id
stringlengths
1
8
url
stringlengths
31
618
title
stringlengths
1
250
text
stringlengths
11
513k
658352
https://vi.wikipedia.org/wiki/Junonia%20terea
Junonia terea
Junonia terea) là một loài bướm ngày thuộc họ Nymphalidae. Nó được tìm thấy ở Afrotropic ecozone. Sải cánh dài 50–55 mm đối với con đực và 52–60 mm đối với con cái. Ấu trùng ăn Asystasia gangetica, Phaulopsis imbricata, và Ruellia patula''. Chú thích Tham khảo Junonia
408912
https://vi.wikipedia.org/wiki/Mus%C3%A9e%20de%20l%27Homme
Musée de l'Homme
Musée de l'Homme (Bảo tàng Con người) là một bảo tàng ở Quận 16 thành phố Paris, trưng bày các hiện vật về lịch sử và văn hóa. Musée de l'Homme được Paul Rivet thành lập năm 1937 nhân dịp triển lãm thế giới tại Paris. Musée de l'Homme hiện nay nằm trong Palais de Chaillot và thuộc quyền quản lý của Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Quốc gia Pháp. Nãm 2007, Musée de l'Homme đón 154.273 lượt khách thăm. Xem thêm Hệ thống bảo tàng Paris Danh sách bảo tàng Paris Tham khảo Liên kết ngoài Musée de l'Homme Bảo tàng Paris Musée de l'Homme Bảo tàng nhân loại học
722306
https://vi.wikipedia.org/wiki/Chicoreus%20groschi
Chicoreus groschi
Chicoreus groschi là một loài ốc biển, là động vật thân mềm chân bụng sống ở biển thuộc họ Muricidae, họ ốc gai. Miêu tả Phân bố Chú thích Tham khảo Chicoreus
546714
https://vi.wikipedia.org/wiki/Tabernaemontana%20ochroleuca
Tabernaemontana ochroleuca
Tabernaemontana ochroleuca là một loài thực vật thuộc họ Apocynaceae. Đây là loài đặc hữu của Jamaica. Chú thích Tham khảo Kelly, D.L. 1998. Tabernaemontana ochroleuca. 2006 IUCN Red List of Threatened Species. Truy cập 23 tháng 8 năm 2007. Thực vật Jamaica O Thực vật dễ tổn thương Thực vật đặc hữu Jamaica
455585
https://vi.wikipedia.org/wiki/Benedikt%20H%C3%B6wedes
Benedikt Höwedes
Benedikt "Benni" Höwedes (sinh ngày 29 tháng 2 năm 1988 ở Haltern) là một cựu cầu thủ bóng đá Đức thi đấu ở vị trí hậu vệ. Howedes chơi ở vị trí trung vệ, hậu vệ trái và phải. Trang web chính thức của FIFA mô tả Höwedes là "một cầu thủ đa năng, anh có thể chơi bóng ở 4 vị trí phòng thủ trên sân". Ngày 31 tháng 7 năm 2020, Höwedes chính thức giã từ sự nghiệp thi đấu quốc tế sau 26 năm thi đấu chuyên nghiệp. Sự nghiệp Câu lạc bộ Höwedes bắt đầu sự nghiệp quần đùi áo số cho câu lạc bộ quê hương của mình là TuS Haltern vào năm 1994. Sau đó, Howedes bắt đầu chơi cho đội trẻ Schalke từ năm 2001. Vào năm 2006, anh vô địch giải trẻ cùng đội U19 Schalke với cương vị đội trưởng. Vào tháng 1 năm 2007, anh ký hợp đồng chuyên nghiệp có thời hạn đến mùa giải 2009-10. Vào tháng 9 năm 2007, Liên đoàn bóng đá Đức vinh danh Höwedes với Huân chương Fritz Walter là cầu thủ hay nhất trong nhóm tuổi của anh cho mùa giải 2006-07. Trận đấu chuyên nghiệp đầu tiên của Höwedes là ở cúp C1 vào ngày 3 tháng 10 năm 2007. Vào ngày 10 tháng 12 năm 2009 Höwedes gia hạn hợp đồng với Schalke 04 30 tháng 6 năm 2014. Ngày 23 tháng 7 năm 2011, Höwedes đã trở thành đội trưởng của Schalke 04. Ngày 09 Tháng 3 năm 2013, Höwedes gia hạn hợp đồng với Schalke, cho đến ngày 30 tháng 6 năm 2017. Thi đấu quốc tế Höwedes chơi cho đội bóng U18 và U19 và xuất hiện trong tất cả các trận đấu và bao gồm cả trận bán kết 2007 tại châu Âu UEFA U-19 vô địch bóng đá. Năm 2009 cùng với Mats Hummels, Manuel Neuer, Sami Khedira, Mesut Oezil và Jerome Boateng vô địch UEFA U21 châu Âu với chiến thắng 4-0 của Đức trước nước Anh trong trận chung kết. Ngày 29 tháng năm 2011, anh có trận ra mắt cho đội hình cấp cao trong trận giao hữu với Uruguay. Ngày 07 tháng 6 năm 2011, anh đã chơi trận đấu chính thức đầu tiên của mình đối đầu với Azerbaijan ở UEFA vòng loại Euro 2012, Đức thắng trận 3-1, Höwedes với đường kiến tạo đẹp đầu tiên, và ghi bàn bởi Mesut Oezil. Höwedes được chọn cho đội tuyển Đức cho UEFA Euro 2012 nhưng chỉ với vai trò dự bị. Ngày 15 tháng 8 năm 2012, anh ghi bàn thắng đầu tiên của mình trong trận giao hữu thua 1-3 với Argentina. Sau khi ba lần được xuất hiện trong Vòng loại Giải vô địch bóng đá thế giới 2014, Höwedes đã có tên trong đội hình chính thức của Đức cho trận chung kết giải đấu. Anh đã có tên trong đội hình xuất phát vị trí hậu vệ cánh trái chống lại Bồ Đào Nha trong trận mở màn của đội, và lần đầu ra mắt giải đấu lớn nhất hành tinh của mình. Sau đó, anh đã cùng đội tuyển Đức dành cúp vàng trở thành Tân Vương của giải đấu quan trọng này. Trong trận chung kết World Cup 2014, Höwedes đã mém chút đã mở tỉ số bằng cách cú đánh đầu từ quả phạt góc của Toni Kroos ở những giây cuối cùng của hiệp 1 và bị tấn công bởi Vitaly Zdorovetskiy của ở phút thứ 82 của trận đấu. Höwedes cũng là một trong ba cầu thủ người Đức chơi trọn vẹn ở bảy trận ở World Cup 2014 cùng với thủ môn Manuel Neuer và đội trưởng Philipp Lahm. Phong cách thi đấu Howedes được xem là cầu thủ đa năng ở tất cả vị trí phòng ngự. Vị trí chơi chính của Howedes là trung tâm phòng thủ, nhưng anh cũng có thể được triển khai tài năng ở cánh trái lẫn cánh phải, đó là những vị trí chính Howedes được triển khai ở dưới thời Jens Keller. Vào bước đầu sự nghiệp bóng đá chuyên nghiệp của mình tại Schalke, Howedes chơi chủ yếu là một hậu vệ trái. Trong giai đoạn sự nghiệp bóng đá hồi trẻ, Howedes chủ yếu là chơi như một tiền vệ phòng ngự. Sức mạnh phòng thủ Howedes 'nằm trong khả năng của mình để luôn giành chiến thắng đấu tay đôi, khả năng thủ tốt là phong cách vững vàng. Howedes 'khả năng bật cao tốt là kiến tạo đường chuyền bằng đầu, và Howedes' được biết đến với khả năng chuyền bóng và chặn bóng tốt. Howedes cũng được biết đến với những đường kiến tạo đẹp và cũng sở hữu sức mạnh tuyệt vời. Thống kê sự nghiệp Câu lạc bộ Đội tuyển quốc gia Bàn thắng quốc tế Danh hiệu Club FC Schalke 04 DFB-Pokal: 2010–11 DFL-Supercup: 2011 Đội tuyển Đức FIFA World Cup: 2014 UEFA European U21 Championship: 2009 Cá nhân Fritz Walter Medal U19 Gold Medal 2007 Tham khảo Liên kết ngoài Profile at Transfermarkt.de Career stats at Fussballdaten.de Sinh năm 1988 Cầu thủ bóng đá nam Đức Cầu thủ Giải vô địch bóng đá thế giới 2014 Hậu vệ bóng đá Cầu thủ bóng đá FC Schalke 04 Nhân vật còn sống Cầu thủ bóng đá Bundesliga Cầu thủ đội tuyển bóng đá quốc gia Đức Cầu thủ đội tuyển bóng đá trẻ quốc gia Đức Cầu thủ bóng đá Juventus Cầu thủ bóng đá nước ngoài ở Ý Cầu thủ bóng đá Serie A Cầu thủ bóng đá nước ngoài ở Nga Cầu thủ bóng đá nam Đức ở nước ngoài Cầu thủ đội tuyển bóng đá U-21 quốc gia Đức
872298
https://vi.wikipedia.org/wiki/Oecetis%20numitor
Oecetis numitor
Oecetis numitor là một loài Trichoptera trong họ Leptoceridae. Chúng phân bố ở miền Ấn Độ - Mã Lai. Chú thích Tham khảo Oecetis
247413
https://vi.wikipedia.org/wiki/Osorno
Osorno
Osorno có thể chỉ: Osorno, Chile, một thành phố ở Chile Osorno (tỉnh), một tỉnh của Chile Osorno (núi lửa), một ngọn núi lửa cao 2.661 mét ở Chile Osorno la Mayor, một municipio ở tỉnh Palencia, Castile and León, Tây Ban Nha
323980
https://vi.wikipedia.org/wiki/M%E1%BA%A1c%20T%E1%BB%AD%20Dung
Mạc Tử Dung
Mạc Tử Dung (鄚子溶, ?-1780), là võ tướng trải hai triều chúa Nguyễn: Nguyễn Phúc Thuần và Nguyễn Phúc Ánh trong lịch sử Việt Nam. Thân thế và sự nghiệp Mạc Tử Dung là người Hà Tiên, là con trai thứ năm của Đô đốc Mạc Thiên Tứ và Hiếu Túc Thái phu nhân (Nguyễn Hiếu Túc). Sử liệu không cho biết gì về thời tuổi nhỏ ông. Mãi đến khi chúa Định vương Nguyễn Phúc Thuần dừng đóng ở Bến Nghé (thuộc Gia Định), vào tháng 2 năm Ất Mùi (1775), Mạc Thiên Tứ đem các con từ Trấn Giang (nay là vùng Cần Thơ), đến hành tại bái yết. Chúa khen và ủy lạo, gia thăng làm Đô đốc Quận công, cho con là Tử Dung làm Tham tướng Cai cơ, khiến điều về đạo Trấn Giang đóng giữ. Kể từ khi được phong chức trên (1775) đến 1777, Mạc Tử Dung cùng với cha (Mạc Thiên Tứ) và các anh em khác là Mạc Tử Hoàng, Mạc Tử Thảng phò tá chúa Nguyễn Phúc Thuần, đóng giữ ở Trấn Giang và dốc sức phát triển vùng đất này. Quyển Hà Tiên trấn Hiệp trấn Mạc thị gia phả (gọi tắt là Mạc thị gia phả) của Vũ Thế Dinh , kể: Ông (Mạc Thiên Tứ) bảo quan Tham tướng (Mạc Tử Dung) chỉ huy binh sĩ vào đạo Đông Khẩu (Sa Đéc) tập hợp lính tráng ủng hộ vua, và kết hợp các đạo quân để đánh quân Tây Sơn. Địch thua phải rút lui. Tham tướng trở về Trấn Giang lập chướng ngại, chống giữ cửa thành. Rồi vào khoảng tháng Bảy năm Đinh Dậu (1777), ông (Mạc Thiên Tứ) phụng giá đưa vua (Định Vương Nguyễn Phúc Thuần) đi trước, giữ Tham tướng ở lại, vào đoạn sông hẹp (vùng đất Cần Thơ) đốn cây, chặt gỗ mà lấp bít đường nước.. Cũng vào năm ấy (1777), xa giá của Nguyễn Phúc Dương (tức Tân Chính Vương) bị quân Tây Sơn truy đuổi cũng chạy đến đây, nhưng vì binh lực của họ Mạc không cân sức, nên cuối cùng cả hai chúa Nguyễn (Nguyễn Phúc Thuần, Nguyễn Phúc Dương) đều bị bắt và bị giết chết. Sách Hoàng Việt hưng long chí kể tiếp: Sau khi Nguyễn Huệ đã giành được toàn thắng, bèn sai người đi dò xét tông tích Thế Tổ (Nguyễn Phúc Ánh, cháu của Nguyễn Phúc Thuần, người được kế ngôi lúc mới 17 tuổi, khi cả hai chúa Nguyễn đều bị giết chết), lại sai người đến Kiên Giang chiêu dụ Mạc Thiên Tứ. Thiên Tứ không chịu theo, bèn lánh ra Phú Quốc. Ít lâu sau, vua nước Xiêm là Trịnh quốc Anh sai sứ đón Thiên Tứ (cùng các con) sang Xiêm. Tôn Thất Xuân từ Long Xuyên (Cà Mau) chạy thoát ra hải đảo, rồi theo Mạc Thiên Tứ sang Xiêm xin cứu viện.. Kể về cái chết của nhiều người họ Mạc, trong số đó có Mạc Tử Duyên, sách Gia Định thành thông chí chép: Canh Tý, năm thứ 3 (1780)...mùa hạ tháng 6, sai Cai cơ là Sâm Đức hầu, Tĩnh Viễn hầu làm sứ thần sang nước Xiêm. Vừa gặp tàu buôn của vua Xiêm về báo rằng, tàu (Xiêm) từ Quảng Đông (Trung Quốc) về, qua phần biển Hà Tiên bị chủ tướng là Chưởng cơ Thăng Bình hầu cướp của giết người. Phi Nhã Tân (Taksin, tức Trịnh Quốc Anh)<ref>sách Hoàng Việt hưng long chí ghi chú: Trịnh Quốc Anh là người Triều Châu, nhà Thanh. Cha tên là Yển, ngụ cư ở Xiêm làm quan trưởng đất Mường Tát. Ông Yển chết, Quốc Anh thay cha xưng là Phi Nhã Tân, có nghĩa là Quốc vương (tr. 78). Sách Nghiên cứu Hà Tiên ghi tên vua Xiêm này là Trịnh Tân. Và sách đã dẫn thêm một đoạn trong Lịch sử vương quốc Thái Lan': từ tháng 2 năm 1976 đến tháng 4 năm 1767, quân Miến Điện (hay Diến Điện) vây hãm rồi tàn phá kinh đô Ayuthya. Vua Xiêm và thái tử mất tích. Nhà nước hậu Ayuthya sụp đổ, loạn lạc nổi lên khắp nơi. Trịnh Tân (Phraya Tak) là một tướng gốc Hoa, cùng với 500 người chiếm cứ Chantaboun làm căn cứ. Tháng 10 năm 1767, họ chiếm lại Vọng Các (Bangkok), dân chúng đồng lòng tôn ông lên làm vua. Sau đó, Trịnh Tân đánh đuổi được quân Miến Điện. Vì thế, tác giả Nghiên cứu Hà Tiên kết luận Trịnh Tân không phải là người cưỡng đoạt (tiếm vị) ngôi vua Xiêm, như một số tác giả trước đây đã viết (tr. 156).</ref> giận lây, bỏ sứ giả vào ngục. Rồi thì Bồ Ông Giao từ Cao Miên về Xiêm tố cáo rằng nó bắt được thư mật của Gia Định khiến Xuân Quận Công (Tôn Thất Xuân) và Tông Quận Công (Mạc Thiên Tứ) làm nội ứng mưu lấy thành Vọng Các. Vua Xiêm tin lời, ngày mồng 5 tháng 10 bắt giam tra hỏi, đều kêu oan không nhận. Tham tướng Mạc Tử Dung cố sức cải là bị oan. Phi Nhã Tân bèn đánh chết. Tông Quận Công tự tử. Ngày 24 tháng 10 năm Canh Tý (1780), Xuân Quận Công, sứ thần nước ta, cùng con cháu người nhà của Tông Quận Công, cộng 53 người đều bị giết chết. Phàm nhân dân Việt Nam ở đất ấy đều bị đày ra biên thùy xa. Năm 1788, theo Mạc thị gia phả, thì Cai cơ Mạc Công Bính, đem hài cốt Mạc Thiên Tích, Mạc Tử Dung...về cải táng nơi khu mộ dòng họ Mạc, trên núi Bình San, Hà Tiên. Ngộ nhận Họ Mạc có hai người làm Tham tướng, đó là Mạc Tử Dung và Mạc Tử Sanh. Theo nhà nghiên cứu Trương Minh Đạt, thì không có ông nào mất ở Cần Thơ và những cái tên: cầu Tham Tướng, rạch Tham Tướng, chợ Tham Tướng (nay là chợ Xuân Khánh, thuộc phường Xuân Khánh, thành phố Cần Thơ), được đặt theo chức vụ của Mạc Tử Dung (Duyên). Vì theo Mạc thị gia phả, chính ông Duyên mới là người đã "lập chướng ngại chống giữ cửa thành...đốn cây chặt gỗ mà bít đường nước", và còn vì chỗ ấy, xưa là bản doanh của Tham tướng Duyên, chứ không phải của Mạc Tử Sanh như một số nguồn đã ghi . Nguồn tham khảo Ngô Giáp Đậu, Hoàng Việt hưng long chí.Nhà xuất bản Văn Học, 1993, tr. 79 Trương Minh Đạt, Nghiên cứu Hà Tiên, do Tạp chí Xưa & Nay và Nhà xuất bản Trẻ cùng ấn hành, 2008, tr. 137-148. Địa chí Cần Thơ, đoạn liên quan tại địa chỉ: Huỳnh Minh, đoạn Mạc Tử Sanh trong Cần Thơ xưa tại địa chỉ: Nguyễn Q. Thắng & Nguyễn Bá Thế, Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam. Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, 1992, tr. 438. Nhiều người soạn (Huỳnh Ngọc Trảng chủ biên), Sổ tay hành hương đất phương Nam. Nhà xuất bản TP. Hồ Chí Minh, tr. 400. Chú thích Võ tướng chúa Nguyễn Người Kiên Giang Mất năm 1780 Người Đàng Trong Người Minh Hương Người Việt gốc Hoa Người họ Mạc tại Việt Nam
928671
https://vi.wikipedia.org/wiki/Pistosia%20angulicollis
Pistosia angulicollis
Pistosia angulicollis là một loài bọ cánh cứng trong họ Chrysomelidae. Loài này được Gestro miêu tả khoa học năm 1910. Chú thích Tham khảo Pistosia
919585
https://vi.wikipedia.org/wiki/Diaphaenidea%20viridipennis
Diaphaenidea viridipennis
Diaphaenidea viridipennis là một loài bọ cánh cứng trong họ Chrysomelidae. Loài này được Laboissiere miêu tả khoa học năm 1940. Chú thích Tham khảo Diaphaenidea
313999
https://vi.wikipedia.org/wiki/Gabillou
Gabillou
Gabillou là một xã của Pháp, nằm ở tỉnh Dordogne trong vùng Aquitaine của Pháp. Hành chính Thông tin nhân khẩu Tham khảo Liên kết ngoài Gabillou trên trang mạng của Viện địa lý quốc gia Gabillou
910905
https://vi.wikipedia.org/wiki/Procraerus%20carinifrons
Procraerus carinifrons
Procraerus carinifrons là một loài bọ cánh cứng trong họ Elateridae. Loài này được Desbrochers des Loges miêu tả khoa học năm 1875. Chú thích Tham khảo Procraerus
471802
https://vi.wikipedia.org/wiki/Veyri%C3%A8res%2C%20Corr%C3%A8ze
Veyrières, Corrèze
Veyrières là một xã thuộc tỉnh Corrèze trong vùng Nouvelle-Aquitaine miền trung Pháp. Tham khảo Xã của Corrèze
248795
https://vi.wikipedia.org/wiki/S%C3%A2n%20bay%20qu%E1%BB%91c%20t%E1%BA%BF%20Jomo%20Kenyatta
