id
stringlengths
1
8
url
stringlengths
31
618
title
stringlengths
1
250
text
stringlengths
11
513k
460175
https://vi.wikipedia.org/wiki/La%20Caure
La Caure
La Caure là một xã thuộc tỉnh Marne trong vùng Grand Est đông nam nước Pháp. Xã nằm ở khu vực có độ cao trung bình 229 mét trên mực nước biển. Tham khảo Caure
929196
https://vi.wikipedia.org/wiki/Prosmidia%20suahelorum
Prosmidia suahelorum
Prosmidia suahelorum là một loài bọ cánh cứng trong họ Chrysomelidae. Loài này được Weise miêu tả khoa học năm 1901. Chú thích Tham khảo Prosmidia
872119
https://vi.wikipedia.org/wiki/Oecetis%20graphata
Oecetis graphata
Oecetis graphata là một loài Trichoptera trong họ Leptoceridae. Chúng phân bố ở miền Ấn Độ - Mã Lai. Chú thích Tham khảo Oecetis
902135
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ampedus%20nigripes
Ampedus nigripes
Ampedus nigripes là một loài bọ cánh cứng trong họ Elateridae. Loài này được Fleutiaux miêu tả khoa học năm 1934. Chú thích Tham khảo Ampedus
192064
https://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BB%89nh%20Etch%C5%AB
Tỉnh Etchū
là một tỉnh cũ Nhật Bản ở giữa đảo Honshū, trên bờ biển Nhật Bản. Nó tiếp giáp với các tỉnh Echigo, Shinano, Hida, Kaga, và Noto. Khu vực này ngày nay là quận Toyama. Thủ phủ cũ của tỉnh là Takaoka, nhưng trong thời Sengoku, khu vực này bị lãnh chúa của các tỉnh láng giềng chiếm giữ như Echigo và Kaga. Các huyện cũ Huyện Imizu (射水郡) (Xạ Thủy phiên)trở thành huyện Imizu và Himi (氷見郡) (Băng Kiến phiên) Huyện Nei (婦負郡) (Phụ Phụ phiên) Huyện Niikawa (新川郡) (Tân Xuyên phiên) trở thành huyện Kaminiikawa và Shimoniikawa Huyện Tonami (礪波郡) (Lệ Ba phiên) trở thành các huyện Higashitonami và Nishitonami Tham khảo Tỉnh Etchu Tỉnh cũ Nhật Bản Chubu
311116
https://vi.wikipedia.org/wiki/Brousses-et-Villaret
Brousses-et-Villaret
Brousses-et-Villaret là một xã của Pháp, nằm ở tỉnh Aude trong vùng Occitanie. Người dân địa phương trong tiếng Pháp gọi là Broularetois và Broularetoises. Hành chính }} Thông tin nhân khẩu= Biến động dân số </center> Histogramme (élaboration graphique par Wikipédia) Tham khảo Liên kết ngoài Voir – Trang mạng của Brousses et Villaret. Voir - Brousses-et-Villaret trên trang mạng của Insee. Voir - La commune de Brousses-et-Villaret trên trang mạng của Quid. Voir - Les comptes de la commune trên trang mạng của ministère des Finances. Brousses-et-Villaret
554484
https://vi.wikipedia.org/wiki/Alnus%20acuminata
Alnus acuminata
Alnus acuminata (tiếng Anh thường gọi là Alder là một loài thực vật]] thuộc họ Betulaceae. Loài này có ở Argentina, Bolivia, Costa Rica, Ecuador, Guatemala, México, Panama, và Peru. Tham khảo World Conservation Monitoring Centre 1998. Alnus acuminata. 2006 IUCN Red List of Threatened Species. Truy cập 20 tháng 8 năm 2007. acuminata Thực vật Peru Thực vật Trung Mỹ Thực vật México Thực vật Nam Mỹ Thực vật được mô tả năm 1817 Thực vật Argentina Thực vật Bolivia Thực vật Colombia Thực vật Venezuela Cây Nam Mỹ Cây Bolivia Cây Venezuela
907706
https://vi.wikipedia.org/wiki/Liotrichus%20chlamydates
Liotrichus chlamydates
Liotrichus chlamydates là một loài bọ cánh cứng trong họ Elateridae. Loài này được Lewis miêu tả khoa học năm 1894. Chú thích Tham khảo Liotrichus
838984
https://vi.wikipedia.org/wiki/%287757%29%201990%20KO
(7757) 1990 KO
(7757) 1990 KO là một tiểu hành tinh vành đai chính. Nó được phát hiện bởi Eleanor F. Helin ở Đài thiên văn Palomar ở Quận San Diego, California, ngày 22 tháng 5 năm 1990. Xem thêm Danh sách các tiểu hành tinh: 7001–8000 Tham khảo Thiên thể phát hiện năm 1990 Được phát hiện bởi Eleanor F. Helin Tiểu hành tinh vành đai chính Tiểu hành tinh được đặt tên Tiểu hành tinh Phocaea
494111
https://vi.wikipedia.org/wiki/Tteok
Tteok
Tteok (떡) (); cũng đánh vần ddeock, dduk, ddeog hoặc thuck chỉ một thể loại bánh truyền thống của người Hàn Quốc làm từ bột gạo nếp (tiếng Hàn Quốc gọi gạo này là chapssal). Một số loại tteok có thể làm từ bột gạo thường. Có hàng trăm loại khác nhau của tteok ăn quanh năm với vô số màu sắc, hương vị, hình dạng và nguyên liệu. Ở Hàn Quốc có tập quán ăn tteok guk (canh bánh tteok mặn) vào ngày Tết, tteok ngọt vào trong lễ cưới về lễ mừng sinh nhật. Một số nguyên liệu hay được dùng để chế biến tteok là đỗ xanh, kê, ngải cứu Triều Tiên, táo tàu và hoa quả khô khác, vừng, dầu ăn, đường, và hạt thông. Các loại Tteok thường được chia ra làm 4 loại là bánh hấp (찌는 떡), bánh giã (치는 떡), bánh nhồi nặn và bánh rán. Loại bánh hấp dùng bột sống tạo hình xong sau đó đem hấp chín bằng nồi và chõ mà tiêu biểu là loại nồi siru (시루) nên đôi khi bánh tteok hấp còn gọi Sirutteok (시루떡). Bánh Tteok giã thường dùng gạo đồ chín rồi giã nhuyễn. Bánh Tteok nhồi nặn thì hấp chín bột sau đó mới nhồi nặn và tạo hình. Bánh tteok rán thì rán bằng chảo và dầu. Bánh tteok hấp Sirutteok (시루떡): Duteop tteok (두텁떡) Baekseolgi (백설기) Kongtteok (콩떡) Jeungpyeon (증편) Mujigae tteok (무지개떡) Bánh tteok giã: Injeolmi (인절미): Pat injeolmi (팥인절미), Kkaeinjeolmi (깨인절미), Kkaeinjeolmi (깨인절미), Kkaeinjeolmi (깨인절미) Garaetteok (가래떡; còn gọi hwin tteok, 흰떡) Bánh tteok bột nhồi nặn: Kkul tteok (꿀떡) Songpyeon (송편) Gochitteok (고치떡) Ssamtteok (쌈떡) Dalgal tteok (닭알떡) Gyeongdan (경단) Bupyeon (부편) Bánh tteok rán: Hwajeon (화전) Bukkumi (부꾸미) Juak (주악) Loại khác Ssuk tteok (쑥떡) Gaksaek pyeon (각색편) Tham khảo Ẩm thực Triều Tiên Bánh ngọt Ẩm thực Hàn Quốc
74570
https://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%C6%B0%C6%A1ng%20Qu%E1%BB%91c%20D%E1%BB%A5ng
Trương Quốc Dụng
Trương Quốc Dụng (張國用, 1797–1864), khi trước tên là Khánh, tự: Dĩ Hành; là danh thần, là nhà văn, và là người có công chấn hưng lịch pháp Việt Nam thời Nguyễn. Thân thế và sự nghiệp Trương Quốc Dụng sinh ngày 5 tháng Chạp năm Đinh Tỵ (1797) tại làng Phong Phú; nay là xã Thạch Khê, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh. Tổ tiên ông từ Thăng Long (Hà Nội) vào định cư ở đất Phong Phú từ năm 1549, có nhiều người làm quan lại. Cố nội ông là Trương Quốc Nghìn làm Chánh bảo vệ kinh thành Thăng Long thời Hậu Lê. Ông nội ông là Trương Quốc Kỳ, đỗ đầu Hương cống (khoa thi 1753), là thầy dạy Thái tử Lê Duy Vĩ. Cha ông là Tú tài Trương Quốc Bảo, một thầy giáo nổi tiếng hay chữ, được phong hàm Trung thuận đại phu). Mẹ ông là bà Trần Thị Cường. Thuở nhỏ, Trương Quốc Dụng nổi tiếng thông minh, chăm chỉ, ham mê sách vở và có tài văn chương. Dưới triều Minh Mạng, năm 1821, ông thi đỗ Tú tài. Năm 1825, ông thi đỗ cử nhân, và đỗ Tiến sĩ khoa Kỷ Sửu (1829). Ban đầu (1830), ông được bổ làm Tri phủ phủ Tân Bình (Gia Định), sau đổi về kinh (Huế) làm Biên tu ở viện Hàn lâm, dần thăng đến Hình bộ lang trung. Vì phạm lỗi, bị bãi quan, sau cho theo bộ Lại để lấy công chuộc tội . Năm 1833, ông được khởi phục chức Tư vụ để vào quân thứ ở Phiên An (Gia Định). Ở đây, ông theo Tham tán đại thần Trương Minh Giảng tham gia việc đánh dẹp cuộc nổi dậy của Lê Văn Khôi, và đánh đuổi quân Xiêm La vào năm 1833-1834. Khi việc yên, ông được cất lên làm Chủ sự, rồi lần lượt trải các chức: Viên ngoại lang bộ Hộ, Án sát sứ Quảng Ngãi và Hưng Yên. Năm đầu Thiệu Trị (1841), ông về làm quyền biện công việc bộ Lễ, sau thăng chức Tả thị lang, lần lượt trải thêm ba bộ là bộ Lại, bộ Hình và bộ Công. Năm 1846, thăng ông làm Thự Tả Tham tri bộ Công. Tự Đức năm đầu (1848), Trương Quốc Dụng dâng sớ trình bày 4 việc, được vua khen và cho thi hành. Đó là: "dè dặt tài dụng, thương xót việc hình ngục, tinh giảm sự tiêu phí vô ích, và sửa đổi thói tật của sĩ phu" . Biết tài, nhà vua sung ông làm Kinh duyên giảng quan, kiêm coi Khâm thiên giám và giữ ấn triện Đô sát. Sau ông thăng làm Thượng thư bộ Hình, sung Quốc sử quán Tổng tài . Theo sử liệu thì ông cũng từng được cử đi chấm thi ở các trường thi Hương, thi Hội nơi đất Bắc. Tháng 5 (âm lịch) năm 1862, quân Tạ Văn Phụng vây hãm thành tỉnh Hải Dương. Nghe theo lời đình thần đề cử, nhà vua sung Trương Quốc Dụng (khi ấy đang chức Thượng thư bộ Hình) làm Hải Yên Thống đốc quân thứ. Từ Hưng Yên, Trương Quốc Dụng cùng với Đào Trí và Phan Tam Tỉnh dẫn quân đi đánh, lấy lại được phủ Bình Giang, rồi thành tỉnh Hải Dương. Nhưng sau khi ông theo cửa tây vào thành, thì bị quân đối phương vây lại. Từ trong thành, ông bày kế cho quân ra đánh, phá vỡ được. Sau trận, ông được thăng làm Hiệp tá, Đào Trí được thăng làm Thống chế . Năm 1863, thăng ông làm Hiệp biện đại học sĩ, nhưng vẫn làm Thống đốc quân vụ như cũ. Tháng 6 (âm lịch) năm 1864, đạo quân thứ Hải Yên đánh nhau với quân Tạ Văn Phụng tại La Khê (nay thuộc xã Tiền An, huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Ninh). Quan quân nhà Nguyễn thất thế, bị quân thủy bộ của đối phương vây kín. Trương Quốc Dụng (khi ấy đang chức Hiệp thống), Tán lý Văn Đức Khuê, Tán tương Trần Huy San đều chết trận. Chưởng vệ Hồ Thiện bị bắt sống không chịu khuất mà chết, còn biền binh thì bị thương và chết rất nhiều . Thương tiếc, vua Tự Đức sai người đưa quan tài về táng ở quê (làng Phong Phú), đồng thời sai quan đến tế. Năm 1865, bàn định công tội, nhà vua phán rằng: "Trận đánh tại La Khê...Trương Quốc Dụng suy tính thất cách, tội ấy cố nhiên khó chối từ được, nhưng trẫm nghĩ Quốc Dụng là người giúp việc cũ…bị dao ngăn đạn lạc đến nỗi bỏ mạng nơi chiến trường, rất đáng tiếc. Chuẩn cho truy tặng (ông) hàm Đông các Đại học sĩ". Đến năm 1880, Trương Quốc Dụng được thờ ở đền Trung Nghĩa (Huế) . Con ông là Trương Quốc Quán, đỗ cử nhân, sau mộ quân nghĩa dũng đi theo quân thứ của cha (khi cha ông được cử làm Hải Yên Thống đốc quân thứ), được đặc cách làm Chủ sự . Tác phẩm Tác phẩm của Trương Quốc Dụng có: Trương Nhu Trung thi tập (Tập thơ Trương Nhu Trung) bằng chữ Hán. Thoái thực ký văn (Ghi chép những điều nghe được lúc lui về dùng cơm) viết bằng chữ Hán, gồm 8 quyển. Đây là một công trình tổng hợp nửa khảo cứu, nửa bút ký, ghi sơ sài nhiều việc, được xếp theo các thể loại sau: - 1/ Phong vực: nói về sự thay đổi của sông núi, đường sá từ thời Hùng Vương đến thời Minh Mạng. Có phụ chép về Cao Miên, Tiêm La và Miến Điện... - 2 và 3/ Chế độ: nói về tước cấp, bổng lộc, khoa cử (văn võ), quân chế, thuế lệ, tiền văn, quân cấp công điền...từ thời Lý đến thời Minh Mạng. - 4/ Nhân phẩm: nói về học hành và các nhân vật lịch sử từ thời Trần đến thời Minh Mạng. - 5/ Cổ tích (có phụ phần sơn xuyên): Phần nhiều nói về các đình chùa, miếu mạo, thành trì,...ở miền Trung và miền Bắc Việt Nam. Về Lam Thành sơn (thuộc Nghệ An) có nói đến chuyện đồng trụ (cột đồng Mã Viện). Về sông có nói thêm về các đê điều. - 6/ Trưng ký (những điều lạ): ghi các chuyện thần thoại có liên quan đến các nhân vật lịch sử Việt Nam. - 7/ Tạp sự (chuyện vặt): ghi các chuyện vặt về thơ văn, thi cử, thành thánh, xử án,... - 8/ Vật loại: nói về cây cối, thóc lúa, ngô khoai chim muông,...và các loại khác như hoa, gỗ, tre, chè,... Ngoài ra, ông còn biên tập sách Chiếu biểu luận thức (Bàn về cách thức của chiếu, biểu) và tham gia duyệt sách Khâm định Việt sử Thông giám cương mục (Kính vâng san định sử Việt đại cương và chi tiết làm tấm gương soi suốt cổ kim). Nhân việc này, ông có làm bài "Khâm định vịnh sử phú" (Phú vâng mệnh vua vịnh sử). Ghi nhận công lao Sử nhà Nguyễn là Đại Nam chính biên liệt truyện, có đoạn chép về Trương Quốc Dụng như sau: "Quốc Dụng là người trầm tĩnh, dẫu làm quan (song) chưa từng rời quyển sách, mọi người đều suy tôn là học rộng…Tương truyền là nhà làm lịch bị thất truyền, (khi) Quốc Dụng làm quản lĩnh Khâm thiên giám, hàng ngày truyền dạy cho, đến nay mới nối được nghề học ấy. Quốc Dụng ngày thường có kiến văn được điều gì đều ghi chép cả, có tập "Thoái thực ký văn lục" truyền lại ở đời" . Nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân trong sách Đại học sĩ Trương Quốc Dụng cũng đã viết rằng: "Trương Quốc Dụng là một nhà thiên văn học, một người thầy đào tạo ra những nhà thiên văn học cho xứ sở nữa đầu thế kỷ XIX. Với tư cách là một nhà thiên văn học có công truyền dạy, chấn hưng khoa làm lịch Việt Nam thời Nguyễn. Tên ông Trương Quốc Dụng còn đáng được ghi vào danh sách các nhà thiên văn học Việt Nam. Và cũng có thể tôn vinh ông là một trong các vị hậu tổ của khoa làm lịch Việt Nam. Ngoài ra, ông còn được người đời đánh giá là "vị quan có tài cao, đức trọng, học rộng, biết nhiều, công chính thanh liêm, tính tình ngay thẳng, không ưa nịnh bợ, chạy chọt". Tưởng nhớ công lao và sự hy sinh của Trương Quốc Dụng và Văn Đức Khuê, năm 1877, dân làng La Khê (nơi hai ông hy sinh) đã lập đền thờ hai ông (có tên là đền Quan Đại). Trong đền có bức hoành phi "Công nhược Thái Sơn" (công lao như núi Thái Sơn) và nhiều đôi câu đối, trong đó có câu: Hồng Lĩnh giáng thần, nho tướng khoa danh song tuyệt lĩnh; Tiên Thành hợp miếu, trung thần tâm sự các thiên thu. Nghĩa là: Hồng Lĩnh giáng thần, nho tướng khoa danh hai đỉnh vút;Tiên Thành hợp miếu, trung thần lòng sáng mãi nghìn thu.Ngày 31 tháng 7 năm 2009, khu lăng mộ và đền thờ Trương Quốc Dụng ở xã Thạch Khê (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đã được công nhận di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia. Theo tài liệu, Trương Quốc Dụng đuoc thờ ở Miếu Trung Liệt ở Hà Nội và Đền Trung Nghĩa ở Huế Trương Quốc Dụng cũng được hậu thế tôn vinh tại di tích nhà thờ họ Trương Việt Nam thuộc thị trấn Thiên Tôn, huyện Hoa Lư, Ninh Bình. Đền Trương là nơi thờ những người họ Trương đã khuất tại ban thờ công đồng, trong hậu cung có tượng thờ Ngọc Hoàng Thượng đế (Trương Hữu Nhân) và 14 danh nhân họ Trương tiêu biểu nhất thời phong kiến ở 3 miền Việt Nam gồm: Ban văn thờ Thái phó Trương Hán Siêu, Trạng nguyên Trương Hanh, Trạng nguyên Trương Xán, Thượng thư Trương Công Giai, Thái sư Trương Đăng Quế, Đông các học sĩ Trương Quốc Dụng, Thượng thư Trương Công Hy. Ban võ thờ Tướng Trương Hống, Tướng Trương Hát, Tướng Trương Nữu, Tăng lục võ sư Trương Ma Ni, Tướng Trương Chiến, Đại tướng quân Trương Minh Giảng và Anh hùng Trương Công Định. Tên ông cũng được đặt cho một con đường ở Quận Phú Nhuận Thành phố Hồ Chí Minh, tuy nhiên bị ghi sai thành "Trương Quốc Dung". Tháng 9 năm 2020, chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh quyết định sửa lại thành tên đúng. Tên ông cũng được dùng để đặt tên một số con đường tại Đà Nẵng (quận Sơn Trà), thị trấn Thạch Hà (huyện Thạch Hà) và thành phố Hà Tĩnh của tỉnh Hà Tĩnh. Sách tham khảo Quốc sử quán triều Nguyễn (Cao Xuân Dục làm Tổng tài), Đại Nam chính biên liệt truyện (bản dịch, trong bài gọi tắt là Chính biên). Nhà xuất bản Văn học, 2004. Quốc sử quán triều Nguyễn (Cao Xuân Dục làm Tổng tài), Quốc triều chính biên toát yếu (bản dịch, trong bài gọi tắt là Toát yếu). Nhà xuất bản Văn học, 2002. Trần Văn Giáp, Tìm hiểu kho sách Hán Nôm, mục: " Thoái thực ký văn ". Nhà xuất bản Khoa học xã hội, 2003. Nguyễn Lộc, mục từ "Trương Quốc Dụng" trong Từ điển văn học (bộ mới). Nhà xuất bản Thế giới, 2004. Nguyễn Đắc Xuân, Đại học sĩ Trương Quốc Dụng Qua sử sách tư liệu xưa và nay''. Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin, 2006. Chú thích Người Hà Tĩnh Nhà văn Việt Nam thời Nguyễn Quan lại nhà Nguyễn Tiến sĩ nhà Nguyễn Người họ Trương tại Việt Nam Nhà văn Việt Nam Nhà thơ Việt Nam
970693
https://vi.wikipedia.org/wiki/Cybister%20siamensis
Cybister siamensis
Cybister siamensis là một loài bọ cánh cứng trong họ Bọ nước. Loài này được Sharp miêu tả khoa học năm 1882. Hình ảnh Chú thích Chú thích Tham khảo Bọ nước Cybister
406980
https://vi.wikipedia.org/wiki/Cirey-l%C3%A8s-Pontailler
Cirey-lès-Pontailler
Cirey-lès-Pontailler là một xã ở tỉnh Côte-d'Or trong vùng Bourgogne-Franche-Comté, phía đông nước Pháp. Khu vực này có độ cao trung bình 204 mét trên mực nước biển. Dân số Tham khảo Cirey-lès-Pontailler sur le site de l'Institut géographique national Xã của Côte-d'Or
126258
