id
stringlengths
1
8
url
stringlengths
31
618
title
stringlengths
1
250
text
stringlengths
11
513k
919913
https://vi.wikipedia.org/wiki/Doryxena%20minor
Doryxena minor
Doryxena minor là một loài bọ cánh cứng trong họ Chrysomelidae. Loài này được Kimoto miêu tả khoa học năm 2004. Chú thích Tham khảo Doryxena
874165
https://vi.wikipedia.org/wiki/Campsiophora%20mulata
Campsiophora mulata
Campsiophora mulata là một loài Trichoptera trong họ Glossosomatidae. Chúng phân bố ở vùng Tân nhiệt đới. Tham khảo Trichoptera vùng Tân nhiệt đới Campsiophora
3912
https://vi.wikipedia.org/wiki/AN
AN
AN hoặc an có thể là: Huyện An trực thuộc địa cấp thị Miên Dương, tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc Viết tắt của an ninh Họ An, họ người Á Đông. Mã quốc gia ISO của Antille thuộc Hà Lan. Mã ISO 639 alpha-2 của tiếng Aragones Xem thêm Yên (định hướng) AN fi:Ann
669179
https://vi.wikipedia.org/wiki/Aplastodiscus%20sibilatus
Aplastodiscus sibilatus
Aplastodiscus sibilatus là một loài ếch thuộc họ Nhái bén. Đây là loài đặc hữu của Brasil. Môi trường sống tự nhiên của chúng là rừng ẩm vùng đất thấp nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới, vùng cây bụi ẩm khu vực nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới, sông ngòi, và đầm nước ngọt có nước theo mùa. Chúng hiện đang bị đe dọa vì mất môi trường sống. Nguồn Gonçalves da Cruz, C.A., Pimenta, B. & Silvano, D. 2004. Aplastodiscus sibilatus. 2006 IUCN Red List of Threatened Species. Truy cập 21 tháng 7 năm 2007. Chú thích Tham khảo Aplastodiscus Động vật đặc hữu Brasil
837578
https://vi.wikipedia.org/wiki/5259%20Epeigeus
5259 Epeigeus
5259 Epeigeus (1989 BB1) là một Trojan của Sao Mộc được phát hiện ngày 30 tháng 1 năm 1989 bởi Shoemaker, C. S. ở Palomar. Nó được đặt theo tên the Myrmidon Epeigeus. Liên kết ngoài JPL Small-Body Database Browser ngày 5259 Epeigeus Được phát hiện bởi Carolyn S. Shoemaker Thiên thể phát hiện năm 1989
590089
https://vi.wikipedia.org/wiki/Hyposmocoma%20confusa
Hyposmocoma confusa
Hyposmocoma confusa là một loài bướm đêm thuộc họ Cosmopterigidae. Nó là loài đặc hữu của Maui. The type locality is Olinda, ở đó nó was collected at an altitude of 4,000 feet. Tham khảo Liên kết ngoài Insects of Hawaii. Volume 9, Microlepidoptera Hyposmocoma Loài đặc hữu của Hawaii
41103
https://vi.wikipedia.org/wiki/Th%C3%A1i%20%E1%BA%A4t
Thái Ất
Thái Ất thần kinh hay Thái Ất là một trong ba môn học xếp vào tam thức (Thái Ất, Độn giáp, Lục nhâm đại độn). Thái Ất tức là Thái Nhất, tên gọi khác của Thần Bắc cực. Cách lập quẻ Tính số cục bao gồm niên cục, nguyệt cục, nhật cục và thời cục. Số niên cục Mỗi nguyên tý có 72 năm. Niên cục là số từ 1 đến 72 trong mỗi nguyên tý. Người ta dùng mốc tính tích niên từ Thượng cổ, năm Giáp Tý đời Thiên hoàng, cách năm CN 10.153.917 năm. Để tính số niên cục của một năm, sử dụng công thức: Tính Tích niên (Tuế tích) = (số của năm xem) + 10.153.917 Tích niên chia 3.600 Phần dư của phép chia trên chia 360 Phần dư của phép thứ 2 chia 72 số dư của phép chia này chính là số niên cục. Có một số thuyết tính mốc tích niên từ Trung cổ, năm Giáp Dần đến năm tuổi Việt (tuổi Việt lấy năm dương lịch là năm 2879 TCN cộng với năm xem) Từ Thượng cổ, năm Giáp Tý đời Thiên hoàng đến Trung cổ, năm Giáp Dần cách nhau 10.141.310 năm. Nếu dùng mốc Trung cổ, năm Giáp Dần, những vì sao xuất phát từ Thượng cổ, năm Giáp Tý thì phải thêm số doanh sai, tính toán phiền phức. Ví dụ năm 2014 dương cục là: Tích niên = 2014 + 10.153.917 = 10.155.931, chia tích niên cho 3.600 được số dư 331, phần dư lại chia tiếp 360 dư 331, phần dư này chia tiếp cho 72 được số dư 43. Vậy được số niên cục dương 43. Số nguyệt cục Cục tương ứng với tháng gọi là nguyệt cục. Cách tính là lấy số tích tháng từ Thượng cổ, năm Giáp Tý đến tháng xem, cộng thêm hai tháng Tý, Sửu vì người ta dùng lịch kiến Dần; hai tháng này gọi là Thiên Chính, Địa Chính. Công thức tính: Tính số tích tháng từ định tính so với mốc = (10.153.917 + [năm trước năm có tháng xem])*12 + 2 + [số của tháng xem] Chia số Tích tháng tính được cho 360 Phần dư của phép chia trên chia tiếp cho 72, số dư là nguyệt cục. Ví dụ: Tính nguyệt cục của tháng 06/2009 Từ Thượng cổ Giáp Tý đến năm trước năm có tháng xem (năm 2008) có: 10.153.917 + 2008= 10.155.925 năm, 10.155.925 * 12 = 121.871100 tháng. Số tháng Thiên Chính, Địa Chính và tháng cần xem (6)là 8, nghĩa là phải cộng thêm 8 được tổng số tháng = 121.871100 + 8= 121.871108. Lấy số này: 360 dư 308, 308: 72 dư 20. Như vậy tháng 06/2009 thuộc nguyên Nhâm Tý, có Nguyệt cục dương 20. Một số thuyết tính gốc Nguyệt cục là ngày mồng một (Mậu Ngọ) tháng 11 (Bính Tý), năm Giáp Tý, năm đầu niên hiệu Nguyên Gia, vua Tống Văn Đế nhà Tống (420-479) ở Trung Quốc thời kỳ Nam-Bắc triều (Tương ứng với ngày 7 tháng 12 năm 424). Sách Thái Ất dị giản lục có ghi cách tính này. Ví dụ: Tính Nguyệt cục của tháng Mậu Dần năm Canh Thìn (2000) Từ tháng Bính Tý năm Giáp Tý (năm 424) đến tháng Ất Hợi (tháng trước tháng Bính Tý) năm Kỷ Mão (năm 1999) có: (2000-1) – 423 = 1.576 năm. Lấy số năm (1.576) * 12 được 18.912 tháng (mỗi năm 12 tháng). Từ tháng tháng Bính Tý năm Kỷ Mão (1999) đến tháng Mậu Dần năm Canh Thìn (2000) có 3 tháng. Vậy số Tích tháng = 18.912 + 3 = 18.915. Lấy số này chia cho 360 dư 195. Lấy dư số chia cho 72 dư 51. Như thế tháng Mậu Dần năm Canh Thìn (2000) thuộc nguyên Nhâm Tý, dương có Nguyệt cục dương 51. Nguyên tắc: niên cục dương thì nguyệt cục cũng dương; niên cục âm thì nguyệt cục cũng âm. Số nhật cục Phương pháp tính: Sau tiết Đông chí, tìm ngày Giáp Tý đầu tiên gần nhất sau Đông chí năm trước, lấy đó làm gốc đếm trở đi, tích cho đến ngày xem, được bao nhiêu là số tích ngày. Chia số tích ngày đó cho 360 phần dư lại tiếp tục chia cho 72, còn dư lại bao nhiêu chính là nhật cục. Theo sách Thái Ất thần kinh, chỉ có thời kế là có phân biệt âm cục, dương cục. Một số thuyết áp dụng cục âm dương trong Thái Ất kể ngày. Cục âm, dương tính như sau: Từ Đông chí đến trước ngày Hạ chí, là dương cục; từ Hạ chí đến trước ngày Đông chí, thuộc âm cục (chú ý tính ngày phải xét đến cả giờ chuyển tiết, khí) Thí dụ: Tính nhật cục ngày 26/4/2012 dương lịch. Tính Nhật cục theo Thái Ất thần kinh: Ngày Đông chí năm trước: 22 tháng 12 năm 2011 Ngày Giáp Tí đầu tiên gần nhất sau Đông chí năm trước là ngày 04/01/2012 Số ngày tích lại: 26/04/12- 04/01/12+ 1 = 114 đem chia cho 360 được số dư 114. Số dư chia tiếp cho 72 được số dư là 42. Vậy ngày 26/04/2012 có Nhật cục 42 Có thuyết tính mốc tích ngày là ngày Giáp Tí (01) tháng Giáp Tí (11), năm Quý Hợi thuộc niên hiệu Cảnh Bình đời Tống tương ứng với ngày 19 tháng 12 năm 423 theo dương lịch. Trước hết tính số ngày từ gốc là ngày 19 tháng 2 năm 423 tới ngày 18 tháng 2 trước ngày xét và tính được tròn số từ năm 423 tới năm xét. Tiếp đó người ta sử dụng công thức tính làm tròn ngày tích 365,2425 ngày/năm với số năm. Bước tiếp theo tính số ngày lẻ từ ngày 19 tháng 2 tới ngày xét. Lấy tổng số ngày (số tích ngày) chia 360 lấy dư. Lại chia tiếp 72 lấy dư làm số Nhật cục. Có thuyết quy định tính Tích Nhật dựa vào Tích Nguyệt. Sách Thái Ất dị giản lục có ghi cách tính này. Số thời cục Cách tính: Cục âm dương của thời cục cũng tính như Nhật cục Số giờ từ ngày Giáp Tí hoặc Giáp Ngọ gần nhất đến ngày, giờ muốn tính Chia số giờ đó cho 360, số dư lại chia tiếp 72 số dư chính là Thời cục. Ví dụ: Tính thời cục giờ Tý, ngày 12/08/2011 Ngày Giáp Ngọ gần nhất là 01/08/2011. Số ngày tích lại: 11. Số tích giờ 11. 12 = 132 giờ. Cộng thêm 1 giờ là 133 giờ. 133 chia 360 dư 133, lại chia 133 cho 72 dư 61. Ngày 12/08/2011 thuộc dương cục. Vậy tính được Thời cục 61 Dương. Cách tính số Niên cục, Nguyệt cục, Nhật cục, Thời cục gọi là Tứ kế (Tuế kế, Nguyệt kế, Nhật kế, Thời kế) An các sao chính Thái Ất Tiểu Du Thái Ất, Tiểu Du Thiên Mục và Đại Du. Thái Tuế Thần Hợp Kể Định (Kể Mục) và Toán Định Kể Thần Thái Âm Văn Xương Thủy Kích Toán Chủ - Toán Khách Đại tướng Chủ Đại tướng Khách Tham Tướng (Tiểu Tướng) Chủ và Khách Ngũ Phúc Quân Cơ Thần Cơ Dân Cơ Tứ Thần Thiên Ất Địa Ất Trực Phù (Phép Tôn) Phi Phù Phi Lộc Phi Mã Hạn Dương Cửu Hạn Bách Lục – Vào quẻ Tham khảo Bằng tiếng Việt: Truyền lại đến ngày nay có hai bộ Thái Ất do hai soạn giả đồng thời vào thế kỷ 18: Một bộ là Huyền Phạm tiết yếu của Phạm Đình Hổ (1768-1840) sửa lại bộ Huyền Phạm của Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585). Cuốn này được Nguyễn Ngọc Doãn (1912-1989) với bút hiệu là Thái Quang Việt dịch sang quốc âm năm 1972; Nhà Xuất bản Văn Hoá Dân tộc phát hành với tên gọi Thái Ất Thần kinh ghi tên tác giả là Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. Năm 2002, Nhà Xuất bản Văn Hoá Dân tộc cho tái bản sách Thái Ất Thần kinh được sửa chữa, bổ sung thêm những phần thiếu sót. Bộ thứ hai là Thái Ất Dị giản lục của Lê Quý Đôn (1726-1784). Sách này được Đặng Đức Lương dịch, Nhà Xuất bản Văn hoá Thông tin in năm 2002. Có người còn có Thái Ất diễn quái bí lục của Nguyễn Xuân Quang, nhưng ít thấy bán trên các hiệu sách tại Việt Nam. Bằng tiếng Trung: Thái Ất kim kính thức kinh Thái Ất thống tông bảo giám Thái Ất thống tông đại toàn Thái Ất Đào Kim Ca Những sách này ít thấy bán trong các cửa hiệu sách ở Việt Nam. Liên kết ngoài Thái ất tử vi Công cụ tính toán Niên cục, Nguyệt cục, Nhật cục, Thời cục cho Thái Ất tự động Kinh Dịch Bói toán Tử vi Đông phương
786073
https://vi.wikipedia.org/wiki/G%C3%A0%20tr%E1%BB%91ng
Gà trống
Gà trống, đôi khi còn gọi là gà sống là gà giống đực của loài Gallus gallus, tức gà nhà. Con gà giống cái là gà mái. Gà trống có một số đặc tính là hay cất tiếng gáy và canh giữ một khu vực nhất định, quyết không cho gà trống khác xâm phạm. Gà gáy Trong loài gà nhà, thường thì chỉ gà trống biết gáy. Tiếng gáy bắt đầu vào buổi rạng đông cho đến khi chiều tàn lúc trời đã nhá nhem. Tiếng gáy là cách báo hiệu và phô trương của gà trống đang sở hữu một khu vực. Gà trống ở khoảng bốn tháng tuổi thì sẽ bắt đầu gáy. Tiếng Việt ghi âm tiếng gáy của gà thành: "Ò ó o... o". Những ngôn ngữ khác ghi âm thành nhiều dạng: "Cock-a-doodle-doo" (tiếng Anh), "Qui-qui-riqui" (tiếng Tây Ban Nha)... Gà trống thiến Gà trống tuy vóc dáng lớn hơn gà mái nhưng thịt gà trống thường dai, không ngon. Muốn vỗ gà trống cho béo thì người nuôi cần thiến gà bằng cách loại bỏ hai dịch hoàn là bộ phận sinh dục ở trong bụng gà. Kết quả là gà trống thiến bớt hung hăng, bớt hiếu động và dễ tăng cân. Thịt gà trống thiến vì vậy có tiếng là ngon và mềm hơn. Chọi gà Tục chọi gà dựa vào tính bẩm sinh của gà trống muốn chống trả những đối thủ gà trống khác nếu vào chung một khoảnh sân. Tục chọi gà phổ biến ở một số quốc gia, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên ở Tây phương thì có nơi ngăn cấm, cho là sinh hoạt hiếu sát và bạo động vì gà sẽ đấu nhau đến chết. Gà trống và văn hóa Việt Đuôi gà trống có lông dài vào vồng lên, cũng là đặc điểm của gà trống. Trong văn hóa người Việt, cách trang phục phụ nữ miền Bắc ngày xưa khi vấn khăn thì để chừa ra một đoạn tóc đầu cùng bỏ buông lơi, gọi là "tóc đuôi gà". Kiểu tóc này là một nét đẹp được nhiều người ưa thích, đứng trên hết nên ca dao mới có câu: Một thương tóc bỏ đuôi gà Hai thương ăn nói mặn mà có duyên Ba thương má lúm đồng tiền Bốn thương răng nhánh hạt huyền kém thua... Thành ngữ "gà mái gáy" thường dùng với tính chỉ trích, nói lên người đàn bà tiếm dụng hay làm phận việc của đàn ông. Ngược lại, người đàn ông góa vợ, phải chăm lo cho con thì tiếng Việt gọi là "gà trống nuôi con". Con gà trống cũng có mặt trong những câu đố dân gian vì tướng mạo "quân tử" của nó như trong câu: Chân đạp miền thanh địa, Đầu đội mũ bình thiên, Mình mặc áo mã tiên, Ban ngày đôi ba vợ, Tối một mình nằm riêng. Gà trống còn là vật cúng tế cổ truyền nên có câu: Trên đầu đội sắc vua ban Dưới thì yếm thắm dây vàng xum xuê Thần linh đã gọi thì về Ngồi trên mâm ngọc gươm kề sau lưng. Chú thích Gà
907022
https://vi.wikipedia.org/wiki/Horistonotus%20pilosus
Horistonotus pilosus
Horistonotus pilosus là một loài bọ cánh cứng trong họ Elateridae. Loài này được Lanchester miêu tả khoa học năm 1971. Chú thích Tham khảo Horistonotus
916106
https://vi.wikipedia.org/wiki/Calomicrus%20millingeni
Calomicrus millingeni
Calomicrus millingeni là một loài bọ cánh cứng trong họ Chrysomelidae. Loài này được Pic mô tả khoa học năm 1915. Chú thích Tham khảo Calomicrus
462498
https://vi.wikipedia.org/wiki/Chi%E1%BA%BFn%20d%E1%BB%8Bch%20Bolo
Chiến dịch Bolo
Chiến dịch Bolo được tiến hành vào ngày 2 tháng 1 năm 1967, là một chiến dịch do Không lực Hoa Kỳ tiến hành nhằm tiêu diệt một số lượng lớn các máy bay MiG-21 của Không quân Nhân dân Việt Nam. Trong chiến dịch này, các máy bay của phía Việt Nam đã bị các máy bay F-4 của Mỹ phục kích bắn rơi ngay khi vừa rời đường băng và chưa kịp xếp đội hình. Theo phía Mỹ, đã có 7 chiếc MiG-21 của Việt Nam đã bị bắn rơi trong trận đánh này Phía Việt Nam xác nhận có 5 chiếc bị bắn rơi. Cuối năm 1965, những chiếc MiG-21 đầu tiên của Việt Nam đã bắt đầu trực chiến tại căn cứ không quân Đa Phúc. Những chiếc MiG-21 của Việt Nam thường tấn công đối phương với tốc độ vượt âm, phóng tên lửa từ phía sau mục tiêu và nhanh chóng thoát khỏi sự truy đuổi. Người Mỹ đã khó đưa ra một giải pháp nào đó chống lại chiến thuật này, một chiến thuật đòi hỏi sự chuẩn bị tốt cho phi công và sĩ quan dẫn đường trên mặt đất ở sở chỉ huy. Trong năm 1966, các phi công Hoa Kỳ tuyên bố đã bắn rơi6 chiếc MiG-21 bị phá hủy. Phía Việt Nam tuyên bố 7 chiếc F-4 Phantom II và 11 chiếc F-105 Thunderchiefs đã bị MiG-21 bắn hạ. Phản ứng lại, không quân Mỹ triển khai chiến dịch Bolo nhằm đáp trả. Chiến dịch này được Mỹ nghiên cứu rất kỹ, giữ bí mật ý đồ tác chiến nên đã gây bất ngờ cho không quân Việt Nam. Các phi công Mỹ tham gia trận không chiến được tập trung nghiên cứu kỹ mọi chi tiết của chiến dịch, cách sử dụng các thiết bị tác chiến điện tử, cách nghi binh, sử dụng vũ khí. Để nghi binh đánh lạc hướng hệ thống rađa ở miền Bắc Việt Nam, không quân Mỹ sử dụng kết hợp bố trí đội hình (đội hình bay, thời gian cất cánh, tốc độ, độ cao) và các thiết bị tác chiến điện tử, gây nhiễu (máy bay F-4 đeo khối ECM Pod với thiết bị gây nhiễu QRC-160 Jamming Pod, giống các máy bay F-105 Thunderchief để khiến Việt Nam tưởng lầm đó là F-105). Khi chiến dịch bắt đầu, các máy bay tiêm kích Mỹ bay trực chiến trên mây ngay trên vùng trời sân bay, sẵn sàng tấn công khi các máy bay MiG-21 mới xuyên mây lên chưa tập hợp xong đội hình. Khi MiG-21 cất cánh để đi đánh chặn đã bị phục kích bất ngờ, chịu tổn thất ngay khi mới cất cánh lên. Việt Nam công nhận đã có 5 chiếc MiG bị hạ trong ngày 2/1 và thêm 2 chiếc vào ngày 6/1, điều may mắn là chỉ có 1 phi công tử trận còn 6 người khác đã nhảy dù an toàn. Không quân Việt Nam đã quyết định dừng bay MiG-21 đến ngày 23-4-1967 nhằm rút kinh nghiệm, chỉ ra nguyên nhân, bài học và tìm ra phương án đối phó với các chiến thuật mới của không quân Mỹ, sẵn sàng cho các trận đánh tiếp theo. Tính chung nửa đầu năm 1967, trong các trận không chiến, các phi công Việt Nam tuyên bố đã bắn rơi được 15 máy bay Mỹ. Chú thích Trận đánh liên quan tới Việt Nam Trận đánh và chiến dịch trong Chiến tranh Việt Nam Việt Nam năm 1967 Xung đột năm 1967 Chiến dịch quân sự liên quan tới Việt Nam
207379
https://vi.wikipedia.org/wiki/Parli
Parli
Parli là một thành phố và là nơi đặt hội đồng đô thị (municipal council) của quận Bid thuộc bang Maharashtra, Ấn Độ. Nhân khẩu Theo điều tra dân số năm 2001 của Ấn Độ, Parli có dân số 88.510 người. Phái nam chiếm 52% tổng số dân và phái nữ chiếm 48%. Parli có tỷ lệ 68% biết đọc biết viết, cao hơn tỷ lệ trung bình toàn quốc là 59,5%: tỷ lệ cho phái nam là 76%, và tỷ lệ cho phái nữ là 60%. Tại Parli, 14% dân số nhỏ hơn 6 tuổi. Tham khảo Thành phố thuộc bang Maharashtra
476917
https://vi.wikipedia.org/wiki/Tinh%20v%C3%A2n%20Ti%C3%AAn%20N%E1%BB%AF%20%28%C4%91%E1%BB%8Bnh%20h%C6%B0%E1%BB%9Bng%29
Tinh vân Tiên Nữ (định hướng)
Tinh vân Tiên Nữ có thể là: Thiên hà Andromeda Tiểu thuyết khoa học viễn tưởng của nhà văn Nga Ivan Antonovich Efremov (nguyên bản tiếng Nga: Туманность Андромеды - Ива́н Анто́нович Ефре́мов)
207886
https://vi.wikipedia.org/wiki/Sahajadpur
Sahajadpur
Sahajadpur là một thị trấn thống kê (census town) của quận Murshidabad thuộc bang Tây Bengal, Ấn Độ. Nhân khẩu Theo điều tra dân số năm 2001 của Ấn Độ, Sahajadpur có dân số 15.720 người. Phái nam chiếm 48% tổng số dân và phái nữ chiếm 52%. Sahajadpur có tỷ lệ 44% biết đọc biết viết, thấp hơn tỷ lệ trung bình toàn quốc là 59,5%: tỷ lệ cho phái nam là 53%, và tỷ lệ cho phái nữ là 37%. Tại Sahajadpur, 20% dân số nhỏ hơn 6 tuổi. Tham khảo Thành phố thuộc bang West Bengal
354156
https://vi.wikipedia.org/wiki/Kalilangan%2C%20Bukidnon
Kalilangan, Bukidnon
Kalilangan là một đô thị hạng 4 ở tỉnh Bukidnon, Philippines. Theo điều tra dân số năm 2000 của Philipin, đô thị này có dân số 30.592 người trong 5.873 hộ. Các đơn vị hành chính Kalilangan được chia thành 14 barangay. Bangbang Baborawon Canituan Kibaning Kinura Lampanusan Maca-opao Malinao Pamotolon (Pamotdon) Poblacion Public Ninoy Aquino San Vicente Ferrer West Poblacion Liên kết ngoài Mã địa lý chuẩn Philipin Thông tin điều tra dân số năm 2000 của Philipin Đô thị của Bukidnon