Sân bay quốc tế Jomo Kenyatta
Sân bay quốc tế Jomo Kenyatta, tên trước đây là Sân bay Embakasi và Sân bay quốc tế Nairobi, là sân bay lớn nhất Kenya, cũng là sân bay lớn bận rộn nhất Đông Phi và Trung Phi. Đây là sân bay tấp nập thứ 7 ở châu Phi. Sân bay này được đặt tên theo thủ tướng và tổng thống đầu tiên của Kenya Jomo Kenyatta. Sân bay Kenyatta nằm ở Embakasi, ngoại ô đông nam của Nairobi, Kenya, cách trung tâm thành phố 15 km. Đây là trung tâm chính của hãng hàng không Kenya Airways và Five Forty Aviation. Năm 2006, sân bay này đã phục vụ hơn 4,4 triệu lượt khách. Sân bay Nairobi Embakasi được thống đốc cuối cùng của Kenya Evelyn Baring khai trương tháng 5 năm 1958. Đúng ra sân bay được Nữ hoàng Elizabeth, Thái hậu, tuy nhiên, bà đã bị trễ ở Australia và không thể tham dự buổi lễ khai trương được. Sau này, nhà ga hiện hữu đã được xây bên kia của đường băng và sân bay đã được đổi tên thành Sân bay quốc tế Jomo Kenyatta. Nhà ga cũ hiện hiện nay đôi khi được gọi là Sân bay cũ Embakasi và đang được Không quân Kenya sử dụng . Ngày 14 tháng 10 năm 2005, Cục sân bay Kenya thông báo kế hoạch mở rộng sân bay này để nâng năng lực phục vụ sân bay này lên 9 triệu lượt khách mỗi năm với chi phí 100 triệu USD. Hãng hàng không và tuyến bay Hành khách Sky Aero khai trương chuyến bay đến Kisumu và Mombasa tháng 5 năm 2014 nhưng ngừng hoạt động vài tháng sau đó. Hàng hóa Liên kết ngoài Kenya Airports Authority - Jomo Kenyatta International Airport Ghi chú Nairobi Sân bay Kenya
899727
https://vi.wikipedia.org/wiki/Xylocopa%20merceti
Xylocopa merceti
Xylocopa merceti là một loài Hymenoptera trong họ Apidae. Loài này được Dusmet y Alonso mô tả khoa học năm 1924. Chú thích Tham khảo Chi Ong bầu Động vật được mô tả năm 1924
835183
https://vi.wikipedia.org/wiki/3424%20Nu%C5%A1l
3424 Nušl
3424 Nušl là một tiểu hành tinh vành đai chính với chu kỳ quỹ đạo là 1486.0746140 ngày (4.07 năm). Nó được phát hiện ngày 14 tháng 2 năm 1982. Tham khảo Tiểu hành tinh vành đai chính Thiên thể phát hiện năm 1982
957925
https://vi.wikipedia.org/wiki/Idiocera%20conchiformis
Idiocera conchiformis
Idiocera conchiformis là một loài ruồi trong họ Limoniidae. Chúng phân bố ở miền Ấn Độ - Mã Lai. Liên kết ngoài Tham khảo Idiocera Limoniidae ở vùng Indomalaya
758833
https://vi.wikipedia.org/wiki/Megastomatohyla%20nubicola
Megastomatohyla nubicola
Megastomatohyla nubicola là một loài ếch trong họ Nhái bén. Loài này đặc hữu México. Môi trường sinh sống tự nhiên của chúng ở sông và montane ẩm nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới. Chúng bị đe dọa bởi quá trình mất môi trường sống. Chú thích Tham khảo Santos-Barrera, G. & Canseco-Márquez, L. 2004. Megastomatohyla nubicola. 2006 IUCN Red List of Threatened Species. Truy cập 21 tháng 7 năm 2007. Megastomatohyla
80676
https://vi.wikipedia.org/wiki/Clucy
Clucy
Clucy là một xã trong vùng hành chính Franche-Comté, thuộc tỉnh Jura, quận Lons-le-Saunier, tổng Salins-les-Bains. Tọa độ địa lý của xã là 46° 56' vĩ độ bắc, 05° 54' kinh độ đông. Clucy nằm trên độ cao trung bình là 608 mét trên mực nước biển, có điểm thấp nhất là 560 mét và điểm cao nhất là 718 mét. Xã có diện tích 5.13 km², dân số vào thời điểm 1999 là 72 người; mật độ dân số là 14 người/km². Thông tin nhân khẩu Xem thêm Xã của tỉnh Jura Tham khảo INSEE IGN Xã của Jura
745686
https://vi.wikipedia.org/wiki/Turris%20nodifera
Turris nodifera
Turris nodifera là một loài ốc biển, là động vật thân mềm chân bụng sống ở biển trong họ Turridae. Miêu tả Phân bố Chú thích Tham khảo Turris
915376
https://vi.wikipedia.org/wiki/Botryonopa%20bipunctata
Botryonopa bipunctata
Botryonopa bipunctata là một loài bọ cánh cứng trong họ Chrysomelidae. Loài này được Baly miêu tả khoa học năm 1858. Chú thích Tham khảo Botryonopa
838023
https://vi.wikipedia.org/wiki/5840%20Raybrown
5840 Raybrown
5840 Raybrown (1978 ON) là một tiểu hành tinh vành đai chính. Tham khảo Liên kết ngoài JPL Small-Body Database Browser 5840 Raybrown Thiên thể phát hiện năm 1978 Tiểu hành tinh vành đai chính
571122
https://vi.wikipedia.org/wiki/Francia
Francia
Francia, còn gọi là Vương quốc Frank (, "Vương quốc của người Frank") hoặc Đế quốc Frank (), là lãnh thổ người Francia, một liên minh các bộ lạc Tây Germanic trong thời hậu kỳ cổ đại và sơ kỳ trung đại. Dưới những chiến dịch không ngừng nghỉ của Charles Martel, Pepin Lùn và Charlemagne, lãnh thổ của người Frank được mở rộng lớn nhất vào đấu thế kỷ thứ 9. Truyền thống về việc phân chia gia tài giữa những người anh em khiến cho lãnh địa của người Frank dù là một chính thể nhưng được chia nhỏ ra thành những regna (vương quốc, tiểu vương quốc). Giới hạn địa lý và số lượng tiểu vương quốc thay đổi theo thời gian, từ Franken bao gồm từ đầu thế kỷ 6 Austrasia, nằm ở trung tâm sông Rhein và sông Maas ở phía bắc lục địa Âu châu; và cả Neustria phía bắc Loire và phía tây của Seine, mà đến thế kỷ 8 lại thống nhất lại thành Franken. Cuối cùng, việc sử dụng số ít cái tên Franken được chỉ tới Paris, khu vực châu thổ Seine xung quanh Paris, nơi ngày nay vẫn giữ cái tên Île-de-France, cái tên nền tảng cho tên của Vương quốc Pháp. Lịch sử Sự xuất hiện và thi di của người Francia Tên tộc Francia xuất hiện lần đầu tiên trong sử liệu vào giữa thế kỷ 3 Tây lịch. Người ta tìm thấy ngôn từ thật sự tối cổ ghi về Francia mang tính lịch sử là 「Phờ-răng (francus hoặc franci)」 trong hành quân ca La Mã vào khoảng năm 241 và xuất hiện trong sách『 Hoàng đế liệt truyện 』vào thế kỷ IX và lưu truyền chí kim. Người Digan hay gọi là người Đức cư trú ở vùng trung lưu của sông Rhine xưng là 「người Francia」. Từ thế kỷ III đến thế kỷ IV, ,, , , , , xưng là 「người Francia」 trên phương diện sử liệu La Mã. Tên này chỉ là tên mà người La Ma gọi Francia, và không rõ liệu các bộ lạc người Đức được gọi bằng tên này thực tế có phải là do ý thức đồng tộc hay không. Việc các chư bộ tộc này cư trú ở địa đới biên cảnh của Đế quốc La Mã đã đặt họ cùng một cộng đồng chính trị bất định với người La Mã, điều này có thể bồi dưỡng ý thức cộng tộc tự thân hai dân tộc với nhau.. Vua chúa Các vua của đế chế Franks: Vua người Frank Ripuarians (Frank "đồng bằng"): Ascaric: 295 - 306 Merogais: 306 Mallobaudes: 350 - 380 Genobaud: 380 - 388 Sunno: 388 - 390 Marcomer: 390 - 399 Pharamond: 400 - 427, con trai của Marcomer Chlodio: 420 - 448 Theudemeres: 422 Aegidius: 450 - 465 Sigobert the Lame: 483 - 507, sau bị con trai là Chlodoric ám sát chết năm 507. Chlodoric: 507 - 509 Vua người Frank Salian (Frank "miền biển"): Chlodio: 426 - 447, con trai của vua Theudemeres, vua của vùng Dispargum và Tournai. Merovech: 447 - 458 Childeric I: 458-481 Clovis I: 481 - 511 + Năm 509, Clovis thống nhất hai bộ lạc Frank Salian và Frank Ripuarians, thành lập vương quốc Frank thống nhất (lần đầu tiên) dưới sự thống trị của vương triều Meroving. Sau khi Clovis I chết năm 511, vương quốc Frank bị chia thành 4 vùng cho bốn con trai cai trị, kéo dài đến năm 613: Vùng Soisson:(về sau đổi thành Neustria) Chlothar I: 511 - 561 Chilperic I: 561 - 584 Chlothar II: 584 - 629 Vùng Paris: Childebert I: 511 - 558 Charibert I: 561 - 567 Vùng Orlean: (sau đổi thành Burgundy) Chlodomer: 511 - 524 Guntram: 561 - 592 Theuderic II: 595 - 613 Sigebert II: 613 Vùng Reims và Metz: (sau đổi thành Austrasia) Theuderic I: 511 - 534 Theudebert I: 534 - 548 Theudebald: 548 - 555 Sigebert I: 561 - 575 Childebert II: 575 - 595 Theudebert II: 595 - 612 + Năm 558, Chlothar I thống nhất vương quốc lần thứ hai. Sau khi ông chết, vương quốc lại bị chia cắt. + Năm 613, Chlothar II (584 - 629) đánh bại Sigebert II và nhiếp chính Brunhilda và thống nhất vương quốc lần 3. Để xoa dịu sự chống đối, tranh giành quyền lực giữa các con và quần thần, năm 623, ông 1 lần nữa lại phân chia vương quốc thành 4 vùng Neustria; Aquitaine; Austrasia; Burgundy Năm 629, dưới thời Dagobert (con trai của Chlothar II), ông cai trị cả ba vùng Neustria, Austrasia và Burgundy, nhường vùng Aquitaine cho người anh em là Charibert II (629-632) và Chilperic (632); năm 634 ông lại tách vùng Austrasia cho Sigebert, và tự cai trị độc lập 2 vùng còn lại: Vùng Neustria và Burgundy: Dagobert I: 634 - 639 Clovis II: 639-655 Chlothar III: 655-673 Theuderic III: 673 Childeric II: 673-675 Theuderic III: 675-691 Vùng Austrasia: Sigebert III: 634 - 656 Childebert: 656 - 661 Childeric II: 662 - 675 Clovis III: 675 - 676 Dagobert II: 676 - 679 + Năm 679, Theuderic III thống nhất lần 3, thành lập vương quốc Frank thống nhất. Theuderic III: 679 - 691 Clovis IV: 691 - 695 Childebert III: 695 - 711 Dagobert III: 711 - 715 Chilperic II: 715 - 720 Chlothar IV: 717 - 718 Theuderic IV: 720-737 Dagobert III: 737 - 743 Childeric III: 743 - 752 Vương triều Caroling: Pépin II "Trẻ": 752 - 768 Carloman I: 768 - 771 Charles I "Đại đế" (Charlemagne): 768 - 814 Louis I "Sùng đạo": 814 - 840 Lothair I: 840 - 843 + Tháng 8/843, ba người con của Louis là Lothaire, Louis "người man di" (German) và Charles "Hói đầu" đã ký Hiệp ước Verdun (traité de Verdun), theo đó vương quốc Frank thống nhất bị chia thành 3 vương quốc là Tây Frank (Pháp), Trung Frank (Italia) Đông Frank (Đức): A. Vương quốc Tây Francia (Pháp) Charles II "Hói đầu": 843–877, vua của Ý và là Hoàng đế của "Đế quốc Thánh La Mã" từ năm 875 + Aquitaine: Charles the Child, 855–866; Louis the Stammerer, 866–877. Louis II "Nói lắp": 877–879 Louis III: 879–882 Carloman II: 879–884 Charles III "To Béo": 884–888, Hoàng đế của "Đế quốc Thánh La Mã" từ năm 881 Odo: 888–898 Aquitaine: Ranulf II, 888–889 (Ramnulfid, không thuộc tộc Karolinger) Charles III "Đơn giản": 898–922 Robert I: 922–923 Rudolph: 923–936 Louis IV the Transmarinus: 936–954 Lothair II: 954–986 Aquitaine: Louis the Sluggard, 980–986 Louis V "kẻ lười biếng": 986–987 B. Vương quốc Trung tâm Francia (Italia): Lothair I: 843–855, làm Hoàng đế của "Đế quốc Thánh La Mã" 2 lần (824, 840) Italy: Lothair I, 818-855; Louis II, đồng cai trị với cha từ 839–855 Sau khi Lothair chết, vương quốc được chia lại cho 3 người con của ông: Louis II, 855–875, con cả của Lothair và thay cha làm Hoàng đế của "Đế quốc Thánh La Mã", vua Italia. Lothair II, 855–869, con thứ hai của Lothair, nhận phần đất phía bắc của vương quốc và đặt tên là "Lotharingia" (Lorraine) Charles, 855–863, con út của Lothair, nhận phần đất phía nam của vương quốc và đặt tên là "Burgonde". C. Vương quốc Đông Francia (Đức): Louis II "người man di" (German): 843–876 Bavaria: Carloman, đồng cai trị từ 864–876 Louis chia đất cho ba con trai, sau năm 887 thì thống nhất đất đai về tay một người cháu của ông: Carloman, vua Bavaria 876–880. vua Italy 877 Louis III"Trẻ", vua Saxony, Franconia và Thuringia từ 876–882, thừa hưởng vùng đất Bayern từ tay của anh trai là Carloman năm 880 Charles III "To Béo", vua Swabia, Alemannia and Rhaetia 876–887, thừa hưởng vùng đất Italia từ tay của anh trai là Carloman năm 879, thừa hưởng vùng đất còn lại ở Đông Francia từ tay anh trai là Louis năm 882. Hoàng đế năm 881 Sau khi Charles "To Béo" bi truất ngôi vua, vùng đất Đông Francia rơi vào tay cháu trai là Arnulf: Arnulf, 887–899, vua Italia và là Hoàng đế từ năm 896 Italy: Ratold, 896 Lotharingia: Zwentibold, 895–900 Louis "Trẻ con", 899–911, vua cuối cùng của triều đại Caroling. Sau khi ông mất, quyền lực rợi vào tay của Konrad xứ Francoine và đế chế Frank chính thức tan rã hoàn toàn. Xem thêm Người Frank Chú thích Liên kết TABLE. Capitals of the Frankish Kingdom according to the years, in 509 - 800 Cựu đế quốc Cựu quốc gia châu Âu Người Frank Cựu đế quốc châu Âu Cựu quốc gia quân chủ châu Âu Cựu vương quốc Francia Vương quốc German
890196
https://vi.wikipedia.org/wiki/Lasioglossum%20atasum
Lasioglossum atasum
Lasioglossum atasum là một loài Hymenoptera trong họ Halictidae. Loài này được Blüthgen mô tả khoa học năm 1928. Chú thích Tham khảo Lasioglossum Động vật được mô tả năm 1928
930720
https://vi.wikipedia.org/wiki/Sumitrosis%20fryi
Sumitrosis fryi
Sumitrosis fryi là một loài bọ cánh cứng trong họ Chrysomelidae. Loài này được Baly miêu tả khoa học năm 1885. Chú thích Tham khảo Sumitrosis
850698
https://vi.wikipedia.org/wiki/10361%20Bunsen
10361 Bunsen
10361 Bunsen (1994 PR20) là một tiểu hành tinh vành đai chính. Tham khảo Liên kết ngoài JPL Small-Body Database Browser ngày 10361 Bunsen Tiểu hành tinh vành đai chính Thiên thể phát hiện năm 1994
763706
https://vi.wikipedia.org/wiki/Cophixalus%20monticola
Cophixalus monticola
Cophixalus monticola (tên tiếng Anh: Mountain-top Nursery-frog) là một loài ếch trong họ Nhái bầu. Chúng là loài đặc hữu của Úc. Môi trường sống tự nhiên của chúng là các khu rừng vùng núi ẩm nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới. Loài này đang bị đe dọa do mất môi trường sống. Nguồn Hero, J.-M., Hoskin, C. & McDonald, K. 2004. Cophixalus monticola. 2006 IUCN Red List of Threatened Species. Truy cập ngày 23 tháng 7 năm 2007. Chú thích Tham khảo Cophixalus Động vật lưỡng cư Queensland
802748
https://vi.wikipedia.org/wiki/Crysis
Crysis
