id
stringlengths 1
8
| url
stringlengths 31
618
| title
stringlengths 1
250
| text
stringlengths 11
513k
|
---|---|---|---|
625979 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Mestolobes%20aphrias | Mestolobes aphrias | Mestolobes aphrias là một loài bướm đêm thuộc họ Crambidae. Nó là loài đặc hữu của Kauai.
Tham khảo
Liên kết ngoài
Insects of Hawaii. Volume 8, Pyraloidea
Mestolobes
Loài đặc hữu của Hawaii |
824986 | https://vi.wikipedia.org/wiki/J%C3%B3zef%20Gos%C5%82awski | Józef Gosławski | Józef Jan Gosławski là một nhà điêu khắc và nghệ sĩ đúc huy chương Ba Lan. Tác giả của đồng 5 Zloty với hình ảnh người đánh cá, những công trình kỷ niệm: Frédéric Chopin in Żelazowa Wola, huy chương: Năm 1939. Giành được nhiều giải thưởng trong các cuộc thi về nghệ thuật và huy ch ương bạc đánh dấu cho sự thành công đó.
Tham khảo
Rudzka, Anna (2009) (in pl). Józef Gosławski. Rzeźby, monety, medale. Warsaw: Alegoria. ISBN 978-83-62248-00-1.
Anna Rudzka (July 2008). "It's worth looking up..." (in en). Zabytki. Heritage (Warsaw: Przedsiębiorstwo Wydawnicze Rzeczpospolita SA) 7 (30): 6–9. ISSN 1640-0194.
Anna Rudzka (July 2008). "Copernicus, a fisherman and elk, this is about Józef Gosławski's coins" (in en). Zabytki. Heritage (Warsaw: Przedsiębiorstwo Wydawnicze Rzeczpospolita SA) 7 (30): 10–13. ISSN 1640-0194.
Liên kết ngoài
Người Ba Lan
Nhà điêu khắc
Sinh năm 1908
Mất năm 1963 |
720965 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Lacuna%20succinea | Lacuna succinea | Lacuna succinea là một loài ốc biển, là động vật thân mềm chân bụng sống ở biển trong họ Littorinidae.
Miêu tả
Phân bố
Chú thích
Tham khảo
Lacuna |
930544 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Stenoluperus%20thudamensis | Stenoluperus thudamensis | Stenoluperus thudamensis là một loài bọ cánh cứng trong họ Chrysomelidae. Loài này được Kimoto miêu tả khoa học năm 2001.
Chú thích
Tham khảo
Stenoluperus |
931237 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Trichomimastra%20vietnamica | Trichomimastra vietnamica | Trichomimastra vietnamica là một loài bọ cánh cứng trong họ Chrysomelidae. Loài này được Lopatin miêu tả khoa học năm 2003.
Chú thích
Tham khảo
Trichomimastra |
95162 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Qatar%20Airways | Qatar Airways | Qatar Airways (tiếng Ả Rập: القطرية, Hãng hàng không Qatar) là một hãng hàng không có trụ sở tại Doha. Hãng hoạt động theo một hệ thống trục kết nối thủ đô Doha với trên 160 điểm đến quốc tế với hơn 200 máy bay. Trụ sở hãng đặt tại Sân bay quốc tế Hamad (DOH). Đây là một trong những hãng hàng không tăng trưởng nhanh nhất và là một trong năm hãng hàng không được nhận danh hiệu Hãng hàng không 5 sao do Skytrax bầu chọn (cùng với các hãng hàng không khác như Asiana Airlines, Cathay Pacific, Malaysia Airlines, Singapore Airlines và All Nippon Airways thuộc khu vực Châu Á - Thái Bình Dương
Qatar Airways là thành viên của liên minh Oneworld kể từ tháng 10 năm 2013.
Lịch sử
Hãng được thành lập ngày 22 tháng 11 năm 1993 và bắt đầu hoạt động vào ngày 20 tháng 1 năm 1994. Ban đầu hãng thuộc sở hữu của các thành viên của hoàng gia Qatar nhưng tháng 4 năm 1997 thì thay đổi vào tháng 4 năm 1997 bằng một đội ngũ quản lý do Akbar Al Baker lãnh đạo (Tổng giám đốc điều hành). Hiện nay hãng này có cơ cấu sở hữu như sau: chính phủ Qatar (50%) các nhà đầu tư tư nhân (50%).
Tập đoàn Qatar Airways bao gồm Qatar Airways, Sân bay quốc tế Hamad và các dịch vụ hàng không kinh doanh của công ty, xử lý mặt đất và các công ty cung cấp dịch vụ ăn uống trên chuyến bay.
Câu lạc bộ Đặc quyền hãng Qatar Airways là một chương trình dành cho khách hàng bay thường xuyên của hãng với tỷ lệ phần thưởng cao nhất thế giới. Qatar Airways là hãng hàng không chính thức cho Thế vận hội châu Á 2006 tổ chức tại Doha, Qatar từ ngày 1-15 tháng 12 năm 2006.
Qatar Airways đã giới thiệu một màu sơn và logo mới (hình ảnh loài linh dương sừng thẳng Ả Rập) cho máy bay của mình năm 2006. Máy bay đầu tiên khoác lên hình ảnh mới này là một chiếc A340-600HGW. Hình ảnh và logo này do Công ty marketing Úc Performa Global thực hiện.
Vào tháng 7 năm 2013, Qatar Airways đã trở thành nhà tài trợ áo chính của FC Barcelona. Tài trợ này kết thúc vào năm 2017.
Vào tháng 5 năm 2017, Qatar Airways đã trở thành đối tác của FIFA và nhà tài trợ chính thức của FIFA World Cup 2018 và 2022.
Vào tháng 4 năm 2018, Qatar Airways đã trở thành nhà tài trợ áo chính của AS Roma.
Vào tháng 7 năm 2018, Qatar Airways đã trở thành nhà tài trợ áo chính của Boca Juniors.
Vào tháng 8 năm 2018, Qatar Airways đã trở thành đối tác uy tín và nhà tài trợ hàng không chính thức cho Đại hội thể thao châu Á 2018.
Qatar Airways có dự định mở một hãng hàng không con tại Ả Rập Saudi (với logo linh dương sừng thẳng Ả Rập màu xanh) xong dự án đã bị hủy hoàn toàn vào năm 2017, một phần do các chính sách cô lập Qatar của thế giới Ả Rập.
Các điểm đến
Qatar Airways đã cung cấp chuyến bay thẳng từ Doha đến hơn 160 điểm đến trên toàn cầu. Ngày 19/12/2018, Qatar Airways cung cấp đường bay thẳng từ Doha đến Đà Nẵng (Việt Nam). Đà Nẵng là điểm đến thẳng thứ 3 tại Việt Nam sau Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, hãng sử dụng máy bay mới nhất Boeing 787 Dreamliner cho đường bay này.
Kể từ tháng 6 năm 2017, tất cả các chuyến bay của Qatar Airways đều bị cấm đến các sân bay của UAE, Ả Rập Saudi, Bahrain, Yemen, Syria, Lybia và Ai Cập do cuộc khủng hoảng ngoại giao năm 2017, khi Ả Rập Saudi tuyên bố cô lập Qatar. Tất cả các hãng hàng không từ các quốc gia này cũng bị cấm đến các sân bay của Qatar.
Châu Phi
Đông Phi
Kenya
Nairobi (Sân bay quốc tế Jomo Kenyatta)
Kilimanjaro (Kenya)
Seychelles
Mahé (Sân bay quốc tế Seychelles)
Tanzania
Dar es Salaam (Sân bay quốc tế Mwalimu J.K. Nyerere)
Zanzibar (Tanzania)
Djibouti (Djibouti)
Ethiopia
Addis Ababa (Ethiopia).
Bắc Phi
Algérie
Algiers (Sân bay Houari Boumediene)
Oran (Sân bay quốc tế Oran Es Sénia) [Năm 2008]
Maroc
Casablanca (Sân bay quốc tế Mohammed V)
Sudan
Khartoum (Sân bay quốc tế Khartoum)
Tunisia
Tunis (Sân bay quốc tế Tunis-Carthage)
Nam Phi
Angola (Sân bay Quatro de Fevereiro)
Maputo (Mozambique)
Windhoek (Namibia)
Cộng hòa Nam Phi
Cape Town (Sân bay quốc tế Cape Town)
Johannesburg (Sân bay quốc tế OR Tambo)
Durban (South Africa)
Tây Phi
Kigali (Rwanda)
Uganda
Kampala (Uganda)
Entebbe (Uganda)
Nigeria
Lagos (Sân bay quốc tế Murtala Mohammed)
Châu Á
Đông Á
Trung Quốc
Bắc Kinh (Sân bay quốc tế Bắc Kinh)
Quảng Châu (Sân bay quốc tế Bạch Vân)
Hồng Kông (Sân bay quốc tế Hong Kong)
Thượng Hải (Sân bay quốc tế Phố Đông)
Nhật Bản
Osaka (Sân bay quốc tế Kansai)
Tokyo-Haneda (Sân bay Haneda)
Hàn Quốc
Seoul (Sân bay quốc tế Incheon)
Nam Á
Bangladesh
Dhaka (Sân bay quốc tế Zia)
Ấn Độ
Ahmedabad (Sân bay quốc tế Ahmedabad)
Bangalore (Sân bay quốc tế HAL) Hàng hóa
Chennai (Sân bay quốc tế Chennai)
Delhi (Sân bay quốc tế Indira Gandhi)
Hyderabad (Sân bay quốc tế Rajiv Gandhi)
Kochi (Sân bay quốc tế Cochin)
Kozhikode (từ 15.06.08)
Mumbai (Sân bay quốc tế Chatrapati Shivaji)
Nagpur (Sân bay quốc tế Nagpur)
Trivandrum (Sân bay quốc tế Trivandrum)
Maldives
Malé (Sân bay quốc tế Male)
Nepal
Kathmandu (Sân bay quốc tế Tribhuvan)
Pakistan
Islamabad (Sân bay quốc tế Islamabad)
Karachi (Sân bay quốc tế Jinnah)
Lahore (Sân bay quốc tế Allama Iqbal)
Peshawar (Sân bay quốc tế Peshawar)
Sri Lanka
Colombo (Sân bay quốc tế Bandaranaike)
Đông Nam Á
Campuchia (Sân bay quốc tế Phnom Penh)
Indonesia
Denpasar (Sân bay quốc tế Ngurah Rai)
Jakarta (Sân bay quốc tế Soekarno-Hatta)
Bali(Sân bay quốc tế Ngurah Rai)
Malaysia
Johor Bahru (Sân bay quốc tế Senai)
Kuala Lumpur (Sân bay quốc tế Kuala Lumpur)
Penang (Sân bay quốc tế Penang)
Myanmar (Sân bay quốc tế Yangon)
Philippines
Cebu (Sân bay quốc tế Mactan-Cebu)
Manila (Sân bay quốc tế Ninoy Aquino)
Singapore
Singapore (Sân bay quốc tế Changi Singapore)
Thái Lan
Chiang Mai (Sân bay quốc tế Chiang Mai)
Bangkok (Sân bay quốc tế Suvarnabhumi)
Phuket (Sân bay quốc tế Phuket)
Việt Nam
Hà Nội (Sân bay quốc tế Nội Bài)
Đà Nẵng (Sân bay quốc tế Đà Nẵng)
Thành phố Hồ Chí Minh (Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất)
Tây Nam Á
Armenia (Sân bay quốc tế Zvartnots)
Bahrain (Sân bay quốc tế Bahrain)
Đảo Síp (Nicosia)
Iran
Mashad (Sân bay quốc tế Mashhad)
Tehran (Sân bay quốc tế Imam Khomeini)
Kuwait
Kuwait (Sân bay quốc tế Kuwait)
Liban
Beirut (Sân bay quốc tế Rafic Hariri)
Oman
Muscat (Sân bay quốc tế Seeb)
Qatar
Doha (Sân bay quốc tế Doha) Trụ sở chính
Châu Đại Dương
New Zealand (Sân bay Auckland)
Australia
Adelaide (Sân bay quốc tế Adelaide)
Melbourne (Sân bay Melbourne)
Perth (Sân bay Perth)
Sydney (Sân bay Sydney)
Châu Âu
Anh
Luân Đôn
(Sân bay quốc tế London Gatwick)
(Sân bay London Heathrow)
Manchester (Sân bay quốc tế Manchester)
Áo
Viên (Sân bay quốc tế Viên)
Đức
Berlin (Sân bay quốc tế Tegel)
Frankfurt (Sân bay quốc tế Frankfurt)
Munich (Sân bay quốc tế Munich)
Hà Lan
Amsterdam (Sân bay quốc tế Amsterdam Schiphol) Hàng hóa
Hy Lạp
Athens (Sân bay quốc tế Athens)
Nga
Moskva (Sân bay quốc tế Domodedovo)
Pháp
Paris (Sân bay quốc tế Charles de Gaulle)
Tây Ban Nha
Madrid (Sân bay quốc tế Madrid Barajas)
Ireland (Dublin)
Ukrania (Kiev)
Rumania (Bucharest)
Na Uy (Oslo)
Phần Lan (Helsinki)
Đan Mạch (Copenhagen)
Bỉ (Sân bay Bruxelles; Sân bay Liège)
Cộng hòa Séc (Praha)
Macedonia (Skopje)
Serbia (Beograd)
Hungary (Budapest)
Croatia (Zagreb)
Slovenia (Ljubljana)
Albania (Tirana)
Ba Lan (Warszawa)
Bosna và Hercegovina (Sarajevo)
Slovakia (Bratislava)
Thổ Nhĩ Kỳ
Istanbul (Sân bay quốc tế Atatürk)
Thuỵ Điển
Stockholm (Sân bay quốc tế Stockholm-Arlanda)
Thụy Sĩ
Geneva (Sân bay quốc tế Geneva Cointrin)
Zürich (Sân bay quốc tế Zürich)
Scotland (Edinburg Airport)
Ý
Milan (Sân bay quốc tế Malpensa)
Roma (Sân bay quốc tế Leonardo Da Vincirport)
Châu Mỹ
Mỹ
Houston (Sân bay quốc tế George Bush) [từ 10.11.2008]
New York (Sân bay quốc tế John F. Kennedy)
Washington, D.C. (Sân bay quốc tế Washington Dulles)
Canada (Toronto)
Brazil (Sao Paolo)
Chile (Santiago de Chile)
Argentina (Sân bay quốc tế Ministro Pistarini)
Thỏa thuận Codeshare
Qatar Airlines có thỏa thuận liên danh với các hãng hàng không và hệ thống đào tạo sau:
Đội máy bay của Qatar Airways
Qatar Airways hiện tại có đội tàu bay toàn bộ là Airbus. Điều này sẽ thay đổi khi hãng nhận các tàu bay Boeing 777. Đội tàu bay của hãng bao gồm những tàu bay sau (đến thời điểm tháng 11 năm 2021). Hãng cũng đã nhập những máy bay Boeing 787 Dreamliner mới nhất.
Chở khách
*Business Class chỉ dành cho một số tuyến chọn lọc.
Hàng hóa
Ngoài 5 chiếc Airbus A380, Qatar Airways cũng có lựa chọn thêm hai chiếc nữa. Hãng sẽ bắt đầu phục vụ bằng tàu bay A380 từ năm 2009 đi Luân Đôn (ref: Airliner World, March 2005).
Tại Triển lãm Hàng không Paris 2005, Qatar Airways đã đặt mua 60 chiếc Airbus A350 và 20 chiếc Boeing 777, với các lựa chọn cho thêm 20 chiếc Boeing 777 nữa. Hãng chưa ký một hợp đồng mới mua loại A350XWB do chương trình ban đầu A350 đã bị bỏ. Trong hội chợ lữ hành ATP Berlin tổ chức tháng 3 năm 2007, Qatar Airways công bố hãng có ý định đặt mua 80 chiếc Airbus A350. Tàu bay Boeing 777 sẽ được giao từ năm 2007 đến 2010 (ref: Air International, July 2005). Ngày 17 tháng 12 năm 2006, Qatar Airways thông báo một đơn hàng mua 2 chiếc 2 Boeing 777-200F. Qatar Airways sẽ bắt đầu nhận 22 chiếc Boeing 777 mà hãng đã đặt tháng 11 năm 2007 với sự giao hàng kéo dài đến giữa năm 2010. Ngoài 22 chiếc Boeing 777 này, Qatar Air có ý mua thêm 20 chiếc Boeing 777 nữa để có tổng cộng 42 chiếc loại này. Ý định này chưa được hãng xác nhận. Tuổi trung bình của đội tàu bay của Qatar Airways là 5,4 năm.
Tham khảo
Liên kết ngoài
Qatar Airways Fleet Age
Qatar Airways Fleet Detail
Hãng hàng không Qatar |
918638 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Dactylispa%20corpulenta | Dactylispa corpulenta | Dactylispa corpulenta là một loài bọ cánh cứng trong họ Chrysomelidae. Loài này được Weise miêu tả khoa học năm 1897.
Chú thích
Tham khảo
Dactylispa |
900100 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Bombus%20longipes | Bombus longipes | Bombus longipes là một loài Hymenoptera trong họ Apidae. Loài này được Friese mô tả khoa học năm 1905.
Chú thích
Tham khảo
L
Động vật được mô tả năm 1905 |
890267 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Lasioglossum%20bivarum | Lasioglossum bivarum | Lasioglossum bivarum là một loài Hymenoptera trong họ Halictidae. Loài này được Vachal mô tả khoa học năm 1904.
Chú thích
Tham khảo
Lasioglossum
Động vật được mô tả năm 1904 |
898029 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Nomada%20interruptella | Nomada interruptella | Nomada interruptella là một loài Hymenoptera trong họ Apidae. Loài này được Fowler mô tả khoa học năm 1902.
Chú thích
Tham khảo
Nomada
Động vật được mô tả năm 1902 |
279000 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Albelda | Albelda | Albelda là một đô thị trong tỉnh Huesca, Aragon, Tây Ban Nha. Theo điều tra dân số 2004 (INE), đô thị này có dân số là 877 người.
Tham khảo
Đô thị ở Huesca |
905314 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Deromecus%20collaris | Deromecus collaris | Deromecus collaris là một loài bọ cánh cứng trong họ Elateridae. Loài này được Solier miêu tả khoa học năm 1851.
Chú thích
Tham khảo
Deromecus |
671643 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Barygenys%20atra | Barygenys atra | Barygenys atra là một loài ếch trong họ Nhái bầu. Chúng là loài đặc hữu của Papua New Guinea.
Môi trường sống tự nhiên của chúng là các khu rừng ẩm ướt đất thấp nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới.
Tham khảo
Richards, S. & Zweifel, R. 2004. Barygenys atra. 2006 IUCN Red List of Threatened Species. Truy cập 23 tháng 7 năm 2007.
Liên kết ngoài
Barygenys
Động vật lưỡng cư Papua New Guinea |
647921 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Draganodes | Draganodes | Draganodes là một chi bướm đêm thuộc họ Erebidae.
Chú thích
Tham khảo
Natural History Museum Lepidoptera genus database
Erebidae
Calpinae |
359239 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Neuville-en-Avesnois | Neuville-en-Avesnois | Neuville-en-Avesnois là một xã ở trong tỉnh Nord ở miền bắc nước Pháp. Xã này có diện tích 3,17 kilômét vuông, dân số năm 1999 là 261 người. Xã nằm ở khu vực có độ cao trung bình 115 mét trên mực nước biển.
Xem thêm
Xã của tỉnh Nord
Tham khảo
INSEE commune file
Neuvilleenavesnois |
605450 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Pseudopostega%20colognatha | Pseudopostega colognatha | Pseudopostega colognatha là một loài bướm đêm thuộc họ Opostegidae. Nó được miêu tả bởi Donald R. Davis và Jonas R. Stonis, 2007. Nó được tìm thấy ở Puerto Rico.
Chiều dài cánh trước là 1.8–2.1 mm. Con trưởng thành bay vào tháng 8.
Chú thích
Tham khảo
Pseudopostega |
444444 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Nguy%E1%BB%85n%20V%C4%83n%20Thinh | Nguyễn Văn Thinh | Nguyễn Văn Thinh (1888-10 tháng 11 năm 1946) là một bác sĩ và chính trị gia người Việt giữa thế kỷ 20. Ông cũng là thủ tướng đầu tiên của chính phủ Cộng hòa Tự trị Nam Kỳ.
Thân thế và nền tảng học vấn
Ông sinh năm 1888, trong một gia đình đại điền chủ Nam Kỳ, có quốc tịch Pháp. Vốn theo học Tây học từ nhỏ, đậu thủ khoa khóa đầu tiên Trường Đại học Y khoa Đông Dương năm 1907 rồi sau đó sang Pháp theo học tại Y Khoa Đại học Đường Paris (Faculté de Médecine de Paris) lấy bằng bác sĩ y khoa Pháp.
Ông là một trong những người Việt Nam hiếm hoi đầu tiên thi đỗ bác sĩ nội trú tại Bệnh viện Paris (Interne des Hôpitaux de Paris). Sau đó ông làm việc tại Viện Pasteur (Paris) và viết luận án tốt nghiệp bác sĩ tại đây.
Hoạt động chính trị
Ông bước vào chính trị năm 1926 như một người theo phe Lập Hiến với việc tham gia vào Ủy ban tổ chức lễ tang cụ Phan Chu Trinh, và sau đó thành lập Đảng Dân chủ Đông Dương vào năm 1937. Ông cũng từng là hội viên sáng lập của Hội truyền bá quốc ngữ Nam Kỳ và hội trưởng Hội cứu đói Nam Kỳ, năm 1945 đã quyên được khá nhiều tiền cứu giúp nạn nhân đói kém theo lời kêu gọi của Chính phủ Trần Trọng Kim.
Sau khi Đế quốc Nhật Bản đầu hàng phe Đồng Minh thì Pháp mở cuộc tái chiếm Nam Bộ. Họ chủ trương ủng hộ Nam Kỳ thành lập chính phủ riêng theo ý tưởng về một Liên bang Đông Dương của De Gaulle. Để thực hiện chủ trương đó, Đại tá Jean Cédille, Ủy viên Cộng hòa Pháp tại Nam Kỳ (tức tương đương với chức thống đốc Nam Kỳ cũ) đã đề cử bác sĩ Thinh huy động nhân sĩ lập ra Hội đồng tư vấn Nam Kỳ để thành lập chính phủ Nam Kỳ tự trị.
Ngày 4 tháng 2 năm 1946, đô đốc D’Argenlieu nhân danh Cao ủy Pháp tại Đông Dương ký sắc lệnh thành lập một Hội đồng Tư vấn Nam Kỳ gồm bốn thân hào Pháp, tám thân hào Việt Nam. Cũng hội đồng này đã cử bác sĩ Thinh làm thủ tướng lâm thời vào ngày 26 tháng 3 năm 1946, và ủy nhiệm thành lập thành lập chính phủ lâm thời. Chính phủ mới ra mắt dân chúng vào sáng ngày 2 tháng 6 năm 1946 trước Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn với thành phần như sau:
Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Nội vụ: Bác sĩ Nguyễn Văn Thinh
Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ quân đội trong nước: Đại tá Nguyễn Văn Xuân
Bộ trưởng Tư pháp: Trần Văn Tỷ
Bộ trưởng Công chánh: Lương Văn Mỹ
Bộ trưởng Y tế: Bác sĩ Khương Hữu Long
Bộ trưởng Tài chánh: Nguyễn Thành Lập
Bộ trưởng Công Nông: Ưng Bảo Toàn
Bộ trưởng Giáo dục: Nguyễn Thành Giung
Bộ trưởng An ninh: Nguyễn Văn Tâm
Thứ trưởng Công an Đô thành Sài Gòn - Chợ Lớn: Nguyễn Tấn Cường.
Cố vấn: Hồ Biểu Chánh
Thất vọng và cái chết
Chính phủ Cộng hòa tự trị Nam Kỳ thành lập vội vã, thiếu sự ủng hộ của quần chúng lao động mà chỉ trông vào giới trung lưu người Việt, và thậm chí, bị ngay chính người Pháp đối xử tàn tệ. Bản thân chính phủ không có tài chính, không có quân đội, không có cả trụ sở. Bác sĩ Nguyễn Văn Thinh phải lấy phòng mạch bác sĩ của ông làm nơi làm việc của chính phủ.
Ngày 10 tháng 11 năm 1946, sau khi nhận thấy mình đã bị Pháp lừa và lợi dụng, ông đã tự tử bằng cách thắt cổ, trên bàn viết gần đó có quyển sách thuốc còn mở ra ở trang nói về "Thắt cổ" (Pendaison).
Trước năm 1975 ở Sài Gòn có một con đường mang tên Nguyễn Văn Thinh nay là đường Mạc Thị Bưởi.
Chú thích
Thủ tướng Cộng hòa tự trị Nam Kỳ
Đảng Dân chủ Đông Dương
Người Sài Gòn
Bác sĩ Việt Nam
Sinh năm 1888
Mất năm 1946
Người tự sát ở Việt Nam
Người họ Nguyễn tại Việt Nam |
722982 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Murexsul%20oxytatus | Murexsul oxytatus | Murexsul oxytatus là một loài ốc biển, là động vật thân mềm chân bụng sống ở biển thuộc họ Muricidae, họ ốc gai.
Miêu tả
Phân bố
Chú thích
Tham khảo
Murexsul |
665244 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Lentipes%20whittenorum | Lentipes whittenorum | Lentipes whittenorum là một loài cá thuộc họ Gobiidae. Nó là loài đặc hữu của Indonesia.
Nguồn
Tham khảo
Lentipes
Cá Indonesia
Cá nước ngọt Indonesia |
921755 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Amblycerus%20acapulcensis | Amblycerus acapulcensis | Amblycerus acapulcensis là một loài bọ cánh cứng trong họ Bruchidae. Loài này được Kingsolver miêu tả khoa học năm 1975.
Chú thích
Tham khảo
Amblycerus |
725963 | https://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BB%89nh%20Nam%2C%20Nouvelle-Cal%C3%A9donie | Tỉnh Nam, Nouvelle-Calédonie | Tỉnh Nam là một trong ba tỉnh tạo nên Nouvelle-Calédonie, một đặc khu hải ngoại của Pháp tại châu Đại Dương. Nó tương ứng với phần đông nam của đảo chính và đảo Pines. Diện tích của tỉnh là 7012 km² đứng thứ hai sau Tỉnh Bắc. Điểm cao nhất của tỉnh là ở Núi Humboldt, độ cao là 1.618 m (đỉnh cao thứ hai của Nouvelle-Calédonie, sau Núi Panie ở Tỉnh Bắc).
Đây là tỉnh đông dân và giàu nhất tại Nouvelle-Calédonie. Dân số là 183 007 người trong năm 2009, 74,52% tổng dân số của Nouvelle-Calédonie. Mật độ là 26,1 người/km². Dân tộc:
Người Melanesia: 25,5%
Người gốc Âu: 44,4%
Người Polynesia: 16,5%
Khác: 13,4%
Tham khảo
Liên kết ngoài
Trang chính thức
Tỉnh của Nouvelle-Calédonie |
658439 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Aterica%20galene | Aterica galene | Aterica galene là một loài bướm ngày thuộc họ Nymphalidae. Nó được tìm thấy ở châu Phi.
Sải cánh dài 45–55 mm.
Ấu trùng ăn Combretum, Quisqualis indica, Quisqualis littorea, Terminalia glaucescens và Scottellia.
Phụ loài
Aterica galene galene (miền tây Kenya, Uganda, miền tây Tanzania to Zaire, Angola, Cameroun, Senegal)
Aterica galene theophane (Kenya to Mozambique, Rhodesia, Malawi)
Aterica galene incisa (Ethiopia)
Aterica galene extensa
Chú thích
Tham khảo
Species info
Động vật được mô tả năm 1776
G
G |
587256 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Mimarsinania | Mimarsinania | Mimarsinania là một chi bướm đêm thuộc phân họ Olethreutinae, họ Tortricidae Tortricidae.
Xem thêm
Danh sách các chi của Tortricidae
Chú thích
Tham khảo
Tortricidae |
540603 | https://vi.wikipedia.org/wiki/290 | 290 | Năm 290 là một năm trong lịch Julius.
Sự kiện
Sinh
Mất
Tham khảo
Năm 290 |
950050 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Tipula%20shieldsi | Tipula shieldsi | Tipula shieldsi là một loài ruồi trong họ Ruồi hạc (Tipulidae). Chúng phân bố ở vùng sinh thái Nearctic.
Chú thích
Tham khảo
Chi Ruồi hạc |
46870 | https://vi.wikipedia.org/wiki/S%E1%BB%9F%20%28n%C6%B0%E1%BB%9Bc%29 | Sở (nước) | Sở (chữ Hán: 楚國), đôi khi được gọi Kinh Sở (chữ Hán: 荆楚), là một chư hầu của nhà Chu tồn tại thời Xuân Thu Chiến Quốc kéo đến thời Hán-Sở. Cương vực của quốc gia này án ngữ khoảng dọc sông Hoài Hà và Dương Tử.
Suốt dọc lịch sử, Sở tận dụng được địa thế núi non hiểm trở cận Tây để thôn tính dần 45 phiên khác ở bình nguyên Hoa Trung, có lúc lấn át cả thiên tử, dẫu vậy vẫn duy trì hình thái phong kiến chứ không chuyển hóa sang tập quyền. Quốc tính của Sở là họ Mị.
Trong thời kỳ hưng thịnh nhất của mình, Sở có lúc lấn át cả thiên tử nhà Chu và các chư hầu Xuân Thu-Chiến Quốc hùng mạnh còn lại. Những thần dân cũ của nước Sở trước khi bị nước Tần (thời Tần Thủy Hoàng) thôn tính như là Hạng Vũ, Lưu Bang và Hàn Tín đều đóng một vai trò rất quan trọng trong lịch sử Trung Quốc cổ đại bởi họ có ảnh hưởng quyết định trong những sự kiện mang tính bước ngoặt: sự sụp đổ sớm của nhà Tần (hay đế quốc Tần), chiến tranh Hán-Sở và sự ra đời của nhà Hán (hay đế quốc Hán). Vậy là triều Hán (mà từ đó ra đời các tên gọi phổ biến theo sau như Hán tộc "Hànzú", Hán nhân "Hànrén", Hán tự "Hànzì", Hán ngữ "Hànyǔ") đã được khai sinh bởi những người Sở cũ là Lưu Bang và Hàn Tín.
Lịch sử
Thủy tổ
Theo Sử Ký, mục Sở thế gia thì tổ tiên của quốc vương Sở là Xứng con trai Chuyên Húc, một trong Ngũ Đế trong huyền sử Trung Quốc. Xứng sinh Quyển Chương, Quyển Chương sinh Trọng Lê và Ngô Hồi, 2 anh em có công dẹp loạn Cộng Công nên thay nhau giữ chức hỏa chính thời Đế Cốc Cao Tân thị với danh hiệu Chúc Dung. Ngô Hồi sinh Lục Chung, Lục Chung sinh 6 trai: Côn Ngô, Tham Hồ, Bành Tổ, Hội Nhân, Tào An và Quý Liên. Côn Ngô được nhà Hạ phong hầu nhưng đời sau bị vua Thành Thang nhà Thương diệt, Bành Tổ cũng được Đại Bành thị quốc nhưng đời sau bị vương hậu Phụ Hảo của vua Vũ Đinh nhà Thương đánh bại. Quý Liên lấy họ Mị được xem là thủy tổ của các vua Sở sau này.
Triều đại
Thụ phong ở đất Kinh
Tổ tiên của Sở là Dục Hùng, được cử đi cai quản khu vực ở phía Nam Triều Ca , giữ chức quan trong triều Thương. Dục Hùng đổi thành họ Hùng. Dục Hùng từng là thầy dạy học của Chu Văn Vương, có công trong việc tiêu diệt nhà Thương, nên con ông là Hùng Lệ và cháu ông là Hùng Cuồng đều được phong quan trong triều Chu. Đến đời Hùng Dịch thì được Chu Thành Vương phong cho đất Kinh, làm chư hầu kiến quốc, tước hiệu là Sở tử. Từ thời điểm đó, Sở chính thức trở thành nước chư hầu của nhà Chu. Đất Kinh còn gọi là Kinh Sở, hay Sở quốc. Kinh đô nước Sở ban đầu đặt tại Đan Dương.
Xưng vương lần thứ nhất
Đất tổ ở nam Trường Giang (thuộc phía đông nam tỉnh Hồ Bắc ngày nay), nước Sở nằm ngoài các cuộc tranh chấp tại Trung nguyên, tự do phát triển thế lực ở phương Nam bằng các thành công trong những chiến dịch quân sự mở rộng lãnh thổ. Sở nổi tiếng vì khả năng ép buộc và thu hút các nước khác gia nhập liên minh với họ. Từ một nước độc lập nhỏ ban đầu, Sở phát triển trở thành một đế chế rộng lớn và giàu mạnh so với chư hầu. Đầu tiên, Sở củng cố quyền lực bằng cách thu hút các nước chư hầu nhỏ hơn thành các nước phụ dung của họ ở vùng Hồ Bắc; sau đó họ mở rộng ra phía bắc về phía Đồng bằng Hoa Bắc.
Đến thời Sở Hùng Cừ (khoảng năm 877 TCN), nhà Chu cũng bước vào giai đoạn suy yếu, mà nước Sở tiếp tục lớn mạnh. Để chứng tỏ uy thế, Hùng Cừ phong cho người con trưởng là Hùng Vô Khang làm Câu Nghi Vương, người con thứ là Hùng Chí Hồng làm Ngạc Vương và người con út là Hùng Chấp Tỳ là Việt Chương Vương. Bấy giờ ông Chu Công có câu nói: " Nhung Địch thị ưng, Kinh Thư thị trừng " tức quân Nhung Địch phải dẹp yên, quân Kinh Thư - tức quân nước Sở - phải trừng phạt " là ý muốn dẹp nước Sở trong giai đoạn này vậy. Như vậy, Sở là nước chư hầu nhà Chu đầu tiên ở Trung Nguyên tự xưng tước vương.
Sang đến thời Việt Chương vương Chấp Tì lên ngôi (sau đổi tên là Hùng Duyên), nhà Chu chuẩn bị đem quân trừng phạt nước Sở dám tự ý xưng vương. Hùng Duyên sợ nhà Chu còn mạnh, đành thôi không xưng vương nữa, sai sứ sang nhà Chu nộp cống cỏ mao như cũ, bỏ vương hiệu, tự xưng là tử như cũ nên nhà Chu không đưa quân chinh phạt Sở nữa. Lần xưng vương thứ nhất cũng đánh dấu sự hùng mạnh nhanh chóng của Sở trong thời Tây Chu.