911199
https://vi.wikipedia.org/wiki/Propsephus%20upoluensis
Propsephus upoluensis
Propsephus upoluensis là một loài bọ cánh cứng trong họ Elateridae. Loài này được Van Zwaluwenburg miêu tả khoa học năm 1928. Chú thích Tham khảo Propsephus
656541
https://vi.wikipedia.org/wiki/Aeshna%20crenata
Aeshna crenata
Aeshna crenata (tên tiếng Anh là Siberian Hawker) là một loài chuồn chuồn ngô thuộc họ Aeshnidae. Nó được tìm thấy ở Belarus, Phần Lan, Latvia, Litva, và Nga. Môi trường sống tự nhiên của chúng là hồ nước ngọt và đầm nước ngọt. Hình ảnh Tham khảo Sahlén, G. 2006. Aeshna crenata. 2006 IUCN Red List of Threatened Species. Truy cập 9 tháng 8 năm 2007. Liên kết ngoài Aeshna Động vật được mô tả năm 1856
794970
https://vi.wikipedia.org/wiki/C%C3%A0%20Mau%20%28huy%E1%BB%87n%29
Cà Mau (huyện)
Cà Mau là một huyện cũ thuộc tỉnh Minh Hải, tồn tại trong thời gian từ ngày 29 tháng 12 năm 1978 đến ngày 30 tháng 8 năm 1983. Địa bàn huyện Cà Mau ngày nay tương ứng với một phần thành phố Cà Mau, một phần các huyện Cái Nước, Thới Bình (tỉnh Cà Mau) và một các huyện thị Giá Rai, Đông Hải (tỉnh Bạc Liêu). Địa lý Huyện Cà Mau khi đó có vị trí địa lý: Phía đông giáp huyện Giá Rai Phía tây giáp huyện Trần Văn Thời và huyện U Minh Phía nam giáp huyện Cái Nước và huyện Ngọc Hiển Phía bắc giáp huyện Thới Bình. Thị xã Cà Mau nằm trọn trong lòng huyện. Lịch sử Dưới thời Pháp thuộc, vùng đất này vốn thuộc các quận Cà Mau và Giá Rai của tỉnh Bạc Liêu. Từ năm 1887 đến năm 1930, thực hiện kế hoạch đưa tên thực dân Viala đến làm chủ quận Cà Mau để nâng thị tứ Cà Mau lên thị trấn Cà Mau thuộc quận Cà Mau. Năm 1937, địa bàn quận Cà Mau có 10 xã: Thới Bình, Tân Phú, An Trạch, Thạnh Phú, Phong Lạc, Tân Hưng, Khánh Bình, Hòa Thành, Tân Hưng Tây, Tân Ân và thị trấn Cà Mau. Tháng 1 năm 1948, quận Cà Mau tách ra một số xã để thành lập huyện Ngọc Hiển. Huyện Cà Mau có 9 xã: Hòa Thành, Tân Thành, An Xuyên, Tân Lộc, Tân Lợi, Thới Bình, Khánh Lâm, Khánh An, Khánh Bình và thị trấn Cà Mau. Huyện ủy đóng tại xã Thới Bình. Năm 1950, huyện Cà Mau lại tách ra một số xã để thành lập huyện Trần Văn Thời. Huyện Cà Mau có 9 xã: An Xuyên, Tân Thành, Hòa Thành, Thạnh Phú, Tân Lộc, Tân Lợi, Tân Phú, Thới Bình, Trí Phải và thị trấn Cà Mau. Giai đoạn 1954 – 1955, nâng thị trấn Cà Mau lên thành thị xã Cà Mau (thị xã tỉnh lỵ của tỉnh An Xuyên). Năm 1956, huyện Cà Mau tách ra một số xã để thành lập huyện Thới Bình. Ngày 9 tháng 3 năm 1956, theo Sắc lệnh số 32/VN, chính quyền Việt Nam Cộng hòa tách quận Cà Mau và 4 xã: Định Thành, Hòa Thành, Tân Thành, Phong Thạnh Tây của quận Giá Rai để thành lập thành tỉnh Cà Mau, tỉnh lỵ ban đầu có tên là Cà Mau. Tháng 6, năm 1956, huyện Cà Mau được chia thành huyện Cà Mau Bắc và huyện Cà Mau Nam. Ngày 22 tháng 10 năm 1956, Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Ngô Đình Diệm ký Sắc lệnh số 143/VN thay đổi địa giới và tên Đô thành Sài Gòn – Chợ Lớn cùng các tỉnh và tỉnh lỵ tại Việt Nam. Theo đó, tỉnh Cà Mau đổi tên thành tỉnh An Xuyên, tỉnh lỵ đổi tên thành Quản Long. Đồng thời, quận Quản Long thuộc tỉnh An Xuyên được thành lập, gồm 4 xã: Tân Xuyên, Tân Lộc, Hòa Thành, Định Thành. Trong đó, xã Tân Xuyên đóng vừa là quận lỵ quận Quản Long và là tỉnh lỵ tỉnh An Xuyên. Tuy nhiên, chính quyền Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam không thừa nhận phân giới hành chính của chính quyền Việt Nam Cộng hòa. Địa bàn quận Quản Long theo quản lý hành chính của Mặt trận Dân tộc Giải phóng tương ứng với địa bàn của thị xã Cà Mau và huyện Châu Thành thuộc tỉnh Cà Mau. Trong đó, địa bàn thị xã Cà Mau tương ứng với xã Tân Xuyên, còn địa bàn huyện Châu Thành (gồm 6 xã: An Xuyên, Định Thành, Hòa Thành, Lương Thế Trân, Lý Văn Lâm, Tân Thành và thị trấn Tắc Vân) tương ứng hầu hết với phần còn lại của quận Quản Long. Năm 1961, thành lập thị xã Cà Mau với mật danh là Bảy Đô có 9 phường: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, ấp I (xã Tân Thành), ấp Tân Phước (xã An Xuyên), ấp Thanh (xã Thạnh Phú) và xã mới Lý Văn Lâm. Năm 1962, huyện Cà Mau tách các xã xung quanh thị xã Cà Mau để thành lập huyện Châu Thành và lấy mật danh là Bảy Châu. Năm 1976, tỉnh Cà Mau hợp nhất với tỉnh Bạc Liêu thành tỉnh Minh Hải, thị xã Cà Mau và huyện Châu Thành thuộc tỉnh Minh Hải. Ngày 11 tháng 7 năm 1977, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 181-CP. Theo đó, giải thể huyện Châu Thành và sáp nhập các xã, thị trấn vào các huyện Giá Rai, Trần Văn Thời và Thới Bình cùng tỉnh: Sáp nhập các xã Định Thành, Hòa Thành, Tân Thành và thị trấn Tắc Vân vào huyện Giá Rai Sáp nhập các xã Lý Văn Lâm và Lương Thế Trân vào huyện Trần Văn Thời Sáp nhập xã An Xuyên vào huyện Thới Bình. Ngày 29 tháng 12 năm 1978, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 326-CP về việc phân vạch địa giới các huyện và thị xã thuộc tỉnh Minh Hải. Theo đó, thành lập huyện Cà Mau thuộc tỉnh Minh Hải. Huyện Cà Mau có địa giới hành chính cơ bản giống huyện Châu Thành cũ, gồm thị trấn Tắc Vân và 6 xã: An Xuyên, Định Thành, Hòa Thành, Lương Thế Trân, Lý Văn Lâm, Tân Thành. Ngày 25 tháng 7 năm 1979, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 275-CP về việc điều chỉnh địa giới một số xã và thị trấn thuộc tỉnh Minh Hải. Theo đó: Chia xã Hòa Thành thành ba xã lấy tên là xã Hòa Thành, xã Hòa Tân và xã Bình Thành Chia xã Tân Thành thành ba xã lấy tên là xã Tân Thành, xã Tân Định và xã Tân Thạnh Chia xã An Xuyên thành hai xã lấy tên là xã An Xuyên và xã An Lộc Chia xã Lương Thế Trân thành ba xã lấy tên là xã Lương Thế Trân, xã Thạnh Trung và xã Thạnh Phú Chia xã Định Thành thành ba xã lấy tên là xã Định Thành, xã Định Hòa và xã Định Bình Thành lập (trên phần nửa đất của xã Hồ Thị Kỷ, huyện Thới Bình tách sang huyện Cà Mau) một xã mới lấy tên là xã Tân Lợi. Từ đó, huyện Cà Mau có 1 thị trấn Tắc Vân và 16 xã: An Lộc, An Xuyên, Bình Thành, Định Bình, Định Hòa, Định Thành, Hòa Tân, Hòa Thành, Lương Thế Trân, Lý Văn Lâm, Tân Định, Tân Lợi, Tân Thành, Tân Thạnh, Thạnh Trung, Thạnh Phú. Ngày 30 tháng 8 năm 1983, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 94-HĐBT. Theo đó, giải thể huyện Cà Mau và sáp nhập các xã, thị trấn vào thị xã Cà Mau và các huyện Giá Rai, Thới Bình, Cái Nước cùng tỉnh: Sáp nhập thị trấn Tắc Vân và các xã Tân Định, An Xuyên, An Lộc, Bình Thành, Hòa Tân, Hòa Thành, Tân Thành, Định Bình, Lý Văn Lâm vào thị xã Cà Mau Sáp nhập các xã Định Hòa, Định Thành, Tân Thạnh vào huyện Giá Rai Sáp nhập xã Tân Lợi vào huyện Thới Bình Sáp nhập các xã Lương Thế Trân, Thạnh Trung, Thạnh Phú vào huyện Cái Nước. Chú thích Hành chính Cà Mau
473782
https://vi.wikipedia.org/wiki/104%20Klymene
104 Klymene
Klymene (định danh hành tinh vi hình: 104 Klymene) là một tiểu hành tinh Themistian lớn và tối ở vành đai chính. Thành phần cấu tạo của nó dường như bằng cacbonat. Nó thuộc nhóm tiểu hành tinh Themis lớn. Ngày 13 tháng 9 năm 1868, nhà thiên văn học người Mỹ gốc Canada James C. Watson phát hiện tiểu hành tinh Klymene và đặt tên nó theo một trong nhiều tên Clymene trong thần thoại Hy Lạp. Xem thêm Danh sách tiểu hành tinh: 1–1000 Tham khảo Liên kết ngoài Klymene 18680913 Klymene Tiểu hành tinh kiểu C (Tholen) Tiểu hành tinh kiểu Ch (SMASS) Tiểu hành tinh vành đai chính
681823
https://vi.wikipedia.org/wiki/Cleora
Cleora
Cleora là một chi bướm đêm thuộc họ Geometridae. Các loài Cleora alienaria (Walker, 1860) Cleora biclavata (Fletcher, 1953) Cleora cinctaria – Ringed Carpet (Denis & Schiffermüller, 1775) Cleora cnephaea Prout, 1915 Cleora concentraria (Snellen, 1877) Cleora contiguata (Moore, [1868]) Cleora costiplaga (Fletcher, 1953) Cleora cucullata (Fletcher, 1953) Cleora decisaria (Walker, 1866) Cleora determinata (Walker, 1860) Cleora displicata (Walker, 1860) Cleora eugraphica (Turner, 1917) Cleora godeffroyi (Butler, 1886) Cleora goldfinchi Prout, 1937 Cleora illustraria (Walker, 1863) Cleora indiga (Fletcher) Cleora injectaria (Walker, 1860) Cleora inoffensa (Swinhoe, 1902) Cleora insolita (Butler, 1878) Cleora lacteata (Warren, 1897) Cleora lanaris (Butler, 1886) Cleora leucophaea (Butler, 1878) Cleora licornaria (Guenée, 1857) Cleora mjoebergi Prout, 1926 Cleora onycha (Fletcher, 1953) Cleora panagrata (Walker, 1862) Cleora pendleburyi Prout, 1929 Cleora perfumosa (Warren, 1896) Cleora perlepidaria (Warren, 1900) Cleora processaria Walker Cleora projecta – Projected Gray (Walker, 1860) Cleora propulsaria (Walker, 1860) Cleora pupillata (Walker, 1860) Cleora repetita (Butler, 1882) Cleora rostrata (Fletcher, 1953) Cleora sabulata (Fletcher, 1953) Cleora sublunaria – Double-Lined Gray (Guenée, 1857) Cleora tenebrata (Fletcher, 1953) Cleora tulbaghata (Felder & Rogenhofer, 1875) Hình ảnh Chú thích Tham khảo Cleora at funet.fi Natural History Museum Lepidoptera genus database Boarmiini
745266
https://vi.wikipedia.org/wiki/Hindsiclava%20rosenstielanus
Hindsiclava rosenstielanus
Hindsiclava rosenstielanus là một loài ốc biển, là động vật thân mềm chân bụng sống ở biển trong họ Turridae. Miêu tả Phân bố Chú thích Tham khảo Hindsiclava
890932
https://vi.wikipedia.org/wiki/Lasioglossum%20malinum
Lasioglossum malinum
Lasioglossum malinum là một loài Hymenoptera trong họ Halictidae. Loài này được Sandhouse mô tả khoa học năm 1924. Chú thích Tham khảo Lasioglossum Động vật được mô tả năm 1924
577951
https://vi.wikipedia.org/wiki/El%20Herrumblar
El Herrumblar
El Herrumblar là một đô thị trong tỉnh Cuenca, cộng đồng tự trị Castile-La Mancha Tây Ban Nha. Đô thị này có diện tích là ki-lô-mét vuông, dân số năm 2009 là 745 người với mật độ người/km². Đô thị này có cự ly 105 km so với tỉnh lỵ Cuenca. Tham khảo Đô thị ở Cuenca
832087
https://vi.wikipedia.org/wiki/1122%20Neith
1122 Neith
1122 Neith là một tiểu hành tinh vành đai chính, đường kính khoảng 12 km, quay quanh Mặt Trời. Nó được phát hiện bởi Eugène Joseph Delporte ngày 17 tháng 9 năm 1928 ở Uccle. Tên ban đầu của nó là 1928 SB. Nó đã được đặt tên theo nữ thần Ai Cập có nguồn gốc Libya, Neith, nữ thần đi săn và chiến tranh, được tin là mẹ của Mặt Trời. Tham khảo Tiểu hành tinh vành đai chính Thiên thể phát hiện năm 1928 Được phát hiện bởi Eugène Joseph Delporte
775879
https://vi.wikipedia.org/wiki/Seuilly
Seuilly
Seuilly là một xã thuộc tỉnh Indre-et-Loire trong vùng Centre-Val de Loire ở miền trung nước Pháp. Xem thêm Commune của tỉnh Indre-et-Loire Tham khảo INSEE IGN Xã của Indre-et-Loire
871437
https://vi.wikipedia.org/wiki/Athripsodes%20bessae
Athripsodes bessae
Athripsodes bessae là một loài Trichoptera trong họ Leptoceridae. Chúng phân bố ở miền Cổ bắc. Tham khảo Chú thích Athripsodes
842112
https://vi.wikipedia.org/wiki/%287612%29%201996%20CN2
(7612) 1996 CN2
{{DISPLAYTITLE:(7612) 1996 CN2}} (7612) 1996 CN2 là một tiểu hành tinh vành đai chính. Nó được phát hiện bởi Seiji Ueda và Hiroshi Kaneda ở Kushiro, Hokkaidō, Nhật Bản, ngày 12 tháng 2 năm 1996. Xem thêm Danh sách các tiểu hành tinh: 7001–8000 Tham khảo Thiên thể phát hiện năm 1996 Được phát hiện bởi Hiroshi Kaneda Được phát hiện bởi Seiji Ueda Tiểu hành tinh vành đai chính
257976
https://vi.wikipedia.org/wiki/S%C3%A2n%20bay%20Aniak
Sân bay Aniak
Sân bay Aniak là một sân bay nằm dọc theo sông Kuskokwim ở Aniak, một thành phố thuộc vùng điều tra dân số Bethel của tiểu bang Alaska. Sân bay này thuộc sở hữu của tiểu bang này. Trang thiết bị Sân bay Aniak có diện tích và một đường băng, một khu đáp cho thủy phi cơ: Đường băng 10/28: 6.000 x 150 ft. (1.829 x 46 m), bề mặt: asphalt Đường băng 5W/23W: 3.000 x 400 ft. (914 x 122 m), bề mặt: nước Các hãng hàng không và các tuyến bay thẳng Frontier Flying Service (Anchorage, Holy Cross, Kalskag, St. Mary's, Shageluk) Hageland Aviation Services (Chuathbaluk, Holy Cross, Kalskag) PenAir (Anchorage) Tham khảo Liên kết ngoài Sơ đồ sân bay Alaska của FAA (GIF) Aniak
852324
https://vi.wikipedia.org/wiki/13723%20Kolokolova
13723 Kolokolova
13723 Kolokolova (1998 QY54) là một tiểu hành tinh vành đai chính. Tham khảo Liên kết ngoài JPL Small-Body Database Browser 13723 Kolokolova 013723 19980827 013723 Tiểu hành tinh được đặt tên
746371
https://vi.wikipedia.org/wiki/Conus%20stupella
Conus stupella
Conus stupella là một loài ốc biển, là động vật thân mềm chân bụng sống ở biển trong họ Conidae, họ ốc cối. Giống như tất cả các loài thuộc chi Conus, chúng là loài săn mồi và có nọc độc. Chúng có khả năng "đốt" con người, do vậy khi cầm chúng phải hết sức cẩn thận. Miêu tả Phân bố Hình ảnh Chú thích Tham khảo The Conus Biodiversity website S Động vật được mô tả năm 1956
879624
https://vi.wikipedia.org/wiki/Coelioxys%20angustivalva
Coelioxys angustivalva
Coelioxys angustivalva là một loài Hymenoptera trong họ Megachilidae. Loài này được Holmberg mô tả khoa học năm 1888. Chú thích Tham khảo A Động vật được mô tả năm 1888
11242
https://vi.wikipedia.org/wiki/ISO%203166-2%3AVN
ISO 3166-2:VN
ISO 3166-2:VN là tiêu chuẩn ISO để xác định mã địa lý: nó là một tập hợp con của ISO 3166-2 được áp dụng cho Việt Nam. Bản tin ISO 3166-2:2000-06-21 ISO 3166-2:2002-05-21 ISO 3166-2:2005-09-13 Mã Các mã còn được tiếp tục bổ sung Xem thêm ISO 3166-2, bảng tham chiếu cho mã quốc gia và khu vực. ISO 3166-1, bảng tham chiếu mã quốc gia, được sử dụng làm tên miền trên Internet. Các tỉnh Việt Nam Tham khảo Địa lý Việt Nam 2:VN Tiêu chuẩn Việt Nam Tỉnh thành Việt Nam
929851
https://vi.wikipedia.org/wiki/Saulaspis%20bistrilineata
Saulaspis bistrilineata
Saulaspis bistrilineata là một loài bọ cánh cứng trong họ Chrysomelidae. Loài này được Boheman miêu tả khoa học năm 1854. Chú thích Tham khảo Saulaspis
673196
https://vi.wikipedia.org/wiki/Pseudophilautus%20rus
Pseudophilautus rus
Pseudophilautus rus là một loài ếch trong họ Rhacophoridae. Chúng là loài đặc hữu của Sri Lanka. Các môi trường sống tự nhiên của chúng là các khu rừng ẩm ướt đất thấp nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới, vườn nông thôn, và các khu rừng trước đây bị suy thoái nặng nề. Nó ngày càng hiếm gặp do mất môi trường sống. Chú thích Tham khảo Manamendra-Arachchi, K. & Pethiyagoda, R. 2004. Philautus rus. 2006 IUCN Red List of Threatened Species. Truy cập 23 tháng 7 năm 2007. R Động vật đặc hữu Sri Lanka Ếch Sri Lanka
790770
https://vi.wikipedia.org/wiki/Montfortula%20rugosa
Montfortula rugosa
{{Bảng phân loại | name = Montfortula rugosa | status = | regnum = Animalia | phylum = Mollusca | classis = Gastropoda | unranked_superfamilia = clade Vetigastropoda | superfamilia = Fissurelloidea | familia = Fissurellidae | genus = Montfortula | species = M. rugosa | binomial = Montfortula rugosa | binomial_authority = (Quoy và Gaimard, 1834) | synonyms = {{collapsible list| bullets = true | Emarginula rugosa Quoy và Gaimard, 1834 | 'Emarginula conoides Reeve, 1842 | Subemarginula rugosa Suter, 1913 | Montfortula lyallensis Mestayer, 1928 | Montfortula chathamensis Finlay, 1928 | Montfortula conoidea Reeve, L.A., 1842 }} | image = }}Montfortula rugosa là một loài keyhole limpet, là động vật thân mềm chân bụng sống ở biển trong họ Fissurellidae. Nó được tìm thấy ở Úc và New Zealand. Chú thích Tham khảo Powell A. W. B., New Zealand Mollusca'', William Collins Publishers Ltd, Auckland, New Zealand 1979 ISBN 0-00-216906-1 R Động vật được mô tả năm 1834 Động vật chân bụng Úc Động vật chân bụng New Zealand
289529
https://vi.wikipedia.org/wiki/Koumbri
Koumbri
Koumbri là một tổng thuộc Yatenga (tỉnh) ở phía bắc Burkina Faso. Thủ phủ là thị xã Koumbri. Dân số năm 2006 là 44.652 người. Các thị xã và làng xã Amene-Mossi, Amene-Saaba. Bidi-Mossi, Bidi-Peulh-Thiou, Bidi-Peulh-Todiam, Bidi-Rimaibe-Thiou, Bidi-Rimaibe-Todiam, Bidi-Silmimossi, Dandambara, Desse, Dondombene-Mossi, Dondombene-Peulh, Gassin-Sirgui, Keke-Mossi, Keke-Peulh, Kougourin, Ninigui, Pogoro-Mossi, Porogo-Silmimossi, Rim, Ronga, Saya-Mossi, Saya-Peulh, Seno-Bosnore, Seno–Todiam, Silga, Soulou, Tanvousse–Mossi, Tanvousse–Peulh và Tibtenga. Tham khảo Tổng của Burkina Faso Tỉnh Yatenga
887180
https://vi.wikipedia.org/wiki/Eulonchopria%20punctatissima
Eulonchopria punctatissima
Eulonchopria punctatissima là một loài Hymenoptera trong họ Colletidae. Loài này được Michener mô tả khoa học năm 1963. Chú thích Tham khảo Eulonchopria Động vật được mô tả năm 1963
875886
https://vi.wikipedia.org/wiki/Rhyacophila%20dumogana
Rhyacophila dumogana
Rhyacophila dumogana là một loài Trichoptera trong họ Rhyacophilidae. Chúng phân bố ở miền Ấn Độ - Mã Lai. Tham khảo Động vật khu vực sinh thái Indomalaya Rhyacophila
645966
https://vi.wikipedia.org/wiki/Diomedes%20%28vua%29
Diomedes (vua)