Crysis là trò chơi điện tử khoa học viễn tưởng bắn súng góc nhìn thứ nhất phát triển bởi Crytek (chi nhánh tại Frankfurt, Đức) và phát hành bởi Electronic Arts cho hệ điều hành Windows vào tháng 11 năm 2007. Đây một trong bộ ba phần mà nhà phát triển dư tính thực hiện. Một phiên bản khác có tên Crysis Warhead phát hành vào ngày 12 tháng 9 năm 2008, trò chơi lấy bối cảnh và có lối chơi giống như Crysis nhưng cốt truyện đi theo một diễn biến khác. Crysis, Crysis Warhead và phiên bản chuyên dùng chơi nối mạng là Crysis Wars được phát hành thành một gói có tên Crysis Maximum Edition vào ngày 05 tháng 5 năm 2009. Phiên bản tiếp theo của nó là Crysis 2 phát hành vào ngày 22 tháng 3 năm 2011. Trò chơi lấy bối cảnh năm 2020 một cấu trúc khổng lồ do người ngoài hành tinh tạo ra được phát hiện chôn trong ngọn núi thuộc quần đảo Lingshan phía Đông Philippines. Trong phần chơi đơn người chơi sẽ vào vai Jake Dunn với biệt danh Nomad thuộc lực lượng Delta Force. Nomad được trang bị nhiều vũ khí và dụng cụ hỗ trợ hiện đại của tương lai, trong đó đặc biệt là áo giáp Nano một trong những trang bị mà các lực lượng quân sự đang cố gắng phát triển. Trong Crysis người chơi sẽ chiến đấu với cả hai kẻ thù là quân lính Triều Tiên đang dự tính chiếm cấu trúc này trước cùng sinh vật ngoài trái đất đang dự tính trỗi dậy và đóng băng trái đất trong các môi trường khác nhau trên và xung quanh đảo. Tổng quan Cốt truyện : Nội dung sau đây có thể cho bạn biết trước nội dung của game. Trò chơi bắt đầu vào năm 2020 khi quân đội Triều Tiên, được lãnh đạo bởi Tướng Ri-Chan Kyong, kiểm soát đảo Lingshan. Một đoàn các nhà khảo cổ người Mỹ, lãnh đạo bởi Tiến sĩ Rosenthal, gửi một tín hiệu khẩn cấp cho biết họ đã phát hiện ra một cái gì đó mà có thể thay đổi thế giới. Do đó đội Raptor được gửi tới đảo, với nhiệm vụ chính là sơ tán và bảo vệ các thông tin giá trị mà họ có. Đội bao gồm Nomad, Psycho, Aztec, Jester và đội trưởng Prophet, được trang bị Nanosuits, giúp bảo vệ khỏi đạn và các vụ nổ cũng như tăng sức mạnh và kĩ năng. Khi họ nhảy xuống đảo, một vật thể bay không xác định đập vào Nomad, và đội bị chia ra. Vụ tai nạn đã làm vô hiệu hóa Nanosuit của Nomad và phá hủy dù, nhưng anh ta vẫn sống vì hạ cánh xuống nước và bộ đồ đã chịu tác động của việc hạ cánh. Sau khi lên bờ, Prophet sửa lại bộ đồ của Nomad. Đội Raptor tập hợp lại sau cú nhảy, Aztec bị giết vật thể chưa biết. Khi đội tìm thấy anh ta, họ khám phá thứ giết anh ta cũng đã giết và chia cắt đội KPA gần đó. Các thành viên còn lại bắt đầu nhiệm vụ. Trên đường đi họ tìm ra con thuyền chở con tin bị đóng băng trên ngọn đồi gần bờ biển. Họ nhìn thấy người ngoài hành tinh, thứ mà đã tấn công đội, một thiết bị bay của người ngoài hành tinh lẻn vào đội và chụp lấy Jester, giết anh ta một cách nhanh chóng. Con tin đầu tiên đội giải cứu là đặc vụ CIA, người được gửi đến để theo dõi Tiến sĩ Rosenthal. Trong rừng, Nomad tìm thấy con tin khác tên Badowski chết với mảnh băng sau lưng, giống như cuộc chiến của KPA và thiết bị ngoài hành tinh gần đó. Sau khi Nomad tập hợp lại với Prophet, Prophet bị giết bởi một thiết bị bay khác. Sau đó Nomad liên lạc với chỉ huy Clarence Strickland của quân đội Mỹ nếu muốn hủy nhiệm vụ khi có nhiều thành viên trong đội bị giết hoặc mất tích, Nomad từ chối, anh ta nói có thể hoàn thành nhiệm vụ. Nomad tìm đường đến khu nghiên cứu của Tiến sĩ Rosenthal, nơi mà ông ta tìm ra một tảng hóa thạch 2 triệu năm tuổi. Các hiện vật được khai quật giống như những thứ đã tấn công đội. Rosenthal cũng thấy các vật thể tương tự ở Afghanistan và Siberia, cho thấy rằng người ngoài hành tinh xuất hiện ở toàn cầu, không chỉ trên hòn đảo này. Trong khi Rosenthal quét các vật thể, nó phát ra xung năng lượng đóng băng Tiến sĩ Rosenthal. Nanosuit của Nomad đã cứu anh ta. Nomad sau đó hẹn với một VTOL, sau khi loại bỏ bốn người thuộc nhóm lực lượng đặc biệt KPA được trang bị Nanosuit gần khu vực hạ cánh. Ông thông báo cho cấp trên của mình về điều này, bởi vì quân đội Mỹ đã hy vọng ngăn chặn người Triều Tiên tiếp thu công nghệ Nanosuit. Quân đội Mỹ sau đó bắt đầu một cuộc xâm lược toàn diện trên hòn đảo, dẫn đầu bởi Thiếu tá Strickland. Khi các lực lượng Mỹ tiếp tục đến khu vực khai quật chính, ngọn núi trung tâm trên đảo bắt đầu tan rã, để lộ ra một cấu trúc ngoài hành tinh khổng lồ bên trong, gần bằng kích thước của ngọn núi. Nomad đi vào khu vực khai quật tại chân núi, nhưng bị bắt bởi quân của Kyong. Kyong vô hiệu hóa Nanosuit của Nomad, và đồng hồ Nomad, bất lực, khi Kyong bắn một con tin vào đầu và sau đó kích nổ bom để mở cấu trúc. Một xung năng lượng phát ra từ cấu trúc và giết chết quân của Kyong; xung cũng kích hoạt Nanosuit của Nomad. Kyong, cũng mặc một chiếc Nanosuit, tấn công Nomad, nhưng Nomad giết ông ta. Khi núi tiếp tục bị sụp đổ, VTOL đã di tản con tin cuối cùng, con gái của Tiến sĩ Rosenthal, Helena, nhưng không thể cứu được Nomad. Nomad bị mắc kẹt và quyết định tiếp tục với cấu trúc ngoài hành tinh. Nó sớm biến thành một môi trường không trọng lực. Nomad sử dụng thủy lực của mình để di chuyển và gặp những người ngoài hành tinh thù địch. Anh cũng thấy một lực lượng xâm lược có thể bao gồm nhiều người máy ngoài hành tinh. Nomad đã trốn thoát, nhưng cấu trúc tạo ra một khối năng lượng khổng lồ đóng băng mọi thứ bên trong cấu trúc của nó đến -200 °F (-129 °C). Khi ở bên ngoài, Nomad bị tấn công bởi nhiều người máy ngoài hành tinh khác nhau trước khi tìm ra Prophet. Prophet đã có thể chế tạo vũ khí bằng cách sử dụng công nghệ của người ngoài hành tinh, Máy gia tốc phân tử (MOAC). Nanosuit của Prophet trục trặc, yêu cầu anh ta phải dừng lại và nạp bằng nguồn nhiệt, chẳng hạn như các xác tàu cháy của xe quân sự. Cả hai rời khu vực băng và giải cứu Helena, người mà VTOL đã bị rơi. Prophet rời đi với Helena trên một VTOL khác. Tại điểm sơ tán của Hoa Kỳ, một trong những VTOL cuối cùng giải cứu Nomad khỏi một exosuit ngoài hành tinh có bốn chân không thể ngăn cản. Khi exosuit về để tiêu diệt VTOL, Major Strickland thu hút sự chú ý của nó bằng cách bắn vào nó bằng cách sử dụng một khẩu súng máy và exosuit đã giết Strickland. Khi họ rời đảo, phi công bị giết và động cơ bị hư hại. Nomad bay VTOL trở lại tàu sân bay USS Constitution (CVN-80)) trong khi chống lại người ngoài hành tinh trên đường đi. Khi đến nơi, anh gặp lại với Psycho và sau đó gặp Đô đốc Richard Morrison giải thích rằng một cuộc tấn công hạt nhân đã được lệnh tấn công khu vực băng. Helena cảnh báo ông rằng người ngoài hành tinh có thể hấp thụ năng lượng, nhưng Đô đốc lờ cô đi. Prophet bay một VTOL trở lại đảo để chống lại mệnh lệnh. Mặc cho sự rời khỏi của Prophet, tên lửa hạt nhân được phóng ra tới khu vực băng. Vụ nổ làm cho khu vực băng mở rộng và thúc đẩy một cuộc phản công lớn của người ngoài hành tinh. Nomad được lệnh sửa chữa một trong những lò phản ứng hạt nhân bị hư hỏng. Nanosuit có khả năng chống lại bức xạ cao, dẫu cho phơi nhiễm kéo dài rất nguy hiểm. Trong khi Nomad đang ở trong phòng lò phản ứng, Helena gửi một tín hiệu thử nghiệm qua bộ đồ của Nomad khiến cho nhiều cỗ máy ngoài hành tinh hấp thụ quá nhiều năng lượng bị quá tải và phá hủy chúng. Khi Nomad trở về boong máy bay, Đô đốc Morrison bị giết và Nomad lấy nguyên mẫu TAC-Cannon. Trên boong máy bay, Nomad chiến đấu với một exosuit ngoài hành tinh tương tự như thứ đã giết Strickland. Một tàu chiến ngoài hành tinh khổng lồ sau đó nổi lên từ biển, và Helena đã vô hiệu lá chắn của nó bằng cách gửi một tín hiệu thông qua Nanosuit của Nomad. Nomad sau đó sử dụng TAC-Cannon để tiêu diệt tàu chiến ngoài hành tinh, tàu chiến rơi xuống và tàu sân bay bắt đầu chìm. Nomad chạy qua boong máy bay và nhảy khỏi tàu sân bay vào VTOL đang chờ đợi, được điều khiển bởi Psycho. Khi chúng bay đi, Helena gần như bị lôi ra khỏi máy bay bởi trường năng lượng được tạo ra bởi chiến hạm ngoài hành tinh bị phá hủy. Con tàu kéo Constitution xuống dưới mặt nước và bốc hơi, tạo ra một cơn lốc lớn nhấn chìm và phá hủy toàn bộ hạm đội tàu sân bay. Psycho sau đó nhận được một tin truyền dẫn rằng có một nhóm tấn công tàu sân bay nữa đang trên đường đến và đề nghị gặp họ. Nomad phản đối, cho rằng kể từ khi họ biết cách đánh bại người ngoài hành tinh, họ cần phải tiếp tục chiến đấu. Một tin truyền dẫn từ Prophet, người ở trong bãi năng lượng trên đảo, sau đó đã được nhận. VTOL sau đó được nhìn thấy quay đầu và trở lại hòn đảo. Phát triển Game engine Crysis sử dụng giao diện lập trình ứng dụng của Microsoft là Direct3D 10 để dựng hình đồ họa, nó bao gồm luôn trình soạn thảo đã được sửa đổi để sử dụng bởi Crytek để dựng nên trò chơi. Trò chơi sử dụng công cụ mới là CryEngine 2 phiên bản cải tiến của CryEngine sử dụng trong Far Cry. CryEngine 2 là một trong những công cụ đầu tiên sử dụng Direct3D 10 (DirectX 10) dùng trên hệ điều hành Windows Vista, nhưng nó cũng dùng DirectX 9 để chạy trên Windows Vista và Windows XP Roy Taylor, Phó Chủ tịch khâu Quan hệ tại NVIDIA đã nói về độ phức tạp của công cụ dựng hình này bắt đầu với việc Crysis có hàng triệu mã lệnh, sử dụng đến 1 GB hình ảnh phủ bề mặt và 85.000 hiệu ứng. Việc thiết lập độ phân giải, cấu hình và các hiệu ứng cao nhất là không khả thi khi Crysis lần đầu tiên phát hành trên máy tính. Đón nhận Đánh giá Khi phát hành Crysis đã nhận được rất nhiều nhận xét tích cực. Trò chơi được đánh giá với số điểm là 98% trên tạp chí PC Gamer trong số phát hành ngày lễ 2007, điều này khiến nó trở thành một trong những trò chơi được PC Gamer đánh giá cao nhất cùng với Half-Life 2 và Sid Meier's Alpha Centauri. GameSpot thì đánh giá trò chơi với số điểm là 9.5 trên 10 với lời nhận định "Trò chơi dễ dàng trở thành trò bắn súng hay nhất". GameSpy đánh giá trò chơi với số điểm là 4.5 trên 5 nói rằng ý tưởng về bộ giáp là rất hay nhưng phần chơi nối mạng không có phần đối đầu nhau. X-Play thì cho 3 trên 5 điểm với việc khen ngợi hình ảnh và hiệu ứng vật lý nhưng chỉ trích cấu hình quá mạnh vượt tầm với của những người chơi có máy với cấu hình trung bình. GamePro đánh giá Crysis đạt 4.75 trên 5 và đánh giá "Trò chơi là một bước tiến lớn của trò chơi máy tính" nhưng cũng nói là trò chơi có bước tiến lớn đến đòi hỏi cấu hình cực mạnh. IGN thì đánh giá số điểm là 9.4 trên 10. Doanh thu Theo The simExchange thì NPD Group đã chuyển 86.633 bản đến các điểm bán lẻ trong hai tuần đầu phát hành tại thị trường Bắc Mỹ, khi số lượng chuyển đi này vượt mong đợi của họ thì doanh số bán hành tổng thể được xem là đáng thất vọng. Hai tháng sau khi Electronic Arts tổng kết quý thì báo cáo nói rằng Crysis đã đạt đến mốc 1 triệu bản được phát hành vượt mong đợi của họ. Tháng 6 năm 2008, Cevat nói rằng trong khi hy vọng của họ đã không được đáp ứng khi phát hành trên các hệ máy sử dụng tay cầm, thì trò chơi đã đạt đến kỳ vọng của họ khi đến tháng 8 năm 2008 trò chơi đã mang lại 22 triệu USD lợi nhuận cho họ. Đến tháng 5 năm 2010 đã có 3 triệu bản được tiêu thụ đã khiến nó trở thành một trong các trò chơi bán chạy nhất mọi thời đại. Danh hiệu GameSpot đã trao danh hiệu Trò bắn súng hay nhất năm 2007 cùng danh hiệu Đồ họa đẹp nhất: Kỹ thuật và Trò chơi máy tính hay nhất. PC Gamer đã trao danh hiệu Trò chơi của năm và Trò chơi hành động của năm. Gamereactor thì trao danh hiệu Trò chơi hành động hay nhất năm 2007. IGN trao cho Crysis danh hiệu Sự lựa chọn hoàn hảo. Crysis Warhead Crysis đã được công bố là game đầu tiên trong bộ ba của Crytek. Mặc dù vậy, trò chơi tiếp theo được phát hành dưới tên Crysis không phải là chương thứ hai trong bộ ba. Được phát hành trên Microsoft Windows vào ngày 16 tháng 9 năm 2008 tại Bắc Mỹ và ngày 19 tháng 9 năm 2008 tại châu Âu, Crysis Warhead là một bản mở rộng độc lập cho phép người chơi chơi theo câu chuyện được kể trong Crysis gốc, nhưng lần này qua góc nhìn của Sgt. Michael Sykes, còn được gọi là "Psycho". Liên kết ngoài Crytek's Crysis page Crysis Strategy Wiki Crysis Official Trailer Crysis: EA UK website Crysis: EA Games official Crysis website Crysis Trò chơi điện tử năm 2007 Trò chơi trên Windows Trò chơi của Electronic Arts Trò chơi điện tử có bản mở rộng Trò chơi điện tử khoa học viễn tưởng Bắn súng góc nhìn người thứ nhất Trò chơi trực tuyến nhiều người cùng chơi Trò chơi Nintendo Switch Trò chơi PlayStation 3 Trò chơi Xbox 360 Trò chơi PlayStation 4 Trò chơi Xbox One
961169
https://vi.wikipedia.org/wiki/Rhipidia%20hariola
Rhipidia hariola
Rhipidia hariola là một loài ruồi trong họ Limoniidae. Chúng phân bố ở miền Ấn Độ - Mã Lai. Liên kết ngoài Tham khảo Rhipidia Limoniidae ở vùng Indomalaya
809076
https://vi.wikipedia.org/wiki/Kot%20Adu
Kot Adu
Kot Adu là một thành phố thuộc Punjab, Pakistan. Thành phố có dân số ước tính năm 2010 là 120.479 người. Đây là thành phố lớn thứ 58 về dân số tại quốc gia này và là thành phố lớn thứ của tỉnh Punjab. Thành phố được chia thành 28 Hội đồng Liên minh. Thành phốnằm ở phần phía nam của tỉnh Punjab, và là một thành phố có chiều dày lịch sử. Thành phố được xây dựng ngay phía đông của sông Indus, cự ly khoảng 866 km so với Karachi, 600 km so với Islamabad, 100 km từ Multan, 80 km DGKhan, 60 km từ Muzaffargarh, 60 km từ Layyah km 16 từ Taunsa Barrage. Đây là nơi sinh của nhà văn nổi tiếng Shri Chandragupta Vidyalankar. Thành phố Kot Adu là một thành phố lịch sử và thịnh vượng, thu hút một lượng khách du lịch mỗi năm đặc biệt là sông Indus và khu vườn công cộng. Tham khảo Liên kết ngoài Thành phố của Pakistan Punjab (Pakistan) Kot Adu
886246
https://vi.wikipedia.org/wiki/Pseudopanurgus%20fuscicornis
Pseudopanurgus fuscicornis
Pseudopanurgus fuscicornis là một loài Hymenoptera trong họ Andrenidae. Loài này được Timberlake mô tả khoa học năm 1973. Chú thích Tham khảo Pseudopanurgus Động vật được mô tả năm 1973
287516
https://vi.wikipedia.org/wiki/Laiz
Laiz
Laiz là một xã ở tỉnh Ain, vùng Auvergne-Rhône-Alpes thuộc miền đông nước Pháp. Dân số Xem thêm Xã của tỉnh Ain Tham khảo Xã của Ain
644274
https://vi.wikipedia.org/wiki/Tamsica%20geralea
Tamsica geralea
Tamsica geralea là một loài bướm đêm thuộc họ Crambidae. Nó là loài đặc hữu của Kauai. Tham khảo Liên kết ngoài Insects of Hawaii. Volume 8, Pyraloidea Tamsica Loài đặc hữu của Hawaii
791045
https://vi.wikipedia.org/wiki/Fluxinella%20stellaris
Fluxinella stellaris
Fluxinella stellaris là một loài ốc biển, là động vật thân mềm chân bụng sống ở biển thuộc họ Seguenziidae. Miêu tả Phân bố Chú thích Tham khảo Liên kết ngoài Fluxinella
208886
https://vi.wikipedia.org/wiki/Yemmiganur
Yemmiganur
Yemmiganur là một thành phố và khu đô thị của quận Kurnool thuộc bang Andhra Pradesh, Ấn Độ. Nhân khẩu Theo điều tra dân số năm 2001 của Ấn Độ, Yemmiganur có dân số 76.428 người. Phái nam chiếm 51% tổng số dân và phái nữ chiếm 49%. Yemmiganur có tỷ lệ 50% biết đọc biết viết, thấp hơn tỷ lệ trung bình toàn quốc là 59,5%: tỷ lệ cho phái nam là 61%, và tỷ lệ cho phái nữ là 39%. Tại Yemmiganur, 14% dân số nhỏ hơn 6 tuổi. Tham khảo Thành phố thuộc bang Andhra Pradesh
384275
https://vi.wikipedia.org/wiki/Champcueil
Champcueil
