source
stringlengths 64
222
| subject
stringlengths 8
234
| text
stringlengths 31
1.44M
| meta
dict |
---|---|---|---|
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Giao-thong-Van-tai/Thong-bao-290-TB-BGTVT-2023-ket-luan-Bo-truong-Hoi-nghi-so-ket-6-thang-dau-nam-Cuc-Hang-hai-578963.aspx | Thông báo 290/TB-BGTVT 2023 kết luận Bộ trưởng Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm Cục Hàng hải | BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 290/TB-BGTVT
Hà Nội, ngày 11 tháng 09 năm 2023
THÔNG BÁO
KẾT LUẬN CỦA BỘ TRƯỞNG NGUYỄN VĂN THẮNG TẠI HỘI NGHỊ SƠ KẾT CÔNG TÁC 6 THÁNG ĐẦU NĂM VÀ TRIỂN KHAI NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM 6 THÁNG CUỐI NĂM 2023 CỦA CỤC HÀNG HẢI VIỆT NAM
Ngày 12/7/2023, tại Cục Hàng hải Việt Nam (Cục HHVN), Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải (Bộ GTVT) Nguyễn Văn Thắng chủ trì Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2023 của Cục HHVN. Tham dự Hội nghị về phía Bộ GTVT có: đồng chí Thứ trưởng Nguyễn Xuân Sang; đại diện các Vụ thuộc Bộ GTVT, Thanh tra Bộ, Văn phòng Bộ, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, Cục Quản lý đầu tư xây dựng, Cục Đăng kiểm Việt Nam, Viện Chiến lược và Phát triển GTVT. Tham dự Hội nghị có đại diện các Sở GTVT: Hải Phòng, Quảng Ninh, Cần Thơ, TP. Hồ Chí Minh; đại diện các hiệp hội, doanh nghiệp: Hiệp hội Chủ tàu Việt Nam, Hiệp hội Địa lý, môi giới và Dịch vụ hàng hải Việt Nam, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam, Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn, Tổng công ty Bảo đảm an toàn hàng hải miền Bắc, Tổng công ty Bảo đảm an toàn hàng hải miền Nam, Công ty TNHH MTV Thông tin Điện tử hàng hải Việt Nam, các đơn vị tư vấn và tập thể lãnh đạo các cơ quan, đơn vị thuộc Cục HHVN.
Sau khi nghe đại diện Lãnh đạo Cục HHVN báo cáo về kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác tháng 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2023 của Cục HHVN; báo cáo tham luận của các Sở GTVT, hiệp hội, doanh nghiệp, ý kiến phát biểu của các cơ quan, đơn vị liên quan, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thắng kết luận như sau:
Trong chiến lược phát triển kinh tế biển, ngành hàng hải đóng vai trò quan trọng, là ngành đặc thù, có tính quốc tế hóa cao, với trung tâm là vận tải biển và cảng biển. Ngành hàng hải đã đảm nhận khoảng 90% lượng hàng hóa xuất, nhập khẩu quốc tế và một phần hàng hóa vận tải nội địa tới các vùng miền của đất nước; là huyết mạch chính trong công tác vận chuyển, phân bố hàng hóa của nền kinh tế Việt Nam. Bộ GTVT đánh giá cao sự nỗ lực, cố gắng của tập thể lãnh đạo, công chức, viên chức và người lao động của Cục HHVN đã hoàn thành các nhiệm vụ trong 6 tháng đầu năm 2023, trong đó, có nhiều kết quả nổi bật về: công tác xây dựng và hoàn thiện cơ chế chính sách; công tác quy hoạch, đầu tư xây dựng, quản lý bảo trì kết cấu hạ tầng hàng hải; công tác quản lý vận tải, bảo đảm an toàn an ninh hàng hải, phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.
Bên cạnh những kết quả đạt được, việc thực hiện nhiệm vụ của Cục HHVN vẫn còn những tồn tại, hạn chế như: thể chế, cơ chế phát triển ngành chưa theo kịp thực tiễn; quy mô năng lực thị phần vận tải của đội tàu biển Việt Nam còn hạn chế; các nhà đầu tư vào kết cấu hạ tầng cảng biển còn nhỏ lẻ, manh mún, hạ tầng giao thông kết nối đến cảng biển thiếu đồng bộ; đội ngũ nhân lực hàng hải còn thiếu và yếu; cơ sở hạ tầng trang thiết bị phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn còn chưa được đầu tư trang bị kịp.
Để tiếp tục hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2023, yêu cầu Cục HHVN tiếp tục phát huy những kết quả tích cực đạt được thời gian qua, lấy đoàn kết làm trung tâm, gắn kết tập thể lãnh đạo, công chức, viên chức và người lao động trong toàn ngành, tạo luồng gió mới trong thực thi nhiệm vụ, đảm bảo hoàn thành tốt các yêu cầu nhiệm vụ được giao, trong đó tập trung triển khai các nhiệm vụ trọng tâm sau:
1. Về công tác xây dựng, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật
a) Khẩn trương hoàn thiện báo cáo tổng kết Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015; phân tích những vấn đề còn bất cập, hạn chế làm cản trở đến thực tiễn phát triển, kịp thời rà soát, sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành, định hướng các cơ chế thu hút mạnh mẽ các nguồn lực trong nước và quốc tế để phát triển kết cấu hạ tầng hàng hải theo hướng đồng bộ, hiện đại, hiệu quả nhằm hướng tới đưa Việt Nam trở thành một trung tâm trung chuyển của vùng và thế giới, đáp ứng xu thế phát triển xanh, bền vững.
b) Khẩn trương nghiên cứu, đề xuất sửa đổi Nghị định số 58/2017/NĐ-CP ngày 10/5/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Hàng hải Việt Nam về quản lý hoạt động hàng hải; Nghị định số 159/2018/NĐ-CP ngày 28/11/2018 quy định quản lý hoạt động nạo vét trong vùng nước cảng biển và đường thuỷ nội địa và Nghị định số 70/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ về việc điều kiện cung cấp dịch vụ bảo đảm an toàn hàng hải theo hướng mở rộng các đối tượng tham gia thực hiện công tác nạo vét, duy tu, tham gia thực hiện các dịch vụ sự nghiệp công bảo đảm hàng hải nhằm tăng cường hiệu quả quản lý, giảm chi phí xã hội.
c) Tiếp tục nghiên cứu, sửa đổi Thông tư 54/2018/TT-BGTVT ngày 14/11/2018 về ban hành biểu khung giá dịch vụ hoa tiêu, dịch vụ sử dụng cầu, bến, phao neo, dịch vụ bốc dỡ container và dịch vụ lai dắt tại cảng biển Việt Nam phù hợp với tình hình thực tế của thị trường.
2. Về công tác xây dựng và triển khai các quy hoạch ngành hàng hải
Khẩn trương rà soát, tập trung hoàn thiện việc điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 để phù hợp với Quy hoạch tổng thể Quốc gia và hoàn thiện các quy hoạch có tính chất kỹ thuật chuyên ngành hàng hải trình cấp có thẩm quyền phê duyệt đúng theo kế hoạch; đề xuất giải pháp, định hướng đầu tư cảng biển nhằm hạn chế nhỏ lẻ và đảm bảo đồng bộ với hạ tầng kết nối.
3. Về công tác đầu tư, bảo trì kết cấu hạ tầng hàng hải
Chỉ đạo quyết liệt các đơn vị liên quan đảm bảo tiến độ hoàn thành các dự án và giải ngân đầu tư công theo kế hoạch; rà soát, xây dựng kế hoạch trình cấp có thẩm quyền bố trí nguồn vốn trung hạn 2026 - 2030 để đầu tư hạ tầng giao thông kết nối, tập trung vào các dự án luồng hàng hải, đường giao thông kết nối đến các khu vực cảng biển lớn là Lạch Huyện, Đồ Sơn, Nghi Sơn, Liên Chiểu, Quy Nhơn, Cái Mép - Thị Vải,…
4. Về công tác bảo đảm an toàn, an ninh hàng hải
Trong 6 tháng cuối năm 2023, chỉ đạo các đơn vị trực thuộc có liên quan tăng cường kiểm soát, tuyên truyền về công tác an toàn; phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các địa phương để có phương án dự báo, chuẩn bị dài hạn đảm bảo các tàu thuyền vận tải được an toàn và giảm thiểu tối đa thiệt hại về tài sản, tính mạng của người dân và doanh nghiệp.
5. Về công tác hợp tác quốc tế
a) Tiếp tục rà soát, trình cấp có thẩm quyền phê chuẩn, ký kết các hiệp định vận tải song phương, đa phương với các quốc gia, vùng lãnh thổ; đẩy nhanh tiến độ ký kết hiệp định vận tải ven biển giữa Việt Nam - Campuchia - Thái Lan để thúc đẩy giao thương, du lịch giữa các quốc gia.
b) Tăng cường hợp tác học hỏi kinh nghiệm của các quốc gia có nền kinh tế hàng hải phát triển về mô hình quản lý cảng biển, cảng xanh, mô hình phát triển đội tàu biển để phát triển cảng biển, đội tàu biển Việt Nam hiện đại, hiệu quả, thích ứng với biến đổi khí hậu và cam kết của Việt Nam tại Hội nghị Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu lần thứ 26 (COP 26).
6. Về công tác cải cách hành chính và hoạch định cơ cấu tổ chức bộ máy đào tạo nhân lực
Tiếp tục chỉ đạo rà soát cắt giảm, đơn giản hóa các thủ tục hành chính để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp; hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy các đơn vị trực thuộc đảm bảo tinh gọn hiệu quả; tăng cường đào tạo, tuyển dụng nguồn nhân lực chất lượng cao, quan tâm đến đội ngũ nhân lực trẻ đảm bảo tính kế thừa để thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ chính trị.
7. Về công tác thanh tra, kiểm tra, phòng chống tham nhũng
Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; thực hiện thường xuyên liên tục, gắn liền với công việc, nhiệm vụ được giao, đảm bảo các hoạt động được thực thi công khai, minh bạch, tuân thủ đúng quy định của pháp luật.
8. Về công tác của các hiệp hội, doanh nghiệp
Để đóng góp vào thành công chung của ngành hàng hải, không thể thiếu vai trò của các hiệp hội, doanh nghiệp trong lĩnh vực hàng hải. Bộ GTVT đề nghị các hiệp hội, doanh nghiệp nêu cao hơn nữa vai trò và đóng góp vào quá trình xây dựng các chính sách phát triển ngành hàng hải, đặc biệt là việc đóng góp ý kiến cho Bộ GTVT, Chính phủ các giải pháp, cơ chế để phát triển Đội tàu biển Việt Nam, chính sách về phí, giá dịch vụ, chính sách phát triển cảng biển, chính sách về quản lý về tuyến vận tải để ngành hàng hải Việt Nam có đủ năng lực cạnh tranh, hội nhập đáp ứng mục tiêu phát triển bền vững kinh tế biển.
9. Về các kiến nghị của Cục HHVN và các hiệp hội, doanh nghiệp
Yêu cầu Cục HHVN tổng hợp, rà soát các kiến nghị, đề xuất của các cơ quan, hiệp hội, doanh nghiệp đã báo cáo tại Hội nghị, khẩn trương tham mưu, báo cáo Bộ GTVT xem xét, giải quyết hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, giải quyết đối với những vấn đề vượt thẩm quyền.
Thừa lệnh Bộ trưởng Bộ GTVT, Văn phòng Bộ thông báo tới các cơ quan liên quan biết để phối hợp triển khai thực hiện./.
Nơi nhận:
- Bộ trưởng (để b/c);
- Các Thứ trưởng (để b/c);
- Cục HHVN (để thực hiện);
- Các cơ quan, đơn vị dự họp;
- Lưu: VT, VP.
TL. BỘ TRƯỞNG
CHÁNH VĂN PHÒNG
Uông Việt Dũng | {
"issuing_agency": "Bộ Giao thông vận tải",
"promulgation_date": "11/09/2023",
"sign_number": "290/TB-BGTVT",
"signer": "Uông Việt Dũng",
"type": "Thông báo"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Quyet-dinh-13-2007-QD-UBND-quan-ly-su-dung-kinh-phi-pho-bien-phap-luat-Quang-Nam-187935.aspx | Quyết định 13/2007/QĐ-UBND quản lý sử dụng kinh phí phổ biến pháp luật Quảng Nam | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NAM
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 13/2007/QĐ-UBND
Tam Kỳ, ngày 23 tháng 5 năm 2007
QUYẾT ĐỊNH
QUY ĐỊNH NỘI DUNG, MỨC CHI VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ, SỬ DỤNG KINH PHÍ PHỤC VỤ CHO CÔNG TÁC PHỔ BIẾN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT.
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Quyết định số 13/2003/QĐ-TTg ngày 17/01/2003 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình phổ biến giáo dục pháp luật từ năm 2003 đến năm 2007;
Căn cứ Quyết định số 212/2004/QĐ-TTg ngày 16/12/2004 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hành động quốc gia phổ biến giáo dục pháp luật và nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ, nhân dân ở xã, phường, thị trấn từ năm 2005 đến năm 2010;
Căn cứ Thông tư số 63/2005/TT-BTC ngày 05/8/2005 của Bộ Tài chính về hướng dẫn việc quản lý và sử dụng kinh phí bảo đảm cho công tác phổ biến giáo dục pháp luật;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp tại Tờ trình số 29/TTr-STP ngày 03/5/2007và ý kiến tham gia của Sở Tài chính tại công văn số 188/STC-HCSN ngày 05/02/2007,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Quy định nội dung, mức chi và công tác quản lý, sử dụng kinh phí phục vụ cho công tác phổ biến giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, như sau.
1. Các nội dung của Quyết định này bảo đảm cho công tác phổ biến giáo dục pháp luật theo Quyết định số 13/2003/QĐ-TTg ngày 17/01/2003 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phổ biến giáo dục pháp luật từ năm 2003 đến năm 2007 và Quyết định số 212/2004/QĐ-TTg ngày 16/12/2004 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình hành động quốc gia phổ biến giáo dục pháp luật và nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ, nhân dân ở xã, phường, thị trấn từ năm 2005 đến năm 2010 và kinh phí hoạt động của Hội đồng phối hợp công tác phổ biến giáo dục pháp luật các cấp.
2. Nguồn kinh phí bảo đảm cho công tác phổ biến giáo dục pháp luật; kinh phí hoạt động của Hội đồng phối hợp công tác phổ biến giáo dục pháp luật thuộc cấp nào do ngân sách cấp đó bảo đảm và được tổng hợp vào dự toán ngân sách hằng năm của cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ.
3. Kinh phí bảo đảm cho công tác phổ biến giáo dục pháp luật phải được sử dụng đúng mục đích, đúng chế độ và đúng các nội dung được quy định tại Quyết định này.
Điều 2. Nội dung chi cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
1. Chi hoạt động của Hội đồng phối hợp công tác phổ biến giáo dục pháp luật các cấp:
a. Chi tổ chức các cuộc hội thảo nghiệp vụ, Hội nghị tập huấn các văn bản pháp luật.
b. Chi văn phòng phẩm và biên soạn tài liệu phục vụ các hoạt động của Hội đồng.
c. Chi các hoạt động kiểm tra, chỉ đạo.
d. Chi sơ kết, tổng kết, thi đua, khen thưởng.
2. Chi thông tin, tuyên truyền:
a. Chi thông tin, tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trên các phương tiện thông tin đại chúng, gồm: báo, tạp chí, bản tin, chuyên san, phát thanh, truyền hình, thông tin lưu động, triển lãm chuyên đề.
b. Chi biên soạn, in, phát hành đề cương giới thiệu văn bản pháp luật mới; các tài liệu, ấn phẩm phổ biến giáo dục pháp luật phù hợp theo từng đối tượng. Chi biên dịch, xuất bản, in và phát hành tài liệu pháp luật bằng tiếng dân tộc.
c. Chi hỗ trợ xây dựng trang Web về hỏi, đáp pháp luật.
3. Chi xây dựng và củng cố tủ sách pháp luật ở các cơ quan, đơn vị, trường học, xã, phường, thị trấn.
4. Chi tổ chức, thu thập thông tin, tư liệu, lập hệ cơ sở dữ liệu phục vụ công tác giải đáp, phổ biến giáo dục pháp luật.
5. Chi tổ chức các cuộc thi, hội thi tìm hiểu pháp luật; thi hoà giải viên giỏi; giao lưu, sinh hoạt văn hoá có lồng ghép nội dung tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật; xây dựng và duy trì hoạt động của các câu lạc bộ pháp luật.
6. Chi tổ chức các khoá bồi dưỡng, đào tạo nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ thực hiện công tác phổ biến giáo dục pháp luật ở các cấp, báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật, hoà giải viên.
7. Chi tổ chức các hội nghị cộng tác viên; hội nghị tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; triển khai kế hoạch phổ biến giáo dục pháp luật; thực hiện Chương trình, Đề án; các cuộc hội thảo khoa học để trao đổi nghiệp vụ phổ biến giáo dục pháp luật.
8. Chi thù lao cho đội ngũ cộng tác viên tham gia phổ biến giáo dục pháp luật, gồm các đối tượng: báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật.
9. Chi thù lao công tác hoà giải ở cơ sở:
a. Chi thù lao cho hoà giải viên.
b. Chi sơ kết, tổng kết các hoạt động hoà giải.
c. Chi thi đua, khen thưởng.
d. Chi mua tài liệu, văn phòng phẩm phục vụ hoà giải viên;chi in ấn các biểu mẫu, sổ sách báo cáo.
10. Chi thực hiện các cuộc điều tra, khảo sát trong tỉnh để thực hiện kế hoạch phổ biến giáo dục pháp luật và triển khai thực hiện các Đề án đã được phê duyệt.
11. Chi cho hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật cho giáo viên và học sinh:
a. Chi tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho đội ngũ giáo viên.
b. Chi biên soạn tài liệu tham khảo và hướng dẫn phổ biến, giáo dục pháp luật.
c. Chi tổ chức các hoạt động hỗ trợ tìm hiểu pháp luật trong nhà trường.
d. Chi xây dựng chương trình, rà soát cập nhật chương trình bài giảng.
đ. Chi tổ chức điều tra, khảo sát nhận thức pháp luật của học sinh, sinh viên; điều tra, khảo sát việc thực hiện chương trình và sách giáo khoa môn giáo dục công dân và pháp luật.
12. Chi sơ kết, tổng kết, thi đua khen thưởng theo ngành, lĩnh vực, địa phương và toàn tỉnh về công tác phổ biến giáo dục pháp luật.
13. Chi phí quản lý, điều hành Chương trình, đề án, gồm: xây dựng Chương trình, kế hoạch triển khai Chương trình, đề án; chỉ đạo, kiểm tra, giám sát thực hiện kế hoạch phổ biến giáo dục pháp luật; viết báo cáo tổng kết đánh giá thực hiện Chương trình, đề án; bồi dưỡng làm thêm giờ, làm đêm; chi văn phòng phẩm, vật tư, trang thiết bị và các chi phí khác phục vụ trực tiếp hoạt động của bộ phận giúp việc Chương trình, Đề án...
Điều 3. Quy định các mức chi:
1. Chế độ chi cho các nội dung liên quan để thực hiện các nhiệm vụ phổ biến giáo dục pháp luật được thực hiện theo quy định hiện hành.
2. Một số mức chi cụ thể thực hiện nhiệm vụ phổ biến giáo dục pháp luật ( kèm theo phụ lục ).
3. Các chế độ, mức chi quy định tại Quyết định này là mức tối đa để lập dự toán trong phạm vi nguồn kinh phí được giao hằng năm và làm cơ sở cho việc thanh toán, khi thanh toán phải căn cứ vào khối lượng công việc thực tế thực hiện và hóa đơn, chứng từ hợp pháp, hợp lệ theo quy định hiện hành.
Điều 4. Lập dự toán, quản lý và quyết toán kinh phí bảo đảm cho công tác phổ biến giáo dục pháp luật:
1. Hằng năm các cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ chủ trì thực hiện Chương trình hành động quốc gia phổ biến giáo dục pháp luật theo Quyết định số 13/2003/QĐ-TTg ngày 17/01/2003 và Quyết định số 212/2004/QĐ-TTg ngày 16/12/2004 của Thủ tướng Chính phủ. Căn cứ vào mục tiêu, kế hoạch hàng năm, có trách nhiệm hướng dẫn các cơ quan, đơn vị, địa phương về nội dung công việc thực hiện Chương trình tại cơ quan, đơn vị, địa phương làm căn cứ để bố trí kinh phí thực hiện chương trình vào dự toán ngân sách hàng năm.
2. Căn cứ hướng dẫn của cơ quan chủ trì thực hiện Chương trình hành động quốc gia phổ biến giáo dục pháp luật và yêu cầu của công tác phổ biến giáo dục pháp luật; căn cứ nội dung, kế hoạch hoạt động của Hội đồng phối hợp công tác phổ biến giáo dục pháp luật; các cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ phổ biến giáo dục pháp luật và các cơ quan, đơn vị có thành lập Hội đồng phối hợp công tác phổ biến giáo dục pháp luật, lập dự toán kinh phí bảo đảm cho công tác phổ biến giáo dục pháp luật và kinh phí bảo đảm cho hoạt động của Hội đồng phối hợp công tác phổ biến giáo dục pháp luật cùng với dự toán chi thường xuyên của đơn vị gửi cơ quan tài chính cùng cấp để tổng hợp trình cấp có thẩm quyền phê duyệt giao dự toán ngân sách hàng năm cho đơn vị. Việc lập dự toán, quản lý, cấp phát, thanh toán và quyết toán kinh phí thực hiện theo đúng quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và các văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính.
3. Việc quản lý, chi tiêu, thanh toán, quyết toán kinh phí phổ biến giáo dục pháp luật; kinh phí hoạt động của Hội đồng phối hợp công tác phổ biến giáo dục pháp luật được thực hiện theo chế độ tài chính hiện hành.
Điều 5. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký.
Điều 6. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Tư pháp, Giám đốc Sở Tài chính, Thủ truởng các Sở, Ban, Ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và thủ trưởng các cơ quan liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.
Nơi nhận:
- VP Chính phủ;
- Bộ Tư pháp;
- Cục kiểm tra VB-BTP;
-TTTU, HĐND, UBND tỉnh;
- Như điều 6;
Lưu VT, NC, KTTH(Mỹ).
(Z:\My\QuyetdinhPQ2005\qd noi dung, muc chi va cong tac quan ly kinh phi phuc vu cong tac pho bien, giao duc phap luat.doc)
TM. UỶ BAN NHÂN DÂN
KT.CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lê Minh Ánh
MỘT SỐ MỨC CHI THỰC HIỆN NHIỆM VỤ PHỔ BIẾN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT
(Kèm theo Quyết định số 13/2007/QĐ-UBND ngày 23/5/2007 của UBND tỉnh Quảng Nam)
STT
NỘI DUNG CHI
Đơn vị tính
Mức chi (1.000đ)
Ghi chú
Cấp tỉnh
Cấp ngành, địa phương
I
Xây dựng và xét duyệt Chương trình, Đề án
1
Xây dựng đề cương
Tùy theo quy mô, tính chất và nhiệm vụ của từng Chương trình, Đề án
a
Xây dựng đề cương chi tiết
Đề cương
400
200
b
Tổng hợp hoàn chỉnh đề cương tổng quát
Chương trình, Đề án,
500
250
2
Xét duyệt đề cương
a
Chủ tịch hội đồng
người/buổi
130
70
b
Thành viên hội đồng, thư ký
người/buổi
90
40
c
Đại biểu được mời tham dự
người/buổi
50
30
d
Nhận xét của phản biện Hội đồng xét duyệt đề cương
Bài viết
60
40
e
Bài nhận xét của ủy viên Hội đồng
Bài viết
40
30
3
Lấy ý kiến thẩm định Chương trình, Đề án bằng văn bản của chuyên gia và nhà quản lý
Bài viết
100
50
Trường hợp không thành lập Hội đồng
II
Chi thực hiện Chương trình, Đề án.
1
Điều tra, khảo sát
a
Lập mẫu phiếu điều tra (khoảng 30 chỉ tiêu)
Phiếu
140
50
b
Cung cấp thông tin
Phiếu
7
5
c
Chi cho điều tra viên
ngày công/ người
25
20
d
Chi cho người phiên dịch tiếng dân tộc
người/ngày
30
30
Chỉ áp dụng cho điều tra thuộc vùng núi cao, vùng sâu cần có người địa phương dẫn đường và người phiên dịch cho điều tra viên
đ
Chi cho người dẫn đường
người/ngày
20
20
e
Chi công tác phí cho cán bộ đi điều tra, khảo sát
Theo quy định hiện hành về chế độ công tác phí
f
Tổng hợp, phân tích, viết báo cáo tổng thuật kết quả điều tra
Báo cáo
2.000
1.000
Theo phương thức hợp đồng
2
Chi cộng tác viên
a
Thù lao báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật
người/buổi
80-100
50-80
Tùy theo trình độ của cộng tác viên, tính chất nghiệp vụ phức tạp của đợt phổ biến, tuyên truyền
b
Thù lao hoà giải viên
1 vụ/1 tổ hòa giải
50-70
50-70
Tùy theo tính phức tạp của từng vụ
c
Công tác phí cho cộng tác viên tham gia đoàn kiểm tra, tham gia phổ biến giáo dục pháp luật
Theo quy định hiện hành về chế độ công tác phí
d
Chi tổ chức các khoá bồi dưỡng, đào tạo nâng cao năng lực cho đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật, hoà giải viên.
Theo quy định hiện hành về chế độ chi đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức
3
Hội nghị, hội thảo khoa học
a
Hội nghị
Thực hiện theo qui định hiện hành về chế độ chi tiêu hội nghị.
b
Hội thảo khoa học
Mức chi thực hiện theo quy định tại Hướng dẫn liên ngành số 1548/HDLN/SKHCN-STC ngày 20/8/2004 của Liên Sở Khoa học, Công nghệ và Sở Tài chính Quảng Nam
4
Chi thông tin, tuyên truyền
a
Biên dịch tài liệu tuyên truyền bằng tiếng dân tộc
Trang
40
40
Tối thiểu mỗi trang phải đạt 300 từ của văn bản gốc
b
In ấn các ấn phẩm, tài liệu tuyên truyền; tuyên truyền trên phương tiện thông tin đại chúng
Theo chế độ, định mức, đơn giá của các ngành có công việc tương tự. Những nội dung này phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt dự toán trước khi thực hiện
5
Chi tổ chức thu thập thông tin, tư liệu, lập hệ cơ sở dữ liệu phục vụ cho công tác giải đáp, phổ biến, giáo dục pháp luật.
Thực hiện theo quy định tại Thông tư số 111/1998/TT-BTC ngày 03/8/1998 của Bộ Tài chính hướng dẫn mức chi tạo lập tin điện tử thuộc công nghệ thông tin và các quy định hiện hành về công nghệ thông tin, xây dựng và quản lý hệ cơ sở dữ liệu.
6
Chi xây dựng, củng cố tủ sách pháp luật
Căn cứ hoá đơn, chứng từ chi tiêu hợp pháp, hợp lệ và được cấp có thẩm quyền phê duyệt dự toán trước khi thực hiện.
7
Chi tổ chức các cuộc thi
a
Chi biên soạn đề thi (bao gồm cả hướng dẫn và biểu điểm)
Đề thi
300
200
Tối thiểu mỗi đề thi phải đạt từ 10 câu hỏi trở lên
b
Chi bồi dưỡng chấm thi, xét công bố kết quả thi
người/ngày
80
50
c
Chi bồi dưỡng cho thành viên Ban Tổ chức cuộc thi
- Chủ tịch, Phó chủ tịch
người/ngày
100
70
- Thư ký, Thành viên Hội đồng thi
người/ngày
70
50
d
Hỗ trợ tiền ăn, ở cho thành viên Ban Tổ chức, thành viên Hội đồng thi (tối đa không quá 7 ngày)
Tiền ăn
người/ngày
40
40
Những người đã hưởng khoản hỗ trợ này thì không thanh toán công tác phí ở cơ quan
Tiền ở
người/ngày
90
60
e
Chi giải thưởng
- Cuộc thi tổ chức quy mô cấp Trung ương
+ Giải nhất:
Giải thưởng
. Tập thể
2.000
. Cá nhân
1.000
+ Giải nhì:
Giải thưởng
. Tập thể
1.500
. Cá nhân
800
+ Giải Ba
Giải thưởng
. Tập thể
1.000
. Cá nhân
500
+ Giải khuyến khích
Giải thưởng
. Tập thể
500
. Cá nhân
300
- Cuộc thi tổ chức quy mô cấp tỉnh; ngành, huyện
+ Giải nhất:
Giải thưởng
. Tập thể
1.000
600
.Cá nhân
500
400
+ Giải nhì:
Giải thưởng
. Tập thể
700
500
. Cá nhân
300
300
+ Giải Ba
. Tập thể
500
300
. Cá nhân
200
200
+ Giải khuyến khích
Giải thưởng
. Tập thể
300
200
.Cá nhân
100
100
f
Các khoản chi trực tiếp khác phục vụ cuộc thi; các khoản chi trực tiếp phục vụ các buổi giao lưu, sinh hoạt văn hoá có lồng ghép nội dung tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật.
Thực hiện theo hóa đơn, chứng từ chi tiêu hợp pháp, hợp lệ và được cấp có thẩm quyền phê duyệt
8
Chi khen thưởng cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật; trong hoà giải cơ sở; trong hoạt động của Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
Theo quy định hiện hành về chế độ chi khen thưởng
9
Chi khác: Làm đêm, làm thêm giờ, văn phòng phẩm, vật tư, trang thiết bị và các chi phí khác, phục vụ trực tiếp hoạt động của bộ phận giúp việc Chương trình, Đề án, phục vụ công tác của tổ hoà giải cơ sở, phục vụ công tác của Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật...
Căn cứ theo chế độ hiện hành, hóa đơn, chứng từ chi tiêu hợp pháp, hợp lệ và được cấp có thẩm quyền phê duyệt. | {
"issuing_agency": "Tỉnh Quảng Nam",
"promulgation_date": "23/05/2007",
"sign_number": "13/2007/QĐ-UBND",
"signer": "Lê Minh Ánh",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Doanh-nghiep/Quyet-dinh-2678-QD-NHNN-2019-Nguoi-dai-dien-chu-so-huu-truc-tiep-tai-to-chuc-tin-dung-doanh-nghiep-434825.aspx | Quyết định 2678/QĐ-NHNN 2019 Người đại diện chủ sở hữu trực tiếp tại tổ chức tín dụng doanh nghiệp | NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
VIỆT NAM
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 2678/QĐ-NHNN
Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 2019
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY CHẾ VỀ NGƯỜI ĐẠI DIỆN CHỦ SỞ HỮU TRỰC TIẾP, NGƯỜI ĐẠI DIỆN PHẦN VỐN NHÀ NƯỚC TẠI TỔ CHỨC TÍN DỤNG, TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VÀ DOANH NGHIỆP DO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM QUẢN LÝ
THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 16 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp ngày 26 tháng 11 năm 2014;
Căn cứ Luật Doanh nghiệp ngày 26 tháng 11 năm 2014;
Căn cứ Luật Các tổ chức tín dụng ngày 16 tháng 6 năm 2010, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng ngày 20 tháng 11 năm 2017;
Căn cứ Luật Bảo hiểm tiền gửi ngày 18 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Luật Hợp tác xã ngày 20 tháng 11 năm 2012;
Căn cứ Nghị định số 16/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
Căn cứ Nghị định số 10/2019/NĐ-CP ngày 30 tháng 01 năm 2019 của Chính phủ về thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 87/2015/NĐ-CP ngày 06 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về giám sát đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp; giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai thông tin tài chính của doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 91/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp;
Căn cứ Nghị định số 32/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 91/2015/NĐ-CP ngày 13/10/2015 của Chính phủ về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp;
Căn cứ Nghị định số 97/2015/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về quản lý người giữ chức danh, chức vụ tại doanh nghiệp là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên mà Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ;
Căn cứ Nghị định số 106/2015/NĐ-CP ngày 23 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về quản lý người đại diện phần vốn nhà nước giữ các chức danh quản lý tại doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ;
Căn cứ Nghị định số 93/2017/NĐ-CP ngày 07 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ về chế độ tài chính đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả đầu tư vốn nhà nước tại tổ chức tín dụng do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và tổ chức tín dụng có vốn nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 115/2014/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2014 của Chính phủ về quy định chế độ giám sát, kiểm tra việc thực hiện chiến lược, kế hoạch, mục tiêu, nhiệm vụ được giao của doanh nghiệp nhà nước;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tài chính - Kế toán,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế về Người đại diện chủ sở hữu trực tiếp, Người đại diện phần vốn Nhà nước tại các tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính và doanh nghiệp do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quản lý.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 678/QĐ-NHNN ngày 12 tháng 4 năm 2017 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành Quy chế về Người đại diện chủ sở hữu trực tiếp, Người đại diện phần vốn Nhà nước tại tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính và doanh nghiệp do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quản lý.
Các văn bản sau đây hết hiệu lực thi hành: Quyết định số 1946/QĐ-NHNN ngày 30 tháng 9 năm 2016 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành trình tự, thủ tục trình, duyệt Danh mục dự án đầu tư nhóm A, B hằng năm tại các tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính và doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và doanh nghiệp Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ do Ngân hàng Nhà nước quản lý và Quyết định số 248/QĐ-NHNN ngày 13 tháng 02 năm 2019 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về trình tự, thủ tục trình, duyệt Danh mục dự án đầu tư nhóm A, B hằng năm tại các tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính và doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và doanh nghiệp Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ do Ngân hàng Nhà nước quản lý ban hành kèm theo Quyết định số 1946/QĐ-NHNN ngày 30 tháng 9 năm 2016 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
Điều 3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Tài chính - Kế toán, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ trưởng Vụ Quản lý ngoại hối, Vụ trưởng Vụ Kiểm toán nội bộ, Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng, Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin, Cục trưởng Cục Phát hành và Kho quỹ, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Ngân hàng Nhà nước, Người đại diện chủ sở hữu trực tiếp, Người đại diện phần vốn nhà nước tại các tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính và doanh nghiệp do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quản lý chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Ban lãnh đạo NHNN;
- Lưu VP, TCKT5 (15 bản).
KT. THỐNG ĐỐC
PHÓ THỐNG ĐỐC
Đào Minh Tú
QUY CHẾ
VỀ NGƯỜI ĐẠI DIỆN CHỦ SỞ HỮU TRỰC TIẾP, NGƯỜI ĐẠI DIỆN PHẦN VỐN NHÀ NƯỚC TẠI TỔ CHỨC TÍN DỤNG, TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VÀ DOANH NGHIỆP DO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM QUẢN LÝ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2678/QĐ-NHNN ngày 30/12/2019 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chế này quy định về việc thực hiện quyền, trách nhiệm của Người đại diện chủ sở hữu trực tiếp, Người đại diện phần vốn nhà nước tại tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính và doanh nghiệp (sau đây gọi chung là doanh nghiệp) do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quản lý; việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức, miễn nhiệm người đại diện chủ sở hữu trực tiếp; việc cử, cử lại, miễn nhiệm người đại diện phần vốn nhà nước; cơ chế hoạt động, chế độ báo cáo, xin ý kiến của Người đại diện; cơ chế kiểm tra, giám sát hoạt động đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp; việc phân công nhiệm vụ cho các đơn vị chức năng thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi tắt là NHNN) trong việc tham mưu giúp Thống đốc NHNN tổ chức thực hiện các quyền, trách nhiệm của NHNN với vai trò là cơ quan đại diện chủ sở hữu tại doanh nghiệp.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Quy chế này áp dụng đối với:
1. NHNN, với vai trò là cơ quan đại diện chủ sở hữu tại doanh nghiệp do NHNN quyết định thành lập hoặc được giao quản lý.
2. Các đơn vị chức năng thuộc NHNN được giao nhiệm vụ tham mưu, giúp Thống đốc NHNN thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước tại các doanh nghiệp.
3. Người đại diện chủ sở hữu trực tiếp, Người đại diện phần vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp do NHNN quản lý.
4. Tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến hoạt động quản lý, giám sát, thanh tra, kiểm tra, đánh giá, xếp loại doanh nghiệp.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Quy chế này, một số từ ngữ sau đây được hiểu như sau:
1. Cơ quan đại diện chủ sở hữu (sau đây gọi tắt là Chủ sở hữu) là NHNN được giao thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và vốn nhà nước tại doanh nghiệp do NHNN quyết định thành lập hoặc được giao quản lý.
2. Người đại diện chủ sở hữu trực tiếp tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ (sau đây gọi là người đại diện chủ sở hữu trực tiếp) là cá nhân được cơ quan nhà nước có thẩm quyền bổ nhiệm vào Hội đồng thành viên (hoặc Hội đồng quản trị của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam) để thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp do NHNN thành lập hoặc được giao quản lý.
3. Người đại diện phần vốn nhà nước đầu tư tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên (sau đây gọi là người đại diện phần vốn nhà nước) là cá nhân được NHNN ủy quyền bằng văn bản để thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với phần vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp có vốn nhà nước do NHNN quản lý.
Người đại diện chủ sở hữu trực tiếp (quy định tại khoản 2) và Người đại diện phần vốn nhà nước (quy định tại khoản 3) được gọi chung là Người đại diện trong Quy chế này.
4. Vốn nhà nước tại doanh nghiệp bao gồm vốn từ ngân sách nhà nước, vốn tiếp nhận có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước; vốn từ quỹ đầu tư phát triển tại doanh nghiệp, quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp; vốn tín dụng do Chính phủ bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước và vốn khác được Nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp (bao gồm cả vốn hỗ trợ của nhà nước tại Ngân hàng Hợp tác xã).
5. Tổ chức tín dụng nhà nước là tổ chức tín dụng mà Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
6. Tổ chức tín dụng có vốn nhà nước là tổ chức tín dụng có một phần vốn góp của Nhà nước/NHNN (bao gồm cả Ngân hàng Hợp tác xã việt Nam).
7. Tổ chức tài chính nhà nước do NHNN thực hiện các quyền, nghĩa vụ của đại diện vốn chủ sở hữu nhà nước là Bảo hiểm Tiền gửi Việt Nam.
8. Doanh nghiệp nhà nước là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ do NHNN quản lý, bao gồm tổ chức tín dụng nhà nước, tổ chức tài chính nhà nước và doanh nghiệp nhà nước khác thuộc NHNN (Công ty TNHH MTV Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam, Nhà máy In tiền Quốc gia).
9. Doanh nghiệp có vốn nhà nước (bao gồm cả Tổ chức tín dụng có vốn nhà nước) là công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty cổ phần có một phần vốn góp của NHNN/Nhà nước do NHNN làm đại diện vốn chủ sở hữu nhà nước.
10. Doanh nghiệp do NHNN quản lý (bao gồm doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước) là các doanh nghiệp do NHNN thành lập hoặc NHNN được giao làm đại diện chủ sở hữu phần vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp.
11. Đơn vị đầu mối là đơn vị thuộc NHNN được Thống đốc NHNN phân công tham mưu, giúp Thống đốc NHNN thực hiện một số nhiệm vụ, nội dung công việc thuộc phạm vi quyền, trách nhiệm đại diện vốn chủ sở hữu nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp.
Điều 4. Mục tiêu quản lý, giám sát
1. Đảm bảo hoạt động của các doanh nghiệp do NHNN quản lý tuân thủ pháp luật, ổn định, an toàn, hiệu quả và theo đúng định hướng, chiến lược của NHNN.
2. Đảm bảo thực hiện đúng, đủ, có hiệu lực quyền hạn, trách nhiệm của NHNN với vai trò là cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp do NHNN quản lý.
3. Bảo đảm hiệu quả, bảo toàn và gia tăng giá trị vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp; phòng, chống đầu tư dàn trải, lãng phí, thất thoát vốn, tài sản của Nhà nước và doanh nghiệp.
4. Xác định rõ trách nhiệm của Người đại diện trong việc chấp hành các quy định của pháp luật hiện hành và các quy định của Chủ sở hữu trong việc quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp.
5. Phân công, phân cấp rõ, đầy đủ vai trò, quyền, trách nhiệm, qua đó tăng cường công tác quản lý, giám sát, quản trị, điều hành của chủ sở hữu và Người đại diện.
Điều 5. Nguyên tắc quản lý, giám sát
Việc quản lý, giám sát phần vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn nhà nước phải được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật và quy định tại Quy chế này, điều lệ tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp và đảm bảo các nguyên tắc sau đây:
1. NHNN với vai trò là Chủ sở hữu không can thiệp trực tiếp vào hoạt động sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp, hoạt động quản lý, điều hành của người quản lý doanh nghiệp.
2. NHNN quản lý vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp được thực hiện thông qua Người đại diện chủ sở hữu trực tiếp, Người đại diện phần vốn nhà nước:
a. Đối với doanh nghiệp nhà nước:
NHNN trực tiếp phê duyệt, chỉ đạo doanh nghiệp thực hiện quyết định của NHNN. Đối với những nội dung Người đại diện chủ sở hữu trực tiếp phải trình NHNN xem xét, quyết định/phê duyệt/có ý kiến theo quy định tại Điều 11 Quy chế này, văn bản trình phải được ký bởi Chủ tịch Hội đồng thành viên/Hội đồng quản trị hoặc thành viên Hội đồng thành viên/Hội đồng quản trị được ủy quyền và đính kèm Nghị quyết của Hội đồng thành viên/Hội đồng quản trị, Trường hợp có ý kiến khác với ý kiến được Hội đồng thành viên/Hội đồng quản trị thông qua, văn bản trình NHNN phải đính kèm Biên bản kiểm phiếu trong đó nêu rõ các ý kiến của thành viên Hội đồng thành viên/Hội đồng quản trị.
b. Đối với doanh nghiệp có vốn nhà nước:
NHNN quản lý thông qua việc có ý kiến chỉ đạo Người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp; Người đại diện trong phạm vi quyền hạn, trách nhiệm của mình, quản trị, điều hành doanh nghiệp thực hiện các chỉ đạo của NHNN. Đối với những nội dung Người đại diện phần vốn nhà nước phải báo cáo, xin ý kiến NHNN theo quy định tại Điều 18 Quy chế này, văn bản xin ý kiến của Người đại diện phần vốn nhà nước phải được ký bởi tất cả các Người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp hoặc ký bởi Người đại diện phụ trách chung trong trường hợp có ý kiến không thống nhất giữa các Người đại diện phần vốn nhà nước (trường hợp này văn bản trình phải gửi kèm Biên bản họp trong đó nêu rõ ý kiến của các Người đại diện phần vốn nhà nước).
3. Đối với các nội dung phải xin ý kiến NHNN thì sau khi có ý kiến của NHNN, Người đại diện phải tham gia ý kiến, biểu quyết, quyết định theo đúng ý kiến chỉ đạo bằng văn bản của NHNN.
4. Đối với các nội dung phải xin ý kiến của NHNN bằng văn bản theo Quy chế này mà Người đại diện không gửi báo cáo xin ý kiến NHNN hoặc Người đại diện quyết định khác với ý kiến của NHNN thì sẽ bị xem xét xử lý vi phạm, bồi thường vật chất theo quy định tại Điều 26, 27 Quy chế này.
5. NHNN, Người đại diện chịu trách nhiệm quản lý, sử dụng vốn nhà nước theo đúng phân công, phân cấp theo quy định của pháp luật hiện hành về quản lý sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp và quy định tại Quy chế này.
6. Người đại diện đã được NHNN ủy quyền thì không được giao, ủy quyền lại cho người khác đại diện thay mình biểu quyết, quyết định các nội dung đã được NHNN ủy quyền, cho ý kiến.
7. Đối với những nội dung Người đại diện xin ý kiến vượt quá thẩm quyền quyết định của NHNN hoặc chưa được quy định cụ thể về thẩm quyền, NHNN thực hiện báo cáo, xin ý kiến của cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định trước khi trả lời Người đại diện.
Điều 6. Phương thức/cách thức quản lý
1. Phê duyệt các nội dung trọng yếu ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp
NHNN định hướng hoạt động của doanh nghiệp thông qua chỉ đạo Người đại diện tại doanh nghiệp có ý kiến và phê duyệt các quy định, nội dung trọng yếu ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, chiến lược hoạt động trung và dài hạn, các kế hoạch, báo cáo tài chính hằng năm và các nội dung khác theo quy định của pháp luật và tại Quy chế này.
2. Giám sát
NHNN thực hiện giám sát hoạt động kinh doanh, tình hình tài chính và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp; tình hình chấp hành các quyết định của chủ sở hữu của doanh nghiệp, của người đại diện tại doanh nghiệp thông qua việc theo dõi, tổng hợp, phân tích, đánh giá thường xuyên hoặc định kỳ các báo cáo do Người đại diện gửi về NHNN theo quy định tại Quy chế này. Trường hợp cần thiết, NHNN sử dụng hình thức giám sát trực tiếp bằng cách thành lập các đoàn kiểm tra để thực hiện việc kiểm tra, nắm bắt tình hình trực tiếp tại doanh nghiệp.
3. Kiểm tra
NHNN tổ chức kiểm tra hoạt động của doanh nghiệp, của Người đại diện định kỳ hoặc đột xuất theo quy định tại Quy chế này.
4. Đánh giá, xếp loại
Hằng năm, NHNN tổ chức thực hiện đánh giá hiệu quả hoạt động và xếp loại doanh nghiệp đối với doanh nghiệp nhà nước, đánh giá hiệu quả đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước và đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của Người đại diện.
Chương II
QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Mục 1. NGƯỜI ĐẠI DIỆN CHỦ SỞ HỮU TRỰC TIẾP
Điều 7. Tiêu chuẩn, điều kiệu Người đại diện chủ sở hữu trực tiếp
Người đại diện chủ sở hữu trực tiếp phải là cá nhân đảm bảo được các quy định sau đây:
1. Đáp ứng các tiêu chuẩn và điều kiện đối với thành viên Hội đồng thành viên của doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại Điều 92, Luật Doanh nghiệp năm 2014.
2. Đảm bảo tuân thủ các quy định về kiêm nhiệm, đáp ứng đủ điều kiện bổ nhiệm quy định tại Điều 8 và Điều 27, Nghị định 97/2015/NĐ-CP.
3. Phải đáp ứng đủ tiêu chuẩn và điều kiện với chức danh tương ứng được bổ nhiệm tại doanh nghiệp theo quy định tại Luật Doanh nghiệp, Điều lệ của doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan. Đối với các chức danh quản lý, điều hành tại tổ chức tín dụng, Người đại diện chủ sở hữu trực tiếp còn phải đảm bảo điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng và điều lệ của tổ chức tín dụng.
4. Có kinh nghiệm công tác tối thiểu 05 (năm) năm thuộc một trong các lĩnh vực tài chính, ngân hàng, kế toán, kiểm toán, quản trị doanh nghiệp hoặc trong lĩnh vực, ngành, nghề hoạt động của doanh nghiệp.
Điều 8. Bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức, miễn nhiệm Người đại diện chủ sở hữu trực tiếp
Việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức, miễn nhiệm Người đại diện chủ sở hữu trực tiếp được thực hiện theo quy định của pháp luật và quy định hiện hành của NHNN về bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, thôi giữ chức vụ, từ chức, miễn nhiệm, điều động, biệt phái đối với công chức, viên chức và người quản lý doanh nghiệp thuộc NHNN quản lý.
Điều 9. Quyền của Người đại diện chủ sở hữu trực tiếp
1. Được NHNN ủy quyền tham gia ý kiến và biểu quyết tại các cuộc họp của Hội đồng thành viên/Hội đồng quản trị. Đối với các nội dung phải xin ý kiến NHNN theo quy định tại Điều 11 Quy chế này thì Người đại diện chủ sở hữu trực tiếp phải tham gia ý kiến, biểu quyết, quyết định, thực hiện theo đúng ý kiến được NHNN chỉ đạo bằng văn bản. Đối với các nội dung khác không quy định tại Điều 11 Quy chế này, Người đại diện chủ sở hữu trực tiếp chủ động quyết định và tự chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
2. Được NHNN xem xét, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại vào các chức danh Chủ tịch và thành viên Hội đồng thành viên/Hội đồng quản trị, Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc/Giám đốc tại doanh nghiệp nhà nước.
3. Được hưởng thù lao, tiền lương, tiền thưởng và các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật và quy định của doanh nghiệp.
4. Được tham gia các chương trình đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, cập nhật thông tin, kiến thức do NHNN tổ chức (nếu có).
5. Được NHNN cung cấp thông tin, diễn biến kinh tế và thị trường, tư vấn về các vấn đề liên quan đến quyền và nghĩa vụ của Người đại diện (nếu cần).
6. Được NHNN hỗ trợ, tạo điều kiện tham gia trao đổi kinh nghiệm, tìm kiếm cơ hội kinh doanh với doanh nghiệp và Người đại diện khác.
7. Các quyền lợi khác theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp, Luật Doanh nghiệp, Luật Các tổ chức tín dụng, Nghị định 10/2019/NĐ-CP, Điều lệ doanh nghiệp, quy định của NHNN và các quy định pháp luật khác có liên quan.
Điều 10. Trách nhiệm của Người đại diện chủ sở hữu trực tiếp
1. Báo cáo, trình xin ý kiến NHNN quyết định/phê duyệt/có ý kiến trước khi quyết định, triển khai thực hiện đối với các nội dung quy định tại Điều 11 Quy chế này.
2. Thường xuyên theo dõi, thu thập thông tin về tình hình hoạt động và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; phối hợp với Kiểm soát viên tại doanh nghiệp để giám sát tình hình tài chính và các vấn đề phát sinh tại doanh nghiệp; thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo định kỳ, báo cáo bất thường và báo cáo đột xuất theo yêu cầu của NHNN.
3. Báo cáo kịp thời và đề xuất với NHNN những giải pháp đối với tình hình doanh nghiệp hoạt động thua lỗ; không đảm bảo khả năng thanh toán; đầu tư không đúng mục tiêu chiến lược, quy hoạch, kế hoạch; không hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ do NHNN giao hoặc những trường hợp sai phạm khác.
4. Phối hợp với NHNN theo dõi, đối chiếu xác nhận nợ, đôn đốc thanh toán các khoản nợ bao gồm cổ tức, các khoản được chia từ vốn góp, thù lao và các khoản phải thu của Nhà nước, của NHNN tại doanh nghiệp.
5. Khi phát hiện doanh nghiệp đi chệch mục tiêu định hướng, Người đại diện phải báo cáo kịp thời NHNN và đề xuất giải pháp khắc phục. Sau khi NHNN có ý kiến phải tổ chức thực hiện kịp thời để nhanh chóng hướng doanh nghiệp đi đúng mục tiêu, định hướng đã xác định.
6. Lập và gửi các báo cáo phục vụ công tác giám sát tài chính theo quy định về giám sát tài chính đối với doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư của nhà nước.
7. Chịu trách nhiệm trước pháp luật và NHNN về việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao. Trường hợp thiếu trách nhiệm, lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây thiệt hại cho Nhà nước/NHNN thì phải chịu trách nhiệm và bồi thường vật chất theo quy định của pháp luật và quy định tại Quy chế này.
8. Thực hiện việc từ chức các chức danh tại doanh nghiệp (do NHNN giới thiệu và bầu) khi chấm dứt hoặc thôi làm Người đại diện chủ sở hữu trực tiếp để miễn nhiệm theo quy định của pháp luật và Điều lệ doanh nghiệp.
9. Thực hiện nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập theo quy định của pháp luật về minh bạch tài sản, thu nhập.
10. Tổ chức thực hiện công bố, công khai thông tin theo quy định của pháp luật hiện hành về công bố thông tin của doanh nghiệp nhà nước.
Điều 11. Những nội dung Người đại diện chủ sở hữu trực tiếp phải báo cáo, trình NHNN quyết định/phê duyệt/có ý kiến trước khi quyết định, triển khai thực hiện:
1. Hội đồng thành viên/Hội đồng quản trị doanh nghiệp nhà nước phải báo cáo, trình NHNN ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành những nội dung sau:
a) Điều lệ, sửa đổi và bổ sung điều lệ của doanh nghiệp.
b) Quy chế tài chính của doanh nghiệp; sửa đổi, bổ sung Quy chế tài chính của doanh nghiệp.
Riêng đối với các tổ chức tín dụng nhà nước, việc ban hành Điều lệ và Quy chế tài chính thực hiện theo quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng và Nghị định 93/2017/NĐ-CP; đối với Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, việc ban hành Quy chế tài chính thực hiện theo quy định của pháp luật về chế độ tài chính đối với Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam. Hội đồng thành viên/Hội đồng quản trị tại tổ chức tín dụng nhà nước và Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam phải báo cáo, trình NHNN xem xét, có ý kiến trước khi phê duyệt/quyết định/ban hành theo thẩm quyền đối với những nội dung trên.
2. Hội đồng thành viên/Hội đồng quản trị doanh nghiệp nhà nước phải báo cáo, trình NHNN phê duyệt/quyết định hoặc trình cấp có thẩm quyền phê duyệt/quyết định những nội dung sau:
a) Quyết định tổ chức lại, chuyển đổi sở hữu, giải thể, phá sản doanh nghiệp.
b) Quyết định về quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, thôi việc, nghỉ hưu đối với Chủ tịch và thành viên Hội đồng thành viên/Hội đồng quản trị, Chủ tịch công ty, Kiểm soát viên; quyết định/phê duyệt việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm đối với Tổng giám đốc/Giám đốc, Phó Tổng giám đốc/Phó Giám đốc, Kế toán trưởng doanh nghiệp theo quy định hiện hành của NHNN về bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, thôi giữ chức vụ, từ chức, miễn nhiệm, điều động, biệt phái đối với công chức, viên chức và người quản lý doanh nghiệp thuộc NHNN quản lý.
c) Quyết định về khen thưởng, kỷ luật, tiền lương, thù lao, tiền thưởng và quyền lợi khác của Chủ tịch và thành viên Hội đồng thành viên/Hội đồng quản trị, Chủ tịch công ty, Kiểm soát viên; phê duyệt việc khen thưởng, kỷ luật đối với Tổng giám đốc hoặc Giám đốc doanh nghiệp và các chức danh quản lý khác theo phân cấp của NHNN; quyết định quỹ tiền lương, thù lao hằng năm của người quản lý doanh nghiệp, Kiểm soát viên.
d) Quyết định chủ trương thành lập mới công ty con 100% vốn của doanh nghiệp; chủ trương đầu tư góp vốn mới, thành lập doanh nghiệp mới trong và ngoài nước dưới các hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần, công ty có vốn đầu tư nước ngoài; chủ trương tiếp nhận công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên thành công ty con, công ty liên kết của doanh nghiệp; chủ trương đầu tư bổ sung vốn hoặc không tiếp tục đầu tư vốn bổ sung vào công ty con, công ty liên kết.
đ) Quyết định chủ trương góp vốn, tăng, giảm vốn góp, chuyển nhượng vốn đầu tư của doanh nghiệp đầu tư tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; quyết định việc chuyển nhượng vốn đầu tư của doanh nghiệp tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên trong trường hợp giá trị chuyển nhượng thấp hơn giá trị ghi trên sổ sách kế toán của doanh nghiệp sau khi đã bù trừ dự phòng tổn thất vốn đầu tư.
e) Quyết định để Hội đồng thành viên/Hội đồng quản trị, Chủ tịch công ty ký hợp đồng cho thuê, thế chấp, cầm cố tài sản của doanh nghiệp có giá trị lớn hơn mức phân cấp cho Hội đồng thành viên/Hội đồng quản trị, Chủ tịch công ty theo quy định tại Điều 23 Luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp và Điều 26 Nghị định 91/2015/NĐ-CP.
g) Quyết định để Hội đồng thành viên/Hội đồng quản trị, Chủ tịch công ty ký hợp đồng thuê tài sản của doanh nghiệp có giá trị lớn hơn mức phân cấp cho Hội đồng thành viên/Hội đồng quản trị, Chủ tịch công ty theo quy định của Luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp và quy định hướng dẫn của Chính phủ (trong khi chưa có quy định hướng dẫn của Chính phủ về mức phân cấp, Hội đồng thành viên/Hội đồng quản trị báo cáo, xin ý kiến NHNN về hợp đồng thuê tài sản của doanh nghiệp có giá trị vượt quá mức vốn của dự án nhóm B theo quy định của Luật đầu tư công hoặc vượt quá 50% vốn chủ sở hữu được ghi trên báo cáo tài chính quý hoặc báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp tại thời điểm gần nhất với thời điểm quyết định thuê).
h) Quyết định chủ trương đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp theo quy định tại Điều 29 Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp.
i) Phê duyệt chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạch đầu tư phát triển 05 năm; kế hoạch kinh doanh hằng năm.
k) Phê duyệt mức vốn điều lệ của doanh nghiệp (kể cả điều chỉnh vốn điều lệ trong quá trình hoạt động).
l) Phê duyệt phương án huy động vốn đối với từng dự án có mức huy động trên mức quy định tại điểm a khoản 3 Điều 23 Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp; phương án huy động vốn của tổ chức, cá nhân nước ngoài.
Việc huy động vốn của tổ chức tín dụng nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật ngân hàng và pháp luật có liên quan.
m) Phê duyệt dự án đầu tư, xây dựng, mua, bán tài sản cố định, phương án thanh lý, nhượng bán tài sản cố định, dự án đầu tư ra ngoài doanh nghiệp có giá trị trên mức phân cấp cho Hội đồng thành viên/Hội đồng quản trị, Chủ tịch công ty theo quy định tại các Điều 24, Điều 28 Luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp và Điều 27 Nghị định 91/2015/NĐ-CP.
n) Phê duyệt báo cáo tài chính, phương án phân phối lợi nhuận, trích lập các quỹ hằng năm của doanh nghiệp.
o) Phê duyệt chủ trương thành lập, tổ chức lại, giải thể chi nhánh, văn phòng đại diện và các đơn vị hạch toán phụ thuộc của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật. Việc thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân hàng.
3. Hội đồng thành viên/Hội đồng quản trị doanh nghiệp nhà nước phải báo cáo, trình NHNN có ý kiến trước khi quyết định, triển khai thực hiện những nội dung sau:
a) Kế hoạch tài chính hằng năm của doanh nghiệp, bao gồm:
- Kế hoạch thu nhập, chi phí;
- Kế hoạch nguồn vốn và sử dụng vốn (áp dụng đối với tổ chức tín dụng nhà nước);
- Kế hoạch lao động, tiền lương;
- Kế hoạch phát hành trái phiếu trong năm tài chính của doanh nghiệp (nếu có), gồm phát hành trái phiếu tại thị trường trong nước và phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế;
- Kế hoạch đầu tư, xây dựng, mua, bán, thuê tài sản cố định có giá trị từ mức vốn của dự án nhóm B theo quy định của Luật Đầu tư công (trình kèm trong kế hoạch tài chính hằng năm; trong năm, nếu có phát sinh ngoài kế hoạch thì phải trình bổ sung trước khi thực hiện);
- Kế hoạch an sinh xã hội hằng năm của doanh nghiệp (trình kèm trong kế hoạch tài chính hằng năm; trong năm, nếu có phát sinh ngoài kế hoạch thì phải trình bổ sung trước khi thực hiện).
b) Việc doanh nghiệp tham gia tài trợ có quy mô từ 03 tỷ đồng trở lên với các Bộ, Ban, Ngành, các tỉnh, thành phố để tổ chức các sự kiện, hội nghị (có quy mô cấp Bộ, ngành, tỉnh, thành phố) như Hội nghị xúc tiến đầu tư, mít-ting kỷ niệm, lễ hội văn hóa... (trình khi có phát sinh).
Mục 2. NGƯỜI ĐẠI DIỆN PHẦN VỐN NHÀ NƯỚC
Điều 12. Tiêu chuẩn, điều kiện Người đại diện phần vốn nhà nước
Người đại diện phần vốn nhà nước phải là cá nhân đảm bảo được các quy định sau đây:
1. Đáp ứng tiêu chuẩn và điều kiện đối với Người đại diện phần vốn nhà nước tại Điều 46, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp.
2. Đảm bảo tuân thủ các quy định về kiêm nhiệm, đáp ứng đủ điều kiện bổ nhiệm quy định tại Điều 6 và Điều 18 Nghị định 106/2015/NĐ-CP (áp dụng đối với cả Người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ không quá 50% vốn điều lệ).
3. Đáp ứng đủ tiêu chuẩn và điều kiện tương ứng với chức danh được bổ nhiệm theo quy định tại Luật Doanh nghiệp, Điều lệ của doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan. Đối với các chức danh quản lý, điều hành tại tổ chức tín dụng, Người đại diện phần vốn nhà nước phải đảm bảo điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng và điều lệ của tổ chức tín dụng đó.
4. Có kinh nghiệm công tác tối thiểu 05 (năm) năm thuộc một trong các lĩnh vực tài chính, ngân hàng, kế toán, kiểm toán, quản trị doanh nghiệp hoặc trong lĩnh vực, ngành, nghề hoạt động của doanh nghiệp.
Điều 13. Số lượng Người đại diện phần vốn nhà nước
1. Tùy theo quy mô vốn Điều lệ của doanh nghiệp, tỷ lệ vốn góp của Nhà nước; số lượng thành viên Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên quy định tại Điều lệ doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh, đặc điểm, tình hình hoạt động của doanh nghiệp, Thống đốc NHNN quyết định cử số lượng Người đại diện phần vốn nhà nước để bầu giữ các chức danh Chủ tịch, thành viên Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên, để bổ nhiệm Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc hoặc Trưởng ban và thành viên chuyên trách Ban kiểm soát (đối với Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam).
2. Trường hợp NHNN cử từ 02 Người đại diện trở lên tại doanh nghiệp thì phải giao cho một trong số những người này làm Người đại diện phụ trách chung.
Người đại diện phụ trách chung ngoài trách nhiệm thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Người đại diện phần vốn nhà nước theo quy định tại Điều 16 và Điều 17 Quy chế này còn có trách nhiệm và nghĩa vụ như sau:
a) Thực hiện phân công công việc, phối hợp chặt chẽ với Người đại diện phần vốn nhà nước khác trong quá trình thực thi nhiệm vụ. Chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động chung của các Người đại diện phần vốn nhà nước.
b) Chịu trách nhiệm tổng hợp các ý kiến tham gia của các Người đại diện phần vốn nhà nước vào các báo cáo, chương trình kế hoạch công tác để báo cáo về NHNN đúng thời hạn, đúng quy định của NHNN.
c) Đối với những nội dung thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trị nhung không phải xin ý kiến NHNN, Người đại diện phụ trách chung có trách nhiệm trao đổi, thống nhất ý kiến bằng biên bản với Người đại diện phần vốn nhà nước khác trước khi quyết định và biểu quyết. Trường hợp không thống nhất được ý kiến giữa các Người đại diện phần vốn nhà nước thì Người đại diện phụ trách chung có trách nhiệm tổng hợp đầy đủ các ý kiến khác nhau và báo cáo về NHNN để NHNN có ý kiến. Sau khi NHNN có ý kiến thì tất cả Người đại diện có trách nhiệm thực hiện theo ý kiến của NHNN.
Điều 14. Cử đại diện phần vốn nhà nước
1. Mỗi Người đại diện phần vốn nhà nước được cử làm đại diện một tỷ lệ vốn nhất định trong tổng phần vốn nhà nước/NHNN tại doanh nghiệp.
2. Thời hạn và thời điểm để tính thời hạn làm đại diện được thực hiện theo quy định tại Điều 17 Nghị định số 106/2015/NĐ-CP.
Điều 15. Trình tự, thủ tục cử, cử lại, miễn nhiệm Người đại diện phần vốn nhà nước
1. Cử Người đại diện phần vốn nhà nước
a) Căn cứ vào giá trị vốn của Nhà nước, quy mô của doanh nghiệp và đối chiếu với điều kiện, tiêu chuẩn làm đại diện, Vụ Tổ chức cán bộ đề xuất với Thống đốc NHNN về chủ trương, số lượng, cơ cấu, nguồn nhân sự và dự kiến nhân sự cụ thể để cử làm đại diện, gồm các thông tin cơ bản: họ và tên; ngày, tháng, năm sinh; quê quán; ngày vào Đảng (nếu có); trình độ chuyên môn nghiệp vụ; trình độ lý luận chính trị; trình độ ngoại ngữ; chức vụ đang giữ; cơ quan, đơn vị đang công tác.
b) Thống đốc NHNN phê duyệt số lượng, cơ cấu, nguồn nhân sự và dự kiến nhân sự cụ thể để cử làm đại diện.
c) Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày Thống đốc NHNN phê duyệt số lượng, cơ cấu, nguồn nhân sự để cử làm đại diện, NHNN phải tổ chức họp để nhân sự dự kiến cử làm đại diện trực tiếp trình bày với Thống đốc NHNN về chương trình hành động và cam kết tuân thủ các chủ trương, nghị quyết, chỉ đạo của NHNN và việc thực hiện các vai trò, trách nhiệm, nghĩa vụ của người đại diện phần vốn nhà nước trong nhiệm kỳ được cử làm đại diện.
d) Thống đốc NHNN lấy ý kiến bằng văn bản của cấp ủy cùng cấp về nhân sự cụ thể dự kiến cử làm đại diện.
đ) Thống đốc NHNN xem xét, kết luận những vấn đề mới phát sinh (nếu có); thảo luận ý kiến của cấp ủy; quyết định.
e) Người đại diện phần vốn nhà nước được dự kiến giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc mà không được Đại hội đồng cổ đông/Hội đồng quản trị bầu, bổ nhiệm thì NHNN sẽ cử người khác thay thế.
g) Hồ sơ cử Người đại diện phần vốn nhà nước được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 21 Nghị định 106/2015/NĐ-CP.
2. Cử lại Người đại diện phần vốn nhà nước
a) Trước 03 tháng tính đến thời điểm người đại diện hết thời hạn làm đại diện thì Thống đốc NHNN xem xét để cử lại hoặc không cử lại làm đại diện. Trường hợp Người đại diện phần vốn nhà nước không được cử lại sẽ được Thống đốc NHNN xem xét, bố trí công tác khác hoặc giải quyết chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.
b) Người đại diện phần vốn nhà nước được cử làm đại diện tại một doanh nghiệp không quá 02 nhiệm kỳ liên tiếp.
c) Điều kiện cử lại người đại diện phần vốn nhà nước
- Đáp ứng đủ điều kiện theo quy định tại Điều 12 Quy chế này;
- Phải được đánh giá hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ 03 năm liên tiếp trước khi được cử lại làm đại diện.
d) Trong trường hợp đặc biệt, tùy trường hợp cụ thể, Thống đốc NHNN có thể xem xét, cử lại người đại diện phần vốn nhà nước khi còn đủ ít nhất hai phần ba thời gian công tác của nhiệm kỳ làm đại diện (tính đến thời điểm đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định).
đ) Quy trình cử lại người đại diện phần vốn nhà nước thực hiện theo quy định tại điểm d và đ Khoản 1 Điều này.
3. Miễn nhiệm Người đại diện phần vốn nhà nước
a) Điều kiện miễn nhiệm
Việc miễn nhiệm người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp được thực hiện một trong các trường hợp sau đây:
- Có đơn xin thôi làm đại diện trước thời hạn và được NHNN đồng ý;
- Chuyển công tác khác theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền;
- Đến tuổi được nghỉ hưu;
- Nhà nước/NHNN hết vốn tại doanh nghiệp;
- Trong 02 năm liên tiếp của nhiệm kỳ làm đại diện bị đánh giá, phân loại ở mức không hoàn thành nhiệm vụ;
- Vi phạm phẩm chất đạo đức hoặc vi phạm quy định những việc đảng viên không được làm đối với người đại diện là đảng viên;
- Các trường hợp quy định tại các văn bản pháp luật khác có liên quan.
b) Trình tự, thủ tục miễn nhiệm Người đại diện phần vốn nhà nước:
- Căn cứ vào các trường hợp miễn nhiệm theo quy định tại Điểm a, Khoản 3 Điều này, Vụ Tổ chức cán bộ chuẩn bị hồ sơ để trình Thống đốc NHNN xem xét, quyết định.
- Hồ sơ gồm: sơ yếu lý lịch; đơn xin thôi làm đại diện (nếu có); bản tổng hợp nhận xét, đánh giá ưu điểm, khuyết điểm đối với người đại diện và đề xuất của Vụ Tổ chức cán bộ.
- Trên cơ sở đề xuất của Vụ Tổ chức cán bộ, Thống đốc NHNN xem xét, quyết định.
Điều 16. Quyền của Người đại diện phần vốn nhà nước
1. Thay mặt NHNN theo dõi, giám sát tình hình, kết quả hoạt động tài chính tại doanh nghiệp được cử làm đại diện theo quy định của pháp luật, Điều lệ doanh nghiệp; chủ động biểu quyết tại các cuộc họp Hội đồng quản trị, Đại hội đồng cổ đông về các vấn đề thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trị, Đại hội đồng cổ đông trừ các nội dung quy định tại Điều 18 Quy chế này.
2. Được NHNN ủy quyền tham gia ý kiến và biểu quyết tại Đại hội đồng cổ đông và/hoặc các cuộc họp của Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên. Đối với các nội dung phải xin ý kiến NHNN theo quy định tại Điều 18 Quy chế này thì Người đại diện phần vốn nhà nước phải tham gia ý kiến, biểu quyết, quyết định theo đúng ý kiến được NHNN chỉ đạo bằng văn bản.
3. Được NHNN xem xét, đề cử để bầu giữ các chức danh Chủ tịch, thành viên Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên; để bổ nhiệm Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc tại doanh nghiệp, Trưởng ban và thành viên chuyên trách Ban kiểm soát (đối với Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam) theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Các tổ chức tín dụng, Luật Hợp tác xã và Điều lệ doanh nghiệp.
4. Được hưởng thù lao, tiền lương, tiền thưởng và các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật và quy định của doanh nghiệp.
5. Được tham gia các chương trình đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, cập nhật thông tin, kiến thức do NHNN tổ chức (nếu có).
6. Được NHNN cung cấp thông tin, diễn biến kinh tế và thị trường, tư vấn về các vấn đề liên quan đến quyền và nghĩa vụ của Người đại diện phần vốn nhà nước (nếu có).
7. Được NHNN hỗ trợ, tạo điều kiện tham gia trao đổi kinh nghiệm, tìm kiếm cơ hội kinh doanh với doanh nghiệp.
8. Các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật, của NHNN và của doanh nghiệp theo Điều lệ doanh nghiệp.
Điều 17. Trách nhiệm của Người đại diện phần vốn nhà nước
1. Người đại diện phần vốn nhà nước phải báo cáo, trình xin ý kiến NHNN xem xét, có ý kiến trước khi tham gia ý kiến, biểu quyết, quyết định đối với các nội dung quy định tại Điều 18 Quy chế này. Đối với các nội dung khác không quy định tại Điều 18 Quy chế này, Người đại diện phần vốn nhà nước thực hiện theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 13 Quy chế này và tự chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
2. Báo cáo kịp thời và đề xuất với NHNN những giải pháp đối với tình hình doanh nghiệp hoạt động thua lỗ; không đảm bảo khả năng thanh toán; đầu tư không đúng mục tiêu chiến lược, quy hoạch, kế hoạch; không hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ do NHNN giao hoặc những trường hợp sai phạm khác.
3. Thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo định kỳ, báo cáo bất thường và báo cáo đột xuất theo yêu cầu của NHNN; thường xuyên theo dõi, thu thập, tổng hợp thông tin về tình hình sản xuất, kinh doanh, tình hình tài chính và kiến nghị giải pháp.
4. Yêu cầu doanh nghiệp nộp vào ngân sách nhà nước khoản lợi nhuận, cổ tức được chia tương ứng với phần vốn Nhà nước đầu tư tại công ty. Phối hợp với NHNN theo dõi, đối chiếu xác nhận nợ, đôn đốc thanh toán các khoản nợ bao gồm cổ tức, các khoản được chia từ vốn góp, thù lao và các khoản phải thu của Nhà nước, của NHNN tại doanh nghiệp.
5. Lập và gửi các báo cáo phục vụ công tác giám sát tài chính theo quy định của pháp luật về giám sát tài chính đối với doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư của nhà nước.
6. Người đại diện phần vốn nhà nước khi được mua, được nhận thưởng cổ phiếu được phát hành theo chương trình lựa chọn cho người lao động thì phải báo cáo bằng văn bản cho NHNN; NHNN quyết định bằng văn bản số lượng cổ phiếu Người đại diện phần vốn nhà nước được mua, được nhận thưởng theo mức độ đóng góp và kết quả thực hiện nhiệm vụ của Người đại diện phần vốn nhà nước.
Trường hợp Người đại diện phần vốn nhà nước không báo cáo việc được nhận thưởng, được mua cổ phiếu thì bị xem xét hạ bậc lương, chấm dứt quyền đại diện vốn nhà nước tại doanh nghiệp hoặc chấm dứt hợp đồng lao động và phải chuyển nhượng lại cho NHNN số cổ phiếu, trái phiếu chuyển đổi chênh lệch vượt quá mức mua theo quy định theo giá được mua tại thời điểm phát hành. Trường hợp Người đại diện phần vốn nhà nước đã bán hết cổ phiếu này thì phải nộp cho NHNN phần chênh lệch giữa giá bán cổ phiếu theo giá thị trường tại thời điểm bán với giá mua và chi phí (nếu có).
7. Chịu trách nhiệm trước pháp luật và NHNN về việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao. Trường hợp thiếu trách nhiệm, lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây thiệt hại cho Nhà nước/NHNN thì phải chịu trách nhiệm và bồi thường vật chất theo quy định của pháp luật và quy định tại Quy chế này.
8. Không được tiếp tục làm người đại diện khi thực hiện không đúng quyền, trách nhiệm được giao hoặc không còn đáp ứng tiêu chuẩn của người đại diện.
9. Chủ động, tích cực phối hợp với các đoàn thanh tra, kiểm tra và các tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc giám sát hoạt động tại doanh nghiệp.
10. Thực hiện quyền, trách nhiệm khác quy định tại điều lệ công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, pháp luật về doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Điều 18. Những nội dung Người đại diện phần vốn nhà nước phải báo cáo, xin ý kiến NHNN trước khi tham gia ý kiến, biểu quyết, quyết định tại Đại hội đồng cổ đông, cuộc họp của Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên:
1. Việc ban hành các quy định, quy chế quan trọng cho hoạt động của doanh nghiệp:
a) Điều lệ, sửa đổi và bổ sung điều lệ của doanh nghiệp.
b) Quy chế tài chính của doanh nghiệp; sửa đổi, bổ sung Quy chế tài chính của doanh nghiệp.
c) Chế độ tuyển dụng; chế độ thù lao, tiền lương, tiền thưởng của doanh nghiệp.
2. Định hướng, chiến lược, kế hoạch hoạt động:
a) Mục tiêu, nhiệm vụ và ngành, nghề kinh doanh; tổ chức lại, giải thể và yêu cầu phá sản doanh nghiệp.
b) Chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạch đầu tư phát triển.
c) Việc tăng hoặc giảm vốn điều lệ; thời điểm và phương thức huy động vốn; loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại được quyền chào bán; việc mua lại trên 10% tổng số cổ phần đã bán của mỗi loại; việc bán cổ phần riêng lẻ cho nhà đầu tư nước ngoài.
Việc huy động vốn của tổ chức tín dụng có vốn nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật ngân hàng và pháp luật có liên quan (trừ trường hợp quy định tại điểm h Khoản này).
d) Kế hoạch tài chính hằng năm của doanh nghiệp, bao gồm:
- Kế hoạch thu nhập, chi phí;
- Kế hoạch nguồn vốn và sử dụng vốn (áp dụng đối với tổ chức tín dụng có vốn nhà nước);
- Kế hoạch lao động, tiền lương;
- Kế hoạch phát hành trái phiếu trong năm tài chính của doanh nghiệp (nếu có), gồm phát hành trái phiếu tại thị trường trong nước và phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế;
- Kế hoạch đầu tư, xây dựng, mua, bán, thuê tài sản cố định có giá trị từ mức vốn của dự án nhóm B theo quy định của Luật Đầu tư công (trình kèm trong kế hoạch tài chính hằng năm; trong năm, nếu có phát sinh ngoài kế hoạch thì phải trình bổ sung trước khi thực hiện);
- Kế hoạch an sinh xã hội hàng năm của doanh nghiệp (trình kèm trong kế hoạch tài chính hằng năm; trong năm, nếu có phát sinh ngoài kế hoạch thì phải trình bổ sung trước khi thực hiện).
đ) Chủ trương góp vốn, nắm giữ, tăng, giảm vốn tại doanh nghiệp khác (không bao gồm các hoạt động đầu tư, kinh doanh chứng khoán của doanh nghiệp); thành lập công ty con; thành lập, tổ chức lại (chia, tách, hợp nhất, sáp nhập), giải thể chi nhánh, văn phòng đại diện; việc tiếp nhận doanh nghiệp tự nguyện tham gia làm công ty con, công ty liên kết.
Việc thành lập, giải thể chi nhánh, văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng có vốn nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân hàng.
e) Việc đề cử để bầu, kiến nghị miễn nhiệm, bãi nhiệm, khen thưởng, xử lý vi phạm của thành viên Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Ban Kiểm soát; đề cử để bổ nhiệm, kiến nghị miễn nhiệm, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng với Tổng giám đốc hoặc Giám đốc, Phó Tổng giám đốc hoặc Phó Giám đốc, Kế toán trưởng doanh nghiệp; thù lao, tiền lương, tiền thưởng và lợi ích khác của thành viên Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc hoặc Giám đốc, Phó Tổng giám đốc hoặc Phó Giám đốc, Kiểm soát viên và Kế toán trưởng doanh nghiệp; số lượng thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát, Phó Tổng giám đốc hoặc Phó Giám đốc doanh nghiệp.
g) Hợp đồng vay, cho vay có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% vốn điều lệ của doanh nghiệp hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ của doanh nghiệp.
h) Chủ trương vay nợ nước ngoài của doanh nghiệp thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị theo quy định của pháp luật và Điều lệ doanh nghiệp.
i) Báo cáo tài chính, phân phối lợi nhuận, trích lập và sử dụng các quỹ, mức cổ tức hàng năm.
k) Chủ trương dự án đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp.
l) Phương thức thực hiện chuyển nhượng quyền mua cổ phần, quyền góp vốn của Nhà nước/NHNN tại doanh nghiệp cho tổ chức, cá nhân khác theo phương thức đấu giá công khai hoặc thỏa thuận.
m) Chương trình, nội dung tài liệu phục vụ họp Đại hội đồng cổ đông.
n) Việc doanh nghiệp tham gia tài trợ có quy mô từ 03 tỷ đồng trở lên với các Bộ, Ban, Ngành, các tỉnh, thành phố để tổ chức các sự kiện, hội nghị (có quy mô cấp Bộ, ngành, tỉnh, thành phố) như Hội nghị xúc tiến đầu tư, mít-ting kỷ niệm, lễ hội văn hóa... (trình khi có phát sinh).
o) Các vấn đề khác thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị theo quy định của Luật Doanh nghiệp và/hoặc Luật Các tổ chức tín dụng (đối với các tổ chức tín dụng) và Điều lệ doanh nghiệp.
Trường hợp Luật Doanh nghiệp, Luật Các tổ chức tín dụng và Điều lệ doanh nghiệp quy định thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị có các nội dung thuộc phạm vi hoạt động sản xuất kinh doanh thường xuyên của doanh nghiệp, Người đại diện phần vốn nhà nước báo cáo, đề xuất Thống đốc NHNN xem xét, phân cấp/ủy quyền chủ động biểu quyết, quyết định.
Mục 3. CHẾ ĐỘ BÁO CÁO, XIN Ý KIẾN CỦA NGƯỜI ĐẠI DIỆN
Điều 19. Chế độ báo cáo
1. Chế độ báo cáo định kỳ:
a) Báo cáo tình hình tài chính, hoạt động của doanh nghiệp theo quy định tại Nghị định 32/2018/NĐ-CP: Tối đa 15 ngày kể từ ngày kết thúc mỗi quý đối với báo cáo quý và tối đa 30 ngày kể từ ngày kết thúc năm đối với báo cáo năm.
b) Báo cáo giám sát tài chính theo quy định tại Nghị định 87/2015/NĐ-CP: Trước ngày 31/7 đối với báo cáo giám sát tài chính 06 tháng; trước ngày 30/4 năm sau đối với báo cáo giám sát tài chính định kỳ năm.
c) Báo cáo đánh giá và xếp loại doanh nghiệp hằng năm theo quy định tại Nghị định 87/2015/NĐ-CP: Trước ngày 30/4 năm sau.
d) Báo cáo tự nhận xét, đánh giá của Người đại diện theo quy định hiện hành của NHNN về việc đánh giá, phân loại công chức, viên chức, người lao động, người quản lý, người đại diện thuộc NHNN quản lý: Trước ngày 31/5 năm sau.
đ) Báo cáo tình hình thực hiện các dự án đầu tư, xây dựng, mua sắm tài sản cố định của doanh nghiệp có giá trị từ mức vốn của dự án nhóm B: Trước ngày 31/7 đối với báo cáo 6 tháng, trước ngày 1/3 năm sau đối với báo cáo năm.
e) Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch 05 năm (bao gồm chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch đầu tư phát triển) và kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch tài chính hằng năm của doanh nghiệp theo quy định tại Nghị định 10/2019/NĐ-CP và Nghị định 115/2014/NĐ-CP (tình hình thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, chỉ tiêu kế hoạch được giao, trong đó phân tích rõ hạn chế, nguyên nhân của việc không thực hiện hoặc thực hiện không tốt kế hoạch; các giải pháp tiếp theo để hoàn thành các mục tiêu trong kế hoạch kỳ kế tiếp): Thời hạn gửi báo cáo thực hiện theo quy định tại Điều 6 và Điều 16 Nghị định 115/2014/NĐ-CP.
g) Báo cáo chuyển trả cổ tức về NSNN và NHNN (kèm theo chứng từ có liên quan); Trong vòng 5 ngày làm việc sau khi chuyển trả cổ tức (áp dụng riêng cho Người đại diện phần vốn nhà nước).
h) Các báo cáo khác theo quy định của pháp luật về công bố thông tin của doanh nghiệp nhà nước (áp dụng riêng cho Người đại diện chủ sở hữu trực tiếp).
2. Người đại diện có trách nhiệm sao gửi NHNN sau khi ban hành các văn bản sau:
a) Báo cáo tài chính theo quy định hiện hành (cả riêng lẻ và hợp nhất) đã được soát xét hoặc kiểm toán: Thời hạn gửi báo cáo thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành về chế độ báo cáo tài chính.
b) Báo cáo tình hình quản trị công ty (áp dụng đối với các doanh nghiệp niêm yết theo quy định của pháp luật); riêng đối với các doanh nghiệp nhà nước, báo cáo liệt kê tất cả các nội dung đã được Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên thông qua trong kỳ liên quan đến các nội dung người đại diện phải báo cáo, xin ý kiến NHNN trước khi tham gia ý kiến/biểu quyết/quyết định theo quy định tại Điều 11 và Điều 18 Quy chế này: Thời hạn trước ngày 31/7 đối với báo cáo 6 tháng, trước ngày 31/01 năm sau đối với báo cáo năm.
c) Nghị quyết Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên đối với các nội dung phải báo cáo, xin ý kiến NHNN, Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông thường niên và bất thường: Thời hạn 15 ngày làm việc sau khi có kết quả biểu quyết theo ý kiến chỉ đạo của NHNN.
d) Các quy định, quy chế quan trọng của doanh nghiệp được ban hành trong kỳ (bao gồm Điều lệ; Quy chế tài chính; Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng thành viên/Hội đồng quản trị, Ban điều hành; Chế độ tuyển dụng, lao động, thù lao, tiền lương, tiền thưởng; Quy chế chi tiêu nội bộ; Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng của doanh nghiệp; Quy chế quản trị rủi ro, kiểm soát nội bộ; các quy định, quy chế khác khi có yêu cầu của NHNN): Trong vòng 15 ngày làm việc sau khi được ban hành.
đ) Các thông tin tài chính và thông tin khác mà doanh nghiệp công bố hằng năm hoặc các thông tin bất thường có tính chất trọng yếu khác (nếu có).
Điều 20. Báo cáo, xin ý kiến trước khi tham gia biểu quyết/quyết định
1. Nội dung phải xin ý kiến trước khi biểu quyết:
Người đại diện có trách nhiệm gửi văn bản báo cáo, trình NHNN có ý kiến bằng văn bản trước khi Người đại diện biểu quyết, quyết định, tham gia ý kiến về các nội dung quy định tại Điều 11 hoặc Điều 18 Quy chế này.
2. Thời hạn gửi báo cáo và thời gian xử lý:
a) Đối với các nội dung người đại diện phần vốn nhà nước báo cáo, xin ý kiến trước khi tham gia ý kiến, biểu quyết tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông, Người đại diện phải gửi văn bản tới NHNN trước khi tiến hành họp Đại hội đồng cổ đông chậm nhất 15 ngày làm việc.
b) Đơn vị đầu mối được giao nhiệm vụ xử lý nội dung báo cáo, xin ý kiến của Người đại diện có trách nhiệm phối hợp với các đơn vị liên quan để đảm bảo trình Thống đốc NHNN trả lời Người đại diện trong vòng tối đa 07 ngày làm việc từ ngày nhận được văn bản xin ý kiến và đầy đủ tài liệu kèm theo, ngoại trừ các nội dung phức tạp cần thời gian thẩm định hoặc cần sự tham gia, phối hợp của các bộ, ngành liên quan. Đối với những nội dung xin ý kiến được NHNN quy định cụ thể về quy trình xử lý tại văn bản riêng thì thời hạn xử lý được thực hiện theo hướng dẫn của NHNN tại văn bản đó.
c) Đối với những nội dung Người đại diện phần vốn nhà nước phải xin ý kiến NHNN theo quy định tại Quy chế này, trong trường hợp có vấn đề phát sinh tại cuộc họp Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên theo yêu cầu của Ban Điều hành/Ban Giám đốc doanh nghiệp hoặc cuộc họp Đại hội đồng cổ đông theo yêu cầu của cổ đông mà chưa xin ý kiến NHNN thì Người đại diện đề nghị cuộc họp cho biểu quyết, quyết định sau.
d) Người đại diện có trách nhiệm báo cáo đầy đủ cho NHNN những thông tin bất thường có thể ảnh hưởng tới hoạt động của doanh nghiệp hoặc quyền lợi của Nhà nước/NHNN trong vòng 24 giờ kể từ khi xảy ra các sự kiện bao gồm: Tài khoản của doanh nghiệp tại ngân hàng bị phong tỏa hoặc được phép hoạt động trở lại sau khi bị phong tỏa; doanh nghiệp tạm ngừng một phần hoặc toàn bộ hoạt động kinh doanh; bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy phép thành lập hoặc giấy phép thành lập và hoạt động hoặc giấy phép hoạt động hoặc giấy phép khác liên quan đến kinh doanh của doanh nghiệp; có quyết định kỷ luật, khởi tố, có bản án, quyết định của Tòa án đối với thành viên Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Ban điều hành, Kế toán trưởng của doanh nghiệp; có bản án, kết luận của Tòa án liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp; có kết luận kiểm tra, thanh tra của các đơn vị chức năng có liên quan và các tranh chấp về tài sản, vốn, đất đai, lao động có khả năng ảnh hưởng bất lợi nghiêm trọng tới hoạt động của doanh nghiệp; các tranh chấp hoặc tổn thất lớn về tài sản; các nội dung bất thường khách quan phải công bố theo quy định của pháp luật về công bố thông tin (nếu có); các thông tin bất thường khác có thể ảnh hưởng tới hoạt động của doanh nghiệp hoặc quyền lợi của Nhà nước/NHNN.
Điều 21. Hình thức báo cáo, xin ý kiến và ý kiến chỉ đạo của NHNN
1. Các báo cáo, xin ý kiến của Người đại diện và ý kiến chỉ đạo của Thống đốc NHNN được lập thành văn bản và thực hiện quản lý theo quy định về công tác văn thư (chuyển qua đường văn thư).
2. Trong trường hợp cấp bách, có thể sử dụng hình thức fax, thư điện tử, điện thoại trong việc gửi và xử lý báo cáo, xin ý kiến để kịp thời giải quyết công việc nhưng phải được lập thành văn bản báo cáo lại NHNN (bản gốc) trong thời hạn không quá 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày xin ý kiến để thực hiện quản lý theo quy định về công tác văn thư lưu trữ.
3. Đối với các thông tin, tài liệu mật, việc cung cấp thông tin giữa Người đại diện với NHNN được thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.
4. Nơi nhận báo cáo/văn bản xin ý kiến: NHNN/Đơn vị đầu mối xử lý theo quy định tại Điều 29 Quy chế này.
Điều 22. Trình tự xử lý báo cáo của Người đại diện
1. Đơn vị đầu mối tiếp nhận các báo cáo từ Người đại diện để thẩm tra, xử lý theo thẩm quyền, đề xuất và báo cáo Lãnh đạo NHNN cho ý kiến chỉ đạo.
Đơn vị đầu mối sau khi nhận được báo cáo của Người đại diện nếu có ý kiến về nội dung báo cáo hoặc yêu cầu bổ sung thông tin, tài liệu thì phải gửi lại Người đại diện trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo.
2. Đơn vị đầu mối có trách nhiệm tiếp nhận các báo cáo của Người đại diện, lấy ý kiến các đơn vị chức năng có liên quan (nếu cần) để tổng hợp, xử lý theo thẩm quyền và trình Lãnh đạo NHNN xem xét phê duyệt, có ý kiến chính thức trả lời Người đại diện.
3. Đơn vị đầu mối có trách nhiệm theo dõi việc thực hiện ý kiến chỉ đạo từ Lãnh đạo NHNN của Người đại diện.
Mục 4. GIÁM SÁT, KIỂM TRA HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ, QUẢN LÝ, SỬ DỤNG VỐN NHÀ NƯỚC TẠI DOANH NGHIỆP
Điều 23. Giám sát
1. Nội dung giám sát:
a) Giám sát việc đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp; hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh, bảo toàn, phát triển vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
b) Việc chấp hành chính sách, pháp luật và tuân thủ các quyết định của chủ sở hữu của doanh nghiệp, của người đại diện tại doanh nghiệp.
c) Thực hiện quyền, trách nhiệm của người quản lý doanh nghiệp, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước.
d) Việc đầu tư, thu hồi vốn, thu lợi nhuận, cổ tức được chia tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.
đ) Thực hiện kiến nghị, cảnh báo của cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan thanh tra, kiểm toán, cơ quan đại diện chủ sở hữu về đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
2. Phương thức giám sát:
a) Công tác giám sát của NHNN đối với doanh nghiệp nhà nước/có vốn nhà nước được thực hiện bằng phương thức giám sát trực tiếp, giám sát gián tiếp, giám sát trước, giám sát trong, giám sát sau, trong đó tập trung chủ yếu theo hình thức giám sát gián tiếp, bằng cách thực hiện theo dõi và giám sát hoạt động của doanh nghiệp thông qua các báo cáo tài chính, thống kê và báo cáo khác theo quy định của pháp luật và của NHNN do Người đại diện tại doanh nghiệp báo cáo.
b) Trường hợp cần thiết, NHNN sử dụng hình thức giám sát trực tiếp bằng cách thành lập các đoàn kiểm tra để thực hiện việc kiểm tra, nắm bắt tình hình trực tiếp tại doanh nghiệp. Việc giám sát trực tiếp tại doanh nghiệp được thực hiện theo các quy định hiện hành về công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra đối với doanh nghiệp nhà nước/có vốn nhà nước.
3. Quy trình giám sát:
a) Bước 1: Trên cơ sở kết quả giám sát, kiểm tra, đánh giá hoạt động kinh doanh, tình hình tài chính và quản lý, sử dụng vốn, tài sản của doanh nghiệp trong năm báo cáo, NHNN lập kế hoạch giám sát đối với doanh nghiệp trong năm kế tiếp theo quy định của pháp luật.
b) Bước 2: Trên cơ sở xem xét, phê duyệt kế hoạch sản xuất, kinh doanh hàng năm của doanh nghiệp, NHNN xác định, giao các chỉ tiêu kế hoạch, chỉ tiêu giám sát đối với từng doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
c) Bước 3: Người đại diện tiến hành lập và nộp NHNN các báo cáo, tài liệu theo quy định tại Điều 19 Quy chế này.
d) Bước 4: Đơn vị đầu mối chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tiến hành phân tích, đánh giá hoạt động kinh doanh, công tác quản lý, điều hành doanh nghiệp trên cơ sở đối chiếu giữa các mục tiêu, nhiệm vụ, chỉ tiêu giám sát, chỉ tiêu kế hoạch được NHNN giao với tình hình thực hiện tại doanh nghiệp, tình hình thực hiện các nội dung đã được NHNN quyết định/phê duyệt/có ý kiến, tình hình thực hiện các kiến nghị của NHNN. Trên cơ sở đó, đơn vị đầu mối tổng hợp, báo cáo Thống đốc NHNN về tình hình hoạt động của doanh nghiệp và tình hình thực hiện quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của Người đại diện.
Điều 24. Kiểm tra
NHNN thực hiện kiểm tra hoạt động đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp theo kế hoạch kiểm tra được Thống đốc NHNN phê duyệt hằng năm.
Khi phát hiện doanh nghiệp có dấu hiệu vi phạm pháp luật, không chấp hành các quyết định của chủ sở hữu hoặc theo yêu cầu quản lý của NHNN, Thống đốc NHNN quyết định kiểm tra đột xuất đối với tình hình hoạt động kinh doanh, tình hình tài chính và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp và tình hình chấp hành các quyết định của chủ sở hữu của doanh nghiệp, của Người đại diện tại doanh nghiệp.
Mục 5. ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI, KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM ĐỐI VỚI NGƯỜI ĐẠI DIỆN
Điều 25. Đánh giá, xếp loại, khen thưởng và kỷ luật Người đại diện
1. Định kỳ hằng năm, NHNN căn cứ tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và các chỉ tiêu kế hoạch đã giao để đánh giá, xếp loại Người đại diện.
2. Việc đánh giá, xếp loại, khen thưởng, kỷ luật Người đại diện được thực hiện theo quy định tại Nghị định 97/2015/NĐ-CP, Nghị định 106/2015/NĐ-CP và Quy chế đánh giá phân loại công chức, viên chức, người lao động, người đại diện thuộc NHNN quản lý của Thống đốc NHNN.
Điều 26. Xử lý vi phạm
1. NHNN áp dụng các hình thức xử lý vi phạm theo thẩm quyền đối với người đại diện nếu vi phạm các quy định sau:
a) Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ các nghĩa vụ, trách nhiệm của Người đại diện (không phụ thuộc vào việc có thiệt hại phát sinh hay không), đặc biệt đối với những trường hợp Người đại diện không xin ý kiến hoặc xin ý kiến nhưng biểu quyết, quyết định hoặc tham gia ý. kiến không theo đúng chỉ đạo của NHNN đối với những nội dung phải xin ý kiến theo quy định tại Quy chế này.
b) Quyết định vượt thẩm quyền, không đúng thẩm quyền gây thiệt hại cho doanh nghiệp và quyền lợi, lợi ích hợp pháp của Nhà nước/NHNN.
c) Không nộp, nộp không đầy đủ, không đúng hạn các báo cáo theo quy định tại Điều 19 Quy chế này và bị Thống đốc NHNN phê bình, nhắc nhở từ 03 lần trở lên bằng văn bản; báo cáo không đánh giá trung thực, đầy đủ về hiệu quả đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
2. Hình thức xử lý vi phạm
a) Chấm dứt ủy quyền đại diện vốn và/hoặc áp dụng các hình thức kỷ luật theo quy định của pháp luật lao động và quy định của NHNN đối với Người đại diện.
b) Ngoài những hình thức xử lý nêu trên, tùy theo tính chất và mức độ vi phạm, Người đại diện có thể phải chịu các hình thức kỷ luật và trách nhiệm pháp lý khác do NHNN hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng theo quy định của pháp luật và quy định của NHNN.
Điều 27. Trách nhiệm bồi thường vật chất
1. Người đại diện có hành vi vi phạm pháp luật hoặc vi phạm nghĩa vụ Người đại diện mà gây thiệt hại vật chất liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp của Nhà nước/NHNN tại doanh nghiệp thì phải có trách nhiệm bồi thường, hoàn trả và xử lý theo quy định của pháp luật và quy định của NHNN.
2. Khi phát hiện Người đại diện gây thiệt hại vật chất đến quyền, lợi ích hợp pháp của Nhà nước/NHNN tại doanh nghiệp, NHNN thành lập Hội đồng xử lý trách nhiệm bài thường, hoàn trả theo quy định của pháp luật và của NHNN. Trường hợp Người đại diện cố ý không thực hiện nghĩa vụ bồi thường, hoàn trả thì sẽ bị khởi kiện ra Tòa án có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
3. Sau khi chấm dứt ủy quyền Người đại diện, Người đại diện vẫn phải chịu trách nhiệm về những thiệt hại vật chất phát sinh do Người đại diện gây ra trong thời gian làm Người đại diện.
Mục 6. PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ TRONG NỘI BỘ NHNN VỀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUYỀN, TRÁCH NHIỆM ĐẠI DIỆN CHỦ SỞ HỮU NHÀ NƯỚC TẠI DOANH NGHIỆP
Điều 28. Phân công nhiệm vụ trong Ban Lãnh đạo NHNN
Thống đốc NHNN và các Phó Thống đốc có thẩm quyền xem xét, quyết định những nội dung Người đại diện phải báo cáo, xin ý kiến NHNN quy định tại Quy chế này theo mảng công việc và các đơn vị được phân công phụ trách theo quyết định của Thống đốc NHNN về phân công công tác Ban Lãnh đạo NHNN, trừ những nội dung sau thuộc thẩm quyền của tập thể Ban Lãnh đạo NHNN quyết định gồm:
1. Chủ trương đầu tư xây dựng cơ bản, thuê, mua, bán tài sản của doanh nghiệp do NHNN quản lý có giá trị từ mức vốn của dự án nhóm A trở lên theo quy định của Luật Đầu tư công.
2. Phương án tổ chức lại, chuyển đổi sở hữu, giải thể, phá sản của doanh nghiệp.
3. Chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạch đầu tư phát triển từ 05 năm trở lên của doanh nghiệp.
4. Các vấn đề về kiện toàn tổ chức bộ máy; quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, đình chỉ chức vụ, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện chế độ, chính sách, ... đối với các chức danh quản lý của doanh nghiệp thực hiện theo quy định về phân cấp quản lý cán bộ của NHNN.
5. Những nội dung khác trong trường hợp Phó Thống đốc thấy cần thiết phải báo cáo Thống đốc xem xét, quyết định hoặc đưa ra xin ý kiến tập thể Ban Lãnh đạo NHNN.
Điều 29. Phân công nhiệm vụ cho các đơn vị chức năng thuộc NHNN tham mưu giúp Thống đốc NHNN thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp do NHNN quản lý
1. Vụ Tài chính - Kế toán làm đầu mối xử lý, tổng hợp, phối hợp với các đơn vị liên quan tham mưu, trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định những nội dung sau:
a) Những nội dung Người đại diện tại doanh nghiệp phải báo cáo, xin ý kiến NHNN quy định tại Điều 11 và Điều 18 Quy chế này (trừ trường hợp quy định tại khoản 2, 3, 4, 5, 6 Điều này).
b) Phê duyệt, có ý kiến về Kế hoạch kinh doanh và Kế hoạch tài chính hằng năm của doanh nghiệp; giao chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động và xếp loại đối với doanh nghiệp nhà nước; giao chỉ tiêu đánh giá hiệu quả đầu tư vốn nhà nước tại các doanh nghiệp có vốn nhà nước.
c) Đánh giá hiệu quả hoạt động và xếp loại đối với tổ chức tín dụng nhà nước, tổ chức tài chính và doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ; đánh giá hiệu quả đầu tư vốn nhà nước tại tổ chức tín dụng, doanh nghiệp có vốn nhà nước và xếp loại các tổ chức tín dụng có vốn nhà nước.
d) Công khai thông tin của doanh nghiệp nhà nước theo quy định của pháp luật.
đ) Lấy ý kiến, thu thập thông tin từ các đơn vị chức năng (nếu cần) để tổng hợp, lập báo cáo, trình Thống đốc NHNN duyệt ký gửi các cơ quan chức năng khi có yêu cầu báo cáo về các nội dung liên quan đến việc thực hiện quyền, trách nhiệm đại diện vốn chủ sở hữu.
2. Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng làm đầu mối phối hợp với các đơn vị liên quan trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định những nội dung sau:
a) Giám sát, kiểm tra hoạt động đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp theo quy định tại Điều 23, 24 Quy chế này (trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều này).
b) Chấp thuận danh sách dự kiến những người được bầu, bổ nhiệm làm thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc/Giám đốc của doanh nghiệp (đối với các chức danh không thuộc diện Ban Cán sự Đảng NHNN quản lý).
c) Phê duyệt, có ý kiến đối với phương án huy động vốn của doanh nghiệp, ngoại trừ trường hợp Nhà máy In tiền Quốc gia và Công ty cổ phần thanh toán Quốc gia Việt Nam.
3. Vụ Tổ chức cán bộ làm đầu mối phối hợp với các đơn vị liên quan trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định những nội dung sau:
a) Bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức, miễn nhiệm Người đại diện chủ sở hữu trực tiếp; cử, cử lại, miễn nhiệm Người đại diện phân vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
b) Phương án quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật, thôi việc, nghỉ hưu đối với các chức danh quản lý của doanh nghiệp thuộc diện Ban Cán sự Đảng NHNN quản lý theo quy định tại điểm b, c khoản 2 Điều 11 và điểm e khoản 2 Điều 18 Quy chế này.
c) Phê duyệt Kế hoạch lao động, tiền lương hằng năm của doanh nghiệp; có ý kiến về chế độ tuyển dụng, chế độ thù lao, tiền lương, tiền thưởng của doanh nghiệp.
d) Đánh giá, xếp loại, khen thưởng, kỷ luật và xử lý vi phạm Người đại diện theo quy định tại Điều 25, 26, 27 Quy chế này.
4. Vụ Quản lý ngoại hối làm đầu mối phối hợp với các đơn vị liên quan trình cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt phương án huy động vốn từ tổ chức, cá nhân nước ngoài (phương án vay nợ nước ngoài...); phê duyệt chủ trương đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp.
5. Cục Công nghệ thông tin làm đầu mối phối hợp với các đơn vị liên quan trình cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt việc đầu tư, mua, bán, thuê tài sản cố định thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin.
6. Vụ Kiểm toán nội bộ làm đầu mối phối hợp với các đơn vị liên quan trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định việc giám sát, kiểm tra đối với Nhà máy In tiền Quốc gia.
Điều 30. Trách nhiệm của đơn vị đầu mối và các đơn vị thuộc NHNN
1. Đơn vị đầu mối nêu tại Điều 29 Quy chế này
a) Có trách nhiệm phối hợp với các đơn vị có liên quan triển khai thực hiện nhiệm vụ đã được Thống đốc NHNN giao. Xây dựng, trình Thống đốc NHNN ban hành văn bản hướng dẫn, biểu mẫu báo cáo Người đại diện thực hiện nghĩa vụ báo cáo, xin ý kiến Chủ sở hữu theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành trong trường hợp cần thiết.
b) Có trách nhiệm tiếp nhận toàn bộ thông tin, hồ sơ, tài liệu và báo cáo từ Người đại diện tại doanh nghiệp theo quy định hiện hành về quản lý phần vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp và các quy định tại Quy chế này.
c) Đôn đốc Người đại diện tại doanh nghiệp thực hiện đầy đủ trách nhiệm quy định tại Quy chế này.
d) Tham mưu và trình Lãnh đạo NHNN nội dung báo cáo xin ý kiến của Người đại diện trước khi biểu quyết hoặc quyết định các vấn đề tại Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng thành viên/Hội đồng quản trị tại các doanh nghiệp, đảm bảo chất lượng và tiến độ.
đ) Thực hiện các nội dung khác có liên quan đến việc quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp theo quy định hiện hành và theo nhiệm vụ được phân công tại Quy chế này.
2. Các đơn vị khác thuộc NHNN
Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao, các đơn vị khác thuộc NHNN có trách nhiệm:
a) Phối hợp với các đơn vị đầu mối trong việc thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp do NHNN quản lý; tham gia ý kiến đầy đủ với các đơn vị đầu mối khi các đơn vị này thực hiện lấy ý kiến, trong đó cần nêu rõ quan điểm đối với nội dung được xin ý kiến.
b) Cung cấp thông tin theo đề nghị của đơn vị đầu mối để xử lý các vấn đề liên quan đến việc thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp do NHNN quản lý.
Điều 31. Cơ chế phối hợp, trao đổi thông tin giữa đơn vị đầu mối và các đơn vị thuộc NHNN
1. Nguyên tắc phối hợp, trao đổi thông tin:
a) Đơn vị đầu mối và các đơn vị thuộc NHNN căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao và trên tinh thần chủ động để phối hợp công tác trong việc thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp do NHNN quản lý.
b) Thông tin cung cấp cần phải trung thực, khách quan, chính xác, đầy đủ, kịp thời. Trường hợp cần thiết các đơn vị liên quan chủ động báo cáo Phó Thống đốc phụ trách trước khi gửi đơn vị đầu mối tổng hợp, báo cáo Thống đốc.
c) Tích cực, chủ động phối hợp xử lý các vụ việc phát sinh đảm bảo phát huy vai trò, trách nhiệm của NHNN trong việc thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước tại các doanh nghiệp.
2. Hình thức phối hợp, trao đổi thông tin
Việc phối hợp, trao đổi thông tin được thực hiện theo hai hình thức:
a) Tổ chức họp để trao đổi thông tin, phối hợp xử lý vụ việc.
b) Đơn vị đầu mối xin ý kiến bằng văn bản đối với các nội dung liên quan đến công việc được giao.
3. Trường hợp đơn vị đầu mối gửi xin ý kiến các đơn vị thuộc NHNN nhưng không được phản hồi thông tin đầy đủ, kịp thời, đơn vị đầu mối báo cáo Ban Lãnh đạo NHNN xem xét, quyết định.
Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 32. Tổ chức thực hiện
1. Vụ Tài chính - Kế toán làm đầu mối và các tổ chức, cá nhân có liên quan, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao và phân công, phân cấp tại Quy chế này, có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, giám sát và hỗ trợ Người đại diện thực hiện theo đúng các quy định tại Quy chế này.
2. Trường hợp các văn bản dẫn chiếu tại Quy chế này được sửa đổi, bổ sung, thay thế thì thực hiện theo văn bản mới ban hành.
3. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có phát sinh vướng mắc, các đơn vị có ý kiến bằng văn bản gửi về Vụ Tài chính - Kế toán để tổng hợp báo cáo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xem xét, giải quyết./. | {
"issuing_agency": "Ngân hàng Nhà nước Việt Nam",
"promulgation_date": "30/12/2019",
"sign_number": "2678/QĐ-NHNN",
"signer": "Đào Minh Tú",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-chinh-nha-nuoc/Quyet-dinh-07-2019-QD-UBND-quy-dinh-thoi-gian-su-dung-va-ty-le-hao-mon-tai-san-co-dinh-Thai-Binh-417068.aspx | Quyết định 07/2019/QĐ-UBND quy định thời gian sử dụng và tỷ lệ hao mòn tài sản cố định Thái Bình | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THÁI BÌNH
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 07/2019/QĐ-UBND
Thái Bình, ngày 17 tháng 06 năm 2019
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH DANH MỤC, THỜI GIAN SỬ DỤNG VÀ TỶ LỆ HAO MÒN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÔ HÌNH; DANH MỤC, THỜI GIAN SỬ DỤNG, TỶ LỆ HAO MÒN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH; DANH MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH ĐẶC THÙ THUỘC PHẠM VI QUẢN LÝ CỦA TỈNH THÁI BÌNH
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THÁI BÌNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22/6/2015;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25/6/2015;
Căn cứ Luật Quản lý, sử dụng tài sản công ngày 21/6/2017;
Căn cứ Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công;
Căn cứ Thông tư số 45/2018/TT-BTC ngày 07/5/2018 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý, tính hao mòn, khấu hao tài sản cố định tại cơ quan, tổ chức, đơn vị và tài sản cố định do Nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý không tính thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính tại Tờ trình số 286/TTr-STC ngày 27/5/2019.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Quyết định này quy định danh mục, thời gian sử dụng và tỷ lệ hao mòn tài sản cố định vô hình; danh mục, thời gian sử dụng, tỷ lệ hao mòn tài sản chưa đủ tiêu chuẩn quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 3 Thông tư số 45/2018/TT-BTC ngày 07/5/2018 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý, tính hao mòn, khấu hao tài sản cố định tại cơ quan, tổ chức, đơn vị và tài sản cố định do Nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý không tính thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp (sau đây gọi tắt là Thông tư số 45/2018/TT-BTC) là tài sản cố định; danh mục tài sản cố định đặc thù thuộc phạm vi quản lý của tỉnh Thái Bình.
2. Các nội dung khác liên quan đến chế độ quản lý, tính hao mòn, khấu hao tài sản cố định tại các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam, các tổ chức có sử dụng ngân sách nhà nước và tài sản cố định do Nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý không tính thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp không quy định tại Quyết định này thì thực hiện theo quy định tại Thông tư số 45/2018/TT-BTC ngày 07/5/2018 của Bộ Tài chính và văn bản pháp luật khác có liên quan.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Quyết định này áp dụng đối với các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, cơ quan Đảng cộng sản Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội; tài sản cố định do Nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý không tính thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý của tỉnh Thái Bình.
Điều 3. Quy định danh mục, thời gian sử dụng và tỷ lệ hao mòn tài sản cố định vô hình; Danh mục, thời gian sử dụng, tỷ lệ hao mòn tài sản quy định tại Khoản 3 Điều 3 Thông tư số 45/2018/TT-BTC; Danh mục tài sản cố định đặc thù
1. Danh mục, thời gian sử dụng và tỷ lệ hao mòn tài sản cố định vô hình (Chi tiết tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Quyết định này).
Tiêu chuẩn nhận biết tài sản cố định vô hình tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Quyết định này thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 3 Thông tư số 45/2018/TT-BTC.
2. Danh mục, thời gian sử dụng, tỷ lệ hao mòn tài sản cố định quy định tại Khoản 3 Điều 3 Thông tư số 45/2018/TT-BTC (Chi tiết tại Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Quyết định này).
Tiêu chuẩn nhận biết tài sản cố định tại Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Quyết định này thực hiện theo quy định tại Khoản 3 Điều 3 Thông tư số 45/2018/TT-BTC.
3. Danh mục tài sản cố định đặc thù (Chi tiết tại Phụ lục số 03 ban hành kèm theo Quyết định này).
Tiêu chuẩn nhận biết tài sản cố định đặc thù tại Phụ lục số 03 ban hành kèm theo Quyết định này thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 5 Thông tư số 45/2018/TT-BTC.
Điều 4. Tổ chức thực hiện
1. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị sử dụng tài sản cố định căn cứ các nội dung quy định tại Thông tư số 45/2018/TT-BTC và Quyết định này để thực hiện tính hao mòn, ghi sổ kế toán, theo dõi và quản lý tài sản theo đúng quy định.
2. Trong quá trình thực hiện các cơ quan, đơn vị có trách nhiệm:
a) Chủ động, thường xuyên rà soát, tổng hợp, cập nhập Danh mục tài sản mới (nếu có) và gửi về Sở Tài chính tổng hợp trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, sửa đổi và bổ sung cho phù hợp;
b) Kịp thời tổng hợp những khó khăn, vướng mắc (nếu có) trong quá trình thực hiện gửi về Sở Tài chính để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, giải quyết theo quy định.
Điều 5. Hiệu lực thi hành
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2019.
Điều 6. Trách nhiệm thi hành
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Tài chính; Thủ trưởng các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và các tổ chức có sử dụng ngân sách nhà nước, các doanh nghiệp được Nhà nước giao quản lý tài sản cố định không tính thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý của tỉnh Thái Bình và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Bộ Tài chính;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL - Bộ Tư pháp;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Như điều 6;
- Báo Thái Bình;
- Công báo tỉnh;
- Cổng thông tin điện tử tỉnh;
- Lưu: VT, KT.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Đặng Trọng Thăng
PHỤ LỤC 01
QUY ĐỊNH DANH MỤC, THỜI GIAN SỬ DỤNG VÀ TỶ LỆ HAO MÒN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÔ HÌNH
(Kèm theo Quyết định số: 07/2019/QĐ-UBND ngày 17/6/2019 của UBND tỉnh Thái Bình)
STT
DANH MỤC
THỜI GIAN SỬ DỤNG (năm)
TỶ LỆ HAO MÒN (% năm)
Loại 1
Quyền tác giả
1
Kịch bản các loại
25
4
2
Các quyền tác giả khác
25
4
Loại 2
Quyền sở hữu công nghiệp
1
Bằng độc quyền sáng chế
20
5
2
Bằng độc quyền giải pháp hữu ích
10
10
3
Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp
5
20
4
Giấy chứng nhận đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn
10
10
5
Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, tên thương mại
10
10
Loại 3
Quyền đối với giống cây trồng
1
Quyền đối với giống cây lúa
5
20
2
Quyền đối với giống cây khác
5
20
Loại 4
Phần mềm ứng dụng
1
Cơ sở dữ liệu
5
20
2
Phần mềm kế toán
5
20
3
Phần mềm tin học văn phòng
5
20
4
Phần mềm ứng dụng khác
5
20
Loại 5
Tài sản cố định vô hình khác (trừ quyền sử dụng đất)
5
20
PHỤ LỤC 02
QUY ĐỊNH DANH MỤC, THỜI GIAN SỬ DỤNG VÀ TỶ LỆ HAO MÒN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
(Kèm theo Quyết định số: 07/2019/QĐ-UBND ngày 17/6/2019 của UBND tỉnh Thái Bình)
STT
DANH MỤC TÀI SẢN
THỜI GIAN SỬ DỤNG (năm)
TỶ LỆ HAO MÒN (% năm)
Loại 1
Phương tiện vận tải (ngoài xe ô tô)
- Xe mô tô, xe gắn máy
10
10
- Phương tiện vận tải khác
10
10
Loại 2
Máy móc, thiết bị
1
Máy móc, thiết bị văn phòng (Bao gồm máy móc, thiết bị văn phòng phổ biến, máy móc, thiết bị phục vụ hoạt động chung và chuyên dùng cùng loại với máy móc thiết bị văn phòng phổ biến)
- Máy vi tính để bàn
5
20
- Máy vi tính xách tay (hoặc thiết bị điện tử tương đương)
5
20
- Máy in
5
20
- Máy fax
5
20
- Tủ đựng tài liệu
5
20
- Máy scan
5
20
- Máy hủy tài liệu
5
20
- Máy photocopy
8
12,5
- Bộ bàn ghế ngồi làm việc trang bị cho các chức danh
8
12,5
- Bộ bàn ghế họp
8
12,5
- Bộ bàn ghế tiếp khách
8
12,5
- Máy điều hòa không khí
8
12,5
- Quạt
5
20
- Máy sưởi
5
20
- Máy móc, thiết bị văn phòng khác
5
20
2
Máy móc, thiết bị phục vụ hoạt động chung của cơ quan, tổ chức, đơn vị (không cùng loại với máy móc thiết bị văn phòng phổ biến)
- Máy chiếu
5
20
- Thiết bị lọc nước
5
20
- Máy hút ẩm, hút bụi
5
20
- Ti vi, đầu Video, các loại đầu thu phát tín hiệu kỹ thuật số khác
5
20
- Máy ghi âm
5
20
- Máy ảnh
5
20
- Thiết bị âm thanh
5
20
- Tổng đài điện thoại, máy bộ đàm
5
20
- Thiết bị thông tin liên lạc khác
5
20
- Tủ lạnh, máy làm mát
5
20
- Máy giặt
5
20
- Thiết bị mạng, truyền thông
5
20
- Thiết bị điện văn phòng
5
20
- Thiết bị điện tử phục vụ quản lý, lưu trữ dữ liệu
5
20
- Thiết bị truyền dẫn
5
20
- Camera giám sát
8
12,5
- Máy bơm nước
8
12,5
- Két sắt
8
12,5
- Bàn ghế hội trường
8
12,5
- Tủ, giá kệ đựng tài liệu hoặc trưng bày hiện vật
8
12,5
- Máy móc, thiết bị phục vụ hoạt động chung khác
8
12,5
3
Máy móc, thiết bị chuyên dùng (không cùng loại với máy móc thiết bị văn phòng phổ biến)
3.1
Lĩnh vực Giáo dục - đào tạo
- Thiết bị dạy học, dạy nghề, thí nghiệm (các môn học)
5
20
3.2
Lĩnh vực Khoa học - công nghệ
- Bộ quả cân chuẩn
8
12,5
- Cân kiểm quả chuẩn
8
12,5
- Máy móc, thiết bị chuyên dùng khác
8
12,5
3.3
Lĩnh vực Tài nguyên - môi trường
- Thiết bị đo nhiệt độ, độ ẩm
8
12,5
- Bếp khuấy từ gia nhiệt
8
12,5
- Máy móc, thiết bị chuyên dùng khác
8
12,5
34
Lĩnh vực Y tế
- Tài sản, trang thiết bị phẫu thuật, thủ thuật, chẩn đoán hình ảnh
8
12,5
- Tài sản, trang thiết bị xét nghiệm, thí nghiệm
8
12,5
- Tài sản, trang thiết bị khác
8
12,5
3.5
Lĩnh vực Văn hóa - Thể thao - Truyền hình
- Tài sản thuộc lĩnh vực thể thao
5
20
- Tài sản thuộc lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn
5
20
- Tài sản thuộc lĩnh vực chiếu phim
5
20
- Tải sản thuộc lĩnh vực phát thanh, truyền hình
5
20
3.6
Lĩnh vực Nông nghiệp và PTNT
- Thiết bị thí nghiệm, kiểm nghiệm giống
5
20
- Thiết bị kỹ thuật chuyên dùng khác
5
20
3.7
Lĩnh vực Giao thông vận tải
- Máy in thẻ giấy phép lái xe
5
20
- Bộ cân kiểm tra tải trọng xe
5
20
- Hệ thống Camera và đầu ghi hình
8
12,5
- Máy móc thiết bị chuyên dùng khác
5
20
4
Máy móc, thiết bị khác
8
12,5
Loại 3
Cây lâu năm, súc vật làm việc và/hoặc cho sản phẩm
1
Các loại súc vật
8
12,5
2
Cây lâu năm
25
4
3
Cây cảnh, thảm cây xanh
8
12,5
Loại 4
Trang thiết bị dễ hỏng, dễ vỡ (thủy tinh, gốm, sành, sứ)
5
20
Loại 5
Tài sản cố định hữu hình khác
8
12,5
Loại 6
Tài sản cố định vô hình
- Phần mềm kế toán
5
20
- Phần mềm tin học văn phòng
5
20
- Phần mềm nội bộ
5
20
PHỤ LỤC 03
QUY ĐỊNH DANH MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH ĐẶC THÙ
(Kèm theo Quyết định số: 07/2019/QĐ-UBND ngày UBND tỉnh Thái bình)
STT
DANH MỤC
SỐ LƯỢNG
Loại 1
Hiện vật trưng bày trong bảo tàng
1
Máy bay Mic 21, số hiệu 5121. Đ.c Phạm Tuân - AHLLVTND quê xã Quốc Tuấn, Kiến Xương thuộc Sư đoàn 921 - Bộ tư lệnh PKKQ đã từng lái loại máy bay này bắn rơi máy bay B52 của Mỹ đêm 27/12/1972
01
2
Xe tăng 843 - do Đại đội trưởng Bùi Quang Thận, quê xã Thụy Xuân, huyện Thái Thụy, chỉ huy tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh - người cắm cờ trên nóc dinh Độc Lập vào hồi 11h ngày 30/4/1975
01
3
Pháo mặt đất 85 ly - Của đơn vị C2 bộ đội Thái Bình trực chiến tại bờ biển Tiền Hải, bắn cháy 2 trục hạm Mỹ ngày 17/5/1972 và ngày 08/8/1972
01
4
Pháo 105 ly - chiến lợi phẩm của Trung đoàn 48, Sư đoàn 320 cùng Tiểu đoàn 705, trong trận đánh bốt Chợ Cổng, xã Thái Thịnh, Thái Thụy đêm ngày 7 rạng sáng ngày 08/02/1952
01
5
Pháo cao xạ 37 ly - Của hạm đội dân quân gái C4 huyện Tiền Hải, Thái Bình, bảo vệ mục tiêu Cống Lân đã bắn rơi 2 máy bay giặc Mỹ vào ngày 31/3/1968 và ngày 12/7/1972
01
6
Pháo 122mm K 31/37 - do Liên Xô chế tạo, đã được bộ đội Quân khu III sử dụng trong chiến đấu bảo vệ vùng biển Quân khu trong kháng chiến chống Mỹ
01
7
Pháo mặt đất 75 ly - của dân quân tự vệ xã Đông Minh, huyện Tiền Hải, phối hợp cùng đơn vị F178 Quân khu tả ngạn bắn cháy 1 trục hạm Mỹ ngày 16/9/1972
01
8
Bệ phóng tên lửa DVINA - do đ/c Phạm Trường Uy - AHLLVTND, quê xã Vũ Lạc, huyện Kiến Xương, Tiểu đoàn trưởng tên lửa thuộc E236 - F367, Bộ tư lệnh PKKQ đã trực tiếp điều khiển và chỉ huy bắn rơi 31 máy bay Mỹ trong đó có 2 pháo đài bay B52 bị bắn rơi ngày 02/4/1972 và ngày 28/8/1972
01
9
Súng thần công
05
10
Xe ô tô của anh hùng Trần Văn Lai, biển số EL-6899
01 | {
"issuing_agency": "Tỉnh Thái Bình",
"promulgation_date": "17/06/2019",
"sign_number": "07/2019/QĐ-UBND",
"signer": "Đặng Trọng Thăng",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Xuat-nhap-khau/Thong-bao-12768-TB-TCHQ-nam-2014-phan-loai-hang-hoa-xuat-nhap-khau-Silicon-nguyen-sinh-dang-phan-tan-254434.aspx | Thông báo 12768/TB-TCHQ năm 2014 phân loại hàng hóa xuất nhập khẩu Silicon nguyên sinh dạng phân tán | BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC HẢI QUAN
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 12768/TB-TCHQ
Hà Nội, ngày 21 tháng 10 năm 2014
THÔNG BÁO
VỀ KẾT QUẢ PHÂN LOẠI ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU
Căn cứ Nghị định số 06/2003/NĐ-CP ngày 22/1/2003 của Chính phủ quy định về việc phân loại hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
Căn cứ Thông tư số 128/2013/TT-BTC ngày 10/9/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thủ tục hải quan, kiểm tra giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; Thông tư số 49/2010/TT-BTC ngày 12/4/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc phân loại hàng hóa, áp dụng mức thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; Thông tư số 156/2011/TT-BTC ngày 14/11/2011 của Bộ Tài chính về việc ban hành Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam; Thông tư số 164/2013/TT-BTC ngày 15/11/2013 của Bộ Tài chính về việc ban hành Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi theo danh mục mặt hàng chịu thuế;
Trên cơ sở kết quả phân tích của Trung tâm Phân tích phân loại hàng hóa XNK (Chi nhánh tại TP. Hồ Chí Minh) tại thông báo số 2401/TB-PTPLHCM ngày 07/10/2014 và đề nghị của Cục trưởng Cục Thuế XNK, Tổng cục Hải quan thông báo kết quả phân loại hàng hóa như sau:
1. Tên hàng theo khai báo: Silicon nguyên sinh dạng phân tán- BELSIL UL 9815 - nguyên liệu sx sp dầu gội.
2. Đơn vị nhập khẩu: Công ty TNHH Quốc tế Unilever Việt Nam; địa chỉ: Lô A2-3 KCN Tây Bắc Củ Chi, Tân An Hội, Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh; mã số thuế: 0300762150.
3. Số, ngày tờ khai hải quan: 10011276156/A12 ngày 26/08/2014 tại Chi Cục Hải quan VSIP- Cục Hải quan tỉnh Bình Dương.
4. Tóm tắt mô tả và đặc tính hàng hóa: Silicone nguyên sinh dạng phân tán trong nước, hàm lượng rắn » 57.3%.
5. Kết quả phân loại:
Tên thương mại: Belsil UL 9815 200Kg Drum PE.
Tên gọi theo cấu tạo, công dụng: Silicone nguyên sinh dạng phân tán trong nước, hàm lượng rắn »57.3%.
Ký, mã hiệu, chủng loại: 60084682.
Nhà sản xuất: Không có thông tin.
thuộc nhóm 39.10 “Silicon dạng nguyên sinh”, mã số 3910.00.20 “- Dạng phân tán hoặc dạng hòa tan” tại Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam và Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi.
Thông báo này có hiệu lực kể từ ngày ban hành./.
Nơi nhận:
- Tổng cục trưởng (để b/cáo);
- Các Cục HQ tỉnh, thành phố (để t/hiện);
- Chi cục Hải quan KCN VSIP
(Cục Hải quan tỉnh Bình Dương);
- Trung tâm PTPL HH XNK và các chi nhánh;
- Website Hải quan;
- Lưu: VT, TXNK-PL-Thủy (3b).
KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG
Nguyễn Dương Thái | {
"issuing_agency": "Tổng cục Hải quan",
"promulgation_date": "21/10/2014",
"sign_number": "12768/TB-TCHQ",
"signer": "Nguyễn Dương Thái",
"type": "Thông báo"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Quyet-dinh-988-2008-QD-UBND-tieu-chuan-bo-nhiem-truong-pho-phong-chuyen-mon-181995.aspx | Quyết định 988/2008/QĐ-UBND tiêu chuẩn bổ nhiệm trưởng phó phòng chuyên môn | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH BÌNH
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
Số: 988/2008/QĐ-UBND
Ninh Bình, ngày 16 tháng 05 năm 2008
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH TIÊU CHUẨN, ĐIỀU KIỆN ĐỂ BỔ NHIỆM TRƯỞNG PHÒNG, PHÓ TRƯỞNG PHÒNG CÁC CƠ QUAN CHUYÊN MÔN THUỘC ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN, THÀNH PHỐ, THỊ XÃ
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH BÌNH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Pháp lệnh Cán bộ, công chức được sửa đổi, bổ sung ngày 29/4/2003;
Căn cứ Nghị định số 14/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 02 năm 2008 của Chính phủ Quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số 181/TTr-SNV ngày 05/5/2008 và Giám đốc Sở Tư pháp tại Báo cáo số 49/BC-STP ngày 02/5/2008,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định tiêu chuẩn, điều kiện để bổ nhiệm trưởng phòng, phó trưởng phòng cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, thành phố, thị xã.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như điều 3;
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Nội vụ;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL Bộ Tư pháp;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Ban Tổ chức Tỉnh ủy;
- Các Sở, ban, ngành trực thuộc;
- Website Chính phủ;
- Công báo tỉnh;
- Lưu VT, VP7.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
CHỦ TỊCH
Bùi Văn Thắng
QUY ĐỊNH
TIÊU CHUẨN, ĐIỀU KIỆN ĐỂ BỔ NHIỆM TRƯỞNG PHÒNG, PHÓ TRƯỞNG PHÒNG CÁC CƠ QUAN CHUYÊN MÔN THUỘC ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN, THÀNH PHỐ, THỊ XÃ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 988/2008/QĐ-UBND ngày 16/5/2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình)
Chương 1.
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Quy định này quy định về tiêu chuẩn, điều kiện đối với người được xét đề nghị cấp có thẩm quyền bổ nhiệm giữ chức vụ trưởng phòng, chánh văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân, chánh thanh tra, phó trưởng phòng, phó chánh văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân, phó chánh thanh tra (sau đây gọi là trưởng phòng, phó trưởng phòng) các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, thành phố, thị xã (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp huyện).
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Quy định này áp dụng đối với chức vụ trưởng phòng, phó trưởng phòng các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện và đối với cơ quan, tổ chức cá nhân có liên quan.
Điều 3. Nguyên tắc bổ nhiệm
1. Trưởng phòng, phó trưởng phòng được bổ nhiệm phải có đủ tiêu chuẩn và điều kiện theo quy định của pháp luật và quy định cụ thể tại Quy định này.
2. Bổ nhiệm trưởng phòng, phó trưởng phòng phải xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ và đảm bảo sự ổn định, có tính kế thừa phát triển của đội ngũ công chức của các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện và đảm bảo đúng số lượng theo quy định.
Chương 2.
QUY ĐỊNH CHUNG VỀ TIÊU CHUẨN, ĐIỀU KIỆN CỦA TRƯỞNG PHÒNG, PHÓ TRƯỞNG PHÒNG
Điều 4. Phẩm chất chính trị
1. Có tinh thần yêu nước sâu sắc, tận tụy phục vụ nhân dân, kiên định với mục tiêu độc lập dân tộc, chủ nghĩa xã hội và đường lối đổi mới của Đảng.
2. Cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư, không tham nhũng và cương quyết đấu tranh chống tham nhũng, trung thực, thẳng thắn, có tinh thần đấu tranh tự phê bình và phê bình.
3. Đoàn kết, dân chủ, được tập thể tín nhiệm gắn bó, liên hệ mật thiết với nhân dân, được nhân dân nơi cư trú tín nhiệm.
4. Có ý thức tổ chức kỷ luật, bản thân và gia đình chấp hành nghiêm chỉnh chủ trương, đường lối của Đảng; chính sách pháp luật của Nhà nước.
5. Gương mẫu chấp hành nội quy, quy chế của cơ quan.
Điều 5. Trình độ
1. Tốt nghiệp đại học trở lên, có chuyên ngành được đào tạo phù hợp với lĩnh vực công tác được giao phụ trách (theo danh mục trình độ đào tạo chuyên môn đính kèm); ưu tiên bổ nhiệm những người có trình độ sau đại học, những người là nữ, đồng bào dân tộc ít người.
2. Có trình độ trung cấp lý luận chính trị hoặc tương đương trở lên.
3. Đã qua lớp bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý Nhà nước (chương trình chuyên viên trở lên) hoặc quản lý chuyên ngành.
4. Có chứng chỉ trình độ B trở lên 1 trong 5 ngoại ngữ (Nga, Anh, Pháp, Đức, Trung Quốc).
5. Có chứng chỉ tin học văn phòng trình độ A trở lên.
Điều 6. Năng lực
1. Có khả năng xây dựng quy hoạch, kế hoạch, chương trình; biện pháp tổ chức thực hiện nhiệm vụ thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước được giao.
2. Có khả năng nghiên cứu, xây dựng trình Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định, chỉ thị về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước được giao.
3. Có năng lực tham mưu, đề xuất các ý kiến về chuyên môn nghiệp vụ với lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp huyện; tiếp thu ý kiến chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện.
4. Có năng lực quản lý, điều hành các hoạt động của cơ quan mình; có khả năng quy tụ, đoàn kết cán bộ, công chức trong cơ quan mình để thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ chuyên môn, chuyên ngành được giao.
đ) Phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan để thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ khác được Ủy ban nhân dân cấp huyện giao.
Điều 7. Hiểu biết
1. Nắm vững chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về các lĩnh vực chuyên môn, chuyên ngành được giao;
2. Nắm vững các kiến thức cơ bản về chuyên môn nghiệp vụ, các văn bản quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước về chuyên môn nghiệp vụ thuộc lĩnh vực mình phụ trách.
3. Hiểu biết về nghiệp vụ quản lý thuộc lĩnh vực chuyên môn, chuyên ngành được giao; có kinh nghiệm tổ chức, quản lý, điều hành.
4. Am hiểu tình hình chính trị, kinh tế - xã hội của địa phương; nắm được những vấn đề lớn về tình hình chính trị, kinh tế - xã hội của đất nước; quan tâm đến diễn biến chính trị của các nước trong khu vực và thế giới.
Điều 8. Điều kiện, tiêu chuẩn khác
1. Tuổi bổ nhiệm theo quy định của Chính phủ;
2. Không trong thời gian bị thi hành kỷ luật từ hình thức khiển trách trở lên.
3. Có sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Điều 9. Quy định số lượng trưởng phòng, phó trưởng phòng
Mỗi phòng có trưởng phòng phụ trách và có thể có phó trưởng phòng; việc bổ nhiệm phó trưởng phòng phải tuân theo nguyên tắc chỉ những phòng có từ 04 công chức trở lên mới bổ nhiệm 01 phó trưởng phòng, có 08 công chức trở lên và có nhiều lĩnh vực công tác được bổ nhiệm 02 phó trưởng phòng. Tổng số lãnh đạo mỗi phòng không quá 03 người.
Chương 3.
TIÊU CHUẨN VÀ ĐIỀU KIỆN CỤ THỂ CỦA TRƯỞNG PHÒNG, PHÓ TRƯỞNG PHÒNG
Điều 10. Tiêu chuẩn và điều kiện cụ thể của trưởng phòng
1. Tiêu chuẩn về thực hiện chức trách, nhiệm vụ
a. Trưởng phòng chuyên môn là công chức đứng đầu một cơ quan chuyên môn, chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện và trước pháp luật về thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan chuyên môn do mình phụ trách.
b. Căn cứ các quy định của pháp luật và phân công của Ủy ban nhân dân cấp huyện, xây dựng quy chế làm việc, chế độ thông tin, báo cáo của cơ quan chuyên môn mình phụ trách và chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện quy chế đó.
c. Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và chịu trách nhiệm khi để xảy ra tình trạng tham nhũng, gây thiệt hại trong cơ quan chuyên môn thuộc quyền quản lý của mình.
d. Có trách nhiệm báo cáo với Ủy ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện và Sở quản lý ngành, lĩnh vực về tổ chức, hoạt động của cơ quan chuyên môn do mình phụ trách; xin ý kiến về những vấn đề vượt quá thẩm quyền và báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân cùng cấp và Ủy ban nhân dân cấp huyện khi được yêu cầu, phối hợp với Thủ trưởng cơ quan chuyên môn, các tổ chức chính trị - xã hội cùng cấp để giải quyết những vấn đề liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
2. Điều kiện để bổ nhiệm
Đã được bổ nhiệm giữ chức vụ phó trưởng phòng hoặc đã là lãnh đạo các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước, giám đốc, phó giám đốc, kế toán trưởng các công ty nhà nước, từ 02 năm trở lên.
Điều 11. Tiêu chuẩn và điều kiện cụ thể của phó trưởng phòng
1. Tiêu chuẩn về thực hiện chức trách, nhiệm vụ
Phó trưởng phòng chuyên môn là người giúp trưởng phòng chỉ đạo một số mặt công tác và chịu trách nhiệm trước trường phòng về nhiệm vụ được phân công. Khi trưởng phòng vắng mặt 01 phó trưởng phòng được trưởng phòng ủy nhiệm điều hành các hoạt động của cơ quan chuyên môn mình.
2. Điều kiện để bổ nhiệm
Là công chức có thời gian làm công tác quản lý nhà nước ở ngạch chuyên viên từ 03 năm trở lên (không kể thời gian tập sự, dự bị) hoặc đã là lãnh đạo các đơn vị sự nghiệp của nhà nước, giám đốc, phó giám đốc, kế toán trưởng các công ty nhà nước. Những người không phải lãnh đạo các đơn vị sự nghiệp của nhà nước, giám đốc, phó giám đốc, kế toán trưởng các công ty nhà nước, lực lượng vũ trang chuyển sang thì phải có thời gian làm công tác quản lý nhà nước ở ngạch chuyên viên ít nhất 01 năm trở lên.
Chương 4.
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 12. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện
Căn cứ Quy định này và các văn bản hướng dẫn của các cơ quan chức năng để tiến hành quy trình bổ nhiệm trưởng phòng, phó trưởng phòng các cơ quan chuyên môn theo đúng tiêu chuẩn, điều kiện.
Điều 13. Khen thưởng và xử lý vi phạm
Tổ chức và cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc thực hiện quy định này thì được khen thưởng, nếu tổ chức cá nhân nào vi phạm thì tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Điều 14. Sửa đổi, bổ sung quy định
Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc hoặc có những vấn đề chưa phù hợp, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã báo cáo về Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Nội vụ) để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
DANH MỤC
TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO, CHUYÊN MÔN CỦA TRƯỞNG PHÒNG, PHÓ TRƯỞNG PHÒNG CÁC CƠ QUAN CHUYÊN MÔN THUỘC UBND HUYỆN, THÀNH PHỐ, THỊ XÃ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 988/2008/QĐ-UBND ngày 16/5/2008 của UBND tỉnh Ninh Bình)
Số TT
Tên phòng
Yêu cầu trình độ
(tốt nghiệp đại học trở lên)
1
Phòng Nội vụ
Đại học các chuyên ngành
2
Phòng Tư pháp
Đại học các chuyên ngành Luật; Cử nhân hành chính
3
Phòng Tài chính - Kế hoạch
Đại học các chuyên ngành Kinh tế, Tài chính, Kế toán, Ngân hàng
4
Phòng Tài nguyên và Môi trường
Đại học chuyên ngành Quản lý đất đai, Nông hóa thổ nhưỡng, Môi trường, Mỏ, Địa chất, Khí tượng, Thủy văn
5
Phòng Lao động - Thương binh và xã hội
Đại học các chuyên ngành Lao động xã hội; chuyên ngành Kinh tế lao động, Bảo hộ lao động, Bảo hiểm
6
Phòng Văn hóa và Thông tin
Đại học các chuyên ngành Văn hóa, Thể thao, Du lịch, Báo chí
7
Phòng Giáo dục và Đào tao
Đại học các chuyên ngành Sư phạm
8
Phòng Y tế
Đại học các chuyên ngành Y - Dược
9
Phòng Kinh tế
Đại học các chuyên ngành Kinh tế, Quản trị Kinh doanh, Thương mại, Ngoại Thương, Kỹ thuật công nghiệp
10
Phòng Quản lý đô thị
Đại học các chuyên ngành ngành Xây dựng, Kiến trúc, Giao thông
11
Phòng Công thương
Đại học các chuyên ngành Thương mại, Ngoại Thương, Kỹ thuật công nghiệp, Xây dựng, Kiến trúc, Giao thông
12
Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Đại học các chuyên ngành Nông nghiệp, Lâm nghiệp, Thủy lợi
13
Phòng Kinh tế biển
Đại học các chuyên ngành Thủy sản (áp dụng đối với huyện Kim Sơn)
14
Phòng Dân tộc và Tôn giáo
Đại học các chuyên ngành (áp dụng đối với huyện Nho Quan)
15
Thanh tra huyện
Đại học các chuyên ngành
16
Văn phòng HĐND&UBND
Đại học các chuyên ngành | {
"issuing_agency": "Tỉnh Ninh Bình",
"promulgation_date": "16/05/2008",
"sign_number": "988/2008/QĐ-UBND",
"signer": "Bùi Văn Thắng",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Quyet-dinh-951-QD-UBND-thu-tuc-hanh-chinh-nganh-tai-chinh-Tay-Ninh-2012-294152.aspx | Quyết định 951/QĐ-UBND thủ tục hành chính ngành tài chính Tây Ninh 2012 | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH TÂY NINH
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 951/QĐ-UBND
Tây Ninh, ngày 18 tháng 5 năm 2012
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC CÔNG BỐ, CÔNG KHAI THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH/THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG HOẶC THAY THẾ/THỦ TỤC HÀNH CHÍNH BỊ HỦY BỎ HOẶC BÃI BỎ CỦA NGÀNH TÀI CHÍNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ TÀI CHÍNH, UBND CẤP HUYỆN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TÂY NINH
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính và Chánh Văn phòng UBND tỉnh,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố, công khai kèm theo Quyết định này thủ tục hành chính mới ban hành/thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế/thủ tục hành chính bị hủy bỏ hoặc bãi bỏ của ngành Tài chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tài chính, UBND cấp huyện trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.
Có danh mục và nội dung kèm theo được đăng tải trong Mục Đề án 30 của Trang thông tin điện tử tỉnh Tây Ninh tại địa chỉ http://www.tayninh.gov.vn.
Sở Tài chính, UBND cấp huyện có trách nhiệm niêm yết công khai tại bộ phận “tiếp nhận và trả kết quả” và thực hiện các thủ tục hành chính này cho cá nhân, tổ chức đúng với nội dung đã công bố tại Quyết định này.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 1734/QĐ-UBND ngày 26/8/2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh về việc công bố Bộ thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tài chính tỉnh Tây Ninh.
Bãi bỏ toàn bộ các thủ tục hành chính của ngành Tài chính đang áp dụng tại UBND cấp huyện trước đây được Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh công bố tại Quyết định số 1288/QĐ-UBND ngày 01/7/2009.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các Ban, Ngành tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Chính phủ;
- Cục Kiểm soát TTHC-VPCP;
- TT:TU, HĐND, UBND tỉnh;
- Như Điều 3;
- VP. Đoàn ĐBQH tỉnh;
- Website tỉnh;
- Lưu: VT, KSTT.
CHỦ TỊCH
Nguyễn Thị Thu Thủy
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH/SỬA ĐỔI, BỔ SUNG HOẶC THAY THẾ/ BỊ HỦY BỎ HOẶC BÃI BỎ CỦA NGÀNH TÀI CHÍNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ TÀI CHÍNH/ UBND CẤP HUYỆN THỰC HIỆN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TÂY NINH
(Ban hành kèm theo Quyết định số /QĐ-UBND ngày tháng năm 2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh)
PHẦN I
DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH, SỬA ĐỔI, BỔ SUNG/BỊ HỦY BỎ, BÃI BỎ CỦA NGÀNH TÀI CHÍNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ TÀI CHÍNH VÀ UBND CẤP HUYỆN, THỊ XÃ THỰC HIỆN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TÂY NINH
A. DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH
STT
Tên thủ tục hành chính
Lĩnh vực
Mã số/Ghi chú
I
TTHC THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA CẤP TỈNH
1
Thủ tục Thẩm tra quyết toán dự án hoàn thành
Quản lý ngân sách nhà nước
2
Thủ tục Thẩm tra quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước (đối với chi phí chuẩn bị đầu tư của dự án được hủy bỏ theo quyết định của cấp có thẩm quyền)
Quản lý ngân sách nhà nước
3
Thủ tục Quyết định đơn giá thuê đất thuộc thẩm quyền của Sở Tài chính (Dưới 10 tỷ đồng)
Lĩnh vực giá
4
Thủ tục Quyết định đơn giá thuê đất thuộc thẩm quyền của Sở Tài chính (Trên 10 tỷ đồng)
Lĩnh vực giá
5
Thủ tục Đăng ký giá hàng hóa, dịch vụ
Lĩnh vực giá
6
Thủ tục Thẩm định phương án giá hàng hóa, dịch vụ (do Sở Tài chính thực hiện)
Lĩnh vực giá
7
Thủ tục Kê khai giá hàng hóa, dịch vụ
Lĩnh vực giá
8
Thủ tục Hiệp thương giá hàng hóa, dịch vụ (thuộc thẩm quyền của Sở Tài chính)
Lĩnh vực giá
9
Thủ tục Điều tra, kiểm soát, xử lý giá độc quyền và liên kết độc quyền về giá theo thẩm quyền của Sở Tài chính
Lĩnh vực giá
10
Thủ tục Xác định giá đất chuyển mục đích sử dụng đất thuộc thẩm quyền của Sở Tài chính
Lĩnh vực giá
II
TTHC THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA UBND CẤP HUYỆN
1
Thủ tục Quyết toán dự án hoàn thành các dự án sử dụng vốn Nhà nước (cấp huyện) (đối với dự án hoàn thành)
Quản lý ngân sách nhà nước
2
Thủ tục Quyết toán dự án hoàn thành các dự án sử dụng vốn Nhà nước (cấp huyện) (đối với hạng mục công trình hoàn thành)
Quản lý ngân sách nhà nước
3
Thủ tục Quyết toán dự án hoàn thành các dự án sử dụng vốn Nhà nước (cấp huyện) (đối với dự án quy hoạch hoàn thành; chi phí chuẩn bị đầu tư của dự án bị hủy bỏ theo quyết định của cấp có thẩm quyền)
Quản lý ngân sách nhà nước
B. DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH SỬA ĐỔI, BỔ SUNG
STT
Tên thủ tục hành chính
Lĩnh vực
Mã số
I
TTHC THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA CẤP TỈNH
1
Thủ tục Cấp mã số đơn vị có quan hệ với ngân sách dùng cho các đơn vị dự toán (đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước, các đơn vị khác có quan hệ với ngân sách thuộc cấp ngân sách tỉnh)
Quản lý ngân sách nhà nước
T-TNI-136812-TT
2
Thủ tục Cấp mã số đơn vị có quan hệ ngân sách dùng cho các đơn vị dự toán (đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước, các đơn vị khác có quan hệ với ngân sách thuộc cấp ngân sách quận, huyện, thị xã, cấp ngân sách xã, phường, thị trấn)
Quản lý ngân sách nhà nước
T-TNI-136820-TT
3
Thủ tục Cấp mã số đơn vị có quan hệ ngân sách dùng cho các dự án đầu tư xây dựng cơ bản giai đoạn chuẩn bị đầu tư (chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng cơ bản ở giai đoạn chuẩn bị đầu tư nằm trong kế hoạch vốn đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước, nguồn vốn ODA được giao hàng năm, thuộc cấp ngân sách tỉnh, thành phố trung ương)
Quản lý ngân sách nhà nước
T-TNI-136829-TT
4
Dự án đầu tư xây dựng cơ bản giai đoạn chuẩn bị đầu tư (chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng cơ bản ở giai đoạn chuẩn bị đầu tư nằm trong kế hoạch vốn đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước, nguồn vốn ODA được giao hàng năm, thuộc cấp ngân sách quận, huyện, thị xã; ngân sách xã, phường, thị trấn)
Quản lý ngân sách nhà nước
T-TNI-136833-TT
5
Thủ tục Cấp mã số đơn vị có quan hệ ngân sách dùng cho các dự án đầu tư xây dựng cơ bản giai đoạn thực hiện đầu tư (chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng cơ bản ở giai đoạn thực hiện đầu tư nằm trong kế hoạch vốn đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước, nguồn vốn ODA được giao hàng năm, thuộc cấp ngân sách tỉnh, thành phố)
Quản lý ngân sách nhà nước
T-TNI-136842-TT
6
Thủ tục Cấp mã số đơn vị có quan hệ ngân sách dùng cho các dự án đầu tư xây dựng cơ bản giai đoạn thực hiện đầu tư (chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng cơ bản ở giai đoạn thực hiện đầu tư nằm trong kế hoạch vốn đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước, nguồn vốn ODA được giao hàng năm, thuộc cấp ngân sách quận, huyện, thị xã; cấp ngân sách xã, phường, thị trấn)
Quản lý ngân sách nhà nước
T-TNI-136846-TT
7
Thủ tục Kê khai bổ sung thông tin chuyển giai đoạn dự án đầu tư xây dựng cơ bản (từ giai đoạn “chuẩn bị đầu tư” sang giai đoạn “thực hiện dự án”) đã đăng ký mã số sử dụng NS (tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương)
Quản lý ngân sách nhà nước
T-TNI-136850-TT
8
Thủ tục Kê khai bổ sung thông tin chuyển giai đoạn dự án đầu tư xây dựng cơ bản (từ giai đoạn “chuẩn bị đầu tư” sang giai đoạn “thực hiện dự án”) đã đăng ký mã số sử dụng ngân sách (quận, huyện, thị xã; xã, phường)
Quản lý ngân sách nhà nước
T-TNI-136855-TT
9
Cấp lại giấy chứng nhận đăng ký mã số đơn vị có quan hệ với ngân sách (khi giấy chứng nhận đăng ký mã số đơn vị có
Quản lý ngân sách nhà nước
T-TNI-136859-TT
quan hệ với ngân sách bị rách nát, mất hoặc thay đổi thông tin trên giấy chứng nhận)
10
Thủ tục Hoàn trả các khoản đã nộp ngân sách nhà nước
Quản lý ngân sách nhà nước
T-TNI-137156-TT
11
Thủ tục Cấp phát, thanh toán, quyết toán kinh phí cấp bù miễn thủy lợi phí thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
Quản lý ngân sách nhà nước
T-TNI-137172-TT
12
Thủ tục Cấp bổ sung kinh phí và trình bổ sung dự toán
Quản lý ngân sách nhà nước
T-TNI-137196-TT
13
Thủ tục Điều chỉnh dự toán chi ngân sách của các đơn vị trong phạm vi tổng dự toán được UBND tỉnh giao
Quản lý ngân sách nhà nước
T-TNI-137212-TT
14
Thủ tục Xếp loại doanh nghiệp
Quản lý ngân sách nhà nước
T-TNI-137218-TT
15
Thủ tục Thẩm định kế hoạch đấu thầu mua sắm tài sản nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước bằng vốn nhà nước thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh
Quản lý tài sản nhà nước
T-TNI-137227-TT
16
Thủ tục thanh lý tài sản nhà nước tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc thẩm quyền Ủy ban nhân dân tỉnh
Quản lý tài sản nhà nước
T-TNI-137269-TT
17
Thủ tục điều chuyển tài sản nhà nước tại các cơ quan, tổ chức đơn vị thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh
Quản lý tài sản nhà nước
T-TNI-139956-TT
C. DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH BỊ HỦY BỎ
STT
Tên thủ tục hành chính
Lĩnh vực
Mã số/Ghi chú
1
Cấp kinh phí bằng lệnh chi tiền
Quản lý ngân sách nhà nước
T-TNI-137179-TT
2
Thẩm định phương án tổng thể bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
Lĩnh vực giá
T-TNI-140091-TT
3
Thẩm định, phê duyệt phương án giá bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
Lĩnh vực giá
T-TNI-140012-TT
4
Thẩm định, phê duyệt phương án chi tiết bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
Lĩnh vực giá
T-TNI-140017-TT
5
Trình tự xác định giá trị quyền sử dụng đất để tính vào giá trị tài sản của các tổ chức được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất
Quản lý tài sản nhà nước
T-TNI-137280-TT
6
Trình tự, thủ tục bán tài sản nhà nước tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh
Quản lý tài sản nhà nước
T-TNI-137247-TT
7
Phê duyệt hồ sơ mời thầu mua sắm tài sản nhà nước của các đơn vị sự nghiệp công lập, các đơn vị không phải là cơ quan hành chính thuộc thẩm quyền của Uỷ ban nhân dân tỉnh, TP trực thuộc TW.
Quản lý tài sản nhà nước
T-TNI-137239-TT
8
Phê duyệt kết quả đấu thầu mua sắm tài sản nhà nước của các đơn vị sự nghiệp công lập, các đơn vị không phải cơ quan hành chính thuộc thẩm quyền của Uỷ ban nhân dân tỉnh, TP trực thuộc TW.
Quản lý tài sản nhà nước
T-TNI-137243-TT
9
Thẩm tra quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn Ngân sách Nhà nước
Quản lý ngân sách nhà nước
T-TNI-136865-TT
10
Quyết định đơn giá thuê đất thuộc thẩm quyền của Sở Tài chính
Lĩnh vực giá
T-TNI-140099-TT
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN | {
"issuing_agency": "Tỉnh Tây Ninh",
"promulgation_date": "18/05/2012",
"sign_number": "951/QĐ-UBND",
"signer": "Nguyễn Thị Thu Thủy",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Giao-duc/Quyet-dinh-1298-QD-UBND-2018-Khung-ke-hoach-thoi-gian-nam-hoc-giao-duc-mam-non-Ninh-Thuan-392854.aspx | Quyết định 1298/QĐ-UBND 2018 Khung kế hoạch thời gian năm học giáo dục mầm non Ninh Thuận | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH THUẬN
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 1298/QĐ-UBND
Ninh Thuận, ngày 07 tháng 08 năm 2018
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH KHUNG KẾ HOẠCH THỜI GIAN NĂM HỌC 2018-2019 CỦA GIÁO DỤC MẦM NON, GIÁO DỤC PHỔ THÔNG VÀ GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH THUẬN
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH THUẬN
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Giáo dục số 38/2005/QH11 ngày 14 tháng 7 năm 2005 và Luật Giáo dục sửa đổi năm 2009;
Căn cứ Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục;
Căn cứ Quyết định số 2071/QĐ-BGDĐT ngày 16 tháng 6 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Khung kế hoạch thời gian năm học đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên áp dụng từ năm học 2017-2018;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tại Tờ trình số 1813/TTr-SGDĐT ngày 25 tháng 7 năm 2018,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành Khung kế hoạch thời gian năm học 2018-2019 áp dụng chung cho giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên trong toàn tỉnh, như sau:
1. Ngày tựu trường, ngày khai giảng, ngày bắt đầu và kết thúc học kỳ I, ngày bắt đầu và kết thúc học kỳ II (ngày hoàn thành kế hoạch giảng dạy và học tập), ngày kết thúc năm học, ngày thi học sinh giỏi, ngày xét công nhận hoàn thành chương trình giáo dục tiểu học, ngày xét công nhận tốt nghiệp THCS, ngày hoàn thành tuyển sinh vào các lớp đầu cấp học (Đính kèm Phụ lục).
2. Thời gian nghỉ học và thời gian kéo dài năm học trong trường hợp đặc biệt.
3. Nghỉ Tết và các ngày nghỉ lễ khác:
- Ngày nghỉ Tết Nguyên đán đối với học sinh các cấp học mầm non, cấp học tiểu học, cấp học THCS (GDTX THCS) và cấp học THPT (GDTX THPT) tối đa là 02 tuần lễ.
- Các ngày nghỉ lễ, Tết được thực hiện theo quy định của Luật Lao động và các quy định tại các văn bản dưới Luật. Nếu ngày nghỉ lễ, Tết trùng vào ngày nghỉ cuối tuần thì được nghỉ bù theo quy định.
- Thời gian nghỉ Tết của đồng bào dân tộc thiểu số, các cơ sở giáo dục tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh, giáo viên và nhân viên là người dân tộc thiểu số được nghỉ 01 (một) ngày và không làm ảnh hưởng đến hoạt động của đơn vị.
Điều 2. Ủy quyền cho Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo quyết định về:
1. Kế hoạch thời gian năm học áp dụng cụ thể cho từng cấp học.
2. Ngày thi học sinh giỏi các môn văn hóa (cấp THCS, THPT), thi giải toán trên máy tính cầm tay, thi nghề ở giáo dục phổ thông cấp tỉnh và các cuộc thi, hội thi khác theo quy định.
3. Cho học sinh nghỉ học trong trường hợp thời tiết quá khắc nghiệt, thiên tai và bố trí học bù; chịu trách nhiệm báo cáo với Bộ Giáo dục và Đào tạo về những quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh liên quan đến kế hoạch thời gian năm học 2018-2019 và thời gian nghỉ học, thời gian kéo dài năm học trong trường hợp đặc biệt.
4. Nghỉ Tết Nguyên đán của cán bộ quản lý và giáo viên theo quy định hiện hành.
5. Thời gian nghỉ hè thay cho nghỉ phép năm của giáo viên là 02 (hai) tháng, có thể được bố trí xen kẽ vào thời gian khác trong năm để phù hợp với đặc điểm cụ thể và kế hoạch thời gian năm học của đơn vị.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và Thủ trưởng các cơ quan đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Giáo dục và Đào tạo (b/c);
- TT.Tỉnh ủy, TT. HĐND tỉnh (b/c);
- CT và các PCT UBND tỉnh;
- Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy;
- Liên đoàn Lao động tỉnh, Tỉnh Đoàn;
- Các Sở: TC, TP, NV, KHĐT;
- Báo Ninh Thuận, Đài PTTH;
- Công báo; Cổng TTĐT tỉnh;
- VP UBND: CVP, các PCVP;
- VPUB: CVP, PVP (HXN);
- Lưu: VT, KGVX. NAM.
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lê Văn Bình
PHỤ LỤC
KẾ HOẠCH THỜI GIAN NĂM HỌC 2018-2019 CỦA GIÁO DỤC MẦM NON, GIÁO DỤC PHỔ THÔNG VÀ GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH THUẬN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1298/QĐ-UBND ngày 07 tháng 8 năm 2018 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận)
Cấp học
Ngày tựu trường
Ngày bắt đầu năm học
Ngày khai giảng
Học kỳ I
Học kỳ II
Hoàn thành kế hoạch giảng dạy và học tập
Ngày kết thúc năm học
Các kỳ thi và xét tốt nghiệp
Mầm non
20/8/2018
27/8/2018
05/9/2018
Có 18 tuần thực học.
Có 17 tuần thực học, 02 tuần nghỉ Tết Nguyên đán.
25/5/2019
Trước ngày 31/5/2019
Tiểu học
20/8/2018
27/8/2018
05/9/2018
Có 18 tuần thực học.
Có 17 tuần thực học, 02 tuần nghỉ Tết Nguyên đán.
25/5/2019
Trước ngày 31/5/2019
Xét công nhận hoàn thành chương trình tiểu học trước ngày 15/6/2019.
THCS
13/8/2018
20/8/2018
05/9/2018
Có 19 tuần thực học.
Có 18 tuần thực học, 02 tuần nghỉ Tết Nguyên đán.
Riêng khối lớp 9 trước ngày 19/5/2019
Các khối lớp còn lại trước ngày 25/5/2019
Trước ngày 31/5/2019
- Xét công nhận tốt nghiệp THCS trước ngày 25/5/2019.
- Hoàn thành tuyển sinh vào lớp 6 THCS năm học 2019- 2020 trước ngày 31/7/2019.
THPT
13/8/2018
20/8/2018
05/9/2018
Có 19 tuần thực học.
Có 18 tuần thực học, 02 tuần nghỉ Tết Nguyên đán.
Riêng khối lớp 12 trước ngày 19/5/2019
Các khối lớp còn lại trước ngày 25/5/2019
Trước ngày 31/5/2019
- Thi trung học phổ thông (THPT) quốc gia năm 2019, thi học sinh giỏi quốc gia các cấp học (theo văn bản hướng dẫn riêng của Bộ);
- Hoàn thành tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2019- 2020 trước ngày 31/7/2019.
GDTX (THCS và THPT)
03/9/2018
10/9/2018
10/9/2018
Có 16 tuần thực học.
Có 16 tuần thực học, 02 tuần nghỉ Tết Nguyên đán.
Riêng khối lớp 12 trước ngày 19/5/2019
Các khối lớp còn lại trước ngày 25/5/2019
Trước ngày 31/5/2019 | {
"issuing_agency": "Tỉnh Ninh Thuận",
"promulgation_date": "07/08/2018",
"sign_number": "1298/QĐ-UBND",
"signer": "Lê Văn Bình",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Dich-vu-phap-ly/Quyet-dinh-3028-QD-UBND-2023-cong-bo-thu-tuc-hanh-chinh-ho-tich-nganh-Tu-phap-Dong-Nai-588613.aspx | Quyết định 3028/QĐ-UBND 2023 công bố thủ tục hành chính hộ tịch ngành Tư pháp Đồng Nai | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG NAI
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 3028/QĐ-UBND
Đồng Nai, ngày 27 tháng 11 năm 2023
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC CÔNG BỐ DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC BAN HÀNH MỚI, ĐƯỢC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG/THAY THẾ, BỊ BÃI BỎ TRONG CÁC LĨNH VỰC HỘ TỊCH, HÒA GIẢI THƯƠNG MẠI, LUẬT SƯ, GIÁM ĐỊNH TƯ PHÁP, CHỨNG THỰC THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA NGÀNH TƯ PHÁP TỈNH ĐỒNG NAI
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Thông tư số 02/2017/TT-VPCP ngày 31 tháng 10 năm 2017 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ về việc hướng dẫn nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Quyết định số 1329/QĐ-BTP ngày 01 tháng 6 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc công bố thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực chứng thực thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tư pháp;
Căn cứ Quyết định số 1956/QĐ-BTP ngày 18 tháng 9 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc công bố thủ tục hành chính được chuẩn hoá, thủ tục hành chính bị bãi bỏ trong lĩnh vực hoà giải thương mại thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tư pháp;
Căn cứ Quyết định số 524/QĐ-BTP ngày 05 tháng 4 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành, thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung; thủ tục hành chính được chuẩn hóa, thủ tục hành chính bị bãi bỏ trong lĩnh vực giám định tư pháp thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tư pháp;
Căn cứ Quyết định số 1401/QĐ-BTP ngày 21 tháng 6 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực luật sư thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tư pháp;
Căn cứ Quyết định số 528/QĐ-BTP ngày 10 tháng 3 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực hộ tịch thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tư pháp;
Căn cứ Quyết định số 2466/QĐ-BTP ngày 20 tháng 10 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực hộ tịch tại cơ quan đăng ký hộ tịch thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tư pháp;
Căn cứ Quyết định số 559/QĐ-UBND ngày 26 tháng 02 năm 2020 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về việc công bố Bộ thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tư pháp, UBND cấp huyện, UBND cấp xã tỉnh Đồng Nai;
Căn cứ Quyết định số 3101/QĐ-UBND ngày 07 tháng 9 năm 2021 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về việc công bố thủ tục hành chính ban hành mới, được sửa đổi và bị bãi bỏ thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tư pháp tỉnh Đồng Nai;
Căn cứ Quyết định số 1872/QĐ-UBND ngày 09 tháng 8 năm 2023 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về việc công bố danh mục thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực hộ tịch thuộc thẩm quyền giải quyết của ngành Tư pháp tỉnh Đồng Nai;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp tại Tờ trình số 165/TTr-STP ngày 22 tháng 11 năm 2023.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này các thủ tục hành chính cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã được ban hành mới, được sửa đổi, bổ sung/thay thế, bị bãi bỏ trong các lĩnh vực hộ tịch, hoà giải thương mại, luật sư, giám định tư pháp, chứng thực thuộc thẩm quyền giải quyết của ngành Tư pháp tỉnh Đồng Nai như sau:
1. Danh mục 32 thủ tục hành chính cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã được sửa đổi, bổ sung/thay thế trong lĩnh vực hộ tịch (đã được ban hành tại Quyết định số 1782/QĐ-UBND ngày 09 tháng 8 năm 2023 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về việc công bố danh mục thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực hộ tịch thuộc thẩm quyền giải quyết của ngành Tư pháp tỉnh Đồng Nai).
2. Danh mục 09 thủ tục hành chính cấp tỉnh được sửa đổi, bổ sung/thay thế trong lĩnh vực giám định tư pháp (đã được ban hành tại Quyết định số 559/QĐ-UBND ngày 26 tháng 02 năm 2020 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về việc công bố Bộ thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tư pháp, UBND cấp huyện, UBND cấp xã tỉnh Đồng Nai; Quyết định số 3101/QĐ-UBND ngày 07 tháng 9 năm 2021 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về việc công bố thủ tục hành chính ban hành mới, được sửa đổi và bị bãi bỏ thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tư pháp tỉnh Đồng Nai).
3. Danh mục 09 thủ tục hành chính cấp tỉnh được ban hành mới, được sửa đổi/bổ sung trong lĩnh vực hòa giải thương mại (đã được ban hành tại Quyết định số 559/QĐ-UBND ngày 26 tháng 02 năm 2020 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về việc công bố Bộ thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tư pháp, UBND cấp huyện, UBND cấp xã tỉnh Đồng Nai).
4. Danh mục 01 thủ tục hành chính cấp tỉnh được sửa đổi trong lĩnh vực luật sư (đã được ban hành tại Quyết định số 559/QĐ-UBND ngày 26 tháng 02 năm 2020 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về việc công bố Bộ thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tư pháp, UBND cấp huyện, UBND cấp xã tỉnh Đồng Nai).
5. Danh mục 01 thủ tục hành chính cấp huyện, xã và các tổ chức hành nghề công chứng, cơ quan đại diện được sửa đổi trong lĩnh vực chứng thực (đã được ban hành tại Quyết định số 559/QĐ-UBND ngày 26 tháng 02 năm 2020 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về việc công bố Bộ thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tư pháp, UBND cấp huyện, UBND cấp xã tỉnh Đồng Nai).
4. Danh mục 10 thủ tục hành chính cấp tỉnh bị bãi bỏ trong lĩnh vực hoà giải thương mại, luật sư (đã được ban hành tại Quyết định số 559/QĐ-UBND ngày 26 tháng 02 năm 2020 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về việc công bố Bộ thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tư pháp, UBND cấp huyện, UBND cấp xã tỉnh Đồng Nai).
(Danh mục thủ tục hành chính kèm theo).
Trường hợp thủ tục hành chính công bố tại Quyết định này đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành mới, sửa đổi, bổ sung, thay thế, chuẩn hoá hoặc bị bãi bỏ, hủy bỏ thì áp dụng thực hiện theo văn bản pháp luật hiện hành.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký; các nội dung khác tại Quyết định số 559/QĐ-UBND ngày 26/02/2020; Quyết định số 3101/QĐ-UBND ngày 07/9/2021 và Quyết định số 1782/QĐ-UBND ngày 09/8/2023 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai vẫn giữ nguyên giá trị pháp lý.
Điều 3. Sở Tư pháp, Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh; UBND các huyện, thành phố Long Khánh và thành phố Biên Hòa; UBND các xã, phường, thị trấn có trách nhiệm tổ chức niêm yết, công khai các thủ tục hành chính đã được công bố thuộc thẩm quyền giải quyết tại trụ sở làm việc, trên Trang thông tin điện tử; tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả của cơ quan, đơn vị; triển khai tiếp nhận và xử lý thủ tục hành chính cho người dân theo quy định tại Quyết định này.
Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm chủ trì, phối hợp Sở Tư pháp cập nhật nội dung thủ tục hành chính đã được công bố lên Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính của Chính phủ.
Sở Tư pháp có trách nhiệm xây dựng quy trình nội bộ, quy trình điện tử giải quyết thủ tục hành chính được công bố tại Quyết định này trình Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, phê duyệt.
Sở Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp, UBND cấp huyện, UBND cấp xã và các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện thực hiện cập nhật nội dung các thủ tục hành chính đã được công bố trên Cổng dịch vụ công của tỉnh; cấu hình quy trình nội bộ, quy trình điện tử giải quyết thủ tục hành chính đã được công bố trên phần mềm một cửa điện tử (Egov) của tỉnh theo quy định. Thực hiện cấu hình, tích hợp, kết nối dịch vụ công trực tuyến đủ điều kiện lên Cổng dịch vụ công Quốc gia, Cổng dịch vụ công trực tuyến của tỉnh theo quy định.
Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở: Tư pháp, Thông tin và truyền thông; Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố Long Khánh và thành phố Biên Hòa; Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn và các tổ chức cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Bộ Tư pháp;
- Cục Kiểm soát thủ tục hành chính (VPCP);
- TT. Tỉnh uỷ;
- TT. HĐND tỉnh;
- UBMTTQVN tỉnh;
- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- Đài Phát thanh truyền hình Đồng Nai;
- Báo Đồng Nai;
- Trung tâm kinh doanh VNPT (1022);
- Lưu: VT, THNC, HCC, Cổng TTĐT tỉnh.
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Sơn Hùng
DANH MỤC
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC BAN HÀNH MỚI, ĐƯỢC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG/THAY THẾ, BỊ BÃI BỎ TRONG CÁC LĨNH VỰC HỘ TỊCH, HÒA GIẢI THƯƠNG MẠI, LUẬT SƯ, GIÁM ĐỊNH TƯ PHÁP, CHỨNG THỰC THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA NGÀNH TƯ PHÁP TỈNH ĐỒNG NAI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3028/QĐ-UBND ngày 27 tháng 11 năm 2023 của Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai)
PHẦN I. DANH MỤC 32 THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG/THAY THẾ TRONG LĨNH VỰC HỘ TỊCH
STT
Mã TTHC
Tên thủ tục hành chính
Thời hạn giải quyết
Địa điểm thực hiện
Cơ quan thực hiện
Phí, lệ phí
Căn cứ pháp lý
Ghi chú[1]
A
DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG/THAY THẾ THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CẤP TỈNH, CẤP HUYỆN VÀ CẤP XÃ
1
2.002516
Xác nhận thông tin hộ tịch
03 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ Trường hợp phải kiểm tra, xác minh thì thời hạn có thể kéo dài nhưng không quá 10 ngày làm việc
Người có yêu cầu xác nhận thông tin hộ tịch trực tiếp thực hiện hoặc ủy quyền cho người khác thực hiện nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận một cửa của Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử cấp tỉnh, huyện, xã (Trung tâm hành chính công tỉnh - địa chỉ: 236 Phan Trung, phường Tân Tiến, Hiên Hòa, Đồng Nai; Bộ phận một cửa của UBND cấp huyện; Bộ phận một cửa của UBND cấp xã) hoặc gửi hồ sơ qua hệ thống bưu chính hoặc nộp hồ sơ trực tuyến trên Cổng dịch vụ công quốc gia (https://dichvucong.gov.vn) hoặc Cổng dịch vụ công cấp tỉnh (https://dichvucong.dongnai.gov.vn).
- Cơ quan trực tiếp thực hiện: Sở Tư pháp, UBND cấp huyện, UBND cấp xã
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Tư pháp, UBND cấp huyện, UBND cấp xã.
- Cơ quan phối hợp: Cơ quan công an, các cơ quan khác có liên quan.
- Lệ phí 8.000 đồng/bản sao Trích lục/sự kiện hộ tịch đã đăng ký.
- Miễn lệ phí cho người thuộc gia đình có công với cách mạng; người thuộc hộ nghèo; người khuyết tật.
- Luật Hộ tịch năm 2014;
- Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch;
- Nghị định số 87/2020/NĐ-CP ngày 28/7/2020 của Chính phủ quy định về Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, đăng ký hộ tịch trực tuyến;
- Nghị định số 104/2022/NĐ-CP ngày 21/12/2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến việc nộp, xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy khi thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công;
- Thông tư số 04/2020/TT-BTP ngày 28/5/2020 của Bộ Tư pháp quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hộ tịch và Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch;
- Thông tư số 01/2022/TT-BTP ngày 04/01/2022 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Nghị định số 87/2020/NĐ-CP ngày 28/7/2020 của Chính phủ quy định về Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, đăng ký hộ tịch trực tuyến;
- Thông tư số 03/2023/TT-BTP ngày 02/8/2023 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Thông tư số 01/2022/TT-BTP ngày 04 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Nghị định số 87/2020/NĐ-CP ngày 28 tháng 7 năm 20220 của Chính phủ quy định về Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, đăng ký hộ tịch trực tuyến.
- Thông tư số 281/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí khai thác, sử dụng thông tin trong cơ sở dữ liệu hộ tịch, phí xác nhận có quốc tịch Việt Nam, phí xác nhận là người gốc Việt Nam, lệ phí quốc tịch;
- Thông tư số 85/2019/TT-BTC ngày 29/11/2019 của Bộ Tài chính hướng dẫn về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Thông tư số 106/2021/TT-BTC ngày 26/11/2021 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 85/2019/TT-BTC ngày 29/11/2019 của Bộ Tài chính hướng dẫn về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
Nội dung của TTHC thực hiện theo Quyết định số 2466/QĐ-BTP ngày 20 tháng 10 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực hộ tịch thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tư pháp.
2
2.000635
Cấp bản sao trích lục hộ tịch
Ngay trong ngày tiếp nhận hồ sơ; trường hợp nhận hồ sơ sau 15 giờ mà không giải quyết được ngay thì trả kết quả trong ngày làm việc tiếp theo
Người có yêu cầu xác nhận thông tin hộ tịch trực tiếp thực hiện hoặc ủy quyền cho người khác thực hiện nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận một cửa của Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử cấp tỉnh, huyện, xã (Trung tâm hành chính công tỉnh - địa chỉ: 236 Phan Trung, phường Tân Tiến, Hiên Hòa, Đồng Nai; Bộ phận một cửa của UBND cấp huyện; Bộ phận một cửa của UBND cấp xã) hoặc gửi hồ sơ qua hệ thống bưu chính hoặc nộp hồ sơ trực tuyến trên Cổng dịch vụ công quốc gia (https://dichvucong.gov.vn) hoặc Cổng dịch vụ công cấp tỉnh (https://dichvucong.dongnai.gov.vn).
- Cơ quan trực tiếp thực hiện: Sở Tư pháp, UBND cấp huyện, UBND cấp xã
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Tư pháp, UBND cấp huyện, UBND cấp xã
- Lệ phí 8.000 đồng/bản sao Trích lục/sự kiện hộ tịch đã đăng ký.
- Miễn lệ phí cho người thuộc gia đình có công với cách mạng; người thuộc hộ nghèo; người khuyết tật.
- Luật Hộ tịch năm 2014;
- Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch;
- Nghị định số 87/2020/NĐ-CP ngày 28/7/2020 của Chính phủ quy định về Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, đăng ký hộ tịch trực tuyến;
- Thông tư số 04/2020/TT-BTP ngày 28/5/2020 của Bộ Tư pháp quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hộ tịch và Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch;
- Thông tư số 01/2022/TT-BTP ngày 04/01/2022 của Bộ Tư pháp quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Nghị định số 87/2020/NĐ-CP ngày 28/7/2020 của Chính phủ quy định về Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, đăng ký hộ tịch trực tuyến;
- Thông tư số 03/2023/TT-BTP ngày 02/8/2023 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Thông tư số 01/2022/TT-BTP ngày 04/01/2022 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Nghị định số 87/2020/NĐ-CP ngày 28/7/2020 của Chính phủ quy định về Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, đăng ký hộ tịch trực tuyến;
- Thông tư số 281/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí khai thác, sử dụng thông tin trong cơ sở dữ liệu hộ tịch, phí xác nhận có quốc tịch Việt Nam, phí xác nhận là người gốc Việt Nam, lệ phí quốc tịch;
- Thông tư số 85/2019/TT-BTC ngày 29/11/2019 của Bộ Tài chính hướng dẫn về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Thông tư số 106/2021/TT-BTC ngày 26/11/2021 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 85/2019/TT-BTC ngày 29/11/2019 của Bộ Tài chính hướng dẫn về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Nội dung của TTHC thực hiện theo Quyết định số 2466/QĐ-BTP ngày 20 tháng 10 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực hộ tịch thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tư pháp.
B
DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG/THAY THẾ THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CẤP HUYỆN
1
2.000528
Đăng ký khai sinh có yếu tố nước ngoài
Ngay trong ngày tiếp nhận hồ sơ; trường hợp nhận hồ sơ sau 15 giờ mà không giải quyết được ngay thì trả kết quả trong ngày làm việc tiếp theo
- Nộp hồ sơ qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại Bộ phận một cửa của các huyện, thành phố.
- Nộp trực tuyến tại địa chỉ: Cổng dịch vụ công quốc gia (https://dichvucong.gov.vn) hoặc Cổng dịch vụ công tỉnh (https://dichvucong.dongnai.gov.vn/)
- Cơ quan trực tiếp thực hiện: Phòng Tư pháp cấp huyện (Phòng Tư pháp cấp huyện tiếp nhận hồ sơ và tham mưu Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định)
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND cấp huyện.
- Cơ quan phối hợp: Cơ quan quản lý CSDLQGVDC
- Lệ phí:
+ Nộp hồ sơ trực tiếp: 70.000 đồng.
+ Nộp hồ sơ trực tuyến: 35.000 đồng (được giảm 50%).
* Đối tượng miễn lệ phí hộ tịch:
- Trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật;
- Người có công với cách mạng, thân nhân người có công với cách mạng;
- Người dân tộc thiểu số tại các xã khu vực I thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi theo quy định của Thủ tướng Chính phủ;
- Trẻ em mồ côi cả cha và mẹ, không nơi nương tựa; người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo theo quy định chuẩn nghèo đa chiều của tỉnh;
- Người mắc bệnh hiểm nghèo, bệnh nan y, người nhiễm HIV/AIDS, người nhiễm chất độc hóa học;
- Công dân Việt Nam cư trú ở trong nước thực hiện việc đăng ký khai sinh, khai tử đúng hạn; giám hộ; kết hôn.
- Luật Hộ tịch năm 2014;
- Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch;
- Nghị định số 87/2020/NĐ-CP ngày 28/7/2020 của Chính phủ quy định về Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, đăng ký hộ tịch trực tuyến;
- Nghị định số 104/2022/NĐ-CP ngày 21/12/2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến việc nộp, xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy khi thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công;
- Thông tư số 04/2020/TT-BTP ngày 28/5/2020 của Bộ Tư pháp quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hộ tịch và Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch;
- Thông tư số 01/2022/TT-BTP ngày 04/01/2022 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Nghị định số 87/2020/NĐ-CP ngày 28/7/2020 của Chính phủ quy định về Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, đăng ký hộ tịch trực tuyến;
- Thông tư số 03/2023/TT-BTP ngày 02/8/2023 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Thông tư số 01/2022/TT-BTP ngày 04/01/2022 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Nghị định số 87/2020/NĐ-CP ngày 28/7/2020 của Chính phủ quy định về Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, đăng ký hộ tịch trực tuyến;
- Thông tư số 281/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí khai thác, sử dụng thông tin trong cơ sở dữ liệu hộ tịch, phí xác nhận có quốc tịch Việt Nam, phí xác nhận là người gốc Việt Nam, lệ phí quốc tịch;
- Thông tư số 85/2019/TT-BTC ngày 29/11/2019 của Bộ Tài chính hướng dẫn về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Thông tư số 106/2021/TT-BTC ngày 26/11/2021 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 85/2019/TT-BTC ngày 29/11/2019 của Bộ Tài chính hướng dẫn về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Nghị quyết số 11/2023/NQ-HĐND ngày 14/7/2023 của Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Nai quy định về lệ phí hộ tịch trên địa bàn tỉnh Đồng Nai;
Nội dung của TTHC thực hiện theo Quyết định số 2466/QĐ-BTP ngày 20 tháng 10 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực hộ tịch thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tư pháp.
2
2.000806
Đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài
15 ngày
- Nộp hồ sơ qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại Bộ phận một cửa của các huyện, thành phố.
- Nộp trực tuyến tại địa chỉ: Cổng dịch vụ công quốc gia (https://dichvucong.gov.vn) hoặc Cổng dịch vụ công tỉnh (https://dichvucong.dongnai.gov.vn/)
- Cơ quan trực tiếp thực hiện: Phòng Tư pháp cấp huyện (Phòng Tư pháp cấp huyện tiếp nhận hồ sơ và tham mưu Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định)
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND cấp huyện.
- Cơ quan phối hợp: Cơ quan quản lý CSDLQGVDC
- Lệ phí:
+ Nộp hồ sơ trực tiếp: 1.500.000 đồng.
+ Nộp hồ sơ trực tuyến: 750.000 đồng (được giảm 50%).
* Đối tượng miễn lệ phí hộ tịch:
- Trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật;
- Người có công với cách mạng, thân nhân người có công với cách mạng;
- Người dân tộc thiểu số tại các xã khu vực I thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi theo quy định của Thủ tướng Chính phủ;
- Trẻ em mồ côi cả cha và mẹ, không nơi nương tựa; người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo theo quy định chuẩn nghèo đa chiều của tỉnh;
- Người mắc bệnh hiểm nghèo, bệnh nan y, người nhiễm HIV/AIDS, người nhiễm chất độc hóa học;
- Công dân Việt Nam cư trú ở trong nước thực hiện việc đăng ký khai sinh, khai tử đúng hạn; giám hộ; kết hôn.
- Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014;
- Luật Hộ tịch năm 2014;
- Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch;
- Nghị định số 87/2020/NĐ-CP ngày 28/7/2020 của Chính phủ quy định về Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, đăng ký hộ tịch trực tuyến;
- Nghị định số 104/2022/NĐ-CP ngày 21/12/2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến việc nộp, xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy khi thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công;
- Thông tư số 04/2020/TT-BTP ngày 28/5/2020 của Bộ Tư pháp quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hộ tịch và Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch;
- Thông tư số 01/2022/TT-BTP ngày 04/01/2022 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Nghị định số 87/2020/NĐ-CP ngày 28/7/2020 của Chính phủ quy định về Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, đăng ký hộ tịch trực tuyến;
- Thông tư số 03/2023/TT-BTP ngày 02/8/2023 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Thông tư số 01/2022/TT-BTP ngày 04/01/2022 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Nghị định số 87/2020/NĐ-CP ngày 28/7/2020 của Chính phủ quy định về Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, đăng ký hộ tịch trực tuyến;
- Thông tư số 281/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí khai thác, sử dụng thông tin trong cơ sở dữ liệu hộ tịch, phí xác nhận có quốc tịch Việt Nam, phí xác nhận là người gốc Việt Nam, lệ phí quốc tịch;
- Thông tư số 85/2019/TT-BTC ngày 29/11/2019 của Bộ Tài chính hướng dẫn về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Thông tư số 106/2021/TT-BTC ngày 26/11/2021 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 85/2019/TT-BTC ngày 29/11/2019 của Bộ Tài chính hướng dẫn về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Nghị quyết số 11/2023/NQ-HĐND ngày 14/7/2023 của Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Nai quy định về lệ phí hộ tịch trên địa bàn tỉnh Đồng Nai;
Nội dung của TTHC thực hiện theo Quyết định số 2466/QĐ-BTP ngày 20 tháng 10 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực hộ tịch thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tư pháp.
3
1.001766
Đăng ký khai tử có yếu tố nước ngoài
Ngay trong ngày tiếp nhận hồ sơ; trường hợp nhận hồ sơ sau 15 giờ mà không giải quyết được ngay thì trả kết quả trong ngày làm việc tiếp theo. Trường hợp cần xác minh thì thời hạn giải quyết không quá 03 ngày làm việc
- Nộp hồ sơ qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại Bộ phận một cửa của các huyện, thành phố.
- Nộp trực tuyến tại địa chỉ: Cổng dịch vụ công quốc gia (https://dichvucong.gov.vn) hoặc Cổng dịch vụ công tỉnh (https://dichvucong.dongnai.gov.vn/)
- Cơ quan trực tiếp thực hiện: Phòng Tư pháp cấp huyện (Phòng Tư pháp cấp huyện tiếp nhận hồ sơ và tham mưu Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định)
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND cấp huyện.
- Cơ quan phối hợp: Cơ quan quản lý CSDLQGVDC
- Lệ phí:
+ Nộp hồ sơ trực tiếp: 50.000 đồng.
+ Nộp hồ sơ trực tuyến: 25.000 đồng (được giảm 50%).
* Đối tượng miễn lệ phí hộ tịch:
- Trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật;
- Người có công với cách mạng, thân nhân người có công với cách mạng;
- Người dân tộc thiểu số tại các xã khu vực I thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi theo quy định của Thủ tướng Chính phủ;
- Trẻ em mồ côi cả cha và mẹ, không nơi nương tựa; người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo theo quy định chuẩn nghèo đa chiều của tỉnh;
- Người mắc bệnh hiểm nghèo, bệnh nan y, người nhiễm HIV/AIDS, người nhiễm chất độc hóa học;
- Công dân Việt Nam cư trú ở trong nước thực hiện việc đăng ký khai sinh, khai tử đúng hạn; giám hộ; kết hôn.