Diomedes Soter (Tiếng Hy Lạp: ; có nghĩa là "Vị Cứu Tinh"), là một vị vua Ấn-Hy Lạp. Những nơi mà đồng tiền của ông đã được tìm thấy dường như đã cho biết rằng ông đã cai trị ở khu vực Paropamisadae, có thể cùng với những lãnh địa khác ở phía đông. Đánh giá từ bức chân dung tương tự của họ và chữ lồng nhiều chồng chéo, Diomedes trẻ dường như là người đã kế vị (và có lẽ là tương đối) của Philoxenus, vị vua cuối cùng trước khi vương quốc của Menander I bị tan rã hoàn toàn. Bopearachchi xác định niên đại của Diomedes vào khoảng năm 95-90 TCN và R.C. Senior xác định ông cai trị vào khoảng năm 115-105 TCN. Diomedes đã miêu tả các vị thần Dioscuri trên đồng tiền của mình, hoặc là trên lưng ngựa hoặc đứng, cả hai loại trước đây được sử dụng bởi Eucratides I. Tuy nhiên, không chắc chắn là hai người có mối liên quan như thế nào, bởi vì Eucratides I đã mất lâu trước thời của Diomedes. Diomedes đúc cả hai loại tiền xu kiểu Attic (kiểu Hy Lạp-Bactria, với duy nhất truyền thuyết Hy Lạp), và tiền xu song ngữ (với tiếng Hy Lạp và Kharoshthi), cho biết ông đã cầm quyền ở phần phía tây của lãnh thổ Ấn-Hy Lạp. Xem thêm Vương quốc Hy Lạp-Bactria Vương triều Quý Sương Ấn-Scythia Vương quốc Ấn-Parthia Vương quốc Seleukos Hy Lạp-Phật giáo Tham khảo Liên kết ngoài Tiền của vua Diomedes Xem thêm tiền của vua Diomedes Vua Ấn-Hy Lạp Vua Ấn Độ
82051
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%E1%BB%A3%20Long%20Hoa
Chợ Long Hoa
Chợ Long Hoa hay Trung tâm thương mại Long Hoa được xem là trung tâm giao thương, ngôi chợ lớn nhất của tỉnh Tây Ninh. Chợ tọa lạc tại phường Long Hoa, thị xã Hòa Thành. Ngôi chợ nằm ngay trung tâm của thị xã Hòa Thành với 4 mặt tiền đường Huỳnh Văn Mừng với 8 hướng tiếp cận, cách Tòa Thánh Tây Ninh 3 km về phía Nam, núi Bà Đen 18 km về phía Tây Nam. Chợ Long Hoa còn là biểu tượng cho sự phồn thịnh Tây Ninh, niềm tự hào của đạo Cao Đài. Cụm từ Long Hoa được cho là xuất phát từ thời kỳ khai mở Hội Long Hoa do Di-lặc làm chủ khảo, đây là kỳ thi phát xét cuối cùng để phong Phật vị. Lịch sử Do số tín đồ Cao Đài từ khắp các tỉnh đổ dồn về vùng Thánh Địa Cao Đài lập nghiệp càng ngày càng đông, nên ngày 12 tháng 11 năm Nhâm Thìn (nhằm ngày 28 tháng 12 năm 1952 dương lịch) Hộ pháp Phạm Công Tắc cho khởi công xây dựng chợ Long Hoa theo vị trí và bản vẽ của ông để tín đồ Cao Đài có nơi buôn bán làm ăn. Ban đầu chợ được xây dựng với bốn dãy nhà bằng cây và được lợp mái ngói. Mặt chính của tòa nhà có ghi chữ "Long Hoa Thị". Ngoài ra, còn có một tuyến đường theo hướng Bắc Nam chia chợ ra làm hai bên và dẫn về hướng Quốc lộ 22 ngày nay. Phía Bắc chợ là Báo Quốc Từnơi thờ cúng các vị vua Hùng của tín đồ Cao Đài; phía bên phải là sân vận động và bên trái là trường cùng dinh quận Phú Khương. Sau đó, chợ được xây lại với bốn dãy nhà hình chữ thập tượng trưng cho tứ tượng trên một diện tích đất hình vuông, bao bọc bởi tám cửa, tứ phương tám hướng với: Cửa 1Chạy về phía Tòa Thánh Tây Ninh. Cửa 3Chạy về Từ Lâm Tự. Cửa 5Chạy về Thành phố Hồ Chí Minh. Cửa 7Hướng về Trí Huệ Cung, một kiến trúc của đạo Cao Đài. Mỗi cửa được cho mang ý nghĩa "Thái Cực sanh Lưỡng Nghi, Âm Dương sanh Tứ Tượng; Tứ Tượng sanh Bái Quát; Bát Quái sanh ra Càng Khôn Vũ Trụ". Xung quanh chợ cũng có kiến trúc độc đáo theo dạng vuông vức hình bàn cờ. Năm 2002 với mong muốn đưa chợ thành trung tâm thương mại, chợ đã được thi công xây dựng giai đoạn 1 với hai phân khu A-B Đến tháng 10 năm 2004, chợ đã đưa vào khai thác tầng hầm, tầng trệt và tầng lầu. Riêng còn hai phân khu C-D chưa được xây dựng. Ngày 26 tháng 7 năm 2017, Công ty Cổ phần Xây dựng và Phát triển Đô thị Tây Ninh thuộc Tập đoàn Hoàng Quân làm chủ đầu tư đã quyết định khởi công xây dựng lại chợ với hai phân khu C-D. Đến sáng ngày 21 tháng 1 năm 2019, hai phân khu còn lại là khu C-D đã được khánh thành. Cấu trúc Chợ Long Hoa nằm trên một lô đất hình vuông; gian chính của chợ là một căn nhà hình chữ thập; xung quanh chợ có tám cửa. Từ trên nhìn xuống, khu chợ giống như một Bát Quái Đồ. Dự án được xây dựng trên khu đất có diện tích 22.092m² bao gồm 1 tầng hầm và 3 tầng nổi với 1.200 sạp, ki-ốt (diện tích lên tới 25m²) với những phân khu như: khu hàng gia dụng, khu đồ lưu niệm, điện máy, trang sức, khu vui chơi, giải trí,... Khu tầng hầm của chợ với bãi giữ xe tối đa 1.200 xe máy. Hoạt động kinh tế Chợ là một trung tâm sầm uất nhất tỉnh Tây Ninh, nơi tiêu thụ số lượng lớn hàng hóa từ các tỉnh lân cận. Đặc biệt, nơi đây có bán khá nhiều loại thức ăn chay phục vụ nhu cầu của người dân theo đạo Cao Đài. Do ở vị trí nằm trên đường đi Thành phố Hồ Chí Minh nên du khách trong và ngoài nước thường ghé sang chợ, hoạt động kinh tế trở nên sầm uất, đóng góp một phần rất lớn cho ngân sách của tỉnh. Khu chợ còn quy hoạch một khu riêng biệt chuyên bán đặc sản của địa phương như: muối tôm, bánh tráng phơi sương, bánh tráng mè, các món ăn chay đặc trưng của đạo Cao Đài. Tham khảo Chợ tại Tây Ninh Công trình xây dựng ở Tây Ninh Hòa Thành
850624
https://vi.wikipedia.org/wiki/10242%20Wasserkuppe
10242 Wasserkuppe
10242 Wasserkuppe (2808 P-L) là một tiểu hành tinh vành đai chính được phát hiện ngày 24 tháng 9 năm 1960 bởi C. J. van Houten và I. van Houten-Groeneveld ở Đài thiên văn Palomar. Tham khảo Liên kết ngoài JPL Small-Body Database Browser ngày 10242 Wasserkuppe Tiểu hành tinh vành đai chính Thiên thể phát hiện năm 1960
574095
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%C5%AB%C5%8D%2C%20Kobe
Chūō, Kobe
là một trong 9 khu của thành phố Kobe, tỉnh Hyōgo, Nhật Bản. Tham khảo Liên kết ngoài Chuo Quận của Koke
782963
https://vi.wikipedia.org/wiki/Culicomorpha
Culicomorpha
Culicomorpha là một cận bộ của Nematocera. Nó bao gồm muỗi, ruồi đen, và một số họ còn tồn tại và tuyệt chủng. Phân loại Các họ còn tồn tại Superfamily Culicoidea Dixidae -meniscus midges Corethrellidae -frog biting midges Chaoboridae -phantom midges Culicidae -mosquitoes Superfamily Chironomoidea Thaumaleidae -solitary midges Simuliidae -black flies and buffalo gnats Ceratopogonidae -biting midges Chironomidae -non-biting midges Các họ tuyệt chủng Asiochaoboridae (Upper Jurassic) Architendipedidae (Upper Triassic) Protendipedidae (Middle Jurassic) Mesophantasmatidae (Middle Jurassic) Hình ảnh Tham khảo
758873
https://vi.wikipedia.org/wiki/Angylocalyx
Angylocalyx
Angylocalyx là một chi rau đậu thuộc họ Fabaceae. Nó gồm các loài: Angylocalyx braunii Angylocalyx talbotii Tham khảo Angylocalyx
424100
https://vi.wikipedia.org/wiki/Meilhaud
Meilhaud
Meilhaud là một xã ở tỉnh Puy-de-Dôme trong vùng Auvergne-Rhône-Alpes miền trung nước Pháp. Xã này nằm ở khu vực có độ cao trung bình 400 mét trên mực nước biển. Tham khảo INSEE Xã của Puy-de-Dôme
120134
https://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%E1%BA%ADn%20Nam%20Qu%E1%BA%A3ng%20T%C3%A2y
Trận Nam Quảng Tây
Trận chiến Nam Quảng Tây () (Quế Nam Hội chiến), là một cuộc giao chiến lớn giữa Quân Cách mạng Quốc dân và Quân Đế quốc Nhật Bản trong Chiến tranh Trung-Nhật thứ hai. Tháng 11 năm 1939, Nhật đổ bộ vào bờ biển của Quảng Tây và chiếm Nam Ninh. Trong trận chiến này, Nhật đã cắt đứt thành công Trùng Khánh khỏi kết nổi với biển, là tuyến phục vụ có hiệu quả cho viện trợ nước ngoài cho các nỗ lực chiến tranh của Trung Quốc, khiến Đông Dương, Đường Miến Điện và Lạc Phong hàng tuyến (tiếng Trung: 驼峰航线) là lối duy nhất để gửi viện trợ cho Trung Quốc. Trung Quốc đã có thể tiến hành nhiều cuộc tấn công để tối đa hóa các thương vong của Nhật. Phần lớn các cuộc xung đột xảy ra để tranh giành đèo Côn Luân. Với sự thành công của cuộc Viễn chinh Việt Nam tháng 9 năm 1940, Nhật đã có thể cắt đứt Trung Quốc ngoại trừ qua Đường Miến Điện và Lạc Phong hàng tuyến và không phải bắt buộc tốn kém phải chiếm Quảng Tây. Đến tháng 11 năm 1940, Nhật bị buộc phải di tản khỏi Quảng Tây. Tham khảo Trung Quốc năm 1939 1940 ở Trung Quốc South Guangxi 1939|Battle of South Guangxi Xung đột năm 1939 Xung đột năm 1940 Nhật Bản năm 1939 Nhật Bản năm 1940 Lịch sử Quảng Tây
928950
https://vi.wikipedia.org/wiki/Polexima%20longicornis
Polexima longicornis
Polexima longicornis là một loài bọ cánh cứng trong họ Chrysomelidae. Loài này được Jacoby miêu tả khoa học năm 1903. Chú thích Tham khảo Polexima
465400
https://vi.wikipedia.org/wiki/Souzay-Champigny
Souzay-Champigny
Souzay-Champigny là một xã thuộc tỉnh Maine-et-Loire trong vùng Pays de la Loire phía tây nước Pháp. Xã này nằm ở khu vực có độ cao trung bình 32 mét trên mực nước biển. Tham khảo Souzaychampigny
297698
https://vi.wikipedia.org/wiki/Lat%20Lum%20Kaeo%20%28huy%E1%BB%87n%29
Lat Lum Kaeo (huyện)
Lat Lum Kaeo () là huyện cực tây của tỉnh Pathum Thani, miền trung Thái Lan. Huyện được thành lập ngày 28 tháng 3 năm 1906. Địa lý Các huyện giáp ranh (từ phía bắc theo chiều kim đồng hồ) là Lat Bua Luang của Ayutthaya Province, Sam Khok và Mueang Pathum Thani của tỉnh Pathum Thani, Pak Kret, Bang Bua Thong và Sai Noi của tỉnh Nonthaburi. Hành chính Huyện này được chia thành 7 phó huyện (tambon), các đơn vị này lại được chia ra thành 67 làng (muban). Rahaeng là một thị trấn (thesaban tambon) và nằm trên một phần của tambon Rahaeng. Tham khảo Lat Lum Kaeo
868551
https://vi.wikipedia.org/wiki/Chimarra%20argentinica
Chimarra argentinica
Chimarra argentinica là một loài Trichoptera trong họ Philopotamidae. Chúng phân bố ở vùng Tân nhiệt đới. Tham khảo Trichoptera vùng Tân nhiệt đới Chimarra
763131
https://vi.wikipedia.org/wiki/Amietophrynus%20fuliginatus
Amietophrynus fuliginatus
Amietophrynus fuliginatus là một loài cóc thuộc họ Bufonidae. Loài này có ở Cộng hòa Dân chủ Congo, Tanzania, và Zambia. Môi trường sống tự nhiên của chúng là rừng ẩm vùng đất thấp nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới và vùng núi ẩm nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới. Chúng hiện đang bị đe dọa vì mất nơi sống. Tham khảo Tandy, M., Channing, A., Poynton, J.C. & Howell, K. 2004. Bufo fuliginatus. 2006 IUCN Red List of Threatened Species. Truy cập 21 tháng 7 năm 2007. Amietophrynus Động vật được mô tả năm 1932
199647
https://vi.wikipedia.org/wiki/Pierre%20Boulle
Pierre Boulle
Pierre Boulle (20 tháng 2 năm 1912 – 30 tháng 1 năm 1994) là một tiểu thuyết gia Pháp, chủ yếu nổi tiếng nhờ hai tác phẩm của ông: Cầu sông Kwai (1952) và Hành tinh khỉ (1963). Pierre Boule có tên lúc sinh là Pierre-François-Marie-Louis Boulle, ông sinh ra tại Avignon, Pháp. Tiểu thuyết Le sacrilège malais (1951) Le Pont de la rivière Kwaï (1952; Cầu sông Kwai) Le Bourreau (1954; Not The Glory (1955) L'épreuve des hommes blancs (1955) Saving Face (1956) E=MC2 (1957) Face of a Hero (1956) The Test (1957) Other Side of the Coin (1956) Walt Disney's Siam (1958) S.O.P.H.I.A. (1959) A Noble Profession (1960) For a Noble Cause (1961) La Planète des singes (1963; Hành tinh khỉ) Garden on the Moon (1964) The Photographer (1967) Les Oreilles de jungle - câu chuyện về Chiến tranh Việt Nam Les Vertus de'lenfer (1974; The Virtues of Hell) Le Bon Léviathan (1978; The Good Leviathan) Miroitements (1982; Mirrors of the Sun) La Baleine des Malouines Pour l'amour de l'art Le Professeur Mortimer (1988) A nous deux, Satan! (1992) Tuyển tập Contes de l'absurde (1953) Histoires charitables (1965) Quia absurdum (1966) Time Out of Mind: And Other Stories (1966) The Marvellous Palace: And Other Stories (1977) Tham khảo Nhà văn khoa học giả tưởng Pháp Phim và người giành giải Oscar cho kịch bản chuyển thể xuất sắc nhất Quân nhân Pháp trong Thế chiến thứ hai
404157
https://vi.wikipedia.org/wiki/Heidmoor
Heidmoor
Heidmoor là một đô thị ở huyện Segeberg, bang Schleswig-Holstein Segeberg, ở bang Schleswig-Holstein, Đức. Đô thị Heidmoor có diện tích km², dân số thời điểm ngày 31 tháng 12 năm 2006 là 316 người. Tham khảo Xã và đô thị ở huyện Segeberg
833141
https://vi.wikipedia.org/wiki/1972%20Yi%20Xing
1972 Yi Xing
1972 Yi Xing (1964 VQ1) là một tiểu hành tinh vành đai chính được phát hiện ngày 9 tháng 11 năm 1964 bởi Đài thiên văn Tử Kim Sơn ở Nanking. Tham khảo Liên kết ngoài JPL Small-Body Database Browser 1972 Yi Xing Tiểu hành tinh vành đai chính Thiên thể phát hiện năm 1964
840803
https://vi.wikipedia.org/wiki/%2879269%29%201995%20QG1
(79269) 1995 QG1
{{DISPLAYTITLE:(79269) 1995 QG1}} (79269) 1995 QG1 là một tiểu hành tinh vành đai chính. Nó được phát hiện qua chương trình tiểu hành tinh Beijing Schmidt CCD ở trạm Xinglong ở tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc ngày 19 tháng 8 năm 1995. Xem thêm Danh sách các tiểu hành tinh: 79001–80000 Tham khảo Thiên thể phát hiện năm 1995 Tiểu hành tinh vành đai chính
663677
https://vi.wikipedia.org/wiki/Nephele%20vau
Nephele vau
Nephele vau là một loài bướm đêm thuộc họ Sphingidae. Nó có mặt ở khắp hầu hết Africa phía nam Sahara, but rarer in miền nam Africa. Chiều dài cánh trước là 25–31 mm. Chú thích Tham khảo Nephele Động vật Cộng hòa Congo Côn trùng Ethiopia
419678
https://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BA%ADu%20L%C6%B0%C6%A1ng%20Th%C3%A1i%20T%E1%BB%95
Hậu Lương Thái Tổ
Hậu Lương Thái Tổ (), tên húy Chu Toàn Trung (朱全忠) (852–912), nguyên danh Chu Ôn (朱溫), sau khi tức vị cải thành Chu Hoảng (朱晃), là một nhân vật quân sự và chính trị vào cuối thời Nhà Đường và đầu thời Ngũ Đại Thập Quốc trong lịch sử Trung Quốc. Ông nguyên là một tướng lĩnh trong đội quân nổi dậy của Hoàng Sào, sau đó đầu hàng và trở thành một tiết độ sứ của Nhà Đường. Đến năm 907, ông lật đổ triều Đường, trở thành hoàng đế của triều đại Hậu Lương, mở ra thời kỳ Ngũ Đại Thập Quốc trong Lịch sử Trung Quốc. Chu Ôn kiểm soát được hầu hết khu vực trung tâm của Trung Hoa, song phần lớn các khu vực nay là Thiểm Tây, Sơn Tây, và Hà Bắc vẫn nằm ngoài tầm tay của ông, các khu vực này tương ứng thuộc về các nước kình địch là Kỳ, Tấn, và Yên. Hầu hết các chiến dịch cuối cùng của ông đều nhằm vào nước Tấn ở Sơn Tây, song gần như đều thất bại trước các quân chủ người Sa Đà - trước là Lý Khắc Dụng và sau là Lý Tồn Úc. Do tập trung vào việc thống nhất phương Bắc, Chu Ôn không thể tiến quân về phương Nam. Các thủ lĩnh ở phương Nam đa phần đều quy phục Chu Ôn trên danh nghĩa, ngoại trừ quân chủ nước Ngô và Tiền Thục. Chu Ôn trị vì cho đến năm 912, khi ông bị hoàng tử Chu Hữu Khuê sát hại. Chu Hữu Khuê sau đó lại bị Chu Hữu Trinh lật đổ. Triều đại Hậu Lương tồn tại cho đến năm 923. Thân thế Chu Ôn là út trong số ba nhi tử của cha Chu Thành (朱誠)- một thầy dạy Ngũ Kinh ở Đãng Sơn, Tống châu, hai huynh của ông là Chu Toàn Dục và Chu Tồn. Ngoài ra, ông cũng có muội kết hôn với Viên Kính Sơ (袁敬初) ở Hạ Ấp, gần Đãng Sơn, cha và tổ phụ của Kính Sơ từng giữ đến chức tả bộc xạ, tư không, và xưng là hậu duệ của tể tướng Viên Thứ Kỷ thời trung Đường. (Con trai của bà là Viên Tượng Tiên về sau trở thành một trọng tướng của Hậu Lương và Hậu Đường.) Chu Thành qua đời khi Chu Ôn vẫn còn là một cậu bé, có vẻ là vào khoảng năm 864, hoặc sau đó. Sau đó, góa phụ của Chu Thành đem ba người con trai của bà đến sinh sống tại nhà của Lưu Sùng ở Tiêu huyện, Từ châu. Mẹ của Chu Thành mang họ Lưu, vì thế có thể Lưu Sùng là một người họ hàng với tổ mẫu của Chu Ôn. Nhà họ Lưu là một gia tộc có thế lực trong khu vực, việc họ gả con gái cho nhà họ Chu cho thấy gia tộc này cũng có vị thế nhất định. Chu Ôn làm công việc quản gia cho nhà họ Lưu, song các thành viên của gia tộc này không xem trọng ông, ngoại trừ mẹ của Lưu Sùng, bà thường can thiệp mỗi khi Lưu Sùng phạt đánh Chu Ôn do không hài lòng về ông. Theo Hoàng Sào Chu Ôn quay sang lập một băng đảng, trở thành một trong các nhóm đạo tặc hoạt động tại khu vực nằm giữa Hoàng Hà và Hoài Hà. Vào khoảng năm 877, Chu Ôn và trọng huynh Chu Tồn (朱存) cùng gia nhập vào đội quân nổi dậy của Hoàng Sào khi họ đi qua khu vực. Chu Tồn sau đó bị giết trong lúc lâm trận, còn Chu Ôn lập công nên trở thành một đội trưởng, lãnh binh đóng ở Đông Vị Kiều khi quân Hoàng Sào công chiếm kinh sư Trường An vào tháng 1 năm 881. Sau khi Hoàng Sào tuyên bố lập quốc Đại Tề, Chu Ôn đem binh sĩ công chiếm Đồng châu, được Hoàng Sào bổ nhiệm là phòng ngự sứ của châu này. Sau đó, Chu Ôn tự đem quân tiến đánh Đan châu ở phía nam. Quy phục triều đình Nhiều tiết độ sứ bày tỏ quy phục Hoàng Sào sau khi quân của ông ta chiếm được Trường An, song sau đó họ lại quay sang trung thành với triều đình Đường (di tản đến Thành Đô). Năm 882, Hoàng Sào bị bao vây, ngoài khu vực kinh sư thì chỉ còn kiểm soát được hai châu, trong đó có Đồng châu do Chu Ôn quản lý. Chu Ôn thấy tình thế đó thì bắt đầu tìm kiếm thời cơ thích hợp để rời bỏ Hoàng Sào, và sau khi giết chết giám quân Nghiêm Thực (嚴實) do Hoàng Sào phái đến, Chu Ôn đầu hàng Hà Trung tiết độ sứ Vương Trọng Vinh, được Chư đạo hành doanh đô thống Vương Đạc của triều đình Đường trao cho chức Đồng Hoa tiết độ sứ. Nhằm ban thưởng cho hành động ly khai hợp thời điểm này, Đường Hy Tông hạ chiếu cho Chu Ôn giữ chức hữu kim ngô đại tướng quân, Hà Trung hành doanh chiêu thảo phó sứ, ban danh "Toàn Trung". Vào ngày 3 tháng 5 năm 883, Chu Toàn Trung được bổ nhiệm là Biện châu thứ sử và Tuyên Vũ tiết độ sứ, việc bổ nhiệm có hiệu lực sau khi tái chiếm Trường An theo như dự kiến. Hoàng Sào khi đó đang có kế hoạch chạy trốn về phía đông đến khu vực Hà Nam qua Lam Điền quan, triều