Champcueil là một xã ở tỉnh Essonne thuộc vùng Île-de-France miền bắc nước Pháp. Theo điều tra dân số năm 1999, dân số xã này là . Danh xưng cư dân địa phương Champcueil trong tiếng Pháp là Champcueillois. Tham khảo Mayors of Essonne Association INSEE commune file Liên kết ngoài Mérimée database - Cultural heritage Land use (IAURIF) Xã của Essonne
954012
https://vi.wikipedia.org/wiki/Dicranomyia%20ushas
Dicranomyia ushas
Dicranomyia ushas là một loài ruồi trong họ Limoniidae. Chúng phân bố ở miền Ấn Độ - Mã Lai. Liên kết ngoài Tham khảo Dicranomyia Limoniidae ở vùng Indomalaya
303803
https://vi.wikipedia.org/wiki/Choluteca%20%28t%E1%BB%89nh%29
Choluteca (tỉnh)
Choluteca là một trong 18 tỉnh (departamentos) của Honduras. Đây là tỉnh cực nam của Honduras, giáp với vịnh Fonseca về phía tây và các tỉnh Nuevo Segovia, Madriz, Chinandega của Nicaragua về phía đông và nam. Tỉnh lỵ là thành phố Choluteca. Sông Choluteca chảy qua tỉnh này. Tỉnh có diện tích 4.211 km&sup2, dân số năm 2005 ước khoảng 420.350 người. Tỉnh Choluteca được lập năm 1825 làm một trong những tỉnh đầu tiên sau thuộc địa của Honduras. Tỉnh có ranh giới như hiện nay vào năm 1893 khi Valle đã được tách ra từ phần cực tây của tỉnh. Các đô thị Apacilagua Choluteca Concepción de María Duyure El Corpus El Triunfo Marcovia Morolica Namasigue Orocuina Pespire San Antonio de Flores San Isidro San José San Marcos de Colón Santa Ana de Yusguare Tham khảo | Tỉnh của Honduras
665610
https://vi.wikipedia.org/wiki/Otopharynx%20selenurus
Otopharynx selenurus
Otopharynx selenurus là một loài cá thuộc họ Cichlidae. Nó được tìm thấy ở Malawi, Mozambique, và Tanzania. Môi trường sống tự nhiên của chúng là hồ nước ngọt. Chú thích Tham khảo Kasembe, J. 2005. Otopharynx selenurus. 2006 IUCN Red List of Threatened Species. Truy cập ngày 4 tháng 8 năm 2007. Otopharynx
27760
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ph%C3%A1n%20x%C3%A9t%20c%E1%BB%A7a%20Paris
Phán xét của Paris
Phán xét của Paris là phán xét nổi tiếng trong thần thoại Hy Lạp, về việc lựa chọn vị nữ thần đẹp nhất trên đỉnh Olympus, mà kết quả là đã gây ra Chiến tranh thành Troia. Theo sử thi Illiad, do bất mãn vì không được mời dự hôn lễ của nữ thần biển Thetis - con gái lão thần biển Nere và chàng Peleus - con trai thần Zeus, nữ thần Bất hoà Eris đã lấy một quả táo vàng trong vườn của các nàng Hesperite, ghi lên đó dòng chữ "Tặng vị nữ thần đẹp nhất" rồi ném nó vào bàn tiệc. Cuộc tranh cãi giữa 3 vị nữ thần, Hera - vợ thần Zeus, Athena - nữ thần trí tuệ và Aphrodite - nữ thần tình yêu, để giành quả táo diễn ra quyết liệt. Cuối cùng, họ phải nhờ đến người phân xử là hoàng tử Paris, con vua Priam của thành Troia|Troy. Ba vị nữ thần đưa ra điều kiện như sau: Athena sẽ giúp chàng trở thành chiến binh bất khả chiến bại, Hera sẽ giúp chàng có được quyền lực, còn Aphrodite sẽ giúp chàng có được một người vợ xinh đẹp nhất thế gian. Cuối cùng, Paris đã chọn Aphrodite. Thua cuộc, Hera và Athena thề sẽ tiêu diệt thành Troy, nơi cha của Paris đang trị vì. Aphrodite thực hiện lời hứa bằng cách đánh cắp Helen - vợ vua Menelaus xứ Sparta. Và Chiến tranh thành Troy bắt đầu từ đó. Tham khảo Chiến tranh thành Troia Cuộc thi sắc đẹp Thần thoại Hy Lạp
926254
https://vi.wikipedia.org/wiki/Monolepta%20lepida
Monolepta lepida
Monolepta lepida là một loài bọ cánh cứng trong họ Chrysomelidae. Loài này được Reiche miêu tả khoa học năm 1858. Chú thích Tham khảo Monolepta
809011
https://vi.wikipedia.org/wiki/Jhang
Jhang
Jhang là một thành phố thuộc Punjab, Pakistan. Thành phố có dân số ước tính năm 2010 là 372.645 người. Đây là thành phố lớn thứ 17 quốc gia này. Tham khảo Liên kết ngoài Thành phố của Pakistan Punjab (Pakistan) Jhang
571709
https://vi.wikipedia.org/wiki/Agrigento
Agrigento
Agrigento là thành phố, thủ phủ tỉnh Agrigento, vùng Sicilia, Ý. Thành phố nằm ở bờ biển phía nam vùng Sicilia. Tham khảo Liên kết ngoài Trang mạng chính thức Đô thị tỉnh Agrigento Thập niên 580 TCN Khu dân cư thành lập thế kỷ 6 TCN
422800
https://vi.wikipedia.org/wiki/Bad%20Bertrich
Bad Bertrich
Bad Bertrich là một xã trong huyện Cochem-Zell, bang Rheinland-Pfalz, Đức. Xã này có diện tích 8,71 ki-lô-mét vuông. Xã này tọa lạc trong thung lũng. Dân số cuối năm 2006 là 945 người. Tham khảo Liên kết ngoài Trang mạng chính thức (tiếng Anh) Xã của bang Rheinland-Pfalz Xã và đô thị ở huyện Cochem-Zell
446976
https://vi.wikipedia.org/wiki/Florentin%2C%20Tarn
Florentin, Tarn
Florentin là một xã trong tỉnh Tarn thuộc vùng Occitanie ở miền nam nước Pháp. Xã này nằm ở khu vực có độ cao trung bình 200 mét trên mực nước biển. Tham khảo INSEE Xã của Tarn
452133
https://vi.wikipedia.org/wiki/Altmittweida
Altmittweida
Altmittweida là một đô thị trong huyện Mittelsachsen, bang tự do Sachsen, nước Đức. Đô thị Altmittweida có diện tích 14,07 km², dân số thời điểm ngày 31 tháng 12 năm 2005 là 2077 người. Tham khảo
662110
https://vi.wikipedia.org/wiki/Xyletobius%20roridus
Xyletobius roridus
Xyletobius roridus là một loài bọ cánh cứng thuộc họ Ptinidae. Chú thích Tham khảo roridus
310963
https://vi.wikipedia.org/wiki/Mazerolles-du-Raz%C3%A8s
Mazerolles-du-Razès
Mazerolles-du-Razès là một xã của Pháp, nằm ở tỉnh Aude trong vùng Occitanie. Người dân địa phương trong tiếng Pháp gọi là Mazerollais. Hành chính Thông tin nhân khẩu Tham khảo Liên kết ngoài Mazerolles-du-Razès trên trang mạng của Viện địa lý quốc gia Mazerolles-du-Razes
275231
https://vi.wikipedia.org/wiki/Pitons
Pitons
Pitons là hai ngọn núi hình chóp nhọn do đá nút núi lửa tạo thành, nằm ở Saint Lucia. Đó là Gros Piton (Piton lớn) cao và Petit Piton (Piton nhỏ) cao . Hai ngọn núi này được liên kết với nhau bởi sườn núi Piton Mitan. Pitons đã được UNESCO công nhận là Di sản thế giới, với một khu vực tự nhiên có diện tích nằm gần thị trấn Soufrière. Mô tả Khu vực biển của khu bảo tồn có đến 60% diện tích là rạn san hô. Tại đó là nhà của 168 loài cá vây, 60 loài gai trích bao gồm cả san hô, 8 loài động vật thân mềm, 11 loài da gai, 15 loài động vật chân khớp, 8 loài giun đốt. Thảm thực vật trên cạn chiếm ưu thế là rừng ẩm cận nhiệt đới, với những khu vực nhỏ của rừng khô và rừng ẩm ướt trên đỉnh núi. Ít nhất có 148 loài thực vật được ghi nhận ở Gros Piton, 97 loài ở Petit Piton và các sườn núi xen kẽ, trong số đó có 8 loài quý hiếm. Gros Piton là nhà của khoảng 27 loài chim (5 loài trong số đó là đặc hữu), 3 loài gặm nhấm bản địa, 3 loài dơi, 8 loài bò sát và 3 loài lưỡng cư. Tham khảo Di sản thế giới tại Saint Lucia Núi Saint Lucia
256847
https://vi.wikipedia.org/wiki/Al-Mustansir
Al-Mustansir
Al-Mustansir (1176-1242) là khalip nhà Abbasid ở Bagdad đã trị vì từ năm 1226 tới năm 1242. Ông là con của az-Zahir và cháu nội của an-Nasir. Có ít điều để nói về ông do ông là con người ôn hòa và đạo đức. Giống như phụ hoàng, ông chỉ là vị khalip mang tính tượng trưng nhưng có ít ảnh hưởng chính trị. Đóng góp tồn tại lâu dài nhất của ông là việc xây dựng madrasah Al-Mustansiriyya (một trong những trường đại học Hồi giáo cổ nhất) bên bờ trái sông Tigris năm 1233. Tham khảo Nội dung trong bài được trích dẫn từ The Caliphate: Its Rise, Decline and Fall (Caliphate: phát triển, suy tàn và sụp đổ) của William Muir hiện thuộc phạm vi công cộng. Nhà Abbas Sinh năm 1176 Mất năm 1242 Sinh năm 1192
350287
https://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BB%87%20th%E1%BB%91ng%20%C4%91%C6%B0%E1%BB%9Dng%20s%E1%BA%AFt%20%C4%91%C3%B4%20th%E1%BB%8B%20%C4%90%C3%A0i%20B%E1%BA%AFc
Hệ thống đường sắt đô thị Đài Bắc
Hệ thống đường sắt đô thị tốc độ cao Đài Bắc (Trung văn phồn thể: ), còn được gọi là MRT (Metropolitan Rapid Transit), hoặc Metro Đài Bắc (), là một hệ thống đường sắt đô thị tốc độ cao phục vụ cho một khu vực rộng lớn ở vùng đô thị Đài Bắc. Mạng lưới đường sắt này bao gồm 131,1 km đường sắt và 117 ga. Cơ quan quản lý và điều hành là Công ty Đường sắt Đô thị Đài Bắc () hay TRTC. Do tính hiệu quả và kinh tế của nó, hệ thống này trở thành phương tiện giao thông công cộng phổ biến ở Thủ đô Đài Bắc với bình quân 1,2 triệu lượt người sử dụng mỗi tuần. Hiện nay, các dự án cải tạo các tuyến đường sắt đang sử dụng để kết hợp chúng vào hệ thống đường sắt đô thị tốc độ cao đang được triển khai. Metro Đài Bắc là một trong những hệ thống đường sắt đô thị có kinh phí xây dựng cao nhất, chỉ riêng giai đoạn một của hệ thống này đã ngốn 18 tỷ dollar Mỹ, và giai đoạn hai ước sẽ tốn 13,8 tỷ dollar. Kể từ khi bắt đầu đưa vào sử dụng năm 1996, hệ thống này đã giúp giảm thời gian lưu thông từ các nơi xa nhau nhất trong Đài Bắc từ 3 giờ xuống chỉ còn chưa đến 1 giờ, và đã có tác dụng làm dịu bớt tình trạng tắc nghẽn giao thông ở Đài Bắc. Hệ thống này còn có tác dụng thúc đẩy sự đổi mới đô thị, cũng như tăng cường giao thông phục vụ du lịch tới các đô thị ngoại vi chẳng hạn như Đạm Thủy. Các tuyến Tham khảo Liên kết ngoài Taipei Future Rail Network Map Taipei Rapid Transit Corporation – official website Taipei Department of Rapid Transit Systems Taipei City Government – official website Taipei at UrbanRail.net Vùng đô thị Đài Bắc Tàu điện ngầm Đài Bắc Đ Khởi đầu năm 1996 ở Đài Loan
300271
https://vi.wikipedia.org/wiki/Saint-Jean-du-Bruel
Saint-Jean-du-Bruel
Saint-Jean-du-Bruel là một xã ở tỉnh Aveyron, thuộc vùng Occitanie ở miền nam nước Pháp. Xem thêm Xã của tỉnh Aveyron Tham khảo Saintjeandubruel
683744
https://vi.wikipedia.org/wiki/Stathmonyma
Stathmonyma
Stathmonyma là một chi bướm đêm thuộc họ Geometridae. Chú thích Tham khảo Natural History Museum Lepidoptera genus database Geometridae
280034
https://vi.wikipedia.org/wiki/Villanova%20d%27Ardenghi
Villanova d'Ardenghi
Villanova d'Ardenghi là một đô thị ở tỉnh Pavia trong vùng Lombardia, có cự ly khoảng 35 km về phía tây nam của Milan và khoảng 9 km về phía tây của Pavia. Tại thời điểm ngày 31 tháng 12 năm 2004, đô thị này có dân số 711 người và diện tích là 6,8 km². Villanova d'Ardenghi giáp các đô thị: Carbonara al Ticino, Gropello Cairoli, Zerbolò, Zinasco. Biến động dân số Tham khảo Đô thị tỉnh Pavia Thành phố và thị trấn ở Lombardia
793296
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ginkakuji
Ginkakuji
, tức Ngân Các Tự (chùa Gác Bạc) là một thiền viện thuộc phường Sakyo, Kyoto, Nhật Bản. Tuy dân chúng quen gọi đây là Ngân Các Tự nhưng đúng ra chùa mang tên là , tức Từ Chiếu Tự. Chùa thuộc môn phái Shokoku-ji của thiền phái Rinzai. Công trình kiến trúc này tiêu biểu cho thời kỳ Muromachi. Lịch sử Shogun Ashikaga Yoshimasa là người sai vẽ sơ đồ xây cất cơ sở này làm tư dinh từ năm 1460 với ý định làm nơi an dưỡng tuổi già, Khi Chiến tranh Ōnin nổ ra thì việc xây cất bị đình trệ. Shogun Yoshimasa muốn dùng bạc lá dát lên vách nhưng kế hoạch đó trì hoãn mãi rồi cuối cùng khi Yoshimasa mất vẫn không được thực hiện. Hình dạng vách bằng gỗ để mộc, hoàn toàn không tô phết (kiểu "wabi-sabi" theo mỹ quan Nhật Bản) là y như cảnh quan Yoshimasa đã thấy trước khi nhắm mắt. Khi còn sinh thời, Shogun Ashikaga Yoshimasa đã rút về đây trong khi nội chiến Onin cấu xé đất nước và cả kinh thành Kyoto ngụt lửa. Cảnh trí vườn tược, đình quán xây dựng ở Ngân Các Tự phát sinh phong trào khai phóng nghệ thuật theo phong cách mới với tên Higashiyama Bunka (Đông Sơn Văn hóa). Năm 1485 Yoshimasa bỏ ngôi Shogun mà đi tu rồi mất vào đầu năm 1490 (nhằm ngày 7 tháng Giêng âm lịch, niên hiệu Entoku 延徳 Diên Đức thứ nhì). Tư dinh Ngân Các được đổi làm chùa thờ Phật, lấy tên là Jishō-ji (Từ Chiếu Tự) theo pháp danh của Yoshimasa. Kiến trúc Tòa gác hai tầng là công trình chính trong chùa, khởi xây vào đầu năm 1482 (ngày 4 tháng 2 âm lịch niên hiệu Bummei 文明 thứ 14). Thiết kế tòa nhà phỏng theo Kim Các Tự của Ashikaga Yoshimitsu. Tương truyền chùa có tên là Ngân Các Tự vì ý định nguyên thủy là dát bạc lá lên vách gác nhưng danh hiệu thông dụng này chỉ có từ thời kỳ Edo (1600–1868), gần 200 năm sau khi thành lập chùa. Chú thích Chùa Nhật Bản Di sản thế giới tại Nhật Bản Khởi đầu năm 1474 Quốc bảo của Nhật Bản
385302
https://vi.wikipedia.org/wiki/Gro%C3%9F%20Buchwald
Groß Buchwald
Groß Buchwald là một đô thị thuộc quận Rendsburg-Eckernförde, bang Schleswig-Holstein. Tham khảo Xã và đô thị ở huyện Rendsburg-Eckernförde
912039
https://vi.wikipedia.org/wiki/Silesis%20nepalensis
Silesis nepalensis
Silesis nepalensis là một loài bọ cánh cứng trong họ Elateridae. Loài này được Ôhira & Becker miêu tả khoa học năm 1971. Chú thích Tham khảo Silesis
452128
https://vi.wikipedia.org/wiki/Dorfchemnitz
Dorfchemnitz
Dorfchemnitz là một đô thị trong huyện Mittelsachsen, bang tự do Sachsen, nước Đức. Đô thị Dorfchemnitz có diện tích 29,53 km², dân số thời điểm ngày 31 tháng 12 năm 2005 là 1761 người. Tham khảo
893289
https://vi.wikipedia.org/wiki/Qazvin%20%28t%E1%BB%89nh%29
Qazvin (tỉnh)
Tỉnh Qazvin (tiếng Ba Tư: استان قزوین, Ostān-e Qazvin) là một trong 31 tỉnh ở tây bắc của Iran. Tỉnh lỵ đóng ở Qazvin. Tỉnh có diện tích 23.701 km², dân số năm 2006 là 1,14 người, mật độ dân số người/km². Tỉnh có huyện. Tỉnh có 44 huyện. Tỉnh đã được tạo lập vào năm 1993 một phần của tỉnh Tehran và bao gồm 20 thành phố Qazvin, Takestan, Abyek, Buin-Zahra, Eqhbalieh, Mohammadieh, Alvand, Esfarvarin, Mahmood Abad Nemooneh, Khoram Dasht, Zia Abad, Avaj, Shäl, Danesfahan, Abgarm, Ardägh, Moallem Keläyeh, Razmian Kouhin và Bidestan trong các hình thức trong bốn thành thị (thành phố chính) bao gồm 18 phần, 44 huyện, và 1.543 làng. Cả tỉnh có dân số 1,14 triệu người theo điều tra dân số năm 2006, trong đó 68,05% sống ở các thành phố và 31,95% tại các làng. Tỷ lệ của nam giới phụ nữ là 50,7 đến 49,3%. 99,61% dân số tỉnh được người Hồi giáo và 0,39% của phần còn lại đến từ các tôn giáo khác. Tỷ lệ biết chữ trên 82%, đứng thứ 7 tại Iran. Tham khảo Tỉnh của Iran
308363
https://vi.wikipedia.org/wiki/Vesilahti
Vesilahti
Vesilahti là một đô thị của Phần Lan. Đô thị này tọa lạc tại tỉnh Tây Phần Lan trong vùng Pirkanmaa. Đô thị này có dân số 3.663 (2003) với diện tích là 353,95 km² trong đó có 52,17 km² là diện tích mặt nước. Mật độ dân số là 12,1 người trên mỗi km². Đô thị này chỉ sử dụng tiếng Phần Lan. Tham khảo Đô thị của vùng Pirkanmaa