- Luật Hộ tịch năm 2014;
- Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch;
- Nghị định số 87/2020/NĐ-CP ngày 28/7/2020 của Chính phủ quy định về Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, đăng ký hộ tịch trực tuyến;
- Nghị định số 104/2022/NĐ-CP ngày 21/12/2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến việc nộp, xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy khi thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công;
- Thông tư số 04/2020/TT-BTP ngày 28/5/2020 của Bộ Tư pháp quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hộ tịch và Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch;
- Thông tư số 01/2022/TT-BTP ngày 04/01/2022 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Nghị định số 87/2020/NĐ-CP ngày 28/7/2020 của Chính phủ quy định về Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, đăng ký hộ tịch trực tuyến;
- Thông tư số 03/2023/TT-BTP ngày 02/8/2023 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Thông tư số 01/2022/TT-BTP ngày 04/01/2022 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Nghị định số 87/2020/NĐ-CP ngày 28/7/2020 của Chính phủ quy định về Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, đăng ký hộ tịch trực tuyến;
- Thông tư số 281/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí khai thác, sử dụng thông tin trong cơ sở dữ liệu hộ tịch, phí xác nhận có quốc tịch Việt Nam, phí xác nhận là người gốc Việt Nam, lệ phí quốc tịch;
- Thông tư số 85/2019/TT-BTC ngày 29/11/2019 của Bộ Tài chính hướng dẫn về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Thông tư số 106/2021/TT-BTC ngày 26/11/2021 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 85/2019/TT-BTC ngày 29/11/2019 của Bộ Tài chính hướng dẫn về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Nghị quyết số 11/2023/NQ-HĐND ngày 14/7/2023 của Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Nai quy định về lệ phí hộ tịch trên địa bàn tỉnh Đồng Nai;
Nội dung của TTHC thực hiện theo Quyết định số 2466/QĐ-BTP ngày 20 tháng 10 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực hộ tịch thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tư pháp.
4
2.000779
Đăng ký nhận cha, mẹ, con có yếu tố nước ngoài
15 ngày
- Nộp hồ sơ qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại Bộ phận một cửa của các huyện, thành phố.
- Nộp trực tuyến tại địa chỉ: Cổng dịch vụ công quốc gia (https://dichvucong.gov.vn) hoặc Cổng dịch vụ công tỉnh (https://dichvucong.dongnai.gov.vn/)
- Cơ quan trực tiếp thực hiện: Phòng Tư pháp cấp huyện (Phòng Tư pháp cấp huyện tiếp nhận hồ sơ và tham mưu Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định)
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND cấp huyện.
- Cơ quan phối hợp:
+ Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người được nhận là cha, mẹ, con.
+ Cơ quan quản lý CSDLQGVDC
- Lệ phí:
+ Nộp hồ sơ trực tiếp: 1.500.000 đồng.
+ Nộp hồ sơ trực tuyến: 750.000 đồng (được giảm 50%).
* Đối tượng miễn lệ phí hộ tịch:
- Trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật;
- Người có công với cách mạng, thân nhân người có công với cách mạng;
- Người dân tộc thiểu số tại các xã khu vực I thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi theo quy định của Thủ tướng Chính phủ;
- Trẻ em mồ côi cả cha và mẹ, không nơi nương tựa; người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo theo quy định chuẩn nghèo đa chiều của tỉnh;
- Người mắc bệnh hiểm nghèo, bệnh nan y, người nhiễm HIV/AIDS, người nhiễm chất độc hóa học;
- Công dân Việt Nam cư trú ở trong nước thực hiện việc đăng ký khai sinh, khai tử đúng hạn; giám hộ; kết hôn.
- Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014;
- Luật Hộ tịch năm 2014;
- Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch;
- Nghị định số 87/2020/NĐ-CP ngày 28/7/2020 của Chính phủ quy định về Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, đăng ký hộ tịch trực tuyến;
- Nghị định số 104/2022/NĐ-CP ngày 21/12/2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến việc nộp, xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy khi thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công;
- Thông tư số 04/2020/TT-BTP ngày 28/5/2020 của Bộ Tư pháp quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hộ tịch và Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch;
- Thông tư số 01/2022/TT-BTP ngày 04/01/2022 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Nghị định số 87/2020/NĐ-CP ngày 28/7/2020 của Chính phủ quy định về Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, đăng ký hộ tịch trực tuyến;
- Thông tư số 03/2023/TT-BTP ngày 02/8/2023 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Thông tư số 01/2022/TT-BTP ngày 04/01/2022 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Nghị định số 87/2020/NĐ-CP ngày 28/7/2020 của Chính phủ quy định về Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, đăng ký hộ tịch trực tuyến;
- Thông tư số 281/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí khai thác, sử dụng thông tin trong cơ sở dữ liệu hộ tịch, phí xác nhận có quốc tịch Việt Nam, phí xác nhận là người gốc Việt Nam, lệ phí quốc tịch;
- Thông tư số 85/2019/TT-BTC ngày 29/11/2019 của Bộ Tài chính hướng dẫn về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Thông tư số 106/2021/TT-BTC ngày 26/11/2021 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 85/2019/TT-BTC ngày 29/11/2019 của Bộ Tài chính hướng dẫn về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Nghị quyết số 11/2023/NQ-HĐND ngày 14/7/2023 của Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Nai quy định về lệ phí hộ tịch trên địa bàn tỉnh Đồng Nai;
Nội dung của TTHC thực hiện theo Quyết định số 2466/QĐ-BTP ngày 20 tháng 10 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực hộ tịch thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tư pháp.
5
1.001669
Đăng ký giám hộ có yếu tố nước ngoài
05 ngày làm việc đối với việc đăng ký giám hộ cử, 03 ngày làm việc đối với việc đăng ký giám hộ đương nhiên
- Nộp hồ sơ qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại Bộ phận một cửa của các huyện, thành phố.
- Nộp trực tuyến tại địa chỉ: Cổng dịch vụ công quốc gia (https://dichvucong.gov.vn) hoặc Cổng dịch vụ công tỉnh (https://dichvucong.dongnai.gov.vn/)
- Cơ quan trực tiếp thực hiện: Phòng Tư pháp cấp huyện (Phòng Tư pháp cấp huyện tiếp nhận hồ sơ và tham mưu Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định)
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND cấp huyện.
- Cơ quan phối hợp: Cơ quan quản lý CSDLQGVDC
- Lệ phí:
+ Nộp hồ sơ trực tiếp: 50.000 đồng.
+ Nộp hồ sơ trực tuyến: 25.000 đồng (được giảm 50%).
* Đối tượng miễn lệ phí hộ tịch:
- Trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật;
- Người có công với cách mạng, thân nhân người có công với cách mạng;
- Người dân tộc thiểu số tại các xã khu vực I thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi theo quy định của Thủ tướng Chính phủ;
- Trẻ em mồ côi cả cha và mẹ, không nơi nương tựa; người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo theo quy định chuẩn nghèo đa chiều của tỉnh;
- Người mắc bệnh hiểm nghèo, bệnh nan y, người nhiễm HIV/AIDS, người nhiễm chất độc hóa học;
- Công dân Việt Nam cư trú ở trong nước thực hiện việc đăng ký khai sinh, khai tử đúng hạn; giám hộ; kết hôn.
- Bộ luật Dân sự năm 2015;
- Luật Hộ tịch năm 2014;
- Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch;
- Nghị định số 87/2020/NĐ-CP ngày 28/7/2020 của Chính phủ quy định về Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, đăng ký hộ tịch trực tuyến;
- Nghị định số 104/2022/NĐ-CP ngày 21/12/2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến việc nộp, xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy khi thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công;
- Thông tư số 04/2020/TT-BTP ngày 28/5/2020 của Bộ Tư pháp quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hộ tịch và Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch;
- Thông tư số 01/2022/TT-BTP ngày 04/01/2022 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Nghị định số 87/2020/NĐ-CP ngày 28/7/2020 của Chính phủ quy định về Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, đăng ký hộ tịch trực tuyến;
- Thông tư số 03/2023/TT-BTP ngày 02/8/2023 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Thông tư số 01/2022/TT-BTP ngày 04/01/2022 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Nghị định số 87/2020/NĐ-CP ngày 28/7/2020 của Chính phủ quy định về Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, đăng ký hộ tịch trực tuyến;
- Thông tư số 281/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí khai thác, sử dụng thông tin trong cơ sở dữ liệu hộ tịch, phí xác nhận có quốc tịch Việt Nam, phí xác nhận là người gốc Việt Nam, lệ phí quốc tịch;
- Thông tư số 85/2019/TT-BTC ngày 29/11/2019 của Bộ Tài chính hướng dẫn về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Thông tư số 106/2021/TT-BTC ngày 26/11/2021 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 85/2019/TT-BTC ngày 29/11/2019 của Bộ Tài chính hướng dẫn về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Nghị quyết số 11/2023/NQ-HĐND ngày 14/7/2023 của Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Nai quy định về lệ phí hộ tịch trên địa bàn tỉnh Đồng Nai;
Nội dung của TTHC thực hiện theo Quyết định số 2466/QĐ-BTP ngày 20 tháng 10 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực hộ tịch thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tư pháp.
6
2.000756
Đăng ký chấm dứt giám hộ có yếu tố nước ngoài
02 ngày làm việc
- Nộp hồ sơ qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại Bộ phận một cửa của các huyện, thành phố.
- Nộp trực tuyến tại địa chỉ: Cổng dịch vụ công quốc gia (https://dichvucong.gov.vn) hoặc Cổng dịch vụ công tỉnh (https://dichvucong.dongnai.gov.vn/)
- Cơ quan trực tiếp thực hiện: Phòng Tư pháp cấp huyện (Phòng Tư pháp cấp huyện tiếp nhận hồ sơ và tham mưu Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định)
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND cấp huyện.
- Cơ quan phối hợp: Cơ quan quản lý CSDLQGVDC
- Lệ phí:
+ Nộp hồ sơ trực tiếp: 50.000 đồng.
+ Nộp hồ sơ trực tuyến: 25.000 đồng (được giảm 50%).
* Đối tượng miễn lệ phí hộ tịch:
- Trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật;
- Người có công với cách mạng, thân nhân người có công với cách mạng;
- Người dân tộc thiểu số tại các xã khu vực I thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi theo quy định của Thủ tướng Chính phủ;
- Trẻ em mồ côi cả cha và mẹ, không nơi nương tựa; người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo theo quy định chuẩn nghèo đa chiều của tỉnh;
- Người mắc bệnh hiểm nghèo, bệnh nan y, người nhiễm HIV/AIDS, người nhiễm chất độc hóa học;
- Công dân Việt Nam cư trú ở trong nước thực hiện việc đăng ký khai sinh, khai tử đúng hạn; giám hộ; kết hôn.
- Bộ luật Dân sự năm 2015;
- Luật Hộ tịch năm 2014;
- Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch;
- Nghị định số 87/2020/NĐ-CP ngày 28/7/2020 của Chính phủ quy định về Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, đăng ký hộ tịch trực tuyến;
- Nghị định số 104/2022/NĐ-CP ngày 21/12/2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến việc nộp, xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy khi thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công;
- Thông tư số 04/2020/TT-BTP ngày 28/5/2020 của Bộ Tư pháp quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hộ tịch và Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch;
- Thông tư số 01/2022/TT-BTP ngày 04/01/2022 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Nghị định số 87/2020/NĐ-CP ngày 28/7/2020 của Chính phủ quy định về Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, đăng ký hộ tịch trực tuyến;
- Thông tư số 03/2023/TT-BTP ngày 02/8/2023 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Thông tư số 01/2022/TT-BTP ngày 04/01/2022 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Nghị định số 87/2020/NĐ-CP ngày 28/7/2020 của Chính phủ quy định về Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, đăng ký hộ tịch trực tuyến;
- Thông tư số 281/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí khai thác, sử dụng thông tin trong cơ sở dữ liệu hộ tịch, phí xác nhận có quốc tịch Việt Nam, phí xác nhận là người gốc Việt Nam, lệ phí quốc tịch;
- Thông tư số 85/2019/TT-BTC ngày 29/11/2019 của Bộ Tài chính hướng dẫn về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Thông tư số 106/2021/TT-BTC ngày 26/11/2021 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 85/2019/TT-BTC ngày 29/11/2019 của Bộ Tài chính hướng dẫn về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Nghị quyết số 11/2023/NQ-HĐND ngày 14/7/2023 của Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Nai quy định về lệ phí hộ tịch trên địa bàn tỉnh Đồng Nai;
Nội dung của TTHC thực hiện theo Quyết định số 2466/QĐ-BTP ngày 20 tháng 10 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực hộ tịch thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tư pháp.
7
2.000748
Thay đổi, cải chính, bổ sung thông tin hộ tịch, xác định lại dân tộc
- Ngay trong ngày làm việc đối với việc bổ sung thông tin hộ tịch, trường hợp nhận hồ sơ sau 15 giờ mà không giải quyết được ngay thì trả kết quả trong ngày làm việc tiếp theo.
- 03 ngày làm việc đối với việc thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc. Trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn được kéo dài không quá 06 ngày làm việc.
- Nộp hồ sơ qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại Bộ phận một cửa của các huyện, thành phố.
- Nộp trực tuyến tại địa chỉ: Cổng dịch vụ công quốc gia (https://dichvucong.gov.vn) hoặc Cổng dịch vụ công tỉnh (https://dichvucong.dongnai.gov.vn/)
- Cơ quan trực tiếp thực hiện: Phòng Tư pháp cấp huyện (Phòng Tư pháp cấp huyện tiếp nhận hồ sơ và tham mưu Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định)
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND cấp huyện.
- Cơ quan phối hợp: Cơ quan quản lý CSDLQGVDC.
- Đối với trường hợp: Thay đổi, cải chính hộ tịch cho người từ đủ 14 tuổi trở lên cư trú ở trong nước, xác định lại dân tộc:
+ Nộp hồ sơ trực tiếp: lệ phí 30.000 đồng.
+ Nộp hồ sơ trực tuyến: lệ phí 15.000 đồng (được giảm 50%).
- Đối với trường hợp: Thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch có yếu tố nước ngoài, xác định lại dân tộc có yếu tố nước ngoài:
+ Nộp hồ sơ trực tiếp: lệ phí 70.000 đồng.
+ Nộp hồ sơ trực tuyến: lệ phí 35.000 đồng (được giảm 50%).
* Đối tượng miễn lệ phí hộ tịch:
- Trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật;
- Người có công với cách mạng, thân nhân người có công với cách mạng;
- Người dân tộc thiểu số tại các xã khu vực I thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi theo quy định của Thủ tướng Chính phủ;
- Trẻ em mồ côi cả cha và mẹ, không nơi nương tựa; người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo theo quy định chuẩn nghèo đa chiều của tỉnh;
- Người mắc bệnh hiểm nghèo, bệnh nan y, người nhiễm HIV/AIDS, người nhiễm chất độc hóa học;
- Công dân Việt Nam cư trú ở trong nước thực hiện việc đăng ký khai sinh, khai tử đúng hạn; giám hộ; kết hôn.
- Luật Hộ tịch năm 2014;
- Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch;
- Nghị định số 87/2020/NĐ-CP ngày 28/7/2020 của Chính phủ quy định về Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, đăng ký hộ tịch trực tuyến;
- Nghị định số 104/2022/NĐ-CP ngày 21/12/2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến việc nộp, xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy khi thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công;
- Thông tư số 04/2020/TT-BTP ngày 28/5/2020 của Bộ Tư pháp quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hộ tịch và Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch;
- Thông tư số 01/2022/TT-BTP ngày 04/01/2022 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Nghị định số 87/2020/NĐ-CP ngày 28/7/2020 của Chính phủ quy định về Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, đăng ký hộ tịch trực tuyến;
- Thông tư số 03/2023/TT-BTP ngày 02/8/2023 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Thông tư số 01/2022/TT-BTP ngày 04/01/2022 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Nghị định số 87/2020/NĐ-CP ngày 28/7/2020 của Chính phủ quy định về Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, đăng ký hộ tịch trực tuyến;
- Thông tư số 281/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí khai thác, sử dụng thông tin trong cơ sở dữ liệu hộ tịch, phí xác nhận có quốc tịch Việt Nam, phí xác nhận là người gốc Việt Nam, lệ phí quốc tịch;
- Thông tư số 85/2019/TT-BTC ngày 29/11/2019 của Bộ Tài chính hướng dẫn về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Thông tư số 106/2021/TT-BTC ngày 26/11/2021 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 85/2019/TT-BTC ngày 29/11/2019 của Bộ Tài chính hướng dẫn về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Nghị quyết số 11/2023/NQ-HĐND ngày 14/7/2023 của Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Nai quy định về lệ phí hộ tịch trên địa bàn tỉnh Đồng Nai;
Nội dung của TTHC thực hiện theo Quyết định số 2466/QĐ-BTP ngày 20 tháng 10 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực hộ tịch thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tư pháp.
8
2.002189
Ghi vào sổ hộ tịch việc kết hôn của công dân Việt Nam đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài
12 ngày
- Nộp hồ sơ qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại Bộ phận một cửa của các huyện, thành phố.
- Nộp trực tuyến tại địa chỉ: Cổng dịch vụ công quốc gia (https://dichvucong.gov.vn) hoặc Cổng dịch vụ công tỉnh (https://dichvucong.dongnai.gov.vn/)
- Cơ quan trực tiếp thực hiện: Phòng Tư pháp cấp huyện (Phòng Tư pháp cấp huyện tiếp nhận hồ sơ và tham mưu Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định)
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND cấp huyện.
- Cơ quan phối hợp: Cơ quan quản lý CSDLQGVDC
- Lệ phí:
+ Nộp hồ sơ trực tiếp: 100.000 đồng.
+ Nộp hồ sơ trực tuyến: 50.000 đồng (được giảm 50%).
* Đối tượng miễn lệ phí hộ tịch:
- Trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật;
- Người có công với cách mạng, thân nhân người có công với cách mạng;
- Người dân tộc thiểu số tại các xã khu vực I thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi theo quy định của Thủ tướng Chính phủ;
- Trẻ em mồ côi cả cha và mẹ, không nơi nương tựa; người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo theo quy định chuẩn nghèo đa chiều của tỉnh;
- Người mắc bệnh hiểm nghèo, bệnh nan y, người nhiễm HIV/AIDS, người nhiễm chất độc hóa học;
- Công dân Việt Nam cư trú ở trong nước thực hiện việc đăng ký khai sinh, khai tử đúng hạn; giám hộ; kết hôn.
- Luật Hộ tịch năm 2014;
- Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch;
- Nghị định số 87/2020/NĐ-CP ngày 28/7/2020 của Chính phủ quy định về Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, đăng ký hộ tịch trực tuyến;
- Nghị định số 104/2022/NĐ-CP ngày 21/12/2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến việc nộp, xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy khi thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công;
- Thông tư số 04/2020/TT-BTP ngày 28/5/2020 của Bộ Tư pháp quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hộ tịch và Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch;
- Thông tư số 01/2022/TT-BTP ngày 04/01/2022 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Nghị định số 87/2020/NĐ-CP ngày 28/7/2020 của Chính phủ quy định về Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, đăng ký hộ tịch trực tuyến;
- Thông tư số 03/2023/TT-BTP ngày 02/8/2023 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Thông tư số 01/2022/TT-BTP ngày 04/01/2022 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Nghị định số 87/2020/NĐ-CP ngày 28/7/2020 của Chính phủ quy định về Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, đăng ký hộ tịch trực tuyến;
- Thông tư số 281/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí khai thác, sử dụng thông tin trong cơ sở dữ liệu hộ tịch, phí xác nhận có quốc tịch Việt Nam, phí xác nhận là người gốc Việt Nam, lệ phí quốc tịch;
- Thông tư số 85/2019/TT-BTC ngày 29/11/2019 của Bộ Tài chính hướng dẫn về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Thông tư số 106/2021/TT-BTC ngày 26/11/2021 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 85/2019/TT-BTC ngày 29/11/2019 của Bộ Tài chính hướng dẫn về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Nghị quyết số 11/2023/NQ-HĐND ngày 14/7/2023 của Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Nai quy định về lệ phí hộ tịch trên địa bàn tỉnh Đồng Nai;
Nội dung của TTHC thực hiện theo Quyết định số 2466/QĐ-BTP ngày 20 tháng 10 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực hộ tịch thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tư pháp.
9
2.000554
Ghi vào sổ hộ tịch việc ly hôn, hủy việc kết hôn của công dân Việt Nam đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài
12 ngày
- Nộp hồ sơ qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại Bộ phận một cửa của các huyện, thành phố.
- Nộp trực tuyến tại địa chỉ: Cổng dịch vụ công quốc gia (https://dichvucong.gov.vn) hoặc Cổng dịch vụ công tỉnh (https://dichvucong.dongnai.gov.vn/)
- Cơ quan trực tiếp thực hiện: Phòng Tư pháp cấp huyện (Phòng Tư pháp cấp huyện tiếp nhận hồ sơ và tham mưu Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định)
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND cấp huyện.
- Cơ quan phối hợp: Cơ quan quản lý CSDLQGVDC
- Lệ phí:
+ Nộp hồ sơ trực tiếp: 100.000 đồng.
+ Nộp hồ sơ trực tuyến: 50.000 đồng (được giảm 50%).
* Đối tượng miễn lệ phí hộ tịch:
- Trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật;
- Người có công với cách mạng, thân nhân người có công với cách mạng;
- Người dân tộc thiểu số tại các xã khu vực I thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi theo quy định của Thủ tướng Chính phủ;
- Trẻ em mồ côi cả cha và mẹ, không nơi nương tựa; người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo theo quy định chuẩn nghèo đa chiều của tỉnh;
- Người mắc bệnh hiểm nghèo, bệnh nan y, người nhiễm HIV/AIDS, người nhiễm chất độc hóa học;
- Công dân Việt Nam cư trú ở trong nước thực hiện việc đăng ký khai sinh, khai tử đúng hạn; giám hộ; kết hôn.
- Luật Hộ tịch năm 2014;
- Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch;
- Nghị định số 87/2020/NĐ-CP ngày 28/7/2020 của Chính phủ quy định về Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, đăng ký hộ tịch trực tuyến;
- Nghị định số 104/2022/NĐ-CP ngày 21/12/2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến việc nộp, xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy khi thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công;
- Thông tư số 04/2020/TT-BTP ngày 28/5/2020 của Bộ Tư pháp quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hộ tịch và Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch;
- Thông tư số 01/2022/TT-BTP ngày 04/01/2022 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Nghị định số 87/2020/NĐ-CP ngày 28/7/2020 của Chính phủ quy định về Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, đăng ký hộ tịch trực tuyến;
- Thông tư số 03/2023/TT-BTP ngày 02/8/2023 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Thông tư số 01/2022/TT-BTP ngày 04/01/2022 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Nghị định số 87/2020/NĐ-CP ngày 28/7/2020 của Chính phủ quy định về Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, đăng ký hộ tịch trực tuyến;
- Thông tư số 281/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí khai thác, sử dụng thông tin trong cơ sở dữ liệu hộ tịch, phí xác nhận có quốc tịch Việt Nam, phí xác nhận là người gốc Việt Nam, lệ phí quốc tịch;
- Thông tư số 85/2019/TT-BTC ngày 29/11/2019 của Bộ Tài chính hướng dẫn về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Thông tư số 106/2021/TT-BTC ngày 26/11/2021 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 85/2019/TT-BTC ngày 29/11/2019 của Bộ Tài chính hướng dẫn về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Nghị quyết số 11/2023/NQ-HĐND ngày 14/7/2023 của Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Nai quy định về lệ phí hộ tịch trên địa bàn tỉnh Đồng Nai;
Nội dung của TTHC thực hiện theo Quyết định số 2466/QĐ-BTP ngày 20 tháng 10 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực hộ tịch thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tư pháp.
10
2.000547
Ghi vào sổ hộ tịch việc hộ tịch khác của công dân Việt Nam đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài (khai sinh; giám hộ; nhận cha, mẹ, con; xác định cha, mẹ, con; nuôi con nuôi; khai tử; thay đổi hộ tịch)
Ngay trong ngày tiếp nhận hồ sơ, trường hợp nhận hồ sơ sau 15 giờ mà không giải quyết được ngay thì trả kết quả trong ngày làm việc tiếp theo. Trong trường hợp phải xác minh thì thời hạn giải quyết không quá 3 ngày làm việc.
- Nộp hồ sơ qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại Bộ phận một cửa của các huyện, thành phố.
- Nộp trực tuyến tại địa chỉ: Cổng dịch vụ công quốc gia (https://dichvucong.gov.vn) hoặc Cổng dịch vụ công tỉnh (https://dichvucong.dongnai.gov.vn/)
- Cơ quan trực tiếp thực hiện: Phòng Tư pháp cấp huyện (Phòng Tư pháp cấp huyện tiếp nhận hồ sơ và tham mưu Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định)
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND cấp huyện.
- Cơ quan phối hợp: Cơ quan quản lý CSDLQGVDC
- Lệ phí:
+ Nộp hồ sơ trực tiếp: 100.000 đồng.
+ Nộp hồ sơ trực tuyến: 50.000 đồng (được giảm 50%).
* Đối tượng miễn lệ phí hộ tịch:
- Trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật;
- Người có công với cách mạng, thân nhân người có công với cách mạng;
- Người dân tộc thiểu số tại các xã khu vực I thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi theo quy định của Thủ tướng Chính phủ;
- Trẻ em mồ côi cả cha và mẹ, không nơi nương tựa; người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo theo quy định chuẩn nghèo đa chiều của tỉnh;
- Người mắc bệnh hiểm nghèo, bệnh nan y, người nhiễm HIV/AIDS, người nhiễm chất độc hóa học;
- Công dân Việt Nam cư trú ở trong nước thực hiện việc đăng ký khai sinh, khai tử đúng hạn; giám hộ; kết hôn.
- Luật Hộ tịch năm 2014;
- Luật Hộ tịch năm 2014;
- Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch;
- Nghị định số 87/2020/NĐ-CP ngày 28/7/2020 của Chính phủ quy định về Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, đăng ký hộ tịch trực tuyến;
- Nghị định số 104/2022/NĐ-CP ngày 21/12/2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến việc nộp, xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy khi thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công;
- Thông tư số 04/2020/TT-BTP ngày 28/5/2020 của Bộ Tư pháp quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hộ tịch và Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch;
- Thông tư số 01/2022/TT-BTP ngày 04/01/2022 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Nghị định số 87/2020/NĐ-CP ngày 28/7/2020 của Chính phủ quy định về Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, đăng ký hộ tịch trực tuyến;
- Thông tư số 03/2023/TT-BTP ngày 02/8/2023 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Thông tư số 01/2022/TT-BTP ngày 04/01/2022 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Nghị định số 87/2020/NĐ-CP ngày 28/7/2020 của Chính phủ quy định về Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, đăng ký hộ tịch trực tuyến;
- Thông tư số 281/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí khai thác, sử dụng thông tin trong cơ sở dữ liệu hộ tịch, phí xác nhận có quốc tịch Việt Nam, phí xác nhận là người gốc Việt Nam, lệ phí quốc tịch;
- Thông tư số 85/2019/TT-BTC ngày 29/11/2019 của Bộ Tài chính hướng dẫn về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Thông tư số 106/2021/TT-BTC ngày 26/11/2021 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 85/2019/TT-BTC ngày 29/11/2019 của Bộ Tài chính hướng dẫn về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Nghị quyết số 11/2023/NQ-HĐND ngày 14/7/2023 của Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Nai quy định về lệ phí hộ tịch trên địa bàn tỉnh Đồng Nai;
Nội dung của TTHC thực hiện theo Quyết định số 2466/QĐ-BTP ngày 20 tháng 10 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực hộ tịch thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tư pháp.
11
2.000522
Đăng ký lại khai sinh có yếu tố nước ngoài
05 ngày làm việc. Trường hợp phải có văn bản xác minh thì thời hạn giải quyết không quá 25 ngày.
- Nộp hồ sơ qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại Bộ phận một cửa của các huyện, thành phố.
- Nộp trực tuyến tại địa chỉ: Cổng dịch vụ công quốc gia (https://dichvucong.gov.vn) hoặc Cổng dịch vụ công tỉnh (https://dichvucong.dongnai.gov.vn/)
- Cơ quan trực tiếp thực hiện: Phòng Tư pháp cấp huyện (Phòng Tư pháp cấp huyện tiếp nhận hồ sơ và tham mưu Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định)
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND cấp huyện.
- Cơ quan phối hợp: Cơ quan quản lý CSDLQGVDC; Ủy ban nhân dân cấp xã/Sở Tư pháp nơi người yêu cầu đăng ký lại khai sinh đã đăng ký khai sinh trước đây; Cơ quan công an có thẩm quyền.
- Lệ phí:
+ Nộp hồ sơ trực tiếp: 70.000 đồng.
+ Nộp hồ sơ trực tuyến: 35.000 đồng (được giảm 50%).
* Đối tượng miễn lệ phí hộ tịch:
- Trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật;
- Người có công với cách mạng, thân nhân người có công với cách mạng;
- Người dân tộc thiểu số tại các xã khu vực I thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi theo quy định của Thủ tướng Chính phủ;
- Trẻ em mồ côi cả cha và mẹ, không nơi nương tựa; người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo theo quy định chuẩn nghèo đa chiều của tỉnh;
- Người mắc bệnh hiểm nghèo, bệnh nan y, người nhiễm HIV/AIDS, người nhiễm chất độc hóa học;
- Công dân Việt Nam cư trú ở trong nước thực hiện việc đăng ký khai sinh, khai tử đúng hạn; giám hộ; kết hôn.
- Luật Hộ tịch năm 2014;
- Luật Hộ tịch năm 2014;
- Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch;
- Nghị định số 87/2020/NĐ-CP ngày 28/7/2020 của Chính phủ quy định về Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, đăng ký hộ tịch trực tuyến;
- Nghị định số 104/2022/NĐ-CP ngày 21/12/2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến việc nộp, xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy khi thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công;
- Thông tư số 04/2020/TT-BTP ngày 28/5/2020 của Bộ Tư pháp quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hộ tịch và Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch;
- Thông tư số 01/2022/TT-BTP ngày 04/01/2022 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Nghị định số 87/2020/NĐ-CP ngày 28/7/2020 của Chính phủ quy định về Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, đăng ký hộ tịch trực tuyến;
- Thông tư số 03/2023/TT-BTP ngày 02/8/2023 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Thông tư số 01/2022/TT-BTP ngày 04/01/2022 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Nghị định số 87/2020/NĐ-CP ngày 28/7/2020 của Chính phủ quy định về Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, đăng ký hộ tịch trực tuyến;
- Thông tư số 281/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí khai thác, sử dụng thông tin trong cơ sở dữ liệu hộ tịch, phí xác nhận có quốc tịch Việt Nam, phí xác nhận là người gốc Việt Nam, lệ phí quốc tịch;
- Thông tư số 85/2019/TT-BTC ngày 29/11/2019 của Bộ Tài chính hướng dẫn về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Thông tư số 106/2021/TT-BTC ngày 26/11/2021 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 85/2019/TT-BTC ngày 29/11/2019 của Bộ Tài chính hướng dẫn về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Nghị quyết số 11/2023/NQ-HĐND ngày 14/7/2023 của Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Nai quy định về lệ phí hộ tịch trên địa bàn tỉnh Đồng Nai;
Nội dung của TTHC thực hiện theo Quyết định số 2466/QĐ-BTP ngày 20 tháng 10 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực hộ tịch thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tư pháp.
12
1.000893
Đăng ký khai sinh có yếu tố nước ngoài cho người đã có hồ sơ, giấy tờ cá nhân
05 ngày làm việc. Trường hợp phải có văn bản xác minh thì thời hạn giải quyết không quá 25 ngày.
- Nộp hồ sơ qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại Bộ phận một cửa của các huyện, thành phố.
- Nộp trực tuyến tại địa chỉ: Cổng dịch vụ công quốc gia (https://dichvucong.gov.vn) hoặc Cổng dịch vụ công tỉnh (https://dichvucong.dongnai.gov.vn/)
- Cơ quan trực tiếp thực hiện: Phòng Tư pháp cấp huyện (Phòng Tư pháp cấp huyện tiếp nhận hồ sơ và tham mưu Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định)
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND cấp huyện.
- Cơ quan phối hợp: Cơ quan quản lý CSDLQGVDC, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người yêu cầu đăng ký khai sinh cư trú trước khi xuất cảnh; Cơ quan công an có thẩm quyền.
- Lệ phí:
+ Nộp hồ sơ trực tiếp: 70.000 đồng.
+ Nộp hồ sơ trực tuyến: 35.000 đồng (được giảm 50%).
* Đối tượng miễn lệ phí hộ tịch:
- Trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật;
- Người có công với cách mạng, thân nhân người có công với cách mạng;
- Người dân tộc thiểu số tại các xã khu vực I thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi theo quy định của Thủ tướng Chính phủ;
- Trẻ em mồ côi cả cha và mẹ, không nơi nương tựa; người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo theo quy định chuẩn nghèo đa chiều của tỉnh;
- Người mắc bệnh hiểm nghèo, bệnh nan y, người nhiễm HIV/AIDS, người nhiễm chất độc hóa học;
- Công dân Việt Nam cư trú ở trong nước thực hiện việc đăng ký khai sinh, khai tử đúng hạn; giám hộ; kết hôn.
- Luật Hộ tịch năm 2014;
- Luật Hộ tịch năm 2014;
- Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch;
- Nghị định số 87/2020/NĐ-CP ngày 28/7/2020 của Chính phủ quy định về Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, đăng ký hộ tịch trực tuyến;
- Nghị định số 104/2022/NĐ-CP ngày 21/12/2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến việc nộp, xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy khi thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công;
- Thông tư số 04/2020/TT-BTP ngày 28/5/2020 của Bộ Tư pháp quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hộ tịch và Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch;
- Thông tư số 01/2022/TT-BTP ngày 04/01/2022 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Nghị định số 87/2020/NĐ-CP ngày 28/7/2020 của Chính phủ quy định về Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, đăng ký hộ tịch trực tuyến;
- Thông tư số 03/2023/TT-BTP ngày 02/8/2023 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Thông tư số 01/2022/TT-BTP ngày 04/01/2022 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Nghị định số 87/2020/NĐ-CP ngày 28/7/2020 của Chính phủ quy định về Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, đăng ký hộ tịch trực tuyến;
- Thông tư số 281/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí khai thác, sử dụng thông tin trong cơ sở dữ liệu hộ tịch, phí xác nhận có quốc tịch Việt Nam, phí xác nhận là người gốc Việt Nam, lệ phí quốc tịch;
- Thông tư số 85/2019/TT-BTC ngày 29/11/2019 của Bộ Tài chính hướng dẫn về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Thông tư số 106/2021/TT-BTC ngày 26/11/2021 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 85/2019/TT-BTC ngày 29/11/2019 của Bộ Tài chính hướng dẫn về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Nghị quyết số 11/2023/NQ-HĐND ngày 14/7/2023 của Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Nai quy định về lệ phí hộ tịch trên địa bàn tỉnh Đồng Nai;
Nội dung của TTHC thực hiện theo Quyết định số 2466/QĐ-BTP ngày 20 tháng 10 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực hộ tịch thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tư pháp.
13
2.000513
Đăng ký lại kết hôn có yếu tố nước ngoài
05 ngày làm việc. Trường hợp phải có văn bản xác minh thì thời hạn giải quyết không quá 25 ngày.
- Nộp hồ sơ qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại Bộ phận một cửa của các huyện, thành phố.
- Nộp trực tuyến tại địa chỉ: Cổng dịch vụ công quốc gia (https://dichvucong.gov.vn) hoặc Cổng dịch vụ công tỉnh (https://dichvucong.dongnai.gov.vn/)
- Cơ quan trực tiếp thực hiện: Phòng Tư pháp cấp huyện (Phòng Tư pháp cấp huyện tiếp nhận hồ sơ và tham mưu Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định)
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND cấp huyện.
- Cơ quan phối hợp: Cơ quan quản lý CSDLQGVDC, Ủy ban nhân dân cấp xã/Sở Tư pháp nơi đăng ký kết hôn trước đây.
- Lệ phí:
+ Nộp hồ sơ trực tiếp: 1.500.000 đồng.
+ Nộp hồ sơ trực tuyến: 750.000 đồng (được giảm 50%).
* Đối tượng miễn lệ phí hộ tịch:
- Trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật;
- Người có công với cách mạng, thân nhân người có công với cách mạng;
- Người dân tộc thiểu số tại các xã khu vực I thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi theo quy định của Thủ tướng Chính phủ;
- Trẻ em mồ côi cả cha và mẹ, không nơi nương tựa; người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo theo quy định chuẩn nghèo đa chiều của tỉnh;
- Người mắc bệnh hiểm nghèo, bệnh nan y, người nhiễm HIV/AIDS, người nhiễm chất độc hóa học;
- Công dân Việt Nam cư trú ở trong nước thực hiện việc đăng ký khai sinh, khai tử đúng hạn; giám hộ; kết hôn.
- Luật Hộ tịch năm 2014;
- Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch;
- Nghị định số 87/2020/NĐ-CP ngày 28/7/2020 của Chính phủ quy định về Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, đăng ký hộ tịch trực tuyến;
- Nghị định số 104/2022/NĐ-CP ngày 21/12/2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến việc nộp, xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy khi thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công;
- Thông tư số 04/2020/TT-BTP ngày 28/5/2020 của Bộ Tư pháp quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hộ tịch và Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch;
- Thông tư số 01/2022/TT-BTP ngày 04/01/2022 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Nghị định số 87/2020/NĐ-CP ngày 28/7/2020 của Chính phủ quy định về Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, đăng ký hộ tịch trực tuyến;
- Thông tư số 03/2023/TT-BTP ngày 02/8/2023 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Thông tư số 01/2022/TT-BTP ngày 04/01/2022 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Nghị định số 87/2020/NĐ-CP ngày 28/7/2020 của Chính phủ quy định về Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, đăng ký hộ tịch trực tuyến;
- Thông tư số 281/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí khai thác, sử dụng thông tin trong cơ sở dữ liệu hộ tịch, phí xác nhận có quốc tịch Việt Nam, phí xác nhận là người gốc Việt Nam, lệ phí quốc tịch;
- Thông tư số 85/2019/TT-BTC ngày 29/11/2019 của Bộ Tài chính hướng dẫn về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Thông tư số 106/2021/TT-BTC ngày 26/11/2021 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 85/2019/TT-BTC ngày 29/11/2019 của Bộ Tài chính hướng dẫn về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Nghị quyết số 11/2023/NQ-HĐND ngày 14/7/2023 của Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Nai quy định về lệ phí hộ tịch trên địa bàn tỉnh Đồng Nai;
Nội dung của TTHC thực hiện theo Quyết định số 2466/QĐ-BTP ngày 20 tháng 10 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực hộ tịch thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tư pháp.
14
2.000497
Đăng ký lại khai tử có yếu tố nước ngoài
05 ngày làm việc. Trường hợp phải có văn bản xác minh thì thời hạn giải quyết không quá 10 ngày làm việc.
- Nộp hồ sơ qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại Bộ phận một cửa của các huyện, thành phố.
- Nộp trực tuyến tại địa chỉ: Cổng dịch vụ công quốc gia (https://dichvucong.gov.vn) hoặc Cổng dịch vụ công tỉnh (https://dichvucong.dongnai.gov.vn/)
- Cơ quan trực tiếp thực hiện: Phòng Tư pháp cấp huyện (Phòng Tư pháp cấp huyện tiếp nhận hồ sơ và tham mưu Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định)
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND cấp huyện.
- Cơ quan phối hợp: Cơ quan quản lý CSDLQGVDC.
- Lệ phí:
+ Nộp hồ sơ trực tiếp: 50.000 đồng.
+ Nộp hồ sơ trực tuyến: 25.000 đồng (được giảm 50%).
* Đối tượng miễn lệ phí hộ tịch:
- Trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật;
- Người có công với cách mạng, thân nhân người có công với cách mạng;
- Người dân tộc thiểu số tại các xã khu vực I thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi theo quy định của Thủ tướng Chính phủ;
- Trẻ em mồ côi cả cha và mẹ, không nơi nương tựa; người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo theo quy định chuẩn nghèo đa chiều của tỉnh;
- Người mắc bệnh hiểm nghèo, bệnh nan y, người nhiễm HIV/AIDS, người nhiễm chất độc hóa học;
- Công dân Việt Nam cư trú ở trong nước thực hiện việc đăng ký khai sinh, khai tử đúng hạn; giám hộ; kết hôn.
- Luật Hộ tịch năm 2014;
- Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch;
- Nghị định số 87/2020/NĐ-CP ngày 28/7/2020 của Chính phủ quy định về Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, đăng ký hộ tịch trực tuyến;
- Nghị định số 104/2022/NĐ-CP ngày 21/12/2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến việc nộp, xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy khi thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công;
- Thông tư số 04/2020/TT-BTP ngày 28/5/2020 của Bộ Tư pháp quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hộ tịch và Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch;
- Thông tư số 01/2022/TT-BTP ngày 04/01/2022 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Nghị định số 87/2020/NĐ-CP ngày 28/7/2020 của Chính phủ quy định về Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, đăng ký hộ tịch trực tuyến;
- Thông tư số 03/2023/TT-BTP ngày 02/8/2023 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Thông tư số 01/2022/TT-BTP ngày 04/01/2022 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Nghị định số 87/2020/NĐ-CP ngày 28/7/2020 của Chính phủ quy định về Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, đăng ký hộ tịch trực tuyến;
- Thông tư số 281/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí khai thác, sử dụng thông tin trong cơ sở dữ liệu hộ tịch, phí xác nhận có quốc tịch Việt Nam, phí xác nhận là người gốc Việt Nam, lệ phí quốc tịch;
- Thông tư số 85/2019/TT-BTC ngày 29/11/2019 của Bộ Tài chính hướng dẫn về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Thông tư số 106/2021/TT-BTC ngày 26/11/2021 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 85/2019/TT-BTC ngày 29/11/2019 của Bộ Tài chính hướng dẫn về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Nghị quyết số 11/2023/NQ-HĐND ngày 14/7/2023 của Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Nai quy định về lệ phí hộ tịch trên địa bàn tỉnh Đồng Nai;
Nội dung của TTHC thực hiện theo Quyết định số 2466/QĐ-BTP ngày 20 tháng 10 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực hộ tịch thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tư pháp.
C
DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG/THAY THẾ THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CẤP XÃ
1
1.001193
Đăng ký khai sinh
Ngay trong ngày tiếp nhận yêu cầu, trường hợp nhận hồ sơ sau 15 giờ mà không giải quyết được ngay thì trả kết quả trong ngày làm việc tiếp theo.
- Nộp hồ sơ qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại Bộ phận một cửa của các xã, phường, thị trấn.
- Nộp trực tuyến tại địa chỉ: Cổng dịch vụ công quốc gia (https://dichvucong.gov.vn) hoặc Cổng dịch vụ công tỉnh (https://dichvucong.dongnai.gov.vn/)
- Cơ quan trực tiếp thực hiện: UBND cấp xã
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND cấp xã.
- Cơ quan phối hợp: Cơ quan quản lý CSDLQGVDC.
* Đối với trường hợp đăng ký khai sinh không đúng hạn:
+ Nộp hồ sơ trực tiếp: lệ phí 10.000 đồng.
+ Nộp hồ sơ trực tuyến: lệ phí 0 đồng (được giảm 100%).
* Đối tượng miễn lệ phí hộ tịch:
- Trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật;
- Người có công với cách mạng, thân nhân người có công với cách mạng;
- Người dân tộc thiểu số tại các xã khu vực I thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi theo quy định của Thủ tướng Chính phủ;
- Trẻ em mồ côi cả cha và mẹ, không nơi nương tựa; người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo theo quy định chuẩn nghèo đa chiều của tỉnh;
- Người mắc bệnh hiểm nghèo, bệnh nan y, người nhiễm HIV/AIDS, người nhiễm chất độc hóa học;
- Công dân Việt Nam cư trú ở trong nước thực hiện việc đăng ký khai sinh, khai tử đúng hạn; giám hộ; kết hôn.
- Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014;
- Luật Hộ tịch năm 2014;
- Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch;
- Nghị định số 87/2020/NĐ-CP ngày 28/7/2020 của Chính phủ quy định về Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, đăng ký hộ tịch trực tuyến;
- Nghị định số 104/2022/NĐ-CP ngày 21/12/2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến việc nộp, xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy khi thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công;
- Thông tư số 04/2020/TT-BTP ngày 28/5/2020 của Bộ Tư pháp quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hộ tịch và Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch;
- Thông tư số 01/2022/TT-BTP ngày 04/01/2022 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Nghị định số 87/2020/NĐ-CP ngày 28/7/2020 của Chính phủ quy định về Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, đăng ký hộ tịch trực tuyến;
- Thông tư số 03/2023/TT-BTP ngày 02/8/2023 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Thông tư số 01/2022/TT-BTP ngày 04/01/2022 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Nghị định số 87/2020/NĐ-CP ngày 28/7/2020 của Chính phủ quy định về Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, đăng ký hộ tịch trực tuyến;
- Thông tư số 281/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí khai thác, sử dụng thông tin trong cơ sở dữ liệu hộ tịch, phí xác nhận có quốc tịch Việt Nam, phí xác nhận là người gốc Việt Nam, lệ phí quốc tịch;
- Thông tư số 85/2019/TT-BTC ngày 29/11/2019 của Bộ Tài chính hướng dẫn về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Thông tư số 106/2021/TT-BTC ngày 26/11/2021 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 85/2019/TT-BTC ngày 29/11/2019 của Bộ Tài chính hướng dẫn về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Nghị quyết số 11/2023/NQ-HĐND ngày 14/7/2023 của Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Nai quy định về lệ phí hộ tịch trên địa bàn tỉnh Đồng Nai;
Nội dung của TTHC thực hiện theo Quyết định số 2466/QĐ-BTP ngày 20 tháng 10 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực hộ tịch thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tư pháp.
2
1.000894
Đăng ký kết hôn
Ngay trong ngày tiếp nhận hồ sơ; trường hợp nhận hồ sơ sau 15 giờ mà không giải quyết được ngay thì trả kết quả trong ngày làm việc tiếp theo. Trường hợp cần xác minh điều kiện kết hôn của hai bên nam, nữ thì thời hạn giải quyết không quá 05 ngày làm việc.
- Nộp hồ sơ qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại Bộ phận một cửa của các xã, phường, thị trấn.
- Nộp trực tuyến tại địa chỉ: Cổng dịch vụ công quốc gia (https://dichvucong.gov.vn) hoặc Cổng dịch vụ công tỉnh (https://dichvucong.dongnai.gov.vn/)
- Cơ quan trực tiếp thực hiện: UBND cấp xã
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND cấp xã.
- Cơ quan phối hợp: Cơ quan quản lý CSDLQGVDC.
Không
- Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014;
- Luật Hộ tịch năm 2014;
- Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch;
- Nghị định số 87/2020/NĐ-CP ngày 28/7/2020 của Chính phủ quy định về Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, đăng ký hộ tịch trực tuyến;
- Nghị định số 104/2022/NĐ-CP ngày 21/12/2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến việc nộp, xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy khi thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công;
- Thông tư số 04/2020/TT-BTP ngày 28/5/2020 của Bộ Tư pháp quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hộ tịch và Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch;
- Thông tư số 01/2022/TT-BTP ngày 04/01/2022 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Nghị định số 87/2020/NĐ-CP ngày 28/7/2020 của Chính phủ quy định về Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, đăng ký hộ tịch trực tuyến;
- Thông tư số 03/2023/TT-BTP ngày 02/8/2023 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Thông tư số 01/2022/TT-BTP ngày 04/01/2022 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Nghị định số 87/2020/NĐ-CP ngày 28/7/2020 của Chính phủ quy định về Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, đăng ký hộ tịch trực tuyến;
- Thông tư số 281/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí khai thác, sử dụng thông tin trong cơ sở dữ liệu hộ tịch, phí xác nhận có quốc tịch Việt Nam, phí xác nhận là người gốc Việt Nam, lệ phí quốc tịch;
- Thông tư số 85/2019/TT-BTC ngày 29/11/2019 của Bộ Tài chính hướng dẫn về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Thông tư số 106/2021/TT-BTC ngày 26/11/2021 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 85/2019/TT-BTC ngày 29/11/2019 của Bộ Tài chính hướng dẫn về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Nghị quyết số 11/2023/NQ-HĐND ngày 14/7/2023 của Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Nai quy định về lệ phí hộ tịch trên địa bàn tỉnh Đồng Nai;
Nội dung của TTHC thực hiện theo Quyết định số 2466/QĐ-BTP ngày 20 tháng 10 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực hộ tịch thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tư pháp.
3
1.001022
Đăng ký nhận cha, mẹ, con
03 ngày làm việc. Trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn giải quyết không quá 08 ngày làm việc.
- Nộp hồ sơ qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại Bộ phận một cửa của các xã, phường, thị trấn.
- Nộp trực tuyến tại địa chỉ: Cổng dịch vụ công quốc gia (https://dichvucong.gov.vn) hoặc Cổng dịch vụ công tỉnh (https://dichvucong.dongnai.gov.vn/)
- Cơ quan trực tiếp thực hiện: UBND cấp xã
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND cấp xã.
- Cơ quan phối hợp: UBND cấp xã nơi cư trú của người được nhận là cha, mẹ, con; Cơ quan quản lý CSDLQGVDC.
+ Nộp hồ sơ trực tiếp: lệ phí 30.000 đồng.
+ Nộp hồ sơ trực tuyến: lệ phí 0 đồng (được giảm 100%).
* Đối tượng miễn lệ phí hộ tịch:
- Trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật;
- Người có công với cách mạng, thân nhân người có công với cách mạng;
- Người dân tộc thiểu số tại các xã khu vực I thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi theo quy định của Thủ tướng Chính phủ;
- Trẻ em mồ côi cả cha và mẹ, không nơi nương tựa; người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo theo quy định chuẩn nghèo đa chiều của tỉnh;
- Người mắc bệnh hiểm nghèo, bệnh nan y, người nhiễm HIV/AIDS, người nhiễm chất độc hóa học;
- Công dân Việt Nam cư trú ở trong nước thực hiện việc đăng ký khai sinh, khai tử đúng hạn; giám hộ; kết hôn.
- Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014;
- Luật Hộ tịch năm 2014;
- Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch;
- Nghị định số 87/2020/NĐ-CP ngày 28/7/2020 của Chính phủ quy định về Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, đăng ký hộ tịch trực tuyến;
- Nghị định số 104/2022/NĐ-CP ngày 21/12/2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến việc nộp, xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy khi thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công;
- Thông tư số 04/2020/TT-BTP ngày 28/5/2020 của Bộ Tư pháp quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hộ tịch và Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch;
- Thông tư số 01/2022/TT-BTP ngày 04/01/2022 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Nghị định số 87/2020/NĐ-CP ngày 28/7/2020 của Chính phủ quy định về Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, đăng ký hộ tịch trực tuyến;
- Thông tư số 03/2023/TT-BTP ngày 02/8/2023 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Thông tư số 01/2022/TT-BTP ngày 04/01/2022 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Nghị định số 87/2020/NĐ-CP ngày 28/7/2020 của Chính phủ quy định về Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, đăng ký hộ tịch trực tuyến;
- Thông tư số 281/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí khai thác, sử dụng thông tin trong cơ sở dữ liệu hộ tịch, phí xác nhận có quốc tịch Việt Nam, phí xác nhận là người gốc Việt Nam, lệ phí quốc tịch;
- Thông tư số 85/2019/TT-BTC ngày 29/11/2019 của Bộ Tài chính hướng dẫn về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Thông tư số 106/2021/TT-BTC ngày 26/11/2021 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 85/2019/TT-BTC ngày 29/11/2019 của Bộ Tài chính hướng dẫn về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Nghị quyết số 11/2023/NQ-HĐND ngày 14/7/2023 của Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Nai quy định về lệ phí hộ tịch trên địa bàn tỉnh Đồng Nai;
Nội dung của TTHC thực hiện theo Quyết định số 2466/QĐ-BTP ngày 20 tháng 10 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực hộ tịch thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tư pháp.
4
1.000689
Đăng ký khai sinh kết hợp nhận cha, mẹ, con
03 ngày làm việc. Trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn giải quyết không quá 08 ngày làm việc
- Nộp hồ sơ qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại Bộ phận một cửa của các xã, phường, thị trấn.
- Nộp trực tuyến tại địa chỉ: Cổng dịch vụ công quốc gia (https://dichvucong.gov.vn) hoặc Cổng dịch vụ công tỉnh (https://dichvucong.dongnai.gov.vn/)
- Cơ quan trực tiếp thực hiện: UBND cấp xã
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND cấp xã
+ Nộp hồ sơ trực tiếp: lệ phí 40.000 đồng.
+ Nộp hồ sơ trực tuyến: lệ phí 0 đồng (được giảm 100%).
* Đối tượng miễn lệ phí hộ tịch:
- Trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật;
- Người có công với cách mạng, thân nhân người có công với cách mạng;
- Người dân tộc thiểu số tại các xã khu vực I thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi theo quy định của Thủ tướng Chính phủ;
- Trẻ em mồ côi cả cha và mẹ, không nơi nương tựa; người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo theo quy định chuẩn nghèo đa chiều của tỉnh;
- Người mắc bệnh hiểm nghèo, bệnh nan y, người nhiễm HIV/AIDS, người nhiễm chất độc hóa học;
- Công dân Việt Nam cư trú ở trong nước thực hiện việc đăng ký khai sinh, khai tử đúng hạn; giám hộ; kết hôn.
- Luật Hộ tịch năm 2014;
- Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch;
- Nghị định số 87/2020/NĐ-CP ngày 28/7/2020 của Chính phủ quy định về Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, đăng ký hộ tịch trực tuyến;
- Nghị định số 104/2022/NĐ-CP ngày 21/12/2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến việc nộp, xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy khi thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công;
- Thông tư số 04/2020/TT-BTP ngày 28/5/2020 của Bộ Tư pháp quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hộ tịch và Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch;
- Thông tư số 01/2022/TT-BTP ngày 04/01/2022 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Nghị định số 87/2020/NĐ-CP ngày 28/7/2020 của Chính phủ quy định về Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, đăng ký hộ tịch trực tuyến;
- Thông tư số 03/2023/TT-BTP ngày 02/8/2023 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Thông tư số 01/2022/TT-BTP ngày 04/01/2022 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Nghị định số 87/2020/NĐ-CP ngày 28/7/2020 của Chính phủ quy định về Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, đăng ký hộ tịch trực tuyến;
- Thông tư số 281/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí khai thác, sử dụng thông tin trong cơ sở dữ liệu hộ tịch, phí xác nhận có quốc tịch Việt Nam, phí xác nhận là người gốc Việt Nam, lệ phí quốc tịch;
- Thông tư số 85/2019/TT-BTC ngày 29/11/2019 của Bộ Tài chính hướng dẫn về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Thông tư số 106/2021/TT-BTC ngày 26/11/2021 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 85/2019/TT-BTC ngày 29/11/2019 của Bộ Tài chính hướng dẫn về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Nghị quyết số 11/2023/NQ-HĐND ngày 14/7/2023 của Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Nai quy định về lệ phí hộ tịch trên địa bàn tỉnh Đồng Nai;
Nội dung của TTHC thực hiện theo Quyết định số 528/QĐ-BTP ngày 10 tháng 4 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực hộ tịch thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tư pháp.
5
1.000656
Đăng ký khai tử
Ngay trong ngày tiếp nhận yêu cầu, trường hợp nhận hồ sơ sau 15 giờ mà không giải quyết được ngay thì trả kết quả trong ngày làm việc tiếp theo
- Nộp hồ sơ qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại Bộ phận một cửa của các xã, phường, thị trấn.
- Nộp trực tuyến tại địa chỉ: Cổng dịch vụ công quốc gia (https://dichvucong.gov.vn) hoặc Cổng dịch vụ công tỉnh (https://dichvucong.dongnai.gov.vn/)
- Cơ quan trực tiếp thực hiện: UBND cấp xã
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND cấp xã.
- Cơ quan phối hợp: Cơ quan quản lý CSDLQGVDC.
* Đối với trường hợp đăng ký khai tử không đúng hạn:
+ Nộp hồ sơ trực tiếp: lệ phí 10.000 đồng.
+ Nộp hồ sơ trực tuyến: lệ phí 0 đồng (được giảm 100%).
* Đối tượng miễn lệ phí hộ tịch:
- Trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật;
- Người có công với cách mạng, thân nhân người có công với cách mạng;
- Người dân tộc thiểu số tại các xã khu vực I thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi theo quy định của Thủ tướng Chính phủ;
- Trẻ em mồ côi cả cha và mẹ, không nơi nương tựa; người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo theo quy định chuẩn nghèo đa chiều của tỉnh;
- Người mắc bệnh hiểm nghèo, bệnh nan y, người nhiễm HIV/AIDS, người nhiễm chất độc hóa học;
- Công dân Việt Nam cư trú ở trong nước thực hiện việc đăng ký khai sinh, khai tử đúng hạn; giám hộ; kết hôn.
- Luật Hộ tịch năm 2014;
- Luật Hộ tịch năm 2014;
- Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch;
- Nghị định số 87/2020/NĐ-CP ngày 28/7/2020 của Chính phủ quy định về Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, đăng ký hộ tịch trực tuyến;
- Nghị định số 104/2022/NĐ-CP ngày 21/12/2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến việc nộp, xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy khi thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công;
- Thông tư số 04/2020/TT-BTP ngày 28/5/2020 của Bộ Tư pháp quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hộ tịch và Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch;
- Thông tư số 01/2022/TT-BTP ngày 04/01/2022 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Nghị định số 87/2020/NĐ-CP ngày 28/7/2020 của Chính phủ quy định về Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, đăng ký hộ tịch trực tuyến;
- Thông tư số 03/2023/TT-BTP ngày 02/8/2023 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Thông tư số 01/2022/TT-BTP ngày 04/01/2022 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Nghị định số 87/2020/NĐ-CP ngày 28/7/2020 của Chính phủ quy định về Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, đăng ký hộ tịch trực tuyến;
- Thông tư số 281/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí khai thác, sử dụng thông tin trong cơ sở dữ liệu hộ tịch, phí xác nhận có quốc tịch Việt Nam, phí xác nhận là người gốc Việt Nam, lệ phí quốc tịch;
- Thông tư số 85/2019/TT-BTC ngày 29/11/2019 của Bộ Tài chính hướng dẫn về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Thông tư số 106/2021/TT-BTC ngày 26/11/2021 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 85/2019/TT-BTC ngày 29/11/2019 của Bộ Tài chính hướng dẫn về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Nghị quyết số 11/2023/NQ-HĐND ngày 14/7/2023 của Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Nai quy định về lệ phí hộ tịch trên địa bàn tỉnh Đồng Nai;
Nội dung của TTHC thực hiện theo Quyết định số 2466/QĐ-BTP ngày 20 tháng 10 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực hộ tịch thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tư pháp.
6
1.003583
Đăng ký khai sinh lưu động
05 ngày làm việc
- Thực hiện đăng ký lưu động tại nhà riêng hoặc tại địa điểm tổ chức đăng ký lưu động
- Cơ quan trực tiếp thực hiện: UBND cấp xã
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND cấp xã
Lệ phí: 10.000 đồng.
* Đối tượng miễn lệ phí hộ tịch:
- Trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật;
- Người có công với cách mạng, thân nhân người có công với cách mạng;
- Người dân tộc thiểu số tại các xã khu vực I thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi theo quy định của Thủ tướng Chính phủ;
- Trẻ em mồ côi cả cha và mẹ, không nơi nương tựa; người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo theo quy định chuẩn nghèo đa chiều của tỉnh;
- Người mắc bệnh hiểm nghèo, bệnh nan y, người nhiễm HIV/AIDS, người nhiễm chất độc hóa học;
- Công dân Việt Nam cư trú ở trong nước thực hiện việc đăng ký khai sinh, khai tử đúng hạn; giám hộ; kết hôn.
- Luật Hộ tịch năm 2014;
- Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch;
- Nghị định số 87/2020/NĐ-CP ngày 28/7/2020 của Chính phủ quy định về Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, đăng ký hộ tịch trực tuyến;
- Nghị định số 104/2022/NĐ-CP ngày 21/12/2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến việc nộp, xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy khi thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công;
- Thông tư số 04/2020/TT-BTP ngày 28/5/2020 của Bộ Tư pháp quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hộ tịch và Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch;
- Thông tư số 01/2022/TT-BTP ngày 04/01/2022 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Nghị định số 87/2020/NĐ-CP ngày 28/7/2020 của Chính phủ quy định về Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, đăng ký hộ tịch trực tuyến;
- Thông tư số 03/2023/TT-BTP ngày 02/8/2023 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Thông tư số 01/2022/TT-BTP ngày 04/01/2022 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Nghị định số 87/2020/NĐ-CP ngày 28/7/2020 của Chính phủ quy định về Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, đăng ký hộ tịch trực tuyến;
- Thông tư số 281/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí khai thác, sử dụng thông tin trong cơ sở dữ liệu hộ tịch, phí xác nhận có quốc tịch Việt Nam, phí xác nhận là người gốc Việt Nam, lệ phí quốc tịch;
- Thông tư số 85/2019/TT-BTC ngày 29/11/2019 của Bộ Tài chính hướng dẫn về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Thông tư số 106/2021/TT-BTC ngày 26/11/2021 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 85/2019/TT-BTC ngày 29/11/2019 của Bộ Tài chính hướng dẫn về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Nghị quyết số 11/2023/NQ-HĐND ngày 14/7/2023 của Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Nai quy định về lệ phí hộ tịch trên địa bàn tỉnh Đồng Nai;
Nội dung của TTHC thực hiện theo Quyết định số 528/QĐ-BTP ngày 10 tháng 4 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực hộ tịch thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tư pháp.
7
1.000593
Đăng ký kết hôn lưu động
05 ngày làm việc
- Thực hiện đăng ký lưu động tại nhà riêng hoặc tại địa điểm tổ chức đăng ký lưu động
- Cơ quan trực tiếp thực hiện: UBND cấp xã
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND cấp xã
Không
- Luật Hộ tịch năm 2014;
- Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch;
- Nghị định số 87/2020/NĐ-CP ngày 28/7/2020 của Chính phủ quy định về Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, đăng ký hộ tịch trực tuyến;
- Nghị định số 104/2022/NĐ-CP ngày 21/12/2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến việc nộp, xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy khi thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công;
- Thông tư số 04/2020/TT-BTP ngày 28/5/2020 của Bộ Tư pháp quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hộ tịch và Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch;
- Thông tư số 01/2022/TT-BTP ngày 04/01/2022 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Nghị định số 87/2020/NĐ-CP ngày 28/7/2020 của Chính phủ quy định về Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, đăng ký hộ tịch trực tuyến;
- Thông tư số 03/2023/TT-BTP ngày 02/8/2023 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Thông tư số 01/2022/TT-BTP ngày 04/01/2022 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Nghị định số 87/2020/NĐ-CP ngày 28/7/2020 của Chính phủ quy định về Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, đăng ký hộ tịch trực tuyến;
- Thông tư số 281/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí khai thác, sử dụng thông tin trong cơ sở dữ liệu hộ tịch, phí xác nhận có quốc tịch Việt Nam, phí xác nhận là người gốc Việt Nam, lệ phí quốc tịch;
- Thông tư số 85/2019/TT-BTC ngày 29/11/2019 của Bộ Tài chính hướng dẫn về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Thông tư số 106/2021/TT-BTC ngày 26/11/2021 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 85/2019/TT-BTC ngày 29/11/2019 của Bộ Tài chính hướng dẫn về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Nghị quyết số 11/2023/NQ-HĐND ngày 14/7/2023 của Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Nai quy định về lệ phí hộ tịch trên địa bàn tỉnh Đồng Nai;
Nội dung của TTHC thực hiện theo Quyết định số 528/QĐ-BTP ngày 10 tháng 4 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực hộ tịch thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tư pháp.
8
1.000419
Đăng ký khai tử lưu động
05 ngày làm việc
- Thực hiện đăng ký lưu động tại nhà riêng hoặc tại địa điểm tổ chức đăng ký lưu động
- Cơ quan trực tiếp thực hiện: UBND cấp xã
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND cấp xã
Lệ phí: 10.000 đồng.
* Đối tượng miễn lệ phí hộ tịch:
- Trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật;
- Người có công với cách mạng, thân nhân người có công với cách mạng;
- Người dân tộc thiểu số tại các xã khu vực I thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi theo quy định của Thủ tướng Chính phủ;
- Trẻ em mồ côi cả cha và mẹ, không nơi nương tựa; người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo theo quy định chuẩn nghèo đa chiều của tỉnh;
- Người mắc bệnh hiểm nghèo, bệnh nan y, người nhiễm HIV/AIDS, người nhiễm chất độc hóa học;
- Công dân Việt Nam cư trú ở trong nước thực hiện việc đăng ký khai sinh, khai tử đúng hạn; giám hộ; kết hôn.
- Luật Hộ tịch năm 2014;
- Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch;
- Nghị định số 87/2020/NĐ-CP ngày 28/7/2020 của Chính phủ quy định về Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, đăng ký hộ tịch trực tuyến;
- Nghị định số 104/2022/NĐ-CP ngày 21/12/2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến việc nộp, xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy khi thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công;
- Thông tư số 04/2020/TT-BTP ngày 28/5/2020 của Bộ Tư pháp quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hộ tịch và Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch;
- Thông tư số 01/2022/TT-BTP ngày 04/01/2022 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Nghị định số 87/2020/NĐ-CP ngày 28/7/2020 của Chính phủ quy định về Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, đăng ký hộ tịch trực tuyến;
- Thông tư số 03/2023/TT-BTP ngày 02/8/2023 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Thông tư số 01/2022/TT-BTP ngày 04/01/2022 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Nghị định số 87/2020/NĐ-CP ngày 28/7/2020 của Chính phủ quy định về Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, đăng ký hộ tịch trực tuyến;
- Thông tư số 281/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí khai thác, sử dụng thông tin trong cơ sở dữ liệu hộ tịch, phí xác nhận có quốc tịch Việt Nam, phí xác nhận là người gốc Việt Nam, lệ phí quốc tịch;
- Thông tư số 85/2019/TT-BTC ngày 29/11/2019 của Bộ Tài chính hướng dẫn về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Thông tư số 106/2021/TT-BTC ngày 26/11/2021 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 85/2019/TT-BTC ngày 29/11/2019 của Bộ Tài chính hướng dẫn về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Nghị quyết số 11/2023/NQ-HĐND ngày 14/7/2023 của Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Nai quy định về lệ phí hộ tịch trên địa bàn tỉnh Đồng Nai;
Nội dung của TTHC thực hiện theo Quyết định số 528/QĐ-BTP ngày 10 tháng 4 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực hộ tịch thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tư pháp.
9
1.004837
Đăng ký giám hộ
03 ngày làm việc
- Nộp hồ sơ qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại Bộ phận một cửa của các xã, phường, thị trấn.
- Nộp trực tuyến tại địa chỉ: Cổng dịch vụ công quốc gia (https://dichvucong.gov.vn) hoặc Cổng dịch vụ công tỉnh (https://dichvucong.dongnai.gov.vn/)
- Cơ quan trực tiếp thực hiện: UBND cấp xã
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND cấp xã.
- Cơ quan phối hợp: Cơ quan quản lý CSDLQGVDC.
Lệ phí : Không.
(Phí cấp bản sao Trích lục đăng ký giám hộ (nếu có yêu cầu) thực hiện theo quy định tại Thông tư số 281/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ Tài chính.).
- Bộ luật Dân sự năm 2015;
- Luật Hộ tịch năm 2014;
- Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch;
- Nghị định số 87/2020/NĐ-CP ngày 28/7/2020 của Chính phủ quy định về Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, đăng ký hộ tịch trực tuyến;
- Nghị định số 104/2022/NĐ-CP ngày 21/12/2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến việc nộp, xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy khi thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công;
- Thông tư số 04/2020/TT-BTP ngày 28/5/2020 của Bộ Tư pháp quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hộ tịch và Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch;
- Thông tư số 01/2022/TT-BTP ngày 04/01/2022 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Nghị định số 87/2020/NĐ-CP ngày 28/7/2020 của Chính phủ quy định về Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, đăng ký hộ tịch trực tuyến;
- Thông tư số 03/2023/TT-BTP ngày 02/8/2023 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Thông tư số 01/2022/TT-BTP ngày 04/01/2022 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Nghị định số 87/2020/NĐ-CP ngày 28/7/2020 của Chính phủ quy định về Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, đăng ký hộ tịch trực tuyến;
- Thông tư số 281/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí khai thác, sử dụng thông tin trong cơ sở dữ liệu hộ tịch, phí xác nhận có quốc tịch Việt Nam, phí xác nhận là người gốc Việt Nam, lệ phí quốc tịch;
- Thông tư số 85/2019/TT-BTC ngày 29/11/2019 của Bộ Tài chính hướng dẫn về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Thông tư số 106/2021/TT-BTC ngày 26/11/2021 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 85/2019/TT-BTC ngày 29/11/2019 của Bộ Tài chính hướng dẫn về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Nghị quyết số 11/2023/NQ-HĐND ngày 14/7/2023 của Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Nai quy định về lệ phí hộ tịch trên địa bàn tỉnh Đồng Nai;
Nội dung của TTHC thực hiện theo Quyết định số 2466/QĐ-BTP ngày 20 tháng 10 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực hộ tịch thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tư pháp.
10
1.004845
Đăng ký chấm dứt giám hộ
02 ngày làm việc
- Nộp hồ sơ qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại Bộ phận một cửa của các xã, phường, thị trấn.
- Nộp trực tuyến tại địa chỉ: Cổng dịch vụ công quốc gia (https://dichvucong.gov.vn) hoặc Cổng dịch vụ công tỉnh (https://dichvucong.dongnai.gov.vn/)
- Cơ quan trực tiếp thực hiện: UBND cấp xã
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND cấp xã.
- Cơ quan phối hợp: Cơ quan quản lý CSDLQGVDC.
Lệ phí : Không.
(Phí cấp bản sao Trích lục đăng ký giám hộ (nếu có yêu cầu) thực hiện theo quy định tại Thông tư số 281/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ Tài chính.).
- Bộ luật Dân sự năm 2015;
- Luật Hộ tịch năm 2014;
- Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch;
- Nghị định số 87/2020/NĐ-CP ngày 28/7/2020 của Chính phủ quy định về Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, đăng ký hộ tịch trực tuyến;
- Nghị định số 104/2022/NĐ-CP ngày 21/12/2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến việc nộp, xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy khi thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công;
- Thông tư số 04/2020/TT-BTP ngày 28/5/2020 của Bộ Tư pháp quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hộ tịch và Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch;
- Thông tư số 01/2022/TT-BTP ngày 04/01/2022 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Nghị định số 87/2020/NĐ-CP ngày 28/7/2020 của Chính phủ quy định về Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, đăng ký hộ tịch trực tuyến;
- Thông tư số 03/2023/TT-BTP ngày 02/8/2023 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Thông tư số 01/2022/TT-BTP ngày 04/01/2022 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Nghị định số 87/2020/NĐ-CP ngày 28/7/2020 của Chính phủ quy định về Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, đăng ký hộ tịch trực tuyến;
- Thông tư số 281/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí khai thác, sử dụng thông tin trong cơ sở dữ liệu hộ tịch, phí xác nhận có quốc tịch Việt Nam, phí xác nhận là người gốc Việt Nam, lệ phí quốc tịch;
- Thông tư số 85/2019/TT-BTC ngày 29/11/2019 của Bộ Tài chính hướng dẫn về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Thông tư số 106/2021/TT-BTC ngày 26/11/2021 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 85/2019/TT-BTC ngày 29/11/2019 của Bộ Tài chính hướng dẫn về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Nghị quyết số 11/2023/NQ-HĐND ngày 14/7/2023 của Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Nai quy định về lệ phí hộ tịch trên địa bàn tỉnh Đồng Nai;
Nội dung của TTHC thực hiện theo Quyết định số 2466/QĐ-BTP ngày 20 tháng 10 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực hộ tịch thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tư pháp.
11
1.004859
Thay đổi, cải chính, bổ sung thông tin hộ tịch
- 03 ngày làm việc đối với yêu cầu thay đổi, cải chính hộ tịch; trường hợp phải xác minh thì thời hạn giải quyết không quá 06 ngày làm việc.
- Ngay trong ngày làm việc đối với yêu cầu bổ sung thông tin hộ tịch, trường hợp nhận hồ sơ sau 15 giờ mà không giải quyết được ngay thì trả kết quả trong ngày làm việc tiếp theo
- Nộp hồ sơ qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại Bộ phận một cửa của các xã, phường, thị trấn.
- Nộp trực tuyến tại địa chỉ: Cổng dịch vụ công quốc gia (https://dichvucong.gov.vn) hoặc Cổng dịch vụ công tỉnh (https://dichvucong.dongnai.gov.vn/)
- Cơ quan trực tiếp thực hiện: UBND cấp xã
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND cấp xã.
- Cơ quan phối hợp: Cơ quan quản lý CSDLQGVDC.
+ Nộp hồ sơ trực tiếp: lệ phí 15.000 đồng.
+ Nộp hồ sơ trực tuyến: lệ phí 0 đồng (được giảm 100%).
* Đối tượng miễn lệ phí hộ tịch:
- Trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật;
- Người có công với cách mạng, thân nhân người có công với cách mạng;
- Người dân tộc thiểu số tại các xã khu vực I thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi theo quy định của Thủ tướng Chính phủ;
- Trẻ em mồ côi cả cha và mẹ, không nơi nương tựa; người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo theo quy định chuẩn nghèo đa chiều của tỉnh;
- Người mắc bệnh hiểm nghèo, bệnh nan y, người nhiễm HIV/AIDS, người nhiễm chất độc hóa học;
- Công dân Việt Nam cư trú ở trong nước thực hiện việc đăng ký khai sinh, khai tử đúng hạn; giám hộ; kết hôn.
- Luật Hộ tịch năm 2014;
- Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch;
- Nghị định số 87/2020/NĐ-CP ngày 28/7/2020 của Chính phủ quy định về Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, đăng ký hộ tịch trực tuyến;
- Nghị định số 104/2022/NĐ-CP ngày 21/12/2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến việc nộp, xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy khi thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công;
- Thông tư số 04/2020/TT-BTP ngày 28/5/2020 của Bộ Tư pháp quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hộ tịch và Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch;
- Thông tư số 01/2022/TT-BTP ngày 04/01/2022 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Nghị định số 87/2020/NĐ-CP ngày 28/7/2020 của Chính phủ quy định về Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, đăng ký hộ tịch trực tuyến;
- Thông tư số 03/2023/TT-BTP ngày 02/8/2023 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Thông tư số 01/2022/TT-BTP ngày 04/01/2022 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Nghị định số 87/2020/NĐ-CP ngày 28/7/2020 của Chính phủ quy định về Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, đăng ký hộ tịch trực tuyến;
- Thông tư số 281/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí khai thác, sử dụng thông tin trong cơ sở dữ liệu hộ tịch, phí xác nhận có quốc tịch Việt Nam, phí xác nhận là người gốc Việt Nam, lệ phí quốc tịch;
- Thông tư số 85/2019/TT-BTC ngày 29/11/2019 của Bộ Tài chính hướng dẫn về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Thông tư số 106/2021/TT-BTC ngày 26/11/2021 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 85/2019/TT-BTC ngày 29/11/2019 của Bộ Tài chính hướng dẫn về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Nghị quyết số 11/2023/NQ-HĐND ngày 14/7/2023 của Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Nai quy định về lệ phí hộ tịch trên địa bàn tỉnh Đồng Nai;
Nội dung của TTHC thực hiện theo Quyết định số 2466/QĐ-BTP ngày 20 tháng 10 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực hộ tịch thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tư pháp.
12
1.004873
Cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân
03 ngày làm việc; trường hợp phải xác minh thì thời hạn giải quyết không quá 23 ngày
- Nộp hồ sơ qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại Bộ phận một cửa của các xã, phường, thị trấn.
- Nộp trực tuyến tại địa chỉ: Cổng dịch vụ công quốc gia (https://dichvucong.gov.vn) hoặc Cổng dịch vụ công tỉnh (https://dichvucong.dongnai.gov.vn/)
- Cơ quan trực tiếp thực hiện: UBND cấp xã
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND cấp xã
- Cơ quan phối hợp: Cơ quan quản lý CSDLQGVDC, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú trước đây của người yêu cầu cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân (trường hợp người yêu cầu đã thường trú ở nhiều nơi khác nhau), Ủy ban nhân dân nơi dự định đăng ký kết hôn trước đây.
+ Nộp hồ sơ trực tiếp: lệ phí 15.000 đồng.
+ Nộp hồ sơ trực tuyến: lệ phí 0 đồng (được giảm 100%).
* Đối tượng miễn lệ phí hộ tịch:
- Trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật;
- Người có công với cách mạng, thân nhân người có công với cách mạng;
- Người dân tộc thiểu số tại các xã khu vực I thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi theo quy định của Thủ tướng Chính phủ;
- Trẻ em mồ côi cả cha và mẹ, không nơi nương tựa; người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo theo quy định chuẩn nghèo đa chiều của tỉnh;
- Người mắc bệnh hiểm nghèo, bệnh nan y, người nhiễm HIV/AIDS, người nhiễm chất độc hóa học;
- Công dân Việt Nam cư trú ở trong nước thực hiện việc đăng ký khai sinh, khai tử đúng hạn; giám hộ; kết hôn.
- Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014;
- Luật Hộ tịch năm 2014;
- Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch;
- Nghị định số 87/2020/NĐ-CP ngày 28/7/2020 của Chính phủ quy định về Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, đăng ký hộ tịch trực tuyến;
- Nghị định số 104/2022/NĐ-CP ngày 21/12/2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến việc nộp, xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy khi thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công;
- Thông tư số 04/2020/TT-BTP ngày 28/5/2020 của Bộ Tư pháp quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hộ tịch và Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch;
- Thông tư số 01/2022/TT-BTP ngày 04/01/2022 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Nghị định số 87/2020/NĐ-CP ngày 28/7/2020 của Chính phủ quy định về Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, đăng ký hộ tịch trực tuyến;
- Thông tư số 03/2023/TT-BTP ngày 02/8/2023 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Thông tư số 01/2022/TT-BTP ngày 04/01/2022 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Nghị định số 87/2020/NĐ-CP ngày 28/7/2020 của Chính phủ quy định về Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, đăng ký hộ tịch trực tuyến;
- Thông tư số 281/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí khai thác, sử dụng thông tin trong cơ sở dữ liệu hộ tịch, phí xác nhận có quốc tịch Việt Nam, phí xác nhận là người gốc Việt Nam, lệ phí quốc tịch;
- Thông tư số 85/2019/TT-BTC ngày 29/11/2019 của Bộ Tài chính hướng dẫn về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Thông tư số 106/2021/TT-BTC ngày 26/11/2021 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 85/2019/TT-BTC ngày 29/11/2019 của Bộ Tài chính hướng dẫn về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Nghị quyết số 11/2023/NQ-HĐND ngày 14/7/2023 của Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Nai quy định về lệ phí hộ tịch trên địa bàn tỉnh Đồng Nai;
Nội dung của TTHC thực hiện theo Quyết định số 2466/QĐ-BTP ngày 20 tháng 10 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực hộ tịch thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tư pháp.
13
1.004884
Đăng ký lại khai sinh
05 ngày làm việc; trường hợp phải xác minh thì thời hạn giải quyết không quá 25 ngày
- Nộp hồ sơ qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại Bộ phận một cửa của các xã, phường, thị trấn.
- Nộp trực tuyến tại địa chỉ: Cổng dịch vụ công quốc gia (https://dichvucong.gov.vn) hoặc Cổng dịch vụ công tỉnh (https://dichvucong.dongnai.gov.vn/)
- Cơ quan trực tiếp thực hiện: UBND cấp xã
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND cấp xã.
- Cơ quan phối hợp: Cơ quan quản lý CSDLQGVDC, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người yêu cầu đăng ký lại khai sinh trước đây trong trường hợp thực hiện đăng ký lại khai sinh tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú; Cơ quan công an có thẩm quyền.
+ Nộp hồ sơ trực tiếp: lệ phí 10.000 đồng.
+ Nộp hồ sơ trực tuyến: lệ phí 0 đồng (được giảm 100%).
* Đối tượng miễn lệ phí hộ tịch:
- Trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật;
- Người có công với cách mạng, thân nhân người có công với cách mạng;
- Người dân tộc thiểu số tại các xã khu vực I thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi theo quy định của Thủ tướng Chính phủ;
- Trẻ em mồ côi cả cha và mẹ, không nơi nương tựa; người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo theo quy định chuẩn nghèo đa chiều của tỉnh;
- Người mắc bệnh hiểm nghèo, bệnh nan y, người nhiễm HIV/AIDS, người nhiễm chất độc hóa học;
- Công dân Việt Nam cư trú ở trong nước thực hiện việc đăng ký khai sinh, khai tử đúng hạn; giám hộ; kết hôn.
- Luật Hộ tịch năm 2014;
- Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch;
- Nghị định số 87/2020/NĐ-CP ngày 28/7/2020 của Chính phủ quy định về Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, đăng ký hộ tịch trực tuyến;
- Nghị định số 104/2022/NĐ-CP ngày 21/12/2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến việc nộp, xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy khi thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công;
- Thông tư số 04/2020/TT-BTP ngày 28/5/2020 của Bộ Tư pháp quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hộ tịch và Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch;
- Thông tư số 01/2022/TT-BTP ngày 04/01/2022 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Nghị định số 87/2020/NĐ-CP ngày 28/7/2020 của Chính phủ quy định về Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, đăng ký hộ tịch trực tuyến;
- Thông tư số 03/2023/TT-BTP ngày 02/8/2023 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Thông tư số 01/2022/TT-BTP ngày 04/01/2022 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Nghị định số 87/2020/NĐ-CP ngày 28/7/2020 của Chính phủ quy định về Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, đăng ký hộ tịch trực tuyến;
- Thông tư số 281/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí khai thác, sử dụng thông tin trong cơ sở dữ liệu hộ tịch, phí xác nhận có quốc tịch Việt Nam, phí xác nhận là người gốc Việt Nam, lệ phí quốc tịch;
- Thông tư số 85/2019/TT-BTC ngày 29/11/2019 của Bộ Tài chính hướng dẫn về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Thông tư số 106/2021/TT-BTC ngày 26/11/2021 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 85/2019/TT-BTC ngày 29/11/2019 của Bộ Tài chính hướng dẫn về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Nghị quyết số 11/2023/NQ-HĐND ngày 14/7/2023 của Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Nai quy định về lệ phí hộ tịch trên địa bàn tỉnh Đồng Nai;
Nội dung của TTHC thực hiện theo Quyết định số 2466/QĐ-BTP ngày 20 tháng 10 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực hộ tịch thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tư pháp.
14
1.004772
Đăng ký khai sinh cho người đã có hồ sơ, giấy tờ cá nhân
05 ngày làm việc; trường hợp phải xác minh thì thời hạn giải quyết không quá 25 ngày
- Nộp hồ sơ qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại Bộ phận một cửa của các xã, phường, thị trấn.
- Nộp trực tuyến tại địa chỉ: Cổng dịch vụ công quốc gia (https://dichvucong.gov.vn) hoặc Cổng dịch vụ công tỉnh (https://dichvucong.dongnai.gov.vn/)
- Cơ quan trực tiếp thực hiện: UBND cấp xã
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND cấp xã.
- Cơ quan phối hợp: Cơ quan quản lý CSDLQGVDC, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người yêu cầu đăng ký khai sinh cư trú trước đây; Cơ quan công an có thẩm quyền.
+ Nộp hồ sơ trực tiếp: lệ phí 10.000 đồng.
+ Nộp hồ sơ trực tuyến: lệ phí 0 đồng (được giảm 100%).
* Đối tượng miễn lệ phí hộ tịch:
- Trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật;
- Người có công với cách mạng, thân nhân người có công với cách mạng;
- Người dân tộc thiểu số tại các xã khu vực I thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi theo quy định của Thủ tướng Chính phủ;
- Trẻ em mồ côi cả cha và mẹ, không nơi nương tựa; người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo theo quy định chuẩn nghèo đa chiều của tỉnh;
- Người mắc bệnh hiểm nghèo, bệnh nan y, người nhiễm HIV/AIDS, người nhiễm chất độc hóa học;
- Công dân Việt Nam cư trú ở trong nước thực hiện việc đăng ký khai sinh, khai tử đúng hạn; giám hộ; kết hôn.
- Luật Hộ tịch năm 2014;
- Luật Hộ tịch năm 2014;
- Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch;
- Nghị định số 87/2020/NĐ-CP ngày 28/7/2020 của Chính phủ quy định về Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, đăng ký hộ tịch trực tuyến;
- Nghị định số 104/2022/NĐ-CP ngày 21/12/2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến việc nộp, xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy khi thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công;
- Thông tư số 04/2020/TT-BTP ngày 28/5/2020 của Bộ Tư pháp quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hộ tịch và Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch;
- Thông tư số 01/2022/TT-BTP ngày 04/01/2022 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Nghị định số 87/2020/NĐ-CP ngày 28/7/2020 của Chính phủ quy định về Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, đăng ký hộ tịch trực tuyến;
- Thông tư số 03/2023/TT-BTP ngày 02/8/2023 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Thông tư số 01/2022/TT-BTP ngày 04/01/2022 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Nghị định số 87/2020/NĐ-CP ngày 28/7/2020 của Chính phủ quy định về Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, đăng ký hộ tịch trực tuyến;
- Thông tư số 281/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí khai thác, sử dụng thông tin trong cơ sở dữ liệu hộ tịch, phí xác nhận có quốc tịch Việt Nam, phí xác nhận là người gốc Việt Nam, lệ phí quốc tịch;
- Thông tư số 85/2019/TT-BTC ngày 29/11/2019 của Bộ Tài chính hướng dẫn về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Thông tư số 106/2021/TT-BTC ngày 26/11/2021 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 85/2019/TT-BTC ngày 29/11/2019 của Bộ Tài chính hướng dẫn về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Nghị quyết số 11/2023/NQ-HĐND ngày 14/7/2023 của Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Nai quy định về lệ phí hộ tịch trên địa bàn tỉnh Đồng Nai;
Nội dung của TTHC thực hiện theo Quyết định số 2466/QĐ-BTP ngày 20 tháng 10 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực hộ tịch thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tư pháp.
15
1.004746
Đăng ký lại kết hôn
05 ngày làm việc; trường hợp phải xác minh thì thời hạn giải quyết không quá 25 ngày
- Nộp hồ sơ qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại Bộ phận một cửa của các xã, phường, thị trấn.
- Nộp trực tuyến tại địa chỉ: Cổng dịch vụ công quốc gia (https://dichvucong.gov.vn) hoặc Cổng dịch vụ công tỉnh (https://dichvucong.dongnai.gov.vn/)
- Cơ quan trực tiếp thực hiện: UBND cấp xã
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND cấp xã
- Cơ quan phối hợp: Cơ quan quản lý CSDLQGVDC; Ủy ban nhân dân nơi đăng ký kết hôn trước đây trong trường hợp đăng ký lại kết hôn tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người yêu cầu thường trú.
+ Nộp hồ sơ trực tiếp: lệ phí 30.000 đồng.
+ Nộp hồ sơ trực tuyến: lệ phí 0 đồng (được giảm 100%).
* Đối tượng miễn lệ phí hộ tịch:
- Trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật;
- Người có công với cách mạng, thân nhân người có công với cách mạng;
- Người dân tộc thiểu số tại các xã khu vực I thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi theo quy định của Thủ tướng Chính phủ;
- Trẻ em mồ côi cả cha và mẹ, không nơi nương tựa; người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo theo quy định chuẩn nghèo đa chiều của tỉnh;
- Người mắc bệnh hiểm nghèo, bệnh nan y, người nhiễm HIV/AIDS, người nhiễm chất độc hóa học;
- Công dân Việt Nam cư trú ở trong nước thực hiện việc đăng ký khai sinh, khai tử đúng hạn; giám hộ; kết hôn.
- Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014;
- Luật Hộ tịch năm 2014;
- Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch;
- Nghị định số 87/2020/NĐ-CP ngày 28/7/2020 của Chính phủ quy định về Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, đăng ký hộ tịch trực tuyến;
- Nghị định số 104/2022/NĐ-CP ngày 21/12/2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến việc nộp, xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy khi thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công;
- Thông tư số 04/2020/TT-BTP ngày 28/5/2020 của Bộ Tư pháp quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hộ tịch và Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch;
- Thông tư số 01/2022/TT-BTP ngày 04/01/2022 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Nghị định số 87/2020/NĐ-CP ngày 28/7/2020 của Chính phủ quy định về Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, đăng ký hộ tịch trực tuyến;
- Thông tư số 03/2023/TT-BTP ngày 02/8/2023 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Thông tư số 01/2022/TT-BTP ngày 04/01/2022 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Nghị định số 87/2020/NĐ-CP ngày 28/7/2020 của Chính phủ quy định về Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, đăng ký hộ tịch trực tuyến;
- Thông tư số 281/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí khai thác, sử dụng thông tin trong cơ sở dữ liệu hộ tịch, phí xác nhận có quốc tịch Việt Nam, phí xác nhận là người gốc Việt Nam, lệ phí quốc tịch;
- Thông tư số 85/2019/TT-BTC ngày 29/11/2019 của Bộ Tài chính hướng dẫn về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Thông tư số 106/2021/TT-BTC ngày 26/11/2021 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 85/2019/TT-BTC ngày 29/11/2019 của Bộ Tài chính hướng dẫn về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Nghị quyết số 11/2023/NQ-HĐND ngày 14/7/2023 của Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Nai quy định về lệ phí hộ tịch trên địa bàn tỉnh Đồng Nai;
Nội dung của TTHC thực hiện theo Quyết định số 2466/QĐ-BTP ngày 20 tháng 10 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực hộ tịch thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tư pháp.
16
1.005461
Đăng ký lại khai tử
05 ngày làm việc; trường hợp phải xác minh thì thời hạn giải quyết không quá 10 ngày làm việc
- Nộp hồ sơ qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại Bộ phận một cửa của các xã, phường, thị trấn.
- Nộp trực tuyến tại địa chỉ: Cổng dịch vụ công quốc gia (https://dichvucong.gov.vn) hoặc Cổng dịch vụ công tỉnh (https://dichvucong.dongnai.gov.vn/)
- Cơ quan trực tiếp thực hiện: UBND cấp xã
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND cấp xã.
- Cơ quan phối hợp: Cơ quan quản lý CSDLQGVDC.
+ Nộp hồ sơ trực tiếp: lệ phí 10.000 đồng.
+ Nộp hồ sơ trực tuyến: lệ phí 0 đồng (được giảm 100%).
* Đối tượng miễn lệ phí hộ tịch:
- Trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật;
- Người có công với cách mạng, thân nhân người có công với cách mạng;
- Người dân tộc thiểu số tại các xã khu vực I thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi theo quy định của Thủ tướng Chính phủ;
- Trẻ em mồ côi cả cha và mẹ, không nơi nương tựa; người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo theo quy định chuẩn nghèo đa chiều của tỉnh;
- Người mắc bệnh hiểm nghèo, bệnh nan y, người nhiễm HIV/AIDS, người nhiễm chất độc hóa học;
- Công dân Việt Nam cư trú ở trong nước thực hiện việc đăng ký khai sinh, khai tử đúng hạn; giám hộ; kết hôn.
- Luật Hộ tịch năm 2014;
- Luật Hộ tịch năm 2014;
- Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch;
- Nghị định số 87/2020/NĐ-CP ngày 28/7/2020 của Chính phủ quy định về Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, đăng ký hộ tịch trực tuyến;
- Nghị định số 104/2022/NĐ-CP ngày 21/12/2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến việc nộp, xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy khi thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công;
- Thông tư số 04/2020/TT-BTP ngày 28/5/2020 của Bộ Tư pháp quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hộ tịch và Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch;
- Thông tư số 01/2022/TT-BTP ngày 04/01/2022 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Nghị định số 87/2020/NĐ-CP ngày 28/7/2020 của Chính phủ quy định về Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, đăng ký hộ tịch trực tuyến;
- Thông tư số 03/2023/TT-BTP ngày 02/8/2023 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Thông tư số 01/2022/TT-BTP ngày 04/01/2022 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Nghị định số 87/2020/NĐ-CP ngày 28/7/2020 của Chính phủ quy định về Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, đăng ký hộ tịch trực tuyến;
- Thông tư số 281/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí khai thác, sử dụng thông tin trong cơ sở dữ liệu hộ tịch, phí xác nhận có quốc tịch Việt Nam, phí xác nhận là người gốc Việt Nam, lệ phí quốc tịch;
- Thông tư số 85/2019/TT-BTC ngày 29/11/2019 của Bộ Tài chính hướng dẫn về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Thông tư số 106/2021/TT-BTC ngày 26/11/2021 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 85/2019/TT-BTC ngày 29/11/2019 của Bộ Tài chính hướng dẫn về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Nghị quyết số 11/2023/NQ-HĐND ngày 14/7/2023 của Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Nai quy định về lệ phí hộ tịch trên địa bàn tỉnh Đồng Nai;
Nội dung của TTHC thực hiện theo Quyết định số 2466/QĐ-BTP ngày 20 tháng 10 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực hộ tịch thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tư pháp.
PHẦN II. DANH MỤC 09 THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG/THAY THẾ TRONG LĨNH VỰC GIÁM ĐỊNH TƯ PHÁP
STT
Mã TTHC
Tên thủ tục hành chính
Thời hạn giải quyết
Địa điểm thực hiện
Cơ quan thực hiện
Phí, lệ phí
Căn cứ pháp lý
Ghi chú[2]
DANH MỤC TTHC ĐƯỢC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG/THAY THẾ THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CẤP TỈNH
1
2.000890
Cấp phép thành lập Văn phòng giám định tư pháp
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Giám đốc Sở Tư pháp xem xét, thẩm định hồ sơ xin phép thành lập Văn phòng giám định tư pháp, thống nhất ý kiến với người đứng đầu cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý lĩnh vực giám định tư pháp, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định.
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày Sở Tư pháp trình hồ sơ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định cho phép thành lập Văn phòng giám định tư pháp. Trường hợp không cho phép thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do. Người bị từ chối có quyền khiếu nại, khởi kiện theo quy định của pháp luật.
Nộp hồ sơ qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại Trung tâm Phục vụ hành chính công của tỉnh (Địa chỉ: Số 236, đường Phan Trung, phường Tân Tiến, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai)
- Cơ quan trực tiếp thực hiện: Sở Tư pháp
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND tỉnh
Không
- Luật giám định tư pháp năm 2012;
- Luật số 56/2020/QH14 ngày 10/6/2020 của Quốc hội khóa IVX sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giám định tư pháp;
- Nghị định số 85/2013/NĐ-CP ngày 29/7/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành luật giám định tư pháp;
- Nghị định 157/2020/NĐ-CP ngày 31/13/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 85/2013/NĐ-CP ngày 29/7/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành luật giám định tư pháp;
- Thông tư số 11/2020/TT-BTP ngày 31/12/2020 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định về mẫu thẻ, trình tự, thủ tục cấp mới, cấp lại thẻ giám định viên tư pháp.
Nội dung của TTHC thực hiện theo Quyết định số 524/QĐ-BTP ngày 05 tháng 4 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành, thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung; thủ tục hành chính được chuẩn hóa, thủ tục hành chính bị bãi bỏ trong lĩnh vực giám định tư pháp thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tư pháp.
2
2.000823
Đăng ký hoạt động Văn phòng giám định tư pháp
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Nộp hồ sơ qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại Trung tâm Phục vụ hành chính công của tỉnh (Địa chỉ: Số 236, đường Phan Trung, phường Tân Tiến, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai)
- Cơ quan trực tiếp thực hiện: Sở Tư pháp
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Tư pháp
Không
- Luật giám định tư pháp năm 2012;
- Luật số 56/2020/QH14 ngày 10/6/2020 của Quốc hội khóa IVX sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giám định tư pháp;
- Nghị định số 85/2013/NĐ-CP ngày 29/7/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành luật giám định tư pháp;
- Nghị định 157/2020/NĐ-CP ngày 31/13/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 85/2013/NĐ-CP ngày 29/7/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành luật giám định tư pháp;
- Thông tư số 11/2020/TT-BTP ngày 31/12/2020 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định về mẫu thẻ, trình tự, thủ tục cấp mới, cấp lại thẻ giám định viên tư pháp.
Nội dung của TTHC thực hiện theo Quyết định số 524/QĐ-BTP ngày 05 tháng 4 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành, thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung; thủ tục hành chính được chuẩn hóa, thủ tục hành chính bị bãi bỏ trong lĩnh vực giám định tư pháp thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tư pháp.
3
2.000568
Thay đổi, bổ sung lĩnh vực giám định của Văn phòng giám định tư pháp
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ của Văn phòng giám định tư pháp xin thay đổi, bổ sung lĩnh vực giám định, Giám đốc Sở Tư pháp xem xét, thẩm định, thống nhất ý kiến với người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý lĩnh vực giám định tư pháp, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định.
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày Sở Tư pháp trình hồ sơ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định cho phép thay đổi, bổ sung lĩnh vực giám định. Trường hợp không cho phép thay đổi, bổ sung lĩnh vực giám định thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Nộp hồ sơ qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại Trung tâm Phục vụ hành chính công của tỉnh (Địa chỉ: Số 236, đường Phan Trung, phường Tân Tiến, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai)
- Cơ quan trực tiếp thực hiện: Sở Tư pháp
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND tỉnh
Không
- Luật giám định tư pháp năm 2012;
- Luật số 56/2020/QH14 ngày 10/6/2020 của Quốc hội khóa IVX sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giám định tư pháp;
- Nghị định số 85/2013/NĐ-CP ngày 29/7/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành luật giám định tư pháp;
- Nghị định 157/2020/NĐ-CP ngày 31/13/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 85/2013/NĐ-CP ngày 29/7/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành luật giám định tư pháp;
- Thông tư số 11/2020/TT-BTP ngày 31/12/2020 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định về mẫu thẻ, trình tự, thủ tục cấp mới, cấp lại thẻ giám định viên tư pháp.
Nội dung của TTHC thực hiện theo Quyết định số 524/QĐ-BTP ngày 05 tháng 4 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành, thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung; thủ tục hành chính được chuẩn hóa, thủ tục hành chính bị bãi bỏ trong lĩnh vực giám định tư pháp thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tư pháp.
4
1.001216
Chuyển đổi loại hình Văn phòng giám định tư pháp
Trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ của Văn phòng giám định tư pháp, Sở Tư pháp trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định cho phép chuyển đổi loại hình Văn phòng giám định tư pháp.
Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của Sở Tư pháp, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định cho phép chuyển đổi loại hình Văn phòng giám định tư pháp.
Nộp hồ sơ qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại Trung tâm Phục vụ hành chính công của tỉnh (Địa chỉ: Số 236, đường Phan Trung, phường Tân Tiến, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai)
- Cơ quan trực tiếp thực hiện: Sở Tư pháp
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND tỉnh
Không
- Luật giám định tư pháp năm 2012;
- Luật số 56/2020/QH14 ngày 10/6/2020 của Quốc hội khóa IVX sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giám định tư pháp;
- Nghị định số 85/2013/NĐ-CP ngày 29/7/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành luật giám định tư pháp;
- Nghị định 157/2020/NĐ-CP ngày 31/13/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 85/2013/NĐ-CP ngày 29/7/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành luật giám định tư pháp;
- Thông tư số 11/2020/TT-BTP ngày 31/12/2020 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định về mẫu thẻ, trình tự, thủ tục cấp mới, cấp lại thẻ giám định viên tư pháp.
Nội dung của TTHC thực hiện theo Quyết định số 524/QĐ-BTP ngày 05 tháng 4 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành, thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung; thủ tục hành chính được chuẩn hóa, thủ tục hành chính bị bãi bỏ trong lĩnh vực giám định tư pháp thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tư pháp.
5
1.001117
Cấp lại Giấy đăng ký hoạt động của Văn phòng giám định tư pháp trong trường hợp Giấy đăng ký hoạt động bị hư hỏng hoặc bị mất
05 ngày làm việc
Nộp hồ sơ qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại Trung tâm Phục vụ hành chính công của tỉnh (Địa chỉ: Số 236, đường Phan Trung, phường Tân Tiến, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai)
- Cơ quan trực tiếp thực hiện: Sở Tư pháp
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Tư pháp
Không
- Luật giám định tư pháp năm 2012;
- Luật số 56/2020/QH14 ngày 10/6/2020 của Quốc hội khóa IVX sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giám định tư pháp;
- Nghị định số 85/2013/NĐ-CP ngày 29/7/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành luật giám định tư pháp;
- Nghị định 157/2020/NĐ-CP ngày 31/13/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 85/2013/NĐ-CP ngày 29/7/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành luật giám định tư pháp;
- Thông tư số 11/2020/TT-BTP ngày 31/12/2020 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định về mẫu thẻ, trình tự, thủ tục cấp mới, cấp lại thẻ giám định viên tư pháp.
Nội dung của TTHC thực hiện theo Quyết định số 524/QĐ-BTP ngày 05 tháng 4 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành, thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung; thủ tục hành chính được chuẩn hóa, thủ tục hành chính bị bãi bỏ trong lĩnh vực giám định tư pháp thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tư pháp.
6
1.001122
Bổ nhiệm và cấp thẻ giám định viên tư pháp
Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định bổ nhiệm và cấp thẻ giám định viên tư pháp. Trường hợp từ chối thì phải thông báo cho người đề nghị bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định bổ nhiệm và cấp thẻ giám định viên tư pháp kèm theo hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư số 11/2020/TT-BTP ngày 31/12/2020 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định về mẫu thẻ, trình tự, thủ tục cấp mới, cấp lại thẻ giám định viên tư pháp, Giám đốc Sở Tư pháp giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp thẻ giám định viên tư pháp.
Nộp hồ sơ qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại Trung tâm Phục vụ hành chính công của tỉnh (Địa chỉ: Số 236, đường Phan Trung, phường Tân Tiến, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai).
- Cơ quan trực tiếp thực hiện: Sở Tư pháp
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND tỉnh
Không
- Luật giám định tư pháp năm 2012;
- Luật số 56/2020/QH14 ngày 10/6/2020 của Quốc hội khóa IVX sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giám định tư pháp;
- Nghị định số 85/2013/NĐ-CP ngày 29/7/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành luật giám định tư pháp;
- Nghị định 157/2020/NĐ-CP ngày 31/13/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 85/2013/NĐ-CP ngày 29/7/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành luật giám định tư pháp;
- Thông tư số 11/2020/TT-BTP ngày 31/12/2020 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định về mẫu thẻ, trình tự, thủ tục cấp mới, cấp lại thẻ giám định viên tư pháp.
Nội dung của TTHC thực hiện theo Quyết định số 524/QĐ-BTP ngày 05 tháng 4 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành, thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung; thủ tục hành chính được chuẩn hóa, thủ tục hành chính bị bãi bỏ trong lĩnh vực giám định tư pháp thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tư pháp.
7
2.000894
Miễn nhiệm giám định viên tư pháp
Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định miễn nhiệm giám định viên tư pháp và điều chỉnh danh sách giám định viên tư pháp trên cổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, đồng thời gửi Bộ Tư pháp để điều chỉnh danh sách chung về giám định viên tư pháp.
Nộp hồ sơ qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại Trung tâm Phục vụ hành chính công của tỉnh (Địa chỉ: Số 236, đường Phan Trung, phường Tân Tiến, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai).
- Cơ quan trực tiếp thực hiện: Sở Tư pháp
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND tỉnh
Không
- Luật giám định tư pháp năm 2012;
- Luật số 56/2020/QH14 ngày 10/6/2020 của Quốc hội khóa IVX sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giám định tư pháp;
- Nghị định số 85/2013/NĐ-CP ngày 29/7/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành luật giám định tư pháp;
- Nghị định 157/2020/NĐ-CP ngày 31/13/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 85/2013/NĐ-CP ngày 29/7/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành luật giám định tư pháp;
- Thông tư số 11/2020/TT-BTP ngày 31/12/2020 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định về mẫu thẻ, trình tự, thủ tục cấp mới, cấp lại thẻ giám định viên tư pháp.
8
2.000555
Cấp lại Giấy đăng ký hoạt động của Văn phòng giám định tư pháp trong trường hợp thay đổi tên gọi, địa chỉ trụ sở, người đại diện theo pháp luật, danh sách thành viên hợp danh của Văn phòng giám định tư pháp
05 ngày làm việc
Nộp hồ sơ qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại Trung tâm Phục vụ hành chính công của tỉnh (Địa chỉ: Số 236, đường Phan Trung, phường Tân Tiến, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai)
- Cơ quan trực tiếp thực hiện: Sở Tư pháp
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Tư pháp
Không
- Luật giám định tư pháp năm 2012;
- Luật số 56/2020/QH14 ngày 10/6/2020 của Quốc hội khóa IVX sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giám định tư pháp;
- Nghị định số 85/2013/NĐ-CP ngày 29/7/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành luật giám định tư pháp;
- Nghị định 157/2020/NĐ-CP ngày 31/13/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 85/2013/NĐ-CP ngày 29/7/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành luật giám định tư pháp;
- Thông tư số 11/2020/TT-BTP ngày 31/12/2020 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định về mẫu thẻ, trình tự, thủ tục cấp mới, cấp lại thẻ giám định viên tư pháp.
Nội dung của TTHC thực hiện theo Quyết định số 524/QĐ-BTP ngày 05 tháng 4 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành, thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung; thủ tục hành chính được chuẩn hóa, thủ tục hành chính bị bãi bỏ trong lĩnh vực giám định tư pháp thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tư pháp.
9
1.009832
Cấp lại thẻ giám định viên tư pháp
Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp lại thẻ giám định viên tư pháp, Giám đốc Sở Tư pháp trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cấp lại thẻ giám định viên tư pháp.
Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị cấp lại thẻ giám định viên tư pháp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cấp lại thẻ giám định viên tư pháp; trường hợp từ chối thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Nộp hồ sơ qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại Trung tâm Phục vụ hành chính công của tỉnh (Địa chỉ: Số 236, đường Phan Trung, phường Tân Tiến, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai)
- Cơ quan trực tiếp thực hiện: Sở Tư pháp
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND tỉnh
Không
- Luật giám định tư pháp năm 2012;
- Luật số 56/2020/QH14 ngày 10/6/2020 của Quốc hội khóa IVX sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giám định tư pháp;
- Nghị định số 85/2013/NĐ-CP ngày 29/7/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành luật giám định tư pháp;
- Nghị định 157/2020/NĐ-CP ngày 31/13/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 85/2013/NĐ-CP ngày 29/7/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành luật giám định tư pháp;
- Thông tư số 11/2020/TT-BTP ngày 31/12/2020 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định về mẫu thẻ, trình tự, thủ tục cấp mới, cấp lại thẻ giám định viên tư pháp.
Nội dung của TTHC thực hiện theo Quyết định số 524/QĐ-BTP ngày 05 tháng 4 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành, thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung; thủ tục hành chính được chuẩn hóa, thủ tục hành chính bị bãi bỏ trong lĩnh vực giám định tư pháp thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tư pháp.
PHẦN III. DANH MỤC 09 THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC BAN HÀNH MỚI, ĐƯỢC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG/THAY THẾ TRONG LĨNH VỰC HÒA GIẢI THƯƠNG MẠI
STT
Mã TTHC
Tên thủ tục hành chính
Thời hạn giải quyết
Địa điểm thực hiện
Cơ quan thực hiện
Phí, lệ phí
Căn cứ pháp lý
Ghi chú[3]
I
DANH MỤC TTHC ĐƯỢC BAN HÀNH MỚI THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CẤP TỈNH
1
1.008913
Đăng ký hoạt động Trung tâm hòa giải thương mại sau khi được Bộ Tư pháp cấp Giấy phép thành lập; đăng ký hoạt động Trung tâm hòa giải thương mại khi thay đổi địa chỉ trụ sở của Trung tâm hòa giải thương mại từ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương này sang tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương khác
15 ngày
- Nộp hồ sơ qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại Trung tâm Phục vụ hành chính công của tỉnh (Địa chỉ: Số 236, đường Phan Trung, phường Tân Tiến, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai).
- Cơ quan trực tiếp thực hiện: Sở Tư pháp
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Tư pháp
Không
- Nghị định số 22/2017/NĐ-CP ngày 24/02/2017 của Chính phủ về hòa giải thương mại.
- Thông tư số 02/2018/TT-BTP ngày 26/02/2018 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành và hướng dẫn sử dụng một số biểu mẫu về tổ chức và hoạt động hòa giải thương mại.
Nội dung của TTHC thực hiện theo Quyết định số 1956/QĐ-BTP ngày 18 tháng 9 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc công bố thủ tục hành chính được chuẩn hoá, thủ tục hành chính bị bãi bỏ trong lĩnh vực hòa giải thương mại thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tư pháp.
2
1.008914
Cấp lại Giấy đăng ký hoạt động Trung tâm hòa giải thương mại, chi nhánh Trung tâm hòa giải thương mại, Giấy đăng ký hoạt động của chi nhánh tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài tại Việt Nam
05 ngày làm việc
- Nộp hồ sơ qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại Trung tâm Phục vụ hành chính công của tỉnh (Địa chỉ: Số 236, đường Phan Trung, phường Tân Tiến, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) hoặc tại Bộ phận một cửa của các xã, phường, thị trấn, huyện, thành phố.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện: Sở Tư pháp
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Tư pháp
Không
- Nghị định số 22/2017/NĐ-CP ngày 24/02/2017 của Chính phủ về hòa giải thương mại.
- Thông tư số 02/2018/TT-BTP ngày 26/02/2018 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành và hướng dẫn sử dụng một số biểu mẫu về tổ chức và hoạt động hòa giải thương mại.
Nội dung của TTHC thực hiện theo Quyết định số 1956/QĐ-BTP ngày 18 tháng 9 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc công bố thủ tục hành chính được chuẩn hoá, thủ tục hành chính bị bãi bỏ trong lĩnh vực hòa giải thương mại thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tư pháp.
3
1.008916
Thay đổi tên gọi, Trưởng chi nhánh trong Giấy đăng ký hoạt động của chi nhánh tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài tại Việt Nam
07 ngày làm việc
- Nộp hồ sơ qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại Trung tâm Phục vụ hành chính công của tỉnh (Địa chỉ: Số 236, đường Phan Trung, phường Tân Tiến, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai).
- Cơ quan trực tiếp thực hiện: Sở Tư pháp
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Tư pháp
Không
- Nghị định số 22/2017/NĐ-CP ngày 24/02/2017 của Chính phủ về hòa giải thương mại.
- Thông tư số 02/2018/TT-BTP ngày 26/02/2018 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành và hướng dẫn sử dụng một số biểu mẫu về tổ chức và hoạt động hòa giải thương mại.
Nội dung của TTHC thực hiện theo Quyết định số 1956/QĐ-BTP ngày 18 tháng 9 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc công bố thủ tục hành chính được chuẩn hoá, thủ tục hành chính bị bãi bỏ trong lĩnh vực hòa giải thương mại thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tư pháp.
4
1.009283
Chấm dứt hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện của tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài tại Việt Nam trong trường hợp chi nhánh, văn phòng đại diện chấm dứt hoạt động theo quyết định của tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài hoặc tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam chấm dứt hoạt động ở nước ngoài
07 ngày làm việc
- Nộp hồ sơ qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại Trung tâm Phục vụ hành chính công của tỉnh (Địa chỉ: Số 236, đường Phan Trung, phường Tân Tiến, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai).
- Cơ quan trực tiếp thực hiện: Sở Tư pháp
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Tư pháp
Không
- Nghị định số 22/2017/NĐ-CP ngày 24/02/2017 của Chính phủ về hòa giải thương mại.
- Thông tư số 02/2018/TT-BTP ngày 26/02/2018 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành và hướng dẫn sử dụng một số biểu mẫu về tổ chức và hoạt động hòa giải thương mại.
Nội dung của TTHC thực hiện theo Quyết định số 1956/QĐ-BTP ngày 18 tháng 9 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc công bố thủ tục hành chính được chuẩn hoá, thủ tục hành chính bị bãi bỏ trong lĩnh vực hòa giải thương mại thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tư pháp.
II
DANH MỤC TTHC ĐƯỢC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG/THAY THẾ THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CẤP TỈNH
1
1.009284
Đăng ký làm hòa giải viên thương mại vụ việc
07 ngày làm việc
- Nộp hồ sơ qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại Trung tâm Phục vụ hành chính công của tỉnh (Địa chỉ: Số 236, đường Phan Trung, phường Tân Tiến, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai)
- Nộp trực tuyến tại địa chỉ: Cổng dịch vụ công quốc gia (https://dichvucong.gov.vn) hoặc Cổng dịch vụ công tỉnh (https://dichvucong.dongnai.gov.vn/)
- Cơ quan trực tiếp thực hiện: Sở Tư pháp
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Tư pháp
Không
- Nghị định số 22/2017/NĐ-CP ngày 24/02/2017 của Chính phủ về hòa giải thương mại.
- Thông tư số 02/2018/TT-BTP ngày 26/02/2018 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành và hướng dẫn sử dụng một số biểu mẫu về tổ chức và hoạt động hòa giải thương mại.
Nội dung của TTHC thực hiện theo Quyết định số 1956/QĐ-BTP ngày 18 tháng 9 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc công bố thủ tục hành chính được chuẩn hoá, thủ tục hành chính bị bãi bỏ trong lĩnh vực hòa giải thương mại thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tư pháp.
2
2.002047
Thay đổi tên gọi trong Giấy đăng ký hoạt động của Trung tâm hòa giải thương mại
07 ngày làm việc
- Nộp hồ sơ qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại Trung tâm Phục vụ hành chính công của tỉnh (Địa chỉ: Số 236, đường Phan Trung, phường Tân Tiến, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai).
- Cơ quan trực tiếp thực hiện: Sở Tư pháp
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Tư pháp
Không
- Nghị định số 22/2017/NĐ-CP ngày 24/02/2017 của Chính phủ về hòa giải thương mại.
Nội dung của TTHC thực hiện theo Quyết định số 1956/QĐ-BTP ngày 18 tháng 9 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc công bố thủ tục hành chính được chuẩn hoá, thủ tục hành chính bị bãi bỏ trong lĩnh vực hòa giải thương mại thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tư pháp.
3
2.001716
Đăng ký hoạt động của Chi nhánh Trung tâm hòa giải thương mại
10 ngày
- Nộp hồ sơ qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại Trung tâm Phục vụ hành chính công của tỉnh (Địa chỉ: Số 236, đường Phan Trung, phường Tân Tiến, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai).
- Cơ quan trực tiếp thực hiện: Sở Tư pháp
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Tư pháp
Không
- Nghị định số 22/2017/NĐ-CP ngày 24/02/2017 của Chính phủ về hòa giải thương mại.
- Thông tư số 02/2018/TT-BTP ngày 26/02/2018 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành và hướng dẫn sử dụng một số biểu mẫu về tổ chức và hoạt động hòa giải thương mại.
Nội dung của TTHC thực hiện theo Quyết định số 1956/QĐ-BTP ngày 18 tháng 9 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc công bố thủ tục hành chính được chuẩn hoá, thủ tục hành chính bị bãi bỏ trong lĩnh vực hòa giải thương mại thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tư pháp.
4
2.000515
Chấm dứt hoạt động Trung tâm hòa giải thương mại trong trường hợp Trung tâm hòa giải thương mại tự chấm dứt hoạt động
(Tên cũ: Thủ tục tự chấm dứt hoạt động Trung tâm hòa giải thương mại)
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày Quyết định thu hồi Giấy phép thành lập của Trung tâm hòa giải thương mại có hiệu lực.
- Nộp hồ sơ qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại Trung tâm Phục vụ hành chính công của tỉnh (Địa chỉ: Số 236, đường Phan Trung, phường Tân Tiến, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai).
- Cơ quan trực tiếp thực hiện: Sở Tư pháp
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Tư pháp
Không
- Nghị định số 22/2017/NĐ-CP ngày 24/02/2017 của Chính phủ về hòa giải thương mại.
- Thông tư số 02/2018/TT-BTP ngày 26/02/2018 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành và hướng dẫn sử dụng một số biểu mẫu về tổ chức và hoạt động hòa giải thương mại.
Nội dung của TTHC thực hiện theo Quyết định số 1956/QĐ-BTP ngày 18 tháng 9 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc công bố thủ tục hành chính được chuẩn hoá, thủ tục hành chính bị bãi bỏ trong lĩnh vực hòa giải thương mại thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tư pháp.
5
1.008915
Đăng ký hoạt động của chi nhánh tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài tại Việt Nam sau khi được Bộ Tư pháp cấp Giấy phép thành lập; đăng ký hoạt động của chi nhánh tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài tại Việt Nam khi thay đổi địa chỉ trụ sở từ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương này sáng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác
10 ngày
- Nộp hồ sơ qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại Trung tâm Phục vụ hành chính công của tỉnh (Địa chỉ: Số 236, đường Phan Trung, phường Tân Tiến, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai).
- Cơ quan trực tiếp thực hiện: Sở Tư pháp
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Tư pháp
Không
- Nghị định số 22/2017/NĐ-CP ngày 24/02/2017 của Chính phủ về hòa giải thương mại.
- Thông tư số 02/2018/TT-BTP ngày 26/02/2018 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành và hướng dẫn sử dụng một số biểu mẫu về tổ chức và hoạt động hòa giải thương mại.
Nội dung của TTHC thực hiện theo Quyết định số 1956/QĐ-BTP ngày 18 tháng 9 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc công bố thủ tục hành chính được chuẩn hoá, thủ tục hành chính bị bãi bỏ trong lĩnh vực hòa giải thương mại thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tư pháp.
PHẦN IV. DANH MỤC 01 THỦ TỤC HÀNH CHÍNH SỬA ĐỔI LĨNH VỰC LUẬT SƯ
STT
Mã TTHC
Tên thủ tục hành chính
Thời hạn giải quyết
Địa điểm thực hiện
Cơ quan thực hiện
Phí, lệ phí
Căn cứ pháp lý
Ghi chú4
DANH MỤC TTHC ĐƯỢC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG/THAY THẾ THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CẤP TỈNH
1
1.008628
Cấp lại Chứng chỉ hành nghề luật sư trong trường hợp bị mất, bị rách, bị cháy hoặc vì lý do khách quan mà thông tin trên Chứng chỉ hành nghề luật sư bị thay đổi
(Tên cũ: Thủ tục cấp lại Chứng chỉ hành nghề luật sư trong trường hợp bị mất, bị rách, bị cháy hoặc vì lý do khác không cố ý)
Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ban chủ nhiệm Đoàn Luật sư chuyển hồ sơ cho Sở Tư pháp kèm theo bản xác nhận người đề nghị cấp lại Chứng chỉ hành nghề luật sư có đủ tiêu chuẩn luật sư theo quy định của Luật Luật sư.
Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, trong trường hợp cần thiết thì tiến hành xác minh tính hợp pháp của hồ sơ và có văn bản đề nghị kèm theo hồ sơ cấp lại Chứng chỉ hành nghề luật sư gửi Bộ Tư pháp.
Trong thời hạn hai mươi ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định cấp lại Chứng chỉ hành nghề luật sư.
Nộp hồ sơ qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại Trung tâm Phục vụ hành chính công của tỉnh (Địa chỉ: Số 236, đường Phan Trung, phường Tân Tiến, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai).
- Cơ quan trực tiếp thực hiện: Sở Tư pháp, Bộ Tư pháp
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Bộ Tư pháp
Phí: 800.000 đồng/hồ sơ
Lệ phí: 100.000 đồng/hồ sơ
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Luật sư;
- Nghị định số 137/2018/NĐ-CP ngày 08/10/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 123/2013/NĐ-CP ;
- Thông tư số 220/2016/TT-BTC ngày 10/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý phí, lệ phí trong lĩnh vực hoạt động luật sư;
- Thông tư số 05/2021/TT-BTP ngày 24/6/2021 của Bộ Tư pháp hướng dẫn một số điều và biện pháp thi hành Luật Luật sư, Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Luật sư.
Nội dung TTHC thực hiện theo Quyết định số 1401/QĐ-BTP ngày 21 tháng 6 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực luật sư thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tư pháp.
PHẦN V. DANH MỤC 01 THỦ TỤC HÀNH CHÍNH SỬA ĐỔI LĨNH VỰC CHỨNG THỰC
STT
Mã TTHC
Tên thủ tục hành chính
Thời hạn giải quyết
Địa điểm thực hiện
Cơ quan thực hiện
Phí, lệ phí
Căn cứ pháp lý
Ghi chú5
DANH MỤC TTHC ĐƯỢC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG/THAY THẾ THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CẤP TỈNH, CẤP HUYỆN, CẤP XÃ
1
2.000884
Thủ tục chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản (áp dụng cho cả trường hợp chứng thực điểm chỉ và trường hợp người yêu cầu chứng thực không thể ký, không thể điểm chỉ được)
(Tên cũ: Thủ tục chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản trừ việc chứng thực chữ ký người dịch (áp dụng cho cả trường hợp chứng thực điểm chỉ và trường hợp người yêu cầu chứng thực không thể ký, không thể điểm chỉ được)
Ngay trong ngày tiếp nhận yêu cầu, trường hợp nhận hồ sơ sau 15 giờ mà không giải quyết được ngay thì trả kết quả trong ngày làm việc tiếp theo
Nộp hồ sơ trực tiếp tại UBND cấp xã, Phòng Tư pháp, Tổ chức hành nghề công chứng, Cơ quan đại diện hoặc ngoài trụ sở của cơ quan thực hiện chứng thực nếu người yêu cầu chứng thực thuộc diện già yếu, không thể đi lại được, đang bị tạm giữ, tạm giam, thi hành án phạt tù hoặc có lý do chính đáng khác.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện: UBND cấp xã, Phòng Tư pháp, Tổ chức hành nghề công chứng, Cơ quan đại diện.
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND cấp xã, Phòng Tư pháp, Tổ chức hành nghề công chứng, Cơ quan đại diện.
+ Tại UBND cấp xã, Phòng Tư pháp, Tổ chức hành nghề công chứng: 10.000 đồng/trường hợp (trường hợp được tính là một hoặc nhiều chữ ký trong một giấy tờ, văn bản).
+ Tại cơ quan đại diện: 10 USD/bản
- Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 16/02/2015 của Chính phủ về cấp bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch.
- Thông tư số 20/2015/TT-BTP ngày 29/12/2015 của Bộ Tư pháp quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 16/02/2015 của Chính phủ về cấp bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch.
- Thông tư số 226/2016/TT-BTC ngày 11/11/2016 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí chứng thực.
- Thông tư số 01/2020/TT-BTP ngày 03/3/2020 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 16/02/2015 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch
+ Thông tư số 264/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ, thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực ngoại giao áp dụng tại các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài;
+ Thông tư số 257/2016/TT-BTC ngày 11/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thau, nộp, quản lý, sử dụng phí công chứng; phí chứng thực; phí thẩm định tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề công chứng; phí thẩm định điều kiện hoạt động văn phòng công chứng; lệ phí cấp thẻ công chứng viên.
Nội dung của TTHC thực hiện theo Quyết định số 1329/QĐ-BTP ngày 01 tháng 6 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc công bố thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực chứng thực thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tư pháp.
PHẦN VI. DANH MỤC 10 THỦ TỤC HÀNH CHÍNH BỊ BÃI BỎ TRONG LĨNH VỰC HÒA GIẢI THƯƠNG MẠI, LUẬT SƯ THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA CẤP TỈNH
STT
Số hồ sơ TTHC
Tên thủ tục hành chính
Tên VBQPPL quy định nội dung bãi bỏ
I. LĨNH VỰC HÒA GIẢI THƯƠNG MẠI
1
2.002048
Thôi làm hòa giải viên thương mại vụ việc khỏi danh sách hòa giải viên thương mại vụ việc của Sở Tư pháp
Quyết định số 1956/QĐ-BTP ngày 18 tháng 9 năm 2020 của Bộ Tư pháp của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc công bố thủ tục hành chính được chuẩn hoá, thủ tục hành chính bị bãi bỏ trong lĩnh vực hòa giải thương mại thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tư pháp.
2
1.005148
Đăng ký hoạt động Trung tâm hòa giải thương mại
Quyết định số 1956/QĐ-BTP ngày 18 tháng 9 năm 2020 của Bộ Tư pháp của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc công bố thủ tục hành chính được chuẩn hoá, thủ tục hành chính bị bãi bỏ trong lĩnh vực hòa giải thương mại thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tư pháp.
3
1.005147
Thay đổi địa chỉ trụ sở của Trung tâm hòa giải thương mại từ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương này sang tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác
Quyết định số 1956/QĐ-BTP ngày 18 tháng 9 năm 2020 của Bộ Tư pháp của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc công bố thủ tục hành chính được chuẩn hoá, thủ tục hành chính bị bãi bỏ trong lĩnh vực hòa giải thương mại thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tư pháp.
4
2.000532
Cấp lại Giấy đăng ký hoạt động Trung tâm hòa giải thương mại/chi nhánh Trung tâm hòa giải thương mại
Quyết định số 1956/QĐ-BTP ngày 18 tháng 9 năm 2020 của Bộ Tư pháp của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc công bố thủ tục hành chính được chuẩn hoá, thủ tục hành chính bị bãi bỏ trong lĩnh vực hòa giải thương mại thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tư pháp.
5
2.000491
Đăng ký hoạt động của chi nhánh tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài tại Việt Nam
Quyết định số 1956/QĐ-BTP ngày 18 tháng 9 năm 2020 của Bộ Tư pháp của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc công bố thủ tục hành chính được chuẩn hoá, thủ tục hành chính bị bãi bỏ trong lĩnh vực hòa giải thương mại thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tư pháp.
6
2.000445
Cấp lại Giấy đăng ký hoạt động của chi nhánh tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài tại Việt Nam
Quyết định số 1956/QĐ-BTP ngày 18 tháng 9 năm 2020 của Bộ Tư pháp của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc công bố thủ tục hành chính được chuẩn hoá, thủ tục hành chính bị bãi bỏ trong lĩnh vực hòa giải thương mại thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tư pháp.
7
2.000425
Thay đổi tên gọi, Trưởng chi nhánh trong Giấy đăng ký hoạt động của chi nhánh của tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài tại Việt Nam
Quyết định số 1956/QĐ-BTP ngày 18 tháng 9 năm 2020 của Bộ Tư pháp của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc công bố thủ tục hành chính được chuẩn hoá, thủ tục hành chính bị bãi bỏ trong lĩnh vực hòa giải thương mại thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tư pháp.
8
2.000405
Thay đổi địa chỉ trụ sở của chi nhánh tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài tại Việt Nam từ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương này sang tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác
Quyết định số 1956/QĐ-BTP ngày 18 tháng 9 năm 2020 của Bộ Tư pháp của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc công bố thủ tục hành chính được chuẩn hoá, thủ tục hành chính bị bãi bỏ trong lĩnh vực hòa giải thương mại thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tư pháp.
9
2.000394
Chấm dứt hoạt động của chi nhánh của tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài tại Việt Nam
Quyết định số 1956/QĐ-BTP ngày 18 tháng 9 năm 2020 của Bộ Tư pháp của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc công bố thủ tục hành chính được chuẩn hoá, thủ tục hành chính bị bãi bỏ trong lĩnh vực hòa giải thương mại thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tư pháp.
II. LĨNH VỰC LUẬT SƯ
1
Đăng ký thay đổi nội dung hoạt động của chi nhánh của công ty luật nước ngoài tại Việt Nam
[1]
Đã được cập nhật công khai trên Cổng dịch vụ công Quốc gia (https://dichvucong.gov.vn/p/home/dvc-tthc-quyet-dinh-cong-bo.html).
[2] Đã được cập nhật công khai trên Cổng dịch vụ công Quốc gia (https://dichvucong.gov.vn/p/home/dvc-tthc-quyet-dinh-cong-bo.html).
[3] Đã được cập nhật công khai trên Cổng dịch vụ công Quốc gia (https://dichvucong.gov.vn/p/home/dvc-tthc-quyet-dinh-cong-bo.html)
4 Đã được cập nhật công khai trên Cổng dịch vụ công Quốc gia (https://dichvucong.gov.vn/p/home/dvc-tthc-quyet-dinh-cong-bo.html).
5 Đã được cập nhật công khai trên Cổng dịch vụ công Quốc gia (https://dichvucong.gov.vn/p/home/dvc-tthc-quyet-dinh-cong-bo.html). | {
"issuing_agency": "Tỉnh Đồng Nai",
"promulgation_date": "27/11/2023",
"sign_number": "3028/QĐ-UBND",
"signer": "Nguyễn Sơn Hùng",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-chinh-nha-nuoc/Thong-tu-71-2006-TT-BTC-nhiem-vu-to-chuc-bo-may-bien-che-tai-chinh-don-vi-su-nghiep-cong-lap-huong-dan-thuc-hien-Nghi-dinh-43-2006-ND-CP-13567.aspx | Thông tư 71/2006/TT-BTC nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế tài chính đơn vị sự nghiệp công lập hướng dẫn thực hiện Nghị định 43/2006/NĐ-CP | BỘ TÀI CHÍNH
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số: 71/2006/TT-BTC
Hà Nội, ngày 9 tháng 8 năm 2006
THÔNG TƯ
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN NGHỊ ĐỊNH SỐ 43/2006/NĐ-CP NGÀY 25/4/2006 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH QUYỀN TỰ CHỦ, TỰ CHỊU TRÁCH NHIỆM VỀ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ, TỔ CHỨC BỘ MÁY, BIÊN CHẾ VÀ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP
Căn cứ Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập;
Bộ Tài chính hướng dẫn một số điều Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập, như sau:
I. Về phạm vi và đối tượng điều chỉnh theo quy định tại Điều 1 Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ, được hướng dẫn như sau:
1. Đối tượng thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính là các đơn vị sự nghiệp công lập do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thành lập (đơn vị dự toán độc lập, có con dấu và tài khoản riêng, tổ chức bộ máy kế toán theo quy định của Luật kế toán), hoạt động trong các lĩnh vực sự nghiệp Giáo dục - Đào tạo và Dạy nghề; sự nghiệp Y tế, Đảm bảo xã hội; sự nghiệp Văn hoá - Thông tin (bao gồm cả đơn vị phát thanh truyền hình ở địa phương), sự nghiệp Thể dục- Thể thao, sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác.
Đối với Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam và các đơn vị sự nghiệp có quy trình hoạt động đặc thù; các đơn vị sự nghiệp có các đơn vị trực thuộc thì đối tượng thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính là các đơn vị sự nghiệp trực thuộc đảm bảo các điều kiện là đơn vị dự toán độc lập, có con dấu và tài khoản riêng, tổ chức bộ máy kế toán theo quy định của Luật kế toán.
2. Các tổ chức nghiên cứu khoa học, tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, tổ chức dịch vụ khoa học và công nghệ thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo quy định tại Nghị định số 115/2005/NĐ-CP ngày 05/9/2005 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức khoa học và công nghệ công lập và các văn bản hướng dẫn.
3. Các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội được áp dụng theo quy định của Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ và hướng dẫn tại Thông tư này.
II. Về phân loại đơn vị sự nghiệp theo quy định tại Điều 9 Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ, được hướng dẫn như sau:
1. Các đơn vị sự nghiệp được phân loại như sau:
a) Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp tự bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên (gọi tắt là đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm chi phí hoạt động).
b) Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động thường xuyên, phần còn lại được ngân sách nhà nước cấp (gọi tắt là đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động).
c) Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp thấp, đơn vị không có nguồn thu, kinh phí hoạt động thường xuyên do ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ (gọi tắt là đơn vị sự nghiệp do ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động).
Việc phân loại đơn vị sự nghiệp theo quy định trên, được ổn định trong thời gian 3 năm, sau thời hạn 3 năm sẽ xem xét phân loại lại cho phù hợp.
Trong thời gian ổn định phân loại, trường hợp đơn vị sự nghiệp có thay đổi chức năng, nhiệm vụ, tổ chức thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét điều chỉnh phân loại lại cho phù hợp.
2. Cách xác định để phân loại đơn vị sự nghiệp:
Mức tự bảo đảm chi phí Tổng số nguồn thu sự nghiệp
hoạt động thường xuyên = -------------------------------------------- x 100 %
của đơn vị (%) Tổng số chi hoạt động thường xuyên
Trong đó:
- Tổng số nguồn thu sự nghiệp theo quy định tại: điểm 1.2, khoản 1, Mục VIII; điểm 1.2, khoản 1, Mục IX của Thông tư này.
- Tổng số chi hoạt động thường xuyên theo quy định tại: điểm 2.1, khoản 2, Mục VIII; điểm 2.1, khoản 2, Mục IX của Thông tư này.
Tổng số nguồn thu sự nghiệp và tổng số chi hoạt động thường xuyên tính theo dự toán thu, chi của năm đầu thời kỳ ổn định.
Căn cứ vào mức tự bảo đảm chi phí hoạt động thường xuyên, đơn vị sự nghiệp được phân loại như sau:
a) Đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm chi phí hoạt động, gồm:
- Đơn vị sự nghiệp có mức tự bảo đảm chi phí hoạt động thường xuyên xác định theo công thức trên, bằng hoặc lớn hơn 100%.
- Đơn vị sự nghiệp đã tự bảo đảm chi phí hoạt động từ nguồn thu sự nghiệp, từ nguồn ngân sách nhà nước do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước đặt hàng.
b) Đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động: Là đơn vị sự nghiệp có mức tự bảo đảm chi phí hoạt động thường xuyên xác định theo công thức trên, từ trên 10% đến dưới 100%.
c) Đơn vị sự nghiệp do ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động, gồm:
- Đơn vị sự nghiệp có mức tự bảo đảm chi phí hoạt động thường xuyên xác định theo công thức trên, từ 10% trở xuống.
- Đơn vị sự nghiệp không có nguồn thu.
3. Đối với các đơn vị sự nghiệp đặc thù trực thuộc Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, các đơn vị sự nghiệp có quy trình hoạt động đặc thù quy định tại khoản 2 Điều 1 Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ, thì các đơn vị sự nghiệp đặc thù được phân loại theo loại của đơn vị sự nghiệp cấp trên.
III. Về huy động vốn và vay vốn tín dụng theo quy định tại Điều 11 Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ, được hướng dẫn như sau:
1. Đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm chi phí hoạt động, đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động có các hoạt động dịch vụ phù hợp với chức năng và nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao, được vay vốn của các tổ chức tín dụng, huy động vốn của cán bộ, viên chức trong đơn vị để đầu tư mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động sự nghiệp, tổ chức hoạt động dịch vụ và tự chịu trách nhiệm trả nợ vay theo quy định của pháp luật.
Các dự án đầu tư từ nguồn vốn vay tín dụng, vốn huy động phải thực hiện theo đúng quy định của pháp luật, công khai, dân chủ trong đơn vị, theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt và báo cáo cơ quan quản lý cấp trên biết, theo dõi, kiểm tra thực hiện.
2. Về chi trả lãi tiền vay, lãi tiền huy động:
a) Chi trả lãi tiền vay cho các tổ chức tín dụng theo lãi suất thực tế căn cứ vào hợp đồng vay;
b) Chi trả lãi tiền huy động của cán bộ, viên chức (huy động vốn theo hình thức vay của cán bộ, viên chức) theo lãi suất thực tế khi ký hợp đồng vay, nhưng tối đa không quá mức lãi suất để tính chi phí hợp lý quy định tại Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn hiện hành.
3. Nguồn vốn chi trả lãi tiền vay, lãi tiền huy động; tiền vay, tiền huy động để làm vốn hoạt động dịch vụ:
a) Nguồn vốn chi trả lãi tiền vay, lãi tiền huy động (theo hình thức vay của cán bộ, viên chức) đơn vị được tính trong chi phí của các hoạt động dịch vụ do các khoản vay và huy động mang lại. Trường hợp huy động vốn theo hình thức cán bộ viên chức cùng tham gia góp vốn với đơn vị và được hưởng lãi phụ thuộc vào tỷ lệ vốn góp, thì lãi tiền huy động được chi trả từ tiền lãi của hoạt động dịch vụ đó, không được tính vào chi phí.
b) Nguồn vốn chi trả tiền vay, tiền huy động thực hiện theo quy định hiện hành của nhà nước.
4. Đơn vị được dùng tài sản mua sắm từ quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp và từ nguồn vốn vay, vốn huy động để thế chấp vay vốn theo quy định của pháp luật; không được sử dụng kinh phí, tài sản của ngân sách nhà nước để thế chấp vay vốn, chi trả tiền vay, tiền huy động.
IV. Về quản lý tài sản nhà nước theo quy định tại Điều 12 Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ, được hướng dẫn như sau:
1. Đơn vị sự nghiệp có trách nhiệm quản lý tài sản nhà nước theo quy định hiện hành về quản lý tài sản nhà nước tại đơn vị sự nghiệp công lập. Việc quản lý sử dụng đất tại đơn vị sự nghiệp phải thực hiện theo đúng quy định của Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn luật hiện hành.
2. Đối với các tài sản cố định sử dụng vào hoạt động dịch vụ đơn vị phải thực hiện trích khấu hao tài sản cố định theo chế độ áp dụng cho doanh nghiệp nhà nước quy định tại Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Tiền trích khấu hao và tiền thu do thanh lý (sau khi trừ chi phí thanh lý) của tài sản thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước, được để lại và hạch toán vào Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp (đối với đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm chi phí hoạt động và đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động), được để lại tăng nguồn kinh phí đầu tư tăng cường cơ sở vật chất, đổi mới trang thiết bị (đối với đơn vị sự nghiệp có nguồn thu thấp - nếu có).
Tiền trích khấu hao, tiền thu do thanh lý (sau khi trừ chi phí thanh lý) của tài sản thuộc nguồn vốn vay, vốn huy động đơn vị được dùng để trả nợ tiền vay, tiền huy động. Trường hợp đã trả đủ tiền vay, tiền huy động, số còn lại đơn vị bổ sung Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp.
V. Về hoạt động liên doanh, liên kết, được hướng dẫn như sau:
1. Đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm chi phí hoạt động, đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động có hoạt động liên doanh, liên kết thực hiện theo quy định tại Chuẩn mực số 07 - Kế toán các khoản đầu tư vào Công ty liên kết, Chuẩn mực số 08 - Thông tin tài chính về các khoản vốn góp liên doanh, ban hành theo Quyết định số 234/2003/QĐ-BTC ngày 30/12/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành và công bố 06 chuẩn mực kế toán Việt Nam (đợt 3).
2. Đơn vị sự nghiệp được sử dụng tài sản đầu tư từ Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, tiền vay, tiền huy động để góp vốn với các đơn vị, tổ chức khác dưới hình thức liên doanh, liên kết theo quy định của pháp luật. Việc sử dụng đất để góp vốn liên doanh liên kết phải thực hiện theo quy định của Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn hiện hành.
3. Kết quả hoạt động tài chính đối với hoạt động liên doanh, liên kết của đơn vị sau khi nộp thuế theo quy định của pháp luật được hạch toán là kết quả của hoạt động dịch vụ và được quản lý sử dụng theo quy định của Thông tư này.
4. Các hoạt động liên doanh, liên kết phải được công khai dân chủ trong đơn vị và thực hiện chế độ báo cáo cơ quan quản lý cấp trên theo quy định.
VI. Về tài khoản giao dịch theo quy định tại Điều 13 Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ, được hướng dẫn như sau:
1. Đơn vị sự nghiệp mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước để thực hiện thu, chi qua Kho bạc Nhà nước đối với các khoản kinh phí thuộc ngân sách nhà nước theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước, gồm: kinh phí ngân sách nhà nước cấp; các khoản thu, chi phí và lệ phí thuộc ngân sách nhà nước và các khoản khác của ngân sách nhà nước (nếu có).
2. Đơn vị sự nghiệp được mở tài khoản tại Ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước để phản ánh các khoản thu, chi hoạt động dịch vụ.
VII. Về xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ, được hướng dẫn như sau:
1. Để chủ động sử dụng kinh phí hoạt động thường xuyên được giao đúng mục đích, tiết kiệm và có hiệu quả, đơn vị sự nghiệp thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính có trách nhiệm xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ làm căn cứ để cán bộ, viên chức thực hiện và Kho bạc Nhà nước thực hiện kiểm soát chi (nội dung xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ theo hướng dẫn tại phụ lục số 01 kèm theo Thông tư này).
2. Nguyên tắc, nội dung và phạm vi xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ:
a) Quy chế chi tiêu nội bộ do Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp ban hành sau khi tổ chức thảo luận rộng rãi dân chủ, công khai trong đơn vị và có ý kiến thống nhất của tổ chức công đoàn đơn vị.
b) Quy chế chi tiêu nội bộ phải gửi cơ quan quản lý cấp trên, cơ quan tài chính cùng cấp để theo dõi, giám sát thực hiện; gửi Kho bạc Nhà nước nơi đơn vị mở tài khoản giao dịch để làm căn cứ kiểm soát chi. Trường hợp có các quy định không phù hợp với quy định của Nhà nước thì trong thời gian 15 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo, cơ quan quản lý cấp trên có ý kiến yêu cầu đơn vị phải điều chỉnh lại cho phù hợp; đồng gửi cơ quan tài chính cùng cấp và Kho bạc Nhà nước nơi đơn vị mở tài khoản giao dịch.
c) Nội dung quy chế chi tiêu nội bộ bao gồm các quy định về chế độ, tiêu chuẩn, định mức, mức chi thống nhất trong đơn vị, đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ được giao, phù hợp với hoạt động đặc thù của đơn vị, sử dụng kinh phí tiết kiệm có hiệu quả và tăng cường công tác quản lý.
d) Đối với nội dung chi thuộc phạm vi xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ (chi quản lý, chi nghiệp vụ thường xuyên) đã có chế độ tiêu chuẩn, định mức do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định (trừ một số tiêu chuẩn, định mức và nội dung chi quy định tại tiết e, của khoản này), Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp được:
- Đối với đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm chi phí hoạt động và đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động: Thủ trưởng đơn vị được quyết định mức chi quản lý và chi nghiệp vụ cao hơn hoặc thấp hơn mức chi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.
- Đối với đơn vị sự nghiệp do ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động: Thủ trưởng đơn vị quyết định mức chi không vượt quá mức chi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.
đ) Đối với những nội dung chi, mức chi cần thiết cho hoạt động của đơn vị, trong phạm vi xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ, nhưng cơ quan nhà nước có thẩm quyền chưa ban hành, thì Thủ trưởng đơn vị có thể xây dựng mức chi cho từng nhiệm vụ, nội dung công việc trong phạm vi nguồn tài chính của đơn vị.
e) Đối với một số tiêu chuẩn, định mức và mức chi đơn vị sự nghiệp phải thực hiện đúng các quy định của nhà nước:
- Tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô;
- Tiêu chuẩn, định mức về nhà làm việc;
- Tiêu chuẩn, định mức trang bị điện thoại công vụ tại nhà riêng và điện thoại di động;
- Chế độ công tác phí nước ngoài;
- Chế độ tiếp khách nước ngoài và hội thảo quốc tế ở Việt Nam;
- Chế độ quản lý, sử dụng kinh phí các chương trình mục tiêu quốc gia;
- Chế độ sử dụng kinh phí thực hiện nhiệm vụ đột xuất được cấp có thẩm quyền giao;
- Chế độ chính sách thực hiện tinh giản biên chế (nếu có);
- Chế độ quản lý, sử dụng vốn đối ứng dự án, vốn viện trợ thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước;
- Chế độ quản lý, sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản, kinh phí mua sắm, sửa chữa lớn tài sản cố định phục vụ hoạt động sự nghiệp theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
Riêng kinh phí thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp nhà nước, cấp bộ, ngành theo hướng dẫn của Bộ Tài chính-Bộ Khoa học và công nghệ.
g) Thủ trưởng đơn vị căn cứ tính chất công việc, khối lượng sử dụng, tình hình thực hiện năm trước, quyết định phương thức khoán chi phí cho từng cá nhân, bộ phận, đơn vị trực thuộc hạch toán phụ thuộc sử dụng như: sử dụng văn phòng phẩm, điện thoại, xăng xe, điện, nước, công tác phí; kinh phí tiết kiệm do thực hiện khoán được xác định chênh lệch thu, chi và được phân phối, sử dụng theo chế độ quy định.
h) Thực hiện Quy chế chi tiêu nội bộ, đơn vị phải bảo đảm có chứng từ, hoá đơn hợp pháp, hợp lệ theo quy định, trừ các khoản thanh toán văn phòng phẩm, thanh toán công tác phí được đơn vị thực hiện chế độ khoán theo quy chế chi tiêu nội bộ, khoản thanh toán tiền cước sử dụng điện thoại công vụ tại nhà riêng và điện thoại di động hàng tháng theo hướng dẫn tại Thông tư số 29/2003/TT-BTC ngày 14/4/2003 của Bộ Tài chính;
i) Đơn vị sự nghiệp không được dùng kinh phí của đơn vị để mua sắm thiết bị, đồ dùng, tài sản trang bị tại nhà riêng hoặc cho cá nhân mượn dưới bất kỳ hình thức nào (trừ điện thoại công vụ tại nhà riêng theo chế độ quy định).
VIII. Về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính đối với đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm chi phí hoạt động và đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động, thực hiện theo quy định tại Mục 2 Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ, được hướng dẫn như sau:
1. Về nguồn tài chính, thực hiện theo quy định tại Điều 14 Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ, được hướng dẫn như sau:
1.1. Kinh phí do ngân sách nhà nước cấp, gồm:
a) Kinh phí bảo đảm hoạt động thường xuyên thực hiện chức năng, nhiệm vụ đối với đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động (sau khi đã cân đối với nguồn thu sự nghiệp); được cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp giao, trong phạm vi dự toán được cấp có thẩm quyền giao;
b) Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ (đối với các đơn vị không phải là tổ chức khoa học và công nghệ);
c) Kinh phí thực hiện chương trình đào tạo bồi dưỡng cán bộ, viên chức;
d) Kinh phí thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia;
đ) Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền đặt hàng (điều tra, quy hoạch, khảo sát, các nhiệm vụ khác);
e) Kinh phí thực hiện nhiệm vụ đột xuất được cấp có thẩm quyền giao;
g) Kinh phí thực hiện chính sách tinh giản biên chế theo chế độ do Nhà nước quy định (nếu có);
h) Vốn đầu tư xây dựng cơ bản, kinh phí mua sắm trang thiết bị, sửa chữa lớn tài sản cố định phục vụ hoạt động sự nghiệp theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt trong phạm vi dự toán được giao hàng năm;
i) Vốn đối ứng thực hiện các dự án có nguồn vốn nước ngoài được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
k) Kinh phí khác (nếu có).
1.2. Nguồn thu sự nghiệp; gồm:
a) Phần được để lại từ số thu phí, lệ phí cho đơn vị sử dụng theo quy định của nhà nước;
b) Thu từ hoạt động dịch vụ phù hợp với lĩnh vực chuyên môn và khả năng của đơn vị, cụ thể:
- Sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo: Thu từ hợp đồng đào tạo với các tổ chức trong và ngoài nước; thu từ các hoạt động sản xuất, tiêu thụ sản phẩm thực hành thực tập, sản phẩm thí nghiệm; thu từ các hợp đồng dịch vụ khoa học và công nghệ và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.
- Sự nghiệp Y tế, Đảm bảo xã hội: Thu từ các hoạt động dịch vụ về khám, chữa bệnh, phục hồi chức năng, y tế dự phòng, đào tạo, nghiên cứu khoa học với các tổ chức; cung cấp các chế phẩm từ máu, vắc xin, sinh phẩm; thu từ các hoạt động cung ứng lao vụ (giặt là, ăn uống, phương tiện đưa đón bệnh nhân, khác); thu từ các dịch vụ pha chế thuốc, dịch truyền, sàng lọc máu và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.
- Sự nghiệp Văn hóa, Thông tin: Thu từ bán vé các buổi biểu diễn, vé xem phim, các hợp đồng biểu diễn với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; cung ứng dịch vụ in tráng lồng tiếng, phục hồi phim; thu từ các hoạt động đăng, phát quảng cáo trên báo, tạp chí, xuất bản, phát thanh truyền hình; thu phát hành báo chí, thông tin cổ động và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.
- Sự nghiệp Thể dục, thể thao: Thu hoạt động dịch vụ sân bãi, quảng cáo, bản quyền phát thanh truyền hình và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.
- Sự nghiệp kinh tế: Thu tư vấn, thiết kế, quy hoạch, dịch vụ nông lâm, thuỷ lợi, thuỷ sản, giao thông, công nghiệp, xây dựng, địa chính, địa chất và các ngành khác; các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.
c) Thu khác (nếu có).
d) Lãi được chia từ các hoạt động liên doanh, liên kết, lãi tiền gửi ngân hàng từ các hoạt động dịch vụ.
1.3. Nguồn vốn viện trợ, quà biếu, tặng, cho theo quy định của pháp luật.
1.4. Nguồn khác, gồm:
a) Nguồn vốn vay của các tổ chức tín dụng và vốn huy động của cán bộ, viên chức trong đơn vị.
b) Nguồn vốn tham gia liên doanh, liên kết của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.
2. Về nội dung chi, thực hiện theo quy định tại Điều 15 Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ, được hướng dẫn như sau:
2.1. Chi thường xuyên:
a) Chi hoạt động thường xuyên theo chức năng, nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao, gồm: Tiền lương; tiền công; các khoản phụ cấp lương; các khoản trích nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn theo quy định hiện hành; dịch vụ công cộng; văn phòng phẩm; các khoản chi nghiệp vụ; sửa chữa thường xuyên tài sản cố định và các khoản chi khác theo chế độ quy định.
b) Chi hoạt động thường xuyên phục vụ cho công tác thu phí và lệ phí, gồm: Tiền lương; tiền công; các khoản phụ cấp lương; các khoản trích nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn theo quy định hiện hành cho số lao động trực tiếp phục vụ công tác thu phí và lệ phí; các khoản chi nghiệp vụ chuyên môn; sửa chữa thường xuyên tài sản cố định và các khoản chi khác theo chế độ quy định phục vụ cho công tác thu phí và lệ phí.
c) Chi cho các hoạt động dịch vụ; gồm: Tiền lương; tiền công; các khoản phụ cấp lương; các khoản trích nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn theo quy định hiện hành; nguyên, nhiên, vật liệu, lao vụ mua ngoài; khấu hao tài sản cố định; sửa chữa tài sản cố định; chi trả lãi tiền vay, lãi tiền huy động theo hình thức vay của cán bộ, viên chức; chi các khoản thuế phải nộp theo quy định của pháp luật và các khoản chi khác (nếu có).
2.2. Chi không thường xuyên, gồm các khoản chi theo quy định tại khoản 2 Điều 15 Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ.
3. Về tiền lương, tiền công và thu nhập tăng thêm thực hiện theo quy định tại Điều 18 Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ và được hướng dẫn như sau:
3.1. Tiền lương, tiền công:
a) Đối với những hoạt động thực hiện chức năng nhiệm vụ nhà nước giao; hoạt động thu phí, lệ phí thì tiền lương, tiền công của người lao động, đơn vị tính theo tiền lương cấp bậc, chức vụ do nhà nước quy định.
b) Đối với những hoạt động cung cấp sản phẩm do nhà nước đặt hàng, có đơn giá tiền lương trong đơn giá sản phẩm được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, thì tiền lương, tiền công của người lao động, đơn vị tính theo đơn giá quy định.
Đối với sản phẩm nhà nước đặt hàng chưa có đơn giá tiền lương trong đơn giá sản phẩm, thì tiền lương, tiền công của người lao động đơn vị tính theo tiền lương cấp bậc, chức vụ do nhà nước quy định.
c) Đối với các hoạt động dịch vụ đơn vị có thành lập tổ chức sự nghiệp trực thuộc để hoạt động dịch vụ và tổ chức hạch toán riêng doanh thu, chi phí của từng loại dịch vụ; thì chi phí tiền lương, tiền công của người lao động thực hiện hoạt động dịch vụ đó, đơn vị được áp dụng theo chế độ tiền lương của doanh nghiệp nhà nước tại Nghị định số 205/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ quy định hệ thống thang bảng lương và chế độ phụ cấp lương trong các công ty nhà nước, Nghị định số 206/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ quy định quản lý lao động, tiền lương và thu nhập trong các công ty nhà nước.
Đối với các hoạt động dịch vụ, đơn vị không thành lập tổ chức sự nghiệp trực thuộc và hạch toán riêng doanh thu, chi phí của từng loại dịch vụ; thì chi phí tiền lương, tiền công của người lao động thực hiện hoạt động dịch vụ đó đơn vị tính theo tiền lương cấp bậc, chức vụ do nhà nước quy định.
3.2. Thu nhập tăng thêm:
a) Nhà nước khuyến khích các đơn vị sự nghiệp tăng thu, tiết kiệm chi, tinh giản biên chế, tăng thêm thu nhập cho người lao động trên cơ sở hoàn thành nhiệm vụ được giao, sau khi thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với ngân sách nhà nước; căn cứ kết quả tài chính trong năm, đơn vị quyết định tổng mức thu nhập tăng thêm trong năm, như sau:
- Đối với đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm chi phí hoạt động, được quyết định tổng mức thu nhập tăng thêm trong năm theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị, sau khi đã thực hiện trích lập Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp theo quy định tại khoản 4, Mục VIII của Thông tư này.
- Đối với đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động, được quyết định tổng mức thu nhập tăng thêm trong năm, nhưng tối đa không quá 02 lần quỹ tiền lương cấp bậc, chức vụ trong năm do nhà nước quy định, sau khi đã thực hiện trích lập Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp theo quy định tại khoản 4, Mục VIII của Thông tư này.
Quỹ tiền lương cấp bậc, chức vụ làm cơ sở để tính tổng thu nhập tăng thêm trong năm của đơn vị, bao gồm:
- Tiền lương ngạch bậc và phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có): Tính trên cơ sở hệ số lương, hệ số phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) của người lao động trong đơn vị (lao động trong biên chế và lao động hợp đồng từ 1 năm trở lên) và mức tiền lương tối thiểu chung do Chính phủ quy định.
- Tiền lương tăng thêm của người lao động do nâng bậc theo niên hạn hoặc nâng bậc trước thời hạn (nếu có).
Quỹ tiền lương cấp bậc, chức vụ trong năm của đơn vị nêu trên không bao gồm khoản tiền công trả theo hợp đồng vụ việc.
b) Việc chi trả thu nhập tăng thêm cho từng người lao động trong đơn vị (lao động trong biên chế và lao động hợp đồng từ 1 năm trở lên) theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị và bảo đảm nguyên tắc người nào có hiệu suất công tác cao, đóng góp nhiều cho việc tăng thu, tiết kiệm chi thì được trả nhiều hơn.
3.3. Khi nhà nước điều chỉnh các quy định về tiền lương, nâng mức lương tối thiểu; khoản tiền lương cấp bậc, chức vụ tăng thêm theo chế độ nhà nước quy định do đơn vị tự bảo đảm từ các khoản thu sự nghiệp và các khoản khác theo quy định của Chính phủ.
Trường hợp sau khi đã sử dụng các nguồn trên, nhưng vẫn không bảo đảm đủ tiền lương tăng thêm theo chế độ nhà nước quy định, phần còn thiếu sẽ được ngân sách nhà nước xem xét, bổ sung để bảo đảm chế độ tiền lưuơng chung theo quy định của Chính phủ.
4. Về sử dụng kết quả hoạt động tài chính trong năm, thực hiện theo quy định tại Điều 19 Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ, được hướng dẫn như sau:
Hàng năm sau khi trang trải các khoản chi phí, nộp thuế và các khoản nộp khác theo quy định; phần chênh lệch thu lớn hơn chi (thu, chi hoạt động thường xuyên và nhiệm vụ nhà nước đặt hàng), đơn vị được sử dụng theo trình tự như sau:
- Trích tối thiểu 25% số chênh lệch thu lớn hơn chi để lập Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp;
- Trả thu nhập tăng thêm cho người lao động, theo hướng dẫn tại điểm 3.2, khoản 3, Mục VIII Thông tư này.
- Trích lập Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi, Quỹ dự phòng ổn định thu nhập. Đối với Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi mức trích tối đa hai Quỹ không quá 3 tháng tiền lương, tiền công và thu nhập tăng thêm bình quân trong năm.
Trường hợp chênh lệch thu lớn hơn chi bằng hoặc nhỏ hơn một lần quỹ tiền lương cấp bậc, chức vụ trong năm đơn vị được quyết định sử dụng, như sau:
- Trả thu nhập tăng thêm cho người lao động;
- Trích lập các quỹ: Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp (không khống chế mức trích tối thiểu 25% chênh lệch thu lớn hơn chi), Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi, Quỹ dự phòng ổn định thu nhập. Đối với Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi mức trích tối đa hai Quỹ không quá 3 tháng tiền lương, tiền công và thu nhập tăng thêm bình quân trong năm.
Căn cứ quy định trên đây, mức cụ thể chi trả thu nhập tăng thêm và trích lập các quỹ do Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp quyết định theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị.
Nội dung chi của Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi theo quy định trên bao gồm cả nội dung chi khen thưởng, chi phúc lợi của hoạt động thu phí, lệ phí (đối với những đơn vị được giao nhiệm vụ thu phí, lệ phí).
5. Về sử dụng các quỹ, thực hiện theo quy định tại Điều 20 của Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ.
6. Tạm chi trước thu nhập tăng thêm: Căn cứ kết quả hoạt động tài chính quý, năm của đơn vị, nhằm động viên kịp thời người lao động phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ được giao, Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp có thể tạm chi trước thu nhập tăng thêm cho người lao động trong đơn vị. Mức tạm chi trước thu nhập tăng thêm hàng quý tối đa không quá 40% số chênh lệch thu lớn hơn chi đơn vị xác định được theo quý.
Sau khi quyết toán năm được cấp có thẩm quyền phê duyệt và xác định được chính xác số chênh lệch thu lớn hơn chi, thủ trưởng đơn vị thực hiện chi trả tiếp thu nhập tăng thêm theo chế độ quy định cho người lao động theo quy chế chi tiêu nội của đơn vị. Trường hợp đơn vị đã tạm chi vượt quá số chênh lệch thu lớn hơn chi dành để chi thu nhập tăng thêm theo quy chế chi tiêu nội bộ; số chi vượt phải trừ vào số chi thu nhập tăng thêm của năm sau.
7. Đơn vị sự nghiệp không được sử dụng các nguồn kinh phí được quy định tại khoản 2, Điều 19 Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ để trả thu nhập tăng thêm cho người lao động và trích lập các quỹ.
IX. Về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính đối với đơn vị sự nghiệp do ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động, thực hiện theo Mục 3 Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ, được hướng dẫn như sau:
1. Nguồn tài chính, thực hiện theo quy định tại Điều 21 Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ, được hướng dẫn như sau:
1.1. Kinh phí do ngân sách nhà nước cấp, gồm:
a) Kinh phí bảo đảm hoạt động thường xuyên thực hiện chức năng, nhiệm vụ nhà nước giao, được cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp giao trong phạm vi dự toán được cấp có thẩm quyền giao;
b) Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ (đối với các đơn vị không phải là tổ chức khoa học và công nghệ);
c) Kinh phí thực hiện chương trình đào tạo bồi dưỡng cán bộ, viên chức;
d) Kinh phí thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia;
đ) Kinh phí thực hiện nhiệm vụ đột xuất được cấp có thẩm quyền giao;
e) Kinh phí thực hiện chính sách tinh giản biên chế theo chế độ do Nhà nước quy định (nếu có).
g) Vốn đầu tư xây dựng cơ bản, kinh phí mua sắm trang thiết bị, sửa chữa lớn tài sản cố định phục vụ hoạt động sự nghiệp theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt trong phạm vi dự toán được giao hàng năm;
h) Vốn đối ứng thực hiện các dự án có nguồn vốn nước ngoài được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
i) Kinh phí khác (nếu có).
1.2. Nguồn thu sự nghiệp (nếu có); gồm:
a) Phần được để lại từ số thu phí, lệ phí cho đơn vị sử dụng theo quy định của nhà nước;
b) Thu từ hoạt động dịch vụ phù hợp với lĩnh vực chuyên môn và khả năng của đơn vị, hướng dẫn tại tiết b, điểm 1.2, khoản 1, Mục VIII của Thông tư này;
c) Thu khác.
1.3. Nguồn vốn viện trợ, quà biếu, tặng, cho (nếu có) theo quy định của pháp luật.
1.4. Nguồn khác theo quy định của pháp luật (nếu có) .
2. Về nội dung chi, thực hiện theo quy định tại Điều 22 Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ, được hướng dẫn như sau:
2.1. Chi thường xuyên:
a) Chi hoạt động thường xuyên theo chức năng, nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao, gồm: Tiền lương; tiền công; các khoản phụ cấp lương; các khoản trích nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn theo quy định hiện hành; dịch vụ công cộng; văn phòng phẩm; các khoản chi nghiệp vụ; sửa chữa thường xuyên tài sản cố định và các khoản chi khác theo chế độ quy định.
b) Chi hoạt động thường xuyên phục vụ cho công tác thu phí và lệ phí (nếu có), gồm: Tiền lương; tiền công; các khoản phụ cấp lương; các khoản trích nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn theo quy định hiện hành cho số lao động trực tiếp phục vụ công tác thu phí và lệ phí; các khoản chi nghiệp vụ chuyên môn; sửa chữa thường xuyên tài sản cố định và các khoản chi khác theo chế độ quy định phục vụ cho công tác thu phí và lệ phí.
c) Chi cho các hoạt động dịch vụ (nếu có), gồm: Tiền lương; tiền công; các khoản phụ cấp lương; các khoản trích nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn theo quy định hiện hành; nguyên, nhiên, vật liệu, lao vụ mua ngoài; khấu hao tài sản cố định; sửa chữa tài sản cố định và các khoản chi khác theo chế độ.
2.2. Chi không thường xuyên: gồm các khoản chi theo quy định tại khoản 2 Điều 22 Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ.
3. Về tiền lương, tiền công và thu nhập tăng thêm thực hiện theo quy định tại Điều 25 Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ, được hướng dẫn như sau:
3.1. Tiền lương, tiền công:
a) Đối với những hoạt động thực hiện chức năng nhiệm vụ nhà nước giao; hoạt động thu phí, lệ phí thì tiền lương, tiền công của người lao động, đơn vị tính theo tiền lương cấp bậc, chức vụ do nhà nước quy định.
b) Đối với các hoạt động dịch vụ (nếu có) chi phí tiền lương, tiền công cho người lao động thực hiện hoạt động dịch vụ đó, đơn vị tính theo tiền lương cấp bậc, chức vụ do nhà nước quy định.
3.2. Thu nhập tăng thêm:
a) Nhà nước khuyến khích các đơn vị sự nghiệp tăng thu, tiết kiệm chi, tinh giản biên chế, tăng thêm thu nhập cho người lao động trên cơ sở hoàn thành nhiệm vụ được giao, sau khi thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với ngân sách nhà nước; căn cứ kết quả tài chính trong năm, đơn vị được quyết định tổng mức thu nhập tăng thêm trong năm cho người lao động, nhưng tối đa không quá 01 lần quỹ tiền lương cấp bậc, chức vụ trong năm do nhà nước quy định.
Quỹ tiền lương cấp bậc, chức vụ làm cơ sở để tính tổng thu nhập tăng thêm trong năm, đơn vị xác định theo hướng dẫn tại tiết a, điểm 3.2, khoản 3, Mục VIII của Thông tư này.
b) Việc chi trả thu nhập tăng thêm cho từng người lao động (lao động trong biên chế và lao động hợp đồng từ 1 năm trở lên) theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị và bảo đảm nguyên tắc người nào có hiệu suất công tác cao, đóng góp nhiều cho việc tăng thu, tiết kiệm chi thì được trả nhiều hơn.
3.3. Khi nhà nước điều chỉnh các quy định về tiền lương, nâng mức lương tối thiểu; khoản tiền lương cấp bậc, chức vụ tăng thêm theo chế độ nhà nước quy định được bảo đảm từ các nguồn theo quy định của Chính phủ.
4. Về sử dụng kinh phí tiết kiệm được (khoản chênh lệch thu lớn hơn chi), thực hiện theo quy định tại Điều 26 Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ; được hướng dẫn như sau:
Hàng năm sau khi trang trải các khoản chi phí, nộp thuế và các khoản nộp khác theo quy định; phần kinh phí tiết kiệm chi, chênh lệch thu lớn hơn chi của hoạt động dịch vụ (nếu có), đơn vị được sử dụng theo trình tự sau như sau:
- Trả thu nhập tăng thêm cho người lao động, theo hướng dẫn tại điểm 3.2, khoản 3, Mục IX của Thông tư này.
- Chi khen thưởng định kỳ, đột xuất cho tập thể, cá nhân trong và ngoài đơn vị theo hiệu quả công việc và thành tích đóng góp vào hoạt động của đơn vị;
- Chi phúc lợi, trợ cấp khó khăn, đột xuất cho người lao động, kể cả các trường hợp nghỉ hưu, nghỉ mất sức trong năm; chi thêm cho người lao động trong biên chế thực hiện tinh giản biên chế;
- Chi tăng cường cơ sở vật chất của đơn vị;
- Trường hợp đơn vị xét thấy khả năng tiết kiệm kinh phí không ổn định, đơn vị có thể lập Quỹ dự phòng ổn định thu nhập để đảm bảo thu nhập cho người lao động.
Căn cứ quy định trên đây, mức cụ thể đối với các khoản chi và trích lập quỹ dự phòng ổn định thu nhập do Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp quyết định theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị.
Nội dung chi khen thưởng, chi phúc lợi theo quy định trên đã bao gồm cả nội dung chi khen thưởng, chi phúc lợi của hoạt động thu phí, lệ phí (đối với những đơn vị được giao nhiệm vụ thu phí, lệ phí).
5. Tạm ứng chi trước thu nhập tăng thêm: Căn cứ kết quả hoạt động tài chính quý, năm của đơn vị; nhằm động viên kịp thời người lao động phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ được giao, căn cứ vào số kinh phí có thể tiết kiệm thủ trưởng đơn vị được quyết định tạm chi trước thu nhập tăng thêm cho người lao động trong đơn vị. Mức tạm chi hàng quý tối đa không quá 50% số kinh phí có thể tiết kiệm được một quý của đơn vị.
Sau khi quyết toán năm được cấp có thẩm quyền phê duyệt và xác định được chính xác số chênh lệch thu lớn hơn chi, Thủ trưởng đơn vị thực hiện chi trả tiếp thu nhập tăng thêm theo chế độ quy định cho người lao động theo quy chế chi tiêu nội của đơn vị. Trường hợp đơn vị đã tạm chi vượt quá số chênh lệch thu lớn hơn chi dành để chi thu nhập tăng thêm theo quy chế chi tiêu nội bộ; số chi vượt phải trừ vào số chi thu nhập tăng thêm của năm sau.
6. Đơn vị sự nghiệp không được sử dụng các nguồn kinh phí quy định tại khoản 2 Điều 26 của Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ để trả thu nhập tăng thêm cho người lao động.
X. Lập dự toán, chấp hành dự toán, hạch toán kế toán và quyết toán thu, chi:
Việc lập dự toán, chấp hành dự toán, hạch toán kế toán và quyết toán thu, chi ngân sách nhà nước các đơn vị sự nghiệp thực hiện theo quy định của Luật ngân sách nhà nước, Luật kế toán, các văn bản hướng dẫn Luật và quy định tại Thông tư này.
1. Lập dự toán:
1.1. Lập dự toán của đơn vị sự nghiệp:
a) Lập dự toán năm đầu thời kỳ ổn định phân loại đơn vị sự nghiệp:
Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao, nhiệm vụ của năm kế hoạch, chế độ chi tiêu tài chính hiện hành, kết quả hoạt động sự nghiệp, tình hình thu chi tài chính của năm trước liền kề (có loại trừ các yếu tố đột xuất, không thường xuyên), đơn vị lập dự toán thu, chi năm kế hoạch; xác định loại đơn vị sự nghiệp theo quy định tại Mục II Thông tư này, số kinh phí đề nghị ngân sách nhà nước bảo đảm hoạt động thường xuyên (đối với đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động và đơn vị sự nghiệp do ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động); cụ thể:
- Dự toán thu, chi thường xuyên:
+ Dự toán thu:
Đối với các khoản thu phí, lệ phí: Căn cứ vào đối tượng thu, mức thu và tỷ lệ được để lại chi theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Đối với các khoản thu sự nghiệp: Căn cứ vào kế hoạch hoạt động dịch vụ và mức thu do đơn vị quyết định hoặc theo hợp đồng kinh tế đơn vị đã ký kết.
+ Dự toán chi: Đơn vị lập dự toán chi tiết cho từng loại nhiệm vụ như: chi thường xuyên thực hiện chức năng, nhiệm vụ nhà nước giao; chi phục vụ cho công tác thu phí và lệ phí; chi hoạt động dịch vụ theo các quy định hiện hành và quy định tại Thông tư này.
- Dự toán chi không thường xuyên đơn vị lập dự toán của từng nhiệm vụ chi theo quy định hiện hành của Nhà nước.
Dự toán thu, chi của đơn vị phải có thuyết minh cơ sở tính toán, chi tiết theo từng nội dung thu, chi gửi cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp để xem xét tổng hợp gửi Bộ, ngành chủ quản (đối với đơn vị sự nghiệp trung ương), gửi cơ quan chủ quản địa phương (đối với các đơn vị sự nghiệp địa phương) theo quy định hiện hành.
b) Lập dự toán 2 năm tiếp theo trong thời kỳ ổn định:
- Đối với dự toán thu, chi hoạt động thường xuyên: Căn cứ quy định của nhà nước đơn vị sự nghiệp lập dự toán thu, chi hoạt động thường xuyên của năm kế hoạch. Trong đó kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm hoạt động thường xuyên (đối với đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động, đơn vị sự nghiệp do ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động) theo mức kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm hoạt động thường xuyên của năm trước liên kề, cộng (+) hoặc trừ (-) kinh phí của nhiệm vụ tăng hoặc giảm của năm kế hoạch do cơ quan có thẩm quyền quyết định.
- Dự toán chi không thường xuyên, đơn vị lập dự toán của từng nhiệm vụ chi theo quy định hiện hành của Nhà nước.
Dự toán thu, chi đơn vị sự nghiệp gửi cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp để xem xét, tổng hợp gửi Bộ, ngành chủ quản (đối với đơn vị sự nghiệp trung ương), gửi cơ quan chủ quản địa phương (đối với các đơn vị sự nghiệp địa phương) theo quy định hiện hành.
1.2. Lập dự toán của cơ quan quản lý cấp trên:
a) Lập dự toán năm đầu thời kỳ ổn định:
Căn cứ vào dự toán thu, chi năm đầu thời kỳ ổn định do đơn vị lập; cơ quan quản lý cấp trên dự kiến phân loại đơn vị sự nghiệp theo quy định tại Mục II Thông tư này và mức kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm chi hoạt động thường xuyên, chi không thường xuyên cho đơn vị, tổng hợp gửi cơ quan tài chính cùng cấp và các cơ quan liên quan theo quy định hiện hành.
Việc xác định phân loại đơn vị sự nghiệp và mức ngân sách nhà nước bảo đảm hoạt động thường xuyên năm đầu thời kỳ ổn định (đối với đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động và đơn vị sự nghiệp do ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên), thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 1, Mục XI của Thông tư này.
b) Lập dự toán 2 năm tiếp theo thời kỳ ổn định:
Hàng năm, trong thời kỳ ổn định phân loại đơn vị sự nghiệp, Bộ Chủ quản (đối với các đơn vị sự nghiệp trung ương), cơ quan chủ quản (đối với các đơn vị sự nghiệp địa phương) căn cứ vào dự toán thu, chi của đơn vị sự nghiệp lập, xem xét tổng hợp dự toán ngân sách nhà nước, gửi cơ quan Tài chính cùng cấp.
2. Giao dự toán thu, chi ngân sách nhà nước:
2.1. Giao dự toán năm đầu thời kỳ ổn định:
Căn cứ vào dự toán thu, chi ngân sách nhà nước được cấp có thẩm quyền giao, Bộ chủ quản (đối với đơn vị sự nghiệp trung ương), cơ quan chủ quản địa phương (đối với đơn vị sự nghiệp địa phương) lập phương án phân bổ gửi cơ quan tài chính cùng cấp thẩm tra; sau khi có ý kiến thống nhất của cơ quan tài chính cùng cấp, cơ quan chủ quản giao dự toán cho đơn vị thực hiện:
a) Dự toán thu, chi hoạt động thường xuyên:
- Giao dự toán thu:
+ Tổng số thu phí, lệ phí
+ Số phí, lệ phí được để lại đơn vị sử dụng theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với từng loại phí, lệ phí.
+ Số phí, lệ phí phải nộp ngân sách nhà nước.
- Giao dự toán chi:
+ Giao dự toán chi từ nguồn thu phí, lệ phí được để lại sử dụng theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với từng loại phí, lệ phí.
+ Giao dự toán chi hoạt động thường xuyên từ nguồn kinh phí ngân sách nhà nước cấp: Căn cứ dự toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm hoạt động thường xuyên năm đầu thời kỳ ổn định đã được phê duyệt (đối với đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động và đơn vị sự nghiệp do ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động); cơ quan chủ quản giao dự toán chi hoạt động thường xuyên cho đơn vị, trong phạm vị dự toán chi ngân sách nhà nước được cấp có thẩm quyền giao. Dự toán chi thường xuyên được giao và phân bổ vào nhóm mục “Chi khác” của mục lục ngân sách nhà nước.
Đối với hoạt động dịch vụ, cơ quan chủ quản không giao dự toán thu, chi; đơn vị sự nghiệp xây dựng dự toán thu, chi để điều hành trong năm.
b) Đối với dự toán chi không thường xuyên: Cơ quan chủ quản giao dự toán cho đơn vị thực hiện theo quy định hiện hành.
Dự toán chi không thường xuyên được giao và phân bổ vào 4 nhóm mục chi của mục lục ngân sách nhà nước theo quy định hiện hành.
2.2. Giao dự toán 2 năm tiếp theo của thời kỳ ổn định:
a) Đối với dự toán thu, chi hoạt động thường xuyên:
Hàng năm, trong thời kỳ ổn định phân loại đơn vị sự nghiệp, cơ quan chủ quản quyết định giao dự toán thu, chi cho đơn vị sự nghiệp theo quy định hiện hành.
Dự toán chi thường xuyên do ngân sách nhà nước cấp (đối với đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động và đơn vị sự nghiệp do ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động) theo mức năm trước liền kề và kinh phí tăng thêm (bao gồm cả kinh phí thực hiện nhiệm vụ tăng thêm) hoặc giảm theo quyết định của cấp có thẩm quyền, trong phạm vị dự toán chi ngân sách nhà nước được cấp có thẩm quyền giao, sau khi có ý kiến thống nhất bằng văn bản của cơ quan tài chính.
b) Đối với dự toán chi không thường xuyên: Cơ quan chủ quản giao dự toán cho đơn vị thực hiện theo quy định hiện hành.
2.3. Thực hiện dự toán thu, chi:
Đối với dự toán chi thường xuyên được cấp có thẩm quyền giao, đơn vị sự nghiệp được điều chỉnh nội dung chi cho phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị, đồng thời gửi cơ quan cấp trên và Kho bạc nhà nước nơi đơn vị mở tài khoản giao dịch để theo dõi quản lý, thanh toán và quyết toán. Cuối năm ngân sách dự toán chi hoạt động thường xuyên và các khoản thu sự nghiệp chưa sử dụng hết đơn vị được chuyển sang năm sau tiếp tục sử dụng.
Đối với các khoản chi không thường xuyên, việc điều chỉnh nội dung chi, nhóm mục chi; kinh phí cuối năm chưa sử dụng, hoặc sử dụng không hết thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính.
2.4. Hạch toán kế toán: Các đơn vị sự nghiệp thực hiện hạch toán vào các mục thu, chi của mục lục ngân sách theo quy định hiện hành. Ngoài ra một số khoản chi được hướng dẫn cụ thể như sau:
- Đối với đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm chi phí hoạt động, đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động: Khoản chi trả thu nhập tăng thêm cho người lao động, hạch toán vào Mục 108 "Các khoản thanh toán cho cá nhân" tiểu mục 03; trích lập các quỹ, hạch toán vào Mục 134 "Chi khác" tiểu mục chi tương ứng.
- Đối với đơn vị sự nghiệp do ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động: Khoản chi trả thu nhập tăng thêm cho người lao động, hạch toán vào Mục 108 "Các khoản thanh toán cho cá nhân"; khoản chi khen thưởng, hạch toán vào Mục 104 "Tiền thưởng"; khoản chi phúc lợi và trợ cấp thêm ngoài những chính sách chung cho những người tự nguyện về nghỉ việc trong quá trình tổ chức sắp xếp lại lao động, hạch toán vào Mục 105 "Phúc lợi tập thể"; khoản chi trích lập Qũy dự phòng ổn định thu nhập, hạch toán vào Mục 134 “Chi khác”, tiểu mục 16 theo quy định của Mục lục ngân sách nhà nước.
2.5. Quyết toán:
Đơn vị sự nghiệp thực hiện lập báo cáo kế toán quý, báo cáo quyết toán năm gửi cơ quan quản lý cấp trên theo quy định hiện hành.
2.6. Kiểm tra, kiểm soát hoạt động thu, chi:
a) Kho bạc nhà nước các cấp:
- Thực hiện kiểm soát chi theo quy định tại Thông tư hướng dẫn kiểm soát chi đối với đơn vị sự nghiệp thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính và hướng dẫn tại Thông tư này;
- Trường hợp đơn vị sự nghiệp chưa có Quyết định giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính của cơ quan có thẩm quyền, chưa có Quy chế chi tiêu nội bộ gửi đến Kho bạc Nhà nước nơi đơn vị mở tài khoản giao dịch, Kho bạc Nhà nước thực hiện việc kiểm soát chi theo các chế độ chi tiêu hiện hành do cơ quan có thẩm quyền ban hành;
- Cuối năm, căn cứ đề nghị của đơn vị, Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch thực hiện chuyển số dư kinh phí chi thường xuyên, thu sự nghiệp sang năm sau tiếp tục sử dụng. Riêng đối với số dư chi thường xuyên sau khi thực hiện chuyển kinh phí, Kho bạc Nhà nước tổng hợp theo đơn vị dự toán cấp I gửi cơ quan tài chính cùng cấp trong thời hạn 45 ngày sau khi hết thời gian chỉnh lý quyết toán của từng cấp ngân sách. Cơ quan tài chính căn cứ vào báo cáo của Kho bạc Nhà nước cùng cấp xem xét, làm thủ tục chuyển nguồn sang năm sau.
b) Trong quá trình thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính các đơn vị sự nghiệp có trách nhiệm tự kiểm tra tình hình thực hiện ở đơn vị mình;
c) Các cơ quan chủ quản và các cơ quan nhà nước có liên quan thực hiện việc kiểm tra, thanh tra hoạt động thu, chi của các đơn vị sự nghiệp theo quy định hiện hành và quy định tại Thông tư này.
XI- Tổ chức thực hiện.
1. Xác định phân loại đơn vị sự nghiệp và mức ngân sách nhà nước bảo đảm hoạt động thường xuyên năm đầu ổn định:
a) Đối với các đơn vị sự nghiệp trung ương:
- Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được cơ quan có thẩm quyền giao và hướng dẫn tại Thông tư này, đơn vị lập phương án tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính gửi cơ quan quản lý cấp trên (theo phụ lục số 2 kèm theo Thông tư này);
- Bộ chủ quản xem xét, thẩm tra dự toán thu, chi và mức kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm thường xuyên của đơn vị (đối với đơn vị tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động, đơn vị sự nghiệp do ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động); tổng hợp gửi Bộ Tài chính (theo phụ lục số 3 kèm theo Thông tư này).
Bộ Tài chính xem xét, có ý kiến bằng văn bản về việc phân loại đơn vị sự nghiệp và mức kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm hoạt động thường xuyên (đối với đơn vị tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động, đơn vị sự nghiệp do ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động).
- Sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Tài chính, Bộ chủ quản ra quyết định giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính cho đơn vị sự nghiệp; trong đó xác định phân loại đơn vị sự nghiệp và mức kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm hoạt động thường xuyên của đơn vị (đối với đơn vị tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động, đơn vị sự nghiệp do ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động).
b) Đối với đơn vị sự nghiệp địa phương:
- Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được cơ quan có thẩm quyền giao và hướng dẫn tại Thông tư này, đơn vị lập phương án tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính gửi cơ quan quản lý cấp trên (theo phụ lục số 2 kèm theo Thông tư này).
- Cơ quan chủ quản địa phương xem xét, thẩm tra dự toán thu, chi và mức kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm hoạt động thường xuyên (đối với đơn vị tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động, đơn vị sự nghiệp do ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động); tổng hợp gửi cơ quan tài chính cùng cấp (theo phụ lục số 3 kèm theo Thông tư này).
- Cơ quan Tài chính xem xét, có ý kiến bằng văn bản về việc phân loại đơn vị sự nghiệp và mức kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm hoạt động thường xuyên (đối với đơn vị tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động, đơn vị sự nghiệp do ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động).
- Sau khi có ý kiến của cơ quan tài chính cùng cấp, cơ quan chủ quản địa phương trình Uỷ ban nhân dân các cấp (hoặc cơ quan được uỷ quyền) ra quyết định giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính cho đơn vị sự nghiệp; trong đó xác định phân loại đơn vị sự nghiệp và mức kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm hoạt động thường xuyên (đối với đơn vị tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động, đơn vị sự nghiệp do ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động).
2. Năm cuối của thời kỳ ổn định, đơn vị sự nghiệp lập báo cáo tổng kết đánh gía tình hình thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính trong 3 năm. Căn cứ vào kết quả thực hiện của thời kỳ trước, nhiệm vụ của năm kế hoạch và thời kỳ tiếp theo, đơn vị sự nghiệp lập phương án tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính của thời kỳ ổn định tiếp theo, gửi cơ quan quản lý cấp trên xem xét cùng với thời gian lập dự toán ngân sách nhà nước của năm kế hoạch.
Trình tự xem xét, phân loại và giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính cho đơn vị sự nghiệp, thực hiện như quy định tại khoản 1, Mục XI Thông tư này.
3. Các đơn vị sự nghiệp đã được giao quyền tự chủ theo Nghị định số 10/2002/NĐ-CP ngày 16/01/2002 của Chính phủ về chế độ tài chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có thu, năm 2006 chuyển sang thực hiện theo quy định tại Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ Quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập kể từ khi Nghị định số 43/ 2006/NĐ-CP có hiệu lực thi hành; Năm 2007, năm đầu ổn định thực hiện giao tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ cho cả giai đoạn 2007-2009.
4. Đối với các đơn vị sự nghiệp có thu chưa được giao quyền tự chủ về tài chính theo Nghị định số 10/2002/NĐ-CP ngày 16/01/2002 của Chính phủ thì năm 2007 năm đầu ổn định thực hiện giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ cho cả giai đoạn 2007-2009.
Trường hợp đơn vị có yêu cầu và đủ điều kiện thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ thì năm 2006 thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ kể từ khi Nghị định số 43/2006/ NĐ-CP của Chính phủ có hiệu lực thi hành.
5. Chế độ báo cáo hàng năm:
- Đơn vị sự nghiệp thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính định kỳ hàng năm phải báo cáo cơ quan quản lý cấp trên về kết quả thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính trước ngày 31 tháng 01 năm sau (theo phụ lục số 05 kèm theo Thông tư này).