https://vi.wikipedia.org/wiki/Gi%E1%BA%A3i%20v%C3%B4%20%C4%91%E1%BB%8Bch%20b%C3%B3ng%20%C4%91%C3%A1%20n%E1%BB%AF%20ch%C3%A2u%20%C3%82u%201993
Giải vô địch bóng đá nữ châu Âu 1993
Giải vô địch bóng đá nữ châu Âu 1993 do UEFA tổ chức được tiến hành từ ngày 29 tháng 6 đến ngày 4 tháng 7 năm 1993 tại Ý. Đội tuyển bóng đá nữ quốc gia Na Uy đã thắng đội tuyển Ý với tỉ số 1-0 trong trận chung kết. Vòng loại Danh sách cầu thủ Bán kết Tranh hạng ba Chung kết Vô địch Cầu thủ ghi bàn 2 bàn Susan Mackensie 1 bàn Hanne Nissen Maren Meinert Heidi Mohr Birthe Hegstad Anne Nymark Andersen Carolina Morace Tham khảo Liên kết ngoài Kết quả tại trang Web của UEFA 1993 Bóng đá nữ năm 1993 Giải đấu bóng đá quốc tế tổ chức bởi Ý Giải đấu bóng đá nữ Ý
578244
https://vi.wikipedia.org/wiki/T%C5%8Dgane%2C%20Chiba
Tōgane, Chiba
Togane (tiếng Nhật: 東金市 Tōgane-shi, đọc là Tô-ga-ne) là một thành phố thuộc tỉnh Chiba của Nhật Bản. Tham khảo Liên kết ngoài Thành phố tỉnh Chiba
119011
https://vi.wikipedia.org/wiki/S%C3%A1ch%20%C4%91i%E1%BB%87n%20t%E1%BB%AD
Sách điện tử
Sách điện tử (tiếng Anh: electronic book; viết tắt: e-book hay eBook), là một quyển sách được xuất bản và phát hành cho các thiết bị kỹ thuật số, bao gồm văn bản, hình ảnh hoặc cả hai, có thể đọc được trên màn hình phẳng của máy tính hoặc các thiết bị điện tử khác. Mặc dù đôi khi được định nghĩa là "phiên bản điện tử của một cuốn sách in", một số sách điện tử tồn tại mà không có một bản in tương đương..Sách điện tử có thể được đọc trên các thiết bị e-reader chuyên dụng, nhưng cũng có thể trên bất kỳ thiết bị máy tính nào có màn hình xem có thể kiểm soát, bao gồm máy tính để bàn, laptop, máy tính bảng và điện thoại thông minh và pocket PC. Trong những năm 2000, có một xu hướng bán sách và sách điện tử chuyển sang Internet, nơi độc giả mua sách giấy truyền thống và sách điện tử trên các trang web sử dụng hệ thống thương mại điện tử. Với sách in, người đọc đang ngày càng duyệt qua các hình ảnh bìa sách trên trang web của nhà xuất bản hoặc cửa hàng sách, chọn và đặt hàng sách trực tuyến; các sách giấy sau đó được gửi đến người đọc bằng bưu điện hoặc một dịch vụ chuyển phát khác. Với sách điện tử, người dùng có thể duyệt qua các tên sách trực tuyến, sau đó khi chọn và đặt tên sách, sách điện tử có thể được gửi trực tuyến hoặc người dùng có thể tải xuống trực tiếp. Vào đầu năm 2012 ở Hoa Kỳ, số lượng sách điện tử đã được xuất bản trực tuyến nhiều hơn số lượng sách giấy bìa cứng được phân phối. Những lý do chính khiến mọi người mua sách điện tử trực tuyến có thể là giá thấp hơn, sự thoải mái hơn (vì họ có thể mua tại nhà hoặc khi đang di chuyển với thiết bị di động) và nhiều lựa chọn tên sách hơn Với e-books, "[dấu trang điện tử giúp việc tham khảo dễ dàng hơn và trình đọc sách điện tử có thể cho phép người dùng chú thích các trang." "Mặc dù sách hư cấu và phi hư cấu có định dạng sách điện tử, tài liệu kỹ thuật đặc biệt phù hợp để phân phối sách điện tử vì nó có thể được [tìm kiếm] bằng điện tử" cho các từ khóa. Ngoài ra, đối với sách lập trình, các ví dụ mã có thể được sao chép. Số lượng đọc sách điện tử đang tăng lên ở Hoa Kỳ; vào năm 2014, 28% người trưởng thành đã đọc sách điện tử, so với 23% vào năm 2013. Điều này đang tăng lên, bởi vì vào năm 2014, 50% người Mỹ trưởng thành có máy đọc sách điện tử hoặc máy tính bảng, so với 30% sở hữu các thiết bị như vậy trong 2013. Ngày nay, với sự bùng nổ của Internet giúp cho sách điện tử càng được nhiều người quan tâm. Hầu hết các cuốn sách giấy nổi tiếng như các năm 1993 đã được nhiều tác giả và nhà xuất bản chuyển sang thành sách điện tử để thuận tiện việc in ấn, xuất bản. Nhiều trang web hiện nay được lập ra để bán các ấn phẩm của nhiều tác giả nổi tiếng về tri thức kèm theo đó có thể thông tin và chia sẻ với nhiều bạn đọc khác. Thuật ngữ Sách điện tử hay E-books cũng được gọi là "ebooks", "eBooks", "Ebooks", "e-Books", "e-journals", "e-editions", hay "sách kỹ thuật số". Một thiết bị được thiết kế dành riêng để đọc sách điện tử được gọi là "e-reader", "ebook device", hay "eReader". Lịch sử The Readies (1930) Một số người theo dõi khái niệm về một trình đọc sách điện tử, một thiết bị cho phép người dùng xem sách trên màn hình, đến bản tuyên ngôn năm 1930 của Bob Brown, được viết sau khi xem "talkie" đầu tiên của anh ấy (bộ phim có âm thanh). Ông đặt tiêu đề cho nó là The Readies, phát huy ý tưởng của "talkie". ITrong cuốn sách của mình, Brown nói rằng các bộ phim đã vượt qua cuốn sách bằng cách tạo ra các "bộ đàm" và kết quả là, việc đọc nên tìm một phương tiện mới: Tuy nhiên, quan niệm của Brown tập trung nhiều vào cải cách chính tả và từ vựng hơn là phương tiện ("Đã đến lúc rút nút chặn "và bắt đầu" một cuộc cách mạng đẫm máu của từ này"): giới thiệu số lượng lớn các ký hiệu portmanteau để thay thế các từ thông thường và dấu câu để mô phỏng hành động hoặc chuyển động; Vì vậy, không rõ liệu điều này có phù hợp với lịch sử của "sách điện tử" hay không. Những độc giả điện tử sau này không bao giờ theo một mô hình nào giống như của Brown; tuy nhiên, ông dự đoán chính xác sự thu nhỏ và tính di động của thiết bị đọc điện tử. Trong một bài báo, Jennifer Schuessler viết: "Cỗ máy, Brown lập luận, sẽ cho phép người đọc điều chỉnh kích cỡ loại, tránh cắt giấy và lưu cây, tất cả trong khi vội vã trong ngày khi các từ có thể được ghi lại trực tiếp trên ether.'" Brown tin rằng thiết bị đọc điện tử (và quan niệm của ông về việc thay đổi văn bản) sẽ mang lại một cuộc sống hoàn toàn mới cho việc đọc. Schuessler tương quan nó với một đoạn DJ xoay các bài hát cũ để tạo ra một nhịp hoặc một bài hát hoàn toàn mới, trái ngược với chỉ là một bản phối lại của một bài hát quen thuộc. Người phát minh Các nhà phát minh của cuốn sách điện tử đầu tiên không được nhiều người đồng ý. Một số ứng cử viên đáng chú ý bao gồm: Định dạng E-book Khi các định dạng sách điện tử xuất hiện và phát triển, một số hỗ trợ thu được từ các công ty phần mềm lớn, chẳng hạn như Adobe với định dạng PDF của họ được giới thiệu 1993. không giống phần lớn các định dạng khác, Các tài liệu PDF thường được gắn với một kích thước và bố cục cụ thể, thay vì điều chỉnh linh hoạt với trang hiện tại, cửa sổ hoặc kích thước khác. Các thiết bị đọc sách điện tử khác nhau tuân theo các định dạng khác nhau, hầu hết chúng chấp nhận sách chỉ trong một hoặc một vài định dạng, do đó phân mảnh thị trường sách điện tử thậm chí nhiều hơn. Do tính độc quyền và độc giả hạn chế của sách điện tử, thị trường gãy của các nhà xuất bản độc lập và tác giả chuyên ngành thiếu sự đồng thuận về tiêu chuẩn đóng gói và bán sách điện tử. Trong khi đó, các học giả đã hình thành Text Encoding Initiative, nhằm phát triển các hướng dẫn đồng thuận cho việc mã hóa sách và các tài liệu khác về lợi ích học thuật cho nhiều cách sử dụng phân tích cũng như đọc, và vô số tác phẩm văn học và các tác phẩm khác đã được phát triển bằng cách tiếp cận TEI. Vào cuối thập kỷ 1990, một consortium được thành lập để phát triển định dạng Open eBook như một cách để các tác giả và nhà xuất bản cung cấp một tài liệu nguồn duy nhất mà nhiều nền tảng phần mềm và phần mềm đọc sách có thể xử lý. Một số học giả từ TEI đã tham gia chặt chẽ vào sự phát triển ban đầu của Open eBook . Tập trung vào tính di động, Open eBook như các tập hợp con được yêu cầu của XHTML và CSS; một tập hợp các định dạng đa phương tiện (có thể được sử dụng, nhưng cũng phải có một dự phòng ở một trong các định dạng bắt buộc) và lược đồ XML cho một "manifest", để liệt kê các thành phần của một cuốn sách điện tử cụ thể, xác định một bảng nội dung, ảnh bìa, v.v. Định dạng này dẫn đến định dạng mở EPUB. Google Books đã chuyển đổi nhiều tác phẩm thuộc phạm vi công cộng sang định dạng mở này. Trong năm 2010, sách điện tử tiếp tục phát triển trong thị trường chuyên gia và thị trường ngầm của riêng chúng. Nhiều nhà xuất bản sách điện tử bắt đầu phân phối sách nằm trong phạm vi công cộng Đồng thời, các tác giả có sách không được nhà xuất bản chấp nhận đã cung cấp tác phẩm của họ trực tuyến để họ có thể được đọc bởi những người khác. Danh mục sách không chính thức (và đôi khi trái phép) đã có sẵn trên web và các trang dành cho sách điện tử bắt đầu phổ biến thông tin về sách điện tử cho công chúng. Gần hai phần ba thị trường xuất bản sách điện tử tiêu dùng của Hoa Kỳ được kiểm soát bởi "Big Five". Các nhà xuất bản "Big Five" là: Hachette, HarperCollins, Macmillan, Penguin Random House và Simon & Schuster. Thư viện Các thư viện Mỹ bắt đầu cung cấp sách điện tử miễn phí cho công chúng vào năm 1998 thông qua các trang web và các dịch vụ liên quan của họ, mặc dù sách điện tử chủ yếu là học thuật, kỹ thuật hoặc chuyên nghiệp, và không thể tải xuống. Năm 2003, các thư viện bắt đầu cung cấp cho công chúng sách điện tử tiểu thuyết và tiểu thuyết phổ biến có thể tải xuống miễn phí, ra mắt mô hình cho mượn sách điện tử hoạt động thành công hơn nhiều cho các thư viện công cộng. Số lượng các nhà phân phối sách điện tử và các mô hình cho mượn tiếp tục tăng trong vài năm tới. Từ năm 2005 đến 2008, các thư viện đã trải qua sự tăng trưởng 60% các bộ sưu tập sách điện tử. Vào năm 2010, một nghiên cứu tiếp cận công nghệ và tài trợ thư viện công cộng của Hiệp hội thư viện Mỹ thấy rằng 66% thư viện công cộng ở Mỹ đang cung cấp sách điện tử, và một phong trào lớn trong ngành thư viện bắt đầu kiểm tra nghiêm túc các vấn đề liên quan đến việc cho mượn sách điện tử, thừa nhận "tipping point" khi công nghệ sách điện tử sẽ được thiết lập rộng rãi. Nội dung từ các thư viện công cộng có thể được tải xuống trình đọc sách điện tử bằng phần mềm ứng dụng như Overdrive và Hoopla. Thư viện Y khoa Quốc gia Mỹ (NML) trong nhiều năm đã cung cấp PubMed, một thư mục đầy đủ về tài liệu y khoa. Đầu năm 2000, NLM đã thiết lập kho lưu trữ PubMed Central, nơi lưu trữ các phiên bản sách điện tử toàn văn của nhiều bài báo và tạp chí y khoa, thông qua hợp tác với các học giả và nhà xuất bản trong lĩnh vực này. Pubmed Central hiện cũng cung cấp lưu trữ và truy cập vào hơn 4,1 triệu bài viết, được duy trì ở định dạng XML tiêu chuẩn được gọi là Journal Article Tag Suite (hay "JATS"). Mặc dù áp dụng rộng rãi sách điện tử, một số nhà xuất bản và tác giả đã không tán thành khái niệm xuất bản điện tử, trích dẫn các vấn đề với nhu cầu của người dùng, vi phạm bản quyền và thách thức với các thiết bị và hệ thống độc quyền. Trong một cuộc khảo sát của các thủ thư interlibrary loan (ILL), người ta thấy rằng 92% thư viện giữ sách điện tử trong các bộ sưu tập của họ và 27% các thư viện đó đã thương lượng quyền đối với một số sách điện tử của họ. Khảo sát này đã tìm thấy những rào cản đáng kể để tiến hành mượn liên thư viện cho sách điện tử. Patron-driven acquisition (PDA) đã có sẵn trong nhiều năm tại các thư viện công cộng, cho phép các nhà cung cấp hợp lý hóa quy trình mua lại bằng cách cung cấp để khớp hồ sơ lựa chọn của thư viện với các tiêu đề sách điện tử của nhà cung cấp. Danh mục của thư viện sau đó được điền với các bản ghi cho tất cả các sách điện tử phù hợp với hồ sơ. Quyết định mua tên sách được để lại cho khách hàng quen, mặc dù thư viện có thể đặt điều kiện mua như giá tối đa và giới hạn mua để các quỹ chuyên dụng được chi theo ngân sách của thư viện. Cuộc họp năm 2012 của Association of American University Presses bao gồm một panel trên e-reader của PDA được sản xuất bởi báo chí đại học, dựa trên một báo cáo sơ bộ của Joseph Esposito, một nhà tư vấn xuất bản kỹ thuật số, người đã nghiên cứu ý nghĩa của PDA với một khoản trợ cấp từ Andrew W. Mellon Foundation. Thách thức Mặc dù nhu cầu về dịch vụ sách điện tử trong các thư viện đã tăng lên trong hai thập kỷ đầu của thế kỷ 21, nhưng khó khăn khiến các thư viện không thể cung cấp một số sách điện tử cho khách hàng. Các nhà xuất bản sẽ bán sách điện tử cho các thư viện, nhưng trong hầu hết các trường hợp, họ sẽ chỉ cấp cho thư viện giấy phép giới hạn cho tiêu đề, nghĩa là thư viện không sở hữu văn bản điện tử mà được phép lưu hành trong một thời gian nhất định, hoặc một số lần kiểm tra nhất định, hoặc cả hai. Khi thư viện mua giấy phép sách điện tử, chi phí ít nhất gấp ba lần so với người tiêu dùng cá nhân. Giấy phép sách điện tử đắt hơn phiên bản định dạng giấy vì các nhà xuất bản lo ngại rằng một cuốn sách điện tử được bán về mặt lý thuyết có thể được đọc và/hoặc kiểm tra bởi một số lượng lớn người dùng, có khả năng gây tổn hại đến doanh số. Tuy nhiên, một số nghiên cứu đã tìm thấy kết quả ngược lại là đúng (ví dụ, Hilton và Wikey 2010). Lưu trữ văn thư Internet Archive và Open Library cung cấp hơn sáu triệu sách điện tử phạm vi công cộng có thể truy cập đầy đủ. Project Gutenberg có hơn 52.000 sách điện tử có sẵn miễn phí phạm vi công cộng. Máy đọc sách chuyên dụng và phần mềm di động Một e-reader, cũng được gọi là máy đọc sách, là một thiết bị di động được thiết kế chủ yếu cho mục đích đọc e-books và xuất bản điện tử. Một e-reader tương tự nhau về hình thức, nhưng mục đích hạn chế hơn so với máy tính bảng. So với máy tính bảng, nhiều máy đọc sách điện tử tốt hơn máy tính bảng để đọc vì chúng dễ mang theo hơn, dễ đọc hơn dưới ánh sáng mặt trời và có thời lượng pin dài hơn. Tháng 7 năm 2010, nhà sách trực tuyến Amazon.com báo cáo doanh số bán sách điện tử cho Kindle độc quyền vượt trội so với doanh số bán sách bìa cứng lần đầu tiên trong quý hai năm 2010, cho biết họ đã bán được 140 cuốn sách điện tử cho mỗi 100 sách bìa cứng, bao gồm cả bìa cứng mà không có phiên bản kỹ thuật số. Đến tháng 1 năm 2011, doanh số bán sách điện tử tại Amazon đã vượt qua doanh số bán bìa mềm. Trong thị trường Mỹ nói chung, doanh số bán sách bìa mềm vẫn lớn hơn nhiều so với bìa cứng hoặc sách điện tử; Hiệp hội Xuất bản Mỹ ước tính sách điện tử chiếm 8,5% doanh số tính đến giữa năm 2010, tăng từ 3% một năm trước đó. Vào cuối quý 1/2012, lần đầu tiên doanh số bán sách điện tử ở Mỹ đã vượt qua doanh số bán sách bìa cứng. Cho đến cuối năm 2013, việc sử dụng máy đọc sách điện tử không được phép sử dụng trên máy bay khi cất cánh và hạ cánh bởi FAA. Tháng 11 năm 2013, FAA cho phép sử dụng máy đọc sách trên máy bay mọi lúc nếu nó ở Chế độ máy bay, điều đó có nghĩa là tất cả các sóng vô tuyến đều tắt và Châu Âu đã làm theo hướng dẫn này vào tháng sau. Năm 2014, Thời báo New York dự đoán rằng vào năm 2018, sách điện tử sẽ chiếm hơn 50% tổng doanh thu xuất bản của người tiêu dùng ở Mỹ và Vương quốc Anh. Ứng dụng Một số nhà bán lẻ sách lớn và nhiều nhà phát triển bên thứ ba cung cấp miễn phí (và trong một số trường hợp bên thứ ba, ứng dụng phần mềm đọc sách điện tử trả phí cao (ứng dụng) cho máy tính Mac và PC cũng như cho Android, Blackberry, iPad, Các thiết bị iPhone, Windows Phone và Palm OS cho phép đọc sách điện tử và các tài liệu khác độc lập với các thiết bị sách điện tử chuyên dụng. Ví dụ là các ứng dụng cho Amazon Kindle, Barnes & Noble Nook, iBooks, Kobo eReader và Sony Reader. Timeline Đọc dữ liệu Tất cả e-readers và ứng dụng đọc sách có khả năng theo dõi dữ liệu đọc sách điện tử và dữ liệu có thể chứa người dùng sách điện tử nào mở, thời gian người dùng đọc mỗi cuốn sách điện tử và bao nhiêu cuốn sách điện tử đã hoàn thành. Vào tháng 12 năm 2014, Kobo đã phát hành dữ liệu đọc sách điện tử được thu thập từ hơn 21 triệu người dùng trên toàn thế giới. Một số kết quả là chỉ có 44,4% độc giả Vương quốc Anh hoàn thành cuốn sách điện tử bán chạy nhất The Goldfinch và cuốn sách điện tử bán chạy nhất năm 2014 ở Anh, "One Cold Night", đã hoàn thành bởi 69% độc giả; đây là bằng chứng cho thấy trong khi sách điện tử phổ biến đang được đọc hoàn toàn, một số sách điện tử chỉ được lấy mẫu. So sánh với sách in Lợi thế Trong không gian mà một cuốn sách vật lý có kích thước tương đương chiếm giữ, một e-reader có thể chưa được hàng ngàn e-books, chỉ giới hạn bởi dung