đình Đường cần một người để bảo vệ tuyến kênh nối đến vựa lương thực ở đông-nam. Do nguyên là một tướng lĩnh nổi dậy và thông thạo địa bàn, Chu Toàn Trung là một sự lựa chọn tất nhiên. Chu Toàn Trung cũng nhận Vương Trọng Vinh là cữu (anh/em của mẹ) do mẹ của ông cũng mang họ Vương. Quân Đường tiến vào Trường An nửa tháng sau khi Chu Toàn Trung được bổ nhiệm, và đến ngày 9 tháng 8 thì Chu Toàn Trung đến nhậm chức ở Biện châu. Tham gia chống Hoàng Sào Chu Toàn Trung đến Biện châu sau ba tháng được bổ nhiệm. Sự chậm trễ này có thể là do ông còn được giao các nhiệm vụ khác trong khoảng thời gian đó, song cũng có thể là để thương lượng xem ông được đem theo bao nhiêu người của mình đến nơi sẽ nhậm chức. Khi đầu hàng quân Đường, Chu Toàn Trung đang có một đội quân với vài nghìn binh lính, song đội quân này sau đó phần lớn bị phân tán hoặc hợp nhất vào quân triều đình, ông chỉ có thể đem theo vài trăm lính đến Biện châu, bao gồm ít nhất 80 tùy tùng quân sự. Những tùy tùng quân sự này sẽ giúp đỡ ông trong việc đưa ra các quyết định trong những năm đầu tại Biện châu. Phần lớn họ có lẽ từng cùng với Chu Toàn Trung phục vụ dưới quyền Hoàng Sào, song một số người, chẳng hạn như Bàng Sư Cổ (龐師古), thì là những người mới. Quân Tuyên Vũ là một trong các đội quân hùng mạnh trong khu vực, Chu Toàn Trung nay phải bắt đầu đảm bảo rằng đội quân này trung thành với ông. Quân Tuyên Vũ gồm hai bộ phận: nha quân bảo vệ tiết độ sứ và đại quân chiến đấu. Chu Toàn Trung bổ nhiệm một số tùy tùng quân sự của mình giữ chức trong nha quân, như Đinh Hội (丁會) giữ chức đô áp nha, và Hồ Chân (胡真) giữ chức đô tướng. Trưởng tử của Chu Toàn Trung là Chu Hữu Dụ cũng trở thành một sĩ quan, mặc dù khi đó chỉ là một cậu bé. Sự bổ nhiệm quan trọng nhất là Chu Trân (朱珍), người này trở thành Tuyên Vũ hữu chức, chịu trách nhiệm tuyển chọn, huấn luyện và cải tổ. Chu Toàn Trung giữ lại các sĩ quan thế tập trong nha quân và đại quân, song nhiệm vụ tiến hành cải tổ và chuẩn bị giao chiến với Hoàng Sào được giao cho những người mà ông tin tưởng. Chu Toàn Trung từng ấn tượng trước sức mạnh của các kị binh Sa Đà khi tái chiếm Trường An, song do quân Tuyên Vũ phần lớn là bộ binh, vì thế ông hạ lệnh thành lập các đội kị binh của riêng mình. Quyền chỉ huy đội kị binh đầu tiên được giao cho Bàng Sư Cổ, và khi các đội kị binh tiếp theo hình thành, các sĩ quan được tuyển chọn cả từ những người đi theo Chu Toàn Trung từ trước và những người mới song trung thành. Sau khi qua Lam Điền quan, Hoàng Sào tiến công Thái châu, Phụng Quốc tiết độ sứ Tần Tông Quyền đào ngũ sang quân nổi dậy. Sau đó, Hoàng Sào tiếp tục tiến công Trần châu, song thứ sử Triệu Thù (趙犨) vẫn quyết định kháng cự ngay cả khi châu thành bị bao vây. Quân của Hoàng Sào lâm vào thế bế tắc tại Trần châu, và cũng gặp phải kháng cự tại các châu khác, trước tình hình này Chu Toàn Trung cùng với các tiết độ sứ khác trong khu vực vào đầu năm 884 cùng kêu gọi Hà Đông tiết độ sứ Lý Khắc Dụng đến tiếp viện. Vào mùa xuân năm 884, liên quân của Chu Toàn Trung và Lý Khắc Dụng đánh bại các bộ tướng của Hoàng Sào, Hoàng Sào buộc phải từ bỏ việc bao vây Trần châu. Đến mùa hè cùng năm, Hoàng Sào bị giết. một số chỉ huy trong đội quân nổi dậy Hoàng Sào đầu hàng Chu Toàn Trung, do đó lực lượng của ông được tăng cường, và những người này trở thành nhóm sĩ quan trung thành thứ hai với ông trong những năm tiếp theo. Ngay sau khi Hoàng Sào bị tiêu diệt, giữa Chu Toàn Trung và Lý Khắc Dụng liền xảy ra tranh chấp, và khi Lý Khắc Dụng qua Biện châu, Chu Toàn Trung từng cố ám sát Lý Khắc Dụng vào đêm ngày 11 tháng 6 năm 884. Nỗ lực này thất bại, Lý Khắc Dụng chạy về Thái Nguyên và thượng biểu tố cáo với triều đình Đường. Chu Toàn Trung trả lời rằng không biết trước về sự việc, song giải thích rằng kế hoạch do các binh sĩ của bộ tướng Dương Ngạn Hồng (楊彥洪) sắp đặt, thông đồng với một đại diện của triều đình, và rằng Dương Ngạn Hồng đã bị hành quyết. (Trong thực tế, Dương Ngạn Hồng chết do một mũi tên đi lạc do Chu Toàn Trung bắn, khi ông định bắn chết Lý Khắc Dụng). Triều đình Đường khi đó còn lại rất ít quyền lực, vì thế họ không sẵn lòng lựa chọn giữa hai quân phiệt và không truy cứu thêm nữa, gia phong Lý Khắc Dụng làm Lũng Tây quận vương. Sự việc này khởi đầu xung đột 40 năm giữa hai bên, vẫn diễn ra sau khi cả Toàn Trung và Khắc Dụng qua đời. Chống Tần Tông Quyền Sau khi Hoàng Sào bị giết, Tần Tông Quyền vẫn tiếp tục chống lại triều đình, xưng là hoàng đế. Tần Tông Quyền mở rộng lãnh thổ của mình ra xung quanh, thậm chí còn chiếm được đông đô Lạc Dương vào năm 885-886. Do quân Lý Khắc Dụng triệt thoái trước đó, Chu Toàn Trung không còn đủ sức mạnh để đánh bại quân nổi dậy. Ông cũng không thể nhận được sự giúp đỡ từ triều đình do lúc này Đường Hy Tông đang phải chạy trốn khỏi Trường An sau một cuộc tranh chấp với Vương Trọng Vinh. Vào mùa thu năm 884, Đường Hy Tông ban cho Chu Toàn Trung chức kiểm hiệu tư đồ, đồng bình chương sự, phong tước Phái quận hầu, thực ấp 1.000 hộ. Năm 885, Chu Toàn Trung gả nhi nữ của mình- người mà sau này trở thành Trường Lạc công chúa, cho Triệu Nham (趙巖)- nhi tử của Triệu Thù, Triệu Thù vốn mang ơn Chu Toàn Trung vì từng giải vây cho ông ta khỏi quân Hoàng Sào. Với liên minh này, Chu Toàn Trung có được một vùng đệm quan trọng giữa Biện châu và Thái châu- thủ đô của Tần Tông Quyền. Cơ hội để ông nâng cao vị thế đến vào tháng 12 năm 886, khi các binh sĩ Nghĩa Thành quân- trị sở tại Hoạt châu (滑州), tiến hành binh biến chống lại tiết độ sứ An Sư Nho (安師儒) do triều đình bổ nhiệm. An Sư Nho đàn áp cuộc binh biến, song sau đó Chu Toàn Trung đem quân tiến công, chiếm được Hoạt châu và giết chết An Sư Nho, cho thuộc hạ là Hồ Chân giữ chức Nghĩa Thành lưu hậu. Chu Toàn Trung cũng đánh bại được nỗ lực đoạt lấy Nghĩa Thành của Thiên Bình tiết độ sứ Chu Tuyên. Binh lính Nghĩa Thành được tái tổ chức, một số sĩ quan và binh lính được chuyển sang quân Nghĩa Vũ, và các sĩ quan của quân Nghĩa Vũ được bổ nhiệm sẽ chỉ huy đội quân Nghĩa Thành còn lại. Phần lớn các binh sĩ Nghĩa Thành được để lại Hoạt châu phòng thủ Hoàng Hà, Chu Toàn Trung có được một đội quân dự phòng chiến lược. Vào tháng 1 năm 887, Đường Hy Tông bổ nhiệm Chu Toàn Trung giữ chức kiểm hiệu thái phó, cải phong Ngô Hưng quận vương, thực ấp 3.000 hộ. Đến tháng 6/7 năm 886, Chu Toàn Trung khiển đô tướng Quách Ngôn (郭言) đem ba vạn bộ-kị binh tiến công thủ đô Thái châu của Tần Tông Quyền. Tuy nhiên, quân Tuyên Vũ chiến bại và đến cuối năm 886 thì Tần Tông Quyền bắt đầu chiến dịch chống Chu Toàn Trung, tiến quân hướng về Biện châu và có ý muốn đánh chiếm thành. Chu Toàn Trung khiển Chu Trân tiến về phía đông và mộ thêm quân bên ngoài lãnh địa. Việc này là vừa nhằm phát triển lực lượng, vừa cải thiện tình hình tiếp tế cho Biện châu. Quách Ngôn được phái tiến về phía tây, vào lãnh địa do quân nổi dậy kiểm soát. Sau khi đánh bại một băng đảng cướp bóc lớn, Quách Ngôn tuyển mộ những người còn sống sốt và cùng các tân binh trở lại Biện châu, toàn bộ cuộc viễn chinh kéo dài trong 6 tháng. Chu Trân tiến về một nơi tương đối thái bình là Bình Lô quân, ông ta đánh bại quân Bình Lô và tuyển mộ binh lính trong khu vực, đoạt lấy ngựa, trở về Biện châu vào mùa xuân năm 887 chỉ sau hai tháng xuất phát, đem về cho Chu Toàn Trung, theo Tư trị thông giám, một vạn tân binh và một nghìn con ngựa. Những con số này có thể là phóng đại, song tổng số binh sĩ của Chu Toàn Trung khi đó có thể đạt đến 3 vạn. Đến tháng 5/6 năm 887, Chu Toàn Trung cảm thấy binh lực nay đủ để tiến công. Ông lệnh quân Nghĩa Thành đến, và xin các quân khác cứu viện, kết quả nhận được trợ giúp của Chu Tuyên và họ hàng của ông ta là Thái Ninh tiết độ sứ Chu Cẩn (朱瑾). Binh sĩ của bốn quân hợp binh và khiến quân của Tần Tông Quyền thảm bại tại Biên Hiếu thôn (邊孝村) ở ngay bên ngoài thành Biện châu, Tần Tông Quyền chạy trốn. Năm 888, nhận thấy Tần Tông Quyền đang trong tình thế khó khăn, bộ tướng của Tần Tông Quyền là Triệu Đức Nhân (趙德諲) quyết định quay sang quy phục Đường và liên kết với Chu Toàn Trung. Trong khi đó, sau khi đoạt được Lạc Dương và Hà Dương, Chu Toàn Trung quyết định tiến hành chiến dịch quyết định chống lại Tần Tông Quyền. Chu Toàn Trung đánh bại Tần Tông Quyền trong một trận chiến diễn ra ngay phía nam Thái châu, Tần Tông Quyền triệt thoái vào Thái châu và thủ thành chống lại cuộc bao vây của Chu Toàn Trung. Đến khi nguồn lương thực cạn kiệt, Chu Toàn Trung triệt thoái. Sau khi Chu Toàn Trung dời đi, quân của Tần Tông Quyền tái chiếm Hứa châu. Khoảng tết năm 889, Tần Tông Quyền bị thuộc hạ phản bội, giải đến Biện châu, sau đó Chu Toàn Trung cho giải Tần Tông Quyền đến Trường An. Đến tháng 3 năm đó, Chu Toàn Trung được kiêm chức Trung thư lệnh, tiến tước Đông Bình quận vương. Chinh phục Hà Nam Liên minh giữa Chu Toàn Trung với Chu Tuyên và Chu Cẩn không kéo dài lâu, ngay khi quân đội của họ trở về phía đông sau khi cứu viện Chu Toàn Trung, Chu Toàn Trung liền buộc tội Chu Tuyên và Chu Cẩn xúi binh lính của ông đào ngũ chạy sang phía đông. Lấy cớ này, Chu Toàn Trung tiến công Chu Cẩn, sai tướng Chu Trân và Cát Tùng Chu công chiếm Tào châu bắt được thứ sử Khâu Hoằng Lễ (丘弘禮). Trương Quy Bá (張歸霸) giao chiến với Chu Cẩn ở Kim Hương và tràn qua Bộc châu. Tuy nhiên, khi định chiếm thủ phủ Vận châu (鄆州) của Thiên Bình quân, Chu Trân bị đẩy lui. Trong khi đó, ở phương Nam, Hoài Nam tiết độ sứ Cao Biền bị giết hại trong một cuộc binh biến và triều đình Đường cho Chu Toàn Trung kiêm Hoài Nam tiết độ sứ, ban cho ông là Đông Nam diện chiêu thảo sứ. Chu Toàn Trung khiển Hành quân tư mã Lý Phan (李璠) đi giữ chức Hoài Nam lưu hậu, song khi đến nơi thì Lý Phan nhận thấy Dương Hành Mật đang kiểm soát thủ phủ Dương châu của Hoài Nam quân. Mặc dù tiếp sứ giả của Chu Toàn Trung là Trương Đình Phạm (張廷範), song Dương Hành Mật từ chối chấp thuận để Lý Phan làm lưu hậu. Cảm Hóa tiết độ sứ Thì Phổ cũng không hài lòng vì ông ta không được trao cho Hoài Nam quân, do vậy đem quân chặn không cho Lý Phan và Quách Ngôn (hộ tống Lý Phan) tiến gần Dương châu, Chu Toàn Trung phải từ bỏ kế hoạch tiếp quản Hoài Nam. Để thu mua tài vật cho chiến dịch chống lại quân nổi dậy của Tần Tông Quyền, Chu Toàn Trung phái thuộc cấp đem một vạn lạng bạc đi lên phía bắc mua lương thực của Ngụy Bác tiết độ sứ Nhạc Ngạn Trinh (樂彥禎). Tuy nhiên, trùng thời điểm đó, Ngụy Bác xảy ra binh biến, sứ giả của Chu Toàn Trung bị giết, còn tiền bạc và số lương thực mua được có lẽ đều bị tịch thu. Để trả đũa, Chu Toàn Trung khiển Chu Trân đem quân đi cướp bóc khắp lãnh thổ Ngụy Bác trước khi trở về. Cuối cùng, Ngụy Bác về tay La Hoằng Tín (羅弘信), người này thiết lập hòa bình với Chu Toàn Trung. Ở phía tây, cũng vào năm 888, Gia Cát Sảng (諸葛爽), Hà Nam doãn Trương Toàn Nghĩa và Hà Dương tiết độ sứ Lý Hãn Chi (李罕之) giao chiến với nhau, Lý Hãn Chi cuối cùng phải chạy đến chỗ Lý Khắc Dụng. Lý Khắc Dụng phái quân đi giúp Lý Hãn Chi phục chức, Trương Toàn Nghĩa quay sang cầu viện Chu Toàn Trung. Đáp lại, Chu Toàn Trung phái Đinh Hội, Cát Tùng Chu, Ngưu Tồn Tiết (牛存節) đem quân cứu viện Trương Toàn Nghĩa, kết quả quân Tuyên Vũ đánh bại quân Lý Khắc Dụng. Sau đó, Chu Toàn Trung có được một đồng minh trung thành là Trương Toàn Nghĩa, có thể dựa vào người này để giải quyết vấn đề tiền bạc và lương thực. Đến tháng 6/7 năm 888, việc bao vây Thái châu đã diễn ra liên tục trong hơn 100 ngày. Thì Phổ trên danh nghĩa là đô thống chịu trách nhiệm diệt trừ Tần Tông Quyền, Chu Toàn Trung thượng biểu cho triều đình buộc tội Thì Phổ và thỉnh cầu bãi chức đô thống của Thì Phổ. Trước đó, do địa phương xảy ra biến loạn, Sở châu thứ sử Lưu Toản (劉瓚) chạy đến chỗ Chu Toàn Trung. Nhằm kích động Thì Phổ động binh, Chu Toàn Trung khiển Chu Trân dẫn theo một đội quân tiến về phía đông phục chức cho Lưu Toản, vì để đến Sở châu thì Chu Trân phải qua Cảm Hóa quân của Thì Phổ. Đúng như dự tính, Thì Phổ không thể nhẫn nhịn được nên cho quân tiến công Chu Trân. Tuy nhiên, Chu Trân giành được chiến thắng trong một trận chiến trước Thì Phổ và tiến chiếm được Túc châu ở phía nam. Sau đó, Chu Toàn Trung lệnh cho Bàng Sư Cổ tiến công Từ châu của Cảm Hóa quân. Vào tháng 2/3 năm 889, Bàng Sư Cổ đánh bại Thì Phổ trong một trận chiến. Trong những năm đầu tiên giữ chức tiết độ sứ, Chu Toàn Trung đặt nhiều tin tưởng vào Tuyên Vũ đô chỉ huy sứ Chu Trân, đến nỗi Chu Trân có đủ quyền hạn để thách thức quyền lực của Chu Toàn Trung. Để kiểm tra, Chu Toàn Trung bổ nhiệm Lý Đường Tân (李唐賓) làm người giám sát, học theo mô hình cho các thái giám làm giám quân của triều Đường. Chu Trân và Lý Đường Tân sớm xảy ra tranh chấp và đến tháng 8 năm 889, trong khi binh lính dựng trại ở Tiêu huyện để tiếp tục chiến dịch tiến công Thì Phổ, Chu Trân tìm ra cớ để giết Lý Đường Tân, sau đó thông báo Đường Tân bị xử tử vì làm loạn. Đây là một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng đối với Chu Toàn Trung, đe dọa sẽ nổ ra một cuộc binh biến lớn trong quân đội. Sau khi lên kế hoạch với ''Tả tư mã'' Kính Tường (敬翔), Chu Toàn Trung đầu tiên giả bộ cầm tù gia tộc của Lý Đường Tân, tỏ ra dường như tán thành lời buộc tội nổi loạn, sau đó đến doanh trại ở Tiêu huyện. Khi Chu Toàn Trung đến, Chu Trân ra nghênh tiếp thì liền bị quân hộ vệ của Chu Toàn Trung bắt giữ và sát hại trước mặt các sĩ quan khác. Chu Toàn Trung tiến hành cải tổ quân đội để đảm bảo một tình huống tương tự không thể xảy ra được nữa, một đô chỉ huy sứ mới được bổ nhiệm song không còn có quyền lực như trước, không sĩ quan đơn lẻ nào có thể có đủ quyền lực để đe dọa Chu Toàn Trung. Trong khi đó, ở phía nam, Dương Hành Mật buộc phải từ bỏ Dương châu cho Tôn Nho- một thuộc hạ cũ của Tần Tông Quyền. Sau khi phân binh lính của Chu Trân cho Bàng Sư Cổ và Hoắc Tồn (霍存), đến mùa xuân năm 890, Chu Toàn Trung lệnh cho Bàng Sư Cổ vượt Hoài Hà tiến công Tôn Nho, song chiến thắng thuộc về Tôn Nho. Tháng 4/5 năm 890, quân đồn trú Túc châu tiến hành binh biến và đào thoát về với Thì Phổ. Chu Toàn Trung đích thân tiến hành một nỗ lực nhằm tái chiếm châu này song không thành công. Ông phải mất đến một năm rưỡi bao vây để tái chiếm Túc châu. Ở phía bắc, Lý Khắc Dụng cũng vừa đánh bại hai kình địch là Hách Liên Đạc và Lý Khuông Uy, hai người này cùng với Chu Toàn Trung thượng biểu cho triều đình Đường xin thảo phạt Lý Khắc Dụng. Ở Trường An, tể tướng Trương Tuấn được cho là bị Chu Toàn Trung mua chuộc nên bày tỏ ủng hộ đề xuất, song đa số triều sĩ phản đối. Tuy nhiên, đồng cấp của Trương Tuấn là Khổng Vĩ cũng ủng hộ kiến nghị của Chu Toàn Trung, Đường Chiêu Tông cuối cùng bổ nhiệm Trương Tuấn là Hà Đông hành doanh đô chiêu thảo chế trí nghi úy sứ, đem quân đi thảo phạt Lý Khắc Dụng. Lúc này, xảy ra binh biến tại Lộ châu- trị sở của Chiêu Nghĩa quân. Chiêu Nghĩa tiết độ sứ Lý Khắc Cung (李克恭)- đệ của Lý Khắc Dụng, bị sát hại. Thủ lĩnh loạn binh là Phùng Bá (馮霸) mời Chu Toàn Trung tiếp quản Lộ châu. Chu Toàn Trung sai Cát Tùng Chu đem quân đến chiếm cứ Lộ châu, triều đình bổ nhiệm một triều sĩ là Tôn Quỹ (孫揆) giữ chức Chiêu Nghĩa tiết độ sứ. Tuy nhiên, trên đường đến Lộ châu nhậm chức, Tôn Quỹ bị Lý Tồn Hiếu (con nuôi của Lý Khắc Dụng) phục kích và bắt giữ, Cát Tùng Chu cuối cùng buộc phải bỏ Lộ châu. Thay vì cung cấp hỗ trợ trực tiếp cho chiến dịch chống Lý Khắc Dụng của triều đình, Chu Toàn Trung nay tìm cách mở rộng thế lực của ông về phía bắc. Vào tháng 12 ÂL (tháng 12/890 hoặc tháng 1/891), Chu Toàn Trung từ bỏ yêu sách với Hoài Nam, thay vào đó được kiêm chức Tuyên Nghĩa tiết độ sứ (tức Nghĩa Thành khi trước, đổi tên do kị húy cha Chu Thành của Chu Hữu Trinh). Điều này có nghĩa là Hồ Chân nay bị bãi quyền tiết độ sứ, người này sau làm quan cho triều đình và không còn phụng sự Chu Toàn Trung nữa. Chu Toàn Trung bổ nhiệm một người từng đi theo ông từ khi còn ở trong đội quân nổi dậy của Hoàng Sào là Tạ Đồng (謝瞳) đến Hoạt châu giúp ông cai quản Tuyên Nghĩa. Tiếp theo, Chu Toàn Trung yêu cầu Ngụy Bác tiết độ sứ La Hoằng Tín phải cho quân lính Tuyên Vũ quyền đi qua, cũng như cung cấp lương thực cho chiến dịch chống Lý Khắc Dụng sắp tới. La Hoằng Tín từ chối với lý do lương thực khan hiếm và chỉ ra rằng binh lính của Chu Toàn Trung không cần phải đi qua lãnh địa của ông ta để lên phía bắc trong khi tiến đánh Lý Khắc Dụng ở phía tây. Lấy đây làm cớ, vào tháng 3/4 năm 891, Chu Toàn Trung tiến công Ngụy Bác, Cát Tùng Chu và Đinh Hội làm phó, chiếm được bốn huyện và đại thắng quân Ngụy Bác trong một trận chiến tại Nội Hoàng. Sau các thất bại, La Hoằng Tín buộc phải cầu hòa và chấp thuận liên kết với Chu Toàn Trung. Trong khi đó, Lý Khắc Dụng đánh bại quân triều đình của Trương Tuấn, Đường Chiêu Tông buộc phải khôi phục quan tước cho Lý Khắc Dụng. Vào tháng 11/12 năm 891, Cát Tùng Chu và Đinh Hội dùng kế khiến Túc châu bị ngập lụt, cuối cùng thành này cũng rơi vào tay quân của Chu Toàn Trung. Tháng sau, Tào châu đô tướng Quách Thù (郭銖) giết chết thứ sử Quách Từ (郭詞), đem Tào châu hàng Chu Toàn Trung. Vào tháng 3 năm 892, Chu Toàn Trung dẫn quân tiến công Vận châu, cho trưởng