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương định kỳ hàng năm tổ chức đánh giá về tình hình triển khai thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính gửi báo cáo về Bộ Tài chính trước ngày 25 tháng 2 của năm sau (theo phụ lục số 06 kèm theo Thông tư này).
Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị các đơn vị phản ánh về Bộ Tài chính để được kịp thời giải quyết ./.
Nơi nhận:
- VP Quốc hội;
- VP Chủ tich nuớc;
- VP Chính phủ;
- VP TW và các Ban của Đảng;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện KSNDTC;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc CP;
- Cơ quan trung ương của các Đoàn thể;
- UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Sở Tài chính, Sở Nội vụ, KBNN, Cục Thuế các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Công báo;
- Cục kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp;
- Lưu: VT, Vụ HCSN.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Đỗ Hoàng Anh Tuấn
PHỤ LỤC SỐ 01
HƯỚNG DẪN NỘI DUNG XÂY DỰNG QUY CHẾ CHI TIÊU NỘI BỘ CỦA ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ TỰ CHỦ
(Ban hành kèm Thông tư số 71/2006/TT-BTC ngày 9 tháng 8 năm 2006 của Bộ Tài chính)
Bản nội dung quy chế chi tiêu nội bộ do đơn vị sự nghiệp lập có các nội dung chính sau:
1. Mục đích xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ:
- Tạo quyền chủ động trong việc quản lý và chi tiêu tài chính cho Thủ trưởng đơn vị.
- Tạo quyền chủ động cho cán bộ, viên chức trong đơn vị hoàn thành nhiệm vụ được giao.
- Là căn cứ để quản lý, thanh toán các khoản chi tiêu trong đơn vị; thực hiện kiểm soát của KBNN; cơ quan quản lý cấp trên, cơ quan tài chính và các cơ quan thanh tra, kiểm toán theo quy định.
- Sử dụng tài sản đúng mục đích, có hiệu quả.
- Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí;
- Công bằng trong đơn vị; khuyến khích tăng thu, tiết kiệm chi, thu hút và giữ được những người có năng lực trong đơn vị.
2. Nội dung xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ:
Các đơn vị thực hiện chế độ tự chủ xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ ở một số khoản chi sau:
a) Về chế độ công tác phí: Căn cứ vào chế độ quy định tại Thông tư số 118/2004/TT-BTC ngày 8/12/2004 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ hội nghị đối với các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp, Thủ trưởng đơn vị sau khi thống nhất trong đơn vị xây dựng quy chế quản lý và mức thanh toán công tác phí cho cán bộ viên chức đi công tác, theo một trong hai hình thức sau:
- Thực hiện theo các nội dung quy định tại Thông tư số 118/2004/TT-BTC ngày 8/12/2004 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ hội nghị đối với các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp; riêng đối với đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm chi phí hoạt động, đơn vị tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động, đơn vị được quyết định mức chi cao hơn hoặc thấp hơn theo quy định.
- Căn cứ tính chất công việc, mức sử dụng của các năm trước, tuỳ theo từng đối tượng cụ thể đơn vị xây dựng mức khoán công tác phí tháng hoặc chuyến (bao gồm tiền tàu xe đi lại, phụ cấp công tác phí, tiền thuê chỗ ở nơi đến công tác, chi phí khác), chứng từ để thanh toán công tác phí cho cán bộ viên chức đi công tác là: Giấy đi đường có ký duyệt của Thủ trưởng cơ quan cử cán bộ đi công tác và xác nhận của cơ quan nơi cán bộ đến công tác.
b) Chi tiêu hội nghị và tiếp khách: căn cứ vào chế độ hiện hành của nhà nước, đơn vị quy định mức chi hội nghị do đơn vị tổ chức; quy định cụ thể đối tượng và mức chi tiếp khách đến giao dịch với đơn vị.
c) Sử dụng văn phòng phẩm: Căn cứ mức sử dụng văn phòng phẩm của từng cán bộ, viên chức, hoặc từng phòng, ban, bộ phận (bút viết, giấy in, giấy phô tô, mực in, mực phôtôcopy, cặp đựng tài liệu…) của các năm trước, đơn vị có thể xây dựng mức khoán bằng hiện vật cho từng cá nhân, phòng, ban, bộ phận hoặc khoán bằng tiền trên cơ sở mức khoán bằng hiện vật;
d) Về sử dụng điện thoại:
- Về sử dụng điện thoại tại công sở: căn cứ thực tế sử dụng điện thoại tại cơ quan trong các năm trước đơn vị xây dựng mức khoán kinh phí thanh toán cước phí sử dụng điện thoại đơn vị phù hợp với từng phòng, ban, bộ phận…
- Về sử dụng điện thoại công vụ tại nhà riêng và điện thoại di động: Tiêu chuẩn trang bị điện thoại và chi phí mua máy điện thoại, chi phí lắp đặt và hòa mạng đơn vị thực hiện theo đúng quy định hiện hành của nhà nước. Riêng mức thanh toán tiền cước phí điện thoại, đơn vị tự bảo đảm chi phí hoạt động và đơn vị tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động, chi phí điện thoại có thể xây dựng mức cao hơn hoặc thấp hơn so với quy định, nhưng mức thanh toán tiền cước sử dụng điện thoại tối đa không quá 200.000 đồng/máy/tháng đối với điện thoại cố định tại nhà riêng và 400.000 đồng/máy/tháng đối với điện thoại di động.
Đối với trường hợp không đủ tiêu chuẩn trang bị điện thoại cố định tại nhà riêng và điện thoại di động theo quy định trên, nhưng trong thực tế xét thấy cần thiết phải trang bị để phục vụ công việc chung thì Thủ trưởng đơn vị được quyết định việc cấp tiền để thanh toán tiền cước phí sử dụng điện thoại cho phù hợp (riêng tiền mua máy, chi phí lắp đặt và hòa mạng máy do cá nhân phải tự thanh toán). Đối với đơn vị sự nghiệm bảo đảm chi phí hoạt động, đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động: Mức thanh toán tiền cước sử dụng điện thoại tối đa không quá 200.000 đồng/máy/tháng đối với điện thoại cố định tại nhà riêng và 400.000 đồng/máy/tháng đối với điện thoại di động; Đơn vị sự nghiệp kinh phí hoạt động do ngân sách bảo đảm: Mức thanh toán tiền cước sử dụng điện thoại tối đa không quá 100.000 đồng/máy/tháng đối với điện thoại cố định tại nhà riêng và 200.000 đồng/máy/tháng đối với điện thoại di động.
Đ) Về sử dụng điện trong cơ quan:
Đơn vị xây dựng quy chế quy định về việc sử dụng điều hòa nhiệt độ, điện thắp sáng trong cơ quan; không sử dụng điện phục vụ cho nhu cầu cá nhân.
e) Về sử dụng ô tô phục vụ công tác:
Căn cứ quy định hiện hành của nhà nước, đơn vị xây dựng quy chế quy định cụ thể các đối tượng được sử dụng, xe ô tô hiện có của đơn vị hoặc thuê xe dịch vụ, không sử dụng xe ô tô phục vụ cho nhu cầu cá nhân. Quy định cụ thể việc xử lý đối với các trường hợp sử dụng xe ô tô không đúng quy định;
g) Thanh toán các khoản chi phí nghiệp vụ chuyên môn:
Chi phí nghiệp vụ chuyên môn của mỗi lĩnh vực sự nghiệp có đặc điểm riêng, trên cơ sở định mức kinh tế mỹ thuật và mức chi hiện hành, đơn vị sự nghiệp xây dựng quy chế quản lý, thanh toán các khoản chi nghiệp vụ cho phù hợp khả năng nguồn tài chính và bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao.
h) Hoạt động dịch vụ:
Các đơn vị sự nghiệp có hoạt động dịch vụ, xây dựng quy chế quản lý hoạt động dịch vụ theo nguyên tắc quản lý thống nhất; Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lý cấp trên về mọi mặt hoạt động thu chi, mức thu của các đơn vị trực thuộc.
Quy định việc sử dụng, quản lý tài sản của đơn vị trong hoạt động dịch vụ; Quy định việc trích khấu hao tài sản, duy tu và sửa chữa lớn TSCĐ dùng trong hoạt động dịch vụ; cụ thể hóa quy định nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật đối với các đơn vị trực thuộc.
Đối với quy chế quản lý hoạt động dịch vụ đơn vị có thể xây dựng quy chế khoán thu, khoán chi đối với các đơn vị trực thuộc nhưng phải bảo đảm đầy đủ chứng từ kế toán theo quy định của pháp luật; Quy định tỷ lệ trích nộp của cho đơn vị trực thuộc, đối với đơn vị để thực hiện các nhiệm vụ chung và được tính vào chi phí của hoạt động dịch vụ của đơn vị trực thuộc, đảm bảo nguyên tắc phù hợp với chi phí chung của đơn vị.
Khi xây dựng dự toán và trong quá trình hoạt động dịch vụ đơn vị phải xác định đầy đủ các yếu tố chi phí, bảm đảm nguyên tắc bù đắp được chi phí và có tích lũy.
i) Quy định mua sắm tài sản nhà nước tại đơn vị:
Quy định cụ thể việc mua sắm, bảo dưỡng thường xuyên tài sản, thanh lý tài sản của đơn vị;
k) Dự kiến chênh lệch thu lớn hơn chi năm kế hoạch: để dự kiến chi trả thu nhập tăng thêm và trích lập các quỹ; Xây dựng phương án trả lương, trả thu nhập tăng thêm cho cán bộ viên chức theo quy định của Thông tư.
l) Về trả thu nhập cho cán bộ, viên chức:
- Về trả tiền lương ngạch bậc và các khoản phụ cấp theo lương (nếu có): Căn cứ vào chế độ tiền lương ngạch, bậc và các khoản phụ cấp theo lương (nếu có), hệ số lương theo tiêu chuẩn chức danh viên chức, hiệu quả công việc của từng cán bộ, viên chức đơn vị sự nghiệp, đơn vị xây dựng quy chế chi trả tiền lương cho từng cán bộ, viên chức.
- Về trả thu nhập tăng thêm: Căn cứ vào kết quả tài chính của năm trước và khả năng của năm kế hoạch, đơn vị xây dựng phương án chi trả thu nhập tăng thêm cho người lao động của đơn vị gồm lao động trong biên chế, lao động hợp đồng từ 1 năm trở lên; phương án trả thu nhập tăng thêm cho cá nhân theo nguyên tắc người nào có hiệu quả công tác cao, có đóng góp nhiều cho việc tăng thu, tiết kiệm chi được hưởng cao hơn và ngược lại; phương án trả thu nhập tăng thêm dựa trên lương cấp bậc chức vụ, hiệu suất công tác của từng cán bộ, phòng, ban đơn vị trực thuộc được phân công theo bình bầu A,B,C… để từ đó xây dựng hệ số trả thu nhập tăng thêm cho cán bộ, viên chức trong đơn vị cho phù hợp.
m) Tạm ứng chi trước thu nhập tăng thêm trong năm:
Căn cứ quy định tại Thông tư và khả năng nguồn chênh lệch thu chi của từng quý đơn vị quy định cụ thể tạm chi trước thu nhập tăng thêm hàng tháng hoặc quý cho người lao động với nguyên tắc mức tạm ứng hàng quý không vượt quá 40% chênh lệch thu chi đơn vị xác định được theo từng quý (đối với đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm chi phí hoạt động, đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động), không quá 50% số kinh phí có thể tiết kiệm được một quý (đối với đơn vị sự nghiệp do ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động).
o) Quy định trích lập và sử dụng các quỹ:
Căn cứ quy định tại Nghị định và Thông tư hướng dẫn, đơn vị xây dựng quy chế trích lập và sử dụng cụ thể của từng quỹ; gồm:
- Đối với đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm chi phí hoạt động và đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động:
+ Quy định cơ chế trích lập quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp: từ các hoạt động dịch vụ, tiết kiệm chi thường xuyên; Khấu hao TSCĐ dùng vào sản xuất kinh doanh.
+ Cơ chế trích lập 2 quỹ khen thưởng và phúc lợi.
+ Trích lập quỹ dự phòng ổn định thu nhập (mức trích và quy định trường hợp sử dụng quỹ).
+ Quy định cụ thể sử dụng các quỹ (đối tượng và mức chi cụ thể).
- Đối với đơn vị sự nghiệp do ngân sách bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động: đơn vị xây dựng nội dung, mức chi cụ thể về chi khen thưởng, chi phúc lợi, chi tăng cường cơ sở vật chất từ nguồn kinh phí tiết kiệm và chênh lệch thu chi dịch vụ.
p) Quy định việc xử lý vi phạm đối với các trường hợp khi sử dụng vượt mức khoán; tiêu chuẩn, định mức quy định.
PHỤ LỤC SỐ 02
PHƯƠNG ÁN TỰ CHỦ, TỰ CHỊU TRÁCH NHIỆM VỀ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP
(Dùng cho đơn vị sự nghiệp cấp III báo cáo cơ quan quản lý cấp trên)
- Căn cứ quyết định số … của cơ quan chủ quản quy định chức năng, nhiệm vụ của đơn vị;
- Căn cứ quyết định số … của cơ quan chủ quản giao chỉ tiêu biên chế;
- Căn cứ QĐ số … của cơ quan chủ quản giao nhiệm vụ của năm…, chi tiết từng nhiệm vụ được giao;
Đơn vị triển khai tổ chức, bộ máy để thực hiện nhiệm vụ được giao như sau: trong đó nêu rõ các đơn vị trực thuộc, số biên chế và lao động hợp đồng;
- Căn cứ Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính; Thông tư số 71/2006/TT-BTC ngày 9/8/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp có thu.
1. Về nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế: Trong đó nêu rõ nhiệm vụ, tổ chức, bộ máy để thực hiện nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao; giao nhiệm vụ cho các đơn vị trực thuộc, số biên chế, lao động;
2. Về dự toán thu, chi:
a) Biểu số liệu (biểu số 2 đính kèm), trong đó nêu rõ:
- Về mức thu sự nghiệp:
+ Các khoản phí, lệ phí: thu theo quyết định số…
+ Các khoản thu do đơn vị tự quyết định: nêu cụ thể.
+ Thực hiện chính sách miễn giảm theo quy định: nêu cụ thể.
b) Căn cứ vào dự toán thu, chi năm đầu thời kỳ ổn định và nội dung hướng dẫn tại Thông tư số 71/2006/TT-BTC ngày 9/8/2006 của Bộ Tài chính đơn vị xác định phân loại đơn vị sự nghiệp và số kinh phí ngân sách nhà nước cấp (nếu có).
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(ký tên đóng dấu)
BIỂU KÈM THEO PHỤ LỤC SỐ 02
DỰ TOÁN THU, CHI NSNN NĂM…
(Kèm theo phương án tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập)
Số TT
Nội dung
Năm trước liền kề
Năm đầu giai đoạn ổn định phân loại
Dự toán
Ước TH
A
Thu, chi thường xuyên
I
Thu sự nghiệp: *
1
- Số phí, lệ phí được để lại chi theo quy định
2
Thu hoạt động dịch vụ
3
Thu khác
II
Chi thường xuyên:
1
Chi thường xuyên phục vụ nhiệm vụ được giao
2
Chi phục vụ cho công tác thu phí, lệ phí
3
Chi hoạt động dịch vụ
(Bao gồm thực hiện nghĩa vụ với NSNN, khấu hao cơ bản)
III
Chênh lệch đề nghị NSNN cấp (I-II)
B
Chi NSNN không thường xuyên
1
Chi mua sắm, sửa chữa TSCĐ theo dự án được duyệt
2
Chi nghiên cứu khoa học và công nghệ cấp nhà nước, cấp Bộ
3
Chi thực hiện chương trình đào tạo
4
Chi thực hiện các CTMTQG
5
Chi thực hiện các nhiệm vụ Nhà nước đặt hàng
6
Chi thực hiện tinh giản biên chế (nếu có)
7
Chi ĐTXDCB
8
Chi đối ứng các dự án
9
Chi khác (nếu có)
* Chi tiết theo phụ lục (1) kèm theo
DỰ TOÁN THU, CHI PHÍ, LỆ PHÍ VÀ HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ
(Phụ lục kèm theo biểu số 02)
Đơn vị: Nghìn đồng
STT
Nội dung
Tổng thu
Nộp NSNN
Được để lại chi
Năm trước liền kề
Năm đầu ổn định phân loại
Năm trước liền kề
Năm đầu ổn định phân loại
Năm trước liền kề
Năm đầu ổn định phân loại
Dự toán
Ước TH
Dự toán
Ước TH
Dự toán
Ước TH
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
I
Phí, lệ phí
Chi tiết theo từng loại phí, lệ phí
1
+ Phí A
2
+ Phí B
3
+ ………..
II
Hoạt động dịch vụ
Chi tiết theo từng loại dịch vụ
1
+ Dịch vụ A
2
+ Dịch vụ B
3
+ ………..
PHỤ LỤC 2.1
DỰ TOÁN THU, CHI PHÍ, LỆ PHÍ VÀ HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ
Đơn vị: nghìn đồng
Số TT
Nội dung
Tổng thu
Nộp NSNN
Được để lại chi
I
Phí, lệ phí:
Chi tiết từng loại phí, lệ phí
II
Hoạt động dịch vụ
Chi tiết từng loại dịch vụ
PHỤ LỤC SỐ 03
Cơ quan chủ quản:
Số……
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------
……, Ngày…… tháng…… năm 200…
BIỂU TỔNG HỢP DỰ TOÁN THU, CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CỦA CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÓ THU NĂM 200……..
(Dùng cho đơn vị dự toán cấp II báo cáo cấp I, Cấp I tổng hợp gửi cơ quan tài chính cùng cấp)
Số TT
Tên đơn vị
Tổng số đơn vị sự nghiệp
Dự toán thu sự nghiệp
Dự toán chi thường xuyên
NSNN cấp chi thường xuyên
Tổng số
Phí, lệ phí phần để lại chi (*1)
Thu sản xuất dịch vụ (2*)
Thu sự nghiệp khác (3*)
Tổng số
Chi TX phục vụ nhiệm vụ được giao
Chi phục vụ công tác thu phí, lệ phí
Chi hoạt động dịch vụ
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11=7-3
Tổng số
1
Đơn vị tự đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên
1
Loại………
+ Đơn vị…….…
2
Loại………
+ Đơn vị…….…
II
Đơn vị tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động thường xuyên
1
Loại………
+ Đơn vị…….…
2
Loại………
+ Đơn vị…….…
III
Đơn vị sự nghiệp kinh phí hoạt động do ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ
1
Loại………
+ Đơn vị…….…
2
Loại………
+ Đơn vị…….…
Người lập biểu
(Ký tên)
Thủ trưởng đơn vị dự toán cấp I
(Ký tên, đóng dấu)
Ghi chú:
- (1*): Cột 4 = số liệu tại biểu phụ lục số 2 (phần A mục I khoản 1 - cột 2).
- (2*): Cột 5 = số liệu tại biểu phụ lục số 2 (phần A mục I khoản 2 - cột 2).
- (3*): Cột 6 = số liệu tại biểu phụ lục số 2 (phần A mục I khoản 3 - cột 2).
Phụ lục số 04
CƠ QUAN CHỦ QUẢN…
*******
Số: /
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------
……, Ngày tháng năm
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC GIAO QUYỀN TỰ CHỦ, TỰ CHỊU TRÁCH NHIỆM VỀ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP
BỘ TRƯỞNG BỘ (CHỦ TỊCH UBNN CÁC CẤP)…
- Căn cứ Nghị định (Quyết định) số…… ngày…… của…… về nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của…
- Căn cứ Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập;
- Căn cứ vào ý kiến của (Cơ quan Tài chính…) tại văn bản số……. ngày / /200 về phân loại đơn vị sự nghiệp và mức NSNN cấp;
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính cho đơn vị…
Điều 2. Đơn vị được phân loại đơn vị sự nghiệp…; Kinh phí ngân sách cấp bảo đảm chi hoạt động thường xuyên năm 200 của đơn vị là … đồng (nếu là đơn vị tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động; đơn vị sự nghiệp kinh phí hoạt động do ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ);
Điều 3. Căn cứ vào phân loại đơn vị sự nghiệp trên và kinh phí ngân sách nhà nước cấp bảo đảm chi hoạt động thường xuyên, Thủ trưởng đơn vị có trách nhiệm tổ chức thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính theo quy định.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Cơ quan TC đồng cấp;
- KBNN nơi đơn vị giao dịch;
- Lưu VT,…
THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN
(Ký tên, đóng dấu)
Đơn vị:…
Phụ lục số 05
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------
BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN QUYỀN TỰ CHỦ, TỰ CHỊU TRÁCH NHIỆM VỀ TÀI CHÍNH THEO NGHỊ ĐỊNH SỐ 43/2006/NĐ-CP NGÀY 25/4/2006 CỦA CHÍNH PHỦ
(Dùng cho các đơn vị dự toán cấp III báo cáo đơn vị dự toán cấp trên)
I. Đánh giá chung:
1. Về tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao:
- Khối lượng công việc hoàn thành trong năm;
- Chất lượng các công việc đã hoàn thành được duyệt hoặc chấp nhận;
- Thời hạn hoàn thành công việc;
- Tình hình chấp hành chính sách chế độ và các quy định về tài chính;
- Thực hiện các nhiệm vụ sự nghiệp đặc thù của đơn vị.
2. Về tổ chức bộ máy:
3. Về thực hiện các chỉ tiêu về tài chính, gồm:
- Về mức thu sự nghiệp:
- Các khoản phí, lệ phí: thu theo quyết định số…
- Các khoản thu do đơn vị tự quyết định: nêu cụ thể
- Thực hiện chính sách miễn giảm theo quy định: nêu cụ thể
II. Đánh giá cụ thể:
1. Về biên chế:
- Tổng số biên chế đầu năm………………………… người
- Số lao động có mặt………………………………… người
2. Về tổ chức bộ máy:
- Số Phòng, Ban, Trung tâm trực thuộc hiện có đầu năm báo cáo:………
- Số Phòng, Ban, Trung tâm trực thuộc hiện có cuối năm báo cáo:………
3. Về kinh phí:
a) Kinh phí chi hoạt động: Trong đó:
- Kinh phí giao ổn định (đối với đơn vị SN tự bảo đảm một phần chi phí; đơn vị SN do ngân sách nhà nước bảo đảm kinh phí hoạt động)…….. đồng, trong đó:
+ Số kinh phí thực hiện:……………………………. đồng
+ Số kinh phí tiết kiệm được:………………………. đồng
+ Tỷ lệ kinh phí tiết kiệm được so với kinh phí được giao:…..%
- Kinh phí không thực hiện tự chủ………………….. đồng
b) Thu sự nghiệp:
- Dự toán giao:
- Số thực hiện:
c) Chênh lệch thu chi thường xuyên:
d) Phân phối sử dụng kinh phí tiết kiệm và chênh lệch thu chi:
- Trích lập quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp
- Trích lập quỹ ổn định thu nhập, quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi
- Tổng thu nhập tăng thêm của người lao động:…….. đồng
Trong đó:
+ Thu nhập tăng thêm bình quân của người lao động:………đ/tháng; hệ số tăng thu nhập bình quân:……. lần.
+ Người có thu nhập tăng thêm cao nhất:…………….đ/tháng
+ Người có thu nhập tăng thêm thấp nhất:…………….đ/tháng
5. Những khó khăn, tồn tại, kiến nghị:
Người lập báo cáo
(Ký tên)
… Ngày…… tháng……năm……
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký tên đóng dấu)
Đơn vị:…
Phụ lục số 06
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------
BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN QUYỀN TỰ CHỦ, TỰ CHỊU TRÁCH NHIỆM VỀ TÀI CHÍNH THEO NGHỊ ĐỊNH SỐ 43/2006/NĐ-CP NGÀY 25/4/2006 CỦA CHÍNH PHỦ
(Dùng cho: Các đơn vị dự toán cấp II báo cáo đơn vị dự toán cấp I, đơn vị dự toán cấp I báo cáo cơ quan Tài chính cùng cấp, các địa phương báo cáo Thủ tướng Chính phủ)
I. Đánh giá chung:
Tình hình triển khai thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định tại Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006 của Chính phủ.
II. Đánh giá cụ thể:
1. Đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ nhà nước của các đơn vị sự nghiệp.
2. Đánh giá tình hình triển khai Nghị định số 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 25/4/2006:
- Tổng số đơn vị SN:
- Số đơn vị thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP (chi tiết theo biểu đính kèm).
3. Tình hình xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ của các đơn vị sự nghiệp:
4. Tình hình thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính các đơn vị.
5. Tình hình thu nhập người lao động:
- Số đơn vị có hệ số tăng thu nhập dưới 1 lần……………… đơn vị
- Số đơn vị có hệ số tăng thu nhập từ trên 1 – 2 lần………… đơn vị
- Số đơn vị có hệ số tăng thu nhập từ trên 2 – 3 lần…………. đơn vị
- Số đơn vị có hệ số tăng thu nhập từ trên 3 lần trở lên………. đơn vị
- Đơn vị có người thu nhập tăng thêm cao nhất là ….. đ/tháng (tên đơn vị);
- Đơn vị có người thu nhập tăng thêm thấp nhất là ….. đ/tháng (tên đơn vị).
6. Các biện pháp thực hành tiết kiệm và tăng thu:
7. Những khó khăn, tồn tại, kiến nghị:
Người lập báo cáo
(Ký tên)
… Ngày…… tháng……năm……
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký tên đóng dấu) | {
"issuing_agency": "Bộ Tài chính",
"promulgation_date": "09/08/2006",
"sign_number": "71/2006/TT-BTC",
"signer": "Đỗ Hoàng Anh Tuấn",
"type": "Thông tư"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Lao-dong-Tien-luong/Thong-tu-15-2006-TT-BLDTBXH-che-do-tien-luong-Tong-cong-ty-Dau-tu-Kinh-doanh-von-nha-nuoc-huong-dan-181-2006-QD-TTg-14358.aspx | Thông tư 15/2006/TT-BLĐTBXH chế độ tiền lương Tổng công ty Đầu tư Kinh doanh vốn nhà nước hướng dẫn 181/2006/QĐ-TTg mới nhất | BỘ LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH
VÀ XÃ HỘI
******
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
Số: 15/2006/TT-BLĐTBXH
Hà Nội, ngày 25 tháng 09 năm 2006
THÔNG TƯ
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 181/2006/QĐ-TTG NGÀY 9 THÁNG 8 NĂM 2006 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ CHẾ ĐỘ TIỀN LƯƠNG ĐỐI VỚI TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ VÀ KINH DOANH VỐN NHÀ NƯỚC
Căn cứ Quyết định số 181/2006/QĐ-TTg ngày 9 tháng 8 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ tiền lương đối với Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện như sau:
I. ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG.
Đối tượng áp dụng là viên chức quản lý và người lao động làm việc tại Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước, bao gồm:
1. Thành viên Hội đồng quản trị, Thành viên Ban kiểm soát Tổng công ty;
2. Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc và Kế toán trưởng Tổng công ty (không kể Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc và Kế toán trưởng làm việc theo hợp đồng);
3. Trưởng phòng, phó trưởng phòng Tổng công ty; Giám đốc, Phó giám đốc và Kế toán trưởng các công ty thành viên; Trưởng, phó trưởng các Chi nhánh và Văn phòng đại diện trực thuộc Tổng công ty;
4. Người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động quy định tại Nghị định số 44/2003/NĐ-CP ngày 9 tháng 5 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về hợp đồng lao động;
II. CHUYỂN XẾP LƯƠNG.
Việc chuyển xếp lương theo thang lương, bảng lương quy định tại Nghị định số 205/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ được quy định như sau:
1. Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên chuyên trách Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc, Kế toán trưởng Tổng công ty được xếp lương theo bảng lương của thành viên chuyên trách Hội đồng quản trị và bảng lương của Tổng Giám đốc, Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng công ty nhà nước hạng đặc biệt.
Riêng đối với thành viên chuyên trách Hội đồng quản trị, nếu giữ chức vụ Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị thì xếp vào bậc 2 của thành viên Hội đồng quản trị và khi đủ điều kiện nâng bậc lương thì được vận dụng xếp vào bậc 1/2 của chức danh Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty.
2. Giám đốc, Phó giám đốc và Kế toán trưởng các công ty thành viên (hạch toán độc lập và hạch toán phụ thuộc) xếp lương theo hạng công ty (từ hạng I đến hạng III), bảng lương của Giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng.
Trong thời gian chưa xây dựng được tiêu chuẩn xếp hạng, tạm thời xếp lương theo công ty nhà nước hạng II hoặc hạng III theo quy định tại điểm a, khoản 1, mục II Thông tư số 23/2005/TTLT-BLĐTTBXH-BTC ngày 31 tháng 8 năm 2005 của Liên tịch Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Bộ Tài chính.
3. Việc chuyển xếp lương đối với các chức danh quy định tại khoản 1 và 2, mục II Thông tư này thực hiện theo quy định tại mục III Thông tư số 23/2005/TTLT-BLĐTTBXH-BTC nêu trên.
4. Các thành viên không chuyên trách Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát (không kể Trưởng Ban kiểm soát) được hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc theo quy định tại Thông tư số 03/2005/TT-BLĐTBXH ngày 05 tháng 01 năm 2005 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
5. Trưởng phòng, phó trưởng phòng; Thành viên Ban kiểm soát (không kể Trưởng ban kiểm soát); Trưởng, phó trưởng các Chi nhánh và Văn phòng đại diện trực thuộc Tổng công ty; Viên chức chuyên môn, nghiệp vụ, nhân viên thừa hành phục vụ căn cứ vào công việc được giao, tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ viên chức, nhân viên để xếp lương vào ngạch, bậc theo bảng lương viên chức chuyên môn, nghiệp vụ và bảng lương nhân viên thừa hành, phục vụ.
Trưởng phòng, phó trưởng phòng; Trưởng, phó trưởng các Chi nhánh và Văn phòng đại diện trực thuộc Tổng công ty còn được hưởng phụ cấp giữ chức vụ trưởng phòng, phó trưởng phòng công ty nhà nước hạng đặc biệt.
6. Công nhân, nhân viên trực tiếp sản xuất kinh doanh, căn cứ vào công việc được giao, tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật công nhân để xếp lương tương ứng vào bậc của các thang lương, bảng lương cho phù hợp với công việc đảm nhận.
7. Đối với người lao động làm việc ở khu vực khác chuyển đến làm việc tại Tổng công ty, việc chuyển xếp lương theo hướng dẫn tại điểm b, khoản 2, mục II Thông tư số 19/2000/TT-BLĐTBXH ngày 7 tháng 8 năm 2000 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội.
III. QUẢN LÝ TIỀN LƯƠNG VÀ THU NHẬP:
Việc quản lý tiền lương và thu nhập được quy định như sau:
1. Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên chuyên trách Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc Tổng công ty; Giám đốc các công ty thành viên hạch toán độc lập áp dụng chế độ tiền lương, tiền thưởng và chế độ trách nhiệm theo quy định tại Nghị định số 207/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ và Thông tư số 08/2005/TT-BLĐTBXH ngày 5 tháng 01 năm 2005 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội.
2. Thành viên Ban kiểm soát (không kể Trưởng ban Kiểm soát), Phó Tổng Giám đốc, Kế toán trưởng Tổng công ty; Phó giám đốc và Kế toán trưởng các công ty thành viên hạch toán độc lập; Giám đốc, Phó giám đốc và Kế toán trưởng các công ty thành viên hạch toán phụ thuộc và Trưởng, Phó trưởng các chi nhánh, văn phòng đại diện trực thuộc Tổng công ty và người lao động làm việc theo hợp đồng lao động áp dụng quản lý lao động, tiền lương và thu nhập theo quy định tại Nghị định số 206/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ và Thông tư số 07/2005/TT-BLĐTBXH ngày 5 tháng 01 năm 2005 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội.
3. Trong 2 năm từ 2006 đến 2007, quỹ tiền lương hàng năm được quy định như sau:
a) Quỹ tiền lương của các chức danh tại khoản 2, mục III Thông tư này không theo đơn giá tiền lương, mà được xác định trên cơ sở số lao động (quỹ tiền lương kế hoạch được xác định theo số lao động kế hoạch, quỹ tiền lương thực hiện được xác định theo số lao động thực tế sử dụng bình quân), hệ số lương và phụ cấp lương bình quân, mức lương tối thiểu chung và hệ số điều chỉnh tăng thêm trước ngày 01 tháng 10 năm 2006 không quá 2 lần so với mức lương tối thiểu chung quy định tại Điều 4 Nghị định số 206/2004/NĐ-CP nêu trên, từ ngày 01 tháng 10 năm 2006 trở đi không quá 1,34 lần so với mức lương tối thiểu chung quy định tại Điều 4 Nghị định số 94/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ.
Số lao động kế hoạch và số lao động thực tế sử dụng bình quân được xác định theo hướng dẫn tại Thông tư số 06/2005/TT-BLĐTBXH ngày 5 tháng 01 năm 2005 và Thông tư số 08/1998/TT-BLĐTBXH ngày 5 tháng 5 năm 1998 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội.
b) Quỹ tiền lương của các chức danh tại khoản 1, mục III Thông tư này được xác định theo quy định tại Nghị định số 207/2004/NĐ-CP và Thông tư số 08/2005/TT-BLĐTBXH nêu trên.
c) Khi áp dụng hệ số điều chỉnh tăng thêm để tính quỹ tiền lương năm 2006 và năm 2007 chưa tính đến các điều kiện về năng suất lao động và lợi nhuận quy định tại Điều 4 Nghị định số 206/2004/NĐ-CP nêu trên.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
1. Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước có trách nhiệm:
a) Quyết định chuyển xếp lương đối với Tổng giám đốc, Phó Tổng Giám đốc, Kế toán trưởng, thành viên Ban kiểm soát Tổng công ty (không kể Trưởng ban Kiểm soát), Giám đốc, Phó giám đốc và Kế toán trưởng các công ty thành viên và người lao động làm việc theo hợp đồng lao động;
b) Đề nghị Bộ Tài chính quyết định xếp lương đối với Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên chuyên trách Hội đồng quản trị Tổng công ty;
c) Xây dựng quỹ tiền lương kế hoạch theo quy định tại khoản 3, mục III Thông tư này, gửi Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội và Bộ Tài chính thẩm định trước khi thực hiện;
d) Xây dựng đơn giá tiền lương và quỹ tiền lương của Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên chuyên trách Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc Tổng công ty và Giám đốc các công ty thành viên hạch toán độc lập, báo cáo Liên Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính thẩm định từ năm 2008 trở đi.
đ) Xây dựng tiêu chuẩn xếp hạng theo hướng dẫn tại Thông tư số 23/2005/TTLT-BLĐTTBXH-BTC nêu trên và đề nghị Liên Bộ ban hành để xếp hạng chính thức đối với các công ty thành viên;
e) Thực hiện chế độ cáo cáo tình hình lao động, tiền lương và thu nhập theo đúng quy định của Chính phủ đối với công ty nhà nước.
2. Bộ Tài chính có trách nhiệm:
a) Xem xét, quyết định chuyển xếp lương đối với Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên chuyên trách Hội đồng quản trị Tổng công ty;
b) Phối hợp với Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội thẩm định đơn giá tiền lương và phê duyệt quỹ tiền lương kế hoạch của Tổng công ty từ năm 2008 trở đi.
3. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Trong quá trình thực hiện có gì vướng mắc, đề nghị Bộ Tài chính và Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước phản ánh về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét, giải quyết./.
Nơi nhận:
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ;
- Văn phòng Trung ương;
- Các Bộ, các cơ quan ngang Bộ,
các cơ quan trực thuộc CP;
- UBND Tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Toà án nhân dân tối cao;
- Cơ quan TW các đoàn thể và các Hội;
- Sở Tài chính- Vật giá tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Sở LĐTBXH tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Các Tổng công ty hạng đặc biệt
- Đăng công báo;
- Lưu VP, Vụ TLTC Bộ LĐTBXH.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Lê Duy Đồng | {
"issuing_agency": "Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội",
"promulgation_date": "25/09/2006",
"sign_number": "15/2006/TT-BLĐTBXH",
"signer": "Lê Duy Đồng",
"type": "Thông tư"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-nguyen-Moi-truong/Quyet-dinh-2566-QD-UBND-2017-nganh-nghe-co-nguy-co-xay-ra-o-nhiem-moi-truong-Binh-Duong-399257.aspx | Quyết định 2566/QĐ-UBND 2017 ngành nghề có nguy cơ xảy ra ô nhiễm môi trường Bình Dương | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH DƯƠNG
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 2566/QĐ-UBND
Bình Dương, ngày 26 tháng 9 năm 2017
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH DANH MỤC CÁC NGÀNH NGHỀ, VÙNG, ĐỊA ĐIỂM CÓ NGUY CƠ XẢY RA Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG, SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VÀ CÁC GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA, XỬ LÝ
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 23 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Chỉ thị số 25/CT-TTg ngày 31 tháng 8 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách về bảo vệ môi trường;
Căn cứ Quyết định số 3450/QĐ-UBND ngày 28 tháng 12 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Kế hoạch bảo vệ môi trường tỉnh Bình Dương giai đoạn 2016-2020;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số: 505/TTr-STNMT ngày 25 tháng 7 năm 2017,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Danh mục các ngành nghề, vùng, địa điểm có nguy cơ xảy ra ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường trên địa bàn tỉnh và các giải pháp phòng ngừa, xử lý.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; Các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- TT.TU, TT. HĐND tỉnh;
- CT, PCT UBND tỉnh;
- UBMTTQVN tỉnh;
- Như Điều 3;
- Báo, Đài PTTH Bình Dương;
- Website tỉnh;
- LĐVP (Lg, Th), CV, TH, HCTC;
- Lưu: VT.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH THƯỜNG TRỰC
Mai Hùng Dũng
DANH MỤC
CÁC NGÀNH NGHỀ, VÙNG, ĐỊA ĐIỂM CÓ NGUY CƠ XẢY RA Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG, SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VÀ CÁC GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA, XỬ LÝ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2566/QĐ-UBND ngày 26/9/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh)
I. CƠ SỞ PHÁP LÝ
Danh mục các ngành nghề, vùng, địa điểm có nguy cơ ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường trên địa bàn tỉnh và các giải pháp phòng ngừa, xử lý được xây dựng dựa trên các cơ sở pháp lý sau đây:
- Luật Bảo vệ môi trường ngày 23 tháng 6 năm 2014;
- Quyết định số 554/QĐ-UBND ngày 22 tháng 02 năm 2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Kế hoạch tổng thể ứng cứu sự cố môi trường giai đoạn 2011 - 2020;
- Chỉ thị số 25/CT-TTg ngày 31 tháng 8 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách về bảo vệ môi trường;
- Thông tư số 02/2009/TT-BTNMT ngày 19 tháng 3 năm 2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải của Nguồn nước;
- Chương trình số 24-Ctr/TU ngày 16 tháng 8 năm 2016 của Tỉnh ủy về tiếp tục phát triển dịch vụ chất lượng cao phục vụ phát triển công nghiệp và đô thị tỉnh Bình Dương, giai đoạn 2016 - 2020;
- Quyết định số 3450/QĐ-UBND ngày 28 tháng 12 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Kế hoạch bảo vệ môi trường tỉnh Bình Dương giai đoạn 2016-2020;
- Quyết định số 3242/QĐ-UBND ngày 24 tháng 11 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh về ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình số 24-Ctr/TU ngày 16 tháng 8 năm 2016 của Tỉnh ủy về tiếp tục phát triển dịch vụ chất lượng cao phục vụ phát triển công nghiệp và đô thị tỉnh Bình Dương, giai đoạn 2016 - 2020;
- Chỉ thị số 30/CT-UBND ngày 19 tháng 12 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc đẩy mạnh thực hiện Kế hoạch bảo vệ môi trường tỉnh Bình Dương giai đoạn 2016 - 2020 và triển khai thực hiện Chỉ thị số 25/CT-TTg ngày 31 tháng 8 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách về bảo vệ môi trường;
- Các mục tiêu cụ thể thời kỳ 2016 - 2020 của Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ lần thứ X Đảng bộ tỉnh Bình Dương, các định hướng Quy hoạch về sử dụng đất, quy hoạch phát triển công nghiệp, xây dựng, nông nghiệp tỉnh Bình Dương.
II. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích:
- Xác định danh mục các ngành nghề, vùng, địa điểm có nguy cơ ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường, làm cơ sở để định hướng phát triển công nghiệp và đô thị trên địa bàn tỉnh Bình Dương trong giai đoạn 2016 - 2020 cũng như trong các giai đoạn tiếp theo;
- Đề xuất các giải pháp nhằm cải thiện chất lượng môi trường, chủ động phòng ngừa, ứng phó với các sự cố môi trường trong quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa trên địa bàn tỉnh.
2. Yêu cầu:
- Các ngành, các cấp, các doanh nghiệp và cộng đồng dân cư nhận thức được đầy đủ về diễn biến và nguy cơ ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường trong quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa trên địa bàn tỉnh;
- Các ngành, các cấp cần phối hợp triển khai thực hiện đồng bộ, kịp thời các giải pháp nhằm cải thiện chất lượng môi trường, phòng ngừa, ứng phó với các sự cố môi trường trên địa bàn tỉnh.
III. DANH MỤC CÁC NGÀNH NGHỀ, VÙNG, ĐỊA ĐIỂM CÓ NGUY Cơ XẢY RA Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG, SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG
1. Danh mục các ngành nghề có nguy cơ xảy ra ô nhiễm môi trường, sự cố ô nhiễm môi trường:
1.1. Ngành sản xuất hóa chất cơ bản;
1.2. Ngành sản xuất phân bón, hóa chất bảo vệ thực vật;
1.3. Ngành tái chế, kinh doanh phế liệu; xử lý, tái chế chất thải;
1.4. Ngành dệt nhuộm;
1.5. Ngành thuộc da;
1.6. Ngành công nghiệp luyện thép, luyện kim, gia công xi mạ;
1.7. Ngành sản xuất giấy, bột giấy từ nguyên liệu thô và giấy phế liệu;
1.8. Ngành chế biến gỗ (chế biến gỗ, dăm gỗ từ gỗ tự nhiên; sản xuất ván ép; sản xuất đồ gỗ);
1.9. Ngành chế biến mủ cao su thiên nhiên;
1.10. Ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm theo quy mô công nghiệp;
1.11. Ngành giết mổ gia súc, gia cầm;
1.12. Ngành sản xuất sơn (chứa dung môi có nguy cơ cháy nổ).
2. Danh mục các vùng, địa điểm có nguy cơ ô nhiễm môi trường:
2.1. Vùng, địa điểm có nguy cơ ô nhiễm môi trường nước mặt:
2.1.1. Sông Thị Tính và các chi lưu (suối Đồng Sổ, suối Bà Lăng, suối Bến Ván, suối Bến Củi...) trên địa bàn thị xã Bến Cát và huyện Bàu Bàng;
2.1.2. Suối Cát trên địa bàn thị xã Thuận An và thành phố Thủ Dầu Một;
2.1.3. Rạch Chòm Sao và suối Đờn trên địa bàn thị xã Thuận An;
2.1.4. Rạch Vĩnh Bình trên địa bàn thị xã Thuận An;
2.1.5. Suối Cái và các chi lưu (suối Ông Đông, suối Bưng Cù, suối Bến Soài, kênh Tân Vĩnh Hiệp) trên địa bàn thị xã Tân Uyên;
2.1.6. Suối Cầu trên địa bàn thị xã Tân Uyên;
2.1.7. Suối Siệp trên địa bàn thị xã Dĩ An.
2.2. Vùng, địa điểm có nguy cơ ô nhiễm môi trường nước dưới đất:
2.2.1. Khu vực phường Bình Chuẩn, Thuận Giao và An Phú của thị xã Thuận An;
2.2.2. Khu vực các phường Khánh Bình và Tân Hiệp của thị xã Tân Uyên;
2.2.3. Khu vực xã An Tây, An Điền của thị xã Bến Cát.
2.3. Vùng, địa điểm có nguy cơ ô nhiễm môi trường không khí:
2.3.1. Khu vực các mỏ khai thác đá tại xã Thường Tân và Tân Mỹ của huyện Bắc Tân Uyên;
2.3.2. Khu vực các mỏ khai thác đá tại xã An Bình của huyện Phú Giáo.
3. Danh mục các vùng, địa điểm có nguy cơ xảy ra sự cố môi trường
3.1. Sông Thị Tính và các chi lưu (suối Đồng Sổ, suối Bà Lăng, suối Bến Ván, suối Bến Củi...) trên địa bàn thị xã Bến Cát và huyện Bàu Bàng;
3.2. Sông Sài Gòn đoạn thuộc xã An Tây, thị xã Bến Cát;
3.3. Sông Sài Gòn đoạn thuộc phường Phú Thọ, thành phố Thủ Dầu Một;
3.4. Suối Cát trên địa bàn thị xã Thuận An và thành phố Thủ Dầu Một;
3.5. Rạch Chòm Sao, suối Đờn và rạch Vàm Búng trên địa bàn thị xã Thuận An;
3.6. Rạch Vĩnh Bình và rạch Lái Thiêu trên địa bàn thị xã Thuận An;
3.7. Suối Tân Lợi trên địa bàn huyện Bắc Tân Uyên;
3.8. Suối Cái và các chi lưu (suối Ông Đông, suối Bưng Cù, suối Bến Soài, kênh Tân Vĩnh Hiệp ) trên địa bàn thị xã Tân Uyên;
3.9. Suối Siệp trên địa bàn thị xã Dĩ An;
3.10. Rạch Bà Hiệp trên địa bàn thị xã Dĩ An;
3.11. Phường Chánh Phú Hòa của thị xã Bến Cát;
3.12. Phường Bình Thắng, thị xã Dĩ An;
3.13. Phường An Phú, thị xã Thuận An.
IV. CÁC GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA, HẠN CHẾ VÀ XỬ LÝ CÁC VÙNG, ĐỊA ĐIỂM CÓ NGUY CƠ XẢY RA Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG, SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG
1. Các giải pháp phòng ngừa và hạn chế gia tăng các vùng, địa điểm có nguy cơ xảy ra ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường:
- Tăng cường kết hợp thực hiện các yêu cầu về bảo vệ môi trường trong khi lập, phê duyệt và triển khai thực hiện các quy hoạch phát triển, các dự án đầu tư; ưu tiên phát triển công nghiệp có hàm lượng giá trị gia tăng cao, sạch, thân thiện với môi trường, tiết kiệm nguyên liệu;
- Khuyến khích các dự án đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp có hạ tầng thu gom, xử lý nước thải hoàn chỉnh;
- Đối với các ngành nghề có nguy cơ xảy ra ô nhiễm môi trường, sự cố ô nhiễm môi trường nằm trong danh mục ban hành cần phải được xem xét cụ thể, cân nhắc kỹ lưỡng trước khi quyết định cho phép đầu tư thực hiện dự án, kiên quyết từ chối những dự án không đảm bảo các yêu cầu về bảo vệ môi trường;
- Kiên quyết không chấp thuận cho các dự án đầu tư không đảm bảo quy hoạch, không đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường như:
+ Các dự án nằm đan xen trong khu dân cư hoặc gần các khu dân cư, đô thị, không phù hợp quy hoạch hoặc không đảm bảo các yêu cầu về bảo vệ môi trường;
+ Các dự án đầu tư ở các khu vực chưa có hệ thống hạ tầng thoát nước;
+ Các dự án cho thuê nhà xưởng không đảm bảo hạ tầng về bảo vệ môi trường;
- Hạn chế tối đa việc thu hút các dự án có lưu lượng nước thải lớn kể cả trong và ngoài khu công nghiệp như dự án sản xuất giấy từ nguyên liệu thô; dự án thuộc da; dự án dệt có công đoạn nhuộm; dự án gia công xi mạ; dự án sản xuất giấy từ giấy phế liệu có lưu lượng nước thải lớn... (trừ các dự án chế biến thực phẩm; các dự án sản phẩm, chế biến, bảo quản trong lĩnh vực nông nghiệp gắn với vùng nguyên liệu trên địa bàn tỉnh; các dự án công nghiệp hỗ trợ đầu tư vào khu quy hoạch công nghiệp hỗ trợ của khu công nghiệp Bàu Bàng);
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm sau khi cấp phép đầu tư và kiên quyết không cho những cơ sở mới chưa đầu tư hệ thống xử lý chất thải theo quy định đi vào hoạt động, không cấp phép cho các cơ sở sản xuất trong khu công nghiệp xả nước thải trực tiếp ra môi trường ngoại trừ các trường hợp đặc biệt được Ủy ban nhân dân tỉnh cho phép; các khu công nghiệp, khu dân cư chưa hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật liên quan đến môi trường thì chưa cho đi vào hoạt động.
2. Các giải pháp hạn chế gia tăng ô nhiễm, khắc phục và cải thiện chất lượng môi trường các vùng, địa điểm có nguy cơ ô nhiễm môi trường:
- Tập trung và đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện 23 nhiệm vụ, đề án trọng tâm và 14 dự án ưu tiên đầu tư trong Kế hoạch bảo vệ môi trường tỉnh Bình Dương giai đoạn 2016-2020;
- Ưu tiên thu hút các ngành nghề sạch, công nghệ sản xuất tiên tiến để hạn chế gia tăng áp lực tiếp nhận chất thải cho các vùng, địa điểm có nguy cơ ô nhiễm môi trường;
- Tập trung nguồn lực đầu tư công xây dựng hệ thống thoát nước chính tại các khu vực có nhiều doanh nghiệp và đông dân cư nhưng chưa có hạ tầng thoát nước như: khu vực phường Bình Chuẩn, Thuận Giao và An Phú, thị xã Thuận An; khu vực phường Khánh Bình và Tân Hiệp; thị xã Tân Uyên; khu vực xã An Tây thị xã Bến Cát. Đồng thời, đẩy mạnh công tác xã hội hóa trong việc huy động các nguồn vốn đầu tư cho các công trình, dự án về bảo vệ môi trường; quản lý, khai thác và sử dụng hiệu quả các dự án, công trình về bảo vệ môi trường đã đầu tư; tiếp tục đẩy nhanh tiến độ thu gom nước thải đô thị và đầu tư mở rộng dự án hệ thống xử lý nước thải tại thành phố Thủ Dầu Một thị xã Thuận An, triển khai đầu tư mới hệ thống xử lý nước thải cho các đô thị Dĩ An, Bến Cát và Tân Uyên;
- Thực hiện các biện pháp khống chế ô nhiễm và cải tạo phục hồi môi trường trong quá trình khai thác đá xây dựng như: khoan đá sử dụng phương pháp khoan ướt để hạn chế ô nhiễm bụi; các máy nghiền sàng đá có lắp đặt hệ thống phun nước để làm ướt đá nguyên liệu trước khi nghiền; các tuyến đường vận chuyển ra vào mỏ đã được cải tạo lại và nâng cấp; đắp đê để ngăn nước mưa chảy tràn vào các moong khai thác và tạo hố lắng để tách chất rắn lơ lửng trước khi thải ra hệ thống thoát nước; trồng cây xanh xung quanh mỏ, dọc đê bao, đường vận chuyển nội bộ....;
- Đánh giá sức chịu tải, mức độ và diễn biến ô nhiễm môi trường tại các vùng, địa điểm được xác lập, phạm vi và quy mô tác động môi trường, các tổn thất, thiệt hại có thể xảy ra để có biện pháp kiểm soát, xử lý, khắc phục ô nhiễm kịp thời;
- Kiểm tra, giám sát thường xuyên, liên tục các nguồn thải thải vào các vùng, địa điểm được xác lập có nguy cơ ô nhiễm môi trường; huy động sự tham gia giám sát của cả cộng đồng đối với các nguồn thải có tải lượng lớn, mức độ ô nhiễm cao và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm;
- Nâng cao năng lực quan trắc và thông tin môi trường tại các vùng, khu vực có nguy cơ ô nhiễm môi trường theo hướng đầu tư phát triển hệ thống các trạm quan trắc nước thải, khí thải, nước mặt và nước ngầm tự động, kiểm kê và xây dựng cơ sở dữ liệu về nguồn thải để có biện pháp kiểm soát, xử lý, khắc phục kịp thời;
- Tăng cường năng lực cho các cơ sở sự nghiệp công lập tham gia cung cấp dịch vụ cải tạo, phục hồi môi trường đối với khu vực bị ô nhiễm môi trường, dịch vụ ứng phó, khắc phục sự cố môi trường, dịch vụ giám định về môi trường với đầy đủ máy móc, thiết bị, công nghệ, giám định thiệt hại về môi trường;
- Tăng cường hợp tác với các tỉnh, thành, trung ương trong bảo vệ môi trường lưu vực sông. Tăng cường hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường để nâng cao năng lực quản lý môi trường đặc biệt tại các vùng, địa điểm có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.
3. Các giải pháp phòng ngừa, xử lý đối với các vùng, địa điểm có nguy cơ xảy ra sự cố môi trường:
- Tổ chức thực hiện nghiêm có hiệu quả Kế hoạch tổng thể ứng cứu sự cố môi trường tỉnh Bình Dương giai đoạn 2011 - 2020 ban hành kèm theo Quyết định số 554/QĐ-UBND ngày 22 tháng 02 năm 2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh và Phương án ứng phó sự cố tràn đổ chất thải trên địa bàn tỉnh Bình Dương giai đoạn 2016 - 2020 ban hành tại Quyết định số 1385/QĐ-UBND ngày 03 tháng 6 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh;
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hướng dẫn thực hiện xây dựng phương án phòng ngừa, ứng cứu sự cố môi trường, sự cố tràn đổ chất thải cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh và dịch vụ có khả năng gây ra sự cố môi trường, sự cố tràn đổ chất thải;
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh và dịch vụ có nguy cơ gây ra sự cố môi trường; xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm môi trường, không để phát sinh mới các điểm nóng về môi trường, xử lý dứt điểm các cơ sở gây ô nhiễm;
- Chủ động xây dựng các kịch bản sự cố môi trường có thể xảy ra tại các vùng, địa điểm được xác lập và kịp thời tổ chức, thực hiện các biện pháp cụ thể để phòng, ngừa ứng phó sự cố môi trường;
- Tăng cường trang thiết bị, nhân lực và thường xuyên thực hiện diễn tập công tác phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường trên địa bàn tỉnh, đảm bảo đủ năng lực và chủ động ứng phó, xử lý, giải quyết khi có sự cố xảy ra.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Tài nguyên và Môi trường:
- Giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thống nhất việc tổ chức thực hiện các giải pháp phòng ngừa, hạn chế và xử lý các vùng, địa điểm có nguy cơ xảy ra ô nhiễm môi trường và sự cố môi trường, định kỳ hàng năm tổng hợp và báo cáo kết quả cho Ủy ban nhân dân tỉnh;
- Nâng cao chất lượng thẩm định các báo cáo đánh giá tác động môi trường để đảm bảo yếu tố phòng ngừa ô nhiễm ngay từ đầu; đồng thời phối hợp và hướng dẫn, đôn đốc Ủy ban nhân dân cấp huyện tập trung đảm bảo và nâng cao chất lượng của công tác thẩm định nội dung bảo vệ môi trường của các dự án đầu tư, nhất là các dự án có nguy cơ gây ô nhiễm và sự cố môi trường;
- Tuyên truyền, hướng dẫn và kiểm tra các tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn tỉnh xây dựng phương án phòng ngừa ứng phó sự cố tràn đổ chất thải theo Phương án ứng phó sự cố tràn đổ chất thải trên địa bàn tỉnh Bình Dương giai đoạn 2016-2020;
- Chủ trì phối hợp với Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, Cảnh sát Phòng cháy và Chữa cháy, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân cấp huyện và các sở, ngành có liên quan nhanh chóng tham mưu kiện toàn tổ chức ứng phó sự cố trên địa bàn tỉnh, trong đó tập trung tham mưu thành lập Ban chỉ đạo ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn tỉnh;
- Tổ chức Xây dựng hoàn chỉnh cơ sở dữ liệu môi trường tại các vùng, địa điểm có nguy cơ xảy ra ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường; nâng cao năng lực giám sát và phát hiện các hành vi vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường; tập trung xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên địa bàn tỉnh.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư:
- Chủ trì, phối hợp cùng các sở, ban, ngành tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh sửa đổi lại Quy định bố trí các ngành nghề sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh theo hướng kiên quyết từ chối các dự án đầu tư sử dụng công nghệ lạc hậu, có nguy cơ cao gây ô nhiễm môi trường cao; khuyến khích thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp, cụm công nghiệp có hạ tầng kỹ thuật phù hợp với ngành nghề sản xuất theo định hướng của tỉnh; bố trí các dự án sản xuất công nghiệp phù hợp với sức chịu tải của môi trường;
- Cân đối, bố trí nguồn vốn đầu tư cho các dự án về bảo vệ môi trường theo Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020 và những dự án mới bổ sung đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
3. Sở Xây dựng:
- Chủ trì phối hợp các sở, ngành và Ủy ban nhân dân cấp huyện lập dự án đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước tại các khu vực có nhiều doanh nghiệp đang hoạt động và đông dân cư nhưng chưa hạ tầng cơ sở thoát nước;
- Phối hợp chặt chẽ với sở, ngành và Ủy ban nhân dân cấp huyện thẩm định các hạng mục về bảo vệ môi trường trong thiết kế cơ sở dự án, nhất là các dự án đầu tư có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường;
- Tăng cường kiểm tra, giám sát việc bảo vệ môi trường trong hoạt động xây dựng, kể cả các công trình hạ tầng kỹ thuật, kiên quyết không cấp phép xây dựng đối với các công trình chưa có báo cáo đánh giá tác động môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường theo quy định.
4. Sở Khoa học và Công nghệ:
- Phối hợp chặt chẽ với Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp huyện thẩm định công nghệ áp dụng tại các cơ sở, dự án, nhất là các dự án đầu tư có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường;
- Tăng cường công tác tuyên truyền, và cung cấp thông tin, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn tỉnh từng bước đổi mới, cải tiến công nghệ đối với các nhà máy hiện có để giảm phát thải, cải thiện môi trường.
5. Sở Y tế:
Định kỳ hàng năm thực hiện việc theo dõi, giám sát sức khỏe người dân tại các vùng, địa điểm có nguy cơ ô nhiễm môi trường.
6. Công an tỉnh:
- Đảm bảo an ninh, trật tự trong các sự cố; phối hợp Sở Giao thông Vận tải, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh và các đơn vị liên quan sơ tán, di dân ra khỏi nơi nguy hiểm;
- Chỉ đạo Công an cấp huyện, cấp xã chủ động tổ chức tập huấn sử dụng phương tiện để nâng cao kỹ năng và hiệu quả trong công tác ứng cứu sự cố;
- Định kỳ tổ chức diễn tập ứng phó sự cố môi trường các vùng, địa điểm có nguy cơ xảy ra ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường; tổ chức các lớp đào tạo, huấn luyện chuyên môn, nghiệp vụ để nâng cao kỹ năng cho lực lượng trực tiếp làm nhiệm vụ;
- Xây dựng phương án đầu tư trang thiết bị, phương tiện phục vụ ứng phó sự cố môi trường cho các cấp từ cấp tỉnh đến cấp xã tại các vùng, địa điểm có nguy cơ xảy ra ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường, trình Bộ Công an và Ủy ban nhân dân tỉnh (theo phân cấp) phê duyệt chủ trương để phân kỳ thực hiện. Thường xuyên kiểm tra và có kế hoạch bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa... các trang thiết bị phục vụ ứng phó sự cố môi trường.
7. Cảnh sát Phòng cháy và Chữa cháy:
- Xây dựng, tổ chức triển khai các phương án, kế hoạch ứng phó sự cố môi trường khi xảy ra sự cố cháy nổ xảy ra;
- Thực hiện các biện pháp phòng cháy, chữa cháy kịp thời khi có cháy xảy ra;
- Chuẩn bị đầy đủ phương tiện, thiết bị và lực lượng để chủ động tham gia ứng phó sự cố và tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ khi xảy ra sự cố cháy nổ;
- Xây dựng lực lượng phòng cháy và chữa cháy; trang bị và quản lý phương tiện phòng cháy và chữa cháy, đảm bảo ứng phó kịp thời khi có sự cố cháy nổ xảy ra;
- Phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện và cơ sở sản xuất nơi xảy ra sự cố để ứng cứu sự cố và khắc phục môi trường sau sự cố;
- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật, huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ, kiến thức về phòng cháy và chữa cháy; hướng dẫn xây dựng phong trào quần chúng tham gia hoạt động phòng cháy và chữa cháy.
8. Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh:
- Xây dựng kế hoạch, phương án chuẩn bị lực lượng, vật tư, phương tiện; phối hợp với các sở, ban ngành trong việc triển khai các hoạt động ứng phó sự cố môi trường các vùng, các địa điểm có nguy cơ xảy ra ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường;
- Sẵn sàng lực lượng, phương tiện tham gia ứng phó sự cố và xử lý các tình huống khẩn cấp, khắc phục hậu quả, đảm bảo quân đội là lực lượng chủ chốt trong công tác này;
- Tham mưu đề xuất trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định việc mua sắm các trang thiết bị, phương tiện phục vụ ứng phó sự cố môi trường cho các cấp từ cấp tỉnh đến cấp xã tại các vùng, các địa điểm có nguy cơ xảy ra ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường. Thường xuyên kiểm tra các đơn vị về công tác quản lý, bảo trì, sử dụng các phương tiện, trang thiết bị đã được đầu tư. Tổ chức huấn luyện cho lực lượng trực tiếp làm nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn sử dụng thành thạo các loại phương tiện, trang thiết bị đã được cấp.
9. Ban quản lý các khu công nghiệp Bình Dương và Ban quản lý khu công nghiệp Việt Nam - Singapore:
- Chỉ xem xét và cấp giấy chứng nhận đầu tư cho các dự án đầu tư vào khu công nghiệp có ngành nghề, vị trí phù hợp với danh mục ngành nghề và phân khu chức năng đăng ký trong báo cáo đánh giá tác động môi trường của khu công nghiệp đã được phê duyệt;
- Nâng cao chất lượng thẩm định báo cáo đánh đánh giá tác động môi trường của các dự án đầu tư trong khu công nghiệp đã được ủy quyền; đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát các việc thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường của các chủ đầu tư cơ sở hạ tầng và các doanh nghiệp trong khu công nghiệp.
10. Ủy ban nhân dân cấp huyện:
- Tổ chức triển khai thực hiện các giải pháp phòng ngừa, hạn chế và xử lý các vùng, địa điểm có nguy cơ xảy ra ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường trên địa bàn; chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân tỉnh và nhân dân về việc phòng ngừa, hạn chế và khắc phục ô nhiễm môi trường các dự án đầu tư, các vùng, các địa điểm có nguy cơ xảy ra ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường tại địa phương;
- Nâng cao chất lượng công tác thẩm định nội dung bảo vệ môi trường của các dự án đầu tư, nhất là các dự án có nguy cơ gây ô nhiễm và sự cố môi trường trên địa bàn;
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường trong các vùng, địa điểm có nguy cơ xảy ra ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường tại địa phương;
- Phối hợp với các sở, ngành định kỳ tổ chức diễn tập ứng phó sự cố môi trường các vùng, các địa điểm có nguy cơ xảy ra ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường tại địa phương.
11. Ban quản lý Dự án Đầu tư Xây dựng tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công ty cổ phần Nước - Môi trường Bình Dương:
Tập trung đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án, công trình thoát nước và xử lý nước thải, đảm bảo dòng chảy và cải thiện môi trường được giao làm chủ đầu tư theo kế hoạch bảo vệ môi trường tỉnh Bình Dương giai đoạn 2016 - 2020; thường xuyên báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh để có hướng chỉ đạo thực hiện đối với các dự án gặp khó khăn, vướng mắc.
12. Chủ đầu tư các khu, cụm công nghiệp và các doanh nghiệp có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường:
- Thực hiện đầy đủ các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường theo báo cáo đánh giá tác động môi trường, đề án bảo vệ môi trường đã được phê duyệt;
- Lắp đặt và hoàn thiện hệ thống giám sát, quan trắc môi trường tự động, kết nối với trạm điều hành của Sở Tài nguyên và Môi trường và các đơn vị chức năng theo quy định;
- Khẩn trương xây dựng và triển khai phương án phòng ngừa ứng phó sự cố tràn đổ chất thải Phương án ứng phó sự cố tràn đổ chất thải trên địa bàn tỉnh Bình Dương giai đoạn 2016-2020 ban hành tại Quyết định số 1385/QĐ-UBND ngày 03 tháng 6 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh; tổ chức diễn tập phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường theo phương án đã được phê duyệt;
- Kiện toàn bộ phận chuyên trách về bảo vệ môi trường, xây dựng quy chế bảo vệ môi trường nội bộ theo quy định.
13. Sở Thông tin và Truyền thông:
Phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng kế hoạch tuyên truyền, phổ biến danh mục các ngành nghề, các vùng, các địa điểm có nguy cơ ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường trên địa bàn tỉnh Bình Dương và các giải pháp phòng ngừa, xử lý.
14. Sở Tài chính:
Phối hợp và giải quyết kinh phí kịp thời cho các hoạt động phòng ngừa, hạn chế và xử lý các vùng, địa điểm có nguy cơ xảy ra ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường./. | {
"issuing_agency": "Tỉnh Bình Dương",
"promulgation_date": "26/09/2017",
"sign_number": "2566/QĐ-UBND",
"signer": "Mai Hùng Dũng",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Van-hoa-Xa-hoi/Quyet-dinh-27-2006-QD-UBND-day-manh-thuc-hien-chinh-sach-dan-so-ke-hoach-hoa-gia-dinh-Bac-Giang-272502.aspx | Quyết định 27/2006/QĐ-UBND đẩy mạnh thực hiện chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình Bắc Giang | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẮC GIANG
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 27/2006/QĐ-UBND
Bắc Giang, ngày 06 tháng 04 năm 2006
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CỦA UBND TỈNH THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 09/2006/QĐ-TTG NGÀY 10/01/2006 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ TIẾP TỤC ĐẨY MẠNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN SỐ VÀ KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND được Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Quyết định số 09/2006/QĐ-TTg, ngày 10/01/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 47-NQ/TW ngày 22/3/2005 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình;
Xét đề nghị của Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em tại tờ trình số 08/TTr - DSGĐ&TE ngày 13/3/2006,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Chương trình hành động của UBND tỉnh thực hiện Quyết định số 09/2006/QĐ-TTg ngày 10/01/2006 của Thủ tướng Chính phủ về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình.
Điều 2. Quyết định có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày ký.
Điều 3. Giám đốc các sở, Thủ trưởng cơ quan trực thuộc UBND tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố căn cứ Quyết định thi hành./.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT.CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Bùi Văn Hạnh
CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG
THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 09/2006/QĐ-TTG NGÀY 10/01/2006 VỀ TIẾP TỤC ĐẨY MẠNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN SỐ VÀ KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 27/2006/QĐ-UBND ngày 06/4/2006 của UBND tỉnh)
Thực hiện Quyết định số 09/2006/QĐ-TTg ngày 10/01/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Chương trình hành động (CTHĐ) của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 47-NQ/TW ngày 22/3/2005 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách dân số - KHHGĐ, UBND tỉnh xây dựng CTHĐ thực hiện trên địa bàn tỉnh như sau:
I. MỤC TIÊU:
1. Mục tiêu chung:
Cụ thể hóa các nhiệm vụ, giải pháp để thực hiện CTHĐ của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 47-NQ/TW ngày 22/3/2005 của Bộ Chính trị và Chương trình hành động số 74/CTr-TU ngày 25/7/2005 của Tỉnh ủy Bắc Giang về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách dân số - KHHGĐ nhằm đạt mức sinh thay thế vào năm 2010 và duy trì mức sinh thay thế vững chắc ở những năm tiếp theo. Từng bước nâng cao chất lượng dân số để đáp ứng nguồn nhân lực cho sự nghiệp CNH - HĐH đất nước.
2. Mục tiêu cụ thể:
2.1. Triển khai đồng bộ các giải pháp, các chương trình, dự án nhằm duy trì mục tiêu giảm sinh, đạt mức sinh thay thế vào năm 2010 và duy trì vững chắc mức sinh thay thế ở những năm tiếp theo tiến tới ổn định quy mô dân số của tỉnh một cách hợp lý.
2.2. Triển khai các mô hình nâng cao chất lượng dân số về thể chất, trí tuệ, tinh thần.
2.3. Đăng ký dân số và xây dựng hệ cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, hình thành hệ thống quản lý dân số thống nhất vào năm 2010, bảo đảm cung cấp các thông tin, dữ liệu dân số kịp thời, đầy đủ, chính xác phục vụ yêu cầu quản lý, phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
II. CÁC NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHÍNH:
1. Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện chính sách dân số - KHHGĐ của các cấp, các ngành:
1.1. Tiếp tục tổ chức nghiên cứu, quán triệt Nghị quyết 47-NQ/TW của Bộ Chính trị, CTHĐ số 74-CTr/TU của Tỉnh ủy về việc “tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách dân số” trong các cấp ủy Đảng, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở, nhằm làm cho công chức, viên chức, cán bộ, chiến sỹ lực lượng vũ trang và nhân dân trong tỉnh nhận thức sâu sắc quan điểm của Đảng về công tác dân số - KHHGĐ, đó là một bộ phận quan trọng của chiến lược phát triển đất nước, một trong những yếu tố cơ bản để nâng cao chất lượng cuộc sống của từng người, từng gia đình và của toàn xã hội.
1.2. Tiến hành kiểm điểm, đánh giá tình hình thực hiện chính sách và thực hiện các chỉ tiêu dân số - KHHGĐ trong giai đoạn 2001 - 2005 của các đơn vị, ngành, địa phương, trên cơ sở đó, xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể nhằm khắc phục những yếu kém, đề ra mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể và biện pháp thực hiện cho giai đoạn 2006 - 2010 và những năm tiếp theo; kiên quyết chỉ đạo đạt được các mục tiêu dân số - KHHGĐ đã đề ra.
1.3. Cụ thể hóa việc thực hiện mục tiêu chính sách dân số - KHHGĐ trong công tác thi đua, khen thưởng và công tác cán bộ; coi việc thực hiện tốt mục tiêu chính sách dân số - KHHGĐ là một trong những tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá hoàn thành nhiệm vụ, bình xét thi đua khen thưởng đối với các đơn vị, tập thể và cá nhân; cán bộ, công chức, viên chức phải gương mẫu thực hiện, tích cực vận động gia đình và toàn dân thực hiện tốt chính sách dân số - KHHGĐ. Xử lý nghiêm những cán bộ, công chức, viên chức vi phạm chính sách dân số - KHHGĐ.
1.4. Thực hiện kiểm tra, đánh giá định kỳ 6 tháng, hàng năm việc thực hiện chính sách dân số - KHHGĐ của các cơ quan, đơn vị.
2. Đẩy mạnh tuyên truyền, vận động và giáo dục:
2.1 Phổ biến, tuyên truyền rộng rãi Nghị quyết 47-NQ/TW của Bộ Chính trị, CTHĐ của Chính phủ, CTHĐ của Tỉnh ủy, của UBND tỉnh về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách dân số - KHHGĐ đến mọi tầng lớp nhân dân.
2.2. Đổi mới nội dung và hình thức hoạt động tuyên truyền, vận động phù hợp với từng nhóm đối tượng, coi trọng vận động trực tiếp tới nhóm đối tượng sinh 2 con gái có nguy cơ sinh lần 3, nhóm thanh niên, vị thành niên,… phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội và văn hóa của từng vùng. Tập trung tuyên truyền ở những vùng đông dân có mức sinh cao, vùng có tỷ lệ sinh con thứ ba trở lên cao, vùng sâu, vùng xa và vùng đặc biệt khó khăn. Tuyên truyền, vận động toàn xã hội thực hiện mỗi cặp vợ chồng chỉ có một hoặc hai con.
Phổ biến tài liệu giáo dục kiến thức về chăm sóc sức khỏe sinh sản (SKSS), dân số - KHHGĐ phù hợp với từng đối tượng và lứa tuổi.
Huy động đông đảo các lực lượng tham gia công tác tuyên truyền, vận động thực hiện chính sách dân số - KHHGĐ. Thường xuyên nêu gương những đơn vị, dòng họ, gia đình và cá nhân thực hiện tốt chính sách.
2.3. Mở rộng và nâng cao chất lượng chương trình giáo dục dân số - KHHGĐ, SKSS trong và ngoài nhà trường, tạo chuyển biến hơn nữa về nhận thức và có hành vi tích cực thực hiện chính sách dân số - KHHGĐ. Thực hiện tốt nội dung giáo dục dân số - KHHGĐ và SKSS đã được lồng ghép trong các môn học, bài học thích hợp ở bậc học phổ thông.
3. Xây dựng các chính sách của địa phương thúc đẩy phong trào toàn dân thực hiện chính sách dân số - KHHGĐ.
Xây dựng chính sách khuyến khích về tinh thần và vật chất đối với những cá nhân, gia đình và tập thể thực hiện tốt chính sách dân số - KHHGĐ; chính sách về bảo vệ, chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em; chính sách về người cao tuổi.
4. Củng cố và kiện toàn tổ chức bộ máy và cán bộ làm công tác dân số, gia đình và trẻ em các cấp:
Củng cố, kiện toàn và từng bước nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác dân số, gia đình, trẻ em các cấp, đặc biệt quan tâm đến đội ngũ cán bộ ở cơ sở. Chú trọng công tác quy hoạch, đào tạo cán bộ nhằm nâng cao năng lực quản lý điều hành và tổ chức thực hiện tốt Chương trình dân số, gia đình và trẻ em của tỉnh.
5. Mở rộng và nâng cao chất lượng dịch vụ KHHGĐ, chăm sóc SKSS:
5.1. Nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị và đào tạo nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ y tế làm dịch vụ chăm sóc SKSS, KHHGĐ, bảo đảm cung cấp dịch vụ an toàn, thuận tiện và chất lượng tốt cho người dân. Định kỳ hàng tháng tổ chức các đội cung cấp dịch vụ SKSS, KHHGĐ lưu động đến các xã chưa có đủ điều kiện thực hiện dịch vụ kỹ thuật, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, vùng đông dân có mức sinh cao và vùng có tỷ lệ sinh con thứ ba trở lên cao.
5.2. Bảo đảm cung cấp đủ các loại phương tiện tránh thai; quản lý chặt chẽ việc phân phối, sử dụng các phương tiện tránh thai miễn phí. Mở rộng chương trình tiếp thị xã hội và bán rộng rãi các phương tiện tránh thai.
5.3. Thực hiện tốt các đợt chiến dịch tuyên truyền, vận động lồng ghép với cung cấp dịch vụ SKSS, KHHGĐ đối với các vùng đông dân có mức sinh cao, vùng sâu, vùng xa và vùng đặc biệt khó khăn, vùng có tỷ lệ sinh con thứ ba trở lên cao. Chú trọng cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS phù hợp với thanh niên, người chưa thành niên.
6. Tăng cường đầu tư kinh phí và nâng cao hiệu quả quản lý các nguồn lực đối với công tác dân số - KHHGĐ
6.1. Tăng mức đầu tư từ ngân sách của tỉnh, tích cực tranh thủ các nguồn viện trợ và huy động nguồn đóng góp của nhân dân, bảo đảm kinh phí thực hiện công tác dân số - KHHGĐ tại mỗi địa phương. Ưu tiên đầu tư cho các vùng đông dân có mức sinh cao, vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, cho các đối tượng là người nghèo, thanh niên và người chưa thành niên.
6.2. Nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng nguồn kinh phí Chương trình mục tiêu Quốc gia về dân số - KHHGĐ và các nguồn kinh phí hỗ trợ khác.
Thực hiện phân cấp hợp lý giữa các cấp, các ngành; giao nhiệm vụ cụ thể cho từng cơ quan, đơn vị tham gia thực hiện công tác dân số - KHHGĐ; nâng cao hiệu quả phối hợp giữa các ngành, cơ quan, tổ chức tham gia công tác này.
Tăng cường các hoạt động quản lý Nhà nước về công tác dân số - KHHGĐ, tổ chức kiểm tra, thanh tra, bảo đảm việc sử dụng kinh phí đúng mục tiêu, có hiệu quả, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
7. Thực hiện đăng ký dân số, xây dựng, hoàn thiện hệ thống thông tin, dữ liệu dân cư, đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng khoa học về dân số - KHHGĐ.
7.1. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống thu nhập, xử lý thông tin, dữ liệu thống kê về dân số - KHHGĐ theo các dự án của Trung ương, kết hợp với việc tiến hành điều tra biến động dân số hàng năm, nhằm bảo đảm cung cấp thông tin, dữ liệu kịp thời, đầy đủ, đáp ứng yêu cầu quản lý, điều hành công tác dân số - KHHGĐ và phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
7.2. Thực hiện đăng ký dân số, xây dựng hệ cơ sở dữ liệu về dân cư nhằm phục vụ yêu cầu quản lý hành chính, quản lý kinh tế - xã hội.
7.3. Đẩy mạnh việc nghiên cứu và ứng dụng khoa học, nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, điều hành và tổ chức thực hiện công tác dân số - KHHGĐ.
8. Từng bước thực hiện chương trình nâng cao chất lượng dân số:
8.1. Từng bước triển khai các chương trình, dự án của TW về nâng cao chất lượng dân số, trước mắt thực hiện tốt mô hình “Tăng cường cung cấp thông tin và dịch vụ SKSS/KHHGĐ cho vị thành niên và thanh niên” và triển khai mở rộng đến năm 2010; thực hiện có hiệu quả chương trình phòng, chống suy dinh dưỡng ở trẻ em, nhất là ở những địa phương có tỷ lệ trẻ em bị suy dinh dưỡng cao.
8.2. Đẩy mạnh thực hiện kế hoạch số 42/KH-UB ngày 16/11/2005 của UBND tỉnh Bắc Giang về “Xây dựng xã phường phù hợp với trẻ em”.
8.3. Phát động phong trào rèn luyện thân thể, bảo vệ sức khỏe, giữ vệ sinh và cải thiện môi trường sống tại các cộng đồng dân cư.
8.4. Phối hợp triển khai có hiệu quả các chương trình giảm nghèo, phòng chống các tệ nạn xã hội và phòng chống HIV/AIDS; xây dựng và nhân rộng các mô hình dịch vụ chăm sóc người cao tuổi, phục hồi chức năng cho người khuyết tật, đặc biệt cho trẻ em khuyết tật.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
1. Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em:
1.1. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan và UBND các huyện, thành phố xây dựng và trình các đề án, dự án theo sự chỉ đạo của Trung ương và UBND tỉnh.
1.2. Chủ trì phối hợp với Sở Y tế và các cơ quan có liên quan tiếp tục triển khai có hiệu quả các đợt chiến dịch tuyên truyền, vận động lồng ghép cung cấp dịch vụ KHHGĐ và chăm sóc SKSS ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, vùng đông dân có mức sinh cao, vùng có tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên cao.
1.3. Chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ và UBND các huyện, thành phố tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy và đào tạo, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác dân số gia đình và trẻ em các cấp, đặc biệt ở cấp huyện và cấp xã.
1.4. Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện CTHĐ của UBND tỉnh thực hiện CTHĐ của Chính phủ về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách dân số - KHHGĐ, định kỳ báo cáo UBND tỉnh theo quy định.
2. Sở Y tế:
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan và UBND các huyện, thành phố thực hiện các nhiệm vụ sau:
2.1. Trên cơ sở đánh giá thực trạng cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế, cán bộ làm dịch vụ y tế về KHHGĐ, xây dựng kế hoạch nâng cấp, bổ sung trang, thiết bị y tế và đào tạo cán bộ để hàng năm mở rộng và nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ; tăng cường quản lý, tổ chức thực hiện có hiệu quả các dịch vụ y tế về KHHGĐ, chú trọng nâng cao chất lượng tư vấn cho các đối tượng sử dụng dịch vụ.
2.2. Xây dựng CTHĐ thực hiện Chiến lược quốc gia về chăm sóc SKSS, CTHĐ quốc gia dinh dưỡng.
2.3. Xây dựng Kế hoạch kiểm soát và xử lý các hành vi thông báo về xác định giới tính thai nhi (thực hiện điểm 2 - Điều 7 Pháp lệnh dân số: Nghiêm cấm lựa chọn giới tính thai nhi dưới mọi hình thức).
2.4. Có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở khám, chữa bệnh chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi, phục hồi chức năng cho người khuyết tật, đặc biệt là trẻ em khuyết tật trên địa bàn tỉnh.
3. Công an tỉnh:
Phối hợp với Ủy ban Dân số gia đình và trẻ em, Sở Tư pháp, Cục thống kê và các cơ quan khác có liên quan xây dựng Kế hoạch thực hiện Nghị định của Chính phủ về đăng ký dân số và xây dựng hệ cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
4. Sở Văn hóa - Thông tin:
Tổ chức và hướng dẫn, chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng từ tỉnh đến cơ sở phối hợp với Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em cùng cấp đẩy mạnh công tác truyền thông, giáo dục, kịp thời nêu gương người tốt, việc tốt và phê phán những tập thể, cá nhân vi phạm chính sách. Chỉ đạo việc đưa chính sách dân số - KHHGĐ vào hương ước, quy ước của thôn bản, quy định của các cơ quan đơn vị, là một trong những tiêu chí để đăng ký thi đua và bình xét gia đình văn hóa, làng văn hóa, cơ quan, đơn vị văn hóa.
5. Các Sở, cơ quan trực thuộc UBND tỉnh:
Tổ chức phổ biến, nghiên cứu, quán triệt Nghị quyết số 47-NQ/TW ngày 22/3/2005 của Bộ Chính trị; CTHĐ của Chính phủ tại quyết định số 09/2006/QĐ-TTg ngày 10/01/2006; CTHĐ số 74-CTr/TU ngày 25/7/2005 của Tỉnh ủy Bắc Giang về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách DS - KHHGĐ.
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ có trách nhiệm chủ động xây dựng và triển khai kế hoạch thực hiện Chương trình hành động; chủ động bố trí kinh phí cho công tác này.
Phối hợp với Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em tỉnh và các ngành liên quan để triển khai thực hiện Chương trình.
6. UBND các huyện, thành phố:
Triển khai có hiệu quả CTHĐ của UBND tỉnh thực hiện Quyết định 09/2006/QĐ-TTg ngày 10/01/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 47-NQ/TW ngày 22/3/2005 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách dân số - KHHGĐ. Xây dựng kế hoạch xong trong quý II năm 2006 để chỉ đạo tổ chức thực hiện trên địa bàn.
Kiểm điểm, đánh giá tình hình thực hiện chính sách dân số - KHHGĐ trong thời gian qua, có kế hoạch chấn chỉnh, khắc phục các yếu kém, tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách dân số - KHHGĐ ở địa phương.
Tiếp tục chỉ đạo thực hiện tốt Chiến lược dân số giai đoạn 2006 - 2010 của tỉnh. Xây dựng và trình HĐND ban hành các chính sách địa phương khuyến khích các cơ quan đơn vị, cá nhân trên địa bàn thực hiện tốt chính sách DS - KHHGĐ phù hợp với quy định của pháp luật và tình hình thực tế ở địa phương; xử lý nghiêm các cán bộ, công chức viên chức do địa phương quản lý vi phạm chính sách DS - KHHGĐ.
7. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh và các tổ chức thành viên:
Tăng cường tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân thực hiện tốt chính sách dân số - KHHGĐ trên địa bàn tỉnh./.
PHỤ LỤC:
CÁC ĐỀ ÁN, KẾ HOẠCH, CHƯƠNG TRÌNH CỤ THỂ
(Kèm theo Quyết định số: 27/2006/QĐ-UBND ngày 6 tháng 4 năm 2006)
TT
Đề án, Kế hoạch, chương trình
Cơ quan chủ trì
Cơ quan phối hợp
Thời gian dự kiến
1
Báo cáo kiểm điểm 5 năm 2001 - 2005 thực hiện Chiến lược dân số tỉnh BG giai đoạn 2001 - 2010
Ủy ban Dân số, Gia đình và TE tỉnh
Các Sở: Y tế, Tài chính, Giáo dục & ĐT, KH&ĐT…
Quý II/2006
2
Chương trình hành động thực hiện Chiến lược Quốc gia về CSSKSS
Sở Y tế
Ủy ban DSGĐ & TE, Hội PN, Sở KH&ĐT, Sở TC
Quý III/2006
3
Chương trình hành động thực hiện Chiến lược Quốc gia về dinh dưỡng
Sở Y tế
Ủy ban DS,GĐ & TE, Hội PN, Sở KH&ĐT, Sở TC
Quý III/2006
4
Quy định về chính sách khuyến khích đối với cơ quan đơn vị, gia đình và cá nhân thực hiện tốt chính sách DS - KHHGĐ
Ủy ban Dân số, Gia đình và TE tỉnh
Sở: Tư pháp, Tài chính; VHTT, Cục TK; UBND các huyện, thành phố
Quý IV/2006
5
Kế hoạch thực hiện Chiến lược gia đình giai đoạn 2006 - 2010
Ủy ban Dân số, Gia đình và TE tỉnh
Các sở: Y tế, Tài chính, KH&ĐT, Hội phụ nữ tỉnh…
Quý IV/2006
6
Kế hoạch thực hiện Nghị định của Chính phủ về đăng ký dân số và xây dựng hệ cơ sở dữ liệu QG về dân số
Ủy ban Dân số, Gia đình và TE tỉnh
Công an tỉnh, các ngành có liên quan, UBND các huyện, thành phố
Quý I/2007
7
Đề án củng cố, kiện toàn và nâng cao chất lượng bộ máy cán bộ làm công tác DS GĐ&TE các cấp
Ủy ban Dân số, Gia đình và TE tỉnh
Sở: Tư pháp, Tài chính, Nội vụ, KHĐT; UBND các huyện, thành phố
Quý II/2007
8
Kế hoạch kiểm soát và xử lý các hành vi thông báo về xác định giới tính thai nhi của cán bộ trong và ngoài ngành Y tế
Sở Y tế
Ủy ban DS, GĐ & TE, Công an tỉnh, Sở Tư pháp và các ngành liên quan
Quý II/2007
9
Đề án cung cấp thông tin và dịch vụ SKSS cho thanh niên và vị thành niên
Ủy ban Dân số, Gia đình và TE tỉnh
Sở Y tế, Tỉnh đoàn TN, CQ truyền thông, các ngành liên quan
Quý II/2007 | {
"issuing_agency": "Tỉnh Bắc Giang",
"promulgation_date": "06/04/2006",
"sign_number": "27/2006/QĐ-UBND",
"signer": "Bùi Văn Hạnh",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Doanh-nghiep/Quyet-dinh-5732-2003-QD-UB-chuyen-doanh-nghiep-Nha-nuoc-Cong-ty-Nhua-Sai-Gon-thanh-Cong-ty-co-phan-Nhua-Sai-Gon-6253.aspx | Quyết định 5732/2003/QĐ-UB chuyển doanh nghiệp Nhà nước Công ty Nhựa Sài Gòn thành Công ty cổ phần Nhựa Sài Gòn | UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
******
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
Số: 5732/2003/QĐ-UB
TP. Hồ Chí Minh, ngày 31 tháng 12 năm 2003
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC CHUYỂN DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC CÔNG TY NHỰA SÀI GÒN THÀNH CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA SÀI GÒN.
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân ngày 21 tháng 6 năm 1994 ;
Căn cứ Nghị định số 64/2002/NĐ-CP ngày 19-6-2002 của Chính phủ về việc chuyển doanh nghiệp Nhà nước thành Công ty cổ phần ;
Căn cứ Thông tư số 76/2002/TT-BTC ngày 09-9-2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn những vấn đề về tài chính khi chuyển doanh nghiệp Nhà nước thành Công ty cổ phần ;
Căn cứ Thông tư số 79/2002/TT-BTC ngày 12-9-2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn xác định giá trị doanh nghiệp khi chuyển doanh nghiệp Nhà nước thành Công ty cổ phần ;
Căn cứ Thông tư số 15/2002/TT-LĐTBXH ngày 23-10-2002 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội hướng dẫn về chính sách đối với người lao động khi chuyển doanh nghiệp Nhà nước thành Công ty cổ phần ;
Căn cứ Quyết định số 5731/QĐ-UB ngày 31 tháng 12 năm 2003 của Chủ tịch ủy ban nhân dân thành phố về việc xác định giá trị doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa Công ty Nhựa Sài Gòn ;
Căn cứ Quyết định số 128/2003/QĐ-TTg ngày 26 tháng 6 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án sắp xếp tổng thể doanh nghiệp Nhà nước của thành phố ;
Xét tờ trình số 461/ĐMDN ngày 19 tháng 12 năm 2003 của Thường trực Ban Đổi mới quản lý doanh nghiệp thành phố ;
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Phê duyệt phương án cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước Công ty Nhựa Sài Gòn là đơn vị trực thuộc Sở Công nghiệp như sau :
1. Vốn điều lệ công ty cổ phần : 36.000.000.000 đồng.
Trong đó :
- Tỷ lệ cổ phần Nhà nước : 51% vốn điều lệ.
- Tỷ lệ cổ phần bán cho cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp : 37% vốn điều lệ (trong đó quyền được mua cổ phần theo giá ưu đãi chiếm 9,01% vốn điều lệ).
- Tỷ lệ vốn cổ phần bán cho cổ đông ngoài doanh nghiệp theo hình thức đấu giá : 12% vốn điều lệ.
2. Giá trị doanh nghiệp Nhà nước tại thời điểm cổ phần hóa 31 tháng 12 năm 2001 :
- Giá trị thực tế của doanh nghiệp Nhà nước : 47.181.100.853 đồng.
- Giá trị thực tế phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp : 22.712.996.911 đồng.
3. Ưu đãi cho người lao động trong doanh nghiệp :
Tổng số cổ phần bán giá ưu đãi cho người lao động trong doanh nghiệp (theo phương án được duyệt) : 32.455 cổ phần.
Phần giá trị được ưu đãi : 973.650.000 đồng.
Trong đó :
Tổng số cổ phần bán cho người lao động nghèo trong doanh nghiệp được trả dần trong 10 năm : 6.485 cổ phần.
Phần giá trị được trả dần : 453.950.000 đồng.
Điều 2. Giao cho Công ty Nhựa Sài Gòn hợp đồng với Công ty chứng khoán để tổ chức bán 43.184 cổ phần cho các cổ đông bên ngoài theo hình thức đấu giá (tương đương 12% vốn điều lệ của công ty cổ phần).
Các đơn vị : Chi cục Tài chính doanh nghiệp thành phố, Sở Công nghiệp thành phố, Ban Đổi mới quản lý doanh nghiệp thành phố, Công ty Nhựa Sài Gòn và Công ty chứng khoán có trách nhiệm cử người tham gia Hội đồng đấu giá bán cổ phần theo tinh thần công văn số 693/UB-CNN ngày 25 tháng 02 năm 2003 của ủy ban nhân dân thành phố ; danh sách gửi về Ban Đổi mới quản lý doanh nghiệp thành phố tổng hợp, trình ủy ban nhân dân thành phố Quyết định thành lập Hội đồng đấu giá, để hướng dẫn và giám sát hoạt động bán đấu giá cổ phần tại Công ty Nhựa Sài Gòn.
Điều 3. Chuyển doanh nghiệp Nhà nước Công ty Nhựa Sài Gòn thành Công ty cổ phần :
- Tên gọi đầy đủ bằng tiếng Việt Nam : Công ty cổ phần Nhựa Sài Gòn;
- Tên tiếng Anh : Sai Gon Plastic Joint - Stock Company ;
- Tên giao dịch : SAIGON PLASTIC ;
- Văn phòng chính (trụ sở chính) đặt tại : 242 Trần Phú, phường 9, quận 5 thành phố Hồ Chí Minh.
Điều 4. Công ty cổ phần Nhựa Sài Gòn kinh doanh các ngành nghề sau:
- Sản xuất và kinh doanh các sản phẩm nhựa dân dụng, nhựa trang trí nội thất, các sản phẩm nhựa chuyên dụng phục vụ cho các ngành kinh tế, công nghiệp xây dựng môi trường giao thông vận tải… ;
- Sản xuất và kinh doanh các loại phương tiện vận tải và giao thông đường thủy được chế tạo từ nhựa composite. Các sản phẩm composite khác phục vụ cho các khu giải trí, sân khấu nhà hát, sân vận động và các loại bồn bể chứa hóa chất và nước sinh hoạt cho các khu dân cư ;
- Sản xuất và kinh doanh hạt nhựa tái sinh chất lượng cao từ phế liệu nhựa ;
- Thiết kế chế tạo và kinh doanh các loại máy móc thiết bị và khuôn mẫu cho ngành nhựa ;
- Trực tiếp xuất nhập khẩu nguyên liệu, vật tư sản phẩm, máy móc thiết bị thuộc lĩnh vực ngành nhựa và cơ khí. Nhập khẩu động cơ thủy và các phụ tùng vật tư tương ứng.
Điều 5. Công ty cổ phần Nhựa Sài Gòn :
- Là pháp nhân theo pháp luật Việt Nam kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, thực hiện chế độ hạch toán kinh tế độc lập, được sử dụng con dấu riêng, được mở tài khoản tại ngân hàng theo qui định của pháp luật, hoạt động theo Điều lệ của Công ty cổ phần, Luật Doanh nghiệp.
- Giám đốc và Kế toán trưởng doanh nghiệp Nhà nước Công ty Nhựa Sài Gòn có trách nhiệm điều hành công việc quản lý cho đến khi bàn giao toàn bộ doanh nghiệp cho Hội đồng quản trị và Giám đốc Công ty cổ phần Nhựa Sài Gòn.
Điều 6. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày ký. Bãi bỏ Quyết định số 188/QĐ-UB ngày 09 tháng 12 năm 1992 của ủy ban nhân dân thành phố về việc thành lập doanh nghiệp Nhà nước Công ty Nhựa Sài Gòn, sau khi Công ty cổ phần Nhựa Sài Gòn được cấp giấy đăng ký kinh doanh theo luật định.
Điều 7. Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân thành phố, Trưởng Ban Đổi mới quản lý doanh nghiệp thành phố, Giám đốc Sở Nội vụ, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Giám đốc Sở Tài chính, Chi cục trưởng Chi cục Tài chính doanh nghiệp thành phố, Giám đốc Sở Công nghiệp, Giám đốc Công ty Nhựa Sài Gòn và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận :
- Như điều 7
- BCĐ ĐM và PTDN Trung ương
- Văn phòng Chính phủ
- Bộ KH-ĐT, Bộ Tài chính
- TT/TU, TT/HĐND.TP
- Thường trực UBND.TP
- VP/TU, Ban TC/TU
- TT Ban ĐMQLDN.TP
- Sở Lao động TBXH
- Cục Thuế thành phố
- Kho bạc Nhà nước TP
- Công an thành phố
- Chi nhánh NHNN.TP
- VPHĐ-UB : các PVP
- Tổ CNN
- Lưu (CNN.K)
KT. CHỦ TỊCH UBND THÀNH PHỐ
PHÓ CHỦ TỊCH
Mai Quốc Bình | {
"issuing_agency": "Thành phố Hồ Chí Minh",
"promulgation_date": "31/12/2003",
"sign_number": "5732/2003/QĐ-UB",
"signer": "Mai Quốc Bình",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Lao-dong-Tien-luong/Quyet-dinh-111-HDBT-sua-doi-chinh-sach-che-do-can-bo-xa-phuong-43153.aspx | Quyết định 111-HĐBT sửa đổi chính sách, chế độ cán bộ xã, phường | HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG
********
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
Số: 111-HĐBT
Hà Nội, ngày 13 tháng 10 năm 1981
QUYẾT ĐỊNH
CỦA HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG SỐ 111-HĐBT NGÀY 13-10-1981 VỀ VIỆC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ CHÍNH SÁCH, CHẾ ĐỘ ĐỐI VỚI CÁN BỘ XÃ, PHƯỜNG
HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG
Căn cứ nghị quyết của Hội đồng Bộ trưởng trong phiên họp Thường vụ Hội đồng Bộ trưởng ngày 29/9/1981;
Xét nhu cầu công tác và đời sống của cán bộ cấp xã, phường;
Theo đề nghị của đồng chí trưởng ban Ban tổ chức của Chính phủ,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Nay sửa đổi mức phụ cấp sinh hoạt phí hàng tháng cho cán bộ xã, phường như sau:
a. Bí thư đảng uỷ xã, phường hoặc bí thư chi bộ xã, phường (nơi chưa có đảng uỷ), chủ tịch Uỷ ban Nhân dân xã, phường được phụ cấp sinh hoạt phí hàng tháng tương đương với mức lương quy định trong khung lương hiện hành của trưởng ban chuyên môn của huyện.
b. Các phó chủ tịch, uỷ viên quân sự, uỷ viên thư ký uỷ ban nhân dân xã, phường được hưởng phụ cấp sinh hoạt phí hàng tháng tương đương với phó trưởng ban chuyên môn của huyện.
c. Cán bộ Mặt trận tổ quốc và cán bộ các đoàn thể nhân dân được hưởng sinh hoạt phí hàng tháng tương đương với mức lương quy định trong khung lương hiện hành của uỷ viên thường trực các đoàn thể cấp huyện; cán bộ, nhân viên chuyên môn, nghiệp vụ của đảng uỷ, Uỷ ban Nhân dân xã, phường và cán bộ phụ trách các ấp, bản, buôn làng được hưởng sinh hoạt phí hàng tháng tương đương với khung lương của nhân viên hành chính hiện hành.
d. Cán bộ, nhân viên y tế và cán bộ kỹ thuật, nghiệp vụ được đào tạo có trình độ đại học, trung cấp và sơ cấp chuyên nghiệp nếu được sử dụng đúng ngành nghề, làm việc theo quy chế chung của Nhà nước thì hàng tháng cũng được hưởng sinh hoạt phí tương đương bậc lương của cán bộ cùng trình độ, cùng ngành trong biên chế Nhà nước; cán bộ xã, thị trấn biên giới Việt - Trung và hải đảo, ngoài phụ cấp hàng tháng còn được hưởng phụ cấp khu vực theo chế độ hiện hành.
Điều 2: Cán bộ được bầu cử nói ở điểm a và b trong Điều 1 khi hết nhiệm kỳ không trúng cử lại, nếu được bố trí công tác khác thì đãi ngộ theo nhiệm vụ mới.
Số lượng cán bộ xã, phường được hưởng sinh hoạt phí nói ở điểm c và d trong Điều 1 do Uỷ ban Nhần dân tỉnh, thành phố và đặc khu trực thuộc trung ương quy định cho sát hợp, tuỳ theo đặc điểm tình hình và khả năng đài thọ của ngân sách xã, phường, và trên tinh thần hạn chế đến mức thấp nhất số người thoát ly sản xuất trong các hợp tác xã, tập đoàn sản xuất.
Điều 3: Về lương thực, cán bộ xã nói chung, hưởng theo quyết định số 400-CP ngày 5-11-1979 của Hội đồng Chính phủ và thông tư số 8-BNN/TT ngày 5/5/1980 của Bộ Nông nghiệp hướng dẫn thi hành quyết định số 400-CP của Hội đồng Chính phủ.
Đối với các xã biên giới Việt - Trung và hải đảo, hàng tháng, mỗi xã được dự trù 150 kilôgam lương thực để bán theo giá chỉ đạo cho cán bộ xã phải làm việc nhiều, không có điều kiện sản xuất hoặc sử dụng cho cán bộ xã trong những ngày thường trực tại trụ sở. Ngoài ra, huyện và tỉnh cần tạo mọi điều kiện để anh chị em có phương tiện hoạt động và sinh hoạt, bảo đảm cho mỗi xã có được những thứ cần thiết như sách, báo, máy thu thanh, chăn, màn, chiếu, dụng cụ nấu ăn, v.v... khi thường trực ở trụ sở.
Ở những xã chưa có hợp tác xã, chưa có tập đoàn sản xuất, nếu cán bộ xã gặp khó khăn đột xuất, thì huyện xét đề nghị tỉnh giải quyết cụ thể, không đặt vấn đề bán lương thực thường xuyên.
Cán bộ y tế xã, hàng tháng được mua 13 kilôgam gạo theo giá chỉ đạo trích trong tỷ lệ thuế nông nghiệp để lại cho xã.
Cán bộ phường được mua lương thực, thực phẩm và một số hàng công nghệ phẩm như cán bộ, công nhân, viên chức trong biên chế Nhà nước.
Cán bộ xã được mua một số mặt hàng công nghệ phẩm: phụ tùng xe đạp, vải, đường, xà phòng như cán bộ trong biên chế Nhà nước.
Điều 4: Cán bộ xã, phường đi học, dự lớp bồi dưỡng nghiệp vụ, được hưởng chế độ như cán bộ, công nhân, viên chức trong biên chế Nhà nước; cán bộ xã học lớp ngắn hạn, không quá ba tháng do huyện, tỉnh triệu tập, được mua mỗi tháng 15 kilôgam lương thực theo giá chỉ đạo, phần lương thực ở nhà được để lại cho gia đình.
Điều 5: Cán bộ xã, phường công tác lâu năm, khi già yếu, nghỉ việc, có đủ những điều kiện quy định trong quyết định số 130-CP ngày 20/6/1975 của Hội đồng Chính phủ, được hưởng trợ cấp hàng tháng bằng 60% của mức sinh hoạt phí khi đang công tác. Mức trợ cấp này được áp dụng cho cả những cán bộ xã đã được hưởng chế độ trợ cấp theo quyết định số 130-CP.
Điều 6: Cán bộ xã, phường còn được hưởng các chế độ khen thưởng, bảo vệ sức khoẻ, thai sản, công tác phí, trợ cấp khó khăn, mai táng phí như cán bộ, công nhân viên trong biên chế Nhà nước.
Về chế độ nghĩa vụ dân công áp dụng đối với cán bộ xã, phường cần thực hiện theo điểm VI của quyết định số 130-CP của Hội đồng Chính phủ.
Điều 7: Các nguồn kinh phí trả sinh hoạt phí cho cán bộ xã, phường quy định như sau:
a. Bí thư đảng uỷ hoặc bí thư chi bộ (nơi chưa có đảng uỷ), chủ tịch Uỷ ban Nhân dân xã, phường do ngân sách tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc trung ương đài thọ. Phó chủ tịch kiêm trưởng công an xã, uỷ viên thư ký và uỷ viên quân sự do ngân sách xã, phường đài thọ, nếu thiếu thì ngân sách huyện, tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc trung ương trợ cấp thêm.
b. Cán bộ Mặt trận tổ quốc và cán bộ các đoàn thể, cán bộ, nhân viên y tế và các cán bộ, nhân viên khác của xã, phường ghi ở điểm c, Điều 1 do ngân sách xã, phường đài thọ.
Các cán bộ, nhân viên bưu điện, hợp tác xã tín dụng, hợp tác xã mua bán do ngành dọc cấp trên và tổ chức kinh doanh đài thọ.
Điều 8: Bộ Tài chính và Uỷ ban Nhân dân các tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc trung ương có trách nhiệm chỉ đạo tốt việc xây dựng ngân sách xã, phường để xã, phường có nguồn thu ổn định và từ đó có điều kiện xây dựng cơ sở vật chất và chi các khoản phụ cấp cho cán bộ; có chế độ khuyến khích thoả đáng đối với những xã, phường xây dựng ngân sách tốt, thu chi đúng chế độ quản lý kinh tế tài chính.
Các đoàn thể nhân dân ở xã, phường cần có kế hoạch thực hiện xây dựng quỹ để dần dần bảo đảm được các khoản chi cho cán bộ đoàn thể mình bớt phần Nhà nước trợ cấp.
Điều 9: Đối với cán bộ thị trấn, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc trung ương dựa theo quyết định này để hướng dẫn việc vận dụng cho thích hợp.
Điều 10: Quyết định này được thi hành thống nhất trong cả nước kể từ tháng 10 năm 1981.
Các đồng chí Bộ trưởng, Tổng thư ký Hội đồng Bộ trưởng, thủ trưởng các ngành có liên quan ở trung ương và chủ tịch Uỷ ban Nhân dân của các tỉnh, thành phố và đặc khu trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
Đồng chí trưởng Ban tổ chức của Chính phủ có trách nhiệm hướng dẫn, theo dõi việc thực hiện và báo cáo kết quả lên Hội đồng Bộ trưởng.
Tố Hữu
(Đã ký) | {
"issuing_agency": "Hội đồng Bộ trưởng",
"promulgation_date": "13/10/1981",
"sign_number": "111-HĐBT",
"signer": "Tố Hữu",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Quyet-dinh-246-2005-QD-UBND-chinh-dinh-muc-khoan-chi-phi-quan-ly-hanh-chinh-cho-so-nganh-quan-huyen-phuong-xa-thi-tran-8342.aspx | Quyết định 246/2005/QĐ-UBND chỉnh định mức khoán chi phí quản lý hành chính cho sở ngành, quận huyện, phường xã, thị trấn | UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
******
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
Số: 246/2005/QĐ-UBND
TP. Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 12 năm 2005
QUYẾT ĐỊNH
VỀ ĐIỀU CHỈNH ĐỊNH MỨC KHOÁN CHI PHÍ QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH CHO CÁC SỞ - NGÀNH, QUẬN - HUYỆN, PHƯỜNG - XÃ, THỊ TRẤN
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 93/2001/NĐ-CP ngày 12 tháng 12 năm 2001 của Chính phủ về phân cấp quản lý một số lĩnh vực cho thành phố Hồ Chí Minh;
Căn cứ Nghị định số 124/2004/NĐ-CP ngày 18 tháng 5 năm 2004 của Chính phủ quy định về một số cơ chế tài chính ngân sách đặc thù đối với thành phố Hồ Chí Minh và Thông tư số 52/2004/TT-BTC ngày 09 tháng 6 năm 2004 hướng dẫn thi hành Nghị định số 124/2004/NĐ-CP của Chính phủ;
Căn cứ Quyết định số 192/2001/QĐ-TTg ngày 17 tháng 12 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ về mở rộng khoán biên chế và kinh phí quản lý
hành chính đối với cơ quan quản lý hành chính Nhà nước và Thông tư Liên tịch số 17/2002/TTLT-BTC-BTCCBCP ngày 08 tháng 02 năm 2002 của Liên Bộ Tài chính, Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ (nay là Bộ Nội vụ)
về hướng dẫn thực hiện Quyết định số 192/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ;
Xét đề nghị của Liên Sở Nội vụ - Sở Tài chính tại Tờ trình số 686/TTLS-SNV-STC ngày 07 tháng 11 năm 2005;
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Nay điều chỉnh định mức giao khoán kinh phí quản lý hành chính (lương và kinh phí quản lý hành chính) áp dụng cho các sở - ngành, quận - huyện, phường - xã, thị trấn, như sau :
1.1- Khối sở - ngành, quận - huyện : 38.000.000 (ba mươi tám triệu) đồng/người /năm;
1.2- Khối phường - xã, thị trấn : 21.500.000 (hai mươi mốt triệu năm trăm ngàn) đồng/người/năm (bao gồm cán bộ chuyên trách, công chức và cán bộ không chuyên trách).
Điều 2. Việc điều chỉnh định mức giao khoán nêu tại Điều 1 được thực hiện từ ngày 01 tháng 01 năm 2006; bãi bỏ các quy định trước đây trái với Quyết định này.
Điều 3. Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành phố, Giám đốc Sở Nội vụ, Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Kho bạc Nhà nước thành phố, Thủ trưởng các sở - ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận - huyện và Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như điều 3
- Văn phòng Chính phủ
- Bộ Nội vụ
- Bộ Tài chính
- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp)
- Thường trực Thành ủy
- Thường trực Hội đồng nhân dân thành phố
- TTUB: CT, các PCT
- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố
- Các Đoàn thể thành phố
- Văn phòng Thành ủy
- Các Ban Hội đồng nhân dân thành phố
- Sở Nội vụ (02 bản)
- VPHĐ-UB: các PVP
- Các Tổ NCTH
- Lưu (VX/Nh) MH.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Lê Thanh Hải | {
"issuing_agency": "Thành phố Hồ Chí Minh",
"promulgation_date": "30/12/2005",
"sign_number": "246/2005/QĐ-UBND",
"signer": "Lê Thanh Hải",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Quyet-dinh-393-QD-UBND-2021-phe-duyet-Quy-trinh-giai-quyet-thu-tuc-hanh-chinh-So-Y-te-Ninh-Binh-475105.aspx | Quyết định 393/QĐ-UBND 2021 phê duyệt Quy trình giải quyết thủ tục hành chính Sở Y tế Ninh Bình | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH BÌNH
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 393/QĐ-UBND
Ninh Bình, ngày 14 tháng 05 năm 2021
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT QUY TRÌNH NỘI BỘ GIẢI QUYẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ Y TẾ TỈNH NINH BÌNH
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH BÌNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07/8/2017 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính;
Căn cứ Thông tư số 02/2017/TT-VPCP ngày 31/10/2017 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Thông tư số 01/2018/TT-VPCP ngày 23/11/2018 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ hướng dẫn thi hành một số quy định của Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Y tế.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt 01 Quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Y tế tỉnh Ninh Bình (phụ lục ban hành kèm theo Quyết định này).
Điều 2. Tổ chức thực hiện
1. Giao Sở Y tế chủ trì phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, UBND cấp huyện triển khai thực hiện
- Cập nhật thông tin, dữ liệu các TTHC được công bố tại Quyết định này vào Hệ thống phần mềm Một cửa điện tử tỉnh Ninh Bình theo đúng quy định; Niêm yết, công khai TTHC này trên Trang thông tin điện tử của đơn vị.
- Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày Quyết định này có hiệu lực, hoàn thành việc xây dựng quy trình điện tử và cấu hình quy trình điện tử giải quyết TTHC trên hệ thống phần mềm Một cửa điện tử của tỉnh.
3. Sở Thông tin và Truyền thông
- Thực hiện nghiêm túc, đầy đủ, kịp thời việc cấu hình, cập nhật quy trình điện tử giải quyết các TTHC tại Điều 1; công tác bảo mật, bảo đảm an toàn thông tin, dữ liệu về TTHC trên hệ thống Một cửa điện tử của tỉnh.
Chủ trì theo dõi, kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn thực hiện việc cập nhật thông tin, dữ liệu TTHC; việc thực hiện tiếp nhận, giải quyết, trả kết quả giải quyết hồ sơ TTHC trên Cổng dịch vụ công, hệ thống Một cửa của tỉnh. Báo cáo kết quả về UBND tỉnh (qua Văn phòng UBND tỉnh).
3. Văn phòng UBND tỉnh chủ trì thực hiện
- Công khai danh mục, quy trình nội bộ giải quyết các TTHC tại Điều 1 tại Trung tâm Phục vụ hành chính công và trên Cổng Thông tin điện tử tỉnh.
- Tổ chức kiểm soát việc thực hiện tiếp nhận, giải quyết, trả kết quả giải quyết TTHC theo quy trình đã được phê duyệt của các cá nhân, cơ quan, đơn vị liên quan; kịp thời báo cáo kết quả thực hiện về UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Y tế, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông, Giám đốc Trung tâm Phục vụ hành chính công; Thủ trưởng các cơ quan và tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Cục Kiểm soát TTHC, VPCP;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Chánh VP, các Phó CVP;
- Trung tâm Tin học - Công báo;
- VNPT Ninh Bình;
- Lưu: VT, VP6, VP11.
MT02/VP11/QTNB.YT2
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Tống Quang Thìn
PHỤ LỤC
QUY TRÌNH ĐIỆN TỬ GIẢI QUYẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ Y TẾ TỈNH NINH BÌNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 393/QĐ-UBND ngày 14/05/2021 của Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình)
I. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH (THỰC HIỆN TẠI TRUNG TÂM PHỤC VỤ HCC)
LĨNH VỰC DƯỢC PHẨM (TTHC mới ban hành)
1. Tên thủ tục hành chính: Cấp Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) đối với mỹ phẩm sản xuất trong nước để xuất khẩu.
Mã số TTHC: 1.009566.000.00.00.H42
Tổng thời gian thực hiện TTHC: 03 (ngày làm việc) x 08 giờ = 24 giờ
Bước thực hiện
Đơn vị thực hiện
Trách nhiệm thực hiện
Nội dung thực hiện
Thời gian 24 giờ
Biểu mẫu/Kết quả
Bước 1
Trung tâm phục vụ hành chính công
Cán bộ tiếp nhận
1. Trung tâm Phục vụ hành chính công tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra, hướng dẫn (nếu hồ sơ không đạt yêu cầu thì hướng dẫn tổ chức, cá nhân bổ sung theo đúng quy định 01 lần duy nhất).
2. Trường hợp hồ sơ đầy đủ, quét (scan) và cập nhật, lưu trữ hồ sơ vào phần mềm và chuyển về Phòng Nghiệp vụ Dược. In phiếu tiếp nhận và hẹn trả kết quả giao cho tổ chức, cá nhân.
3. In phiếu bàn giao hồ sơ từ Trung tâm PVHCC về Sở Y tế (ký số gửi Bưu điện chuyển về Sở)
Hồ sơ bao gồm:
- Văn bản đề nghị cấp CFS nêu rõ tên hàng, mã HS của hàng hóa, số chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm hoặc số đăng ký, số hiệu tiêu chuẩn (nếu có; trường hợp không có, có thể thay thế bằng số tiếp nhận Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm), thành phần hàm lượng hợp chất (nếu có), nước nhập khẩu hàng hóa: 1 bản chính, thể hiện bằng tiếng Việt và tiếng Anh.
- Giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: 1 bản sao có đóng dấu của thương nhân.
- Danh mục các cơ sở sản xuất (nếu có), bao gồm tên, địa chỉ của cơ sở, các mặt hàng sản xuất để xuất khẩu: 1 bản chính.
- Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm : 1 bản sao có đóng dấu của thương nhân.
Số lượng hồ sơ: 01
01 giờ
Mẫu 01, 02, 03, 04, 05, 06
Bước 2
Phòng Nghiệp vụ Dược
Trưởng phòng
Xem xét hồ sơ chuyển cho cán bộ chuyên môn.
01 giờ
Mẫu 01, 04, 05
Chuyên viên
Chuyên viên phụ trách thẩm định hồ sơ:
- Xử lý, thẩm định hồ sơ.
- Xác minh (nếu có).
- Niêm yết, công khai (nếu có).
- Lấy ý kiến các cơ quan, đơn vị (nếu có).
16 giờ
Mẫu 02, 04, 05
Trưởng phòng
Xem xét ký nháy văn bản và trình lãnh đạo Sở duyệt văn bản
02 giờ
Bước 3
Lãnh đạo Sở
Giám đốc hoặc Phó giám đốc
Xem xét quyết định
02 giờ
Mẫu 04, 05
Bước 4
Bộ phận văn thư
Cán bộ văn thư
Bộ phận Văn thư của sở vào số văn bản, lưu hồ sơ và xác nhận trên phần mềm. Gửi hồ sơ, kết quả cho Trung tâm Phục vụ hành chính công.
02 giờ
Mẫu 04, 05
Bước 5
Trung tâm Phục vụ hành chính công.
Cán bộ tiếp nhận
Trung tâm Phục vụ hành chính công thông báo và trả kết quả cho tổ chức, cá nhân. Kết thúc trên phần mềm.
Mẫu 04, 05, 06. | {
"issuing_agency": "Tỉnh Ninh Bình",
"promulgation_date": "14/05/2021",
"sign_number": "393/QĐ-UBND",
"signer": "Tống Quang Thìn",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Quyet-dinh-494-QD-UBND-2024-quy-trinh-giai-quyet-thu-tuc-hanh-chinh-Kham-chua-benh-So-Y-te-Dien-Bien-604100.aspx | Quyết định 494/QĐ-UBND 2024 quy trình giải quyết thủ tục hành chính Khám chữa bệnh Sở Y tế Điện Biên | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐIỆN BIÊN
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 494/QĐ-UBND
Điện Biên, ngày 13 tháng 3 năm 2024
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT QUY TRÌNH NỘI BỘ TRONG GIẢI QUYẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH LĨNH VỰC KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ Y TẾ TỈNH ĐIỆN BIÊN
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐIỆN BIÊN
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính;
Căn cứ Thông tư số 01/2018/TT-VPCP ngày 23 tháng 11 năm 2018 của Văn phòng Chính phủ hướng dẫn thi hành một số quy định của Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính;
Tiếp theo Quyết định số 215/QĐ-UBND ngày 01/02/2024 của Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên về việc công bố Danh mục thủ tục hành chính mới ban hành, thủ tục hành chính bị bãi bỏ trong lĩnh vực Khám bệnh, chữa bệnh; thủ tục hành chính sửa đổi bổ sung trong lĩnh vực Dược phẩm thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Y tế tỉnh Điện Biên;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Y tế tỉnh Điện Biên.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này 23 quy trình nội bộ trong giải quyết thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Y tế tỉnh Điện Biên (có Quy trình nội bộ cụ thể kèm theo).
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Bãi bỏ Quy trình số 83 phần I ban hành kèm theo Quyết định số 612/QĐ-UBND ngày 25/6/2019 của Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt quy trình nội bộ trong giải quyết thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Y tế tỉnh Điện Biên và các Quy trình số 27, 28, 29, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40 phần III ban hành kèm theo Quyết định số 1840/QĐ-UBND ngày 14/11/2023 của Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt quy trình nội bộ trong giải quyết thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung thuộc phạm vi, chức năng quản lý của Sở Y tế tỉnh Điện Biên.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Y tế và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Cục Kiểm soát TTHC (VPCP);
- Lãnh đạo UBND tỉnh;
- HTTT giải quyết TTHC tỉnh (Sở TT&TT);
- Cổng Thông tin điện tử tỉnh;
- Lưu: VT, KSTT(NTVA).
CHỦ TỊCH
Lê Thành Đô
QUY TRÌNH NỘI BỘ TRONG GIẢI QUYẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH LĨNH VỰC KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ Y TẾ TỈNH ĐIỆN BIÊN
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 494/QĐ-UBND ngày 13 tháng 3 năm 2024 của Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên)
1. Quy trình số 01: Công bố cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đáp ứng yêu cầu là cơ sở hướng dẫn thực hành
Trình tự các bước thực hiện
Nội dung công việc
Trách nhiệm xử lý công việc
Thời gian
Kết quả/sản phẩm
Bước 1
Tiếp nhận hồ sơ, vào sổ, chuyển phòng chuyên môn
Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả
01 ngày
Mẫu số 01. Giấy tiếp nhận và hẹn trả kết quả.
Bước 2
Thẩm định hồ sơ
Công chức Phòng Nghiệp vụ Y Dược
05 ngày
Hồ sơ không đáp ứng yêu cầu, thông báo trả lại hồ sơ hoặc yêu cầu bổ sung
Mẫu số 02. Phiếu yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
Mẫu số 03. Phiếu từ chối tiếp nhận giải quyết hồ sơ.
Hồ sơ đáp ứng yêu cầu, đề xuất thụ lý
Đề xuất thụ lý hồ sơ.
Bước 3
Thụ lý hồ sơ, tham mưu giải quyết
Công chức Phòng Nghiệp vụ Y Dược
04 ngày
Thẩm định hồ sơ
Bước 4
Xem xét và trình lãnh đạo Sở phê duyệt
Lãnh đạo Phòng Nghiệp vụ Y Dược
02 ngày
Dự thảo Bản công bố cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đáp ứng yêu cầu là cơ sở hướng dẫn thực hành
Bước 5
Xét phê duyệt
Lãnh đạo Sở
02 ngày
Bản công bố cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đáp ứng yêu cầu là cơ sở hướng dẫn thực hành
Bước 6
Trả kết quả
Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả
01 ngày
Bản công bố cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đáp ứng yêu cầu là cơ sở hướng dẫn thực hành.
Đăng tải Bản Công bố trên trang TTĐT của Sở Y tế
Tổng thời hạn giải quyết TTHC: 15 ngày
2. Quy trình số 02: Cấp mới Giấy phép hành nghề đối với chức danh chuyên môn là bác sỹ, y sỹ, điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y, dinh dưỡng lâm sàng, cấp cứu viên ngoại viện, tâm lý lâm sàng.
Trường hợp 1: Cấp mới giấy phép hành nghề đối với trường hợp người lần đầu tiên đề nghị cấp giấy phép hành nghề quy định tại điểm a khoản 1 Điều 30 Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2023 và trường hợp quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 13 Nghị định số 96/2023/NĐ-CP .
Trường hợp 2: Cấp mới giấy phép hành nghề đối với trường hợp người hành nghề thay đổi chức danh chuyên môn đã được ghi trên giấy phép hành nghề quy định tại điểm b khoản 1 Điều 30 Luật Khám bệnh, chữa bệnh.
Trường hợp 3: Cấp mới giấy phép hành nghề đối với trường hợp giấy phép hành nghề bị thu hồi theo quy định tại điểm c khoản 1, khoản 2, điểm c khoản 3, điểm b khoản 4, khoản 6, khoản 7, khoản 8 và điểm c khoản 9 Điều 33 Nghị định số 96/2023/NĐ-CP do giả mạo tài liệu trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hành nghề (điểm b khoản 1 Điều 35 Luật Khám bệnh,chữa bệnh).
Trường hợp 4: Cấp mới giấy phép hành nghề đối với trường hợp giấy phép hành nghề bị thu hồi theo quy định tại điểm c khoản 5 Điều 33 Nghị định số 96/2023/NĐ-CP do thuộc một trong các trường hợp quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 hoặc 6 Điều 20 Luật Khám bệnh, chữa bệnh (điểm đ khoản 1 Điều 35 Luật Khám bệnh, chữa bệnh).
Trường hợp 5: Cấp mới giấy phép hành nghề đối với trường hợp giấy phép hành nghề không được gia hạn theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 18 Nghị định số 96/2023/NĐ-CP quá 24 tháng.
Trình tự các bước thực hiện
Nội dung công việc
Trách nhiệm xử lý công việc
Thời gian
Kết quả/sản phẩm
Bước 1
Tiếp nhận hồ sơ, vào sổ, chuyển phòng chuyên môn
Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả
01 ngày
Mẫu số 01. Giấy tiếp nhận và hẹn trả kết quả.
Bước 2
Thẩm định hồ sơ
Công chức Phòng Nghiệp vụ Y Dược
03 ngày
Hồ sơ không đáp ứng yêu cầu, thông báo trả lại hồ sơ hoặc yêu cầu bổ sung
Mẫu số 02. Phiếu yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
Mẫu số 03. Phiếu từ chối tiếp nhận giải quyết hồ sơ.
Hồ sơ đáp ứng yêu cầu, đề xuất thụ lý
Đề xuất thụ lý hồ sơ
Bước 3
Thụ lý hồ sơ, tham mưu giải quyết, Tổ thư ký thẩm định họp xét duyệt
Công chức Phòng Nghiệp vụ Y Dược, thành viên Tổ thư ký
18 ngày
Biên bản họp Tổ thư ký thẩm định.
Dự thảo Quyết định cấp Giấy phép hành nghề Giấy phép hành nghề.
Bước 4
Xem xét và trình lãnh đạo Sở phê duyệt
Lãnh đạo Phòng Nghiệp vụ Y Dược
05 ngày
Dự thảo Quyết định cấp Giấy phép hành nghề, Giấy phép hành nghề
Bước 5
Xét, ký duyệt
Lãnh đạo Sở
02 ngày
Quyết định cấp Giấy phép hành nghề; Giấy phép hành nghề.
Bước 6
Trả kết quả
Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả
01 ngày
Giấy phép hành nghề.
Tổng thời hạn giải quyết TTHC: 30 ngày
3. Quy trình số 03: Cấp lại Giấy phép hành nghề đối với chức danh chuyên môn là bác sỹ, y sỹ, điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y, dinh dưỡng lâm sàng, cấp cứu viên ngoại viện, tâm lý lâm sàng
Trường hợp 1: Cấp lại giấy phép hành nghề đối với trường hợp giấy phép hành nghề bị mất hoặc hư hỏng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 15 Nghị định số 96/2023/NĐ-CP .
Trường hợp 2: Cấp lại giấy phép hành nghề đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 15 Nghị định số 96/2023/NĐ-CP (trường hợp thay đổi một trong các thông tin quy định tại điểm a khoản 3 Điều 27 Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2023 hoặc có sai sót thông tin quy định tại khoản 3 Điều 27 Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2023).
Trường hợp 3: Cấp lại giấy phép hành nghề đối với trường hợp giấy phép hành nghề bị thu hồi theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 33 Nghị định số 96/2023/NĐ-CP do hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hành nghề không đúng quy định (điểm a khoản 1 Điều 35 Luật Khám bệnh, chữa bệnh).
Trường hợp 4: Cấp lại giấy phép hành nghề đối với trường hợp giấy phép hành nghề bị thu hồi theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 33 Nghị định số 96/2023/NĐ-CP do hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hành nghề không đúng quy định (điểm a khoản 1 Điều 35 Luật Khám bệnh, chữa bệnh).
Trường hợp 5: Cấp lại giấy phép hành nghề đối với trường hợp giấy phép hành nghề bị thu hồi theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 33 Nghị định số 96/2023/NĐ-CP do cấp sai chức danh chuyên môn hoặc phạm vi hành nghề trong giấy phép hành nghề so với hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hành nghề (điểm c khoản 1 Điều 35 Luật Khám bệnh, chữa bệnh).
Trường hợp 6: Cấp lại giấy phép hành nghề đối với trường hợp giấy phép hành nghề bị thu hồi theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 33 Nghị định số 96/2023/NĐ-CP do cấp sai chức danh chuyên môn hoặc phạm vi hành nghề trong giấy phép hành nghề so với hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hành nghề (điểm c khoản 1 Điều 35 Luật Khám bệnh, chữa bệnh).
Trường hợp 7: Cấp lại giấy phép hành nghề đối với trường hợp giấy phép hành nghề bị thu hồi theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 33 Nghị định số 96/2023/NĐ-CP do không hành nghề trong thời gian 24 tháng liên tục (điểm d khoản 1 Điều 35 Luật Khám bệnh, chữa bệnh).
Trường hợp 8: Cấp lại giấy phép hành nghề đối với trường hợp giấy phép hành nghề bị thu hồi theo quy định tại điểm a khoản 5 Điều 33 Nghị định số 96/2023/NĐ-CP do thuộc trường hợp bị cấm hành nghề theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 hoặc 6 Điều 20 Luật Khám bệnh, chữa bệnh (điểm đ khoản 1 Điều 35 Luật Khám bệnh, chữa bệnh).
Trường hợp 9: Cấp lại giấy phép hành nghề đối với trường hợp giấy phép hành nghề bị thu hồi theo quy định tại điểm b khoản 5 Điều 33 Nghị định số 96/2023/NĐ-CP do thuộc trường hợp bị cấm hành nghề theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 hoặc 6 Điều 20 Luật Khám bệnh, chữa bệnh (điểm đ khoản 1 Điều 35 Luật Khám bệnh, chữa bệnh).
Trường hợp 10: Cấp lại giấy phép hành nghề đối với trường hợp giấy phép hành nghề bị thu hồi theo quy định tại điểm a khoản 9 Điều 33 Nghị định số 96/2023/NĐ-CP do người hành nghề tự đề nghị thu hồi giấy phép hành nghề (điểm i khoản 1 Điều 35 Luật Khám bệnh, chữa bệnh).
Trường hợp 11: Cấp lại giấy phép hành nghề đối với trường hợp giấy phép hành nghề bị thu hồi theo quy định tại điểm b khoản 9 Điều 33 Nghị định số 96/2023/NĐ-CP do người hành nghề tự đề nghị thu hồi giấy phép hành nghề (điểm i khoản 1 Điều 35 Luật Khám bệnh, chữa bệnh).
Trường hợp 12: Cấp lại giấy phép hành nghề đối với trường hợp giấy phép hành nghề cấp không đúng thẩm quyền quy định tại điểm d khoản 1 Điều 31 Luật Khám bệnh, chữa bệnh.
Trường hợp 13: Cấp lại giấy phép hành nghề đối với trường hợp quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 15 Nghị định số 96/2023/NĐ-CP .
Trường hợp 14: Cấp lại giấy phép hành nghề đối với trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều 15 Nghị định số 96/2023/NĐ-CP .
Trình tự các bước thực hiện
Nội dung công việc
Trách nhiệm xử lý công việc
Thời gian
Kết quả/sản phẩm
Bước 1
Tiếp nhận hồ sơ, vào sổ, chuyển phòng chuyên môn
Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả
01 ngày
Mẫu số 01. Giấy tiếp nhận và hẹn trả kết quả.
Bước 2
Thẩm định hồ sơ
Công chức Phòng Nghiệp vụ Y Dược
03 ngày
Hồ sơ không đáp ứng yêu cầu, thông báo trả lại hồ sơ hoặc yêu cầu bổ sung
Mẫu số 02. Phiếu yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
Mẫu số 03. Phiếu từ chối tiếp nhận giải quyết hồ sơ.
Hồ sơ đáp ứng yêu cầu, đề xuất thụ lý
Đề xuất thụ lý hồ sơ
Bước 3
Thụ lý hồ sơ, tham mưu giải quyết; Tổ thư ký thẩm định họp xét duyệt
Công chức Phòng Nghiệp vụ Y Dược, thành viên Tổ thư ký
06 ngày
Biên bản họp Tổ thư ký thẩm định.
Dự thảo Quyết định cấp Giấy phép hành nghề, Giấy phép hành nghề
Bước 4
Xem xét và trình lãnh đạo Sở phê duyệt
Lãnh đạo Phòng Nghiệp vụ Y Dược
02 ngày
Dự thảo Quyết định cấp Giấy phép hành nghề, Giấy phép hành nghề
Bước 5
Xét, ký duyệt
Lãnh đạo Sở
02 ngày
Quyết định cấp Giấy phép hành nghề; Giấy phép hành nghề.
Bước 6
Trả kết quả
Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả
01 ngày
Giấy phép hành nghề.
Tổng thời hạn giải quyết TTHC: 15 ngày
4. Quy trình số 04: Gia hạn Giấy phép hành nghề đối với chức danh chuyên môn là bác sỹ, y sỹ, điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y, dinh dưỡng lâm sàng, cấp cứu viên ngoại viện, tâm lý lâm sàng
Trình tự các bước thực hiện
Nội dung công việc
Trách nhiệm xử lý công việc
Thời gian
Kết quả/sản phẩm
Bước 1
Tiếp nhận hồ sơ, vào sổ, chuyển phòng chuyên môn
Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả
01 ngày
Mẫu số 01. Giấy tiếp nhận và hẹn trả kết quả.
Bước 2
Thẩm định hồ sơ
Công chức Phòng Nghiệp vụ Y Dược
05 ngày
Hồ sơ không đáp ứng yêu cầu, thông báo trả lại hồ sơ hoặc yêu cầu bổ sung
Mẫu số 02. Phiếu yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
Mẫu số 03. Phiếu từ chối tiếp nhận giải quyết hồ sơ.
Hồ sơ đáp ứng yêu cầu, đề xuất thụ lý.
Đề xuất thụ lý hồ sơ
Bước 3
Thụ lý hồ sơ, tham mưu giải quyết; Hội đồng tư vấn họp xét duyệt
Công chức Phòng Nghiệp vụ Y Dược, thành viên Hội đồng tư vấn
40 ngày
Biên bản họp Hội đồng tư vấn.
Dự thảo Quyết định cấp Giấy phép hành nghề, Giấy phép hành nghề
Bước 4
Xem xét và trình lãnh đạo Sở phê duyệt
Lãnh đạo Phòng Nghiệp vụ Y Dược
10 ngày
Dự thảo Quyết định cấp Giấy phép hành nghề; Giấy phép hành nghề
Bước 5
Xét, ký duyệt
Lãnh đạo Sở
03 ngày
Quyết định cấp Giấy phép hành nghề; Giấy phép hành nghề.
Bước 6
Trả kết quả
Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả
01 ngày
Giấy phép hành nghề.
Tổng thời hạn giải quyết TTHC: Kể từ khi nhận đủ hồ sơ đến ngày hết hạn ghi trên giấy phép hành nghề (người đề nghị gia hạn nộp hồ sơ tối thiểu 60 ngày trước ngày giấy phép hành nghề hết hạn)
5. Quy trình số 05: Điều chỉnh Giấy phép hành nghề
Trường hợp 1: Điều chỉnh giấy phép hành nghề đối với trường hợp bổ sung thêm phạm vi hành nghề của chuyên khoa quy định tại điểm a, b, c khoản 1 Điều 19 Nghị định số 96/2023/NĐ-CP .
Trường hợp 2: Điều chỉnh giấy phép hành nghề đối với trường hợp đã được cấp giấy phép hành nghề và sau đó có thêm giấy chứng nhận người có bài thuốc gia truyền hoặc giấy chứng nhận người có phương pháp chữa bệnh gia truyền quy định tại điểm d khoản 1 Điều 19 Nghị định số 96/2023/NĐ-CP .
Trình tự các bước thực hiện
Nội dung công việc
Trách nhiệm xử lý công việc
Thời gian
Kết quả/sản phẩm
Bước 1
Tiếp nhận hồ sơ, vào sổ, chuyển phòng chuyên môn
Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả
01 ngày
Mẫu số 01. Giấy tiếp nhận và hẹn trả kết quả.
Bước 2
Thẩm định hồ sơ
Công chức Phòng Nghiệp vụ Y Dược
03 ngày
Hồ sơ không đáp ứng yêu cầu, thông báo trả lại hồ sơ hoặc yêu cầu bổ sung
Mẫu số 02. Phiếu yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
Mẫu số 03. Phiếu từ chối tiếp nhận giải quyết hồ sơ.
Hồ sơ đáp ứng yêu cầu, đề xuất thụ lý
Đề xuất thụ lý hồ sơ
Bước 3
Thụ lý hồ sơ, tham mưu giải quyết; Tổ thư ký thẩm định họp xét duyệt
Công chức Phòng Nghiệp vụ Y Dược, thành viên Tổ thư ký
06 ngày
Biên bản họp Tổ thư ký thẩm định.
Dự thảo Quyết định cấp Giấy phép hành nghề, Giấy phép hành nghề
Bước 4
Xem xét và trình lãnh đạo Sở duyệt
Lãnh đạo Phòng Nghiệp vụ Y Dược
02 ngày
Dự thảo Quyết định cấp Giấy phép hành nghề, Giấy phép hành nghề
Bước 5
Xét, ký duyệt
Lãnh đạo Sở
02 ngày
Quyết định cấp Giấy phép hành nghề; Giấy phép hành nghề.
Bước 6
Trả kết quả
Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả
01 ngày
Giấy phép hành nghề.
Tổng thời hạn giải quyết TTHC: 15 ngày
6. Quy trình số 06: Cấp mới giấy phép hành nghề đối với chức danh chuyên môn là lương y, người có bài thuốc gia truyền hoặc có phương pháp chữa bệnh gia truyền
Trường hợp 1: Cấp mới giấy phép hành nghề đối với trường hợp người lần đầu tiên đề nghị cấp giấy phép hành nghề quy định tại điểm a khoản 1 Điều 30 Luật Khám bệnh, chữa bệnh.
Trường hợp 2: Cấp mới giấy phép hành nghề đối với trường hợp người hành nghề thay đổi chức danh chuyên môn đã được ghi trên giấy phép hành nghề quy định tại điểm b khoản 1 Điều 30 Luật Khám bệnh,chữa bệnh.
Trường hợp 3: Cấp mới giấy phép hành nghề đối với trường hợp giấy phép hành nghề bị thu hồi theo quy định tại khoản 4 Điều 34 Nghị định số 96/2023/NĐ-CP do không hành nghề trong thời gian 24 tháng liên tục (điểm d khoản 1 Điều 35 Luật Khám bệnh, chữa bệnh).
Trường hợp 4: Cấp mới giấy phép hành nghề đối với trường hợp giấy phép hành nghề bị thu hồi theo quy định tại khoản 5 Điều 34 Nghị định số 96/2023/NĐ-CP do thuộc một trong các trường hợp bị cấm hành nghề quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 hoặc 6 Điều 20 Luật Khám bệnh, chữa bệnh (điểm đ khoản 1 Điều 35 Luật Khám bệnh, chữa bệnh).
Trường hợp 5: Hồ sơ đề nghị cấp mới giấy phép hành nghề đối với trường hợp giấy phép hành nghề bị thu hồi theo quy định của một trong các khoản 6, khoản 7 hoặc khoản 8 Điều 34 Nghị định số 96/2023/NĐ-CP (điểm e, g, h khoản 1 Điều 35 Luật Khám bệnh, chữa bệnh).
Trình tự các bước thực hiện
Nội dung công việc
Trách nhiệm xử lý công việc
Thời gian
Kết quả/sản phẩm
Bước 1
Tiếp nhận hồ sơ, vào sổ, chuyển phòng chuyên môn
Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả
01 ngày
Mẫu số 01. Giấy tiếp nhận và hẹn trả kết quả.
Bước 2
Thẩm định hồ sơ
Công chức Phòng Nghiệp vụ Y Dược
03 ngày
Hồ sơ không đáp ứng yêu cầu, thông báo trả lại hồ sơ hoặc yêu cầu bổ sung
Mẫu số 02. Phiếu yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
Mẫu số 03. Phiếu từ chối tiếp nhận giải quyết hồ sơ.
Hồ sơ đáp ứng yêu cầu, đề xuất thụ lý
Đề xuất thụ lý hồ sơ
Bước 3
Thụ lý hồ sơ, tham mưu giải quyết; Tổ thư ký thẩm định họp xét duyệt
Công chức Phòng Nghiệp vụ Y Dược, thành viên Tổ thư ký
16 ngày
Biên bản họp Tổ thư ký thẩm định.
Dự thảo Quyết định cấp Giấy phép hành nghề, Giấy phép hành nghề
Bước 4
Xem xét và trình lãnh đạo Sở phê duyệt
Lãnh đạo Phòng Nghiệp vụ Y Dược
07 ngày
Dự thảo Quyết định cấp Giấy phép hành nghề; Giấy phép hành nghề
Bước 5
Xét, ký duyệt
Lãnh đạo Sở
02 ngày
Quyết định cấp Giấy phép hành nghề; Giấy phép hành nghề.
Bước 6
Trả kết quả
Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả
01 ngày
Giấy phép hành nghề.
Tổng thời hạn giải quyết TTHC: 30 ngày
7. Quy trình số 07: Cấp lại giấy phép hành nghề đối với chức danh chuyên môn là lương y, người có bài thuốc gia truyền hoặc có phương pháp chữa bệnh gia truyền
Trường hợp 1: Cấp lại giấy phép hành nghề đối với trường hợp giấy phép hành nghề bị mất hoặc hư hỏng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 21 Nghị định số 96/2023/NĐ-CP .
Trường hợp 2: Cấp lại giấy phép hành nghề đối với trường hợp thay đổi một trong các thông tin quy định tại điểm a khoản 3 Điều 27 Luật Khám bệnh, chữa bệnh hoặc có sai sót thông tin quy định tại khoản 3 Điều 27 Luật Khám bệnh, chữa bệnh quy định tại điểm b khoản 1 Điều 23 Nghị định số 96/2023/NĐ-CP .
Trường hợp 3: Cấp lại giấy phép hành nghề đối với trường hợp giấy phép hành nghề bị thu hồi theo quy định tại khoản 1 Điều 34 Nghị định số 96/2023/NĐ-CP do hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hành nghề không đúng quy định (điểm a khoản 1 Điều 35 Luật Khám bệnh, chữa bệnh).
Trường hợp 4: Cấp lại giấy phép hành nghề đối với trường hợp giấy phép hành nghề bị thu hồi theo quy định tại khoản 3 Điều 34 Nghị định số 96/2023/NĐ-CP do cấp sai chức danh chuyên môn hoặc phạm vi hành nghề trong giấy phép hành nghề so với hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hành nghề (điểm c khoản 1 Điều 35 Luật Khám bệnh, chữa bệnh).
Trường hợp 5: Cấp lại giấy phép hành nghề đối với trường hợp giấy phép hành nghề bị thu hồi theo quy định tại khoản 4 Điều 34 Nghị định số 96/2023/NĐ-CP do không hành nghề trong thời gian 24 tháng liên tục (điểm d khoản 1 Điều 35 Luật Khám bệnh, chữa bệnh).
Trường hợp 6: Cấp lại giấy phép hành nghề đối với trường hợp giấy phép hành nghề bị thu hồi theo quy định tại khoản 5 Điều 34 Nghị định số 96/2023/NĐ-CP do thuộc một trong các trường hợp quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 hoặc 6 Điều 20 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh (điểm đ khoản 1 Điều 35 Luật Khám bệnh, chữa bệnh).
Trường hợp 7: Cấp lại phép hành nghề đối với trường hợp giấy phép hành nghề bị thu hồi theo quy định tại khoản 9 Điều 34 Nghị định số 96/2023/NĐ-CP theo đề nghị của người hành nghề.
Trường hợp 8: Cấp lại giấy phép hành nghề đối với trường hợp giấy phép hành nghề được cấp không đúng thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 28 Luật Khám bệnh, chữa bệnh.
Trình tự các bước thực hiện
Nội dung công việc
Trách nhiệm xử lý công việc
Thời gian
Kết quả/sản phẩm
Bước 1
Tiếp nhận hồ sơ, vào sổ, chuyển phòng chuyên môn
Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả
01 ngày
Mẫu số 01. Giấy tiếp nhận và hẹn trả kết quả.
Bước 2
Thẩm định hồ sơ
Công chức Phòng Nghiệp vụ Y Dược
03 ngày
Hồ sơ không đáp ứng yêu cầu, thông báo trả lại hồ sơ hoặc yêu cầu bổ sung
Mẫu số 02. Phiếu yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
Mẫu số 03. Phiếu từ chối tiếp nhận giải quyết hồ sơ.
Hồ sơ đáp ứng yêu cầu, đề xuất thụ lý
Đề xuất thụ lý hồ sơ
Bước 3
Thụ lý hồ sơ, tham mưu giải quyết; Tổ thư ký thẩm định họp xét duyệt
Công chức Phòng Nghiệp vụ Y Dược, thành viên Tổ thư ký
06 ngày
Biên bản họp Tổ thư ký thẩm định.
Dự thảo Quyết định cấp Giấy phép hành nghề, Giấy phép hành nghề
Bước 4
Xem xét và trình lãnh đạo Sở phê duyệt
Lãnh đạo Phòng Nghiệp vụ Y Dược
02 ngày
Dự thảo Quyết định cấp Giấy phép hành nghề; Giấy phép hành nghề
Bước 5
Xét, ký duyệt
Lãnh đạo Sở
02 ngày
Quyết định cấp Giấy phép hành nghề; Giấy phép hành nghề.
Bước 6
Trả kết quả
Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả
01 ngày
Giấy phép hành nghề.
Tổng thời hạn giải quyết TTHC: 15 ngày
8. Quy trình số 08: Gia hạn giấy phép hành nghề đối với chức danh chuyên môn là lương y, người có bài thuốc gia truyền hoặc có phương pháp chữa bệnh gia truyền
Trình tự các bước thực hiện
Nội dung công việc
Trách nhiệm xử lý công việc
Thời gian
Kết quả/sản phẩm
Bước 1
Tiếp nhận hồ sơ, vào sổ, chuyển phòng chuyên môn
Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả
01 ngày
Mẫu số 01. Giấy tiếp nhận và hẹn trả kết quả.
Bước 2
Thẩm định hồ sơ
Công chức Phòng Nghiệp vụ Y Dược
25 ngày
Hồ sơ không đáp ứng yêu cầu, thông báo trả lại hồ sơ hoặc yêu cầu bổ sung
Mẫu số 02. Phiếu yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
Mẫu số 03. Phiếu từ chối tiếp nhận giải quyết hồ sơ.
Hồ sơ đáp ứng yêu cầu, đề xuất thụ lý
Đề xuất thụ lý hồ sơ
Bước 3
Thụ lý hồ sơ, tham mưu giải quyết; Tổ thư ký họp xét duyệt
Công chức Phòng Nghiệp vụ Y Dược, thành viên Tổ thư ký
20 ngày
Biên bản họp Tổ thư ký thẩm định.
Dự thảo Quyết định cấp Giấy phép hành nghề, Giấy phép hành nghề
Bước 4
Xem xét và trình lãnh đạo Sở phê duyệt
Lãnh đạo Phòng Nghiệp vụ Y Dược
10 ngày
Dự thảo Quyết định cấp Giấy phép hành nghề; Giấy phép hành nghề
Bước 5
Xét, ký duyệt
Lãnh đạo Sở
03 ngày
Quyết định cấp Giấy phép hành nghề; Giấy phép hành nghề.
Bước 6
Trả kết quả
Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả
01 ngày
Giấy phép hành nghề.
Tổng thời hạn giải quyết TTHC: Kể từ khi nhận đủ hồ sơ đến ngày hết hạn ghi trên giấy phép hành nghề (người đề nghị gia hạn nộp hồ sơ tối thiểu 60 ngày trước ngày giấy phép hành nghề hết hạn)
9. Quy trình số 09: Đăng ký hành nghề
Trường hợp 1: Cùng thời điểm với thời điểm đề nghị cấp mới giấy phép hoạt động đến cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động.
Trường hợp 2: Có thay đổi về người hành nghề trong thời gian chờ cấp giấy phép hoạt động.
Trường hợp 3: Có thay đổi về người hành nghề trong quá trình hoạt động, người hành nghề không còn làm việc tại cơ sở.
Trường hợp 4: Có thay đổi về người hành nghề trong quá trình hoạt động, bổ sung người hành nghề.
Trình tự các bước thực hiện
Nội dung công việc
Trách nhiệm xử lý công việc
Thời gian
Kết quả/sản phẩm
Bước 1
Tiếp nhận hồ sơ, vào sổ, chuyển phòng chuyên môn
Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả
Trong giờ hành chính
Mẫu số 01. Giấy tiếp nhận và hẹn trả kết quả.
Bước 2
Thẩm định hồ sơ
Công chức Phòng Nghiệp vụ Y Dược
1,5 ngày làm việc
Hồ sơ không đáp ứng yêu cầu, thông báo trả lại hồ sơ hoặc yêu cầu bổ sung
Mẫu số 02. Phiếu yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
Mẫu số 03. Phiếu từ chối tiếp nhận giải quyết hồ sơ.
Hồ sơ đáp ứng yêu cầu, đề xuất thụ lý
Đề xuất thụ lý hồ sơ
Bước 3
Thụ lý hồ sơ, tham mưu giải quyết
Công chức Phòng Nghiệp vụ Y Dược
01 ngày làm việc
Thẩm định hồ sơ
Bước 4
Xem xét và trình lãnh đạo Sở duyệt
Lãnh đạo Phòng Nghiệp vụ Y Dược
01 ngày làm việc
Dự thảo Bản công bố công khai danh sách người hành nghề của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Bước5
Xét, phê duyệt
Lãnh đạo Sở
01 ngày làm việc
Dự thảo Bản công bố công khai danh sách người hành nghề của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Bước 6
Trả kết quả. Đăng tải bản Công bố danh sách người hành nghề trên trang TTĐT của Sở Y tế
Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả
0,5 ngày làm việc
Bản công bố công khai danh sách người hành nghề của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Tổng thời hạn giải quyết TTHC: 05 ngày làm việc
10. Quy trình số 10: Thu hồi giấy phép hành nghề đối với trường hợp quy định tại điểm i khoản 1 Điều 35 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh
Trình tự các bước thực hiện
Nội dung công việc
Trách nhiệm xử lý công việc
Thời gian
Kết quả/sản phẩm
Bước 1
Tiếp nhận hồ sơ, vào sổ, chuyển phòng chuyên môn
Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả
01 ngày
Mẫu số 01. Giấy tiếp nhận và hẹn trả kết quả.
Bước 2
Thẩm định hồ sơ.
Công chức Phòng Nghiệp vụ Y Dược
04 ngày
Hồ sơ không đáp ứng yêu cầu, thông báo trả lại hồ sơ hoặc yêu cầu bổ sung
Mẫu số 02. Phiếu yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
Mẫu số 03. Phiếu từ chối tiếp nhận giải quyết hồ sơ.
Hồ sơ đáp ứng yêu cầu, đề xuất thụ lý
Đề xuất thụ lý hồ sơ
Bước 3
Thụ lý hồ sơ, tham mưu giải quyết; Tổ thư ký họp xét duyệt
Công chức Phòng Nghiệp vụ Y Dược, thành viên Tổ thư ký
05 ngày
Biên bản họp tổ thư ký.
Dự thảo Quyết định thu hồi giấy phép hành nghề.
Bước 4
Xem xét và trình lãnh đạo Sở phê duyệt
Lãnh đạo Phòng Nghiệp vụ Y Dược
02 ngày
Dự thảo Quyết định thu hồi giấy phép hành nghề.
Bước5
Xét, ký duyệt
Lãnh đạo Sở
02 ngày
Quyết định thu hồi giấy phép hành nghề.
Bước 6
Trả kết quả
Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả
01 ngày
Quyết định thu hồi giấy phép hành nghề.
Tổng thời hạn giải quyết TTHC: 15 ngày
11. Quy trình số 11: Cấp mới giấy phép hoạt động
Trường hợp 1: Cấp mới giấy phép hoạt động đối với trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e khoản 1 Điều 59 Nghị định số 96/2023/NĐ-CP .
Trường hợp 2: Cấp giấy phép hoạt động đối với trường hợp đã được cấp giấy phép hoạt động nhưng thay đổi địa điểm theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 59 Nghị định số 96/2023/NĐ-CP .
Trường hợp 3: Cấp mới giấy phép hoạt động đối với cơ sở đã được cấp giấy phép hoạt động nhưng đề nghị chuyển sang hoạt động theo mô hình khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo hoặc hoạt động theo mô hình không vì mục đích lợi nhuận, không thu chi phí khám bệnh, chữa bệnh của người bệnh theo quy định tại điểm g khoản 1 Điều 59 Nghị định số 96/2023/NĐ-CP .
Trình tự các bước thực hiện
Nội dung công việc
Trách nhiệm xử lý công việc
Thời gian
Kết quả/sản phẩm
Bước 1
Tiếp nhận hồ sơ, vào sổ, chuyển phòng chuyên môn
Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả
01 ngày
Mẫu số 01. Giấy tiếp nhận và hẹn trả kết quả.
Bước 2
Thẩm định hồ sơ
Công chức Phòng Nghiệp vụ Y Dược
05 ngày
Hồ sơ không đáp ứng yêu cầu, thông báo trả lại hồ sơ hoặc yêu cầu bổ sung
Mẫu số 02. Phiếu yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
Mẫu số 03. Phiếu từ chối tiếp nhận giải quyết hồ sơ.
Hồ sơ đáp ứng yêu cầu, đề xuất thụ lý
Đề xuất thụ lý hồ sơ
Bước 3
Thụ lý hồ sơ, tham mưu giải quyết; Thành lập Đoàn thẩm định để thẩm định tại cơ sở; Đoàn thẩm định họp xét duyệt
Công chức Phòng Nghiệp vụ Y Dược, thành viên Đoàn thẩm định
45 ngày
Biên bản họp Đoàn thẩm định cơ sở.
Dự thảo Quyết định, Giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh
Bước 4
Xem xét và trình lãnh đạo Sở phê duyệt
Lãnh đạo Phòng Nghiệp vụ Y Dược
05 ngày
Dự thảo Quyết định, Giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh.
Bước 5
Xét, ký duyệt
Lãnh đạo Sở
03 ngày
Giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh.
Bước 6
Trả kết quả
Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả
01 ngày
Giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh.
Tổng thời hạn giải quyết TTHC: 60 ngày
12. Quy trình số 12: Cấp lại giấy phép hoạt động
Trường hợp 1: Trường hợp giấy phép hoạt động bị mất hoặc hư hỏng.
Trường hợp 2: Trường hợp sai sót thông tin.
Trình tự các bước thực hiện
Nội dung công việc
Trách nhiệm xử lý công việc
Thời gian
Kết quả/sản phẩm
Bước 1
Tiếp nhận hồ sơ, vào sổ, chuyển phòng chuyên môn
Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả
01 ngày
Mẫu số 01. Giấy tiếp nhận và hẹn trả kết quả.
Bước 2
Thẩm định hồ sơ
Công chức Phòng Nghiệp vụ Y Dược
03 ngày
Hồ sơ không đáp ứng yêu cầu, thông báo trả lại hồ sơ hoặc yêu cầu bổ sung
Mẫu số 02. Phiếu yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
Mẫu số 03. Phiếu từ chối tiếp nhận giải quyết hồ sơ.
Hồ sơ đáp ứng yêu cầu, đề xuất thụ lý
Đề xuất thụ lý hồ sơ
Bước 3
Thụ lý hồ sơ, tham mưu giải quyết; Hội đồng họp xét duyệt
Công chức Phòng Nghiệp vụ Y Dược, thành viên Hội đồng
11 ngày
Biên bản họp Hội đồng.
Dự thảo Quyết định, Giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh
Bước 4
Xem xét và trình lãnh đạo Sở phê duyệt
Lãnh đạo Phòng Nghiệp vụ Y Dược
02 ngày
Dự thảo Quyết định, Giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh
Bước 5
Xét, ký duyệt
Lãnh đạo Sở
02 ngày
Giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh.
Bước 6
Trả kết quả
Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả
01 ngày
Giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh.
Tổng thời hạn giải quyết TTHC: 20 ngày
13. Quy trình số 13: Điều chỉnh Giấy phép hoạt động
Trường hợp 1: Trường hợp thay đổi tên, địa chỉ (không thay đổi địa điểm), thời gian làm việc.
Trường hợp 2: Trường hợp thay đổi quy mô hoạt động, phạm vi hoạt động chuyên môn hoặc bổ sung, giảm bớt danh mục kỹ thuật.
Trình tự các bước thực hiện
Nội dung công việc
Trách nhiệm xử lý công việc
Thời gian
Kết quả/sản phẩm
Bước 1
Tiếp nhận hồ sơ, vào sổ, chuyển phòng chuyên môn
Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả
01 ngày
Mẫu số 01. Giấy tiếp nhận và hẹn trả kết quả.
Bước 2
Thẩm định hồ sơ
Công chức Phòng Nghiệp vụ Y Dược
03 ngày
Hồ sơ không đáp ứng yêu cầu, thông báo trả lại hồ sơ hoặc yêu cầu bổ sung
Mẫu số 02. Phiếu yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
Mẫu số 03. Phiếu từ chối tiếp nhận giải quyết hồ sơ.
Hồ sơ đáp ứng yêu cầu, đề xuất thụ lý
Đề xuất thụ lý hồ sơ
Bước 3
Thụ lý hồ sơ, tham mưu giải quyết; Hội đồng thẩm định họp xét duyệt
Công chức Phòng Nghiệp vụ Y Dược, thành viên Hội đồng thẩm định
11 ngày
Biên bản họp Hội đồng thẩm định cơ sở.
Dự thảo Quyết định, Giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh
Bước 4
Xem xét và trình lãnh đạo Sở phê duyệt
Lãnh đạo Phòng Nghiệp vụ Y Dược
02 ngày
Dự thảo Quyết định, Giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh.
Bước 5
Xét, ký duyệt
Lãnh đạo Sở
02 ngày
Giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh.
Bước 6
Trả kết quả
Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả
01 ngày
Giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh.
Tổng thời hạn giải quyết TTHC: 20 ngày
14. Quy trình số 14: Công bố đủ điều kiện thực hiện khám sức khoẻ, khám và điều trị HIV/AIDS
Trình tự các bước thực hiện
Nội dung công việc
Trách nhiệm xử lý công việc
Thời gian
Kết quả/sản phẩm
Bước 1
Tiếp nhận hồ sơ, vào sổ, chuyển phòng chuyên môn
Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả
01 ngày
Mẫu số 01. Giấy tiếp nhận và hẹn trả kết quả.
Bước 2
Thẩm định hồ sơ
Công chức Phòng Nghiệp vụ Y Dược
03 ngày
Hồ sơ không đáp ứng yêu cầu, thông báo trả lại hồ sơ hoặc yêu cầu bổ sung
Mẫu số 02. Phiếu yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
Mẫu số 03. Phiếu từ chối tiếp nhận giải quyết hồ sơ.
Hồ sơ đáp ứng yêu cầu, đề xuất thụ lý
Đề xuất thụ lý hồ sơ
Bước 3
Thụ lý hồ sơ, tham mưu giải quyết
Công chức Phòng Nghiệp vụ Y Dược
06 ngày
Thẩm định hồ sơ Công bố đủ điều kiện thực hiện khám sức khỏe, khám và điều trị HIV/AIDS của cơ sở
Bước 4
Xem xét và trình lãnh đạo Sở phê duyệt
Lãnh đạo Phòng Nghiệp vụ Y Dược
02 ngày
Dự thảo Công bố đủ điều kiện thực hiện khám sức khỏe, khám và điều trị HIV/AIDS của cơ sở.
Bước 5
Xét, ký duyệt
Lãnh đạo Sở
02 ngày
Công bố đủ điều kiện thực hiện khám sức khỏe, khám và điều trị HIV/AIDS của cơ sở.
Bước 6
Trả kết quả.
Đăng tải Công bố trên trang TTĐT của Sở Y tế
Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả
01 ngày
Công bố đủ điều kiện thực hiện khám sức khỏe, khám và điều trị HIV/AIDS
Tổng thời hạn giải quyết TTHC: 15 ngày
15. Quy trình số 15: Cho phép tổ chức hoạt động khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo theo đợt, khám bệnh, chữa bệnh lưu động thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 79 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh hoặc cá nhân khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo
Trường hợp 1: Cho phép tổ chức hoạt động khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo theo đợt hoặc khám bệnh, chữa bệnh lưu động thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 79 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh.
Trường hợp 2: Cho phép cá nhân khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo.
Trình tự các bước thực hiện
Nội dung công việc
Trách nhiệm xử lý công việc
Thời gian
Kết quả/sản phẩm
Bước 1
Tiếp nhận hồ sơ, vào sổ, chuyển phòng chuyên môn
Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả
01 ngày
Mẫu số 01. Giấy tiếp nhận và hẹn trả kết quả.
Bước 2
Thẩm định hồ sơ
Công chức Phòng Nghiệp vụ Y Dược
02 ngày
Hồ sơ không đáp ứng yêu cầu, thông báo trả lại hồ sơ hoặc yêu cầu bổ sung
Mẫu số 02. Phiếu yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
Mẫu số 03. Phiếu từ chối tiếp nhận giải quyết hồ sơ.
Hồ sơ đáp ứng yêu cầu, đề xuất thụ lý.
Đề xuất thụ lý hồ sơ
Bước 3
Thụ lý hồ sơ, tham mưu giải quyết; Dự thảo văn bản cho phép thực hiện khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo, trình lãnh đạo xem xét
Công chức Phòng Nghiệp vụ Y Dược
03 ngày
Dự thảo Văn bản cho phép thực hiện khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo.
Bước 4
Xem xét và trình lãnh đạo Sở phê duyệt
Lãnh đạo Phòng Nghiệp vụ Y Dược
02 ngày
Dự thảo Văn bản cho phép thực hiện khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo.
Bước 5
Xét, ký duyệt
Lãnh đạo Sở
01 ngày
Văn bản cho phép thực hiện khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo.
Bước 6
Trả kết quả
Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả
01 ngày
Văn bản cho phép thực hiện khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo.
Tổng thời hạn giải quyết TTHC: 10 ngày
16. Quy trình số 16: Cho phép người nước ngoài vào Việt Nam chuyển giao kỹ thuật chuyên môn về khám bệnh, chữa bệnh hoặc hợp tác đào tạo về y khoa có thực hành khám bệnh, chữa bệnh
Trình tự các bước thực hiện
Nội dung công việc
Trách nhiệm xử lý công việc
Thời gian
Kết quả/sản phẩm
Bước 1
Tiếp nhận hồ sơ, vào sổ, chuyển phòng chuyên môn
Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả
01 ngày
Mẫu số 01. Giấy tiếp nhận và hẹn trả kết quả.
Bước 2
Thẩm định hồ sơ
Công chức Phòng Nghiệp vụ Y Dược
03 ngày
Hồ sơ không đáp ứng yêu cầu, thông báo trả lại hồ sơ hoặc yêu cầu bổ sung
Mẫu số 02. Phiếu yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
Mẫu số 03. Phiếu từ chối tiếp nhận giải quyết hồ sơ.
Hồ sơ đáp ứng yêu cầu, đề xuất thụ lý.
Đề xuất thụ lý hồ sơ
Bước 3
Thụ lý hồ sơ, tham mưu giải quyết; Dự thảo công Văn cho phép người nước ngoài vào khám bệnh, chữa bệnh tại Việt Nam trình lãnh đạo xem xét
Công chức Phòng Nghiệp vụ Y Dược
05 ngày
Dự thảo Văn bản cho phép người nước ngoài vào khám bệnh, chữa bệnh tại Việt Nam.
Bước 4
Xem xét và trình lãnh đạo Sở phê duyệt
Lãnh đạo Phòng Nghiệp vụ Y Dược
03 ngày
Dự thảo Văn bản cho phép người nước ngoài vào khám bệnh, chữa bệnh tại Việt Nam.
Bước 5
Xét, ký duyệt
Lãnh đạo Sở
02 ngày
Văn bản cho phép người nước ngoài vào khám bệnh, chữa bệnh tại Việt Nam.
Bước 6
Trả kết quả
Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả
01 ngày
Văn bản cho phép người nước ngoài vào khám bệnh, chữa bệnh tại Việt Nam.
Tổng thời hạn giải quyết TTHC: 15 ngày
17. Quy trình số 17: Công bố đủ điều kiện thực hiện khám bệnh, chữa bệnh từ xa
Trình tự các bước thực hiện
Nội dung công việc
Trách nhiệm xử lý công việc
Thời gian
Kết quả/sản phẩm
Bước 1
Tiếp nhận hồ sơ, vào sổ, chuyển phòng chuyên môn
Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả
01 ngày
Mẫu số 01. Giấy tiếp nhận và hẹn trả kết quả.
Bước 2
Thẩm định hồ sơ
Công chức Phòng Nghiệp vụ Y Dược
02 ngày
Hồ sơ không đáp ứng yêu cầu, thông báo trả lại hồ sơ hoặc yêu cầu bổ sung
Mẫu số 02. Phiếu yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
Mẫu số 03. Phiếu từ chối tiếp nhận giải quyết hồ sơ.
Hồ sơ đáp ứng yêu cầu, đề xuất thụ lý
Đề xuất thụ lý hồ sơ
Bước 3
Thụ lý hồ sơ, tham mưu giải quyết
Công chức Phòng Nghiệp vụ Y Dược
02 ngày
Thẩm định hồ sơ Công bố cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đủ điều kiện thực hiện khám bệnh, chữa bệnh từ xa của cơ sở.
Bước 4
Xem xét và trình lãnh đạo Sở phê duyệt
Lãnh đạo Phòng Nghiệp vụ Y Dược
03 ngày
Dự thảo Công bố cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đủ điều kiện thực hiện khám bệnh, chữa bệnh từ xa của cơ sở.
Bước 5
Xét, ký duyệt
Lãnh đạo Sở
01 ngày
Công bố cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đủ điều kiện thực hiện khám bệnh, chữa bệnh từ xa.
Bước 6
Trả kết quả. Đăng tải Công bố trên trang TTĐT của Sở Y tế
Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả
01 ngày
Công bố cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đủ điều kiện thực hiện khám bệnh, chữa bệnh từ xa.
Tổng thời hạn giải quyết TTHC: 10 ngày
18. Quy trình số 18: Đề nghị thí điểm khám bệnh, chữa bệnh từ xa
Trình tự các bước thực hiện
Nội dung công việc
Trách nhiệm xử lý công việc
Thời gian
Kết quả/sản phẩm
Bước 1
Tiếp nhận hồ sơ, vào sổ, chuyển phòng chuyên môn
Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả
01 ngày
Mẫu số 01. Giấy tiếp nhận và hẹn trả kết quả.
Bước 2
Thẩm định hồ sơ
Công chức Phòng Nghiệp vụ Y Dược
05 ngày
Hồ sơ không đáp ứng yêu cầu, thông báo trả lại hồ sơ hoặc yêu cầu bổ sung
Mẫu số 02. Phiếu yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
Mẫu số 03. Phiếu từ chối tiếp nhận giải quyết hồ sơ.
Hồ sơ đáp ứng yêu cầu, đề xuất thụ lý
Đề xuất thụ lý hồ sơ
Bước 3
Thụ lý hồ sơ, tham mưu giải quyết; Thành lập Đoàn thẩm định tại cơ sở; Hội đồng thẩm định họp xét duyệt
Công chức Phòng Nghiệp vụ Y Dược, thành viên Hội đồng thẩm định
30 ngày
Biên bản họp hội đồng thẩm định cơ sở .
Dự thảo Văn bản cho phép thực hiện thí điểm khám bệnh, chữa bệnh từ xa.
Bước 4
Xem xét và trình lãnh đạo Sở phê duyệt
Lãnh đạo Phòng Nghiệp vụ Y Dược
05 ngày
Dự thảo Văn bản cho phép thực hiện thí điểm khám bệnh, chữa bệnh từ xa.
Bước 5
Xét, ký duyệt
Lãnh đạo Sở
03 ngày
Văn bản cho phép thực hiện thí điểm khám bệnh, chữa bệnh từ xa.
Bước 6
Trả kết quả
Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả
01 ngày
Văn bản cho phép thực hiện thí điểm khám bệnh, chữa bệnh từ xa.
Tổng thời hạn giải quyết TTHC: 45 ngày
19. Quy trình số 19: Xếp cấp chuyên môn kỹ thuật
Trình tự các bước thực hiện
Nội dung công việc
Trách nhiệm xử lý công việc
Thời gian
Kết quả/sản phẩm
Bước 1
Tiếp nhận hồ sơ, vào sổ, chuyển phòng chuyên môn
Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả
01 ngày
Mẫu số 01. Giấy tiếp nhận và hẹn trả kết quả.
Bước 2
Thẩm định hồ sơ
Công chức Phòng Nghiệp vụ Y Dược
10 ngày
Hồ sơ không đáp ứng yêu cầu, thông báo trả lại hồ sơ hoặc yêu cầu bổ sung
Mẫu số 02. Phiếu yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
Mẫu số 03. Phiếu từ chối tiếp nhận giải quyết hồ sơ.
Hồ sơ đáp ứng yêu cầu, đề xuất thụ lý
Đề xuất thụ lý hồ sơ
Bước 3
Thụ lý hồ sơ, tham mưu giải quyết
Công chức Phòng Nghiệp vụ Y Dược
40 ngày
Thẩm định hồ sơ, Dự thảo Quyết định xếp cấp chuyên môn kỹ thuật.
Bước 4
Xem xét và trình lãnh đạo Sở phê duyệt
Lãnh đạo Phòng Nghiệp vụ Y Dược
05 ngày
Dự thảo Quyết định về việc xếp cấp chuyên môn kỹ thuật
Bước 5
Xét, ký duyệt
Lãnh đạo Sở
03 ngày
Quyết định về việc xếp cấp chuyên môn kỹ thuật.
Bước 6
Trả kết quả.
Đăng tải công bố trên trang TTĐT.
Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả
01 ngày
Quyết định về việc xếp cấp chuyên môn kỹ thuật.
Tổng thời hạn giải quyết TTHC: 60 ngày
20. Quy trình số 20: Cấp mới Giấy phép hành nghề trong giai đoạn chuyển tiếp đối với hồ sơ nộp từ ngày 01 tháng 01 năm 2024 đến thời điểm kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề với chức danh chuyên môn là bác sỹ, y sỹ, điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y, dinh dưỡng lâm sàng, cấp cứu viên ngoại viện, tâm lý lâm sàng
Trường hợp 1: Cấp mới giấy phép hành nghề đối với trường hợp người lần đầu tiên đề nghị cấp giấy phép hành nghề quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều 30 của Luật Khám bệnh
Trường hợp 2: Cấp mới giấy phép hành nghề đối với các trường hợp quy định tại điểm d, đ khoản 1 Điều 126 và các trường hợp giấy phép hành nghề bị thu hồi theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 137, điểm c khoản 3 Điều 137, điểm b khoản 4 Điều 137, khoản 7 Điều 137, khoản 8 Điều 137, khoản 9 Điều 137, điểm c khoản 10 Điều 137 Nghị định số 96/2023/NĐ-CP .
Trường hợp 3: Cấp mới giấy phép hành nghề đối với trường hợp giấy phép hành nghề bị thu hồi theo quy định tại điểm c khoản 6 Điều 137 Nghị định số 96/2023/NĐ-CP do thuộc một trong các trường hợp quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 hoặc 6 Điều 20 Luật Khám bệnh, chữa bệnh (điểm đ khoản 1 Điều 35 Luật Khám bệnh, chữa bệnh).
Trường hợp 4: Cấp mới giấy phép hành nghề theo quy định tại điểm a khoản 7 Điều 125 Nghị định số 96/2023/NĐ-CP .
Trình tự các bước thực hiện
Nội dung công việc
Trách nhiệm xử lý công việc
Thời gian
Kết quả/sản phẩm
Bước 1
Tiếp nhận hồ sơ, vào sổ, chuyển phòng chuyên môn
Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả
01 ngày
Mẫu số 01. Giấy tiếp nhận và hẹn trả kết quả.
Bước 2
Thẩm định hồ sơ
Công chức Phòng Nghiệp vụ Y Dược
05 ngày
Hồ sơ không đáp ứng yêu cầu, thông báo trả lại hồ sơ hoặc yêu cầu bổ sung
Mẫu số 02. Phiếu yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
Mẫu số 03. Phiếu từ chối tiếp nhận giải quyết hồ sơ.
Hồ sơ đáp ứng yêu cầu, đề xuất thụ lý
Đề xuất thụ lý hồ sơ
Bước 3
Thụ lý hồ sơ, tham mưu giải quyết, Tổ thư ký thẩm định xét duyệt
Công chức Phòng Nghiệp vụ Y Dược, Tổ thư ký
18 ngày
Biên bản họp Tổ thư ký thẩm định.
Dự thảo Quyết định, Giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh.
Bước 4
Xem xét và trình lãnh đạo Sở phê duyệt
Lãnh đạo Phòng Nghiệp vụ Y Dược
03 ngày
Dự thảo Quyết định, Giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh.
Bước 5
Xét, ký duyệt
Lãnh đạo Sở
02 ngày
Quyết định cấp giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh; Giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh.
Bước 6
Trả kết quả
Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả
01 ngày
Giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh.
Tổng thời hạn giải quyết TTHC: 30 ngày
21. Quy trình số 21: Cấp lại Giấy phép hành nghề đối với trường hợp được cấp trước ngày 01 tháng 01 năm 2024 đến thời điểm kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề đối với các chức danh là bác sỹ, y sỹ, điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y, dinh dưỡng lâm sàng, cấp cứu viên ngoại viện, tâm lý lâm sàng
Trường hợp 1: Cấp lại giấy phép hành nghề đối với trường hợp giấy phép hành nghề bị mất hoặc hư hỏng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 131 Nghị định số 96/2023/NĐ-CP .
Trường hợp 2: Cấp lại giấy phép hành nghề đối với trường hợp thay đổi một trong các thông tin về họ và tên; ngày, tháng, năm sinh; số định danh cá nhân đối với người hành nghề Việt Nam; số hộ chiếu và quốc tịch đối với người hành nghề nước ngoài quy định tại điểm b khoản 1 Điều 131 Nghị định số 96/2023/NĐ-CP .
Trường hợp 3: Cấp lại giấy phép hành nghề đối với trường hợp giấy phép hành nghề bị thu hồi theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 137 Nghị định số 96/2023/NĐ-CP do hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hành nghề không đúng quy định (điểm a khoản 1 Điều 35 Luật Khám bệnh, chữa bệnh).
Trường hợp 4: Cấp lại giấy phép hành nghề đối với trường hợp giấy phép hành nghề bị thu hồi theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 137 Nghị định số 96/2023/NĐ-CP do hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hành nghề không đúng quy định (điểm a khoản 1 Điều 35 Luật Khám bệnh, chữa bệnh).
Trường hợp 5: Cấp lại giấy phép hành nghề đối với trường hợp giấy phép hành nghề bị thu hồi theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 137 Nghị định số 96/2023/NĐ-CP do cấp sai chức danh chuyên môn hoặc phạm vi hành nghề trong giấy phép hành nghề so với hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hành nghề (điểm c khoản 1 Điều 35 Luật Khám bệnh, chữa bệnh).
Trường hợp 6: Cấp lại giấy phép hành nghề đối với trường hợp giấy phép hành nghề bị thu hồi theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 137 Nghị định số 96/2023/NĐ-CP do cấp sai chức danh chuyên môn hoặc phạm vi hành nghề trong giấy phép hành nghề so với hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hành nghề (điểm c khoản 1 Điều 35 Luật Khám bệnh, chữa bệnh).
Trường hợp 7: Cấp lại giấy phép hành nghề đối với trường hợp giấy phép hành nghề bị thu hồi theo quy định tại điểm a khoản 5 Điều 137 Nghị định số 96/2023/NĐ-CP do không hành nghề trong thời gian 24 tháng liên tục (điểm d khoản 1 Điều 35 Luật Khám bệnh, chữa bệnh).
Trường hợp 8: Cấp lại giấy phép hành nghề đối với trường hợp giấy phép hành nghề bị thu hồi theo quy định tại điểm a khoản 6 Điều 137 Nghị định số 96/2023/NĐ-CP do thuộc trường hợp bị cấm hành nghề theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 hoặc 6 Điều 20 Luật Khám bệnh, chữa bệnh (điểm đ khoản 1 Điều 35 Luật Khám bệnh, chữa bệnh).
Trường hợp 9: Cấp lại giấy phép hành nghề đối với trường hợp giấy phép hành nghề bị thu hồi theo quy định tại điểm b khoản 6 Điều 137 Nghị định số 96/2023/NĐ-CP do thuộc trường hợp bị cấm hành nghề theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 hoặc 6 Điều 20 Luật Khám bệnh, chữa bệnh (điểm đ khoản 1 Điều 35 Luật Khám bệnh, chữa bệnh).
Trường hợp 10: Cấp lại giấy phép hành nghề đối với trường hợp giấy phép hành nghề bị thu hồi theo quy định tại điểm a khoản 10 Điều 137 Nghị định số 96/2023/NĐ-CP do người hành nghề tự đề nghị thu hồi giấy phép hành nghề (điểm i khoản 1 Điều 35 Luật Khám bệnh, chữa bệnh).
Trường hợp 11: Cấp lại giấy phép hành nghề đối với trường hợp giấy phép hành nghề bị thu hồi theo quy định tại điểm b khoản 10 Điều 137 Nghị định số 96/2023/NĐ-CP do người hành nghề tự đề nghị thu hồi giấy phép hành nghề (điểm i khoản 1 Điều 35 Luật Khám bệnh, chữa bệnh).
Trường hợp 12: Cấp lại giấy phép hành nghề đối với trường hợp giấy phép hành nghề được cấp không đúng thẩm quyền quy định tại điểm d khoản 1 Điều 31 Luật Khám bệnh, chữa bệnh.
Trường hợp 13: Cấp lại giấy phép hành nghề đối với trường hợp quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 131 Nghị định số 96/2023/NĐ-CP .
Trường hợp 14: Cấp lại giấy phép hành nghề đối với trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều 131 Nghị định số 96/2023/NĐ-CP .
Trường hợp 15: Cấp giấy phép hành nghề đối với người hành nghề đã được cấp chứng chỉ hành nghề trước ngày 01 tháng 01 năm 2024 khi bị mất hoặc hư hỏng.
Trường hợp 16: Cấp giấy phép hành nghề đối với người hành nghề đã được cấp chứng chỉ hành nghề trước ngày 01 tháng 01 năm 2024 khi thay đổi một trong các thông tin về họ và tên; ngày, tháng, năm sinh; số định danh cá nhân đối với người hành nghề Việt Nam; số hộ chiếu và quốc tịch đối với người hành nghề nước ngoài:
Trường hợp 17: Cấp giấy phép hành nghề đối với người hành nghề bị thu hồi chứng chỉ hành nghề trước ngày 01 tháng 01 năm 2024 theo quy định tại các điểm a và b khoản 1 Điều 29 Luật Khám bệnh, chữa bệnh số 40/2009/QH12. Thời gian từ ngày thu hồi chứng chỉ hành nghề đến ngày đề nghị được cấp giấy phép hành nghề không quá 24 tháng.
Trình tự các bước thực hiện
Nội dung công việc
Trách nhiệm xử lý công việc
Thời gian
Kết quả/sản phẩm
Bước 1
Tiếp nhận hồ sơ, vào sổ, chuyển phòng chuyên môn
Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả
01 ngày
Mẫu số 01. Giấy tiếp nhận và hẹn trả kết quả.
Bước 2
Thẩm định hồ sơ
Công chức Phòng Nghiệp vụ Y Dược
03 ngày
Hồ sơ không đáp ứng yêu cầu, thông báo trả lại hồ sơ hoặc yêu cầu bổ sung
Mẫu số 02. Phiếu yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
Mẫu số 03. Phiếu từ chối tiếp nhận giải quyết hồ sơ.
Hồ sơ đáp ứng yêu cầu, đề xuất thụ lý.
Đề xuất thụ lý hồ sơ
Bước 3
Thụ lý hồ sơ, tham mưu giải quyết, Tổ thư ký thẩm định xét duyệt
Công chức Phòng Nghiệp vụ Y Dược, thành viên Tổ thư ký
05 ngày
Biên bản họp Tổ thư ký thẩm định hồ sơ.
Dự thảo Quyết định, Giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh.
Bước 4
Xem xét và trình lãnh đạo Sở phê duyệt
Lãnh đạo Phòng Nghiệp vụ Y Dược
03 ngày
Dự thảo Quyết định, Giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh.
Bước 5
Xét, ký duyệt
Lãnh đạo Sở
02 ngày
Quyết định cấp giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh; Giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh.
Bước 6
Trả kết quả
Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả
01 ngày
Giấy phép hành nghề.
Tổng thời hạn giải quyết TTHC: 15 ngày
22. Quy trình số 22: Gia hạn Giấy phép hành nghề trong giai đoạn chuyển tiếp đối với hồ sơ nộp từ ngày 01 tháng 01 năm 2024 đến thời điểm kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề đối với chức danh là bác sỹ, y sỹ, điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y, dinh dưỡng lâm sàng, cấp cứu viên ngoại viện, tâm lý lâm sàng
Trình tự các bước thực hiện
Nội dung công việc
Trách nhiệm xử lý công việc
Thời gian
Kết quả/sản phẩm
Bước 1
Tiếp nhận hồ sơ, vào sổ, chuyển phòng chuyên môn
Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả
01 ngày
Mẫu số 01. Giấy tiếp nhận và hẹn trả kết quả.
Bước 2
Thẩm định hồ sơ.
Công chức Phòng Nghiệp vụ Y Dược
05 ngày
Hồ sơ không đáp ứng yêu cầu, thông báo trả lại hồ sơ hoặc yêu cầu bổ sung
Mẫu số 02. Phiếu yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
Mẫu số 03. Phiếu từ chối tiếp nhận giải quyết hồ sơ.
Hồ sơ đáp ứng yêu cầu, đề xuất thụ lý
Đề xuất thụ lý hồ sơ
Bước 3
Thụ lý hồ sơ, tham mưu giải quyết, Tổ thư ký thẩm định xét duyệt
Công chức Phòng Nghiệp vụ Y Dược, thành viên Tổ thư ký
40 ngày
Biên bản họp Tổ thư ký thẩm định hồ sơ.
Dự thảo Quyết định, Giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh.
Bước 4
Xem xét và trình lãnh đạo Sở phê duyệt
Lãnh đạo Phòng Nghiệp vụ Y Dược
10 ngày
Dự thảo Quyết định, Giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh.
Bước 5
Xét, ký duyệt
Lãnh đạo Sở
03 ngày
Quyết định cấp giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh; Giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh.
Bước 6
Trả kết quả
Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả
01 ngày
Giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh.
Tổng thời hạn giải quyết TTHC: Kể từ khi nhận đủ hồ sơ đến ngày hết hạn ghi trên giấy phép hành nghề (người đề nghị gia hạn nộp hồ sơ tối thiểu 60 ngày trước ngày giấy phép hành nghề hết hạn)
23. Quy trình số 23: Điều chỉnh Giấy phép hành nghề trong giai đoạn chuyển tiếp đối với hồ sơ nộp từ ngày 01 tháng 01 năm 2024 đến thời điểm kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề đối với chức danh là bác sỹ, y sỹ, điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y, dinh dưỡng lâm sàng, cấp cứu viên ngoại viện, tâm lý lâm sàng
Trường hợp 1. Điều chỉnh giấy phép hành nghề đối với trường hợp bổ sung thêm phạm vi hành nghề của chuyên khoa quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều 135 Nghị định số 96/2023/NĐ-CP .
Trường hợp 2. Điều chỉnh giấy phép hành nghề đối với trường hợp đã được cấp giấy phép hành nghề, trong phạm vi hành nghề đã có chuyên khoa nhưng đề nghị thay đổi chuyên khoa đã được cho phép hành nghề bằng chuyên khoa khác và không hành nghề theo chuyên khoa đã được cấp trong phạm vi hành nghề trước đó theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 135 Nghị định số 96/2023/NĐ-CP .
Trường hợp 3. Điều chỉnh giấy phép hành nghề đối với trường hợp đã được cấp giấy phép hành nghề và sau đó có thêm giấy chứng nhận người có bài thuốc gia truyền hoặc giấy chứng nhận người có phương pháp chữa bệnh gia truyền quy định tại điểm d khoản 1 Điều 135 Nghị định số 96/2023/NĐ-CP .
Trình tự các bước thực hiện
Nội dung công việc
Trách nhiệm xử lý công việc
Thời gian
Kết quả/sản phẩm
Bước 1
Tiếp nhận hồ sơ, vào sổ, chuyển phòng chuyên môn
Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả
01 ngày
Mẫu số 01. Giấy tiếp nhận và hẹn trả kết quả.
Bước 2
Thẩm định hồ sơ
Công chức Phòng Nghiệp vụ Y Dược
03 ngày
Hồ sơ không đáp ứng yêu cầu, thông báo trả lại hồ sơ hoặc yêu cầu bổ sung
Mẫu số 02. Phiếu yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
Mẫu số 03. Phiếu từ chối tiếp nhận giải quyết hồ sơ.
Hồ sơ đáp ứng yêu cầu, đề xuất thụ lý
Đề xuất thụ lý hồ sơ
Bước 3
Thụ lý hồ sơ, tham mưu giải quyết, Tổ thư ký thẩm định xét duyệt.
Công chức Phòng Nghiệp vụ Y Dược, thành viên Tổ thư ký
06 ngày
Biên bản họp Tổ thư ký thẩm định hồ sơ.
Dự thảo Quyết định điều chỉnh phạm vi hành nghề.
Bước 4
Xem xét và trình lãnh đạo Sở phê duyệt
Lãnh đạo Phòng Nghiệp vụ Y Dược
02 ngày
Dự thảo Quyết định điều chỉnh phạm vi hành nghề.
Bước 5
Xét, ký duyệt
Lãnh đạo Sở
02 ngày
Quyết định điều chỉnh phạm vi hành nghề.
Bước 6
Trả kết quả
Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả
01 ngày
Quyết định điều chỉnh phạm vi hành nghề.
Tổng thời hạn giải quyết TTHC: 15 ngày
Ghi chú:
- Mẫu số 01: Giấy tiếp nhận và hẹn trả kết quả.
