa, Đức Hòa
Vị trí 3: thôn còn lại: Không có
2. Vị trí đất trồng cây hàng năm
STT
Tên xã/thị trấn
Vị trí đất giai đoạn 2020-2024
1
Xã Thuận An
Vị trí 1: Gồm các thôn: Đức Hòa, Đức An, Thuận Thành, Thuận Hạnh, Thuận Sơn, Thuận Hòa, Thuận Bắc, Thuận Nam (phía Tây QL14)
Vị trí 2: Gồm các thôn: Bon Sapa, Bon Bu Đắk, Thuận Nam (phía đông QL14)
Vị trí 3: Không có
2
Xã Đắk Lao
Vị trí 1: Gồm các thôn: thuộc khu dân cư 17 thôn, vùng Đắk Ken, vùng Đắk La, Bò Vàng
Vị trí 2: Gồm các thôn: Vùng Đắk Mbai, khu vực sau đồi 759- Campuchia, Thôn Đắc Kim, thôn Đắk Tâm
Vị trí 3: Vùng buôn Xeri và các thôn còn lại
3
Xã Đắk Sắk
Vị trí 1: Gồm các thôn: Thổ Hoàng 1, 2, 3, 4; Xuân Lộc 1, 2; Hòa Phong, Tân Bình, Xuân Tình 1,2,3; Bon Đắk Sắk, Đắk Mâm, Phương Trạch, Đắk Sô, Đức Long, Xuân Bình, Đắk Hòa, thôn 3/2
Vị trí 2: Gồm các thôn: khu vực Đồi Sao, Lo Ren, A3
Vị trí 3: Gồm các thôn còn lại: khu vực Đồi Mỳ
4
Xã Đắk N'Drót
Vị trí 1: Gồm các thôn 3,4,7,8
Vị trí 2: Gồm các thôn 1,5,9, bon Đắk Rla, bon Đắk Me
Vị trí 3: Gồm các thôn còn lại
5
Xã Đắk R'La
Vị trí 1: Gồm các thôn 5, 6, 11
Vị trí 2: Gồm các thôn 2, 3, 4, 7, 9
Vị trí 3: Gồm các thôn còn lại và các thôn 1, 8, 10, thôn 5 tầng
6
Xã Đắk Gằn
Vị trí 1:
Vị trí 2: Gồm các thôn: Nam Định, Tân Định, Bản Cao Lạng
Vị trí 3: Gồm các thôn còn lại: Bon Đắk Gằn, Đắk Sra, Đắk Krai, Đắk, Láp
7
Xã Đức Minh
Vị trí 1: Không có
Vị trí 2: Gồm các thôn: Kẻ Đọng, Vinh Đức, Minh Đoài, Đức Đoài, Mỹ Yên, Mỹ Hòa, Thanh Lâm, Xuân Sơn, Xuân Trang, Bình Thuận, Xuân Phong, Vinh Đức Xuân Thành, Xuân Hòa, Thanh Sơn, Thanh Hà
Vị trí 3: Gồm các thôn còn lại và Bon Jun Juh
8
Xã Long Sơn
Vị trí 1: Không có
Vị trí 2: Thôn Tân Sơn, Nam Sơn, Đông Sơn, Tây Sơn
Vị trí 3: Khu Đồi Mỳ, Khu Đắk Mâm, khu suối hai
9
Thị trấn Đắk Mil
Vị trí 1: Gồm TDP: 5, 6
Vị trí 2: Không có
Vị trí 3: Không có
10
Xã Đức Mạnh
Vị trí 1: thôn Đức Tân, Đức Trung, Đức Ái
Vị trí 2: thôn Đức Nghĩa, Đức Vinh, Đức Sơn, Đức Bình, Đức Thành, Đức Thắng, Đức Lợi, Đức Phúc, Đức Lệ A, Đức Lệ B, Đức Hiệp
Vị trí 3: thôn còn lại: Đức Hòa, Đức An, Đức Lộc, Đức Thuận và các khu vực còn lại
3. Vị trí đất trồng cây lâu năm
STT
Tên xã/thị trấn
Vị trí đất giai đoạn 2020-2024
1
Xã Thuận An
Vị trí 1: Thôn Đức Hòa, Đức An, Thuận Thành, Thuận Hạnh, Thuận Sơn, Thuận Hòa, Thuận Bắc, Thuận Nam (phía Tây QL 14)
Vị trí 2: Thôn Bon Sapa, Bon Bu Đắk, Thuận Nam (phía đông QL 14)
Vị trí 3: Không có
2
Xã Đắk Lao
Vị trí 1: Gồm các thôn: thuộc khu dân cư 17 thôn, vùng Đắk Ken, vùng Đắk La, Bò Vàng
Vị trí 2: Gồm các thôn: Vùng Đắk Mbai, khu vực sau đồi 759- Campuchia, Thôn Đắc Kim, thôn Đắk Tâm
Vị trí 3: Gồm các thôn còn lại: vùng buôn Xeri
3
Xã Đắk Sắk
Vị trí 1: Trong khu vực dân cư và Đồi A3
Vị trí 2: Khu vực Lo Ren, khu vực Đắk Mâm
Vị trí 3: Khu vực Đồi Mỳ
4
Xã Đắk N'Drót
Vị trí 1: Thôn 8, Bon Đắk Me, Bon Đắk Rla
Vị trí 2: Thôn 1, 3, 4
Vị trí 3: Thôn 2, 5, 6, 7, 9
5
Xã Đắk R'La
Vị trí 1: Gồm các thôn 5, 6, 11
Vị trí 2: Gồm các thôn 2, 3, 4, 7, 9
Vị trí 3: Thôn 1, 8, 10, thôn 5 tầng
6
Xã Đắk Gằn
Vị trí 1: Không có
Vị trí 2: Thôn Nam Định, Tân Định, Bắc Sơn, Tân Lập, Sơn Thượng, Trung Hòa, Thắng Lợi, Sơn Trung, Nam Sơn, Tân Lợi
Vị trí 3: Thôn Bon Đắk Gằn, Đắk Sra, Đắk Krai, Đắk Láp, Bản Cao Lạng
7
Xã Đức Minh
Vị trí 1: Kẻ Đọng, Vinh Đức, Minh Đoài, Đức Đoài, Mỹ Hòa, Thanh Lâm, Xuân Sơn, Xuân Trang, Bình thuận, Xuân Phong, Xuân Thành, Xuân Hòa
Vị trí 2: Thôn Bon Jun Juh, Thanh Sơn, Thanh Hà, Mỹ Yên
Vị trí 3: Không có
8
Xã Long Sơn
Vị trí 1: Thôn Tây Sơn
Vị trí 2: Thôn Nam Sơn, Đông Sơn, khu suối hai
Vị trí 3: Khu Đồi Mỳ, Khu Đắk Mâm, Tân Sơn.
9
Thị trấn Đắk Mil
Vị trí 1: TDP: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7
Vị trí 2: TDP: 8, 9
Vị trí 3: TDP 10 và các TDP còn lại
10
Xã Đức Mạnh
Vị trí 1: Thôn Đức Tân, Đức Trung, Đức Ái
Vị trí 2: Thôn Đức Nghĩa, Đức Vinh, Đức Sơn, Đức Bình, Đức Thành, Đức Thắng, Đức Lợi, Đức Phúc, Đức Lệ A, Đức Lệ B, Đức Hiệp
Vị trí 3: Thôn Đức Hòa, Đức An, Đức Lộc, Đức Thuận và các khu vực còn lại
4. Vị trí đất nuôi trồng thủy sản
STT
Tên xã/thị trấn
Vị trí đất giai đoạn 2020-2024
1
Xã Thuận An
Toàn xã vị trí 3
2
Xã Đắk Lao
Vị trí 1: Thuộc khu dân cư 17 thôn
Vị trí 2: Các thôn, bon còn lại
Vị trí 3: Không có
3
Xã Đắk Sắk
Vị trí 1:
Vị trí 2: Các thôn trên địa bàn xã
Vị trí 3:
4
Xã Đắk N'Drót
Vị trí 1: Bon Đắk Me, Bon Đắk R'la
Vị trí 2: Thôn 3, 4
Vị trí 3: Thôn 1, 2, 5, 6, 7, 8, 9
5
Xã Đắk R'la
Vị trí 1: Thôn 5, 6, 11
Vị trí 2: Thôn 2, 3, 4, 7, 9
Vị trí 3: Thôn 1, 8, 10, thôn 5 tầng
6
Xã Đắk Gằn
Vị trí 1: Không có
Vị trí 2: Không có
Vị trí 3: Thôn Bắc Sơn, Tân Lập
7
Xã Đức Minh
Vị trí 1: Thôn Bon Jun Juh, Thanh Sơn, Thanh Hà
Vị trí 2: Các thôn còn lại
Vị trí 3: Không có
8
Xã Long Sơn
Vị trí 1: Thôn Đông Sơn, Tây Sơn
Vị trí 2: Thôn Tân Sơn, Nam Sơn,
Vị trí 3: Khu Đồi Mỳ, Khu Đắk Mâm, khu Suối Hai
9
Thị trấn Đắk Mil
Vị trí 1: TDP: 1
Vị trí 2: TDP: 3, 4
Vị trí 3: Không có
10
Xã Đức Mạnh
Vị trí 1: Không có
Vị trí 2: Toàn xã
Vị trí 3: Không có
5. Vị trí đất rừng sản xuất
Đất rừng sản xuất áp dụng chung một đơn giá cho tất cả các vị trí
IV. BẢNG XÁC ĐỊNH CÁC VỊ TRÍ ĐẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TUY ĐỨC
1. Vị trí đất trồng lúa
STT
Tên xã
Vị trí đất giai đoạn 2020-2024
1
Xã Quảng Tân
- Vị trí 1: Thôn 4, 7
- Vị trí 2: Thôn 3
- Vị trí 3: Các khu vực còn lại
2
Xã Đắk R'tíh
- Vị trí 1: Thôn 3, 4, 5
- Vị trí 2: Thôn 1, 2, 6
- Vị trí 3: Các khu vực còn lại
3
Xã Đắk Ngo
- Vị trí 1: Không có
- Vị trí 2: Không có
- Vị trí 3: Các khu vực trên địa bàn xã
4
Xã Quảng Tâm
- Vị trí 1: Không có
- Vị trí 2: Không có
- Vị trí 3: Các khu vực trên địa bàn xã
5
Xã Đắk Búk So
- Vị trí 1: Thôn 2
- Vị trí 2: Bon Bu N’drung
- Vị trí 3: Các khu vực còn lại
6
Xã Quảng Trực
- Vị trí 1: Bon Bu Gia
- Vị trí 2: Bon Bu KRắk
- Vị trí 3: Các khu vực còn lại
2. Vị trí đất trồng cây hàng năm khác
STT
Tên xã
Vị trí đất giai đoạn 2020-2024
1
Xã Quảng Tân
- Vị trí 1: Thôn 1, 4, 6, 7, 8, 9, 10, Đăk M’Rê, Đăk R’Tăng
- Vị trí 2: Thôn 3, Đăk Soun, Đăk M’Rang
- Vị trí 3: Các khu vực còn lại
2
Xã Đắk R'tíh
- Vị trí 1: Thôn 3, 4
- Vị trí 2: Thôn 1, 2
- Vị trí 3: Các khu vực còn lại
3
Xã Đắk Ngo
Vị trí 1: Thôn Tân Bình, Bon Điêng Đu
- Vị trí 2: Bon Phi Lơ Te, Phi Lơ Te 1
- Vị trí 3: Các khu vực còn lại
4
Xã Quảng Tâm
- Vị trí 1: Thôn 1, 4, 5
- Vị trí 2: Thôn 6
- Vị trí 3: Các khu vực còn lại
5
Xã Đắk Búk So
- Vị trí 1: Thôn 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9
- Vị trí 2: Thôn Tuy Đức
- Vị trí 3: Các khu vực còn lại
6
Xã Quảng Trực
- Vị trí 1: Thôn Bon Bu Dăr
- Vị trí 2: Bon Đăk Huýt
- Vị trí 3: Các khu vực còn lại
3. Vị trí đất trồng cây lâu năm
STT
Tên xã
Vị trí đất giai đoạn 2020-2024
1
Xã Quảng Tân
- Vị trí 1: Thôn 1, 4, 6, 7, 8, 9, 10, Đăk M’Rê, Đăk R’Tăng
- Vị trí 2: Thôn 3, Đăk Soun, Đăk M’Rang
- Vị trí 3: Các khu vực còn lại
2
Xã Đắk R'tíh
- Vị trí 1: Thôn 4, 3, 2
- Vị trí 2: Thôn 5
- Vị trí 3: Các khu vực còn lại
3
Xã Đắk Ngo
- Vị trí 1: Thôn Tân Bình, Bon Điêng Đu
- Vị trí 2: Bon Phi Lơ Te, Phi Lơ Te 1
- Vị trí 3: Các khu vực còn lại
4
Xã Quảng Tâm
- Vị trí 1: Thôn 1, 4, 5
- Vị trí 2: Thôn 6
- Vị trí 3: Các khu vực còn lại
5
Xã Đắk Búk So
- Vị trí 1: Thôn 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9
- Vị trí 2: Thôn Tuy Đức
- Vị trí 3: Các khu vực còn lại
6
Xã Quảng Trực
- Vị trí 1: Bon Bu Dăr
- Vị trí 2: Thôn Bu Sóp
- Vị trí 3: Các khu vực còn lại
4. Vị trí đất nuôi trồng thủy sản
STT
Tên xã
Vị trí đất giai đoạn 2020-2024
1
Xã Quảng Tân
- Vị trí 1: Thôn 1, 4, 6, 7, 8, 9, 10, Đăk M’Rê, Đăk R’Tăng
- Vị trí 2: Thôn 3, Đăk Soun, Đăk M’Rang
- Vị trí 3: Các khu vực còn lại
2
Xã Đắk R'tíh
- Vị trí 1: Thôn 3, 4, 5
- Vị trí 2: Thôn 2
- Vị trí 3: Các khu vực còn lại
3
Xã Đắk Ngo
- Vị trí 1: Thôn Tân Bình, Bon Điêng Đu
- Vị trí 2: Bon Phi Lơ Te, Phi Lơ Te 1
- Vị trí 3: Các khu vực còn lại
4
Xã Quảng Tâm
- Vị trí 1: Thôn 1, 4, 5
- Vị trí 2: Thôn 6
- Vị trí 3: Các khu vực còn lại
5
Xã Đắk Búk So
- Vị trí 1: Thôn 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9
- Vị trí 2: Thôn Tuy Đức
- Vị trí 3: Các khu vực còn lại
6
Xã Quảng Trực
- Vị trí 1: Bon Bu Gia
- Vị trí 2: Bon Đắk Huýt
- Vị trí 3: Các khu vực còn lại
5. Vị trí đất rừng sản xuất
Đất rừng sản xuất áp dụng chung một đơn giá cho tất cả các vị trí
V. BẢNG XÁC ĐỊNH CÁC VỊ TRÍ ĐẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐẮK GLONG
1. Vị trí đất trồng lúa
STT
Tên xã
Vị trí đất giai đoạn 2020-2024
1
Xã Quảng Khê
Vị trí 1: Thôn Đắk Nang
Vị trí 2: Thôn 3 (Bon K'Nur)
Vị trí 3: Các thôn, bon còn lại
2
Xã Đắk Ha
Vị trí 1: Thôn 4,5
Vị trí 2: Thôn 1,2
Vị trí 3: Các thôn, bon còn lại
3
Xã Quảng Sơn
Vị trí 1: Thôn 4
Vị trí 2: Thôn Đắk Snao
Vị trí 3: Các thôn, bon còn lại
4
Xã Đắk Som
Vị trí 1:
Vị trí 2: Thôn 1, 2, 3, 4
Vị trí 3: Các thôn, bon còn lại
5
Xã Đắk R'Măng
Vị trí 1: Thôn 5, 6
Vị trí 2: Bon Sa Ú
Vị trí 3: Các thôn, bon còn lại
6
Xã Quảng Hòa
Vị trí 1:
Vị trí 2: Thôn 6, 7, 8, 9
Vị trí 3: Các thôn, bon còn lại
7
Xã Đắk Plao
Vị trí 1: Thôn 3, 4, 5
Vị trí 2: Thôn 1, 2
Vị trí 3: Các thôn, bon còn lại
2. Vị trí đất trồng cây hàng năm khác
STT
Tên xã
Vị trí đất giai đoạn 2020-2024
1
Xã Quảng Khê
Vị trí 1: Thôn 9 (Bon BDơng), Thôn Đăk Lang
Vị trí 2: Ka La Yu, R'Dạ
Vị trí 3: Các thôn, bon còn lại
2
Xã Đắk Ha
Vị trí 1: Thôn 1, 2, 3, 8
Vị trí 2: Thôn 6, 7
Vị trí 3: Các thôn, bon còn lại
3
Xã Quảng Sơn
Vị trí 1: Bon RBút
Vị trí 2: Bon Glong Phe
Vị trí 3: Các thôn, bon còn lại
4
Xã Đắk Som
Vị trí 1:
Vị trí 2:
Vị trí 3: Tất cả các thôn, bon trên địa bàn xã
5
Xã Đắk R'Măng
Vị trí 1: Bon Sa Nar, Rơ Sông, Păng Xuôi; Thôn 5, 6
Vị trí 2: Bon Sa Ú
Vị trí 3: Tất cả các thôn, bon còn lại
6
Xã Quảng Hòa
Vị trí 1:
Vị trí 2: Thôn 6, 7, 8, 9
Vị trí 3: Tất cả các thôn, bon còn lại
7
Xã Đắk Plao
Vị trí 1: Thôn 3, 4, 5
Vị trí 2: Thôn 1, 2
Vị trí 3: Tất cả các thôn, bon còn lại
3. Vị trí đất trồng cây lâu năm
STT
Tên xã
Vị trí đất giai đoạn 2020-2024
1
Xã Quảng Khê
Vị trí 1: Các thôn (bon) Ka Nur, Ka La Dạ, Sa Dieng, Ka La Yu, Sa Ú - Dru, Đăk Lang, Quảng Long, Tân Tiến
Vị trí 2: Phi Mur, R'Dạ
Vị trí 3: Tất cả các thôn, bon còn lại
2
Xã Đắk Ha
Vị trí 1: Thôn 3,6,7,8
Vị trí 2: Thôn 1,2
Vị trí 3: Tất cả các thôn, bon còn lại
3
Quảng Sơn
Vị trí 1: Bon RBút
Vị trí 2: Bon Glong Phe
Vị trí 3: Tất cả các thôn, bon còn lại
4
Xã Đắk Som
Vị trí 1:
Vị trí 2:
Vị trí 3: Tất cả các thôn, bon trên địa bàn xã
5
Xã Đắk R'Măng
Vị trí 1: Bon Rơ Sông, Păng Xuôi
Vị trí 2: Bon Sa Nar, Thôn 5, 6
Vị trí 3: Tất cả các thôn, bon còn lại
6
Xã Quảng Hòa
Vị trí 1:
Vị trí 2: Thôn 10
Vị trí 3: Tất cả các thôn, bon còn lại
7
Xã Đắk Plao
Vị trí 1: Thôn 1, 2, 3
Vị trí 2: Thôn 4, 5
Vị trí 3: Tất cả các thôn, bon còn lại
4. Vị trí đất nuôi trồng thủy sản
STT
Tên xã
Vị trí đất giai đoạn 2020-2024
1
Xã Quảng Khê
Vị trí 1: Các thôn (bon) Ka Nur, Đăk Lang, Tân Tiến
Vị trí 1: Sa Dieng, Ka La Yu, Sa Ú - Dru
Vị trí 3: Tất cả các thôn, bon còn lại
2
Xã Đắk Ha
Vị trí 1: Thôn 4, 5
Vị trí 2: Thôn 1, 2
Vị trí 3: Tất cả các thôn, bon còn lại
3
Xã Quảng Sơn
Vị trí 1: Bon RBút
Vị trí 2: Bon Ndoh
Vị trí 3: Tất cả các thôn, bon còn lại
4
Xã Đắk Som
Vị trí 1:
Vị trí 2:
Vị trí 3: Tất cả các thôn, bon trên địa bàn xã
5
Xã Đắk R'Măng
Vị trí 1:
Vị trí 2: Thôn 5, Bon Păng Xuôi
Vị trí 3: Tất cả các thôn, bon còn lại
6
Xã Quảng Hòa
Vị trí 1:
Vị trí 2: Tất cả các thôn, bon trên địa bàn xã
Vị trí 3:
7
Xã Đắk Plao
Vị trí 1: Thôn 3, 4, 5
Vị trí 2: Thôn 1, 2
Vị trí 3: Tất cả các thôn, bon còn lại
5. Vị trí đất rừng sản xuất
Đất rừng sản xuất áp dụng chung một đơn giá cho tất cả các vị trí
VI. BẢNG XÁC ĐỊNH CÁC VỊ TRÍ ĐẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐẮK SONG
1. Vị trí đất trồng lúa
STT
Tên xã/thị trấn
Vị trí đất giai đoạn 2020-2024
1
Xã Nam Bình
Vị trí 1: Thôn 6
Vị trí 2:
Vị trí 3: Thôn Bình An, thôn 7, thôn 8, thôn 9, thôn 10, thôn 11
2
Xã Thuận Hà
Vị trí 1: Đầm Giỏ, Đắk Thốt
Vị trí 2: Thôn 7
Vị trí 3: Thôn 2, 3, 5, 8
3
Xã Thuận Hạnh
Vị trí 1: Thuận Lợi
Vị trí 2: Thuận Hải; Thuận Tình
Vị trí 3: Vị trí còn lại
4
Xã Trường Xuân
Vị trí 1: Bon Ta Mung, Bon Păng Sim
Vị trí 2: Bon: Pơng plei 2, Pơng Plei 1, Bu Dah
Vị trí 3: Thôn: 1, 6, 8, 10; Bon: N'Jang Bơ, Bu Bang, Ding Plei, Pơng plei 3, Jâng Plây 3
5
Xã Đắk Mol
Vị trí 1: Thôn Hà Nam Ninh, Thôn Đắk Sơn 1, Thôn 4, Bon BuJri
Vị trí 2: Bon A3, Bon RLông
Vị trí 3: Thôn E29
6
Xã Đắk N'Drung
Vị trí 1: Thôn Đắk Kual 2, Đắk R'mo
Vị trí 2: Thôn Đắk Tiên, Đắk Kual, Đắk Kual 5
Vị trí 3: Vị trí còn lại
7
Xã Đắk Hòa
Vị trí 1: Thôn Đắk Hòa, Tân Bình, Rừng Lạnh
Vị trí 2: Thôn Đắk Sơn
Vị trí 3: Các thôn, bon còn lại
2. Vị trí đất trồng cây hàng năm khác
STT
Tên xã/thị trấn
Vị trí đất giai đoạn 2020-2024
1
Thị trấn Đức An
Vị trí 1: TDP 1, TDP 2, TDP 3, TDP 4
Vị trí 2: TDP 6, TDP 8
Vị trí 3: Các khu vực còn lại
2
Xã Nam Bình
Vị trí 1: Thôn 8, thôn 10, thôn Bình An
Vị trí 2: Thôn 7
Vị trí 3: Thôn 6, thôn 9, thôn 11
3
Xã Thuận Hà
Vị trí 1: Thôn 3, thôn 7, thôn 8
Vị trí 2: Đắk Thốt, Đầm Giỏ, Thôn 2
Vị trí 3: Thôn 5
4
Xã Nâm N'Jang
Vị trí 1: Thôn 1, thôn 2, thôn 3, thôn 4, thôn 6, thôn 10
Vị trí 2: Thôn 11
Vị trí 3: Các thôn, bon còn lại
5
Xã Thuận Hạnh
Vị trí 1: Thôn Thuận Tân, Thuận Lợi, Thuận Hòa, Thuận Nam, Thuận Nghĩa, Thuận Thành
Vị trí 2: Thôn Thuận Trung, Thuận Bắc, Thuận Tình
Vị trí 3: Thôn Thuận Bình, Thuận Hải
6
Xã Trường Xuân
Vị trí 1: Thôn 1, Jâng Plây 3, Pơng Plei 3, Ta Mung
Vị trí 2: Thôn 8, thôn 10, Păng Sim, N'Jang Bơ, thôn 6, Bu Bang
Vị trí 3: Pơng plei 2, Pơng Plei 1, Bu Dah, Ding Plei
7
Xã Đắk Mol
Vị trí 1: Thôn 4, thôn Hà Nam Ninh, thôn Đắk Sơn 1
Vị trí 2: Bon A3, Bon RLông, Bon BuJri
Vị trí 3: Thôn E29
8
Xã Đắk N'Drung
Vị trí 1: Thôn Đắk Kual, Bu Rwah
Vị trí 2: Thôn Đắk Kual 2, Đắk Kual 3
Vị trí 3: Thôn: Đắk Kual 5, Đắk Tiên; Bon: Bu Boong, N'Jrang Lu, Bu N’Drung, Bon Bu N’Ja
9
Xã Đắk Hòa
Vị trí 1: Thôn Đắk Hòa, Tân Bình, Rừng Lạnh
Vị trí 2: Thôn Đắk Sơn
Vị trí 3: Các thôn, bon còn lại
3. Vị trí đất trồng cây lâu năm
STT
Tên xã/thị trấn
Vị trí đất giai đoạn 2020-2024
1
Thị trấn Đức An
Vị trí 1: TDP 1, TDP 2, TDP 3, TDP 4
Vị trí 2: TDP 6, TDP 8
Vị trí 3:
2
Xã Nam Bình
Vị trí 1: Thôn 7, thôn 8, thôn 9, thôn 10, thôn 11
Vị trí 2: Thôn Bình An, thôn 6
Vị trí 3: Các thôn, bon còn lại
3
Xã Thuận Hà
Vị trí 1: Thôn 3, thôn 7, thôn 8
Vị trí 2: Thôn Đắk Thốt, Đầm Giỏ, thôn 2
Vị trí 3: Thôn 5
4
Xã Nâm N'Jang
Vị trí 1: Thôn 1, thôn 2 , thôn 3, thôn 4, thôn 6
Vị trí 2: Thôn 11, thôn 10
Vị trí 3: Các thôn, bon còn lại
5
Xã Thuận Hạnh
Vị trí 1: Thuận Tân, Thuận Lợi, Thuận Bình,Thuận Nghĩa, Thuận Thành
Vị trí 2: Thuận Trung, Thuận Bắc, Thuận Tình, Thuận Nam, Thuận Hòa
Vị trí 3: Thuận Bình, Thuận Hải
6
Xã Trường Xuân
Vị trí 1: Thôn 1, Bon: Jâng Plây 3, Pơng Plei 3, Ta Mung
Vị trí 2: Thôn 8, thôn 10, thôn 6; Bon: Păng Sim, N'Jang Bơ, Bu Bang
Vị trí 3: Bon: Pơng plei 2, Pơng Plei 1, Bu Dah, Ding Plei
7
Xã Đắk Mol
Vị trí 1: Thôn Hà Nam Ninh, thôn Đắk Sơn 1, Thôn 4
Vị trí 2: Bon A3, Bon RLông, Bon BuJri
Vị trí 3: Thôn E29
8
Xã Đắk N'Drung
Vị trí 1: Thôn: Đắk Kual 2, Đắk Kual 3; Bon: Bu Rwah, Bu N'Drung, Bu Boong
Vị trí 2: Thôn: Đắk Kual 5, Đắk Kual, Đắk Tiên; Bon: N'Jrang Lu, Bprang, bu N’Ja
Vị trí 3: Các thôn, bon còn lại
9
Xã Đắk Hòa
Vị trí 1: Thôn Đắk Sơn
Vị trí 2: Thôn: Đắk Hòa, Tân Bình, Rừng Lạnh
Vị trí 3: Các thôn, bon còn lại
4. Vị trí đất nuôi trồng thủy sản
STT
Tên xã/thị trấn
Vị trí đất giai đoạn 2020-2024
1
Thị trấn Đức An
Vị trí 1: TDP 1, TDP 2, TDP 3, TDP 4
Vị trí 2: TDP 6, TDP 8
Vị trí 3:
2
Xã Nam Bình
Vị trí 1: Thôn 6, thôn 7, thôn 9, thôn 11
Vị trí 2: Thôn Bình An
Vị trí 3: Thôn 8, thôn 10
3
Xã Thuận Hà
Vị trí 1: Thôn Đầm Giỏ, Thôn 3, thôn 7, thôn 8
Vị trí 2: Thôn Đắk Thốt, thôn 2, thôn 5
Vị trí 3: Các thôn, bon còn lại
4
Xã Nâm N'Jang
Vị trí 1: Thôn 1, thôn 2 , thôn 3, thôn 4, thôn 6, thôn 10
Vị trí 2: Thôn 11
Vị trí 3: Các thôn, bon còn lại
5
Xã Thuận Hạnh
Vị trí 1: Thôn Thuận Tân, Thuận Lợi, Thuận Hòa, Thuận Nam, Thuận Nghĩa, Thuận Thành
Vị trí 2: Thôn Thuận Trung, Thuận Bắc, Thuận Tình
Vị trí 3: Các thôn, bon còn lại
6
Xã Trường Xuân
Vị trí 1: Thôn 1; Bon: Jâng Plây 3, Pơng Plei 3, Ta Mung
Vị trí 2: Thôn: 8, 10, 6; Bon: Păng Sim, N'Jang Bơ, Bu Bang
Vị trí 3: Bon: Pơng plei 2, Pơng Plei 1, Bu Dah, Ding Plei
7
Xã Đắk Mol
Vị trí 1: Thôn: Hà Nam Ninh, Đắk Sơn 1, Thôn 4; Bon Rlong, Bon BuJri
Vị trí 2: Bon A3, Bon Mton
Vị trí 3: Thôn E29
8
Xã Đắk N'Drung
Vị trí 1: Thôn: Đắk Kual 2, Đắk Kual 3; Bon: Bu Rwah, N'Jang Lu, Bu N’Drung, Bprang, bu N’Ja, Bu Boong
Vị trí 2: Thôn: Đắk Kual 5, Đắk Tiên, Đắk Kual
Vị trí 3: Các thôn, bon còn lại
9
Xã Đắk Hòa
Vị trí 1: Thôn: Đắk Hòa, Tân Bình, Rừng Lạnh
Vị trí 2: Thôn Đắk Sơn
Vị trí 3: Các thôn, bon còn lại
5. Vị trí đất rừng sản xuất
Đất rừng sản xuất áp dụng chung một đơn giá cho tất cả các vị trí
VII. BẢNG XÁC ĐỊNH CÁC VỊ TRÍ ĐẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CƯ JÚT
1. Vị trí đất trồng lúa
STT
Tên xã/thị trấn
Vị trí đất giai đoạn 2020-2024
1
Thị trấn Ea T'ling
VT1: Khu vực đồng Không tên, đồng ông Khấn, đồng Chua A, đồng Chua B, đồng Cống sập, đồng Bon U2.
VT2: Khu vực đồng tổ dân phố 3, đồng Ngàn Phương.
VT3: Các khu vực còn lại
2
Xã Đắk Drông
VT1: Khu vực phụ cận kênh tưới đập Đăk Drông, đập Ea Diêr
VT2: Các khu vực còn lại
3
Xã Tâm Thắng
VT1: Khu vực đồng không tên, đồng Ma Sơ, đồng Y Siêng
VT2: Các khu vực còn lại
4
Xã Ea Pô
VT1: Các khu vực vùng phụ cận kênh tưới Ea Pô
VT2: Đất khu vực các thôn: Nhà Đèn, thôn 1, Nam Tiến, Suối Tre, cụm Thác Lào, thôn Ba tầng; các khu vực ngoài khu dân cư thuộc các thôn: Quyết Tâm, Thanh Tâm, Thanh Sơn, Thanh Xuân, Thanh Tâm, Thanh Nam, Hợp Tân, Trung Sơn, Phú Sơn, Tân Sơn, Tân Tiến, Bằng Sơn, Cao Lạng, Hợp Thành, Bình Minh, Đăk Thanh. Khu vực giáp ranh giới xã Nam Dong
VT3: Các khu vực còn lại
5
Xã Nam Dong
VT2: Các khu vực trên toàn xã
VT3: Các khu vực còn lại
6
Xã Trúc Sơn
VT1: Khu vực cánh đồng thôn 1, thôn 2.
VT2: Khu vực ngàn Phương
VT3: Các khu vực còn lại
7
Xã Cư Knia
VT1: Các khu vực phụ cận tuyến kênh tưới đập Đăk Diêr
VT2: Các khu vực còn lại
8
Xã Đắk Wil
VT1: Khu vực cánh đồng thuộc thôn 7
VT2: Khu vực cánh đồng thuộc thôn 8, thôn 6
VT3: Các khu vực còn lại
2. Vị trí đất trồng cây lâu năm, cây hàng năm
STT
Tên xã/thị trấn
Vị trí đất giai đoạn 2020-2024
1
Thị trấn Ea T'ling
VT1: Đất khu vực các tổ dân phố: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 11 và 03 Bon: U1, U2, U3. Khu vực Tia Sáng, khu vực Nhà máy Điều.
VT2: Đất các khu vực: Núi lửa, khu vực giáp đường tỉnh lộ 4 (từ Dốc 500 đến giáp Krông Nô)
VT3: Các khu vực còn lại
2
Xã Đắk Drông
VT1: Đất các khu vực thôn: 3, 4, 5, 6. 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20; Bon U Sroong, thôn Cao Lạng. Khu vực cánh giáp xã Nam Dong
VT2: Khu vực ngoài các khu dân cư nằm trên các trục giao thông liên xã, liên thôn
VT3: Các khu vực còn lại
3
Xã Tâm Thắng
VT1: Đất khu vực các thôn: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15 và 04 buôn: Buôn Nui, Buôn Buôr, Buôn Trum, Buôn Ea Pô
VT2: Khu vực đồi Cô đơn.
VT3: Các khu vực còn lại
4
Xã Ea Pô
VT1: Đất khu vực các thôn: Quyết Tâm, Thanh Tâm, Thanh Sơn, Thanh Xuân, Thanh Tâm, Thanh Nam, Hợp Tân, Trung Sơn, Phú Sơn, Tân Sơn, Tân Tiến, Bằng Sơn, Cao Lạng, Hợp Thành, Bình Minh, Đắk Thanh. Khu vực giáp ranh giới xã Nam Dong
VT2: Đất khu vực các thôn: Nhà Đèn, thôn 1, Nam Tiến, Suối Tre, Tân Thành, cụm Thác Lào, thôn Ba Tầng; các khu vực ngoài khu dân cư thuộc các thôn: Quyết Tâm, Thanh Tâm, Thanh Sơn, Thanh Xuân, Thanh Tâm, Thanh Nam, Hợp Tân, Trung Sơn, Phú Sơn, Tân Sơn, Tân Tiến, Bằng Sơn, Cao Lạng, Hợp Thành, Bình Minh, Đắk Thanh. Khu vực giáp ranh giới xã Nam Dong
VT3: Các khu vực còn lại
5
Xã Nam Dong
VT1: Đất khu vực các thôn: Trung tâm, thôn 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 13, 14, 15, thôn Tân Ninh, thôn Tân Bình. Khu vực giáp 4 xã: Ea Pô, Đăk Drông, Đăk Wil, Nam Dong. Khu vực ngoài khu dân cư thôn Tân Ninh.
VT2: Đất khu vực các thôn 12, 16, Khu vực ngoài khu dân cư các thôn: 13, 15
VT3: Đất khu vực ngoài khu dân cư thôn 12, 16, Các khu vực còn lại
6
Xã Trúc Sơn
VT1: Đất khu vực các thôn: 1, 2, 3, 4, 5, 6.
VT2: Khu vực Ngàn Phương, Quách Đại Hảo, Đá chẻ
VT3: Các khu vực còn lại
7
Xã Cư Knia
VT1: Đất khu vực các thôn: 1, 2, 3, 4, 5, 6. 7, 8, 9, 10, 11, 12.
VT2: Đất ngoài khu dân cư của các thôn trên toàn xã nằm dọc theo các tuyến đường liên xã, liên thôn
VT3: Các khu vực còn lại
8
Xã Đắk Wil
VT1: Đất xen kẻ trong khu dân cư của các thôn: Trung Tâm, Hà Thông, Thái Học, Đồi Mây, thôn 1, 2, 5, 6, 7, 8, 9, 18, Buôn Knã, Buôn Trum. Khu vực giáp ranh xã Nam Dong.
VT2: Khu vực ngoài các khu dân cư nằm trên các trục giao thông liên xã, liên thôn
VT3: Các khu vực còn lại
3. Vị trí đất nuôi trồng thủy sản
STT
Tên xã, thị trấn
Vị trí đất giai đoạn 2020-2024
1
Thị trấn Ea T'ling
VT1: Đất khu vực các tổ dân phố: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 11 và 03 Bon: U1, U2, U3. Khu vực đồng Không tên, đồng ông Khấn, đồng Chua A, đồng Chua B, đồng Cống sập, đồng Bon U2; khu vực Tia Sáng
VT2: Khu vực Ngàn Phương
VT3: Các khu vực còn lại
2
Xã Đắk Drông
VT1: Đất xen kẻ trong các khu dân cư toàn xã
VT2: Các khu vực còn lại
3
Xã Tâm Thắng
VT1: Đất khu vực các thôn: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15 và 04 buôn: Buôn Nui, Buôn Buôr, Buôn Trum, Buôn Ea Pô. Khu vực đồng không tên, đồng Ma Sơ, đồng Y Siêng
VT2: Các khu vực còn lại
4
Xã Ea Pô
VT1: Đất khu vực các thôn: Quyết Tâm, Thanh Tâm, Thanh Sơn, Thanh Xuân, Thanh Tâm, Thanh Nam, Hợp Tân, Trung Sơn, Phú Sơn, Tân Sơn, Tân Tiến, Bằng Sơn, Cao Lạng, Hợp Thành, Bình Minh, Đắk Thanh
VT2: Các khu vực ngoài khu dân cư thuộc các thôn: Quyết Tâm, Thanh Tâm, Thanh Sơn, Thanh Xuân, Thanh Tâm, Thanh Nam, Hợp Tân, Trung Sơn, Phú Sơn, Tân Sơn, Tân Tiến, Bằng Sơn, Cao Lạng, Hợp Thành, Bình Minh, Đắk Thanh
VT3: Các khu vực còn lại
5
Xã Nam Dong
VT1:các thôn: Trung tâm, thôn 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, thôn Tân Ninh, thôn Tân Bình. Khu vực ngoài khu dân cư thôn Tân Ninh.
VT2: Khu vực ngoài khu dân cư các thôn: 12, 13, 15, 16
VT3: Các khu vực còn lại
6
Xã Trúc Sơn
VT1: Các thôn: 1, 2, 3, 4, 5, 6. Khu vực cánh đồng thôn 1, thôn 2
VT2: Các khu vực còn lại
7
Xã Cư Knia
VT1: Đất các khu vực toàn xã
VT2: Các khu vực còn lại
8
Xã Đắk Wil
VT1: các thôn: Trung Tâm, thôn Hà Thông, Thái Học, Đồi Mây, thôn 1, 2, 5, 6, 7, 8, 9, 18, Buôn Knã, Buôn Trum. Các khu vực ngoài khu dân cư thuộc thôn 7, thôn 8, thôn Đồi mây
VT2: Các khu vực ngoài khu dân cư thuộc thôn 2, 5 và 6
VT3: Các khu vực còn lại
4. Vị trí đất rừng sản xuất
Đất rừng sản xuất áp dụng chung một đơn giá cho tất cả các vị trí
VIII. BẢNG XÁC ĐỊNH CÁC VỊ TRÍ ĐẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN KRÔNG NÔ
1. Vị trí đất trồng lúa
Stt
Tên xã/thị trấn
Vị trí đất giai đoạn 2020-2024
1
Thị trấn Đắk Mâm
- Vị trí 1: TDP 1,2,3
- Vị trí 2: TDP4, thôn Đắk Vượng, Đắk Hà
- Vị trí 3: Các khu vực còn lại
2
Xã Đắk Drô
- Vị trí 1: Thôn EaSanô, Buôn Ol, Đắk Xuân, Buôn K62, Buôn 9
- Vị trí 2: Thôn Jang Cách, Đắk Tâm
- Vị trí 3: Các khu vực còn lại
3
Xã Nam Đà
- Vị trí 1: Cánh đồng Xuân
- Vị trí 2: Cánh đồng Nà Quận
- Vị trí 3: Các khu vực còn lại
4
Xã Đắk Sôr
- Vị trí 1:
- Vị trí 2:
- Vị trí 3: Tất cả các khu vực trên địa bàn xã
5
Xã Tân Thành
- Vị trí 1:
- Vị trí 2:
- Vị trí 3: Tất cả các khu vực trên địa bàn xã
6
Xã Nâm N'Đir
- Vị trí 1: Đất trồng lúa tại cánh đồng Đăk Rền (từ thôn Quảng Hà đến thôn Nam Ninh)
- Vị trí 2: Các khu vực trồng lúa còn lại tại các thôn, bon.
- Vị trí 3:
7
Xã Quảng Phú
- Vị trí 1: Thôn Phú Hưng
- Vị trí 2: Thôn Phú Trung, Phú Xuân, Phú Thuận
- Vị trí 3: Các khu vực còn lại
8
Xã Đức Xuyên
- Vị trí 1: Thôn Xuyên Hải
- Vị trí 2: Thôn Xuyên Phước, Xuyên Tân, Xuyên Nghĩa, Xuyên Hà, Xuyên An
- Vị trí 3: Các khu vực còn lại
9
Xã Buôn Choah
- Vị trí 1: Toàn xã
- Vị trí 2:
- Vị trí 3: Khu vực bầu voi thôn Bình Giang
10
Xã Nâm Nung
- Vị trí 1: Thôn Dốc Du; Thôn Nam Tiến.
- Vị trí 2: Thôn Thanh Thái; bon JaRah; bon R’Cập
- Vị trí 3: Các khu vực còn lại
11
Xã Nam Xuân
- Vị trí 1: Thôn Thanh Sơn
- Vị trí 2: Thôn Đắk Sơn, Đắk Xuân
- Vị trí 3: Các khu vực còn lại
12
Xã Đắk Nang
- Vị trí 1: Điểm 1: Dọc sông Krông Nô giáp ranh giới xã Đức Xuyên từ Buôn Krue đến thôn Phú Tân giáp ranh xã Quảng Phú từ bờ sông Krông Nô đến đường TL4 dài 600m; thôn Phú Tiến
Điểm 2: Sau khu dân cư Buôn Krue từ nhà ông Phạm Ngọc Vụ theo bờ lô nhà ông Lò Văn Lón qua nhà ông Hoàng Phúng- thôn Phú Lợi sang thôn Phú Cường
Điểm 3: Từ đường TL4 thôn Phú Tân đi theo đường vào đập Đắk Nang đến nhà ông Lê Văn dài 500m chạy về Phú Cường giáp điểm 2.
Điểm 4: Khu vực 2 lô chuồng vịt
- Vị trí 2: Toàn bộ khu vực huyện ủy, khu cây xoài, khu nương tiêu ra đến kênh chính
- Vị trí 3: Các khu vực còn lại
2. Vị trí đất trồng cây hàng năm khác
Stt
Tên xã/thị trấn
Vị trí đất giai đoạn 2020-2024
1
Thị trấn Đắk Mâm
- Vị trí 1: TDP 1,2,3
- Vị trí 2: TDP4, thôn Đắk Vượng, Đắk Hà
- Vị trí 3: Các khu vực còn lại
2
Xã Đắk Drô
- Vị trí 1: Thôn Đắk Xuân, Buôn K62, Buôn 9, Đắk Hợp
- Vị trí 2: Thôn Jang Cách, Đắk Tâm, EaSanô, Buôn Ol
- Vị trí 3: Các khu vực còn lại
3
Xã Nam Đà
- Vị trí 1: Thôn Nam Phú
- Vị trí 2: Thôn Nam Hải
- Vị trí 3: Các khu vực còn lại
4
Xã Đắk Sôr
- Vị trí 1:
- Vị trí 2: Tất cả các khu vực trên địa bàn xã
- Vị trí 3:
5
Xã Tân Thành
- Vị trí 1: Thôn Đắk Hoa
- Vị trí 2:
- Vị trí 3: Các khu vực còn lại
6
Xã Nâm N'Đir
- Vị trí 1:
- Vị trí 2:
- Vị trí 3: Tất cả các khu vực trên địa bàn xã
7
Xã Quảng Phú
- Vị trí 1: Thôn Phú Thuận
- Vị trí 2: Thôn Phú Trung, Phú Xuân, Phú Hưng
- Vị trí 3: Các khu vực còn lại
8
Xã Đức Xuyên
- Vị trí 1: Thôn Xuyên Hải
- Vị trí 2: Thôn Xuyên Phước, Xuyên Tân, Xuyên Nghĩa, Xuyên An, Xuyên Hà
- Vị trí 3: Các khu vực còn lại
9
Xã Buôn Choah
- Vị trí 1: Thôn Cao Sơn, thôn Thanh Sơn
- Vị trí 2: Thôn Buôn Choah cù lao cát
- Vị trí 3: Các khu vực còn lại
10
Xã Nâm Nung
- Vị trí 1: Thôn Dốc Du; Thôn Nam Tiến; Thôn Tân Lập
- Vị trí 2: Thôn Thanh Thái; bon JaRah; bon R’Cập
- Vị trí 3: Các khu vực còn lại
11
Xã Nam Xuân
- Vị trí 1: Thôn Đắk Thanh, Thanh Sơn
- Vị trí 2: Thôn Đắk Xuân
- Vị trí 3: Các khu vực còn lại
12
Xã Đắk Nang
- Vị trí 1: Điểm 1: Dọc sông Krông Nô giáp ranh giới xã Đức Xuyên từ Buôn Krue đến thôn Phú Tân giáp ranh xã Quảng Phú từ bờ sông Krông Nô đến đường TL4 dài 600m; thôn Phú Tiến
Điểm 2: Sau khu dân cư Buôn Krue từ nhà ông Phạm Ngọc Vụ theo bờ lô nhà ông Lò Văn Lón qua nhà ông Hoàng Phúng- thôn Phú Lợi sang thôn Phú Cường
Điểm 3: Từ đường TL4 thôn Phú Tân đi theo đường vào đập Đắk Nang đến nhà ông Lê Văn dài 500m chạy về Phú Cường giáp điểm 2.
Điểm 4: Khu vực 2 lô chuồng vịt
- Vị trí 2: Toàn bộ khu vực huyện ủy, khu cây xoài, khu nương tiêu ra đến kênh chính
- Vị trí 3: Các khu vực còn lại
3. Vị trí đất trồng cây lâu năm
Stt
Tên xã/thị trấn
Vị trí đất giai đoạn 2020-2024
1
Thị trấn Đắk Mâm
- Vị trí 1: TDP 1,2,3
- Vị trí 2: TDP4, thôn Đắk Vượng, Đắk Hà
- Vị trí 3: Các khu vực còn lại
2
Xã Đắk Drô
- Vị trí 1: Thôn Jang Cách, Đắk Tâm, Buôn K62
- Vị trí 2: Thôn Đắk Hợp, Buôn 9, thôn Đắk Xuân
- Vị trí 3: Các khu vực còn lại
3
Xã Nam Đà
- Vị trí 1: Thôn Nam Thắng
- Vị trí 2: Thôn Nam Phú
- Vị trí 3: Các khu vực còn lại
4
Xã Đắk Sôr
- Vị trí 1:
- Vị trí 2: Thôn Đức Lập, Quảng Hà, Nam Cao, Đắk Cao, Đắk Trung, Đắk Thành, Quảng Đà
- Vị trí 3: Khu vực bên kia suối Đắk Mâm, giáp xã Nam Đà, thác Đray Sáp; Tờ bản đồ số 50, 52, 53 giáp xã Nam Đà
5
Xã Tân Thành
- Vị trí 1: Thôn Đắk Hoa
- Vị trí 2:
- Vị trí 3: Các khu vực còn lại
6
Xã Nâm N'Đir
- Vị trí 1:
- Vị trí 2: Tất cả các khu vực trên địa bàn xã
- Vị trí 3:
7
Xã Quảng Phú
- Vị trí 1: Thôn Phú Thuận
- Vị trí 2: Thôn Phú Trung, Phú Xuân, Phú Hưng
- Vị trí 3: Các khu vực còn lại
8
Xã Đức Xuyên
- Vị trí 1:
- Vị trí 2: Tất cả các khu vực trên địa bàn xã
- Vị trí 3: Bon Choih
9
Xã Buôn Choah
- Vị trí 1: Thôn Bình Giang
- Vị trí 2:
- Vị trí 3: Các khu vực còn lại
10
Xã Nâm Nung
- Vị trí 1: Thôn Dốc Du; Thôn Nam Tiến; Thôn Tân Lập
- Vị trí 2: Thôn Thanh Thái; bon JaRah; bon R’Cập
- Vị trí 3: Các khu vực còn lại
11
Xã Nam Xuân
- Vị trí 1: Thôn Đắk Thanh, Thanh Sơn, Lương Sơn
- Vị trí 2: Thôn Đắk Xuân
- Vị trí 3: Các khu vực còn lại
12
Xã Đắk Nang
- Vị trí 1: Điểm 1: Dọc sông Krông Nô giáp ranh giới xã Đức Xuyên từ Buôn Krue đến thôn Phú Tân giáp ranh xã Quảng Phú từ bờ sông Krông Nô đến đường TL4 dài 600m; thôn Phú Tiến
Điểm 2: Sau khu dân cư Buôn Krue từ nhà ông Phạm Ngọc Vụ theo bờ lô nhà ông Lò Văn Lón qua nhà ông Hoàng Phúng- thôn Phú Lợi sang thôn Phú Cường
Điểm 3: Từ đường TL4 thôn Phú Tân đi theo đường vào đập Đắk Nang đến nhà ông Lê Văn dài 500m chạy về Phú Cường giáp điểm 2.
Điểm 4: Khu vực 2 lô chuồng vịt
- Vị trí 2: Toàn bộ khu vực huyện ủy, khu cây xoài, khu nương tiêu ra đến kênh chính
- Vị trí 3: Các khu vực còn lại
4. Vị trí đất nuôi trồng thủy sản
Stt
Tên xã/thị trấn
Vị trí đất giai đoạn 2020-2024
1
Thị trấn Đắk Mâm
- Vị trí 1: TDP 1,2,3
- Vị trí 2: TDP4, thôn Đắk Vượng, Đắk Hà
- Vị trí 3: Các khu vực còn lại
2
Xã Đắk Drô
- Vị trí 1: Thôn Đắk Hợp, Buôn K62, Buôn 9, thôn Đắk Xuân, EaSanô
- Vị trí 2: Thôn Jang Cách, Đắk Tâm
- Vị trí 3: Các khu vực còn lại
3
Xã Nam Đà
- Vị trí 1: Thôn Nam Thắng
- Vị trí 2: Thôn Nam Hải
- Vị trí 3: Các khu vực còn lại
4
Xã Đắk Sôr
- Vị trí 1:
- Vị trí 2:
- Vị trí 3: Tất cả các khu vực trên địa bàn xã
5
Xã Tân Thành
- Vị trí 1:
- Vị trí 2:
- Vị trí 3: Tất cả các khu vực trên địa bàn xã
6
Xã Nâm N'Đir
- Vị trí 1:
- Vị trí 2: Tất cả các khu vực trên địa bàn xã
- Vị trí 3:
7
Xã Quảng Phú
- Vị trí 1:
- Vị trí 2: Tất cả các khu vực trên địa bàn xã
- Vị trí 3:
8
Xã Đức Xuyên
- Vị trí 1:
- Vị trí 2: Tất cả các khu vực trên địa bàn xã
- Vị trí 3:
9
Xã Buôn Choah
- Vị trí 1: Tất cả các khu vực trên địa bàn xã
- Vị trí 2:
- Vị trí 3:
10
Xã Nâm Nung
- Vị trí 1: Thôn Dốc Du; Thôn Nam Tiến; Tân Lập.
- Vị trí 2: Thôn Thanh Thái
- Vị trí 3: Các khu vực còn lại
11
Xã Nam Xuân
- Vị trí 1: Thôn Nam Hợp, Lương Sơn
- Vị trí 2: Thôn Đắk Xuân
- Vị trí 3: Các khu vực còn lại
12
Xã Đắk Nang
- Vị trí 1: Điểm 1: Dọc sông Krông Nô giáp ranh giới xã Đức Xuyên từ Buôn Krue đến thôn Phú Tân giáp ranh xã Quảng Phú từ bờ sông Krông Nô đến đường TL4 dài 600m; thôn Phú Tiến
Điểm 2: Sau khu dân cư Buôn Krue từ nhà ông Phạm Ngọc Vụ theo bờ lô nhà ông Lò Văn Lón qua nhà ông Hoàng Phúng- thôn Phú Lợi sang thôn Phú Cường
Điểm 3: Từ đường TL4 thôn Phú Tân đi theo đường vào đập Đắk Nang đến nhà ông Lê Văn dài 500m chạy về Phú Cường giáp điểm 2
Điểm 4: Khu vực 2 lô chuồng vịt
- Vị trí 2: Toàn bộ khu vực huyện ủy, khu cây xoài, khu nương tiêu ra đến kênh chính
- Vị trí 3: Các khu vực còn lại
5. Vị trí đất rừng sản xuất
Đất rừng sản xuất áp dụng chung một đơn giá cho tất cả các vị trí
PHỤ LỤC IV:
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
(Kèm theo Quyết định số 08 /2020/QĐ-UBND ngày 08/5/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông)
1. Xác định giá và vị trí đất ở tại đô thị và nông thôn
1.1. Xác định giá đất ở tại đô thị và nông thôn: Thực hiện theo từng đoạn đường, tuyến đường.
1.2. Đất ở của hộ gia đình, cá nhân tại nông thôn bao gồm đất để xây dựng nhà ở, xây dựng các công trình phục vụ đời sống trong cùng một thửa đất thuộc khu dân cư nông thôn theo hạn mức đất giao cho mỗi hộ gia đình, cá nhân để làm nhà ở tại nông thôn theo quy định của pháp luật.
1.3. Đất ở của hộ gia đình, cá nhân tại đô thị bao gồm đất để xây dựng nhà ở, xây dựng các công trình phục vụ đời sống thuộc quy hoạch sử dụng đất để xây dựng nhà ở tại các thị trấn, phường theo hạn mức đất ở giao cho mỗi hộ gia đình, cá nhân để làm nhà ở tại đô thị theo quy định của pháp luật.
1.4. Giá đất trong cùng một thửa đất, có mặt tiền ven các đường, trục đường giao thông tính theo chiều sâu, từ mốc giới hành lang bảo vệ an toàn công trình công cộng (giao thông, thủy lợi, hệ thống cấp thoát nước, hệ thống điện, hệ thống xử lý chất thải) đến mét thứ 30 tính theo hệ số 1; từ trên 30 mét đến mét thứ 50 tính theo hệ số 0,7; từ trên 50 mét tính theo hệ số 0,5 (áp dụng cho cả các trường hợp nêu ở điểm 2.1, 2.2, 2.3, 2.4, 2.5, 2.6, 2.7, 2.8 mục 2 quy định chung này).
1.5. Khi xác định điểm khởi đầu để xác định cự ly cho các trục đường giao nhau, thì điểm khởi đầu là điểm tiếp giáp mép đường (nếu không có vỉa hè), hay từ mép ngoài cùng của vỉa hè (nếu có vỉa hè). Trường hợp, đối với những tuyến đường đã có chỉ giới quy hoạch thì điểm khởi đầu là điểm tại chỉ giới quy hoạch tuyến đường.
1.6. Trường hợp trên một trục đường trong cùng xã, phường, thị trấn có hai đoạn nối tiếp nhau có mức giá chênh lệch tại điểm giao nhau lớn hơn 30% thì đoạn đường có mức giá thấp được nhân hệ số 1,2 trong phạm vi tối đa không quá 50 mét tính từ vị trí giao nhau.
1.7. Đối với các trục đường giao nhau, nếu trục đường giá thấp có mức giá nhỏ hơn 0,3 mức giá của trục đường giá cao thì được cộng thêm một tỉ lệ như sau:
- Từ điểm giao nhau đến mét thứ 30: Cộng thêm 0,5 mức giá của các trục đường có mức giá cao.
- Từ trên 30 mét đến mét thứ 50: Cộng thêm 0,35 mức giá của trục đường có mức giá cao.
- Từ trên 50 mét đến mét thứ 70: Cộng thêm 0,25 mức giá của trục đường có mức giá cao.
- Từ trên 70 mét đến mét thứ 100: Cộng thêm 0,15 mức giá của trục đường có mức giá cao.
1.8. Đối với những thửa đất có ngõ riêng đi vào ≤ 2 mét, thì phần diện tích đất bị che khuất được nhân hệ số 0,7 mức giá thửa đất che khuất tại vị trí tiếp giáp liền kề đã được tính hệ số theo chiều sâu của thửa đất (1; 0,7; 0,5), hoặc đối với những thửa đất có ngõ riêng đi vào > 2 mét, thì phần diện tích đất bị che khuất được tính như nêu ở điểm 1.4 mục 1 quy định chung này.
1.9. Khi xác định điểm khởi đầu để xác định cự ly cho các trục đường giao nhau, thì điểm khởi đầu là điểm tiếp giáp mép đường (nếu không có vỉa hè), hay từ mép ngoài cùng của vỉa hè (nếu có vỉa hè). Trường hợp, đối với những tuyến đường đã có chỉ giới quy hoạch thì điểm khởi đầu là điểm tại chỉ giới quy hoạch tuyến đường.
2. Xác định đơn giá 01 m2 đất
2.1. Đối với đất thương mại, dịch vụ được xác định bằng 80% so với giá đất ở tại khu vực lân cận.
2.2. Đối với đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại dịch vụ được xác định bằng 60% so với giá đất ở tại khu vực lân cận.
2.3. Đối với đất sử dụng vào các mục đích công cộng có mục đích kinh doanh được xác định bằng giá đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại dịch vụ tại khu vực lân cận.
2.4. Đối với đất xây dựng trụ sở cơ quan, đất xây dựng công trình sự nghiệp; đất quốc phòng; đất an ninh được xác định bằng 67% so với giá đất ở tại khu vực lân cận.
2.5. Đối với đất cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng được xác định bằng 60% so với giá đất ở tại khu vực lân cận.
2.6. Đối với đất nghĩa trang, nghĩa địa được xác định bằng 40% so với giá đất ở tại khu vực lân cận.
2.7. Đối với đất phi nông nghiệp khác được xác định bằng 40% so với giá đất ở tại khu vực lân cận.
2.8. Đối với đất sông, suối và đất mặt nước chuyên dùng sử dụng vào mục đích nuôi trồng thủy sản thì được xác định bằng giá đất nuôi trồng thủy sản tại khu vực lân cận; sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp hoặc sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp kết hợp với nuôi trồng thủy sản được xác định bằng 35% giá đất ở tại khu vực lân cận.
2.9. Đối với đất nông nghiệp trong khu dân cư được xác định như sau:
- Trong địa giới hành chính phường, xã thuộc thành phố Gia Nghĩa; các thị trấn, xã trung tâm huyện:
+ Vị trí 1: Được xác định bằng giá đất nông nghiệp cùng loại và cùng vị trí quy định trong bảng giá đất nhân (x) với hệ số 2,0.
+ Vị trí 2: Được xác định bằng giá đất nông nghiệp cùng loại và cùng vị trí quy định trong bảng giá đất nhân (x) với hệ số 1,7.
+ Vị trí 3: Được xác định bằng giá đất nông nghiệp cùng loại và cùng vị trí quy định trong bảng giá đất nhân (x) với hệ số 1,5.
- Các khu dân cư còn lại: Được xác định bằng giá đất nông nghiệp cùng loại và cùng vị trí quy định trong bảng giá đất nhân (x) với hệ số 1,5.
2.10. Giá đất tại các khu dân cư, khu đô thị được xây dựng theo dự án đầu tư mà giá đất tại khu dân cư, khu đô thị đó cao hơn giá đất cùng khu vực theo Bảng giá các loại đất tương ứng kèm theo quy định này thì được xác định bằng giá đất trúng đấu giá, nhận chuyển nhượng tại khu dân cư, khu đô thị đó.
2.11. Giá các loại đất nông nghiệp khác được xác định bằng 1,0 lần đơn giá đất nông nghiệp trồng cây hàng năm khác liền kề cùng khu vực.
2.12. Đất rừng phòng hộ và đất rừng đặc dụng được xác định bằng 1,2 lần đơn giá đất rừng sản xuất tại khu vực lân cận đã quy định trong bảng giá đất.
2.13. Đối với giá đất trong cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, khu công nghiệp được quy định cụ thể riêng theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.
2.14. Đơn giá các loại đất nông nghiệp và đất phi nông nghiệp (không bao gồm đất ở) có thời hạn được tính tương ứng với thời hạn sử dụng đất là 70 năm. | {
"issuing_agency": "Tỉnh Đắk Nông",
"promulgation_date": "08/05/2020",
"sign_number": "08/2020/QĐ-UBND",
"signer": "Trương Thanh Tùng",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Quyet-dinh-63-QD-UBND-2024-cong-bo-thu-tuc-hanh-chinh-Lam-nghiep-So-Nong-nghiep-Hai-Phong-597604.aspx | Quyết định 63/QĐ-UBND 2024 công bố thủ tục hành chính Lâm nghiệp Sở Nông nghiệp Hải Phòng | ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 63/QĐ-UBND
Hải Phòng, ngày 10 tháng 01 năm 2024
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC CÔNG BỐ DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH, ĐƯỢC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG LĨNH VỰC LÂM NGHIỆP THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ các Nghị định của Chính phủ: Số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 về kiểm soát thủ tục hành chính; số 48/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 và số 92/2017/NĐ-CP ngày 07/8/2017 sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính; số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính; số 107/2021/NĐ-CP ngày 06/12/2021 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018; số 45/2020/NĐ-CP ngày 09/4/2020 về thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử; số 44/2022/NĐ-CP ngày 24/6/2022 về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến của cơ quan nhà nước trên môi trường mạng;
Căn cứ các Thông tư của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ: số 02/2017/TT-VPCP ngày 31/10/2017 hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính; số 01/2018/TT-VPCP ngày 05/12/2018 hướng dẫn thi hành một số quy định của Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018;
Căn cứ Quyết định số 178/QĐ-BNN-LN ngày 08/01/2024 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành, thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung lĩnh vực Lâm nghiệp thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 07/TTr-SNN ngày 09/01/2024.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này danh mục thủ tục hành chính mới ban hành, thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung lĩnh vực Lâm nghiệp thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn trên địa bàn thành phố Hải Phòng (có danh mục kèm theo).
Điều 2. Giao Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức thực hiện việc công khai danh mục và nội dung thủ tục hành chính lĩnh vực Lâm nghiệp; xây dựng quy trình nội bộ, quy trình điện tử giải quyết thủ tục hành chính và cập nhật trên Hệ thống Một cửa điện tử và Dịch vụ công trực tuyến thành phố theo quy định.
Điều 3. Bãi bỏ nội dung công bố tại số thứ tự 8 mục III, phần A thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân thành phố ban hành kèm theo Quyết định số 644/QĐ-UBND ngày 14/3/2023 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố về việc công bố danh mục thủ tục hành chính lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn trên địa bàn thành phố Hải Phòng.
Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thủ trưởng các sở, ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện, xã, phường, thị trấn trên địa bàn thành phố và các tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký./.
Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- VPCP; Bộ NN&PTNT;
- Cục KSTTHC - VPCP;
- TTTU; TT HĐNDTP;
- CT, các PCT UBND TP;
- Các PCVP UBND TP;
- Đài PT&THHP, Báo HP, CĐ ANHP;
- Cổng TTĐTTP;
- Các Phòng: KSTTHC, NNTN&MT;
- Lưu: VT, KSTTHC5.
CHỦ TỊCH
Nguyễn Văn Tùng
DANH MỤC
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH, THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG LĨNH VỰC LÂM NGHIỆP THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
(Kèm theo Quyết định số: 63/QĐ-UBND ngày 10/01/2024 của Chủ tịch UBND thành phố)
A. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA CẤP HUYỆN (01 TTHC)
TT
Mã số TTHC
Tên TTHC
Thời gian giải quyết
Địa điểm thực hiện
Phí/lệ phí (nếu có)
Cách thức thực hiện ngoài nộp hồ sơ, trả kết quả
Căn cứ pháp lý
Dịch vụ công trực tuyến
Dịch vụ bưu chính công ích
I
Lĩnh vực Lâm nghiệp (01 TTHC)
01
3.000250
Phê duyệt hoặc điều chỉnh phương án quản lý rừng bền vững của chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư hoặc hộ gia đình cá nhân liên kết thành nhóm hộ, tổ hợp tác trường hợp có tổ chức các hoạt động du lịch sinh thái
22 ngày
UBND cấp huyện
Không
Toàn trình
X
- Các Thông tư: số 28/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018; số 13/2023/TT-BNNPTNT ngày 30/11/2023;
- Quyết định số 178/QĐ-BNN-LN ngày 08/01/2021.
B. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG (01 TTHC)
THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ (01 TTHC)
TT
Mã số TTHC
Tên TTHC
Tên VBQPPL quy định nội dung sửa đổi, bổ sung và thay thế TTHC
Nội dung được sửa đổi, bổ sung
Lĩnh vực Lâm nghiệp (01 TTHC)
1
1.000055
Phê duyệt hoặc điều chỉnh phương án quản lý rừng bền vững của chủ rừng là tổ chức
Thông tư số 13/2023/TT- BNNPTNT ngày 30/11/2023 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (khoản 8 Điều 1)
1. Tên TTHC được sửa đổi từ “Phê duyệt phương án quản lý rừng bền vững của chủ rừng là tổ chức”
2. Mục 1 - Trình tự thực hiện sửa đổi thành
- Bước 1: Gửi hồ sơ
Chủ rừng là tổ chức không thuộc đối tượng quy định tại Điều 11 và Điều 12 Thông tư số 28/2018/TT-BNNPTNT (được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 5 và khoản 6 Điều 1 Thông tư số 13/2023/TT-BNNPTNT) nộp 01 bộ hồ sơ đến Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường điện tử.
- Bước 2: Kiểm tra tính đầy đủ của thành phần hồ sơ
+ Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra thành phần hồ sơ và trả lời ngay tính đầy đủ của thành phần hồ sơ cho chủ rừng;
+ Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính: Trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét tính đầy đủ của thành phần hồ sơ; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, phải thông báo bằng văn bản cho chủ rừng và nêu rõ lý do;
+ Trường hợp nộp hồ sơ qua môi trường điện tử: Trong thời hạn không quá 01 ngày làm việc kể từ thời điểm nhận được hồ sơ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét tính đầy đủ của thành phần hồ sơ; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, phải thông báo cho chủ rừng và nêu rõ lý do. Hồ sơ nộp qua môi trường điện tử thực hiện theo quy định tại Nghị định số 45/2020/NĐ-CP ngày 08/4/2020 của Chính phủ về thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử.
- Bước 3: Lấy ý kiến phương án quản lý rừng bền vững
Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, lấy ý kiến bằng văn bản các Sở, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi chủ rừng được nhà nước giao đất, giao rừng hoặc cho thuê đất, cho thuê rừng về nội dung phương án.
- Bước 4: Trả lời ý kiến về phương án quản lý rừng bền vững
Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được văn bản lấy ý kiến, các cơ quan, đơn vị, địa phương được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản.
- Bước 5: Tổng hợp ý kiến, trình ban hành Quyết định
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được ý kiến bằng văn bản của các cơ quan, đơn vị, địa phương được lấy ý kiến theo quy định, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm tổng hợp, đánh giá, hoàn thiện Báo cáo kết quả thẩm định theo Mẫu số 02 Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư số 13/2023/TT-BNNPTNT ; trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt phương án quản lý rừng bền vững theo Mẫu số 03 hoặc phê duyệt điều chỉnh phương án quản lý rừng bền vững theo Mẫu số 05 Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư số 13/2023/TT-BNNPTNT và trả kết quả cho chủ rừng trực tiếp tại bộ phận một cửa hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường điện tử.
Trường hợp không phê duyệt hoặc điều chỉnh phương án quản lý rừng bền vững phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
3. Mục 3 - Thành phần hồ sơ sửa đổi thành:
a) Hồ sơ phê duyệt phương án
- Tờ trình đề nghị phê duyệt phương án quản lý rừng bền vững theo quy định tại Mẫu số 01 Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư số 13/2023/TT-BNNPTNT ;
- Phương án quản lý rừng bền vững theo quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 13/2023/TT-BNNPTNT ;
- Bản sao các loại bản đồ:
+ Hiện trạng rừng theo tiêu chuẩn Việt Nam số TCVN 11565:2016 ;
+ Hiện trạng sử dụng đất theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
- Bản chính bản đồ quản lý rừng bền vững được áp dụng theo tiêu chuẩn Việt Nam số TCVN 11566:2016 thể hiện diện tích các loại rừng được quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng, bảo tồn đa dạng sinh học; cơ sở hạ tầng lâm sinh, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí theo kế hoạch quản lý rừng bền vững của chủ rừng.
Tỷ lệ bản đồ: 1/5.000 hoặc 1/10.000 hoặc 1/25.000 hoặc 1/50.000 theo hệ quy chiếu VN 2000 do chủ rừng tự chọn loại tỷ lệ bản đồ phù hợp với quy mô diện tích của khu rừng.
- Số lượng: 01 bộ hồ sơ.
b) Hồ sơ điều chỉnh phương án
-Tờ trình đề nghị điều chỉnh phương án quản lý rừng bền vững theo quy định tại Mẫu số 04 Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư số 13/2023/TT-BNNPTNT ;
- Phương án quản lý rừng bền vững theo quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 13/2023/TT-BNNPTNT được điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung;
- Bản sao các loại bản đồ được điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung gồm:
+ Hiện trạng rừng theo tiêu chuẩn Việt Nam số TCVN 11565:2016;
+ Hiện trạng sử dụng đất theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
- Bản chính bản đồ quản lý rừng bền vững được áp dụng theo tiêu chuẩn Việt Nam số TCVN 11566:2016 thể hiện diện tích các loại rừng được quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng, bảo tồn đa dạng sinh học; cơ sở hạ tầng lâm sinh, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí theo kế hoạch quản lý rừng bền vững của chủ rừng được điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung.
Tỷ lệ bản đồ: 1/5.000 hoặc 1/10.000 hoặc 1/25.000 hoặc 1/50.000 theo hệ quy chiếu VN 2000 do chủ rừng tự chọn loại tỷ lệ bản đồ phù hợp với quy mô diện tích của khu rừng.
- Số lượng: 01 bộ hồ sơ.
4. Mục 4 - Thời hạn giải quyết sửa thành: 28 ngày
5. Mục 5 - Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính sửa thành: Chủ rừng là tổ chức không thuộc đối tượng quy định tại Điều 11 và Điều 12 Thông tư số 28/2018/TT-BNNPTNT (được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 5 và khoản 6 Điều 1 Thông tư số 13/2023/TT-BNNPTNT).
6. Mục 7 - Kết quả thực hiện thủ tục hành chính
- Quyết định phê duyệt phương án quản lý rừng bền vững theo Mẫu số 03 Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư số 13/2023/TT-BNNPTNT ;
- Hoặc Quyết định phê duyệt điều chỉnh phương án quản lý rừng bền vững theo Mẫu số 05 Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư số 13/2023/TT- BNNPTNT.
7. Mục 9 - Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai
- Tờ trình đề nghị phê duyệt phương án quản lý rừng bền vững theo quy định tại Mẫu số 01 Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư số 13/2023/TT- BNNPTNT;
- Tờ trình đề nghị điều chỉnh phương án quản lý rừng bền vững theo quy định tại Mẫu số 04 Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư số 13/2023/TT- BNNPTNT;
- Phương án quản lý rừng bền vững theo quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 13/2023/TT-BNNPTNT .
8. Thay đổi các mẫu đơn, tờ khai theo Thông tư số 13/2023/TT- BNNPTNT ngày 30/11/2023 | {
"issuing_agency": "Thành phố Hải Phòng",
"promulgation_date": "10/01/2024",
"sign_number": "63/QĐ-UBND",
"signer": "Nguyễn Văn Tùng",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Quyet-dinh-56-2020-QD-UBND-quy-dinh-che-do-bao-cao-dinh-ky-linh-vuc-noi-vu-tinh-Binh-Dinh-456020.aspx | Quyết định 56/2020/QĐ-UBND quy định chế độ báo cáo định kỳ lĩnh vực nội vụ tỉnh Bình Định | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH ĐỊNH
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------
Số: 56/2020/QĐ-UBND
Bình Định, ngày 12 tháng 08 năm 2020
QUYẾT ĐỊNH
QUY ĐỊNH CHẾ ĐỘ BÁO CÁO ĐỊNH KỲ LĨNH VỰC NỘI VỤ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH ĐỊNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 09/2019/NĐ-CP ngày 24 tháng 01 năm 2019 của Chính phủ quy định về chế độ báo cáo của cơ quan hành chính nhà nước;
Căn cứ Thông tư số 08/2019/TT-BNV ngày 10 tháng 6 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định chế độ báo cáo công tác ngành Nội vụ;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số 459/TTr-SNV ngày 06 tháng 8 năm 2020.
QUYẾT ĐỊNH:
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Quyết định này quy định chế độ báo cáo định kỳ lĩnh vực nội vụ trên địa bàn tỉnh Bình Định.
2. Các báo cáo định kỳ về lĩnh vực nội vụ không quy định tại Quyết định này thì được thực hiện theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.
3. Quyết định này không điều chỉnh chế độ báo cáo thống kê ngành nội vụ, báo cáo mật và báo cáo nội bộ trong từng cơ quan hành chính Nhà nước liên quan đến lĩnh vực công tác nội vụ.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Các sở, ban, ngành, đơn vị sự nghiệp trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh.
2. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố.
3. Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn.
4. Các tổ chức, cá nhân có liên quan đến thực hiện chế độ báo cáo định kỳ lĩnh vực nội vụ trên địa bàn tỉnh Bình Định.
Điều 3. Nguyên tắc thực hiện chế độ báo cáo
1. Đảm bảo cung cấp thông tin kịp thời, chính xác, đầy đủ phục vụ hiệu quả cho hoạt động quản lý, chỉ đạo, điều hành của Ủy ban nhân dân tỉnh trong lĩnh vực Nội vụ.
2. Số liệu trong báo cáo phải đồng bộ, thống nhất về khái niệm, phương pháp tính và đơn vị tính để đảm bảo thuận lợi cho việc tổng hợp, chia sẻ, khai thác, sử dụng thông tin báo cáo.
3. Đảm bảo khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện chế độ báo cáo, đáp ứng yêu cầu của Hệ thống thông tin báo cáo của tỉnh, hướng tới chuyển dần từ báo cáo giấy sang báo cáo bằng văn bản điện tử; tạo điều kiện thuận lợi trong việc tổng hợp, chia sẻ thông tin báo cáo công tác ngành Nội vụ.
Điều 4. Đối tượng thực hiện báo cáo
1. Đối tượng thực hiện báo cáo, nhận báo cáo: Theo quy định cụ thể tại Chương II Quyết định này.
2. Đầu mối tổng hợp báo cáo cấp tỉnh: Sở Nội vụ là cơ quan đầu mối tổng hợp báo cáo, trình Ủy ban nhân dân tỉnh báo cáo Bộ Nội vụ.
Điều 5. Hình thức báo cáo; phương thức gửi, nhận báo cáo
1. Hình thức báo cáo: Báo cáo được thể hiện dưới hình thức văn bản điện tử hoặc văn bản giấy, có chữ ký của người có thẩm quyền.
Tất cả báo cáo và biểu mẫu được gửi phải đính kèm tệp tin dưới dạng file word hoặc excel.
2. Phương thức gửi, nhận báo cáo: Báo cáo được gửi qua hệ thống Văn phòng điện tử, hệ thống phần mềm thông tin báo cáo chuyên dùng, qua dịch vụ bưu chính, gửi trực tiếp và các phương thức khác theo quy định của pháp luật.
Đối với các báo cáo có hệ thống phần mềm thông tin báo cáo, thực hiện gửi báo cáo trên phần mềm, sử dụng chữ ký số phê duyệt và không cần gửi báo cáo giấy; trừ trường hợp xảy ra sự cố kỹ thuật, sự việc bất khả kháng thì phải gửi báo cáo giấy.
Điều 6. Chỉnh lý, bổ sung báo cáo
1. Trường hợp phải chỉnh lý, bổ sung nội dung, số liệu báo cáo, cơ quan lập báo cáo có trách nhiệm gửi báo cáo đã được chỉnh lý, bổ sung kèm theo văn bản nêu rõ việc chỉnh lý, bổ sung và phải có chữ ký xác nhận, đóng dấu.
2. Trường hợp tự ý tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung báo cáo, số liệu trong báo cáo và các biểu mẫu số liệu báo cáo kèm theo thì báo cáo, biểu mẫu đó không có giá trị pháp lý.
Điều 7. Công bố danh mục báo cáo định kỳ
1. Sở Nội vụ rà soát, lập danh mục báo cáo định kỳ quy định tại văn bản quy phạm pháp luật do đơn vị chủ trì soạn thảo (gồm các nội dung sau đây: Tên báo cáo, đối tượng thực hiện báo cáo, cơ quan nhận báo cáo, thời hạn gửi báo cáo, kỳ báo cáo/tần suất thực hiện báo cáo, mẫu đề cương báo cáo và văn bản quy định chế độ báo cáo), trình Ủy ban nhân dân tỉnh công bố chậm nhất sau 02 ngày làm việc kể từ ngày văn bản quy phạm pháp luật có quy định về chế độ báo cáo định kỳ có hiệu lực thi hành.
Hồ sơ trình gồm: Tờ trình, dự thảo Quyết định công bố danh mục báo cáo định kỳ và gửi đến Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh.
2. Sau khi nhận được hồ sơ trình công bố, căn cứ quy định pháp luật hiện hành, Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh kiểm tra về nội dung và hình thức dự thảo Quyết định công bố. Trường hợp dự thảo Quyết định công bố đáp ứng đủ điều kiện về nội dung và hình thức, Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, ký ban hành theo quy định.
3. Trường hợp hồ sơ trình công bố chưa đáp ứng đủ điều kiện về nội dung và hình thức, Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh có ý kiến góp ý bằng văn bản gửi Sở Nội vụ để chỉnh lý, hoàn thiện chậm nhất sau 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ trình ban hành Quyết định công bố.
Sở Nội vụ chỉnh lý, hoàn thiện và trình lại dự thảo quyết định công bố chậm nhất sau 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản góp ý của Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh. Hồ sơ trình công bố phải có thêm văn bản giải trình, tiếp thu ý kiến góp ý.
4. Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Nội vụ có trách nhiệm đăng tải và duy trì danh mục báo cáo định kỳ trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh, Trang thông tin điện tử của Sở Nội vụ, đảm bảo thời gian đăng tải chậm nhất là 15 ngày làm việc kể từ ngày văn bản quy định chế độ báo cáo có hiệu lực thi hành.
Chương II
QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 8. Báo cáo kết quả công tác ngành Nội vụ
1. Đối tượng thực hiện báo cáo:
a) Các sở, ban, ngành, đơn vị sự nghiệp trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh;
b) Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố;
c) Sở Nội vụ.
2. Cơ quan nhận báo cáo:
a) Sở Nội vụ;
b) Ủy ban nhân dân tỉnh.
3. Tần suất thực hiện báo cáo: 02 lần/năm (bao gồm báo cáo 6 tháng đầu năm và báo cáo năm).
4. Thời gian chốt số liệu:
a) Báo cáo 6 tháng đầu năm: Tính từ ngày 01 tháng 12 năm trước năm báo cáo đến hết ngày 31 tháng 5 của năm báo cáo.
b) Báo cáo năm: Tính từ ngày 01 tháng 12 năm trước năm báo cáo đến hết ngày 30 tháng 11 của năm báo cáo.
5. Quy trình thực hiện và thời gian gửi báo cáo:
a) Báo cáo 6 tháng đầu năm:
- Các cơ quan, đơn vị tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều này gửi báo cáo định kỳ cho Sở Nội vụ trước ngày 03 tháng 6 của năm báo cáo.
- Sở Nội vụ tổng hợp, trình Ủy ban nhân dân tỉnh trước ngày 08 tháng 6 của năm báo cáo để báo cáo Bộ Nội vụ.
b) Báo cáo năm:
- Các cơ quan, đơn vị tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều này gửi báo cáo định kỳ cho Sở Nội vụ trước ngày 03 tháng 12 của năm báo cáo.
- Sở Nội vụ tổng hợp, trình Ủy ban nhân dân tỉnh trước ngày 08 tháng 12 của năm báo cáo để báo cáo Bộ Nội vụ.
6. Nội dung và mẫu đề cương báo cáo:
a) Các sở, ban, ngành, đơn vị sự nghiệp trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh báo cáo theo Mẫu số 1 tại Phụ lục kèm theo Quyết định này.
b) Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố báo cáo theo Mẫu số 2 tại Phụ lục kèm theo Quyết định này.
c) Sở Nội vụ báo cáo theo Phụ lục số 02 và Phụ lục số 04 ban hành kèm theo Thông tư số 08/2019/TT-BNV ngày 10 tháng 6 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định chế độ báo cáo công tác ngành Nội vụ.
Điều 9. Báo cáo công tác cải cách hành chính
1. Đối tượng thực hiện báo cáo:
a) Các sở, ban, ngành thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh;
b) Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố;
c) Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn;
d) Các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh, bao gồm: Kho bạc Nhà nước tỉnh, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, Cục Hải quan tỉnh, Cục Thuế tỉnh và Bảo hiểm xã hội tỉnh;
đ) Sở Nội vụ.
2. Cơ quan nhận báo cáo:
a) Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố;
b) Sở Nội vụ;
c) Ủy ban nhân dân tỉnh.
3. Tần suất thực hiện báo cáo: 04 lần/năm (bao gồm báo cáo quý I, 6 tháng đầu năm, quý III và báo cáo năm).
4. Thời gian chốt số liệu:
a) Báo cáo quý I: Tính từ ngày 01 tháng 01 đến trước ngày 01 tháng 3 của năm báo cáo.
b) Báo cáo 6 tháng đầu năm: Tính từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 5 của năm báo cáo.
c) Báo cáo quý III: Tính từ ngày 01 tháng 6 đến hết ngày 31 tháng 8 của năm báo cáo.
d) Báo cáo năm: Tính từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 25 tháng 11 của năm báo cáo.
5. Quy trình thực hiện và thời gian gửi báo cáo:
a) Báo cáo quý I:
- Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn gửi báo cáo định kỳ cho Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố trước ngày 06 tháng 3 của năm báo cáo.
- Các sở, ban, ngành thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh gửi báo cáo định kỳ cho Sở Nội vụ trước ngày 10 tháng 3 của năm báo cáo.
- Sở Nội vụ tổng hợp, trình Ủy ban nhân dân tỉnh trước ngày 13 tháng 3 của năm báo cáo để báo cáo Bộ Nội vụ.
b) Báo cáo 6 tháng đầu năm:
- Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn gửi báo cáo định kỳ cho Ủy ban
nhân dân các huyện, thị xã, thành phố trước ngày 06 tháng 6 của năm báo cáo.
- Các sở, ban, ngành thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh gửi báo cáo định kỳ cho Sở Nội vụ trước ngày 10 tháng 6 của năm báo cáo.
- Sở Nội vụ tổng hợp, trình Ủy ban nhân dân tỉnh trước ngày 13 tháng 6 của năm báo cáo để báo cáo Bộ Nội vụ.
c) Báo cáo quý III:
- Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn gửi báo cáo định kỳ cho Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố trước ngày 06 tháng 9 của năm báo cáo.
- Các sở, ban, ngành thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh gửi báo cáo định kỳ cho Sở Nội vụ trước ngày 10 tháng 9 của năm báo cáo.
- Sở Nội vụ tổng hợp, trình Ủy ban nhân dân tỉnh trước ngày 13 tháng 9 của năm báo cáo để báo cáo Bộ Nội vụ.
d) Báo cáo năm:
- Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn gửi báo cáo định kỳ cho Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố trước ngày 30 tháng 11 của năm báo cáo.
- Các sở, ban, ngành thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh gửi báo cáo định kỳ cho Sở Nội vụ trước ngày 05 tháng 12 của năm báo cáo.
- Sở Nội vụ tổng hợp, trình Ủy ban nhân dân tỉnh trước ngày 08 tháng 12 của năm báo cáo để báo cáo Bộ Nội vụ.
6. Nội dung và mẫu đề cương báo cáo: Theo đề cương báo cáo tại Mẫu số 3 và các Biểu số 01, 02, 03, 04, 05, 06/CCHC tại Phụ lục kèm theo Quyết định này.
Điều 10. Báo cáo tình hình thực hiện và kế hoạch biên chế công chức trong các cơ quan hành chính, số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập
1. Đối tượng thực hiện báo cáo:
a) Các sở, ban, ngành, đơn vị sự nghiệp trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh;
b) Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố;
c) Sở Nội vụ.
2. Cơ quan nhận báo cáo:
a) Sở Nội vụ;
b) Ủy ban nhân dân tỉnh.
3. Tần suất thực hiện: 01 lần/năm.
4. Thời gian chốt số liệu: Tính từ ngày 01 tháng 6 năm trước năm báo cáo đến hết ngày 31 tháng 5 của năm báo cáo.
5. Quy trình thực hiện và thời gian gửi báo cáo:
a) Các cơ quan, đơn vị tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều này gửi báo cáo định kỳ cho Sở Nội vụ trước ngày 15 tháng 6 của năm báo cáo.
b) Sở Nội vụ tổng hợp, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh trước ngày 15 tháng 7 của năm báo cáo để báo cáo Bộ Nội vụ.
6. Nội dung và mẫu đề cương báo cáo: Theo đề cương báo cáo tại Mẫu số 4 và các Biểu số 01, 02, 03a, 03b, 03c, 03d, 04/TCBC tại Phụ lục kèm theo Quyết định này.
Điều 11. Báo cáo kết quả thực hiện nâng bậc lương, chế độ phụ cấp thâm niên vượt khung đối với cán bộ, công chức, viên chức ngạch chuyên viên và tương đương
1. Đối tượng thực hiện báo cáo:
a) Các sở, ban, ngành, đơn vị sự nghiệp trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh;
b) Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố;
c) Sở Nội vụ.
2. Cơ quan nhận báo cáo:
a) Sở Nội vụ;
b) Ủy ban nhân dân tỉnh.
3. Tần suất thực hiện: 01 lần/năm.
4. Thời gian chốt số liệu: Tính từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12 của năm báo cáo.
5. Quy trình thực hiện và thời gian gửi báo cáo:
a) Các cơ quan, đơn vi tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều này gửi báo cáo định kỳ cho Sở Nội vụ trước ngày 15 tháng 01 của năm sau năm báo cáo.
b) Sở Nội vụ tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh báo trước ngày 25 tháng 01 của năm sau năm báo cáo.
6. Nội dung và mẫu đề cương báo cáo: Theo các biểu mẫu tại Biểu số 01, 02/CCVC tại Phụ lục kèm theo Quyết định này.
Điều 12. Báo cáo kết quả quy hoạch, bổ nhiệm, luân chuyển đối với cán bộ, công chức, viên chức
1. Đối tượng thực hiện báo cáo:
a) Các sở, ban, ngành, đơn vị sự nghiệp trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh;
b) Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố;
c) Sở Nội vụ.
2. Cơ quan nhận báo cáo:
a) Sở Nội vụ;
b) Ủy ban nhân dân tỉnh.
3. Tần suất thực hiện: 01 lần/năm.
4. Thời gian chốt số liệu: Tính từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12 của năm báo cáo.
5. Quy trình thực hiện và thời gian gửi báo cáo:
a) Các cơ quan, đơn vị tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều này gửi báo cáo định kỳ cho Sở Nội vụ trước ngày 15 tháng 01 của năm sau năm báo cáo.
b) Sở Nội vụ tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh báo trước ngày 25 tháng 01 của năm sau năm báo cáo.
6. Nội dung và mẫu đề cương báo cáo: Theo các biểu mẫu tại Biểu số 03, 04, 05/CCVC tại Phụ lục kèm theo Quyết định này.
Điều 13. Báo cáo kết quả thực hiện chính sách, pháp luật đối với thanh niên và việc thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về thanh niên
1. Đối tượng thực hiện báo cáo:
a) Các sở, ban, ngành, đơn vị sự nghiệp trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh;
b) Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố;
c) Sở Nội vụ.
2. Cơ quan nhận báo cáo:
a) Sở Nội vụ;
b) Ủy ban nhân dân tỉnh.
3. Tần suất thực hiện: 01 lần/năm.
4. Thời gian chốt số liệu: Tính từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 30 tháng 11 của năm báo cáo.
5. Quy trình thực hiện và thời gian gửi báo cáo:
a) Các cơ quan, đơn vị tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều này gửi báo cáo định kỳ cho Sở Nội vụ trước ngày 01 tháng 12 của năm sau năm báo cáo.
b) Sở Nội vụ tổng hợp, trình Ủy ban nhân dân tỉnh trước ngày 10 tháng 12 của năm sau năm báo cáo để báo cáo Bộ Nội vụ.
6. Nội dung và mẫu đề cương báo cáo: Theo đề cương báo cáo tại Mẫu số 5 tại Phụ lục kèm theo Quyết định này.
Điều 14. Báo cáo kết quả xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở xã, phường, thị trấn
1. Đối tượng thực hiện báo cáo:
a) Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố;
b) Sở Nội vụ.
2. Cơ quan nhận báo cáo:
a) Sở Nội vụ;
b) Ủy ban nhân dân tỉnh.
3. Tần suất thực hiện: 01 lần/năm.
4. Thời gian chốt số liệu: Tính từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 20 tháng 12 của năm báo cáo.
5. Quy trình thực hiện và thời gian gửi báo cáo:
a) Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố gửi báo cáo định kỳ cho Sở Nội vụ trước ngày 31 tháng 12 của năm báo cáo.
b) Sở Nội vụ tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh trước ngày 10 tháng 01 của năm sau năm báo cáo.
6. Nội dung và mẫu đề cương báo cáo: Theo đề cương báo cáo tại Mẫu số 6 tại Phụ lục kèm theo Quyết định này.
Điều 15. Báo cáo kết quả xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở tại các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập
1. Đối tượng thực hiện báo cáo:
a) Các sở, ban, ngành, đơn vị sự nghiệp trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh;
b) Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố;
c) Sở Nội vụ.
2. Cơ quan nhận báo cáo:
a) Sở Nội vụ;
b) Ủy ban nhân dân tỉnh.
3. Tần suất thực hiện: 02 lần/năm (bao gồm báo cáo 6 tháng đầu năm và báo cáo năm).
4. Thời gian chốt số liệu:
a) Báo cáo 6 tháng đầu năm: Tính từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 20 tháng 5 của năm báo cáo.
b) Báo cáo năm: Tính từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 20 tháng 12 của năm báo cáo.
5. Quy trình thực hiện và thời gian gửi báo cáo:
a) Báo cáo 6 tháng đầu năm:
- Các cơ quan, đơn vị tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều này gửi báo cáo định kỳ cho Sở Nội vụ trước ngày 31 tháng 5 của năm báo cáo.
- Sở Nội vụ tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh trước ngày 10 tháng 6 của năm báo cáo.
b) Báo cáo năm:
- Các cơ quan, đơn vị tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều này gửi báo cáo định kỳ cho Sở Nội vụ trước ngày 31 tháng 12 của năm báo cáo.
- Sở Nội vụ tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh trước ngày 10 tháng 01 của năm sau năm báo cáo.
6. Nội dung và mẫu đề cương báo cáo: Theo đề cương báo cáo tại Mẫu số 7 tại Phụ lục kèm theo Quyết định này.
Điều 16. Báo cáo kết quả công tác quản lý nhà nước về tôn giáo
1. Đối tượng thực hiện báo cáo:
a) Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố;
b) Sở Nội vụ.
2. Cơ quan nhận báo cáo:
a) Sở Nội vụ;
b) Ủy ban nhân dân tỉnh.
3. Tần suất thực hiện báo cáo: 02 lần/năm (bao gồm báo cáo 6 tháng đầu năm và báo cáo năm).
4. Thời gian chốt số liệu:
a) Báo cáo 6 tháng đầu năm: Tính từ ngày 01 tháng 12 năm trước năm báo cáo đến hết ngày 31 tháng 5 của năm báo cáo.
b) Báo cáo năm: Tính từ ngày 01 tháng 12 năm trước năm báo cáo đến hết ngày 30 tháng 11 của năm báo cáo.
5. Quy trình thực hiện và thời gian gửi báo cáo:
a) Báo cáo 6 tháng đầu năm:
- Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố gửi báo cáo định kỳ cho Sở Nội vụ trước ngày 03 tháng 6 của năm báo cáo.
- Sở Nội vụ tổng hợp, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh trước ngày 08 tháng 6 của năm báo cáo để báo cáo Ban Tôn giáo Chính phủ.
b) Báo cáo năm:
- Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố gửi báo cáo định kỳ cho Sở Nội vụ trước ngày 03 tháng 12 của năm báo cáo.
- Sở Nội vụ tổng hợp, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh trước ngày 08 tháng 12 của năm báo cáo để báo cáo Ban Tôn giáo Chính phủ.
6. Nội dung và mẫu đề cương báo cáo:
a) Báo cáo 6 tháng đầu năm: Theo đề cương báo cáo tại Mẫu số 8 tại Phụ lục kèm theo Quyết định này.
b) Báo cáo năm: Theo đề cương báo cáo tại Mẫu số 9 tại Phụ lục kèm theo Quyết định này.
Điều 17. Báo cáo kết quả công tác thi đua, khen thưởng
1. Đối tượng thực hiện báo cáo:
a) Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố;
b) Sở Nội vụ.
2. Cơ quan nhận báo cáo:
a) Sở Nội vụ.
b) Ủy ban nhân dân tỉnh.
3. Tần suất thực hiện báo cáo: 02 lần/năm (bao gồm báo cáo 6 tháng đầu năm và báo cáo năm).
4. Thời gian chốt số liệu:
a) Báo cáo 6 tháng đầu năm: Tính từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 20 tháng 5 của năm báo cáo.
b) Báo cáo năm: Tính từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 25 tháng 10 của năm báo cáo.