lượng bộ nhớ. Tùy thuộc vào thiết bị, một cuốn sách điện tử có thể đọc được trong điều kiện ánh sáng yếu hoặc thậm chí là bóng tối hoàn toàn. Nhiều trình đọc sách điện tử có nguồn sáng tích hợp, có thể phóng to hoặc thay đổi phông chữ, sử dụng phần mềm chuyển văn bản thành giọng nói để đọc to văn bản cho người khiếm thị, người già hoặc [[Chứng khó đọc] khó đọc] cho thuận tiện. Ngoài ra, trình đọc sách điện tử cho phép người đọc tra từ hoặc tìm thêm thông tin về chủ đề ngay lập tức bằng từ điển trực tuyến. Amazon báo cáo rằng 85% người đọc sách điện tử của họ tìm kiếm một từ trong khi đọc. Sách in sử dụng nguyên liệu thô gấp ba lần và nước gấp 78 lần so với sách điện tử. Mặc dù một trình đọc sách điện tử có giá cao hơn hầu hết các sách riêng lẻ, sách điện tử có thể có chi phí thấp hơn so với sách giấy. Sách điện tử có thể được in với giá thấp hơn giá sách truyền thống bằng cách sử dụng máy in sách theo yêu cầu. Hơn nữa, nhiều sách điện tử có sẵn trực tuyến miễn phí trên các trang web như Project Gutenberg. Ví dụ: tất cả các sách được in trước năm 1923 đều ở phạm vi công cộng ở Hoa Kỳ, cho phép các trang web lưu trữ các phiên bản ebook của các tựa sách đó miễn phí. Tùy thuộc vào quản lý quyền kỹ thuật số có thể, sách điện tử (không giống như sách vật lý) có thể được sao lưu và phục hồi trong trường hợp mất hoặc hư hỏng thiết bị mà chúng được lưu trữ, có thể tải xuống một bản sao mới mà không phải trả thêm chi phí từ nhà phân phối, cũng như có thể đồng bộ hóa vị trí đọc, highlight và bookmark trên một số thiết bị. Bất cập Có thể thiếu riêng tư cho các hoạt động đọc sách điện tử của người dùng; ví dụ: Amazon biết danh tính của người dùng, người dùng đang đọc gì, người dùng đã hoàn thành cuốn sách, người dùng đang ở trang nào, người dùng đã sử dụng bao lâu trên mỗi trang và đoạn văn mà người dùng có thể đã tô sáng. Một trở ngại đối với việc áp dụng rộng rãi sách điện tử là một phần lớn mọi người coi cuốn sách in là một vật thể, bao gồm các khía cạnh như kết cấu, mùi, trọng lượng và sự xuất hiện trên kệ. Sách in cũng được coi là vật phẩm văn hóa có giá trị và là biểu tượng của giáo dục tự do và nhân văn. Kobo nhận thấy rằng 60% sách điện tử được mua từ cửa hàng sách điện tử của họ không bao giờ được mở và thấy rằng cuốn sách càng đắt tiền thì càng ít khả năng người đọc sẽ mở e-book. Joe Queenan đã viết về những ưu và nhược điểm của e-books: Ngoài tất cả các khía cạnh cảm xúc và thói quen, còn có một số vấn đề về khả năng đọc và khả năng sử dụng cần được giải quyết bởi các nhà xuất bản và nhà phát triển phần mềm. Nhiều người đọc sách điện tử phàn nàn về mỏi mắt, thiếu tổng quan và mất tập trung có thể được giúp đỡ nếu họ có thể sử dụng một thiết bị phù hợp hơn hoặc ứng dụng đọc thân thiện hơn với người dùng, nhưng khi họ mua hoặc mượn sách điện tử được bảo vệ bởi DRM, họ sẽ thường phải đọc sách trên thiết bị hoặc ứng dụng mặc định, ngay cả khi nó không đủ chức năng. Trong khi sách giấy dễ bị hư hỏng từ nhiều mối đe dọa khác nhau, bao gồm dính nước, ẩm mốc, mất cắp, file e-books có thể bị hỏng, bị xóa hoặc bị mất cũng như vi phạm bản quyền. Trong trường hợp quyền sở hữu một cuốn sách giấy khá đơn giản (mặc dù có các hạn chế về việc thuê hoặc sao chép các trang, tùy thuộc vào cuốn sách), người mua file kỹ thuật số của sách điện tử có quyền truy cập có điều kiện với khả năng mất quyền truy cập vào sách điện tử do các điều khoản quản lý quyền kỹ thuật số, các vấn đề bản quyền, việc kinh doanh của nhà cung cấp không thành công hoặc có thể nếu thẻ tín dụng của người dùng hết hạn. Thị Phần Mỹ Năm 2015, Author Earnings Report ước tính Amazon chiếm 74% thị phần e-books bán ra tại Mỹ. Và cuối năm 2016, Report của năm nay cho biết Amazon chiếm 80% thị phần e-book tại Mỹ. Canada Tây Ban Nha Năm 2013, Carrenho ước tính e-books chiếm khoảng 15% thị phần tại Tay Ban Nha năm 2015. Vương quốc Anh Theo Nielsen Book Research, thị phần e-book share gia tăng từ 20% lên 33% giữa các năm 2012 và 2014, nhưng giảm xuống 29% vào Q1/2015. Các đầu sách do Amazon xuất bản và tự xuất bản chiếm 17 triệu trong số những cuốn sách đó (trị giá £58 triệu) năm 2014, chiếm 5% thị trường sách nói chung và 15% thị trường kỹ thuật số. Doanh số khối lượng và giá trị, mặc dù tương tự như năm 2013, đã tăng 70% kể từ năm 2012. Đức Báo cáo Wischenbart Report 2015 ước lượng thị phần sách điện tử tại Đức là 4.3%. Brazil Thị trường sách điện tử Brazil chỉ mới nổi lên. Người Brazil là những người am hiểu công nghệ và thái độ đó được chia sẻ bởi chính phủ. Trong năm 2013, khoảng 2,5% tất cả đầu sách thương mại được bán ở định dạng kỹ thuật số. Đây là mức tăng trưởng 400% so với năm 2012 khi chỉ có 0,5% đầu sách thương mại là kỹ thuật số. Trong năm 2014, tốc độ tăng trưởng chậm hơn và Brazil có 3,5% đầu sách thương mại được bán dưới dạng sách điện tử. Trung Quốc Báo cáo Wischenbart 2015 ước tính thị phần sách điện tử sẽ ở xung quanh 1%. Sách phạm vi công cộng Sách phạm vi công cộng là à những sách đã hết hạn bản quyền, có nghĩa là chúng có thể được sao chép, chỉnh sửa và bán tự do mà không bị hạn chế. Nhiều sách trong số này có thể được tải xuống miễn phí từ các trang web như Internet Archive, ở các định dạng mà nhiều trình đọc sách điện tử hỗ trợ, chẳng hạn như PDF, TXT, và EPUB. Sách ở các định dạng khác có thể được chuyển đổi sang định dạng tương thích với trình đọc sách điện tử bằng phần mềm viết sách điện tử, ví dụ Calibre. Xem thêm Thư viện số TeX và LaTeX Sách trực tuyến E-reader E-ink Chú thích Liên kết ngoài James, Bradley (ngày 20 tháng 11 năm 2002). The Electronic Book: Looking Beyond the Physical Codex, SciNet Cory Doctorow (ngày 12 tháng 2 năm 2004). Ebooks: Neither E, Nor Books, O'Reilly Emerging Technologies Conference Lynch, Clifford (ngày 28 tháng 5 năm 2001). The Battle to Define the Future of the Book in the Digital World, First Monday – Peer reviewed journal. . Dene Grigar & Stuart Moulthrop (2013–2016) "Pathfinders: Documenting the Experience of Early Digital Literature", Washington State University Vancouver, ngày 1 tháng 7 năm 2013. Sách Internet Tiểu thuyết mạng Công nghệ giấy điện tử
231513
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ki%E1%BA%BFm%20H%C3%A0
Kiếm Hà
Kiếm Hà (chữ Hán giản thể: 剑河县, bính âm: Jiànhé Xiàn, âm Hán Việt: Kiếm Hà huyện) là một huyện thuộc Châu tự trị dân tộc Miêu và dân tộc Đồng Kiềm Đông Nam, tỉnh Quý Châu, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Huyện này có diện tích 2173 km², dân số năm 2002 là 210.000 người. Mã số bưu chính của huyện Kiếm Hà là 556400. Chính quyền huyện đóng ở trấn Liễu Xuyên. Về mặt hành chính, huyện này được chia thành 5 trấn và 7 hương. Trấn: Liễu Xuyên, Sầm Tùng, Nam Gia, Nam Minh và Cách Đông. Hương: Cửu Ngưỡng, Thái Ủng, Nam Tiếu, Nam Trại, Bàn Khê, Mẫn Động, Quan Yêu. Tham khảo Kiềm Đông Nam Đơn vị cấp huyện Quý Châu
457150
https://vi.wikipedia.org/wiki/S%C3%A1ch%3AKinh%20t%E1%BA%BF%20h%E1%BB%8Dc%20v%C4%A9%20m%C3%B4
Sách:Kinh tế học vĩ mô
Kinh tế học vĩ mô Kinh tế học vĩ mô là gì? Kinh tế học vĩ mô Tổng sản phẩm nội địa Số nhân (kinh tế học) Thất nghiệp Lạm phát Nền kinh tế trong ngắn hạn Tiền Tiền tệ Đường LM Đường IS Mô hình IS-LM Chu kỳ kinh tế Chính sách kinh tế vĩ mô Chính sách tài chính Kích cầu Chính sách tiền tệ Tiền cơ sở Số nhân tiền tệ Nền kinh tế mở trong ngắn hạn Mô hình Mundell-Fleming Sơ đồ DD-AA Bộ ba chính sách không thể đồng thời Chính sách thanh khoản đối ứng Nền kinh tế trong dài hạn Tổng cung Tổng cầu Mô hình tổng cầu và tổng cung Đường cong Phillips Toàn dụng lao động Tăng trưởng kinh tế Tăng trưởng kinh tế Mô hình tăng trưởng Solow Tranh luận về chính sách kinh tế vĩ mô Kinh tế học tân cổ điển Kinh tế học Keynes Trường phái kinh tế học vĩ mô tổng hợp Chủ nghĩa tiền tệ Kinh tế học vĩ mô cổ điển mới Kinh tế học Keynes mới Cơ sở vi mô của kinh tế học vĩ mô Nguyên lý cung - cầu Giá cả cứng nhắc Ảo giác tiền tệ Chi phí thực đơn Lãnh đạo giá Giả thuyết chi phí da giày Các hệ thống kinh tế Kinh tế thị trường Kinh tế kế hoạch Kinh tế hỗn hợp Tham khảo Kinh tế học vĩ mô
457089
https://vi.wikipedia.org/wiki/Sarah-Jane%20Hutt
Sarah-Jane Hutt
Sarah-Jane Hutt đến từ Poole, Anh là Hoa hậu Thế giới thứ 5 đến từ Vương quốc Anh. Khi tên của Sarah được xướng lên với ngôi vị Hoa hậu Thế giới đã gây ra nhiều tranh cãi đối với các thí sinh khác những người này cho rằng cô không thực sự đẹp nhất ở các nhóm thí sinh, với một thí sinh từ chối tham dự lễ đăng quang và với ban giám khảo. Sarah là cựu học sinh của trường Mountbatten ở Romsey, Hampshire. Tham khảo Hoa hậu Thế giới Sinh năm 1964 Nhân vật còn sống
971387
https://vi.wikipedia.org/wiki/Hydroporus%20goldschmidti
Hydroporus goldschmidti
Hydroporus goldschmidti là một loài bọ cánh cứng trong họ Bọ nước. Loài này được Gschwendtner miêu tả khoa học năm 1923. Chú thích Tham khảo Bọ nước Hydroporus
586171
https://vi.wikipedia.org/wiki/Aarau
Aarau
Aarau là thủ phủ của bang phía bắc của Thụy Sĩ Aargau. Thành phố này cũng là thủ phủ của huyện Aarau. Đây là khu vực nói tiếng Đức và chủ yếu là theo Tin lành. Aarau nằm trên cao nguyên Thụy Sĩ, trong thung lũng Aar, bên bờ phải của sông, và ở chân phía nam của dãy núi Jura, và là phía tây Zürich. Thành phố giáp giới với bang Solothurn về phía tây. Đây là thành phố lớn thứ ba ở Aargau sau Wettingen và Baden. Vào đầu năm 2010 Rohr đã trở thành một vùng ngoại ô của Aarau. Chú thích Tham khảo Aargau Thành phố của Thụy Sĩ Đô thị của bang Aargau
207602
https://vi.wikipedia.org/wiki/Punjaipuliampatti
Punjaipuliampatti
Punjaipuliampatti là một thị xã panchayat của quận Erode thuộc bang Tamil Nadu, Ấn Độ. Nhân khẩu Theo điều tra dân số năm 2001 của Ấn Độ, Punjaipuliampatti có dân số 15.144 người. Phái nam chiếm 50% tổng số dân và phái nữ chiếm 50%. Punjaipuliampatti có tỷ lệ 67% biết đọc biết viết, cao hơn tỷ lệ trung bình toàn quốc là 59,5%: tỷ lệ cho phái nam là 76%, và tỷ lệ cho phái nữ là 58%. Tại Punjaipuliampatti, 9% dân số nhỏ hơn 6 tuổi. Tham khảo Thành phố thuộc bang Tamil Nadu
954644
https://vi.wikipedia.org/wiki/Elephantomyia%20pendleburyi
Elephantomyia pendleburyi
Elephantomyia pendleburyi là một loài ruồi trong họ Limoniidae. Chúng phân bố ở miền Ấn Độ - Mã Lai. Liên kết ngoài Tham khảo Elephantomyia Limoniidae ở vùng Indomalaya
266687
https://vi.wikipedia.org/wiki/Huerta%20de%20Rey
Huerta de Rey
Huerta de Rey là một đô thị trong tỉnh Burgos, Castile và León, Tây Ban Nha. Theo điều tra dân số 2004 (INE), đô thị này có dân số là 1.208 người. Tham khảo Đô thị ở Burgos
914948
https://vi.wikipedia.org/wiki/Aulacophora%20jacobyi
Aulacophora jacobyi
Aulacophora jacobyi là một loài bọ cánh cứng trong họ Chrysomelidae. Loài này được Weise miêu tả khoa học năm 1924. Chú thích Tham khảo Aulacophora
285551
https://vi.wikipedia.org/wiki/Festigny%2C%20Yonne
Festigny, Yonne
Festigny là một xã của Pháp, tọa lạc ở tỉnh Yonne trong vùng Bourgogne-Franche-Comté. Hành chính Thông tin nhân khẩu Xem thêm Xã của Yonne Tham khảo Liên kết ngoài Festigny trên trang mạng của Viện địa lý quốc gia Xã của Yonne
701868
https://vi.wikipedia.org/wiki/Porosalvania%20angulifera
Porosalvania angulifera
Porosalvania angulifera là một loài ốc biển nhỏ, là động vật thân mềm chân bụng sống ở biển trong họ Rissoidae. Miêu tả Phân bố Chú thích Tham khảo Porosalvania
794000
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%E1%BB%A7%20ngh%C4%A9a%20b%C3%A0i%20Trung%20Qu%E1%BB%91c
Chủ nghĩa bài Trung Quốc
Chủ nghĩa bài Trung Quốc hay còn gọi là, Chủ nghĩa bài Hoa hay Mối lo Hán bành trướng (tiếng Anh: Sinophobia, bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp cổ: Sinae nghĩa là 'người Trung Quốc' và φόβος, phobos có nghĩa là 'sợ hãi') là một xu hướng chống lại quốc gia Trung Quốc, người Trung Quốc hoặc văn hóa Trung Quốc. Sự kì thị này thường nhắm vào những người Trung Quốc chiếm thiểu số sống ở các nước ngoài Trung Quốc và càng bị phức tạp hóa lên bởi các tác động của vấn đề nhập cư, vấn đề phát triển bản sắc dân tộc ở các nước láng giềng, sự chênh lệch giàu nghèo, sự sụp đổ hệ thống triều cống trong quá khứ cũng như mối quan hệ giữa dân tộc thiểu số với dân tộc chiếm đa số. Một vài nguyên nhân khác của xu hướng bài Trung Quốc là do những chính sách chống lại nhân quyền của giới cầm quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc (như sự kiện Thiên An Môn năm 1989 và cuộc đàn áp Pháp Luân Công). Các nước phương Tây Nga Lúc Nhà nước Liên Xô còn tồn tại, quốc gia này và Trung Quốc đã từng xảy ra mâu thuẫn với nhau trong những năm 1960, điều này đã phát triển dần thành cuộc xung đột vũ trang biên giới Trung-Xô ở vùng Siberia của Nga vào năm 1962 và đỉnh điểm vào năm 1969 là những cuộc xung đột đổ máu, gây thiệt hại về người và của. Mãi cho đến khi Liên Xô tan rã, cuộc xung đột mới chấm dứt, cùng với đó là sự ra đời của Nhà nước Liên bang Nga như hiện nay. Sau khi thành lập, Nga đã cố gắng khôi phục lại mối quan hệ với Trung Quốc. Mặc dù từ đó đến nay hai quốc gia không còn mâu thuẫn với nhau nữa, song chính quyền Nga đôi lúc tỏ ra lo ngại về tình trạng dân tộc Hán ở Trung Quốc di cư tấp nập đến vùng Siberia để sinh sống. Nếu như điều này xảy ra, thì nước Nga sớm muộn gì cũng sẽ "để mất vùng Siberia vào tay Trung Quốc", và lúc ấy việc hai nước xảy ra xung đột vũ trang chắc chắn sẽ diễn ra. Australia Tại Australia trước đây, số lượng người nhập cư vào nước này phần lớn là người Trung Quốc. Mặc dù những người nhập cư này đều có bản tính ôn hòa và cần cù, nhưng người dân Úc vẫn có ác cảm với người Trung Quốc vì sự khác biệt lớn giữa văn hóa và phong tục của hai nước. Những năm giữa thế kỷ 19, người dân ở hai nước Australia và New Zealand đều khinh bỉ những người Trung Quốc là những kẻ "dơ bẩn", "bệnh hoạn" và "du côn"." Canada Những năm thập niên 1850, một lượng lớn người nhập cư Trung Quốc đã di cư vào tỉnh British Columbia của Canada để tìm vàng. Sau đó, bắt đầu từ năm 1858, những công nhân người gốc Hoa được đưa tới Canada để làm việc trong các khu mỏ và xây dựng tuyến đường sắt Canadian Pacific Railway. Tuy nhiên, những người này đã bị phân biệt đối xử rất thậm tệ: bọn họ không được coi là những công dân chính thức của Canada, không có quyền bầu cử, và hàng loạt các thứ thuế được đưa ra để ngăn chặn việc người Trung Quốc ồ ạt di cư vào Canada. Mãi đến năm 1947, các công dân Canada gốc Trung Quốc mới được chính phủ Canada trao quyền bầu cử. Đông Á Hồng Kông Mặc dù chính quyền đã chuyển sang Trung Quốc vào 1997 từ Anh, một bộ phận Hồng Kông vẫn không tự nhận mình là người Trung Quốc. Theo một cuộc khảo sát bởi Trường Đại học Hồng Kông, có 42.3% trả lời là người Hồng Kông, so với 17.8% trả lời là người Trung Quốc, và 39.3% chọn kết hợp cả hai (người Hồng Kông Trung Quốc hay người Hồng Kông sống trong Trung Quốc). Số lượng người Trung Quốc đại lục đến Hồng Kông đã tăng rất nhiều kể từ khi bàn giao, đạt 28 triệu người vào 2011, nhiều hành vi thô lỗ của họ đã khiến người bản địa khó chịu. Vào 2012, một nhóm cư dân ở Hồng Kông đã xuất bản một tờ báo quảng cáo miêu tả người đại lục và người nhập cư như những con vật. Vào 2014, khoảng 100 người Hồng Kông đã quấy rối du khách đại lục ở Cửu Long. vấn đề này đã gây ra một phản ứng dữ dội và đã bị lên án rộng rãi. Ủy ban Cơ hội Bình đẳng của Hồng Kông đã đề xuất việc đưa vùng này cho đại lục. Nam Á Ấn Độ Mối lo sức ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc bắt đầu ở Ấn Độ ngay sau chiến tranh giữa 2 nước này vào năm 1962. Gần đây sự cạnh tranh giữa Ấn Độ và Trung Quốc về mặt kinh tế và quân sự cũng như sự tranh chấp lãnh thổ giữa 2 nước, thêm vào đó là việc Trung Quốc ủng hộ Pakistan tại Kashmir đã làm gia tăng sự chống lại Trung Quốc. Đông Nam Á Sự ác cảm với Trung Quốc ở các nước Đông Nam Á bắt nguồn từ vấn đề về kinh tế xã