- Mẫu số 02: Phiếu yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
- Mẫu số 03: Phiếu từ chối tiếp nhận giải quyết hồ sơ.
- Mẫu số 04: Phiếu xin lỗi và hẹn lại ngày trả kết quả: Đối với hồ sơ quá hạn giải quyết, trong thời gian chậm nhất 01 ngày trước ngày hết hạn phải thông báo cho Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả và gửi văn bản xin lỗi tổ chức, cá nhân.
- Mẫu số 05: Phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ: Được thực hiện ở từng bước của công việc.
- Mẫu số 06: Sổ theo dõi hồ sơ: Hoàn thiện sau bước trả kết quả cho tổ chức cá nhân./. | {
"issuing_agency": "Tỉnh Điện Biên",
"promulgation_date": "13/03/2024",
"sign_number": "494/QĐ-UBND",
"signer": "Lê Thành Đô",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bat-dong-san/Nghi-quyet-08-2016-NQ-HDND-thu-tien-bao-ve-phat-trien-dat-trong-lua-khi-chuyen-muc-dich-Tuyen-Quang-338965.aspx | Nghị quyết 08/2016/NQ-HĐND thu tiền bảo vệ phát triển đất trồng lúa khi chuyển mục đích Tuyên Quang | HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH TUYÊN QUANG
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 08/2016/NQ-HĐND
Tuyên Quang, ngày 06 tháng 12 năm 2016
NGHỊ QUYẾT
VỀ THU TIỀN BẢO VỆ, PHÁT TRIỂN ĐẤT TRỒNG LÚA KHI CHUYỂN ĐẤT CHUYÊN TRỒNG LÚA NƯỚC SỬ DỤNG VÀO MỤC ĐÍCH PHI NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TUYÊN QUANG
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH TUYÊN QUANG
KHÓA XVIII, KỲ HỌP THỨ 3
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước, ngày 25 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Luật Đất đai ngày 29 tháng 11 năm 2013;
Căn cứ Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa;
Căn cứ Thông tư số 18/2016/TT-BTC ngày 21 tháng 01 năm 2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa;
Xét Tờ trình số 62/TTr-UBND ngày 25 tháng 11 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc đề nghị ban hành nghị quyết về thu tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa nước sang sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang; Báo cáo thẩm tra số 142/BC-HĐND ngày 30 tháng 11 năm 2016 của Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Quy định mức thu tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa khi chuyển mục đích đất chuyên trồng lúa nước sang đất phi nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang, cụ thể như sau:
1. Đối tượng áp dụng
Các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước; tổ chức, cá nhân nước ngoài được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp từ đất chuyên trồng lúa nước phải thực hiện các quy định của pháp luật về đất đai và phải nộp một khoản tiền để bảo vệ, phát triển đất trồng lúa.
2. Mức thu
Mức thu tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa bằng 50% nhân (x) diện tích đất chuyên trồng lúa nước chuyển sang đất phi nông nghiệp nhân (x) giá của loại đất trồng lúa tính theo Bảng giá đất đang được áp dụng tại thời điểm chuyển mục đích sử dụng đất do Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành.
Điều 2. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức thực hiện nghị quyết này theo đúng quy định của pháp luật.
Điều 3. Giao Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện nghị quyết này.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Tuyên Quang khóa XVIII, kỳ họp thứ 03 thông qua ngày 06 tháng 12 năm 2016 và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2017./.
Nơi nhận:
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
- Chính phủ;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Tài chính;
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Bộ Tài nguyên và Môi trường;
- Cục kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Đoàn ĐBQH tỉnh;
- Ủy ban MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh;
- Đại biểu HĐND tỉnh;
- Ủy ban nhân dân tỉnh;
- Các sở, ban, ngành;
- Các Văn phòng: Tỉnh ủy, HĐND,UBND, Đoàn ĐBQH tỉnh;
- Thường trực HĐND, UBND các huyện, thành phố;
- Thường trực HĐND, UBND các xã, phường, thị trấn;
- Chuyên viên Văn phòng HĐND tỉnh;
- Công báo Tuyên Quang;
- Cổng thông tin điện tử tỉnh;
- Lưu: VT, (Kh).
CHỦ TỊCH
Nguyễn Văn Sơn | {
"issuing_agency": "Tỉnh Tuyên Quang",
"promulgation_date": "06/12/2016",
"sign_number": "08/2016/NQ-HĐND",
"signer": "Nguyễn Văn Sơn",
"type": "Nghị quyết"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Doanh-nghiep/Thong-bao-275-TB-BNN-VP-y-kien-Ket-luan-cua-Bo-truong-Cao-Duc-Phat-165010.aspx | Thông báo 275/TB-BNN-VP ý kiến Kết luận của Bộ trưởng Cao Đức Phát | BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 275/TB-BNN-VP
Hà Nội, ngày 15 tháng 01 năm 2013
THÔNG BÁO
Ý KIẾN KẾT LUẬN CỦA BỘ TRƯỞNG CAO ĐỨC PHÁT TẠI BUỔI LÀM VIỆC VỚI BAN ĐỔI MỚI VÀ QUẢN LÝ DNNN
Ngày 8 tháng 01 năm 2013, Bộ trưởng Cao Đức Phát chủ trì cuộc họp về kế hoạch công tác 2013 của Ban Đổi mới và Quản lý DNNN. Tham dự cuộc họp có đại diện Lãnh đạo và chuyên viên các Vụ: Tổ chức cán bộ, Pháp chế, Tài chính, Kế hoạch và toàn thể Lãnh đạo, chuyên viên Ban Đổi mới và Quản lý DNNN.
Sau khi nghe Ban Đổi mới và Quản lý DNNN (Ban) báo cáo về tổ chức nhân sự của Ban; kết quả thực hiện chức năng nhiệm vụ Bộ giao năm 2012, kế hoạch năm 2013 và ý kiến của các đại biểu tham dự cuộc họp, Bộ trưởng Cao Đức Phát đã kết luận như sau:
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đánh giá cao sự cố gắng của tập thể lãnh đạo và cán bộ công chức của Ban Đổi mới và Quản lý DNNN trong thời gian qua, nhất là năm 2012, đã tham mưu có hiệu quả cho Bộ trong công tác sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp thuộc Bộ. Hầu hết các doanh nghiệp sau khi được sắp xếp, đổi mới đặc biệt là cổ phần hóa đều hoạt động tốt hơn, có nhiều đóng góp hiệu quả hơn cho ngành và cho nền kinh tế. Tuy nhiên công tác quản lý đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư của Nhà nước, khối nông lâm trường, doanh nghiệp ngoài quốc doanh còn lỏng lẻo. Năm 2013 và thời gian tới Ban tiếp tục phát huy làm tốt nhiệm vụ tham mưu cho Bộ về việc thực hiện trách nhiệm của chủ sở hữu Nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước và vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp; chức năng quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác, góp phần tổ chức lại sản xuất và tái cơ cấu ngành Nông nghiệp.
2. Năm 2013 phải kiên quyết thực hiện sắp xếp, đổi mới, cổ phần hóa những doanh nghiệp đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Rà soát, tham mưu để Bộ trình Thủ tướng Chính phủ đẩy nhanh thực hiện cổ phần hóa đối với các doanh nghiệp khác có đủ điều kiện, thực hiện thoái vốn đối với các doanh nghiệp đã cổ phần hóa theo phương án tái cơ cấu đã được phê duyệt, rà soát chuyển quyền quản lý phần vốn sang Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) đối với các doanh nghiệp đã cổ phần hóa.
3. Ban chủ trì chuẩn bị để tổ chức Hội nghị doanh nghiệp nhà nước trong tháng 2/2013 để triển khai Nghị định số 99/2012/NĐ-CP ngày 15/11/2012 của Chính phủ về phân công, phân cấp thực hiện các quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước và vốn Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp.
4. Ban chủ trì hướng dẫn sắp xếp đổi mới Nông lâm trường sau khi có kết luận của Bộ Chính trị và chỉ đạo của Chính phủ, nghiên cứu tổng kết thực hiện các chính sách liên quan hiện hành đề xuất để Bộ đề xuất chỉnh sửa cho phù hợp.
5. Ban chủ trì nghiên cứu xây dựng Đề án khuyến khích phát triển kinh tế tư nhân trong lĩnh vực nông nghiệp, tham gia đề xuất chỉnh sửa Nghị định 61/2010/NĐ-CP ngày 04/6/2010 của Chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.
6. Bộ khẳng định Ban Đổi mới và Quản lý DNNN có chức năng, nhiệm vụ là cơ quan quản lý nhà nước về doanh nghiệp, tham mưu cho Bộ triển khai thực hiện Luật Doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp nông nghiệp tương đương với 1 vụ, hoạt động lâu dài. Vậy, Ban cần phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ xây dựng lại chức năng, nhiệm vụ của Ban; làm rõ sự phân công và mối quan hệ giữa Ban và các Cục, Vụ trong Bộ; đề xuất cơ cấu tổ chức và biên chế của Ban phù hợp.
Vụ Tổ chức cán bộ xem xét về việc chuyển giao cho Ban Đổi mới và Quản lý DNNN chức năng quản lý, theo dõi các doanh nghiệp FDI trong ngành Nông nghiệp và các Hội, Hiệp hội của các doanh nghiệp thuộc ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Vụ Tổ chức cán bộ, Văn phòng Bộ xem xét ký bổ sung 01 hợp đồng lao động (theo Quyết định 68) chuyển cho Ban sử dụng để phục vụ công tác văn thư.
Văn phòng Bộ thông báo để các đơn vị biết và triển khai thực hiện./.
Nơi nhận:
- Bộ trưởng (để b/c);
- TTr. Hà Công Tuấn (để b/c);
- Các Vụ: TCCB, Pháp chế, Tài chính, Kế hoạch;
- Lưu VT, ĐMDN (3b).
TL. BỘ TRƯỞNG
CHÁNH VĂN PHÒNG
Nguyễn Văn Việt | {
"issuing_agency": "Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn",
"promulgation_date": "15/01/2013",
"sign_number": "275/TB-BNN-VP",
"signer": "Nguyễn Văn Việt",
"type": "Thông báo"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Doanh-nghiep/Thong-tu-107-2001-TT-BTC-huong-dan-che-do-trich-lap-va-su-dung-khoan-du-phong-giam-gia-hang-ton-kho-giam-gia-chung-khoan-dau-tu-du-phong-no-kho-doi-48812.aspx | Thông tư 107/2001/TT-BTC hướng dẫn chế độ trích lập và sử dụng khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, giảm giá chứng khoán đầu tư, dự phòng nợ khó đòi | BỘ TÀI CHÍNH
********
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
Số: 107/2001/TT-BTC
Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2001
THÔNG TƯ
CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 107/2001/TT-BTC NGÀY 31 THÁNG 12 NĂM 2001 VỀ VIỆC HƯỚNG DẪN CHẾ ĐỘ TRÍCH LẬP VÀ SỬ DỤNG CÁC KHOẢN DỰ PHÒNG GIẢM GIÁ HÀNG TỒN KHO, GIẢM GIÁ CHỨNG KHOÁN ĐẦU TƯ, DỰ PHÒNG NỢ KHÓ ĐÒI TẠI DOANH NGHIỆP
Nhằm tạo môi trường kinh doanh bình đẳng giữa các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế phù hợp với các quy định của Luật doanh nghiệp Nhà nước, Luật doanh nghiệp, Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt nam, Bộ Tài chính hướng dẫn việc trích lập và sử dụng các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, giảm giá chứng khoán đầu tư, dự phòng công nợ khó đòi tại doanh nghiệp như sau:
I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
1. Đối tượng áp dụng:
- Các doanh nghiệp Nhà nước;
- Các doanh nghiệp hoạt động theo Luật doanh nghiệp;
- Các doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, các bên nước ngoài tham gia hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng (gọi tắt là các bên nước ngoài hợp doanh) hoạt động theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt nam;
Đối với các doanh nghiệp liên doanh được thành lập trên cơ sở các Hiệp định ký giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam và Chính phủ nước ngoài, nếu Hiệp định có các quy định về trích lập và sử dụng các khoản dự phòng khác với hướng dẫn tại Thông tư này, thì thực hiện theo quy định của Hiệp định đó.
2. Trong Thông tư này các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:
a. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho: là dự phòng phần giá trị bị tổn thất do giảm giá vật tư, thành phẩm, hàng hóa tồn kho có thể xảy ra trong năm kế hoạch.
b. Dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư trong hoạt động tài chính: là dự phòng phần giá trị bị tổn thất do giảm giá các loại chứng khoán của doanh nghiệp có thể xảy ra trong năm kế hoạch.
c. Dự phòng nợ phải thu khó đòi: là dự phòng phần giá trị bị tổn thất của các khoản nợ phải thu, có thể không đòi được do đơn vị nợ hoặc người nợ không có khả năng thanh toán trong năm kế hoạch.
3. Thời điểm lập và hoàn nhập các khoản dự phòng: Việc trích lập và hoàn nhập các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng nợ phải thu khó đòi, dự phòng giảm giá chứng khoán trong hoạt động tài chính đều được thực hiện ở thời điểm khóa sổ kế toán để lập báo cáo tài chính năm.
Trường hợp doanh nghiệp được Bộ Tài chính chấp thuận áp dụng năm tài chính khác với năm dương lịch (bắt đầu từ ngày 1/1 và kết thúc 31/12 hàng năm) thì thời điểm lập dự phòng là ngày cuối cùng của năm tài chính
4. Ba khoản dự phòng nói trên được trích trước vào chi phí hoạt động kinh doanh năm báo cáo của doanh nghiệp, giúp cho doanh nghiệp có nguồn tài chính để bù đắp ba khoản tổn thất có thể xảy ra trong năm kế hoạch, nhằm bảo toàn vốn kinh doanh; đảm bảo cho doanh nghiệp phản ánh giá trị vật tư hàng hóa tồn kho, chứng khoán đầu tư và giá trị của các khoản nợ phải thu không cao hơn giá cả trên thị trường hoặc giá trị có thể thu hồi được tại thời điểm lập báo cáo tài chính.
5. Căn cứ vào biến động thực tế về giá hàng tồn kho, giá chứng khoán và nợ phải thu khó đòi, doanh nghiệp chủ động xác định mức trích lập, sử dụng từng khoản dự phòng đúng mục đích và xử lý theo các quy định cụ thể dưới đây:
II. TRÍCH LẬP VÀ SỬ DỤNG CÁC KHOẢN DỰ PHÒNG
1. Đối tượng và điều kiện lập dự phòng tổn thất:
a. Đối tượng lập dự phòng:
- Nguyên vật liệu, dụng cụ dùng cho sản xuất, vật tư hàng hóa, thành phẩm tồn kho, mà giá trên thị trường thấp hơn giá đang hạch toán trên sổ kế toán (sau đây gọi tắt là vật tư hàng hóa).
- Các chứng khoán do doanh nghiệp đầu tư bị giảm giá so với giá đang hạch toán trên sổ kế toán.
- Các khoản nợ phải thu khó đòi.
b. Điều kiện lập dự phòng:
Việc trích lập các khoản dự phòng (giảm giá hàng tồn kho, phải thu khó đòi, giảm giá các chứng khoán đầu tư) phải có các điều kiện dưới đây:
- Đối với vật tư hàng hóa tồn kho:
+ Có hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của Bộ Tài chính hoặc các bằng chứng khác chứng minh giá vốn vật tư hàng hóa tồn kho.
+ Là những vật tư hàng hóa thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp tồn kho tại thời điểm lập báo cáo tài chính có giá trị thu hồi hoặc giá thị trường thấp hơn giá ghi trên sổ kế toán.
Vật tư hàng hóa tồn kho bị giảm giá so với giá ghi trên sổ kế toán bao gồm: vật tư hàng hóa tồn kho bị hư hỏng kém mất phẩm chất, bị lỗi thời hoặc giá bán bị giảm theo mặt bằng chung trên thị trường.
Trường hợp vật tư hàng hóa tồn kho có giá trị bị giảm so với giá ghi trên sổ kế toán nhưng giá bán sản phẩm dịch vụ được sản xuất từ vật tư hàng hóa này không bị giảm giá thì không được trích lập dự phòng giảm giá vật tư hàng hóa tồn kho.
- Đối với các loại chứng khoán giảm giá:
+ Là chứng khoán của doanh nghiệp được doanh nghiệp đầu tư theo đúng quy định của pháp luật.
+ Được tự do mua bán trên thị trường mà tại thời điểm kiểm kê, lập báo cáo tài chính có giá thị trường giảm so với giá đang hạch toán trên sổ kế toán.
Những chứng khoán không được phép mua bán tự do trên thị trường thì không được lập dự phòng giảm giá.
- Đối với các khoản nợ phải thu khó đòi:
+ Phải có tên, địa chỉ nội dung từng khoản nợ, số tiền phải thu của từng đơn vị nợ hoặc người nợ, trong đó ghi rõ số nợ phải thu khó đòi.
+ Để có căn cứ lập dự phòng nợ phải thu khó đòi doanh nghiệp phải có chứng từ gốc hoặc xác nhận của đơn vị nợ hoặc người nợ về số tiền còn nợ chưa trả, bao gồm: hợp đồng kinh tế, khế ước vay nợ, bản thanh lý hợp đồng, cam kết nợ, đối chiếu công nợ...
Căn cứ để được ghi nhận là khoản nợ phải thu khó đòi là:
+ Nợ phải thu đã quá hạn thanh toán từ 2 năm trở lên, kể từ ngày đến hạn thu nợ được ghi trong hợp đồng kinh tế, các khế ước vay nợ hoặc các cam kết nợ, doanh nghiệp đã đòi nhiều lần nhưng vẫn chưa thu được nợ.
+ Trường hợp đặc biệt, tuy thời gian quá hạn chưa tới 2 năm, nhưng đơn vị nợ đang trong thời gian xem xét giải thể, phá sản hoặc người nợ có các dấu hiệu khác như bỏ trốn, đang bị các cơ quan pháp luật truy tố, giam giữ, xét xử ... thì cũng được ghi nhận là khoản nợ khó đòi.
c. Các loại vật tư hàng hóa tồn kho, công nợ phải thu khó đòi, chứng khoán khi không đủ các điều kiện quy định trên thì không được lập dự phòng.
d. Doanh nghiệp phải lập hội đồng để thẩm định mức độ giảm giá vật tư hàng hóa tồn kho, giảm giá chứng khoán và xác định các khoản nợ phải thu khó đòi.
Hội đồng do Giám đốc thành lập với các thành phần bắt buộc là: Giám đốc, Kế toán trưởng, Trưởng phòng vật tư hoặc phòng kinh doanh.
2. Phương pháp lập các khoản dự phòng:
a. Lập dự phòng giảm giá vật tư hàng hóa tồn kho:
Doanh nghiệp phải căn cứ vào tình hình giảm giá, số lượng tồn kho thực tế của từng loại vật tư hàng hóa để xác định mức dự phòng theo công thức sau:
Mức dự phòng giảm giá vật tư hàng hóa cho năm kế hoạch
=
Lượng vật tư hàng hóa tồn kho giảm giá tại thời điểm lập báo cáo tài chính năm
x
Giá hạch toán trên sổ kế toán
-
Giá thực tế trên thị trường tại thời điểm lập báo cáo tài chính năm
Giá thực tế trên thị trường của các loại vật tư, thành phẩm, hàng hóa tồn kho giảm giá tại thời điểm lập báo cáo tài chính năm là giá cả có thể mua hoặc bán được trên thị trường.
Việc lập dự phòng phải tiến hành riêng cho từng loại vật tư hàng hóa bị giảm giá và tổng hợp toàn bộ khoản dự phòng giảm giá vật tư hàng hóa tồn kho của doanh nghiệp vào bảng kê chi tiết. Bảng kê là căn cứ để hạch toán vào chi phí quản lý của doanh nghiệp.
b. Lập dự phòng giảm giá các loại chứng khoán đầu tư:
Doanh nghiệp phải lập dự phòng cho từng loại chứng khoán đầu tư, có biến động giảm giá tại thời điểm lập báo cáo tài chính năm của năm báo cáo, theo công thức sau:
Mức dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán cho năm kế hoạch
=
Số lượng chứng khoán bị giảm giá tại thời điểm lập báo cáo tài chính năm
x
Giá chứng khoán hạch toán trên sổ kế toán
-
Giá chứng khoán thực tế trên thị trường
Doanh nghiệp phải lập dự phòng riêng cho từng loại chứng khoán bị giảm giá và được tổng hợp vào bảng kê chi tiết dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư, làm căn cứ hạch toán vào chi phí hoạt động tài chính của doanh nghiệp.
c. Lập dự phòng các khoản nợ phải thu khó đòi:
Trên cơ sở những đối tượng và điều kiện lập dự phòng về nợ phải thu khó đòi nêu tại điểm a và điểm b, khoản 1, mục II nói trên, doanh nghiệp phải dự kiến mức tổn thất có thể xảy ra trong năm kế hoạch của các khoản nợ và tiến hành lập dự phòng cho từng khoản nợ phải thu khó đòi, kèm theo các chứng cứ chứng minh các khoản nợ khó đòi nói trên.
Sau khi lập dự phòng cho từng khoản nợ phải thu khó đòi, doanh nghiệp tổng hợp toàn bộ khoản dự phòng các khoản nợ vào bảng kê chi tiết làm căn cứ để hạch toán vào chi phí quản lý của doanh nghiệp.
Tổng mức lập dự phòng các khoản nợ phải thu khó đòi tối đa bằng 20% tổng số dư nợ phải thu của doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo tài chính năm.
3. Xử lý các khoản dự phòng:
Vật tư hàng hóa tồn kho, chứng khoán đầu tư, nợ phải thu khó đòi đã trích lập dự phòng, nếu trên thực tế vật tư hàng hóa tồn kho không bị giảm giá, đã sử dụng vào sản xuất kinh doanh hoặc đã bán; nợ đã thu hồi được, thì khoản dự phòng giảm giá vật tư hàng hóa tồn kho, chứng khoán đầu tư hoặc nợ phải thu khó đòi phải được hoàn nhập vào thu nhập trong kỳ của doanh nghiệp. Cụ thể như sau:
a. Đối với khoản dự phòng giảm giá vật tư hàng hóa tồn kho:
Cuối năm, doanh nghiệp có vật tư hàng hóa tồn kho bị giảm giá so với giá trị ghi trên sổ kế toán, thì phải trích lập dự phòng giảm giá vật tư hàng hóa tồn kho theo các quy định trên đây;
Nếu số dự phòng giảm giá phải trích lập cho năm kế hoạch bằng số dư khoản dự phòng năm trước đã trích, thì doanh nghiệp không phải trích lập khoản dự phòng giảm giá vật tư hàng hóa tồn kho vào chi phí quản lý doanh nghiệp;
Nếu số dự phòng giảm giá phải trích lập cao hơn số dư khoản dự phòng giảm giá vật tư hàng hóa tồn kho đã trích lập năm trước, thì doanh nghiệp trích thêm vào chi phí quản lý doanh nghiệp phần chênh lệch giữa số phải trích lập cho năm kế hoạch với số dư khoản dự phòng đã trích lập năm trước.
Ngược lại, nếu số dự phòng phải trích cho năm kế hoạch thấp hơn số dư khoản dự phòng giảm giá vật tư hàng hóa đã trích lập năm trước, thì doanh nghiệp phải hoàn nhập vào thu nhập khác phần chênh lệch giữa số dư khoản dự phòng đã trích lập năm trước với số dự phòng phải trích lập cho năm kế hoạch.
Thời điểm hoàn nhập khoản dự phòng giảm giá vật tư hàng hóa đã lập và lập dự phòng mới, được tiến hành tại thời điểm khóa sổ kế toán để lập báo cáo tài chính năm.
b. Đối với khoản giảm giá chứng khoán đầu tư:
Được xử lý như khoản dự phòng giảm giá vật tư, hàng hóa tồn kho nói trên, nhưng giá trị khoản dự phòng được hoàn nhập vào thu nhập hoạt động tài chính.
c. Đối với khoản dự phòng công nợ phải thu khó đòi:
- Khi các khoản nợ phải thu được xác định khó đòi, doanh nghiệp phải trích lập dự phòng theo các quy định trên đây; nếu số dự phòng phải trích lập cho năm kế hoạch bằng số dư dự phòng nợ phải thu khó đòi, thì doanh nghiệp không phải trích lập;
Nếu số dự phòng phải trích lập cao hơn số dư khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi đã trích lập năm trước, thì doanh nghiệp phải trích thêm vào chi phí quản lý doanh nghiệp phần chênh lệch giữa số phải trích lập cho năm kế hoạch với số dư khoản dự phòng đã trích lập năm trước;
Ngược lại, nếu số dự phòng phải trích cho năm kế hoạch thấp hơn số dư khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi, thì doanh nghiệp phải hoàn nhập vào thu nhập khác phần chênh lệch giữa số dư khoản dự phòng đã trích lập năm trước với số dự phòng phải trích lập cho năm kế hoạch.
- Thời điểm hoàn nhập khoản dự phòng công nợ khó đòi đã lập và lập dự phòng mới được tiến hành tại thời điểm khóa sổ kế toán để lập báo cáo tài chính hàng năm.
4. Xử lý xóa các khoản nợ không thu hồi được:
a. Khoản nợ không thu hồi được, khi xử lý xóa sổ phải có:
- Biên bản của Hội đồng xử lý nợ của doanh nghiệp. Trong đó ghi rõ giá trị của từng khoản nợ phải thu, giá trị nợ đã thu hồi được, giá trị thiệt hại thực tế (sau khi đã trừ đi các khoản thu hồi được)
- Bảng kê chi tiết các khoản nợ phải thu đã xóa để làm căn cứ hạch toán.
- Quyết định của Tòa án cho xử lý phá sản doanh nghiệp theo Luật phá sản hoặc quyết định của người có thẩm quyền về giải thể đối với đơn vị nợ.
- Giấy xác nhận của chính quyền địa phương đối với người nợ đã chết nhưng không có tài sản thừa kế để trả nợ.
- Giấy xác nhận của chính quyền địa phương đối với người nợ còn sống nhưng không có khả năng trả nợ.
- Lệnh truy nã hoặc xác nhận của cơ quan pháp luật đối với người nợ đã bỏ trốn hoặc đang bị truy tố, đang thi hành án nhưng quá thời hạn 2 năm kể từ ngày nợ.
- Quyết định của cấp có thẩm quyền về xử lý xóa nợ không thu hồi được của doanh nghiệp.
b. Thẩm quyền xử lý nợ:
- Hội đồng quản trị (đối với doanh nghiệp có Hội đồng quản trị) hoặc Hội đồng thành viên (đối với doanh nghiệp có Hội đồng thành viên); Tổng giám đốc, Giám đốc (đối với doanh nghiệp không có hội đồng quản trị) hoặc chủ doanh nghiệp căn cứ vào các bằng chứng liên quan đến các khoản nợ để quyết định xóa những khoản nợ phải thu không thu hồi được, và tự chịu trách nhiệm về quyết định của mình trước Nhà nước và trước pháp luật, đồng thời thực hiện các biện pháp xử lý trách nhiệm theo chế độ hiện hành.
c. Mức độ tổn thất thực tế của từng khoản nợ không thu hồi được là phần còn lại sau khi lấy số dư nợ phải thu ghi trên sổ kế toán trừ đi số nợ đã thu hồi được (do người gây ra thiệt hại đền bù, do phát mại tài sản của đơn vị nợ hoặc người nợ, do được chia tài sản theo quyết định của tòa án hoặc các cơ quan có thẩm quyền khác).
d. Xử lý hạch toán:
- Giá trị tổn thất thực tế của khoản nợ không thu hồi được cho phép xóa nợ doanh nghiệp hạch toán vào chi phí quản lý của doanh nghiệp.
- Các khoản nợ phải thu sau khi đã có quyết định xóa nợ, doanh nghiệp vẫn phải theo dõi riêng trên sổ sách trong thời hạn tối thiểu là 5 năm và tiếp tục có các biện pháp để thu hồi nợ. Nếu thu hồi được nợ thì số tiền thu hồi sau khi trừ các chi phí có liên quan đến việc thu hồi nợ, doanh nghiệp hạch toán vào thu nhập bất thường.
III. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH:
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký, thay thế Thông tư số 64 TC/TCDN ngày 15/9/1997 của Bộ Tài chính, hướng dẫn chế độ trích lập và sử dụng dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng công nợ khó đòi, dự phòng giảm giá chứng khoán tại doanh nghiệp Nhà nước và các văn bản khác quy định về trích lập và sử dụng các khoản dự phòng trái với quy định của Thông tư này.
2. Việc trích lập dự phòng của các Tổ chức tín dụng thực hiện theo quy định tại văn bản hướng dẫn chế độ tài chính đối với các Tổ chức tín dụng.
3. Doanh nghiệp phải xây dựng cơ chế về quản lý vật tư, hàng hóa, quản lý công nợ để hạn chế các rủi ro trong kinh doanh. Đối với công nợ, quy chế phải xác định rõ trách nhiệm của từng bộ phận, từng người trong việc quản lý, theo dõi, thu hồi công nợ nhằm hạn chế đến mức thấp nhất các khoản công nợ khó đòi, cũng như để xác định trách nhiệm vật chất của từng bộ phận, cá nhân khi có phát sinh các khoản nợ khó đòi. Nghiêm cấm doanh nghiệp lợi dụng việc trích lập dự phòng để tính thêm vào chi phí các khoản dự phòng không có đủ căn cứ nhằm làm giảm nghĩa vụ nộp ngân sách. Những doanh nghiệp cố tình vi phạm sẽ bị xử lý phạt như hành vi trốn thuế.
4. Cơ quan tài chính các cấp có trách nhiệm phổ biến, hướng dẫn và kiểm tra các doanh nghiệp trích lập, sử dụng các khoản dự phòng giảm giá vật tư, hàng hóa tồn kho, công nợ phải thu khó đòi, giảm giá chứng khoán theo các quy định tại Thông tư này.
5. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc đề nghị phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để nghiên cứu sửa đổi, bổ sung.
Trần Văn Tá
(Đã ký) | {
"issuing_agency": "Bộ Tài chính",
"promulgation_date": "31/12/2001",
"sign_number": "107/2001/TT-BTC",
"signer": "Trần Văn Tá",
"type": "Thông tư"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Giao-duc/Nghi-quyet-36-2022-NQ-HDND-phat-trien-giao-duc-mam-non-khu-cong-nghiep-Kien-Giang-552486.aspx | Nghị quyết 36/2022/NQ-HĐND phát triển giáo dục mầm non khu công nghiệp Kiên Giang | HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH KIÊN GIANG
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 36/2022/NQ-HĐND
Kiên Giang, ngày 29 tháng 12 năm 2022
NGHỊ QUYẾT
QUY ĐỊNH CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC MẦM NON LIÊN QUAN ĐẾN KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KIÊN GIANG
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH KIÊN GIANG
KHÓA X, KỲ HỌP THỨ MƯỜI BỐN
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2019;
Căn cứ Nghị định số 105/2020/NĐ-CP ngày 08 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định chính sách phát triển giáo dục mầm non;
Xét Tờ trình số 290/TTr-UBND ngày 13 tháng 12 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh dự thảo Nghị quyết quy định chính sách phát triển giáo dục mầm non liên quan đến khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Kiên Giang; Báo cáo thẩm tra số 79/BC- BVHXH ngày 22 tháng 12 năm 2022 của Ban Văn hóa - Xã hội Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến của đại biểu Hội đồng nhân dân tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị quyết này quy định chính sách đối với cơ sở giáo dục mầm non độc lập dân lập, tư thục ở địa bàn có khu công nghiệp, nơi có nhiều lao động; chính sách trợ cấp đối với trẻ em mầm non là con công nhân, người lao động làm việc tại khu công nghiệp; chính sách đối với giáo viên mầm non làm việc tại cơ sở giáo dục mầm non dân lập, tư thục ở địa bàn có khu công nghiệp.
2. Đối tượng áp dụng
a) Cơ sở giáo dục mầm non độc lập dân lập, tư thục ở địa bàn các huyện, thành phố có khu công nghiệp.
b) Trẻ em mầm non tại các cơ sở giáo dục mầm non thuộc loại hình dân lập, tư thục là con công nhân, người lao động làm việc tại các khu công nghiệp.
c) Giáo viên mầm non làm việc tại cơ sở giáo dục mầm non dân lập, tư thục ở địa bàn có khu công nghiệp.
d) Các tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
Điều 2. Chính sách hỗ trợ phát triển giáo dục mầm non
1. Hỗ trợ cơ sở giáo dục mầm non độc lập ở địa bàn có khu công nghiệp thuộc loại hình dân lập, tư thục trên địa bàn tỉnh Kiên Giang đã được cơ quan có thẩm quyền cấp phép thành lập theo đúng quy định có từ 30% trẻ em là con công nhân, người lao động làm việc tại khu công nghiệp.
a) Nội dung hỗ trợ: Được hỗ trợ trang bị cơ sở vật chất 01 lần, bao gồm: Trang bị đồ dùng, đồ chơi, thiết bị dạy học theo danh mục quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và hỗ trợ kinh phí sửa chữa cơ sở vật chất để phục vụ trực tiếp cho việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em.
b) Mức hỗ trợ 20.000.000 đồng/cơ sở giáo dục mầm non độc lập.
2. Hỗ trợ trẻ em đang học tại các cơ sở giáo dục mầm non trên địa bàn tỉnh Kiên Giang thuộc loại hình dân lập, tư thục đã được cơ quan có thẩm quyền cấp phép thành lập và hoạt động theo đúng quy định có cha hoặc mẹ hoặc người chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em là công nhân, người lao động đang làm việc tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Kiên Giang được doanh nghiệp ký hợp đồng lao động theo quy định.
a) Mức hỗ trợ 160.000 đồng/trẻ/tháng.
b) Thời gian hỗ trợ tính theo số tháng học thực tế, nhưng không quá 9 tháng/năm học.
3. Hỗ trợ giáo viên mầm non đang làm việc tại cơ sở giáo dục mầm non thuộc loại hình dân lập, tư thục đã được cơ quan có thẩm quyền cấp phép thành lập và hoạt động theo quy định ở địa bàn có khu công nghiệp thuộc tỉnh Kiên Giang bảo đảm những điều kiện như: có trình độ chuẩn đào tạo chức danh giáo viên mầm non theo quy định; có hợp đồng lao động với người đại diện theo pháp luật của cơ sở giáo dục mầm non dân lập, tư thục; trực tiếp chăm sóc, giáo dục trẻ tại nhóm trẻ/lớp mẫu giáo có từ 30% trẻ em là con công nhân, người lao động làm việc tại khu công nghiệp.
a) Mức hỗ trợ: 800.000 đồng/tháng. Mức hỗ trợ này nằm ngoài mức lương thỏa thuận giữa chủ cơ sở giáo dục mầm non dân lập, tư thục với giáo viên và không dùng để tính đóng hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp.
b) Thời gian hưởng hỗ trợ tính theo số tháng dạy thực tế, nhưng không quá 9 tháng/năm học. Số lượng giáo viên trong cơ sở giáo dục mầm non dân lập, tư thục được hưởng hỗ trợ được tính theo định mức quy định đối với các cơ sở giáo dục mầm non công lập hiện hành.
Điều 3. Kinh phí thực hiện
Kinh phí thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước được bố trí trong dự toán ngân sách Nhà nước hàng năm theo phân cấp quản lý của Luật Ngân sách nhà nước.
Điều 4. Tổ chức thực hiện
1. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết này.
2. Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban Hội đồng nhân dân, các Tổ đại biểu và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Kiên Giang khóa X, Kỳ họp thứ Mười Bốn thông qua ngày 27 tháng 12 năm 2022 và có hiệu lực từ ngày 09 tháng 01 năm 2023./.
CHỦ TỊCH
Mai Văn Huỳnh | {
"issuing_agency": "Tỉnh Kiên Giang",
"promulgation_date": "29/12/2022",
"sign_number": "36/2022/NQ-HĐND",
"signer": "Mai Văn Huỳnh",
"type": "Nghị quyết"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Cong-nghe-thong-tin/Quyet-dinh-4239-QD-BKHCN-2016-cong-bo-Tieu-chuan-quoc-gia-Thiet-bi-the-duc-359912.aspx | Quyết định 4239/QĐ-BKHCN 2016 công bố Tiêu chuẩn quốc gia Thiết bị thể dục | BỘ KHOA HỌC VÀ
CÔNG NGHỆ
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 4239/QĐ-BKHCN
Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 2016
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC CÔNG BỐ TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
BỘ TRƯỞNG BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
Căn cứ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật ngày 29/6/2006;
Căn cứ Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;
Căn cứ Nghị định số 20/2013/NĐ-CP ngày 26/02/2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ;
Xét đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố 02 Tiêu chuẩn quốc gia sau đây:
1.
TCVN 11771: 2016
ISO 378:1980
Thiết bị thể dục - Xà kép;
2.
TCVN 11772 : 2016
ISO 379:1980
Thiết bị thể dục - Xà đơn.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký./.
Nơi nhận:
- Vụ PC;
- Lưu: VT, TĐC.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Trần Việt Thanh | {
"issuing_agency": "Bộ Khoa học và Công nghệ",
"promulgation_date": "30/12/2016",
"sign_number": "4239/QĐ-BKHCN",
"signer": "Trần Việt Thanh",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thuong-mai/Quyet-dinh-1016-QD-BNN-CB-2014-nang-cao-gia-tri-gia-tang-hang-nong-lam-thuy-san-giam-ton-that-sau-thu-hoach-232395.aspx | Quyết định 1016/QĐ-BNN-CB 2014 nâng cao giá trị gia tăng hàng nông lâm thủy sản giảm tổn thất sau thu hoạch | BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 1016/QĐ-BNN-CB
Hà Nội, ngày 13 tháng 05 năm 2014
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG THỰC HIỆN ĐỀ ÁN NÂNG CAO GIÁ TRỊ GIA TĂNG HÀNG NÔNG LÂM THỦY SẢN TRONG CHẾ BIẾN VÀ GIẢM TỔN THẤT SAU THU HOẠCH
BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Căn cứ Nghị định số 199/2013/NĐ-CP ngày 26/11/2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững;
Căn cứ Quyết định số 1003/QĐ-BNN-CB ngày 13/5/2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc phê duyệt Đề án Nâng cao giá trị gia tăng hàng nông lâm thủy sản trong chế biến và giảm tổn thất sau thu hoạch;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Chế biến nông lâm thủy sản và nghề muối,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch hành động của Bộ Nông nghiệp và PTNT thực hiện Quyết định số 1003/QĐ-BNN-CB ngày 13/5/2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc phê duyệt Đề án Nâng cao giá trị gia tăng hàng nông lâm thủy sản trong chế biến và giảm tổn thất sau thu hoạch.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Văn phòng Chính phủ;
- Lãnh đạo Bộ NNPTNT;
- Đảng ủy Bộ NNPTNT;
- HH các ngành hàng NLTS;
- Website Bộ NNPTNT;
- Lưu: VT, CB.
BỘ TRƯỞNG
Cao Đức Phát
KẾ HOẠCH
HÀNH ĐỘNG TRIỂN KHAI ĐỀ ÁN NÂNG CAO GIÁ TRỊ GIA TĂNG HÀNG NÔNG LÂM THỦY SẢN TRONG CHẾ BIẾN VÀ GIẢM TỔN THẤT SAU THU HOẠCH
(kèm theo Quyết định số 1016/QĐ-BNN-CB ngày 13/5/2014 của Bộ Nông nghiệp và PTNT)
I. MỤC TIÊU
Đến năm 2020, hoàn thành triển khai thực hiện hiệu quả Đề án "Nâng cao giá trị gia tăng hàng nông lâm thủy sản trong chế biến và giảm tổn thất sau thu hoạch” (sau đây gọi tắt là Đề án), góp phần thực hiện Đề án tổng thể Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.
Kết quả Đề án cần đạt được: Đến năm 2020, giá trị gia tăng (GTGT) các ngành hàng nông lâm thủy sản tăng bình quân 20% so với hiện nay; tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản thủy sản giảm 50% so với hiện nay.
II. NHIỆM VỤ CHỦ YẾU
1. Phổ biến và quán triệt chủ trương, nội dung Đề án đến các cơ quan, đơn vị và các địa phương
- Tổ chức phổ biến Đề án và Kế hoạch triển khai Đề án đến các cơ quan, đơn vị, địa phương.
- Truyền thông về Đề án kịp thời, chính xác nhằm thống nhất nhận thức và quyết tâm thực hiện Đề án trong toàn ngành.
2. Tổ chức sản xuất theo hướng tăng cường liên kết sản xuất nguyên liệu - chế biến - tiêu thụ
- Triển khai có kết quả Quyết định 62/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn để tăng cường liên kết chế biến - sản xuất giữa doanh nghiệp - nông dân.
- Thực hiện Quyết định số 01/2012/QĐ-TTg ngày 9/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ việc áp dụng Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (GAP) trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản, nâng cao tỷ lệ diện tích các vùng sản xuất nông sản hàng hóa được cấp chứng nhận VietGAP, GlobalGAP và các chứng chỉ khác.
- Nhân rộng các mô hình liên kết chế biến - sản xuất có hiệu quả qua công tác khuyến nông.
3. Về giảm tổn thất sau thu hoạch
- Triển khai có hiệu quả Quyết định 68/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp, đồng thời thực hiện các giải pháp cụ thể đối với từng ngành hàng.
- Triển khai Nghị quyết 48/NQ-CP ngày 23/9/2009 về cơ chế, chính sách giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản, thủy sản.
4. Về chuyển dịch cơ cấu sản phẩm, nâng cao chất lượng và an toàn thực phẩm
- Trên cơ sở thị trường, đầu tư, đổi mới công nghệ chế biến, chuyển dịch cơ cấu sản phẩm theo hướng chế biến sâu, chế biến tinh, đa dạng hóa sản phẩm, hình thức bao bì, nâng cao chất lượng và tỷ trọng các sản phẩm có GTGT cao.
- Xây dựng và tổ chức thực hiện các quy trình sản xuất tiên tiến đối với từng loại sản phẩm, đảm bảo chất lượng, giảm tỷ lệ tiêu hao vật tư, nguyên liệu và quản lý tốt an toàn vệ sinh thực phẩm.
- Xử lý nghiêm các cơ sở chế biến không đảm bảo các điều kiện theo Quy chuẩn kỹ thuật về ATTP và xử lý ô nhiễm môi trường.
5. Về nâng cao hiệu quả sử dụng phế phụ phẩm và phát triển công nghiệp hỗ trợ
Đầu tư công nghệ, thiết bị nhằm xử lý và tận dụng triệt để các phế phụ phẩm nông nghiệp tạo sản phẩm có GTGT cao, phát triển công nghiệp hỗ trợ để nâng cao hiệu quả sản xuất.
6. Về thị trường
- Phát triển thị trường nội địa: Phục vụ nhân dân, chủ động trong sản xuất, tiêu thụ và hội nhập quốc tế.
- Phát triển thị trường xuất khẩu: tổ chức nghiên cứu, phân tích và dự báo thị trường; xúc tiến thương mại; xây dựng thương hiệu; tháo gỡ các rào cản thị trường xuất khẩu.
7. Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực
- Tổ chức đào tạo, xây dựng đội ngũ chuyên gia về quản lý nhà nước ngành chế biến nông lâm thủy sản.
- Bồi dưỡng kỹ năng quản trị, nghiệp vụ kinh doanh cho các doanh nghiệp chế biến nông lâm thủy sản và muối; bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công nhân kỹ thuật cao.
- Thực hiện hợp tác, liên kết giữa các cơ sở đào tạo với các doanh nghiệp, gắn đào tạo với sử dụng lao động tại chỗ hoặc đặt hàng về đào tạo.
- Lồng ghép các chương trình đào tạo khác nhau, thực hiện tốt Chương trình đào tạo nghề.
8. Về khoa học, công nghệ
- Nghiên cứu và chuyển giao công nghệ, thiết bị chế biến, bảo quản giảm tổn thất sau thu hoạch, đa dạng hóa sản phẩm chế biến nông lâm thủy sản theo hướng nâng cao GTGT sản phẩm và bảo vệ môi trường.
- Xã hội hóa công tác nghiên cứu khoa học.
- Hình thành các doanh nghiệp “đầu tàu” và doanh nghiệp vệ tinh để tập trung hỗ trợ đầu tư đổi mới công nghệ.
- Khuyến khích, hỗ trợ các tổ chức, cá nhân mua công nghệ sản xuất các sản phẩm có GTGT cao, áp dụng công nghệ sản xuất sạch và sạch hơn, bảo vệ môi trường.
9. Về cơ chế, chính sách
9.1. Xây dựng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, tạo hành lang pháp lý cho hoạt động của từng ngành hàng
- Xây dựng nghị định quản lý ngành hàng, trước mắt tập trung xây dựng và ban hành Nghị định về sản xuất và kinh doanh mía đường.
- Xây dựng và ban hành quy hoạch các ngành hàng gắn kết sản xuất - chế biến và thị trường, đồng bộ với các cơ chế để thực hiện đúng theo quy hoạch.
- Xây dựng và hoàn thiện các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia cho các ngành hàng.
9.2. Về đất đai:
Rà soát, đề xuất sửa đổi chính sách đất đai theo hướng tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp chế biến nông lâm thủy sản tiếp cận đất đai.
9.3. Về đầu tư
- Triển khai có hiệu quả Nghị định 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Chính phủ về Khuyến khích Doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; bổ sung chính sách hỗ trợ bảo vệ vùng nguyên liệu, xây dựng cơ sở hạ tầng, ưu đãi thuế, hợp tác công - tư trong đầu tư chế biến nông lâm thủy sản.
- Tăng cường đầu tư của Nhà nước và ưu tiên nguồn vốn ODA để hỗ trợ cho lĩnh vực chế biến nông lâm, thủy sản.
- Xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích các doanh nghiệp trong nước đầu tư vào chế biến sâu, chế biến phế phụ phẩm.
- Xây dựng kế hoạch thu hút đầu tư nước ngoài vào nông nghiệp; đề xuất danh mục kêu gọi dự án thu hút vốn FDI vào lĩnh vực chế biến nông lâm thủy sản theo hướng chọn lọc các dự án có chất lượng, có GTGT cao, sử dụng công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường.
9.4. Về tài chính, tín dụng
Đề xuất sửa đổi các chính sách về thuế, phí, tài chính và tín dụng để khuyến khích phát triển và nâng cao GTGT hàng nông lâm thủy sản.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Trên cơ sở Bảng phụ lục 1 phân công nhiệm vụ kèm theo dưới đây, giao trách nhiệm tổ chức thực hiện cho các đơn vị như sau:
1. Cục Chế biến nông lâm thủy sản và nghề muối
- Chủ trì, phối hợp với các Cục, vụ chức năng và địa phương triển khai thực hiện Đề án.
- Tổng hợp, đánh giá tình hình thực hiện hàng năm và đột xuất theo yêu cầu của Bộ, đề xuất sửa đổi, bổ sung Đề án khi cần thiết.
2. Các Cục, Vụ và các đơn vị liên quan
- Theo chức năng nhiệm vụ được giao, phối hợp với Cục Chế biến nông lâm thủy sản và nghề muối trong việc triển khai thực hiện Đề án.
- Xây dựng kế hoạch hành động, định kỳ báo cáo hàng năm và đột xuất gửi cho Cục Chế biến nông lâm thủy sản và nghề muối tổng hợp theo yêu cầu của Bộ.
3. Các địa phương
Sở Nông nghiệp và PTNT tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương:
- Xây dựng và ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Đề án, định kỳ báo cáo hàng năm và đột xuất gửi cho Cục Chế biến nông lâm thủy sản và nghề muối tổng hợp theo yêu cầu của Bộ.
- Phối hợp với Cục Chế biến nông lâm thủy sản và nghề muối trong việc triển khai thực hiện Đề án.
- Đề xuất các chương trình, dự án để triển khai thực hiện Đề án trên địa bàn, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
4. Các hiệp hội ngành hàng và doanh nghiệp
- Hiệp hội từng ngành hàng xây dựng kế hoạch và phối hợp với Cục Chế biến nông lâm thủy sản và nghề muối trong việc triển khai thực hiện; định kỳ báo cáo hàng năm và đột xuất gửi cho Cục Chế biến nông lâm thủy sản và nghề muối tổng hợp theo yêu cầu của Bộ.
- Các doanh nghiệp: xây dựng kế hoạch hành động theo hướng đẩy mạnh các hoạt động liên doanh, liên kết để tăng cường sức mạnh khi tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu; đẩy mạnh hoạt động xây dựng và phát triển thương hiệu, khai thác chỉ dẫn địa lý đối với hàng hóa xuất khẩu. Trên cơ sở đó đề xuất với địa phương và Chính phủ những vấn đề cần tập trung giải quyết để hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện các nội dung trong Đề án.
PHỤ LỤC 1.
PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ TRIỂN KHAI ĐỀ ÁN
(Kèm theo Quyết định số 1016/QĐ-BNN-CB ngày 13/5/2014 của Bộ Nông nghiệp và PTNT)
TT
Nhiệm vụ
Đơn vị chủ trì
Đơn vị phối hợp
Thời gian thực hiện
1
Phổ biến, quán triệt đề án, xây dựng kế hoạch thực hiện
Cục Chế biến NLTS và NM
Các Tổng cục, Cục, Vụ, Địa phương, các Hiệp hội ngành hàng và các Doanh nghiệp
2014
2
Tổ chức sản xuất theo hướng tăng cường liên kết sản xuất nguyên liệu - chế biến - tiêu thụ
2.1
Hướng dẫn triển khai Quyết định 62/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn
Cục Kinh tế Hợp tác
Cục Chế biến NLTS và NM, các Tổng cục, Cục, Vụ liên quan, Sở NNPTNT các tỉnh
2014-2020
2.2
Tiếp tục triển khai Quyết định số 01/2012/QĐ-TTg ngày 9/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ việc áp dụng Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (GAP) trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản
Cục Trồng trọt
Các Tổng cục, Cục, Vụ liên quan, Sở NNPTNT các tỉnh
2014-2015
2.3
Rà soát, quy hoạch các ngành hàng gắn kết sản xuất - chế biến và thị trường,
- Vụ Kế hoạch
- Cục Chế biến NLTS và NM
Các Tổng cục, Cục, Vụ liên quan, Sở NNPTNT các tỉnh
2014-2016
2.4
Triển khai các giải pháp thực hiện quy hoạch ngành muối, chế biến thủy sản, lâm sản
Cục Chế biến NLTS và NM
Các Tổng cục, Cục, Vụ liên quan, Sở NNPTNT các tỉnh
2014-2020
2.5
Nhân rộng các mô hình liên kết sản xuất - chế biến có hiệu quả thông qua công tác khuyến nông xã hội, có sự tham gia của các doanh nghiệp
TT Khuyến nông quốc gia
Vụ KHCN, các Tổng cục, Cục liên quan, các Sở NNPTNT, các doanh nghiệp.
2014-2020
3
Giảm tổn thất sau thu hoạch
3.1
Triển khai thực hiện Quyết định 68/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp
Cục Chế biến NLTS và NM
Ngân hàng Nhà nước VN, Bộ Công Thương, các địa phương
2014-2020
3.2
Thực hiện Dự án điều tra cơ giới hóa nông nghiệp
Cục Chế biến NLTS và NM
Viện QH và TKNN, các Cục, Vụ, Sở NNPTNT các tỉnh
2014-2015
3.3
Xây dựng và triển khai Đề án cơ giới hóa trong nông nghiệp
Cục Chế biến NLTS và NM
Các Tổng cục, Cục, Vụ, Viện liên quan, Sở NNPTNT các tỉnh; các doanh nghiệp
2014-2015
3.4
Tiểp tục triển khai Nghị quyết 48/NQ-CP ngày 23/9/2009 về cơ chế, chính sách giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản, thủy sản
Cục Chế biến NLTS và NM
Các Tổng cục, Cục, Vụ liên quan, Sở NNPTNT các tỉnh; các doanh nghiệp
2014-2020
4
Chuyển dịch cơ cấu sản phẩm, nâng cao chất lượng, sử dụng hiệu quả phế phụ phẩm
4.1
Xây dựng và triển khai các quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia đối với các cơ sở chế biến nông lâm thủy sản và muối
Cục Chế biến NLTS và NM
Các Tổng cục, Cục, Vụ liên quan, Sở NN&PTNT các tỉnh; các doanh nghiệp
2014-2020
4.2
Dự án Điều tra, đánh giá trình độ công nghệ chế biến nông lâm thủy sản và muối. Đề xuất hướng ứng dụng công nghệ hiện đại đối với từng ngành hàng để sản xuất sản phẩm có GTGT cao.
Cục Chế biến NLTS và NM
Các Viện, các Tổng cục, Cục, Vụ liên quan, Sở NNPTNT các tỉnh; các doanh nghiệp
2015-2016
4.3
Tập trung đầu tư sản xuất muối công nghiệp
- Đầu tư hoàn thành Khu kinh tế muối công nghiệp và xuất khẩu Quán Thẻ, tỉnh Ninh Thuận
Cục Chế biến NLTS và NM
Vụ Kế hoạch, UBND tỉnh Ninh Thuận; Chủ đầu tư
2014-2015
- Đầu tư chuyển đổi các đồng muối thủ công sang sản xuất muối công nghiệp tập trung.
UBND các tỉnh Khánh Hòa; Ninh Thuận; Bình Thuận; TP. HCM; Bà Rịa - V.Tàu; Bạc Liêu
Diêm dân và các doanh nghiệp
2015-2020
- Đầu tư nâng cấp CSHT đồng muối của diêm dân trong quy hoạch
Cục Chế biến NLTS và NM; UBND các tỉnh
Vụ Kế hoạch; Sở NN&PTNT các tỉnh; Các Chủ đầu tư.
2014-2020
5
Về Thị trường
5.1
Xây dựng và thực hiện Kế hoạch phát triển thị trường xuất khẩu cho các nông lâm thủy sản chủ lực Việt Nam
Cục Chế biến NLTS và NM
Bộ Công Thương, các Hiệp hội ngành hàng, Sở NNPTNT các tỉnh, các doanh nghiệp
2015-2020
5.2
Nghiên cứu, phân tích và dự báo thị trường về nhu cầu, xu hướng tiêu thụ sản phẩm nông lâm thủy sản GTGT cao
Cục Chế biến NLTS và NM
Bộ Công Thương, các Hiệp hội ngành hàng, Sở NNPTNT các tỉnh, các doanh nghiệp
2015-2016
5.3
Hỗ trợ xây dựng, phát triển các thương hiệu lớn, có uy tín, gắn với chỉ dẫn địa lý
Cục Chế biến NLTS và NM
Các Hiệp hội ngành hàng, Sở NNPTNT các tỉnh, các doanh nghiệp
Hàng năm
5.4
Tổ chức quảng bá sản phẩm, xúc tiến thương mại
Cục Chế biến NLTS và NM
Bộ Công Thương, các Hiệp hội ngành hàng, Sở NNPTNT các tỉnh, các doanh nghiệp
Hàng năm
5.5
Thí điểm xây dựng mô hình chợ phân phối, bán buôn nông lâm thủy sản
Cục Chế biến NLTS và NM
Bộ Công Thương, Vụ HTQT, các Cục, Vụ liên quan và các địa phương
2015-2020
6
Về đào tạo, phát triển nguồn nhân lực
6.1
Xây dựng và triển khai kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực cho chế biến nông lâm thủy sản và muối
Vụ Tổ chức cán bộ
Cục Chế biến NLTS và NM, các Cục, Vụ liên quan, Sở NNPTNT các tỉnh, các doanh nghiệp
2014-2020
7
Về Khoa học - công nghệ
7.1
Xây dựng Đề án đổi mới công tác nghiên cứu và chuyển giao công nghệ trong chế biến nông lâm thủy sản và muối
Vụ KHCN
Cục Chế biến NLTS và NM, các đơn vị liên quan
2015-2016
7.2
Nghiên cứu và chuyển giao công nghệ, thiết bị chế biến sâu đối với các sản phẩm chủ lực, bảo quản giảm tổn thất sau thu hoạch, tận dụng phế phụ phẩm, đa dạng hóa sản phẩm chế biến theo hướng nâng cao GTGT sản phẩm và bảo vệ môi trường.
- Vụ KHCN
- Cục Chế biến NLTS và NM (Đơn vị đặt hàng)
Các Viện, Cục, Vụ, Doanh nghiệp
2014-2020
8
Về cơ chế, chính sách
8.1
Xây dựng, trình ban hành Nghị định về sản xuất, kinh doanh mía, đường (đã có trong Chương trình XD VBQPPL 2014)
Cục Chế biến NLTS và NM
Các Cục, Vụ, Bộ ngành
2014-2015
8.2
Triển khai Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ về Chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn
Vụ Kế hoạch
Các Cục, Vụ, Bộ ngành, địa phương
2014-2020
8.3
Nghiên cứu xây dựng cơ chế chính sách để thúc đẩy cơ giới hóa và giảm tổn thất sau thu hoạch.
Viện Cơ điện nông nghiệp và CNSTH
Cục Chế biến NLTS và NM, Các viện Nghiên cứu; Các tổng cục, cục, vụ liên quan, Sở NNPTNT các tỉnh; các doanh nghiệp
2015-2016
8.4
Xây dựng cơ chế chính sách, khuyến khích chế biến sản phẩm, phế phụ phẩm nhằm nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững hàng nông lâm thủy sản và muối.
Cục Chế biến NLTS và NM
Các Cục, Vụ, Bộ ngành, địa phương
2014-2016
8.5
Đề xuất các giải pháp thu hút đầu tư nước ngoài vào chế biến các sản phẩm giá trị gia tăng cao trong nông nghiệp.
Vụ HTQT
Các Cục, Vụ, Bộ ngành, địa phương
2015-2016
8.6
Rà soát và đề xuất mới chính sách thu hút đầu tư nước ngoài vào chế biến các sản phẩm giá trị gia tăng cao trong nông nghiệp.
Viện Chính sách chiến lược NN và PTNT
Cục Chế biến NLTS và NM, các đơn vị liên quan
2015-2016 | {
"issuing_agency": "Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn",
"promulgation_date": "13/05/2014",
"sign_number": "1016/QĐ-BNN-CB",
"signer": "Cao Đức Phát",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Van-hoa-Xa-hoi/Quyet-dinh-608-QD-TTg-phe-duyet-Chien-luoc-quoc-gia-phong-chong-HIV-AIDS-139786.aspx | Quyết định 608/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng, chống HIV/AIDS | THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
Số: 608/QĐ-TTg
Hà Nội, ngày 25 tháng 05 năm 2012
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN 2030
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) ngày 29 tháng 6 năm 2006;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Y tế,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Phê duyệt “Chiến lược quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn 2030” ban hành kèm theo Quyết định này.
Điều 2.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Điều 3.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng;
- HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách Xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTCP, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, KGVX (5b).
KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG
Nguyễn Xuân Phúc
CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA
PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN 2030
(Ban hành kèm theo Quyết định số 608/QĐ-TTg ngày 25 tháng 5 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ)
Phần 1.
BỐI CẢNH BAN HÀNH CHIẾN LƯỢC
Dịch HIV/AIDS là một đại dịch nguy hiểm, là mối hiểm họa đối với tính mạng, sức khỏe con người và tương lai nòi giống của các quốc gia, các dân tộc trên toàn cầu, tác động trực tiếp đến sự phát triển kinh tế, văn hóa, trật tự và an toàn xã hội, đe dọa sự phát triển bền vững của đất nước.
Ở Việt Nam, theo số liệu của Bộ Y tế, tính đến cuối năm 2011 cả nước có 197.335 người nhiễm HIV đang còn sống, trong đó có 48.720 người ở giai đoạn AIDS và kể từ đầu vụ dịch đến nay đã có 52.325 người tử vong do HIV/AIDS. Qua các số liệu giám sát cho thấy dịch HIV/AIDS đã xuất hiện ở 100% tỉnh, thành phố từ năm 1998, đến cuối năm 2011 đã có 98% số quận, huyện, thị xã và 77% số xã, phường, thị trấn có người nhiễm HIV được báo cáo.
Nhận thức rõ sự nguy hiểm của đại dịch HIV/AIDS, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản pháp luật quan trọng nhằm khống chế sự gia tăng của dịch HIV/AIDS. Một trong những văn bản tiêu biểu phải kể đến là “Chiến lược Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS ở Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn 2020” được ban hành kèm theo Quyết định số 36/2004/QĐ-TTg ngày 17 tháng 3 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ. Qua thời gian tổ chức thực hiện Chiến lược Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS nói trên, nhìn chung các Bộ, ngành, các cấp ủy Đảng, chính quyền ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã tích cực lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện các nội dung của Chiến lược Quốc gia và đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần ngăn chặn, hạn chế tốc độ gia tăng của đại dịch HIV/AIDS và chúng ta đã hoàn thành tốt mục tiêu đã đặt ra của Chiến lược trong giai đoạn này là khống chế tỷ lệ nhiễm HIV dưới 0,3% trong cộng đồng dân cư năm 2010.
Tuy nhiên, thực tiễn quá trình triển khai thực thi Chiến lược những năm qua đã bộc lộ một số khó khăn, thách thức như: Một số đơn vị, địa phương cấp ủy Đảng, Ủy ban nhân dân các cấp chưa triển khai triệt để Chiến lược Quốc gia, đặc biệt là các chương trình hành động của Chiến lược; một số địa phương chưa huy động được cộng đồng, xã hội tham gia vào công cuộc phòng, chống HIV/AIDS; mức đầu tư cho chương trình HIV/AIDS còn hạn chế, chủ yếu dựa vào nguồn tài trợ của nước ngoài, vì vậy không chủ động được nguồn lực tài chính cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS. Bên cạnh đó, nguồn kinh phí hỗ trợ cho công tác phòng, chống HIV/AIDS từ các tổ chức quốc tế và của các nước ngày càng giảm dần trong khi tình hình HIV/AIDS vẫn còn diễn biến phức tạp, sự chuyển dịch dần hình thái nguy cơ lây nhiễm HIV từ đường máu sang đường tình dục, hành vi nguy cơ kép trong các nhóm dễ bị lây nhiễm HIV đang có xu hướng gia tăng, địa bàn dịch HIV/AIDS ngày càng rộng hơn. Vì vậy, nếu không có những giải pháp đồng bộ, lâu dài, sẽ không kiểm soát và đẩy lùi đại dịch HIV/AIDS, để lại hậu quả nghiêm trọng, tác động xấu đến sự phát triển kinh tế - xã hội.
Trong bối cảnh trên, việc ban hành “Chiến lược Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn 2030” tiếp theo “Chiến lược Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS ở Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn 2020” là cần thiết, qua đó để chúng ta tiếp tục đặt ra những mục tiêu, hoạch định các chương trình và giải pháp phòng, chống HIV/AIDS tổng thể, dài hạn nhằm bảo đảm cho công tác này đạt hiệu quả cao, bền vững, góp phần xây dựng và phát triển đất nước.
Phần 2.
QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP
I. QUAN ĐIỂM
Dịch HIV/AIDS là đại dịch nguy hiểm, là mối hiểm họa đối với sức khỏe, tính mạng của con người và tương lai nòi giống của dân tộc:
1. Phòng, chống HIV/AIDS phải được coi là một nhiệm vụ quan trọng, lâu dài, cần có sự phối hợp liên ngành của tất cả các cấp ủy Đảng, các Bộ, ngành, chính quyền các cấp và là bổn phận, trách nhiệm của mỗi người dân, mỗi gia đình và mỗi cộng đồng.
2. Phòng, chống HIV/AIDS phải dựa trên nguyên tắc bảo đảm quyền con người, chống kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV; chú trọng đến phụ nữ, trẻ em, các nhóm đối tượng dễ bị lây nhiễm HIV, đồng bào dân tộc ít người và người dân sống ở vùng sâu, vùng xa, khu vực biên giới, hải đảo.
3. Bảo đảm thực hiện cam kết của Việt Nam với cộng đồng quốc tế về phòng, chống HIV/AIDS.
4. Kết hợp các biện pháp xã hội và biện pháp chuyên môn kỹ thuật y tế trong phòng, chống HIV/AIDS trên nguyên tắc phối hợp dự phòng với chăm sóc, điều trị toàn diện HIV/AIDS, trong đó dự phòng là chủ đạo.
5. Nhà nước bảo đảm đầu tư các nguồn lực cho phòng, chống HIV/AIDS phù hợp với diễn biến tình hình dịch HIV/AIDS, khả năng và điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đồng thời đẩy mạnh xã hội hóa đối với công tác phòng, chống HIV/AIDS.
II. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung:
Khống chế tỷ lệ nhiễm HIV trong cộng đồng dân cư dưới 0,3% vào năm 2020, giảm tác động của HIV/AIDS đối với sự phát triển kinh tế - xã hội.
2. Mục tiêu cụ thể:
a) Tăng tỷ lệ người dân trong độ tuổi từ 15 đến 49 tuổi có hiểu biết đầy đủ về HIV/AIDS đạt 80% vào năm 2020;
b) Tăng tỷ lệ người dân không kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV đạt 80% vào năm 2020;
c) Giảm 50% số trường hợp nhiễm mới HIV trong nhóm nghiện chích ma túy vào năm 2015 và 80% vào năm 2020 so với năm 2010;
d) Giảm 50% số trường hợp nhiễm mới HIV do lây truyền HIV qua đường tình dục vào năm 2015 và 80% vào năm 2020 so với năm 2010;
đ) Giảm tỷ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con xuống dưới 5% vào năm 2015 và dưới 2% vào năm 2020;
e) Tăng tỷ lệ người nhiễm HIV được điều trị thuốc kháng vi rút HIV đạt 80% trên tổng số người nhiễm HIV đủ tiêu chuẩn điều trị vào năm 2020.
3. Tầm nhìn đến 2030:
a) Hướng tới ứng dụng các kỹ thuật mới có tính đặc hiệu cao về dự phòng, điều trị HIV/AIDS;
b) Hướng tới can thiệp chủ động, toàn diện, tiếp cận phổ cập, nâng cao chất lượng và bảo đảm tính bền vững của công tác phòng, chống HIV/AIDS;
c) Hướng tới tầm nhìn “ba không” của Liên Hợp quốc: Không còn người nhiễm mới HIV, không còn người tử vong do AIDS và không còn kỳ thị, phân biệt đối xử với HIV/AIDS.
III. NHIỆM VỤ
1. Tổ chức thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống HIV/AIDS tới mọi đối tượng, trong đó phải kết hợp giữa tuyên truyền các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phòng, chống HIV/AIDS với tuyên truyền về tác hại, hậu quả và các biện pháp phòng, chống HIV/AIDS.
2. Huy động mọi nguồn lực và sự tham gia của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, mỗi người dân và cộng đồng vào các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS.
3. Tổ chức triển khai các biện pháp chuyên môn kỹ thuật y tế nhằm hạn chế đến mức tối đa sự lây truyền của HIV và giải quyết các vấn đề liên quan đến sức khỏe người bệnh AIDS.
4. Kết hợp chặt chẽ hoạt động phòng, chống HIV/AIDS với các hoạt động phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm.
5. Thực hiện các cam kết và tổ chức thực hiện có hiệu quả các hoạt động hợp tác quốc tế về phòng, chống HIV/AIDS.
IV. GIẢI PHÁP
1. Nhóm giải pháp về chính trị và xã hội:
a) Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng và chính quyền đối với công tác phòng, chống HIV/AIDS:
- Các cấp ủy Đảng tiếp tục tổ chức quán triệt và nghiêm túc thực hiện các chủ trương của Đảng, trong đó chú trọng thực hiện các nội dung của Chỉ thị số 54-CT/TW ngày 31 tháng 11 năm 2005 của Ban Bí thư về tăng cường lãnh đạo công tác phòng, chống HIV/AIDS trong tình hình mới và Thông báo kết luận số 27-TB/TW ngày 09 tháng 5 năm 2011 của Ban Chấp hành Trung ương về sơ kết Chỉ thị 54-CT/TW ngày 31 tháng 11 năm 2005 của Ban Bí thư (khóa IX) về tăng cường lãnh đạo công tác phòng, chống HIV/AIDS trong tình hình mới;
- Nghiên cứu, đề xuất việc xây dựng Nghị quyết của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống HIV/AIDS trong tình hình mới;
- Các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp nghiêm túc thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đối với công tác phòng, chống HIV/AIDS; đổi mới phương pháp chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện công tác phòng, chống HIV/AIDS phù hợp với mô hình tổ chức, đặc thù công việc và tình hình kinh tế - xã hội; đẩy mạnh các hoạt động thanh tra, kiểm tra đối với công tác phòng, chống HIV/AIDS thuộc thẩm quyền quản lý.
b) Tăng cường hơn nữa vai trò của Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp đối với công tác phòng, chống HIV/AIDS:
- Tăng cường việc thực hiện chức năng giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp đối với công tác phòng, chống HIV/AIDS thông qua hoạt động giám sát trực tiếp và báo cáo định kỳ của các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp;
- Đẩy mạnh sự tham gia của Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp trong các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS, trong đó chú trọng việc phát huy vai trò cá nhân của các đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân.
c) Nhóm giải pháp về phối hợp liên ngành và huy động cộng đồng:
- Chú trọng việc lồng ghép, phối hợp với các chương trình phòng, chống tội phạm, phòng, chống tệ nạn xã hội, xóa đói giảm nghèo, giới thiệu việc làm; tăng cường việc ký kết và nâng cao hiệu quả thực hiện kế hoạch liên tịch giữa cơ quan nhà nước các cấp với các tổ chức chính trị - xã hội cùng cấp, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn về phòng, chống HIV/AIDS;
- Tiếp tục triển khai các phong trào “Toàn dân tham gia phòng, chống HIV/AIDS tại cộng đồng dân cư”; thi đua người tốt, việc tốt, xây dựng lối sống lành mạnh tại cộng đồng dân cư; xây dựng và nhân rộng các mô hình xã, phường, thị trấn, cơ quan, đơn vị điển hình trong công tác phòng, chống HIV/AIDS.
- Vận động các tổ chức tôn giáo, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức phi chính phủ, các doanh nghiệp, các hiệp hội nghề nghiệp và mạng lưới người nhiễm HIV tham gia công tác phòng, chống HIV/AIDS, trong đó chú trọng việc vận động tham gia các hoạt động: Xây dựng chính sách, kế hoạch, giám sát, đánh giá việc tổ chức thực hiện; đào tạo nghề, tìm việc làm, tạo việc làm và phát triển các mô hình lao động, sản xuất kinh doanh mang tính bền vững cho người nhiễm HIV, người dễ bị lây nhiễm HIV và người bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS;
- Bảo đảm cung cấp có hiệu quả các dịch vụ an sinh xã hội cho người nhiễm HIV, người dễ bị lây nhiễm HIV và người bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS, đồng thời tăng cường hoạt động vận động người nhiễm HIV, người dễ bị lây nhiễm HIV tham gia đóng bảo hiểm y tế và bảo hiểm xã hội.
2. Nhóm các giải pháp về pháp luật, chế độ chính sách:
a) Tiếp tục rà soát, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống HIV/AIDS nhằm bảo đảm tính phù hợp với thực tế và đồng bộ với hệ thống pháp luật khác có liên quan, trong đó chú trọng vào các nội dung sau:
- Chống kỳ thị, phân biệt đối xử và bảo đảm quyền bình đẳng giới đối với người nhiễm HIV khi tiếp cận các dịch vụ xã hội;
- Rà soát, sửa đổi hoặc xây dựng mới các văn bản nhằm tăng cường sự phối hợp liên ngành đặc biệt là việc phối hợp hoạt động phòng, chống HIV/AIDS với hoạt động phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm;
- Xây dựng chế độ, chính sách về nguồn nhân lực, đổi mới cơ chế tài chính cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS, trong đó tập trung xây dựng cơ chế xã hội hóa một số hoạt động phòng, chống HIV/AIDS mà người dân có khả năng đóng góp;
- Rà soát, sửa đổi, bổ sung chế độ, chính sách hỗ trợ cho người nhiễm HIV thuộc đối tượng chính sách xã hội, chú trọng các chính sách hỗ trợ, chăm sóc trẻ em nhiễm HIV và bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS;
- Xây dựng chế độ, chính sách khuyến khích, huy động sự tham gia vào công tác phòng, chống HIV/AIDS của các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong nước, ngoài nước, trong đó chú trọng vào các nội dung: Tiếp nhận, sử dụng lao động là người nhiễm HIV và người dễ bị lây nhiễm HIV, thành lập các cơ sở tư nhân và từ thiện về chăm sóc người bệnh AIDS, phát triển các trung tâm, các cơ sở hỗ trợ xã hội, pháp lý cho người nhiễm HIV.
b) Thường xuyên tổ chức việc phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống HIV/AIDS, trong đó chú trọng phổ biến, giáo dục pháp luật về quyền và nghĩa vụ của người nhiễm HIV.
c) Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm minh đối với các hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống HIV/AIDS.
3. Nhóm giải pháp về dự phòng lây nhiễm HIV:
a) Đổi mới, mở rộng, nâng cao chất lượng công tác thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống HIV/AIDS:
- Đa dạng hóa về nội dung, phương thức thực hiện thông tin, giáo dục, truyền thông bảo đảm tính thân thiện, có chất lượng, phù hợp với đặc điểm của từng nhóm đối tượng, văn hóa, ngôn ngữ ở các vùng miền khác nhau, trong đó chú trọng truyền thông cho người dễ bị lây nhiễm HIV, người trong độ tuổi sinh đẻ, học sinh, sinh viên, đồng bào vùng cao, vùng sâu, vùng xa; lồng ghép các nội dung tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống HIV/AIDS với tuyên truyền về bình đẳng giới, nâng cao nhận thức về giới, giáo dục sức khỏe tình dục, sức khỏe sinh sản và các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao và du lịch;
- Kết hợp giữa truyền thông đại chúng với truyền thông trực tiếp, trong đó chú trọng phát huy vai trò, trách nhiệm của hệ thống thông tin, truyền thông và tổ chức chính trị - xã hội các cấp, hệ thống quân y; đồng thời vận động các nhà lãnh đạo, các nhân vật nổi tiếng, tổ trưởng dân phố, trưởng cụm dân cư, trưởng thôn, già làng, trưởng bản, trưởng làng, trưởng ấp, trưởng phum, trưởng sóc, trưởng ban công tác mặt trận, trưởng các dòng họ, trưởng tộc, các chức sắc tôn giáo, người cao tuổi, người có uy tín trong cộng đồng, người nhiễm HIV tham gia công tác tuyên truyền về phòng, chống HIV/AIDS.
b) Mở rộng phạm vi và nâng cao chất lượng các dịch vụ can thiệp giảm tác hại dự phòng lây nhiễm HIV cho nhóm người dễ bị lây nhiễm HIV:
- Tiếp tục mở rộng phạm vi triển khai chương trình cung cấp, sử dụng bơm kim tiêm sạch, chương trình khuyến khích sử dụng bao cao su trong quan hệ tình dục, chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế, các mô hình can thiệp dựa vào cộng đồng;
- Nghiên cứu, triển khai thí điểm các hình thức mới về cung cấp bơm kim tiêm sạch, bao cao su và các mô hình kết hợp các biện pháp can thiệp trong hoạt động phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm; triển khai thí điểm các mô hình cung cấp gói can thiệp toàn diện cho các nhóm người dễ bị lây nhiễm HIV và mô hình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế, các thuốc mới và các bài thuốc y học cổ truyền; nghiên cứu áp dụng các mô hình dự phòng lây nhiễm HIV cho các nhóm đối tượng sử dụng ma túy tổng hợp và các loại ma túy mới;
- Thực hiện việc lồng ghép các hoạt động can thiệp với các mô hình cai nghiện dựa vào cộng đồng, các mô hình quản lý sau cai;
- Tiếp tục triển khai và từng bước mở rộng phạm vi dịch vụ khám và điều trị các nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục, chú trọng việc lồng ghép tư vấn, khám và điều trị các nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục với khám sức khỏe định kỳ;
- Nghiên cứu, xây dựng các hướng dẫn về điều trị dự phòng phơi nhiễm HIV, trong đó chú trọng việc xây dựng hướng dẫn về biện pháp điều trị dự phòng phổ cập ngoài cơ sở y tế.
c) Nâng cao chất lượng và mở rộng dịch vụ tư vấn, xét nghiệm HIV và các hoạt động dự phòng lây nhiễm HIV khác:
- Nâng cao chất lượng dịch vụ tư vấn, xét nghiệm HIV thông qua việc đào tạo nâng cao kỹ năng tư vấn, xét nghiệm của người làm công tác xét nghiệm; nâng cấp cơ sở hạ tầng, lựa chọn sinh phẩm xét nghiệm HIV có chất lượng và thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật liên quan đến xét nghiệm HIV;
- Đa dạng hóa các mô hình dịch vụ tư vấn và xét nghiệm HIV, trong đó chú trọng việc triển khai thí điểm các mô hình xét nghiệm sàng lọc HIV tại cộng đồng; nghiên cứu đề xuất các biện pháp tăng cường khả năng tiếp cận với dịch vụ tư vấn, xét nghiệm HIV của người dân, chuyển gửi người xét nghiệm HIV dương tính tiếp cận với chương trình chăm sóc, điều trị;
- Tăng cường đầu tư, giám sát việc dự phòng lây nhiễm HIV qua các dịch vụ xã hội và y tế, trong đó chú trọng việc cung cấp trang thiết bị bảo đảm công tác vô trùng, tiệt trùng cho các cơ sở y tế; đào tạo tập huấn cho nhân viên y tế về dự phòng phổ cập trong các dịch vụ y tế; cung cấp thông tin về dự phòng phổ cập trong các dịch vụ xã hội.
4. Nhóm giải pháp về điều trị, chăm sóc người nhiễm HIV:
a) Mở rộng phạm vi cung cấp, bảo đảm tính liên tục và dễ tiếp cận của dịch vụ điều trị bằng thuốc kháng vi rút HIV, điều trị nhiễm trùng cơ hội, điều trị lao cho người nhiễm HIV, điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con thông qua việc đưa công tác điều trị về tuyến y tế cơ sở, lồng ghép với các chương trình y tế khác; tổ chức điều trị tại các Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội, trại giam, trại tạm giam, trường giáo dưỡng; củng cố, phát triển hệ thống chăm sóc tại cộng đồng của người nhiễm HIV, các tổ chức tôn giáo, tổ chức xã hội và các tổ chức khác.
b) Nâng cao chất lượng các dịch vụ điều trị:
- Bảo đảm tính sẵn có, tính dễ tiếp cận với thuốc kháng vi rút HIV; đồng thời khuyến khích việc sử dụng các bài thuốc y học cổ truyền nhằm nâng cao thể trạng và tăng cường hệ miễn dịch cho người nhiễm HIV;
- Nâng cao chất lượng và mở rộng hệ thống xét nghiệm phục vụ cho công tác chẩn đoán và điều trị HIV/AIDS;
- Ứng dụng các mô hình điều trị mới cho người nhiễm HIV và các biện pháp nhằm giảm chi phí điều trị và tăng hiệu quả của điều trị bằng thuốc kháng vi rút HIV;
- Lồng ghép điều trị HIV/AIDS với các chương trình khác; thực hiện việc kết nối giữa các tổ chức cung ứng dịch vụ điều trị, chăm sóc ở cộng đồng với hệ thống cơ sở y tế trong và ngoài công lập để tạo thành chuỗi dịch vụ liên tục, có chất lượng bảo đảm thực hiện các gói dịch vụ dự phòng, điều trị, chăm sóc toàn diện; thực hiện việc kết hợp điều trị thực thể với hỗ trợ tâm lý cho người nhiễm HIV.
c) Đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ vật chất, tinh thần cho người nhiễm HIV và gia đình họ để người nhiễm HIV ổn định cuộc sống, hòa nhập và được chăm sóc tại gia đình và cộng đồng.
5. Nhóm giải pháp về giám sát dịch HIV/AIDS, theo dõi và đánh giá:
a) Củng cố và kiện toàn hệ thống giám sát, theo dõi và đánh giá chương trình phòng, chống HIV/AIDS bảo đảm có hệ thống theo dõi đánh giá thống nhất và có tính đa ngành;
b) Củng cố và hoàn thiện hệ thống quản lý thông tin chương trình phòng, chống HIV/AIDS quốc gia bảo đảm đầy đủ, kịp thời và dễ tiếp cận;
c) Nâng cao chất lượng số liệu giám sát dịch HIV/AIDS, số liệu đánh giá chương trình phòng, chống HIV/AIDS;
d) Thường xuyên phân tích, đánh giá diễn biến dịch HIV/AIDS, đánh giá hiệu quả các hoạt động của chương trình và xác định các khu vực ưu tiên trong phòng, chống HIV/AIDS;
đ) Tăng cường hướng dẫn, điều phối, phổ biến, chia sẻ dữ liệu, sử dụng dữ liệu trong các hoạt động của chương trình phòng, chống HIV/AIDS.
6. Nhóm giải pháp về nguồn tài chính:
a) Huy động nguồn lực cho chương trình phòng, chống HIV/AIDS từ các nguồn của trung ương, địa phương, các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trong, ngoài nước và nhân dân để bảo đảm nguồn lực cho việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Chiến lược, trong đó xác định nguồn đầu tư từ ngân sách là chính đồng thời đẩy mạnh việc thực hiện các biện pháp nhằm tăng dần tỷ trọng của bảo hiểm y tế tham gia chi trả cho các dịch vụ về HIV/AIDS và khuyến khích các địa phương, các tổ chức, các doanh nghiệp, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư nguồn lực cho công tác phòng, chống HIV/AIDS;
b) Tăng cường quản lý, giám sát và sử dụng có hiệu quả các nguồn kinh phí đầu tư cho công tác phòng, chống HIV/AIDS;
c) Phát huy tính chủ động quốc gia trong việc điều phối, quản lý, sử dụng các dự án viện trợ, bảo đảm các dự án phải theo đúng nội dung Chiến lược.
7. Nhóm giải pháp về nguồn nhân lực:
a) Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực cho hệ thống HIV/AIDS bảo đảm tính bền vững;
b) Xây dựng khung chương trình, chuẩn hóa tài liệu đào tạo về phòng, chống HIV/AIDS trong hệ thống trường y. Nâng cao năng lực giảng dạy, đào tạo về phòng, chống HIV/AIDS cho đội ngũ giáo viên cho các trường thuộc hệ thống giáo dục quốc dân;
c) Năng cao năng lực cho cán bộ làm công tác phòng, chống HIV/AIDS, trong đó chú trọng việc đào tạo, tập huấn cho cán bộ hệ thống y tế tuyến huyện, xã và y tế thôn bản;
d) Nâng cao năng lực cho các Bộ, ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội, tổ chức phi chính phủ, tổ chức tôn giáo, mạng lưới người nhiễm HIV, nhóm tự lực, câu lạc bộ trong cung cấp dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS, tăng cường đào tạo cho người nhiễm HIV về kỹ năng chăm sóc, tư vấn để tham gia hỗ trợ công tác điều trị cho bệnh nhân.
8. Nhóm giải pháp về cung ứng thuốc, thiết bị:
a) Xây dựng và tổ chức chuỗi cung ứng thuốc, thiết bị thống nhất, dựa trên hệ thống tiêu chuẩn chất lượng;
b) Xây dựng kế hoạch nhu cầu thuốc, thiết bị cho cả giai đoạn;
c) Tăng cường năng lực của các nhà sản xuất trong nước và có chính sách hỗ trợ, ưu đãi cho việc sản xuất thuốc, thiết bị nhằm bảo đảm tính chủ động trong việc đáp ứng đủ nhu cầu trong nước và tiến tới xuất khẩu;
d) Củng cố và hoàn thiện cơ sở hạ tầng, trang thiết bị cho các đơn vị thuộc hệ thống phòng, chống HIV/AIDS.
9. Nhóm giải pháp về hợp tác quốc tế:
a) Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ và cam kết quốc tế trong phòng, chống HIV/AIDS;
b) Củng cố, tăng cường hợp tác quốc tế theo hướng đa phương hóa, đa dạng hóa các mối quan hệ với các tổ chức Liên hợp quốc, song phương, đa phương để tranh thủ sự hỗ trợ về tài chính, kỹ thuật và kỹ năng quản lý cho công tác phòng, chống HIV/AIDS;
c) Phối hợp chặt chẽ với các nước có chung biên giới đường bộ trong việc chia sẻ thông tin và triển khai các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS qua biên giới.
Phần 3.
CÁC ĐỀ ÁN THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC
1. Đề án dự phòng lây nhiễm HIV.
2. Đề án chăm sóc, hỗ trợ, điều trị hoàn thiện HIV/AIDS.
3. Đề án tăng cường năng lực hệ thống phòng, chống HIV/AIDS.
4. Đề án giám sát dịch tễ học HIV/AIDS, theo dõi và đánh giá chương trình phòng, chống HIV/AIDS.
Phần 4.
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
I. TỔ CHỨC ĐIỀU HÀNH CHIẾN LƯỢC
1. Ở Trung ương:
a) Ủy ban Quốc gia phòng chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm chỉ đạo và tổ chức kiểm tra, đôn đốc thực hiện Chiến lược; chỉ đạo việc phối hợp thực hiện các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS với phòng chống tệ nạn ma túy, mại dâm;
b) Bộ Y tế là cơ quan thường trực giúp Chính phủ, Ủy ban quốc gia phòng, chống HIV/AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm triển khai thực hiện Chiến lược.
2. Ở địa phương:
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng và tổ chức thực hiện Chiến lược tại địa phương.
II. PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM
1. Bộ Y tế:
a) Chủ trì xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện Chiến lược và các đề án của Chiến lược; chỉ đạo, hướng dẫn, theo dõi và giám sát việc triển khai Chiến lược. Định kỳ 6 tháng, hàng năm tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ tình hình triển khai và kết quả thực hiện Chiến lược;
b) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan nghiên cứu, xây dựng, ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống HIV/AIDS;
c) Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và các Bộ, ngành có liên quan nghiên cứu, đề xuất các giải pháp huy động nguồn lực cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS;
d) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành là thành viên của Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm và các cơ quan Trung ương liên quan tổ chức triển khai các nội dung của Chiến lược trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
2. Bộ Công an:
a) Chỉ đạo công an các cấp tổ chức triển khai các nội dung của Chiến lược trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao; đặc biệt chú trọng hoạt động phối hợp và hỗ trợ triển khai các hoạt động can thiệp giảm tác hại tại cộng đồng;
b) Rà soát, đề xuất, sửa đổi bổ sung các quy định về phòng chống tội phạm, phòng chống tệ nạn ma túy và quản lý an ninh trật tự đối với các cơ sở kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự; quản lý địa bàn và xử lý vi phạm liên quan đến phòng, chống HIV/AIDS.
3. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội:
a) Chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế và các Bộ, ngành liên quan tổ chức tuyên truyền, dự phòng, chăm sóc và điều trị HIV/AIDS tại các cơ sở thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ; hướng dẫn, chỉ đạo và kiểm tra, giám sát công tác phòng, chống HIV/AIDS cho người lao động tại nơi làm việc; chú trọng dự phòng lây nhiễm HIV cho đối tượng là lao động nữ và nhóm lao động di biến động dễ bị tổn thương; tổ chức triển khai, kiểm tra, giám sát thực hiện các chế độ chính sách hỗ trợ người nhiễm HIV;
b) Phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Y tế và các Bộ, ngành liên quan xây dựng các chính sách bảo trợ xã hội đối với người nhiễm HIV, người dễ bị lây nhiễm HIV, trẻ em và phụ nữ bị ảnh hưởng HIV/AIDS; xây dựng, ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành các chính sách phù hợp nhằm khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp đào tạo nghề và tuyển dụng người lao động bị nhiễm HIV, người dễ bị lây nhiễm HIV, vợ hoặc chồng người nhiễm HIV vào làm việc.
4. Bộ Tài chính:
a) Chủ trì xây dựng dự toán ngân sách nhà nước và bảo đảm đủ và kịp thời kinh phí chi hàng năm cho công tác phòng, chống HIV/AIDS; chủ trì kiểm tra, giám sát việc sử dụng và quyết toán kinh phí theo quy định hiện hành;
b) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng hoặc đề xuất cơ quan có thẩm quyền ban hành các quy định mức chi phòng, chống HIV/AIDS, các quy định miễn giảm, thuế cho doanh nghiệp tuyển dụng người lao động là người nhiễm HIV, người dễ bị lây nhiễm HIV, các chính sách miễn, giảm thuế nhập khẩu đối với các thiết bị phục vụ cho công tác phòng, chống HIV/AIDS.
5. Bộ Kế hoạch và Đầu tư:
a) Chỉ đạo, giám sát, kiểm tra việc lồng ghép các chỉ tiêu phòng, chống HIV/AIDS vào chương trình phát triển kinh tế - xã hội của các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp;
b) Phối hợp với Bộ Y tế, Bộ Tài chính nghiên cứu, đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường, huy động vốn đầu tư phát triển cho hệ thống phòng, chống HIV/AIDS trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và thực hiện việc điều phối các nguồn đầu tư cho công tác phòng, chống HIV/AIDS.
6. Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế, các Bộ, ngành liên quan và các địa phương xây dựng kế hoạch thông tin, truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng và tại các cơ sở; chỉ đạo các cơ quan thông tin, báo chí trong cả nước thường xuyên thực hiện hoạt động thông tin, truyền thông HIV/AIDS.
7. Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục xây dựng và hoàn thiện nội dung, chương trình giáo dục, tăng cường công tác xây dựng kế hoạch và chỉ đạo triển khai các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS trong hệ thống giáo dục quốc dân.
8. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo các cơ quan thuộc thẩm quyền quản lý phối hợp với các cơ quan y tế trong việc tổ chức triển khai các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS.
9. Bộ Quốc phòng triển khai các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS cho cán bộ và chiến sĩ phù hợp với đặc thù của ngành; chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế mở rộng hoạt động mô hình quân dân y kết hợp nhằm tuyên truyền, phổ biến kiến thức phòng, chống HIV/AIDS, triển khai tư vấn, chăm sóc, điều trị cho người dân tại các khu vực biên giới, biển đảo, những khu vực có điều kiện đi lại khó khăn.
10. Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan nghiên cứu sửa đổi, bổ sung theo thẩm quyền hoặc kiến nghị sửa đổi, bổ sung kịp thời các chế độ, chính sách trong công tác phòng, chống HIV/AIDS phù hợp với thực tiễn phòng, chống HIV/AIDS trong từng giai đoạn.
11. Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam căn cứ chức năng, nhiệm vụ của mình phối hợp với các cơ quan liên quan thường xuyên đưa nội dung tuyên truyền phòng, chống HIV/AIDS vào các chương trình thông tin truyền thông; chú trọng đầu tư thích đáng nhằm nâng cao chất lượng nội dung và thời lượng của chương trình về phòng, chống HIV/AIDS.
12. Bảo hiểm xã hội Việt Nam nghiên cứu, đề xuất với Bộ Y tế xây dựng, sửa đổi, bổ sung chế độ, chính sách về bảo hiểm y tế và các giải pháp tổ chức thực hiện nhằm khuyến khích người nhiễm HIV tham gia bảo hiểm y tế.
13. Các Bộ, ngành khác là thành viên Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm, các cơ quan thuộc Chính phủ, có trách nhiệm chủ động xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch phòng, chống HIV/AIDS theo chức năng, nhiệm vụ được giao và theo đặc thù của ngành, đơn vị mình; chủ động đầu tư ngân sách hợp lý cho công tác này.
14. Đề nghị Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp tích cực tham gia triển khai thực hiện Chiến lược này theo chức năng, nhiệm vụ trong phạm vi hoạt động của mình; phối hợp với Bộ Y tế và các Bộ, ngành liên quan khác tăng cường năng lực, hỗ trợ triển khai các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS của các tổ chức xã hội, tổ chức phi chính phủ tham gia hoạt động phòng, chống HIV/AIDS.
15. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm trực tiếp chỉ đạo, triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp và đề án thực hiện Chiến lược trên địa bàn tỉnh, thành phố; xây dựng và xác lập các mục tiêu phòng, chống HIV/AIDS trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, thành phố. Ngoài nguồn ngân sách Trung ương cấp, các địa phương chủ động đầu tư ngân sách, nhân lực, cơ sở vật chất cho chương trình phòng, chống HIV/AIDS. Tập trung chỉ đạo các cơ quan, tổ chức ở địa phương phối hợp chặt chẽ triển khai thường xuyên, đồng bộ và có hiệu quả các biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV; tổ chức tốt việc chăm sóc, điều trị hỗ trợ người nhiễm HIV. | {
"issuing_agency": "Thủ tướng Chính phủ",
"promulgation_date": "25/05/2012",
"sign_number": "608/QĐ-TTg",
"signer": "Nguyễn Xuân Phúc",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Quyet-dinh-77-2005-QD-UBND-quan-ly-su-dung-kinh-phi-ho-tro-cong-tac-nghien-cuu-162816.aspx | Quyết định 77/2005/QĐ.UBND quản lý sử dụng kinh phí hỗ trợ công tác nghiên cứu | UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH NGHỆ AN
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 77/2005/QĐ.UBND
Ngày 05 tháng 9 năm 2005
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG KINH PHÍ HỖ TRỢ CÔNG TÁC NGHIÊN CỨU, SOẠN THẢO,THẨM ĐỊNH VÀ BAN HÀNH VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH.
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản QPPL của HĐND, UBND ngày 03/12/2004;
Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước ngày 27/12/2002;
Căn cứ Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 6/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách Nhà nước;
Căn cứ Thông tư 15/2001/TT-BTC ngày 21/3/2001 của Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý cấp phát và quyết toán kinh phí hỗ trợ xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp tại Tờ trình số 955/TTr.STP ngày 02/8/2005 và Giám đốc Sở Tài chính tại Công văn số 2298/TC.HCVX ngày 24/8/2005;
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Đối tượng và phạm vi áp dụng:
1. Văn phòng UBND tỉnh, các Sở, Ban, Ngành cấp tỉnh; Văn phòng HĐND &UBND, các phòng ban chuyên môn cấp huyện; UBND cấp xã khi được giao nhiệm vụ xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật của cấp mình ngoài việc sử dụng nguồn kinh phí trong dự toán ngân sách thường xuyên hàng năm của đơn vị còn được ngân sách Nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí để phục vụ cho việc xây dựng, thẩm định, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật.
2. Quyết định này chỉ áp dụng đối với văn bản quy phạm pháp luật do UBND các cấp ban hành, gồm: Quyết định và Chỉ thị.
Điều 2. Kinh phí hỗ trợ xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật được sử dụng để chi cho các nội dung sau:
1. Chi cho công tác nghiên cứu, soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật:
a) Chi tập hợp, hệ thống các chủ trương, chính sách, thông tin, tư liệu liên quan đến văn bản.
b) Chi phí điều tra, khảo sát.
c) Chi cho công tác nghiên cứu, soạn thảo đề cương, dự thảo văn bản.
d) Chi phí văn phòng phẩm, chi phí in ấn.
e) Các khoản chi khác (nếu có).
2. Chi cho công tác hội thảo, tổ chức lấy ý kiến các ngành và chuyên gia về dự thảo văn bản.
3. Chi cho công tác thẩm định dự thảo văn bản.
4. Chi cho công tác lập hồ sơ trình ký, phát hành văn bản.
Điều 3. Mức kinh phí hỗ trợ cho công tác xây dựng văn bản QPPL do UBND cùng cấp quyết định tuỳ thuộc vào quy mô, tính chất quan trọng từng văn bản và khả năng ngân sách hàng năm; văn bản thuộc cấp nào thì cấp đó hỗ trợ kinh phí.
Điều 4. Mức chi cụ thể đối với văn bản do UBND tỉnh ban hành:
1. Đối với Quyết định: Mức chi tối đa không quá 4.000.000 đồng /01 văn bản, trong đó:
a) Chi tập hợp, hệ thống các chủ trương, chính sách, thông tin, tư liệu liên quan đến văn bản; chi phí điều tra, khảo sát... (nếu có): Mức chi thực hiện theo quy định hiện hành về chế độ công tác phí, làm thêm giờ nhưng tối đa không quá 700.000đồng.
b) Mức chi cho công tác nghiên cứu, soạn thảo đề cương: Không quá 300.000đồng.
c) Mức chi cho công tác soạn thảo dự thảo văn bản: Không quá 400.000đồng.
d) Chi cho công tác hội thảo, tổ chức lấy ý kiến các ngành và chuyên gia về dự thảo văn bản: Không quá 1.800.000đ đối với 1 văn bản.
- Mức chi cho chủ trì cuộc họp: Không quá 100.000đồng /người /1ần.
- Mức chi cho thành viên tham gia hoặc được lấy ý kiến tham gia bằng văn bản: Không quá 50.000đồng /người /lần.
e) Chi cho công tác thẩm định văn bản quy phạm pháp luật: Không quá 500.000đồng /1 văn bản
f) Chi cho công tác lập hồ sơ, trình ký, phát hành văn bản quy phạm pháp luật: Không quá 400.000đồng /1 văn bản.
g) Chi cho các khoản chi khác như làm thêm giờ (nếu có), văn phòng phẩm: Thực hiện theo chế độ hiện hành.
2. Đối với Chỉ thị: Mức chi tối đa không quá 1.000.000 đồng / 01 văn bản, trong đó:
a) Mức chi cho công tác soạn thảo dự thảo văn bản: Không quá 200.000đồng.
b) Chi cho công tác lấy ý kiến góp ý về dự thảo chỉ thị: Không quá 500.000đồng.
- Mức chi cho thành viên tham gia hoặc được lấy ý kiến tham gia bằng văn bản: Không quá 50.000đồng /người.
c) Chi cho công tác thẩm định dự thảo văn bản: Không quá 100.000đồng.
d) Chi cho công tác lập hồ sơ trình ký, phát hành văn bản: Không quá 100.000đồng.
e) Chi cho các khoản chi khác như làm thêm giờ (nếu có), văn phòng phẩm: Thực hiện theo chế độ hiện hành.
Điều 5. Mức chi cụ thể đối với văn bản do UBND cấp huyện ban hành:
1. Đối với Quyết định: Mức chi tối đa không quá 1.500.000 đồng / 01 văn bản, trong đó:
a) Chi phí điều tra, khảo sát: mức chi thực hiện theo quy định hiện hành về chế độ công tác phí, làm thêm giờ nhưng tối đa không quá 200.000đồng.
b) Mức chi cho công tác nghiên cứu, soạn thảo đề cương: Không quá 100.000đồng.
c) Mức chi cho công tác soạn thảo dự thảo văn bản: Không quá 200.000đồng.
d) Chi cho công tác hội thảo, tổ chức lấy ý kiến các ngành và chuyên gia về dự thảo văn bản (1 lần họp cho 1 văn bản và tối đa không quá 600.000đồng).
- Mức chi cho chủ trì cuộc họp tối đa không quá 50.000đồng /người /1ần.
- Mức chi cho thành viên tham gia hoặc được lấy ý kiến tham gia bằng văn bản tối đa không quá 30.000đồng /người /lần.
e) Chi cho công tác thẩm định văn bản QPPL: Không quá 100.000đồng.
f) Chi cho công tác lập hồ sơ trình ký, phát hành văn bản QPPL: Không quá 200.000đồng.
g) Chi cho các khoản chi khác như làm thêm giờ (nếu có), văn phòng phẩm: Thực hiện theo chế độ hiện hành.
2. Đối với các Chỉ thị: Mức chi tối đa không quá 500.000 đồng / 01 văn bản, trong đó:
a) Mức chi cho công tác soạn thảo dự thảo văn bản: Không quá 100.000đồng.
b) Chi cho các ý kiến góp ý: 50.000đồng /ý kiến nhng tối đa không quá 200.000đồng / 01 văn bản.
c) Chi cho công tác tổng hợp, hoàn thiện dự thảo văn bản: Không quá 100.000đồng.
d) Chi cho công tác thẩm định văn bản: Không quá 50.000đồng.
e) Chi cho công lác lập hồ sơ trình ký, phát hành văn bản: Không quá 50.000đồng.
f) Chi cho các khoản chi khác như làm thêm giờ (nếu có), văn phòng phẩm: Thực hiện theo chế độ hiện hành.
Điều 6. Đối với các văn bản quy phạm pháp luật do UBND cấp xã ban hành ban hành: Mức chi tối đa không quá 400.000 đồng / 01 văn bản, trong đó:
a) Mức chi cho công tác soạn thảo dự thảo văn bản: Không quá 100.000đồng.
b) Chi cho các ý kiến góp ý: 20.000đồng /ý kiến nhưng tối đa không quá 100.000đồng /01 văn bản.
c) Chi cho công tác thẩm định văn bản: Không quá 50.000đồng.
d) Chi cho công tác trình ký, phát hành văn bản: Không quá 50.000đồng.
e) Chi Văn phòng phẩm: Thực hiện theo chế độ hiện hành.
Điều 7. Lập dự toán kinh phí hỗ trợ công tác xây dựng văn bản:
1. Hàng năm, căn cứ vào Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của UBND cấp tỉnh, cấp huyện, cơ quan tư pháp chủ trì, phối hợp với cơ quan Tài chính, Văn phòng UBND cùng cấp lập dự toán, xác định mức kinh phí hỗ trợ cho từng văn bản quy phạm pháp luật để tổng hợp vào dự toán ngân sách nhà nước hàng năm trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Thời hạn gửi dự toán kinh phí và dự kiến chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật phải cùng thời gian xây dựng dự toán ngân sách hàng năm theo quy định của Luật Ngân sách.
2. Trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật ban hành ngoài Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật hàng năm, văn bản quy phạm có trong Chương trình nhưng chuyển sang năm sau hoặc tạm dừng thực hiện, thì cơ quan chủ trì soạn thảo phải kịp thời thông báo đến cơ quan Tài chính, cơ quan tư pháp cùng cấp để tổng hợp, bổ sung và điều chỉnh kinh phí cho phù hợp.
3. UBND cấp xã lập dự toán ngân sách chi cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật hàng năm của cấp mình trình HĐND cùng cấp phê duyệt.
Điều 8. Cấp phát kinh phí:
1. Trên cơ sở dự toán kinh phí hỗ trợ xây dựng văn bản quy phạm pháp luật được duyệt trong dự toán ngân sách hàng năm, cơ quan Tài chính, Kho bạc Nhà nước thực hiện việc cấp phát nguồn kinh phí hỗ trợ cho cơ quan lập dự toán.
2. Căn cứ vào tiến độ triển khai xây dựng từng văn bản, các cơ quan, đơn vị được phân công chủ trì xây dựng, thẩm định, trình ký văn bản lập hồ sơ liên quan bao gồm: Tờ trình đề nghị hỗ trợ; Dự thảo hoặc Bản sao văn bản đã được ký ban hành và các chứng từ liên quan hợp lệ để làm thủ tục thanh toán.
3. Cơ quan chịu trách nhiệm làm thủ tục thanh, quyết toán:
a) Sở Tư pháp chịu trách nhiệm thanh toán kinh phí hỗ trợ cho các cơ quan, đơn vị theo chứng từ hợp pháp, hợp lệ nhưng không được vượt quá số kinh phí được phê duyệt cho từng loại văn bản;
b) Phòng tư pháp cấp huyện phối hợp với Phòng Tài chính huyện làm thủ tục thanh toán cho các đơn vị thụ hưởng theo mức đã được phê duyệt;
c) UBND cấp xã chịu trách nhiệm thanh toán kinh phí hỗ trợ xây dựng văn bản theo mức dự toán đã được phê duyệt.
Điều 9. Quản lý và sử dụng nguồn kinh phí hỗ trợ xây dựng văn bản
1. Việc quản lý và sử dụng kinh phí hỗ trợ xây dựng văn bản quy phạm pháp luật phải tuân theo đúng các quy định của luật Ngân sách nhà nước; Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 6/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách Nhà nước; Thông tư số 59/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định 60/2003/NĐ-CP và Thông tư số 79/2003/TT-BTC ngày 13/8/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý, cấp phát, thanh toán các khoản chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước và các văn bản hướng dẫn có liên quan.
2. Cơ quan đơn vị tổ chức được phân công chủ trì xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật có trách nhiệm sử dụng kinh phí được hỗ trợ đúng mục đích, đúng nội dung, đúng chế độ chi tiêu tài chính hiện hành. Nếu sử dụng sai mục đích, gây lãng phí cho ngân sách nhà nước thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Điều 10. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 114/2002/QĐ-UB ngày 26/12/2002 của UBND tỉnh về chính sách hỗ trợ kinh phí cho công tác nghiên cứu, xây dựng, ban hành văn bản QPPL.
Các ông Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở tư pháp, Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Kho bạc, Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các ban, ngành cấp tỉnh, Chủ tịch HĐND và UBND các huyện, Thành phố Vinh, thị xã Cửa Lò, Chủ tịch UBND các xã, thị trấn chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này. /.
Nơi nhận:
- Như điều 3;
- Văn phòng Chính phủ (b/c); - Bộ Tư pháp (b/c);
- TT Tỉnh uỷ, HĐND tỉnh (b/c);
- Chủ tịch, Các PCT UBND tỉnh;
- Phó Văn phòng TH;
- CV: KT, TM, NC;
- Lưu VT.UB.
TM. UBND TỈNH NGHỆ AN
KT.CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Văn Hành | {
"issuing_agency": "Tỉnh Nghệ An",
"promulgation_date": "05/09/2005",
"sign_number": "77/2005/QĐ.UBND",
"signer": "Nguyễn Văn Hành",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thuong-mai/Quyet-dinh-610-QD-UBND-2022-thuc-day-phat-trien-nen-tang-so-phuc-vu-chuyen-doi-so-Bac-Kan-513541.aspx | Quyết định 610/QĐ-UBND 2022 thúc đẩy phát triển nền tảng số phục vụ chuyển đổi số Bắc Kạn | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẮC KẠN
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 610/QĐ-UBND
Bắc Kạn, ngày 15 tháng 4 năm 2022
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN VÀ SỬ DỤNG CÁC NỀN TẢNG SỐ QUỐC GIA PHỤC VỤ CHUYỂN ĐỔI SỐ, PHÁT TRIỂN CHÍNH QUYỀN SỐ, KINH TẾ SỐ, XÃ HỘI SỐ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC KẠN
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC KẠN
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Quyết định số 186/QĐ-BTTTT ngày 11 tháng 02 năm 2022 của Bộ Thông tin và Truyền thông phê duyệt Chương trình thúc đẩy phát triển và sử dụng các nền tảng số quốc gia phục vụ chuyển đổi số, phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số;
Theo đề nghị của Sở Thông tin và Truyền thông tại Tờ trình số 23/TTr-STTTT ngày 07 tháng 4 năm 2022.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Phê duyệt kèm theo Quyết định này Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình thúc đẩy phát triển và sử dụng các nền tảng số quốc gia phục vụ chuyển đổi số, phát triển chính quyền số, kinh tế số, xã hội số trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.
Điều 2.
Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch đảm bảo đúng quy định, hiệu quả.
Điều 3.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông; Thủ trưởng các Sở, ban, ngành tỉnh và Chủ tịch UBND các huyện, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Gửi bản điện tử:
- Bộ Thông tin và Truyền thông (b/c);
- TT. Tỉnh ủy (b/c);
- TT. HĐND tỉnh (b/c);
- Chủ tịch và các PCT UBND tỉnh;
- Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy;
- CVP, PCVP (Ô. Nguyên);
- Lưu: VT, Nhung.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Phạm Duy Hưng
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN VÀ SỬ DỤNG CÁC NỀN TẢNG SỐ QUỐC GIA PHỤC VỤ CHUYỂN ĐỔI SỐ, PHÁT TRIỂN CHÍNH QUYỀN SỐ, KINH TẾ SỐ, XÃ HỘI SỐ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC KẠN
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 610/QĐ-UBND ngày 15/4/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn)
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Thúc đẩy việc triển khai sử dụng các nền tảng số quốc gia để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số, phát triển chính quyền số, kinh tế số và xã hội số trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.
- Sử dụng các nền tảng số quốc gia sẵn có để tạo hạ tầng mềm, đồng bộ, tạo hệ sinh thái chuyển đổi số nhanh và hiệu quả, phát huy được sức mạnh tổng thể, tránh việc triển khai phân tán, rời rạc, sử dụng trùng lặp nhiều giải pháp khác nhau.
2. Yêu cầu
- Cụ thể hóa các nội dung nhiệm vụ, giải pháp và triển khai có hiệu quả các nền tảng số quốc gia được phê duyệt tại Quyết định số 186/QĐ-BTTTT ngày 11 tháng 02 năm 2022 của Bộ Thông tin và Truyền thông phê duyệt Chương trình thúc đẩy phát triển và sử dụng các nền tảng số quốc gia phục vụ chuyển đổi số, phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số.
- Xác định các nội dung, nhiệm vụ, phân công rõ trách nhiệm cho từng cơ quan, đơn vị, địa phương trong việc nghiên cứu, đề xuất tổ chức triển khai áp dụng, sử dụng các nền tảng số để thúc đẩy chuyển đổi số, phát triển chính quyền số, kinh tế số, xã hội số trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.
II. NHIỆM VỤ
1. Thông tin, tuyên truyền, phổ biến nền tảng số
- Nội dung:
+ Tuyên truyền về vai trò, ý nghĩa của việc triển khai các nền tảng số góp phần đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số, phát triển chính phủ số, kinh tế số và xã hội số; yếu tố then chốt bảo đảm an toàn thông tin mạng và bảo vệ sự thịnh vượng của Việt Nam trên không gian mạng, tối đa hóa lợi ích do công nghệ mang lại đồng thời ngăn chặn và giảm thiểu các rủi ro mà công nghệ có thể gây ra cho xã hội và người dân.
+ Các chương trình, kế hoạch phát triển và sử dụng nền tảng số quốc gia của các bộ, ngành; Cổng thông tin nền tảng số quốc gia và các thông tin, dữ liệu trên Cổng; danh mục nền tảng số quốc gia; hoạt động của từng nền tảng số quốc gia (giới thiệu, các chức năng, tính năng chính, lợi ích khi sử dụng, các điển hình sử dụng nền tảng, hiệu quả hoạt động của nền tảng, hướng dẫn sử dụng, hỏi đáp về nền tảng, ...).
- Hình thức: Xây dựng tài liệu, ấn phẩm truyền thông; thông tin, tuyên truyền, quảng bá trên các phương tiện thông tin, báo chí, đài phát thanh, truyền hình và qua mạng internet; xây dựng, tổng hợp và cung cấp thông tin cho báo chí, truyền thông để tuyên truyền, quảng bá; tổ chức các hội nghị, tọa đàm nhằm giới thiệu, phổ biến về các nền tảng số quốc gia; tổ chức tập huấn, hướng dẫn sử dụng, khai thác các nền tảng số quốc gia; học tập, chia sẻ kinh nghiệm trong việc sử dụng các nền tảng số quốc gia...
2. Triển khai sử dụng các nền tảng chuyển đổi số quốc gia
- Phối hợp với các doanh nghiệp, Bộ Thông tin và Truyền thông và cơ quan chủ quản các nền tảng số quốc gia thúc đẩy phát triển và đưa các nền tảng số quốc gia vào sử dụng.
- Lựa chọn, sử dụng các nền tảng số quốc gia phù hợp với nhu cầu và điều kiện thực tế của tỉnh; thực hiện việc kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các hệ thống, cơ sở dữ liệu của tỉnh với các nền tảng số quốc gia nhằm đồng bộ, liên thông dữ liệu; tạo hệ sinh thái dữ liệu và đẩy nhanh quá trình thực hiện chuyển đổi số của tỉnh…
3. Xây dựng, phát triển và sử dụng các nền tảng số tại tỉnh
- Trên cơ sở danh mục nền tảng số quốc gia, khuyến khích các doanh nghiệp bố trí nguồn lực đầu tư nghiên cứu, làm chủ công nghệ, phát triển nền tảng đạt yêu cầu, tiêu chí của nền tảng số quốc gia xây dựng kế hoạch hành động cụ thể để phát triển và thúc đẩy sử dụng các nền tảng số.
- Huy động các doanh nghiệp, tổ chức, đơn vị trên địa bàn tỉnh có nền tảng số đạt yêu cầu, tiêu chí của nền tảng số quốc gia hoặc có năng lực nghiên cứu, phát triển nền tảng số quốc gia đăng ký nền tảng số của mình phối hợp, tham gia chương trình phát triển nền tảng số quốc gia với Bộ Thông tin và Truyền thông (thông qua Sở Thông tin và Truyền thông).
- Triển khai và đưa nền tảng số vào sử dụng khi hoàn thành; tổ chức hướng dẫn, đào tạo người dùng, chuyển giao sử dụng để đảm bảo sự sẵn sàng, thuận tiện cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng sử dụng nền tảng.
- Đề xuất ban hành các chính sách, giải pháp cụ thể cần ban hành, triển khai để đẩy nhanh phát triển và đưa nền tảng số vào sử dụng, thúc đẩy sử dụng rộng rãi.
(Kèm theo các phụ lục: Phụ lục 01 - Triển khai các nhiệm vụ về Chương trình phát triển các nền tảng số quốc gia phục vụ chuyển đổi số, phát triển chính phủ số, kinh tế số, xã hội số trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn; Phụ lục 02 - Phân công nghiên cứu, đề xuất tổ chức, triển khai sử dụng các nền tảng số quốc gia phục vụ chuyển đổi số, phát triển chính phủ số, kinh tế số, xã hội số trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn).
III. GIẢI PHÁP
1. Rà soát, xây dựng và ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ triển khai, sử dụng các nền tảng số quốc gia, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển các nền tảng số để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số, phát triển chính quyền số, kinh tế số và xã hội số trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.
2. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức của các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp và toàn xã hội về vai trò, ý nghĩa, nội dung, mục đích của các nền tảng số quốc gia phục vụ phát triển chính quyền số, kinh tế số và xã hội số.
3. Ưu tiên bố trí kinh phí từ ngân sách nhà nước, huy động các nguồn lực từ xã hội và các nguồn tài trợ khác để thúc đẩy phát triển, sử dụng các nền tảng số quốc gia trên địa bàn tỉnh.
4. Khen thưởng, động viên cơ quan, doanh nghiệp triển khai, sử dụng có hiệu quả các nền tảng chuyển đổi số quốc gia để thực hiện chuyển đổi số toàn diện, triệt để.
IV. KINH PHÍ
1. Kinh phí thực hiện kế hoạch được bố trí từ nguồn ngân sách nhà nước, nguồn xã hội hóa và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác.
2. Việc lập dự toán kinh phí cụ thể sẽ do các cơ quan, đơn vị được phân công nhiệm vụ chủ trì triển khai các nền tảng số quốc gia chủ động xác định trong quá trình lập các kế hoạch cụ thể để triển khai thực hiện các nhiệm vụ được giao.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Thông tin và Truyền thông
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các cơ quan, đơn vị, địa phương tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ theo Kế hoạch; định kỳ hàng năm, trước ngày 15/12 tổng hợp báo cáo Bộ Thông tin và Truyền thông, UBND tỉnh kết quả triển khai thực hiện.
- Là đơn vị đầu mối, điều phối chung việc triển khai phát triển các nền tảng số quốc gia trên địa bàn tỉnh; đôn đốc các cơ quan, đơn vị được giao chủ trì nghiên cứu, đề xuất triển khai sử dụng các nền tảng số; trên cơ sở đề xuất triển khai ứng dụng của các cơ quan, đơn vị, tổng hợp danh sách và tham mưu, báo cáo UBND tỉnh phê duyệt.
- Tham mưu, đề xuất ưu tiên sử dụng các nền tảng số quốc gia đồng bộ với việc xây dựng, phát triển các cơ sở dữ liệu, nền tảng số của tỉnh để đẩy nhanh chuyển đổi số, phát triển chính phủ số, kinh tế số, xã hội số trên địa bàn tỉnh.
- Tích cực phối hợp với đơn vị đầu mối của Bộ Thông tin và Truyền thông, các doanh nghiệp, cơ quan liên quan để thúc đẩy phát triển và đưa vào sử dụng các nền tảng số quốc gia.
- Hướng dẫn các cơ quan báo chí của tỉnh, các đơn vị, địa phương có Trang/Cổng thông tin điện tử và hệ thống thông tin cơ sở đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về Chương trình phát triển các nền tảng số quốc gia.
2. Sở Tài chính
- Nghiên cứu xây dựng, phát triển để tích hợp các hệ thống thông tin chuyên ngành thuộc thẩm quyền trên nền tảng số quốc gia để phục vụ công tác quản lý, điều hành ngân sách của các cấp trong tỉnh, phục vụ người dân và doanh nghiệp.
- Căn cứ khả năng ngân sách địa phương, tham mưu cho UBND bố trí kinh phí cho các nhiệm vụ, giải pháp theo quy định từ nguồn kinh phí sự nghiệp cho các Sở, ban, ngành, địa phương để thực hiện Kế hoạch.
3. Các sở, ban, ngành tỉnh và UBND huyện, thành phố
- Căn cứ danh mục các nền tảng số được phân công nghiên cứu (Phụ lục 02 kế hoạch này) lựa chọn, đề xuất tổ chức, triển khai sử dụng các nền tảng số quốc gia phục vụ chuyển đổi số thuộc phạm vi ngành, lĩnh vực quản lý; gửi danh sách đề xuất về Sở Thông tin và Truyền thông trước ngày 30/4/2022 để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh xem xét, phê duyệt.
- Tích cực, chủ động, phối hợp với các cơ quan chủ quản nền tảng số đã lựa chọn và Sở Thông tin và Truyền thông để tổ chức triển khai sử dụng.
4. Các doanh nghiệp viễn thông, CNTT trên địa bàn tỉnh:
Bố trí nguồn lực đầu tư nghiên cứu, làm chủ công nghệ, phát triển nền tảng số đạt yêu cầu, tiêu chí của nền tảng số quốc gia, đề xuất phục vụ quá trình chuyển đổi số, phát triển chính quyền số, kinh tế số và xã hội số trên địa bàn tỉnh và tham gia Chương trình phát triển nền tảng số quốc gia./.
PHỤ LỤC 01
TRIỂN KHAI CÁC NHIỆM VỤ VỀ CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN CÁC NỀN TẢNG SỐ QUỐC GIA PHỤC VỤ CHUYỂN ĐỔI SỐ, PHÁT TRIỂN CHÍNH QUYỀN SỐ, KINH TẾ SỐ, XÃ HỘI SỐ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC KẠN.
(Kèm theo Quyết định số: 610/QĐ-UBND ngày 15/4/2022 của UBND tỉnh)
TT
NHIỆM VỤ
ĐƠN VỊ CHỦ TRÌ
ĐƠN VỊ PHỐI HỢP
THỜI GIAN
I
Thông tin, tuyên truyền, phổ biến nền tảng số:
1
Xây dựng tài liệu, ấn phẩm truyền thông; Thường xuyên thông tin, tuyên truyền, quảng bá trên các phương tiện thông tin đại chúng, báo chí, đài phát thanh, truyền hình và qua mạng internet nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng doanh nghiệp và tổ chức, cá nhân liên quan; Xây dựng, tổng hợp và cung cấp thông tin cho báo chí, truyền thông để tuyên truyền, quảng bá.
Sở Thông tin và Truyền thông
Các sở, ban, ngành tỉnh; UBND các huyện, thành phố; các cơ quan báo chí của tỉnh
Hàng năm
2
Tổ chức các hội thảo, hội nghị, tọa đàm về phát triển và sử dụng nền tảng số quốc gia và giới thiệu, phổ biến về các nền tảng số quốc gia. Triển khai tập huấn, hướng dẫn sử dụng, khai thác nền tảng số quốc gia.
Các sở, ban, ngành tỉnh và UBND các huyện, thành phố
3
Học tập, chia sẻ kinh nghiệm trong công tác sử dụng các nền tảng số quốc gia để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số, phát triển chính quyền số, kinh tế số và xã hội số.
II
Triển khai sử dụng các nền tảng chuyển đổi số quốc gia:
1
Căn cứ Danh mục nền tảng số quốc gia, đánh giá và xác định rõ sự cần thiết, vai trò của từng nền tảng số quốc gia phù hợp trên địa bàn tỉnh, tổng hợp báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt nền tảng số quốc gia dùng chung trên địa bàn tỉnh.
Sở Thông tin và Truyền thông
Các sở, ban, ngành tỉnh và UBND các huyện, thành phố
Năm 2022
2
Tích cực phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông và Cơ quan chủ quản, các doanh nghiệp có các nền tảng số quốc gia để thúc đẩy phát triển và đưa các nền số quốc gia vào sử dụng trên địa bàn tỉnh.
Sở Thông tin và Truyền thông; các Sở, ban, ngành tỉnh
3
Kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các hệ thống, cơ sở dữ liệu của tỉnh với các nền tảng số quốc gia nhằm đồng bộ, liên thông, tạo hệ sinh thái chuyển đổi số, phát triển chính phủ số, kinh tế số, xã hội số.
Các sở, ban, ngành quản lý, vận hành các hệ thống
Sở Thông tin và Truyền thông
Khi triển khai nền tảng số
4
Rà soát, chuẩn hóa quy trình hoạt động cho phù hợp với nền tảng; bồi dưỡng, đào tạo bổ sung kiến thức, kỹ năng liên quan cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng sử dụng nền tảng.
Sở TT và TT; các Sở, ban, ngành tỉnh; UBND các huyện, thành phố
Khi triển khai nền tảng số
5
Xây dựng thỏa thuận hợp tác với Cơ quan chủ quản, Bộ Thông tin và Truyền thông và doanh nghiệp nòng cốt trong việc thúc đẩy phát triển và sử dụng nền tảng số quốc gia trên địa bàn tỉnh. Thường xuyên rà soát, chỉnh sửa, bổ sung thỏa thuận hợp tác giữa các bên với các doanh nghiệp nòng cốt phát triển nền tảng;
Sở Thông tin và Truyền thông; các Sở, ban, ngành tỉnh
UBND các huyện, thành phố
Sau khi triển khai nền tảng số
III
Xây dựng, phát triển và sử dụng các nền tảng số tại tỉnh
1
Các doanh nghiệp, tổ chức, đơn vị trên địa bàn tỉnh có nền tảng số đạt yêu cầu, tiêu chí của nền tảng số quốc gia hoặc có năng lực nghiên cứu, phát triển nền tảng số quốc gia đăng ký nền tảng số của mình tham gia Chương trình phát triển nền tảng số quốc gia với Bộ Thông tin và Truyền thông thông qua Sở Thông tin và Truyền thông.
Các doanh nghiệp
Sở Thông tin và Truyền thông; các Sở, ban, ngành tỉnh và UBND các huyện, thành phố
Thường xuyên
2
Căn cứ Danh mục nền tảng số quốc gia, khuyến khích các doanh nghiệp bố trí nguồn lực đầu tư nghiên cứu, làm chủ công nghệ, phát triển nền tảng đạt yêu cầu, tiêu chí của nền tảng số quốc gia xây dựng kế hoạch hành động cụ thể để phát triển và thúc đẩy sử dụng các nền tảng số.
3
Đề xuất cụ thể phương án, kế hoạch để triển khai đưa nền tảng số vào sử dụng khi hoàn thành xây dựng; đề xuất phương án hướng dẫn, đào tạo người dùng, chuyển giao sử dụng để đảm bảo sự sẵn sàng, thuận tiện cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng sử dụng nền tảng.
Sở TT và TT; các Sở, ban, ngành tỉnh và UBND các huyện, thành phố
Khi phát triển được Nền tảng số
4
Đề xuất các chính sách, giải pháp cụ thể cần ban hành, triển khai để đẩy nhanh phát triển và đưa nền tảng số vào sử dụng, thúc đẩy sử dụng rộng rãi.
Sở TT và TT; các Sở, ban, ngành tỉnh và UBND các huyện, thành phố
Các doanh nghiệp
Thường xuyên
PHỤ LỤC 02
PHÂN CÔNG NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT TỔ CHỨC, TRIỂN KHAI SỬ DỤNG CÁC NỀN TẢNG SỐ QUỐC GIA PHỤC VỤ CHUYỂN ĐỔI SỐ, PHÁT TRIỂN CHÍNH QUYỀN SỐ, KINH TẾ SỐ, XÃ HỘI SỐ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC KẠN.
(Kèm theo Quyết định số: 610/QĐ-UBND ngày 15/4/2022 của UBND tỉnh)
TT
NHIỆM VỤ
ĐƠN VỊ CHỦ TRÌ
ĐƠN VỊ PHỐI HỢP
GHI CHÚ
I
Nền tảng số quốc gia do cơ quan nhà nước chủ quản, doanh nghiệp Việt Nam phát triển, làm chủ công nghệ lõi, sử dụng thống nhất trên toàn quốc, phục vụ hoạt động quản lý nhà nước hoặc cung cấp dịch vụ công phục vụ xã hội
1
Nền tảng điện toán đám mây Chính phủ
Mô tả ngắn gọn: Xây dựng Nền tảng điện toán đám mây Chính phủ (CGC) thống nhất trên cơ sở quy hoạch, kết nối đám mây của các cơ quan nhà nước tại các bộ, ngành, địa phương (AGC). Nền tảng CGC thiết lập môi trường để lưu trữ, chia sẻ tài nguyên, phát triển dịch vụ dùng chung cho Chính phủ số trên quy mô toàn quốc được linh hoạt, hiệu quả, nhanh chóng; kết nối, khai thác hiệu quả các hệ thống đám mây của doanh nghiệp (EGC) để cung cấp hạ tầng điện toán đám mây cho Chính phủ số.
Sở Thông tin và Truyền thông
Các doanh nghiệp viễn thông, CNTT
2
Nền tảng địa chỉ số
Mô tả ngắn gọn: Xây dựng Nền tảng địa chỉ số trên cơ sở kế thừa nền tảng địa chỉ bưu chính VPostcode hiện có; gắn biển địa chỉ số đến từng công trình, nhà cửa, địa điểm đã được tạo địa chỉ số; tích hợp với nền tảng bản đồ số quốc gia dựa trên cơ sở dữ liệu quốc gia địa chỉ số, có chức năng chỉ đường, dẫn đường đến được từng địa chỉ số đã được tạo. Nền tảng địa chỉ số sẽ được mở để chia sẻ cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cùng khai thác để xây dựng các bản đồ số chuyên biệt phục vụ cho từng ngành, lĩnh vực và hoạt động của các tổ chức, doanh nghiệp.
Bưu điện tỉnh; Các doanh nghiệp viễn thông, CNTT
3
Nền tảng bản đồ số
Mô tả ngắn gọn: Xây dựng Nền tảng bản đồ số cung cấp dịch vụ để phát triển các ứng dụng, dịch vụ dựa trên nền bản đồ, phục vụ quản lý của nhà nước và mọi mặt của đời sống, kinh tế, xã hội như: quản lý đô thị, dữ liệu kết cấu hạ tầng; sản xuất và bán lẻ; giao thông vận tải; quản lý đất đai, nông nghiệp; tài chính ngân hàng; cứu hộ, cứu nạn; thương mại điện tử... Nền tảng bản đồ số được tích hợp với Nền tảng địa chỉ số để chia sẻ cho các giải pháp phục vụ chuyển đổi số, dần thay thế các nền tảng bản đồ số khác trên thế giới.
Sở Tài nguyên và Môi trường
Sở Thông tin và Truyền thông; UBND các huyện, thành phố
4
Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu
Mô tả ngắn gọn: Nền tảng được xây dựng, phát triển phục vụ kết nối, tích hợp, chia sẻ dữ liệu giữa các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu của các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, tổ chức. Nền tảng giúp nâng cao chất lượng dịch vụ công cung cấp cho người dân và doanh nghiệp theo hướng lấy người dùng làm trung tâm, người dân và doanh nghiệp không phải cung cấp thông tin thủ công, nhiều lần cho cơ quan nhà nước; nâng cao hiệu quả của việc quản lý, chỉ đạo, điều hành dựa trên dữ liệu số thống nhất, tin cậy; tránh đầu tư trùng lặp, gây lãng phí trên quy mô toàn quốc; mở ra cơ hội cho khu vực tư có thể khai thác dữ liệu của cơ quan nhà nước để tạo ra giá trị mới.
Sở Thông tin và Truyền thông
Các doanh nghiệp viễn thông, CNTT
5
Nền tảng tổng hợp, phân tích dữ liệu
Mô tả ngắn gọn:Nền tảng tổng hợp, phân tích dữ liệu cung cấp khả năng tổng hợp dữ liệu từ nhiều nguồn, chuẩn hóa dữ liệu, lưu trữ vào kho dữ liệu; phân tích, xử lý dữ liệu theo nhu cầu; trình diễn dữ liệu theo nhiều chiều từ đó làm công cụ giúp các cơ quan nhà nước sử dụng, khai thác dữ liệu một cách có hiệu quả phục vụ công tác chỉ đạo điều hành.
Các sở, ban, ngành tỉnh; UBND các huyện, thành phố và các doanh nghiệp viễn thông, CNTT
6
Nền tảng họp trực tuyến thế hệ mới cho cơ quan nhà nước
Mô tả ngắn gọn: Nền tảng cung cấp dịch vụ họp trực tuyến cho phép nhiều người tham gia họp trên môi trường mạng, hỗ trợ đa nền tảng, thiết bị; các tính năng cần thiết của cuộc họp như: đặt lịch, nhắc lịch, chia sẻ tài liệu, chia sẻ màn hình, chia sẻ video trực tuyến, quản lý, điều hành cuộc họp, biểu quyết... Nền tảng cho phép triển khai họp qua Internet hoặc mạng truyền số liệu chuyên dùng.
Sở Thông tin và Truyền thông
Các doanh nghiệp viễn thông, CNTT
7
Nền tảng dạy học trực tuyến
Mô tả ngắn gọn: Xây dựng và phát triển nền tảng đào tạo trực tuyến cung cấp một hệ sinh thái học tập bao gồm: quản lý học tập, quản lý kho tài nguyên học liệu số,... cho giáo viên, học sinh và các cơ sở giáo dục. Nền tảng đào tạo trực tuyến sẽ trở thành sân chơi mở, bình đẳng, kích thích sáng tạo, phát triển hệ sinh thái EdTech Việt Nam.
Sở Giáo dục và Đào tạo
Sở Thông tin và Truyền thông; Các doanh nghiệp viễn thông, CNTT
8
Nền tảng học kỹ năng trực tuyến mở (MOOCS)
Mô tả ngắn gọn:Nền tảng học kỹ năng trực tuyến mở được xây dựng để phổ cập kỹ năng số cho mọi đối tượng bao gồm cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và người dân nói chung; phổ cập kỹ năng số nâng cao cho người dân theo hướng cá nhân hóa, đào tạo về kỹ năng, quyền và trách nhiệm công dân số. Việc triển khai nền tảng giúp người dân có kỹ năng sử dụng các loại hình dịch vụ công trực tuyến và các dịch vụ số thiết yếu khác trong các lĩnh vực y tế, giáo dục, giao thông, du lịch, ngân hàng; cơ bản nắm được cách thức sử dụng dịch vụ khi có nhu cầu.
Sở Thông tin và Truyền thông
Sở Giáo dục và Đào tạo; Sở Lao động Thương binh và Xã hội; các doanh nghiệp viễn thông, CNTT
9
Nền tảng hóa đơn điện tử
Mô tả ngắn gọn: Nền tảng hóa đơn điện tử quốc gia kết nối, liên thông với toàn bộ các cơ quan thuế, cho phép mỗi cá nhân, hộ kinh doanh, doanh nghiệp dễ dàng gửi nhận hóa đơn điện tử với nhau và với cơ quan thuế thông qua nền tảng này. Nền tảng giúp rút ngắn thời gian thực hiện giao dịch điện tử, tiết kiệm chi phí, xây dựng cơ sở dữ liệu về hóa đơn, khắc phục tình trạng gian lận sử dụng bất hợp pháp, tạo môi trường kinh doanh lành mạnh cho các chủ thể kinh doanh.
Cục Thuế tỉnh
Sở Tài chính; Sở Thông tin và Truyền thông; Các doanh nghiệp viễn thông, CNTT
10
Nền tảng định danh người dân và xác thực điện tử
Mô tả ngắn gọn: Nền tảng định danh người dân và xác thực điện tử được kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân và Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất nhập cảnh, để phục vụ định danh mọi người dân trên môi trường số, khi tham gia sử dụng các dịch vụ số. Mỗi người dân khi tham gia không gian số sẽ được xác thực, định danh và sử dụng cho mọi hoạt động hàng ngày. Nền tảng sẽ có vai trò thúc đẩy toàn bộ các hoạt động chuyển đổi số quốc gia, đặc biệt cho các hoạt động thương mại điện tử, thanh toán điện tử, ...
Công an tỉnh
Sở Thông tin và Truyền thông; Văn phòng UBND tỉnh; các doanh nghiệp viễn thông, CNTT
11
Nền tảng dữ liệu số nông nghiệp
Mô tả ngắn gọn: Phát triển Nền tảng dữ liệu số nông nghiệp trong đó cơ quan nhà nước đóng vai trò dẫn dắt, hợp tác xã và doanh nghiệp nông nghiệp đóng vai trò nòng cốt và người nông dân tham gia tích cực trong việc thu thập, chuẩn hóa, mở dữ liệu và cung cấp dữ liệu mở phục vụ sản xuất nông nghiệp, tiêu thụ nông sản; kịp thời cung cấp thông tin, tư vấn, dự báo tình hình cho nông dân.
Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn
Sở Thông tin và Truyền thông; UBND các huyện, thành phố; các doanh nghiệp viễn thông, CNTT
12
Nền tảng truy xuất nguồn gốc nông sản
Mô tả ngắn gọn: Nền tảng truy xuất nguồn gốc nông sản cung cấp dịch vụ truy vết và chứng thực thông tin trong từng công đoạn, từ khâu sản xuất đến khâu vận chuyển và đến tay người tiêu dùng trong chuỗi giá trị nông nghiệp giúp minh bạch hóa Chuỗi cung ứng; Tối ưu Chuỗi cung ứng; Truy xuất được nguồn gốc.
Sở Khoa học và Công nghệ
Sở Thông tin và Truyền thông; UBND cấp huyện; Các doanh nghiệp viễn thông, CNTT
13
Nền tảng hỗ trợ tư vấn khám chữa bệnh từ xa
Mô tả ngắn gọn: Nền tảng hỗ trợ tư vấn khám chữa bệnh từ xa cung cấp dịch vụ hỗ trợ, tư vấn sức khỏe từ xa cho người dân qua ứng dụng di động và các phương tiện công nghệ khác; Tích hợp công nghệ số vào dịch vụ theo dõi chăm sóc sức khỏe tại gia đình; theo dõi hàng ngày các chỉ số đo mà không cần thường xuyên đến phòng khám của bác sĩ, không phải đến bệnh viện, không phải xếp hàng, chờ đợi để được khám chữa bệnh; tư vấn sức khỏe 24/7. Nền tảng sẽ giúp người dân tiếp cận được dịch vụ khám chữa bệnh có chất lượng hơn, giảm tải cho các cơ sở y tế tuyến trên.
Sở Y tế
Sở Thông tin và Truyền thông; Các doanh nghiệp viễn thông, CNTT
14
Nền tảng quản lý tiêm chủng
Mô tả ngắn gọn: Nền tảng quản lý tiêm chủng cung cấp công cụ, dịch vụ cho mọi cơ sở tiêm chủng trên toàn quốc tổ chức tiêm ngừa cho người dân tại Việt Nam. Nền tảng cho phép người dân đăng ký tiêm chủng trực tuyến, cho phép cơ sở tiêm chủng lập kế hoạch tiêm, lập danh sách tiêm, thực hiện tiêm và tổng hợp thông tin sau tiêm. Nền tảng quản lý tiêm chủng sẽ tích hợp dữ liệu với Nền tảng hồ sơ sức khỏe điện tử.
Sở Thông tin và Truyền thông; Các doanh nghiệp viễn thông, CNTT
15
Nền tảng hồ sơ sức khỏe điện tử
Mô tả ngắn gọn:Nền tảng hồ sơ sức khỏe điện tử sẽ là một y bạ điện tử cho mỗi người dân ghi lại quá trình chăm sóc sức khỏe từ lúc sinh ra cho đến khi mất đi. Khi đi khám bệnh, thông qua hồ sơ sức khỏe điện tử, người dân cung cấp cho thầy thuốc biết tình trạng sức khỏe, tiền sử bệnh tật và quá trình khám chữa bệnh một cách nhanh chóng, chính xác, đầy đủ, tạo thuận lợi cho việc chẩn đoán và điều trị. Đây là thành phần cốt lõi nhất trong phát triển y tế thông minh, thúc đẩy chuyển đổi số ngành Y tế.
Sở Thông tin và Truyền thông; Các doanh nghiệp viễn thông, CNTT
16
Nền tảng trạm y tế xã
Mô tả ngắn gọn: Nền tảng trạm y tế xã/phường giúp các cơ sở y tế phường, xã, phòng khám khu vực tại các tỉnh quản lý toàn diện các hoạt động khám, chữa bệnh tại địa phương mình quản lý. Nền tảng đảm bảo tuân thủ theo quy định của Bộ Y tế, bảo đảm kết nối, liên thông dữ liệu với nền tảng, hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu của các cơ sở y tế tuyến huyện, tuyến tỉnh, Bộ Y tế và Bảo hiểm xã hội Việt Nam thông qua nền tảng kết nối, chia sẻ dữ liệu y tế cơ sở của Bộ Y tế.
Sở Y tế
Sở Thông tin và Truyền thông; UBND cấp huyện; Các doanh nghiệp viễn thông, CNTT
17
Nền tảng phát thanh số (trực tuyến)
Mô tả ngắn gọn: Nền tảng phát thanh số cung cấp kênh trực tuyến giúp người dân có thể nghe, nghe lại bất kỳ chương trình phát thanh trên sóng của Đài Tiếng nói Việt Nam hoặc các Đài truyền thanh cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã tại Việt Nam. Nền tảng hỗ trợ người dân tiếp cận các kênh phát thanh mọi lúc, mọi nơi, kể cả đối với kiều bào ở nước ngoài.
Sở Thông tin và Truyền thông; Đài Phát thanh Truyền hình tỉnh
UBND cấp huyện;
18
Nền tảng truyền hình số (trực tuyến)
Mô tả ngắn gọn:Nền tảng truyền hình số cung cấp kênh trực tuyến giúp người dân trong và ngoài nước tiếp cận được bất kỳ kênh, chương trình truyền hình nào do Đài truyền hình Việt Nam, các Đài truyền hình địa phương phát sóng. Nền tảng truyền hình số còn cung cấp các nội dung theo nhu cầu khác, đáp ứng nhu cầu của người dân và xu thế công nghệ.
Đài Phát thanh Truyền hình tỉnh
Sở Thông tin và Truyền thông
19
Nền tảng bảo tàng số
Mô tả ngắn gọn: Nền tảng bảo tàng số ứng dụng công nghệ số trong trưng bày, đưa tư liệu, hiện vật đến gần hơn với người xem. Các tư liệu, hiện vật được số hóa dưới dạng 2D, 3D, xây dựng video clip, liên kết các mảnh ghép của không gian, thời gian thành các câu chuyện hiện vật sống động, truyền tải tới người xem trực tiếp cũng như qua các kênh trực tuyến, Internet, thiết bị di động hoặc trình chiếu ngoài trời.
Sở Văn hóa thể thao và Du lịch
Sở Thông tin và Truyền thông
20
Nền tảng khảo sát, thu thập ý kiến người dân
Mô tả ngắn gọn:Nền tảng khảo sát, thu thập ý kiến người dân là kênh độc lập thu thập, tổng hợp ý kiến phản ánh, đánh giá của người dân liên quan đến mọi vấn đề đời sống kinh tế, xã hội. Cơ quan nhà nước thu thập, đánh giá mức độ hài lòng của người dân khi sử dụng các dịch vụ công; thu thập các ý kiến góp ý về các chính sách quản lý đã hoặc chuẩn bị ban hành. Nền tảng triển khai tập trung, nhưng các bảng khảo sát, câu hỏi xin ý kiến người dân có thể đưa vào từng dịch vụ công, từng nền tảng, tiếp cận đến từng người dân để thu thập thông tin đã được cá thể hóa.
Văn phòng UBND tỉnh
Sở Thông tin và Truyền thông
II
Nền tảng số quốc gia do doanh nghiệp làm chủ quản, làm chủ công nghệ lõi, cung cấp dịch vụ phục vụ nhu cầu của cơ quan, doanh nghiệp và xã hội
21
Nền tảng điện toán đám mây doanh nghiệp
Mô tả ngắn gọn: Nền tảng điện toán đám mây do các doanh nghiệp xây dựng, phát triển và cung cấp dịch vụ ra thị trường phục vụ nhu cầu của các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp tổ chức và toàn xã hội.
Sở Thông tin và Truyền thông
Các doanh nghiệp viễn thông, CNTT
22
Nền tảng trí tuệ nhân tạo
Mô tả ngắn gọn: Nền tảng trí tuệ nhân tạo cung cấp dưới hình thức dịch vụ cho phép các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức sử dụng hoặc phát triển thêm các dịch vụ gia tăng để cung cấp ra thị trường. Thông qua hình thức nền tảng, dữ liệu và mức độ ‘thông minh’ sẽ ngày càng phát triển.
23
Nền tảng thiết bị IoT
Mô tả ngắn gọn: Nền tảng thiết bị IoT cung cấp dưới dạng dịch vụ cho phép các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, người dân dịch vụ quản lý thiết bị IoT, thiết lập kết nối các thiết bị IoT từ xa, thu thập và quản lý dữ liệu từ các thiết bị IoT, xử lý dữ liệu theo nhu cầu, kết nối, tích hợp chia sẻ dữ liệu với các ứng dụng bên ngoài mạng IoT... một cách hiệu quả, không phải đầu tư hạ tầng chuyên dùng để xây dựng, phát triển các ứng dụng IoT.
24
Nền tảng họp trực tuyến thế hệ mới
Mô tả ngắn gọn: Nền tảng họp trực tuyến được các doanh nghiệp trong nước phát triển, cung cấp dưới hình thức dịch vụ họp trực tuyến cho các cơ quan tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân cho phép nhiều người tham gia họp trên môi trường mạng, hỗ trợ đa nền tảng, thiết bị; các tính năng cần thiết của cuộc họp.
Sở Thông tin và Truyền thông
Các doanh nghiệp viễn thông, CNTT
25
Nền tảng mạng xã hội thế hệ mới
Mô tả ngắn gọn: Mạng xã hội do các doanh nghiệp Việt Nam xây dựng, phát triển với các đặc tính khác biệt nhằm tạo ra một một mạng xã hội “sạch” cho người Việt, mang lại lợi ích hài hòa cho các bên tham gia, bảo đảm phát triển ổn định, bền vững, an toàn thông tin mạng, hạn chế sự phụ thuộc vào mạng xã hội nước ngoài.
26
Nền tảng sàn thương mại điện tử
Mô tả ngắn gọn: Nền tảng cung cấp dưới hình thức dịch vụ cho phép các doanh nghiệp trực tuyến quản lý hợp nhất hoạt động bán hàng, tiếp thị, vận hành kinh doanh, địa điểm và khách hàng; cá nhân hóa các dịch vụ, sản phẩm theo nhu cầu của từng khách hàng; phân tích dữ liệu tiêu dùng và bán hàng theo thời gian thực để có phương án tổ chức hoạt động phù hợp; quản lý mối quan hệ khách hàng và dịch vụ thiết yếu; hỗ trợ thanh toán di động thuận tiện.
Sở Công Thương
UBND các huyện, thành phố; các doanh nghiệp viễn thông, CNTT
27
Nền tảng đại học số
Mô tả ngắn gọn: Nền tảng Đại học số cung cấp dưới hình thức dịch vụ cho các trường đại học để thực hiện tất cả các khâu trong một trường Đại học trên môi trường mạng: Thực hiện tuyển sinh/nhập học số; liên thông dữ liệu và hình thành một cơ sở dữ liệu mở dùng chung; tổ chức đào tạo/đánh giá/khảo thí... nhằm tiết kiệm thời gian, công sức, chi phí của học viên, giảng viên, cán bộ, lãnh đạo.
Trường Cao đẳng Bắc Kạn
Sở Thông tin và Truyền thông
28
Nền tảng quản trị tổng thể
Mô tả ngắn gọn: Nền tảng quản trị tổng thể cung cấp dưới hình thức dịch vụ quản trị của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trên môi trường mạng nhằm hỗ trợ, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nâng cao hiệu quả quản lý, điều hành.
- Sở KH&ĐT thúc đẩy sử dụng ở các doanh nghiệp.
- Sở TT&TT thúc đẩy sử dụng ở các cơ quan, tổ chức.
Các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thành phố; các doanh nghiệp viễn thông, CNTT
29
Nền tảng kế toán dịch vụ
Mô tả ngắn gọn: Nền tảng Kế toán dịch vụ giúp kết nối các doanh nghiệp có nhu cầu thuê dịch vụ kế toán/thuế với các doanh nghiệp, cá nhân cung cấp dịch vụ kế toán/thuế. Doanh nghiệp có thể tìm đúng kế toán có năng lực ở bất kỳ mảng nghiệp vụ mà doanh nghiệp cần, như: kế toán thuế/bán hàng/nội bộ... Doanh nghiệp sẽ giải quyết được bài toán rào cản chi phí, nhất là khi chuyển đổi số thì nghiệp vụ kế toán sẽ mở rộng ra trong khi nhân sự hiện có chưa đáp ứng yêu cầu nghiệp vụ mới.
Sở Tài chính
Sở Thông tin và Truyền thông; Các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thành phố; các doanh nghiệp viễn thông, CNTT
30
Nền tảng quản trị và kinh doanh du lịch
Mô tả ngắn gọn: Nền tảng quản trị và kinh doanh du lịch cung cấp dịch vụ thống kê, báo cáo, quản trị theo thời gian thực về lượng khách, doanh thu, phòng trống... của khách sạn, cơ sở lưu trú mọi lúc mọi nơi; quản trị nội bộ khách sạn (phòng, bán hàng, tài chính, nhân sự...); công cụ cho phép người sử dụng tìm kiếm, đặt phòng, trả phòng; tích hợp với cơ quan Nhà nước về quản lý lưu trú nhằm giám sát hoạt động lưu trú khi cần và cung cấp số liệu phục vụ cho công tác thống kê của Tổng cục du lịch về lượng khách, doanh thu theo từng mảng và nguồn khách từ các quốc gia trên thế giới đến Việt Nam
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Sở Thông tin và Truyền thông; UBND các huyện, thành phố; các doanh nghiệp viễn thông, CNTT
31
Nền tảng quản trị và kinh doanh vận tải
Mô tả ngắn gọn: Nền tảng quản trị và kinh doanh vận tải giúp các doanh nghiệp, tổ chức vận tải kết nối, cung cấp dịch vụ, kết nối khách hàng trực tuyến dễ mở rộng thị trường. Nền tảng giúp các doanh nghiệp vận tải tiến hành chuyển đổi số, thay đổi quy trình vận tải truyền thống.
Sở Giao thông vận tải
Sở Thông tin và Truyền thông; UBND các huyện, thành phố; các doanh nghiệp viễn thông, CNTT
32
Nền tảng trung tâm giám sát điều hành thông minh (IOC)
Mô tả ngắn gọn: Nền tảng trung tâm giám sát điều hành thông minh cung cấp dịch vụ giám sát, cảnh báo; chỉ đạo, điều hành; phân tích và xử lý dữ liệu; quản lý chỉ số hiệu suất (KPIs); quản lý quy trình nghiệp vụ; báo cáo thống kê; mô phỏng và dự báo. Giúp lãnh đạo các cấp có khả năng giám sát, điều hành, hỗ trợ chỉ huy và quản lý chất lượng dịch vụ do bộ, ngành, địa phương cung cấp một cách tổng thể với việc ứng dụng các công nghệ phân tích dữ liệu hoặc trí tuệ nhân tạo; mang đến hiệu quả, cơ hội phát triển các ngành, lĩnh vực và kinh tế - xã hội.
Văn phòng UBND tỉnh
Các sở, ban, ngành tỉnh; UBND các huyện, thành phố; các doanh nghiệp viễn thông, CNTT
33
Nền tảng trung tâm giám sát điều hành an toàn thông tin mạng (SOC)
Mô tả ngắn gọn: Nền tảng cung cấp dịch vụ Trung tâm điều hành an toàn thông tin mạng (SOC) đáp ứng yêu cầu kết nối, chia sẻ thông tin góp phần đảm bảo an toàn thông tin mạng cho quá trình chuyển đổi số quốc gia: Giúp các Bộ, ngành, địa phương rút ngắn thời gian 90% khối lượng, thời gian triển khai mô hình “4 lớp” về bảo đảm an toàn thông tin mạng; nâng cao năng lực đảm bảo an toàn thông tin mạng cho các chủ quản hệ thống thông tin.
Sở Thông tin và Truyền thông
Các doanh nghiệp viễn thông, CNTT
34
Nền tảng trợ lý ảo
Mô tả ngắn gọn: Nền tảng trợ lý ảo được ứng dụng trong nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, giúp tự động hóa nhiều quy trình, tiết kiệm nhân công và tăng cường năng suất công việc. Trợ lý ảo có thể giúp người dân trong các hoạt động thường ngày cũng như giúp cán bộ, người lao động trong công việc.
Các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thành phố; các doanh nghiệp viễn thông, CNTT
35
Nền tảng tối ưu hóa chuỗi cung ứng
Mô tả ngắn gọn: Nền tảng tối ưu hóa chuỗi cung ứng nhằm quản lý và cung cấp các số liệu kịp thời về các hoạt động của chuỗi cung ứng, sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo và xử lý dữ liệu lớn để mô phỏng và tối ưu hóa các quy trình và từ đó xác định những giải pháp hiệu quả phục vụ các doanh nghiệp, tổ chức trong chuỗi cung ứng.
Sở Thông tin và Truyền thông
Các sở, ban, ngành tỉnh; UBND các huyện, thành phố; các doanh nghiệp viễn thông, CNTT | {
"issuing_agency": "Tỉnh Bắc Kạn",
"promulgation_date": "15/04/2022",
"sign_number": "610/QĐ-UBND",
"signer": "Phạm Duy Hưng",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Cong-nghe-thong-tin/Quyet-dinh-4071-QD-UBND-2011-phan-mem-Theo-doi-thuc-hien-van-ban-Ho-Chi-Minh-204162.aspx | Quyết định 4071/QĐ-UBND 2011 phần mềm Theo dõi thực hiện văn bản Hồ Chí Minh | ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 4071/QĐ-UBND
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 8 năm 2011
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY CHẾ SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH PHẦN MỀM “THEO DÕI VIỆC THỰC HIỆN CÁC VĂN BẢN CHỈ ĐẠO CỦA THƯỜNG TRỰC ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ”
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan Nhà nước;
Căn cứ Quyết định số 55/2011/QĐ-UBND ngày 15 tháng 8 năm 2011 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh về ban hành quy chế làm việc của Ủy ban nhân dân thành phố;
Căn cứ Quyết định số 83/2009/QĐ-UBND ngày 26 tháng 10 năm 2009 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh về ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh;
Xét đề nghị của Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế sử dụng Chương trình phần mềm “Theo dõi việc thực hiện các văn bản chỉ đạo của Thường trực Ủy ban nhân dân thành phố”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 3163/QĐ-UBND ngày 17 tháng 7 năm 2010 .
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, Thủ trưởng các sở - ngành thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận - huyện, Giám đốc Trung tâm Tin học thành phố và các phòng chuyên môn, các Trung tâm trực thuộc Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- TTUB: CT, các PCT;
- VPUB: Các PVP;
- Các Phòng CV, Trung tâm;
- Lưu : VT, (TTTH-Th) D.
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Hứa Ngọc Thuận
QUY CHẾ
SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH PHẦN MỀM “THEO DÕI VIỆC THỰC HIỆN CÁC VĂN BẢN CHỈ ĐẠO CỦA THƯỜNG TRỰC ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ”
(Ban hành kèm theo Quyết định số 4071 /QĐ-UBND ngày 25 tháng 8 năm 2011 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố)
Điều 1. Giải thích từ ngữ
Một số từ thường dùng trong Chương trình phần mềm “Theo dõi việc thực hiện các văn bản chỉ đạo của Thường trực Ủy ban nhân dân thành phố” (sau đây gọi tắt là Phần mềm theo dõi văn bản chỉ đạo - PMTDVBCĐ) được hiểu như sau:
- Công việc được giao (CVĐG): là công việc cụ thể giao cho một đơn vị (hoặc một số đơn vị phối hợp) thực hiện, có thời hạn hoàn thành do Ủy ban nhân dân thành phố kết luận, chỉ đạo và đã được ban hành bằng văn bản.
- Đang xử lý trong hạn: là trạng thái hiển thị trong Chương trình phần mềm theo dõi văn bản chỉ đạo công việc đã được giao và còn đang trong thời hạn xử lý.
- Đã xử lý đúng hạn: là trạng thái hiển thị trong Chương trình phần mềm theo dõi văn bản chỉ đạo công việc được giao đã được đơn vị thực hiện đầy đủ, trong thời hạn quy định.
- Đang xử lý quá hạn: là trạng thái hiển thị trong Chương trình phần mềm theo dõi văn bản chỉ đạo công việc được giao, chưa xử lý xong, nhưng đã quá thời hạn yêu cầu thực hiện.
- Đã xử lý quá hạn: là trạng thái hiển thị trong Chương trình phần mềm theo dõi văn bản chỉ đạo công việc được giao đã được đơn vị thực hiện đầy đủ, nhưng quá thời hạn yêu cầu hoàn thành.
- Chương trình phần mềm “Quản lý văn bản và Hồ sơ công việc” (QLVB&HSCV) được sử dụng để quản lý văn bản đến, tiến trình lập, xử lý văn bản và hồ sơ công việc, phát hành văn bản đi tại Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, trừ các văn bản thuộc loại mật, tối mật, tuyệt mật.
- Bảng phân công: là tập tin điện tử có sẵn trong Chương trình phần mềm Quản lý văn bản và Hồ sơ công việc đang vận hành tại Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố.
Điều 2. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
1. Quy chế này quy định việc quản lý, sử dụng Chương trình phần mềm theo dõi văn bản chỉ đạo.
2. Quy chế này áp dụng đối với Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố và các sở - ngành, quận - huyện tham gia sử dụng Chương trình phần mềm theo dõi văn bản chỉ đạo để theo dõi, nắm bắt, báo cáo kịp thời việc triển khai thực hiện các kết luận chỉ đạo bằng văn bản của Ủy ban nhân dân thành phố.
Điều 3. Phân loại văn bản chỉ đạo cần được theo dõi (văn bản dự thảo) để đưa vào phần mềm
Các Chỉ thị của Ủy ban nhân dân thành phố;
Các Thông báo của Ủy ban nhân dân thành phố;
Các Thông báo của Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố;
Các văn bản chỉ đạo, điều hành khác do Thường trực Ủy ban nhân dân thành phố yêu cầu phải theo dõi, báo cáo kết quả.
Trong nội dung các văn bản nêu trên, chỉ đưa vào bảng phân công theo dõi những nội dung hội đủ 3 yếu tố: nội dung công việc cụ thể, đơn vị thực hiện, có thời gian thực hiện và hoàn thành cụ thể.
Điều 4. Đặc điểm, tính năng của Chương trình phần mềm theo dõi văn bản chỉ đạo
1. Đặc điểm:
- Chương trình phần mềm theo dõi văn bản chỉ đạo là ứng dụng web, hoạt động trên môi trường mạng chuyên dùng của các cơ quan Đảng và Nhà nước tại thành phố Hồ Chí Minh.
- Địa chỉ truy cập phần mềm: http://tdvbcd.tphcm.egov.vn.
- Phần mềm này liên kết với Chương trình phần mềm Quản lý văn bản và Hồ sơ công việc đang vận hành tại Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố.
- Từng cá nhân lãnh đạo Ủy ban nhân dân thành phố, lãnh đạo Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, chuyên viên Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố liên quan và các sở - ngành, quận - huyện đều được cấp một tên riêng và mật khẩu để đăng nhập sử dụng Chương trình phần mềm này.
2. Tính năng:
- Giúp lãnh đạo Ủy ban nhân dân thành phố, lãnh đạo Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố theo dõi, thống kê tình hình thực hiện các chỉ đạo của Thường trực Ủy ban nhân dân thành phố đã ban hành bằng văn bản.
- Giúp các sở - ngành, quận - huyện theo dõi, kiểm soát việc thực hiện công việc được giao, cũng như báo cáo nhanh quá trình, kết quả thực hiện công việc được giao.
- Giúp chuyên viên Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố theo dõi, đôn đốc thực hiện công việc được giao ở các sở - ngành, quận - huyện; tổng hợp, báo cáo kết quả theo dõi việc thực hiện công việc được giao.
Điều 5. Cơ quan chủ quản, cơ quan quản lý Chương trình phần mềm theo dõi văn bản chỉ đạo
1. Cơ quan chủ quản Chương trình phần mềm theo dõi văn bản chỉ đạo là Ủy ban nhân dân thành phố;
2. Cơ quan quản lý Chương trình phần mềm theo dõi văn bản chỉ đạo là Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố; Trung tâm Tin học thành phố là đơn vị thường trực giúp Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố trong việc quản lý, vận hành Chương trình phần mềm.
Điều 6. Quy trình tạo lập văn bản chỉ đạo và quy trình thực hiện, theo dõi công việc
1. Quy trình tạo lập văn bản chỉ đạo:
Chuyên viên dự thảo văn bản theo ý kiến chỉ đạo của Thường trực Ủy ban nhân dân thành phố, đồng thời lập bảng phân công tóm tắt (theo mẫu có sẵn trong Chương trình phần mềm Quản lý văn bản và Hồ sơ công việc đang vận hành tại Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố). Tùy theo loại văn bản dự thảo, chuyên viên sẽ trình dự thảo văn bản và bảng phân công cho lãnh đạo Văn phòng hay lãnh đạo Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt.
Văn bản dự thảo và bảng phân công sẽ được chuyên viên đính kèm vào Chương trình phần mềm Quản lý văn bản và Hồ sơ công việc để chuyển xử lý qua mạng tin học.
Văn bản dự thảo và bảng phân công khi được lãnh đạo Văn phòng hay lãnh đạo Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt sẽ được Phòng Hành chính - Tổ chức phát hành qua mạng tin học bằng Chương trình phần mềm Quản lý văn bản và Hồ sơ công việc.
Văn bản dự thảo và bảng phân công nếu có chỉnh sửa của lãnh đạo Văn phòng hoặc Thường trực Ủy ban nhân dân thành phố thì tùy theo mức độ chỉnh sửa, lãnh đạo sẽ chuyển cho chuyên viên để thực hiện việc chỉnh sửa hoặc chuyển đến Phòng Hành chính - Tổ chức để đánh máy lại.
Văn bản chỉ đạo và bảng phân công được phê duyệt sẽ phát hành qua mạng tin học đến các đơn vị. Riêng việc phát hành văn bản bằng giấy đến các đơn vị thì không kèm bảng phân công.
2. Quy trình thực hiện, theo dõi công việc trên Chương trình phần mềm theo dõi văn bản chỉ đạo:
Các sở - ngành, quận - huyện đăng nhập vào Chương trình phần mềm theo dõi văn bản chỉ đạo để trao đổi, gửi tập tin văn bản (cùng với việc gửi văn bản giấy) về Ủy ban nhân dân thành phố kết quả thực hiện công việc được giao. Chuyên viên Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố được phân công theo dõi sẽ kiểm tra kết quả thực hiện công việc được giao của các sở - ngành, quận - huyện.
Chuyên viên Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố rà soát kết quả thực hiện công việc được giao của các sở - ngành, quận - huyện đã hoàn thành và báo cáo để lãnh đạo Văn phòng xem xét, quyết định kết thúc công việc được giao.
Điều 7. Trách nhiệm của cá nhân, đơn vị sử dụng và vận hành phần mềm theo dõi văn bản chỉ đạo
1. Chuyên viên Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố soạn thảo văn bản chỉ đạo:
- Khi được giao dự thảo văn bản theo chỉ đạo của Thường trực Ủy ban nhân dân thành phố, chuyên viên lập thêm bảng phân công công việc (theo mẫu có sẵn trong Chương trình phần mềm Quản lý văn bản và Hồ sơ công việc), sau đó đính kèm cả 2 vào Chương trình phần mềm Quản lý văn bản và Hồ sơ công việc theo quy trình.
- Khi nhận lại văn bản dự thảo và bảng phân công có ý kiến chỉnh sửa bằng bút phê của lãnh đạo Văn phòng hoặc lãnh đạo Ủy ban nhân dân thành phố, chuyên viên sẽ thực hiện việc chỉnh sửa và đính kèm lại các văn bản này vào phần mềm Quản lý văn bản và Hồ sơ công việc.
2. Chuyên viên Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố được phân công trong bảng phân công:
- Trong Chương trình phần mềm theo dõi văn bản chỉ đạo, chuyên viên được phân công theo dõi có trách nhiệm trao đổi, đôn đốc đơn vị hoàn thành công việc theo đúng thời hạn được giao. Khi công việc của các sở - ngành, quận - huyện đã hoàn thành, chuyên viên báo cáo lãnh đạo Văn phòng để xem xét, kết thúc công việc được giao.
- Khi công việc được giao mới nhận được và nhận thấy giao chưa đúng thì chuyên viên nhanh chóng báo lại lãnh đạo Văn phòng để điều chỉnh phân công lại chuyên viên khác cho phù hợp.
3. Lãnh đạo các Phòng chuyên viên: có trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc các chuyên viên trong phòng được phân công theo dõi đơn vị thực hiện các văn bản chỉ đạo của Thường trực Ủy ban nhân dân thành phố; tổng hợp, báo cáo lãnh đạo Văn phòng theo yêu cầu hoặc theo định kỳ.
4. Phòng Hành chính - Tổ chức của Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố: Khi nhận được văn bản dự thảo và bảng phân công có ý kiến bút phê của lãnh đạo Văn phòng hoặc lãnh đạo Ủy ban nhân dân thành phố, thực hiện đánh máy lại theo bút phê của lãnh đạo. Thực hiện kiểm tra về mặt kỹ thuật thể thức văn bản và bảng phân công trước khi phát hành qua mạng tin học đến các đơn vị.
5. Lãnh đạo Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố: Trên cơ sở đề xuất của chuyên viên tạo lập văn bản chỉ đạo, lãnh đạo Văn phòng rà soát văn bản dự thảo và bảng phân công, quyết định nội dung cần được theo dõi và phân công chuyên viên theo dõi, ký ban hành hoặc trình Thường trực Ủy ban nhân dân thành phố ký ban hành; quyết định kết thúc các công việc được giao nếu xét thấy đã hoàn thành.
Định kỳ cuối tháng, Chánh Văn phòng tổ chức họp với các Phó Văn phòng và trưởng các Phòng chuyên viên để xem xét các báo cáo theo dõi công việc được giao, chấn chỉnh đối với các công việc được giao quá hạn xử lý; đôn đốc việc thực hiện công việc được giao ở các sở - ngành, quận - huyện; quyết định bổ sung các đầu việc cần được theo dõi; có ý kiến khắc phục sai sót (nếu có) hoặc điều chỉnh, uốn nắn cho phù hợp với Quy chế.
6. Thủ trưởng các sở - ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận - huyện: chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân thành phố về kết quả thực hiện công việc được giao; phân công cán bộ trong đơn vị truy cập hàng ngày vào Chương trình phần mềm theo dõi văn bản chỉ đạo để nắm bắt công việc được giao và tổ chức thực hiện; chỉ đạo việc cập nhật, trao đổi tình hình và báo cáo kết quả thực hiện (kèm tập tin văn bản) cho đến khi công việc được giao được xác nhận đã hoàn thành.
7. Trung tâm Tin học thuộc Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố:
- Theo dõi, kiểm tra định kỳ về tình trạng hoạt động của Chương trình phần mềm theo dõi văn bản chỉ đạo, khắc phục sự cố và các vấn đề xảy ra có liên quan Chương trình phần mềm này.
- Đảm bảo phần mềm này hoạt động liên tục, chịu trách nhiệm sao lưu định kỳ để đảm bảo tính an toàn, bảo mật cho cơ sở dữ liệu, chống xâm nhập sao chép dữ liệu trái phép.
- Tổ chức kịp thời hỗ trợ kỹ thuật cho các đơn vị khi có yêu cầu, tiếp nhận các đóng góp về phần mềm của các đơn vị tham gia để đề xuất sửa đổi, nâng cấp phần mềm ngày càng tốt hơn. Hàng quý có báo cáo về yêu cầu kỹ thuật và các vướng mắc (nếu có).
- Báo cáo chung tình hình truy cập, xử lý thông tin.
Điều 8. Phối hợp xử lý thông tin, báo cáo
1. Chuyên viên Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố được phân công theo dõi có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc thực hiện cho đến khi lãnh đạo Văn phòng (hoặc ủy quyền cho Trưởng phòng) kết luận công việc đã hoàn thành; nếu nhận thấy công việc được giao có khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện phải báo cáo ngay cho lãnh đạo để xin ý kiến chỉ đạo.
2. Định kỳ cuối tháng, Trưởng các Phòng chuyên viên phải rà soát lại tất cả các công việc được phân công theo dõi để nắm được tổng thể các đầu việc nhằm tránh xảy ra việc theo dõi thiếu sót, báo cáo với lãnh đạo Văn phòng phụ trách những việc chưa phù hợp (nếu có) và đề xuất cách khắc phục.
Tên, địa chỉ e-mail, điện thoại liên lạc của chuyên viên Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố được tích hợp vào Chương trình phần mềm theo dõi văn bản chỉ đạo để tiện phối hợp.
3. Lãnh đạo Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố thường xuyên truy cập vào Chương trình phần mềm theo dõi văn bản chỉ đạo để nắm bắt tiến độ thực hiện các văn bản chỉ đạo của Ủy ban nhân dân thành phố thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách, chỉ đạo chuyên viên theo dõi, đôn đốc các sở - ngành, quận - huyện thực hiện hoàn thành tốt công việc được giao.
4. Thủ trưởng sở - ngành, quận - huyện được giao thực hiện công việc phải tổ chức việc tiếp nhận công việc được giao và triển khai thực hiện, báo cáo kịp thời các khó khăn, vướng mắc khi thực hiện nhiệm vụ để được hướng dẫn hoặc hỗ trợ giải quyết, trong trường hợp hoàn thành công việc được giao trễ hạn phải có báo cáo giải trình.
Điều 9. Chế độ khen thưởng
Định kỳ hàng quý hoặc 6 tháng, Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố xem xét và đề xuất khen thưởng cho cá nhân, tập thể đã hoàn thành xuất sắc công việc được giao dựa trên số liệu trích xuất từ Chương trình phần mềm theo dõi văn bản chỉ đạo của Trung tâm Tin học; đồng thời đề nghị xem xét phê bình các cá nhân, đơn vị vi phạm Quy chế này.
Điều 10. Tổ chức thực hiện
1. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, Thủ trưởng các Sở - ngành thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận - huyện, Giám đốc Trung tâm Tin học thành phố căn cứ Quy chế này, phân công và tổ chức thực hiện trong đơn vị, đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, cập nhật đầy đủ kịp thời thông tin báo cáo vào Chương trình phần mềm theo dõi văn bản chỉ đạo, phục vụ tốt cho sự chỉ đạo, điều hành của Ủy ban nhân dân thành phố.
2. Trong quá trình thực hiện Quy chế này, nếu có vướng mắc, các cơ quan, đơn vị gửi văn bản về Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố để tổng hợp trình Ủy ban nhân dân thành phố xem xét, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./. | {
"issuing_agency": "Thành phố Hồ Chí Minh",
"promulgation_date": "25/08/2011",
"sign_number": "4071/QĐ-UBND",
"signer": "Hứa Ngọc Thuận",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Xuat-nhap-khau/Thong-bao-4478-TB-TCHQ-2015-phan-loai-hang-hoa-xuat-nhap-khau-la-Phu-gia-thuc-pham-274665.aspx | Thông báo 4478/TB-TCHQ 2015 phân loại hàng hóa xuất nhập khẩu là Phụ gia thực phẩm | BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC HẢI QUAN
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 4478/TB-TCHQ
Hà Nội, ngày 18 tháng 05 năm 2015
THÔNG BÁO
VỀ KẾT QUẢ PHÂN LOẠI ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU
Căn cứ Nghị định số 06/2003/NĐ-CP ngày 22/1/2003 của Chính phủ quy định về việc phân loại hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
Căn cứ Thông tư số 128/2013/TT-BTC ngày 10/9/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thủ tục hải quan, kiểm tra giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; Thông tư số 49/2010/TT-BTC ngày 12/4/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc phân loại hàng hóa, áp dụng mức thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; Thông tư số 156/2011/TT-BTC ngày 14/11/2011 của Bộ Tài chính về việc ban hành Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam; Thông tư số 164/2013/TT-BTC ngày 15/11/2013 của Bộ Tài chính về việc ban hành Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi theo danh mục mặt hàng chịu thuế;
Trên cơ sở kết quả phân tích, thông tin bổ sung của Trung tâm Phân tích phân loại hàng hóa XNK tại thông báo số 395/TB-PTPLHCM ngày 10/02/2015, công văn số 215/PTPLHCM-NV ngày 06/05/2015 và đề nghị của Cục trưởng Cục Thuế XNK, Tổng cục Hải quan thông báo kết quả phân loại hàng hóa như sau:
1. Tên hàng theo khai báo: Phụ gia thực phẩm có giá trị dinh dưỡng dùng để chế biến thực phẩm bánh Palsgaard PGPR 4150 (mục 10 PLTK).
2. Đơn vị nhập khẩu: Công ty TNHH Puratos Grand - Place Việt Nam; địa chỉ: Số 51, đường số 8, KCN Vsip, TX Thuận An, tỉnh Bình Dương; MST: 3700423510.
3. Số, ngày tờ khai hải quan: 10024134003/A12 ngày 18/12/2014 đăng ký tại Chi cục HQ KCN Việt Nam - Singapore (Cục Hải quan tỉnh Bình Dương).
4. Tóm tắt mô tả và đặc tính hàng hóa: Chế phẩm dùng trong chế biến thực phẩm có thành phần chính Polyglycerol Polyricinoleate, dạng lỏng. Theo khai báo và TLKT: mặt hàng có giá trị dinh dưỡng, dùng trong chế biến thực phẩm.
5. Kết quả phân loại:
Tên thương mại: Palsgaard PGPR 4150
Tên gọi theo cấu tạo, công dụng: Chế phẩm dùng trong chế biến thực phẩm có thành phần chính Polyglycerol Polyricinoleate, dạng lỏng. Theo khai báo và TLKT: mặt hàng có giá trị dinh dưỡng, dùng trong chế biến thực phẩm.
Ký, mã hiệu, chủng loại: Không rõ thông tin
Nhà sản xuất: Không rõ thông tin
thuộc nhóm 21.06 “Các chế phẩm thực phẩm chưa được chi tiết hoặc ghi ở nơi khác”, phân nhóm 2106.90 “- Loại khác”, mã số 2106.90.91 “- - - Hỗn hợp khác của hóa chất với thực phẩm hoặc các chất khác có giá trị dinh dưỡng, dùng để chế biến thực phẩm” tại Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam và Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi.
Thông báo này có hiệu lực kể từ ngày ban hành./.
Nơi nhận:
- Tổng cục trưởng (để b/c);
- Các Cục HQ tỉnh, TP (để thực hiện);
- Chi cục HQ QL hàng XNK ngoài KCN (Cục HQ tỉnh Bình Dương);
-Trung tâm PTPL HH XNK và các chi nhánh;
- Website Hải quan;
- Lưu: VT, TXNK-PL-Thanh (3b).
KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG
Nguyễn Dương Thái | {
"issuing_agency": "Tổng cục Hải quan",
"promulgation_date": "18/05/2015",
"sign_number": "4478/TB-TCHQ",
"signer": "Nguyễn Dương Thái",
"type": "Thông báo"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bat-dong-san/Quyet-dinh-2386-QD-UBND-2021-thu-tuc-hanh-chinh-linh-vuc-Dat-dai-cua-So-Tai-nguyen-Yen-Bai-493932.aspx | Quyết định 2386/QĐ-UBND 2021 thủ tục hành chính lĩnh vực Đất đai của Sở Tài nguyên Yên Bái | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH YÊN BÁI
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 2386/QĐ-UBND
Yên Bái, ngày 01 tháng 11 năm 2021
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC CÔNG BỐ DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH; SỬA ĐỔI, BỔ SUNG; THAY THẾ TRONG LĨNH VỰC ĐẤT ĐAI THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG; ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP HUYỆN VÀ ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ TỈNH YÊN BÁI
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH YÊN BÁI
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức Chính quyền địa phương;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Thông tư số 02/2017/TT-VPCP ngày 31 tháng 10 năm 2017 của Văn phòng Chính phủ hướng dẫn nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Quyết định số 1686/QĐ-BTNMT ngày 30 tháng 8 năm 2021 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành, thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung; thủ tục hành chính thay thế trong lĩnh vực đất đai thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 437/TTr-STNMT ngày 15 tháng 9 năm 2021 và Tờ trình số 536/TTr-STNMT ngày 20 tháng 10 năm 2021.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này Danh mục thủ tục hành chính mới ban hành; sửa đổi, bổ sung; thay thế trong lĩnh vực Đất đai thuộc thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp xã tại tỉnh Yên Bái
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Cục KSTTHC (VPCP);
- Chủ tịch UBND tỉnh;
- Các Phó CT UBND tỉnh: Ngô Hạnh Phúc;
- Phó Chánh VP UBND tỉnh (NC);
- Cổng Thông tin điện tử tỉnh;
- Trung tâm Phục vụ hành chính công;
- Lưu: VT, NC.
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Ngô Hạnh Phúc
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN | {
"issuing_agency": "Tỉnh Yên Bái",
"promulgation_date": "01/11/2021",
"sign_number": "2386/QĐ-UBND",
"signer": "Ngô Hạnh Phúc",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Chi-thi-03-2003-CT-BCN-tang-cuong-cong-tac-thanh-kiem-tra-giai-quyet-khieu-nai-to-cao-che-do-thong-tin-bao-cao-97232.aspx | Chỉ thị 03/2003/CT-BCN tăng cường công tác thanh kiểm tra giải quyết khiếu nại tố cáo chế độ thông tin, báo cáo | BỘ CÔNG NGHIỆP
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------
Số: 03/2003/CT-BCN
Hà Nội, ngày 14 tháng 02 năm 2003
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC THANH, KIỂM TRA; GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VÀ THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ THÔNG TIN, BÁO CÁO TRONG BỘ CÔNG NGHIỆP
Trong những năm vừa qua, công tác thanh kiểm tra; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong Bộ Công nghiệp đã có nhiều tiến bộ; góp phần tích cực hoàn thành nhiệm vụ chính trị và ổn định phát triển ngành Công nghiệp trong thời kỳ đổi mới... Tuy nhiên cũng còn một số đơn vị chưa thực sự quan tâm đến công tác tự thanh kiểm tra, tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và thực hiện chế độ thông tin báo cáo.
Để khắc phục những tồn tại nói trên và thực hiện Nghị quyết số 03/2003/NQ-CP ngày 29/01/2003 của Chính phủ, Bộ Công nghiệp yêu cầu các đơn vị nghiêm túc thực hiện các nội dung sau:
1. Tiếp tục quán triệt đầy đủ nội dung các văn bản hướng dẫn của Đảng, Nhà nước và Bộ Công nghiệp về công tác thanh kiểm tra, tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong cấp ủy, chính quyền, các tổ chức quần chúng và người lao động; bố trí cán bộ làm công tác thanh tra; đồng thời nghiên cứu xây dựng, hoàn thiện và ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động thanh tra, tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo phù hợp với tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, nhiệm vụ công tác của đơn vị mình và các quy định của pháp luật.
2. Hàng năm Thủ trưởng các đơn vị chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch tự thanh kiểm tra; tăng cường kiểm tra trách nhiệm của thủ trưởng các đơn vị thuộc phạm vi quản lý trong việc thực hiện công tác tự thanh kiểm tra, tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo thẩm quyền; Chủ động báo cáo cấp ủy Đảng, phối hợp với các tổ chức quần chúng để thực hiện tốt Chỉ thị số 09-CT/TW ngày 06/3/2002 của Ban Bí thư, đồng thời xử lý triệt để, dứt điểm các vụ việc bức xúc, nổi cộm, tồn đọng tại đơn vị.
3. Thủ trưởng các đơn vị phải nghiêm túc thực hiện chế độ thông tin báo cáo về kết quả tự thanh kiểm tra, tổ chức tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo theo nội dung công văn số 3659/CV-TTr ngày 20/9/2000 của Bộ Công nghiệp.
Thanh tra Bộ có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan chức năng tăng cường công tác kiểm tra trách nhiệm của thủ trưởng các cơ quan, doanh nghiệp trong việc thực hiện Chỉ thị này.
Bộ Công nghiệp yêu cầu các đơn vị nghiêm túc thực hiện những nội dung nêu trên, trong quá trình thực hiện nếu có vấn đề gì vướng mắc thì báo cáo Bộ để kịp thời xử lý./.
Nơi nhận:
- Các Vụ, Cục, CQ thuộc Bộ,
- Các TCTy 90, 91 thuộc Bộ CN,
- Các DN trực thuộc Bộ CN,
- Đ.U khối CN Hà Nội&TPHCM,
- CĐ Ngành CN Việt Nam,
- VP Chính phủ, TTNN (để b/c),
- Lưu VP, TTr.
BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG NGHIỆP
Hoàng Trung Hải | {
"issuing_agency": "Bộ Công nghiệp",
"promulgation_date": "14/02/2003",
"sign_number": "03/2003/CT-BCN",
"signer": "Hoàng Trung Hải",
"type": "Chỉ thị"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/The-thao-Y-te/Ke-hoach-4047-KH-UBND-2023-nang-cao-nang-luc-kham-chua-benh-Rang-Ham-Mat-Ben-Tre-575141.aspx | Kế hoạch 4047/KH-UBND 2023 nâng cao năng lực khám chữa bệnh Răng Hàm Mặt Bến Tre | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẾN TRE
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 4047/KH-UBND
Bến Tre, ngày 07 tháng 7 năm 2023
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN ĐỀ ÁN NÂNG CAO NĂNG LỰC KHÁM CHỮA BỆNH RĂNG HÀM MẶT VÀ DỰ PHÒNG BỆNH RĂNG MIỆNG CỘNG ĐỒNG TỈNH BẾN TRE GIAI ĐOẠN 2023-2030
Căn cứ Quyết định số 1660/QĐ-TTg ngày 02/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Sức khỏe học đường giai đoạn 2021- 2025;
Căn cứ Quyết định số 5628/QĐ-BYT ngày 09/12/2021 của Bộ Y tế về việc phê duyệt Đề án nâng cao năng lực khám chữa bệnh Răng Hàm Mặt và dự phòng bệnh Răng miệng cộng đồng giai đoạn 2021-2030;
Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre xây dựng Kế hoạch thực hiện Đề án nâng cao năng lực khám chữa bệnh Răng Hàm Mặt và dự phòng bệnh Răng miệng cộng đồng tỉnh Bến Tre giai đoạn 2023-2030 (gọi tắt Đề án 5628) với các nội dung như sau:
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung
Nâng cao năng lực khám chữa bệnh Răng Hàm Mặt và dự phòng bệnh Răng miệng cộng đồng tỉnh Bến Tre giai đoạn 2023-2030.
2. Mục tiêu cụ thể
a) Kiện toàn, phát triển hệ thống Chăm sóc sức khỏe răng miệng (CSSKRM), gắn kết các cơ sở khám, chữa bệnh với nhà trường và các tổ chức xã hội.
b) Nâng cao hoạt động chăm sóc và dự phòng các bệnh răng miệng.
c) Xây dựng và chuẩn hóa quy trình chuyên môn kỹ thuật răng hàm mặt.
d) Phát triển năng lực khám, chữa bệnh, áp dụng kỹ thuật tiên tiến trong chẩn đoán, điều trị các bệnh răng hàm mặt.
đ) Áp dụng các giải pháp công nghệ thông tin và quản lý thông tin về sức khỏe răng miệng.
II. PHẠM VI TRIỂN KHAI
1. Phạm vi chuyên môn
Trọng tâm tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Trung tâm Y tế các huyện, thành phố.
2. Phạm vi cộng đồng
Trọng tâm tại Sở Giáo dục và Đào tạo, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật, Trạm Y tế xã, phường, thị trấn; các cơ sở khám, chữa bệnh Răng Hàm Mặt ngoài công lập, cơ sở đào tạo học sinh, sinh viên các cấp và chính quyền địa phương, các tổ chức xã hội.
III. THỜI GIAN TRIỂN KHAI
1. Giai đoạn 2023-2025: Triển khai các hoạt động kế hoạch, ưu tiên kiện toàn hệ thống, chuẩn hóa các quy trình chuyên môn kỹ thuật, xây dựng hệ thống quản lý và cơ sở dữ liệu, huy động sự tham gia và đầu tư của xã hội.
2. Giai đoạn 2026-2030: Tiếp tục duy trì mặt tích cực và các kết quả tốt của Kế hoạch giai đoạn 2023-2025, tiếp tục huy động sự tham gia và đầu tư của xã hội.
IV. MỘT SỐ CHỈ SỐ HOẠT ĐỘNG, TRIỂN KHAI ĐỀ ÁN
STT
Tên chỉ số
Kết quả sau 5 năm
01
Tổng số hoạt động truyền thông răng hàm mặt được triển khai (Chương trình nha học đường, CSSKRM người cao tuổi, chăm sóc và dự phòng bệnh răng miệng)
50
02
Học sinh được tuyên truyền giáo dục sức khỏe răng miệng
Đạt 100%
03
Tổng số trường học tham gia hoạt động CSSKRM
Đạt 100%
04
Tổng số trường học thực hiện kiểm tra sức khỏe răng miệng cho học sinh đầu năm học theo quy định.
Đạt 85%
05
Tỷ lệ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên y tế trường học được tập huấn về chăm sóc, bảo vệ và quản lý sức khỏe răng miệng học sinh trong trường học.