5. Quy trình thực hiện và thời gian gửi báo cáo:
a) Báo cáo 6 tháng đầu năm:
- Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố gửi báo cáo định kỳ cho Sở Nội vụ trước ngày 31 tháng 5 của năm báo cáo.
- Sở Nội vụ tổng hợp, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh trước ngày 05 tháng 6 của năm báo cáo để báo cáo Ban Thi đua – Khen thưởng Trung ương.
b) Báo cáo năm:
- Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố gửi báo cáo định kỳ cho Sở Nội vụ trước ngày 31 tháng 10 của năm báo cáo.
- Sở Nội vụ tổng hợp, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh trước ngày 05 tháng 11 của năm báo cáo để báo cáo Ban Thi đua – Khen thưởng Trung ương.
6. Nội dung và mẫu đề cương báo cáo: Theo đề cương báo cáo tại Mẫu số 10 ban hành kèm theo Quyết định này.
Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 18. Hiệu lực thi hành
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25 tháng 8 năm 2020.
Điều 19. Trách nhiệm thi hành
1. Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đơn vị sự nghiệp trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn; các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo định kỳ lĩnh vực nội vụ theo Quyết định này.
2. Sở Nội vụ có trách nhiệm:
a) Triển khai, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Quyết định này.
b) Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện chế độ báo cáo định kỳ lĩnh vực công tác ngành nội vụ đối với Bộ Nội vụ, Ban Tôn giáo Chính phủ, Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương đảm bảo theo quy định của pháp luật hiện hành.
c) Tham mưu Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh công bố danh mục báo cáo định kỳ lĩnh vực nội vụ quy định tại văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành.
d) Thường xuyên tổ chức rà soát chế độ báo cáo để tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ cho phù hợp với mục tiêu quản lý, đáp ứng các nguyên tắc và yêu cầu của Nghị định số 09/2019/NĐ-CP ngày 24 tháng 01 năm 2019 của Chính phủ, Quyết định này và các quy định pháp luật khác có liên quan.
Điều 20. Điều khoản thi hành
1. Văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực nội vụ do các cơ quan soạn thảo, trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành có nội dung quy định báo cáo định kỳ thì phải thực hiện đúng các nguyên tắc, yêu cầu của Nghị định số 09/2019/NĐ-CP ngày 24 tháng 01 năm 2019 của Chính phủ và của Quy định này.
2. Trường hợp các văn bản được dẫn chiếu tại quy định này được sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ thì thực hiện theo văn bản sửa đổi, bổ sung thay thế hoặc bãi bỏ đó.
3. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc phát sinh, các cơ quan, đơn vị, địa phương kịp thời phản ánh về Sở Nội vụ để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ (Cục KSTTHC);
- Bộ Nội vụ;
- Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra VBQPPL);
- TT Tỉnh ủy, TT HĐND tỉnh;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh;
- Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh;
- Các cơ quan TW trên địa bàn tỉnh;
- Các sở, ban, ngành, ĐVSN thuộc tỉnh;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- UBND các xã, phường, thị trấn;
- LĐVP UBND tỉnh;
- TT TH-CB, P. HC-TC;
- Lưu: VT, KSTT, K2, K12, K18.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Phi Long
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN | {
"issuing_agency": "Tỉnh Bình Định",
"promulgation_date": "12/08/2020",
"sign_number": "56/2020/QĐ-UBND",
"signer": "Nguyễn Phi Long",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Quyet-dinh-2106-QD-UBND-nam-2013-thanh-lap-Lien-hiep-to-chuc-Huu-nghi-Phu-Tho-214126.aspx | Quyết định 2106/QĐ-UBND năm 2013 thành lập Liên hiệp tổ chức Hữu nghị Phú Thọ | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH PHÚ THỌ
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
Số: 2106/QĐ-UBND
Phú Thọ, ngày 22 tháng 08 năm 2013.
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC CHO PHÉP THÀNH LẬP LIÊN HIỆP CÁC TỔ CHỨC HỮU NGHỊ TỈNH PHÚ THỌ
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH PHÚ THỌ
Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21/4/2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội; Nghị định số 33/2012/NĐ-CP ngày 13/4/2012 sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21/4/2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội;
Căn cứ Thông tư số 03/2013/TT-BNV ngày 16/4/2013 của Bộ Nội vụ Quy định chi tiết thi hành Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21/4/2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội và Nghị định số 33/2012/NĐ-CP ngày 13/4/2012 sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2010/NĐ-CP;
Căn cứ Thông báo số 915-TB/TU ngày 29/7/2013 của Tỉnh ủy Phú Thọ thông báo ý kiến chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy về việc thành lập Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Phú Thọ;
Xét đề nghị của Trưởng Ban Vận động thành lập Liên hiệp các tổ chức Hữu nghị tỉnh Phú Thọ và đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Cho phép thành lập Liên hiệp các tổ chức Hữu nghị tỉnh Phú Thọ. Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Phú Thọ có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng để giao dịch.
Điều 2. Liên hiệp các tổ chức Hữu nghị tỉnh Phú Thọ hoạt động theo Điều lệ được UBND tỉnh phê duyệt, tuân thủ quy định của pháp luật, chịu sự quản lý Nhà nước của các cơ quan có liên quan đến lĩnh vực hoạt động của Liên hiệp.
Ban Vận động Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Phú Thọ có trách nhiệm chuẩn bị nội dung, nhân sự tổ chức Đại hội thành lập trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ cho phép thành lập.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 4. Trưởng Ban Vận động thành lập Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Phú Thọ, Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Phú Thọ, Giám đốc Sở Nội vụ, Chánh Văn phòng UBND tỉnh chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- CT, các PCT;
- Sở Nội vụ;
- Đ/c Liên hiệp: UBMT Tổ Quốc tỉnh;
- Lưu VT, VX2.
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Hà Kế San | {
"issuing_agency": "Tỉnh Phú Thọ",
"promulgation_date": "22/08/2013",
"sign_number": "2106/QĐ-UBND",
"signer": "Hà Kế San",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Doanh-nghiep/Thong-tu-lien-tich-17-2015-TTLT-BNNPTNT-BTC-huong-dan-phuong-phap-xac-dinh-gia-tri-rung-trong-273105.aspx | Thông tư liên tịch 17/2015/TTLT-BNNPTNT-BTC hướng dẫn phương pháp xác định giá trị rừng trồng | BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN - BỘ TÀI CHÍNH
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 17/2015/TTLT-BNNPTNT-BTC
Hà Nội, ngày 22 tháng 4 năm 2015
THÔNG TƯ LIÊN TỊCH
HƯỚNG DẪN PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ RỪNG TRỒNG, VƯỜN CÂY ĐỂ SẮP XẾP, ĐỔI MỚI VÀ PHÁT TRIỂN, NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CÔNG TY NÔNG, LÂM NGHIỆP
Căn cứ Nghị định số 199/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Nghị định số 215/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Căn cứ Nghị định số 118/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 12 năm 2014 của Chính phủ về sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp;
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư liên tịch hướng dẫn phương pháp xác định giá rừng trồng, vườn cây để sắp xếp, đổi mới và phát triển,nâng cao hoạt động các công ty nông, lâm nghiệp.
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Thông tư này hướng dẫn phương pháp xác định giá trị rừng sản xuất là rừng trồng, vườn cây để thực hiện sắp xếp, chuyển đổi các công ty nông, lâm nghiệp; xác định giá trị rừng trồng, vườn cây trên đất khi công ty nông, lâm nghiệp thực hiện thu hồi đất cho thuê, mượn và giao đất về địa phương theo quy định tại Nghị định số 118/2014/NĐ-CP ngày 17/12/2014 của Chính phủ về sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp (sau đây gọi là Nghị định số 118/2014/NĐ-CP).
2. Vườn cây được xác định giá trị trong Thông tư này gồm:
a) Vườn cây cao su;
b) Vườn cây chè, cà phê, ca cao;
c) Vườn cây điều, cây lấy quả, lấy hạt khác.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Công ty nông, lâm nghiệp (sau đây gọi là công ty) thực hiện sắp xếp, chuyển đổi theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Nghị định số 118/2014/NĐ-CP.
2. Các tổ chức, cá nhân có liên quan đến sắp xếp, đổi mới và phát triển nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp.
3. Nông, lâm trường quốc doanh chưa thực hiện chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên nông, lâm nghiệp do nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ theo quy định tại Nghị định số 118/2014/NĐ-CP được áp dụng quy định tại Thông tư này.
Điều 3. Nguyên tắc xác định giá trị rừng trồng, vườn cây
1. Việc xác định giá trị rừng trồng, vườn cây phải đảm bảo tính đúng, tính đủ các chi phí đầu tư và giá trị thu hồi trong tương lai trên cơ sở giá thị trường và các yếu tố lợi thế sản xuất kinh doanh.
2. Xác định giá trị rừng trồng, vườn cây phù hợp với diện tích, số lượng và chất lượng; sát với giá thị trường tại thời điểm định giá.
3. Việc xác định giá trị rừng trồng, vườn cây phải bảo đảm hài hòa lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp, nhà đầu tư và người lao động trong doanh nghiệp.
Điều 4. Phân loại rừng theo các thời kỳ
Công ty căn cứ thiết kế trồng rừng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt để thực hiện phân loại tuổi rừng theo các thời kỳ. Trường hợp không có thiết kế trồng rừng hoặc thiết kế trồng rừng không ghi cụ thể tuổi rừng các thời kỳ thì áp dụng như sau:
1. Rừng đang trong thời kỳ kiến thiết cơ bản từ 3 năm tuổi trở xuống.
2. Rừng đang trong thời kỳ sinh trưởng phát triển là giai đoạn từ khi kết thúc giai đoạn kiến thiết cơ bản đến khi thành thục công nghệ.
3. Rừng trồng thành thục công nghệ
a) Đối với rừng trồng các loài cây sinh trưởng nhanh như: bạch đàn, keo, mỡ, bồ đề, tràm và các loại cây sinh trưởng nhanh khác: từ 7 năm tuổi trở lên.
b) Đối với rừng trồng các loài cây sinh trưởng chậm như: thông, tếch, sao, dầu, gõ, muồng, giáng hương và các loại cây sinh trưởng chậm khác từ 20 năm tuổi trở lên.
4. Đối với rừng hỗn giao thì xác định theo thời kỳ của cây trồng chính.
Điều 5. Phương pháp xác định giá trị rừng trồng trong thời kỳ kiến thiết cơ bản
1. Giá trị rừng thời kỳ kiến thiết cơ bản được xác định theo phương pháp tổng hợp chi phí đã đầu tư cộng với giá trị trượt giá theo công thức sau:
Grcb = CPrcb + CPIrcb
Trong đó:
- Grcb: là giá trị rừng thời kỳ kiến thiết cơ bản.
- CPrcb: là chi phí đã đầu tư trong giai đoạn kiến thiết cơ bản.
- CPIrcb: là tổng giá trị trượt giá của chi phí đầu tư.
2. CPrcb: là tổng hợp toàn bộ chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp từ chuẩn bị, trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng đến thời điểm xác định giá trị, bao gồm:
a) Chi phí trực tiếp: chi phí tạo rừng thực tế phát sinh trên sổ sách kế toán (chi phí giống cây; chi phí vật liệu; chi phí nhân công; chi phí sử dụng trang thiết bị, máy móc, công cụ lao động); chi phí bảo vệ rừng (chi phí công bảo vệ; chi phí trang thiết bị; chi phí các công trình phục vụ trực tiếp cho phòng chống cháy rừng; chi phí phòng trừ sâu bệnh).
b) Chi phí gián tiếp: chi phí quản lý, thiết kế, nghiệm thu, kiểm kê; thuế, phí; chi phí phân bổ khác về bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng.
c) Các chi phí khác (nếu có).
3. Xác định tổng giá trị trượt giá của chi phí đầu tư (CPIrcb)
a) Tổng giá trị trượt giá của chi phí đầu tư (CPIrcb) tính bằng tổng cộng của chi phí đã đầu tư hàng năm nhân với chỉ số giá tiêu dùng (CPI) từ năm kế tiếp của năm bắt đầu đầu tư đến thời điểm xác định giá.
b) Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) là chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm của cả nước do Tổng cục Thống kê công bố hàng năm.
Điều 6. Phương pháp xác định giá trị rừng trồng trong thời kỳ sinh trưởng phát triển
1. Rừng trồng trong thời kỳ sinh trưởng phát triển xác định giá trị theo công thức sau:
Grst = Grcb +
Grtt - Grcb
x (Ti - Trcb)
Trtt - Trcb
Trong đó:
- Grst: giá trị rừng thời kỳ sinh trưởng, phát triển;
- Grcb: giá trị rừng giai đoạn kiến thiết cơ bản;
- Grtt: giá trị rừng khi đến tuổi thành thục công nghệ;
- Trtt: là tuổi thành thục công nghệ;
- Trcb: là số năm giai đoạn kiến thiết cơ bản;
- Ti: là tuổi thực tế của khu rừng cần xác định giá trị;
2. Giá trị rừng đến tuổi thành thục công nghệ (Grtt) là giá trị tham chiếu của khu rừng tương tự được xác định theo cách tiếp cận từ thị trường tại Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam do Bộ Tài chính ban hành. Trường hợp không xác định được giá tham chiếu, thì giá rừng thời kỳ sinh trưởng phát triển (Grst) xác định theo hướng dẫn tại Điều 5 Thông tư này, trường hợp không có đầy đủ thông tin về chỉ số giá tiêu dùng bình quân hàng năm, thì xác định bằng bình quân chỉ số giá tiêu dùng hàng năm của 10 năm liền kề với thời điểm xác định giá trị.
Điều 7. Xác định giá trị rừng trồng đã thành thục công nghệ
1. Rừng trồng giai đoạn thành thục công nghệ, xác định giá trị theo công thức sau:
Grtt = Grcđ + Grmt
Trong đó:
- Grtt: là giá trị rừng đã thành thục công nghệ;
- Grcđ: là giá cây đứng;
- Grmt: là giá dịch vụ môi trường rừng (nếu có).
2. Xác định giá cây đứng Grcđ bằng sản lượng nhân với đơn giá.
a) Sản lượng bao gồm sản lượng lâm sản chính, lâm sản phụ xác định theo cây đứng.
b) Giá cây đứng là giá của lâm sản chính, lâm sản phụ được xác định theo cách tiếp cận từ thị trường tại Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam do Bộ Tài chính ban hành hoặc mức giá Ủy ban nhân dân tỉnh quy định tại thời điểm định giá.
3. Giá dịch vụ môi trường rừng (Grmt) áp dụng theo quy định tại Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010 của Chính phủ về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại thời điểm định giá.
Điều 8. Xác định hệ số phân loại vườn cây cao su
1. Hệ số phân loại vườn cây
Hệ số phân loại vườn cây cơ bản (HSixdcb) căn cứ theo các tiêu chí quy định về mật độ cây ghép/ha, chu vi bình quân thân cây; hệ số phân loại vườn cây kinh doanh (Hsikd) căn cứ theo các tiêu chí quy định về mật độ cây cạo, tình trạng mặt cạo, chất lượng vỏ cạo để đánh giá, phân loại vườn cây.
Hệ số phân loại thực tế vườn cây được xác định trên cơ sở kiểm kê, đánh giá chất lượng vườn cây theo các tiêu chí phân loại vườn cây do cơ quan có thẩm quyền quyết định tại thời điểm xác định giá trị, cụ thể:
a) Phân loại diện tích vườn cây cao su theo diện tích hecta (ha) và độ tuổi vườn cây.
b) Phân loại diện tích vườn cây theo hình thức đầu tư: Đầu tư trồng mới, đầu tư tái canh (vườn cây cao su trồng mới lại trên đất cao su đã thanh lý).
c) Phân loại vườn cây cao su theo loại A, B, C, D tương ứng lần lượt với hệ số A = 1; B = 0,95; C = 0,9; D = 0,8.
2. Thẩm quyền quyết định tiêu chí phân loại vườn cây
a) Hội đồng thành viên công ty mẹ tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước quyết định tiêu chí phân loại vườn cây áp dụng cho công ty do công ty mẹ tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
b) Bộ trưởng quyết định tiêu chí phân loại vườn cây đối với các công ty 100% vốn nhà nước do Bộ đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
c) Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định tiêu chí phân loại vườn cây đối với các công ty 100% vốn nhà nước do Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Điều 9. Xác định giá trị vườn cây cao su thời kỳ xây dựng cơ bản
1. Giá trị vườn cao su xây dựng cơ bản được xác định theo công thức sau:
Gixdcb = Dtxdcb x Siđt x HSixdcb
Trong đó:
- Gixdcb: là giá trị vườn cây cao su xây dựng cơ bản tuổi i;
- Dtxdcb: diện tích vườn cây xây dựng cơ bản;
- Siđt: là suất đầu tư nông nghiệp của vườn cây cao su xây dựng cơ bản tuổi i;
- HSixdcb: là hệ số phân loại vườn cây cao su xây dựng cơ bản tuổi i.
2. Suất đầu tư nông nghiệp của vườn cây cao su Siđt bao gồm: chi phí khai hoang hoặc phục hóa; chi phí xây dựng vườn cây; chi phí trồng mới; chi phí chăm sóc vườn cây trong thời kỳ xây dựng cơ bản và chi phí xây dựng cơ bản khác do cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại khoản 2 Điều 8 Thông tư này ban hành cho mỗi công ty tại thời điểm xác định giá trị.
Điều 10. Xác định giá trị vườn cây cao su kinh doanh
1. Giá trị thực tế vườn cây cao su kinh doanh, được xác định cho từng diện tích (ha) của vườn cây theo tuổi (i), cụ thể:
Gi kd = (Giclđc x HSikd) + Gihttl
Trong đó:
- Gi kd: là giá trị thực tế vườn cây (ha) tuổi i;
- Giclđc: là giá trị còn lại đã điều chỉnh của vườn cây cao su tuổi i;
- HSikd: là hệ số phân loại thực tế của vườn cây tuổi i;
- Gihttl là giá trị hiện tại của giá trị thanh lý vườn cây cao su đang kinh doanh tuổi i.
2. Giá trị còn lại đã điều chỉnh của vườn cây cao su (Giclđc)
Giá trị còn lại đã điều chỉnh của vườn cây cao su tuổi i = Nguyên giá vườn cây đã được đánh giá lại - Giá trị đã khấu hao lũy kế đến thời điểm xác định giá trị, trong đó:
a) Nguyên giá vườn cây cao su đã được đánh giá lại: Được xác định theo suất đầu tư nông nghiệp của cơ quan có thẩm quyền phê duyệt hàng năm cho công ty hoặc theo địa bàn tại thời điểm xác định giá trị.
b) Giá trị đã khấu hao lũy kế: Được tính từ năm vườn cây bắt đầu khai thác đến thời điểm định giá trên cơ sở nguyên giá vườn cây cao su đánh giá lại và tỷ lệ khấu hao hàng năm theo quy định của cơ quan có thẩm quyền ban hành.
3. Giá trị hiện tại của giá trị thanh lý vườn cây cao su đang kinh doanh (Gihttl):
Giá trị hiện tại vườn cây thanh lý:
Gihttl
=
( D –P ) x ( 1 - T ) x 85%
(1+K)(n+m-i)
Trong đó:
a) D: Doanh thu thanh lý vườn cây = Giá trị thanh lý/cây x Số cây cao su thực tế thanh lý x (1 - tỷ lệ gãy đổ bình quân)(n+m-i), trong đó:
- Giá trị thanh lý/cây: Được xác định theo phương pháp bình quân gia quyền trong thời gian 03 năm liền kề năm xác định giá trị vườn cây, theo công thức:
Giá trị thanh lý bình quân /cây
3 năm liền kề năm xác định
= =
Tổng doanh thu thanh lý vườn cây 3 năm
Tổng số cây thanh lý trong 3 năm
Trong trường hợp công ty xác định giá trị vườn cây không có vườn cây thanh lý đủ 3 năm thì năm không có thanh lý cao su được sử dụng số liệu giá trị thanh lý/cây của công ty cao su cùng trên địa bàn tỉnh, trong trường hợp trong tỉnh có nhiều công ty thì lấy số liệu ở công ty gần nhất tính theo đường huyện lộ hoặc tỉnh lộ.
- Số cây cao su thực tế thanh lý: Là số cây cao su của vườn cây cao su tại thời điểm xác định giá trị.
- Tỷ lệ cây gãy đổ bình quân (cây gãy đổ/tổng số cây hữu hiệu): Theo thống kê thực tế từng công ty trong thời gian 03 năm liền kề với năm xác định giá trị (không bao gồm số cây gãy đổ, chết do thiên tai bão, lốc, hỏa hoạn, địch họa) với tỷ lệ tối đa không vượt 1,5%.
b) P: Chi phí thanh lý bằng 0,5% doanh thu thanh lý
c) T: tỷ lệ % thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp năm xác định giá trị
d) 85%: là tỷ lệ dự kiến dành để chia cổ tức của phần thu nhập từ cây cao su thanh lý
đ) K: Tỷ lệ chiết khấu hay tỷ lệ hoàn vốn cần thiết của các nhà đầu tư khi mua cổ phần và được xác định theo công thức: K = Rf + Rp
e) Rf: Lãi suất của trái phiếu Chính phủ có kỳ hạn 5 năm đã phát hành ở thời điểm gần nhất với thời điểm cổ phần hóa công ty.
g) Rp: Tỷ lệ phụ phí rủi ro khi đầu tư mua cổ phần của các công ty ở Việt Nam, chỉ tiêu này được xác định theo bảng chỉ số phụ phí rủi ro chứng khoán quốc tế.
h) i: là độ tuổi thực tế của vườn cây cao su ( nếu i ≥ 27 thì tính bằng 27)
i) m: là số năm xây dựng cơ bản vườn cây (7 năm).
k) n: là thời gian khai thác vườn cây cao su (20 năm).
4. Hạch toán phần giá trị hiện tại của giá trị thanh lý vườn cây cao su đang kinh doanh: Giá trị hiện tại của giá trị thanh lý vườn cây cao su đang kinh doanh sẽ được hạch toán một lần vào chi phí kinh doanh tại thời điểm thanh lý vườn cây cao su đó.
Điều 11. Xác định giá trị vườn cây chè, cà phê, ca cao thời kỳ xây dựng cơ bản
1. Giá trị thực tế vườn cây xây dựng cơ bản được xác định theo công thức:
Gxdcb = ∑ Dtixdcb x Siđt x HSixdcb
Trong đó:
- Gixdcb: là giá trị vườn cây xây dựng cơ bản;
- Dtixdcb: là diện tích vườn cây xây dựng cơ bản tuổi i;
- Siđt: là suất đầu tư nông nghiệp của vườn cây xây dựng cơ bản tuổi i;
- HSixdcb: là hệ số phân loại thực tế vườn cây xây dựng cơ bản tuổi i;
2. Hệ số phân loại thực tế vườn cây xây dựng cơ bản tuổi i được căn cứ vào kết quả kiểm kê, đánh giá, phân loại vườn cây theo loại A (tốt); B (trung bình), C (xấu) tương ứng lần lượt với hệ số A bằng 1,2; B bằng 1, C bằng 0,8 theo các tiêu chí phân loại vườn cây về chiều cao cây, đường kính gốc, đường kính tán, số cặp cành cấp I, mật độ cây sống, màu sắc lá so với định mức kỹ thuật quy định theo độ tuổi do cơ quan có thẩm quyền quyết định.
3. Suất đầu tư nông nghiệp của vườn cây tuổi i (Siđt) và tiêu chí làm căn cứ phân loại vườn cây do cơ quan có thẩm quyền ban hành theo quy định tại khoản 2 Điều 8 Thông tư này.
Điều 12. Xác định giá trị vườn cây chè, cà phê, ca cao kinh doanh
1. Giá trị thực tế vườn cây kinh doanh được xác định như sau:
Gkd = ∑ Gicl x Dtikd xHSipl x HSick x HSikv
Trong đó:
- Gkd: là giá trị vườn cây kinh doanh;
- Gicl: là giá trị còn lại sau đánh giá của 1 ha vườn cây kinh doanh tuổi i;
- Dtikd: là diện tích vườn cây kinh doanh tuổi i;
- HSipl: là hệ số phân loại thực tế của vườn cây kinh doanh tuổi i;
- HSick: là hệ số chu kỳ khai thác của vườn cây kinh doanh tuổi i;
- HSikv: là hệ số khu vực của vườn cây kinh doanh tuổi i;
2. Xác định giá trị còn lại của 1 ha:
a) Giá trị còn lại sau đánh giá lại của 1 ha vườn cây kinh doanh tuổi i được xác định theo công thức sau:
Gicl = Nicl x
SĐTđg
CK
Trong đó:
- Gicl: giá trị còn lại của 1 ha đánh giá lại của vườn cây kinh doanh tuổi i;
- SĐTđg: suất đầu tư cho 1 ha của vườn cây tại năm đánh giá lại là suất đầu tư cho vườn cây nông nghiệp theo tuổi tính tại thời điểm xác định giá trị.
- Nicl: Số năm khai thác còn lại của vườn cây tuổi i theo chu kỳ, được tính theo công thức sau: Nicl = CK - Nkt;
+ CK: số năm trong chu kỳ khai thác của vườn cây kinh doanh, do cơ quan có thẩm quyền ban hành;
+ Nkt: Số năm đã khai thác đến năm đánh giá lại.
b) Trong trường hợp giá trị còn lại sau đánh giá lại của 1 ha thấp hơn 20% của suất đầu tư cho 1 ha vườn cây tại năm đánh giá lại (SĐTđg), kể cả trường hợp vườn cây đã hết chu kỳ khai thác mà vẫn tiếp tục khai thác; giá trị đánh giá lại của 01 ha được xác định không thấp hơn 20% suất đầu tư.
3. Hệ số phân loại thực tế vườn cây tuổi i (HSikd): xác định trên cơ sở kiểm kê, đánh giá vườn cây theo các tiêu chí để phân loại vườn cây loại A (tốt), B (trung bình), C (xấu) tương ứng lần lượt với hệ số A bằng 1,2; B bằng 1; C bằng 0,8 theo các tiêu chí phân loại về tỷ lệ cây sống, cây che bóng mát, năng suất vườn cây so với định mức quy định do cơ quan có thẩm quyền quyết định.
4. Hệ số chu kỳ khai thác của vườn cây (HSick) xác định như sau:
a) Hệ số chu kỳ khai thác vườn cây cà phê vối (30 năm):
- Từ năm thứ 1 đến năm thứ 5 và năm thứ 26 đến năm thứ 30 hệ số 1,0;
- Từ năm thứ 6 đến năm thứ 10 và năm thứ 21 đến năm thứ 25 hệ số 1,1;
- Từ năm thứ 11 đến năm thứ 20 hệ số 1,3;
b) Hệ số chu kỳ khai thác vườn cây cà phê chè và vườn cà phê vối tái canh (20 năm):
- Từ năm thứ 1 đến năm thứ 3 và năm thứ 17 đến năm thứ 20 hệ số 1,0;
- Từ năm thứ 4 đến năm thứ 10 hệ số 1,1;
- Từ năm thứ 11 đến năm thứ 16 hệ số 1,2;
c) Hệ số chu kỳ khai thác của các vườn cây chè, ca cao do Hội đồng thành viên/Chủ tịch công ty xây dựng và ban hành sau khi có ý kiến của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
5. Hệ số khu vực (HSikv) được xác định căn cứ vào các yếu tố như khí hậu, thổ nhưỡng, giao thông (cho vận chuyển vật tư, sản phẩm đến cơ sở chế biến, tiêu thụ), thủy lợi phục vụ tưới tiêu, chia ra 3 khu vực:
a) Khu vực 1: điều kiện khí hậu, đất đai, giao thông thuận lợi, chủ động nguồn nước tưới trên 80% hệ số 1,2;
b) Khu vực 2: điều kiện khí hậu, đất đai, giao thông thuận lợi, chủ động nguồn nước tưới từ 50% đến 80% hệ số 1,0;
c) Khu vực 3: điều kiện khí hậu, đất đai, giao thông thuận lợi, chủ động nguồn nước tưới dưới 50% hệ số 0,8.
6. Suất đầu tư nông nghiệp và tiêu chí làm căn cứ phân loại vườn cây do cơ quan có thẩm quyền ban hành theo quy định tại khoản 2 Điều 8 Thông tư này.
Điều 13. Xác định giá trị vườn cây điều, cây lấy quả, lấy hạt khác thời kỳ xây dựng cơ bản
1. Giá trị thực tế vườn cây xây dựng cơ bản được xác định như sau:
Gxdcb = ∑ Dtixdcb x Sixdcb x HSixdcb
Trong đó:
- Gxdcb là giá trị vườn cây xây dựng cơ bản;
- Dtixdcb là diện tích vườn cây xây dựng cơ bản tuổi i;
- Sixdcb là suất đầu tư nông nghiệp của vườn cây xây dựng cơ bản tuổi i;
- HSixdcb là hệ số phân loại vườn cây xây dựng cơ bản tuổi i;
2. Hệ số phân loại thực tế vườn cây xây dựng cơ bản tuổi i (HSixdcb) được căn cứ vào kết quả kiểm kê, đánh giá, phân loại vườn cây theo loại A (tốt); B (trung bình), C (xấu) tương ứng lần lượt với hệ số A bằng 1,2; B bằng 1, C bằng 0,8 theo các tiêu chí phân loại vườn cây về chiều cao cây, đường kính gốc, đường kính tán, số cặp cành cấp I, mật độ cây sống, màu sắc lá so với định mức kỹ thuật quy định theo độ tuổi do cơ quan có thẩm quyền quyết định.
3. Suất đầu tư nông nghiệp của vườn cây tuổi i (Sixdcb) và tiêu chí làm căn cứ phân loại vườn cây do cơ quan có thẩm quyền ban hành theo quy định tại khoản 2 Điều 8 Thông tư này.
Điều 14. Xác định giá trị vườn cây điều, cây lấy quả, lấy hạt khác kinh doanh
1. Giá trị thực tế vườn cây kinh doanh được xác định như sau:
Gkd = ∑ Gicl x Dti x HSipl x HSick
Trong đó:
- Gkd: là giá trị vườn cây kinh doanh;
- Gicl: là giá trị còn lại sau đánh giá của 1 ha vườn cây kinh doanh tuổi i;
- Dti: diện tích vườn cây kinh doanh tuổi i;
- HSipl: là hệ số phân loại thực tế của vườn cây kinh doanh tuổi i;
- HSick: là hệ số chu kỳ khai thác của vườn cây kinh doanh tuổi i;
2. Giá trị còn lại sau đánh giá lại của 1 ha vườn cây kinh doanh tuổi i được xác định theo công thức sau:
Gicl = Nicl x
SĐTđg
CK
Trong đó:
- Gicl: giá trị còn lại của 1 ha đánh giá lại của vườn cây kinh doanh tuổi i;
- SĐTđg: suất đầu tư cho 1 ha của vườn cây tại năm đánh giá lại;
- Nicl: Số năm khai thác còn lại của vườn cây tuổi i theo chu kỳ, được tính theo công thức sau: Nicl = CK- Nkt;
+ CK: số năm trong chu kỳ khai thác của vườn cây kinh doanh, do cơ quan có thẩm quyền ban hành;
+ Nkt: Số năm đã khai thác đến năm đánh giá lại.
3. Hệ số phân loại thực tế vườn cây tuổi i (HSikd): được căn cứ vào các tiêu chí quy định về mật độ cây, năng suất bình quân, sản lượng dự kiến để đánh giá, phân loại vườn cây kinh doanh. Hệ số phân loại thực tế vườn cây được xác định trên cơ sở kiểm kê, đánh giá vườn cây theo các tiêu chí phân loại vườn cây do cơ quan có thẩm quyền quyết định tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp. Phân loại diện tích vườn cây xây kinh doanh theo diện tích hecta (ha) và độ tuổi vườn cây; phân loại vườn cây theo hệ số A, B, C tương ứng lần lượt với hệ số A bằng 1,2, B bằng 1, C bằng 0,8.
4. Hệ số chu kỳ khai thác của các vườn cây điều, cây lấy quả, lấy hạt khác do Hội đồng thành viên/Chủ tịch công ty xây dựng và ban hành sau khi có ý kiến của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
5. Suất đầu tư nông nghiệp và tiêu chí làm căn cứ phân loại vườn cây do cơ quan có thẩm quyền ban hành theo quy định tại khoản 2 Điều 8 Thông tư này.
6. Trong trường hợp đánh giá lại thì giá trị đánh giá lại của 01 ha vườn cây điều, cây lấy quả, lấy hạt khác được xác định không thấp hơn 20% suất đầu tư.
Điều 15. Xử lý một số trường hợp đặc thù
1. Rừng trồng, vườn cây đã có quyết định thanh lý của cơ quan có thẩm quyền, nhưng đến thời điểm tổ chức xác định giá trị doanh nghiệp chưa được xử lý, cơ quan có thẩm quyền quyết định công bố giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa xem xét, quyết định loại trừ không tính vào giá trị doanh nghiệp. Sau khi công bố giá trị doanh nghiệp, công ty có trách nhiệm thanh lý và xử lý theo chế độ quản lý tài chính hiện hành. Đến thời điểm chính thức chuyển thành công ty cổ phần mà vẫn chưa thực hiện thanh lý thì xử lý như sau:
a) Trường hợp rừng trồng, vườn cây chờ thanh lý trên diện tích đất thuộc phương án sử dụng đất của công ty cổ phần thì công ty cổ phần tiếp tục quản lý và thực hiện các thủ tục thanh lý. Tiền thu từ thanh lý rừng trồng, vườn cây sau khi trừ chi phí thanh lý, công ty cổ phần được để lại 10% và hạch toán như một khoản thu nhập khác. Số còn lại được xử lý như sau:
- Nộp về Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp tại công ty mẹ tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, công ty mẹ trong tổ hợp công ty mẹ - công ty con khi cổ phần hóa công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do các doanh nghiệp này nắm giữ 100% vốn điều lệ.
- Nộp về Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp khi cổ phần hóa toàn bộ công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ là doanh nghiệp thuộc các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
b) Trường hợp rừng trồng, vườn cây chờ thanh lý trên diện tích đất không thuộc phương án sử dụng đất của công ty cổ phần thì bàn giao về địa phương để thực hiện việc thanh lý và quản lý đất đai theo quy định của pháp luật.
2. Đối với các diện tích vườn cây, rừng trồng có sự tham gia đầu tư vốn và công sức của bên nhận khoán theo quy định của pháp luật về giao khoán đất nông nghiệp, đất rừng sản xuất thì công ty phải xác định giá trị đã đầu tư của bên nhận khoán.
Việc xác định giá trị đã đầu tư căn cứ vào tỷ lệ tiền vốn, công sức đóng góp của mỗi bên đã được quy định tại hợp đồng giao khoán. Khoản tiền bên nhận khoán tham gia đầu tư sẽ được trừ vào phần nghĩa vụ sản phẩm phải nộp theo hợp đồng giao khoán của bên nhận khoán nếu bên nhận khoán tiếp tục nhận khoán lại vườn cây (trừ một lần); hoặc khi bên nhận khoán mua cổ phần của công ty thì trừ vào số tiền mua cổ phần mà bên nhận khoán phải thanh toán cho công ty (trừ một lần).
Trường hợp tại hợp đồng giao khoán quy định bên nhận khoán nhận giá trị sản phẩm khi thu hoạch hoặc khai thác tương ứng với vốn, lao động đã đầu tư và 100% giá trị sản phẩm vượt khoán thì bên nhận khoán không được nhận khoản tiền này.
3. Đối với diện tích vườn cây, rừng trồng đã giao khoán mà công ty không trực tiếp trồng, chăm sóc, quản lý và bảo vệ nhưng có đầu tư vốn thì không thực hiện xác định giá trị vườn cây, rừng trồng theo Thông tư này (không phân biệt trường hợp diện tích rừng trồng đó nằm trên đất do công ty quản lý hay đất của người nhận khoán thế chấp). Các khoản đã đầu tư của công ty được theo dõi là khoản nợ phải thu và được thu hồi theo thỏa thuận tại hợp đồng giao khoán.
4. Phần giá trị tăng thêm do đánh giá lại vườn cây, rừng trồng (đã giao khoán) của doanh nghiệp khi thực hiện chuyển đổi doanh nghiệp thành công ty cổ phần được phân chia như sau:
a) Công ty đầu tư 100% vốn và thực hiện giao khoán theo quy định của pháp luật về giao khoán đất nông nghiệp, đất rừng sản xuất thì giá trị tăng thêm do đánh giá lại tính vào giá trị vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
b) Công ty và bên nhận khoán cùng đầu tư vốn theo quy định của pháp luật về giao khoán đất nông nghiệp, đất rừng sản xuất thì giá trị tăng thêm được phân chia theo tỷ lệ cam kết tại hợp đồng giao khoán hoặc theo tỷ lệ đầu tư tham gia của mỗi bên.
Trường hợp tại hợp đồng giao khoán quy định bên nhận khoán nhận giá trị sản phẩm khi thu hoạch hoặc khai thác tương ứng với vốn, lao động đã đầu tư và 100% giá trị sản phẩm vượt khoán thì không thực hiện phân chia.
5. Đối với diện tích công ty giao khoán đất mà mọi chi phí thiết lập vườn cây từ chi phí trồng, chăm sóc, quản lý, bảo vệ do bên nhận khoán đầu tư, công ty chỉ đầu tư cơ sở hạ tầng và các tài sản khác gắn liền với vườn cây thì công ty thực hiện xác định lại giá trị cơ sở hạ tầng và các tài sản khác gắn liền với vườn cây theo quy định hiện hành về định giá tài sản.
Điều 16. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 6 năm 2015.
2. Thông tư này thay thế Thông tư số 132/2011/TT-BTC ngày 28/9/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn phương pháp xác định giá trị vườn cây cao su khi cổ phần hóa; Thông tư số 55/2012/TT-BTC ngày 09/4/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn phương pháp xác định giá trị vườn cây cà phê, vườn cây chè gắn với cơ sở chế biến khi cổ phần hóa.
3. Các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ có diện tích rừng trồng, vườn cây khi thực hiện sắp xếp, đổi mới thì áp dụng Thông tư này để xác định giá trị rừng trồng, vườn cây khi xác định giá trị doanh nghiệp.
4. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan kịp thời phản ánh về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Tài chính để hướng dẫn, nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung./.
KT. BỘ TRƯỞNG
BỘ TÀI CHÍNH
THỨ TRƯỞNG
Trần Văn Hiếu
KT. BỘ TRƯỞNG
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
THỨ TRƯỞNG
Hà Công Tuấn
Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Tổng Bí Thư;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- Các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các Đoàn thể;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Các đơn vị thuộc Bộ NN và PTNT, Bộ Tài chính;
- Sở NN và PTNT, Sở Tài chính các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Tư pháp;
- Công báo;
- Cổng TTĐT: Bộ NN và PTNT, Bộ Tài chính;
- Lưu: VT BNN và PTNT, BTC. | {
"issuing_agency": "Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính",
"promulgation_date": "22/04/2015",
"sign_number": "17/2015/TTLT-BNNPTNT-BTC",
"signer": "Hà Công Tuấn, Trần Văn Hiếu",
"type": "Thông tư liên tịch"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bat-dong-san/Nghi-quyet-32-NQ-HDND-2016-danh-muc-du-an-can-thu-hoi-dat-chuyen-muc-dich-Hoa-Binh-2017-349878.aspx | Nghị quyết 32/NQ-HĐND 2016 danh mục dự án cần thu hồi đất chuyển mục đích Hòa Bình 2017 | HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH HÒA BÌNH
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 32/NQ-HĐND
Hòa Bình, ngày 06 tháng 12 năm 2016
NGHỊ QUYẾT
VỀ VIỆC THÔNG QUA DANH MỤC CÁC DỰ ÁN CẦN THU HỒI ĐẤT VÀ CHUYỂN MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÌ LỢI ÍCH QUỐC GIA, LỢI ÍCH CÔNG CỘNG NĂM 2017 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÒA BÌNH
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH HÒA BÌNH
KHOÁ XVI, KỲ HỌP THỨ 3
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 06 năm 2015;
Căn cứ Luật Đất đai ngày 29 tháng 11 năm 2013;
Căn cứ Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai;
Căn cứ Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa;
Căn cứ Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và phát triển rừng;
Căn cứ Nghị quyết số 43/NQ-CP ngày 29 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-2015) tỉnh Hòa Bình;
Xét Tờ trình số 109/TTr-UBND ngày 15 tháng 11 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình về việc thông qua danh mục các dự án cần thu hồi đất và chuyển mục đích sử dụng đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng năm 2017 trên địa bàn tỉnh Hòa Bình; Báo cáo thẩm tra của Ban kinh tế - ngân sách của Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Thông qua danh mục các dự án cần thu hồi đất và chuyển mục đích sử dụng đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng năm 2017 trên địa bàn tỉnh Hòa Bình với nội dung chủ yếu sau:
1. Danh mục dự án cần thu hồi đất (bao gồm các dự án cần chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ)
Tổng số dự án cần thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội, vì lợi ích quốc gia, công cộng và các dự án có sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ là 151 dự án;
tổng diện tích đất thu hồi và chuyển mục đích 866,26 ha, trong đó: Đất trồng lúa 189,23 ha, đất rừng phòng hộ 72,47 ha, đất khác 604,56 ha (các loại đất còn lại như đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất ở,...) để sử dụng cho các mục đích, cụ thể:
a) Dự án xây dựng trụ sở cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội; công trình di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh được xếp hạng, công viên, quảng trường, tượng đài, bia tưởng niệm, công trình sự nghiệp công cấp địa phương: 32 dự án, với diện tích 110,11 ha (đất trồng lúa 11,31 ha; đất rừng phòng hộ 66,45 ha; đất khác 32,35 ha).
b) Dự án xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật của địa phương gồm giao thông, thủy lợi, cấp nước, thoát nước, điện lực, thông tin liên lạc, chiếu sáng đô thị; công trình thu gom, xử lý chất thải: 47 dự án, với diện tích 209,68 ha (đất trồng lúa 27,25 ha; đất rừng phòng hộ 6,02 ha; đất khác 176,41 ha).
c) Dự án xây dựng công trình phục vụ sinh hoạt chung của cộng đồng dân cư; dự án tái định cư; xây dựng, tôn tạo công trình tín ngưỡng; khu văn hóa, thể thao, vui chơi giải trí phục vụ công cộng; chợ; nghĩa trang, nghĩa địa: 21 dự án, với diện tích 22,5 ha (đất trồng lúa 13,88 ha; đất khác 8,62 ha).
d) Dự án xây dựng khu đô thị mới, khu dân cư nông thôn mới; chỉnh trang đô thị, khu dân cư nông thôn; cụm công nghiệp: 23 dự án, với diện tích 188,36 ha (đất trồng lúa 49,65 ha; đất khác 138,71 ha).
đ) Các dự án cơ sở sản xuất phi nông nghiệp, thương mại dịch vụ, sản xuất vật liệu xây dựng, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng sinh thái, trồng cây ăn quả, nuôi trồng thủy sản có diện tích đất phải thu hồi và chuyển mục đích sử dụng đất phải xin phép: 28 dự án, với diện tích 335,61 ha (đất trồng lúa 87,14 ha; đất khác 248,47 ha).
2. Danh mục dự án cần chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ
Tổng số 102 dự án, với tổng diện tích chuyển mục đích sử dụng 196,73 ha đất (đất trồng lúa 156,56 ha; đất rừng phòng hộ 40,17 ha) để sử dụng cho các mục đích, cụ thể:
a) Chuyển mục đích sử dụng 27,3 ha đất để thực hiện 06 dự án quốc phòng, an ninh, gồm: Thành phố Hòa Bình 01 dự án, sử dụng 1,5 ha đất; huyện Cao Phong 01 dự án, sử dụng 17,8 ha đất; huyện Lạc Sơn 01 dự án, sử dụng 2,9 ha đất; huyện Lương Sơn 01 dự án, sử dụng 3,0 ha đất; huyện Mai Châu 01 dự án, sử dụng 2,0 ha đất; huyện Tân Lạc 01 dự án (an ninh), sử dụng 0,1 ha đất.
b) Chuyển mục đích để phát triển kinh tế - xã hội: 96 dự án, với tổng diện tích chuyển mục đích sử dụng 169,43 ha (đất trồng lúa 149,96 ha; đất rừng phòng hộ 19,47 ha), trong đó:
- Dự án xây dựng trụ sở cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội; công trình di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh được xếp hạng, công viên, quảng trường, tượng đài, bia tưởng niệm, công trình sự nghiệp công cấp địa phương: 16 dự án, với diện tích 24,76 ha (đất trồng lúa 11,31 ha; đất rừng phòng hộ 13,45 ha).
- Dự án xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật của địa phương gồm giao thông, thủy lợi, cấp nước, thoát nước, điện lực, thông tin liên lạc, chiếu sáng đô thị; công trình thu gom, xử lý chất thải: 34 dự án, với diện tích 33,27 ha (đất trồng lúa 27,25 ha; đất rừng phòng hộ 6,02 ha).
- Dự án xây dựng công trình phục vụ sinh hoạt chung của cộng đồng dân cư; dự án tái định cư; xây dựng, tôn tạo công trình tín ngưỡng; khu văn hóa, thể thao, vui chơi giải trí phục vụ công cộng; chợ; nghĩa trang, nghĩa địa: 19 dự án, với diện tích 13,88 ha đất trồng lúa.
- Dự án xây dựng khu đô thị mới, khu dân cư nông thôn mới; chỉnh trang đô thị, khu dân cư nông thôn; cụm công nghiệp: 12 dự án, với diện tích 41,71 ha đất trồng lúa.
- Các dự án cơ sở sản xuất phi nông nghiệp, thương mại dịch vụ, sản xuất vật liệu xây dựng, gốm sứ, du lịch sinh thái: 15 dự án, với diện tích 55,81 ha đất trồng lúa.
(Có danh mục các dự án cần thu hồi đất và các dự án cần chuyển mục đích sử dụng đất chi tiết tại Biểu 01, 02 kèm theo Nghị quyết)
Điều 2.
Hội đồng nhân dân tỉnh giao:
1. Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức thực hiện Nghị quyết này; trường hợp cần điều chỉnh, bổ sung danh mục dự án Ủy ban nhân dân tỉnh trình Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh xem xét, quyết định và báo cáo Hội đồng nhân dân tỉnh theo quy định của pháp luật.
2. Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh, các Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát thực hiện Nghị quyết theo quy định của pháp luật.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Hòa Bình khóa XVI, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 06 tháng 12 năm 2016 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2017./.
CHỦ TỊCH
Trần Đăng Ninh
Biểu số 01: TỔNG HỢP DANH MỤC CÁC DỰ ÁN CẦN THU HỒI ĐẤT
(BAO GỒM CẢ CÁC DỰ ÁN CẦN CHUYỂN MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT THUỘC THẨM QUYỀN CẤP TỈNH) TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÒA BÌNH
(Kèm theo Nghị quyết số 32/NQ-HĐND ngày 06 tháng 12 năm 2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh Hòa Bình)
Đơn vị tính: Ha
STT
Tên dự án, công trình
Địa điểm thực hiện dự án, công trình
Chủ đầu tư
Tổng diện tích dự kiến (ha)
Căn cứ pháp lý
Ghi chú
Tổng số
Trong đó sử dụng
Đất lúa
Đất RPH
Đất RĐD
Đất khác
TỔNG CỘNG: 151 DỰ ÁN
151
866.26
189.23
72.47
0.00
604.56
I
THÀNH PHỐ
17
103.71
11.57
13.75
0.00
78.39
1
Cụm công nghiệp Yên Mông.
Xã Yên Mông
UBND thành phố Hòa Bình
42.00
8.00
34.00
Quyết định số 633/QĐ-UBND ngày 14/3/2016 của UBND thành phố Hòa Bình về phê duyệt đầu tư dự án: Cụm công nghiệp Yên Mông.
2
Cụm công nghiệp Chăm mát - Dân Chủ.
Phường Chăm Mát, xã Dân Chủ
UBND thành phố Hòa Bình
15.00
15.00
Quyết định số 634/QĐ-UBND ngày 14/3/2016 của UBND thành phố Hòa Bình về phê duyệt đầu tư dự án: Cụm công nghiệp Chăm mát - Dân Chủ.
3
Cải tạo đường giao thông xóm Yên Hoà đi xóm Bún 2,56 ha; mở rộng đường vào xóm Yên Hoà đi kho mìn cũ 2,3 ha; mở rộng đường giao thông khu xử lý rác thải xóm Mỵ 1,1 ha.
Xã Yên Mông
UBND thành phố Hòa Bình
5.96
5.96
Các VB của UBND TP: Số 1665/UBND-TCKH ngày 13/6/2016 về việc Danh mục các dự án cho phép thực hiện các thủ tục chuẩn bị đầu tư năm 2016; số 1260/QĐ-UBND ngày 16/7/2015 về việc phê duyệt đầu tư dự án: Đường giao thông xóm Yên Hoà đi kho mìn cũ; Quyết định số 1260/QĐ-UBND ngày 16/7/2015 về việc phê duyệt đầu tư dự án.
4
Đường liên xóm Đồng Mới - xóm Chùa (lên QL6 mới), xã Thống Nhất 0,6 ha; Nâng cấp, mở rộng đường vào xóm Đậu Khụ, xã Thống Nhất 3,7 ha (có 0,25 ha đất lúa).
Xã Thống Nhất
UBND thành phố Hòa Bình
4.30
0.25
4.05
Văn bản số 1665/UBND-TCKH ngày 13/6/2016 của UBND thành phố Hòa Bình về việc Danh mục các dự án cho phép thực hiện các thủ tục chuẩn bị đầu tư năm 2016; Quyết định số 2125/QĐ-UBND ngày 22/8/2016 của UBND thành phố Hòa Bình về phê duyệt đầu tư dự án: Đường vào xóm Đậu Khụ, xã Thống Nhất
5
Đường vuốt nối từ đường Phạm Hồng thái với QH1 Trung tâm thương mại bờ trái Sông Đà
Phường Hữu Nghị
UBND thành phố Hòa Bình
0.16
0.16
Văn bản số 1665/UBND-TCKH ngày 13/6/2016 của UBND thành phố Hòa Bình về việc Danh mục các dự án cho phép thực hiện các thủ tục chuẩn bị đầu tư năm 2018.
6
Nâng cấp, mở rộng đường bậc thang xuống thuyền khu dân cư 1,1 ha; Đường UBND xã Thái Thịnh - Xóm Bích, xóm Trụ (Đường trong khu Hành chính, tái định cư và dân cư xã Thái Thịnh) 5,6 ha (có 2,2 ha đất RPH).
Xã Thái Thịnh
UBND thành phố Hòa Bình
6.70
2.20
4.50
Quyết định số 1260/QĐ-UBND ngày 16/7/2015 của UBND thành phố Hòa Bình về việc phê duyệt đầu tư dự án.
7
Ngầm xóm Máy, Ngầm Cang , Ngầm xóm Đao 0,5 ha; Ngầm đi qua suối Sánh vào xóm Cang 3 DT 0,5 ha.
Xã Hòa Bình
UBND thành phố Hòa Bình
0.50
0.50
Văn bản của UBND TP: số 1665/UBND-TCKH ngày 13/6/2016 v/v danh mục các dự án cho phép thực hiện các thủ tục chuẩn bị đầu tư năm 2017; số 1260/QĐ-UBND ngày 16/7/2015 v/v phê duyệt đầu tư dự án.
8
Nâng cấp cải tạo Kênh mương xóm Chó, xã Dân Chủ.
Xã Dân Chủ
UBND thành phố Hòa Bình
1.40
0.20
1.20
Nguồn vốn xã hội hóa.
9
Kè chống sạt lở suối Cò Cai, xã Thống Nhất.
Xã Thống Nhất
UBND thành phố Hòa Bình
0.50
0.10
0.40
Đề xuất chủ trương đầu tư năm 2017.
10
Chống quá tải các TBA và nâng cấp các hệ thống điện tại các xã phường.
Xã Thống Nhất, Dân Chủ, Sử Ngòi, Yên Mông; phường Chăm Mát, Thịnh Lang và các phường, xã khác.
Công ty Điện lực Hòa Bình
0.16
0.10
0.06
Các quyết định: Số 4030/QĐ-EVN NPC ngày 16/11/2015, số 4032/QĐ-EVN NPC ngày 16/11/2015, số 4582/QĐ-EVN NPC ngày 02/12/2015 của Tổng Công ty điện lực miền Bắc.
11
Nhà hiệu bộ, các phòng chức năng và phụ trợ Trường Mần non xã Hòa Bình.
Xã Hòa Bình
UBND thành phố Hòa Bình
0.05
0.05
Văn bản số 1665/UBND-TCKH ngày 13/6/2016 của UBND thành phố Hòa Bình về việc Danh mục các dự án cho phép thực hiện các thủ tục chuẩn bị đầu tư năm 2019.
12
Xây dựng Trường Tiểu học Đồng Tiến; Trường Mầm non phường Đồng Tiến.
Khu dân cư Bắc đường Trần Hưng Đạo, xã Sủi Ngòi
UBND thành phố Hòa Bình
0.71
0.71
Quyết định số 3052/QĐ-UBND ngày 18/10/2016 của UBND thành phố Hòa Bình về việc phê duyệt chủ trương đầu tư dự án: Xây dựng Trường Tiều học Đồng Tiến.
13
Sân thể thao xã Trung Minh.
Xã Trung Minh
UBND thành phố Hòa Bình
0.60
0.60
Quyết định số 3040/QĐ-UBND ngày 17/10/2016 của UBND thành phố Hòa Bình về việc phê duyệt đầu tư dự án: sân thể thao xã Trung Minh.
14
Hạ tầng kỹ thuật khu dân cư tổ 15, phường Hữu Nghị 0,12 ha đất lúa; Hạ tầng kỹ thuật khu dân cư phường Hữu Nghị 1,3 ha.
Phường Hữu Nghị
UBND thành phố Hòa Bình
1.42
0.12
1.30
Quyết định số 2388/QĐ-UBND ngày 23/8/2016 của UBND thành phố Hòa Bình về việc phê duyệt chủ trương đầu tư dự án: Hạ Tầng kỹ thuật khu dân cư tổ 15, phường Hữu Nghị, TP Hòa Bình.
15
Hạ tầng kỹ thuật khu đấu giá và tái định cư phường Thái Bình.
Phường Thái Bình
UBND thành phố Hòa Bình
2.00
2.00
Quyết định số 1609/QĐ-UBND ngày 28/9/2010 của UBND thành phố Hòa Bình vè việc phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình cải tạo, nâng cấp đường tỉnh lộ 435, tỉnh Hòa Bình.
16
Hạ tầng kỹ thuật khu đấu giá và tái định cư xóm Miều, xã Trung Minh.
Xã Trung Minh
UBND thành phố Hòa Bình
2.20
2.20
Văn bản số 1162/QKHĐT-XTĐT ngày 20/9/2016 của Sở Kế hoạch đầu tư V/v chủ đầu tư dự án Khu dịch vụ, nhà ở nông thôn và tái định cư tại Đồng Trám, xóm Miều, xã Trung Minh, TP Hòa Bình.
17
Hạ tầng Khu trung tâm hành chính, tái định cư và dân cư xã Thái Thịnh.
Xã Thái Thịnh
UBND thành phố Hòa Bình
20.05
11.55
8.50
Văn bản số 552/UBND-ĐT ngày 20/4/2016 của UBND thành phố Hòa Bình về việc chấp thuận chủ trương đầu tư Hạ tầng Khu trung tâm hành chính, tái định cư và dân cư xã Thái Thịnh.
II
CAO PHONG
11
17.62
2.78
0.00
0.00
14.84
1
Chống quá tải các TBA xã Tây Phong, xã Nam Phong
Xã Tây Phong, xã Nam Phong
Công ty Điện lực Hòa Bình
0.04
0.02
0.02
- QĐ số 4027/QĐ-EVN NPC, ngày 16/11/2015 của TCT Điện lực miền Bắc;
- QĐ số 2389/QĐ-PCHB, ngày 25/12/2015 của Công ty Điện Hòa Bình.
2
- XD khu TT xã Dũng Phong;
- NVH TT xã Thu Phong;
- NVH xóm Trẹo Ngoài 1, xã Nam Phong
Xã Dũng Phong, xã Thu Phong; xã Nam Phong
- UBND huyện;
- Phòng NN&PTNT;
- UBND xã Nam Phong
2.67
2.00
0.67
- Phê duyệt xây dựng nông thôn mới vốn xã hội hóa.
- Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.
2ha đất lúa của công trình XD khu TT xã Dũng Phong
3
- Giao đất có thu tiền sử dụng đất xóm Trang Giữa 1, xã Tân Phong;
- Đấu giá QSD đất ở xã Tây Phong;
- Di dân xóm Chầm xã Yên Lập.
Xã Tân Phong, Tây Phong, Yên Lập
UBND huyện Cao Phong
7.54
7.54
- Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới;
- QĐ 783/QĐ-UBND ngày 25/5/2016 về phê duyệt chủ trương ĐTXD đấu giá đất ở xã Tây Phong;
- QĐ số 785/QĐ-UBND ngày 30/3/2016 của UBND huyện về việc phê duyệt dự án ĐTXD công trình di dân xóm Chầm.
Xã Tân Phong 0,04ha, xã Tây Phong 0,3ha, xã Yên Lập 7,2ha
4
Sân vận động trung tâm các xã: Đông Phong, Thu Phong, Tây Phong, Nam Phong và các xã khác.
Xã Đông Phong, Thu Phong, Tây Phong, Nam Phong và các xã khác
UBND huyện Cao Phong
3.56
0.70
2.86
- Chương trình MTQG XD nông thôn mới - vốn xã hội hóa;
- QĐ 1886/QĐ-UBND ngày 26/8/2016 về phê duyệt chủ trương ĐTXD SVĐ xã Thu Phong;
- QĐ số 535/QĐ-UBND ngày 27/4/2016 của UBND huyện về việc phê duyệt Chủ trương ĐTXD SVĐ xã Nam Phong.
Đất lúa: SVĐ xã Đông Phong 0,6ha; SVĐ xã Nam Phong 0,1ha
5
- Trường PTDTBTTH Thung Nai;
- Trường TH&THCS Tân Phong.
Xã Thung Nai, xã Tân Phong
Phòng DG&ĐT
0.11
0.11
- QĐ số 1742/QĐ-UBND ngày 22/7/2013 của UBND huyện phê duyệt chủ trương ĐTXD;
- QĐ số 2040/QĐ-UBND ngày 30/10/2015 của UBND huyện phê duyệt chủ trương ĐTXD.
Xã Thung Nai 0,01 ha, xã Tân Phong 0,1 ha
6
Chợ Bằng
Xã Tây Phong
UBND xã Tây Phong
0.50
0.50
Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới
7
Trụ sở UBND xã Tây Phong
Xã Tây Phong
UBND huyện Cao Phong
0.50
0.50
QĐ số 212/QĐ-UBND ngày 03/6/2013 của UBND huyện về việc phê duyệt Chủ trương ĐTXD
8
Trạm y tế xã Tây Phong
Xã Tây Phong
UBND huyện Cao Phong
0.25
0.25
Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới
9
- Bãi rác xóm Chao, xóm Lãi, xã Tây Phong;
- Bãi thu gom rác thải xã Nam Phong
Xã Tây Phong;
xã Nam Phong
UBND huyện Cao Phong
2.00
2.00
- Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới;
- QĐ số 1223/QĐ-UBND ngày 21/7/2016 của UBND huyện về phê duyệt Chủ trương ĐTXD.
Mỗi công trình 1ha.
10
Trung tâm thương mại thị trấn Cao Phong
Thị trấn Cao Phong
UBND huyện Cao Phong
0.25
0.25
QĐ số 1902/QĐ-UBND ngày 26/8/2016 của UBND huyện về việc phê duyệt chủ trương ĐTXD.
11
Đài tưởng niệm xã Nam Phong
Xã Nam Phong
UBND huyện Cao Phong
0.20
0.06
0.14
QĐ số 2032/QĐ-UBND ngày 22/9/2016 của UBND huyện về phê duyệt Báo cáo KTKT XD công trình.
III
ĐÀ BẮC
6
49.95
0.00
2.00
0.00
47.95
1
Dự án sắp xếp ổn định dân cư, định canh định cư khu vực suối Khỏn và Bưa Thục thuộc xóm Cơi 3, xã Suối Nánh
Xã Suối Nánh
Ban Dân tộc tỉnh
40.00
40.00
VB số 932/UBND-NNTN ngày 16/8/2016 của UBND tỉnh về lập dự án sắp xếp ổn định dân cư, định canh định cư khu vực suối Khỏn và Bưa Thục thuộc xóm Cơi 3, xã Suối Nánh, huyện Đà Bắc.
2
Làm mới đường sản xuất Hủa Dương đi xóm Cang, xã Đoàn Kết; Đường xóm Đá Bia đi suối Ngáu (km 0+00-km2+00) và (km 2+00-km3+500), xã Tiền Phong; Đường trung tâm xã Đồng Chum đi nghĩa trang; Đường Èn Tăng đi ngã ba suối Giằng, xã Cao Sơn
Xã Đoàn Kết, Tiền Phong, Đồng Chum, Cao Sơn.
UBND huyện Đà Bắc
5.70
2.00
3.70
CV số 179/UBND-VP ngày 30/3/2016 về danh mục dự án chuẩn bị đầu tư năm 2017.
Đường Hủa Dương-xóm Cang 0,8ha đất khác; Đường Đá Bia-suối Ngáu 2ha đất RPH; Đường TT xã Đồng Chum 0,5ha đất khác; Đường Èn Tang-suối Giằng 2,4ha đất khác.
3
Cải tạo nâng cấp: đường xóm Bao, đường xóm Hạ
Xã Giáp Đắt
UBND huyện Đà Bắc
1.00
1.00
CV số 179/UBND-VP ngày 30/3/2016 về danh mục dự án chuẩn bị đầu tư năm 2017
Đường xóm Bao 0,5ha, đường xóm Hạ 0,5ha
4
Cải tạo mặt bằng các Trường mầm non: Giáp Đắt, Tiền Phong, Mường Chiềng
Xã Giáp Đắt, Tiền Phong, Mường Chiềng
Phòng GD&ĐT
0.80
0.80
Các QĐ phê duyệt chủ trương đầu tư của UBND huyện Đà Bắc: số 2407/QĐ-UBND ngày 30/9/2016; số 2408/QĐ-UBND ngày 30/9/2016; số 2406/QĐ-UBND ngày 30/9/2016
Trường MN Giáp Đắt 0,35 ha; Tiền Phong 0,3 ha; Mường Chiềng 0,15 ha
5
XD Nhà lớp học các Trường mầm non: Trường MN Hoa Ban, xã Đồng Chum; Trường MN xã Suối Nánh; Trường MN xã Vầy Nưa; Trường MN xã Tiền Phong; Trường MN xã Đồng Nghê; Trường MN xã Mường Tuổng; Trường MN xã Tân Minh; Trường Mầm non Hiền Lương 0,15 ha.
Xã Đồng Chum, Suối Nánh, Vầy Nưa, Tiền Phong, Đồng Nghê, Mường Tuổng, Tân Minh, Hiền Lương và các xã khác.
Phòng GD&ĐT
2.30
2.30
QĐ số 1625/QĐ-TTg ngày 11/9/2014 của Thủ tướng CP phê duyệt Đề án Kiên cố hóa Trường lớp học và nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn 2014-2015 và lộ trình đến năm 2020.
Trường MN Hoa Ban 0,3ha; Suối Nánh 0,3ha; Vầy Nưa 0,25ha; Tiền Phong 0,45ha; Đồng Nghê 0,45ha; Mường Tuổng 0,25ha; Tân Minh 0,15ha.
6
Trường THCS Toàn Sơn.
Xã Toàn Sơn
Phòng GD&ĐT
0.15
0.15
Các QĐ của UBND huyện Đà Bắc v/v phê duyệt phương án BTHT và TĐC: số 2830/QĐ-UBND ngày 17/9/2012; số 2977/QĐ-UBND ngày 25/12/2014
IV
KIM BÔI
5
6.27
1.89
0.00
0.00
4.38
1
XD Trường mầm non của các xã: Tú Sơn, Vĩnh Tiến, Đông Bắc, Sào Báy
Xã Tú Sơn, Vĩnh Tiến, Đông Bắc, Sào Báy
BQL Dự án xây dựng huyện
1.25
0.55
0.70
QĐ số 824/QĐ-UBND ngày 31/3/2016 của UBND tỉnh HB về việc phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình Nhà lớp học trường MN thuộc Đề án kiên cố hóa trường lớp học và nhà công vụ cho giáo viên huyện Kim Bôi
Trường MN xã Tú Sơn 0,25 ha đất khác; xã Vĩnh Tiến 0,38 ha lúa; xã Đông Bắc 0,17 ha đất lúa ; xã Sào Báy 0,45 ha đất khác
2
Chợ Chiềng, xã Vĩnh Đồng
Xã Vĩnh Đồng
UBND xã Vĩnh Đồng
0.90
0.90
Nguồn vốn xã hội hóa.
3
QH khu dân cư xóm Chiềng 4, Chiềng 5, xóm Cốc, xóm Sống Dưới xã Vĩnh Đồng
Xã Vĩnh Đồng
UBND xã Vĩnh Đồng
1.78
0.40
1.38
Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 huyện Kim Bôi.
4
Cơ sở sản xuất gạch tuynel xóm Sáng Mới.
Xã Đú Sáng
Ông Nguyễn Văn Tuấn
2.27
2.27
Thông báo số 358-TB/HU ngày 26/10/2016 của Huyện ủy về việc kết luận của Ban Thường vụ Huyện ủy về việc xin thuê đất xây dựng lò nung gạch Tuynel tại xã Đú Sáng.
5
Dự án đầu tư cải tạo công trình điện: KFW, cao áp, trung áp, hạ áp, điện nông thôn, …
Các xã Đông Bắc, Hợp Kim, Kim Sơn, Trung Bì, Kim Bình và các xã khác.
Công ty Điện lực Hòa Bình
0.07
0.04
0.03
Các Quyết định của Tổng Công ty Điện lực miền Bắc: Số 4031/QĐ-EVN NPC ngày 16/11/2015; số 4022/QĐ-EVN NPC ngày 16/11/2015.
V
KỲ SƠN
6
5.29
1.49
0.04
0.00
3.76
1
Xây dựng cây xăng xóm Đồng Bến.
Xã Dân Hạ
Chi nhánh Công ty xăng dầu Hòa Bình
0.50
0.50
- CV 392/SXD-QLHT-PTĐT ngày 24/3/2016 của Sở Xây dựng vv thỏa thuận vị trí, địa điểm khu đất;
- Cv số 2730/VPUBND-TCTM ngày 10/6/2016 của VP UBND tỉnh về việc đề xuất điều chỉnh, bổ sung QH hệ thống KD xăng dầu và khí hóa lỏng trên địa bàn tỉnh HB.
2
Mở rộng Trung tâm công tác XH tỉnh Hòa Bình tại xóm Nút.
Xã Dân Hạ
Sở Lao động, Thương binh và Xã hội
3.35
0.15
3.20
CV 201/UBND-NNTN ngày 17/3/2016 của UBND tỉnh v/v chủ trương thu hồi, giao đất bổ sung cho Sở LĐ-TB, XH thực hiện dự án Mở rộng, nâng cao năng lực trung tâm Công tác xã hội.
3
Trạm 110KV xóm Đồng Sông.
Xã Dân Hạ
Công ty Điện lực Hòa Bình
0.35
0.35
QĐ số 4252/QĐ-EVNNPC ngày 19/6/15 của TCT Điện lực Miền bắc về việc phê duyệt DAĐT: Đường dây và trạm biến áp 110kV Kỳ Sơn, Hòa Bình
4
Đường dây 220 HB-tây HN
Xã Dân Hạ
Ban quản lý Điện lực Miền Bắc
0.46
0.23
0.04
0.19
VB số 785/UBND-CN ngày 19/5/2008 của UBND tỉnh về việc thỏa thuận hướng tuyến đường 220 kV Hòa Bình - Tây Hà Nội.
5
Dự án cấp điện nông thôn từ lưới điện quốc gia tỉnh Hòa Bình tại huyện Kỳ Sơn (xã Hợp Thịnh, Phúc Tiến); huyện Lạc Sơn (xã Tuân Đạo, Tân Mỹ, Phú Lương, Xuất Hóa); huyện Lương Sơn (xã Tân Thành, Thanh Lương); huyện Yên Thủy (xã Ngọc Lương, Yên Trị, Bảo Hiệu); các xã khác.
Các xã trên địa bàn các huyện Kỳ Sơn, Lạc Sơn, Lương Sơn, Yên Thủy.
Sở Công thương
0.61
0.25
0.36
Quyết định số 25/QĐ-HĐND ngày 30/10/2015 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc phê duyệt chủ trương đầu tư dự án; Quyết định số 2695/QĐ-UBND ngày 14/12/2015 của UBND tỉnh v/v phê duyệt dự án đầu tư.
Tại huyện Kỳ Sơn, Lạc Sơn, Lương Sơn, Yên Thủy.
6
Chống quá tải các TBA phân phối, huyện Kỳ Sơn, Mai Châu và TP Hòa Bình
Xã Phú Minh
Công ty điện lực Hòa Bình
0.02
0.01
0.01
Quyết định số 4030/QĐ-EVN NPC ngày 16/11/2015 của TCT Điện lực miền Bắc phê duyệt dự án đầu tư.
VI
LẠC SƠN
14
94.67
12.82
0.00
0.00
81.85
1
Dự án thực hiện quy hoạch chi tiết mở rộng Thị trấn Vụ Bản: Đấu giá đất khu nhà sàn, xây dựng bể bơi, xây dựng đường giao thông…
Xã Liên Vũ, xã Yên Phú
UBND huyện Lạc Sơn
6.15
6.15
Nguồn vốn xã hội hóa.
2
Ngầm xóm Ngãi xã Xuất Hóa; trạm bơm Hồng Ma xã Nhân Nghĩa; kè chống sạt lở xã Quý Hòa
Xuất Hóa, Nhân Nghĩa, Quý Hòa
UBND huyện Lạc Sơn
1.50
1.50
Quy hoạch nông thôn mới
3
Các dự án Nâng cấp, cải tạo đường GTNT: đường Phúc Tuy - Phú Lương; đường Chí Đạo - Chí Thiện; đường Yên Phú - Nhân Nghĩa; đường lâm nghiệp kết hợp đường công vụ, đường ranh cản lửa, xã Bình Hẻm; đường xóm Tre, xã Thượng Cốc đi xóm Cài, xã Văn Sơn
Các xã: Phúc Tuy, Phú Lương, Chí Đạo, Chí Thiện, Yên Phú, Nhân Nghĩa, Bình Hẻm, Thượng Cốc, Văn Sơn.
- UBND huyện Lạc Sơn;
- Sở NN&PTNT
11.98
0.80
11.18
- Quyết định số 2244/QĐ-UBND ngày 29/10/2015 của UBND tỉnh HB;
- QH nông thôn mới của các xã.
Đất lúa: đường Chí Đạo-Chí Thiện 0,5ha; đường Yên Phú-Nhân Nghĩa 0,3ha
4
Kè chống sạt lở bờ tả Suối Yên Điềm bảo vệ dân cư và các công trình phúc lợi công cộng khu xóm Đúc, xã Yên Phú
Xã Yên Phú
UBND huyện Lạc Sơn
1.29
0.50
0.79
Quy hoạch nông thôn mới
5
Đường điện xã Tuân Đạo (xóm Đào, Lâm, Đan)
Xã Chí Đạo, Tuân Đạo
Ban QLDA XDCS Hạ Tầng
0.03
0.03
QĐ số 4003/QĐ-UBND ngày 05/06/2013 của UBND huyện Lạc Sơn về việc phê duyệt chủ trương và quy mô ĐTXD
6
Xây dựng trụ sở Phòng Tài chính kế hoạch, Tòa án huyện; trụ sở trạm kiểm lâm
Xã Yên Phú, Vũ Lâm, Mỹ Thành
CQNN chủ quản; Hạt Kiểm lâm
1.80
0.80
1.00
Nguồn vốn đầu tư công 2016-2020
Đất lúa: xã Yên Phú 0,8ha
7
Dự án thu hút đầu tư tại xã Nhân Nghĩa,Tân Mỹ, Vũ Lâm và Yên Nghiệp
Các xã
Tổ chức kinh tế, hộ gia đình
60.00
60.00
Vốn tổ chức kinh tế
8
Giao đất giãn dân, đấu giá quyền sử dụng đất tại các xã, thị trấn
Các xã, thị trấn
UBND huyện Lạc Sơn
7.64
2.10
5.54
9
Nâng cấp, cải tạo đường khu vực nhà Ông Quách Hy thuộc hệ thống di tích lịch sử Chiến khu mường Khói
Ân Nghĩa
UBND huyện Lạc Sơn
1.25
1.25
Nguồn vốn xã hội hóa
10
Bưu điện Văn hóa xã
Xã Phúc Tuy
Bưu điện tỉnh
0.01
0.01
Quy hoạch nông thôn mới.
11
Nhà bia tưởng niệm
Xã Phúc Tuy
UBND huyện Lạc Sơn
0.05
0.05
Nguồn vốn xã hội hóa.
12
Chống quá tải lưới điện xã Ân Nghĩa, Xuất Hóa và các xã khác
Xã Ân Nghĩa, Xuất Hóa và các xã khác
Công ty Điện lực Hòa Bình
0.02
0.01
0.01
Quyết định số 4028/QĐ-EVN NPC ngày 16/11/2015 của Tổng Công ty Điện lực miền Bắc.
13
Nhà văn hóa, sân thể thao các xã
Các xã, thị trấn
UBND huyện Lạc Sơn
1.00
0.50
0.50
Nguồn vốn xã hội hóa.
14
Dự án Trạm dừng nghỉ Hiếu Hạnh
Xã Yên Nghiệp
Công ty TNHH Hiếu Hạnh
1.95
1.87
0.08
Ngày 13/9/2016 Sở Kế hoạch và Đầu tư đã tổ chức hội nghị kiểm tra địa điểm, hồ sơ và thống nhất để chủ đầu tư làm việc với các ngành chức năng để lập thủ tục đầu tư dự án theo quy định.
VII
LẠC THỦY
22
375.82
96.93
56.68
0.00
222.21
1
- Khu di tích Trường cán bộ dân tộc Miền Nam;
- Khu di tích Tổ Đảng Hoàng Đồng
Thị trấn Chi Nê; xã Khoan Dụ
UBND huyện Lạc Thủy
0.18
0.18
Đã được UBND tỉnh xếp hạng di tích cấp tỉnh.
Trường CB Miền Nam 0,15 ha; Tổ Đảng Hoàng Đồng 0,03 ha.
2
- Khu di tích Núi Niệm, xã Phú Thành;
- Quần thể di tích chùa Tiên, xã Phú Lão
Xã Phú Thành;
xã Phú Lão
UBND huyện Lạc Thủy;
Ban QL các khu di tích huyện
62.50
3.00
54.90
4.60
- VB số 504/UBND-TNMT ngày 05/8/2016 của UBND huyện V/v chủ trương thu hồi đất Danh lam thắng cảnh hang động núi Niệm;
- QĐ số 3527/QĐ-BVHTTVDL ngày 01/11/2011 của Bộ VHTT&DL v/v xếp hạng di tích quốc gia.
KDT núi Niệm 2,5 ha (1,9 ha RPH; 0,6 ha đất khác); Chùa Tiên 60 ha (3 ha lúa; 53 ha RPH; 4 ha đất khác).
CMĐ 53 ha RPH thẩm quyền Thủ tướng Chính phủ.
3
- Nhà máy sản xuất đồ gỗ trong xây dựng (mở rộng giai đoạn 2), xã Phú Thành;
- Nhà máy May công nghiệp, xã Thanh Nông
Xã Phú Thành;
xã Thanh Nông
- Công ty CP WINSON Hòa Bình;
- Công ty CP đa ngành nghề Thanh Phú Quyến
8.20
4.80
3.40
- VB số 184/UBND-TCKH ngày 04/4/2016 của UBND huyện Lạc Thủy;
- Công văn số 1038/UBND-NNTN ngày 01/9/2016 của UBND cho phép nghiên cứu, khảo sát lập dự án đầu tư.
Nhà máy gỗ 3,4 ha đất khác; Nhà máy may: 4,8 ha đất lúa
4
Khu du lịch sinh thái - Tâm linh Hòa Bình
Xã Phú Lão
Công ty TNHH du lịch Thái Bình
160.00
67.80
92.20
VB số 692/UBND-NNTN ngày 05/7/2016 của UBND tỉnh về nghiên cứu, khảo sát lập DAĐT Khu DLST Đầm Đa.
CMĐ 67,8 ha đất lúa thẩm quyền Thủ tướng Chính phủ.
5
Chuyển mục đích sử dụng đất từ đất cây lâu năm, cây hàng năm, rừng sản xuất sang đất ở
Các xã trong huyện
Hộ gia đình cá nhân
3.00
3.00
QĐ số 3006/QĐ-UBND ngày 19/12/2013 của UBND tỉnh Hòa Bình.
6
- Hội trường Nhà văn hóa khu 12, TT Chi Nê;
- Nhà văn hóa xã Lạc Long
TT Chi Nê;
xã Lạc Long
UBND huyện Lạc Thủy
0.18
0.08
0.10
- QĐ số 1423/QĐ-UBND ngày 21/10/2016 của UBND huyện về phê duyệt chủ trương ĐTXD NVH khu 12;
- Nguồn vốn XH hóa.
NVH khu 12: 0,08 ha đất lúa; NVH xã Lạc Long: 0,1 ha đất khác
7
Tu bổ, tôn tạo Đền Mẫu, thôn Lão Ngoại, xã Phú Lão
Xã Phú Lão
UBND huyện Lạc Thủy
0.70
0.45
0.25
VB số 3044/BVHTTDL-DSVH ngày 05/8/2016 của Bộ VHTT&DL v/v thỏa thuận chủ trương tu bổ, tôn tạo Đền Mẫu thuộc danh thắng cảnh quần thể hang động Chùa Tiên, tỉnh Hòa Bình.
8
- Chỉnh trang hạ tầng cảnh quan khu di tích lịch sử nhà máy in tiền đồn điền Chi Nê (1946-1947) xã Cố Nghĩa;
- Nhà tưởng niệm danh nhân và cán bộ, công nhân viên tại khu di tích Nhà máy in tiền
Xã Cố Nghĩa
UBND huyện Lạc Thủy
0.50
0.50
- QĐ số 901/QĐ-UBND ngày 22/7/2016 của UBND huyện v/v phê duyệt chủ trương ĐTXD;
- VB số 3043/BVHTTDL-DSVH ngày 05/8/2016 của Bộ VHTT&DL về thỏa thuận chủ trương lập dự án tu bổ, tôn tạo DTLS địa điểm Nhà máy in tiền.
Hạ tầng KDT nhà máy in tiền 0,4 ha; nhà tưởng niệm 0,1 ha
9
Đường Quốc lộ 21A đoạn Km87+800 đi xã Lạc Long
Xã Lạc Long, thị trấn Chi Nê
UBND huyện Lạc Thủy
1.60
1.60
Văn bản số 129/TTr-UBND ngày 14/10/2016 về việc đề nghị phê duyệt chủ trương đầu tư xây dựng công trình.
10
Sửa chữa nhà lớp học 06 phòng học và xây dựng các hạng mục phụ trợ trường tiểu học và THCS xã Lạc Long
Xã Lạc Long
UBND huyện Lạc Thủy
0.10
0.10
Quyết định số 812/QĐ-UBND ngày 06/7/2016 của UBND huyện về phê duyệt chủ trương đầu tư xây dựng công trình.
11
Trạm y tế các xã: Đồng Môn, Lạc Long, Liên Hòa
Xã Đồng Môn; xã Lạc Long; xã Liên Hòa
UBND huyện Lạc Thủy
1.96
0.24
1.72
Nguồn vốn xã hội hóa; QĐ số 1278/QĐ-UBND ngày 09/11/2011 của UBND huyện về phê duyệt báo cáo KTKT công trình Trạm y tế xã Liên Hòa.
Xã Đồng Môn 0,88 ha (0,24 ha lúa; 0,64 ha đất khác); xã Lạc Long: 0,15 ha đất khác; xã Liên Hòa 0,93 ha đất khác
12
Quy hoạch đất ở dân cư xã An Lạc; xã Yên Bồng
Xã An Lạc; xã Yên Bồng
UBND huyện Lạc Thủy
4.85
1.85
3.00
QH xây dựng nông thôn mới.
Xã An Lạc 1,5 ha đất lúa; xã Yên Bồng 3,35 ha (0,35 ha lúa; 3 ha đất khác)
13
- Đường giao thông từ tỉnh lộ 438 đến Quèn Cốc phục vụ công tác khảo sát vật liệu, bãi vật liệu cho nhà máy bột nhẹ Xuân Thiện và kết hợp đường dân sinh;
- Cảng Xuân Thiện - Lạc Thủy
Xã Yên Bồng
Cty TNHH Xuân Thiện VN
109.53
11.52
1.78
96.23
- TB số 473/TB-VPTU ngày 30/8/2016 của Tỉnh ủy HB về TB ý kiến của TTTU về chủ trương ĐTXD đường từ tỉnh lộ 438 đến Quèn Cốc xã Yên Bồng;
- VB số 1934/VPUBND-NNTN ngày 28/4/2016 của VPUBND tỉnh về bổ sung QH, KHSD đất liên quan đến dự án NM Xi măng Xuân Thiện Hòa Bình.
Đường 438 đến Quèn Cốc: 85,03 ha (9,22 ha lúa; 1,78 ha RPH; 74,03 ha đất khác); Cảng Xuân Thiện: 24,5 ha (2,3 ha lúa; 22,2 ha đất khác).
14
Trụ sở UBND các xã: Lạc Long; Liên Hòa
Xã Lạc Long;
xã Liên Hòa
UBND huyện Lạc Thủy
2.40
2.40
VB số 626/UBND-TCKH ngày 24/11/2008 của UBND huyện v/v phê duyệt chủ trương ĐT công trình trụ sở UBND xã Liên Hòa.
Xã Lạc Long 0,3 ha; xã Liên Hòa 2,1 ha
15
Sân vận động xã Lạc Long
Xã Lạc Long
UBND huyện Lạc Thủy
0.70
0.70
Nguồn vốn XH hóa.
16
- Chống quá tải các TBA phân phối huyện Lạc Thủy,Yên Thủy, Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình;
- Chống quá tải TBA Đồng Bông, xã An Bình;
- Xuất tuyến 25Kv sau TBA 110Kv Thanh Nông, Lạc Thủy
Xã An Lạc; xã Khoan Dụ;
Xã An Bình;
Xã Thanh Nông, TT Thanh Hà
Công ty Điện lực Hòa Bình
0.49
0.29
`0.20
- QĐ số 4031/QĐ-EVN NPC ngày 16/11/2015 của TCT Điện lực Miền Bắc;
- QĐ số 4029/QĐ-EVN NPC ngày 16/11/2015 của TCT Điện lực Miền Bắc; QĐ số 2389/QĐ-PCHB ngày 25/12/2015 của Công ty Điện lực HB;
- QĐ số 42232/QĐ-EVN NPC ngày 26/7/2016 của TCT Điện lực Miền Bắc.
- Chống quá tải các TBA phân phối các huyện: 0,4 ha (0,25 ha lúa; 0,15 ha đất khác);
- Chống quá tải TBA Đồng Bông: 0,05 ha (0,03 ha lúa; 0,02 ha đất khác);
- Xuất tuyến 25 kv: 0,04 ha (0,01 ha lúa; 0,03 ha đất khác).
17
Nhà máy gạch Tuynel Thanh Nông 6,9 ha (có 0,9 ha đất lúa); Nhà máy gạch Tuynel công nghệ cao tại thôn Vai 3,0 ha.
Xã Thanh Nông
Công ty Cổ phần đa ngành nghề Thanh Phú Quyến; Công ty TNHH Thương mại, Xây dựng và Kinh doanh vận tải Minh Thu
9.90
0.90
9.00
CV số 1036/UBND-NNTN ngày 01/9/2016 của UBND tỉnh xin ý kiến Bộ Quốc phòng chấp thuận đầu tư dự án Nhà máy gạch tuynel xã Thanh Nông;
Kế hoạch sử dụng đất năm 2017 huyện Lạc Thủy.
18
Chuyển mục đích sử dụng đất từ đất lúa sang đất trồng cây lâu năm và nuôi trồng thủy sản
Các xã, thị trấn
Hộ gia đình, cá nhân
4.50
4.50
Quy hoạch xây dựng nông thôn mới.
19
Chuyển mục đích cho thuê đất sản xuất kinh doanh
Các xã, thị trấn
Hộ gia đình, tổ chức
2.50
2.50
Phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 huyện Lạc Thủy.
20
Nhà trực vận hành Điện lực xã An Bình
Xã An Bình
Công ty Điện lực Hòa Bình
0.03
0.03
QĐ số 332/QĐ-EVNNPC ngày 04/2/2016 của TCT Điện lực Mìn Bắc về duyệt bổ sung danh mục kế hoạch đầu tư XD năm 2016 cho Điện lực Hòa Bình.
21
Quy hoạch đất ở dân cư
Thị trấn Thanh Hà
UBND huyện Lạc Thủy
1.50
1.00
0.50
Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 huyện Lạc Thủy.
22
Tòa án nhân dân huyện Lạc Thủy
Thị trấn Chi Nê
Tòa án nhân dân tỉnh
0.50
0.50
Vb số 607/UBND-TNMT ngày 09/9/2016 của UBND huyện về thống nhất vị trí địa điểm.
VIII
LƯƠNG SƠN
35
151.55
42.87
0.00
0.00
108.68
1
Dự án trồng cây lâu năm, nuôi trồng thủy sản, hộ ông Trần Văn Trường, xã Hợp Thanh 1,12 ha; dự án trồng cây ăn quả và chăn nuôi, hộ ông Phạm Xuân Hưng xóm Ao Chúa, xã Cư Yên 1,5 ha; dự án nông nghiệp khác của hộ gia đình tại thị trấn Lương Sơn 5,0 ha.
Xã Hợp Thanh, Cư Yên và thị trấn Lương Sơn
Hộ gia đình
7.62
7.62
2
Dự án kinh doanh tổng hợp, du lịch sinh thái hộ ông Nguyễn Đình Thọ xã Tân Vinh 0,93 ha; hộ gia đình xã Hợp Thanh 0,19 ha; xã Thành Lập 1,0 ha.
Xã Tân Vinh, Hợp Thành, Thành Lập và xã khác
Hộ gia đình
2.12
2.12
Công văn số 787/UBND-VP, số 790/UBND-VP, số 791/UBND-VP ngày 30/8/2016 của UBND huyện Lương Sơn về việc thẩm định hồ sơ xin thuê đất.
3
Đầu tư xây dựng cơ sở kinh doanh vật liệu xây dựng hộ ông Nguyễn Văn Tại 1,2 ha (có 1,1 ha đất lúa); cơ sở sản xuất, kinh doanh tổng hợp hộ ông Nguyễn Văn Cương xã 0,58 ha (có 0,51 ha đất lúa).
Trung Sơn
Hộ gia đình
1.78
1.61
0.17
Văn bản số 449/UBND-TCKH ngày 07/7/2011 của UBND huyện Lương Sơn về việc thực hiện phương án đầu tư xây dựng cơ sở kinh doanh vật liệu xây dựng và kinh doanh tổng hợp.
4
Trụ sở kinh doanh tổng hợp THT Hòa Bình.
TT Lương Sơn
Công ty TNHH một thanh viên THT Hòa Bình
0.40
0.40
Công văn số 792/UBND-VP ngày 30/8/2016, số 703/UBND-TCKH ngày 04/8/2016 của UBND huyện Lương Sơn về việc địa điểm thực hiện Dự án đầu tư.
5
Mở rộng dự án sản xuất, kinh doanh nước khoáng tinh khiết
Tân Vinh
Công ty TNHH Tâm
0.70
0.70
Nguồn vốn tổ chức kinh tế
6
Nhà máy sản xuất cấu kiện bê tông đúc sẵn xã Hòa Sơn 1,57 ha; Dự án Sơn tổng hợp, bao bì và nhựa dân dụng xã Hòa Sơn 2,0 ha; dự án sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp của hộ ông Nguyễn Hoàng Hà tại xóm 8, xã Lâm Sơn 0,1 ha.
Xã Hòa Sơn, Lâm Sơn
Công ty TNHH Minh Quang Phát; Tổ chức kinh tế; hộ gia đình
3.67
3.67
Công văn số 702/UBND-TCKH ngày 04/8/2016 và VB số 700/UBND-TCKH ngày 04/8/2016 của UBND huyện Lương Sơn về việc địa điểm thực hiện Dự án đầu tư.
7
Mỏ đá Lộc Môn
Trung Sơn
Công ty Cổ phần Đầu Tư Xây dựng và Du lịch Bình Minh
36.20
36.20
Giấy chứng nhận đầu tư số 25121000179 ngày 09/12/2009 của UBND tỉnh Hòa Bình.
8
Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp (làm nhà xưởng)
Liên Sơn
Công ty TNHH Phương Nam
3.50
2.00
1.50
Công văn số 794/UBND-VP ngày 30/8/2016 của UBND huyện Lương Sơn về việc địa điểm đầu tư dự án TMDV Phương Nam.
9
Đường Đồng Bon xã Cao Dương 1,0 ha; nâng cấp đường xóm Hui đi trại mới xã Cao Răm 0,8 ha; mở rộng giao thông nông thôn xã Trường Sơn 0,2 ha.
Xã Cao Dương, Cao Răm, Trường Sơn và các xã khác
UBND huyện Lương Sơn
2.00
2.00
Nguồn vốn xã hội hóa
10
Đường hạ tầng du lịch Lâm Sơn
Lâm Sơn
UBND huyện Lương Sơn
4.34
4.34
Quyết định 1612/QĐ-UBND ngày 30/10/2012 của UBND tỉnh Hòa Bình về việc phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình đường du lịch hạ tầng Lâm Sơn
11
Đường vào nhà máy gạch Furic xã Thanh Lương 0,58 ha (có 0,29 ha đất lúa); nâng cấp đường 431 Chợ Bến - Quán Sơn xã Cao Thắng 0,17 ha (có 0,15 ha đất lúa); giao thông nông thôn xã Hợp Hòa 0,46 ha (có 0,27 ha đất lúa).
Xã Thanh Lương, Cao Thắng, Hợp Hòa và các xã khác.
Công ty CP Furic Hòa Bình; UBND huyện.
1.21
0.71
0.50
Công văn số 1421/UBND-NNTN ngày 28/10/2016 của UBND tỉnh chấp thuận chủ trương cho thuê đất xây dựng đường vào dự án.
Quyết định số 2586/QĐ-UBND ngày 29/10/2013 của UBND tỉnh Hòa Bình về việc phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình: cải tạo nâng cấp đường tỉnh 431 (Chợ bến-Quán Sơn)
12
Nâng cấp cải tạo hồ Đồi Bắn
Thanh lương
UBND huyện Lương Sơn
2.58
2.18
0.40
QĐ số 379/QĐ-UBND này 31/3/2016 của UBND huyện Lương Sơn v/v phê duyệt chủ trương đầu tư công trình nâng cấp, cải tạo hồ Đồi Bắn, xã Thanh Lương.
13
Cứng hóa kênh mương nội đồng
Tiến Sơn
UBND huyện Lương Sơn
0.20
0.15
0.05
Nguồn vốn xã hội hóa
14
Chống quá tải TBA phân phối huyện Lương Sơn và hệ thống điện năng dân dụng, công nghiệp, sản xuất kinh doanh, thương mại dịch vụ khác trên địa bàn huyện.
Xã Cao Dương, Lâm Sơn, Liên Sơn, Tân Vinh, Cao Răm, Hợp Hòa, Tân Thành, Thanh Lương, thị trấn Lương Sơn và các xã khác
Công ty Điện lực Hòa Bình
0.50
0.20
0.30
Quyết định số 4022/QĐ-EVN NPC ngày 16/11/2016 của Tổng Công ty Điện lực miền Bắc.
15
Bia tưởng niệm
Thành Lập
UBND huyện Lương Sơn
0.02
0.02
Nguồn vốn xã hội hóa
16
Phòng khám đa khoa khu vực Nam Lương Sơn, xã Thành Lập 0,26 ha; Trạm Y tế xã Hợp Thanh 0,48 ha; Trạm Y tế xã Tiến Sơn 0,2 ha.
Xã Thành Lập, Hợp Thanh, Tiến Sơn và các xã khác.
Ông Nguyễn Thanh Vỹ; UBND huyện
0.94
0.94
VB số 883/UBND-TNMT ngày 22 tháng 9 năm 2016 của UBND huyện Lương Sơn;
QĐ 302 ngày 16/3/2016 UBND huyện v/v chủ trương đầu tư dự án.
17
Mở rộng trạm y tế
Trường Sơn
UBND huyện Lương Sơn
0.30
0.30
Nguồn vốn xã hội hóa
18
Mở rộng Trường Tiểu học Liên Sơn 0,1 ha; mở rộng Trường Mầm non Phượng Sồ, xã Tân Thành 0,08 ha; xây dựng Chi trường Tiểu học và Mầm non xã Thanh Lương 0,75 ha; mở rộng Trường Mầm non Trường Sơn 0,3 ha; mở rộng Trường Mầm non Cao Thắng 0,1 ha; xây dựng Chi trường Mầm non Đồng An, xã Tân Thành 0,2 ha; xây dựng Trường Mầm non Tân Vinh 0,35 ha; xây dựng Trường Mầm non Thành Lập 0,5 ha.
Xã Liên Sơn, Tân Thành, Thanh Lương, Trường Sơn, Cao Thắng, Tân Vinh, Thành Lập và các xã khác
Phòng GDĐT
2.38
1.53
0.85
Nguồn vốn xã hội hóa
19
Di chuyển trường trung học cơ sở + trường tiểu học do ô nhiễm môi trường
Trung Sơn
UBND huyện Lương Sơn
2.00
2.00
Di chuyển do ô nhiễm môi trường
20
Sân vận động trung tâm xã Cao Dương 1,2 ha; sân thể thao các xóm xã Cao Răm 0,5 ha; sân vận động TT xã Thanh Lương 1,27 ha (có 0,07 ha đất lúa)
Xã Cao Dương, Cao Răm, Thanh Lương và các xã khác.