835553
https://vi.wikipedia.org/wiki/3797%20Ching-Sung%20Yu
3797 Ching-Sung Yu
3797 Ching-Sung Yu (1987 YL) là một tiểu hành tinh nằm phía ngoài của vành đai chính được phát hiện ngày 22 tháng 12 năm 1987 bởi Oak Ridge Observatory ở Oak Ridge. Liên kết ngoài JPL Small-Body Database Browser ngày 3797 Ching-Sung Yu Tiểu hành tinh vành đai chính Thiên thể phát hiện năm 1987
837109
https://vi.wikipedia.org/wiki/4946%20Askalaphus
4946 Askalaphus
4946 Askalaphus (1988 BW1) là một Trojan của Sao Mộc được phát hiện ngày 21 tháng 1 năm 1988 bởi Shoemaker, C. S. ở Palomar. Liên kết ngoài JPL Small-Body Database Browser ngày 4946 Askalaphus Được phát hiện bởi Carolyn S. Shoemaker Thiên thể phát hiện năm 1988
916171
https://vi.wikipedia.org/wiki/Candezoides%20quatuordecimnotata
Candezoides quatuordecimnotata
Candezoides quatuordecimnotata là một loài bọ cánh cứng trong họ Chrysomelidae. Loài này được Fairmaire miêu tả khoa học năm 1889. Chú thích Tham khảo Candezoides
209069
https://vi.wikipedia.org/wiki/Kedarnath
Kedarnath
Kedarnath là một thị xã và là một nagar panchayat của quận Rudraprayag thuộc bang Uttaranchal, Ấn Độ. Nhân khẩu Theo điều tra dân số năm 2001 của Ấn Độ, Kedarnath có dân số 479 người. Phái nam chiếm 98% tổng số dân và phái nữ chiếm 2%. Kedarnath có tỷ lệ 63% biết đọc biết viết, cao hơn tỷ lệ trung bình toàn quốc là 59,5%: tỷ lệ cho phái nam là 63%, và tỷ lệ cho phái nữ là 36%. Tại Kedarnath, 0% dân số nhỏ hơn 6 tuổi. Tham khảo Thành phố thuộc bang Uttarakhand Du lịch ở Uttarakhand
850465
https://vi.wikipedia.org/wiki/10008%20Raisanyo
10008 Raisanyo
10008 Raisanyo (1977 DT2) là một tiểu hành tinh vành đai chính được phát hiện ngày 18 tháng 2 năm 1977 bởi H. Kosai và K. Hurukawa ở Đài thiên văn Kiso thuộc Đại học Tokyo. Nó được đặt theo tên Rai Sanyo, sinh năm 1780. Tham khảo Liên kết ngoài JPL Small-Body Database Browser ngày 10008 Raisanyo Tiểu hành tinh vành đai chính Thiên thể phát hiện năm 1977
461055
https://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%E1%BA%A7n%20Minh%20Quang
Trần Minh Quang
Trần Minh Quang (sinh ngày 19 tháng 4 năm 1973) là một cựu cầu thủ và huấn luyện viên bóng đá Việt Nam. Anh từng là thủ môn của đội tuyển Việt Nam và các câu lạc bộ Bình Định, Bình Dương. Anh hiện là trợ lý huấn luyện viên tại câu lạc bộ Thành phố Hồ Chí Minh và đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam . Anh là thủ môn chính thức của đội tuyển bóng đá Việt Nam tại SEA Games 19, 20, các Tiger Cup 2000, 2002, 2004. Sự nghiệp Thời gian đầu Trần Minh Quang là con trong một gia đình có tới 10 anh chị em (6 con trai và bốn con gái) của ông bà Trần Trọng và Lê Thị Thìn. Cả nhà anh đều mê bóng đá. Bản thân anh cũng có mơ ước trở thành cầu thủ. Năm 14 tuổi, anh được đưa đến lớp bóng đá năng khiếu của Bình Định. Do lớp đông nên huấn luyện viên sau khi quan sát đã nhận Minh Quang vào lớp với điều kiện đào tạo làm thủ môn. Do đang còn bận học nên anh luyện tập bóng đá cầm chừng. Sau khi tốt nghiệp phổ thông trung học vào năm 1991, anh mới chính thức đăng ký vào đội bóng. Quốc tế Câu lạc bộ Bình Định Danh hiệu Quả bóng bạc Việt Nam 2002. Vô địch Vleague 2007, 2008 cùng CLB Bình Dương. Chú thích Cầu thủ bóng đá nam Việt Nam Cầu thủ đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam Người Bình Định Cầu thủ câu lạc bộ bóng đá Bình Định Câu lạc bộ bóng đá Bình Dương Thủ môn bóng đá Cầu thủ giải bóng đá vô địch quốc gia Việt Nam
403330
https://vi.wikipedia.org/wiki/Badem
Badem
Badem là một xã ở huyện Bitburg-Prüm, trong bang Rheinland-Pfalz, phía tây nước Đức. Xã Badem có diện tích 9,16 km², dân số thời điểm ngày 31 tháng 12 năm 2006 là 1088 người. Tham khảo Xã của bang Rheinland-Pfalz Xã và đô thị ở huyện Bitburg-Prüm
559824
https://vi.wikipedia.org/wiki/Dypsis%20ifanadianae
Dypsis ifanadianae
Dypsis ifanadianae là loài thực vật có hoa thuộc họ Arecaceae. Loài này được Beentje mô tả khoa học đầu tiên năm 1995. Tham khảo Liên kết ngoài Chi Cau tua Thực vật được mô tả năm 1995 Thực vật Madagascar
624101
https://vi.wikipedia.org/wiki/Sochchora
Sochchora
Sochchora là một chi bướm đêm thuộc họ Pterophoridae. Các loài Có 4 loài thuộc chi này là Sochchora albipunctella Fletcher, 1911 Sochchora donatella Walker, 1864 Sochchora dotina Walsingham, 1915 Sochchora mulinus Gielis, 2006 Chú thích Tham khảo Platyptiliini
667565
https://vi.wikipedia.org/wiki/Critoniopsis%20jaramilloi
Critoniopsis jaramilloi
Critoniopsis jaramilloi là một loài thực vật có hoa thuộc họ Asteraceae. Loài này chỉ có ở Ecuador. Môi trường sống tự nhiên của chúng là vùng núi ẩm nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới. Chúng hiện đang bị đe dọa vì mất môi trường sống. Chú thích Tham khảo Montúfar, R. & Pitman, N. 2003. Critoniopsis jaramilloi. 2006 IUCN Red List of Threatened Species. Truy cập 20 tháng 7 năm 2007. Critoniopsis Thực vật Ecuador Thực vật dễ tổn thương
781203
https://vi.wikipedia.org/wiki/Alucita%20ectomesa
Alucita ectomesa
Alucita ectomesa là một loài bướm đêm thuộc họ Alucitidae. Loài này có ở Tanzania. Chú thích Tham khảo Alucita Động vật được mô tả năm 1917 Côn trùng Tanzania Bướm đêm Châu Phi
648770
https://vi.wikipedia.org/wiki/Isoura
Isoura
Isoura là một chi bướm đêm thuộc họ Erebidae. Chú thích Tham khảo Natural History Museum Lepidoptera genus database Erebidae
411639
https://vi.wikipedia.org/wiki/Windigsteig
Windigsteig
Windigsteig là một đô thị thuộc huyện Waidhofen an der Thaya trong bang Niederösterreich, Áo. Tham khảo Đô thị của Niederösterreich
531808
https://vi.wikipedia.org/wiki/545
545
Năm 545 là một năm trong lịch Julius. Sự kiện Sinh Mất Phạm Tu Tham khảo Năm 545
857392
https://vi.wikipedia.org/wiki/16168%20Palmen
16168 Palmen
16168 Palmen (2000 AR91) là một tiểu hành tinh vành đai chính được phát hiện ngày 5 tháng 1 năm 2000 bởi nhóm nghiên cứu tiểu hành tinh gần Trái Đất phòng thí nghiệm Lincoln ở Socorro. Tham khảo Liên kết ngoài JPL Small-Body Database Browser ngày 16168 Palmen Tiểu hành tinh vành đai chính Thiên thể phát hiện năm 2000
879939
https://vi.wikipedia.org/wiki/Coelioxys%20popovi
Coelioxys popovi
Coelioxys popovi là một loài Hymenoptera trong họ Megachilidae. Loài này được Strand mô tả khoa học năm 1934. Chú thích Tham khảo P Động vật được mô tả năm 1934
879026
https://vi.wikipedia.org/wiki/Phylloicus%20auratus
Phylloicus auratus
Phylloicus auratus là một loài Trichoptera trong họ Calamoceratidae. Chúng phân bố ở vùng Tân nhiệt đới. Tham khảo Trichoptera vùng Tân nhiệt đới Phylloicus
914719
https://vi.wikipedia.org/wiki/Aslamidium%20semicirculare
Aslamidium semicirculare
Aslamidium semicirculare là một loài bọ cánh cứng trong họ Chrysomelidae. Loài này được Olivier miêu tả khoa học năm 1808. Chú thích Tham khảo Aslamidium
107887
https://vi.wikipedia.org/wiki/1916
1916
Sự kiện 8 tháng 1 - Liên quân Entente rút khỏi Gallipoli. 29 tháng 1 - Paris bị khí cầu Zeppelins của Đức ném bom lần đầu tiên. 21 tháng 2 - Bắt đầu trận Verdun giữa Pháp và Đế quốc Đức trong Chiến tranh thế giới thứ nhất. 15 tháng 3 - Mỹ can thiệp vũ trang vào México. 24 tháng 4 - Khởi nghĩa chống ách đô hộ của Anh ở [Dublin] (Ái Nhĩ Lan). 4 tháng 5 - Đức tuyên bố ngừng cuộc chiến tranh toàn diện trên biển. 6 tháng 5 - Vua Duy Tân của Việt Nam bị Pháp bắt. 31 tháng 5 đến 1 tháng 6 - Trận Jutland giữa đế quốc Đức và Anh trong đệ nhất thế chiến. 4 tháng 6 - Bắt đầu cuộc tổng tấn công của tướng Brusilov vào phòng tuyến quân đội Áo-Hung tại Galicia. 1 tháng 7 - Bắt đầu trận Somme lần thứ nhất giữa Anh và Đế quốc Đức trong Chiến tranh thế giới thứ nhất với thương vong của quân Anh trong ngày đầu tiên của trận chiến là 60 000 người. 3 tháng 7 - Thỏa ước liên minh Nga-Nhật. 4 tháng 8 - Quần đảo Vierges trở thành lãnh thổ Mỹ. 7 tháng 8 - Bồ Đào Nha gia nhập khối Entente. 17 tháng 8 - România ký hiệp định liên minh với các nước khối Entente. 27 tháng 8 - Romania tuyên chiến với đế quốc Áo-Hung và tham gia vào thế chiến thứ nhất. 15 tháng 9 - Xe tăng được sử dụng lần đầu tiên trong lịch sử thế giới. 5 tháng 11 - Đức và Áo-Hung tuyên bố thành lập vương quốc tự trị Ba Lan. 7 tháng 11 - Woodrow Wilson đánh bại Charles E. Hughes trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ. 18 tháng 11 - Trận Somme lần thứ nhất kết thúc. 21 tháng 11 - Tàu ngầm Đức bắn chìm tàu quân y HMHS Britannic của Anh tại gần đảo Kea,Hy Lạp,30 người thiệt mạng 6 tháng 12 - Quân Đức do Falkenhayn chỉ huy chiếm thủ đô Bucharest của Romania. 18 tháng 12 - Trận Verdun kết thúc với hơn 70 vạn người chết và bị thương. tháng 9 - Vụ sập cầu Quebec. 21 tháng 11 - Chìm tàu HMHS Britannic. Sinh 1 tháng 1 - Dadi Janki (m. 2020) 24 tháng 1 - Rafael Caldera, tổng thống Venezuela. 2 tháng 2 - Xuân Diệu, nhà thơ Việt Nam (m. 1985) 16 tháng 2 - Dương Văn Minh, Tổng thống Việt Nam Cộng hòa cuối cùng (m. 2001) 2 tháng 4 - Hữu Loan, Nhà thơ Việt Nam (m. 18/3/2010). 15 tháng 5 - Nguyễn Côn, Phó Thủ tướng Chính phủ Việt Nam (m. 2022) 9 tháng 6 - Robert McNamara, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ 19 tháng 9 - Vũ Khiêu, là một học giả nghiên cứu về văn hóa Việt Nam. (m. 2021) Mất 17 tháng 5 - Thái Phiên, nhà hoạt động cách mạng Việt Nam trong phong trào chống Pháp thời kỳ Vua Duy Tân. 6 tháng 6 - Viên Thế Khải, chính trị gia Trung Quốc. 21 tháng 9 - Franz Joseph I, hoàng đế đầu tiên của đế quốc Áo-Hung 22 tháng 11 - Jack London, nhà văn Mỹ (s. 1876) 9 tháng 12 - Natsume Sōseki, nhà văn Nhật Bản (s. 1867) 29 tháng 12 - Grigori Rasputin, tu sĩ Nga. Không rõ ngày Trần Cao Vân Xem thêm Tham khảo 16
265012
https://vi.wikipedia.org/wiki/Pradosegar
Pradosegar
Pradosegar là một đô thị trong tỉnh Ávila, Castile và León, Tây Ban Nha. Theo điều tra dân số 2004 (INE), đô thị này có dân số là 179. Tham khảo Đô thị ở Ávila
585426
https://vi.wikipedia.org/wiki/Eurythecta
Eurythecta
Eurythecta là một chi bướm đêm thuộc phân họ Tortricinae của họ Tortricidae. Các loài Eurythecta aspistana (Meyrick, 1883) Eurythecta curva Philpott, 1918 Eurythecta eremana (Meyrick, 1885) Eurythecta leucothrinca Meyrick, 1931 Eurythecta loxias (Meyrick, 1888) Eurythecta phaeoxyla Meyrick, 1938 Eurythecta robusta (Butler, 1877) Eurythecta zelaea Meyrick, 1905 Xem thêm Danh sách các chi của Tortricidae Chú thích Tham khảo tortricidae.com Archipini
147395
https://vi.wikipedia.org/wiki/Hi%E1%BB%87p%20s%C4%A9%20L%E1%BB%A3n
Hiệp sĩ Lợn
Hiệp sĩ Lợn (tiếng Nhật: 愛と勇気のピッグガール とんでぶーりん, Ai to Yūki no Piggu Gāru Tonde Buurin; gọi tắt: Tonde Buurin) là một bộ manga hài của tác giả Taeko Ikeda kể về một cô bé có khả năng biến hình. Manga đã được in lần đầu trên tạp chí truyện tranh Ciao. Một phiên bản anime dựa trên bộ manga đã được sản xuất bởi hãng Nippon Animation và phát sóng trên đài TBS ở Nhật Bản từ 9 tháng 9 năm 1994 đến 26 tháng 8 năm 1995. Ở Việt Nam, bộ phim đã được lồng tiếng và phát hành bởi Fafilm vào năm 1995. Bản phim này dựa trên bản phát hành tại Hồng Kông nên tên các nhân vật được phiên âm ra Hán Việt. Ở Việt Nam, bộ phim đã được phát sóng trên kênh VTV1 và VTV3 vào năm 1998. Tóm tắt nội dung Một ngày nọ, Karin Kokubu (Quốc Phân Quả Lâm hay Kassie Carlen) đang chạy vội đến trường vì trễ học thì thấy một con lợn con màu vàng đang bị thương. Thực ra con lợn này chỉ đang bị đói, nó đã trở lại bình thường sau khi ăn táo của Karin. Khi đến trường, Karin mới biết con lợn đã trốn vào trong cặp của mình và gây ra một số rắc rối cho cô bé. Sau đó khi đi học về cô bé lại chợt nhìn thấy con lợn, bỗng dưng nó biến mất và để lại một cái hộp gương, khi mở ra thì có một cái mũi lợn dính chặt vào mũi cô bé. Con lợn xuất hiện và nói rằng thật sự nó là hoàng tử Tonrariāno III (Đông Lai Li A Lạc Sơn hay Iggy Pig) của hành tinh Buuringo (Bạo Lực hay Oinko). Tonrariāno giải thích rằng cái mũi lợn đó là để giúp biến thân: chỉ việc nói "BA BI BU BE BURIN!" ("Lợn con yêu mến, hiện thân!"), Karin sẽ hiện thân thành một con lợn màu hồng có sức mạnh phi thường gọi là Tonde Burin. Đây không phải là điều Karin lấy làm vui sướng gì vì cô bé chỉ muốn hóa thân thành một nữ anh hùng như thần tượng của mình là nhân vật "Nữ hiệp sĩ xinh đẹp" trên tivi. Tonrariāno (được Karin đặt cho biệt danh là Ton-chan) và cha (nói chuyện thông qua cái hộp gương) thuyết phục Karin rằng cô bé là hiệp sĩ đi cứu người, mỗi lần làm việc nghĩa cô sẽ được nhận một viên trân châu, và khi thu thập đủ 108 viên trân châu cô bé sẽ được hiện thân thành hình tượng mà mình thích. Tuy nhiên Karin không được cho ai biết thân phận thật sự của mình, nếu không thì sẽ ở trong hình dạng Burin mãi mãi không thể trở lại thành người. Đồng thời việc thu thập trân châu phụ thuộc vào nhân quả, có nghĩa là nếu cô bé lợi dụng sức mạnh của mình để làm chuyện riêng thì sẽ bị mất trân châu. Mỗi khi có người gặp nạn thì Karin sẽ hóa thân hành Burin và ra tay giúp đỡ. Truyện tranh Một truyện tranh ngắn tựa đề Bibbidi Bobbidi Būrin!!(ビビデ・バビデ・ぶ~りん!!|Bibide Bobide Būrin!!) xuất hiện trong số phát hành mùa thu 1993 của Ciao DX. Bộ manga liền sau đó xuất hiện trên Ciao từ tháng 10/1994 đến tháng 9/1995. Bản tankōbon, hay bản sưu tầm, được xuất bản thành ba cuốn dưới thương hiệu Flower Comics của Shogakukan. Tập 1, ISBN 4-09-136451-9 (phát hành tháng 4/1995) Tập 2, ISBN 4-09-136452-7 (phát hành tháng 8/1995) Tập 3, ISBN 4-09-136453-5 (phát hành tháng 10/1995) Phim hoạt hình Danh sách các tập phim Bao gồm 51 tập phim: Tập 1: Sự xuất hiện của Burin \ 超少女ぶーりん誕生 \ Chou shoujo Buurin tanjou Tập 2: Cuộc tranh tài cao thấp \ 愛と青春のシュート \ Ai to seishuun no Shoot Tập 3: Sự thử thách trong tình bạn \ 涙と友情のスマッシュ \ Namida to yuujou no Smash Tập 4: Cuộc thi đấu võ đài \ リングに賭けた青春 \ Ring ni kaketa seishun Tập 5: Cuộc thử sức kéo co \ 綱引きが結んだ友情 \ Tsunahiki ga musunda yuujou Tập 6: Bí mật kho báu cổ \ 発見!