Đạt 95%
06
Tỷ lệ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên y tế trường học được tập huấn để sử dụng hiệu quả các phần mềm quản lý, theo dõi và thống kê, đánh giá về sức khỏe răng miệng học sinh trong trường học
Đạt 95%
07
Tỷ lệ dân số được quản lý, theo dõi và CSSKRM
Đạt 90%
08
Tỷ lệ người dân khám răng miệng định kỳ
Đạt 10%
09
Tỷ lệ hài lòng của người dân với dịch vụ y tế nói chung và dịch vụ CSSKRM
Đạt > 80%
10
Số chương trình phối hợp giữa cơ sở điều trị răng hàm mặt với nhà trường được triển khai
05
11
Tổng số bệnh viện đa khoa có chuyên khoa răng hàm mặt (công lập và ngoài công lập)
04
12
Tổng số bệnh viện chuyên khoa răng hàm mặt (công lập và ngoài công lập)
0
13
Tổng kinh phí được đầu tư cho hoạt động liên quan răng hàm mặt
Có
14
Tổng số điều dưỡng, kỹ thuật viên răng hàm mặt được đào tạo: theo Kế hoạch nhu cầu đào tạo của các đơn vị
100%
15
Tổng số quy trình chuyên môn kỹ thuật răng hàm mặt được xây dựng và chuẩn hóa
Đạt 100%
16
Tỷ lệ bệnh răng miệng ở trẻ em dưới 6 tuổi, 6-8 tuổi, 12 tuổi, 15 tuổi:
- Tỷ lệ sâu răng sữa ở trẻ dưới 6 tuổi
Dưới 60%
- Tỷ lệ sâu răng sữa ở trẻ 6 -8 tuổi
Dưới 80%
- Tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn ở trẻ 12 tuổi
Dưới 35%
- Tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn ở trẻ 15 tuổi
Dưới 30%
- Tỷ lệ viêm lợi ở trẻ em
Dưới 40%
17
Tỷ lệ bệnh răng miệng ở người trưởng thành theo các nhóm tuổi:
- Tỷ lệ sâu răng độ tuổi 18-34
Dưới 63%
- Tỷ lệ sâu răng độ tuổi 35-44
Dưới 60%
- Tỷ lệ sâu răng độ tuổi > 45
Dưới 60%
18
Tỷ lệ răng người cao tuổi có ít nhất 20 răng còn chức năng (trên 60 tuổi)
Đạt 60%
19
Tỷ lệ người dân được khám và điều trị các bệnh răng miệng
50%
20
Hệ thống thu thập, lưu trữ, quản lý thông tin quốc gia về sức khỏe răng miệng người Việt Nam được xây dựng
01
21
Tổng số cơ sở dữ liệu sức khỏe răng miệng
04
22
Các kỹ thuật mới, phương pháp mới điều trị răng hàm mặt được áp dụng
03
23
Tỷ lệ trung bình Bác sỹ Răng Hàm Mặt so với dân số
01/10.000 dân
24
Giảm mức tiêu thụ đường trên đầu người
12kg/năm
V. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
1. Kiện toàn phát triển hệ thống CSSKRM
a) Thành lập Ban Chỉ đạo triển khai đề án cấp tỉnh
Thành lập Ban Chỉ đạo triển khai đề án cấp tỉnh do Lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh làm Trưởng ban, các thành phần khác gồm: Sở Y tế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Thông tin và Truyền thông, Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật, các cơ quan, đơn vị có liên quan.
b) Mở rộng, phát triển hệ thống CSSKRM giữa các cơ sở khám, chữa bệnh công lập và ngoài công lập với nhà trường và các tổ chức xã hội
- Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chủ động xây dựng mạng lưới hợp tác với nhà trường và các tổ chức xã hội để phối hợp truyền thông, khám sàng lọc, CSSKRM.
- Xây dựng mạng lưới chỉ đạo tuyến, hỗ trợ chuyên môn giữa cơ sở công lập và ngoài công lập trong điều trị Răng Hàm Mặt.
2. Nâng cao hoạt động chăm sóc và dự phòng các bệnh Răng miệng
a) Truyền thông, giáo dục sức khỏe cho người dân
- Thực hiện các chiến dịch truyền thông nhằm cung cấp kiến thức chăm sóc và phát hiện sớm các bệnh liên quan tới Răng Hàm Mặt, đa dạng hóa các hình thức truyền thông và các kênh cung cấp thông tin để phổ biến các tài liệu truyền thông liên quan tới CSSKRM.
- Chủ động phối hợp với các tổ chức, đơn vị có thực hiện truyền thông, giáo dục sức khỏe cho cộng đồng để lồng ghép nội dung CSSKRM trong các chương trình truyền thông.
- Tuyên truyền nâng cao nhận thức về ích lợi về chức năng, thẩm mỹ và chất lượng cuộc sống khi phát hiện và điều trị sớm ung thư miệng - hàm mặt.
- Truyền thông nâng cao nhận thức về hiệu quả chăm sóc toàn diện dị tật vùng miệng - hàm mặt và lệch lạc răng - hàm; các yếu tố nguy cơ lệch lạc răng trẻ em, các phương pháp dự phòng và điều trị lệch lạc răng từ sớm.
- Tuyên truyền, giáo dục về chăm sóc toàn diện khe hở môi vòm miệng ngay từ giai đoạn kết hôn, bà mẹ mang thai, sau khi sinh, phẫu thuật môi - vòm miệng, ngữ âm trị liệu, nắn chỉnh răng và các phương pháp phẫu thuật chỉnh hình xương.
- Tuyên truyền giáo dục nha khoa cho học sinh tại các trường học.
b) Khám sàng lọc và tư vấn chăm sóc
- Tổ chức khám sàng lọc các tổn thương sớm ung thư vùng miệng - hàm mặt và tư vấn chăm sóc.
- Tập huấn chuyên môn, hướng dẫn triển khai quy trình sàng lọc các tổn thương sớm ung thư vùng miệng - hàm mặt tại tuyến cơ sở.
- Phối hợp và huy động sự tham gia của các tập thể, cá nhân, doanh nghiệp để triển khai khám sàng lọc tại cộng đồng, phát hiện và điều trị sớm các tổn thương tiền ung thư và ung thư miệng - hàm mặt.
c) Duy trì, phát triển chương trình nha học đường và CSSKRM trẻ em
- Xây dựng và triển khai các văn bản cam kết phối hợp giữa cơ sở y tế với các cơ sở giáo dục - đào tạo về việc duy trì và phát triển chương trình nha học đường.
- Huy động sự tham gia và hỗ trợ của các tập thể, cá nhân, doanh nghiệp cho chương trình nha học đường.
- Tổ chức triển khai một số nội dung của chương trình nha học đường như:
+ Xây dựng hoặc áp dụng bộ công cụ truyền thông trực quan cho đối tượng trẻ mầm non.
+ Tập huấn cho cán bộ nha học đường các cấp.
+ Hỗ trợ phòng nha học đường và trang thiết bị cho các phòng nha học đường tại trường học/trạm y tế.
+ Tổng kết, đánh giá hiệu quả chương trình định kỳ.
d) Xây dựng và triển khai chương trình CSSKRM người cao tuổi
- Huy động sự tham gia của các tổ chức, cá nhân xây dựng và triển khai chương trình CSSKRM người cao tuổi. Mục tiêu chính là 60% người cao tuổi còn ít nhất 20 răng tự nhiên còn chức năng.
- Tổ chức triển khai một số nội dung chính của chương trình gồm:
+ Truyền thông, giáo dục sức khỏe các bệnh răng miệng, cách tự chăm sóc các bệnh răng miệng.
+ Truyền thông, giáo dục sức khỏe chế độ ăn phù hợp và các thói quen không có lợi cho sức khỏe răng miệng như các thực phẩm uống có ga, có cồn, chất ngọt, thói quen hút thuốc…
+ Phân tích những lợi ích của khám răng miệng định kỳ, điều trị sớm các bệnh răng miệng.
- Phục hình, phục hồi những răng mất chức năng và những răng đã mất.
3. Phát triển năng lực khám, chữa bệnh, áp dụng kỹ thuật tiên tiến trong chẩn đoán, điều trị các bệnh Răng Hàm Mặt
a) Đào tạo, tập huấn, phát triển năng lực khám, chữa bệnh
Khảo sát năng lực chuyên môn, kỹ thuật các tuyến; tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chuyên môn theo thực trạng và nhu cầu.
b) Tăng cường công tác chỉ đạo tuyến
Phân công Bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu phụ trách công tác chỉ đạo tuyến trong hệ thống y tế công lập; thực hiện luân phiên cán bộ, cử Bác sỹ tuyến trên về tuyến dưới tập huấn, đào tạo, hỗ trợ chuyên môn kỹ thuật và ngược lại.
Phòng Nghiệp vụ Y thông tin các lớp bồi dưỡng kiến thức y khoa liên tục cho các bộ y tế công lập và ngoài công lập trên địa bàn tỉnh.
c) Tăng cường khám, chữa bệnh từ xa
- Huy động các nguồn lực đầu tư các phương tiện công nghệ thông tin và trang thiết bị y tế phục vụ khám, chữa bệnh từ xa.
- Các đơn vị chủ động xây dựng mạng lưới liên kết Bác sỹ tuyến trên - tuyến dưới tư vấn, hội chẩn khám, chữa bệnh từ xa.
- Thiết lập và duy trì giao ban, hội chẩn, khám, chữa bệnh từ xa định kỳ và đột xuất.
d) Đầu tư trang thiết bị, nâng cấp cơ sở vật chất
Huy động các nguồn lực nhà nước, nước ngoài, doanh nghiệp, tư nhân… đầu tư các trang thiết bị răng hàm mặt và nâng cấp cơ sở vật chất cho các cơ sở khám, chữa bệnh răng hàm mặt.
4. Áp dụng và bổ sung, chuẩn hóa các quy trình chuyên môn
Áp dụng và bổ sung hoàn thiện các quy trình kỹ thuật, phác đồ điều trị, quy trình chăm sóc Răng Hàm Mặt theo Hướng dẫn của Bộ Y tế.
5. Áp dụng các giải pháp công nghệ thông tin
Thực hiện theo hướng dẫn và biểu mẫu của Bộ Y tế
VI. KINH PHÍ THỰC HIỆN
- Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ trong Kế hoạch thực hiện Đề án Nâng cao năng lực khám, chữa bệnh Răng Hàm Mặt và dự phòng Răng miệng cộng đồng tỉnh Bến Tre giai đoạn 2023-2030 được lồng ghép trong kinh phí thực hiện các chương trình, dự án, đề án liên quan của các lĩnh vực.
- Đối với những nhiệm vụ có tính chất đặc thù, ưu tiên hoặc chưa có trong các trong các chương trình, dự án, đề án liên quan: Kinh phí được bố trí từ nguồn ngân sách của Trung ương, địa phương theo phân cấp ngân sách. Riêng nội dung chi cho y tế dự phòng ngân sách tỉnh xem xét hỗ trợ cho ngân sách huyện trong khả năng cân đối ngân sách tỉnh.
- Các bệnh viện huy động nguồn kinh phí từ nguồn thu sự nghiệp của các đơn vị, nguồn viện trợ của các tổ chức, cá nhân nước ngoài, nguồn hỗ trợ của các tổ chức và cá nhân và các nguồn kinh phí hợp pháp khác để triển khai Đề án.
- Nhà trường và các cơ sở Giáo dục - Đào tạo huy động nguồn kinh phí từ tổ chức, cá nhân, viện trợ và các nguồn kinh phí hợp pháp khác để triển khai các chương trình nha học đường.
VII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Y tế
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức triển khai kế hoạch thực hiện Đề án nâng cao năng lực khám chữa bệnh Răng Hàm Mặt và dự phòng bệnh Răng miệng cộng đồng tỉnh Bến Tre giai đoạn 2023-2030.
- Đầu mối, chỉ đạo, hướng dẫn các Bệnh viện, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật, Trung tâm y tế các tuyến huyện, thành phố, cơ sở y tế thuộc phạm vi quản lý của Sở Y tế phối hợp với các sở, ban, ngành, địa phương triển khai các nội dung kế hoạch nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra.
- Có trách nhiệm theo dõi, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, giám sát các cơ quan, đơn vị triển khai kế hoạch. Tổ chức sơ kết, tổng kết và định kỳ, đột xuất tổng hợp báo cáo kịp thời kết quả thực hiện, các khó khăn, vướng mắc, đề xuất giải pháp về Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Y tế, Bệnh viện Răng Hàm Mặt Thành phố Hồ Chí Minh
- Căn cứ tình hình, nhiệm vụ hàng năm phối hợp với Sở Tài chính lập dự toán ngân sách hoạt động trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Sở Giáo dục và Đào tạo
- Chỉ đạo các cơ sở giáo dục phối hợp với ngành Y tế triển khai các hoạt động chăm sóc và dự phòng bệnh răng miệng trong trường học.
- Tăng cường truyền thông, giáo dục sức khỏe các bệnh răng miệng cho học sinh trong trường học.
- Huy động kinh phí từ các tổ chức, cá nhân, viện trợ và các nguồn kinh phí hợp pháp khác để triển khai các chương trình nha học đường.
- Phối hợp với Sở Y tế kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch.
3. Sở Tài chính
Tham mưu trình cấp thẩm quyền xem xét, cân đối, bố trí kinh phí thực hiện kế hoạch này theo khả năng cân đối ngân sách hàng năm và theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
4. Sở Thông tin và Truyền thông
Phối hợp Sở Y tế và các cơ quan báo chí, Đài Phát thanh và Truyền hình trên địa bàn tỉnh tăng cường công tác thông tin, truyền thông nhằm cung cấp kiến thức về CSSKRM và phát hiện sớm các bệnh liên quan tới Răng Hàm Mặt, đa dạng hóa các hình thức truyền thông và các kênh cung cấp thông tin.
5. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các Hội, Đoàn thể tỉnh
Phối hợp tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên và các tầng lớp Nhân dân tích cực tham gia các hoạt động của kế hoạch trên địa bàn tỉnh nhằm nâng cao nhận thức của Nhân dân trong CSSKRM đạt các mục tiêu đề ra.
6. Đề nghị Ban đại diện Hội Người cao tuổi tỉnh
Phối hợp với Ban chỉ đạo, tuyên truyền, giáo dục công tác chăm sóc sức khỏe răng miệng người cao tuổi.
7. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
- Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trên địa bàn phối hợp Trung tâm Y tế tham mưu tổ chức thực hiện có hiệu quả Kế hoạch nâng cao năng lực khám chữa bệnh Răng Hàm Mặt và phòng chống bệnh Răng miệng tại cộng đồng tỉnh Bến Tre giai đoạn 2023-2030 trên địa bàn.
- Phân bổ, huy động kinh phí và lồng ghép các nguồn nhân lực để triển khai các hoạt động của kế hoạch tại địa phương.
- Hàng năm tổ chức kiểm tra, giám sát, tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện về Sở Y tế để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Y tế, Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương Thành phố Hồ Chí Minh.
Trên đây là Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án 5628 trên địa bàn tỉnh Bến Tre giai đoạn 2023-2030. Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các cơ quan, đơn vị liên quan, theo chức năng nhiệm vụ xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc phản hồi kịp thời về Sở Y tế để tổng hợp trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, chỉ đạo./.
Nơi nhận:
- Cục QLKCB-BYT;
- BV RHM TP. HCM;
- TT.TU, TT.HĐND tỉnh;
- CT, các PCT.UBND tỉnh;
- UBMTTQVN tỉnh, các Hội, Đoàn thể tỉnh;
- Ban đại diện Hội Người cao tuổi;
- Các Sở: YT, GD&ĐT, TC, TT&TT;
- Thành viên BCĐ Đề án 5628;
- UBND các huyện, thành phố;
- Chánh, các PCVP.UBND tỉnh;
- Phòng: KGVX, TH, TCĐT, Cổng TTĐT tỉnh;
- Lưu: VT, DP.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Thị Bé Mười | {
"issuing_agency": "Tỉnh Bến Tre",
"promulgation_date": "07/07/2023",
"sign_number": "4047/KH-UBND",
"signer": "Nguyễn Thị Bé Mười",
"type": "Kế hoạch"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Quyet-dinh-38-2008-QD-UBND-su-dung-kinh-phi-xay-dung-van-ban-quy-pham-phap-luat-Dong-Nai-183020.aspx | Quyết định 38/2008/QĐ-UBND sử dụng kinh phí xây dựng văn bản quy phạm pháp luật Đồng Nai | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG NAI
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 38/2008/QĐ-UBND
Biên Hòa, ngày 06 tháng 6 năm 2008
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG KINH PHÍ BẢO ĐẢM CHO CÔNG TÁC XÂY DỰNG VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân được Quốc hội thông qua ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân được Quốc hội thông qua ngày 03/12/2004;
Căn cứ Nghị định số 91/2006/NĐ-CP ngày 06/9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân;
Căn cứ Thông tư Liên tịch số 09/2007/TTLT-BTP-BTC ngày 15/11/2007 của Bộ Tư pháp và Bộ Tài chính hướng dẫn việc quản lý và sử dụng kinh phí ngân sách Nhà nước bảo đảm cho công tác xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Đồng Nai tại Tờ trình số 10/TTr-STP ngày 25 tháng 02 năm 2008 và Văn phòng UBND tỉnh tại Văn bản số 256/VPUBND-NC ngày 27 tháng 3 năm 2008,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về quản lý và sử dụng kinh phí bảo đảm cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký ban hành.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Tư pháp, Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc các Sở, ngành, Thủ trưởng các đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã Long Khánh, thành phố Biên Hòa và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Đinh Quốc Thái
QUY ĐỊNH
VỀ QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG KINH PHÍ BẢO ĐẢM CHO CÔNG TÁC XÂY DỰNG VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT
(Ban hành kèm theo Quyết định số 38/2008/QĐ-UBND ngày 06 tháng 6 năm 2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai)
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Quy định này quy định về việc quản lý và sử dụng kinh phí ngân sách Nhà nước bảo đảm cho công tác lập dự kiến chương trình xây dựng nghị quyết của HĐND tỉnh, quyết định, chỉ thị của UBND tỉnh; khảo sát, soạn thảo, góp ý, thẩm định, tổng hợp, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND và UBND các cấp tại tỉnh Đồng Nai.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Quy định này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm trong việc lập dự kiến chương trình xây dựng nghị quyết của HĐND tỉnh, quyết định, chỉ thị của UBND tỉnh; soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND và UBND các cấp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
Điều 3. Nguyên tắc quản lý và sử dụng kinh phí
1. Việc sử dụng kinh phí bảo đảm cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND phải thực hiện theo các chế độ chi tiêu tài chính hiện hành (như chế độ công tác phí, hội nghị phí, làm đêm, làm thêm giờ, chi phí in ấn, văn phòng phẩm).
2. Việc xây dựng, ban hành văn bản trên thực tế dừng lại ở khâu nào thì chỉ được cấp phát kinh phí đến khâu đó.
3. Kinh phí hỗ trợ cho hoạt động xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của cấp nào thì ngân sách cấp đó chi trả.
Chương II
NỘI DUNG CHI VÀ MỨC CHI
Điều 4. Nội dung chi
1. Công tác lập dự kiến chương trình xây dựng nghị quyết của HĐND tỉnh, quyết định, chỉ thị của UBND tỉnh
a) Chi tổ chức các cuộc họp xét duyệt thông qua chương trình xây dựng nghị quyết của HĐND tỉnh, quyết định, chỉ thị của UBND tỉnh.
b) Chi dự thảo, tổng hợp dự kiến chương trình xây dựng nghị quyết của HĐND tỉnh, quyết định, chỉ thị của UBND tỉnh.
2. Công tác soạn thảo, xây dựng, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật:
a) Chi điều tra, khảo sát đánh giá thực trạng quan hệ xã hội; rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật để đánh giá, tổng kết tình hình thi hành pháp luật; nghiên cứu thông tin tư liệu có liên quan đến nội dung dự thảo văn bản quy phạm pháp luật.
b) Chi xây dựng đề cương.
c) Mua tư liệu phục vụ cho công tác soạn thảo văn bản.
d) Chi nghiên cứu, soạn thảo hoặc hợp đồng nghiên cứu, hợp đồng soạn thảo.
e) Chi tổ chức các cuộc họp, hội thảo để lấy ý kiến, chỉnh lý và hoàn thiện dự thảo trong quá trình soạn thảo.
g) Chi góp ý bằng văn bản; tổ chức lấy ý kiến rộng rãi góp ý vào dự thảo.
h) Chi cho các thủ tục thông qua văn bản.
i) Các chi phí cần thiết khác phục vụ trực tiếp hoạt động nghiên cứu, soạn thảo, ban hành văn bản (nếu có).
3. Chi cho công tác thẩm định của Sở Tư pháp và phòng Tư pháp; góp ý của phòng Tư pháp đối với dự thảo nghị quyết của HĐND các huyện, thị xã Long Khánh, thành phố Biên Hòa (sau đây gọi chung là huyện).
4. Chi cho công tác xây dựng văn bản góp ý của công chức Tư pháp – Hộ tịch đối với dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là xã).
Điều 5. Mức chi chung
1. Đối với dự thảo nghị quyết, quyết định của HĐND tỉnh, UBND tỉnh: Mức phân bổ kinh phí tối đa 5.000.000đ/văn bản.
2. Đối với dự thảo nghị quyết, quyết định của HĐND tỉnh, UBND tỉnh có nội dung phức tạp, liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực: Mức phân bổ kinh phí tối đa 7.000.000đ/văn bản.
3. Đối với dự thảo nghị quyết, quyết định của HĐND huyện, UBND huyện: Mức phân bổ kinh phí tối đa 3.000.000đ/văn bản.
4. Đối với dự thảo nghị quyết, quyết định của HĐND xã, UBND xã: Mức phân bổ kinh phí tối đa 1.500.000đ/văn bản.
5. Đối với dự thảo chỉ thị của UBND tỉnh: Mức phân bổ kinh phí tối đa 2.000.000đ/văn bản.
6. Đối với dự thảo chỉ thị của UBND huyện: Mức phân bổ kinh phí tối đa 1.500.000đ/văn bản.
7. Đối với dự thảo chỉ thị của UBND xã: Mức phân bổ kinh phí tối đa 1.000.000đ/văn bản.
8. Chi lập dự kiến chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật:
a) Chi tổ chức các cuộc họp: Các thành viên tham dự các cuộc họp xét duyệt chương trình: 50.000đ/người/buổi; chủ trì: 100.000đ/người/buổi.
b) Chi tổng hợp và dự thảo dự kiến chương trình: 150.000đ/bản tổng hợp; 150.000đ/bản dự thảo dự kiến chương trình.
Điều 6. Mức chi cụ thể
1. Xây dựng đề cương: Mức chi 500.000đ/đề cương.
2. Chi soạn thảo hoặc hợp đồng soạn thảo dự thảo: Mức chi từ 1.000.000đ đến 2.000.000đ/văn bản dự thảo.
3. Chi góp ý dự thảo văn bản: 50.000đ/bản góp ý.
4. Chi cho công tác tổ chức lấy ý kiến rộng rãi: 20.000đ/phiếu.
5. Các thành viên tham dự các cuộc họp, hội thảo (để soạn thảo, chỉnh lý; thẩm định): 50.000đ/người/buổi; chủ trì: 100.000đ/người/buổi.
6. Mức chi 200.000đ/báo cáo thẩm định.
7. Mức chi 150.000đ/văn bản góp ý của phòng Tư pháp đối với dự thảo nghị quyết của HĐND huyện.
8. Mức chi 100.000đ/văn bản góp ý của công chức Tư pháp-Hộ tịch cấp xã.
9. Mức chi 100.000đ/báo cáo chỉnh lý, tiếp thu, giải trình (đối với ý kiến góp ý; ý kiến thẩm định; ý kiến của các thành viên UBND trước khi thông qua, ban hành văn bản).
10. Chi rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật phục vụ trực tiếp cho việc soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật: Vận dụng mức chi quy định tại Thông tư Liên tịch số 158/2007/TTLT-BTC-BTP ngày 28/12/2007 của Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí hỗ trợ cho công tác kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật.
11. Các chi phí cần thiết khác phục vụ trực tiếp hoạt động nghiên cứu, soạn thảo văn bản (nếu có): Mức thanh toán hợp lý dựa trên hóa đơn, chứng từ.
12. Đối với tổ chức, cơ quan được giao chủ trì soạn thảo phân bổ kinh phí cho từng văn bản phù hợp nhưng tổng mức phân bổ không được vượt quá mức khống chế tối đa tại Điều 5 của bản Quy định này.
Chương III
QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG KINH PHÍ
Điều 7. Nguồn kinh phí
Kinh phí cho việc xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật do ngân sách Nhà nước đảm bảo được bố trí trong dự toán chi thường xuyên hàng năm của cơ quan, đơn vị.
Điều 8. Cấp phát kinh phí
Trên cơ sở dự toán kinh phí bảo đảm xây dựng văn bản quy phạm pháp luật được duyệt trong dự toán ngân sách hàng năm, cơ quan tài chính, Kho bạc Nhà nước thực hiện việc cấp phát nguồn kinh phí cho cơ quan lập dự toán.
Điều 9. Lập dự toán, quản lý và quyết toán kinh phí bảo đảm cho công tác xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật
1. Lập dự toán và phân bổ kinh phí
Hàng năm, các cơ quan, tổ chức căn cứ chức năng nhiệm vụ của mình lập dự kiến xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, đồng thời lập dự toán kinh phí đảm bảo cho công tác lập dự kiến xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; kinh phí soạn thảo, ban hành; kinh phí thẩm định; kinh phí rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật tổng hợp chung vào dự toán kinh phí thường xuyên hàng năm của cơ quan, tổ chức gửi cơ quan tài chính, Văn phòng Ủy ban nhân dân, cơ quan tư pháp cùng cấp để tổng hợp vào dự toán ngân sách Nhà nước báo cáo Ủy ban nhân dân trình Hội đồng nhân dân thông qua theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước.
2. Sử dụng và quyết toán kinh phí
a) Kinh phí xây dựng văn bản quy phạm pháp luật được phân bổ và quyết toán theo quy định hiện hành. Kinh phí xây dựng văn bản quy phạm pháp luật cuối năm chưa sử dụng hết được chuyển sang năm sau tiếp tục sử dụng cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.
b) Việc sử dụng kinh phí cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật phải đảm bảo đủ chứng từ hợp pháp, hợp lệ theo quy định.
c) Kinh phí xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, thực chi nội dung nào thì hạch toán vào mục chi tương ứng của mục lục ngân sách Nhà nước theo quy định hiện hành.
Điều 10. Cơ quan quản lý và thanh, quyết toán kinh phí
1. Cơ quan quản lý và thanh, quyết toán kinh phí là cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật.
2. Sở Tư pháp là cơ quan quản lý và thanh, quyết toán đối với kinh phí phục vụ công tác thẩm định, công tác lập dự kiến chương trình xây dựng nghị quyết của HĐND tỉnh, quyết định, chỉ thị của UBND tỉnh.
3. Phòng Tư pháp là cơ quan quản lý và thanh, quyết toán đối với kinh phí phục vụ công tác thẩm định quyết định, chỉ thị của UBND và góp ý đối với dự thảo nghị quyết của HĐND huyện.
4. Căn cứ vào dự toán ngân sách được HĐND tỉnh giao; chương trình xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật trong năm, cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật có trách nhiệm bố trí kinh phí để thực hiện xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật cho phù hợp với tiến độ triển khai nhiệm vụ, trong phạm vi dự toán ngân sách đã được giao.
5. Trường hợp văn bản quy phạm pháp luật đã được HĐND, UBND ban hành ngoài chương trình, ngoài dự kiến xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, cơ quan được giao chủ trì soạn thảo phải kịp thời thông báo đến cơ quan tài chính, cơ quan tư pháp cùng cấp để tổng hợp, trình UBND cùng cấp bổ sung kinh phí.
6. Các cơ quan được giao nhiệm vụ rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật xây dựng kế hoạch cụ thể trình cấp có thẩm quyền duyệt dự toán trước khi thực hiện làm căn cứ quyết toán kinh phí.
7. Hàng tháng các cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản lập hồ sơ thanh toán và quyết toán đối với các văn bản đã được ban hành trong tháng. Hồ sơ đề nghị thanh toán bao gồm: Phiếu đề nghị thanh toán; bản sao văn bản đã được ký ban hành và các chứng từ liên quan.
8. Các cơ quan quản lý và thanh, quyết toán kinh phí có trách nhiệm sử dụng kinh phí được cấp đúng mục đích, đúng nội dung, đúng chế độ chi tiêu tài chính hiện hành và các quy định tại bản Quy định này.
Chương IV
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 11. Tổ chức thực hiện
1. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh phối hợp với Giám đốc Sở Tài chính có trách nhiệm kiểm tra về việc quản lý và sử dụng kinh phí được cấp.
2. Giám đốc Sở Tài chính hướng dẫn cụ thể nội dung và mức chi phục vụ công tác soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật của tỉnh.
3. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã Long Khánh, thành phố Biên Hòa và Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn: Tổ chức triển khai thực hiện Quy định này; đảm bảo việc quản lý và sử dụng kinh phí đúng quy định của pháp luật.
Điều 12. Thủ trưởng các Sở, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã Long Khánh, thành phố Biên Hòa và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn tổ chức thực hiện Quy định này. Trong quá trình thực hiện nếu gặp khó khăn, vướng mắc, kịp thời kiến nghị gửi về Sở Tư pháp, Sở Tài chính báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định./. | {
"issuing_agency": "Tỉnh Đồng Nai",
"promulgation_date": "06/06/2008",
"sign_number": "38/2008/QĐ-UBND",
"signer": "Đinh Quốc Thái",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Cong-nghe-thong-tin/Ke-hoach-120-KH-UBND-2021-cung-cap-100-dich-vu-cong-len-truc-tuyen-muc-do-4-tinh-Hau-Giang-479316.aspx | Kế hoạch 120/KH-UBND 2021 cung cấp 100% dịch vụ công lên trực tuyến mức độ 4 tỉnh Hậu Giang | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HẬU GIANG
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 120/KH-UBND
Hậu Giang, ngày 18 tháng 6 năm 2021
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI CUNG CẤP 100% DỊCH VỤ CÔNG ĐỦ ĐIỀU KIỆN LÊN TRỰC TUYẾN MỨC ĐỘ 4 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẬU GIANG NĂM 2021
Căn cứ Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính;
Căn cứ Nghị định số 45/2020/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ về thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử;
Căn cứ Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 01 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2020;
Căn cứ Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 07 tháng 3 năm 2019 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019-2020, định hướng đến 2025;
Căn cứ Nghị quyết số 02/NQ-TU ngày 02 tháng 12 năm 2020 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIV về xây dựng Chính quyền điện tử và chuyển đổi số tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030;
Căn cứ Nghị quyết số 25/2020/NQ-HĐND ngày 04 tháng 12 năm 2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc thông qua Đề án Xây dựng Chính quyền điện tử và đô thị thông minh tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2020 - 2025;
Căn cứ Nghị quyết số 51/NQ-HĐND ngày 04 tháng 12 năm 2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh Hậu Giang về chủ trương đầu tư Dự án xây dựng Chính quyền điện tử và đô thị thông minh tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2021 - 2025;
Căn cứ Kế hoạch số 78/KH-UBND ngày 27 tháng 4 năm 2021 của UBND tỉnh Hậu Giang về xây dựng chính quyền điện tử, đô thị thông minh và chuyển đổi số giai đoạn 2021 - 2025;
Căn cứ Công văn số 1145/BTTTT-THH ngày 19/4/2021 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc hướng dẫn, đôn đốc xây dựng kế hoạch triển khai và hoàn thành mục tiêu cung cấp 100% dịch vụ công đủ điều kiện lên trực tuyến mức độ 4 trong năm 2021.
UBND tỉnh Hậu Giang ban hành Kế hoạch triển khai cung cấp 100% dịch vụ công đủ điều kiện lên trực tuyến mức độ 4 trên địa bàn tỉnh Hậu Giang năm 2021 với các nội dung như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
Rà soát các dịch vụ công đủ điều kiện lên trực tuyến mức độ 4 của các sở, ban, ngành tỉnh và UBND cấp huyện, cấp xã để thực hiện cung cấp trực tuyến mức độ 4 trên Cổng Dịch vụ công của tỉnh Hậu Giang nhằm tiết kiệm thời gian, chi phí và tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, tổ chức, doanh nghiệp, góp phần đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
2. Yêu cầu
- Huy động sự tham gia của tất cả cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh trong quá trình rà soát các dịch vụ công đủ điều kiện lên trực tuyến mức độ 4.
- Đảm bảo việc triển khai dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 khả thi, hiệu quả, tiết kiệm, phục vụ tốt nhất cho người dân, doanh nghiệp.
II. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu tổng quát
- Hoàn thành các chỉ tiêu về dịch vụ công trực tuyến tại Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 07 tháng 3 năm 2019 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019 - 2020, định hướng đến 2025 và Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2021.
- Hoàn thành chỉ tiêu về tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến được kết nối với Cổng Dịch vụ công quốc gia theo lộ trình Chính phủ giao.
2. Mục tiêu cụ thể
- Cung cấp 100% dịch vụ công đủ điều kiện lên trực tuyến mức độ 4 trên Cổng Dịch vụ công tỉnh Hậu Giang trong năm 2021.
- Hoàn thiện Cổng Dịch vụ công tỉnh Hậu Giang đáp ứng các quy định về tiêu chí chức năng, tính năng kỹ thuật, khả năng kết nối với Cổng Dịch vụ công quốc gia theo các quy định của pháp luật.
- Cho phép người sử dụng dịch vụ công trực tuyến thanh toán trực tuyến phí, lệ phí thực hiện dịch vụ công, không dùng tiền mặt, bằng nhiều phương thức khác nhau, đảm bảo thuận tiện, dễ dàng.
- Hỗ trợ, hướng dẫn, phổ cập kỹ năng để nâng cao tỷ lệ người dân, doanh nghiệp nộp hồ sơ trực tuyến.
III. NHIỆM VỤ
1. Rà soát, lập danh sách dịch vụ công trực tuyến mức độ 2, 3, 4 của các sở, ban, ngành tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã đang cung cấp trên Cổng Dịch vụ công của tỉnh.
2. Rà soát quy định, lập danh sách dịch vụ công đủ điều kiện lên trực tuyến mức độ 4 của các sở, ban, ngành tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã; danh sách dịch vụ công không đủ điều kiện lên trực tuyến mức độ 4 (giải thích rõ lý do không đủ điều kiện).
3. Thực hiện cung cấp 100% dịch vụ công đủ điều kiện lên trực tuyến mức độ 4 trên Cổng Dịch vụ công của tỉnh.
4. Kết nối, tích hợp các dịch vụ công trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công, Hệ thống một của điện tử của tỉnh với Cổng Dịch vụ công quốc gia theo lộ trình của Chính phủ.
5. Tuyên truyền, quảng bá để thu hút người dân và doanh nghiệp tham gia sử dụng dịch vụ công trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công của tỉnh.
IV. TIẾN ĐỘ
1. Quý III/2021: Hoàn thành cung cấp 100% dịch vụ công đủ điều kiện lên trực tuyến mức độ 4 trên Cổng Dịch vụ công của tỉnh với đầy đủ các nền tảng thanh toán trực tuyến thuận tiện nhất cho người dân.
2. Quý IV/2021: Hoàn thành việc tích hợp tất cả các dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 trên Cổng Dịch vụ công của tỉnh với Cổng Dịch vụ công quốc gia và các hệ thống khác của các Bộ, ngành Trung ương.
V. KINH PHÍ THỰC HIỆN
Kinh phí thực hiện Kế hoạch triển khai cung cấp 100% dịch vụ công đủ điều kiện lên trực tuyến mức độ 4 trên địa bàn tỉnh năm 2021 do ngân sách nhà nước đảm bảo.
VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Thông tin và Truyền thông
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, địa phương triển khai thực hiện các nhiệm vụ tại Mục III của Kế hoạch này.
- Phối hợp với Văn phòng UBND tỉnh theo dõi, đôn đốc, kiểm tra và nắm bắt kịp thời những vấn đề phát sinh trong quá trình triển khai thực hiện, kịp thời báo cáo UBND tỉnh xem xét, giải quyết.
2. Văn phòng UBND tỉnh
- Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông thẩm định danh mục dịch vụ công trực tuyến đủ điều kiện lên mức độ 4 của các sở, ban, ngành, địa phương, danh mục dịch vụ công không đủ điều kiện lên trực tuyến mức độ 4, trình UBND tỉnh phê duyệt.
- Hướng dẫn, đôn đốc việc xây dựng quy trình nội bộ, quy trình điện tử của các cơ quan, đơn vị đảm bảo các quy trình giải quyết thủ tục hành chính được chuẩn hóa để có thể cung cấp thành dịch vụ công trực tuyến mức độ 4.
3. Các sở, ban, ngành tỉnh và UBND cấp huyện, cấp xã
- Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông thực hiện các nhiệm vụ của Kế hoạch thuộc chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực, địa bàn quản lý.
- Đề xuất giải pháp tăng tỷ lệ nộp trực tuyến đối với các dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 thuộc thẩm quyền quản lý của ngành, địa phương.
Trên đây là Kế hoạch triển khai cung cấp 100% dịch vụ công đủ điều kiện lên trực tuyến mức độ 4 trên địa bàn tỉnh Hậu Giang năm 2021. Sở, ban, ngành tỉnh, UBND cấp huyện, cấp xã căn cứ Kế hoạch này để triển khai thực hiện các nội dung thuộc chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị mình. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị phản hồi về Sở Thông tin và
Truyền thông để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh chỉ đạo./.
Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Thông tin và Truyền thông;
- TT: TU, HĐND, UBND tỉnh;
- Sở, ban, ngành tỉnh;
- UBND huyện, thị xã, thành phố;
- UBND xã, phường, thị trấn;
- Lưu: VT. NC.HQ
E:\2021\7.TTTT\2.PM\DVC\10_KH.doc
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Hồ Thu Ánh | {
"issuing_agency": "Tỉnh Hậu Giang",
"promulgation_date": "18/06/2021",
"sign_number": "120/KH-UBND",
"signer": "Hồ Thu Ánh",
"type": "Kế hoạch"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Dich-vu-phap-ly/Quyet-dinh-591-QD-UBND-2017-thu-tuc-hanh-chinh-quan-tai-vien-ho-tich-So-Tu-phap-Uy-ban-Yen-Bai-351352.aspx | Quyết định 591/QĐ-UBND 2017 thủ tục hành chính quản tài viên hộ tịch Sở Tư pháp Ủy ban Yên Bái | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH YÊN BÁI
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 591/QĐ-UBND
Yên Bái, ngày 11 tháng 4 năm 2017
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC CÔNG BỐ CÁC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG TRONG LĨNH VỰC QUẢN TÀI VIÊN VÀ HÀNH NGHỀ QUẢN LÝ TÀI SẢN; LĨNH VỰC HỘ TỊCH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ TƯ PHÁP, ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP HUYỆN VÀ ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH YÊN BÁI
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 về kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Thông tư số 05/2014/TT-BTP ngày 07 tháng 02 năm 2014 của Bộ Tư pháp hướng dẫn công bố, niêm yết thủ tục hành chính và báo cáo về tình hình kết quả thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp tại Tờ trình số 25/TTr-STP ngày 03 tháng 4 năm 2017,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này các thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực quản tài viên và hành nghề quản lý tài sản; lĩnh vực hộ tịch thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tư pháp, Ủy ban nhân dân cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp xã trên địa bàn tỉnh Yên Bái (có Phụ lục kèm theo).
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Tư pháp; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Bộ Tư pháp;
- Cục Kiểm soát TTHC (VPCP);
- TT. Tỉnh ủy;
- HĐND tỉnh;
- Chủ tịch UBND tỉnh;
- Phó CT.UBND tỉnh: Nguyễn Chiến Thắng;
- Như Điều 3;
- Cổng thông tin điện tử tỉnh;
- Phó VP. UBND tỉnh (NC);
- Lưu: VT, NC.
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Chiến Thắng
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG TRONG LĨNH VỰC QUẢN TÀI VIÊN VÀ HÀNH NGHỀ QUẢN LÝ, THANH LÝ TÀI SẢN; LĨNH VỰC HỘ TỊCH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ TƯ PHÁP TỈNH YÊN BÁI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 591/QĐ-UBND, ngày 11 tháng 4 năm 2017 của Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái)
Phần I
DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
Danh mục thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tư pháp
STT
Số hồ sơ TTHC(1)
Tên thủ tục hành chính
Tên VBQPPL quy định nội bổ sung(2)
Lĩnh vực
Cơ quan thực hiện
A
BỔ TRỢ TƯ PHÁP
1
T-YBA-248035-TT
Thủ tục: Đăng ký hành nghề quản lý, thanh lý tài sản với tư cách cá nhân
Ngày 10/11/2016 Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 224/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề, hoạt động quản lý , thanh lý tài sản; lệ phí cấp chứng chỉ hành nghề quản tài viên.
Lĩnh vực Quản tài viên và hành nghề quản lý, thanh lý tài sản
Sở Tư pháp
2
T-YBA-248039-TT
Thủ tục: Đăng ký hành nghề quản lý, thanh lý tài sản đối với doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản
Sở Tư pháp
B
HÀNH CHÍNH - TƯ PHÁP
Thủ tục hành chính thực hiện tại cơ quan quản lý Cơ Sở dữ liệu hộ tịch (Sở Tư pháp)
1
T-YBA-249254-TT
Thủ tục: cấp bản sao Trích lục hộ tịch
Ngày 14/11/2016 Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 281/2016/TT-BTC , quy định mức thu, chế độ thu, nộp , quản lý và sử dụng phí khai thác, sử dụng thông tin trong Cơ sở dữ liệu hộ tịch, phí xác nhận có quốc tịch Việt Nam, phí xác nhận là người gốc Việt Nam, lệ phí quốc tịch.
Hộ tịch
Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch.
Phần II
NỘI DUNG CỤ THỂ TỪNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG TRONG LĨNH VỰC QUẢN TÀI VIÊN VÀ HÀNH NGHỀ QUẢN LÝ, THANH LÝ TÀI SẢN; LĨNH VỰC HỘ TỊCH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ TƯ PHÁP TỈNH YÊN BÁI
A. BỔ TRỢ TƯ PHÁP
1. Thủ tục: Đăng ký hành nghề quản lý, thanh lý tài sản với tư cách cá nhân
- Trình tự thực hiện
Bước 1: Người có chứng chỉ hành nghề Quản tài viên đăng ký hành nghề quản lý, thanh lý tài sản với tư cách cá nhân tại Sở Tư pháp tỉnh Yên Bái, nơi người đó thường trú.
Bước 2: Công chức tiếp nhận kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:
+ Nếu hồ sơ đầy đủ thì viết phiếu hẹn ngày trả kết quả và chuyển hồ sơ cho phòng chuyên môn để xử lý;
+ Nếu hồ sơ thiếu hoặc chưa hợp lệ thì công chức tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn để cá nhân bổ sung và hoàn thiện hồ sơ theo quy định;
+ Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Vào giờ hành chính tất cả các ngày trong tuần (trừ thứ 7, chủ nhật, ngày lễ, tết).
+ Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp quyết định ghi tên người đề nghị đăng ký vào danh sách Quản tài viên, doanh nghiệp hành nghề quản lý, thanh lý tài sản và thông báo bằng văn bản cho người đó;
+ Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày quyết định ghi tên người đề nghị đăng ký vào danh sách Quản tài viên, doanh nghiệp hành nghề quản lý, thanh lý tài sản, Sở Tư pháp gửi danh sách Quản tài viên, doanh nghiệp hành nghề quản lý, thanh lý tài sản cho Bộ Tư pháp;
+ Thời gian tiếp nhận hồ sơ: vào giờ hành chính các ngày trong tuần (trừ ngày thứ 7, chủ nhật, ngày lễ, tết).
Bước 3: Cá nhân nhận kết quả theo Giấy hẹn ngày trả kết quả tại bộ phận một cửa Sở Tư pháp tỉnh Yên Bái, vào giờ hành chính các ngày làm việc trong tuần trừ ngày nghỉ và các ngày lễ, tết
- Cách thức thực hiện
Người đề nghị đăng ký hành nghề quản lý, thanh lý tài sản với tư cách cá nhân nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua bưu điện đến Bộ phận một cửa Sở Tư pháp tỉnh Yên Bái tổ 27, phường Đồng Tâm, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái.
- Thành phần, số lượng hồ sơ
a) Thành phần hồ sơ:
+ Giấy đề nghị đăng ký hành nghề quản lý, thanh lý tài sản với tư cách cá nhân theo mẫu quy định.
+ Bản chụp chứng chỉ hành nghề Quản tài viên. (Trường hợp nộp trực tiếp tại Sở Tư pháp thì xuất trình bản chính Chứng chỉ hành nghề Quản tài viên để đối chiếu; Trường hợp gửi hồ sơ qua đường bưu điện đến Sở Tư pháp thì xuất trình bản chính chứng chỉ hành nghề Quản tài viên khi có yêu cầu).
+ Trong trường hợp cần thiết, Sở Tư pháp tỉnh Yên Bái yêu cầu người đề nghị đăng ký hành nghề quản lý, thanh lý tài sản với tư cách cá nhân nộp Phiếu lý lịch tư pháp.
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ
- Thời hạn giải quyết:
Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp quyết định ghi tên người đề nghị đăng ký vào danh sách Quản tài viên, doanh nghiệp hành nghề quản lý, thanh lý tài sản và thông báo bằng văn bản cho người đó.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày quyết định ghi tên người đề nghị đăng ký vào danh sách Quản tài viên, doanh nghiệp hành nghề quản lý, thanh lý tài sản, Sở Tư pháp gửi danh sách Quản tài viên, doanh nghiệp hành nghề quản lý, thanh lý tài sản cho Bộ Tư pháp.
- Đối tượng thực hiện TTHC: Cá nhân.
- Cơ quan thực hiện TTHC:
Cơ quan có thẩm quyển quyết định: Sở Tư pháp tỉnh Yên Bái.
Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không.
Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Tư pháp tỉnh Yên Bái.
Cơ quan phối hợp: Không.
- Kết quả thực hiện TTHC: Văn bản ghi tên vào danh sách Quản tài viên, doanh nghiệp hành nghề quản lý, thanh lý tài sản.
- Phí: Thẩm định điều kiện hoạt động: 500.000 đồng/hồ sơ, theo quy định tại Thông tư số 224/2016/TT-BTC ngày 10 tháng 11 năm 2016 của Bộ Tài chính
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Giấy đề nghị đăng ký hành nghề quản lý, thanh lý tài sản với tư cách cá nhân Mẫu TP-QTV-04 theo quy định tại Điều 9 Nghị định số 22/2015/NĐ-CP ngày 16/02/2015 của Chính phủ.
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC: Theo quy định tại Khoản 5, Điều 9 Nghị định số 22/2015/NĐ-CP ngày 16/02/2015 của Chính phủ
Những người sau đây không được đăng ký hành nghề quản lý, thanh lý tài sản với tư cách cá nhân:
+ Không đủ điều kiện hành nghề quản tài viên quy định tại Điều 12 của Luật phá sản
+ Thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 14 của Luật Phá sản:
+ Người đang bị cấm hành nghề quản lý, thanh lý tài sản theo bản án hay quyết định của Tòa án đã có hiệu lực.
- Căn cứ pháp lý của TTHC
+ Điều 12, Điều 14 Luật Phá sản ngày 19/6/2014;
+ Điều 9, Nghị định số 22/2015/NĐ-CP ngày 16/02/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phá sản về Quản tài viên và hành nghề quản lý, thanh lý tài sản.
+ Khoản 2 Điều 2, Khoản 2 Điều 3, mục 2b Điều 4 Thông tư số 224/2016/TT-BTC ngày 10 tháng 11 năm 2016 của Bộ Tải chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề, hoạt động quản lý , thanh lý tài sản; lệ phí cấp chứng chỉ hành nghề quản tài viên. | {
"issuing_agency": "Tỉnh Yên Bái",
"promulgation_date": "11/04/2017",
"sign_number": "591/QĐ-UBND",
"signer": "Nguyễn Chiến Thắng",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tien-te-Ngan-hang/Quyet-dinh-38-1999-QD-NHNN-to-chuc-hoat-dong-So-Giao-dich-Ngan-hang-Nha-nuoc-177817.aspx | Quyết định 38/1999/QĐ-NHNN tổ chức hoạt động Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước | NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
VIỆT NAM
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 38/1999/QĐ-NHNN9
Hà Nội, ngày 21 tháng 1 năm 1999
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA SỞ GIAO DỊCH THUỘC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
- Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 01/1997/QH10 ngày 12/12/1997;
- Căn cứ Nghị định 15/CP ngày 2/3/1993 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
- Căn cứ Nghị định số 88/1998/NĐ-CP ngày 2/11/1998 của Chính phủ về chức năng, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
- Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và đào tạo thuộc Ngân hàng Nhà nước,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. - Ban hành kèm theo Quyết định này "Quy chế tổ chức và hoạt động của Sở Giao dịch thuộc Ngân hàng Nhà nước".
Điều 2. - Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký, thay thế Quyết định số 446/QĐ-NH9 ngày 5/11/1992 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước.
Điều 3. - Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và đào tạo, Giám đốc Sở Giao dịch, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước, Giám đốc chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
KT. THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
PHÓ THỐNG ĐỐC
Lê Đức Thúy
QUY CHẾ
TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA SỞ GIAO DỊCH THUỘC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
(Ban hành theo Quyết định số 38/1999/QĐ-NHNN9 ngày 21/01/1999 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước)
Chương I
ĐIỀU KHOẢN CHUNG
Điều 1. Sở Giao dịch là đơn vị thuộc bộ máy của Ngân hàng Nhà nước có chức năng giúp Thống đốc Ngân hàng Nhà nước thực hiện một số nghiệp vụ Ngân hàng Trung ương.
Điều 2. Sở Giao dịch là đơn vị hạch toán phụ thuộc, có bảng cân đối tài khoản và có con dấu để giao dịch.
Điều 3. Điều hành Sở Giao dịch là Giám đốc, giúp việc Giám đốc có một số Phó Giám đốc.
Chương II
NHIỆM VỤ CỦA SỞ GIAO DỊCH
Điều 4. Sở Giao dịch có các nhiệm vụ:
1. Thực hiện quy trình nghiệp vụ và làm các thủ tục hạch toán theo dõi cho vay, thu nợ đối với các tổ chức tín dụng và các đơn vị khác theo các quy định hiện hành. Tổ chức đấu thầu trái phiếu, tín phiếu kho bạc Nhà nước, thực hiện các tác nghiệp cụ thể tại điểm giao dịch của thị trường mở.
2. Mở tài khoản và thực hiện các giao dịch cho Kho bạc Nhà nước, các tổ chức tín dụng trong nước, các Ngân hàng nước ngoài và các tổ chức tiền tệ, Ngân hàng Quốc tế.
3. Quản lý qũy nghiệp vụ, giấy tờ có giá tại Sở Giao dịch (bao gồm cả đồng Việt Nam và ngoại tệ). Thu nhận và chi trả tiền mặt cho các đơn vị có quan hệ mở tài khoản tại Sở Giao dịch.
4. Phối hợp với các Vụ chức năng tổ chức và điều hành thị trường nội tệ và thị trường ngoại tệ liên ngân hàng.
5. Thiết lập quan hệ đại lý và mở tài khoản giao dịch với các Ngân hàng nước ngoài, phát triển nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối và thanh toán quốc tế của Ngân hàng Nhà nước. Quản lý nguồn ngoại tệ của Ngân hàng Nhà nước đã đầu tư ở nước ngoài dưới hình thức: Tiền gửi, trái phiếu, tín phiếu và các hình thức đầu tư khác theo quy định của Thống đốc.
6. Phối hợp với các đơn vị có liên quan trong việc quản lý dự trữ ngoại hối của Nhà nước, bảo đảm an toàn tài sản, đáp ứng khả năng thanh toán khi cần thiết. Trực tiếp tham gia giao dịch ngoại tệ trên thị trường quốc tế theo quy chế của Thống đốc.
7. Trực tiếp mua, bán ngoại hối trên thị trường liên ngân hàng, thị trường vốn trong nước và quốc tế theo quy định của Thống đốc.
8. Thực hiện việc theo dõi thanh toán các khoản vay nợ nước ngoài của Chính phủ với các tổ chức tài chính quốc tế.
9. Quản lý, tính toán xác định tiền gửi dự trữ bắt buộc đối với các tổ chức tín dụng.
10. Thực hiện chế độ hạch toán và báo cáo kế toán, thông tin thống kê theo pháp lệnh kế toán thống kê và chế độ hiện hành của Ngân hàng Nhà nước.
11. Thực hiện nhiệm vụ khác do Thống đốc giao.
Chương III
TỔ CHỨC BỘ MÁY VÀ ĐIỀU HÀNH
Điều 5. Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước gồm có các đơn vị sau:
1. Phòng Kinh doanh ngoại hối và thị trường liên ngân hàng.
2. Phòng Quan hệ đại lý.
3. Phòng Thanh toán quốc tế.
4. Phòng Kế toán.
5. Phòng Quản lý vay nợ các tổ chức tài chính quốc tế.
6. Phòng Quản lý và thu chi tiền mặt
7. Phòng Nghiệp vụ Tín dụng và thị trường mở
8. Phòng Tổng hợp
9. Bộ phận kiểm soát.
Nhiệm vụ cụ thể của các Phòng, bộ phận do Giám đốc Sở Giao dịch quy định.
Điều 6. Nhiệm vụ và quyền hạn của Giám đốc Sở Giao dịch:
1. Tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm trước Thống đốc về các mặt công tác của Vụ. Quyết định chương trình, kế hoạch và biện pháp thực hiện nhiệm vụ của Sở Giao dịch được quy định tại điều 4 Quy chế này.
2. Quyết định các khoản mua, bán ngoại tệ trong phạm vi ủy quyền của Thống đốc, ký các chứng từ phát sinh trong giao dịch với khách hàng thuộc nghiệp vụ của Sở Giao dịch; ký các dự toán, quyết toán thu chi tài chính và các công văn giấy tờ giao dịch của Sở.
3. Quản lý, phân công nhiệm vụ cho cán bộ trong Sở Giao dịch. Đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm, nâng lương, khen thưởng, kỷ luật, tuyển dụng và bồi dưỡng cán bộ theo thẩm quyền đã được phân cấp.
4. Tham dự các cuộc họp do Thống đốc triệu tập.
Điều 7. Nhiệm vụ và quyền hạn của Phó Giám đốc:
1. Giúp Giám đốc chỉ đạo điều hành một số lĩnh vực công tác của Sở Giao dịch theo phân công của Giám đốc và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về kết qủa công tác được phân công.
2. Ký thay Giám đốc trên các văn bản hành chính theo sự phân công của Giám đốc.
3. Khi Giám đốc đi vắng, một Phó Giám đốc được ủy quyền thay mặt Giám đốc giải quyết các công việc chung của Sở Giao dịch và chịu trách nhiệm về các công việc đã giải quyết, báo cáo lại khi Giám đốc có mặt.
4. Tham gia ý kiến với Giám đốc về tổ chức và hoạt động của Sở Giao dịch theo nguyên tắc tập trung dân chủ và chế độ Thủ trưởng.
Chương IV
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 8. Việc bổ sung, sửa đổi các điều khoản trong bản Quy chế này do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định. | {
"issuing_agency": "Ngân hàng Nhà nước",
"promulgation_date": "21/01/1999",
"sign_number": "38/1999/QĐ-NHNN9",
"signer": "Lê Đức Thúy",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thue-Phi-Le-Phi/Quyet-dinh-33-2022-QD-UBND-gia-tinh-le-phi-truoc-ba-doi-voi-nha-An-Giang-528360.aspx | Quyết định 33/2022/QĐ-UBND giá tính lệ phí trước bạ đối với nhà An Giang | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH AN GIANG
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 33/2022/QĐ-UBND
An Giang, ngày 26 tháng 8 năm 2022
QUYẾT ĐỊNH
QUY ĐỊNH GIÁ TÍNH LỆ PHÍ TRƯỚC BẠ ĐỐI VỚI NHÀ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH AN GIANG
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật Phí và lệ phí ngày 25 tháng 11 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 10/2022/NĐ-CP ngày 15 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ Quy định về lệ phí trước bạ;
Căn cứ Thông tư số 13/2022/TT-BTC ngày 28 tháng 02 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tài chính Quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 10/2022/NĐ-CP ngày 15 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ Quy định về lệ phí trước bạ;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính tại Tờ trình số 1049/TTr-STC ngày 18 tháng 8 năm 2022.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Quyết định này quy định giá tính lệ phí trước bạ và tỷ lệ phần trăm chất lượng còn lại để làm cơ sở tính lệ phí trước bạ đối với nhà ở; nhà làm việc; nhà sử dụng cho các mục đích chuyên dùng khác (sau đây gọi chung là nhà) trên địa bàn tỉnh An Giang.
2. Các nội dung khác có liên quan đến giá tính lệ phí trước bạ đối với nhà không quy định tại Quyết định này thì thực hiện theo Nghị định số 10/2022/NĐ-CP ngày 15 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ Quy định về lệ phí trước bạ và Thông tư số 13/2022/TT-BTC ngày 28 tháng 02 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tài chính Quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 10/2022/NĐ-CP ngày 15 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ Quy định về lệ phí trước bạ.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thuộc đối tượng phải nộp lệ phí trước bạ đối với nhà theo quy định.
2. Các cơ quan có liên quan đến việc tính và thu lệ phí trước bạ.
Điều 3. Giá trị tính lệ phí trước bạ đối với nhà được xác định như sau:
Giá trị nhà tính lệ phí trước bạ
(đồng)
=
Diện tích nhà chịu lệ phí trước bạ
(m2)
x
Giá 01 (một) mét vuông nhà
(đồng/m2)
x
Tỷ lệ (%) chất lượng còn lại của nhà chịu lệ phí trước bạ
Trong đó:
1. Diện tích nhà chịu lệ phí trước bạ là toàn bộ diện tích sàn nhà (kể cả diện tích công trình phụ kèm theo) thuộc quyền sở hữu hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
2. Giá 01 (một) m2 nhà được xác định theo Quyết định số 23/2022/QĐ-UBND ngày 15/6/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang Ban hành bảng giá xây dựng mới nhà ở, công trình và vật kiến trúc thông dụng trên địa bàn tỉnh An Giang.
3. Tỷ lệ (%) chất lượng còn lại của nhà chịu lệ phí trước bạ được xác định như sau:
a) Kê khai lệ phí trước bạ lần đầu:
Đối với nhà có thời gian đã sử dụng dưới 5 năm: 100%;
Đối với nhà có thời gian đã sử dụng từ 05 năm trở lên thì áp dụng tỷ lệ (%) chất lượng còn lại tương ứng với kê khai lệ phí trước bạ nhà từ lần thứ 2 trở đi.
b) Kê khai lệ phí trước bạ nhà ở từ lần thứ 2 trở đi:
Đối với nhà ở:
Thời gian đã sử dụng
Tỷ lệ % chất lượng còn lại
Mã hiệu N01
Mã hiệu 02
Mã hiệu 03
- Dưới 5 năm
95
90
80
- Từ 5 đến 10 năm
85
80
65
- Trên 10 năm đến 20 năm
70
55
35
- Trên 20 năm đến 50 năm
50
35
25
- Trên 50 năm
30
25
20
Đối với nhà sử dụng cho các mục đích chuyên dùng khác:
Thời gian đã sử dụng
Tỷ lệ % chất lượng còn lại
Mã hiệu CT1
Mã hiệu CT2 và CT3
Mã hiệu CT4 và CT5
- Dưới 5 năm
95
90
80
- Từ 5 đến 10 năm
85
80
65
- Trên 10 năm đến 20 năm
70
55
35
- Trên 20 năm đến 50 năm
50
35
25
- Trên 50 năm
30
25
20
Thời gian đã sử dụng của nhà được tính từ thời điểm (năm) xây dựng hoàn thành bàn giao (hoặc đưa vào sử dụng) đến năm kê khai, nộp lệ phí trước bạ nhà. Trường hợp hồ sơ không đủ căn cứ xác định được năm xây dựng nhà thì theo năm mua hoặc nhận nhà.
Điều 4. Cục Thuế chịu trách nhiệm hướng dẫn cho các cơ quan thuế trực thuộc xác định và thu lệ phí trước bạ theo quy định tại Quyết định này.
Trong quá trình thực hiện, trường hợp phát sinh loại nhà chưa quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 3 Quyết định này, Cục Thuế có trách nhiệm tổng hợp, báo cáo gửi Sở Tài chính để chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng và các cơ quan có liên quan hướng dẫn thực hiện. Trong trường hợp vượt thẩm quyền sẽ báo cáo, trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp.
Điều 5. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 10 tháng 9 năm 2022 và thay thế Quyết định số 45/2018/QĐ-UBND ngày 15 tháng 11 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang Quy định giá tính lệ phí trước bạ đối với nhà trên địa bàn tỉnh An Giang.
Điều 6. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Sở Xây dựng, Cục trưởng Cục Thuế, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh, Thủ trưởng các Sở, ban ngành cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 6;
- Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng;
- Cục Kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp;
- TT.Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBMTTQ tỉnh;
- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- Các Sở, ban ngành cấp tỉnh;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Báo An Giang, Đài PT-TH An Giang;
- Website Chính phủ; Website tỉnh An Giang;
- Lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh;
- Lưu: VT, P.KTTH, TT. Công báo - Tin học.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Thị Minh Thuý | {
"issuing_agency": "Tỉnh An Giang",
"promulgation_date": "26/08/2022",
"sign_number": "33/2022/QĐ-UBND",
"signer": "Nguyễn Thị Minh Thúy",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Van-hoa-Xa-hoi/Ke-hoach-43-KH-UBND-2021-thuc-hien-cong-tac-binh-dang-gioi-va-vi-su-tien-bo-cua-phu-nu-Ha-Noi-466761.aspx | Kế hoạch 43/KH-UBND 2021 thực hiện công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ Hà Nội | ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 43/KH-UBND
Hà Nội, ngày 18 tháng 02 năm 2021
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CÔNG TÁC BÌNH ĐẲNG GIỚI VÀ VÌ SỰ TIẾN BỘ CỦA PHỤ NỮ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ NĂM 2021
Năm 2021 là năm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là năm đầu tiên thực hiện Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2021-2030 và các Chương trình, Đề án, dự án liên quan đến bình đẳng giới, phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới giai đoạn 2021-2025; là năm tổ chức Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026; căn cứ tình hình thực tế của Thủ đô Hà Nội, UBND Thành phố ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ trên địa bàn Thành phố năm 2021 như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ngành, đoàn thể trong thực hiện công tác bình đẳng giới, vì sự tiến bộ của phụ nữ trên địa bàn thành phố Hà Nội; nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước đối với công tác bình đẳng giới và hoạt động vì sự tiến bộ của phụ nữ trên địa bàn Thành phố.
2. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến và vận động Nhân dân thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và thành phố Hà Nội liên quan đến bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ trong các lĩnh vực của đời sống xã hội.
3. Nâng cao trách nhiệm và tăng cường sự phối hợp của các Sở, ban, ngành, đoàn thể trong việc thực hiện công tác bình đẳng giới, vì sự tiến bộ của phụ nữ và lồng ghép giới trong kế hoạch công tác của đơn vị.
II. NỘI DUNG THỰC HIỆN
1. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục chính sách, pháp luật về bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ
- Tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng về tuyên truyền thực hiện chính sách, pháp luật, chương trình về bình đẳng giới, vì sự tiến bộ của phụ nữ: Luật Bình đẳng giới; Bộ luật Lao động, đặc biệt quan tâm đến nội dung mới về bình đẳng giới; Luật Phòng, chống bạo lực gia đình; Chỉ thị số 21-CT/TW ngày 20/01/2018 của Ban Bí thư về tiếp tục đẩy mạnh công tác phụ nữ trong tình hình mới; Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2021-2030; các Chương trình, đề án, dự án về bình đẳng giới, phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới giai đoạn 2021-2025; Chỉ thị số 22-CT/TU ngày 10/5/2018 của Thành ủy Hà Nội về việc tiếp tục đẩy mạnh công tác phụ nữ của thành phố Hà Nội trong tình hình mới và các văn bản của Trung ương, Thành phố liên quan đến công tác bình đẳng giới, vì sự tiến bộ của phụ nữ.
- Tăng cường truyền thông về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị hướng tới bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XV, Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 với các nội dung phong phú nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm, sự đồng thuận, ủng hộ của cả hệ thống chính trị và Nhân dân về lợi ích, sự cần thiết của việc phụ nữ tham gia vào các vị trí lãnh đạo, quản lý và tầm quan trọng của công tác cán bộ nữ, quy hoạch cán bộ nữ, đảm bảo sự bình đẳng của phụ nữ, hướng tới thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị.
- Đẩy mạnh các chiến dịch, các hoạt động truyền thông thường xuyên về bình đẳng giới, vì sự tiến bộ của phụ nữ với các hình thức đổi mới, phong phú, đa dạng, hướng đến nhóm đối tượng cụ thể và phù hợp với từng địa bàn, từng nhóm đối tượng thu hút sự tham gia của nam giới và trẻ em trai trong thực hiện bình đẳng giới, hạn chế sự tái diễn của của tình trạng bất bình đẳng giới từ thế hệ này sang thế hệ khác; vận động sự tham gia tích cực của các cấp, các ngành, đoàn thể, các tổ chức, cộng đồng và gia đình trong việc thực hiện nghiêm túc các chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước về công tác bình đẳng giới, vì sự tiến bộ của phụ nữ;
- Tăng cường tổ chức truyền thông trực tiếp tại cơ sở, nâng cao chất lượng tin, bài tuyên truyền, thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác tuyên truyền nhằm tạo hiệu ứng tốt cho công tác truyền thông. Chú trọng đưa thông điệp bình đẳng giới vào các sản phẩm truyền thông và phương tiện truyền thông phù hợp, sáng tạo, hiệu quả và có tính lan tỏa tốt.
2. Nâng cao năng lực thực hiện công tác bình đẳng giới
- Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nâng cao năng lực, kỹ năng cho đội ngũ cán bộ làm công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ phụ nữ từ Thành phố tới cơ sở. Tổ chức tập huấn kiến thức nghiệp vụ và kỹ năng lồng ghép giới, bình đẳng giới; kỹ năng phân tích, sử dụng số liệu tách biệt giới trong một số nội dung về phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới. Đặc biệt, chú trọng tập huấn kiến thức, kỹ năng quản lý, lãnh đạo và hoạt động của các cơ quan dân cử cho cán bộ nữ tiềm năng nhằm tăng cường sự tham gia của phụ nữ trong lĩnh vực chính trị, chính quyền các cấp.
- Tăng cường vai trò lãnh đạo của cấp ủy Đảng, Thủ trưởng đơn vị, vai trò của tổ chức đoàn thể đối với những vấn đề liên quan đến nữ công chức, viên chức, người lao động; quan tâm và tạo mọi điều kiện khơi dậy tiềm năng, trí tuệ, sức sáng tạo của đội ngũ nữ cán bộ, công chức, viên chức để phát huy được vai trò, vị thế của mình trong công tác.
- Nâng cao chất lượng công tác lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật. Đảm bảo thành viên các Ban soạn thảo, Tổ biên tập xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và các chương trình, đề án có nội dung liên quan đến bình đẳng giới được tập huấn kiến thức về giới, phân tích và lồng ghép giới.
- Tiếp tục xây dựng, củng cố, bồi dưỡng, tập huấn và phát triển đội ngũ cộng tác viên, tuyên truyền viên, báo cáo viên về bình đẳng giới ở các cấp, đặc biệt là cấp cơ sở.
3. Tổ chức thực hiện có hiệu quả các chính sách, Quyết định, Chương trình, Kế hoạch của Thủ tướng Chính phủ và UBND Thành phố về công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ phụ nữ
- Đẩy mạnh việc lồng ghép yếu tố giới trong hoạch định chính sách và thực hiện các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố và từng ngành, từng địa phương. Chú trọng vào các nội dung còn tồn tại bất bình đẳng giới, tăng cường sự tham gia của phụ nữ trong các lĩnh vực, nhất là lĩnh vực chính trị, kinh tế, khai thác các nguồn lực chăm lo quyền lợi, đời sống của phụ nữ.
- Ban hành Kế hoạch, tổ chức thực hiện hiệu quả: Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2021-2030 (sau khi Thủ tướng chính phủ ban hành); Chương trình phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới giai đoạn 2021-2025 theo Quyết định số 2232/QĐ-TTg ngày 28/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ và các chương trình, đề án, dự án về bình đẳng giới trên địa bàn Thành phố. Trong đó cần tập trung thực hiện các hoạt động truyền thông, nâng cao năng lực, duy trì xây dựng và phát triển mô hình điểm về bình đẳng giới, phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới; phòng, chống bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái, đặc biệt là xâm hại tình dục và quấy rối tình dục.
- Tiếp tục tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả Quyết định số 938/QĐ-TTg ngày 30/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án “Tuyên truyền, giáo dục, vận động, hỗ trợ phụ nữ tham gia giải quyết một số vấn đề xã hội liên quan đến phụ nữ giai đoạn 2017 - 2027”; Quyết định số 939/QĐ-TTg ngày 30/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017-2025”; Quyết định số 1898/QĐ-TTg ngày 28/11/2017 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án “Hỗ trợ hoạt động bình đẳng giới vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2018-2025”...
- Tổ chức triển khai thực hiện Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới từ ngày 15/11-15/12/2021 với mục tiêu hiệu quả, sáng tạo, tiết kiệm, có sức lan tỏa.
- Tiếp tục thực hiện Quy chế phối hợp giữa UBND và Hội Liên hiệp Phụ nữ cùng cấp theo Nghị định số 56/2012/NĐ-CP ngày 16/7/2012 của Chính phủ quy định trách nhiệm của Bộ, ngành, UBND các cấp trong việc bảo đảm cho các cấp Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tham gia quản lý Nhà nước.
- Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 07-CT/TU ngày 30/12/2011 của Thành ủy Hà Nội về tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng trong công tác quy hoạch, đào tạo và sử dụng cán bộ trẻ, cán bộ nữ. Quan tâm rà soát, đánh giá tình hình cán bộ nữ tham gia quản lý, lãnh đạo, xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch và sử dụng cán bộ nữ theo lộ trình phù hợp với điều kiện của cơ quan, đơn vị và đưa ra các giải pháp, đề xuất, kiến nghị theo hướng ưu tiên bố trí cán bộ nữ vào các vị trí quản lý, lãnh đạo.
- Phát triển hệ thống các dịch vụ có chất lượng nhằm hỗ trợ các đối tượng tiếp cận bình đẳng giới trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, tăng cường xã hội hóa và phối hợp liên ngành trong việc tổ chức các hoạt động bình đẳng giới.
4. Hoạt động của Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ
- Tiếp tục tham mưu rà soát, kiện toàn nhân sự Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ các cấp khi có thay đổi; tổ chức đánh giá kết quả hoạt động của Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ theo quy định. Duy trì hoạt động Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ theo Quy chế.
- Phối hợp tổ chức tập huấn bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho nữ lãnh đạo, quản lý, nữ cán bộ trong diện quy hoạch chức vụ, chức danh lãnh đạo quản lý các cấp, nữ đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp.
- Tăng cường kiểm tra hoạt động vì sự tiến bộ của phụ nữ ở các đơn vị và cơ sở, tập trung vào các nội dung, cụ thể: Tổ chức và hoạt động của Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ; tình hình triển khai chính sách, pháp luật, chương trình liên quan đến bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ; công tác cán bộ nữ và việc quy hoạch, tạo nguồn, bổ nhiệm và sử dụng cán bộ nữ; tình trạng bạo hành với phụ nữ và trẻ em gái; những vấn đề tác động tiêu cực đến sự phát triển của phụ nữ của ngành, địa phương; khó khăn, vướng mắc của đơn vị, địa phương trong việc triển khai công tác vì sự tiến bộ của phụ nữ và bình đẳng giới.
- Tổ chức các hoạt động hưởng ứng và tổ chức gặp mặt cán bộ nữ lãnh đạo chủ chốt của Thành phố và các quận, huyện, thị xã nhân dịp kỷ niệm ngày Quốc tế phụ nữ 8/3, ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10.
- Tăng cường các hoạt động giao lưu trao đổi kinh nghiệm giữa các địa phương, cơ quan, đơn vị trong và ngoài nước.
5. Kinh phí thực hiện
Căn cứ nhiệm vụ được giao, các Sở, ban, ngành, đoàn thể, UBND các quận, huyện, thị xã chủ động xây dựng dự toán chi hàng năm, trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Các nội dung, mức chi thực hiện theo Thông tư số 191/2009/TT-BTC ngày 01/10/2009 của Bộ Tài chính về hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí hoạt động bình đẳng giới và hoạt động Vì sự tiến bộ của phụ nữ và quy định hiện hành.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
- Chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan tham mưu, trình UBND Thành phố ban hành Kế hoạch thực hiện Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2021-2030 sau khi có Quyết định ban hành của Thủ tướng Chính phủ.
- Tham mưu UBND Thành phố ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2021-2025 theo Quyết định số 2232/QĐ-TTg ngày 28/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới giai đoạn 2021-2025 và hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; hướng dẫn, tổ chức triển khai các Mô hình thuộc Chương trình.
- Tham mưu tổ chức họp đánh giá kết quả hoạt động năm 2020 của Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ Thành phố theo Quy chế.
- Tham mưu UBND Thành phố ban hành Kế hoạch, tổ chức triển khai thực hiện Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng chống bạo lực trên cơ sở giới từ ngày 15/11-15/12/2021 đảm bảo thiết thực, hiệu quả.
- Tổ chức các hoạt động truyền thông với nhiều hình thức phong phú, đa dạng như: Truyền thông trực tiếp, qua các sản phẩm truyền thông, trên các phương tiện thông tin đại chúng, ... nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi về bình đẳng giới và vì sự tiến bộ phụ nữ, công tác phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới trên địa bàn thành phố Hà Nội; chú trọng, quan tâm đầu tư thực hiện tại những địa bàn khó khăn, vùng dân tộc thiểu số.
- Tổ chức các hội nghị triển khai, tọa đàm, tập huấn về công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ phụ nữ cho đội ngũ cán bộ, cộng tác viên làm công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ phụ nữ các cấp từ Thành phố đến cơ sở.
- Thường xuyên hướng dẫn, đôn đốc và kiểm tra việc triển khai thực hiện các hoạt động về bình đẳng giới, phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới tại cơ sở.
- Tổng hợp kết quả định kỳ báo cáo UBND Thành phố, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội theo quy định.
2. Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Hà Nội
- Tiếp tục thực hiện hiệu quả các Đề án: “Tuyên truyền, giáo dục, vận động, hỗ trợ phụ nữ tham gia giải quyết một số vấn đề xã hội liên quan đến phụ nữ giai đoạn 2018 - 2027”; “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017-2025”,... do Thành Hội làm cơ quan thường trực.
- Tăng cường các hoạt động tuyên truyền, giáo dục cán bộ Hội, hội viên về bình đẳng giới trong Bộ luật Lao động (sửa đổi) năm 2019; Chỉ thị số 22-CT/TU ngày 10/5/2018 của Thành ủy Hà Nội về việc tiếp tục đẩy mạnh công tác phụ nữ của thành phố Hà Nội trong tình hình mới và các văn bản của Trung ương, Thành phố liên quan đến công tác bình đẳng giới, vì sự tiến bộ của phụ nữ. Đặc biệt quan tâm xây dựng các chương trình, sự kiện cộng đồng nhằm tuyên truyền về bình đẳng giới nói chung, bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị nói riêng và vai trò, năng lực, phẩm chất của phụ nữ Việt Nam nhân các sự kiện, ngày kỉ niệm.
- Chủ trì tham mưu tổ chức gặp mặt giao lưu, trao đổi kinh nghiệm cán bộ nữ chủ chốt của Thành phố và các quận, huyện, thị xã nhân kỷ niệm ngày Quốc tế phụ nữ 8/3 và ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10/2020.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Tiếp tục hướng dẫn thực hiện lồng ghép giới trong việc giao các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn và hàng năm.
4. Sở Tài chính
Hướng dẫn, bố trí kinh phí thực hiện công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ các cấp theo quy định Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn hiện hành.
5. Sở Nội vụ
- Tiếp tục chủ trì tổ chức các lớp tập huấn nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ nữ, cán bộ lãnh đạo Thành phố, quận, huyện, thị xã; nữ đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp. Đặc biệt quan tâm tới nguồn nhân sự tham gia ứng cử Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026.
- Thường xuyên theo dõi, cập nhật biến động của đội ngũ cán bộ nữ lãnh đạo chủ chốt của Thành phố, quận, huyện, thị xã và gửi về Thường trực Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ Thành phố để tổng hợp báo cáo UBND Thành phố.
6. Sở Tư pháp
- Tham mưu giám sát việc thực hiện lồng ghép vấn đề bình đẳng giới vào dự thảo các văn bản xây dựng chính sách, quy phạm pháp luật có nội dung liên quan đến bình đẳng giới hoặc có vấn đề bất bình đẳng giới, phân biệt đối xử về giới.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến chính sách pháp luật về bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ. Quan tâm tuyên truyền những nội dung mới về bình đẳng giới trong Bộ luật Lao động (sửa đổi).
- Chú trọng công tác trợ giúp pháp lý, tư vấn pháp luật cho phụ nữ, hòa giải cơ sở.
- Theo dõi và định kỳ báo cáo tình hình, tỷ lệ phụ nữ của Hà Nội kết hôn với người nước ngoài.
7. Sở Giáo dục và Đào tạo
- Tăng cường công tác bồi dưỡng, tập huấn, giảng dạy các nội dung giáo dục về giới, giới tính, sức khỏe sinh sản, bình đẳng giới cho giáo viên, học sinh; tăng cường công tác phòng, chống bạo lực, xâm hại phụ nữ và trẻ em.
- Rà soát, thống kê và đẩy mạnh việc thực hiện lồng ghép giới vào các chỉ tiêu của ngành. Quan tâm tới các mô hình phòng tư vấn tâm lý và tổ tư vấn tâm lý cho học sinh đặc biệt chú trọng đến trẻ em gái.
8. Sở Thông tin và Truyền thông
Chủ trì xây dựng chương trình và tổ chức tuyên truyền về giới, bình đẳng giới, đặc biệt có kế hoạch truyền thông về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị hướng tới bầu cử đại biểu Quốc hội Khóa XV và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 trên các phương tiện thông tin đại chúng và tổ chức tập huấn nghiệp vụ tuyên truyền về bình đẳng giới cho đội ngũ phóng viên báo chí trên địa bàn thành phố Hà Nội.
9. Sở Y tế
Tiếp tục thực hiện lồng ghép nội dung bình đẳng giới trong các chính sách, kế hoạch của ngành, nâng cao hiệu quả mạng lưới y tế từ Thành phố đến cơ sở đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho người dân, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em. Tăng cường công tác truyền thông và hoạt động tư vấn góp phần nâng cao nhận thức của người dân về sức khỏe sinh sản, tăng tỷ lệ phụ nữ tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe liên quan đến thai sản và giảm chênh lệch về giới tính giữa nam và nữ.
10. Cục Thống kê Hà Nội
Chủ trì phối hợp các ngành liên quan thống kê, phân tích, đánh giá tình hình thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu bình đẳng giới năm 2021 theo quy định của Tổng cục Thống kê và UBND Thành phố
11. Các Sở, ngành: Văn hóa và Thể thao, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công an thành phố Hà Nội và các cơ quan liên quan căn cứ Kế hoạch của Thành phố xây dựng và tổ chức thực hiện trong phạm vi hoạt động của ngành. Chịu trách nhiệm lồng ghép các hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ của ngành với các chương trình mục tiêu và các chương trình khác theo hướng dành ưu tiên cho trẻ em gái và phụ nữ, vì sự tiến bộ của toàn xã hội.
11. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội, các đoàn thể chính trị Thành phố phối hợp triển khai Kế hoạch hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ và đối tượng của tổ chức mình đạt hiệu quả.
12. UBND các quận, huyện, thị xã
- Xây dựng và tổ chức thực hiện Kế hoạch hoạt động năm 2021 phù hợp Kế hoạch của Thành phố và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Đặc biệt quan tâm bố trí nguồn lực triển khai thực hiện các hoạt động về bình đẳng giới tại địa phương.
- Đẩy mạnh lồng ghép các hoạt động tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về bình đẳng giới trong các hoạt động chuyên môn của đơn vị, địa phương; tuyên truyền giới thiệu về các mô hình, dịch vụ hỗ trợ thực hiện bình đẳng giới tại địa phương, cơ sở (mô hình ngăn ngừa và giảm thiểu tác hại của bạo lực trên cơ sở giới; mô hình địa chỉ tin cậy - nhà tạm lánh ở cộng đồng; mô hình tư vấn, cung cấp dịch vụ... đang được các cơ quan, đơn vị ở địa phương triển khai thực hiện).
- Tăng cường công tác tập huấn và đa dạng hóa các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức và thực hành về bình đẳng giới trong các tầng lớp nhân dân. Tuyên truyền, nhân rộng những điển hình tốt, người có uy tín, ảnh hưởng tích cực tại cộng đồng trong thực hiện bình đẳng giới; triển khai các hoạt động thu hút sự tham gia của nam giới và trẻ em trai trong thực hiện bình đẳng giới.
UBND Thành phố đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội, các đoàn thể Thành phố, các Sở, ban, ngành Thành phố và UBND các quận, huyện, thị xã nghiêm túc triển khai, thực hiện Kế hoạch đạt hiệu quả; thực hiện nghiêm chế độ thông tin, báo cáo gửi Sở Lao động Thương binh và Xã hội tổng hợp chung báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và UBND Thành phố, cụ thể:
- Ban hành Kế hoạch công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ phụ nữ năm 2020 và gửi Kế hoạch của đơn vị trước ngày 10/3/2021.
- Báo cáo 06 tháng công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ phụ nữ gửi trước ngày 30/5/2021.
- Báo cáo đánh giá kết quả công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ phụ nữ năm 2021 gửi trước ngày 30/11/2021./.
Nơi nhận:
- Ủy ban QGVSTBPN VN;
- Bộ LĐTB&XH;
- Thường trực Thành ủy;
- Thường trực HĐND Thành phố;
- Chủ tịch UBND Thành phố;
- UBMTTQVN thành phố Hà Nội;
- Các Sở, ban, ngành, đoàn thể Thành phố;
- UBND các quận, huyện, thị xã;
- VPUB: CVP, PCVP L.T.Lực; phòng KGVX, TH, TKBT;
- Lưu: VT, KGVX.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Chử Xuân Dũng | {
"issuing_agency": "Thành phố Hà Nội",
"promulgation_date": "18/02/2021",
"sign_number": "43/KH-UBND",
"signer": "Chử Xuân Dũng",
"type": "Kế hoạch"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Chi-thi-02-CT-UBND-2019-quan-ly-su-dung-vu-khi-vat-lieu-no-phao-do-choi-nguy-hiem-Binh-Dinh-406633.aspx | Chỉ thị 02/CT-UBND 2019 quản lý sử dụng vũ khí vật liệu nổ pháo đồ chơi nguy hiểm Bình Định | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH ĐỊNH
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 02/CT-UBND
Bình Định, ngày 25 tháng 01 năm 2019
CHỈ THỊ
TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ, SỬ DỤNG VŨ KHÍ, VẬT LIỆU NỔ, CÔNG CỤ HỖ TRỢ, PHÁO VÀ ĐỒ CHƠI NGUY HIỂM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
Qua bước đầu tổ chức triển khai thực hiện Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ, nhìn chung nhận thức của cấp ủy, chính quyền các cấp và của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, các tầng lớp nhân dân trong việc quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ tiếp tục được nâng lên; công tác vận động toàn dân giao nộp vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ đạt được nhiều kết quả; các lực lượng chức năng đã đẩy mạnh các biện pháp quản lý, phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh ngăn chặn có hiệu quả các hành vi vi phạm về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và các hành vi tàng trữ, mua bán, vận chuyển, sử dụng pháo trái phép, góp phần giữ vững ổn định tình hình an ninh, trật tự tại địa phương.
Tuy nhiên, tình hình vi phạm pháp luật liên quan đến vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ thời gian qua còn diễn biến phức tạp; tình trạng tàng trữ, mua bán, vận chuyển, sử dụng trái phép pháo và đồ chơi nguy hiểm trong dịp lễ, Tết vẫn còn xảy ra ở hầu hết các địa phương trong tỉnh, đặc biệt là tình trạng đốt pháo nổ xảy ra khá phổ biến. Để tiếp tục tổ chức thực hiện có hiệu quả Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ, Nghị định số 36/2009/NĐ-CP ngày 15/4/2009 của Chính phủ về quản lý, sử dụng pháo, nhất là trong dịp Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu:
1. Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh và Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo việc triển khai tổ chức thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ và các văn bản hướng dẫn thi hành. Tập trung phổ biến, tuyên truyền, nâng cao nhận thức về vai trò, trách nhiệm của chính quyền địa phương, người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong công tác quản lý nhà nước về vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ. Qua đó, huy động sự tham gia vào cuộc của cả hệ thống chính trị, tạo sự hưởng ứng đồng thuận, tích cực của quần chúng nhân dân trong thực hiện cuộc vận động toàn dân giao nộp vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, nhất là tập trung tổ chức vận động giao nộp súng săn, súng tự chế, vũ khí quân dụng còn sót lại sau chiến tranh.
Tiếp tục chỉ đạo triển khai thực hiện nghiêm túc, quyết liệt Nghị định số 36/2009/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý, sử dụng pháo. Qua đó, chỉ đạo đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phòng ngừa, đấu tranh, ngăn chặn và xử lý nghiêm các hành vi sản xuất, buôn bán, vận chuyển, tàng trữ và sử dụng trái phép các loại pháo, đồ chơi nguy hiểm, tập trung thực hiện trước, trong và sau Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019, không để hình thành các điểm nóng, phức tạp về sử dụng pháo nổ, pháo hoa trái phép trong dịp Tết Nguyên đán trên địa bàn tỉnh.
2. Công an tỉnh
- Chủ trì phối hợp với Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Cục Hải quan tỉnh, Cục Quản lý thị trường tỉnh và các đơn vị chức năng liên quan triển khai thực hiện đồng bộ các biện pháp, chủ động phòng ngừa, đấu tranh, ngăn chặn và xử lý nghiêm các hành vi sản xuất, buôn bán, vận chuyển, tàng trữ và sử dụng trái phép vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, pháo và đồ chơi nguy hiểm.
- Tham mưu UBND tỉnh thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ cấp tỉnh.
- Chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ, Nghị định số 36/2009/NĐ-CP; kịp thời tổng hợp tình hình, kết quả thực hiện báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh, Bộ Công an theo quy định.
3. Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với Báo Bình Định, Đài phát thanh
- Truyền hình Bình Định và các cơ quan thông tấn, báo chí xây dựng các tin bài, phóng sự, tăng cường thời lượng đưa tin tuyên truyền về nội dung phòng chống sản xuất, buôn bán, vận chuyển, tàng trữ và sử dụng trái phép vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và các loại pháo, đồ chơi nguy hiểm; đưa tin gương người tốt, việc tốt, các tập thể, cá nhân thực hiện tốt cuộc vận động toàn dân giao nộp vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ.
4. Sở Văn hóa và Thể thao tổ chức kiểm tra, rà soát, thống kê toàn bộ số vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao dùng trong tập luyện thi đấu thể thao, triển lãm, trưng bày, làm đạo cụ trong hoạt động văn hóa, văn nghệ thuộc danh mục quản lý theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ; phối hợp với cơ quan Công an có thẩm quyền tổ chức đăng ký, xác nhận, cấp phép và quản lý theo quy định pháp luật. Đồng thời, phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Công an tỉnh và các đơn vị có liên quan xây dựng phương án, kế hoạch đảm bảo tuyệt đối an toàn các điểm bắn pháo hoa trong dịp Tết nguyên đán Kỷ Hợi 2019, xử lý nghiêm các trường hợp lợi dụng thời điểm bắn pháo hoa để đốt pháo trái phép.
5. Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với Công an tỉnh và các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan tiếp tục tổ chức thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 05/7/2017 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý hoạt động vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
6. Cục Quản lý thị trường tỉnh phối hợp với các cơ quan, đơn vị chức năng tăng cường kiểm tra, nhắc nhở các cơ sở kinh doanh, quầy tạp hóa, siêu thị, các chợ, trung tâm thương mại thực hiện nghiêm túc các quy định Nghị định 36/2009/NĐ-CP, không mua bán, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng trái phép các loại pháo và đồ chơi nguy hiểm, qua đó kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
7. Sở Giáo dục và Đào tạo, Tỉnh đoàn tăng cường tuyên truyền, phổ biến, quán triệt đến học sinh, sinh viên, đoàn viên thanh niên trong các trường học, khu dân cư thực hiện nghiêm túc Nghị định số 36/2009/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý, sử dụng pháo và danh mục đồ chơi nguy hiểm bị cấm, đồng thời tổ chức ký cam kết không vi phạm và đưa vào tiêu chuẩn đánh giá thi đua phân loại hàng năm.
8. Các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật có liên quan đến công tác quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và pháo đến cán bộ, giáo viên, học viên, sinh viên. Đồng thời, tổ chức rà soát, thống kê, quản lý chặt chẽ đối với số vũ khí dùng trong công tác giảng dạy quốc phòng được trang bị từ các nguồn trước đây. Trường hợp không còn nhu cầu sử dụng thì tiến hành giao nộp cho cơ quan chức năng theo quy định pháp luật.
9. Đề nghị UBMTTQVN tỉnh và các tổ chức thành viên tăng cường công tác tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân thực hiện nghiêm túc Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ, Nghị định số 36/2009/NĐ-CP trên địa bàn tỉnh.
10. Đề nghị Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh, Tòa án nhân dân tỉnh phối hợp với cơ quan điều tra các cấp tiến hành điều tra, truy tố, xét xử nghiêm các vụ việc phạm tội liên quan đến vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và pháo để kịp thời răn đe, giáo dục, phòng ngừa chung.
11. UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo thành lập và nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban Chỉ đạo thực hiện Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ các cấp (trên cơ sở củng cố, kiện toàn Ban Chỉ đạo vận động toàn dân giao nộp vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ trước đây); phối hợp với Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh tổ chức tốt công tác tiếp nhận, thu gom, bảo quản, phân loại, tiêu hủy các loại vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ sản xuất, lưu giữ, sử dụng trái phép.
Thủ trưởng các sở, ban, ngành, hội, đoàn thể tỉnh và Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố nghiêm túc tổ chức triển khai thực hiện và thường xuyên báo cáo UBND tỉnh để theo dõi, chỉ đạo./.
CHỦ TỊCH
Hồ Quốc Dũng | {
"issuing_agency": "Tỉnh Bình Định",
"promulgation_date": "25/01/2019",
"sign_number": "02/CT-UBND",
"signer": "Hồ Quốc Dũng",
"type": "Chỉ thị"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bat-dong-san/Quyet-dinh-2581-QD-UBND-2014-uy-quyen-huy-Giay-chung-nhan-quyen-su-dung-dat-Long-An-242754.aspx | Quyết định 2581/QĐ-UBND 2014 ủy quyền hủy Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Long An | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LONG AN
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 2581/QĐ-UBND
Long An, ngày 01 tháng 08 năm 2014
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC ỦY QUYỀN CHO GIÁM ĐỐC SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG QUYẾT ĐỊNH HỦY GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT, QUYỀN SỞ HỮU NHÀ Ở VÀ TÀI SẢN KHÁC GẮN LIỀN VỚI ĐẤT
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LONG AN
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Đất đai ngày 29/11/2013;
Căn cứ Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 563/TTr-STNMT ngày 28/7/2014,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ủy quyền cho Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường quyết định hủy Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cấp cho tổ chức, cơ sở tôn giáo; người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện dự án đầu tư; tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao.
Điều 2. Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường có nhiệm vụ:
- Căn cứ nội dung được ủy quyền tại Điều 1, tổ chức thực hiện việc hủy Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo đúng quy định của pháp luật về đất đai và các văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Chủ tịch UBND tỉnh trong phạm vi được ủy quyền tại Điều 1 quyết định này./.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 41/QĐ-UBND ngày 06/01/2011 của UBND tỉnh về việc ủy quyền cho Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường quyết định thu hồi, hủy Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Điều 4. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, Thủ trưởng các Sở, Ban ngành tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã Kiến Tường và thành phố Tân An, Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn và các Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thi hành quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Phòng NC-KT;
- Lưu: VT, VPĐK.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Đỗ Hữu Lâm | {
"issuing_agency": "Tỉnh Long An",
"promulgation_date": "01/08/2014",
"sign_number": "2581/QĐ-UBND",
"signer": "Đỗ Hữu Lâm",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Vi-pham-hanh-chinh/Van-ban-hop-nhat-01-VBHN-BYT-2022-Nghi-dinh-xu-phat-hanh-chinh-linh-vuc-y-te-502169.aspx | Văn bản hợp nhất 01/VBHN-BYT 2022 Nghị định xử phạt hành chính lĩnh vực y tế | BỘ Y TẾ
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 01/VBHN-BYT
Hà Nội, ngày 24 tháng 01 năm 2022
NGHỊ ĐỊNH
QUY ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC Y TẾ
Nghị định số 117/2020/NĐ-CP ngày 28 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh y tế, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 11 năm 2021 được sửa đổi, bổ sung bởi:
Nghị định số 124/2021/NĐ-CP ngày 28 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 115/2018/NĐ-CP ngày 04 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm và Nghị định số 117/2020/NĐ-CP ngày 28 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 13 tháng 11 năm 2020;
Căn cứ Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) ngày 29 tháng 6 năm 2006; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) ngày 16 tháng 11 năm 2020;
Căn cứ Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác ngày 29 tháng 11 năm 2006;
Căn cứ Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm ngày 21 tháng 11 năm 2007;
Căn cứ Luật Bảo hiểm y tế ngày 14 tháng 11 năm 2008 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế ngày 13 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Luật Khám bệnh, chữa bệnh ngày 23 tháng 11 năm 2009;
Căn cứ Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá ngày 18 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Luật Dược ngày 06 tháng 4 năm 2016;
Căn cứ Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia ngày 14 tháng 6 năm 2019;
Căn cứ Pháp lệnh về dân số ngày 09 tháng 01 năm 2003, Pháp lệnh sửa đổi Điều 10 của Pháp lệnh về dân số ngày 27 tháng 12 năm 2008;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Y tế,
Chính phủ ban hành Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế.1
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Nghị định này quy định về hành vi vi phạm hành chính, hình thức, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với từng hành vi vi phạm hành chính, thẩm quyền lập biên bản, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo từng chức danh đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế.
2. Vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế quy định tại Nghị định này là những hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực y tế mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính, bao gồm:
a) Vi phạm các quy định về y tế dự phòng và phòng, chống HIV/AIDS;
b) Vi phạm các quy định về khám bệnh, chữa bệnh;
c) Vi phạm các quy định về dược, mỹ phẩm;
d) Vi phạm các quy định về trang thiết bị y tế;
đ) Vi phạm các quy định về bảo hiểm y tế;
e) Vi phạm các quy định về dân số.
3. Các hành vi vi phạm hành chính khác trong lĩnh vực y tế không quy định tại Nghị định này mà được quy định tại các nghị định khác về xử phạt vi phạm hành chính thì áp dụng quy định tại nghị định đó để xử phạt.
4.2 Khi phát hiện các hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 3 Điều 7; điểm b khoản 6 Điều 38; các điểm a và b khoản 7 Điều 44; khoản 6 Điều 48; điểm a khoản 2 Điều 52; khoản 3 Điều 53; điểm a khoản 1 Điều 54; điểm c khoản 4 Điều 56; điểm d khoản 5, khoản 7 Điều 57; khoản 7 Điều 58; khoản 7 Điều 59; điểm a khoản 4 Điều 60; điểm c khoản 5 Điều 67; khoản 3 Điều 68; điểm b khoản 2 Điều 70; các điểm a và b khoản 3 Điều 73; khoản 4 Điều 80; các điểm d, đ, e, g và h khoản 2 Điều 85; các điểm d, đ, e, g, h và i khoản 2 Điều 86 Nghị định này hoặc trường hợp tái phạm đối với các hành vi vi phạm quy định tại các điểm a và b khoản 3 Điều 7; khoản 9 Điều 15; khoản 6 Điều 40; điểm a khoản 6 Điều 44; điểm b khoản 5 Điều 67 và các khoản 2, 3 Điều 80 Nghị định này mà căn cứ vào tính chất, mức độ của hành vi xét thấy có dấu hiệu tội phạm theo quy định của điều luật tương ứng trong Bộ luật Hình sự, người có thẩm quyền đang thụ lý vụ việc chuyển hồ sơ vụ vi phạm cho cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự theo quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 62 của Luật Xử lý vi phạm hành chính. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự có quyết định không khởi tố vụ án hình sự theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự trả lại hồ sơ vụ việc cho người có thẩm quyền xử phạt đã chuyển hồ sơ đến theo quy định tại khoản 3 Điều 62 của Luật Xử lý vi phạm hành chính để xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định này.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Cá nhân, tổ chức Việt Nam; cá nhân, tổ chức nước ngoài (sau đây viết tắt là cá nhân, tổ chức) thực hiện hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này; người có thẩm quyền lập biên bản, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và cá nhân, tổ chức khác có liên quan.
2. Tổ chức là đối tượng bị xử phạt theo quy định tại Nghị định này, bao gồm:
a) Tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp, bao gồm: Doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh và các đơn vị phụ thuộc doanh nghiệp (chi nhánh, văn phòng đại diện);
b) Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được thành lập theo quy định của Luật Hợp tác xã;
c) Tổ chức được thành lập theo quy định của Luật Đầu tư, Luật Thương mại, gồm: Nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư nước ngoài (trừ nhà đầu tư là cá nhân) và tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài; văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam; văn phòng đại diện của tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài tại Việt Nam;
d) Tổ chức xã hội, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội nghề nghiệp;
đ)3 Đơn vị sự nghiệp;
e) Cơ quan nhà nước có hành vi vi phạm mà hành vi đó không thuộc nhiệm vụ quản lý nhà nước được giao;
g) Tổ hợp tác;
h) Các tổ chức khác theo quy định của pháp luật.
3. Hộ kinh doanh, hộ gia đình, nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân thực hiện hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này bị xử phạt vi phạm hành chính đối với cá nhân.
Điều 3. Hình thức xử phạt vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả
1. Hình thức xử phạt chính:
a) Cảnh cáo;
b) Phạt tiền.
2. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn từ 01 tháng đến 24 tháng đối với: giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược; giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh; giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn an toàn sinh học cấp III; giấy chứng nhận đủ điều kiện xét nghiệm HIV; giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm; giấy phép kinh doanh rượu, bia; giấy phép hoạt động Ngân hàng mô; chứng chỉ hành nghề dược; chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh;
b) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế;
c) Đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 01 tháng đến 24 tháng;
d) Trục xuất.
3. Ngoài hình thức xử phạt chính, hình thức xử phạt bổ sung, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại các điểm c, d, đ, e, g, h và i khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
a) Buộc hoàn trả số tiền đã thu không đúng quy định của pháp luật, trường hợp không hoàn trả được cho đối tượng thì nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật;
b) Buộc thực hiện biện pháp vệ sinh, khử trùng, tẩy uế và các biện pháp phòng, chống bệnh truyền nhiễm khác;
c) Buộc thực hiện việc cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế, kiểm tra, xử lý y tế;
d) Buộc thực hiện các biện pháp vệ sinh hệ thống cung cấp, truyền dẫn nước sạch;
đ) Buộc xin lỗi trực tiếp người nhiễm HIV, thành viên gia đình người nhiễm HIV và cải chính thông tin công khai trên phương tiện thông tin đại chúng nơi người nhiễm HIV sinh sống liên tục trong 03 ngày theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp người nhiễm HIV không đồng ý xin lỗi công khai;
e) Buộc tiếp nhận, thực hiện việc mai táng, hỏa táng đối với thi hài, hài cốt của người nhiễm HIV;
g) Buộc tiếp nhận người nhiễm HIV;
h) Buộc xin lỗi trực tiếp người bị phân biệt đối xử, người hành nghề, người bệnh;
i) Buộc điều chuyển lại vị trí công tác;
k) Buộc thực hiện quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động nhiễm HIV;
l) Buộc huỷ bỏ quyết định kỷ luật, đuổi học học sinh, sinh viên, học viên vì lý do người đó nhiễm HIV;
m) Buộc hoàn trả số tiền lãi đối với khoản chênh lệch do kê khai sai hoặc khoản tiền nộp chậm khoản đóng góp bắt buộc; buộc hoàn trả số tiền do trốn, gian lận khoản đóng góp bắt buộc; buộc hoàn trả số tiền do sử dụng sai quy định;
n) Buộc chi trả toàn bộ chi phí khám bệnh, chữa bệnh;
o) Buộc hoàn trả toàn bộ số tiền chênh lệch, trường hợp không hoàn trả được cho khách hàng thì nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật;
p) Buộc hoàn trả số tiền mà đối tượng tham gia bảo hiểm y tế bị thiệt hại (nếu có); buộc hoàn trả số tiền mà cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bị thiệt hại (nếu có). Trường hợp không hoàn trả được cho đối tượng thì nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật;
q) Buộc hoàn trả số tiền đã vi phạm vào tài khoản thu của quỹ bảo hiểm y tế (nếu có);
r) Buộc tháo dụng cụ tử cung, thuốc cấy tránh thai;
s)4 Buộc nộp lại cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền chứng chỉ hành nghề; giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh; giấy phép nhập khẩu trang thiết bị y tế; giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược; giấy chứng nhận lưu hành tự do cho trang thiết bị y tế sản xuất trong nước; giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc; số tiếp nhận phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm; phiếu tiếp nhận hồ sơ công bố; giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc; giấy chứng nhận lưu hành đối với trang thiết bị y tế thuộc loại C, D.
4.5 Việc thi hành các hình thức xử phạt, các biện pháp khắc phục hậu quả phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
a) Trường hợp áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là đình chỉ hoạt động có thời hạn, người có thẩm quyền ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính có trách nhiệm gửi văn bản thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phối hợp theo dõi, kiểm tra, tổng hợp báo cáo khi hết thời hạn thi hành quyết định xử phạt;
b) Trường hợp áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc nộp lại cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền giấy phép, chứng chỉ hành nghề, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính có trách nhiệm gửi văn bản thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc tiếp nhận để thu hồi giấy phép, chứng chỉ hành nghề;
c) Các yêu cầu khác theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
Điều 4. Quy định về mức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức
1. Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm hành chính về dân số là 30.000.000 đồng đối với cá nhân và 60.000.000 đồng đối với tổ chức.
2. Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm hành chính về y tế dự phòng và phòng, chống HIV/AIDS là 50.000.000 đồng đối với cá nhân và 100.000.000 đồng đối với tổ chức.
3. Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm hành chính về bảo hiểm y tế là 75.000.000 đồng đối với cá nhân và 150.000.000 đồng đối với tổ chức.
4. Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm hành chính về khám bệnh, chữa bệnh, dược, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế là 100.000.000 đồng đối với cá nhân và 200.000.000 đồng đối với tổ chức.
5. Mức phạt tiền được quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt tiền đối với cá nhân. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
6.6 Thẩm quyền phạt tiền của các chức danh được quy định tại Chương III Nghị định này là thẩm quyền phạt tiền đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, thẩm quyền phạt tiền tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền phạt tiền cá nhân.
Chương II
HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH, HÌNH THỨC XỬ PHẠT VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ
Mục 1. HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ Y TẾ DỰ PHÒNG VÀ PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS
Điều 5. Vi phạm quy định về thông tin, giáo dục truyền thông trong phòng, chống bệnh truyền nhiễm
1. Phạt tiền đối với hành vi không tổ chức việc thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống bệnh truyền nhiễm cho người lao động theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền theo một trong các mức sau đây:
a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với trường hợp cơ sở có sử dụng lao động dưới 100 người;
b) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với trường hợp cơ sở có sử dụng lao động từ 100 người đến dưới 300 người;
c) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với trường hợp cơ sở có sử dụng lao động từ 300 người đến dưới 500 người;
d) Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với trường hợp cơ sở có sử dụng lao động từ 500 người đến dưới 1.000 người;
đ) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với trường hợp cơ sở có sử dụng lao động từ 1.000 người đến dưới 1.500 người;
e) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với trường hợp cơ sở có sử dụng lao động từ 1.500 người đến dưới 2.500 người;
g) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với trường hợp cơ sở có sử dụng lao động từ 2.500 người trở lên.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy định của pháp luật về thời điểm hoặc thời lượng phát sóng hoặc dung lượng hoặc vị trí đăng tải thông tin về phòng, chống bệnh truyền nhiễm.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Đưa tin không chính xác hoặc không kịp thời về tình hình dịch bệnh truyền nhiễm sau khi công bố dịch hoặc công bố hết dịch theo nội dung do cơ quan nhà nước có thẩm quyền về y tế cung cấp;
b) Thu tiền việc thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống bệnh truyền nhiễm trên phương tiện thông tin đại chúng, trừ trường hợp có hợp đồng riêng với chương trình, dự án hoặc do tổ chức, cá nhân trong nước, nước ngoài tài trợ.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc cải chính thông tin sai sự thật trên phương tiện thông tin đại chúng trên địa bàn đã đưa tin trước đó liên tục trong 03 ngày theo quy định của pháp luật đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 3 Điều này;
b) Buộc hoàn trả số tiền đã thu không đúng quy định của pháp luật đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 3 Điều này. Trường hợp không hoàn trả được cho đối tượng thì nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.
Điều 6. Vi phạm các quy định về vệ sinh phòng bệnh truyền nhiễm
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi không thực hiện biện pháp bảo đảm vệ sinh nơi ở, nơi công cộng, phương tiện giao thông, nơi chứa chất thải sinh hoạt để phòng ngừa bệnh truyền nhiễm.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện biện pháp bảo đảm vệ sinh nơi ở, nơi công cộng, phương tiện giao thông, nơi chứa chất thải sinh hoạt làm phát sinh, lây lan bệnh truyền nhiễm.
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không đủ nước uống, nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt bảo đảm chất lượng trong cơ sở giáo dục theo quy định của pháp luật;
b) Không có hoặc có công trình vệ sinh nhưng không bảo đảm yêu cầu vệ sinh trong cơ sở giáo dục theo quy định của pháp luật;
c) Không đủ ánh sáng trong cơ sở giáo dục theo quy định của pháp luật;
d) Không giáo dục cho người học về vệ sinh phòng bệnh truyền nhiễm bao gồm vệ sinh cá nhân, vệ sinh trong sinh hoạt, lao động và vệ sinh môi trường;
đ) Không tuyên truyền về vệ sinh phòng bệnh hoặc không kiểm tra, giám sát vệ sinh môi trường; không triển khai thực hiện các biện pháp phòng, chống bệnh truyền nhiễm trong cơ sở giáo dục.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện biện pháp bảo đảm vệ sinh nơi sản xuất, kinh doanh, xử lý chất thải công nghiệp và biện pháp vệ sinh khác theo quy định của pháp luật làm phát sinh, lây lan bệnh truyền nhiễm.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc thực hiện biện pháp vệ sinh, khử trùng, tẩy uế đối với hành vi quy định tại các khoản 2 và 4 Điều này.
Điều 7. Vi phạm quy định về giám sát bệnh truyền nhiễm
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi che giấu, không khai báo hoặc khai báo không kịp thời khi phát hiện người khác mắc bệnh truyền nhiễm theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 3 Điều này.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thực hiện xét nghiệm theo yêu cầu của cơ quan y tế có thẩm quyền trong quá trình thực hiện giám sát bệnh truyền nhiễm;
b) Không báo cáo hoặc báo cáo không đầy đủ về giám sát bệnh truyền nhiễm theo quy định của pháp luật;
c) Che giấu, không khai báo hoặc khai báo không kịp thời hiện trạng bệnh truyền nhiễm của bản thân, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 3 Điều này.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Che giấu, không khai báo hoặc khai báo không kịp thời hiện trạng bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A của bản thân hoặc của người khác mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A;
b) Cố ý khai báo, thông tin sai sự thật về bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A;
c) Cố ý làm lây lan tác nhân gây bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A.
Điều 8. Vi phạm quy định về bảo đảm an toàn sinh học tại phòng xét nghiệm
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không bảo đảm một trong các điều kiện của cơ sở xét nghiệm an toàn sinh học cấp I sau khi đã công bố đạt tiêu chuẩn an toàn sinh học cấp I;
b) Không đánh giá nguy cơ xảy ra sự cố an toàn sinh học tại cơ sở xét nghiệm;
c) Tiến hành xét nghiệm vượt quá phạm vi chuyên môn sau khi đã được công bố đạt tiêu chuẩn an toàn sinh học cấp I, cấp II;
d) Không xây dựng và tổ chức thực hiện quy chế tự kiểm tra an toàn sinh học theo quy định của pháp luật;
đ) Không lập và lưu biên bản tại cơ sở xét nghiệm về xử lý, khắc phục sự cố an toàn sinh học ở mức độ ít nghiêm trọng.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không bảo đảm một trong các điều kiện của cơ sở xét nghiệm an toàn sinh học cấp II sau khi đã công bố đạt tiêu chuẩn an toàn sinh học cấp II;
b) Không xây dựng kế hoạch phòng ngừa, phương án xử lý sự cố an toàn sinh học hoặc kế hoạch xây dựng không đầy đủ nội dung theo quy định của pháp luật;
c) Không khử trùng hoặc tiệt trùng chất thải sử dụng trong quá trình xét nghiệm trước khi đưa vào hệ thống thu gom chất thải hoặc nơi lưu giữ tạm thời đối với cơ sở xét nghiệm an toàn sinh học cấp II.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không huy động hoặc huy động không kịp thời nhân lực, trang thiết bị để xử lý sự cố an toàn sinh học theo phương án phòng ngừa, xử lý sự cố an toàn sinh học theo quy định của pháp luật;
b) Thu thập, vận chuyển, bảo quản, lưu giữ, sử dụng, nghiên cứu, trao đổi và tiêu hủy mẫu bệnh phẩm liên quan đến tác nhân gây bệnh truyền nhiễm không tuân thủ quy định về chế độ quản lý mẫu bệnh phẩm truyền nhiễm;
c) Không báo cáo Sở Y tế về sự cố an toàn sinh học và các biện pháp đã áp dụng để xử lý, khắc phục sự cố an toàn sinh học ở mức độ nghiêm trọng.
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không bảo đảm một trong các điều kiện của cơ sở xét nghiệm an toàn sinh học cấp III sau khi đã được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn an toàn sinh học cấp III;
b) Bảo quản, lưu giữ, sử dụng, nghiên cứu, trao đổi và tiêu hủy mẫu bệnh phẩm bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A khi không đủ điều kiện;
c) Không khử trùng hoặc tiệt trùng chất thải sử dụng trong quá trình xét nghiệm trước khi đưa vào hệ thống thu gom chất thải hoặc nơi lưu giữ tạm thời đối với cơ sở xét nghiệm an toàn sinh học cấp III.
5. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không tổ chức diễn tập phòng ngừa và khắc phục sự cố an toàn sinh học hằng năm đối với cơ sở xét nghiệm an toàn sinh học cấp III;
b) Tiến hành xét nghiệm khi chưa thực hiện thủ tục tự công bố đạt tiêu chuẩn an toàn sinh học cấp I, cấp II hoặc chưa được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn an toàn sinh học cấp III hoặc giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn an toàn sinh học cấp III đã hết hiệu lực.
6. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Đình chỉ hoạt động của cơ sở xét nghiệm an toàn sinh học trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại các điểm a, c khoản 1, điểm a khoản 2 và điểm b khoản 4 Điều này;
b) Đình chỉ hoạt động của cơ sở xét nghiệm an toàn sinh học cấp I, cấp II trong thời hạn từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi quy định điểm b khoản 5 Điều này;
c) Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn an toàn sinh học cấp III trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại các điểm a, c khoản 4 và điểm b khoản 5 Điều này.
Điều 9. Vi phạm quy định về sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thực hiện hoặc cản trở trẻ em, phụ nữ có thai sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế bắt buộc đối với bệnh truyền nhiễm thuộc chương trình tiêm chủng mở rộng;
b) Không tư vấn cho người được tiêm chủng, cha, mẹ hoặc gia đình, người giám hộ của trẻ được tiêm chủng trước khi tiêm chủng; không tư vấn về lợi ích và rủi ro có thể gặp khi tiêm chủng;
c) Không hướng dẫn người được tiêm chủng hoặc gia đình trẻ được tiêm chủng cách theo dõi, xử trí phản ứng sau tiêm chủng;
d) Không báo cáo hoặc báo cáo không đầy đủ về hoạt động tiêm chủng theo quy định của pháp luật.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không sử dụng hoặc cản trở việc sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế đối với các bệnh có vắc xin, sinh phẩm y tế phòng bệnh trong trường hợp có nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm tại vùng có dịch hoặc đến vùng có dịch theo yêu cầu, hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền;
b) Không cấp và ghi sổ theo dõi tiêm chủng cá nhân hoặc sổ tiêm chủng điện tử cho người đến tiêm tại cơ sở tiêm chủng;
c) Không thống kê danh sách đối tượng đã tiêm chủng tại cơ sở tiêm chủng;
d) Không theo dõi người được tiêm chủng ít nhất 30 phút sau tiêm chủng và hướng dẫn gia đình hoặc đối tượng tiêm chủng tiếp tục theo dõi ít nhất 24 giờ sau tiêm chủng;
đ) Không chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, tài liệu có liên quan khi có yêu cầu nhằm phục vụ cho Hội đồng tư vấn chuyên môn cấp tỉnh xác định các trường hợp được bồi thường trong trường hợp xảy ra tai biến nặng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ hoặc gây thiệt hại đến tính mạng của người được tiêm chủng;
e) Không lưu giữ, quản lý các tài liệu, hồ sơ về tiêm chủng và phản ứng sau tiêm chủng theo quy định của pháp luật.
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không khám sàng lọc hoặc khám sàng lọc không đầy đủ cho đối tượng được tiêm chủng;
b) Không thực hiện đúng quy định của pháp luật về tiếp nhận, vận chuyển và bảo quản vắc xin;
c) Không thực hiện đúng quy định của pháp luật và hướng dẫn chuyên môn về an toàn tiêm chủng, quản lý đối tượng tiêm chủng;
d) Không dừng ngay buổi tiêm chủng khi đang triển khai tiêm chủng mà xảy ra tai biến nặng sau tiêm chủng;
đ) Không thống kê đầy đủ thông tin liên quan đến trường hợp tai biến nặng theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế và báo cáo cho Sở Y tế trong thời hạn 24 giờ kể từ thời điểm xảy ra tai biến;
e) Không tổ chức tiêm chủng chống dịch khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã đăng ký với Sở Y tế sở tại để thực hiện tiêm chủng vắc xin trong Chương trình tiêm chủng mở rộng;
g) Tính vào giá dịch vụ tiêm chủng vắc xin trong Chương trình tiêm chủng mở rộng, tiêm chủng chống dịch đối với các khoản chi phí đã được ngân sách nhà nước bảo đảm;
h) Bán vắc xin, sinh phẩm y tế thuộc chương trình tiêm chủng mở rộng.
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không tiêm chủng đúng chỉ định, không bảo đảm an toàn trong khi tiêm chủng;
b) Không xử trí cấp cứu, chẩn đoán nguyên nhân tai biến nặng sau tiêm chủng;
c) Không chuyển người bị tai biến nặng sau tiêm chủng đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh gần nhất trong trường hợp vượt quá khả năng;
d) Không cấp cứu, điều trị người bị tai biến nặng sau tiêm chủng và báo cáo Sở Y tế trong thời hạn 24 giờ kể từ thời điểm tiếp nhận người bị tai biến nặng sau tiêm chủng;
đ) Không bảo đảm một trong các điều kiện của cơ sở tiêm chủng cố định sau khi đã công bố cơ sở đủ điều kiện tiêm chủng.
5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế tại cơ sở không đủ điều kiện theo quy định của pháp luật;
b) Tiêm chủng khi chưa thực hiện việc công bố cơ sở đủ điều kiện tiêm chủng.
6. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng vắc xin không có giấy đăng ký lưu hành, vắc xin đã hết hạn sử dụng, vắc xin kém chất lượng.
7. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Đình chỉ toàn bộ hoặc một phần hoạt động của cơ sở trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại các điểm a, b, c, d khoản 3, khoản 4, khoản 5 và khoản 6 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại các điểm a, b, c, d khoản 3 và các điểm a, b, c, d khoản 4 Điều này.
8. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc hoàn trả số tiền đã thu không đúng quy định của pháp luật đối với hành vi quy định tại các điểm g và h khoản 3 Điều này. Trường hợp không hoàn trả được cho đối tượng thì nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật;
b) Buộc tiêu hủy vắc xin đối với hành vi quy định tại khoản 6 Điều này.
Điều 10. Vi phạm quy định về phòng lây nhiễm bệnh truyền nhiễm tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không khai báo hoặc khai báo không trung thực diễn biến bệnh truyền nhiễm của bản thân với thầy thuốc, nhân viên y tế;
b) Không đăng ký theo dõi sức khỏe với trạm y tế xã, phường, thị trấn nơi cư trú của người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A sau khi ra viện hoặc kết thúc việc điều trị tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
c) Không tư vấn về các biện pháp phòng, chống bệnh truyền nhiễm cho người bệnh và người nhà người bệnh đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thông báo thông tin liên quan đến người mắc bệnh truyền nhiễm được khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở của mình cho cơ quan y tế dự phòng cùng cấp;
b) Không theo dõi sức khỏe của thầy thuốc, nhân viên y tế của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trực tiếp tham gia khám bệnh, chăm sóc, điều trị người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A;
c) Không thực hiện các biện pháp phòng, chống lây nhiễm đối với người mắc bệnh truyền nhiễm;
d) Không vệ sinh, khử trùng, tẩy uế và các biện pháp phòng, chống bệnh truyền nhiễm khác khi phát hiện môi trường có tác nhân gây bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B và C, người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B và C, người bị nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B và C, người mang mầm bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B và C.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi không thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền về y tế khi phát hiện môi trường có tác nhân gây bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A, người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A, người bị nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A, người mang mầm bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A.
4. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không vệ sinh, khử trùng, tẩy uế và các biện pháp phòng, chống bệnh truyền nhiễm khác khi phát hiện môi trường có tác nhân gây bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A, người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A, người bị nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A, người mang mầm bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc thực hiện biện pháp vệ sinh, khử trùng, tẩy uế và biện pháp phòng, chống bệnh truyền nhiễm khác đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 2 và khoản 4 Điều này.
Điều 11. Vi phạm quy định về cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không tổ chức cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế đối với trường hợp phải thực hiện việc cách ly y tế theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;
b) Từ chối hoặc trốn tránh việc áp dụng biện pháp cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều này;
c) Không lập danh sách và theo dõi sức khỏe của những người tiếp xúc với người bị áp dụng biện pháp cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế theo quy định của pháp luật.
2. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không tổ chức cách ly y tế đối với người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A;
b) Từ chối hoặc trốn tránh việc áp dụng quyết định cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A đối tượng kiểm dịch y tế biên giới mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A hoặc khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu;
c) Cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế tại địa điểm không đủ điều kiện thực hiện cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế theo quy định của pháp luật.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc thực hiện việc cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế đối với hành vi quy định tại các điểm a, b khoản 1 và các điểm a, b khoản 2 Điều này.
Điều 12. Vi phạm quy định về áp dụng biện pháp chống dịch
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a)7 Không thực hiện biện pháp bảo vệ cá nhân đối với người tham gia chống dịch và người có nguy cơ mắc bệnh dịch theo hướng dẫn của cơ quan y tế, bao gồm: đeo khẩu trang, sát khuẩn, giữ khoảng cách, khai báo y tế và các biện pháp khác;
b) Không báo cáo với Ủy ban nhân dân hoặc cơ quan y tế dự phòng trên địa bàn về trường hợp mắc bệnh dịch theo quy định của pháp luật.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Che dấu tình trạng bệnh của mình hoặc của người khác khi mắc bệnh truyền nhiễm đã được công bố là có dịch;
b) Không thực hiện hoặc từ chối thực hiện biện pháp vệ sinh, diệt trùng, tẩy uế trong vùng có dịch;
c)8 Không tham gia chống dịch theo quyết định huy động của người có thẩm quyền, trừ trường hợp quy định tại điểm m khoản 5 Điều 38 và điểm b khoản 4 Điều 39 Nghị định này;
d) Thu tiền khám và điều trị đối với trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A;
đ) Không thực hiện quyết định buộc tiêu hủy động vật, thực vật và vật khác là trung gian truyền bệnh, trừ các trường hợp quy định tại điểm c khoản 4 và điểm d khoản 5 Điều này.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thực hiện quyết định áp dụng biện pháp tạm đình chỉ hoạt động của cơ sở dịch vụ ăn uống công cộng có nguy cơ làm lây truyền bệnh dịch tại vùng có dịch;
b) Không thực hiện quyết định áp dụng biện pháp cấm kinh doanh, sử dụng loại thực phẩm là trung gian truyền bệnh;
c) Không thực hiện quyết định áp dụng biện pháp hạn chế tập trung đông người hoặc tạm đình chỉ hoạt động kinh doanh, dịch vụ tại nơi công cộng.
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a)9 Không thực hiện quyết định kiểm tra, giám sát, xử lý y tế khi ra vào vùng có dịch thuộc nhóm A;
b) Đưa ra khỏi vùng có dịch thuộc nhóm A những vật phẩm, động vật, thực vật, thực phẩm và hàng hóa khác có khả năng lây truyền bệnh dịch;
c) Không thực hiện quyết định buộc tiêu hủy động vật, thực phẩm, thực vật và các vật khác là trung gian truyền bệnh thuộc nhóm A.
5. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thực hiện yêu cầu kiểm tra và xử lý y tế đối với phương tiện vận tải trước khi ra khỏi vùng có dịch trong tình trạng khẩn cấp về dịch;
b)10 Không thực hiện quyết định cấm tập trung đông người tại vùng đã được ban bố tình trạng khẩn cấp về dịch theo các nghị quyết, quyết định, chỉ thị và văn bản khác của cơ quan có thẩm quyền;
c) Đưa người, phương tiện không có nhiệm vụ vào ổ dịch tại vùng đã được ban bố tình trạng khẩn cấp về dịch;
d) Không thực hiện quyết định buộc tiêu hủy động vật, thực phẩm, thực vật và các vật khác có nguy cơ làm lây lan bệnh dịch sang người tại vùng đã được ban bố tình trạng khẩn cấp về dịch.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thực hiện biện pháp vệ sinh, diệt trùng, tẩy uế đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 2 Điều này;
b) Buộc hoàn trả số tiền đã thu không đúng quy định của pháp luật đối với hành vi quy định tại điểm d khoản 2 Điều này. Trường hợp không hoàn trả được cho đối tượng thì nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật;
c) Buộc tiêu hủy động vật, thực phẩm, thực vật và các vật khác đối với hành vi quy định tại điểm đ khoản 2, điểm b, c khoản 4 và điểm d khoản 5 Điều này;
d) Buộc xử lý y tế phương tiện vận tải đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 5 Điều này.
Điều 13. Vi phạm quy định về kiểm dịch y tế biên giới
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không báo cáo Bộ Y tế bằng văn bản sau khi khắc mới, khắc lại, thu hồi, hủy, hủy giá trị sử dụng, mất con dấu kiểm dịch y tế;
b) Không lập sổ lưu mẫu con dấu kiểm dịch y tế;
c) Không lập hồ sơ lưu theo quy định khi khắc mới, khắc lại con dấu kiểm dịch y tế;
d) Không liên lạc ngay với tổ chức kiểm dịch y tế biên giới tại cửa khẩu trong trường hợp hành khách hoặc phi hành đoàn trên chuyến bay hoặc hành khách, thuyền viên trên tàu thuyền có triệu chứng hoặc có dấu hiệu mắc bệnh truyền nhiễm trước khi tàu bay cất, hạ cánh, tàu thuyền cập cảng;
đ) Tự ý lên hoặc xuống tàu thuyền, tiến hành bốc dỡ hoặc tiếp nhận hàng hóa trong thời gian tàu thuyền chờ kiểm dịch y tế hoặc đang thực hiện kiểm dịch y tế, trừ trường hợp tàu thuyền đang gặp tai nạn.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không chấp hành việc kiểm tra y tế, xử lý y tế của tổ chức kiểm dịch y tế biên giới theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này;
b) Không thực hiện đúng quy định về tín hiệu kiểm dịch y tế cho tàu thuyền khi nhập cảnh;
c) Tẩy xóa, sửa chữa, cho mượn biểu tượng, phù hiệu, biển hiệu, thẻ, trang phục kiểm dịch viên y tế; cờ truyền thống kiểm dịch y tế biên giới để dùng vào mục đích khác;
d) Không khai báo y tế hoặc khai báo không trung thực về kiểm dịch y tế biên giới theo quy định của pháp luật.
3. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Vận chuyển thi hài, hài cốt, tro cốt, chế phẩm sinh học, vi trùng, mô, bộ phận cơ thể người, máu và các thành phần của máu qua cửa khẩu mà chưa được tổ chức kiểm dịch y tế kiểm tra;
b) Nhập khẩu mẫu máu, huyết thanh, huyết tương, nước tiểu, phân, dịch tiết cơ thể người, các mẫu khác từ người có chứa hoặc có khả năng chứa tác nhân gây bệnh truyền nhiễm cho người, các chủng vi sinh vật, mẫu có chứa vi sinh vật có khả năng gây bệnh cho người nhằm mục đích dự phòng, nghiên cứu, chẩn đoán, chữa bệnh mà chưa có giấy phép nhập khẩu.
4. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không chấp hành cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế, xử lý y tế đối với người, phương tiện vận tải, hàng hóa và các đối tượng phải kiểm dịch khác mang tác nhân gây bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thực hiện việc kiểm tra, xử lý y tế đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;
b) Buộc xử lý y tế đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 3 Điều này. Trường hợp không đáp ứng yêu cầu về phòng, chống bệnh truyền nhiễm thì buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc buộc tái xuất;
c) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc buộc tái xuất đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 3 Điều này;
d) Buộc thực hiện việc cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế, xử lý y tế đối với người, phương tiện vận tải, hàng hóa mang tác nhân gây bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A đối với hành vi quy định tại khoản 4 Điều này.
Điều 14. Vi phạm quy định khác về y tế dự phòng
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng người mắc bệnh truyền nhiễm trực tiếp làm những việc có nguy cơ gây lây lan bệnh truyền nhiễm cho người khác hoặc ra cộng đồng, trừ trường hợp tham gia trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm và kinh doanh dịch vụ ăn uống.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không chấp hành các biện pháp phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền, trừ các trường hợp quy định tại các điều 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12 và 13 Nghị định này.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng dịch bệnh để định giá mua, giá bán bất hợp lý đối với thuốc, trang thiết bị y tế, nguyên liệu làm thuốc, nguyên liệu sản xuất trang thiết bị y tế phục vụ phòng, chống dịch bệnh.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược, chứng chỉ hành nghề dược, đình chỉ hoạt động đối với các cơ sở không thuộc diện cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược trong thời hạn từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 3 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược, chứng chỉ hành nghề dược, đình chỉ hoạt động đối với các cơ sở không thuộc diện cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược trong thời hạn từ 12 tháng đến 24 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 3 Điều này trong trường hợp giá trị hàng hóa vi phạm trên 50.000.000 đồng hoặc trường hợp tái phạm.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc hoàn trả cho người mua hoặc người bán toàn bộ số tiền chênh lệch đối với hành vi quy định tại khoản 3 Điều này. Trường hợp không hoàn trả được cho khách hàng thì nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.
Điều 15. Vi phạm quy định về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không báo cáo cơ quan có thẩm quyền về chất lượng nước theo quy định của pháp luật.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện việc cung cấp nước có công suất thiết kế dưới 1.000 m3/ngày đêm hoặc quy mô cấp nước cho dưới 500 hộ gia đình thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Việc thử nghiệm thông số chất lượng nước đối với mỗi mẫu nước phải thử nghiệm không được thực hiện tại phòng thử nghiệm, tổ chức chứng nhận theo quy định của pháp luật;
b) Không công khai kết quả thử nghiệm các thông số chất lượng nước theo quy định của pháp luật đối với mỗi lần thử nghiệm;
c) Thử nghiệm thiếu từ 01 đến 05 thông số của mỗi mẫu nước phải thử nghiệm theo quy định của pháp luật.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện việc cung cấp nước có công suất thiết kế dưới 1.000 m3/ngày đêm hoặc quy mô cấp nước cho dưới 500 hộ gia đình thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Cung cấp nước sử dụng cho mục đích sinh hoạt không bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng nước sạch dùng cho mục đích sinh hoạt;
b) Thử nghiệm thiếu từ 06 thông số trở lên của mỗi mẫu nước phải thử nghiệm theo quy định của pháp luật.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện cung cấp nước có công suất thiết kế từ 1.000 m3/ngày đêm trở lên hoặc quy mô cấp nước cho từ 500 hộ gia đình trở lên thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Việc thử nghiệm thông số chất lượng nước đối với mỗi mẫu nước phải thử nghiệm không được thực hiện tại phòng thử nghiệm, tổ chức chứng nhận theo quy định của pháp luật;
b) Không công khai kết quả thử nghiệm các thông số chất lượng nước theo quy định của pháp luật đối với mỗi lần phải thử nghiệm theo quy định của pháp luật;
c) Thử nghiệm thiếu từ 01 đến 05 thông số của mỗi mẫu nước phải thử nghiệm theo quy định của pháp luật.
5. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện cung cấp nước có công suất thiết kế từ 1.000 m3/ngày đêm trở lên hoặc quy mô cấp nước cho từ 500 hộ gia đình trở lên thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Cung cấp nước sử dụng cho mục đích sinh hoạt không bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng nước sạch dùng cho mục đích sinh hoạt;
b) Thử nghiệm thiếu từ 06 thông số trở lên của mỗi mẫu nước phải thử nghiệm theo quy định của pháp luật.
6. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi thiếu số lượng mẫu thử nghiệm đối với mỗi lần phải thử nghiệm theo quy định của pháp luật của đơn vị cấp nước có công suất thiết kế dưới 1.000m3/ngày đêm hoặc quy mô cấp nước cho dưới 500 hộ gia đình.
7. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thử nghiệm định kỳ các thông số chất lượng nước đối với mỗi lần phải thử nghiệm theo quy định của đơn vị cấp nước có công suất thiết kế dưới 1.000 m3/ngày đêm hoặc quy mô cấp nước cho dưới 500 hộ gia đình;
b) Thiếu số lượng mẫu thử nghiệm đối với mỗi lần phải thử nghiệm theo quy định của pháp luật của đơn vị cấp nước có công suất thiết kế từ 1.000 m3/ngày đêm trở lên hoặc quy mô cấp nước cho từ 500 hộ gia đình trở lên.
8. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi không thử nghiệm định kỳ các thông số chất lượng nước đối với mỗi lần phải thử nghiệm theo quy định của đơn vị cấp nước có công suất thiết kế từ 1.000 m3/ngày đêm trở lên hoặc quy mô cấp nước cho từ 500 hộ gia đình trở lên.
9. Phạt tiền gấp 02 lần nhưng không quá 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều này khi đơn vị cấp nước có từ hai cơ sở sản xuất vi phạm trở lên.
Điều 16. Vi phạm quy định về mai táng, hỏa táng
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi không có hồ sơ sổ sách ghi chép các thông tin liên quan đến việc thực hiện tang lễ tại nhà tang lễ, nhà hỏa táng.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không bảo đảm điều kiện vệ sinh theo quy định của pháp luật đối với nhà tang lễ, nhà hỏa táng.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ quy định của pháp luật về vệ sinh trong quàn ướp, khâm liệm, vận chuyển, bảo quản thi hài, hài cốt của người chết do mắc các bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A và một số bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B trong danh mục các bệnh truyền nhiễm bắt buộc phải cách ly;
b) Không xử lý thi hài của người chết do mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A và một số bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B trong danh mục các bệnh truyền nhiễm bắt buộc phải cách ly;
c) Không thực hiện đúng quy định của pháp luật về mai táng theo hình thức mộ tập thể.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện đúng quy định về xử lý thi hài, hài cốt và môi trường xung quanh khi di chuyển thi hài, hài cốt trong trường hợp giải tỏa nghĩa trang mà chưa đủ thời gian cải táng.
5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng công nghệ để hỏa táng không bảo đảm yêu cầu xử lý các chất thải theo quy định của pháp luật.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường đối với hành vi quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này.
Điều 17. Vi phạm quy định về vệ sinh lao động, bệnh nghề nghiệp và tai nạn lao động
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện một trong các hành vi sau đây:
a) Không tổng hợp kết quả đợt khám sức khoẻ phát hiện bệnh nghề nghiệp hoặc khám định kỳ người mắc bệnh nghề nghiệp sau khi kết thúc mỗi đợt khám theo quy định của pháp luật;
b) Không lập hồ sơ bệnh nghề nghiệp đối với người lao động được chẩn đoán mắc bệnh nghề nghiệp;
c) Không báo cáo trường hợp người lao động mắc bệnh nghề nghiệp hoặc báo cáo tình hình khám bệnh nghề nghiệp định kỳ hằng năm đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
d) Không báo cáo trường hợp tai nạn lao động được khám và điều trị định kỳ hằng năm tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện một trong các hành vi sau đây:
a) Không báo cáo thông tin của đơn vị y tế thực hiện huấn luyện sơ cứu, cấp cứu hoặc huấn luyện cấp chứng chỉ, chứng nhận chuyên môn về y tế lao động đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
b) Thực hiện huấn luyện sơ cứu, cấp cứu không đủ thời gian và không đúng nội dung theo quy định của pháp luật.
3. Phạt tiền đối với hành vi vi phạm quy định về hoạt động khám, điều trị bệnh nghề nghiệp theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi cung cấp kết quả khám, điều trị bệnh nghề nghiệp không đúng sự thật;
b) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi cung cấp kết quả khám, điều trị bệnh nghề nghiệp mà không thực hiện khám, điều trị bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 3 Điều này.
Điều 18. Vi phạm quy định khác về môi trường y tế
Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không có hoặc không bảo đảm vệ sinh theo quy định đối với khu rửa tay, nhà tiêu hợp vệ sinh trong cơ quan, cơ sở y tế và cơ sở công cộng khác.
Điều 19. Vi phạm quy định về thông tin, giáo dục, truyền thông trong phòng, chống HIV/AIDS
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền đối với hành vi không tổ chức tuyên truyền, giáo dục các biện pháp phòng, chống HIV/AIDS theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền theo một trong các mức sau đây:
a) Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với cơ sở có sử dụng lao động dưới 50 người;
b) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với cơ sở có sử dụng lao động từ 50 người đến dưới 100 người;
c) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với cơ sở có sử dụng lao động từ 100 người đến dưới 200 người;
d) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với cơ sở có sử dụng lao động từ 200 người đến dưới 500 người;
đ) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với cơ sở có sử dụng lao động từ 500 người đến dưới 1.000 người;
e) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với cơ sở có sử dụng lao động từ 1.000 người đến dưới 1.500 người;
g) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với cơ sở có sử dụng lao động từ 1.500 người đến dưới 2.000 người;
h) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với cơ sở có sử dụng lao động từ 2.000 người đến dưới 2.500 người;
i) Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với cơ sở có sử dụng lao động từ 2.500 người trở lên.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Cung cấp, đưa thông tin không chính xác về tình hình dịch HIV/AIDS so với số liệu đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công bố khi thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống HIV/AIDS;
b) Thực hiện không đúng về thời điểm, thời lượng ưu tiên phát sóng, thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống HIV/AIDS trên đài phát thanh, đài truyền hình và dung lượng, vị trí đăng trên báo in, báo hình, báo điện tử theo quy định của pháp luật.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thực hiện việc ưu tiên về thời điểm, thời lượng phát sóng, thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống HIV/AIDS trên đài phát thanh, đài truyền hình và dung lượng, vị trí đăng trên báo in, báo hình, báo điện tử theo quy định của pháp luật;
b) Thu tiền đối với việc thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống HIV/AIDS, trừ trường hợp có hợp đồng với chương trình quốc gia về phòng, chống HIV/AIDS hoặc do tổ chức, cá nhân trong nước, ngoài nước tài trợ;
c) Tiết lộ cho người khác biết việc một người nhiễm HIV khi chưa được sự đồng ý của người đó, trừ trường hợp thực hiện việc phản hồi thông tin trong hoạt động giám sát dịch tễ học HIV/AIDS và thông báo kết quả xét nghiệm HIV theo quy định của pháp luật.
4. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi công khai tên, địa chỉ, hình ảnh người nhiễm HIV khi chưa được sự đồng ý của người đó, trừ trường hợp thực hiện việc phản hồi thông tin trong hoạt động giám sát dịch tễ học HIV/AIDS và thông báo kết quả xét nghiệm HIV theo quy định của pháp luật.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc cải chính thông tin sai sự thật trên phương tiện thông tin đại chúng trên địa bàn đã đưa tin trước đó liên tục trong 03 ngày theo quy định của pháp luật đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;
b) Buộc hoàn trả số tiền đã thu không đúng quy định của pháp luật đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 3 Điều này. Trường hợp không hoàn trả được cho đối tượng thì nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật;
c) Buộc xin lỗi trực tiếp người nhiễm HIV, thành viên gia đình người nhiễm HIV và cải chính thông tin công khai trên phương tiện thông tin đại chúng nơi người nhiễm HIV sinh sống liên tục trong 03 ngày theo quy định của pháp luật đối với hành vi quy định tại điểm c khoản 3 và khoản 4 Điều này, trừ trường hợp người nhiễm HIV không đồng ý xin lỗi công khai.
Điều 20. Vi phạm quy định về tư vấn và xét nghiệm HIV
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Cản trở quyền tiếp cận với dịch vụ tư vấn về phòng, chống HIV/AIDS của người khác;
b) Không tư vấn về phòng, chống HIV/AIDS trong quá trình chăm sóc, điều trị cho đối tượng là phụ nữ nhiễm HIV trong thời kỳ mang thai, cho con bú, người bị phơi nhiễm với HIV;
c) Thực hiện không đúng quy trình, nội dung tư vấn trước và sau khi xét nghiệm HIV;
d) Tư vấn trước và sau khi xét nghiệm HIV khi chưa được tập huấn về tư vấn phòng, chống HIV/AIDS;
đ) Thực hiện việc tư vấn về phòng, chống HIV/AIDS tại cơ sở tư vấn không đủ điều kiện theo quy định của pháp luật;
e) Không phản hồi hoặc phản hồi danh sách người nhiễm HIV trong giám sát HIV/AIDS không theo đúng quy định của pháp luật;
g) Không lưu giữ hoặc lưu giữ không đúng quy định của pháp luật đối với kết quả xét nghiệm, các mẫu máu, túi máu, chế phẩm máu, bệnh phẩm nhiễm HIV;
h) Không tiêu hủy hoặc tiêu huỷ các mẫu máu, túi máu, chế phẩm máu, bệnh phẩm nhiễm HIV không theo đúng quy định của pháp luật;
i) Vi phạm quy định về chế độ báo cáo HIV/AIDS theo quy định của pháp luật.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không tư vấn trước và sau xét nghiệm HIV;
b) Thông báo kết quả xét nghiệm HIV dương tính không đúng thời gian theo quy định của pháp luật;
c) Thông báo kết quả xét nghiệm HIV dương tính không đúng trình tự theo quy định của pháp luật;
d) Vận chuyển, giao nhận phiếu trả lời kết quả xét nghiệm HIV dương tính không theo đúng quy định của pháp luật;
đ) Không báo cáo cơ quan có thẩm quyền khi phát hiện các sinh phẩm, trang thiết bị phục vụ xét nghiệm HIV không bảo đảm chất lượng;
e) Thực hiện không đúng quy định của Bộ Y tế về vô khuẩn, sát khuẩn, xử lý chất thải khi thực hiện phẫu thuật, tiêm thuốc, châm cứu để phòng, chống lây nhiễm HIV;
g) Không thông báo cho các bên liên quan và có biện pháp xử lý, khắc phục khi phát hiện việc xét nghiệm HIV không bảo đảm chất lượng;
h) Thu tiền xét nghiệm của người bị bắt buộc xét nghiệm thuộc trường hợp có trưng cầu giám định tư pháp hoặc quyết định của cơ quan điều tra, viện kiểm sát nhân dân hoặc tòa án nhân dân hoặc của phụ nữ mang thai tự nguyện xét nghiệm HIV trong trường hợp chi phí xét nghiệm đã có nguồn kinh phí chi trả.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Khẳng định trường hợp HIV dương tính khi chưa được cơ quan có thẩm quyền công nhận đủ điều kiện khẳng định các trường hợp HIV dương tính;
b) Xét nghiệm HIV không theo các hướng dẫn của Bộ Y tế;
c) Không bảo đảm một trong các điều kiện của cơ sở xét nghiệm HIV sau khi đã được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện xét nghiệm HIV;
d) Khẳng định kết quả xét nghiệm HIV dương tính trong khoảng thời gian bị đình chỉ hoạt động khẳng định kết quả xét nghiệm HIV dương tính;
đ) Thông báo kết quả xét nghiệm HIV dương tính cho đối tượng không đúng quy định của pháp luật, tiết lộ bí mật kết quả xét nghiệm HIV dương tính trong trường hợp pháp luật quy định phải giữ bí mật;
e)11 Thực hiện xét nghiệm HIV đối với người dưới 15 tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi và người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản của cha, mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp, người đại diện của người đó, trừ trường hợp cấp cứu theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Bắt buộc xét nghiệm HIV đối với đối tượng không thuộc đối tượng giám sát dịch tễ học HIV/AIDS và xét nghiệm HIV bắt buộc theo quy định của pháp luật;
b) Xét nghiệm HIV khi chưa được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện xét nghiệm HIV;
c) Không xét nghiệm túi máu, chế phẩm của máu trước khi sử dụng.
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đủ điều kiện xét nghiệm HIV trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại điểm e khoản 2 và điểm b khoản 3 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đủ điều kiện xét nghiệm HIV trong thời hạn từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi quy định tại các điểm c và d khoản 3 Điều này;
c) Đình chỉ hoạt động của cơ sở trong thời hạn từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 4 Điều này.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc hoàn trả số tiền đã thu không đúng quy định của pháp luật đối với hành vi quy định tại điểm h khoản 2 Điều này. Trường hợp không hoàn trả được cho đối tượng thì nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 4 Điều này.
Điều 21. Vi phạm quy định về điều trị, chăm sóc người nhiễm HIV, điều trị dự phòng, điều trị phơi nhiễm HIV
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Kê đơn thuốc kháng HIV cho người nhiễm HIV, người bị phơi nhiễm với HIV, điều trị dự phòng nhiễm HIV khi chưa qua đào tạo, tập huấn về điều trị HIV/AIDS theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;
b) Kê đơn thuốc kháng HIV không tuân thủ quy trình và phác đồ điều trị HIV/AIDS do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Điều trị bằng thuốc kháng HIV tại cơ sở không đủ điều kiện theo quy định của pháp luật;
b) Thực hiện không đúng quy định của pháp luật về ưu tiên tiếp cận thuốc kháng HIV;
c) Không tổ chức quản lý, chăm sóc, tư vấn cho người nhiễm HIV tại cơ sở cai nghiện bắt buộc theo quy định của pháp luật;
d) Không hướng dẫn về điều trị dự phòng lây nhiễm HIV đối với người bị phơi nhiễm với HIV;
đ) Không theo dõi, điều trị và các biện pháp nhằm giảm sự lây nhiễm HIV/AIDS từ mẹ sang con cho phụ nữ nhiễm HIV trong thời kỳ mang thai.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không theo dõi, điều trị đối với phụ nữ nhiễm HIV trong thời kỳ mang thai thuộc diện quản lý;
b) Không điều trị dự phòng lây nhiễm HIV đối với người bị phơi nhiễm với HIV;
c) Cản trở người nhiễm HIV tham gia việc chăm sóc cho người nhiễm HIV khác hoặc cản trở họ tiếp cận với dịch vụ chăm sóc, điều trị;
d) Không bảo đảm chế độ chăm sóc y tế cho người nhiễm HIV tại cơ sở bảo trợ xã hội;
đ) Thu tiền điều trị đối với người bị phơi nhiễm với HIV, bị nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp, người bị nhiễm HIV do rủi ro của kỹ thuật y tế, phụ nữ nhiễm HIV trong thời kỳ mang thai, trẻ em dưới 6 tuổi nhiễm HIV được Nhà nước cấp miễn phí thuốc kháng HIV;
e) Thu tiền thuốc điều trị HIV đã được cấp, phát miễn phí.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi từ chối điều trị bằng thuốc kháng HIV đối với người nhiễm HIV đủ tiêu chuẩn điều trị theo quy định của pháp luật.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc hoàn trả số tiền đã thu không đúng quy định của pháp luật đối với hành vi quy định tại các điểm đ và e khoản 3 Điều này. Trường hợp không hoàn trả được cho đối tượng thì nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.
Điều 22. Vi phạm quy định về can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với nhân viên tiếp cận cộng đồng vi phạm một trong các hành vi sau đây:
a) Không mang theo thẻ nhân viên tiếp cận cộng đồng khi thực hiện các hoạt động can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV;
b) Sử dụng thẻ nhân viên tiếp cận cộng đồng đã hết hạn sử dụng khi thực hiện các hoạt động can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV, trừ trường hợp đã được cơ quan cấp thẻ cho phép sử dụng thẻ hết hạn trong thời gian chờ cấp thẻ mới;
c) Sửa chữa, tẩy xóa hoặc cho người khác mượn thẻ nhân viên tiếp cận cộng đồng.
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không báo trước khi triển khai tổ chức các hoạt động can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV cho Ủy ban nhân dân cấp xã và cơ quan công an cùng cấp nơi triển khai hoạt động của nhân viên tiếp cận cộng đồng;
b) Không giới thiệu và chuyển bản sao hồ sơ điều trị của người đang được điều trị bằng thuốc kháng HIV đến cơ sở điều trị mới phù hợp với yêu cầu làm việc, sinh hoạt của người đó;
c) Không tiếp nhận hồ sơ hợp lệ theo quy định của pháp luật của người đang điều trị bằng thuốc kháng HIV do cơ sở khác chuyển đến;
d) Chấm dứt điều trị đối với người nghiện chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế, trừ trường hợp được chấm dứt điều trị theo quy định của pháp luật.
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Sử dụng thẻ nhân viên tiếp cận cộng đồng không đúng mục đích, phạm vi hoạt động hoặc quy định của chương trình, dự án về can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV;
b) Không phối hợp với cơ quan phòng, chống HIV/AIDS địa phương trong việc thực hiện các biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV;
c) Không thực hiện đúng quy trình xét chọn đối tượng tham gia điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện.
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện không tuân thủ hướng dẫn chuyên môn theo quy định của pháp luật;
b) Không thực hiện điều trị cho người đang điều trị bằng thuốc kháng HIV do cơ sở khác chuyển đến;
c) Không cung cấp bao cao su của cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú theo quy định của pháp luật.
5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không bảo đảm một trong các điều kiện sau khi cơ sở đã thực hiện việc công bố đủ điều kiện điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện;
b) Không báo cáo danh sách người được điều trị, tình hình điều trị và tuân thủ điều trị của người tham gia điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện cho cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
c) Bán bao cao su, bơm kim tiêm, thuốc, sinh phẩm mà pháp luật quy định được cung cấp miễn phí hoặc bán cao hơn giá bán bao cao su, bơm kim tiêm, thuốc, sinh phẩm đã được trợ giá;
d) Điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện đối với người không đủ tiêu chuẩn điều trị theo quy định của pháp luật;
đ) Ép buộc người nghiện chất dạng thuốc phiện tham gia điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện dưới mọi hình thức.
6. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện tại cơ sở chưa công bố đủ điều kiện điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện;
b) Không in dòng chữ “cung cấp miễn phí, không được bán” trên bao bì hoặc nhãn phụ của bao cao su, bơm kim tiêm thuộc chương trình, dự án về can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV;
c) Sử dụng thuốc cho điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện chưa được lưu hành hợp pháp tại Việt Nam.
7. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại các điểm a, b khoản 4 và các điểm d, đ khoản 5 Điều này;
b) Đình chỉ hoạt động trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 5 và các điểm a, c khoản 6 Điều này;
c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính là thẻ nhân viên tiếp cận cộng đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm b, c khoản 1 Điều này.
8. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại điểm c khoản 5 và điểm a khoản 6 Điều này;
b) Buộc tiêu hủy thuốc do thực hiện hành vi quy định tại điểm c khoản 6 Điều này.
Điều 23. Vi phạm quy định về chống kỳ thị, phân biệt đối xử đối với người nhiễm HIV
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Yêu cầu xét nghiệm HIV hoặc yêu cầu xuất trình kết quả xét nghiệm HIV đối với học sinh, sinh viên, học viên hoặc người đến xin học;
b) Cản trở học sinh, sinh viên, học viên tham gia hoạt động, dịch vụ của cơ sở giáo dục vì lý do nhiễm HIV hoặc thành viên trong gia đình có người nhiễm HIV;
c) Cản trở tiếp nhận đối tượng bảo trợ xã hội vào cơ sở bảo trợ xã hội vì lý do nhiễm HIV;
d) Từ chối mai táng, hỏa táng người chết vì lý do liên quan đến HIV/AIDS.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Yêu cầu xét nghiệm HIV hoặc xuất trình kết quả xét nghiệm HIV đối với người lao động dự tuyển, từ chối tuyển dụng vì lý do người dự tuyển lao động nhiễm HIV, trừ trường hợp một số nghề phải xét nghiệm HIV trước khi tuyển dụng theo quy định của Chính phủ;
b) Từ chối tiếp nhận học sinh, sinh viên, học viên vì lý do người đó nhiễm HIV;
c) Từ chối tiếp nhận đối tượng bảo trợ xã hội vào cơ sở bảo trợ xã hội vì lý do nhiễm HIV;
d) Cha, mẹ bỏ rơi con chưa thành niên nhiễm HIV; người giám hộ bỏ rơi người được giám hộ nhiễm HIV;
đ) Tách biệt, hạn chế, cấm đoán học sinh, sinh viên, học viên tham gia các hoạt động, dịch vụ của cơ sở vì lý do người đó nhiễm HIV;
e) Phân biệt đối xử trong chăm sóc, điều trị người nhiễm HIV;
g) Bố trí công việc không phù hợp với sức khỏe và trình độ chuyên môn của người lao động nhiễm HIV.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc gây khó khăn trong quá trình làm việc của người lao động vì lý do người lao động nhiễm HIV;
b) Ép buộc người lao động còn đủ sức khỏe chuyển công việc mà họ đang đảm nhiệm vì lý do người lao động nhiễm HIV;
c) Từ chối nâng lương, đề bạt hoặc không bảo đảm các quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động vì lý do người lao động nhiễm HIV;
d) Kỷ luật, đuổi học học sinh, sinh viên, học viên vì lý do người đó nhiễm HIV;
đ) Sử dụng hình ảnh, thông điệp truyền thông có tính chất kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV, thành viên gia đình người nhiễm HIV.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tiếp nhận, thực hiện việc mai táng, hỏa táng đối với thi hài, hài cốt của người nhiễm HIV đối với hành vi quy định tại điểm d khoản 1 Điều này;
b) Buộc tiếp nhận người nhiễm HIV đối với hành vi quy định tại các điểm b, c khoản 2 và điểm a khoản 3 Điều này;
c) Buộc xin lỗi trực tiếp người bị phân biệt đối xử đối với hành vi quy định tại điểm e khoản 2 và điểm đ khoản 3 Điều này;
d) Buộc điều chuyển lại vị trí công tác đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 3 Điều này;
đ) Buộc thực hiện các quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động nhiễm HIV đối với hành vi quy định tại điểm c khoản 3 Điều này;
e) Buộc huỷ bỏ quyết định kỷ luật, đuổi học học sinh, sinh viên, học viên vì lý do người đó nhiễm HIV đối với hành vi quy định tại điểm d khoản 3 Điều này;
g) Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm đối với hành vi quy định tại điểm đ khoản 3 Điều này. Trường hợp không loại bỏ được thì buộc tiêu hủy sản phẩm truyền thông.
Điều 24. Vi phạm quy định khác về phòng, chống HIV/AIDS
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi cản trở người lao động tham gia các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Đe dọa truyền HIV cho người khác;
b) Lợi dụng hoạt động phòng, chống HIV/AIDS để trục lợi.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.
Điều 25. Vi phạm quy định về địa điểm cấm hút thuốc lá
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi hút thuốc lá tại địa điểm có quy định cấm. Trường hợp hút thuốc lá trên tàu bay thực hiện theo quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không có chữ hoặc biểu tượng “cấm hút thuốc lá” tại địa điểm cấm hút thuốc lá theo quy định của pháp luật;
b) Không tổ chức thực hiện, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện đúng quy định về cấm hút thuốc lá tại địa điểm thuộc quyền quản lý, điều hành.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây tại nơi dành riêng cho người hút thuốc lá:
a) Không có phòng và hệ thống thông khí tách biệt với khu vực không hút thuốc lá;
b) Không có dụng cụ chứa mẩu, tàn thuốc lá;
c) Không có biển báo tại vị trí phù hợp, dễ quan sát;
d) Không có thiết bị phòng cháy, chữa cháy.
Điều 26. Vi phạm quy định về bán, cung cấp thuốc lá
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không có biển thông báo không bán thuốc lá cho người chưa đủ 18 tuổi tại điểm bán của đại lý bán buôn, đại lý bán lẻ thuốc lá.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Trưng bày quá một bao hoặc một tút hoặc một hộp của một nhãn hiệu thuốc lá tại đại lý bán lẻ, điểm bán lẻ thuốc lá;
b) Bán, cung cấp thuốc lá cho người chưa đủ 18 tuổi;
c) Bán, cung cấp thuốc lá không ghi nhãn, không in cảnh báo sức khỏe trên bao bì thuốc lá theo quy định của pháp luật. Trường hợp bán thuốc lá không ghi nhãn, không in cảnh báo sức khỏe trên bao bì thuốc lá là thuốc lá nhập lậu, thuốc lá giả thì thực hiện xử phạt theo quy định của pháp luật về hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
Đình chỉ hoạt động kinh doanh có liên quan đến hành vi vi phạm trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với các hành vi quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc thu hồi và loại bỏ yếu tố vi phạm đối với thuốc lá không ghi nhãn, không in cảnh báo sức khỏe trên bao bì thuốc lá đối với hành vi quy định tại điểm c khoản 2 Điều này. Trường hợp không loại bỏ được yếu tố vi phạm thì buộc tiêu hủy.
Điều 27. Vi phạm quy định về ghi nhãn, in cảnh báo sức khỏe trên bao bì thuốc lá
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) In cảnh báo sức khỏe không đúng mẫu, vị trí, diện tích và màu sắc theo quy định của pháp luật;
b) Không thay đổi định kỳ 2 năm một lần cảnh báo sức khoẻ trên bao bì thuốc lá theo quy định của pháp luật;
c) Không ghi rõ số lượng điếu đối với bao thuốc lá dạng điếu hoặc trọng lượng đối với các loại thuốc lá khác;
d) Sử dụng từ, cụm từ làm người đọc, người sử dụng hiểu thuốc lá là ít có hại hoặc hiểu sai về tác hại của thuốc lá và khói thuốc lá đối với sức khỏe con người.
2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không in cảnh báo sức khỏe trên bao bì thuốc lá theo quy định của pháp luật đối với thuốc lá sản xuất, nhập khẩu để tiêu thụ tại Việt Nam;
b) Ký hợp đồng, sản xuất thuốc lá mang nhãn hiệu nước ngoài để tiêu thụ trong nước khi chưa được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
Đình chỉ hoạt động kinh doanh có liên quan đến hành vi vi phạm trong thời hạn từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thu hồi sản phẩm và khắc phục, loại bỏ yếu tố vi phạm đối với hành vi quy định tại khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều này. Trường hợp không khắc phục được yếu tố vi phạm thì buộc tiêu hủy;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại điểm b khoản 2 Điều này (nếu có).
Điều 28. Vi phạm quy định về cai nghiện thuốc lá
Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
1. Không có nơi dành riêng cho hoạt động tư vấn cai nghiện thuốc lá trực tiếp theo quy định của pháp luật.
2. Không có tài liệu truyền thông về cai nghiện thuốc lá, tư vấn cai nghiện thuốc lá.
3. Không có điện thoại, internet hoặc phương tiện thông tin khác bảo đảm cho hoạt động tư vấn cai nghiện thuốc lá gián tiếp.
4. Không thông báo bằng văn bản đến Sở Y tế nơi cơ sở hoạt động trước khi thực hiện hoạt động cai nghiện, tư vấn cai nghiện thuốc lá.
Điều 29. Vi phạm quy định khác về phòng, chống tác hại của thuốc lá
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với người từ đủ 16 tuổi nhưng chưa đủ 18 tuổi có hành vi sử dụng thuốc lá.
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Vận động, ép buộc người khác sử dụng thuốc lá;
b) Sử dụng người chưa đủ 18 tuổi mua thuốc lá.
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Sử dụng hình ảnh thuốc lá trên báo chí, xuất bản phẩm dành riêng cho trẻ em;
b) Cung cấp thông tin không có cơ sở khoa học, không chính xác về thuốc lá và tác hại của thuốc lá;
c) Không đưa nội dung phòng, chống tác hại của thuốc lá vào kế hoạch hoạt động hằng năm, không đưa quy định cấm hút thuốc lá tại nơi làm việc vào quy chế nội bộ;
d) Không hạn chế hình ảnh diễn viên sử dụng thuốc lá trong các tác phẩm sân khấu, điện ảnh theo quy định của pháp luật.
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Sử dụng tên, nhãn hiệu và biểu tượng của sản phẩm thuốc lá với sản phẩm, dịch vụ khác;
b) Tiếp thị thuốc lá trực tiếp tới người tiêu dùng dưới mọi hình thức;
c) Để cho tổ chức, cá nhân tiếp thị thuốc lá trực tiếp tới người tiêu dùng tại cơ sở thuộc quyền quản lý, điều hành;
d) Chậm nộp khoản đóng góp bắt buộc theo quy định của pháp luật;
đ) Khai sai dẫn đến nộp thiếu khoản đóng góp bắt buộc theo quy định của pháp luật;
e) Sử dụng kinh phí hỗ trợ của Quỹ phòng, chống tác hại của thuốc lá không đúng quy định của pháp luật;
g) Doanh nghiệp, các phương tiện thông tin đại chúng đưa tin, thông báo về việc tài trợ của tổ chức, cá nhân kinh doanh thuốc lá.
5. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Thực hiện hoạt động tài trợ dưới bất kỳ hình thức nào, trừ trường hợp được phép theo quy định của pháp luật;
b) Trốn, gian lận khoản đóng góp bắt buộc theo quy định của pháp luật.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thu hồi sản phẩm để khắc phục, loại bỏ yếu tố vi phạm đối với hành vi quy định tại các điểm a, b, d khoản 3 và điểm a khoản 4 Điều này. Trường hợp không khắc phục được yếu tố vi phạm thì buộc tiêu hủy;
b) Buộc hoàn trả số tiền lãi từ khoản chênh lệch do nộp chậm khoản đóng góp bắt buộc đối với hành vi quy định tại điểm d khoản 4 Điều này;
c) Buộc hoàn trả số tiền do sử dụng sai quy định đối với hành vi quy định tại điểm e khoản 4 Điều này;
d) Buộc hoàn trả số tiền phải nộp và số tiền lãi (nếu có) do kê khai sai, trốn, gian lận khoản đóng góp bắt buộc đối với hành vi quy định tại điểm đ khoản 4 và điểm b khoản 5 Điều này.
Điều 30. Vi phạm các quy định về uống rượu, bia và địa điểm không uống rượu, bia
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với người từ đủ 16 tuổi nhưng chưa đủ 18 tuổi uống rượu, bia.
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Uống rượu, bia tại địa điểm không uống rượu, bia theo quy định của pháp luật;
b) Xúi giục, kích động, lôi kéo người khác uống rượu bia.
3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Uống rượu, bia ngay trước, trong giờ làm việc, học tập và nghỉ giữa giờ làm việc, học tập;
b) Ép buộc người khác uống rượu bia.
Điều 31. Vi phạm các quy định về bán, cung cấp rượu, bia
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Bán, cung cấp rượu, bia cho người chưa đủ 18 tuổi;
b) Không niêm yết thông báo không bán rượu, bia cho người chưa đủ 18 tuổi tại vị trí dễ nhìn của cơ sở bán rượu, bia.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Bán rượu, bia tại địa điểm không bán rượu, bia theo quy định của pháp luật;
b) Mở mới điểm bán rượu, bia để tiêu dùng tại chỗ trong bán kính 100 m tính từ khuôn viên của cơ sở y tế, nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi bán rượu, bia theo hình thức thương mại điện tử không đáp ứng một trong các điều kiện theo quy định của pháp luật.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh rượu, bia có thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 2 và khoản 3 Điều này.
Điều 32. Vi phạm các quy định về khuyến mại rượu, bia
12Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
1. Khuyến mại rượu, bia cho người chưa đủ 18 tuổi.
2. Khuyến mại trong hoạt động kinh doanh rượu, bia có độ cồn từ 15 độ trở lên.
3. Sử dụng rượu, bia có độ cồn từ 15 độ trở lên để khuyến mại dưới mọi hình thức.
4. Khuyến mại rượu, bia có độ cồn dưới 15 độ không tuân thủ các quy định của pháp luật về khuyến mại.
Điều 33. Vi phạm các quy định về quảng cáo rượu, bia
1. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng người chưa đủ 18 tuổi trực tiếp tham gia vào việc quảng cáo rượu, bia.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi quảng cáo rượu có độ cồn dưới 15 độ và quảng cáo bia sau đây:
a) Có thông tin, hình ảnh nhằm khuyến khích uống rượu, bia; thông tin có nội dung, hình ảnh thể hiện rượu, bia có tác dụng tạo sự trưởng thành, thành đạt, thân thiện, hấp dẫn về giới tính; hướng đến trẻ em, học sinh, sinh viên, thanh niên, phụ nữ mang thai;
b) Sử dụng vật dụng, hình ảnh, biểu tượng, âm nhạc, nhân vật trong phim, nhãn hiệu sản phẩm dành cho trẻ em, học sinh, sinh viên; sử dụng hình ảnh của người chưa đủ 18 tuổi trong quảng cáo rượu, bia;
c) Quảng cáo trong các sự kiện, trên các phương tiện quảng cáo, sản phẩm dành cho người chưa đủ 18 tuổi, học sinh, sinh viên, thanh niên, phụ nữ mang thai;
d) Quảng cáo trên phương tiện giao thông;
đ) Quảng cáo trên báo nói, báo hình ngay trước, trong và ngay sau chương trình dành cho trẻ em; trong thời gian từ 18 giờ đến 21 giờ hằng ngày, trừ trường hợp được phép theo quy định của pháp luật;
e) Quảng cáo trên phương tiện quảng cáo ngoài trời vi phạm quy định về kích thước, khoảng cách đặt phương tiện quảng cáo tính từ khuôn viên của cơ sở giáo dục, cơ sở, khu vực chăm sóc, nuôi dưỡng, vui chơi, giải trí dành cho người chưa đủ 18 tuổi theo quy định của pháp luật;
g) Quảng cáo không có cảnh báo để phòng, chống tác hại của rượu, bia theo quy định của pháp luật;
h) Quảng cáo trên báo điện tử, trang thông tin điện tử, phương tiện điện tử, thiết bị đầu cuối và thiết bị viễn thông khác mà không có hệ thống công nghệ chặn lọc, phần mềm kiểm soát tuổi của người truy cập để ngăn ngừa người chưa đủ 18 tuổi tiếp cận, truy cập, tìm kiếm thông tin về rượu, bia.
3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi quảng cáo rượu có độ cồn từ 5,5 độ đến dưới 15 độ và bia có độ cồn từ 5,5 độ trở lên sau đây:
a) Quảng cáo trong các chương trình, hoạt động văn hóa, sân khấu, điện ảnh, thể thao;
b) Quảng cáo trên các phương tiện quảng cáo ngoài trời, trừ biển hiệu của cơ sở kinh doanh rượu, bia.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
Đình chỉ hoạt động quảng cáo rượu, bia có thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại điểm h khoản 2 Điều này.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc thu hồi, gỡ quảng cáo để loại bỏ yếu tố vi phạm đối với hành vi quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.
Điều 34. Vi phạm các quy định về trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức trong phòng, chống tác hại của rượu, bia
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống tác hại của rượu, bia trong cơ quan, tổ chức;
b) Không tổ chức thực hiện quy định không uống rượu, bia trong thời gian làm việc, tại nơi làm việc của cơ quan, tổ chức;
c) Không nhắc nhở, yêu cầu chấm dứt hành vi uống, bán rượu, bia trong địa điểm không uống, bán rượu, bia thuộc quyền quản lý, điều hành;
d) Không tổ chức thực hiện, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc mọi người thực hiện đúng quy định về không được uống, không được bán rượu, bia tại địa điểm thuộc, quyền quản lý, điều hành.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi của người đứng đầu cơ sở kinh doanh vận tải, chủ phương tiện giao thông vận tải không thực hiện biện pháp phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn người điều khiển phương tiện vận tải uống rượu, bia ngay trước và trong khi tham gia giao thông.
Điều 35. Vi phạm các quy định về trách nhiệm của cơ sở kinh doanh rượu, bia
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Cung cấp thông tin không đầy đủ, không chính xác về hoạt động kinh doanh của cơ sở theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền;
b) Không nhắc nhở hoặc không có biển cảnh báo đối với khách hàng về việc không điều khiển phương tiện giao thông sau khi uống rượu, bia.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Sử dụng lao động là người chưa đủ 18 tuổi trực tiếp tham gia vào việc mua, bán rượu, bia;
b) Thông tin về sản phẩm rượu, bia không bảo đảm chính xác, không có cơ sở khoa học.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên sản phẩm (nếu có) và cải chính thông tin sai sự thật đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.
Điều 36. Vi phạm các quy định về thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống tác hại của rượu, bia
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi không giáo dục, không giám sát, không nhắc nhở thành viên gia đình chưa đủ 18 tuổi không uống rượu, bia.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống tác hại của rượu, bia không bảo đảm chính xác, không khách quan và không khoa học.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi cung cấp thông tin không chính xác, sai sự thật về ảnh hưởng của rượu, bia đối với sức khỏe.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc cải chính, loại bỏ thông tin sai sự thật đối với hành vi quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
Điều 37. Vi phạm các quy định về tài trợ rượu, bia
Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi tài trợ bằng sản phẩm rượu, bia.
Mục 2. HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH
Điều 38. Vi phạm quy định về hành nghề và sử dụng chứng chỉ hành nghề của người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không đeo biển tên;
b) Không sử dụng trang bị phòng hộ theo quy định của pháp luật.
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không ký hợp đồng thực hành đối với người thực hành tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc ký hợp đồng thực hành không đúng mẫu theo quy định của pháp luật;
b) Không ban hành quyết định phân công người hướng dẫn thực hành hoặc ban hành quyết định phân công người hướng dẫn thực hành không đúng mẫu theo quy định của pháp luật;
c) Phân công một người hướng dẫn thực hành hướng dẫn vượt quá 05 người thực hành trong cùng một thời điểm.
3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Từ chối khám bệnh, chữa bệnh khi vượt quá khả năng chuyên môn hoặc trái với phạm vi hoạt động chuyên môn của người hành nghề nhưng không báo cáo với người có thẩm quyền hoặc không giới thiệu người bệnh đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác để giải quyết;
b) Yêu cầu người bệnh thanh toán đối với chi phí khám bệnh, chữa bệnh chưa được niêm yết công khai theo quy định của pháp luật;
c) Làm lộ tình trạng bệnh, thông tin mà người bệnh đã cung cấp và hồ sơ bệnh án, trừ trường hợp người bệnh đồng ý hoặc để chia sẻ thông tin, kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng chẩn đoán, chăm sóc, điều trị người bệnh giữa những người hành nghề trong nhóm trực tiếp điều trị cho người bệnh hoặc trong trường hợp khác được pháp luật quy định;
d) Cấp giấy xác nhận quá trình thực hành không đúng mẫu theo quy định của pháp luật.
4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a)13 Người hành nghề đăng ký hành nghề cùng một thời gian tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác nhau; người hành nghề thực hiện hành nghề không đúng thời gian đăng ký đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt hoặc hành nghề không đúng điều động, phân công của cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
b) Không cấp giấy xác nhận quá trình thực hành cho người thực hành sau khi đã hoàn thành quá trình thực hành theo quy định của pháp luật;
c) Cấp giấy xác nhận quá trình thực hành không đúng nội dung; không đúng sự thật; không phù hợp với văn bằng chuyên môn của người đăng ký hành nghề;
d) Phân công người hướng dẫn thực hành không đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật;
đ)14 Người hành nghề không đăng ký hành nghề khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật.
5. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Ngăn cản người bệnh thuộc diện chữa bệnh bắt buộc vào cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
b) Chỉ định sử dụng các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh hoặc gợi ý chuyển người bệnh tới cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác vì vụ lợi;
c) Lạm dụng nghề nghiệp để xâm phạm danh dự, nhân phẩm, thân thể người bệnh;
d) Người nước ngoài trực tiếp khám bệnh, chữa bệnh bằng tiếng Việt nhưng chưa được cơ sở đào tạo chuyên ngành y do Bộ trưởng Bộ Y tế chỉ định kiểm tra và công nhận thành thạo tiếng Việt hoặc bằng ngôn ngữ khác không phải tiếng Việt mà chưa được đăng ký sử dụng;
đ) Chỉ định điều trị, kê đơn thuốc bằng ngôn ngữ khác không phải là tiếng Việt mà ngôn ngữ đó chưa được đăng ký sử dụng hoặc người phiên dịch chưa được công nhận đủ trình độ phiên dịch sang tiếng Việt;
e) Tẩy xóa, sửa chữa hồ sơ bệnh án nhằm làm sai lệch thông tin về khám bệnh, chữa bệnh;
g) Sử dụng hình thức mê tín trong khám bệnh, chữa bệnh;
h) Người hành nghề chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật từ hai cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trở lên;
i) Làm người phụ trách từ hai khoa lâm sàng trở lên trong cùng một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc trong cùng một thời gian hành nghề đồng thời làm người phụ trách khoa của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác;
k) Người hành nghề chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh kiêm nhiệm phụ trách một khoa trong cùng một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn trong chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh đã được cấp;
l) Người hành nghề chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không có mặt tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong thời gian cơ sở đăng ký hoạt động mà không ủy quyền cho người khác theo quy định của pháp luật;
m)15 Người hành nghề không chấp hành quyết định huy động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi có thiên tai, thảm họa, dịch bệnh nguy hiểm.
6. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Bán thuốc cho người bệnh dưới mọi hình thức, trừ trường hợp được bán thuốc y học cổ truyền theo quy định của pháp luật;
b) Đưa, nhận, môi giới hối lộ trong khám bệnh, chữa bệnh.
7. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Khám bệnh, chữa bệnh khi chưa được cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh;
b) Khám bệnh, chữa bệnh khi đang trong thời gian bị thu hồi chứng chỉ hành nghề hoặc bị đình chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh;
c) Khám bệnh, chữa bệnh vượt quá phạm vi hoạt động chuyên môn được ghi trong chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh, trừ trường hợp cấp cứu và trường hợp thực hiện thêm các kỹ thuật chuyên môn đã được cho phép theo quy định của pháp luật;
d) Thuê, mượn chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh để hành nghề;
đ) Cho người khác thuê, mượn chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh;
e) Không kịp thời sơ cứu, cấp cứu, điều trị cho người bệnh;
g) Từ chối khám bệnh, chữa bệnh cho người bệnh, trừ trường hợp được quyền từ chối khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật.
8. Hình thức xử phạt bổ sung:
a)16 Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại các điểm b, c, d, đ, e, g, h, i, k, l và m khoản 5 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh trong thời hạn từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 6 Điều này;
c) Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh trong thời hạn từ 06 tháng đến 09 tháng đối với hành vi quy định tại các điểm e và g khoản 7 Điều này;
d) Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh trong thời hạn từ 22 tháng đến 24 tháng đối với hành vi quy định tại các điểm b, c, d và đ khoản 7 Điều này;
đ) Người nước ngoài tái phạm hành vi quy định tại khoản 7 Điều này bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất.
9. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc xin lỗi trực tiếp người bệnh đối với hành vi quy định tại Điểm c Khoản 5 Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 6 và các điểm a, b, c, d, đ khoản 7 Điều này (nếu có);
c)17 Buộc nộp lại chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh đối với hành vi quy định tại các điểm d và đ Khoản 7 Điều này.
Điều 39. Vi phạm quy định về điều kiện hoạt động và sử dụng giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Hoạt động không có biển hiệu hoặc có biển hiệu không có đủ các thông tin cơ bản theo quy định của pháp luật;
b) Không niêm yết hoặc niêm yết không đầy đủ giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh;
c) Ghi tên các khoa, phòng trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không đúng với hồ sơ giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh đã được cơ quan có thẩm quyền cấp.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không báo cáo cơ quan cấp giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh trong trường hợp thay đổi người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
b) Không báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp thay đổi người hành nghề theo quy định của pháp luật;
c)18
(được bãi bỏ);
d) (được bãi bỏ);
đ) Không bảo đảm một trong các điều kiện sau khi đã được cấp giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc sau khi đã thông báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với các cơ sở dịch vụ y tế khác, trừ hình thức tổ chức là phòng khám đa khoa và bệnh viện.
2a.19 Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Thu giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh cao hơn giá đã niêm yết;
b) Thu cao hơn chi phí khám bệnh, chữa bệnh đã được bảo hiểm y tế thanh toán, trừ trường hợp khoản thu chênh lệch do sử dụng dịch vụ theo yêu cầu, do vượt quá phạm vi thanh toán của bảo hiểm y tế.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Cố ý tổ chức chữa bệnh bắt buộc đối với người không thuộc diện chữa bệnh bắt buộc;
b) Không bảo đảm một trong các điều kiện sau khi đã được cấp giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh đối với hình thức tổ chức là phòng khám đa khoa.
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Sử dụng người hành nghề không có chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh hoặc đang trong thời gian bị thu hồi chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh, đình chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh;
b) Không chấp hành quyết định huy động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp xảy ra thiên tai, thảm họa, dịch bệnh nguy hiểm;
c) Không bảo đảm một trong các điều kiện sau khi đã được cấp giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh đối với hình thức tổ chức là bệnh viện có quy mô dưới 100 giường bệnh.
5. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Thuê, mượn giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh;
b) Cho thuê, cho mượn giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh;
c) Không bảo đảm một trong các điều kiện sau khi đã được cấp giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh đối với hình thức tổ chức là bệnh viện có quy mô từ 100 giường bệnh đến 500 giường bệnh.
6. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh mà không có giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh hoặc đang trong thời gian bị đình chỉ hoạt động hoặc tại địa điểm không được ghi trong giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh;
b) Cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh vượt quá phạm vi chuyên môn được ghi trong giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh, trừ trường hợp cấp cứu;
c) Áp dụng kỹ thuật, phương pháp mới trong khám bệnh, chữa bệnh mà chưa được phép của Bộ trưởng Bộ Y tế hoặc Giám đốc Sở Y tế;
d) Không bảo đảm một trong các điều kiện sau khi đã được cấp giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh đối với hình thức tổ chức là bệnh viện có quy mô trên 500 giường bệnh;
đ) Cung cấp dịch vụ thẩm mỹ tại cơ sở dịch vụ thẩm mỹ khi chưa có văn bản thông báo đáp ứng đủ điều kiện cung cấp dịch vụ thẩm mỹ gửi về cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
e) Điều trị nội trú tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không được phép điều trị nội trú, trừ trường hợp được lưu người bệnh ngoại trú để theo dõi theo quy định của pháp luật.
7. Hình thức xử phạt bổ sung:
a)20 Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh trong thời hạn từ 02 tháng đến 04 tháng đối với hành vi quy định tại điểm đ khoản 2, điểm b khoản 3, khoản 4, điểm c khoản 5 và các điểm b, c, d, e khoản 6 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh trong thời hạn từ 12 tháng đến 24 tháng đối với hành vi quy định tại các điểm a, b khoản 5 Điều này;
c) Đình chỉ hoạt động của cơ sở trong thời hạn từ 12 tháng đến 24 tháng đối với hành vi quy định tại các điểm a và đ khoản 6 Điều này;
d) Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 3 và điểm c khoản 6 Điều này;
đ) Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh của người chịu trách chuyên môn của cơ sở trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 4 và các điểm b, e khoản 6 Điều này.
8. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc hoàn trả số tiền đã thu không đúng quy định của pháp luật đối với hành vi quy định tại các điểm c và d khoản 2 Điều này. Trường hợp không hoàn trả được cho đối tượng thì nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các điểm a và b khoản 5 Điều này (nếu có);
c)21 Buộc nộp lại giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh đối với hành vi quy định tại các điểm a và b khoản 5 Điều này.
Điều 40. Vi phạm quy định về chuyên môn kỹ thuật trong khám bệnh, chữa bệnh
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không lập hoặc lập hồ sơ, bệnh án nhưng không ghi rõ, đầy đủ các mục có trong hồ sơ bệnh án theo mẫu quy định của pháp luật;
b) Không ghi sổ y bạ hoặc sổ y bạ cấp cho người bệnh điều trị ngoại trú không ghi rõ, đầy đủ thông tin cá nhân của người bệnh, chẩn đoán, chỉ định điều trị, kê đơn thuốc theo quy định và thời gian khám lại;
c) Không lưu trữ hồ sơ, bệnh án theo quy định của pháp luật;
d) Không thực hiện chế độ báo cáo về các hoạt động khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật;
đ)22 Không lập hoặc lập sổ khám bệnh, chữa bệnh nhưng không ghi chép đầy đủ theo quy định của pháp luật.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không giải quyết đối với người bệnh không có người nhận theo quy định của pháp luật;
b) Không giải quyết đối với người bệnh tử vong theo quy định của pháp luật;
c) Không trực, không tổ chức trực khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật;
d) Không tổ chức dinh dưỡng điều trị, không chỉ định chế độ dinh dưỡng cho người bệnh hoặc không thực hiện tư vấn dinh dưỡng cho người bệnh theo quy định của pháp luật.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không hội chẩn khi bệnh vượt quá khả năng chuyên môn của người hành nghề hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
b) Không hội chẩn khi đã điều trị nhưng bệnh không có tiến triển tốt hoặc có diễn biến xấu đi.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi không chuyển người bệnh cấp cứu đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phù hợp khi tình trạng người bệnh vượt quá khả năng chuyên môn của cơ sở.
5. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Thực hiện phẫu thuật, thủ thuật, can thiệp ngoại khoa khác từ loại III trở lên mà không được sự đồng ý bằng văn bản của người bệnh hoặc người đại diện của người bệnh, trừ trường hợp nếu không thực hiện phẫu thuật hoặc can thiệp ngoại khoa sẽ đe dọa trực tiếp đến tính mạng của người bệnh mà không thể hỏi ý kiến của người bệnh hoặc người đại diện của người bệnh;
b) Không bảo đảm đầy đủ các phương tiện vận chuyển cấp cứu phù hợp với hình thức tổ chức khám bệnh, chữa bệnh; thiết bị, dụng cụ y tế và thuốc thiết yếu để kịp thời cấp cứu người bệnh.
6. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sử dụng thuốc, các chất, thiết bị để can thiệp vào cơ thể người (phẫu thuật, thủ thuật, các can thiệp có tiêm, chích, bơm, chiếu tia, sóng, đốt hoặc các can thiệp xâm lấn khác) làm thay đổi màu sắc da, hình dạng, cân nặng, khiếm khuyết của các bộ phận trên cơ thể (da, mũi, mắt, môi, khuôn mặt, ngực, bụng, mông và các bộ phận khác trên cơ thể người), xăm, phun, thêu trên da có sử dụng thuốc gây tê dạng tiêm tại các cơ sở không phải là bệnh viện có chuyên khoa thẩm mỹ hoặc phòng khám chuyên khoa thẩm mỹ hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác có phạm vi hoạt động chuyên môn về chuyên khoa thẩm mỹ.
7. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định của pháp luật về chuyên môn kỹ thuật trong khám bệnh, chữa bệnh gây ra tai biến cho người bệnh.
8. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại các điểm a, b khoản 1, điểm c khoản 2, các khoản 3 và 4 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh trong thời hạn từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 5 và khoản 7 Điều này;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với cơ sở tái phạm một trong các hành vi hoặc vi phạm đồng thời từ 03 hành vi trở lên trong các hành vi quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và điểm a khoản 5 Điều này;
d) Đình chỉ hoạt động một phần của cơ sở (đối với các khoa, phòng, trung tâm, đơn vị, bộ phận vi phạm) hoặc tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh của cơ sở (đối với vi phạm ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động của cơ sở) trong thời hạn từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 5 và khoản 7 Điều này;
đ) Đình chỉ hoạt động của cơ sở trong thời hạn từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 6 Điều này.
9. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc chi trả toàn bộ chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 và khoản 7 Điều này.
Điều 41. Vi phạm quy định về sử dụng thuốc trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có điều trị nội trú và trong thời gian lưu người bệnh ngoại trú để theo dõi
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không ghi đầy đủ, rõ ràng vào đơn thuốc hoặc bệnh án các thông tin về tên thuốc, số lượng, hàm lượng, liều dùng, đường dùng và thời gian dùng thuốc khi kê đơn thuốc theo quy định của pháp luật;
b) Không kiểm tra đơn thuốc, phiếu lĩnh thuốc, hàm lượng, liều dùng, cách dùng, tên thuốc và chất lượng thuốc khi cấp phát thuốc cho người bệnh;
c) Không đối chiếu đơn thuốc với các thông tin về nồng độ, hàm lượng, số lượng khi nhận thuốc và hạn dùng ghi trên phiếu lĩnh thuốc, nhãn thuốc khi cấp phát thuốc cho người bệnh;
d) Không đối chiếu họ tên người bệnh, tên thuốc, dạng thuốc, hàm lượng, liều dùng, cách dùng, thời gian dùng trước khi cho người bệnh sử dụng thuốc;
đ) Không ghi chép đầy đủ thời gian cấp phát thuốc cho người bệnh;
e) Không theo dõi và ghi diễn biến lâm sàng của người bệnh sau khi sử dụng thuốc vào hồ sơ bệnh án; không phát hiện kịp thời các tai biến và báo cho người hành nghề trực tiếp điều trị khi cấp phát thuốc cho người bệnh.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không theo dõi tác dụng và không xử lý kịp thời tai biến do dùng thuốc ở người bệnh do mình trực tiếp điều trị và chỉ định dùng thuốc.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Kê đơn thuốc biệt dược đắt tiền không cần thiết nhằm mục đích vụ lợi;
b) Kê đơn thuốc không phù hợp với chẩn đoán bệnh và mức độ bệnh;
c) Kê vào đơn thuốc các sản phẩm không được kê đơn theo quy định của pháp luật;
d) Kê đơn thuốc không phù hợp với hướng dẫn chẩn đoán và điều trị hoặc hướng dẫn điều trị và chăm sóc HIV/AIDS do Bộ Y tế ban hành hoặc công nhận; hướng dẫn chẩn đoán và điều trị của cơ sở khám, chữa bệnh, tờ hướng dẫn sử dụng thuốc đi kèm với thuốc đã được phép lưu hành, dược thư quốc gia của Việt Nam.
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng thuốc hết hạn sử dụng hoặc thuốc không bảo đảm chất lượng hoặc thuốc chưa được cấp giấy phép nhập khẩu hoặc thuốc chưa được cấp giấy chứng nhận đăng ký lưu hành, trừ trường hợp không phải cấp giấy chứng nhận đăng ký lưu hành theo quy định của pháp luật.
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại điểm e khoản 1 và các khoản 2, 3 và 4 Điều này.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc chi trả toàn bộ chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.