UBND huyện Lương Sơn
2.97
1.77
1.20
QĐ số 3254/QĐ-UBND ngày 17/10/2016 của UBND huyện Lương Sơn về việc phê duyệt chủ trương xây dựng công trình sân vận động xã Cao Dương;
QĐ số 884a/QĐ-UBND ngày 06/6/2016 của UBND huyện Lương Sơn v/v phê duyệt chủ trương xây dựng công trình sân vận động xã Thanh Lương
21
Nhà máy xử lý chất thải RE-CDM
Cao Dương
Công ty TNHH SX vận tải & TM Vinh Hoa
9.00
9.00
Đang lập dự án đầu tư
Nguồn vốn xã hội hóa
22
Nhà máy xử lý chất thải quan trắc và phân tích môi trường
Hòa Sơn
Công ty TNHH môi trường BÌnh Minh Xanh
1.91
1.91
GCN ĐK DN: 5400473916
Nguồn vốn xã hội hóa
23
Đất xử lý chất thải xã Hợp Hòa 0,3 ha đất lúa; xử lý chất thải xã Cư Yên 0,33 ha (có 0,18 ha đất lúa)
Xã Hợp Hòa, Cư Yên và các xã khác
UBND huyện Lương Sơn
0.63
0.48
0.15
Nguồn vốn xã hội hóa
24
Đất xử lý chất thải xã Thanh Lương 0,08 ha; xã Cao Dương 0,1 ha; xã Lâm Sơn 0,1 ha; xã Tân Thành 0,08 ha.
Xã Thanh lương, Cao Dương, Lâm Sơn và các xã khác.
UBND huyện Lương Sơn
0.36
0.36
Nguồn vốn xã hội hóa
25
Khu nhà ở cao cấp dầu khí Hòa Bình giai đoạn 2
Nhuận Trạch
Công ty Cổ phần Đô thị sinh thái Dầu khí Hòa Bình
7.68
5.80
1.88
Giấy chứng nhận đầu tư số 25121000341 ngày 30/9/2011 của UBND tỉnh Hòa Bình chứng nhận cho Công ty CP Đô thị sinh thái Dầu khí Hòa Bình thực hiện dự án Khu nhà ở cao cấp Dầu khí Hòa Bình.
26
Khu tái định cư xã Trung Sơn (do ô nhiễm nhà máy xi măng) xã Trung Sơn 15,5 ha (có 14 ha đất lúa); quy hoạch dân cư, đấu giá đất ở xã Cao Răm 2,5 ha (có 2,0 ha đất lúa); xã Thanh Lương 3,24 ha (có 1,2 ha đất lúa); xã Tân Thành 0,4 ha (có 0,2 ha đất lúa).
Xã Trung Sơn, Tân Thành, Thanh Lương, Cao Răm và các xã khác
UBND huyện Lương Sơn
21.64
17.40
4.24
Công văn số 731/UBND-NNTN ngày 11/7/2016 của UBND tỉnh Hòa Bình về việc di dời dân cư do ô nhiễm môi trường.
27
Quy hoạch dân cư, đấu giá đất ở xã Cao Thắng 0,6 ha; Hòa Sơn 0,19 ha; Nhuận Trạch 0,59 ha Tân Vinh 0,45 ha; Hợp Thanh 0,2 ha; Long Sơn 0,4 ha.
Xã Long Sơn, Cao Thắng, Hòa Sơn, Nhuận Trạch, Tân Vinh, Hợp Thanh và các xã khác.
UBND huyện Lương Sơn
2.43
2.43
Phương án điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 huyện Lương Sơn.
Đất ở nông thôn
28
Đấu giá đất ở các Khu và chợ Đồn cũ
TT Lương Sơn
UBND huyện Lương Sơn
5.70
2.60
3.10
Phương án điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 huyện Lương Sơn.
29
Đấu giá đất ở
TT Lương Sơn
UBND huyện Lương Sơn
0.80
0.80
Căn cứ Văn bản số 1024/UBND-ĐĐ ngày 13/9/2012 của UBND tỉnh Hòa Bình về việc xử lý đất do các tổ chức quản lý và đã thanh lý nhà, giao đất cho các hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất trên địa bàn huyện Lương Sơn
Đất ở đô thị
30
Trụ sở làm việc Chi Cục Hải quan Hòa Bình
Hòa Sơn
Cục Hải quan Hòa Bình
0.33
0.33
Thông báo số 427-TB/VPTU ngày 29/7/2016 của Văn phòng tỉnh ủy Hòa Bình thông báo kết luận của đồng chí Bí thư tỉnh ủy Hòa Bình về việc thống nhất được vị trí đất tại khu Công nghiệp Lương Sơn
31
Trụ sở tòa án huyện
Tân Vinh
Tòa án tỉnh Hòa Bình
0.50
0.50
Nguồn vốn ngân sách từ năm 2017.
32
Sản xuất gạch không nung
Cao Dương
Đặng Trọng Hiếu, Nguyễn Hà Thuần, Vũ Văn Chuyền
3.12
3.12
Công văn số 690/UBND-TCKH ngày 04/8/2016 của UBND huyện Lương Sơn về việc thực hiện phương án đầu tư XD xưởng SX gạch
33
Trụ sở và bãi chế biến đá Bazan làm vật liệu xây dựng Quang Long tại xã Hòa Sơn 5,0 ha; Sản xuất kinh doanh VLXD Thuận Hòa Phát xã Hợp Hòa 8,0 ha; Vôi đá Lương Sơn thị trấn Lương Sơn 0,14 ha; NM gạch Tuynel Hưng Thịnh xã Hợp Hòa 5,1 ha;
Xã Hòa Sơn, Hợp Hòa, thị trấn Lương Sơn và các xã khác
Các Công ty: TNHH và TM Quang Long; CP Thuận Hòa Phát; đã xây dựng Lương Sơn; Hưng Thịnh
18.24
18.24
Văn bản 1191/UBND-NNTN của UBND tỉnh Hòa Bình về việc thuê bổ sung đất đối với công ty Cổ phần sản xuất đá xây dựng Lương Sơn; VB số 701/UBND-TCKH ngày 04/8/2016, số 789/UBND-VP ngày 30/8/2016, số 793/UBND-VP ngày 30/8/2016 của UBND huyện Lương Sơn về việc địa điểm thực hiện Dự án dự án đầu tư.
34
Công trình nhà văn hóa trung tâm xã Thành Lập 1,0 ha; Nhà văn hóa các thôn xã Tân Thành 0,3 ha.
Xã Thành Lập, Thành Lập và các xã khác.
UBND huyện Lương Sơn
1.30
1.30
Nguồn vốn xã hội hóa
35
Nhà văn hóa trung tâm xã Cư Yên 0,4 ha; NVH TT xã Trường Sơn 0,3 ha; NVH xóm Bằng Gà, xã Trường Sơn 0,03 ha; NVH TT xã Liên Sơn 0,2 ha; NVH TT xã Cao Thắng 0,25 ha; NVH các thôn xã Cao Răm 0,8 ha; NVH thôn Ngái Om, Đồng Bon và các thôn khác 0,5 ha (có 0,3 ha đất lúa).
Xã Cư Yên, Cao Răm, Cao Thắng, Liên Sơn, Trường Sơn, Cao Dương và các xã khác.
UBND huyện Lương Sơn
2.48
2.28
0.20
QĐ số 1650/QĐ-UBND ngày 21/7/2016 của UBND huyện Lương Sơn phê duyệt chủ trương xây dựng nhà sinh hoạt cộng đồng thôn Om Ngái;
Nguồn vốn xã hội hóa.
IX
MAI CHÂU
17
35.19
11.30
0.00
0.00
23.89
1
Hạ tầng du lịch xã Chiềng Châu, Nà Phòn, Thị trấn Mai Châu
Các xã Chiềng Châu, Nà Phòn và TT Mai Châu
UBND huyện Mai Châu
1.00
0.70
0.30
QĐ số 2307/QĐ-UBND ngày 30/10/2015 của của UBND tỉnh về việc phê duyệt DAĐT.
2
Đường Cun Pheo-Hang Kia-Pà Cò-QL6
Các xã Cun Pheo, Hang Kia và Pà Cò
UBND huyện Mai Châu
0.90
0.90
QĐ số 2108/QĐ-UBND ngày 19/8/2016 của UBND tỉnh về việc phê duyệt bản vẽ thi công và dự toán công trình.
NQ 127/NQ-HĐND ngày 03/12/2015 đã có 34,12 ha đất khác
3
Trung tâm thương Mại Vincom
TT Mai Châu
Tổ chức kinh tế
2.00
2.00
VB số 619/UBND-TNMT, ngày 29/6/2016 của UBND huyện Mai Châu về việc giới thiệu địa điểm đầu tư dự án
4
Bảo hiểm xã hội huyện Mai Châu
TT Mai Châu
Bảo hiểm xã hội tỉnh
0.30
0.30
QĐ số 774/QĐ-UBND ngày 30/3/2016 của UBND tỉnh phê duyệt Đồ án điều chỉnh QH chung XD tỷ lệ 1/5000 TT Mai Châu, huyện Mai Châu đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035.
5
Điện lực Mai Châu
TT Mai Châu
Điện Lực Hòa Bình
0.30
0.30
QĐ số 774/QĐ-UBND ngày 30/3/2016 của UBND tỉnh.
6
- Chi cục thi hành án;
- Đội QLTT số 7;
- Tòa án ND huyện Mai Châu;
- Viện KSND huyện Mai Châu.
TT Mai Châu
Cục thi hành án HB; Đội QLTT; TAND tỉnh; VKSND tỉnh
1.10
1.10
QĐ số 774/QĐ-UBND ngày 30/3/2016 của UBND tỉnh.
Đất lúa: Chi cục thi hành án 0,2 ha; ba công trình còn lại mỗi công trình 0,3 ha
7
- Truường Mầm non thị trấn Mai Châu;
- Trường THCS thị trấn Mai Châu
TT Mai Châu
UBND huyện Mai Châu
1.00
1.00
QĐ số 774/QĐ-UBND ngày 30/3/2016 của UBND tỉnh.
Trường MN 0,5ha; Trường THCS 0,5ha
8
Sân tập + Cung văn hóa thanh thiếu niên
TT Mai Châu
UBND huyện Mai Châu
2.00
2.00
QĐ số 774/QĐ-UBND ngày 30/3/2016 của UBND tỉnh.
9
Chi cục Thuế huyện Mai Châu
TT Mai Châu
Cục Thuế Hòa Bình
0.35
0.35
QĐ số 3275/QĐ-CT ngày 19/7/2016 của Cục Thuế Hòa bình về phê duyệt dự toán chuẩn bị đầu tư Dự án XD trụ sở làm việc Chi cục thuế huyện Mai Châu
10
- Trung tâm viễn thông Mai Châu;
- Trụ sở Viettel huyện Mai Châu.
TT Mai Châu
Viễn thông Hòa Bình;
Viettel Hòa Bình
0.40
0.40
QĐ số 774/QĐ-UBND ngày 30/3/2016 của UBND tỉnh v/v phê duyệt Đồ án điều chỉnh QH chung XD tỷ lệ 1/5000 TT Mai Châu, huyện Mai Châu đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035.
11
- Đường Quy hoạch nâng cấp thị trấn Mai Châu
- Đường Phúc Sạn - Ba Khan giai đoạn 2
Thị trấn Mai Châu; xã Đồng Bảng, xã Phúc Sạn
UBND huyện Mai Châu
21.10
2.10
19.00
-QĐ số 774/QĐ-UBND ngày 30/3/2016 của UBND tỉnh.
- QĐ số 2124/QĐ-UBND ngày 22/8/2016 của UBND tỉnh v/v phê duyệt TK bản vẽ thi công và dự toán CT.
Đường nâng cấp thị trấn 2ha đất lúa; đường Phúc Sạn-Ba Khan 19,1ha (0,1ha lúa; 19ha đất khác)
12
Dự án đầu tư xây dựng, nâng cấp, sửa chữa công trình nước sinh hoạt liên xã Piềng Vế, Bao La, Xăm Khòe, huyện Mai Châu;
Các xã Piềng Vế, Bao La, Xăm Khòe
Ban QLDA phát triển CSHT nông thôn bền vững các tỉnh miền núi phía Bắc tỉnh Hòa Bình
0.20
0.20
QĐ số 1496/QĐ-UBND ngày 19/8/2015 của UBND tỉnh về việc phê duyệt dự án ĐTXD.
13
Khu du lịch sinh thái Ba Khan
Xã Ba Khan
Công ty TNHH du lịch sinh thái Ba Khan
3.50
3.50
VB số 811/UBND- NNTN ngày 22/7/2016 của UBND tỉnh về việc nghiên cứu khảo sát, thự hiện thủ tục đầu tư của dự án.
14
Giao đất ở nông thôn; Thu hồi đất QH dân cư: Khu đất trạm y tế Xăm Khòe, đội thuế Xăm Khòe; các khu đất của Công ty Công nghệ phẩm HB (cửa hàng báo xã Bao La, cửa hàng Nghẹ xã Vạn Mai, kho xăng dầu Suối Rút)
Xã Xăm Khòe, Bao La, Vạn Mai, Tòng Đậu
UBND huyện Mai Châu
0.39
0.39
Quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011-2020.
15
- Chống quá tải TBA phân phối huyện Kỳ Sơn, Mai Châu và TPH;
- Cải tạo đường dây lộ 375E19,6 huyện Mai Châu kết nối ĐZ 35kV E10,1;
- Cải tạo lưới điện hạ áp nông thôn sau tiếp nhận huyện Mai Châu;
- Dự án đầu tư cải tạo công trình điện: KFW, cao áp, trung áp, hạ áp, điện nông thôn, …
Các xã Piềng Vế, Bao La và các xã khác.
Công ty Điện lực Hòa Bình
0.16
0.12
0.04
Các QĐ của TCT Điện lực Miền Bắc: số 4030/QĐ EVN-NPC ngày 16/11/2015; sô 727/EVN NPC-B2 ngày 23/3/2015; số 3509/EVN NPC-B2 ngày 22/9/2015.
Chống quá tải TBA các huyện 0,06ha (0,02 ha lúa; 0,04ha đất khác); Đường dây lộ 375E19,6… 0,06ha lúa; lưới điện hạ áp nông thôn 0,03ha lúa; cải tạo công trình điện 0,01 ha lúa.
16
- Trạm Bảo vệ rừng Hang Kia;
- Trạm Bảo vệ rừng Vạn Mai.
Xã Hang Kia, Vạn Mai
Chi cục Kiểm lâm Hòa Bình
0.43
0.03
0.40
QĐ số 21/QĐ/-HĐND ngày 29/3/2016 của HĐND tỉnh về việc phê duyệt chủ trương đầu tư dự án nâng cao năng lực phòng cháy, chữa cháy rừng và hỗ trợ trồng rừng SX tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2016-2020.
17
Thu hồi đất QH khu dân cư (Khu đất VP Chi nhánh - Công ty Công nghệ phẩm Hòa Bình)
Thị Trấn Mai Châu
UBND huyện Mai Châu
0.06
0.06
Quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011-2020.
X
TÂN LẠC
8
3.10
2.22
0.00
0.00
0.88
1
Công trình: Sân vận động, nhà văn hóa các xóm.
Xã Nam Sơn
UBND xã Nam Sơn
1.49
1.49
Quyết định số 593/QĐ-UBND ngày 30/7/2012 của UBND huyện Tân Lạc phê duyệt QHXD nông thôn mới giai đoạn 2011-2020 xã Nam Sơn.
2
Trụ sở làm việc kho bãi và lưu giữ hàng hóa tại khu 1.
Thị trấn Mường Khến
Công ty TNHH 195 VN
0.16
0.16
QH sử dụng đất đến năm 2020 huyện Tân Lạc; QĐ số 18/QĐ-195VN ngày 18/8/2016 của công ty TNHH 195 VN về việc phê duyệt chủ trương đầu tư XDCT.
3
Xây bia tưởng niệm, xã Đông Lai
Xã Đông Lai
UBND xã Đông Lai
0.13
0.13
Nguồn vốn xã hội hóa.
4
Nhà văn hóa xóm Chông, xóm Quê Bái 2
Xã Đông Lai
UBND xã Đông Lai
0.20
0.10
0.10
Nguồn vốn xã hội hóa.
5
Xây mới Trường Mầm non xoma Cóm, xã Đông Lai
Xã Đông Lai
UBND xã Đông Lai
0.70
0.70
Nguồn vốn xã hội hóa.
6
Công trình Chống quá tải các TBA phân phối huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình.
Xã Mỹ Hòa, xã Phong Phú, xã Ngọc Mỹ
Công ty Điện lực Hòa Bình
0.04
0.02
0.02
QĐ số 4026/QĐ-EVN NPC, ngày 16/11/2015 của Tổng công ty điện lực miền Bắc.
7
Xây dựng Trụ sở Chi cục thuế tại khu 1.
Thị trấn Mường Khến
Cục thuế tỉnh Hòa Bình
0.32
0.32
Kế hoạch sử dụng đất năm 2017.
8
Công trình đấu giá đất trạm y tế cũ xã Đông Lai, Trường Mầm Non thị trấn Mường Khến.
Xã Đông Lai, thị trấn Mường Khến
UBND huyện Tân Lạc
0.06
0.06
Nguồn vốn xã hội hóa.
XI
YÊN THỦY
10
23.09
5.36
0.00
0.00
17.73
1
Giao đất có thu tiền sử dụng đất xã Yên Trị, Phú Lai, Lạc Thịnh, Ngọc Lương, Lạc Lương, Đoàn Kết, Bảo Hiệu, Hữu Lợi
Xã Yên Trị, Phú Lai, Lạc Thịnh, Ngọc Lương, Lạc Lương, Đoàn Kết, Bảo Hiệu, Hữu Lợi và các xã khác
UBND huyện Yên Thủy
8.52
2.03
6.49
Phương án điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 huyện Yên Thủy.
Đất lúa xã Yên Trị 1,0ha; xã Đoàn Kết 0,68ha; xã Hữu Lợi 0,35ha
2
Dự án đấu giá quyền sử dụng đất tại thị trấn Hàng Trạm
Thị trấn Hàng Trạm
UBND huyện Yên Thủy
6.00
6.00
Phương án điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 huyện Yên Thủy.
3
- Nhà văn hóa Đồng Tâm xã Yên Trị;
- NVH xóm Lương Thành, xã Lạc Lương
Xã Yên Trị, xã Lạc Lương
UBND huyện Yên Thủy
0.60
0.50
0.10
Nguồn vốn xã hội hóa năm 2017.
NVH Đồng Tâm 0,5ha lúa; NVH Lương Thành 0,1ha đất khác
4
Dự án sản xuất gạch không nung tại xã Đoàn Kết
Xã Đoàn Kết
Công ty TNHH Nam Sơn
0.59
0.59
VB số 401/UBND-TCKH về việc chấp thuận chủ trương Đầu tư dự án.
5
- Dự án nạo vét mở rộng Bai dâng, Bai Uổm, xã Đoàn Kết;
- Cải tạo, nạo vét hồ Vỏ Reo xóm Ót, xã Yên Lạc
Xã Đoàn Kết;
xã Yên Lạc
- UBND xã;
- Công ty TNHH Hải Hoàng Quảng Ninh
2.51
0.57
1.94
- QĐ số 1254c/QĐ-UBND ngày 29/6/2016 của UBND huyện;
- VB số 299/VP-TH ngày 11/10/2016 của UBND huyện về việc cải tạo, nạo vét hồ Vỏ Reo.
Bai dâng, Bai Uổm: 0,41ha (0,27 ha lúa, 0,14ha đất khác); hồ Vỏ Reo 2,10 ha (0,3 ha lúa; 1,8ha đất khác)
6
Cải tạo, nâng cấp Đền tưởng niệm và Nghĩa trang liệt sỹ huyện Yên Thủy
Xã Yên Lạc
Ban QLDAXD cơ bản huyện Yên Thủy
0.25
0.25
QĐ số 820/QĐ-UBND ngày 28/4/2016 của UBND huyện về phê duyệt chủ trương đầu tư XD.
7
Đường từ Quốc lộ 12B - khu quy hoạch sinh thái Vó Ấm, xã Ngọc Lương, huyện Yên Thủy
Xã Ngọc Lương
Ban QLDA xây dựng cơ bản huyện Yên Thủy
2.97
1.99
0.98
QĐ số 2527/QĐ-UBND ngày DD6/10/2016 của UBND tỉnh về phê duyệt chủ trương đầu tư dự án.
8
Chống quá tải các TBA phân phối, huyện Lạc Thủy, Yên Thủy, Kim Bôi
Xã Ngọc Lương, thị trấn Hàng Trạm
Công ty Điện lực Hòa Bình
0.04
0.02
0.02
QĐ số 4031/QĐ-EVN NPC ngày 16/11/2015 của TCT Điện lực miền Bắc về phê duyệt DAĐT.
9
Xây dựng chi nhánh xổ số kiến thiết huyện Yên Thủy
Thị trấn Hàng Trạm
Công ty TNHH MTV xổ số kiến thiết Hòa Bình
0.11
0.11
VB số 172/VP-TH ngày 14/12/2010 của VP HĐND -UBND huyện về đề xuất nghiên cứu vị trí, địa điểm và diện tích cho thuê đất.
10
Dự án Dược liệu Việt và địa điểm khu ươm giống và sơ chế sau thu hoạch
Xã Đa Phúc
Công ty cổ phần dược liệu Solavina Hòa Bình
1.50
1.50
VB số 479/UBND-TCKH ngày 07/10/2016 của UBND huyện về việc đồng ý khảo sát lập dự án.
Biểu 02: TỔNG HỢP DANH MỤC CÁC DỰ ÁN CẦN CHUYỂN MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT TRỒNG LÚA, ĐẤT RỪNG PHÒNG HỘ, ĐẤT RỪNG ĐẶC DỤNG VÀO MỤC ĐÍCH KHÁC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÒA BÌNH
(Kèm theo Nghị quyết số 32/NQ-HĐND ngày 06 tháng 12 năm 2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh Hòa Bình)
Đơn vị tính: Ha
STT
Tên dự án, công trình
Địa điểm thực hiện dự án, công trình
Chủ đầu tư
Tổng diện tích dự kiến (ha)
Căn cứ pháp lý
Ghi chú
Tổng số
Trong đó sử dụng
Đất lúa
Đất RPH
Đất RDD
TỔNG CỘNG: 102 DỰ ÁN
102
196.73
156.56
40.17
0.00
I
THÀNH PHỐ
11
26.82
13.07
13.75
0.00
1
Trường Quân sự tỉnh Hòa Bình (Giai đoạn 2).
Phường Thịnh Lang
Bộ CHQS tỉnh
1.50
1.50
Thông báo số 14/TB-SKHĐT ngày 10/9/2015 của Sở Kế hoạch và Đầu tư về việc thông báo danh mục dự án cho phép lập Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư giai đoạn 2016-2020.
2
Cụm công nghiệp Yên Mông.
Xã Yên Mông
UBND thành phố Hòa Bình
8.00
8.00
Quyết định số 633/QĐ-UBND ngày 14/3/2016 của UBND thành phố Hòa Bình về việc phê duyệt đầu tư dự án: Cụm công nghiệp Yên Mông.
3
Nâng cấp, mở rộng đường vào xóm Đậu Khụ, xã Thống Nhất.
Xã Thống Nhất
UBND thành phố Hòa Bình
0.25
0.25
Quyết định số 2125/QĐ-UBND ngày 22/8/2016 của UBND thành phố Hòa Bình về việc phê duyệt đầu tư dự án: Đường vào xóm Đậu Khụ, xã Thống Nhất.
4
Đường UBND xã Thái Thịnh - Xóm Bích, xóm Trụ (Đường trong khu Hành chính, tái định cư và dân cư xã Thái Thịnh)
Xã Thái Thịnh
UBND thành phố Hòa Bình
2.20
2.20
Quyết định số 1260/QĐ-UBND ngày 16/7/2015 của UBND thành phố Hòa Bình V/v phê duyệt đầu tư dự án.
5
Nâng cấp cải tạo Kênh mương xóm Chó, xã Dân Chủ.
Xã Dân Chủ
UBND thành phố Hòa Bình
0.20
0.20
Nguồn vốn xã hội hóa.
6
Kè chống sạt lở suối Cò Cai, xã Thống Nhất.
Xã Thống Nhất
UBND thành phố Hòa Bình
0.10
0.10
Đề xuất chủ trương đầu tư năm 2017.
7
Chống quá tải các TBA và nâng cấp các hệ thống điện tại các xã phường.
Xã Thống Nhất, Dân Chủ, Sử Ngòi, Yên Mông; phường Chăm Mát, Thịnh Lang và các phường, xã khác.
Công ty Điện lực Hòa Bình
0.10
0.10
Các quyết định: Số 4030/QĐ-EVN NPC ngày 16/11/2015, số 4032/QĐ-EVN NPC ngày 16/11/2015, số 4582/QĐ-EVN NPC ngày 02/12/2015 của Tổng Công ty điện lực miền Bắc.
8
Sân thể thao xã Trung Minh.
Xã Trung Minh
UBND thành phố Hòa Bình
0.60
0.60
Quyết định số 3040/QĐ-UBND ngày 17/10/2016 của UBND thành phố Hòa Bình V/v phê duyệt đầu tư dự án: sân thể thao xã Trung Minh.
9
Hạ tầng kỹ thuật khu dân cư tổ 15, phường Hữu Nghị 0,12 ha đất lúa.
Phường Hữu Nghị
UBND thành phố Hòa Bình
0.12
0.12
Quyết định số 2388/QĐ-UBND ngày 23/8/2016 của UBND thành phố Hòa Bình về việc phê duyệt chủ trương đầu tư dự án: Hạ Tầng kỹ thuật khu dân cư tổ 15, phường Hữu Nghị, TP Hòa Bình.
10
Hạ tầng kỹ thuật khu đấu giá và tái định cư xóm Miều, xã Trung Minh.
Xã Trung Minh
UBND thành phố Hòa Bình
2.20
2.20
Văn bản số 1162/QKHĐT-XTĐT ngày 20/9/2016 của Sở Kế hoạch đầu tư V/v chủ đầu tư dự án Khu dịch vụ, nhà ở nông thôn và tái định cư tại Đồng Trám, xóm Miều, xã Trung Minh, TP Hòa Bình.
11
Hạ tầng Khu trung tâm hành chính, tái định cư và dân cư xã Thái Thịnh.
Xã Thái Thịnh
UBND thành phố Hòa Bình
11.55
0.00
11.55
Văn bản số 552/UBND-ĐT ngày 20/4/2016 của UBND thành phố Hòa Bình về việc chấp thuận chủ trương đầu tư Hạ tầng Khu trung tâm hành chính, tái định cư và dân cư xã Thái Thịnh.
II
CAO PHONG
5
20.58
2.78
17.80
0.00
1
Chống quá tải các TBA xã Tây Phong, xã Nam Phong
Xã Tây Phong, xã Nam Phong
Công ty Điện lực Hòa Bình
0.02
0.02
- QĐ số 4027/QĐ-EVN NPC, ngày 16/11/2015 của TCT Điện lực miền Bắc;
- QĐ số 2389/QĐ-PCHB, ngày 25/12/2015 của Công ty Điện Hòa Bình
2
XD khu trung tâm xã Dũng Phong tại xóm Đỏng Ngoài
Xã Dũng Phong
UBND huyện
2.00
2.00
Phê duyệt xây dựng nông thôn mới vốn xã hội hóa
3
Sân vận động trung tâm các xã: Đông Phong, Nam Phong
Xã Đông Phong; xã Nam Phong
UBND huyện
0.70
0.70
- Chương trình MTQG XD nông thôn mới - vốn xã hội hóa;
- QĐ số 535/QĐ-UBND ngày 27/4/2016 của UBND huyện v/v phê duyệt Chủ trương ĐTXD SVĐ xã Nam Phong.
Đất lúa: SVĐ xã Đông Phong 0,6ha; SVĐ xã Nam Phong 0,1ha
4
Đài tưởng niệm xã Nam Phong
Xã Nam Phong
UBND huyện
0.06
0.06
QĐ số 2032/QĐ-UBND ngày 22/9/2016 của UBND huyện v/v phê duyệt Báo cáo KTKT XD công trình
5
Khu thao trường huấn luyện tổng hợp xóm Bằng
Xã Tây Phong
Ban CHQS huyện
17.80
17.80
Văn bản số 24/TB-VP ngày 27/6/2016 Thông báo kết luận của đồng chí Phạm Văn Long, chủ tịch UBND huyện tại cuộc họp bàn về công tác Quy hoạch sử dụng đất thao trường, bãi tập và các nhiệm vụ khác của địa phương.
III
ĐÀ BẮC
1
2.00
0.00
2.00
0.00
1
Đường xóm Đá Bia đi suối Ngáu (km 0+00-km2+00) và (km 2+00-km3+500), xã Tiền Phong
Xã Tiền Phong
UBND huyện
2.00
2.00
Công văn số 179/UBND-VP ngày 30/3/2016 về việc danh mục dự án chuẩn bị đầu tư năm 2017.
IV
KIM BÔI
4
1.89
1.89
0.00
0.00
1
XD Trường mầm non của các xã: Vĩnh Tiến, Đông Bắc
Xã Vĩnh Tiến, Đông Bắc
BQL Dự án xây dựng huyện
0.55
0.55
Quyết định số 824/QĐ-UBND ngày 31/3/2016 của UBND tỉnh về việc phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình Nhà lớp học trường MN thuộc Đề án kiên cố hóa trường lớp học và nhà công vụ cho giáo viên huyện Kim Bôi
Trường MN xã Vĩnh Tiến 0,38 ha; xã Đông Bắc 0,17 ha
2
Chợ Chiềng, xã Vĩnh Đồng
Xã Vĩnh Đồng
UBND xã Vĩnh Đồng
0.90
0.90
Nguồn vốn xã hội hóa.
3
QH khu dân cư xóm Chiềng 4, Chiềng 5, xóm Cốc, xóm Sống Dưới xã Vĩnh Đồng
Xã Vĩnh Đồng
UBND xã Vĩnh Đồng
0.40
0.40
Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 huyện Kim Bôi.
4
Dự án đầu tư cải tạo công trình điện: KFW, cao áp, trung áp, hạ áp, điện nông thôn, …
Các xã Đông Bắc, Hợp Kim, Kim Sơn, Trung Bì, Kim Bình và các xã khác.
Công ty Điện lực Hòa Bình
0.04
0.04
Các Quyết định của Tổng Công ty Điện lực miền Bắc: Số 4031/QĐ-EVN NPC ngày 16/11/2015; số 4022/QĐ-EVN NPC ngày 16/11/2015.
V
KỲ SƠN
6
1.53
1.49
0.04
0.00
1
Xây dựng cây xăng xóm Đồng Bến.
Xã Dân Hạ
Chi nhánh Công ty xăng dầu Hòa Bình
0.50
0.50
- Công văn số 392/SXD-QLHT-PTĐT ngày 24/3/2016 của Sở Xây dựng về thỏa thuận vị trí, địa điểm khu đất;
- Công văn số 2730/VPUBND-TCTM ngày 10/6/2016 của VP UBND tỉnh v/v đề xuất điều chỉnh, bổ sung QH hệ thống KD xăng dầu và khí hóa lỏng trên địa bàn tỉnh HB.
2
Mở rộng Trung tâm công tác XH tỉnh Hòa Bình tại xóm Nút.
Xã Dân Hạ
Sở Lao động, Thương binh và Xã hội
0.15
0.15
Công văn số 201/UBND-NNTN ngày 17/3/2016 của UBND tỉnh về việc chủ trương thu hồi, giao đất bổ sung cho Sở LĐ-TB, XH thực hiện dự án Mở rộng, nâng cao năng lực trung tâm Công tác xã hội.
3
Trạm 110KV tại xóm Đồng Sông.
Xã Dân Hạ
Công ty Điện lực Hòa Bình
0.35
0.35
Quyết định số 4252/QĐ-EVNNPC ngày 19/6/15 của TCT Điện lực Miền bắc về phê duyệt DAĐT: Đường dây và trạm biến áp 110kV Kỳ Sơn, Hòa Bình.
4
Đường dây 220 HB-tây HN
Xã Dân Hạ
Ban quản lý Điện lực Miền Bắc
0.27
0.23
0.04
VB số 785/UBND-CN ngày 19/5/2008 của UBND tỉnh v/v thỏa thuận hướng tuyến đường 220 kV Hòa Bình - Tây Hà Nội.
5
Dự án cấp điện nông thôn từ lưới điện quốc gia tỉnh Hòa Bình tại huyện Kỳ Sơn (xã Hợp Thịnh, Phúc Tiến); huyện Lạc Sơn (xã Tuân Đạo, Tân Mỹ, Phú Lương, Xuất Hóa); huyện Lương Sơn (xã Tân Thành, Thanh Lương); huyện Yên Thủy (xã Ngọc Lương, Yên Trị, Bảo Hiệu); các xã khác.
Các xã trên địa bàn các huyện Kỳ Sơn, Lạc Sơn, Lương Sơn, Yên Thủy.
Sở Công thương
0.25
0.25
Quyết định số 25/QĐ-HĐND ngày 30/10/2015 của Hội đồng nhân dân tỉnh về phê duyệt chủ trương đầu tư dự án; Quyết định số 2695/QĐ-UBND ngày 14/12/2015 của UBND tỉnh về phê duyệt dự án đầu tư.
Tại huyện Kỳ Sơn, Lạc Sơn, Lương Sơn, Yên Thủy.
6
Chống quá tải các TBA phân phối, huyện Kỳ Sơn, Mai Châu và TP Hòa Bình
Xã Phú Minh
Công ty điện lực Hòa Bình
0.01
0.01
Quyết định số 4030/QĐ-EVN NPC ngày 16/11/2015 của TCT Điện lực miền Bắc phê duyệt dự án đầu tư
VI
LẠC SƠN
12
15.72
12.82
2.90
0.00
1
Dự án thực hiện quy hoạch chi tiết mở rộng Thị trấn Vụ Bản: Đấu giá đất khu nhà sàn, xây dựng bể bơi, xây dựng đường giao thông…
Xã Liên Vũ, xã Yên Phú
UBND huyện Lạc Sơn
6.15
6.15
Nguồn vốn xã hội hóa.
2
Các dự án Nâng cấp, cải tạo đường GTNT: đường Chí Đạo - Chí Thiện; đường Yên Phú - Nhân Nghĩa
Các xã: Chí Đạo, Chí Thiện, Yên Phú, Nhân Nghĩa
UBND huyện Lạc Sơn
0.80
0.80
QH nông thôn mới của các xã.
Đường Chí Đạo-Chí Thiện 0,5ha; đường Yên Phú-Nhân Nghĩa 0,3ha
3
Kè chống sạt lở bờ tả Suối Yên Điềm bảo vệ dân cư và các công trình phúc lợi công cộng khu xóm Đúc, xã Yên Phú
Xã Yên Phú
UBND huyện Lạc Sơn
0.50
0.50
Quy hoạch nông thôn mới
4
Đường điện xã Tuân Đạo (xóm Đào, Lâm, Đan)
Xã Chí Đạo, Tuân Đạo
Ban QLDA XDCS Hạ Tầng
0.03
0.03
Quyết định số 4003/QĐ-UBND ngày 05/06/2013 của UBND huyện Lạc Sơn về phê duyệt chủ trương và quy mô ĐTXD
5
Xây dựng trụ sở Phòng Tài chính kế hoạch, Tòa án huyện
Xã Yên Phú
UBND huyện Lạc Sơn;
Tòa án nhân dân tỉnh
0.80
0.80
Nguồn vốn đầu tư công 2016-2020
6
Giao đất giãn dân, đấu giá quyền sử dụng đất tại các xã, thị trấn
Các xã, thị trấn
UBND huyện Lạc Sơn
2.10
2.10
Phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 huyện Lạc Sơn.
7
Bưu điện Văn hóa xã
Xã Phúc Tuy
Bưu điện tỉnh
0.01
0.01
Quy hoạch nông thôn mới.
8
Nhà bia tưởng niệm
Xã Phúc Tuy
UBND huyện Lạc Sơn
0.05
0.05
Nguồn vốn xã hội hóa
9
Chống quá tải lưới điện xã Ân Nghĩa, Xuất Hóa và các xã khác
Xã Ân Nghĩa, Xuất Hóa và các xã khác
Công ty Điện lực Hòa Bình
0.01
0.01
Quyết định số 4028/QĐ-EVN NPC ngày 16/11/2015 của Tổng Công ty Điện lực miền Bắc
10
Dự án Bộ Quốc Phòng
Thung Cổi, Xóm Cổi, xã Bình Chân
Bộ quốc phòng
2.90
2.90
Quyết định số 798/QĐ-TM ngày 19/4/2016 của Bộ Tổng tham mưu về việc phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng công trình quốc phòng
11
Nhà văn hóa, sân thể thao các xã
Các xã, thị trấn
UBND huyện Lạc Sơn
0.50
0.50
Nguồn vốn xã hội hóa.
12
Dự án Trạm dừng nghỉ Hiếu Hạnh
Xã Yên Nghiệp
Công ty TNHH Hiếu Hạnh
1.87
1.87
Ngày 13/9/2016 Sở Kế hoạch và Đầu tư đã tổ chức hội nghị kiểm tra địa điểm, hồ sơ và thống nhất để chủ đầu tư làm việc với các ngành chức năng để lập thủ tục đầu tư dự án theo quy định.
VII
LẠC THỦY
12
32.81
29.13
3.68
0.00
1
- Khu di tích Núi Niệm, xã Phú Thành;
- Quần thể di tích chùa Tiên, xã Phú Lão
Xã Phú Thành;
xã Phú Lão
UBND huyện Lạc Thủy;
Ban QL các khu di tích huyện
4.90
3.00
1.90
- Văn bản số 504/UBND-TNMT ngày 05/8/2016 của UBND huyện về chủ trương thu hồi đất Danh lam thắng cảnh hang động núi Niệm;
- Quyết định số 3527/QĐ-BVHTTVDL ngày 01/11/2011 của Bộ VHTT&DL về việc xếp hạng di tích quốc gia.
KDT núi Niệm: 1,9 ha RPH; Chùa Tiên 3 ha đất lúa.
2
Nhà máy May công nghiệp, xã Thanh Nông
Xã Thanh Nông
Công ty CP đa ngành nghề Thanh Phú Quyến
4.80
4.80
VB số 1006/SKHĐT-XTĐT ngày 19/8/2016 của Sở KH&ĐT v/v đồng ý cho phép nghiên cứu, khảo sát, lập dự án đầu tư.
3
Hội trường Nhà văn hóa khu 12, TT Chi Nê
Thị trấn Chi Nê
UBND huyện Lạc Thủy
0.08
0.08
- QĐ số 1423/QĐ-UBND ngày 21/10/2016 của UBND huyện v/v phê duyệt chủ trương ĐTXD NVH khu 12.
4
Tu bổ, tôn tạo Đền Mẫu, thôn Lão Ngoại, xã Phú Lão
Xã Phú Lão
UBND huyện Lạc Thủy
0.45
0.45
Văn bản số 3044/BVHTTDL-DSVH ngày 05/8/2016 của Bộ VHTT&DL về việc thỏa thuận chủ trương tu bổ, tôn tạo Đền Mẫu thuộc danh thắng cảnh quần thể hang động Chùa Tiên, tỉnh Hòa Bình.
5
Trạm y tế xã Đồng Môn
Xã Đồng Môn
UBND huyện Lạc Thủy
0.24
0.24
Nguồn vốn xã hội hóa.
6
Quy hoạch đất ở dân cư xã An Lạc; xã Yên Bồng
Xã An Lạc; xã Yên Bồng
UBND huyện Lạc Thủy
1.85
1.85
QH xây dựng nông thôn mới.
Xã An Lạc 1,5 ha; xã Yên Bồng 0,35 ha
7
- Đường giao thông từ tỉnh lộ 438 đến Quèn Cốc phục vụ công tác khảo sát vật liệu, bãi vật liệu cho nhà máy bột nhẹ Xuân Thiện và kết hợp đường dân sinh;
- Cảng Xuân Thiện - Lạc Thủy
Xã Yên Bồng
Cty TNHH Xuân Thiện VN
13.30
11.52
1.78
- TB số 473/TB-VPTU ngày 30/8/2016 của Tỉnh ủy HB về việc thông báo ý kiến của TT TU về chủ trương ĐTXD đường từ tỉnh lộ 438 đến Quèn Cốc xã Yên Bồng;
- Văn bản số 1934/VPUBND-NNTN ngày 28/4/2016 của VP UBND tỉnh về việc bổ sung QH, KHSD đất liên quan đến dự án NM Xi măng Xuân Thiện Hòa Bình
- Đường 438 đến Quèn Cốc: 11 ha (9,22 ha lúa; 1,78 ha RPH);
- Cảng Xuân Thiện: 2,3 ha đất lúa.
8
- Chống quá tải các TBA phân phối huyện Lạc Thủy,Yên Thủy, Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình;
- Chống quá tải TBA Đồng Bông, xã An Bình;
- Xuất tuyến 25Kv sau TBA 110Kv Thanh Nông, Lạc Thủy
Xã An Lạc; xã Khoan Dụ;
Xã An Bình;
Xã Thanh Nông, TT Thanh Hà
Công ty Điện lực Hòa Bình
0.29
0.29
- Quyết định số 4031/QĐ-EVN NPC ngày 16/11/2015 của TCT Điện lực Miền Bắc;
- Quyết định số 4029/QĐ-EVN NPC ngày 16/11/2015 của TCT Điện lực Miền Bắc; QĐ số 2389/QĐ-PCHB ngày 25/12/2015 của Công ty Điện lực HB;
- Quyết định số 42232/QĐ-EVN NPC ngày 26/7/2016 của TCT Điện lực Miền Bắc.
Chống quá tải các TBA phân phối các huyện 0,25 ha; Chống quá tải TBA Đồng Bông 0,03 ha; Xuất tuyến 25 kv 0,01 ha.
9
Nhà máy gạch Tuynel Thanh Nông
Xã Thanh Nông
Công ty Cổ phần đa ngành nghề Thanh Phú Quyến
0.90
0.90
Văn bản số 1005/SKHĐT-XTĐT ngày 19/8/2016 của Sở KH&ĐT về đồng ý cho phép Công ty CP đa ngành nghề Thanh Phú Quyến nghiên cứu, khảo sát, lập dự án đầu tư.
10
Chuyển mục đích sử dụng đất từ đất lúa sang đất trồng cây lâu năm và nuôi trồng thủy sản
Các xã thị trấn trong huyện
Hộ gia đình, cá nhân
4.50
4.50
Phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 huyện Lạc Sơn.
11
Quy hoạch đất ở dân cư
Thị trấn Thanh Hà
UBND huyện Lạc Thủy
1.00
1.00
Phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 huyện Lạc Sơn.
12
Tòa án nhân dân huyện Lạc Thủy
Thị trấn Chi Nê
Tòa án nhân dân tỉnh
0.50
0.50
Vb số 607/UBND-TNMT ngày 09/9/2016 của UBND huyện về thống nhất vị trí địa điểm.
VIII
LƯƠNG SƠN
24
74.40
74.40
0.00
0.00
1
Chuyển mục đích sử dụng đất sang trồng cây lâu năm tại các xã, thị trấn.
Xã Cư Yên, Hợp Hòa, Hòa Sơn, Liên Sơn, Nhuận Trạch, Tân Thành, Thành Lập, thị trấn Lương Sơn và các xã khác
Hộ gia đình, cá nhân
23.75
23.75
Phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 huyện Lương Sơn
2
Chuyển mục đích sử dụng đất sang nuôi trồng thủy sản tại các xã, thị trấn
Xã Cao Dương, Hòa Sơn, Hợp Thành, Trung Sơn, thị trấn Lương Sơn và các xã khác
Hộ gia đình, cá nhân
3.20
3.20
Phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 huyện Lương Sơn
3
Xây dựng trang trại tổng hợp và trồng cây hàng năm
Trung Sơn
Tạ Công Vũ
1.52
1.52
Công văn số 795/UBND-VP ngày 30/8/2016 của UBND huyện Lương Sơn về việc thẩm định nhu cầu sử dụng đất.
4
Trụ sở làm việc ban chỉ huy quân sự huyện
Tân Vinh
Ban CHQS huyện Lương Sơn
3.00
3.00
Thông báo số 88-TB/HU ngày 08/4/2016 của huyện Ủy Lương Sơn thông báo kết luận của Ban thường vụ huyện Ủy nhất trí giao đất xây dựng trụ sở cho ban chỉ huy Quân sự huyện Lương Sơn
5
Đầu tư xây dựng cơ sở kinh doanh vật liệu xây dựng hộ ông Nguyễn Văn Tại 1,1 ha; cơ sở sản xuất, kinh doanh tổng hợp hộ ông Nguyễn Văn Cương xã 0,51 ha.
Trung Sơn
Hộ Nguyễn Văn Tại, Nguyễn Văn Cương
1.61
1.61
Văn bản số 449/UBND-TCKH ngày 07/7/2011 của UBND huyện Lương Sơn về việc thực hiện phương án đầu tư xây dựng cơ sở kinh doanh vật liệu xây dựng và kinh doanh tổng hợp.
6
Mở rộng dự án sản xuất, kinh doanh nước khoáng tinh khiết
Tân Vinh
Công ty TNHH Tâm
0.70
0.70
Nguồn vốn tổ chức kinh tế
7
Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp (làm nhà xưởng)
Liên Sơn
Công ty TNHH Phương Nam
2.00
2.00
Công văn số 794/UBND-VP ngày 30/8/2016 của UBND huyện Lương Sơn về việc địa điểm đầu tư dự án TMDV Phương Nam.
8
Đường Đồng Bon xã Cao Dương 1,0 ha; nâng cấp đường xóm Hui đi trại mới xã Cao Răm 0,8 ha; mở rộng giao thông nông thôn xã Trường Sơn 0,2 ha.
Xã Cao Dương, Cao Răm, Trường Sơn và các xã khác
UBND huyện Lương Sơn
2.00
2.00
Nguồn vốn xã hội hóa
9
Đường vào nhà máy gạch Furic xã Thanh Lương 0,29 ha; nâng cấp đường 431 Chợ Bến - Quán Sơn xã Cao Thắng 0,15 ha; giao thông nông thôn xã Hợp Hòa 0,27 ha.
Xã Thanh Lương, Cao Thắng, Hợp Hòa và các xã khác.
Công ty CP Furic Hòa Bình; UBND huyện.
0.71
0.71
Công văn số 1421/UBND-NNTN ngày 28/10/2016 của UBND tỉnh chấp thuận chủ trương cho thuê đất xây dựng đường vào dự án.
Quyết định số 2586/QĐ-UBND ngày 29/10/2013 của UBND tỉnh Hòa Bình về việc phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình: cải tạo nâng cấp ...
10
Nâng cấp cải tạo hồ Đồi Bắn
Thanh lương
UBND huyện Lương Sơn
2.18
2.18
QĐ số 379/QĐ-UBND này 31/3/2016 của UBND huyện Lương Sơn v/v phê duyệt chủ trương đầu tư công trình nâng cấp, cải tạo hồ Đồi Bắn, xã Thanh Lương.
11
Cứng hóa kênh mương nội đồng
Tiến Sơn
UBND huyện Lương Sơn
0.15
0.15
Nguồn vốn xã hội hóa
12
Chống quá tải TBA phân phối huyện Lương Sơn và hệ thống điện năng dân dụng, công nghiệp, sản xuất kinh doanh, thương mại dịch vụ khác trên địa bàn huyện.
Xã Cao Dương, Lâm Sơn, Liên Sơn, Tân Vinh, Cao Răm, Hợp Hòa, Tân Thành, Thanh Lương, thị trấn Lương Sơn và các xã khác
Công ty Điện lực Hòa Bình
0.20
0.20
Quyết định số 4022/QĐ-EVN NPC ngày 16/11/2016 của Tổng Công ty Điện lực miền Bắc.
13
Bia tưởng niệm
Thành Lập
UBND huyện Lương Sơn
0.02
0.02
Nguồn vốn xã hội hóa
14
Phòng khám đa khoa khu vực Nam Lương Sơn, xã Thành Lập 0,26 ha; Trạm Y tế xã Hợp Thanh 0,48 ha; Trạm Y tế xã Tiến Sơn 0,2 ha.
Xã Thành Lập, Hợp Thanh, Tiến Sơn và các xã khác.
Ông Nguyễn Thanh Vỹ;
UBND huyện
0.94
0.94
Văn bản số 883/UBND-TNMT ngày 22 tháng 9 năm 2016 của UBND huyện Lương Sơn;
Quyết định số 302 ngày 16/3/2016 UBND huyện v/v chủ trương đầu tư dự án.
15
Mở rộng Trường Tiểu học Liên Sơn 0,1 ha; mở rộng Trường Mầm non Phượng Sồ, xã Tân Thành 0,08 ha; xây dựng Chi trường Tiểu học và Mầm non xã Thanh Lương 0,75 ha; mở rộng Trường Mầm non Trường Sơn 0,3 ha; mở rộng Trường Mầm non Cao Thắng 0,1 ha; xây dựng Chi trường Mầm non Đồng An, xã Tân Thành 0,2 ha.
Xã Liên Sơn, Tân Thành, Thanh Lương, Trường Sơn, Cao Thắng và các xã khác
Phòng GDĐT
1.53
1.53
Nguồn vốn xã hội hóa
16
Sân vận động trung tâm xã Cao Dương 1,2 ha; sân thể thao các xóm xã Cao Răm 0,5 ha; sân vận động TT xã Thanh Lương 0,07 ha.
Xã Cao Dương, Cao Răm, Thanh Lương và các xã khác.
UBND huyện Lương Sơn
1.77
1.77
QĐ số 3254/QĐ-UBND ngày 17/10/2016 của UBND huyện Lương Sơn về việc phê duyệt chủ trương xây dựng công trình sân vận động xã Cao Dương;
QĐ số 884a/QĐ-UBND ngày 06/6/2016 của UBND huyện Lương Sơn v/v phê duyệt chủ trương xây dựng công trình sân vận động xã Thanh Lương
17
Đất xử lý chất thải xã Hợp Hòa 0,3 ha; xử lý chất thải xã Cư Yên 0,18 ha.
Xã Hợp Hòa, Cư Yên và các xã khác
UBND huyện Lương Sơn
0.48
0.48
Nguồn vốn xã hội hóa
18
Chuyển mục đích sử dụng đất sang đất ở
Tân Vinh
Hộ gia đình
0.06
0.06
Bổ sung quy hoạch
19
Khu nhà ở cao cấp dầu khí Hòa Bình giai đoạn 2
Nhuận Trạch
Công ty Cổ phần Đô thị sinh thái Dầu khí Hòa Bình
5.80
5.80
Giấy chứng nhận đầu tư số 25121000341 ngày 30/9/2011 của UBND tỉnh Hòa Bình chứng nhận cho Công ty CP Đô thị sinh thái Dầu khí Hòa Bình thực hiện dự án Khu nhà ở cao cấp Dầu khí Hòa Bình.
20
Khu tái định cư xã Trung Sơn (do ô nhiễm nhà máy xi măng) xã Trung Sơn 14 ha; quy hoạch dân cư, đấu giá đất ở xã Cao Răm 2,0 ha; xã Thanh Lương 1,2 ha; xã Tân Thành 0,2 ha.
Xã Trung Sơn, Tân Thành, Thanh Lương, Cao Răm và các xã khác
UBND huyện Lương Sơn
17.40
17.40
Công văn số 731/UBND-NNTN ngày 11/7/2016 của UBND tỉnh Hòa Bình về việc di dời dân cư do ô nhiễm môi trường.
21
Đấu giá đất ở các Khu và chợ Đồn cũ
TT Lương Sơn
UBND huyện Lương Sơn
2.60
2.60
Phương án điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 huyện Lương Sơn.
22
Trụ sở tòa án huyện
Tân Vinh
Tòa án tỉnh Hòa Bình
0.50
0.50
Nguồn vốn ngân sách từ năm 2017.
23
Đất nhà văn hóa thôn Ngái Om, Đồng Bon và các thôn khác.
Cao Dương
UBND huyện Lương Sơn
0.30
0.30
Quyết định số 1650/QĐ-UBND ngày 21/7/2016 của UBND huyện Lương Sơn phê duyệt chủ trương xây dựng nhà sinh hoạt cộng đồng thôn Om Ngái
24
Nhà văn hóa trung tâm xã Cư Yên 0,4 ha; NVH TT xã Trường Sơn 0,3 ha; NVH xóm Bằng Gà, xã Trường Sơn 0,03 ha; NVH TT xã Liên Sơn 0,2 ha; NVH TT xã Cao Thắng 0,25 ha; NVH các thôn xã Cao Răm 0,8 ha.
Xã Cư Yên, Cao Răm, Cao Thắng, Liên Sơn, Trường Sơn và các xã khác.
UBND huyện Lương Sơn
1.98
1.98
Nguồn vốn xã hội hóa
IX
MAI CHÂU
14
13.30
13.30
0.00
0.00
1
Hạ tầng du lịch xã Chiềng Châu, Nà Phòn, Thị trấn Mai Châu
Các xã Chiềng Châu, Nà Phòn và TT Mai Châu
UBND huyện Mai Châu
0.70
0.70
QĐ số 2307/QĐ-UBND ngày 30/10/2015 của của UBND tỉnh v/v phê duyệt DAĐT
2
Đường Cun Pheo-Hang Kia-Pà Cò-QL6
Các xã Cun Pheo, Hang Kia và Pà Cò
UBND huyện Mai Châu
0.90
0.90
QĐ số 2108/QĐ-UBND ngày 19/8/2016 của UBND tỉnh v/v phê duyệt bản vẽ thi công và dự toán công trình
NQ 127/NQ-HĐND ngày 03/12/2015 đã có 34,12 ha đất khác
3
Trung tâm thương Mại Vincom
TT Mai Châu
Tổ chức kinh tế
2.00
2.00
VB số 619/UBND-TNMT, ngày 29/6/2016 của UBND huyện Mai Châu V/v giới thiệu địa điểm đầu tư dự án
4
Bảo hiểm xã hội huyện Mai Châu
TT Mai Châu
BHXH tỉnh Hòa Bình
0.30
0.30
QĐ số 774/QĐ-UBND ngày 30/3/2016 của UBND tỉnh phê duyệt Đồ án điều chỉnh QH chung XD tỷ lệ 1/5000 TT Mai Châu, huyện Mai Châu đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035
5
Điện lực Mai Châu
TT Mai Châu
Điện Lực Hòa Bình
0.30
0.30
QĐ số 774/QĐ-UBND ngày 30/3/2016 của UBND tỉnh
6
- Chi cục thi hành án;
- Đội QLTT số 7;
- Tòa án ND huyện Mai Châu;
- Viện KSND huyện Mai Châu.
TT Mai Châu
Cục thi hành án HB; Đội QLTT; TAND tỉnh; VKSND tỉnh
1.10
1.10
QĐ số 774/QĐ-UBND ngày 30/3/2016 của UBND tỉnh
Đất lúa: Chi cục thi hành án 0,2 ha; ba công trình còn lại mỗi công trình 0,3 ha
7
- Truường Mầm non thị trấn Mai Châu;
- Trường THCS thị trấn Mai Châu
TT Mai Châu
UBND huyện Mai Châu
1.00
1.00
QĐ số 774/QĐ-UBND ngày 30/3/2016 của UBND tỉnh
Trường MN 0,5ha; Trường THCS 0,5ha
8
Sân tập + cung văn hóa thanh thiếu niên
TT Mai Châu
UBND huyện Mai Châu
2.00
2.00
QĐ số 774/QĐ-UBND ngày 30/3/2016 của UBND tỉnh
9
Ban CHQS huyện Mai Châu
TT Mai Châu
Ban CHQS huyện Mai Châu
2.00
2.00
QĐ số 774/QĐ-UBND ngày 30/3/2016 của UBND tỉnh
10
Chi cục Thuế huyện Mai Châu
TT Mai Châu
Cục Thuế Hòa Bình
0.35
0.35
QĐ số 3275/QĐ-CT ngày 19/7/2016 của Cục Thuế Hòa bình về việc phê duyệt dự toán chuẩn bị đầu tư Dự án XD trụ sở làm việc Chi cục thuế huyện Mai Châu
11
- Trung tâm viễn thông Mai Châu;
- Trụ sở Viettel huyện Mai Châu.
TT Mai Châu
Viễn thông Hòa Bình;
Viettel Hòa Bình
0.40
0.40
QĐ số 774/QĐ-UBND ngày 30/3/2016 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Đồ án điều chỉnh QH chung XD tỷ lệ 1/5000 TT Mai Châu, huyện Mai Châu đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035
12
- Đường Quy hoạch nâng cấp thị trấn Mai Châu
- Đường Phúc Sạn - Ba Khan giai đoạn 2
Thị trấn Mai Châu;
xã Đồng Bảng, xã Phúc Sạn
UBND huyện Mai Châu
2.10
2.10
-QĐ số 774/QĐ-UBND ngày 30/3/2016 của UBND tỉnh.
- QĐ số 2124/QĐ-UBND ngày 22/8/2016 của UBND tỉnh về việc phê duyệt TK bản vẽ thi công và dự toán CT
Đường nâng cấp thị trấn 2ha đất lúa; đường Phúc Sạn-Ba Khan 19,1ha (0,1ha lúa; 19ha đất khác)
13
- Chống quá tải TBA phân phối huyện Kỳ Sơn, Mai Châu và TPH;
- Cải tạo đường dây lộ 375E19,6 huyện Mai Châu kết nối ĐZ 35kV E10,1;
- Cải tạo lưới điện hạ áp nông thôn sau tiếp nhận huyện Mai Châu;
- Dự án đầu tư cải tạo công trình điện: KFW, cao áp, trung áp, hạ áp, điện nông thôn, …
Các xã Piềng Vế, Bao La và các xã khác.
Công ty Điện lực Hòa Bình
0.12
0.12
Các QĐ của TCT Điện lực Miền Bắc: số 4030/QĐ EVN-NPC ngày 16/11/2015; sô 727/EVN NPC-B2 ngày 23/3/2015; số 3509/EVN NPC-B2 ngày 22/9/2015
Chống quá tải TBA các huyện 0,06ha (0,02 ha lúa; 0,04ha đất khác); Đường dây lộ 375E19,6… 0,06ha lúa; lưới điện hạ áp nông thôn 0,03ha lúa; cải tạo công trình điện 0,01 ha lúa
14
Trạm Bảo vệ rừng Vạn Mai.
Xã Vạn Mai
Chi cục KL Hòa Bình
0.03
0.03
QĐ số 21/QĐ/-HĐND ngày 29/3/2016 của HĐND tỉnh V/v phê duyệt chủ trương đầu tư dự án nâng cao năng lực phòng cháy, chữa cháy rừng và hỗ trợ trồng rừng SX tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2016-2020
X
TÂN LẠC
7
2.32
2.32
0.00
0.00
1
Công trình: Sân vận động, nhà văn hóa các xóm.
Xã Nam Sơn
UBND xã Nam Sơn
1.49
1.49
Quyết định số 593/QĐ-UBND ngày 30/7/2012 của UBND huyện Tân Lạc phê duyệt QHXD nông thôn mới giai đoạn 2011-2020 xã Nam Sơn
2
Trụ sở làm việc kho bãi và lưu giữ hàng hóa tại khu 1.
Thị trấn Mường Khến
Công ty TNHH 195 VN
0.16
0.16
QH sử dụng đất đến năm 2020 huyện Tân Lạc; QĐ số 18/QĐ-195VN ngày 18/8/2016 của công ty TNHH 195 VN v/v phê duyệt chủ trương đầu tư XDCT
3
Xây bia tưởng niệm, xã Đông Lai
Xã Đông Lai
UBND xã Đông Lai
0.13
0.13
Nguồn vốn xã hội hóa
4
Nhà văn hóa xóm Chông, xóm Quê Bái 2
Xã Đông Lai
UBND xã Đông Lai
0.10
0.10
Nguồn vốn xã hội hóa
5
Công trình Chống quá tải các TBA phân phối huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình.
xã Mỹ Hòa, xã Phong Phú, xã Ngọc Mỹ
Công ty Điện lực Hòa Bình
0.02
0.02
QĐ số 4026/QĐ-EVN NPC, ngày 16/11/2015 của Tổng công ty điện lực miền Bắc.
6
Xây dựng Trụ sở Chi cục thuế tại khu 1.
Thị trấn Mường Khến
Cục thuế tỉnh Hòa Bình
0.32
0.32
Kế hoạch sử dụng đất năm 2017.
Đang lập dự án đầu tư.
7
Mở rộng trụ sở Công an huyện Tân Lạc
Thị trấn Mường Khến
Công an tỉnh
0.10
0.10
Kế hoạch sử dụng đất năm 2017.
Đang lập dự án đầu tư.
XI
YÊN THỦY
6
5.36
5.36
0.00
0.00
1
Giao đất có thu tiền sử dụng đất xã Yên Trị, Đoàn Kết, Hữu Lợi
Xã Yên Trị, Đoàn Kết, Hữu Lợi
UBND huyện Yên Thủy
2.03
2.03
Phương án điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 huyện Yên Thủy.
Xã Yên Trị 1ha; Đoàn Kết 0,68ha; Hữu Lợi 0,35ha
2
Nhà văn hóa Đồng Tâm xã Yên Trị
Xã Yên Trị
UBND xã
0.50
0.50
Nguồn vốn xã hội hóa năm 2017
3
- Dự án nạo vét mở rộng Bai dâng, Bai Uổm, xã Đoàn Kết;
- Cải tạo, nạo vét hồ Vỏ Reo xóm Ót, xã Yên Lạc
Xã Đoàn Kết;
xã Yên Lạc
- UBND xã;
- Công ty TNHH Hải Hoàng Quảng Ninh
0.57
0.57
- QĐ số 1254c/QĐ-UBND ngày 29/6/2016 của UBND huyện;
- VB số 299/VP-TH ngày 11/10/2016 của UBND huyện về việc cải tạo, nạo vét hồ Vỏ Reo.
Bai dâng, Bai Uổm: 0,27 ha; hồ Vỏ Reo 0,3 ha
4
Cải tạo, nâng cấp Đền tưởng niệm và Nghĩa trang liệt sỹ huyện Yên Thủy
Xã Yên Lạc
Ban QLDAXD cơ bản huyện Yên Thủy
0.25
0.25
QĐ số 820/QĐ-UBND ngày 28/4/2016 của UBND huyện về việc phê duyệt chủ trương đầu tư XD.
5
Đường từ Quốc lộ 12B - khu quy hoạch sinh thái Vó Ấm, xã Ngọc Lương, huyện Yên Thủy
Xã Ngọc Lương
Ban QLDA xây dựng cơ bản huyện Yên Thủy
1.99
1.99
QĐ số 2527/QĐ-UBND ngày DD6/10/2016 của UBND tỉnh về việc phê duyệt chủ trương đầu tư dự án.
6
Chống quá tải các TBA phân phối, huyện Lạc Thủy, Yên Thủy, Kim Bôi
Xã Ngọc Lương, thị trấn Hàng Trạm
Công ty Điện lực Hòa Bình
0.02
0.02
QĐ số 4031/QĐ-EVN NPC ngày 16/11/2015 của TCT Điện lực miền Bắc về việc phê duyệt DAĐT. | {
"issuing_agency": "Tỉnh Hòa Bình",
"promulgation_date": "06/12/2016",
"sign_number": "32/NQ-HĐND",
"signer": "Trần Đăng Ninh",
"type": "Nghị quyết"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Van-hoa-Xa-hoi/Ke-hoach-580-KH-UBND-2020-Thuc-hien-Chuong-trinh-quoc-gia-binh-dang-gioi-Hai-Duong-446195.aspx | Kế hoạch 580/KH-UBND 2020 Thực hiện Chương trình quốc gia bình đẳng giới Hải Dương | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HẢI DƯƠNG
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------
Số: 580/KH-UBND
Hải Dương, ngày 02 tháng 03 năm 2020
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH QUỐC GIA BÌNH ĐẲNG GIỚI VÀ HOẠT ĐỘNG VÌ SỰ TIẾN BỘ PHỤ NỮ TỈNH HẢI DƯƠNG NĂM 2020
Thực hiện sự chỉ đạo của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội tại văn bản số 458/LĐTBXH-BĐG ngày 12/02/2020 về việc hướng dẫn triển khai công tác bình đẳng giới năm 2020, UBND tỉnh Hải Dương ban hành kế hoạch thực hiện Chương trình quốc gia về bình đẳng giới và hoạt động vì sự tiến bộ phụ nữ trên địa bàn tỉnh năm 2020 như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể, cơ quan, đơn vị trong việc triển khai thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu của chiến lược quốc gia về bình đẳng giới và Chương trình hành động Quốc gia về bình đẳng giới trên địa bàn tỉnh Hải Dương; Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ trên địa bàn tỉnh Hải Dương.
2. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến và vận động nhân dân thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước và của tỉnh Hải Dương liên quan đến bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ nhằm nâng cao nhận thức của chính quyền các cấp, các ngành, các tổ chức và người dân về bình đẳng giới và sự tiến bộ của phụ nữ, tăng cường sự tham gia của phụ nữ trong lĩnh vực chính trị.
3. Tiếp tục triển khai có hiệu quả, phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu, mục tiêu kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới trên địa bàn tỉnh Hải Dương giai đoạn 2016 -2020. Tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020; Chương trình hành động quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2016-2020; Đề án “Phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới giai đoạn 2016 – 2020, tầm nhìn đến năm 2030”; xây dựng các kế hoạch triển khai của địa phương khi các chương trình, đề án giai đoạn tới đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
II. NỘI DUNG THỰC HIỆN
1. Xây dựng kế hoạch và triển khai các hoạt động tuyên truyền, phổ biến giáo dục chính sách pháp luật về bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ, đặc biệt truyền thông thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị.
1.1. Để chuẩn bị cho đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ XIII và bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XV, đại biểu Hội đồng nhân dân nhiệm kỳ 2021-2026, nhằm phấn đấu thực hiện mục tiêu đã đề ra tại Nghị quyết số 11-NQ/TW của Bộ Chính trị về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước các cơ quan, đơn vị, các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh chỉ đạo xây dựng kế hoạch và triển khai các hoạt động tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về bình đẳng giới tập trung vào các vấn đề sau:
- Duy trì các hoạt động truyền thông với các hình thức đa dạng, phong phú về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị, trong đó, chú trọng việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức của các tầng lớp nhân dân về bình đẳng giới và vai trò, vị trí và tầm quan trọng của phụ nữ trong lĩnh vực chính trị.
Tuyên truyền thực hiện Luật Bình đẳng giới; Luật Phòng, chống bạo lực gia đình; Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 27/4/2007 của Bộ Chính trị về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước và Nghị quyết số 57/NQ-CP ngày 01/12/2009 của Chính phủ về chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW; đặc biệt là Chỉ thị 21 ngày 20/01/2018 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về công tác phụ nữ trong tình hình mới; Quyết định 2351/QĐ-TTg ngày 24/12/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia bình đẳng giai đoạn 2011 – 2020; Quyết định số 1696/QĐ-TTg ngày 02/7/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia bình đẳng giới giai đoạn 2016 – 2020; Quyết định số 1464/QĐ-TTg ngày 22/72016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới giai đoạn 2016 – 2020 và tầm nhìn đến năm 2030; Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 02/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc điều chỉnh, bổ sung một số nội dung của Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 – 2020; Kế hoạch hành động số 3002/KH-UBND ngày 24/12/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương giai đoạn 2016 - 2020 và các quyết định, kế hoạch có liên quan về việc thực hiện công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ của UBND tỉnh Hải Dương.
- Duy trì các chuyên trang, chuyên mục, tin, bài, phóng sự phản ánh các hoạt động về bình đẳng giới; phổ biến thông tin về chính sách pháp luật bình đẳng giới trên các Báo, Đài Phát thanh và truyền hình Hải Dương, Trung tâm Văn hóa - Thể thao và Truyền thông các huyện, thị xã, thành phố, trang thông tin điện tử các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh.
- Cung cấp tài liệu, tờ rơi, lắp đặt, sửa chữa pa nô, băng zôn tuyên truyền về bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ, hướng dẫn kỹ năng lồng ghép giới, lên án các hành vi vi phạm bình đẳng giới.
- Tổ chức tập huấn kiến thức, kỹ năng quản lý, lãnh đạo và hoạt động của các cơ quan dân cử cho cán bộ nữ tiềm năng nhằm tăng cường sự tham gia của phụ nữ.
- Tổ chức các hội thảo và tập huấn định hướng truyền thông về bình đẳng giới cho đội ngũ cán bộ làm công tác bình đẳng giới, phóng viên, báo chí, cán bộ làm công tác tuyên truyền tại nhằm thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ trong lãnh đạo, quản lý.
1.2. Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức về bình đẳng giới nhằm ngăn chặn, giảm thiểu tình trạng bạo lực trên cơ sở giới, đặc biệt là bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái:
- Đẩy mạnh lồng ghép các hoạt động tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về bình đẳng giới trong các hoạt động chuyên môn của các cơ quan, đơn vị, địa phương; tuyên truyền giới thiệu về các mô hình, dịch vụ hỗ trợ thực hiện bình đẳng giới tại địa phương, cơ sở (mô hình ngăn ngừa và giảm thiểu tác hại của bạo lực trên cơ sở giới; mô hình địa chỉ tin cậy - nhà tạm lánh ở cộng đồng; mô hình Câu lạc bộ hỗ trợ phụ nữ có nguy cơ bị ép kết hôn với người nước ngoài... đang được các cơ quan, đơn vị, các địa phương triển khai).
- Tăng cường và đa dạng hóa các hoạt động truyền thông, nâng cao nhận thức và thực hành về bình đẳng giới trong các tầng lớp nhân dân. Tuyên truyền, nhân rộng những điển hình tốt, người có uy tín, ảnh hưởng tích cực tại cộng đồng trong thực hiện bình đẳng giới; triển khai các hoạt động thu hút sự tham gia của nam giới và trẻ em trai trong thực hiện bình đẳng giới.
- Xây dựng kế hoạch, triển khai thực hiện Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới năm 2020 hiệu quả, sáng tạo, tiết kiệm, có sức lan tỏa.
1.3. Tuyên truyền và triển khai thực hiện những nội dung mới về bình đẳng giới trong Bộ luật Lao động (sửa đổi)
- Các Sở, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan, tổ chức có liên quan tổ chức tuyên truyền, phổ biến những nội dung mới về bình đẳng giới trong Bộ luật Lao động (sửa đổi) bằng các hình thức phù hợp với điều kiện, tình hình thực tế của địa phương và từng đối tượng, địa bàn trong cơ quan, đơn vị, địa phương mình.
2. Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về bình đẳng giới và công tác vì sự tiến bộ của phụ nữ
- Tổ chức và phối hợp tổ chức tập huấn bồi dưỡng kiến thức về giới, bình đằng giới, nhằm nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác bình đẳng giới và công tác vì sự tiến bộ của phụ nữ của các Sở, ngành và địa phương.
- Tiếp tục thực hiện lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng và thực hiện văn bản quy phạm pháp luật và các chiến lược, chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 5 năm và hàng năm của địa phương và chương trình, kế hoạch công tác của các sở, ban, ngành cấp tỉnh.
- Thường xuyên tổ chức kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm về bình đẳng giới thuộc phạm vi, lĩnh vực quản lý; chủ động đề xuất các giải pháp thực hiện.
3. Tiếp tục triển khai có hiệu quả và tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020; Chương trình hành động quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2016-2020; Đề án “Phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới giai đoạn 2016 – 2020, tầm nhìn đến năm 2030”; xây dựng các kế hoạch triển khai của địa phương khi các chương trình, đề án giai đoạn tới đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
- Các cấp, các ngành, địa phương nghiêm túc thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ; Căn cứ vào nhiệm vụ được giao chủ động xây dựng và triển khai thực hiện hiệu quả Kế hoạch hành động về bình đẳng giới số 3002/KH-UBND ngày 24/5/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương giai đoạn 2016 - 2020; Kế hoạch số 2569/KH-UBND ngày 28 tháng 08 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương về việc thực hiện "Đề án phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới giai đoạn 2016 -2020 và tầm nhìn đến năm 2030'' trên địa bàn tỉnh Hải Dương và các quyết định, kế hoạch có liên quan về việc thực hiện công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ phụ nữ của UBND tỉnh. Trong đó cần tập trung thực hiện các hoạt động truyền thông, nâng cao năng lực và xây dựng phát triển mô hình thí điểm về bình đẳng giới và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới; Củng cố và phát triển các dịch vụ bảo vệ phụ nữ và trẻ em khi bị bạo hành, bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị bạo hành, xâm hại;
- Lồng ghép các chỉ tiêu về bình đẳng giới trong chương trình công tác của Sở, ngành, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Chú trọng vào các nội dung còn tồn tại bất bình đẳng giới; tăng cường sự tham gia của phụ nữ trong các lĩnh vực, nhất là lĩnh vực chính trị, kinh tế; rà soát đánh giá thực trạng cán bộ nữ để làm căn cứ tham mưu với lãnh đạo cấp ủy, chính quyền về công tác quy hoạch, bồi dưỡng và bổ nhiệm cán bộ nữ của cơ quan, đơn vị, địa phương;
- Tiếp tục triển khai thực hiện các hoạt động của Dự án Hỗ trợ thực hiện các mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới thuộc chương trình mục tiêu phát triển hệ thống trợ giúp xã hội giai đoạn 2016 - 2020.
- Đề nghị các sở, ngành, địa phương xây dựng báo cáo tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020; Chương trình hành động quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2016-2020; Đề án “Phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới giai đoạn 2016 – 2020, tầm nhìn đến năm 2030” trên địa bàn tỉnh theo các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đã được giao thực hiện tại các văn bản nêu trên.
4. Tiếp tục triển khai hiệu quả các mô hình thúc đẩy bình đẳng giới
- Các sở, ngành, địa phương căn cứ kinh phí được giao chỉ đạo các đơn vị chuyên môn xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai các mô hình, hoạt động của chương trình đảm bảo đúng mục tiêu, hiệu quả và tiến độ.
- Giám sát, đánh giá nhằm khắc phục, thay đổi những hoạt động chưa hiệu quả và nhân rộng những mô hình tốt đã được triển khai; đề xuất các biện pháp nhằm góp phần ngăn ngừa, giảm thiểu bất bình đẳng giới hoặc nguy cơ bất bình đẳng giới và hỗ trợ phụ nữ vươn lên trong cuộc sống.
- Tổng kết, đánh giá, báo cáo kết quả hoạt động các mô hình thúc đẩy bình đẳng giới giai đoạn 2016-2020 tại địa phương, đơn vị.
5. Tổ chức Tháng hành động về bình đẳng giới và phòng chống bạo lực trên cơ sở giới từ 15/11 đến 15/12.
- Xây dựng kế hoạch, nội dung, thông điệp, chủ đề cho Tháng hành động theo hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
- Tổ chức tuyên truyền có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với văn hóa và nhóm đối tượng nhằm đạt hiệu quả cao.
- Huy động đông đảo sự tham gia trực tiếp của các sở, ban, ngành, địa phương, cơ quan thông tin đại chúng và mọi tầng lớp nhân dân để tạo hiệu ứng lan tỏa trong tuyên truyền từ cấp tỉnh đến cơ sở.
6. Tăng cường triển khai các hoạt động của Ban vì sự tiến bộ của phụ nữ
- Rà soát, củng cố và kiện toàn nhân sự Ban vì sự tiến bộ của phụ nữ các cấp khi có sự thay đổi.
- Tiếp tục duy trì, thực hiện tốt các quy định trong quy chế làm việc của Ban vì sự tiến bộ của phụ nữ. Đối với các đơn vị, địa phương chưa ban hành quy chế của Ban vì sự tiến bộ phụ nữ thì khẩn trương xây dựng và đảm bảo triển khai tổ chức thực hiện tốt quy chế.
- Tổ chức đánh giá kết quả hoạt động của Ban vì sự tiến bộ của phụ nữ và thực hiện chế độ thông tin, báo cáo theo quy định.
- Phối hợp tổ chức tập huấn bồi dưỡng kỹ năng cho nữ lãnh đạo, quản lý, nữ cán bộ trong diện quy hoạch chức vụ, chức danh lãnh đạo quản lý các cấp, nữ đại biểu Quốc hội khóa XIV, đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021.
- Xây dựng kế hoạch và tổ chức các đoàn kiểm tra công tác bình đẳng giới, vì sự tiến bộ của phụ nữ ở các đơn vị, địa phương. Việc kiểm tra, giám sát tập trung vào các nội dung: tổ chức, hoạt động của các Ban vì sự tiến bộ của phụ nữ; tình hình triển khai chính sách, pháp luật, chương trình liên quan đến công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ; công tác cán bộ nữ và việc quy hoạch, tạo nguồn, bổ nhiệm và sử dụng cán bộ nữ; tình trạng bạo hành đối với phụ nữ và trẻ em gái; những vấn đề tác động tiêu cực đến sự phát triển của phụ nữ trong cơ quan, đơn vị, địa phương; những khó khăn, vướng mắc trong việc triển khai công tác bình đẳng giới, vì sự tiến bộ của phụ nữ;
- Tổ chức gặp mặt cán bộ nữ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh và các huyện, thành phố nhân dịp kỷ niệm ngày Quốc tế phụ nữ 8/3 và Ngày phụ nữ Việt Nam 20/10 năm 2019.
- Tăng cường phối hợp tổ chức các hoạt động giao lưu, học tập kinh nghiệm giữa các Ban vì sự tiến bộ của phụ nữ của các cơ quan, đơn vị, địa phương; tổ chức hội thảo, tập huấn, tọa đàm tạo diễn đàn để trao đổi thông tin để trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm cũng trong lĩnh vực công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ.
- Xây dựng và ban hành kế hoạch truyền thông về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị hướng tới Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2020 – 2025, bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 – 2026 với các hình thức phong phú, đa dạng, hướng đến nhóm đối tượng cụ thể và phù hợp với tình hình thực tế của sở, ngành, địa phương.
- Xây dựng, phát hành thông điệp, pa nô, áp phích, tờ rơi, tranh cổ động truyền thông bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị.
- Tổ thực hiện “Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới” từ ngày 15/11 đến ngày 15/12 đạt kết quả.
7. Tổ chức khen thưởng, biểu dương kịp thời các cá nhân, đơn vị có thành tích xuất sắc trong công tác bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới.
III- KINH PHÍ THỰC HIỆN
Ngân sách Nhà nước bố trí trong dự toán ngân sách hàng năm của các sở, ngành, địa phương theo phân cấp của Luật Ngân sách nhà nước và nguồn kinh phí từ Trung ương hỗ trợ thực hiện các mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới thuộc chương trình mục tiêu Phát triển hệ thống trợ giúp xã hội giai đoạn 2016 - 2020 và các nguồn kinh phí hỗ trợ hợp pháp khác.
IV- TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:
a) Chủ trì phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể liên quan tổ chức thực hiện và hướng dẫn các địa phương triển khai thực hiện kế hoạch.
b) Tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động thông tin tuyên truyền về bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ thông qua các hoạt động : Xây dựng các phóng sự, chuyên đề tuyên truyền về công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ trên Đài Phát thanh Truyền hình ; Tuyên truyền bằng các ấn phẩm truyền thông, pa nô, áp phích, nhân bản tài liệu … với các nội dung bình đẳng giới và hoạt động vì sự tiến bộ của phụ nữ, phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới; Chủ trì tổ chức thực hiện “Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới”.
c) Tổ chức các lớp tập huấn, hướng dẫn, nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ và các chương trình hội thảo về bình đẳng giới và vì sự tiến bộ phụ nữ trong tình hình mới cho đội ngũ cán bộ làm công tác này tại các Sở, ban, ngành, đoàn thể, địa phương, các trường đại học, cao đẳng và trung cấp nghề trên địa bàn tỉnh.
d) Tiếp tục xây dựng và đánh giá kết quả việc triển khai thực hiện các mô hình: “Ngăn ngừa và giảm thiểu tác hại của bạo lực trên cơ sở giới”; "Ứng phó và phòng ngừa bạo lực trên cơ sở giới"; Mô hình "Câu lạc bộ hỗ trợ phụ nữ có nguy cơ bị ép kết hôn với người nước ngoài"; Mô hình" Địa chỉ tin cậy - Nhà tạm lánh"; Mô hình "Câu lạc bộ nữ doanh nhân"…
e) Chủ trì, hướng dẫn kiểm tra đôn đốc việc thực hiện Luật Bình đẳng giới và Kế hoạch hành động số 3002/KH-UBND ngày 24/15/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương về bình đẳng giới giai đoạn 2016 - 2020; Kế hoạch số 2569/KH-UBND ngày 28 tháng 08 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương về việc thực hiện " Đề án phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới giai đoạn 2016 -2020 và tầm nhìn đến năm 2030'' trên địa bàn tỉnh Hải Dương.
f) Hướng dẫn tổ chức và hoạt động của Ban vì sự tiến bộ của phụ nữ các cấp, các ngành và các huyện, thành phố.
g) Làm đầu mối phối hợp với các cơ quan, ban, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố trong việc tham mưu, đề xuất với UBND tỉnh tổ chức thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu bình đẳng giới và các hoạt động vì sự tiến bộ của phụ nữ; Hướng dẫn chuyên môn, kiểm tra, theo dõi, đôn đốc triển khai thực hiện kế hoạch, tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện của các ngành, các cấp, các cơ quan, đơn vị, các huyện, thị xã, thành phố và chịu trách nhiệm báo cáo với UBND tỉnh, Ủy ban Quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam, Bộ Lao động TB và XH theo quy định.
2- Sở Nội vụ:
a) Phối hợp với Ban Tổ chức Tỉnh ủy và các cơ quan, đơn vị có liên quan hướng dẫn và tổ chức thực hiện quy định về đào tạo nguồn cán bộ nữ, tỷ lệ nữ để bổ nhiệm các chức danh trong các cơ quan nhà nước; thực hiện việc lồng ghép kiến thức về giới và bình đẳng giới trong đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.
b) Thường xuyên theo dõi, cập nhật biến động của đội ngũ cán bộ nữ lãnh đạo chủ chốt của tỉnh, huyện, thị xã, thành phố.
c) Phối hợp với Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ của tỉnh tham mưu công tác thi đua, khen thưởng đối với hoạt động bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ trên địa bàn tỉnh.
3- Sở Kế hoạch và Đầu tư:
Chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan lồng ghép một số chỉ tiêu phát triển giới vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm của tỉnh; Tổng hợp mục tiêu, chỉ tiêu bình đẳng giới vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
4- Sở Tài chính: Hướng dẫn, bố trí kinh phí thực hiện công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ các cấp theo quy định Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn.
5- Sở Giáo dục và Đào tạo:
Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan tổ chức triển khai kế hoạch phát triển giáo dục giai đoạn 2016-2020 sau khi được phê duyệt; Tăng cường công tác bồi dưỡng, tập huấn, giảng dạy các nội dung giáo dục về giới tính, sức khỏe sinh sản, bình đẳng giới cho giáo viên, học sinh, sinh viên; tăng cường công tác phòng, chống bạo lực, xâm hại phụ nữ và trẻ em gái; lồng ghép các vấn đề bình đẳng giới vào quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành.
6- Sở Y tế: Thực hiện lồng ghép giới trong chính sách, chương trình, kế hoạch của ngành y tế, tăng cường các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức về sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục cho phụ nữ và nam giới; cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản bằng nhiều hình thức dễ tiếp cận; theo dõi mất cân bằng giới tính ở trẻ sơ sinh.
7- Sở Tư pháp: Tổ chức tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật về bình đẳng giới và vì sự tiến bộ phụ nữ, những nội dung mới về bình đẳng giới trong Bộ luật Lao động năm 2019 (sửa đổi). Phối hợp hợp với các sở, ban, ngành liên quan kiểm tra, đánh giá việc thực thi Luật Bình đẳng giới trên địa bàn; lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong việc xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, chương trình phát triển kinh tế - xã hội.
8- Sở Thông tin và Truyền thông: Chủ trì, phối hợp với Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tăng cường chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng, báo chí, đẩy mạnh và đổi mới các hoạt động truyền thông, giáo dục về chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước về bình đẳng giới; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các hoạt động thông tin, báo chí, xuất bản, thông tin trên Internet về bình đẳng giới và liên quan đến bình đẳng giới; Xử lý nghiêm những hành vi xuất bản các ấn phẩm, sản phẩm thông tin có định kiến giới.
9- Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch:
- Chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, các sở, ngành liên quan, Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tổ chức triển khai Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam giai đoạn 2016-2020; Triển khai kế hoạch phòng, chống bạo lực gia đình giai đoạn 2016-2020. Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, các cơ quan, tổ chức, các địa phương tổ chức thực hiện “Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới”.
- Phối hợp với các sở, ngành liên quan thanh tra, kiểm tra và quản lý chặt chẽ các sản phẩm văn hóa, hoạt động giải trí bảo đảm không mang tính định kiến giới. Lồng ghép các nội dung tuyên truyền về bình đẳng giới vào hoạt động văn hóa, gia đình hướng tới mục tiêu phát triển gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và bền vững.
10- Công an tỉnh: Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện các hoạt động phòng, chống tội phạm buôn bán phụ nữ và trẻ em gái.
11- Sở Khoa học và Công nghệ:
Chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và đơn vị liên quan xây dựng, chỉ đạo thực hiện các hoạt động hỗ trợ phụ nữ trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ trong sản xuất, kinh doanh.
12- Đài Phát thanh –Truyền hình tỉnh, Báo Hải Dương và các cơ quan thông tấn báo chí của tỉnh: Xây dựng các chuyên trang, chuyên mục, thường xuyên đưa tin, bài tuyên truyền, phổ biến các chính sách pháp luật về công tác bình đẳng giới, kế hoạch hành động về bình đẳng giới tỉnh Hải Dương trên các ấn phẩm báo chí, phát thanh truyền hình, thông tin tuyên truyền, nêu gương những tập thể, cá nhân điển hình trong các hoạt động bình đẳng giới, đồng thời phê phán các hành vi phân biệt giới, bất bình đẳng giới.
13- Các sở, ban, ngành khác có liên quan: theo chức năng, nhiệm vụ được giao, xây dựng và và tổ chức thực hiện kế hoạch hàng năm và 5 năm; đẩy mạnh phối hợp liên ngành, đặc biệt là lồng ghép các vấn đề bình đẳng giới trong công tác kế hoạch năm; Kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch tại đơn vị mình.
14- Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố: Xây dựng kế hoạch của địa phương theo hướng dẫn của Sở Lao động -Thương binh và Xã hội và các sở, ban, ngành chức năng; Tổ chức thực hiện Kế hoạch hành động về bình đẳng giới trên địa bàn hàng năm và 5 năm phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; Chủ động tích cực huy động nguồn lực để thực hiện; Lồng ghép việc thực hiện kế hoạch này với các hoạt động khác có liên quan trên địa bàn; Bố trí cán bộ, công chức làm công tác bình đẳng giới ở địa phương; Đẩy mạnh phối hợp liên ngành, đặc biệt trong việc lồng ghép các vấn đề bình đẳng giới trong công tác hoạch định chính sách phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương; thường xuyên kiểm tra, thực hiện chế độ báo cáo hàng năm về kết quả thực hiện Kế hoạch trên địa bàn theo quy định.
15- Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, các tổ chức thành viên khác
trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình, tham gia tổ chức triển khai, thực hiện Kế hoạch; Đẩy mạnh công tác truyền thông, giáo dục về bình đẳng giới nhằm nâng cao nhận thức về bình đẳng giới trong tổ chức mình, tham gia xây dựng chính sách, pháp luật, tham gia quản lý nhà nước về bình đẳng giới; Giám sát việc thực hiện pháp luật về bình đẳng giới; Nghiên cứu bố trí hội viên làm cộng tác viên, tuyên truyền viên về bình đẳng giới ở cơ sở.
Trên đây là Kế hoạch triển khai thực hiện công tác Bình đẳng giới và Vì sự tiến bộ của phụ nữ tỉnh Hải Dương năm 2020; yêu cầu các sở, ban, ngành, hội đoàn thể của tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố căn cứ chức năng, nhiệm vụ, tình hình thực tế của đơn vị, địa phương chủ động xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện hoạt động bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ năm 2020 tại đơn vị, địa phương trước ngày 25/3/2020; định kỳ gửi báo cáo về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (Cơ quan thường trực Ban VSTBCPN tỉnh) để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội theo quy định.
(Báo cáo 6 tháng gửi trước ngày 10/6 và Báo cáo đánh giá kết quả công tác Bình đẳng giới, vì sự tiến bộ của phụ nữ năm 2020 gửi trước ngày 10/12/2020.)
Nơi nhận:
- Bộ Lao động - TB&XH (để b/c);
- Ủy ban Quốc gia VSTBPN (để b/c);
- TT Tỉnh ủy, TT HĐND tỉnh (để b/c);
- Chủ tịch UBND tỉnh (để b/c);
- Các PCT UBND tỉnh;
- Các Sở, ban ngành, đoàn thể liên quan;
- UBND các huyện, thành phố;
- LĐVP: Ô Hơn, Ô Khuyến;
- Lưu: VT, VX. Lai (45)
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT.CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lương Văn Cầu | {
"issuing_agency": "Tỉnh Hải Dương",
"promulgation_date": "02/03/2020",
"sign_number": "580/KH-UBND",
"signer": "Lương Văn Cầu",
"type": "Kế hoạch"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Quyet-dinh-3109-QD-UBND-thu-tuc-hanh-chinh-moi-sua-doi-bai-bo-bao-tro-xa-hoi-cap-huyen-Quang-Binh-291253.aspx | Quyết định 3109/QĐ-UBND thủ tục hành chính mới sửa đổi bãi bỏ bảo trợ xã hội cấp huyện Quảng Bình | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG BÌNH
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 3109/QĐ-UBND
Quảng Bình, ngày 18 tháng 12 năm 2013
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC CÔNG BỐ CÁC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC BAN HÀNH MỚI, SỬA ĐỔI, BỔ SUNG HOẶC BÃI BỎ TRONG LĨNH VỰC BẢO TRỢ XÃ HỘI ÁP DỤNG TẠI CẤP HUYỆN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG BÌNH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính và Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Quyết định số 1679/QĐ-UBND ngày 18 tháng 7 năm 2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quy chế công bố công khai thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh Quảng Bình;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại Tờ trình số 58/TTr-SLĐTBXH ngày 26 tháng 11 năm 2013 và đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp tại Tờ trình số 1439/TTr-STP ngày 06 tháng 12 năm 2013,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này các thủ tục hành chính được ban hành mới, sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ trong lĩnh vực bảo trợ xã hội áp dụng tại cấp huyện trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.
Điều 2. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chịu trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan chuyên môn cấp huyện tổ chức việc công khai và thực hiện các thủ tục hành chính này theo quy định.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Giám đốc Sở Tư pháp; Thủ trưởng các sở, ban, ngành và các tổ chức, cá nhân có liên quan; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Trần Tiến Dũng
CÔNG BỐ CÁC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
ĐƯỢC BAN HÀNH MỚI, SỬA ĐỔI, BỔ SUNG HOẶC BÃI BỎ TRONG LĨNH VỰC BẢO TRỢ XÃ HỘI ÁP DỤNG TẠI CẤP HUYỆN
(Công bố kèm theo Quyết định số 3109/QĐ-UBND ngày 18 tháng 12 năm 2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình)
PHẦN I
DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CÔNG BỐ MỚI, SỬA ĐỔI, BỔ SUNG HOẶC BÃI BỎ
TT
Tên thủ tục hành chính
Nội dung
Trang
1
Thủ tục Thực hiện trợ cấp xã hội, hỗ trợ kinh phí chăm sóc khi đối tượng thay đổi nơi cư trú
TTHC sửa đổi, bổ sung
1
2
Thủ tục Cấp giấy phép hoạt động chăm sóc người khuyết tật
TTHC ban hành mới
3
3
Thủ tục Cấp lại hoặc điều chỉnh giấy phép hoạt động chăm sóc người khuyết tật
TTHC ban hành mới
7
4
Thủ tục Thành lập cơ sở bảo trợ xã hội ngoài công lập hoạt động trên phạm vi cấp huyện
TTHC bãi bỏ (chuyển thẩm quyền sang Phòng Nội vụ)
11
5
Thủ tục Giải thể cơ sở bảo trợ xã hội ngoài công lập hoạt động trên phạm vi cấp huyện
TTHC bãi bỏ (chuyển thẩm quyền sang Phòng Nội vụ)
11
6
Thủ tục Thay đổi tên cơ sở, trụ sở, giám đốc, quy chế hoạt động của cơ sở bảo trợ xã hội ngoài công lập hoạt động trên phạm vi cấp huyện
TTHC bãi bỏ (chuyển thẩm quyền sang Phòng Nội vụ)
11 | {
"issuing_agency": "Tỉnh Quảng Bình",
"promulgation_date": "18/12/2013",
"sign_number": "3109/QĐ-UBND",
"signer": "Trần Tiến Dũng",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Ke-hoach-124-KH-UBND-2018-nang-cao-hieu-qua-hoat-dong-cua-don-vi-su-nghiep-cong-lap-Can-Tho-393537.aspx | Kế hoạch 124/KH-UBND 2018 nâng cao hiệu quả hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập Cần Thơ | ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ CẦN THƠ
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 124/KH-UBND
Cần Thơ, ngày 09 tháng 8 năm 2018
KẾ HOẠCH
VỀ VIỆC ĐẨY MẠNH VIỆC THỰC HIỆN CƠ CHẾ TỰ CHỦ VỀ TÀI CHÍNH, CUNG ỨNG DỊCH VỤ SỰ NGHIỆP CÔNG VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP
Thực hiện Nghị quyết số 08/NQ-CP ngày 24 tháng 01 năm 2018 của Chính phủ (viết tắt là Nghị quyết số 08/NQ-CP) về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập (viết tắt là Nghị quyết số 19-NQ/TW) và Chương trình số 28-CTr/TU ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Thành ủy thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017 Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập (viết tắt là Chương trình số 28-CTr/TU), Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Kế hoạch về việc đẩy mạnh thực hiện cơ chế tự chủ về tài chính, cung ứng dịch vụ sự nghiệp công và nâng cao hiệu quả hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập với các nội dung như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
Nhằm giảm mạnh đầu mối các đơn vị sự nghiệp công lập, khắc phục tình trạng chồng chéo, dàn trải, trùng lắp về chức năng nhiệm vụ, gắn với tinh giản biên chế, cơ cấu lại và nâng cao hiệu quả hoạt động của đơn vị sự nghiệp; giảm chi và nâng cao hiệu quả chi ngân sách nhà nước cho đơn vị sự nghiệp công lập; phát triển thị trường dịch vụ sự nghiệp công và thu hút mạnh mẽ các thành phần kinh tế tham gia vào cung ứng và phát triển dịch vụ sự nghiệp công.