tử là Chu Hữu Dụ làm tướng tiên phong. Tuy nhiên, nghiệp binh của Chu Hữu Dụ không có một khởi đầu triển vọng khi Chu Toàn Trung chiến bại hai lần do Chu Hữu Dụ không thể gặp đại quân. Mặc dù vậy, Chu Toàn Trung vẫn giao phó cho nhi tử quyền chỉ huy độc lập trong mùa đông sau đó, khi Chu Hữu Dụ chiếm Bộc châu của Thiên Bình và sau đó bao vây Thì Phổ ở Từ châu. Tuy nhiên, trong lúc đó, đô ngu hầu Chu Hữu Cung (朱友恭)- con nuôi của Chu Toàn Trung- gửi thư gièm pha Chu Hữu Dụ bất tài sau một trận chiến với Chu Cẩn, Chu Toàn Trung do đó giao binh quyền của Hữu Dụ lại cho Bàng Sư Cổ. Vào tháng 4/5 năm 893, Bàng Sư Cổ chiếm được Từ châu, Thì Phổ tự sát, Chu Toàn Trung loại bỏ được một đối thủ trong tiến trình xưng bá trong khu vực. (Do những cáo buộc của Chu Hữu Cung, Chu Toàn Trung suýt xử tử Chu Hữu Dụ, song xá tội cho Hữu Dụ sau khi Trương phu nhân can thiệp.) Chu Toàn Trung chọn thuộc hạ của mình là Tống châu thứ sử Trương Đình Phạm (張廷範) đến Từ châu giữ chức Cảm Hóa lưu hậu, song các châu khác của Cảm Hóa được trao cho tướng Cát Tòng Chu cai quản. Do Cát Tùng Chu thường xuyên vắng mặt trên chiến trường, nên không chắc Trương Đình Phạm có thể khuếch trương thế lực. Bằng cách làm suy yếu địa vị của thống đốc quân sự mới, Chu Toàn Trung có thể kiểm soát trực tiếp các châu khác và đảm bảo không ai có thể có thể gây dựng được căn cứ quyền lực độc lập để đối chọi lại với ông. Đoạt lấy Thiên Bình và Thái Ninh Sau khi chiếm được Cảm Hóa, Chu Toàn Trung tập trung vào việc đánh bại Chu Tuyên và Chu Cẩn. Ông tiến công Chu Tuyên vào năm 894, đánh bại liên quân Chu Tuyên và Chu Cẩn, giết một vạn quân đối phương. Khoảng thời gian này, sức mạnh của Lý Khắc Dụng bắt đầu suy yếu do phải tiêu tốn tài lực trong cuộc chiến với con nuôi là Lý Tồn Hiếu. Đồng thời, mối quan hệ giữa Chu Toàn Trung và Dương Hành Mật lại bắt đầu trở nên căng thẳng, sau khi chư hầu của Chu Toàn Trung là Trương Gián (張諫) quay sang chống lại Chu Toàn Trung và dâng Tứ châu cho Dương Hành Mật, Chu Toàn Trung sau đó bắt giữ một lô hàng chè lớn mà Dương Hành Mật cho đưa đến Biện châu để bán. Chu Toàn Trung sau đó lại gây thiệt hại lớn cho Chu Tuyên và Chu Cẩn, bất chấp việc Lý Khắc Dụng cho quân đến tiếp viện họ. Vào cuối năm 896, Chu Toàn Trung khiển Cát Tòng Chu bao vây Duyện châu (兗州)- thủ phủ của Thái Ninh quân, còn bản thân thì theo sau yểm trợ. Khi Chu Tuyên khiển binh sĩ Thiên Bình và Hà Đông đến giải vây, họ bị Chu Toàn Trung đánh bại. Chu Toàn Trung tuyên bố với các sĩ quan quân Thiên Bình và Hà Đông rằng ông đã bắt được Chu Cẩn, mục đích là khiến họ đầu hàng. Tuy nhiên, Chu Cẩn sau đó vờ đầu hàng, rồi tận dụng thời cơ để bắt và xử tử một người họ hàng từng đầu hàng quân Tuyên Vũ (Tề châu thứ sử Chu Quỳnh (朱瓊)). Chu Toàn Trung mất tinh thần và quyết định triệt thoái khỏi Duyện châu. Tuy nhiên, ông vẫn để Cát Tòng Chu đóng quân ở vùng lân cận nhằm theo dõi và gây thiệt hại cho Chu Cẩn. Vào cuối năm 895 và đầu năm 896, Lý Khắc Dụng cố gắng cử hai đợt tiếp viện lớn cho Chu Tuyên và Chu Cẩn, đợt đầu do Sử Nghiễm (史儼) và Lý Thừa Tự (李承嗣) chỉ huy, và đợt sau do con nuôi là Lý Tồn Tín (李存信) chỉ huy. Cả hai đợt quân tiếp viện đều đi qua Ngụy Bác, đợt đầu tiên đi qua suôn sẻ, song Lý Tồn Tín lại tiến hành cướp bóc của người dân Ngụy Bác khiến cho Ngụy Bác tiết độ sứ La Hoằng Tín tức giận. Hơn nữa, Chu Toàn Trung viết thư cho La Hoằng Tín và cảnh báo La Hoằng Tín rằng Lý Khắc Dụng có ý muốn chinh phục toàn bộ vùng lãnh thổ ở bờ bắc Hoàng Hà (Hà Bắc), bao gồm cả Ngụy Bác. Do vậy, La Hoằng Tín phục kích Lý Tồn Tín, gây tổn thất nặng nề cho quân Hà Đông và ngăn cản họ tiến đến Thiên Bình, sau đó La Hoằng Tín trở thành một đồng minh của Tuyên Vũ, đặc biệt là sau khi liên quân Ngụy Bác/Tuyên Vũ đẩy lùi một cuộc tiến công vào Ngụy Bác của Lý Khắc Dụng. Vào đầu năm 896, quân của Bàng Sư Cổ tiến đến thủ phủ Vận châu của Thiên Bình quân. Vào mùa xuân năm 897, quân của Bàng Sư Cổ và Cát Tòng Chu cùng bao vây Vận châu, Chu Tuyên cùng phu nhân bị bắt khi đang chạy trốn, Chu Tuyên sau đó bị xử tử. Chu Cẩn bỏ Vận châu, chạy về Hoài Nam với Sử Nghiễm và Lý Thừa Tự, Chu Toàn Trung nay kiểm soát toàn bộ các lãnh thổ ở phía đông Tuyên Vũ, xa đến Đông Hải (khi đó Bình Lô của Vương Sư Phạm cũng trở thành một chư hầu). Tuy nhiên, tàn quân Thiên Bình/Thái Ninh/Hà Đông nay hợp nhất vào quân Hoài Nam, năng lực chiến đấu trên bộ của quân Hoài Nam được cải thiện lên nhiều trong các trận chiến sau đó với Chu Toàn Trung (trước đây quân Hoài Nam chỉ giỏi chiến đấu trên mặt nước). Thoạt đầu, Chu Toàn Trung đem phu nhân của Chu Cẩn (bị quân Tuyên Vũ bắt) làm tiểu thiếp của mình, song Trương phu nhân lại chỉ ra rằng đây là hành động hạ nhục phu nhân của Chu Cẩn, Chu Toàn Trung liền cho phu nhân của Chu Cẩn làm ni cô. Ông bổ nhiệm Cát Tòng Chu giữ chức Thái Ninh lưu hậu, bổ nhiệm Chu Hữu Dụ giữ chức Thiên Bình lưu hậu, còn Bàng Sư Cổ giữ chức Vũ Ninh lưu hậu (tức Cảm Hóa, đổi lại tên trước đó của quân này). Tiếp tục khuếch trương Vào thời điểm này, Chu Toàn Trung cũng liên kết với tể tướng Thôi Dận, khi đang lánh nạn ở Hoa châu, Đường Chiêu Tông muốn cử Thôi Dận đến phương trấn, Thôi Dận liền dùng ảnh hưởng của Chu Toàn Trung để buộc Trấn Quốc tiết độ sứ Hàn Kiến và Đường Chiêu Tông phải để Thôi Dận ở lại trong triều. Trong khi đó, Hộ Quốc tiết độ sự Vương Kha và Bảo Nghĩa tiết độ sứ Vương Củng tranh giành quyền kiểm soát Hộ Quốc. Lý Khắc Dụng ủng hộ con rể Vương Kha, còn Chu Toàn Trung ủng hộ thân thích Vương Củng. Vào mùa xuân năm 897, Chu Toàn Trung khiển Trương Tồn Kính (張存敬) và Dương Sư Hậu (楊師厚) đem quân đi bao vây Hộ Quốc, song Lý Khắc Dụng lại khiển cháu là Lý Tự Chiêu (李嗣昭) đem quân đến cứu viện Hộ Quốc, kết quả quân Tuyên Vũ chiến bại và buộc phải bỏ bao vây. Sau khi Dương Hành Mật tiến công đồng minh của Chu Toàn Trung là Vũ Xương tiết độ sứ Đỗ Hồng; vào mùa thu năm 897, Chu Toàn Trung quyết định phát động một cuộc tiến công lớn nhằm vào Dương Hành Mật, mục đích là để chiếm Hoài Nam. Trong chiến dịch, Bàng Sư Cổ là tướng tiên phong, còn Chu Toàn Trung chỉ huy đại quân Tuyên Vũ. Chu Toàn Trung tập hợp binh sĩ hiện có; khiển Bàng Sư Cổ đem 7 vạn quân Tuyên Vũ và Vũ Ninh đến Thanh Khẩu, giả bộ tiến đến thủ phủ Dương châu (揚州) của Hoài Nam; khiển Cát Tòng Chu đem quân Thiên Bình và Thiên Ninh đến An Phong, giả bộ tiến đến Thọ châu; Chu Toàn Trung dẫn đại quân đến Túc châu. Người dân Hoài Nam quân rất sửng sốt và mất tinh thần khi biết quân của Chu Toàn Trung tiến đánh. Tuy nhiên, quân của Bàng Sư Cổ bị quân Hoài Nam tiêu diệt, Bàng Sư Cổ bị giết. Cát Tòng Chu cũng chiến bại trước tướng Chu Diên Thọ (朱延壽) của Hoài Nam. Hay tin cả hai bộ tướng đều thua trận, Chu Toàn Trung cũng triệt thoái. Trận chiến này do đó khẳng định quyền kiểm soát của Dương Hành Mật với vùng lãnh thổ nằm giữa Hoài Hà và Trường Giang. Trong khi đó, vào mùa xuân năm 898, theo thỉnh cầu của Chu Toàn Trung, Đường Chiêu Tông bổ nhiệm ông giữ chức tiết độ sứ của cả ba quân: Tuyên Vũ, Tuyên Nghĩa và Thiên Bình. Sau đó, Chu Toàn Trung kết hợp với quân Ngụy Bác, tiến công ba châu Hình (邢), Minh (洺), Từ (磁) của Chiêu Nghĩa nằm ở phía đông của Thái Hành Sơn (vùng Sơn Đông) do Lý Khắc Dụng kiểm soát, ba châu sớm thất thủ, Chu Toàn Trung cho Cát Tòng Chu giữ chức Chiêu Nghĩa lưu hậu, cai quản ba châu này. Đồng thời, sau khi Chu Toàn Trung chiến bại ở Thanh Khẩu, nhi tử và người kế nhiệm của Triệu Đức Nhân là Trung Nghĩa tiết độ sứ Triệu Khuông Ngưng (趙匡凝) quay sang liên kết với Dương Hành Mật. Chu Toàn Trung khiển Thị Thúc Tông (氏叔琮) và Khang Hoài Trinh (康懷貞) tiến công Trung Nghĩa, Triệu Khuông Ngưng lo sợ nên lại quay sang làm chư hầu của Chu Toàn Trung. Trong khi đó, Đường Chiêu Tông cố gắng hòa giải Lý Khắc Dụng và Chu Toàn Trung, Lý Khắc Dụng chấp thuận, song Chu Toàn Trung từ chối, hy vọng hòa bình cũng chấm dứt. Sau đó, Chu Toàn Trung phát hiện ra một chư hầu khác là Phụng Quốc tiết độ sứ Thôi Hồng (崔洪) có liên lạc với Dương Hành Mật. Ông khiển Trương Tồn Kính đem quân tiến công Thôi Hồng, Thôi Hồng lo sợ nên đành phải phái đệ là đô chỉ huy sứ Thôi Hiền (崔賢) đến chỗ Chu Toàn Trung làm con tin và đề nghị được hợp binh với Tuyên Vũ. Thoạt đầu, Chu Toàn Trung chấp thuận và triệu Trương Tồn Kính về, khi Chu Toàn Trung khiển Thôi Hiền quay trở lại Phụng Quốc để truyền lệnh Phụng Quốc gửi đồ tiếp tế cho quân Tuyên Vũ, các binh sĩ Phụng Quốc liền tiến hành binh biến, giết chết Thôi Hiền và buộc Thôi Hồng phải chạy trốn đến Hoài Nam. Vào mùa xuân năm 899, quân của Chu Toàn Trung phải giao chiến với đối thủ trên ba mặt trận: Lý Hãn Chi khi đó đoạt lấy nửa phía tây của Chiêu Nghĩa sau cái chết của bộ tướng Tiết Chí Cần (薛志勤) của Lý Khắc Dụng, Chu Toàn Trung phái binh đến tiếp viện cho Lý Hãn Chi; Lưu Nhân Cung sau khi đoạt được Lô Long và Nghĩa Xương, quay sang tiến công Ngụy Bác, Chu Toàn Trung phái quân đi tiếp viện cho Ngụy Bác tiết độ sứ La Thiệu Uy (kế nhiệm La Hoằng Tín); Dương Hành Mật và Chu Cẩn thì tiến công Vũ Ninh. Cuộc tiến công của Dương Hành Mật có vẻ sớm tiêu tan, quân của Chu Toàn Trung giành thắng lợi trên cả hai mặt trận Chiêu Nghĩa và Ngụy Bác, tiêu diệt quân của Lưu Nhân Cung và buộc người này phải dừng cuộc tiến công Ngụy Bác, Lý Khắc Dụng cũng phải dừng tiến công Chiêu Nghĩa. Năm 900, khi Đường Chiêu Tông trở về Trường An, còn Thôi Dận mất chức tể tướng do áp lực từ các hoạn quan, Thôi Dận lại sử dụng ảnh hưởng của Chu Toàn Trung để phục chức và buộc đồng cấp là Vương Đoàn (王摶) cùng các hoạn quan Chu Đạo Bật (朱道弼) và Cảnh Vụ Tu (景務脩) phải chết. Cũng trong năm 900, Chu Toàn Trung phát động chiến dịch tiến công lên phía bắc, gây tổn thất nặng nề cho Lưu Nhân Cung, và buộc hai quân khác vốn liên minh lỏng lẻo với Lý Khắc Dụng: Thành Đức của Vương Dung, và Nghĩa Vũ của Vương Xử Trực, phải quy phục mình. Theo ghi chép, vào thời điểm này, toàn bộ các quân ở Hà Bắc đều quy phục Chu Toàn Trung. Vào cuối năm 901, các hoạn quan ở Trường An tiến hành binh biến, buộc Đường Chiêu Tông phải nhường ngôi lại cho thái tử Lý Dục. Các hoạn quan cũng muốn giết chết Thôi Dận, song vì lo sợ Chu Toàn Trung nên chỉ dám bãi chức Diêm-thiết chuyển vận sứ của ông ta. Trong khi đó, Thôi Dận bí mật liên lạc thư từ với Chu Toàn Trung, lập kế hoạch chống lại các hoạn quan. Chu Toàn Trung giam giữ các sứ giả của Lưu Quý Thuật (hoạn quan lãnh đạo binh biến), phái thuộc hạ là Lý Chấn đến Trường An để trực tiếp trao đổi với Thôi Dận về các hành động tiếp theo. Tuy nhiên, trước khi Chu Toàn Trung kịp có hành động, tại Trường An diễn ra phản binh biến vào đầu năm 902, Đường Chiêu Tông phục vị và sau đó phong cho Chu Toàn Trung tước Đông Bình vương. Vào mùa xuân năm 902, Chu Toàn Trung tập kích Hộ Quốc, nhanh chóng nắm quyền kiểm soát độc đạo giữa Hà Đông và Hộ Quốc, vì vậy Lý Khắc Dụng không thể cứu viện cho Vương Kha. Không được Lý Khắc Dụng cứu viện, Vương Kha nhanh chóng phải đầu hàng, Chu Toàn Trung giành được quyền kiểm soát Hộ Quốc. Mặc dù sau đó Lý Khắc Dụng đề nghị hòa bình, song Chu Toàn Trung vẫn quyết định tiến công Hà Đông. Chu Toàn Trung bao vây trị sở của Hà Đông là thành Thái Nguyên, song vì thời tiết khắc nghiệt nên Chu Toàn Trung sớm phải từ bỏ việc bao vây. Không lâu sau, Đường Chiêu Tông bổ nhiệm ông giữ chức tiết độ sứ của bốn quân: Tuyên Vũ, Tuyên Nghĩa, Thiên Bình và Hộ Quốc. Trong khi đó, tại Trường An, các hoạn quan lập một liên minh vững chắc hơn với Phượng Tường tiết độ sứ Lý Mậu Trinh, chuẩn bị có hành động chống lại Thôi Dận (vì Thôi Dận có ý muốn đồ sát các hoạn quan). Thôi Dận lo sợ, viết thư cho Chu Toàn Trung và nói rằng các hoạn quan đang lên kế hoạch cùng Lý Mậu Trinh tiến công Chu Toàn Trung. Sau đó, Chu Toàn Trung chuẩn bị hành quân đến Trường An, các hoạn quan hay tin thì quyết định bắt Đường Chiêu Tông cùng hoàng gia, đưa đến Phượng Tường cùng với họ. Tiến đánh Phượng Tường Sau đó, Chu Toàn Trung tiến quân đến Trường An và gặp Thôi Dận, tiếp tục tiến đến Phượng Tường, trong khi Lý Mậu Trinh và Hữu thần sách quân hộ quân trung úy Hàn Toàn Hối (韓全誨) buộc Đường Chiêu Tông phải hạ chỉ lệnh cho Chu Toàn Trung quay trở về Tuyên Vũ. Thoạt đầu Chu Toàn Trung rút lui, song sau đó quay sang tập trung vào việc chinh phục các lãnh địa khác của Lý Mậu Trinh tại Quan Trung trước, trong đó ban gồm Tĩnh Nan do con nuôi của Lý Mậu Trinh là Lý Kế Huy (李繼徽) cai quản; ông nhanh chóng buộc Lý Kế Huy và các thuộc hạ khác của Lý Mậu Trinh phải đầu hàng, cô lập Phượng Tường. Hàn Toàn Hối phái sứ giả đến các quân ở vùng đông nam của đế chế, yêu cầu họ tiến công vào lãnh địa của Chu Toàn Trung, song hầu hết hoặc tất cả các sứ giả này đều bị chặn lại và giết chết dưới tay một đồng minh của Chu Toàn Trung là Nhung Chiêu tiết độ sứ Phùng Hành Tập (馮行襲). Lý Mậu Trinh cũng cố gắng cầu viện Tây Xuyên tiết độ sứ Vương Kiến, Vương Kiến bề ngoài thì thể hiện ủng hộ Lý Mậu Trinh và quở trách Chu Toàn Trung, song lại bí mật liên lạc với Chu Toàn Trung và muốn nhân cơ hội này để đoạt lấy các vùng lãnh thổ của Lý Mậu Trinh ở phía nam Tần Lĩnh. Lý Khắc Dụng cũng cố gắng giúp đỡ Lý Mậu Trinh khi khiển Lý Tự Chiêu (李嗣昭) và Chu Đức Uy (周德威) đem quân tiến công Hộ Quốc, song bị quân của Chu Toàn Trung dưới quyền Chu Hữu Ninh (朱友寧) và Thị Thúc Tông (氏叔琮) đánh bật và thành Thái Nguyên còn bị bao vây trong một thời gian. Mặc dù sau đó quân Hà Đông có thể đẩy lui được quân Tuyên Vũ, song trong vài năm sau đó, Lý Khắc Dụng không còn dám thách thức quyền uy của Chu Toàn Trung trong khu vực. Mùa xuân năm 902, Chu Toàn Trung đem đại quân trở lại Phượng Tường và bao vây thành. Lý Mậu Trinh tiến hành một vài nỗ lực phản công, song đều bị quân Tuyên Vũ đánh lui. (Trong khi đó, Đường Chiêu Tông phái sứ giả Lý Nghiễm (李儼) đến Hoài Nam để lệnh cho Dương Hành Mật tiến công vào lãnh thổ của Chu Toàn Trung, Dương Hành Mật tuân theo lệnh, song sau đó phải triệt thoái vì vấn đề cung cấp lương thực.) Đến mùa thu năm 902, Phượng Tường lâm vào tình thế tuyệt vọng, song quân bao vây thành của Chu Toàn Trung cũng phải chịu cảnh mưa dầm và quân sĩ đổ bệnh. Theo đề xuất của chỉ huy sứ Cao Quý Xương, ông giăng bẫy Lý Mậu Trinh bằng cách cho một người tên là Mã Cảnh (馬景) đến trá hàng Lý Mậu Trinh và khai rằng quân của Chu Toàn Trung phải chịu cảnh bệnh tật nên đêm đó rút lui. Lý Mậu Trinh đem quân từ trong thành ra tiến công, song do trúng bẫy của Chu Toàn Trung nên quân Phượng Tường bị tổn thất rất nặng, và từ thời điểm đó, Lý Mậu Trinh bắt đầu tính đến việc hòa đàm với Chu Toàn Trung. Các bên sớm khởi đầu đàm phán nghiêm túc, Chu Toàn Trung cho đưa đồ tiếp tế vào trong thành cho Đường Chiêu Tông, mục đích là khiến Lý Mậu Trinh và Đường Chiêu Tông nghi kỵ lẫn nhau. Khoảng tết năm 903, Chu Toàn Trung dần chiếm được các lãnh thổ xung quanh của Lý Mậu Trinh, còn các lãnh thổ ở phía nam Tần Lĩnh thì rơi vào tay Vương Kiến. Sau đó, Lý Mậu Trinh bắt đầu đàm phán trực tiếp với Chu Toàn Trung và nghĩ đến hành động đồ sát các hoạn quan nhằm cứu lấy bản thân. Tuy nhiên, trong khi Chu Toàn Trung bao vây Phượng Tường, các hoạn quan lại cử sứ giả đến các quân, ban chiếu chỉ nhân danh Đường Chiêu Tông lệnh cho họ cần vương, tiến công Chu Toàn Trung. Vào mùa xuân năm 903, Bình Lô tiết độ sứ Vương Sư Phạm bắt đầu một cuộc nổi dậy đầy tham vọng, ông ta cho các sĩ quan của mình cải trang thành thương nhân đi đến thành thành do Chu Toàn Trung nắm giữ, đồng thời tổ chức các cuộc nổi dậy nhân dân chống lại Chu Toàn Trung. Tuy nhiên, gần như toàn bộ số sĩ quan mà Chu Toàn Trung phái đi đều bị phát hiện và bắt giữ tại các thành mà họ đến, ngoại trừ Lưu Tầm (劉鄩), người này có thể tập kích quân đồn trú của Chu Toàn Trung tại Thái Ninh và chiếm được thủ phủ Duyện châu của quân này. Chu Toàn Trung khiển Chu Hữu Ninh và Cát Tòng Chu tiến về phía đông, chạm trán với Vương Sư Phạm. Một thời gian ngắn sau khi Vương Sư Phạm nổi dậy, Chu Toàn Trung và Lý Mậu Trinh đạt được thỏa thuận hòa bình, Lý Mậu Trinh đồ sát các hoạn quan và giao Hoàng đế cùng hoàng gia cho Chu Toàn Trung, Chu Toàn Trung đích thân hộ tống Đường Chiêu Tông trở về Trường An. Sau khi Chu Toàn Trung và Thôi Dận cùng dâng biểu, toàn bộ các thái giám trong cung, bao gồm cả những người không liên quan đến âm mưu của Hàn Toàn Hối và những người ở lại Trường An, đều bị đồ sát, cấm binh này nằm dưới quyền chỉ huy của Thôi Dận. Chuyển triều đình đến Lạc Dương Sau khi trở về Trường An, Đường Chiêu Tông ban cho Chu Toàn Trung hiệu là Hồi thiên tái tạo kiệt trung thủ chính công thần, trên danh nghĩa cho hoàng tử Huy vương Lý Tộ giữ chức Chư đạo binh mã nguyên soái và để Chu Toàn Trung làm phó, cho giữ chức Thái úy, tiến tước Lương vương. Trong khi đó, đồng minh của Chu Toàn Trung là Thôi Dận nắm quyền kiểm soát tại kinh thành và khống chế triều đình. Sau đó, Chu Toàn Trung rời khỏi Trường An để trở về Tuyên Vũ nhằm đối phó với Vương Sư Phạm, song ông để người cháu là Chu Hữu Luân (朱友倫) ở lại kinh sư cùng với hai vạn binh sĩ Tuyên Vũ, tiếp tục bảo vệ hay kiểm soát Hoàng đế. Khi trở về Tuyên Vũ, Chu Toàn Trung tập hợp binh sĩ sẵn sàng công chiếm hai quân