hội. Thương nhân Trung Quốc từ bờ biển của Trung Hoa đại lục và người tị nạn cuộc chiến giữa 2 thị tộc Hán và Hẹ năm 1855 đến 1867 đã di cư khắp các quốc gia Đông Nam Á và cuối cùng chiếm đa số dân số của Singapore, một thiểu số lớn ở Malaysia, Thái Lan, và một số ít (ít hơn 5% tổng dân số) nhóm dân tộc thiểu số ở Indonesia và Philippines. Với một truyền thống kinh doanh và sự tự lực, đã giúp cho người Trung Quốc phát triển thịnh vượng ở các nước này mặc dù có sự phân biệt đối xử. Điều này cho thấy thái độ trung thành của những người di dân và con cháu của họ, thêm vào đó là mối quan hệ trong các cộng đồng người Trung Quốc rất khắng khít là chất xúc tác gây nên thái độ thù ghét Trung Quốc của người dân bản địa. Malaysia, Indonesia và Philippines Tại các quốc gia mà người Trung Quốc chỉ chiếm một số ít nhưng lại gây nên một sự chênh lệch về kinh tế rất đáng kể. Ví dụ, trong năm 1998, người Trung Quốc chỉ làm tăng thêm 1% dân số của Philippines và 3% dân số của Indonesia, nhưng lại kiểm soát đến 40% nền kinh tế tư nhân của Philippines và 70% của nền kinh tế tư nhân Indonesia (các nhà phân tích người Indonesia tin rằng thông cáo này là sai vì hầu hết của cải của Indonesia đã được kiểm soát bởi quân đội). Tại Malaysia, tỷ lệ sinh thấp ở người Trung Quốc đã làm giảm dân số tương đối của họ từ một nửa xuống còn một phần ba. Một nghiên cứu về Trung Quốc với tên gọi "thiểu số thống trị thị trường" nhấn mạnh rằng "sự thống trị thị trường của người Trung Quốc và sự phẫn uất mãnh liệt của đa số người dân bản địa là đặc trưng của hầu hết các quốc gia hầu ở Đông Nam Á". Nền kinh tế bất đối xứng này đã kích động cảm tính chống Trung Quốc trong những người nghèo chiếm số đông. Đôi khi thái độ chống Trung Quốc đã chuyển sang hình thức bạo động, chẳng hạn như sự cố ngày 13 tháng 5 năm 1969 tại Malaysia và cuộc bạo loạn Jakarta vào tháng 5 năm 1998 tại Indonesia, làm hơn 2.000 người chết chủ yếu là bị những người nổi loạn đốt cháy đến chết trong một trung tâm mua sắm. Trong thời kỳ thuộc địa, một số nạn diệt chủng đã giết chết hàng chục ngàn người Trung Quốc. Trong suốt cuộc tàn sát của người Indonesia vào những năm 1965-66 làm hơn 500.000 người thiệt mạng, những người Trung Quốc bị giết còn tài sản của họ thì bị cướp bóc và đốt cháy, đó là kết quả của tư tưởng phân biệt chủng tộc chống lại người Trung Quốc viện cớ là bởi vì Dipa "Amat" Aidit đã đưa đảng Cộng sản Indonesia (PKI) thân với Trung Quốc. Tại Philippines, hàng chục người Trung Quốc bị bắt cóc mỗi năm và có thể bị giết chết mà không cần tiền chuộc - cảnh sát Philippines thường thờ ơ đối với các vấn đề về sắc tộc. Việc chống Trung Quốc cũng đã được hợp pháp hóa tại một số quốc gia trong khu vực Đông Nam Á. Luật về chống người Trung Quốc đã có trong hiến pháp của Indonesia cho đến năm 1998. Việt Nam Hải chiến Hoàng Sa 1974 và Chiến tranh biên giới Việt-Trung 1979 đã dẫn dến vụ nạn kiều trong nhóm người Hoa tại Việt Nam và nhiều người Hoa đã trở thành thuyền nhân phải rời khỏi Việt Nam bằng đường biển. Từ 1978 đến 1979, khoảng 450.000 người Hoa đã trở thành thuyền nhân tị nạn hay bị trục xuất qua Trung Quốc bằng đường bộ. Do có một lịch sử chiến tranh lâu dài giữa hai nước, với việc tranh chấp lãnh thổ gần đây ở Hoàng Sa và Trường Sa, dẫn đến những phản ứng chống lại Trung Quốc của người Việt Nam. Trong khi chính phủ cố gắng để duy trì quan hệ thân thiện với chính phủ Trung Quốc bằng cách kêu gọi giải tán các cuộc biểu tình chống Trung Quốc và kiềm chế những lời chỉ trích liên quan đến Trung Quốc, làn sóng chống Trung Quốc đã tăng vọt vào năm 2007 sau khi Trung Quốc thành lập một chính quyền tại các quần đảo đang tranh chấp, và vào năm 2009 khi chính phủ Việt Nam cho phép nhà máy sản xuất nhôm Chinalco của Trung Quốc được quyền khai thác mỏ bauxite ở Tây Nguyên, và khi ngư dân Việt Nam đã bị bắt giữ bởi lực lượng an ninh Trung Quốc trong khi tìm kiếm nơi trú ẩn trong các vùng lãnh thổ tranh chấp. Thêm vào đó, ngày 26 tháng 5 năm 2011, 3 tàu hải giám của Trung Quốc cắt đứt dây cáp thăm dò của tàu Bình Minh 02 thuộc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) gần bờ biển Việt Nam đã gây phản ứng bất bình trong cộng đồng người Việt. Tuy nhiên do sự tương đồng về văn hóa và chủng tộc, cũng như lịch sử chung sống lâu dài nên cộng đồng người Hoa ở đây ít khi khơi lên sự thù địch rõ rệt như ở các quốc gia Đông Nam Á khác, dù là trong thời kỳ xung đột mạnh giữa hai nước. Theo nhà báo Daniel Groos, Chủ nghĩa bài Trung Quốc hiện nay có mặt khắp nơi ở Việt Nam, "từ những đứa trẻ còn đi học đến các quan chức chính phủ, việc chỉ trích Trung Quốc rất phổ biến." Theo Groos một phần lớn người Việt không bằng lòng việc nhập khẩu và sử dụng các sản phẩm của Trung Quốc, coi đó là những sản phẩm rõ ràng kém chất lượng. Chú thích Phân biệt chủng tộc Phân biệt đối xử Định kiến Tâm lý bài dân tộc
590170
https://vi.wikipedia.org/wiki/Hyposmocoma%20palmivora
Hyposmocoma palmivora
Hyposmocoma palmivora là một loài bướm đêm thuộc họ Cosmopterigidae. Nó là loài đặc hữu của Kauai. Loài địa phương ở Kumuwela, nơi nó được tim thấy ở độ cao 4,000 feet. Ấu trùng ăn Pritchardia eriophora. Tham khảo Liên kết ngoài Insects of Hawaii. Volume 9, Microlepidoptera Hyposmocoma Loài đặc hữu của Hawaii
948768
https://vi.wikipedia.org/wiki/Nephrotoma%20pleuromaculata
Nephrotoma pleuromaculata
Nephrotoma pleuromaculata là một loài ruồi trong họ Ruồi hạc (Tipulidae). Chúng phân bố ở het Palearctisch en Oriëntaals gebied. Tham khảo Nephrotoma
874338
https://vi.wikipedia.org/wiki/Glossosoma%20taeniatum
Glossosoma taeniatum
Glossosoma taeniatum là một loài Trichoptera trong họ Glossosomatidae. Chúng phân bố ở miền Ấn Độ - Mã Lai. Tham khảo Glossosoma
486338
https://vi.wikipedia.org/wiki/Cao%20%C4%90%C4%83ng%20Chi%E1%BA%BFm
Cao Đăng Chiếm
Cao Đăng Chiếm (1921-2007) là một chính khách và là sĩ quan an ninh cao cấp Việt Nam. Ông từng là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Thứ trưởng Thường trực Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an), hàm Thượng tướng Công an nhân dân Việt Nam. Hoạt động trước 1975 Ông sinh ngày 1 tháng 12 năm 1921, nguyên quán tại làng Mỹ Quý (nay là xã Nhị Quý), huyện Cai Lậy, tỉnh Mỹ Tho (nay là tỉnh Tiền Giang). Bắt đầu tham gia hoạt động chính trị từ năm 1944, ông có nhiều bí danh như Cao Lê, Nam Hưng, Năm Quế, Sáu Hoàng, Bảy Chiếm. Tháng 8 năm 1945, ông tham gia Tổng khởi nghĩa cướp chính quyền, được giao nhiệm vụ chiếm giữ và treo Quốc kỳ tại Dinh Thống đốc Nam Kỳ. Sau đó ông giữ chức vụ Phó giám đốc Sở Công an Nam bộ kiêm Trưởng ty Công an thành phố Sài Gòn - Gia Định. Ngày 29 tháng 12 năm 1946, ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương. Tháng 4 năm 1947, ông được cử tham gia Thành ủy Sài Gòn (sau là Đặc khu Sài Gòn - Gia Định). Từ năm 1950 đến 1954, ông là Giám đốc Công an Liên phân khu miền Đông Nam Bộ. Từ tháng 10 năm 1954 đến tháng 12 năm 1959, ông được phân công công tác tại Ban Địch tình Xứ ủy Nam bộ, tiếp cận bảo vệ Bí thư Xứ ủy Nam bộ Lê Duẩn. Tháng 7 năm 1960, Xứ ủy Nam Bộ ra Chỉ thị số 01 thành lập Ban Bảo vệ an ninh Xứ ủy, ông Phạm Thái Bường, Xứ ủy viên phụ trách. Ông được phân công làm Phó trưởng ban. Đến tháng 8 năm 1962, Trung ương Cục miền Nam thành lập Ban An ninh Trung ương Cục miền Nam trên cơ sở Ban bảo vệ an ninh Xứ ủy Nam Bộ, do ông Phan Văn Đáng, Thường vụ Trung ương Cục làm Trưởng ban. Ông được phân công làm Phó trưởng ban, kiêm Trưởng ban an ninh Sài Gòn - Gia Định (còn gọi là Ban an ninh T4) Hoạt động sau 1975 Tháng 4 năm 1975, ông tham gia tiếp nhận sự đầu hàng của nội các Sài Gòn do Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Dương Văn Minh đứng đầu. Sau đó, ông được phân công giữ chức vụ Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban Quân quản Sài Gòn - Gia Định, phụ trách an ninh, nội chính, trực tiếp phụ trách đoàn cán bộ tiếp quản các cơ quan chính quyền của Việt Nam Cộng hòa. Tháng 2 năm 1976, ông giữ chức vụ Phó trưởng ban đại diện Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an) tại miền Nam. Ngày 18 tháng 9 năm 1976, Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký quyết định bổ nhiệm ông giữ chức Thứ trưởng. Trên cương vị này, ông là người chỉ huy kế hoạch phản gián CM12 Ông được bầu là Ủy viên Dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV của Đảng Cộng sản Việt Nam tháng 12 năm 1976. Năm 1978, ông được bầu làm Ủy viên chính thức. Ông tái đắc cử ở 2 khóa tiếp theo V và VI. Từ năm 1986 đến khi nghỉ hưu vào năm 1991, đồng chí Cao Đăng Chiếm là Thứ trưởng Thường trực Bộ Nội vụ. Năm 1989, ông được Nhà nước phong hàm Thượng tướng An ninh nhân dân không qua các cấp bậc trung gian. Ông qua đời ngày 10 tháng 12 năm 2007 tại Bệnh viện 30 tháng 4, Bộ Công an, hưởng thọ 87 tuổi. Danh hiệu Huân chương Độc lập hạng Nhất. Huân chương Kháng chiến hạng Nhất. Huân chương Quân công hạng Nhất. Huân chương Chiến công hạng Nhất. Huân chương Kháng chiến chống Mỹ cứu nước hạng Nhất. Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Huy chương Vì An ninh Tổ quốc. Huy hiệu 60 năm tuổi Đảng. Gia đình Con trai ông là Thiếu tướng Cao Đăng Hưng (1966), nguyên là Phó Cục Trưởng Cục Quản trị, Tổng cục Kỹ thuật - Hậu cần, Bộ Công an. Từ 20/8/2018 là Phó Giám đốc Công an TP.Hồ Chí Minh. Tham khảo Liên kết ngoài Anh hùng LLVTND Cao Đăng Chiếm - Vị tướng An ninh huyền thoại: Kỳ 1, Kỳ 2, Kỳ 3 Thượng tướng Cao Đăng Chiếm - "Nhạc trưởng" của Kế hoạch phản gián CM-12: Kỳ 1, Kỳ 2, Kỳ 3 Tiễn biệt Thượng tướng Cao Đăng Chiếm Người họ Cao tại Việt Nam Người Mỹ Tho Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa V Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa VI Thứ trưởng Bộ Công an (Việt Nam) Thượng tướng Công an nhân dân Việt Nam đã mất Huân chương Độc lập hạng Nhất Huân chương Kháng chiến Huân chương Quân công Huân chương Chiến công
345695
https://vi.wikipedia.org/wiki/Saint-Fuscien
Saint-Fuscien
Saint-Fuscien là một xã ở tỉnh Somme, vùng Hauts-de-France, Pháp. Địa lý Thị trấn này có cự ly khoảng 3 dặm Anh về phía nam của Amiens, trên đường D7. Dân số Xem thêm Xã của tỉnh Somme Xã của Somme
369431
https://vi.wikipedia.org/wiki/Bertha%20von%20Suttner
Bertha von Suttner
Bertha Felicitas Sophie Freifrau von Suttner (Nữ nam tước Bertha von Suttner, Gräfin (Nữ bá tước) Kinsky von Wchinitz und Tettau; 9.6.1843 – 21.6.1914) là một tiểu thuyết gia người Áo, một người theo chủ nghĩa hòa bình và là phụ nữ đầu tiên đoạt giải Nobel Hòa bình. Tiểu sử Suttner sinh tại Praha là nữ nam tước Kinsky von Wchinitz und Tettau, một dòng họ quý tộc ở Bohemia. Bà là con gái của thống chế người Áo Franz-Josef Graf Kinsky von Wchinitz und Tettau, mà đã chết trước khi bà sinh ra. Bà sống với mẹ là Sophie von Körner, trong giới quý tộc của Đế quốc Hung-Áo. Thở nhỏ bà học nhiều sinh ngữ, chơi dương cầm và được đi du lịch nhiều. Vì mẹ ham chơi bị phá sản, bị bần cùng hóa, bà phải làm cô giáo kèm trẻ tại tư gia ở Viên từ năm 1873 cho 4 người con gái của gia đình quý tộc doanh nghiệp Suttner về nhạc và sinh ngữ. Trong thời gian này bà có quan hệ tình cảm với người con trai út của gia đình này, Arthur Gundaccar Freiherr von Suttner, mà nhỏ hơn bà 7 tuổi, nhưng gia đình này chống đối. Họ đã kiếm giúp bà một công việc là thư ký riêng kiêm quản gia cho Alfred Nobel 1876 tại Paris nơi ông đang cư trú. Tuy nhiên bà chỉ làm trong 2 tuần lễ, rồi trở về Viên, khi Nobel được vua Thụy Điển gọi về nước, để âm thầm kết hôn với Arthur vào ngày 12.6.1876 không được sự đồng ý của cha mẹ bên chồng. Vì đó Arthur Suttner không được cho thừa hưởng gia sản, cả hai di cư trên 8 năm, từ 1876 tới 1885, sang vùng Kaukasus ở Gruzia nơi nữ công tước Ekatarina Dadiani von Mingrelien sống. Ở đó cả hai sống với điều kiện tài chính khó khăn và phải đi làm việc để sống. Bertha kiếm tiền bằng nghề dạy sinh ngữ, viết tiểu thuyết và dịch sách báo. Arthur vẽ các mô hình và các mẫu giấy tường. 1877 khi cuộc chiến tranh Nga-Thổ bắt đầu, Arthur thành công trong việc viết bài tường thuật về cuộc chiến, cũng như về đất nước và người dân nơi ông ở cho các báo chí tiếng Đức. Năm 1885 họ cùng nhau trở về Viên, làm hòa với gia đình và dọn về lâu đài của gia đình ở Harmannsdorf (xã Burgschleinitz-Kühnring) ở Hạ Áo. Suttner trở thành nhân vật hàng đầu của phong trào Hòa bình khi bà phát hành tiểu thuyết đấu tranh cho hòa bình Die Waffen nieder! ("Hãy hạ vũ khí!") năm 1889 và thành lập một Tổ chức Hòa bình Áo vào năm 1891. Bà nổi tiếng quốc tế như một biên tập viên của nhật báo theo chủ nghĩa hòa bình quốc tế Die Waffen nieder!, từ năm 1892 tới năm 1899. Lòng yêu chuộng hòa bình của bà là do ảnh hưởng bởi các tác phẩm của Henry Thomas Buckle, Herbert Spencer và Charles Darwin. Mặc dù quan hệ tiếp xúc cá nhân giữa bà với Alfred Nobel là ngắn ngủi, nhưng bà vẫn trao đổi thư từ với ông cho tới khi ông qua đời năm 1896, và người ta tin rằng bà đã ảnh hưởng phần lớn tới quyết định lập thêm một "Giải Hòa bình" vào trong số các giải đặt ra theo nguyện vọng của ông, và chính bà đã được trao tặng giải Nobel Hòa bình này vào năm 1905. Có một phim mang tên Die Waffen nieder của Holger Madsen và Carl Theodor Dreyer do "Hãng phim Bắc Âu" (Nordisk Films Kompagni) sản xuất năm 1914. Các tiền kim loại và tem thư tưởng niệm Bertha von Suttner vừa được chọn làm chủ đề chính cho đồng euro có giá trị cao dành cho người sưu tập: các đồng 2008 Europe Taler. Mặt trái của đồng tiền là hình các nhân vật quan trọng trong lịch sử châu Âu, trong đó có Bertha von Suttner. Cùng xuất hiện trên đồng tiền kim loại này còn có Martin Luther (tượng trưng cho sự quá độ từ thời Trung cổ tới thời hiện đại); Antonio Vivaldi (tiêu biểu cho sự quan trọng của đời sống văn hóa châu Âu); và James Watt (đại diện cho việc kỹ nghệ hóa châu Âu, người phát minh máy chạy bằng hơi nước đầu tiên ở thế kỷ thứ 18). Bà được mô tả trên đồng 2 euro kim loại của Áo, và được in hình trên tiền giấy 1.000 schilling của Áo cũ. Bà cũng được tưởng niệm trên tem thư năm 2005 của Đức. Ghi chú Liên kết ngoài Nobel Entry More Info from Nobel Winners Another biography on Bertha von Suttner 2005 — the Bertha von Suttner Year Sinh năm 1843 Mất năm 1914 Người Praha Người đoạt giải Nobel Hòa bình Ký giả Áo Tiểu thuyết gia Áo Quý tộc Áo Người Áo đoạt giải Nobel Phụ nữ đoạt giải Nobel Người Séc đoạt giải Nobel Người Áo thế kỷ 19 Nữ nhà văn thế kỷ 19
743641
https://vi.wikipedia.org/wiki/Terebra%20punctatostriata
Terebra punctatostriata
Terebra punctatostriata là một loài ốc biển, là động vật thân mềm chân bụng sống ở biển trong họ Terebridae, họ ốc dài. Miêu tả Phân bố Chú thích Tham khảo Terebra Động vật được mô tả năm 1834
141327
https://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BB%95ng%20h%E1%BB%99i%20Sinh%20vi%C3%AAn%20Vi%E1%BB%87t%20Nam%20t%E1%BA%A1i%20Paris
Tổng hội Sinh viên Việt Nam tại Paris