2. Yêu cầu
- Những đơn vị có khả năng khai thác nguồn thu thì chuyển sang mô hình tự trang trải kinh phí; những nhiệm vụ mà doanh nghiệp hoặc thành phần kinh tế khác có thể thực hiện hoặc thực hiện hiệu quả hơn thì đề xuất chuyển giao.
- Đề xuất phương án và lộ trình sắp xếp lại tổ chức bộ máy, biên chế, tự chủ về tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn phù hợp với thực tiễn và khả thi.
- Trong quá trình rà soát, sắp xếp không được làm ảnh hưởng đến hoạt động thường xuyên của các cơ quan, đơn vị.
II. NỘI DUNG
1. Đẩy mạnh cung ứng dịch vụ sự nghiệp công theo cơ chế thị trường, thúc đẩy xã hội hóa dịch vụ sự nghiệp công
a) Đẩy mạnh xã hội hóa việc cung ứng dịch vụ sự nghiệp công
- Rà soát lại các hoạt động sự nghiệp công thuộc ngành và địa phương quản lý để tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố ban hành danh mục dịch vụ sự nghiệp công có khả năng xã hội hóa nhằm kêu gọi và tạo điều kiện cho tổ chức cá nhân tham gia cung ứng dịch vụ công. Đề xuất các đơn vị sự nghiệp công lập để thực hiện chủ trương xã hội hóa (nhất là các cơ sở y tế, cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông ở các địa bàn có khả năng xã hội hóa cao).
Cơ quan, tổ chức thực hiện: sở ngành có đơn vị sự nghiệp, đơn vị sự nghiệp thuộc Ủy ban nhân dân thành phố và Ủy ban nhân dân quận, huyện.
Thời gian gửi hồ sơ lấy ý kiến Sở Tài chính, Sở Nội vụ: trước ngày 15/8/2018.
Thời gian cơ quan, đơn vị, địa phương tổng hợp, trình Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt: trước ngày 15/9/2018.
- Các cơ quan, đơn vị và địa phương tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành cơ chế, chính sách tạo điều kiện đẩy mạnh cung ứng dịch vụ sự nghiệp công theo cơ chế thị trường và thúc đẩy xã hội hóa trong việc cung cấp các dịch vụ sự nghiệp công. Khuyến khích thành lập các đơn vị sự nghiệp ngoài công lập, nhất là trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, giáo dục nghề nghiệp, y tế, khoa học và công nghệ.
Thời gian hoàn thành: trước ngày 30/9/2018.
b) Đối với việc chuyển đổi các đơn vị sự nghiệp công lập sang mô hình tự chủ hoàn toàn về biên chế, chi đầu tư, chi thường xuyên.
- Xây dựng Đề án tự chủ tài chính các đơn vị sự nghiệp công lập đoạn 2018 - 2020 và những năm tiếp theo đảm bảo thực hiện đúng lộ trình đẩy mạnh về thực hiện cơ chế tự chủ về tài chính theo Kế hoạch số 47/KH-UBND ngày 13/3/2018 của Ủy ban nhân dân thành phố thực hiện Nghị quyết số 08/NQ-CP ngày 24/01/2018 của Chính phủ về Chương trình hành động của Chính phủ và Chương trình số 28-CTr/TU ngày 29/12/2017 của Thành ủy thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) về tiếp tục đổi mới hệ thống quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập và theo các văn bản quy định của ngành, lĩnh vực về thực hiện cơ chế tự chủ về tài chính; thực hiện quản lý, kế toán theo mô hình doanh nghiệp. Các đơn vị được Nhà nước giao vốn, tài sản để thực hiện cung cấp dịch vụ sự nghiệp công, từng bước tính đủ chi phí đầu vào (kể cả khấu hao) để xác định giá dịch vụ. Các đơn vị đã bảo đảm chi đầu tư và chi thường xuyên được quyền quyết định số lượng người làm việc, tiền lương theo kết quả hoạt động, được Nhà nước hỗ trợ về thuế, phí để tăng cường năng lực tài chính và khả năng tự cân đối.
Cơ quan, tổ chức thực hiện: Sở ngành có đơn vị sự nghiệp, đơn vị sự nghiệp thuộc Ủy ban nhân dân thành phố và Ủy ban nhân dân quận, huyện.
Thời gian hoàn thành việc báo cáo đề xuất (qua Sở Tài chính): trước ngày 15/8/2018.
Sở Tài chính tổng hợp, phối hợp Sở Nội vụ, Sở Kế hoạch và Đầu tư thẩm định, báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố: trước ngày 15/9/2018.
- Sở Tài chính chủ trì, phối hợp Sở Nội vụ tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố ban hành hoặc phê duyệt kế hoạch thực hiện chuyển đổi hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập đủ điều kiện sang cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm, hạch toán như doanh nghiệp, chuyển sang cơ chế tự bảo đảm hoàn toàn về tài chính đối với nhóm các đơn vị sự nghiệp công lập cung cấp các dịch vụ sự nghiệp công có khả năng xã hội hóa cao trên cơ sở Nhà nước thực hiện lộ trình bảo đảm kinh phí hoạt động có thời hạn giai đoạn 2018 - 2020 và những năm tiếp theo. Thời gian hoàn thành: trước ngày 30/9/2018.
c) Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ, Sở Kế hoạch và Đầu tư và các Sở ngành có liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố xây dựng Phương án cổ phần hóa, các thủ tục có liên quan để thực hiện cổ phần hóa đối với các đơn vị đã được phê duyệt. Thời gian hoàn thành quý III/2018.
- Phối hợp với các cơ quan, đơn vị và địa phương tiếp tục rà soát các đơn vị sự nghiệp đủ điều kiện chuyển thành Công ty cổ phần báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo quy định. Thực hiện hàng năm.
d) Thực hiện cơ chế kết hợp công - tư về nhân lực và thương hiệu trong lĩnh vực y tế; xây dựng cơ chế hợp tác đầu tư giữa bệnh viện công và bệnh viện tư, giữa các bệnh viện công. Minh bạch hóa các hoạt động liên doanh, liên kết, hợp tác công - tư nhất là các đơn vị thuộc lĩnh vực Nhà nước cấp phép hoạt động; bảo toàn và phát triển vốn, tài sản nhà nước
Cơ quan chủ trì tham mưu: Sở Tài chính.
Cơ quan phối hợp: Sở Y tế và cơ quan, đơn vị có liên quan.
Thời gian thực hiện: năm 2018, hoàn thành quý II/2019
2. Nâng cao năng lực quản trị của đơn vị sự nghiệp công lập
- Đổi mới phương thức quản lý, nâng cao năng lực quản trị đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý, bảo đảm chặt chẽ, hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động cung ứng các dịch vụ sự nghiệp công, đáp ứng yêu cầu của xã hội.
- Nâng cao chất lượng quản trị tài chính, tài sản công của đơn vị; ban hành quy chế quản lý tài chính, tài sản công, xác định rõ thẩm quyền, trách nhiệm của từng bộ phận, cá nhân, nhất là trách nhiệm người đứng đầu; thực hiện chế độ kiểm toán, giám sát, bảo đảm công khai, minh bạch hoạt động tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập.
Cơ quan thực hiện: Các Sở ngành có đơn vị sự nghiệp, các đơn vị sự nghiệp thuộc Ủy ban nhân dân thành phố, Ủy ban nhân dân quận, huyện.
Thời gian hoàn thành: Quý IV năm 2018.
3. Hoàn thiện cơ chế tài chính
a) Xây dựng khung giá dịch vụ sự nghiệp công, từng bước tính đủ các chi phí đối với các loại dịch vụ cơ bản, thiết yếu (lấy ý kiến thẩm định của Sở Tài chính) để tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố ban hành; đồng thời cần gắn với chính sách hỗ trợ phù hợp cho người nghèo, đối tượng chính sách; đối với giá dịch vụ sự nghiệp công không sử dụng ngân sách nhà nước thì giao quyền tự chủ cho các đơn vị cung ứng dịch vụ tự quyết định theo nguyên tắc bảo đảm bù đắp chi phí và có tích lũy. Thời gian hoàn thành trong quý I năm 2019.
b) Xây dựng cơ chế tài chính phù hợp để huy động mọi nguồn lực xã hội đầu tư cho lĩnh vực dịch vụ sự nghiệp công thuộc ngành, lĩnh vực quản lý, kể cả hình thức hợp tác công - tư, liên doanh, liên kết. Thời gian hoàn thành trong quý II năm 2019.
c) Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố ban hành các quy định, hướng dẫn đổi mới cơ chế phân bổ nguồn lực, quản lý, cấp phát ngân sách nhà nước, trong đó: ngân sách nhà nước bảo đảm đầu tư cho các dịch vụ công cơ bản, thiết yếu (giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông; y tế dự phòng, y tế cơ sở, khám, chữa các bệnh phong, lao, tâm thần; nghiên cứu khoa học cơ bản; văn hóa, nghệ thuật dân gian truyền thống, đào tạo huấn luyện vận động viên, huấn luyện viên thể thao quốc gia; bảo trợ xã hội và chăm sóc người có công,...). Ngân sách nhà nước chuyển từ hỗ trợ cho các đơn vị sự nghiệp công lập sang hỗ trợ trực tiếp cho đối tượng người nghèo, đối tượng chính sách khi sử dụng dịch vụ sự nghiệp công cơ bản, thiết yếu; chuyển từ hỗ trợ theo cơ chế cấp phát bình quân sang cơ chế Nhà nước đặt hàng, giao nhiệm vụ cung cấp dịch vụ sự nghiệp công căn cứ vào chất lượng đầu ra hoặc đấu thầu cung cấp dịch vụ sự nghiệp công. Thực hiện cơ chế giao vốn, tài sản cho đơn vị sự nghiệp công lập. Thực hiện từ năm 2018, hoàn thành năm 2019.
4. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước
a) Các sở, ban, ngành theo chức năng nhiệm vụ được giao tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật, định mức chi phí đối với từng loại hình dịch vụ sự nghiệp công thuộc ngành quản lý; danh mục sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước; tiêu chí đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ và chất lượng dịch vụ của đơn vị theo ngành, lĩnh vực.
Cơ quan thực hiện: Các Sở ngành có đơn vị sự nghiệp, các đơn vị sự nghiệp thuộc Ủy ban nhân dân thành phố, Ủy ban nhân dân quận, huyện.
Cơ quan phối hợp: Sở Tài chính và các Sở ngành có liên quan.
Thời gian hoàn thành: Quý IV năm 2018.
b) Thực hiện rà soát, hoàn thiện quy hoạch định hướng mạng lưới các đơn vị sự nghiệp gắn với phát triển kinh tế - xã hội của từng ngành, địa phương; chuyển từ quy hoạch theo đơn vị hành chính sang quy hoạch theo ngành, lĩnh vực, nhu cầu của xã hội và thị trường.
Cơ quan thực hiện: Các Sở ngành có đơn vị sự nghiệp, các đơn vị sự nghiệp thuộc Ủy ban nhân dân thành phố, Ủy ban nhân dân quận, huyện.
Cơ quan phối hợp: Sở Tài chính, Sở Nội vụ và các sở ngành có liên quan.
Thời gian thực hiện: hoàn thành việc quy hoạch quý III năm 2018; rà soát điều chỉnh quy hoạch hàng năm.
c) Sở Tài chính chủ trì phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm tăng cường phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước ngành, lĩnh vực, Ủy ban nhân dân quận, huyện về cơ chế đầu tư và chính sách tài chính chi cho lĩnh vực sự nghiệp, nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước, tránh chồng chéo, lãng phí.
d) Thực hiện phân loại, xếp hạng các đơn vị sự nghiệp, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ và chất lượng dịch vụ của đơn vị theo ngành, lĩnh vực.
Cơ quan thực hiện: Các sở ngành có đơn vị sự nghiệp, các đơn vị sự nghiệp thuộc Ủy ban nhân dân thành phố, Ủy ban nhân dân quận, huyện.
Cơ quan phối hợp: Sở Tài chính, Sở Nội vụ và các sở ngành có liên quan.
Thời gian thực hiện: thực hiện theo quy định.
đ) Cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành phối hợp chặt chẽ với cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư, tài chính các cấp trong quản lý ngân sách nhà nước chi cho lĩnh vực sự nghiệp. Quy định rõ quyền hạn gắn với trách nhiệm người đứng đầu các sở ngành, đơn vị sự nghiệp và địa phương đặc biệt là người đứng đầu đơn vị sự nghiệp. Thực hiện hàng năm.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và địa phương theo chức năng, thẩm quyền, nhiệm vụ được giao chỉ đạo xây dựng, ban hành kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch theo đúng thời gian quy định; định kỳ trước ngày 30 tháng 5 và 30 tháng 11 hàng năm báo cáo tình hình triển khai thực hiện Kế hoạch gửi Sở Tài chính để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố.
2. Sở Nội vụ phối hợp với Sở Tài chính để kịp thời tổng hợp, tham mưu, báo cáo đề xuất Ủy ban nhân dân thành phố các nội dung của Kế hoạch theo đúng thời gian quy định.
3. Sở Tài chính:
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị và địa phương thẩm định, báo cáo đề xuất và trình Ủy ban nhân dân thành phố xem xét, quyết định các nội dung theo kế hoạch.
- Có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc việc triển khai thực hiện Kế hoạch, định kỳ hàng năm tổng hợp tiến độ triển khai, báo cáo và kiến nghị Ủy ban nhân dân thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố các biện pháp cần thiết để bảo đảm thực hiện đồng bộ và có hiệu quả Kế hoạch.
4. Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc các cơ quan, đơn vị và địa phương chủ động đề xuất (gửi qua Sở Tài chính) để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố xem xét, quyết định./.
Nơi nhận:
- Bộ Nội vụ (để b/c);
- Bộ Tài chính (để b/c);
- TT. TU, TT. HĐND TP (để b/c);
- CT, PCT UBND TP;
- Sở, ban, ngành TP;
- Đơn vị sự nghiệp TP;
- UBND quận, huyện;
- VP UBND TP (3B);
- Lưu: VT,XL
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Thanh Dũng | {
"issuing_agency": "Thành phố Cần Thơ",
"promulgation_date": "09/08/2018",
"sign_number": "124/KH-UBND",
"signer": "Nguyễn Thanh Dũng",
"type": "Kế hoạch"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bat-dong-san/Nghi-quyet-27-NQ-HDND-2023-thong-qua-he-so-dieu-chinh-gia-dat-Soc-Trang-565189.aspx | Nghị quyết 27/NQ-HĐND 2023 thông qua hệ số điều chỉnh giá đất Sóc Trăng | HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH SÓC TRĂNG
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 27/NQ-HĐND
Sóc Trăng, ngày 27 tháng 4 năm 2023
NGHỊ QUYẾT
THÔNG QUA HỆ SỐ ĐIỀU CHỈNH GIÁ ĐẤT NĂM 2023 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SÓC TRĂNG
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH SÓC TRĂNG
KHÓA X, KỲ HỌP THỨ 13 (CHUYÊN ĐỀ)
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Đất đai ngày 29 tháng 11 năm 2013;
Căn cứ Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định về giá đất;
Căn cứ Nghị định số 45/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định về thu tiền sử dụng đất;
Căn cứ Nghị định số 46/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước;
Căn cứ Nghị định số 135/2016/NĐ-CP ngày 09 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định về thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, thuê mặt nước;
Căn cứ Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật đất đai;
Căn cứ Nghị định số 123/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định về thu tiền sử dụng đất, thu tiền thuê đất, thuê mặt nước;
Căn cứ Thông tư số 76/2014/TT-BTC ngày 16 tháng 6 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn một số điều của Nghị định số 45/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định về thu tiền sử dụng đất;
Căn cứ Thông tư số 77/2014/TT-BTC ngày 16 tháng 6 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn một số điều của Nghị định số 46/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước;
Căn cứ Thông tư số 36/2014/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết phương pháp định giá đất; xây dựng, điều chỉnh bảng giá đất; định giá đất cụ thể và tư vấn xác định giá đất;
Căn cứ Thông tư số 332/2016/TT-BTC ngày 26 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 76/2014/TT-BTC ngày 16 tháng 6 năm 2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số điều của Nghị định số 45/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định về thu tiền sử dụng đất;
Căn cứ Thông tư số 333/2016/TT-BTC ngày 26 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 77/2014/TT-BTC ngày 16 tháng 6 năm 2014 hướng dẫn một số điều của Nghị định số 46/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước;
Căn cứ Thông tư số 33/2017/TT-BTNMT ngày 29 tháng 9 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2017 cưa Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số nghị định hướng dẫn chi tiết thi hành Luật đất đai và sửa đổi, bổ sung một số điều của các thông tư hướng dẫn thi hành Luật đất đai;
Căn cứ Công văn số 413/UBTVQH15-CTĐB ngày 08/02/2023 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân tỉnh trong việc điều chỉnh bảng giá đất;
Căn cứ Nghị quyết số 13/2019/NQ-HĐND ngày 06 tháng 12 năm 2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh Sóc Trăng thông qua Bảng giá các loại đất trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2020 - 2024;
Xét Tờ trình số 30/TTr-UBND ngày 20 tháng 4 năm 2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng về việc xin ý kiến về hệ số điều chỉnh giá đất năm 2023 trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng; Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế-Ngân sách và ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Thống nhất hệ số điều chỉnh giá đất năm 2023 trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng theo Tờ trình số 30/TTr-UBND ngày 20 tháng 4 năm 2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng, cụ thể như sau:
1. Hệ số điều chỉnh giá đất đối với đất phi nông nghiệp (trừ đất trong khu, cụm công nghiệp) được áp dụng tùy theo từng khu vực, tuyến đường, vị trí thuộc địa bàn huyện, thị xã và thành phố, chi tiết theo Phụ lục 1 đính kèm.
2. Hệ số điều chỉnh giá đất đối với đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm và đất nuôi trồng thủy sản (trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này) được áp dụng tùy theo từng khu vực thuộc địa bàn huyện, thị xã và thành phố, chi tiết theo các Phụ lục 2, 3 và 4 đính kèm.
3. Đối với đất nông nghiệp có cạnh tiếp giáp với các tuyến lộ giao thông trong phạm vi 70 mét tính từ mép lộ giới; đất nông nghiệp trong hành lang lộ giới chưa có quyết định thu hồi đất của cơ quan có thẩm quyền; đất nông nghiệp trong cùng thửa đất có nhà ở thuộc khu vực đủ điều kiện chuyển mục đích sang đất phi nông nghiệp theo quy định của pháp luật về đất đai; đất nông nghiệp thuộc khu vực đã được cấp thẩm quyền phê duyệt quy hoạch đủ điều kiện chuyển sang đất phi nông nghiệp theo quy định của pháp luật về đất đai (quy định tại khoản 1 Phụ lục 5 ban hành kèm theo Nghị quyết số 13/2019/NQ-HĐND ngày 06 tháng 12 năm 2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh Sóc Trăng thông qua Bảng giá các loại đất trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2020 - 2024) thì hệ số điều chỉnh giá đất được áp dụng chung với hệ số điều chỉnh giá đất của loại đất phi nông nghiệp có cùng vị trí, tuyến đường, khu vực thuộc địa bàn huyện, thị xã và thành phố quy định tại Phụ lục 1.
4. Những vị trí, tuyến đường, khu vực và những loại đất không quy định tại các Phụ lục 1, 2, 3, 4 và khoản 3, khoản 5 Điều này thì áp dụng hệ số điều chỉnh giá đất là 1,0.
5. Đối với đất trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp quy định tại Phụ lục 6 ban hành kèm theo Nghị quyết số 13/2019/NQ-HĐND ngày 06 tháng 12 năm 2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh Sóc Trăng thông qua Bảng giá các loại đất trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2020 - 2024 thì hệ số điều chỉnh giá đất được áp dụng theo hệ số điều chỉnh giá đất của tuyến đường giao thông có giá cao nhất mà khu công nghiệp, cụm công nghiệp đó đấu nối vào.
(Đính kèm Phụ lục 1, 2, 3, 4).
Điều 2.
1. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết theo quy định của pháp luật.
2. Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân, Tổ đại biểu và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh theo chức năng, nhiệm vụ, thường xuyên giám sát việc triển khai thực hiện Nghị quyết.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Sóc Trăng Khóa X, Kỳ họp thứ 13 (chuyên đề) thông qua ngày 27 tháng 4 năm 2023./.
Nơi nhận:
- Ủy ban Thường vụ Quốc Hội;
- Ban Công tác đại biểu;
- Văn phòng Quốc hội (bộ phận phía Nam);
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Tài nguyên và Môi trường;
- Bộ Tài chính;
- TT.TU, TT.HĐND, UBND, UBMTTQVN tỉnh;
- Đại biểu Quốc hội đơn vị tỉnh Sóc Trăng;
- Đại biểu HĐND tỉnh;
- Các Sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh;
- TT.HĐND, UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Cổng Thông tin điện tử tỉnh;
- Lưu: VT.
CHỦ TỊCH
Hồ Thị Cẩm Đào
PHỤ LỤC 1
HỆ SỐ ĐIỀU CHỈNH GIÁ ĐẤT ĐỐI VỚI ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP NĂM 2023 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SÓC TRĂNG
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 27/NQ-HĐND ngày 27 tháng 4 năm 2023 của Hội đồng nhân dân tỉnh Sóc Trăng)
STT
Tên đường
Vị trí
Đoạn đường
Hệ số năm 2023
Từ
Đến
A
THÀNH PHỐ SÓC TRĂNG
1
Đường Hai Bà Trưng
1
Toàn tuyến
1,63
2
Đường Đồng Khởi
1
Toàn tuyến
1,38
Hẻm 122
1
Suốt hẻm
1,25
3
Đường 3 tháng 2
1
Toàn tuyến
1,22
4
Đường Nguyễn Văn Trỗi
1
Toàn tuyến
1,33
Hẻm 33
1
Suốt hẻm
1,40
Hẻm nhánh 33/3
1
Suốt hẻm
1,20
Hẻm 45
1
Suốt hẻm
1,20
5
Đường Đào Duy Từ
1
Toàn tuyến
1,25
6
Đường Phạm Ngũ Lão
1
Đ. Hai Bà Trưng
Đường 3 tháng 2
1,24
1
Đ. Hai Bà Trưng
Đ. Xô Viết Nghệ Tĩnh
1,24
Hẻm 36
1
Suốt hẻm
1,20
7
Đường Phan Chu Trinh
1
Đ. Hai Bà Trưng
Đường 3 tháng 2
1,53
2
Đ. Hai Bà Trưng
Đ. Xô Viết Nghệ Tĩnh
1,24
3
Đ. Xô Viết Nghệ Tĩnh
Đường Đề Thám
1,25
Hẻm 124
1
Suốt hẻm
1,20
Hẻm 124/5
1
Suốt hẻm
1,20
Hẻm 124/8
1
Suốt hẻm
1,20
Hẻm 59
1
Suốt hẻm
1,32
Hẻm 109
1
Suốt hẻm
1,20
Hẻm 119A
1
Suốt hẻm
1,20
Hẻm 97A
1
Suốt hẻm
1,20
Hẻm 118
1
Suốt hẻm
1,20
8
Đường Hàm Nghi
1
Toàn tuyến
1,24
9
Đường Hoàng Diệu
1
Toàn tuyến
1,24
10
Đường Nguyễn Hùng Phước
1
Toàn tuyến
1,33
11
Đường Ngô Quyền
1
Toàn tuyến
1,24
12
Đường Đinh Tiên Hoàng
1
Toàn tuyến
1,20
13
Đường Nguyễn Văn Cừ
1
Toàn tuyến
1,35
Hẻm 12
1
Suốt hẻm
1,20
Hẻm 49
1
Suốt hẻm
1,20
14
Đường Trần Minh Phú
1
Toàn tuyến
1,35
Đường Nguyễn Huệ
1
Đ. Hai Bà Trưng
Đường Nguyễn Du
1,35
2
Đ. Hai Bà Trưng
Đ. Xô Viết Nghệ Tĩnh
1,24
4
Đường Nguyễn Du
Đ. Phan Đình Phùng
1,25
3
Đ. Xô Viết Nghệ Tĩnh
Đầu Voi
1,25
5
Đ. Phan Đình Phùng
Hết đất Chùa Đại Giác
1,25
6
Giáp đất Chùa Đại Giác
Đường Lê Duẫn
1,70
Hẻm 155 (P1)
1
Suốt hẻm
1,20
15
Hẻm 53 (P1)
1
Suốt hẻm
1,20
Hẻm 79 (P1)
1
Suốt hẻm
1,20
Hẻm 103 (P1)
1
Suốt hẻm
1,20
Hẻm 31 (P1)
1
Suốt hẻm
1,20
Hẻm 365 (P9)
1
Suốt hẻm
1,20
Hẻm 381A (P9)
1
Suốt hẻm
1,20
Hẻm 381B (P9)
1
Đường Nguyễn Huệ
Hẻm 381A Đ. Nguyễn Huệ
1,20
Hẻm 433 (P9)
1
Suốt hẻm
1,20
Hẻm 467 (P9)
1
Suốt hẻm
1,20
Hẻm 471 (P9)
1
Giáp đường Nguyễn Huệ
Giáp đường Mạc Đỉnh Chi
1,40
Hẻm 510 (P9)
1
Suốt hẻm
1,20
Hẻm 524 (P9)
1
Suốt hẻm
1,40
Hẻm 598 (P9)
1
Suốt hẻm
1,20
16
Đường Nguyễn Du
1
Toàn tuyến
1,30
Hẻm 11
1
Suốt hẻm
1,30
Hẻm 13
1
Suốt hẻm
1,30
17
Đường Nguyễn Đình Chiểu
1
Toàn tuyến
1,25
Hẻm 5, 129, 22, 44
1
Suốt hẻm
1,44
Hẻm 89, 113
1
Suốt hẻm
1,20
18
Đường Lê Lợi
1
Đ. Tôn Đức Thắng
Nút giao thông Tượng Đài Trung Tâm
1,48
Hẻm 63
1
Suốt hẻm
1,35
19
Đường Hùng Vương
1
Cổng chính Hồ Nước Ngọt (Đường Dã Tượng)
Đường Trần Quốc Toản (hộ ông Trần Hoàng Dũng - Thửa đất số 22, tờ BĐ số 10)
1,33
Hẻm 28
1
Đường Hùng Vương
Hẻm 2 Đ. Huỳnh Phan Hộ
1,41
Hẻm 28/11
1
Suốt hẻm
1,20
Hẻm 28/25
1
Suốt hẻm
1,20
Hẻm 63
1
Đường Hùng Vương
Rạch Trà Men
1,41
Hẻm nhánh 63/5
1
Suốt hẻm
1,40
Hẻm nhánh 63/8
1
Suốt hẻm
1,40
Hẻm nhánh 63/19
1
Suốt hẻm
1,40
Hẻm 93
1
Đường Hùng Vương
Hẻm 63 Đ. Hùng Vương
1,40
Hẻm 93/24
1
Suốt hẻm
1,40
Hẻm 3
1
Đường Hùng Vương
Giáp hẻm 42 Yết Kiêu
1,20
Hẻm nhánh 3/4
1
Suốt hẻm
1,40
Hẻm 7
1
Đường Hùng Vương
Điện Biên Phủ
1,20
Hẻm nhánh 7/15
1
Suốt hẻm
1,20
Hẻm nhánh 7/72
1
Suốt hẻm
1,20
Hẻm nhánh 7/80
1
Suốt hẻm
1,20
Hẻm 101, 121, 149
1
Đường Hùng Vương
Rạch Trà Men
1,20
Hẻm 121/11
1
Suốt hẻm
1,30
Hẻm 129
1
Suốt hẻm
1,20
Hẻm 135
1
Suốt hẻm
1,20
Hẻm 159
1
Đường Hùng Vương
Rạch Trà Men
1,20
Đường Vành Đai
1
Đường Hùng Vương
Hết thửa đất 472, tờ BĐ số 31 Quách Tòng Lộc
1,40
20
Đường Xô Viết Nghệ Tĩnh
1
Đường Lê Lợi
Đ. 30/4 - Cổng Bộ Đội Biên Phòng
1,24
Hẻm 93
1
Suốt hẻm
1,20
Hẻm 83
1
Suốt hẻm
1,20
Hẻm 98
1
Suốt hẻm
1,20
Hẻm 76
1
Suốt hẻm
1,20
Hẻm nhánh 76/2
1
Suốt hẻm
1,20
Hẻm nhánh 76/11
1
Suốt hẻm
1,20
Hẻm 84
1
Suốt hẻm
1,20
Hẻm 48
1
Suốt hẻm
1,20
Hẻm 145 (P6)
1
Xô Viết Nghệ Tĩnh
Giáp hẻm 81 Ngô Gia Tự
1,20
21
Đường Cách Mạng Tháng Tám
1
Đ. Hai Bà Trưng
Đ. Xô Viết Nghệ Tĩnh
1,32
2
Đ. Xô Viết Nghệ Tĩnh
Đ. Nguyễn Văn Hữu
1,25
Hẻm 58
1
Suốt hẻm
1,20
22
Đường Lý Thường Kiệt
1
Đ. Xô Viết Nghệ Tĩnh
Đ. Đồng Khởi
1,42
2
Đ. Đồng Khởi
Đường Lê Duẩn
1,25
3
Đường Lê Duẩn
Chợ Sung Đinh
1,20
2
Đ. Xô Viết Nghệ Tĩnh
Đầu Voi
1,35
Hẻm 176 (P1)
1
Suốt hẻm
1,20
Hẻm 168 (P1)
1
Suốt hẻm
1,20
Hẻm 310 (P4), hẻm 306B
1
Suốt hẻm
1,43
Hẻm 584, 764, 944 (P4)
1
Suốt hẻm
1,47
Hẻm 292, 336, 346, 368, 376, 414, 440, 468, 510, 526, 534, 558 (P4)
1
Suốt hẻm
1,65
Hẻm 680, 960 (P4)
1
Suốt hẻm
1,20
Hẻm 636, 666, 672 (lộ đal K6) (P4)
1
Suốt hẻm
1,20
Đường dân sinh cặp chân cầu qua sông Masperro (đoạn từ đường Đồng Khởi đến đường Lê Duẩn)
1
Đầu ranh thửa đất số 43 - tờ bản đồ số 20
Hết thửa đất số 221, tờ bản đồ số 20 và hết thửa đất 01, tờ bản đồ số 01
1,25
23
Đường Trần Hưng Đạo
1
Đường 30 tháng 4
Đường Phú Lợi
2,00
2
Đường Phú Lợi - Lê Duẫn
Nguyễn Văn Linh - Dương Minh Quang
1,67
3
Nguyễn Văn Linh - Dương Minh Quang
Tỉnh Lộ 934 (An Dương Vương) - Nút giao thông Trà Tim
1,60
Hẻm 174, 98, 144 (P2)
1
Suốt hẻm
1,20
Hẻm 62, 118, 132, 140 (P2)
1
Suốt hẻm
1,20
Hẻm 45, 51 (P3)
1
Suốt hẻm
1,20
Hẻm 55 (P3)
1
Suốt hẻm
1,20
Hẻm 85 (P3)
1
Suốt hẻm
1,20
Hẻm 151 (P3)
1
Suốt hẻm
1,20
Hẻm 155 (P3)
1
Suốt hẻm
1,20
Hẻm 185 (P3)
1
Suốt hẻm
1,20
Hẻm 27, 71, 101,137 (P3)
1
Suốt hẻm
1,20
Hẻm 191, 199, 227, 249, 265, 285, 427, 491 (P3)
1
Suốt hẻm
1,20
Hẻm 293, 303, 345, 695
1
Suốt hẻm
1,20
Hẻm 357
1
Suốt hẻm
1,20
Hẻm 405 (P3)
1
Suốt hẻm
1,20
Hẻm 449 (P3)
1
Suốt hẻm
1,20
Hẻm 543, 505 (P3)
1
Suốt hẻm
1,20
Hẻm 567
1
Giáp đường Trần Hưng Đạo
Hết thửa đất 33, tờ BĐ số 55
1,25
2
Đầu ranh thửa đất số 44, tờ bản đồ số 55
Giáp đường Vành Đai II (đoạn 2)
1,20
Hẻm 231, 607 (P3)
1
Suốt hẻm
1,20
Hẻm 623, 647 (P3)
1
Suốt hẻm
1,20
Hẻm 777 (P3)
1
Suốt hẻm
1,20
Hẻm 248 (P10)
1
Đường Trần Hưng Đạo
Hết thửa 582, tờ BĐ số 9 Lương Mạnh Duy
1,20
Hẻm 266 (P10)
1
Đường Trần Hưng Đạo
Giáp hẻm 1143 Đ. Quốc Lộ 1A
1,20
Hẻm 280 (P10)
1
Đường Trần Hưng Đạo
Hết thửa 54, tờ BĐ số 11 Thị Quen
1,20
Hẻm 308 (P10)
1
Đường Trần Hưng Đạo
Hết thửa 1138, tờ BĐ số 11 Thạch Phương
1,20
Hẻm 344 (P10)
1
Đường Trần Hưng Đạo
Hết thửa 174, tờ BĐ số 11 Trâng Quốc Hùng
1,20
Hẻm 368 (P10)
1
Đường Trần Hưng Đạo
Hết thửa 266, tờ BĐ số 11 Huỳnh Thị Muôn
1,20
Hẻm 897 (P10)
1
Suốt hẻm
1,20
Hẻm nhánh 897/39 (P10)
1
Suốt hẻm
1,40
Hẻm nhánh 897/42 (P10)
1
Suốt hẻm
1,40
Hẻm 929 (P10)
1
Suốt hẻm
1,20
Hẻm 957 (P10)
1
Đường Trần Hưng Đạo
Hết thửa 534, tờ BĐ số 12 Trần Thiện Tâm
1,20
Hẻm 1005 (P10)
1
Đường Trần Hưng Đạo
Hết thửa 205, tờ BĐ số 12
1,20
Hẻm 1017 (P10)
1
Đường Trần Hưng Đạo
Hết thửa 478, tờ BĐ số 12 Lý Nang
1,20
Hẻm 1085 (P10)
1
Suốt hẻm
1,20
Hẻm 1107 (P10)
1
Suốt hẻm
1,20
Hẻm 1159 (P10)
1
Suốt hẻm
1,20
24
Tuyến tránh Quốc Lộ 1A
1
Giáp Quốc Lộ 1A (P7)
Đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa (P7)
1,33
2
Đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa (P7)
Giáp ranh Phường 10
1,33
3
Giáp ranh Phường 10
Giáp ranh xã Đại Tâm, Mỹ Xuyên
1,33
25
Đường Lê Hồng Phong
1
Đường Trần Hưng Đạo
Giáp đường Nguyễn Thị Minh Khai
1,25
2
Đường Nguyễn Thị Minh Khai
Đường Đoàn Thị Điểm
1,25
3
Đường Đoàn Thị Điểm
Giáp ranh huyện Mỹ Xuyên
1,20
Hẻm 12, 44
1
Suốt hẻm
1,20
Hẻm 90 (P3)
1
Suốt hẻm
1,20
Hẻm 197 (P3)
1
Suốt hẻm
1,20
Hẻm 33 (P3)
1
Suốt hẻm
1,20
Hẻm 145, 167, 183, 282, 354, 357, 495, 507, 575
1
Suốt hẻm
1,20
Hẻm 495 nối dài
1
Suốt hẻm
1,20
Hẻm 430
1
Suốt hẻm
1,20
Hẻm 341
1
Suốt hẻm
1,20
Hẻm 326 (P3)
1
Suốt hẻm
1,20
Hẻm 508, 604 (P3)
1
Suốt hẻm
1,20
Hẻm 475 (P3)
1
Suốt hẻm
1,20
Hẻm 585 (P3)
1
Suốt hẻm
1,20
Hẻm 332 (P3)
1
Suốt hẻm
1,20
Hẻm 318
1
Suốt hẻm
1,20
Hẻm 462
1
Suốt hẻm
1,48
Hẻm 448 (P3)
1
Suốt hẻm
1,20
Hẻm 639, 673
1
Suốt hẻm
1,65
Hẻm 655 (P3)
1
Suốt hẻm
1,20
Hẻm 719
1
Giáp đường Lê Hồng Phong
Hết thửa đất 185, tờ bản đồ số 56
1,20
2
Giáp thửa đất 185, tờ bản đồ số 56
Giáp đường 30/4
1,20
26
Đường Phú Lợi
1
Toàn tuyến
1,40
Hẻm 263, 244, 155, 333
1
Suốt hẻm
1,25
Hẻm 73
1
Đường Phú Lợi
Cuối hẻm (giáp đất bà Lâm Thị Mười)
1,20
2
Đường Phú Lợi
Hết đất Lương Thanh Hải (Thửa số 226, tờ BĐ 44)
1,20
Hẻm 73/50
1
Suốt hẻm
1,20
Hẻm 73/56
1
Suốt hẻm
1,20
Hẻm 73/66
1
Suốt hẻm
1,20
Hẻm 188
1
Suốt hẻm
1,20
Hẻm 12
1
Suốt hẻm
1,20
Hẻm 29
1
Suốt hẻm
1,20
Hẻm 99
1
Suốt hẻm
1,20
Hẻm 10, 293
1
Suốt hẻm
1,20
27
Đường Lê Duẩn
1
Đ. Trần Hưng Đạo
Đ. Lê Hồng Phong
1,25
2
Đ. Lê Hồng Phong
Đường 30 tháng 4
1,25
3
Đường 30 tháng 4
Đường Mạc Đĩnh Chi
1,25
4
Đường Mạc Đĩnh Chi
Đ. Lý Thường Kiệt
1,25
5
Cầu Lê Duẩn (Sông Maspero)
Đ. Phạm Hùng
1,20
Hẻm 13 (P3)
1
Suốt hẻm
1,20
Hẻm 24 (P3)
1
Suốt hẻm
1,20
Hẻm 697, 550 (P4)
1
Suốt hẻm
1,20
Hẻm 546 (P4)
1
Suốt hẻm
1,20
Đường dân sinh cặp chân cầu qua sông Masperro
1
Đầu thửa đất số 45, tờ BĐ số 20
Hết thửa đất số 446, tờ BĐ số 20
1,25
1
Đầu thửa đất số 12, tờ BĐ số 21
Hết thửa đất số 58, tờ BĐ số 01
1,25
Quốc Lộ 1 A
1
Giáp ranh huyện Châu Thành
Trần Quốc Toản (tính từ ranh hẻm 298 bên P7)
1,25
2
Trần Quốc Toản (tính từ ranh hẻm 298 bên P7)
Cổng Trắng
1,20
3
Cổng Trắng
Ngã ba Trà Tim
1,20
Hẻm 472, 389, 526 (P2)
1
Suốt hẻm
1,20
Hẻm 383 (P2)
1
Suốt hẻm
1,20
Hẻm 484 (P2)
1
Suốt hẻm
1,20
Hẻm 410 (P2)
1
Đường Đê bao Trà Quýt
Cuối hẻm
1,20
Hẻm 417, 448, 901 (P2)
1
Suốt hẻm
1,20
Hẻm nhánh 448/1
1
Suốt hẻm
1,20
Hẻm nhánh 448/4
1
Suốt hẻm
1,20
Hẻm nhánh 448/18
1
Suốt hẻm
1,20
Hẻm nhánh 448/24
1
Suốt hẻm
1,20
Hẻm nhánh 448/29
1
Suốt hẻm
1,20
Hẻm 416 (P2)
1
Suốt hẻm
1,20
Hẻm 538, 607, 547, 638, 699, 757, 825, 726, 882 (P2)
1
Suốt hẻm
1,20
Hẻm 548 (P2)
1
Suốt hẻm
1,20
Hẻm 689 (P2)
1
Suốt hẻm
1,20
Hẻm 437 (P2)
1
Giáp Quốc Lộ 1A
Hết thửa đất số 15, tờ bản BĐ 04 của ông Dương Văn Thâm và toàn khu dân cư 437
1,30
1
Toàn khu dân cư 437
1,20
Hẻm nhánh 437/18 (P2)
1
Suốt hẻm
1.42
Hẻm nhánh 437/30 (P2)
1
Suốt hẻm
1,42
Hẻm nhánh 437/50 (P2)
1
Suốt hẻm
1,42
Hẻm nhánh 437/45 (P2)
1
Suốt hẻm
1,42
Hẻm 854 (P2)
1
Suốt hẻm
1,20
Hẻm 908 (P2)
1
Suốt hẻm
1,20
Hẻm 792 (P2)
1
Giáp Quốc lộ 1A
Hết thửa đất số 23, tờ BĐ số 24
1,20
1
Đầu ranh thửa đất số 25, tờ bản đồ số 24
Hết thửa đất số 2234, tờ BĐ số 53
1,20
Hẻm 506 (P2)
1
Suốt hẻm
1,20
Hẻm 215 (P6)
1
Suốt hẻm
1,30
Hẻm 367 (P6)
1
Quốc Lộ 1
Đường Điện Biên Phủ
1,30
28
Hẻm nhánh 367/9 (P6)
1
Suốt hẻm
1,45
Hẻm 1 (P7)
1
Suốt hẻm
1,20
Hẻm 3 (P7)
1
Suốt hẻm
1,20
Hẻm nhánh 3/39 (P7)
1
Suốt hẻm
1,40
Hẻm 121 (P7)
1
Quốc Lộ 1
Kênh 30/4
1,20
Hẻm 54 (P7)
1
Quốc Lộ 1
Đường Lê Hoàng Chu
1,20
Hẻm nhánh 54/1 (P7)
1
Suốt hẻm
1,43
Hẻm nhánh 54/8 (P7)
1
Suốt hẻm
1,43
Hẻm 170 (P7)
1
Quốc Lộ 1
Cuối hẻm
1,20
Hẻm nhánh 170/43 (P7)
1
Suốt hẻm
1,27
Hẻm nhánh 170/54 (P7)
1
Suốt hẻm
1,27
Hẻm 222 (P7)
1
Quốc Lộ 1
Đường Lê Hoàng Chu
1,20
Hẻm nhánh 222/9 (P7)
1
Suốt hẻm
1,37
Hẻm nhánh 222/7A (P7)
1
Suốt hẻm
1,37
Hẻm 238 (P7)
1
Suốt hẻm
1,20
Hẻm 298 (P7)
1
Suốt hẻm
1,20
Hẻm 334 (P7)
1
Suốt hẻm
1,20
Hẻm 1142 (P10)
1
Quốc Lộ 1
Hết thửa 124, tờ BĐ số 11
1,20
Hẻm 1143 (P10)
1
Quốc Lộ 1
Hết thửa 53, từ BĐ số 11 Danh Mười
1,20
Hẻm nhánh 1143/27 (P10)
1
Suốt hẻm
1,37
Hẻm 1161 (P10)
1
Quốc Lộ 1
Giáp ranh Chùa Trà Tim
1,20
Hẻm nhánh 1161/13 (P10)
1
Suốt hẻm
1,37
Hẻm nhánh 1161/14 (P10)
1
Suốt hẻm
1,37
Hẻm 1180 (P10)
1
Quốc Lộ 1
Giáp ranh xã Đại Tâm, Mỹ Xuyên
1,20
Hẻm 1185 (P10)
1
Quốc Lộ 1
Hết thửa 2082, tờ BĐ số 11 Võ Văn Hoa
1,20
Hẻm nhánh 1185/5 (P10)
1
Suốt hẻm
1,37
Hẻm nhánh 1185/16 (P10)
1
Suốt hẻm
1,37
Hẻm 1194 (P10)
1
Quốc Lộ 1
Hẻm 1180 (P10)
1,20
Hẻm nhánh 1194/22 (P10)
1
Hẻm 1194 (P10)
Giáp tuyến tránh QL 60
1,20
Hẻm 1226 (P10)
1
Quốc Lộ 1
Hết thửa 430, tờ BĐ số 11 Trần Văn Minh
1,20
Hẻm 1225 (P10)
1
Quốc Lộ 1
Hết thửa 265, tờ BĐ số 11 Điền Vôn
1,20
Hẻm nhánh 1225/30 (P10)
1
Suốt hẻm
1,37
Hẻm 962 (P10)
Giáp Quốc Lộ 1A
Hết thửa đất 126 tờ BĐ số 4
1,20
Hẻm nhánh 962/29 (P10)
1
Suốt hẻm
1,30
Hẻm nhánh 962/33 (P10)
1
Suốt hẻm
1,37
Hẻm nhánh 962/57 (P10)
1
Thửa đất số 461 tờ bản đồ số 4
Giáp thửa đất số 126 tờ bản đồ số 4
1,30
Hẻm 1056 (P10)
1
Giáp Quốc Lộ 1A
Hết thửa đất số 199, tờ BĐ số 8 (Dúch Thị Ba)
1,30
Hẻm nhánh 1056/25 (P10)
1
Suốt hẻm
1,30
Hẻm 1070 (P10)
1
Giáp Quốc Lộ 1A
Hết thửa đất số 67, tờ BĐ 8
1,20
Hẻm nhánh 1070/19 (P10)
1
Suốt hẻm
1,30
Hẻm 1098
1
Giáp Quốc Lộ 1A
Giáp thửa đất số 634, tờ BĐ số 8
1,20
1
Đầu ranh thửa đất số 683, tờ BĐ số 8
Hết thửa đất số 356, tờ BĐ số 8
1,20
Hẻm 882 (P2)
1
Giáp Quốc Lộ 1A
Hết thửa đất số 2242, tờ BĐ số 53
1,20
Hẻm 1132 (Ranh A2 - K3)
1
Giáp Quốc Lộ 1A
Hết thửa đất số 139, tờ BĐ số 7
1,20
Hẻm 238
1
Suốt hẻm
1,20
Hẻm Chùa Trà Tim
1
Suốt hẻm
1,70
29
Đường Nguyễn Trường Tộ
1
Đường Sóc Vồ
Nhà hàng Thủy Tiên
1,20
30
Đường vào Khu văn hóa Tín Ngưỡng tỉnh (P2) (nay là đường Trần Nhân Tông)
1
Quốc Lộ 1A
Khu văn hóa Tín Ngưỡng
1,40
31
Đường 30 tháng 4
1
Đ. Xô Viết Nghệ Tĩnh
Đường Nguyễn Du
1,24
2
Đường Nguyễn Du
Ngã 4 đường Lê Duẩn
1,25
3
Ngã 4 đường Lê Duẩn
Cuối đường (Đường Bạch Đằng)
1,20
4
Đ. Xô Viết Nghệ Tĩnh
Hẻm 278 Trương Công Định
1,20
Hẻm 5, 123 (P2)
1
Suốt hẻm
1,20
Hẻm 109 (P2)
1
Suốt hẻm
1,20
Hẻm 17
1
Suốt hẻm
1,20
Hẻm 101
1
Suốt hẻm
1,20
Hẻm 44
1
Suốt hẻm
1,27
Hẻm 124, 134, 152, 174, 182, 248 (P3)
1
Suốt hẻm
1,20
Hẻm 164, 290 (P3)
1
Suốt hẻm
1,20
Hẻm 258 (P3)
1
Suốt hẻm
1,20
Hẻm 144, 320 (P3)
1
Suốt hẻm
1,20
Hẻm 496 (P3)
1
Suốt hẻm
1,20
Hẻm 112 (P3)
1
Suốt hẻm
1,20
Hẻm 120 (P3)
1
Suốt hẻm
1,30
Hẻm 220 (P3)
1
Suốt hẻm
1,20
Hẻm 332 (P3)
1
Suốt hẻm
1,20
Hẻm 625
1
Suốt hẻm
1,30
32
Đường Hồ Minh Luân
1
Toàn tuyến
1,25
33
Đường Trần Phú
1
Toàn tuyến
1,26
34
Đường Trần Văn sắc
1
Toàn tuyến
1,26
35
Đường Hồ Hoàng Kiếm
1
Toàn tuyến
1,26
36
Quảng Trường Bạch Đằng
1
Toàn tuyến
1,35
37
Đường Trương Công Định
1
Đ. Nguyễn Trung Trực
Đ. Nguyễn Văn Linh
1,40
1
Đ. Nguyễn Văn Linh
Quốc lộ 1A
1,25
Hẻm 9, 93, 267, 278 (P2)
1
Suốt hẻm
1,30
Hẻm nhánh 278/19
1
Suốt hẻm
1,20
Hẻm nhánh 278/26
1
Suốt hẻm
1,20
Hẻm nhánh 278/46
1
Suốt hẻm
1,20
Hẻm 46, 56, 86, 98, 140, 246, 292, 109 (P2)
1
Suốt hẻm
1,30
Hẻm nhánh 98/1 (P2)
1
Suốt hẻm
1,25
Hẻm nhánh 86/19 (P2)
1
Suốt hẻm
1,25
Hẻm nhánh 56/1 (P2)
1
Suốt hẻm
1,25
Hẻm nhánh 46/1 (P2)
1
Suốt hẻm
1,25
Hẻm nhánh 46/12 (P2)
1
Suốt hẻm
1,25
Hẻm 195 (P2)
1
Suốt hẻm
1,20
Hẻm nhánh 195/9
1
Suốt hẻm
1,25
Hẻm nhánh 195/57
1
Suốt hẻm
1,25
Hẻm nhánh 195/71
1
Suốt hẻm
1,25
Hẻm nhánh 195/239
1
Suốt hẻm
1,25
Hẻm 109 nối dài (Cặp Chùa Hương Sơn)
1
Suốt hẻm
1,20
Hẻm 81 (P2)
1
Suốt hẻm
1,20
Hẻm 167 (P2)
1
Suốt hẻm
1,20
Hẻm 291 (P2)
1
Suốt hẻm
1,20
Hẻm 234 (P2)
1
Suốt hẻm
1,20
Hẻm 156 (P2)
1
Suốt hẻm
1,20
Hẻm nhánh 156/3 (P2)
1
Suốt hẻm
1,37
Hẻm 156, 245 (P2)
1
Suốt hẻm
1,20
Hẻm 37 (P2)
1
Suốt hẻm
1,30
38
Đường Nguyễn Trung Trực
1
Đường Phú Lợi
Đường 30 tháng 4 - Cổng Biên Phòng
1,25
Hẻm 143
1
Suốt hẻm
1,20
39
Đường Trần Bình Trọng
1
Toàn tuyến
1,26
Hẻm 31, 53, 69
1
Suốt hẻm
1,20
Hẻm 9, 59, 81
1
Suốt hẻm
1,20
Hẻm lộ 3
1
Suốt hẻm
1,20
Hẻm 39
1
Suốt hẻm
1,20
Hẻm 138
1
Suốt hẻm
1,20
Hẻm 121
1
Suốt hẻm
1,20
40
Đường Lý Tự Trọng
1
Đường Trần Hưng Đạo
Đường Trần Bình Trọng
1,20
Hẻm 25
1
Suốt hẻm
1,20
41
Đường Bùi Thị Xuân
1
Đường Lý Tự Trọng
Đường Trương Văn Quới
1,20
42
Đường Trương Văn Quới
1
Đường Trần Hưng Đạo
Nguyễn Trung Trực
1,20
43
Đường Nhánh Phú Lợi (Đường Nhật Lệ)
1
Đường Phú Lợi
Đường Trương Văn Quới
1,20
44
Đường Nguyễn Trãi
1
Toàn tuyến
1,24
45
Đường Bạch Đằng
1
Đường Lý Thường Kiệt
Đường Mạc Đỉnh Chi
1,20
2
Đường Mạc Đỉnh Chi
Đường 30 tháng 4
1,40
Hẻm 22, 66, 196, 255, 88, 118 (P4)
1
Suốt hẻm
1,20
Hẻm 128, 154 (P4)
1
Suốt hẻm
1,20
Hẻm 182 (P4)
1
Suốt hẻm
1,37
Hẻm 248 (P4)
1
Suốt hẻm
1,30
Hẻm 230 (P4)
1
Suốt hẻm
1,20
Hẻm 550 (P4)
1
Suốt hẻm
1,20
46
Đường Điện Biên Phủ
1
Đường Tôn Đức Thắng
Đường Yết Kiêu
1,25
2
Đường Yết Kiêu
Cuối đường
1,20
Hẻm 94
1
Suốt hẻm
1,20
Hẻm 102
1
Đường Điện Biên Phủ
Giáp hẻm 145 Xô Viết Nghệ Tĩnh
1,20
Hẻm 132
1
Đường Điện Biên Phủ
Giáp hẻm 145 Xô Viết Nghệ Tĩnh
1,20
Hẻm 156
1
Suốt hẻm
1,20
Hẻm 218
1
Đường Điện Biên Phủ
Giáp hẻm 42 Yết Kiêu
1,20
Hẻm 294
1
Đường Điện Biên Phủ
Rạch Trà men
1,20
Hẻm 312
1
Đường Điện Biên Phủ
Rạch Trà men
1,20
Hẻm 316
1
Suốt hẻm
1,20
Hẻm 322
1
Suốt hẻm
1,20
Hẻm 330
1
Suốt hẻm
1,20
Hẻm 356
1
Suốt hẻm
1,20
47
Đường Mạc Đỉnh Chi
1
Đường Đồng Khởi
Ngã 4 đường Lê Duẩn
1,25
2
Ngã 4 đường Lê Duẩn
Đường Bạch Đằng
1,20
Hẻm 9, 45, 119, 233 (P4)
1
Suốt hẻm
1,20
Hẻm 23, 33, 53 (P4)
1
Suốt hẻm
1,20
Hẻm 537, 539, 759 (P4)
1
Suốt hẻm
1,20
Hẻm 70 (P9)
1
Suốt hẻm
1,30
Hẻm 80 (P9)
1
Suốt hẻm
1,20
Hẻm 86 (P9)
1
Suốt hẻm
1,20
Hẻm 94 (P9)
1
Suốt hẻm
1,20
Hẻm 220
1
Suốt hẻm
1,20
Hẻm 218 (P9)
1
Suốt hẻm
1,20
Hẻm 230 (P9)
1
Suốt hẻm
1,20
Hẻm 266 (P9)
1
Đường Mạc Đỉnh Chi
Đường Nguyễn Huệ
1,30
Hẻm 456 (P9)
1
Đường Mạc Đỉnh Chi
Giáp kênh 3/2
1,20
Hẻm 548 (P9)
1
Đường Mạc Đỉnh Chi
Hết ranh thửa đất số 590 từ bản đồ 20
1,20
Hẻm 612 (P9)
1
Đường Mạc Đỉnh Chi
Giáp kênh 3/2
1,30
Hẻm 873
1
Suốt hẻm
1,37
48
Đường Trục Hướng Đông khu Hành Chính (P4)
1
Đường Mạc Đỉnh Chi
Đường Lý Thường Kiệt
1,30
49
Đường Phan Đình Phùng
1
Đường Nguyễn Huệ
Đường Mạc Đỉnh Chi
1,25
2
Đường Mạc Đỉnh Chi
Hẻm 150 Phan Đình Phùng
1,20
Hẻm 150
1
Suốt hẻm
1,20
50
1
Đ. Dương Minh Quang
Hẻm 567 Đ. Trần Hưng Đạo
1,20
Đường Vành Đai II (P3)
2
Hẻm 567 Đ. Trần Hưng Đạo
Đường Văn Ngọc Chính
1,20
Hẻm 26
1
Suốt hẻm
1,43
Hẻm 258
1
Suốt hẻm
1,30
51
Đường dân sinh cặp chân cầu Khánh Hưng
1
Đầu ranh thửa đất số 7, tờ BĐ số 9
Hết ranh thửa đất số 17, tờ BĐ số 9
1,20
1
Đầu ranh thửa đất số 90, tờ BĐ số 11
Hết ranh thửa đất số 191, tờ BĐ số 11
1,20
1
Đầu ranh thửa đất số 116, tờ BĐ số 3
Hết ranh thửa đất số 475, tờ BĐ số 4
1,20
52
Đường dân sinh cặp chân cầu kênh Xáng
1
Đầu ranh thửa đất số 34, tờ BĐ số 01
Hết ranh thửa đất số 8, tờ BĐ số 01
1,20
53
Đường Kênh 19/5
1
Giáp hẻm 371 (Đầu ranh thửa đất số 97, tờ bản đồ 26)
Kênh Thanh Niên
1,20
2
Kênh Thanh Niên
Giáp ranh Phường 7
1,20
54
Đường Kênh 22/3
1
Giáp đường Lương Định Của
Cuối Kênh
1,20
55
Đường Kênh Liêu Sên
1
Giáp đường lộ đá Kênh Cầu Xẻo
Giáp kênh 2 tháng 9
1,20
56
Đường Mai Thanh Thế
1
Đường Đồng Khởi
Đường Nguyễn Du
1,25
2
Đường Nguyễn Du
Hết ranh thửa đất 251, tờ BĐ số 4 - Hết ranh thửa đất 218, tờ BĐ số 4
1,25
3
Hết ranh thửa đất 251, tờ BĐ số 4 - Hết ranh thửa đất 218, tờ BĐ số 4
Cuối Đường
1,10
Hẻm
1
Đường Mai Thanh Thế
Đường Mạc Đỉnh Chi
1,20
Hẻm 1, 12
1
Suốt hẻm
1,27
Hẻm 64, 76, 152
1
Suốt hẻm
1,20
Hẻm nhánh 152/33
1
Suốt hẻm
1,20
57
Đường Nguyễn Thị Minh Khai
1
Đường Lê Hồng Phong
Đường 30 tháng 4
1,25
Hẻm 65, 143, 181
1
Suốt hẻm
1,30
Hẻm 15, 27, 43
1
Suốt hẻm
1,20
Hẻm 83
1
Suốt hẻm
1,20
Hẻm 85
1
Suốt hẻm
1,20
58
Đường Phan Bội Châu
1
Đường Trần Hưng Đạo
Đ. Nguyễn Thị Minh Khai
1,25
Hẻm 22
1
Suốt hẻm
1,20
Hẻm 34
1
Suốt hẻm
1,20
Hẻm 42
1
Suốt hẻm
1,20
59
Đường Thủ Khoa Huân
1
Đường Phan Bội Châu
Đường 30 tháng 4
1,20
60
Đường Trần Quang Diệu
1
Toàn tuyến
1,20
61
Đường Nguyễn Văn Thêm
1
Toàn tuyến
1,20
Hẻm 11
1
Suốt hẻm
1,20
Hẻm 63
1
Suốt hẻm
1,20
62
Đường Ngô Gia Tự
1
Đường Xô Viết Nghệ Tĩnh
Ngã 3 đường Dã Tượng
1,25
2
Đường Lê Lai
Đường Xô Viết Nghệ Tĩnh
1,25
Hẻm 81
1
Suốt hẻm
1,20
Hẻm 95
1
Suốt hẻm
1,20
63
Đường Lê Vĩnh Hoà
1
Đường Tôn Đức Thắng
Đường Pasteur - Bà Triệu
1,20
Hẻm 2
1
Đường Lê Vĩnh Hòa
Hết ranh thửa 107, tờ BĐ số 30 Ông Mã Chạp
1,20
2
Giáp ranh thửa 107, tờ Bđ số 30 Ông Mã Chạp
Hết ranh thửa số 80, tờ BĐ số 29 Trần Thị Cương
1,20
64
Đường Nguyễn Văn Hữu
1
Toàn tuyến
1,37
Hẻm 55
1
Suốt hẻm
1,20
65
Đường Lê Lai
1
Toàn tuyến
1,25
66
Đường Calmette
1
Toàn tuyến
1,25
Hẻm 33
1
Từ Calmette
Đường Lai Văn Tửng
1,32
67
Đường Yết Kiêu
1
Toàn tuyến
1,25
Hẻm 42
1
Đường Yết Kiêu
Giáp hẻm 218 Đường Điện Biên Phủ
1,20
68
Đường Dã Tượng
1
Toàn tuyến
1,25
69
Đường Võ Đình Sâm
1
Đường Tôn Đức Thắng
Đường Bà Triệu
1,20
Hẻm 5
1
Giáp đường Võ Đình Sâm
Hết thửa đất số 112, tờ BĐ 29
1,20
Hẻm 9
1
Giáp đường Võ Đình Sâm
Giáp đường Trần Văn Hòa
1,20
70
Đường Đặng Văn Viễn
1
Đường Tôn Đức Thắng
Đường Bà Triệu
1,20
71
Đường Pasteur
1
Đ. Lê Vĩnh Hòa
Hẻm 2, giáp ranh Phường 5
1,20
Hẻm 50
1
Suốt hẻm
1,20
72
Đường Bùi Viện
1
Toàn tuyến
1,20
Hẻm 2
1
Suốt hẻm
1,31
Hẻm 10, 17
1
Suốt hẻm
1,41
73
Đường Nguyễn Chí Thanh
1
Toàn tuyến
1,25
Hẻm 4
1
Đường Nguyễn Chí Thanh
Hết thửa đất số 57, tờ BĐ 28 Nguyễn Ngọc Rạng
1,30
Hẻm 79
1
Đường Nguyễn Chí Thanh
Đường Lai Văn Tửng
1,20
74
Đường Trần Văn Hòa
1
Toàn tuyến
1,20
Hẻm 36, 74
1
Đường Trần Văn Hòa
Đường Bà Triệu
1,20
Hẻm 12
1
Đường Trần Văn Hòa
Hết thửa đất số 113, tờ BĐ số 37
1,20
75
Đường Bà Triệu
1
Toàn tuyến
1,20
76
Đường Đề Thám
1
Toàn tuyến
1,25
Hẻm 6
1
Suốt hẻm
1,30
Hẻm nhánh 6/6
1
Suốt hẻm
1,20
Hẻm nhánh 6/11
1
Suốt hẻm
1,20
Hẻm 23
1
Suốt hẻm
1,30
Hẻm nhánh 23/2
1
Suốt hẻm
1,20
Hẻm nhánh 23/4
1
Suốt hẻm
1,20
Hẻm 24
1
Suốt hẻm
1,20
77
Đường Sơn Đê
1
Toàn tuyến
1,25
78
Đường Lê Văn Tám
1
Toàn tuyến
1,20
Hẻm 79
1
Suốt hẻm
1,20
Hẻm 68
1
Suốt hẻm
1,20
Hẻm 122
1
Suốt hẻm
1,20
79
Đường Lai Văn Tửng
1
Toàn tuyến
1,25
Hẻm 2
1
Suốt hẻm
1,30
80
Đường Châu Văn Tiếp
1
Toàn tuyến
1,20
81
Đường Nguyễn Văn Linh
1
Đường Trần Hưng Đạo
Đường Phú Lợi
1,25
2
Đường Phú Lợi
Hết ranh thửa đất 28, tờ bản đồ số 6 - Đường 30/4
1,25
Hẻm 160, 222
1
Suốt hẻm
1,20
Hẻm 48, 366, 358, 414, 468
1
Suốt hẻm
1,20
Hẻm 367
1
Suốt hẻm
1,20
Hẻm 468
1
Suốt hẻm
1,20
Hẻm 235
1
Suốt hẻm
1,20
Hẻm 252
1
Suốt hẻm
1,20
Hẻm 364
1
Suốt hẻm
1,20
Hẻm 282
1
Suốt hẻm
1,20
Hẻm 398
1
Suốt hẻm
1,20
Hẻm 305
1
Đường Nguyễn Văn Linh
Hết ranh đất Lương Thanh Hải (thửa 226, tờ BĐ số 44)
1,20
Hẻm 104
1
Suốt hẻm
1,20
Hẻm 175
1
Giáp đường Nguyễn Văn Linh
Hết thửa đất số 99, tờ BĐ số 37
1,40
Hẻm 206
1
Giáp đường Nguyễn Văn Linh
Giáp hẻm 244, Phú Lợi
1,20
Hẻm 187
1
Suốt hẻm
1,20
82
Đường Dương Kỳ Hiệp
1
Đ. Nguyễn Văn Linh
Kênh 16m
1,20
2
Kênh 16m
Tuyến Tránh Quốc Lộ 1A
2,00
3
Tuyến Tránh Quốc Lộ 1A
Giáp ranh xã Phú Mỹ huyện Mỹ Tú
1,32
Hẻm 197
1
Suốt hẻm
1,42
Hẻm 189 (P2)
1
Suốt hẻm
1,43
Hẻm 75
1
Giáp đường Dương Kỳ Hiệp
Hết thửa đất 594, tờ BĐ số 53
1,20
83
Đường Kênh 30 tháng 4 (nhánh phía Đông)
1
Từ Hồ Nước Ngọt
Cầu dân sinh - Hết ranh đất thửa 828, tờ BĐ số 02
1,20
2
Cầu dân sinh - Hết ranh đất thửa 828, tờ BĐ số 02
Giáp ranh Phường 7
1,20
Hẻm 150
1
Suốt hẻm
1,20
84
Đường Kênh 30 tháng 4 (nhánh phía Tây)
1
Từ Hồ nước ngọt
Cầu dân sinh
1,20
2
Cầu dân sinh
Giáp ranh Phường 7
1,20
Đường Dương Minh Quan
1
Đ. Trần Hưng Đạo
Đ. Văn Ngọc Chính
1,25
85
Hẻm 175, 243
1
Suốt hẻm
1,20
Hẻm 220 (P3)
1
Suốt hẻm
1,20
Hẻm 46, 68 (P3)
1
Suốt hẻm
1,20
Hẻm 52 (P3)
1
Suốt hẻm
1,20
Hẻm 51 (P3)
1
Suốt hẻm
1,37
86
Đường Văn Ngọc Chính
1
Đ. Lê Hồng Phong (Đầu ranh thửa 75 tờ BĐ 31)
Hết ranh đất Chùa Mã Tộc
1,20
2
Hết ranh đất Chùa Mã Tộc
Tả Lách
1,20
3
Tả Lách
Cầu đúc giáp ranh huyện Mỹ Xuyên
1,20
Hẻm 10, 26, 120, 69, 91
1
Suốt hẻm
1,20
Hẻm 52
1
Suốt hẻm
1,20
Hẻm 99
1
Suốt hẻm
1,43
Hẻm 153 (hẻm 135 cũ)
1
Suốt hẻm
1,20
Hẻm 205
1
Suốt hẻm
1,20
Hẻm 271
1
Suốt hẻm
1,37
Hẻm 231, 247, 259, 295
1
Suốt hẻm
1,20
Hẻm 237
1
Suốt hẻm
1,20
Hẻm 279, 312, 420, 384, 434
1
Suốt hẻm
1,20
Hẻm 185, 221, 267, 327
1
Suốt hẻm
1,20
87
Đường Đoàn Thị Điểm
1
Đường Lê Hồng Phong
Đường 30 tháng 4
1,20
Hẻm 122
1
Giáp đường Đoàn Thị Điểm
Hết thửa đất số 17, tờ BĐ số 57
1,37
2
Đầu ranh thửa đất số 234, tờ 13 BĐ số 57
Bờ kênh Thủy lợi giáp ranh huyện Mỹ Xuyên
1,20
Hẻm 179
3
Giáp đường Đoàn Thị Điểm
Hết thửa đất số 146, tờ BĐ số 37
1,20
Hẻm 152, 194, 204
1
Suốt hẻm
1,20
Hẻm 30 nối dài
1
Suốt hẻm
1,20
Hẻm 30, 74
1
Suốt hẻm
1,20
88
Đường Sóc Vồ
1
Toàn tuyến
1,20
Hẻm 23, 103
1
Suốt hẻm
1,41
Hẻm 171, 113, 97
1
Suốt hẻm
1,41
Hẻm 199, 119, 157
1
Suốt hẻm
1,37
89
Đường Lê Hoàng Chu
1
Cầu Kênh Xáng (QL 1A)
Đường Sóc Vồ
1,20
Hẻm 202
1
Suốt hẻm
1,20
Hẻm 294
1
Suốt hẻm
1,41
90
Đường Nam Kỳ Khởi nghĩa
1
Cầu Đen (QL 1A)
Tuyến Tránh Quốc Lộ 1A
1,31
2
Tuyến Tránh Quốc Lộ 1A
Bia tưởng niệm - Hết thửa đất số 13 tờ BĐ số 18
1,20
3
Bia tưởng niệm - Hết thửa đất số 13 tờ BĐ số 18
Giáp ranh huyện Châu Thành
1,20
Hẻm 369 (đ.bãi rác)
1
Đ. Nam Kỳ Khởi Nghĩa
Bãi Rác
1,35
Hẻm 325
1
Suốt hẻm
1,30
Hẻm 233
1
Suốt hẻm
2,50
Hẻm nhánh 233/12A
1
Suốt hẻm
1,43
Hẻm nhánh 233/4D
1
Suốt hẻm
1,43
Hẻm nhánh 233/11
1
Suốt hẻm
1,37
Hẻm 114A
1
Suốt hẻm
1,30
Hẻm 176 (Đường vào Trường CĐ nghề)
1
Suốt hẻm
1,20
Hẻm 157
1
Suốt hẻm
1,33
Hẻm nhánh 157/2
1
Suốt hẻm
1,33
Hẻm nhánh 157/17
1
Suốt hẻm
1,33
Hẻm nhánh 157/22
1
Suốt hẻm
1,33
Hẻm nhánh 157/39
1
Suốt hẻm
1,33
Hẻm 91
1
Đ. Nam Kỳ Khởi Nghĩa
BND khóm 5
1,20
Hẻm 47
1
Đ. Nam Kỳ Khởi Nghĩa
BND khóm 5
1,30
Hẻm 60
1
Suốt hẻm
1,20
Hẻm nhánh 60/29
1
Suốt hẻm
1,43
Hẻm 70
1
Suốt hẻm
1,30
91
Đường Trần Văn Bảy
1
Đường 30 tháng 4
Đ. Lê Hồng Phong
1,20
Hẻm 20
1
Suốt hẻm
1,20
Hẻm 41
1
Suốt hẻm
1,20
Hẻm 80
1
Suốt hẻm
1,20
Hẻm 108
1
Suốt hẻm
1,20
Hẻm 99, 134
1
Suốt hẻm
1,20
Hẻm 163
1
Suốt hẻm
1,20
92
Đường Lý Đạo Thành
1
Toàn tuyến
1,20
Hẻm 8
1
Suốt hẻm
1,20
93
Đường Huỳnh Phan Hộ
1
Đ. Hùng Vương
Cống rạch Trà Men
1,50
Hẻm 2
1
Đường Huỳnh Phan Mộ
Kênh 30/4
1,30
Hẻm nhánh 2/10
1
Suốt hẻm
1,43
Hẻm nhánh 2/13
1
Suốt hẻm
1,43
Hẻm 36
1
Đường Huỳnh Phan Hộ
Kênh 30/4
1,20
Hẻm nhánh 36/8
1
Suốt hẻm
1,43
Hẻm 64
1
Đường Huỳnh Phan Hộ
Thửa số 114
1,20
Hẻm 76
1
Đường Huỳnh Phan Hộ
Kênh 30/4
1,20
Hẻm 110
1
Đường Huỳnh Phan Hộ
Kênh 30/4
1,20
Hẻm 117
1
Đường Huỳnh Phan Hộ
Rạch Trà men
1,20
94
Đường Trần Quốc Toản
1
Đường Hùng Vương
Cống rạch Trà Men
1,20
Hẻm 46
1
Suốt hẻm
1,20
Hẻm 104
1
Đường Trần Quốc Toản
Rạch Trà men
1,20
Hẻm 109
1
Suốt hẻm
1,20
95
Đường Kênh Hồ Nước Ngọt
1
Đường Hùng Vương
Kênh Trường Thụ
1,20
Hẻm 29 (P6)
1
Từ kênh HNN
Kênh 30/4
1,20
Hẻm nhánh 29/16 (P6)
1
Suốt hẻm
1,43
Hẻm 32 (P5)
1
Suốt hẻm
1,43
96
Đường Phú Tức
1
Đường Quốc Lộ 1A
Dương Kỳ Hiệp
1,20
Hẻm 75
1
Suốt hẻm
1,40
97
Đường Đal cặp Rạch Phú Tức (P2)
1
Đường Phú Tức
Đường Dương Kỳ Hiệp (P2)
1,20
98
Lộ giao thông K6 P7 giáp ranh huyện Châu Thành
1
Đường Trương Vĩnh Ký
Đường Dương Kỳ Hiệp
1,20
99
Đường Võ Thị sáu
1
Đường Lê Hồng Phong
Đường Lê Duẩn
1,30
Hẻm 7
1
Suốt hẻm
1,20
100
Đường Trần Quang Khải
1
Quốc lộ 1A
Kênh 8m
1,20
Hẻm 42, 47
1
Suốt hẻm
1,41
101
Đường Sương Nguyệt Anh
1
Đường Trương Vĩnh Ký
Kênh 3 tháng 2 (Đ. Dương Kỳ Hiệp)
2,00
Hẻm 94 (P2)
1
Suốt hẻm
1,50
Hẻm 26 (P2)
1
Suốt hẻm
1,43
Hẻm 132 (P2)
1
Suốt hẻm
1,43
102
Tuyến tránh Quốc lộ 60
1
Trên địa bàn phường 7
1,38
2
Trên địa bàn phường 5
1,20
Hẻm 192
1
Suốt tuyến
1,20
Hẻm 334
1
Suốt tuyến
1,20
103
Tỉnh lộ 934 (An Dương Vương)
1
Toàn tuyến
1,20
Đường Trương Vĩnh Ký (Đ. Kênh Xáng Xà Lan cũ)
1
Sương Nguyệt Anh
Giáp ranh huyện Châu Thành
1,20
104
Hẻm 135, 137
1
Suốt hẻm
1,27
Hẻm 193, 291
1
Suốt hẻm
1,43
Hẻm 97
1
Suốt hẻm
1,43
105
Phan Đăng Lưu (Đ. Kênh Xáng Xà Lan cũ)
1
Hẻm 91 đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa
Giáp ranh huyện Châu Thành - Cầu Thanh Niên
1,20
Hẻm 34 (P7)
1
Suốt hẻm
1,43
Hẻm 02 (P7)
1
Suốt hẻm
1,43
106
Đường Triệu Quang Phục (Đường Cổng Trắng)
1
Quốc lộ 1A
Lộ nhựa Quân Khu IX
1,20
Hẻm 12
1
Suốt hẻm
1,20
107
Đường kênh Thị đội (nay là đường Nguyễn Văn Khuynh)
1
Đường Phạm Hùng
Giáp ranh đường Chông Chác
1,20
108
Đường Sóc Mồ côi cũ
1
Đường Phạm Hùng
Đến giáp ranh phường 5 (đường cùng)
1,20
109
Đường Bờ Tả sông Saintard (nay là Đường Trần Đại Nghĩa)
1
Đường Phạm Hùng
Giáp xã Châu Khánh
1,20
110
Đường Lộ Châu Khánh
1
Cuối đường Phạm Hùng (Bờ tả Sông Santard)
Giáp xã Châu Khánh
1,20
111
Đường Tôn Đức Thắng
1
Cầu C247
Đường Lê Vĩnh Hòa
1,24
2
Đường Lê Vĩnh Hòa
Hẻm Chùa Phước Nghiêm
1,25
3
Ranh hẻm Chùa Phước Nghiêm
Hết ranh UBND Phường 5
1,25
4
Giáp ranh UBND Phường 5
Giáp Đường Lương Định Của
1,20
Hẻm 87
1
Đường Tôn Đức Thắng
Hết thửa số 51, từ BĐ 44 Trần Quan Huôi
1,20
Hẻm 163
1
Suốt hẻm
1,20
Hẻm nhánh 163/2/1
1
Suốt hẻm
1,30
Hẻm 189
1
Suốt hẻm
1,20
Hẻm 196
1
Đường Tôn Đức Thắng
Hết thửa số 179, tờ BĐ 45 Hoàng Thiên Nga
1,20
Hẻm 222
1
Suốt hẻm
1,30
Hẻm nhánh 222/15/1
1
Suốt hẻm
1,30
Hẻm nhánh 222/22/1
1
Suốt hẻm
1,20
Hẻm 250
1
Suốt hẻm
1,20
Hẻm 278, 322, 352
1
Suốt hẻm
1,20
Hẻm nhánh 278/13/1
1
Suốt hẻm
1,20
Hẻm nhánh 278/46/1
1
Suốt hẻm
1,20
Hẻm nhánh 322/8/1
1
Suốt hẻm
1,20
Hẻm nhánh 352/8/2
1
Suốt hẻm
1,30
Hẻm 354A
1
Suốt hẻm
1,20
Hẻm 283
1
Suốt hẻm
1,20
Hẻm 311, 319, 337, 398
1
Suốt hẻm
1,30
Hẻm 368
1
Suốt hẻm
1,20
Hẻm 371, 389
1
Suốt hẻm
1,20
Hẻm nhánh 389/1/1
1
Suốt hẻm
1,43
Hẻm 382
1
Suốt hẻm
1,20
Hẻm 420
1
Suốt hẻm
1,31
Hẻm nhánh 420/40/1
1
Suốt hẻm
1,47
Hẻm nhánh 420/24/2
1
Suốt hẻm
1,47
Hẻm 452
1
Suốt hẻm
1,30
Hẻm nhánh 452/24/4
1
Suốt hẻm
1,37
Hẻm nhánh 452/28/2
1
Suốt hẻm
1,43
Hẻm 472
1
Suốt hẻm
1,20
Hẻm 498
1
Suốt hẻm
1,20
Hẻm nhánh 498/22/1
1
Suốt hẻm
1,43
Hẻm 516
1
Suốt hẻm
1,20
Hẻm nhánh 516/38/1
1
Suốt hẻm
1,43
Hẻm 532, 542
1
Suốt hẻm
1,20
Hẻm 552
1
Suốt hẻm
1,20
Hẻm 580
1
Suốt hẻm
1,20
Hẻm nhánh 580/10/1
1
Suốt hẻm
1,47
Hẻm nhánh 580/32/1
1
Suốt hẻm
1,33
Hẻm nhánh 580/42/1
1
Suốt hẻm
1,33
Hẻm nhánh 580/49/1
1
Suốt hẻm
1,33
Hẻm nhánh 580/61/1
1
Suốt hẻm
1,34
Hẻm 589
1
Suốt hẻm
1,20
Hẻm 525
1
Suốt hẻm
1,20
Hẻm 573, 596
1
Suốt hẻm
1,20
Hẻm nhánh 573/3/1
1
Suốt hẻm
1,37
Hẻm 593
1
Suốt hẻm
1,20
Hẻm 638
1
Suốt hẻm
1,20
Hẻm nhánh 638/2/1
1
Suốt hẻm
1,43
Hẻm nhánh 638/1/2
1
Suốt hẻm
1,43
Hẻm nhánh 638/2/2
1
Suốt hẻm
1,43
Hẻm 674
1
Suốt hẻm
1,20
Hẻm 658, 684
1
Suốt hẻm
1,20
Hẻm nhánh 684/9/2
1
Suốt hẻm
1,43
Hẻm nhánh 684/10/1
1
Suốt hẻm
1,30
Hẻm 708
1
Suốt hẻm
1,20
Hẻm nhánh 708/10/1
1
Suốt hẻm
1,30
Hẻm nhánh 708/18/1
1
Suốt hẻm
1,43
Hẻm nhánh 708/22/1
1
Suốt hẻm
1,33
Hẻm 716
1
Suốt hẻm
1,20
Hẻm 726
1
Suốt hẻm
1,20
Hẻm nhánh 726/22/1
1
Suốt hẻm
1,33
Hẻm 744, 762, 780, 788
1
Suốt hẻm
1,20
Hẻm nhánh 744/6/1
1
Suốt hẻm
1,43
Hẻm nhánh 744/12/2
1
Suốt hẻm
1,43
Hẻm 792
1
Suốt hẻm
1,20
Hẻm 806, 814
1
Suốt hẻm
1,20
Hẻm 49 (hẻm cũ 81 - P6)
1
Suốt hẻm
1,20
Hẻm 55 (P6)
1
Đường Tôn Đức Thắng
Hẻm 4 Đ. Nguyễn Chí Thanh
1,20
Hẻm 74 (P8)
1
Suốt hẻm
1,20
Hẻm 146 (P8)
1
Đường Tôn Đức Thắng
Đường Trần Văn Hòa
1,20
Hẻm 166 (P8)
1
Đường Tôn Đức Thắng
Hẻm 2 (P8)
1,25
Hẻm 178 (P8)
1
Đường Tôn Đức Thắng
Hẻm 2 (P8)
1,20
112
Đường Phạm Hùng
1
Đường Bà Triệu
Đường Coluso
1,30
2
Đường Coluso
Cổng 77
1,50
3
Cổng 77
Cầu Saintard
1,65
Hẻm 147A (P5)
1
Suốt hẻm
1,20
Hẻm 5
1
Suốt hẻm
1,20
Hẻm 5/1
1
Đường Phạm Hùng
Lộ đá cặp Kênh Cầu Xẻo
1,30
Hẻm 5/13
1
Hẻm 5/1
Hết thửa 166, tờ BĐ số 33
1,30
Hẻm 117
1
Đường Phạm Hùng
Hết thửa 177 tờ BĐ số 34 Trần Mạnh Cường
1,20
1
Giáp thửa 177 tờ BĐ số 34 Trần Mạnh Cường
Cuối hẻm
1,20
Hẻm 54
1
Suốt hẻm
1,20
Hẻm 98
1
Suốt hẻm
1,20
Hẻm 112
1
Suốt hẻm
1,20
Hẻm 126
1
Suốt hẻm
1,20
Hẻm 158
1
Suốt hẻm
1,20
Hẻm 222
1
Đường Phạm Hùng
Hết thửa đất 245, tờ BĐ số 34 Nguyễn Thị Thu Hền
1,20
Hẻm 663
1
Đường Phạm Hùng
Hết thửa đất 100, tờ BĐ số 7 Ông Hai Tèo
1,20
Hẻm 838
1
Suốt hẻm
1,20
Hẻm 843
1
Suốt hẻm
1,20
Hẻm 843/1
1
Suốt hẻm
1,43
113
Đường Cao Thắng
1
Đường Coluso
Hết thửa đất 51, tờ BĐ số 45
1,20
2
Giáp thửa đất 51, tờ BĐ số 45
Đường Phạm Hùng
1,20
Hẻm 13
1
Giáp đường Cao Thắng
Hết thửa đất số 91, tờ bản đồ 19
1,30
Hẻm 91
1
Đường Cao Thắng
Hết thửa 4, tờ 48 Lý Văn Hiền
1,37
Hẻm 143
1
Đường Cao Thắng
Hết thửa 119 của hộ ông Nguyễn Văn Chơi
1,37
Hẻm 290
1
Đầu ranh thửa 290, tờ BĐ số 10 - Lê Thanh Hiền, Đầu ranh thửa 17 tờ BĐ số 24
Cầu Thanh Niên khóm 6
1,20
114
Đường vào Cảng Sông
1
Phạm Hùng
Cao Thắng
1,20
115
Đường Chông Chác
1
Kênh Thị Dội
Tôn ĐứcThắng
1,20
Hẻm 96, 134, 145, 167, 172, 182, 214, 215 (P5)
1
Suốt hẻm
1,40
116
Đường Lương Định Của
1
Cống Chông Chác
Giáp ranh H.Long Phú
1,20
Hẻm 71, 81, 176, 192, 204 (P5)
1
Suốt hẻm
1,40
Hẻm 90 (P5)
1
Suốt hẻm
1,40
Hẻm 97 (P5)
1
Suốt hẻm
1,40
117
Đường Kênh Xáng (Coluso) - Nhánh 1 và Nhánh 2
1
Đường Bà Triệu
Hết thửa đất 21, tờ BĐ số 43 - Hết thửa đất 4, tờ BĐ số 43
1,30
Hẻm 24 Cầu đen Kênh Xáng
1
Đầu hẻm
Hết Thửa 138, tờ BĐ số 38 Huỳnh Thị Dư
1,20
1
Giáp thửa 138, tờ BĐ số 38 Huỳnh Thị Dư
Cuối hẻm
1,20
Hẻm 68 (Hẻm Cầu Đen Kênh Xáng)
1
Suốt hẻm
1,20
Hẻm 84 (Hẻm Cầu Đen Kênh Xáng)
1
Đường Cầu Đen
Hết thửa 125, tờ BĐ số 33 Vương Tuấn Phát
1,20
Hẻm 63
1
Đường Kênh Xáng (Coluso)
Giáp hẻm (84 (Cầu Đen), hết thửa 12 tờ BĐ 39
1,20
Hẻm nhánh 63/19
1
Suốt hẻm
1,40
Hẻm nhánh 63/51
1
Suốt hẻm
1,40
Hẻm 213
1
Suốt hẻm
1,40
Hẻm 245
1
Suốt hẻm
1,40
Hẻm 249
1
Suốt hẻm
1,30
Hẻm 275
1
Suốt hẻm
1,30
Hẻm 260
1
Đường Kênh Xáng (Coluso)
Đường Lê Duẩn
1,20
118
Đường hẻm Cầu Đen - Kênh Xáng
1
Đầu hẻm
Hết thửa 504, tờ BĐ số 30 Lê Thị Cẩm Vân
1,30
2
Giáp thửa 504, tờ BĐ số 30 Lê Thị Cẩm Vân
Hết thửa 42, tờ BĐ số 31 Thạch Chiêu
1,30
3
Giáp thửa 42, tờ BĐ số 31 Thạch Chiêu
Cuối hẻm
1,30
119
Đường lộ đá Coluso (P8)
1
Đường Phạm Hùng
Hết thửa đất 21, tờ BĐ số 43 - Hết thửa đất 4, tờ BĐ số 43
1,20
Hẻm 10
1
Đường lộ đá Coluso
Đường Kênh Xáng
1,20
Hẻm 11
1
Đường lộ đá Coluso
Đường Lê Duẩn
1,20
120
Đường dân sinh trước bệnh viện đa khoa Tỉnh song song với Lê Duẩn (P9)
1
Kênh Cô Bắc
Kênh 3 tháng 2
1,20
121
Đường cặp Kênh 3/2 (P9)
1
Mạc Đỉnh Chi
Đường Kênh Quảng Khuôl
1,70
1
Đường Kênh Quảng Khuôl
Bạch Đằng
1,50
122
Đường Mạc Đỉnh Chi nối dài (Đê bao ngăn mặn) K6P4
1
Sông Dinh
Giáp huyện Trần Đề
1,60
123
Đường Lê Đại Hành
1
Khóm 6, Phường 4
1,20
Hẻm 764 (P4)
1
Suốt hẻm
1,20
Hẻm 769, 859 (P4)
1
Suốt hẻm
1,40
Hẻm 955 (P4)
1
Suốt hẻm
1,20
Hẻm 843 (P4)
1
Suốt hẻm
1,20
124
Lộ đá cặp kênh Cầu Xéo
1
Đường Phạm Hùng
Giáp Đường Chông Chác
1,20
Hẻm 36, 68, 134, 236
1
Suốt hẻm
1,40
Hẻm 248 (P5)
1
Suốt hẻm
1,40
125
Lộ nhựa (Coluso nối dài)
1
Đường Phạm Hùng
Lộ đá cặp kênh cầu Xéo
1,20
126
Đường Kênh Quảng Khuôl (nay là đường Phan Văn Chiêu)
1
Đường Mạc Đỉnh Chi
Đường 30/4 - Khóm 5, P9
2,50
127
Lộ nhựa cặp kênh 8m - P2
1
Toàn tuyến
1,20
128
Đường Trần Thủ Độ
1
Đường Trần Hưng Đạo
Quốc lộ 1A
1,20
129
Đường đê bao Trà Quýt (lộ đất cặp kênh đi Phụng Hiệp K3P7)
1
Quốc lộ 1A
Nguyễn Trường Tộ
1,20
130
Lộ đất giáp ranh H. Mỹ Xuyên P10
1
Quốc lộ 1A
Đ. Văn Ngọc Chinh
1,20
131
Lộ nhựa cặp Quân Khu IX
1
Đầu ranh thửa đất số 156, tờ BĐ số 53 (K3, P2)
Giáp đường Trần Thủ Độ
1,30
Hẻm 147
1
Suốt hẻm
1,20
Hẻm 133
1
Suốt hẻm
1,20
Hẻm 165
1
Suốt hẻm
1,20
132
Lộ nhựa cặp sông Maspero Phường 8
1
Từ Đường Cao Thắng, giáp kháng đài đua Ghe Ngo
Giáp ranh thu hồi KCN (Hết đất ông Thạch Huil)
1,20
133
Các hẻm vào khu vục chợ bàn cờ Đ. Hoàng Diệu
1
Toàn hẻm
1,20
134
Lộ đal Xóm Chài
1
Đường Nguyễn Huệ
Đường Lê Duẩn
1,20
135
Lộ đal phường 9
1
Đường 30/4
Đường Kênh Quảng Khuôl
2,10
1
Đường Kênh Quảng Khuôl
Cuối đường
1,70
136
Lộ Kênh Trường Thọ
1
Kênh 30 tháng 4
Đường Kênh 19 tháng 5
1,20
II
CÁC TUYẾN ĐƯỜNG KHU DÂN CƯ ĐÔ THỊ
1
Lộ đá KDC Bình An
1
Toàn tuyến
1,20
2
Khu Dân cư Hưng Thịnh
1
Toàn khu dân cư
1,20
3
KDC Tuấn Lan (P6)
1
Toàn khu dân cư
1,20
4
Khu Dân cư Hạnh Phúc
1
Toàn khu dân cư
1,20
5
KDC của Hẻm 357 (điểm dân cư Trường Quân Sự tỉnh)
1
Toàn khu dân cư
1,20
6
KDC Nguyễn Hưng Phát
2
Các tuyến đường nội bộ trong Khu dân cư (trừ các thửa đất có cạnh tiếp giáp dường Điện Biên Phủ)
1,20
1
Các thửa đất có cạnh tiếp giáp đường Điện Biên Phủ (đoạn từ đường Yết Kiêu đến Cầu Đúc)
1,20
7
KDC Sáng Quang Phường 10
1
Toàn khu dân cư
1,20
8
KDC Sáng Quang Phường 2
1
Toàn khu dân cư
1,20
9
KDC Minh Châu
Đường A1, A2
1
Toàn tuyến
1,30
Đường B
1
Quốc lộ 1A
Đường A2
1,20
2
Đường A2
Đường A1
1,20
3
Đường A1
Kênh 30/4
1,30
Đường C1, C2, C3, C4, C5, C6, C7
1
Toàn tuyến
1,30
Đường D1, D2, D3, D4, D5, D6, D7, D8, D9, D10, D11, D12, D13, D14, D15, D16, D17, D18, D19
1
Toàn tuyến
1,30
10
KDC xung quanh trường Quân sự Quân Khu 9
Khu A
1
Các lô A5, A8, A12
1,20
Khu B
1
Có mặt tiền giáp đường Trần Hưng Đạo
1,20
Đuờng số 1
1
Giáp Đ. Trần Hưng Đạo
Đường số 9
1,20
2
Đường số 9
Đường số 7
1,20
Các đường số 2, 3, 4, 5, 6, 6A, 7, 8, 9, 10
1
Toàn tuyến
1,20
11
Dự án Phát triển đô thị và tái định cư khu 5A
Đường 9A, 9B, 14, 20, 22 và 23
1
Toàn tuyến
1,20
Đường số 5, 6, 16
1
Toàn tuyến
1,20
Đường số 2, 3, 4, 7, 8, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 17,18,19, 21, N24
1
Toàn tuyến
1,20
Các đường còn lại trong KDC
1
Toàn tuyến
1,20
B
THỊ XÃ NGÃ NĂM
1
PHƯỜNG 1
1
Đường Nguyễn Trung Trực.
1
Đầu ranh đất bà Ngô Thị Mết (cầu trắng cũ)
Cống 5 Kẹ
1,25
2
Cống 5 Kẹ
Cầu Thanh Niên (Khóm 1)
1,25
3
Cầu Thanh Niên (Khóm 1)
Cầu Quản Lộ Phụng Hiệp (Khóm 7)
1,25
4
Cầu Quản Lộ Phụng Hiệp (Khóm 7)
Kênh 90
1,25
5
Kênh 90
Hết tuyến
1,30
2
Lộ đal kênh Năm Kẹ
1
Giáp đường Phạm Hùng
Giáp ranh phường 3
1,50
3
Đường 3 tháng 2.