đang do Vương Sư Phạm chiếm giữ là Bình Lô và Thái Ninh. Tuy nhiên, vào mùa hè năm 903, Vương Sư Phạm liên minh với bộ tướng của Dương Hành Mật là Vương Mậu Chương (王茂章), tiêu diệt binh lính và giết chết Chu Hữu Ninh trên chiến trường, cho phép đội quân của Vương Sư Phạm có được một thời gian hòa bình ngắn ngủi. Tuy nhiên, Vương Mậu Chương thấy tình thế vô vọng nên đem quân Hoài Nam triệt thoái, Vương Sư Phạm nay phải một mình đối mặt với Chu Toàn Trung. Hơn nữa, không lâu sau đó, Dương Hành Mật cũng phải đương đầu với các cuộc binh biến của thuộc hạ nên không thể lại cứu viện cho Vương Sư Phạm. Vương Sư Phạm buộc phải đầu hàng Chu Toàn Trung, Chu Toàn Trung cho phép Vương Sư Phạm tiếp tục giữ chức Bình Lô tiết độ sứ, người này sau đó không còn là mối đe dọa của Chu Toàn Trung. Trong khi đó, Thôi Dận bắt đầu nhận thấy đội quân mà Chu Toàn Trung để lại Trường An là một mối đe dọa cho an ninh của triều đình và bản thân mình, do đó ông ta cố gắng tuyển mộ một đội quân mới để thay thế cấm binh và Thần Sách quân khi xưa. Chu Toàn Trung biết được điều này, ông bắt đầu nghi ngờ Thôi Dận quay sang chống lại mình. Hơn nữa, khi Chu Hữu Luân qua đời khi chơi thể thao vào mùa đông năm 903, Chu Toàn Trung nghi ngờ rằng đây không phải là tai nạn và Thôi Dận có liên quan. Chu Toàn Trung khiển một người cháu khác là Chu Hữu Lượng (朱友諒) đến Trường An thay thế vị trí của Chu Hữu Luân, cũng khiển các binh sĩ của mình thâm nhập vào đội quân mà Thôi Dận đang gây dựng. Quân đội của Lý Mậu Trinh đương thời cũng được cải tổ, Lý Kế Huy quay sang trung thành với Lý Mậu Trinh do Chu Toàn Trung hãm hiếp phu nhân của ông ta trong chiến dịch bao vây Phượng Tường, Chu Toàn Trinh do vậy nhận thấy quyền khống chế Hoàng đế của mình bị thách thức không chỉ từ Thôi Dận, mà còn từ Lý Mậu Trinh và Lý Kế Huy. Do đó, ông quyết định buộc Hoàng đế phải di chuyển đến Lạc Dương để gần với căn cứ Biện châu của ông hơn. Vào mùa xuân năm 904, ông thượng biểu cho Đường Chiêu Tông, buộc tội Thôi Dận làm phản, và sau đó cho quân Tuyên Vũ bao vây phủ đệ của Thôi Dận và giết chết người này. Sau đó, Chu Toàn Trung buộc Đường Chiêu Tông, hoàng gia, và cư dân Trường An phải chuyển đến Lạc Dương. Sau khi Đường Chiêu Tông đến Lạc Dương, toàn bộ cấm binh đều là các binh sĩ tinh nhuệ của Chu Toàn Trung, Hoàng đế bị cô lập. Giết vua, soán vị Do hậu quả của hành động ép buộc Hoàng đế, các quân phiệt còn lại- những người không phục tùng Chu Toàn Trung: Lý Mậu Trinh, Lý Kế Huy, Lý Khắc Dụng, Lưu Nhân Cung, Vương Kiến, Dương Hành Mật, Triệu Khuông Nhưng và đệ là Kinh Nam Triệu Khuông Minh, đều kêu gọi người dân nổi dậy chống lại Chu Toàn Trung và phục hồi quyền lực cho hoàng đế. Chu Toàn Trung lo sợ rằng Đường Chiêu Tông mặc dù đang bị canh gác nghiêm ngặt song vẫn sẽ cố gắng tiến hành các hoạt động để chống lại các quyền lợi của ông nếu như ông đi chinh chiến, đặc biệt là khi ông không thể khiến Đường Chiêu Tông chấp thuận xử tử Lý Dục- vị hoàng tử mà khi còn nhỏ bị các hoạn quan từng đưa lên ngôi thay thế Đường Chiêu Tông. Chu Toàn Trung cho rằng mình nên loại bỏ Đường Chiêu Tông và lập một hoàng tử thiếu nhi lên ngôi để dễ bề điều khiển. Vào mùa thu năm 904, Chu Toàn Trung lệnh cho Chu Hữu Cung và Thị Thúc Tông dẫn quân vào cung điện ở Lạc Dương và sát hại Đường Chiêu Tông, sau đó đổ tội hành thích cho hai bộ tướng này và buộc họ phải tự sát. Chu Toàn Trung tôn hoàng tử Lý Tộ làm hoàng đế mới, tức Đường Ai Đế. Tại thời điểm đó, Độc Cô Tổn, Bùi Xu và Thôi Viễn đều là các đại thần có xuất thân quý tộc, họ xem thường Liễu Xán vì người này cộng tác với Chu Toàn Trung. Cùng năm 904, Trương phu nhân qua đời, bà được cho là có ảnh hưởng ở một mức độ nhất định và là một quân sư khôn ngoan cho Chu Toàn Trung, người ta nói rằng sau khi bà mất, khuynh hướng bạo lực và hoang dâm của Chu Toàn Trung vượt ra khỏi tầm kiểm soát. Vào mùa xuân năm 905, Bùi Xu đã xúc phạm Chu Toàn Trung, Liễu Xán nắm lấy cơ hội này để buộc tộc Thôi Viễn và Độc Cô Tổn cũng bất kính với Chu Toàn Trung. Do đó, Chu Toàn Trung đã giáng chức cả ba người, phái Độc Cô Tổn đi giữ chức Tiết độ sứ Tĩnh Hải quân (靜海, tương đương Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ Việt Nam và một phần Quảng Tây, Trung Quốc, trị sở Đại La nay thuộc Hà Nội, Việt Nam). thay cho anh mình là Chu Toàn Dục (朱全昱). Một thời gian ngắn sau cái chết của Đường Chiêu Tông, Chu Toàn Trung cũng hạ sát toàn bộ các hoàng tử của Đường Chiêu Tông (trong đó có Lý Dụ, ngoại trừ vua Đường Ai Đế), hoàng gia chỉ còn Đường Ai Đế và mẹ là Hà thái hậu. Hơn nữa, nghe theo ý của đồng minh là tể tướng Liễu Xán (柳璨) và Lý Chấn, Chu Toàn Trung tiến hành một cuộc đồ sát các quan lại Đại Đường có xuất thân quý tộc. Đầu tiên Chu Toàn Trung giáng chức và đày ải một lượng lớn đại thần, Độc Cô Tổn đang là Tĩnh Hải quân tiết độ sứ trở thành thứ sử Đệ châu (棣州, nay thuộc Tân Châu, Sơn Đông, Sơn Đông), và sau đó là ti hộ Quỳnh Châu (瓊州, trị sở nay thuộc Định An, Hải Nam). Không lâu sau, khoảng 30 triều sĩ bị biếm quan, bao gồm Độc Cô Tổn, bị đưa đến tập trung tại Bạch Mã Dịch (白馬驛, nay thuộc An Dương, Hà Nam) và được lệnh phải tự sát. Theo đề nghị của Lý Chấn, Chu Toàn Trung đã ném thi thể của họ xuống Hoàng Hà. Trong lúc nhà Đường chưa kịp cử quan cai trị mới sang trấn nhậm Tĩnh Hải quân, một hào trưởng địa phương là Khúc Thừa Dụ đã dẫn quân đi đánh chiếm lấy thủ phủ Đại La của Tĩnh Hải quân, tự xưng là Tiết độ sứ. Khúc Thừa Dụ khéo léo dùng danh nghĩa "xin mệnh nhà Đường" để buộc triều đình nhà Đường phải công nhận chính quyền của mình. Chu Toàn Trung đang mưu cướp ngôi nhà Đường, đã nhân danh vua Đường Ai Đế thừa nhận Khúc Thừa Dụ là Tĩnh Hải quân tiết độ sứ. Từ đó người Việt bắt đầu khôi phục quyền tự chủ. Vào mùa thu năm 905, Chu Toàn Trung tiến công huynh đệ họ Triệu, huynh đệ họ Triệu nhanh chóng chiến bại và buộc phải chạy trốn, Chu Toàn Trung đoạt được Trung Nghĩa và Kinh Nam. Lúc ban đầu thì ông lên kế hoạch quay trở về lãnh địa của mình sau khi thắng lợi, song sau đó đổi ý và quyết định tiến công Dương Hành Mật. Tuy nhiên, quân của Chu Toàn Trung gặp phải dông tố và không thể gây ra bất cứ thiệt hại nào tại lãnh địa của Dương Hành Mật trước khi rút lui. Vào thời điểm này, Chu Toàn Trung quyết định sẽ soán vị triều Đường. Liễu Xán cùng xu mật sứ Tưởng Huyền Huy (蔣玄暉) vì vậy lập kế hoạch tiến hành các bước nhằm chuyển giao triều đại theo truyền thống, trong đó bao gồm việc Chu Toàn Trung được phong vương của một thái ấp lớn, được trao cửu tích, các tước hiệu cao quý bất thường khác, trước khi ông được chính thức truyền ngôi. Bước đầu tiên, họ buộc Đường Ai Đế phải cho Chu Toàn Trung giữ chức Chư đạo binh mã nguyên soái. Chu Toàn Trung do thiếu kiên nhẫn nên không hài lòng trước các trình tự này, ông muốn việc chuyển giao diễn ra nhanh hơn, trong khi đó, các đối thủ của Tưởng Huyền Huy là Vương Ân (王殷) và Triệu Ân Hành (趙殷衡) liền tận dụng cơ hội này để vu cáo Liễu Xán, Trương Đình Phạm và Tưởng Huyền Huy có ý muốn cho triều Đường tồn tại lâu hơn, chờ thời cơ để thay đổi tình thế, họ còn cáo buộc Tưởng Huyền Huy có giao thiệp với Hà thái hậu. Do đó, Chu Toàn Trung nổi giận với Liễu Xán và Tưởng Huyền Huy, sau đó nhân danh Đường Ai Đế phong mình là Tướng quốc, là Ngụy vương cai quản Ngụy quốc với 21 đạo (gồm Tuyên Vũ, Tuyên Nghĩa, Thiên Bình, Hộ Quốc, Thiên Hùng, Vũ Thuận, Hựu Quốc, Hà Dương, Nghĩa Vũ, Chiêu Nghĩa, Bảo Nghĩa, Nhung Chiêu, Vũ Định, Thái Ninh, Bình Lư, Trung Vũ, Khuông Quốc, Trấn Quốc, Vũ Ninh, Trung Nghĩa, Kinh Nam), cùng với cửu tích. Cũng trong năm 905, Chu Toàn Trung xử tử Liễu Xán, Tưởng Huyền Huy, Trương Đình Phạm và Hà thái hậu. Vào mùa xuân năm 906, La Thiệu Uy lo sợ nha quân sẽ tiến hành binh biến, vì thế người này phối hợp với Chu Toàn Trung để đồ sát các binh sĩ nha quân, Chu Toàn Trung cũng sẽ cho quân Tuyên Vũ đến trợ giúp tiệt trừ các cuộc binh biến có thể diễn ra sau đó. Khi La Thiệu Uy tiến hành vụ đồ sát, nhiều binh sĩ Ngụy Bác tiến hành binh biến, liên quân của Chu Toàn Trung và La Thiệu Uy phải mất vài tháng để đàn áp. Sau chiến dịch này, Chu Toàn Trung tiến về phía bắc, mục đích là nhằm chiếm lãnh thổ của Lưu Nhân Cung. Ông bao vây nhi tử của Lưu Nhân Cung là Nghĩa Xương tiết độ sứ Lưu Thủ Văn ở Thương châu (滄州). Tuy nhiên, cũng vào lúc này, Chiêu Nghĩa tiết độ sứ Đinh Hội phẫn nộ trước việc Chu Toàn Trung sát hại Đường Chiêu Tông nên thừa cơ tiến hành nổi dậy chống Chu Toàn Trung, dâng lãnh thổ của mình đầu hàng Lý Khắc Dụng. Chu Toàn Trung buộc phải từ bỏ chiến dịch ở Nghĩa Xương và triệt thoái. Ngày 7 tháng 2 năm 906, Đường Ai Đế phong thêm cho Tĩnh Hải quân Tiết độ sứ Khúc Thừa Dụ tước "Đồng bình chương sự". Sau đó, Khúc Thừa Dụ tự lấy quyền mình, phong cho con là Khúc Hạo chức vụ "Tĩnh Hải hành quân tư mã quyền tri lưu hậu", tức là chức vụ chỉ huy quân đội và sẽ kế vị quyền Tiết độ sứ của mình. Trên đường trở về Tuyên Vũ, Chu Toàn Trung dừng chân tại Ngụy Bác để dưỡng bệnh. La Thiệu Uy nói với ông rằng các quân phiệt còn kháng cự lại ông đều tuyên bố rằng họ muốn khôi phục lại quyền lực của hoàng đế Đại Đường, và đề nghị ông nên nhanh chóng tức vị để chấm dứt các hy vọng này. Mặc dù không trả lời đề nghị của La Thiệu Uy, song Chu Toàn Trung đích thân cảm tạ La Thiệu Uy vì đưa ra đề xuất này. Khi ông trở về Tuyên Vũ, Đường Ai Đế "khiển" ngự sử đại phu Tiết Di Củ (薛貽矩) đến úy lạo ông, người này cũng đề xuất ý tưởng soán vị, song ông cũng không trả lời. Tiết Di Củ trở về Lạc Dương và thuật lại sự việc cho Đường Ai Đế, sau đó Đường Ai Đế ban một chiếu chỉ chuẩn bị nhường ngôi vào mùa xuân năm 907. Sau đó, Chu Toàn Trung đổi tên thành Chu Hoảng, và đến khi Đường Ai Đế khiển các tể tướng Trương Văn Úy (張文蔚) và Dương Thiệp (楊涉) đến Đại Lương để đề nghị trao lại hoàng vị, Chu Toàn Trung chấp thuận. Chu Toàn Trung lên ngôi hoàng đế, đặt quốc hiệu là Lương (sử gọi là Hậu Lương) bất chấp những lo âu của đại ca Chu Toàn Dục (朱全昱) và lời dự báo sau đó của Chu Toàn Dục rằng điều này sẽ mang lại tai họa cho nhà họ Chu. Hoàng đế Hậu Lương Hậu Lương Thái Tổ phế cựu hoàng đế triều Đường thành Tế Âm vương, đưa đến Tào châu, cho binh sĩ canh chừng, đến năm 908 thì hạ độc sát hại cựu hoàng. Hậu Lương truy phong thụy hiệu và miếu hiệu hoàng đế và hoàng hậu cho tổ tiên trong phạm vi bốn đời của mình. Hậu Lương Thái Tổ cho Kính Tường đứng đầu Sùng Chính viện, làm người cố vấn tham mưu chính cho mình, cùng Kính Tường đưa ra các quyết định trước khi lệnh cho Kính Tường thông báo chúng cho các tể tướng. Hầu hết các quân đều quy phục Hậu Lương Thái Tổ, ngoại trừ những nơi nằm dưới quyền kiểm soát của Lý Khắc Dụng (phát triển thành nước Hậu Đường), Lý Mậu Trinh (phát triển thành nước Kỳ), nhi tử và người kế nhiệm của Dương Hành Mật là Dương Ác (phát triển thành nước Ngô), và Vương Kiến (phát triển thành nước Tiền Thục). Lý Khắc Dụng, Lý Mậu Trinh, Dương Ác tiếp tục sử dụng niên hiệu "Thiên Hựu" của triều Đường, thể hiện rằng họ vẫn là một phần của đế chế Đại Đường thực tế không còn tồn tại, còn Vương Kiến một thời gian ngắn sau đó quay sang xưng đế. Lưu Nhân Cung thoạt đầu không có phản ứng, song ngay sau đó người này bị nhi tử là Lưu Thủ Quang lật đổ, Lưu Thủ Quang quy phục Hậu Lương trên danh nghĩa. Ở Tĩnh Hải quân, ngày 23 tháng 7 năm 907, Tĩnh Hải quân Tiết độ sứ Khúc Thừa Dụ mất, con là Khúc Hạo lên kế vị làm Tiết độ sứ. Do phương Bắc nhiều biến cố nên Hậu Lương Thái Tổ thừa nhận Khúc Hạo làm Tiết độ sứ Tĩnh Hải quân cùng năm 907. Không lâu sau khi trở thành hoàng đế, Hậu Lương Thái Tổ khiển Khang Hoài Trinh tiến quân về phía bắc đánh Tấn, bao vây Lộ châu do Lý Tự Chiêu trấn thủ, sau đó Hậu Lương Thái Tổ thân chinh đến siết chặt bao vây Lộ châu. Thoạt đầu, Lý Khắc Dụng khiển Chu Đức Uy đêm quân đến nhằm giải vây, song không đạt được mục đích. Vào mùa xuân năm 908, Lý Khắc Dụng lâm bệnh nặng, Chu Đức Uy buộc phải triệt thoái về Thái Nguyên. Sau khi Lý Khắc Dụng qua đời, nhi tử là Lý Tồn Úc kế vị. Hậu Lương Thái Tổ cho rằng Lộ châu sau đó sẽ dễ dàng thất thủ, vì thế ông quyết định mình và binh lính dưới quyền Lưu Tri Tuấn (劉知俊) triệt thoái, đi phòng thủ trước quân Kỳ ở phía tây. Lý Tồn Úc nhận thấy quân Hậu Lương suy giảm, vì thế liền tập kích đội quân còn lại đang bao vây Lộ châu, tiêu diệt quân Hậu Lương và giải vây cho thành, đảm bảo an ninh cho nước Tấn. Khi nhận được tin thảm bại, Hậu Lương Thái Tổ thán: Cũng vào năm 908, niên hiệu Khai Bình (開平) thứ hai, Hậu Lương Thái Tổ phái Thiện bộ lang trung Triệu Quang Duệ (趙光裔) và Hữu bổ khuyết Lý Ân Hành (李殷衡) làm sứ giả đến chỗ Lưu Ẩn ở Quảng Châu để sách phong Lưu Ẩn làm Tiết độ sứ của cả hai quân là Thanh Hải quân và Tĩnh Hải quân (靜海, tương đương Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ Việt Nam và một phần Quảng Tây, trị sở nay thuộc Hà Nội, Việt Nam). Lưu Ẩn tiếp nhận sách phong, song giữ Triệu Quang Duệ và Lý Ân Hành ở lại, không cho phép họ trở về triều đình Hậu Lương. Điều đó có nghĩa là người Trung Quốc vẫn muốn chiếm lại Việt Nam. Sự cai trị vững vàng của Khúc Hạo ở Tĩnh Hải quân khiến họ Lưu ở Quảng Châu không dám nhòm ngó tới phương nam. Năm 909, Hậu Lương Thái Tổ dời đô từ Đại Lương đến Lạc Dương, để con nuôi là Bác vương Chu Hữu Văn trấn thủ Đại Lương. Cùng năm 909, Hậu Lương Thái Tổ phong Lưu Ẩn ở Quảng Châu là Nam Bình vương. Nam Bình vương Lưu Ẩn ở Quảng Châu đem con gái là Tăng Thành công chúa gả cho vua Trịnh Nhân Mân nước Đại Trường Hòa để lập liên minh giữa hai bên. Cũng trong năm 909, Lưu Tri Tuấn khi đó đang trấn thủ vùng biên giới phía tây, người này lo sợ khi Hậu Lương Thái Tổ tin theo lời vu cáo của Lưu Hãn (劉捍) mà đồ sát Hựu Quốc tiết độ sứ Vương Trọng Sư (王重師) cùng gia quyến. Do vậy, Lưu Tri Tuấn liền dâng Trung Vũ (tức Khuông Quốc lúc trước) và chiếm Trường An rồi đầu hàng Kỳ. Hậu Lương Thái Tổ nhanh chóng khiển Dương Sư Hậu và Lưu Tầm tái chiếm Trường An và buộc Lưu Tri Tuấn phải chạy trốn đến Phượng Tường, Hậu Lương không chịu nhiều thiệt hại ở biên giới phía tây. Cùng năm, Lưu Thủ Quang bắt được Lưu Thủ Văn, sau đó kiểm soát được Nghĩa Xương, người này tiếp tục quy phục Hậu Lương Thái Tổ trên danh nghĩa, được Hậu Lương Thái Tổ bổ nhiệm giữ chức tiết độ sứ của cả Lô Long và Nghĩa Xương. Năm 910, Hậu Lương Thái Tổ phong Lưu Ẩn ở Quảng Châu là Nam Hải vương. Ở phía bắc, Thành Đức (đổi tên thành Vũ Thuận (武順) do húy kỵ Chu Thành- cha của Hậu Lương Thái Tổ) tiết độ sứ Vương Dung và Nghĩa Vũ tiết độ sứ Vương Xử Trực cũng quy phục Hậu Lương Thái Tổ trên danh nghĩa, tuy nhiên họ không chịu nộp tô thuế như thời Đường, song thường xuyên cống nạp cho Hoàng đế. Thêm vào đó, nhi tử của Vương Dung là Vương Chiêu Tộ (王昭祚) kết hôn với Phổ Ninh công chúa của Hậu Lương Thái Tổ. Tuy nhiên, Hậu Lương Thái Tổ nghi ngờ rằng hai quân phiệt này cuối cùng sẽ quay sang chống lại ông, vì thế ông quyết định dùng kế để kiểm soát trực tiếp hai quân này. Hậu Lương Thái Tổ khiển thuộc hạ là Đỗ Đình Ẩn (杜廷隱) và Đinh Diên Huy (丁延徽) đem 3.000 quân tiến về Thâm châu (深州) và Ký châu (冀州) của Vũ Thuận. Vương Dung và Vương Xử Trực cầu viện Lý Tồn Úc và Lưu Thủ Quang, Lý Tồn Úc đích thân đem quân Tấn đến hợp binh. Vào mùa xuân năm 911, liên quân Tấn/Vũ Thuận/Nghĩa Vũ tiêu diệt quân Hậu Lương của Vương Cảnh Nhân, Vũ Thuận sau đó lấy lại tên Thành Đức và còn được gọi là nước Triệu, Thành Đức và Nghĩa Vũ trở thành đồng minh của Tấn. Ngày 4 tháng 4 năm 911 Nam Hải vương Lưu Ẩn ở Quảng Châu mất, em là Lưu Nham kế vị làm Nam Hải vương. Sau khi Hậu Lương chiến bại ở Lộ châu trước Tấn, chiến bại ở Bá Hương trước liên quân Tấn/Triệu/Nghĩa Vũ, Hậu Lương Thái Tổ mong muốn có thời cơ để đích thân trả đũa các địch thủ, ông trở nên dễ cáu gắt và hung dữ hơn với thuộc hạ, trong một thời gian vào năm 911, ông không thể nhử quân Tấn/Triệu giao chiến. Hơn nữa, do lại lâm bệnh, ông càng trở nên cáu gắt hơn. Ông nghĩ rằng thời cơ xuất hiện vào năm 912 khi Tấn tiến công Yên Đế Lưu Thủ Quang. Đường Thái Tổ cố gắng cứu giúp Lưu Thủ Quang khi cho một đội quân lớn tiến về phía bắc. Tuy nhiên, sau khi quân tiền phong do thám bị đánh bại và bắt giữ bởi tướng Tấn Lý Tồn Thẩm (李存審), Lý Tồn Thẩm cùng với đồng sự là Sử Kiến Đường (史建瑭) và Lý Tự Quăng (李嗣肱) lừa Hậu Lương Thái Tổ tin rằng đó chỉ là một phần của một thất bại trên quy mô lớn hơn và một đội quân Tấn hùng mạnh đang tiến đến gần. Hậu Lương Thái Tổ chạy trốn trong hoảng loạn, chịu tổn thất nặng nề. Sau thất bại, bệnh tình của ông càng nặng thêm, ông quay trở về Lạc Dương. Trong khi đó, theo ghi chép, trong những năm cuối đời của mình, sau khi Trương phu nhân qua đời, Hậu Lương Thái Tổ ngày càng trở nên dâm loạn. (Giả dụ như vào năm 911, khi đi tránh nóng tại phủ đệ của Trương Toàn Nghĩa (do húy kỵ nên đổi tên thành Trương Tông Thích sau khi Hậu Lương Thái Tổ tức vị). Trong khi ở tại dinh thự của Trương Tông Thích, theo ghi chép thì Hậu Lương Thái Tổ tính giao với gần như toàn bộ các phụ nữ trong gia tộc họ Trương, khiến nhi tử của Trương Tông Thích là Trương Kế Tộ (張繼祚) cảm thấy bị sỉ nhục và định hành thích Hoàng đế, song Trương Tông Tích kịp thời ngăn