ぶーりんの土偶 \ Hakken! Buurin no doguu Tập 7: Nữ hiệp sĩ bị mang đầy thương tích \ 傷だらけのヒロイン \ Kizu darake no Heroine Tập 8: Hậu quả của việc giảm cân \ ダイエット大作戦! \ Diet daisakusen! Tập 9: Vận động viên đua xe \ サーキットの戦士たち \ Circuit no senshitachi Tập 10: Sự tò mò của ký giả \ 炎のジャーナリスト魂 \ Honoo no Journalist tamashii Tập 11: Đôi bạn thân thiết nhất \ ベストカップルを狙え! \ Best couple o nerae! Tập 12: Sự xuất hiện của chàng trai có siêu năng lực \ 超少年カシワギ誕生! \ Chou shounen Kashiwagi tanjou! Tập 13: Sự giúp đỡ lẫn nhau \ 銀河に誓うミッション \ Ginka ni chikau Mission Tập 14: Tiếng vỗ tay và tiếng hoan hô \ 拍手と喝采のテアトル \ Hakushiyu to katsusai no Theatre Tập 15: Bảo vệ môi trường \ 若きもんぺ少女の嘆き \ Wakaki monpe shoujo no nageki Tập 16: Mùa giáng sinh kỷ niệm \ 本命のいないXマス!? \ Honmei no inai Xmas!? Tập 17: Người con gái mê bói toán \ 運命にゆれる少女 \ Unmei ni yureru shoujo Tập 18: Mùa xuân nhớ quê nhà \ 新春ホームシック物語 \ Shinshun Homesick Story Tập 19: Tình yêu bão táp trên sân tuyết \ 白銀に舞う恋の嵐 \ Hakukin ni mau koi no arashi Tập 20: Cây thực vật khổng lồ \ 巨大植物ケイコ出現! \ Kyodai shokubutsu Keiko shutsugen! Tập 21: Tình bạn như những chú ngựa gỗ \ 愛と苦悩の回転木馬 \ Ai to kunou no kaitenmokuba Tập 22: Cuộc tình ngắn ngủi của Đông Đông \ トンちゃんの恋の行方 \ Ton-chan no koi no yukue Tập 23: Nghĩa vụ và sự can đảm trong ngày lễ tình nhân \ 義理と勇気の2・14 \ Giri to yuuki no 2.14 Tập 24: Hiện tượng tiên đi ngang hồ \ 愛は御神渡りを越えて \ Ai wa omiwatari o koete Tập 25: Burin thực hiện ước nguyện của mẹ \ 果林が受け継ぐひな祭り \ Karin ga uketsugu hinamatsuri Tập 26: Đối thủ mạnh nhất \ 敵手はただ一人! \ Rival wa tada hitori! Tập 27: Burin bị thu nhỏ \ 衝撃!ぶーりん消滅!? \ Shougeki! Buurin shoumetsu!? Tập 28: Khúc nhạc tình của bé Minh Tập 29: Kinh hồn vì cá mập \ 常夏の島へ進路をとれ \ Tokonatsu no shima e shinro o tore Tập 30: Burin của Hạ Uy Di \ 密林に消えた友 \ Mihayashi ni kieta tomo Tập 31: Yến Nhi tham dự cuộc bầu cử Hội trưởng Hội học sinh \ 嵐を呼ぶ生徒会選挙 \ Arashi o yobu seitokai senkyo Tập 32: Cuộc tình về hoa anh đào nở muộn \ 純情少年遅咲きの恋桜 \ Junjou shounen osozaki no koi sakura Tập 33: Chứng bệnh cảm sổ mũi \ 白日に漂う花粉のワナ \ Hakujitsu ni tadayou Kafun no wana Tập 34: Lá cờ cá chép thay cho tình bạn \ 泳げ友情のこいのぼり \ Oyoge yuujou no koinobori Tập 35: Bí mật thân thế của Trắc Ma Anh Tuấn \ 琢磨・出生の秘密 \ Takuma, shussei no himitsu Tập 36: Truyền thuyết về âm thanh đồng quê \ 田園に舞う女神の伝説 \ Denen ni mau megami no densetsu Tập 37: Bạn Quang Nhất đem lòng thích Burin \ 恋文は初恋の片道切符 \ Koibumi wa hatsukoi no katamichikippu Tập 38: Vũ trụ không gian \ 禁断の扉を開く男 \ Kindan no tobira o hiraku otoko Tập 39: Bí mật dải ám hiệu \ 秘められた家紋の謎 \Himerareta kamon no nazo Tập 40: Người con gái để lỡ cơ hội \ 主役になりそこねた女 \Heroine ni nari sokoneta onna Tập 41: Ý định không thay đổi của Tùng Quảng \ 執念の男ジミー松本 \ Shuunen no otoko Jimmy Matsumoto Tập 42: Burin gặp Burin \ ぶーりんVSぶーりん \ Buurin vs. Buurin Tập 43: Một buổi tối kỳ diệu \ 怪談・真夏の夜の過ち \ Kaidan, manatsu no yoru no ayamachi Tập 44: Chiếc gương hiện thân bị mất \ 失われたトンパクト \ Ushina oneta Tonpact Tập 45: Thử biến làm nữ anh hùng \ 約束の晴れ姿 \ Yakusoku no haresugata Tập 46: Đông Đông không nỡ xa Burin \ 忍び寄る別れの足音 \ Shinobiyoru wakare no ashioto Tập 47: Phát hiện lạ ở buổi party \ 気高き女の館 \ Kedakaki onna no yakata Tập 48: Yến Nhi biến thành ma quái khổng lồ \ 悪の花園が笑うとき \ Aku no hanazono ga warau toki Tập 49: Trường học gặp nguy cơ lớn \ 危機!狙われた学園 \ Kiki! Nerawareta gakuen Tập 50: Không còn cơ hội để hiện thân \ 涙のメタモルフォーゼ \ Namida no Metamorphose Tập 51: Tương lai của Burin và Quả Lâm \ 超少女の未来 \ Chou Shoujo no mirai Seiyuu Karin Kokubu: Yuri Shiratori Tonrariāno III/Narrator: Yuriko Fuchizaki Kōichi Mizuno: Akira Ishida Kyōko Kuroha/Buta Session/Buta Session G: Rika Matsumoto Mami Yamakawa/Buta Session/Buta Session B: Chie Satō Nanako Tateishi/Cutey Ciao: Maria Kawamura Kaoru Hidaka: Junko Asami Hiromi Kashiwagi: Yoshiharu Yamada Makoto Arashiyama: Tarō Arakawa Masayoshi Kondō: Keiichi Sonobe Takuma Mushanokōji: Tsutomu Kashiwakura Shin'ichirō Kokubu: Kenichi Ono Rikako Kokubu: Yumi Hikita, Yūko Mizutani Shūhei Kokubu/Buta Session/Buta Session R: Satomi Kōrogi Tonrariāno II: Takao Ōyama Jimmy Matsumoto: Wataru Takagi Gorō Tatsumaki: Tomohiro Nishimura Hitomi Tatsumaki: Sakura Tange Buritī Koizumi: Yumi Tōma Būtan: Tomoko Maruo Midori: Tamao Hayashi Minsei Kitagawa: Kanemaru Jun'ichi Mucchi: Megumi Ogata Maccho/Announcer: Kōji Ishii Kotoko Mushanokōji: Yuri Amano Kurama Mushanokōji: Masami Kikuchi Bài hát chủ đề Mở đầu: Lời: Manami Tōno Sáng tác/Hòa âm: Tsugumi Kataoka Ca sĩ: Parquets Kết thúc: Lời: Manami Tōno Sáng tác/Hòa âm: Tsugumi Kataoka Ca sĩ: Parquets Tham khảo Liên kết ngoài Trang về Hiệp sĩ Lợn của Keith (tiếng Anh) Trang về Hiệp sĩ Lợn trên Anime News Network (tiếng Anh) Trang về Hiệp sĩ Lợn tại Henshin: thể loại Mahou Shoujo Bộ sưu tập về Boorin trên Myspace (tiếng Ahn) Shōjo manga Anime và manga mahō shōjo Manga năm 1994 Manga dài tập Anime và manga hài Chương trình truyền hình của Disney–ABC Domestic Television Chương trình Tokyo Broadcasting System
575089
https://vi.wikipedia.org/wiki/Chubbuck%2C%20Idaho
Chubbuck, Idaho
Chubbuck, Idaho là một thành phố thuộc quận, tiểu bang Idaho, Hoa Kỳ. Dân số thời điểm năm 2010 theo điều tra dân số Hoa Kỳ năm 2010 là 13.922 người. Tham khảo Liên kết ngoài Thành phố của Idaho
509472
https://vi.wikipedia.org/wiki/Grand-Auvern%C3%A9
Grand-Auverné
Grand-Auverné là một xã thuộc tỉnh Loire-Atlantique, trong vùng Pays de la Loire ở phía tây nước Pháp. Xã này nằm ở khu vực có độ cao từ 37-88 mét trên mực nước biển. Theo điều tra dân số năm 2006 của INSEE, xã có dân số 711 người. Tham khảo Grandauverne
275074
https://vi.wikipedia.org/wiki/Alice%20Castello
Alice Castello
Alice Castello là một đô thị ở tỉnh Vercelli trong vùng Piedmont thuộc Ý, có cự ly khoảng 45 km về phía đông bắc của Torino và khoảng 25 km về phía tây của Vercelli. Tại thời điểm ngày 31 tháng 12 năm 2004, đô thị này có dân số 2.602 người và diện tích là 24,8 km². Alice Castello giáp các đô thị: Borgo d'Ale, Cavaglià, Roppolo, Santhià, Tronzano Vercellese, và Viverone. Biến động dân số Tham khảo Đô thị tỉnh Vercelli Thành phố và thị trấn ở Piemonte
484114
https://vi.wikipedia.org/wiki/Les%20Pilles
Les Pilles
Les Pilles là một xã thuộc tỉnh Drôme trong vùng Rhône-Alpes ở đông nam nước Pháp. Xã Les Pilles nằm ở khu vực có độ cao từ 288-920 mét trên mực nước biển. Tham khảo Pilles
100606
https://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%E1%BA%A7n%20B%C3%A1%20Ti%C3%AAn
Trần Bá Tiên
Trần Vũ Đế (chữ Hán: 陳武帝), tên thật là Trần Bá Tiên (陳霸先; 503 - 559) là vị vua đầu tiên, người sáng lập ra nhà Trần thời Nam-Bắc triều trong lịch sử Trung Quốc. Xuất thân Trần Bá Tiên xuất thân nhà nghèo, ông trưởng thành dưới thời Lương Vũ Đế Tiêu Diễn. Thời trẻ, ông làm lý trưởng làng Hạ Nhược, huyện Trường Thành (nay là huyện Trường Hưng, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc). Sau đó, ông được cất nhắc làm lại ở huyện Trường Thành, rồi theo thứ sử Quảng Châu nhà Lương là Tiêu Anh làm chức tham quân, sau đó là đô đốc Tây Giang, thái thú Vũ Bình. Đại chiến nước Vạn Xuân Lý Nam Đế Năm 541, Lý Bí khởi binh ở Giao Châu, đuổi thứ sử Tiêu Tư, xưng là Lý Nam Đế, lập ra nước Vạn Xuân. Lương Vũ Đế mấy lần phái quân đi đánh đều bị thua trận. Tháng 6 năm 545, Lương Vũ Đế phong Dương Phiêu làm thứ sử Giao Châu, cử Trần Bá Tiên làm tư mã; thứ sử Định Châu là Tiêu Bột cùng họp với Dương Phiêu ở Tây Giang sai đi đánh nước Vạn Xuân. Tiêu Bột biết ý các tướng sĩ sợ phải đi đánh xa nên nói dối để Dương Phiêu ở lại. Dương Phiêu tập họp các tướng lại để hỏi mưu kế. Trần Bá Tiên nói: "Quan Thứ sử Định Châu muốn tạm an nhàn trước mắt, không nghĩ đến mưu kế lớn, túc hạ vâng mệnh vua đi đánh kẻ có tội, dù sống chết thế nào cũng không quản ngại, lẽ nào dùng dằng không tiến quân để nuôi cho thế giặc thêm mạnh mà làm cho quân mình nản chí hay sao ?". Bá Tiên liền thúc quân mình đi trước. Dương Phiêu cử Bá Tiên làm tiên phong. Quân Lương đến Vạn Xuân, Lý Nam Đế mang quân ra đánh bị thua nặng, chạy sang thành Gia Ninh. Quân Lương tiến vây thành. Mùa hạ năm 545 Phạm Tu giữ thành cửa sông Tô Lịch chống trả quyết liệt quân Lương, ngày 20 tháng 7 năm đó, Phạm Tu hy sinh ở trận tiền. Ít lâu sau thành bị vỡ. Tháng giêng năm 546, thành Gia Ninh vỡ, Thái phó Triệu Túc tử trận, Lý Nam Đế chạy đi Tân Xương là vùng của người Lạo và chiêu mộ thêm được nhiều binh lính, uy thế lại tăng lên. Tháng 8, Lý Nam Đế lại đem quân từ trong xứ người Lạo ra, đóng đồn ở hồ Điển Triệt. Quân Lương lo sợ, cứ đóng ở cửa hồ, không dám tiến. Trần Bá Tiên bảo các tướng: "Quân ta ở đây đã lâu, mà lại không có quân tiếp viện. Bây giờ đã đi sâu vào trong nước người ta, nếu một trận đánh nào bất lợi, còn mong gì sống mà về được nữa? Chi bằng bây giờ nhân dịp quân địch đang thua luôn mấy trận, lòng người chưa cố kết, ta nên liều chết gắng sức quyết đánh bằng được. Nếu vô cớ cứ đóng ở đây thì việc hỏng mất!" Các tướng nhà Lương không ai trả lời. Đêm hôm ấy, nước sông bỗng lên to đến bảy thước, chảy rót vào trong hồ. Trần Bá Tiên đốc thúc quân bản bộ mình theo dòng nước tiến đi trước. Quân Lương đánh trống, reo hò, kéo tràn vào. Quân Lý Nam Đế mới tập hợp, bị đánh úp nên tan vỡ. Lý Nam đế lại rút lui về giữ trong động Khuất Lão, điều chỉnh binh lính, mưu tính chiến đấu về sau. Ông giao lại binh quyền cho Tả tướng quân Triệu Quang Phục. Triệu Quang Phục Anh Lý Nam Đế là Lý Thiên Bảo cùng với tướng cùng họ là Lý Phật Tử đem 3 vạn người vào Cửu Chân. Trần Bá Tiên đuổi theo đánh, Thiên Bảo bị thua, bèn thu nhặt quân còn sót được vạn người chạy sang đất người Di Lạo ở Ai Lao. Triệu Quang Phục liệu thế không thể dùng sức thắng được Trần Bá Tiên, bèn lui về giữ đầm Dạ Trạch ở huyện Chu Diên, là nơi cỏ cây um tùm, bụi rậm che kín để cố thủ. Ban ngày, Triệu Quang Phục ra lệnh tuyệt không để khói lửa và dấu người, ban đêm dùng thuyền độc mộc đem quân ra đánh doanh trại của quân Bá Tiên, giết và bắt sống rất nhiều, lấy được lương thực để làm kế cầm cự lâu dài. Bá Tiên đuổi theo hút mà đánh, nhưng không thể tiến sâu vào trong đầm lầy được. Năm 548, trong lúc Trần Bá Tiên đang cầm cự với quân Vạn Xuân thì nước Lương có loạn, ông được lệnh mang quân về cứu Vua Lương. Dẹp loạn Hầu Cảnh Đến giữa thế kỷ 6, Trung Quốc thời Nam-Bắc triều chia làm 3 nước: phía nam là nhà Lương, phía bắc chia hai: nhà Tây Ngụy dưới tay quyền thần họ Vũ Văn và nhà Đông Ngụy dưới tay quyền thần họ Cao. Hầu Cảnh là đại thần Đông Ngụy, phản Đông Ngụy theo Lương. Bất chấp nhiều lời can gián, Lương Vũ Đế vẫn thu nhận Cảnh. Cảnh lợi dụng mâu thuẫn giữa các con cháu Lương Vũ Đế muốn giành ngôi bèn phản Lương năm 548. Cảnh mang quân đánh chiếm Kinh thành Kiến Khang, vây Vũ Đế chết đói ở Đài Thành (Cung Thành, Nam Kinh) tháng 3 năm 549 rồi lập Tiêu Cương lên ngôi, tức là Lương Giản Văn Đế. Năm 548 khi đang sắp sửa kéo quân về cứu giá Lương triều thì Bá Tiên được tin Thứ Sử Quảng châu là Nguyễn Cảnh Trọng đang bí mật chuẩn bị theo phe Hầu Cảnh. Thế là xung đột giữa Bá Tiên và Cảnh Trọng nổ ra công khai ngay lập tức. Năm 549, Bá Tiên đánh bại Cảnh Trọng và mời Tiêu Bột làm Thứ Sử Quảng Châu. Như thế là mặt phía Nam đã tạm ổn nên Bá Tiên lại tính đến chuyện Bắc tiến, nhưng ông vẫn biết rằng vẫn còn nhiều khó khăn trước mặt vì trên đường bắc tiến, nằm giữa châu Quảng và vùng núi rừng ở phía Bắc ngăn chia lưu vực sông Tích và sông Dương Tử, là châu Hàng. Khi Bá Tiên mang quân đánh Lý Bí năm vào 545 thì có Lan Khâm, thứ sử Hàng Châu và người phụ tá rất tin cậy của ông ta là Âu Dương Nguy đi theo. Khi Lan Khâm chết vì bệnh trên đường đi đến Giao Châu thì Âu Dương Nguy được phép đem thi thể Lan Khâm về Hàng Châu. Sau đó, Âu Dương Nguy được lệnh ở lại canh giữ Hàng Châu để các quan chức tháp tùng Bá Tiên bắc tiến đánh Hầu Cảnh. Khi Hầu Cảnh giết được Lương Vũ Đế thì ở miền Nam, các quan chức địa phương tranh nhau nổi lên chiếm quyền và giành đất đai; trong số đó có Lan Dụ là em của Lan Khâm đã chết. Lúc đó Lan Dụ đang làm Thứ Sử Cao Châu và có ý rủ Âu Dương Nguy theo y làm phản nhưng Nguy từ chối. Thấy thế Lan Dụ bèn xua quân đánh Âu Dương Nguy ở Hàng Châu nhưng nhờ có Trần Bá Tiên kéo quân đến cứu nguy nên Lan Dụ bị đánh bại. Vì thế sau này Âu Dương Nguy đã giúp Trần Bá Tiên khi ông tiến qua vùng núi Hàng Châu để tiến đánh Hầu Cảnh.Trần Bá Tiên được lệnh mang quân về bắc cứu nạn. Hai bên giằng co trong mấy năm. Năm 551, Hầu Cảnh phế Giản Văn Đế tự xưng đế. Trần Bá Tiên mang quân đánh bại Hầu Cảnh, chiếm lại Kinh thành Kiến Khang. Năm 552, Hầu Cảnh thua trận bỏ chạy, giữa đường bị giết chết. Tháng 11 năm 552, Trần Bá Tiên và các triều thần lập Hoàng thân Tiêu Dịch lên ngôi, tức là Lương Nguyên Đế. Nguyên Đế giao phó nửa phần phía Đông Trung Quốc, bao gồm cả kinh đô, cho hai vị tướng quân có uy thế nhất trong đó có Trần Bá Tiên; còn vua thì đóng đô ở thành Vũ Hán (Hán Khẩu). Tình hình miền nam Miền Nam thì vẫn trong tay Tiêu Bột, khu vực dưới quyền của Tiêu Bột trải dài ra gần 1.000 dặm, mà dân số đăng ký không quá 30.000 người. Năm 552, quyền của Tiêu Bột không ra khỏi giới hạn tỉnh Quảng Tây bấy giờ. Tuy là một người hợp tác cũ với Bá Tiên, nhưng Tiêu Bột lại không được Nguyên đế tin cẩn lắm vì thấy ông chiêu mộ và huấn luyện một đạo quân rất lớn. Hòng phá tan mối nghi ngờ của vua, Tiêu Bột đánh liều về triều yết kiến Nguyên đế và sẵn sàng trả lời bất cứ tội trạng nào mà ông bị cáo buộc nhưng Nguyên đế vẫn giả bộ làm ngơ như không biết ông là ai. Đến năm 554, Nguyên đế sai Vương Lâm, một vị tướng danh tiếng ở miền Bắc xuống thay Tiêu Bột. Vương Lâm trú đóng gần một năm nơi ở Quảng Tây. Khoảng giữa những năm 554-60, khu vực tỉnh Quảng Tây bây giờ lại phần lớn chịu ảnh hưởng Vương Lâm. Cảm thấy bị sức ép từ triều đình do việc bổ nhiệm và trú đóng của Vương Lâm nên Âu Dương Nguy ngày càng ngả theo ý định làm phản của Tiêu Bột. Khi ấy, Âu Dương Nguy đang cai quản Thủy Hưng một địa điểm chiến lược nằm trên đường từ Quảng Châu lên phía Bắc. Tuy nhiên tình hình căng thẳng giữa Vương Lâm và Tiêu Bột đột nhiên tắt ngấm vì Vương Lâm phải vội quay về Bắc do các biến cố quan trọng diễn ra trên đấy. Vương Lâm không quên để Lưu Nguyên Yển, một bộ hạ thân tín của ông, ở lại Quảng Tây. Lưu Nguyên Yển là người được phong chức thứ sử danh dự Giao Châu. Ngay sau khi Vương Lâm về Bắc thì Tiêu Bột tiếp tục củng cố