1
Đầu ranh đất bà Ngô Thị Mết
(Cầu trắng cũ)
Đường Trần Văn Bảy
1,20
2
Đường Trần Văn Bảy
Hết ranh Chùa Phật Mẫu
1,30
3
Giáp ranh Chùa Phật Mẫu
Hết ranh đất cây xăng số 1 (Hoàng Nhung)
1,30
4
Giáp ranh đất cây xăng số 1 (Hoàng Nhung)
Cầu Cống đá
1,30
4
Đường Lê Hồng Phong
1
Suốt tuyến
1,20
5
Đường Nguyễn Thị Minh Khai
1
Suốt tuyến
1,20
6
Đường Võ Thị Sáu
1
Suốt tuyến
1,20
7
Đường Trần Văn Bảy
1
Suốt tuyến
1,20
8
Đường Mai Thanh Thế
1
Giáp đường Nguyễn Trung Trực
Đường Trần Văn Bảy
1,20
2
Đường Trần Văn Bảy
Giáp đường Phạm Hùng
1,37
9
Đường Hùng Vương
1
Cầu Ngã Năm mới (ngang khu hành chính)
Đầu đường Nguyễn Trãi (Cầu Đỏ cũ)
1,20
2
Giáp đường Nguyễn Trãi (Cầu Đỏ cũ)
Cầu Đỏ mới
1,20
3
Cầu Đỏ mới
Cầu Bến Long
1,30
10
Đường Trần Hưng Đạo
4
Cầu Bến Long
Hết tuyến (Giáp phường 2)
1,40
5
Cầu Bến Long
Hết tuyến (Giáp xã Long Bình)
1,50
11
Khu dân cư khóm 3, Phường 1
1
Đường N1
1,40
1
Đường N2
1,40
1
Đường N22
1,40
12
Đường N1
(Cụm công nghiệp Khóm 4)
1
Suốt tuyến
1,50
13
Đường 30 tháng 4
1
Mố cầu Đỏ cũ (đường 1-5) đến đầu voi
Hết ranh đất ông Năm Miên
1,20
2
Giáp ranh đất ông Năm Miên
Đường nối Quốc lộ 61B (Nhánh rẽ 42 - Trà Ban)
1,30
14
Đường 1 tháng 5
1
Mố cầu Đỏ cũ
Rạch Xẻo Cạy
1,20
2
Rạch Xẻo Cạy
Giáp ranh Phường 2
1,40
15
Đường Lê Văn Tám
1
Cầu Chùa Ông Bốn đến đầu voi
Hết ranh đất bà Ba Đê
1,25
2
Giáp ranh đất bà Ba Đê
Hết ranh đất Hai Thời
1,40
3
Giáp ranh đất Hai Thời
Cầu 2 Chánh giáp xã Vĩnh Quới
1,40
16
Đường Lê Văn Tám (đoạn mới làm)
1
Cầu Chùa Ông Bốn
Hết ranh đất Hai Thời
1,30
17
Đ. Lạc Long Quân
1
Giáp đường Mậu Thân
Hết ranh đất Chùa Ông Bốn cũ
1,20
2
Giáp ranh đất Chùa Ông Bốn cũ
Giáp ranh xã Vĩnh Quới
1,40
18
Đường Mậu Thân
1
Giáp đường Lạc Long Quân
Cầu Treo
1,20
2
Cầu treo
Cầu Đường Trâu
1,20
19
Đường Nguyễn Trãi (Quốc lộ 6113)
1
Giáp đường Hùng Vương (mố cầu Đỏ cũ)
Cống ông Phạm Văn Bê (Nghĩa trang liệt sĩ mới)
1,41
20
Đường Lê Hoàng Chu
1
Suốt đường
1,40
21
Quốc lộ 61B
1
Giáp xã Long Bình
Cống ông Phạm Văn Bê (Nghĩa trang liệt sĩ mới)
1,40
2
Cống ông Phạm Văn Bê (Nghĩa trang liệt sĩ mới)
Cầu Đỏ mới
1,40
3
Cầu Đỏ mới
Giáp đường 30/4
1,30
3
Giáp đường 30/4
Cầu Dừa (Trà Ban)
1,30
22
Lộ đal kênh 30/4
1
Giáp đường Phạm Hùng (nối dài)
Giáp ranh giới phường 3
1,20
23
Đường Huỳnh Thị Tân
1
Đường Nguyễn Huệ
Đường Phạm Hùng
1,20
2
Đoạn còn lại
1,20
24
Đường Phạm Hùng
1
Đường Nguyễn Huệ
Đường 3/2
1,30
25
Đường Nguyễn Huệ
1
Giáp đường Mai Thanh Thế
Quản lộ Phụng Hiệp
1,30
26
Đường Nguyễn Văn Linh
1
Quản lộ Phụng Hiệp
Hết tuyến
1,45
27
Quản lộ Phụng Hiệp
2
Kênh Cống đá
Cầu Kênh Phú Lộc - Ngã Năm
1,20
1
Cầu Kênh Phú Lộc - Ngà Năm
Kênh Bến Long
1,20
3
Kênh Bến Long
Ranh Phường 2
1,20
28
Đường Phạm Văn Đồng
1
Đường Nguyễn Trãi
Đường Nguyễn Văn Linh
1,20
2
Cầu Ngã Năm mới
Đường Nguyễn Huệ
1,20
29
Đường Xẻo Cạy (hai bên)
1
Giáp đường 1 tháng 5
Giáp đường 30/4 (Cầu Dừa)
1,40
30
Kênh 90 (hai bên)
1
Giáp đường Nguyễn Trung Trực
Ranh xã Phường 3
1,40
31
Lộ mới khóm 2
1
Cầu chùa Ông Bốn
Bờ kè chợ nổi
1,40
II
PHƯỜNG 2
1
Đường Cách Mạng Tháng 8
1
Cống Lý Thanh
Đường vào khu hành chính mới
1,20
2
Khóm 1
1
Đầu ranh đất bà Hoàng
Hết ranh đất Trường Tiểu học Phường 2
1,20
3
Đường Lý Tự Trọng
1
Đường vào khu hành chính mới
Hết đất cây xăng ông Dũng
1,20
2
Giáp đất cây xăng ông Dũng
Kênh 8/3
1,20
3
Kênh 8/3
Kênh Mỹ Lợi
1,30
3
Kênh Mỹ Lợi
Cầu kênh Bình Hưng
130
4
Cầu kênh Bình Hưng
Giáp ranh xã Tân Long
1,30
4
Kênh Quản Lộ - Phụng Hiệp
1
Giáp cống Lý Thanh
Hết ranh đất bà Nguyễn Thị Từ
1,30
2
Đầu ranh đất Cây xăng Trường Thịnh đến đầu voi
Hết ranh đất nhà máy Tư Mễnh
1,35
3
Đầu ranh đất cây xăng Trường Thịnh
Giáp phường Trà Lồng - thị xã Long Mỹ - Hậu Giang
1,35
3
Cầu Treo
Giáp Phường 1
1,40
3
Đầu ranh đất Bà Hoàng
Giáp Phường 1
1,40
5
Đường Âu Cơ
1
Đầu ranh đất ông Sửng
Giáp đường Quản lộ-Phụng Hiệp
1,20
6
Khóm 1 (Ấp Tân Lập B)
1
Đầu ranh đất ông Tăng Văn Tuấn đến đầu voi
Hết ranh đất nhà ông Cà Hom
1,20
7
Khóm Tân Thành A
1
Đầu ranh đất Trại cưa Phú Cường đến đầu voi
Đến mố cầu treo
1,20
8
Quản lộ Phụng Hiệp
4
Giáp Huyện Mỹ Tú
Giáp kinh xáng Mỹ Phước
1,30
2
Kinh Xáng Mỹ Phước
Kênh 8/3
1,20
1
Kênh 8/3
Hết đất Bà Hoàng
1,20
2
Giáp ranh đất bà Hoàng
Hết ranh trường THCS
1,20
3
Giáp ranh đất Trường THCS
Giáp Phường 1
1,20
9
Quốc lộ 61B
1
Giáp ranh Cầu Dừa
Cầu Trà Ban
(Giáp ranh tỉnh Hậu Giang)
1,20
10
Đường UBND Phường
1
Đầu ranh đất UBND Phường
Giáp đường vào Trường học cũ
1,20
III
PHƯỜNG 3
1
Đường nhựa ven Kênh Xáng Phụng Hiệp
1
Cầu Cống Đá
Hết ranh đất Lộ rẽ Tám Tuấn đầu nối QLPH
1,23
2
Giáp ranh đất Lộ rẽ Tám Tuần đầu nối QLPH
Hết ranh đất ông Tám Thầy
1,25
3
Khu vực đất quy hoạch chợ Vĩnh Biên (Nay thuộc phường 3)
1,25
4
Đầu ranh đất Trường THCS Phường 3 (Ngoại trừ đất quy hoạch chợ Vĩnh Biên nay thuộc phường 3)
Giáp ranh đất ông Tám Thầy
1,25
5
Giáp ranh đất Trường THCS Phường 3
Giáp ranh tỉnh Bạc Liêu
1,25
2
Quản lộ Phụng Hiệp
1
Cầu Cống Đá
Cống Tám Xưa
1,35
2
Cống Tám Xưa
Cống Hai Cường
1,40
1
Cống Hai Cường
Cầu Nàng Rền
1,30
3
Cầu Nàng Rền
Giáp tỉnh Bạc Liêu
1,30
3
Tỉnh Lộ 937B
1
Giao giữa Quản Lộ Phụng Hiệp - kênh Nàng Rền
Giáp ranh Mỹ Bình
1,50
4
Lộ kinh Huỳnh Yến
1
Cầu Cống Đá cũ
Giáp ranh Mỹ Bình
1,40
5
Lộ Kinh Ngang
1
Cầu Kinh Tư
Giáp ranh Mỹ Bình
1,40
6
Lộ Kinh 90
1
Giáp Khóm 7 phường 1
Ngã tư Kinh Ngang ông Hiếu - ông Phong
1,40
7
Lộ Làng Mới
1
Giáp Mỹ Bình
Giáp Bạc Liêu
1,40
8
Lộ bà Liếm
1
Cầu Huỳnh Yến
Cầu Hai Nhuận
1,40
9
Lộ Kinh xóm Lẫm
1
Tỉnh lộ 937B
Ngã ba Làng Mới (ông Khởi)
1,40
10
Kênh Tuấn Hớn
1
Giáp Quản Lộ Phụng Hiệp
Cầu Hai Hổ
1,40
1
Giáp Quản Lộ Phụng Hiệp
Cầu Ba Nhành
1,40
IV
XÃ MỸ QUỚI
1
Khu vực Trung tâm xã
ĐB
Đầu ranh đất Hai Di
Hết ranh đất ông Trần Văn Lắm
1,20
2
Ấp Mỹ Thành
KV1-VT1
Đầu ranh đất ông Trần Văn Lắm
Cầu Mới
1,20
KV1-VT3
Cầu Mới
Hết ranh đất Sáu Phi
1,20
KV2-VT2
Đầu ranh đất Sáu Phi
Giáp ranh xã Mỹ Bình
1,20
KV2-VT1
Đầu ranh đất bà Hai Di
Giáp ranh xã Mỹ Bình
1,20
KV1-VT2
Cầu Tỉnh lộ 937B (Hương lộ 17) đến UBND xã
Hết ranh đất Nhà máy ông Chúng
1,20
3
Lộ Mỹ Bình - Mỹ Quới
KV1-VT1
Từ đầu lộ
Hết ranh đất ông Phạm Văn Thực
1,20
4
Ấp Mỹ Thọ
KV2-VT1
Đầu ranh đất Nhà máy ông Chủng
Hết ranh đất Sáu Quyền
1,20
KV2-VT2
Giáp ranh đất Sáu Quyền
Hết ranh đất ông Tư Thiện
1,20
5
Hương lộ 17 (Tỉnh lộ 937 B)
KV1-VT1
Cầu chợ Mỹ Quới
Hết ranh đất Trường THPT Lê Văn Tám
1,20
KV1-VT2
Giáp ranh đất Trường THPT Lê Văn Tám
Cầu Số 1 (Cầu Bưng Sen)
1,20
KV1-VT3
Cầu số 1 (Cầu Bưng Sen)
Giáp ranh xã Mỹ Bình
1,20
6
Ấp Mỹ Tây A - Mỹ Tường B
KV1-VT1
Cầu mới
Hết ranh đất Đình Nguyễn Trung Trực
1,20
7
Ấp Mỹ Tường B
KV1-VT2
Giáp ranh đất Đình Nguyễn Trung Trực
Hết ranh đất Tư Đời
1,20
KV1-VT3
Giáp ranh đất Tư Đời
Cầu ông Xi
1,20
8
Ấp Mỹ Thọ
KV1-VT2
Đầu ranh đất Năm Châu đến đầu voi
Hết ranh đất Châu Thị Mỹ
1,20
9
Ấp Mỹ Tây A
KV1-VT2
Cầu Mới
Hết ranh đất ông Dương Huỳnh Long
1,20
10
Đường Mỹ Quới - Rộc Lá
KV1-VT1
Giáp khu vực xây dựng chợ Nhà ông Đạt Em)
Cầu mới
1,20
KV1-VT2
Cầu mới
Hết ranh đất ông Hà Tấn Liêm
1,20
KV1-VT3
Giáp ranh đất ông Hà Tấn Liêm
Cầu Mỹ Hưng
1,20
11
Lộ B Mỹ Thành (Kênh Thầy Cai Nhân)
KV2-VT3
Kênh Mương lộ
Giáp ranh xã Mỹ Bình
1,35
V
XÃ TÂN LONG
1
Quốc lộ 61B
KV2-VT1
Cầu ông Tàu giáp xã Thạnh Tân
Cầu Cái Trầu
1,25
KV1-VT2
Cầu Cái Trầu, KV chợ Tân Long
Hết ranh đất UBND xã Tân Long
1,20
KV1-VT1
Giáp ranh đất UBND xã Tân Long
Cầu Ba Bọng
1,25
KV2-VT1
Cầu Ba Bọng
Giáp xã Long Bình
1,20
2
Ấp Long Thạnh
KV1-VT1
Cầu Cái Trầu
Cầu Xéo
1,20
3
Lộ liên xã Tân Long - Phường 2
KV2-VT2
Cầu Ba Bọng
Hết ranh xã
1,20
4
Đường vào phố
KV2-VT1
Đầu ranh đất nhà ông Ty
Hết ranh đất nhà ông Hiệp
1,20
5
Hẻm trạm y tế
KV2-VT3
Đầu ranh đất ông Em
Hết ranh nhà máy ông Tư Cư
1,35
VI
XÃ VĨNH QUỚI
1
Trung tâm xã
KV1-VT1
Cầu Sóc Sãi đến UBND xã
Cầu Đường Tắc
1,20
2
Đường ôtô
KV1-VT2
Hết tuyến
1,35
3
Tuyến Kinh Xáng Quản Lộ Phụng Hiệp
KV2-VT2
Cầu Đường Trâu
Cống Bảy Tươi
1,35
KV2-VT2
Cống Bảy Tươi
Giáp ranh tỉnh Bạc Liêu
1,35
4
Tuyến Kinh Xáng Chìm
KV2-VT2
Giáp ranh ấp 2
Hết rất nhà thờ Cái Trầu
1,35
5
Tuyến rạch Xéo Sai
KV2-VT2
Cầu Ngã Tư Sóc Sải
Hết ranh đất ông Quách Văn Ngón
1,35
6
Tuyến lộ chùa Ô Chum
KV2-VT2
Cầu NgãTư Sóc Sải
Hết ranh đất khóm 2 (phường 1)
1,35
7
Tuyến lộ ngang chùa Ô Chum
KV2-VT2
Cầu Ngã Tư Lục Bà Tham
Hết ranh đất khóm 2 (phường 1)
1,35
8
Tuyến cứng hóa đê bao
KV2-VT3
Đầu ranh đất nhà Út Tô
Hết đất ông Thanh Văn
1,35
VII
XÃ LONG BÌNH
1
Quốc lộ 61B (Tỉnh lộ 937)
KV1-VT1
Giáp kênh Dân Quân khóm 3, phường 1
Cống 7 Oanh
1,25
KV1-VT2
Cống 7 Oanh
Hết địa giới xã (giáp Tân Long)
1,30
2
Lộ A Mỹ Hòa-Mỹ Hiệp
KV2-VT3
Giáp Khóm 7 phường 1
Giáp xã Mỹ Bình
1,30
VIII
XÃ MỸ BÌNH
1
Trung tâm xã
KV1-VT1
Đầu ranh đất trường học
Cống Hai Nhân
1,50
2
Hương lộ 17 (Tỉnh lộ 937B)
KV1-VT1
Hết tuyến
1,40
3
Tuyến Hai Nhân - Mỹ Quới
KV2-VT2
Cống Hai Nhân
Giáp ranh phường 3
1,50
KV2-VT1
Giáp ranh đất ranh đất trường học
Giáp ranh xã Mỹ Quới
1,40
4
Tuyến Cống Hai - Sáu Hùng
KV2-VT1
Cống Hai gốc tre
Cống Sáu Hùng (Giáp ranh xã Mỹ Quới)
1,20
5
Tuyến Cầu Nàng Rền
KV2-VT3
Cầu Nàng Rền
Giáp Long Bình
1,35
C
THỊ XÃ VĨNH CHÂU
I
PHƯỜNG I
1
Đường Trưng Trắc
1
Toàn tuyến
1,45
2
Đường Trưng Nhị
1
Toàn tuyến
1,45
3
Đường Trần Hưng Đạo
1
Ngã 4 Đường 30 tháng 4
Đến ngã 4 đường Lê Lai
1,40
2
Ngã 4 Đường 30 tháng 4
Đến đường Phan Thanh Giản
1,35
3
Ngã tư Lê Lai
Hết đất Chùa Bà
1,45
4
Giáp đất Chùa bà
Cầu Ngang
1,50
Hẻm 2
1
Toàn tuyến
1,40
Hẻm 9
1
Toàn tuyến
1,30
Hẻm 10
1
Đầu ranh đất ông Đỗ Văn Út
Hết ranh đất bà Kim Thị Út
1,30
Hẻm 25
1
Toàn tuyến
1,40
Hẻm 36
1
Toàn tuyến
1,30
Hẻm 52
1
Toàn tuyến
1,30
Hẻm 89
1
Toàn tuyến
1,30
Hẻm 125 (Hẻm Ba Cò cũ)
1
Toàn tuyến
1,30
Hẻm 145
1
Toàn tuyến
1,30
Hẻm 162
1
Toàn tuyến
1,40
Hẻm 196
1
Toàn tuyến
1,40
Hẻm 301 (Hẻm Khu Thương Nghiệp cũ)
1
Toàn tuyến
1,30
Hẻm 332
1
Toàn tuyến
1,40
4
Đường Đề Thám
1
Toàn tuyến
1,20
5
Đường 30 tháng 4
1
Cầu Vĩnh Châu
Ngã tư Nguyễn Huệ
1,35
2
Ngã tư Nguyễn Huệ
Quốc lộ Nam Sông Hậu
1,35
3
Cầu Vĩnh Châu
Hết đất ông Khưu Lý Minh phía Đông. Hết đất bà Nguyễn Thị Dung phía Tây lộ 30/4
1,35
4
Giáp đất ông Khưu Lý Minh phía đông. Giáp đất Nguyễn Thị Dung phía Tây lộ 30/4
Đến Cầu Giồng Dú
1,37
Hẻm 16 (Cặp cây xăng số 13 cũ)
1
Toàn tuyến
1,35
Hẻm 36
1
Toàn tuyến
1,46
Hẻm 44
1
Toàn tuyến
1,46
Hẻm 102 (Vào nhà trọ Huy Hoàng cũ)
1
Toàn tuyến
1,25
Hẻm 137
1
Toàn tuyến
1,35
Hẻm 150
1
Toàn tuyến
1,46
Hẻm 181
1
Toàn tuyến
1,25
Hẻm 186
1
Toàn tuyến
1,46
Hẻm 204
1
Toàn tuyến
1,25
Hẻm 418
1
Toàn tuyến
1,46
6
Đường 1 tháng 5
1
Đường 30 tháng 4
Đường số 6
1,35
7
Đường Lê Lợi
1
Cầu Vĩnh Châu
Đ. Lê Lai
135
2
Cầu Vĩnh Châu
Đ. Phan Thanh Giản
1,42
3
Ngã 3 đ. Phan Thanh Giản
Hết ranh Kho Cty Vĩnh Thuận
1,35
8
Đường Phan Thanh Giản
1
Toàn tuyến
1,46
Hẻm 13
1
Toàn tuyến
1,35
Hẻm 21 (Hẻm Cơ khí cũ)
1
Toàn tuyến
1,35
Hẻm 22 (Đối diện hẻm cơ khí cũ)
1
Toàn tuyến
1,25
Hẻm 36 (Sau đội quản lý duy tu sửa chữa)
1
Toàn tuyến
1,25
Hẻm 37 (Vào nhà ông Thống)
1
Toàn tuyến
1,25
9
Đường Nguyễn Huệ
1
Đầu ranh đất Chùa Ông
Ngã 4 Đường 30 tháng 4
1,35
2
Ngã 4 Đường 30 tháng 4
Ngã 4 Đ. Phan Thanh Giản
1,45
3
Ngã 4 Đ. Phan Thanh Giản
Giáp đường Thanh Niên
1,40
4
Giáp đường Thanh Niên
Ranh Phường Vĩnh Phước
1,40
Hẻm 3
1
Toàn tuyến
1,41
Hẻm 143
1
Toàn tuyến
1,51
Hẻm 210 (Cặp nhà ông Lâm Hai)
1
Từ đầu hẻm
Hết đất ông Kim Xê
1,41
2
Đoạn còn lại
1,51
Hẻm 232
1
Toàn tuyến
1,51
Hẻm số 251 (Cặp nhà ông Phát)
1
Toàn tuyến
1,35
Hẻm 286
1
Toàn tuyến
1,41
Hẻm 305 (Vào nhà ông Sơn Mo Nát)
1
Từ đầu hẻm
Hết đất ông Mã Quốc Cường
1,46
2
Đoạn còn lại
1,55
Hẻm 375 (Cặp nhà Trường Dân tộc nội trú)
1
Toàn tuyến
1,30
10
Đường Thanh Niên
1
Toàn tuyến
1.41
Hẻm 20 (Cặp Kho Trương Két)
1
Toàn tuyến
1,30
Hẻm 23 (Đối diện Làng Nướng)
1
Toàn tuyến
1,30
Hẻm 56
1
Toàn tuyến
1,41
11
Đường Đồng Khởi
1
Đường 30 tháng 4
Giáp sông Vĩnh Châu
1,30
2
Đường 30 tháng 4
Cống Ông Trầm
1,30
3
Cống Ông Trầm
Ngã 3 trại giam
1,30
Hẻm 110
1
Toàn tuyến
1,35
12
Đồng Khởi nối dài
1
Ngã 3 trại giam
Giáp ranh đất trại giam
1,50
13
Tỉnh lộ 935
1
Cầu Giồng Dú
Hết nhà trọ Thảo Nguyên
1,50
2
Giáp đất nhà trọ Thảo Nguyên
Giáp ranh Phường Khánh Hòa
1,50
Hẻm 40
1
Toàn tuyến
1,30
Hẻm 188
1
Toàn tuyến
1,30
Hẻm 244
1
Toàn tuyến
1,30
14
Đường Nguyễn Trãi
1
Cầu Vĩnh Châu
Cầu chợ mới
1,35
2
Cầu Vĩnh Châu
Cống Ông Trầm
1,35
15
Đường Nguyễn Thị Minh Khai
1
Toàn tuyến
1,30
Hẻm 35 (Trong Chợ mới)
1
Đuờng Nguyễn Thị Minh Khai
Mé sông Vĩnh Thành
1,30
16
Đường Lê Hồng Phong
1
Toàn tuyến
1,25
Hẻm 01
1
Toàn tuyến
1,30
17
Đường Lê Hồng Phong (nối dài)
1
Đầu ranh đất chợ cũ
Giáp ranh đất Khu thương mại mới xây dựng
1,20
18
Đường số 1
1
Đường Lê Hồng Phong
Đường số 8
1,25
2
Đường Lê Hồng Phong
Hết ranh đất Công an
1,25
19
Đường số 2
1
Đường 1 tháng 5
Giáp ranh đất Khu Thương mại
1,25
2
Đường 1 tháng 5
Đường số 1
1,25
20
Đường số 3
1
Đường Lê Hồng Phong
Đường số 6
1,25
21
Đường số 4 (Châu Văn Đơ)
1
Đường 30 tháng 4
Đường Nguyễn Huệ
1,25
Hẻm 8 (Vào Khu tập thể giáo viên)
1
Toàn tuyến
1,30
22
Đường số 6
1
Toàn tuyến
1,25
23
Đường số 7
1
Đường Lê Hồng Phong
Đường số 8
1,25
2
Đường Lê Hồng Phong
Đường số 2
1,25
24
Đường số 8
1
Toàn tuyến
1,25
25
Đường Bùi Thị Xuân
1
Đường Trưng Nhị
Đến Lê Lai
1,25
26
Đường Lê Lai
1
Cầu Mậu Thân
Quốc lộ Nam Sông Hậu
1,30
2
Quốc lộ Nam Sông Hậu
Huyện lộ 48
1,30
3
Huyện lộ 48
Đê Biển
1,30
Hẻm 70 (Cặp ngân hàng chính sách)
1
Từ đầu hẻm
Hết đất ông Quảng Thanh Cường
1,30
2
Đoạn còn lại
1,25
Hẻm 85 (Vào nhà ông Lâm Hoàng Viên)
1
Từ đầu hẻm
Hết ranh đất bà Lai Thị Xiếu Láo
1,25
2
Giáp ranh đất bà Lai Thị Xiếu Láo
Hết ranh đất ông Trần Vân Thêm
1,25
3
Đoạn còn lại
1,25
Hẻm 99 (Vào nhà ông Trạng)
1
Từ đầu hẻm
Hết ranh đất ông Tạ Ngọc Trí
1,25
2
Giáp ranh đất ông Tạ Ngọc Trí
Hết ranh đất bà Huỳnh Thị Thanh Liễu
1,25
Hẻm 207 (Hẻm 106 cũ)
1
Toàn tuyến
1,35
Hẻm 289 (Hẻm Lâm nghiệp cũ)
1
Toàn tuyến
1,35
Hẻm 325 (Đối diện Đồn 646)
1
Từ đầu hẻm
Hết ranh đất ông Nguyễn Quang
1,40
2
Đoạn còn lại
1,40
Hẻm 186 (Giồng Giữa)
1
Từ đầu hẻm
Hết ranh đất Trịnh Văn Tó
1,20
2
Giáp ranh đất Trịnh Văn Tó
Hết ranh đất ông Tăng Văn Cuôi
1,40
3
Đoạn còn lại
1,40
Hẻm 210
1
Toàn tuyến
1,40
Hẻm 258
1
Toàn tuyến
1,40
Hẻm 280
1
Toàn tuyến
1,40
Hẻm 352 (Vào nhà ông Huỳnh Xà Cọn)
1
Từ đầu hẻm
Hết đất Ông Châu Xẻm Tịch
1,35
2
Giáp đất Ông Châu Xem Tịch
Hết ranh đất bà Ong Thị Xiệu
1,40
3
Đoạn còn lại
1,40
Hẻm 420
1
Toàn tuyến
1,30
Hẻm 280
1
Toàn tuyến
1,40
27
Đường trong khu TĐC Hải Ngư
1
Toàn tuyến
1,40
28
Huyện lộ 48 (Giồng Nhãn)
1
Toàn tuyến trong phạm vi Phường 1
1,30
Hẻm 02
1
Toàn tuyến
1,25
Hẻm 18
1
Toàn tuyến
1,25
Hẻm 39
1
Toàn tuyến
1,25
Hẻm 92
1
Toàn tuyến
1,35
Hẻm 118
1
Toàn tuyến
1,50
Hẻm 163
1
Toàn tuyến
1,50
Hẻm 178
1
Toàn tuyến
1,50
Hẻm 197
1
Toàn tuyến
1,25
Hẻm 204
1
Toàn tuyến
1,50
Hẻm 244
1
Toàn tuyến
1,25
Hẻm 261
1
Toàn tuyến
1,35
Hẻm 336
1
Toàn tuyến
1,50
Hẻm 360
1
Toàn tuyến
1,50
Hẻm 376
1
Toàn tuyến
1,30
29
Đường Lý Thường Kiệt
1
Toàn tuyến
1,23
Hẻm 16
1
Toàn tuyến
1,50
Hẻm 143
1
Toàn tuyến
1,50
30
Quốc lộ Nam Sông Hậu
1
Toàn tuyến
1,20
Hẻm 221 (Đối diện Làng Nướng)
1
Toàn tuyến
1,25
Hẻm 239
1
Đường Nam Sông Hậu
Huyện lộ 48
1,25
31
Huyện lộ 41
1
Ngã 3 Giồng Dú
Ranh Phường 2
1,25
32
Đường Giồng Giữa (khu 5)
1
Toàn tuyến
1,25
Hẻm 14
1
Toàn tuyến
1,35
Hẻm 24
1
Toàn tuyến
1,35
Hẻm 58
1
Toàn tuyến
1,40
Hẻm 76
1
Toàn tuyến
1,40
Hẻm 100
1
Toàn tuyến
1,40
33
Đường Mậu Thân
1
Toàn tuyến
1,20
Hẻm 74
1
Toàn tuyến
1,30
Hẻm 100 (Cặp nhà bà Dự)
1
Toàn tuyến
1,30
34
Đường Đinh Tiên Hoàng
1
Toàn tuyến
1,30
35
Đường đal
1
Các tuyến lộ đal trong phạm vi toàn phường
1,40
II
PHƯỜNG II
1
Huyện lộ 43
1
Ranh phường 1
Ranh xã Lạc Hòa
1,20
2
Đường Đal Mới
1
Giáp Huyện Lộ 43
Hết ranh Nhà Ông Trần Phết
1,30
3
Đường Trần Hưng Đạo
1
Ranh phường 1
Đến ngã ba Quốc lộ NSH
1,20
4
Quốc lộ Nam Sông Hậu
1
Ranh phường 1
Ngã ba Quốc lộ Nam Sông Hậu
1,30
2
Ranh đất bà Lâm Thị Đa Ri
Đến hết đất ông Kim Vong
1,30
3
Vị trí còn lại
1,20
5
Huyện lộ 48
1
Toàn tuyến
1,20
6
Lộ Dol Chêl
1
Toàn tuyến
1,20
7
Lộ Vĩnh Bình - Giồng Me
1
Toàn tuyến
1,20
8
Lộ đal Cà Săng Cộm
1
Toàn tuyến
1,20
9
Lộ đal Vĩnh Bình-Vĩnh An (phía nam lộ NSN)
1
Toàn tuyến
1,20
10
Lộ đal Vĩnh Bình-Vĩnh An (phía bắc lộ NSN)
1
Toàn tuyến
1,20
11
Lộ đal Sân Chim- Cà Lăng B
1
Toàn tuyến
1,20
12
Lộ Giồng Me
1
Toàn tuyến
1,20
13
Lộ đal Vĩnh Trung
1
Toàn tuyến
1,20
14
Lộ đal Giồng Nhãn
1
Toàn tuyến
1,20
15
Lộ đal Đol Chát
1
Toàn tuyến
1,20
16
Lộ Vô Chùa Cà Săng
1
Toàn tuyến
1,20
17
Đường đal
1
Các lộ đal trong phạm vi Phường
1,40
III
PHƯỜNG VĨNH PHƯỚC
1
Quốc lộ Nam Sông Hậu
2
Cống PiPu
Hết ranh đất ông Lâm Sóc
1,30
1
Giáp ranh đất ông Lâm Sóc
Salatel ấp Xẻo Me (Khóm Sở tại B)
1,30
3
Cống Wathpich
Hết đất Cây xăng Thanh La Hương
1,40
2
Giúp ranh Phường 1
Cống Wach Pich
1,30
4
Đoạn còn lại
1,30
2
Huyện lộ 48
1
Ngã ba Biển Dưới
Về phía Tây hết đất bà Trần Thị Luổi, phía Đông hết ranh đất HTX Muối
1,30
2
Đoạn còn lại
1,30
3
Đường cống Wathpich
1
Cống Wach Pich
Huyện Lộ 48
1,20
4
Lộ đal
1
Giáp ranh Phường 1
Giáp Huyện Lộ 48
1,20
5
Tỉnh lộ 936
1
Quốc lộ Nam Sông Hậu
Cầu Keo
1,30
2
Từ Cầu Kè
Cầu Dù Há
1,30
6
Tỉnh lộ 940
1
Quốc lộ Nam Sông Hậu
Cầu 41
1,30
2
Cầu 41
Cầu 47
1,30
1
Cầu 47
Cầu Chợ Kênh
1,30
7
Đường huyện 40
1
Giáp Xã Vĩnh Tân
Giáp Xã Vĩnh Hiệp
1,20
8
Đường Nguyễn Huệ
1
Giáp ranh Phường 1
Ngã tư Quốc lộ Nam Sông Hậu
1,30
9
Lộ Phước Tân
1
Đầu ranh đất Trường học Biển Dưới
Giáp ranh giới xã Vĩnh Tân
1,20
10
Lộ Tà Lét
1
Quốc lộ Nam Sông Hậu
Huyện Lộ 48
1,20
11
Lộ Xẻo Me
1
Quốc lộ Nam Sông Hậu
Huyện Lộ 48
1,20
12
Hẻm trong chợ Xẻo Me
1
Toàn tuyến
1,30
13
Lộ Đai Trị
1
Quốc lộ Nam Sông Hậu
Cầu chợ
1,30
2
Các đoạn còn lại
1,50
14
Lộ Vĩnh Thành
1
Quốc lộ Nam Sông Hậu
Mé sông Vĩnh Thành
1,40
1
Quốc lộ Nam Sông Hậu
Chợ Vĩnh Thành
1,40
2
Đoạn còn lại
1,30
15
Hẻm cặp Trường DT Nội trú
1
Toàn tuyến
1,20
16
Đường đal
1
Các tuyến lộ đal trong phạm vi toàn phường
1,40
IV
PHƯỜNG KHÁNH HÒA
1
Tỉnh lộ 935
1
Từ đầu ranh đất ông Nguyễn Tư Thuận
Hết ranh đất trường TH Khánh Hòa 2
1,30
1
Lộ đal Sóc Ngang
Hết đất nhà ông Nhan Hùng
1,40
2
Mé sông Mỹ Thanh
Hết đất nhà ông Nguyễn Thanh Hoàng
1,30
2
Đoạn còn lại
1,30
2
Huyện lộ 41
2
Tỉnh lộ 935
Giáp sông Vĩnh Châu
1,30
1
Tỉnh lộ 935
Cầu Bưng Tum
1,30
2
Cầu Bưng Tum
Cầu Lẫm Thiết
1,30
3
Đường đal
1
Các tuyến lộ đal trong phạm vi toàn phường
1,40
V
XÃ LẠC HÒA
1
Huyện Lộ 43
KV1-VT1
Đầu ranh đất chùa Hải Phước An
Hết ranh đất cây xăng Hữu Còn
1,30
KV1-VT2
Từ tim cống về hướng bắc (lộ Đal)
Hết đất Trạm cấp nước (Ca Lạc)
1,30
KV1-VT2
Từ tim cống về hướng bắc (lộ Đal)
Hết đất bà Lâm Thị Bẹp (Ca Lạc A)
1,30
KV1-VT3
Toàn tuyến trong phạm vi xã
1,30
2
Đường Ca Lạc - Lền Buối
KV2-VT3
Giáp với huyện lộ 43
Giáp Sông Trà Niên
1,40
3
Quốc lộ Nam Sông Hậu
KV1-VT2
Toàn tuyến trong phạm vi xã
1,20
4
Lộ Giồng Giữa Đại Bái - Đại Bái A
KV2-VT3
Lộ chùa Đại Bải
QL Nam Sông Hậu
1,40
5
Đường Tăng Du
KV2-VT1
Toàn tuyến
1,20
6
Đường Ca Lạc Đại Bái
KV2-VT1
Toàn tuyến
1,20
7
Lộ Đal Hoà Nam - Hòa Thành
KV2-VT2
Toàn tuyến
1,30
8
Lộ đal Ca Lạc A
KV2-VT3
Toàn tuyến (trừ trung tâm chợ)
1,40
9
Lộ đai Cao Sản
KV2-VT3
Lộ Ca Lạc Đại Bái
Lộ Tân Du
1,40
10
Lộ đal Vĩnh Biên
KV2-VT3
Toàn tuyến
1,40
11
Lộ Vĩnh Biên, Vĩnh Thành B
KV2-VT3
Giao Âu Thọ B
Giao Với Lộ Vĩnh Biên Bà Len
1,40
12
Lộ đal Vĩnh Biên, Vĩnh Thành B
KV2-VT3
Toàn tuyến
1,40
13
Lộ đal Vĩnh Biên Ca Lạc A
KV2-VT3
Toàn tuyến
1,40
14
Lộ đal Lền Buối
KV2-VT2
Huyện lộ 43
Hết đất điểm lẻ Trường Tiểu học Lạc Hòa 1
1,20
15
Đường Đal Điền Thầy Ban Lền Buối
KV2-VT3
Lộ Đal Lền Buối
Sông Trà Niên
1,40
16
Đường đal
KV2-VT3
Các tuyến lộ đal trong phạm vi toàn xã
1,40
VI
XÃ VĨNH HẢI
1
Quốc lộ Nam Sông Hậu
KV1-VT1
Chùa Trà Sết
Hết đất Cây xăng Mỹ Hưng
1,30
KV1-VT2
Đầu đất Trường TH Vĩnh Hải 4
Cầu Mỹ Thanh 2
1,30
KV1-VT3
Toàn tuyến còn lại trong phạm vi xã
1,30
2
Huyện lộ 43
KV1-VT1
Đầu đất nhà ông Huỳnh Mến
Cống cầu ngang
1,40
KV1-VT2
Toàn tuyến
1,30
3
Lộ Bà Len
KV2-VT1
Từ ngã tư chợ Vĩnh Hải về hướng bắc đến ngã 3 huyện lộ 43, hướng Nam đến lộ Đal khu An Lạc.
1,20
4
Lộ đal Âu Thọ A
KV2-VT2
Toàn tuyến
1,20
5
Lộ đal Âu Thọ B
KV2-VT2
Toàn tuyến
1,20
6
Lộ vào Khu du lịch Hồ Bể
KV2-VT1
Quốc lộ Nam Sông Hậu
Hết đất bà Lý Thị Vuông
1,20
KV2-VT2
Giáp đất bà Lý Thị Vuông
Hồ Bể
1,20
7
Tỉnh lộ 113 (cũ)
KV2-VT1
Toàn tuyến
1,20
8
Đường đal
KV2-VT3
Các tuyến lộ đal trong phạm vi toàn xã
1,40
9
Đường lộ đal khu tái định cư khu 1
KV2-VT2
Toàn tuyến
1,30
10
Đường lộ đal khu tái định cư khu 2
KV2-VT2
Toàn tuyến
1,30
VII
XÃ HÒA ĐÔNG
1
Trung tâm xã Hòa Đông
KV1-VT1
Từ ngã ba chợ Hòa Đông về hướng nam đến hết đất UBND xã, hướng tây đến hết đất Ông Quách Suôl, hướng đông đến hết đất cây xăng ông Kiệt
1,20
2
Huyện lộ 41
KV2-VT1
Toàn tuyến (trừ trung tâm chợ)
1,20
3
Lộ Đal Cảng Buổi
KV2-VT3
Đầu ranh đất ông Lâm Phu Lượng
Hết ranh đất ông Trương Văn Quến
1,40
KV2-VT1
Giáp ranh đất ông Trương Văn Quến
Hết ranh đất ông Tăng Văn Súa
1,20
KV2-VT3
Các đoạn còn lại
1,40
4
Lộ đal Trà Teo Thạch Sao
KV2-VT1
Đầu ranh đất ông Thái Văn Dũng
Hết ranh đất ông Tô Văn Hải
1,20
KV2-VT3
Các đoạn còn lại
1,40
5
Đường đal
KV2-VT3
Các tuyến lộ đal trong phạm vi toàn xã
1,35
VIII
XÃ VĨNH TÂN
1
Quốc lộ Nam Sông Hậu
KV1-VT1
Tim cầu Vĩnh Tân dọc theo lộ về hướng đông hết đất bà Sơn Thị Phên, hướng tây hết đất ông Thạch Chi
1,30
KV1-VT2
Còn lại
1,20
2
Huyện lộ 48
KV1-VT3
Toàn tuyến còn lại (trừ trung tâm ngã tư)
1,20
KV1-VT2
Đầu ranh đất ông Sơn Sinh
Hết ranh đất bà Sơn Thị Uôl
1,20
3
Đường huyện 47B
KV2-VT1
Quốc lộ Nam Sông Hậu
Huyện lộ 48
1,20
KV2-VT1
Huyện lộ 48
Đê biển
1,20
4
Đường đal
KV2-VT3
Các tuyến lộ đal trong phạm vi toàn xã
1,35
IX
XÃ LAI HÒA
1
Quốc lộ Nam Sông Hậu
KV1-VT1
Cống Lai Hòa về hướng Đông đến hết cống Xẻo Cốc, hướng Tây đến hết đất ông Nguyễn Hoàng Chánh và bà Lê Thị Thương
1,30
KV1-VT2
Đầu ranh đất ông Nguyễn Hoàng Chánh và bà Lê Thị Thương
Giáp ranh tỉnh Bạc Liêu
1,30
KV1-VT3
Toàn tuyến còn lại
1,20
2
Huyện lộ 48
KV1-VT1
Ngã ba Preychóp B, hướng đông đến hết ranh đất Trần Lưu và Sơn Thị Sả Phươl, hướng Tây đến giáp ranh tỉnh Bạc Liêu, hướng Bắc đến hết ranh đất ông Nguyễn Văn Hoài
1,20
KV2-VT2
Toàn tuyến trong phạm vi xã
1,20
4
Đường huyện 47C
KV1-VT2
Quốc lộ Nam Sông Hậu
Hết ranh đất ông Thạch Váth
1,20
KV1-VT2
Từ ngã ba chợ Prey Chóp về hướng Đông hết đất Trường Tiểu học lai Hòa 5 và hết đất ông 5 Chua, hướng Tây hết đất ông Đào Hên và hết đất ông Thạch Khêl, hướng nam hết đất VLXD ông Nguyễn Văn Hoài, hướng Bắc đến giáp Cống Chữ U (Kênh KN2)
1,30
KV1-VT3
Toàn tuyến còn lại (Trừ các tuyến trong trung tâm)
1,20
5
Lộ Prey Chop (Hòa Hiệp Đoạn Trong)
KV2-VT3
Lộ Prey Chop
Lộ Đal Xung Thum
1,20
6
Lộ chùa Prey Chopra đê biển
KV2-VT3
Đê biển
Giáp Huyện Lộ 48
1,20
7
Lộ Prey Chop Xung Thum B
KV2-VT3
Đê biển
Giáp Huyện Lộ 48
1,20
8
Lộ Năm căn
KV2-VT3
Quốc lộ Nam Sông Hậu
Đê sông Mỹ Thanh
1,20
9
Lộ Đai Tà Bôn
KV2-VT2
Toàn tuyến
1,20
10
Lộ Đal Xung Thum A
KV2-VT2
Ngã 3 Xung Thum A về hướng đông đến hết ranh Chùa Xung Thum, hướng tây hết đất bà Phan Thuý Mừng, hướng Bắc đến hết đất ông Quách Thăng và Miếu Bà
1,20
11
Lộ Xum Thum (Hòa Hiệp Đoạn Trong)
KV2-VT3
Lộ Đal Xung Thum A (Tù ranh đất ông Sơn Nem)
Lộ Đal Xung Thum A (Hết ranh đất nhà ông Phan Văn Ở)
1,20
12
Lộ Đal Khu 5 Lai Hòa
KV2-VT2
Toàn tuyến
1,20
13
Các tuyến lộ Đal còn lại
KV2-VT3
Trong phạm vi toàn xã
1,30
14
Bắc Trà Niên 40 (Phía Bắc)
KV2-VT3
Kênh 7 Túc
Kênh Năm Căn - Lai Hòa
1,40
15
Đường kênh Mười Non
KV2-VT3
Bắc Trà Niên 40
Đường huyện 40 (Đê sông)
1,40
16
Đường Bồ Kện
KV2-VT3
Kênh 7 Túc
Kênh Năm Căn
1,40
17
Đường Năm Căn
KV2-VT3
Kênh 7 Túc
Giáp ranh tỉnh Bạc Liêu
1,40
18
Lộ Đal Năm Căn - giáp ranh Bạc Liêu
KV2-VT3
Đường huyện 40 (Đê sông)
Kênh Lung Giá
1,40
X
XÃ VĨNH HIỆP
1
Đường tỉnh 936 (bờ Tây)
KV2-VT1
Cầu Dù Há
Hết ranh đất Phạm Kiểu (Đầu Voi)
1,40
2
Đường tỉnh 936 (bờ Đông)
KV2-VT1
Cầu Dù Há
Hết ranh đất ông Trương Văn Thơ
1,40
3
Đường tỉnh 936 (bờ Đông)
KV2-VT2
Giáp ranh đất ông Trương Văn Thơ
Hết ranh đất Phạm Kiểu (Đầu Voi)
1,30
4
Đường huyện 46A
KV2-VT2
ĐT 936
Cầu Tân Lập
1,30
5
Đường huyện 46A
KV2-VT3
Cầu Tân Lập
Giáp sông Trà Nho
1,40
6
Đường huyện 46 B
KV2-VT3
Đường huyện 42
Đường huyện 40 (Đê cấp I)
1,40
7
Đường huyện 40 (Đê cấp 1)
KV2-VT3
ĐT 936
Cống Trà Nho
1,40
8
Đường huyện 42
KV2-VT3
Đường huyện 46B
Giáp sông Trà Nho
1,40
9
Đường Tân Lập B
KV2-VT3
Cầu Tân Lập
Đường huyện 46B
1,40
10
Đường từ Tân Lập đến Vĩnh Phước
KV2-VT3
Cầu kênh 40
Giáp Khóm Wath Pích (Vĩnh Phước)
1,40
11
Đường từ cầu số 2 đến nhà ông 6 Mãnh
KV2-VT3
Đường huyện 46A
Đường huyện 40 (Đê cấp I)
1,40
12
Đường Tân Lập - Tân Thành B
KV2-VT3
Đường Tân Lập B
Giáp khóm Vĩnh Thành (Vĩnh Phước)
1,40
13
Đường từ nhà bà Tàu Nhiễu ra đê cấp I
KV2-VT3
Đầu ranh đất bà Tàu Nhiễu
Đường huyện 40 (Đê cấp I)
1,40
14
Đường Xóm Lương
KV2-VT3
Đường huyện 46A
Giáp sông Trà Niên
1,40
15
Đường cặp kênh Phạm Kiểu
KV2-VT3
Cầu Kênh Sườn
Đường huyện 40 (Đê cấp 1)
1,40
16
Đường cặp kênh Phạm Kiểu - Tân Hưng
KV2-VT3
Đầu ranh đất bà Kiếm
Đường cặp kênh Phạm Kiểu
1,50
17
Đường cặp kênh Sườn (Lộ Tân Hưng)
KV2-VT3
Cống kênh Sườn
Đường huyện 46B
1,40
18
Đường cặp kênh Tân Lập - Tân Tỉnh
KV2-VT3
Đường huyện 46B
Cống Trà Nho
1,40
19
Đường cặp kênh thầy Tám
KV2-VT3
Đường huyện 40 (Đê cấp I) - nhà SH cộng đồng
Đường huyện 40 (Đê cấp I) - nhà ông Năm Đời
1,40
20
Đường Chài Chiềm
KV2-VT3
Đường Tân Lập - Tân Thành B
Sông Trà Nho
1,40
21
Đường Lai Sào
KV2-VT3
Đường Tân Lập - Tân Thành B
Nhà ông Hạnh
1,40
22
Đường Tân Thành A - Đặng Văn Đông
KV2-VT3
ĐT 936
Đường từ Tân Lập đến Vĩnh Phước
1,40
23
Đường cặp kênh 2 An
KV2-VT3
Đường Tân Hưng (Đầu đất ông Bảy Chịa)
Đường cặp kênh Sườn (Lộ Tân Hưng)
1,40
24
Đường căp kênh Đặng Văn Đông
KV2-VT3
Đường huyện 46B
Đường Xóm Lương
1,40
25
Đường từ nhà ông Gốc đến đê cấp I
KV2-VT3
Nhà ông Gốc
Đường huyện 40 (Đê cấp I)
1,40
26
Đường Tân Hưng
KV2-VT3
Đường huyện 46A
Đường huyện 40 (Đê cấp I)
1,40
27
Đường Xóm mới
KV2-VT3
Đường Tân Lập - Tân Thành B
Giáp sông Trà Niên
1,40
28
Đường đan vào Trạm Y tế
KV2-VT3
Cầu qua Trường THCS Vĩnh Hiệp
Trạm Y tế
1,40
29
Đường đan vào Trường Mầm Non
KV2-VT3
Đường huyện 46A (UBND xã cũ)
Hết đất Trường Mầm Non Vĩnh Hiệp
1,40
30
Đường đal
KV2-VT3
Toàn tuyến đường đal trong phạm vi toàn xã
1,35
D
HUYỆN CHÂU THÀNH
1
THỊ TRẤN CHÂU THÀNH
1
Quốc lộ 1A
3
Ranh xã Hồ Đắc Kiện
Hết ranh đất Cây xăng Vạn Phúc Lộc (Hết thửa số 669, tờ BĐ số 8)
1,50
1
Giáp ranh đất Cây xăng Vạn Phúc Lộc (Giáp thửa số 669, tờ BĐ số 8)
Hết ranh đất Ngân hàng Sacombank (UBND TT cũ)
1,30
2
Giáp ranh đất Ngân hàng Sacombank (UBND TT cũ)
Giáp ranh xã Thuận Hòa
1,40
2
Đường hai bên nhà lồng chợ
1
Toàn tuyến
1,20
3
Các đường khác khu vực chợ
1
Toàn tuyến
1,15
4
Đường tỉnh 939B
1
Từ cầu chợ Thuận Hòa
Hết ranh đất Cây xăng Quang Minh (Hết thửa số 1228, tờ BĐ số 01)
1,60
2
Giáp ranh đất Cây xăng Quang Minh (Giáp thửa số 1228, tờ BĐ số 01)
Giáp ranh xã Thuận Hòa
1,50
5
Đường Trần Phú
1
Từ giáp Quốc Lộ 1A
Hết ranh đất nhà trọ Út Nhỏ (Hết thửa số 1334, tờ BĐ số 02)
1,30
2
Giáp ranh đất nhà trọ Út Nhỏ (Giáp thửa số 1334, tờ BĐ số 02)
Đường Trần Hưng Đạo
1,30
6
Đường huyện 5 (Đường huyện 94)
1
Đường Trần Hưng Đạo
Cầu Xây Cáp
1,30
2
Cầu Xây Cáp
Cầu 30/4
1,10
7
Khu tái định cư Xây Đá
1
Khu tái định cư Xây Đá đã đầu tư cơ sở hạ tầng
1,10
2
Vị trí tiếp giáp khu tái định cư chưa đầu tư cơ sở hạ tầng
1,20
8
Khu tái định cư Thuận Hòa
1
Các đường khác trong khu tái định cư
1,10
2
Các vị trí tiếp giáp khu tái định cư
1,10
9
Đường Hùng Vương
1
Giáp Quốc Lộ 1A
Đường Phạm Ngũ Lão
1,40
2
Đường Phạm Ngũ Lão
Đường Trần Hưng Đạo
1,40
10
Đường Trần Hưng Đạo
1
Toàn tuyến
1,40
11
Đường Lý Thường Kiệt
1
Toàn tuyến
1,40
12
Tuyến đê bao Thuận Hòa (Đường huyện 93)
1
Đường ĐT 939 B
Cống Ông Minh
1,40
2
Cống Ông Minh
Giáp ranh xã Thuận Hòa
1,20
3
Cống Thuận Hòa
Giáp ranh xã Hồ Đắc Kiện
1,20
13
Đường Bạch Đằng (Đường kênh hậu cũ)
3
Đường đal Xây Cáp
Giáp ranh xã Thuận Hòa
1,30
1
Đường Hùng Vương
Hết ranh đất Ngân hàng Sacombank
1,40
2
Giáp ranh đất Ngân hàng Sacombank
Đường đal Xây Cáp
1,40
14
Lộ đal
1
Các đoạn đường trong phạm vi quy hoạch Khu hành chính đô thị thị trấn Châu Thành
1,30
1
Nhà Sinh hoạt cộng đồng ấp Trà Quýt
Hết ranh đất bà Kiều Anh (Hết thửa số 271, tờ BĐ số 01)
1,30
1
Cống ông Ướng
Cầu ranh xã Thuận Hòa
1,30
1
Đầu ranh đất bà Châu Thị Nguyệt (Đầu ranh thửa số 246, từ BĐ số 03)
Giáp đê bao
1,30
1
Đầu ranh đất bà Châu Thị Nguyệt (Đầu ranh thửa số 246, từ BĐ số 03)
Cống Thuận Hòa
1,30
1
Đường Xây Cáp (Toàn tuyến)
1,20
15
Lộ đal
1
Giáp đường Trần Hưng Đạo
Cầu Xây Cáp
1,20
16
Đường đất
1
Cống Thuận Hòa
Giáp ranh xã Hồ Đắc Kiện
1,30
1
Đầu ranh đất ông Đắng (Thửa số 2324, tờ BĐ số 05)
Kênh 30/4
1,30
1
Đầu ranh đất Trịnh Thị Tý (Thửa số 37, tờ BĐ số 01)
Hết ranh đất Công an huyện
1,30
1
Đầu ranh đất ông Xiêm (Thửa số 651, tờ BĐ số 08)
Kênh Mai Thanh
1,30
1
Đầu ranh đất ông Đường (Thửa số 1228, tờ BĐ số 01)
Giáp ranh đất Công an huyện
1,30
1
Đầu ranh đất ông Trần Văn Nhứt (Thửa số 311, tờ BĐ số 03)
Hết ranh đất bà Thị Tiên (Thửa số 40, tờ BĐ số 03)
1,30
1
Kênh Mai Thanh Toàn tuyến
1,30
1
Kênh Lò gạch hai bên Toàn tuyến
1,30
1
Kênh Hai Long hai bên Toàn tuyến
1,30
1
Kênh 30/4 Toàn tuyến
1,30
1
Rạch Xây Cáp hai bên Toàn tuyến
1,30
1
Kênh 6 Sệp Toàn tuyến
1,30
1
Kênh giáp ranh xã Thuận Hòa ấp Trà Quýt (Toàn tuyến)
1,30
1
Kênh ông Minh (Toàn tuyến)
1,30
1
Kênh 2 Cọl (Toàn tuyến)
1,30
1
Kênh 2 Hiến (Toàn tuyến)
1,30
1
Rạch Sáu Siềng (Toàn tuyến)
1,30
1
Kênh hậu dọc đường Thuận Hòa - Phú Tâm
1,30
1
Sau Trường Mẫu giáo cặp Kênh Huyện lộ 5
Hết đất Ông Đẳng (Thửa số 2324, tờ BĐ số 05)
1,30
17
Đường giao thông nông thôn
1
Tòa án huyện
Kênh hậu huyện lộ 5
1,25
18
Lộ đal nối khu vực chợ với khu tái định cư
1
Toàn tuyến
1,20
19
Đường nhựa vị trí tiếp giáp khu vực chợ
1
Toàn tuyến
1,20
20
Đường A4 (vào UBND Thị trấn mới)
1
Toàn tuyến
1,30
21
Đường giao thông nông thôn
1
Các tuyến đường Bê tông, đường Đal còn Iại
1,30
II
XÃ THUẬN HÒA
1
Quốc Lộ 1A
KV1-VT1
Toàn tuyến
1,40
2
Đường tỉnh 939B (TL14)
KV1-VT2
Toàn tuyến
1,40
3
Đường Vào Trại Giống
KV1-VT3
Toàn tuyến
1,25
4
Đường vào khu hành chính
KV1-VT3
Toàn tuyến
1,25
5
Tuyến Đê Bao Thuận Hòa (Đường huyện 93)
KV2-VT1
Giáp ranh TT. Châu Thành
Hết ranh đất Chùa Cũ
1,20
KV2-VT2
Giáp ranh Chùa Cũ
Giáp ranh xã An Hiệp
1,20
6
Lộ bao quanh khu hành chính xã
KV2-VT2
Giáp đường vào KHC
Hết đất trường tiểu học Thuận Hòa B
1,30
KV2-VT3
Tuyến còn lại
1,30
7
Lộ Dal Sa Bâu
KV2-VT3
Toàn tuyến
1,30
8
Lộ Dal Cống 2
KV2-VT3
Toàn tuyến
1,30
9
Lộ dal 6 A1
KV2-VT3
Toàn tuyến
1,30
10
Lộ dal kênh 85, ấp Trà Canh
KV2-VT3
Toàn tuyến
1,30
11
Lô dal kênh ông Ướng
KV2-VT3
Toàn tuyến
1,30
12
Lộ dal Tư Lung- Bảy Trang
KV2-VT3
Toàn tuyến
1,30
13
Lộ dal kênh Trà Tép
KV2-VT3
Toàn tuyến
1,30
14
Lộ Dal Kênh 6 Nghĩa Địa - Rạch Hàn Bần
KV2-VT3
Toàn tuyến
1,30
15
Đường đal
KV2-VT3
Các tuyến đường đal còn lại
1,25
III
XÃ AN HIỆP
1
Quốc Lộ 1A
KV1-VT1
Ranh xã Thuận Hòa
Hết ranh đất cây xăng Mỹ Trân
1,51
KV1-VT1
Giáp ranh đất cây xăng Mỹ Trân
Hết cống (Hết đất nhà Lý Sà Nen)
1,30
ĐB
Giáp cống (Giáp đất nhà Lý Sà Nen)
Hết ranh đất kho Cty Cổ phần TMDL Sóc Trăng
1,40
ĐB
Giáp ranh đất kho Cty Cổ phần TMDL Sóc Trăng
Giáp ranh TP Sóc Trăng
1,36
2
Đường tỉnh 932
KV1-VT1
Ngã ba An Trạch
Giáp đường vào trường Tiểu học An Hiệp A
1,50
KV1-VT2
Giáp đường vào trường Tiểu học An Hiệp A
Giáp ranh xã Phú Tân
1,50
3
Đường tỉnh 932 nối dài
KV1-VT1
Giáp Quốc Lộ 1A
Cầu đi Giồng Chùa A
1,50
KV1-VT2
Cầu đi Giồng Chùa A
Hết ranh đất ông Hoàng (Thửa số 826, tờ BĐ số 05)
1,50
KV2-VT1
Giáp ranh đất ông Hoàng (Thửa số 826, tờ BĐ số 05)
Hết đất Chùa PengSomRach
1,50
KV2-VT2
Giáp Chùa PengSomRach
Cầu Bưng Tróp
1,50
KV1-VT3
Cầu Bưng Tróp A
Giáp đường vào chợ Bưng Tróp (đi An Ninh)
1,50
KV2-VT3
Giáp đường vào chợ Bung Tróp (đi An Ninh)
Giáp ranh xã An Ninh
1,50
4
Đường Sóc Vồ
KV1-VT2
Quốc lộ 1A
Giáp ranh xã An Ninh
1,40
5
Tuyến tránh QL 60
KV1-VT1
Toàn tuyến
1,30
6
Tuyến đê bao (đường huyện 93)
KV2-VT3
Toàn tuyến
1,40
7
Chợ An Trạch
KV1-VT1
Hai bên và dãy dưới nhà lồng chợ
1,25
8
Các hẻm Khu vực chợ An Trạch
KV2-VT3
Toàn khu
1,30
9
Đường vào chợ Bưng Tróp A
KV2-VT3
Toàn tuyến (Từ giáp đường huyện đi An Ninh vào chợ và đoạn từ qua cầu Bưng Tróp A vào chợ)
1,30
10
Khu vực chợ Bưng Tróp A
KV2-VT3
Toàn khu
1,30
11
Đường Dal
KV2-VT3
Cầu Bưng Tróp
Hết đất Chùa Bưng Tróp
1,30
KV2-VT3
Sau chùa PengsomRach
Cầu ông Lonl
1,30
KV2-VT3
Cầu ông Lonl
Giáp ranh xã Thiện Mỹ
1,30
KV2-VT3
Giáp ranh xã Thiện Mỹ
Hết đất Trường Mẫu giáo An Tập
1,30
KV2-VT3
Sau chùa PengsomRach
1,30
KV2-VT3
Các tuyến còn lại
1,30
12
Khu tái dịnh cư
KV2-VT1
Toàn khu
1,20
13
Đường vào khu tái định cư
KV1-VT3
Toàn tuyến
1,10
14
Đường vào trường Tiểu học An Hiệp qua khu TĐC
KV2-VT1
Toàn tuyến
1,20
15
Đường liên xã Thiện Mỹ - An Hiệp (Đường huyện 90)
KV2-VT2
Đầu đường
Cầu An Hiệp B
1,20
KV2-VT3
Cầu An Hiệp B
Giáp ranh xã Thiện Mỹ
1,20
16
Đường dal ấp An Trạch (Hẻm 3)
KV2-VT3
Từ đường 932
Kênh Thuỷ lợi
1,30
17
Đường dal ấp An Trạch (Hẻm 4)
KV2-VT3
Từ đường 932
Kênh Thuỷ lợi
1,30
18
Đường dal
KV2-VT2
Quốc lộ 1A
Kênh Thuỷ lợi
1,20
19
Hẻm 2 ấp Phụng Hiệp (Hẻm nhà trọ Tường Vy cũ)
KV1-VT3
Toàn tuyến
1,10
IV
XÃ PHÚ TÂM
1
Đường tỉnh 932
ĐB
Từ cầu Phú Tâm
Hẻm Trạm Y Tế
1,60
KV1-VT2
Hẻm Trạm Y Tế
Kếnh ống Bọng
1,70
KV1-VT3
Kênh ống Bọng
Giáp ranh huyện Kế Sách
1,60
2
Đường hai bên nhà lồng chợ
ĐB
Đường hai bên nhà lồng chợ
1,30
KV2-VT1
Hẻm Công Lập Thành
Hết ranh đất Trường Mẫu Giáo
1,10
KV2-VT2
Giáp ranh đất Trường Mẫu Giáo
Hết ranh đất ông Lâm Mình Tài (Thửa số 231, tờ BĐ số 11)
1,10
3
Đường huyện 5 (Đường huyện 94)
KV2-VT2
Đường ĐT 932
Cầu Bà Ngẫu
1,40
KV2-VT3
Đoạn còn lại
1,40
4
Đường giao thông nông thôn
KV1-VT3
Hẻm khu 2 của Ấp Phú Bình
1,10
KV2-VT2
Đầu ranh đất trường Hoa
Cầu nhà thầy Sinh
1,20
KV2-VT2
Giáp ĐT 932 (cặp VLXD Tân Phong)
Kênh Vành Đai
1,20
KV2-VT2
Giáp ĐT 932 (cặp trụ sở ấp Thọ Hòa Đông)
Kênh Vành Đai
1,20
KV2-VT2
Giáp ĐT 932 (cặp nhà Sơn Hậu)
Kênh Vành Đai
1,20
KV2-VT3
Đầu ranh đất ông Dương Hải Sui (Thửa số 26, tờ BĐ số 11)
Hết ranh đất ông Lâm Hữu Minh (Thửa số 34, tờ BĐ số 04)
1,30
KV2-VT3
Đầu ranh đất ông Lâm Anh Tài (Thửa số 897, tờ BĐ số 08)
Kênh bà Phái
1,30
KV2-VT3
Giáp đường tỉnh 932
Hết đường đal Phú Thành A
130
KV2-VT3
Giáp ranh đất Trường Hoa
Cầu Lương Sơn Bá
1,30
KV2-VT3
Giáp đường huyện 5
Hết ranh đất Tô Yều Cam (Thửa số 60, tờ BĐ số 10)
1,30
KV2-VT3
Các hẻm ximăng còn lại
1,30
5
Đường Dal
KV2-VT3
Cầu Bảy Quýt
Mó neo (Giáp huyện Kế sách)
1,10
KV2-VT3
Cầu Bảy Quýt
Giáp huyện Kế Sách (Hết đất ông Hai Thà)
1,10
KV2-VT3
Cầu Bảy Quýt
Kênh 30/4
1,10
KV2-VT3
Kênh 30/4
Hết ranh nghĩa trang cũ
1,20
KV1-VT1
Đường tỉnh 932
Cầu Chùa
1,25
KV1-VT2
Cầu Chùa
Hết ranh đất thửa số 02, tờ BĐ số 26 (nhà ông Châu Ngọc Sang)
1,10
KV2-VT3
Cầu Bảy Quýt
Cầu Na Tưng
1,10
6
Đường giao thông nông thôn
KV2-VT3
Các tuyến đường Bê tông, đường Đal còn lại
1,25
V
XÃ AN NINH
1
Đuờng tỉnh 938
KV1-VT2
Giáp ranh TP Sóc Trăng
Cua Xà Lan (Hết ranh thửa 422, tờ BĐ số 07)
1,50
KV1-VT3
Cua Xà Lan (Hết ranh thửa 422, tờ BĐ số 07)
Cầu Chùa
1,60
KV1-VT3
Giáp ranh Cầu Chùa
ĐT 932 (Đường đi Chông Nô cũ)
1,50
KV1-VT1
ĐT 932 (Đường đi Chông Nô cũ)
Hết ranh đất Trường tiểu học An Ninh D
1,45
KV1-VT2
Giáp ranh đất Trường tiểu học An Ninh D
Cầu Trắng
1,55
2
Đường tỉnh 939
KV1-VT1
Cầu Trắng
Hết ranh đất nhà máy ông Ba Chiến (Thửa số 1521, từ BĐ số 04)
1,40
KV1-VT2
Giáp ranh đất nhà máy ông Ba Chiến (Thửa số 1521, từ BĐ số 04)
Cống Kênh Mới
1,50
KV1-VT3
Cống Kênh Mới
Giáp ranh xã Mỹ Hương
1,60
3
Đường tỉnh 932 nối dài
(Đường đi Chông Nô cũ)
KV2-VT2
Đường tỉnh 938
Cầu kênh 76
1,50
KV2-VT3
Cầu kênh 76
Bưng Chóp
1,50
4
Hẻm Chợ
KV1-VT1
Đầu ranh đất Bà Léng
(Đầu thửa số 1176, tờ BĐ số 06)
Hết ranh đất bà Nguyên
(Thửa số1195, tờ BĐ số 06)
1,30
KV1-VT2
Đầu ranh đất Bà Dân (Thửa số 1178, tờ BĐ số 06)
Hết ranh đất ông Xe (Thửa số 1226, tờ BĐ số 06)
1,30
5
Các hẻm trung tâm xã
KV1-VT2
Các hẻm nhựa thuộc Ấp Châu Thành
1,10
KV1-VT1
Hai bên nhà lồng chợ cũ
1,10
KV1-VT3
Đường sân bóng cũ
1,20
6
Hẻm ấp Châu Thành
KV2-VT2
Các hẻm xóm 1,2,3,4 thuộc Ấp Châu Thành
1,20
7
Đường Sóc Vồ
KV2-VT1
Bia truyền thống
Giáp ranh xã An Hiệp
1,10
8
Hẻm khu vực Sóc Vồ
KV2-VT3
Các hẻm
1,30
9
Đường dal
KV2-VT3
Lộ Dal Xà Lan
1,30
10
Đường giao thông nông thôn
KV2-VT3
Các tuyến đường Bê tông, đường Đal còn lại
1,25
VI
XÃ THIỆN MỸ
1
Đường tỉnh 939 B (Đường Tỉnh 14)
KV1-VT1
Đầu đất UBND xã Thiện Mỹ
Cầu xã Thiện Mỹ
1,60
KV1-VT3
Giáp đất UBND xã Thiện Mỹ
Giáp ranh xã Thuận Hòa
1,50
KV1-VT2
Cầu xã Thiện Mỹ
Hết ranh đất quán Café Thanh Trúc (Thửa số 497, tờ BĐ số 03)
1,60
KV2-VT1
Giáp ranh đất quán Café Thanh Trúc (Thửa số 497, tờ BĐ số 03)
Giáp ranh xã Mỹ Hương
1,50
2
Đường liên xã Thiện Mỹ - An Hiệp
KV1-VT1
Giáp Tỉnh lộ 939 Đ
Hết ranh đất nhà ông Trần Quốc Phong (Thửa số 600, tờ BĐ số 01)
1,20
KV1-VT2
Giáp ranh đất nhà ông Trần Quốc Phong (Thửa số 600, tờ BĐ số 01)
Giáp ranh xã An Hiệp
1,20
3
Lộ đal
KV2-VT2
Cầu UBND xã
Giáp ranh xã Hồ Đắc Kiện
1,30
KV2-VT2
Ngã tư Chùa
Hết ranh đất ông Lương Văn Cam (Thửa số 789, tờ BĐ số 02)
1,10
KV2-VT2
Ngã tư Chùa
Hết ranh đất Trường THCS Thiện Mỹ
1,10
KV2-VT3
Ranh xã Hồ Đắc Kiện
Giáp ranh huyện Mỹ Tú
1,10
Lộ đal
(giáp kênh Tăng Phước)
KV2-VT3
Ngã tư Chùa
Giáp ranh xã Hồ Đắc Kiện
1,10
Lộ dal (giáp kênh Ba Rinh, phía nhà thờ)
KV2-VT3
Ranh Mỹ Tú
Giáp ranh xã Hồ Đắc Kiện
1,10
4
Lộ dal ấp An Tập (giáp ranh An Hiệp)
KV2-VT3
Giáp đường liên xã Thiện Mỹ-An Hiệp
Giáp ấp Mỹ An
1,30
5
Khu vực nhà lồng chợ
KV1-VT1
Dãy hai bên nhà lồng chợ
1,15
KV1-VT2
Dãy phía sau nhà lồng chợ
1,20
6
Các hẻm xung quanh khu vực chợ
KV2-VT1
Toàn tuyến
1,10
7
Đường giao thông nông thôn
KV2-VT3
Các tuyến đường Bê tông, đường Đal còn lại
1,25
VII
XÃ HỒ ĐẮC KIỆN
1
Quốc Lộ 1A
KV1-VT1
Ranh TT. Châu Thành
Hết ranh đất nhà máy Tuyết Phương
1,60
KV1-VT2
Giáp ranh đất nhà máy Tuyết Phương
Hết ranh đất cây xăng Dư Hoài
1,60
KV1-VT1
Giáp ranh đất cây xăng Dư Hoài
Giáp ranh xã Đại Hải
1,60
2
Lộ Dal trung tâm xã
KV2-VT1
Cầu Hai Sung
Cầu Kênh Gòn
1,40
KV2-VT2
Đầu ranh đất Tám Quốc (Đầu bờ kè)
Cầu Kênh Gòn
1,30
KV1-VT3
Cầu Kênh Gòn đi Thiện Mỹ
Hết đoạn bờ kè
1,30
KV1-VT1
Cầu Kênh Gòn
Hết ranh đất UBND xã
1,20
KV1-VT2
Chợ xã: Cầu kênh Gòn
Hết bờ kè Kênh Gòn
1,20
3
Tuyến Đê Bao (Đường huyện 93)
KV2-VT2
Toàn tuyến
1,20
KV2-VT3
Cống chùa mới
Cầu 2 Sung
1,30
4
Lộ Đal
KV2-VT3
Toàn tuyến kinh cũ ấp Đắc Lực, Đắc Thời, Đắc Thế
1,30
KV2-VT3
Lộ Đal kênh Xây Đạo
1,30
KV2-VT3
Hết bờ kè kinh Gòn
Đê bao phân trường
1,30
KV2-VT3
Đi Thiện Mỹ: hết bờ kè
Giáp ranh xã Thiện Mỹ
1,30
KV2-VT3
Hết bờ kè ấp Đắc Lực
Giáp ranh xã Đại Hải
1,20
KV2-VT3
Lộ đông Kinh Cũ ấp Đắc Lực
1,20
KV2-VT3
Bờ bao Phân trường lộ Dal 3m
1,10
5
Lộ đal kênh ấp Ba Rinh mới
KV2-VT3
Giáp đường huyện 92
Cầu Chín Hữu
1,20
6
Lộ đal
KV2-VT3
Cầu Dân Trí
Giáp ranh huyện Mỹ Tú
1,20
7
Lộ đal ấp Kênh Ba Rinh mới ấp Đắc Thắng giáp ranh xã Thiện Mỹ
KV2-VT3
Toàn tuyến
1,20
8
Tuyến Lộ tròn kênh Phú Cường
KV2-VT3
Giáp Quốc Lộ 1A
Đến kênh thứ Nhất
1,10
9
Đường huyện 92
KV2-VT1
Giáp TT Châu Thành
Cầu trạm Y Tế xã
1,10
KV2-VT2
Cầu trạm Y tế xã
Cầu qua UBND xã
1,10
KV2-VT1
Đầu ranh đất Trường Mầm Non Hồ Đức Kiện
Giáp đê bao phân trường Phú Lợi
1,10
10
Đường giao thông nông thôn
KV2-VT3
Các tuyến đường Bê tông, đường Đal còn lại
1,25
VIII
XÃ PHÚ TÂN
1
Đường tỉnh 932 (Đường Tỉnh 1 cũ)
KV1-VT3
Giúp ranh xã An Hiệp
Cầu 30/4
1,60
KV1-VT2
Cầu 30/4
Giáp đất Tịnh Xá Ngọc Tâm
1,50
KV1-VT1
Giáp đất Tịnh Xá Ngọc Tâm
Giáp ranh xã Phú Tâm
1,50
2
Lộ Giếng Tiên
KV2-VT2
Đường tỉnh 932
Cổng vào Giếng Tiên
1,30
3
Đường đal
KV2-VT2
Xóm rẫy
1,28
KV2-VT2
Chùa bốn mặt
1,28
KV2-VT2
Hẻm Ấp văn hoá Phước An
1,10
KV2-VT2
Đường Trọt Trà Ét
1,30
KV2-VT2
Tất cả các đường Dal ấp Phước Lợi
1,20
KV2-VT2
Đường vào chùa Bà
1,10
KV2-VT2
Đường vào Đình Phước Hưng
1,10
KV2-VT2
Toàn tuyến cặp kênh 30/4
1,20
KV2-VT3
Các đường dal ấp Phước Hòa, Phước An, Phước Thuận
1,30
KV2-VT1
Hẻm trục chính ấp Phước Lợi
1,10
KV2-VT1
Cầu 30/4
Hết ranh đất ông Hoàng
1,10
KV1-VT3
Giáp ranh đất ông Hoàng
Chùa ChamPa
1,10
KV2-VT1
Hẻm chính chùa ChamPa
Hết ranh đất Bà Hạnh
1,10
KV2-VT3
Các tuyến đường Bê tông, đường Đal còn lại
1,25
4
Đường nhựa
KV2-VT2
Tuyến trục chính xã Phú Tân
1,10
5
Tuyến tránh QL60
KV1-VT1
Toàn tuyến
1,10
E
HUYỆN MỸ TÚ
1
THỊ TRẤN HUỲNH HỮU NGHĨA
1
Trần Hưng Đạo
7
Ranh xã Long Hưng
Kênh 3 Vợi
1,35
6
Kênh 3 Vợi
Hết ranh đất nhà 6 Cao
1,35
4
Giáp ranh đất nhà 6 Cao
Kênh Ông Quân
1,35
4
Kênh Ông Quân
Đập Chín Lời
1,35
2
Đập Chín Lời
Hết ranh đất UBND thị trấn
1,35
1
Giáp ranh đất UBND thị trấn
Cầu 3 Thắng
1,40
3
Cầu 3 Thắng
Đập 6 Giúp
1,35
5
Đập 6 Giúp
Giáp ranh xã Mỹ Tú
1,35
2
Đường Phạm Ngũ Lão
1
Toàn tuyến
1,30
3
Đường Nguyễn Đình Chiểu
1
Toàn tuyến
1,30
4
Đường Lý Thường Kiệt
1
Đường Hùng Vương
Hết ranh đất nhà bà Bé
1,30
5
Đường Hùng Vương
3
Đường Điện Biên Phủ
Đường Trần Phú
1,35
1
Đường Trần Hưng Đạo
Đ. Quang Trung (ĐT 940)
1,20
2
Đ. Quang Trung (ĐT 940)
Cầu 1/5 (huyện đội)
1,20
6
Đường Lê Thánh Tông và Lê Thánh Tông kéo dài
1
Đường Trần Hưng Đạo
Đường Hùng Vương và Đường Quang Trung
1,30
7
Đường Ngô Quyền
1
Cầu 3 Thắng
Cầu Đê Mỹ Phước
1,25
8
Đường F12
1
Cầu 3 Thắng
Nhà lồng chợ mới
1,25
9
Đường huyện 84
1
Cầu 1/5 (huyện đội)
Hết đất cây xăng ông Đôi
1,25
2
Giáp đất cây xăng ông Đôi
Cầu Béc Trang
1,30
3
Cầu Béc Trang
Giáp ranh xã Mỹ Tú
1,30
10
Đường Võ Thị Sáu
1
Cầu Bệnh Viện
Đê Bé Bùi
1,35
11
Đường Trần Phú
3
Ranh xã Long Hưng
Cầu nhà trẻ
1,25
1
Cầu nhà trẻ
Cầu bệnh viện
1,20
2
Cầu Bệnh viện
Kênh Út Biện
1,25
4
Kênh Út Biện
Ranh xã Mỹ Tú
1,30
12
Đường Đồng Khởi
1
Cầu nhà trẻ
Ranh xã Mỹ Hương
1,30
13
Đường 3 tháng 2
1
Đường Trần Phú
Đường Điện Biên Phủ
1,40
14
Đường 30 tháng 4
1
Đường Trần Phú
Đường Điện Biên Phủ
1,35
15
Đ. Huỳnh Văn Triệu
1
Đường Trần Phú
Đường Điện Biên Phủ
1,35
16
Đường Lý Tự Trọng
1
Đường 3 tháng 2
Đường 30 tháng 4
1,40
17
Đường Quang Trung (Đ. Tỉnh 940)
5
Ranh xã Long Hưng
Cầu Sáu Xôi
1,40
2
Cầu Sáu Xôi
Kênh hậu Huyện Đội
1,40
1
Kênh hậu Huyện Đội
Cầu Đê Mỹ Phước
1,40
3
Cầu Đê Mỹ Phước
Hết ranh đất bà Hân
1,40
4
Giáp ranh đất bà Hân
Ranh xã Mỹ Tú (Cầu số 1)
1,40
18
Đường Điện Biên Phủ
1
Đường 30 tháng 4
Đường 3 tháng 2
1,40
19
Đường tỉnh 939
1
Đ. Quang Trung (ĐT 940)
Cầu kênh 1/5
1,40
2
Cầu kênh 1/5
Kênh Ba Hữu
1,40
3
Kênh Ba Hữu
Ranh xã Mỹ Tú
1,40
20
Đường trung tâm xã Long Hưng (Đường C2)
1
Đường Đồng Khởi
Ranh xã Long Hưng
1,50
21
Trung tâm thương mại TT Huỳnh Hữu Nghĩa
1
Dãy E
1,40
22
Lộ dal (Kho lương thực cũ), TT Huỳnh Hữu Nghĩa
1
Đường tỉnh 940
Đường Trần Hưng Đạo
1,40
23
Lộ dal (Chợ Cá), TT Huỳnh Hữu Nghĩa
1
Đường tỉnh 940
Giáp ranh đất ông Thơm
1,30
24
Lộ Nhựa B9, TT Huỳnh Hữu Nghĩa
1
Đường Hùng Vương
Đường 3 tháng 2
1,40
25
Đường A1
1
Ranh xã Mỹ Hương
Đ.Trung tâm xã Long Hưng
1,20
26
Đường Bộ Thon
1
Cầu 2 Minh
Ranh xã Mỹ Tú
1,20
27
Đường Dal
1
Cầu 2 Minh
Hết ranh vườn thuốc Nam Hoàng Yến
1,20
28
Đường đầu nối ĐT 939
1
Tỉnh lộ 939
Đường huyện 84
1,30
29
Đường Kênh 1/5
1
Đường huyện 84 - Tỉnh lộ 939
Giáp ranh xã Long Hưng
1,30
30
Đường Dal (Tuyến Đồng Khởi - Rau Cần)
1
Đường Đồng Khởi
Giáp ranh xã Long Hưng
1,30
31
Lộ cũ Cầu Đồn
1
Đường Hùng Vương
Đường 3 tháng 2
1,40
32
Lộ Chòm Tre
1
Cầu Đình (Chòm Tre)
Giáp ranh xã Mỹ Tú
1,30
33
Đường đal
1
Các tuyến đường đal còn lại
1,40
II
XÃ MỸ HƯƠNG
1
Đường Chợ Cá
ĐB
Đường cầu Xẻo Gừa vào chợ và 2 dãy bên nhà lồng chợ
1,40
2
Đường vào sau Chợ mới
KV1-VT1
Lộ mới từ đường tỉnh 939
Giáp đường lộ cũ (vào chợ)
1,30
3
Đường tỉnh 939
KV2-VT3
Giáp ranh xã An Ninh
Đường vào Chợ mới
1,35
KV1-VT1
Đường vào Chợ mới
Cầu Xẻo Gừa
1,30
KV1-VT2
Cầu Xẻo Gừa
Hết ranh đất ông Tuấn
1,30
KV1-VT4
Giáp ranh đất ông Tuấn
Cầu Bà Lui
1,35
KV2-VT2
Cầu Bà Lui
Kênh Ba Anh
1,35
KV2-VT1
Kênh Ba Anh
Hết ranh đất nhà thầy Vĩnh
1,35
KV1-VT3
Giáp ranh đất Thầy Vĩnh
Giáp ranh TT Huỳnh Hữu Nghĩa
1,30
4
Đường tỉnh 939B.
KV2-VT2
Giáp ranh xã Thiện Mỹ
Hết đất Nghĩa trang liệt sĩ huyện
1,45
KV2-VT1
Giáp đất Nghĩa trang liệt sĩ huyện
Giáp ranh thị trấn Huỳnh Hữu Nghĩa
1,45
6
Đường trung tâm xã Long Hưng (Đường A1)
KV2-VT2
Đường tỉnh 939B
Kinh rau Cần
1,60
7
Khu dân cư Bà Lui, xã Mỹ Hương
KV2-VT2
Toàn bộ các tuyến đường trong Khu dân cư
1,20
8
Lộ Đal
KV1-VT2
Cầu Xẻo Gừa
Hết ranh đất Trường mẫu giáo (Xóm Lớn).
1,20
KV1-VT2
Cầu Xẻo Gừa
Cầu ông Tám Bầu
1,20
KV2-VT2
Cầu ông Tám Bầu
Hết ranh đất Trịnh Văn Mười (Cửa hàng điện tử)
1,10
KV1-VT1
Đầu đất UBND xã cũ
Hết đất Kho phân 6 Địa
1,20
KV2-VT1
Giáp ranh chợ Xẻo Gừa
Hết ranh đất ông Trịnh Ngọc Ba
1,10
KV1-VT3
Giáp cống ranh chợ Xẻo Gừa
Hết ranh đất Trại cưa ông Trần Văn Vạng
1,20
9
Đường đal
KV2-VT3
Các tuyến đường đal còn lại
1,25
III
XÃ MỸ PHƯỚC
1
Đường Huyện 82
KV1-VT2
Kinh số 3 (Ranh xã Mỹ Thuận)
Trạm Y Tế
1,10
KV1-VT1
Trạm Y Tế
Cầu 3 Trí
1,10
KV1-VT2
Cầu 3 Trí
Giáp ranh thị xã Ngã 5
1,10
2
Lộ Đập Hội
KV2-VT3
Giáp huyện lộ 82
Cầu Phước Trường
1,30
3
Lộ Ông Ban
KV2-VT3
Giáp huyện lộ 82
Hết đất ông Ba Bỉnh
1,30
4
Đường huyện 84
KV2-VT3
Toàn tuyến
1,30
5
Đường Huyện 81 (trung tâm xã Hưng Phú)
KV2-VT2
Đường huyện 84
Ranh xã Hưng Phú
1,10
6
Đường tỉnh 939
KV2-VT2
Toàn tuyến
1,10
7
Khu vực chợ
KV1-VT1
Các lộ bên dãy nhà lồng chợ
1,10
8
Đường Bắc Quản lộ Nhu Gia
KV2-VT2
Toàn tuyến
1,10
9
Lộ Giải Phóng
KV2-VT3
Lộ Nhu Gia
Giáp kênh Trà Cứu Can
1,30
10
Đường Vào Khu Căn Cứ
KV2-VT2
Đường Huyện 82
Khu căn cứ
1,10
11
Đường Đal Lợi Phước An A
KV2-VT3
Đường Huyện 82
Kênh 3 Trung
1,20
12
Đường Đal Lợi Phước An B
KV2-VT3
Đường Huyện 82
Kênh Xóm Tiệm
1,20
13
Đường Đal Trường A - Trường B
KV2-VT3
Kênh 7 Xáng
Kênh U Quên
1,20
14
Đường Dal Thới B
KV2-VT3
Đường Huyện 82
Giáp ranh Huyện Ngã 5
1,20
15
Lộ Xáng Cụt
KV2-VT3
Đầu ranh đất Trường học mỹ Phước B
Cầu Út Tưởng
1,20
16
Đường đal
KV2-VT3
Các tuyến đường đal còn lại
1,25
IV
XÃ MỸ THUẬN
1
Đường Tỉnh 938.
KV1-VT2
Giáp ranh xã Thuận Hưng
Hết ranh đất Trạm cấp nước (Tam Sóc A)
1,50
KV1-VT1
Giáp ranh đất Trạm cấp nước (Tam sóc A)
Sông Nhu Gia, và Cầu Mỹ Phước
1,50
2
Lộ Đal Ô Quên
KV2-VT3
Cầu Ô Quên
ĐT 938
1,40
3
Đường Tỉnh 940.
KV1-VT1
Ranh xã Mỹ Tú
Cầu Cái Trầu mới
1,40
KV1-VT2
Cầu Cái Trầu mới
Giáp ranh huyện Thạnh Trị
1,40
4
Đường Huyện 82
KV2-VT1
Đường tỉnh 940
Giáp ranh xã Mỹ Phước (Cầu kinh số 3)
1,30
5
Đường Huyện 87 (đường Rạch Rê)
KV2-VT3
Toàn tuyến
1,30
6
Đường huyện 89
KV2-VT3
Đường Huyện 87 (đường Rạch Rê)
Giáp ranh xã Phú Mỹ
1,30
7
Đường đal Phước An
KV2-VT3
Toàn tuyến
1,30
8
Đường đal Phước Bình (2m)
KV2-VT3
Toàn tuyến
1,30
9
Đường đal Phước Bình (3)
KV2-VT3
Toàn tuyến
1,30
10
Đường đal Tam Sóc C2
KV2-VT3
Toàn tuyến
1,30
11
Vòng Cung đường 940 cũ & đường vào cầu Mỹ Phước
KV2-VT2
Toàn tuyến
1,10
12
Đường đal Tam Sóc C1
KV2-VT3
Toàn tuyến
1,30
13
Đường đal Tam Sóc D2
KV2-VT3
Toàn tuyến
1,30
14
Đường cống Lâm Trường
KV2-VT3
Toàn tuyến
1,30
15
Lộ Rạch Bố Thảo Bờ Tây
KV2-VT3
Cầu Hai Tiểu
Hết ranh đất bà Dương Du Nia
1,30
16
Lộ Tam Sóc
KV2-VT3
Lý Sỹ Tol
Hết ranh đất ông Danh Na Hoàng Ne
1,30
17
Lộ Đê Phân Trường
KV2-VT3
Đầu ranh đất ông Nguyễn Hoàng Anh
Đường vào Cầu Mỹ Thước
1,30
18
Lộ Sơn Pích
KV2-VT3
Đầu ranh đất ông Đặng Văn Bùi
Hết ranh đất bà Nguyễn Thị Tròn
1,30
19
Đường Đal Bưng Coi
KV2-VT3
Cầu Bưng Coi
Cầu Ba Khánh
1,30
20
Lộ Rạch Chưng
KV2-VT3
Đầu ranh đất Trường TH Mỹ Thuận B
Hết đất Salate Prêch Chanh
1,30
21
Đường đal
KV2-VT3
Các tuyến đường đal còn lại
1,25
V
XÃ THUẬN HƯNG
1
Đường Tỉnh 939
KV1-VT1
Cầu trắng
Hết ranh đất Trạm bơm
1,65
2
Đường Tỉnh 938
KV1-VT1
Cầu trắng
Giáp Cầu Trà Lây 1
1,50
KV1-VT2
Giáp Cầu Trà Lây 1
Giáp Kênh Tà Chum
1,50
KV1-VT3
Giáp Kênh Tà Chum
Giáp ranh xã Mỹ Thuận
1,50
3
Đường Huyện 88
KV2-VT1
Cầu Dồn
Giáp ranh cầu Ngang
1,20
KV2-VT2
Giáp ranh Cầu Ngang
Đường Tỉnh 938
1,20
4
Lộ đal (Song song ĐT 938)
KV2-VT3
Đường Huyện 88
Giáp ranh xã Mỹ Hương
1,25
5
Đường huyện 88B
KV2-VT3
Đường Huyện 88
Giáp ranh xã Mỹ Hương
1,25
6
Lộ đal Rạch Tà Sum
KV2-VT3
Đường Huyện 88
Hết đất ông Lê Văn Lé
1,25
7
Lộ đal Vàm Đình
KV2-VT3
Cống Mỹ Hòa
Đường Huyện 88
1,25
8
Lộ Đal
KV2-VT3
Giáp ranh xã Mỹ Hương
Hết lộ đal Thiện Bình
1,25
9
Lộ đal sông Ô Quên, xã Thuận Hưng
KV2-VT3
Cầu Đồn
Giáp ranh xã Mỹ Hương
1,25
10
Lộ đal Bờ Tây Cái Triết
KV2-VT3
Giáp ranh thị trấn Huỳnh Hữu Nghĩa
Lộ đal Vàm Đình
1,25
11
Lộ đal
KV2-VT3
Cầu Trà Lây 1
Giáp ranh xã Phú Mỹ
1,25
12
Lộ đal
KV2-VT3
Cầu Sập
Giáp ranh xã Phú Mỹ
1,25
13
Lộ đal
KV2-VT3
Cầu Sư Tử
Giáp ranh xã Phú Mỹ
1,25
14
Đường đal
KV2-VT3
Các tuyến đường đal còn lại
1,25
VI
XÃ LONG HƯNG
1
Đường Huyện 87B
KV2-VT3
Giáp ranh thị trấn Huỳnh Hữu Nghĩa
Kênh Hai Bá
1,30
KV2-VT1
Kênh Hai Bá
Cầu Vượt Mỹ Khánh
1,30
KV1-VT3
Cầu Vượt Mỹ Khánh
Cầu Qua UB Xã
1,30
KV1-VT1
Cầu Qua UB Xã
Hết ranh Trung tâm Thương mại
1,30
KV1-VT2
Giáp ranh Trung tâm Thương mại
Hết ranh đất ông Lê Việt Hùng
1,35
KV1-VT3
Giáp ranh đất ông Lê Việt Hùng
Kênh 1/5
1,35
KV2-VT2
Kênh 1/5
Kênh Đập Đá
1,20
2
Huyện lộ 32
KV1-VT1
Cầu qua UBND xã
Cầu Vượt Tân Phước
1,10
KV1-VT2
Cầu Vượt Tân Phước
Giáp ranh huyện Châu Thành
1,20
3
Quốc lộ Quản lộ Phụng Hiệp
KV1-VT2
Giáp ranh tỉnh Hậu Giang
Cầu Mỹ Khánh
1,20
KV1-VT1
Cầu Mỹ Khánh
Cầu 1/5
1,20
KV1-VT3
Cầu 1/5
Cầu Đập Đá
1,20
4
Đường huyện 87
KV2-VT2
Giáp ranh thị trấn Huỳnh Hữu Nghĩa
Cầu Vượt Mỹ Khánh
1,10
KV2-VT1
Cầu Vượt Mỹ Khánh
Cầu qua UBND xã và nhánh đến Hết đất Trường THCS Long Hưng A
1,10
5
Đường 940
KV1-VT2
Giáp Quản lộ Phụng Hiệp
Cống 3 Đầu
1,20
KV2-VT1
Cống 3 Đấu
Kênh Hai Bá
1,20
KV2-VT2
Kênh Hai Bá
Giáp ranh thị trấn Huỳnh Hữu Nghĩa
1,10
6
Trung tâm thương mại Long Hưng, xã Long Hưng
KV1-VT1
Dãy Khu phố 1
1,15
KV1-VT3
Dãy Khu phố 2, 3, 4
1,25
KV1-VT2
Dãy Khu phố 5, 6
1,25
7
Đường D3-N6, xã Long Hưng
KV1-VT1
Toàn tuyến
1,10
8
Đường D1-N3
KV1-VT1
Quốc lộ Phụng hiệp
Hết đất chợ Long Hưng
1,10
9
Đường 85
KV1-VT1
Đường tỉnh 940
Kênh Đập Đá
1,10
10
Đường đal
KV2-VT3
Các tuyến đường đal còn lại
1,25
VII
XÃ HƯNG PHÚ
1
Đường huyện 87B
KV2-VT3
Kênh Đập Đá
Kênh Bắc Bộ
1,20
KV2-VT1
Kênh Bắc Bộ
Kênh Miễu
1,20
KV2-VT3
Kênh Miễu
Kênh Chín Mùi
1,20
KV2-VT2
Kênh Chín Mùi
Kênh Ka Rê
1,20
2
Quốc lộ Quản lộ Phụng Hiệp
KV1-VT2
Kênh Đập Đá
Kênh Bắc Bộ
1,20
KV1-VT1
Kênh Bắc Bộ
Kênh Miễu
1,20
KV2-VT1
Kênh Miễu
Kênh Chín Mùi
1,20
KV1-VT1
Kênh Chín Mùi
Kênh Tư Lang
1,20
KV1-VT1
Kênh Tư Lang
Kênh Út Cứng
1,20
KV1-VT1
Kênh Út Cứng
Kênh Ka Rê
1,20
3
Đường Ô tô đến TT xã (ĐH 81)
KV1-VT1
Đầu ranh đất UBND xã
Cầu Kênh 1000
1,10
KV1-VT2
Cầu Kênh 1000
Cầu Nguyễn Việt Hồng
1,10
KV1-VT3
Cầu Nguyễn Việt Hồng
Giáp ranh xã Mỹ phước
1,10
4
Đường huyện 86
KV2-VT2
Quản lộ Phụng Hiệp
Giáp ranh xã Mỹ Tú
1,20
5
Đường đal
KV2-VT3
Các tuyến đường đal còn lại
1,25
VIII
XÃ MỸ TÚ
1
Đường Huyện 84
KV2-VT2
Giáp ranh thị trấn Huỳnh Hữu Nghĩa
Giáp ranh xã Mỹ Phước
1,20
2
Đường Huyện 86
KV2-VT2
Cầu 8 Lương
Hết ranh đất ông Hai Lích
1,20
KV2-VT1
Giáp ranh đất ông Hai Lích
Cầu Mai Văn Thời (cầu xã)
1,20
3
Đường Vòng Cung - Cây Bàng
KV2-VT3
Kinh 6 Đen
Hết đất Trường mẫu giáo xã Mỹ Tú
1,25
4
Đường tỉnh 940.