Từ đời Sở Hùng Duyên, niên đại của các quân chủ nước Sở mới được ghi chép rõ rằng trong sử sách.
Nội loạn trong dòng tộc
Từ đời Chấp Tì truyền thêm ba đời nữa thì tới Sở Hùng Nghiêm. Hùng Nghiêm có bốn người con trai là Hùng Sương (熊霜) hay Bá Sương (伯霜), Hùng Tuyết (熊雪) hay Trọng Tuyết (仲雪), Hùng Kham (熊堪) hay Thúc Kham (叔堪), và Hùng Tuấn (熊徇) hay Quý Tuấn (季徇). Sau này, Hùng Nghiêm truyền ngôi cho con trưởng Hùng Sương nhưng ông này chỉ làm vua 6 năm thì mất. Nội bộ nước Sở lại phát sinh tranh chấp quyền lực. Cuối cùng, Hùng Tuấn đánh bại được hai anh, tự lập làm vua, còn Hùng Tuyết tự sát, Hùng Kham bỏ trốn. Ngôi vua của nước Sở được chuyển qua ngành thứ của Hùng Tuấn.
Tranh bá Trung Nguyên
Xưng vương lần thứ hai
Sang thời Đông Chu thế lực nhà Chu ngày càng suy do sự xâm lấn của Nhung Địch, buộc phải thiên về Lạc Ấp. Nước Sở ở xa Trung Nguyên nên sự ràng buộc với nhà Chu cũng lỏng lẻo. Đến năm 706 TCN, vua Sở là Hùng Thông (741 TCN-690 TCN) nhận thấy tổ tiên mình là thầy của Chu Văn vương, mà thế lực của mình hơn hẳn các nước Trung Nguyên nên không hài lòng với tược vị tử nữa. Hùng Thông dùng chính sách chinh phạt các chư hầu khác để tạo uy thế ép nhà Chu nâng tước phong cho mình. Năm 704 TCN, Hùng Thông mời các chư hầu là Ba, Dung, Bộc, Đặng, Giảo, La, Chẩn, Thân, Giang… đến dự hội chư hầu ở đất Lộc thuộc lãnh thổ của Sở. Thấy nước Tùy và nước Hoàng không đến dự, Hùng Thông bèn sai sứ đến trách cứ nước Hoàng và tấn công nước Tùy, buộc vua Tùy giảng hòa và quy phục.
Năm 704 TCN, Hùng Thông tự làm lễ xưng vương hiệu, tức Sở Vũ vương bất chấp sự phản đối của vua nhà Chu. Từ đấy, nước Sở duy trì tước vương đến tận lúc diệt vong.
Sau khi xưng vương, Hùng Thông ra sức khuếch trương thế lực, lần lượt tiêu diệt các chư hầu là Mi, Lô, La, trở thành bá chủ cả một miền Hoa Nam.
Dời đô đến đất Dĩnh
Sau khi Hùng Thông qua đời, con là Hùng Xi lên nối ngôi (Sở Văn vương), thế lực của Sở vẫn cường thịnh. Hùng Xi dời đô sang đất Dĩnh và mở rộng thế lực lên vùng Trung Nguyên, diệt các nước Tức, Thân, Đặng và đánh nước Sái, bắt được vua của Sái.
Bước sang thời Sở Thành vương (672 TCN-626 TCN), dưới sự lãnh đạo cải cách của lệnh doãn (tướng quốc) Tử Văn, Sở bước sang một giai đoạn mới: tiến lên tranh bá với các nước ở Trung Nguyên. Sau những thất bại ban đầu trước nước bá chủ vào thời điểm đó là Tề, cuối cùng, năm 637 TCN, khi Tề đã suy yếu, Sở đã đạt được mục đích của mình khi đánh bại đối thủ tranh bá là Tống trong trận Hoằng Thủy. Thắng lợi này là một bước quan trọng trên con đường xưng bá của Sở.
Tuy nhiên sau đó, nước Tấn ở miền Tây Bắc cũng đang trên đà lớn mạnh và cũng có tham vọng tranh bá. Cuối cùng, quân đội hai nước cũng đã bước vào trận chiến tranh giành ngôi bá với nhau và Tấn đã chiến thắng khi vượt qua Sở ở trận Thành Bộc, qua đó chính thức bước lên ngôi bá chủ. Trận đánh này cũng đã mở đầu cho 100 năm tranh hùng giữa hai nước Tấn và Sở.
Sở Trang vương xưng bá
Sau nhiều lần giao tranh với Tấn, Sở cũng đã bước lên được ngôi bá chủ ở Trung Nguyên dưới thời Sở Trang vương (614 TCN-591 TCN). Ở giai đoạn này, Sở Trang vương thi hành chính sách của Tôn Thúc Ngao, phát triển cả về văn hóa lẫn quân đội. Sử ký có ghi lại sự kiện vào năm 606 TCN, Sở Trang Vương mang quân đánh ngoại tộc Nhung, đóng quân khắp một dải Lạc Thủy. Thế lực hùng mạnh, vua Sở sai người hỏi lấy chín đỉnh - vốn là vật linh thiêng trong tông miếu của nhà Chu, tượng trưng cho quyền lực của thiên tử. Chu Định vương phải sai Vương Tôn Mãn đi lựa lời từ chối, quân Sở mới rút đi.
Năm 597 TCN, thời cơ của Sở đã đến. Sở Trang vương đem quân đánh nước Trịnh là thuộc quốc của Tấn, buộc Trịnh phải quy phục. Sau đó, quân Tấn mới đến cứu Trịnh và giao chiến với quân Sở ở trận Bật. Cuối cùng, quân Sở đánh tan được quân Tấn, giành được quyền bá chủ. Các nước chư hầu lớn như Trần, Sái, Hứa, Trịnh đều quy phục, tôn Sở Trang vương làm minh chủ.
Năm 595 TCN. Sở lại đem binh đánh nước Tống. Quân Tấn không đủ sức đến cứu, khiến Tống đành phải giảng hòa với Sở và cùng hội thề. Từ chiến thắng này, phần lớn các chư hầu Trung Nguyên (trừ một số nước lớn hay ở xa như Tấn, Tề, Lỗ) đều phải thần phục Sở. Sở Trang vương trở thành một trong Ngũ bá của thời Xuân Thu.
Cùng xưng bá với Tấn
Sau khi Sở Trang vương qua đời, thế lực của nước Tấn cũng phục hồi và lại tiếp tục tranh giành ngôi bá chủ với Sở, và Sở đã thất bại trong trận Yển Lăng năm 575 TCN, qua đó mất đi uy thế với các chư hầu khác ở Trung Nguyên.
Năm 546 TCN, do sự sắp đặt của đại thần nước Tống là Hướng Tuất, Tấn và Sở quyết định giảng hòa với nhau để cùng làm bá chủ. Cùng năm đó, hai vị tướng quốc của Tấn và Sở là Triệu Vũ và Khuất Kiến đã triệu tập 14 nước chư hầu là Tấn, Sở, Tề, Tần, Tống, Lỗ, Trịnh, Vệ, Trần, Sái, Tào, Hứa, Chu, Đằng đến hội ở đất Tống cùng lập minh ước. Theo đó, ngoại trừ Tề, Tần là hai nước lớn, các nước còn lại chia nhau làm thuộc quốc của Tấn và Sở, ngôi vị bá chủ do hai nước Tấn, Sở thay nhau nắm giữ. Cuộc hội thề này đã chấm dứt thời đại tranh hùng với Tấn gần 100 năm của Sở.
Thời kì tạm suy yếu
Tranh chấp nội tộc
Sau khi chấm dứt thời kì chiến tranh giành ngôi bá, thì nội loạn lại phát sinh ở Sở, cộng thêm nước Ngô ở phía đông phát triển cường thịnh, làm thế lực của Sở suy yếu hơn trước. Trong 12 năm từ 541 TCN đến 529 TCN, ngôi quốc vương của Sở đã thay đổi đến 4 lần. Sở Giáp Ngao (con Sở Khang vương, trị vì từ 544 TCN-542 TCN) vừa lên ngôi được ba năm thì bị chú là công tử Vi đoạt ngôi và giết chết. Công tử Vi tự xưng là Sở Linh vương. Sở Linh vương ra sức phô trương thế lực, đánh và diệt hai nước Trần, Sái, gây chiến với nước Ngô. Tuy nhiên đến năm 529 TCN, khi ông tiến hành chiến tranh với nước Từ thì ở kinh đô, ba người em là công tử Bỉ, công tử Hắc Quang và công tử Khí Tật nổi dậy. Sở Linh vương cùng đường, phải tự tử. Sau đó, công tử Bỉ vừa lên ngôi được 3 tháng cũng bị em là Khí Tật đoạt ngôi, tức Sở Bình vương (529 TCN-516 TCN). Nội loạn nước Sở chấm dứt với việc ngôi vua chuyển về ngành thứ, nhưng kèm theo đó là họa ngoại xâm từ phía đông cũng bắt đầu đe dọa đến Sở.
Chiến tranh với Ngô
Từ thời Sở Cung vương (590 TCN-561 TCN, cha Sở Bình vương), thế lực nước Ngô đã phát triển, vua Ngô là Ngô Thọ Mộng tự xưng vương. Kể từ đó, Ngô và Sở lại xảy ra chiến tranh. Chỉ riêng trong thời Sở Bình vương, hai nước đã đánh nhau tới 4 lần. Sang thời Sở Chiêu vương thì con số này là 7. Trong những trận giao tranh đó, quân nước Ngô thường tỏ ra thắng thế, chiếm được đất đai của Sở.
Để phòng tránh sự xâm lấn của Ngô, Sở Bình vương phong cho Nang Ngõa làm lệnh doãn. Nang Ngõa cho xây thành vững chắc để củng cố phòng thủ. Đến khi Sở Bình vương qua đời, con là Sở Chiêu vương (515 TCN-489 TCN lên ngôi khi vừa mới 10 tuổi. Do vua còn nhỏ, Nang Ngõa nắm hết quyền lực điều hành đất nước.
Từ năm 515 TCN đến 509 TCN, Ngô và Sở giao tranh thêm 5 lần, quân Sở hầu như thất bại cả 5. Đến năm 506 TCN, thấy thế lực đã lớn, vua Ngô Hạp Lư thân chinh đánh Sở, tiến vào tận Dĩnh Đô. Sở Chiêu vương phải bôn đào qua nước Tùy. Năm 505 TCN, do sự cầu xin của Phần Mạo Bột Tô (có sách chép là Thân Bao Tư), nước Tần mới đồng ý cử binh giúp Sở, nước Sở mới thu hồi lại được Dĩnh Đô và không bị mất nước.
Tuy đã khôi phục kinh đô, song sức mạnh của Sở cũng đã suy giảm. Để tránh sự xâm lược của quân Ngô, năm 504 TCN, Sở Chiêu vương dời đô từ đất Dĩnh sang đất Nhược, đổi tên lại là Dĩnh.
Lại phát triển cường thịnh
Bắc tiến mở rộng lãnh thổ
Bước sang thời Sở Huệ vương (489 TCN-432 TCN), nước Sở tiến hành cải cách, ổn định đất nước phát triển trở lại. Sau đó, Sở tiến hành chiến tranh nhằm tiêu diệt các chư hầu ở phía bắc để mở rộng lãnh thổ, lần lượt diệt các nước Trần (478 TCN), Sái (447 TCN) và Kỉ (445 TCN), Cử (431 TCN thời Sở Giản vương), làm chủ một vùng rộng lớn đến vùng Tứ Thủy, Giang Hoài.
Biến pháp Ngô Khởi
Bước sang thời Chiến Quốc, nước Sở cùng với một số nước khác thi hành cải cách để phát triển thế lực, dưới sự đề xuất của lệnh doãn Ngô Khởi, cũng là một nhà quân sự nổi tiếng thời Chiến Quốc. Ngô Khởi chủ trương tăng cường sức mạnh quân đội, giảm bớt quyền lực của bọn quý tộc, củng cố thế lực ở phía bắc, giảng hòa với nước Tần ở phía tây, nhờ vậy mà thế lực của Sở nhanh chóng lớn mạnh. Năm 481 TCN, Sở đánh bại quân của nước Ngụy (vốn là một khanh tộc của nước Tấn) là nước chư hầu hùng mạnh nhất vào thời điểm đó. Mặc dù không lâu sau đó, Ngô Khởi bị sát hại, nhưng cuộc cải cách của ông vẫn có ý nghĩa quan trọng, góp phần nâng cao thực lực của Sở, đưa Sở trở thành một trong bảy nước chư hầu hùng mạnh nhất thời đó (Thất hùng).
Quốc lực cường đại
Thời đại hùng mạnh nhất của Sở là khoảng thời gian trị vì của Sở Uy vương. Dưới thời đại của mình, Sở Uy vương mở rộng thế lực đến tận nước Ba, thôn tính nước Việt ở phía đông, đại thắng quân Tề ở Từ Châu. Sử ký có ghi vài dòng về nước Sở thời này như sau:
"Sở là nước mạnh trong thiên hạ, ở phía tây có quận Kiềm Trung, quận Vu; phía đông có đất Hạ Châu, Hải Dương; phía nam có hồ Động Đình, quận Thương Ngô; phía bắc có cửa ải Hinh, đất Tuần Dương. Đất đai rộng hơn năm nghìn dặm, tướng sĩ mặc áo giáp trăm vạn người, xe nghìn cỗ, ngựa vạn con, thóc gạo đủ chi dùng mười năm. Đó là cái vốn để làm Bá làm Vương".
Khủng hoảng và diệt vong
Sở Hoài vương lưu vong
Sau khi Sở Uy vương qua đời, nước Sở cũng bước vào thời kì suy vong. Vị vua nối ngôi, Sở Hoài vương bước vào tình thế đối đầu với nước Tần hùng mạnh ở phía tây. Cuối cùng, hai nước cũng bước vào trận chiến giành quyền bá vương với nhau vào năm 312 TCN. Mặc dù binh lực của Sở không thua kém Tần, nhưng do sự chuẩn bị chưa tốt nên quân Sở gặp thất bại ở Lam Điền, mất 600 dặm Hán Trung về tay Tần.
Năm 299 TCN, Sở Hoài vương bị vua Tần lừa sang hội rồi bắt giữ, sau chết ở Tần (296 TCN). Nhân nước Sở rối loạn, vua Tần lại đem quân đánh Sở, chiếm được Vũ Quan, và dần tiến vào sâu trong lãnh thổ của Sở. Nước Sở ngày một suy yếu, thất thế không chỉ với Tần mà còn với cả nước Tề ở phía đông.
Năm 286 TCN, Sở liên minh cùng với nước Tề và nước Ngụy, cùng đánh nước Tống, chiếm được một phần lãnh thổ của Tống.
Bị mất Dĩnh đô
Quốc lực của Sở nhanh chóng suy yếu, trong khi nước Tần lại ngày một lớn mạnh. Năm 280 TCN, quân Tần đánh bại được quân Sở, đến năm 278 TCN, tướng Tần là Bạch Khởi dẫn quân chiếm các đất Yên và Lăng, sau đó tràn vào Dĩnh Đô. Trước sức mạnh của quân Tần, quân Sở không chống nổi, Sở vương phải bỏ chạy khỏi Dĩnh Đô, dời về đất Trần. Khu lăng mộ các tiên vương nước Sở bị Bạch Khởi thiêu trụi nên bị đổi gọi là Di Lăng.
Năm 277 TCN, Bạch Khởi chiếm đất đất Vu Trung và đất Kiềm Trung của nước Sở, sáp nhập vào Tần. Nước Sở mất đi toàn bộ miền đất phía tây và trở nên yếu thế trước Tần.
Tranh chấp quyền hành
Bước sang thời Sở Khảo Liệt vương (262 TCN-238 TCN), dưới sự điều hành của lệnh doãn là Hoàng Yết, nước Sở chủ trương mở rộng thế lực về phía đông, thôn tính nước Lỗ ở phía bắc năm 256 TCN. Năm 241 TCN, Sở thiên đô từ đất Trần về vùng Thọ Xuân để tránh xa nước Tần.
Sau khi Sở Khảo Liệt vương qua đời, nội bộ của Sở lại phát sinh tranh chấp. Hoàng Yết trước đó muốn được làm cha vua, đã dâng một người thiếp là Lý thị đã có mang cho vua Sở, được vua Sở sủng ái, người con trai của Lý thị (vốn là con Hoàng Yết) là Hãn được phong làm thái tử.
Năm 238 TCN, Sở Khảo Liệt vương qua đời, người anh của Lý thị là Lý Viên bày kế đặt phục binh trong cung đợi Hoàng Yết vào rồi giết chết, tôn Hãn làm vua, tức Sở U vương (237 TCN-227 TCN. Lý Viên tự xưng là lệnh doãn, điều khiển quốc chính.
Năm 227 TCN, người con thứ của Sở Khảo Liệt vương là Phụ Sô giết chết Lý thị, lên ngôi vua, trả ngôi về cho dòng dõi nước Sở. Những cuộc nội loạn liên tiếp đã làm Sở tiếp tục suy yếu, trong khi Tần lại có kế hoạch thống nhất Trung Quốc.
Bị Tần diệt
Từ năm 231 TCN, nước Tần bắt đầu tấn công và tiêu diệt các nước để thống nhất Trung Quốc, lần lượt diệt Tam Tấn (Hàn, Triệu, Ngụy). Năm 225 TCN, Tần vương Chính cử Lý Tín đưa 20 vạn quân đánh nước Sở. Tướng Hạng Yên đem quân ra trận, đánh tan 20 vạn quân của Lý Tín, buộc Tín rút quân.
Năm 224 TCN, vua Tần lại cử Vương Tiễn đem 60 vạn quân sang đánh Sở. Vua Sở huy động quân lính trong nước ra quyết chiến. Vương Tiễn dùng kế cố thủ không ra đánh làm quân Sở mất hết nhuệ khí, sau đó mới đưa quân ra. Quân Tần đánh cho quân Sở đại bại và phải rút chạy.
Quân Tần tiến vào Thọ Xuân, bắt sống Sở vương Phụ Sô. Hạng Yên bỏ chạy về Lan Lăng (phía nam sông Trường Giang), lại tìm lập người tông thất nước Sở là Xương Bình quân lên ngôi. Năm 223 TCN, Vương Tiễn đuổi theo tiến đánh, Xương Bình quân tử trận. Hạng Yên tuyệt vọng bèn tự vẫn. Nước Sở diệt vong.
Không bao lâu sau khi diệt Sở, Tần vương Chính thống nhất Trung Quốc, tự xưng là Tần Thủy Hoàng lập ra nhà Tần.
Phục quốc cuối đời Tần
Trần Thắng và Cảnh Câu
Sau khi Tần Thủy Hoàng qua đời, nhà Tần ngày một suy yếu. Tháng 7 năm 209 TCN, Trần Thắng, Ngô Quảng khởi nghĩa chống lại nhà Tần. Sau khi đánh chiếm làng Đại Trạch, Trần Thắng đánh lấy đất Kỳ và chia quân làm 2 đường: tự mình đánh phía tây, sai tướng Cát Anh tiến về phía đông. Cát Anh tiến đến Đông Thành, tìm được Tương Cương là dòng dõi vua Sở bèn lập làm Sở Vương, tái lập nước Sở.
Trong khi đó, Trần Thắng cũng liên tiếp giành được thắng lợi trước quân đội nhà Tần chiếm được đất Trần, tự lập làm Trương Sở vương. Như vậy cùng lúc đó có tới hai người tự xưng là vua Sở.
Cát Anh ở Đông Thành nghe tin Trần Thắng tự lập, bèn giết Tương Cương, trở về với Trần Thắng.
Tuy nhiên sau đó Trần Thắng không còn được lòng người, các thủ hạ ly khai, tự lập làm vương. Thủ hạ của Ngô Quảng là Điền Tang nổi dậy giết Quảng, đem đầu dâng cho Trần Thắng. Thắng lập Tang làm Lệnh doãn. Tuy nhiên ít lâu sau, Điền Tang bị tướng Tần là Chương Hàm giết chết, Chương Hàm lại kéo quân đánh đất Trần. Trần Thắng bỏ chạy.
Năm 208 TCN, Trần Thắng bị người đánh xe giết chết, thụy là Ẩn vương. Tướng Tần Gia lập dòng dõi vua Sở là Cảnh Câu làm Sở Giả vương. Giả vương chịu chiêu nạp tướng mới khởi nghĩa là Lưu Bang (tức Hán Cao Tổ sau này). Lúc bấy giờ, con tướng quân Hạng Yên là Hạng Lương khởi nghĩa ở đất Ngô, nghe tin Cảnh Câu tự lập bèn đem quân đánh, giết Sở Giả vương.
Thời Sở Nghĩa Đế
Tháng 6 năm 208 TCN, Hạng Lương tìm được con cháu nước Sở là Mi Tâm, bèn lập lên làm Sở Hoài vương để có danh nghĩa chống Tần. Hoài vương phong Trần Anh làm Thượng trụ quốc, Hạng Lương làm Vũ Tín quân.
Cùng năm đó, tướng Tần là Chương Hàm đem quân đánh nước Tề. Hạng Lương đem quân cứu Tề, bị Chương Hàm đánh bại và giết chết ở Định Đào vào tháng 9.
Nghe tin Hạng Lương chết, Sở Hoài vương chỉnh đốn lại đội ngũ, bàn ra quân đánh Tần và cứu nước Triệu đang bị Chương Hàm vây gắt, ra giao ước với chư hầu:
"Ai vào bình định Quan Trung trước thì sẽ cho người ấy làm vua".
Cuối cùng đạo quân của Lưu Bang vào Quan Trung trước nhưng Hạng Vũ nắm được quyền hành, tự lập làm Sở Bá vương, tôn Hoài vương làm Sở Nghĩa Đế.
Năm 207 TCN, Sở Nghĩa Đế thiên đô về Hu Di, phong cho Lưu Bang làm Vũ An hầu, Lữ Thần làm Tư đồ, cha thần là Thanh làm Lệnh doãn, còn Hạng Vũ được phong làm Lỗ công.
Lưu-Hạng phân tranh
Tháng 4 năm 206 TCN, Hạng Vũ dời Sở Nghĩa đế về Trường Sa, ở Sâm huyện, rồi bí mật sai Cửu Giang vương Kình Bố và Hành San vương Ngô Nhuế sát hại Nghĩa Đế trên sông Trường Giang, tự mình chiếm lấy nước Sở.
Tháng 9 năm 202 TCN, Hạng Vũ bị Lưu Bang đánh bại, bèn tự vẫn ở sông Ô Giang. Chiến tranh Hán-Sở kết thúc kèm theo sự diệt vong của nước Sở. Sau này, Lưu Bang lên làm Hoàng đế, phong cho thủ hạ là Hàn Tín làm Sở vương.
Văn hoá
Ảnh hưởng từ các nền văn hóa khác
Dựa trên những khám phá khảo cổ học, văn hóa Sở ban đầu tương tự với văn hóa nước Triệu. Sau này, văn hóa Sở hấp thu thêm nhiều yếu tố bản xứ khi đất nước mở rộng ra phía nam và phía đông, phát triển một văn hóa riêng biệt so với văn hóa truyền thống của các nước chư hầu bắc Chu.
Những đồ vật dùng trong tang lễ buổi đầu nước Sở chủ yếu gồm các chậu đồng theo kiểu Chu. Những mộ Sở sau này, đặc biệt ở giai đoạn Chiến Quốc, chứa đựng những đồ vật khác biệt mang đặc trưng Sở như những đồ sơn mài, sắt và tơ lụa, cùng với sự giảm sút những đồ vật làm bằng đồng.
Một yếu tố mang đặc tính nước Sở thường thấy là sự thể hiện những con rắn, rồng và những loài vật giống rắn. Một số nhà khảo cổ học cho rằng nước Sở có lẽ từng có những mối liên hệ văn hóa với nhà Thương trước đó, bởi vì nhiều yếu tố Sở cũng đã xuất hiện sớm hơn ở những địa điểm có nền văn hóa Thương, như các yếu tố thể hiện những vị thần có đuôi rắn.
Lễ nghi và âm nhạc
Văn hóa Sở muộn được biết đến với sự tương đồng của nó với những trình tự nghi thức kiểu pháp sư. Sở cũng nổi tiếng về âm nhạc đặc trưng của mình; các bằng chứng khảo cổ cho thấy âm nhạc Sở khác biệt so với âm nhạc Chu; nhạc Sở có khuynh hướng sử dụng nhiều phong cách biểu diễn khác nhau, cũng như các nhạc cụ đặc hữu; Tại Sở, đàn sắt được ưa chuộng hơn đàn cổ cầm, trong khi cả hai nhạc khí này được sử dụng như nhau tại các nước chư hầu bắc Chu.
Sở có các mối quan hệ thường xuyên với các dân tộc khác ở phương nam, nổi tiếng nhất là các nước Ba, Việt và các nhóm tộc Bách Việt. Nhiều lễ nghi và các đồ vật dùng trong mai táng kiểu Ba và Việt đã được tìm thấy bên trong lãnh thổ Sở, cùng tồn tại với kiểu và đồ dùng mai táng của Sở.
Những vị vua đầu tiên nhà Hán đã lãng mạn hóa văn hóa Sở, khiến xuất hiện một xu hướng nghiên cứu các yếu tố văn hóa Sở như Sở Từ. Sau thời nhà Hán, Sở lại mang tiếng là một nước man rợ; các học giả Khổng giáo không ưa văn hóa Sở, chỉ trích thứ âm nhạc "dâm dật" và những lễ nghi kiểu pháp sư của nó.
Ngôn ngữ
Sau thời gian dài bị Hán hóa, tiếng Sở đến nay đã bị thất truyền. Chỉ có một vài từ Sở còn lại được đến nay, được ghi trong một số thư tịch cổ chữ Hán thời Chiến Quốc. Hiện chưa có một cố gắng thu thập các từ vựng Sở từ các nguồn này một cách có hệ thống . Các chữ được khẳng định là thuộc ngôn ngữ Sở được liệt kê tại Dự án nghiên cứu ngôn ngữ Sở tại Đại học Massachusetts Amherst
Những người đất Sở nổi tiếng
Khuất Nguyên, nhà thơ nổi tiếng thời cổ đại. Ông là một vị quan trong triều và là người yêu nước, ông đã đưa ra ý kiến thống nhất Sở với các nước chư hầu khác để chống lại sự bành trướng của Tần, tuy nhiên không được ai nghe theo; ông bị vua Sở xua đuổi. Theo tục truyền, đau khổ khi biết tin về cuộc xâm lược của Tần, ông đã trầm mình tại sông Mịch La (汩罗江).
Lưu Bang, hoàng đế sáng lập nhà Hán, sinh trưởng trên phần đất thuộc tỉnh Giang Tô ngày nay, vốn là đất Sở thời Chiến Quốc.
Hạng Vũ, một quý tộc nước Sở cũ, nổi dậy và trở thành một thủ lĩnh chống Tần, sau khi đánh tan quân Tần, đã tự xưng là "Tây Sở Bá Vương", là một đối thủ của người sáng lập Hán triều, Lưu Bang. Ông là một vị tướng tài ba trên chiến trường nhưng lại kiêu ngạo nên đã phải chịu thất bại.
Dưỡng Do Cơ, danh tướng dưới thời Sở Trang Vương và Sở Cung Vương (khoảng 600 TCN), nổi tiếng với tài bắn tên. Bên lề trận Yên Lăng năm 575 TCN, lúc trận đánh chưa khai màn, các tướng sĩ tập dượt phía sau trại, ông cho đánh dấu 3 chiếc lá cây dương 1, 2, 3, rồi đứng cách xa 100 bước, lần lượt bắn 3 mũi tên xuyên thủng 3 chiếc lá theo đúng thứ tự. Tài bắn này đã trở nên câu thành ngữ "bách bộ xuyên dương" còn truyền tụng đến ngày nay.
Vương tộc thế phổ
Nước Sở tính từ đời Dục Hùng tới đời Xương Bình quân bị Tần diệt năm 223 TCN gồm có 46 vua. Nước Sở được lập lại cuối thời Tần, truyền được 5 vua nữa, tổng cộng 51 vua. Dưới đây là bảng liệt kê các vị vua nước Sở (theo Sử ký)
! Thứ tự (thế hệ)
! Thụy hiệu
! Tên húy
! Thời gian ở ngôi
! Số năm
! Quan hệ với vua trước
! Ghi chú
|-----
| 1 (1)
| Sở Dục Hùng
| Dục Hùng
|
|
| thầy của Chu Văn vương
|
|-
| 2 (2)
| Sở Hùng Lệ
| Hùng Lệ/Mị Lệ
|
|
| con Dục Hùng
|
|-----
| 3 (3)
| Sở Hùng Cuồng
| Hùng Cuồng/Mị Cuồng
|
|
| con Hùng Lệ
|
|-
| 4 (4)
| Sở Hùng Dịch
| Hùng Dịch (thụ phong ở đất Kinh)
|
|
| con Hùng Cuồng
|
|-----
| 5 (5)
| Sở Hùng Ngải
| Hùng Ngải/Mị Ngải
|
|
| con Hùng Dịch
|
|-
| 6 (6)
| Sở Hùng Đán
| Hùng Đán/Mị Đán
|
|
| con Hùng Ngải
|
|-----
| 7 (7)
| Sở Hùng Thắng
| Hùng Thắng/Mị Thắng
|
|
| con Hùng Đán
|
|-
| 8 (7)
| Sở Hùng Dương
| Hùng Dương/Mị Dương
|
|
| em Hùng Thắng
|
|-----
| 9 (8)
| Sở Hùng Cừ
| Hùng Cừ/Mị Cừ
|
|
| con Hùng Dương
|
|-
| 10 (9)
| Sở Hùng Chí
| Hùng Chí/Mị Chí/Hùng Chí Hồng
|
|
| con Hùng Cừ
|
|-----
| 11 (9)
| Sở Hùng Duyên
| Hùng Duyên/Mị Duyên/Chấp Tì
| ?-848 TCN
|
| em Hùng Chí
|
|-
| 12 (10)
| Sở Hùng Dũng
| Hùng Dũng/Mị Dũng
| 747 TCN-838 TCN
| 10
| con Hùng Duyên
|
|-----
| 13 (10)
| Sở Hùng Nghiêm
| Hùng Nghiêm/Mị Nguyên
| 837 TCN-828 TCN
| 10
| em Hùng Dũng
|
|-
| 14 (11)
| Sở Hùng Sương
| Hùng Sương/Mị Sương/Bá Sương
| 827 TCN - 822 TCN
| 6
| con Hùng Nghiêm
|
|-----
| 15 (11)
| Sở Hùng Tuân
| Hùng Tuân/Mị Tuân/Quý Tuân
| 821 TCN - 800 TCN
| 22
| em Hùng Sương
| giành ngôi với hai anh
|-
| 16 (12)
| Sở Hùng Ngạc
| Hùng Ngạc/Mị Ngạc
| 799 TCN - 791 TCN
| 9
| con Hùng Tuấn
|
|-----
| 17 (12)
| Sở Nhược Ngao
| Hùng Nghi (Mị Nghi)
| 790 TCN - 764 TCN
| 27
| em Hùng Ngạc
|
|-
| 18 (13)
| Sở Tiêu Ngao
| Hùng Khảm/Mị Khảm
| 763 TCN - 758 TCN
| 6
| con Nhược Ngao
|
|-----
| 19 (14)
| Sở Phần Mạo/Sở Lệ vương
| Hùng Thuận/Mị Thuận
| 757 TCN - 741 TCN
| 17
| con Tiêu Ngao
|
|-
| 20 (15)
| Sở Vũ vương
| Hùng Thông/Mị Thông
| 740 TCN - Tháng 3/690 TCN
| 51
| con Phần Mạo
|
|-----
| 21 (16)
| Sở Văn vương
| Hùng Xi/Mị Xi
| 689 TCN - 6/675 TCN TCN
| 15
| con Vũ vương
|
|-
| 22 (17)
| Sở Đổ Ngao
| Hùng Gian/Mị Gian
| 674 TCN - 672 TCN
| 3
| con Văn vương
| bị giết
|-----
| 23 (17)
| Sở Thành vương
| Hùng Uẩn/Mị Uẩn
| 671 TCN - Tháng 10/626 TCN
| 46
| em Đổ Ngao
| tự sát
|-
| 24 (18)
| Sở Mục vương
| Hùng Thương /Mị Thương
| 625 TCN - 614 TCN
| 12
| con Mục vương
|
|-----
| 25 (19)
| Sở Trang vương
| Hùng Lữ (Mị Lữ)
| 613 TCN - 591 TCN
| 23
| con Mục vương
|
|-
| 26 (20)
| Sở Cung vương
| Hùng Thẩm (Mị Thẩm)
| 590 TCN - 560 TCN
| 31
| con Trang vương
|
|-----
| 27 (21)
| Sở Khang vương
| Hùng Chiêu/Mị Chiêu
| 559 TCN - Tháng 9/545 TCN
| 15
| con trưởng Cung vương
|
|-
| 28 (22)
| Sở Giáp Ngao
| Hùng Viên (Mị Viên)
| 544 TCN - 541 TCN
| 4
| con Khang vương
| bị giết
|-----
| 29 (21)
| Sở Linh vương
| Hùng Vi (Mị Vi)
| 540 TCN - 529 TCN
| 12
| con Cung vương
| bị giết
|-
| 30 (21)
| Sở vương Bỉ/Sở Ti Ngao
| Hùng Bỉ/Mị Bỉ
| 529 TCN
| 1
| em Linh vương
| tự sát
|-----
| 31 (21)
| Sở Bình vương
| Hùng Khí Tật/Hùng Cư
| 528 TCN - Tháng 9/516 TCN
| 13
| em Bỉ
|
|-
| 32 (22)
| Sở Chiêu vương
| Hùng (Mị) Trân/Chẩn
| 515 TCN - Tháng 7/489 TCN
| 27
| con Bình vương
|
|-----
| 33 (23)
| Sở Huệ vương
| Hùng Chương (Mị Chương)
| 488 TCN - 432 TCN
| 57
| con Chiêu vương
|
|-
| 34 (24)
| Sở Giản vương
| Hùng Trung (Mị Trung)
| 431 TCN - 408 TCN
| 24
| con Huệ vương
|
|-----
| 35 (25)
| Sở Thanh vương
| Hùng Đương (Mị Đương)
| 407 TCN - 402 TCN
| 6
| con Giản vương
| bị giết
|-
| 36 (26)
| Sở Điệu vương
| Hùng Nghi (Mị Nghi)
| 401 TCN - 381 TCN
| 21
| con Thanh vương
| bị bắn vào thây
|-----
| 37 (27)
| Sở Túc vương
| Hùng Tang (Mị Tang)
| 380 TCN - 370 TCN
| 11
| con Điệu vương
|
|-
| 38 (27)
| Sở Tuyên vương
| Hùng/Mị Lương Phu
| 369 TCN - 340 TCN
| 30
| em Túc vương
|
|-----
| 39 (28)
| Sở Uy vương
| Hùng Thương/Mị Thương
| 339 TCN - 329 TCN
| 11
| con Tuyên vương
|
|-
| 40 (29)
| Sở Hoài vương
| Hùng Hòe (Mị Hòe)
| 328 TCN - 299 TCN
| 30
| con Uy vương
| bị giam ở Tần
|
|-----
| 41 (30)
| Sở Tương vương
| Hùng Hoành (Mị Hoành)
| 298 TCN - 263 TCN
| 36
| con Hoài vương
|
|-
| 42 (31)
| Sở Khảo Liệt vương
| Hùng Nguyên/Mị Nguyên
| 262 TCN - 238 TCN
| 25
| con Tương vương
|
|-----
| 43 (32)
| Sở U vương
| Hùng Hãn/Mị Hãn
| 237 TCN - 228 TCN
| 10
| con Khảo Liệt vương
|
|-
| 44 (32)
| Sở Ai vương
| Hùng Do (Mị Do)
| 228
| 1
| em U vương
| bị giết
|-----
| 45 (32)
| Sở vương Phụ Sô
| Hùng Phụ Sô/Mị Phụ Sô
| 227 TCN - 223 TCN
| 5
| anh Ai vương
| bị bắt
|-
| 46 (32)
| Xương Bình quân
| Hùng Khải (Mị Khải)
| 223 TCN
| 1
| anh Phụ Sô
| tử trận
|-----
| 47
|
| Tương Cương
| 209 TCN
| 1
|
| bị giết
|-
| 48
| Sở Ẩn vương
| Trần Thắng
| 209 - 208 TCN
| 2
| khởi nghĩa nông dân
| bị giết
|-----
| 49
| Sở Giả vương
| Cảnh Câu/Mị Câu
| 208 TCN
| 1
| con cháu nước Sở
| bị giết
|-
| 50
| Sở Nghĩa Đế
| Hùng Tâm/Mị Tâm
| 208 TCN - 206 TCN
| 3
| dòng dõi vua Sở
| bị giết
|----
| 51
| Sở Bá vương
| Hạng Vũ/Hạng Tịch
| 206 TCN - 202 TCN
| 5
|
| tự tử
|}
Thế phả các quân chủ
Xem thêm
Sở Từ
Sở Trang Vương
Tống Ngọc
Ngô Khởi
Khu vực khảo cổ Mã Vương Đôi
Mộ Tằng Hầu Ất
Chú thích
Tham khảo
Defining Chu: Image And Reality In Ancient China, Edited by Constance A. Cook and John S. Major, ISBN 0-8248-2905-0
Đông Châu Liệt Quốc, bản dịch của Mộng Bình Sơn
So, Jenny F., Music in the Age of Confucius, ISBN 0-295-97953-4
Sử ký Tư Mã Thiên, các thiên
Sở thế gia
Tấn thế gia
Tần bản kỉ
Tống Vi tử thế gia
Chu bản kỉ
Tần Thủy Hoàng bản kỉ
Hạng Vũ bản kỉ
Cao Tổ bản kỉ
Tôn Vũ Ngô Khởi liệt truyện
Bạch Khởi Vương Tiễn liệt truyện
Trịnh thế gia
Lỗ Chu công thế gia
Xuân Thân quân liệt truyện
Ngô Thái Bá thế gia
Việt Vương Câu Tiễn thế gia
Tô Tần liệt truyện
Điền Kính Trọng Hoàn thế gia
Giản Chi, Nguyễn Hiến Lê (2001), Chiến Quốc sách, Nhà xuất bản Văn học
Liên kết ngoài
University of Massachusett Amherst, Lịch sử ngôn ngữ Sở (tiếng Anh) , .