sức mạnh quân sự. Cuối năm 555, khi Tiêu Bột đang củng cố địa vị ở miền Nam thì Lưu Nguyên Yển lại đem quân trở về Bắc để tìm gặp Vương Lâm. Năm 556, cả Tiêu Bột lẫn Âu Dương Nguy được Trần Bá Tiên thăng chức. Tuy nhiên đến đầu năm sau, khi Trần Bá Tiên đoạt ngôi nhà Lương và chính thức xưng đế nhà Trần, thì Tiêu Bột, vì thuộc dòng dõi hoàng tộc nhà Lương, đã thẳng thừng tuyên chiến. Tiêu Bột ở lại Thủy Hưng và sai Âu Dương Nguy đem quân lên Bắc để đánh tân vương là Trần Bá Tiên nhưng Âu Dương Nguy bị thua và bị bắt. Tin thua trận vừa về đến Thủy Hưng thì bộ hạ của Tiêu Bột vội vã thủ thân ai lo phận nấy. Trong số các bộ hạ này có Trần Pháp Vũ cựu Thứ Sử Hàng Châu và Thứ Sử danh dự Cửu Đức, đã làm phản và giết được Tiêu Bột. Cũng như trước đó Trần Bá Tiên với chức Thứ Sử danh dự Giao Châu, Lưu Nguyên Yển với chức thứ sử danh dự Giao Châu, Trần Pháp Vũ cũng giữ chức thứ sử danh dự Cửu Đức vào năm 557 mặc dầu ông ta chẳng bao giờ ở Cửu Đức, trừ thời gian theo Trần Bá Tiên đi đánh Lý Bí. Chia ba thiên hạ Dẹp được loạn Hầu Cảnh, Trần Bá Tiên được phong chức Tư không. Sau loạn Hầu Cảnh, nước Lương vẫn hỗn loạn. Các con cháu của Lương Vũ Đế đều muốn tranh quyền, người dựa vào Tây Ngụy, người dựa vào Bắc Tề (họ Cao đoạt ngôi Đông Ngụy năm 550). Tháng 2 năm 553, Thứ sử Ích Châu là Tiêu Kỷ phản Lương đánh Giang Lăng. Lương Nguyên Đế cầu cứu Tây Ngụy. Tây Ngụy nhân dịp bành trướng, bèn mang quân đánh Ích Châu giết Kỷ, rồi năm 554 đánh giết luôn cả Lương Nguyên Đế, lập tay sai Tiêu Sát làm Lương Vương ở Giang Lăng. Trần Bá Tiên và đại thần Vương Tăng Biện là thông gia, không công nhận Tiêu Sát, lập con Nguyên Đế Tiêu Dịch là Tiêu Phương Trí (Lương Kính Đế) lên ngôi. Lúc đó Kinh thành Kiến Khang chịu sức ép của Bắc Tề, Vua Bắc Tề đưa Tiêu Uyên Minh về lên ngôi, Vương Tăng Biện chấp thuận, Tiêu Phương Trí bị đưa xuống làm Thái tử. Trần Bá Tiên phản đối chấp nhận sự áp đặt của Bắc Tề, thành ra mâu thuẫn với Vương Tăng Biện. Tháng 9 năm 555, ông mang quân giết chết Tăng Biện, phế Uyên Minh và lập Phương Trí trở lại ngôi vua, tức là Lương Kính Đế. Phe cánh của Tăng Biện chạy sang nương nhờ Bắc Tề. Trần Bá Tiên được phong làm Thượng thư lệnh, Đô đốc kiêm Thứ sử Nam Từ và Dương Châu. Vua Bắc Tề nghe tin con bài Tiêu Uyên Minh bị phế, bèn mang quân đánh Lương, tới Thung Sơn. Con rể Vương Tăng Biện là Đỗ Kham làm Thứ sử Ngô Hưng cùng em Tăng Biện là Tăng Trí làm Thái thú Ngô Quận nhân thời cơ cũng hưởng ứng Bắc Tề. Trần Bá Tiên kiên cường chống trả. Gặp lúc nước Lương bị lụt to, ông được các bô lão Giang Nam ủng hộ lương thực đã đánh bại quân Bắc Tề, tiêu diệt Đỗ Kham và Vương Tăng Trí. Sau chiến thắng đó, uy tín của Trần Bá Tiên rất cao. Tháng 10 năm 557, ông phế Lương Kính Đế lên ngôi, lập ra nhà Trần. Sử gọi ông là Trần Vũ Đế. Bắc Tề thù hận ông, theo lời cầu viện của con Vương Tăng Biện là Vương Lâm, lấy danh nghĩa giúp cháu Lương Nguyên Đế (Tiêu Dịch) là Tiêu Trang về làm vua ở Dĩnh châu. Trần Vũ Đế phái tướng Từ Đô mang quân đón đánh. Giữa lúc quân hai bên đang giằng co thì Trần Vũ Đế lâm bệnh mất, thọ 57 tuổi. Vì con ông là Trần Xương đang bị bắt làm tù binh ở Tây Ngụy nên triều Trần lập người cháu gọi ông bằng chú là Trần Thiến lên ngôi, tức là Trần Văn Đế. Văn Đế xứng đáng nối cơ nghiệp của ông, đánh bại Liên quân Bắc Tề - Vương Lâm và nhiều lực lượng cát cứ khác ở Giang Nam, mở đất đến Tây Lương Nước Trần do Trần Bá Tiên lập ra cùng các nước Bắc Tề, Bắc Chu chia ba Trung Quốc tới hết thời Nam-Bắc triều. Ổn định tình hình miền nam Sau khi Tiêu Bột chết, miền Nam lại rối loạn. Biết được là Âu Dương Nguy cũng có một ít uy danh ở miền Nam nên Trần Bá Tiên quyết định thả ông về và bổ ông làm Thứ sử Hàng Châu kiêm Đô Đốc với quyền hành quân sự trên toàn bộ 19 châu mà trên lý thuyết bao gồm cả hai châu Quảng và Giao. Âu Dương Nguy đem quân về miền Nam nhưng vừa về đến nơi thì Vương Lâm nổi loạn. Từ năm 557 đến 560, Âu Dương Nguy phải đương đầu với thực lực mạnh nhất của Vương Lâm vào lúc ấy trong vùng Quảng Tây bây giờ và giáp giới Giao Châu. Con của Âu Dương Nguy là Âu Dương Hốt, là người cũng đã từng ở miền Nam, phụ tá cho cha để tìm cách lôi kéo phe Tiêu Bột cũ về quy thuận vì phe này đã rút về Quảng Châu. Trong 10 năm sau đó, họ Âu Dương ở Quảng Châu áp dụng hệ thống gia đình trị và sự trung thành được xét theo từng cá nhân. Nhưng một tháng sau, Vương Lâm ở trong lưu vực sông Dương Tử lại nổi loạn và miền Nam phải gánh chịu sự cai trị hà khắc của y tới ba năm. Mặc dầu được Tân vương Trần Bá Tiên phong chức vào năm 557, Vương Lâm vẫn ngấm ngầm trung thành với hoàng gia Lương. Được hậu thuẫn của một quan chức ở miền Nam nên năm 558 Vương Lâm tìm cách lôi kéo họ về hẳn phe cánh với ông. Cũng vào năm ấy, Âu Dương Nguy được bổ nhiệm Thứ sử Quảng Châu, có lẽ vì Trần Bá Tiên muốn mua chuộc lòng trung thành của ông. Khi Trần Bá Tiên mất năm 559, thứ sử Quế Châu tức Quảng Tây bây giờ đến quy thuận Vương Lâm nhưng Âu Dương Nguy vẫn trung thành với Bá Tiên và được phong một loạt chức tước mới và quyền lực cao hơn. Rốt cuộc, đến năm 560, Vương Lâm bị đánh bại và buộc phải về ẩn trốn ở vùng Đông Bắc Trung Quốc. Trong thập kỷ sau, tình hình ở miền Nam được tương đối ổn định dưới quyền cai trị của cha con Âu Dương Nguy. Khi Viên Đàm Hoãn chết, chức Thứ sử Giao Châu lại về tay em của Âu Dương Nguy là Âu Dương Thịnh. Chức này của Âu Dương Thịnh lại cũng rõ ràng là một chức danh dự bởi vì hành động duy nhất của ông được ghi lại là việc ông giúp anh ông ta dẹp yên được loạn quân ở Quảng Châu. Điều này gợi nhớ đến vụ bổ nhiệm Trần Bá Tiên làm Thứ sử Giao Châu năm 550 sau khi Bá Tiên đã rời khỏi miền Nam, và cả vụ ra đi của Lưu Nguyên Yển, Thứ Sử Giao Châu lên miền Bắc để theo Vương Lâm vào năm 555; cùng là chức phong cho Trần Pháp Vũ, Thứ sử Cửu Đức, người đã giết được Tiêu Bột ở Thủy Hưng năm 557. Năm 567, Thứ sử Định châu (Hồ Nam) nổi loạn và rủ Âu Dương Hốt theo mình. Tuy Dương Hốt không đóng vai trò gì tích cực trong vụ nổi loạn ngắn ngủi này ông cũng bị triều Trần nghi ngờ. Năm 569, khi được gọi về triều trình diện, Âu Dương Hốt quyết định không về và công khai làm loạn. Năm 570, ông bị bắt và bị đem chém đầu. Sau cái chết của Âu Dương Hốt vào năm 570, triều Trần đặt ra biện pháp tổng quản quyền hành ở miền Nam. Sử chép rằng vào thời đó "những người Lao man di ở Giao Chỉ thường hay tụ tập lại đi cướp phá" và Nguyễn Trác được giao nhiệm vụ giải quyết việc này. Chú thích Xem thêm Nam Bắc triều nhà Trần Lý Nam Đế Triệu Việt Vương Lương Vũ đế Lương Nguyên đế Hầu Cảnh Trần Văn đế Tham khảo Đại Việt Sử ký Toàn thư Các hoàng đế Trung Hoa - Đặng Huy Phúc, Nhà xuất bản Hà Nội, 2001 |- Vua nhà Trần (Trung Quốc) Thứ sử Giao Châu Sinh năm 503 Mất năm 559 Tướng nhà Lương
299178
https://vi.wikipedia.org/wiki/Hang%20%C4%91%E1%BB%99ng%20Ajanta
Hang động Ajanta
Hệ thống hang động Ajanta là một quần thể các hang động cắt đá Phật giáo có lịch sử từ thế kỷ thứ 2 trước Công nguyên đến năm 480 sau Công nguyên nằm ở huyện Aurangabad, tiểu bang Maharashtra, Ấn Độ. Quần thể các hang động này bao gồm các bức tranh tường và những tác phẩm điêu khắc đá được mô tả là một trong những ví dụ tốt nhất còn sót lại của nghệ thuật Ấn Độ cổ đại, các bức tranh đặc biệt thể hiện cảm xúc thông qua cử chỉ, tư thế và hình thức. Theo UNESCO, đây là những kiệt tác của Nghệ thuật kiến trúc Phật giáo có ảnh hưởng đến nghệ thuật Ấn Độ sau này. Các hang động được xây dựng thành hai giai đoạn, giai đoạn đầu được xây dựng từ thế kỷ thứ 2 TCN và giai đoạn thứ hai bắt đầu từ năm 400–650 sau Công nguyên theo các tài liệu cũ hoặc từ năm 460–480 theo các tài liệu rộng rãi sau này. Đây là di tích được bảo vệ bởi Cục Khảo sát Khảo cổ Ấn Độ và kể từ năm 1983, quần thể này đã được UNESCO công nhận là Di sản thế giới. Hang động Ajanta tạo thành quần các tu viện và phòng thờ cổ truyền thống Phật giáo trên một bức tường đá dài . Các hang động chứa đựng những bức tranh tường mô tả kiếp trước và sự tái sinh của Đức Phật, những câu chuyện bằng hình ảnh Jatakamala của Aryasura và các tác phẩm điêu khắc bằng đá về các vị thần Phật giáo. Hồ sơ văn bản cho thấy những hang động này đóng vai trò là nơi ở ẩn dật cho các nhà sư, cùng các thương nhân và khách hành hương Ấn Độ cổ đại. Với màu sắc sống động của những bức tranh tường vẽ rất nhiều trong lịch sử Ấn Độ, bằng chứng là các ghi chép lịch sử, các hang 16, 17, 1 và 2 của Ajanta tạo thành tập hợp bức tranh tường Ấn Độ cổ lớn nhất còn sót lại. Hang động Ajanta được nhắc đến trong cuốn hồi ký của một số du khách Phật giáo Trung Quốc đến Ấn Độ thời Trung Cổ và bởi một vị quan Đế quốc Mogul trong thời đại Akbar đầu thế kỷ 17. Chúng bị bao phủ bởi những cánh rừng rậm cho đến khi vô tình "phát hiện" và gây chú ý cho phương Tây vào năm 1819 bởi một sĩ quan thực dân Anh là Đại úy John Smith trong một chuyến săn bắn hổ. Các hang động nằm trong bức tường đá phía bắc của hẻm núi hình chữ U được hình thành bởi sông Waghur trên cao nguyên Deccan. Trong hẻm núi là một số thác nước, có thể nghe thấy từ bên ngoài các hang động khi dòng sông lên cao. Cùng với Các hang động Ellora, Ajanta là một trong những điểm du lịch lớn thu hút khách của bang Maharashtra. Đó là một di tích nằm cách từ Fardapur, từ thành phố Jalgaon, từ Aurangabad và về phía đông-đông bắc Mumbai. Ajanta nằm cách quần thể hang động Ellora khoảng . Tại Ellora cũng chứa đựng các hang động Ấn Độ giáo, Kỳ Na giáo và Phật giáo. Phong cách kiến trúc Ajanta cũng được thấy trong các hang động Ellora, Elephanta, Aurangabad, Shivleni và nhiều đền hang khác ở Karnataka. Lịch sử Các hang động Ajanta thường chấp nhận là đã được thực hiện trong hai thời kỳ khác nhau, lần đầu tiên trong thế kỷ thứ 2 trước Công nguyên cho đến thế kỷ thứ nhất sau Công nguyên, và lần thứ hai là sau đó vài thế kỷ sau đó. Ajanta bao gồm 36 nền móng có thể xác định được, một số chúng được phát hiện sau khi quá trình đánh số thứ tự hang động từ 1 đến 29. Các hang động được phát hiện sau đó được gắn thêm các chữ cái, chẳng hạn như 15A, được xác định giữa hai hang ban đầu là 15 và 16. Việc đánh số hang là một quy ước thuận tiện và không phản ánh thứ tự thời gian xây dựng. Mô tả Chùa hang Ajanta tọa lạc ở lưng chừng núi, bên dưới hang động là dòng sông Waghora uốn khúc. Hang động được bố trí theo dạng hình móng ngựa, khoét sâu vào bên trong vách núi đá thẳng đứng cao 76m. Di tích hang động Ajanta có tất cả 30 hang, bao gồm Thánh đường Phật giáo và các khu phụ cận. Các nhà khảo cổ đã đánh dấu các hang theo số thứ tự. Quần thể hang động Ajanta không được tạo dựng trong một thời kỳ liên tục nên các nhà nghiên cứu phân chia các hang động theo từng thời kỳ xây dựng. Cụm hang được tạo dựng vào giai đoạn đầu thế kỷ II trước Công nguyên gồm hang số 8,9,10,12,13,15 mang nhiều màu sắc của Phật giáo nguyên thủy. Cụm hang sau được xây dựng vào thế kỷ V, mang màu sắc Phật giáo mới và một số hang vẫn đang dang dở chưa được hoàn tất. Mặc dù còn nhiều chỗ chưa hoàn thiện nhưng chùa hang vẫn là một trong những công trình lớn được tạo ra do bàn tay của con người. Một trong những điểm đặc biệt của quần thể hang động này chính là một số lượng khổng lồ những bức tượng điêu khắc về đạo Phật. Đây được coi là những tác phẩm hội họa đẹp nhất của nghệ thuật Phật giáo ở Ấn Độ. Các hang thờ Phật ở Ajanta có kích thước khác nhau, trong đó hang lớn nhất có diện tích khoảng 16m, được đục khoét một cách vuông vức. Việc xây dựng các chùa hang này cũng có sự khác nhau rất lớn, có những chùa được xây dựng một cách đơn giản nhưng cũng có những chùa được xây dựng khá công phu và tinh xảo. Một vài chùa được tạo mái vòm nhưng cũng có chùa không có. Nhưng phần thiết yếu mà một ngôi chùa phải có đó là nơi thờ Phật. Trong giai đoạn Vakataka, những nơi thờ tự Phật ít được để tâm xây dựng bởi vì những nơi có mặt bằng rộng rãi thì thường được dùng làm nơi ăn ở và tụ tập tín đồ... Sau đó, các nơi thờ Phật mới được xây dựng nhiều hơn. Các nơi thờ Phật thường được xây dựng dựa lưng vào vách đá phía sau ở trung tâm của ngôi chùa và trên mỗi nơi thờ tự thường đặt một bức tượng Phật ngồi bằng đá. Không chỉ có các hang động, Ajanta đặc biệt nổi danh với những bức bích họa trên vách đá và trần hang. Tổng cộng ở Ajanta có đến 500 bức. Màu sắc tranh được làm từ các chất khoáng và các chất có nguồn gốc thực vật nên vừa hài hòa, vừa tương phản mà vẫn tươi nguyên qua mấy ngàn năm. Toàn bộ các bức tranh đều tập trung thể hiện cuộc đời đức Phật và thể hiện các câu chuyện tiền thân của Ngài (trong đó có nhiều kiếp là các con vật, nhiều kiếp là những con người có xuất thân khiêm tốn). Vì thế, tuy đều gắn với đề tài Phật giáo nhưng các bức tranh không chỉ giới hạn trong cuộc sống tăng viện mà bao trùm hiện thực rộng lớn hơn: cả cuộc sống cung đình, cuộc sống của bao người bình dị nơi thị thành thôn xóm, thế giới chim thú, cỏ hoa và cả thế giới của các tiên nữ, các tạo vật thần linh trên thiên giới nữa. Một cuộc sống sôi nổi, hưng phấn và đầy đam mê. Những thiếu nữ trong tranh Ajanta được thể hiện rất quyến rũ với những đường cong mềm mại, thần thái sinh động từng ánh mắt, từng nét môi say đắm và e lệ. Các nghệ nhân còn khéo lợi dụng sự phân bố ánh sáng để người xem khi chuyển dịch vị trí có thể thấy nhân vật trong tranh như chớp mắt, hé cười, hết sức sống động. Có thể nói, nghệ thuật Phật giáo đã sử dụng vẻ đẹp của thế giới vật chất như một phương tiện để hướng đạo khát vọng các tín đồ với vẻ đẹp tâm linh của giác ngộ chân mạnh của nó nằm ở chính thông điệp của Đấng Giác Ngộ kêu gọi chi kiến của chúng ta chế ngự, vượt qua những cạm bẫy cám dỗ. Vượt qua những hình thức ảo ảnh, giả ngụy của cái đẹp, ta sẽ thấy cái đẹp đích thực. Xem thêm Các hang động Ellora Các hang động trong Vườn quốc gia Sanjay Gandhi Ghi chú Tham khảo Sách tham khảo "ASI": Archaeological Survey of India website, with a concise entry on the Caves, accessed ngày 20 tháng 10 năm 2010 Burgess, James and Fergusson J. Cave Temples of India. (London: W.H. Allen & Co., 1880. Delhi: Munshiram Manoharlal Publishers Pvt Ltd., Delhi, 2005). Burgess, James, and Indraji, Bhagwanlal. Inscriptions from the Cave Temples of Western India, Archaeological Survey of Western India, Memoirs, 10 (Bombay: Government Central Press, 1881). Burgess, James. Buddhist Cave Temples and Their Inscriptions, Archaeological Survey of Western India, 4 (London: Trubner & Co., 1883; Varanasi: Indological Book House, 1964). Burgess, James. "Notes on the Bauddha Rock Temples of Ajanta, Their Paintings and Sculptures," Archaeological Survey of Western India, 9 (Bombay: Government Central Press, 1879). Behl, Benoy K. The Ajanta Caves (London: Thames & Hudson, 1998. New York: Harry N. Abrams, 1998). Cohen, Richard S. "Ajanta’s Inscriptions." In Walter M. Spink, Ajanta: History And Development, volume 2: Arguments About Ajanta (Leiden: E.J. Brill, 2006), pp. 273–339. Cohen, Richard S. "Nāga, Yaksinī, Buddha: Local Deities and Local Buddhism at Ajanta," History of Religions. 