KV1-VT1
Giáp ranh thị trấn Huỳnh Hữu Nghĩa
Cầu Số 2
1,40
KV1-VT2
Cầu 2
Giáp ranh xã Mỹ Thuận
1,40
5
Đường tỉnh 939
KV2-VT1
Giáp ranh thị trấn Huỳnh Hữu Nghĩa
Giáp ranh xã Mỹ Phước
1,40
6
Đường Huyện 86 (Đường trung tâm xã)
KV2-VT2
Kênh Cây Bản
Đường Tỉnh 940
1,30
7
Đường huyện 86
KV2-VT2
Giáp ranh xã Hưng Phú
Cầu Trà Cú Cạn
1,20
8
Đường đal
KV2-VT3
Các tuyến đường đal còn lại
1,25
IX
XÃ PHÚ MỸ
1
Đường Tỉnh 939
KV1-VT3
Giáp ranh xã Đại Tâm
Cổng xả la ten
1,30
KV1-VT1
Cổng xả la ten
Cầu Phú Mỹ 2
1,30
KV1-VT2
Cầu Phú Mỹ 2
Hết ranh Đồn công tác CT28
1,30
KV1-VT2
Giáp ranh Đơn công tác CT28
Cầu Trắng
1,30
2
Đường huyện 89
KV2-VT2
Ranh Đường Tỉnh 939
Kênh Phú Mỹ 1
1,10
KV2-VT2
Kênh Phú Mỹ 1
Rạch Rê
1,10
3
Lộ đal Phú Tức
KV2-VT1
Giáp ranh phường 2, TPST
Cổng Thủy Lợi
1,10
KV2-VT2
Cổng Thủy Lợi
Hết đường Dal
1,10
4
Đường Đal
KV1-VT1
Hai bên nhà lồng chợ Phú Mỹ
1,10
KV1-VT2
Đường tỉnh 939
Kênh 2
1,10
5
Đường Đal, xã Phú Mỹ
KV2-VT3
Ngã 3 ông Giao
Cầu Chùa Bưng Kha Don
1,25
6
Đường Đal
KV2-VT3
Các tuyến đường đal còn lại
1,25
F
HUYỆN CÙ LAO DUNG
I
THỊ TRẤN CÙ LAO DUNG
1
Đường hai bên hông chợ Bến Bạ.
1
Suốt đường
1,30
2
Đường Đồng Khởi
1
Đầu ranh đất Bảy Xe
Hết đất Nhà VH Thị trấn
1,20
2
Giáp đất Nhà VH Thị trấn
Cầu Bến Bạ
1,20
2
Giáp ranh đất Bảy Xe
Cuối đường Xóm củi
1,20
1
Giáp ranh Cầu xã
Cầu Bến Bạ nhỏ
1,20
3
Đường Đoàn Thế Trung
1
Từ Chợ Bến Bạ
Ngã Tư giáp đường Hùng Vương
1,20
2
Ngã Tư giáp đường Hùng Vương
Hết ranh đất điện lực Cù Lao Dung
1,20
3
Giáp ranh đất điện lực Cù Lao Dung
Bến đò Giồng Đình
1,20
4
Đường N2
1
Giáp đường Đoàn Thế Trung
Giúp Đình Nguyễn Trung Trục
1,30
5
Đường N4
1
Đường Nguyễn Trung Trực nối dài
Giáp đường 30 tháng 4
1,30
6
Đường Đoàn Văn Tố
1
Đường Đồng Khởi
Đường Hùng Vương
1,40
7
Đường 3 tháng 2
1
Giáp ranh Bệnh viện đa khoa
Đường Hùng Vương
1,20
8
Đường Hùng Vương
1
Đầu ranh đất cây Xăng Lê Vũ
Đường 3 tháng 2
1,20
3
Đường 3 tháng 2
Giáp ranh xã An Thạnh Tây
1,40
2
Giáp ranh đất cây Xăng Lê Vũ
Cầu Kinh Đình Trụ (Giáp xã An Thạnh 2)
1,20
9
Đường lộ số 1
1
Giáp đường Đoàn Thế Trung
Giáp đường Đoàn Văn Tố
1,10
10
Đường Lương Định Của (Đường 20/11)
1
Đường 3 tháng 2
Giáp đường Đoàn Văn Tố
1,20
11
Đường Rạch Già Lớn
1
Đường Hùng Vương
Sông Cồn Tròn
1,20
12
Đường 30 Tháng 4
2
Đường Hùng Vương
Giáp ranh đất Bệnh viện mới
1,20
1
Đầu ranh đất Bệnh viện mới
Hết ranh đất Bệnh viện mới
1,10
3
Giáp ranh đất Bệnh viện mới
Sông Cồn Tròn
2,00
13
Đường Nguyễn Trung Trực
1
Giáp đường Đoàn Thế Trung
Hết ranh đất Trường Tiểu học
1,10
14
Đường Xóm 5
1
Giáp đường Đoàn Thế Trung
Giáp Khu đất ông Hai Tầng
1,10
15
Đường 1/5
1
Suốt tuyến
1,20
16
Đường nhánh rẽ Rạch Vẹt - Rạch Sung
1
Giáp đường 1 tháng 5
Rạch Sung
1,30
17
Đường ô tô đi An Thạnh Đông
1
Giáp đường Hùng Vương
Sông Bến Bạ
1,20
18
Đường đal (đất ông Út phiếu)
1
Giáp đường bên hông chợ Bến Bạ
Rạch Thông Hảo
1,10
19
Đường đal (đường 3/2 nối dài)
1
Giáp đường Hùng Vương
Sông Cồn Tròn
1,40
20
Đường Rạch Lá
1
Giáp đường 3 tháng 2
Giáp đường Rạch Giả lớn
1,20
21
Đường Đal (Cầu Bến Bạ - Trại Cưa ông Điệu)
1
Cầu Bến Bạ
Hết ranh đất trại cưa ông Điệu
1,20
22
Hẻm (đất ông Mau)
1
Đường Đoàn Thế Trung
Rạch Thông Hảo
1,10
23
Hẻm (đất ông 9 Mỹ)
1
Đường Đoàn Thế Trung
Rạch Thông Hảo
1,10
II
XÃ AN THẠNH 1
1
Quốc lộ 60
KV1-VT1
Bến phà phía sông Đại Ngài
Bến phà phía Sông Trà Vinh
1,30
2
Đường Tỉnh 933B
KV1-VT1
Bến phà Kinh Đào
Đầu lộ dal Rạch Su
1,70
KV1-VT3
Đầu lộ dal Rạch Su
Hết đất HTX Hoàng Dũng
1,40
KV1-VT2
Giáp đất HTX Hoàng Dũng
Lộ dal Rạch Sâu (Giáp ranh xã An Thạnh Tây)
1,50
3
Đường trung tâm xã
KV1-VT3
Giáp ngã ba Đường Tỉnh 933B
Bến phà Long Ẩn (Hết đất Cơ sở giáo dục Cồn Cát)
1,40
4
Huyện lộ 11
KV2- VT3
Đường trung tâm xã
Đê Tả Hữu
1,20
5
Đường dal Kinh Đào
KV1-VT3
Đầu ranh đất ông Ba Mạnh
Hết ranh đất ông Chuông
1,10
6
Đường dal Rạch Miễu
KV2-VT1
Đầu ranh đất ông Bảy Tự
Hết ranh đất Bến Đình
1,10
7
Đường dal Rạch Đôi
KV2-VT1
Đầu ranh đất ông Thoàn
Hết ranh đất ông Nguyễn Văn Sự (phía trên)
1,20
8
Đường đal Rạch Trầu
KV2-VT1
Đầu ranh đất Hồng Văn Y
Đê Tả Hữu
1,20
9
Đường đal Rạch Su
KV2-VT1
Đầu ranh đất Tư Kiệt
Đê Tả Hữu
1,20
10
Đường Trường Tiền Nhỏ
KV1-VT3
Đầu ranh đất ông Tửng
Giáp QL60
1,30
KV1-VT3
Quốc lộ 60
Tỉnh lộ 933B
150
11
Đường đal Rạch Vượt (phía trên)
KV2-VT1
Đầu ranh đất ông Tư Hoàng
Hết ranh đất ông Năm Minh
1,20
12
Đường đal xóm chùa
KV2-VT1
Đầu đất ông Đào Văn Oanh
Giáp huyện lộ (chợ Long Ẩn)
1,20
13
Đường đal Mương Cũi
KV2-VT1
Đầu ranh đất ông Sâu Điền
Hết ranh đất Ba Rệt
1,20
KV2-VT1
Giúp ranh đất ông Ba Rệt
Đường nhựa trung tâm xã
1,20
KV2-VT2
Đầu ranh đất ông Hà Văn Nghĩa
Hết ranh đất ông Đào Văn Đẹp
1,20
14
Đường đal Rạch Trê
KV2-VT2
Đầu ranh đất ông Cần
Hết ranh đất ông Chắn
1,20
KV2-VT1
Đầu ranh đất ông Trong
Cầu Rạch Trê
1,20
15
Đường đal Rạch Sâu
KV1-VT2
Đầu ranh đất ông Huỳnh
Giáp ranh Cầu nhà Út Gia
1,20
15
Đường đal Rạch Gừa Thầy Phó
KV2-VT3
Đầu ranh đất ông Nguyễn Minh Lộc
Đê Tả Hữu
1,20
16
Đường Đal Trường Tiền Lớn
KV2-VT2
Đầu đất ông Phan Văn Út
Hết ranh đất bà Mai Thị Chua
1,20
17
Đường Đal Rạch Trại - KDC
KV2-VT2
Đầu đất ông Nguyễn Thanh Lâm
Hết đường đal
1,10
18
Đường đal đê Tả hữu
KV2-VT1
Đầu đất ông bà Huỳnh Kim Hoàng
Hết ranh đất bà Hồ Thị Chín
1,10
19
Đường Đal Rạch Ông Cột
KV2-VT2
Cầu Rạch Ông Cột
Hết ranh đất ông Võ Văn Phong
1,10
20
Đường Đal Long Ẩn - Cay Bần
KV2-VT2
Giáp Đường Tỉnh 933B
Cầu Trại Giống
1,10
21
Đường Đal Long Ẩn - Cồn Cát
KV2-VT2
Giáp Ngã tư đường trung tâm xã
Hết đường Đal
1,20
22
Đường Đal nhánh rẻ cồn Long Ẩn
KV2-VT2
Giáp Ngã ba đường trung tâm xã
Hết đường Đal
1,10
23
Đường đai đê Tả hữu
KV2-VT3
Cồn Long Ẩn
Giáp cơ sở Giáo dục Cồn Cát
1,10
24
Các tuyến đường Đal Đê Tả Hữu còn lại
KV2-VT3
Suốt tuyến
1,10
25
Đường dal Trường Tiền lớn (đoạn 2)
KV2-VT2
Đầu ranh đất ông Võ Văn Thành
Cầu ngang rạch Trường Tiền lớn
1,10
26
Đường đal Thầy Phó
KV2-VT2
Đầu ranh đất ông Lâm Văn Bình
Cầu Thầy Phó ra đê bao
1,10
27
Đường dal Rạch Vượt (phía dưới)
KV2-VT2
Đầu ranh đất ông Tám Rở
Cầu Ngã Cạy
1,10
28
Đường dal Rạch Vượt (phía dưới)
KV2-VT2
Cầu Ngã Cạy
Đê Tả Hữu
1,10
29
Đường đal Rạch Trâm - Đê
KV2-VT2
Đầu ranh đất ông Thang
Hết ranh đất ông Út Nhỏ
1,10
30
Đường nhánh rẽ Quốc lộ 60- Rạch Su
KV1-VT3
Đầu ranh đất ông Thịnh
Đường đal Rạch Su
1,10
31
Đường đal Rẩy Mới
KV2-VT2
Đầu ranh đất ông Nguyễn Văn Kiệt
Hết đất ông Nguyễn Văn Thà
1,10
32
Đường đal Trường Tiền nhỏ
KV2-VT3
Đầu ranh đất ông Nguyễn Văn Nương
Hết đất ông Hồ Trịu Luật
1,10
33
Đường đal vào bãi xử lí rác
KV2-VT2
Tỉnh lộ 933B
Hết đất bãi xử lí rác xã An Thạnh 1
1,10
34
Đường đal xóm Rẩy
KV2-VT3
Đầu ranh đất bà Trần Thị Thu Hồng
Hết ranh đất ông Phạm Thanh Hiền
1,10
KV2-VT3
Giáp đất ông Phạm Thanh Hiền
Hết đất ông Đào Văn Đẹp
1,10
35
Đường trục chính hội đồng Rạch Miễu (phía trên)
KV2-VT3
Giáp đường đal Rạch Miễu
Đê Tả Hữu
1,10
36
Đường trục chính hội đồng Rạch Miểu-Rạch Cui
KV2-VT3
Cầu Rạch Miểu
Giáp Trường Tiền lớn
1,10
III
XÃ AN THẠNH TÂY
1
Đường tỉnh 933B
KV1-VT1
Giáp ranh xã An Thạnh 1
Hết đất ông Huỳnh Văn Thứ (Giáp đường đal Bần Xanh)
1,60
KV1-VT2
Giáp đường đal Bần Xanh
Giáp ranh TT. Cù Lao Dung
1,50
2
Lộ dal Rạch Sâu
KV2-VT1
Đầu ranh đất ông Biện
Cầu Chín Khánh
1,10
3
Lộ đal Rạch Tàu
KV2-VT1
TL 933B
Bến phà Bắc Trang
1,10
KV2-VT2
Đầu ranh đất ông Trần Văn Kiệt
Rạch già nhỏ
1,10
4
Hết đất Lộ đal Rạch Già
KV2-VT1
Đầu ranh đất ông Trương Ngọc Chiêu
Hết đất ông Phan Văn Tán
1,10
5
Lộ đal Rạch Già nhỏ (phía trên)
KV2-VT1
Giáp Đường Tỉnh 933B
Đê Tả Hữu
1,20
6
Lộ đal Rạch Già nhỏ (phía dưới)
KV2-VT1
Giáp Đường Tỉnh 933B
Đê Tả Hữu
1,20
7
Lộ đal Rạch Già lớn
KV2-VT1
Đầu ranh đất ông Đoàn Thanh Phong
Giáp Tỉnh lộ 933B
1,20
8
Lộ đal Bần Xanh
KV2-VT2
Giáp Đường Tỉnh 933B
Hết ranh đất ông Hai Thanh
1,20
9
Lộ đal Bần Xanh (phía dưới)
KV2-VT3
Giáp Đường Tỉnh 933B
Hết ranh đất ông Phạm Văn Giang
1,20
10
Lộ đal Bình Linh
KV2-VT1
Đầu ranh đất ông Trương Văn Phiến
Bến phà Bình Linh
1,30
11
Lộ đal Bình Linh (phía trên)
KV2-VT2
Đầu ranh đất nhà sinh hoạt cộng đồng ấp An Lạc
Hết ranh đất nhà ông Đoàn Văn Hùng
1,20
12
Lộ đal An Phú
KV1-VT3
Đầu ranh đất ông Đoàn Văn Giàu
Bến đò Cồn Chén
1,30
13
Đưòng đal đê Tả hữu
KV2-VT3
Cù Lao Nai
Giáp ranh xã Đại Ân 1
1,10
14
Đường đal đê Tả hữu
KV2-VT3
Rạch Sâu
Rach Sung
1,10
15
Lộ dal An Phú
KV2-VT1
Đầu ranh đất bà Ngô Thị Phương
Hết ranh đất ông Nguyễn Văn Bê
1,20
16
Lộ dal An Phú
KV2-VT1
Đầu ranh đất ông Ngô Văn Nhân
Cầu Bà Hành
1,20
17
Lộ Cồn Chén An Phú
KV2-VT3
Từ Cầu Đúc giáp xã Đại Ân 1
Cầu giáp xã Đại Ân 1
1,10
18
Lộ Dal An Phú A
KV2-VT1
Cầu Bà Hành
Đê Tả hữu
1,20
19
Đường ô tô trung tâm xã Đại Ân 1
KV2-VT2
Đầu ranh đất nhà ông Nguyễn Văn Bình
Đê Tả hữu
1,10
KV2-VT1
Giáp ranh ranh đất ông Nguyễn Văn Bình
Cầu Đúc
1,20
KV2-VT2
Cầu Đúc
Cầu Treo giáp xã Đại Ân 1
1,10
20
Lộ Dal Rạch Sung
KV2-VT1
Đầu ranh đất ông Phạm Thanh Hồng
Đê Tả hữu
1,20
21
Đường đal An Phú
KV2-VT2
Đầu ranh đất bà Lê Thị Đẹp
Bến đò qua rạch Già Lớn
1,10
22
Đường đal Đầu Lá An Lạc
KV2-VT1
Đầu ranh đất ông Huỳnh Văn Chác
Hết ranh đất ông Huỳnh Văn Sử
1,20
23
Lộ đal rạch ông Cột
KV2-VT2
Đầu ranh đất ông Trần Văn Đáng
Hết ranh đất ông Trần Huệ Em
1,20
IV
XÃ AN THẠNH 2
1
Đường Tỉnh 933B
KV1-VT1
Cầu kinh Đình Trụ (Giáp thị trấn Cù Lao Dung)
Hết đất Nghĩa trang liệt sĩ
1,60
KV1-VT2
Giáp đất nghĩa trang liệt sĩ
Giáp đường 933
1,40
KV2-VT2
Giáp đường 933
Cầu Rạch Lớn (ấp Bình Du B)
1,40
KV2-VT1
Cầu Rạch Lớn
Cầu Bà Chủ
1,40
KV1-VT3
Cầu Bà Chủ
Đầu lộ dal xóm mới
1,40
KV2-VT3
Giáp ranh lộ dal xóm mới
Rạch Mù U (Giáp xã An Thạnh 3)
1,40
2
Đường Tỉnh 933 đi Đại Ân 1
KV1-VT3
Đường Tỉnh 933B
Cầu Còn Tròn
1,30
3
Đường dal xóm Rẫy
KV2-VT1
Đường Tỉnh 933B
Hết đường (ấp Phạm Thành Hơn B)
1,35
4
Đường dal xóm Mới
KV2-VT3
Đường Tỉnh 933B
Hết đường (ấp Bình Du B)
1,35
5
Đường dal Bà Kẹo (Chùa Kostting)
KV2-VT2
Đường Tỉnh 933B
Hết đường (ấp Sơn Ton)
1,35
6
Đưòng dal Mù U
KV2-VT3
Đường Tỉnh 933B
Hết đường (ấp Bình Danh B)
1,35
7
Đường dal Bà Kẹo - Mù U
KV2-VT3
Giáp đường đal Bà Kẹo
Giáp đường đal Mù U
1,95
8
Đường dal Đầu Bần
KV2-VT3
Đường Tỉnh 933B
Hết đường (ấp Phạm Thành Hơn B)
1,35
9
Đường dal Rạch Dầy
KV2-VT3
Đường Tỉnh 933B
Hết dường (ấp Bình Du A)
1,35
10
Đường dal Bà Chủ
KV2-VT3
Đường Tỉnh 933B
Hết đường (ấp Bình Du B)
1,35
11
Đường dal Bà Kẹo (Tuyến sông Cồn Tròn)
KV2-VT3
Đường Tỉnh 933B
Hết đường (ấp Sơn Ton)
1,35
12
Đường Đal mương ông Tám
KV2-VT3
Đường Tỉnh 933B
Hết đường (ấp Phạm Thành Hơn B)
1,35
13
Đường Dal bà Cả
KV2-VT3
Đường Tỉnh 933B
Hết đường (ấp Bình Danh A)
1,35
14
Đường Dal Công Điền
KV2-VT3
Đường Tỉnh 933B
Hết đường (ấp Sơn Ton)
1,35
15
Đường đal Đầu Bần
KV2-VT3
Đường Tỉnh 933B
Hết đường (ấp Bình Du A)
1,35
16
Đường đal Rạch Lớn
KV2-VT3
Đường Tỉnh 933B
Hết đường (ấp Bình Du B)
1,35
17
Đường đal Rạch Lớn- Xóm Mới
KV2-VT3
Đường Tỉnh 933B
Hết đường (ấp Bình Du B)
1,35
18
Đường đal Xóm Bãi
KV2-VT3
Đường Tỉnh 933B
Hết đường (ấp Bình Du B)
1,35
19
Đường đal Bần Một
KV2-VT3
Đường Tỉnh 933B
Hết đường (ấp Bình Danh A)
1,35
20
Đường đal Bảy Chí
KV2-VT3
Đường Tỉnh 933B
Hết đường (ấp Phạm Thành Hơn A)
1,35
21
Đường đal xóm 3
KV2-VT3
Đường Tỉnh 933B
Hết đường (ấp Phạm Thành Hơn B)
1,35
22
Đường đal xóm Đạo
KV2-VT3
Đường Tỉnh 933B
Hết đường (ấp Phạm Thành Hơn B)
1,35
23
Đường đal ông Lâm
KV2-VT3
Đường Tỉnh 933B
Hết đường (Đê Tả Hữu)
1,35
24
Đường GTNT Rạch Nai
KV2-VT3
Đường Tỉnh 933B
Hết đường (Đê Tả Hữu)
1,35
V
XÃ AN THẠNH 3
1
Đường bên hông chợ Rạch Tráng
ĐB
Đầu ranh đất ông Út Nhịn
Hết ranh đất Trang Văn Gầm
1,20
ĐB
Đầu ranh đất ông Ứng
Hết ranh đất Lương Hoàng Thiện
1,20
2
Lộ dal trước chợ Rạch Tráng
ĐB
Đầu ranh đất Trương Văn Khâm
Hết ranh đất Nguyên Văn Ân
1,20
3
Đường dal sau chợ Rạch Tráng
KV1-VT1
Đầu ranh đất ông Nghĩa
Hết ranh Nhà ông Minh và ông Ngon
1,20
4
Đường dal mé sông
KV1-VT1
Đầu ranh đất Sáu Cứng
Xẻo Ông Đồng
1,20
5
Đường dal
KV1-VT1
Đầu ranh đất Mười Phấn
Hết ranh đất ông Gầm
1,20
KV1-VT2
Giáp đường tỉnh 934
Giáp ranh đất ông Gầm
1,20
6
Tỉnh Lộ 933B
KV2-VT2
Giáp đường dal Mù U Giáp Ranh An Thạnh II
Hết ranh đất Tư Trực
1,26
KV2-VT1
Giáp ranh đất ông Tư Trực
Lộ dal ông Sáu
1,30
KV1-VT3
Lộ dal ông Sáu
Hết ranh đất ông Chong
1,30
KV1-VT1
Giáp ranh đất ông Chong
Hết ranh đất ông Oanh
1,25
KV1-VT2
Đầu ranh đất Tư Giây
Hết ranh đất Trương Văn Hùng
1,30
KV2-VT1
Giáp ranh đất ông Trương Văn Hùng
Lộ dal Rạch Chồi
1,10
KV2-VT2
Lộ dal Rạch Chồi
Hết ranh đất Hai Trừ
1,20
KV2-VT2
Đầu ranh đất Hai Việt
Cầu Kinh Xáng
1,23
7
Đường dal
KV1-VT2
Rạch Mương Cột
Hết đất Quán Sang
1,20
8
Đường dal Trạm Y Tế
KV1-VT1
Đầu ranh đất ông Tư Tả
Hết ranh đất Trại Cưa Út Lắm
1,10
KV1-VT2
Giáp ranh Trại cưa Út Lăm
Rạch Mương Cột
1,10
9
Đường tỉnh 934
KV1-VT2
Cầu Mới
Cầu Ba Hùm
1,40
KV1-VT3
Cầu Ba Hùm
Cầu Rạch Voi
1,40
10
Đường dal ông Tám
KV1-VT2
Đầu ranh đất thầy Vũ
Cầu Bà Hời
1,20
KV2-VT3
Đầu ranh đất ông Kiên
Hết ranh đất ông Minh
1,25
11
Đường Dal An Quới
KV2-VT3
Đầu ranh đất ông Khởi
Hết ranh đất ông Cảnh
1,25
12
Đường Dal ông Sáu
KV2-VT3
Đầu ranh đất ông Thọ
Hết ranh đất ông Sáu
1,25
13
Đường Dal Mù U
KV2-VT3
Đầu ranh đất ông Diệp
Hết ranh đất ông Nam
1,25
14
Đường Dal rạch Chổi
KV2-VT3
Đầu ranh đất ông Đô
Hết ranh đất ông Tuấn
1,25
15
Đường Dal Biên Phòng 634
KV2-VT3
Đầu ranh đất ông Mới
Hết ranh đất ông Tròn
1,25
16
Đường Dal 416
KV2-VT3
Đầu ranh đất bà Liên
Cầu 8 Bực
1,25
17
Đường Dal Vàm Hồ
KV2-VT3
Đầu ranh đất ông Long
Hết ranh đất ông Phận
1,25
18
Đường dal ngọn Rạch Chốt
KV2-VT3
Đầu ranh đất ông Thạch Rết
Hết ranh đất ông Dương Văn Cường
1,25
19
Đường GTNT Rạch Chốt 1
KV2-VT3
Đầu ranh đất ông Trần Văn Minh
Hết ranh đất ông Trần Văn Cò
1,25
20
Đường đal Vàm Rạch Tráng
KV2-VT3
Đầu ranh đất ông Hà Văn Cồ
Hết ranh đất ông Trương Văn Tặng
1,23
21
Đường GTNT Ruột Ngựa
KV2-V13
Đầu ranh đất ông Ngô Văn Bồi
Hết ranh đất ông Lê Văn Núi
1,25
22
Đường GTNT Ruột Ngựa 2
KV2-VT3
Đầu ranh đất ông Phan Văn Ngọc
Hết ranh đất ông Huỳnh Văn Khởi
1,25
23
Đường GTNT Ngã Cái
KV2-VT3
Đầu ranh đất ông Trần Bình Luận
Hết ranh đất ông Huỳnh Văn Phương
1,25
24
Đường GTNT An Nghiệp
KV2-VT3
Đầu ranh đất ông Ngô Văn Trào
Hết ranh đất ông Nguyễn Văn Chính
1,25
VI
XÃ AN THẠNH NAM
1
Đường tỉnh 934-933B
KV1-VT1
Giáp đê bao biển
Hết ranh đất Út Hậu
1,50
KV1-VT2
Giáp ranh đất Út Hậu
Cầu Năm Lèn
1,50
KV1-VT3
Cầu Năm Lèn
Cầu Năm Tiền
1,50
KV2-VT1
Cầu Năm Tiền
Cầu Rạch Voi
1,50
2
Các tuyến đường dal trên địa bàn xã
KV2-VT2
Đầu ranh đất UBND xã
Hết ranh đất Chín Trường
1,10
KV2-VT2
Cầu rạch Bùng Binh
Bến phà Ba Hùng
1,10
KV2-VT2
Cầu Tám Bực
Cầu T80
1,10
KV2-VT2
Cầu Cây Mắm
Hết ranh đất Năm Khải
1,10
KV2-VT2
Cầu Rạch Năm Tiến
Hết ranh đất ông Ba Sơn
1,10
KV2-VT2
Đầu ranh đất Trường Mầm Non Hoa Sen
Hết ranh đất ông Tài
1,10
KV2-VT2
Đầu ranh đất ông Ngọt
Hết ranh đất ông Tuấn
1,10
KV2-VT2
Cầu Rạch Su
Hết ranh đất ông Ngọc
1,10
3
Các tuyến đường dal trên địa bàn xã
KV2-VT2
Cầu Năm Tiền
Hết ranh đất ông Tòng
1,10
KV2-VT2
Cầu Năm Tới
Hết ranh đất Cô Ngọc
1,10
KV2-VT2
Cầu Năm Lèn
Hết ranh đất Tư Nam
1,10
KV2-VT2
Cầu Thạch Lãnh (giai đoạn 3)
Đường tỉnh 933B
1,10
KV2-VT2
Cầu vuông 35A
Đê bao biển
1,10
4
Lộ nhựa Rạch ông Sum
KV2-VT2
Giáp Tỉnh lộ 933B
Hết đất ông Hới
1,10
5
Lộ đal rạch Sáu Vấn
KV2-VT2
Giáp Tỉnh lộ 933B
Miếu Sáu Vấn
1,10
6
Lộ đal
KV2-VT2
Giáp Tỉnh lộ 933B
Cống số 4
1,10
7
Lộ đal kênh Sáu Thước
KV2-VT2
Giáp Tỉnh lộ 933B
Hết ranh đất ông Thành
1,10
VII
XÃ AN THẠNH ĐÔNG
1
Đường đal UBND xã
KV2-VT1
Cầu Lòng Đầm.
Bến phà Lòng Đầm
1,20
2
Đường đền thờ Bác
KV2-VT1
Cầu Lòng Đầm.
Bến phà cũ
1,20
3
Lộ tẻ Vàm Tắc
KV2-VT2
Cầu Lòng Đầm.
Bến phà Vàm Tắc
1,20
4
Đường Trung tâm xã (đường ô tô)
KV1-VT1
Cầu Bến Bạ
Ngã ba ấp Chương Công Nhật
1,10
KV1-VT2
Ngã ba ấp Chương Công Nhật
Cầu Lòng Đầm.
1,10
5
Đường Trung tâm xã
KV1-VT1
Giáp đường ôtô
Hết đường (ấp Đặng Trung Tiến)
1,20
KV1-VT2
Cầu Lòng Đầm.
Hết ranh đất Điều Văn Toàn
1,25
KV1-VT3
Giáp ranh đất Điền Văn Toàn
Cầu Rạch Giữa
1,25
KV2-VT1
Cầu Rạch Giữa
Hết đường
1,25
6
Lộ tẻ Bến Đá
KV2-VT1
Đường Trung tâm xã
Hết đường
1,20
7
Lộ tẻ Rạch Giữa
KV2-VT1
Đường Trung tâm xã
Hết đường
1,20
8
Đường dal bến phà Rạch Tráng
KV2-VT2
Giáp đường Trung tâm xã
bến phà Rạch Tráng (phà 6 Giao)
1,20
9
Đường bến phà Bến Bạ
KV2-VT2
Giáp đường Trung tâm xã
Hết đường
1,20
10
Lộ tẻ Xóm 6
(ấp Trương Công Nhựt)
KV2-VT2
Giáp đường bến phà Bến Bạ
Hết đường
1,20
11
Đường dal khu dân cư số 1 ấp Đặng Trung Tiến
KV2-VT1
Giáp đường Trung tâm xã
Hết đường
1,20
12
Đường dal Bến đò ông Trạng
KV2-VT1
Giáp đường Trung tâm xã
Hết đường
1,20
13
Đường dal nhà ông Ba Bồ
KV2-VT3
Giáp đường Trung tâm xã
Hết đường
1,25
14
Đường dal KDC số 3 (ấp Nguyễn Công Minh)
KV2-VT3
Giáp đường Trung tâm xã
Hết đường
1,25
15
Đường Đê bao Tả - Hữu
KV2-VT3
Suốt tuyến
1,25
16
Lộ dal Ông Ba Sắn
KV2-VT3
Huyện lộ An Thạnh Đông
Sông Trà Vinh
1,25
17
Lộ dal Rạch Đùi ấp Lê Châu B
KV2-VT3
Huyện lộ An Thạnh Đông
Sông Trà Vinh
1,25
18
Đường GTNT cuối lộ trung tâm đến đê bao
KV2-VT3
Cuối lộ trung tâm
Đê bao ấp Tân Long
1,25
VIII
XÃ ĐẠI ÂN 1
1
Đường nhựa 933
KV1-VT2
Cầu Cồn Tròn
Hết ranh đất cây xăng Võ Hoàng Khái
1,20
KV1-VT1
Giáp đất cây xăng vỏ Hoàng Khái
Bến phà đi Long Phú
1,20
2
Đường dal Xã Bảy
KV2-VT2
Đầu ranh đất UBND xã (cũ)
Giáp đường trung tâm xã
1,20
3
Đường dal (chợ cũ Xã Bảy)
KV2-VT2
Giáp sông Hậu
Hết đường dal
1,20
4
Đường trung tâm xã
KV1-VT1
Đầu ranh đất Trạm Y Tế
Hết đất Phan Văn Thống
1,20
KV1-VT2
Cầu Rạch Đáy
Hết đất Huỳnh Văn Hảo
1,20
KV1-VT2
Hết đất Huỳnh Văn Hảo
Cầu Kinh Đào (đường tỉnh 933)
1,30
KV1-VT3
Cầu Kinh Đào (đường tỉnh 933)
Cầu treo khóm Bà Hành (ấp Văn Sáu)
1,30
KV2-VT1
Đầu ranh đất ông Thống
Hết đất trường THCS Đại Ân 1 (điểm nhà ông Lập)
1,20
KV1-VT2
Giáp Trường THCS Đại Ân 1 (điểm nhà ông Lập)
Hết đất bà Phan Thị Lơn
1,20
KV1-VT3
Đầu ranh nhà Phan Thị Lơn
Hết đường lộ trung tâm (cuối ấp Nguyễn Tăng)
1,20
5
Đường dal Nhà Thờ
KV2-VT1
Giáp đường Trung tâm xã
Rạch Nhà thờ
1,20
6
Đường dal Cây bàng
KV2-VT2
Giáp đường Trung tâm xã
Hết đất ông Tư Cảnh (ấp Nguyễn Tăng)
1,20
7
Đường dal rạch Hai Lòng
KV2-VT2
Giáp đường Trung tâm xã
Hết đất ông Nguyễn Văn Diệp
1,20
8
Đường dal Tư Ngộ
KV2-VT2
Giáp đường Trung tâm xã
Đất ông Nguyễn Văn Độ (ấp Văn Tố B)
1,20
9
Đường dal Rạch lớn
KV2-VT2
Giáp đường Trung tâm xã
Hết đất Miếu thờ Rạch Lớn (ấp Vân Tố)
1,20
10
Đường dal Bần Cầu
KV2-VT2
Cầu treo Khem Bà Hành (ấp Văn Sau)
Hết ranh đất ông Bùi Dũng
1,20
11
Đường dal Kênh Xáng
KV2-VT2
Giáp đường Trung tâm xã
Hết đất ông Huỳnh Văn Đơ
1,20
12
Đường dal CIDA
KV2-VT2
Giáp đường Trung tâm xã
Sông Cồn Tròn
1,20
13
Đường dal Sáu Tịnh
KV2-VT2
Giáp đường Trung tâm xã
Bến phà Xóm Mới
1,20
14
Đường dal Xẻo Sú
KV2-VT2
Giáp đường Trung tâm xã
Sông Cồn Tròn
1,20
15
Đường dal Khai Luông
KV2-VT2
Giáp đường Trung tâm xã
Hết ranh đất bà Tư Sang
1,20
16
Đường dal Rạch Đôi
KV2-VT2
Giáp đường Trung tâm xã
Sông Cồn Tròn
1,20
17
Đường dal Chủ Đài
KV2-VT2
Giáp đường Trung tâm xã
Hết ranh đất bà Tư Sang
1,20
18
Đường dal Khai Luông (sông Cồn Tròn)
KV2-VT2
Giáp cầu nối đường Trung tâm xã
Tiếp giáp đê bao
1,20
19
Đường dal Kênh đào 1
KV2-VT2
Giáp đường Trung tâm xã
Cầu Cồn Tròn
1,20
20
Đường dal Bần Cầu - (xã An Thạnh Tây)
KV2-VT2
Giáp lộ Bần Cầu
Cầu qua xã An Thạnh Tây
1,20
21
Đường dal Rạch Lớn (ấp Nguyễn Tăng)
KV2-VT2
Giáp đường Trung tâm xã
Đê bao Tả - Hữu
1,20
22
Đường dal lộ trung tâm - Đê bao
KV2-VT2
Giáp lộ Rạch lỏng
Đê bao Tả - Hữu
1,20
23
Lộ đal Rạch ông Hai
KV2-VT3
Huyện lộ 60
Đê Tả Hữu
1,25
24
Huyện lộ 60
KV2-VT2
Huyện lộ 60
Đê Tả Hữu
1,20
G
HUYỆN THẠNH TRỊ
I
THỊ TRẤN PHÚ LỘC
1
Đường Văn Ngọc Chính
1
Cầu Phú Lộc
Đường Lý Thường Kiệt
1,10
2
Đường Lý Thường Kiệt
Đường Nguyễn Trung Trực
1,10
3
Đường Nguyễn Trung Trực
Hết ranh đất Ông Chánh
1,10
4
Cầu Phú Lộc
Ngã ba kênh Bào Lớn
1,10
2
Đường Nguyễn Văn Trỗi
1
Quốc Lộ 1A
Cầu Bào Lớn
1,10
3
Đường 1/5
1
Đường Văn Ngọc Chính
Đường 30/4
1,10
4
Đường Nguyễn Đức Mạnh
1
Đường Văn Ngọc Chính
Đường 30/4
1,10
5
Đường Trần Hưng Đạo
1
Quốc Lộ 1A
Đường Lý Thường Kiệt
1,10
2
Đường Lý Thường Kiệt
Đường Nguyễn Trung Trực
1,20
6
Đường Lý Thường Kiệt
1
Đường Văn Ngọc Chính
Đường 30/4
1,20
7
Quốc lộ 1A
1
Cầu Xẻo Tra
Hết ranh đất UBND huyện
1,10
2
Giáp ranh đất UBND huyện
Đầu Hẻm 10
1,10
3
Đầu Hẻm 10
Hẻm 12
1,15
4
Hẻm 12
Ngã 3 đường 937B
1,15
5
Ngã 3 đường 937B
Cầu Nàng Rền
1,40
8
Đường cặp công Viên
1
Đầu ranh đất ông Nguyễn Ngọc Vinh
Hết ranh đất ông Lâm Phước Tài
1,10
9
Đường 30/4
1
Quốc lộ 1A
Đường Nguyễn Trung Trực
1,10
2
Đ. Nguyễn Trung Trực
Cầu 30/4
1,10
3
Cầu 30/4
Hết ranh đất ông Võ Thành Lực
1,10
10
Lộ Rẫy Mới
1
Giáp ranh đất ông Võ Thành Lực
Giáp Ranh TT Hưng Lợi
1,10
11
Đường Điện Biên Phủ
1
Đường Vân Ngọc Chính
Đường 30/4
1,10
12
Đường Lý Tự Trọng
1
Quốc Lộ 1A
Bệnh Viện Đa Khoa (cũ)
1,10
13
Đường Ngô Quyền
1
Cầu Phú Lộc
Đ. Nguyễn Trung Trực
1,10
2
Đ. Nguyễn Trung Trực
Cuối đường (Miếu Bà)
1,10
14
Đường Nguyễn Huệ
1
Quốc Lộ 1A
Giáp ranh xã Thạnh Trị
1,10
15
Đường Nguyễn Trung Trực
1
Đường Nguyễn Huệ
Đường 30/4
1,10
16
Đường Trần Văn Bảy
1
Đầu đường Trần Văn Bảy
Giáp đường huyện 64
1,10
17
Đường Cách Mạng Tháng 8
1
Quốc lộ 1A
Giáp ranh ấp Thạnh Điền
1,10
18
Đường Trần Phú
1
Suốt đường
1,10
19
Đường Huyện 64 (Huyện 1 cũ)
1
Đầu cầu Xẻo Tra
Giáp ranh cống Thái Văn Ba
1,10
2
Giáp ranh cống Thái Văn Ba
Giáp ranh xã Tuân Tức
1,10
20
Đường Tỉnh 937B
1
Quốc Lộ 1A
Cầu Trắng
1,40
21
Lộ ấp Phú Tân
1
Ranh xã Thạnh Quới
Giáp ranh xã Tuân Tức
1,10
22
Lộ ấp Bào Lớn
1
Cầu Bào Lớn
Giáp ranh xã Châu Hưng A, Bạc Liêu
1,10
23
Đường vành đai
1
Cầu 30/4
Đường tỉnh 937B
1,10
24
Tuyến cặp sông (cặp QL. 1A)
1
Đầu ranh đất bà Lý Thị Hoài
Hết ranh đất ông Lâm Văn Đức
1,10
25
Lộ ấp Thạnh Điền
1
Cầu Bào Lớn
Giáp ranh xã Thạnh Quới
1,10
26
Đường đal cặp Nhà Văn Hóa
1
Giáp Quốc Lộ 1A
Đường Trần Văn Bảy
1,10
27
Hẻm 1 (cầu Xẻo Tra)
1
Giáp Quốc Lộ 1A
Đường Cách Mạng Tháng 8
1,10
28
Hẻm 4 (cặp nhà bà Mai)
1
Suốt tuyến
1,10
29
Hẻm 6 (cập kênh Trạm Thủy Nông)
1
Giáp đường Nguyễn Huệ
Hết đất bà Trần Thị Phượng
1,10
30
Hẻm 7 (cặp Huyện đội)
1
Giáp Quốc Lộ 1A
Hết tuyến
1,35
31
Hẻm 8 (cặp UBND huyện)
1
Suốt tuyến
1,31
32
Hẻm 9 (cặp nhà ông Lai)
1
Giáp Quốc Lộ 1A
Hết ranh đất Thái Phước Khai
1,15
33
Hẻm 10
1
Giáp Quốc Lộ 1A
Giáp đường Vành đai
1,10
34
Hẻm 11
1
Giáp Quốc Lộ 1A
Chùa Phật
1,10
35
Hẻm 12
1
Giáp Quốc Lộ 1A
Giáp Lộ Vành Đai
1,10
36
Hẻm 13 (Cầu Đình)
1
Giáp Quốc Lộ 1A
Hết ranh đất Quách Văn Tỷ
1,10
37
Đường số 2
1
Giáp đường 30/4
Đường Trần Hưng Đạo
1,10
38
Lộ đal (Nhà ông Hòa)
1
Giáp đường 30/4
Hẻm 8
1,10
39
Lộ đal (Nhà ông Kiềm)
1
Giáp đường 30/4
Hẻm 8
1,10
40
Lộ đal (cặp Chùa Xa Mau 2)
1
Giáp Quốc Lộ 1A
Giáp đường Vành đai
1,10
41
Lộ đal (cặp Huyện đội), thị trấn Phú Lộc
1
Giáp Quốc Lộ 1A
Hết ranh đất ông Thắng
1,10
42
Lộ đal (cặp nhà ông Tây)
1
Giáp đường Huyện 64
Giáp đường Trần Văn Bảy
1,10
43
Lộ đal, thị trần Phú Lộc
1
Đầu ranh đất lò heo ông Tháo
Giáp ranh ấp Trung Thành
1,10
44
Lộ ấp Công Điền
1
Giáp Quốc Lộ 1A
Giáp ranh xã Châu Hưng A, Bạc Liêu
1,10
45
Lộ đal ấp Thạnh Điền
1
Suốt tuyến (Cặp sông Phú Lộc)
1,10
46
Các tuyến đường còn lại
1
Đường đal còn lại thị trấn Phú Lộc
1,20
47
Lộ đal cặp trạm thủy nông
1
Giáp Quốc lộ 61B
Giáp ranh xã Thạnh trị
1,10
48
Đường khu dân cư ấp 2
1
Suốt tuyến
1,10
49
Lộ đal (Phía sau nhà ông 2 Minh)
1
Đường Nguyễn Văn Trỗi
Giáp đất Công viên
1,10
II
THỊ TRẤN HƯNG LỢI
1
Đường tỉnh 937B
3
Cầu Trắng
Cầu Cống
1,50
2
Cầu Cống
Hết đất Phùng Văn Vẹn
1,45
1
Giáp đất Phùng Văn Vẹn
Cầu Trương Tử
1,50
1
Cầu Trương Tử
Hết ranh đất ông Lâm Văn Ngà
1,45
4
Giáp ranh đất ông Lâm Văn Ngà
Cầu số 1
1,45
5
Cầu số 1
Giáp ranh xã Châu Hưng
1,70
2
Lộ ấp Xóm Tro 1
1
Đầu ranh đất ông Đặng
Hết đất ông Trần Văn Hoàng (Ông Hấu)
1,20
1
Giáp ranh đất ông Trần Văn Hoàng (Ông Hấu)
Cầu Ông Kịch
1,20
1
Đầu ranh đất ông Lâm Si Tha
Hết ranh đất ông Tăng Kịch
1,30
1
Đầu ranh đất Quách Thị Kim Sang
Hết ranh đất ông Huỳnh Văn Phúc
1,30
1
Đầu ranh đất ông Tăng Nam
Hết ranh đất bà Sơn Thị Danh
1,10
1
Đầu ranh đất Thạch Thị Son
Hết ranh đất Lý Thị Huỳnh
1,10
1
Đầu ranh đất Thạch Cal
Hết ranh đất Thạch Khiêm
1,10
1
Giáp đường tỉnh 937B
Hết đất ông Dương Hoàng Đăng
1,10
1
Từ Trạm cấp nước phía sau
Hết ranh đất Tô Nam Tin
1,10
1
Đầu ranh đất Hàng Hel
Giáp kênh Thầy Ban
1,20
1
Đầu kênh Bà Ngẫu
Hết đất ông Thạch Nhỏ
1,20
1
Đầu ranh đất ông Danh Thoàng
Giáp ranh xã Châu Hưng
1,20
3
Huyện lộ 68 (Lộ Kinh Ngay)
1
Vòng xuyến đường 937B
Hết ranh Trạm Y Tế
1,10
2
Từ ranh Trạm Y Tế
Cống bà Nguyễn Thị Lệ
1,10
3
Giáp Cống bà Nguyễn Thị Lệ
Cống Sáu Chánh
1,10
4
Giáp Cống Sáu Chánh
Giáp ranh xã Châu Hưng
1,10
4
Đường Chợ
1
Đường tỉnh 937B
Cầu bà Kia
1,10
1
Đầu ranh đất ông Hấu (Lý Đông)
Hết ranh đất Tiêu Thanh Đức
1,10
2
Đầu ranh đất ông Lý Bạc Hó
Hết đất ông Ngô Ìa
1,10
2
Đầu ranh đất ông Lý Hủn
Cầu Trương Từ
1,10
2
Đầu ranh đất Quách Hùng Thương
Hết ranh đất ông Trịnh Thành Công
1,10
5
Đường số 1
1
Đầu ranh đất ông Nguyên
Hết ranh đất bà Đỏ
1,10
6
Đường số 2
1
Đầu ranh đất Bác sỹ Dũng
Hết ranh đất Quách Hưng Đại
1,20
7
Đường số 3
1
Đầu ranh đất Lý Phước Bình
Hết ranh đất Trần Ngọc Minh Thành
1,20
8
Đường số 4
1
Cầu Trương Từ
Hết ranh đất ông Hùng
1,20
9
Lộ ấp số 8
1
Giáp ranh đất ông Lâm Văn Ngà
Hết ranh đất ông Lý Mưng
1,20
1
Đầu ranh đất bà Lâm Thị Lêl
Hết ranh đất ông Lâm Hong
1,20
1
Đầu ranh đất Trần Hoàng
Hết ranh đất Liêu Tên
1,20
1
Đầu ranh đất Tấn Cang
Hết ranh đất ông Trịnh Phol
1,10
1
Đầu ranh đất Vũ Văn Hoàng
Hết đất ông Tiền Buộl
1,10
1
Đầu ranh đất ông Dương Phal
Hết đất Ngô Văn Thắng
1,10
1
Giáp đường tỉnh 937B
Hết đường đal nhà Thạch Phel
1,20
1
Giáp đường tỉnh 937B
Hết đất nhà máy Lý Khoa
1,10
1
Cầu bà Kia
Hết đất nhà máy Lý Khoa
1,10
10
Lộ ấp số 9
2
Đầu ranh đất ông Nguyễn Minh Luận
Hết ranh đất ông Húa Đen
1,10
1
Giáp ranh đất ông Húa Đen
Hết đất Nhà máy Kim Hưng
1,10
3
Giáp ranh đất Nhà Máy Kim Hưng
Giáp ranh xã Thạnh Trị
1,10
4
Giáp ranh đất ông Nguyễn Minh Luận
Hết ranh đất Lý Oi
1,20
4
Đầu ranh đất Lý Oi
Giáp ấp 23 xã Thạnh Trị
1,20
4
Giáp ranh đất Lý Oi
Hết ranh đất ông Danh Lợi
1,20
4
Đầu ranh đất ông Sinh
Hết ranh đất ông Cậy
1,20
4
Đầu ranh đất ông Lâm Liêm
Hết ranh đất ông Trần Quýt
1,20
11
Đường Dal
1
Đầu ranh đất ông Trần Văn Út
Hết ranh đất ông Khel (Giáp chùa)
1,20
12
Đường cặp sông
1
Đường tỉnh 937B
Hết đất Bành Thiệu Văn (ông Só)
1,10
1
Đầu ranh đất bà Lâm Thị Thủy
Hết ranh đất bà Lộ ấp Kinh Ngay
1,10
13
Kinh Giồng Chùa
1
Đầu ranh đất ông Lý Chấn Thạnh
Hết ranh Chùa Lộc Hoà
1,10
1
Giáp ranh đất ông Lý Chấn Thạnh
Hết ranh đất Lâm Ngọc Giàu
1,10
14
Lộ Bào Cát- Quang Vinh
1
Giáp đường tỉnh 937B
Hết ranh đất Võ Văn Hiền
1,10
1
Giáp ranh đất Võ Văn Hiền
Hết ranh đất Bành Ghi
1,10
1
Đầu ranh đất ông Trần Văn Bé
Giáp ranh TT Châu Hưng A - Bạc Liêu
1,10
15
Lộ Bào Cát
1
Giáp đường tỉnh 937B
Giáp ranh thị trấn Phú Lộc
1,10
1
Đầu ranh đất Phùng Văn Khương
Hết ranh đất ông Lê Văn Quang
1,10
16
Lộ đal Chợ Cũ- Xóm Tro
1
Đường tỉnh 937B
Hết ranh đất ông Hàng Hel
1,10
17
Lộ ấp Giồng Chùa (mới)
1
Giáp ranh TT Phú Lộc
Hết ranh đất Quách Mứng
1,10
18
Khu Tái định cư ấp số 9
1
Suốt tuyến
1,10
19
Lộ dal số 8, thị trấn Hưng Lợi
1
Cầu số 1
Hết đất nhà Tô Quệnh
1,10
20
Lộ dal ấp xóm Tro
1
Đầu ranh đất ông Tăng Kịch
Giáp ranh xã Châu Hưng
1,10
21
Lộ ấp số 9
1
Đầu ranh đất ông Lâm Liêm
Hết ranh đất ông Trần Quýt
1,10
22
Lộ Xóm Tro 1
1
Đầu ranh đất Thạch Sa Rinh
Hết ranh đất ông Tô Vương
1,10
23
Các tuyến đường còn lại
1
Lộ đal còn lại thị trấn Hưng Lợi
1,10
24
Đường cặp trạm y tế
1
Giáp huyện lộ 68
Hết tuyến
1,10
III
XÃ THẠNH TRỊ
1
Quốc lộ 61B (Đường tỉnh 937)
KV1-VT1
Giáp ranh thị trấn Phú Lộc
Cầu Sa Di
1,30
KV1-VT2
Cầu Sa Di
Giáp ranh xã Thạnh Tân
1,30
2
Đường Huyện 61 (Huyện 5 cũ)
KV2-VT1
Giáp Ranh xã Vĩnh Thành
Giáp Quốc lộ 61B
1,30
3
Đường Huyện 63 (Huyện 5 cũ)
KV1-VT3
Giáp Ranh xã Tuân Tức
Giáp Quốc lộ 61B
1,25
4
Lộ Rẫy Mới
KV2-VT3
Đầu Vàm Xáng (Đầu ấp Rẫy Mơi)
Giáp Ranh TT Hưng Lợi
1,10
5
Lộ kinh 8 thước
KV2-VT3
Cầu bà Nguyệt
Giáp ranh xã Thạnh Tân
1,20
6
Lộ đai ấp 22
KV2-VT3
Giáp Huyện lộ 61 (Huyện lộ 5 cũ)
Hết ranh đất ông Nguyễn Văn Điệp
1,20
7
Lộ đal ấp Tù Lọt C- Mây Dóc
KV2-VT3
Giáp Huyện lộ 61 (Huyện lộ 5 cũ)
Huyện Lộ (Hết ranh đất Mễu)
1,20
8
Lộ đal Mây Dóc
KV2-VT3
Cầu trường học Mây Dóc
Cầu Treo Mây Dóc
1,20
9
Lộ đal Mây Dóc
KV2-VT3
Đầu ranh đất ông Nguyễn Văn Cảnh
Giáp ranh xã Vĩnh Thành (Hết ranh đất Lý Kel)
1,20
10
Lộ đal ấp Rẫy Mới
KV2-VT3
Đầu ranh đất ông Lý Sol
Hết ranh đất ông Lý Út
1,20
11
Lộ đal Rẫy Mới - Tà Niền
KV2-VT3
Đầu ranh đất Tô Phước Sinh
Hết ranh đất Nguyễn Văn Răng
1,20
12
Lộ đal ấp Tà Niền
KV2-VT3
Cầu ông Đoàn Văn Thắng
Cầu Mếu Tà Niền
1,20
13
Lộ dal Tà Diếp Cl- Tà Diếp C2
KV2-VT3
Giáp Huyện lộ 61 (Huyện lộ 5 cũ)
Giáp ranh xã Thạnh Tân
1,20
14
Lộ đal ấp Tà Lọt A
KV2-VT3
Giáp Huyện lộ 61 (Huyện lộ 5 cũ)
Hết ranh đất ông Nguyễn Văn Đám
1,20
15
Lộ đal ấp Tà Lọt C
KV2-VT3
Đầu ranh đất Nguyễn Văn Thành
Hết ranh đất ông Lê Văn Toàn
1,20
16
Lộ đal ấp Trương Hiền
KV2-VT3
Suốt tuyến
1,20
17
Các tuyến đường còn lại
KV2-VT3
Lộ đal còn lại xã Thạnh Trị
1,30
IV
XÃ TUÂN TỨC
1
Đường Huyện 64 (Huyện 1 cũ)
KV2-VT2
Giáp ranh Phú Lộc
Hết ranh đất Trường THCS Tuân Tức
1,20
KV2-VT1
Giáp ranh đất Trường THCS Tuân Tức
Hết đất Nhà máy Lai Thành
1,10
KV2-VT3
Giáp ranh Nhà máy Lai Thành
Giáp ranh xã Thạnh Tân
1,25
2
Đường Huyện 63 (Huyện 5 cũ)
KV2-VT1
Giáp ranh xã Thạnh Trị
Hết đất nhà Lý Sà Rương
1,10
KV2-VT2
Đầu ranh đất Lý Sà Rương
Giáp ranh xã Lâm Tân
1,10
3
Đường Huyện 61 (Huyện 2 cũ)
KV2-VT2
Đầu ranh đất ông Lý Ưng
Giáp ranh xã Lâm Tân
1,10
4
Lộ ấp Trung Thành
KV2-VT3
Kênh 10 Quớn
Giáp ranh Thị trấn Phú Lộc
1,25
5
Lộ ấp Trung Hoà
KV2-VT1
Cầu Tuân Tức
Hết ranh nhà sinh hoạt cộng đồng
1,10
KV2-VT2
Giáp ranh nhà sinh hoạt cộng đồng
Hết ranh đất Thạch Hưng
1,10
KV2-VT2
Đầu ranh đất Nhà Dương Lê
Cầu Thanh Niên
1,10
KV1-VT3
Đầu ranh đất ông Lý Cuội (Giáp Đường Huyện 63)
Cầu Chùa Mới Trung Hoà (kênh trường học Trung Hòa)
1,10
6
Lộ Trung Hoà - Trung Bình
KV2-VT2
Giáp ranh đất ông Lý Cuội
Cầu Chợ Mới Trung Bình
1,10
7
Lộ đal ấp Trung Thành
KV2-VT3
Giáp ranh ấp Phú Tân
Hết ranh đất Mếu Ông Tà
1,25
8
Các tuyến đường còn lại
KV2-VT3
Lộ đal còn lại xã Tuân Tức
1,25
V
XÃ VĨNH LỢI
1
Đường Tỉnh 937B
KV2-VT2
Giáp ranh xã Vĩnh Thành (Tư duyên)
Hết ranh đất Sân Bóng
1,50
KV1-VT3
Giáp ranh đất Sân Bóng
Cầu Chợ
1,50
KV1-VT2
Cầu Chợ
Hết ranh đất ông Trần Văn Dự
1,50
KV2-VT1
Giáp ranh đất ông Trần Văn Dự
Kênh Nàng Rền
1,50
KV2-VT2
Kênh Nàng Rền
Cầu Bờ Tây (Mỹ Bình)
1,50
2
Khu Chợ
KV1-VT1
Cầu Chợ
Cầu Miễu
1,10
KV1-VT3
Cầu Miễu
Hết đất ông Trần Ánh Ốc
1,10
KV1-VT2
Cầu Thanh Niên
Giáp đường tỉnh 937B
1,10
3
Đường Huyện 61 (Huyện lộ 5 cũ)
KV1-VT2
Đầu ranh đất ông Bỉ
Giáp cầu xã Vĩnh Thành
1,10
4
Huyện Lộ 68
KV2-VT1
Giáp ranh Mỹ Quới (Đầu ranh đất ông Khần)
Giáp cầu ấp 13- Châu Hưng
1,10
5
Huyện Lộ 67
KV2-VT1
Từ lò Rạch
Hết ranh đất ông Sáu Chỉnh
1,10
6
Lộ đal ấp 16/2
KV2-VT2
Đầu ranh đất ông Trần Ánh Ốc
Hết ranh đất ông Nguyễn Văn Liêm
1,10
7
Lộ ấp 16/2-13
KV2-VT2
Cầu Bờ Tây
Hết ranh đất Ông Khẩn
1,10
8
Lộ ấp 16/2
KV2-VT2
Cầu Bờ Tây
Hết đất ông Thắng ấp 16/2
1,10
9
Lộ đal ấp 15
KV1-VT2
Đầu ranh đất Trần Văn Hửng
Hết ranh đất ông Thái Xe
1,10
KV1-VT2
Đầu ranh đất ông Trần Văn Đạt
Kênh Nàng Rền
1,10
KV2-VT2
Đầu ranh đất ông Sang
Cầu Tây Nhỏ
1,10
10
Các tuyến đường còn lại
KV2-VT3
Lộ đal còn lại xã Vĩnh Lợi
1,10
VI
XÃ VĨNH THÀNH
1
Đường Huyện 61 (Huyện lộ 5 cũ )
KV1 -VT2
Đầu ranh đất ông Nguyền Văn Đúng
Hết ranh đất bà Muổi
1,10
KV1 -VT3
Giáp ranh đất Bà Muổi
Hết đất bà Lê Thị Nhung
1,10
KV1-VT2
Giáp ranh đất bà Lê Thị Nhung
Hết ranh đất ông Thái
1,10
KV2 -VT1
Giáp ranh đất ông Thái
Cầu Thanh Niên (Ranh xã Thạnh Trị)
1,10
2
Đường tỉnh 937B
KV1 -VT3
Giáp ranh thị trấn Châu Hưng
Cầu Tây Nhỏ
1,40
3
Các tuyến đường còn lại
KV2-VT3
Lộ đal còn lại xã Vĩnh Thành
1,20
VII
XÃ THẠNH TÂN
1
Quốc lộ 61B (Đường tỉnh 937)
KV1-VT3
Giáp ranh xã Thạnh Trị
Hết ranh đất Trường THCS
1,40
KV1-VT2
Giáp ranh đất Trường THCS
Cầu 14/9
1,30
KV1-VT3
Cầu 14/9
Cầu Ông Tàu (Giáp thị xã Ngã Năm)
1,30
2
Đường huyện 64 (Huyện 1 cũ)
KV2-VT2
Đầu ranh đất bà Liêu Thị Sa Ma Lay
Giáp ranh xã Tuân Tức
1,20
3
Đường Huyện 61 (Huyện 2 cũ)
KV2-VT2
Đầu ranh đất ông Lâm Hữu Thống
Giáp ranh xã Tuân Tức
1,20
4
Huyện lộ 61
KV2-VT3
Đầu ranh đất ông Bùi Minh Huệ
Giáp Ranh xã Thạnh Trị
1,25
5
Lộ A2 - Tân Thắng
KV2-VT3
Đầu ranh đất ông Thạch Sóc
Giáp ranh xã Lâm Tân
1,25
6
Lộ 14/9
KV2-VT3
Cầu 14/9
Giáp ranh xã Lâm Tân
1,25
7
Lộ B1-A2-21
KV2-VT3
Cầu treo
Giáp ranh Tân Long
1,25
8
Lộ đal ( xóm cá)
KV2-VT3
Đầu đất Chùa Vĩnh Phước
Cầu bà Nguyệt
1,25
9
Lộ đal (xóm lá)
KV2-VT3
Cầu 8 Trưởng
Cầu Treo kênh 8m
1,25
10
Lộ đal (Ngọn Tà Âu)
KV2-VT3
Đầu ranh đất ông 5 Quanh
Hết ranh đất Nông Trường Công An
1,25
11
Lộ đal Cái Trầu
KV2-VT3
Cầu Lác Chiếu
Giáp ranh xã Lâm Tân
1,25
12
Lộ kênh 8 mét
KV2-VT3
Đầu ranh đất ông Bùi Minh Huệ
Giáp ranh xã Thạnh Trị
1,25
13
Lộ đal 5 Hạt - 26/3
KV2-VT3
Đầu ranh đất ông Phong
Hết ranh đất ông Phạm Anh Hùng
1,25
14
Lộ 9 Sạn
KV2-VT3
Đầu ranh đất Bùi Văn Kiệt
Cầu 10 Cóc
1,25
15
Các tuyến đường còn lại
KV2-VT3
Lộ đal còn lại xã Thạnh Tân
1,30
VIII
XÃ LÂM KIẾT
1
Đường Tỉnh 940
KV2-VT1
Giáp ranh xã Thạnh Phú (cũ)
Cống Tuân Tức
1,40
KV2-VT1
Giáp ranh xã Thạnh Phú (mới)
Giáp ranh xã Mỹ Thuận (Mỹ Tú)
1,40
KV2-VT1
Cống Sa Keo
Giáp ranh xã Mỹ Thuận (Mỹ Tú)
1,40
2
Khu Vực Xóm Phố
KV1-VT2
Đầu đất Chùa Trà É
Hết đất Chợ Lâm Kiết
1,10
3
Khu Dân Cư
KV2-VT1
Đầu ranh đất Lý Kêu
Hết đất bà Thạch Thị Huyền
1,10
4
Trung Tâm Xã
KV1-VT3
Đầu ranh đất Trạm Y Tế
Hết đất Bà Thạch Thị Ọl
1,10
5
Đường Huyện 61 (Huyện 5 cũ)
KV2-VT2
Đầu đường Huyện 61
Giáp ranh xã Lâm Tân
1,10
6
Đường Liên Xã
KV2-VT3
Đầu ranh đất Lý Ngọc Khải
Hết ranh đất Lâm Thái
1,20
7
Lộ đal Kiết Bình
KV2-VT3
Đường Tỉnh 940
Giáp ranh xã Lâm Tân
1,25
KV2-VT3
Cống Sa Keo
Hết ranh đất ông Nguyễn Văn Nhiều
1,25
8
Lộ đal ấp Kiết Hoà
KV2-VT2
Cống Cái Trầu
Hết đất ông Chín Ấm
1,10
9
Lộ đal ấp Lợi
KV2-VT2
Đầu ranh đất ông Trần Minh
Hết đất ông Lý Chêl
1,10
10
Lộ đal ấp Trà Do
KV2-VT2
Cầu Trà Do
Hết đất bà Lý Thị Nol
1,10
11
Lộ ấp Kiết Lợi
KV1-VT3
Đoạn Cầu Xóm phố
Hết đất ông Khưu Trái Thia
1,10
KV2-VT2
Đầu ranh đất ông Quết
Hết ranh đất bà Trang
1,10
12
Lộ Kiết Thắng
KV2-VT3
Cầu Kiết Thắng
Hết ranh đất ông Đặng
1,25
KV2-VT1
Giáp đường tỉnh 940
Cầu nhà ông Lý Kêu
1,10
13
Đoạn nối đường 940 (Huyện lộ 60, 61)
KV2-VT2
Đầu ranh đất bà Trang
Giáp ranh xã Lâm Tân
1,10
14
Các tuyến đường còn lại
KV2-VT3
Lộ đal còn lại xã Lâm Kiết
1,30
IX
XÃ LÂM TÂN
1
Huyện lộ 61 (Huyên 2 cũ)
KV2-VT2
Giáp ranh xã Tuân Tức
Kênh Mương Điều Chắc Tức
1,10
KV2-VT1
Kênh Mương Điều Chắc Tức
Kênh rạch Trúc
1,20
KV2-VT2
Kênh rạch Trúc dọc theo huyện lộ 61 ấp Kiết Nhất B
Giáp ranh xã Lâm Kiết
1,10
2
Huyện lộ 63 (Huyện 5 cũ)
KV2-VT2
Giáp ranh xã Tuân Tức
Giáp ranh xã Lâm Kiết
1,10
3
Huyện lộ 62
KV2-VT2
Giáp huyện lộ 61
Giáp ranh xã Thạnh Qưới
1,10
4
Lộ kênh 14/9
KV2-VT3
Suốt tuyến
1,25
5
Các tuyến đường còn lại
KV2-VT3
Lộ đal còn lại xã Lâm Tân
1,30
X
XÃ CHÂU HƯNG
1
Huyện lộ 68
KV1-VT1
Giáp ranh TT Hưng Lợi
Cầu 7 Âm
1,10
KV1-VT3
Cầu 7 Âm
Giáp ranh xã Vĩnh Lợi
1,10
2
Đường tỉnh 937B
KV2-VT3
Giáp ranh TT Hưng Lợi
Giáp ranh xã Vĩnh Thành
1,40
3
Lộ đal ấp Tàn Dù
KV2-VT3
Cầu ông Teo
Hết ranh đất ông Đương
1,25
4
Lộ đal ấp Tàn Dù (2 Si)
KV2-VT3
Đầu ranh đất ông Khởi
Hết ranh đất ông Ba Đốm
1,25
5
Lộ đal ấp Tàn Dù (6 Huỳnh)
KV2-VT3
Cầu ông Chuối
Hết ranh đất ông Hó
1,25
6
Lộ đal ấp Tàn Dù
KV2-VT3
Cầu ông 3 Chuối
Giáp lộ Xóm Tro 2
1,25
7
Lộ đal ấp Tàn Dù
KV2-VT3
Đầu ranh đất ông Nguyễn Văn Sáu
Hết đất bà Nguyễn Thị Thương
1,25
8
Lộ đal ấp Tàn Dù - Tràm Kiến
KV2-VT3
Đầu ranh đất ông Trịnh Văn Dũng
Hết đất nhà ông Liêm (Cầu ông Liêm)
1,25
9
Lộ đal Kinh Ngay 2
KV2-VT3
Cầu Kinh Ngay 2
Hết ranh đất ông Teo
1,10
10
Lộ đal Kinh Ngay 2- Tràm Kiến, xã Châu Hưng
KV2-VT3
Đầu ranh đất Trường TH Châu Hưng 1
Cầu Việt Mỹ (ông Tuyền)
1,20
11
Lộ đal ấp Kinh Ngay 2- Xóm Tro2- Quang Vinh
KV2-VT3
Cầu Việt Mỹ (ông Tuyền)
Ngã tư Quang Vinh
1,20
12
Lộ đal ấp Kinh Ngay 2 - Xóm Tro 2
KV2-VT3
Cầu Kinh Ngay 2
Cầu trường TH Xóm Tro 2
1,20
KV2-VT3
Cầu Xóm Tro 2
Giáp ranh tỉnh Bạc Liêu
1,20
13
Lộ đal ấp Kinh Ngay 2- 23
KV2-VT3
Đầu ranh đất ông Phong
Đường tỉnh 937B
1,20
14
Lộ Kinh Ngay 2 - Tràm Kiến
KV2-VT3
Cầu Kinh Ngay 2
Cầu ông Hó
1,20
15
Lộ Kinh Ngay 2 - Ấp 23, xã Châu Hưng
KV2-VT3
Cầu Nam Vang
Hết đất ông Điền Muôn
1,10
KV2-VT3
Cầu Bà Cục
Giáp Tỉnh lộ 937B
1,20
16
Lộ đal ấp 13
KV2-VT3
Đầu ranh đất Út Hòa (Tám Luyến)
Hết đất ông Út Phước
1,20
KV2-VT3
Cầu Ba Tẻo
Giáp đất ông Út Phước
1,20
KV2-VT3
Đầu ranh đất ông Hùng
Hết ranh đất ông Tư Nhơn
1,20
17
Lộ đal 13
KV2-VT3
Huyện lộ 68
Giáp đất ông Út Phước
1,20
18
Lộ đal 13 - Chí Hùng
KV2-VT3
Cầu ông Long
Hết đất ông Hai Cơ
1,20
19
Lộ đal 13 - 23
KV2-VT3
Đầu ranh đất ông Chín Kiệt
Cuối đường
1,20
20
Lộ 23 - Bà Bẹn
KV2-VT3
Giáp cầu 23
Cuối đường
1,20
21
Kênh Bào Sen (Bờ Nam)
KV2-VT3
Ngã tư Quang Vinh
Hết ranh đất Phan Văn Lâm
1,20
22
Lộ đal ấp Quang Vinh
KV2-VT3
Ngã tư Quang Vinh
Hết ranh đất ông Bành Phong
1,20
23
Lộ đal ấp Tràm Kiến
KV2-VT3
Cầu Bảy Âm
Cầu Mễu ấp 13
1,20
24
Các tuyến đường còn lại
KV2-VT3
Lộ đal còn lại xã Châu Hưng
1,30
H
HUYỆN LONG PHÚ
I
THỊ TRẤN LONG PHÚ
1
Quốc lộ Nam Sông Hậu (tên cũ: Đường Nam Sông Hậu)
2
Giáp ranh xã Long Đức
Ngã 3 bến phà
1,40
1
Ngã 3 bến phà
Giáp ranh xã Long Phú
1,40
2
Đường Tỉnh 933
1
Cầu Khoan Tang
Hết ranh đất nghĩa trang liệt sĩ huyện
1,40
2
Giáp ranh đất nghĩa trang liệt sĩ huyện
Đường Huyện 27
1,40
3
Đường Huyện 27
Giáp ranh xã Tân Hưng
1,40
3
Đường Tỉnh 933C
1
Đường nối ĐT 933 với ĐT 933C và ranh đất bà Trần Thị Cúc (Thửa 89, tờ BĐ48)
Kênh Hai Bào
1,40
2
Kênh Hai Bào
Giáp ranh xã Long Phú
1,10
4
Đường Huyện 27
1
Cầu qua sông Bào Biển
Đường Tỉnh 933
1,10
5
Đường nối ĐT 933 với ĐT 933C
1
Đường Đặng Quang Minh
Cầu Băng Long (Cầu mới)
1,40
2
Cầu Băng Long (Cầu mới)
Đường Tỉnh 933C
1,40
6
Đường Đoàn Thế Trung
2
Cầu Băng Long (Cầu chợ)
Đường nối ĐT 933 với ĐT 93 3c và hết ranh đất bà Trần Thị Cúc (Thửa 89, tờ BĐ48)
1,10
1
Cầu Băng Long (Cầu chợ)
Cầu Khoan Tang
1,10
7
Đường Đặng Quang Minh
1
Vòng xoay Ngã 3 Huyện ủy (Giao đường Đoàn Thế Trung)
Qua Ngã ba Chín Đô đến cầu Long Phú mới
1,10
2
Ngã Ba Chín Đô
Kênh Năm Nhạo
1,10
3
Kênh Năm Nhạo
Quốc lộ Nam Sông Hậu
1,10
8
Đường Lương Định Của
5
Ngã 3 Chín Đô
Cống bà Bảy Vườn
1,10
4
Cống bà Bảy Vườn
Ngã 3 Đình Năm ông
1,10
1
Ngã 3 Đình Năm ông
Ngã 4 chợ
1,10
2
Ngã 4 chợ
Hẻm cặp nhà ông Ba Min
1,10
3
Hẻm cặp nhà ông Ba Min
Cầu Tân Lập
1,10
9
Đường Nguyễn Trung Trực
1
Ngã 3 giáp đường Đặng Quang Minh
Cầu Ba Tre (Hết ranh đất trạm quản lý Thủy Nông)
1,10
2
Cầu Ba Tre
Quốc lộ Nam Sông Hậu (ấp 2)
1,10
10
Hẻm đường Nguyễn Trung Trực
1
Đầu đất ông Chín Nghiệp
Suốt tuyến
1,20
2
Đầu đất ông Bảy Nam
Giáp lộ Nam Sông Hậu
1,30
11
Các tuyến lộ đal ấp 1
1
Đường vào Đình Nguyễn Trung Trực
Suốt tuyến
1,10
1
Đường vào Ban chỉ huy quân sự Huyện
Suốt tuyến
1,20
12
Đường xuống bến phà Long Phú đi Đại Ân 1
1
Giao đường vào Ban chỉ huy quân sự Huyện
Suốt tuyến
1,10
13
Đường đal cặp sông Băng Long (ấp 4)
1
Cầu Băng Long (chợ)
Cầu Tân Lập
1,10
3
Cầu Tân Lập
Cầu Khoan Tang
1,10
2
Cầu Băng Long (chợ)
Cầu qua Chùa Hải Long Phước
1,10
14
Đường đal cặp sông Băng Long (ấp 5)
3
Cầu qua Chùa Hải Long Phước
Suốt tuyến
1,10
1
Cầu Băng Long (chợ)
Hết đất nhà máy Mậu Xương
1,10
2
Giáp ranh đất nhà máy Mậu Xương
Cầu Băng Long
1,10
15
Các tuyến hẻm thuộc đường Đoàn Thế Trung
1
Ngã 3 Công An thị trấn
Cầu qua chùa Hải Long Phước
1,10
1
Đầu ranh đất Tư Khương
Suốt tuyến
1,10
1
Đường nội ô Chợ Tân Long (ấp 5)
Suốt tuyến
1,10
1
Hẻm Trường TH Long Phú A
Suốt tuyến
1,10
1
Hẻm tiệm vàng Sơn
Suốt tuyến
1,10
1
Cầu Khoan Tang (cặp Kênh bà Xẩm)
Suốt tuyến
1,10
16
Các tuyến hẻm thuộc đường Đặng Quang Minh
1
Đường nội ô chợ Đập ấp 2
1,10
1
Đường Đặng Quang Minh
Hết đất VLXD Trường Đạt
1,10
1
Đường Đặng Quang Minh
Hết đất Tư Tâm (Đà Lạt 2 cũ)
1,10
1
Khu chăn nuôi cũ
Suốt tuyến
1,10
1
Hẻm cặp trường tiểu học Long Phú C
Suốt tuyến
1,10
17
Đường đal cặp kênh Xáng ấp 3
1
Kênh bà Xẩm
Đường vào trường THCS thị trấn
1,10
2
Đường vào trường THCS thị trấn
Suốt tuyến
1,10
18
Đường vào Trường THCS thị trấn
1
Đường Đặng Quang Minh
Suốt tuyến
1,10
19
Các tuyến hẻm thuộc đường Lương Đình Của
1
Đường vào nhà lồng chợ Long Phú (ấp 3)
1,10
1
Đầu đất Nhà lồng chợ Long Phú (ấp 3)
Hết ranh đất Đình Năm Ông
1,10
1
Hẻm 3 Gà
Suốt tuyến
1,10
1
Cống bà Bảy Vườn (lộ đal)
Giáp đường Đặng Quang Minh
1,10
20
Đường vào chùa Nước Mặn
1
Đường nối ĐT 933 với ĐT 933C
Ranh xã Long Phú
1,10
21
Lộ đal Tà Lời (tên cũ: Lộ dal vào nghĩa địa ấp 4)
1
Đường Tỉnh 933
Hết đất Nhà bà Mai Thị Phương
1,10
1
Đường Tỉnh 933
Ngã 3 nhà ông Mai Dương
1,10
1
Đường Huyện 27
Suốt tuyến
1,10
22
Đường đi ấp Khoan Tang
1
Cầu Khoan Tang
Hết đất nhà ông Thạch Cơm
1,10
23
Đường vòng cung ấp Khoan Tang
1
Giáp ranh đất nhà ông Thạch Cơm
Đường Huyện 27
1,10
1
Giáp ranh đất nhà ông Thạch Cơm
Cầu số 2
1,10
1
Đường qua cầu khu 8
Suốt tuyến
1,10
24
Lộ đal cặp sông Bào Biển đi Tân Hưng
1
Đường huyện 27
Ranh xã Tân Hưng
1,10
25
Lộ đal cặp UBND huyện Long Phú
1
Đường Tỉnh 933
Suốt tuyến
1,10
26
Hẻm cặp nhà văn hóa Khoan Tang
1
Suốt hẻm
1,10
27
Lộ đal ấp 5
1
Đường nối ĐT 933 với ĐT 933C
Sông Băng Long
1,10
II
THỊ TRẤN ĐẠI NGÃI
1
Quốc lộ Nam Sông Hậu (tên cũ: Đường Nam Sông Hậu)
1
Giáp ranh xã Song Phụng
Cầu Đại Ngãi
1,40
2
Quốc lộ 60
1
Ngã tư
(Giao Quốc lộ Nam Sông Hậu)
Cầu Mương Điều
1,30
2
Cầu Mương Điều
Giáp ranh xã Hậu Thạnh
1,30
3
Đường Huyện 20
1
Cầu Mương Điều
Giáp ranh xã Song Phụng
1,25
4
Đường Huyện 22 (Đê tả Sông Saintard)
1
Quốc lộ Nam Sông Hậu
Giáp ranh xã Hậu Thạnh
1,10
5
Các tuyến đường nội ô thị trấn
1
Ngã 3 Vĩnh Thuận
Hẻm Bưu điện
1,20
1
Đường 2 bên nhà lồng chợ Đại Ngãi
1,10
1
Ngã 3 Vĩnh Thuận
Ngã 4 ông Vui (Tên cũ Ngã 4 ông Thép)
1,10
2
Ngã 4 ông Vui (Tên cũ Ngã 4 ông Thép)
Hết ranh đất trạm cấp nước
1,10
1
Ngã 3 Vĩnh Thuận
Ngã 3 Năm Lâm
1,10
1
Ngã 3 Năm Thuận
Hết đất bến phà cũ
1,10
1
Đường cặp Nhà thờ Đại Ngãi
Suốt đường
1,10
1
Đầu ranh đất Bến phà Đại Ngãi
Hết ranh đất UBND thị trấn (Giáp lộ hai chiều)
1,10
1
Các tuyến đường còn lại trong khu vực nhà máy Lợi Dân cũ
1,10
1
Sông Hậu
Hết ranh đất ông Sĩ
1,10
1
Giúp ranh đất ông Sĩ
Ngã 4 (Giao Quốc lộ Nam Sông Hậu)
1,10
6
Đường cặp sông Saintard
1
Đầu ranh đất Bến phà cũ
Hẻm Tây Nam
1,10
2
Hẻm Tây Nam
Hết ranh đất Tư Son
1,10
3
Giáp đất ranh đất Tư Son
Hẻm Bảy Công
1,10
4
Hẻm Bảy Công
Cầu An Đức
1,10
7
Đường xuống bến phà Đại Ngãi
1
Đầu ranh đất bà Hà (Thửa 23 tờ 27)
Giáp Bến phà Đại Ngãi
1,20
8
Các tuyến hẻm nội ô Thị trấn
1
Hẻm cặp tiệm vàng Di Long
Suốt tuyến
1,10
1
Hẻm ông Chà
Suốt tuyến
1,10
1
Hẻm ông Tỷ
Suốt tuyến
1,10
1
Hẻm Ba Ánh
Suốt tuyến
1,10
1
Hẻm Bảy Mol
Suốt tuyến
1,10
1
Hẻm Năm Thắng
Suốt tuyến
1,10
1
Hẻm ông Nu
Suốt tuyến
1,10
1
Hẻm ông Huỳnh
Suốt tuyến
1,10
1
Hẻm Bưu điện
Suốt tuyến
1,10
1
Hẻm Thầy Nghĩa
Suốt tuyến
1,10
1
Hẻm Ba Chấm
Suốt tuyến
1,10
1
Hẻm Ngân hàng
Suốt tuyến
1,10
1
Hẻm Tây Nam
Suốt tuyến
1,10
1
Hẻm Lò Bún
Suốt tuyến
1,10
1
Hẻm Cây Gòn
Suốt tuyến
1,10
1
Hẻm Lợi Dân
Suốt tuyến
1,10
1
Hẻm Bảy Công
Suốt tuyến
1,10
1
Hẻm Điện Thờ Phật Mẫu
Suốt tuyến
1,10
1
Hẻm Tổ Điện Lực
Suốt tuyến
1,10
1
Hẻm Thiên Hậu Cung
Suốt tuyến
1,10
1
Hẻm Đội thuế
Suốt tuyến
1,10
1
Hẻm ông Trạng
Suốt tuyến
1,10
1
Hẻm Hai Mành
Suốt tuyến
1,10
1
Hẻm ông Hợp
Suốt tuyến
1,10
1
Hẻm nhà ông Bọ
Hết nhà ông Vũ
1,10
1
Bến phà Đại Ngãi
Giáp ranh xã Song Phụng
1,25
1
Hẻm Ba Ngọt
Suốt tuyến
1,10
1
Hẻm Ba Ngọt
Đường vào trường Mẫu Giáo
1,10
1
Đường vào trường Mẫu Giáo
Hết ranh đất Trường Tiểu học Đại Ngãi A
1,10
1
Giáp ranh Trường Tiểu học Đại Ngãi A
Hết đất ông Võ Văn Hai
1,10
9
Các đường còn lại
1
Đường vào bãi rác
Suốt tuyến
1,25
1
Cầu Mương Điều
Giáp ranh xã Song Phụng
1,10
1
Đầu ranh đất ông Tư Đền
Cầu Tư Huệ
1,10
1
Đường bầu tròn ấp An Đức
Suốt tuyến
1,10
1
Lộ ông Hàm
Suốt tuyến
1,25
1
Lộ bà Xã Vĩ
Suốt tuyến
1,10
10
Lộ Hai Trệt
1
Đường Huyện 20
Giáp ranh xã An Mỹ, Huyện Kế Sách
1,10
11
Lộ Hai Thế
1
Giáp ranh đất nhà Hai Thế (Giáp lộ cặp Rạnh mương Điều)
Hết ranh đất ông Nguyễn Văn Em
1,10
12
Lộ Ông Hiệu
1
Đường Huyện 20
Hết ranh đất ông Nguyễn Văn Mê
1,10
13
Lộ rạch bà Phụng
1
Cầu ông Sơn Tam
Hết ranh đất ông Ba Tân
1,10
2
Giáp ranh đất ông Ba Tân
Đường vào Bãi Rác
1,25
III
XÃ SONG PHỤNG
1
Quốc lộ Nam Sông Hậu
KV1 - VT2
Cầu Rạch Mọp
Hết ranh đất ông Hồ Văn Quân
1,30
KV1 - VT1
Giáp ranh đất ông Hồ Văn Quân
Giáp ranh thị trấn Đại Ngãi
1,30
2
Đường Huyện 20 (Lộ Khu 4)
KV2 - VT1
Quốc lộ Nam Sông Hậu
Cầu Trường Tiền
1,30
KV2 - VT2
Cầu Trường Tiền
Giáp ranh TT. Đại Ngãi (cặp rạch Mương Điều)
1,30
3
Các tuyến đường khu vực Trung tâm xã
KV2 - VT1
Quốc lộ Nam Sông Hậu
Hết đất Bến đò Nhơn Mỹ
1,20
KV2 - VT2
Cầu Rạch Mọp
Đầu Vàm Song Phụng (trường TH, THCS)
1,20
4
Đường đal còn lại
KV2 - VT3
Cầu Trường Tiền
Giáp ranh xã An Mỹ- Huyện Kế Sách
1,20
KV2 - VT3
Đầu Vàm Song Phụng (Trường TH, THCS)
Giáp ranh TT. Đại Ngãi
1,20
5
Lộ hướng Đông ấp Phụng Sơn
KV2 - VT3
Suốt tuyến
1,20
6
Lộ Rạch Bần
KV2 - VT3
Cầu Rạch Bần
Hết đất ông Nguyễn Văn Chải
1,20
7
Lộ Rạch Củi
KV2 - VT3
Cầu Rạch Củi
Hết đất ông Lê Hồng Khánh
1,20
8
Lộ Phụng Sơn - Phụng Tường
KV2 - VT3
Quốc lộ Nam Sông hậu
Lộ hướng Đông ấp Phụng Sơn
1,20
9
Lộ cặp sông Trường Tiền đến Rạch Mộp
KV2 - VT3
Sông Trường Tiền
Cầu Rạch Mọp
1,20
10
Lộ Năm Nhát
KV2 - VT3
Lộ Song Phụng Hướng Tây
Hết đất ông Nguyễn Hoàng Chắc
1,20
IV
XÃ HẬU THẠNH
1
Quốc Lộ 60
KV1 - VT1
Giáp ranh xã Trường Khánh
Giáp ranh thị trấn Đại Ngãi
1,10
2
Đường Huyện 21
KV2 - VT1
Giáp ranh xã An Mỹ- huyện Kế Sách
Quốc lộ 60 (Gần UBND xã)
1,10
KV2 - VT2
Quốc lộ 60 (Gần UBND xã)
Hết ranh đất ông Trần Văn Dài
1,10
KV2 - VT3
Giáp ranh đất ông Trần Văn Dài
Lộ đal ấp Chùa Ông
1,20
3
Đường Huyện 22 (Đê tả Sông Saintard)
Giáp ranh thị trấn Đại Ngãi
Cống Rạch Thép
1,10
KV2 - VT3
Cống Rạch Thép
Giáp ranh xã Phú Hữu (Cống Bồng Bồng)
1,20
4
Đường cặp Kênh Cây Dương
KV2 - VT2
Ngã ba Cây Dương
Giáp ranh xã Phú Hữu
1,10
5
Đường đal
KV2 - VT2
Giáp ranh đất ông Trần Văn Dài
Ngã ba Cây Dương
1,10
KV2-VT1
Cầu số 3 (Giáp Quốc lộ 60)
Hết đất Chùa Bà Ấp Phố
1,10
KV2 - VT3
Giáp đất Chùa Bà Ấp Phố
Giáp ranh thị trấn Đại Ngãi
1,20
KV2-VT3
Ngã ba Cây Dương
Cầu Đình Phố
1,20
KV2-VT3
Cầu Đình Phố
Giao lộ cặp Kênh Cây Dương
1,20
KV2 - VT3
Giáp cầu ông Hai Thứ
Hết đất ông Lý Văn Tiếp
1,20
KV2 - VT3
Cống rạch Thép
Cống Bồng Bồng
1,20
V
XÃ TRƯỜNG KHÁNH
1
Quốc lộ 60
KV2 - VT1
Giáp ranh xã Hậu Thạnh
Hết đất Trường Trung học cơ sở Dương Kỳ Hiệp
1,10
KV1 - VT3
Giáp đất Trường Trung học cơ sở Dương Kỳ Hiệp
Giao Đường Tỉnh 932D (Giao Hương lộ 20 cũ)
1,10
KV1 - VT1
Giao Đường Tỉnh 932D (Hương lộ 20 cũ)
Cầu Trường Khánh
1,10
KV1-VT2
Cầu Trường Khánh
Giáp ranh TP Sóc Trăng
1,10
2
Đường Tỉnh 932D
KV2 - VT1
Giao Quốc lộ 60
Cầu Thanh Niên Trường Thành B
1,40
KV2 - VT2
Cầu Thanh Niên Trường Thành B
Kênh 30/4
1,40
3
Đường cặp hông chợ
KV1 - VT1
Đầu ranh đất Bà Hiên
Hết ranh đất Ông Kia
1,10
KV1 - VT2
Đầu ranh đất ông Ngoãn
Hết ranh đất Ông Rết
1,10
KV1 - VT3
Đầu ranh đất Ký Tuôi
Hết ranh đất Ông Nghĩa
1,10
4
Các đường còn lại trong phạm vi quy hoạch xây dựng đô thị
KV2 - VT1
Đầu ranh đất Ông Bình
Hết ranh đất Năm Kha
1,10
KV1 - VT3
Giao Quốc lộ 60
Cầu bà Chín
1,10
KV1 - VT3
Giao Quốc lộ 60
Cầu ông Tích
1,10
KV2 - VT3
Lộ sau Chùa: Đầu đất bà Men
Hết ranh đất Ba Thương (Trường Thành B)
1,25
KV1 - VT2
Cầu Trường Khánh
Cầu Năm Thắng
1,10
KV1 - VT2
Đầu ranh đất ông Kia
Hết ranh đất Trường Tiểu học Trường Khánh B
1,10
KV1 - VT2
Giáp ranh đất Trường Tiểu học Trường Khánh B
Suốt tuyến
1,10
KV2 - VT1
Cầu bà Chín
Cầu Thanh Niên Trường Thành B
1,10
KV1 - VT2
Hẻm Bác Sĩ Năm
Hết ranh đất nhà ông Lót
1,10
KV1 - VT3
Hẻm Hai Tráng
Suốt tuyến
1,10
KV2 - VT2
Hẻm Tám Lùn
Hết ranh đất ông On
1,10
KV2 - VT2
Đầu đất quán bà Xuyên
Suốt tuyến
1,10
5
Đường đal ấp Trường Thọ
KV2 - VT2
Giao Quốc lộ 60
Suốt tuyến
1,10
KV2 - VT3
Cầu Trường Thọ
Hết đường đal
1,20
KV2 - VT3
Cầu Trường Thọ
Hết ranh đất ông Hôn
1,20
KV2 - VT3
Giao đường đal vào ấp Trường Thọ
Cầu nhà ông Lý Phương
1,20
6
Lộ Trường Thọ nối dài
KV2-VT3
Cầu Trường Thọ
Hết ranh đất ông Mai Hiền
1,20
7
Các đường còn lại khu vực phía Nam Sông Giăng Cơ
KV2-VT3
Cầu Ông Tích
Hết đường đal
1,20
KV2-VT2
Cầu Ông Tích
Cầu Bãi rác xã Trường Khánh (hết đường Đal)
1,15
KV2-VT2
Lộ cặp kênh thầy rùa: Quốc lộ 60
Cầu Chữ Y (ấp Trường An)
1,10
KV2-VT2
Cầu Chữ Y (ấp Trường An)
Cầu Thanh Niên Trường An
1,10
KV2-VT3
Đầu ranh đất nhà ông Khôi
Hết đất nhà ông Hòa (Trường An)
1,25
KV2-VT2
Đầu đất ông Phạm Văn Hai
Hết đất ông Đoàn Văn Tư
1,10
KV2-VT2
Cầu Năm Thắng
Cầu ông Dú
1,10
KV2-VT2
Cầu ông Dú
Cầu Chữ Y (ấp Trường An)
1,10
KV2-VT3
Đầu ranh đất ông Lý Thành
Hết ranh đất ông Thạch Dương (Trường Hưng)
1,25
8
Tuyến Kênh Cầu Ván
KV2-VT3
Giao Quốc lộ 60
Hết đất ông Lý Ken
1,25
9
Các đường còn lại khu vực phía Bắc Sông Giăng Cơ
KV2-VT1
Hẻm nhà Út Bá
Suốt hẻm
1,10
KV2-VT1
Hẻm Đào Chức
Rạch Trường Bình
1,10
KV2-VT1
Hẻm ông Trần Tốt
Rạch Trường Bình
1,10
KV2-VT2
Cầu Năm Kha
Cầu bà Kế (cầu lò rèn)
1,10
KV2-VT2
Cầu bà Kế (cầu lò rèn)
Rạch Trâm Bầu
1,20
KV2-VT2
Cầu bà Kế (cầu lò rèn)
Hết ranh đất Ông Võ
1,20
KV2-VT2
Giáp ranh đất ông Võ (đường đal)
Giáp kênh Bưng Xúc
1,20
KV2-VT3
Từ cầu ông Luân
Hết ranh đất ông Bình (Trường Hưng)
1,20
KV2-VT1
Cầu Đen
Hết ranh đất Ông Giỏi
1,10
KV1-VT2
Cầu Đen
Hết ranh đất Ông Són
1,10
KV2-VT3
Cầu bà Chín
Cuối đường đal
1,25
KV2-VT2
Đường vào ấp Trường Lộc: Cầu Thanh Niên Trường Thành B
Giáp ranh xã An Mỹ - Huyện Kế Sách
1,10
KV2-VT3
Quốc lộ 60 (đường vào ấp Trường Lộc)
Cầu Khana Cũ
1,15
KV2-VT3
Cầu Khana Cũ
Hết ranh đất ông Trần Gia (Trường Lộc)
1,25
KV2-VT2
Đường Ba Sâm: Từ cầu bà Cúc
Kênh Xáng
1,10
KV2-VT2
Cầu Chữ Y (ấp Trường Lộc)
Hết ranh đất ông Trần Huôl
1,10
KV2-VT2
Đường cặp kênh ông Cả: Giao Quốc lộ 60
Hết đất Ông Diệu
1,10
KV2-VT3
Đường số 6
Suốt tuyến
1,20
10
Các đường còn lại trong phạm vi quy hoạch xây dựng đô thị xã Trường Khánh
KV1-VT3
Đường vào Trường Cấp 2-3
Suốt tuyến
1,10
11
Các đường còn lại khu vực phía Bắc Sông Giăng Cơ
KV2-VT3
Đầu ranh đất ông Năm Huỳnh
Hết đất ông Năm Nhựt
1,20
12
Lộ Trường Lộc nối dài
KV2-VT3
Cầu Sáu Trực
Hết đất ông Huỳnh Văn Dũng
1,20
13
Lộ Gạch Cọt
KV2-VT3
Cầu Gạch Cọt
Hết ranh đất bà Nói
1,20
14
Lộ Năm Nhựt - Trâm Bầu
KV2-VT3
Kênh Bưng Xúc
Suốt tuyến
1,20
15
Lộ Nhánh rẽ ông Ìa
KV2-VT3
Giao Quốc lộ 60
Hết ranh đất ông Lý Cal
1,20
VI
XÃ LONG ĐỨC
1
Quốc lộ Nam Sông Hậu
KV1-VT1
Cầu Đại Ngãi
Giao Đường Tỉnh 935B
1,30
KV1-VT2
Giao Đường Tỉnh 935B
Giáp ranh TT Long Phú
1,30
2
Đường tỉnh 935B
KV2-VT1
Đầu đất ông Lê Văn Thạnh (đầu lộ đal)
Giáp ranh xã Phú Hữu
1,40
3
Quốc lộ Nam Sông Hậu (cũ)
KV2-VT1
Giao lộ Quốc lộ Nam Sông Hậu và Đường tỉnh 935B
Tuyến tránh trung tâm Điện lực Long Phú (Hết đất ông Đặng Văn Gỡ)
1,20
4
Đường Huyện 23 (Đường đal cặp kinh mới cũ)
KV2-VT2
Kênh Bà Xẩm
Hết đất ông Huỳnh Văn Chính
1,10
KV2-VT3
Giáp ranh đất ông Huỳnh Văn Chính
Giáp lộ đal liền 3 ấp
1,20
5
Đường Huyện 27
KV2-VT2
Giao Đường tỉnh 935B
Giáp ranh xã Tân Hưng
1,20
6
Các tuyến đường Khu vực UBND xã cũ
KV2-VT2
Đầu đất Bến Phà Long Đức - Đại Ngãi
Hết ranh đất ông Lê Văn Thạnh (đầu lộ đal)
1,10
KV2-VT2
Giáp ranh đất ông Lê Văn Thạnh (đầu lộ đal)
Giáp ranh giải phóng mặt bằng nhà máy nhiệt điện
1,10
KV2-VT1
Đầu ranh đất Năm Trung
Hết ranh đất bà Thâm (đầu kênh bà Xẩm)
1,10
7
Tuyến lộ cặp kênh Trưởng Ý
KV2-VT3
Giao Đường Tỉnh 935B
Sông Saintard
1,20
8
Đường phía Đông kênh Bà Xẩm
KV2-VT3
Quốc lộ Nam Sông Hậu
Đường ra Cống Bào Biển
1,20
9
Đường ra Cống Bào Biển
KV2-VT2
Quốc lộ Nam Sông Hậu
Đường Huyện 27
1,10
10
Lộ cặp sông Saintard (ấp Hòa Hưng)
KV2-VT3
Cống bà Xẩm
Cống Phú Hữu
1,25
11
Đường đal
KV2-VT3
Quốc lộ Nam Sông Hậu (cũ)
Quốc lộ Nam Sông Hậu
1,25
KV2-VT2
Tuyến lộ vào khu Tái định cư và các tuyến lộ trong khu tái định cư
1,10
KV2-VT3
Phía Đông kênh Bào tre
Suốt tuyến
1,20
KV2-VT3
Phía Tây kênh Bào tre
Suốt tuyến
1,20
12
Đường Gạch Gốc - Tư Tài
KV2-VT3
Đường đal liền 3 ấp
Giáp Đường Tư Tài - Trại giống
1,20
13
Lộ Rạch Củi
KV2-VT3
Đường đal liền 3 ấp
Giao Đường Tỉnh 935B
1,20
14
Đường đal (liền 3 ấp)
KV2-VT3
Giao Đường tỉnh 935B
Cống 3 Đổm
1,20
15
Lộ phía Đông kênh Bà Xẩm
KV2-VT2
Giao Đường tỉnh 935B
Sông Saintard (hết đất bà Thâm)
1,10
16
Lộ cặp Sông Hậu
KV2-VT3
Đầu ranh đất bà Nguyễn Thị Tám
Hết đất ông Nguyễn Thanh Phong
1,25
17
Đường vào bãi rác
KV2-VT3
Giáp Đường Huyện 27
Đường trại giống
1,30
18
Đường trại giống
KV2-VT3
Giáp khu tái định cư
Đường phía Đông kênh Bào Tre
1,30
19
Đường Bảy Triệu
KV2-VT3
Giáp đường đal 3 ấp
Giáp đường phía Tây kênh Bào Tre
1,30
20
Đường Rạch Củi - Tư Tài
KV2-VT3
Giáp lộ Rạch Củi
Giáp Đường Tư Tài - Trại giống
1,25
21
Đường 2 bên ngọn Đập Đá
KV2-VT3
Giáp Quốc lộ Nam Sông Hậu
Suốt tuyến
1,25
VII
XÃ PHÚ HỮU
1
Đường tỉnh 935B
KV2-VT1
Giáp ranh xã Long Đức
Giáp ranh xã Châu Khánh
1,50
2
Đường Huyện 23
KV2-VT3
Giao Đường tỉnh 935B
Ngã 3 Cầu Ngang
1,30
3
Đường Huyện 22 (Đê tả Sông Saintard)
KV2-VT3
Cống Bồng Bồng
Giáp ranh xã Châu Khánh.