Danh sách các vua nước Sở
Nước Sở
Các nước chư hầu Trung Quốc cổ đại
Năm 223 TCN |
567414 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Qu%E1%BA%ADn%20Calloway%2C%20Kentucky | Quận Calloway, Kentucky | Quận Calloway là một quận thuộc tiểu bang Kentucky, Hoa Kỳ.
Quận này được đặt tên theo. Theo điều tra dân số của Cục điều tra dân số Hoa Kỳ năm 2000, quận có dân số người. Quận lỵ đóng ở.
Địa lý
Theo Cục điều tra dân số Hoa Kỳ, quận có diện tích km2, trong đó có km2 là diện tích mặt nước.
Các xa lộ chính
Quận giáp ranh
Thông tin nhân khẩu
Theo điều tra dân số năm 2000 của Cục điều tra dân số Hoa Kỳ, quận đã có dân số có 34.177 người, 13.862 hộ gia đình, và 8.594 gia đình sống trong quận hạt. Mật độ dân số là 88 trên một dặm vuông (34 / km2). Có 16.069 đơn vị nhà ở với mật độ trung bình là 42 trên một dặm vuông (16 / km2). Cơ cấu chủng tộc của dân cư sinh sống trong quận này bao gồm 93,48% người da trắng, 3,56% da đen hay Mỹ gốc Phi, 0,20% người Mỹ bản xứ, 1,33% châu Á, Thái Bình Dương 0,03%, 0,46% từ các chủng tộc khác, và 0,93% từ hai hoặc nhiều chủng tộc. 1,38% dân số là người Hispanic hay Latino thuộc một chủng tộc nào.
Có 13.862 hộ, trong đó 25,80% có trẻ em dưới 18 tuổi sống chung với họ, 51,00% là đôi vợ chồng sống với nhau, 8,10% có một chủ hộ nữ và không có chồng, và 38,00% là không lập gia đình. 29,70% hộ gia đình đã được tạo ra từ các cá nhân và 11,40% có người sống một mình 65 tuổi hoặc lớn tuổi hơn. Cỡ hộ trung bình là 2,25 và cỡ gia đình trung bình là 2,79.
Sự phân bố tuổi là 18,70% dưới độ tuổi 18,% 19,80 18-24, 24,60% 25-44, 21,90% từ 45 đến 64, và 15,00% từ 65 tuổi trở lên người. Độ tuổi trung bình là 34 năm. The 18-đến-24 tương đối lớn dân số chủ yếu là do sự hiện diện của Murray State University. Đối với mỗi 100 nữ có 93,20 nam giới. Đối với mỗi 100 nữ 18 tuổi trở lên, đã có 91,00 nam giới.
Thu nhập trung bình cho một hộ gia đình trong quận đã đạt mức USD 30.134, và thu nhập trung bình cho một gia đình là USD 39.914. Phái nam có thu nhập trung bình USD 31.184 so với 22.046 USD của phái nữ. Thu nhập bình quân đầu người của dân cư quận là 16.566 USD. Có 9,80% gia đình và 16,60% dân số sống dưới mức nghèo khổ, bao gồm 17,70% những người dưới 18 tuổi và 10,00% của những người 65 tuổi hoặc hơn.
Tham khảo
Quận của Kentucky |
92991 | https://vi.wikipedia.org/wiki/L%E1%BB%8Bch%20s%E1%BB%AD%20Kazakhstan | Lịch sử Kazakhstan | Kazakhstan là một quốc gia rộng lớn ở Trung Á, có diện tích đứng hàng thứ chín trên thế giới. Vào thời kỳ cổ - trung đại, dân tộc Kazakhstan đã được hình thành từ nhiều bộ lạc nhỏ sống trên những thảo nguyên bao la rộng lớn. Thế kỉ 16 có thể coi là thời kỳ phát triển huy hoàng của đất nước Kazakh Khanate. Nhưng sau đó, Kazakhstan lại bị phân thành nhiều cộng đồng nhỏ cho tới khi bị thống trị bởi Đế chế Nga. Sau khi Đế chế Nga sụp đổ, Kazakhstan trở thành một nước xã hội chủ nghĩa nằm trong Liên bang Xô Viết. Liên Xô sụp đổ năm 1991 đã tạo điều kiện cho nước Cộng hòa Kazakhstan ra đời. Hiện nay, Kazakhstan là quốc gia Trung Á duy nhất có tình hình an ninh chính trị ổn định, nền kinh tế phát triển.
Lịch sử Kazakhstan cổ trung đại
Kazakhstan bắt đầu có người ở từ thời kỳ Đồ Đá, dân cư chủ yếu là những người nông dân du cư do diều kiện khí hậu và đất đai thích hợp. Các nhà sử học tin rằng những chủ nhân đầu tiên của vùng thảo nguyên rộng lớn Kazakhstan là những người thuần ngựa. Cùng với sự xâm lấn của người Mông Cổ vào đầu thế kỉ 13, những quận hành chính đầu tiên của Kazakhstan đã được thành lập dưới đế chế Mông Cổ, thậm chí sau này đã trở thành những lãnh thổ đầu tiên của người Kazakh Khanate. Những thành thị thời trung cổ đầu tiên của Kazakhstan là Aulie-Ata và Turkestan được thành lập ở phía bắc Con đường tơ lụa nổi tiếng.
Lối sống truyền thống du cư trên những thảo nguyên và bán hoang mạc đã tạo nên những cuộc tìm kiếm liên tục những miền đất mới có đồng cỏ cho đàn gia súc, yếu tố quan trọng nhất của nền kinh tế chủ yếu dựa vào chăn nuôi. Dân tộc Kazakh tạo thành từ nhiều bộ tộc sống trong khu vực vào thế kỉ 15. Vào giữa thế kỉ 16, người Kazakh bắt đầu phát triển ngôn ngữ, văn hóa và nền kinh tế đặc trưng riêng của họ. Đầu thế kỉ 17, người Kazakh Khanate bị tách thành ba cộng đồng (horde) Lớn, Vừa và Nhỏ, liên minh với nhau dựa trên quan hệ huyết thống giữa các cộng đồng. Sự bất hòa về chính trị giữa các cộng đồng khiến gây ra nhiều cuộc chiến tranh cũng như sự thiếu gắn kết về kinh tế đã làm suy yếu các quốc gia người Kazakh Khanate. Đầu thế kỉ 18 đánh dấu thời kỳ suy tàn của người Kazakh Khanate. Những xung đột giữa các tiểu vương Kazakh và vua Ba Tư thường xuyên nổ ra trong nhiều thế kỉ.
Lịch sử Kazakhstan cận đại
Vào thế kỉ 19, Đế chế Nga bắt đầu mở rộng lãnh thổ xuống vùng Trung Á, trong đó có Kazakhstan. Giai đoạn "Trò chơi lớn" (tiếng Anh: The great game) nhằm xâu xé khu vực Trung Á giữa Đế chế Nga và Đế quốc Anh được bắt đầu từ năm 1813 và chỉ kết thúc đến khi Hiệp ước Anh-Nga năm 1907 được ký kết.
Tham khảo
pt:Cazaquistão#História |
29599 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Christina%20Aguilera | Christina Aguilera | Christina María Aguilera (, ; sinh ngày 18 tháng 12 năm 1980) là một nữ ca sĩ, nhạc sĩ, vũ công, diễn viên và nhân vật truyền hình người Mỹ. Cô là chủ nhân của năm giải Grammy, hai giải Grammy Latin và một ngôi sao trên Đại lộ Danh vọng Hollywood, cô được mệnh danh là "Tiếng hát của một thế hệ" và được vinh danh là Huyền thoại Disney lần lượt vào năm 2012 và năm 2019. Aguilera xếp ở vị trí thứ 58 trong danh sách 100 ca sĩ vĩ đại nhất mọi thời đại của Rolling Stone năm 2008 và nằm trong danh sách 100 người có ảnh hưởng nhất thế giới hàng năm của Time năm 2013. Aguilera là một trong những nghệ sĩ âm nhạc bán đĩa nhạc chạy nhất mọi thời đại với hơn 75 triệu đĩa được bán ra trên toàn thế giới.
Sinh ra ở Thành phố New York và lớn lên ở Pennsylvania, Aguilera đã xuất hiện trên các chương trình truyền hình trong những năm đầu sự nghiệp, trước khi ký hợp đồng thu âm với RCA Records vào năm 1998. Album đầu tay cùng tên của cô, phát hành năm 1999, đạt vị trí quán quân và có ba đĩa đơn số một tại Mỹ: "Genie in a Bottle", "What a Girl Wants" và "Come On Over Baby (All I Want Is You)". Aguilera đã thay đổi hình ảnh nghệ thuật của mình với Stripped (2002) và đĩa đơn chính "Dirrty", thể hiện sự gợi cảm của cô. Đĩa đơn thứ hai trong album, "Beautiful", nhận được phản hồi tích cực vì ca từ truyền cảm hứng và trở thành thánh ca của cộng đồng LGBT.
Aguilera có album quán quân thứ hai tại Mỹ với Back to Basics (2006), lấy cảm hứng từ nhạc jazz, soul và blues đầu thế kỷ 20 và đĩa đơn top 10 "Ain't No Other Man", "Hurt" và" Candyman". Ba album tiếp theo của cô, Bionic (2010), Lotus (2012) và Liberation (2018), thử nghiệm nhiều thể loại nhạc khác nhau và đều lọt vào top 10 tại Mỹ. Bên cạnh sự nghiệp âm nhạc, Aguilera còn đóng vai chính trong bộ phim Burlesque (2010) và đóng góp vào nhạc phim cùng tên. "Bound to You", do Aguilera đồng sáng tác cho nhạc phim, được đề cử giải Quả cầu vàng cho ca khúc trong phim hay nhất. Aguilera cũng tham gia lồng tiếng trong The Emoji Movie (2017), và là huấn luyện viên trong 6 mùa của chương trình truyền hình The Voice từ năm 2011 đến năm 2016.
Cuộc đời và sự nghiệp
1980-1998: Thời thơ ấu và sự nghiệp ban đầu
Christina María Aguilera sinh ngày 18 tháng 12 năm 1980 tại đảo Staten, New York, Hoa Kỳ. Cha cô là Fausto Wagner Xavier Aguilera, một quân nhân trong Quân đội Hoa Kỳ, quê ông ở Guayaquil, Ecuador; mẹ cô là Shelly Loraine Fidler, bà là một nghệ sĩ dương cầm và vĩ cầm, một người Mỹ có nguồn gốc Đức, Ireland, Wales và Hà Lan. Gia đình bên ngoại của Christina là dân di cư từ Hạt Clare, Ireland. Christina đã theo cha đi đóng quân ở nhiều nơi như Stephenville, Newfoundland, Canada và Nhật Bản. Dù chịu ảnh hưởng nhiều hơn từ tiếng Anh, song do thời thơ ấu sống trong môi trường nói tiếng Tây Ban Nha nên Christina hiểu được tiếng Tây Ban Nha. Trong thời gian sống với cha, cô và mẹ cô thường bị mắng mỏ, nhục mạ. Khi cô mới lên 7, cha mẹ cô ly hôn. Bà Fidler đã đem theo Christina Aguilera và em gái cô, Rachel Aguilera đến nhà bà ngoại ở ngoại ô Pittsburgh, Pennsylvania. Cô đã kể về tuổi thơ bất hạnh của mình qua những bài hát như "I'm OK" (trong album Stripped) hay "Oh Mother" (trong album Back to Basics). Theo hai mẹ con cô thì cha cô là người rất gia trưởng, đã ngược đãi hai mẹ con cô về cả tinh thần và thể xác. Sau đó, mẹ cô lấy người chồng mới là Jim Kearns và đổi tên thành Shelly Kearns.
Bà ngoại của Aguilera là người đầu tiên phát hiện ra khả năng ca hát của cô. Khi còn là một đứa trẻ, cô đã tỏ ra có thiên hướng trở thành một ca sĩ thực thụ. Aguilera đã được biết đến với danh hiệu "cô gái bé nhỏ với giọng hát lớn" khi tham gia các cuộc thi tài năng ở địa phương. Theo Driven của VH1, các thí sinh ngay lập tức bỏ cuộc khi họ được biết sẽ phải cạnh tranh với Christina. Các bạn đồng lứa đâm ra ghen tị và thường chế nhạo, tẩy chay cô. Christina còn bị hành hung trong một lớp thể dục. Nhà cô thường bị phá hoại, lốp xe thường bị chọc thủng. Cuối cùng, gia đình cô phải chuyển đến thị trấn Wexford và cô không được thể hiện tài năng của mình. Aguilera từng cho biết: "vì khả năng ca hát và có lẽ do ngoại hình hơi bé nhỏ, tôi thường bị bắt nạt vì sự chú ý hay đổ dồn về tôi. Nó đương nhiên không phải sự chú ý mà tôi mong muốn và đã xảy ra rất nhiều chuyện bất công". Cô đã đi học ở Trường Trung học Marshall (gần Wexford) và Trường Trung học Allegheny.
Vào ngày 15 tháng 3 năm 1990, cô bé Christina Aguilera tham gia chương trình Tìm kiếm ngôi sao (Star Search). Aguilera trình bày bài hát "A Sunday Kind of Love" của Etta James, tuy đoạt giải nhì nhưng cô cũng đã gây ấn tượng khá tốt. Sau đó, cô ra về và hát lại bài đó trên chương trình Wake Up with Larry Richert trên đài KDKA-TV tại Pittsburgh. Người ta nhận xét giọng hát của cô bé mười tuổi này nghe như hai mươi tuổi.
Trong khi sống ở Pittsburgh, Christina đã hát bài Quốc ca Mỹ "The Star-Spangled Banner" trước trận đấu cho đội khúc côn cầu Pittsburgh Penguins, đội bóng bầu dục Pittsburgh Steelers, và đội bóng chày Pittsburgh Pirates, trong đó có cả trận chung kết giải vô địch Stanley năm 1992 khi cô chỉ mới 11 tuổi. Năm 1992, Aguilera tham gia câu lạc bộ The New Mickey Mouse Club của Walt Disney cùng với nhiều ngôi sao nhí khác như Britney Spears, Justin Timberlake, JC Chasez, Rhona Bennett, Ryan Gosling và Keri Russel. Một trong những màn trình diễn đáng nhớ nhất trong thời thơ ấu của Aguilera là ca khúc "I Have Nothing" của Whitney Houston. Kể từ đó, cô có một biệt danh khác mà bạn bè tại câu lạc bộ yêu mến đặt cho là "cô bé diva". Christina tham gia The New Mickey Mouse cho tới khi chương trình kết thúc vào năm 1994. Trong thời gian đó, Aguilera sang Nhật Bản và thu âm bài hát "All I Wanna Do" với ca sĩ Keizo Nakanishi, khi đó cô mới 14 tuổi. Bài hát được phát hành năm 1997. Cùng năm đó, Aguilera trở lại biểu diễn tại Mỹ trong buổi lễ Golden Stag. Năm 1998, Aguilera gửi bản hát thử ca khúc "Run To You" của Whitney Houston đến hãng phim Disney đang cần người thu âm bài hát "Reflection" cho bộ phim hoạt hình Mộc Lan (Mulan, 1998). Bản hát thử đã gây sự chú ý tới Ron Fair, sau này là người đã dìu dắt Aguilera trong suốt sự nghiệp và giúp cô có được hợp đồng với hãng đĩa RCA Records. "Reflection" đã giành được một đề cử Giải Quả cầu vàng cho hạng mục Ca khúc trong phim hay nhất.
1999-2001: Trở thành siêu sao với album Christina Aguilera
Album đầu tay của Aguilera mang tên của chính cô, Christina Aguilera được phát hành ngày 24 tháng 8, năm 1999. Album đạt vị trí quán quân trên bảng xếp hạng Billboard 200 của Mỹ, tiêu thụ được hơn 8 triệu bản tại Mỹ và hơn 17 triệu bản trên toàn thế giới. Christina Aguilera cũng được liệt kê trong danh sách Top 100 Album mọi thời đại bởi Hiệp hội Công nghiệp ghi âm Hoa Kỳ (RIAA) dựa trên doanh số tiêu thụ tại Mỹ. Các đĩa đơn "Genie in a Bottle", "What a Girl Wants" và "Come on Over Baby (All I Want Is You)" đều đứng đầu bảng xếp hạng Billboard Hot 100, còn "I Turn to You" xếp vị trí thứ 3. Điều này khiến cho Aguilera trở thành một trong số ít các nghệ sĩ có nhiều đĩa đơn quán quân bảng xếp hạng Hot 100 từ album đầu tay. Theo các nhạc sĩ sáng tác cho album, Aguilera muốn thể hiện âm vực của mình trong quá trình quảng bá album, cô biểu diễn trên nhiều chương trình truyền hình chỉ với một chiếc dương cầm đệm nhạc. Tại Giải Grammy lần thứ 42, Aguilera có được một đề cử giải Grammy ở hạng mục Trình diễn giọng pop nữ xuất sắc nhất và đoạt một giải Grammy tại hạng mục Nghệ sĩ mới xuất sắc nhất, vượt lên trên cả đối thủ Britney Spears. Sau đó, ngày 30 tháng 1 năm 2000, Christina Aguilera được vinh dự biểu diễn tại giải Super Bowl cùng Enrique Iglesias.
Ngày 12 tháng 9 năm 2000, Aguilera phát hành tiếp album phòng thu thứ hai bằng tiếng Tây Ban Nha mang tựa đề Mi Reflejo (theo nghĩa tiếng Việt có nghĩa là Sự phản chiếu của tôi), bao gồm các phiên bản tiếng Tây Ban Nha cho các bài hát từ album trước, Christina Aguilera và các yếu tố mới. Album đạt vị trí 27 trên bảng xếp hạng Billboard 200 và đạt vị trí quán quân trên Billboard Top Latin Albums và nắm giữ kỷ lục 20 tuần liên tiếp. Tại Giải Latin Grammy năm 2001, Mi Reflejo đã mang về cho cô một giải chiến thắng tại hạng mục Album nhạc pop nữ xuất sắc nhất. Album đạt chứng nhận 6 lần bạch kim tại Mỹ. Theo Rudy Pérez, người đã giúp Aguilera thu âm album tại Miami, Aguilera hơi lúng túng, song cô hiểu được tiếng Tây Ban Nha vì có người cha gốc Ecuador và Pérez nhấn mạch "Khả năng nói tiếng Latin của Aguilera không thể phủ nhận được". Sau đó, Aguilera phát hành tiếp album nhân ngày lễ Giáng sinh: My Kind of Christmas vào ngày 24 tháng 10 năm 2000 và trình diễn đĩa đơn "The Christmas Song (Chestnut Roasting on an Open Fire)" tại Nhà Trắng vào năm đó. Đĩa đơn đó đạt vị trí thứ 18 trên Billboard Hot 100, giúp Aguilera trở thành một trong ba nghệ sĩ làm cho đĩa đơn lọt vào tốp 20 của Hot 100. Album My Kind of Christmas tiêu thụ được 991.000 bản và đạt chứng nhận đĩa bạch kim tại Mỹ. Chuyến lưu diễn đầu tiên của Aguilera, Christina Aguilera: In Concert bắt đầu từ mùa hè năm 2000 và kết thúc năm 2001. Ngoài ra, chuyến lưu diễn đặc biệt mang tên My Reflection được phát sóng trên kênh ABC, được phát hành dưới dạng DVD và chứng nhận vàng tại Mỹ.
Đầu năm 2001, Aguilera và Ricky Martin phát hành đĩa đơn "Nobody Wants to Be Lonely" nằm trong album Sound Loaded của Martin. Đĩa đơn này lọt vào top 5 tại Liên hiệp Anh, Đức và top 20 tại Mỹ. Ngay sau đó, vào tháng 3 năm 2001, Aguilera cùng với Lil' Kim, Mya và Pink đã trình bày lại ca khúc "Lady Marmalade" của LaBelle làm nhạc nền cho phim Moulin Rouge!. "Lady Marmalade" chiếm giữ vị trí quán quân của bảng xếp hạng Billboard Hot 100 5 tuần liên tiếp, đứng vị trí quán quân tại 11 nước và nó cũng đem lại cho bốn nữ ca sĩ một giải Grammy ở hạng mục Hợp tác nhạc pop xuất sắc nhất. Đây cũng là bài hát chỉ được phát sóng radio thành công nhất lịch sử. Tại Giải Video âm nhạc của MTV năm 2001, bài hát này cũng giành được 2 giải ở hạng mục Video của năm và Video nhạc phim xuất sắc nhất. Trong video nhạc của bài này, ngoại hình của Christina được so sánh với Dee Snider - trưởng nhóm nhạc Twisted Sister. Khi lên nhận giải "Video xuất sắc của năm", cô đã nói đùa: "Chắc bộ tóc xù của tôi có hiệu lực rồi."
Tháng 8 năm 2001, hãng thu âm Warlock Records tung ra một album thu thử mà Aguilera thu âm khi mới 15 tuổi có tên là Just Be Free. Aguilera cho rằng đây là một việc làm vi phạm bản quyền và là sự cạnh tranh bất công của hãng Warlock khi phát hành album này. Khi hai hãng thu âm lại thỏa thuận lại, cô đã cho hãng này sử dụng tên tuổi và hình ảnh của cô để quảng bá cho Just Be Free để tránh làm mất uy tín của Warlock Records. Mặc dù trở thành một ngôi sao toàn cầu, song Christina đã không hài lòng về âm nhạc và hình ảnh của cô mà quản lý của cô là Steve Krurtz đã làm. Cô không đồng tình về việc quảng bá hình ảnh cô là một ca sĩ nhạc bubblegum pop, một thể loại nhạc thịnh hành thời bấy giờ theo xu hướng tài chính. Và sau nhiều lần bất đồng quan điểm, cô quyết định chấm dứt hợp đồng với Krurtz và chọn Irving Azoff làm người quản lý mới. Cũng nhờ điều này mà Aguilera có nhiều chuyển biến mới về phong cách và âm nhạc.
2002-2004: Hình ảnh mới với album Stripped
Ngày 29 tháng 10 năm 2002, sau một thời gian dài trì hoãn, album tiếng Anh của Aguilera, Stripped, cũng được phát hành. Stripped tiêu thụ được hơn 330.000 bản tại Mỹ ngay trong tuần đầu tiên, đứng vị trí thứ 2 tại Billboard 200 và Liên hiệp Anh và tiêu thụ 12 triệu bản toàn thế giới. Từ một phong cách nhạc bubblegum pop trong album Christina Aguilera, album Stripped cho ta thấy một phong cách hoàn toàn mới trong âm nhạc của Aguilera. Hầu hết các ca khúc trong Stripped đều do Aguilera là đồng tác giả và lấy cảm hứng từ rất nhiều thể loại như R&B, soul, pop rock và hip hop. Tham gia sản xuất gồm 2 nhà sản xuất chính là Scott Storch và Linda Perry. Cô cũng xuất hiện trên nhiều bìa tạp chí gồm Rolling Stone, Maxim, CosmoGIRL! với những bức ảnh gợi dục thể hiện Aguilera trong tư thế khỏa thân. Đây là thời điểm Aguilera nhuộm tóc đen, dùng biệt danh "Xtina", với khuyên mũi và nhiều hình xăm trên người.
Hình ảnh mới của Aguilera đã làm cô bị chỉ trích tại Mỹ, đặc biệt sau khi video âm nhạc của "Dirrty" được phát hành. Trao đổi với tạp chí People, cô nói, "Bạn có thể thấy rằng tôi là một đứa con gái hư hỏng và đóng một video nhạc rap. Nhưng, nếu bạn để ý kĩ, tôi đang ở vị trí mạnh mẽ và đang kiểm soát được mọi thứ quanh mình". Mặc dù "Dirrty" bị thất bại ở Mỹ, chỉ đạt vị trí 48 trên Billboard Hot 100 và video âm nhạc của "Dirrty" bị chỉ trích nặng nề tại Thái Lan, nhưng "Dirrty" là một đĩa đơn thành công trên thế giới: đạt vị trí quán quân tại Liên hiệp Anh, Ireland và lọt vào tốp 5 của nhiều quốc gia bao gồm Úc, Bỉ và Canada. Ngoài ra, video "Dirrty" rất được yêu thích trên MTV.
Đĩa đơn thứ hai trích từ Stripped, "Beautiful" là một bài hát pha trộn giữa thể loại cổ điển và ballad. Mặc dù được lên kế hoạch là đĩa đơn đầu từ Stripped, song Aguilera lại chọn "Dirrty" để thay thế. Được chứng nhận vàng tại Mỹ, bài hát được sáng tác và sản xuất bởi Linda Perry. Đây là một bài hát thành công vang dội trên toàn thế giới, đạt vị trí quán quân tại rất nhiều quốc gia và đạt vị trí á quân tại Mỹ. Video âm nhạc cho "Beautiful" được đạo diễn bởi Jonas Åkerlund, với nội dung khuyên rằng nên chú ý vào vẻ đẹp nội tâm, không phải vì vẻ bề ngoài hay giới tính. Trong video có xen kẽ cảnh những người đồng tính. "Beautiful" đã mang về cho Christina nhiều giải thưởng, trong đó có giải Grammy ở hạng mục Trình diễn giọng pop nữ xuất sắc nhất vào năm 2004.
Ba đĩa đơn tiếp theo từ Stripped là "Fighter", "Can't Hold Us Down" (hợp tác với Lil' Kim) và "The Voice Within" đều được phát hành vào năm 2003. Mặc dù các đĩa đơn trên không thành công lắm ở Mỹ, song lại khá thành công tại Úc, Ireland và Liên hiệp Anh khi cả ba đĩa đơn đều lọt vào tốp 10 của các quốc gia này. Stripped đã trụ vững trên Billboard 200 đến năm 2004 và đạt chứng nhận 4 lần bạch kim tại Mỹ với 4,3 triệu bản tiêu thụ tại quốc gia này. Điều này giúp Aguilera đứng đầu trong danh sách các nữ ca sĩ thành công nhất năm 2003 của tạp chí Billboard.
Tháng 6 năm 2003, Aguilera tham gia vào chuyến lưu diễn Justified World Tour của Justin Timberlake và sau đó trở thành chuyến lưu diễn Justified/Stripped Tour. Các độc giả của tạp chí Rolling Stones bầu chọn đây chuyến lưu diễn xuất sắc nhất năm 2003. Cũng vào năm đó, Aguilera là người dẫn chương trình cho giải MTV châu Âu 2003 (MTV EMA), là khách mời đặc biệt trong các buổi diễn của nhóm Pussycat Dolls tại Los Angeles và là đồng tác giả của ca khúc "Miss Independent" của Kelly Clarkson.
DVD thu âm trực tiếp đầu tiên của Aguilera, Stripped Live in the U.K. được phát hành vào tháng 11 năm 2004. Trong khi chuyến lưu diễn thành công rực rỡ, một lịch trình lưu diễn mới tại Mỹ dự kiến sẽ thực hiện vào giữa 2004 với chủ đề mới, nhưng nó đã bị hủy do Aguilera bị đau họng. Tại lễ trao giải MTV VMA tháng 8 năm 2003, Aguilera xuất hiện cùng Madonna, Britney Spears và Missy Elliott trình diễn các ca khúc "Like a Virgin" và "Hollywood". Đến gần cuối buổi biểu diễn, Madonna đã "khóa môi" cả Britney lẫn Christina, trở thành một scandal lớn gây chấn động dư luận.
2005-2009: Hình tượng cổ điển với Back to Basics
Sau album Stripped nhiều tai tiếng, Aguilera quyết định tạo cho mình một hình ảnh chín chắn hơn. Cô nhuộm lại mái tóc màu bạch kim, cắt ngắn để trông giống như Marilyn Monroe. Nhiều ý kiến cho rằng Aguilera là người đưa vẻ đẹp quý phái, cổ điển từ những năm 1920-1940 trở lại Hollywood. Sự thay đổi này đã được công chúng nhiệt liệt ủng hộ. Vào cuối năm 2004, Aguilera phát hành 2 đĩa đơn: "Car Wash" (với Missy Elliott) và "Tilt Ya Head Back" (với Nelly). Các đĩa đơn này đều không thành công tại Mỹ nhưng lại xếp hạng khá cao tại các nơi khác (tốp 5 tại Liên hiệp Anh, Úc và New Zealand). Aguilera hợp tác cùng với Herbie Hancock trong đĩa đơn "A Song for You" mang đậm chất nhạc jazz.
Album phòng thu thứ năm của Aguilera có nhan đề Back to Basics phát hành ngày 15 tháng 8 năm 2006. Back to Basics là một thành công lớn, đứng vị trí quán quân trên các bảng xếp hạng tại Mỹ và 12 quốc gia khác, tiêu thụ 346.000 bản ngay tuần đầu tiên tại Mỹ. Tổng cộng, Back to Basics đã tiêu thụ được 1,7 triệu bản chỉ riêng tại Mỹ và 4,5 triệu bản toàn thế giới. Đĩa đơn đầu tiên trích từ album, "Ain't No Other Man" do Aguilera là đồng tác giả và đồng thời là đồng sản xuất. Đây là một thành công lớn, lọt vào tốp 10 của nhiều quốc gia bao gồm Úc, Áo, Canada, New Zealand, Mỹ và Liên hiệp Anh, đạt chứng nhận bạch kim bởi RIAA và tiêu thụ 1,7 triệu bản tại Mỹ. Đây là đĩa đơn kỹ thuật số bán chạy nhất của Aguilera ở Mỹ. Đĩa đơn thứ hai, "Hurt" do Linda Perry, một nhà sản xuất thường xuyên hợp tác với Aguilera, sáng tác và sản xuất. Là một bản nhạc nhẹ kết hợp với các dụng cụ nhạc gồm dương cầm và vĩ cầm, "Hurt" không được xếp hạng cao tại Mỹ song lại rất thành công tại các nơi khác, đặc biệt tại châu Âu: đạt vị trí á quân tại Đức, Hà Lan và quán quân tại Thụy Sĩ. Đĩa đơn thứ ba mang tên "Candyman" cũng tương tự như "Hurt", do Linda Perry đồng sáng tác và sản xuất. "Candyman" lại đặc biệt thành công tại Úc và New Zealand khi đạt vị trí á quân ở cả hai nước này. Hai đĩa đơn tiếp theo, "Slow Down Baby" và "Oh Mother" do không được phát hành tại Mỹ nên không xếp hạng trên Billboard Hot 100.