lại, nói rằng Hậu Lương Thái Tổ khi trước từng cứu cả nhà họ khi họ bị Lý Hãn Chi tiến công.) Cũng theo ghi chép, do các hoàng tử của Hậu Lương Thái Tổ thường xuyên dời khỏi kinh thành để làm nhiệm vụ, Hậu Lương Thái Tổ triệu các con dâu vào cung và thường bảo họ thị tẩm (hầu ngủ). Ông đặc biệt sủng ái phu nhân của Chu Hữu Văn. Hơn nữa, mặc dù Chu Hữu Văn không phải là con ruột, song là hoàng tử lớn tuổi nhất còn sống, ông dự tính truyền lại hoàng vị cho Chu Hữu Văn. Vào mùa hè năm 912, bệnh tình chuyển biến xấu, ông sai Vương thị đến Đại Lương [tức Biện châu] triệu Chu Hữu Văn hồi kinh. Đồng thời, ông lệnh cho Kính Tường ban chỉ lệnh cho Dĩnh vương Chu Hữu Khuê ra khỏi kinh thành Lạc Dương, đi giữ chức Lai châu thứ sử, và lệnh cho hoàng tử này phải đi nhậm chức ngay lập tức. Chu Hữu Khuê vốn không được phụ hoàng yêu mến, ông ta cho rằng sau đó mình sẽ bị giết. Chu Hữu Khuê lập tức âm mưu cùng với thị vệ chư quân sứ Hàn Kính (韓勍), sau đó đem quân thị vệ tiến vào cung. Chu Hữu Khuê sát hại Hậu Lương Thái Tổ với sự hỗ trợ của nô bộc là Phùng Đình Ngạc (馮廷諤), sau đó ban chiếu chỉ nhân danh Hậu Lương Thái Tổ lệnh cho tứ đệ là Quân vương Chu Hữu Trinh giết chết Chu Hữu Văn. Sau đó, Chu Hữu Khuê công khai việc Hậu Lương Thái Tổ qua đời, đổ tội hành thích cho Chu Hữu Văn. Sau đó Chu Hữu Khuê tức vị. Chu Hữu Trinh sang năm sau thì lật đổ tam huynh, đoạt lấy hoàng vị. Gia đình Thê thiếp Hiền phi Trương thị (贤妃张氏) Đệ nhị phu nhân Thạch thị (第二夫人石氏) Chiêu nghi Trần thị (昭仪陈氏) Chiêu dung Lý thị (昭容李氏) Mỹ nhân Đoàn thị (美人段氏), em gái Đoàn Ngưng (段凝) Huynh Quảng Đức Tĩnh vương Chu Toàn Dục (广德靖王朱全昱) Lãng vương Chu Tồn (朗王朱存) Con cái Con trai Sâm vương Chu Hữu Dụ (郴王朱友裕), mất 904 Dĩnh vương Chu Hữu Khuê (郢王朱友珪) Phúc vương Chu Hữu Chương (福王朱友璋) Hạ vương Chu Hữu Ung (贺王朱友雍) Kiến vương Chu Hữu Huy (建王朱友徽) Khang vương Chu Hữu Tư (康王朱友孜), năm 915 bị Chu Hữu Trinh giết Quân vương Chu Hữu Trinh (均王朱友贞), Trương thị sinh Con gái An Dương công chúa (安阳公主), trưởng nữ, gả cho La Đình Quy (罗廷规), con trai La Thiệu Uy (罗绍威) Trường Lạc công chúa (长乐公主), gả cho Triệu Nham (赵岩), con trai Triệu Trừu (犨 Kim Hoa công chúa (金华公主) kế thất của La Đình Quy, sau làm ni cô Phổ Ninh công chúa (普宁公主), gả cho Vương Chiêu Tộ (王昭祚), con trai Vương Dung (王镕) Chân Ninh công chúa (真宁公主) Nghĩa tử Bác vương Chu Hữu Văn (博王朱友文), nguyên danh Khang Cần (康勤) Ký vương Chu Hữu Khiêm (冀王朱友谦), nguyên danh Chu Giản (朱简) Tả long hổ thống quân Chu Hữu Cung (左龙虎统军朱友恭), nguyên danh Lý Ngạn Uy (李彦威), khôi phục bản danh và bị giết năm 904 Chu Hữu Nhượng (朱友让), nguyên danh Lý Thất Lang, Lý Nhượng (李七郎, 李让) Chú thích Tham khảo Thư mục |- |- |- |- Sinh năm 852 Mất năm 912 Vua Ngũ đại Thập quốc Nhân vật quân sự nhà Đường Vua Trung Quốc bị giết Hậu Lương (Ngũ đại)
872552
https://vi.wikipedia.org/wiki/Setodes%20falcatus
Setodes falcatus
Setodes falcatus là một loài Trichoptera trong họ Leptoceridae. Chúng phân bố ở miền Ấn Độ - Mã Lai. Chú thích Tham khảo Động vật khu vực sinh thái Indomalaya Setodes
904242
https://vi.wikipedia.org/wiki/Chalcolepis%20luczotii
Chalcolepis luczotii
Chalcolepis luczotii là một loài bọ cánh cứng trong họ Elateridae. Loài này được Candèze miêu tả khoa học năm 1857. Chú thích Tham khảo Chalcolepis
704953
https://vi.wikipedia.org/wiki/Caecum%20gofasi
Caecum gofasi
Caecum gofasi là một loài ốc biển nhỏ, là động vật thân mềm chân bụng sống ở biển trong họ Caecidae. Miêu tả Phân bố Chú thích Tham khảo Caecum
500609
https://vi.wikipedia.org/wiki/P%C3%A1ez%2C%20Boyac%C3%A1
Páez, Boyacá
Páez là một thị xã và đô thị ở Departamento Boyacá, thuộc phân vùng Lengupá. Tham khảo Đô thị của Boyacá Khu dân cư ở tỉnh Boyacá
928596
https://vi.wikipedia.org/wiki/Phyllotreta%20lopatini
Phyllotreta lopatini
Phyllotreta lopatini là một loài bọ cánh cứng trong họ Chrysomelidae. Loài này được Konstantinov in Konstantinov & Lopatin miêu tả khoa học năm 1992. Chú thích Tham khảo Phyllotreta
746359
https://vi.wikipedia.org/wiki/Conasprella%20spirofilis
Conasprella spirofilis
Conasprella spirofilis là một loài ốc biển, là động vật thân mềm chân bụng sống ở biển trong họ Conidae, họ ốc cối. Giống như tất cả các loài thuộc chi Conasprella, chúng là loài săn mồi và có nọc độc. Chúng có khả năng "đốt" con người, do vậy khi cầm chúng phải hết sức cẩn thận. Miêu tả Phân bố Hình ảnh Chú thích Tham khảo The Conus Biodiversity website Puillandre N., Duda T.F., Meyer C., Olivera B.M. & Bouchet P. (2015). One, four or 100 genera? A new classification of the cone snails. Journal of * [http://www.coneshells-am.ru/ Cone Shells – Knights of the Sea S Động vật được mô tả năm 1970
398506
https://vi.wikipedia.org/wiki/L%C3%BCdersdorf
Lüdersdorf
Lüdersdorf là một đô thị tại huyện Nordwestmecklenburg, bang Mecklenburg-Vorpommern, miền bắc nước Đức. Tham khảo Xã và đô thị ở huyện Nordwestmecklenburg
902526
https://vi.wikipedia.org/wiki/Anchastus%20ventralis
Anchastus ventralis
Anchastus ventralis là một loài bọ cánh cứng trong họ Elateridae. Loài này được Van Dyke miêu tả khoa học năm 1932. Chú thích Tham khảo Anchastus
744789
https://vi.wikipedia.org/wiki/Fulgurofusus
Fulgurofusus
Fulgurofusus là một chi ốc biển, là động vật thân mềm chân bụng sống ở biển thuộc họ Turbinellidae. Các loài Các loài thuộc chi Fulgurofusus bao gồm: Fulgurofusus aequilonius Sysoev, 2000 Fulgurofusus atlantis (Clench & Aguayo, 1938) Fulgurofusus benthocallis (Melvill & Standen, 1907) Fulgurofusus bermudezi (Clench & Aguayo, 1938) Fulgurofusus brayi (Clench, 1959) Fulgurofusus ecphoroides Harasewych, 1983 Fulgurofusus electra (F. M. Bayer, 1971) Fulgurofusus marshalli Harasewych, 2011 Fulgurofusus maxwelli Harasewych, 2011 Fulgurofusus merope (F. M. Bayer, 1971) Fulgurofusus nanshaensis Zhang, 2003 Fulgurofusus sarissophorus (Watson, 1882) Fulgurofusus tomicici McLean & Andrade, 1982 Các loài được đưa vào đồng nghĩa Fulgurofusus timor Harasewych, 1983: đồng nghĩa của Peristarium timor (Harasewych, 1983) Fulgurofusus xenismatis Harasewych, 1983: đồng nghĩa của Histricosceptrum xenismatis (Harasewych, 1983) Chú thích Tham khảo Turbinellidae
333340
https://vi.wikipedia.org/wiki/Attiswil
Attiswil
Attiswil là một đô thị ở huyện Wangen ở bang Berne ở Thụy Sĩ. Đô thị này có diện tích 7,65 km², dân số năm 2020 là 1532 người. Liên kết ngoài Tham khảo Đô thị của bang Bern
881861
https://vi.wikipedia.org/wiki/Megachile%20manyara
Megachile manyara
Megachile manyara là một loài Hymenoptera trong họ Megachilidae. Loài này được Eardley & R. P. Urban mô tả khoa học năm 2006. Chú thích Tham khảo M Động vật được mô tả năm 2006
334809
https://vi.wikipedia.org/wiki/M%E1%BA%B7c%20T%E1%BB%AD
Mặc Tử
Mặc Tử (墨子, 468—376 TCN), tên thật là Mặc Địch (墨翟), người nước Lỗ, thời Chiến Quốc. Ông sinh ra và lớn lên trong 1 gia đình tiểu thủ công. Ông là người vốn gần gũi thực tế xã hội với người nhân dân lao động. Học thuyết "Mặc Tử" đã nêu lên gồm 10 chủ trương lớn (có thể nói là mười cương lĩnh chính trị của ông), nội dung được chia thành mười loại: Thượng Hiền, Thượng Đồng, Tiết dụng, Tiết táng, Phi lạc, Phi mệnh, Thiên chí, Minh quỹ, Kiêm ái, Phi công. Học thuyết "Mặc Tử" vốn có 71 thiên. Ngày nay còn giữ lại được 53 thiên trong đó có hai thiên "Kinh thượng" và "Kinh hạ" là do ông viết còn lại phần lớn là do các đệ tử, học trò dựa theo lời nói, bài giảng và những việc làm của ông và các học giả Mặc gia, ghi chép chỉnh lý thành sách. Chú thích Tham khảo Phim Truyện Trong bộ phim truyền hình The Qin Empire (2009), trường phái của hậu duệ Mặc Tử đã thành lập Mặc Gia, đối đấu với cải cách Thương Ưởng - Tả Thứ Trưởng nước Tần dưới thời Tần Hiếu Công. Nhà triết học Trung Quốc Bách Gia Chư Tử Tư tưởng Trung Quốc Nước Lỗ Mất năm 391 TCN Sinh năm 470 TCN Mặc gia Nước Tống Nhân vật chính trị Chiến Quốc
891040
https://vi.wikipedia.org/wiki/Lasioglossum%20nemorale
Lasioglossum nemorale
Lasioglossum nemorale là một loài Hymenoptera trong họ Halictidae. Loài này được Ebmer mô tả khoa học năm 2006. Chú thích Tham khảo Lasioglossum Động vật được mô tả năm 2006
333174
https://vi.wikipedia.org/wiki/Estevelles
Estevelles
Estevelles là một xã của tỉnh Pas-de-Calais, thuộc vùng Hauts-de-France, miền bắc nước Pháp. Dân số Xem thêm Xã của tỉnh Pas-de-Calais Tham khảo INSEE IGN Liên kết ngoài Commune website Website of the Communaupole de Lens-Liévin Estevelles on the Quid website Xã của Pas-de-Calais
959163
https://vi.wikipedia.org/wiki/Molophilus%20bicaudatus
Molophilus bicaudatus
Molophilus bicaudatus là một loài ruồi trong họ Limoniidae. Chúng phân bố ở vùng Tân nhiệt đới. Liên kết ngoài Tham khảo Molophilus Limoniidae ở vùng Neotropic
590949
https://vi.wikipedia.org/wiki/Tasmantrix%20tasmaniensis
Tasmantrix tasmaniensis
Tasmantrix tasmaniensis là một loài bướm đêm thuộc họ Micropterigidae. Loài này có ở in wet forests of miền tây Tasmania. Chiều dài cánh trước khoảng 3.7 mm đối với con đực. Etymology Tên gọi species xuất phát từ its geographic location in Tasmania. Chú thích Tham khảo Tasmantrix
911655
https://vi.wikipedia.org/wiki/Saltamartinus
Saltamartinus
Saltamartinus là một chi bọ cánh cứng trong họ Elateridae. Chi này được miêu tả khoa học năm 1996 bởi Casari. Các loài Các loài trong chi này gồm: Saltamartinus decorus (Candèze, 1857) Saltamartinus perroudi (Candèze, 1874) Saltamartinus scriptus (Candèze, 1900) Saltamartinus viduus (Chevrolat, 1867) Chú thích Tham khảo Hemirhipini
280685
https://vi.wikipedia.org/wiki/Torre%20de%27%20Negri
Torre de' Negri
Torre de' Negri là một đô thị ở tỉnh Pavia trong vùng Lombardia của Ý, có cự ly khoảng 40 km về phía đông nam của Milan và khoảng 15 km về phía đông của Pavia. Tại thời điểm ngày 31 tháng 12 năm 2004, đô thị này có dân số 342 người và diện tích là 4,1 km². Torre de' Negri giáp các đô thị sau: Belgioioso, Corteolona, Costa de' Nobili, Spessa. Biến động dân số Tham khảo Đô thị tỉnh Pavia Thành phố và thị trấn ở Lombardia
456392
https://vi.wikipedia.org/wiki/Minorville
Minorville
Minorville là một xã của tỉnh Meurthe-et-Moselle, thuộc vùng Grand Est, đông bắc nước nước Pháp. Xã này nằm ở khu vực có độ cao trung bình 240 mét trên mực nước biển. Tham khảo Xã của Meurthe-et-Moselle
372183
https://vi.wikipedia.org/wiki/Siezb%C3%BCttel
Siezbüttel
Siezbüttel là một đô thị ở huyện Steinburg, bang Schleswig-Holstein, Đức. Đô thị này có diện tích 4,08 km², dân số thời điểm 31 tháng 12 năm 2006 là 68 người. Tham khảo Xã và đô thị ở huyện Steinburg
906855
https://vi.wikipedia.org/wiki/Heterocrepidius%20morio
Heterocrepidius morio
Heterocrepidius morio là một loài bọ cánh cứng trong họ Elateridae. Loài này được Candèze miêu tả khoa học năm 1897. Chú thích Tham khảo Heterocrepidius
521622
https://vi.wikipedia.org/wiki/Pr%C3%A9chacq-Navarrenx
Préchacq-Navarrenx
Préchacq-Navarrenx là một xã thuộc tỉnh Pyrénées-Atlantiques trong vùng Nouvelle-Aquitaine miền tây nam nước Pháp. Xem thêm Xã của tỉnh Pyrénées-Atlantiques Tham khảo INSEE commune file Xã của Pyrénées-Atlantiques
266740
https://vi.wikipedia.org/wiki/Merindad%20de%20Sotoscueva
Merindad de Sotoscueva
Merindad de Sotoscueva là một đô thị trong tỉnh Burgos, Castile và León, Tây Ban Nha. Theo điều tra dân số 2004 (INE), đô thị này có dân số là 516 người. Tham khảo Đô thị ở Burgos
22136
https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BA%A3o%20Ng%E1%BB%8Dc
Đảo Ngọc
Đảo Ngọc có thể là: Đảo Ngọc hay đảo Ngọc Sơn: nằm giữa Hồ Gươm, Hà Nội, nơi xây dựng đền Ngọc Sơn Đảo Ngọc Vừng hay đảo Ngọc: một hòn đảo thuộc quần đảo Cát Bà Đảo Ngọc hay cù lao Bãi Ngựa: là một hòn đảo nhỏ nằm trong vịnh Gành Rái, quản lý bởi chính quyền thành phố Vũng Tàu. Hòn đảo có diện tích nhỏ, chỉ khoảng 30 ha khi thủy triều xuống. Đảo là một bãi đầm phá bao quanh bởi rừng ngập mặn, chính giữa là đầm nước. Biệt danh của đảo Phú Quốc. Ngọc, đảo
585435
https://vi.wikipedia.org/wiki/Gongylotypa
Gongylotypa
Gongylotypa là một chi bướm đêm thuộc phân họ Tortricinae của họ Tortricidae. Các loài Gongylotypa anaetia Diakonoff, 1984 Xem thêm Danh sách các chi của Tortricidae Chú thích Tham khảo tortricidae.com Archipini
919202
https://vi.wikipedia.org/wiki/Diabrotica%20curvilineata
Diabrotica curvilineata
Diabrotica curvilineata là một loài bọ cánh cứng trong họ Chrysomelidae. Loài này được Jacoby miêu tả khoa học năm 1887. Chú thích Tham khảo C
531804
https://vi.wikipedia.org/wiki/541
541
Năm 541 là một năm trong lịch Julius. Sự kiện Sinh Mất Tham khảo Năm 541
372109
https://vi.wikipedia.org/wiki/Londerzeel
Londerzeel
Londerzeel là một đô thị ở tỉnh Vlaams-Brabant. Đô thị này bao gồm các thị xã Londerzeel, Malderen, Steenhuffel (Home of Palm brewery) và St.-Jozef. Tại thời điểm ngày 1 tháng 1 năm 2006, Londerzeel có tổng dân số 17.435 người. Tổng diện tích là 36.29 km² với mật độ dân số là 480 người trên mỗi km². Dân địa phương nổi tiếng Gerard Walschap, nhà văn. Tham khảo Liên kết ngoài Trang mạng chính thức - Chỉ bằng tiếng Hà Lan Palm- Chỉ bằng tiếng Hà Lan và tiếng Pháp Đô thị của Vlaams-Brabant
578099
https://vi.wikipedia.org/wiki/Nestares
Nestares
Nestares tỉnh và cộng đồng tự trị La Rioja, phía bắc Tây Ban Nha. Đô thị này có diện tích là 21,61 ki-lô-mét vuông, dân số năm 2009 là 77 người với mật độ 3,56 người/km². Đô thị này có cự ly 30 km so với Logroño. Tham khảo Đô thị ở La Rioja
843327
https://vi.wikipedia.org/wiki/%2831373%29%201998%20XN12
(31373) 1998 XN12
{{DISPLAYTITLE:(31373) 1998 XN12}}(31373) 1998 XN12 là một tiểu hành tinh vành đai chính. Nó được phát hiện qua chương trình tiểu hành tinh Beijing Schmidt CCD ở trạm Xinglong ở tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc ngày 14 tháng 12 năm 1998. Xem thêm Danh sách các tiểu hành tinh: 31001–32000 Tham khảo Thiên thể phát hiện năm 1998 Tiểu hành tinh vành đai chính
374781
https://vi.wikipedia.org/wiki/Kritzmow
Kritzmow
Kritzmow là một đô thị thuộc huyện Rostock (trước thuộc huyện huyện Bad Doberan), bang Mecklenburg-Vorpommern, Đức. Đô thị này có diện tích 14,81 km², dân số thời điểm ngày 31 tháng 12 năm 2006 là 3235 người. Tham khảo Xã và đô thị ở huyện Rostock
904166
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ceroleptus%20nivea
Ceroleptus nivea
Ceroleptus nivea là một loài bọ cánh cứng trong họ Elateridae. Loài này được Fleutiaux miêu tả khoa học năm 1918. Chú thích Tham khảo Ceroleptus
300236
https://vi.wikipedia.org/wiki/S%C3%A9brazac
Sébrazac
Sébrazac là một xã ở tỉnh Aveyron, thuộc vùng Occitanie ở miền nam nước Pháp. Xem thêm Xã của tỉnh Aveyron Tham khảo Sebrazac
670086
https://vi.wikipedia.org/wiki/Adenomera%20lutzi
Adenomera lutzi
Adenomera lutzi là một loài ếch thuộc họ Leptodactylidae. Đây là loài đặc hữu của Guyana. Môi trường sống tự nhiên của chúng là rừng ẩm vùng đất thấp nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới và vùng núi ẩm nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới. Chú thích Tham khảo Reynolds, R., Hoogmoed, M., MacCulloch, R. & Gaucher, P. 2004. Adenomera lutzi. 2006 IUCN Red List of Threatened Species. Truy cập 22 tháng 7 năm 2007. Adenomera Động vật đặc hữu Guyana Động vật lưỡng cư Guyana
244893
https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BA%A1o%20B%E1%BB%ADu%20S%C6%A1n%20K%E1%BB%B3%20H%C6%B0%C6%A1ng
Đạo Bửu Sơn Kỳ Hương