Điều 42. Vi phạm quy định về sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không báo cáo tình hình thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và mang thai hộ về Bộ Y tế theo quy định của pháp luật.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện việc khám, xét nghiệm để xác định người cho tinh trùng, cho noãn không bị bệnh di truyền ảnh hưởng đến thế hệ sau; không bị mắc bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình; không bị nhiễm HIV.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Cung cấp tên tuổi, địa chỉ hoặc hình ảnh của người cho tinh trùng, người nhận tinh trùng, nhận phôi;
b) Sử dụng tinh trùng, noãn của một người cho để dùng cho từ hai người trở lên, trừ trường hợp không sinh con thành công;
c) Không hủy hoặc hiến tặng cho cơ sở làm nghiên cứu khoa học đối với tinh trùng, noãn chưa sử dụng hết trong trường hợp sinh con thành công;
d) Không mã hoá tinh trùng, phôi của người cho hoặc mã hóa nhưng không ghi rõ đặc điểm của người cho, đặc biệt là yếu tố chủng tộc;
đ) Lưu giữ tinh trùng, noãn, phôi tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không được phép thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm;
e) Không hủy số tinh trùng, noãn, phôi của người gửi tinh trùng, noãn, phôi bị chết mà cơ sở lưu giữ tinh trùng, noãn, phôi nhận được thông báo kèm theo bản sao giấy khai tử hợp pháp từ phía gia đình người gửi, trừ trường hợp vợ hoặc chồng của người đó có đơn đề nghị lưu giữ và vẫn duy trì đóng phí lưu giữ, bảo quản;
g) Hủy số tinh trùng, noãn, phôi của người gửi tinh trùng, noãn, phôi bị chết mà vợ hoặc chồng của người đó đã có đơn đề nghị lưu giữ và vẫn duy trì đóng phí lưu giữ, bảo quản;
h) Không hủy tinh trùng, noãn của người gửi trong trường hợp người gửi ly hôn và đề nghị hủy tinh trùng, noãn của chính mình;
i) Không hủy phôi của người gửi trong trường hợp người gửi ly hôn và có sự đồng ý bằng văn bản của cả hai vợ chồng đề nghị hủy phôi của chính họ;
k) Hủy phôi của người gửi trong trường hợp người gửi ly hôn nhưng đã có đơn đề nghị lưu giữ và vẫn duy trì đóng phí lưu giữ, bảo quản;
l) Không thực hiện nguyên tắc vô danh giữa người cho và người nhận trong việc cho và nhận tinh trùng, cho và nhận phôi; không sử dụng biện pháp mã hóa các thông tin về người gửi tinh trùng, gửi noãn, gửi phôi hiến tặng cơ sở lưu giữ tinh trùng, noãn, phôi để cho người khác, trừ trường hợp hiến tặng cho mục đích nghiên cứu khoa học;
m) Tiếp nhận gửi tinh trùng, gửi noãn, gửi phôi ngoài các trường hợp được thực hiện theo quy định của pháp luật.
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Cho tinh trùng, cho noãn tại hơn một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được Bộ Y tế công nhận được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm;
b) Thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm không tuân theo quy trình kỹ thuật, quy định tiêu chuẩn sức khỏe của người được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm, mang thai và sinh con do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành;
c) Thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm cho người nhận tinh trùng, noãn, phôi mà người nhận không đủ điều kiện theo quy định của pháp luật;
d) Sử dụng phôi dư không có hợp đồng tặng cho để thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm;
đ) Sử dụng phôi dư có hợp đồng tặng cho để sử dụng cho hơn một người, trừ trường hợp không sinh con thành công thì mới được sử dụng cho người khác;
e) Không hủy hoặc hiến tặng cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh làm nghiên cứu khoa học số phôi còn lại chưa sử dụng hết trong trường hợp sinh con thành công;
g) Sử dụng phôi dư có hợp đồng tặng cho chưa được sự đồng ý của người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
5. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm khi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chưa được công nhận theo quy định của pháp luật;
b) Không bảo đảm một trong các điều kiện sau khi đã được công nhận cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm.
6. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Đình chỉ hoạt động thụ tinh trong ống nghiệm trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với cơ sở vi phạm đồng thời từ 03 hành vi trở lên trong các hành vi quy định tại các khoản 1, 2, 3 và các điểm c, d, đ, e, g khoản 4 Điều này;
b) Đình chỉ hoạt động thụ tinh trong ống nghiệm trong thời hạn từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 4 và khoản 5 Điều này.
Điều 43. Vi phạm các quy định về điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Người tư vấn về y tế cho vợ chồng nhờ mang thai hộ và người mang thai hộ không phải là bác sỹ chuyên khoa sản;
b) Người tư vấn về tâm lý cho vợ chồng nhờ mang thai hộ và người mang thai hộ không phải là người có trình độ đại học chuyên khoa tâm lý trở lên;
c) Người tư vấn về pháp lý cho vợ chồng nhờ mang thai hộ và người mang thai hộ không phải là người có trình độ cử nhân luật trở lên;
d) Tư vấn cho vợ chồng nhờ mang thai hộ và người mang thai hộ không đầy đủ các nội dung theo quy định của pháp luật.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý cho vợ chồng nhờ mang thai hộ, trừ trường hợp không phải tư vấn theo quy định của pháp luật;
b) Không tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý cho người mang thai hộ, trừ trường hợp không phải tư vấn theo quy định của pháp luật;
c) Không ký, ghi rõ họ tên, chức danh, địa chỉ nơi làm việc và ngày tư vấn vào bản xác nhận nội dung tư vấn.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi cung cấp tên tuổi, địa chỉ hoặc hình ảnh của vợ chồng nhờ mang thai hộ, người mang thai hộ, trẻ sinh ra nhờ mang thai hộ vì mục đích nhân đạo.
4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Thực hiện kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chưa được công nhận;
b) Không bảo đảm điều kiện sau khi đã được công nhận cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thực hiện kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo.
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Đình chỉ hoạt động mang thai hộ vì mục đích nhân đạo trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với cơ sở vi phạm đồng thời từ 03 hành vi trở lên trong các hành vi quy định tại các khoản 1, 2, 3 Điều này;
b) Đình chỉ hoạt động liên quan đến hành vi vi phạm trong thời hạn từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 4 Điều này.
Điều 44. Vi phạm quy định về hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không trực tiếp gặp người hiến để tư vấn về các thông tin có liên quan đến hiến, lấy mô, bộ phận cơ thể người khi cơ sở y tế nhận được thông báo từ Trung tâm điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người;
b) Không hướng dẫn việc đăng ký hiến theo mẫu đơn khi cơ sở y tế nhận được thông báo từ Trung tâm điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người;
c) Không thực hiện việc kiểm tra sức khỏe cho người hiến trước khi tiến hành lấy mô, bộ phận cơ thể ở người sống;
d) Không báo cáo danh sách người đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể ở người sống cho Trung tâm điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người;
đ) Không tư vấn về sức khỏe, tâm lý xã hội cho người hiến hoặc không kiểm tra các thông số sinh học của người hiến trước khi tiến hành lấy mô, bộ phận cơ thể ở người sống.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi thu tiền đối với việc chăm sóc, phục hồi sức khỏe ngay sau khi thực hiện việc hiến bộ phận cơ thể người và khám sức khỏe định kỳ đối với người hiến bộ phận cơ thể người.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không bảo đảm một trong các điều kiện hoạt động sau khi đã được cấp giấy phép hoạt động ngân hàng mô.
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi ngân hàng mô hoạt động khi chưa được cấp giấy phép hoạt động.
5. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Tiết lộ thông tin, bí mật về người hiến và người được ghép, trừ trường hợp có sự đồng ý bằng văn bản của các bên hoặc pháp luật có quy định khác;
b) Tiến hành lấy bộ phận cơ thể không tái sinh ở người sống khi chưa có ý kiến bằng văn bản của Hội đồng tư vấn lấy, ghép bộ phận cơ thể người của cơ sở y tế;
c) Lưu giữ mô, bộ phận cơ thể người vì mục đích thương mại.
6. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Lấy, ghép, sử dụng mô, bộ phận cơ thể người vì mục đích thương mại, trừ trường hợp mua bán, chiếm đoạt mô, bộ phận cơ thể người;
b) Lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người tại cơ sở không đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.
7. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Ép buộc người khác phải cho mô, bộ phận cơ thể người hoặc lấy mô, bộ phận cơ thể của người không tự nguyện hiến;
b) Lấy mô, bộ phận cơ thể ở người sống dưới 18 tuổi;
c) Ghép mô, bộ phận cơ thể của người bị nhiễm bệnh theo danh mục do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.
8. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động ngân hàng mô trong thời hạn từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 3 và điểm c khoản 5 Điều này;
b) Đình chỉ một phần hoạt động của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh liên quan đến hành vi vi phạm trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại các điểm c, đ khoản 1 và điểm b khoản 5 Điều này;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh trong thời hạn từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi quy định tại các khoản 6 và 7 Điều này.
9. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc hoàn trả số tiền đã thu không đúng quy định của pháp luật đối với hành vi quy định tại khoản 2 Điều này. Trường hợp không hoàn trả được cho đối tượng thì nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật;
b) Buộc chi trả toàn bộ chi phí khám bệnh, chữa bệnh cho cá nhân bị thiệt hại đối với hành vi quy định tại khoản 7 Điều này. Trường hợp không hoàn trả được cho đối tượng thì nộp vào ngân sách nhà nước.
Điều 45. Vi phạm quy định về xác định lại giới tính
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Tiết lộ thông tin về việc xác định lại giới tính của người khác;
b) Phân biệt đối xử đối với người đã xác định lại giới tính.
2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi xác định lại giới tính khi chưa được phép của Bộ trưởng Bộ Y tế hoặc Giám đốc Sở Y tế.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc xin lỗi trực tiếp người bị phân biệt đối xử đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại khoản 2 Điều này.
Điều 46. Vi phạm quy định về khám sức khỏe
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Cung cấp giấy khám sức khỏe khi không thực hiện việc khám đầy đủ các nội dung theo yêu cầu;
b) Phân loại sức khỏe không đúng với tình trạng sức khỏe của người yêu cầu khám sức khỏe.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không bảo đảm một trong các điều kiện của cơ sở khám sức khỏe.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi khám sức khỏe khi không công bố thực hiện việc khám sức khỏe.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Đình chỉ hoạt động khám sức khỏe của cơ sở trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 2 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 3 Điều này.
Điều 47. Vi phạm các quy định về kiểm soát nhiễm khuẩn trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không tư vấn về các biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn cho người bệnh và người nhà của người bệnh;
b) Không tuân thủ quy định của pháp luật và của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh về kiểm soát nhiễm khuẩn đối với người làm việc trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, người bệnh và người khác đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ các biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
b) Không bảo đảm cơ sở vật chất, thiết bị, trang phục phòng hộ, điều kiện vệ sinh cá nhân cho người làm việc trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, người bệnh và người khác đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phù hợp với yêu cầu về kiểm soát nhiễm khuẩn trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 2 Điều này.
Điều 48. Vi phạm quy định về nguyên tắc trong hành nghề khám bệnh, chữa bệnh
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không tôn trọng, không hợp tác với người hành nghề khi khám bệnh, chữa bệnh;
b) Không tôn trọng quyền của người bệnh theo quy định của pháp luật;
c) Không chấp hành chỉ định chẩn đoán, điều trị của người hành nghề, trừ trường hợp được quyền từ chối chữa bệnh.
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không cung cấp trung thực thông tin liên quan đến tình trạng sức khỏe của mình, không hợp tác đầy đủ với người hành nghề và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
b) Không chấp hành nội quy của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
c) Không ưu tiên khám bệnh, chữa bệnh đối với trường hợp cấp cứu, trẻ em dưới 06 tuổi, người khuyết tật nặng, người từ đủ 80 tuổi trở lên, người có công với cách mạng, phụ nữ có thai.
3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Gây tổn hại đến danh dự, nhân phẩm của người hành nghề trong khi đang khám bệnh, chữa bệnh;
b) Không thực hiện đúng quy tắc ứng xử của người hành nghề theo quy định của pháp luật;
c) Kỳ thị, phân biệt đối xử đối với người bệnh.
4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh khi sử dụng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, trừ trường hợp được miễn, giảm theo quy định của pháp luật;
b) Không thành lập hội đồng chuyên môn theo quy định của pháp luật để xác định có hay không có sai sót chuyên môn kỹ thuật trong trường hợp có yêu cầu giải quyết tranh chấp về khám bệnh, chữa bệnh khi xảy ra tai biến đối với người bệnh.
5. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không tuân thủ đúng quy định chuyên môn kỹ thuật trong hành nghề khám bệnh, chữa bệnh, trừ các trường hợp không tuân thủ các quy định chuyên môn kỹ thuật đã được quy định tại các điều khoản khác của Mục này.
6. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi gây tổn hại đến sức khỏe, đe dọa tính mạng của người hành nghề trong khi đang khám bệnh, chữa bệnh.
7. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 5 Điều này;
b) Đình chỉ hoạt động một phần của cơ sở (đối với các khoa, phòng, trung tâm, đơn vị, bộ phận vi phạm) hoặc tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh của cơ sở (đối với vi phạm ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh) trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 5 Điều này.
8. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc xin lỗi trực tiếp người hành nghề đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 1, điểm a khoản 3 và khoản 6 Điều này;
b) Buộc xin lỗi trực tiếp người bệnh đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 1 và điểm c khoản 3 Điều này.
Điều 48a. Vi phạm quy định về hoạt động dược lâm sàng của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh23
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không bố trí đủ số lượng người làm công tác dược lâm sàng theo lộ trình quy định của pháp luật;
b) Không bố trí người có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật làm công tác dược lâm sàng.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi bố trí người phụ trách công tác dược lâm sàng không có chứng chỉ hành nghề dược hoặc đang trong thời gian bị thu hồi chứng chỉ hành nghề dược, đình chỉ hành nghề dược.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không tổ chức hoạt động dược lâm sàng theo lộ trình quy định của pháp luật.
Điều 49. Vi phạm quy định về thông tin, giáo dục, truyền thông về nuôi dưỡng trẻ nhỏ, sử dụng các sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ và lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi phát hành tài liệu thông tin, giáo dục, truyền thông về sử dụng sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ không bảo đảm đúng quy định đối với một trong các nội dung sau đây:
a) Hướng dẫn cách lựa chọn, sử dụng đúng sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ;
b) Hướng dẫn cách rửa sạch và tiệt khuẩn dụng cụ dùng cho trẻ nhỏ ăn;
c) Hướng dẫn cách cho trẻ nhỏ ăn bằng cốc, thìa hợp vệ sinh;
d) Những cảnh báo có hại có thể xảy ra đối với sức khỏe của trẻ nhỏ nếu cho trẻ ngậm vú nhân tạo, bú bằng bình hoặc ăn bổ sung trước khi tròn 06 tháng tuổi;
đ) Cung cấp thông tin về khả năng nhiễm khuẩn khi trẻ bú bình và khi sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ không được pha chế và cho ăn đúng cách;
e) Cảnh báo việc tốn kém khi nuôi trẻ nhỏ bằng sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi phát hành tài liệu thông tin, giáo dục, truyền thông về nuôi dưỡng trẻ nhỏ không bảo đảm đúng quy định đối với một trong các nội dung sau đây:
a) Nêu rõ lợi ích và tính ưu việt của việc nuôi trẻ bằng sữa mẹ, khẳng định sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ; các yếu tố chống nhiễm khuẩn, đặc biệt là kháng thể chỉ có trong sữa mẹ có tác dụng giúp cho trẻ phòng, chống bệnh tiêu chảy, nhiễm khuẩn đường hô hấp và một số bệnh nhiễm khuẩn khác;
b) Hướng dẫn nuôi trẻ hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 06 tháng tuổi và tiếp tục cho trẻ bú sữa mẹ đến 24 tháng tuổi hoặc lâu hơn, cho trẻ ăn thức ăn bổ sung đúng cách, hợp lý từ 07 tháng tuổi;
c) Nêu rõ bất lợi khi không nuôi trẻ bằng sữa mẹ mà thay vào đó là cho trẻ ăn sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ như: Không cung cấp được cho trẻ khả năng miễn dịch có trong sữa mẹ, tốn kém kinh tế, thời gian, trẻ có thể bị nhiễm khuẩn nếu pha chế không đúng cách và bất lợi khác theo quy định của pháp luật;
d) Nêu rõ ảnh hưởng không tốt của việc cho trẻ bú bằng bình, ngậm vú ngậm nhân tạo hoặc ăn thức ăn bổ sung trước khi tròn 06 tháng tuổi;
đ) Hướng dẫn cách pha chế, bảo quản, lựa chọn và sử dụng thức ăn bổ sung cho trẻ tại nhà bằng phương pháp đơn giản, bảo đảm an toàn, dinh dưỡng hợp lý với các loại thực phẩm có sẵn;
e) Hướng dẫn dinh dưỡng hợp lý cho bà mẹ để duy trì nguồn sữa cho con bú.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi phát hành tài liệu thông tin, giáo dục, truyền thông về nuôi dưỡng trẻ nhỏ có một trong các nội dung sau đây:
a) Tranh ảnh, lời văn hoặc các hình thức khác nhằm khuyến khích việc cho trẻ ăn sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ, cho trẻ bú bằng bình hoặc không khuyến khích việc nuôi trẻ bằng sữa mẹ;
b) So sánh sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ là tương đương hoặc tốt hơn sữa mẹ;
c) Tên hoặc biểu tượng của sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ, bình bú, vú ngậm nhân tạo.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không ưu tiên thông tin, giáo dục, truyền thông về lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ và phương pháp nuôi dưỡng trẻ nhỏ trong chương trình thông tin, giáo dục, truyền thông về bảo vệ sức khỏe bà mẹ và trẻ em, về cải thiện tình trạng dinh dưỡng ở trẻ nhỏ.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc thu hồi tài liệu truyền thông đối với hành vi quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.
Điều 50. Vi phạm các quy định về quảng cáo sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi quảng cáo thức ăn bổ sung dùng cho trẻ dưới 24 tháng tuổi không bảo đảm các yêu cầu sau đây:
a) Phần đầu của quảng cáo phải có nội dung: "Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ";
b) Nội dung quảng cáo phải nêu rõ “Sản phẩm này là thức ăn bổ sung và được ăn thêm cùng với sữa mẹ dùng cho trẻ trên 06 tháng tuổi”.
2. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng hình ảnh bào thai hoặc trẻ nhỏ trong quảng cáo sữa dùng cho phụ nữ mang thai.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm đối với hành vi quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
Điều 51. Vi phạm quy định về kinh doanh và sử dụng sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Hướng dẫn cho trẻ dưới 06 tháng tuổi sử dụng sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ, trừ trường hợp có chỉ định của bác sỹ;
b) Thông tin cho phụ nữ mang thai, bà mẹ có con nhỏ hoặc thành viên gia đình họ là cho trẻ ăn sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ có giá trị tương đương hoặc tốt hơn cho trẻ bú sữa mẹ.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không cung cấp thông tin chính xác, khoa học và cách thức sử dụng đúng sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ phù hợp quy định của pháp luật cho thầy thuốc, nhân viên y tế và người tiêu dùng;
b) Cử nhân viên tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với bà mẹ, phụ nữ mang thai hoặc thành viên trong gia đình họ tại cơ sở y tế hoặc bên ngoài cơ sở y tế với mục đích quảng cáo, tuyên truyền, khuyến khích sử dụng sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ;
c) Không tổ chức tuyên truyền, thực hiện các biện pháp tư vấn nuôi con bằng sữa mẹ cho phụ nữ mang thai, bà mẹ có con nhỏ và thành viên trong gia đình họ tại phòng khám thai, phòng chờ sinh, phòng sau sinh, phòng tư vấn dinh dưỡng hoặc những nơi dễ quan sát, tập trung đối tượng phụ nữ mang thai, bà mẹ có con nhỏ và thành viên gia đình họ theo quy định của pháp luật;
d) Nhận sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ; lợi ích vật chất; vật dụng có tên hoặc biểu tượng của sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ do cơ sở sản xuất, kinh doanh tặng;
đ)24 Cho phép cơ sở sản xuất, kinh doanh tặng mẫu, tặng quà liên quan đến sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ trong cơ sở y tế;
e) Cung cấp danh sách tên, tuổi, địa chỉ, số điện thoại liên hệ của bà mẹ có con nhỏ, phụ nữ mang thai cho nhân viên cơ sở sản xuất, kinh doanh tiếp cận với phụ nữ mang thai, bà mẹ có con nhỏ tại cơ sở y tế.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Tổ chức bán hoặc cho phép bán sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ tại cơ sở y tế, trừ nhà thuốc bệnh viện;
b) Sử dụng hình thức tài trợ học bổng, tài trợ nghiên cứu khoa học, tài trợ kinh phí cho đào tạo, hội nghị, hội thảo, khóa học, buổi hòa nhạc, tổ chức cuộc thi, diễn kịch, xây dựng phim, video clip, dịch vụ tư vấn qua điện thoại hoặc hình thức khác nhằm tuyên truyền hoặc giới thiệu, thúc đẩy việc kinh doanh hoặc sử dụng sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ;
c) Cho phép cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ trưng bày, niêm yết bất kỳ vật dụng, thiết bị nào có tên hoặc biểu tượng của sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ, bình bú, vú ngậm nhân tạo tại cơ sở y tế;
d) Cho phép nhân viên của cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ tiếp cận với bà mẹ có con nhỏ, phụ nữ mang thai dưới mọi hình thức.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Tổ chức trưng bày sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ, thức ăn bổ sung dùng cho trẻ dưới 06 tháng tuổi tại cơ sở y tế; trưng bày tên, logo sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ trên các biểu ngữ, áp phích và tài liệu quảng cáo khác trong các siêu thị, cửa hàng bán lẻ và cơ sở y tế;
b) Áp dụng các biện pháp khuyến mại đối với sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ như tặng hàng mẫu, tặng phiếu giảm giá, giải thưởng, quà tặng, tính điểm cộng thưởng, giảm giá hoặc bất kỳ hình thức nào khác;
c) Thực hiện hoặc hỗ trợ việc thông tin, giáo dục, truyền thông liên quan đến nuôi dưỡng trẻ nhỏ nhằm tuyên truyền, giới thiệu, thúc đẩy việc kinh doanh hoặc sử dụng sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ.
Mục 3. HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ DƯỢC VÀ MỸ PHẨM
Điều 52. Vi phạm các quy định về hành nghề dược
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Người chịu trách nhiệm chuyên môn của cơ sở bán lẻ thuốc vắng mặt trong thời gian hoạt động của cơ sở dược, trừ trường hợp ủy quyền khi vắng mặt theo quy định của pháp luật;
b) Không chấp hành quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp có dịch bệnh nguy hiểm, thiên tai, thảm họa;
c) Chưa hoàn thành chương trình đào tạo, cập nhật kiến thức chuyên môn về dược trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày được cấp chứng chỉ hành nghề dược hoặc kể từ ngày có giấy xác nhận hoàn thành chương trình đào tạo, cập nhật kiến thức chuyên môn về dược gần nhất;
d) Thay thế thuốc đã kê trong đơn thuốc bằng một thuốc khác có cùng hoạt chất, cách dùng, liều lượng khi chưa có sự đồng ý của người mua.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Giả mạo một trong các giấy tờ trong hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề dược;
b) Hành nghề dược mà không có chứng chỉ hành nghề dược hoặc trong thời gian bị tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề dược tại vị trí công việc phải có chứng chỉ hành nghề dược theo quy định của pháp luật;
c) Chịu trách nhiệm chuyên môn từ hai cơ sở kinh doanh dược trở lên hoặc tại hai địa điểm kinh doanh dược trở lên;
d) Hành nghề dược không đúng phạm vi hoạt động chuyên môn ghi trong chứng chỉ hành nghề dược và quy định chuyên môn kỹ thuật;
đ) Cơ sở đào tạo, cập nhật kiến thức chuyên môn về dược không đáp ứng điều kiện quy định của pháp luật;
e) Cơ sở tổ chức thi xét cấp chứng chỉ hành nghề dược không đáp ứng điều kiện quy định của pháp luật;
g) Cho thuê, cho mượn hoặc cho người khác sử dụng chứng chỉ hành nghề dược để hành nghề dược.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi thuê, mượn chứng chỉ hành nghề dược để hành nghề dược.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề dược trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại các điểm c và d khoản 2 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề dược và giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược trong thời hạn từ 06 tháng đến 09 tháng đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại điểm g khoản 2 và khoản 3 Điều này (nếu có);
b)25 Buộc nộp lại chứng chỉ hành nghề dược đối với hành vi quy định tại các điểm b, c khoản 1, các điểm a, g khoản 2 và khoản 3 Điều này.
Điều 53. Vi phạm quy định về cơ sở kinh doanh dược và điều kiện kinh doanh dược
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Cơ sở tổ chức bán lẻ thuốc lưu động không đáp ứng điều kiện theo quy định của pháp luật;
b) Cơ sở tổ chức bán lẻ thuốc lưu động không thông báo bằng văn bản đến Sở Y tế tại địa phương nơi dự kiến có hoạt động bán lẻ thuốc lưu động trước khi tổ chức bán lẻ thuốc lưu động.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không đáp ứng một trong các quy định đối với cơ sở kinh doanh có tổ chức kệ thuốc theo quy định của pháp luật;
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi giả mạo giấy tờ trong hồ sơ công bố cơ sở kinh doanh có tổ chức kệ thuốc.
4. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không có biện pháp cách ly hoặc để ở khu vực biệt trữ các thuốc, nguyên liệu làm thuốc sau đây, trừ trường hợp quy định tại điểm đ khoản 4 Điều 59 Nghị định này:
a) Không đạt tiêu chuẩn chất lượng;
b) Đã có thông báo thu hồi của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
c) Đã hết hạn dùng;
d) Không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Đình chỉ hoạt động kinh doanh có liên quan đến hành vi vi phạm trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 1 và khoản 2 Điều này;
b) Đình chỉ hoạt động kinh doanh có liên quan đến hành vi vi phạm trong thời hạn từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 3 Điều này.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc tiêu hủy toàn bộ số thuốc, nguyên liệu làm thuốc đối với hành vi quy định tại khoản 4 Điều này, trừ trường hợp thuốc, nguyên liệu làm thuốc quy định tại các điểm a và b khoản 4 Điều này được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép tái xuất hoặc khắc phục theo quy định của pháp luật.
Điều 54. Vi phạm quy định về giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Làm giả, sửa chữa hồ sơ, giấy tờ, tài liệu, giấy chứng nhận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền và tổ chức, cá nhân trong hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược;
b) Thuê, mượn, cho thuê, cho mượn hoặc cho cá nhân, tổ chức khác sử dụng giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược để kinh doanh dược.
2. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược trong thời hạn 24 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại điểm b khoản 1 Điều này (nếu có);
b)26 Buộc nộp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này.
Điều 55. Vi phạm quy định về quyền và trách nhiệm của cơ sở kinh doanh dược
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không báo cáo Bộ Y tế hoặc Sở Y tế, không thực hiện các nghĩa vụ theo quy định của pháp luật trong trường hợp tạm dừng hoạt động từ 06 tháng trở lên hoặc chấm dứt hoạt động;
b) Không thông báo, không cập nhật danh sách người có chứng chỉ hành nghề dược đang hành nghề tại cơ sở đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
c) Không thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, báo cáo đột xuất hoặc báo cáo theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về dược theo quy định của pháp luật;
d) Không niêm yết giá bán buôn, bán lẻ bằng đồng Việt Nam hoặc niêm yết không đầy đủ, không đúng quy định, không rõ ràng gây nhầm lẫn cho khách hàng tại nơi giao dịch hoặc nơi bán thuốc của cơ sở kinh doanh dược.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không niêm yết công khai chứng chỉ hành nghề dược đối với trường hợp phải có chứng chỉ hành nghề dược hoặc giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược tại cơ sở;
b) Không bồi thường thiệt hại cho tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do lỗi của cơ sở bán lẻ thuốc, dược liệu theo quy định của pháp luật.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không bồi thường thiệt hại cho tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do lỗi của cơ sở theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.
4. Phạt tiền bằng 1,5 lần đối với hành vi vi phạm liên quan đến thuốc, dược chất thuộc danh mục chất bị cấm sử dụng trong một số ngành, lĩnh vực, thuốc dạng phối hợp có chứa dược chất gây nghiện, thuốc dạng phối hợp có chứa dược chất hướng thần, thuốc dạng phối hợp có chứa tiền chất, thuốc phóng xạ hoặc phạt tiền bằng 02 lần đối với hành vi vi phạm liên quan đến thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, nguyên liệu là dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc nhưng không quá 100.000.000 đồng đối với hành vi quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
Đình chỉ hoạt động kinh doanh có liên quan đến hành vi vi phạm trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.
Điều 56. Vi phạm quy định về đăng ký thuốc, nguyên liệu làm thuốc
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không báo cáo, cung cấp thông tin liên quan đến đăng ký thuốc tại Việt Nam theo quy định về trách nhiệm của cơ sở đăng ký thuốc, cơ sở sản xuất thuốc hoặc theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trừ trường hợp có văn bản giải trình lý do và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp nhận;
b)27 Không thực hiện thủ tục thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với các thay đổi nhỏ thuộc trường hợp yêu cầu thông báo trước khi lưu hành thuốc và nguyên liệu làm thuốc;
c) Không thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp ngừng sản xuất, ngừng cung cấp thuốc hoặc nguy cơ và tình trạng thiếu thuốc, nguyên liệu làm thuốc.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không lưu trữ đủ hồ sơ đăng ký thuốc, không cung cấp thông tin liên quan đến thuốc đăng ký khi có thông tin hoặc bằng chứng liên quan đến tính an toàn và hiệu quả của thuốc trong quá trình lưu hành theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
b) Không công bố thông tin về thuốc bị thu hồi, tổ chức thu hồi, tiếp nhận thuốc bị thu hồi theo quy định của pháp luật;
c) Không cập nhật tiêu chuẩn chất lượng thuốc, nguyên liệu làm thuốc theo quy định của pháp luật.
3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không duy trì điều kiện hoạt động của cơ sở đăng ký trong thời hạn hiệu lực của giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc;
b) Không thực hiện kế hoạch quản lý nguy cơ đã được phê duyệt trong hồ sơ đề nghị cấp, gia hạn giấy đăng ký lưu hành đối với vắc xin;
c)28 Không thực hiện thủ tục đăng ký thay đổi, bổ sung giấy đăng ký lưu hành với cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được phê duyệt trước khi lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc đối với các thay đổi lớn, thay đổi nhỏ cần được phê duyệt;
d) Sản xuất và lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc có thay đổi so với hồ sơ đăng ký thuốc đã được phê duyệt mà pháp luật quy định phải thực hiện thủ tục cấp giấy đăng ký lưu hành.
4. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thông báo cho cơ quan có thẩm quyền trong trường hợp thuốc, nguyên liệu làm thuốc đã được cấp giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam bị thu hồi ở bất kỳ nước nào trên thế giới mà không phải là nước sản xuất hoặc nước tham chiếu đã cấp giấy chứng nhận sản phẩm dược (CPP) nộp trong hồ sơ đăng ký thuốc;
b) Không thông báo cho cơ quan có thẩm quyền trong trường hợp thuốc, nguyên liệu làm thuốc đã được cấp giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam bị thu hồi ở nước sản xuất hoặc nước tham chiếu đã cấp giấy chứng nhận sản phẩm dược (CPP) nộp trong hồ sơ đăng ký thuốc;
c) Tài liệu, thông tin trong hồ sơ đăng ký thuốc, nguyên liệu làm thuốc không dựa trên cơ sở nghiên cứu hoặc sản xuất thực tế của cơ sở sản xuất hoặc đã được phê duyệt, được cơ quan có thẩm quyền kết luận là tài liệu giả mạo.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thu hồi thuốc, nguyên liệu làm thuốc đối với hành vi quy định tại điểm c khoản 4 Điều này;
b)29 Buộc nộp lại giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc đối với
hành vi quy định tại các điểm b và c khoản 4 Điều này.
6.30 Trong trường hợp có từ 02 thuốc, nguyên liệu làm thuốc trở lên thuộc cùng một hành vi vi phạm tại các khoản 1, 2, 3, 4 Điều này và được phát hiện trong một lần thanh tra, kiểm tra thì xử phạt một hành vi và áp dụng tình tiết tăng nặng.
Điều 57. Vi phạm quy định về sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Cơ sở sản xuất vắc xin không thực hiện việc báo cáo trước khi tiến hành thay đổi hoặc sửa chữa cơ sở sản xuất theo quy định của pháp luật;
b) Không hợp tác hoặc cản trở cơ quan kiểm tra chất lượng lấy mẫu thuốc hoặc nguyên liệu làm thuốc để kiểm tra chất lượng;
c) Không thực hiện báo cáo thu hồi thuốc, nguyên liệu làm thuốc theo quy định của pháp luật;
d)31 Không lưu trữ mẫu thuốc, nguyên liệu làm thuốc trong kiểm nghiệm thuốc, nguyên liệu làm thuốc theo quy định của pháp luật.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a)32 Sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc có thay đổi nhỏ so với hồ sơ đăng ký thuốc đã được phê duyệt thuộc trường hợp phải thông báo cho cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật nhưng không thông báo, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 56 Nghị định này;
b) Sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc có thay đổi nhỏ so với hồ sơ đăng ký thuốc đã được phê duyệt nhưng chưa được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt nội dung thay đổi theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 3 Điều 56 Nghị định này;
c) Không thực hiện lưu mẫu thuốc thành phẩm ít nhất 12 tháng sau khi hết hạn dùng của thuốc; không thực hiện lưu mẫu nguyên liệu là hoạt chất dùng cho sản xuất thuốc ít nhất 12 tháng sau khi hết hạn dùng của thành phẩm sản xuất từ nguyên liệu đó;
d) Không lưu giữ hoặc lưu giữ không đầy đủ hồ sơ sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc theo quy định của pháp luật.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Thực hiện không đúng quy trình sản xuất, quy trình kiểm nghiệm thuốc, nguyên liệu làm thuốc trong hồ sơ đăng ký thuốc đã được phê duyệt theo quy định của pháp luật;
b) Sản xuất thuốc vi phạm chất lượng ở mức độ 3 theo quy định của pháp luật;
c) Không thực hiện việc kiểm nghiệm nguyên liệu làm thuốc, bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc trước khi đưa vào sản xuất thuốc;
d) Không kiểm nghiệm bởi cơ sở kiểm nghiệm thuốc do cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ định trước khi lưu hành đối với thuốc phải được kiểm nghiệm theo quy định của pháp luật;
đ)33 Sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc có thay đổi lớn so với hồ sơ đăng ký thuốc đã được phê duyệt nhưng chưa được phê duyệt nội dung thay đổi theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 3 Điều 56 Nghị định này;
e) Sản xuất thuốc khi giấy đăng ký lưu hành thuốc đã hết hiệu lực, trừ trường hợp được phép theo quy định của pháp luật;
g) Sử dụng nguyên liệu làm thuốc, dược liệu để sản xuất thuốc nhưng chưa được cấp giấy đăng ký lưu hành hoặc chưa được công bố trong danh mục nguyên liệu làm thuốc hoặc công bố tiêu chuẩn chất lượng theo quy định của pháp luật.
4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thu hồi thuốc, nguyên liệu làm thuốc theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc do chính cơ sở tự phát hiện trong các trường hợp phải thu hồi thuốc theo quy định của pháp luật;
b) Sản xuất thuốc vi phạm chất lượng mức độ 2 theo quy định của pháp luật;
c) Sản xuất thuốc sử dụng bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định của pháp luật;
d) Sản xuất nguyên liệu làm thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định của pháp luật;
đ) Thay đổi các thiết bị sản xuất chính, quan trọng gây ảnh hưởng tới quy trình sản xuất, chất lượng thuốc, nguyên liệu làm thuốc mà không thực hiện thủ tục đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược hoặc báo cáo thay đổi theo quy định của pháp luật;
e) Thay đổi hệ thống phụ trợ hoặc thay đổi nguyên lý thiết kế, vận hành hệ thống tiện ích có ảnh hưởng tới môi trường sản xuất nhưng cơ sở sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc không thực hiện thủ tục đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược hoặc báo cáo thay đổi theo quy định của pháp luật;
g) Không thực hiện báo cáo việc duy trì đáp ứng thực hành tốt sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc theo quy định của pháp luật;
h) Không kiểm nghiệm thuốc, nguyên liệu làm thuốc trước khi xuất xưởng theo quy định của pháp luật;
i)34 Sản xuất thuốc từ dược chất được sản xuất bởi cơ sở sản xuất không có tài liệu chứng minh đáp ứng thực hành tốt sản xuất nguyên liệu làm thuốc theo quy định của pháp luật hoặc cơ sở không đáp ứng thực hành tốt sản xuất nguyên liệu làm thuốc theo thông báo của cơ quan có thẩm quyền.
5. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Sản xuất thuốc vi phạm chất lượng ở mức độ 1 theo quy định của pháp luật;
b) Sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc không đúng địa điểm nhưng dây chuyền sản xuất đã được cơ quan có thẩm quyền đánh giá đáp ứng thực hành tốt sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc;
c) Không báo cáo thay đổi thuộc trường hợp mở rộng nhà máy sản xuất trên cơ sở cấu trúc nhà máy đã có hoặc sửa chữa, thay đổi lớn về cấu trúc, bố trí nhà xưởng, dây chuyền sản xuất;
d) Làm giả, sửa chữa hồ sơ, giấy tờ, tài liệu, giấy chứng nhận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền và tổ chức, cá nhân trong sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc;
đ) Sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc không đúng phạm vi ghi trên giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược hoặc không đúng phạm vi đánh giá thực hành tốt sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc theo quy định của pháp luật;
e) Chỉ duy trì đáp ứng nguyên tắc, tiêu chuẩn thực hành tốt sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc ở mức độ 4.
6. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Sản xuất và đưa ra lưu hành tại Việt Nam thuốc, nguyên liệu làm thuốc chưa được cấp giấy đăng ký lưu hành, trừ trường hợp thuốc, nguyên liệu làm thuốc không phải đăng ký trước khi lưu hành theo quy định của pháp luật;
b) Sản xuất thuốc từ nguyên liệu làm thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng hoặc nguyên liệu làm thuốc đã có thông báo thu hồi của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc nguyên liệu làm thuốc không rõ nguồn gốc, xuất xứ hoặc nguyên liệu làm thuốc đã hết hạn dùng;
c) Sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc không đúng địa điểm trong hồ sơ đăng ký thuốc đã được phê duyệt, trừ hành vi quy định tại điểm b khoản 5 Điều này;
d) Sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc tại cơ sở chưa được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược hoặc chưa được đánh giá đáp ứng thực hành tốt sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc theo quy định của pháp luật;
đ) Sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc trong thời gian bị đình chỉ hoạt động hoặc trong thời gian bị tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược;
e) Sản xuất sản phẩm không phải là thuốc trên dây chuyền sản xuất thuốc, trừ trường hợp sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe trên dây chuyền sản xuất thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền hoặc trường hợp khác theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;
g) Sản xuất, chế biến, bào chế thuốc cổ truyền có chứa dược chất mà chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép theo quy định của pháp luật.
7. Phạt tiền bằng 1,5 lần đối với hành vi vi phạm liên quan đến thuốc dạng phối hợp có chứa dược chất gây nghiện, thuốc dạng phối hợp có chứa dược chất hướng thần, thuốc dạng phối hợp có chứa tiền chất, thuốc phóng xạ hoặc phạt tiền bằng 02 lần đối với hành vi vi phạm liên quan đến thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, nguyên liệu là dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc nhưng không quá 100.000.000 đồng đối với hành vi quy định tại điểm đ khoản 5 và các điểm c, d, đ khoản 6 Điều này.
8. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Đình chỉ hoạt động kinh doanh có liên quan đến hành vi vi phạm trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại điểm c khoản 3, điểm h khoản 4 Điều này;
b) Đình chỉ hoạt động dây chuyền sản xuất liên quan đến hành vi vi phạm trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại các điểm đ, e khoản 4 và các điểm a, c khoản 5 Điều này;
c) Đình chỉ hoạt động kinh doanh có liên quan đến hành vi vi phạm trong thời hạn từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi quy định tại các điểm b, đ khoản 5 và các điểm a, c khoản 6 Điều này;
d) Đình chỉ hoạt động cho đến thời điểm cơ sở có báo cáo gửi Bộ Y tế nhưng không quá 24 tháng đối với hành vi quy định tại điểm g khoản 4 Điều này;
đ) Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược từ 09 tháng đến 12 tháng đối với hành vi quy định tại các điểm e và g khoản 6 Điều này;
e) Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi quy định tại điểm d khoản 5 và điểm b khoản 6 Điều này;
g) Đình chỉ hoạt động của cơ sở kinh doanh dược có liên quan trực tiếp đến hành vi vi phạm trong thời hạn từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi quy định tại điểm e khoản 5 Điều này.
9. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tiêu hủy toàn bộ số thuốc, nguyên liệu làm thuốc đối với hành vi quy định tại điểm c khoản 3, các điểm b, c khoản 4, các điểm a, d khoản 5, khoản 6 và khoản 7 Điều này;
b) 35Buộc nộp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược đối với hành vi quy định tại điểm e khoản 5 Điều này trong trường hợp hết thời hạn bị đình chỉ hoạt động mà cơ sở chưa thực hiện khắc phục, sửa chữa tồn tại thì không được phép hoạt động cho đến khi cơ sở tiến hành khắc phục, sửa chữa tồn tại đạt yêu cầu;
c) Buộc nộp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược đối với hành vi quy định tại điểm d khoản 5 và các điểm e, g khoản 6 Điều này.
Điều 58. Vi phạm quy định về bán buôn thuốc, nguyên liệu làm thuốc
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Mở rộng kho bảo quản trên cơ sở cấu trúc kho đã có hoặc sửa chữa, thay đổi về cấu trúc, bố trí kho bảo quản mà cơ sở bán buôn thuốc, nguyên liệu làm thuốc không báo cáo thay đổi kèm tài liệu kỹ thuật tương ứng với sự thay đổi theo quy định của pháp luật;
b) Không hợp tác hoặc cản trở cơ quan kiểm tra chất lượng lấy mẫu thuốc hoặc nguyên liệu làm thuốc để kiểm tra chất lượng;
c) Không báo cáo kết quả thu hồi thuốc theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
d) Mua, bán thuốc vi phạm chất lượng ở mức độ 3 theo quy định của pháp luật;
đ) Mua, bán thuốc thuộc chương trình mục tiêu quốc gia, thuốc viện trợ và thuốc khác có quy định không được bán theo quy định của pháp luật;
e) Không lưu giữ chứng từ, tài liệu có liên quan đến lô thuốc, nguyên liệu làm thuốc trong thời gian phải lưu giữ theo quy định của pháp luật.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a)36 Mua, bán thuốc, nguyên liệu làm thuốc làm mẫu đăng ký, kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học, tham gia trưng bày tại triển lãm, hội chợ; mua, bán nguyên liệu làm thuốc được cấp phép nhập khẩu để sản xuất thuốc xuất khẩu không đúng quy định;
b) Bán thuốc, nguyên liệu làm thuốc, vắc xin, sinh phẩm y tế cho cơ sở không đúng với phạm vi kinh doanh trong giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược hoặc mua thuốc, nguyên liệu làm thuốc, vắc xin, sinh phẩm y tế của cơ sở không đúng với phạm vi kinh doanh trong giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược;
c) Mua, bán thuốc vi phạm chất lượng ở mức độ 2 theo quy định của pháp luật;
d) Không thu hồi thuốc, nguyên liệu làm thuốc theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Bán thuốc, nguyên liệu làm thuốc, vắc xin, sinh phẩm y tế cho cơ sở không có giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược hoặc mua thuốc, nguyên liệu làm thuốc, vắc xin, sinh phẩm y tế của cơ sở không có giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược, trừ trường hợp cơ sở có hoạt động kinh doanh dược không vì mục đích thương mại;
b)37 Không nộp hồ sơ đề nghị đánh giá định kỳ việc duy trì đáp ứng thực hành tốt phân phối thuốc theo quy định của pháp luật;
c) Không có thiết bị, máy tính kết nối internet và thực hiện quản lý hoạt động phân phối bằng phần mềm vi tính;
d)38 Không có cơ chế chuyển thông tin hoặc chuyển thông tin không đầy đủ về việc phân phối thuốc, chất lượng thuốc giữa nhà sản xuất với khách hàng và việc chuyển giao thông tin cho cơ quan quản lý liên quan khi được yêu cầu;
đ) Cơ quan có thẩm quyền kết luận cơ sở duy trì đáp ứng nguyên tắc, tiêu chuẩn thực hành tốt phân phối thuốc, nguyên liệu làm thuốc ở mức độ 3.
4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Mua, bán thuốc vi phạm chất lượng ở mức độ 1 theo quy định của pháp luật;
b) Mua, bán dược liệu đã qua sơ chế không bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
c) Bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc không theo đúng điều kiện ghi trên nhãn;
d) Thay đổi vị trí kho bảo quản hoặc bổ sung kho mới tại cùng địa điểm kinh doanh mà cơ sở bán buôn thuốc, nguyên liệu làm thuốc không báo cáo thay đổi kèm tài liệu kỹ thuật tương ứng với sự thay đổi theo quy định của pháp luật;
đ) Thay đổi hệ thống phụ trợ hoặc thay đổi nguyên lý thiết kế, vận hành hệ thống tiện ích mà có ảnh hưởng tới yêu cầu, điều kiện bảo quản mà cơ sở bán buôn thuốc, nguyên liệu làm thuốc không báo cáo thay đổi kèm tài liệu kỹ thuật tương ứng với sự thay đổi theo quy định của pháp luật.
5. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với một trong các hành vi mua, bán thuốc, nguyên liệu làm thuốc sau đây:
a) Không có giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược;
b) Không đúng với địa điểm ghi trên giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược đã được cấp;
c) Trong thời gian bị đình chỉ hoạt động hoặc trong thời gian bị tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược.
6. Phạt tiền đối với hành vi mua, bán thuốc, nguyên liệu làm thuốc đã có thông báo thu hồi của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; đã hết hạn dùng; chưa có giấy phép nhập khẩu hoặc chưa có giấy đăng ký lưu hành, trừ trường hợp thuốc, nguyên liệu làm thuốc không phải đăng ký trước khi lưu hành theo một trong các mức sau đây:
a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hàng hóa có giá trị dưới 5.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hàng hóa có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;
c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hàng hóa có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;
d) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hàng hóa có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;
đ) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hàng hóa có giá trị từ 30.000.000 đồng đến dưới 40.000.000 đồng;
e) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hàng hóa có giá trị từ 40.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
g) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hàng hóa có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 60.000.000 đồng;
h) Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hàng hóa có giá trị từ 60.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng;
i) Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hàng hóa có giá trị từ 70.000.000 đồng đến dưới 80.000.000 đồng;
k) Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 90.000.000 đồng đối với hàng hóa có giá trị từ 80.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
l) Phạt tiền từ 90.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hàng hóa có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên.
7. Phạt tiền bằng 1,5 lần đối với hành vi vi phạm liên quan đến dược chất, thuốc cấm sử dụng trong một số ngành, lĩnh vực, thuốc dạng phối hợp có chứa dược chất gây nghiện, thuốc dạng phối hợp có chứa dược chất hướng thần, thuốc dạng phối hợp có chứa tiền chất, thuốc phóng xạ hoặc phạt tiền bằng 02 lần đối với hành vi vi phạm liên quan đến thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, nguyên liệu là dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc nhưng không quá 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi quy định tại điểm e khoản 1, các điểm a, b khoản 2, điểm a khoản 3, điểm d khoản 4, khoản 5 và khoản 6 Điều này.
8. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược trong thời hạn từ 01 tháng đến 02 tháng đối với hành vi quy định tại các điểm c và d khoản 3 Điều này trong trường hợp tái phạm;
b) Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề dược trong thời hạn từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi quy định tại các điểm a, c khoản 2, khoản 4, điểm b khoản 5 và khoản 6 Điều này;
c) Đình chỉ hoạt động của cơ sở trong thời hạn từ 06 tháng đến 09 tháng đối với hành vi quy định tại điểm đ khoản 3, các điểm a, c khoản 5 và khoản 6 Điều này;
d) Đình chỉ hoạt động cho đến khi cơ sở có báo cáo gửi Bộ Y tế nhưng không quá 24 tháng đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 3 Điều này.
9.39 Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc tiêu hủy toàn bộ số thuốc, nguyên liệu làm thuốc đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 4 và khoản 6 Điều này.
Điều 59. Vi phạm quy định về bán lẻ thuốc, dược liệu
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Bán dược liệu đã qua sơ chế không bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng theo quy định của cơ quan có thẩm quyền;
b) Người trực tiếp tham gia bán lẻ thuốc không có bằng cấp chuyên môn theo quy định của pháp luật;
c) Không mở sổ hoặc không sử dụng máy tính để quản lý nhập, xuất, tồn trữ, theo dõi số lô, hạn dùng, nguồn gốc của thuốc và thông tin liên quan khác theo quy định của pháp luật;
d) Mua, bán thuốc vi phạm chất lượng ở mức độ 3 theo quy định của pháp luật;
đ) Không ghi rõ tên thuốc, hàm lượng, hạn dùng cho người sử dụng trong trường hợp bán lẻ thuốc không đựng trong bao bì ngoài của thuốc; trường hợp không có đơn thuốc đi kèm, không ghi thêm liều dùng, số lần dùng và cách dùng;
e) Không lưu giữ chứng từ, tài liệu có liên quan đến lô thuốc, nguyên liệu làm thuốc trong thời gian phải lưu giữ theo quy định của pháp luật;
g) Không hợp tác hoặc cản trở cơ quan kiểm tra chất lượng lấy mẫu thuốc hoặc nguyên liệu làm thuốc để kiểm tra chất lượng.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Thay đổi vị trí cơ sở bán lẻ thuốc tại cùng địa điểm kinh doanh hoặc mở rộng cơ sở bán lẻ thuốc hoặc sửa chữa, thay đổi lớn về cấu trúc cơ sở bán lẻ thuốc mà cơ sở bán lẻ thuốc không báo cáo về sự thay đổi kèm theo tài liệu kỹ thuật tương ứng với sự thay đổi theo quy định của pháp luật;
b)40 Không có khu vực riêng cho các sản phẩm không phải là thuốc hoặc không có biển hiệu tại khu vực riêng ghi rõ "sản phẩm này không phải là thuốc" hoặc để lẫn sản phẩm không phải là thuốc cùng với thuốc đối với trường hợp có kinh doanh thêm mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, trang thiết bị y tế theo quy định của pháp luật;
c) Mua, bán thuốc vi phạm chất lượng ở mức độ 2 theo quy định của pháp luật.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thu hồi thuốc, dược liệu theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền;
b) Không có phòng riêng để pha chế hoặc không có nơi rửa dụng cụ pha chế đối với cơ sở bán lẻ thuốc có tổ chức pha chế theo đơn;
c) Không có kho bảo quản đối với cơ sở bán lẻ thuốc có đăng ký kho bảo quản hoặc bảo quản không đúng điều kiện ghi trên nhãn hoặc không tuân thủ các quy định về thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc;
d) Lưu trữ, bán lẻ thuốc không thuộc phạm vi kinh doanh được ghi trong giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược; thuốc sử dụng cho chương trình mục tiêu quốc gia; thuốc viện trợ và thuốc khác không được bán theo quy định của pháp luật;
đ)41 Bán lẻ vắc xin;
e) Không nộp hồ sơ đề nghị đánh giá định kỳ việc duy trì đáp ứng thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc theo quy định của pháp luật;
g) Không có thiết bị, không triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, không thực hiện kết nối mạng, không bảo đảm kiểm soát xuất xứ, giá cả, nguồn gốc thuốc mua vào, bán ra theo quy định của pháp luật, trừ cơ sở bán lẻ dược liệu;
h)42 Không chuyển thông tin hoặc chuyển thông tin không đầy đủ về việc mua bán thuốc, chất lượng thuốc giữa nhà cung cấp với khách hàng khi được yêu cầu theo quy định của pháp luật, trừ cơ sở bán lẻ dược liệu;
i) Cơ quan có thẩm quyền kết luận cơ sở chưa đáp ứng nguyên tắc, tiêu chuẩn thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Mua, bán thuốc thử lâm sàng;
b) Mua, bán thuốc được sản xuất, bào chế, pha chế theo đơn để sử dụng trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ra ngoài cơ sở, trừ trường hợp được phép mua, bán theo quy định của pháp luật;
c) Mua, bán thuốc hóa dược pha chế theo đơn của nhà thuốc khác;
d) Mua, bán thuốc thuộc danh mục thuốc hạn chế bán lẻ khi chưa được phép theo quy định của pháp luật;
đ) Không có biện pháp cách ly hoặc để ở khu vực biệt trữ đối với thuốc, dược liệu thuộc một trong các trường hợp: không đạt tiêu chuẩn chất lượng; đã có thông báo thu hồi của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; đã hết hạn dùng; không rõ nguồn gốc, xuất xứ;
e) Mua bán thuốc vi phạm chất lượng ở mức độ 1 theo quy định của pháp luật;
g)43 Bán thuốc kê đơn khi không có đơn thuốc.
5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi mua, bán thuốc, dược liệu sau đây:
a) Không có giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược;
b) Không đúng với địa điểm ghi trên giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược đã được cấp;
c) Trong thời gian bị đình chỉ hoạt động hoặc trong thời gian bị tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược.
6. Phạt tiền đối với hành vi mua, bán thuốc, dược liệu đã có thông báo thu hồi của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; đã hết hạn dùng; không có giấy phép nhập khẩu hoặc không có giấy đăng ký lưu hành, trừ trường hợp thuốc, nguyên liệu làm thuốc không phải đăng ký trước khi lưu hành, theo một trong các mức sau đây:
a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hàng hóa có giá trị dưới 1.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hàng hóa có giá trị từ 1.000.000 đồng đến dưới 2.000.000 đồng;
c) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hàng hóa có giá trị từ 2.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng;
d) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hàng hóa có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;
đ) Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hàng hóa có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 15.000.000 đồng;
e) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hàng hóa có giá trị từ 15.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;
g) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hàng hóa có giá trị từ 30.000.000 đồng đến dưới 40.000.000 đồng;
h) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hàng hóa có giá trị từ 40.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
i) Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hàng hóa có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng;
k) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hàng hóa có giá trị từ 70.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
l) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hàng hóa có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên.
7. Phạt tiền bằng 1,5 lần đối với hành vi vi phạm liên quan đến thuốc, dược chất thuộc danh mục chất bị cấm sử dụng trong một số ngành, lĩnh vực, thuốc dạng phối hợp có chứa dược chất gây nghiện, thuốc dạng phối hợp có chứa dược chất hướng thần, thuốc dạng phối hợp có chứa tiền chất, thuốc phóng xạ hoặc phạt tiền bằng 02 lần đối với hành vi vi phạm liên quan đến thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, nguyên liệu là dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc nhưng không quá 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại các điểm c, e khoản 1, điểm a khoản 2, điểm d khoản 3, khoản 5 và khoản 6 Điều này.
8. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược trong thời hạn từ 01 tháng đến 02 tháng đối với hành vi quy định tại các điểm g và h khoản 3 Điều này trong trường hợp tái phạm;
b) Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề dược, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại các điểm b, c và d khoản 4 Điều này;
c) Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề dược trong thời hạn từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 5 và khoản 6 Điều này;
d) Đình chỉ hoạt động của cơ sở trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;
đ) Đình chỉ hoạt động của cơ sở trong thời hạn từ 06 tháng đến 09 tháng đối với hành vi quy định tại các điểm đ, i khoản 3 và điểm c khoản 5 Điều này.
9. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại khoản 5 và khoản 6 Điều này;
b) Buộc tiêu hủy toàn bộ số thuốc, dược liệu không bảo đảm chất lượng đối với hành vi quy định tại điểm e khoản 4 Điều này;
c)44 Buộc tiêu hủy toàn bộ số thuốc, dược liệu đối với hành vi quy định tại khoản 6 Điều này.
10.45 Trong trường hợp có từ 02 thuốc, nguyên liệu làm thuốc trở lên vi phạm quy định tại điểm g khoản 4 Điều này và được phát hiện trong một lần thanh tra, kiểm tra thì xử phạt một hành vi và áp dụng tình tiết tăng nặng.
Điều 60. Vi phạm quy định về xuất khẩu, nhập khẩu thuốc, nguyên liệu làm thuốc
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không báo cáo kết quả thu hồi thuốc, nguyên liệu làm thuốc theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền;
b) Không hợp tác hoặc cản trở cơ quan kiểm tra chất lượng lấy mẫu thuốc hoặc nguyên liệu làm thuốc để kiểm tra chất lượng.
c)46 Không tiến hành lưu mẫu thuốc thành phẩm ít nhất 12 tháng sau khi hết hạn dùng của thuốc;
d) Không tiến hành lưu mẫu nguyên liệu là hoạt chất dùng cho sản xuất thuốc ít nhất 12 tháng sau khi hết hạn dùng của thành phẩm sản xuất từ nguyên liệu đó.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thực hiện báo cáo việc duy trì đáp ứng thực hành tốt bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc (sau đây gọi tắt là GSP) theo quy định của pháp luật;
b) Không thông báo bằng văn bản đến Bộ Y tế về cơ sở bán buôn thực hiện việc phân phối thuốc, nguyên liệu làm thuốc nhập khẩu vào Việt Nam của cơ sở có quyền nhập khẩu nhưng không được thực hiện quyền phân phối thuốc, nguyên liệu làm thuốc tại Việt Nam trước khi bán thuốc hoặc dừng bán thuốc cho cơ sở đó;
c) Không lưu giữ hồ sơ, chứng từ của lô thuốc, nguyên liệu làm thuốc nhập khẩu trong thời gian quy định của pháp luật;
d) Bán thuốc sử dụng cho chương trình mục tiêu quốc gia, thuốc viện trợ và thuốc khác không được bán theo quy định của pháp luật;
đ) Xuất khẩu thuốc, nguyên liệu làm thuốc mà không có giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược theo quy định của pháp luật hoặc trong thời gian bị đình chỉ hoạt động hoặc trong thời gian bị tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược;
e) Xuất khẩu thuốc, nguyên liệu làm thuốc đã có thông báo thu hồi theo quy định của pháp luật;
g) Xuất khẩu thuốc, nguyên liệu làm thuốc không phù hợp với phạm vi ghi trên giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược;
h) Xuất khẩu dược liệu thuộc danh mục loài, chủng loại dược liệu quý, hiếm, đặc hữu phải kiểm soát khi chưa được phép của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
3. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc tại kho bảo quản chưa được đánh giá đáp ứng GSP hoặc tại địa điểm không đúng với địa điểm kinh doanh dược ghi trên giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược đã được cấp, trừ trường hợp sử dụng dịch vụ bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc;
b) 47 Cơ quan có thẩm quyền kết luận cơ sở duy trì đáp ứng nguyên tắc, tiêu chuẩn thực hành tốt bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc ở mức độ 3;
c) Nhập khẩu thuốc, nguyên liệu làm thuốc vượt quá số lượng trong giấy phép nhập khẩu được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
d) Không tái xuất toàn bộ thuốc, nguyên liệu làm thuốc được cấp phép nhập khẩu để trưng bày tại các triển lãm, hội chợ liên quan đến y, dược, thiết bị y tế sau khi kết thúc triển lãm, hội chợ;
đ) Xuất khẩu thuốc phải kiểm soát đặc biệt mà không có giấy phép xuất khẩu;
e) Nhập khẩu thuốc, nguyên liệu làm thuốc có hạn dùng không đúng quy định về hạn dùng còn lại khi đến cảng Việt Nam mà chưa được phép của Bộ trưởng Bộ Y tế;
g) Không thu hồi thuốc, nguyên liệu làm thuốc theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền;
h) Nhập khẩu thuốc, nguyên liệu làm thuốc không phù hợp với phạm vi ghi trên giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược;
i) Mở rộng kho bảo quản trên cơ sở cấu trúc kho đã có hoặc sửa chữa, thay đổi lớn về cấu trúc, bố trí kho bảo quản hoặc thay đổi hệ thống phụ trợ hoặc thay đổi nguyên lý thiết kế, vận hành hệ thống tiện ích có ảnh hưởng tới yêu cầu, điều kiện bảo quản nhưng không báo cáo thay đổi kèm theo tài liệu kỹ thuật tương ứng với sự thay đổi theo quy định của pháp luật.
4. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Tài liệu trong hồ sơ đề nghị cấp phép nhập khẩu thuốc, nguyên liệu làm thuốc đã được phê duyệt được cơ quan có thẩm quyền kết luận là tài liệu giả mạo;
b) Nhập khẩu thuốc, nguyên liệu làm thuốc được sản xuất không đúng địa điểm trong hồ sơ đề nghị cấp phép nhập khẩu thuốc đã được phê duyệt;
c) Thông tin về thuốc, nguyên liệu làm thuốc trong hồ sơ đề nghị cấp phép nhập khẩu không dựa trên cơ sở nghiên cứu hoặc sản xuất thực tế của cơ sở sản xuất.
5. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Nhập khẩu thuốc, nguyên liệu làm thuốc không có giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược theo quy định của pháp luật hoặc trong thời gian bị đình chỉ hoạt động hoặc trong thời gian bị tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược;
b) Nhập khẩu thuốc, nguyên liệu làm thuốc đã có thông báo thu hồi của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
c) Nhập khẩu thuốc, nguyên liệu làm thuốc không có giấy phép nhập khẩu hoặc không có giấy đăng ký lưu hành, trừ trường hợp thuốc, nguyên liệu làm thuốc không phải đăng ký, cấp phép nhập khẩu trước khi lưu hành;
d) Thực hiện hoạt động liên quan trực tiếp đến phân phối thuốc, nguyên liệu làm thuốc tại Việt Nam đối với các cơ sở có quyền nhập khẩu nhưng không được thực hiện quyền phân phối thuốc, nguyên liệu làm thuốc tại Việt Nam, trừ thuốc và nguyên liệu làm thuốc do chính cơ sở sản xuất tại Việt Nam.
đ)48 Nhập khẩu thuốc, nguyên liệu làm thuốc từ các cơ sở cung cấp thuốc, nguyên liệu làm thuốc không thuộc các trường hợp cơ sở được cung cấp theo quy định của pháp luật.
6. Phạt tiền đối với hành vi nhập khẩu thuốc, nguyên liệu làm thuốc đã hết hạn dùng theo một trong các mức sau đây:
a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hàng hóa có giá trị dưới 2.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hàng hóa có giá trị từ 2.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng;
c) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hàng hóa có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;
d) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hàng hóa có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;
đ)49 Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hàng hóa có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;
e) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hàng hóa có giá trị từ 30.000.000 đồng đến dưới 40.000.000 đồng;
g) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hàng hóa có giá trị từ 40.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
h) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hàng hóa có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 60.000.000 đồng;
i) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hàng hóa có giá trị từ 60.000.000 đồng đến dưới 80.000.000 đồng;
k) Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hàng hóa có giá trị từ 80.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
l) Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hàng hóa có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên.
7. Phạt tiền bằng 1,5 lần đối với hành vi vi phạm liên quan đến thuốc, dược chất thuộc danh mục chất bị cấm sử dụng trong một số ngành, lĩnh vực, thuốc dạng phối hợp có chứa dược chất gây nghiện, thuốc dạng phối hợp có chứa dược chất hướng thần, thuốc dạng phối hợp có chứa tiền chất, thuốc phóng xạ hoặc phạt tiền bằng 02 lần đối với hành vi vi phạm liên quan đến thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, nguyên liệu là dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc nhưng không quá 100.000.000 đồng đối với hành vi quy định tại các điểm c, d, đ, g khoản 2, các điểm a, c, d, h khoản 3 và các điểm a, c khoản 5 Điều này.
8. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề dược của người chịu trách nhiệm chuyên môn trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại các điểm b, c, đ, e và g khoản 2 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề dược của người chịu trách nhiệm chuyên môn trong thời hạn từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi quy định tại các điểm a, c, d, đ, e, g và i khoản 3 Điều này;
c) Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề dược của người chịu trách nhiệm chuyên môn trong thời hạn từ 06 tháng đến 09 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 5 Điều này;
d) Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược trong thời hạn từ 18 tháng đến 24 tháng đối với hành vi quy định tại điểm d khoản 5 Điều này;
đ) Đình chỉ hoạt động kinh doanh có liên quan đến hành vi vi phạm trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại các điểm đ, e và g khoản 2 Điều này;
e) Đình chỉ hoạt động kinh doanh có liên quan đến hành vi vi phạm trong thời hạn từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi quy định tại các điểm b, c, đ, h khoản 3 và điểm b khoản 4 Điều này;
g) Đình chỉ hoạt động nhập khẩu thuốc, nguyên liệu làm thuốc trong thời hạn từ 06 tháng đến 09 tháng đối với hành vi quy định tại các điểm a, b và c khoản 5 Điều này;
h) Đình chỉ hoạt động cho đến khi cơ sở có báo cáo gửi Bộ Y tế nhưng không quá 24 tháng đối với hành vi quy định tại điểm d khoản 2 Điều này.
9. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc tái xuất đối với thuốc, nguyên liệu làm thuốc do thực hiện hành vi quy định tại điểm d khoản 3 và các khoản 4, 5, 6, 7 Điều này. Trường hợp không áp dụng được biện pháp này thì buộc tiêu hủy;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại điểm d khoản 2 Điều này.
Điều 61. Vi phạm quy định về bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc và cơ sở có hoạt động dược nhưng không vì mục đích thương mại
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không nộp báo cáo thay đổi kèm tài liệu kỹ thuật tương ứng với sự thay đổi về cơ quan tiếp nhận trong trường hợp cơ sở bảo quản thay đổi vị trí kho bảo quản tại cùng địa điểm kinh doanh hoặc bổ sung kho ở vị trí mới tại cùng địa điểm kinh doanh;
b) Không nộp báo cáo thay đổi kèm tài liệu kỹ thuật tương ứng với sự thay đổi về cơ quan tiếp nhận trong trường hợp cơ sở bảo quản mở rộng kho bảo quản trên cơ sở cấu trúc kho đã có hoặc sửa chữa, thay đổi lớn về cấu trúc, bố trí kho bảo quản hoặc thay đổi hệ thống phụ trợ hoặc thay đổi nguyên lý thiết kế, vận hành hệ thống tiện ích mà có ảnh hưởng tới yêu cầu, điều kiện bảo quản;
c) Không gửi văn bản thông báo việc đáp ứng GSP tới cơ quan tiếp nhận, không tuân thủ theo lộ trình việc triển khai áp dụng và tuân thủ đầy đủ GSP đối với cơ sở có hoạt động bảo quản, tồn trữ, cung ứng vắc xin, thuốc, nguyên liệu làm thuốc đối với cơ sở có hoạt động dược nhưng không vì mục đích thương mại theo quy định của pháp luật;
d) Không hợp tác hoặc cản trở cơ quan kiểm tra chất lượng lấy mẫu thuốc hoặc nguyên liệu làm thuốc để kiểm tra chất lượng;
đ) Không lưu giữ chứng từ, tài liệu có liên quan đến lô thuốc, nguyên liệu làm thuốc trong thời gian phải lưu giữ theo quy định của pháp luật.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Thực hiện kinh doanh dịch vụ bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc cho đối tượng không đúng quy định của pháp luật;
b) Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở tiêm chủng, cơ sở bảo quản vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia tuyến huyện và tuyến tỉnh, cơ sở đầu mối bảo quản thuốc của chương trình y tế quốc gia, của các lực lượng vũ trang nhân dân, cơ sở bảo quản vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia tuyến trung ương, tuyến khu vực không gửi văn bản thông báo việc đáp ứng GSP đến cơ quan tiếp nhận theo quy định trước khi triển khai hoạt động bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc;
c) Không thực hiện đúng quy định về điều kiện bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc trong quá trình bảo quản hoặc vận chuyển thuốc, nguyên liệu làm thuốc;
d) Thực hiện kinh doanh dịch vụ bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc tại cơ sở chưa được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược với phạm vi phù hợp đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc.
3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi kinh doanh dịch vụ bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc sau đây:
a) Không có giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược;
b) Không đúng với địa điểm ghi trên giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược đã được cấp;
c) Trong thời gian bị đình chỉ hoạt động hoặc trong thời gian bị tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược;
d) Không thực hiện báo cáo duy trì đáp ứng thực hành tốt GSP theo quy định của pháp luật;
đ) Chỉ duy trì đáp ứng nguyên tắc, tiêu chuẩn thực hành tốt GSP ở mức độ 3.
4. Phạt tiền bằng 1,5 lần đối với hành vi vi phạm liên quan đến thuốc, dược chất thuộc danh mục chất bị cấm sử dụng trong một số ngành, lĩnh vực, thuốc dạng phối hợp có chứa dược chất gây nghiện, thuốc dạng phối hợp có chứa dược chất hướng thần, thuốc dạng phối hợp có chứa tiền chất, thuốc phóng xạ hoặc phạt tiền bằng 02 lần đối với hành vi vi phạm liên quan đến thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, nguyên liệu là dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc nhưng không quá 100.000.000 đồng đối với hành vi quy định tại các điểm a, đ khoản 1, các điểm a, d khoản 2 và các điểm a, b, c khoản 3 Điều này.
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề dược trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 2 Điều này;
b) Đình chỉ hoạt động của cơ sở có liên quan đến hành vi vi phạm trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 2 Điều này;
c) Đình chỉ hoạt động của cơ sở trong thời hạn từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi quy định tại các điểm a, b, c và đ khoản 3 Điều này.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tiêu hủy toàn bộ số thuốc, nguyên liệu làm thuốc không bảo đảm chất lượng đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 1 và điểm c khoản 2 Điều này;
b) Buộc tiêu hủy toàn bộ số thuốc, nguyên liệu làm thuốc đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 3 Điều này;
c) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại các điểm a, b và c khoản 3 Điều này.
Điều 62. Vi phạm quy định về kiểm nghiệm thuốc, thử lâm sàng, thử tương đương sinh học của thuốc
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không nộp báo cáo thay đổi kèm tài liệu kỹ thuật tương ứng với sự thay đổi về cơ quan tiếp nhận trong trường hợp cơ sở thử nghiệm mở rộng phòng thí nghiệm trên cơ sở cấu trúc phòng thí nghiệm đã có sửa chữa, thay đổi lớn về cấu trúc, bố trí trong phòng thí nghiệm; thay đổi hệ thống phụ trợ hoặc thay đổi nguyên lý thiết kế, vận hành hệ thống tiện ích mà có ảnh hưởng tới môi trường thí nghiệm;
b) Lấy mẫu thuốc không tuân thủ quy định về lấy mẫu thuốc của Bộ Y tế đối với cơ sở làm dịch vụ kiểm nghiệm thuốc.
2. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Cung cấp dịch vụ kiểm nghiệm thuốc, nguyên liệu làm thuốc, dịch vụ thử tương đương sinh học của thuốc, dịch vụ thử thuốc trên lâm sàng không đúng phạm vi hoặc vượt quá phạm vi ghi trên giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược hoặc phạm vi đánh giá đáp ứng thực hành tốt phòng thí nghiệm thuốc, nguyên liệu làm thuốc (sau đây gọi tắt là GLP), thực hành tốt thử thuốc trên lâm sàng của cơ sở có hoạt động dược nhưng không vì mục đích thương mại;
b) Cung cấp thông tin cá nhân của người tham gia thử tương đương sinh học của thuốc khi chưa được sự đồng ý của người đó;
c) Che dấu thông tin hoặc không cung cấp thông tin đầy đủ và trung thực cho người tham gia thử thuốc về nghiên cứu thử tương đương sinh học của thuốc, về quá trình thử nghiệm và những rủi ro có thể xảy ra.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Cung cấp dịch vụ thử tương đương sinh học của thuốc, dịch vụ thử thuốc trên lâm sàng khi chưa được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược hoặc khi chưa được đánh giá đáp ứng đủ điều kiện thực hành tốt thử thuốc trên lâm sàng đối với cơ sở có hoạt động không vì mục đích thương mại;
b) Thay đổi nội dung hồ sơ, đề cương nghiên cứu thử tương đương sinh học của thuốc đã được phê duyệt;
c) Không thực hiện báo cáo việc duy trì đáp ứng GLP theo quy định của pháp luật;
d) Chỉ duy trì đáp ứng GLP ở mức độ 3;
đ) Không nộp báo cáo thay đổi kèm tài liệu kỹ thuật tương ứng với sự thay đổi về cơ quan tiếp nhận hồ sơ đánh giá đáp ứng GLP trong trường hợp cơ sở thử nghiệm thay đổi vị trí phòng thí nghiệm tại cùng địa điểm kinh doanh hoặc bổ sung phòng thí nghiệm ở vị trí mới tại cùng địa điểm kinh doanh.
4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi làm giả, làm sai lệch kết quả kiểm nghiệm, kết quả phân tích đối với mẫu thuốc đã kiểm nghiệm, phân tích.
5. Phạt tiền bằng 1,5 lần đối với hành vi vi phạm liên quan đến thuốc, dược chất thuộc danh mục chất bị cấm sử dụng trong một số ngành, lĩnh vực, thuốc dạng phối hợp có chứa dược chất gây nghiện, thuốc dạng phối hợp có chứa dược chất hướng thần, thuốc dạng phối hợp có chứa tiền chất, thuốc phóng xạ hoặc phạt tiền bằng 02 lần đối với hành vi vi phạm liên quan đến thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, nguyên liệu là dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc nhưng không quá 100.000.000 đồng đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 2 và các điểm a, đ khoản 3 Điều này.
6. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược hoặc đình chỉ hoạt động đối với cơ sở hoạt động không vì mục đích thương mại trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 2, các điểm a, b và d khoản 3 và khoản 4 Điều này;
b) Đình chỉ hoạt động cho đến khi cơ sở có báo cáo gửi Bộ Y tế nhưng không quá 24 tháng đối với hành vi quy định tại điểm c khoản 3 Điều này.
Điều 63. Vi phạm quy định về thực hiện thử thuốc trên lâm sàng
1. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Cung cấp thông tin cá nhân của người thử thuốc trên lâm sàng khi chưa được sự đồng ý của người đó;
b) Không báo cáo về quá trình thực hiện; không công bố kết quả thử thuốc trên lâm sàng theo quy định của pháp luật;
c) Không tuân thủ quy định thực hành tốt thử thuốc trên lâm sàng.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Thử thuốc trên lâm sàng khi chưa được Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học cấp quốc gia đánh giá về khoa học và đạo đức đối với hồ sơ thử thuốc trên lâm sàng và Bộ trưởng Bộ Y tế phê duyệt bằng văn bản;
b) Thay đổi nội dung hồ sơ, đề cương nghiên cứu thuốc trên lâm sàng đã được Bộ trưởng Bộ Y tế phê duyệt.
3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Sử dụng thuốc thử lâm sàng vào mục đích khác;
b) Ép buộc đối tượng tham gia nghiên cứu thử thuốc.
4. Phạt tiền bằng 02 lần đối với hành vi vi phạm liên quan đến thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất nhưng không quá 100.000.000 đồng đối với hành vi quy định tại các khoản 2 và 3 Điều này.
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược hoặc đình chỉ hoạt động đối với cơ sở hoạt động không vì mục đích thương mại trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược hoặc đình chỉ hoạt động đối với cơ sở hoạt động không vì mục đích thương mại trong thời hạn từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi quy định tại các khoản 3 và 4 Điều này.
Điều 64. Vi phạm quy định về bao bì, nhãn thuốc, nguyên liệu làm thuốc
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Nhập khẩu, mua, bán buôn thuốc, nguyên liệu làm thuốc không còn nguyên vẹn bao bì thương phẩm của nhà sản xuất, trừ trường hợp được phép theo quy định của pháp luật;
b) Nhập khẩu dược liệu không ghi xuất xứ của dược liệu trên bao bì ngoài của dược liệu.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Cơ sở sản xuất, nhập khẩu thuốc, nguyên liệu làm thuốc có bao bì không đúng như hồ sơ đã được phê duyệt, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 3 Điều này;
b) Cơ sở đăng ký, cơ sở kinh doanh dược tẩy xóa, sửa chữa làm thay đổi thông tin về ngày sản xuất, số lô sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc ghi trên nhãn gốc;
c) Không cập nhật thông tin thuốc trên nhãn, tờ hướng dẫn sử dụng của thuốc lưu hành tại Việt Nam theo yêu cầu của Bộ Y tế;
d) Cơ sở nhập khẩu, cơ sở đăng ký, cơ sở sản xuất trong nước lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc có nhãn, tờ hướng dẫn sử dụng không phù hợp với nội dung đã được phê duyệt hoặc không phản ánh đúng thông tin của thuốc đối với nội dung không yêu cầu phê duyệt.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Thay đổi, sửa chữa hạn dùng của thuốc ghi trên nhãn;
b) Vật liệu bao bì hoặc dạng đóng gói không đáp ứng yêu cầu bảo đảm chất lượng thuốc, nguyên liệu làm thuốc;
c) Không cập nhật thông tin thuốc liên quan đến chống chỉ định, thu hẹp đối tượng sử dụng theo quy định của pháp luật.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
Đình chỉ hoạt động kinh doanh có liên quan đến hành vi vi phạm trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 2 và khoản 3 Điều này.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc thu hồi để khắc phục hoặc tiêu hủy toàn bộ thuốc, nguyên liệu làm thuốc không bảo đảm chất lượng đối với hành vi quy định tại các điểm b, c, d khoản 2 và khoản 3 Điều này.
Điều 65. Vi phạm quy định về thuốc phải kiểm soát đặc biệt
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Bảo quản, sản xuất, pha chế, cấp phát, sử dụng thuốc, nguyên liệu làm thuốc phải kiểm soát đặc biệt tại cơ sở có hoạt động dược không vì mục đích thương mại không đúng quy định của pháp luật;
b) Vận chuyển, giao, nhận thuốc phải kiểm soát đặc biệt không đúng quy định của pháp luật;
c) Hủy thuốc phải kiểm soát đặc biệt không đúng quy định của pháp luật.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với cơ sở bán lẻ hoặc phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc, thử thuốc trên lâm sàng, thử tương đương sinh học của thuốc, kiểm nghiệm thuốc hoặc phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với cơ sở sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, bán buôn thuốc, nguyên liệu làm thuốc thực hiện một trong các hành vi sau đây:
a) Không có đủ điều kiện về nhân sự, cơ sở vật chất để bảo đảm không thất thoát thuốc phải kiểm soát đặc biệt theo quy định của pháp luật;
b) Mua, bán nguyên liệu là dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc không có đơn hàng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; mua, bán thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần và thuốc tiền chất không có đơn hàng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc không có kết quả trúng thầu hoặc không có kế hoạch đấu thầu đã được người có thẩm quyền phê duyệt.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
Đình chỉ hoạt động kinh doanh có liên quan đến hành vi vi phạm trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 2 Điều này.
Điều 66. Vi phạm quy định về quản lý giá thuốc
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không có văn bản đề nghị bổ sung, thay đổi thông tin của thuốc đã kê khai, kê khai lại giá thuốc trong trường hợp có thay đổi so với thông tin đã công bố nhưng giá thuốc không thay đổi.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Mua thuốc vào cơ sở bán lẻ thuốc trong khuôn viên cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập với giá mua cao hơn giá thuốc đó đã trúng thầu tại chính cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cùng thời điểm, trừ trường hợp được mua theo quy định của pháp luật;
b) Mua thuốc vào cơ sở bán lẻ thuốc trong khuôn viên cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập với giá mua cao hơn giá trúng thầu cao nhất của chính thuốc đó đã trúng thầu tại các cơ sở y tế tuyến tỉnh, tuyến trung ương trong vòng 12 tháng; trúng thầu mua sắm tập trung cấp địa phương, cấp quốc gia hoặc đàm phán giá trong thời hạn của hợp đồng hoặc thỏa thuận khung mua sắm tập trung tính đến trước thời điểm mua thuốc, trừ trường hợp được mua theo quy định của pháp luật;
c) Mua thuốc vào cơ sở bán lẻ thuốc trong khuôn viên cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập không có trong danh mục thuốc trúng thầu của chính cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc không có trong danh mục trúng thầu tại các cơ sở y tế tuyến tỉnh, tuyến trung ương trong vòng 12 tháng hoặc không có trong danh mục trúng thầu mua sắm tập trung cấp địa phương, cấp quốc gia và đàm phán giá trong thời hạn của hợp đồng hoặc thỏa thuận khung mua sắm tập trung tính đến trước thời điểm mua thuốc, trừ trường hợp được mua theo quy định của pháp luật;
d)50 Cơ sở bán lẻ thuốc trong khuôn viên cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bán thuốc với mức thặng số bán lẻ cao hơn mức thặng số bán lẻ tối đa theo quy định của pháp luật.
3. Phạt tiền đối với hành vi bán buôn thuốc mà thuốc đó chưa được cơ sở sản xuất, cơ sở đặt gia công thuốc hoặc cơ sở nhập khẩu thuốc kê khai hoặc giá bán thuốc cao hơn so với giá đã được kê khai, kê khai lại đang có hiệu lực theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 4 Điều này theo một trong các mức sau đây:
a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với thuốc có giá bán tính trên đơn vị đóng gói nhỏ nhất nhỏ hơn hoặc bằng 1.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với thuốc có giá bán tính trên đơn vị đóng gói nhỏ nhất từ trên 1.000 đồng đến 5.000 đồng;
c) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với thuốc có giá bán tính trên đơn vị đóng gói nhỏ nhất từ trên 5.000 đồng đến 100.000 đồng;
d) Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với thuốc có giá bán tính trên đơn vị đóng gói nhỏ nhất từ trên 100.000 đồng đến 1.000.000 đồng;
đ) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với thuốc có giá bán tính trên đơn vị đóng gói nhỏ nhất trên 1.000.000 đồng.
4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thực hiện kê khai giá thuốc hoặc không kê khai lại giá thuốc khi thay đổi giá thuốc đã kê khai trước khi lưu hành trên thị trường;
b) Không điều chỉnh giá nhưng không có báo cáo theo văn bản yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về giá thuốc đối với hồ sơ kê khai, kê khai lại giá thuốc;
c) Báo cáo không chính xác các yếu tố hình thành giá thuốc theo quy định của pháp luật.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc hoàn trả toàn bộ số tiền chênh lệch đối với hành vi quy định tại khoản 2, khoản 3 và điểm b khoản 4 Điều này. Trường hợp không hoàn trả được cho khách hàng thì nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.
6.51 Trong trường hợp có từ 02 thuốc, nguyên liệu làm thuốc trở lên thuộc cùng một hành vi vi phạm tại các khoản 1, 2, 3, 4 Điều này và được phát hiện trong một lần thanh tra, kiểm tra thì xử phạt một hành vi và áp dụng tình tiết tăng nặng.
Điều 67. Vi phạm quy định về thông tin thuốc
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Người giới thiệu thuốc không đeo thẻ người giới thiệu thuốc khi hoạt động;
b) Giới thiệu thuốc không có sự đồng ý của người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không gửi danh sách người được cấp, bị thu hồi thẻ người giới thiệu thuốc của cơ sở kinh doanh dược đến Sở Y tế nơi người giới thiệu thuốc thực hiện hoạt động giới thiệu thuốc;
b) Người giới thiệu thuốc giới thiệu sản phẩm không phải là thuốc;
c) Người giới thiệu thuốc giới thiệu thuốc không được cơ sở kinh doanh dược phân công.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với việc thông tin thuốc cho người hành nghề y, dược thuộc một trong các hành vi sau đây:
a) Thông tin thuốc khi chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận nội dung hoặc không đúng với nội dung đã được xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
b) Thông tin thuốc theo nội dung thông tin đã được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy xác nhận nội dung thông tin nhưng giấy xác nhận đã hết hiệu lực;
c) So sánh, giới thiệu thuốc của cơ sở mình tốt hơn thuốc của cơ sở khác mà không có tài liệu khoa học đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt kèm theo để chứng minh;
d) Người giới thiệu thuốc tiếp cận người bệnh, hồ sơ bệnh án, đơn thuốc, thảo luận hoặc yêu cầu cung cấp thông tin liên quan đến người bệnh;
đ) Không có văn bản thông báo cho Sở Y tế nơi tổ chức thông tin thuốc theo hình thức hội thảo giới thiệu thuốc về thời gian và địa điểm kèm theo bản sao giấy xác nhận nội dung thông tin thuốc đã được duyệt trước khi tổ chức.
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không báo cáo và cập nhật thông tin cho cơ quan có thẩm quyền về chất lượng, an toàn, hiệu quả liên quan đến thuốc do cơ sở mình sản xuất, đăng ký, lưu hành, pha chế, chế biến;
b) Người giới thiệu thuốc có hoạt động liên quan đến việc mua, bán, ký gửi thuốc với người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh.
5. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Thông tin, quảng cáo, tiếp thị, tư vấn, ghi nhãn, hướng dẫn sử dụng thực phẩm, mỹ phẩm và các sản phẩm khác không phải là thuốc có tác dụng để phòng bệnh, chữa bệnh, chẩn đoán, điều trị, giảm nhẹ bệnh, điều chỉnh chức năng sinh lý cơ thể người khiến người tiêu dùng hiểu nhầm các sản phẩm đó là thuốc, trừ trang thiết bị y tế;
b) Sử dụng lợi ích vật chất hoặc tài chính để tác động tới thầy thuốc, người dùng thuốc nhằm thúc đẩy việc kê đơn, sử dụng thuốc;
c) Sửa chữa, giả mạo giấy tờ pháp lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong hồ sơ đề nghị xác nhận nội dung thông tin, quảng cáo thuốc;
d) Sử dụng chứng nhận chưa được Bộ Y tế công nhận, sử dụng lợi ích vật chất, lợi dụng danh nghĩa của tổ chức, cá nhân, các loại biểu tượng, hình ảnh, địa vị, uy tín, thư tín, thư cảm ơn để thông tin, quảng cáo thuốc;
đ) Sử dụng kết quả nghiên cứu lâm sàng, kết quả nghiên cứu tiền lâm sàng, kết quả kiểm nghiệm, kết quả thử tương đương sinh học chưa được Bộ Y tế công nhận để thông tin, quảng cáo thuốc;
e) Thông tin thuốc sau khi đã có các thay đổi nội dung dẫn đến các trường hợp phải cấp giấy xác nhận nhưng không thực hiện thủ tục cấp giấy xác nhận.
6. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Đình chỉ hoạt động của cơ sở trong thời hạn từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 5 Điều này trong trường hợp vi phạm từ 03 lần/năm trở lên;
b) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính là phần lợi ích vật chất, tài chính đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 5 Điều này.
7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc thu hồi và loại bỏ yếu tố vi phạm đối với các hành vi quy định tại các điểm a, b, c khoản 3 và các điểm a, d, đ, e khoản 5 Điều này. Trường hợp không loại bỏ được yếu tố vi phạm thì buộc tiêu hủy sản phẩm.
Điều 68. Vi phạm quy định về công bố sản phẩm mỹ phẩm
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Kê khai không đúng các nội dung trong phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm;
b) Thay đổi nội dung đã công bố và đã được cấp số tiếp nhận phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm nhưng chưa được sự chấp thuận bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
2.52 Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi đưa sản phẩm mỹ phẩm ra lưu thông khi chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp số tiếp nhận phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm hoặc hành vi đưa sản phẩm mỹ phẩm ra lưu thông sau thời điểm số tiếp nhận phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm hết thời hạn mà chưa công bố lại theo quy định của pháp luật.
3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi giả mạo tài liệu, sử dụng con dấu giả hoặc giả mạo chữ ký, dấu của cơ quan chức năng Việt Nam hoặc nước ngoài, của nhà sản xuất hoặc chủ sở hữu sản phẩm trong hồ sơ công bố sản phẩm mỹ phẩm.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
Đình chỉ hoạt động kinh doanh sản phẩm mỹ phẩm trong thời hạn từ 03 đến 06 tháng đối với hành vi quy định tại các khoản 2 và 3 Điều này.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thu hồi và tiêu hủy sản phẩm mỹ phẩm vi phạm đối với hành vi quy định tại các khoản 2 và 3 Điều này;
b)53 Buộc nộp lại số tiếp nhận phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm đối với
hành vi quy định tại điểm a khoản 1 và khoản 3 Điều này.
654. Trong trường hợp có từ 02 sản phẩm mỹ phẩm trở lên vi phạm thuộc cùng một hành vi vi phạm tại các khoản 1, 2, 3 Điều này và được phát hiện trong cùng một lần thanh tra, kiểm tra thì xử phạt một hành vi và áp dụng tình tiết tăng nặng.
Điều 69. Vi phạm quy định về quảng cáo mỹ phẩm thông qua hình thức hội thảo, hội nghị, tổ chức sự kiện
Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi tổ chức hội thảo, hội nghị, tổ chức sự kiện giới thiệu mỹ phẩm sau đây:
1. Không thông báo tới cơ quan có thẩm quyền trước khi tổ chức theo quy định của pháp luật.
2. Không đúng với nội dung đã thông báo tới cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Điều 70. Vi phạm quy định về sản xuất mỹ phẩm
1. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không triển khai áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo bộ nguyên tắc, tiêu chuẩn “Thực hành tốt sản xuất mỹ phẩm” (CGMP-ASEAN);
b) Sản xuất mỹ phẩm có công thức không đúng như hồ sơ công bố sản phẩm mỹ phẩm;
c) Sử dụng nguyên liệu hết hạn sử dụng, không đạt tiêu chuẩn chất lượng trong sản xuất mỹ phẩm;
d) Sản xuất mỹ phẩm không đạt tiêu chuẩn chất lượng;
đ) Sản xuất không đúng địa điểm ghi trên giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm;
e) Sản xuất không đúng phạm vi ghi trên giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm;
g) Sản xuất mỹ phẩm có thành phần chất cấm sử dụng trong mỹ phẩm hoặc vượt quá giới hạn cho phép đối với chất có quy định giới hạn nồng độ, hàm lượng sử dụng theo quy định của pháp luật.
2. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Sản xuất mỹ phẩm khi chưa được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm;
b) Giả mạo tài liệu trong hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại, điều chỉnh giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm;
c) Không bảo đảm một trong các điều kiện sau khi đã được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm theo quy định của pháp luật.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Đình chỉ hoạt động sản xuất mỹ phẩm cho đến khi được cấp bổ sung phạm vi hoạt động trong giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm theo quy định của pháp luật nhưng không quá 24 tháng đối với hành vi quy định tại các điểm đ và e khoản 1 Điều này;
b) Đình chỉ hoạt động sản xuất mỹ phẩm cho đến khi được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm theo quy định của pháp luật nhưng không quá 24 tháng đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;
c) Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại các điểm a và g khoản 1 Điều này;
d) Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm trong thời hạn từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a)55 Buộc thu hồi và tiêu hủy toàn bộ sản phẩm mỹ phẩm đối với hành vi quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này. Trường hợp sản phẩm mỹ phẩm không đạt tiêu chuẩn về khối lượng, thể tích đóng gói quy định tại điểm d khoản 1 Điều này thì không buộc tiêu hủy;
b)56 Buộc nộp lại số tiếp nhận phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm đối với hành
vi quy định tại các điểm a, b, c, đ, e khoản 1 và các điểm b, c khoản 2 Điều này.
5.57 Trong trường hợp có từ 02 sản phẩm mỹ phẩm trở lên vi phạm thuộc cùng một hành vi vi phạm tại các khoản 1, 2 Điều này và được phát hiện trong cùng một lần thanh tra, kiểm tra thì xử phạt một hành vi và áp dụng tình tiết tăng nặng.
Điều 71. Vi phạm quy định về mua bán mỹ phẩm trong hoạt động kinh doanh mỹ phẩm
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với trường hợp tổng trị giá lô hàng vi phạm dưới 20.000.000 đồng hoặc phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với trường hợp tổng trị giá lô hàng vi phạm từ 20.000.000 đồng trở lên tính theo giá bán đối với tổ chức, cá nhân không phải là tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường khi thực hiện một trong các hành vi sau đây:
a) Kinh doanh mỹ phẩm không còn nguyên vẹn bao bì của nhà sản xuất;
b) Kinh doanh mỹ phẩm quá hạn dùng hoặc quá thời hạn theo khuyến cáo của nhà sản xuất;
c) Kinh doanh mỹ phẩm đã bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền thông báo thu hồi do vi phạm quy định của pháp luật.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường thực hiện một trong các hành vi sau đây:
a) Kinh doanh mỹ phẩm không bảo đảm chất lượng, không an toàn cho người sử dụng;
b) Kinh doanh mỹ phẩm không còn nguyên vẹn bao bì của nhà sản xuất;
c) Kinh doanh mỹ phẩm quá hạn dùng hoặc quá thời hạn theo khuyến cáo của nhà sản xuất;
d) Kinh doanh mỹ phẩm đã bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền thông báo thu hồi do vi phạm quy định của pháp luật;
đ)58 Kinh doanh mỹ phẩm có Hồ sơ thông tin sản phẩm (PIF) nhưng không đầy đủ theo quy định của pháp luật.
3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường thực hiện một trong các hành vi sau đây:
a) Kinh doanh mỹ phẩm có thành phần chất cấm sử dụng trong mỹ phẩm hoặc vượt quá giới hạn cho phép đối với chất có quy định giới hạn nồng độ, hàm lượng sử dụng theo quy định của pháp luật;
b)59 Kinh doanh mỹ phẩm không có hoặc không xuất trình Hồ sơ thông tin sản phẩm (PIF) trong thời hạn theo quy định của pháp luật khi có yêu cầu kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền;
c) Kinh doanh mỹ phẩm có công thức không đúng với hồ sơ công bố đã được duyệt;
d) Không thực hiện thu hồi mỹ phẩm theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thu hồi và tiêu hủy sản phẩm mỹ phẩm đối với hành vi quy định tại khoản 1, khoản 2 và các điểm a, b, c khoản 3 Điều này;
b)60 Buộc nộp lại số tiếp nhận phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm đối với hành vi quy định tại khoản 3 Điều này.
5.61 Trong trường hợp có từ 02 sản phẩm mỹ phẩm trở lên vi phạm thuộc cùng một hành vi vi phạm tại các khoản 1, 2, 3 Điều này và được phát hiện trong cùng một lần thanh tra, kiểm tra thì xử phạt một hành vi và áp dụng tình tiết tăng nặng.
Mục 4. HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ TRANG THIẾT BỊ Y TẾ
Điều 72. Vi phạm các quy định về phân loại trang thiết bị y tế
1.62 Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi chủ sở hữu số lưu hành trang thiết bị y tế không công khai kết quả phân loại trang thiết bị y tế đã ban hành theo quy định của pháp luật.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Phân loại trang thiết bị y tế không dựa trên quy tắc phân loại về mức độ rủi ro;
b)63 (được bãi bỏ);
c)64
(được bãi bỏ);
d)65 Không có văn bản báo cáo với cơ quan hải quan nơi đã thực hiện thông quan hàng hóa và cơ quan đã cấp số lưu hành đối với trường hợp trang thiết bị y tế đã được cấp số lưu hành mà có sử dụng bản kết quả phân loại đã bị thu hồi và đã thực hiện thủ tục thông quan hàng hóa nhưng chưa bán đến người sử dụng;
đ) Văn bản báo cáo cơ quan hải quan đã thực hiện thông quan hàng hóa không nêu số lượng trang thiết bị y tế đã thông quan đối với trường hợp trang thiết bị y tế đã được cấp số lưu hành mà có sử dụng bản kết quả phân loại đã bị thu hồi và đã thực hiện thủ tục thông quan hàng hóa nhưng chưa bán đến người sử dụng;
e) Văn bản báo cáo cơ quan đã cấp số lưu hành không nêu rõ số lượng trang thiết bị y tế đã thông quan và các hợp đồng mua bán (nếu có) đối với trường hợp trang thiết bị y tế đã được cấp số lưu hành mà có sử dụng bản kết quả phân loại đã bị thu hồi và đã thực hiện thủ tục thông quan hàng hóa nhưng chưa bán đến người sử dụng;
g)66
(được bãi bỏ);
h) 67(được bãi bỏ).
3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Phân loại trang thiết bị y tế hoặc ban hành kết quả phân loại trang thiết bị y tế khi đang trong thời gian bị tạm đình chỉ hoạt động;
b)68 Chủ sở hữu số lưu hành không dừng lưu hành trang thiết bị y tế; không thực hiện các biện pháp thu hồi trang thiết bị y tế có số lưu hành mà hồ sơ cấp số lưu hành có sử dụng bản kết quả phân loại đã bị thu hồi và đã thực hiện thủ tục thông quan hàng hóa nhưng chưa bán đến người sử dụng.
4. 69(được bãi bỏ).
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
a)70 Đình chỉ hoạt động trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;
b) Đình chỉ hoạt động trong thời hạn từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 3 Điều này;
c) Đình chỉ hoạt động trong thời hạn từ 06 tháng đến 09 tháng đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 4 Điều này.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a)71
(được bãi bỏ);
b)72 Buộc nộp lại phiếu tiếp nhận hồ sơ công bố đủ điều kiện phân loại trang thiết bị y tế đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 2 và điểm a khoản 3 Điều này.
Điều 73. Vi phạm các quy định về sản xuất trang thiết bị y tế
1.73 Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không lập văn bản thông báo sự thay đổi kèm theo các tài liệu liên quan đến thay đổi hoặc không cập nhật các tài liệu thay đổi vào hồ sơ công bố đã công khai trên Công thông tin điện tử về quản lý trang thiết bị y tế theo thời hạn quy định khi có một trong các thay đổi liên quan đến hồ sơ công bố trước đó theo quy định của pháp luật.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Tài liệu trong hồ sơ công bố đủ điều kiện sản xuất trang thiết bị y tế không bảo đảm tính hợp pháp theo quy định của pháp luật;
b)74 Sản xuất trang thiết bị y tế khi không đạt tiêu chuẩn hệ thống quản lý chất lượng ISO 13485.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Sản xuất trang thiết bị y tế có chứa chất ma túy và tiền chất tại cơ sở không đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của pháp luật;
b)75
(được bãi bỏ);
c)76 Sản xuất trang thiết bị y tế khi chưa thực hiện thủ tục công bố đủ điều kiện sản xuất trang thiết bị y tế theo quy định của pháp luật.
4.77 Hình thức xử phạt bổ sung:
Đình chỉ hoạt động trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 1, điểm b khoản 2 và điểm a khoản 3 Điều này.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a)78 Buộc nộp lại phiếu tiếp nhận hồ sơ công bố đủ điều kiện sản xuất trang thiết bị y tế đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 2 và điểm a khoản 3 Điều này;
b) Buộc thu hồi, tiêu hủy hoặc tái chế trang thiết bị y tế đối với hành vi quy định tại khoản 3 Điều này.
Điều 74. Vi phạm các quy định về đăng ký lưu hành trang thiết bị y tế
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a)79 Lưu hành trang thiết bị y tế trên thị trường khi không có nhãn đầy đủ các thông tin theo quy định của pháp luật;
b)80
(được bãi bỏ);
c) Lưu hành trang thiết bị y tế trên thị trường mà không có thông tin về hướng dẫn sử dụng của trang thiết bị y tế bằng tiếng Việt;
d) Lưu hành trang thiết bị y tế trên thị trường mà không có thông tin về cơ sở bảo hành, điều kiện và thời gian bảo hành, trừ trường hợp trang thiết bị y tế sử dụng một lần theo quy định của chủ sở hữu trang thiết bị y tế hoặc có tài liệu chứng minh không có chế độ bảo hành;
đ)81 Không thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc không cập nhật các tài liệu thay đổi vào hồ sơ đăng ký lưu hành đã công khai trên Cổng thông tin điện tử về quản lý trang thiết bị trong thời hạn quy định khi có sự thay đổi theo quy định của pháp luật trong quá trình lưu hành trang thiết bị y tế;
e) Không có văn bản thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền và các cơ sở mua bán, sử dụng lô trang thiết bị y tế đã xảy ra sự cố đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng hoặc gây tử vong cho người sử dụng;
g)82 Lưu hành trang thiết bị y tế trên thị trường mà cơ sở sản xuất chưa được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn quản lý chất lượng ISO 13485 và chưa được lưu hành tại bất kỳ quốc gia nào trên thế giới đối với trang thiết bị y tế nhập khẩu;
h) Lưu hành trang thiết bị y tế trên thị trường không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hoặc tiêu chuẩn mà nhà sản xuất công bố áp dụng.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a)83 Không thực hiện lại việc công bố tiêu chuẩn áp dụng đối với trang thiết bị y tế thuộc loại A, B theo quy định của pháp luật;
b) Không thiết lập, tổ chức, quản lý việc truy xuất nguồn gốc trang thiết bị y tế trên thị trường theo quy định của pháp luật;
c) Không lưu trữ đầy đủ hồ sơ quản lý trang thiết bị y tế sau bán hàng theo quy định của pháp luật;
d) Không thu hồi toàn bộ lô trang thiết bị y tế có lỗi trong thời hạn do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định;
đ) Không có cơ sở bảo hành trang thiết bị y tế theo quy định của pháp luật;
e) Không lập, duy trì hồ sơ theo dõi trang thiết bị y tế theo quy định của pháp luật;
g)84 Không báo cáo cơ quan Công an khi phát hiện thất thoát trang thiết bị y tế có chứa chất ma túy và tiền chất, nguyên liệu sản xuất trang thiết bị y tế có chứa chất ma túy và tiền chất;
h) Không có thông tin hoặc thông tin không đầy đủ, không chính xác về sản phẩm trên nhãn, trong tài liệu kèm theo trang thiết bị y tế theo quy định của pháp luật;
i) Không cảnh báo hoặc cảnh báo không kịp thời, không đầy đủ, không chính xác về nguy cơ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người sử dụng, môi trường, cách phòng ngừa cho người bán hàng và người tiêu dùng; không cung cấp thông tin về yêu cầu đối với việc vận chuyển, lưu giữ, bảo quản, sử dụng trang thiết bị y tế;
k) Không ngừng lưu hành hoặc không thông báo cho các bên liên quan; không có biện pháp xử lý, khắc phục hoặc thu hồi trang thiết bị y tế có lỗi theo quy định của pháp luật;
l)85 Không duy trì hiệu lực của giấy lưu hành, giấy ủy quyền, giấy xác nhận đủ điều kiện bảo hành trong thời gian số lưu hành còn giá trị theo quy định của pháp luật.
3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không tạm dừng việc lưu hành trang thiết bị y tế trong trường hợp xác định trang thiết bị y tế có lỗi gây ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng;
b)86 Sửa chữa, tẩy xóa làm thay đổi nội dung phiếu tiếp nhận công bố tiêu chuẩn áp dụng đối với trang thiết bị y tế thuộc loại A, B;
c) Sửa chữa, tẩy xóa làm thay đổi nội dung giấy chứng nhận đăng ký lưu hành đối với trang thiết bị y tế thuộc loại C, D;
d) Tài liệu trong hồ sơ công bố tiêu chuẩn áp dụng đối với trang thiết bị y tế thuộc loại A, B không bảo đảm tính hợp pháp theo quy định của pháp luật;
đ) Tài liệu trong hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại giấy chứng nhận đăng ký lưu hành đối với trang thiết bị y tế thuộc loại C, D không bảo đảm tính hợp pháp theo quy định của pháp luật.
4. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a)87 Lưu hành trang thiết bị y tế thuộc loại A, B trên thị trường khi không có phiếu tiếp nhận hồ sơ công bố tiêu chuẩn áp dụng hoặc chưa được cấp giấy phép nhập khẩu;
b) Lưu hành trang thiết bị y tế thuộc loại C, D trên thị trường khi không có số giấy chứng nhận đăng ký lưu hành hoặc chưa được cấp giấy phép nhập khẩu;
c) Lưu hành trang thiết bị y tế trên thị trường không bảo đảm chất lượng đã đăng ký lưu hành;
d) Cơ sở bảo hành không đủ năng lực thực hiện bảo hành trang thiết bị y tế theo chứng nhận đủ năng lực của chủ sở hữu trang thiết bị y tế;
đ) Không tạm dừng lưu hành trang thiết bị y tế liên quan đến sự cố đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng hoặc gây tử vong cho người sử dụng;
e) Trang thiết bị y tế đã được cấp số lưu hành vẫn tiếp tục lưu hành trong thời gian 24 tháng, kể từ thời điểm chủ sở hữu trang thiết bị y tế tuyên bố không tiếp tục sản xuất hoặc bị phá sản, giải thể nhưng chủ sở hữu số lưu hành tại Việt Nam không có cam kết chịu trách nhiệm bảo hành, bảo dưỡng cũng như cung cấp các vật tư để thay thế hoặc phục vụ cho việc sử dụng trang thiết bị y tế trong thời gian 08 năm, trừ trường hợp chủ sở hữu số lưu hành là Văn phòng đại diện thường trú tại Việt Nam của thương nhân nước ngoài mà thương nhân đó là chủ sở hữu trang thiết bị y tế;
g) Trang thiết bị y tế đã được cấp số lưu hành vẫn tiếp tục lưu hành trong thời gian quá 24 tháng, kể từ thời điểm chủ sở hữu trang thiết bị y tế tuyên bố không tiếp tục sản xuất hoặc bị phá sản, giải thể.
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
a)88 Tịch thu tang vật vi phạm hành chính là phiếu tiếp nhận, giấy chứng nhận, tài liệu, hồ sơ đối với các hành vi quy định tại các điểm d và đ khoản 3 Điều này;
b) Đình chỉ hoạt động trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 2, điểm a khoản 3 và khoản 4 Điều này.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thu hồi, tiêu hủy hoặc tái chế trang thiết bị y tế đối với hành vi quy định tại các điểm g và h khoản 1 Điều này;
b)89 Buộc nộp lại phiếu tiếp nhận hồ sơ công bố tiêu chuẩn áp dụng đối với trang thiết bị y tế thuộc loại A, B hoặc giấy chứng nhận lưu hành đối với trang thiết bị y tế thuộc loại C, D đối với hành vi quy định tại các điểm b, c, d và đ khoản 3 Điều này.
Điều 75. Vi phạm các quy định về mua bán trang thiết bị y tế
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thực hiện các biện pháp kiểm soát nội bộ để duy trì chất lượng trang thiết bị y tế theo quy định của chủ sở hữu số lưu hành;
b) Không cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ, không kịp thời cho người sử dụng các thông tin về hướng dẫn sử dụng trang thiết bị y tế; các điều kiện bảo đảm an toàn, bảo quản, hiệu chuẩn, kiểm định, bảo dưỡng bảo trì trang thiết bị y tế;
c) Không thông báo hoặc thông báo không đầy đủ, không kịp thời cho người sử dụng về trang thiết bị y tế có lỗi;
d) Không duy trì hồ sơ theo dõi trang thiết bị y tế, truy xuất nguồn gốc, thu hồi trang thiết bị y tế theo quy định của pháp luật;
đ) Không thông báo hoặc thông báo không kịp thời với chủ sở hữu số lưu hành và cơ quan nhà nước có thẩm quyền về các trường hợp trang thiết bị y tế có lỗi.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thực hiện lại thủ tục công bố đủ điều kiện mua bán khi có sự thay đổi liên quan đến hồ sơ công bố trước đó theo quy định của pháp luật;
b)90
(được bãi bỏ);
c) Không báo cáo hoặc báo cáo không đúng mẫu hoặc không đúng thời hạn gửi cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu, chuyển nhượng trang thiết bị y tế có chứa chất ma túy và tiền chất, nguyên liệu sản xuất trang thiết bị y tế là chất ma túy và tiền chất;
d)91
(được bãi bỏ).
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không đáp ứng một trong các điều kiện của cơ sở mua bán trang thiết bị y tế thuộc loại B, C, D;
b) Mua bán trang thiết bị y tế thuộc loại B, C, D khi chưa thực hiện thủ tục công bố đủ điều kiện mua bán theo quy định của pháp luật;
c) Tài liệu trong hồ sơ công bố đủ điều kiện mua bán trang thiết bị y tế thuộc loại B, C, D không bảo đảm tính hợp pháp theo quy định của pháp luật;
d) Tài liệu trong hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận lưu hành tự do cho trang thiết bị y tế sản xuất trong nước không bảo đảm tính hợp pháp theo quy định của pháp luật.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
Đình chỉ hoạt động trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại các điểm a, d khoản 1, điểm a khoản 2 và các điểm a, c, d khoản 3 Điều này.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) 92 Buộc nộp lại phiếu tiếp nhận hồ sơ công bố đủ điều kiện mua bán trang thiết bị y tế thuộc loại B, C, D đối với hành vi quy định tại điểm c khoản 3 Điều này;
b) Buộc nộp lại giấy chứng nhận lưu hành tự do cho trang thiết bị y tế sản xuất trong nước đối với hành vi quy định tại điểm d khoản 3 Điều này.
Điều 76. Vi phạm các quy định về nhập khẩu trang thiết bị y tế
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Tài liệu trong hồ sơ xin giấy phép nhập khẩu trang thiết bị y tế không bảo đảm tính hợp pháp theo quy định của pháp luật;
b) Xuất khẩu, nhập khẩu trang thiết bị y tế khi không đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật.
2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi nhập khẩu trang thiết bị y tế khi chưa có số đăng ký lưu hành hoặc giấy phép nhập khẩu theo quy định của pháp luật.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
Đình chỉ hoạt động trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc tái xuất đối với hành vi quy định tại khoản 2 Điều này. Trường hợp không áp dụng biện pháp này thì buộc tiêu hủy;
b)93 Buộc nộp lại giấy phép nhập khẩu trang thiết bị y tế đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này.
Điều 77. Vi phạm các quy định về dịch vụ tư vấn về trang thiết bị y tế
1.94 Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không lập văn bản thông báo về sự thay đổi kèm theo các tài liệu có liên quan đến sự thay đổi hoặc không cập nhật các tài liệu vào hồ sơ công bố đã công khai trên cổng thông tin điện tử về quản lý trang thiết bị y tế trong thời hạn quy định khi có sự thay đổi liên quan đến hồ sơ công bố trước đó.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Tài liệu trong hồ sơ công bố đủ điều kiện tư vấn về kỹ thuật trang thiết bị y tế không bảo đảm tính hợp pháp theo quy định của pháp luật;
b)95 Tư vấn trang thiết bị y tế khi chưa được Bộ Y tế công khai thông tin và hồ sơ công bố đủ điều kiện tư vấn về kỹ thuật trang thiết bị y tế;
c) Tư vấn trang thiết bị y tế không đúng phạm vi tư vấn về kỹ thuật trang thiết bị y tế so với hồ sơ công bố đủ điều kiện tư vấn kỹ thuật trang thiết bị y tế.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
Đình chỉ hoạt động trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
96Buộc nộp lại phiếu tiếp nhận hồ sơ công bố đủ điều kiện tư vấn về kỹ thuật trang thiết bị y tế đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.
Điều 78. Vi phạm các quy định về thông tin trang thiết bị y tế
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thông tin về mức độ rủi ro của việc sử dụng trang thiết bị y tế thuộc loại C, D cho người bệnh;
b) Không công khai thông tin về mức độ rủi ro và thông tin liên quan đến việc sử dụng trang thiết bị y tế;
c) Không thực hiện phổ biến thông tin về mức độ rủi ro và thông tin liên quan đến việc sử dụng trang thiết bị y tế trong phạm vi cơ sở y tế.
2.97
(được bãi bỏ).
Điều 78a.98 Vi phạm quy định về quản lý giá trang thiết bị y tế
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không đăng tải thông tin về kê khai giá trên Cổng thông tin của Bộ Y tế trước khi đưa trang thiết bị y tế đầu tiên lưu hành trên thị trường Việt Nam;
b) Kê khai giá không kèm theo đầy đủ các thành phần thông tin theo quy định của pháp luật;
c) Không thực hiện việc cập nhật giá kê khai trang thiết bị y tế khi có thay đổi;
d) Không thực hiện việc giải trình các yếu tố cấu thành giá khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền;
đ) Kê khai giá trang thiết bị y tế khi không phải là chủ sở hữu số lưu hành trang thiết bị y tế hoặc không phải là nhà phân phối được chủ sở hữu số lưu hành trang thiết bị y tế chỉ định kê khai giá.
2. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thực hiện việc kê khai giá trang thiết bị y tế trước khi lưu hành tại Việt Nam;
e) Mua bán trang thiết bị y tế khi chưa có giá kê khai hoặc mua bán cao hơn giá kê khai trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế tại thời điểm mua bán.
Điều 79. Vi phạm các quy định về quản lý, sử dụng trang thiết bị y tế tại cơ sở y tế
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi không báo cáo về các trường hợp trang thiết bị y tế có lỗi và các thông tin khác theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không lập, quản lý, lưu trữ đầy đủ hồ sơ về trang thiết bị y tế; không thực hiện hạch toán kịp thời, đầy đủ trang thiết bị y tế về hiện vật và giá trị theo quy định hiện hành của pháp luật về kế toán, thống kê và quy định khác của pháp luật có liên quan;
b) Sử dụng, vận hành trang thiết bị y tế không theo đúng hướng dẫn của chủ sở hữu trang thiết bị y tế.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện định kỳ bảo dưỡng, kiểm định, hiệu chuẩn theo hướng dẫn của chủ sở hữu trang thiết bị y tế hoặc quy định của pháp luật.
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng trang thiết bị y tế không có giấy đăng ký lưu hành, giấy phép nhập khẩu, đã hết hạn sử dụng, không bảo đảm chất lượng.
Mục 5. HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ BẢO HIỂM Y TẾ
Điều 80. Vi phạm quy định về đóng bảo hiểm y tế
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi không đóng bảo hiểm y tế của đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm y tế.
2. Phạt tiền đối với hành vi không đóng bảo hiểm y tế cho toàn bộ số người lao động bắt buộc tham gia bảo hiểm y tế của người sử dụng lao động, đóng bảo hiểm y tế không đủ số người bắt buộc tham gia bảo hiểm y tế của người sử dụng lao động, chậm đóng bảo hiểm y tế, trốn đóng bảo hiểm y tế theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng, khi vi phạm dưới 10 người lao động;
b) Từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng, khi vi phạm từ 10 đến dưới 50 người lao động;
c) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng, khi vi phạm từ 50 đến dưới 100 người lao động;
d) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng, khi vi phạm từ 100 đến dưới 500 người lao động;
đ) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng, khi vi phạm từ 500 đến dưới 1.000 người lao động;
e) Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng, khi vi phạm từ 1.000 người lao động trở lên.
3. Phạt tiền đối với hành vi đóng bảo hiểm y tế không đủ số tiền phải đóng theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị dưới 5.000.000 đồng;
b) Từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;
c) Từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;
d) Từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 40.000.000 đồng;
đ) Từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 40.000.000 đồng đến dưới 60.000.000 đồng;
e) Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 60.000.000 đồng đến dưới 80.000.000 đồng;
g) Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 80.000.000 đồng đến dưới 120.000.000 đồng;
h) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 120.000.000 đồng đến dưới 160.000.000 đồng;
i) Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 160.000.000 đồng trở lên.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi chiếm đoạt tiền bảo hiểm y tế.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc hoàn trả số tiền mà đối tượng tham gia bảo hiểm y tế bị thiệt hại (nếu có) đối với hành vi quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này. Trường hợp không hoàn trả được cho đối tượng thì nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật;
b) Buộc nộp số lợi bất hợp pháp có được vào tài khoản thu của quỹ bảo hiểm y tế đối với hành vi quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này.
Điều 81. Vi phạm quy định về đưa người không thuộc trách nhiệm quản lý của tổ chức vào danh sách tham gia bảo hiểm y tế
1. Phạt tiền đối với hành vi đưa người vào danh sách tham gia bảo hiểm y tế không đúng quy định của pháp luật theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng tính trên mỗi thẻ bảo hiểm y tế đối với trường hợp vi phạm nhưng chưa làm thiệt hại đến quỹ bảo hiểm y tế;
b) Từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng tính trên mỗi thẻ bảo hiểm y tế đối với trường hợp đã sử dụng trong khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế làm thiệt hại đến quỹ bảo hiểm y tế.
2. Phạt tiền đối với hành vi tham gia bảo hiểm y tế tại cơ quan, tổ chức không đúng quy định của pháp luật theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng tính trên mỗi người có thẻ bảo hiểm y tế nhưng chưa sử dụng thẻ bảo hiểm y tế để khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế;
b) Từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng tính trên mỗi người có thẻ bảo hiểm y tế đã sử dụng thẻ bảo hiểm y tế để khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật vi phạm hành chính là thẻ bảo hiểm y tế đối với hành vi quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc hoàn trả số tiền đã vi phạm vào tài khoản thu của quỹ bảo hiểm y tế (nếu có) đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 1 và điểm b khoản 2 Điều này.
Điều 82. Vi phạm quy định về xác nhận không đúng mức đóng của đối tượng tham gia bảo hiểm y tế
Phạt tiền đối với hành vi xác nhận không đúng mức đóng của đối tượng tham gia bảo hiểm y tế theo một trong các mức sau đây:
1. Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị dưới 10.000.000 đồng.
2. Từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng.
3. Từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 40.000.000 đồng.
4. Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 40.000.000 đồng đến dưới 60.000.000 đồng.
5. Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 60.000.000 đồng đến dưới 80.000.000 đồng.
6. Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 80.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng.
7. Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 100.000.000 đồng đến dưới 120.000.000 đồng.
8. Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 120.000.000 đồng đến dưới 150.000.000 đồng.
9. Từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 150.000.000 đồng trở lên.
Điều 83. Vi phạm quy định về lập, chuyển danh sách cấp thẻ bảo hiểm y tế
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Lập và chuyển danh sách cấp thẻ bảo hiểm y tế cho đối tượng tham gia bảo hiểm y tế thuộc trách nhiệm quản lý chậm hơn thời gian quy định nhưng chưa làm thiệt hại đến quyền lợi của đối tượng tham gia bảo hiểm y tế;
b) Lập và chuyển danh sách cấp thẻ bảo hiểm y tế cho đối tượng tham gia bảo hiểm y tế thuộc trách nhiệm quản lý không đủ số người theo quy định nhưng chưa làm thiệt hại đến quyền lợi của đối tượng tham gia bảo hiểm y tế.
2. Phạt tiền đối với hành vi lập và chuyển danh sách cấp thẻ bảo hiểm y tế cho đối tượng tham gia bảo hiểm y tế thuộc trách nhiệm quản lý chậm hơn thời gian quy định làm thiệt hại đến quyền lợi của đối tượng tham gia bảo hiểm y tế theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với trường hợp chậm dưới 10 ngày làm việc theo quy định của pháp luật;
b) Từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với trường hợp chậm từ 10 ngày làm việc trở lên theo quy định của pháp luật.
3. Phạt tiền đối với hành vi lập và chuyển danh sách cấp thẻ bảo hiểm y tế cho đối tượng tham gia bảo hiểm y tế thuộc trách nhiệm quản lý không đủ số người theo quy định làm thiệt hại đến quyền lợi của đối tượng tham gia bảo hiểm y tế theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với trường hợp danh sách thiếu dưới 50 người;
b) Từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với trường hợp danh sách thiếu từ 50 người đến dưới 100 người;
c) Từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với trường hợp danh sách thiếu từ 100 người đến dưới 500 người;
d) Từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với trường hợp danh sách thiếu từ 500 người đến dưới 1.000 người;
đ) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với trường hợp danh sách thiếu từ 1.000 người trở lên.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc hoàn trả số tiền mà đối tượng tham gia bảo hiểm y tế bị thiệt hại (nếu có) đối với hành vi quy định tại các khoản 2 và 3 Điều này. Trường hợp không hoàn trả được cho đối tượng thì nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.
Điều 84. Vi phạm quy định về sử dụng thẻ bảo hiểm y tế trong khám bệnh, chữa bệnh
1. Phạt tiền đối với hành vi cho người khác mượn thẻ bảo hiểm y tế hoặc sử dụng thẻ bảo hiểm y tế của người khác trong khám bệnh, chữa bệnh theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với trường hợp vi phạm nhưng chưa làm thiệt hại đến quỹ bảo hiểm y tế;
b) Từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với trường hợp vi phạm làm thiệt hại đến quỹ bảo hiểm y tế.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc hoàn trả số tiền đã vi phạm vào tài khoản thu của quỹ bảo hiểm y tế (nếu có) đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.
Điều 85. Vi phạm quy định về lập hồ sơ bệnh án, kê đơn thuốc bảo hiểm y tế
1. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi lập hồ sơ bệnh án, kê đơn thuốc mà thực tế không có hoặc không đúng người bệnh với mức vi phạm có giá trị dưới 1.000.000 đồng.
2. Phạt tiền đối với hành vi lập hồ sơ bệnh án, kê đơn thuốc mà thực tế không có hoặc không đúng người bệnh theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 1.000.000 đồng đến dưới 2.000.000 đồng;
b) Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 2.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng;
c) Từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;
d) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 15.000.000 đồng;
đ) Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 15.000.000 đồng đến dưới 25.000.000 đồng;
e) Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 25.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
g) Từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 80.000.000 đồng;
h) Từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 80.000.000 đồng trở lên.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc hoàn trả số tiền đã vi phạm vào tài khoản thu của quỹ bảo hiểm y tế (nếu có) đối với hành vi quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này.
Điều 86. Vi phạm quy định về quản lý thuốc, hóa chất, vật tư y tế, dịch vụ kỹ thuật, chi phí giường bệnh và các chi phí khác trong khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi gây tổn hại quỹ bảo hiểm y tế có giá trị dưới 1.000.000 đồng sau đây:
a) Kê tăng số lượng hoặc thêm loại thuốc, hóa chất, vật tư y tế, dịch vụ kỹ thuật, chi phí giường bệnh và chi phí khác mà thực tế người bệnh không sử dụng;
b) Cung ứng thuốc, hóa chất, vật tư y tế, dịch vụ kỹ thuật không đầy đủ trong khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế.
2. Phạt tiền đối với hành vi kê tăng số lượng hoặc thêm loại thuốc, vật tư y tế, dịch vụ kỹ thuật, chi phí giường bệnh và chi phí khác mà thực tế người bệnh không sử dụng theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 1.000.000 đồng đến dưới 3.000.000 đồng;
b) Từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng;
c) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;
d) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;
đ) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;
e) Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 30.000.000 đồng đến dưới 40.000.000 đồng;
g) Từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 40.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
h) Từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 60.000.000 đồng;
i) Từ 60.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 60.000.000 đồng trở lên.
3. Phạt tiền đối với hành vi kê đơn, phát thuốc, cung ứng hóa chất, vật tư y tế, dịch vụ kỹ thuật không đầy đủ trong khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 1.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;
b) Từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;
c) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 40.000.000 đồng;
d) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 40.000.000 đồng đến dưới 80.000.000 đồng;
đ) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 80.000.000 đồng đến dưới 120.000.000 đồng;
e) Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 120.000.000 đồng đến dưới 160.000.000 đồng;
g) Từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 160.000.000 đồng trở lên.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc hoàn trả số tiền đã vi phạm vào tài khoản thu của quỹ bảo hiểm y tế (nếu có) đối với hành vi quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này;
b) Buộc hoàn trả số tiền mà đối tượng tham gia bảo hiểm y tế bị thiệt hại (nếu có) đối với hành vi quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này. Trường hợp không hoàn trả được cho đối tượng thì nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.
Điều 87. Vi phạm quy định về phạm vi quyền lợi được hưởng của đối tượng tham gia bảo hiểm y tế
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi vi phạm về phạm vi quyền lợi được hưởng của đối tượng tham gia bảo hiểm y tế với mức vi phạm có giá trị dưới 1.000.000 đồng.
2. Phạt tiền đối với hành vi vi phạm về phạm vi quyền lợi được hưởng của đối tượng tham gia bảo hiểm y tế theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 1.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng;
b) Từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;
c) Từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 15.000.000 đồng;
d) Từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 15.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;
đ) Từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 40.000.000 đồng;
e) Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 40.000.000 đồng trở lên.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc hoàn trả số tiền mà đối tượng tham gia bảo hiểm y tế bị thiệt hại (nếu có) đối với hành vi quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này. Trường hợp không hoàn trả được cho đối tượng thì nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật;
b) Buộc hoàn trả số tiền đã vi phạm vào tài khoản thu của quỹ bảo hiểm y tế (nếu có) đối với hành vi quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này.
Điều 88. Vi phạm quy định về thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi áp sai về giá, ghi sai chủng loại, đơn vị, tên dịch vụ kỹ thuật trong thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế với mức vi phạm có giá trị dưới 1.000.000 đồng.
2. Phạt tiền đối với hành vi áp sai về giá, ghi sai chủng loại, đơn vị, tên dịch vụ kỹ thuật trong thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 1.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng;
b) Từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;
c) Từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;
d) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 40.000.000 đồng;
đ) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 40.000.000 đồng đến dưới 80.000.000 đồng;
e) Từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 80.000.000 đồng đến dưới 120.000.000 đồng;
g) Từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 120.000.000 đồng trở lên.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc hoàn trả số tiền đã vi phạm vào tài khoản thu của quỹ bảo hiểm y tế (nếu có) đối với hành vi quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này;
b) Buộc hoàn trả số tiền mà đối tượng tham gia bảo hiểm y tế bị thiệt hại (nếu có) đối với hành vi quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này. Trường hợp không hoàn trả được cho đối tượng thì nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.
Điều 89. Vi phạm quy định về hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây nhưng chưa làm thiệt hại đến quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và quỹ bảo hiểm y tế:
a) Đơn phương dừng hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế trái quy định của pháp luật;
b) Ký hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế có nội dung trái với quy định của pháp luật;
c) Ký hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế không đúng thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
2. Phạt tiền đối với hành vi đơn phương dừng hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế làm thiệt hại đến quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc quỹ bảo hiểm y tế theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị dưới 50.000.000 đồng;
b) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
c) Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
d) Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
đ) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 5.000.000.000 đồng;
e) Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 5.000.000.000 đồng trở lên.
3. Phạt tiền đối với hành vi ký hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế có nội dung trái với quy định của pháp luật hoặc không đúng thẩm quyền làm thiệt hại đến quyền lợi của đối tượng tham gia bảo hiểm y tế, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và quỹ bảo hiểm y tế theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị dưới 50.000.000 đồng;
b) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
c) Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
d) Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
đ) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 5.000.000.000 đồng;
e) Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 5.000.000.000 đồng trở lên.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc hoàn trả số tiền đã vi phạm vào tài khoản thu của quỹ bảo hiểm y tế (nếu có) đối với hành vi quy định tại các khoản 2 và 3 Điều này;
b) Buộc hoàn trả số tiền mà đối tượng tham gia bảo hiểm y tế bị thiệt hại (nếu có) đối với hành vi quy định tại các khoản 2 và 3 Điều này. Trường hợp không hoàn trả được cho đối tượng thì nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật;
c) Buộc hoàn trả số tiền mà cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bị thiệt hại (nếu có) đối với hành vi quy định tại khoản 3 Điều này. Trường hợp không hoàn trả được cho đối tượng thì nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.
Điều 90. Vi phạm quy định về xác định quyền lợi trong khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế không đúng với thông tin trên thẻ bảo hiểm y tế
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi xác định quyền lợi trong khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế không đúng với thông tin trên thẻ bảo hiểm y tế với mức vi phạm có giá trị dưới 1.000.000 đồng.
2. Phạt tiền đối với hành vi xác định quyền lợi trong khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế không đúng với thông tin trên thẻ bảo hiểm y tế theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 1.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng;
b) Từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;
c) Từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 15.000.000 đồng;
d) Từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 15.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;
đ) Từ 5.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 40.000.000 đồng;
e) Từ 6.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 40.000.000 đồng trở lên.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc hoàn trả số tiền mà đối tượng tham gia bảo hiểm y tế bị thiệt hại (nếu có) đối với hành vi quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này. Trường hợp không hoàn trả được cho đối tượng thì nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật;
b) Buộc hoàn trả số tiền mà cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bị thiệt hại (nếu có) đối với hành vi quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này. Trường hợp không hoàn trả được cho đối tượng thì nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật;
c) Buộc hoàn trả số tiền đã vi phạm vào tài khoản thu của quỹ bảo hiểm y tế (nếu có) đối với hành vi làm thiệt hại đến quỹ bảo hiểm y tế quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này.
Điều 91. Vi phạm quy định về báo cáo thực hiện bảo hiểm y tế với cơ quan nhà nước có thẩm quyền
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi báo cáo về thực hiện bảo hiểm y tế không đúng thời gian quy định, không cung cấp số liệu, cung cấp số liệu không chính xác với cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng chưa làm ảnh hưởng đến công tác quản lý, tổ chức thực hiện và xây dựng chính sách bảo hiểm y tế.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi báo cáo về thực hiện bảo hiểm y tế không đúng thời gian quy định, không cung cấp số liệu, cung cấp số liệu không chính xác với cơ quan nhà nước có thẩm quyền làm ảnh hưởng đến công tác quản lý, tổ chức thực hiện và xây dựng chính sách bảo hiểm y tế.
Điều 92. Vi phạm quy định về cung cấp thông tin về đối tượng tham gia bảo hiểm y tế
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi không cung cấp, cung cấp sai lệch thông tin, cung cấp không kịp thời thông tin về đối tượng tham gia bảo hiểm y tế nhưng chưa làm thiệt hại đến quỹ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế.
2. Phạt tiền đối với hành vi không cung cấp, cung cấp sai lệch thông tin, cung cấp không kịp thời thông tin về đối tượng tham gia bảo hiểm y tế làm thiệt hại đến quỹ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị đến dưới 50.000.000 đồng;
b) Từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
c) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
d) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 200.000.000 đồng trở lên.
Điều 93. Vi phạm quy định về cung cấp, cung cấp không đầy đủ, cung cấp sai lệch thông tin trong giải quyết quyền lợi của người bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc thanh toán trực tiếp đối với đối tượng tham gia bảo hiểm y tế
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi không cung cấp, cung cấp không đầy đủ, cung cấp sai lệch thông tin trong giải quyết quyền lợi của người bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc thanh toán trực tiếp đối với đối tượng tham gia bảo hiểm y tế nhưng chưa làm thiệt hại đến quyền lợi của đối tượng tham gia bảo hiểm y tế.
2. Phạt tiền 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không cung cấp, cung cấp không đầy đủ, cung cấp sai lệch thông tin trong giải quyết quyền lợi của người bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc thanh toán trực tiếp đối với đối tượng tham gia bảo hiểm y tế làm thiệt hại đến quyền lợi của đối tượng tham gia bảo hiểm y tế.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc hoàn trả số tiền mà đối tượng tham gia bảo hiểm y tế bị thiệt hại (nếu có) đối với hành vi quy định tại khoản 2 Điều này. Trường hợp không hoàn trả được cho đối tượng thì nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.
Điều 94. Vi phạm quy định về gửi báo cáo quyết toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế chậm hơn thời gian quy định
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi gửi báo cáo quyết toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế chậm hơn thời gian quy định dưới 05 ngày làm việc.
2. Phạt tiền đối với hành vi gửi báo cáo quyết toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế chậm hơn thời gian quy định của pháp luật theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với trường hợp chậm hơn thời gian quy định từ 05 ngày làm việc đến dưới 20 ngày;
b) Từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với trường hợp chậm hơn thời gian quy định từ 20 ngày trở lên.
Điều 95. Vi phạm quy định khác về bảo hiểm y tế
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Gây khó khăn, cản trở đến việc khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế nhưng chưa làm thiệt hại đến quyền lợi của đối tượng tham gia bảo hiểm y tế, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế;
b) Lạm dụng việc chỉ định và sử dụng thuốc, hóa chất, vật tư y tế, dịch vụ kỹ thuật và dịch vụ y tế khác quá mức cần thiết so với quy định của pháp luật về chuyên môn kỹ thuật y tế làm thiệt hại đến người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế, quỹ bảo hiểm y tế và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh với mức vi phạm có giá trị đến dưới 1.000.000 đồng.
2. Phạt tiền đối với hành vi gây khó khăn, cản trở đến việc khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế làm thiệt hại đến quyền lợi của đối tượng tham gia bảo hiểm y tế, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 1.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng;
b) Từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;
c) Từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 15.000.000 đồng;
d) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 15.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;
đ) Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 40.000.000 đồng;
e) Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 40.000.000 đồng trở lên.
3. Phạt tiền đối với hành vi lạm dụng dịch vụ y tế trong khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế bao gồm: chỉ định và sử dụng thuốc, hóa chất, vật tư y tế, dịch vụ kỹ thuật và dịch vụ y tế khác quá định mức tối đa hoặc mức độ cần thiết so với quy định của pháp luật về chuyên môn kỹ thuật y tế làm thiệt hại đến quyền lợi của đối tượng tham gia bảo hiểm y tế, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, quỹ bảo hiểm y tế theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 1.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng;
b) Từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;
c) Từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;
d) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 40.000.000 đồng;
đ) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 40.000.000 đồng đến dưới 60.000.000 đồng;
e) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 60.000.000 đồng đến dưới 80.000.000 đồng;
g) Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 80.000.000 đồng trở lên.
4. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không đăng ký với cơ quan bảo hiểm xã hội mẫu dấu, mẫu chữ ký của người hành nghề được phép ký giấy chứng nhận không đủ sức khỏe, người được ủy quyền ký và đóng dấu của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên giấy chứng nhận;
b) Không kết nối, liên thông dữ liệu, tạo lập chứng từ điện tử về khám bệnh, chữa bệnh theo quy định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm y tế.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc hoàn trả số tiền mà cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bị thiệt hại (nếu có) đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều này. Trường hợp không hoàn trả được cho đối tượng thì nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật;
b) Buộc hoàn trả số tiền mà đối tượng tham gia bảo hiểm y tế bị thiệt hại (nếu có) đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này. Trường hợp không hoàn trả được cho đối tượng thì nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật;
c) Buộc hoàn trả số tiền đã vi phạm vào tài khoản thu của quỹ bảo hiểm y tế (nếu có) đối với hành vi gây thiệt hại cho quỹ bảo hiểm y tế quy định tại điểm b khoản 1 và khoản 3 Điều này.
Mục 6. HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ DÂN SỐ
Điều 96. Vi phạm quy định về tuyên truyền, phổ biến thông tin, tư vấn về dân số, sức khoẻ sinh sản, kế hoạch hoá gia đình
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi cản trở việc vận động, tuyên truyền, phổ biến thông tin, tư vấn về dân số, sức khoẻ sinh sản, kế hoạch hoá gia đình.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Tuyên truyền, phổ biến hoặc đưa ra những thông tin có nội dung trái với đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc, có ảnh hưởng xấu đến công tác dân số và đời sống xã hội;
b) Tuyên truyền, phổ biến thông tin về dân số không chính xác, sai lệch, gây ảnh hưởng xấu đến việc thực hiện công tác dân số, đời sống xã hội và các lĩnh vực khác;
c) Lợi dụng tuyên truyền, phổ biến thông tin về dân số, sức khoẻ sinh sản, kế hoạch hoá gia đình để phát tán tài liệu, vật phẩm hoặc có các hành vi khác trái với thuần phong, mỹ tục và đạo đức xã hội.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật vi phạm hành chính là các tài liệu, vật phẩm có chứa thông tin đối với các hành vi quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tiêu hủy tang vật đã được sử dụng để thực hiện hành vi quy định tại khoản 2 Điều này;
b) Buộc cải chính thông tin không đúng đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về dân số đối với hành vi quy định tại khoản 2 Điều này theo quy định của pháp luật.
Điều 97. Vi phạm quy định về tuyên truyền, phổ biến, tư vấn phương pháp để có được giới tính thai nhi theo ý muốn
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Tuyên truyền, phổ biến phương pháp để có được giới tính thai nhi theo ý muốn;
b) Tư vấn phương pháp để có được giới tính thai nhi theo ý muốn.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Bán, cho thuê, phân phát, đưa lên mạng internet xuất bản phẩm, bài viết có nội dung về phương pháp để có được giới tính thai nhi theo ý muốn;
b) Đăng, phát thông tin có nội dung về phương pháp để có được giới tính thai nhi theo ý muốn.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi dịch, xuất bản, sản xuất, in, phát hành, nhân bản, sao chụp xuất bản phẩm, bài viết có nội dung về phương pháp để có được giới tính thai nhi theo ý muốn.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật vi phạm hành chính là xuất bản phẩm, bài viết, tài liệu thông tin, tuyên truyền đối với hành vi quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 1 và điểm b khoản 2 Điều này. Trường hợp không loại bỏ được thì buộc tiêu huỷ sản phẩm có yếu tố vi phạm.
Điều 98. Vi phạm các quy định về chẩn đoán, xác định giới tính thai nhi
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi bói toán để xác định giới tính thai nhi.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi bắt mạch hoặc siêu âm hoặc xét nghiệm cho người đang mang thai để chẩn đoán và tiết lộ, cung cấp thông tin về giới tính thai nhi, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động, chứng chỉ hành nghề trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 2 Điều này.
Điều 99. Vi phạm quy định về lựa chọn giới tính thai nhi
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi đe dọa dùng vũ lực, uy hiếp tinh thần để ép buộc người khác phải áp dụng phương pháp để có được giới tính thai nhi theo ý muốn.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi dùng vũ lực ép buộc người khác phải áp dụng phương pháp để có được giới tính thai nhi theo ý muốn.
3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Chỉ định hoặc hướng dẫn sử dụng thuốc để có được giới tính thai nhi theo ý muốn;
b) Cung cấp dụng cụ, thuốc, vật tư để có được giới tính thai nhi theo ý muốn;
c) Nghiên cứu các phương pháp để có được giới tính thai nhi theo ý muốn, trừ trường hợp được pháp luật cho phép.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Đình chỉ hoạt động của cơ sở trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 3 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 3 Điều này.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc tiêu hủy dụng cụ, thuốc, vật tư đã được sử dụng để thực hiện hành vi quy định tại điểm b khoản 3 Điều này.
Điều 100. Hành vi loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính của người mang thai mà không bị ép buộc phải loại bỏ thai nhi.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi dụ dỗ, lôi kéo người mang thai loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính.
3. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi đe dọa dùng vũ lực, uy hiếp tinh thần để ép buộc người mang thai loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với hành vi dùng vũ lực để ép buộc người mang thai phải loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính.
5. Phạt tiền từ 12.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Cung cấp hóa chất, thuốc để loại bỏ thai nhi mà biết rõ người đang mang thai muốn loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính;
b) Chỉ định hoặc hướng dẫn sử dụng hóa chất, thuốc hoặc các biện pháp khác để loại bỏ thai nhi mà biết rõ người đang mang thai muốn loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính.
6. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi phá thai mà biết rõ người đang mang thai muốn loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính.
7. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động, chứng chỉ hành nghề trong thời hạn từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 5 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động, chứng chỉ hành nghề trong thời hạn từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 6 Điều này;
c) Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược hoặc đình chỉ hoạt động kinh doanh đối với cơ sở có hoạt động dược không vì mục đích thương mại trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 5 Điều này.
Điều 101. Vi phạm các quy định về cưỡng bức thực hiện kế hoạch hóa gia đình
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không cung cấp phương tiện tránh thai miễn phí cho người thuộc diện được cấp theo quy định của pháp luật và có đăng ký sử dụng phương tiện tránh thai miễn phí;
b) Có lời nói hoặc hành động xúc phạm danh dự, nhân phẩm người sử dụng biện pháp tránh thai, người sinh toàn con trai hoặc sinh toàn con gái.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi đe dọa dùng vũ lực, uy hiếp tinh thần để ép buộc người khác phải sử dụng biện pháp tránh thai.
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Đe dọa dùng vũ lực, uy hiếp tinh thần để ép buộc người khác không sử dụng biện pháp tránh thai hoặc ngừng sử dụng biện pháp tránh thai;
b) Đe dọa dùng vũ lực, uy hiếp tinh thần để ép buộc người khác phải mang thai; phải sinh thêm con khi họ đã sinh toàn con trai hoặc sinh toàn con gái.
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi dùng vũ lực để ép buộc người khác phải sử dụng biện pháp tránh thai.
5. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Đặt dụng cụ tử cung, tiêm thuốc tránh thai, cấy thuốc tránh thai mà không có sự đồng ý của người sử dụng;
b) Dùng vũ lực để ép buộc người khác không được sử dụng biện pháp tránh thai hoặc ngừng sử dụng biện pháp tránh thai;
c) Dùng vũ lực để ép buộc người khác phải mang thai; phải sinh thêm con khi họ đã sinh toàn con trai hoặc sinh toàn con gái.
6. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện kỹ thuật triệt sản mà không có sự đồng ý của người bị triệt sản.
7. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động, chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 6 Điều này.
8. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc tháo dụng cụ tử cung, thuốc cấy tránh thai đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 5 Điều này.
Điều 102. Vi phạm quy định về bán phương tiện tránh thai
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi bán phương tiện tránh thai đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định là cung cấp miễn phí.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi bán phương tiện tránh thai là sản phẩm tiếp thị xã hội cao hơn giá đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật vi phạm hành chính là phương tiện tránh thai đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc hoàn trả số tiền đã thu không đúng quy định của pháp luật đối với hành vi quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này. Trường hợp không hoàn trả được cho đối tượng thì nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.
Chương III
THẨM QUYỀN XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC Y TẾ
Điều 103. Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 3.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về dân số; đến 5.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về y tế dự phòng, phòng, chống HIV/AIDS, bảo hiểm y tế, khám bệnh, chữa bệnh, dược, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế;
c)99 Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 6.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về dân số; 10.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về y tế dự phòng, phòng, chống HIV/AIDS, bảo hiểm y tế, khám bệnh, chữa bệnh, dược, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm c và đ khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 15.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về dân số; đến 25.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về y tế dự phòng và phòng, chống HIV/AIDS; đến 37.500.000 đồng đối với vi phạm hành chính về bảo hiểm y tế; đến 50.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về khám bệnh, chữa bệnh, dược, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d)100 Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm c, đ, e, h và i khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính và khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về dân số; đến 50.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về y tế dự phòng và phòng, chống HIV/AIDS; đến 75.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về bảo hiểm y tế; đến 100.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về khám bệnh, chữa bệnh, dược, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm c, d, đ, e, g, h và i khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính và khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
Điều 104. Thẩm quyền xử phạt của Thanh tra
1. Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 300.000 đồng đối với vi phạm hành chính về dân số; đến 500.000 đồng đối với vi phạm hành chính về y tế dự phòng và phòng, chống HIV/AIDS, bảo hiểm y tế, khám bệnh, chữa bệnh, dược, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế;
c)101 Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 600.000 đồng đối với vi phạm hành chính về dân số; 1.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về y tế dự phòng và phòng, chống HIV/AIDS, bảo hiểm y tế, khám bệnh, chữa bệnh, dược, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm c và đ khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
2.102 Chánh Thanh tra các Sở, Chi Cục trưởng Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình thuộc Sở Y tế, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp sở và Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của cơ quan nhà nước có thẩm quyền được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 15.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về dân số; đến 25.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về y tế dự phòng và phòng, chống HIV/AIDS; đến 37.500.000 đồng đối với vi phạm hành chính về bảo hiểm y tế; đến 50.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về khám bệnh, chữa bệnh, dược, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d)103 Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 30.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về dân số; 50.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về y tế dự phòng và phòng, chống HIV/AIDS; 75.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về bảo hiểm y tế; 100.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về khám bệnh, chữa bệnh, dược, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm c, d, đ, e, g, h và i khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính và khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
3.104 Chánh Thanh tra Bộ; Tổng Cục trưởng Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình; Cục trưởng Cục Quản lý dược; Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh; Cục trưởng Cục Quản lý môi trường y tế; Cục trưởng Cục Y tế dự phòng có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về dân số; đến 50.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về y tế dự phòng và phòng, chống HIV/AIDS; đến 75.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về bảo hiểm y tế; đến 100.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về khám bệnh, chữa bệnh, dược, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm c, d, đ, e, g, h và i khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính và khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
4. Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp bộ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 21.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về dân số; đến 35.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về y tế dự phòng và phòng, chống HIV/AIDS; đến 52.500.000 đồng đối với vi phạm hành chính về bảo hiểm y tế; đến 70.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về khám bệnh, chữa bệnh, dược, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d)105 Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 42.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về dân số; 70.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về y tế dự phòng và phòng, chống HIV/AIDS; 105.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về bảo hiểm y tế; 140.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về khám bệnh, chữa bệnh, dược, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm c, d, đ, e, g, h và i khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính và khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
Điều 105. Thẩm quyền xử phạt của Quản lý thị trường
1. Kiểm soát viên thị trường đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng đối với vi phạm hành chính về dân số, y tế dự phòng, khám bệnh, chữa bệnh, dược, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế.
2.106 Đội trưởng Đội Quản lý thị trường, Trưởng phòng Nghiệp vụ thuộc Cục Nghiệp vụ quản lý thị trường có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về dân số, y tế dự phòng, khám bệnh, chữa bệnh, dược, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế;
c)107 Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 50.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về dân số, y tế dự phòng, khám bệnh, chữa bệnh, dược, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm đ, e, h, i khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính và khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
3.108 Cục trưởng Cục Quản lý thị trường cấp tỉnh, Cục trưởng Cục Nghiệp vụ quản lý thị trường thuộc Tổng cục Quản lý thị trường có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về dân số; đến 50.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về y tế dự phòng, khám bệnh, chữa bệnh, dược, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế;
c)109 Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
d) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm c, d, đ, e, g, h và i khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính và khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
4. Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về dân số; đến 50.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về y tế dự phòng; đến 100.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về khám bệnh, chữa bệnh, dược, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
d) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm c, d, đ, e, g, h và i khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính và khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
Điều 106. Thẩm quyền xử phạt của Công an nhân dân
1. Chiến sĩ Công an nhân dân đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 300.000 đồng đối với vi phạm hành chính về dân số và đến 500.000 đồng đối với vi phạm hành chính về y tế dự phòng, phòng, chống HIV/AIDS, khám bệnh, chữa bệnh, dược, mỹ phẩm, trang thiết bị y tế.
2.110 Trưởng trạm, Đội trưởng của người được quy định tại khoản 1 Điều này có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 900.000 đồng đối với vi phạm hành chính về dân số; đến 1.500.000 đồng đối với vi phạm hành chính về y tế dự phòng, phòng, chống HIV/AIDS, bảo hiểm y tế, khám bệnh, chữa bệnh, dược, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế.
3.111 Trưởng Công an cấp xã; Trưởng đồn Công an; Trưởng trạm Công an cửa khẩu, khu chế xuất; Trưởng Công an cửa khẩu Cảng hàng không quốc tế; Thủy đội trưởng có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 1.500.000 đồng đối với vi phạm hành chính về dân số và đến 2.500.000 đồng đối với vi phạm hành chính về y tế dự phòng, phòng, chống HIV/AIDS, bảo hiểm y tế, khám bệnh, chữa bệnh, dược, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế;
c)112 Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 3.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về dân số và đến 5.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về y tế dự phòng, phòng, chống HIV/AIDS, bảo hiểm y tế, khám bệnh, chữa bệnh, dược, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm c và đ khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
4.113 Trưởng Công an cấp huyện; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục An ninh chính trị nội bộ; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát giao thông; Trưởng phòng Công an cấp tỉnh, gồm: Trưởng phòng An ninh kinh tế; Trưởng phòng An ninh chính trị nội bộ; Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội; Trưởng phòng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường; Trưởng phòng Cảnh sát giao thông; Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt; Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ; Trưởng phòng Cảnh sát đường thủy; Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu; Thủy đoàn trưởng có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 6.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về dân số; đến 10.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về y tế dự phòng, phòng, chống HIV/AIDS; đến 15.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về bảo hiểm y tế; đến 20.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về khám bệnh, chữa bệnh, dược, mỹ phẩm, trang thiết bị y tế;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d)114 Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 12.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về dân số; 20.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về y tế dự phòng, phòng, chống HIV/AIDS; 30.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về bảo hiểm y tế; 40.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về khám bệnh, chữa bệnh, dược, mỹ phẩm, trang thiết bị y tế;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm c và đ khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính và khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
5. Giám đốc Công an cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 15.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về dân số; đến 25.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về y tế dự phòng, phòng, chống HIV/AIDS; đến 35.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về bảo hiểm y tế; đến 50.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về khám bệnh, chữa bệnh, dược, mỹ phẩm, trang thiết bị y tế;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d)115 Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm c, đ và i khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính và khoản 3 Điều 3 Nghị định này;
e) Áp dụng hình thức xử phạt trục xuất theo quy định của pháp luật hiện hành về xử phạt trục xuất theo thủ tục hành chính.
6.116 Cục trưởng Cục An ninh chính trị nội bộ; Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội; Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội; Cục trưởng Cục An ninh kinh tế; Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường; Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông; Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về dân số; đến 50.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về y tế dự phòng, phòng, chống HIV/AIDS; đến 75.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về bảo hiểm y tế; đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính về khám bệnh, chữa bệnh, dược, mỹ phẩm, trang thiết bị y tế;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm c, đ và i khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính và khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
Điều 107. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Hải quan
1. Công chức Hải quan đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng đối với vi phạm hành chính về y tế dự phòng và phòng, chống HIV/AIDS, dược, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế.
2.117 Đội trưởng, Tổ trưởng thuộc Chi cục Hải quan; Tổ trưởng thuộc Đội Kiểm soát thuộc Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Đội trưởng, thuộc Chi cục kiểm tra sau thông quan có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về y tế dự phòng và phòng, chống HIV/AIDS, dược, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế.
3.118 Chi cục trưởng Chi cục Hải quan; Chi cục trưởng Chi cục Kiểm tra sau thông quan, Đội trưởng Đội kiểm soát thuộc Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Đội trưởng Đội Điều tra hình sự, Đội trưởng Đội kiểm soát chống buôn lậu, Hải đội trưởng Hải đội kiểm soát trên biển và Đội trưởng Đội kiểm soát chống buôn lậu hàng giả và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ thuộc Cục Điều tra chống buôn lậu; Chi cục trưởng Chi cục Kiểm tra sau thông quan thuộc Cục Kiểm tra sau thông quan có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về y tế dự phòng và phòng, chống HIV/AIDS, dược, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế;
c)119 Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 50.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về y tế dự phòng và phòng, chống HIV/AIDS, dược, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm d, đ và i khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính và khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
4. Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu, Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan thuộc Tổng cục Hải quan, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về y tế dự phòng, dược, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d)120 Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm d, đ và i khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính và khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
5. Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về y tế dự phòng; đến 100.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về dược, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế;
c)121
(được bãi bỏ);
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm d, đ và i khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính và khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
Điều 108. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Bộ đội biên phòng
1. Chiến sĩ Bộ đội biên phòng đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 300.000 đồng đối với vi phạm hành chính về dân số; đến 500.000 đồng đối với vi phạm hành chính về y tế dự phòng và phòng, chống HIV/AIDS, khám bệnh, chữa bệnh, dược, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế.
2. Trạm trưởng, Đội trưởng của chiến sĩ Bộ đội biên phòng có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 1.500.000 đồng đối với vi phạm hành chính về dân số; đến 2.500.000 đồng đối với vi phạm hành chính về y tế dự phòng và phòng, chống HIV/AIDS, khám bệnh, chữa bệnh, dược, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế.
2a.122 Đội trưởng Đội đặc nhiệm phòng chống ma túy và tội phạm thuộc Đoàn đặc nhiệm phòng chống ma túy và tội phạm có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 3.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về dân số; đến 5.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về y tế dự phòng và phòng, chống HIV/AIDS; đến 10.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về khám bệnh, chữa bệnh, dược, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 6.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về dân số; 10.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về y tế dự phòng và phòng, chống HIV/AIDS; 20.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về khám bệnh, chữa bệnh, dược, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm c và đ khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
3.123 Đồn trưởng Đồn biên phòng; Hải đội trưởng Hải đội biên phòng; Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy Biên phòng Cửa khẩu cảng có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 6.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về dân số; đến 10.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về y tế dự phòng và phòng, chống HIV/AIDS; đến 20.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về khám bệnh, chữa bệnh, dược, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế;
c)124 Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 12.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về dân số; 20.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về y tế dự phòng và phòng, chống HIV/AIDS; 40.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về khám bệnh, chữa bệnh, dược, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm c, d và đ khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính và khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
3a.125 Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng chống ma túy và tội phạm thuộc Cục Phòng, chống ma túy và tội phạm thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 15.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về dân số; đến 25.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về y tế dự phòng và phòng, chống HIV/AIDS; đến 50.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về khám bệnh, chữa bệnh, dược, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 30.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về dân số; 50.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về y tế dự phòng và phòng, chống HIV/AIDS; 100.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về khám bệnh, chữa bệnh, dược, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm c, d, đ và i khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính và khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
4.126 Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng cấp tỉnh, Hải đoàn trưởng Hải đoàn Biên phòng, Cục trưởng Cục Phòng, chống ma túy và tội phạm thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về dân số; đến 50.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về y tế dự phòng và phòng, chống HIV/AIDS; đến 100.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về khám bệnh, chữa bệnh, dược, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ)127 Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm c, d, đ và i khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính và khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
Điều 109. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Cảnh sát biển Việt Nam
1. Cảnh sát viên Cảnh sát biển đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 600.000 đồng đối với vi phạm hành chính về dân số; đến 1.500.000 đồng đối với vi phạm hành chính về y tế dự phòng và phòng, chống HIV/AIDS, khám bệnh, chữa bệnh, dược, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế.
2. Tổ trưởng Tổ nghiệp vụ Cảnh sát biển có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 1.500.000 đồng đối với vi phạm hành chính về dân số; đến 2.500.000 đồng đối với vi phạm hành chính về y tế dự phòng và phòng, chống HIV/AIDS; đến 5.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về khám bệnh, chữa bệnh, dược, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế.
3. Đội trưởng Đội nghiệp vụ Cảnh sát biển, Trạm trưởng Trạm Cảnh sát biển có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 3.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về dân số; đến 5.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về y tế dự phòng và phòng, chống HIV/AIDS; đến 10.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về khám bệnh, chữa bệnh, dược, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế;
c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm c và đ khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
4. Hải đội trưởng Hải đội Cảnh sát biển có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 6.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về dân số; đến 10.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về y tế dự phòng và phòng, chống HIV/AIDS; đến 20.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về khám bệnh, chữa bệnh, dược, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế;
c)128 Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 12.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về dân số; 20.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về y tế dự phòng và phòng, chống HIV/AIDS; 40.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về khám bệnh, chữa bệnh, dược, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm c, d và đ khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính và khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
5.129 Hải đoàn trưởng Hải đoàn Cảnh sát biển, Đoàn trưởng Đoàn trinh sát, Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng, chống tội phạm ma túy thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 9.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về dân số; đến 15.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về y tế dự phòng và phòng, chống HIV/AIDS; đến 30.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về khám bệnh, chữa bệnh, dược, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế;
c)130 Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 18.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về dân số; 30.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về y tế dự phòng và phòng, chống HIV/AIDS; 60.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về khám bệnh, chữa bệnh, dược, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm c, d và đ khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính và khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
6.131 Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển, Cục trưởng Cục Nghiệp vụ và Pháp luật thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 15.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về dân số; đến 25.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về y tế dự phòng và phòng, chống HIV/AIDS; đến 50.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về khám bệnh, chữa bệnh, dược, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế;
b1)132 Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn;
c)133 Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm c, d và đ khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính và khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
7. Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về dân số; đến 50.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về y tế dự phòng và phòng, chống HIV/AIDS; đến 100.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về khám bệnh, chữa bệnh, dược, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm c, d và đ khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính và khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
Điều 110. Thẩm quyền của cơ quan Thuế
1. Công chức Thuế đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng đối với vi phạm hành chính về y tế dự phòng và phòng, chống HIV/AIDS.
2. Đội trưởng Đội Thuế có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 2.500.000 đồng đối với vi phạm hành chính về y tế dự phòng và phòng, chống HIV/AIDS.
3. Chi cục trưởng Chi cục Thuế có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về y tế dự phòng và phòng, chống HIV/AIDS;
c)134 Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 50.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về y tế dự phòng và phòng, chống HIV/AIDS;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm i khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính và khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
4. Cục trưởng Cục Thuế có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về y tế dự phòng và phòng, chống HIV/AIDS;
c)135 Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm i khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính và khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
5. Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến đến 50.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về y tế dự phòng và phòng, chống HIV/AIDS;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
d)136 Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm i khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính và khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
Điều 111. Thẩm quyền xử phạt của cơ quan bảo hiểm xã hội
1. Giám đốc Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b)137 Phạt tiền đến 37.500.000 đồng đối với vi phạm hành chính về đóng bảo hiểm y tế;
c)138
(được bãi bỏ);
d)139 Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 75.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về đóng bảo hiểm y tế;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm c, d, đ, e, g, h và i khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính và khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
2. Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b)140 Phạt tiền đến 75.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về đóng bảo hiểm y tế;
c)141
(được bãi bỏ);
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm c, d, đ, e, g, h và i khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính và khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
3. Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành do Tổng Giám đốc bảo hiểm xã hội Việt Nam thành lập có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b)142 Phạt tiền đến 52.500.000 đồng đối với vi phạm hành chính về đóng bảo hiểm y tế;
c)143
(được bãi bỏ);
d)144 Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 105.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về đóng bảo hiểm y tế;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm c, d, đ, e, g, h và i khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính và khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
Điều 112. Phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của các chức danh có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính, xử phạt hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại Điều 103 Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
2. Người có thẩm quyền xử phạt của Thanh tra y tế, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành y tế có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính, xử phạt hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại Điều 104 Nghị định này, các hành vi vi phạm hành chính liên quan đến lĩnh vực y tế theo thẩm quyền của chức danh tương đương được quy định tại các Nghị định xử phạt vi phạm hành chính khác và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
3. Người có thẩm quyền xử phạt của cơ quan Quản lý thị trường có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính, xử phạt hành chính, áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả theo phạm vi quản lý, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao và theo thẩm quyền quy định tại Điều 105 Nghị định này đối với các hành vi vi phạm quy định tại các điều 14, 25, 26, 27, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 49, 50, 51, 52, 53, 54, 55, 57, 58, 59, 60, 64, 65, 66, 67, 69, 70, 71, 72, 73, 74, 75, 76, 77, 78, 102; khoản 4 Điều 6; điểm h khoản 3 Điều 9; các khoản 3, 4 Điều 12; điểm đ khoản 1, các điểm a, d khoản 2, các điểm a, b, c khoản 3, khoản 4 Điều 61; khoản 2 Điều 68 và điểm a khoản 2 Điều 97 Nghị định này.
4. Người có thẩm quyền xử phạt của cơ quan Công an nhân dân có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính, xử phạt hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả theo phạm vi quản lý, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao và theo thẩm quyền quy định tại Điều 106 Nghị định này đối với hành vi vi phạm quy định tại các điều 7, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 18, 19, 22, 24, 25, 26, 27, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 54, 65, 66, 67, 69, 71, 76, 96, 97, 98, 99, 100, 101, 102; điểm a khoản 3 Điều 5; các khoản 1, 2, 4 Điều 6; điểm a khoản 1, điểm a khoản 2, điểm h khoản 3 Điều 9; các điểm a, c khoản 5, điểm b khoản 6, khoản 7 Điều 38; điểm a khoản 7 Điều 44; điểm a khoản 1 Điều 45; điểm a khoản 1, điểm b khoản 2 Điều 48; các điểm a, g khoản 2 Điều 52; khoản 3 Điều 53; khoản 4 Điều 55; điểm c khoản 4 Điều 56; điểm d khoản 5, khoản 7 Điều 57; khoản 7 Điều 58; các khoản 4, 5, 6, 7 Điều 59; các điểm d, đ, e, g khoản 2, điểm đ khoản 3, các khoản 4, 5, 6, 7 Điều 60; khoản 4 Điều 61; khoản 5 Điều 62; khoản 4 Điều 63; các khoản 1, 2, các điểm a, b khoản 3 Điều 64; các khoản 2, 3 Điều 68; điểm b khoản 2 Điều 70; điểm a khoản 2, các điểm a, b khoản 3 Điều 73; điểm g khoản 2, khoản 3 Điều 74 và các điểm b, c, d khoản 2, các điểm c, d khoản 3 Điều 75 Nghị định này.
5.145 Người có thẩm quyền xử phạt của cơ quan Hải quan có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính, xử phạt hành chính, áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả theo phạm vi quản lý, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao và theo thẩm quyền quy định tại Điều 107 Nghị định này đối với các hành vi vi phạm quy định tại các Điều 7, 11, 12, 13, 14, 25, 26, 27, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 60, 64, 71, 76; các khoản 1 và 2 Điều 6; điểm b khoản 1 Điều 54; các khoản 6 và 7 Điều 58; các khoản 6 và 7 Điều 59; điểm b khoản 1, khoản 2 Điều 65; các điểm d và đ khoản 2 Điều 72; các điểm a, b khoản 4 Điều 74 và điểm c khoản 2 Điều 75 Nghị định này.
6. Người có thẩm quyền xử phạt của Bộ đội Biên phòng có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính, xử phạt hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả theo phạm vi quản lý, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao và theo thẩm quyền quy định tại Điều 108 Nghị định này đối với các hành vi vi phạm quy định tại các điều 5, 6, 7, 10, 11, 12, 13, 14, 19, 22, 24, 25, 26, 27, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 60, 65, 76, 96, 97, 101, 102; điểm b khoản 3 Điều 8; điểm b khoản 3 Điều 9; các điểm a, b khoản 3 Điều 16; điểm g khoản 2, điểm đ khoản 3 Điều 23; các khoản 1, 2, 3, các điểm a, b, c, g khoản 4, điểm a khoản 5 Điều 29; điểm b khoản 4 Điều 39; điểm b khoản 3 Điều 48; điểm b khoản 1 Điều 52 và khoản 1, điểm b khoản 2, các điểm a, b khoản 3 Điều 64 Nghị định này.
7.146 Người có thẩm quyền xử phạt của Cảnh sát biển có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính, xử phạt hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả theo phạm vi quản lý, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao và theo thẩm quyền quy định tại Điều 109 Nghị định này đối với các hành vi vi phạm quy định tại các Điều 5, 6, 7, 10, 11, 12, 13, 14, 17, 19, 22, 24, 25, 26, 27, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 60, 65, 71, 76, 80, 83, 96, 97, 102; điểm b khoản 3 Điều 8; điểm b khoản 3 Điều 9; các điểm a và b khoản 3 Điều 16; điểm g khoản 2, khoản 3 Điều 23; các khoản 1, 2, 3, các điểm a, b, c, g khoản 4, điểm a khoản 5 Điều 29; các khoản 1, 3, 5, 6 và 7 Điều 38; điểm b khoản 4 Điều 39; khoản 4 Điều 40; điểm b khoản 1 Điều 45; điểm b khoản 3 Điều 48; điểm b khoản 1 Điều 52; khoản 1, điểm b khoản 2, các điểm a và b khoản 3 Điều 64; khoản 2 Điều 68; khoản 1 Điều 74; khoản 2 Điều 78 và điểm a khoản 1, khoản 2 Điều 95 Nghị định này.
8. Người có thẩm quyền xử phạt của cơ quan thuế có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính, xử phạt hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả theo phạm vi quản lý, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao và theo thẩm quyền quy định tại Điều 110 Nghị định này đối với các hành vi vi phạm quy định tại các điểm d, đ, e khoản 4 và điểm b khoản 5 Điều 29 Nghị định này.
9. Người có thẩm quyền xử phạt của cơ quan bảo hiểm xã hội có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính, xử phạt hành chính, áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả theo phạm vi quản lý, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao và theo thẩm quyền quy định tại Điều 111 Nghị định này đối với các hành vi vi phạm quy định tại Mục 5 Nghị định này.
10. Người có thẩm quyền xử phạt của Thanh tra Thông tin và Truyền thông có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính; xử phạt hành chính, áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả theo phạm vi quản lý, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao và theo thẩm quyền quy định tại Điều 104 Nghị định này đối với hành vi vi phạm quy định tại các điều 5, 19, 25, 26, 30, 32, 33, 34, 36, 37, 49, 50, 51, 67, 69, 78, 96, 97; khoản 2 Điều 14; các khoản 1, 2, 3, các điểm a, b, c, e, g khoản 4, điểm a khoản 5 Điều 29; khoản 3 Điều 31 và điểm b khoản 2 Điều 35 Nghị định này.
11.147 Người có thẩm quyền xử phạt của Thanh tra ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính, xử phạt hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả theo phạm vi quản lý, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao và theo thẩm quyền quy định tại Điều 104 Nghị định này đối với hành vi vi phạm quy định tại các Điều 5, 19, 25, 26, 30, 31, 32, 33, 34, 36, 37, 49, 50, 51, 67, 69, 78, 96, 97; các điểm b và c khoản 3 Điều 12; khoản 2 Điều 14; các khoản 1, 2, 3, các điểm a, b, c, e, g khoản 4, điểm a khoản 5 Điều 29 và điểm b khoản 2 Điều 35 Nghị định này.
12. Người có thẩm quyền xử phạt của Thanh tra giáo dục, giao thông vận tải, nông nghiệp và phát triển nông thôn, khoa học và công nghệ có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính, xử phạt hành chính, áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả theo phạm vi quản lý, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao và theo thẩm quyền quy định tại Điều 104 Nghị định này đối với hành vi vi phạm quy định tại các điều 5, 6, 18, 19, 23, 25, 26, 30, 31, 32, 33, 34, 36, 37; khoản 2 Điều 14 và các khoản 1, 2, 3, các điểm a, b, c, e khoản 4, điểm a khoản 5 Điều 29 Nghị định này.
13. Người có thẩm quyền xử phạt của Thanh tra tài nguyên môi trường có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính, xử phạt hành chính, áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả theo phạm vi quản lý, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao và theo thẩm quyền quy định tại Điều 104 Nghị định này đối với hành vi vi phạm quy định tại các điều 5, 6, 7, 10, 12, 15, 16, 18, 19, 23, 25, 26, 30, 31, 32, 33, 34, 36, 37 và điểm a khoản 5 Điều 29 Nghị định này.
Điều 113. Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính
Người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế bao gồm:
1. Người có thẩm quyền xử phạt được quy định tại Nghị định này theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
2. Công chức, viên chức thuộc ngành y tế, bảo hiểm xã hội, công chức, viên chức, người thuộc lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và công chức, viên chức trong các cơ quan được quy định tại Điều 112 Nghị định này đang thi hành công vụ, nhiệm vụ theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
Điều 114. Sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ trong việc phát hiện hành vi vi phạm
1. Cơ quan, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính được sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để phát hiện vi phạm hành chính quy định tại các điều 25, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37 Nghị định này.
2. Việc quản lý, sử dụng và danh mục các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ được sử dụng để phát hiện hành vi vi phạm được thực hiện theo quy định của pháp luật.
Chương IV
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH148
Điều 115. Hiệu lực thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 11 năm 2020.
2. Các quy định sau đây có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký, ban hành:
a) Các điều 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 47, 115, 116, 117 điểm b khoản 1, điểm b khoản 4 Điều 52 và các điểm a, b khoản 2, các điểm b, đ khoản 3, điểm b khoản 4 Điều 57 Nghị định này;
b) Các điều 1, 2, 3, 4, 103, 104, 105, 106, 107, 108, 109, 110, 111, 112, 113 và 114 được áp dụng để xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản này.
3. Nghị định số 176/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế hết hiệu lực toàn bộ kể từ ngày từ ngày 15 tháng 11 năm 2020.
4. Các điều 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13 của Nghị định số 176/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế hết hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành Nghị định này.
Điều 116. Điều khoản chuyển tiếp
Đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế xảy ra trước ngày Nghị định này có hiệu lực, sau đó mới bị phát hiện hoặc đang xem xét, giải quyết mà Nghị định này không quy định trách nhiệm pháp lý hoặc quy định trách nhiệm pháp lý nhẹ hơn thì áp dụng các quy định của Nghị định này.
Điều 117. Trách nhiệm hướng dẫn và thi hành
1. Bộ trưởng Bộ Y tế có trách nhiệm hướng dẫn, tổ chức thi hành Nghị định này.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp và các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
Nơi nhận:
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Toà án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- Văn phòng Chính phủ (Công báo, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ);
- Cổng Thông tin điện tử Bộ Y tế;
- Lưu: VT, PC.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Trần Văn Thuấn
1 Nghị định số 124/2021/NĐ-CP ngày 28 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 115/2018/NĐ-CP ngày 04 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm và Nghị định số 117/2020/NĐ-CP ngày 28 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế (sau đây gọi tắt là Nghị định số 124/2021/NĐ-CP) có căn cứ ban hành như sau:
"Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 13 tháng 11 năm 2020;
Căn cứ Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) ngày 29 tháng 6 năm 2006; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) ngày 16 tháng 11 năm 2020;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Y tế,
Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 115/2018/NĐ-CP ngày 04 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm và Nghị định số 117/2020/NĐ-CP ngày 28 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế."
2 Khoản này được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 1 Điều 2 Nghị định số 124/2021/NĐ-CP , có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
3 Điểm này được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 2 Điều 2 Nghị định số 124/2021/NĐ-CP , có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
4 Điểm này được sửa đổi, bổ sung bởi điểm a khoản 3 Điều 2 Nghị định số 124/2021/NĐ-CP , có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
5 Khoản này được sửa đổi, bổ sung bởi điểm b khoản 3 Điều 2 Nghị định số 124/2021/NĐ-CP , có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
6 Khoản này được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 4 Điều 2 Nghị định số 124/2021/NĐ-CP , có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
7 Điểm này được sửa đổi, bổ sung bởi điểm a khoản 5 Điều 2 Nghị định số 124/2021/NĐ-CP , có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
8 Điểm này được sửa đổi, bổ sung bởi điểm b khoản 5 Điều 2 Nghị định số 124/2021/NĐ-CP , có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
9 Điểm này được sửa đổi, bổ sung bởi điểm c khoản 5 Điều 2 Nghị định số 124/2021/NĐ-CP , có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
10 Điểm này được sửa đổi, bổ sung bởi điểm d khoản 5 Điều 2 Nghị định số 124/2021/NĐ-CP , có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
11 Điểm này được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 6 Điều 2 Nghị định số 124/2021/NĐ-CP , có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
12 Nội dung này được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 7 Điều 2 Nghị định số 124/2021/NĐ-CP , có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
13 Điểm này được sửa đổi, bổ sung bởi điểm a khoản 8 Điều 2 Nghị định số 124/2021/NĐ-CP , có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
14 Điểm này được bổ sung bởi điểm b khoản 8 Điều 2 Nghị định số 124/2021/NĐ-CP , có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
15 Điểm này được bổ sung bởi điểm c khoản 8 Điều 2 Nghị định số 124/2021/NĐ-CP , có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
16 Điểm này được sửa đổi, bổ sung bởi điểm d khoản 8 Điều 2 Nghị định số 124/2021/NĐ-CP , có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
17 Điểm này được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 1 Điều 3 Nghị định số 124/2021/NĐ-CP , có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
18 Các điểm này được bãi bỏ bởi khoản 3 Điều 3 Nghị định số 124/2021/NĐ-CP , có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
19 Khoản này được bổ sung bởi điểm a khoản 9 Điều 2 Nghị định số 124/2021/NĐ-CP , có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
20 Điểm này được sửa đổi, bổ sung bởi điểm b khoản 9 Điều 2 Nghị định số 124/2021/NĐ-CP , có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
21 Điểm này được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 1 Điều 3 Nghị định số 124/2021/NĐ-CP , có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
22 Điểm này được bổ sung bởi khoản 10 Điều 2 Nghị định số 124/2021/NĐ-CP , có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
23 Điều này được bổ sung bởi khoản 11 Điều 2 Nghị định số 124/2021/NĐ-CP , có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2021.
24 Điểm này được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 12 Điều 2 Nghị định số 124/2021/NĐ-CP , có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
25 Điểm này được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 1 Điều 3 Nghị định số 124/2021/NĐ-CP , có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
26 Điểm này được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 1 Điều 3 Nghị định số 124/2021/NĐ-CP , có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
27 Điểm này được sửa đổi, bổ sung bởi điểm a khoản 13 Điều 2 Nghị định số 124/2021/NĐ-CP , có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
28 Các điểm này được sửa đổi, bổ sung bởi điểm b khoản 13 Điều 2 Nghị định số 124/2021/NĐ-CP , có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
29 Điểm này được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 1 Điều 3 Nghị định số 124/2021/NĐ-CP , có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
30 Khoản này được bổ sung bởi điểm c khoản 13 Điều 2 Nghị định số 124/2021/NĐ-CP , có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
31 Điểm này được bổ sung bởi điểm a khoản 14 Điều 2 Nghị định số 124/2021/NĐ-CP , có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
32 Các điểm này được sửa đổi, bổ sung bởi điểm b khoản 14 Điều 2 Nghị định số 124/2021/NĐ-CP , có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
33 Điểm này được sửa đổi, bổ sung bởi điểm c khoản 14 Điều 2 Nghị định số 124/2021/NĐ-CP , có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
34 Điểm này được bổ sung bởi điểm d khoản 14 Điều 2 Nghị định số 124/2021/NĐ-CP , có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
35 Các điểm này được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 1 Điều 3 Nghị định số 124/2021/NĐ-CP , có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
36 Điểm này được sửa đổi, bổ sung bởi điểm a khoản 15 Điều 2 Nghị định số 124/2021/NĐ-CP , có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
37 Điểm này được sửa đổi, bổ sung bởi điểm b khoản 15 Điều 2 Nghị định số 124/2021/NĐ-CP , có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
38 Các điểm này được sửa đổi, bổ sung bởi điểm c khoản 15 Điều 2 Nghị định số 124/2021/NĐ-CP , có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
39 Khoản này được sửa đổi, bổ sung bởi điểm d khoản 15 Điều 2 Nghị định số 124/2021/NĐ-CP , có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
40 Điểm này được sửa đổi, bổ sung bởi điểm a khoản 16 Điều 2 Nghị định số 124/2021/NĐ-CP , có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
41 Các điểm này được sửa đổi, bổ sung bởi điểm b khoản 16 Điều 2 Nghị định số 124/2021/NĐ-CP , có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
42 Các điểm này được sửa đổi, bổ sung bởi điểm c khoản 16 Điều 2 Nghị định số 124/2021/NĐ-CP , có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
43 Điểm này được bổ sung bởi điểm d khoản 16 Điều 2 Nghị định số 124/2021/NĐ-CP , có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
44 Điểm này được sửa đổi, bổ sung bởi điểm đ khoản 16 Điều 2 Nghị định số 124/2021/NĐ-CP , có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
45 Khoản này được bổ sung bởi điểm e khoản 16 Điều 2 Nghị định số 124/2021/NĐ-CP , có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
46 Các điểm này được bổ sung bởi điểm a khoản 17 Điều 2 Nghị định số 124/2021/NĐ-CP , có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
47 Điểm này được sửa đổi, bổ sung bởi điểm b khoản 17 Điều 2 Nghị định số 124/2021/NĐ-CP , có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
48 Điểm này được bổ sung bởi điểm c khoản 17 Điều 2 Nghị định số 124/2021/NĐ-CP , có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
49 Điểm này được sửa đổi, bổ sung bởi điểm d khoản 17 Điều 2 Nghị định số 124/2021/NĐ-CP , có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
50 Điểm này được sửa đổi, bổ sung bởi điểm a khoản 18 Điều 2 Nghị định số 124/2021/NĐ-CP , có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
51 Khoản này được bổ sung bởi điểm b khoản 18 Điều 2 Nghị định số 124/2021/NĐ-CP , có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
52 Khoản này được sửa đổi, bổ sung bởi điểm a khoản 19 Điều 2 Nghị định số 124/2021/NĐ-CP , có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
53 Điểm này được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 1 Điều 3 Nghị định số 124/2021/NĐ-CP , có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
54 Khoản này được bổ sung bởi điểm b khoản 19 Điều 2 Nghị định số 124/2021/NĐ-CP , có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
55 Điểm này được sửa đổi, bổ sung bởi điểm a khoản 20 Nghị định số 124/2021/NĐ-CP , có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
56 Điểm này được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 1 Điều 3 Nghị định số 124/2021/NĐ-CP , có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
57 Khoản này được bổ sung bởi điểm b khoản 20 Điều 2 Nghị định số 124/2021/NĐ-CP , có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
58 Điểm này được bổ sung bởi điểm a khoản 21 Điều 2 Nghị định số 124/2021/NĐ-CP , có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
59 Điểm này được sửa đổi, bổ sung bởi điểm b khoản 21 Điều 2 Nghị định số 124/2021/NĐ-CP , có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
60 Điểm này được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 1 Điều 3 Nghị định số 124/2021/NĐ-CP , có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
61 Khoản này được bổ sung bởi điểm c khoản 21 Điều 2 Nghị định số 124/2021/NĐ-CP , có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
62 Khoản này được sửa đổi, bổ sung bởi điểm a khoản 22 Điều 2 Nghị định số 124/2021/NĐ-CP , có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
63 Điểm này được bãi bỏ bởi khoản 3 Điều 3 Nghị định số 124/2021/NĐ-CP , có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
64 Điểm này được bãi bỏ bởi khoản 3 Điều 3 Nghị định số 124/2021/NĐ-CP , có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
65 Các điểm này được sửa đổi, bổ sung bởi điểm a khoản 22 Điều 2 Nghị định số 124/2021/NĐ-CP , có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
66 Điểm này được bãi bỏ bởi khoản 3 Điều 3 Nghị định số 124/2021/NĐ-CP , có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
67 Điểm này được bãi bỏ bởi khoản 3 Điều 3 Nghị định số 124/2021/NĐ-CP , có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
68 Điểm này được sửa đổi, bổ sung bởi điểm b khoản 22 Điều 2 Nghị định số 124/2021/NĐ-CP , có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
69 Khoản này được bãi bỏ bỏ bởi khoản 3 Điều 3 Nghị định số 124/2021/NĐ-CP , có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
70 Điểm này được sửa đổi, bổ sung bởi điểm c khoản 22 Điều 2 Nghị định số 124/2021/NĐ-CP , có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
71 Điểm này được bãi bỏ bởi khoản 3 Điều 3 Nghị định số 124/2021/NĐ-CP , có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
72 Điểm này được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 1 Điều 3 Nghị định số 124/2021/NĐ-CP , có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
73 Khoản này được sửa đổi, bổ sung bởi điểm a khoản 23 Điều 2 Nghị định số 124/2021/NĐ-CP , có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
74 Điểm này được sửa đổi, bổ sung bởi điểm b khoản 23 Điều 2 Nghị định số 124/2021/NĐ-CP , có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
75 Điểm này được bãi bỏ bởi khoản 3 Điều 3 Nghị định số 124/2021/NĐ-CP , có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
76 Điểm này được sửa đổi, bổ sung bởi điểm c khoản 23 Điều 2 Nghị định số 124/2021/NĐ-CP , có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
77 Khoản này được sửa đổi, bổ sung bởi điểm d khoản 23 Điều 2 Nghị định số 124/2021/NĐ-CP , có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
78 Điểm này được sửa đổi, bổ sung bởi điểm đ khoản 23 Điều 2 Nghị định số 124/2021/NĐ-CP , có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
79 Điểm này được sửa đổi, bổ sung bởi điểm a khoản 24 Điều 2 Nghị định số 124/2021/NĐ-CP , có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
80 Điểm này được bãi bỏ bởi khoản 3 Điều 3 Nghị định số 124/2021/NĐ-CP , có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
81 Điểm này được sửa đổi, bổ sung bởi điểm b khoản 24 Điều 2 Nghị định số 124/2021/NĐ-CP , có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
82 Điểm này được sửa đổi, bổ sung bởi điểm c khoản 24 Điều 2 Nghị định số 124/2021/NĐ-CP , có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
83 Điểm này được sửa đổi, bổ sung bởi điểm d khoản 24 Điều 2 Nghị định số 124/2021/NĐ-CP , có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
84 Điểm này được sửa đổi, bổ sung bởi điểm đ khoản 24 Điều 2 Nghị định số 124/2021/NĐ-CP , có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
85 Điểm này được sửa đổi, bổ sung bởi điểm e khoản 24 Điều 2 Nghị định số 124/2021/NĐ-CP , có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
86 Các điểm này được sửa đổi, bổ sung bởi điểm g khoản 24 Điều 2 Nghị định số 124/2021/NĐ-CP , có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
87 Các điểm này được sửa đổi, bổ sung bởi điểm h khoản 24 Điều 2 Nghị định số 124/2021/NĐ-CP , có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
88 Điểm này được sửa đổi, bổ sung bởi điểm i khoản 24 Điều 2 Nghị định số 124/2021/NĐ-CP , có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
89 Điểm này được sửa đổi, bổ sung bởi điểm k khoản 24 Điều 2 Nghị định số 124/2021/NĐ-CP , có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
90 Điểm này được bãi bỏ bởi khoản 3 Điều 3 Nghị định số 124/2021/NĐ-CP , có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
91 Điểm này được bãi bỏ bởi khoản 3 Điều 3 Nghị định số 124/2021/NĐ-CP , có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
92 Các điểm này được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 1 Điều 3 Nghị định số 124/2021/NĐ-CP , có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
93 Điểm này được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 1 Điều 3 Nghị định số 124/2021/NĐ-CP , có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
94 Khoản này được sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 25 Điều 2 Nghị định số 124/2021/NĐ-CP , có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
95 Điểm này được sửa đổi, bổ sung bởi điểm b khoản 25 Điều 2 Nghị định số 124/2021/NĐ-CP , có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
96 Nội dung này được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 1 Điều 3 Nghị định số 124/2021/NĐ-CP , có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
97 Khoản này được bãi bỏ bởi khoản 3 Điều 3 Nghị định số 124/2021/NĐ-CP , có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
98 Điều này được bổ sung bởi khoản 26 Điều 2 Nghị định số 124/2021/NĐ-CP , có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
99 Điểm này được sửa đổi, bổ sung bởi điểm a khoản 27 Điều 2 Nghị định số 124/2021/NĐ-CP , có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
100 Điểm này được sửa đổi, bổ sung bởi điểm b khoản 27 Điều 2 Nghị định số 124/2021/NĐ-CP , có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
101 Điểm này được sửa đổi, bổ sung bởi điểm a khoản 28 Điều 2 Nghị định số 124/2021/NĐ-CP , có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
102 Điểm này được sửa đổi, bổ sung bởi điểm b khoản 28 Điều 2 Nghị định số 124/2021/NĐ-CP , có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
103 Điểm này được sửa đổi, bổ sung bởi điểm c khoản 28 Điều 2 Nghị định số 124/2021/NĐ-CP , có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
104 Điểm này được sửa đổi, bổ sung bởi điểm d khoản 28 Điều 2 Nghị định số 124/2021/NĐ-CP , có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
105 Điểm này được sửa đổi, bổ sung bởi điểm đ khoản 28 Điều 2 Nghị định số 124/2021/NĐ-CP , có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
106 Khoản này được sửa đổi, bổ sung bởi điểm a khoản 29 Điều 2 Nghị định số 124/2021/NĐ-CP , có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
107 Điểm này được sửa đổi, bổ sung bởi điểm b khoản 29 Điều 2 Nghị định số 124/2021/NĐ-CP , có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
108 Khoản này được sửa đổi, bổ sung bởi điểm c khoản 29 Điều 2 Nghị định số 124/2021/NĐ-CP , có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
109 Điểm này được sửa đổi, bổ sung bởi điểm d khoản 29 Điều 2 Nghị định số 124/2021/NĐ-CP , có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
110 Khoản này được sửa đổi, bổ sung bởi điểm a khoản 30 Điều 2 Nghị định số 124/2021/NĐ-CP , có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
111 Khoản này được sửa đổi, bổ sung bởi điểm b khoản 30 Điều 2 Nghị định số 124/2021/NĐ-CP , có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
112 Điểm này được sửa đổi, bổ sung bởi điểm c khoản 30 Điều 2 Nghị định số 124/2021/NĐ-CP , có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
113 Khoản này được sửa đổi, bổ sung bởi điểm d khoản 30 Điều 2 Nghị định số 124/2021/NĐ-CP , có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
114 Điểm này được sửa đổi, bổ sung bởi điểm đ khoản 30 Điều 2 Nghị định số 124/2021/NĐ-CP , có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
115 Điểm này được sửa đổi, bổ sung bởi điểm e khoản 30 Điều 2 Nghị định số 124/2021/NĐ-CP , có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
116 Khoản này được sửa đổi, bổ sung bởi điểm g khoản 30 Điều 2 Nghị định số 124/2021/NĐ-CP , có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
117 Khoản này được sửa đổi, bổ sung bởi điểm a khoản 31 Điều 2 Nghị định số 124/2021/NĐ-CP , có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
118 Khoản này được sửa đổi, bổ sung bởi điểm b khoản 31 Điều 2 Nghị định số 124/2021/NĐ-CP , có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
119 Điểm này được sửa đổi, bổ sung bởi điểm c khoản 31 Điều 2 Nghị định số 124/2021/NĐ-CP , có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
120 Điểm này được sửa đổi, bổ sung bởi điểm d khoản 31 Điều 2 Nghị định số 124/2021/NĐ-CP , có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
121 Điểm này được bãi bỏ bởi khoản 3 Điều 3 Nghị định số 124/2021/NĐ-CP , có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
122 Khoản này được bổ sung bởi điểm a khoản 32 Điều 2 Nghị định số 124/2021/NĐ-CP , có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
123 Khoản này được sửa đổi, bổ sung bởi điểm b khoản 32 Điều 2 Nghị định số 124/2021/NĐ-CP , có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
124 Các điểm này được sửa đổi, bổ sung bởi điểm c khoản 32 Điều 2 Nghị định số 124/2021/NĐ-CP , có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
125 Khoản này được bổ sung bởi điểm d khoản 32 Điều 2 Nghị định số 124/2021/NĐ-CP , có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
126 Khoản này được bổ sung bởi điểm đ khoản 32 Điều 2 Nghị định số 124/2021/NĐ-CP , có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
127 Điểm này được sửa đổi, bổ sung bởi điểm e khoản 32 Điều 2 Nghị định số 124/2021/NĐ-CP , có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
128 Điểm này được sửa đổi, bổ sung bởi điểm a khoản 33 Điều 2 Nghị định số 124/2021/NĐ-CP , có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
129 Khoản này được sửa đổi, bổ sung bởi điểm b khoản 33 Điều 2 Nghị định số 124/2021/NĐ-CP , có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
130 Điểm này được sửa đổi, bổ sung bởi điểm c khoản 33 Điều 2 Nghị định số 124/2021/NĐ-CP , có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
131 Khoản này được sửa đổi, bổ sung bởi điểm d khoản 33 Điều 2 Nghị định số 124/2021/NĐ-CP , có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
132 Điểm này được bổ sung bởi điểm đ khoản 33 Điều 2 Nghị định số 124/2021/NĐ-CP , có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
133 Điểm này được sửa đổi, bổ sung bởi điểm e khoản 33 Điều 2 Nghị định số 124/2021/NĐ-CP , có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
134 Các điểm này được sửa đổi, bổ sung bởi điểm a khoản 34 Điều 2 Nghị định số 124/2021/NĐ-CP , có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
135 Các điểm này được sửa đổi, bổ sung bởi điểm b khoản 34 Điều 2 Nghị định số 124/2021/NĐ-CP , có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
136 Điểm này được sửa đổi, bổ sung bởi điểm c khoản 34 Điều 2 Nghị định số 124/2021/NĐ-CP , có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
137 Điểm này được sửa đổi, bổ sung bởi điểm a khoản 35 Điều 2 Nghị định số 124/2021/NĐ-CP , có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
138 Điểm này được bãi bỏ bởi khoản 3 Điều 3 Nghị định số 124/2021/NĐ-CP , có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
139 Điểm này được sửa đổi, bổ sung bởi điểm b khoản 35 Điều 2 Nghị định số 124/2021/NĐ-CP , có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
140 Điểm này được sửa đổi, bổ sung bởi điểm c khoản 35 Điều 2 Nghị định số 124/2021/NĐ-CP , có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
141 Điểm này được bãi bỏ bởi khoản 3 Điều 3 Nghị định số 124/2021/NĐ-CP , có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
142 Điểm này được sửa đổi, bổ sung bởi điểm d khoản 35 Điều 2 Nghị định số 124/2021/NĐ-CP , có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
143 Điểm này được bãi bỏ bởi khoản 3 Điều 3 Nghị định số 124/2021/NĐ-CP , có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
144 Điểm này được sửa đổi, bổ sung bởi điểm đ khoản 35 Điều 2 Nghị định số 124/2021/NĐ-CP , có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
145 Khoản này được sửa đổi, bổ sung bởi điểm a khoản 36 Điều 2 Nghị định số 124/2021/NĐ-CP , có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
146 Khoản này được sửa đổi, bổ sung bởi điểm b khoản 36 Điều 2 Nghị định số 124/2021/NĐ-CP , có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
147 Khoản này được sửa đổi, bổ sung bởi điểm c khoản 36 Điều 2 Nghị định số 124/2021/NĐ-CP , có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
148 Điều 4, Điều 5 Nghị định số 124/2021/NĐ-CP , có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022 quy định như sau:
"Điều 4. Hiệu lực thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
2. Đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, an toàn thực phẩm xảy ra trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành mà sau đó mới bị phát hiện hoặc đang xem xét, giải quyết thì áp dụng các quy định về xử phạt quy định tại Nghị định này nếu Nghị định này không quy định trách nhiệm pháp lý hoặc quy định trách nhiệm pháp lý nhẹ hơn cho cá nhân, tổ chức vi phạm.