1,25
4
Tuyến cặp Sông Giăng Cơ
KV2-VT3
Đầu đất Đình Phú Trường
Suốt tuyến
1,25
5
Lộ vòng cung (giáp ranh xã Long Đức)
KV2-VT3
Cầu Phú Hữu (ấp Phú Hữu)
Giao Đường Tỉnh 935B (ấp Phú Thứ)
1,25
6
Tuyến lộ phía Đông cặp Rạch Mây Hắt
KV2-VT3
Cầu Mây Hắt (cặp sông Saintard)
Rạch ông Xuân
1,25
KV2-VT3
Rạch ông Xuân
Sông Giăng Cơ
1,25
7
Tuyến lộ phía Tây cặp Rạch Mây Hắt
KV2-VT3
Giáp ranh xã Hậu Thạnh
Cầu Thanh Niên Phú Trường (Giáp ranh xã Trường Khánh)
1,25
8
Lộ vòng cung
KV2-VT3
Từ cầu giáp Mây Hắt đi vòng cặp sông Saintard và rạch Chùa ông trở về cầu giáp Mây Hắt
1,25
9
Lộ cặp rạch ông Xuân
KV2-VT3
Giao Đường Huyện 22
Hết đất nhà ông Tiền
1,25
19
Lộ đal kênh 26/3
KV2-VT3
Giao Đường Huyện 22
Cầu kênh Cấp 2
1,25
VIII
XÃ CHÂU KHÁNH
1
Đường Tỉnh 935B
KV2-VT1
Giáp ranh xã Phú Hữu
Giáp ranh xã Tân Thạnh
1,40
2
Đường Huyện 22 (Đê tả Sông Saintard)
KV2-VT2
Giáp ranh xã Phú Hữu
Giáp ranh phường 8 - TPST
1,10
3
Đường Huyện 24
KV2-VT2
Giao Đường tỉnh 935B
Giáp ranh xã Tân Thạnh
1,20
4
Đường Miếu Bà
KV2-VT3
Giao Đường Tỉnh 935B
Giáp ranh xã Tân Hưng
1,10
5
Đường cầu Sáu Tiền
KV2-VT3
Giáp ranh xã Long Đức
Ngã 3 lộ (gần nhà Ông Ơn)
1,20
6
Lộ nhà ông Thiện
KV2-VT3
Cống thủy nông (cầu ba Hô)
Giao Đường Huyện 24
1,25
7
Tuyến lộ khu C
KV2-VT3
Đầu ranh đất Miếu Bà
Đầu Cầu ông Ơn (ấp Nhì)
1,25
8
Lộ ấp Nhất (ấp Ba)
KV2-VT3
Giáp ranh Phường 8 - TPST
Cầu Thanh niên Trường An
1,10
9
Lộ Chông Chác
KV2-VT3
Cầu Thanh niên Trường An
Cầu Thanh niên Chông Chác (P5 - TPST)
1,25
10
Đường đất Chông Chác
KV2-VT3
Cầu Thanh niên Chông Chác (P5 - TPST)
Giáp ranh Khóm 5, phường 5, TPST
1,25
11
Lộ khu vực bến đò ấp Nhì
KV2-VT3
Đầu đất Ông Chiến (Giáp Phú Hữu)
Cầu Ông Bến
1,25
12
Đường đất cặp Sông Saintard
KV2-VT3
Giáp lộ giao thông 30/4 (Nhà ông Bâu ấp Nhì)
Vàm Văn Cơ
(Hết đất ông Lâm Văn Phúc)
1,25
13
Lộ nhà ông Tư Tài
KV2-VT3
Giao Đường tỉnh 935B
Hết ranh đất ông Tư Tài
1,25
14
Lộ nhà ông Ba Honda
KV2-VT3
Giao Đường tỉnh 935B
Hết đất ông Ba Honda
1,25
15
Lộ Đình
KV2-VT3
Giao Đường tỉnh 935B
Đường Huyện 24
1,25
16
Đê Phú Hữu - Mỹ Thanh (cũ)
KV2-VT2
Đoạn qua ấp Nhất
Suốt tuyến
1,10
KV2-VT2
Đoạn qua ấp Nhì
Suốt tuyến
1,10
IX
XÃ TÂN THẠNH
1
Đường Tỉnh 933
KV1-VT2
Giáp ranh xã Tân Hưng
Đường vào bãi rác
1,40
KV1-VT1
Đường vào bãi rác
Cầu Saintard
1,40
2
Đường Tỉnh 935B
KV1-VT3
Giáp ranh xã Châu Khánh
Đường tỉnh 933
1,50
KV1-VT2
Đường Tỉnh 933
Cống Cái Quanh
1,50
KV2-VT1
Cống Cái Quanh
Cống Chòi Mòi
1,50
KV2-VT1
Cống Chòi Mòi
Qua cống Cái xe đến giáp ranh TPST
1,50
3
Đường Tỉnh 934B
KV1-VT1
Giáp ranh phường 4, TP. Sóc Trăng
Giáp ranh Tài Văn - Trần Đề
1,50
4
Đường Huyện 24
KV2-VT2
Giao Đường Tỉnh 933
Giáp ranh xã Châu Khánh
1,20
5
Khu vực chợ Tân Thạnh
KV1-VT3
Đường tỉnh 935B
Sông Saintard
1,20
6
Đường vào bãi rác
KV2-VT3
Suốt tuyến
1,25
7
Khu vực chợ Cái Quanh
KV1-VT3
Cầu Cái Quanh
Hết đất ông Út Tài
1,10
KV1-VT3
Ngã 3 chợ Cái Quanh
Cầu Nhà Thờ
1,10
8
Đường cặp sông Saintard
KV2-VT1
Giáp ranh xã Châu Khánh
Hết ranh đất Nhà quản lý Cống Cái Xe
1,10
9
Đường dal 2 bên sông Mương Tra
KV2-VT3
Đầu cầu Tân Hội - Mương Tra
Hết đất ông Mau
1,20
KV2-VT3
Cống Cái Xe
Hết đất ông Khởi
1,20
10
Lộ Đal Ba Đáng
KV2-VT3
Lộ Hàm Trinh
Kênh Hưng Thạnh
1,20
11
Lộ Hàm Trinh
KV2-VT3
Sông Băng Long
Đập Hai Hải
1,10
12
Lộ Ba Dương
KV2-VT3
Đường tỉnh 933
Hết đất Bà Sự
1,20
13
Lộ Ba Võ
KV2-VT3
Đường vào bãi rác
Hết đất ông Chín Cường
1,20
14
Đường đal còn lại
KV2-VT1
Đầu ranh đất ông Út Tài
Đập Hai Hải
1,10
KV2-VT3
Đập Hai Hải
Cầu Cái Đường
1,20
KV2-VT3
Cầu Cái Đường
Cầu Cái Xe
1,20
KV2-VT3
Cầu Cái Đường
Giao Đường Tỉnh 935B
1,20
KV2-VT3
Cầu Nhà Thờ
Cầu ông Tư Nhiệm
1,20
KV2-VT3
Đầu ranh đất ông Tri
Giao Lộ Hàm Trinh
1,10
KV2-VT3
Đầu ranh đất ông Chín Hiệu
Hết đất ông Tư Chung
1,20
KV2-VT3
Cống Bà Cầm
Hết ranh đất ông Đình Tân Hội
1,20
KV2-VT3
Đầu ranh đất Tư Hữu
Cầu Hai Do
1,20
KV2-VT3
Ngã 3 Hải Vân (Cái Đường)
Hết đất bà Bảy Thêu
1,20
KV2-VT3
Ngã 3 Nhà ông Tùng
Cầu Tân Hội - Mương Tra
1,20
KV2-VT3
Cầu Út Hiển
Cầu Thanh Niên
1,20
KV2-VT1
Cầu Sanitard
Ranh xà Châu Khánh (Thuộc lộ khu 3)
1,10
KV2-VT3
Cống Chòi Mòi
Hết ranh đất ông Óc
1,25
KV2-VT3
Tiếp giáp lộ Hàm Trinh
Cầu Hai Do
1,25
X
XÃ TÂN HƯNG
1
Đường tỉnh 933
KV1-VT2
Ranh Thị trấn Long Phú
Ranh xã Tân Thạnh
1,50
2
Đường Huyện 25
KV2-VT3
Giao Đường tỉnh 933 (UBND xã)
Cầu Đầu Sóc
1,20
KV2-VT1
Cầu Đầu Sóc
Cầu Xóm Rẫy
1,15
3
Đường Huyện 26
KV2-VT3
Cầu Liên Ấp Tân Qui A - Kokô
Rạch Bưng Thum xã Long Phú
1,20
4
Đường Huyện 27
KV2-VT2
Cầu qua sông Bào Biển
Giáp ranh xã Long Đức
1,10
5
Các đường đal khu vực ấp Sóc Dong
KV2-VT3
Đầu ranh đất Hai Đực qua Cầu nhà lầu
Giáp ranh Lợi Hưng - Long Đức
1,20
KV2-VT3
Cầu nhà Lầu
Kênh Hai Hường
1,25
KV2-VT3
Cầu Bào Trễ
Hết đất nhà ông Ba xế
1,25
KV2-VT3
Giáp ranh đất nhà ông Ba xế
Hết đất ông Nguyễn Văn Thành
1,25
6
Lộ đal cặp sông Bào Biển phía Nam
KV2-VT3
Cầu đầu Sóc
Ranh thị trấn Long Phú
1,25
7
Lộ đal cặp sông Bào Biển phía Bắc
KV2-VT3
Cầu đầu Sóc
Cầu qua sông Bào Biển
1,25
8
Các đường đal còn lại khu vực phía Bắc Đường Tỉnh 933
KV2-VT3
Đầu ranh đất ông Tiên (giáp Đường Huyện) qua cầu Bưng Xúc
Hết ranh đất ông Lâm Sanh
1,25
KV2-VT3
Trường Tiểu Học Tân Hưng A
Hết ranh đất ông Kim Sang
1,25
KV2-VT3
Nhà Kim Sang (qua cầu 3 Bạch)
Giao Đường Huyện 25
1,25
KV2-VT3
Hết ranh đất ông Hiệp qua Đường Huyện đến đất bà mai qua cầu chín chiến
Hết ranh đất ông 8 Kiển
1,25
KV2-VT3
Kênh Thẻ 11
Hết ranh đất nhà ông Liên
1,25
9
Các đường đal còn lại khu vực phía Nam Đường Tỉnh 933
KV2-VT3
Cầu Liên Áp Tân Qui A- Kokô
Kênh Hưng Thạnh
1,25
KV2-VT3
Cầu PécDon
Kênh ông Hi
1,25
KV2-VT3
Kênh Ông Hi
Giáp ranh kênh 25 tháng 4
1,25
KV2-VT3
Cầu PécDon
Hết đất ông Trà Thành Lợi
1,25
KV2-VT3
Cầu Khu 3
Kênh Hưng Thạnh
1,25
KV2-VT3
Cầu Kim Sang
Sân phơi Tân Qui B
1,25
KV2-VT3
Sân phơi Tân Qui B
Hết đất nhà Bà Liễu
1,25
KV2-VT3
Giáp đất ông Trà Thành Lợi
Giáp ranh ấp Bưng Thum, xã Long Phú
1,25
10
Các đường đal khu vực ấp Sóc Dong, xã Tân Hưng
KV2-VT3
Nhà ông Nguyễn Văn Thành
Cầu Xóm Rẫy
1,25
11
Lộ Phía Đông Kênh Hưng Thạnh
KV2-VT3
Sông Băng Long, Khu 4 KoKô
Giao Đường Huyện 26
1,25
XI
XÃ LONG PHÚ
1
Quốc lộ Nam Sông Hậu
KV2-VT1
Ranh thị trấn Long Phú
Ranh xã Đại Ân 2
1,60
2
Đường Tỉnh 933C
KV2-VT1
Ranh xã Đại Ân 2
Nghĩa địa
1,60
KV1-VT2
Nghĩa địa
Ranh thị trấn Long Phú
1,60
3
Đường Tỉnh 934B (Mạc Đĩnh Chi - Trần Đề)
KV2-VT3
Ranh Tài Văn
Đến ranh xã Liêu Tú
1,50
4
Đường Huyện 29
KV2-VT3
Suốt tuyến
1,25
5
Lộ đal (Quốc lộ Nam Sông Hậu cũ)
KV2-VT3
Quốc lộ Nam Sông Hậu
Cống Xà Chỉ
1,20
6
Các đường đal còn lại phía Đông Đường tỉnh 933C
KV2-VT3
Cầu Mặn 1
Cầu sắt Mặn 1 (cặp rạch Mặn 1 bên sông)
1,25
KV2-VT3
Cầu sắt Mặn 1
Kênh xã Chỉ
1,25
KV2-VT3
Giao Đường tỉnh 933C
Hết đất Kim Yêm
1,25
KV2-VT3
Giao Đường tỉnh 933C
Cầu Mặn 2
1,25
KV2-VT3
Cầu Mặn 2
Giáp ranh thị trấn Long Phú (hết đất ông Xiêm gần chùa Nước Mặn)
1,25
KV2-VT3
Cầu Mặn 2
Cầu Thanh Niên Mười Chiến
1,25
KV2-VT3
Giao Đường tỉnh 933C
Đầu ranh đất ông Nguyễn Văn Bảy
1,25
7
Lộ Vành đai Sóc Mới - Tân Lập
KV2-VT2
Cầu Tân Lập
Cầu Sóc Mới (qua Nghĩa trang liệt sĩ)
1,25
KV2-VT3
Cầu Sóc Mới (qua Nghĩa trang liệt sĩ)
Kênh 25/4
1,25
8
Các đường đal còn lại phía Tây Đường Tỉnh 933C
KV2-VT2
Giao Đường Tỉnh 933C (cũ: giao huyện lộ 27 (UBND xã))
Ngã 3 Ông Sanh
1,10
KV2-VT3
Ngã 3 Ông Sanh
Cầu qua Chùa Hải Long Phước (cũ: Cầu Chùa Phật)
1,20
KV2-VT3
Ngã 3 ông Sanh
Giao Đường Huyện 28 (gần ranh ấp Tú Điềm)
1,20
KV2-VT3
Cầu Tân Lập
Kênh Phụ Nữ
1,20
KV2-VT3
Kênh Phụ Nữ
Ngã 3 trường Tiểu học Long Phú C (Sóc Mới)
1,20
KV2-VT3
Ngã 3 trường Tiểu học Long Phú C (Sóc Mới)
Giao lộ Vành đai Sóc Mới - Tân Lập
1,20
KV2-VT3
Đất ông Vương Văn Tài
Lộ vành đai Sóc Mới - Tân Lập
1,20
KV2-VT3
Ngã 3 Chùa Hải Long Phước
Cầu ông Phưm
1,20
KV2-VT3
Cầu ông Phưm
Hết đất Lý Thị Mỹ (ngã 3)
1,20
KV2-VT3
Ngã 3 trường Tiểu học Long Phú C (Sóc Mới)
Giáp ranh đất nhà bà Lý Thị Mỹ (ngã ba)
1,20
KV2-VT3
Đầu đất nhà bà Lý Thị Mỹ
Cầu Thanh Niên (Bưng Thum)
1,20
KV2-VT3
Cầu Thanh Niên (Bưng Thum)
Cầu ông SaVel
1,20
KV2-VT3
Cầu ông Savel
Cầu Nhà Mát (qua cầu Thạch Năm)
1,20
KV2-VT3
Đầu ranh đất ông Thạch Chẹ
Trường Tiểu học Long Phú C (điểm Bưng Tròn)
1,20
KV2-VT3
Trường Tiểu học Long Phú C (điểm Bưng Tròn)
Cầu Kim Thái Thông
1,20
KV2-VT3
Đầu đất Lâm Sết
Kênh Lò Đường
1,20
KV2-VT3
Giao Đường Huyện 29
Ranh huyện Trần Đề
1,20
9
Đường xã Chi
KV2-VT3
Đường Tỉnh 933C
Quốc lộ Nam Sông Hậu
1,20
10
Lộ Hướng Đông Kênh 96 Long Hưng
KV2-VT3
Cầu Thanh niên Bưng Thum
Ranh xã Tân Hưng
1,20
11
Đường đal song song Sông Cái Xe
KV2-VT3
Chùa Bưng Col
Ranh xã Đại Ân 2
1,20
12
Các đường đal còn lại phía Tây Đường tỉnh 933C
KV2-VT3
Điểm cuối Đường Huyện 28
Nhà ông Lục Tư
1,20
KV2-VT3
Điểm cuối Đường Huyện 28
Giáp ranh Tân Hưng
1,20
I
HUYỆN MỸ XUYÊN
I
THỊ TRẤN MỸ XUYÊN
1
Đường Trưng Vương 1
1
Suốt đường
1,30
2
Đường Trưng Vương 2
1
Suốt đường
1,40
3
Đường Lê Lợi
1
Giáp đường Phan Đình Phùng
Hẻm 1 Lê Lợi
1,50
2
Đoạn còn lại
1,40
4
Hẻm 1 Lê Lợi
1
Suốt hẻm
1,20
5
Hẻm 2 Lê Lợi
1
Suốt hẻm
1,30
6
Đường Phan Đình Phùng
1
Suốt đường
1,10
7
Đường Lý Thường Kiệt
1
Suốt đường
1,20
8
Đ. Nguyễn Tri Phương
1
Suốt đường
1,10
9
Đường tỉnh 934
1
Giáp đường Lê Hồng Phong
Ngã tư Phước Kiện
1,50
2
Giáp đường Đoàn Minh Bảy
Cầu Tiếp Nhật
1,50
3
Cầu Tiếp Nhật
Ranh xã Tài Văn
1,50
10
Đường tỉnh 934
1
Ngã tư Phước Kiện (Ngã tư máy kéo)
Cống số 1
1,40
2
Cống số 1
Giáp ranh TP Sóc Trăng
1,50
11
Hẻm 108 (nghĩa trang)
1
Giáp Đường tỉnh 934
Kênh Xáng
1,20
12
Hẻm 111
1
Suốt hẻm
1,20
13
Hẻm 1 (Thạnh Lợi)
1
Suốt hẻm (Đường tỉnh 934 đến hết ranh đất ông Tạ Kim Sủng)
1,40
14
Hẻm 2 (Chùa Xén Cón)
1
Giáp đường tỉnh 934
Hết ranh đất ông Châu Quí Phát (Thửa số 2, tờ BĐ 33)
1,20
2
Giáp ranh đất ông Châu Quí Phát (Thửa số 2, tờ BĐ 33)
Giáp đường Huỳnh Văn Chính
1,10
15
Đường đi Tài Công
1
Giáp Đường tỉnh 934
Giáp ranh xã Tài Văn, huyện Trần Đề
1,10
16
Hẻm Cầu Cái Xe
1
Giáp Đường tỉnh 934
Hết ranh đất ông Nguyễn Văn Đen
1,20
17
Đường Đê Bao Phú Hữu
1
Giáp Đường tỉnh 934
Kênh An Nô
1,10
18
Hẻm 99
1
Giáp Đường tỉnh 934
Hết ranh đất bà Nguyễn Thị Nậm
1,20
19
Đường Triệu Nương
1
Giáp đường Hoàng Diệu
Giáp đường Lý Thường Kiệt
1,10
2
Đường Lý Thường Kiệt
Ngã tư Phước Kiện
1,10
1
Giáp đường Hoàng Diệu
Giáp đường Đoàn Minh Bảy
1,10
20
Đường Ngô Quyền
1
Cầu bà Thủy
Cầu số 2
1,10
2
Đoạn còn lại
1,30
21
Đường Nguyễn Thái Học
1
Giáp Đường Hoàng Diệu
Miễu lò heo
1,10
2
Đoạn còn lại
1,40
22
Đường Trần Hưng Đạo
1
Từ cầu Chà Và
Cơ quan Huyện Ủy cũ lên 300m
1,10
2
Từ Huyện Ủy cũ lên 300m
Giáp ranh TP. Sóc Trăng
1,10
3
Đoạn còn lại
1,10
23
Đường Phan Chu Trinh
1
Đường Ngô Quyền
Hết Miếu Ông Hổ
1,20
2
Đoạn còn lại
1,10
24
Đường Phan Thanh Giãn
1
Giáp đường Triệu Nương vào
Hết dãy phố họ Mã
1,20
2
Đoạn còn lại
1,10
25
Đường Văn Ngọc Tố
1
Suốt đường
1,10
26
Đường Đoàn Minh Bảy
1
Suốt đường
1,10
27
Đường Huỳnh Văn Chính
1
Giáp tỉnh lộ 934
Hết ranh đất kho vật liệu Trung Hưng
1,10
2
Đoạn còn lại
1,10
28
Đường Thầy Cùi
1
Suốt đường
1,10
29
Đ. Lê Văn Duyệt
1
Suốt đường
1,10
30
Đường vào Trường Tiểu Học Mỹ Xuyên 2
1
Suốt đường
1,10
31
Huyện lộ 56
1
Ngã tư Phước Kiện
Hẻm kênh Chủ Hổ
1,10
2
Đoạn còn lại
1,10
32
Hẻm Đình Thần
1
Giáp Huyện Lộ 56
Đường Thầy Cùi
1,20
33
Hẻm 67 (Trường học)
1
Giáp Huyện Lộ 56
Hết ranh đất ông Phạm Minh Sơn
1,20
34
Hẻm 147 Kênh Chú Hổ
1
Giáp Huyện Lộ 56
Hết ranh đất ông Nguyễn Văn Hùng
1,10
35
Đường Hoàng Diệu
1
Cầu Chà Và
Cầu Bà Thủy
1,10
36
Đường Phan Bội Châu
1
Đ. Trần Hưng Đạo
Cầu Lò Heo
1,10
2
Đoạn còn lại
1,10
37
Hẻm 20
1
Giáp đường Phan Bội Châu
Hết ranh đất ông Nguyễn Văn Bảy
1,10
38
Hẻm 70
1
Giáp đường Phan Bội Châu
Hết ranh đất bà Nguyễn Thị Út
1,10
39
Đường Phước Kiện
1
Suốt đường
1,10
40
Đường vào khu dân cư điện lực
1
Giáp đường tỉnh 934
KDC Điện lực
1,10
41
Khu dân cư Điện lực
1
Toàn Khu
1,10
42
KDC Đại Thành
1
Toàn Khu
1,25
43
Hẻm 83 (đường 934)
1
Giáp đường 934
Kênh Thủy Lợi
1,10
44
Đường Trục Phát Triển Tôm - Lúa Huyện Mỹ Xuyên
2
Giáp đường Bạch Đằng (TP. Sóc Trăng)
Đường Trần Hưng Đạo
1,10
1
Đường Trần Hưng Đạo
Giáp đường 934
1,10
45
KDC Hòa Mỹ
1
Toàn khu
1,50
46
Các tuyến đường Bê tông, đường Dal còn lại có độ rộng >2m
1,10
II
XÃ ĐẠI TÂM
1
Đường di Trà Mẹt - Tham Đôn
KV2-VT1
Vào 300m
1,10
KV2-VT2
Phần còn lại
1,10
2
Đường 939 (Đại Tâm - Phú Mỹ)
KV2-VT2
Vào 300m
1,10
KV2-VT3
300m
500m
1,20
KV2-VT3
Phần còn lại
1,20
3
Đường 936 (Đại Tâm - Tham Đôn)
KV1-VT1
Giáp Quốc lộ 1A
Cầu đúc số C4
1,10
KV2-VT1
Cầu đúc số C4
Giáp ranh xã Tham Đôn
1,10
4
Quốc lộ 1A
KV1-VT1
Ngã 3 Trà Tim
Hết ranh đất Chùa Salôn (Chùa Chén Kiểu)
1,20
KV1-VT2
Giáp ranh Chùa Sà Lôn
Giáp ranh xã Thạnh Phú
1,20
5
Quốc lộ 1A (tuyến tránh TP. Sóc Trăng)
KV1-VT1
Quốc lộ 1 A
Giáp ranh TP. Sóc Trăng (phường 10)
1,20
III
XÃ THẠNH PHÚ
1
Đường nhựa vào ấp Rạch Sên
KV2-VT2
Giáp Quốc Lộ 1A (đường loại 3)
Hết ranh đất Trường học Rạch Sên
1,20
2
Đường nhựa ấp Cần Đước
KV2-VT2
Suốt Đường
1,10
3
Đường đất trường Mẫu Giáo Cần Đước (2 bên)
KV1-VT2
Giáp Quốc lộ 1A
Vào 500 m
1,10
KV1-VT3
Từ trên 500 m
Đến 700 m
1,10
4
Lộ Nhựa Khu 2
KV1-VT1
Quốc lộ 1A cũ (Trạm cấp nước)
Đến đường đan thứ I
1,10
KV1-VT2
Đoạn còn lại
Đến cống khu II
1,10
5
Đường đan khu 3
KV1-VT2
Quốc lộ 1A
Hết ranh đất hãng nước đá Kim Thành Đạt
1,10
6
Đường đất khu 3
KV2-VT1
Giáp Lộ đan khu 3
Đến cống Rạch Sên
1,10
7
Đường Khu 4 xuống cầu Chàng Ré
KV1-VT3
Quốc lộ 1A
Đến cống 4 Hơn
1,10
KV2-VT1
Cống 4 Hơn
Đến ngã 4 khu 4
1,10
KV2-VT2
Đoạn còn lại đến cầu Chàng Ré
1,10
8
Đường Lộ Đal hẻm Chụng Ken
KV1-VT1
Suốt đường (đường loại 3)
1,10
9
Đường vào khu căn cứ Tỉnh Ủy (cũ)
KV1-VT2
Đường Quốc lộ cũ
Giáp ranh xã Lâm Khiết
1,10
10
Khu vực chợ Thạnh Phú
ĐB
Khu trung tâm chợ
1,10
11
Quốc lộ 1A (Cũ)
KV1-VT2
Giáp ranh đất Ngân hàng NN&PTNT
Sông Nhu Gia
1,10
KV1-VT1
Sông Nhu Gia
Giáp Đường vào Khu căn cứ Tỉnh Ủy
1,10
12
Quốc lộ 1A
ĐB
Cầu Nhu Gia mới (phía Khu 3)
Cầu Cần Đước
1,20
ĐB
Cầu Nhu Gia mới (phía Khu 4)
Giáp đường tỉnh 940
1,10
KV1-VT1
Từ giáp đường 940
Qua Cống Sóc Bưng 200m
1,10
KV1-VT2
Cầu Cần Đước
Giáp ranh xã Đại Tâm
1,10
KV1-VT3
Cách Cống Sóc Bưng 200m đến ranh xã Thạnh Quới
1,10
13
Đường tỉnh 940
KV2-VT1
Quốc lộ 1A
Ngã 4 Khu 4
1,40
KV2-VT1
Giáp Quốc Lộ 1A (đường tỉnh 940)
Giáp ranh xã Lâm Kiết (Thạnh Trị)
1,40
KV2-VT2
Từ Ngã 4 Khu 4
Phà Chàng Ré
(Giáp ranh xã Gia Hòa 1)
1,40
IV
XÃ THẠNH QUỚI
1
Lộ đal vào Đay sô
KV2-VT1
Từ đầu hẻm vào 700m
1,10
KV2-VT2
Đoạn còn lại
1,10
2
Lộ đan đi Bưng Thum
KV2-VT1
Quốc Lộ 1A
Cầu Đay Sô
1,20
KV2-VT2
Đoạn còn lại
1,20
3
Khu vực chợ Hòa Khanh
KV1-VT2
Giáp Quốc lộ 1A
Đến chùa Trà Côn
1,30
KV1-VT3
Đoạn còn lại
1,30
4
Quốc lộ 1A (Khu vực chợ Thạnh Quới)
KV1-VT1
Cầu Xẻo Tra
Về hướng Thạnh Phú 500m
1,10
KV1-VT2
Điểm cách cầu Xẻo Tra 500m về hướng Thạnh Phú
Cách cầu Lịch Trà 1000m
1,10
KV1-VT1
Cầu Lịch Trà
Về hai phía 1000m
1,10
KV1-VT3
Đoạn còn lại
1,10
5
Huyện lộ 53
KV1-VT3
Giáp Quốc Lộ 1A
Hết ranh đất Nhà máy nước đá Trường Hưng
1,10
KV2-VT1
Giáp ranh Nhà máy nước đá Trường Hưng
Giáp ranh xã Gia Hòa 2
1,10
6
Lộ Đal Đào Viên
KV2-VT1
Giáp Quốc Lộ 1A
Hết Lộ
1,10
7
Đường lộ Đất Đỏ
KV2-VT2
Giáp Quốc lộ 1A
Cống Thạnh Trị
1,10
V
XÃ NGỌC TỐ
1
Đường tỉnh 936
KV2-VT1
Giáp ranh xã Ngọc Đông
Cống Đập Đá
1,65
2
Đường tỉnh 936B
KV2-VT1
Đường đal vào cầu Miều Lẩm
Giáp ranh xã Hòa Tú 2
1,30
3
Khu Vực chợ Cổ Cò
ĐB
Khu trung tâm chợ (Giới hạn bởi: Kênh Cống đập đá, Sông Cổ Cò, Đường đal vào cầu Miểu Lẩm, Đường 936 và 936B)
1,20
4
Đường Huyện lộ 51
KV2-VT2
Giáp ranh xã Hòa Tú 1
Cầu Kênh Thạnh Mỹ + Cầu Thanh Niên (Ấp Hòa Tần)
1,20
5
Đường trước UBND xã
KV1-VT1
Đường tỉnh 936
Trường THCS Ngọc Tố
1,10
VI
XÃ NGỌC ĐÔNG
1
Đường tỉnh 936
KV2-VT1
Từ phà Dù Tho
Giáp ranh xã Ngọc Tố
1,60
2
Huyện Lộ 15
KV2-VT1
Ngã ba Hòa Thượng
Hết ranh trường Tiểu học Ngọc Đông 1
1,60
KV1-VT3
Giáp ranh trường Tiểu học Ngọc Đông 1
Hết ranh trạm Y tế xã Ngọc Đông
1,50
KV2-VT1
Giáp ranh trạm Y tế xã Ngọc Đông
Giáp ranh xã Hòa Tú 1
1,50
3
Đường Trục Phát Triển Tôm - Lúa Huyện Mỹ Xuyên
KV1-VT3
Giáp ranh xã Tham Đôn
Đầu Cầu Tầm Lon
1,20
KV1-VT2
Đầu Cầu Tầm Lon
Cầu Kinh Ông Cố
1,20
KV1-VT3
Cầu Kinh Ông Cố
Giáp ranh xã Hòa Tú 1
1,20
KV2-VT1
Tuyến nhánh nối với Đường tỉnh 936
1,20
VII
XÃ HÒA TÚ 1
1
Huyện Lộ 15
KV2-VT2
Giáp ranh xã Ngọc Đông
Giáp Sông Đình
1,10
KV2-VT1
Giáp Sông Đình
Ngã 3 Hòa Phuông (ranh xã Hòa Tú 2)
1,10
2
Đường tỉnh 940
KV1-VT1
Giáp ranh xã Gia Hòa 1
Cầu Kênh Thạnh Mỹ
1,55
KV1-VT2
Đoạn còn lại
1,55
3
Đường Trục Phát Triển Tôm - Lúa Huyện Mỹ Xuyên
KV1-VT2
Giáp ranh xã Gia Hòa 1
Giáp Sông Đình
1,10
KV1-VT3
Giáp Sông Đình
Giáp ranh xã Ngọc Đông
1,10
4
Huyện Lộ 51
KV2-VT1
Giáp đường Tỉnh lộ 940
Giáp Sông Đình
1,10
KV2-VT2
Giáp Sông Đình
Giáp ranh xã Ngọc Tố
1,10
5
Đường Đal
KV2-VT3
Các tuyến đường Bê tông, đường Dal có độ rộng >2m
1,10
VIII
XÃ HÒA TÚ 2
1
Đường tỉnh 936B
KV2-VT2
Cầu Vàm Lẻo
Hết ranh đất Trường THCS Hòa Tú 2
1,50
KV2-VT1
Giáp ranh đất Trường THCS Hòa Tú 2
Ngã tư cầu Chợ Kênh
1,50
KV2-VT2
Ngã tư cầu Chợ Kênh
Giáp ranh xã Ngọc Tố
1,40
2
Đường tỉnh 940 (đường tỉnh 04)
KV2-VT1
Giáp ranh xã Hòa Tú 1
Cầu Hòa Phú
1,50
KV2-VT1
Cầu Hòa Phú
Sông Cổ Cò
1,50
3
Đường tỉnh 940 (đường dẫn Cầu Chợ Kinh)
KV2-VT1
Vòng xoay giáp đường tỉnh 940 (cũ)
Sông Cổ Cò
1,50
4
Lộ đal Khu vực chợ Dương Kiển
KV2-VT1
Trạm y tế xã Hòa Tú 2
Đường tỉnh 940
1,10
5
Lộ Đal ấp Dương Kiểng
KV2-VT3
Cầu chợ
Hết ranh đất chùa Bửu Linh
1,20
6
Lộ Đal (Hòa Nhờ A)
KV2-VT3
Đường tỉnh 940
Kênh số 3 (ấp Hòa Nhờ B)
1,20
7
Đường Huyện 50
KV2-VT2
Cầu ngay nhà ông Tám Luyến
Giáp ranh xã Gia Hòa 1
1,20
IX
XÃ GIA HÒA 1
1
Đường tỉnh 940 (Đường tỉnh 04)
KV1-VT2
Cầu Chàng Ré
(Giáp ranh xã Thạnh Phú)
Ngã ba Tam Hòa
1,50
KV1-VT1
Ngã ba Tam Hòa
Giáp ranh xã Hòa Tú 1
1,50
2
Đường huyện lộ 52
KV2-VT1
Giáp ranh xã Gia Hòa 2 (Cống Tân Hòa)
Cầu Vĩnh A
1,10
KV2-VT2
Cầu Vĩnh A
Ngã ba Tam Hòa
1,10
3
Đường Huyện lộ 50
KV2-VT2
Ngã ba xã Gia Hòa 1
Giáp ranh ấp Hòa Hưng xã Hòa Tú 2
1,10
KV2-VT2
Ngã tư Phước Hòa
Giáp ranh xã Gia Hòa 2
1,10
4
Đường Trục Phát Triển Tôm - Lúa Huyện Mỹ Xuyên
KV1-VT2
Giáp ranh xã Hòa Tú 1
Hết đất nhà ông Đào Khương Ánh
1,30
5
Đường vào Khu du lịch sinh thái Vườn Cò
KV2-VT1
Giáp đường Tỉnh 940
Hết đất nhà ông Lê Minh Chính
1,10
6
Đường Đal
KV2-VT3
Các tuyến đường Bê tông, đường Dal có độ rộng >2m
1,10
X
XÃ GIA HÒA 2
1
Khu vực trung tâm xã Gia Hòa 2
KV1-VT2
Cầu xã Gia Hòa 2
Hết ranh đất trạm Y tế xã
1,40
2
Đường Huyện 52
KV2-VT1
Giáp ranh đất UBND xã Gia Hòa 2
Đến giáp ranh xã Gia Hòa 1
1,20
3
Đường Huyện 53
KV1-VT3
Cầu Cà Lăm
Giáp ranh Bạc Liêu
1,20
4
Đường Huyện lộ 50
KV2-VT2
Giáp ranh xã Gia Hòa 1
Giáp ranh Bạc Liêu (xã Vĩnh Lợi)
1,10
XI
XÃ THAM ĐÔN
1
Huyện lộ 56
KV1-VT1
Ranh thị trấn Mỹ Xuyên
Ngã 3 Vùng Đùng
1,30
KV1-VT2
Ngã 3 Vũng Đùng
Hết ranh đất Chùa Tắc Gồng
1,40
KV2-VT2
Giáp ranh đất Chùa Tắc Gồng
Phà Hòa Tú 1
1,40
2
Đường tỉnh 936
KV1-VT3
Hết ranh đất UBND xã Tham Đôn
Xuống Phà Dù Tho
1,50
KV1-VT2
Ngã 3 Vũng Đùng
Giáp ranh xã Đại Tâm
1,40
3
Đường Huyện lộ 57
KV1-VT2
Giáp đường 936
Giáp ranh TP Sóc Trăng
1,30
4
Đường Nhựa
KV2-VT2
Chùa Tắc Gồng
Cầu Trà Mẹt
1,20
KV2-VT1
Cầu Trà Mẹt
Cống Xà Lôn
(Giáp ranh xã Đại Tâm)
1,20
5
Đường Trục Phát Triển Tôm - Lúa Huyện Mỹ Xuyên
KV1-VT1
Ngã 3 Vùng Đùng
Cầu Dù Tho (sông Nhu Gia) (Giáp ranh xã Ngọc Đông)
1,10
K
HUYỆN KẾ SÁCH
I
THỊ TRẤN KẾ SÁCH
1
Đường 30/4
1
Đầu ranh đất nhà thầy Lén
Cầu sắt Kế Sách
1,20
2
Đường Ung Công Uẩn
1
Đầu cầu An Mỹ
Ngã tư Ung Công Uẩn
1,25
2
Ngã Tư Ung Công Uẩn
Giáp Đường Kênh Lộ mới
1,25
3
Đường Phan Vân Hùng
2
Giáp Đường tỉnh 932
Ngã tư Ung Công Uẩn
1,40
1
Ngã tư Ung Công Uẩn
Cầu sắt Kế Sách
1,45
3
Cầu sắt Kế Sách
Hết ranh đất Trường Mẫu Giáo
1,40
4
Giáp ranh đất Trường Mẫu Giáo
Cầu Trắng
1,30
4
Đường tỉnh 932
1
Giáp đường Phan Văn Hùng
Hết ranh đất Nghĩa trang Huyện
1,65
2
Giáp ranh đất Nghĩa trang Huyện (Hết ranh đất bà Yến)
Cầu NaTưng
1,50
5
Đường 3/2
1
Suốt đường
1,35
6
Đường Bạch Đằng
1
Suốt đường
1,35
7
Đường Nguyễn Văn Thơ
1
Suốt đường
1,35
8
Đường Lê Văn Lợi
1
Suốt đường
1,35
9
Đ. Nguyễn Trung Tĩnh
1
Suốt đường
1,35
10
Hẻm 1 (Vù Hùng - 6 Gấm)
1
Suốt đường
1,25
11
Hẻm 2 (Nhà Châu Văn Lâm)
1
Suốt đường
1,25
12
Hẻm 3 (bà Giàu)
1
Giáp ranh nhà bà Giàu
Hết đất ông Hà Ngọc Em
1,25
2
Đầu ranh đất nhà ông Thạch Nóc
Cuối hẻm
1,15
13
Hẻm 4 (TT. Bồi dưỡng Chính trị)
1
Suốt đường
1,20
14
Đường Thiều Văn Chỏi
1
Suốt đường
1,25
15
Đường Lê Lợi
1
Suốt đường
1,30
16
Đường Huyện 6
1
Cầu An Mỹ
Ngã Ba Bến đò
1,30
2
Ngã 3 Bến đò
Cống Mười Mót
1,30
3
Cống Mười Mót
Giáp ranh xã An Mỹ (Bờ Sông Quán)
1,30
17
Khu Dân cư - Thương mại
1
Khu A, K1, K2, I1, I2, G1, G2, E1, F1, F2
1,40
2
Khu H1, H2, E2
1,40
3
Khu B, C, D
1,40
18
Đ. Nguyễn Hoàng Huy
1
Suốt đường
1,35
19
Đường Lộ mới
1
Giáp đường tỉnh 932
Cống Lò Gạch
1,35
20
Đường đal đi Kế Thành
1
Cầu Lò Gạch (Cầu kênh Nổi)
Cầu Bưng Tiết (Kế Thành)
1,30
21
Đường xuống bến đò
1
Bến đò
Giáp Đường Huyện 6
1,30
22
Lô Đal ấp An Khương
1
Đầu ranh trường TH Kế Sách 1
Kênh 8 Mét
1,10
2
Kênh 8 Mét
Rạch Bưng Túc
1,10
23
Đường Đal tái định cư Phương Nam
1
Giáp Đường Ung Công Uẩn
Giáp Đường Thiều Văn Chỏi
1,20
24
Đường đấu nối Ung Công Uẩn với đường Thiều Văn Chỏi (Hẻm VTNN Kim Ngôn)
2
Giáp Đường Ung Công Uẩn
Giáp Đường Thiều Văn Chỏi
1,10
25
Đường Vòng cung
1
Đầu ranh đất Trường Tiểu Học Kế Sách 1
Cầu Trắng
1,20
26
Hẻm ông Tào Cua (Ấp An Định)
1
Suốt tuyến (về 2 phía)
1,20
27
Đường đal Hải Ký (Ấp An Ninh 2)
1
Đầu ranh đất ông Hai Hải
Giáp ranh ấp An Nghiệp
1,10
1
Giáp ranh đất ông Hai Hải
Hết ranh đất ông Ba Thai
1,10
28
Đường đal cầu Thanh Niên về hướng Nhơn Mỹ (Ấp An Ninh 1)
1
Cầu Thanh niên
Giáp ranh xã Nhơn Mỹ
1,10
29
Đường Đal Ấp An Thành
1
Các đường nội bộ
1,10
30
Đường Đal Na Tưng (Ấp An Phú)
1
Giáp Tỉnh lộ 932
Cầu Út Hòa (Giáp ranh xã Kế Thành)
1,10
31
Đường Đal Kênh Ba Hổng (mép dưới Ấp An Phú)
1
Giáp Tỉnh lộ 932
Giáp Đường Đal Út Hòa
1,10
32
Đường Đal Kênh Bà Bọc (mép dưới Ấp An Phú)
1
Giáp Tỉnh lộ 932
Giáp Đường Vành Đai 3 Ấp
1,10
33
Đường Đal kênh Bà Lèo (Ấp An Thành)
1
Giáp đường Lộ Mới
Giáp đường Vành Đai 3 Ấp
1,10
34
Đường Lê Văn Tám (Ấp An Thành)
1
Giáp ranh đất ông Đường (đường Phan Văn Hùng)
Giáp Đường Lộ mới
1,20
35
Đường Kênh Máy Kéo (Đường quán Hương Lúa)
1
Giáp đường Lê Văn Tám
Giáp Đường Lộ Mới
1,10
1
Giáp đường Lê Văn Tám
Giáp Đường tỉnh 932
1,10
36
Đường đal ấp An Định
1
Các đường nội bộ
1,10
37
Đường đal nhà thầy Khen (Ấp An Khương)
1
Đầu ranh đất bà Kiết
Hết ranh đất ông Viễn
1,10
38
Đường đal Trường cấp 3 (Ấp An Khương)
1
Giáp Đường Vòng cung
Giáp ranh đất Trường cấp 3
1,10
39
Đường đal Nhà ông Tư Khánh (Ấp An Khương)
1
Đầu ranh đất ông Tư Khánh
Hết ranh đất ông Hùng BHXH
1,10
40
Đường đal nhà thầy Út (sau Trường Mẫu Giáo) (Ấp An Khương)
1
Đầu ranh đất ông Khôi
Cuối hẻm
1,10
41
Hẻm Bệnh viện (Ấp An Thành)
1
Giáp Đường tỉnh 932
Hết ranh đất ông Luận
1,10
42
Đường đal An Ninh 2 (dọc sông số 1)
1
Giáp Bến đò
Cổng Trạm Xăng dầu (giáp Huyện lọ 6)
1,20
43
Hẻm Nhà bà Sang (Ấp An Ninh 1)
1
Giáp Đường Ung Công Uẩn
Hết ranh đất nhà bà Sang
1,10
44
Hẻm nhà ông Thạch Thế Phương (Ấp An Ninh 2)
1
Đầu ranh đất bà Tuyết
Giáp đường Nguyễn Hoàng Huy
1,20
45
Hẻm nhà ông Khải chụp hình
1
Giáp ranh đất ông Khải
Giáp đất KDC Thương mại
1,20
46
Các hẻm tiếp giáp đường Lê Văn Lợi
1
Giáp ranh đất ông Thọ
Hết ranh đất nhà ông Cường
1,15
1
Đầu ranh đất bà Hạnh
Hết ranh nhà ông Mã Lắng
1,15
1
Đầu ranh đất nhà ông Lượng Tạp hóa
Hết ranh đất nhà cô Hoàng Lan
1,15
47
Các hẻm tiếp giáp đường 3/2
1
Đầu ranh đất ông Hoàng Anh
Giáp ranh đất Trung tâm Dân số
1,15
1
Đầu ranh đất ông Việt
Hết ranh đất nhà bác sỹ Phước
1,15
1
Đầu ranh đất ông Sa
Hết ranh đất ông Dũng
1,15
48
Đường bên kênh Tập Rèn (đối diện đường Phan Văn Hùng)
1
Cầu Thanh niên
Giáp Kênh cầu Trắng
1,10
49
Đường nhà máy ông Châu (dọc kênh số 1 - ấp AN1)
1
Cầu Thanh niên
Hết đất Chùa Vân Trung
1,10
50
Đường đal 3 ấp dọc theo Kinh Bưng Tiết
1
Giáp Cầu Bưng Tiết (ấp An Định)
Giáp cầu Út Hòa (ấp An Phú)
1,10
51
Đường đal nhà máy ông Tài
1
Cống Kênh Nổi
Giáp Cầu Bưng Tiết
1,10
52
Khu tái định cư An Định
1
Các đường nội bộ
1,10
53
Các đường tiếp giáp KDC thương mại
1
Khu thương mại
Rạch An Nghiệp
1,20
54
Đường Đal rạch An Nghiệp
1
Giáp đường Nguyễn Hoàng Huy (cầu Suối Tiên)
Giáp Đường Huyện 6
1,10
55
Đường Đal Kênh 8/3 (Kênh Phụ Nữ) phía Áp An Nghiệp
1
Giáp đường Lộ Mới
Đường Vành Đai 3 Ấp
1,10
56
Đường đal ấp An Ninh 2
1
Giáp đất ông 3 Thai
Giáp ranh xã An Mỹ
1,10
II
THỊ TRẤN AN LẠC THÔN
1
Đường chợ chính
1
Đầu ranh đất Hoàng Ba
Hết ranh đất ông Lê Trọng Lập
1,30
3
Giáp ranh đất ông Lê Trọng Lập
Sông Hậu
1,30
4
Đầu ranh đất ông Dư (nước đá)
Hết ranh đất Chùa Bà
1,30
3
Đầu ranh đất ông Sành
Hết ranh đất ông Tư Minh
1,30
4
Đầu ranh đất Tiệm vàng Hồng Nguyên
Cầu ông Lý Ớ
1,30
2
Cầu ông Lý Ớ
Ngã 4 Quốc lộ Nam Sông Hậu
1,30
5
Đầu ranh đất bà Bảy Lành (giáp ranh Chùa Bà)
Cầu Kênh Đào
1,30
2
Đường tỉnh 932B
1
Ngã 4 Quốc lộ Nam Sông Hậu
Cống Rạch Bối
1,40
2
Cống Rạch Bối
Cầu Rạch Bần
(ranh xã Xuân Hòa)
1,40
3
Đường Khu Hành Chính
1
Tỉnh lộ 932B
Rạch Mương Khai
1,30
4
Đường bờ sông
2
Đầu ranh đất Nguyễn Văn Lượng
Ngã Ba Tám Khải
1,20
1
Đầu ranh đất bà Nguyễn Ngọc Thảo
Sông Cái Côn
1,30
5
Đường vô phân viện
1
Đầu ranh đất ông Quốc Lương
Hết ranh đất Mười Kết
1,30
6
Quốc lộ Nam Sông hậu
1
Ngã 4 Quốc Lộ Nam Sông Hậu
Cầu Mương Khai
1,30
1
Ngà 4 Quốc Lộ Nam Sông Hậu
Hết đất Trường cấp 2-3 (cũ)
1,30
1
Ngã 4 Quốc Lộ Nam Sông Hậu
Hết ranh đất Mai Văn Dũng
1,30
2
Mương Khai
Cái Cao
1,40
3
Cái Cao
Cái Trâm
1,40
3
Cái Trâm
Phèn Đen (ranh xã An Lạc Tây)
1,40
7
Đường huyện 1
1
Giáp Quốc lộ Nam Sông Hậu
Giáp sông Hậu
1,30
8
Đường đal Trường Tiểu học
1
Giáp ranh đất Nhà nghỉ Duy Thành
Hết đất Trường Tiểu học
1,30
9
Đường đal Trường Trung học
1
Giáp Quốc lộ NSH
Hết ranh đất Trường Trung học
1,20
10
Hẻm Bà Bảy uốn tóc
1
Đầu ranh đất bà Trần Thị Thanh Quốc
Hết ranh đất ông Nguyễn Văn Hoàng
1,20
11
Hẻm Tư Râu
1
Đầu ranh đất La Thanh Long
Sông Hậu
1,20
12
Hẻm ông Mong
1
Đầu ranh đất Nguyễn Văn Hồ
Sông Hậu
1,20
13
Hẻm ông Lón
1
Đầu ranh đất Trần Thị Huệ
Sông Hậu
1,20
14
Hẻm Bà Đẹp
1
Đầu ranh đất Trần Thị Đẹp
Sông Hậu
1,20
15
Hẻm 7 Giảng
1
Đầu ranh đất Bảy Giảng
Hết đất Nguyễn Văn Út
1,20
16
Hẻm Ba Thích
1
Đầu ranh đất Trương Thanh Tòng
Hết đất Trần Văn Sướng
1,20
17
Hẻm Út Miễu
1
Đầu ranh đất Lê Thị Nhỏ
Hết đất Đinh Thị Thanh Trúc
1,20
18
Hẻm Út Canh chua
1
Đầu ranh đất Lê Văn Hiền
Hết ranh đất Trần Văn Ý
1,20
19
Hẻm Ủy ban
1
Đầu ranh đất Hà Văn Buôl
Hết ranh đất Trần văn Tha
1,20
20
Hẻm nhà ông Trí Dũng
1
Đầu ranh đất nhà ông Trí Dũng
Hết ranh Khu Hành chính thị Trấn
1,20
21
Đường Cafe Nam Long đến Trường cấp 3
1
Đầu ranh đất ông Long
Hết ranh đất Trường cấp 3
1,20
22
Huyện Lộ 3
1
Giáp ranh xã Trinh Phú
Giáp Nam Sông Hậu
1,20
23
Các tuyến đường đal còn lại ấp An Ninh
1
Suốt tuyến
1,30
24
Đường Dân Sinh Hàng Cau ấp An Ninh
1
Đường chính suốt tuyến (đấu nối QL NSH)
1,20
1
Đường phụ suốt tuyến
1,20
25
Các tuyến đường đal ấp An Thới
1
Suốt tuyến
1,10
26
Các tuyến đường đal ấp An Bình
1
Suốt tuyến
1,25
27
Các tuyến đường đal ấp Phèn Đen
1
Suốt tuyến
1,25
28
Đường đal ấp An Ninh (qua khu đất ông Hồ Chí Toại)
1
Giáp QL Nam Sông Hậu
Giáp đường Khu hành chính
1,20
III
XÃ KẾ THÀNH
1
Đường tỉnh 932C (Đường Huyện 2 cũ)
KV1-VT2
Cầu Bưng Tiết
Cầu Kế Thành
1,50
2
Đường UBND xã đi qua Ấp Kinh Giữa, Bồ Đề, Cây Sộp (Giáp Châu Thành)
KV2-VT3
Cầu Kế Thành
Giáp ranh xã Phú Tâm (Châu Thành)
1,20
IV
XÃ KẾ AN
1
Đường tỉnh 932C
KV1-VT2
Cầu Kế Thành
Cầu số 1
1,60
V
XÃ TRINH PHÚ
1
Đường Huyện 4
KV1-VT2
Cầu Sóc Tổng (ranh xã Thới An Hội)
Giáp ranh xã Ba Trinh
1,30
2
Đường Tỉnh 932
KV1-VT2
Giáp ranh xã Thới An Hội (Sông Rạch Vọp)
Giáp xã Xuân Hòa (Rạch Cái Trâm)
1,45
3
Đường mới về UBND xã Trinh Phú
KV1-VT1
Cầu Thới An Hội
Giáp đường tỉnh 932
1,30
KV1-VT2
Giáp Đường tỉnh 932
Hết ranh đất Trụ Sở UBND xã
1,20
4
Lộ Đal mở rộng
KV2-VT3
Giáp ranh UBND xã Trinh Phú
Cầu Thanh Niên Ấp 1
1,30
5
Lộ Đal mở rộng
KV2-VT3
Cầu Ba Chợ
Hết ranh đất ông Hai Việt
1,25
VI
XÃ XUÂN HÒA
1
Đường tỉnh 932B
KV1-VT1
Cầu Rạch Bần (ranh TT. An Lạc Thôn)
Cầu Bờ Dọc
1,40
KV1-VT2
Cầu Bờ Dọc
Đập 9 La
1,40
KV1-VT3
Đập 9 La
Giáp ranh xã Ba Trinh
1,40
2
Đường Cái Cao bờ Bắc
KV2-VT3
Giáp ranh Thị trấn An Lạc Thôn
Hết ranh nhà ông Võ Văn Thiện
1,25
3
Đường vào khu căn cứ Huyện Ủy xã Xuân Hòa
KV2-VT2
Giáp Đường Tỉnh 932B
Cầu 6 Ngây
1,10
KV2-VT3
Cầu 6 Ngây
Kênh ranh 3 xã (Giáp ranh xã Ba Trinh)
1,25
VII
XÃ PHONG NẪM
1
Khu vực xã
KV1-VT1
Đầu ranh đất Trụ sở UBND xã
Hết ranh đất tổ Điện lực
1,10
KV1-VT1
Giáp ranh đất Trụ sở UBND xã
Hết ranh đất 4 Suôl
1,10
KV1-VT1
Đầu ranh đất trường Tiểu học
Cầu Bà Xe
1,10
2
Đường huyện 1
KV2-VT2
Giáp ranh đất Tổ Điện lực
Bến phà đầu cồn hết phần đất ông Huỳnh Văn Khoa ấp Phong Thạnh
1,10
VIII
XÃ AN MỸ
1
Khu vực trung tâm xã
KV1-VT1
Đầu ranh đất Trụ sở UBND xã
Cống Ba Công
1,10
KV1-VT1
Cống Ba Công
Cầu Đình
1,10
KV2-VT2
Giáp ranh đất Trụ sở UBND xã
Hết đất ông Tư Chuyên (dọc Sông Số 1)
1,10
2
Đường huyện 6
KV1-VT1
Giáp ranh TT.Kế Sách
Cầu Hai Lép
1,10
KV1-VT1
Cầu Hai Lép
Cầu Đình
1,10
KV1-VT1
Cầu Đình
Giáp ranh xã Hậu Thạnh (Huyện Long Phú)
1,10
3
Đường Đal
KV2-VT2
Bờ Sông Quán
Cống Thầy Ba
1,10
4
Đường Đal
KV2-VT2
Giáp ranh TT.Kế Sách
Cầu Rạch Bà Tép
1,10
KV2-VT3
Cầu Rạch Bà Tép
Cầu Hai Lép
1,25
KV2-VT3
Giáp ấp An Ninh 2, TT. Kế Sách
Cầu chùa An Nghiệp
1,25
IX
XÃ ĐẠI HẢI
1
Chợ Mang cá
KV1-VT1
Giáp đất Trụ sở UBND xã
Hết ranh đất Chùa Cao Đài Phụng Thiên
1,40
KV1-VT3
Giáp ranh đất Chùa Cao Đài Phụng Thiên
Voi Ba đen
1,40
KV1-VT2
Khu vực nhà lồng chợ
1,50
2
Đường Huyện 4
KV1-VT2
Cầu Mang cá 2
Giáp ranh xã Ba Trinh
1,40
3
Đường tỉnh 932B
KV2-VT1
Cầu Mang cá 3
Giáp ranh xã Ba Trinh
1,50
KV1-VT2
Cầu Mang Cá 1
Hết ranh đất ông Hai Đực
1,60
KV1-VT3
Cầu Mang Cá 1
Cống Vũ Đảo
1,60
KV1-VT1
Cống Vũ Đảo
Cầu Ba Rinh
1,60
4
Đường Kinh Lầu
KV1-VT2
Cầu Mang Cá 1
Hết ranh đất ông Nguyễn Văn Nê
1,20
KV1-VT3
Giáp ranh đất ông Nguyễn Văn Nê
Hết ranh đất Nhà thờ Trung Hải
1,20
KV1-VT1
Giáp ranh đất Nhà thờ Trung Hải
Hết ranh đất ông Đắc (ấp Đông Hải)
1,20
5
Đường tỉnh 932C
KV1-VT2
Giáp ranh đất UBND xã
Cầu Số 1 (ranh xã Kế An)
1,60
6
Tuyến cặp Kênh Số 1 (lộ phụ Tỉnh Lộ 932C)
KV2-VT2
Cầu Mang Cá 2
Ranh nhà ông Huỳnh Văn Kịch
1,20
KV2-VT3
Ranh nhà ông Huỳnh Văn Kịch
Giáp ranh xã Kế An
1,30
7
Đường Đal Vườn cò
KV2-VT2
Cầu Kế An hướng về vườn cò
Hết ranh đất ông Chính
1,10
8
Khu vực chợ Cống Đôi
KV1-VT1
Đầu ranh đất ông Thương (hướng cầu kênh Ngọc Lý)
Hết ranh đất ông Đắc
1,30
9
Quốc lộ 1A
KV1-VT1
Cầu Ba Rinh
Hết ranh đất ông Hiển (chợ Cống Đôi) và giáp ranh xã Hồ Đắc Kiện (H. Châu Thành)
1,35
KV1-VT2
Cầu Ba Rinh
Giáp ranh thị xã Ngã Bảy (tỉnh Hậu Giang)
1,35
10
Đường Mang Cá - Đại Thành
KV2-VT1
Cầu Mang Cá - Đại Thành
Giáp ranh xã Đại Thành (Tx. Ngã Bảy, Hậu Giang)
1,20
11
Khu Tái định cư Quốc lộ 1A
KV1-VT1
Suốt tuyến
1,20
12
Khu tái định cư tự phát ấp Đông Hải
KV2-VT1
Suốt tuyến
1,10
13
Tuyến đường tập đoàn 2 ấp Đông Hải (phía bên sông - Đối diện QL1A)
KV2-VT2
Cống tiếp nhật ấp Ba Rinh
Hết ranh đất bà Bùi Thị Thanh Dung (giáp xã Hồ Đắc Kiện - H. Châu Thành)
1,10
14
Đường Tập đoàn 7 ấp Ba Rinh
KV2-VT2
Cống Tiếp Nhật
Giáp ranh thị xã Ngã Bảy (tỉnh Hậu Giang)
1,10
X
XÃ BA TRINH
1
Khu vực trung tâm xã
KV1-VT1
Cầu Đường Trâu
Hết ranh đất Công An Xã
1,10
KV1-VT3
Giáp ranh đất Công An Xã
Rạch Thành Văn Buôl
1,10
KV1-VT3
Đài Tưởng Niệm
Cầu Sông Rạch Vọp
1,10
KV1-VT2
Đường đal Cầu Sông Rạch Vọp đi Trạm Y tế
Đài Tưởng Niệm
1,10
2
Đường Tỉnh 932B
KV1-VT1
Giáp ranh xã Đại Hải
Giáp ranh Xã Xuân Hòa
1,10
3
Huyện Lộ 3
KV2-VT2
Giáp ranh đất ông Nguyễn Ngọc Diệp (giáp đường Tỉnh 932B)
Hết ranh đất ông Lê Văn Sôm (kênh Hai Thanh)
1,10
4
Đường huyện 4
KV1-VT2
Giáp ranh xã Trinh Phú
Hết ranh trường THCS Ba Trinh
1,10
KV1-VT1
Giáp ranh trường THCS Ba Trinh
Hết ranh Bưu Điện Ba Trinh
1,10
KV1-VT2
Giáp ranh Bưu Điện Ba Trinh
Giáp ranh xã Đại Hải
1,10
5
Đường Trâu ấp 6 - ấp 12
KV2-VT3
Suốt đường
1,25
6
Đường đal Đảng ủy - Lầu Bà
KV2-VT2
Suốt đường
1,10
XI
XÃ THỚI AN HỘI
1
Chợ Cầu Lộ
ĐB
Dãy A, B, C từ nhà ông Phạm Văn Tho
Hết ranh đất ông Nguyễn Văn Hùm - Nguyễn Văn Vem - Nguyễn Thanh Tâm
1,35
2
Đường Huyện 4
KV1-VT1
Đầu ranh đất Trụ sở UBND xã
Cầu 8 Chanh
1,30
KV1-VT2
Cầu 8 Chanh
Cầu Xóm Đồng
1,30
KV1-VT2
Cầu Xóm Đồng
Cầu Sóc Tổng (ranh xã Trinh Phú)
1,30
KV2-VT1
Cầu Thới An Hội
Cầu Vàm Mương
1,20
KV2-VT2
Cầu Vàm Mương
Giáp ranh xã An Lạc Tây
1,20
3
Đường vòng cung Trường mẫu giáo
KV1-VT1
Giáp Tỉnh lộ 932
Cống Tám Chanh
1,30
4
Đường tỉnh lộ 932
KV1-VT1
Ngã 3 UBND xã
Cầu Ninh Thới
1,40
KV1-VT2
Cầu Ninh Thới
Cầu Hai Vọng
1,30
KV2-VT1
Cầu Hai Vọng
Cầu 10 Xén
1,30
KV2-VT2
Cầu 10 xén
Cầu Chệt Tịnh
1,40
KV1-VT3
Cầu Chệt Tịnh
Giáp ranh TT Kế Sách
1,30
5
Đường huyện 5B
KV1-VT1
Suốt tuyến
1,30
6
Khu vực chợ cũ
KV2-VT1
Cầu đối diện UBND xã
Hết ranh đất Nhà Thờ Tin Lành
1,10
7
Đường đal Cầu Trắng
KV2-VT1
Cầu Trắng
Kênh Mỹ Tập
1,50
KV2-VT2
Kênh Mỹ Tập
Giáp ranh đất xã Nhơn Mỹ
1,50
8
Đường đal xuống bến phà (tuyến mới)
KV1-VT1
Giáp Huyện lộ 4
Bến phà - Hết đất Trần Thành Lập
1,15
9
Đường thôn Điện Lực
KV2-VT2
Đường Đal Cầu Trắng
Hết tuyến
1,10
10
Đường về cầu đi Trinh Phú (tuyến mới)
KV1-VT1
Giáp Huyện lộ 4
Cầu Trinh Phú
1,15
11
Đường đal (tuyến mới)
KV1-VT1
Giáp Đường vòng cung Trường Mẫu Giáo
Giáp Huyện lộ 4
1,10
12
Khu Dân cư ấp Xóm Đồng (đối diện chốt Công an)
KV1-VT2
Suốt tuyến
1,10
13
Đường Đal ấp Đại An
KV2-VT3
Giáp đường tỉnh 932
Hết ranh trụ sở Ấp Đại An
1,25
14
Đường Đal ấp Xóm Đồng 1
KV2-VT3
Giáp Huyện lộ 4
Cầu Năm Kiều
1,25
15
Đường Đal ấp Đại An - Xóm Đồng 2
KV2-VT3
Giáp Đường tỉnh 932
Giáp ranh xã Kế Thành
1,25
XII
XÃ AN LẠC TÂY
1
Chợ An Lạc Tây
KV1-VT1
Đầu ranh đất bà Chi
Hết ranh đất ông Đại
1,30
KV1-VT1
Giáp ranh đất ông Đại
Giáp Quốc lộ NSH (đường cầu Sáu Ú)
1,20
2
Đường huyện 4
KV1-VT1
Giáp ranh đất Nhà bà Chi
Ngã 4 Quốc lộ Nam Sông Hậu
1,20
KV1-VT2
Ngâ 4 Quốc lộ Nam Sông Hậu
Cầu Thị Hồ (giáp xã Thới An Hội)
1,20
3
Quốc lộ Nam Sông Hậu
KV1-VT2
Cầu Trà Ếch (ranh xã Nhơn Mỹ)
Cống Hai Liềm
1,20
KV1-VT1
Cống Hai Liềm
Cầu Rạch Vọp
1,20
KV1-VT3
Cầu Rạch Vọp
Cầu Phèn Đen (ranh TT. An Lạc Thôn)
1,20
4
Đường đal Trạm y tế
KV2-VT2
Giáp Quốc lộ Nam Sông Hậu
Giáp đất Bà Chi (dọc Sông Hậu)
1,20
5
Đường đal kênh Hai Liềm
KV2-VT3
Quốc lộ Nam Sông Hậu
Cầu 2 Liềm
1,25
VIII
XÃ NHƠN MỸ
1
Khu vực chợ
KV1-VT1
Đầu ranh đất Bưu điện xã cũ
Hết ranh đất chùa Hiệp Châu
1,30
KV1-VT2
Giáp ranh đất Chùa Hiệp Châu
Cầu tàu
1,25
KV1-VT3
Cầu tàu
Giáp Quốc lộ Nam Sông Hậu
1,10
2
Đường xuống bến phà
KV1-VT2
Giáp Quốc lộ Nam sông Hậu
Bến phà mới
1,10
KV1-VT1
Giáp Quốc lộ NSH
Ngã 4 Bến phà cũ
1,20
KV1-VT3
Ngã 4 bến phà cũ
Bến phà cù
1,10
KV1-VT3
Cầu tàu
Ngã tư bến phà cũ
1,10
3
Quốc lộ Nam Sông Hậu
KV1-VT1
Cầu Rạch Mọp (giáp ranh huyện Long Phú)
Hết đất trụ sở UBND xã Nhơn Mỹ
1,20
KV1-VT2
Giáp đất Trụ Sở UBND xã
Cầu Trà Ếch (ranh xã An Lạc Tây)
1,20
4
Đường huyện 5B
KV1-VT3
Giáp Quốc lộ NSH
Cầu Mỹ Hội (giáp ranh xã Thới An Hội)
1,10
5
Đường đal Cầu Trắng
KV2-VT2
Giáp ranh xã Thới An Hội
Cầu An Phú Đông
1,50
L
HUYỆN TRẦN ĐỀ
I
THỊ TRẤN TRẦN ĐỀ
1
Đường 30/4
1
Toàn tuyến
1,20
2
Đường 19/5
1
Toàn tuyến
1,20
3
Đường vào Khu hành chính
1
Toàn tuyến
1,20
4
Đường vào khu tái định cư
1
Toàn tuyến
1,20
5
Quốc lộ Nam Sông Hậu
3
Cầu Ngan Rô
(Ranh Đại Ân 2)
Kênh 1
(Ranh khu công nghiệp)
1,30
2
Ranh khu công nghiệp
Hết ranh đất bà Thu
1,30
1
Giáp ranh đất bà Thu
Ngã 3 đèn xanh, đèn đỏ
1,30
2
Ngã 3 đèn xanh, đèn đỏ
Cống Bãi Giá
1,30
6
Quốc lộ Nam Sông Hậu (Phía Tây không giáp Kênh)
1
Cầu Ngan Rô (Ranh Đại Ân 2)
Lộ đal (Giáp ranh đất ông Huỳnh Tấn Phát)
1,20
7
Quốc lộ Nam Sông Hậu (Phía Tây, giáp kênh thủy lợi cũ)
3
Từ đầu ranh đất ông Huỳnh Tấn Phát
Ngã ba giáp Đường tỉnh 934B
1,20
2
Ngã ba giáp đường tỉnh 934B
Kênh 2 Mới
1,20
1
Kênh 2 Mới
Hết ranh đất ông Trương Văn Đắng
1,20
8
Đường Tỉnh 934
1
Cầu Bãy Giá
Giao lộ Nam Sông Hậu (ngã ba đèn xanh đèn đỏ)
1,50
1
Giao lộ Nam Sông Hậu (nhà ông Nghiêm)
Đường 19/5
1,50
9
Đường 27/7
1
Toàn tuyến
1,10
10
Đường 22/12
1
Toàn tuyến
1,10
11
Đường đal
1
Đoạn lộ từ lộ 19/5
(đi Lăng Ong)
Đường vào Khu tái định cư
1,10
12
Đường đal
(Hướng đi nhà ông Hóa)
1
Suốt tuyến
1,10
14
Đường đal
1
Đầu ranh nhà ông Phan Văn Minh
Bến Phà đi Cù Lao Dung
1,10
15
Đường đal kinh 3
1
Suốt tuyến
1,10
16
Đường đal
1
Đập Ngan Rô
Bến Phà Đại Ân 1
1,10
17
Đường đal
1
Từ cầu Thanh niên
(giáp kênh lộ Nam Sông Hậu)
Kênh 1
1,10
1
Ngã ba kinh Tiếp Nhựt
Chùa Đon Đkon
1,10
1
Giao lộ Nam Sông Hậu
Chùa Đon Đkon
1,10
1
Đường tỉnh 934
Chùa Đon Đkon
1,10
1
Chùa Đon ĐKon
Hết ranh nhà ông Trần Sinh
1,10
1
Kênh 2 Toàn Tuyến
1,10
1
Đầu lộ nhà ông Hiếu
(xóm sau lộ 22/12)
Hết ranh đất nhà ông Hứa Văn Dũng
1,10
1
Đầu lộ nhà ông Dẫn
(xóm sau lộ 22/12)
Hết ranh đất nhà ông Khén và bà Anh
1,10
1
Đầu lộ nhà ông Na
(xóm sau lộ 22/12)
Hết ranh đất nhà ông Chấm
1,10
1
Giáp Đường tỉnh 934
Hết ranh đất trường tiểu học Trần Đề A
1,10
Đường đal (cập kênh 01)
1
Giáp QL Nam Sông Hậu
Giáp lộ dal Đê Ngăn Mặn
1,10
Đường đal (cập kênh tiếp Nhựt)
1
Suốt tuyến
1,10
18
Đê ngăn mặn
1
Giao lộ 30/04
Kênh 2
1,10
2
Kênh 2
Hết ranh Khu công nghiệp
1,10
2
Giáp ranh Khu công nghiệp
Hết ranh đất bà Trần Thị Thanh Trinh
1,10
1
Ranh trung tâm Thương mại
Ngã tư Khu hành chính
1,10
1
Ngã tư Khu hành chính
Giao lộ Nam Sông Hậu
1,50
2
Đầu ranh bến tàu SuperDong
Ngã tư Khu hành chính
6,00
19
Khu vực trong Cảng cá Trần Đề
1
Khu vực dịch vụ gồm 02 khu vực: 4, 5
1,10
2
Khu vực sản xuất gồm 03 khu vực: 1, 2, 3
1,10
20
Đường đất
1
Sau Công an huyện
1,10
21
Đường tỉnh 934B
1
Giáp QL Nam Sông Hậu
Kênh Bồn Bồn
(ranh xã Đại Ân 2)
1,50
II
THỊ TRẤN LỊCH HỘI THƯỢNG
1
Lộ nhựa
1
Chợ mới thị trấn Lịch Hội Thượng
Hết ranh đất ông Phạm Văn Khởi (Bánh Mỳ)
1,10
1
Đầu ranh nhà ông Ngô Văn Nguyên
Hết ranh đất ông Trần Văn Cam
1,10
1
Đầu ranh nhà bà Trần Huyền Trang
Hết ranh đất ông La Văn Trung
1,10
1
Ngã 4 ông Xưa
Ngã 4 Hòa Đức
1,10
1
Ngã 4 Thanh Vân
Hết ranh đất ông Hấu
1,10
1
Ngã 4 ông Nía
Hết ranh quán cà phê ông Ni
1,10
1
Ngã 4 Hòa Thành
Hết đất Trường Tiểu Học A
1,10
1
Ngã 4 Hòa Đức
Hết đất nhà bà Yến Ông Dín
1,10
1
Đầu quán Thanh Vân
Cống ông Hiệp
1,10
1
Sân trước Chùa ông Bổn
Giáp nhà Lồng Chợ
1,10
1
Sân trước Chùa ông Bổn
Cầu Hội Đồng
1,10
1
Đầu ranh đất ông Phạm Văn Khởi
Đường tỉnh 934
1,10
1
Chợ mới thị trấn Lịch Hội Thượng
Ngã 4 Phố Dưới
1,10
1
Ngã 4 Phố Dưới
Hết ranh đất nhà ông Xía
1,10
1
Giáp ranh đất ông Xía
Hết ranh đất ông Trần Nhứt
1,10
1
Cống ông Hiệp
Cầu Vĩnh Tường
1,10
1
Đầu ranh đất Chùa Phước Đức Cổ Miếu
Cầu Vĩnh Tường
1,10
2
Đường tỉnh 934
1
Cầu Huyện Đội
Cầu Hội Trung
1,50
1
Cầu Huyện Đội
Hết ranh đất Trần Huy làm bãi chứa VLXD
1,50
1
Giáp ranh đất Trần Huy làm bãi chứa VLXD
Giáp ranh xã Liêu Tú
1,50
1
Cầu Hội Trung
Hết ranh đất ông Trịnh Tấn Xuân
1,50
1
Giáp ranh đất ông Trịnh Tấn Xuân
Giáp ranh xã Trung Bình
1,50
3
Đường Huyện 27
1
Lộ Sóc Giữa
Suốt Lộ
1,20
1
Ngã 4 Hòa Đức
Ngã 4 cây Vông
1,20
1
Ngã 4 cây Vông
Hết đất Chùa 2 Ông Cọp
1,20
1
Giáp đất Chùa 2 Ông Cọp
Giáp ranh xã Lịch Hội Thượng
1,20
4
Đường tỉnh 933C
1
Cầu nhà máy Khánh Hưng
Kênh Tư Mới
1,43
1
Kênh Tư Mới
Kênh Ba Mới
1,46
1
Kênh Ba Mới
Giáp ranh xã Đại Ân 2
1,40
5
Các tuyến Hẻm
1
Hẻm cặp nhà ông Liên Tấn
Trường tiểu học B
1,10
1
Hẻm cặp Trường tiểu học B
Suốt tuyến
1,10
1
Hẻm nhà ông Tám Điếc
Suốt tuyến
1,10
1
Hẻm nhà ông Lâm Sướng
Suốt tuyến
1,10
1
Hẻm Quán Thanh Vân (cặp nhà ông Hấu)
Giáp nhà Lồng Chợ
1,10
1
Hẻm cặp quán cà phê ông Đại
Suốt tuyến
1,10
1
Hẻm cặp Chợ mới thị trấn Lịch Hội Thượng
Suốt tuyến
1,25
1
Hẻm cặp Quán Cô Năm
Hết ranh Phước đức cổ Miếu
1,10
1
Hẻm nhà ông Siều
Suốt tuyến
1,10
1
Hẻm nhà ông Huỳnh Chứ
Suốt tuyến
1,10
1
Hẻm nhà ông Khưu Thành
Giáp đường nhựa cặp mé sông
1,30
6
Đường đal
1
Kênh ông Thầy Pháp
Kênh ông Vinh
1,10
1
Đầu ranh đất Huyện Đội
Kênh ông Vinh
1,10
1
Bên sông cặp kênh Tiếp Nhựt
Suốt tuyến
1,20
1
Lộ Sóc Bìa Hội Trung
Suốt đường
1,10
1
Kênh Thầy Pháp
Kênh Giồng Chát
1,10
1
Ngã 4 cây Vông
Đường Huyện 27
(cặp nhà ông Xé)
1,10
1
Ngã 3 tịnh thất Giác Tâm
Đường Huyện 27
(cặp nhà ông Lưu Văn Minh)
1,10
1
Đầu ranh nhà ông Khưu Bảo Quốc
Giáp đường đal ranh xã LHT (cặp nhà bà Thạch Thị Khiêl)
1,30
1
Đường Huyện 27
(cặp nhà ông Trương Văn Giá)
Cầu Đai Tưng
1,10
1
Chân cầu Bưng Lức
Giáp ranh xã Trung Bình
1,15
1
Đầu kinh Cầu Mát
(Giáp đường tỉnh 934)
Đường Huyện 27
(cặp nhà ông Trần Binh)
1,25
1
Đầu đất Quán ông Soi (Giáp đường tỉnh 934)
Cầu bắt qua kênh Đai Tưng (Trước nhà ông Thạch Dal)
1,15
1
Đường vào Khu tập thể Huyện Đội
Suốt Tuyến
1,10
1
Giáp lộ đal cầu kênh Đai Tưng
(cặp nhà ông Thạch Dal)
Suốt Tuyến
1,20
1
Đường đal xóm nhà ông Sơ
Suốt Tuyến
1,25
1
Lộ đal cặp nhà ông Dên
Suốt tuyến
1,10
1
Đầu đất Trường tiểu học A
Hết đất ông Trần Văn Lạl
1,10
1
Hai đường đal trước chùa 2 con Cọp
Suốt tuyến
1,20
1
Đường Huyện 27
(cặp nhà ông Hà Vĩnh Phong)
Hết ranh đất chùa ông Bổn Sóc Lèo B
1,20
1
Đầu ranh nhà ông Trần Nhứt
Giáp đường Huyện 27
1,15
1
Kênh Tiếp Nhựt
Giáp ranh xã Đại Ân 2 (bên kia kinh Tú Điềm)
1,25
1
Tuyến cặp sông Bưng Lức
Suốt tuyến
1,25
1
Đầu ranh nhà ông Kim Văn M...
Hết ranh đất nhà bà Triệu Lã
1,30
1
Giáp đường đal sông gòi
(cặp đất ông Nguyễn Kỳ Nam)
Giáp cầu sắt bắt qua kênh Giồng Chát
1,20
1
Giáp đường đal Kênh Tiếp Nhựt
(cặp nhà bà Trần Thị Sel)
Suốt tuyến
1,30
7
Đường đất
1
Đầu ranh đất ông Quách Phến
Hết đất ông Trần Tam Dậu
1,25
III
XÃ ĐẠI ÂN 2
1
Đường đal trong khu dân cư ấp Chợ
KV1-VT1
Đầu ranh nhà ông Thầy Nhu (giáp Đường huyện 34)
Suốt tuyến giáp Sông Ngan Rô (đến giáp Đường huyện 34)
1,10
KV1-VT2
Ngã 3 UBND xã
Hết ranh nhà bà Nguyễn Thị Liễu
1,10
KV1-VT2
Đầu ranh nhà bà Nguyễn Thị Khánh
Hết ranh nhà ông Nguyễn Văn Lập (Giáp huyện lộ 28)
1,10
2
Đường huyện 34
KV1-VT2
Đầu ranh nhà ông Chính Phương
Giáp Lộ Nam Sông Hậu
1,10
KV1-VT1
Cầu Bưng Cốc
Cống ông Til
1,20
KV1-VT3
Cống ông Til
Giáp Đường tỉnh 933C
1,30
KV1-VT2
Cầu Bưng Cốc
Đập Ngan Rô
1,30
3
Quốc lộ Nam Sông Hậu
KV1-VT2
Giáp ranh TT Trần Đề
Kênh Quốc Hội
1,30
KV1-VT3
Kênh Quốc Hội
Kênh Xả Chỉ - Long Phú
1,30
4
Đường tỉnh 933C
KV2-VT2
Giáp ranh Xã Long Phú
Kênh So Đủa
1,30
KV2-VT2
Kênh So Đủa
Giáp ranh thị trấn Lịch Hội Thượng (kênh 1 mới)
1,40
5
Tuyến đê ngăn mặn
KV2-VT2
Đập Ngan Rô
Đập Ba Cào
1,40
KV2-VT2
Đập Ba Cào
Cống Xả Chi
1,10
6
Đường tỉnh 934B
KV1-VT1
Giáp ranh TT Trần Đề
Cầu Lâm Dồ
1,10
KV1-VT2
Cầu Lâm Dồ
Giáp Đường tỉnh 933C
1,50
KV1-VT3
Kênh thủy lợi
(Giáp đường tỉnh 933C)
Giáp ranh xã Liêu Tú
1,50
7
Đường đal
KV2-VT2
Cầu Sắt
(Sông Ngan Rô)
Giáp kênh 2
(lộ Bưng Lức cũ)
1,10
KV2-VT2
Cầu Ông Mó
Giáp huyện lộ 27
1,10
KV2-VT1
Đầu Kênh Bồn Bồn qua đầu cầu chợ
Cầu nhà ông Mó
1,10
KV2-VT2
Đầu Kênh Bồn Bồn
Kênh 1
1,10
KV2-VT2
Đầu Cầu Ông Mó
Giáp ranh xã Trung Bình (kênh 2)
1,10
KV2-VT2
Cầu Chùa
Hết ranh đất Tư Kiên
1,10
KV2-VT2
Đầu ranh đất bà Út Lên (ngã 3)
Cầu Ông Kên
1,10
KV2-VT2
Giáp ranh đất Tư Kiên
Giáp ranh xã Long Phú
1,10
KV2-VT2
Đầu ranh nhà ông Út
Kênh Quốc Hội
1,10
KV2-VT2
Đầu ranh đất ông
Đào Sen
Giáp Chùa Bưng Buối
1,10
KV2-VT2
Kênh 1
Giáp đường 934B
1,10
KV2-VT3
Cầu Bưng Cốc
(phía Tây rạch Bưng Cốc)
Kênh Quốc Hội
1,20
IV
XÃ LIÊU TÚ
1
Đường Tỉnh 934
KV1-VT1
Đầu ranh đất UBND xã
Hết ranh Trường THCS
1,40
KV1-VT2
Giáp ranh UBND xã
Giáp ranh TT. Lịch Hội Thượng
1,40
KV1-VT2
Giáp ranh Trường THCS
Giáp ranh xã Viên Bình
1,40
2
Đường Tỉnh 936B
KV2-VT1
Giáp ranh xã Lịch Hội Thượng
Giáp ranh xã Viên Bình
1,40
3
Đường tỉnh 934B
KV1-VT2
Giáp ranh xã Đại Ân 2
Giáp ranh xã Long Phú
1,40
4
Đường đal
KV2-VT3
Giáp ranh Lịch Hội Thượng
Giáp ranh xã Viên Bình
(lộ bên sông)
1,20
KV2-VT3
Cầu nhà ông Chanh
Cầu Kênh Tư mới
1,20
KV2-VT1
Ngã 3 đường Tỉnh 934
Kênh Chệt Yệu
1,10
KV2-VT3
Đông đường Tổng Cáng - Đại Nôn
Giáp ranh TT Lịch Hội Thượng
1,20
KV2-VT3
Đầu ranh đất Kim Quợl
Hết ranh đất ông Tăng Huynh
1,20
KV2-VT2
Đầu ranh đất Trịnh Hữu Bình (thầy Đức)
Cầu Ông Đáo
1,10
KV2-VT2
Bến đò cũ Tổng cáng qua đất ông Hái
Hết ranh đất ông 8 Tạo
1,10
KV2-VT2
Cầu sắt ông Thại
Hết ranh đất ông Lâm Phel
1,20
KV2-VT3
Giáp ranh đất ông Lâm Phel
Chùa Khmer ấp Giồng Chát
1,20
KV2-VT3
Đầu ranh Trường tiểu học xóm 3 Bưng Triết
Lò xấy lúa ông Phát Bưng Buối
1,20
KV2-VT3
Cầu ông Đỗ Đáo
Giáp ranh chùa Bưng Phniết
1,20
KV2-VT3
Đầu ranh đất ông Phố
Hết ranh đất bà Lý Thị Phol
1,20
KV2-VT3
Kênh Tư mới
Hết ranh đất Trường tiểu học xóm 3 Bưng Triết
1,20
KV2-VT3
Kênh Chệt Yệu
Cầu sắt ông Thại
1,20
KV2-VT3
Chùa Khmer Giồng Chát
Đê ngăn mặn
1,20
KV2-VT2
Giáp ranh đất ông Tám Tạo
Đê ngăn mặn
1,10
KV2-VT3
Đầu ranh đất ông Trần Văn Ùm
Hết ranh đất ông Lâm Thơm
1,30
KV2-VT3
Đầu ranh đất ông Lưu Quốc Phong
Hết ranh đất ông Huỳnh Văn Thi
1,30
KV2-VT3
Đầu ranh đất ông Hà Văn Phúc
Hết ranh đất ông Tô Văn Tĩnh
1,30
KV2-VT3
Giáp ranh đất ông Tô Văn Tĩnh
Hết ranh đất ông Trần Phước Tâm
1,30
KV2-VT3
Đầu ranh đất ông Châu Ngọc Tân
Hết ranh đất ông Nguyễn Văn Cơ
1,30
V
XÃ TRUNG BÌNH
1
Đường tỉnh 934
KV1-VT1
Giáp Lộ Nam Sông Hậu
Cầu Đen
1,60
KV1-VT2
Cầu Đen
Giáp ranh TT Lịch Hội Thượng
1,40
2
Quốc lộ Nam Sông Hậu
KV1-VT1
Cống Bãi Giá
Cống Tầm Vu
1,20
KV1-VT3
Cống Tầm Vu
Hết ranh đất Trạm cấp nước Mỏ Ó
1,20
KV1-VT3
Giáp ranh đất Trạm cấp nước Mỏ Ó
Cầu sáu Quế 2
1,20
KV2-VT1
Cầu sáu Quế 2
Ranh xã Lịch Hội Thượng
1,20
3
Đường huyện 27
KV1-VT3
Cầu sắt Kênh Sáu Quế 1
Giao lộ Nam Sông Hậu
1,10
4
Đường Nhựa
KV1-VT2
Từ Đảng Ủy (cũ)
Hết ranh nhà Thầy Hòa
1,10
KV1-VT3
Giáp ranh nhà Thầy Hòa
Cổng Sau Nhà Thờ Bãi Giá
1,10
5
Đường đal
KV1-VT3
Giáp Nhà Thờ Bãi Giá
(nhà ông Tây)
Hết ranh đất ông 5 Mẫn
1,10
KV2-VT2
Giáp ranh đất ông 5 Mẫn
Hết ranh đất ông Vũ Quyền
1,10
KV1-VT2
Lộ quân khu từ Đường tỉnh 934
Hết ranh đất ông Mười Sọ
1,10
KV1-VT2
Giáp ranh đất ông Mười Sọ
Cầu 30/4
1,10
KV1-VT3
Cầu 30/4
Cống Tầm Vu
1,10
KV1-VT3
Từ đường Quân Khu
Đường nhựa vào Nhà Thờ
1,10
KV2-VT2
Từ đường Quân Khu
Giáp ranh đất ông 5 Mẫn
1,10
KV2-VT3
Giáp ranh nhà Thầy Hòa
Lộ Quân Khu
1,10
KV2-VT3
Đường Nhựa vào Nhà Thờ
Hết ranh nhà ông Đạo
1,10
KV2-VT2
Lộ Mỏ Ó Tuyến 1
Suốt lộ
1,10
KV1-VT2
Lộ Mỏ Ó Tuyến 2
Suốt lộ
1,10
KV1-VT3
Đê ngăn mặn từ cống Bãi Giá
Giáp Lộ Nam Sông Hậu (hướng Mỏ Ó)
1,10
KV2-VT3
Đường tỉnh 934
(Cầu Đen)
Nhà thờ Bãi Giá
(Nhà Ông Tây)
1,10
KV2-VT3
Đường tỉnh 934
(hãng nước đá)
Lộ nhựa Nhà Thờ
1,10
KV2-VT3
Lộ Quân Khu
Hết ranh đất ông bảy Tững
1,10
KV2-VT2
Cổng Nhà thờ Bãi Giá (phía Tây)
Hết ranh nhà ông Bảy Lục
1,10
KV2-VT3
Đầu ranh đất ông Sứ
Hết ranh đất ông Quyền
1,20
KV2-VT2
Từ Đường đal Chợ Bồ Đề
(nhà ông 5 mẫn)
Hết ranh đất ông Tuấn
1,20
KV2-VT3
Giáp ranh xã Đại Ân 2 (phía Tây Sông Bưng Lức)
Giáp ranh TT Lịch Hội Thượng
1,20
KV2-VT3
Giáp ranh xã Đại Ân 2 (phía Đông Sông Bưng)
Kênh Tiếp Nhựt
1,20
KV2-VT3
Kênh 4
Kênh Tiếp Nhựt
1,20
KV2-VT3
Đường đal Kênh 2 (suốt đường)
1,20
KV2-VT3
Đường đal Kênh 3 Bung Lức (suốt đường)
1,20
KV2-VT3
Đường đal Kênh 4 (suốt đường)
1,20
KV2-VT3
Cống Sáu Quế 2
Giao lộ Nam Sông Hậu
1,20
6
Đường đal (cập kênh 6 quế)
KV2-VT3
Đường huyện 27
Kênh 80
1,20
7
Đường đal (giao kênh 3)
KV2-VT3
Đường đal 21
(cầu sắt 6 Quế 1)
Kênh 80
1,20
8
Đường đal
KV2-VT3
Cầu kênh xáng Bưng Lức
Kênh Tiếp Nhựt
1,20
VI
XÃ LỊCH HỘI THƯỢNG
1
Đường nhựa
KV1-VT1
Ngã 4 Chùa Phước Đức Cổ Miếu (Đầu đất ông Húa)
Ngã 4 Phố Dưới
(cầu Vĩnh Tường)
1,10
KV1-VT2
Ngã 4 Chùa Phước Đức Cổ Miếu (đất ông Húa)
Hết ranh đất bà Út Dung
1,10
KV1-VT3
Giáp ranh đất bà Út Dung
Hết ranh đất Chùa Hội Phước
1,10
2
Đường Huyện 27
KV1-VT2
Giáp ranh TT Lịch Hội Thượng
Hết ranh chùa Sóc Tia
1,10
KV1-VT3
Giáp ranh chùa Sóc Tia
Kênh 6 Quế 1
(Giáp ranh xã Trung Bình)
1,10
3
Quốc lộ Nam Sông Hậu
KV2-VT2
Giáp ranh xã Trung Bình
Đến Cầu Mỹ Thanh 2
1,10
4
Đường tỉnh 936B
KV2-VT2
Giáp ranh xã Liêu Tú
Đến Giao Lộ
Nam Sông Hậu
1,40
5
Đường đal
KV1-VT2
Đầu ranh đất ông Tống Kim Châu (qua Chùa Phật)
Ngã 3 Bằng Lăng
1,10
KV2-VT2
Ngã tư Chùa Hội Phước
Đê ngăn mặn
1,10
KV2-VT3
Lộ đal trước chùa Sóc Tia
Suốt lộ
1,10
KV1-VT2
Ngã 4 Phố Dưới
(Cầu Vĩnh Tường)
Hết ranh đất ông Tống Kim Châu
1,10
KV2-VT3
Lộ đal trước nhà ông Trương Kim Long (suốt lộ)
1,10
KV2-VT3
Lộ đal cặp Đình Nam Chánh (suốt lộ)
1,10
KV2-VT3
Đường tỉnh 934B
Kênh ông Đắc
1,10
KV2-VT1
Kênh Giồng Chát
Kênh Ngọc Sinh
1,10
KV2-VT1
Lộ đal cặp Giồng Bằng Lăng Mặn (suốt Lộ)
1,10
KV2-VT3
Cầu Đại Tưng
Giáp ranh xã Trung Bình
1,10
KV2-VT3
Giáp QL Nam Sông Hậu
Giáp lộ cập kênh Cách Ly
1,10
KV2-VT3
Phía đông kênh cách ly
Hết ranh đất ông Trịnh Quang
1,20
KV2-VT3
Đầu ranh đất Chùa Sóc Tia
Giáp ranh TT.Lịch Hội Thượng
1,20
KV2-VT3
Giáp tỉnh lộ 933C
Hết ranh đất bà Lâm Thị Hồng
1,10
KV2-VT3
Giáp kênh Cách Ly
Hết ranh đất ông Trần Mạnh (ranh kênh 6 Quế)
1,20
KV2-VT3
Đầu ranh đất ông Lâm Thol
Suốt tuyến
1,20
KV2-VT3
Đầu ranh đất ông Trần Nhất
Hết ranh đất ông Lý Thái Bình
1,20
KV2-VT3
Đầu rạch Gòi
Giáp ranh xã Liêu Tú
1,20
KV2-VT3
Cầu ông Hiền
Lộ giáp kênh Thanh Thượng
1,20
KV2-VT3
Kênh Ngọc Sinh
Kênh Ngọc Nữ
1,20
KV2-VT3
Đầu ranh đất ông Phan Văn Đuông
Hết ranh đất ông Nguyễn Trọng Thất
1,20
KV2-VT3
Đường tỉnh 936B
Lộ giáp kênh Thanh Thượng
1,20
KV2-VT3
Đường tỉnh 936B
Hết ranh đất ông Võ Văn Tiến
1,20
VII
XÃ TÀI VĂN
1
Đường tỉnh 934
KV1-VT1
Giáp ranh thị trấn Mỹ Xuyên
Hết ranh đất trại tôm giống thủy sản ông Lộc
1,50
KV1-VT2
Giáp ranh đất trại tôm giống thủy sản ông Lộc
Ngà 3 đi Vĩnh Châu
1,40
KV1-VT3
Ngã 3 đi Vĩnh Châu
Giáp ranh xã Viên An
1,40
2
Khu vực chợ Tài Văn
KV1-VT3
Suốt tuyến
1,20
3
Đường tỉnh 935
KV1-VT3
Ngã 3 Tài Văn
Về hướng Vĩnh Châu 300m
1,40
KV2-VT1
Đoạn còn lại đến ranh xã Thạnh Thới An
1,40
4
Đê bao Phú Hữu - Mỹ Thanh
KV2-VT2
Suốt đường
1,20
5
Đường đal
KV2-VT2
Cầu Tài Văn
Hết ranh đất ông Trần Văn Khải
1,10
KV2-VT2
Cầu Tài Văn
Trường THCS Tài Văn
1,40
6
Khu vực đất ở nông thôn dọc theo lộ đal và các tuyến kênh rạch
KV2-VT3
Trên địa bàn xã
1,20
7
Đường tỉnh 934B
KV1-VT2
Đầu ranh đất ông Trần Ngọc Oanh
Hết ranh đất ông Tre
(ông Lý De)
1,50
KV1-VT2
Giáp ranh đất ông Tre (ông Lý De)
Hết tuyến
1,50
8
Đường huyện 31 (đường 96 Long Hưng A)
KV2-VT2
Giáp ranh huyện Long Phú
Giáp ranh xã Viên An
1,10
VIII
XÃ VIÊN AN
1
Đường tỉnh 934
KV1-VT2
Giáp ranh xã Viên Bình
Giáp ranh xã Tài Văn
1,45
2
Đường vào chùa Lao Vên
KV1-VT3
Đoạn trên địa bàn xã Viên An
1,30
3
Khu vực đất ở nông thôn dọc theo lộ đal, trục kênh
KV2-VT3
Trên địa bàn xã
1,20
IX
XÃ VIÊN BÌNH
1
Đường tỉnh 934
KV1-VT1
Giáp ranh xã Viên An
Hết ranh đất Cây xăng Thuận An
1,70
KV1-VT2
Đoạn còn lại theo tuyến đường 934
1,70
2
Khu vực chợ Viên Bình
KV1-VT1
Suốt đường
1,20
3
Đường huyện 32
KV1-VT2
Đầu ranh Trụ sở UBND xã Viên Bình
Hết ranh Chùa Lao Vên
1,10
4
Đường đal
KV2-VT3
Giáp Kênh Tiếp Nhựt
Giáp ranh xã Liêu Tú
1,20
5
Đất ở ven kênh Tiếp Nhựt
KV2-VT3
Đầu ranh đất Chợ Viên Bình
Cống Trà Đuốc
1,20
6
Đường dal (giáp kênh Tiếp Nhựt)
KV2-VT3
Suốt tuyến
1,20
Đường dal (nông trường cập kênh xáng)
KV2-VT3
Giáp ranh xã Viên Bình
Giáp ranh xã Liêu Tú
1,20
Đường dal (cập kênh Liên huyện)
KV2-VT3
Kênh Tiếp Nhựt
Giáp ranh xã Phú Đức Long Phú
1,20
Đường dal (cập kênh Hưng Thịnh - Tổng Cáng)
KV2-VT3
Kênh Tiếp Nhựt
Kênh Bưng Con
1,20
KV2-VT3
Cầu Kênh xáng - Lao Vên
Giáp ranh xã Thạnh Thới An
1,20
X
XÃ THẠNH THỚI AN
1
Đường tỉnh 935
KV1-VT2
Giáp ranh xã Tài Văn
Cầu An Nô
1,70
KV2-VT2
Cầu An Hòa
Cầu Lác Bưng
1,70
KV2-VT2
Cầu Lác Bưng
Giáp ranh xã Thạnh Thới Thuận
1,70
2
Đường Tỉnh 936B
KV2-VT2
Giáp ranh xã Thạnh Thới Thuận
Giáp ranh xã Viên Bình
1,56
3
Đường Huyện 36
KV2-VT2
Từ đường Tỉnh 935
Cầu sắt UBND xã
1,60
4
Đường đal
KV2-VT3
Từ cầu sắt UBND xã
Hết ranh đất nhà máy ông Hiệp
1,50
KV2-VT3
Giáp đường tỉnh 935
Hết ranh đất Trường tiểu học ấp Tắc Bướm
1,20
KV2-VT3
Giáp Đường tỉnh 935 (vào ấp Tiên Cường)
Suốt tuyến
1,20
KV2-VT3
Đầu ranh đất ông Phan Văn Tỉnh (qua cầu sắt dọc theo rạch Tầm Du)
Giáp đường Huyện 36
1,20
KV2-VT3
Đường tỉnh 935
Giáp ranh thị trấn Mỹ Xuyên
1,20
5
Đường đal
KV2-VT3
Các tuyến lộ đal còn lại trên địa bàn xã
1,20
6
Đường huyện 36
KV2-VT3
Đê bao Phú Hữu - Mỹ Thanh
Giáp ranh thị trấn Mỹ Xuyên
1,20
XI
XÃ THẠNH THỚI THUẬN
1
Đường tỉnh 935
KV1-VT2
Cầu Mỹ Thanh
Đến Cầu So Đũa
1,70
KV1-VT3
Đoạn còn lại
1,70
2
Đường Tỉnh 936B
KV2-VT2
Cống Rạch So Đũa
Giáp ranh xã Thạnh Thới An
1,50
KV2-VT1
Đoạn còn lại
1,50
3
Đường Huyện 35
KV2-VT3
Suốt tuyến
1,30
4
Đường đal
KV2-VT3
Ngã ba giáp Nhà ông Trương Phi Long
Giáp đường huyện nhà ông Thành
1,30
KV2-VT3
Các tuyến lộ đal còn lại trên địa bàn xã
1,30
PHỤ LỤC 2
HỆ SỐ ĐIỀU CHỈNH GIÁ ĐẤT ĐỐI VỚI ĐẤT TRỒNG CÂY HÀNG NĂM NĂM 2023 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SÓC TRĂNG
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 27/NQ-HĐND ngày 27 tháng 4 năm 2023 của Hội đồng nhân dân tỉnh Sóc Trăng)
STT
Khu vực, vị trí
Ranh giới, vị trí
Hệ số năm 2023
A
HUYỆN MỸ TÚ
I
KV2
Thị trấn Huỳnh Hữu Nghĩa.