Cuối năm 2006, Aguilera bắt đầu thực hiện chuyến lưu diễn vòng quanh thế giới mang tên Back to Basics Tour tại châu Âu và sau đó là 41 buổi lưu diễn tại Bắc Mỹ vào đầu năm 2007. Sau đó cô lại tiếp tục lưu diễn ở châu Á và châu Úc, theo dự định sẽ kết thúc ngày 3 tháng 8 năm 2007. Song cô lại hủy hai buổi diễn cuối cùng tại Auckland (New Zealand) do bị bệnh. Back to Basics Tour là chuyến lưu diễn thành công nhất bởi một nữ nghệ sĩ tại Mỹ năm 2007, với doanh thu tổng cộng 90 triệu đô la toàn thế giới, 41,8 triệu đô tại Mỹ và 50 triệu đô tại châu Âu và châu Úc. Chuyến lưu diễn đã giúp cô được các nhà phê bình ưu ái tặng cho cái tên "Một Diva thật sự". Năm tiếp theo, Aguilera phát hành DVD Back to Basics: Live and Down Under. Tại giải Grammy lần thứ 49, Aguilera đoạt một giải Grammy ở hạng mục Trình diễn giọng pop nữ xuất sắc nhất cho bài hát "Ain't No Other Man". Tại lễ trao giải, cô biểu diễn bài "It's a Man's Man's Man's World" để tưởng nhớ James Brown. Tháng 1 năm 2007, tạp chí Forbes xếp hạng Christina Aguilera tại vị trí thứ 19 trong danh sách những người phụ nữ giàu nhất trong làng giải trí thế giới khi sở hữu 60 triệu đô la Mỹ
Để kỉ niệm 10 năm sự nghiệp ca hát, Aguilera phát hành album Keeps Gettin' Better - A Decade of Hits vào ngày 11 tháng 11 năm 2008 trên trang bán hàng trên mạng Target.com, gồm những bài hát thành công trong 3 album trước của cô cùng 2 bài hát mới. "Lady Marmalade" và một vài phiên bản tiếng Tây Ban Nha của các đĩa đơn trước cũng được phát hành trong các phiên bản toàn thế giới. Album sau khi phát hành 1 tuần tiêu thụ hết 161.000 bản và lọt vào Top 10 các bảng xếp hạng album của Mỹ, Liên hiệp Anh, Ireland, Úc và Nhật. Đĩa đơn duy nhất trích từ album, "Keeps Gettin' Better" đã được Aguilera được biểu diễn tại Giải Video âm nhạc của MTV năm 2008. Bài hát chính thức được lên sóng radio vào ngày 22 tháng 9. "Keeps Gettin' Better" ra mắt tại vị trí thứ 7 trên Billboard Hot 100 và cũng là vị trí cao nhất của đĩa đơn này. Đĩa đơn đã tiêu thụ hơn 1,1 triệu bản tại Mỹ, song lại không được cấp chứng nhận tại quốc gia này. Ngày 23 tháng 11 năm 2008, Christina Aguilera mở màn lễ trao Giải thưởng Âm nhạc Mỹ 2008 với 6 ca khúc thành công trong sự nghiệp trong 7 phút. Ngày 3 tháng 12, cô biểu diễn ca khúc "I Love You Porgy" để tưởng nhớ Nina Simone tại buổi hòa nhạc The Grammy Nominations Concert Live. Cuối thập niên 2000, Christina Aguilera được xếp thứ 20 trong số các nghệ sĩ của thập niên trên tạp chí Billboard, vượt qua cả Madonna, Shakira, Green Day và nhiều nghệ sĩ nổi tiếng khác.
2010–11: Bionic, bắt đầu với diễn xuất và The Voice
Album phòng thu thứ sáu của Aguilera, với tên Bionic, được phát hành vào ngày 8 tháng 6 năm 2010. Aguilera đã hợp tác với nhiều nhà sản xuất, gồm Tricky Stewart và Ester Dean, cùng nhạc sĩ sáng tác Linda Perry và Sia Furler bên cạnh nhiều nghệ sĩ khác. Chất liệu nhạc của album gồm những bản nhạc pop hiện đại, và được lấy cảm hứng từ thể loại nhạc electronic và dance. Các single trích từ album, "Not Myself Tonight" và "You Lost Me" đạt vị trí số một trên bảng xếp hạng Billboard Hot Dance Club Play nhưng không thành công ở những nơi khác. Bionic đánh dấu bước tiến của cô vào thể loại nhạc electropop, và nhận nhiều ý kiến khác nhau từ các nhà phê bình. Allison Stewart của tờ The Washington Post mô tả rằng "sự thất vọng lớn nhất" của đĩa hát này là sự thiếu thể hiện chất giọng của Aguilera. Doanh số tiêu thụ Bionic trở nên thấp so với những album trước của cô, với việc bán được 110.000 bản trong tuần đầu tại Mỹ và đạt vị trí thứ ba trên bảng xếp hạng Billboard 200. Album đến nay bán được khoảng 330.000 bản tại nước Mỹ. Không lâu sau khi album phát hành, mọi công việc quảng bá bị ngừng lại và tour diễn được lên kế hoạch từ trước cho album đã bị hủy vì "thời gian tập dượt không đủ".
Vào tháng 11 năm 2010, Aguilera xuất hiện trong bộ phim đầu tay Burlesque và nhận một ngôi sao trên Đại lộ Danh vọng Hollywood. Aguilera diễn vai một cô gái đến từ tỉnh lẻ, có tên Ali Rose, cô gái tìm được tình yêu và sự nghiệp thành công tại một câu lạc bộ thoát y ở Los Angeles. Bộ phim được viết kịch bản và đạo diễn bởi Steve Antin, anh đã tạo ra nhân vật Ali dựa trên hình ảnh Aguilera trong tâm trí. Aguilera thể hiện 8 ca khúc trong album nhạc phim được phát hành ngày 22 tháng 11 năm 2010, và đồng sáng tác một số bài hát cùng những nhà sản xuất và sáng tác âm nhạc: Tricky Stewart, Sia Furler, Samuel Dixon, Linda Perry, Claude Kelly, Danja, và Ron Fair. Hai ca khúc còn lại được hát bởi Cher, cô là bạn diễn của Aguilera trong phim. Album này xuất hiện lần đầu trên bảng xếp hạng Billboard 200 trong top 20 và đã được chứng nhận Đĩa Vàng nhờ tiêu thụ được hơn 779.000 bản trong nước Mỹ, tính đến năm 2019. Các bạn diễn khác của Aguilera còn có Cam Gigandet, Eric Dane, Kristen Bell và Stanley Tucci. Một số nhà phê bình đã khen ngợi phần thể hiện của Aguilera trong phim. Một bài đánh giá trong tạp chí Time viết rằng, "Aguilera có thể không phải là nghệ sĩ bạn yêu thích, nhưng cô ấy gây ấn tượng rất tốt trong phim này. Nếu Ali có thật, cô ấy đã được phát hiện trên American Idol." Mặc dù Burlesque được những nhà phê bình đánh giá khác nhau, bộ phim đã được đề cử Giải Quả cầu vàng cho phim ca nhạc hoặc phim hài hay nhất và giúp Aguilera, nhạc sĩ sáng tác Sia Furler và Samuel Dixon, cùng được đề cử Giải Bài hát nhạc phim hay nhất cho ca khúc "Bound to You". Album nhạc phim cũng giúp Aguilera được đề cử Giải Grammy cho Tác phẩm âm nhạc biên soạn xuất sắc nhất cho phim ảnh. Burlesque đã thu về 90 triệu đô-la trên toàn thế giới.
Aguilera sau đó hợp tác với rapper T.I. thực hiện ca khúc "Castle Walls" trong album No Mercy của anh, và góp mặt trong một tập của series truyền hình Entourage. Tháng 9 năm 2010, Aguilera ly thân với Bratman và nộp đơn xin ly hôn chồng vào tháng 10 năm đó, đồng thời cô yêu cầu chia quyền nuôi con trai chung của họ. Sau khi đạt được thỏa thuận, vụ ly hôn của họ kết thúc vào tháng 4 năm 2011. Giai đoạn này, ngoại hình và đời tư của cô thường bị dư luận soi mói; với một số tin đồn về những hành vi mất kiểm soát. Vào ngày 1 tháng 3 năm 2011, Aguilera bị bắt giữ vì quá say xỉn ở khu vực West Hollywood. Cô được thả tự do sau khi được bảo lãnh và không bị truy tố thêm. Tại giải bóng Super Bowl XLV, Aguilera trình diễn bản quốc ca, "The Star-Spangled Banner", và vô tình hát sai một câu. Sau đó, cô đã xin lỗi và nói rằng: "Tôi chỉ mong rằng mọi người có thể cảm nhận tình yêu của tôi dành cho đất nước này và tinh thần thực sự của bài hát đã được truyền tải." Một tuần sau, Aguilera, cùng với Jennifer Hudson, Martina McBride, Yolanda Adams, và Florence Welch đã mở màn lễ trao giải Grammy 2011 bằng màn trình diễn tưởng nhớ Aretha Franklin.
Aguilera, cùng các đồng nghiệp Adam Levine, Blake Shelton và Cee Lo Green, đã ký hợp đồng làm huấn luyện viên trên phiên bản Mỹ của The Voice. Mùa đầu tiên của chương trình công chiếu vào ngày 26 tháng 4 năm 2011 trên đài NBC, và đã chứng minh được sự thành công. Aguilera sau đó góp giọng trong ca khúc "Moves Like Jagger" của Maroon 5, họ đã trình diễn bài hát này cùng nhau trên The Voice. Nó đã trở thành single đứng đầu bảng xếp hạng Billboard Hot 100 thứ năm của cô, và đạt vị trí thứ hai trên bảng xếp hạng UK Singles Chart của Liên hiệp Anh. Ca khúc đã tiêu thụ hơn 14 triệu bản trên toàn thế giới, trở thành một trong những single bán chạy nhất mọi thời đại. "Moves Like Jagger" đánh dấu lần đầu tiên hai nghệ sĩ từng thắng Giải Grammy cho Nghệ sĩ mới xuất sắc nhất cùng hợp tác trong một bản hit trên bảng xếp hạng Hot 100. Nó còn được đề cử một giải Grammy tại lễ trao giải Grammy 2012.
2012–2017: Lotus, sinh con thứ hai và các dự án truyền hình
Trong quá trình sản xuất album phòng thu thứ bảy Lotus, Aguilera hợp tác với những nhà sản xuất: Alex da Kid, Max Martin, Lucas Secon, Steve Robson, và Shellback, tiếp tục thể loại nhạc electropop trong Bionic. Album được phát hành vào ngày 13 tháng 11 năm 2012, và nhận nhiều ý kiến khác nhau từ các nhà phê bình. Album đứng thứ bảy trên bảng xếp hạng Billboard 200 với việc bán được 73.000 bản tại Mỹ trong tuần đầu, con số thấp so với những album trước đó và còn kém thành công hơn trên thị trường thế giới. Tính đến năm 2019, Lotus đã tiêu thụ được 303.000 bản tại nước Mỹ. Đĩa đơn chính "Your Body" đứng thứ 34 trên bảng xếp hạng Billboard Hot 100, lọt top 10 trên bảng xếp hạng của Canada và Hàn Quốc. "Just a Fool", một bản song ca thể loại country pop với Blake Shelton, đã được phát hành làm đĩa đơn thứ hai của album.
Mặc dù album Lotus không thành công như các album trước, song Christina Aguilera đã có những bước tiến đầy rực rỡ. Tại lễ trao giải ALMA năm 2012, Aguilera được vinh danh với Giải thưởng Thành tựu Đặc biệt vì những thành tựu trong sự nghiệp và công việc từ thiện. Cô cũng thu âm ca khúc tiếng Tây Ban Nha đầu tiên sau một thập niên, có tên "Casa de Mi Padre", đây là bản nhạc phim cho một bộ phim cùng tên với bài hát. Aguilera còn hợp tác với Cee Lo Green trong ca khúc "Baby, It's Cold Outside" trích từ album Cee Lo's Magic Moment của anh, và hợp tác với rapper Pitbull thu âm bài hát "Feel This Moment" trích từ album Global Warming. "Feel This Moment" lọt vào top 10 trên bảng xếp hạng tại nhiều quốc gia và đạt vị trí thứ tám tại Mỹ, bài hát tiêu thụ được hơn 2 triệu bản tại nước này. Aguilera sau đó hợp tác với ca sĩ người Mexico có tên Alejandro Fernández trong bản cover bài hát "Hoy Tengo Ganas de Ti", được phát hành làm ca khúc chủ đạo cho vở nhạc kịch La Tempestad. Sau khi kết thúc mùa thứ ba của The Voice vào tháng 12 năm 2012, Aguilera tạm rời ghế giám khảo và đã trở lại mùa thứ 5 vào tháng 9 năm 2013. Trong quá trình sản xuất mùa thứ 5, Aguilera góp giọng trong album nhạc phim The Hunger Games: Catching Fire, qua bài hát "We Remain". Aguilera đã cộng tác cùng nhóm A Great Big World trong ca khúc "Say Something", sau khi cô nghe được bản solo của nhóm. Bài hát được thu âm lại với sự góp giọng của Aguilera và được phát hành làm single chủ đạo cho album Is There Anybody Out There? của nhóm. "Say Something" lọt vào top 10 trên bảng xếp hạng ở nhiều nước và đạt vị trí thứ tư trên bảng xếp hạng của Mỹ, trở thành ca khúc thứ 11 của Aguilera lọt vào top 10 trên bảng xếp hạng Billboard Hot 100. "Say Something" cũng mang lại cho Aguilera giải Grammy thứ 5 trong sự nghiệp.
Sau đó, Aguilera hợp tác với Lady Gaga trong bản remix bài hát "Do What U Want". Tháng 2 năm 2014, cô thông báo đã đính hôn với Matthew Rutler, cô bắt đầu hẹn hò anh vào cuối năm 2010 sau khi gặp gỡ nhau trên phim trường Burlesque. Ít lâu sau thông báo đính hôn, Aguilera cho biết cô đang mang thai đứa con thứ hai. Aguilera còn tiết lộ rằng cô đang thực hiện album phòng thu thứ tám.
Aguilera đã đóng vai ca sĩ Jade St. John, một ca sĩ nhạc pop cố gắng mạo hiểm với âm nhạc đồng quê, trong phần thứ ba của loạt phim truyền hình âm nhạc ABC vào tháng 4 năm 2015. Cô và Rutler, đóng vai trò nhà sản xuất điều hành cho một chương trình trò chơi âm nhạc Track, được phát sóng trên Spike TV vào tháng 3 năm 2016. Aguilera đã thu âm một bài hát có tựa đề "Change", mà cô dành riêng cho các nạn nhân của vụ nổ súng tại hộp đêm Orlando năm 2016 cũng như Christina Grimmie, người đã bị bắn chết ở Orlando một ngày trước vụ bắn hộp đêm. Các thủ tục tố tụng đã được quyên góp cho Quỹ từ thiện quốc gia để mang lại lợi ích cho gia đình nạn nhân. Các tác phẩm khác của cô bao gồm thu âm một bài hát vũ trường có tựa đề "Telepathy" với Nile Rodgers cho nhạc phim của loạt phim phát sóng trên Netflix The Get Down (2016), cô cũng tham gia làm diễn viên lồng tiếng cho The Emoji Movie (2017) và đóng vai phụ trong bộ phim khoa học viễn tưởng lãng mạn Zoe (2018).
2018–nay: Liberation và các tour diễn
Aguilera bắt đầu thực hiện album tiếp theo của mình vào mùa hè năm 2015. Trước khi album phát hành, hai single đã được ra mắt: "Accelerate" với Ty Dolla Sign và "Fall In Line" kết hợp với Demi Lovato. Album có tựa đề Liberation, được phát hành vào ngày 15 tháng 6 năm 2018, đã nhận được nhiều đánh giá tích cực. Aguilera đã kết hợp chặt chẽ giữa R&B và hip hop trong album để thể hiện mong muốn tự do khỏi cái mà cô mô tả là "bánh xe hamster lăn không ngừng", một phép ẩn dụ ám chỉ chương trình The Voice. Liberation xuất hiện ở vị trí thứ sáu trên bảng xếp hạng Billboard 200, trở thành album thứ bảy của Aguilera lọt vào top 10. Tại lễ trao giải Grammy thường niên lần thứ 61, "Fall in Line" đã được đề cử giải "Trình diễn song tấu hoặc nhóm nhạc pop xuất sắc nhất" và ca khúc "Like I Do" hợp tác với GoldLink thì được đề cử giải "Trình diễn Rap/Hát xuất sắc nhất".
Để quảng bá Liberation, Aguilera bắt đầu chuyến lưu diễn ở Mỹ, Liberation Tour diễn ra từ tháng 9 đến tháng 11 năm 2018, và một chuyến lưu diễn châu Âu The X Tour, diễn ra từ tháng 7 đến tháng 11 năm 2019. Cô cũng đã tổ chức The Xperience, một hình thức concert định cư dài hạn tại Nhà hát Zappos ở Las Vegas bắt đầu vào tháng 5 năm 2019. Năm 2019, Aguilera nhận được giải thưởng Huyền thoại Disney vì những đóng góp đáng kể của cô cho di sản Disney. Vào tháng 10 năm 2019, Aguilera phát hành bài hát "Haunted Heart" trích từ nhạc phim của bộ phim hoạt hình máy tính Addams Family. Ngày 6 tháng 3 năm 2020, Aguilera tiếp tục cho ra bài hát "Loyalty Brave True" dưới dạng single quảng cáo cho bản live-action của phim Mulan.
Phong cách âm nhạc
Giọng hát
Aguilera sở hữu chất giọng soprano, là một loại giọng nữ cao rất hay được sử dụng trong các vở nhạc kịch opera, có âm vực cao nhất trong tất cả các loại giọng. Với âm vực trải dài 4 quãng tám từ nốt C3 đến C7, khi cô hát bằng giọng ngực lên đến quãng 5, ta có thể nghe được chất thô ráp và khàn đặc trưng. Với một chất giọng tuyệt vời như thế, Christina thường xuyên nhận được những lời khen ngợi từ phía phê bình và các đồng nghiệp. Trong khi thực hiện album Back to Basics, DJ Premier cho biết: "Cô ấy biết thế nào là âm nhạc và ca hát thực sự. Cô nàng hát được rất nhiều nốt và ca rất khỏe. Phổi cô thật đáng kinh ngạc.". Trong chương trình All Eyes on Christina Aguilera phỏng vấn Aguilera trên MTV, John Norris (người dẫn chương trình) nói Aguilera "có thể hát lên đến 4 quãng 8 (C3-C7)". Aguilera cũng đứng đầu trong danh sách Top 100 ca sĩ hát nhạc pop tốt nhất của tạp chí COVE với số điểm 50/50. Ngoài ra Aguilera cũng xếp vị trí thứ 5 trong số 22 giọng ca hay nhất mọi thời đại của MTV đã giúp kiểm chứng giọng ca tuyệt vời của cô. Màn trình diễn bài hát "It's a Man's Man's Man's World" tại Giải Grammy lần thứ 49 (2007) được xếp thứ 3 trong danh sách Các màn trình diễn hay nhất mọi thời đại tại Grammy, sau phần trình diễn "My Heart Will Go On" của Céline Dion và "American Idiot" của nhóm nhạc Green Day. Christina cũng được tạp chí danh tiếng Rolling Stone xếp thứ 58 trong danh sách 100 ca sĩ vĩ đại nhất mọi thời đại, cô cũng là ca sĩ trẻ nhất trong danh sách. Diva Céline Dion từng nói "Christina có thể là ca sĩ tuyệt nhất thế giới." Dion cũng bình luận, "Lần đầu tiên nghe Christina Aguilera hát, tôi đã bị thổi bay đi. Tôi yêu cách hát của cô ấy. Chất giọng cô ấy thật đẹp và mạnh mẽ, nhưng cũng đầy cảm xúc — và một cách nghiêm túc, tôi nghĩ cô ấy là hoàn hảo." Whitney Houston đã khen ngợi Christina "là người duy nhất mà tôi thích trong ngành âm nhạc đương đại." Bạn thuở ấu thơ Justin Timberlake từng nhận xét về Christina, "Thật phi thường [...] Ngay từ bé chúng tôi đều biết cô ấy có thể là ai nếu cô ấy muốn." Adam Lambert thì nhận xét, "Không ai có thể hát như Xtina [Christina]." Adam Levine của Maroon 5 khen ngợi cách truyền đạt bài hát "Moves Like Jagger" của Aguilera do ban nhạc cùng cô biểu diẽn. Ngay cả các đối thủ của cô cũng phải công nhận Christina Aguilera là "giọng ca của thời đại", một nghệ sĩ blue-eyed soul và là một diva trẻ. Từ lần đầu tiên ra mắt công chúng năm 1999, Christina đã được so sánh với Mariah Carey và Whitney Houston. Tuy nhiên, một số ý kiến cho rằng Aguilera thường hay gằn giọng và xử lý bài hát một cách quá lố.
Phong cách âm nhạc
Chủ đề trong âm nhạc của Christina thường nói về tình yêu, ngoài ra còn nói về duy linh, nữ quyền và thể hiện tâm trạng buồn đau. Cô cũng viết về tuổi thơ bị ngược đãi của mình trong một vài đĩa nhạc (như "I'm OK" trong Stripped hay "Oh Mother" trong Back to Basics). Aguilera thú nhận cô thấy cần chia sẻ những cảm giác yếu đuối và mặt tiêu cực trong cuộc sống của mình "để những người cùng hoàn cảnh với tôi không cảm thấy cô đơn". Hầu hết các bài hát đều được thể hiện bởi giọng hát cao và khỏe của Christina, ngoài ra đôi khi cô cũng hát giọng gió và nhẹ nhàng. Aguilera nói: "Tôi thường muốn thử những điều mới lạ. Nhưng âm nhạc luôn là điều mà tôi yêu thích, là nơi để tôi trốn thoát sự đời. Tôi đặt toàn bộ năng lượng và tập trung vào nó. Nó sẽ cho bạn rất nhiều trải nghiệm đáng quý." Aguilera còn nói rằng, "Tôi không quan trọng hóa nhiều về vị trí trên các bảng xếp hạng."
Cô cũng rất thường xuyên thay đổi phong cách âm nhạc trong các album. Album phòng thu đầu tay của cô, Christina Aguilera (1999) là một album mang đậm chất nhạc bubblegum pop. Năm 2001, cô lột xác trong Stripped với rất nhiều thể loại nhạc: soul, metal, R&B, hip-hop, rock và tất cả đều rất thành công. Album Back to Basics năm 2006 gồm một vài ca khúc không có yếu tố pop mà thay vào đó là swing jazz và big band nên được so sánh với album I'm Breathless của Madonna và phim nhạc kịch Carabet. Album nhạc phim cho bộ phim đầu tiên mà Aguilera đóng vai chính, Burlesque (2010), do Aguilera là đồng tác giả và đồng sản xuất, được các nhà phê bình so sánh với album Back to Basics. Sau khi sinh con trai đầu lòng, năm 2010, album phòng thu Bionic của cô mang một phong cách hoàn toàn mới với yếu tố nhạc điện tử được thể hiện rõ rệt trong các bài hát, trong đó có "Not Myself Tonight". Album mới nhất của Aguilera, Lotus được phát hành vào tháng 11 năm 2012. Theo Christina Aguilera, Lotus như là sự tái sinh của cô. Album chứa đựng tất cả những điều mà cô đã trải qua trong quá khứ. Phong cách ngoại hình và biểu diễn của cô trong từng album cũng rất khác, do đó một biệt hiệu nữa của cô đó là "Nữ hoàng của Sự đổi mới" ("Queen of Reinvention").
Ảnh hưởng
Thần tượng có ảnh hưởng lớn nhất đến Aguilera là ca sĩ nhạc blues Etta James, với bài hát cổ điển, "At Last" đã được cô hát lại rất nhiều lần. Aguilera nói, "Etta là ca sĩ tôi yêu thích nhất mọi thời đại. Tôi đã từng nói thế 7 năm trước - kể từ khi tôi ghi âm bản thu âm đầu tiên. Tôi có thể kể tên tất cả những bài hát cũ của Etta, lớn lên cùng với chúng". Đối với Aguilera, "Etta chính là nữ hoàng". Cô đã được vinh dự được chọn làm ca sĩ hát lại "At Last" ở đám tang của Etta James vào tháng 1 năm 2012. Trước buổi biểu diễn, Aguilera đã nói rằng, "Lời bài hát của ca khúc này đã khiến tôi tìm được ước mơ mà mình hằng mong ước, và Etta James đã giúp tôi." Đa số các bài hát trong album Back to Basics của cô tỏ lòng kính trọng với James và các ca sĩ nhạc pop những năm 1950. Trong bài hát "Slow Down Baby", Aguilera đã sử dụng đoạn nhạc mẫu một bài hát của ban nhạc huyền thoại Gladys Knight & the Pips. Aguilera cũng nói rằng Mariah Carey là một ca sĩ khác có ảnh hưởng tới cô. Theo Pier Dominguez, Aguilera nói rằng đĩa đơn đầu tay của Carey, "Vision of Love" (1990) đã có ảnh hưởng sâu sắc tới phong cách biểu diễn của Christina. Aguilera cũng nêu tên Madonna và Janet Jackson là hai nguồn cảm hứng cho cô "là hai người phụ nữ can đảm và mạnh mẽ, dám thể hiện tất cả những thứ gì họ muốn, mặc cho đó là ác cảm, như thể họ không sợ hãi gì cả." Các nghệ sĩ âm nhạc có ảnh hưởng khác tới Christina bao gồm Aretha Franklin, Whitney Houston và Nina Simone.
Cô nói "Thời Hoàng kim của Hollywood" cũng là một nguồn cảm hứng khác: "Tôi đang tìm hiểu Marlene Dietrich, Marilyn Monroe, Carole Lombard, Greta Garbo, Veronica Lake". Điển hình là khi album Back to Basics phát hành năm 2006, cô đã cắt ngắn tóc và nhuộm màu bạch kim để giống với Marilyn Monroe. Nhiều ý kiến cho rằng thời điểm Back to Basics phát hành là thời gian Aguilera mang lại vẻ quý phái cổ điển từ thập niên 1920-1940 trở lại Hollywood. Trong video "Ain't No Other Man", Aguilera đã hóa thân thành Baby Jane, nhân vật trong bộ phim What Ever Happened to Baby Jane? năm 1962. Ca khúc "Candyman" được Linda Perry cùng Aguilera sáng tác trên nền nhạc của bài hát "Boogie Woogie Bugle Boy" năm 1941.
Bên cạnh đó, Aguilera rất yêu thích các biểu tượng về văn hóa như Nico, Debbie Harry và các nghệ sĩ Roy Lichtenstein, Andy Warhol. Cô cũng là một người hâm mộ nghệ sĩ graffiti Banksy. Năm 2006, cô từng mua 3 tác phẩm của anh trong một buổi triển lãm riêng, trong đó có một bức họa Nữ hoàng Victoria trong tư thế quan hệ đồng tính với một cô gái điếm. Về điện ảnh, cô hâm mộ Angelina Jolie và bạn diễn Cher trong Burlesque. Ngoài ra, thời trang cũng đóng vai trò không nhỏ trong việc tạo dựng hình tượng của Aguilera, cô đặc biệt yêu thích các nhà thiết kế Roberto Cavalli, John Galliano, Marc Jacobs, Donatella Versace, và Alexander McQueen, cô từng mặc trang phục do họ thiết kế nhiều lần trong sự nghiệp âm nhạc của mình.
Đời tư
Aguilera bắt đầu hẹn hò với nhà sản xuất thu âm Jordan Bratman - một người Mỹ gốc Do Thái từ năm 2002. Ba năm sau, họ đính hôn vào ngày 19 tháng 11 năm 2005, Aguilera và Bratman chính thức kết hôn tại Vườn nho của Gia đình Staglin thuộc thung lũng Napa (California). Đôi uyên ương này đã lưu lại trong một ngôi nhà ở miền nông thôn ở Auberge du Soleil với giá 3.500 đô la Mỹ/đêm thay cho tuần trăng mật. Trong ngày cưới, Aguilera mặc bộ váy cưới của hãng Christian Lacroix thiết kế theo phong cách Tây Ban Nha và nhận được sự trầm trồ khen ngợi của hơn 150 vị khách mời. Tổng chi phí đám cưới của cô tiêu tốn hết khoảng 2 triệu đô la Mỹ. Năm 2008, gia đình Bratman đã chào đón một thành viên mới - cậu bé Max Liron Bratman ra đời vào ngày 12 tháng 1 năm 2008 với cân nặng gần 2,8 kg. Để chào mừng sự kiện này, Aguilera đã thực hiện video cho ca khúc "Save Me from Myself" trích từ Back to Basics và cho phát chính thức trên trang web của mình như một lời cảm ơn những người hâm mộ đã ủng hộ cô trong suốt thời gian qua. Video tuy đơn giản nhưng chân thực và giàu cảm xúc khi lồng ghép những đoạn phim đám cưới của Aguilera và Bratman. Tạp chí People đã phải mất 1,5 triệu USD để có được những bức ảnh của 2 mẹ con. Tên Max trong tiếng Latin cùng Liron trong tiếng Hebrew được dịch là "Bài hát tuyệt vời nhất của tôi".
Sau 5 năm chung sống hạnh phúc, cuối năm 2010, Christina xác nhận vợ chồng cô sống ly thân, cô nói: "Mặc dù Jordan và tôi ly thân, tình yêu chúng tôi dành cho Max (con trai họ) vẫn luôn hằng mãnh liệt." Ngày 14 tháng 10 năm 2010, cô nộp đơn ly hôn. Sau 6 tháng, vụ ly hôn đã kết thúc êm đẹp.
Năm 2010, Aguilera hẹn hò với Matthew Rutler - trợ lý riêng của cô khi thực hiện bộ phim Burlesque. Vào dịp Valentine năm 2014, Aguilera đã đính hôn với Rutler. Họ đã có một con gái với nhau tên là Summer Rain Rutler.
Hoạt động xã hội
Trong sự nghiệp, Aguilera cũng tham gia nhiều hoạt động từ thiện. Cô đã ký một bức thư của PETA tới chính phủ Hàn Quốc yêu cầu quốc gia này ngừng việc giết chó để lấy thức ăn. Trong chuyến lưu diễn năm 2007, Aguilera đã đeo chiếc khăn choàng làm từ lông thú thật được thiết kế bởi Roberto Cavalli mà không hay biết. Khi phát hiện, Aguilera đã vô cùng thất vọng và nói, "Từ trước tới giờ tôi chỉ mặc lông thú giả mà thôi." Sau đó, Aguilera lập tức tham gia các tổ chức môi trường phi lợi nhuận gồm Tổ chức Bảo tồn Quốc tế, Oceana, Hội đồng Bảo vệ Tài nguyên thiên nhiên và Hội Bảo tồn Công viên Trung tâm. Cô cũng là người ủng hộ các tổ chức như Tổ chức Bảo vệ Cuộc sống hoang dã (Defender of Wildlife), Tìm trẻ lạc (Missing Kids), Tổ chức Quốc tế về Ung thư vú, Quỹ Nhiên cứu về Bệnh ung của Phụ nữ và Học viện Tìm hiểu về Bệnh ung thư của Phụ nữ Cedars-Sinai. Cô còn tham gia chiến dịch vận động của nhiếp ảnh gia Brie Childers với mục đích giúp phụ nữ cảm thấy đẹp và tự tin hơn về bản thân. Aguilera còn là người đóng góp chủ yếu cho quỹ Trung tâm và Nơi ở của Phụ nữ tại Pittsburgh (Women's Center & Shelter of Greater Pittsburgh) của quê hương cô, Pittsburgh. Theo thống kê trên trang web chính thức của cô, Aguilera đã quyên góp cho quỹ 200.000 đô la Mỹ. Ngoài ra, cô cũng quyên góp cho 2 tổ chức nữa là Liên minh Phòng chống Bạo lực Gia đình (Coalition Against Domestic Violence) và Refuge UK. Kể từ đó Aguilera cộng tác cùng chương trình TV Lifetime Television với khẩu hiệu 'Chấm dứt bạo lực với phụ nữ'. Khẩu hiệu này được tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện truyền thông và tour lưu diễn của cô năm 2007.
Aguilera cũng là người ủng hộ cho hiệp hội LGBT (hội của những người đồng giới hoặc song tính). Vì vậy cô đã được vinh danh tại giải thưởng GLAAD Award vì sử dụng những hình ảnh về người đồng tính trong video âm nhạc của "Beautiful". Khi nhận giải, Aguilera đã phát biểu, "Video của tôi cho thấy rằng những người đồng tính thật sự đẹp đẽ và cao quý, mặc dù sự kỳ thị với họ vẫn đang tồn tại." Năm 2005, cô xuất hiện trong album Love Rocks nhằm ủng hộ quyền con người và ủng hộ những người đồng tính. Năm 2008, cô phản đối việc các quan chức tại tiểu bang California cấm đoán hôn nhân đồng tính. Năm 2011, Christina được vinh danh trên Đại lộ Danh vọng Đồng tính (Gay Walk of Fame) của quán bar nổi tiếng The Abbey vì những hành động ủng hộ cho LGBT của cô. Cô là người đầu tiên được vinh danh trên đại lộ này. Cô cũng tuyên truyền và đóng góp cho các tổ chức chống lại căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS. Tháng 11 năm 2001, Christina Aguilera tham gia cùng nhiều nghệ sĩ danh tiếng khác như Usher, Gwen Stefani, Alicia Keys... đã hát lại ca khúc "What's Going On" của Marvin Gaye để tuyên truyền về AIDS. Sau đó, cô còn tham gia nhiều hoạt động khác về việc chiến đấu chống lại căn bệnh thế kỉ này. Huyền thoại Elton John cũng góp sức với cô trong công việc đó.
Trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2004, Aguilera chụp một bức ảnh khá ấn tượng mang tên "Declare Yourself" (hãy tự mình bày tỏ) để tuyên truyền khẩu hiệu: "Chỉ bạn mới có quyền làm mình im lặng". Cô cũng xuất hiện trong show truyền hình nổi tiếng The Oprah Winfrey Show để bàn luận về tầm quan trọng của việc bầu cử. Cuối năm 2007, Aguilera trở thành người phát ngôn cho tổ chức "Rock the Vote". Cô đã tổ chức một bữa tiệc và thúc giục thế hệ trẻ bầu cử tổng thống Mỹ 2008.