Điều 5. Trách nhiệm thi hành
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này." | {
"issuing_agency": "Bộ Y tế",
"promulgation_date": "24/01/2022",
"sign_number": "01/VBHN-BYT",
"signer": "Trần Văn Thuấn",
"type": "Văn bản hợp nhất"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bat-dong-san/Nghi-quyet-56-NQ-HDND-2024-danh-muc-cac-du-an-can-thu-hoi-dat-Can-Tho-593867.aspx | Nghị quyết 56/NQ-HĐND 2024 danh mục các dự án cần thu hồi đất Cần Thơ | HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ CẦN THƠ
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 56/NQ-HĐND
Cần Thơ, ngày 08 tháng 12 năm 2023
NGHỊ QUYẾT
VỀ VIỆC THÔNG QUA DANH MỤC CÁC DỰ ÁN CẦN THU HỒI ĐẤT NĂM 2024 VÀ DANH MỤC CÁC DỰ ÁN CHUYỂN MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT TRỒNG LÚA DƯỚI 10HA
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN THÀNH PHỐ CẦN THƠ
KHÓA X, KỲ HỌP THỨ MƯỜI BA
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Đất đai ngày 29 tháng 11 năm 2013;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch ngày 20 tháng 11 năm 2018;
Căn cứ Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai;
Căn cứ Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa; Nghị định số 62/2019/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2019 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa;
Căn cứ Nghị định số 148/2020/NĐ-CP ngày 18 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai;
Căn cứ Nghị định số 10/2023/NĐ-CP ngày 03 tháng 4 năm 2023 của Chính phủ quy định sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật đất đai;
Căn cứ Thông tư số 01/2021/TT-BTNMT ngày 12 tháng 4 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định kỹ thuật việc lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
Xét Tờ trình số 307/TTr-UBND ngày 04 tháng 12 năm 2023 của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ về việc thông qua danh mục các dự án cần thu hồi đất năm 2024 và danh mục các dự án chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa dưới 10ha; Báo cáo thẩm tra của Ban kinh tế - ngân sách; Công văn số 5034/UBND-KT ngày 07 tháng 12 năm 2023 về việc giải trình danh mục các dự án cần thu hồi đất năm 2024 và danh mục các dự án chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa dưới 10 ha; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Thống nhất thông qua danh mục các dự án cần thu hồi đất năm 2024 và danh mục các dự án chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa dưới 10ha, cụ thể như sau:
1. Danh mục 42 dự án cần thu hồi đất với tổng diện tích 161,27ha, trong đó tổng diện tích đất trồng lúa là 80,95ha (Chi tiết Phụ lục I đính kèm).
2. Danh mục 02 dự án chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa dưới 10ha với diện tích đất trồng lúa 2,61ha (Chi tiết Phụ lục II đính kèm).
Điều 2. Trách nhiệm thi hành
1. Giao Ủy ban nhân dân thành phố tổ chức thực hiện Nghị quyết này theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được pháp luật quy định.
Ủy ban nhân dân thành phố chịu trách nhiệm toàn diện trước Hội đồng nhân dân thành phố, cơ quan thanh tra, kiểm toán, cơ quan khác về tính chính xác của thông tin số liệu của dự án. Việc tổ chức thực hiện cần đảm bảo trình tự, thủ tục theo đúng quy định pháp luật và phù hợp các quy hoạch liên quan của thành phố đã được phê duyệt, đảm bảo sự hài hòa giữa vị trí đất để phục vụ mục đích kinh doanh, thương mại và diện tích đất để thực hiện các hạng mục công cộng, phúc lợi, hạ tầng xã hội của dự án.
2. Giao Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban Hội đồng nhân dân, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.
Điều 3. Hiệu lực thi hành
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân thành phố Cần Thơ khóa X, kỳ họp thứ mười ba thông qua ngày 08 tháng 12 năm 2023./.
Nơi nhận:
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
- Chính phủ;
- Ban Công tác đại biểu - UBTVQH;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Tài chính;
- Bộ Tài nguyên và Môi trường;
- Đoàn đại biểu Quốc hội TP. Cần Thơ;
- Thường trực Thành ủy;
- Thường trực HĐND thành phố;
- UBND thành phố;
- UBMTTQVN thành phố;
- Đại biểu HĐND thành phố;
- Sở, ban, ngành, đoàn thể thành phố;
- Thường trực HĐND, UBND quận, huyện;
- Website Chính phủ;
- TT Công báo, Trung tâm lưu trữ lịch sử;
- Báo Cần Thơ, Đài PT-TH TP. Cần Thơ;
- Lưu: VT,HĐ,250.
CHỦ TỊCH
Phạm Văn Hiểu
PHỤ LỤC I
DANH MỤC CÁC DỰ ÁN CẦN THU HỒI ĐẤT NĂM 2024
(Kèm theo Nghị quyết số 56/NQ-HĐND ngày 08 tháng 12 năm 2023 của Hội đồng nhân dân thành phố)
STT
Tên công trình, dự án
Chủ đầu tư
Địa điểm thực hiện
Tổng diện tích đất dự án (ha)
Diện tích đất đã thu hồi đến năm 2023 (ha)
Diện tích đất đăng ký thu hồi năm 2024 (ha)
Vốn ngân sách
Vốn ngoài ngân sách
Thời gian thực hiện dự án
Ghi chú
Tổng số
Diện tích đất trồng lúa
Tổng số
Diện tích đất trồng lúa
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
(6)
(7)
(8)
(9)
(10)
(11)
(12)
(13)
I
Quận Ninh Kiều: 09 dự án
7,79
-
1,86
2,93
1
Trung tâm Văn hóa, Thể thao Ninh Kiều
Sở Xây dựng TPCT
Phường Xuân Khánh
4,53
4,41
0,12
Quyết định số 2626/QĐ-UBND ngày 30/10/2019 của UBND TP v/v phê duyệt dự án đầu tư; Quyết định số 2443/QĐ-UBND ngày 13/10/2023 của UBND TP về việc phê duyệt điều khoản 17 Điều 1 Quyết định số 2626/QĐ-UBND ngáy 30/10/2019 của UBND TP v/v phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình Trung tâm Văn hóa, thể thao Ninh Kiều Quyết định số 4213/QĐ-UBND ngày 13/12/2022 của UBND TP v/v giao Kế hoạch vốn đầu tư công (bố trí vốn 25 tỷ đồng); Công văn số 3391/SXD-QLXD ngày 19/10/2023 của Sở Xây dựng về việc đăng ký danh mục thu hồi đất năm 2024
2019 - 2025
Chuyển tiếp từ Nghị Quyết 49/NQ-HĐND ngày 09/12/2022 của HĐND TP
2
Đường cặp bờ kè rạch Khai Luông (đoạn từ cầu Ninh Kiều đến đường Hai Bà Trưng)
UBND quận Ninh Kiều
Phường Tân An
0,53
0,34
0,19
Quyết định số 249/QĐ- HĐND.TT ngày 31/12/2020 của HĐND QNK phê duyệt chủ trương đầu tư; Công văn số 4460/UBND-XDĐT ngày 01/11/2023 của UBND Q.Ninh Kiều v/v đăng ký danh mục các dự án cần thu hồi đất năm 2024 (trong có cam kết bố trí vốn)
2021-2025
Chuyển tiếp từ Nghị Quyết 49/NQ-HĐND ngày 09/12/2022 của HĐND TP
3
Cải tạo, nâng cấp hẻm 54-62 đường Trần Việt Châu, hẻm 99 đường Cách Mạng Tháng Tám, hẻm 186 đường Nguyễn Văn Cừ, phường An Hòa và hẻm 138 Trần Hưng Đạo, phường An Nghiệp
UBND quận Ninh Kiều
Phường An Hòa, An Nghiệp
0,02
0,02
Quyết định số 9080/QĐ-UBND ngày 28/10/2021 của UBND Q. Ninh Kiều v/v điều chỉnh thời gian thực hiện dự án; Công văn số 4460/UBND-XDĐT ngày 01/11/2023 của UBND Q.Ninh Kiều v/v đăng ký danh mục các dự án cần thu hồi đất năm 2024 (trong có cam kết bố trí vốn)
2021 - 2025
Chuyển tiếp từ Nghị Quyết 49/NQ-HĐND ngày 09/12/2022 của HĐND TPCT
4
Cải tạo, nâng cấp hẻm 90 - 118 đường Hùng Vương
Phòng Quản lý Đô thị quận Ninh Kiều
Phường Thới Bình
0,07
0,07
Quyết định số 6801/QĐ-UBND ngày 05/12/2022 của UBND QNK v/v phê duyệt dự án đầu tư; Công văn số 4460/UBND -XDĐT ngày 01/11/2023 của UBND Q.Ninh Kiều v/v đăng ký danh mục các dự án cần thu hồi đất năm 2024 (trong có cam kết bố trí vốn)
2021-2025
Đăng ký mới
5
Tuyến Cống hẻm 53 đường Hoàng Văn Thụ
UBND Q, Ninh Kiều
Phường Tân An
0,05
0,05
Quyết định số 12264/QĐ-UBND ngày 24/12/2021 của UBND Q. Ninh Kiều v/v phê duyệt điều chỉnh thời gian thực hiện dự án, Công văn số 4460/UBND-XDĐT ngày 01/11/2023 của UBND Q.Ninh Kiều v/v đăng ký danh mục các dự án cần thu hồi đất năm 2024 (trong có cam kết bố trí vốn)
2021-2025
Chuyển tiếp từ Nghị Quyết 72/NQ-HĐND ngày 08/12/2021 của HĐND TPCT và Nghị Quyết 49/NQ- HĐND ngày 09/12/2022 của HĐND TP
6
Trung tâm Văn hóa, Thể thao phường An Nghiệp
UBND quận Ninh Kiều
Phường An Nghiệp
0,08
0,08
Quyết định số 9672/QĐ-UBND ngày 31/12/2020 của UBND QNK v/v phê duyệt điều chỉnh thời gian thực hiện dự án; Công văn số 4460/UBND-XDĐT ngày 01/11/2023 của UBND Q.Ninh Kiều v/v đăng ký danh mục các dự án cần thu hồi đất năm 2024 (trong có cam kết bố trí vốn)
2021-2025
Chuyển tiếp từ Nghị Quyết 72/NQ-HĐND ngày 08/12/2021 của HĐND TPCT và Nghị Quyết 49/NQ- HĐND ngày 09/12/2022 của HĐND TP
7
Cải tạo Công viên Sông Hậu (đoạn từ cầu đi bộ đến Bến tàu Novaland)
UBND quận Ninh Kiều
Phường Cái Khế
1.35
1,35
Quyết định số 7007a/UBND ngày 06/9/2021 của UBND QNK v/v phê duyệt chủ trương đầu tư; Công văn số 4460/UBND-XDĐT ngày 01/11/2023 của UBND Q.Ninh Kiều v/v đăng ký danh mục các dự án cần thu hồi đất năm 2024 (trong có cam kết bố trí vốn)
2021-2025
Chuyển tiếp từ Nghị Quyết 72/NQ-HĐND ngày 08/12/2021 của HĐND TPCT và Nghị quyết 49/NQ- HĐND ngày 09/12/2022 của HĐND TP
8
Nâng cấp, mở rộng đường Trần Phú (giai đoạn 1)
UBND quận Ninh Kiều
Phường Cái Khế
0,12
0,11
0,01
Quyết định số 250/QĐ- HĐND.TT ngày 31/12/2020 của HĐND QNK v/v phê duyệt chủ trương đầu tư; Công văn số 4460/UBND-XDĐT ngày 01/11/2023 của UBND Q.Ninh Kiều v/v đăng ký danh mục các dự án cần thu hồi đất năm 2024 (trong có cam kết bố trí vốn)
2021-2025
Chuyển tiếp từ Nghị Quyết 72/NQ-HĐND ngày 08/12/2021 của HĐND TPCT và Nghị Quyết 49/NQ- HĐND ngày 09/12/2022 của HĐND TP
9
Cải tạo, mở rộng 05 nút giao thông trọng điểm trên địa bàn thành phố Cần Thơ
UBND quận Ninh Kiều
Phường An Nghiệp, An Phú, Xuân Khánh, Hưng Lợi, An Khánh
1,04
1,04
Quyết định số 2791/QĐ-UBND ngày 23/11/2023 của UBND thành phố về việc phê duyệt dự án đầu tư; Công văn số 4460/UBND-XDĐT ngày 01/11/2023 của UBND Q-Ninh Kiều v/v đăng ký danh mục các dự án cần thu hồi đất năm 2024 (trong có cam kết bố trí vốn)
2021-2025
Đăng ký mới
II
Quận Bình Thủy: 04 dự án
5,00
0,36
2,82
1
Xây dựng Trạm trung chuyển rác
UBND quận Bình Thủy
P. Long Tuyền
0,27
0,14
0,27
Nghị quyết số 14/NQ-HĐND ngày phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư DA nhóm B,C; Quyết định số 3987/QĐ-UBND ngày 17/10/2022 của UBND quận Nghị quyết số 12/NQ-HĐND ngày 20/7/2023 của HĐND quận Bình Thủy V/v điều chỉnh, bổ sung kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025; Công văn số 4487/UBND-XDĐT ngày 01/11/2023 của UBND quận Bình Thủy v/v đảm bảo bố trí vốn thực hiện các dự án thu hồi đất năm 2024 (bố trí vốn 7,12 tỷ đồng)
2022-2024
Chuyển tiếp từ NQ 72/NQ-HĐND ngày 8/12/2021, và Nghị quyết 49/NQ-UBND ngày 09/12/2022 của HĐND TP
2
Kè chống sạt lở khẩn cấp sông Trà Nóc, phường Trà An (đoạn từ cầu Xéo Mây đến cầu Rạch Chùa)
Chi Cục Thủy Lợi (thuộc Sở NN&PTNTTPCT)
Phường Trà An
2,47
2,47
Nghị quyết số 13/NQ-HĐND ngày 8/7/2022 phê duyệt chủ trương dự án, Quyết định số 3605/QĐ-UBND ngày 10/10/2022 UBND TPCT về việc giao kế hoạch đầu tư công trung hạn gđ 2021- 2025 nguồn vốn ngân sách trung ương của Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, Công văn số 436/CCTL ngày 20/10/2023 của Chi cục Thủy lợi v/v đăng ký danh mục các dự án cần thu hồi đất năm 2024 (bố trí vốn 40 tỷ đồng)
2023-2025
Chuyển tiếp từ Nghị quyết 49/NQ-UBND ngày 09/12/2022 của HĐND TP
3
Nâng cấp mở rộng đường Hồ Trung Thành (đoạn từ đường Lê Hồng Phong đến khu tái định cư Bình Thủy khu 1)
UBND quận Bình Thủy
P. Trà An, P. Long Hòa
2,27
0,22
2,27
0,22
Nghị quyết số 43/NQ-HĐND ngày 08/9/2021 của HĐND quận Bình Thủy V/v phê duyệt chủ trương đầu tư các dự án nhóm B,C; Nghị quyết số 14/NQ-HĐND ngày 20/7/2022 của HĐND quận Bình Thủy v/v phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư DA nhóm B,C; Nghị quyết số 12/NQ-HĐND ngày 20/7/2022 của HĐND quận Bình Thủy V/v điều chỉnh, bổ sung kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025; Công văn số 4487/UBND- XDĐT ngày 01/11/2023 của UBND quận Bình Thủy v/v đảm bảo bố trí vốn thục hiên các dự án thu hồi đất năm 2024 (bố
2022-2025
Chuyển tiếp từ Nghị quyết 49/NQ-UBND ngày 09/12/2022 của HĐND TP
4
Khu đô thị tái định cư Cửu Long
Công ty CP đầu tư bất động sản Cửu Long
P. Long Hòa
0,08
Công văn số 3859/UBND- XDĐT ngày 22/9/2023 của UBND thành phố v/v đầu tư xây dựng tuyến kè rạch Bà Bô và hành lang ven kè thuộc Gói thầu CT3-PW-1.17 đi qua khu TĐC Cửu Long; Báo cáo số 4158/BC-TTPTQĐ ngày 17/10/2023 của Trung tâm Phát triển quỹ đất TP về kết quả BTHTTĐC dự án khu TĐC Cửu Long có tuyến kè rạch Bà bộ đi qua
III
Quận Cái Răng: 01 dự án
0,65
0,65
0,65
0,65
1
Trạm 110kV Cái Răng và đường dây đấu nối thành phố Cần Thơ
Tổng Công ty Điện lực Miền Nam
Phường Thường Thạnh
0,65
0,65
0,65
0,65
Quyết định số 2659/QĐ-EVNSPC ngày 28/8/2019 của Tổng Cty Điện lực Miền Nam v/v phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng;
Quyết định số 1668/QĐ-EVNSPC ngày 30/8/2022 của Tổng Cty Điện lực Miền Nam v/v phê duyệt điều chỉnh thời gian thực hiện dự án; Công văn số 244/CBND-KT ngày 27/01/2023 của UBND thành phố v/v thỏa thuận vị trí trạm biến áp 110kV Cái Răng và đường dây đấu nối; Quyết định số 2781/QĐ-EVNSPC ngày 31/12/2022 của Tổng Cty Điện lực Miền Nam v/v giao kế hoạch đầu tư xây dựng năm 2023 cho BQL dự án Điện lực Miền Nam (bố trí vốn 17,79 tỷ đồng); Công văn số 10230/AĐLMN-QLCTĐ2 ngày 01/11/2023 của BQL Điện lực Miền Nam v/v cam kết bố trí nguồn vốn
2019-2024
IV
Quận Ô Môn: 05 dự án
6,33
6,00
1
Xây dựng cầu Ba Se
UBND quận Ô Môn
Phường Trường Lạc
0,07
0,07
Quyết định 3300/QĐ-UBND ngày 07/6/2022 của UBND quận Ô Môn về việc phê duyệt chủ trương đầu tư; Công văn số 2314/UBND ngày 23/10/2023 của UBND quận Ô Môn về việc cam kết bố trí vốn đầu tư công năm 2024 (04 tỷ đồng)
2022-2025
Đăng ký mới
2
Trường Tiểu học Trưng Vương (điểm Đình giai đoạn 2)
UBND quận Ô Môn
Phường Châu Văn Liêm
0,15
0,15
Nghị quyết 109/NQ-HĐND ngày 31/8/2021 của HĐND quận Ô Môn về phê duyệt chủ trương đầu tư và Công văn số 2437/UBND-TH ngày 02/11/2023 của UBND quận Ô Môn về việc cam kết bố trí vốn đầu tư công năm 2024 (bố trí vốn 3 tỷ đồng)
2022-2024
Chuyển tiếp Nghị quyết 49/NQ-HĐND ngày 09/12/2022 của HĐND TP
3
Nâng cấp mở rộng tuyến đường Thái Thị Hạnh
UBND quận Ô Môn
Phường Long Hưng - Phường Thới Long
3,38
0,33
3,05
Quyết định số 1975/QĐ-UBND ngày 28/3/2022 của UBND quận Ô Môn về việc phê duyệt chủ trương đầu tư, công văn số 2437/UBND-TH ngày 02/11/2023 của UBND quận Ô Môn về việc cam kết bố trí vốn đầu tư công năm 2024 (bố trí vốn 40 tỷ đồng)
2021-2024
chuyển tiếp từ Nghị quyết 49/NQ-HĐND ngày 09/12/2022 của HĐND thành phố; Diện tích thu hồi tăng 3,02 ha so với Nghị Quyết số 49/NQ-HĐND ngày 08 tháng 12 năm 2021 (do thu hồi diện tích đất mương lộ đã lấp, đất bằng chưa sử dụng)
4
Tiểu dự án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cầu Ô Môn (đoạn qua địa bàn thành phố Cần Thơ) thuộc dự án Nâng cao tĩnh không các cầu đường bộ cắt qua đường thủy nội địa quốc gia - giai đoạn 1 (Khu vực phía Nam)
UBND quận Ô Môn
Phường Thới Hòa, Phường Châu Văn Liêm
0,53
0,53
Quyết định số 1641/QĐ-BGTVT ngày 14/12/2022 của Bộ Giao thông vận tải về việc phê duyệt dự án đầu tư; Quyết định số 288/QĐ-UBND ngày 09/02/2023 của UBND thành phố về việc giao nhiệm vụ chủ đầu tư Tiểu dự án, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; Công văn số 779/ĐT-KHTH ngày 03/11/2023 của Ban Quản lý các dự án Đường thủy về việc bố trí nguồn vốn (bố trí vốn 67,12 tỷ đồng)
2023-2025
Chuyển tiếp từ Nghị quyết số 26/NQ- HĐND ngày 11/7/2023 của HĐND TP
5
Kè chống sạt lở sông Ô Môn (đoạn từ vàm Ba Rích đến rạch Tầm Vu phường Thới Hòa, Thới An, quận Ô Môn (phía bờ trái sông Ô Môn hướng từ cầu Ô Môn trở ra sông Hậu)
Chi cục Thủy Lợi thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Phường Thới Hòa, Phường Thới An
2,20
2,20
Quyết định số 1162/QĐ-TTg ngày 08/10/2023 của Thủ tướng Chính phủ về bổ sung từ nguồn dự phòng ngân sách trung ương năm 2023 cho các tỉnh vùng đông bằng sông Cửu Long thực hiện dự án phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển (bố trí vốn 250 tỷ đồng)
2024-2025
Đăng ký mới
V
Quận Thốt Nốt: 01 dự án
0,20
0,20
1
Bờ kè chống sạt lở kênh Thốt Nốt (đoạn cầu Trà Bay - Công an phường Trung Nhứt)
Ban Quản lý dự án và Phát triển quỹ đất
Phường Trung Nhứt
0,20
0,20
Quyết định số 3179/QĐ-UBND ngày 04/11/2022 của Ủy ban nhân dân quận Thốt Nốt về việc chủ trương đầu tư Công trình: Bờ kè chống sạt lở Kênh Thốt Nốt (đoạn cầu Trà Bay - Công an phường Trung Nhứt); Quyết định số 1621/QĐ-UBND ngày 18/8/2023 của UBND quận Thốt Nốt về việc phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật đầu tư xây dựng công trình Bờ kè chống sạt lở kênh Thốt Nốt (đoạn cầu Trà Bay - Công an phường Trung Nhứt); Công văn số 2817/UBND-TH ngày 19/10/2023 v/v cam kết bố trí vốn thực hiện công trình đăng ký thu hồi đất năm 2024
2023-2024
Đăng ký mới
VI
Huyện Phong Điền: 04 dự án
9,97
1,50
6,80
3,17
0,50
1
Kè chống sạt lở khu vực chợ Mỹ Khánh
Chi cục Thủy Lợi thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Xã Mỹ Khánh
1,70
0,59
1,11
Quyết định số 2051/QĐ-UBND ngày 28/9/2020 của UBND TPCT v/v phê duyệt dự án; Quyết định số 2005/QĐ-UBND ngày 09/9/2021 của UBND TP v/v giao chi tiết kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn vốn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021-2025; Công văn số 436/CCTL ngày 20/10/2023 của Chi cục Thủy lợi v/v đăng ký danh mục các dự án cần thu hồi đất năm 2024 (bố trí vốn 10 tỷ đồng)
2021-2024
Chuyển tiếp từ Nghị quyết 49/NQ-UBND ngày 09/12/2022 của HĐND TP
2
Đường Tỉnh 918, thành phố Cần Thơ (Xây dựng và nâng cấp giai đoạn 1 từ điểm giao giữa đường Tỉnh 918 với đường Tỉnh 923 đến cầu Lộ Bức)
Ban Quản lý dự án Đầu tư Xây dựng thành phố Cần Thơ
Xã Tân Thới, xã Giai Xuân
5,50
1,50
4,50
1,00
0,50
Quyết định số 2184/QĐ-UBND ngày 09/10/2020 của UBND TPCT v/v phê duyệt dự án; Quyết định số 2005/QĐ-UBND ngày 09/9/2021 của UBND TP v/v giao chi tiết kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn vốn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021-2025 (bố trí vốn 183,24 tỷ
2021-2024
Chuyển tiếp từ Nghị quyết 49/NQ-UBND ngày 09/12/2022 của HĐND TP
3
Cầu Tây Đô, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ
Sở Giao thông vận tải
Thị trấn Phong Điền; xã Nhơn Ái
2,69
1,71
0,98
Quyết định số 1125/QĐ-UBND ngày 26/5/2021 của UBND TP v/v phê duyệt dự án; Quyết định số 2005/QĐ-UBND ngày 09/9/2021 của UBND TP v/v giao chi tiết kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn vốn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021-2025 (bố trí vốn 207,322 tỷ đồng)
2021-2024
Chuyển tiếp tứ Nghị quyết số 72/NQ- HĐND ngày 08/12/2021 của HĐND thành phố và Nghị quyết 49/NQ- UBND ngày 09/12/2022 của HĐND TP
4
Điểm trung chuyển rác xã Trường Long
U8ND huyện Phong Điền
Xã Trường Long
0,08
0,08
Nghị quyết số 16/NQ-HĐND ngày 29/7/2020 của Hội đồng nhân dân huyện Phong Điền V/v chủ trương đầu tư các dự án vốn dầu công giai đoạn 2021- 2025; Nghị quyết số 45/NQ-HĐND ngày 9/9/2021 của Hội đồng nhân dân huyện Phong Điền V/v kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025; Công văn số 2669/UBND-XDCB ngày 27/10/2023 của UBND huyện Phong Điền V/v cam kết bố trí vốn đầu tư công năm 2024 (bố trí vốn 2.5 tỷ đồng)
2021-2024
Đăng ký mới
VII
Huyện Thới Lai: 04 dự án
2,66
2,06
2,66
2,06
1
Tiểu dự án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cầu Thới Lai, cầu Đông Bình, cầu Đông Thuận (đoạn qua địa bàn thành phố Cần Thơ) thuộc Dự án Nâng cao tỉnh không các cầu đường bộ cắt qua tuyến đường thủy nội địa quốc gia - giai đoạn 1 (khu vực phía Nam)
UBND huyện Thới Lai
TT. Thới Lai, xã Đông Thuận, xã Đông Bình
2,40
1,80
2,40
1,80
Quyết định số 1641/QĐ-BGTVT ngày 14/12/2022 của Bộ Giao thông vận tải v/v phê duyệt dự án đầu tư; Quyết định số 287/QĐ-UBND ngày 02/2023 của UBND thành phố về việc giao nhiệm vụ chủ đầu tư Tiểu dự án, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; Công văn số 771/ĐT-KHTH ngày 31/10/2023 của BQL Các Dự án đường thủy v/v bố trí nguồn vốn để thực hiện GPMB (94,27 tỷ đồng)
2023-2025
Đăng ký mới
2
Nhà văn hóa ấp Thanh Di, xã Trường Xuân
UBND huyện Thới Lai
Xã Trường Xuân
0,03
0,03
0,03
0,03
Quyết định số 3127/QĐ-UBND ngày 18/10/2022 của UBND huyện Thới Lai v/v chủ trương đầu tư dự án; Công văn số 2835/UBND-BQLDA&PTQĐ ngày 01/11/2023 của UBND huyện Thới Lai v/v cam kết bố trí vốn (bố trí vốn 0,5 tỷ đồng)
2021-2025
Đăng ký mới
3
Nhà văn hóa ấp Thanh Nhung, xã Trường Xuân
UBND huyện Thới Lai
Xã Trường Xuân
0,03
0,03
0,03
0,03
Quyết định số 3126/QĐ-UBND ngày 18/10/2022 của UBND huyện Thới Lai v/v chủ trương đầu tư dự án; Công văn số 2835/UBND-BQLDA&PTQĐ ngày 01/11/2023 của UBND huyện Thới Lai v/v cam kết bố trí vốn (bố trí vốn 0,5 tỷ đồng)
2021-2025
Đăng ký mới
4
Trường Tiểu học thị trấn Thới Lai 2
UBND huyện Thới Lai
Thị trấn Thới Lai
0,20
0,20
0,20
0,20
- Quyết định số 2052/QĐ-UBND ngày 03/8/2020 của UBND huyện Thới Lai v/v chủ trương đầu tư dự án; Công văn số 2835/UBND-BQLDA&PTQĐ ngày 01/11/2023 của UBND huyện Thới Lai v/v cam kết bố trí vốn (bố trí vốn 1,5 tỷ đồng)
2021-2025
Đăng ký mới
VII
Huyện Cờ Đỏ: 01 dự án
1,87
1,00
1,87
1,00
1
Cầu Kênh Ngang (trên Đường Tỉnh 922)
Ban QLDA đầu tư xây dựng TPCT
Thị trấn Cờ Đỏ
1,87
1,00
1,87
1,00
- Quyết định số 1351/QĐ-UBND ngày 28/6/2021 của UBND thành phố về việc phê duyệt dự án cầu Kênh Ngang (trên đường Tỉnh 922),
- Quyết định số 2005/QĐ-UBND ngày 09/9/2021 của UBND thành phố về việc giao chi tiết kế hoạch vốn đầu tư công ngân sách nhà nước 2021 - 2025 thành phố Cần Thơ (vốn trung hạn 2021 - 2025: 137,161 tỷ đồng).
- Quyết định số 1269/QĐ-UBND ngày 26/5/2023 của UBND thành phố (vốn 2023: 9,0 tỷ đồng)
2021-2024
Chuyển tiếp theo Nghị quyết số 72/NQ- HĐND ngày 08/12/2021 của HĐND TPCT
IX
Huyện Vĩnh Thạnh: 07 dự án
27,15
23,83
15,00
12,15
10,63
1
Nâng cấp, mở rộng đường kênh C1 (phía C giáp B) thị trấn Thạnh An - xã Thạnh Lợi
UBND huyện Vĩnh Thạnh
TT.Thạnh An, xã Thạnh Thắng, xã Thạnh Lợi
0,24
0,10
0,24
0,10
Nghị quyết số 35/NQ-HĐND ngày 18 tháng 12 năm 2020 của Hội đồng nhân dân huyện Vĩnh Thạnh về việc điều chỉnh, bổ sung chủ trương đầu tư các dự án đầu tư công năm 2021; Công văn số 3025/UBND TCKH ngày 06/11/2023 của UBND huyện Vĩnh Thạnh về việc cam kết bố trí kế hoạch vốn đầu tư công năm 2024 (Cam kết bố trí vốn 18 tỷ đồng)
2023-2024
Chuyển tiếp từ NQ 72/NQ-HĐND ngày 8/12/2021; và Nghị quyết 49/NQ-UBND ngày 09/12/2022 của HĐND TP
2
Dự án Khu tái định cư phục vụ Khu công nghiệp huyện Vĩnh Thạnh (giai đoạn 1)
UBND huyện Vĩnh Thạnh
Xã Vĩnh Trinh
23,00
21,20
15,00
8,00
8,00
Quyết định số 2139/QĐ-UBND ngày điều chỉnh, giao chi tiết kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 nguồn ngân sách địa phương; Nghị quyết số 10/NQ-HĐND ngày 14/7/2022 của HĐND huyện Vĩnh Thạnh về việc phê duyệt chủ trương đầu tư dự án Khu tái định cư phục vụ Khu công nghiệp huyện Vĩnh Thạnh (giai đoạn 1); Nghị quyết số 07/NQ-HĐND ngày 14/4/2023 của HĐND huyện Vĩnh Thạnh vè việc điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án Khu tái định cư phục vụ Khu công nghiệp huyện Vĩnh Thạnh (giai đoạn 1).
Công văn số 3025/UBND-TCKH ngày 06/11/2023 của UBND huyện Vĩnh Thạnh Về việc cam kết bố trí kế hoạch vốn đầu tư công năm 2024 (Cam kết bố trí vốn 256,6 tỷ đồng)
2022-2025
Chuyển tiếp từ Nghị quyết số 26/NQ- HĐND ngày 11/7/2023 của HĐND TP
3
Đầu tư nâng cấp tuyến Cao Lãnh - Lộ Tẻ trên địa phận tỉnh Đồng Tháp và thành phố Cần Thơ để tổ chức lại giao thông.
UBND huyện Vĩnh Thạnh
Xã Vĩnh Trinh
2,65
1,55
2,65
1,55
… tháng 01 năm 2022 của Bộ Giao thông vận tải về việc phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án đầu tư nâng cấp tuyến Cao Lãnh - Lộ Tẻ trên địa phận tỉnh Đồng Tháp và thành phố Cần Thơ để tổ chức lại giao thông, Quyết định số 1232/QĐ-BGTVT ngày 26 tháng 9 năm 2022 của Bộ Giao thông vận tải về việc phê duyệt Dự án đầu tư nâng cấp tuyến Cao Lãnh - Lộ Tẻ trên địa phận tỉnh Đồng Tháp và thành phố Cần Thơ để tổ chức lại giao thông.
Quyết định số 233/QĐ-UBND ngày 31/01/2023 của UBND thành phố về việc giao nhiệm vụ chủ đầu tư Tiểu dự án, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; Công văn số 3828/PMUMT-ĐHDAA4 ngày 08/11/2023 của BQLDA Mỹ Thuận v/v bố trí vốn giải phóng mặt bằng
2023-2024
Chuyển tiếp từ Nghị quyết số 26/NQ- HĐND ngày 11/7/2023 của HĐND TPCT
4
Trung tâm văn hóa xã Vĩnh Trinh
UBND huyện Vĩnh Thạnh
Xã Vĩnh Trinh
0,36
0,20
0,36
0,20
Quyết định số 8160/QĐ-UBND ngày 03 tháng 12 năm 2021 của Ủy ban nhân dân huyện Vĩnh Thạnh về chủ trương đầu tư dự án: Trung tâm văn hóa xã Vĩnh Trinh; Công văn số 2764/UBND-TCKH ngày 05 tháng 10 năm 2023 của Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Thạnh về việc cam kết bố trí kế hoạch vốn đầu tư công năm 2024 cho 04 dự án Trung tâm văn hóa xã Thạnh Tiến, Thạnh Mỹ, Vĩnh Trinh, Thạnh Quới (dự kiến bố trí vốn 4,9 tỷ đồng)
2023-2025
Đăng ký mới
5
Trung tâm văn hóa xã Thạnh Quới
UBND huyện Vĩnh Thạnh
Xã Thạnh Quới
0,32
0,20
0,32
0,20
Quyết định số 8161/QĐ-UBND ngày 03 tháng 12 năm 2021 của Ủy ban nhân dân huyện Vĩnh Thạnh về chủ trương đầu tư dự án Trung tâm văn hóa xã Thạnh Quới; Công văn số 2764/UBND-TCKH ngày 05 tháng 10 năm 2023 của chủ tịch UBND huyện Vĩnh Thạnh về việc cam kết bố trí kế hoạch vốn đầu tư công năm 2024 cho 04 dự án Trung tâm văn hóa xã Thạnh Tiến, Thạnh Mỹ, Vĩnh Trinh, Thạnh Quới (dự kiến bố trí vốn 4,9 tỷ đồng)
2023-2025
Đăng ký mới
6
Trung tâm văn hóa xã Thạnh Tiến
UBND huyện Vĩnh Thạnh
Xã Thạnh Tiến
0,28
0,28
0,28
0,28
Quyết định số 8158/QĐ-UBND ngày 03 tháng 12 năm 2021 của Ủy ban nhân dân huyện Vĩnh Thạnh về chủ trương đầu tư dự án: Trung tâm văn hóa xã Thạnh Tiến; Công văn số 2764/UBND-TCKH ngày 05 tháng 10 năm 2023 của Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Thạnh về việc cam kết bố trí kế hoạch vốn đầu tư công năm 2024 cho 04 dự án Trung tâm văn hóa xã Thạnh Tiến, Thạnh Mỹ, Vĩnh Trinh, Thạnh Quới (dự kiến bố trí vốn 4,9 tỷ đồng)
2023-2025
Đăng ký mới
7
Trung tâm văn hóa xã Thạnh Mỹ
UBND huyện Vĩnh Thạnh
Xã Thạnh Quới
0,30
0,30
0,30
0,30
Quyết định số 8159/QĐ-UBND ngày 03 tháng 12 năm 2021 của Ủy ban nhân dân huyện Vĩnh Thạnh về chủ trương đầu tư dự án: Trung tâm văn hóa xã Thạnh Mỹ; Công văn số 2764/UBND-TCKH ngày 05 tháng 10 năm 2023 của Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Thạnh về việc cam kết bố trí kế hoạch vốn đầu tư công năm 2024 cho 04 dự án Trung tâm văn hóa xã Thạnh Tiến, Thạnh Mỹ, Vĩnh Trinh, Thạnh Quới (dự kiến bố trí vốn 4,9 tỷ đồng)
2023-2025
Đăng ký mới
X
Dự án thuộc địa bàn các quận, huyện: 06 dự án sử dụng vốn ngân sách
234,62
126,18
106,23
128,82
66,11
1
Xây dựng và nâng cấp mở rộng đường Tỉnh 917
Ban Quản lý dự án ĐTXD TPCT
Quận Bình Thủy, quận Ô Môn, huyện Phong Điền
29,03
4,12
14,15
15,38
1,61
Quyết định số 3611/QĐ-UBND ngày 01 tháng 12 năm 2021 của UBND TP v/v phê duyệt dự án;
Quyết định số 2005/QĐ-UBND ngày 09 tháng 9 năm 2021 của UBND TP v/v giao chi tiết Kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn vốn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021-2025 (bố trí vốn 994,415 tỷ đồng)
2021-2024
chuyển tiếp từ Nghị Quyết số 72/NQ- HĐND ngày 08/12/2021 của HĐND thành phố; Q.Bình Thủy: thu hồi đất 2,27ha; Q. Ô Môn thu hồi đất 2,01 ha; H Phong Điền: thu hồi đất 11,10ha.
2
Đường tỉnh 918 (Giai đoạn 2)
Ban Quản lý dự án ĐTXDTPCT
Quận Bình Thủy, Huyện Phong Điền
17,54
8,91
9,89
7,58
5,41
Quyết định số 3664/QĐ-UBND ngày 03/12/2021 của UBND TP v/v phê duyệt dự án,
Quyết định số 2005/QĐ-UBND ngày 09/9/2021 của UBND TP v/v giao chi tiết Kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn vốn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021 -2025 (bố trí vốn 699,125 tỷ đồng).
2021-2024
Chuyển tiếp từ Nghị Quyết số 72/NQ- HĐND ngày 08/12/2021 của HĐND thành phố Q.Bình Thủy: thu hồi đất 5,99ha; H.Phong Điền: thu hồi đất 1,59ha
3
Dự án xây dựng và nâng cấp mở rộng Đường tỉnh 923
Sở Giao thông vận tải
Q.Ô Môn (P.Trường Lạc, P.Phước Thới), H.Phong Điền (thị trấn Phong Điền, xã Tân Thới)
22,02
2,83
8,82
13,20
1,64
Quyết định số 1466/QĐ-UBND ngày 09/7/2021 của UBND thành phố về việc phê duyệt dự án;
Quyết định số 2005/QĐ-UBND ngày 09/9/2021 của UBND TP v/v giao chi tiết Kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn vốn ngán sách nhà nước giai đoạn 2021 -2025 (bố trí vốn 49,783 tỷ đồng)
2021-2024
Chuyển tiếp từ Nghị Quyết số 72/NQ- HĐND ngày 08/12/2021 của HĐND thành phố Cần Thơ Quận Ô Môn: thu hồi đất 4,92ha; Huyện Phong Điền: thu hồi đất 8,28ha
4
Đường Vành đai phía Tây thành phố Cần Thơ (nối Quốc lộ 91 với Quốc lộ 61C)
Sở Giao thông vận tải
Q.Ninh Kiều, Q.Bình Thủy, Q.Ô Môn, huyện Phong Điền
162,26
107,45
73,37
88,89
54,58
Quyết định số 3543/QĐ-UBND ngày 26/11/2021 của UBND TP v/v phê duyệt dự án; Quyết định số 2005/QĐ-UBND ngày 09/9/2021 của UBND TP v/v giao chi tiết Kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn vốn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021-2025 (bố trí vốn 1.392 tỷ đồng)
2021-2026
Chuyển tiếp từ Nghị HĐND ngày 08/7/2022 của HĐND thành phố Q.Ninh Kiều: Thu hồi đất 11,78ha; Q.Bình Thủy. Thu hồi đất 19,92ha; Q. Ổ Môn: thu hồi đất 32,42ha; H.Phong Điền: thu hồi đất
5
Công trình Trạm biến áp 110kV Cờ Đỏ và đấu nối trạm 110kV Cờ Đỏ
Tổng Công ty Điện lực miền Nam
Quận Thốt Nốt và Huyện Cờ Đỏ
1,70
0,80
1,70
0,80
Quyết định số 747/QĐ-BCT ngày 03/03/2018 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực TPCT giai đoạn 2016-2025, có xét đến năm 2035, Công văn số 9295/EVNSPC-KH ngày 01/11/2023 của Tổng Công ty Điện lực miền Nam về việc đảm bảo đủ nguồn vốn thu hồi đất để xây dựng công trình; Công văn số 3416/PCCT-QLDA ngày 8/11/2023 của Công ty Điện lực Thành phố Cần Thơ v/v hiệu chỉnh kế hoạch sử dụng đất năm 2024,
2024-2027
Đăng ký mới Quận Thốt Nốt: thu hồi đất 0,17 ha Huyện Cờ Đỏ: thu hồi đất 1,53 ha
6
Công trình Đường dây 110kV trạm 220kV Thốt Nốt - Trạm 110kV Thới Lai
Tổng Công ty Điện lực miền Nam
Quận Thốt Nốt, Quận Ô Môn và Huyện Thới Lai
2,07
2,07
2,07
2,07
Quyết định số 747/QĐ-BCT ngày 01 tháng 03 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực TPCT giai đoạn 2016-2025, có xét đến năm 2035; Công văn số 9295/EVNSPC-KH ngày 01 tháng 11 năm 2023 của Tổng Công ty Điện lực miền Nam về việc đảm bảo đủ nguồn vốn thu hồi đất để xây dựng công trình; Công văn số 3416/PCCT-QLDA ngày 8 tháng 11 năm 2023 của Công ty Điện lực Thành phố Cần Thơ v/v hiệu chỉnh kế hoạch sử dụng đất năm 2024
2024-2027
Đăng ký mới Quận Thốt Nốt: thu hồi đất 0,98 ha; Quận Ô Môn: thu hồi đất 0,55 ha; Huyện Thới Lai; thu hồi đất 0,54ha
Tổng: 42 dự án (41 dự án vốn Ngân sách và 01 dự án vốn ngoài ngân sách)
296,24
155,58
132,89
161,27
80,95
PHỤ LỤC II
DANH MỤC CÁC DỰ ÁN CHUYỂN MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT TRỒNG LÚA DƯỚI 10 HA
(Kèm theo Nghị quyết số 56/NQ-HĐND ngày 08 tháng 12 năm 2023 của Hội đồng nhân dân thành phố)
STT
Tên công trình, dự án
Vị trí khu đất
Chủ đầu tư
Tổng diện tích (ha)
Trong đó, Diện tích đất lúa xin chuyển mục đích sử dụng (ha)
Ghi chú
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
(6)
(7)
I
Quận Ô Môn
0,48
1
Dự án Khu nhà ở Bình Hòa A
phường Phước Thới
Công ty TNHH Dịch vụ Thương mại Nam Hà Nội
9,69
0,48
Quyết định số 1386/QĐ-UBND ngày 26/4/2022 của Ủy ban nhân dân thành phố V/v chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư; Công văn số 3008/UBND-KT ngày 02/8/2022 của Ủy ban nhân dân thành phố V/v Công ty TNHH Dịch vụ Thương mại Nam Hà Nội chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực hiện dự án.
II
Huyện Phong Điền
2,13
1
Dự án Khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng thuộc xã Nhơn Nghĩa, huyện Phong Điền
xã Nhơn Nghĩa
Công ty Cổ phần Thương mại Đầu tư Dầu khí Nam Sông Hậu
5,99
2,13
Quyết định số 1810/QĐ-UBND ngày 19/7/2018 của UBND thành phố V/v chấp thuận chủ trương đầu tư; Quyết định số 1194/QĐ-UBND ngày 17/5/2023 của UBND thành phố V/v chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư
Tổng: 02 dự án
2,61 | {
"issuing_agency": "Thành phố Cần Thơ",
"promulgation_date": "08/12/2023",
"sign_number": "56/NQ-HĐND",
"signer": "Phạm Văn Hiểu",
"type": "Nghị quyết"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-chinh-nha-nuoc/Quyet-dinh-20-2017-QD-UBND-quy-dinh-nhiem-vu-chi-bao-ve-moi-truong-Binh-Duong-360603.aspx | Quyết định 20/2017/QĐ-UBND quy định nhiệm vụ chi bảo vệ môi trường Bình Dương | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH DƯƠNG
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 20/2017/QĐ-UBND
Bình Dương, ngày 21 tháng 8 năm 2017
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC QUY ĐỊNH NHIỆM VỤ CHI BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG
Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật bảo vệ môi trường ngày 23 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Luật ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá
tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường;
Căn cứ Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường;
Căn cứ Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ quy định về quản lý chất thải và phế liệu;
Căn cứ Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật ngân sách nhà nước;
Căn cứ Thông tư số 02/2017/TT-BTC ngày 06 tháng 01 năm 2017 của Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường;
Căn cứ Nghị quyết số 02/2017/NQ-HĐND ngày 20 tháng 7 năm 2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Quy định nhiệm vụ chi bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Bình Dương;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 594/TTr-STNMT ngày 21 tháng 8 năm 2017.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Quy định này hướng dẫn quản lý kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường thực hiện các nhiệm vụ chi bảo vệ môi trường (bao gồm các dự án, đề án, chương trình bảo vệ môi trường nếu có) trên địa bàn tỉnh Bình Dương do ngân sách nhà nước bảo đảm.
2. Các nhiệm vụ chi bảo vệ môi trường thuộc các nguồn kinh phí khác (như chi từ nguồn sự nghiệp khoa học, vốn đầu tư phát triển và các nguồn vốn khác) không thuộc phạm vi điều chỉnh của Quyết định này.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1 Các Sở, ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc và các Hội đoàn thể (cấp tỉnh); Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (cấp huyện); Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn (cấp xã).
2 Các cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan đến việc sử dụng kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường.
Điều 3. Nguyên tắc áp dụng
1. Ngân sách tỉnh bảo đảm kinh phí chi nhiệm vụ bảo vệ môi trường do các cơ quan, đơn vị thực hiện theo phân cấp.
2. Các dự án đề án về bảo vệ môi trường phải được cấp có thẩm quyền chấp thuận mới đủ điều kiện để bố trí kinh phí và triển khai thực hiện.
3 Các cơ quan, đơn vị, cá nhân sử dụng kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường phải theo đúng nội dung đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; quản lý, sử dụng kinh phí đúng chế độ, tiết kiệm và có hiệu quả; chịu sự kiểm tra, kiểm soát của cơ quan chức năng có thẩm quyền; thực hiện thanh quyết toán, chế độ công khai ngân sách theo quy định hiện hành.
Điều 4. Nhiệm vụ chi bảo vệ môi trường của ngân sách cấp tỉnh
Thực hiện theo quy định tại Mục I Quy định nhiệm vụ chi bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Bình Dương ban hành kèm theo Nghị quyết số 02/2017/NQ-HĐND ngày 20 tháng 7 năm 2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh.
Điều 5. Nhiệm vụ chi bảo vệ môi trường của ngân sách cấp huyện
Thực hiện theo quy định tại Mục II Quy định nhiệm vụ chi bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Bình Dương ban hành kèm theo Nghị quyết số 02/2017/NQ-HĐND ngày 20 tháng 7 năm 2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh.
Điều 6. Nhiệm vụ chi bảo vệ môi trường của ngân sách cấp xã
Thực hiện theo quy định tại Mục III Quy định nhiệm vụ chi bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Bình Dương ban hành kèm theo Nghị quyết số 02/2017/NQ-HĐND ngày 20 tháng 7 năm 2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh.
Điều 7. Mức chi, lập, chấp hành dự toán và quyết toán kinh phí sự nghiệp môi trường
1. Giao Sở Tài chính căn cứ định mức chế độ chi tiêu tài chính hiện hành do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định, hướng dẫn mức chi thực hiện các nhiệm vụ, dự án bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh.
2. Lập dự toán và chấp hành quyết toán kinh phí chi nhiệm vụ bảo vệ môi trường:
Việc lập, phân bổ dự toán, chấp hành và quyết toán kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường thực hiện theo quy định của Luật ngân sách nhà nước, văn bản hướng dẫn hiện hành và Thông tư số 02/2017/TT-BTC ngày 06 tháng 01 năm 2017của Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường.
a) Hàng năm, Phòng Tài nguyên và Môi trường các huyện, thị xã, thành phố tổng hợp dự toán chi sự nghiệp môi trường của các cơ quan, đơn vị gửi về Phòng Kế hoạch Tài chính xem xét, tổng hợp chung vào dự toán chi ngân sách cấp huyện, thị xã, thành phố; đồng thời trình Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố xem xét, gửi về Sở Tài nguyên và Môi trường.
b) Các Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố lập dự toán chi sự nghiệp môi trường gửi Sở Tài nguyên và Môi trường trước ngày 15 tháng 5, đồng thời tổng hợp vào dự toán năm sau để gửi Sở Tài chính theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
c) Sở Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm tổng hợp dự toán chi sự nghiệp môi trường của các Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố gửi Sở Tài chính xem xét, tổng hợp chung vào dự toán chi ngân sách để báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh xem xét, quyết định.
d) Sở Tài chính chủ động đề xuất phân bổ số kiểm tra chi sự nghiệp bảo vệ môi trường để trình Ủy ban nhân dân tỉnh thông báo cho từng cơ quan, đơn vị.
đ) Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp Sở Tài chính căn cứ chỉ tiêu hướng dẫn chi sự nghiệp môi trường của Bộ Tài chính báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh xác định tổng mức chi sự nghiệp bảo vệ môi trường của ngân sách tỉnh và phân bổ cụ thể cho ngân sách cấp huyện.
3. Về hạch toán kế toán: Kinh phí chi sự nghiệp môi trường theo quy định này được phản ánh và quyết toán vào loại chi hoạt động bảo vệ môi trường với các Khoản tương ứng, theo Chương tương ứng của các ngành, địa phương và chi tiết theo Mục lục ngân sách Nhà nước.
Điều 8. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 9 năm 2017 và thay thế Quyết định số 47/2012/QĐ-UBND ngày 18 tháng 10 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ban hành quy định nhiệm vụ chi bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
Điều 9. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các sở, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ: TNMT, Tư pháp;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL;
- TT.TU, TT.HĐND, Đoàn ĐBQH tỉnh;
- CT, PCT UBND tỉnh;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Các sở, ban ngành;
- Như Điều 9;
- Đài PTTH Bình Dương, Báo Bình Dương;
- TT. Công báo, Website tỉnh;
- LĐVP, CV, TH;
- Lưu: VT.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH THƯỜNG TRỰC
Mai Hùng Dũng | {
"issuing_agency": "Tỉnh Bình Dương",
"promulgation_date": "21/08/2017",
"sign_number": "20/2017/QĐ-UBND",
"signer": "Mai Hùng Dũng",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Quyet-dinh-145-QD-UBND-Chuong-trinh-cong-tac-2014-Quang-Nam-229416.aspx | Quyết định 145/QĐ-UBND Chương trình công tác 2014 Quảng Nam | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NAM
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 145/QĐ-UBND
Quảng Nam, ngày 10 tháng 01 năm 2014
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH CÔNG TÁC NĂM 2014
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 02/01/ 2014 của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2014;
Căn cứ Nghị quyết số 14/NQ-TU ngày 02/12/2013 của Tỉnh ủy, Nghị quyết số 91/2013/NQ-HĐND ngày 12/12/2013 của Hội đồng nhân dân tỉnh về nhiệm vụ năm 2014;
Xét đề nghị của Chánh Văn phòng UBND tỉnh.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Chương trình công tác năm 2014.
Điều 2. Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao và nội dung Chương trình công tác này để xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể, nhằm triển khai thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2014.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Lê Phước Thanh
CHƯƠNG TRÌNH CÔNG TÁC NĂM 2014
(Ban hành kèm theo Quyết định số 145/QĐ-UBND ngày 10 tháng 01 năm 2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh)
Nhiệm vụ trọng tâm năm 2014 là: Nâng cao chất lượng tăng trưởng, phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn năm 2013; đẩy mạnh thực hiện ba đột phá gắn với nâng cao chất lượng, hiệu quả trên cơ sở bảo đảm an sinh xã hội, xóa nghèo nhanh và bền vững, cải thiện đời sống nhân dân; sử dụng hợp lý và có hiệu quả tài nguyên, bảo vệ môi trường và chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu; đẩy mạnh cải cách hành chính và phòng, chống tham nhũng, lãng phí; cải thiện môi trường kinh doanh; giữ vững ổn định chính trị, tăng cường củng cố quốc phòng, bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội; nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế theo Nghị quyết 01/NQ-CP ngày 02/01/2014 của Chính phủ, Nghị quyết số 14/NQ-TU ngày 02/12/2013 của Tỉnh ủy, Nghị quyết số 91/2013/NQ-HĐND ngày 12/12/2013 của HĐND tỉnh về nhiệm vụ năm 2014.
Phấn đấu đạt các chỉ tiêu chủ yếu năm 2014 đã đề ra: tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) tăng 11,5% so với thực hiện năm 2013; tổng kim ngạch xuất khẩu tăng 22%; thu nội địa tăng 11,6%; tổng vốn đầu tư toàn xã hội chiếm khoảng 31,5% GRDP; tạo việc làm mới 41.000 lao động; tỷ lệ lao động qua đào tạo 51%; tỷ lệ lao động nông nghiệp 52%; giảm tỷ lệ hộ nghèo (2,5-3%) còn dưới 13%; giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng còn dưới 15%; tỷ lệ che phủ rừng: 49,5%; tỷ lệ dân số nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh 85%. Tỷ lệ dân số đô thị được sử dụng nước sạch: 67%; tỷ lệ cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng được xử lý (theo Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg): 80%; xử lý 50% nước thải tập trung tại các khu công nghiệp đang hoạt động; tỷ lệ chất thải rắn đô thị được thu gom 84,5%; hoàn thành 100% chỉ tiêu gọi công dân nhập ngũ.
Để triển khai thực hiện tốt các mục tiêu và chỉ tiêu chủ yếu nêu trên, Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan thuộc tỉnh tập trung thực hiện các nhiệm vụ và những giải pháp chủ yếu sau:
I. TIẾP TỤC THỰC HIỆN TỐT CÁC GIẢI PHÁP KIỀM CHẾ LẠM PHÁT, ỔN ĐỊNH TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
1. Quản lý, điều hành công tác tài chính, tiền tệ chặt chẽ và hiệu quả
a) Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố triển khai thực hiện tốt công tác quản lý, sử dụng ngân sách, thực hiện chế độ công khai, minh bạch tài chính đúng theo quy định của Luật ngân sách; chủ trương, biện pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2014 của UBND tỉnh. Thực hiện nghiêm việc tăng cường thực hành tiết kiệm, chống lãng phí theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
- Tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài chính. Không ban hành (tham mưu ban hành), điều chỉnh các văn bản (cơ chế, chính sách) làm giảm thu và tăng chi, ảnh hưởng đến cân đối ngân sách của địa phương.
- Triệt để tiết kiệm chi, cắt giảm tối đa kinh phí tổ chức: hội nghị, hội thảo, chi công tác nước ngoài, chi cho lễ hội, lễ kỷ niệm, khởi công, khánh thành, tổng kết và các khoản chi chưa cần thiết khác.
b) Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, địa phương:
- Tập trung thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp về quản lý ngân sách nhà nước, bảo đảm thực hiện các nhiệm vụ thu, chi theo dự toán đã được phê duyệt, đúng chế độ quy định; thực hiện nghiêm, có hiệu quả các biện pháp chống thất thoát, lãng phí, tham nhũng trong chi tiêu ngân sách ở các ngành, địa phương, đơn vị.
- Không mua xe công (trừ xe chuyên dùng theo quy định của pháp luật); quản lý chặt chẽ để hạn chế tối đa chi chuyển nguồn.
- Tiếp tục tham mưu UBND tỉnh thực hiện việc phân cấp quản lý tài chính - ngân sách cho các địa phương, đơn vị. Tăng cường công tác quản lý tài chính đầu tư, đôn đốc và thực hiện các chế tài nhằm tăng cường trách nhiệm của chủ đầu tư trong việc thực hiện dự án, giải ngân, thanh, quyết toán. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra về quản lý sử dụng ngân sách, mua sắm và sử dụng tài sản công đi vào nề nếp, đúng quy định.
- Thực hiện tốt nhiệm vụ báo cáo quyết toán ngân sách năm 2013; báo cáo tình hình thực hiện thu chi ngân sách năm 2014, phương án phân bổ dự toán ngân sách năm 2014 đảm bảo theo đúng quy định.
c) Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành và địa phương Triển khai thực hiện nghiêm Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 28/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ và chỉ đạo của UBND tỉnh tại văn bản số 4192/UBND-KTTH ngày 28/10/2013 về tăng cường quản lý và xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản.
Tiếp tục rà soát các dự án đầu tư, cắt giảm các chi phí, hạng mục chưa thật cần thiết trên nguyên tắc vẫn bảo đảm mục tiêu chủ yếu của dự án; sắp xếp thứ tự ưu tiên thực hiện các dự án và xem xét, tham mưu UBND tỉnh quyết định dừng những dự án chưa thực sự cấp bách, hiệu quả kém, tập trung vốn cho những dự án cấp bách, hiệu quả cao hơn phù hợp với khả năng ngân sách của tỉnh.
d) Cục Thuế tỉnh triển khai thực hiện quyết liệt các biện pháp chống thất thu ngân sách; thu hồi và giảm nợ đọng thuế; giải quyết các vướng mắc về thuế và thủ tục hành chính cho người nộp thuế; thực hiện chính sách miễn, giảm, giãn thuế theo đúng quy định để hỗ trợ cho doanh nghiệp; tăng cường thanh tra, kiểm tra, chấn chỉnh và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về thu ngân sách, phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu thu thuế theo Nghị quyết Hội đồng nhân dân tỉnh đã đề ra.
đ) Cục Hải quan tỉnh tiếp tục đẩy mạnh đơn giản hóa thủ tục về xuất nhập khẩu, rút ngắn thời gian thông quan và các hoạt động liên quan đến việc thu thuế xuất nhập khẩu, giảm đến mức thấp nhất thời gian và chi phí cho doanh nghiệp. Tổ chức thực hiện thu thuế xuất - nhập khẩu phấn đấu vượt dự toán được giao.
đ) Sở Giáo dục và Đào tạo, các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh thực hiện nghiêm túc Quyết định 2981/QĐ-UBND ngày 19/7/2012 của UBND tỉnh Quy định thu, nộp, quản lý và sử dụng học phí theo Nghị quyết số 41/2012/NQ- HĐND ngày 12/7/2012 của Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Nam; chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập theo Nghị định số 49/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ; xử lý nghiêm các trường hợp lạm thu tại các cơ sở giáo dục.
e) Sở Y tế tăng cường giám sát việc triển khai thực hiện Quyết định 24/2012/QĐ-UBND ngày 22/8/2012 của UBND tỉnh về quy định giá một số dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh trong các cơ sở y tế công lập trên địa bàn tỉnh. Quản lý giá dịch vụ khám, chữa bệnh, giá thuốc chữa bệnh, giá sữa không để ảnh hưởng đến người tiêu dùng.
g) Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Quảng Nam, các tổ chức ngân hàng thương mại trên địa bàn thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, linh hoạt, hiệu quả; thực hiện các giải pháp mở rộng tín dụng gắn với kiểm soát, nâng cao chất lượng tín dụng; xử lý nợ xấu; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra và công khai, minh bạch hoạt động của các tổ chức tín dụng theo chỉ đạo của Chính phủ và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
2. Đẩy mạnh phát triển thương mại, tăng cường kiểm soát thị trường, giá cả
a) Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành và địa phương triển khai thực hiện có hiệu quả phương án bình ổn các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2012-2015; theo dõi diễn biến của thị trường, kịp thời dự báo và có phương án điều tiết kịp thời, đảm bảo cân đối cung cầu hàng hóa, không để xảy ra thiếu hàng, tăng giá bất hợp lý. Tăng cường công tác phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả theo Công điện số 2245/CĐ-TTg ngày 19/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ; chỉ đạo của UBND tỉnh tại công văn số 5125/UBND-KTN, ngày 25/12/2013. Đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường xuất khẩu. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam"; tuyên truyền Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
b) Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Công Thương, các Sở, ngành, địa phương theo chức năng nhiệm vụ được giao tăng cường quản lý thị trường, giá cả; đôn đốc và kiểm tra việc đăng ký, kê khai, niêm yết giá và bán theo giá niêm yết, kịp thời báo cáo UBND tỉnh diễn biến giá cả thị trường và xử lý những hành vi vi phạm về giá cả.
c) Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chủ trì, phối hợp với Sở Công Thương, các Sở ngành và địa phương rà soát thị trường xuất khẩu nông, lâm, thủy sản; phổ biến cho nhân dân và doanh nghiệp yêu cầu về chất lượng, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; hướng dẫn việc kiểm tra, xác nhận chất lượng hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo chỉ đạo của Chính phủ và các Bộ, ngành liên quan.
d) Sở Giao thông vận tải, Sở Tài nguyên và Môi trường kiểm tra việc thực hiện giá cước vận chuyển, giá tiêu thụ nước sạch trên địa bàn tỉnh đảm bảo theo đúng quy định của UBND tỉnh.
II. TẬP TRUNG THÁO GỠ KHÓ KHĂN, THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT, KINH DOANH
1. Triển khai thực hiện các giải pháp tạo điều kiện cho doanh nghiệp vay vốn, xử lý hiệu quả nợ xấu
a) Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Quảng Nam, các Ngân hàng Thương mại cổ phần trên địa bàn tỉnh triển khai thực hiện các giải pháp tạo thuận lợi trong tiếp cận vốn cho doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất theo chỉ đạo của Chính phủ và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
- Thực hiện việc rà soát, phân loại nợ, đối tượng vay, cơ cấu lại nợ, đẩy nhanh tiến độ xử lý nợ xấu theo Đề án đã được phê duyệt để tạo điều kiện cho doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất tiếp cận tín dụng.
- Thực hiện việc tập trung ưu tiên vốn tín dụng cho nông nghiệp nông thôn, sản xuất hàng xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa; công nghiệp hỗ trợ, ứng dụng công nghệ cao.
b) Quỹ đầu tư phát triển tỉnh, Quỹ phát triển Hợp tác xã tỉnh thực hiện tốt việc hỗ trợ tín dụng đối với các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực, ngành nghề ưu tiên, có thế mạnh tại địa phương. Quỹ đầu tư phát triển tỉnh phối hợp chặt chẽ với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai thực hiện có hiệu quả Quỹ hỗ trợ ngư dân.
c) Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xử lý nợ xấu của các doanh nghiệp nhà nước tỉnh.
2. Triển khai thực hiện hiệu quả các chính sách ưu đãi, khuyến khích phát triển sản xuất kinh doanh
a) Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành và địa phương:
- Tiếp tục thực hiện các giải pháp đẩy mạnh phát triển sản xuất các sản phẩm có thị trường tiêu thụ và giải quyết nhiều lao động tăng giá trị sản phẩm, giá trị hàng hóa xuất khẩu, công nghiệp phục vụ phát triển nông thôn, nâng cao chất lượng đi đôi với giảm giá thành sản phẩm.
- Triển khai thực hiện cơ chế hỗ trợ khuyến khích đầu tư ngành dệt may, da giày, mây tre lá trên địa bàn nông thôn, miền núi của tỉnh; Quy hoạch phát triển ngành thương mại tỉnh đến năm 2020, định hướng đến năm 2025 (điều chỉnh). Xây dựng chiến lược hỗ trợ thông tin thị trường liên kết doanh nghiệp; cơ chế khuyến khích đầu tư phát triển hạ tầng thương mại trên địa bàn tỉnh.
b) Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành và địa phương tiếp tục triển khai thực hiện Chỉ thị 32/CT-TTg ngày 07/9/2012 của Thủ tướng Chính phủ về loại bỏ những rào cản và hoàn thiện cơ chế, chính sách để nâng cao hiệu quả đầu tư; Các giải pháp trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ theo Quyết định số 1231/QĐ-TTg ngày 07/9/2012; Quyết định 1601/QĐ-TTg ngày 29/10/2012 về nâng cao hiệu quả công tác quản lý dòng vốn nước ngoài đầu tư vào Việt Nam. Kiểm soát có hiệu quả đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI;
- Phối hợp với Ban Xúc tiến đầu tư và Hỗ trợ doanh nghiệp, các Sở, ngành và địa phương liên quan hỗ trợ doanh nghiệp đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án, đồng thời tham mưu UBND tỉnh thu hồi các dự án thực hiện không đúng cam kết, nhất là các dự án ven biển Điện Bàn – Hội An.
c) Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành và địa phương triển khai thực hiện có hiệu quả quy định hỗ trợ, khuyến khích đầu tư phát triển nhà ở cho công nhân lao động tại các khu công nghiệp, nhà ở cho người thu nhập thấp tại khu vực đô thị trên địa bàn tỉnh.
d) Cục Thuế tỉnh, Cục Hải quan tỉnh theo chức năng nhiệm vụ được giao triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách ưu đãi trong các lĩnh vực thuế, hải quan theo chỉ đạo của Chính phủ.
đ) Ban Xúc tiến đầu tư và Hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh chủ trì, phối hợp với BQL Khu Kinh tế mở Chu Lai, các Sở, ngành và địa phương liên quan xây dựng chương trình quảng bá, đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư có trọng tâm trọng điểm, đi đôi với việc cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh của các doanh nghiệp; nhất là ưu tiên thu hút đầu tư các dự án công nghiệp có công nghệ tiên tiến, hiện đại, tiết kiệm nguyên, nhiên, vật liệu, thân thiện với môi trường, đóng góp lớn cho ngân sách, sử dụng nhiều lao động và xuất khẩu.
- Phối hợp thực hiện có hiệu quả cơ chế “một cửa liên thông” trong việc giải quyết thủ tục đầu tư trên địa bàn tỉnh.
e) Ban Quản lý Khu Kinh tế mở Chu Lai tiếp tục làm việc với các Bộ, ngành Trung ương tham mưu UBND tỉnh báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về cơ chế đặc thù và xúc tiến các dự án quan trọng, có tính đột phá để phát triển Khu kinh tế mở Chu Lai và vùng Đông như: Dự án sản xuất động cơ Huyndai; khu nghỉ dưỡng Nam Hội An; đầu tư phát triển sân bay Chu Lai; sản xuất thiết bị, linh kiện, phụ tùng và sửa chữa, bảo dưỡng máy bay; sản xuất lắp ráp dòng xe chiến lược Mazda; dự án khí – điện; trường đào tạo nghề chất lượng cao và một số dự án mang tính đột phá khác.
III. ĐẨY MẠNH THỰC HIỆN BA ĐỘT PHÁ CHIẾN LƯỢC GẮN VỚI THỰC HIỆN TÁI CƠ CẤU NỀN KINH TẾ CỦA TỈNH
1. Đẩy mạnh thực hiện ba đột phá chiến lược của tỉnh
a) Về phát triển hạ tầng đồng bộ
- Sở Kế hoạch và Đầu tư khẩn trương tiếp thu ý kiến của các Bộ, ngành Trung ương, tham mưu UBND tỉnh trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh đến năm 2020, tầm nhìn đến 2025.
Kiểm soát chặt chẽ và nâng cao hiệu quả đầu tư công; tham mưu UBND tỉnh huy động và tập trung các nguồn vốn để hoàn thành các công trình trọng điểm như: Cầu Cửa Đại, Tượng đài Mẹ Việt Nam anh hùng, cầu Kỳ phú 1, 2...; các công trình hạ tầng xã hội như kiên cố hóa trường học, bệnh viện ...; thu hút các nguồn vốn để xây dựng Điện Bàn thành thị xã và đô thị Núi Thành.
- Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành và địa phương triển khai thực hiện khớp nối quy hoạch vùng Đông và vùng Tây thành quy hoạch Vùng tỉnh; triển khai thực hiện việc phát triển cảnh quan đô thị theo quy định; rà soát bổ sung các qui hoạch ngành làm cơ sở để thúc đẩy phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ.
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành và địa phương triển khai thực hiện có hiệu quả chương trình xây dựng nông thôn mới; đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật phục vụ nông nghiệp, nông thôn.
- BQL Khu Kinh tế mở Chu Lai, BQL các Khu công nghiệp tỉnh tiếp tục đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng gắn với đẩy mạnh công tác quảng bá, xúc tiến, thu hút đầu tư để phát huy hiệu quả, không để lãng phí về tài nguyên, đất đai.
- UBND các huyện, thành phố triển khai thực hiện tốt việc quản lý đầu tư, xây dựng kết cấu hạ tầng phù hợp với khả năng ngân sách của địa phương; tập trung thực hiện tốt công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng để bàn giao mặt bằng cho nhà đầu tư thi công công trình mở rộng Quốc lộ 1A và đường Cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi (đoạn qua tỉnh Quảng Nam).
b) Về phát triển nguồn nhân lực
Các Sở Giáo dục và Đào tạo, Nội vụ, Kế hoạch và Đầu tư, Y tế, Khoa học và Công nghệ, Lao động, Thương binh và Xã hội, Trung tâm phát triển nguồn nhân lực chấp lượng cao theo chức năng nhiệm vụ được giao chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành và địa phương:
- Tổ chức thực hiện tốt qui hoạch phát triển nguồn nhân lực. Thực hiện đồng bộ các đề án về xác định vị trí làm việc; đào tạo, luân chuyển cán bộ; đào tạo nghề; phát triển nguồn nhân lực theo các đề án đã ban hành.
- Triển khai thực hiện có hiệu quả đề án thu hút bác sĩ, bác sĩ nội trú. Nâng cao chất lượng dạy, học và bồi dưỡng ngoại ngữ; tuyển chọn học sinh THPT đi đào tạo ở nước ngoài theo Nghị quyết số 93/2013/NQ-HĐND ngày 12/12/2013 của HĐND tỉnh. Xây dựng và triển khai thực hiện Đề án thu hút sinh viên tốt nghiệp đại học chính quy xếp loại giỏi trở lên và sau đại học trong nước và nước ngoài phù hợp với nhu cầu sử dụng về làm việc tại tỉnh.
- Nâng cao chất lượng dạy nghề, liên kết giữa các cơ sở dạy nghề với các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh trong nước, tổ chức dạy nghề và tiếp nhận sử dụng người lao động sau khi hoàn thành các khóa học nghề.
- Tiếp tục thực hiện có hiệu quả đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn một cách đồng bộ để góp phần tích cực vào thực hiện thắng lợi công cuộc xây dựng nông thôn mới.
c) Về cải thiện môi trường đầu tư.
Các Sở Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Công Thương, Tài nguyên và Môi trường, Ban Xúc tiến Đầu tư và Hỗ trợ doanh nghiệp, BQL Khu Kinh tế mở Chu Lai, BQL các Khu Công nghiệp theo chức năng nhiệm vụ được giao chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành và địa phương:
- Triển khai thực hiện có hiệu quả Quy chế phối hợp thực hiện cơ chế “một cửa liên thông” trong việc giải quyết thủ tục đầu tư trên địa bàn tỉnh theo Quyết định 3766/QĐ-UBND ngày 04/12/2013 của UBND tỉnh.
- Thực hiện tốt các nhóm giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, hỗ trợ thị trường và phát triển doanh nghiệp; nhất là một số vụ việc còn tồn đọng trong việc thực hiện cơ chế ưu đãi, thu hút đầu tư của tỉnh đã ban hành trước đây. Chú trọng thu hút đầu tư đồng thời rà soát thu hồi giấy phép đối với các doanh nghiệp không thực hiện theo cam kết. Không thu hút, cấp phép những dự án gây ô nhiễm môi trường; những dự án đang thực hiện phải đảm bảo đúng các quy định hiện hành về quản lý và bảo vệ môi trường.
- Tiếp tục rà soát, cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai; thực hiện tốt công tác giải phóng mặt bằng, hỗ trợ tái định cư, tạo mặt bằng sạch để thực hiện các dự án đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi và góp phần tăng cường thu hút đầu tư, nâng cao hiệu quả đầu tư.
2. Thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế của tỉnh
a) Về tái cơ cấu đầu tư, trọng tâm là đầu tư công. Các Sở Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính theo chức năng nhiệm vụ được giao chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, địa phương :
- Triển khai thực hiện có hiệu quả kế hoạch đầu tư trung hạn. Tập trung nguồn vốn cho các công trình trọng điểm, cấp thiết, vốn đối ứng, giải phóng mặt bằng, bố trí vốn cho các dự án đã hoàn thành và đã bàn giao đưa vào sử dụng; ưu tiên bố trí vốn cho các dự án dự kiến hoàn thành trong năm 2014 – 2015. Đối với các dự án không bố trí được vốn, thì chuyển sang thực hiện đầu tư theo hình thức khác, huy động vốn đầu tư từ các nguồn khác, hoặc tạm thời đình hoãn, chuyển sang giai đoạn sau năm 2015. Tích cực xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản. Tăng cường quản lý đầu tư, thanh tra, giám sát, đảm bảo chất lượng các công trình.
- Tạo điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh thu hút đầu tư ngoài nhà nước, các doanh nghiệp nước ngoài, tập đoàn đa quốc gia đầu tư các dự án lớn, công nghệ cao, thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ.
b) Về tái cơ cấu hệ thống tài chính, ngân hàng trên địa bàn tỉnh
- Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh chủ trì, phối hợp với các Ngân hàng thương mại trên địa bàn triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ theo chỉ đạo của Chính phủ và Ngân hàng nhà nước. Lành mạnh hóa tình trạng tài chính của các tổ chức tín dụng, trước hết tập trung xử lý nợ xấu của cả hệ thống các tổ chức tín dụng trên địa bàn.
Tăng cường công tác quản lý nhà nước, rà soát, đánh giá, phân loại để có phương án xử lý thích hợp đối với các ngân hàng thương mại cổ phần và các tổ chức tín dụng khác, trước hết vào các tổ chức tín dụng yếu kém hoặc vi phạm quy định của pháp luật; giám sát chặt chẽ quá trình xây dựng và triển khai thực hiện phương án tái cơ cấu được Chính phủ phê duyệt tại các tổ chức tín dụng.
c) Về tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước
Sở Tài chính chủ trì phối hợp với các Sở, ngành và địa phương tiếp tục thực hiện sắp xếp, chuyển đổi các công ty nhà nước theo đề án đã được Chính phủ phê duyệt giai đoạn 2011-2015 của tỉnh, hoàn thành đúng lộ trình sắp xếp, cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước đã được phê duyệt (Công văn 87/TTg-ĐMDN ngày 16/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Phương án sắp xếp doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước thuộc UBND tỉnh Quảng Nam).
d) Về tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành và địa phương triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình hành động thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo Quyết định số 2577/QĐ-UBND ngày 20/8/2013 của UBND tỉnh. Phát triển hạ tầng phục vụ nông nghiệp và nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới. Khuyến khích đưa các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động như may mặc, giày da về khu vực nông thôn. Đẩy mạnh thực hiện chiến lược phát triển kinh tế biển, tiếp tục chương trình hỗ trợ ngư dân khai thác xa bờ, phát triển hậu cần nghề cá và chế biến thủy hải sản.
đ) Về tái cơ cấu công nghiệp
Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành và địa phương liên quan thực hiện việc cơ cấu lại các ngành công nghiệp từ gia công sang sản xuất và chế biến. Phát triển công nghiệp có hàm lượng công nghệ cao, giá trị gia tăng lớn, hàng xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản.
e) Về tái cơ cấu dịch vụ
Các Sở Công Thương, Văn hóa Thể thao và Du lịch, Giao thông vận tải, Thông tin và Truyền thông theo chức năng, nhiệm vụ được giao chủ trì, phối hợp với các Sở,
ngành và địa phương đẩy mạnh phát triển các ngành dịch vụ có lợi thế và tiềm năng của tỉnh như vận tải biển và hậu cần cảng biển, hàng không, công nghệ thông tin. Phát triển mạnh du lịch gắn với lợi thế các loại hình du lịch khu vực miền Trung trong sự giao lưu với các nước khu vực và quốc tế.
IV. ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI, GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG, CHĂM SÓC SỨC KHOẺ, ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN CHO NHÂN DÂN
1. Đảm bảo an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững
a) Sở Lao động-Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với các Sở, ngành và địa phương:
- Tiếp tục theo dõi việc triển khai thực hiện Chương trình hỗ trợ giảm nghèo giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm 2020 theo Quyết định 832/QĐ-UBND ngày 16/3/2012 của UBND tỉnh; tăng cường công tác điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo theo Chỉ thị 17/CT-UBND ngày 09/9/2013 của UBND tỉnh; tham mưu triển khai thực hiện thí điểm thực hiện chính sách khuyến khích hộ thoát nghèo đặc biệt khó khăn giai đoạn 2014-2015 và trình HĐND tỉnh trong năm 2014.
- Triển khai thực hiện có hiệu quả các giải pháp hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với các huyện nghèo, xã nghèo, thôn, bản vùng đặc biệt khó khăn; nâng cao nhận thức, trách nhiệm và khuyến khích người dân vươn lên thoát nghèo. Tiếp tục theo dõi, đôn đốc việc triển khai thực hiện Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ.
- Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia Việc làm và Dạy nghề giai đoạn 2012-2015; Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020. Nâng cao chất lượng các trường dạy nghề, trung tâm dạy nghề trên địa bàn tỉnh; khảo sát đánh giá thực trạng đào tạo nghề, định hướng kế hoạch đào tạo nghề phù hợp gắn với nhu cầu xã hội, giải quyết việc làm.
- Đẩy mạnh thực hiện công tác người có công với cách mạng trên địa bàn tỉnh theo Chỉ thị 14/CT-UBND ngày 24/7/2013 của UBND tỉnh; Thực hiện đầy đủ các chính sách, chế độ ưu đãi người có công, trợ giúp xã hội. Tập trung giải quyết các trường hợp tồn đọng về công nhận người có công và các trường hợp công nhận mới. Tu bổ nghĩa trang, đẩy mạnh các hoạt động đền ơn đáp nghĩa.
- Triển khai thực hiện hiệu quả công tác cai nghiện ma túy, tổ chức dạy nghề và giải quyết việc làm cho người sau cai nghiện ma túy trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2011-2015; Chương trình phòng chống tệ nạn mại dâm giai đoạn 2011-2015; Chương trình hành động Vì trẻ em giai đoạn 2011-2020; Chương trình hành động quốc gia về người cao tuổi giai đoạn 2012-2020.
b) Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành và địa phương triển khai thực hiện có hiệu quả chương trình xây dựng nhà ở người có công giai đoạn 2013-2014 theo Quyết định 22 của Thủ tướng Chính phủ. Xây dựng và triển khai thực hiện đề án xây dựng một số nhà trú bão, lụt cộng đồng ở những vùng xung yếu của tỉnh.
c) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Sở Công Thương, các Sở, ngành và địa phương rà soát tình hình đời sống của người dân tái định cư các công trình thủy điện, tham mưu UBND tỉnh đề xuất Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương biện pháp hỗ trợ và giải quyết thỏa đáng những khó khăn của người dân, bảo đảm nâng cao đời sống nhân dân, giảm nghèo bền vững.
d) Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành và địa phương triển khai thực hiện tốt công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ.
2. Nâng cao chất lượng chăm lo sức khoẻ cho nhân dân
Sở Y tế chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, địa phương:
- Triển khai thực hiện có hiệu quả đề án “Quy hoạch phát triển sự nghiệp Y tế tỉnh Quảng Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025”; Chương trình quốc gia an toàn thực phẩm giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
- Làm tốt công tác dự phòng, chủ động phòng chống dịch bệnh xảy ra. Xây dựng và triển khai thực hiện thí điểm mô hình quản lý ngành y tế trên địa bàn tỉnh; Cơ chế khuyến khích bảo tồn, phát triển cây sâm Ngọc Linh; Cơ chế khuyến khích, bảo tồn phát triển các cây dược liệu quý trên địa bàn tỉnh.
- Triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng khám chữa bệnh. Tăng cường nhân lực y tế chất lượng cao theo đề án thu hút bác sĩ của tỉnh và đẩy mạnh công tác giáo dục, nâng cao phẩm chất đạo đức của đội ngũ cán bộ y tế. Xử lý nghiêm các vi phạm đạo đức ngành y.
- Tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với cơ sở y tế và quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm, dược phẩm, vắc xin; quản lý chặt chẽ giá và chất lượng thuốc chữa bệnh; thường xuyên kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc đấu thầu cung ứng thuốc vào các bệnh viện công lập, bảo đảm hiệu quả điều trị và giá cả hợp lý. Kịp thời chấn chỉnh, ngăn chặn các sai phạm, bảo vệ quyền lợi chính đáng của bệnh nhân, khách hàng.
- Thực hiện đồng bộ các giải pháp để kiểm soát tốc độ tăng dân số, duy trì mức sinh thấp, hợp lý.
3. Bảo đảm đời sống văn hóa, tinh thần cho nhân dân
a) Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
- Tham mưu UBND tỉnh triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 23-NQ/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh các hoạt động văn hóa, nghệ thuật trong thời kỳ mới; Chiến lược, chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa, đẩy mạnh phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa; xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện; phát triển văn học nghệ thuật.
- Tăng cường huy động các nguồn lực để bảo tồn, tôn tạo và phát huy 02 di sản văn hóa thế giới Hội An và Mỹ Sơn. Quản lý chặt chẽ các lễ hội, hoạt động văn hóa, thể thao; hạn chế tối đa việc sử dụng ngân sách nhà nước để tổ chức lễ hội. Đẩy mạnh xã hội hóa và đa dạng hóa nguồn lực đối với lĩnh vực văn hóa, thể dục, thể thao.
- Tổ chức thành công Đại hội Thể dục thể thao tỉnh và tham gia Đại hội Thể dục thể thao toàn quốc lần thứ VII - năm 2014; Lễ hội văn hóa thể thao các huyện miền núi; đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954-07/5/2014); chuẩn bị các điều kiện, xây dựng kế hoạch chào mừng kỷ niệm 40 năm giải phóng quê hương (24/3/1975-27/3/2015).
b) Ban Dân tộc tỉnh chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành và địa phương liên quan tổ chức thành công đại hội các Dân tộc thiểu số toàn tỉnh lần thứ 2.
c) Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tăng cường quản lý nhà nước về thông tin, báo chí; nâng cao chất lượng các hoạt động thông tin, báo chí, xuất bản. Tăng phủ sóng phát thanh, truyền hình tiếng dân tộc thiểu số tới các vùng sâu, vùng xa.
- Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước, tạo sự đồng thuận và quyết tâm cao trong triển khai thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2014. Tăng cường công khai, minh bạch và chủ động cung cấp thông tin về các vấn đề được xã hội quan tâm.
V. SỬ DỤNG HỢP LÝ VÀ CÓ HIỆU QUẢ TÀI NGUYÊN, BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ CHỦ ĐỘNG ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
1. Các Sở, Ban, ngành, UBND các huyện, thành phố.
- Tăng cường hiệu quả, hiệu lực quản lý để bảo vệ, khai thác hợp lý đất đai, tài nguyên thiên nhiên. Sử dụng tiết kiệm, hiệu quả đất đai, tài nguyên khoáng sản, năng lượng. Tiếp tục thực hiện Quyết định 23/2012/QĐ-UBND ngày 20/8/2012 của UBND tỉnh quy định về quản lý tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
- Triển khai thực hiện chương trình hành động về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường.
- Triển khai thực hiện Luật đất đai sửa đổi và các văn bản pháp luật liên quan. Tăng cường công tác quản lý, khai thác và sử dụng tài nguyên, khoáng sản theo quy hoạch, chú ý tăng cường sử dụng công nghệ cao, chế biến sâu, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
2. Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các ngành địa phương:
- Tiếp tục triển khai có hiệu quả Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu; Chương trình hỗ trợ ứng phó với biến đổi khí hậu SPRCC do các nhà tài trợ đóng góp.
- Triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia về khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường. Kiểm soát chặt chẽ và xử lý các nguồn gây ô nhiễm, nhất là tại các làng nghề, khu, cụm công nghiệp, lưu vực sông, cơ sở sản xuất gây ô nhiễm nặng.
3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thương theo chức năng, nhiệm vụ được giao chủ trì, phối hợp với các ngành và địa phương liên quan:
- Thực hiện nghiêm Chỉ thị 21/CT-TTg ngày 14/10/2013 của Thủ tướng về tăng cường công tác quản lý, bảo đảm an toàn hồ chứa nước. Tăng cường kiểm tra việc thực hiện quy định an toàn và trách nhiệm của chủ đầu tư trong việc duy tu, bảo dưỡng, nâng cấp hồ chứa thủy lợi, thủy điện. Tiếp tục đề nghị Chính phủ, các bộ ngành Trung ương về điều chỉnh, bổ sung quy trình vận hành hồ chứa và liên hồ chứa phù hợp với điều kiện thời tiết của tỉnh; đồng thời phối hợp với chủ đầu tư các công trình điều hành chặt chẽ quy trình bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản của nhân dân.
- Tăng cường công tác bảo vệ, phát triển rừng, tăng cường bảo vệ rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, ngăn chặn có hiệu quả nạn phá rừng; thực hiện tốt công tác phòng chống cháy rừng.
- Triển khai thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng và các đề án có liên quan theo Nghị định 99/2010/NĐ-CP của Chính phủ.
- Nhân rộng các mô hình ứng dụng quy trình, công nghệ sạch vào sản xuất, chăn nuôi nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường, tác hại đến sức khỏe của người dân.
- Tiếp tục triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp bảo vệ và phát triển bền vững tài nguyên rừng; - Thực hiện nghiêm túc chính sách bảo vệ và phát triển đất lúa theo Nghị định số 42/2012/NĐ-CP ngày 11/5/2012 của Chính phủ.
VI. ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG; THỰC HÀNH TIẾT KIỆM, CHỐNG LÃNG PHÍ VÀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI TỐ CÁO
1. Đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng
a) Các Sở, Ban, ngành, UBND các huyện, thành phố:
Thực hiện nghiêm pháp luật về phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm chống lãng phí. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng chống tham nhũng, trọng tâm là Nghị quyết Trung ương 4, khóa XI, Kết luận số 21-KL/TW của Hội nghị Trung ương 5 khóa XI và Kết luận của Bộ Chính trị.
b) Thanh tra tỉnh, Sở Nội vụ theo chức năng, nhiệm vụ được giao chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, địa phương đẩy mạnh thanh tra trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ công vụ, xử lý công chức, viên chức có hành vi vi phạm.
c) Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với các ngành, địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phòng chống tham nhũng gắn với thực hiện “Cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.
d) Công an tỉnh chỉ đạo tăng cường công tác phát hiện, điều tra và phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan xử lý nghiêm các vụ tham nhũng đúng quy định của Pháp luật.
2. Giải quyết khiếu nại, tố cáo
a) Thanh tra tỉnh, các Sở, ngành, địa phương, Trụ sở Tiếp công dân tỉnh theo chức năng, nhiệm vụ được giao tăng cường công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo; triển khai thực hiện Luật tiếp công dân, Luật đất đai sửa đổi; tăng cường đối thoại và tiếp công dân tại cơ sở; giải quyết kịp thời các vụ khiếu nại, tố cáo ngay từ khi mới phát sinh, nhất là các vụ khiếu nại, tranh chấp đất đai, không để phát sinh điểm nóng gây phức tạp về an ninh, trật tự; hạn chế phát sinh khiếu nại vượt cấp. Tiếp tục kiểm tra, tập trung giải quyết dứt điểm các vụ khiếu nại, tố cáo phức tạp, tồn đọng, kéo dài.
- Tăng cường kiểm tra, đôn đốc các tổ chức, cá nhân nghiêm túc thực hiện các kết luận thanh, kiểm tra đã có kết luận chỉ đạo xử lý, kịp thời thu hồi tiền, tài sản vi phạm về cho ngân sách nhà nước; kiến nghị xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân cố tình dây dưa, không chấp hành nhằm tăng cường hiệu lực thi hành các kết luận, kiến nghị sau thanh, kiểm tra;
VII. BẢO ĐẢM QUỐC PHÒNG, AN NINH VÀ TRẬT TỰ, AN TOÀN XÃ HỘI
1. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban, ngành và UBND các huyện, thành phố:
- Triển khai thực hiện Nghị quyết của Trung ương về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới; thực hiện tốt nhiệm vụ quốc phòng, công tác quân sự địa phương, xây dựng nền quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân, xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc theo tinh thần Nghị quyết 28-NQ/TW ngày 22/9/2008 của Bộ Chính trị. Nâng cao sức mạnh tổng hợp và khả năng sẵn sàng chiến đấu của lực lượng vũ trang nhân dân; kết hợp chặt chẽ quốc phòng an ninh với phát triển kinh tế xã hội; hoàn thành chỉ tiêu tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ năm 2014.
a) Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh:
- Triển khai thực hiện Luật Biển Việt Nam; Quy hoạch đến năm 2020 về thực hiện chiến lược Biển, về xây dựng và phát triển công nghiệp quốc phòng, về nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn; các dự án trọng điểm trên địa bàn tỉnh đã được phê duyệt của chương trình Biển đông – Hải đảo. Triển khai thực hiện các giải pháp tuần tra, canh gác bảo vệ vững chắc biên cương, hải đảo, vùng trời, vùng biển của Tổ quốc.
- Tiếp tục thực hiện chủ trương tôn tạo, tăng dày cột mốc biên giới quốc gia, tăng cường mối quan hệ đoàn kết hữu nghị đặc biệt, xây dựng biên giới mẫu mực Quảng Nam – Sê Koong.
b) Công an tỉnh:
- Triển khai thực hiện tốt nhiệm vụ đảm bảo an ninh trật tự; trọng tâm là thực hiện Nghị quyết 08 của Bộ Chính trị về "Chiến lược an ninh quốc gia", Phòng ngừa phát hiện, kiên quyết đấu tranh, ngăn chặn, xử lý kịp thời, nghiêm minh các loại tội phạm trên địa bàn, bảo đảm an toàn các sự kiện trong năm 2014.
- Nâng cao chất lượng công tác phối hợp giữa lực lượng Công an với các cơ quan, ban ngành, đoàn thể trong công tác đảm bảo an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội theo Nghị định 77/NĐ-CP về " phối hợp thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội và thực hiện nhiệm vụ quốc phòng trong tình hình mới". Chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng rà soát, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về an ninh trật tự; hoạt động xuất, nhập cảnh, quản lý lao động người nước ngoài.
- Tăng cường các giải pháp về đảm bảo an toàn giao thông, giảm thiểu tai nạn giao thông, công tác phòng chống cháy nổ; xử lý nghiêm các đối tượng mua bán trái phép vật liệu nổ, chất độc hóa học.
c) Ban An toàn giao thông tỉnh kiểm tra, đôn đốc Ban An toàn giao thông các địa phương, các cơ quan thành viên Ban An toàn giao thông tỉnh, các ngành, đoàn thể thực hiện đồng bộ các giải pháp giảm thiểu tai nạn giao thông.
2. Nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại
Sở Ngoại vụ chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, địa phương:
- Triển khai thực hiện hiệu quả Nghị quyết của Bộ Chính trị về hội nhập quốc tế; đề án mở rộng hợp tác quốc tế của Quảng Nam giai đoạn 2013-2015 và tầm nhìn đến năm 2020.
- Tăng cường mối quan hệ hợp tác thường xuyên, chặt chẽ để giải quyết tốt các vấn đề nảy sinh, theo dõi, tham mưu UBND tỉnh triển khai thực hiện các cam kết tại Hội nghị thường niên Quảng Nam- Sê Koong.
- Tăng cường công tác quản lý nhà nước về đối ngoại; triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình đối ngoại năm 2014; đảm bảo quản lý chặt chẽ đoàn vào, đoàn ra, công tác lễ tân theo đúng quy định của Nhà nước và thông lệ quốc tế; tham mưu và triển khai thực hiện quy chế quản lý hoạt động của các tổ chức Phi chính phủ nước ngoài hoạt động trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
- Tiếp tục mở rộng quan hệ đối ngoại, đẩy mạnh hoạt động của Ban về người Việt Nam ở nước ngoài. Đổi mới và tăng cường công tác thông tin đối ngoại trong tình hình mới nhằm phục vụ nhiệm vụ chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo tỉnh.
VIII. TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC THÔNG TIN TUYÊN TRUYỀN, TẠO ĐỒNG THUẬN XÃ HỘI.
1. Các Sở, Ban, ngành, UBND các huyện, thành phố theo chức năng nhiệm vụ được giao:
- Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong xã hội, nhất là Hiến pháp năm 2013 và Luật đất đai (sửa đổi), nâng cao ý thức trách nhiệm cộng đồng của người dân, tổ chức trong sự nghiệp xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
- Thực hiện nghiêm túc quy chế phát ngôn báo chí. Tăng cường kỷ luật phát ngôn. Chủ động thông tin kịp thời, đồng thời tăng cường việc trao đổi, tiếp nhận thông tin từ nhân dân, doanh nghiệp về công tác chỉ đạo, điều hành của các cấp chính quyền gắn với đời sống của nhân dân và hoạt động của doanh nghiệp.
2. Sở Thông tin truyền thông chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành và địa phương Tăng cường chức năng quản lý nhà nước, chỉ đạo các phương tiện thông tin đại chúng đưa tin chính xác, đầy đủ, kịp thời các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước, tình hình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, tạo sự đồng thuận, tin tưởng trong các tầng lớp nhân dân vào sự phát triển của tỉnh; nhất là quản lý thông tin trên môi trường mạng internet. Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật, lợi dụng tự do ngôn luận, tự do báo chí xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân.
IX. Tổ chức thực hiện
1. Giám đốc các Sở, thủ trưởng các cơ quan, ban, ngành thuộc tỉnh, chủ tịch UBND các huyện, thành phố theo chức năng nhiệm vụ được giao:
- Khẩn trương xây dựng chương trình cụ thể của từng cơ quan, đơn vị; nêu rõ mục tiêu và tiến độ triển khai thực hiện sát với tình hình thực tế của địa phương, đơn vị.
- Tăng cường hơn nữa hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước của từng cơ quan. Đề cao vai trò, trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong chỉ đạo điều hành công việc thuộc thẩm quyền.
- Thực hiện nghiêm túc Chỉ thị 22/CT-UBND ngày 12/10/2012 của UBND tỉnh về tăng cường kỷ cương, kỷ luật hành chính, nâng cao hiệu quả sử dụng thời gian làm việc trong các cơ quan, đơn vị; đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý chỉ đạo, điều hành; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát cơ sở, kịp thời chỉ đạo và có giải pháp xử lý những khó khăn, vướng mắc đảm bảo thúc đẩy phát triển trên các lĩnh vực.
- Tập trung chỉ đạo, điều hành quyết liệt, linh hoạt, hiệu quả các giải pháp thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa-xã hội, quốc phòng và an ninh phù hợp với tình hình thực tiễn của ngành, địa phương, đơn vị và đảm bảo các chủ trương, chính sách của Chính phủ, của tỉnh.
- Triển khai xây dựng các đề án trong chương trình công tác năm 2014 của UBND tỉnh đảm bảo chất lượng và thời gian quy định (có phụ lục kèm theo).
2. Văn phòng UBND tỉnh thường xuyên kiểm tra, giám sát tiến độ và kết quả thực hiện chương trình công tác đã đề ra; theo dõi, tổng hợp hằng quý báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh về tình hình triển khai thực hiện các đề án của các đơn vị tại phiên họp thường kỳ UBND tỉnh và tổ chức họp báo, thông báo tình hình KTXH của tỉnh cho các cơ quan báo chí theo quy định. Tổng hợp, xây dựng báo cáo kiểm điểm chỉ đạo, điều hành nhiệm vụ năm 2014, chương trình công tác năm 2015 của UBND tỉnh./.
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC ĐỀ ÁN CỦA SỞ, NGÀNH TRÌNH UBND TỈNH NĂM 2014
(Kèm theo Quyết định số 145/QĐ-UBND ngày 10 / 01 /2014 của UBND tỉnh)
I. Quý I: 13 đề án, báo cáo (kỳ họp thứ 10-HĐND tỉnh khóa VIII: 10; UBND tỉnh ban hành: 03)
* Trình Kỳ họp thứ 10, HĐND tỉnh khóa VIII: 10
TT
Tên đề án
Cơ quan tham mưu
Thời gian trình
01
Thí điểm thực hiện chính sách khuyến khích thoát nghèo bền vững giai đoạn 2014-2015
Sở Lao động Thương binh và Xã hội
Tháng 02/2014
02
Cơ chế khuyến khích bảo tồn, phát triển cây sâm Ngọc Linh
Sở Y tế
Tháng 02/2014
03
Hồ sơ, thủ tục về công tác nhân sự đối
với UBND tỉnh
Sở Nội vụ
Tháng 02/2014
04
Bổ sung quy định giá một số dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh trong các cơ sở y tế công lập thuộc tỉnh
Sở Y tế
Tháng 02/2014
05
Sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 113/2008/NQ-HĐND ngày 30/7/2008 của HĐND tỉnh khóa
VII về đổi mới, phát triển kinh tế hợp tác, hợp tác
xã
Liên minh Hợp
tác xã
Tháng 02/2014
06
Quy định mức chi bảo đảm cho công tác
điều ước quốc
tế và thỏa thuận quốc tế từ ngân
sách địa phương
Sở Tài chính
Tháng 02/2014
07
Bổ sung Quỹ tên đường tỉnh Quảng Nam
Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch
Tháng 02/2014
08
Báo cáo đánh giá việc triển
khai thực hiện Nghị quyết số 67/2003/NQ- HĐND ngày 22/5/2003 của HĐND tỉnh khóa VI, giải pháp tăng cường hiệu lực, hiệu quả của công tác thanh
tra trong thời gian đến.
Thanh tra tỉnh
Tháng 02/2014
09
Thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ tỉnh Quảng Nam
Sở Tài chính
Tháng 02/2014
10
Giá đất rừng sản xuất, đất lúa, đất giáp ranh năm 2014 tỉnh Quảng Nam
Sở Tài nguyên và Môi trường
Tháng 02/2014
* Trình UBND tỉnh ban hành: 03
TT
Tên đề án
Cơ quan tham mưu
Thời gian trình
01
Cơ chế hỗ trợ hoạt động Trung tâm Văn hóa-Thể thao xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh
Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch
Tháng 3/2014
(Năm 2013 chuyển sang)
02
Đề án thu hút sinh viên tốt nghiệp
đại học chính quy xếp loại giỏi
trở lên và sau
đại học trong nước và nước ngoài phù hợp với nhu cầu sử dụng về làm việc tại Quảng Nam
Sở Nội vụ
Tháng 3/2014
03
Quyết định hợp nhất, sửa đổi quyết định 24/2010/QĐ-UBND và
quyết định số 07/2011/QĐ-UBND của UBND tỉnh Quảng Nam về tiêu chí xét duyệt công nhận
học sinh bán trú trên địa
bàn tỉnh Quảng Nam nhằm phù
hợp với điều kiện địa hình, giao thông đi lại khó khăn ở các thôn, xã có điều kiện kinh tế xã hội
đặc biệt khó khăn
Sở Giáo dục và Đào tạo
Tháng 3/2014
II. Quý II: 16 đề án, báo cáo (kỳ họp thứ 11-HĐND tỉnh khóa VIII: 08; UBND tỉnh ban hành: 05; Hội nghị Tỉnh ủy lần thứ 18: 01; Hội nghị chuyên đề của Tỉnh ủy: 01; Hội nghị chuyên đề của BTV Tỉnh ủy: 01)
* Trình Kỳ họp thứ 11, HĐND tỉnh khóa VIII: 08
TT
Tên đề án
Cơ quan tham mưu
Thời gian trình
01
Báo cáo
tình hình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, quốc phòng - an ninh 6 tháng đầu năm 2014; Bổ sung nhiệm vụ và giải pháp phát triển kinh tế - xã
hội, bảo đảm quốc phòng
- an ninh 6 tháng cuối năm 2014
Sở Kế hoạch và Đầu tư
Tháng 6/2014
02
Cơ chế khuyến khích đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng thương mại trên địa bàn tỉnh
Sở Công Thương
Tháng 6/2014
03
Cơ chế khuyến khích phát triển ngành chế biến nông
sản trên địa bàn tỉnh
Sở Công Thương
Tháng 6/2014
04
Cơ chế khuyến khích, bảo
tồn phát triển các cây dược liệu quý
Sở Y tế
Tháng 6/2014
05
Thí điểm mô hình quản lý ngành
y tế trên địa bàn tỉnh
Sở Y tế
Tháng 6/2014
06
Chính sách
hỗ trợ cho các tổ chức thanh
niên xung phong, cán bộ quản lý thanh niên xung phong, đội viên
thanh niên xung phong trên địa bàn tỉnh
Sở Tài chính
Tháng 6/2014
07
Sửa đổi, bổ sung quy hoạch
thăm dò, khai thác chế biến và sử dụng khoáng sản trên địa bàn tỉnh (trừ khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường – than bùn và khoáng sản làm nguyên liệu
sản xuất xi măng)
Sở Công Thương
Tháng 6/2014
08
Quy hoạch, thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường tỉnh Quảng Nam đến năm 2020 và tầm nhìn 2030
Sở Xây dựng
Tháng 6/2014
* Trình UBND tỉnh ban hành: 05
TT
Tên đề án
Cơ quan tham mưu
Thời gian trình
01
Đề án xây dựng trường trung học phổ thông đạt chuẩn quốc gia
Sở Giáo dục và Đào tạo
Tháng 5/2014
02
Quy hoạch phát triển
Giao thông vận tải tỉnh Quảng
Nam giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
Sở Giao thông vận tải
Tháng 5/2014 (năm 2013 chuyển sang)
03
Quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng
viễn thông thụ động trên địa
bàn tỉnh Quảng Nam định hướng đến năm 2025
Sở Thông tin và Truyền thông
Tháng 5/2014
04
Quy hoạch phát triển báo chí trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đến năm 2020
Sở Thông tin và Truyền thông
Tháng 6/2014 (năm 2013 chuyển sang)
05
Quy định hỗ trợ phát triển du lịch miền núi, vùng dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Nam
Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch
Tháng 6/2014
* Trình Hội nghị Tỉnh ủy lần thứ 18 (tháng 6/2014):
01
TT
Tên đề án
Cơ quan tham mưu
Thời gian trình
01
Báo cáo tình hình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, quốc phòng - an ninh 6 tháng đầu năm 2014; Bổ sung nhiệm vụ và giải pháp phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh 6 tháng cuối năm 2014
Sở Kế hoạch và Đầu tư
Tháng 6/2014
* Trình Hội nghị chuyên đề của Tỉnh ủy : 01
TT
Tên đề án
Cơ quan tham mưu
Thời gian trình
01
Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện Chương trình hành động số 20-Ctr/TU ngày 31/10/2008 của Tỉnh ủy về thực hiện Nghị quyết 23-NQ/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật
trong tình hình mới.
Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch
Tháng 4/2014
* Trình Hội nghị chuyên đề của Ban Thường vụ Tỉnh ủy: 01
TT
Tên đề án
Cơ quan tham mưu
Thời gian trình
01
Sơ kết 03 năm thực hiện Kết luận số 101-KL/TU ngày 14/8/2009 của Tỉnh ủy (khóa
XIX) về một số giải pháp tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TU của Tỉnh ủy (khóa
XVIII) về phát triển Quảng Nam thành tỉnh công nghiệp
Sở Công Thương
Tháng 4/2014
III. Quý III: 10 đề án, báo cáo (UBND tỉnh ban hành: 05; Hội nghị Tỉnh ủy lần thứ 19: 01; Hội nghị chuyên đề của Tỉnh ủy: 02; Hội nghị chuyên đề của BTV Tỉnh ủy: 02)
* Trình UBND tỉnh ban hành: 05
TT
Tên đề án
Cơ quan tham mưu
Thời gian trình
01
Đề án vị trí việc làm trong cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập
Sở Nội vụ
Tháng 7/2014
02
Quy chế cai nghiện và quản lý sau cai nghiện ma túy trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
Sở Lao động
Thương binh và Xã hội
Tháng 7/2014
03
Đề án quy hoạch mạng lưới bán buôn, bán lẻ sản phẩm thuốc lá trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
Sở Công Thương
Tháng 8/2014
04
Đề án số hóa truyền hình mặt đất tỉnh Quảng Nam đến năm 2020
Sở Thông tin và Truyền thông
Tháng 9/2014
05
Đề án hỗ trợ cho cán bộ quản lý, giáo viên mầm non trên địa bàn tỉnh Quảng Nam có thời gian công tác không đóng được BHXH
Sở Giáo dục và Đào tạo
Tháng 9/2014 (năm 2013 chuyển sang)
* Trình Hội nghị Tỉnh ủy lần thứ 19 (tháng 9/2014):
01
TT
Tên đề án
Cơ quan tham mưu
Thời gian trình
01
Báo cáo kiểm điểm, đánh giá công tác đền bù, giải phóng mặt bằng, tái định cư để triển khai thực hiện các dự án trên địa bàn tỉnh.
Sở Tài nguyên và Môi trường
Tháng 8/2014
* Trình Hội nghị chuyên đề của Tỉnh ủy: 02
TT
Tên đề án
Cơ quan tham mưu
Thời gian trình
01
Bàn chuyên đề
về công tác quốc
phòng - an ninh
Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh
Tháng 7/2014
02
Bàn chuyên đề
về công tác cải
cách tư pháp
Sở Tư pháp
Tháng 7/2014
* Trình Hội nghị chuyên đề của Ban Thường vụ Tỉnh ủy: 02
TT
Tên đề án
Cơ quan tham mưu
Thời gian trình
01
Bàn chuyên đề
về lĩnh vực thể dục,
thể thao
Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch
Tháng 7/2014
02
Bàn chuyên đề
về các chương trình
đầu tư cho miền núi
Sở Kế hoạch và Đầu tư
Tháng 7/2014
IV. Quý IV: 13 đề án, báo cáo (Kỳ họp thứ 12- HĐND tỉnh khóa VIII: 06; UBND tỉnh ban hành: 06; Hội nghị Tỉnh ủy lần thứ 20: 01)
* Trình Kỳ họp thứ 12, HĐND tỉnh khóa VIII: 06
TT
Tên đề án
Cơ quan tham mưu
Ghi chú
01
Báo cáo đánh giá tình hình kinh tế - xã hội năm 2014, nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế - xã
hội năm 2015
Sở Kế hoạch và Đầu tư
Tháng 11/2014
02
Báo cáo quyết toán ngân sách 2013
Sở Tài chính
Tháng 11/2014
03
Báo cáo phân bổ dự toán thu chi ngân sách nhà nước và vốn đầu tư xây dựng cơ bản năm 2015
Sở Tài chính
Tháng 11/2014
04
Phân bổ biên chế hành chính
và quyết định biên chế sự nghiệp tỉnh Quảng Nam năm
2015
Sở Nội vụ
Tháng 11/2014
05
Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Quảng Nam đến năm 2020,
tầm nhìn đến năm 2030
Sở Xây dựng
Tháng 11/2014
06
Thành lập Quỹ phát triển khoa
học công nghệ tỉnh Quảng Nam
Sở Khoa học và Công nghệ
Tháng 11/2014
* Trình UBND tỉnh ban hành: 06
TT
Tên đề án
Cơ quan tham mưu
Ghi chú
01
Điều chỉnh quy hoạch Quảng cáo ngoài trời trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2014-2020
Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch
Tháng 10/2014
02
Đề án phát triển thương mại biên giới tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2014-2020
Sở Công Thương
Tháng 10/2014
03
Đề án hỗ trợ học phí cho người lao động tham gia học nghề trình độ Trung cấp nghề, cao đẳng nghề trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
Sở Lao động Thương binh và Xã hội
Tháng 10/2014 (năm 2013 chuyển sang)
04
Điều chỉnh bổ sung quy hoạch khoáng sản các điểm phân tán nhỏ lẽ sau khi được Bộ Tài nguyên và Môi trường khoanh định và công bố cho tỉnh Quảng Nam
Sở Công Thương
Tháng 11/2014 (Năm 2013 chuyển sang)
05
Đề án thông tin đối ngoại tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2014-2020
Sở Thông tin và Truyền thông
Tháng 11/2014
06
Đề án về đánh giá hiệu quả sử dụng đất vùng núi tỉnh Quảng Nam và đề xuất hướng sử dụng bền vững
Sở Tài nguyên và Môi trường
Tháng 11/2014
* Trình Hội nghị Tỉnh ủy lần thứ 20: 01
TT
Tên đề án
Cơ quan tham mưu
Thời gian trình
01
Báo cáo đánh giá tình hình kinh tế - xã hội năm 2014, nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh
tế - xã hội năm 2015
Sở Kế hoạch và Đầu tư
Tháng 11/2014 | {
"issuing_agency": "Tỉnh Quảng Nam",
"promulgation_date": "10/01/2014",
"sign_number": "145/QĐ-UBND",
"signer": "Lê Phước Thanh",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thuong-mai/Nghi-quyet-19-2017-NQ-HDND-ke-hoach-phat-trien-kinh-te-xa-hoi-Lai-Chau-370580.aspx | Nghị quyết 19/2017/NQ-HĐND kế hoạch phát triển kinh tế xã hội Lai Châu | HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH LAI CHÂU
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 19/2017/NQ-HĐND
Lai Châu, ngày 08 tháng 12 năm 2017
NGHỊ QUYẾT
VỀ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI, ĐẢM BẢO QUỐC PHÒNG - AN NINH NĂM 2018
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH LAI CHÂU
KHÓA XIV, KỲ HỌP THỨ SÁU
Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Sau khi xem xét Báo cáo số 332/BC-UBND ngày 24 tháng 11 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh năm 2017, kế hoạch năm 2018; Tờ trình số 2193/TTr-UBND ngày 24 tháng 11 năm 2017 dự thảo Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh năm 2018; Báo cáo thẩm tra số 524/BC-HĐND ngày 28 tháng 11 năm 2017 của Ban Pháp chế; Báo cáo thẩm tra số 525/BC-HĐND ngày 28 tháng 11 năm 2017 của Ban Văn hóa - Xã hội; Báo cáo thẩm tra số 527/BC-HĐND ngày 28 tháng 11 năm 2017 của Ban Kinh tế - Ngân sách; Báo cáo thẩm tra số 528/BC-HĐND ngày 28 tháng 11 năm 2017 của Ban Dân tộc Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Hội đồng nhân dân tỉnh cơ bản tán thành việc đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh năm 2017, kế hoạch năm 2018 nêu trong Báo cáo số 332/BC-UBND ngày 24 tháng 11 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh với những nội dung chủ yếu sau:
1. Về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh năm 2017
Thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2017, Ủy ban nhân dân tỉnh đã tập trung chỉ đạo các cấp, các ngành triển khai toàn diện, đồng bộ, quyết liệt các chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp theo nghị quyết, đề án của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh; chương trình, kế hoạch của Ủy ban nhân dân tỉnh, với phương châm "Hành động - kỷ cương - hiệu quả", tình hình kinh tế - xã hội tiếp tục chuyển biến tích cực, 9/9 nhóm chỉ tiêu chủ yếu năm 2017 dự ước đạt và vượt kế hoạch.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế, thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt, vượt kế hoạch. Các hoạt động thu hút đầu tư vào lĩnh vực nông, lâm nghiệp được triển khai thực hiện hiệu quả, đẩy mạnh phát triển nông nghiệp, hình thành phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung; công tác bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh, trồng mới rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng được thực hiện tốt; công tác phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn được các cấp, các ngành quan tâm. Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đạt nhiều kết quả, được Nhân dân đồng thuận triển khai thực hiện. Giá trị sản xuất công nghiệp, nhất là công nghiệp sản xuất điện tiếp tục tăng; thương mại, dịch vụ tiếp tục phát triển, giá trị xuất khẩu hàng địa phương tăng cao; ngành dịch vụ du lịch có nhiều khởi sắc. Các hoạt động trên lĩnh vực văn hóa - xã hội tiếp tục có sự chuyển biến tích cực; chất lượng giáo dục và đào tạo từng bước được nâng lên, cơ sở vật chất phục vụ công tác dạy và học tiếp tục được đầu tư, số trường chuẩn quốc gia vượt kế hoạch đề ra; công tác y tế dự phòng, chăm sóc sức khỏe Nhân dân được quan tâm, không có dịch lớn xảy ra. Các hoạt động văn hóa, thể thao diễn ra sôi nổi; công tác thông tin truyền thông được thực hiện chính xác, đầy đủ, kịp thời; các chế độ, chính sách an sinh xã hội được quan tâm thực hiện. Bộ máy chính quyền các cấp tiếp tục được củng cố, tăng cường. Quốc phòng - An ninh và trật tự an toàn xã hội đảm bảo vẵng chắc; hoạt động đối ngoại tiếp tục được mở rộng...
Bên cạnh những kết quả đạt được còn một số khó khăn, hạn chế: Phát triển nông nghiệp vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới chuyển biến chậm; ngành chăn nuôi gặp khó khăn, tốc độ tăng đàn gia súc không đạt kế hoạch đề ra; việc duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí nông thôn mới tại một số xã đạt chuẩn còn hạn chế; tiến độ đầu tư xây dựng cơ bản chậm, tỷ lệ giải ngân thấp; chất lượng dịch vụ và nguồn nhân lực về du lịch còn hạn chế; cở sở vật chất, trang thiết bị, chất lượng giáo dục vùng sâu, vùng xa còn khó khăn; thiếu bác sỹ và cán bộ có trình độ chuyên môn cao; đời sống của một bộ phận dân cư vẫn còn gặp khó khăn nhất là vùng dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa. Công tác cải cách thủ tục hành chính, việc kiện toàn, sắp xếp tổ chức bộ máy theo quy định của một số cơ quan, đơn vị chậm. Tình hình an ninh trật tự còn tiềm ẩn các yếu tố phức tạp; tình hình tai nạn giao thông tăng cả ba tiêu chí...
2. Mục tiêu và các chỉ tiêu chủ yếu năm 2018
a) Mục tiêu tổng quát
Tiếp tục quán triệt, thực hiện phương châm "Hành động - kỷ cương - hiệu quả", phấn đấu đạt, vượt các chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2018, hướng tới các sự kiện lịch sử của tỉnh trong năm 2019; duy trì và nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế; tập trung triển khai thực hiện có hiệu quả các đề án, nghị quyết của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh nhằm khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của tỉnh để phát triển các ngành kinh tế; chú trọng cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh; khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, phát triển doanh nghiệp, thu hút đầu tư vào các lĩnh vực có lợi thế. Thực hiện quyết liệt công tác cải cách hành chính; tăng cường kỷ luật, kỷ cương, nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực thi pháp luật và sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của các ngành, các cấp; phòng chống tham nhũng, lãng phí. Thực hiện tốt các nhiệm vụ phát triển văn hóa, xã hội; thực hành dân chủ và công bằng xã hội, nâng cao đời sống nhân dân; bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai, ứng phó biến đổi khí hậu; bảo đảm quốc phòng, an ninh, nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại.
b) Các chỉ tiêu chủ yếu
(1). Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn: 9,02%; cơ cấu kinh tế: nông, lâm nghiệp, thủy sản: 16,81%; công nghiệp, xây dựng: 45,12%; dịch vụ: 38,07%; GRDP bình quân đầu người: 28 triệu đồng.
(2). Tổng sản lượng lương thực có hạt: 216 nghìn tấn; diện tích cây chè: 5.772 ha (trong đó trồng mới: 750 ha); tỷ lệ che phủ rừng: 49,11%; 06 xã đạt chuẩn nông thôn mới.
(3). Thu ngân sách trên địa bàn: 1.950 tỷ đồng.
(4). Giá trị xuất khẩu hàng địa phương: 11 triệu USD. Tốc độ tăng giá trị xuất khẩu hàng địa phương: 6,78%.
(5). 96/96 xã có đường ô tô mặt đường được cứng hóa; 88% bản có đường xe máy, ô tô đi lại thuận lợi; 93% hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia; 87% dân số đô thị được sử dụng nước sạch; 80,5% dân số nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh.
(6) Giữ vững và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Tỷ lệ trường chuẩn quốc gia các cấp học: Mầm non: 41,79%, Tiểu học: 43,94%, Trung học cơ sở: 27,35%, Trung học phổ thông: 16%.
(7) Số xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế: 05 xã; 9,2 bác sỹ/1vạn dân, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên: 16,98%o, tỷ lệ giảm sinh: 0,5 %o, giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng còn 21,3%.
(8) Giảm tỷ lệ hộ nghèo: 3,76%, trong đó các huyện nghèo giảm: 4,5%. Giải quyết việc làm mới: 7.020 lao động; đào tạo nghề: 6.300 lao động; tỷ lệ lao động qua đào tạo: 46,3%.
(9) 82,6% hộ gia đình, 66% thôn, bản, khu phố, 93% cơ quan, đơn vị, trường học đạt tiêu chuẩn văn hóa.
3. Nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu
a) Phát triển kinh tế
Nông nghiệp, nông thôn: Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các nghị quyết, đề án của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh về phát triển nông nghiệp, nông thôn, đặc biệt là đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp và phát triển nông nghiệp vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới; tập trung phát triển các cây trồng có giá trị kinh tế cao, hình thành vùng sản xuất tập trung theo quy hoạch (cây Quế 1.850 ha, Sơn tra 310 ha, Mắc ca 750 ha). Chủ động bố trí nguồn vốn để thực hiện các đề án, chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất ngay từ đầu năm. Nghiên cứu có chính sách đặc thù khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Thực hiện hiệu quả các giải pháp thúc đẩy phát triển ngành chăn nuôi (tốc độ tăng trưởng đàn gia súc 5,0%); duy trì và phát triển vùng nuôi cá nước lạnh tập trung, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư phát triển nuôi cá lồng trên các hồ thủy điện. Thực hiện tốt công tác bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh rừng, công tác phòng cháy, chữa cháy rừng. Thực hiện đồng bộ các nội dung chương trình và duy trì nâng cao chất lượng các tiêu chí xây dựng nông thôn mới.
Công nghiệp và đầu tư xây dựng cơ bản: Tập trung phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản; tạo điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư đẩy nhanh tiến độ xây dựng nhà máy chế biến mủ cao su, lưới điện chuyển tải 220 KV, 110 KV và các Trạm biếm áp 220 KV. Tập trung tháo gỡ vướng mắc thủ tục chuyển đổi đất rừng để giúp các nhà đầu tư đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án thủy điện. Nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước; triển khai thực hiện tốt các quy định của Luật đầu tư công, Luật đấu thầu, Luật xây dựng, huy động hợp lý các nguồn lực đầu tư để xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội. Tăng cường công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng và quản lý công trình sau đầu tư, ngăn ngừa thất thoát, lãng phí trong đầu tư xây dựng; tập trung nguồn lực để khắc phục, sửa chữa các công trình hạ tầng bị hư hỏng sau mưa, lũ. Xây dựng kế hoạch ưu tiên hỗ trợ nhà ở cho các hộ nghèo theo Quyết định số 1614/QĐ-UBND ngày 31/12/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh; quản lý chặt chẽ quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết các đô thị, công tác cấp giấy phép xây dựng.
Thương mại, dịch vụ, du lịch: Thực hiện tốt công tác quản lý thị trường, phát triển thương mại, dịch vụ gắn với cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam". Tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại gắn với quảng bá các sản phẩm hàng hóa của địa phương để mở rộng thị trường tiêu thụ; quản lý tốt các hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa qua cửa khẩu Ma Lù Thàng và các lối mở trên địa bàn. Duy trì, đổi mới hoạt động xúc tiến du lịch; tăng cường quảng bá, khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế của tỉnh để phát triển các loại hình du lịch. Phối hợp với các nhà đầu tư giải quyết các khó khăn, vướng mắc và các thủ tục liên quan để các dự án đầu tư các khu du lịch sớm hoàn thành đưa vào khai thác. Nâng cao chất lượng các loại hình dịch vụ vận tải, bưu chính, viễn thông, đảm bảo thông tin kịp thời, chính xác, an toàn thông tin.
Tài chính, ngân hàng: Thực hiện hiệu quả các biện pháp chống thất thu, trốn thuế, nợ đọng thuế; tăng cường kỷ luật tài chính - ngân sách, tổ chức điều hành, quản lý chi ngân sách nhà nước bảo đảm đúng chế độ quy định, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí thiết thực, hiệu quả. Điều hành tín dụng phù hợp, kiểm soát chặt chẽ bảo đảm an toàn hệ thống; chú trọng các lĩnh vực ưu tiên gắn với nâng cao chất lượng tín dụng, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, Nhân dân tiếp cận vốn tín dụng; tích cực thu hồi xử lý nợ xấu, hạn chế nợ xấu mới phát sinh.
Phát triển doanh nghiệp, thu hút đầu tư: Tập trung tổ chức thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 03 tháng 6 năm 2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đẩy mạnh cải thiện, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thông thoáng, thuận lợi, trọng tâm là cải cách các thủ tục hành chính; thực hiện các giải pháp đồng hành cùng doanh nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh.
b) Phát triển văn hóa - xã hội; thực hiện tiến bộ công bằng xã hội
Giáo dục - đào tạo: Tiếp tục triển khai có hiệu quả Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo và Đề án Nâng cao chất lượng giáo dục vùng đặc biệt khó khăn đến năm 2020. Thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học, củng cố vững chắc chất lượng phổ cập giáo dục các cấp. Đôn đốc tiến độ xây dựng trường chuyên Lê Quý Đôn và chương trình kiên cố hóa trường lớp học; ưu tiên đầu tư hệ thống các công trình phụ trợ, vệ sinh môi trường, nước sinh hoạt tại các trường học, nhất là các trường bán trú vùng sâu, vùng xa; tập trung công tác xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia. Tập trung nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, gắn với nhu cầu thị trường lao động phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế của tỉnh.
Y tế - chăm sóc sức khỏe Nhân dân: Tiếp tục nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, chủ động phòng chống và không để dịch bệnh xảy ra. Ưu tiên bố trí bác sĩ cho những nơi có tỷ lệ bác sĩ/vạn dân thấp; thu hút nhân lực y tế có năng lực và tâm huyết về tỉnh, huyện công tác, đặc biệt là bác sỹ; chú trọng đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ y tế cơ sở. Tiếp tục thực hiện lộ trình Đề án của Bộ y tế đưa Bệnh việc đa khoa tỉnh là Bệnh viện vệ tinh của một số bệnh viện Trung ương; cải tạo, nâng cấp các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh; tăng cường công tác quản lý và sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế đã được đầu tư. Kiện toàn, sắp xếp, tinh gọn bộ máy, biên chế ngành Y tế. Xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện hiệu quả các chương trình mục tiêu về y tế đã được phê duyệt. Quan tâm chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em, dân số - kế hoạch hóa gia đình, giảm tỷ lệ tảo hôn nhằm nâng cao chất lượng dân số. Tăng cường các biện pháp bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm.
Văn hóa - Thể thao, Thông tin truyền thông: Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, bảo tồn và phát huy các giá trị, bản sắc văn hóa các dân tộc. Nâng cao hiệu quả phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa". Duy trì và phát triển các hoạt động văn hóa, thể thao. Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước nhằm tạo sự đồng thuận xã hội. Thực hiện tốt công tác đảm bảo an toàn, an ninh thông tin và kế hoạch tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan nhà nước tỉnh Lai Châu năm 2018 đã được phê duyệt.
Giảm nghèo, an sinh xã hội: Tiếp tục triển khai thực hiện tốt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, ổn định và phát triển kinh tế - xã hội vùng tái định cư các công trình thủy điện quốc gia trên địa bàn tỉnh. Tăng cường công tác kiểm tra, hướng dẫn, đảm bảo nâng cao hiệu quả các nguồn vốn hỗ trợ cho Nhân dân sản xuất, giảm nghèo. Tăng cường quản lý chất lượng các lớp đào tạo nghề gắn nhu cầu của người học với người sử dụng lao động. Thực hiện có hiệu quả các chính sách an sinh xã hội, Chương trình mục tiêu phát triển hệ thống trợ giúp xã hội trên địa bàn tỉnh Lai Châu giai đoạn 2017-2020; chú trọng công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em, phát triển thanh niên, bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ, Đề án đổi mới công tác cai nghiện ma túy.
Công tác dân tộc, tôn giáo: Chỉ đạo các cấp, các ngành tăng cường công tác phối hợp thực hiện đồng bộ các chính sách dân tộc, tập trung phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao dân trí, chăm sóc sức khỏe cho đồng bào dân tộc thiểu số. Chú trọng công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng cán bộ người dân tộc thiểu số trong hệ thống chính trị. Nâng cao chất lượng công tác quản lý Nhà nước về tôn giáo tại cơ sở đáp ứng kịp thời với tình hình hoạt động của các tôn giáo tại địa phương.
c) Quản lý tài nguyên môi trường, hoạt động khoa học công nghệ
Tăng cường quản lý tài nguyên đất đai, khoáng sản, tài nguyên nước; tiếp tục hoàn thiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hồ sơ, dữ liệu quản lý đất đai; kịp thời giải quyết các tranh chấp đất đai, tài nguyên. Tích cực tuyên truyền, nâng cao ý thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, doanh nghiệp và Nhân dân về bảo vệ môi trường; thực hiện tốt công tác thẩm định, đánh giá tác động môi trường đối với các dự án đầu tư. Nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo và chủ động phòng chống, giảm nhẹ thiên tai, ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu. Tổ chức triển khai kịp thời, hiệu quả các đề tài nghiên cứu khoa học và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong các ngành, lĩnh vực ưu tiên phát triển. Hỗ trợ đăng ký bảo hộ sản phẩm: "Chè Tam Đường", "Gạo Séng Cù", "Gạo Tả Cù". Tiếp tục thực hiện kiểm định các phương tiện đo lường,…
d) Cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước; công tác phòng, chống tham nhũng, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo
Tăng cường công tác cải cách hành chính, phân công, phân cấp, phân quyền, phân trách nhiệm; nâng cao trách nhiệm người đứng đầu, xử lý nghiêm hành vi gây phiền hà, nhũng nhiễu trong thực thi công vụ của cán bộ, công chức; chấp hành nghiêm Quy chế làm việc. Thường xuyên nắm tình hình, sâu sát cơ sở để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của Nhân dân, giải quyết vấn đề Nhân dân quan tâm, tạo sự đồng thuận cao trong việc triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Tập trung xây dựng Chương trình, kế hoạch và tổ chức triển khai Nghị quyết Trung ương 6 về tiếp tục đổi mới, sắp xếp lại tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Tổ chức tuyển dụng công chức, viên chức phải thực hiện chặt chẽ, đảm bảo theo các quy định của pháp luật, đáp ứng yêu cầu đề ra. Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thanh tra; thực hiện có hiệu quả các giải pháp về đấu tranh, phòng ngừa tham nhũng. Quan tâm thực hiện tốt công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân.
e) Quốc phòng - an ninh và công tác đối ngoại
Tiếp tục xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân vững chắc gắn chặt với thế trận an ninh nhân dân. Chủ động đấu tranh, ngăn chặn làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước, chia rẽ đoàn kết dân tộc của các thế lực thù địch, phản động, không để bị động, bất ngờ. Thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống tội phạm, giảm thiểu tai nạn giao thông trên địa bàn tỉnh. Chuẩn bị tốt các điều kiện tổ chức diễn tập khu vực phòng thủ tỉnh 1 bên 3 cấp.
Về công tác đối ngoại: Duy trì và phát triển các mối quan hệ quốc tế đã được thiết lập. Đặc biệt coi trọng sự phát triển quan hệ hợp tác hữu nghị với tỉnh Vân Nam - Trung Quốc, các tỉnh phía Bắc Lào, các Đại sứ quán nước ngoài tại Việt Nam. Tổ chức các đoàn ra thật sự cần thiết với phương châm giảm bớt các đoàn ra trong năm 2018.
Điều 2. Hội đồng nhân dân tỉnh giao
1. Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện.
2. Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban Hội đồng nhân dân tỉnh và Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết.
Điều 3. Hiệu lực thi hành
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Lai Châu khóa XIV Kỳ họp thứ sáu thông qua ngày 08 tháng 12 năm 2017 và có hiệu lực kể từ ngày thông qua./.
CHỦ TỊCH
Vũ Văn Hoàn | {
"issuing_agency": "Tỉnh Lai Châu",
"promulgation_date": "08/12/2017",
"sign_number": "19/2017/NQ-HĐND",
"signer": "Vũ Văn Hoàn",
"type": "Nghị quyết"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thuong-mai/Quyet-dinh-31-2014-QD-UBND-quan-ly-hoat-dong-dich-vu-moto-nuoc-tren-bien-Cua-Lo-Nghe-An-232420.aspx | Quyết định 31/2014/QĐ-UBND quản lý hoạt động dịch vụ môtô nước trên biển Cửa Lò Nghệ An | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NGHỆ AN
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 31/2014/QĐ-UBND
Nghệ An, ngày 23 tháng 4 năm 2014
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ MÔTÔ NƯỚC TRÊN BIỂN TẠI ĐỊA BÀN THỊ XÃ CỬA LÒ - TỈNH NGHỆ AN
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND, ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Thể dục, thể thao, ngày 29 tháng 11 năm 2006;
Căn cứ Thông tư số 17/2010/TT-BVHTTDL ngày 31 tháng 12 năm 2010 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc Quy định về điều kiện hoạt động của cơ sở thể thao tổ chức hoạt động mô tô nước trên biển;
Xét đề nghị của UBND thị xã Cửa Lò tại Tờ trình số 102/TTr-UBND ngày 17 tháng 4 năm 2014,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành Quy định quản lý hoạt động dịch vụ môtô nước trên biển tại địa bàn thị xã Cửa Lò - tỉnh Nghệ An (kèm theo Quyết định này).
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Chỉ huy Trưởng BCH Bộ đội Biên phòng tỉnh, Giám đốc Sở Giao thông - Vận tải, Chủ tịch UBND thị xã Cửa Lò; Thủ trưởng các đơn vị và các tổ chức, cá nhân có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Đinh Thị Lệ Thanh
QUY ĐỊNH
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ MÔ TÔ NƯỚC TRÊN BIỂN TẠI ĐỊA BÀN THỊ XÃ CỬA LÒ - TỈNH NGHỆ AN
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 31/2014/QĐ.UBND ngày 23 tháng 4 năm 2014 của UBND tỉnh )
Chương 1
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh: Quy định này quy định việc Quản lý hoạt động dịch vụ môtô nước trên biển tại địa bàn thị xã Cửa Lò - tỉnh Nghệ An.
Điều 2. Đối tượng áp dụng: Áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế tham hoạt động dịch vụ mô tô nước trên biển tại địa bàn thị xã Cửa Lò - tỉnh Nghệ An.
Chương 2
QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 3. Điều kiện kinh doanh và hoạt động
1. Các tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ mô tô nước được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Đầu tư; Luật Doanh nghiệp; Luật Thể dục, thể thao và các quy định của Pháp luật có liên quan, phải tiến hành đăng ký theo đúng quy định hiện hành.
2. Đối với phương tiện:
- Mô tô nước hoạt động dịch vụ vui chơi giải trí cho khách du lịch phải là phương tiện đảm bảo đúng các chỉ số, kỹ thuật, thiết kế, hình dáng dùng cho loại hình mô tô nước, không gây ra tiếng ồn quá mức quy định làm ảnh hưởng đến khu vực nghỉ dưỡng, khu vui chơi giải trí, ăn uống.
- Không thải nước làm mát động cơ có nồng độ dầu vượt quá quy định hiện hành; Có các thiết bị ngăn ngừa việc rơi vãi xăng, dầu, dầu thải xuống biển trong quá trình tiếp nhiên liệu tại điểm quy định; Đảm bảo vệ sinh môi trường tại vùng khai thác và bến neo đậu.
- Phải được kiểm tra định kỳ về chất lượng an toàn kỹ thuật, an toàn môi trường theo quy định.
- Phải có số đăng ký in dán số hiệu ở hai bên mạn nổi của mô tô nước.
- Phương tiện phải trang bị đầy đủ thiết bị thông tin liên lạc, túi thuốc cấp cứu chống say nắng, say sóng; mỗi mô tô nước có 03 phao cứu sinh đảm bảo cho người điều khiển và hành khách.
3. Đối với người điều khiển phương tiện
- Phải có giấy chứng nhận khám sức khỏe đủ điều kiện lái mô tô nước. Có bằng, giấy chứng nhận lớp đào tạo lái tàu, xuồng, mụ tụ nước do cơ quan có thẩm quyền cấp.
- Không có tiền án, tiền sự, không được uống rượu, bia và sử dụng các chất kích thích khác khi điều khiển phương tiện.
- Khi hoạt động phải mang đeo phù hiệu (có ảnh) của tổ chức, cá nhân đăng ký hoạt động cấp; Mặc áo phao khi điều khiển phương tiện.
- Phải kiểm tra các trang thiết bị an toàn của mô tô nước trước khi đưa phương tiện vào hoạt động.
4. Các tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ mô tô nước phải lắp đặt hệ thống phao neo, cờ neo được định vị để phân biệt khu vực hoạt động của các phương tiện với khu vực tắm và chỉ được hoạt động kinh doanh khi đủ điều kiện kinh doanh theo quy định.
Điều 4. Thời gian hoạt động
- Thời gian hoạt động: + Mùa hè từ 5h đến 19h:
+ Mùa đông từ 6h30’ đến 17h.
- Tuyệt đối không được đưa phương tiện hoạt động khi có cảnh báo của các cơ quan chức năng để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho du khách và người điều khiển phương tiện.
Điều 5. Bến bãi đón, trả khách và phao neo, cờ
1. Bến bãi đón trả khách.
- Phù hợp với Quy hoạch đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
- Vị trí cửa ra vào của mỗi bến bãi neo đậu phương tiện để đón trả khách cách nhau ít nhất 250m; Cửa ra vào của mỗi phương tiện có chiều rộng tối thiểu là 6m.
- Tại bến bãi đón trả khách phải đặt bảng khuyến cáo và nội quy hoạt động của mô tô nước.
2. Về kích thước cờ, phao neo.
- Phao neo, cờ có màu sắc tương phản với màu nước và cảnh quan môi trường để dễ quan sát, phù hợp với quy tắc báo hiệu đường thủy Việt Nam (22TCN 269 - 2000) ban hành kèm theo Quyết định số 4099/2000/QĐ-BGTVT ngày 28 tháng 12 năm 2000; Chất liệu phao neo không gây ô nhiễm môi trường.
- Đường kính phao neo tối thiểu là 30cm, cờ 30 x 40cm.
- Khoảng cách giữa 2 phao, cờ là 5m.
Điều 6. Vùng hoạt động và bảng khuyến cáo
1. Vùng hoạt động (khai thác):
a) Được quy hoạch thành 2 vùng khu vực như sau:
- Khu vực bãi biển phường Thu Thủy từ đường ngang số 6 đến Đảo Lan Châu.
- Khu vực bãi biến Phường Nghi Hương từ đường ngang số 8 đến đường số 14.
b) Giới hạn phạm vi hoạt động.
- Giới hạn ngoài: Xa cách bờ tối đa khoảng 650m (tính theo mức thủy triều trung bình hàng năm).
- Giới hạn trong: Xa cách bờ tối thiểu khoảng 100m.
c) Khu vực cấm: Cấm mô tô nước hoạt động ở khu vực có luồng, tuyến tàu thường xuyên đi lại, khu vực tắm biển của du khách.
2. Về bảng khuyến cáo và bảng nội quy hoạt động: Bảng khuyến cáo và bảng nội quy hoạt động phải đặt ở những vị trí thích hợp, dễ nhận biết; Nội dung phải được UBND thị xã Cửa Lò thẩm định và phê duyệt.
Điều 7. Quản lý an ninh trật tự và an toàn cứu nạn
1. Đối với chủ phương tiện.
- Phải mua bảo hiểm cho khách du lịch.
- Cơ sở thể thao phải trang bị ca nô cứu hộ, phao cứu sinh, có ít nhất 01 nhân viên y tế có trình độ trung cấp y tế trở lên thường trực và có phương án khắc phục sự cố, tai nạn xảy ra.
- Không được chở quá số người quy định được ghi trong giấy phép.
- Chỉ được phép hoạt động trong vùng quy định. Chịu sự kiểm tra của các cơ quan chức năng khi có yêu cầu và không được quay phim, chụp ảnh ở nơi có biển quy định cấm.
- Khi phát hiện có trường hợp tai nạn phải nhanh chóng đưa phương tiện tham gia cứu hộ và tham gia cứu hộ khi cơ quan chức năng yêu cầu.
- Không tranh dành, lôi kéo, gây gỗ, đánh nhau, ép giá, ép khách, vi phạm pháp luật, đưa mô tô nước vào khu vực cấm, vào khu vực tắm biển của du khách, phóng nhanh, đánh võng, lạng lách, cua ngoặt, làm mất an toàn cho du khách, rú ga xả khói xăng, dầu ra bãi tắm làm ô nhiễm môi trường.
- Chịu trách nhiệm bảo vệ môi trường trong phạm vi được giao, thực hiện các biện pháp quản lý chất thải, tiếng ồn; hướng dẫn, nhắc nhở mọi người thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường.
- Nhiên liệu của các phương tiện phải được lưu trữ và vận chuyển một cách an toàn đến hệ thống tiếp nhận tại các khu vực được quy định. Các bến neo đậu bắt buộc phải có hệ thống tiếp nhận nhiên liệu thải từ các phương tiện khi hoạt động trên biển.
2. Đối với người quản lý điều hành phương tiện: Người quản lý, người điều khiển các phương tiện mô tô nước tuyệt đối không được để khách lái phương tiện, yêu cầu khách mặc áo phao trước khi tham gia và phải chịu trách nhiệm về sự an toàn của khách.
Chương 3
HOẠT ĐỘNG THANH TRA, KIỂM TRA VÀ XỬ LÝ VI PHẠM
Điều 8. Hoạt động thanh tra, kiểm tra
1. Các tổ chức, cá nhân tham gia kinh doanh dịch vụ mô tô nước phải chịu sự quản lý của cơ quan nhà nước về các hoạt động thể dục, thể thao.
2. Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch chịu trách nhiệm chủ trì quản lý nhà nước và phối hợp các đơn vị liên quan và UBND thị xã Cửa Lò tổ chức thanh tra, kiểm tra hoạt động đối với loại hình này; Khi phát hiện tổ chức, cá nhân vi phạm thì căn cứ vào tính chất, mức độ để xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Điều 9. Xử lý vi phạm
Các tổ chức, cá nhân tham gia kinh doanh dịch vụ mô tô nước ở nơi khác khi đưa các phương tiện vào hoạt động trên khu vực biển thị xã Cửa Lò nhưng không đăng ký với cơ quan chức năng hoặc có hành vi vi phạm các quy định trong lĩnh vực thể dục - thể thao sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Chương 4
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 11. Trách nhiệm của các Sở, ban, ngành
1. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
- Chủ trì tổ chức triển khai thực hiện Quy định này; phối hợp các cơ quan liên quan hướng dẫn các tổ chức, cá nhân hoạt động dịch vụ mô tô nước đảm bảo theo đúng quy định của pháp luật.
- Thành lập đoàn kiểm tra để thanh tra, kiểm tra và xử lý các hoạt động đối với dịch vụ mô tô nước.
- Chủ trì trong công tác thanh tra, kiểm tra và định kỳ báo cáo tình hình về UBND tỉnh để theo dõi, chỉ đạo.
2. Sở Giao thông - Vận tải
- Chủ trì phối hợp UBND thị xã Cửa Lò, Biên phòng tỉnh khảo sát phân luồng hoạt động cho dịch vụ mô tô nước phù hợp với luật đường thủy nội địa Việt Nam và điều kiện thực tế của Cửa Lò.
- Hướng dẫn các tổ chức, cá nhân tham gia kinh doanh mô tô nước bố trí phao neo, cờ đảm bảo đúng quy định.
3. Sở Kế hoạch - Đầu tư
Kiểm tra, xem xét cấp giấy phép đầu tư cho các tập thể, cá nhân nếu có nhu cầu đầu tư dịch vụ mô tô nước khi đủ điều kiện theo quy định.
4. Sở Tài nguyên và Môi trường:
Phối hợp các đơn vị liên quan trên cơ sở chức năng nhiệm vụ của mình phối hợp Sở VHTT và DL trong công tác thanh tra, kiểm tra, đồng thời tổ chức kiểm tra theo nhiệm vụ được phân công.
Điều 12. Trách nhiệm của UBND thị xã Cửa Lò
- Tổ chức phổ biến, tuyên truyền nội dung quy định để các tổ chức, cá nhân kinh doanh, nhân dân và du khách thực hiện; Thẩm định và duyệt nội dung khuyến cáo và bảng nội quy hoạt động dịch mô tô nước trên biển tại địa bàn thị xã Cửa Lò.
- Tham mưu trình cấp thẩm quyết quyết định mức giá sử dụng dịch mô tô nước trên biển tại địa bàn thị xã Cửa Lò.
- Thành lập tổ kiểm tra, xử lý tình hình hoạt động của dịch vụ mô tô nước trên địa bàn thị xã. Phối hợp với các đơn vị liên quan để tuần tra kiểm soát và xử lý vi phạm theo quy định. Quản lý giá dịch vụ để đảm bảo quyền lợi cho người tham gia.
- Tổ chức khảo sát quy hoạch bến bãi đón trả khách, vùng hoạt động phù hợp, đảm bảo an toàn để các tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ mô tô nước thực hiện.
- Định kỳ hàng tháng, quý hoặc đột xuất báo cáo tình hình hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ được phân công về UBND tỉnh (qua Sở VHTT và DL) để tổng hợp và xử lý./. | {
"issuing_agency": "Tỉnh Nghệ An",
"promulgation_date": "23/04/2014",
"sign_number": "31/2014/QĐ-UBND",
"signer": "Đinh Thị Lệ Thanh",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Dau-tu/Quyet-dinh-673-QD-UBND-2020-phe-duyet-Phuong-an-dau-gia-quyen-khai-thac-khoang-san-Quang-Binh-442581.aspx | Quyết định 673/QĐ-UBND 2020 phê duyệt Phương án đấu giá quyền khai thác khoáng sản Quảng Bình | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG BÌNH
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 673/QĐ-UBND
Quảng Bình, ngày 10 tháng 3 năm 2020
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT PHƯƠNG ÁN ĐẤU GIÁ QUYỀN KHAI THÁC KHOÁNG SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH NĂM 2020
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG BÌNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Khoáng sản ngày 17 tháng 11 năm 2010;
Căn cứ Luật Đấu giá tài sản ngày 17 tháng 11 năm 2016;
Căn cứ Nghị định số 158/2016/NĐ-CP ngày 19 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoáng sản;
Căn cứ Nghị định số 22/2012/NĐ-CP ngày 26 tháng 3 năm 2012 của Chính phủ quy định về đấu giá quyền khai thác khoáng sản;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 54/2014/TTLT-BTNMT-BTC ngày 09 tháng 9 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Tài chính quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 22/2012/NĐ-CP ngày 26 tháng 3 năm 2012 của Chính phủ quy định về đấu giá quyền khai thác khoáng sản;
Căn cứ Thông tư số 48/2017/TT-BTC ngày 15 tháng 5 năm 2017 của Bộ Tài chính quy định chế độ tài chính trong hoạt động đấu giá tài sản;
Căn cứ Quyết định số 35/2018/QĐ-UBND ngày 20 tháng 12 năm 2018 của UBND tỉnh về việc phê duyệt điều chỉnh, bổ sung quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2016-2020, tầm nhìn đến năm 2025;
Căn cứ Kế hoạch đấu giá số 445/KH-UBND ngày 04 tháng 4 năm 2019 của UBND tỉnh về việc đấu giá quyền khai thác khoáng sản năm 2019;
Căn cứ Kế hoạch đấu giá số 2079/KH-UBND ngày 13 tháng 12 năm 2019 của UBND tỉnh về việc Phê duyệt kế hoạch đấu giá quyền khai thác khoáng sản đợt 2 năm 2019;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 81/TTr-STNMT ngày 04 tháng 3 năm 2020,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Phương án đấu giá quyền khai thác 06 mỏ khoáng sản, với diện tích 69,55 ha (có Phương án đấu giá kèm theo).
Điều 2. Căn cứ Phương án đấu giá quyền khai thác khoáng sản đã được phê duyệt, Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với các sở, ngành, đơn vị, địa phương liên quan tổ chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản theo đúng quy định của pháp luật.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan; Chủ tịch UBND các huyện: Minh Hóa, Tuyên Hóa, Quảng Ninh, Chủ tịch UBND thị xã Ba Đồn; Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn: Tân Hóa, Xuân Hóa, Kim Hóa, Trường Sơn, phường Quảng Thọ, thị trấn Đồng Lê và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Tổng cục ĐC&KS Việt Nam;
- Cục KSHĐKS miền Trung;
- Trung tâm Tin học - Công báo tỉnh;
- Trung tâm CNTT TNMT-Sở TNMT;
- Lưu: VT, CVTNMT.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Trần Tiến Dũng
PHƯƠNG ÁN
ĐẤU GIÁ QUYỀN KHAI THÁC KHOÁNG SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH NĂM 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 673/QĐ-UBND ngày 10 tháng 3 năm 2020 của UBND tỉnh Quảng Bình)
I. THÔNG TIN VỀ CÁC KHU VỰC MỎ ĐẤU GIÁ.
1. Thông tin về các khu vực mỏ
Khu vực đấu giá gồm có 06 khu vực, Tổng diện tích 69,55ha. Trong đó:
- Có 01 mỏ cát làm vật liệu xây dựng thông thường tại thôn Thọ Đơn, phường Quảng Thọ, thị xã Ba Đồn, diện tích: 4,55 ha thuộc Kế hoạch đấu giá số 2079/KH-UBND ngày 13/12/2019 của UBND tỉnh.
- Có 05 mỏ, diện tích 65,0 ha thuộc kế hoạch đấu giá số 445/KH-UBND ngày 04/4/2019 của UBND tỉnh (đã tổ chức đấu giá lần 01 năm 2019 nhưng không có khách hàng tham gia). Trong đó, có 03 mỏ đá làm vật liệu xây dựng thông thường, diện tích 25,0 ha và 02 mỏ đất làm vật liệu san lấp, diện tích 40,0ha
- Tất cả các mỏ đưa ra đấu giá theo phương án này đều chưa được thăm dò, đánh giá trữ lượng.
Thông tin về các mỏ đấu giá như vị trí, ranh giới mỏ; hiện trạng cơ sở hạ tầng, hiện trạng sử dụng đất khu vực mỏ; diện tích, tài nguyên dự báo có ở Phụ lục kèm theo.
2. Giải phóng mặt bằng khu vực mỏ đấu giá
Hiện trạng sử dụng đất tại các mỏ đưa ra đấu giá quyền khai thác khoáng sản đều có tài sản gắn liền với đất; đa số diện tích đất đã giao cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng. Do vậy, tổ chức, cá nhân trúng đấu giá quyền khai thác khoáng sản phải thực hiện giải phóng mặt bằng trước khi thuê đất và hoạt động khai thác khoáng sản.
II. GIÁ KHỞI ĐIỂM, BƯỚC GIÁ.
1. Giá khởi điểm:
Giá khởi điểm đối với khu vực chưa thăm dò khoáng sản nêu trên được xác định bằng mức thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản (R) quy định tại Phụ lục I Nghị định số 67/2019/NĐ-CP ngày 31/7/2019 của Chính phủ.
Giá khởi điểm:
- Đối với mỏ cát làm vật liệu xây dựng thông thường R = 5%.
- Đối với mỏ đá làm vật liệu xây dựng thông thường, mỏ đất làm vật liệu san lấp R = 3%.
Mức giá khởi điểm trên chưa bao gồm chi phí khảo sát thăm dò, đánh giá trữ lượng; chi phí lập hồ sơ khai thác mỏ sau khi trúng đấu giá; chi phí giải phóng mặt bằng; các loại thuế, phí, lệ phí và các chi phí khác có liên quan.
2. Bước giá:
Bước giá là mức chênh lệch của lần trả giá sau so với lần trả giá trước liền kề. Bước giá ở khu vực chưa thăm dò khoáng sản được xác định theo mức thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản. Bước giá áp dụng cho tất cả các khu vực mỏ phê duyệt tại phương án này là 0,1% (mức thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản).
III. PHÍ HỒ SƠ VÀ TIỀN ĐẶT TRƯỚC THAM GIA ĐẤU GIÁ.
1. Tiền bán hồ sơ cho người tham gia đấu giá:
Tiền bán hồ sơ cho người tham gia đấu giá là 500.000 đồng/hồ sơ (theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Thông tư số 48/2017/TT-BTC ngày 15/5/2017 của Bộ Tài chính quy định chế độ tài chính trong hoạt động đấu giá tài sản).
Đơn vị được lựa chọn tổ chức đấu giá có trách nhiệm bán hồ sơ cho người tham gia đấu giá. Tiền mua hồ sơ tham gia đấu giá không được hoàn trả trừ trường hợp cuộc đấu giá không được tổ chức.
2. Tiền đặt trước:
a. Tiền đặt trước được tính bằng 15% giá khởi điểm quy định trong Nghị định 22/2012/NĐ-CP ngày 26/3/2012 của Chính phủ quy định về đấu giá quyền khai thác khoáng sản (Chi tiết có phụ lục kèm theo).
b. Tổ chức, cá nhân tham gia đấu giá có thể nộp tiền đặt trước bằng chuyển khoản hoặc bằng bảo lãnh dự đấu giá theo phương thức như sau:
- Trường hợp nộp bằng chuyển khoản, tổ chức, cá nhân tham gia đấu giá nộp vào tài khoản của tổ chức bán đấu giá theo quy định của pháp luật.
- Trường hợp nộp bằng bảo lãnh dự đấu giá, tổ chức, cá nhân đề nghị tham gia đấu giá phải nộp bảo lãnh dự đấu giá cho tổ chức bán đấu giá. Thời hạn bảo lãnh cho đến khi tổ chức, cá nhân trúng đấu giá nộp đủ tiền để được cấp Giấy phép khai thác khoáng sản theo quy định.
c. Tiền đặt trước nộp đồng thời khi nộp hồ sơ tham gia đấu giá quyền khai thác khoáng sản, hoặc trong thời hạn 03 ngày làm việc trước ngày mở cuộc đấu giá. Tiền đặt trước của tổ chức, cá nhân trúng đấu giá quyền khai thác khoáng sản được nộp vào kho bạc Nhà nước và được khấu trừ vào tiền trúng đấu giá khi cấp Giấy phép khai thác khoáng sản.
d. Tiền đặt trước tham gia đấu giá không được trả lại và nộp vào ngân sách nhà nước trong các trường hợp sau:
- Đã nộp tiền đặt trước nhưng không tham gia cuộc đấu giá mà không thuộc trường hợp bất khả kháng.
- Bị truất quyền tham gia đấu giá do có hành vi vi phạm quy chế đấu giá.
- Từ chối ký biên bản đấu giá theo quy định.
- Rút lại giá đã trả hoặc giá đã chấp nhận.
- Từ chối kết quả trúng đấu giá.
- Quá thời hạn quy định tại điểm b và điểm c Khoản 2 Điều 11 Nghị định số 22/2012/NĐ-CP ngày 26/3/2012 của Chính phủ mà tổ chức, cá nhân trúng đấu giá không nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản, Giấy phép khai thác khoáng sản.
- Giấy phép thăm dò khoáng sản bị thu hồi theo quy định của pháp luật.
IV. CƠ QUAN TỔ CHỨC THỰC HIỆN, HÌNH THỨC, CÁCH THỨC BÁN ĐẤU GIÁ:
1. Cơ quan tổ chức thực hiện:
Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm lựa chọn tổ chức bán đấu giá tài sản và ký hợp đồng để tổ chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản các mỏ được phê duyệt trong Phương án này theo quy định tại Điều 56 Luật đấu giá tài sản năm 2016.
Tổ chức được lựa chọn bán đấu giá tài sản là cơ quan lập, thông báo và bán hồ sơ mời đấu giá quyền khai thác khoáng sản, đồng thời là cơ quan xét chọn hồ sơ đề nghị tham gia đấu giá quyền khai thác khoáng sản theo quy định pháp luật. Việc xét chọn hồ sơ phải được Sở Tài nguyên và Môi trường tham gia.
2. Hình thức:
- Đấu giá từng khu vực và theo phương thức trả giá lên: Bỏ phiếu kín trực tiếp nhiều vòng tại phiên bán đấu giá. Việc đấu giá được tiến hành liên tục, không gián đoạn cho đến khi xác định được người trúng đấu giá quyền khai thác khoáng sản; Tên tổ chức, cá nhân trúng đấu giá được lập cùng với biên bản đấu giá và công bố công khai ngay tại phiên đấu giá có sự chứng kiến của đại diện các bên.
+ Trong vòng đấu giá đầu, tổ chức, cá nhân tham gia đấu giá phải trả giá thấp nhất bằng giá khởi điểm phiên đấu giá cộng với số nguyên lần bước giá (1, 2,..., n lần và mỗi lần tối thiểu bằng 0,1% mức thu tiền cấp quyền).
+ Trường hợp phải tổ chức vòng đấu giá tiếp theo, giá khởi điểm là giá được trả cao nhất của vòng đấu trước liền kề. Tổ chức, cá nhân tham gia đấu giá trả thấp nhất phải bằng giá của vòng đấu trước cộng số nguyên lần bước giá.
+ Phiếu trả giá có giá trị không đúng quy định nêu trên được coi là không hợp lệ.
3. Cách thức đấu giá:
Phiên đấu giá quyền khai thác khoáng sản chỉ được tiến hành khi có ít nhất 02 tổ chức, cá nhân tham gia đấu giá.
+ Trong trường hợp chỉ có 01 (một) tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đủ điều kiện tham gia đấu giá, một người trả giá, một người chấp nhận giá thì thực hiện theo quy định tại Điều 49 Luật đấu giá tài sản năm 2016.
+ Trường hợp không có tổ chức, cá nhân nào nộp hồ sơ tham gia đấu giá thì Sở Tài nguyên và Môi trường báo cáo và trình UBND tỉnh xem xét quyết định việc đấu giá lại hoặc cấp phép không qua đấu giá.
V. ĐỊA ĐIỂM, THỜI HẠN TỔ CHỨC BÁN ĐẤU GIÁ:
1. Địa điểm: Tại trụ sở của tổ chức được lựa chọn để bán đấu giá.
2. Thời gian: Dự kiến trong quý II năm 2020.
- Thời gian để thông báo và đăng tải thông tin về phiên đấu giá quyền khai thác khoáng sản và bán hồ sơ mời đấu giá: 30 ngày.
- Thời gian tiếp nhận hồ sơ đề nghị tham gia đấu giá: 30 ngày kể từ ngày kết thúc thông báo thông tin về phiên đấu giá quyền khai thác khoáng sản.
- Thời gian xét hồ sơ tham gia đấu giá; thông báo đến các tổ chức, cá nhân đủ hoặc không đủ điều kiện tham gia đấu giá và tổ chức đấu giá không quá 15 ngày sau khi hết thời hạn tiếp nhận hồ sơ đăng ký tham gia đấu giá.
VI. ĐỐI TƯỢNG, ĐIỀU KIỆN VÀ HỒ SƠ THAM GIA ĐẤU GIÁ:
1. Đối tượng và điều kiện tham gia đấu giá:
a. Đối tượng: Các tổ chức, cá nhân trong nước có đủ điều kiện hoạt động khoáng sản theo quy định của pháp luật về khoáng sản.
b. Điều kiện tham gia đấu giá: Các tổ chức, cá nhân tham gia đấu giá phải có đủ các điều kiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 8, Khoản 2 Điều 16, Khoản 2 Điều 19 Nghị định số 22/2012/NĐ-CP ngày 26/3/2012 của Chính phủ quy định về đấu giá quyền khai thác khoáng sản và Điều 34, Điều 51 Luật Đấu giá tài sản năm 2016.
2. Đối tượng không được tham gia đấu giá
- Cán bộ, công chức được giao tiếp nhận, chuẩn bị hồ sơ đấu giá quyền khai thác khoáng sản của Sở Tài nguyên và Môi trường; cha, mẹ, vợ, chồng, con của những người nêu trên.
- Những đối tượng bị cấm khác theo quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản.
3. Hồ sơ tham gia đấu giá:
Hồ sơ đấu giá gồm 01 bộ nộp tại tổ chức bán đấu giá, thành phần hồ sơ gồm:
- Đơn đề nghị tham gia đấu giá (Theo mẫu).
- Giấy đăng ký kinh doanh (Có ngành nghề phù hợp).
- Hồ sơ giới thiệu về năng lực kinh nghiệm trong thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản.
- Vốn chủ sở hữu của tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản được quy định tại Điều 9, Nghị định số 158/2016/NĐ-CP ngày 29/11/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của luật khoáng sản.
- Văn bản xác nhận của cơ quan Thuế đơn vị đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính trong các lĩnh vực sản xuất kinh doanh đến thời điểm tham gia đấu giá.
- Văn bản cam kết thực hiện dự án nếu trúng đấu giá quyền khai thác khoáng sản.
- Giấy xác nhận nộp tiền đặt trước để tham gia đấu giá (trường hợp đã nộp).
4. Xét chọn hồ sơ tham gia đấu giá
Sau khi hết thời hạn tiếp nhận hồ sơ, trong thời gian tối đa không quá 07 ngày làm việc, tổ chức bán đấu giá phối hợp Sở Tài nguyên và Môi trường tiến hành xét chọn hồ sơ để lựa chọn tổ chức, cá nhân đủ điều kiện tham gia phiên đấu giá, đồng thời có văn bản thông báo cho các tổ chức, cá nhân đủ hoặc không đủ điều kiện tham gia đấu giá.
5. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân tham gia đấu giá
a. Tổ chức, cá nhân tham gia đấu giá quyền khai thác khoáng sản có các quyền sau đây:
- Tham khảo tài liệu địa chất, khoáng sản liên quan đến khu vực đấu giá quyền khai thác khoáng sản theo quy định của pháp luật về khoáng sản, pháp luật khác có liên quan.
- Khảo sát thực địa khu vực đấu giá quyền khai thác khoáng sản, lấy mẫu trên mặt đất nằm trong khu vực đấu giá quyền khai thác khoáng sản nhưng chưa thăm dò khoáng sản theo quy định tại Điều 37 Luật khoáng sản.
- Được tham gia các buổi họp liên quan đến phiên đấu giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức.
b. Tổ chức, cá nhân tham gia đấu giá quyền khai thác khoáng sản có các nghĩa vụ sau đây:
- Thực hiện nghiêm túc nội quy phiên đấu giá, quy chế đấu giá do tổ chức bán đấu giá ban hành và quy định của pháp luật khác có liên quan.
- Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
6. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trúng đấu giá quyền khai thác khoáng sản
a. Tổ chức, cá nhân trúng đấu giá quyền khai thác khoáng sản có các quyền sau đây:
- Được cấp văn bản xác nhận trúng đấu giá quyền khai thác khoáng sản.
- Được sử dụng thông tin về khoáng sản liên quan đến khu vực trúng đấu giá quyền khai thác khoáng sản theo quy định của pháp luật về khoáng sản.
- Được cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản, Giấy phép khai thác khoáng sản sau khi hoàn thành thủ tục đề nghị cấp phép hoạt động khoáng sản theo quy định của pháp luật về khoáng sản.
- Được quyền phối hợp với chính quyền địa phương để quản lý mỏ sau khi UBND tỉnh công nhận kết quả trúng đấu giá.
- Được hưởng các quyền khác theo quy định của pháp luật.
b. Tổ chức, cá nhân trúng đấu giá quyền khai thác khoáng sản có nghĩa vụ sau đây:
- Nộp tiền trúng đấu giá quyền khai thác khoáng sản và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.
- Trong thời hạn 06 (tháng) kể từ ngày kết thúc phiên đấu giá, tổ chức, cá nhân trúng đấu giá quyền khai thác khoáng sản phải nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép theo quy định của pháp luật về khoáng sản.
- Không được chuyển nhượng kết quả đấu giá quyền khai thác khoáng sản cho tổ chức, cá nhân khác lập hồ sơ đề nghị cấp phép hoạt động khoáng sản.
- Tự chịu trách nhiệm về thực hiện giải phóng mặt bằng khu vực mỏ và đất xây dựng các công trình khác phục vụ khai thác khoáng sản.
- Tự chịu trách nhiệm thực hiện đánh giá tác động môi trường dự án khai thác khoáng sản khu vực trúng đấu giá theo quy định. Trường hợp trong quá trình thực hiện đánh giá tác động môi trường mà không được cộng đồng nơi thực hiện dự án chấp thuận thông qua với lý do chính đáng thì kết quả trúng đấu giá bị hủy bỏ, người trúng đấu giá chỉ được hoàn trả tiền đặt trước để tham gia đấu giá.
- Tổ chức, cá nhân trúng đấu giá đã được cấp giấy phép thăm dò, giấy phép khai thác khoáng sản nếu vi phạm quy định của pháp luật, UBND tỉnh sẽ thu hồi mỏ và không hoàn trả bất cứ một khoản chi phí nào mà tổ chức, cá nhân đã đầu tư.
- Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
VII. TỔ CHỨC ĐẤU GIÁ:
1. Trình tự, nguyên tắc tiến hành phiên đấu giá quyền khai thác khoáng sản
1.1. Mở đầu, đấu giá viên điều hành cuộc bán đấu giá giới thiệu bản thân, người giúp việc và đại diện cơ quan, tổ chức có liên quan; phổ biến nội quy phiên đấu giá; công bố danh sách tổ chức, cá nhân được tham gia phiên đấu giá; điểm danh người tham gia đấu giá và người phát giá; giải đáp các câu hỏi (nếu có).
1.2. Người điều hành phiên đấu giá tiến hành phiên đấu giá theo hình thức đấu giá bằng phiếu kín trực tiếp từng vòng đấu giá, liên tục không gián đoạn trong suốt phiên đấu giá. Phiên đấu giá chỉ kết thúc sau khi đã xác định được người trúng đấu giá quyền khai thác khoáng sản.
Người trúng đấu giá quyền khai thác khoáng sản là tổ chức, cá nhân duy nhất có phiếu trả giá cao nhất so với giá khởi điểm sau tất cả các vòng đấu giá hoặc là tổ chức, cá nhân trúng khi bốc thăm trong trường hợp quy định tại tiết a điểm 1.5 khoản này.
1.3. Sau mỗi vòng đấu giá, người điều hành phiên đấu giá thông báo công khai mức trả giá cao nhất của vòng bỏ phiếu. Trường hợp có từ hai phiếu trở lên trả giá cao nhất bằng nhau thì người điều hành phiên đấu giá tiếp tục phát phiếu để bắt đầu trả giá cho vòng đấu giá tiếp theo.
Giá khởi điểm của vòng đấu giá tiếp theo là mức giá trả cao nhất của vòng đấu giá kế trước. Giá ghi trong phiếu tham gia đấu giá là hợp lệ khi có giá trị bằng giá khởi điểm cộng với số nguyên lần bước giá.
1.4. Mọi diễn biến trong phiên đấu giá quyền khai thác khoáng sản phải lập thành biên bản. Kết thúc phiên đấu giá quyền khai thác khoáng sản, người điều hành phiên đấu giá công bố công khai người trúng đấu giá quyền khai thác khoáng sản. Tổ chức, cá nhân trúng đấu giá quyền khai thác khoáng sản phải ký vào biên bản đấu giá ngay tại phiên đấu giá.
1.5. Các trường hợp đặc biệt
a. Trường hợp liên tiếp qua ba vòng đấu giá mà vẫn có từ hai người trở lên phát giá cao nhất bằng nhau, Chủ tịch Hội đồng đấu giá hoặc người điều hành phiên đấu giá tổ chức bốc thăm công khai để chọn người trúng đấu giá quyền khai thác khoáng sản;
b. Trường hợp tổ chức, cá nhân trúng đấu giá quyền khai thác khoáng sản từ chối nhận kết quả trúng đấu giá thì người trả giá thấp hơn liền kề được xem xét phê duyệt trúng giá bổ sung;
c. Trường hợp người trúng giá bổ sung từ chối không nhận kết quả trúng đấu giá thì kết quả phiên đấu giá bị hủy bỏ và Tổ chức bán đấu giá tài sản báo cáo bằng văn bản cho Sở Tài nguyên và Môi trường để trình UBND tỉnh xem xét, quyết định.
2. Phê duyệt kết quả trúng đấu giá
- Trong thời gian 02 ngày làm việc kể từ ngày đấu giá thành công, tổ chức bán đấu giá bàn giao toàn bộ hồ sơ đấu giá về Sở Tài nguyên và Môi trường (Hồ sơ tham gia đấu giá; Phiếu trả giá; Biên bản phiên đấu giá).
- Trong thời gian không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ do tổ chức bán đấu giá bàn giao, Sở Tài nguyên và Môi trường tổng hợp, trình UBND tỉnh ban hành Quyết định công nhận kết quả trúng đấu giá cho tổ chức, cá nhân trúng đấu giá.
3. Cách tính tiền trúng đấu giá quyền khai thác khoáng sản ở khu vực chưa thăm dò khoáng sản
- Căn cứ mức thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản đã trúng đấu giá được UBND tỉnh phê duyệt, tiền trúng đấu giá được tính như sau:
T = Q x G x K x Rđg (đồng)
Trong đó:
T - Tiền trúng đấu giá quyền khai thác khoáng sản;
Q - Là trữ lượng khoáng sản được phép đưa vào thiết kế khai thác, xác định trong dự án đầu tư hoặc báo cáo kinh tế kỹ thuật và được quy định trong giấy phép khai thác khoáng sản; đơn vị tính là m3;
G - Giá tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản được quy định tại Nghị định số 67/2019/NĐ-CP và Thông tư 38/2017/TT-BTNMT ngày 16/10/2017 của Bộ Tài nguyên và Môi trường; đơn vị tính là đồng Việt Nam/đơn vị trữ lượng;
K - Hệ số thu hồi khoáng sản liên quan đến phương pháp khai thác: khai thác lộ thiên K = 0,9;
Rđg - Mức thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản trúng đấu giá; đơn vị tính là phần trăm (%).
- Mức thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản trúng đấu giá đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt được áp dụng ổn định trong suốt thời gian được cấp phép khai thác.
- Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm xác định và trình UBND tỉnh phê duyệt tiền trúng đấu giá quyền khai thác khoáng sản theo quy định.
4. Phương thức nộp tiền trúng đấu giá quyền khai thác khoáng sản
4.1. Tiền trúng đấu giá quyền khai thác khoáng sản phải nộp toàn bộ một lần trước khi cấp phép khai thác, trừ trường hợp quy định tại điểm 4.2 Khoản này.
4.2. Trường hợp số tiền trúng đấu giá quyền khai thác khoáng sản lớn hơn 50 tỷ đồng thì được nộp nhiều lần nhưng phải tuân thủ các quy định sau đây:
- Tổ chức, cá nhân trúng đấu giá phải nộp lần đầu tối thiểu 50 tỷ đồng trước khi cấp phép khai thác khoáng sản; số tiền còn lại được nộp nhiều lần (trước ngày 31 tháng 3 của năm nộp tiền) nhưng thời gian thu không quá 05 (năm) năm kể từ ngày được cấp Giấy phép khai thác khoáng sản;
- Trường hợp thời gian khai thác dưới 10 năm thì thời gian được nộp nhiều lần không quá nửa thời gian được cấp phép;
- Trường hợp giá tính thuế tài nguyên tại thời điểm nộp cao hơn giá tính thuế tài nguyên tại thời điểm xác định tiền trúng đấu giá thì giá trị nộp được xác định lại theo nguyên tắc quy định tại điểm b khoản 1 Điều 10 Nghị định số 67/2019/NĐ-CP ngày 31/7/2019 của Chính phủ và Thông tư số 38/2017/TT-BTNMT ngày 16/10/2017 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
5. Phí và chi phí bán đấu giá:
Tổ chức bán đấu giá được thanh toán phí đấu giá và chi phí cho phiên bán đấu giá theo quy định hiện hành.
VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Yêu cầu Sở Tài nguyên và Môi trường, các sở ngành liên quan; UBND các huyện, thị xã: Minh Hóa, Tuyên Hóa, Quảng Ninh, thị xã Ba Đồn; UBND các xã, phường, thị trấn liên quan; Tổ chức được lựa chọn để bán đấu giá căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, thực hiện các nội dung công việc liên quan thuộc thẩm quyền; hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức đấu giá quyền khai thác các mỏ khoáng sản nêu trên theo kế hoạch, phương án này và theo đúng quy định pháp luật.
PHỤ LỤC
KHU VỰC CÁC MỎ ĐẤU GIÁ QUYỀN KHAI THÁC KHOÁNG SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH NĂM 2020
(Kèm theo Phương án đấu giá quyền khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Quảng Bình năm 2020)
TT
Loại khoáng sản
Khu vực khoáng sản
Diện tích (ha)
Loại đất
Hiện trạng về cơ sở hạ tầng và sử dụng đất khu vực mỏ
Điểm góc
Hệ tọa độ VN-2000 múi 3°, kinh tuyến trục 106°
Tài nguyên dự báo (triệu m3)
Tiền đặt trước (đồng)
Yêu cầu xác nhận năng lực tài chính tối thiểu (đồng)
Ghi chú
X(m)
Y(m)
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
(6)
(7)
(8)
(9)
(10)
(11)
(12)
(13)
I. Mỏ cát xây dựng: 01 mỏ khoáng sản
4,55
0,18
95.000.000
607.000.000
1
Cát làm VLXD thông thường
Thôn Thọ Đơn, phường Quảng Thọ, Thị xã Ba Đồn
4,55
RST
Hiện trạng khu vực mỏ chủ yếu là cây phi lao có mật độ thưa thớt, đất do UBND phường Quảng Thọ quản lý; có đường giao thông nội vùng đi qua.
1
1964260,00
548155,00
0,18
95.000.000
607.000.000
Chưa thăm dò
2
1964347,00
548427,00
3
1964188,00
548480,00
4
1964109,00
548237,00
II. Mỏ đá xây dựng: 03 mỏ khoáng sản đã đấu giá năm 2019 nhưng không có khách hàng tham gia
25,00
35,50
21.134.925.000
32.543.000.000
1
Đá vôi làm VLXD thông thường
Lèn Voi, xã Tân Hóa, huyện Minh Hóa
5,00
NSC
Hiện trạng khu vực mỏ là núi đá không có rừng cây do UBND xã quản lý; khu vực bãi chế biến là đất trồng cây hàng năm đã giao cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng. Có đường giao thông đến khu vực mỏ.
1
1967583,00
501666,00
5,00
2.976.750.000
6.509.000.000
Chưa thăm dò
2
1967553,00
501699,00
3
1967569,00
501799,00
4
1967690,00
501842,00
5
1967859,00
501930,00
6
1967937,00
501757,00
7
1967793,00
501770,00
8
1967735,00
501654,00
9
1967636,00
501719,00
2
Đá vôi làm VLXD thông thường
Lèn Eo Cái, xã Kim Hóa, huyện Tuyên Hóa
5,00
NSC
Hiện trạng khu vực mỏ là núi đá không có rừng cây do UBND xã quản lý; khu vực bãi chế biến là đất trồng rừng sản xuất đã giao cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng, có đường giao thông (Quốc lộ 15) đi qua khu vực mỏ.
1
1987226,00
493624,00
5,00
2.976.750.000
6.508.500.000
Chưa thăm dò
2
1987381,00
493724,00
3
1987117,00
494004,00
4
1987069,00
493895,00
3
Đá vôi làm VLXD thông thường
Lèn Trường Sơn, xã Trường Sơn, huyện Quảng Ninh
15,00
NSC
Hiện trạng khu mỏ là đất núi đá không có rừng cây do UBND xã Trường Sơn quản lý 13,69 ha và 1,31ha đất trồng rừng sản xuất (đã trồng keo) của 02 hộ gia đình, cá nhân; Hiện hạng giao thông có tuyến đường vào bản Trung Sơn đi qua mỏ.
1
1905801,00
545837,00
25,50
15.181.425.000
19.525.500.000
Chưa thăm dò
2
1905740,00
546380,00
3
1905492,00
546390,00
4
1905489,00
545834,00
III. Mỏ đất làm vật liệu san lấp: 02 mỏ khoáng sản đã đấu giá năm 2019 nhưng không có khách hàng tham gia
40,00
2,60
665.601.300
5.340.000.000
1
Đất làm vật liệu san lấp
Đồi Ông Voi, xã Xuân Hóa, huyện Minh Hóa
10,00
RSX
Đất khu vực mỏ là đất chưa sử dụng do UBND xã quản lý. Tuy nhiên, hiện trạng có một số hộ gia đình đã trồng cây trên một số diện tích.
1
1970580,00
494836,00
0,50
128.000.250
1.335.000.000
Chưa thăm dò
2
1970713,00
494958,00
3
1970347,00
495309,00
4
1970227,00
495086,00
2
Đất làm vật liệu san lấp
Thị trấn Đồng Lê, huyện Tuyên Hóa
30,00
RSX
Đất khu vực mỏ là đất rừng sản xuất, đất đã giao cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng. Trên đất đa số đã trồng keo. Đất phải giải phóng mặt bằng. Tiếp giáp đường xuyên Á, thuận tiện cho vận chuyển đất đi tiêu thụ.
1
1978030,89
500722,51
2,10
537.601.050
4.005.000.000
Chưa thăm dò
2
1977597,14
501220,34
3
1977368,62
501003,08
4
1977418,15
500693,28
5
1977712,18
500447,91
6
1977907,46
500483,91
Tổng cộng
69,55
38,28
21.895.526.300
38.490.000.000 | {
"issuing_agency": "Tỉnh Quảng Bình",
"promulgation_date": "10/03/2020",
"sign_number": "673/QĐ-UBND",
"signer": "Trần Tiến Dũng",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Quyen-dan-su/Quyet-dinh-119-2005-QD-BNV-Dieu-le-sua-doi-Hoi-Nhung-nguoi-suu-tap-tem-o-Viet-Nam-Hoi-Tem-Viet-Nam-6108.aspx | Quyết định 119/2005/QĐ-BNV Điều lệ sửa đổi Hội Những người sưu tập tem ở Việt Nam Hội Tem Việt Nam | BỘ NỘI VỤ
******
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
Số: 119/2005/QĐ-BNV
Hà Nội, ngày 10 tháng 11 năm 2005
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT ĐIỀU LỆ (SỬA ĐỔI) HỘI NHỮNG NGƯỜI SƯU TẬP TEM Ở VIỆT NAM (GỌI TẮT LÀ HỘI TEM VIỆT NAM)
BỘ TRƯỞNG BỘ NỘI VỤ
Căn cứ Sắc lệnh số 102/SL-L004 ngày 20/5/1957 của Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ban hành Luật quy định về quyền lập Hội;
Căn cứ Nghị định số 45/2003/NĐ-CP ngày 09 tháng 5 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ;
Căn cứ Nghị định số 88/2003/NĐ-CP ngày 30 tháng 7 năm 2003 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý Hội;
Xét đề nghị của Chủ tịch Hội Tem Việt Nam và Vụ trưởng Vụ Tổ chức phi chính phủ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Điều lệ (sửa đổi) Hội Những người sưu tập tem ở Việt Nam (gọi tắt là Hội Tem Việt Nam) đã được Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III Hội Tem Việt Nam thông qua ngày 31 tháng 8 năm 2005.
Điều 2. Quyết định có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Điều 3. Chủ tịch Hội Tem Việt Nam, Vụ trưởng Vụ Tổ chức phi chính phủ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Đặng Quốc Tiến
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do - Hạnh phúc
*****
ĐIỀU LỆ (SỬA ĐỔI)
HỘI NHỮNG NGƯỜI SƯU TẬP TEM Ở VIỆT NAM (GỌI TẮT LÀ HỘI TEM VIỆT NAM)
(Ban hành theo Quyết định số 119/2005/QĐ-BNV ngày 10 tháng 11 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ)
Chương 1:
TÊN GỌI, TÔN CHỈ MỤC ĐÍCH, PHẠM VI HOẠT ĐỘNG VÀ NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC CỦA HỘI
Điều 1. Tên gọi, biểu trưng
1. Tên Tiếng Việt: Hội Những người sưu tập tem ở Việt Nam
gọi tắt là Hội Tem Việt Nam.
2. Tên giao dịch quốc tế:
- Tên đăng ký quốc tế bằng tiếng Pháp: Association des Philatelistes du Vietnam.
- Tên bằng tiếng Anh: Vietnam Philatelic Association.
Tên viết tắt VPA.