Tổng hội Sinh viên Việt Nam tại Paris (tiếng Pháp: L'Association Générale des Etudiants Vietnamiens de Paris), viết tắt là THSVVNP hoặc AGEVP, là một tổ chức sinh viên quy tụ những Hội Sinh viên tại các trường Đại học tại Paris, Pháp và vùng lân cận. Được thành lập từ năm 1964, Tổng hội được xem là tổ chức lâu đời nhất của người Việt ở nước ngoài và còn liên tục hoạt động đến nay. Tổ chức này cũng là một cơ cấu xã hội lớn trong cộng đồng người Pháp gốc Việt. Hoạt động Tổng hội Sinh viên Việt Nam tại Paris có thể xem là kế thừa từ Tổng hội Sinh viên Việt Nam tại Pháp, thành lập từ thập niên 1960 nhưng sau này tổ chức này suy yếu và tan rã, và từ đó THSVVN Paris ra đời. Lúc đầu, những hoạt động của THSVVNP mang đậm tính chất ái hữu nhưng theo thời gian, các hoạt động được tăng cường và biến đổi dần. Những thành viên của Hội cũng không chỉ giới hạn trong giới sinh viên học sinh mà bao gồm nhiều lớp tuổi và nhiều thành phần xã hội khác nhau. Ngày nay, THSVVNP có thể được coi như một tổ chức đa diện hàng đầu của cộng đồng người Việt trong vùng Paris và lân cận. Ba mục tiêu của Hội là Tranh đấu cho Tự do Bảo tồn văn hóa Xây dựng tương lai. Ngoài những hoạt động thường xuyên được tổ chức như các hội thảo chuyên đề, giải thể thao, hội Tết, THSVVNP còn chú trọng những mặt sau đây: Âm nhạc: Thành lập Văn đoàn Lam Sơn phổ biến các ca khúc do nhóm tự sáng tác và phát hành băng nhạc. Báo chí - thông tin: Phát hành Tờ Thông tin Sinh viên và báo Nhân Bản (ISSN 0153 - 3762). Hoạt động định kỳ hiện nay Sinh hoạt thể thao hàng tuần: Bóng bàn, bóng chuyền, bóng đá, vũ cầu, quần vợt. Giải Bóng tròn và các giải thể thao hàng năm. Hội Tết mỗi năm thu hút gần 100 khán giả và hàng trăm người đóng góp thiện nguyện Hội Tết Trung thu đến năm 2012. Tham gia Lễ hội âm nhạc (Fête de la Musique) hàng năm cho đến đầu năm 2000. Họp mặt, hội thảo... Trụ sở hoạt động: 132 Avenue d'Italie - 75013 PARIS (quận 13, Paris) Nhiệm kỳ Ban Chấp hành là 2 năm. Các Chủ Tịch Ban Chấp Hành từ khi thành lập: 1964-1965 : Nguyễn Trọng Huân[1] 1965-1966 : Nguyễn Gia Kiểng 1966-1967 : Lê Văn Đằng 1967-1968 : Huỳnh Hùng[2] 1968-1969 : Nguyễn Xuân Nghĩa 1969-1970 : Bùi Ngọc Vũ[3] 1970-1971 : Nguyễn Ngọc Danh & Phạm Tất Đạt[4] 1971-1972 : Đỗ Ngọc Bách 1972-1973 : Trần Văn Bá 1973-1974 : Nguyễn Phương Lam[5] 1974-1975 : Lê Tất Tố[6] 1975-1976 : Trần Văn Bá 1976-1977 : Trần Văn Bá 1977-1978 : Lê Tất Tố[7] 1978-1979 : Trần Văn Bá[8] 1979-1980 : Trần Văn Bá 1980-1981 : Lâm Hoài Hiếu[9] 1981-1982 : Lâm Hoài Hiếu 1982-1983 : Nguyễn Ngọc Bảo 1983-1984 : Nguyễn Ngọc Bảo 1984-1985 : Nguyễn Ngọc Bảo 1985-1986 : Nguyễn Hoài Thanh[10] 1986-1987 : Nguyễn Hoài Thanh[11] 1987-1989 : Vũ Quốc Thao[12] 1989-1991 : Vũ Quốc Thao 1991-1993 : Nguyễn Đình Hoàng 1993-1995 : Vũ Đăng Sơn 1995-1997 : Nguyễn Đình Hoàng 1997-1999 : Nguyễn Gia Hiển 1999-2001 : Lê Như Quốc Khánh 2001-2003 : Đào Trọng Nam Phong 2003-2005 : Phạm Minh Quang Nguyên 2005-2006 : Phạm Minh Quang Nguyên[13] 2006-2008 : Trần Ngọc Giáp 2008-2010 : Nguyễn Ngọc Bách 2010-2012 : Đặng Quốc Nam 2012-2014 : Đặng Quốc Nam 2014-2016 : Nguyễn Hào 2016-2018 : Nguyễn Hào 2018-2020 : Nguyễn Quang Trung 2020-2022 : Nguyễn Quang Trung 2022-2024 : Phạm Nam Anh [1] Từ chức vào tháng 4/1965. Năm đầu tiên, Nguyễn Trọng Huân được bầu làm chủ tịch, Đặng Thị Tám làm tổng thư ký, Phạm Trọng Cầu trưởng ban văn nghệ. 30/04/1975, NT Huân tổ chức vượt biên cho mình và một số đồng nghiệp. Không thành, ông tự tử. [2] Bị lâm bệnh nên TTK Nguyễn Kim Cương kiêm quyền Chủ Tịch một thời gian khá dài [3] Khi BN Vũ đi Canada học thì được 2 Phó CT là Phạm Tất Đạt và Nguyễn Ngọc Danh thay thế [4] Đồng chủ tịch để xử lý thường vụ vì không có ai lập BCH thay thế CT trước đi Canada học [5] Từ chức trước khi mãn nhiệm vì phải xuất ngoại, Lê Tất Tố xử lý thường vụ [6] Bầu ngày 9/03/1975 [7] Bầu ngày 20/03/1977 [8] Bầu ngày 14/05/1978 [9] Bầu ngày 28/06/1981 [10] Bầu ngày 7/07/1985 [11] Bầu ngày 6/07/1986 [12] Từ 1987, các nhiệm kỳ tăng từ 1 năm lên 2 năm [13] Xử lý thường vụ từ 20/10/2005 đến 2/06/2006 vì không ai thay thế Lịch sử và quá trình Những hoạt động nổi bật: Thành lập năm 1964, quy chế được chính thức hóa ngày 30 tháng 11 năm 1964 nhưng đến cuối năm 1965, THSVVNP mới có được một nhóm điều hành vững chắc. Chủ tịch đầu tiên là ông Nguyễn Trọng Huân (đã qua đời) 1973: Trại hè Nối vòng tay lớn, đưa sinh viên VN du học tại Pháp về nước sinh hoạt và kết nghĩa với thanh niên sinh viên trong nước. 1976: Đêm Hội Tết Bính Thìn 30.01.1976: Ta còn sống đây! 1977: Thành lập và phát hành rộng rãi báo Nhân Bản để thay thế tờ Thông tin Sinh viên trước đó chỉ phổ biến giới hạn trong nội bộ. Nhân Bản không chỉ là một tờ báo sinh viên mà còn là báo biên khảo và thông tin sinh hoạt cộng đồng. 1979: Thành lập Văn đoàn Lam Sơn, phổ biến các ca khúc do nhóm tự sáng tác, nổi tiếng có các ca khúc Ai trở về xứ Việt và Thằng bé tát dầu, phát hành các băng nhạc Lam Sơn và Du ca 3. 1981: Cải tổ Đại hội Thể thao Việt Nam Âu Châu, một sinh hoạt hàng năm và quy tụ các phái đoàn người Việt đến từ khắp Âu Châu. Thành lập Đoàn Thể thao AS Vietnam. 1985: Đêm Văn hóa VN tổ chức lần đầu tiên. 1997: Đại hội Nhạc Trẻ Việt Nam Âu Châu. 1999: Lần đầu tham gia Lễ Âm nhạc (Fête de la Musique), nhân kỷ niệm lần thứ 10 của sinh hoạt âm nhạc ngoài trời và được tổ chức hàng năm này của người Pháp. Từ đó, THSVVNP tham gia sinh hoạt này hàng năm. Chính trị Là một tổ chức sinh viên trước 1975, tổ chức đã trở thành một trong những tổ chức chống cộng trong cộng đồng người Pháp gốc Việt sau 1975. Như những tổ chức chống cộng khác, AGEVP tranh đua với Hội Người Việt Nam tại Pháp (tổ chức chính của các Việt kiều ủng hộ chính quyền Việt Nam) để giành sự ủng hộ của những người tị nạn từ Việt Nam đến Pháp sau 1975. Tổ chức hoạt động để nâng cao nhận thức của người Pháp về các điểm xấu của chính quyền Việt Nam, như biểu tình chống một chương trình truyền hình về Việt Nam mà họ cho là một chiều. Cũng vì lập trường chính trị của Hội mà tổ chức này đã từng bị chính phủ Pháp điều tra vì gây quỹ cho mục tiêu chính trị vì theo luật Pháp, các tổ chức bất vụ lợi không được gây quỹ cho mục tiêu chính trị. Giấy phép hoạt động của Tổng hội bị treo vài tháng trong lúc bị điều tra nhưng sau được hồi phục. Tham khảo . Chú thích Liên kết ngoài Trang web của Tổng hội SVVN Paris Hội Sinh viên hải ngoại Văn hóa nước ngoài ở Paris Tổ chức Pháp Việt Nam hải ngoại Tổ chức người Việt hải ngoại
953667
https://vi.wikipedia.org/wiki/Dicranomyia%20lucida
Dicranomyia lucida
Dicranomyia lucida là một loài ruồi trong họ Limoniidae. Chúng phân bố ở miền Cổ bắc. Liên kết ngoài Tham khảo Dicranomyia Limoniidae ở vùng Palearctic
899837
https://vi.wikipedia.org/wiki/Xylocopa%20steindachneri
Xylocopa steindachneri
Xylocopa steindachneri là một loài Hymenoptera trong họ Apidae. Loài này được Maidl mô tả khoa học năm 1912. Chú thích Tham khảo Chi Ong bầu Động vật được mô tả năm 1912
298242
https://vi.wikipedia.org/wiki/Thai%20Mueang%20%28huy%E1%BB%87n%29
Thai Mueang (huyện)
Thai Mueang () là một huyện (amphoe) ở tỉnh Phang Nga miền nam Thái Lan. Địa lý Các huyện giáp ranh (từ phía bắc theo chiều kim đồng hồ) là Takua Pa, Kapong, Mueang Phang Nga và Takua Thung. Phía tây là biển Andaman. Vườn quốc gia Khao Lampi - Hat Thai Mueang được thành lập năm 1986 với diện tích 72 km². Vườn quốc gia này gồm 2 phần – bãi biển Thai Mueang cũng như rừng mưa nhiệt đới tại núi Lampi. Hành chính Huyện này được chia thành 6 phó huyện (tambon), các đơn vị này lại được chia ra thành 40 làng (muban). Thai Mueang là thị trấn (thesaban tambon). Có 6 Tổ chức hành chính tambon. Tham khảo Liên kết ngoài Khao Lampi-Hat Thai Mueang National Park Thai Mueang
475442
https://vi.wikipedia.org/wiki/M%C3%BCrzsteg
Mürzsteg
Mürzsteg là một đô thị thuộc huyện Mürzzuschlag bang Steiermark, nước Áo. Đô thị có diện tích 108,58 km², dân số thời điểm cuối năm 2008 là 782 người. Tham khảo
548823
https://vi.wikipedia.org/wiki/Piper%20schuppii
Piper schuppii
Piper schuppii là một loài thực vật thuộc họ Piperaceae. Đây là loài đặc hữu của Ecuador. Chú thích Tham khảo Santiana, J. & Pitman, N. 2004. Piper schuppii. 2006 IUCN Red List of Threatened Species. Truy cập 23 tháng 8 năm 2007. Thực vật Ecuador S Thực vật dễ tổn thương
929969
https://vi.wikipedia.org/wiki/Sceloenopla%20ornata
Sceloenopla ornata
Sceloenopla ornata là một loài bọ cánh cứng trong họ Chrysomelidae. Loài này được Uhmann miêu tả khoa học năm 1954. Chú thích Tham khảo Sceloenopla
818092
https://vi.wikipedia.org/wiki/Qu%E1%BA%A3ng%20%C4%90%E1%BB%A9c%2C%20Qu%E1%BA%A3ng%20X%C6%B0%C6%A1ng
Quảng Đức, Quảng Xương
Quảng Đức là một xã thuộc huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa, Việt Nam. Địa giới hành chính Xã Quảng Đức nằm ở phía bắc của huyện Quảng Xương. Phía đông giáp xã Quảng Minh, thành phố Sầm Sơn và xã Quảng Giao, huyện Quảng Xương. Phía nam giáp các xã Quảng Nhân và Quảng Ninh, huyện Quảng Xương. Phía tây giáp thị trấn Tân Phong, huyện Quảng Xương. Phía bắc giáp thị trấn Tân Phong và xã Quảng Định, huyện Quảng Xương. Lịch sử hành chính Vùng đất thuộc xã Quảng Đức ngày nay, vào đầu thế kỉ 19 thuộc tổng Thái Lai, huyện Quảng Xương, phủ Tĩnh Gia, nội trấn Thanh Hóa. Sau năm 1945, thuộc xã Tán Thuật. Năm 1948 xã Tán Thuật sáp nhập với xã Đức Mậu thành xã Quảng Đức, tên gọi Quảng Đức xuất hiện từ đây. Năm 1954, một phần lãnh thổ xã Quảng Đức được tách ra để lập xã Quảng Phong. Xã Quảng Đức mới gồm có 5 làng: Làng Phú Đa: từ đầu thế kỉ 19 đến thời vua Đồng Khánh là thôn Phú Đa thuộc xã Quang Tiền, tổng Thái Lai. Năm 1953 chia thành 4 xóm: Vinh, Quang, Học và Tiến. Làng Tiền Thịnh: trước là Dực Thượng, đầu thế kỉ 19 là thôn Tiền Thịnh thuộc xã Quang Tiền, đến thời vua Đồng Khánh là thôn Tiền Định. Năm 1953 chia thành 5 xóm: An, Toàn, Tiền, Thịnh và Vượng. Làng Quang Tiền: trước là Trung Giữa, đầu thế kỉ 19 là thôn Trung thuộc xã Quang Tiền. Năm 1953 chia thành 3 xóm: Đông, Đình và Trang. Làng Thần Cốc: thời Đồng Khánh là thôn Thần Cốc thuộc xã Oanh Cốc. Năm 1953 chia thành 2 xóm: Cao và Sơn. Làng Hà Trung: từ đầu thế kỉ 19 đến thời vua Đồng Khánh là thôn Hà Trung thuộc xã Oanh Cốc. Năm 1953, làng chia thành 3 xóm: Trung, Thành và Thắng. Hiện nay toàn xã có 14 xóm. Chú thích
279430
https://vi.wikipedia.org/wiki/Valentim%20Gentil
Valentim Gentil
Valentim Gentil là một đô thị ở bang São Paulo của Brasil. Đô thị này nằm ở vĩ độ 20º25'20" độ vĩ nam và kinh độ 50º05'15" độ vĩ tây, giữa các thành phố Votuporanga và São Paulo. Trên khu vực có độ cao 510 m. Dân số năm 2004 ước tính là 9.990 người. Đô thị này có diện tích 149,66 km². Sông ngòi Sông São José dos Dourados Ribeirão do Marinheiro Các xa lộ SP-320 Liên kết ngoài Trang mạng của đô thị Velentim Gentil trên WikiMapia Tham khảo Đô thị bang São Paulo
773330
https://vi.wikipedia.org/wiki/Caulorhiza
Caulorhiza
Caulorhiza là một chi của nấm thuộc Tricholomataceae. Chi này, gồm 3 species được tìm thấy ở USA, was circumscribed by Joanne Lennox năm 1979. Tham khảo Xem thêm Danh sách chi Tricholomataceae Liên kết ngoài Tricholomataceae
493732
https://vi.wikipedia.org/wiki/Qu%E1%BA%ADn%20Twiggs%2C%20Georgia
Quận Twiggs, Georgia
Quận Twiggs là một quận trong tiểu bang Georgia, Hoa Kỳ. Quận lỵ đóng ở thành phố Jeffersonville . Theo điều tra dân số năm 2000 của Cục điều tra dân số Hoa Kỳ, quận có dân số 10.590 người . Thông tin nhân khẩu Theo điều tra dân số năm 2000, quận đã có dân số 10.590 người, 3.832 hộ, và 2.862 gia đình sống trong quận. Mật độ dân số là 29 người cho mỗi dặm vuông (11/km ²). Có 4.291 đơn vị nhà ở với mật độ trung bình là 12 cho mỗi dặm vuông (5/km ²). Cơ cấu chủng tộc của dân cư quận gồm có 54,88% người da trắng, 43,65% da đen hay Mỹ gốc Phi, 0,21% người Mỹ bản xứ, 0,11% người châu Á, Thái Bình Dương 0,03%, 0,25% từ các chủng tộc khác, và 0,87% từ hai hoặc nhiều chủng tộc. 1,06% dân số là người Hispanic hay Latino thuộc chủng tộc nào. Có 3.832 hộ, trong đó 33,40% có trẻ em dưới 18 tuổi sống chung với họ, 52,00% là các cặp vợ chồng sống với nhau, 17,50% có chủ hộ là nữ không có mặt chồng, và 25,30% là không lập gia đình. 22,30% của tất cả các hộ gia đình đã được tạo thành từ các cá nhân và 8,70% có người sống một mình 65 tuổi trở lên đã được người. Bình quân mỗi hộ là 2,73 và cỡ gia đình trung bình là 3,20. Trong quận này độ tuổi dân cư với 27,00% ở độ tuổi dưới 18, 9,40% 18-24, 29,00% 25-44, 23,30% 45-64, và 11,30% 65 tuổi trở lên. Tuổi trung bình là 35 năm. Cứ mỗi 100 nữ có 91,80 nam giới. Cứ mỗi 100 nữ 18 tuổi trở lên, đã có 90,60 nam giới. Thu nhập trung bình cho một hộ gia đình trong quận đã được $ 31.608, và thu nhập trung bình cho một gia đình là $ 38.715. Nam giới có thu nhập trung bình $ 31.141 so với 22.057 $ cho phái nữ. Thu nhập trên đầu cho các quận được $ 14.259. Giới 15,50% gia đình và 19,70% dân số sống dưới mức nghèo khổ, trong đó có 25,20% những người dưới 18 tuổi và 25,80% có độ tuổi từ 65 trở lên. Tham khảo Quận của Georgia
579357
https://vi.wikipedia.org/wiki/Hamakaze%20%28t%C3%A0u%20khu%20tr%E1%BB%A5c%20Nh%E1%BA%ADt%29
Hamakaze (tàu khu trục Nhật)
Hamakaze (tiếng Nhật: 濱風) là một tàu khu trục hạng nhất của Hải quân Đế quốc Nhật Bản thuộc lớp Kagerō đã phục vụ tại Mặt trận Thái Bình Dương trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Vào ngày 7 tháng 4 năm 1945, Hamakaze đã hộ tống cho thiết giáp hạm Yamato khởi hành từ vùng biển nội địa Nhật Bản trong Chiến dịch Ten-Go, hoạt động cuối cùng mang tính tự sát để tấn công lực lượng Đồng Minh ngoài khơi Okinawa. Nó bị máy bay của Lực lượng Đặc nhiệm 58 Hải quân Mỹ tấn công và đánh chìm ở cách 280 km (150 dặm) về phía Tây Nam Nagasaki, ở tọa độ . Hamakaze được rút khỏi danh sách Đăng bạ Hải quân vào ngày 10 tháng 6 năm 1945 Tham khảo Liên kết ngoài CombinedFleet.com: Kagero-class destroyers CombinedFleet.com: Hamakaze history Lớp tàu khu trục Kagerō Tàu khu trục của Hải quân Đế quốc Nhật Bản Tàu khu trục trong Thế Chiến II của Nhật Bản Xác tàu đắm trong Thế Chiến II tại Thái Bình Dương Sự kiện hàng hải 1945
399744
https://vi.wikipedia.org/wiki/Datzeroth
Datzeroth
Datzeroth là một đô thị thuộc huyện Neuwied, bang Rheinland-Pfalz, phía tây nước Đức. Đô thị Datzeroth có diện tích 8 km², dân số thời điểm ngày 31 tháng 12 năm 2006 là 247 người. Tham khảo Xã và đô thị ở huyện Neuwied
591425
https://vi.wikipedia.org/wiki/Albuna
Albuna
Albuna là một chi bướm đêm thuộc họ Sesiidae. Các loài Albuna fraxini (Edwards, 1881) Albuna pyramidalis (Walker, 1856) Albuna bicaudata Eichlin, 1989 Albuna polybiaformis Eichlin, 1989 Albuna rufibasilaris Eichlin, 1989 Chú thích Tham khảo Sesiidae
852758
https://vi.wikipedia.org/wiki/15258%20Alfilipenko
15258 Alfilipenko
15258 Alfilipenko (1990 RN17) là một tiểu hành tinh vành đai chính được phát hiện ngày 15 tháng 9 năm 1990 bởi L. V. Zhuravleva ở Đài vật lý thiên văn Crimean. Tham khảo Liên kết ngoài JPL Small-Body Database Browser ngày 15258 Alfilipenko Tiểu hành tinh vành đai chính Được phát hiện bởi Lyudmila Zhuravlyova Thiên thể phát hiện năm 1990
662387
https://vi.wikipedia.org/wiki/Xyleborini
Xyleborini
Xyleborini là một tông của bọ cánh cứng vỏ cây (hay còn gọi là phân tông Xyleborina của tông Scolytini), một phân hóa cao của phân họ Scolytinae.Nhiều quần thể bọ cánh cứng ambrosia sinh tồn ở lục địa Á-Âu và Châu Mỹ bao gồm loài Xyleborini. Một số loài Xyleborini nổi tiếng là loài xâm hại. Hầu hết các chi nhỏ và thậm chí chỉ có 1 loài, và gồm 1-8 tá loài. The chi điển hình Xyleborus contains over 500 species, but nó là một unnatural grouping của unrelated species. Key for the world genera của Xyleborini available through a North Carolina State University website. Chi Amasa Lea 1893 Ambrosiodmus Hopkins, 1915 - sometimes included in Xyleborus Anisandrus Ferrari 1867 Ambrosiophilus Hulcr & Cognato 2009 Arixyleborus Hopkins 1915 Beaverium Hulcr & Cognato 2009 Diuncus Hulcr & Cognato 2009 Cnestus Sampson 1911 Coptoborus Hopkins, 1915 Coptodryas Hopkins 1915 Cryptoxyleborus Schedl, 1937 Cyclorhipidion Hagedorn, 1912 - includes Terminalinus Dryocoetoides Hopkins 1915 Dryoxylon Bright & Rabaglia 1999 Eccoptopterus Motschulsky 1863 Euwallacea Hopkins, 1915 - often included in Xyleborus Hadrodemius Wood 1980 Leptoxyleborus Wood 1980 Microperus Wood 1980 Pseudowebbia Browne 1962 Sampsonius Eggers 1935 Schedlia Browne 1950 Streptocranus'' Schedl 1939 Taphrodasus Wood 1980 Taurodemus Wood 1980 Theoborus Hopkins 1915 Webbia Hopkins 1915 Xyleborinus Reitter, 1913 Xyleborus - có thể cả paraphyletic with Cyclorhipidion Xylosandrus'' Reitter, 1913 Hình ảnh Chú thích Tham khảo Footnotes Chi list from (2004): PEET Xyleborini - Chi list . Truy cập 2008-JUL-08.