Tháng 11 năm 2005, toàn bộ số tiền thu được từ đám cưới của Aguilera được cô quyên góp cho nạn nhân bão Katrina. Trong năm đó cô còn biểu diễn tại buổi hòa nhạc "United of the Star" của tổ chức cứu trợ nhân đạo chống lại nạn đói ở tại Johannesburg, Nam Phi và tòa cao ốc Coca-Cola cho quỹ trẻ em của tổng thống Nelson Mandela. Tháng 3 năm 2007, cô đã hát lại ca khúc "Mother" của John Lennon trong album Instant Karma: The Amnesty International Campaign to Save Darfur phát hành tháng 6 năm 2007 để kêu gọi chấm dứt nạn diệt chủng ở Darfur. Năm 2008, cô tham gia biểu diễn ở buổi hòa nhạc từ thiện London's Africa Rising tại đại sảnh Royal Albert để kêu gọi sự chú ý về những vấn nạn ở châu Phi. Sau đó, cô xuất hiện trên phiên bản gameshow Deal or No Deal ở Thổ Nhĩ Kỳ (phiên bản ở Việt Nam là Đi tìm ẩn số trên HTV7) thắng được 180 ngàn đô và tặng hết số tiền cho các trẻ em mồ côi.
Năm 2009, Christina trở thành phát ngôn viên và xuất hiện trong các mẩu quảng cáo tuyên truyền cho World Hunger Relief (Tổ chức cứu đói thế giới). Vợ chồng Christina đã lặn lội tới Guatemala cùng Chương trình Lương thực Thế giới để kêu gọi mọi người về tỷ lệ thiếu ăn cao tại đất nước này. Cô gặp gỡ người dân trong làng được Chương trình này hỗ trợ. Aguilera nói: "Những người trong Chương trình lương thực này đã làm một việc hết sức ý nghĩa, giúp đỡ các bà mẹ cùng con nhỏ thiếu thốn. Tôi thấy thật biết ơn vì được là một phần của dự án tuyệt vời này." Cuối năm 2009, cô được vinh danh cùng nhiều phụ nữ khác trong ngành giải trí tại bữa tiệc hằng năm "Sức mạnh của phụ nữ" do Variety tổ chức vì công việc từ thiện của họ. Christina còn góp tay ký tên vào chiếc xe Chrysler 300 để bán đấu giá gây quỹ ủng hộ các nạn nhân trong thảm họa động đất ở Haiti. Cô cũng là một trong nhiều nghệ sĩ biểu diễn trên chương trình từ thiện Hope for Haiti now ngày 22 tháng 1 năm 2010. Sau đó, cô cùng vận động viên quyền Anh huyền thoại Muhammad Ali xuất hiện trên quảng cáo của Tổ chức cứu đói thế giới để gây quỹ cho Chương trình lương thực của Liên hiệp quốc, nhằm tiếp tế thực phẩm cho những nạn nhân sống sót sau vụ động đất. Cô thậm chí còn đích thân đến tận nơi để thăm các em nhỏ ở Haiti.
Ngày 1 tháng 5 năm 2011, Aguilera tham gia buổi hòa nhạc Mary J. Blige Honors để gây quỹ học bổng cho những phụ nữ hiếu học. Sau đó, cô tiếp tục tham gia quay một đoạn video quảng cáo cho chiến dịch "Yum! Brands World Hunger Relief" của "Tổ chức cứu đói thế giới" được truyền đi ở các quán ăn KFC, Pizza Hut và Taco Bell để thu hút sự chú ý của mọi người nhằm gây quỹ cứu đói cho các trẻ em trên thế giới. Năm 2012, Aguilera được Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Hillary Clinton trao tặng Giải thưởng Noi gương theo George McGovern vì những đóng góp to lớn cho Tổ chức cứu đói thế giới.
Các công việc kinh doanh khác
Di sản
Tính đến năm 2018, Aguilera đã bán được hơn 75 triệu bản album và đĩa đơn trên toàn thế giới. Các sản phẩm âm nhạc của Aguilera đã mang về cho cô nhiều giải thưởng cao quý, trong đó có năm giải Grammy. Nhiều nghệ sĩ đã nói rằng họ được truyền cảm hứng từ Aguilera, bao gồm Ariana Grande, Tinashe, Lady Gaga, Sam Smith và Lauren Jauregui cùng nhiều người khác. Sự nghiệp của cô cũng đã truyền cảm hứng cho một số vận động viên, bao gồm cả vận động viên trượt băng nghệ thuật người Mỹ Johnny Weir và vận động viên bơi lội người Mỹ Dana Vollmer.
Việc Aguilera sử dụng hình ảnh gợi cảm đã thúc đẩy nhiều cuộc thảo luận công khai về tình dục và nữ quyền. Rhiannon Lucy Cosslett, người đồng sáng lập The Vagenda, cho rằng những điệu nhảy khiêu gợi trong các video âm nhạc của Aguilera là "sức mạnh". Aguilera cũng được biết đến với tầm ảnh hưởng lớn tới truyền hình và video âm nhạc; vào năm 2012, Jon Caramanica của The New York Times nhận xét rằng Aguilera "sẽ được nhớ đến với vẻ đẹp quyến rũ của cô ấy, tai tiếng trong dòng nhạc femme-pop và chất giọng đậm chất Brobdingnag của cô ấy, và... là người gần như định hình lại thực tế những cuộc thi âm nhạc". Cô được VH1 coi là một trong những nghệ sĩ nữ vĩ đại nhất của kỷ nguyên video âm nhạc.
Vào tháng 11 năm 2008, Rolling Stone xếp Aguilera ở vị trí thứ 58 trong danh sách 100 ca sĩ vĩ đại nhất mọi thời đại. Tháng 11 năm 2010, Aguilera được vinh danh một ngôi sao trên Đại lộ Danh vọng Hollywood. Vào tháng 10 năm 2012, trang phục biểu diễn và bộ sưu tập video âm nhạc của Aguilera đã được đưa vào triển lãm "Women Who Rock" của Bảo tàng Quốc gia về Phụ nữ trong Nghệ thuật. Cùng năm đó, VH1 vinh danh Aguilera là nghệ sĩ nữ vĩ đại thứ tám trong ngành công nghiệp âm nhạc. Năm 2013, Aguilera là một trong 100 người có ảnh hưởng nhất trên thế giới của Time. Celine Dion đã viết: "Không nghi ngờ gì nữa, [Aguilera] là một trong những nghệ sĩ tài năng nhất thế giới mà tôi từng chứng kiến và nghe thấy, và tôi nghĩ cô ấy sẽ tiếp tục khiến chúng ta phải kinh ngạc trong nhiều năm tiếp theo".
Danh sách đĩa nhạc
Christina Aguilera (1999)
Mi Reflejo (2000)
My Kind of Christmas (2000)
Stripped (2002)
Back to Basics (2006)
Bionic (2010)
Lotus (2012)
Liberation (2018)
Phim điện ảnh và truyền hình
Chú thích
Liên kết ngoài
của Christina Aguilera
Christina Aguilera trên Spotify
Sinh năm 1980
Người đoạt giải Grammy
Người đoạt giải BRIT
Nhân vật còn sống
Ca sĩ nhạc jazz
Nữ diễn viên đến từ thành phố New York
Nữ diễn viên Mỹ thế kỷ 20
Nữ diễn viên Mỹ thế kỷ 21
Nữ diễn viên sân khấu Mỹ
Nữ diễn viên truyền hình Mỹ
Người đoạt giải World Music Awards
Nữ diễn viên điện ảnh Mỹ
Người Mỹ gốc Anh
Người đoạt giải Ivor Novello
Đồng đạo diễn video âm nhạc
Ca sĩ Mỹ thế kỷ 20
Ca sĩ Mỹ thế kỷ 21
Nhạc sĩ nhạc dance Mỹ
Nữ ca sĩ nhạc pop Mỹ
Người Mỹ gốc Đức
Người Mỹ gốc Ireland
Nhạc sĩ nhạc pop thiếu nhi
Nhà hoạt động quyền LGBT Mỹ
Nghệ sĩ của RCA Records
Nghệ sĩ của Sony BMG
Người Mỹ gốc Hà Lan
Nữ hoạt động xã hội người Mỹ
Nữ vũ công Mỹ
Nhạc sĩ theo chủ nghĩa nữ giới
Nhà hoạt động xã hội HIV/AIDS
Người Đảo Staten
Ca sĩ Thành phố New York
Ca sĩ Pennsylvania
Nữ ca sĩ thế kỷ 21
Ca sĩ nhạc pop Mỹ
Nữ diễn viên Los Angeles
Ca sĩ thiếu nhi Mỹ
Ca sĩ Los Angeles
Ca sĩ nhạc R&B
Nhà sản xuất thu âm Mỹ |
801927 | https://vi.wikipedia.org/wiki/T%C3%BA%20c%E1%BA%A7u%20l%C3%A1%20to | Tú cầu lá to | Cây tú cầu hay tú cầu lá to, cẩm tú cầu, bát tiên (danh pháp hai phần: Hydrangea macrophylla) là loài tú cầu bản địa Nhật Bản. Nó được trồng rộng rãi ở nhiều nơi trên thế giới ở nhiều điều kiện khí hậu khác nhau.
Hydrangea macrophylla có hoa màu hoặc hồng, xanh da trời, tím, phụ thuộc vào độ pH và lượng nhôm hấp thụ vào cây. Thời kỳ ra hoa ở Nhật Bản là từ tháng 6 đến tháng 8.
Hình ảnh
Chú thích
Tham khảo
Liên kết ngoài
M
Thực vật Nhật Bản
Cây bụi
Thực vật vườn châu Á |
664805 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Tayrona%20blenny | Tayrona blenny | The tayrona blenny (Coralliozetus tayrona) là một loài cá thuộc họ Chaenopsidae. Nó là loài đặc hữu của Colombia.
Nguồn
Acero, A. 1996. Coralliozetus tayrona. 2006 IUCN Red List of Threatened Species. Truy cập ngày 4 tháng 8 năm 2007.
Tham khảo
Động vật Colombia
Coralliozetus
Cá Colombia |
927216 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Oides%20fruhstorferi | Oides fruhstorferi | Oides fruhstorferi là một loài bọ cánh cứng trong họ Chrysomelidae. Loài này được Vachon miêu tả khoa học năm 1980.
Chú thích
Tham khảo
Oides |
595520 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Bohemannia | Bohemannia | Bohemannia là một chi bướm đêm thuộc họ Nepticulidae.
Các loài
Bohemannia auriciliella (Joannis, 1908)
Bohemannia manschurella Puplesis, 1984
Bohemannia nipponicella Hirano, 2010
Bohemannia nubila Puplesis, 1985
Bohemannia pulverosella (Stainton, 1849)
Bohemannia quadrimaculella (Boheman, 1853)
Bohemannia suiphunella Puplesis, 1984
Bohemannia ussuriella Puplesis, 1984
Tham khảo
Liên kết ngoài
Fauna Europaea
Trifurculini |
474856 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Yamashita%20Yasuhiro | Yamashita Yasuhiro | (sinh ngày 1 tháng 6 năm 1957) là một trong những đấu thủ judo thành công nhất mọi thời đại. Ông hiện đang làm người hướng dẫn hoặc cố vấn cho một số tổ chức, kể cả trường Đại học Tokai, Liên đoàn Judo Quốc tế, và các Liên đoàn Judo toàn Nhật Bản. Ông đã thôi thi đấu judo từ ngày 17 tháng 6 năm 1985 sau khi đã có một sự nghiệp đáng kể, nơi ông đã giành được năm huy chương vàng trong cuộc thi đấu quốc tế và đánh dấu 203 chiến thắng liên tiếp (với 7 trận hòa) cho đến khi ông rút lui khỏi sàn đấu. Ông đã nhận được giải thưởng Danh dự quốc gia Nhật Bản ngày 9 tháng 10 năm 1984.
Tham khảo
Liên kết ngoài
Website chính thức
Video Yamashita Yasuhiro (judovision.org)
Vận động viên judo Nhật
Nhân vật còn sống
Người Kumamoto |
931234 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Trichomimastra%20piceipennis | Trichomimastra piceipennis | Trichomimastra piceipennis là một loài bọ cánh cứng trong họ Chrysomelidae. Loài này được Laboissiere miêu tả khoa học năm 1929.
Chú thích
Tham khảo
Trichomimastra |
230248 | https://vi.wikipedia.org/wiki/T%C3%A2y%2C%20Trung%20S%C6%A1n | Tây, Trung Sơn | Tây (chữ Hán giản thể: 西区, âm Hán Việt: Tây khu) là một quận thuộc địa cấp thị Trung Sơn, tỉnh Quảng Đông, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Khu Tây có diện tích 26,7 km², dân số thường trú 60.000 người. Khu Tây nằm ở trung bộ của Trung Sơn, có GDP năm 2005 là 2,4 tỷ nhân dân tệ.
Tham khảo
Liên kết ngoài
Biện sự xứ Tây trên trang web của Trung Sơn
Nhai đạo, hương và trấn Quảng Đông
Trung Sơn |
318329 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Le%20Puid | Le Puid | Le Puid là một xã, nằm ở tỉnh Vosges trong vùng Grand Est của Pháp. Xã này có diện tích 5,41 kilômét vuông, dân số năm 1999 là 90 người. Xã này nằm ở khu vực có độ cao trung bình 560 m trên mực nước biển.
Dân địa phương tiếng Pháp gọi là piedestains.
Biến động dân số
Tham khảo
Liên kết ngoài
Le Puid trên trang mạng của Viện địa lý quốc gia
Puid |
302389 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Signy-Signets | Signy-Signets | Signy-Signets là một xã ở tỉnh Seine-et-Marne, thuộc vùng Île-de-France ở miền bắc nước Pháp.
Dân số
Người dân ở Signy-Signets được gọi là Signaciens.
Điều tra dân số năm 1999, xã này có dân số là .
Xem thêm
Xã của tỉnh Seine-et-Marne
Tham khảo
Liên kết ngoài
1999 Land Use, from IAURIF (Institute for Urban Planning and Development of the Paris-Île-de-France région
French Ministry of Culture list for Signy-Signets
Map of Signy-Signets on Michelin
Xã của Seine-et-Marne |
911129 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Propsephus%20montisnimbae | Propsephus montisnimbae | Propsephus montisnimbae là một loài bọ cánh cứng trong họ Elateridae. Loài này được Girard miêu tả khoa học năm 1991.
Chú thích
Tham khảo
Propsephus |
772575 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Du%20l%E1%BB%8Bch%20nguy%C3%AAn%20t%E1%BB%AD | Du lịch nguyên tử | Du lịch nguyên tử là một phong cách du lịch mới theo đó du khách tìm hiểu Thời đại nguyên tử bằng cách đi du lịch đến các địa điểm quan trọng trong lịch sử nguyên tử.
Viện bảo tàng nguyên tử
Nghiên cứu và sản xuất
Bảo tàng lịch sử Los Alamos, Los Alamos, New Mexico - hạng mục từ dự án Manhattan
Bảo tàng Khoa học Bradbury, Los Alamos, New Mexico - lịch sử của Dự án Manhattan
Lò phản ứng X-10 Graphite, Oak Ridge, Tennessee - lò phản ứng hạt nhân đầu tiên sản xuất plutonium 239
Địa điểm sông Savannah, South Carolina - nơi sản xuất plutonium và triti
Nghiệm giống lò phản ứng I, Arco, Idaho - lò phản ứng hạt nhân đầu tiên sản xuất điện năng, lò phản ứng nuôi đầu tiên, và lò phản ứng đầu tiên sử dụng plutonium làm nhiên liệu.
Địa điểm Hanford, tiểu bang Washington - vị trí của các Lò phản ứng B sản xuất một số plutonium cho các thử Trinity và bom Fat Man.
Phòng thí nghiệm George Herbert Jones, Chicago, Illinois - nơi plutonium lần đầu tiên được phân lập và đặc trưng hóa
Bảo tàng Khoa học và năng lượng Mỹ, Oak Ridge, Tennessee - đúc vỏ bom
Chuyển giao
Sân bay Tinian, quần đảo Northern Mariana - địa điểm khởi đầu cho vụ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki, Nhật Bản trong Thế chiến II
Bảo tàng Titan Missile, Sahuarita, Arizona bảo tàng tên lửa ngầm công cộng
Địa điểm tên lửa Nike SF-88, Marin County, California - hoan toàn phục hồi phức hợp tên lửa Nike
Bảo tàng quốc gia hạt nhân Khoa học & Lịch sử, Albuquerque, New Mexico - tên lửa và rocket
Bảo tàng quốc gia của Không quân Hoa Kỳ, Dayton, Ohio - những Nagasaki B-29 máy bay ném bom B-29 (Bockscar) và tên lửa
Quốc gia Hàng không và Không gian Museum, Washington, DC - máy bay ném bom B-29 Hiroshima B-29 (Enola Gay)
White Sands Missile Range, New Mexico
Bảo tàng không quân và tên lửa, Cape Canaveral Air Force Trạm, Florida
Bảo tàng Không quân và Vũ khí, Eglin Air Force Base, Florida
Khác
Greenbrier Bunker, Greenbrier County, West Virginia - hầm ngầm cho Quốc hội Hoa Kỳ
Atomic Testing Museum, Las Vegas, Nevada
Công viên tưởng niệm hòa bình Hiroshima, Hiroshima - bao gồm đài tưởng niệm hòa bình Hiroshima, đài tưởng niệm hòa bình Hiroshima, và đài tưởng niệm liên quan
Công viên hòa bình Nagasaki và Bảo tàng bom nguyên tử Nagasaki, Nagasaki
Tham khảo
Nguyên tử |
664246 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Squalius%20keadicus | Squalius keadicus | Squalius keadicus, là một loài fresh-water fish in the Cyprinidae. Nó chỉ được tìm thấy ở Hy Lạp, and known as the menida in Greek.
Nó là loài đặc hữu của the Evrotas River in Peloponnesus. Nó bị đe dọa do mất môi trường sống.
Tham khảo
Crivelli, A.J. 2005. Squalius keadicus. 2006 IUCN Red List of Threatened Species. Truy cập ngày 19 tháng 7 năm 2007.
Squalius |
893303 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Sohung | Sohung | Sohung (Hán Việt: Thụy Hưng) là một huyện thuộc tỉnh Hwanghae Bắc tại Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên. Huyện giáp với Yontan ở tây bắc, Pongsan ở phía tây, Rinsan ở phía tây nam, Pongsan ở phía đông nam, Singye ở phía đông, Suan ở đông bắc. Năm 2008, dân số của huyện Singye là 100.887 người (47.616 nam và 53.271 nữ), trong đó dân số đô thị là 29.383 người (29,1%), dân số nông thôn là 71.504 người (70,9%).
Xem thêm
Phân cấp hành chính Bắc Triều Tiên
Tham khảo
Hwanghae Bắc |
406542 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Hohenlepte | Hohenlepte | Hohenlepte là một đô thị thuộc huyện Anhalt-Bitterfeld, bang Saxony-Anhalt, Đức.
Tham khảo |
671155 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Physalaemus%20moreirae | Physalaemus moreirae | Physalaemus moreirae là một loài ếch trong họ Leptodactylidae. Chúng là loài đặc hữu của Brasil.
Các môi trường sống tự nhiên của chúng là các khu rừng ẩm ướt đất thấp nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới, các khu rừng vùng núi ẩm nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới, sông có nước theo mùa, và đầm nước ngọt có nước theo mùa. Loài này đang bị đe dọa do mất môi trường sống.
Hình ảnh
Nguồn
Nascimento, L.B. & Verdade, V. 2004. Physalaemus moreirae. 2006 IUCN Red List of Threatened Species. Truy cập 22 tháng 7 năm 2007.
Chú thích
Tham khảo
Physalaemus
Động vật đặc hữu Brasil |
661247 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Omorgus%20scabrosus | Omorgus scabrosus | Omorgus scabrosus là một loài bọ cánh cứng trong họ Trogidae.
Chú thích
Tham khảo
Omorgus |
707759 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Conasprella%20pfluegeri | Conasprella pfluegeri | Conasprella pfluegeri là một loài ốc biển, là động vật thân mềm chân bụng sống ở biển trong họ Conidae, họ ốc cối.
Miêu tả
Phân bố
Gallery
Chú thích
Tham khảo
Petuch E. (2003) Cenozoic Seas : The view from eastern North America. xvi + 308 pp.
Puillandre N., Duda T.F., Meyer C., Olivera B.M. & Bouchet P. (2015). One, four or 100 genera? A new classification of the cone snails. Journal of Molluscan Studies. 81: 1–23
Cone Shells – Knights of the Sea
Gastropods.com: Jaspidiconus jaspideus pfluegeri (f)
P |
546232 | https://vi.wikipedia.org/wiki/D%E1%BA%ADu | Dậu | Dậu (酉) là một trong số 12 chi của Địa chi, thông thường được coi là địa chi thứ 10, đứng trước nó là Thân, đứng sau nó là Tuất.
Tháng Dậu trong nông lịch là tháng tám âm lịch. Về thời gian thì giờ Dậu tương ứng với khoảng thời gian từ 17:00 tới 19:00 trong 24 giờ mỗi ngày. Về phương hướng thì Dậu chỉ phương chính tây. Theo Ngũ hành thì Dậu tương ứng với Kim, theo thuyết Âm-Dương thì Dậu là Âm.
Dậu mang ý nghĩa co nhỏ lại, chỉ trạng thái của quả cây đã phát triển tột bậc và bắt đầu teo tóp tại các vĩ độ ôn đới thấp và nhiệt đới.
Để tiện ghi nhớ hoặc là do sự giao thoa văn hóa nên mỗi địa chi được ghép với một trong 12 con giáp. Tại Trung Quốc, bán đảo Triều Tiên (gồm cả Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên và Hàn Quốc), Nhật Bản và Việt Nam thì Dậu tương ứng với gà.
Trong lịch Gregory, năm Dậu là năm mà chia cho 12 dư 1.
Các can chi Dậu
Ất Dậu
Đinh Dậu
Kỷ Dậu
Tân Dậu
Quý Dậu
Tham khảo
Can Chi
Tử vi Đông phương
Cung Hoàng Đạo
de:Chinesische Astrologie#Zählung ab Jahresbeginn |
874171 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Cariboptila%20calcigena | Cariboptila calcigena | Cariboptila calcigena là một loài Trichoptera trong họ Glossosomatidae. Chúng phân bố ở vùng Tân nhiệt đới.
Tham khảo
Trichoptera vùng Tân nhiệt đới
Cariboptila |
773663 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Monterosso%20al%20Mare | Monterosso al Mare | Monterosso là một làng đánh cá (comune) trong tỉnh La Spezia, nằm ở vùng biển Liguria (miền bắc Italia). Đây là làng đông dân nhất trong năm làng của Cinque Terre và cũng là một phần của công viên quốc gia cùng tên. Monterosso nằm ở phía bắc nhất trong 5 làng, mà cudng nằm dọc theo bờ biển dài 12 km. Làng này được chia thành hai phần riêng biệt: khu phố cổ và phố mới. Hai khu vực được phân chia bởi một đường hầm duy nhất phục vụ cho người đi bộ và những chiếc xe rất ít trong thị trấn.
Trong cơn bão vào tháng 10 năm 2011 làng này đã bị hư hại nặng nề do bị lũ lụt.
Địa lý
Các bãi biển ở Monterosso chạy dọc theo hầu hết các đường bờ biển và cũng được sử dụng bởi khách du lịch và người dân địa phương. Bãi biển chỉ là bãi biển cát rộng lớn trong Cinque Terre. Monterosso là một thị xã nhỏ trong những tháng mùa hè tràn ngập bởi khách du lịch.
Làng này đã được một thời gian ngắn bị loại khỏi đường mòn Cinque Terre năm 1948, nhưng đã được tái giới thiệu vào giữa năm 1949. Điều này là do cán bộ của Ý được coi là ngôi làng đã quá lớn để được coi là một phần của đường mòn lịch sử.
Tham khảo
Đô thị tỉnh La Spezia
Di sản thế giới tại Ý |
796360 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Hoa%20kalina%20%C4%91ang%20n%E1%BB%9F | Hoa kalina đang nở | Hoa kalina đang nở (tiếng Trung Quốc: 红莓花儿开, tiếng Nga: Ой, цветет калина, tiếng Anh: Oh, the snowball tree is in blossom) là một bộ phim tâm lý của đạo diễn Đại Bân, ra mắt lần đầu vào tháng 3 năm 2010.
Nội dung
Diễn viên
Hậu trường
Xem thêm
Thông tin trên Website GQZhan
Thông tin trên Website KinoPoisk
Thông tin trên Website Kino-Teatr
Chương trình gốc của Đài truyền hình trung ương Trung Quốc
Phim truyền hình Trung Quốc ra mắt năm 2010
Chương trình truyền hình tiếng Quan thoại |
283268 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Saint-Bonnet-de-Four | Saint-Bonnet-de-Four | Saint-Bonnet-de-Four là một xã ở tỉnh Allier thuộc miền trung nước Pháp.
Xem thêm
Xã của tỉnh Allier
Tham khảo
‘‘Dựa trên bài ở Wikipedia tiếng Pháp.’’
Saintbonnetdefour |
81773 | https://vi.wikipedia.org/wiki/L%E1%BB%B1c%20h%E1%BA%A1t%20nh%C3%A2n | Lực hạt nhân | Lực hạt nhân (hay là sự tương tác giữa nucleon với nucleon hoặc là phần dư của lực tương tác mạnh) là lực tương tác giữa hai hay nhiều nucleon. Nó là nguyên nhân gây ra sự gắn kết của các proton và các nơ tron ở trong hạt nhân nguyên tử.
Đôi khi lực hạt nhân được gọi là phần dư của lực tương tác mạnh, trong sự tương phản đối với sự tương tác mạnh, thứ mà hiện nay được hiểu là nguyên nhân gây ra các tán xạ lượng tử (QCD). Sự phân chia này có hiệu lực từ những năm 1970 do việc thay đổi trong các kiểu mẫu (mẫu nguyên tử). Trước thời gian đó, lực hạt nhân mạnh đề cập đến tiềm năng bên trong nucleon. Sau khi đưa vào mẫu hạt quark (mẫu nguyên tử hạt quark), sự tương tác mạnh mang ý nghĩa tán xạ lượng tử.
Lịch sử
Lực hạt nhân đã trở thành vấn đề trung tâm vật lý hạt nhân từ khi lĩnh vực này được tạo ra vào năm 1932 với khám phá về neutron của James Chadwick. Mục đích truyền thống của vật lý hạt nhân là sự hiểu biết và đặc tính của hạt nhân nguyên tử trong các thuật ngữ của sự tương tác chỉ nguyên các cặp nucleon với nhau, hoặc là các lực được tạo từ các cặp nucleon.
Các tính chất cơ bản của lực hạt nhân
Gồm 10 tính chất:
bán kính tương tác bé.
có tính chất lõi đẩy.
có cường độ lớn.
lực hạt nhân có tính chất bão hòa.
Lực hạt nhân không xuyên tâm.
Lực hạt nhân phụ thuộc vào sự định hướng spin.
lực hạt nhân phụ thuộc vào tốc độ va chạm của các nucleon.
Lực hạt nhân là lực trao đổi.
độc lập điện tích.
lực hạt nhân là lực nhiều hạt.
Xem thêm
Phản ứng hạt nhân
Ba lực nucleon
Tương tác mạnh
Tham khảo
Gerald Edward Brown and A. D. Jackson, The Nucleon-Nucleon Interaction, (1976) North-Holland Publishing, Amsterdam ISBN 0-7204-0335-9
R. Machleidt and I. Slaus, "The nucleon-nucleon interaction", J. Phys. G 27 (2001) R69 (topical review).
Kenneth S. Krane, "Introductory Nuclear Physics", (1988) Wiley & Sons ISBN 0-471-80553-X
P. Navrátil and W.E. Ormand, "Ab initio shell model with a genuine three-nucleon force for the p-shell nuclei", Phys. Rev. C 68, 034305 (2003).
Liên kết ngoài
Vật lý hạt nhân
Tán xạ lượng tử |
326131 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Benassay | Benassay | Benassay là một xã, tọa lạc ở tỉnh Vienne trong vùng Nouvelle-Aquitaine, Pháp. Xã này có diện tích 42,41 km², dân số năm 2006 là 834 người. Xã nằm ở khu vực có độ cao trung bình 138 m trên mực nước biển.
Dân địa phương danh xưng tiếng Pháp là Benasséens.
Biến động dân số
Liên kết ngoài
Benassay Trên trang mạng của Viện địa lý quốc gia
Benassay trên trang mạng của INSEE
Tham khảo
Benassay |
913421 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Acroxena%20nigricornis | Acroxena nigricornis | Acroxena nigricornis là một loài bọ cánh cứng trong họ Chrysomelidae. Loài này được Medvedev miêu tả khoa học năm 1992.
Chú thích
Tham khảo
Acroxena |
263095 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Albaretto%20della%20Torre | Albaretto della Torre | Albaretto della Torre là một đô thị tại tỉnh Cuneo trong vùng Piedmont của Italia, vị trí cách khoảng 60 km về phía đông nam của Torino và khoảng 50 km về phía đông bắc của Cuneo. Tại thời điểm ngày 31 tháng 12 năm 2004, đô thị này có dân số 249 người và diện tích là 4,3 km².
Albaretto della Torre giáp các đô thị: Arguello, Cerreto Langhe, Lequio Berria, Rodellovà Sinio.
Lịch sử thay đổi dân số
Tham khảo
Đô thị tỉnh Cuneo
Thành phố và thị trấn ở Piemonte |
907678 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Limonius%20olentangyi | Limonius olentangyi | Limonius olentangyi là một loài bọ cánh cứng trong họ Elateridae. Loài này được Knull miêu tả khoa học năm 1947.
Chú thích
Tham khảo
Limonius |
764007 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Urolophus%20bucculentus | Urolophus bucculentus | Urolophus bucculentus là một loài cá đuối ít được biết đến thuộc họ Urolophidae, đặc hữu của đông nam Úc.
Tham khảo
Urolophus
Cá Úc |
131539 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Nh%C3%A0%20n%C6%B0%E1%BB%9Bc%20ph%C3%A1p%20quy%E1%BB%81n%20x%C3%A3%20h%E1%BB%99i%20ch%E1%BB%A7%20ngh%C4%A9a | Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa | Ở Việt Nam, khái niệm Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa lần đầu tiên được nêu ra tại Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VII (ngày 29/11/1991) và tiếp tục được khẳng định tại Hội nghị toàn quốc giữa nhiệm kỳ khoá VII của Đảng năm 1994 cũng như trong các văn kiện khác của Đảng. Tiếp theo là tại các Đại hội lần thứ X và XI của Đảng đã có bước phát triển về chất trong nhận thức về xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN ở nước ta .
Thể chế hoá quan điểm xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của Đảng, Điều 2 Hiến pháp năm 2013 khẳng định: “1. Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam là Nhà nước pháp quyền XHCN của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân; 2. Nước Cộng hòa XHCN Việt Nam do Nhân dân làm chủ, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức; 3. Quyền lực nhà nước là thống nhất có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”.
Chiến lược xây dựng và hoàn thiện
Theo tờ Tạp Chí Cộng Sản, ngày 3-7-2021, Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án “Chiến lược xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045” đã họp Phiên thứ nhất tại Hà Nội dưới sự chủ trì của Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng Ban Chỉ đạo .
Những vấn đề được nghiên cứu và thảo luận bao gồm: cân nhắc đổi mới tổ chức Viện Kiểm sát, quản lý thi hành án, đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, tình trạng cấp ủy bao biện, làm thay công việc nhà nước, phân cấp, phân quyền cho địa phương, sắp xếp đơn vị hành chính, dân chủ đại diện, chống tham nhũng trong bộ máy Nhà nước, thu gọn đầu mối cơ quan điều tra…
Tham khảo
Chính trị Việt Nam |
183950 | https://vi.wikipedia.org/wiki/One%20Island%20East | One Island East | One Island East (chữ Hán: 港島東中心, Hán-Việt: Cảng Đảo Đông Trung tâm) là một nhà chọc trời đang xây dựng tại Thái Cổ Phường thuộc Cảng Đảo Đông, Hồng Kông. Khi hoàn thành, tòa nhà văn phòng - khu thương mại này sẽ có chiều cao 377 mét với 59 tầng cho công sở và hai tầng ngầm trên tổng số 70 tầng. Khi hoàn thành vào tháng 3 năm 2008, đây sẽ là tòa nhà chọc trời thứ 7 của Hồng Kông có độ cao trên 487 mét (1599 foot).
Hình ảnh
Chú thích
Liên kết ngoài
Trang web chính thức của tòa nhà
Nhà chọc trời Hồng Kông |
812705 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Colmenarejo | Colmenarejo | Colmenarejo là một đô thị trong Cộng đồng Madrid, Tây Ban Nha. Đô thị Torrejón de Velasco có diện tích 31,7 km², dân số theo điều tra năm 2010 của Viện thống kê quốc gia Tây Ban Nha là 8525 người. Đô thị Torrejón de Velasco nằm ở khu vực có độ cao 899 mét trên mực nước biển. Cự ly so với Madrid là 37 km.
Tham khảo
Đô thị ở Cộng đồng Madrid |
331849 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Grosne | Grosne | Grosne là một làng và xã tại tỉnh Territoire de Belfort, vùng Franche-Comté.
Thông tin nhân khẩu
Theo điều tra nhân khẩu năm 1999, xã này có dân số 242.The estimation for 2006 was 292.
Xem thêm
Xã của tỉnh Territoire de Belfort
Tham khảo
INSEE
IGN
Xã của Territoire de Belfort |
207179 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Nongpoh | Nongpoh | Nongpoh là một thị xã và là nơi đặt ủy ban khu vực thị xã (town area committee) của quận Ri Bhoi thuộc bang Meghalaya, Ấn Độ.
Địa lý
Nongpoh có vị trí Nó có độ cao trung bình là 485 mét (1591 feet).
Nhân khẩu
Theo điều tra dân số năm 2001 của Ấn Độ, Nongpoh có dân số 13.165 người. Phái nam chiếm 51% tổng số dân và phái nữ chiếm 49%. Nongpoh có tỷ lệ 61% biết đọc biết viết, cao hơn tỷ lệ trung bình toàn quốc là 59,5%: tỷ lệ cho phái nam là 63%, và tỷ lệ cho phái nữ là 59%. Tại Nongpoh, 21% dân số nhỏ hơn 6 tuổi.