37/4 (May 1998): 360–400. Cohen, Richard S. "Problems in the Writing of Ajanta’s History: The Epigraphic Evidence," Indo-Iranian Journal. 40/2 (April 1997): 125–48. Cohen, Richard Scott. Setting the Three Jewels: The Complex Culture of Buddhism at the Ajanta Caves. A Ph.D. dissertation (Asian Languages and Cultures: Buddhist Studies, University of Michigan, 1995). Gordon, Sophie (2011), Monumental visions: architectural photography in India, 1840–1901, PhD thesis, SOAS, University of London, PDF available Cowell, E.B. The Jataka, I-VI (Cambridge: Cambridge, 1895; reprint, 1907). Dhavalikar, M.K. Late Hinayana Caves of Western India (Pune: 1984). Griffiths, J. Paintings in the Buddhist Cave Temples of Ajanta, 2 vols. (London: 1896–1897). Halder, Asit Kumar. "AJANTA" Edited and annotated by Prasenjit Dasgupta and Soumen Paul, with a Foreword by Gautam Halder LALMATI. Kolkata. 2009 Kramrisch, Stella. A Survey of Painting in the Deccan (Calcutta and London: The India Society in co-operation with the Dept. of Archaeology, 1937). Reproduced: "Ajanta," Exploring India’s Sacred Art: Selected Writings of Stella Kramrisch, ed. Miller, Barbara Stoler (Philadelphia: University of Pennsylvania Press: 1983), pp. 273–307; reprint (New Delhi: Indira Gandhi National Centre for the Arts, 1994), pp. 273–307. Majumdar, R.C. and A.S. Altekar, eds. The Vakataka-Gupta Age. New History of Indian People Series, VI (Benares: Motilal Banarasidass, 1946; reprint, Delhi: 1960). Mirashi, V.V. "Historical Evidence in Dandin’s Dasakumaracharita," Annals of the Bhandarkar Oriental Research Institute, 24 (1945), 20ff. Reproduced: Studies in Indology, 1 (Nagpur: Vidarbha Samshodhan Mandal, 1960), pp. 164–77. Mirashi, V.V. Inscription of the Vakatakas. Corpus Inscriptionum Indicarum Series, 5 (Ootacamund: Government Epigraphist for India, 1963). Mirashi, V.V. The Ghatotkacha Cave Inscriptions with a Note on Ghatotkacha Cave Temples by Srinivasachar, P. (Hyderabad: Archaeological Department, 1952). Mirashi, V.V. Vakataka inscription in Cave XVI at Ajanta. Hyderabad Archaeological Series, 14 (Calcutta: Baptist mission Press for the Archaeological Department of His Highness the Nizam’s Dominions, 1941). Mitra, Debala. Ajanta, 8th ed. (Delhi: Archaeological Survey of India, 1980). Nagaraju, S. Buddhist Architecture of Western India (Delhi: 1981) Parimoo, Ratan; et al. The Art of Ajanta: New Perspectives, 2 vols (New Delhi: Books & Books, 1991). Schlingloff, Dieter. Guide to the Ajanta Paintings, vol. 1; Narrative Wall Paintings (Delhi: Munshiram Manoharlal Publishers Pvt. Ltd., 1999) Schlingloff, Dieter. Studies in the Ajanta Paintings: Identifications and Interpretations (New Delhi: 1987). Shastri, Ajay Mitra, ed. The Age of the Vakatakas (New Delhi: Harman, 1992). Singh, Rajesh K. An Introduction to the Ajanta Caves (Baroda: Hari Sena Press, 2012). Singh, Rajesh Kumar. ‘The Early Development of the Cave 26-Complex at Ajanta,’ South Asian Studies (London: March 2012), vol. 28, No. 1, pp. 37–68. Singh, Rajesh Kumar. ‘Buddhabhadra’s Dedicatory Inscription at Ajanta: A Review,’ in Pratnakirti: Recent Studies in Indian Epigraphy, History, Archaeology, and Art, 2 vols, Professor Shrinivas S. Ritti Felicitation volume, ed. by Shriniwas V. Padigar and Shivanand V (Delhi: Agam Kala Prakashan, 2012), vol. 1, pp. 34–46. Singh, Rajesh Kumar, et al. Ajanta: Digital Encyclopaedia [CD-Rom] (New Delhi: Indira Gandhi National Centre for Arts, 2005). Singh, Rajesh Kumar. "Enumerating the Sailagrhas of Ajanta," Journal of the Asiatic Society of Mumbai 82, 2009: 122–26. Singh, Rajesh Kumar. "Ajanta: Cave 8 Revisited," Jnana-Pravah Research Journal 12, 2009: 68–80. Singh, Rajesh Kumar. "Some Problems in Fixing the Date of Ajanta Caves," Kala, the Journal of Indian Art History Congress 17, 2008: 69–85. Spink, Walter M. (2009). Ajanta: History and Development Volume 2: Arguments about Ajanta. Leiden: Brill. Spink, Walter M. "A Reconstruction of Events related to the development of Vakataka caves," C.S. Sivaramamurti felicitation volume, ed. M.S. Nagaraja Rao (New Delhi: 1987). Spink, Walter M. "Ajanta’s Chronology: Cave 1’s Patronage," Chhavi 2, ed. Krishna, Anand (Benares: Bharat Kala Bhawan, 1981), pp. 144–57. Spink, Walter M. "Ajanta’s Chronology: Cave 7’s Twice-born Buddha," Studies in Buddhist Art of South Asia, ed. Narain, A.K. (New Delhi: 1985), pp. 103–16. Spink, Walter M. "Ajanta’s Chronology: Politics and Patronage," Kaladarsana, ed. Williams, Joanna (New Delhi: 1981), pp. 109–26. Spink, Walter M. "Ajanta’s Chronology: The Crucial Cave," Ars Orientalis, 10 (1975), pp. 143–169. Spink, Walter M. "Ajanta’s Chronology: The Problem of Cave 11," Ars Orientalis, 7 (1968), pp. 155–168. Spink, Walter M. "Ajanta’s Paintings: A Checklist for their Dating," Dimensions of Indian Art, Pupul Jayakar Felicitation Volume, ed. Chandra, Lokesh; and Jain, Jyotindra (Delhi: Agam Kala Prakashan, 1987), p. 457. Spink, Walter M. "Notes on Buddha Images," The Art of Ajanta: New Perspectives, vol. 2, ed. Parimoo, Ratan, et al. (New Delhi: Books & Books, 1991), pp. 213–41. Spink, Walter M. "The Achievement of Ajanta," The Age of the Vakatakas, ed. Shastri, Ajaya Mitra (New Delhi: Harman Publishing House, 1992), pp. 177–202. Spink, Walter M. "The Vakataka’s Flowering and Fall," The Art of Ajanta: New Perspectives, vol. 2, ed. Parimoo, Ratan, et al. (New Delhi: Books & Books, 1991), pp. 71–99. Spink, Walter M. "The Archaeology of Ajanta," Ars Orientalis, 21, pp. 67–94. Weiner, Sheila L. Ajanta: Its Place in Buddhist Art (Berkeley and Los Angeles: University of California Press, 1977). Yazdani, Gulam. Ajanta: the Colour and Monochrome Reproductions of the Ajanta Frescos Based on Photography, 4 vols. (London: Oxford University Press, 1930 [31?], 1955). Yazdani, Gulam. The Early History of the Deccan, Parts 7–9 (Oxford: 1960). Zin, Monika. Guide to the Ajanta Paintings, vol. 2; Devotional and Ornamental Paintings (Delhi: Munshiram Manoharlal Publishers Pvt. Ltd., 2003) Liên kết ngoài Ajanta Caves Bibliography, Akira Shimada (2014), Oxford University Press The Early Development of the Cave 26-Complex at Ajanta The Greatest Ancient Picture Gallery. William Dalrymple, New York Review of Books (23 Oct 2014) Ajanta Caves in UNESCO List Google Streetview Tours of each Cave of Ajanta Inscriptions with Translations: Ajanta Caves, Richard Cohen Kiến trúc Ấn Độ Di sản thế giới tại Ấn Độ Khu dân cư cũ ở Ấn Độ Điểm tham quan ở huyện Aurangabad, Maharashtra Lịch sử Maharashtra Địa điểm hành hương Phật giáo Nghệ thuật Ấn Độ Hội họa Ấn Độ Hang động Phật giáo Tranh vẽ Phật giáo Hang động Maharashtra
862150
https://vi.wikipedia.org/wiki/22263%20Pignedoli
22263 Pignedoli
22263 Pignedoli (1980 RC) là một tiểu hành tinh vành đai chính được phát hiện ngày 3 tháng 9 năm 1980 ở Osservatorio San Vittore. Nó được đặt theo tên Antonio Pignedoli, a mathematics professor ở Military Academy of Modena. Tham khảo Liên kết ngoài JPL Small-Body Database Browser 22263 Pignedoli Tiểu hành tinh vành đai chính Thiên thể phát hiện năm 1980
663583
https://vi.wikipedia.org/wiki/Hyles%20costata
Hyles costata
Hyles costata là một loài bướm đêm thuộc họ Sphingidae. Nó được tìm thấy ở Mông Cổ and adjacent areas of Nga. There are also records from farther phía đông and phía nam in Trung Quốc (Heilongjiang and Gansu). Nó có lẽ phân bố rộng rãi hơn ở Hoa Bắc. Ấu trùng ăn Aconogonon species. Chú thích Tham khảo Hyles
887679
https://vi.wikipedia.org/wiki/Hylaeus%20melanocephalus
Hylaeus melanocephalus
Hylaeus melanocephalus là một loài Hymenoptera trong họ Colletidae. Loài này được Cockerell mô tả khoa học năm 1922. Chú thích Tham khảo M Động vật được mô tả năm 1922
671807
https://vi.wikipedia.org/wiki/Kaloula%20walteri
Kaloula walteri
Kaloula walteri là một loài ễnh ương trong họ Nhái bầu. Nó là loài đặc hữu của Philippines. Môi trường sống tự nhiên của chúng là các khu rừng ẩm ướt đất thấp nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới, các khu rừng vùng núi ẩm nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới, vùng đất ẩm có cây bụi nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới, sông, sông có nước theo mùa, đất canh tác, vùng đồng cỏ, và các đồn điền. Loài này đang bị đe dọa do mất môi trường sống. Nguồn Diesmos A., Alcala A., Brown R., Afuang L., Dolino C., Gee G., Hampson K., Diesmos M. L., Mallari A., Ong P., Paguntalan L., Pedregosa M., Ubaldo D. & Gutierrez B. 2004. Kaloula walteri. 2006 IUCN Red List of Threatened Species. Truy cập 23 tháng 7 năm 2007. Chú thích Tham khảo walteri Động vật lưỡng cư Philippines
820640
https://vi.wikipedia.org/wiki/V%E1%BB%8B%20T%C3%A2n%20%28x%C3%A3%29
Vị Tân (xã)
Vị Tân là một xã vùng ven của thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang, Việt Nam. Địa lý Xã Vị Tân cách trung tâm thành phố Vị Thanh khoảng 3 km, có vị trí địa lý: Phía đông giáp Phường IV Phía tây và phía bắc giáp tỉnh Kiên Giang Phía nam giáp Phường III và Phường VII. Xã Vị Tân có diện tích là 22,97 km², dân số năm 2019 là 11.027 người, mật độ dân số đạt 487 người/km². Hành chính Xã Vị Tân được chia thành 9 ấp gồm: 1, 2, 2A, 3, 3A, 4, 5, 6, 7. Lịch sử Ngày 23 tháng 10 năm 1978, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 273-CP về việc thành lập xã Vị Tân trên cơ sở tách đất từ thị trấn Vị Thanh thuộc huyện Long Mỹ. Ngày 21 tháng 4 năm 1979, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 174-CP về việc thành lập xã Vị Đông trên cơ sở một phần diện tích và dân số của xã Vị Tân. Ngày 26 tháng 10 năm 1981, Hội đồng Bộ trưởng của ban hành Quyết định số 119-HĐBT về việc chuyển xã Vị Tân thuộc huyện Long Mỹ về huyện Mỹ Thanh mới thành lập quản lý. Ngày 26 tháng 12 năm 1991, Quốc hội Việt Nam ban hành Nghị quyết chia tỉnh Hậu Giang thành tỉnh Cần Thơ và tỉnh Sóc Trăng. Xã Vị Tân thuộc huyện Vị Thanh, tỉnh Cần Thơ. Ngày 1 tháng 7 năm 1999, Chính phủ ban hành Nghị định số 45/1999/NĐ-CP về việc thành lập thị xã Vị Thanh thuộc tỉnh Cần Thơ. Xã Vị Tân thuộc thị xã Vị Thanh. Ngày 23 tháng 9 năm 2010, Thủ tướng ban hành Nghị quyết số 34/NQ-CP về việc thành lập thành lập thành phố Vị Thanh thuộc tỉnh Hậu Giang. Xã Vị Tân trực thuộc thành phố Vị Thanh. Kinh tế - xã hội Kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp. Trung tâm thương mại, Khu dân cư Liên Minh tại ấp 6. Giáo dục Trường Cao đẳng cộng đồng Hậu Giang tại ấp 4 và ấp 5 Trường trung cấp nghề Hậu Giang tại ấp 6 Trường trung cấp luật Vị Thanh tại ấp 6 Trường dạy trẻ khuyết tật tại ấp 6 Trung tâm sát hạch xe. Y tế Bệnh viện đa khoa thành phố Vị Thanh tại ấp 4 Trung tâm Y tế dự phòng Hậu Giang tại ấp 6. Giao thông Tỉnh lộ 931C qua trung tâm xã (ấp 6) và là tuyến đường nối thành phố Vị Thanh với huyện Giồng Riềng, thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang Đường 19 tháng 8 nối dài, trong tương lai sẽ nối với Quốc lộ 61 đi Kiên Giang Đường Nguyễn Thị Minh Khai Một phần đại lộ Hậu Giang và đường Lê Hồng Phong là tuyến đường thuộc tỉnh lộ 931C, nằm trong nội ô thành phố Đường Chiến Thắng Đường Kênh Tắc Huyện Phương. Chú thích Tham khảo
668804
https://vi.wikipedia.org/wiki/Rhamphophryne%20truebae
Rhamphophryne truebae
Rhamphophryne truebae là một loài cóc thuộc họ Bufonidae. Đây là loài đặc hữu của Colombia. Chú thích Tham khảo Bolívar, W. & Lynch, J. 2004. Rhamphophryne truebae. 2006 IUCN Red List of Threatened Species. Truy cập 21 tháng 7 năm 2007. Rhamphophryne Động vật lưỡng cư Colombia
915460
https://vi.wikipedia.org/wiki/Brontispa%20mariana
Brontispa mariana
Brontispa mariana là một loài bọ cánh cứng trong họ Chrysomelidae. Loài này được Spaeth miêu tả khoa học năm 1937. Chú thích Tham khảo Brontispa
701417
https://vi.wikipedia.org/wiki/Metulella%20columbellata
Metulella columbellata
Metulella columbellata là một loài ốc biển, là động vật thân mềm chân bụng sống ở biển trong họ Columbellidae. Miêu tả Phân bố Chú thích Tham khảo Metulella Động vật được mô tả năm 1889
909264
https://vi.wikipedia.org/wiki/Mesembria%20subtilis
Mesembria subtilis
Mesembria subtilis là một loài bọ cánh cứng trong họ Elateridae. Loài này được Candèze miêu tả khoa học năm 1863. Chú thích Tham khảo Mesembria
743570
https://vi.wikipedia.org/wiki/Septa%20flaveola
Septa flaveola
Septa flaveola là một loài ốc biển săn mồi, là động vật thân mềm chân bụng sống ở biển trong họ Ranellidae, họ ốc tù và. Miêu tả Phân bố Chú thích Tham khảo Septa
282101
https://vi.wikipedia.org/wiki/Haguenau%20%28qu%E1%BA%ADn%29
Haguenau (quận)
Quận Haguenau là một quận của Pháp, nằm ở tỉnh Bas-Rhin, trong vùng Alsace. Quận này có 3 tổng và 56 xã. Các đơn vị hành chính Các tổng Các tổng của quận Haguenau là: Bischwiller Haguenau Niederbronn-les-Bains Các xã Các xã của quận Haguenau, và mã INSEE là: Tham khảo Liên kết ngoài Haguenau trên trang Viện quốc gia Pháp và Nghiên cứu kinh tế (INSEE, tiếng Pháp) Haguenau
681563
https://vi.wikipedia.org/wiki/Bichroma
Bichroma
Bichroma là một chi bướm đêm thuộc họ Geometridae. Chú thích Tham khảo Natural History Museum Lepidoptera genus database Geometridae Ennominae