Bửu Sơn Kỳ Hương là một giáo phái có ảnh hưởng lớn đến lịch sử và chính trị tại Nam Kỳ (Việt Nam) từ giữa thế kỷ 19. Hoàn cảnh ra đời Đạo Bửu Sơn Kỳ Hương (còn được gọi là đạo Lành) được khai sáng vào năm 1849 bởi một người có tục danh là Đoàn Minh Huyên (1807-1856), đạo hiệu là Giác Linh, quê ở làng Tòng Sơn, Cái Tàu Thượng, tổng An Thạnh Thượng, tỉnh Sa Đéc (nay thuộc tỉnh Đồng Tháp). Sau này, khi ông đến tu tại chùa Tây An (núi Sam, Châu Đốc) thì được tín đồ gọi tôn kính là Phật Thầy Tây An. Năm 1849, ở Nam Kỳ xảy ra vụ mất mùa và đại dịch (kéo dài đến 1850), đã làm nhân dân lâm vào cảnh cùng cực, khổ đau và chết chóc. Trong hoàn cảnh ấy, Đoàn Minh Huyên từ Tòng Sơn (nay thuộc huyện Lấp Vò, Đồng Tháp) vào Tràm Dư, rồi đến vùng Kiến Thạnh (nay là làng Long Kiến, Chợ Mới, An Giang) trổ tài trị bệnh cho dân. Từ chỗ chữa trị bệnh có kết quả, ông dìu dắt được nhiều bệnh nhân và người thân của họ nghe theo những điều răn dạy của ông. Thấy người tin theo ngày một đông, nên ngay năm 1849, ông đã sáng lập ra đạo Bửu Sơn Kỳ Hương, và tồn tại cho đến ngày hôm nay. Hiện nay, theo thống kê của Ban Tôn giáo - Sở Nội vụ các tỉnh và thành phố thì đạo Bửu Sơn Kỳ Hương có khoảng 15.000 tín đồ sinh sống tập trung ở các tỉnh: An Giang, Đồng Tháp, Bà Rịa – Vũng Tàu, Long An, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Tiền Giang và Bến Tre. Đặc điểm (sơ lược) Rao giảng về hội Long Hoa Theo truyền thuyết của giáo phái này, thì Bửu Sơn (núi báu) là Thất Sơn, mà linh thiêng nhất là núi Cấm. Kỳ hương tức là mùi hương lạ. Hội Long Hoa sau thời Mạt pháp sẽ được thành lập ở đó để đón nhận những ai biết tu hiền. Trước thực trạng nghèo đói và bệnh tật triền miên, nghe nói hội Long Hoa, giống như cõi Tiên tại thế, mà việc hành đạo lại rất dễ, nên người tin theo ngày càng đông. Nhà văn Sơn Nam viết: Có thể nói Phật Thầy Tây An là người thứ nhất báo hiệu và đánh thức người đời rằng thời kỳ Hạ ngươn sắp mãn để bước sang thời Thượng ngươn, tức là thời kỳ Đức Di-lặc hạ sanh lập nên hội Long Hoa . Đơn giản hóa đạo Phật Người đến quy y sẽ được Đức Phật Thầy Tây An cấp cho một tấm "lòng phái" (mảnh giấy màu vàng có ghi bốn chữ "Bửu Sơn kỳ Hương" màu son), được truyền dạy giáo lý "học Phật-tu nhân", tức là noi theo giáo lý Đức Phật mà tu sửa con người, tích cực thực hành thuyết "Tứ ân (ơn)", đó là: Ân tổ tiên cha mẹ, Ân đất nước, Ân Tam bảo và Ân đồng bào nhân loại. Về việc hành đạo, tuy lấy đạo Phật làm gốc, nhưng tín đồ đạo này không cần thờ tượng Phật (trên ngôi thờ Tam bảo chỉ cần thờ tấm trần điều màu đỏ), không cần phải ly gia cắt ái, không cần ăn chay, cạo râu tóc, gõ mõ tụng kinh,...và không cần phải dâng cúng những lễ vật tốn kém (bông hoa, nước lã là đủ). Nhiều nhà nghiên cứu, trong đó có Sơn Nam cho rằng đây là lối tu theo thuyết "vô vi", tức là không chú trọng đến hình thức, không dụng tâm bày đặt ra cái này cái khác . Đề cao Tứ ân Ngoài việc tuân theo thuyết vô vi và pháp môn học Phật-tu nhân, Đức Phật Thầy Tây An còn đề cao Tứ ân là ân tổ tiên, ân đất nước, ân tam bảo, ân đồng bào và nhân loại. Đây là bốn ân lớn mà mọi tín đồ đạo Bửu Sơn Kỳ Hương phải hết lòng kính thờ và phụng sự. Có thể xem đây là nét tinh túy của đạo, bởi yếu lý này rất phù hợp với bản sắc của dân tộc Việt. Chính vì vậy, khi quân Pháp xâm chiếm Nam Kỳ, các tín đồ đã báo "ân đất nước" bằng cách đứng lên chống ngoại xâm, mà cuộc khởi nghĩa Bảy Thưa (1867-1873) do Trần Văn Thành (một trong số đại đệ tử của Phật Thầy Tây An) phát động, là một minh chứng. Cổ vũ khẩn hoang Đức Phật Thầy Tây An rất xem trọng việc khẩn hoang, làm rẫy ruộng để người hành đạo có thể tự túc được lương thực, không phải nhờ vào người khác để mà tu. Nhờ vậy đã dấy lên được một phong trào khai hoang rộng khắp miền Tây Nam Bộ lúc bấy giờ. Theo sách Lịch sử địa phương An Giang, thì năm 1851, Đức Phật Thầy Tây An đã phân công các đệ tử là Trần Văn Thành, Tăng Chủ (Bùi Đình Thân), Đạo Xuyến (Nguyễn Văn Xuyến),... thành lập nhiều đoàn tín đồ đi khẩn hoang những miền đất hoang vu, lập nên những trại ruộng, như ở Cần Lố (Đồng Tháp Mười), Láng Linh (Châu Phú), Thới Sơn (Tịnh Biên),... Nhờ đức tin mà những tín đồ đã bám trụ và khẩn hoang, biến những vùng đầm lầy, rừng rậm thành những vùng đất rộng lớn, màu mỡ. Sau này, đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa và đạo Hòa Hảo chịu ảnh hưởng sâu sắc các yếu lý trên. Sám giảng (trích) Tương truyền, Đức Phật Thầy Tây An thường căn dặn các tín đồ và người đến chữa bệnh bằng những câu như sau: Dặn cùng già trẻ gái trai, Giữ lòng niệm Phật lâu dài đừng quên.Thảo ngay nhơn nghĩa cho bền, Thờ cha kính mẹ, tưởng trên Phật Trời.Nói cho lớn nhỏ ghi lời, Nhứt tâm niệm Phật, Phật Trời độ cho.Ai trau công quả cho dày, Đất bùn có thuở mọc rày hoa sen.Màu thiền đắc ý cùng màu, Còn hơn chen chúc công hầu vương khanh.Tây Phương trước mặt chẳng còn bao xa Cách nhau vì bởi ái hà biển mêDốc lòng niệm chữ từ bi, Lấy đao trí huệ cắt đi cho rồi... Xem thêm Đoàn Minh Huyên (Đức Phật Thầy Tây An) Trần Văn Thành (Đức Cố Quản) và khởi nghĩa Bảy Thưa Tăng Chủ (Bùi Thiền Sư) Ngô Lợi (Đức Bổn Sư) Sư Vãi Bán Khoai Phật Trùm Huỳnh Phú Sổ Đình Tây Chú thích Tham khảo Nhiều người soạn, Địa chí An Giang (Tập 2), do UBND tỉnh An Giang tổ chức biên soạn và ấn hành, 2007. Sơn Nam, Lịch sử An Giang, Nhà xuất bản Tổng hợp An Giang, 1988. Sơn Nam, Cá tính miền Nam. Nhà xuất bản Trẻ, 1997. Trịnh Vân Thanh, Thành ngữ điển tích danh nhân từ điển (Quyển 2). Nhà xuất bản Hồn Thiêng, Sài Gòn, mục từ Phật Thầy Tây An. Phan Văn Kiến, Lịch sử địa phương An Giang. Nhà xuất bản Giáo dục, 2009. Liên kết ngoài Đoàn Minh Huyên Vì sao gọi Bửu Sơn Kỳ Hương là đạo Lành? Bài viết của Trần Hoàng Vũ đăng trên Tạp chí Văn hóa lịch sử An Giang số tháng 12-2011. Tôn giáo tại Việt Nam Tín ngưỡng dân gian Việt Nam Khởi đầu năm 1849 ở Việt Nam
58259
https://vi.wikipedia.org/wiki/Tam%20gi%C3%A1c%20vu%C3%B4ng%20c%C3%A2n
Tam giác vuông cân
Tam giác vuông cân là tam giác vuông có hai cạnh góc vuông bằng nhau. Tính chất Tính chất 1: Mỗi góc nhọn của tam giác vuông cân bằng nhau và bằng 45°. Tính chất 2: Các đường đồng quy như đường cao, đường trung tuyến, đường phân giác kẻ từ đỉnh góc vuông của tam giác vuông cân trùng nhau và bằng 1 nửa cạnh huyền. Diện tích Áp dụng công thức tính diện tích tam giác vuông cho diện tích tam giác vuông cân với chiều cao và cạnh đáy bằng nhau, ta có công thức: SABC =1/2 x a2 Cách chứng minh Để chứng minh tam giác vuông cân, ta có những cách sau: + Tam giác vuông có hai cạnh góc vuông bằng nhau. + Tam giác vuông có một góc bằng 45 độ. + Tam giác cân có một góc ở đáy bằng 45 độ. + Tam giác vuông có 2 trong 4 đường đồng quy trùng nhau Công thức tính đường trung tuyến trong tam giác vuông cân Tam giác vuông cân là một tam giác có một góc vuông với hai cạnh góc vuông bằng nhau và bằng a. Do đó, trung tuyến trong tam giác vuông cân mà nối từ góc vuông đến cạnh đối diện sẽ là một đoạn thẳng vuông góc với cạnh huyền và bằng một phần hai nó. Tam giác
436168
https://vi.wikipedia.org/wiki/L%C6%B0%C6%A1ng%20S%E1%BB%B9%20C%E1%BA%A7n
Lương Sỹ Cần
Giáo sư Tiến sĩ Lương Sỹ Cần (1928-2010) là một nhà y khoa chuyên ngành Tai Mũi Họng nổi tiếng tại Việt Nam. Ông nguyên là Viện trưởng Viện Tai - Mũi - Họng Trung ương; Chủ tịch Hội Tai Mũi Họng Việt Nam (1991 - 1999). Thân thế Ông sinh ngày 9 tháng 12 năm 1928 tại Pakse, Lào. Nguyên quán ông tại xã Bùi Xá, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh. Song thân ông là cụ ông Lương Sỹ Cầu và cụ bà Nguyễn Thị Chương, đều là người Hà Tĩnh. Năm 1937, cha ông bị chính quyền thực dân Pháp trục xuất khỏi Lào vì tham gia hoạt động cách mạng. Ông cùng gia đình trở về nguyên quán tại Bùi Xá. Trải qua thời niên thiếu học sơ yếu lược ở trường tổng, học tiểu học ở trường huyện, học cao học tư thục ở Nghĩa Yên, ông đều có tiếng học giỏi, nổi danh là một trong hai học sinh chuyên toán giỏi nhất tỉnh Hà Tĩnh. Tốt nghiệp phổ thông ông là một trong những học sinh ưu tú nhất được cử lên chiến khu. Cách mạng tháng 8 thành công, ông được phân công làm Bí thư Thanh niên Cứu quốc xã. Tháng 5 năm 1946, ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương, sau đó được điều động lên công tác tại văn phòng Tỉnh ủy Hà Tĩnh. Y nghiệp Sau khi học và tốt nghiệp trường phổ thông chuyên khoa Huỳnh Thúc Kháng, năm 1950, ông nhập ngũ, công tác tại Phòng Chính trị, Bộ tư lệnh Liên khu 4. Tháng 4 năm 1952, ông được cử đi học trường Y khoa tại Tuyên Quang. Năm 1953, ông làm quân y sĩ tại Trung đoàn 66, Đại đoàn 304. Sau khi chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tiếp quản miền Bắc, ông tiếp tục theo học ngành Tai Mũi Họng tại Đại học Y Hà Nội. Tháng 6 năm 1958, ông tốt nghiệp bác sĩ tại đây. Từ năm 1959 đến 1965, ông được phân công làm bác sĩ y vụ khoa tại khoa Tai Mũi Họng Bệnh viện Bạch Mai. Ông cũng là Chi ủy viên, Đảng ủy viên Bệnh viện Bạch Mai từ 1961 đến 1965. Thời gian này, ông đã tham gia giảng dạy cho các lớp sinh viên luân khoa, y sĩ, bác sĩ chuyên kkhoa mắt, răng hàm mặt, vệ sinh dịch tễ, các lớp về thính học, thanh học, giám định y khoa, các lớp chuyên khoa quân y. Tháng 8 năm 1965, ông được cử làm lưu học sinh tại trường Nam Khai (Trung Quốc). Tháng 11 năm 1966, ông về lại Đại học Y Hà Nội học khóa dự bị chuẩn bị du học nước ngoài. Tháng 8 năm 1967 đến tháng 1 năm 1972, ông làm nghiên cứu sinh tại Budapest (Hungary) với đề tài "Chẩn đoán phân biệt bệnh xốp xơ, quá trình viêm dính và các dị dạng tối thiểu của tai giữa. Đánh giá vấn đề đo trở kháng bằng cầu điện - âm học", do Giáo sư, bác sĩ Révesr Gyorgy hướng dẫn. Ngày 10 tháng 1 năm 1972, ông bảo vệ thành công để tài nghiên cứu tại Hội đồng của Viện Hàn lâm khoa học Hungary tại Budapest, được công nhận Phó tiến sĩ với nhận xét xuất sắc (7 phiếu thuận, không có phiếu chống). Tháng 5 năm 1972, ông trở về nước và công tác tại Viện Tai Mũi Họng trung ương. Từ năm 1973, ông tham gia giảng dạy cho các lớp sau đại học như chuyên khoa Sơ bộ, chuyên khoa cấp I, chuyên khoa cấp II, hướng dẫn làm đề cương nghiên cứu sinh đi đào tạo ở nước ngoài, hướng dẫn viên luận văn chuyên khoa cấp II và Giám khảo chuyên khoa cấp II.. Năm 1977, ông được cử đi học ở Pháp 1 năm, chuyên sâu về các vi phẫu thuật tai (mổ điếc), có chứng chỉ của Giáo sư Portmann, về thanh thính học có giấy chứng chỉ của Bộ Ngoại giao Pháp. Năm 1978, ông được bổ nhiệm làm Phó Viện trưởng Viện Tai Mũi Họng, phụ trách công tác chuyên môn, đào tạo và chỉ đạo tuyến cho ngành tai mũi họng cả nước. Năm 1983, ông là quyền Viện trưởng Viện Tai Mũi Họng trung ương. Đến năm 1984, chính thức làm Viện trưởng Viện Tai Mũi Họng trung ương. Cũng trong năm này, ông phong hàm Phó giáo sư. Ông cũng được cử sang Campuchia làm Tổ trưởng Tổ chuyên gia Tai Mũi Họng tại Bệnh viện Can met(?) Phnom Penh. Năm 1991, ông được phong hàm Giáo sư và được bầu làm Chủ tịch Hội Tai Mũi Họng Việt Nam. Mặc dù nghỉ hưu từ năm 1995, ông vẫn được tín nhiệm giữ chức vụ Chủ tịch Hội Tai Mũi Họng Việt Nam cho đến tận năm 1999. Ông qua đời ngày 18 tháng 6 năm 2010 tại Hà Nội. Khen thưởng Ông được nhà nước Việt Nam trao tặng nhiều phần thưởng cao quý như: Huân chương Lao động hạng Nhất (truy tặng năm 2011) Huân chương Kháng chiến hạng Nhì (số 119 năm 1985) Huy chương Chiến thắng hạng Nhất (số 0259 năm 1959) Danh hiệu Thầy thuốc Ưu tú (số 214/KT/HĐNN ngày 23 tháng 3 năm 1989) Một số thành tựu nghiên cứu Trong suốt 50 năm công tác, ông hoạt động trong nhiều lĩnh vực chuyên sâu như Bệnh lý Tai và Xương chũm, Điếc và Phẫu thuật điếc, Thính học; Bệnh lý dây thần kinh mặt, Tiền đình học; Thanh khí phế quản và Thực quản; nhiễm khuẩn đường hô hấp trên cấp tính. Thành thạo nhiều ngoại ngữ như Pháp, Anh, Hungary, Hoa, Đức, Nga…, ông tham gia và làm chủ tọa đoàn nhiều Hội nghị quốc tế về Tai Mũi Họng, thành viên IFOS. Ông cũng đã hướng dẫn thành công 6 Luận án Tiến sĩ, công bố 52 Công trình khoa học trên các báo và tạp chí trong nước và quốc tế Một số nghiên cứu tiêu biểu của ông như: Nghiên cứu và tổng kết lâm sàng về các dị vật đường ăn, đường thở. Chẩn đoán phân biệt bệnh xốp xơ, quá trình viêm dính và dị dạng tối thiểu của tai giữa. Đánh giá vấn đề đo trở kháng bằng cầu điện - âm học. (Luận án Phó tiến sĩ, bảo vệ tại Viện Hàn lâm khoa học Hungaria năm 1972, được công nhận với 100% số phiếu tán thành của Hội đồng) Viêm tai và viêm xương chũm biến chứng của sởi (Kỷ yếu công trình Hội nghị TMH lần thứ nhất - 1960). 15 trường hợp áp xe đại não trong ba năm 1957-1959 (Nội san Tai Mũi Họng 1960, số 2, trang 2- 36). Viêm tấy và áp xe quanh thực quản do hóc xương (1957-1960) (Nội san TMH 1960, số 3, trang 67- 72). Dùng sonde Nelaton chụp phế quản (Nội san TMH, số 8, trang 60- 64) Một số nhận xét về biến chứng phổi và màng phổi của VTXC (Nội san Tai Mũi Họng 1962, số 2, trang 1- 12, cộng tác viên của GS Trần Hữu Tước). - 1964. U hơi khí quản. Nội san TMH, số 11, trang 71- 80. - Chỉ định mở khí quản. Nội san TMH, số 1, trang 65- 76. - 1964. 145 dị vật đường thở trong 6 năm 9 1958- 1963). Y học Việt Nam, số 3, trang 81- 91. - 1973. Điều trị chóng mặt Ménière băng phương pháp gây thẩm thấu. Công trình nghiên cứu khoa học Y- Dược 1973, trang 192. - 1974. Điều trị phẫu thuật liệt mặt Bell. Công trình nghiên cứu khoa học Y- Dược, trang 138. - 1974. Điều trị co thắt nửa mặt vô văn. Công trình nghiên cứu khao học Y- Dược, trang 137. - Năm 1974. Vi phẫu thuật thanh quản. Công trình NCKH Y- Dược, trang 138- 139. - 1976. Báo cáo một trường hợp liệt đã 6 tháng do VTXC lao- phẫu thuật có kết quả tốt.. Thông tin TMH, số 13, trang 31- 37. - 1976. Đo thính lực và giám định Y khoa. Tập san giám định y khoa, số 1, trang 58- 67. - 1975. Một trường hợp hội chứng Vander Hoeve. Thông tin TMH, số 12, trang 1- 11. - 1975. Hội chứng Vander Hoeve (3 trường hợp). Công trình nghiên cứu khoa học Y- Dược, trang 159. -1975. Tiến bộ về quan điểm và kỹ thuật trong vấn đề chảy mủ tai mạn tính: từ phẫu thuật tiệt căn đến thủ thuật bảo tồn. Nội san TMH, số 1, trang 78- 100. - 1975. Vá nhĩ theo lối mổ phối hợp. Công trình NCKH Y- Dược, trang 187. - 1978. Dị vật đường thở: 478 trường hợp điều trị tại Viện TMH. Y học Việt Nam, tập 86 số 1, trang 11- 19. - 1980. Bệnh lý giải phẫu bệnh xốp xơ tai. Báo cáo tại Đại hội IX ngành TMH. Nội san TMH. - 1980. Cách giả quyết đối với những trường hợp trước đay chỉ định khoét rỗng đá chũm bán phần. Báo cáo tại Đại hội IX ngành TMH. Nội san TMH.. - 1980. Ghép đồng chủng màng nhĩ xương con. Báo cáo tại Đại hội IX ngành TMH. Nội san TMH.. - 1980. Chụp ống tai trong có bơm chất cản quang để chẩn đoán sớm u dây thần kinh XIII. Báo cáo tại Đại hội IX ngành TMH. Nội san TMH.. Sách dịch: - Vi soi thanh quản và vi phẫu thuật nội thanh quản của giáo sư Kleinsasser, từ tiếng Đức ra tiếng việt. - Tham gia dịch từ điển TMH năm thứ tiếng ra tiếng Việt. - Tham gia dịch sách" Khái luận về nhi khoa" từ tiếng Anh ra tiếng Việt. Gia đình Cha ông là cụ Lương Sỹ Cầu, đảng viên đảng Tân Việt năm 1927, chuyển sang Đảng Cộng sản Đông Dương từ năm 1930 đã sang Lào dạy học và tham gia thành lập chi bộ cộng sản đầu tiên tại Lào. Cụ bị Pháp bắt và tù năm 1931. Năm 1936 được tạm tha nhưng bị trục xuất khỏi Lào và đưa về quản thúc tại quê nhà. Năm 1941 lại bị bắt giam tại nhà lao Linh Cảm vì hoạt đọng cách mạng, đến năm 1942 mới được thả ra. Từ năm 1946 làm Chủ nhiệm Việt minh huyện, Việt minh tỉnh, rồi làm Phó Chủ tịch ủy ban kháng chiến tỉnh Hà tĩnh, tỉnh ủy viên. Năm 1951 ra Việt Bắc công tác tại Văn phòng Phủ Thủ tướng. Sau đó làm Chi sở trưởng Mậu dịch Hà Tĩnh- Bắc Quảng Bình. Về tiếp quản Thủ đô lần lượt làm Chủ nhiệm Công ty dược phẩm, Chủ nhiệm Công ty thuốc nam, thuốc bắc., Hiệu trưởng trường nghiệp vụ II Bộ Nội thương. Mẹ đẻ Nguyễn Thị Chương. Nguyên quán Hà Tĩnh. Sau khi cụ ông bị bắt, cụ ở tại Pakse tần tảo nuôi con. Từ năm 1937 trở về quê quán ở xã Bùi xá, Đức thọ, Hà Tĩnh. Sau cách mạng tháng 8 năm 1945 làm Hội trưởng PNCQ xã, Hội trưởng Hội mẹ chiến sĩ trong nhiều năm liền. Từ năm 1959 ra Hà Nọi, vì tuổi già sức yếu chỉ làm nội trợ. Vợ: Trần Thị Hạnh, tham gia Việt minh bí mật. Sau khởi nghĩa đã kinh qua các công tác Bí thư, ủy viên BCH PNCQ huyện, Bí thư PNCQ xã, văn phòng chi ủy xã. Năm 1955 ra Hà Nội, lần lượt làm việc tại Cửa hàng 40 Tràng Tiền,, Cửâ hàng số 5 Nam bộ, Cửa hàng Bách hóa tổng hợp. Từ 1997 là Chủ nhiệm của hàng Bách hóa tổng hợp. Con trai: Lương Hồng Thủy, sinh năm 1950. Liệt sĩ, hy sinh nam 1972 tại Thành cổ Quảng Trị. Đảng viên. Huân chương kháng chiến hạng III và Huân chương chiến công hạng III. Con gái: PGS.TS Lương Hồng Châu, Phó giám đốc Bệnh viện Tai Mũi Họng trung ương, Trưởng khoa Tai Thần kinh, Giám đốc trung tâm Đào tạo- Chỉ đạo tuyến.. Con trai: Lương Hồng Sơn. Hiện là Giám đốc Công ty TNHH Lương Sơn, chuyên về máy trợ thính và thiết bị y tế. Chú thích Tham khảo Người Hà Tĩnh Bác sĩ Việt Nam Thầy thuốc Ưu tú Huân chương Lao động Huy chương Chiến thắng Huân chương Kháng chiến
682111
https://vi.wikipedia.org/wiki/Enchoria
Enchoria
Enchoria là một chi bướm đêm thuộc họ Geometridae. Các loài Enchoria herbicolata (Hulst, 1896) Enchoria lacteata (Packard, 1876) Enchoria osculata Hulst, 1896 Chú thích Tham khảo Enchoria at funet.fi Natural History Museum Lepidoptera genus database Xanthorhoini
376845
https://vi.wikipedia.org/wiki/Alt%20Zachun
Alt Zachun
Alt Zachun là một đô thị ở huyện of Ludwigslust, bang Mecklenburg-Vorpommern, Đức. Đô thị này có diện tích 8,43 km², dân số thời điểm 31 tháng 12 là 394 người. Tham khảo Xã của bang Mecklenburg-Vorpommern Xã và đô thị ở huyện Ludwigslust-Parchim
875331
https://vi.wikipedia.org/wiki/Limnephilus%20taloga
Limnephilus taloga
Limnephilus taloga là một loài Trichoptera trong họ Limnephilidae. Chúng phân bố ở miền Tân bắc. Tham khảo Trichoptera miền Tân bắc Limnephilus
511977
https://vi.wikipedia.org/wiki/Rouziers-de-Touraine
Rouziers-de-Touraine
Rouziers-de-Touraine là một xã thuộc tỉnh Indre-et-Loire trong vùng Centre-Val de Loire ở miền trung nước Pháp. Theo điều tra dân số năm 2006 của INSEE có dân số 1194 người. Xã nằm ở khu vực có độ cao từ 78-132 mét trên mực nước biển. Tham khảo Rouziersdetouraine
746136
https://vi.wikipedia.org/wiki/Conasprella%20iansa
Conasprella iansa
Conasprella iansa là một loài ốc biển, là động vật thân mềm chân bụng sống ở biển trong họ Conidae, họ ốc cối. Giống như tất cả các loài thuộc chi Conasprella, chúng là loài săn mồi và có nọc độc. Chúng có khả năng "đốt" con người, do vậy khi cầm chúng phải hết sức cẩn thận. Miêu tả Phân bố Chú thích Tham khảo The Conus Biodiversity website I Động vật được mô tả năm 1979
906271
https://vi.wikipedia.org/wiki/Esthesopus%20humeralis
Esthesopus humeralis
Esthesopus humeralis là một loài bọ cánh cứng trong họ Elateridae. Loài này được Steinheil miêu tả khoa học năm 1874. Chú thích Tham khảo Esthesopus