Tôn giáo
Hầu hết người dân trong thị xã theo đạo Cơ đốc, một số theo đạo Hindu và số ít theo đạo Hồi.
Tham khảo
Thành phố thuộc bang Meghalaya |
831762 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Kusari-gama | Kusari-gama | Kusari-gama hay tỏa liêm (鎖鎌) là một món vũ khí trong võ thuật Nhật Bản cổ và được phát triển từ nông cụ, một đầu là lưỡi hái để cắt cỏ được nối với đầu kia là một quả chùy bằng một đoạn dây xích sắt. Trong tiếng Nhật, "kusari" nghĩa là dây xích, còn "kama" hay "gama" (tiếp vĩ ngữ) nghĩa là lưỡi hái. Món vũ khí này phát triển trong tầng lớp nông dân, thương nhân và thợ thủ công vốn mang thân phận thấp hèn, bị chính quyền phong kiến cấm mang kiếm trong người. Nó cũng được các lưu phái võ nghệ ở Nhật sử dụng như một món võ khí ẩn và được xem là một trong "võ nghệ thập bát ban".
Món vũ khí này được biết đến nhiều qua nhân vật Shishido Baiken xuất hiện trong tiểu thuyết "Miyamoto Musashi" của văn hào Yoshikawa Eiji.
Hình dạng
Về hình dạng thì Kusari-gama chủ yếu có hai loại, một loại có quả chùy xích sắt nối vào phần đầu của lưỡi hái và một loại có quả chình xích sắt nối vào phần chuôi của lưỡi hái. Ngoài ra, hình dạng Kusari-gama cũng biến đổi thiên hình vạn trạng tùy thuộc vào từng môn phái sử dụng và công phu ra nó. Có thể kể ra một vài loại như: Ōkusari-gama (大鎖鎌) hay còn gọi là Nagi Kusari-gama thì có phần cán dài 4 thước Tàu (120 cm), loại cán dài 7 thước gọi là Yae Kusari-gama (Nagi-gama), loại này gắn thêm xích sắt thì gọi là Yae Kusari-gama, lại có loại gắn thêm mũi giáo ở đầu lưỡi hái, vân vân.
Loại có quả chùy xích sắt gắn ở đầu lưỡi hái được chế tạo để sử dụng một tay, phân tán lực vào phần cổ tay nên lưỡi hái nhỏ và dây xích cũng ngắn nên có thể vung từng nhát nhỏ. Loại có quả chùy xích sắt gắn vào cái lưỡi hái được chế tạo với mục đích sử dụng hai tay, phần lưỡi hái to và dây xích cũng rất dài (2~4m). Loại này thường được gắn thêm phần bảo vệ tay giống như đốc kiếm ở cán để tránh bị lưỡi hái làm bị thương khi bị địch thủ bắt được dây xích hay khi ném dây xích.
Tại Nhật Bản, các loại Kusari-gama thường được các lò rèn đồ gia dụng chế tạo, chỉ có một số rất ít được các lò rèn kiếm chế tạo.
Cách sử dụng
Cách dùng cơ bản của loại võ khí này là ném quả chùy bằng dây xích vào phần đầu, mặt, ống chân và cổ tay của đối thủ. Nếu quả chùy không sát thương được thì dây xích cũng sẽ quấn chặt vào tay địch, chế ngự chuyển động của địch và cuối cùng dùng lưỡi hái ở tay trái kết liễu đối thủ.
Đối với loại nhỏ có gắn quả chùy ở đầu lưỡi hái thì dùng một tay múa dây xích, vừa tính toán khoảng cánh với địch mà ném quả chùy. Đối với loại lớn có quả chùy gắn ở phần cán lưỡi hái thì tay phải nắm đoạn xích gần quả chùy vài chục cm mà múa vòng, khi thấy đã đủ lực thì ném thẳng quả chùy vào địch, giống như nguyên lý của ná bắn đá. Một khi đã ném chùy ra thì phải mất thời gian mới thu hồi và quấn lại phần xích sắt nên nhiều môn phái có thêm phần luyện tập đánh cận chiến nhỡ khi địch tránh được quả chùy.
Kusari-gama là món vũ khí lợi hại, vào tay cao thủ có thể biến ảo khôn lường như rồng lượn rắn trườn nhưng rất khó sử dụng. Phần lớn những người mới sử dụng đều bị chính quả chình của mình đập vào người. Món vũ khí này cũng gần như không có tính phòng vệ, trong phát ném đầu tiên mà đối thủ tránh được thì xem như đã bước chân vào tử địa nên sử dụng vũ khí này phải có tâm lý "nhất kích tất sát".
Phiên bản Việt Nam
Trong truyện ngắn "Ném bút chì" (in trong tập "Vang bóng một thời"), nhà văn Nguyễn Tuân cũng viết về một loại vũ khí gọi là "bút chì" tương tự Kusari-gama, chỉ khác là lưỡi mai thay cho lưỡi hái và không có quả chùy sắt và dây xích được thay bằng dây thừng. Theo mô tả qua ngòi bút Nguyễn Tuân, người dụng võ khí này tay phải cầm đốc ngọn mai, tay trái quấn chặt đoạn dây thừng buộc chặt vào một đầu cán mai. Cách sử dụng cũng có khác Kusari-gama ở chỗ ném lưỡi mai vào người đối thủ, đoạn dùng tay trái giật về bằng đoạn dây thừng quấn quanh tay trái.
Mục liên quan
Kusari-gama jutsu
Miyamoto Musashi (tiểu thuyết)
Kusari-gama
Văn kiện tham khảo
BAB Japan "Mọi điều về vũ khí mật" (秘武器の全てがわかる本), Iwai Kohaku biên soạn, xuất bản tháng 1 năm 1999, trang 94~110.
Tham khảo
Liên kết ngoài
Truyện ngắn "Ném bút chì"
Võ thuật Nhật Bản |
640783 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Antiblemma%20bistriga | Antiblemma bistriga | Antiblemma bistriga là một loài bướm đêm thuộc họ Erebidae. Nó là loài đặc hữu của Jamaica.
Liên kết ngoài
Moths of Jamaica
Chú thích
Antiblemma |
954770 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Ellipteroides%20paramoensis | Ellipteroides paramoensis | Ellipteroides paramoensis là một loài ruồi trong họ Limoniidae. Chúng phân bố ở vùng Tân nhiệt đới.
Liên kết ngoài
Tham khảo
Ellipteroides
Limoniidae ở vùng Neotropic |
488951 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Guitry | Guitry | Guitry là một xã thuộc tỉnh Eure trong vùng Normandie miền bắc nước Pháp.
Xem thêm
Xã của tỉnh Eure
Tham khảo
Xã của Eure |
517694 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Danny%20Wilson%20%28c%E1%BA%A7u%20th%E1%BB%A7%20b%C3%B3ng%20%C4%91%C3%A1%20Scotland%29 | Danny Wilson (cầu thủ bóng đá Scotland) | Daniel "Danny" Wilson (sinh ngày 27 tháng 12 năm 1991 ở Livingston là một hậu vệ người Scotland hiện đang chơi cho Rangers.
Wilson có trận ra mắt trong màu áo Rangers vào tháng 10 năm 2009 và 9 ngày sau trở thành cầu thủ trẻ nhất của Rangers và Scotland chơi ở cúp C1. Các danh hiệu của anh bao gồm chức vô địch giải ngoại hạng Scotland, một chiếc cúp quốc gia Scotland, một cúp Liên đoàn Scotland, và được bầu là cầu thủ trẻ xuất sắc nhất năm 2010 của Scotland theo bình chọn của các nhà báo thể thao và cầu thủ trẻ xuất sắc nhất năm 2010 theo bình chọn của Liên đoàn bóng đá Scotland.
Wilson đã chơi cho đội tuyển Scotland qua nhiều cấp độ và từng là đội trưởng đội U19.
Sự nghiệp câu lạc bộ
Rangers
Sinh ở Livingston, Scotland, Wilson gia nhập đội trẻ Rangers và làm đội trưởng đội U19. Anh được dự đoán từ đầu rằng sẽ có một tương lai tươi sáng ở Ibrox (được so sánh với Alan Hansen), thậm chí thu hút được sự chú ý từ những đội bóng lớn trước khi anh có trận ra mắt. Wilson đã từng được sử dụng trong vai trò cầu thủ dự bị nhưng không được sử dụng ở giai đoạn cuối mùa giải 2008-09, bao gồm cả trận chung kết cúp quốc gia Scotland 2009 gặp Falkirk. Anh có trận ra mắt trong màu áo Rangers ở trận gặp Dundee United ở cúp Liên đoàn, chơi đủ 90 phút trong chiến thắng 3-1 hồi tháng 10 năm 2009. Chỉ 1 tuần sau, anh trở thành cầu thủ trẻ nhất trong của Rangers từng ra sân ở cúp C1 khi ra sân từ đầu trong trận hoà 1-1 với Unirea Urziceni, khi mới 17 tuổi, 312 ngày. Wilson ghi bàn đầu tiên cho Rangers trong chiến thắng 4-1 trước Hearts ở sân Tynecastle vào ngày 27 tháng 3 năm 2010.
Wilson có tổng cộng 15 lần ra sân trong mùa giải 2009-10, và trở thành trái tim của hàng phòng ngự Rangers bên cạnh đội trưởng David Weir. Anh có danh hiệu vô địch Scotland đầu tiên sau khi giúp Rangers vô địch mùa giải 2009-10. Sau một mùa giải thành công, Wilson được trao giải thưởng cầu thủ trẻ Scotland xuất sắc nhất năm của Liên đoàn bóng đá Scotland và Cầu thủ trẻ Scotland xuất sắc nhất năm theo bình chọn của các nhà báo. Anh cũng được bầu là cầu thủ trẻ của Rangers xuất sắc nhất năm theo bình chọn của người hâm mộ.
Liverpool
Vào ngày 21 tháng 7 năm 2010, Wilson gia nhập Liverpool và ký hợp đồng 3 năm với mức giá khoảng 2 triệu bảng, sau đó có thể tăng lên thành 5 triệu bảng dựa vào số lần ra sân.
Thống kê sự nghiệp
Tính đến 28 tháng 5 năm 2010
Danh hiệu
Rangers
Giải Ngoại hạng Scotland (1): 2010
Cúp quốc gia Scotland (1): 2009
Cúp Liên đoàn Scotland (1): 2010
Cá nhân
Cầu thủ trẻ Scotland xuất sắc nhất năm theo bình chọn của Liên đoàn bóng đá Scotland (1): 2010
Cầu thủ trẻ Scotland xuất sắc nhất năm theo bình chọn của các nhà báo (1): 2010
Tham khảo
Xem thêm
LFChistory.net player profile
Daniel Wilson Scotland U19 profile
ESPN Profile
Sinh năm 1991
Cầu thủ bóng đá Scotland
Cầu thủ đội tuyển bóng đá quốc gia Scotland
Cầu thủ bóng đá Rangers F.C.
Cầu thủ bóng đá Liverpool F.C.
Cầu thủ bóng đá Blackpool F.C.
Hậu vệ bóng đá
Nhân vật còn sống
Cầu thủ bóng đá Premier League
Cầu thủ bóng đá nước ngoài tại Hoa Kỳ
Cầu thủ bóng đá Scotland ở nước ngoài |
791351 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Infundibulops%20cariniferus | Infundibulops cariniferus | Trochus cariniferus là một loài ốc biển, là động vật thân mềm chân bụng sống ở biển thuộc họ Trochidae, họ ốc đụn.
Miêu tả
Phân bố
Chú thích
Tham khảo
Infundibulops |
550586 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Sainte-Colombe%2C%20Seine-Maritime | Sainte-Colombe, Seine-Maritime | Sainte-Colombe là một xã thuộc tỉnh Seine-Maritime trong vùng Normandie miền bắc nước Pháp.
Dân số
Xem thêm
Xã của tỉnh Seine-Maritime
Seine-Maritime
Normandy
Tham khảo
INSEE
Liên kết ngoài
Sainte-Colombe on the Quid website
Xã của Seine-Maritime |
786721 | https://vi.wikipedia.org/wiki/San%20Pietro%20al%20Tanagro | San Pietro al Tanagro | San Pietro al Tanagro là một đô thị (comune) thuộc tỉnh Salerno trong vùng Campania của Ý. San Pietro al Tanagro có diện tích 15 km2, dân số là 1640 người (thời điểm ngày). San Pietro al Tanagro giáp với Atena Lucana, Corleto Monforte, San Rufo, Sant'Arsenio và Teggiano.
Tham khảo
Đô thị tỉnh Salerno
Thành phố và thị trấn ở Campania |
627161 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Lyces%20solaris | Lyces solaris | Lyces solaris là một loài bướm đêm thuộc họ Notodontidae. Nó được tìm thấy ở Peru, Bolivia và Argentina.
Tham khảo
Liên kết ngoài
Species page at Tree of Life project |
413152 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Langenfeld%2C%20Mayen-Koblenz | Langenfeld, Mayen-Koblenz | Langenfeld là một xã ở huyện Mayen-Koblenz bang Rheinland-Pfalz, phía tây nước Đức. Xã Langenfeld, Mayen-Koblenz có diện tích 4,71 km².
Tham khảo
Xã của bang Rheinland-Pfalz
Xã và đô thị ở huyện Mayen-Koblenz |
837018 | https://vi.wikipedia.org/wiki/4847%20Amenhotep | 4847 Amenhotep | 4847 Amenhotep (6787 P-L) là một tiểu hành tinh vành đai chính được phát hiện ngày 24 tháng 9 năm 1960 bởi Cornelis Johannes van Houten, Ingrid van Houten-Groeneveld và Tom Gehrels ở Đài thiên văn Palomar.
Tham khảo
Liên kết ngoài
JPL Small-Body Database Browser ngày 4847 Amenhotep
Tiểu hành tinh vành đai chính
Được phát hiện bởi Cornelis Johannes van Houten
Được phát hiện bởi Ingrid van Houten-Groeneveld
Được phát hiện bởi Tom Gehrels
Thiên thể phát hiện năm 1960 |
904467 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Conoderus%20grandicollis | Conoderus grandicollis | Conoderus grandicollis là một loài bọ cánh cứng trong họ Elateridae. Loài này được Horn miêu tả khoa học năm 1871.
Chú thích
Tham khảo
Conoderus |
368911 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Rasova | Rasova | Rasova là một xã ở hạt Constanţa, România. Xã này gồm hai làng:
Rasova
Cochirleni
Tham khảo
Xã của hạt Constanța |
122857 | https://vi.wikipedia.org/wiki/S%C3%A1o%20H%27M%C3%B4ng | Sáo H'Mông | Sáo H'Mông hay sáo Mèo hoặc Miêu tộc địch (), (tiếng Hmong: raj nplaim) là nhạc cụ của người H’Mông ở miền Bắc Việt Nam và Trung Quốc. Nó thường được sử dụng để giải trí sau giờ phút lao động mệt nhọc. Tuy nhiên nó còn là phương tiện giao duyên hữu hiệu của các chàng trai đối với con gái trong bản làng.
Sáo H’Mông có khả năng diễn tả ngôn ngữ của người H’Mông, thay họ nói lên tình cảm trong lòng. Ngày xưa sáo H’Mông chỉ là nhạc cụ độc tấu cho số lượng người nghe hạn chế. Ngày nay nhiều nghệ nhân đã tăng cung bậc, âm vực và độ vang của nhạc cụ này để giúp nó có khả năng hòa tấu với những nhạc cụ khác hay độc tấu có dàn nhạc đệm (ví dụ như sáo H'Mông loại mèo nữ đi đôi với sáo địch tử Trung Quốc và đàn nhị hồ).
Sáo H’Mông cổ truyền làm bằng ống nứa dày hoặc trúc, dài khoảng 20 cm và có đường kính khoảng 0,7 cm. Trên 1 đầu ống có lưỡi gà đồng, còn trên thân ống có từ 2 đến 4 lỗ bấm nằm cùng hàng. Lưỡi gà đồng còn được gọi là lam, hình tam giác cân được khía ra trên 1 miếng đồng mỏng hình chữ nhật. Người ta cài miếng đồng này vào 1 đầu sáo và dùng sáp ép lại cho khỏi xê dịch. Người diễn ngậm cả đầu ống có lưỡi gà vào 1 bên miệng để thổi. Ở phía dưới có một lỗ bấm nằm giữa lỗ bấm đầu và lỗ bấm thứ hai phía trên.
Loại sáo H’Mông cải tiến có thân ống to hơn, đường kính khoảng 2 cm và dài đến 45 cm. Nó được khoét tổng cộng 8 lỗ bấm, người thổi chỉ cần áp vào phần thân ống có lưỡi gà vào miệng rồi dùng đôi môi bịt quanh lưỡi gà để thổi. Khi những lỗ bấm được bịt hoặc mở chúng sẽ phát ra âm thanh cao thấp khác nhau lúc thổi.
Sáo H’Mông dân gian có âm vực chưa đủ 1 quãng tám nhưng ở loại cải tiến có thêm 1 âm trầm nữa, thấp hơn âm trầm nhất 1 quãng tám. Âm sắc của sáo H’Mông trong trẻo, mượt mà, tuy nhiên còn có cả âm rè. Nếu người thổi không tạo ra được âm sắc cổ truyền của người H’Mông thì đồng bào H’Mông không công nhận đó là tiếng sáo H’Mông vì nó không diễn tả được tiếng nói người H’Mông.
Để diễn sáo này người ta thường sử dụng kỹ thuật rung, đánh lưỡi, phi, nhấn hơi, vuốt và láy …
Tham khảo
Người H'Mông
Nhạc cụ dân tộc Việt Nam
Nhạc cụ Trung Quốc |
257320 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Col%C3%B3n%2C%20Cuba | Colón, Cuba | Colón là một đô thị và thành phố ở tỉnh Matanzas của Cuba.
Đô thị này được chia thành các barrio of Agüica, Este, Guareiras, Jacán, Laguna Grande, Oeste và Palmillas.
Khu định cư được lập năm 1846 với tên Nueva Bermeja. Năm 1851, tuyến đường ray đã được xây dựng ở đây. Năm 1859, khu định cư này được công nhận là thị xã (villa) với tên Colón.
Kinh tế Colón chủ yếu là nông nghiệp với các ngành mía đường, thuốc lá và cây cam chanh, nuôi gia súc. Đây cũng là một trung tâm đường sắt quan trọng.
Dân số
Năm 2004, đô thị Colón có dân số 71.579 người. với diện tích , và mật độ dân số .
Xem thêm
Đô thị Cuba
Danh sách các thành phố Cuba
Tham khảo
Liên kết ngoài
Trang mạng đô thị
Thành phố của Cuba |
263510 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Novello | Novello | Novello là một đô thị tại tỉnh Cuneo trong vùng Piedmont của Italia, vị trí cách khoảng 60 km về phía đông nam của Torino và khoảng 40 km về phía đông bắc của Cuneo. Tại thời điểm ngày 31 tháng 12 năm 2004, đô thị này có dân số 968 người và diện tích 11,6 km².
Novello giáp các đô thị: Barolo, Lequio Tanaro, Monchiero, Monforte d'Alba và Narzole.
Lịch sử thay đổi dân số
Tham khảo
Đô thị tỉnh Cuneo
Thành phố và thị trấn ở Piemonte |
871261 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Adicella%20acutangularis | Adicella acutangularis | Adicella acutangularis là một loài Trichoptera trong họ Leptoceridae. Chúng phân bố ở miền Ấn Độ - Mã Lai.
Chú thích
Tham khảo
Adicella |
409498 | https://vi.wikipedia.org/wiki/K%C3%B6nigsberg%2C%20Bayern | Königsberg, Bayern | Königsberg ở Bayern là một đô thị ở Haßberge bang Bayern thuộc nước Đức.
Tham khảo |
892991 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Sphecodes%20rugulosus | Sphecodes rugulosus | Sphecodes rugulosus là một loài Hymenoptera trong họ Halictidae. Loài này được Sichel mô tả khoa học năm 1865.
Chú thích
Tham khảo
Sphecodes
Động vật được mô tả năm 1865 |
724376 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Natica%20perlineata | Natica perlineata | Natica perlineata là một loài ốc biển săn mồi, là động vật thân mềm chân bụng sống ở biển trong họ Naticidae, họ ốc Mặt Trăng.
Phân bố
Miêu tả
Chiều dài tối đa của vỏ ốc được ghi nhận là 18.5 mm.
Môi trường sống
Độ sâu tối thiểu được ghi nhận là 69 m. Độ sâu tối đa được ghi nhận là 419 m.
Chú thích
Tham khảo
Natica |
650115 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Pseudhypsa | Pseudhypsa | Pseudhypsa là một chi bướm đêm thuộc họ Erebidae. Hiện tại nó được coi là đồng nghĩa của Asota.
Chú thích
Tham khảo
Natural History Museum Lepidoptera genus database
Asota |
879494 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Ashmeadiella%20truncativentris | Ashmeadiella truncativentris | Ashmeadiella truncativentris là một loài Hymenoptera trong họ Megachilidae. Loài này được Michener mô tả khoa học năm 1951.
Chú thích
Tham khảo
Ashmeadiella
Động vật được mô tả năm 1951 |
796461 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Beng%2C%20Oudomxay | Beng, Oudomxay | Beng là một huyện (muang, mường) thuộc tỉnh Oudomxay ở tây bắc Lào .
Hành chính
Chú thích
Huyện thị Lào
Sơ khai địa lý Lào
Oudomxay |
751869 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Desbruyeresia | Desbruyeresia | Desbruyeresia là một chi ốc biển, là động vật thân mềm chân bụng sống ở biển trong họ Provannidae.
Các loài
Các loài trong chi Desbruyeresia gồm có:
Desbruyeresia cancellata Warén & &Bouchet, 1993
Desbruyeresia marianensis (Okutani & Fujikura, 1990)
Desbruyeresia marisindica Okutani, Hashimoto & Sasaki, 2004
Desbruyeresia melanioides Warén & Bouchet, 1993
Desbruyeresia spinosa Warén & Bouchet, 1993
Chú thích
Tham khảo
Provannidae |
37938 | https://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BA%BF%20b%C3%A0o%20n%E1%BB%99i%20m%C3%B4 | Tế bào nội mô | Tế bào nội mô (tiếng Anh: endothelial cell) có nguồn gốc từ lớp trung bì phôi. Các tế bào này lót mặt trong của tất cả các mạch máu trong cơ thể và tạo nên một lớp màng ngăn chống đông máu. Bên cạnh chức năng là một màng thấm chọn lọc, tế bào nội mô mạch máu có thể được coi là tế bào đa chức năng độc đáo có vai trò nội tiết cực kỳ quan trọng trong điều kiện sinh lý cũng như trong điều kiện bệnh lý. Tế bào nội mô phản ứng với các kích thích hóa học cũng như vật lý trong hệ tuần hoàn và điều hòa hằng định nội môi (homeostasis), trương lực mạch máu và các đáp ứng miễn dịch cũng như đáp ứng viêm. Ngoài ra tế bào nội mô còn có vai trò cực kỳ quan trọng trong các quá trình tạo mạch (angiogenesis). Ngày nay, nội mô (endothelium) không chỉ được xem là một cơ quan có chức năng vật lý đơn thuần mà là một cơ quan có chức năng cận tiết (paracrine) và nội tiết (endocrine) khổng lồ tham gia vào rất nhiều các quá trình khác nhau trong cơ thể như miễn dịch, đông máu, phát triển, điều hòa lưu lượng máu... Nội mô (endothelium) chứa từ 1–6×1013 tế bào nội mô và có trọng lượng vào khoảng 1 kg.
Tổn thương tế bào nội mô, hoạt hóa hoặc rối loạn chức năng, là đặc trưng chính trong các tình trạng bệnh lý như xơ cứng mạch máu (atherosclerosis), mất chức năng thấm chọn lọc, huyết khối (thrombosis) và đặc biệt là trong sinh lý bệnh của hội chứng rối loạn chức năng đa cơ quan (Multiple Organ Dysfunction Syndrome, MODS) trong nhiễm trùng huyết và hội chứng đáp ứng viêm hệ thống (Systemic Inflammatory Response Syndrome, SIRS).
Tham khảo
Cohen J. The immunopathogenesis of sepsis. Nature 2002; 420: 885-891
Sumpio BE, Riley JT, Dardik A. Cells in focus: endothelial cell. Int J Biochem Cell Biol. 2002; 34:1508-12.
Tham khảo
Liên kết ngoài
Sinh học tế bào
Hóa sinh
Huyết học
Thuật ngữ y học
Sinh lý học
Nhi khoa
Mô |
206910 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Mursan | Mursan | Mursan là một thị xã và là một nagar panchayat của quận Hathras thuộc bang Uttar Pradesh, Ấn Độ.
Địa lý
Mursan có vị trí Nó có độ cao trung bình là 176 mét (577 feet).
Nhân khẩu
Theo điều tra dân số năm 2001 của Ấn Độ, Mursan có dân số 11.550 người. Phái nam chiếm 54% tổng số dân và phái nữ chiếm 46%. Mursan có tỷ lệ 57% biết đọc biết viết, thấp hơn tỷ lệ trung bình toàn quốc là 59,5%: tỷ lệ cho phái nam là 66%, và tỷ lệ cho phái nữ là 46%. Tại Mursan, 17% dân số nhỏ hơn 6 tuổi.
Tham khảo
Thành phố thuộc bang Uttar Pradesh
Lịch sử Uttar Pradesh |
2279 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Nguy%C3%AAn%20t%E1%BB%91%20h%C3%B3a%20h%E1%BB%8Dc | Nguyên tố hóa học | Nguyên tố hóa học, thường được gọi đơn giản là nguyên tố, là một chất hóa học tinh khiết, bao gồm một kiểu nguyên tử, được phân biệt bởi số hiệu nguyên tử, là số lượng proton có trong mỗi hạt nhân. Không giống như các hợp chất hóa học, các nguyên tố hóa học không thể bị phân hủy thành các chất đơn giản hơn bằng các phương pháp hóa học. Số proton trong hạt nhân là đặc tính xác định của một nguyên tố và được gọi là số nguyên tử của nó (được biểu thị bằng ký hiệu Z) – tất cả các nguyên tử có cùng số hiệu nguyên tử đều là nguyên tử của cùng một nguyên tố. Tất cả các baryon vật chất của vũ trụ bao gồm các nguyên tố hóa học. Khi các nguyên tố khác nhau trải qua các phản ứng hóa học, các nguyên tử được sắp xếp lại thành các hợp chất mới được kết nối với nhau bằng các liên kết hóa học. Chỉ một số ít các nguyên tố, chẳng hạn như bạc và vàng, được tìm thấy dưới dạng chưa kết hợp với tư cách là các khoáng chất nguyên tố tự nhiên tương đối tinh khiết. Gần như tất cả các nguyên tố tự nhiên khác xuất hiện trong Trái đất dưới dạng hợp chất hoặc hỗn hợp. Không khí chủ yếu là hỗn hợp của các nguyên tố nitơ, oxy và argon, mặc dù nó có chứa các hợp chất bao gồm carbon dioxide và nước.
Lịch sử phát hiện và sử dụng các nguyên tố bắt đầu từ các xã hội loài người nguyên thủy phát hiện ra các khoáng chất bản địa như carbon, lưu huỳnh, đồng và vàng (mặc dù khái niệm về nguyên tố hóa học vẫn chưa được hiểu rõ). Nỗ lực phân loại các vật liệu như vậy đã dẫn đến các khái niệm về các nguyên tố cổ điển, thuật giả kim và nhiều lý thuyết tương tự khác nhau trong suốt lịch sử loài người. Phần lớn sự hiểu biết hiện đại về các nguyên tố được phát triển từ công trình của Dmitri Mendeleev, một nhà hóa học người Nga. Ông đã công bố bảng tuần hoàn dễ nhận biết đầu tiên vào năm 1869. Bảng này sắp xếp các nguyên tố theo số nguyên tử tăng dần thành các hàng ("chu kỳ") trong đó các nguyên tố cùng cột ("nhóm") có chung các tính chất vật lý và hóa học một cách tuần hoàn. Bảng tuần hoàn tóm tắt các tính chất khác nhau của các nguyên tố, cho phép các nhà hóa học suy ra mối quan hệ giữa chúng và đưa ra dự đoán về các hợp chất và các nguyên tố mới tiềm năng.
Đến tháng 11 năm 2016, Liên minh Hóa học Ứng dụng và Tinh khiết Quốc tế đã công nhận tổng số 118 nguyên tố. 94 nguyên tố đầu tiên xuất hiện tự nhiên trên Trái Đất, và 24 nguyên tố còn lại là các nguyên tố tổng hợp được tạo ra trong các phản ứng hạt nhân. Trừ ra các nguyên tố phóng xạ không ổn định (hạt nhân phóng xạ) phân hủy nhanh chóng, gần như tất cả các nguyên tố đều có sẵn trong công nghiệp với số lượng khác nhau. Việc khám phá và tổng hợp các nguyên tố mới hơn nữa là một lĩnh vực nghiên cứu khoa học đang diễn ra.
Mô tả
Các nguyên tố hóa học nhẹ nhất là hydro và heli, cả hai đều được tạo ra bởi quá trình tổng hợp hạt nhân Big Bang trong 20 phút đầu tiên của vũ trụ theo tỷ lệ khoảng 3: 1 theo khối lượng (hoặc 12: 1 theo số nguyên tử), cùng với những lượng rất nhỏ của hai nguyên tố tiếp theo, lithi và beryli. Hầu hết tất cả các nguyên tố khác được tìm thấy trong tự nhiên đều được tạo ra bằng các phương pháp tổng hợp hạt nhân tự nhiên khác nhau. Trên Trái đất, một lượng nhỏ các nguyên tử mới được tạo ra một cách tự nhiên trong các phản ứng nucleogenic, hoặc trong các quá trình vũ trụ, chẳng hạn như sự phóng xạ tia vũ trụ. Nguyên tử mới cũng được tự nhiên được sản xuất trên Trái Đất như phóng xạ đồng vị phân rã của các quá trình phân rã phóng xạ diễn ra như phân rã alpha, phân rã beta, phân hạch tự phát, phân rã cụm, và các chế độ phân rã hiếm khác.
Trong số 94 nguyên tố có trong tự nhiên, những nguyên tố có số nguyên tử từ 1 đến 82 đều có ít nhất một đồng vị bền (ngoại trừ techneti, nguyên tố 43 và promethi, nguyên tố 61, không có đồng vị bền). Các chất đồng vị được coi là ổn định là những chất chưa quan sát thấy sự phân rã phóng xạ. Các nguyên tố có số hiệu nguyên tử từ 83 đến 94 không ổn định đến mức có thể phát hiện được sự phân rã phóng xạ của tất cả các đồng vị. Một số nguyên tố này, đặc biệt là bismuth (số nguyên tử 83), thori (số nguyên tử 90) và urani (số nguyên tử 92), có một hoặc nhiều đồng vị có chu kỳ bán rã đủ dài để tồn tại dưới dạng tàn dư của quá trình tổng hợp hạt nhân sao nổ tạo ra các kim loại nặng trước khi hình thành Hệ Mặt trời của chúng ta. Với thời gian phân rã hơn 1,9 năm, dài hơn một tỷ lần so với tuổi ước tính hiện tại của vũ trụ, bismuth-209 (số nguyên tử 83) có chu kỳ bán rã alpha lâu nhất được biết đến trong số các nguyên tố tự nhiên và hầu như luôn được coi là ngang bằng với 80 nguyên tố ổn định. Các nguyên tố rất nặng nhất (những nguyên tố ngoài plutoni, nguyên tố 94) trải qua quá trình phân rã phóng xạ với chu kỳ bán rã ngắn đến mức chúng không được tìm thấy trong tự nhiên và phải được tổng hợp.
Hiện đã có 118 nguyên tố được biết đến. Trong bối cảnh này, "đã biết" có nghĩa là được quan sát đủ rõ, thậm chí chỉ từ một vài sản phẩm phân rã, để được phân biệt với các nguyên tố khác. Gần đây nhất, sự tổng hợp của nguyên tố 118 (vì được đặt tên là oganesson) đã được báo cáo vào tháng 10 năm 2006, và sự tổng hợp của nguyên tố 117 (tennessine) được báo cáo vào tháng 4 năm 2010. Trong số 118 nguyên tố này, 94 nguyên tố xuất hiện tự nhiên trên Trái đất. Sáu trong số này xảy ra với số lượng vết cực nhỏ: techneti, số nguyên tử 43; promethi, số 61; astatin, số 85; franci, số 87; neptuni, số 93; và plutoni, số 94. 94 nguyên tố này đã được phát hiện trong vũ trụ nói chung, trong quang phổ của các ngôi sao và cả siêu tân tinh, nơi các nguyên tố phóng xạ tồn tại trong thời gian ngắn mới được tạo ra. 94 nguyên tố đầu tiên đã được phát hiện trực tiếp trên Trái đất dưới dạng các nuclide nguyên thủy có từ khi hình thành hệ Mặt trời, hoặc dưới dạng các sản phẩm chuyển hóa hoặc phân hạch xảy ra tự nhiên của urani và thori.
24 nguyên tố nặng hơn còn lại, ngày nay không được tìm thấy trên Trái đất hay trong quang phổ thiên văn, chúng đã được sản xuất nhân tạo: tất cả đều là chất phóng xạ, với chu kỳ bán rã rất ngắn; nếu có bất kỳ nguyên tử nào của các nguyên tố này khi hình thành Trái đất, thì chúng rất có thể, đến mức chắc chắn, đã bị phân rã, và nếu có trong các tân tinh thì chúng có số lượng quá nhỏ để có thể được ghi nhận. Techneti là nguyên tố có chủ đích không phải tự nhiên đầu tiên được tổng hợp vào năm 1937, mặc dù một lượng nhỏ của techneti đã được tìm thấy trong tự nhiên (và nguyên tố này cũng có thể được phát hiện trong tự nhiên vào năm 1925). Mô hình sản xuất nhân tạo và khám phá tự nhiên sau này đã được lặp lại với một số nguyên tố hiếm có nguồn gốc tự nhiên phóng xạ khác.
Danh sách các nguyên tố có sẵn theo tên, số nguyên tử, mật độ, điểm nóng chảy, điểm sôi và theo ký hiệu, cũng như năng lượng ion hóa của các nguyên tố. Các nucleotit của các nguyên tố phóng xạ và ổn định cũng có sẵn dưới dạng danh sách các nuclide, được sắp xếp theo độ dài chu kỳ bán rã của các nguyên tố không ổn định. Một trong những cách trình bày thuận tiện nhất, và chắc chắn là truyền thống nhất về các nguyên tố, là ở dạng bảng tuần hoàn, nhóm các nguyên tố có tính chất hóa học tương tự lại với nhau (và thường là các cấu trúc điện tử tương tự).