1
VT2
Phía Đông giáp sông Tân Lập; Phía Tây giáp kênh Bộ Thon, kênh 1/5, kênh ông Nam, kênh Bá Hộ; Phía Nam giáp kênh số 1, ranh xã Mỹ Tú; Phía Bắc giáp kênh Trà Cú Cạn, rạch Ô Rô, rạch Xẽo Lá.
1,25
2
VT3
Phía Đông giáp ranh xã Mỹ Hương; Phía Tây giáp sông Tân Lập; Phía Nam giáp kênh Ô Quên; Phía Bắc giáp ranh xã Long Hưng.
1,25
Phía Đông giáp kênh Bá Hộ, kênh Ông Nam, kênh 1/5; Phía Tây giáp ranh xã Mỹ Tú; Phía Nam giáp kênh Trà Cú Cạn; Phía Bắc giáp ranh xã Long Hưng.
3
VT4
Phía Đông giáp ranh xã Thuận Hưng; Phía Tây giáp sông Tân Lập; Phía Nam giáp ranh xã Mỹ Tú; Phía Bắc giáp kênh Ô Quên.
1,10
Phía Đông giáp kênh Bộ Thon; Phía Tây giáp ranh xã Mỹ Tú và kênh Chòm Tre; Phía Nam giáp ranh xã Mỹ Tú; Phía Bắc giáp kênh Trà Cú Cạn.
4
VT5
Các vị trí còn lại.
1,10
II
KV3
Xã Mỹ Hương.
1
VT4
Các vị trí còn lại.
1,05
III
KV3
Xã Thuận Hưng.
1
VT3
Phía Đông giáp đường Tỉnh 939; Phía Tây giáp ranh xã Mỹ Thuận: Phía Nam giáp kênh Tam Sóc; Phía Bắc giáp kênh Nổi Tà Liêm.
1,10
2
VT4
Phía Đông giáp ranh huyện Châu Thành và ranh xã Mỹ Hương; Phía Tây giáp kênh Tam Bình, kênh Nhà Trường, rạch Nhu Gia, rạch Cái Chiết; Phía Nam giáp kênh nổi Tà Liêm, ranh xã Mỹ Thuận; Phía Bắc ranh xã Mỹ Hương và thị trấn Huỳnh Hữu Nghĩa
1,10
Phía Đông giáp đường Tỉnh 939; Phía Tây giáp ranh xã Mỹ Thuận; Phía Nam giáp ranh xã Phú Mỹ; Phía Bắc giáp kênh Tam Sóc
3
VT5
Các vị trí còn lại.
1,10
IV
KV2
Xã Long Hưng.
1
VT2
Phía Đông và Phía Nam giáp vòng cung Quốc Lộ Quản Lộ Phụng Hiệp; Phía Tây giáp kênh 1/5; Phía Bắc giáp ranh tỉnh Hậu Giang
1,10
2
VT4
Phía Đông giáp ranh huyện Châu Thành, kênh nông Trại 1/5, kênh Hàng Sắn; Phía Tây giáp Kênh Đập Đá, kênh 1/5, ranh thị trấn Huỳnh Hữu Nghĩa; Phía Nam giáp ranh thị trấn Huỳnh Hữu Nghĩa, ranh xã Mỹ Hương; Phía Bắc giáp ranh Tỉnh Hậu Giang, vòng cung Quốc Lộ Quản Lộ Phụng Hiệp
1,10
3
VT5
Phía Đông giáp xã Hồ Đắc Kiện, xã Thiện Mỹ; Phía Tây giáp kênh Hàng Sắn, kênh Lý; Phía Nam giáp ranh xã Mỹ Hương; Phía Bắc giáp kênh Tân Phước, giáp ranh xã Hồ Đắc Kiện.
1,10
4
VT6
Các vị trí còn lại.
1,10
B
HUYỆN KẾ SÁCH
I
KV2
Thị trấn Kế sách
1
VT3
Phía Đông giáp kênh Phú Tâm; Phía Tây giáp kênh Lộ Mới; Phía Nam giáp cống Lộ mới; Phía Bắc giáp kênh Số 1
1,10
Phía Đông giáp kênh lộ mới; Phía Tây giáp rạch Bưng Tiết; Phía Nam giáp kênh Lèo; Phía Bắc giáp kênh Số 1
2
VT3
Các khu vực còn lại
1,12
II
KV3
Xã Kế Thành
1
VT2
Phía Đông giáp Rạch Bưng Túc, phía Tây giáp Rạch Hai Giáp, phía Nam giáp sông Kinh Giữa, phía Bắc giáp kênh 9 Quang, Kinh Rạch Bần
1,10
Phía Đông giáp Rạch Ba Lăng, phía Tây giáp Rạch cầu Chùa, phía Nam giáp Rạch Bồ Đề, phía Bắc giáp sông Kinh Giữa
2
VT3
Phía Đông giáp Thị Trấn Kế Sách, phía Tây giáp xã Kế An, Nam giáp xã Phú Tâm, phía Bắc giáp Rạch Bồ Đề.
1,10
Phía Đông giáp ranh xã Thới An Hội, phía Tây giáp ranh xã Kế An, phía Nam giáp Kênh 9 Quang, phía Bắc giáp ranh xã Trinh Phú
III
KV3
Xã Kế An, Xã Trinh Phú
1
VT2
Đất trồng cây hàng năm trên địa bàn xã
1,10
IV
KV3
Xã Đại Hải
1
VT2
Phía Đông giáp xã Kế An. Phía Tây giáp kênh 30/4. Phía Nam giáp kênh Hậu Bối. Phía Bắc giáp sông Số 1.
1,20
Phía Đông giáp xã Kế An. Phía Tây giáp tỉnh Hậu Giang. Phía Nam giáp kênh số 1. Phía Bắc giáp xã Ba Trinh.
Phía Đông giáp kênh Trung Hải. Phía Tây giáp tỉnh Hậu Giang. Phía Bắc giáp kênh 30/4. Phía Nam giáp xã Hồ Đắc Kiện
2
VT3
Các khu vực còn lại
1,20
V
KV3
Xã Ba Trinh, Xã An Lạc Tây, Xã Thới An Hội, Xã Nhơn Mỹ, Xã An Mỹ
1
VT3
Đất trồng cây hàng năm trên địa bàn xã
1,20
C
HUYỆN THẠNH TRỊ
I
KV3
Xã Thạnh Tân
1
VT5
Phía Đông: Giáp xã Lâm Tân; Phía Tây: Kênh Lý Sang, kênh 14/9, kênh thủy lợi; Phía Nam: Giáp kênh 10m; Phía Bắc: Giáp kênh Ông Tàu, kênh Cái Trầu
1,10
Phía Đông: Giáp kênh Xáng Ngã Năm, TT Phú Lộc; Phía Tây: Giáp xã Vĩnh Thành; Phía Nam: Giáp kênh Vĩnh Lợi, Thạnh Tân, giáp ấp Tà Lọt C, xã Thạnh Trị; Phía Bắc: Giáp kênh 5 Hạt, kênh 9 Sạn
2
VT5
Phía Đông: Giáp huyện Ngã Năm; Phía Tây: Giáp huyện Ngã Năm; Phía Nam: Giáp xã Vĩnh Thành, kênh 5 Hạt; Phía Bắc: Giáp huyện Ngã Năm
1,20
Phía Đông: Giáp xã Lâm Tân; Phía Tây: Giáp huyện Ngã Năm; Phía Nam: giáp kênh ông Tàu, kênh Cái Trầu; Phía Bắc: Giáp huyện Mỹ Tú
3
VT4
Các khu vực còn lại
1,10
D
THỊ XÃ NGÃ NĂM
I
KV2
Phường 1
1
VT1
Toàn bộ khu vực khóm 5 và khu vực khóm 6 ven kênh xáng chìm tính từ mốc chỉ giới đường thủy nội địa đến kênh nông trường
1,17
Khu vực phía Đông Bắc giáp rạch Xẻo Chít, phía Tây giáp xã Vĩnh Quới và phía Nam giáp kênh xáng Phụng Hiệp - Cà Mau.
Khu vực phía Bắc giáp phường 2, phía Nam giáp kinh xáng Ngã Năm - Phú Lộc, phía Tây giáp kinh xáng Phụng Hiệp - Cà Mau
Khu vực phía Bắc giáp kinh xáng Ngã Năm - Phú Lộc, phía Nam giáp xã Vĩnh Biên, phía Đông giáp kênh Dân Quân và phía Tây giáp kênh xáng Phụng Hiệp - Cà Mau
E
HUYỆN LONG PHÚ
I
KV2
Thị trấn Long Phú
1
VT4
Toàn bộ diện tích đất trồng cây hàng năm trên địa bàn thị trấn.
1,20
II
KV2
Thị trấn Đại Ngãi
1
VT3
Toàn bộ diện tích đất trồng cây hàng năm trên địa bàn thị trấn.
1,20
III
KV3
Xã Song Phụng.
1
VT3
Đông: kênh sườn (từ rạch Bần - Đại Ngãi); Tây: giáp Huyện Kế Sách; Nam: xã Đại Ngãi; Bắc: Kênh Bà Kính.
1,20
Đông: giáp kênh giữa; Tây: giáp kênh sườn (ranh Phụng Sơn - Phụng Tường 1,2); Nam: xã Đại Ngãi; Bắc: đầu kênh hai Bé nối qua kênh giữa.
2
VT2
Toàn bộ diện tích đất trồng cây hàng năm còn lại trên địa bàn xã
1,20
F
HUYỆN CÙ LAO DUNG
I
KV2
Thị trấn Cù Lao Dung
1
VT2
Đất trồng cây hàng năm trên địa bàn thị trấn
1,05
II
KV3
Xã An Thạnh 1
1
VT2
Đất cây hàng năm trên địa bàn xã
1,20
III
KV3
Xã An Thạnh Tây
1
VT2
Đất cây hàng năm trên địa bàn xã
1,10
IV
KV3
Xã An Thạnh 2
1
VT2
Đất cây hàng năm trên địa bàn xã
1,10
V
KV3
Xã An Thạnh 3
1
VT3
Đất cây hàng năm trên địa bàn xã
1,10
VI
KV3
Xã An Thạnh Nam
1
VT4
Toàn ấp Vàm Hồ; ấp Vàm Hồ A; ấp Võ Thành Văn (khu vực từ phía bờ tây rạch cây Me đến bờ phía đông Rạch Su)
1,12
2
VT5
Phần còn lại của ấp Võ Thành Văn, (Khu vực từ phía đông rạch Cây Me, đến đê bao biển giáp xã An Thạnh 3; Khu vực từ nhà ông Khải đến nhà ông Ba Đời, qua cống số 4 đến cầu Cây mắm)
1,12
VII
KV3
Xã An Thạnh Đông
1
VT2
Đất cây hàng năm trên địa bàn xã
1,10
VIII
KV3
Xã Đại Ân 1
1
VT3
Toàn ấp Văn Sáu, ấp Đoàn Văn Tố, Toàn ấp Đoàn Văn Tố A và 1 phần phía trên ấp Sáu Thử (Từ ấp Đoàn Văn Tố đến rạch Sáu Tịnh)
1,20
2
VT4
Các khu vực còn lại
1,20
PHỤ LỤC 3
HỆ SỐ ĐIỀU CHỈNH GIÁ ĐẤT ĐỐI VỚI ĐẤT TRỒNG CÂY LÂU NĂM NĂM 2023 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SÓC TRĂNG
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 27/NQ-UBND ngày 27 tháng 4 năm 2023 của Hội đồng nhân dân tỉnh Sóc Trăng)
STT
Khu vực, vị trí
Ranh giới, vị trí
Hệ số năm 2023
A
HUYỆN MỸ TÚ
I
KV2
Thị trấn Huỳnh Hữu Nghĩa.
1
VT2
Phía Đông giáp sông Tân Lập. Phía Tây giáp kênh Bộ Thon, kênh 1/5, kênh ông Nam, kênh Bá Hộ. Phía Nam giáp kênh số 1, ranh xã Mỹ Tú. Phía Bắc giáp kênh Trà Cú Cạn, rạch Ô Rô, rạch Xẽo Lá.
1,10
2
VT3
Phía Đông giáp ranh xã Mỹ Hương. Phía Tây giáp sông Tân Lập. Phía Nam giáp kênh Ô Quên. Phía Bắc giáp ranh xã Long Hưng.
1,10
Phía Đông giáp kênh Bá Hộ, kênh Ông Nam, kênh 1/5. Phía Tây giáp ranh xã Mỹ Tú. Phía Nam giáp kênh Trà Cú Cạn. Phía Bắc giáp ranh xã Long Hưng.
3
VT4
Phía Đông giáp ranh xã Thuận Hưng. Phía Tây giáp sông Tân Lập. Phía Nam giáp ranh xã Mỹ Tú. Phía Bắc giáp kênh Ô Quên.
1,10
Phía Đông giáp kênh Bộ Thon. Phía Tây giáp ranh xã Mỹ Tú và kênh Chòm Tre. Phía Nam giáp ranh xã Mỹ Tú. Phía Bắc giáp kênh Trà Cú Cạn
B
HUYỆN KẾ SÁCH
I
KV2
Thị Trấn Kế sách
1
VT3
Phía Đông giáp kênh Phú Tâm. Phía Tây giáp kênh Lộ Mới. Phía Nam giáp cống Lộ mới. Phía Bắc giáp kênh Số 1
1,10
Phía Đông giáp kênh Lộ mới. Phía Tây giáp rạch Bưng Tiết. Phía Nam giáp kênh bà Lèo. Phía Bắc giáp kênh Số 1
Phía Đông giáp kênh Lộ Mới, Kênh Phú Tâm. Phía Tây giáp kênh Nổi, kênh Tập đoàn 1, kênh Lò Rèn. Phía Nam giáp rạch Na Tưng. Phía Bắc giáp kênh Bà Lèo
1,10
2
VT4
Các khu vực còn lại
1,10
II
KV2
Thị trấn An Lạc Thôn
1
VT3
Toàn bộ đất cây lâu năm trên địa bàn xã
1,40
III
KV3
Xã Kế Thành
1
VT4
Toàn bộ đất cây lâu năm trên địa bàn xã
1,15
IV
KV3
Xã Kế An
1
VT3
Toàn bộ đất cây lâu năm trên địa bàn xã
1,10
V
KV3
Xã Trinh Phú
1
VT2
Phía Đông giáp xã An Lạc Tây. Phía Tây giáp kênh Tư Liễu, rạch ThaLa. Phía Nam giáp sông Rạch Vọp, xã Thới An Hội. Phía Bắc giáp kênh Cái Trâm, xã An Lạc Thôn.
1,20
VI
KV3
Xã Đại Hải
1
VT3
Phía Đông giáp xã Kế An. Phía Tây giáp kênh 30/4. Phía Nam giáp kênh Hậu Bối. Phía Bắc giáp sông Số 1.
1,20
Phía Đông giáp xã Kế An. Phía Tây giáp tỉnh Hậu Giang. Phía Nam giáp kênh số 1. Phía Bắc giáp xã Ba Trinh.
Phía Đông giáp kênh Trung Hải. Phía Tây giáp tỉnh Hậu Giang. Phía Bắc giáp kênh 30/4. Phía Nam giáp xã Hồ Đắc Kiện
VII
KV3
Xã Ba Trinh
1
VT3
Toàn bộ đất cây lâu năm trên địa bàn xã
1,20
VIII
KV3
Xã An Lạc Tây
1
VT2
Toàn bộ đất cây lâu năm trên địa bàn xã
1,20
C
HUYỆN THẠNH TRỊ
I
KV2
Thị trấn Phú Lộc
1
VT5
Phía Đông: Giáp kinh Chắc Tranh; Phía Tây: Giáp Sông Công Điền, kênh thủy lợi; Phía Nam: Giáp Tỉnh Bạc Liêu; Phía Bắc: Giáp kênh thủy lợi
1,10
Phía đông: Giáp kênh thủy lợi, Kênh sường; - Phía Tây: Giáp xã Thạnh Trị; Phía Nam: Giáp Kênh Hai Tài, Kinh KT 13, Kênh Tà Ná; Phía Bắc: Giáp xã Tuân Tức
2
VT5
Phía Đông: Giáp kênh thủy lợi (Giáp ấp 1); Phía Nam: Giáp kênh Mã Lớn; Phía Bắc: Giáp xã Thạnh Trị
1,10
3
VT4
Các khu vực còn lại
1,10
II
KV3
Thị trấn Hưng Lợi
1
VT5
Phía Đông: Giáp Sông Thổ Mô; Phía Tây: Giáp ấp 23, xã Châu Hưng; Phía Nam: Giáp đường tỉnh 937B; Phía Bắc: Giáp ấp 23, xã Vĩnh Thành
1,10
Phía Đông: Giáp thị trấn Phú Lộc, giáp tỉnh Bạc Liêu; Phía Tây: Giáp kênh Thầy Ban, xã Châu Hưng; Phía Nam: giáp Ranh tỉnh Bạc Liêu; Phía Bắc: Giáp kênh công, kênh ông Hiền, rạch Bào Cát
D
THỊ XÃ NGÃ NĂM
I
KV2
Phường 1
1
VT1
Toàn bộ khu vực khóm 5 và khu vực khóm 6 ven kênh xáng chìm tính từ mốc chỉ giới đường thủy nội địa đến kênh nông trường
1,23
Khu vực phía Đông Bắc giáp rạch Xẻo Chít, phía Tây giáp xã Vĩnh Quới và phía Nam giáp kênh xáng Phụng Hiệp - Cà Mau.
Khu vực phía Bắc giáp phường 2, phía Nam giáp kênh xáng Ngã Năm - Phú Lộc, phía Tây giáp kênh xáng Phụng Hiệp - Cà Mau
Khu vực phía Bắc giáp kênh xáng Ngã Năm - Phú Lộc, phía Nam giáp xã Vĩnh Biên, phía Đông giáp kênh Dân Quân và phía Tây giáp kênh xáng Phụng Hiệp - Cà Mau
E
HUYỆN LONG PHÚ
I
KV2-
Thị trấn Long Phú
1
VT3
Toàn bộ diện tích đất trồng cây lâu năm trên địa bàn thị trấn.
1,20
II
KV2
Thị trấn Đại Ngãi
1
VT2
Toàn bộ diện tích đất trồng cây lâu năm trên địa bàn thị trấn.
1,20
III
KV3
Xã Song Phụng.
1
VT2
Đông: kênh sườn (từ rạch Bần - Đại Ngãi); Tây: giáp Huyện Kế Sách; Nam: xã Đại Ngãi; Bắc: Kênh Bà Kính.
1,15
Đông: giáp kênh giữa; Tây: giáp kênh sườn (ranh Phụng Sơn - Phụng Tường 1,2); Nam: xã Đại Ngãi; Bắc: đầu kênh hai Bé nối qua kênh giữa.
IV
KV3
Xã Long Đức.
1
VT1
Toàn bộ diện tích đất trồng cây lâu năm trên địa bàn xã.
1,20
F
HUYỆN CÙ LAO DUNG
I
KV2
Thị trấn Cù Lao Dung
1
VT2
Đất trồng cây lâu năm của thị trấn
1,20
II
KV3
Xã An Thạnh 1
1
VT1
Đất trồng cây lâu năm trên địa bàn xã
1,20
III
KV3
Xã An Thạnh 2
1
VT3
Đất trồng cây lâu năm trên địa bàn xã
1,30
IV
KV3
Xã An Thạnh 3
1
VT3
Đất trồng cây lâu năm trên địa bàn xã
1,10
V
KV3
Xã An Thạnh Đông
1
VT2
Toàn ấp: Trương Công Nhật, Đặng Trung Tiến, Nguyễn Công Minh A, Nguyễn Công Minh B, Đền Thờ.
1,20
G
HUYỆN CHÂU THÀNH
I
KV2
Thị trấn Châu Thành.
1
VT2
Dọc kênh Xây Cáp theo hướng Bắc dọc ranh đường Huyện 5, kênh thủy lợi, kênh Mai Thanh và phần đất ấp Trà Quýt
1,20
2
VT3
Phần còn lại
1,10
3
VT4
Kênh Hai Col- kênh 30/4- Ranh xã Phú Tâm - xã Phú Tân
1,10
PHỤ LỤC 4
HỆ SỐ ĐIỀU CHỈNH GIÁ ĐẤT ĐỐI VỚI ĐẤT NUÔI TRỒNG THỦY SẢN NĂM 2023 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SÓC TRĂNG
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 27/NQ-UBND ngày 27 tháng 4 năm 2023 của Hội đồng nhân dân tỉnh Sóc Trăng)
STT
Khu vực, vị trí
Ranh giới, vị trí
Hệ số năm 2023
A
HUYỆN KẾ SÁCH
I
KV3
Xã Phong Nẵm
1
VT1
Toàn bộ diện tích đất nuôi trồng thủy sản trên địa bàn xã
1,10
II
KV3
Xã Nhơn Mỹ
1
VT1
Toàn bộ diện tích đất nuôi trồng thủy sản trên địa bàn
1,20
B
HUYỆN THẠNH TRỊ
I
KV2
Thị trấn Phú Lộc
1
VT4
Khu vực ấp Thạnh Điền
1,15
II
KV3
Xã Lâm Kiết
1
VT3
Phía Đông: Giáp ranh huyện Mỹ Tú; Phía Tây: Giáp ấp Kiết Lập A, Kiết Lập B (xã Lâm Tân); Phía Nam: Giáp huyện Mỹ Xuyên, kênh nội đồng; Phía Bắc: Giáp kênh ông Tà, kênh Xáng xã Tuân Tức, ranh ấp Kiết Thắng, ấp Kiết Lợi
1,15
2
VT4
Phía Đông: Giáp ranh huyện Mỹ Tú; Phía Tây: Giáp kênh ông Ban, rạch Bào Mướp, kênh ông Lượng, ranh xã Lâm Tân, kênh ông Dâu; Phía Nam: Giáp kênh Xáng xã Tuân Tức, kênh SaDi; Phía Bắc: Giáp ranh huyện Mỹ Tú
1,15
3
VT4
Các khu vực còn lại
1,15
C
HUYỆN CÙ LAO DUNG
I
KV3
Xã An Thạnh 1
1
VT4
Toàn xã
1,20
II
KV3
Xã An Thạnh 2
1
VT2
Toàn xã
1,10
III
KV3
Xã An Thạnh 3
1
VT3
Toàn xã
1,20
IV
KV3
Xã An Thạnh Nam
1
VT4
Toàn ấp Vàm Hồ; Khu vực NT 30/4 (cũ), ấp Vàm Hồ A; Khu vực từ Rạch cây me (phía bờ Tây) đến bờ phía Đông Rạch Su, ấp Võ Thành Văn
1,20
2
VT5
Khu vực từ Rạch cây me (phía bờ Đông) đến đê Quốc Phòng giáp xã An Thạnh 3; Khu vực từ nhà ông Khải đến nhà ông Ba Đời, qua cống số 4 đến giáp cầu cây Mắm.
1,30
V
KV3
Xã Anh Thạnh Đông
1
VT3
Toàn xã
1,05
VI
KV3
Xã Đại Ân 1
1
VT3
Toàn xã
1,20 | {
"issuing_agency": "Tỉnh Sóc Trăng",
"promulgation_date": "27/04/2023",
"sign_number": "27/NQ-HĐND",
"signer": "Hồ Thị Cẩm Đào",
"type": "Nghị quyết"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Dau-tu/Quyet-dinh-290-2006-QD-TTg-de-an-dinh-huong-thu-hut-su-dung-nguon-ho-tro-phat-trien-chinh-thuc-2006-2010-16216.aspx | Quyết định 290/2006/QĐ-TTg đề án "định hướng thu hút sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức 2006-2010 | THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHIÃ VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------
Số: 290/2006/QĐ-TTg
Hà Nội, ngày 29 tháng 12 năm 2006
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN "ĐỊNH HƯỚNG THU HÚT VÀ SỬ DỤNG NGUỒN HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN CHÍNH THỨC THỜI KỲ 2006 - 2010"
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Nghị định số 131/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2006 của Chính phủ ban hành Quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Phê duyệt Đề án "Định hướng thu hút và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) thời kỳ 2006 - 2010" (kèm theo Quyết định này).
Điều 2. Giao Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong thời gian 03 tháng kể từ ngày Quyết định này có hiệu lực, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch hành động thực hiện Đề án.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Văn phòng BCĐTW về phòng, chống tham nhũng;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Toà án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- BQL KKTCKQT Bờ Y;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- Học viện Hành chính Quốc gia;
- VPCP: BTCN, các PCN,
Website Chính phủ, Ban Điều hành 112
Người phát ngôn của Thủ tướng Chính phủ,
các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, QHQT (5b).
THỦ TƯỚNG
Nguyễn Tấn Dũng
ĐỀ ÁN
"ĐỊNH HƯỚNG THU HÚT VÀ SỬ DỤNG NGUỒN HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN CHÍNH THỨC THỜI KỲ 2006 - 2010"
(Ban hành kèm theo Quyết định số 290/2006/QĐ-TTg ngày 29 tháng 12 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ)
LỜI NÓI ĐẦU
Đảng và Nhà nước Việt Nam chủ trương huy động mọi nguồn lực trong và ngoài nước để thực hiện những mục tiêu và nhiệm vụ của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 - 2010 đã được Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng (tháng 4 năm 2006) và Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Khoá XI, kỳ họp thứ 9) thông qua.
Đề án "Định hướng thu hút và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức thời kỳ 2006 - 2010” có mục tiêu đề ra chiến lược và các biện pháp thu hút, phân bổ, quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn lực quan trọng này, góp phần thực hiện thắng lợi Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm nêu trên. Đề án này được xây dựng trên các cơ sở sau đây:
1. Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 - 2010;
2. Nghị định số 131/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2006 của Chính phủ ban hành Quy chế quản lý và sử dụng ODA;
3. Đánh giá tình hình thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA thời kỳ 2001 - 2005;
4. Cam kết Hà Nội về Hiệu quả viện trợ;
5. Định hướng quản lý nợ nước ngoài đến năm 2010;
6. Kết quả thăm dò về dự kiến cam kết của cộng đồng tài trợ cung cấp vốn ODA cho Việt Nam để hỗ trợ thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 - 2010 và tiếp tục sự nghiệp đổi mới toàn diện đời sống kinh tế, xã hội.
I. TÌNH HÌNH ODA THẾ GIỚI
Tại Hội nghị tài trợ cho phát triển tổ chức ở Monterey, Mexico tháng 3 năm 2002, cộng đồng tài trợ quốc tế đã cam kết gia tăng cung cấp ODA để hỗ trợ các nước nghèo thực hiện "Tuyên bố thiên niên kỷ và Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ" (MDGs).
ODA thế giới đang có chiều hướng tăng lên về số lượng (từ khoảng 90 tỷ USD năm 2005 dự kiến đạt khoảng 150 tỷ USD vào năm 2010) đi đôi với yêu cầu nâng cao chất lượng sử dụng. Tuy nhiên, tỷ trọng ODA trên tổng thu nhập quốc dân bình quân của các nước phát triển hiện chỉ đạt 0,39%, còn cách xa mục tiêu 0,7% mà Đại hội đồng Liên hợp quốc đã kêu gọi. Theo Báo cáo hợp tác phát triển 2005 của Tổ chức hợp tác kinh tế và phát triển (OECD), trong cộng đồng tài trợ chỉ có một số nước như Na Uy, Đan Mạch, Lúc-xem-bua, Thuỵ Điển, Hà Lan là đạt và vượt mục tiêu này.
Để tăng cường nguồn lực cho viện trợ phát triển, các nhà tài trợ và các nước tiếp nhận viện trợ đã nhất trí thực hiện "Tuyên bố Pa-ri về Hiệu quả viện trợ" (tháng 3 năm 2005). Tuyên bố trên đã được “nội địa hoá” thành "Cam kết Hà Nội về Hiệu quả viện trợ" và đã được Hội nghị giữa kỳ Nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam (tháng 6 năm 2005) nhất trí thông qua nội dung và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt về nguyên tắc (tháng 9 năm 2005).
II. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THU HÚT VÀ SỬ DỤNG ODA THỜI KỲ 2001 - 2005
1. Tình hình cam kết, ký kết, giải ngân
Trong thời kỳ 2001 – 2005, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tích quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội cũng như trong lĩnh vực quan hệ đối ngoại.
Về hợp tác phát triển, các nhà tài trợ đã cam kết dành cho Việt Nam nguồn vốn ODA khá lớn với tổng giá trị đạt gần 14,9 tỷ USD[1].
Các chương trình, dự án ODA đã được ký kết có giá trị hơn 11,2 tỷ USD, trong đó khoảng 80% là nguồn vốn vay ưu đãi.
Vốn ODA giải ngân trong thời kỳ này đạt hơn 7,9 tỷ USD, bằng 88% chỉ tiêu mà Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đề ra (9 tỷ USD).
2. Tác động tích cực của ODA đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ 2001 - 2005
Công tác thu hút và sử dụng ODA trong giai đoạn vừa qua đã được Đảng và Nhà nước đánh giá về cơ bản có hiệu quả. Các nhà tài trợ cũng coi Việt Nam là một trong những quốc gia sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ODA.
Trên các lĩnh vực cụ thể, ODA đã góp phần:
a) Thực hiện chính sách đối ngoại của Việt Nam: thông qua hợp tác phát triển với các chương trình và dự án ODA cung cấp cho Việt Nam, Chính phủ và nhân dân các nước tài trợ cũng như các tổ chức quốc tế đã hiểu và tích cực ủng hộ chính sách phát triển kinh tế - xã hội đúng đắn, hợp lòng dân của Đảng và Nhà nước Việt Nam.
Hiện có khoảng 50 nhà tài trợ song phương và đa phương cung cấp ODA cho hầu hết các lĩnh vực ưu tiên phát triển của Việt Nam, bao gồm :
Các nhà tài trợ song phương: Ai-xơ-len, Anh, Áo, Ba Lan, Bỉ, Ca-na-đa, Cô-oét, Đan Mạch, Đức, Hà Lan, Hàn Quốc, Hungari, I-ta-lia, Luc-xem-bua, Mỹ, Na-uy, Nhật Bản, Niu-di-lân, Ôt-xtrây-lia, Phần Lan, Pháp, Séc, Tây Ban Nha, Thái Lan, Thuỵ Điển, Thuỵ Sĩ, Trung Quốc, Singapo.
- Các nhà tài trợ đa phương gồm:
+ Các định chế tài chính quốc tế và các quỹ: nhóm Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Ngân hàng Đầu tư Bắc Âu (NIB), Quỹ Phát triển Bắc Âu (NDF), Quỹ Phát triển quốc tế của các nước xuất khẩu dầu mỏ OPEC (OFID - trước đây là Quỹ OPEC), Quỹ Kuwait;
+ Các tổ chức quốc tế và liên chính phủ: Ủy ban châu Âu (EC), Cao uỷ Liên hợp quốc về người tỵ nạn (UNHCR), Quỹ Dân số của Liên hợp quốc (UNFPA), Chương trình Phát triển công nghiệp của Liên hợp quốc (UNIDO), Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc (UNDP), Chương trình phối hợp của Liên hợp quốc về HIV/AIDS (UNAIDS), Cơ quan Phòng chống ma tuý và tội phạm của Liên hợp quốc (UNODC), Quỹ Đầu tư Phát triển của Liên hợp quốc (UNCDF), Quỹ môi trường toàn cầu (GEF), Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), Quỹ Quốc tế và Phát triển nông nghiệp (IFAD), Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên hợp quốc (UNESCO), Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực (FAO), Tổ chức Y tế thế giới (WHO).
b) Bổ sung một nguồn vốn quan trọng cho đầu tư phát triển: trong Kế hoạch 5 năm 2001 - 2005, ODA đã bổ sung khoảng 11% tổng vốn đầu tư toàn xã hội và khoảng 17% trong tổng vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước. Cơ cấu sử dụng vốn ODA thời kỳ 2001 - 2005 thể hiện trong Bảng 1.
Bảng1. Cơ cấu sử dụng vốn ODA thời kỳ 2001 - 2005
Đơn vị: Triệu USD
Ngành, lĩnh vực
Hiệp định ODA ký kết 2001 - 2005
Giải ngân ODA 2001 - 2005
Tổng
Tỷ lệ
Tổng
Tỷ lệ
1. Nông nghiệp và phát triển nông thôn kết hợp xoá đói, giảm nghèo
1.818
16%
1.641
21%
2. Năng lượng và công nghiệp
1.802
16%
1.375
17%
3. Giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, cấp, thoát nước và phát triển đô thị, trong đó:
3.801
34%
2.559
32%
- Giao thông vận tải, bưu chính viễn thông
2.753
25%
2.040
25%
- Cấp, thoát nước và phát triển đô thị
1.048
9%
519
7%
4. Y tế, giáo dục đào tạo, môi trường, khoa học kỹ thuật, các ngành khác, trong đó:
3.785
34%
2.332
30%
- Y tế, giáo dục đào tạo
1.171
11%
554
7%
- Môi trường, khoa học kỹ thuật
351
3%
361
5%
- Các ngành khác
2.263
20%
1.417
18%
Tổng số
11.206
100%
7.907
100%
Trong lĩnh vực Nông nghiệp và phát triển nông thôn, vốn ODA đã góp phần đáng kể phát triển hệ thống thuỷ lợi, lưới điện nông thôn, trường học, trạm y tế, giao thông nông thôn, cấp nước sinh hoạt, tín dụng nông thôn quy mô nhỏ, phát triển nông thôn tổng hợp kết hợp xoá đói, giảm nghèo.
Nhờ có vốn ODA, ngành Năng lượng điện đã tăng đáng kể công suất nguồn; phát triển và mở rộng mạng lưới phân phối điện, kể cả lưới điện nông thôn, một số cơ sở sản xuất công nghiệp được đầu tư bằng nguồn vốn ODA đã góp phần tạo công ăn việc làm ở một số địa phương.
Trong lĩnh vực Giao thông vận tải và Bưu chính viễn thông, vốn ODA đã góp phần nâng cấp và phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật và cải thiện chất lượng dịch vụ. Hệ thống đường bộ, đường sắt, đường thuỷ nội địa, cảng biển, đường hàng không, cơ sở hạ tầng bưu chính, viễn thông đã có những bước phát triển rõ rệt.
Về Giáo dục và đào tạo, vốn ODA đã được sử dụng để tăng cường cơ sở vật chất, kỹ thuật cho công tác dạy và học ở tất cả các cấp (giáo dục tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, giáo dục đại học, cao đẳng và dạy nghề); đổi mới sách giáo khoa và chương trình giáo dục phổ thông; đào tạo nâng cao trình độ giáo viên; gửi giáo viên và sinh viên đi đào tạo và bồi dưỡng ở nước ngoài; xây dựng chính sách và tăng cường năng lực quản lý ngành.
Trong lĩnh vực Y tế, vốn ODA đã được sử dụng để tăng cường cơ sở vật chất và kỹ thuật cho công tác khám và chữa bệnh, tăng cường công tác kế hoạch hóa gia đình; phòng chống HIV/AIDS và các bệnh truyền nhiễm; đào tạo cán bộ y tế; hỗ trợ xây dựng chính sách và nâng cao năng lực quản lý ngành.
Trong lĩnh vực Môi trường, vốn ODA đã được sử dụng để hỗ trợ bảo vệ và cải thiện môi trường sống trong các lĩnh vực như trồng rừng, quản lý nguồn nước, cấp nước và thoát nước, xử lý nước thải, rác thải ở nhiều thị xã, thành phố, khu công nghiệp và các khu dân cư tập trung.
c) Phát triển thể chế, tăng cường năng lực con người, chuyển giao tiến bộ khoa học, công nghệ hiện đại và kinh nghiệm quản lý tiên tiến: vốn ODA đã hỗ trợ tài chính và chuyên môn để xây dựng một số luật quan trọng như Luật Doanh nghiệp, Luật Đất đai, Luật Thương mại, Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu, Luật Cạnh tranh, Luật Phòng, chống tham nhũng và nhiều văn bản dưới luật; chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ; kinh nghiệm quản lý tiên tiến. Một lực lượng lớn nguồn nhân lực đã được đào tạo và được đào tạo lại ở trong và ngoài nước, góp phần đáng kể tăng cường năng lực con người cho các cấp;
d) Phát triển kinh tế, xã hội tại các địa phương: vốn ODA đã góp phần phát triển kinh tế, xã hội và xoá đói, giảm nghèo của nhiều địa phương, bao gồm phát triển cơ sở hạ tầng quy mô nhỏ (cấp nước, đường giao thông, trường học, trạm y tế, lưới điện phân phối, điện thoại nông thôn,...) và phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy lợi, thủy sản của nhiều địa phương, nhất là các tỉnh nghèo, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc. Giá trị ODA bình quân đầu người vùng trung du và miền núi Bắc Bộ đạt 33,98 USD, vùng đồng bằng sông Hồng đạt 18,42 USD, vùng Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung đạt 52,46 USD, vùng Tây Nguyên đạt 21,86 USD, vùng Đông Nam Bộ đạt 25,4 USD, vùng đồng bằng sông Cửu Long đạt 11,19 USD.
3. Những hạn chế trong công tác thu hút và sử dụng ODA: công tác thu hút và sử dụng ODA trong thời gian qua đã bộc lộ một số hạn chế và bất cập sau đây:
a) Chưa nhận thức đúng đắn và đầy đủ về bản chất của ODA: trong việc thu hút và sử dụng ODA thời gian qua, có nơi có lúc chưa có những nhận thức đầy đủ và đúng đắn về ODA, coi đây là nguồn vốn nước ngoài cho không, nếu là vốn vay thì Chính phủ có trách nhiệm trả nợ. Nhận thức sai lệch như vậy dẫn tới tình trạng một số chương trình, dự án ODA kém hiệu quả;
b) Chậm cụ thể hoá chủ trương, chính sách và định hướng thu hút và sử dụng ODA:
Mặc dù đã có chủ trương, chính sách và những định hướng về thu hút và sử dụng ODA ở tầm vĩ mô, song một số Bộ, ngành và địa phương còn chậm triển khai thành các chương trình, dự án cụ thể nên thường bị động và chưa phát huy hết vai trò làm chủ trong hợp tác với nhà tài trợ.
Việc phối hợp vốn ODA với các nguồn vốn khác trên phạm vi cả nước cũng như trên địa bàn lãnh thổ chưa tốt, làm giảm hiệu quả sử dụng ODA.
c) Khuôn khổ pháp lý về quản lý và sử dụng ODA còn nhiều bất cập:
Giữa các văn bản pháp quy về quản lý và sử dụng ODA và các văn bản pháp quy chi phối nguồn vốn này còn thiếu sự đồng bộ. Quy trình và thủ tục thu hút và sử dụng ODA chưa rõ ràng và còn thiếu minh bạch. Việc thi hành các văn bản pháp quy liên quan đến quản lý và sử dụng ODA chưa nghiêm.
Các quy trình thủ tục quản lý ODA của Việt Nam và nhà tài trợ chưa hài hoà, gây chậm trễ trong quá trình thực hiện các chương trình, dự án, làm giảm hiệu quả đầu tư và tăng chi phí giao dịch.
d) Tổ chức quản lý ODA, năng lực đội ngũ cán bộ còn nhiều yếu kém:
Cơ cấu tổ chức và phân cấp trong công tác quản lý và sử dụng ODA chưa đáp ứng được những yêu cầu của quá trình đổi mới quản lý nguồn lực công. Năng lực cán bộ tham gia quản lý và thực hiện các chương trình và dự án ODA còn yếu về nghiệp vụ chuyên môn, kỹ năng hợp tác quốc tế và ngoại ngữ.
Tổ chức và quy chế hoạt động của các Ban quản lý chương trình, dự án ODA chưa chặt chẽ.
đ) Công tác theo dõi và đánh giá ODA còn hạn chế: công tác theo dõi và đánh giá các chương trình, dự án ODA, hoạt động của các Ban quản lý dự án chưa được quan tâm đúng mức; chế độ báo cáo, thanh quyết toán tài chính chưa được thực hiện nghiêm túc và thiếu các chế tài cần thiết.
4. Những bài học chủ yếu
Thực tế thu hút và sử dụng ODA trong thời kỳ 2001 - 2005 cho thấy những bài học chủ yếu sau:
Một là, cần nhận thức đúng đắn về ODA, coi ODA là nguồn lực bên ngoài có tính chất bổ sung chứ không thay thế nguồn lực nội sinh đối với quá trình phát triển ở cấp độ quốc gia, ngành, địa phương và đơn vị thụ hưởng. ODA không phải là "thứ cho không" mà chủ yếu là vay nợ nước ngoài theo các điều kiện ưu đãi, gắn với uy tín và trách nhiệm quốc gia trong quan hệ với cộng đồng tài trợ quốc tế.
Hai là, để phát huy vai trò làm chủ trong thu hút và sử dụng ODA nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA phục vụ sự nghiệp phát triển, phải dựa trên cơ sở chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, của từng ngành và địa phương.
Ba là, sự cam kết mạnh mẽ, chỉ đạo sát sao và có sự tham gia của các đối tượng thụ hưởng sẽ bảo đảm việc thực hiện các chương trình, dự án ODA có hiệu quả, phòng và chống được thất thoát, lãng phí và tham nhũng.
Bốn là, xây dựng mối quan hệ đối tác tin cậy với các nhà tài trợ trên cơ sở tin cậy lẫn nhau, hợp tác xây dựng và cùng chia sẻ trách nhiệm trong cung cấp và tiếp nhận ODA là yếu tố không thể thiếu để quản lý và sử dụng ODA có hiệu quả.
III. ĐỊNH HƯỚNG THU HÚT VÀ SỬ DỤNG ODA THỜI KỲ 2006 - 2010
1. Dự báo nhu cầu vốn đầu tư phát triển thời kỳ 2006 - 2010
a) Nhu cầu vốn đầu tư phát triển:
Để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội của Kế hoạch 5 năm 2006 - 2010 và đảm bảo tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 7,5-8%/năm, cần huy động tổng vốn đầu tư toàn xã hội khoảng 2.200 nghìn tỷ đồng (theo giá năm 2005), tương đương gần 140 tỷ USD (theo giá hiện hành là 160 tỷ USD), trong đó 65% huy động từ các nguồn vốn trong nước và 35% từ các nguồn vốn ngoài nước.
Trong cơ cấu nguồn vốn đầu tư huy động từ bên ngoài, vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) và vốn ODA có vị trí quan trọng.
b) Nhu cầu về vốn ODA: để đáp ứng nhu cầu nguồn vốn đầu tư huy động từ bên ngoài, trong 5 năm 2006 - 2010 cần thực hiện được khoảng 11 tỷ USD vốn ODA[2]. Để thực hiện được nguồn vốn ODA nêu trên, cần phải có vốn ODA cam kết khoảng 19 - 21 tỷ USD[3].
2. Dự báo khả năng vốn ODA thời kỳ 2006 - 2010
Những thuận lợi và thách thức trong thu hút và sử dụng ODA 5 năm 2006 - 2010:
a) Thuận lợi: Việt Nam có những thuận lợi cơ bản để tiếp tục thu hút và sử dụng ODA phục vụ việc thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 - 2010:
- Tình hình chính trị ổn định; sự nghiệp đổi mới toàn diện đời sống kinh tế xã hội tiếp tục được triển khai mạnh mẽ và sâu rộng;
- Nền kinh tế tăng trưởng liên tục với tốc độ cao; những tiến bộ xã hội, đặc biệt là trong lĩnh vực xoá đói giảm nghèo, đã tạo ấn tượng mạnh mẽ đối với bạn bè quốc tế;
- Tiến trình hội nhập sâu của nền kinh tế Việt Nam vào nền kinh tế thế giới và khu vực diễn ra sôi động, với bước ngoặt là việc Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).
b) Thách thức:
- Nhu cầu về vốn ODA của các nước đang phát triển tiếp tục tăng mạnh, song nguồn cung của thế giới còn nhiều hạn chế;
- Năng lực tổ chức quản lý và thực hiện các chương trình và dự án ODA còn nhiều yếu kém, chưa đáp ứng được những yêu cầu về nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng nguồn vốn này;
- Việc áp dụng các cách tiếp cận và mô hình viện trợ mới như tiếp cận theo chương trình, hỗ trợ ngân sách và các hình thức hỗ trợ khác theo tinh thần Tuyên bố Pa-ri và Cam kết Hà Nội về Hiệu quả viện trợ yêu cầu phải đổi mới mạnh mẽ hệ thống quản lý trong nước, nhất là quản lý các nguồn lực công.
3. Chính sách thu hút và sử dụng ODA thời kỳ 2006 - 2010
Trong thời kỳ 2006 - 2010, chủ trương thu hút và sử dụng ODA là tiếp tục tranh thủ đi đôi với việc nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA, bảo đảm khả năng trả nợ để hỗ trợ thực hiện thành công Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 - 2010.
Chính sách thu hút và quản lý ODA trong thời gian tới cần tập trung cải thiện mạnh mẽ tình hình giải ngân các chương trình và dự án ODA đã ký kết, sớm đưa các công trình vào khai thác và sử dụng, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng ODA. Đồng thời, xây dựng các chương trình, dự án ODA gối đầu cho giai đoạn sau năm 2010, đặt trọng tâm vào chất lượng và hiệu quả.
Để thực hiện chủ trương và chính sách sử dụng ODA nêu trên, các lĩnh vực ưu tiên sử dụng nguồn vốn này là:
a) Phát triển nông nghiệp và nông thôn (bao gồm nông nghiệp, thuỷ lợi, lâm nghiệp, thủy sản) kết hợp xoá đói, giảm nghèo;
b) Xây dựng hạ tầng kinh tế đồng bộ theo hướng hiện đại;
c) Xây dựng kết cấu hạ tầng xã hội (y tế, giáo dục đào tạo, dân số phát triển và một số lĩnh vực khác);
d) Bảo vệ môi trường và các nguồn tài nguyên thiên nhiên;
đ) Tăng cường năng lực thể chế và phát triển nguồn nhân lực; chuyển giao công nghệ, nâng cao năng lực nghiên cứu và triển khai.
Nhằm bảo đảm sử dụng ODA có hiệu quả, Chính phủ Việt Nam cam kết mạnh mẽ hợp tác chặt chẽ với các nhà tài trợ thực hiện Tuyên bố Pa-ri và Cam kết Hà Nội về Hiệu quả viện trợ.
4. Các nguyên tắc chỉ đạo trong việc thu hút và sử dụng ODA
a) Phát huy vai trò làm chủ quốc gia:
Các chương trình, dự án thu hút và sử dụng ODA phải dựa trên Kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, của từng ngành và từng địa phương.
Các bộ, ngành, địa phương và các đơn vị thụ hưởng phải chủ động lồng ghép các chương trình, dự án ODA vào các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 - 2010 của mình.
b) Lựa chọn những lĩnh vực phù hợp để sử dụng ODA: kết hợp hài hoà, có lựa chọn giữa vốn ODA với các nguồn vốn đầu tư khác. Việc sử dụng nguồn vốn này phải căn cứ vào các yếu tố kinh tế, xã hội và phải đánh giá kỹ các lợi ích mang lại từ việc chuyển giao nguồn vốn, kiến thức, công nghệ, kỹ năng và kinh nghiệm quản lý tiên tiến; không sử dụng ODA tràn lan, gây gánh nặng nợ nước ngoài không bền vững cho quốc gia;
c) Tối đa hóa hiệu quả và tác động lan tỏa của ODA: việc quyết định sử dụng vốn ODA phải dựa trên sự đánh giá tương quan giữa chi phí và lợi ích đối với các chương trình, dự án để khẳng định chắc chắn rằng các chương trình, dự án này có hiệu quả cao và tạo ra tác động lan tỏa tối đa, đóng góp vào việc thực hiện những ưu tiên phát triển đã được đề ra trong Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 – 2010;
d) Sự tham gia của các đối tượng thụ hưởng: huy động sự tham gia của các đối tượng thụ hưởng ở các cấp vào quá trình chuẩn bị, tổ chức thực hiện và theo dõi giám sát các chương trình, dự án ODA để góp phần làm cho nguồn vốn này được quản lý và sử dụng một cách công khai, minh bạch, chống được thất thoát, lãng phí và tham nhũng;
đ) Tạo dựng mối quan hệ đối tác tin cậy với các nhà tài trợ : tạo dựng niềm tin, tăng cường sự hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau với các nhà tài trợ trên cơ sở đẩy mạnh đối thoại một cách cởi mở và xây dựng ở cấp chính sách cũng như cấp thực hiện; kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng; nỗ lực hài hoà các quy trình và thủ tục ODA để giảm các chi phí giao dịch; tháo gỡ các khó khăn vướng mắc, thúc đẩy giải ngân để nâng cao hiệu quả đầu tư; thực hiện nghiêm túc các cam kết giữa Chính phủ và các nhà tài trợ, đặc biệt là Cam kết Hà Nội về Hiệu quả viện trợ;
5. Chính sách cung cấp ODA cho Việt Nam của các nhà tài trợ
Trong khuôn khổ Cam kết Hà Nội về Hiệu quả viện trợ, các nhà tài trợ đã khẳng định chính sách tài trợ của mình dựa vào Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 - 2010 của Việt Nam, Chiến lược toàn diện về Tăng trưởng và Giảm nghèo (CPRGS), các chương trình ưu tiên quốc gia, ngành, địa phương để hỗ trợ đạt được các mục tiêu phát triển nhằm đẩy mạnh tăng trưởng, đảm bảo tiến bộ và công bằng xã hội, phát triển thể chế và tăng cường năng lực con người.
Cung cấp ODA cho Việt Nam, các nhà tài trợ cam kết cùng với Chính phủ thực hiện 5 trụ cột để nâng cao hiệu quả nguồn vốn này, đó là:
a) Phát huy vai trò làm chủ của Việt Nam trong việc đề ra và tổ chức thực hiện các chương trình phát triển kinh tế - xã hội;
b) Tuân thủ các hệ thống quản lý của Việt Nam đi đôi với việc hỗ trợ hoàn thiện các hệ thống này theo hướng công khai, minh bạch và có trách nhiệm giải trình;
c) Đẩy mạnh các hoạt động hài hoà hoá và tinh giản hoá các quy trình, thủ tục cung cấp và tiếp nhận ODA giữa các nhà tài trợ và Chính phủ Việt Nam nhằm bảo đảm tiến độ thực hiện và giảm chi phí giao dịch;
d) Áp dụng các giải pháp quản lý dựa vào kết quả nhằm thực hiện một cách đồng bộ các giải pháp có thể theo dõi và đánh giá được để đạt được các mục tiêu phát triển đề ra;
đ) Cùng chia sẻ trách nhiệm chung đối với quá trình phát triển nói chung và các chương trình, dự án ODA nói riêng.
6. Dự báo khả năng vốn ODA cam kết, ký kết và giải ngân thời kỳ 2006 - 2010
a) Dự báo vốn ODA cam kết: căn cứ vào kết quả phân tích và đánh giá tình hình và xu hướng ODA trên thế giới; những thuận lợi, khó khăn và thách thức của Việt Nam trong thu hút và sử dụng ODA thời kỳ 2006 - 2010; dựa trên những kinh nghiệm và những bài học rút ra về thu hút và sử dụng ODA giai đoạn 1993 - 2005; căn cứ vào kết quả thăm dò ý kiến các nhà tài trợ được thực hiện trong tháng 2 năm 2006, có thể dự báo trong thời kỳ 2006 - 2010, vốn ODA dành cho Việt Nam sẽ có mức cam kết đạt khoảng 19 - 21 tỷ USD, bình quân 4 tỷ USD/năm, tăng trung bình 8% so với mức cam kết ODA năm 2005.
b) Dự báo vốn ODA ký kết:
- Vốn ODA ký kết trong thời kỳ 2001 - 2005 chuyển tiếp sang thời kỳ 2006 - 2010 là khoảng 8 tỷ USD;
- Vốn ODA ký kết mới trong thời kỳ 2006 - 2010 dự báo sẽ đạt khoảng từ 12,35 - 15,75 tỷ USD;
Như vậy, tổng vốn ODA được ký kết thời kỳ 2006 - 2010 sẽ đạt khoảng từ 20,35 - 23,75 tỷ USD;
Kết quả khảo sát các nhà tài trợ cũng cho thấy tổng vốn ODA của các chương trình và dự án sẽ được ký kết trong thời kỳ 2006 - 2010 khoảng 23,23 tỷ USD, sát với dự báo nguồn vốn ODA ký kết nêu trên.
c) Dự báo vốn ODA giải ngân:
Dự báo tổng vốn ODA sẽ giải ngân thời kỳ 2006 - 2010 đạt khoảng từ 11,46 - 12,41 tỷ USD.
Theo kết quả thăm dò ý kiến các nhà tài trợ, tổng vốn ODA giải ngân 5 năm tới sẽ đạt khoảng từ 10,9 - 12,3 tỷ USD.
Những kết quả dự báo nói trên là cơ sở để nhận định rằng, khả năng thực hiện 11,9 tỷ USD vốn ODA như đã được dự kiến trong Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 - 2010 là hiện thực.
7. Cơ cấu định hướng thu hút và sử dụng ODA theo ngành, lĩnh vực và vùng thời kỳ 2006 - 2010
a) Cơ cấu sử dụng ODA theo ngành, lĩnh vực:
Cơ cấu sử dụng ODA theo ngành và lĩnh vực được thể hiện trong Bảng 2:
Bảng 2. Cơ cấu vốn ODA theo lĩnh vực thời kỳ 2006 - 2010
Ngành, lĩnh vực
Cơ cấu ODA thực hiện 2001- 2005
Dự kiến cơ cấu ODA ký kết 2006-2010
Tổng ODA ký kết
(tỷ USD)
Nông nghiệp, thủy lợi, lâm nghiệp, thủy sản kết hợp phát triển nông nghiệp và nông thôn, xóa đói, giảm nghèo
21%
21%
4,27 - 4,98
Năng lượng và công nghiệp
17%
15%
3,05 - 3,56
Giao thông, bưu chính viễn thông, cấp thoát nước và đô thị
32%
33%
6,72 - 7,84
Y tế, giáo dục và đào tạo, môi trường, khoa học công nghệ và các ngành khác (bao gồm xây dựng thể chế, tăng cường năng lực…)
30%
31%
6,31 - 7,37
Tổng
100%
100%
20,35-23,75
So với thời kỳ 2001- 2005, chính sách phân bổ nguồn vốn ODA trong thời kỳ 2006 - 2010 sẽ tiếp tục duy trì tỷ trọng ODA ở mức cao (21%) để hỗ trợ phát triển nông nghiệp, thuỷ lợi, lâm nghiệp, thuỷ sản kết hợp xoá đói, giảm nghèo; tập trung sử dụng vốn ODA vay ưu đãi (15%) để hỗ trợ phát triển hệ thống lưới điện và các trạm phân phối; tăng tỷ trọng vốn ODA (33%) cho phát triển giao thông, bưu chính viễn thông, cấp thoát nước và phát triển hạ tầng đô thị. Các lĩnh vực y tế, giáo dục và đào tạo, môi trường, khoa học và công nghệ và các ngành khác tiếp tục giữ tỷ trọng vốn ODA cao (31%).
b) Cơ cấu sử dụng ODA theo vùng, lãnh thổ: trong thời kỳ 2006 - 2010 Chính phủ sẽ hợp tác chặt chẽ với các nhà tài trợ để tăng tỷ trọng vốn ODA hỗ trợ trực tiếp cho các địa phương thuộc vùng ưu tiên, cụ thể là tích cực vận động ODA cho các vùng nghèo và khó khăn như vùng Trung du miền núi Bắc Bộ, vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung, vùng Tây Nguyên và vùng đồng bằng sông Cửu Long.
8. Định hướng ưu tiên thu hút và sử dụng ODA theo ngành và lĩnh vực
a) Phát triển nông nghiệp và nông thôn (bao gồm nông nghiệp, thuỷ lợi, lâm nghiệp, thuỷ sản) kết hợp xoá đói, giảm nghèo: ưu tiên thu hút và sử dụng ODA để thực hiện các chương trình và dự án nhằm tăng năng suất nông nghiệp; phát triển hạ tầng nông thôn quy mô nhỏ thiết yếu cho người nghèo (giao thông nông thôn, cấp nước sinh hoạt, trường học, trạm y tế,...); phát triển các công trình thủy lợi kết hợp phòng chống, giảm nhẹ thiên tai; tăng cường quản lý tài nguyên rừng và các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác một cách bền vững; tạo việc làm kết hợp với xoá đói, giảm nghèo; tăng cường năng lực cán bộ quản lý các cấp, nhất là ở cấp huyện, xã và thôn bản;
b) Xây dựng hạ tầng kinh tế đồng bộ theo hướng hiện đại:
Về điện, ưu tiên thu hút và sử dụng ODA để tiếp tục phát triển ngành điện, đặc biệt là phát triển lưới điện và trạm phân phối, nhất là phát triển lưới điện nông thôn. Phát triển các nguồn năng lượng tái tạo như thuỷ điện quy mô nhỏ, điện mặt trời, điện gió, địa nhiệt tại các vùng nông thôn, miền núi, hải đảo, nơi phát triển lưới điện quốc gia không kinh tế;
Việc sử dụng ODA cho một số chương trình, dự án có tính chất sản xuất công nghiệp phải được tính toán kỹ hiệu quả và thực hiện nguyên tắc tự vay tự trả.
Về giao thông, ưu tiên thu hút và sử dụng ODA cho các lĩnh vực sau:
- Phát triển hệ thống đường cao tốc Bắc Nam, các đường trục chính của các vùng kinh tế; ưu tiên phát triển các tuyến đường ở miền núi phía Bắc, Tây Nguyên, đồng bằng sông Cửu Long; phát triển mạnh hệ thống đường cao tốc, nhất là tại các vùng kinh tế trọng điểm; phát triển các tuyến hành lang giao thông trong khuôn khổ hợp tác tiểu vùng Mêkông mở rộng (GMS), tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia và Hai hành lang và Một vành đai kinh tế Việt - Trung; xây dựng một số cầu đường bộ lớn ở cả ba miền Bắc, Trung và Nam, trong đó có các cầu Cao Lãnh và Vàm Cống thuộc Dự án Đường Hồ Chí Minh giai đoạn II; phát triển giao thông nông thôn, nâng cấp các tuyến đường huyện, bảo đảm đường thông suốt trong cả năm từ các thôn bản về trung tâm xã; đầu tư hỗ trợ đảm bảo an toàn giao thông đường bộ cũng như công tác duy tu bảo dưỡng đường bộ;
- Nâng cấp, xây dựng một số tuyến đường sắt, kể cả tuyến đường sắt tốc độ cao Hà Nội - thành phố Hồ Chí Minh; tăng cường năng lực quản lý và điều hành ngành đường sắt;
- Xây dựng một số cảng nước sâu, trong đó có các cảng Vân Phong – Khánh Hoà và cảng Lạch Huyện - Hải Phòng, cảng trung chuyển;
- Xây dựng một số sân bay quốc tế ở một số tỉnh, thành phố phù hợp với quy hoạch phát triển hệ thống các sân bay của cả nước, trước mắt xây dựng mới một sân bay quốc tế hiện đại cho Thủ đô Hà Nội (cảng hàng không quốc tế T2), Long Thành – Biên Hoà, Đà Nẵng (nhà ga), Cam Ranh – Khánh Hoà (nhà ga) và Phú Quốc – Kiên Giang;
- Hỗ trợ đầu tư phát triển hệ thống các tuyến đường thuỷ nội địa quan trọng ở đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long;
- Phát triển thể chế, tăng cường năng lực con người trong lĩnh vực giao thông, nhất là an toàn giao thông.
Về bưu chính, viễn thông, ưu tiên thu hút và sử dụng ODA hỗ trợ đầu tư phát triển một số cơ sở hạ tầng kỹ thuật bưu chính viễn thông có ý nghĩa quốc gia, phục vụ nhu cầu khai thác chung của mọi thành phần kinh tế, đảm bảo cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp và lợi ích của người sử dụng; phát triển điện thoại nông thôn.
Về cấp, thoát nước và phát triển đô thị, ưu tiên thu hút và sử dụng ODA để hỗ trợ xây dựng đồng bộ và từng bước hiện đại hoá hệ thống kết cấu hạ tầng đô thị, hoàn thiện hệ thống cấp nước sinh hoạt, cung cấp đủ nước sạch cho các đô thị và khu công nghiệp; tiếp tục thực hiện cải tạo và xây dựng mới hệ thống cấp nước sạch ở nông thôn, nhất là vùng đồng bằng sông Cửu Long, miền Trung và miền núi phía Bắc, duyên hải miền Trung và Tây Nguyên; giải quyết cơ bản vấn đề thoát nước, xử lý nước thải, chất thải rắn, rác thải y tế ở các đô thị, nhất là đô thị loại 1, loại 2, các khu công nghiệp và một số khu đô thị và khu dân cư tập trung.
Đối với phát triển đô thị, ODA được ưu tiên để giải quyết các vấn đề giao thông đô thị, đặc biệt là đối với một số thành phố lớn như Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, phát triển hệ thống đường vành đai tại các đô thị lớn, đường nội đô, từng bước phát triển mạng lưới giao thông bánh sắt khối lượng lớn (đường sắt trên cao, tầu điện ngầm…); hỗ trợ phát triển chính sách, thể chế trong lĩnh vực quản lý xã hội.
c) Xây dựng kết cấu hạ tầng xã hội (y tế, dân số và phát triển, giáo dục và đào tạo và một số lĩnh vực khác):
Về y tế, dân số và phát triển, ưu tiên thu hút và sử dụng ODA để hỗ trợ nâng cấp và tăng cường trang thiết bị y tế cho các bệnh viện, nhất là bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh, huyện; hỗ trợ thực hiện các Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (MDGs) trong lĩnh vực y tế như giảm tỷ lệ sinh, tỷ lệ tử vong và suy dinh dưỡng của trẻ em, cải thiện sức khoẻ sinh sản của các bà mẹ, phòng chống HIV/AIDS, sốt rét và các dịch bệnh khác; tăng cường năng lực xây dựng và thực hiện chính sách, đào tạo cán bộ quản lý trong ngành y tế.
Về giáo dục và đào tạo, ưu tiên thu hút và sử dụng ODA để hỗ trợ thực hiện các Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (MDGs) trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo; cải thiện chất lượng và phổ cập giáo dục; cải thiện công tác dạy nghề; xây dựng và hiện đại hoá một số trường đại học và ngành nghề đào tạo trọng điểm, xây dựng một số phòng thí nghiệm kết hợp nghiên cứu và đào tạo; phát triển giáo dục tại các vùng khó khăn; đào tạo cán bộ, đặc biệt cấp cơ sở và ở các vùng nông thôn, miền núi; hỗ trợ xây dựng và thực hiện chính sách, phát triển thể chế và tăng cường năng lực quản lý ngành.
d) Về môi trường và nguồn tài nguyên thiên nhiên: ưu tiên thu hút và sử dụng ODA để hỗ trợ thực hiện các mục tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 - 2010 về môi trường, bao gồm thực hiện các quy hoạch về quản lý tài nguyên thiên nhiên bền vững; hỗ trợ thực hiện Chương trình nghị sự 21 về phát triển bền vững; hỗ trợ thực hiện các mục tiêu quốc tế về môi trường và giảm ô nhiễm; cải thiện môi trường đô thị; tăng cường khả năng phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai;
đ) Tăng cường năng lực thể chế và phát triển nguồn nhân lực; chuyển giao công nghệ, nâng cao năng lực nghiên cứu và triển khai:
Về tăng cường năng lực thể chế và phát triển nguồn nhân lực, ưu tiên thu hút và sử dụng ODA vào các lĩnh vực như: hoàn thiện hệ thống pháp luật về quản lý kinh tế, quản lý xã hội sau khi Việt Nam gia nhập WTO; xây dựng và thực hiện chính sách quản lý kinh tế, cải cách hệ thống tài chính, ngân hàng; đẩy mạnh phân cấp quản lý nhà nước về kinh tế đi đôi với tăng cường năng lực ở cơ sở; tăng cường năng lực cho các cơ quan dân cử ở các cấp, các cơ quan quản lý nhà nước ở trung ương và địa phương; tăng cường năng lực toàn diện quản lý các chương trình, dự án đầu tư bằng nguồn vốn nhà nước, kể cả hệ thống theo dõi và đánh giá chương trình, dự án; đẩy mạnh cải cách hành chính công theo hướng chú trọng đến người nghèo; giảm thiểu quan liêu, đẩy lùi tham nhũng, thực hiện quản lý nhà nước dân chủ có sự tham gia của người dân.
Về khoa học và công nghệ, nâng cao năng lực nghiên cứu và triển khai, ưu tiên thu hút và sử dụng ODA để hỗ trợ xây dựng, nâng cấp các viện nghiên cứu, trường đại học trọng điểm để đầu tư đạt trình độ tiên tiến trong khu vực; thông qua các chương trình, dự án ODA tranh thủ thu hút những thành tựu mới nhất về khoa học và công nghệ, bí quyết sản xuất kinh doanh; hiện đại hoá và nâng cao chất lượng dự báo khí tượng thuỷ văn.
e) Việc làm và an sinh xã hội, thực hiện bình đẳng giới, bảo vệ quyền lợi của trẻ em; phát triển thanh niên Việt Nam; phòng chống tệ nạn xã hội: ưu tiên thu hút và sử dụng ODA để tạo việc làm, nâng tỷ lệ lao động nữ, nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo, giảm tỷ lệ lao động chưa có việc làm ở thành thị; bình đẳng giới, nâng cao vị thế cho phụ nữ như xoá bỏ chênh lệch về giới ở cấp giáo dục tiểu học và trung học của các dân tộc thiểu số, tăng số lượng phụ nữ trong các cơ quan dân cử các cấp, tăng thêm số phụ nữ tham gia trong các cơ quan, các ngành và giảm mức độ dễ bị tổn thương của phụ nữ trước các hành vi bạo hành trong gia đình; đảm bảo quyền cho trẻ em; giảm khả năng dễ bị tổn thương và phát triển mạng lưới an sinh xã hội trợ giúp cho các đối tượng yếu thế và người nghèo; xây dựng chiến lược phòng chống và giảm nhẹ thiên tai.
9. Định hướng thu hút và sử dụng ODA trực tiếp hỗ trợ các vùng trong thời kỳ 2006 - 2010
a) Vùng trung du miền núi Bắc Bộ: ưu tiên thu hút và sử dụng ODA để thực hiện các chương trình và dự án trong các lĩnh vực như phát triển lâm nghiệp bền vững; tiếp cận các dịch vụ cơ sở hạ tầng bao gồm điện, thủy lợi, nước sạch và giao thông nông thôn; phát triển dân tộc thiểu số; xây dựng các trường dân tộc nội trú và tăng cường trang thiết bị cho các trường đại học; tăng cường trang thiết bị cho bệnh viện tuyến tỉnh và hình thành các trung tâm y tế; phát triển cơ sở hạ tầng nhằm đẩy mạnh quan hệ kinh tế với Trung Quốc; tăng cường năng lực quản lý hành chính các cấp;
b) Vùng đồng bằng sông Hồng và khu vực kinh tế trọng điểm phía Bắc: ưu tiên thu hút và sử dụng ODA để hỗ trợ thực hiện các mục tiêu phát triển trong các lĩnh vực như hiện đại hoá kết cấu hạ tầng; cải tạo các dịch vụ cơ sở hạ tầng khác; hỗ trợ xây dựng và trang bị một số trường đại học; phát triển hệ thống các trường đào tạo nghề; hỗ trợ đa dạng hóa thu nhập cho các hộ nông dân; tăng cường trang thiết bị cho hệ thống bệnh viện tuyến tỉnh, thành phố; phòng, chống ô nhiễm môi trường; tăng cường năng lực quản lý hành chính các cấp;
c) Vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung: ưu tiên thu hút và sử dụng ODA để thực hiện các chương trình, dự án trong các lĩnh vực như quản lý bền vững tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên rừng; các hệ thống thủy lợi; giảm thiểu thảm hoạ thiên tai; giao thông nông thôn; hỗ trợ ngư dân ven biển và đồng bào thiểu số; phát triển cơ sở hạ tầng để thúc đẩy thương mại với các vùng khác trong nước và quốc tế; phát triển hệ thống các trường dạy nghề; phát triển hệ thống y tế; tăng cường năng lực quản lý hành chính các cấp;
d) Vùng Tây Nguyên: ưu tiên thu hút và sử dụng ODA cho các lĩnh vực như trồng rừng và bảo vệ các vườn quốc gia; xây dựng các công trình thủy lợi; phòng chống thiên tai, dịch bệnh; nâng cấp các quốc lộ nối các tỉnh duyên hải miền Trung, nâng cấp các tuyến đường sang Campuchia và Lào; cải thiện khả năng tiếp cận các cơ sở hạ tầng nông thôn; tăng cường các cơ hội tạo thu nhập cho người dân nông thôn; tăng cường năng lực quản lý hành chính các cấp;
đ) Vùng đông Nam Bộ, bao gồm khu kinh tế trọng điểm phía Nam: ưu tiên thu hút và sử dụng ODA để thực hiện các chương trình, dự án trong các lĩnh vực thích hợp như hỗ trợ về khoa học, công nghệ để phát triển nông nghiệp; đẩy mạnh trồng rừng phòng hộ ven biển; xây dựng hệ thống giao thông bao gồm các đường vành đai quanh thành phố Hồ Chí Minh, hiện đại hoá hệ thống đường sắt và đường thủy, xây dựng cảng hàng không quốc tế mới và hệ thống giao thông công cộng ở thành phố Hồ Chí Minh; hoàn thiện và xây dựng hệ thống cấp và thoát nước nhằm cải thiện môi trường đô thị; tăng cường trang thiết bị y tế cho các bệnh viện tỉnh; xây dựng các trường đào tạo nghề; tăng cường năng lực quản lý đô thị;
e) Vùng đồng bằng sông Cửu Long: ưu tiên thu hút và sử dụng ODA cho các lĩnh vực như: quản lý bền vững tài nguyên thiên nhiên; các hệ thống thủy lợi; giao thông nông thôn; phát triển giao thông đường thủy; khôi phục tuyến đường sắt thành phố Hồ Chí Minh đi Mỹ Tho; phát triển cơ sở hạ tầng thành phố Cần Thơ; phát triển cơ sở hạ tầng môi trường; đầu tư vào phát triển nông thôn tổng hợp; cải thiện các dịch vụ y tế, giáo dục; phát triển các trường dạy nghề; xây dựng trường Đại học Cần Thơ thành trường trọng điểm quốc gia; tăng cường năng lực quản lý hành chính các cấp.
10. Định hướng thu hút và sử dụng ODA theo các nhà tài trợ
Các nhà tài trợ đều có chính sách, quy mô tài trợ khác nhau và thế mạnh riêng trong cung cấp ODA cho Việt Nam. Chính phủ sẽ cố gắng khai thác tối đa thế mạnh căn cứ vào đặc điểm của từng nhà tài trợ, và phối hợp những nỗ lực chung của các nhà tài trợ trong việc sử dụng có hiệu quả vốn ODA theo tinh thần của Cam kết Hà Nội về Hiệu quả viện trợ, góp phần thực hiện thành công Kế hoạch 5 năm 2006 - 2010.
a) Đối với các tổ chức phát triển, như Ngân hàng Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JBIC), Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), cơ quan Phát triển Pháp (AFD) và Ngân hàng Tái thiết Đức (KfW): Chính phủ sẽ thu hút và sử dụng ODA của các tổ chức này cho các công trình cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội tầm cỡ quốc gia, vùng lãnh thổ, cũng như cơ sở hạ tầng đô thị đối với một số thành phố và thị xã trọng điểm để có tác dụng xúc tác cho sự phát triển kinh tế, xã hội nhanh và bền vững, xoá đói, giảm nghèo trên cả nước cũng như ở các địa phương; hỗ trợ phát triển thể chế và tăng cường năng lực con người;
b) Đối với các nhà tài trợ song phương và các tổ chức đa phương: Chính phủ sẽ thu hút và sử dụng ODA của các nhà tài trợ này cho các chương trình, dự án thuộc các lĩnh vực sau:
- Hỗ trợ xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội quy mô nhỏ khu vực nông thôn, vùng núi, vùng đồng bào dân tộc gắn với xoá đói giảm nghèo;
- Hỗ trợ tăng cường năng lực con người và phát triển thể chế, nhất là trong các vấn đề hậu WTO và ưu tiên cao cho các địa phương;
- Tăng cường đồng tài trợ để có thể tăng quy mô đầu tư và để giảm tình trạng kém hiệu quả và trùng lắp khi các nhà tài trợ hỗ trợ riêng lẻ;
- Cung cấp hỗ trợ kỹ thuật góp phần nâng cao chất lượng chuẩn bị các dự án đầu tư, đơn giản hoá quy trình và thủ tục ODA để thúc đẩy giải ngân, giảm bớt gánh nặng nợ nần cho phía Việt Nam từ vốn vay ODA;
- Hỗ trợ ngân sách cho một số chương trình mục tiêu, một số tỉnh để đầu tư cho các công trình hạ tầng kinh tế xã hội ở nông thôn, miền núi, vùng đồng bào dân tộc.
11. Định hướng sử dụng các phương thức và mô hình viện trợ: các phương thức và mô hình viện trợ rất đa dạng, do vậy cần lựa chọn một cách phù hợp căn cứ vào quy mô, tính chất và điều kiện áp dụng cho từng trường hợp cụ thể để đảm bảo sử dụng ODA đạt hiệu quả cao.
a) Các phương thức viện trợ:
Ưu tiên sử dụng ODA không hoàn lại cho các chương trình và dự án không có khả năng hoàn vốn, đặc biệt hỗ trợ trực tiếp cho người nghèo, những địa phương có nhiều khó khăn; hướng các chương trình, dự án hỗ trợ kỹ thuật vào các lĩnh vực nghiên cứu phát triển, tăng cường năng lực và thể chế, hỗ trợ chuẩn bị các dự án ODA vốn vay để giảm bớt vay nợ nước ngoài của Chính phủ;
Vốn ODA hoàn lại, đặc biệt các khoản vay có ưu đãi cao (lãi suất thấp, thời gian trả nợ dài và có ân hạn) ưu tiên sử dụng để phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế và xã hội. Đối với các khoản vay ODA có điều kiện ưu đãi kém hơn (lãi suất cao, thời gian trả nợ và ân hạn ngắn) cần sử dụng cho các chương trình, dự án có tính khả thi cao về mặt kinh tế và có khả năng trả nợ;
b) Áp dụng các mô hình viện trợ mới: đẩy mạnh áp dụng các mô hình viện trợ mới như tiếp cận theo chương trình, ngành, hỗ trợ ngân sách chung và hỗ trợ ngân sách để thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia nhằm phát huy vai trò chủ đạo của Chính phủ, giảm chi phí giao dịch, tăng cường hài hoà thủ tục và tuân thủ hệ thống của Chính phủ, đẩy nhanh tiến độ giải ngân các chương trình, dự án ODA.
IV. ĐỊNH HƯỚNG TỔNG QUÁT THU HÚT VÀ SỬ DỤNG ODA SAU NĂM 2010
Theo thông lệ tài trợ quốc tế, một nước đang phát triển có mức thu nhập trung bình (GDP bình quân đầu người đạt trên 1.000 USD) sẽ ít được hưởng vốn ODA có điều kiện ưu đãi cao.
Theo Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 - 2010, đến năm 2010, GDP bình quân đầu người của Việt Nam đạt 1.050 USD. Do vậy, tỷ trọng nguồn vốn ODA có điều kiện ưu đãi cao trong tổng vốn ODA thời kỳ sau năm 2010 sẽ giảm xuống, đồng thời vốn vay ODA có điều kiện gần với điều kiện vốn vay thương mại có thể sẽ tăng lên. Trong thời kỳ 2006 - 2010, cần triển khai công tác nghiên cứu việc sử dụng các khoản vay mới có điều kiện kém ưu đãi hơn từ nguồn Ngân hàng Tái thiết và Phát triển quốc tế (IBRD) thuộc Nhóm Ngân hàng Thế giới (WB), nguồn Tín dụng thông thường (OCR) của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), nguồn Tài trợ chính thức khác (OOF) của Nhật Bản, nguồn Vốn vay có bảo lãnh 3 (PS 3) của Pháp, vay phát triển của Đức nhằm chuẩn bị các điều kiện thu hút và sử dụng có hiệu quả những nguồn vốn này trong thời kỳ sau năm 2010 như mở rộng các đối tượng thụ hưởng ODA kể cả các thành phần kinh tế tư nhân; điều chỉnh hướng sử dụng vốn ODA, tập trung chủ yếu cho các lĩnh vực ưu tiên có khả năng thu hồi vốn nhanh và bảo đảm trả nợ vốn vay một cách bền vững.
V. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
Để triển khai thực hiện Đề án "Định hướng thu hút và sử dụng ODA thời kỳ 2006 – 2010", Chính phủ sẽ thực hiện các chính sách và giải pháp sau:
1. Nhóm các giải pháp về chính sách và thể chế:
a) Nâng cao nhận thức về bản chất của ODA, phát huy tinh thần làm chủ trong thu hút và sử dụng nguồn vốn này phục vụ các mục tiêu phát triển của cả nước, của các Bộ, ngành và địa phương;
b) Quản lý nguồn vốn đầu tư công một cách minh bạch và có trách nhiệm; cải thiện hơn nữa hệ thống của Chính phủ về mua sắm công theo hướng tiếp cận tới các chuẩn mực quốc tế trong lĩnh vực này; thực hiện các chương trình và giải pháp cụ thể để phòng chống tham nhũng;
c) Bảo đảm tính đồng bộ, nhất quán, rõ ràng, minh bạch, đơn giản và dễ thực hiện của hệ thống văn bản pháp quy liên quan đến quản lý và sử dụng ODA;
d) Hoàn thiện chính sách tài chính trong nước đối với ODA, cụ thể:
- Triển khai Kế hoạch hành động thực hiện Định hướng quản lý nợ nước ngoài đến năm 2010;
- Công bố chính sách cho vay lại nguồn vốn ODA cụ thể đối với chương trình, dự án trong từng lĩnh vực và địa bàn đầu tư;
- Bảo đảm chính sách thuế thông thoáng và dễ thực hiện đối với chương trình, dự án ODA;
- Tăng cường quản lý nguồn vốn ODA theo quy định của Luật Ngân sách.
đ) Tăng cường việc theo dõi và đánh giá các dự án ODA:
- Xây dựng kho dữ liệu chính thức về các chương trình, dự án ODA phục vụ công tác theo dõi, đánh giá và phân tích việc sử dụng nguồn vốn này;
- Thể chế hoá công tác theo dõi và đánh giá các chương trình, dự án ODA trong các văn bản hướng dẫn thi hành Nghị định số 131/2006/NĐ-CP về quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA;
- Xây dựng cơ chế đảm bảo việc theo dõi và giám sát từ phía cộng đồng, góp phần thực hiện các biện pháp phòng chống thất thoát, lãng phí và tham nhũng;
- Xây dựng và áp dụng những chế tài cần thiết để khuyến khích những đơn vị thụ hưởng sử dụng có hiệu quả nguồn vốn này, đồng thời phòng ngừa và xử lý nghiêm những trường hợp sử dụng kém hiệu quả và vi phạm các quy định về quản lý và sử dụng ODA.
2. Nhóm các giải pháp về tổ chức:
a) Hoàn thiện cơ cấu tổ chức của các cơ quan đầu mối về quản lý và sử dụng ODA ở các cấp, đặc biệt là Sở Kế hoạch và Đầu tư của các tỉnh và thành phố nhằm thực hiện nhiệm vụ giúp Ủy ban nhân dân các cấp thẩm định chương trình, dự án ODA;
b) Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và hoạt động của các Ban quản lý chương trình, dự án ODA;
c) Đẩy mạnh hoạt động của Tổ công tác ODA của Chính phủ về thúc đẩy giải ngân các chương trình, dự án ODA.
3. Nhóm các giải pháp về tăng cường năng lực thu hút và sử dụng ODA:
a) Nâng cao trình độ hiểu biết của lãnh đạo và cán bộ quản lý và thực hiện các chương trình, dự án ODA ở các cấp về chính sách, quy trình và thủ tục ODA của Việt Nam cũng như của nhà tài trợ;
b) Nâng cao năng lực chuẩn bị chương trình, dự án ODA;
c) Tăng cường năng lực cho các Ban quản lý dự án theo hướng chuyên nghiệp và bền vững.
4. Nhóm các giải pháp về công khai, minh bạch:
a) Xây dựng hệ thống các tiêu chí để làm cơ sở lựa chọn các chương trình, dự án ODA đưa vào Danh mục yêu cầu tài trợ theo quy định hiện hành;
b) Xem xét việc mở rộng hơn diện thụ hưởng ODA đối với các đối tượng ngoài khu vực nhà nước để thực hiện các chương trình, dự án phục vụ các lợi ích công cộng trên cơ sở tuân thủ các quy định của luật pháp liên quan tới thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn vốn ODA;
c) Công khai hoá toàn bộ thông tin và tài liệu về ODA tới các Bộ, ngành và các địa phương để làm cơ sở chuẩn bị các chương trình và dự án sử dụng nguồn vốn này.
5. Nhóm các giải pháp về thông tin, tuyên truyền:
a) Các cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan chủ quản và đơn vị thụ hưởng ODA có trách nhiệm theo thẩm quyền cung cấp đầy đủ và xác thực thông tin về việc tiếp cận và sử dụng vốn ODA cho các cơ quan dân cử, các phương tiện thông tin đại chúng khi có yêu cầu, góp phần giải trình và định hướng công luận về nguồn lực này;
b) Duy trì và làm cho phong phú và sinh động hơn Website, Bản tin về ODA phục vụ đắc lực cho việc thu hút và sử dụng nguồn vốn này, cũng như công khai hoá những thông tin cần thiết về ODA;
c) Tăng cường thông tin tuyên truyền ra nước ngoài về ODA, kể cả các hoạt động xúc tiến để thu hút nguồn lực này ở nước ngoài;
d) Có chế độ khen tặng những phần thưởng vinh dự đối với những cá nhân và tập thể ở trong nước, của các nước và tổ chức quốc tế tài trợ vì những đóng góp to lớn và có hiệu quả trong việc cung cấp và sử dụng ODA phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam.
6. Các giải pháp về tăng cường quan hệ đối tác với các nhà tài trợ:
a) Cải tiến chất lượng đối thoại giữa Chính phủ và các nhà tài trợ thông qua các cơ chế đã được hình thành như Hội nghị Nhóm Tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam (Hội nghị CG) thường niên và giữa kỳ, các nhóm quan hệ đối tác ngành, Nhóm Quan hệ đối tác về Hiệu quả viện trợ (PGAE);
b) Phát huy vai trò làm chủ và nâng cao tính chủ động của các Bộ, ngành và các địa phương trong việc vận động ODA đối với các nhà tài trợ;
c) Hợp tác chặt chẽ với các nhà tài trợ để thực hiện Tuyên bố Pa-ri và Cam kết Hà Nội về Hiệu quả viện trợ;
d) Thúc đẩy các nhà tài trợ cùng làm việc với nhau trên cơ sở lợi ích chung với mục đích hợp lý hóa, hài hoà quy trình thủ tục nhằm giảm chi phí giao dịch và nâng cao hiệu quả viện trợ;
đ) Thực hiện các hoạt động nhằm hài hoà quy trình thủ tục giữa Chính phủ và các nhà tài trợ trong các khâu chuẩn bị, tổ chức thực hiện và theo dõi, đánh giá chương trình, dự án ODA.
VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
1. Quán triệt và lồng ghép nội dung của Đề án vào các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ 2006 - 2010 của các cấp: các cơ quan quản lý nhà nước về ODA, các cơ quan chủ quản và các đơn vị thụ hưởng quán triệt tinh thần, các nguyên tắc chỉ đạo, những định hướng thu hút và sử dụng ODA thời kỳ 2006 - 2010 của Đề án để xây dựng các chương trình, dự án ODA cho thời kỳ này; lồng ghép với việc thực hiện các nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của ngành và địa phương, đồng thời dựa vào Đề án này tiến hành công tác vận động ODA.
2. Phối hợp với các nhà tài trợ: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Ngoại giao, các cơ quan đại diện ngoại giao ở nước ngoài, các Bộ, ngành và địa phương trong phạm vi chức năng của mình giới thiệu với các nhà tài trợ về nội dung của Đề án, đồng thời tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan trong nước và hợp tác với các nhà tài trợ trong quá trình chuẩn bị và thực hiện các dự án cụ thể theo những định hướng của Đề án này.
3. Theo dõi, báo cáo và cập nhật Đề án: Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì theo dõi tình hình thực hiện thông qua Kế hoạch hành động thực hiện Đề án, định kỳ báo cáo Thủ tướng Chính phủ; chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, định kỳ cập nhật Đề án cho phù hợp với thực tế và những dự báo mới có liên quan đến Đề án./.
[1] Từ năm 1993 - 2005 cộng đồng tài trợ quốc tế đã cam kết 32,53 tỷ USD, đã ký kết 22,6 tỷ USD và đã giải ngân 15,9 tỷ USD.
[2] Trong thời kỳ 5 năm 2001-2005, tổng vốn ODA thực hiện đạt 7,9 tỷ USD.
[3] Trong thời kỳ 5 năm 2001 - 2005, tổng vốn ODA cam kết đạt trên 14,8 tỷ USD. | {
"issuing_agency": "Thủ tướng Chính phủ",
"promulgation_date": "29/12/2006",
"sign_number": "290/2006/QĐ-TTg",
"signer": "Nguyễn Tấn Dũng",
"type": "Quyết định"
} |