251022
https://vi.wikipedia.org/wiki/S%C3%A2n%20bay%20Mae%20Sot
Sân bay Mae Sot
Sân bay Mae Sot () là một sân bay phục vụ Mae Sot, một thị xã ở tỉnh Tak của Thái Lan. Sân bay này có 1 đường băng dài 1500 m bề mặt nhựa đường. Các hãng hàng không và các tuyến điểm Hiện có các hãng hàng không sau đang hoạt động tại sân bay Mae Sot: Tham khảo Liên kết ngoài Tỉnh Tak Sân bay Thái Lan
873839
https://vi.wikipedia.org/wiki/Polyplectropus%20elongatus
Polyplectropus elongatus
Polyplectropus elongatus là một loài Trichoptera trong họ Polycentropodidae. Chúng phân bố ở vùng Tân nhiệt đới. Tham khảo Trichoptera vùng Tân nhiệt đới Polyplectropus
669286
https://vi.wikipedia.org/wiki/Hyla%20roeschmanni
Hyla roeschmanni
Hypsiboas raniceps là một loài ếch thuộc họ Nhái bén. Đây là loài đặc hữu của Bolivia. Môi trường sống tự nhiên của chúng là sông ngòi, đầm nước ngọt, và đầm nước ngọt có nước theo mùa. Hình ảnh Chú thích Tham khảo Reichle, S. 2004. Hyla roeschmanni. 2006 IUCN Red List of Threatened Species. Truy cập 21 tháng 7 năm 2007. Liên kết ngoài Hyla Động vật đặc hữu Bolivia
387858
https://vi.wikipedia.org/wiki/Saint-Andr%C3%A9%2C%20Gers
Saint-André, Gers
Saint-André là một xã của tỉnh Gers, thuộc vùng Occitanie, tây nam nước Pháp. Xem thêm Xã của tỉnh Gers Tham khảo INSEE commune file Saintandre
892617
https://vi.wikipedia.org/wiki/Pseudapis%20enecta
Pseudapis enecta
Pseudapis enecta là một loài Hymenoptera trong họ Halictidae. Loài này được Cockerell mô tả khoa học năm 1911. Chú thích Tham khảo Pseudapis Động vật được mô tả năm 1911
307608
https://vi.wikipedia.org/wiki/Lacapelle-Viescamp
Lacapelle-Viescamp
Lacapelle-Viescamp là một xã ở tỉnh Cantal, thuộc vùng Auvergne-Rhône-Alpes ở miền trung nước Pháp. Dân số Xem thêm Xã của tỉnh Cantal Tham khảo Liên kết ngoài Lacapelle-Viescamp sur le site de l'Institut géographique national Lacapelle-Viescamp
818611
https://vi.wikipedia.org/wiki/Th%C3%A2n%20C%E1%BA%A3ng
Thân Cảng
Thân Cảng () là một hương (xã) của huyện Chương Hóa, tỉnh Đài Loan, Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan). Hương nằm ở cực bắc của huyện và có biệt danh "ngư mễ chi hương" do phát triển cả về ngư nghiệp và nông nghiệp. Tổng diện tích của Thân Cảng là 22,3264 km², dân số vào tháng 8 năm 2011 là 35.869 người thuộc 9.041 hộ gia đình, mật độ cư trú đạt 1606,6 người/km². Tham khảo Liên kết ngoài Trang thông tin chính thức Chương Hóa
479079
https://vi.wikipedia.org/wiki/385%20Ilmatar
385 Ilmatar
385 Ilmatar là một tiểu hành tinh lớn ở vành đai chính. Nó được xếp loại tiểu hành tinh kiểu S, có bề mặt sáng. Tiểu hành tinh này do Max Wolf phát hiện ngày 1.3.1894, ở Heidelberg, và được đặt theo tên Ilmatar, nữ thần của Phần Lan. Tham khảo Liên kết ngoài Orbital simulation from JPL (Java) / Ephemeris Tiểu hành tinh vành đai chính Tiểu hành tinh kiểu S Thiên thể phát hiện năm 1894 Được phát hiện bởi Max Wolf
616970
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ampelophaga%20khasiana
Ampelophaga khasiana
Ampelophaga khasiana là một loài bướm đêm thuộc họ Sphingidae. Nó được Rothschild miêu tả năm 1895. Nó được tìm thấy ở Nepal, northestern Ấn Độ (Sikkim) tới miền trung Trung Quốc. Sải cánh dài 80–102 mm. Ấu trùng ăn Vitis.và Saurauia nepalensis ở Ấn Độ. Chú thích Tham khảo Ampelophaga
555428
https://vi.wikipedia.org/wiki/Belostomatidae
Belostomatidae
Họ Chân bơi (còn được gọi là họ bọ nước khổng lồ, danh pháp khoa học Belostomatidae) là một họ các loài côn trùng thủy sinh trong siêu họ Nepoidea, cận bộ Nepomorpha, phân bộ Heteroptera, bộ Hemiptera. Chúng là những côn trùng cánh nửa lớn nhất, có chân biến đổi bè ra, hình dạng giống mái chèo nhằm tăng diện tích tiếp xúc với mặt nước. Có khoảng 170 loài được tìm thấy trong các môi trường sống nước ngọt trên toàn thế giới, với hơn 110 loài ở Tân nhiệt đới, hơn 20 loài ở châu Phi, gần như nhiều loài ở vùng Cận Bắc cực, và ít hơn ở những nơi khác. Những loài săn mồi này thường gặp ở các ao nước ngọt, đầm lầy và các dòng suối chảy chậm. Hầu hết các loài dài ít nhất 2 cm, mặc dù các loài nhỏ hơn, xuống 0,9 cm, cũng tồn tại. Những con lớn nhất là thành viên của chi Lethocerus, có thể vượt quá 12 cm và gần bằng chiều dài của một số loài bọ lớn nhất trên thế giới. Bọ nước khổng lồ là một loại thực phẩm phổ biến ở các vùng của châu Á. Đặc điểm giải phẫu Đặc điểm sinh lý Săn mồi và tự vệ Các loài bọ cánh cứng nước khổng lồ là những kẻ săn mồi hung hãn rình, bắt mồi và ăn cá, động vật lưỡng cư, cũng như động vật không xương sống dưới nước như ốc và động vật giáp xác. Các loài lớn nhất cũng săn bắt và ăn rùa con và rắn nước. Chúng thường nằm bất động dưới đáy nước, gắn vào các vật thể khác nhau, nơi chúng chờ đợi con mồi đến gần. Bọ nước tấn công bằng cách sử dụng chân trước được sửa đổi để bắt mồi, đôi khi chúng còn dùng hai cặp chân sau để ôm chặt con mồi, sau khi bắt được con mồi, bọ nước sẽ tiêm một loại nước bọt tiêu hóa có nọc độc vào cơ thể con mồi. Mặc dù vết cắn của chúng rất đau, nhưng nó không tác động lớn đối với sức khỏe người bị cắn. Đôi khi, khi gặp phải một động vật lớn hơn, chẳng hạn như con người, chúng "giả chết" và hầu hết các loài đều có thể tiết ra chất dịch từ hậu môn của chúng. Sinh sản Các loài bọ cánh cứng nước khổng lồ cho thấy sự chăm sóc của cá thể bố đối với đàn con và những khía cạnh này đã được nghiên cứu rộng rãi, trong số những khía cạnh khác liên quan đến Belostoma flumineum Bắc Mỹ và deyrollei Đông Á (Kirkaldyia). Ở các loài thuộc phân họ Belostomatinae, trứng thường được đẻ trên cánh của con đực và mang theo cho đến khi trứng nở. Con đực không thể giao phối trong thời kỳ này. Phân loại Bộ Cánh nửa Phân bộ Heteroptera Cận bộ Nepomorpha Siêu họ Nepoidea Họ Chân bơi Phân họ Belostomatinae Chi Abedus Chi Appasus Chi Belostoma Chi Diplonychus Chi Hydrocyrius Chi Limnogeton Chi Poissonia Chi Sphaerodema Chi Weberiellia Phân họ Lethocerinae Chi Lethocerus: Cà cuống, Lethocerus americanus, Lethocerus deyrollei Chi Benacus Chi Kirkaldyia Phân họ Horvathiniinae: chi duy nhất Horvathinia Phân bổ Côn trùng Chân bơi sống trên mặt nước ao, hồ và suối nước ngọt, tập trung tại Bắc Mỹ, Nam Mỹ, Đông Á. Hình ảnh Chú thích Liên kết ngoài
851506
https://vi.wikipedia.org/wiki/11876%20Doncarpenter
11876 Doncarpenter
11876 Doncarpenter (1990 EM1) là một tiểu hành tinh vành đai chính được phát hiện ngày 2 tháng 3 năm 1990 bởi E. W. Elst ở Đài thiên văn Nam Âu. Tham khảo Liên kết ngoài JPL Small-Body Database Browser ngày 11876 Doncarpenter Tiểu hành tinh vành đai chính Được phát hiện bởi Eric Walter Elst Thiên thể phát hiện năm 1990
836514
https://vi.wikipedia.org/wiki/4315%20Pronik
4315 Pronik
4315 Pronik (1979 SL11) là một tiểu hành tinh vành đai chính được phát hiện ngày 24 tháng 9 năm 1979 bởi N. S. Chernykh ở Nauchnyj. Liên kết ngoài JPL Small-Body Database Browser ngày 4315 Pronik Tiểu hành tinh vành đai chính Thiên thể phát hiện năm 1979
36311
https://vi.wikipedia.org/wiki/B%E1%BB%99%20C%E1%BB%AD
Bộ Cử
Bộ Cử hay còn gọi bộ dẻ, bộ giẻ, bộ sồi (danh pháp khoa học: Fagales) là một bộ thực vật có hoa, bao gồm một số loài cây được nhiều người biết đến như Cử cuống dài, dẻ gai, sồi, dẻ, óc chó, cáng lò, trăn. Chúng thuộc về nhánh Hoa hồng (rosids) của thực vật hai lá mầm thật sự. Các họ hiện nay được chấp nhận thuộc về bộ này là: Các họ Betulaceae - Họ cáng lò, cáng lò, trăn, phỉ, bạch dương. Khoảng 130-145 loài trong 6 chi. Chủ yếu vùng ôn đới Bắc bán cầu, kéo dài tới dãy Andes ở Nam Mỹ và Sumatra ở châu Á. Gần như không có tại châu Phi, trừ vùng rìa phía bắc. Casuarinaceae - Họ phi lao. Khoảng 70-95 loài trong 3-4 chi. Phân bố trong khu vực Đông Nam Á và Malesia tới các đảo tây nam Thái Bình Dương, đặc biệt phổ biến tại Úc. Cũng có tại Madagascar. Fagaceae - Họ Cử, khoảng 670-900 loài trong 7-9 chi. Phân bố chủ yếu tại Bắc Mỹ, châu Âu, Đông Á và Đông Nam Á. Juglandaceae (bao gồm cả đuôi ngựa tại miền bắc Việt Nam và miền nam Trung Quốc) - Họ óc chó, Khoảng 50 loài trong 8-11 chi. Phân bố trong khu vực từ ven dãy núi Himalaya tới Malesia và từ México tới Colombia. Myricaceae - Họ thanh mai. Khoảng 37-57 loài trong 3 chi. Rộng khắp tại Đông Á, Đông Nam Á, Bắc Mỹ, Trung Mỹ và miền bắc Nam Mỹ, tây bắc châu Âu, châu Phi hạ Sahara (bao gồm cả Madagascar) và New Caledonia. Nothofagaceae - Họ Sồi phương Nam. Khoảng 35 loài trong 1 chi tại Nam Mỹ, New Guinea, Australia, New Zealand. Ticodendraceae: Chỉ có 1 loài trong 1 chi ở Trung Mỹ. Như vậy, bộ này chứa khoảng 1.050-1.250 loài trong 30-33 chi thuộc 8 họ. Các hệ thống và văn bản phân loại thực vật, tuân theo hệ thống Cronquist, chẳng hạn như bảng liệt kê của Kew (xem liên kết ngoài dưới đây), chỉ đưa vào bộ này bốn họ là Betulaceae, Corylaceae, Fagaceae, Ticodendraceae. Họ Corylaceae hiện nay được đưa vào trong họ Betulaceae). Các họ còn lại được đưa vào trong các bộ khác, thuộc về phân lớp Kim lũ mai (Hamamelidae). Bộ Casuarinales bao gồm duy nhất một họ là Casuarinaceae, bộ Juglandales bao gồm hai họ là Juglandaceae và Rhoipteleaceae, còn bộ Myricales chứa những họ còn lại (cùng với chi Balanops hiện nay thuộc họ Balanopaceae). Có thay đổi này là do các nghiên cứu cho rằng bộ Myricales, khi được định nghĩa như vậy, là nhóm cận ngành với hai nhóm khác. Phát sinh chủng loài Biểu đồ phát sinh chủng loài dưới đây lấy theo Wang và ctv. (2009), với tên gọi các bộ lấy từ website của Angiosperm Phylogeny.. Các nhánh với mức hỗ trợ tự khởi động thấp hơn 50% bị bỏ qua. Các nhánh khác có mức hỗ trợ 100% ngoại trừ những nơi có con số chỉ ra mức hỗ trợ cụ thể. Tham khảo Liên kết ngoài Vườn thực vật Missouri - Fagales Bảng liệt kê của Kew - Fagales
648167
https://vi.wikipedia.org/wiki/Erygansa
Erygansa
Erygansa là một chi bướm đêm thuộc họ Erebidae. Chú thích Tham khảo Natural History Museum Lepidoptera genus database Erebidae
899930
https://vi.wikipedia.org/wiki/C%C3%A1%20b%C3%A0ng%20ch%C3%A0i%20%C4%91%E1%BA%A7u%20%C4%91en
Cá bàng chài đầu đen
Cá bàng chài đầu đen (danh pháp hai phần: Thalassoma lunare) là một loài cá biển thuộc chi Thalassoma trong họ Cá bàng chài. Loài này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1758. Từ nguyên Từ định danh lunare trong tiếng Latinh có nghĩa là "liên quan đến mặt trăng", hàm ý đề cập đến vây đuôi có hình bán nguyệt hoặc hình lưỡi liềm như trăng non. Phạm vi phân bố và môi trường sống T. lunare có phạm vi phân bố rộng rãi trên khắp Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Từ Biển Đỏ và biển Ả Rập, loài này được ghi nhận theo bờ biển Oman và Yemen, trải dài xuống bờ biển Đông Phi đến Nam Phi, bao gồm Madagascar và các đảo quốc xung quanh; từ bờ biển Nam Ấn Độ và Sri Lanka, trải dài về phía nam đến Chagos, đảo Giáng Sinh và quần đảo Cocos (Keeling), xa hơn nữa là đến bờ biển bang Tây Úc (bao gồm các rạn san hô vòng và bãi cạn ngoài khơi); từ biển Andaman trải rộng trên khắp vùng biển các nước Đông Nam Á, ngược lên phía bắc đến đảo Đài Loan và vùng biển Nam Nhật Bản, về phía nam trải dài đến rạn san hô Great Barrier và bờ biển Đông Úc, xa hơn là đến Bắc New Zealand; ở phạm vi phía đông được ghi nhận tại hầu hết các đảo quốc và quần đảo thuộc châu Đại Dương (ngoại trừ quần đảo Hawaii). T. lunare sống gần các rạn san hô viền bờ và trong các đầm phá ở độ sâu đến ít nhất là 30 m. Mô tả T. lunare có chiều dài cơ thể tối đa được ghi nhận là 45 cm. Như những loài Thalassoma khác, T. lunare là một loài lưỡng tính tiền nữ (protogynous hermaphrodite), nghĩa là tất cả cá con đều phải trải qua giai đoạn trung gian là cá cái trước khi biến đổi hoàn toàn thành cá đực. Cá trưởng thành (đực lẫn cái) có cơ thể màu xanh lục, nhưng cá đực sẫm màu xanh lam hơn, đặc biệt là trong quá trình tán tỉnh. Mỗi bên thân có các vạch sọc đứng màu đỏ trên vảy. Đầu có các vệt màu hồng tím. Thùy đuôi có màu hồng tím viền xanh óng, phần còn lại của đuôi màu vàng tươi. Vây ngực màu lam với một vệt đốm màu tím ở giữa, là đặc điểm phân biệt loài này với Thalassoma lutescens. Cá con có màu ô liu (nâu lục) với một đốm đen ở giữa vây lưng và một đốm tương tự giữa cuống đuôi. Số gai ở vây lưng: 8; Số tia vây ở vây lưng: 13; Số gai ở vây hậu môn: 3; Số tia vây ở vây hậu môn: 11; Số tia vây ở vây ngực: 15. Sinh thái và hành vi nhỏ|185x185px|T. lunare × T. cupido|trái T. lunare sống đơn độc hoặc hợp thành từng nhóm. Thức ăn chủ yếu là các loài thủy sinh không xương sống và trứng cá, nhưng chúng cũng có thể ăn các loài cá nhỏ hơn. T. lunare được ghi nhận là đã lai tạp với các loài cá bàng chài khác là Gomphosus varius (Tây Úc và rạn san hô Great Barrier), Thalassoma rueppellii (Biển Đỏ) và Thalassoma cupido (Nhật Bản). Thương mại T. lunare là loài cá cảnh rất phổ biến được đánh bắt nhằm mục đích thương mại, tuy nhiên cũng được xem là một loài hải sản. Tham khảo Xem thêm L Cá Ấn Độ Dương Cá Thái Bình Dương Cá Yemen Cá Somalia Cá Kenya Cá Tanzania Cá Mozambique Cá Nam Phi Cá Ấn Độ Cá Sri Lanka Cá Maldives Cá Myanmar Cá Thái Lan Cá Campuchia Cá Việt Nam Cá Indonesia Cá Malaysia Cá Philippines Cá Đài Loan Cá Nhật Bản Cá Papua New Guinea Cá Úc Cá New Zealand Cá châu Đại Dương Cá Palau Cá Fiji Cá Tonga Cá Nouvelle-Calédonie Động vật được mô tả năm 1758 Nhóm loài do Carl Linnaeus đặt tên
451080
https://vi.wikipedia.org/wiki/Saint-Cyr-le-Chatoux
Saint-Cyr-le-Chatoux
Saint-Cyr-le-Chatoux là một xã thuộc tỉnh Rhône trong vùng Auvergne-Rhône-Alpes phía đông nước Pháp. Xã này nằm ở khu vực có độ cao trung bình 700 mét trên mực nước biển. Tham khảo INSEE Xã của Rhône
205303
https://vi.wikipedia.org/wiki/Hisar
Hisar
Hisar là một thành phố và là nơi đặt hội đồng đô thị (municipal council) của quận Hisar thuộc bang Haryana, Ấn Độ. Địa lý Hisar có vị trí Nó có độ cao trung bình là 212 mét (695 feet). Nhân khẩu Theo điều tra dân số năm 2001 của Ấn Độ, Hisar có dân số 256.810 người. Phái nam chiếm 55% tổng số dân và phái nữ chiếm 45%. Hisar có tỷ lệ 71% biết đọc biết viết, cao hơn tỷ lệ trung bình toàn quốc là 59,5%: tỷ lệ cho phái nam là 76%, và tỷ lệ cho phái nữ là 64%. Tại Hisar, 13% dân số nhỏ hơn 6 tuổi. Tham khảo Thành phố thuộc bang Haryana
879147
https://vi.wikipedia.org/wiki/Aglaoapis%20alata
Aglaoapis alata
Aglaoapis alata là một loài Hymenoptera trong họ Megachilidae. Loài này được Michener mô tả khoa học năm 1995. Chú thích Tham khảo Aglaoapis Động vật được mô tả năm 1995
743502
https://vi.wikipedia.org/wiki/Monoplex%20durbanensis
Monoplex durbanensis
Monoplex durbanensis là một loài ốc biển săn mồi, là động vật thân mềm chân bụng sống ở biển trong họ Ranellidae, họ ốc tù và. Miêu tả Phân bố Chú thích Tham khảo Monoplex
266860
https://vi.wikipedia.org/wiki/Pieve%20di%20Ledro
Pieve di Ledro
Pieve di Ledro là một đô thị ở tỉnh Trento ở vùng Trentino-Alto Adige/Südtirol của Ý, tọa lạc cách 35 km về phía tây nam của Trento. Tại thời điểm ngày 31 tháng 12 năm 2004, đô thị này có dân số 585 người và diện tích là 19,0 km². Pieve di Ledro giáp các đô thị: Concei, Riva del Garda, Bezzecca và Molina di Ledro. Biến động dân số Tham khảo Đô thị Trentino
836741
https://vi.wikipedia.org/wiki/4549%20Burkhardt
4549 Burkhardt
4549 Burkhardt (1276 T-2) là một tiểu hành tinh vành đai chính được phát hiện ngày 29 tháng 9 năm 1973 bởi Cornelis Johannes van Houten, Ingrid van Houten-Groeneveld và Tom Gehrels ở Đài thiên văn Palomar. Tham khảo Liên kết ngoài JPL Small-Body Database Browser ngày 4549 Burkhardt Tiểu hành tinh vành đai chính Được phát hiện bởi Cornelis Johannes van Houten Được phát hiện bởi Ingrid van Houten-Groeneveld Được phát hiện bởi Tom Gehrels Thiên thể phát hiện năm 1973
956511
https://vi.wikipedia.org/wiki/Gonomyia%20acuminata
Gonomyia acuminata
Gonomyia acuminata là một loài ruồi trong họ Limoniidae. Chúng phân bố ở vùng Tân nhiệt đới. Liên kết ngoài Tham khảo Gonomyia Limoniidae ở vùng Neotropic
353050
https://vi.wikipedia.org/wiki/Saint-%C3%89loi%2C%20Ni%C3%A8vre
Saint-Éloi, Nièvre
Saint-Éloi là một xã của tỉnh Nièvre, thuộc vùng Bourgogne-Franche-Comté, miền trung nước Pháp. Xem thêm Xã của tỉnh Nièvre Tham khảo INSEE commune file Xã của Nièvre
673152
https://vi.wikipedia.org/wiki/Philautus%20kerangae
Philautus kerangae
Philautus kerangae là một loài ếch trong họ Rhacophoridae. Chúng được tìm thấy ở Malaysia, có thể cả Brunei, và có thể cả Indonesia. Các môi trường sống tự nhiên của chúng là các khu rừng ẩm ướt đất thấp nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới và đầm nước. Loài này đang bị đe dọa do mất môi trường sống. Chú thích Tham khảo Inger, R., Iskandar, D., Das, I., Stuebing, R., Lakim, M., Yambun, P. & Mumpuni 2004. Philautus kerangae . 2006 IUCN Red List of Threatened Species. Truy cập 23 tháng 7 năm 2007. K Động vật được mô tả năm 1987
264265
https://vi.wikipedia.org/wiki/Forno%20Canavese
Forno Canavese
Forno Canavese là một đô thị ở tỉnh Torino trong vùng Piedmont, có vị trí cách khoảng 35 km về phía tây bắc của Torino, nước Ý. Tại thời điểm ngày 31 tháng 12 năm 2004, đô thị này có dân số 3.743 người và diện tích là 16,7 km². Forno Canavese giáp các đô thị: Pratiglione, Corio, Rivara, Rocca Canavese, và Levone. Quá trình biến động dân số Tham khảo Đô thị tỉnh Torino Canavese Thành phố và thị trấn ở Piemonte
504112
https://vi.wikipedia.org/wiki/Cabara
Cabara
Cabara là một xã thuộc tỉnh Gironde trong vùng Aquitaine tây nam nước Pháp. Xã này nằm ở khu vực có độ cao trung bình 18 mét trên mực nước biển. Tham khảo Xã của Gironde
265851
https://vi.wikipedia.org/wiki/Casacalenda
Casacalenda
Casacalenda (Molisan Language Cascalénd)là một đô thị ở tỉnh Campobasso trong vùng Molise thuộc nước Ý, có vị trí cách khoảng 25 km về phía đông bắc của Campobasso. Tại thời điểm ngày 31 tháng 12 năm 2004, đô thị này có dân số 2.367 người và diện tích là 67.0 km². Casacalenda giáp các đô thị: Bonefro, Guardialfiera, Larino, Lupara, Montorio nei Frentani, Morrone del Sannio, Provvidenti, Ripabottoni. Lịch sử thay đổi dân số Emigration Since the end of World War II until the 1970s, the town's population declined considerably due to emigration. The places of choice for these emigrants were the Canadian cities of Montreal và Toronto. Montreal even has its own Casacalenda Association. Liên kết ngoài Italy Revisited (photo archives) Tham khảo Đô thị tỉnh Campobasso
690515
https://vi.wikipedia.org/wiki/Cyrtopodium%20aliciae
Cyrtopodium aliciae