Mỗi nguyên tố hóa học đều có một tên và ký hiệu riêng để dễ nhận biết. Tên gọi chính thức của các nguyên tố hóa học được quy định bởi Liên đoàn Quốc tế về Hoá học Thuần túy và Ứng dụng (tiếng Anh: International Union of Pure and Applied Chemistry) (viết tắt: IUPAC). Tổ chức này nói chung chấp nhận tên gọi mà người (hay tổ chức) phát hiện ra nguyên tố đã lựa chọn. Điều này có thể dẫn đến tranh luận là nhóm nghiên cứu nào thực sự tìm ra nguyên tố, là câu hỏi từng làm chậm trễ việc đặt tên cho các nguyên tố với số nguyên tử từ 104 trở lên trong một thời gian dài (Xem thêm Tranh luận về đặt tên nguyên tố). Các nguyên tố hóa học cũng được cấp cho một ký hiệu hóa học thống nhất, dựa trên cơ sở tên gọi của nguyên tố, phần lớn là viết tắt theo tên gọi Latinh. (Ví dụ, carbon có ký hiệu hóa học 'C', natri có ký hiệu hóa học 'Na' từ tên gọi Latinh natrium). Ký hiệu hóa học của nguyên tố được thống nhất và hiểu trên toàn thế giới trong khi tên gọi thông thường của nó khi chuyển sang một ngôn ngữ khác thì phần lớn không giống nhau.
Số nguyên tử
Số nguyên tử của một nguyên tố (ký hiệu Z) bằng số proton trong mỗi nguyên tử và xác định nguyên tố này. Ví dụ, tất cả các nguyên tử carbon đều chứa 6 proton trong hạt nhân nguyên tử của chúng; vậy số nguyên tử của carbon là 6. Nguyên tử carbon có thể có số neutron khác nhau; các nguyên tử của cùng một nguyên tố có số neutron khác nhau được gọi là các đồng vị của nguyên tố đó.
Số proton trong hạt nhân nguyên tử cũng quyết định điện tích của nó, do đó nó quyết định số electron của nguyên tử ở trạng thái không bị ion hóa. Các electron được đặt vào các obitan nguyên tử quyết định các tính chất hóa học khác nhau của nguyên tử. Số lượng neutron trong hạt nhân thường ảnh hưởng rất ít đến tính chất hóa học của nguyên tố (ngoại trừ trường hợp của hydro và đơteri). Do đó, tất cả các đồng vị carbon đều có các tính chất hóa học gần giống nhau vì chúng đều có 6 proton và 6 electron, mặc dù các nguyên tử carbon chẳng hạn có thể có 6 hoặc 8 neutron. Đó là lý do tại sao số nguyên tử, chứ không phải số khối hay trọng lượng nguyên tử, được coi là đặc điểm nhận dạng của một nguyên tố hóa học.
Đồng vị
Đồng vị là những nguyên tử của cùng một nguyên tố (nghĩa là có cùng số proton trong hạt nhân nguyên tử của chúng), nhưng có số neutron khác nhau. Vì vậy, chẳng hạn, có ba đồng vị chính của carbon. Tất cả các nguyên tử carbon đều có 6 proton trong hạt nhân, nhưng chúng có thể có 6, 7 hoặc 8 neutron. Vì số khối của chúng lần lượt là 12, 13 và 14, nên ba đồng vị của carbon được gọi là carbon-12, carbon-13 và carbon-14, thường được viết tắt là 12C, 13C và 14C. Carbon trong cuộc sống hàng ngày và trong hóa học là hỗn hợp của 12C (khoảng 98,9%), 13C (khoảng 1,1%) và khoảng 1 nguyên tử 14C trên một nghìn tỷ nguyên tử tổng cộng.
Hầu hết (66 trong số 94) nguyên tố xuất hiện tự nhiên có nhiều hơn một đồng vị ổn định. Ngoại trừ các đồng vị của hydro (khác nhau rất nhiều về khối lượng tương đối - đủ để gây ra các hiệu ứng hóa học), các đồng vị của một nguyên tố nhất định gần như không thể phân biệt được về mặt hóa học.
Tất cả các nguyên tố đều có một số đồng vị là chất phóng xạ (đồng vị phóng xạ), mặc dù không phải tất cả các đồng vị phóng xạ này đều tồn tại ngoài tự nhiên. Các đồng vị phóng xạ thường phân rã thành các nguyên tố khác khi phóng ra một hạt alpha hoặc beta. Nếu một nguyên tố có các đồng vị không phóng xạ, chúng được gọi là cá đồng vị "ổn định". Tất cả các đồng vị ổn định đã biết đều tồn tại ngoài tự nhiên (xem đồng vị nguyên thủy). Nhiều đồng vị phóng xạ không có trong tự nhiên đã được nghiên cứu sau khi được tạo ra một cách nhân tạo. Một số nguyên tố không có đồng vị bền và chỉ bao gồm các đồng vị phóng xạ: cụ thể là các nguyên tố không có đồng vị bền nào là techneti (số nguyên tử 43), promethi (số nguyên tử 61) và tất cả các nguyên tố quan sát được có số nguyên tử lớn hơn 82.
Trong số 80 nguyên tố có ít nhất một đồng vị bền, 26 nguyên tố chỉ có một đồng vị bền duy nhất. Số đồng vị ổn định trung bình của 80 nguyên tố ổn định là 3,1 đồng vị ổn định trên mỗi nguyên tố. Số lượng đồng vị bền lớn nhất xảy ra đối với một nguyên tố là 10 (thiếc, nguyên tố 50).
Khối lượng đồng vị và khối lượng nguyên tử
Số khối của một nguyên tố A, là số nucleon (proton và neutron) trong hạt nhân nguyên tử. Các đồng vị khác nhau của một nguyên tố nhất định được phân biệt bằng số khối của chúng, được viết theo quy ước dưới dạng ký tự trên bên trái của ký hiệu nguyên tử (ví dụ: 238U). Số khối luôn là một số nguyên và có đơn vị là "nucleon". Ví dụ, magnesi-24 (24 là số khối) là một nguyên tử có 24 nucleon (12 proton và 12 neutron).
Trong khi số khối chỉ đơn giản đếm tổng số neutron và proton và do đó là một số tự nhiên, khối lượng nguyên tử của một nguyên tử là một số thực cho khối lượng của một đồng vị cụ thể (hoặc "nuclide") của nguyên tố, tính bằng đơn vị khối lượng nguyên tử (kí hiệu: u). Nói chung, số khối của một nuclide nhất định khác một chút về giá trị so với khối lượng nguyên tử của nó, vì khối lượng của mỗi proton và neutron không chính xác đúng 1 u; vì các điện tử đóng góp một phần nhỏ hơn vào khối lượng nguyên tử vì số neutron vượt quá số proton; và (cuối cùng) vì năng lượng liên kết hạt nhân. Ví dụ, khối lượng nguyên tử của chlor-35 có năm chữ số có nghĩa là 34,969 u và của chlor-37 là 36,966 u. Tuy nhiên, khối lượng nguyên tử tính bằng u của mỗi đồng vị khá gần với số khối lượng đơn giản của nó (luôn nằm trong khoảng 1%). Đồng vị duy nhất có khối lượng nguyên tử chính xác là một số tự nhiên là 12C, theo định nghĩa có khối lượng chính xác bằng 12 vì u được định nghĩa là 1/12 khối lượng của nguyên tử carbon-12 trung hòa tự do ở trạng thái cơ bản.
Trọng lượng nguyên tử tiêu chuẩn (thường được gọi là "trọng lượng nguyên tử") của một nguyên tố là trung bình cộng của các khối lượng nguyên tử của tất cả các đồng vị của nguyên tố hóa học được tìm thấy trong một môi trường cụ thể, có trọng lượng bằng lượng đồng vị, so với đơn vị khối lượng nguyên tử. Số này có thể là một phân số không gần với một số nguyên. Ví dụ, khối lượng nguyên tử tương đối của chlor là 35,453 u, khác rất nhiều so với một số nguyên vì nó là trung bình của khoảng 76% chlor-35 và 24% chlor-37. Bất cứ khi nào giá trị khối lượng nguyên tử tương đối khác hơn 1% so với một số nguyên, đó là do hiệu ứng trung bình này, vì một lượng đáng kể của nhiều hơn một đồng vị có trong một mẫu nguyên tố đó một cách tự nhiên.
Tinh khiết về mặt hóa học và tinh khiết về mặt đồng vị
Các nhà hóa học và các nhà khoa học hạt nhân có các định nghĩa khác nhau về một nguyên tố tinh khiết. Trong hóa học, nguyên tố nguyên chất có nghĩa là chất mà tất cả các nguyên tử (hoặc trong thực tế là hầu hết) đều có cùng số nguyên tử hoặc số proton. Tuy nhiên, các nhà khoa học hạt nhân định nghĩa một nguyên tố tinh khiết là một nguyên tố chỉ bao gồm một đồng vị ổn định.
Ví dụ, một sợi dây đồng là 99,99% tinh khiết về mặt hóa học nếu 99,99% nguyên tử của nó là đồng, với 29 proton mỗi nguyên tử. Tuy nhiên, nó không phải là đồng vị tinh khiết vì đồng thông thường bao gồm hai đồng vị bền, 69% 63Cu và 31% 65Cu, với số neutron khác nhau. Tuy nhiên, một thỏi vàng nguyên chất sẽ tinh khiết cả về mặt hóa học và đồng vị, vì vàng thông thường chỉ bao gồm một đồng vị, 197Au.
Thù hình
Nguyên tử của các nguyên tố tinh khiết về mặt hóa học có thể liên kết với nhau về mặt hóa học theo nhiều cách, cho phép nguyên tố tinh khiết tồn tại trong nhiều cấu trúc hóa học (cách sắp xếp không gian của các nguyên tử), được gọi là các dạng thù hình, khác nhau về tính chất của chúng. Ví dụ, carbon có thể được tìm thấy dưới các dạng: kim cương, có cấu trúc tứ diện xung quanh mỗi nguyên tử carbon; than chì, có các lớp nguyên tử carbon có cấu trúc lục giác xếp chồng lên nhau; graphene, là một lớp graphit đơn lẻ rất bền; fullerene, có hình dạng gần như hình cầu; và ống nano carbon, là những ống có cấu trúc hình lục giác (thậm chí chúng có thể khác nhau về tính chất điện). Khả năng tồn tại của một nguyên tố ở một trong nhiều dạng cấu trúc được gọi là 'khả năng thù hình'.
Trạng thái chuẩn của một nguyên tố được định nghĩa là trạng thái ổn định nhất về mặt nhiệt động lực học của nó ở áp suất 1 bar và nhiệt độ nhất định (thường ở 298,15 K). Trong nhiệt hóa học, một nguyên tố được định nghĩa là có entanpi tạo thành bằng 0 ở trạng thái chuẩn của nó. Ví dụ, trạng thái tham chiếu của carbon là graphit, vì cấu trúc của graphit ổn định hơn so với các dạng thù hình khác.
Thuộc tính
Một số loại phân loại mô tả có thể được áp dụng rộng rãi cho các nguyên tố, bao gồm việc xem xét các đặc tính vật lý và hóa học chung của chúng, trạng thái vật chất của chúng trong các điều kiện quen thuộc, điểm nóng chảy và sôi của chúng, mật độ của chúng, cấu trúc tinh thể của chúng khi là chất rắn và nguồn gốc của chúng.
Các thuộc tính chung
Một số thuật ngữ thường được sử dụng để mô tả các tính chất vật lý và hóa học chung của các nguyên tố hóa học. Điểm phân biệt đầu tiên là kim loại dễ dẫn điện, phi kim không dẫn điện và một nhóm nhỏ (các á kim), có các đặc tính trung gian và thường hoạt động như chất bán dẫn.
Sự phân loại tinh tế hơn thường được thể hiện trong các bản trình bày màu của bảng tuần hoàn. Hệ thống này hạn chế các thuật ngữ "kim loại" và "phi kim" chỉ đối với một số kim loại và phi kim được xác định rộng hơn, bổ sung các thuật ngữ bổ sung cho một số nhóm kim loại và phi kim được xem rộng rãi hơn. Phiên bản của phân loại này được sử dụng trong bảng tuần hoàn được trình bày ở đây bao gồm: họ actini, kim loại kiềm , kim loại kiềm thổ, halogen, họ lanthan, kim loại chuyển tiếp, kim loại sau chuyển tiếp, á kim, phi kim phản ứng và khí trơ. Trong hệ thống này, các kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ và kim loại chuyển tiếp, cũng như các lantan và actini, là các nhóm kim loại đặc biệt được nhìn nhận theo nghĩa rộng hơn. Tương tự, các phi kim phản ứng và các khí quý là các phi kim được nhìn theo nghĩa rộng hơn. Trong một số bài thuyết trình, các halogen không được phân biệt, với astatin được xác định là một kim loại và các chất khác được xác định là phi kim.
Trạng thái vật chất
Một sự phân biệt cơ bản khác thường được sử dụng giữa các nguyên tố là trạng thái vật chất (pha) của chúng, cho dù là rắn, lỏng hay khí, ở nhiệt độ và áp suất tiêu chuẩn đã chọn (STP). Hầu hết các nguyên tố là chất rắn ở nhiệt độ thông thường và áp suất khí quyển, trong khi một số nguyên tố là chất khí. Chỉ có brom và thủy ngân là chất lỏng ở 0 độ C (32 độ F) và áp suất khí quyển bình thường; caesi và gali là chất rắn ở nhiệt độ đó, nhưng nóng chảy ở 28,4 °C (83,2 °F) và 29,8 °C (85,6 °F), tương ứng.
Điểm nóng chảy và điểm sôi
Điểm nóng chảy và điểm sôi, thường được biểu thị bằng độ C ở áp suất của một bầu khí quyển, thường được sử dụng để mô tả đặc tính của các nguyên tố khác nhau. Mặc dù được biết đến với hầu hết các nguyên tố, nhưng một trong hai hoặc cả hai phép đo này vẫn chưa được xác định đối với một số nguyên tố phóng xạ chỉ có sẵn với số lượng rất nhỏ. Vì heli vẫn là chất lỏng ngay cả ở độ không tuyệt đối ở áp suất khí quyển, nên nó chỉ có nhiệt độ sôi chứ không phải nhiệt độ nóng chảy, trong các bài thuyết trình thông thường.
Khối lượng riêng
Khối lượng riêng hay mật độ của ở nhiệt độ và áp suất tiêu chuẩn đã chọn (STP) thường được sử dụng để xác định đặc tính của các phần tử. Mật độ thường được biểu thị bằng gam trên centimet khối (g / cm³). Vì một số nguyên tố là chất khí ở nhiệt độ thường gặp, khối lượng riêng của chúng thường được nêu ở dạng khí; khi hóa lỏng hoặc đông đặc, các nguyên tố khí cũng có khối lượng riêng tương tự như khối lượng riêng của các nguyên tố khác.
Khi một phần tử có các dạng thù hình với các mật độ khác nhau, một dạng thù hình đại diện thường được chọn trong các bản trình bày tóm tắt, trong khi mật độ cho mỗi dạng allotro có thể được nêu khi cung cấp thêm thông tin chi tiết. Ví dụ, ba dạng thù hình quen thuộc của carbon (carbon vô định hình, than chì và kim cương) có khối lượng riêng tương ứng là 1,8–2,1, 2,267 và 3,515 g / cm 3.
Cấu trúc tinh thể
Các nguyên tố được nghiên cứu cho đến nay làm mẫu rắn có tám loại cấu trúc tinh thể : lập phương hình thân, lập phương diện tâm, lục giác, đơn nghiêng, trực thoi, lục phương và bốn phương. Đối với một số nguyên tố sau urani được sản xuất tổng hợp, các mẫu sẵn có quá nhỏ để xác định cấu trúc tinh thể.
Sự xuất hiện và nguồn gốc trên Trái Đất
Các nguyên tố hóa học cũng có thể được phân loại theo nguồn gốc của chúng trên Trái đất, với 94 nguyên tố đầu tiên được coi là xuất hiện ngoài tự nhiên, trong khi những nguyên tố có số nguyên tử ngoài 94 chỉ được sản xuất nhân tạo như là sản phẩm tổng hợp của các phản ứng hạt nhân nhân tạo.
Trong số 94 nguyên tố xuất hiện tự nhiên, 83 nguyên tố được coi là nguyên sinh và có tính phóng xạ yếu hoặc ổn định. 11 nguyên tố tự nhiên còn lại có chu kỳ bán rã quá ngắn để chúng có mặt ở thời kỳ đầu của Hệ Mặt trời, và do đó được coi là các nguyên tố nhất thời. Trong số 11 nguyên tố thoáng qua này, 5 nguyên tố (poloni, radon, radi, actini và protactini) là các sản phẩm phân rã tương đối phổ biến của thori và urani. 6 nguyên tố thoáng qua còn lại (techneti, promethi, astatin, franci, neptuni và plutoni) hiếm khi xảy ra, vì là sản phẩm của các chế độ phân rã hiếm hoặc quá trình phản ứng hạt nhân liên quan đến urani hoặc các nguyên tố nặng khác.
Không có sự phân rã phóng xạ nào được quan sát thấy đối với các nguyên tố có số nguyên tử từ 1 đến 82, ngoại trừ 43 (techneti) và 61 (promethi). Tuy nhiên, đồng vị bền quan sát của một số nguyên tố (như wolfram và chì) được dự đoán là hơi phóng xạ với chu kỳ bán rã rất dài: [18] ví dụ, chu kỳ bán rã được dự đoán cho đồng vị chì ổn định quan sát nằm trong khoảng từ 1035 đến 10189 năm. Các nguyên tố có số nguyên tử 43, 61 và 83 đến 94 không ổn định đủ để có thể dễ dàng phát hiện ra sự phân rã phóng xạ của chúng. Ba trong số các nguyên tố này, bitmut (nguyên tố 83), thori (nguyên tố 90) và urani (nguyên tố 92) có một hoặc nhiều đồng vị có chu kỳ bán rã đủ dài để tồn tại như tàn tích của quá trình tổng hợp hạt nhân sao nổ tạo ra các nguyên tố nặng trước sự hình thành của Hệ Mặt Trời. Ví dụ, với chu kỳ bán rã hơn 1,9 năm, dài hơn một tỷ lần so với tuổi ước tính hiện tại của vũ trụ, bismuth-209 có chu kỳ bán rã alpha lâu nhất được biết đến trong số các nguyên tố tự nhiên. 24 nguyên tố nặng nhất (những nguyên tố ngoài plutoni, nguyên tố 94) trải qua quá trình phân rã phóng xạ với chu kỳ bán rã quá ngắn và không thể được tạo ra như sản phẩm phụ của các nguyên tố có tuổi thọ cao hơn, và do đó hoàn toàn không được biết là có tồn tại ngoài tự nhiên.
Bảng tuần hoàn
Tính chất của các nguyên tố hóa học thường được tóm tắt bằng cách sử dụng bảng tuần hoàn, bảng tuần hoàn sắp xếp các nguyên tố một cách mạnh mẽ và trang nhã bằng cách tăng số nguyên tử thành các hàng ( "chu kỳ" ) trong đó các cột ( "nhóm" ) chia sẻ sự lặp lại ("tuần hoàn") của các tính chất vật lý và tính chất hóa học. Bảng tuần hoàn tiêu chuẩn hiện tại chứa 118 nguyên tố đã được xác nhận tính đến năm 2019.
Mặc dù những tiền thân trước đó của bảng này đã tồn tại, nhưng việc phát minh ra nó thường được ghi công cho nhà hóa học người Nga Dmitri Mendeleev vào năm 1869, người đã dự định dùng bảng để minh họa các xu hướng lặp lại trong các tính chất của các nguyên tố. Bố cục của bảng đã được tinh chỉnh và mở rộng theo thời gian khi các nguyên tố mới được phát hiện và các mô hình lý thuyết mới đã được phát triển để giải thích hành vi hóa học của chúng.
Việc sử dụng bảng tuần hoàn hiện nay đã phổ biến trong ngành học hóa học, cung cấp một khung cực kỳ hữu ích để phân loại, hệ thống hóa và so sánh tất cả các dạng hành vi hóa học khác nhau. Bảng cũng được ứng dụng rộng rãi trong vật lý, địa chất, sinh học, khoa học vật liệu, kỹ thuật, nông nghiệp, y học, dinh dưỡng, sức khỏe môi trường và thiên văn học. Các nguyên tắc của nó đặc biệt quan trọng trong kỹ thuật hóa học.
Nguồn gốc
Chỉ khoảng 4% tổng khối lượng của vũ trụ được tạo ra từ các nguyên tử hoặc ion, và do đó được biểu thị bằng các nguyên tố hóa học. Phần này chiếm khoảng 15% tổng số vật chất, với phần còn lại của vật chất (85%) là vật chất tối. Bản chất của vật chất tối vẫn chưa được biết, nhưng nó không được cấu tạo bởi các nguyên tử của các nguyên tố hóa học vì nó không chứa proton, neutron hoặc electron. (Phần phi vật chất còn lại của khối lượng vũ trụ được cấu tạo từ năng lượng tối thậm chí còn ít được hiểu rõ hơn).
94 nguyên tố hóa học có trong tự nhiên được tạo ra bởi ít nhất bốn lớp của quá trình vật lý thiên văn. Hầu hết hydro, heli và một lượng rất nhỏ lithi được tạo ra trong vài phút đầu tiên của Vụ Nổ Lớn. Quá trình tổng hợp hạt nhân Big Bang này chỉ xảy ra một lần; các quá trình khác đang diễn ra. Phản ứng tổng hợp hạt nhân bên trong các ngôi sao tạo ra các nguyên tố thông qua quá trình tổng hợp hạt nhân của các ngôi sao, bao gồm tất cả các nguyên tố từ carbon đến sắt về số lượng nguyên tử. Các nguyên tố có số nguyên tử cao hơn sắt, bao gồm các nguyên tố nặng như urani và plutoni, được tạo ra bởi nhiều dạng tổng hợp hạt nhân bùng nổ khác nhau trong quá trình sáp nhập sao siêu mới và neutron. Các nguyên tố nhẹ lithi, beryli và bor được tạo ra hầu hết thông qua sự phân tán tia vũ trụ (sự phân mảnh do tia vũ trụ gây ra) của carbon, nitơ và oxy.
Trong giai đoạn đầu của Vụ Nổ Lớn, sự tổng hợp hạt nhân của hạt nhân hydro dẫn đến việc sản xuất ra hydro-1 (proti, 1H) và heli-4 (4He), cũng như một lượng nhỏ hơn deuteri (2H) và lượng rất nhỏ (theo lũy thừa 10−10) của lithi và beryli. Thậm chí một lượng nguyên tố bor nhỏ hơn có thể đã được tạo ra trong Vụ Nổ Lớn, vì nó đã được quan sát thấy ở một số ngôi sao rất cũ, trong khi carbon thì không. Không có nguyên tố nào nặng hơn bor được tạo ra trong Vụ Nổ Lớn. Kết quả là, sự phong phú ban đầu của các nguyên tử (hoặc ion) bao gồm khoảng 75% 1H, 25% 4He, và 0,01% đơteri, chỉ với những lượng rất nhỏ lithi, beryli và có lẽ là bo. Sự làm giàu sau đó của các quầng thiên hà xảy ra do quá trình tổng hợp hạt nhân sao và quá trình tổng hợp hạt nhân siêu tân tinh. Tuy nhiên, sự phong phú của nguyên tố trong không gian giữa các thiên hà vẫn có thể gần giống với các điều kiện nguyên thủy, trừ khi nó đã được làm giàu bằng một số phương pháp.
Trên Trái đất (và các nơi khác), lượng nhỏ của các nguyên tố khác nhau tiếp tục được tạo ra từ các nguyên tố khác như là sản phẩm của quá trình biến đổi hạt nhân. Chúng bao gồm một số được tạo ra bởi các tia vũ trụ hoặc các phản ứng hạt nhân khác (xem các nuclid vũ trụ và nucleogenic ), và một số khác được tạo ra dưới dạng sản phẩm phân rã của các nuclide nguyên thủy tồn tại lâu dài. Ví dụ, một lượng vết (nhưng có thể phát hiện được) của carbon-14 (14C) liên tục được tạo ra trong khí quyển do các tia vũ trụ tác động vào các nguyên tử nitơ và argon-40 ( 40Ar) liên tục được tạo ra do sự phân hủy của kali-40 (40K) nguyên thủy nhưng không ổn định. Ngoài ra, ba nguyên tố nguyên thủy xuất hiện trừ các nguyên tố có tính phóng xạ thuộc họ actini, đó là thori, urani và plutoni, phân rã qua một loạt các định kỳ sản xuất nhưng không ổn định các yếu tố phóng xạ như radi và radon, vốn chỉ xuất hiện thoáng qua trong bất kỳ mẫu của các kim loại này hoặc quặng hoặc các hợp chất của chúng. Ba nguyên tố phóng xạ khác, techneti, promethi và neptuni, chỉ xuất hiện ngẫu nhiên trong các vật liệu tự nhiên, được tạo ra dưới dạng các nguyên tử riêng lẻ bằng cách phân hạch hạt nhân của các hạt nhân của các nguyên tố nặng khác nhau hoặc trong các quá trình hạt nhân hiếm gặp khác.
Ngoài 94 nguyên tố tự nhiên, một số nguyên tố nhân tạo đã được sản xuất bằng công nghệ vật lý hạt nhân của con người. , những thí nghiệm này đã tạo ra tất cả các nguyên tố lên đến số nguyên tử 118.
Lượng nguyên tố trong tự nhiên
Biểu đồ sau (thang log) cho thấy sự phong phú của các nguyên tố trong Hệ Mặt Trời của chúng ta. Bảng cho thấy mười hai nguyên tố phổ biến nhất trong thiên hà của chúng ta (ước tính theo phương pháp quang phổ), được đo bằng phần triệu, khối lượng. Các thiên hà gần đó đã phát triển dọc theo các đường tương tự có sự làm giàu tương ứng của các nguyên tố nặng hơn hydro và heli. Các thiên hà xa hơn đang được xem như chúng đã xuất hiện trong quá khứ, vì vậy lượng nguyên tố dồi dào của chúng dường như gần với hỗn hợp nguyên thủy hơn. Tuy nhiên, khi các quy luật và quy trình vật lý xuất hiện phổ biến trong vũ trụ hữu hình, các nhà khoa học kỳ vọng rằng các thiên hà này đã tiến hóa các nguyên tố với mức độ phong phú tương tự.
Sự phong phú của các nguyên tố trong Hệ Mặt trời phù hợp với nguồn gốc của chúng từ quá trình tổng hợp hạt nhân trong Vụ Nổ Lớn và một số sao siêu tân tinh tiền thân. Hydro và heli rất dồi dào là sản phẩm của Vụ nổ lớn, nhưng ba nguyên tố tiếp theo rất hiếm vì chúng có rất ít thời gian hình thành trong Vụ nổ lớn và không được tạo ra trong các ngôi sao (tuy nhiên, chúng được tạo ra với số lượng nhỏ do sự tan rã của các nguyên tố nặng hơn trong bụi giữa các vì sao, do tác động của tia vũ trụ ). Bắt đầu với carbon, các nguyên tố được tạo ra trong các ngôi sao bằng cách tích tụ từ các hạt alpha (hạt nhân heli), dẫn đến sự phong phú xen kẽ của các nguyên tố có số nguyên tử chẵn (những nguyên tố này cũng ổn định hơn). Nói chung, các nguyên tố như sắt được tạo ra trong các ngôi sao lớn trong quá trình trở thành siêu tân tinh. Sắt-56 đặc biệt phổ biến, vì nó là nguyên tố ổn định nhất có thể dễ dàng được tạo ra từ các hạt alpha (là sản phẩm của sự phân rã phóng xạ nickel-56, cuối cùng được tạo ra từ 14 hạt nhân heli). Các nguyên tố nặng hơn sắt được tạo ra trong quá trình hấp thụ năng lượng ở các ngôi sao lớn, và sự phong phú của chúng trong vũ trụ (và trên Trái đất) thường giảm theo số nguyên tử của chúng.
Sự phong phú của các nguyên tố hóa học trên Trái Đất thay đổi từ không khí đến lớp vỏ đến đại dương, và trong các dạng sống khác nhau. Sự phong phú của các nguyên tố trong lớp vỏ Trái đất khác với sự phong phú của các nguyên tố trong Hệ Mặt trời (như được thấy ở Mặt trời và các hành tinh nặng như Sao Mộc) chủ yếu ở việc mất đi có chọn lọc các nguyên tố rất nhẹ nhất (hydro và heli) và cả neon, carbon dễ bay hơi (như hydrocarbon), nitơ và lưu huỳnh, là kết quả của quá trình sưởi ấm bằng năng lượng mặt trời trong giai đoạn đầu hình thành hệ mặt trời. Oxy, nguyên tố Trái đất dồi dào nhất tính theo khối lượng, được giữ lại trên Trái đất bằng cách kết hợp với silic. Nhôm có 8% khối lượng phổ biến hơn trong vỏ Trái đất so với vũ trụ và Hệ Mặt trời, nhưng thành phần của lớp phủ cồng kềnh hơn nhiều, có magnesi và sắt thay cho nhôm (chỉ xuất hiện ở 2% khối lượng) phản ánh chặt chẽ hơn thành phần nguyên tố của Hệ Mặt Trời, chưa kể sự mất mát được ghi nhận của các nguyên tố dễ bay hơi vào không gian và mất lượng nguyên tố sắt đã di chuyển đến lõi của Trái Đất.
Ngược lại, thành phần của cơ thể con người theo sát thành phần của nước biển - giúp cơ thể con người có thêm lượng dự trữ carbon và nitơ cần thiết để tạo thành protein và acidnucleic, cùng với phosphor trong acidnucleic và phân tử truyền năng lượng. Adenosine triphosphate (ATP) xuất hiện trong tế bào của tất cả các sinh vật sống. Một số loại sinh vật đòi hỏi các nguyên tố đặc biệt bổ sung, ví dụ như magnesi trong chất diệp lục trong cây xanh, các calci trong vỏ động vật thân mềm, hoặc sắt trong hemoglobin trong hồng cầu của động vật có xương sống.
Lịch sử
Phát triển các định nghĩa
Khái niệm "nguyên tố" như một chất không thể phân chia đã phát triển qua ba giai đoạn lịch sử chính: Định nghĩa cổ điển (chẳng hạn như định nghĩa của người Hy Lạp cổ đại), định nghĩa hóa học và định nghĩa hạt nhân.
Định nghĩa cổ điển
Triết học cổ đại đặt ra một tập hợp các nguyên tố cổ điển để giải thích các mô hình quan sát được trong tự nhiên. Những nguyên tố này ban đầu được gọi là đất, nước, khí và lửa thay vì các nguyên tố hóa học của khoa học hiện đại.
Thuật ngữ 'nguyên tố' (stoicheia) lần đầu tiên được nhà triết học Hy Lạp Plato sử dụng vào khoảng năm 360 TCN trong cuộc đối thoại của ông với Timaeus, trong đó bao gồm một cuộc thảo luận của các thành phần của các cơ quan vô cơ và hữu cơ và là một chuyên luận phỏng đoán về hóa học. Plato tin rằng các nguyên tố được Empedocles đưa vào một thế kỷ trước đó bao gồm các dạng đa diện nhỏ: tứ diện (lửa), bát diện (khí), nhị thập diện (nước) và khối lập phương (đất).
Aristotle, khoảng năm 350 TCN, cũng sử dụng từ stoicheia và bổ sung thêm một nguyên tố thứ năm gọi là aether, mà hình thành các tầng trời. Aristotle đã định nghĩa một nguyên tố là:
Định nghĩa hóa học
Năm 1661, Robert Boyle đề xuất lý thuyết về vật thể của mình, trong đó ủng hộ việc phân tích vật chất được cấu thành bởi các đơn vị vật chất không thể thu nhỏ hơn được (nguyên tử) và, không chọn quan điểm của Aristotle về bốn nguyên tố cũng như quan điểm của Paracelsus về ba nguyên tố cơ bản, và còn bỏ ngỏ. câu hỏi về số lượng nguyên tố. Danh sách các nguyên tố hóa học hiện đại đầu tiên được đưa ra trong Các nguyên tố hóa học năm 1789 của Antoine Lavoisier, chứa ba mươi ba nguyên tố, bao gồm cả ánh sáng và nhiệt lượng. Đến năm 1818, Jöns Jakob Berzelius đã xác định được trọng lượng nguyên tử cho 45 trong số 49nguyên tố được chấp nhận sau đó. Dmitri Mendeleev đưa ra 66 nguyên tố trong bảng tuần hoàn của ông vào năm 1869.
Từ thời Boyle cho đến đầu thế kỷ 20, một nguyên tố được định nghĩa là một chất tinh khiết không thể bị phân hủy thành bất kỳ chất nào đơn giản hơn. Nói cách khác, một nguyên tố hóa học không thể chuyển hóa thành các nguyên tố hóa học khác bằng các quá trình hóa học. Các nguyên tố trong thời gian này thường được phân biệt bằng khối lượng nguyên tử của chúng, một đặc tính có thể đo được với độ chính xác khá cao bằng các kỹ thuật phân tích có sẵn.
Định nghĩa hạt nhân
Phát hiện năm 1913 của nhà vật lý người Anh Henry Moseley rằng điện tích hạt nhân là cơ sở vật lý cho số nguyên tử của một nguyên tử, được hoàn thiện thêm khi bản chất của proton và neutron được nhìn nhận, cuối cùng dẫn đến định nghĩa hiện tại về một nguyên tố dựa trên số nguyên tử (số proton trên mỗi hạt nhân nguyên tử). Việc sử dụng các số nguyên tử, chứ không phải là khối lượng nguyên tử, để phân biệt các nguyên tố có giá trị tiên đoán lớn hơn (do những con số là các số nguyên), và cũng có thể giải quyết một số những mập mờ trong giao diện hóa học dựa trên do tính chất của biến đổi đồng vị và thù hình trong cùng một nguyên tố. Hiện tại, IUPAC xác định một nguyên tố tồn tại nếu nó có các đồng vị có thời gian sống lâu hơn 10−14 giây, thời gian mà hạt nhân cần đến để tạo thành một đám mây điện tử.