Cyrtopodium aliciae là một loài phong lan. Hình ảnh Chú thích Liên kết ngoài aliciae Thực vật được mô tả năm 1892
203405
https://vi.wikipedia.org/wiki/Balichak
Balichak
Balichak là một thị trấn thống kê (census town) của quận Medinipur thuộc bang Tây Bengal, Ấn Độ. Nhân khẩu Theo điều tra dân số năm 2001 của Ấn Độ, Balichak có dân số 12.206 người. Phái nam chiếm 50% tổng số dân và phái nữ chiếm 50%. Balichak có tỷ lệ 71% biết đọc biết viết, cao hơn tỷ lệ trung bình toàn quốc là 59,5%: tỷ lệ cho phái nam là 79%, và tỷ lệ cho phái nữ là 64%. Tại Balichak, 11% dân số nhỏ hơn 6 tuổi. Tham khảo Thành phố thuộc bang West Bengal
540889
https://vi.wikipedia.org/wiki/73
73
Năm 73 là một năm trong lịch Julius. Sự kiện Sinh Mất Tham khảo Năm 73 als:70er#Johr 73
587166
https://vi.wikipedia.org/wiki/%E1%BA%B2ng%20Cang
Ẳng Cang
Ẳng Cang là một xã thuộc huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên, Việt Nam. Địa lý Xã Ẳng Cang nằm ở phía nam của huyện Mường Ảng, có vị trí địa lý: Phía đông giáp xã Nặm Lịch Phía tây giáp xã Ẳng Nưa và huyện Điện Biên Phía nam giáp xã Nặm Lịch và huyện Điện Biên Đông Phía bắc giáp thị trấn Mường Ảng và các xã Ẳng Nưa, Búng Lao, Ẳng Tở. Xã Ẳng Cang có diện tích 54,41 km², dân số năm 2022 là 7.813 người, mật độ dân số đạt 143 người/km². Hành chính Xã Ẳng Cang được chia thành 18 bản. Lịch sử Ngày 30 tháng 3 năm 1967, Bộ Nội Vụ ban hành Quyết định số 122/QĐ-NV về việc thành lập xã Ẳng Cang trên cơ sở 9 bản: Sảng, Hón, Cói, Hua Nguống, Mé, Tiền Phong, Tân Phong, Pú Khớ, Hua Nậm của xã Mường Ảng. Ngày 14 tháng 11 năm 2006, Chính phủ ban hành Nghị định số 135/2006/NĐ-CP về việc: Điều chỉnh 138,30 ha diện tích tự nhiên và 465 nhân khẩu của xã Ẳng Cang về thị trấn Mường Ẳng (nay là thị trấn Mường Ảng) quản lý. Chuyển xã Ẳng Cang thuộc huyện Tuần Giáo về huyện Mường Ảng mới thành lập quản lý. Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính, xã Ảng Cang còn lại 5.437,83 ha diện tích tự nhiên và 5.745 nhân khẩu. Ngày 26 tháng 8 năm 2019, HĐND tỉnh Điện Biên ban hành Nghị quyết số 124/NQ-HĐND về việc: Thành lập bản Cói Bánh trên cơ sở Bản Cói và Bản Bánh. Thành lập bản Hón Sáng trên cơ sở Bản Hón và Bản Sáng. Sáp nhập bản Huổi Sứa Cuông vào bản bản Huổi Sứa. Chú thích Tham khảo
359428
https://vi.wikipedia.org/wiki/Boris%20Johnson
Boris Johnson
Alexander Boris de Pfeffel Johnson (sinh 19 tháng 6 năm 1964) là cựu Thủ tướng Vương quốc Anh và cũng từng là Lãnh đạo của Đảng Bảo thủ từ 2019 đến 2022. Ông là Nghị sĩ Quốc hội đại diện cho Uxbridge và South Ruislip trong 2015, và là nghị sĩ đại diện cho Henley từ 2001 đến 2008. Ông cũng từng là Thị trưởng Luân Đôn từ 2008 đến 2016, Ngày 13 tháng 7 năm 2016, Boris Johnson được thủ tướng Anh Theresa May bổ nhiệm làm Bộ trưởng Ngoại giao từ năm 2016 đến 2018. Ông từ chức vào ngày 9 tháng 7 năm 2018 sau hai năm làm ngoại trưởng Anh. Johnson được coi là một chính trị gia bảo thủ dân tộc và đã được liên kết với cả hai loại chính sách kinh tế và tự do xã hội. Ông sinh ra ở Thành phố New York trong gia đình người Anh giàu có thuộc tầng lớp trung lưu, Johnson theo học tại Trường châu Âu, Brussels I, Ashdown House và Eton Trường đại học. Johnson đã học các môn học cổ điển tại Balliol College, Oxford, nơi anh được bầu làm Chủ tịch Liên minh Oxford vào năm 1986. Anh bắt đầu sự nghiệp báo chí của mình tại The Times nhưng đã bị sa thải vì làm giả một trích dẫn. Sau đó, Johnson trở thành phóng viên Brussels của báo The Daily Telegraph, với các bài viết của mình có ảnh hưởng mạnh mẽ đến tình cảm Chủ nghĩa hoài nghi châu Âu đang phát triển giữa những người theo cánh hữu Anh. Ông là trợ lý biên tập của Telegraph từ 1994 đến 1999 và biên tập The Spectator từ 1999 đến 2005. Johnson được bầu làm nghị sĩ Nghị viện đại diện cho khu vực bầu cử Henley năm 2001, và phục vụ trong nội các lập sẵn của phe đối lập dưới sự lãnh đạo của những người đảng Bảo thủ Michael Howard và David Cameron. Ông chủ yếu tuân thủ chủ trương của đảng Bảo thủ nhưng đã chấp nhận lập trường tự do xã hội hơn đối với các vấn đề như quyền LGBT trong phiếu bầu của quốc hội. Được bầu chọn làm ứng cử viên bảo thủ cho bầu cử thị trưởng London 2008, Johnson đã giành chiến thắng trước đương kim thị trưởng thuộc Công đảng Ken Livingstone và từ chức tại Hạ viện Anh. Trong nhiệm kỳ đầu tiên làm Thị trưởng Luân Đôn, ông đã cấm uống rượu trên phần lớn phương tiện giao thông công cộng của thủ đô, và giới thiệu xe buýt New Routemaster, kế hoạch thuê xe đạp, và xe điện cáp Thames. Năm 2012, ông tái đắc cử, một lần nữa thắng trước đối thủ Livingstone. Trong nhiệm kỳ thứ hai của mình, ông giám sát Thế vận hội 2012. Năm 2015, ông được bầu làm nghị sĩ đại diện cho đơn vị bầu cử Uxbridge và South Ruislip, từ chức Thị trưởng vào năm sau. Năm 2016, Johnson đã trở thành một nhân vật nổi bật trong chiến dịch bỏ phiếu thành công cho Brexit. Sau đó, ông được Thủ tướng Theresa May bổ nhiệm chức Quốc vụ khanh ngoại giao và Thịnh vượng chung, nhưng từ chức khi chỉ trích cách tiếp cận của Brexit và Thỏa thuận Checkquers hai năm sau. Vào tháng 7 năm 2019, ông là được bầu làm Lãnh đạo bảo thủ và được bổ nhiệm làm Thủ tướng. Johnson là một nhân vật gây tranh cãi trong chính trị và báo chí Anh. Những người ủng hộ đã ca ngợi ông là một nhân vật bình dân, hài hước và vui tính, với sức hấp dẫn vượt ra ngoài các cử tri Bảo thủ truyền thống. Ngược lại, ông đã bị chỉ trích bởi các nhân vật ở cả cánh hữu lẫn cánh tả những người đã buộc tội ông về chủ nghĩa tinh hoa, chủ nghĩa thân hữu, không trung thực, lười biếng, và sử dụng ngôn ngữ phân biệt chủng tộc và kỳ thị. Johnson là chủ đề của một số tiểu sử và một số chân dung hư cấu. Ngày 27 tháng 3 năm 2020, ông trở thành nhân vật cao cấp nhất trong Chính phủ Anh dương tính với virus SARS-CoV-2 trong đợt bùng phát dịch COVID-19 tại Anh. Thời trẻ và học vấn Thời thơ ấu: 1964-1977 Johnson có cha mẹ người Anh. Ông sinh ngày 19 tháng 6 năm 1964 ở Upper East Side của Manhattan. Giấy khai sinh của ông được đăng ký cả với chính quyền Hoa Kỳ và với Lãnh sự quán Anh do đó ông có quốc tịch Mỹ và quốc tịch Anh. Cha của ông, Stanley Johnson, lúc đó đang nghiên cứu kinh tế tại Đại học Columbia. Mẹ của Johnson là Charlotte Fawcett, một nghệ sĩ xuất thân từ một gia đình trí thức. Bà đã kết hôn với Stanley vào năm 1963, trước khi họ chuyển đến Hoa Kỳ. Ông cố nội của Johnson là một người Hồi giáo thế tục đồng thời là nhà báo người Thổ Nhĩ Kỳ-người Circassia tên là Ali Kemal. Về phía cha mình, ông cũng có tổ tiên là người Anh và người Pháp, bao gồm cả hậu duệ của Vua George II của Vương quốc Anh. Ông ngoại của Johnson là luật sư Sir James Fawcett. Mẹ của Johnson là cháu gái của Elias Avery Lowe, một người nghiên cứu cổ tự, là Do Thái Nga di cư đến Hoa Kỳ, và Helen Tracy Lowe-Porter, một dịch giả của Thomas Mann. Thông qua Elias, Johnson xuất thân từ Chính thống giáo Litva. Liên quan đến tổ tiên đa dạng của mình, Johnson đã tự mô tả mình là "người đa dạng về chủng tộc", với sự pha trộn của người Hồi giáo, người Do Thái và Kitô hữu như ông bà. Johnson đã được đặt tên đệm là "Boris" sau khi cha mẹ ông gặp một người Nga lưu vong. Sự nghiệp Bộ trưởng bộ Ngoại giao Theo sau Theresa May chiến thắng trong cuộc tranh cử lãnh đạo Đảng Bảo thủ và được bổ nhiệm làm Thủ tướng Chính phủ, Johnson được bổ nhiệm chức Ngoại trưởng vào ngày 13 tháng 7 năm 2016. Việc bổ nhiệm Johnson đã bị chỉ trích bởi một số nhà báo và chính trị gia nước ngoài vì một số câu nói gây tranh cãi của ông ta về các nước khác và các nhà lãnh đạo của họ. Cựu Thủ tướng Thụy Điển Carl Bildt cho biết "tôi ước là nó chỉ là trò đùa", và Ngoại trưởng Pháp Jean-Marc Ayrault tuyên bố: ". tôi không lo lắng gì về Boris Johnson, nhưng... trong chiến dịch Trưng cầu dân ý về Brexit ông ta đã nói dối với người dân Anh và bây giờ ông sẽ bị dồn vào bức tường", khi Anh Quốc phải cố gắng đàm phán quan hệ tương lai của nó với EU. Ngược lại, cựu Thủ tướng Úc Tony Abbott hoan nghênh việc bổ nhiệm và gọi ông là "một người bạn của nước Úc". Một quan chức cấp cao trong chính quyền Obama cho rằng việc bổ nhiệm Johnson sẽ đẩy Hoa Kỳ tiếp tục hướng tới các mối quan hệ gần gũi với Đức với cái giá của mối quan hệ đặc biệt với Vương quốc Anh. Một số nhà phân tích mô tả việc bổ nhiệm có thể là một chiến thuật để làm suy yếu sự lãnh đạo của đối thủ mình, Johnson, về mặt chính trị: các vị trí mới như "Bộ trưởng Brexit" và Bộ trưởng Thương mại quốc tế làm cho Ngoại trưởng trở thành một nhân vật có chức vụ nhưng ít quyền hạn, và việc bổ nhiệm sẽ bảo đảm Johnson sẽ thường xuyên ra khỏi đất nước và không thể tổ chức một liên minh nổi loạn, trong khi buộc ông phải chịu trách nhiệm về bất kỳ vấn đề nào gây ra vì rút ra khỏi EU. Sức khoẻ Ngày 27 tháng 3 năm 2020, trên Twitter cá nhân, ông tuyên bố đã dương tính với SARS-CoV-2. Đến ngày 5 tháng 4, ông buộc phải nhập viện vì tình trạng sức khoẻ xấu đi. Tham khảo Liên kết ngoài Johnsons Portrait auf der Website der Konservativen Partei Portrait der BBC (Februar 2005) Website eines inoffiziellen Fanclubs Sinh năm 1964 Nhân vật còn sống Thủ tướng Vương quốc Liên hiệp Anh Thị trưởng Luân Đôn Nhà báo Vương quốc Liên hiệp Anh Người Anh gốc Mỹ Người Anh gốc Đức Người Anh gốc Nga Người Anh gốc Thổ Nhĩ Kỳ Người Mỹ gốc Anh Người Mỹ gốc Thụy Sĩ Người Islington Người Kensington Nhà văn Mỹ thế kỷ 20 Nhà văn Mỹ thế kỷ 21 Người Mỹ gốc Đức Nhà văn từ Luân Đôn Chính khách New York Chính khách Norwalk, Connecticut Người Manhattan Nhà văn Norwalk, Connecticut Thị trưởng đảng Bảo thủ Anh Cựu học sinh Eton College Tín hữu Anh giáo Mỹ
743746
https://vi.wikipedia.org/wiki/Terebra%20biminiensis
Terebra biminiensis
Terebra biminiensis là một loài ốc biển, là động vật thân mềm chân bụng sống ở biển trong họ Terebridae, họ ốc dài. Miêu tả Phân bố Chú thích Tham khảo Terebra Động vật được mô tả năm 1987
378845
https://vi.wikipedia.org/wiki/Georgenthal
Georgenthal
Georgenthal là một đô thị ở huyện Gotha, ở bang Thüringen, Đức. Đô thị này có diện tích 28,81 km², dân số thời điểm ngày 31 tháng 12 năm 2006 là 2656 người. Tham khảo
495344
https://vi.wikipedia.org/wiki/Podlaskie
Podlaskie
Podlaskie là một tỉnh của Ba Lan, giáp biên giới với các tỉnh Brest, Grodno của Belarus và hạt Alytus của Litva. Tỉnh lỵ là Białystok. Tỉnh có diện tích 20.179,58 ki-lô-mét vuông, dân số thời điểm giữa năm 2004 là 1.204.036 người. Các thành phố thị xã Tỉnh có thành phố và thị xã. Bản sau đây sắp xếp theo thứ tự dân số giảm dần (số liệu dân số thời điểm năm 2006) Tham khảo Tỉnh của Ba Lan
385421
https://vi.wikipedia.org/wiki/Warder%2C%20Rendsburg-Eckernf%C3%B6rde
Warder, Rendsburg-Eckernförde
Warder là một đô thị thuộc quận Rendsburg-Eckernförde, bang Schleswig-Holstein. Tham khảo Xã và đô thị ở huyện Rendsburg-Eckernförde Rendsburg-Eckernförde
815003
https://vi.wikipedia.org/wiki/Brusciano
Brusciano
Brusciano là một đô thị của Ý. Đô thị này thuộc tỉnh Napoli trong vùng Campania. Brusciano có diện tích 5 km2, dân số theo ước tính năm 2009 của Viện thống kê quốc gia Ý là 15.919 người. Các đơn vị dân cư: Đô thị Brusciano giáp với các đô thị: Thị xã nằm ở đông bắc sâu trong nội địa so với Napoli, cách Napoli 15 km. Đây là phố cổ nghỉ dưỡng phát triển dục theo Puglia quốc gia. Tham khảo Thành phố của Ý Comune của tỉnh Napoli Thành phố và thị trấn ở Campania
698088
https://vi.wikipedia.org/wiki/Bi%E1%BB%83u%20t%C3%ACnh%20Ashura%202009
Biểu tình Ashura 2009
Cuộc biểu tình Ashura năm 2009 là một loạt các cuộc tuần hành của công dân Iran chống đối chính quyền Hồi giáo vốn leo thang kể từ tháng 6 năm 2009 khi cuộc bầu cử tổng thống Iran, 2009 bị hoen ố bởi lời cáo buộc gian lận, dẫn đến cuộc biểu tình hậu bầu cử. Trong tháng 12 năm 2009, các cuộc biểu tình leo thang thành bạo động. Các lực lượng an ninh chính phủ Iran bắn vào người biểu tình vào ngày thánh Shia của Ashura, một ngày "tượng trưng về công lý" và trong thời gian đó bất kỳ loại bạo lực nào đều bị cấm. Sự kiện Biểu tình Ngày 27 tháng 12 năm 2009, các cuộc biểu tình tại nhiều thành phố tiếp tục vào ngày thánh Ashoura Đỉnh cao của Muharram, tháng tang. kỷ niệm cái chết trong chiến trận của một vị thánh Hồi giáo hồi thế kỷ 7 Người biểu tình ở Tehran tìm cách ngăn chặn giao thông trên đường phố bằng cách đốt các vật cản, tạo ra các cột khói đen bốc lên trên bầu trời thủ đô. Các cuộc biểu tình khởi sự với hàng ngàn người tuần hành, hô khẩu hiệu "diệt trừ độc tài," ý nói đến Tổng thống Mahmud Ahmadinezhad, khi họ bất chấp lệnh cấm biểu tình và đe dọa bị đàn áp trong ngày lễ Ashoura ngày 27/12. Ký giả từ các cơ quan truyền thông ngoại quốc bị cấm đến tường thuật ở các địa điểm biểu tình như đường Enghelab ở trung tâm thủ đô, hay đường Cách mạng và các cái chết không thể được kiểm chứng độc lập. Tiếng còi xe cứu thương được nghe thấy gần các khu vực có biểu tình. Các cuộc đụng độ dữ dội cũng xảy ra giữa lực lượng an ninh và phía đối lập ở các thành phố Isfahan và Najafabad tại trung bộ Iran. Bạo lực chống lại người biểu tình Lực lượng an ninh Iran giết chết ít nhất 4 người, kể cả Seyed Ali Mousavi, trong cuộc đụng độ dữ dội nhất với phía biểu tình chống chính phủ từ mấy tháng qua, theo các trang web đối lập và các nhân chứng. Các hình video do người dân thu được cho thấy đám đông giận dữ khiêng một trong số những người thiệt mạng, trong khi hô lớn, "Tôi sẽ giết, tôi sẽ giết kẻ đã giết người anh em của tôi." Ở một số nơi trong thủ đô, người biểu tình đánh trả lực lượng an ninh, đốt xe gắn máy và các xe khác, theo các hình ảnh ghi nhận được. Các cuộc biểu tình cũng xảy ra ở ít nhất ba thành phố khác. Một phụ tá thân cận với lãnh tụ phe đối lập Mir-Hossein Mousavi, từng là ứng viên trong cuộc bầu cử tổng thống bị nhiều chỉ trích gian lận vào tháng 6 năm 2009 nói rằng người cháu trai 35 tuổi của Mousavi là Seyed Ali Mousavi, thiệt mạng vì thương tích tại bệnh viện Ebn-e Sina ở Tehran. Trang web của Mousavi và một trang web của giới đòi cải cách khác cũng nói rằng ALi Mousavi chết trong cuộc đụng độ khi lực lượng an ninh bắn vào đám đông. Ngày 28 tháng 12, thi hài Seyed Ali Mousavi biến mất khỏi bệnh viện và giới an ninh bắt giữ thêm ít nhất là bảy nhân vật tranh đấu nổi tiếng, theo phía đối lập. Đài truyền hình nhà nước Iran loan tin có tám người thiệt mạng trong cuộc bạo động trên đường phố ngày 27/12, nhưng việc kiểm chứng độc lập nguồn tin này không thể thực hiện được vì hoạt động của giới truyền thông ngoại quốc bị giới hạn gắt gao. Dân chúng tại Tehran nói việc kiểm soát Internet trở nên mạnh mẽ hơn và họ không còn có thể vào xem các trang web của phía đối lập. Dịch vụ điện thoại di động và "nhắn tin văn bản" chỉ làm việc chập chờn, khi có khi không. Thi hài của Ali Mousavi bị lấy đi trong đêm từ một bệnh viện ở Tehran và không ai nhận trách nhiệm về việc di dời thi hài này. Các quan sát cho rằng giới hữu trách có thể làm như vậy để ngăn cản không cho những người tiếc thương anh ta không tổ chức thêm các cuộc biểu tình phản kháng nhân dịp tang lễ. Phản ứng Cuộc đổ máu ngày 27/12/2009 khiến cho một nhà lãnh đạo đối lập lên tiếng mạnh mẽ đả kích chính quyền, so sánh họ với chế độ quân chủ độc tài bị cuộc Cách mạng Hồi giáo lật đổ ba thập niên trước đây. Mahdi Karroubi, một nhà lãnh tụ đối lập, từng ra tranh cử tổng thống vào tháng 6, đặt vấn đề tại sao nhà cầm quyền có thể gây đổ máu trong ngày lễ tôn giáo trọng đại nhất của người theo giáo phái Shiite là Ashoura. Ông nói với trang web Rah-e-Sabz, là ngay cả chế độ shah trước kia, vốn bị lật đổ năm 1979, cũng còn biết tôn trọng ngày lễ này. Ngoại trưởng Đức Guido Westerwelle, lên án "hành vi tàn bạo" của lực lượng an ninh chính phủ Iran. Ngoại trưởng Anh David Miliband, nói rất quan tâm về các nguồn tin liên quan đến sự đàn áp trong ngày lễ Ashoura và kêu gọi chính phủ Iran tôn trọng nhân quyền. Tham khảo Liên kết ngoài Phim tại BBC Iran năm 2009 Bạo loạn năm 2009 Biểu tình năm 2009 Bạo loạn chính trị Biểu tình ở Iran Tử vong vì biểu tình Bầu cử tổng thống Iran, 2009 Phong trào quyền công dân Phong trào chống đối bất bạo động Lịch sử quyền và tự do dân sự ở Iran Chiến tranh bẩn Hành vi sai trái của cảnh sát ở Iran
920241
https://vi.wikipedia.org/wiki/Fleutiauxia%20mutifrons
Fleutiauxia mutifrons
Fleutiauxia mutifrons là một loài bọ cánh cứng trong họ Chrysomelidae. Loài này được Gressitt & Kimoto miêu tả khoa học năm 1963. Chú thích Tham khảo Fleutiauxia
871692
https://vi.wikipedia.org/wiki/Paul%20Kane
Paul Kane
Paul Kane (ngày 03 tháng 9 năm 1810 - ngày 20 tháng 2 năm 1871) là một họa sĩ Canada sinh ra ở Ireland, nổi tiếng với các bức tranh của ông các dân tộc tộc đầu tiên ở Tây và người Mỹ bản địa Canada trong Xứ Oregon. Là một nghệ sĩ phần lớn là tự học thành tài, Kane lớn lên ở Toronto (lúc đó được gọi là York) và tự đào tạo bằng cách sao chép các bậc thầy châu Âu về một chuyến đi nghiên cứu thông qua châu Âu. Ông đã tiến hành hai chuyến đi qua phía tây bắc Canada hoang dã vào năm 1845 và 1846-1848. Chuyến đi đầu tiên đã đưa ông từ Toronto đến Sault Ste. Marie và ngược lại. Bảo đảm sự hỗ trợ của Công ty Vịnh Hudson, ông đặt ra trên một chuyến đi thứ hai lâu hơn nữa, từ Toronto qua dãy núi Rocky Fort Vancouver và Fort Victoria ở quận Columbia, Canada được gọi là Xứ Oregon. Trên cả hai chuyến đi, Kane phác thảo và vẽ các dân tộc thổ dân và tài liệu cuộc sống của họ. Khi trở về Toronto, ông đã sáng tác hơn 100 bức tranh sơn dầu từ những bản phác thảo. Kane làm việc, đặc biệt là bản phác thảo lĩnh vực của mình, vẫn còn một nguồn tài nguyên có giá trị cho dân tộc học. Các bức tranh sơn dầu ông đã hoàn thành trong phòng thu của mình được coi là một phần của di sản Canada, mặc dù ông thường hư cấu đáng kể so với tính chính xác của bản phác thảo khu vực của mình cho những khung cảnh ấn tượng. Tham khảo Liên kết ngoài Paul Kane at the Canadian Encyclopedia. Paul Kane Interactive , by CineFocus Canada. Sketches of Paul Kane at the Stark Museum of Art. Visions from the Wilderness: The Art of Paul Kane , online documentary produced by CineFocus Canada. Another photograph of Paul Kane , undated. Library and Archives of Canada, reproduction number C-000261. A photograph of Kane's wife , Harriet Clench. Họa sĩ Canada Xứ Oregon
200398
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ismailia%20%28%C4%91%E1%BB%8Bnh%20h%C6%B0%E1%BB%9Bng%29
Ismailia (định hướng)
Ismailia có thể là: tỉnh Ismailia của Ai Cập. Thành phố Ismailia, tỉnh lỵ của tỉnh Ismailia.
971865
https://vi.wikipedia.org/wiki/Hyphydrus%20ditylus
Hyphydrus ditylus
Hyphydrus ditylus là một loài bọ cánh cứng trong họ Bọ nước. Loài này được Guignot miêu tả khoa học năm 1953. Chú thích Tham khảo Bọ nước Hyphydrus
259548
https://vi.wikipedia.org/wiki/Solaro%2C%20%C3%9D
Solaro, Ý
Solaro là một đô thị ở tỉnh Milano, vùng Lombardia của Italia, khoảng 15 km về phía tây bắc của Milano. Tại thời điểm ngày 31 tháng 12 năm 2004, đô thị này có dân số 13.074 và diện tích là 6,7 km². Solaro giáp các đô thị: Saronno, Ceriano Laghetto, Bovisio-Masciago, Limbiate, Caronno Pertusella, Cesate. Biến động dân số Tham khảo Liên kết ngoài www.comune.solaro.mi.it/ Đô thị Thành phố đô thị Milano Thành phố và thị trấn ở Lombardia
208181
https://vi.wikipedia.org/wiki/Sidlaghatta
Sidlaghatta
Sidlaghatta là một thị xã của quận Kolar thuộc bang Karnataka, Ấn Độ. Địa lý Sidlaghatta có vị trí Nó có độ cao trung bình là 878 mét (2880 feet). Nhân khẩu Theo điều tra dân số năm 2001 của Ấn Độ, Sidlaghatta có dân số 41.105 người. Phái nam chiếm 52% tổng số dân và phái nữ chiếm 48%. Sidlaghatta có tỷ lệ 62% biết đọc biết viết, cao hơn tỷ lệ trung bình toàn quốc là 59,5%: tỷ lệ cho phái nam là 67%, và tỷ lệ cho phái nữ là 56%. Tại Sidlaghatta, 14% dân số nhỏ hơn 6 tuổi. Tham khảo Thị trấn thuộc huyện Chikkaballapura
372232
https://vi.wikipedia.org/wiki/Zulte
Zulte
Zulte là một đô thị ở tỉnh tọa lạc ở Flanders và trong tỉnh Oost-Vlaanderen. Đô thị này bao gồm các thị xã Machelen, Olsene và Zulte proper. Tại thời điểm ngày 1 tháng 1 năm 2006 Zulte có tổng dân số 14.611 người. Tổng diện tích là 32.52 km² với mật độ dân số là 449 người trên mỗi km². Dân địa phương nổi tiếng Roger Raveel, họa sĩ Gerard Reve, Dutch writer Tham khảo Liên kết ngoài Trang mạng chính thức Đô thị của Oost-Vlaanderen
200310
https://vi.wikipedia.org/wiki/L%E1%BB%8Bch%20s%E1%BB%AD%20Bulgaria%20trong%20%C4%90%E1%BB%87%20nh%E1%BA%A5t%20th%E1%BA%BF%20chi%E1%BA%BFn
Lịch sử Bulgaria trong Đệ nhất thế chiến
Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, Bulgaria là nước thuộc phe Liên minh Trung tâm gồm Đế quốc Đức, Đế quốc Áo-Hung và Đế quốc Ottoman. Bulgaria chính thức tham chiến từ ngày 11 tháng 10 năm 1915 khi họ tấn công Serbia và đầu hàng phe Entente ngày 29 tháng 9 năm 1918. Nguyên nhân đưa Bulgaria tham chiến Sau khi giành được độc lập từ Đế quốc Ottoman vào 1878, Bulgaria trở thành một vương quốc độc lập tuy nhiên đường biên giới thiết lập tại Hội nghị Berlin 1878 đã không làm Bulgaria thoả mãn. Họ tiến hành các cuộc chiến tranh để mở rộng lãnh thổ mà tiêu biểu là Chiến tranh Balkan lần thứ nhất vào 1912 mà kết quả là Bulgaria giành được vùng Thrace và khu vực bờ biển Aegean. Sau đó, giữa Bulgaria và 2 đồng minh của họ trong cuộc chiến tranh này là Serbia, Hy Lạp phát sinh mâu thuẫn về vấn đề phân chia lãnh thổ giành được nên Bulgaria với sự xúi giục của Đế quốc Áo-Hung cùng với ý đồ mở rộng thêm lãnh thổ nên ngày 29 tháng 6 năm 1913 đã tấn công Serbia, mở đầu Chiến tranh Balkan lần thứ hai. Các nước khác như România, Montenegro và Đế quốc Ottoman đứng về phía Serbia. Cuối cùng vào tháng 7 năm 1913, Bulgaria đề nghị ngừng chiến và ngày 30 tháng 7 năm 1913, hội nghị hòa bình cho Chiến tranh Balkan lần thứ hai khai mạc tại Bucharest. Kết quả là Bulgaria mất gần hết những lãnh thổ mà họ giành được trong Chiến tranh Balkan lần thứ nhất, chỉ còn lại một vùng nhỏ Macedonia và Thrace. Thất bại trong Chiến tranh Balkan lần thứ hai khiến Bulgaria muốn tìm cơ hội khác để phục thù và giành lại những lãnh thổ đã mất. Khi Chiến tranh thế giới thứ nhất nổ ra vào ngày 28 tháng 7 năm 1914 bằng sự kiện Đế quốc Áo-Hung tấn công Serbia, Bulgaria tuyên bố giữ trung lập bất chấp sự ve vãn, lôi kéo của cả hai bên tham chiến. Đến năm 1915, khi chính phủ Bulgaria do Vasil Radoslavov đứng đầu cho rằng các nước phe Liên minh Trung tâm sẽ giành thắng lợi cộng với những tham vọng về lãnh thổ của Bulgaria nhằm vào các đồng minh của Anh-Pháp là Serbia và România nên Bulgaria quyết định tham gia chiến tranh theo phe Liên minh Trung tâm. Ngày 3 tháng 9 năm 1915, Bulgaria ký với Đế quốc Ottoman Hiệp ước hữu nghị, đến ngày 6 tháng 9 thì ký với Đế quốc Đức và Đế quốc Áo-Hung Hiệp định liên minh. Theo các hiệp định này, các nước phe Liên minh Trung tâm hứa sẽ giúp Bulgaria lấy các lãnh thổ như Macedonia thuộc Hy Lạp và Serbia, nam Dobragea của Romania còn Bulgaria sẽ tham gia vào Chiến tranh thế giới thứ nhất. Ngày 11 tháng 10 năm 1915, Bulgaria tấn công Serbia, chính thức tham gia vào Chiến tranh thế giới thứ nhất. Vai trò và tình hình của Bulgaria trong cuộc chiến Việc Bulgaria tham chiến là một thắng lợi lớn về mặt ngoại giao và quân sự của các nước phe Liên minh Trung tâm vì Bulgaria là nước có lực lượng quân sự mạnh nhất vùng Balkan. Sau khi Bulgaria tham chiến với 300.000 quân tràn vào biên giới Serbia, liên quân Đức, Áo-Hung đã đồng loạt mở cuộc tấn công. Kết thúc tháng 10 năm 1915, liên quân Đức, Áo-Hung, Bulgaria đã đánh bại Serbia tại Novo Brdo. Ngày 5 tháng 11, Nis bị chiếm, cắt đứt con đường lui về Thessaloniki của Serbia. Đến lúc này quân đội Serbia xem như đã thất bại và sau đó 12.000 quân còn lại của họ rút về Albania và Hy Lạp. Sau khi Serbia thất thủ, sự giao thông từ Đức đến Thổ Nhĩ Kỳ hoàn toàn thông suốt, không còn trở lực gì. Sau đó, quân đội Bulgaria còn đạt nhiều thắng lợi khác như chiếm phần lớn Macedonia, tiến vào lãnh thổ Hy Lạp và khi Bulgaria tuyên chiến với România vào ngày 1 tháng 9 năm 1916, quân đội nước này đã vượt qua sông Danube đánh vào phía nam Romania, phối hợp với liên quân Đức, Áo-Hung từ phía bắc đánh xuống. Ngày 6 tháng 12, hai đạo quân ngày đã gặp nhau tại Bucharest. Trên đường tiến quân, Bulgaria đã chiếm được vùng Dobruja của Rumania. Tuy nhiên những thắng lợi trên chiến trường vẫn không giảm được sự bất mãn của nhân dân Bulgaria trước cuộc chiến tranh vì những khó khăn về mọi mặt mà cuộc chiến tranh này gây ra cho cuộc sống của họ. Để tham gia chiến tranh, Bulgaria phải huy động rất nhiều sức người, sức của cho cuộc chiến nên đất nước ngày càng kiệt quệ nhưng chính phủ Bulgaria vẫn quyết tâm theo đuổi cuộc chiến tranh đến cùng. Thủ lĩnh của đảng Agragian, Aleksandur Stamboliyski đã bị tống giam vì có hành động chống đối chiến tranh. Cách mạng tháng Mười nổ ra vào năm 1917 đã có tác động mạnh mẽ đến Bulgaria, làm cho phong trào phản chiến và chống chế độ quân chủ của nhân dân Bulgaria ngày càng lan rộng. Trong hoàn cảnh đó, chính phủ do Radoslavov đứng đầu từ chức, Stamboliyski được thả và chế độ cộng hòa được ủng hộ. Kết quả Đến năm 1918, các nước Liên minh Trung tâm đã lâm vào cảnh cùng kiệt, quân lực sút giảm nặng nề và gặp phải các cuộc nổi loạn ở trong nước. Tháng 3 đến tháng 7 năm 1918, quân Đức ồ ạt mở các cuộc tấn công ở Mặt trận phía Tây nhưng thất bại. Trong hoàn cảnh đó, quân đội các nước Hiệp ước đã mở cuộc phản công tại Mặt trận Balkan. Ngày 15 tháng 9 năm 1918, quân đội các nước Anh, Pháp, Serbia và Hy Lạp đã phá vỡ thành công phòng tuyến của quân đội Bulgaria, bao vây 100.000 quân của nước này. Đến thời điểm này thì không chỉ nhân dân Bulgaria mà cả binh lính nước này cũng bất mãn về cuộc chiến tranh và những rối loạn trong quân đội đã bùng nổ thành một cuộc khởi nghĩa. Ngày 24 tháng 9, quân khởi nghĩa đã chiếm được Bộ tổng tham mưu quân đội, tuyên bố thiết lập chế độ cộng hòa và tiến quân về thủ đô Sofia làm cho chính phủ và hoàng tộc Bulgaria lâm vào tình trạng hỗn loạn. Đại sứ quán Mỹ nhân cơ hội đó đã liên hệ với các nước phe Hiệp ước sớm đàm phán với Bulgaria về vấn đề chấm dứt chiến tranh. Ngày 29 tháng 9, Bulgaria tuyên bố đầu hàng và ký hiệp định đình chiến với các nước phe Hiệp ước tại Scalonis. Theo hiệp định này, Bulgaria phải rút hết quân khỏi Hy Lạp và Serbia, giải tán toàn bộ quân đội tuy nhiên được giữ lại 3 sư đoàn để giữ gìn trật tự trong nước. Hiệp định Scalonis đã đưa Bulgaria ra khỏi Chiến tranh thế giới thứ nhất, đồng thời giúp giới cầm quyền Bulgaria giải quyết nổi loạn trong nước bằng cách để các nước khác can thiệp vào việc nội bộ của mình. Đêm 29 tháng 9, quân đội Đức đưa quân vào Sofia, thủ đô Bulgaria. Bằng quân số và trang bị vượt trội, quân Đức đã đàn áp đẫm máu cuộc khởi nghĩa của binh lính Bulgaria. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, Bulgaria là nước bại trận do đó ngày 27 tháng 11 năm 1919 tại Neuilly, Paris đã diễn ra lễ ký kết Hòa ước Neuilly giữa Bulgaria và các nước thắng trận phe Hiệp ước. Theo hòa ước này, Bulgaria mất hoàn toàn diện tích lãnh thổ mà họ chiếm được trong chiến tranh Balkan vào tay România, Nam Tư và Hy Lạp, bị hạn chế lực lượng vũ trang và phải bồi thường một khoản chiến phí khổng lồ cho các nước thắng trận. Chú thích Tham khảo Lịch sử Bulgaria Thế chiến thứ nhất Balkan Bulgaria trong Thế chiến thứ nhất
461191
https://vi.wikipedia.org/wiki/Somme-Bionne
Somme-Bionne
Somme-Bionne là một xã thuộc tỉnh Marne trong vùng Grand Est đông nam nước Pháp. Xã này nằm ở khu vực có độ cao trung bình 168 mét trên mực nước biển. Tham khảo Sommebionne
931062
https://vi.wikipedia.org/wiki/Tituboea%20nevoi
Tituboea nevoi
Tituboea nevoi là một loài bọ cánh cứng trong họ Chrysomelidae. Loài này được Lopatin & Chikatunov miêu tả khoa học năm 2001. Chú thích Tham khảo Tituboea
281052
https://vi.wikipedia.org/wiki/Cung%20%C4%91i%E1%BB%87n%20M%C3%B9a%20%C4%91%C3%B4ng
Cung điện Mùa đông
Cung điện Mùa đông (tiếng Nga: Зимний дворец, zimniy dvorets) ở cố đô Sankt-Peterburg — di tích kiến trúc barokko Nga, là một trong những công trình kiến trúc nổi tiếng của St. Peterburg trên khuôn viên rộng 90.000m². Cung điện do kiến trúc sư người Ý B. F. Rastrelli thiết kế theo yêu cầu của Nữ hoàng Elizaveta I theo phong cách nghệ thuật Baroque, và được xây dựng trong những năm 1754 – 1762. Trong một thời gian dài, Cung điện Mùa Đông là nơi ở của các Nga hoàng. Chế độ Nga hoàng sụp đổ, từ tháng 7 đến tháng 11 năm 1917 Cung điện Mùa Đông là sảnh họp của Chính phủ lâm thời. Năm 1918 một phần, còn vào năm 1922, toàn bộ tòa nhà được trao cho Ermitazh quốc gia. Cung điện Mùa Đông và quảng trường Cung điện tạo nên hạt nhân của thanh phố hiện đại và là một trong những điểm đến chính của du lịch nội địa Nga và quốc tế. Cung điện Mùa Đông nay là một phần Viện Bảo tàng Ermitazh, trưng bày 3 triệu tác phẩm nghệ thuật của thế giới. Lịch sử Cung điện Mùa Đông ở St Petersburg là một trong những công trình mang tính chất bước ngoặt trong lịch sử. Địa điểm của những biến cố đánh dấu từng thời kỳ lịch sử từ thế kỷ 18 đến cuối thế kỷ 20, và hiện nay là Bảo tàng di sản quốc gia Hermitage, tuyệt nhiên không hề làm giảm tầm quan trọng của cung điện. Các cung điện Mùa Đông đầu tiên được xây dựng trong triều đại Peter Đại đế: Cung điện thứ nhất do kiến trúc sư Georg Mattarnovi trong năm 1711, thứ 2 trong năm 1716-1719. Trong thời gian Nữ hoàng Anna Loannovna trị vì, năm 1732 khởi công cung điện Mùa Đông với quy mô lớn hơn, do Bartolomeo Francesco Rastrelli thiết kế, nhưng cung điện này cuối cùng cũng không thích hợp với ý định của hoàng gia. Một phần mặt ngoài Bàn bạc xây dựng một cung điện mới thứ 4 dành cho Nữ hoàng Elizabeth bắt đầu vào đầu thập niên 1750, năm 1753 Rastrelli đệ trình phiên bản dự án sửa đổi sau cùng của ông. Dự án rất phức tạp do nhu cầu phải kết hợp cấu trúc hiện có (Cung điện Mùa Đông thứ 3 ông thiết kế lúc trước) vào thiết kế một công trình có quy mô lớn hơn, cả về kích thước lẫn phí tổn. Lúc đang tiến hành thi công trong năm 1754, Rastrelli kết luận cung điện mới bao gồm không chỉ là sự mở rộng, mà còn xây dựng trên nền móng của cung điện cũ vì thế cần phải san bằng cấu trúc trước. Rastrelli không kỳ vọng đáp ứng được yêu cầu của Elizabeth phải hoàn tất trong 2 năm, nhưng ông vận dụng kinh nghiệm đáng kể của mình trong việc chỉ đạo dự án quy mô này, tổ chức với một mức độ chưa từng có ở St Petersburg. Thiết kế ngoài sảnh lớn Thi công tiến hành trong suốt năm, bất chấp nhiều mùa đông khắc nghiệt và Nữ hoàng xem cung điện như vấn đề uy tín quốc gia trong cuộc Chiến tranh Bảy Năm (1756 - 1763), vẫn tiếp tục ra lệnh phải hoàn tất và yêu cầu phải bổ sung thêm. Bất kể khoản tiền khổng lồ dành cho Cung điện Mùa Đông, chi phí cứ liên tục phát sinh, thi công thường xuyên đình hoãn do thiếu vật liệu và tài chính vào thời điểm các tài nguyên của nước Nga bị căng thẳng đến giới hạn tuyệt đối vì tham gia cuộc Chiến tranh Bảy Năm. Sau cùng, chi phí dự án khoảng 2.500.000 rúp, lấy từ thuế rượu, thuế muối đánh vào dân chúng chồng chất bao khoản thuế. Elizaveta không sống để chứng kiến nhiệm vụ trọng đại nhất của bà hoàn thành - bà mất ngày 25/12/1761. Những căn phòng sang trọng và căn hộ dành cho Nga hoàng vào năm sau sẵn sàng phục vụ Nga hoàng Pyotr III cùng Hoàng tử Yansikov Blevak. Tham khảo Đông, mùa Công trình xây dựng Sankt-Peterburg Cách mạng Nga Kiến trúc Baroque