Đến năm 1914, 72 nguyên tố đã được biết đến, tất cả đều xuất hiện trong tự nhiên. Các nguyên tố trong tự nhiên còn lại đã được phát hiện hoặc chiết tách trong những thập kỷ tiếp theo, và nhiều nguyên tố bổ sung khác cũng đã được sản xuất tổng hợp, với phần lớn công trình đó do Glenn T. Seaborg đi tiên phong. Năm 1955, nguyên tố 101 được phát hiện và đặt tên là mendelevi để vinh danh D. I. Mendeleev, người đầu tiên sắp xếp các nguyên tố theo cách tuần hoàn.
Khám phá và công nhận các nguyên tố khác nhau
Mười chất liệu quen thuộc với các nền văn hóa tiền sử khác nhau hiện được biết đến là các nguyên tố hóa học: carbon, đồng, vàng, sắt, chì, thủy ngân, bạc, lưu huỳnh, thiếc và kẽm. Ba vật liệu bổ sung hiện được chấp nhận là nguyên tố, arsenic, antimon và bismuth, đã được công nhận là các chất riêng biệt trước năm 1500. Phosphor, cobalt và platin đã được phân lập trước năm 1750.
Hầu hết các nguyên tố hóa học trong tự nhiên còn lại đã được xác định và ghi nhận tính chất vào năm 1900, bao gồm:
Các vật liệu công nghiệp quen thuộc hiện nay như nhôm, silicon, nickel, chromi, magnesi và wolfram
Các kim loại phản ứng như lithi, natri, kali và calci
Các halogen fluor, chlor, brom và iod
Các khí như hydro, oxy, nitơ, heli, argon và neon
Hầu hết các nguyên tố đất hiếm, bao gồm ceri, lantan, gadolini và neodymi.
Các nguyên tố phóng xạ phổ biến hơn, bao gồm urani, thori, radi và radon
Các nguyên tố được phân lập hoặc sản xuất kể từ năm 1900 bao gồm:
Ba nguyên tố tự nhiên ổn định thường xuyên chưa được phát hiện còn lại: hafni, luteti, và rheni
Plutoni, được Glenn T. Seaborg sản xuất tổng hợp lần đầu tiên vào năm 1940, nhưng bây giờ cũng được biết đến từ một vài sự kiện xảy ra trong tự nhiên với thời gian dài
Ba nguyên tố tự nhiên xuất hiện ngẫu nhiên ( neptuni, promethi và techneti), lần đầu tiên được sản xuất tổng hợp nhưng sau đó được phát hiện với lượng nhỏ trong một số mẫu địa chất nhất định
Bốn sản phẩm phân rã hiếm của urani hoặc thori (astatine, franci, actini và protactini), và
Các nguyên tố siêu urani tổng hợp khác nhau, bắt đầu bằng americi và curi.
Các nguyên tố được phát hiện gần đây
Nguyên tố siêu urani đầu tiên (nguyên tố có số nguyên tử lớn hơn 92) được phát hiện là neptuni vào năm 1940. Kể từ năm 1999, các tuyên bố về việc phát hiện ra các nguyên tố mới đã được Ban công tác chung IUPAC/IUPAP xem xét. Tính đến tháng 1 năm 2016, tất cả 118 nguyên tố đã được IUPAC xác nhận là đã phát hiện ra. Việc phát hiện ra nguyên tố 112 đã được công nhận vào năm 2009, và cái tên copernici và ký hiệu nguyên tử Cn đã được gợi ý cho nguyên tố này. Tên và biểu tượng của nguyên tố này đã được IUPAC chính thức xác nhận vào ngày 19 tháng 2 năm 2010. Nguyên tố nặng nhất được cho là đã được tổng hợp cho đến nay là nguyên tố 118, oganesson, vào ngày 9 tháng 10 năm 2006, do Phòng thí nghiệm phản ứng hạt nhân Flerov ở Dubna, Nga tìm ra. Tennessine, nguyên tố 117 là nguyên tố mới nhất được tuyên bố là đã được phát hiện, vào năm 2009. Vào ngày 28 tháng 11 năm 2016, các nhà khoa học tại IUPAC đã chính thức công nhận tên của bốn nguyên tố hóa học mới nhất, với các số hiệu nguyên tử 113, 115, 117 và 118.
Danh sách nguyên tố hóa học
{| class="prettytable sortable"
Tên tiếng Việt
Tên tiếng Latinh
Ký hiệu nguyêntố hóa học
Số nguyên tử
Nguyên tửlượng Ar
<th>Năm phát hiện
actini
actini
Ac
89
227,0277)*
1899
americi
americi
Am
95
243,0614)*
1944
antimon
(Stibi)
stibi
(antimoni)
Sb
51
121,75
thời thượng cổ
argon
argon
Ar
18
39,948
1894
arsenic
arsenicum
As
33
74,922
thời trung cổ
astatin
astati
At
85
209,9871)*
1940
bari
bari
Ba
56
137,34
1774
berkeli
berkeli
Bk
97
247,0703)*
1950
beryli
berylli
Be
4
9,0122
1797
bismuth
bismutum
Bi
83
208,980
thời thượng cổ
bohri
bohri
Bh
107
264,12)*
1981
bor
boroni
B
5
10,811
1808
brom
bromum
Br
35
79,909
1826
carbon
carboneum
C
6
12,01115
thời thượng cổ
ceri
ceri
Ce
58
140,12
1803
caesi
caesi
Cs
55
132,905
1860
thiếc
stannum
Sn
50
118,69
thời thượng cổ
curi
curi
Cm
96
247,0704)*
1944
darmstadti
darmstadti
Ds
110
271)*
1994
kali
kali
K
19
39,102
1807
dubni
dubni
Db
105
262,1144)*
1970
nitơ
nitrogen
N
7
14,0067
1772
dysprosi
dysprosi
Dy
66
162,50
1886
einsteini
einsteini
Es
99
252,0830)*
1952
erbi
erbi
Er
68
167,26
1843
europi
europi
Eu
63
151,964
1901
fermi
fermi
Fm
100
257,0951)*
1952
fluor
fluorum
F
9
18,9984
1886
phosphor
phosphorus
P
15
30,973 8
1669
franci
franci
Fr
87
223,0197)*
1939
gadolini
gadolini
Gd
64
157,25
1880
gali
galli
Ga
31
69,72
1875
germani
germani
Ge
32
72,59
1886
hafni
hafni
Hf
72
178,49
1923
hassi
hassi
Hs
108
265,1306)*
1984
heli
heli
He
2
4,0026
1868
nhôm
aluminum
Al
13
26,9815
1825
holmi
holmi
Ho
67
164,930
1879
magnesi
magnesi
Mg
12
24,312
1775
chlor
chlorum
Cl
17
35,453
1774
chromi
chromi
Cr
24
51,996
1797
indi
indi
In
49
114,82
1863
iridi
iridi
Ir
77
192,2
1802
iod
iodum
I
53
126,904
1811
cadmi
cadmi
Cd
48
112,40
1817
californi
californi
Cf
98
251,0796)*
1950
cobalt
cobaltum
Co
27
58,933
1735
krypton
krypton
Kr
36
83,80
1898
silic
siliconi
Si
14
28,086
1823
oxy
oxygen
O
8
15,9994
1774
lanthan
lanthanum
La
57
138,91
1839
lawrenci
laurenti
Lr
103
262,1097)*
1961
lithi
lithi
Li
3
6,939
1817
luteti
luteti
Lu
71
174,97
1907
mangan
manganum
Mn
25
54,938
1774
đồng
cuprum
Cu
29
63,54
thời thượng cổ
meitneri
meitneri
Mt
109
268,1388)*
1982
mendelevi
mendelevi
Md
101
258,0984)*
1955
molypden
molybdenum
Mo
42
95,94
1778
neodymi
neodymi
Nd
60
144,24
1885
neon
neon
Ne
10
20,183
1898
neptuni
neptuni
Np
93
237,0482)*
1940
nickel
nickelum
Ni
28
58,71
1751
niobi
niobi
Nb
41
92,906
1801
nobeli
nobeli
No
102
259,1010)*
1958
chì
plumbum
Pb
82
207,19
thời thượng cổ
osmi
osmi
Os
76
190,2
1803
paladi
palladi
Pd
46
106,4
1803
platin
platinum
Pt
78
195,09
1738
plutoni
plutoni
Pu
94
244,0642)*
1940
poloni
poloni
Po
84
208,9824)*
1898
praseodymi
praseodymi
Pr
59
140,907
1885
promethi
promethi
Pm
61
145
1938
protactini
protactini
Pa
91
231,0359)*
1917
radi
radi
Ra
88
226,0254)*
1898
radon
radon
Rn
86
222,0176)*
1900
rheni
rheni
Re
75
186,2
1924
rhodi
rhodi
Rh
45
102,905
1803
<td>roentgeni
roentgeni
Rg
111
272)*
1994
thủy ngân
hydrargyrum
Hg
80
200,59
thời thượng cổ
rubidi
rubidi
Rb
37
85,47
1861
rutheni
rutheni
Ru
44
101,107
1844
rutherfordi
rutherfordi
Rf
104
261,1088)*
1964
samari
samari
Sm
62
150,35
1879
seaborgi
seaborgi
Sg
106
263,1186)*
1974
seleni
seleni
Se
34
78,96
1817
lưu huỳnh
sulfur
S
16
32,064
thời thượng cổ
scandi
scandi
Sc
21
44,956
1879
natri
natri
Na
11
22,9898
1807
stronti
stronti
Sr
38
87,62
1790
bạc
argentum
Ag
47
107,870
thời thượng cổ
tantal
tantalum
Ta
73
180,948
1802
techneti
techneti
Tc
43
97,9072
1937
teluri
telluri
Te
52
127,60
1782
terbi
terbi
Tb
65
158,924
1843
thali
thalli
Tl
81
204,37
1861
thori
thori
Th
90
232,0381*
1828
thuli
thuli
Tm
69
168,934
1879
titan
titani
Ti
22
47,90
1791
urani
urani
U
92
(238)
1789
vanadi
vanadi
V
23
50,942
1830
calci
calci
Ca
20
40,08
1808
hydro
hydrogen
H
1
1,00797
1766
wolfram
wolframi
(tungsteni)
W
74
183,85
1781
xenon
xenon
Xe
54
131,30
1898
ytterbi
ytterbi
Yb
70
173,04
1878
ytri
ytri
Y
39
88,905
1794
kẽm
zincum
Zn
30
65,37
thời thượng cổ
zirconi
zirconi
Zr
40
91,22
1789
vàng
aurum
Au
79
196,967
thời thượng cổ
sắt
ferrum
Fe
26
55,847
thời thượng cổ
</TABLE>
Xem thêm
Tên các nguyên tố
Hóa học
Sự phổ biến của các nguyên tố hóa học
Tên gọi hệ thống của các nguyên tố
Các nguyên tố hư cấu
Các nguyên tố đặt tên theo danh nhân
Các nguyên tố đặt tên theo địa danh
Hợp chất
chú thích
Liên kết ngoài
Elementymology & Elements Multidict word history and language dictionary
Thông tin về hóa học
ChemGlobe
Phòng thí nghiệm quốc gia LosAlamos
Nguyên tố hóa học
Bài cơ bản dài trung bình
Hóa học |
441205 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Gaillac-Toulza | Gaillac-Toulza | Gaillac-Toulza là một xã thuộc tỉnh Haute-Garonne trong vùng Occitanie ở tây nam nước Pháp. Xã nằm ở khu vực có độ cao trung bình 225 mét trên mực nước biển.
Tham khảo
Gaillactoulza |
955636 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Geranomyia%20inaequispinosa | Geranomyia inaequispinosa | Geranomyia inaequispinosa là một loài ruồi trong họ Limoniidae. Chúng phân bố ở vùng Tân nhiệt đới.
Liên kết ngoài
Tham khảo
Geranomyia
Limoniidae ở vùng Neotropic |
840128 | https://vi.wikipedia.org/wiki/%2835109%29%201991%20XM | (35109) 1991 XM | (35109) 1991 XM là một tiểu hành tinh vành đai chính. Nó được phát hiện bởi Seiji Ueda và Hiroshi Kaneda ở Kushiro, Hokkaidō, Nhật Bản, ngày 4 tháng 12 năm 1991.
Xem thêm
Danh sách các tiểu hành tinh: 35001–36000
Tham khảo
Thiên thể phát hiện năm 1991
Được phát hiện bởi Hiroshi Kaneda
Được phát hiện bởi Seiji Ueda
Tiểu hành tinh vành đai chính |
649795 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Parosmia%20%28b%C6%B0%E1%BB%9Bm%20%C4%91%C3%AAm%29 | Parosmia (bướm đêm) | Parosmia là một chi bướm đêm thuộc họ Noctuidae.
Chú thích
Tham khảo
Natural History Museum Lepidoptera genus database
Noctuidae
Cuculliinae |
969828 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Allopachria%20guidettii | Allopachria guidettii | Allopachria guidettii là một loài bọ cánh cứng trong họ Bọ nước. Loài này được Wewalka miêu tả khoa học năm 2000.
Chú thích
Tham khảo
Bọ nước
Allopachria |
265395 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Montemol%C3%ADn | Montemolín | Montemolín là một đô thị trong tỉnh Badajoz, Extremadura, Tây Ban Nha. Theo điều tra dân số 2005 (INE), đô thị này có dân số là 1582 người.
Tham khảo
Đô thị ở Badajoz |
420713 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Phong%20tr%C3%A0o%20%C4%90%C3%B4ng%20Du | Phong trào Đông Du | Phong trào Đông Du là một phong trào cách mạng ở Việt Nam đầu thế kỷ 20. Phong trào có mục đích kêu gọi thanh niên Việt Nam ra nước ngoài (Nhật Bản) học tập, chuẩn bị lực lượng chờ thời cơ cho việc giành lại độc lập nước nhà. Lực lượng nòng cốt cổ động và thực hiện phong trào là Duy Tân hội và Phan Bội Châu.
Lịch sử
Đầu thế kỷ 20, Pháp đã hầu như hoàn thành quá trình bình định Việt Nam, dẹp yên các cuộc nổi dậy đòi độc lập trong nước. Cuộc khởi nghĩa Yên Thế của Đề Thám chỉ còn hoạt động ở diện hẹp (bị dập tắt vào năm 1913).
Năm 1903, Phan Bội Châu, một sĩ phu yêu nước người Nghệ An, bắt đầu đi vào Nam ra Bắc để liên hệ và để thành lập một tổ chức cách mạng.
Thành lập Duy Tân
nhỏ|326x326px|
Kỷ ngoại hầu Cường Để (trái) và Phan Bội Châu tại Nhật Bản
Đầu năm 1904, sau khi từ Nam Kỳ về, ngày 8 tháng 4 năm Giáp Thìn (1904), Phan Bội Châu cùng Kỳ Ngoại hầu Cường Để (cháu 5 đời của Hoàng tử Cảnh) và hơn 20 đồng chí khác họp tại nhà riêng của Nguyễn Hàm (còn có tên là Nguyễn Thành, Nguyễn Tiểu La) tại Nam Thịnh sơn trang (Thăng Bình, Quảng Nam) lập ra một tổ chức bí mật có tên là Duy Tân hội.
Kỳ Ngoại hầu Cường Để được mời làm Hội chủ để thu phục nhân tâm tập hợp sĩ phu yêu nước, tranh thủ sự đồng tình và giúp đỡ của nhiều người trong nước. Còn Phan Bội Châu, Nguyễn Hàm, Trình Hiền, Lê Võ, Đặng Tử Kính, Đặng Thái Thân... đều là những hội viên trọng yếu, đảm nhận mọi hoạt động của hội.
Sau khi bàn bạc, hội nghị thành lập hội đã đề ra ba nhiệm trước mắt, đó là: *Phát triển thế lực hội về người cũng như về tài chính.
Xúc tiến chuẩn bị bạo động và các công việc khác sau khi khởi phát bạo động.
Xác định phương châm ra nước ngoài cầu viện, và cách thức tiến hành.
Hai khoản trên giao cho toàn thể hội viên đảm đương, còn khoản thứ ba thì ủy thác cho Nguyễn Thành và Phan Bội Châu bàn kín rồi thực hiện, các hội viên khác không được biết.
Và theo Nguyễn Hàm, thì nước Tàu hiện nay quốc thể đã suy hèn, cứu mình không xong thì cứu được ai. Duy nước Nhật Bản là một nước tân tiến ở trong nòi giống da vàng mới đánh được Nga, dã tâm đang hăng lắm. Tới đó, đem hết lợi hại tỏ với nó, tất nó ứng viện cho ta. Nếu nó không xuất binh nữa mà (ta tới) mướn tư lương mua khí giới, tất có thể dễ lắm...
Sau đó, việc sang Nhật Bản cầu viện đã được đông đảo hội viên tán thành.
Sang Nhật Bản cầu viện
Ngày 20 tháng Giêng năm Ất Tỵ (23/2/1905), Phan Bội Châu, Đặng Tử Kính, Tăng Bạt Hổ (một thành viên cũ của phong trào Cần Vương, làm người dẫn đường) xuống tàu thủy tại Hải Phòng, theo đường biển bí mật sang Quảng Đông, Hồng Kông, Thượng Hải rồi đi tới Yokohama, Nhật Bản.
Đến nơi Phan Bội Châu gửi thư xin gặp Lương Khải Siêu, một nhà cách mạng người Trung Quốc.
Trong cuộc bút đàm, Lương Khải Siêu khuyên Phan Bội Châu không tìm cách cầu ngoại viện (nhất là không nên đem quân đội Nhật vào nước) để lấy lại độc lập; mà nên chú trọng việc giáo dục và thức tỉnh nhân dân trong nước trước, khi có thời cơ tốt thì ai nấy đều đã sẵn sàng để làm cuộc nổi dậy...
Sau đó, Lương Khải Siêu còn giới thiệu Phan Bội Châu với hai nhân vật quan trọng của Đảng Tiến Bộ đang cầm quyền ở Nhật Bản, là Bá tước Okuma Shigenobu và Chính khách Inukai Tsuyoshi để xin chính phủ Nhật giúp đỡ Việt Nam đánh đuổi Pháp. Nhưng hai người này cho rằng thời điểm đó chưa thích hợp để Nhật có thể giúp đỡ về quân sự, chỉ khuyên Phan Bội Châu đưa Cường Để sang Nhật (?), viết sách báo để tranh thủ sự đồng tình của dư luận thế giới, đồng thời cổ động thanh niên sang Nhật học tập để chờ đợi thời cơ.
Sau khi bị Nhật Bản từ chối giúp đỡ binh lực cho hội, Phan Bội Châu đã chuyển hướng từ "cầu viện" sang "cầu học".
Tháng 6 năm Ất Tỵ (1906), Phan Bội Châu và Đặng Tử Kính mang một số sách "Việt Nam vong quốc sử" bí mật về nước.
Phát động phong trào Đông Du
Phan Bội Châu cùng các thành viên nòng cốt trong hội Duy Tân, sau khi bàn bạc đã đề xướng việc lập các hội nông, công, thương, để vừa tập hợp đoàn kết lực lượng, vừa lấy đó làm cơ sở kêu gọi thanh niên xuất dương và là cơ quan tài chính giúp đỡ phong trào Đông Du.
Song song với các hoạt động trên, các thành viên của phong trào còn sáng tác nhiều thơ ca yêu nước như: "Hải ngoại huyết thư", "Việt Nam Quốc sử khảo", "Tân Việt Nam", "Sùng bái giai nhân" (Phan Bội Châu), "Viễn hải quy hồng" (Nguyễn Thượng Hiền), "Kính cáo toàn quốc" (Cường Để), v.v...gửi về nước tuyên truyền cổ động nhân dân hưởng ứng phong trào.
Vì vậy, sau khi phát động, phong trào Đông Du đã được đông đảo người dân ở cả ba kỳ tham gia và ủng hộ, nhất là ở Nam Kỳ.
Ở Nam Kỳ, phong trào Đông Du đã nhận được sự giúp đỡ rất tích cực của tri phủ Trần Chánh Chiếu. Ông này đã lập ra khách sạn Nam Trung để làm nơi gặp gỡ của nhưng người yêu nước, lập Minh Tân công nghệ xã, để vừa chấn hưng công-thương-nghiệp, vừa để có tiền ủng hộ phong trào Đông Du. Ngoài ra, với vai trò là chủ bút tờ Nông cổ mín đàm và Lục tỉnh tân văn, ông còn cho đăng báo những bài có tư tưởng chống Pháp. Nhiều nhân sĩ khác ở đây cũng tích cực tham gia và hết lòng lo cho sự nghiệp chung như Đặng Thúc Liêng, Nguyễn Thần Hiến, Nguyễn An Khương, Bùi Chí Nhuận, Đặng Minh Chương,....
Tháng 10 năm 1905, Phan Bội Châu trở lại Nhật Bản cùng với 3 thanh niên (Nguyễn Thức Canh, Nguyễn Điền, Lê Khiết), sau đó lại có thêm 5 người nữa (trong đó có hai anh em Lương Ngọc Quyến, Lương Nhị Khanh và Nguyễn Văn Điến).
Năm 1906, Cường Để qua Nhật, được bố trí vào học Trường Quân sự Tokyo (Đông Kinh Chấn Võ Học Hiệu) cùng với Lương Ngọc Quyến. Kể từ đó cho đến năm 1908, số học sinh sang Nhật du học lên tới khoảng 200 người, hầu hết đều vào học tại trường Đông Á Đồng Văn thư viện - một trường của Nhật tại tô giới của Nhật ở Thượng Hải (Trung Quốc), sinh hoạt chung trong một tổ chức có quy củ gọi là Cống hiến hội...
Tổ chức Cống hiến hội
Tại trường Chấn Võ và Đông Á đồng Văn thư viện, lưu học sinh Việt Nam được phiên chế vào các ban ngành chuyên môn. Buổi sáng học văn hóa, buổi chiều học các tri thức quân sự và luyện tập ở thao trường.
Để tăng cường quản lý học sinh, giữa năm 1907, Phan Bội Châu tổ chức Việt Nam Cống hiến hội (gọi tắt là Cống hiến hội), cử Cường Để làm Hội trưởng và ông (Phan Bội Châu) làm Tổng lý kiêm Giám đốc trực tiếp chỉ đạo tổ chức này.
Hội có 4 bộ lớn, mỗi bộ có 3 đại biểu của Bắc-Trung-Nam, đó là:
Bộ Kinh tài chuyên trách việc thu chi; gồm các ủy viên Đặng Tử Kính, Đặng Bỉnh Thành, Phạm Chấn Yêm.
Bộ Kỷ luật chuyên theo dõi ưu khuyết và thưởng phạt học sinh; gồm các ủy viên Đàm Kỳ Sinh, Phan Bá Ngọc, Hoàng Quang Thành.
Bộ Giao tế phụ trách việc giao thiệp với người nước ngoài và đưa đón người trong nước ra, gồm các ủy viên Phan Thế Mỹ, Nguyễn Thái Bạt, Lâm Quảng Trung.
Bộ văn thư chuyên trách việc giấy tờ đi lại, phát hành và lưu trữ các văn kiện; gồm các ủy viên Hoàng Trọng Mậu, Đặng Ngô Lân và Hoàng Hưng.
Ngoài ra, còn có cục Kiểm tra để giám sát nhân viên các bộ trên trong khi thừa hành nghiệp vụ; gồm các ủy viên Lương Nhập Nham, Trần Hữu Công và Nguyễn Diễn.
Phong trào tan rã
Lúc bấy giờ, các cuộc vận động duy tân ở trong nước của các tổ chức Duy Tân hội, phong trào Duy Tân (phát động năm 1906) và Đông Kinh nghĩa thục (thành lập tháng 3 năm 1907) đã tạo nên một không khí cách mạng về dân trí rất sôi nổi.
Phong trào Đông Du cũng đã và đang lan rộng khắp Bắc, Trung, Nam; và việc học tập của lưu học sinh ở Nhật cũng đã ổn định và đang phát triển thuận lợi.
Tháng 3 năm 1908, phong trào "cự sưu khất thuế" (tức phong trào chống sưu thuế Trung Kỳ) nổi lên rầm rộ ở Quảng Nam, rồi nhanh chóng lan ra các tỉnh khác. Bị thực dân Pháp đưa quân đàn áp, nhiều hội viên trong phong trào Duy Tân và Duy Tân hội bị bắt, trong số đó có Nguyễn Hàm, một yếu nhân của hội.
Đang khi ấy ở Nam Kỳ, Trần Chánh Chiếu (một trong số người tích cực ủng hộ Phong trào Đông Du ở Nam Kỳ) lại cho đăng những bài có tư tưởng chống Pháp. Vì thiếu chứng cớ, chính quyền thực dân không thể kết án ông, nhưng kể từ đó nhiều người cùng hoạt động với ông, họ bí mật khủng bố.
Thêm một cái cớ nữa để thực dân ra sức đàn áp, đó là vào tháng 3 năm 1908, các phụ huynh của du học sinh ở Nam Kỳ lại gửi thư công khai theo đường bưu điện cho Phan Bội Châu nhắn là cử người về nhận tiền quyên góp. Hay tin, thực dân Pháp bèn bố trí người và bắt được Hoàng Quang Thành và Đặng Bỉnh Thành cùng với mọi giấy tờ, khi tàu vừa cặp bến Sài Gòn. Lập tức, các phụ huynh bị buộc phải gọi các con em đang du học tại Nhật về, các hội buôn có díu líu đến phong trào bị khám xét và những người có liên quan đều bị bắt bớ...
Tháng 6 năm đó, lại xảy ra vụ Hà thành đầu độc khiến chính quyền thực dân càng ra sức đàn áp các phong trào và tổ chức cách mạng Việt Nam.
Đặc biệt, để làm tan rã phong trào Đông Du, Pháp còn ký với Nhật hiệp ước vào tháng 9 năm 1908. Theo đó, Pháp cho Nhật vào Việt Nam mua bán; đổi lại, Nhật sẽ không cho các nhà cách mạng và lưu học sinh Việt Nam ở Nhật nữa.
Sau khi cử cảnh sát đến trường Đông Á đồng văn thư viện để giải tán tất cả các học sinh người Việt, tháng 3 năm 1909, Cường Để và Phan Bội Châu cũng bị trục xuất. Đến đây, phong trào Đông Du mà Phan Bội Châu và Duy Tân hội đã dày công xây dựng hoàn toàn tan rã, kết thúc một hoạt động quan trọng của hội.
Xem thêm
Phong trào Duy Tân
Chú thích
Tìm hiểu thêm
Phan Bội Châu, Phan Bội Châu toàn tập (Tập 6). Nhà xuất bản Thuận Hóa, 1990.
Đinh Xuân Lâm (chủ biên) - Nguyễn Văn Khánh - Nguyễn Đình Lễ, Đại cương lịch sử Việt Nam (Tập 2). Nhà xuất bản Giáo dục, 2006.
Phạm Văn Sơn, Việt sử tân biên (Quyển 5, Tập thượng). Tác giả tự xuất bản, Sài Gòn, 1963.
Trần Văn Giàu - Đinh Xuân Lâm - Nguyễn Văn Sự, Lịch sử Việt Nam (1897-1914). Nhà xuất bản Xây dựng, năm 1957.
Lịch sử Việt Nam thời Pháp thuộc
Duy Tân hội
Phan Bội Châu
Phong trào độc lập Việt Nam
Việt Nam thế kỷ 20
Văn hóa Việt Nam thời Pháp thuộc
Quan hệ Nhật Bản – Việt Nam |
686631 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Bulbophyllum%20glaucum | Bulbophyllum glaucum | Bulbophyllum glaucum là một loài phong lan thuộc chi Bulbophyllum.
Chú thích
Tham khảo
The Bulbophyllum-Checklist
The internet Orchid species Photo Encyclopedia
G|glaucum]]
G |
253667 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Kashgar | Kashgar | Địa khu Kashgar (tiếng Trung: 喀什地区, Hán-Việt: Khách Thập địa khu) là một địa khu thuộc Khu tự trị dân tộc Uyghur Tân Cương, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Địa khu này có diện tích 112.057 ki-lô-mét vuông, dân số năm 2015 là 4.499.158 người. Thủ phủ là thành phố Kashgar với dân số 506.640 người.
Điều tra dân số Kashgar
Các đơn vị hành chính
Nhiều huyện trong địa khu có tên tiếng Hán và tên tiếng Uyghur không liên quan đến nhau. Địa khu này gồm các đơn vị cấp huyện sau:
Tham khảo
Kashgar
Dân tộc cổ đại Trung Quốc |
704909 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Bursa%20davidboschi | Bursa davidboschi | Bursa davidboschi là một loài ốc biển, là động vật thân mềm chân bụng sống ở biển trong họ Bursidae.
Miêu tả
Phân bố
Chú thích
Tham khảo
D
Động vật được mô tả năm 1987 |
44729 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Abu%20Musab%20al-Zarqawi | Abu Musab al-Zarqawi | Abu Musab al-Zarqawi (tiếng Ả Rập: أبومصعب الزرقاوي; 1966–2006) là ông trùm khủng bố người Jordan, cựu Thủ lĩnh mạng lưới khủng bố al-Qaeda tại Iraq.
Tiểu sử
Abu Musab al-Zarqawi, tên thật là Ahmad Fadeel al-Nazal al-Khalayleh (أحمد فضيل النزال الخلايله, ’Aḥmad Faḍīl an-Nazāl al-Ḫalāyla), sinh năm 1966 trong một gia đình nghèo Jordan gốc Palestine ở làng Zarqa, cách thủ đô Amman chừng 27 km. Trong thập niên 1980, Zarqawi rời Jordan gia nhập lực lượng những chiến binh Hồi giáo mujahedin tại Afghanistan chống lại quân đội Liên Xô cũ.
Năm 1992, Abu Musab al-Zarqawi về nước và lập gia đình, nhưng không kiếm được việc làm. Từ năm 1992 đến 1997, giới chức an ninh Jordan đã từng nhiều lần tống giam Abu Musab al-Zarqawi vì tội liên quan đến âm mưu lật đổ chế độ. Năm 1999 khi kế hoạch tổ chức khủng bố ở Jordan bị bại lộ Abu Musab al-Zarqawi chạy trốn sang Afghanistan và được Osama bin Laden trọng dụng. Sau khi Taliban bị lật đổ, Abu Musab al-Zarqawi chạy tới vùng Tây Bắc Iraq.
Từ năm 2003, Abu Musab al-Zarqawi là người chỉ huy của các vụ đánh bom, bắt cóc người ngoại quốc và chặt đầu con tin, đưa cảnh hành hình lên Internet. Cơ quan an ninh Mỹ treo giá cái đầu của Abu Musab al-Zarqawi là 25 triệu USD, bằng giá với Osama Bin Laden.
Ngày 24 tháng 6 năm 2004 tổ chức của Abu Musab al-Zarqawi gây hàng loạt các cuộc tấn công ở 6 thành phố của Iraq làm hơn 100 người chết và khoảng 320 người bị thương. Tháng 10 năm 2004 Abu Musab al-Zarqawi cam kết liên minh với Osama Bin Laden và thủ lĩnh mạng lưới al-Qaeda cũng tuyên bố Abu Musab al-Zarqawi là đại diện của mình ở Iraq, mặc dù trước đây Abu Musab al-Zarqawi được coi là một đối thủ của Bin Laden.
Tháng 2 năm 2005, Abu Musab al-Zarqawi trốn thoát một cuộc tập kích vây bắt của quân đội Mỹ tại thành phố Hit và Haditha gần sông Euphrates. Ngày 20 tháng 3 năm 2005, Toà án quân sự Jordan kết án vắng mặt 15 năm tù giam đối với Abu Musab al-Zarqawi vì tội âm mưu tấn công Đại sứ quán Jordan tại Baghdad. Ngày 24 tháng 5 năm 2005, thuộc hạ của Abu Musab al-Zarqawi đã công bố trên Internet rằng thủ lĩnh của họ đã bị thương và yêu cầu các tín đồ Hồi giáo cầu nguyện cho Abu Musab al-Zarqawi.
Ngày 10 tháng 11 năm 2005 mạng lưới khủng bố al-Qaeda ở Iraq của Abu Musab al-Zarqawi tiến hành loạt đánh bom nhằm vào ba khách sạn ở thủ đô Amman của Jordan làm 59 người chết và hơn 300 người bị thương. Ngày 17 tháng 11 năm 2005, trong một cuốn băng ghi âm đăng tải trên Internet, Abu Musab al-Zarqawi cảnh báo sẽ thực hiện các cuộc tấn công nhằm vào các địa điểm du lịch Jordan, dọa lấy đầu Quốc vương Jordan Abdullah II và bào chữa cho các vụ đánh bom vào ba khách sạn ở Amman.
Tháng 10 năm 2005 Abu Musab al-Zarqawi bị toà án quân sự Jordan tuyên án tử hình vắng mặt vì tội đã giết một người Mỹ tên là Laurence Foley. Ngày 18 tháng 12 năm 2005 Abu Musab al-Zarqawi lại bị toà án quân sự Jordan tuyên án tử hình vắng lần thứ hai về tội tổ chức các vụ tấn công khủng bố nhằm vào dân thường tại khu vực biên giới giữa nước này và Iraq.
Ngày 7 tháng 6 năm 2006 Abu Musab al-Zarqawi cùng 7 trợ lý thân tín đã thiệt mạng trong một vụ oanh kích của quân đội Mỹ tại Baquba, cách Baghdad khoảng 50 km. Việc khám nhiệm tử thi sau này cho thấy Abu Musab al-Zarqawi chết 52 phút sau khi ngôi nhà bị đánh bom sập. Abu Musab al-Zarqawi chết vì sức ép của vụ nổ. Đây là một tin mừng đối với chính phủ Mỹ và Iraq. Sau khi Abu Musab al-Zarqawi chết vị trí lãnh đạo mạng lưới al-Qaeda ở Iraq có thể do Abu al-Masri một người Ai Cập hoặc A.AL-Baghdadi một người Iraq lãnh đạo.
Chính phủ Iraq coi cái chết của Abu Musab al-Zarqawi là một thắng lợi trong nỗ lực tái lập ổn định và an ninh. Nhưng cái chết của Abu Musab al-Zarqawi cũng còn là cơ hội để các lực lượng chống đối hợp tác hiệu quả hơn và tranh thủ được sự ủng hộ của người dân Iraq hơn.
Tham khảo
Liên kết ngoài
Khủng bố
Zarqawi, Abu Musab
Sinh năm 1966
Mất năm 2006
Tội phạm thế kỷ 20
Thành viên al-Qaeda tại Iraq
Người chống cộng Jordan
Tín hữu Hồi giáo Jordan |