3. Biểu trưng
Biểu trưng của Hội Tem Việt Nam hình vuông xung quanh viền răng tem, bên trong là hình tròn có 3 đường vĩ tuyến tượng trưng cho quả đất, giữa là đường cong hình chữ S tượng trưng cho nước Việt Nam. Dưới hình tròn là 4 chữ Hội Tem Việt Nam. Biểu trưng có nền mầu tím nhạt, các đường có mầu xanh thẫm.
Điều 3. Phạm vi hoạt động
Hội Tem Việt Nam (sau đây gọi tắt là Hội) có phạm vi hoạt động trong cả nước, là thành viên của Hiệp hội tem thế giới (FIP), Hiệp hội tem Liên Á (FIAP); có quan hệ với các tổ chức quốc tế tương ứng theo quy định của pháp luật và thông lệ quốc tế.
Điều 4. Quản lý của cơ quan nhà nước
Hội chịu sự quản lý nhà nước về hội của Bộ Nội vụ; về lĩnh vực Hội hoạt động của Bộ Bưu chính, Viễn thông; về tuyên truyền triển lãm tem bưu chính của Bộ Văn hóa - Thông tin và các bộ ngành liên quan.
Điều 5. Tư cách pháp nhân, con dấu, tài khoản
Hội có tư cách pháp nhân, con dấu (dấu ướt, dấu ướt thu nhỏ, dấu nổi) và tài khoản riêng.
Điều 6. Trụ sở của Hội
Trụ sở của Hội: số 18 phố Nguyễn Du, Hà Nội.
Chương 2:
NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA HỘI
Điều 7. Nhiệm vụ của Hội
1. Hội hoạt động theo Điều lệ của Hội đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và theo quy định của pháp luật;
2. Tuyên truyền khuyến khích phát triển môn sưu tập tem rộng rãi trong quần chúng, đặc biệt là trong thanh thiếu niên;
3. Tập hợp những người sưu tập tem để hướng dẫn, phổ biến kiến thức, phương pháp kinh nghiệm sưu tập tem;
4. Giúp đỡ những người sưu tập tem trong việc sưu tập tem và những ấn phẩm bưu chính trong nước, trao đổi tem giữa những người sưu tập tem trong nước với người nước ngoài theo quy định của pháp luật; hướng dẫn và giúp đỡ hội viên tham dự các triển lãm tem quốc tế;
5. Tổ chức hội thảo, đề xuất và phối hợp với các cơ quan hữu quan tổ chức triển lãm tem quốc gia và quốc tế ở Việt Nam;
6. Xuất bản sách, báo nói về sưu tập tem, tổ chức nghiên cứu nâng cao trình độ sưu tập tem cho hội viên và người sưu tập tem;
7. Động viên hội viên sưu tầm, nghiên cứu, giới thiệu tem và lịch sử bưu chính Việt Nam ở trong và ngoài nước;
8. Góp ý kiến với cơ quan nhà nước trong việc xây dựng đề tài phát hành tem ngắn hạn, dài hạn và việc quản lý tem nhằm nâng cao chất lượng, giá trị tem bưu chính để khuyến khích phát triển phong trào sưu tập tem ở Việt Nam; góp phần cùng cơ quan quản lý nhà nước chống những hành vi giả mạo về tem và ấn phẩm bưu chính; bảo vệ quyền lợi chính đáng của người sưu tập tem.
Điều 8. Quyền hạn của Hội
1. Đại diện cho hội viên trong quan hệ đối nội, đối ngoại có liên quan đến chức năng nhiệm vụ của Hội;
2. Bảo vệ quyền lợi hợp pháp của Hội và hội viên;
3. Chỉ đạo và phối hợp hoạt động về chuyên môn, phong trào sưu tập tem với các Hội Tem thành viên;
4. Phổ biến, huấn luyện kiến thức, cung cấp thông tin cần thiết về sưu tập tem cho hội viên theo quy định của pháp luật;
5. Tư vấn, phản biện các vấn đề thuộc phạm vi hoạt động của Hội theo đề nghị của các tổ chức hoặ cá nhân;
6. Tham gia ý kiến vào các văn bản pháp luật có liên quan đén nội dung hoạt động của Hội. Kiến nghị với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đối với các vấn đề liên quan tới sự phát triển của Hội và lĩnh vực Hội hoạt động;
7. Phối hợp với các ngành có liên quan để thực hiện nhiệm vụ của Hội về phát triển phong trào sưu tập tem;
8. Được gây quỹ Hội trên cơ sở hội phí của hội viên và tổ chức hoạt động hợp tác, kinh doanh, dịch vụ theo quy định của pháp luật để tự trang trải về kinh phí hoạt động;
9. Được nhận nguồn tài trợ hợp pháp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật;
10. Quyết định những vấn đề về tài chính, tài sản của Hội trên cơ sở quy định của pháp luật.
11. Quyết định khen thưởng, kỷ luật đối với các hội viên và tổ chức thuộc hội; khen thưởng các tổ chức, cá nhân có những đóng góp xây dựng Hội phát triển.
Chương 3:
HỘI VIÊN
Điều 9. Điều kiện trở thành hội viên
Công dân Việt Nam có đủ các điều kiện sau sẽ được Ban Chấp hành Hội xét duyệt kết nạp vào Hội:
1. Đủ 16 tuổi trở lên;
2. Tôn trọng pháp luật;
3. Tán thành Điều lệ của Hội;
4. Có hiểu biết về sưu tập tem;
5. Tự nguyện có đơn xin vào Hội;
Điều 10. Quyền lợi của hội viên
1. Tham gia các hoạt động do Hội tổ chức, được hướng dẫn nâng cao trình độ về sưu tập tem, làm bộ trưng bày dự triển lãm tem;
2. Ứng cử, đề cử và bầu cử cơ quan lãnh đạo Hội;
3. Được cấp thẻ hội viên;
4. Thảo luận dân chủ, chất vấn, kiến nghị và biểu quyết công việc của Hội;
5. Có quyền xin ra Hội và trả lại thẻ hội viên.
Điều 11. Nghĩa vụ hội viên
1. Chấp hành Điều lệ Hội, thực hiện chương trình công tác và nghị quyết của Hội, tích cực đóng góp và tham gia hoạt động Hội;
2. Nộp lệ phí vào Hội và hội phí do Ban Chấp hành Hội quy định;
3. Tuyên truyền phát triển hội viên mới và giúp đỡ các thành viên Câu lạc bộ sưu tập tem để phát triển phong trào;
4. Giữ gìn đạo đức hội viên và bảo vệ danh dự của Hội.
Điều 12. Thể thức vào Hội, ra Hội
1. Có đủ điều kiện vào Hội đã ghi ở Điều 9. Khi vào Hội phải có đơn xin vào Hội ghi rõ tên họ, năm sinh, nghề nghiệp, nơi ở, địa chỉ liên hệ, thời gian bắt đầu sưu tập tem.
2. Thể thức ra Hội: Hội viên có đơn xin ra Hội hoặc vi phạm một trong các khoản sau:
a. Không đóng hội phí hàng năm;
b. Vi phạm pháp luật;
c. Vi phạm Điều lệ Hội;
d. Làm mất thanh danh Hội.
Việ xóa tên trong danh sách hội viên do Ban Chấp hành Hội xem xét thảo luận quyết định.
Điều 13. Hội viên danh dự
Những người có uy tín trong giới sưu tập tem và xã hội, các nhà hảo tâm, các nhà hoạt động văn hóa xã hội... tự nguyện ủng hộ về tinh thần và vật chất cho các hoạt động, phát triển Hội được Ban Chấp hành Hội công nhận là Hội viên danh dự.
Hội viên danh dự không phải đóng hội phí và không có quyền bầu cử, ứng cử.
Chương 4:
TỔ CHỨC HỘI
Điều 14. Tổ chức của Hội
1. Tổ chức Hội:
a. Hội Tem Việt Nam
b. Hội Tem thành viên: Các Hội Tem tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được thành lập theo quy định của pháp luật. Để trở thành Hội Tem thành viên của Hội Tem Việt Nam, Hội Tem tỉnh, thành phố phải có đơn đề nghị, được sự đồng ý của cơ quan thẩm quyền địa phương và được Hội Tem Việt Nam xem xét ra quyết định công nhận.
c. Chi hội sưu tập tem, Câu lạc bộ sưu tập tem là tổ chức cơ sở Hội
2. Các tổ chức trực thuộc Hội Tem Việt Nam:
- Văn phòng Hội.
- Các ban chuyên môn.
- Tạp chí Tem là cơ quan ngôn luận của Hội Tem Việt Nam.
- Cơ sở in tài liệu, tạp chí.
- Cơ sở dịch vụ, kinh doanh tem sưu tập và triển lãm.
- Và một số tổ chức thuộc Hội thành lập khi cần thiết theo quy định của pháp luật và Đièu lệ Hội.
Điều 15. Hội Tem thành viên
1. Hội Tem tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (Hội Tem thành viên) chịu sự quản lý nhà nước của cơ quan nhà nước thẩm quyền ở địa phương, chịu sự quản lý về lĩnh vực Hội hoạt động của Sở Bưu chính, Viễn thông và Sở Văn hóa - Thông tin;
2. Điều lệ của các Hội Tem thành viên phải phù hợp với Điều lệ của Hội Tem Việt Nam;
3. Các Hội Tem thành viên có nhiệm vụ thực hiện các chương trình hoạt động của Hội Tem Việt Nam và báo cáo về Hội Tem Việt Nam theo định kỳ.
4. Hội Tem thành viên có nhiệm vụ, quyền hạn do Điều lệ của Hội Tem thành viên quy định.
Điều 16. Chi hội sưu tập tem, câu lạc bộ sưu tập tem
1. Tại các địa phương chưa đủ điều kiện thành lập Hội Tem thành viên thì Ban Chấp hành Hội Tem Việt Nam có thể quyết định thành lập Chi hội sưu tập tem hoặc Câu lạc bộ sưu tập tem trực thuộc Hội, đồng thời phải thông báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền của địa phương. Các Chi hội sưu tập tem, Câu lạc bộ sưu tập tem chịu sự chỉ đạo của Hội và có nhiệm vụ tham gia hoạt động do Hội tổ chức.
2. Hoạt động sưu tập tem ở các chi hội, câu lạc bộ có trách nhiệm báo cáo hoạt động của đơn vị mình với hội cấp trên theo định kỳ.
Điều 17. Cơ quan lãnh đạo Hội
- Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Hội Tem Việt Nam là Đại hội đại biểu toàn quốc.
- Ban Chấp hành Hội là cơ quan lãnh đạo, điều hành các hoạt động của Hội giữa hai nhiệm kỳ đại hội, ban Thường vụ có nhiệm vụ thay mặt ban Chấp hành Hội điều hành công việc của Hội giữa hai kỳ họp của Ban Chấp hành. Nhiệm kỳ Ban Chấp hành Hội là 5 năm.
Điều 18. Đại hội
1. Đại hội do Ban Chấp hành Hội triệu tập, nhiệm kỳ của đại hội là 5 năm.
2. Đại biểu chính thức của đại hội gồm: đại biểu được bầu từ các Hội thành viên, các tổ chức cơ sở trực thuộc Hội, các ủy viên ban Chấp hành Hội Tem Việt Nam là đại biểu đương nhiên và một số đại biểu do Ban Chấp hành Hội chỉ định.
3. Nguyên tắc biểu quyết của đại hội: đại hội có thể biểu quyết bằng hình thức giơ tay hoặc bỏ phiếu kín. Việc chọn hình thức biểu quyết do đại hội quyết định.
4. Việc biểu quyết thông qua các quyết định của đại hội phải được quá 1/2 số đại biểu chính thức có mặt tán thành.
5. Nội dung chính của đại hội gồm:
- Tổng kết công tác nhiệm kỳ và thông qua chương trình công tác nhiệm kỳ mới.
- Thảo luận và thông qua Điều lệ Hội sửa đổi (nếu có).
- Bầu Ban Chấp hành Hội.
- Thông qua các Nghị quyết của đại hội.
6. Đại hội bất thường: đại hội bất thường do Ban Chấp hành Hội triệu tập khi có ít nhất 1/2 số ủy viên Ban Chấp hành Hội hoặc 2/3 trở lên số hội viên yêu cầu hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.
Điều 19. Ban Chấp hành Hội
1. Thể thức bầu Ban Chấp hành.
Ban tổ chức đại hội hiệp thương với các Hội Tem thành viên, cơ quan, tổ chức hữu quan cử người tham gia Ban Chấp hành Hội và báo cáo đại hội thông qua số lượng, danh sách bầu cử để đại hội quyết định bầu Ban chấp hành nhiệm kỳ mới.
2. Nhiệm vụ của Ban Chấp hành Hội Tem Việt Nam
a. Tổ chức thực hiện nghị quyết đại hội;
b. Thông qua chương trình hoạt động hàng năm và chỉ đạo thực hiện;
c. Giữ mối quan hệ hoạt động đối với các ngành, các cơ quan đoàn thể và với các tổ chức quốc tế về sưu tập tem bưu chính, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ cho các Hội Tem thành viên và các chi hội, câu lạc bộ sưu tập tem trực thuộc;
d. Biên soạn và phổ biến các tài liệu về sưu tập tem;
đ. Phối hợp xây dựng và sửa đổi các quy tắc về triển lãm, quy tắc đánh giá các bộ trưng bày, phổ biến và hướng dẫn các quy tắc hiện hành của tổ chức quốc tế về sưu tập tem bưu chính;
e. Giúp đỡ và hướng dẫn người sưu tập tem để có điều kiện tham dự triển lãm tem trong nước và quốc tế;
f. Trong trường hợp cần thiết Ban Chấp hành Hội có quyền bổ sung ủy viên Ban Chấp hành Hội, số lượng ủy viên bổ sung không quá 20% số ủy viên Ban Chấp hành do đại hội quy định; có quyền miễn nhiệm ủy viên Ban Chấp hành Hội;
h. Ban Chấp hành Hội họp 6 tháng 1 lần.
Điều 20. Ban Thường vụ
Ban Thường vụ do Ban chấp hành Hội bầu, Ban Thường vụ gồm Chủ tịch, các Phó chủ tịch, Tổng thư ký, các Phó Tổng thư ký và một số ủy viên. Ban Thường vụ có nhiệm vụ và quyền hạn:
1. Cử bộ phận thường trực của Ban thường vụ Hội;
2. Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện Nghị quyết của đại hội, của Ban Chấp hành Hội và các công việc thường xuyên của Hội;
3. Bổ nhiệm và miễn nhiệm cán bộ phụ trách các tổ chức trực thuộc Hội;
4. Chỉ đạo theo dõi phối hợp hoạt động của các Hội thành viên, Ban kiểm tra, các Ban chuyên môn của Hội và các tổ chức trực thuộc Hội;
5. Thành lập, giải thể các tổ chức trực thuộc Hội và quy định nhiệm vụ, quyền hạn của các tổ chức trực thuộc Hội;
6. Quyết định việc khen thưởng, kỷ luật;
7. Ban Thường vụ họp 3 tháng 1 lần
Các quyết định của Ban Thường vụ có hiệu lực khi có quá bán số ủy viên Thường vụ tán thành.
Điều 21. Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, Tổng thư ký, Phó tổng Thư ký và ủy viên Thường vụ
Ban Chấp hành Hội bầu Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, Tổng thư ký, Phó tổng Thư ký và ủy viên Thường vụ.
Đối với cán bộ lãnh đạo có công xây dựng Hội vì điều kiện công tác hoặc tuổi tác Đại hội có thể suy tôn làm Chủ tịch danh dự hoặc Cố vấn Ban Chấp hành Hội.
1. Chủ tịch Hội là đại diện về mặt pháp lý cao nhất của Hội.
2. Phó Chủ tịch phụ trách một số lĩnh vực công tác được Chủ tịch phân công và thay mặt Chủ tịch khi được ủy quyền; chịu trách nhiệm về việc thực hiện phần việc được phân công.
3. Tổng Thư ký và Phó Tổng thư ký là người giải quyết công việc hàng ngày của Hội và chịu trách nhiệm về việc thực hiện phần việc được phân công.
4. Ủy viên Thường vụ được phân công phụ trách từng phần việc cụ thể của Hội và chịu trách nhiệm về việc thực hiện phần việc được phân công.
Việc cụ thể hóa các nhiệm vụ quyền hạn của Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, Tổng thư ký, Phó tổng Thư ký và ủy viên Thường vụ do Ban Chấp hành Hội quy định.
Điều 22. Trưởng Ban kiểm tra
Ban Chấp hành bầu Trưởng Ban kiểm tra, Trưởng Ban kiểm tra là ủy viên Ban Thường vụ. Trưởng Ban kiểm tra có nhiệm vụ kiểm tra thực hiện Nghị quyết, kiểm tra tài chính, tài sản của Hội, kiểm tra việc chấp hành Điều lệ Hội. Giải quyết các khiếu tố có liên quan đến công tác hội, lập báo cáo trình Ban Chấp hành Hội và Đại hội.
Chương trình hoạt động của Ban kiểm tra được xét duyệt trong hội nghị Ban Chấp hành Hội. Trường hợp cần thiết cần thanh tra, kiểm tra Ban Thường vụ quyết định thành lập đoàn công tác do Trưởng ban kiểm tra là trưởng đoàn để xem xét sự việc, Đoàn công tác giải thể khi kết thúc công việc.
Điều 23. Tạp chí Tem, xuất bản phẩm Tem
1. Tạp chí Tem là cơ quan ngôn luận của Hội hoạt động theo Luật Báo chí. Tổng Biên tập chịu trách nhiệm trước pháp luật và Ban chấp hành Hội về mọi hoạt động của Tạp chí Tem.
2. Việc Hội xuất bản, in, phát hành các ấn phẩm được thực hiện theo Luật Xuất bản.
Chương 5:
TÀI SẢN, TÀI CHÍNH
Điều 24. Các nguồn thu
1. Nguồn tài chính do Nhà nước, các cơ quan, đoàn thể, doanh nghiệp hỗ trợ;
2. Nguồn tài chính do hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ tạo nên;
3. Lệ phí gia nhập Hội và hội phí do hội viên đóng hằng năm (mức thu, nộp, miễn, giảm hội phí do Ban Thường vụ Hội quy định).
Điều 25. Quản lý tài sản, tài chính
1. Các khoản chi:
- Chi cho các hoạt động thường xuyên của Hội;
- Chi tiền lương cán bộ chuyên trách và phụ cấp Ban Chấp hành;
- Chi phí hành chính;
- Khen thưởng;
- Mua sắm phương tiện làm việc, xây dựng sửa chữa cơ sở vật chất và đóng góp vào các hoạt động phúc lợi xã hội.
2. Việc quản lý tài sản, tài chính thực hiện theo quy định của pháp luật.
Điều 26. Phương thức giải quyết tài sản tài chính khi Hội giải thể
Khi Hội giải thể tài sản, tài chính của Hội được thực hiện theo quy định của pháp luật.
Chương 6:
KHEN THƯỞNG, KỶ LUẬT
Điều 27. Khen thưởng
Hội viên, Hội Tem thành viên, các tổ chức trực thuộc Hội, tập thể và cá nhân trong, ngoài nước có nhiều đóng góp thiết thực, có hiệu quả về các hoạt động, phát triển Hội được Ban Thường vụ Hội biểu dương, khen thưởng hoặc đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền khen thưởng.
Điều 28. Kỷ luật
Hội viên, các tổ chức trực thuộc Hội, Hội Tem thành viên vi phạm Điều lệ Hội, lợi dụng danh nghĩa Hội có hành động gây ảnh hưởng xấu thì tùy lỗi nặng nhẹ mà chịu các hình thức:
Đối với hội viên: phê bình hoặc cảnh cáo, cách chức, xóa tên trong danh sách hội viên.
Đối với tổ chức trực thuộc Hội: phê bình, cảnh cáo, giải thể.
Đối với Hội Tem thành viên: Ban Thường vụ Hội có ý kiến với Hội Tem thành viên hoặc với cơ quan nhà nước thẩm quyền ở địa phương để có hình thức giải quyết.
Việc xét kỷ luật do Ban Thường vụ Hội quyết định.
Chương 7:
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 29. Sửa đổi, bổ sung Điều lệ Hội
Chỉ có Đại hội đại biểu Hội Tem Việt Nam mới có quyền sửa đổi hoặc bổ sung Điều lệ Hội.
Điều 30. Hiệu lực thi hành
Điều lệ này gồm 7 Chương 30 Điều, đã được thông qua tại Đại hội đại biểu Hội Tem VIệt Nam nhiệm kỳ III họp tại Thủ đô Hà Nội ngày 31 tháng 8 năm 2005.
Điều lệ này có hiệu lực theo Quyết định phê duyệt của Bộ trưởng Bộ Nội vụ.
Ban Thường vụ Hội Tem Việt Nam có trách nhiệm hướng dẫn Hội Tem thành viên, các tổ chức trực thuộc Hội, hội viên Hội Tem Việt Nam thực hành Điều lệ này./. | {
"issuing_agency": "Bộ Nội vụ",
"promulgation_date": "10/11/2005",
"sign_number": "119/2005/QĐ-BNV",
"signer": "Đặng Quốc Tiến",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Van-hoa-Xa-hoi/Quyet-dinh-2531-2006-QD-UBND-Quy-che-Thi-dua-Khen-thuong-129262.aspx | Quyết định 2531/2006/QĐ-UBND Quy chế Thi đua, Khen thưởng | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẮC KẠN
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 2531/2006/QĐ-UBND
Bắc Kạn, ngày 19 tháng 12 năm 2006
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY CHẾ THI ĐUA, KHEN THƯỞNG
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC KẠN
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Thi đua, khen thưởng ngày 26/11/2003 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng ngày 14/6/2005;
Căn cứ Nghị định số 121/2005/NĐ-CP ngày 30/9/2005 của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng;
Căn cứ Văn bản số 56/TĐKT-HD-V1 ngày 12/01/2006 của Ban Thi đua – Khen thưởng Trung ương về việc hướng dẫn thi hành Nghị định 121/2005/NĐ-CP của Chính phủ;
Căn cứ báo cáo số 240/BC-STP ngày 28/11/2006 của Sở Tư pháp về việc báo cáo thẩm định ban hành Quy chế thi đua, khen thưởng của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn;
Xét đề nghị của Trưởng Ban Thi đua – Khen thưởng tỉnh tại văn bản số 63/TĐ-KT-HCTC ngày 06/12/2006,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế Thi đua, Khen thưởng của tỉnh Bắc Kạn.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký. Quyết định này thay thế Quyết định số 601/1999/QĐ-UB ngày 16/6/1999 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn về việc ban hành quy chế tạm thời về công tác thi đua – khen thưởng.
Điều 3. Các ông (bà): Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Trưởng Ban Thi đua – Khen thưởng tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể thuộc tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã và thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3 (t/h);
- Hội đồng TĐKT trung ương;
- Ban TĐKT trung ương;
- Website Chính phủ;
- Cục kiểm tra văn bản – Bộ Tư pháp;
- TT. Tỉnh ủy, TT HĐND tỉnh;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Các Ban HĐND tỉnh;
- Thành viên HĐND tỉnh;
- Các Doanh nghiệp thuộc khối thi đua tỉnh;
- LĐVP;
- Lưu: VT-P.VX, Trung tâm công báo
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC KẠN
CHỦ TỊCH
Hà Đức Toại
QUY CHẾ
THI ĐUA, KHEN THƯỞNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2531/2006/QĐ-UBND ngày 19 tháng 12 năm 2006 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn)
Chương 1.
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh:
Quy chế này quy định việc tổ chức thực hiện công tác thi đua, khen thưởng trên địa bàn tỉnh, bao gồm quy định: Đối tượng thi đua, khen thưởng; trách nhiệm và thẩm quyền quyết định khen thưởng của Ủy ban nhân dân tỉnh, thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể thuộc tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, các xã, phường, thị trấn, các đơn vị thuộc các thành phần kinh tế; nội dung thi đua, tổ chức phong trào thi đua; các danh hiệu thi đua, các hình thức khen thưởng, quy định thủ tục hồ sơ khen thưởng, tổ chức trao thưởng; quyền lợi và nghĩa vụ của các tập thể, cá nhân tham gia các phong trào thi đua và được khen thưởng; Quỹ thi đua, khen thưởng; việc xử lý các trường hợp vi phạm về công tác thi đua, khen thưởng.
Điều 2. Đối tượng áp dụng:
Tập thể, cá nhân trong các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, lực lượng vũ trang nhân dân, các đơn vị sự nghiệp, các tổ chức kinh tế thuộc các thành phần kinh tế, nhân dân trong tỉnh, ngoài tỉnh, người Việt Nam đang sinh sống ở nước ngoài, người nước ngoài và các tổ chức người nước ngoài tham gia phong trào thi đua của tỉnh, có thành tích tiêu biểu, xuất sắc giúp cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội của tỉnh được khen thưởng theo Quy chế này.
Điều 3. Nguyên tắc thi đua, khen thưởng:
1. Nguyên tắc thi đua: Thi đua thực hiện trên nguyên tắc tự nguyện, tự giác, công khai, đảm bảo tinh thần đoàn kết, hợp tác và cùng phát triển. Việc xét tặng các danh hiệu thi đua phải căn cứ vào phong trào thi đua. Mọi cá nhân, tập thể tham gia phong trào thi đua đều phải có đăng ký giao ước thi đua; xác định rõ mục tiêu thi đua; không đăng ký thi đua sẽ không được xem xét, công nhận các danh hiệu thi đua.
2. Nguyên tắc khen thưởng: Chính xác, công khai, công bằng, kịp thời. Thành tích khen thưởng phải rõ ràng, cụ thể, đạt được ở mức độ nào thì khen thưởng ở mức độ đó, khen thưởng đột xuất, khen thưởng công lao cống hiến không nhất thiết theo trình tự từ mức khen thấp đến mức khen cao. Mỗi hình thức khen thưởng được tặng thưởng nhiều lần cho một đối tượng nhưng khen thưởng lần sau phải có thành tích cao hơn khen thưởng lần trước.
Chú trọng khen thưởng các đơn vị trong điều kiện thực hiện nhiệm vụ khó khăn, có thành tích phạm vi ảnh hưởng lớn, nhân rộng được điển hình tiên tiến. Khen thưởng tập thể nhỏ và cá nhân là chính, trước hết các cơ quan, đơn vị có thẩm quyền trực tiếp quản lý các tập thể nhỏ. Xem xét quyết định khen thưởng kịp thời với các hình thức biểu dương, công nhận danh hiệu thi đua, giấy khen, thưởng vật chất thích hợp. Những trường hợp đạt thành tích xuất sắc, tiêu biểu thì mới đề nghị cấp trên khen thưởng.
Điều 4. Trách nhiệm tổ chức phong trào thi đua và công tác khen thưởng:
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh chịu trách nhiệm chỉ đạo phong trào thi đua và công tác khen thưởng của tỉnh. Hội đồng Thi đua, Khen thưởng tỉnh là cơ quan tư vấn, Thường trực Hội đồng Thi đua, Khen thưởng (Ban Thi đua Khen thưởng) tỉnh là cơ quan quản lý nhà nước về công tác thi đua khen thưởng của tỉnh có trách nhiệm tham mưu giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện tốt công tác thi đua, khen thưởng, đề xuất phương pháp đổi mới công tác thi đua, khen thưởng để phù hợp với tình hình thực tế của tỉnh.
2. Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể thuộc tỉnh, các đơn vị trung ương đóng trên địa bàn tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, các xã, phường, thị trấn chịu trách nhiệm chỉ đạo phong trào thi đua và công tác khen thưởng trong phạm vi ngành, địa phương mình quản lý. Chủ trì phối hợp với tổ chức Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức cùng cấp để tổ chức phát động phong trào thi đua thực hiện các chỉ tiêu nhiệm vụ chính trị của ngành, địa phương và của tỉnh. Hội đồng Thi đua, Khen thưởng của ngành, địa phương có trách nhiệm giúp các thủ trưởng các ngành, Ủy ban nhân dân các địa phương tổ chức phát động các phong trào thi đua và thực hiện chính sách khen thưởng trong phạm vi, ngành, địa phương; nghiên cứu, đề xuất phương pháp đổi mới công tác thi đua khen thưởng phù hợp với tình hình thực tế.
3. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể các cấp trong tỉnh, các tổ chức thành viên Mặt trận, trong phạm vi chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ của tổ chức mình, tổ chức và phối hợp với các cơ quan nhà nước để lãnh đạo, chỉ đạo, tuyên truyền vận động cán bộ, đoàn viên, hội viên, các tầng lớp nhân dân tham gia phong trào thi đua và thực hiện chính sách khen thưởng. Tổ chức giám sát việc thực hiện Luật Thi đua, Khen thưởng, kiến nghị bổ sung sửa đổi những bất hợp lý về chính sách khen thưởng theo pháp luật quy định.
Điều 5. Trách nhiệm của các cơ quan thông tin đại chúng.
Các cơ quan thông tin đại chúng của tỉnh và của trung ương đóng trên địa bàn tỉnh có trách nhiệm thường xuyên theo dõi, tuyên truyền công tác thi đua, khen thưởng, phổ biến những kinh nghiệm, nêu các gương điển hình tiên tiến, gương người tốt việc tốt, cổ động phong trào thi đua và phê phán các hành vi vi phạm pháp luật về thi đua, khen thưởng.
Chương 2.
TỔ CHỨC THI ĐUA VÀ TIÊU CHUẨN DANH HIỆU THI ĐUA
Điều 6. Hình thức tổ chức thi đua bao gồm: Tổ chức thi đua thường xuyên (hằng ngày, tháng, quí, năm) theo ngành, địa phương và theo khối, cụm thi đua nhằm thực hiện mục tiêu, chỉ tiêu và chương trình công tác đề ra.
Thi đua theo đợt được tổ chức để thực hiện những nhiệm vụ công tác trọng tâm, đột xuất theo từng giai đoạn và thời gian được xác định.
Điều 7. Nội dung tổ chức phong trào thi đua
1. Xác định mục tiêu, phạm vi, đối tượng thi đua phải trên cơ sở chức năng, quyền hạn được giao, năng lực thực tế và yêu cầu phát triển của ngành, địa phương, đơn vị đảm bảo tính khoa học, thực tiễn và tính khả thi.
2. Xác định chỉ tiêu và thời gian thi đua phải trên cơ sở chỉ tiêu nhiệm vụ chính trị được cấp có thẩm quyền giao. Chỉ tiêu phấn đấu phải cao hơn chỉ tiêu được giao; thời hạn hoàn thành phải sớm hơn thời hạn được giao
3. Triển khai các biện pháp tổ chức phát động và đăng ký giao ước thi đua giữa các tập thể, giữa cá nhân với cá nhân, gia đình với gia đình… trong từng địa phương, đơn vị. Tuyên truyền nâng cao nhận thức ý nghĩa của công tác thi đua và tính tự giác, tinh thần trách nhiệm của mọi người tham gia, chống mọi biểu hiện phô trương hình thức trong thi đua.
4. Xây dựng kế hoạch và xác định biện pháp phối hợp giữa các cấp chính quyền với Mặt trận, các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác, các cơ quan thông tin đại chúng để tuyên truyền vận động và theo dõi quá trình thực hiện.
5. Sơ kết, tổng kết phong trào, đánh giá kết quả thi đua, (đối với đợt thi đua dài ngày phải tổ chức sơ kết vào giữa đợt) để rút kinh nghiệm và phổ biến những kinh nghiệm tốt trong các đối tượng tham gia thi đua; lựa chọn và công khai biểu dương khen thưởng những cá nhân, tập thể tiêu biểu, xuất sắc.
Điều 8. Các danh hiệu thi đua
1. Đối với cá nhân: Chiến sĩ thi đua toàn quốc, Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh và cấp bộ, ngành trung ương, Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở, Lao động tiên tiến, Chiến sĩ tiên tiến (đối với lực lượng vũ trang nhân dân).
2. Đối với tập thể: Cờ thi đua, Tập thể lao động xuất sắc, Tập thể lao động tiên tiến; Đơn vị quyết thắng và Đơn vị tiên tiến (đối với lực lượng vũ trang nhân dân); làng, tổ phố văn hóa.
3. Đối với hộ: Gia đình văn hóa.
Điều 9. Tiêu chuẩn danh hiệu Lao động tiên tiến, Chiến sĩ tiên tiến:
Thực hiện theo Điều 24 Luật Thi đua, Khen thưởng năm 2003 và điểm 3 phần I hướng dẫn số 56-TĐKT/VI ngày 12/01/2006 của Ban Thi đua – Khen thưởng Trung ương về hướng dẫn thực hiện Nghị định số: 121/2006/NĐ-CP ngày 30/9/2005 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng.
Điều 10. Tiêu chuẩn Danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở được xét tặng hằng năm cho cá nhân đạt các tiêu chuẩn sau:
1. Đạt các tiêu chuẩn Lao động tiên tiến hoặc Chiến sĩ tiên tiến.
2. Có sáng kiến, cải tiến kỹ thuật áp dụng công nghệ mới, có các giải pháp, sáng kiến cải tiến lề lối làm việc, cải cách thủ tục hành chính nâng cao năng xuất lao động, tăng hiệu quả công tác được Hội đồng khoa học (Hội đồng sáng kiến) cấp cơ sở xét công nhận. (Việc thành lập Hội đồng sáng kiến do thủ trưởng cơ quan, đơn vị quyết định).
Điều 11. Tiêu chuẩn danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh được xét tặng hàng năm cho cá nhân có thành tích xuất sắc, tiêu biểu trong số những cá nhân ba lần liên tục đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở và thành tích được công nhận trong sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, giải pháp mới hoặc áp dụng công nghệ mới nâng cao năng suất lao động, chất lượng, hiệu quả công tác phải có phạm vi phổ biến rộng rãi trong ngành, địa phương trong tỉnh đem lại hiệu quả thiết thực.
Điều 12. Tiêu chuẩn danh hiệu Chiến sĩ thi đua toàn quốc được xét tặng cho cá nhân có thành tích tiêu biểu xuất sắc trong số những cá nhân có hai lần liên tục đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương.
Điều 13. Phạm vi xét tặng danh hiệu Tập thể lao động tiên tiến, Đơn vị tiên tiến, Tập thể lao động xuất sắc, Đơn vị quyết thắng:
- Đối với các cơ quan hành chính: Được xét tặng cho văn phòng các sở, ban, ngành và các phòng, ban thuộc các sở, ban, ngành; các cơ quan thuộc khối Đảng, Mặt trận, Đoàn thể và cấp tương đương của tỉnh; Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội đơn vị tỉnh Bắc Kạn; Văn phòng Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh và các phòng, ban thuộc các văn phòng trên; các cơ quan khối Đảng, Mặt trận, Đoàn thể thuộc huyện, thị xã; các xã, phường, thị trấn.
- Đối với các đơn vị sản xuất kinh doanh thuộc các thành phần kinh tế: Được xét tặng cho các đơn vị công ty và các đơn vị cơ sở trực thuộc như: Xí nghiệp, phân xưởng, phòng, tổ, đội sản xuất và tương đương.
- Đối với các đơn vị sự nghiệp được xét tặng cho trường học, bệnh viện; khoa, phòng, tổ bộ môn và tương đương;
- Đối với lực lượng vũ trang được xét tặng cho các tập thể tiểu đội, trung đội, đại đội, tiểu đoàn, trung đoàn và tương đương.
Điều 14. Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu Tập thể lao động tiên tiến, Đơn vị tiên tiến, Tập thể lao động xuất sắc, Đơn vị quyết thắng:
1. Tiêu chuẩn Danh hiệu Tập thể lao động tiên tiến, Đơn vị tiên tiến:
1.1. Danh hiệu Tập thể lao động tiên tiến được xét tặng hằng năm cho các tập thể đạt tiêu chuẩn sau:
a) Hoàn thành tốt nhiệm vụ, kế hoạch được giao;
b) Có phong trào thi đua thường xuyên, thiết thực, có hiệu quả;
c) Có trên 50% cá nhân trong tập thể đạt danh hiệu Lao động tiên tiến và không có cá nhân bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên;
d) Nội bộ đoàn kết, chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước. Tổ chức đảng hoàn thành nhiệm vụ, đoàn thể trong đơn vị đạt khá trở lên.
1.2. Danh hiệu Đơn vị tiên tiến được xét tặng cho tập thể thuộc lực lượng vũ trang nhân dân đạt các tiêu chuẩn tại tiết a, b, d điểm 1.1 khoản 1 Điều này, có trên 50% cá nhân trong tập thể đạt danh hiệu Chiến sĩ tiên tiến và không có cá nhân bị hình thức kỷ luật từ cảnh cáo trở lên.
2. Tiêu chuẩn Danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc, Đơn vị quyết thắng:
2.1. Danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc được xét tặng hằng năm cho các tập thể đạt các tiêu chuẩn sau: Là tập thể tiêu biểu, xuất sắc nhất trong số các tập thể đạt danh hiệu Tập thể lao động tiên tiến và đạt được các tiêu chuẩn sau:
a) Sáng tạo, vượt khó hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, hoàn thành tốt các nghĩa vụ đối với Nhà nước;
b) Có phong trào thi đua thường xuyên, thiết thực, hiệu quả;
c) Có 100% cá nhân trong tập thể hoàn thành nhiệm vụ được giao, trong đó có ít nhất 70% cá nhân đạt danh hiệu Lao động tiên tiến;
d) Có cá nhân đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở và không có cá nhân bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên;
e) Nội bộ đoàn kết, gương mẫu chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước. Tổ chức Đảng, Đoàn thể đạt trong sạch, vững mạnh.
2.2. Danh hiệu Đơn vị quyết thắng được xét tặng hằng năm cho tập thể tiêu biểu xuất sắc nhất trong số các tập thể đạt danh hiệu Đơn vị tiên tiến thuộc lực lượng vũ trang nhân dân đạt các tiêu chuẩn quy định tại tiết a, b, d, e điểm 2.1 khoản 1 Điều này và có 100% cá nhân trong tập thể hoàn thành nhiệm vụ được giao, trong đó có ít nhất 70% cá nhân đạt danh hiệu Chiến sĩ tiên tiến thì được xét tặng danh hiệu Đơn vị quyết thắng.
Điều 15. Danh hiệu Làng, Tổ phố và Gia đình văn hóa thực hiện theo các điểm: 4, 6, 7, 8 của Quyết định số 62/2006/QĐ-BVHTT ngày 23/6/2006 của Bộ Văn hóa – Thông tin.
Điều 16. Cờ thi đua của Ủy ban nhân dân tỉnh:
1. Cờ thi đua của Ủy ban nhân dân tỉnh được xét tặng hằng năm cho các sở, ban, ngành, các ban Đảng, Mặt trận, Đoàn thể và cấp tương đương của tỉnh; các huyện, thị xã, xã, phường, thị trấn trong tỉnh có thành tích xuất sắc được suy tôn là đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua của các khối thi đua trong tỉnh do Hội đồng Thi đua, Khen thưởng tỉnh xét chọn.
2. Việc công nhận tập thể tiêu biểu xuất sắc, dẫn đầu phong trào thi đua để xét đề nghị tặng cờ thi đua của Ủy ban nhân dân tỉnh cho các đơn vị trực thuộc phải được thông qua bình xét, đánh giá, so sánh theo các khối; tiêu chuẩn xét tặng cờ thi đua của Ủy ban nhân dân tỉnh theo Điều 26 Luật Thi đua, Khen thưởng.
Điều 17. Cờ thi đua của Chính phủ thực hiện theo quy định tại Điều 25 của Luật Thi đua, Khen thưởng; được xét chọn trong số tập thể tiêu biểu xuất sắc nhất dẫn đầu phong trào thi đua toàn quốc của tỉnh.
Chương 3.
HÌNH THỨC, ĐỐI TƯỢNG,TIÊU CHUẨN KHEN THƯỞNG
Điều 18. Hình thức khen thưởng gồm có:
1. Huân chương (các loại Huân chương theo Điều 33 Luật Thi đua, Khen thưởng).
2. Huy chương (các loại Huy chương theo Điều 53 Luật Thi đua, Khen thưởng).
3. Danh hiệu vinh dự Nhà nước:
- Danh hiệu Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động.
- Danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân, Nghệ sĩ ưu tú; Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú; Thầy thuốc nhân dân, Thầy thuốc ưu tú; Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú.
4. Giải thưởng Hồ Chí Minh.
5. Giải thưởng Nhà nước.
6. Kỷ niệm chương và Huy hiệu.
7. Bằng khen Thủ tướng Chính phủ.
- Các hình thức, tiêu chuẩn và quy trình xét đề nghị tặng thưởng các loại Huân, Huy chương, các danh hiệu vinh dự Nhà nước, giải thưởng Nhà nước, giải thưởng Hồ Chí Minh, Kỷ niệm chương, Huy hiệu của các Bộ, Ngành Trung ương; Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ thực hiện theo các Điều khoản của Luật Thi đua, Khen thưởng, Nghị định 121/2005/NĐ-CP của Chính phủ, các văn bản hướng dẫn của Ban Thi đua – Khen thưởng Trung ương và các bộ, ngành trung ương.
8. Bằng khen của Ủy ban nhân dân tỉnh tặng thưởng cho các đối tượng sau:
8.1. Tập thể, cá nhân có thành tích mưu trí dũng cảm cứu người, cứu tài sản, gương người tốt việc tốt, giáo viên có học sinh đạt giải trong các kỳ thi Olympic Quốc tế, khu vực, học sinh đoạt giải quốc gia (khen thưởng theo Quyết định số 1857/2005/QĐ-UBND ngày 12/8/2005 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn); tặng thưởng cho cá nhân, tổ chức ngoài tỉnh và nước ngoài có công lao đóng góp xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự xã hội của tỉnh (khen thưởng đột xuất).
8.2. Tặng thưởng hàng năm cho các tập thể, cá nhân đạt các tiêu chuẩn sau:
8.2.1. Đối với cá nhân:
a) Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và thực hiện tốt nghĩa vụ công dân.
b) Có phẩm chất đạo đức tốt; đoàn kết, gương mẫu chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; đi đầu trong các phong trào thi đua. Tích cực tham gia các hoạt động xã hội.
c) Tích cực học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
d) Phải đạt danh hiệu Lao động tiên tiến, Chiến sĩ tiên tiến và 02 lần liên tục đạt danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”. Nếu là Đảng viên phải được phân loại Đảng viên đủ tư cách hoàn thành tốt nhiệm vụ.
8.2.2. Đối với tập thể:
a) Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao trong năm; tích cực tham gia các hoạt động xã hội.
b) Nội bộ đoàn kết; thực hiện tốt quy chế dân chủ, tích cực hưởng ứng và tổ chức tốt các phong trào thi đua.
c) Đời sống vật chất, tinh thần trong tập thể cơ quan, đơn vị, địa phương ngày càng được đảm bảo và có chiều hướng phát triển tốt hơn.
d) Thực hiện tốt chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước, triệt để thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng. Đối với đơn vị sản xuất, kinh doanh phải hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế, thực hiện tốt các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hộ lao động đối với người lao động, chấp hành nghiêm quy định về bảo vệ môi trường, sinh thái.
e) Tổ chức Đảng trong sạch, vững mạnh, các đoàn thể chính trị vững mạnh và đạt 02 lần liên tục danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc”, “Đơn vị quyết thắng”.
9. Giấy khen của Ủy ban nhân dân huyện, thành phố, xã, phường, thị trấn; Giám đốc (thủ trưởng) các sở, ban, ngành và cơ quan tương đương thuộc tỉnh; Chủ tịch Hội đồng quản trị và Giám đốc các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế; Hợp tác xã; Hiệu trưởng các trường trong hệ thống giáo dục quốc gia tặng thưởng cho tập thể, cá nhân có thành tích dũng cảm cứu người, cứu tài sản, gương người tốt việc tốt, có thành tích cao trong các đợt thi đua ngắn ngày, tặng thưởng cho tập thể, cá nhân ngoài địa phương, đơn vị có nhiều đóng góp cho địa phương, đơn vị (khen thưởng đột xuất). Tặng thưởng hằng năm cho các tập thể, cá nhân đạt các tiêu chuẩn sau:
9.1. Đối với cá nhân:
a) Hoàn thành tốt nhiệm vụ trong năm và thực hiện tốt nghĩa vụ công dân;
b) Có phẩm chất đạo đức tốt; đoàn kết, gương mẫu chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước;
c) Thường xuyên học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ;
d) Nếu là Đảng viên phải được phân loại Đảng viên đủ tư cách hoàn thành tốt nhiệm vụ. Công chức nhà nước, lực lượng vũ trang phải được công nhận Lao động tiên tiến, Chiến sĩ tiên tiến trở lên.
9.2. Đối với tập thể:
a) Hoàn thành tốt nhiệm vụ, nghĩa vụ đối với Nhà nước;
b) Nội bộ đoàn kết; thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, tổ chức tốt các phong trào thi đua;
c) Chăm lo đời sống vật chất, tinh thần trong tập thể; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng.
d) Chấp hành tốt chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước và thực hiện đầy đủ các chế độ, chính sách đối với mọi thành viên trong tập thể. Phải đạt danh hiệu tập thể “Lao động tiên tiến”, “Đơn vị tiên tiến”.
Chương 4.
THẨM QUYỀN QUYẾT ĐỊNH KHEN THƯỞNG, TRAO THƯỞNG HỒ SƠ THỦ TỤC, THỜI GIAN XÉT ĐỀ NGHỊ KHEN THƯỞNG
Điều 19. Thẩm quyền quyết định tặng thưởng, đề nghị khen thưởng các danh hiệu và các hình thức khen thưởng:
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định tặng thưởng: Cờ thi đua của Ủy ban nhân dân tỉnh, Bằng khen của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, công nhận danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh, Tập thể lao động xuất sắc, Đơn vị quyết thắng. Đề nghị Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch nước tặng thưởng các danh hiệu thi đua, các hình thức khen thưởng của Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch nước quyết định khen thưởng.
2. Giám đốc (thủ trưởng) các sở, ban, ngành tỉnh và tương đương, Chủ tịch Hội đồng quản trị và Giám đốc các doanh nghiệp nhà nước quyết định tặng thưởng Giấy khen, công nhận danh hiệu Lao động tiên tiến, Tập thể lao động tiên tiến, Chiến sĩ thi đua cơ sở. Đề nghị cấp trên khen thưởng Bằng khen, Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh, Tập thể lao động xuất sắc trở lên.
Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Giám đốc Công an tỉnh quyết định tặng thưởng danh hiệu Chiến sĩ tiên tiến, Đơn vị tiên tiến, Chiến sĩ thi đua cơ sở và các hình thức khen thưởng khác theo thẩm quyền được giao.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thị xã quyết định tặng thưởng Giấy khen; công nhận Lao động tiên tiến, Tập thể lao động tiên tiến, Thôn, Tổ, Khối phố văn hóa và tương đương, Chiến sĩ thi đua cơ sở. Đề nghị cấp trên khen thưởng Bằng khen, Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh, Tập thể lao động xuất sắc trở lên.
4. Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn quyết định tặng thưởng Giấy khen, công nhận Gia đình văn hóa. Đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thị xã công nhận danh hiệu Lao động tiên tiến, các hình thức khen thưởng thuộc thẩm quyền cấp trên cho cán bộ và những người làm việc trong các hợp tác xã, những người lao động tự do trong các ngành nghề, tiểu thủ công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, thương mại (do Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn trực tiếp quản lý).
5. Chủ tịch Hội đồng quản trị và Giám đốc các doanh nghiệp ngoài quốc doanh: Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài quyết định tặng Giấy khen, công nhận danh hiệu Lao động tiên tiến.
6. Chủ nhiệm hợp tác xã trực tiếp quản lý lao động làm việc tại các cơ sở hợp tác xã nông, lâm nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, vận tải, dịch vụ, thương mại (không do Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn quản lý)… xem xét trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thị xã quyết định công nhận danh hiệu Lao động tiên tiến.
Điều 20. Thẩm quyền xét duyệt hồ sơ khen thưởng:
1. Hồ sơ đề nghị phong, truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động, Huân, Huy chương các loại, danh hiệu vinh dự Nhà nước do Ban Thường vụ Tỉnh ủy xét trước khi trình Chính phủ, Chủ tịch nước phong tặng.
2. Hồ sơ đề nghị khen thưởng Bằng khen Thủ tướng Chính phủ cho cán bộ là Bí thư Huyện ủy và tương đương trực thuộc Tỉnh ủy, Trưởng các Ban Đảng, Đoàn thể, Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Hội đồng nhân dân các huyện, thị xã; Giám đốc các sở, ban, ngành của tỉnh và cấp tương đương trở lên phải có ý kiến hiệp y thống nhất của Ban Thường vụ Tỉnh ủy.
3. Hội đồng Thi đua, Khen thưởng tỉnh xét duyệt khen thưởng Cờ Đơn vị dẫn đầu thi đua của Ủy ban nhân dân tỉnh, Bằng khen, Tập thể lao động xuất sắc, Chiến sỹ thi đua cấp tỉnh và các trường hợp đề nghị khen cao từ Bằng khen Thủ tướng Chính phủ, Cờ thi đua của Chính phủ trở lên; Các trường hợp khen thưởng đột xuất do Thường trực Hội đồng Thi đua, Khen thưởng tỉnh (Ban Thi đua – Khen thưởng) thẩm định hồ sơ, thành tích trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định khen thưởng.
4. Thường trực Hội đồng Thi đua, Khen thưởng tỉnh (Ban Thi đua – Khen thưởng tỉnh) chịu trách nhiệm thẩm tra, xét duyệt hồ sơ khen thưởng thuộc thẩm quyền quyết định khen thưởng của Ủy ban nhân dân tỉnh; thẩm tra thủ tục, hồ sơ khen thưởng từ Bằng khen Thủ tướng Chính phủ trở lên trình Hội đồng Thi đua, Khen thưởng tỉnh; tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh trình Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực Tỉnh ủy xét duyệt khen thưởng các trường hợp thuộc thẩm quyền xét duyệt của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Thường trực Tỉnh ủy; tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh các trường hợp các đơn vị trung ương đóng tại địa phương đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh hiệp y để trình Chính phủ và Nhà nước khen thưởng.
5. Hội đồng Thi đua, Khen thưởng các sở ngành tương đương, các địa phương chịu trách nhiệm thẩm tra xét duyệt hồ sơ thuộc thẩm quyền quyết định khen thưởng và trình cấp trên khen thưởng.
Điều 21. Hồ sơ thủ tục đề nghị khen thưởng các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng.
1. Hồ sơ, thủ tục thuộc thẩm quyền quyết định khen thưởng của Thủ tướng Chính phủ, của Chủ tịch nước thực hiện theo các điều từ Điều 54 đến Điều 65 Nghị định 121/2005/NĐ-CP của Chính phủ, các văn bản hướng dẫn của Ban Thi đua – Khen thưởng Trung ương. Thường trực Hội đồng Thi đua, Khen thưởng tỉnh căn cứ các văn bản hướng dẫn của Trung ương để hướng dẫn cụ thể.
2. Hồ sơ, thủ tục thuộc thẩm quyền quyết định khen thưởng của Ủy ban nhân dân tỉnh gồm:
a) Tờ trình của Ủy ban nhân dân huyện, thị xã; sở, ban, ngành, đoàn thể, cơ quan tương đương và khối, thi đua thuộc tỉnh.
b) Báo cáo thành tích của tập thể và cá nhân đề nghị khen thưởng;
c) Giấy chứng nhận, xác nhận, hiệp y đề nghị khen thưởng có liên quan (có xác nhận của cấp ủy Đảng cung cấp về xây dựng tổ chức cơ sở Đảng và chất lượng Đảng viên);
d) Biên bản họp xét thi đua của Hội đồng Thi đua, Khen thưởng;
e) Biên bản họp xét của khối, thi đua và kết quả bỏ phiếu đề nghị tặng Cờ thi đua của Ủy ban nhân dân tỉnh.
Thường trực Hội đồng Thi đua, Khen thưởng tỉnh có trách nhiệm hướng dẫn cụ thể phù hợp với quy trình cải cách thủ tục hành chính nhưng phải đảm bảo đúng nguyên tắc khen thưởng.
Điều 22. Quy định về tuyến trình:
1. Cấp nào quản lý về tổ chức, cán bộ, quỹ lương; đơn vị thường trực các khối thi đua có trách nhiệm trình cấp trên khen thưởng cho đối tượng thuộc phạm vi mình quản lý.
2. Đối với các đơn vị kinh tế ngoài quốc doanh, các công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty liên doanh… cấp nào quyết định thành lập tổ chức, thì cấp đó trình khen; Các công ty do Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định thành lập (đổi mới, sắp xếp lại doanh nghiệp) thuộc ngành, lĩnh vực có liên quan đến quản lý nhà nước được Ủy ban nhân dân tỉnh giao thì ngành đó trình khen hoặc hiệp y đề nghị để xét khen theo khối thi đua.
3. Các trường hợp tổ chức, cá nhân ngoài ngành, ngoài địa phương, ngoài tỉnh có thành tích hoặc có nhiều đóng góp cho ngành, địa phương do Chủ tịch Ủy ban nhân dân các địa phương, thủ trưởng các sở, ban, ngành của tỉnh quyết định khen thưởng là chính, hoặc có văn bản nhận xét đề nghị cơ quan quản lý trực tiếp của tổ chức, cá nhân đó khen thưởng. Trường hợp có thành tích xuất sắc hoặc đóng góp to lớn và đối tượng khen thưởng là người nước ngoài mới đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh khen thưởng.
3. Ngành, địa phương nào được Ủy ban nhân dân tỉnh giao chủ trì phát động, tổ chức đăng ký giao ước thi đua theo chuyên đề, ngành đó, địa phương đó chủ trì phối hợp với Thường trực Hội đồng Thi đua, Khen thưởng tỉnh để hướng dẫn xét chọn khen thưởng. Đối tượng được khen thưởng theo chuyên đề phải có thành tích cụ thể, tiêu biểu, xuất sắc.
4. Việc lấy ý kiến hiệp y đề nghị khen thưởng của các ngành ở tỉnh đối với các trường hợp khen thưởng cho các phòng, ban và cấp trưởng phòng, ban của huyện, thị xã do cơ quan Thường trực Hội đồng Thi đua, Khen thưởng tỉnh thực hiện. Khi có văn bản đề nghị hiệp y gửi đến để lấy ý kiến hiệp y, sau 05 ngày làm việc (tính theo dấu Bưu điện hoặc ký nhận công văn) các cơ quan liên quan có trách nhiệm trả lời, trường hợp không có ý kiến trả lời giao Thường trực Hội đồng thi đua, Khen thưởng tỉnh tiến hành các thủ tục trình khen thưởng và thông báo kết quả khen thưởng trong thời gian 07 ngày kể từ khi được cấp có thẩm quyền quyết định khen thưởng.
5. Đối với những đơn vị thuộc đối tượng có nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước và nộp bảo hiểm xã hội cho người lao động trong doanh nghiệp thì khi trình các hình thức khen thưởng của Ủy ban nhân dân tỉnh và cấp nhà nước cho đơn vị và cá nhân, thủ trưởng đơn vị phải có xác nhận việc hoàn thành nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước, nộp bảo hiểm xã hội cho người lao động.
Điều 23. Thời gian trình và xử lý hồ sơ khen thưởng:
1. Hồ sơ đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh khen thưởng tổng kết năm gửi về Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Thường trực Hội đồng Thi đua, Khen thưởng tỉnh) chậm nhất ngày 20 tháng 01 năm sau; khen thưởng theo năm học của ngành Giáo dục và Đào tạo trước ngày 15 tháng 8 hằng năm. Các trường hợp khen thưởng tổng kết các chương trình mục tiêu, khen thưởng chuyên đề gửi trước ngày trao thưởng ít nhất 07 ngày, trường hợp khen thưởng đột xuất trước 3 ngày.
2. Hồ sơ đề nghị Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch nước khen thưởng hằng năm (Cờ Thi đua của Chính phủ, Danh hiệu Chiến sĩ thi đua toàn quốc) gửi về Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Thường trực Hội đồng Thi đua – Khen thưởng tỉnh) chậm nhất ngày 10 tháng 02 năm sau; khen thưởng công tác đền ơn đáp nghĩa trước ngày 15/6, khen thưởng Huân chương Đại đoàn kết dân tộc trước ngày 20/7 và trước ngày 10/10.
Điều 24. Thường trực Hội đồng Thi đua, Khen thưởng tỉnh có trách nhiệm xử lý hồ sơ đề nghị khen thưởng, trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định khen thưởng, viết bằng khen, giấy chứng nhận trong phạm vi không quá 10 ngày, trường hợp có lấy ý kiến hiệp y của các cơ quan liên quan ở tỉnh không quá 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ phải thông báo, trả lại cho đơn vị trình khen thưởng trong thời gian 05 ngày.
Điều 25. Nghi lễ tổ chức trao tặng và đón nhận các phần thưởng cao quý của Đảng, Nhà nước thực hiện theo các quy định tại Nghị định 154/2004/NĐ-CP của Chính phủ. Yêu cầu của buổi lễ phải được tổ chức trang trọng, thiết thực, tạo ra sự phấn khởi, lòng tự hào, khí thế mới để tiếp tục thi đua lập thành tích cao hơn và giữ vững truyền thống.
Điều 26. Mỗi trường hợp được tặng thưởng chỉ tổ chức trao tặng và đón nhận một lần ở một cấp xét thấy có tác dụng giáo dục nêu gương tốt nhất.
Nếu có nhiều trường hợp được tặng thưởng trong cùng một khoảng thời gian thì tổ chức trao tặng và đón nhận chung trong một buổi lễ; nếu trong khoảng thời gian đó có ngày kỷ niệm của địa phương, đơn vị, ngày lễ lớn của đất nước thì tổ chức trao tặng kết hợp trong buổi lễ kỷ niệm. Các trường hợp khen thưởng đột xuất do đơn vị đề nghị khen thưởng tổ chức trao tặng kịp thời.
Chương 5.
QUYỀN LỢI CỦA CÁ NHÂN, TẬP THỂ ĐƯỢC KHEN THƯỞNG
Điều 27. Cá nhân, tập thể được công nhận các danh hiệu thi đua và được khen thưởng các hình thức khen thưởng được nhận giấy chứng nhận, khung, bằng, hiện vật, tiền thưởng hoặc vật phẩm lưu niệm kèm theo và được hưởng các quyền lợi theo quy định của Nhà nước.
Điều 28. Đối với các danh hiệu thi đua, các hình thức khen thưởng của Thủ tướng Chính phủ, của Chủ tịch nước, Thường trực Hội đồng Thi đua, Khen thưởng tỉnh có trách nhiệm tiếp nhận bằng, hiện vật để trao cho các đối tượng được khen thưởng theo quy định.
Chương 6.
QUỸ THI ĐUA, KHEN THƯỞNG; MỨC THƯỞNG VÀ QUẢN LÝ SỬ DỤNG QUỸ THI ĐUA, KHEN THƯỞNG
Điều 29. Nguồn và mức trích Quỹ thi đua, khen thưởng:
1. Quỹ thi đua, khen thưởng của tỉnh và các huyện, thị xã, xã, phường, thị trấn được hình thành từ nguồn ngân sách nhà nước hằng năm với mức 1,5% tổng chi ngân sách thường xuyên và từ nguồn đóng góp của cá nhân, tổ chức trong nước, nước ngoài và các nguồn thu hợp pháp khác.
2. Quỹ thi đua, khen thưởng của các sở, ngành, đoàn thể tỉnh, các cơ quan quản lý nhà nước thuộc tỉnh được sử dụng từ nguồn kinh phí chi thường xuyên được Ủy ban nhân dân tỉnh giao trong dự toán chi ngân sách hằng năm của đơn vị.
3. Quỹ thi đua, khen thưởng của các đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện theo các quy định hiện hành của Bộ Tài chính.
4. Quỹ thi đua, khen thưởng của các tổ chức xã hội, xã hội nghề nghiệp, các doanh nghiệp tư nhân do các tổ chức, đơn vị tự quyết định theo khả năng tài chính của mình.
5. Quỹ thi đua, khen thưởng của các doanh nghiệp nhà nước được trích từ quỹ khen thưởng của đơn vị theo Nghị định số 59/CP ngày 30/10/1996 của Chính phủ ban hành quy chế quản lý tài chính, hạch toán kinh doanh đối với doanh nghiệp nhà nước và các văn bản hướng dẫn hiện hành.
6. Quỹ thi đua, khen thưởng của các Hợp tác xã (kinh tế tập thể) được trích từ quỹ không chia của Hợp tác xã, mức trích do Hợp tác xã quyết định.
Điều 30. Quỹ thi đua, khen thưởng được sử dụng để chi các khoản sau:
1. Chi thưởng theo các quyết định khen thưởng.
2. Chi in giấy chứng nhận, giấy khen, bằng khen, biểu mẫu hồ sơ khen thưởng; làm khung giấy khen, bằng khen, thêu cờ; làm hiện vật khen thưởng.
3. Chi công tác tuyên truyền, nhân điển hình, tổ chức lễ tuyên dương khen thưởng, chi các hoạt động của Hội đồng thi đua, Khen thưởng theo quy định tài chính hiện hành.
Điều 31. Nguyên tắc chi tiền thưởng từ Quỹ thi đua, khen thưởng:
1. Quỹ thi đua khen thưởng của tỉnh do cơ quan Thường trực Hội đồng Thi đua, Khen thưởng tỉnh quản lý; Quỹ thi đua, khen thưởng của các ngành, địa phương, đơn vị do thủ trưởng đơn vị, địa phương quản lý; nguồn trích, tỷ lệ và mức trích trên cơ sở dự toán kế hoạch chi trong năm. Việc quyết toán căn cứ số chi thực tế theo đúng đối tượng và mức thưởng quy định.
2. Thủ trưởng cơ quan cấp nào ra quyết định khen thưởng thì chịu trách nhiệm chi tiền thưởng từ quỹ thi đua khen thưởng do cấp mình quản lý.
3. Tiền thưởng kèm theo các quyết định khen thưởng của Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch nước do Ủy ban nhân dân tỉnh trình khen thưởng được chi từ Quỹ thi đua, khen thưởng của tỉnh. Học sinh đang học trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn đạt giải trong các kỳ thi Olympic Quốc tế, khu vực và đạt giải Quốc gia được thưởng theo Quyết định 1857/2005/QĐ-UBND ngày 12/8/2005.
4. Trong cùng một thời điểm, cùng một thành tích, cùng một đối tượng khen thưởng nếu đạt các danh hiệu và hình thức khen thưởng khác nhau thì được nhận mức thưởng, vật thưởng cao nhất.
5. Trong cùng một thời điểm đạt nhiều danh hiệu thi đua, các danh hiệu đó do có thời gian cống hiến và thành tích đạt được khác nhau thì được nhận tiền thưởng của các danh hiệu.
6. Cá nhân, tổ chức có thành tích đóng góp ủng hộ các quỹ xã hội dưới hình thức tự nguyện; người Việt Nam ở nước ngoài, người nước ngoài và tập thể người nước ngoài được khen thưởng, kèm theo tặng phẩm lưu niệm.
7. Khen thưởng các chương trình mục tiêu, hội thi, hội diễn có nguồn kinh phí hoạt động riêng được chi khen thưởng, thì sử dụng nguồn kinh phí đó để chi thưởng theo quy định.
8. Mức tiền thưởng kèm theo các danh hiệu thi đua, các hình thức khen thưởng của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch nước thực hiện theo mức thưởng quy định tại Mục 3, Chương V Nghị định 121/2005/NĐ-CP của Chính phủ.
Điều 32. Mức tiền thưởng kèm theo các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng của Ủy ban nhân dân tỉnh, huyện, thị xã, xã, phường, thị trấn, thủ trưởng các ngành, các đơn vị trong tỉnh khen thưởng cho mỗi trường hợp được thực hiện từ năm 2006 theo các điều 69 đến điều 74 của Nghị định 121/CP. Kinh phí thưởng đối với danh hiệu Làng văn hóa, Gia đình văn hóa có hướng dẫn riêng.
Chương 7.
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 33. Đối với các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng được Ủy ban nhân dân tỉnh tặng thưởng cho các tập thể, cá nhân theo Quy chế thi đua, khen thưởng trước đây được xét vào thành tích liên tục của tập thể và cá nhân theo quy định tại Quy chế này.
Điều 34. Danh hiệu thi đua và các hình thức khen thưởng khác của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể, cơ quan Đảng, các tổ chức xã hội, xã hội – nghề nghiệp, lực lượng vũ trang, các ngành Tòa án, Viện Kiểm sát, Giáo dục và Đào tạo, các đơn vị trung ương đóng trên địa bàn tỉnh, căn cứ Quy chế và các văn bản hướng dẫn của các bộ, ngành trung ương, thống nhất với Thường trực Hội đồng Thi đua, Khen thưởng tỉnh để cùng phối hợp thực hiện.
Điều 35. Ngoài các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng được quy định trong Quy chế này, các đơn vị, địa phương có thể có các hình thức động viên khác nhưng không trái với Luật Thi đua, Khen thưởng.
Điều 36. Trường hợp khai man trong thành tích, xác nhận thành tích sai để được khen thưởng, tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo Điều 77 và 78 Nghị định 121/2005/NĐ-CP của Chính phủ quy định.
Điều 37. Thường trực Hội đồng Thi đua, Khen thưởng tỉnh có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra các ngành, các cấp thực hiện Quy chế này và theo dõi tổng hợp những vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện Quy chế kèm theo Quyết định này để trình Ủy ban nhân dân tỉnh sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.
Điều 38. Thủ trưởng các sở, ban, ngành và tương đương của tỉnh, các cơ quan Đảng, Mặt trận, Đoàn thể cấp tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã chịu trách nhiệm chỉ đạo phổ biến, tổ chức thực hiện Quy chế này trong cơ quan, đơn vị, địa phương và các tầng lớp nhân dân trong tỉnh./. | {
"issuing_agency": "Tỉnh Bắc Kạn",
"promulgation_date": "19/12/2006",
"sign_number": "2531/2006/QĐ-UBND",
"signer": "Hà Đức Toại",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Dau-tu/Quyet-dinh-1290-QD-TTg-Danh-muc-quoc-gia-keu-goi-dau-tu-nuoc-ngoai-thoi-ky-2006-2010-55947.aspx | Quyết định 1290/QĐ-TTg Danh mục quốc gia kêu gọi đầu tư nước ngoài thời kỳ 2006 2010 | THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
*******
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
*******
Số: 1290/QĐ-TTg
Hà Nội, ngày 26 tháng 9 năm 2007
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH DANH MỤC QUỐC GIA KÊU GỌI ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI THỜI KỲ 2006 - 2010
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Chỉ thị số 15/2007/CT-TTg ngày 22 tháng 6 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về một số giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy đầu tư nước ngoài vào Việt Nam;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư,
QUYẾT ĐỊNH :
Điều 1. Ban hành Danh mục dự án quốc gia gọi vốn đầu tư nước ngoài thời kỳ 2006 - 2010 kèm theo Quyết định này (sau đây gọi chung là Danh mục).
Danh mục có thể được điều chỉnh theo từng giai đoạn cụ thể phù hợp với yêu cầu của quá trình phát triển.
Điều 2. Những dự án trong Danh mục là những dự án quan trọng đã được sự chấp thuận về chủ trương đầu tư.
Các Bộ, ngành, địa phương có trách nhiệm phối hợp, hỗ trợ các nhà đầu tư nước ngoài trong việc chuẩn bị thành lập dự án và trong quá trình triển khai dự án.
Tùy theo quy mô, tính chất của từng dự án, Thủ tướng Chính phủ có thể quyết định thành lập các nhóm công tác bao gồm đại diện có thẩm quyền của các Bộ, ngành và địa phương liên quan để giải quyết kịp thời, hiệu quả những vấn đề cụ thể của dự án.
Điều 3. Căn cứ Danh mục này, các Bộ, ngành, địa phương liên quan, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng tài liệu giới thiệu dự án làm cơ sở cho việc vận động đầu tư.
Điều 4. Bộ Kế hoạch và Đầu tư làm đầu mối, tổng hợp tình hình cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho các dự án trong Danh mục; chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các Bộ, ngành, địa phương liên quan nghiên cứu đề xuất cơ chế chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư đối với các dự án đặc thù trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Điều 5. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo và thay thế Danh mục dự án quốc gia gọi vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thời kỳ 2001 - 2005 ban hành kèm theo Quyết định số 62/2002/QĐ-TTg ngày 17 tháng 5 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ.
Điều 6. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Ban Quản lý các Khu Công nghiệp, Khu Kinh tế và Khu Công nghệ cao chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
Ban Bí thư Trung ương Đảng;
Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP
Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
Văn phòng Chủ tịch nước;
Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
Văn phòng Quốc hội;
Toà án nhân dân tối cao;
Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
Kiểm toán Nhà nước;
UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
Các tập đoàn, tổng công ty 91;
VPCP: BTCN, các PCN, Website Chính phủ,
Người phát ngôn của Thủ tướng Chính phủ,
các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
Lưu: Văn thư, QHQT (5b). A.
THỦ TƯỚNG
Nguyễn Tấn Dũng
DANH MỤC
Dự án quốc gia kêu gọi đầu tư nước ngoài giai đoạn 2006 - 2010
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 1290/QĐ-TTg ngày 26 tháng 9 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ)
____________
I. NGÀNH CÔNG NGHIỆP - XÂY DỰNG.
1. Lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng.
STT
Tên Dự án
Địa điểm
Thông số kỹ thuật
Hình thức đầu tư
Địa chỉ liên hệ
1
Đường cao tốc vành đai 3 Hà Nội: đoạn Nội Bài - Mai Dịch.
Hà Nội.
Chiều dài: 20,2 km; đường cao tốc 6 làn xe, đường nội đô 4 làn xe, vốn đầu tư dự kiến: 540 triệu USD.
BOT
Vụ KHĐT Bộ Giao thông vận tải, điện thoại: 84-4-9420197/8, fax: 84-4-9423291.
2
Đường cao tốc Ninh Bình - Thanh Hoá - Vinh.
Ninh Bình, Thanh Hoá, Nghệ An.
Chiều dài: 215 km; 4 - 6 làn xe, vốn đầu tư dự kiến: 960 triệu USD.
BOT
Vụ KHĐT Bộ Giao thông vận tải, điện thoại: 84-4-9420197/8, fax: 84-4-9423291.
3
Đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Thủ Dầu Một.
Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương.
Chiều dài 40 km, 4 - 6 làn xe, vốn đầu tư dự kiến: 125 triệu USD.
BOT
Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hồ Chí Minh,
điện thoại 84-8-8272192,
fax: 84-8-8295008.
4
Đường cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận - Cần Thơ.
Tiền Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Cần Thơ.
Chiều dài: 82 km, 4 - 6 làn xe, giai đoạn I: 4 làn xe, tổng vốn đầu tư dự kiến: 1,006 tỷ USD, giai đoạn I: 745 triệu USD.
BOT
Vụ KHĐT Bộ Giao thông vận tải, điện thoại: 84-4-9420197/8, fax: 84-4-9423291.
5
Đường cao tốc Dầu Giây - Đà Lạt.
Đồng Nai, Lâm Đồng.
Chiều dài: 189 km; 4 làn xe (tiền cao tốc: 4 làn, vốn đầu tư dự kiến: 500 triệu USD).
BOT
Vụ KHĐT Bộ Giao thông vận tải, điện thoại: 84-4-9420197/8, fax: 84-4-9423291.
6
Đường cao tốc Nội BàI - Hạ Long - Móng Cái.
Hà Nội, Bắc Ninh, Quảng Ninh.
- Nội Bài - Hạ Long: 110 km, 4 làn xe, vốn đầu tư dự kiến: 655 triệu USD;
- Hạ Long - Móng Cái: 180 km, 4 làn xe, vốn đầu tư dự kiến: 1.000 triệu USD.
BOT
Vụ KHĐT Bộ Giao thông vận tải, điện thoại: 84-4-9420197/8, fax: 84-4-9423291.
7
Đường cao tốc Biên Hoà - Vũng Tầu.
Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tầu.
Dài 68 km, quy mô 4 - 6 làn xe (giai đoạn 1: 4 làn xe), tổng vốn đầu tư: 325 triệu USD (giai đoạn I: 256 triệu USD).
BOT
Vụ KHĐT Bộ Giao thông vận tải, điện thoại: 84-4-9420197/8, fax: 84-4-9423291.
8
Đường cao tốc Quảng Trị - Huế - Đà Nẵng.
Quảng Trị, Huế, Đà Nẵng.
Dài 178 km, 4 làn xe, vốn đầu tư dự kiến: 750 triệu USD.
BOT
Vụ KHĐT Bộ Giao thông vận tải, điện thoại: 84-4-9420197/8, fax: 84-4-9423291.
9
Đường cao tốc Hà Nội - Lạng Sơn.
Hà Nội, Bắc Ninh, Lạng Sơn.
118 km, 4 làn xe, vốn đầu tư dự kiến: 555 triệu USD.
BOT
Vụ KHĐT Bộ Giao thông vận tải, điện thoại: 84-4-9420197/8, fax: 84-4-9423291.
10
Đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi.
Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi.
Dài 140 km, 4 làn xe, vốn đầu tư dự kiến: 755 triệu USD.
BOT
Vụ KHĐT Bộ Giao thông vận tải, điện thoại: 84-4-9420197/8, fax: 84-4-9423291.
11
Đường cao tốc Dầu Giây - Bình Thuận - Nha Trang.
Khánh Hoà, Bình Thuận, Lâm Đồng.
Dài 350 km, 4 làn xe. Vốn đầu tư dự kiến: 200 triệu USD.
BOT
Vụ KHĐT Bộ Giao thông vận tải, điện thoại: 84-4-9420197/8, fax: 84-4-9423291.
12
Đường cao tốc Bến Lức - Long Thành.
Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai.
Dài 58 km, 8 làn xe (giai đoạn I: 4 làn xe, vốn đầu tư dự kiến: 1.200 triệu USD).
BOT
Vụ KHĐT Bộ Giao thông vận tải, điện thoại: 84-4-9420197/8, fax: 84-4-9423291.
13
Nâng cấp Quốc lộ 18A tuyến Mông Dương - Móng Cái.
Quảng Ninh.
Đường cấp III, chiều dài: 122 km, vốn đầu tư dự kiến: 200 triệu USD.
BOT
Vụ KHĐT Bộ Giao thông vận tải, điện thoại: 84-4-9420197/8, fax: 84-4-9423291.
14
Đường trục kinh tế Đan Phượng - Phúc Thọ - Sơn Tây.
Hà Tây.
Chiều dài: 24 km, mặt cắt: 42 m, đường tiêu chuẩn cấp I đồng bằng (TCVN), vốn đầu tư dự kiến: 70 triệu USD.
BOT, BT, BTO.
Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hà Tây, điện thoại: 84-34-524445, fax: 84-34-824608.
15
Đường Đỗ Xá - Quan Sơn.
Hà Tây.
Chiều dài: 30 km, mặt cắt: 42 m, tiêu chuẩn đường cấp I đồng bằng (TCVN), vốn đầu tư dự kiến: 100 triệu USD.
BOT, BT, BTO
Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hà Tây, điện thoại: 84-34-524445, fax: 84-34-824608.
16
Đường vành đai 3 thành phố Hồ Chí Minh.
Thành phố Hồ Chí Minh.
Dài 91 km, 6 làn xe, vốn đầu tư dự kiến: 1.550 triệu USD.
BOT
Vụ KHĐT Bộ Giao thông vận tải, điện thoại: 84-4-9420197/8, fax: 84-4-9423291.
17
Nâng cấp Quốc lộ 6 đoạn Ba La - Xuân Mai.
Hà Tây, Hoà Bình.
Dài 20 km, 4 làn xe, vốn đầu tư dự kiến: 45 triệu USD.
BOT
Vụ KHĐT Bộ Giao thông vận tải, điện thoại: 84-4-9420197/8, fax: 84-4-9423291.
18
Nâng cấp Quốc lộ 20 đoạn Dầu Giây - Liên Khương.
Lâm Đồng.
Dài 250 km, 2 làn xe, vốn đầu tư dự kiến: 26 triệu USD.
BOT
Vụ KHĐT Bộ Giao thông vận tải, điện thoại: 84-4-9420197/8, fax: 84-4-9423291.
19
Mở rộng Quốc lộ 51.
Đồng Nai, Bà Rịa, Vũng Tầu.
6 làn xe, vốn đầu tư dự kiến: 38 triệu USD.
BOT
Vụ KHĐT Bộ Giao thông vận tải, điện thoại: 84-4-9420197/8, fax: 84-4-9423291.
20
Nâng cấp Quốc lộ 14 đoạn Đồng Xoài - Chơn Thành.
Bình Phước.
Dài 34 km, 4 làn xe, vốn đầu tư dự kiến: 32 triệu USD.
BOT
Vụ KHĐT Bộ Giao thông vận tải, điện thoại: 84-4-9420197/8, fax: 84-4-9423291.
21
Nâng cấp Quốc lộ 21 đoạn Phủ Lý - Nam Định.
Hà Nam, Nam Định.
Đường cấp III, dài 35 km, vốn đầu tư dự kiến: 38 triệu USD.
BOT
Vụ KHĐT Bộ Giao thông vận tải, điện thoại: 84-4-9420197/8, fax: 84-4-9423291.
22
Nâng cấp Quốc lộ 14 đoạn Gia Lai - Kon Tum.
Gia Lai, Kon Tum.
Chiều dài 30 km, 4 làn xe. Vốn đầu tư dự kiến: 58 triệu USD.
BOT
Vụ KHĐT Bộ Giao thông vận tải, điện thoại: 84-4-9420197/8, fax: 84-4-9423291.
23
Nâng cấp Quốc lộ 1 đoạn thị xã Đông Hà - Thị xã Quảng Trị.
Quảng Bình, Quảng Trị.
Dài 10 km, 4 làn xe, vốn đầu tư dự kiến: 19 triệu USD.
BOT
Vụ KHĐT Bộ Giao thông vận tải, điện thoại: 84-4-9420197/8, fax: 84-4-9423291.
24
Tuyến tránh Quốc lộ 1 Thị trấn La Hà, thị trấn Đức Phổ.
Quảng Ngãi.
Dài 15 km, 4 làn xe., vốn đầu tư dự kiến: 29 triệu USD.
BOT
Vụ KHĐT Bộ Giao thông vận tải, điện thoại: 84-4-9420197/8, fax: 84-4-9423291.
25
Xây dựng mới tuyến đường ven biển.
Thanh Hoá.
Chiều dài: 100 km; vốn đầu tư dự kiến: 335 triệu USD.
BOT
Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thanh Hoá,
điện thoại: 84-37-855485,
fax: 84-37-851451.
26
Đường sắt khổ rộng Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng.
Lào Cai, Hà Nội, Hải Phòng.
Chiều dài 398 km, khổ đường 1,435 m. Vốn đầu tư dự kiến: 530 triệu USD. Có thể thực hiện trước đoạn Hà Nội - Hải Phòng.
BOT
Vụ KHĐT Bộ Giao thông vận tải, điện thoại: 84-4-9420197/8, fax: 84-4-9423291.
27
Khôi phục và nâng cấp tuyến đường sắt Đà Lạt - Tháp Chàm.
Ninh Thuận, Lâm Đồng.
Chiều dài: 84 km; vốn đầu tư dự kiến: 320 triệu USD.
BOT
Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Lâm Đồng, điện thoại: 84-63-830306, fax: 84-63-834806.
28
Tuyến đường sắt Bảo Lâm - Phan Thiết.
Bình Thuận, Lâm Đồng.
Chiều dài: 100 km; vốn đầu tư dự kiến: 500 triệu USD.
BOT
Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Lâm Đồng, điện thoại: 84-63-830306, fax: 84-63-834806.
29
Tuyến đường sắt Yên Viên - Ngọc Hồi.
Hà Nội.
Chiều dài: 28,8 km, kết hợp tuyến nội đô và đường sắt quốc gia. Vốn đầu tư dự kiến: 1.618 triệu USD (giai đoạn I: 1.130 triệu USD).
BOT
Vụ KHĐT Bộ Giao thông vận tải, điện thoại: 84-4-9420197/8, fax: 84-4-9423291.
30
Đường sắt Biên Hoà - Vũng Tầu.
Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tầu.
Xây mới 78 km đường sắt quốc gia. Vốn đầu tư dự kiến: 400 triệu USD.
BOT
Vụ KHĐT Bộ Giao thông vận tải, điện thoại: 84-4-9420197/8, fax: 84-4-9423291.
31
Đường sắt Trảng Bom - Hoà Hưng.
Đồng Nai, Thành phố Hồ Chí Minh.
Dài 49 km, trong đó: Đoạn Trảng Bom - Biên Hoà: đường đơn; Biên Hoà - Hoà Hưng: đường đôi, trong đó đoạn Bình Triệu - Hoà Hưng đi trên cao. Vốn đầu tư dự kiến: 550 triệu USD.
BOT
Vụ KHĐT Bộ Giao thông vận tải, điện thoại: 84-4-9420197/8, fax: 84-4-9423291.
32
Đường sắt cao tốc Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng.
Lào Cai, Hà Nội, Hải Phòng.
Dài 398 km, khổ đường: 1,435 m. Vốn đầu tư dự kiến: 530 triệu USD.
BOT
Vụ KHĐT Bộ Giao thông vận tải, điện thoại: 84-4-9420197/8, fax: 84-4-9423291.
33
Đường sắt Sài Gòn - Lộc Ninh.
Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bình Phước.
Xây mới 131 km đường quốc gia. Vốn đầu tư dự kiến: 300 triệu USD.
BOT
Vụ KHĐT Bộ Giao thông vận tải, điện thoại: 84-4-9420197/8, fax: 84-4-9423291.
34
Đường sắt Yên Viên - Ngọc Hồi.
Hà Nội.
Dài 28,8 km đường sắt đôi và đường lồng, kết hợp tuyến nội đô và đường sắt quốc gia. Vốn đầu tư dự kiến: 1.618 triệu USD (giai đoạn I: 1.130 triệu USD).
BOT
Vụ KHĐT Bộ Giao thông vận tải, điện thoại: 84-4-9420197/8, fax: 84-4-9423291.
35
Đường sắt đô thị Hà Nội - Hà Đông.
Hà Nội, Hà Tây.
Xây dựng mới 13,1 km đường sắt đô thị. Vốn đầu tư dự kiến: 370 triệu USD.
BOT
Vụ KHĐT Bộ Giao thông vận tải, điện thoại: 84-4-9420197/8, fax: 84-4-9423291.
36
Đường sắt đô thị Hà Nội - Sân bay Nội Bài.
Hà Nội.
Xây dựng mới 27 km đường sắt đô thị. Vốn đầu tư dự kiến: 370 triệu USD.
BOT
Vụ KHĐT Bộ Giao thông vận tải, điện thoại: 84-4-9420197/8, fax: 84-4-9423291.
37
Đường sắt đô thị Hà Nội - Láng Hoà Lạc.
Hà Nội.
Xây dựng mới 33,5 km đường sắt đô thị. Vốn đầu tư dự kiến: 938,1 triệu USD.
BOT
Vụ KHĐT Bộ Giao thông vận tải, điện thoại: 84-4-9420197/8, fax: 84-4-9423291.
38
Tuyến đường sắt phục vụ khai thác và sản xuất Albumin - nhôm tại Tây Nguyên.
Các tỉnh Tây Nguyên.
Đang lựa chọn phương án đường khổ rộng 1,435. Vốn đầu tư dự kiến: 100 triệu USD,
BOT
Vụ KHĐT Bộ Giao thông vận tải, điện thoại: 84-4-9420197/8, fax: 84-4-9423291.
39
Đường sắt Sài Gòn - Mỹ Tho.
Thành phố Hồ Chí Minh, Long An, Tiền Giang.
Xây mới 87 km đường đôi. Vốn đầu tư dự kiến: 447 triệu USD.
BOT
Vụ KHĐT Bộ Giao thông vận tải, điện thoại: 84-4-9420197/8, fax: 84-4-9423291.
40
Hầm đường sắt Hải Vân.
Huế, Đà Nẵng.
Xây mới 8 - 10 km đường hầm. Vốn đầu tư dự kiến: 200 triệu USD.
BOT
Vụ KHĐT Bộ Giao thông vận tải, điện thoại: 84-4-9420197/8, fax: 84-4-9423291.
41
Xây dựng Cảng hàng không quốc tế Chu Lai (trung tâm trung chuyển hàng).
Quảng Nam.
Sân bay cấp 4F, công suất 4 triệu tấn hàng/năm. Tổng vốn đầu tư dự kiến: 1.000 triệu USD, giai đoạn I: 500 triệu USD.
BOT, liên doanh
Vụ KHĐT Bộ Giao thông vận tải, điện thoại: 84-4-9420197/8, fax: 84-4-9423291.
42
Cải tạo và nâng cấp Sân Bay Cam Ranh.
Cam Ranh, Khánh Hoà.
Sân bay đạt tiêu chuẩn 4E (theo tiêu chuẩn của ICAO); đến năm 1015: tiếp nhận được máy bay Boeing 737, vận chuyển 1,5 triệu lượt khách/năm; đến năm 2025: tiếp nhận được máy bay Boeing 777 - 200; vận chuyển 2,65 triệu lượt khách/năm. Vốn đầu tư dự kiến: giai đoạn I (2015): 90 triệu USD; giai đoạn II (2015): 100 triệu USD. Diện tích đất:751 ha.
Liên doanh
Vụ KHĐT Bộ Giao thông vận tải, điện thoại: 84-4-9420197/8, fax: 84-4-9423291.
43
Cảng hàng không quốc tế Long Thành.
Đồng Nai.
Công suất: 8 - 10 triệu khách/năm, tổng vốn đầu tư dự kiến: 5.000 triệu USD (giai đoạn I).
BOT
Vụ KHĐT Bộ Giao thông vận tải, điện thoại: 84-4-9420197/8, fax: 84-4-9423291.
44
Cải tạo và nâng cấp Sân bay Cát Bi.
Hải Phòng.
Vốn đầu tư dự kiến: 35 triệu USD.
Liên doanh
Vụ KHĐT Bộ Giao thông vận tải, điện thoại: 84-4-9420197/8, fax: 84-4-9423291.
45
Sân bay Quốc tế Vân Đồn.
Quảng Ninh.
Sân bay tiêu chuẩn quốc tế, đường băng 3,5 km; giai đoạn I: 3 triệu lượt khách/năm. Vốn đầu tư dự kiến: 210 triệu USD.
Liên doanh
Vụ KHĐT Bộ Giao thông vận tải, điện thoại: 84-4-9420197/8,
fax: 84-4-9423291.
46
Xây dựng và kinh doanh Sân bay Dương Tơ, Phú Quốc.
Phú Quốc, Kiên Giang.
Sân bay đạt tiêu chuẩn khai thác máy bay Boeing 777; vận chuyển 2 triệu lượt khách/năm và 15.000 tấn hàng hoá/năm. Vốn đầu tư dự kiến: 156 triệu USD, giai đoạn I: 56 triệu USD.
Liên doanh
Vụ KHĐT Bộ Giao thông vận tải, điện thoại: 84-4-9420197/8, fax: 84-4-9423291.
47
Xây dựng và kinh doanh Khu cảng tổng hợp Nhơn Hội.
KKT Nhơn Hội, Bình Định.
Diện tích: 18,6 ha, công suất: 1,3 - 2,0 triệu tấn/năm, phục vụ tầu đến 30.000 tấn và tầu container. Vốn đầu tư dự kiến: 50 triệu USD.
Liên doanh
Ban Quản lý Khu Kinh tế Nhơn Hội, điện thoại: 84-56-820958, fax: 84-56-820965.
48
Xây dựng và kinh doanh Cảng container.
KKT Dung Quất, Quảng Ngãi.
Công suất: 12 triệu tấn/năm, độ sâu 13,5 - 15 mét, đáp ứng cho tầu 30.000 - 50.000 DWT.
Liên doanh, 100% vốn NN.
Ban Quản lý Khu Kinh tế Dung Quất, điện thoại: 84-55-711788, fax: 84-55-825828.
49
Xây dựng Cảng Liên Chiểu.
Đà Nẵng.
Vốn đầu tư dự kiến: 300 triệu USD.
Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Đà Nẵng, điện thoại: 84-511.822759,
fax: 84-511-822217.
50
Khu Hậu cần Cảng Sơn Trà.
Sơn Trà, Đà Nẵng.
Diện tích: 56,6 ha.
BOT, 100% vốn NN
Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Đà Nẵng, điện thoại: 84-511.822759,
fax: 84-511-822217.
51
Xây dựng, kinh doanh Cảng Kỳ Hà kết hợp với xây dựng và kinh doanh khu Thương mại tự do thuộc Khu KT mở Chu Lai.
Khu KT Chu Lai, Quảng Nam.
Tiếp nhận tầu 20.000 tấn; công suất: 2 triệu tấn/năm; diện tích đất sử dụng: 1.600 ha; vốn đầu tư dự kiến: 800 triệu USD.
Liên doanh
Ban Quản lý Khu kinh tế mở Chu Lai, điện thoại: 84-510-820223, fax: 84-510-820221.
52
Cảng dịch vụ dầu khí Sao Mai - Bến Đình.
Bà Rịa - Vũng Tầu.
Vốn đầu tư dự kiến: 1 tỷ USD.
Liên doanh
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, điện thoại: 84-4-8252526, fax: 84-4-8249126.
53
Xây dựng và kinh doanh Cảng thương mại Khu Kinh tế Nghi Sơn.
Tĩnh Gia, Thanh Hoá.
Công suất: 1,2 - 2,0 triệu tấn/năm, phục vụ tầu trọng tải trên 10.000 tấn và tầu container. Vốn đầu tư dự kiến: 100 triệu USD.
Liên doanh, 100% vốn NN
Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thanh Hoá, điện thoại: 84-37-855485, fax: 84-37-851451.
54
Cảng Đà Nẵng (giai đoạn II).
Thành phố Đà Nẵng.
2 bến liền bờ, 1 bến tầu khách, nạo vét luồng, thiết bị bốc xếp, xây dựng tuyến đường xuống Hội An. Vốn đầu tư dự kiến: 110 triệu USD.
BOT
Vụ KHĐT Bộ Giao thông vận tải, điện thoại: 84-4-9420197/8, fax: 84-4-9423291.
55
Cảng tổng hợp Lạch Huyện (cảng cửa ngõ phía Bắc).
Thành phố Hải Phòng.
Phục vụ tầu 30.000 - 50.000 tấn, công suất 30 triệu tấn/năm. Vốn đầu tư dự kiến: 2.000 triệu USD (giai đoạn I: 1.300 triệu USD).
BOT
Vụ KHĐT Bộ Giao thông vận tải, điện thoại: 84-4-9420197/8, fax: 84-4-9423291.
56
Cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong.
Khánh Hoà.
Phục vụ tầu container 200.000 tấn, công suất 17 triệu TEU/năm. Vốn đầu tư dự kiến: 2.000 triệu USD (giai đoạn khởi động: 200 triệu USD).
BOT
Vụ KHĐT Bộ Giao thông vận tải, điện thoại: 84-4-9420197/8, fax: 84-4-9423291.
57
Luồng cho tầu biển tải trọng lớn vào Sông Hậu.
Cần Thơ.
Làm mới 40 km luồng cho tầu biển 10.000 - 20.000 tấn ra vào. Vốn đầu tư dự kiến: 200 triệu USD.
BOT
Vụ KHĐT Bộ Giao thông vận tải, điện thoại: 84-4-9420197/8, fax: 84-4-9423291.
58
Cải tạo giao thông thủy Sông Hồng khu vực Hà Nội.
Hà Nội.
Chỉnh trị, nạo vét luồng, phát triển cảng, thiết bị quản lý, cải tạo tĩnh không cầu Đuống. Vốn đầu tư dự kiến: 346 triệu USD (giai đoạn I: 167 triệu USD).
BOT
Vụ KHĐT Bộ Giao thông vận tải, điện thoại: 84-4-9420197/8, fax: 84-4-9423291.
59
Cầu Đình Vũ.
Hải Phòng.
Vốn đầu tư dự kiến: 97 triệu USD, dự kiến khởi công năm 2008.
BOT
Vụ KHĐT Bộ Giao thông vận tải, điện thoại: 84-4-9420197/8, fax: 84-4-9423291.
60
Cầu Vân Tiên.
Vân Đồn, Quảng Ninh.
Chiều dài toàn cầu: 1.341 mét; cầu treo dây văng, khổ cầu B = 18 mét.
Các hình thức đầu tư.
Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Ninh, điện thoại: 84-33-835693,
fax: 84-33-838071.
61
Xây dựng cầu Vĩnh Thịnh.
Hà Tây, Vĩnh Phúc.
Dài 3,88 km, rộng 24 m. Vốn đầu tư dự kiến: 59 triệu USD.
BOT
Vụ KHĐT Bộ Giao thông vận tải, điện thoại: 84-4-9420197/8, fax: 84-4-9423291.
62
Xây dựng và kinh doanh hạ tầng Khu phi thuế quan Nhơn Hội.
KKT Nhơn Hội, Bình Định.
Tổng diện tích: 545 ha; vốn đầu tư dự kiến: 70 triệu USD.
Liên doanh, 100% vốn NN
Ban Quản lý Khu kinh tế Nhơn Hội, điện thoại: 84-56-820958, fax: 84-56-820965.
63
Xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng Khu công nghiệp Hoà Khương.
Đà Nẵng.
Diện tích: 500 ha.
BOT, 100% vốn NN
Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Đà Nẵng, điện thoại: 84-511.822759, fax: 84-511-822217.
64
Khu công nghiệp sạch, Khu công nghệ cao.
Khu KT mở Chu Lai, Quảng Nam.
Diện tích: 300 - 350 ha; vốn đầu tư dự kiến: 250 - 300 triệu USD.
Liên doanh, 100% vốn NN.
Ban Quản lý Khu kinh tế mở Chu Lai, điện thoại: 84-510-820223, fax: 84-510-820221.
65
Xây dựng hạ tầng và kinh doanh Khu công nghiệp Gia Lách.
Nghi Xuân, Hà Tĩnh.
Diện tích: 305 ha; vốn đầu tư dự kiến: 35 triệu USD.
Liên doanh, 100% vốn NN
Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hà Tĩnh, điện thoại: 84-39-881267, fax: 84-39-858993.
66
Xây dựng hạ tầng và kinh doanh Khu công nghiệp Nam Hồng Lĩnh - Ha Vàng.
Can Lộc, Hà Tĩnh.
Diện tích: 500 ha; vốn đầu tư dự kiến: 30 triệu USD.
Liên doanh, 100% vốn NN
Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hà Tĩnh, điện thoại: 84-39-881267, fax: 84-39-858993.
67
Đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng Khu Công nghiệp Nam Cam Ranh.
Cam Ranh, Khánh Hoà.
Diện tích: 233 ha; vốn đầu tư dự kiến: 20 - 25 triệu USD.
100% vốn NN.
Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Khánh Hoà, điện thoại: 84-58-824243, fax: 84-58-812943.
68
Đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng Khu Công nghiệp Bắc Cam Ranh.
Cam Ranh, Khánh Hoà.
Diện tích: 140 ha; vốn đầu tư dự kiến: 12 - 15 triệu USD.
100% vốn NN.
Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Khánh Hoà, điện thoại: 84-58-824243, fax: 84-58-812943.
69
Xây dựng hạ tầng Khu Kinh tế Nghi Sơn.
Tĩnh Gia, Thanh Hoá.
Tổng diện tích quy hoạch: 1.400 ha. Vốn đầu tư dự kiến: 100 triệu USD.
Liên doanh, BOT
Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thanh Hoá, điện thoại: 84-37-855485, fax: 84-37-851451.
70
Xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu phi thuế quan, cảng biển Vũng Áng và Cảng nước sâu Sơn Dương.
KKT Vũng Áng.
Cảng nước sâu Sơn Dương: tầu trọng tải 150.000 - 200.000 tấn có thể cập cảng.
Liên doanh, 100% vốn NN
Ban Quản lý Khu kinh tế Vũng Áng, điện thoại: 84-39-881237, fax: 84-39-882992.
2. Lĩnh vực khai khoáng và luyện kim.
STT
Tên Dự án
Địa điểm
Thông số kỹ thuật
Hình thức
đầu tư
Ghi chú
71
Nhà máy thép hợp kim.
Hải Phòng, KKT Dung Quất, các địa phương khác.
Công suất 100.000 tấn/năm, vốn đầu tư dự kiến 170 triệu USD.
Liên doanh, 100% vốn NN
Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hải Phòng, điện thoại: 84-31-842119,
fax: 84-31-842021.
72
Thăm dò, khai thác than đồng bằng Bắc Bộ.
Đồng bằng Bắc Bộ.
Vốn đầu tư dự kiến: 200 - 500 triệu USD (giai đoạn I).
Liên doanh
Tập đoàn Than-Khoáng sản, điện thoại: 84-4-8515035, fax: 84-4-8510724.
3. Lĩnh vực cơ khí chế tạo.
STT
Tên Dự án
Địa điểm
Thông số kỹ thuật
Hình thức đầu tư
Ghi chú
73
Sản xuất động cơ ô tô cung cấp trong nước và xuất khẩu.
Các tỉnh, thành phố.
Công suất 30.000 động cơ 100 – 400 HP/năm và phụ tùng.
Liên doanh, 100% vốn NN
Tổng công ty máy động lực và máy nông nghiệp, điện thoại: 84-4-9346053, fax: 84-4-8260695.
74
Sản xuất máy kéo 4 bánh, máy cày nhỏ đa công dụng.
Hà Tây, Nghệ An, Cần Thơ.
Máy kéo 4 bánh công suất 20 - 50 mã lực. Công suất tối thiểu: 5.000 máy/năm.
Liên doanh
Tổng công ty máy động lực và máy nông nghiệp, điện thoại: 84-4-9346053, fax: 84-4-8260695.
75
Sản xuất, lắp ráp thiết bị, xe máy thi công xây dựng.
Hà Nội, Đà Nẵng, Quảng Nam.
Công suất: 370 xe máy/năm.
100% vốn NN
Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Nam, điện thoại: 84-510-810866, fax: 84-510-810396.
76
Chế tạo thiết bị, lắp ráp máy móc quan trắc, xử lý chất thải, nước thải và khí thải.
Các KCN, KKT Chu Lai, Quảng Nam.
Vốn đầu tư dự kiến: 70 triệu USD.
Liên doanh, 100% vốn NN.
Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Nam, điện thoại: 84-510-810866, fax: 84-510-810396.
77
Chế tạo thiết bị, linh kiện cho ngành Công nghiệp hàng không và sửa chữa, bảo trì máy bay dân dụng.
KKT Chu Lai, Quảng Nam.
Vốn đầu tư dự kiến: 500 triệu USD.
100% vốn NN
Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Nam, điện thoại: 84-510-810866, fax: 84-510-810396.
78
Tổ hợp sửa chữa công nghiệp nặng (điện, cơ khí,…).
KKT Vũng Áng, Hà Tĩnh.
Sửa chữa các thiết bị điện, cơ khí. Vốn đầu tư dự kiến: 200 triệu USD.
Liên doanh, 100% vốn NN
Ban Quản lý Khu kinh tế Vũng Áng, điện thoại: 84-39-881237, fax: 84-39-882992.
79
Nhà máy đóng mới tầu biển.
Ninh Hoà, Khánh Hoà.
Xây dựng nhà máy đóng mới tầu biển cỡ lớn đến 400.000 DWT, công suất: 10 chiếc/năm. Diện tích đất sử dụng: 330 ha, vốn đầu tư dự kiến: 500 triệu USD.
Liên doanh, 100% vốn NN.
Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Khánh Hoà, điện thoại: 84-58-824243, fax: 84-58-812943.
80
Nhà máy đóng tầu vận tải cỡ lớn; tầu du lịch sông, biển.
Hải Phòng.
Quy mô vốn đầu tư và công suất do chủ đầu tư quyết định theo nhu cầu thị trường.
Liên doanh, 100% vốn NN
Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hải Phòng, điện thoại: 84-31-842119, fax: 84-31-842021.
81
Nhà máy đóng mới và sửa chữa tầu biển Vũng Áng.
KKT Vũng Áng, Hà Tĩnh.
Đóng mới và sửa chữa tầu biển đến 100.000 tấn.
Liên doanh, 100% vốn NN
Ban Quản lý Khu kinh tế Vũng Áng, điện thoại: 84-39-881237, fax: 84-39-882992.
82
Nhà máy đóng mới tầu biển.
Nhơn Hội, Bình Định.
Đóng mới tầu biển trọng tải lớn. Vốn đầu tư dự kiến: 45 - 50 triệu USD.
Liên doanh, 100% vốn NN
BQL Khu kinh tế Nhơn Hội, điện thoại: 84-56-820958,
fax: 84-56-820965.
4. Lĩnh vực công nghiệp điện lực.
STT
Tên Dự án
Địa điểm
Thông số kỹ thuật
Hình thức
đầu tư
Ghi chú
83
Nhà máy điện tua-bin khí hỗn hợp ô Môn 2.
Cần Thơ.
Công suất 750 MW. Thời gian vận hành: 2012 - 2013.
BOT, BOO
Bộ Công thương,
điện thoại: 84-42202411,
fax: 84-4-2202525.
84
Nhà máy điện tua-bin hỗn hợp Miền Nam.
Miền Nam.
Công suất: 3 x 750 MW. Dự kiến thời gian vận hành: 2014 - 2015.
BOO/BOT
Bộ Công thương,
điện thoại: 84-4-2202411,
fax: 84-4-2202525.
85
Nhà máy điện than Nghi Sơn II.
Thanh Hoá.
Công suất 2 x 600 MW. Thời gian vận hành: 2012 - 2013.
BOT
Bộ Công thương,
điện thoại: 84-42202411,
fax: 84-4-2202525.
86
Nhà máy nhiệt điện than Kiên Giang I.
Kiên Giang.
Công suất: 2x600 MW. Dự kiến thời gian vận hành: 2013 - 2014.
BOT/BOO
Bộ Công thương,
điện thoại: 84-4-2202411, fax: 84-4-2202525.
87
Nhà máy điện đốt than Sơn Mỹ.
Bình Thuận.
Công suất 4x600 MW. Dự kiến thời gian vận hành: 2011 - 2015.
BOT/BOO
Bộ Công thương,
điện thoại: 84-4-2202411, fax: 84-4-2202525.
88
Nhà máy điện than Kiên Giang II.
Kiên Giang.
Công suất: 2x600 MW. Dự kiến thời gian vận hành: 2015 - 2016.
BOT/BOO
Bộ Công thương, điện thoại: 84-4-2202411, fax: 84-4-2202525.
89
Nhà máy sản xuất biến thế điện truyền tải.
Hải Phòng, Quảng Ninh, các địa phương có điều kiện.
Công suất trên 110 KV.
Liên doanh, 100% vốn NN
Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hải Phòng,
điện thoại: 84-31-842119, fax: 84-31-842021.
5. Lĩnh vực công nghiệp lọc hoá dầu, công nghiệp hoá chất.
STT
Tên Dự án
Địa điểm
Thông số kỹ thuật
Hình thức đầu tư
Ghi chú
90
Khu liên hợp lọc hoá dầu Nghi Sơn.
Thanh Hoá.
Công suất 7 - 9 triệu tấn/năm, vốn đầu tư dự kiến 5 tỷ USD.
Liên doanh, 100% vốn NN
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, điện thoại: 84-4-8252526, fax: 84-4-8249126.
91
Nhà máy lọc dầu số 3.
Long Sơn, Bà Rịa - Vũng Tầu.
Công suất: 10 - 12 triệu tấn dầu thô/năm, vốn đầu tư dự kiến: 5 - 6 tỷ USD.
Liên doanh, 100% vốn NN
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, điện thoại: 84-4-8252526, fax: 84-4-8249126.
92
Các dự án tìm kiếm, thăm dò dầu khí.
Vịnh Bắc Bộ: Lô 110, 113, 114; Miền Trung: Lô 115, 121, 123, 125, 126, 127. Vùng biển Nam Côn Sơn: Lô 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24; Vùng biển Tây Nam: Các Lô 41 - 45.
Hợp đồng chia sản phẩm, hợp đồng dầu khí.
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, điện thoại: 84-4-8252526, fax: 84-4-8249126.
93
Tổ hợp hoá dầu phía Nam.
Bà Rịa - Vũng Tầu.
Sản xuất Ethylen, Polyetylene, Causticsoda-Chlorine-EDC/VCM Complex. Nguyên liệu: 1,5 triệu tấn condensate/năm; có xem xét sử dụng nguyên liệu khí. Vốn đầu tư dự kiến: 2 tỷ USD.
Liên doanh
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, điện thoại: 84-4-8252526, fax: 84-4-8249126.
94
Đường ống dẫn khí Lô B - ô Môn.
ô Môn, Cần Thơ.
Công suất: 6 - 7 tỷ mét khối/năm, vốn đầu tư dự kiến: 810 triệu USD.
Liên doanh
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, điện thoại: 84-4-8252526, fax: 84-4-8249126.
95
Tổ hợp Công nghiệp hoá dầu.
Cam Ranh.
Xây dựng Tổ hợp CN Hoá dầu (bao gồm nhà máy nhiệt điện) để sản xuất Etylen, Etylen glycol, EDC, Butadien, Aromatic, xút,
từ Naphta nhập khẩu. Diện tích đất sử dụng: 300 ha, vốn đầu tư dự kiến: 1,2 tỷ USD.
Liên doanh, 100% vốn NN
Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Khánh Hoà, điện thoại: 84-58-824243,
fax: 84-58-812943.
96
Nhà máy sản xuất Poly Terephthalat Acrilic (PTA).
Thanh Hoá.
Công suất: 320.000 tấn/năm, vốn đầu tư dự kiến: 270 triệu USD.
Liên doanh, 100% vốn NN.
Tổng công ty Hoá chất Việt Nam, điện thoại: 84-4-9331503,
fax: 84-4-8252995.
97
Nhà máy sản xuất Liner Alkyl Benzen (LAB).
Dung Quất, Quảng Ngãi.
Công suất: 30.000 tấn/năm, vốn đầu tư dự kiến: 45 triệu USD.
Liên doanh, 100% vốn NN.
Tổng công ty Hoá chất Việt Nam, điện thoại: 84-4-9331503,
fax: 84-4-8252995.
98
Nhà máy sản xuất sợi tổng hợp (Synthetic Fiber) (PET).
Miền Nam.
Công suất: 300.000 tấn/năm, vốn đầu tư dự kiến: 300 triệu USD.
Liên doanh, 100% vốn NN.
Tổng công ty Hoá chất Việt Nam, điện thoại: 84-4-9331503,
fax: 84-4-8252995.
99
Nhà máy sản xuất Caustic Soda-Chlorine-EDC/VMC-MgO.
Miền Trung.
Công suất: 200.000 tấn xút quy 100% NaOH/năm; 180.000 tấn Chlorine/năm; 150.000 tấn VCM/năm; 15.000 tấn MgO/năm, vốn đầu tư dự kiến: 220 triệu USD.
Liên doanh, 100% vốn NN.
Tổng công ty Hoá chất Việt Nam, điện thoại: 84-4-9331503,
fax: 84-4-8252995.
100
Nhà máy sản xuất Olefin và chất dẻo PE.
Miền Trung, Miền Nam.
Công suất: 600.000 tấn/năm, vốn đầu tư dự kiến: 1.178 triệu USD.
Liên doanh, 100% vốn NN.
Tổng công ty Hoá chất Việt Nam, điện thoại: 84-4-9331503,
fax: 84-4-8252995.
101
Nhà máy sản xuất soda.
Miền Trung.
Công suất: 200.000 tấn/năm, vốn đầu tư dự kiến: 85 triệu USD.
Liên doanh, 100% vốn NN
Tổng công ty Hoá chất Việt Nam, điện thoại: 84-4-9331503,
fax: 84-4-8252995.
102
Nhà máy sản xuất Carbon Black.
Miền Trung, KKT Dung Quất, Quảng Ngãi.
Công suất: 50.000 tấn/năm, vốn đầu tư: 40 triệu USD.
Liên doanh.
Tổng công ty Hoá chất Việt Nam, điện thoại: 84-4-9331503,
fax: 84-4-8252995.
103
Nhà máy sản xuất sợi Poly Styren.
KKT Dung Quất, Quảng Ngãi.
Công suất: 100.000 tấn/năm, vốn đầu tư dự kiến: 100 triệu USD.
Liên doanh, 100% vốn NN.
Tổng công ty Hoá chất Việt Nam, điện thoại: 84-4-9331503,
fax: 84-4-8252995.
104
Nhà máy chế biến Pigmen Ilmenhit.
Hà Tĩnh, KKT Vũng Áng.
Công suất: 30.000 tấn/năm, vốn đầu tư dự kiến: 300 triệu USD.
Liên doanh
Ban Quản lý Khu kinh tế Vũng Áng, điện thoại: 84-39-881237,
fax: 84-39-882992.
6. Lĩnh vực công nghiệp vật liệu xây dựng.
STT
Tên Dự án
Địa điểm
Thông số kỹ thuật
Hình thức đầu tư
Ghi chú
105
Nhà máy xi măng Thạnh Mỹ.
Quảng Nam.
Công suất 1,4 - 1,8 triệu tấn/năm. Công nghệ lò quay, vốn đầu tư dự kiến: 250 - 300 triệu USD.
Liên doanh, 100% vốn NN.
Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Nam,
điện thoại: 84-510-810866,
fax: 84-510-810396.
106
Xây dựng Nhà máy xi măng Ngọc Lặc (tây Thanh Hoá).
Thanh Hoá.
Công suất 1,4 - 2,0 triệu tấn/năm, vốn đầu tư dự kiến: 225 triệu USD.
Liên doanh, 100% vốn NN.
Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thanh Hoá,
điện thoại: 84-37-855485, fax: 84-37-851451.
107
Nhà máy xi măng Sông Gianh (giai đoạn II).
Quảng Bình.
Công suất: 1,2 triệu tấn/năm, vốn đầu tư dự kiến: 200 triệu USD.
Liên doanh, 100% vốn NN.
Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Bình,
điện thoại: 84-52-824635, fax: 84-52-821520.
7. Lĩnh vực công nghệ cao và kỹ thuật cao, mới.
STT
Tên Dự án
Địa điểm
Thông số kỹ thuật
Hình thức
đầu tư
Ghi chú
108
Các dự án thuộc lĩnh vực công nghệ cao, kỹ thuật mới trong Khu công nghệ cao Hoà Lạc.
Hà Nội, Hà Tây.
Các dự án được thẩm định thuộc lĩnh vực công nghệ cao, kỹ thuật cao mới, các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.
Các hình thức đầu tư.
Ban QL Khu CN cao Hoà Lạc, điện thoại: 84-4-2511478, fax: 84-4-2511529.
109
Các dự án thuộc lĩnh vực công nghệ cao, kỹ thuật mới trong Khu công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh.
Thành phố Hồ Chí Minh.
Các dự án được thẩm định thuộc lĩnh vực công nghệ cao, kỹ thuật cao mới, các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.
Các hình thức đầu tư.
Ban QL các Khu Công nghiệp, Khu chế xuất thành phố Hồ Chí Minh,
điện thoại: 84-8-8290405, fax: 84-8-8294271.
II. NGÀNH NÔNG, LÂM NGHIỆP VÀ THỦY SẢN.
1. Ngành Nông, Lâm nghiệp và Chăn nuôi.
STT
Tên Dự án
Địa điểm
Thông số kỹ thuật
Hình thức đầu tư
Ghi chú
110
Dự án trồng rừng và chế biến gỗ.
Hoà Bình.
Diện tích: 100.000 ha, vốn đầu tư dự kiến: 90 triệu USD.
Liên doanh, 100% vốn NN
Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hoà Bình, điện thoại: 84-18-851457, fax: 84-18-853152.
111
Trồng rừng nguyên liệu, xây dựng nhà máy sản xuất ván dăm, ván MDF, nhà máy giấy, đồ gỗ xuất khẩu.
Bắc Giang, Hà Tĩnh, Quảng Bình, các địa phương có điều kiện.
Cung cấp sản phẩm cho thị trường trong nước và xuất khẩu. Vốn đầu tư do nhà đầu tư quyết định theo nhu cầu thực tế.
Liên doanh, 100% vốn NN.
Vụ HTQT Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
điện thoại: 84-4-7330674,
fax: 84-4-7330752.
112
Xây dựng các nhà máy chế biến cà phê, hạt tiêu, hạt điều, chè xuất khẩu.
Các tỉnh có điều kiện.
Nâng cao chất lượng và giá trị kinh tế gia tăng của chè, cà phê, hạt điều phục vụ xuất khẩu.
Liên doanh, 100% vốn NN.
Vụ HTQT Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
điện thoại: 84-4-7330674, fax: 84-4-7330752.
113
Các dự án xây dựng khu sản xuất giống cây, con chất lượng cao; nuôi trồng trên quy mô lớn và chế biến nâng cao giá trị kinh tế các sản phẩm nông nghiệp công nghệ tiên tiến.
Các tỉnh có điều kiện.
Nghiên cứu lai tạo và sản xuất các loại giống cây, giống con có giá trị kinh tế cao; nâng cao kỹ thuật nuôi trồng cây, con và chế biến các sản phẩm nông nghiệp.
Liên doanh, 100% vốn nước ngoài.
Vụ HTQT Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
điện thoại: 84-4-7330674, fax: 84-4-7330752.
114
Xây dựng Trung tâm nghiên cứu và phát triển công nghệ sinh học.
Đà Nẵng.
Xây dựng Trung tâm nghiên cứu và phát triển công nghệ sinh học.
Liên doanh, 100% vốn nước ngoài.
Vụ HTQT Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
điện thoại: 84-4-7330674, fax: 84-4-7330752.
2. Ngành thủy sản.
STT
Tên Dự án
Địa điểm
Thông số kỹ thuật
Hình thức đầu tư
Ghi chú
115
Các dự án sản xuất giống, thức ăn chăn nuôi thủy sản công nghệ cao.
Đà Nẵng.
Sản xuất giống thủy sản giá trị kinh tế cao bằng kỹ thuật và công nghệ tiên tiến.
100% vốn NN
Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Đà Nẵng,
điện thoại: 84-511.822759, fax: 84-511-822217.
III. NGÀNH DU LỊCH - DỊCH VỤ.
1. Ngành Bưu chính - Viễn thông.
STT
Tên Dự án
Địa điểm
Thông số kỹ thuật
Hình thức đầu tư
Ghi chú
116
Các dự án phát triển công nghệ thông tin.
Các tỉnh, thành phố.
Nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ phần mềm và công nghệ thông tin.
Liên doanh, 100% vốn NN.
Tập đoàn Bưu chính - Viễn thông, điện thoại: 84-4-5776521,
fax: 84-4-5776685.
117
Các dự án phát triển mạng di động 3G.
Các tỉnh, thành phố.
Hình thức đầu tư theo pháp luật Việt Nam và cam kết WTO.
Tập đoàn Bưu chính - Viễn thông,
điện thoại: 84-4-5776521,
fax: 84-4-5776685.
2. Lĩnh vực Y tế, Giáo dục - Đào tạo.
STT
Tên Dự án
Địa điểm
Thông số kỹ thuật
Hình thức
đầu tư
Ghi chú
118
Bệnh viện đa khoa quốc tế.
Đà Nẵng.
Diện tích đất: 2 - 3 ha; vốn đầu tư dự kiến: 50 triệu USD.
100% vốn NN
Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Đà Nẵng, điện thoại: 84-511-822759, fax: 84-511-822217.
119
Bệnh viện quốc tế chuyên khoa tim mạch.
Đà Nẵng.
Diện tích đất: 2 ha, vốn đầu tư dự kiến: 20 - 30 triệu USD.
100% vốn NN
Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Đà Nẵng, điện thoại: 84-511.822759, fax: 84-511-822217.
120
Bệnh viện quốc tế.
Điện Ngọc, Quảng Nam.
Diện tích: 20 - 40 ha, 300 giường, vốn đầu tư dự kiến: 50 - 60 triệu USD.
Liên doanh, 100% vốn NN
Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Nam, điện thoại: 84-510-810866, fax: 84-510-810396.
121
Bệnh viện quốc tế.
Hải Phòng.
200 giường bệnh đạt tiêu chuẩn quốc tế.
Liên doanh
Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hải Phòng, điện thoại: 84-31-842119, fax: 84-31-842021.
122
Bệnh viện quốc tế Hạ Long.
Quảng Ninh.
150 giường tiêu chuẩn quốc tế.
Các hình thức đầu tư.
Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Ninh, điện thoại: 84-33-835693, fax: 84-33-838071.
123
Trung tâm nghiên cứu phát triển, sản xuất các loại dược phẩm quý từ nguồn nguyên liệu sẵn có của địa phương.
Quảng Nam.
Các loại dược liệu quý như: Quế, trầm hương, sâm, yến sào, ba kích,
; vốn đầu tư dự kiến: 50 triệu USD.
Liên doanh, 100% vốn NN.
Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Nam, điện thoại: 84-510-810866, fax: 84-510-810396.
124
Xây dựng các bệnh viện chuyên khoa ung bướu, nhi, nội tiết, tim mạch; bệnh viện kỹ thuật tiên tiến trong cấp cứu, điều trị bệnh nặng, bệnh khó chữa.
Các thành phố lớn.
Các bệnh viện đạt trình độ tiên tiến trên thế giới.
Liên doanh, 100% vốn NN
Vụ HTQT Bộ Y tế, điện thoại: 84-4-2732273, fax: 84-4-8462195.
125
Các nhà máy sản xuất dược phẩm, nguyên liệu dược phẩm theo tiêu chuẩn GMP.
Các địa phương.
Sản xuất dược phẩm, nguyên liệu dược phẩm đạt tiêu chuẩn GMP.
Liên doanh, 100% vốn NN.
Vụ HTQT Bộ Y tế, điện thoại: 84-4-2732273, fax: 84-4-8462195.
126
Sản xuất thiết bị điện tử Y tế quan trọng trong nước chưa sản xuất được.
Hà Nội.
Liên doanh, 100% vốn NN
Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội, điện thoại: 84-4-8260257, fax: 84-4-8251733.
127
Xây dựng Trường đại học quốc tế.
Hạ Long, Đà Nẵng.
Vốn đầu tư dự kiến: 40 - 50 triệu USD.
Liên doanh
Tập đoàn Than - Khoáng sản, điện thoại: 84-4-8515035, fax: 84-4-8510724.
128
Thành lập các trường Đại học quốc tế.
Thành phố Hồ Chí Minh, Huế, Hà Tây, Hà Nội.
Ưu tiên các cơ sở đào tạo đại học đào tạo các ngành công nghệ, kỹ thuật.
Liên doanh, 100% vốn NN.
Vụ Kế hoạch - Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo, điện thoại: 84-4-8694885, fax: 84-4-8680801.
129
Trường Đại học quốc tế Hà Nội.
Hà Nội.
Ưu tiên các cơ sở đào tạo đại học đào tạo các ngành công nghệ, kỹ thuật.
Liên doanh, 100% vốn NN (phù hợp với cam kết WTO)
Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội, điện thoại: 84-4-8260257, fax: 84-4-8251733.
3. Lĩnh vực Hạ tầng đô thị, khách sạn, du lịch
STT
Tên Dự án
Địa điểm
Thông số kỹ thuật
Hình thức
đầu tư
Ghi chú
130
Khu đô thị Nhơn Hội.
KKT Nhơn Hội, Bình Định.
Tổng diện tích quy hoạch: 750 ha (462 ha đất ở, 42 ha đất công trình công cộng, 84 ha đất cây xanh, 162 ha đường giao thông, quảng trường), quy mô dân số: 84.000 - 90.000 dân.
Giai đoạn I: 210 ha, quy mô 32.000 dân.
Liên doanh, 100% vốn NN.
Ban Quản lý Khu Kinh tế Nhơn Hội, điện thoại: 84-56-820958,
fax: 84-56-820965.
131
Khu đô thị mới cao cấp ven biển.
Khu KT Chu Lai.
Diện tích: 200 ha; vốn đầu tư dự kiến: 300 triệu USD.
Liên doanh, 100% vốn NN.
Ban Quản lý kinh tế mở Chu Lai, điện thoại: 84-510-820223, fax: 84-510-820221.
132
Khu đô thị mới Liên Khương - Prenn.
Đức Trọng, Lâm Đồng.
Diện tích quy hoạch: 3.499 ha, diện tích đất ở: 799 ha, quy mô dân số: 104.000 người.
Các hình thức đầu tư.
Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Lâm Đồng,
điện thoại: 84-63-830306,
fax: 84-63-834806.
133
Xây dựng Khu đô thị mới Bắc Sông Cấm (Thủy Nguyên).
Thủy Nguyên, Hải Phòng.
Vốn đầu tư dự kiến: 380 triệu USD.
Liên doanh, 100% vốn NN.
Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hải Phòng,
điện thoại: 84-31-842119, fax: 84-31-842021.
134
Xây dựng Khu đô thị mới Sầm Sơn.
Sầm Sơn, Thanh Hoá.
Khu đô thị loại II, III, vốn đầu tư dự kiến: 100 triệu USD.
Liên doanh, 100% vốn NN.
Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thanh Hoá,
điện thoại: 84-37-855485, fax: 84-37-851451.
135
Xây dựng và kinh doanh Khu đô thị mới Lương Sơn.
Lương Sơn, Hoà Bình.
Vốn đầu tư dự kiến: 200 triệu USD.
Liên doanh, 100% vốn NN
Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hoà Bình,
điện thoại: 84-18-851457, fax: 84-18-853152.
136
Dự án xây dựng khu nhà ở cao cấp.
Thành phố Cần Thơ.
Diện tích đất: 1.250 ha; xây dựng 50.000 căn hộ.
Liên doanh.
Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Cần Thơ,
điện thoại: 84-71-830630, fax: 84-71-830570.
137
Khu đô thị mới Tiến Xuân.
Hà Tây.
Diện tích quy hoạch: 1.400 ha.
Liên doanh, 100% vốn NN
Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hà Tây,
điện thoại: 84-34-524445, fax: 84-34-824608.
138
Xây dựng và kinh doanh khách sạn, trung tâm hội nghị quốc tế, văn phòng cho thuê tại Khu đô thị Ngã 5 - Sân bay Cát Bi, hoặc Hồ Sen - Cầu Rào.
Hải Phòng.
Xây dựng khách sạn 5 sao, khu văn phòng cho thuê cao cấp, trung tâm hội nghị quốc tế và khu đô thị hiện đại.
Liên doanh, 100% vốn NN
Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hải Phòng,
điện thoại: 84-31-842119, fax: 84-31-842021.
139
Xây dựng và kinh doanh Khu Trung tâm Thương mại - Tài chính.
Vạn Ninh, Khánh Hoà.
Đầu tư xây dựng, kinh doanh khu phi thuế quan. Diện tích đất: 950 ha, vốn đầu tư dự kiến: 80 - 85 triệu USD; thời gian hoạt động: 70 năm.
Liên doanh, 100% vốn NN
Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Khánh Hoà,
điện thoại: 84-58-824243, fax: 84-58-812943.
140
Xây dựng và kinh doanh khu cao ốc, văn phòng cho thuê và căn hộ cao cấp.
Thành phố Cần Thơ.
Diện tích đất: 21,8 ha, trong đó đất xây dựng căn hộ cao cấp: 13,6 ha, văn phòng cho thuê: 8,2 ha. Vốn đầu tư dự kiến: 90 triệu USD.
Liên doanh, 100% vốn NN.
Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Cần Thơ, điện thoại: 84-71-830630, fax: 84-71-830570.
141
Tổ hợp Văn phòng - Khách sạn 5 sao Mễ Trì, Hà Nội.
Hà Nội.
Diện tích đất: 25 ha, vốn đầu tư dự kiến: 914 triệu USD.
Liên doanh
Tập đoàn Than - Khoáng sản
điện thoại: 84-4-8515035, fax: 84-4-8510724.
142
Xây dựng Khu du lịch Đảo Phượng Hoàng và Nất Đất, Vịnh Hạ Long.
Quảng Ninh.
Vốn đầu tư dự kiến: 240 triệu USD.
Liên doanh
Tập đoàn Than - Khoáng sản,
điện thoại: 84-4-8515035,
fax: 84-4-8510724.
143
Xây dựng Khu du lịch sinh thái Làng Vân.
Liên Chiểu, Đà Nẵng.
Diện tích: 200 ha, vốn đầu tư dự kiến: 300 triệu USD.
100% vốn NN
Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Đà Nẵng, điện thoại: 84-511.822759, fax: 84-511-822217.
144
Khu du lịch Lâm Viên, Khu văn hoá Núi Dinh.
Bà Rịa - Vũng Tầu.
Diện tích: 720 ha, vốn đầu tư dự kiến: 200 triệu USD.
Liên doanh, 100% vốn NN,
Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu,
điện thoại: 84-64-852401, fax: 84-64-859080.
145
Khu Du lịch Thác Hoà Bình.
Bà Rịa - Vũng Tầu.
Diện tích: 200 ha, vốn đầu tư dự kiến: 50 triệu USD.
Liên doanh, 100% vốn NN
Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, điện thoại: 84-64-852401,
fax: 84-64-859080.
146
Khu du lịch Hải Giang.
Thành phố Quy Nhơn.
Địa điểm bao gồm: Thôn Hải Giang và 2 đảo Hòn Khô, xã Nhơn Hải, thành phố Quy Nhơn; diện tích: 350 ha, vốn đầu tư dự kiến: 100 - 150 triệu USD.
Liên doanh, 100% vốn NN
Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Định,
điện thoại: 84-56-818888, fax: 84-56-818887.
147
Khu du lịch Tân Thanh.
Phù Cát, Bình Định.
Quy mô: 150 ha, vốn đầu tư dự kiến: 100 triệu USD.
Liên doanh, 100% vốn NN
Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Định,
điện thoại: 84-56-818888,
fax: 84-56-818887.
148
Khu du lịch sinh thái biển và hội nghị quốc tế Cù Lao Chàm.
Hội An, Quảng Nam.
Vốn đầu tư dự kiến: 500 triệu USD.
Liên doanh.
Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Nam,
điện thoại: 84-510-810866, fax: 84-510-810396.
149
Xây dựng và kinh doanh Khu vui chơi giải trí Đảo Tam Hải.
Núi Thành, Quảng Nam.
Khu nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí. Diện tích quy hoạch toàn đảo: 600 ha, vốn đầu tư dự kiến: 2,0 - 2,5 tỷ USD.
Liên doanh, 100% vốn NN.
Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Nam, điện thoại: 84-510-810866,
fax: 84-510-810396.
150
Xây dựng và kinh doanh Khu du lịch nghỉ dưỡng Tuần Lễ - Hòn Ngang.
Vạn Ninh, Khánh Hoà.
Diện tích: 350 ha, vốn đầu tư dự kiến: 220 triệu USD, thời hạn kinh doanh: 70 năm.
100% vốn NN.
Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Khánh Hoà,
điện thoại: 84-58-824243, fax: 84-58-812943.
151
Trung tâm văn hoá - thể thao Lâm Đồng.
Đà Lạt.
Xây dựng và kinh doanh các công trình văn hoá, thể thao.
Diện tích quy hoạch: 85 ha, vốn đầu tư dự kiến: 62 triệu USD.
Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Lâm Đồng, điện thoại: 84-63-830306,
fax: 84-63-834806.
152
Khu du lịch sinh thái Cồn âu, Cồn Khương.
Thành phố Cần Thơ.
Diện tích đất: 165 ha, vốn đầu tư dự kiến: 73 triệu USD.
Liên doanh, 100% vốn NN.
Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Cần Thơ,
điện thoại: 84-71-831964, fax: 84-71-830570.
153
Tổ hợp du lịch sinh thái Đảo Hoàng Vân.
Yên Hưng, Quảng Ninh.
Khu đô thị mới, khách sạn, câu lạc bộ, sân golf,
; vốn đầu tư dự kiến: 300 triệu USD.
Các hình thức đầu tư.
Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Ninh,
điện thoại: 84-33-835693, fax: 84-33-838071.
154
Công viên giải trí tổng hợp và khu thể thao ngoài trời.
Hạ Long, Quảng Ninh.
Công viên và dịch vụ vui chơi giải trí.
Các hình thức đầu tư.
Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Ninh, điện thoại: 84-33-835693,
fax: 84-33-838071.
155
Xây dựng và kinh doanh Khu du lịch Hàm Rồng.
Thanh Hoá.
Diện tích đất: 568,8 ha, vốn đầu tư dự kiến: 40 triệu USD.
Liên doanh, 100% vốn NN.
Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thanh Hoá,
điện thoại: 84-37-855485, fax: 84-37-851451.
156
Xây dựng Khu du lịch văn hoá lịch sử Thành Nhà Hồ.
Thanh Hoá.
Diện tích: 20 ha, vốn đầu tư dự kiến: 100 triệu USD.
Liên doanh, 100% vốn NN.
Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thanh Hoá,
điện thoại: 84-37-855485, fax: 84-37-851451.
157
Tổ hợp các Khu du lịch Tam Cốc - Bích Động, Khu hang động Tràng An, Khu du lịch Vân Long và Khu du lịch Hồ Đồng Chương.
Ninh Bình.
Nhà nghỉ, khu vui chơi, sân golf.
Liên doanh, 100% vốn NN
Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Ninh Bình,
điện thoại: 84-30-874913, fax: 84-30-873381.
158
Khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng Ba Vì - Suối Hai, Hà Tây.
Hà Tây.
Khu nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, khách sạn, nhà hàng.
Liên doanh, 100% vốn NN
Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hà Tây,
điện thoại: 84-34-524445, fax: 84-34-824608.
159
Khu du lịch Sườn Tây - Núi Ba Vì.
Hà Tây.
Khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, sân golf. Vốn đầu tư dự kiến: 300 triệu USD.
Liên doanh, 100% vốn NN.
Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hà Tây,
điện thoại: 84-34-524445, fax: 84-34-824608.
160
Khu du lịch Hồ Quan Sơn.
Hà Tây.
Khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng. Vốn đầu tư dự kiến: 200 triệu USD.
Liên doanh, 100% vốn NN
Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hà Tây, điện thoại: 84-34-524445,
fax: 84-34-824608.
161
Xây dựng Khu du lịch biển Thiên Cầm.
Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh.
Tổng diện tích: 266 ha, vốn đầu tư dự kiến: 21 triệu USD.
Liên doanh, 100% vốn NN
Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hà Tĩnh,
điện thoại: 84-39-881267, fax: 84-39-858993.
162
Khu du lịch Đảo Phú Quốc.
Kiên Giang.
Khu du lịch quốc tế: Du lịch sinh thái, khách sạn và khu biệt thự cao cấp, khu vui chơi giải trí,….
Liên doanh
Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Kiên Giang,
điện thoại: 84-77-862037, fax: 84-77-862037.
163
Khu du lịch Cồn Hến.
Thừa Thiên Huế.
Khu du lịch quốc tế, vốn đầu tư dự kiến: 200 triệu USD.
Liên doanh, 100% vốn NN.
Sở Kế hoạch và Đầu tư Thừa Thiên Huế,
điện thoại: 84-54-824680, fax: 84-54-821264. | {
"issuing_agency": "Thủ tướng Chính phủ",
"promulgation_date": "26/09/2007",
"sign_number": "1290/QĐ-TTg",
"signer": "Nguyễn Tấn Dũng",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bao-hiem/Nghi-dinh-94-2008-ND-CP-chuc-nang-nhiem-vu-quyen-han-co-cau-to-chuc-cua-Bao-hiem-xa-hoi-Viet-Nam-69774.aspx | Nghị định 94/2008/NĐ-CP chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm xã hội Việt Nam | CHÍNH PHỦ
------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 94/2008/NĐ-CP
Hà Nội, ngày 22 tháng 08 năm 2008
NGHỊ ĐỊNH
QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Xét đề nghị của Tổng Giám đốc Bảo hiểm Xã hội Việt Nam và Bộ trưởng Bộ Nội vụ,
NGHỊ ĐỊNH
Điều 1. Vị trí và chức năng
1. Bảo hiểm Xã hội Việt Nam là cơ quan thuộc Chính phủ, có chức năng tổ chức thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm y tế tự nguyện; tổ chức thu, chi chế độ bảo hiểm thất nghiệp; quản lý và sử dụng các quỹ: bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm thất nghiệp (sau đây gọi chung là bảo hiểm xã hội), bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm y tế tự nguyện (sau đây gọi chung là bảo hiểm y tế) theo quy định của pháp luật.
2. Bảo hiểm Xã hội Việt Nam chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về bảo hiểm xã hội, của Bộ Y tế về bảo hiểm y tế, của Bộ Tài chính về chế độ chính sách đối với các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
Điều 2. Nhiệm vụ và quyền hạn
1. Trình Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm Xã hội Việt Nam.
2. Trình Thủ tướng Chính phủ chiến lược phát triển ngành Bảo hiểm Xã hội Việt Nam; kế hoạch dài hạn, năm năm, hàng năm về hoạt động của Bảo hiểm Xã hội Việt Nam; đề án bảo toàn và tăng trưởng các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế sau khi được Hội đồng quản lý Bảo hiểm Xã hội Việt Nam thông qua; tổ chức thực hiện chiến lược, các kế hoạch, đề án sau khi được phê duyệt;
3. Trách nhiệm và quan hệ của Bảo hiểm Xã hội Việt Nam đối với các Bộ quản lý nhà nước về lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và chế độ tài chính đối với các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế:
a. Đối với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội:
- Đề xuất với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xây dựng, sửa đổi, bổ sung chế độ, chính sách về bảo hiểm xã hội; kiến nghị thanh tra, kiểm tra các tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật;
- Chịu sự thanh tra, kiểm tra của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;
- Báo cáo định kỳ 6 tháng một lần và báo cáo đột xuất với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về tình hình thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội; tình hình thu, chi và quản lý, sử dụng các quỹ bảo hiểm xã hội.
b. Đối với Bộ Y tế:
- Đề xuất với Bộ Y tế xây dựng, sửa đổi, bổ sung chế độ, chính sách về bảo hiểm y tế; kiến nghị thanh tra, kiểm tra các tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật;
- Tham gia với Bộ Y tế trong việc xác định mức đóng, phạm vi quyền lợi của người khám, chữa bệnh theo chế độ bảo hiểm y tế và cơ chế chi trả chi phí khám, chữa bệnh;
- Chịu sự thanh tra, kiểm tra của Bộ Y tế trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế;
- Báo cáo định kỳ 6 tháng một lần và báo cáo đột xuất với Bộ Y tế về tình hình thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm y tế; tình hình thu, chi và quản lý, sử dụng các quỹ bảo hiểm y tế.
c. Đối với Bộ Tài chính:
- Đề xuất với Bộ Tài chính xây dựng, sửa đổi, bổ sung chế độ tài chính đối với các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và cơ chế tài chính áp dụng đối với Bảo hiểm Xã hội Việt Nam;
- Chịu sự thanh tra, kiểm tra của Bộ Tài chính trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về chế độ tài chính đối với các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế;
- Báo cáo định kỳ 6 tháng một lần và báo cáo đột xuất với Bộ Tài chính về tình hình thu, chi và quản lý, sử dụng các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
4. Ban hành văn bản hướng dẫn về thủ tục, chuyên môn, nghiệp vụ thực hiện việc giải quyết chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và thu, chi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật; ban hành các văn bản cá biệt và văn bản quản lý nội bộ ngành Bảo hiểm Xã hội Việt Nam.
5. Tổ chức thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến các chế độ, chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và tổ chức khai thác, đăng ký, quản lý các đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật;
6. Ban hành mẫu sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế và tổ chức việc cấp sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế cho những người tham gia bảo hiểm theo quy định của pháp luật.
7. Tổ chức thu các khoản đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế của các cơ quan, đơn vị, tổ chức, người sử dụng lao động và cá nhân theo quy định của pháp luật. Tiếp nhận các khoản kinh phí từ ngân sách nhà nước chuyển sang để chi các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật.
8. Tiếp nhận hồ sơ, giải quyết các chế độ ốm đau, thai sản; tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; hưu trí; tử tuất; dưỡng sức phục hồi sức khoẻ sau ốm đau, thai sản và sau khi điều trị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; khám, chữa bệnh theo quy định của pháp luật.
9. Tổ chức chi trả lương hưu; trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; trợ cấp ốm đau; trợ cấp thai sản; trợ cấp mất sức lao động; trợ cấp dưỡng sức phục hồi sức khoẻ sau ốm đau, thai sản và sau khi điều trị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; trợ cấp tử tuất; chi phí khám, chữa bệnh đầy đủ, thuận tiện, đúng thời hạn.
10. Tổ chức thu bảo hiểm thất nghiệp của các cơ quan, đơn vị, tổ chức, người sử dụng lao động và người lao động; tổ chức chi trợ cấp thất nghiệp, hỗ trợ học nghề, hỗ trợ tìm việc làm, đóng bảo hiểm y tế cho người được hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định của pháp luật.
11. Quản lý và sử dụng các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế bao gồm: quỹ hưu trí, tử tuất; quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; quỹ ốm đau, thai sản; quỹ bảo hiểm xã hội tự nguyện; quỹ bảo hiểm thất nghiệp; quỹ bảo hiểm y tế bắt buộc; quỹ bảo hiểm y tế tự nguyện theo nguyên tắc tập trung thống nhất, công khai, minh bạch, đúng mục đích theo quy định của pháp luật; tổ chức hạch toán các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế thành phần theo quy định của pháp luật.
12. Tổ chức ký hợp đồng, giám sát thực hiện hợp đồng với các cơ sở khám, chữa bệnh có đủ điều kiện, tiêu chuẩn chuyên môn, kỹ thuật và giám sát việc cung cấp dịch vụ khám, chữa bệnh, bảo vệ quyền lợi người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế và chống lạm dụng; giới thiệu người lao động đi giám định mức suy giảm khả năng lao động tại Hội đồng Giám định y khoa theo quy định của pháp luật.
13. Tổ chức ký hợp đồng với tổ chức, cá nhân làm đại lý do Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn, phường, thị trấn giới thiệu và bảo lãnh để thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế ở xã, phường, thị trấn.
14. Chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ đối với Bảo hiểm Xã hội Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Ban Cơ yếu Chính phủ; phối hợp với Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Ban Cơ yếu Chính phủ quản lý việc thực hiện công tác bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Ban Cơ yếu Chính phủ.
15. Kiểm tra việc ký hợp đồng, việc đóng, trả bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với cơ quan, đơn vị, tổ chức sử dụng lao động, cá nhân, cơ sở khám, chữa bệnh; từ chối việc đóng và yêu cầu chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế không đúng quy định của pháp luật
16. Giải quyết các kiến nghị, khiếu nại, tố cáo về việc thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật.
17. Thực hiện hợp tác quốc tế về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật
18. Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và mối quan hệ công tác của các đơn vị trực thuộc; quyết định phân bổ chỉ tiêu biên chế cho các đơn vị trực thuộc trong tổng biên chế được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao; tuyển dụng công chức, viên chức và quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật
19. Quản lý tài chính, tài sản của hệ thống Bảo hiểm Xã hội Việt Nam và tổ chức thực hiện công tác thống kê, kế toán và bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật
20. Quyết định và tổ chức thực hiện kế hoạch cải cách hành chính của Bảo hiểm Xã hội Việt Nam theo mục tiêu, yêu cầu, chương trình, kế hoạch cải cách hành chính nhà nước của Chính phủ và sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; thực hiện cơ chế một cửa liên thông trong giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
21. Lưu trữ hồ sơ của đối tượng tham gia và hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật
22. Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng khoa học; ứng dụng công nghệ thông tin trong thống kê và quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
23. Tổ chức đào tạo và bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
24. Định kỳ 6 tháng, báo cáo Hội đồng quản lý Bảo hiểm Xã hội Việt Nam về tình hình thực hiện bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. Hàng năm, báo cáo Chính phủ về tình hình quản lý và sử dụng các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
25. Cung cấp đầy đủ và kịp thời thông tin về việc đóng, quyền được hưởng các chế độ, thủ tục thực hiện bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế khi người lao động, người sử dụng lao động hoặc tổ chức công đoàn yêu cầu. Cung cấp đầy đủ và kịp thời tài liệu, thông tin liên quan theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
26. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội ở Trung ương và địa phương, với các bên tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế để giải quyết các vấn đề liên quan đến việc thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật.
27. Phối hợp theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc kiểm tra, thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền xử lý những hành vi vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
28. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao.
Điều 3. Hội đồng quản lý Bảo hiểm Xã hội Việt Nam
1. Hội đồng quản lý Bảo hiểm Xã hội Việt Nam (sau đây gọi là Hội đồng quản lý) giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo và giám sát việc thực hiện chế độ, chính sách và thu, chi, quản lý, sử dụng các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế của Bảo hiểm Xã hội Việt Nam.
2. Hội đồng quản lý gồm đại diện lãnh đạo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế, Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Liên minh hợp tác xã Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Tổng Giám đốc Bảo hiểm Xã hội Việt Nam và thành viên khác do Chính phủ quy định.
3. Hội đồng quản lý có Chủ tịch, Phó Chủ tịch thường trực và các thành viên do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ; nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng quản lý là 5 năm.
4. Hội đồng quản lý có Văn phòng giúp việc. Nhiệm vụ cụ thể của Văn phòng giúp việc do Hội đồng quản lý quy định.
5. Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng quản lý:
a. Chỉ đạo xây dựng và thông qua chiến lược phát triển ngành Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, kế hoạch dài hạn, năm năm, hàng năm về thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, đề án bảo toàn và tăng trưởng các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trước khi trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; giám sát, kiểm tra Tổng Giám đốc Bảo hiểm Xã hội Việt Nam (sau đây gọi là Tổng Giám đốc) thực hiện chiến lược, kế hoạch, đề án sau khi được phê duyệt.
b. Giám sát, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch thu, chi, quản lý và sử dụng các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. Kiến nghị với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung chế độ, chính sách của Nhà nước về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế để bảo đảm an toàn quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế;
c. Thông qua dự toán hàng năm về thu, chi quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế;
d. Thông qua quyết toán hàng năm về thu, chi quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, báo cáo Bộ Tài chính theo quy định hiện hành;
đ. Quyết định hình thức đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo đề nghị của Tổng Giám đốc;
e. Thành viên của Hội đồng quản lý là đại diện của Bộ, ngành chịu trách nhiệm báo cáo về những nội dung liên quan với Bộ trưởng Bộ, ngành đó;
g. Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xây dựng, sửa đổi, bổ sung chế độ, chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, chiến lược phát triển của ngành, kiện toàn hệ thống tổ chức của Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, cơ chế quản lý và sử dụng các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
h. Đề nghị Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Tổng Giám đốc và các Phó Tổng Giám đốc Bảo hiểm Xã hội Việt Nam.
Điều 4. Chế độ làm việc của Hội đồng quản lý
1. Hội đồng quản lý làm việc theo chế độ tập thể; họp thường kỳ 3 tháng một lần để xem xét và quyết định những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại khoản 5 Điều 3 Nghị định này. Đối với một số vấn đề không nhất thiết phải thảo luận tại cuộc họp thì Chủ tịch Hội đồng quản lý gửi văn bản lấy ý kiến từng thành viên Hội đồng quản lý. Hội đồng quản lý có thể họp bất thường để giải quyết những vấn đề cấp bách khi Chủ tịch Hội đồng quản lý hoặc Tổng Giám đốc hoặc trên 50% tổng số thành viên Hội đồng quản lý đề nghị.
2. Chủ tịch Hội đồng quản lý hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng quản lý được Chủ tịch Hội đồng quản lý ủy quyền có trách nhiệm triệu tập và chủ trì cuộc họp của Hội đồng quản lý. Nội dung và các tài liệu cuộc họp phải gửi đến các thành viên Hội đồng quản lý trước ngày họp ít nhất là 5 ngày làm việc. Các thành viên Hội đồng quản lý có trách nhiệm nghiên cứu, chuẩn bị để đóng góp ý kiến vào quá trình thảo luận và ra Nghị quyết của Hội đồng quản lý.
3. Cuộc họp của Hội đồng quản lý được tiến hành khi có ít nhất hai phần ba thành viên Hội đồng quản lý tham dự. Nghị quyết của Hội đồng quản lý phải được trên 50% tổng số thành viên Hội đồng quản lý biểu quyết tán thành. Đối với các thành viên vắng mặt được gửi lấy ý kiến tham gia bằng văn bản. Trường hợp số thành viên biểu quyết đồng ý và không đồng ý bằng nhau thì quyết định theo ý kiến của Chủ tịch Hội đồng quản lý. Những vấn đề chưa thống nhất ý kiến giữa các thành viên Hội đồng quản lý thì Chủ tịch Hội đồng quản lý báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định. Thành viên Hội đồng quản lý có quyền bảo lưu ý kiến của mình.
4. Khi bàn về nội dung công việc liên quan đến các Bộ, ngành và các đơn vị thuộc Bảo hiểm Xã hội Việt Nam thì Hội đồng quản lý mời lãnh đạo Bộ, ngành đó và Thủ trưởng đơn vị thuộc Bảo hiểm Xã hội Việt Nam dự họp. Lãnh đạo các cơ quan, đơn vị liên quan được mời dự họp có quyền được phát biểu ý kiến, nhưng không tham gia biểu quyết.
5. Nghị quyết của Hội đồng quản lý được gửi đến các thành viên Hội đồng quản lý và Tổng Giám đốc để tổ chức thực hiện.
6. Thành viên Hội đồng quản lý có quyền yêu cầu Tổng Giám đốc cung cấp thông tin, tài liệu về những nội dung thuộc phạm vi trách nhiệm, quyền hạn của Hội đồng quản lý. Tổng Giám đốc có trách nhiệm cung cấp kịp thời, đầy đủ và chính xác các thông tin và tài liệu về những nội dung thuộc phạm vi trách nhiệm, quyền hạn của Hội đồng quản lý theo yêu cầu của các thành viên Hội đồng quản lý.
7. Hàng năm, Hội đồng quản lý báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình và kết quả hoạt động của Hội đồng quản lý.
8. Kinh phí hoạt động của Hội đồng quản lý do Bảo hiểm Xã hội Việt Nam bảo đảm. Địa điểm làm việc của Hội đồng quản lý, Phó Chủ tịch thường trực và Văn phòng giúp việc của Hội đồng quản lý do Bảo hiểm Xã hội Việt Nam bố trí. Hội đồng quản lý sử dụng con dấu của Bảo hiểm Xã hội Việt Nam để hoạt động.
9. Các thành viên Hội đồng quản lý sử dụng cán bộ, công chức, viên chức của Bộ, ngành mình để giúp việc. Thành viên Hội đồng quản lý được hưởng chế độ phụ cấp chức vụ theo quy định.
Điều 5. Tổng Giám đốc
1. Tổng Giám đốc là đại diện pháp nhân của Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo đề nghị của Hội đồng quản lý. Tổng Giám đốc chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Hội đồng quản lý và thành viên Chính phủ được phân công phụ trách Bảo hiểm Xã hội Việt Nam về tổ chức thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; quản lý và sử dụng các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật và thực hiện nhiệm vụ quy định tại Điều 2 Nghị định này.
2. Giúp Tổng Giám đốc có các Phó Tổng Giám đốc; các Phó Tổng Giám đốc được Tổng Giám đốc phân công chỉ đạo một số mặt công tác và chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc về nhiệm vụ được phân công. Khi Tổng Giám đốc vắng mặt, một Phó Tổng Giám đốc được Tổng Giám đốc ủy nhiệm lãnh đạo, điều hành hoạt động của Bảo hiểm Xã hội Việt Nam. Các Phó Tổng Giám đốc do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo đề nghị của Hội đồng quản lý và Tổng Giám đốc.
Số lượng Phó Tổng Giám đốc không quá 03 người.
3. Chế độ làm việc và trách nhiệm, quyền hạn của Tổng Giám đốc:
a. Tổng Giám đốc làm việc theo chế độ Thủ trưởng, bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ; ban hành quy chế làm việc, chế độ thông tin, báo cáo của Bảo hiểm Xã hội Việt Nam và chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện quy chế đó;
b. Tổng Giám đốc phân công hoặc ủy quyền cho Phó Tổng Giám đốc giải quyết các vấn đề thuộc thẩm quyền của Tổng Giám đốc. Tổng Giám đốc phải chịu trách nhiệm về quyết định của Phó Tổng Giám đốc được phân công hoặc ủy quyền giải quyết.
c. Tổng Giám đốc có trách nhiệm chuẩn bị các nội dung quy định tại khoản 5 Điều 3 Nghị định này để báo cáo Hội đồng quản lý Bảo hiểm Xã hội Việt Nam xem xét thông qua và tổ chức thực hiện các nghị quyết của Hội đồng quản lý;
d. Tổng Giám đốc chịu trách nhiệm trước pháp luật khi để xảy ra thâm hụt quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế do quản lý, điều hành của mình trong việc thu nộp, chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và quản lý, sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế không đúng theo quy định của pháp luật;
đ. Tổng Giám đốc quy định cụ thể tiêu chuẩn chức danh và quy trình bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh lãnh đạo quản lý trong hệ thống tổ chức Bảo hiểm Xã hội Việt Nam theo quy định của pháp luật.
Điều 6. Hệ thống tổ chức
Bảo hiểm Xã hội Việt Nam được tổ chức và quản lý theo hệ thống dọc, tập trung, thống nhất từ Trung ương đến địa phương, gồm có:
1. Ở Trung ương là Bảo hiểm Xã hội Việt Nam.
2. Ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là Bảo hiểm Xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Bảo hiểm Xã hội tỉnh) trực thuộc Bảo hiểm Xã hội Việt Nam.
3. Ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh là Bảo hiểm Xã hội huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Bảo hiểm Xã hội huyện) trực thuộc Bảo hiểm Xã hội tỉnh.
Điều 7. Cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm Xã hội Việt Nam ở Trung ương
1. Ban Thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội
2. Ban Thực hiện chính sách bảo hiểm y tế
3. Ban Thu
4. Ban Chi
5. Ban Cấp sổ, thẻ
6. Ban Tuyên truyền
7. Ban Hợp tác quốc tế
8. Ban Kiểm tra
9. Ban Thi đua - Khen thưởng.
10. Ban Kế hoạch - Tài chính.
11. Ban Tổ chức cán bộ.
12. Văn phòng
13. Viện Khoa học bảo hiểm xã hội
14. Trung tâm Thông tin
15. Trung tâm Lưu trữ
16. Trường Đào tạo nghiệp vụ bảo hiểm xã hội
17. Báo Bảo hiểm Xã hội
18. Tạp chí Bảo hiểm Xã hội
Các tổ chức quy định từ khoản 1 đến khoản 12 Điều này là các tổ chức giúp việc Tổng Giám đốc, các tổ chức quy định từ khoản 13 đến khoản 18 Điều này là các đơn vị sự nghiệp trực thuộc.
Các tổ chức giúp việc Tổng Giám đốc (trừ Ban Hợp tác quốc tế, Ban Thi đua - Khen thưởng) được thành lập phòng trực thuộc. Tổng Giám đốc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức, biên chế và bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức cán bộ quản lý của các tổ chức giúp việc Tổng Giám đốc. Số lượng cấp phó của người đứng đầu các tổ chức này không quá 03 người.
Tổng Giám đốc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức, biên chế và bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bảo hiểm Xã hội Việt Nam. Số lượng cấp phó của người đứng đầu các đơn vị sự nghiệp này không quá 03 người.
Người đứng đầu các đơn vị sự nghiệp trực thuộc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng các phòng trực thuộc theo tiêu chuẩn chức danh và quy trình bổ nhiệm, miễn nhiệm cán bộ do Tổng Giám đốc Bảo hiểm Xã hội Việt Nam ban hành.
Điều 8. Bảo hiểm Xã hội tỉnh
1. Bảo hiểm Xã hội tỉnh có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản và trụ sở riêng; có các phòng chức năng trực thuộc;
2. Tổng Giám đốc quy định chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức, biên chế, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Giám đốc, Phó Giám đốc và quy định kinh phí hoạt động của Bảo hiểm Xã hội tỉnh. Số lượng Phó Giám đốc Bảo hiểm Xã hội tỉnh không quá 03 người.
3. Tổng Giám đốc quyết định thành lập, giải thể Bảo hiểm Xã hội tỉnh trong trường hợp có quyết định sáp nhập, chia tách đơn vị hành chính cấp tỉnh của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
4. Giám đốc Bảo hiểm Xã hội tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng trực thuộc Bảo hiểm Xã hội tỉnh theo tiêu chuẩn chức danh và quy trình bổ nhiệm, miễn nhiệm cán bộ do Tổng Giám đốc Bảo hiểm Xã hội Việt Nam ban hành.
5. Giám đốc Bảo hiểm Xã hội tỉnh chịu trách nhiệm quản lý và sử dụng cán bộ, công chức, viên chức, tài chính, tài sản thuộc phạm vi Bảo hiểm Xã hội tỉnh quản lý theo phân cấp của Bảo hiểm Xã hội Việt Nam.
Điều 9. Bảo hiểm Xã hội huyện
1. Bảo hiểm Xã hội huyện có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản và trụ sở riêng.
2. Tổng Giám đốc quy định chức năng, nhiệm vụ, biên chế và quy định kinh phí hoạt động của Bảo hiểm Xã hội huyện; quyết định thành lập, giải thể Bảo hiểm Xã hội huyện trong trường hợp có quyết định sáp nhập, chia tách đơn vị hành chính cấp huyện của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
3. Giám đốc Bảo hiểm Xã hội tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Giám đốc, Phó Giám đốc Bảo hiểm Xã hội huyện theo tiêu chuẩn chức danh và quy trình bổ nhiệm, miễn nhiệm cán bộ do Tổng Giám đốc Bảo hiểm Xã hội Việt Nam ban hành. Số lượng Phó Giám đốc Bảo hiểm Xã hội huyện không quá 02 người
4. Giám đốc Bảo hiểm Xã hội huyện chịu trách nhiệm quản lý công chức, viên chức, tài chính, tài sản thuộc phạm vi Bảo hiểm Xã hội huyện quản lý theo phân cấp của Bảo hiểm Xã hội Việt Nam và của Bảo hiểm Xã hội tỉnh.
Điều 10. Hiệu lực thi hành
Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo và thay thế Nghị định số 100/2002/NĐ-CP ngày 06 tháng 12 năm 2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm Xã hội Việt Nam.
Điều 11. Trách nhiệm thi hành
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Hội đồng quản lý và Tổng Giám đốc Bảo hiểm Xã hội Việt Nam chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- Văn phòng BCĐTW về phòng, chống tham nhũng;
- HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Bảo hiểm Xã hội Việt Nam;
- BQL KKTCKQT Bờ Y;
- Ngân hàng Chính sách Xã hội;
- Ngân hàng phát triển Việt Nam;
- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc Công báo;
- Lưu Văn thư, TCCV (5b).
TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG
Nguyễn Tấn Dũng | {
"issuing_agency": "Chính phủ",
"promulgation_date": "22/08/2008",
"sign_number": "94/2008/NĐ-CP",
"signer": "Nguyễn Tấn Dũng",
"type": "Nghị định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thue-Phi-Le-Phi/Nghi-quyet-44-2016-NQ-HDND-su-dung-phi-tham-dinh-tham-do-danh-gia-tru-luong-nuoc-duoi-dat-Gia-Lai-339160.aspx | Nghị quyết 44/2016/NQ-HĐND sử dụng phí thẩm định thăm dò đánh giá trữ lượng nước dưới đất Gia Lai | HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH GIA LAI
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 44/2016/NQ-HĐND
Gia Lai, ngày 08 tháng 12 năm 2016
NGHỊ QUYẾT
VỀ VIỆC QUY ĐỊNH MỨC THU, CHẾ ĐỘ THU, NỘP, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG PHÍ THẨM ĐỊNH ĐỀ ÁN, BÁO CÁO THĂM DÒ ĐÁNH GIÁ TRỮ LƯỢNG, KHAI THÁC, SỬ DỤNG NƯỚC DƯỚI ĐẤT; PHÍ THẨM ĐỊNH HỒ SƠ, ĐIỀU KIỆN HÀNH NGHỀ KHOAN NƯỚC DƯỚI ĐẤT; PHÍ THẨM ĐỊNH ĐỀ ÁN KHAI THÁC SỬ DỤNG NƯỚC MẶT; PHÍ THẨM ĐỊNH ĐỀ ÁN XẢ NƯỚC THẢI VÀO NGUỒN NƯỚC, CÔNG TRÌNH THỦY LỢI ÁP DỤNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIA LAI
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH GIA LAI
KHÓA XI, KỲ HỌP THỨ HAI
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015;
Căn cứ Luật Phí và lệ phí năm 2015;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23/8/2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phí và lệ phí;
Căn cứ Thông tư số 250/2016/TT-BTC ngày 11/11/2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
Căn cứ Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước;
Xét Tờ trình số 5434/TTr-UBND ngày 24/11/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định đề án, báo cáo thăm dò đánh giá trữ lượng, khai thác, sử dụng nước dưới đất; phí thẩm định hồ sơ, điều kiện hành nghề khoan nước dưới đất; phí thẩm định đề án khai thác, sử dụng nước mặt; phí thẩm định đề án xả nước thải vào nguồn nước, công trình thủy lợi; Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định đề án, báo cáo thăm dò đánh giá trữ lượng, khai thác, sử dụng nước dưới đất; phí thẩm định hồ sơ, điều kiện hành nghề khoan nước dưới đất; phí thẩm định đề án khai thác, sử dụng nước mặt; phí thẩm định đề án xả nước thải vào nguồn nước, công trình thủy lợi áp dụng trên địa bàn tỉnh Gia Lai, cụ thể như sau:
1. Người nộp phí:
Các tổ chức, cá nhân đề nghị cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thẩm định đề án, báo cáo thăm dò đánh giá trữ lượng, khai thác, sử dụng nước dưới đất; thẩm định hồ sơ, điều kiện hành nghề khoan nước dưới đất; thẩm định đề án khai thác, sử dụng nước mặt; thẩm định đề án xả nước thải vào nguồn nước, công trình thủy lợi.
2. Tổ chức thu phí:
Cơ quan tổ chức thu phí thẩm định đề án, báo cáo thăm dò đánh giá trữ lượng, khai thác, sử dụng nước dưới đất; phí thẩm định hồ sơ, điều kiện hành nghề khoan nước dưới đất; phí thẩm định đề án khai thác, sử dụng nước mặt; phí thẩm định đề án xả nước thải vào nguồn nước, công trình thủy lợi là Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Gia Lai.
3. Mức thu phí:
ĐVT: đồng.
STT
Tên công việc
Mức thu
1
Phí thẩm định đề án, báo cáo thăm dò đánh giá trữ lượng, khai thác sử dụng nước dưới đất
a)
Đối với đề án thiết kế giếng với lưu lượng nước dưới 200 m3/ngày đêm
300.000
b)
Đối với đề án, báo thăm dò, đánh giá trữ lượng, khai thác có lưu lượng nước từ 200 đến dưới 500 m3/ngày đêm
800.000
c)
Đối với đề án, báo cáo thăm dò, đánh giá trữ lượng, khai thác có có lưu lượng nước từ 500 đến dưới 1.000 m3/ngày đêm
2.000.000
d)
Đối với đề án, báo cáo thăm dò, đánh giá trữ lượng, khai thác có lưu lượng nước từ 1.000 đến dưới 3.000 m3/ngày đêm
3.800.000
2
Phí thẩm định hồ sơ, điều kiện hành nghề khoan nước dưới đất
1.100.000
3
Phí thẩm định đề án khai thác, sử dụng nước mặt:
a)
Đề án khai thác, sử dụng nước mặt cho các mục đích khác với lưu lượng dưới dưới 500 m3/ngày đêm.
500.000
b)
Đề án khai thác, sử dụng nước mặt cho sản xuất nông nghiệp với lưu lượng từ 0,1 đến 0,5 m3/giây; hoặc cho phát điện với công suất từ 50 đến dưới 200 kw; hoặc cho các mục đích khác với lưu lượng từ 500 đến dưới 3.000 m3/ngày đêm.
1.100.000
c)
Đề án khai thác, sử dụng nước mặt cho sản xuất nông nghiệp với lưu lượng từ 0,5 đến dưới 1 m3/giây; hoặc để phát điện với công suất từ 200 đến dưới 1.000 kw; hoặc cho các mục đích khác với lưu lượng từ 3.000 đến dưới 20.000 m3/ngày đêm.
3.300.000
d)
Đề án khai thác, sử dụng nước mặt cho sản xuất nông nghiệp với lưu lượng từ 1 đến dưới 2 m3/giây; hoặc để phát điện với công suất từ 1.000 đến dưới 2.000 kw; hoặc cho các mục đích khác với lưu lượng từ 20.000 đến dưới 50.000 m3/ngày đêm.
6.300.000
4
Thẩm định đề án, xả thải vào nguồn nước, công trình thủy lợi
a)
Đề án có lưu lượng nước dưới 100 m3/ngày đêm.
500.000
b)
Đề án có lưu lượng nước từ 100 đến dưới 500 m3/ngày đêm
1.100.000
c)
Đề án có lưu lượng nước từ 500 đến dưới 2.000 m3/ngày đêm
3.300.000
d)
Đề án có lưu lượng nước từ 2.000 đến dưới 3.000 m3/ngày đêm
6.300.000
Ghi chú:
+ Trường hợp thẩm định gia hạn, điều chỉnh phí thẩm định đề án, báo cáo thăm dò đánh giá trữ lượng, khai thác, sử dụng nước dưới đất; phí thẩm định hồ sơ, điều kiện hành nghề khoan nước dưới đất; phí thẩm định đề án khai thác, sử dụng nước mặt; phí thẩm định đề án xả nước thải vào nguồn nước, công trình thủy lợi áp dụng mức thu bằng 50% (năm mươi phần trăm) mức thu quy định nêu trên.
+ Trường hợp thẩm định cấp lại áp dụng mức thu tối đa bằng 30% mức thu theo quy định nêu trên.
4. Kê khai, nộp phí của tổ chức thu:
- Tổ chức thu phí thực hiện kê khai tiền phí thu được theo tháng, quyết toán năm theo quy định của pháp luật về quản lý thuế và nộp tiền phí phải nộp vào ngân sách nhà nước, sau khi trừ số tiền phí được để lại theo chương, mục, tiểu mục tương đương của mục lục ngân sách nhà nước hiện hành.
- Chậm nhất là ngày 05 tháng sau, tổ chức thu phí phải gửi số tiền phí đã thu của tháng trước vào tài khoản phí chờ nộp ngân sách mở tại Kho bạc Nhà nước.
5. Quản lý và sử dụng phí
- Tổ chức thu phí được để lại 20% tổng số tiền phí thu được, để trang trải chi phí phục vụ công việc thu phí theo quy định tại Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23/8/2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phí và lệ phí.
- Chứng từ thu phí thực hiện theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính hướng dẫn về in, phát hành, quản lý và sử dụng chứng từ thu phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước.
Điều 3. Nghị quyết này thay thế nội dung quy định về phí thẩm định đề án, báo cáo và lệ phí cấp giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước và phí thẩm định hồ sơ, điều kiện hành nghề khoan nước dưới đất, phí thẩm định hồ sơ và lệ phí cấp giấy phép xả nước thải vào công trình thủy lợi tại Nghị quyết số 37/2006/NQ-HĐND ngày 08/12/2006 của Hội đồng nhân dân tỉnh Gia Lai khóa IX, Kỳ họp thứ 9 về việc thông qua các chế độ thu, nộp các loại phí, lệ phí trên địa bàn tỉnh Gia Lai; Nghị quyết số 12/2007/NQ-HĐND ngày 24/7/2007 của Hội đồng nhân dân tỉnh Gia Lai khóa IX, Kỳ họp thứ 11 về việc thông qua tỷ lệ trích để lại đối với các loại phí, lệ phí thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân tỉnh.
Điều 4. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai thực hiện.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Gia Lai khóa XI, Kỳ họp thứ Hai thông qua ngày 08 tháng 12 năm 2016 và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2017./.
Nơi nhận:
- UBTV Quốc hội;
- Thủ tướng Chính phủ;
- VP Quốc hội; VPCP;
- Cục Kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp;
- Bộ Tài chính;
- TT Tỉnh ủy; TT HĐND tỉnh;
- Đại biểu HĐND tỉnh; Đoàn ĐBQH tỉnh;
- UBND tỉnh; UBMTTQVN tỉnh;
- Các VP: Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, Đoàn ĐBQH tỉnh và UBND tỉnh (đăng công báo);
- Các Sở: Tư pháp, Tài chính, TNMT;
- HĐND, UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- LĐ và CV Phòng Tổng hợp;
- Báo GL; Đài PTTH tỉnh;
- Lưu: VT, HĐND.
CHỦ TỊCH
Dương Văn Trang | {
"issuing_agency": "Tỉnh Gia Lai",
"promulgation_date": "08/12/2016",
"sign_number": "44/2016/NQ-HĐND",
"signer": "Dương Văn Trang",
"type": "Nghị quyết"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thuong-mai/Quyet-dinh-1288-QD-UBND-2014-nang-cao-chi-so-nang-luc-canh-tranh-2014-2015-dinh-huong-2020-An-Giang-243636.aspx | Quyết định 1288/QĐ-UBND 2014 nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh 2014 2015 định hướng 2020 An Giang | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH AN GIANG
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 1288/QĐ-UBND
An Giang, ngày 12 tháng 8 năm 2014
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH KẾ HOẠCH NÂNG CAO CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH (PCI) GIAI ĐOẠN 2014 - 2015 VÀ ĐỊNH HƯỚNG NĂM 2020.
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị quyết số 19/NQ-CP ngày 18 tháng 3 năm 2014 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia;
Căn cứ Chỉ thị số 27-CT/TU ngày 11 tháng 7 năm 2014 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong thực hiện các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI);
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 405/TTr- SKHĐT ngày 30 tháng 9 năm 2014,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành Kế hoạch nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) giai đoạn 2014 - 2015 và định hướng năm 2020.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Thủ trưởng các Sở, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- TT.Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh;
- UBMTTQ và các đoàn thể tỉnh;
- Sở, Ban, ngành tỉnh cấp;
- UBND huyện, thị xã, thành phố;
- Vp.UBND tỉnh: lãnh đạo và các phòng;
- Báo AG, Phân xã AG, Đài PTTH AG;
- Cổng thông tin điện tử tỉnh;
- Lưu VT.
CHỦ TỊCH
Vương Bình Thạnh
KẾ HOẠCH
NÂNG CAO CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH (PCI) GIAI ĐOẠN 2014 –2015 VÀ ĐỊNH HƯỚNG NĂM 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1288/QĐ-UBND ngày 12 tháng 8 năm 2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh)
I. Mục đích, yêu cầu
- Triển khai Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 19/NQ-CP ngày 18/3/2014 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
- Triển khai Chỉ thị số 27-CT/TU ngày 11/7/2014 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong thực hiện các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI);
- Tiếp tục có bước cải thiện rõ rệt về môi trường đầu tư, môi trường sản xuất kinh doanh; Xây dựng môi trường đầu tư và kinh doanh thân thiện, đưa tỉnh An Giang vào trong nhóm địa phương có chất lượng điều hành tốt năm 2014 và những năm tiếp theo, đi đôi với chấn chỉnh lề lối làm việc, nâng cao hiệu quả thực hiện công vụ và là một trong những địa phương đi đầu cả nước về hiệu quả điều hành phát triển kinh tế của các cấp chính quyền tỉnh.
- Cải thiện chỉ số xếp hạng năng lực cạnh tranh thông qua việc duy trì những chỉ số thành phần có vị trí cao, tăng bậc và cải thiện các chỉ số thành phần có vị trí xếp hạng thấp, giảm điểm trong bảng xếp hạng PCI.
II. Mục tiêu
- Tập trung khắc phục và cải thiện những chỉ số thành phần của năm 2013 giảm điểm so với năm 2012 như: Tiếp cận và ổn định sử dụng đất theo thời gian đạt 6,41 điểm (giảm 1,37 điểm); Chi phí gia nhập thị trường đạt 7,65 điểm (giảm 1,35 điểm); Môi trường kinh doanh minh bạch và thông tin kinh doanh công khai đạt 5,73 điểm (giảm 0,4 điểm); Đào
tạo lao động đạt 4,9 điểm (giảm 0,31 điểm); Chi
phí không chính thức đạt 6,76 điểm (giảm 0,26 điểm).
- Phấn đấu giai đoạn 2014 - 2015, nâng tổng điểm số đạt trên 60 điểm, góp phần cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
- Từ năm 2016 trở đi đạt 60 - 65, điểm và nằm trong thứ hạng tốp 10 của cả nước và tốp 5 so với khu vực đồng bằng sông Cửu Long và là một trong những địa phương đi đầu về hiệu quả điều hành phát triển kinh tế.
III. Nhiệm vụ và giải pháp
1. Chi phí gia nhập thị trường
a) Nhiệm vụ, giải pháp
- Giảm thời gian giải quyết thủ tục hành chính tại bộ phận một cửa thuộc cơ quan cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã. Thời gian giảm phải đạt tối thiểu 20% so với thời gian quy định đã được công bố.
- Bộ phận một cửa thuộc các cơ quan các cấp thực hiện nghiêm Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 20 tháng 6 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về một số biện pháp chấn chỉnh tình trạng lạm dụng yêu cầu nộp bản sao có chứng thực đối với giấy tờ, văn bản khi thực hiện thủ tục hành chính.
- Ban hành khung tiêu chuẩn cán bộ làm việc tại Bộ phận một cửa, một cửa liên thông.
- Định kỳ hàng quý tiến hành lấy phiếu đánh giá của người dân, doanh nhân, doanh nghiệp về mức độ hài lòng trong quá trình được giải quyết hồ sơ, thủ tục hành chính tại bộ phận một cửa, một cửa liên thông.
- Các ngành, các cấp tiến hành rà soát, đánh giá cơ chế giải quyết thủ tục hành chính tại bộ phận một cửa để sửa đổi, bổ sung kịp thời những vấn đề không còn phù hợp.
- Nâng cao hiệu quả làm việc của Bộ phận một cửa, tăng cường đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ làm việc tại Bộ phận một cửa.
- Các cán bộ, công chức làm nhiệm vụ giải quyết thủ tục hành chính phải thể hiện thái độ văn minh, lịch sự, nêu cao tinh thần trách nhiệm, toàn tâm toàn ý với công việc được giao, làm việc với tinh thần tận tụy, tận tình hướng dẫn đầy đủ các thủ tục cho người dân, doanh nhân, doanh nghiệp, không để xảy ra tình trạng phải đi lại nhiều lần để bổ sung thủ tục. Đồng thời thực hiện tốt quy tắc ứng xử khi tiếp xúc với doanh nghiệp, công dân đến yêu cầu giải quyết công việc.
- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin tại Bộ phận một cửa, nhân rộng mô hình tra cứu thông tin, tiến độ giải quyết thủ tục hành chính tại Bộ phận một cửa, đặc biệt là thủ tục thành lập doanh nghiệp, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, các thủ tục liên quan đến chấp thuận đầu tư…
- Đơn giản thủ tục và rút ngắn thời gian thành lập doanh nghiệp xuống còn tối đa là 5 ngày; cải thiện các khâu liên quan khác nhằm rút ngắn thời gian từ đăng ký đến bắt đầu kinh doanh của doanh nghiệp.
- Cho phép triển khai đăng ký doanh nghiệp, đăng ký đầu tư trực tuyến qua Internet, tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả tận nhà hoặc trụ sở làm việc của doanh nghiệp.
- Cơ quan, đơn vị nào để xảy ra tình trạng nhũng nhiễu, hách dịch, quan liêu, có thái độ thiếu thân thiện, văn minh, lịch sự trong quá trình tiếp xúc và giải quyết thủ tục hành chính người dân, doanh nghiệp, doanh nhân thì người đứng đầu đơn vị đó phải hoàn toàn chịu trách nhiệm với cấp trên.
b) Triển khai thực hiện
- Cơ quan chủ trì: Sở Nội vụ.
- Cơ quan phối hợp: các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường, Tư pháp, Thông tin và Truyền thông và các Sở, ngành cấp tỉnh có liên quan; Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã.
2. Tiếp cận và ổn định sử dụng đất theo thời gian
a) Nhiệm vụ, giải pháp
- Triển khai Luật Đất đai năm 2013, các Nghị định, Thông tư hướng dẫn thi hành, các Chương trình, Kế hoạch thi hành Luật Đất đai năm 2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh đến người dân, cộng đồng doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân có liên quan. Thời gian thực hiện trong tháng 7-8/2014.
- Nhanh chóng rà soát các văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành liên quan đến đất đai, đề xuất ban hành văn bản mới thay thế hoặc sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.
- Thực hiện nguyên tắc giảm 20% thời gian so với quy định trong giải quyết các thủ tục hành chính có liên quan đến: Giao đất, cho thuê đất, thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất (phối kết hợp định giá đất để các tổ chức, cá nhân thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất), cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,...
- Công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện, cấp tỉnh trên website của tỉnh, của Sở Tài nguyên và Môi trường, của Ủy ban nhân dân cấp huyện và tại Bộ phận một cửa các cấp.
- Xây dựng Đề án thành lập Văn phòng Đăng ký đất 01 cấp để cải cách thủ tục hành chính về đất đai, rút ngắn thời gian cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho doanh nghiệp và các hộ dân. Đồng thời, sẽ tổ chức sắp xếp, luân chuyển các cán bộ có hành vi tắc trách, nhũng nhiễu trong việc giải quyết các thủ tục hành chính về đất đai.
- Thực hiện có hiệu quả Quyết định số 47/2013/QĐ-UBND ngày 24/12/2013 của UBND tỉnh về ban hành quy định về cơ chế tạo quỹ đất, cơ chế quản lý và khai thác quỹ đất công trên địa bàn tỉnh. Qua đó, thiết lập Bộ phận đầu mối hỗ trợ doanh nghiệp, nhà đầu tư tiếp cận đất đai trên địa bàn tỉnh.
- Rà soát, hoàn thiện các quy định của UBND tỉnh về bảo vệ môi trường, bảo đảm phát triển bền vững theo hướng cải cách thủ tục hành chính, thực hiện quy trình rút gọn. Có cơ chế phù hợp khuyến khích các doanh nghiệp bảo vệ môi trường, tiết kiệm tài nguyên và năng lượng.
b) Triển khai thực hiện
- Cơ quan chủ trì: Sở Tài nguyên và Môi trường.
- Cơ quan phối hợp: các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tư pháp, Xây dựng, Cục thuế, Ban Quản lý Khu kinh tế và các Sở, ngành tỉnh có liên quan; Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã.
3. Môi trường kinh doanh minh bạch và thông tin kinh doanh công khai
a) Nhiệm vụ, giải pháp
- Quán triệt nguyên tắc công khai trên website của tỉnh, cơ quan, đơn vị và niêm yết tại trụ sở làm việc các quy hoạch, kế hoạch (đặc biệt là quy hoạch, kế hoạch kinh tế - xã hội, sử dụng đất, xây dựng, quy hoạch, kế hoạch ngành,…), minh bạch các tài liệu pháp lý như Luật, Pháp lệnh, Nghị định, Quyết định, Chỉ thị, các tài liệu về ngân sách,… được công bố ngay sau khi cơ quan, cá nhân có thẩm quyền phê duyệt là trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị.
- Từng văn bản Luật, Pháp lệnh, Nghị định, Quyết định, Chỉ thị do Trung ương ban hành và các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách do tỉnh ban hành phải có kế hoạch cụ thể triển khai thực hiện. Kế hoạch này phải được công khai, niêm yết, gửi đến doanh nghiệp, nhà đầu tư để nơi đây giám sát, theo dõi quá trình triển khai thực hiện.
- Triệt tiêu tình trạng hộ kinh doanh, doanh nghiệp, nhà đầu tư thương lượng với cán bộ; ban hành kế hoạch cụ thể để thực hiện quy trình, hồ sơ và thủ tục nộp thuế và rút ngắn thời gian các doanh nghiệp phải tiêu tốn để hoàn thành thủ tục nộp thuế không quá 150 giờ/năm.
- Có kế hoạch, giải pháp cụ thể để Hiệp hội doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong tư vấn và phản biện các chính sách của tỉnh.
b) Triển khai thực hiện
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp.
- Cơ quan phối hợp: Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; các Sở, ngành: Thông tin và Tuyền thông, Kế hoạch và Đầu tư, Nội vụ, Tài chính, Cục thuế, Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh; Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã.
4. Thời gian thanh tra, kiểm tra và thực hiện các quy định, thủ tục hành chính
a) Nhiệm vụ, giải pháp
- Triển khai Kế hoạch của UBND tỉnh về thực hiện Nghị quyết số 19/NQ- CP ngày 18/3/2014 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
- Vận hành cơ chế một cửa liên thông cấp tỉnh theo tinh thần Nghị quyết số 43/NQ-CP ngày 06/6/2014 của Chính phủ về một số nhiệm vụ trọng tâm cải cách thủ tục hành chính trong hình thành và thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất để cải thiện môi trường kinh doanh.
- Xây dựng Đề án thành lập Bộ phận một cửa cấp tỉnh hoặc Trung tâm hành chính công cấp tỉnh với lộ trình cụ thể.
- Ban hành kế hoạch của UBND tỉnh thực hiện Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 20/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ về một số biện pháp chấn chỉnh tình trạng lạm dụng yêu cầu nộp bản sao có chứng thực đối với giấy tờ, văn bản khi thực hiện thủ tục hành chính. Qua đó, triệt để thực hiện các nội dung sau:
+ Khi cá nhân, tổ chức trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính nộp bản sao từ sổ gốc, bản sao có chứng thực thì không được yêu cầu xuất trình bản chính để đối chiếu; trường hợp nộp bản sao không có chứng thực và xuất trình kèm bản chính thì công chức, viên chức tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm tự kiểm tra, đối chiếu bản sao với bản chính và chịu trách nhiệm về tính chính xác của bản sao so với bản chính mà không yêu cầu cá nhân, tổ chức nộp bản sao có chứng thực.
+ Tổ chức rà soát các văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành hoặc những văn bản do cơ quan, tổ chức trực thuộc ban hành dưới hình thức quyết định, thông báo, công văn và các hình thức văn bản khác, phát hiện những quy định về thủ tục hành chính trái với quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ để kiến nghị sửa đổi, bổ sung hoặc sửa đổi, bổ sung theo thẩm quyền cho phù hợp.
+ Tăng cường kiểm tra cách thức tổ chức thực hiện cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông” tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chấn chỉnh kịp thời tình trạng lạm dụng yêu cầu nộp bản sao có chứng thực giấy tờ, văn bản trái với quy định.
+ Bố trí đủ nguồn nhân lực, cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu sao giấy tờ, văn bản của cá nhân, tổ chức khi thực hiện thủ tục hành chính. Thường xuyên quan tâm công tác bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, giáo dục ý thức, trách nhiệm của công chức, viên chức trực tiếp tiếp nhận hồ sơ, giải quyết thủ tục hành chính.
- Thực hiện các nhiệm vụ được giao theo Kế hoạch số 27/KH-UBND ngày 06/5/2013 của UBND tỉnh về Thực hiện Chương trình hành động của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TW ngày 09/12/2011 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ Doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
- Triển khai thực hiện có hiệu quả chiến lược cải cách hệ thống thuế nhà nước giai đoạn 2011-2020 trên địa bàn tỉnh; tăng cường công tác hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện các thủ tục hoàn thuế, giảm thuế và giãn thời hạn nộp thuế; kiến nghị bổ sung, sửa đổi những quy định còn bất cập, gây khó khăn cho các doanh nghiệp khi thực hiện các nghĩa vụ thuế.
- Xây dựng Đề án nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác thanh, kiểm tra doanh nghiệp bảo đảm công tác thanh, kiểm tra tối đa không quá 01 lần trong năm.
- Đẩy mạnh cải cách hành chính theo hướng tinh gọn và phân cấp mạnh cho đơn vị trực tiếp thực hiện và cơ sở, thực hiện hiệu quả cơ chế một cửa, một cửa liên thông, đặc biệt là thủ tục hành chính đối với doanh nhân, doanh nghiệp, nêu cao trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, tạo điều kiện thuận lợi để doanh nhân, doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh. Triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, hướng đến việc đăng ký, kê khai thủ tục hành chính qua mạng, tiến tới tin học hóa, từng bước hoàn thiện thực hiện chính quyền điện tử.
b) Triển khai thực hiện
- Cơ quan chủ trì: các
Sở, ngành: Nội vụ, Kế hoạch và Đầu tư, Tư pháp, Thanh tra tỉnh, Cục thuế.
- Cơ quan phối hợp: các Sở, ngành cấp tỉnh; Hiệp hội doanh nghiệp; Ủy ban
nhân dân cấp huyện, cấp xã.
5. Chi phí không chính thức
a) Nhiệm vụ, giải pháp
- Thực hiện tốt việc công khai, minh bạch và kiểm soát chặt chẽ các khoản thu có liên quan đến các loại phí, lệ phí đúng quy định; Nghiêm cấm việc tự ý đặt ra và yêu cầu doanh nghiệp phải nộp các khoản chi phí ngoài quy định hoặc tự ý đặt ra thủ tục, điều kiện ràng buộc trong giải quyết các hồ sơ có liên quan đến người dân, doanh nghiệp, doanh nhân.
- Tăng cường công tác giáo dục, kiểm tra, giám sát cán bộ, công chức, viên chức trực tiếp giải quyết các thủ tục hành chính ở các cấp, các ngành, đặc biệt là cấp cơ sở. Đồng thời xử lý nghiêm những cán bộ tự ý đặt ra các khoản thu, thủ tục, điều kiện ràng buộc ngoài quy định, các thủ tục gây khó khăn, phiền hà hoặc có hành vi nhũng nhiễu, tiêu cực khi giải quyết thủ tục hành chính cho doanh nghiệp. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về việc làm không đúng của cán bộ, công chức, viên chức ở cơ quan, đơn vị mình.
- Các ngành, các cấp thường xuyên tuyên truyền, phổ biến và quán triệt cho cán bộ, công chức, viên chức của cơ quan, đơn vị mình nghiêm túc thực hiện pháp luật về Phòng chống tham nhũng, pháp luật Cán bộ, công chức, viên chức.
- Tại bộ phận một cửa phải niêm yết công khai số điện thoại đường dây nóng để người dân, doanh nghiệp, doanh nhân phản ánh khi cần thiết.
- Rà soát, nghiên cứu xây dựng cơ chế, quy trình thống nhất về thủ tục đầu tư để áp dụng trong điều kiện thực tế của tỉnh. Triển khai cơ chế một cửa liên thông, minh bạch thông tin để các nhà đầu tư trong và ngoài nước dễ tiếp cận. Rút ngắn thời gian thành lập doanh nghiệp xuống còn tối đa là 5 ngày làm việc.
- Rà soát, đánh giá việc công khai, minh bạch quy trình cấp phát vốn ngân sách nhà nước để hoàn thiện tốt hơn; đơn giản hóa thủ tục hành chính liên quan đến chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên cho các hoạt động sự nghiệp.
- Rà soát, đánh giá lại quy trình, hồ sơ và thủ tục xuất nhập khẩu, giảm thời gian thông quan hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu cho doanh nghiệp, phấn đấu giảm thời gian xuất, nhập khẩu còn 10 ngày làm việc.
- Rút thời gian tiếp cận điện năng đối với các doanh nghiệp, dự án đầu tư xuống còn tối đa là 30 ngày làm việc.
- Tạo thuận lợi, bảo đảm bình đẳng, công khai, minh bạch trong tiếp cận tín dụng theo cơ chế thị trường giữa các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế.
- Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính thuế, hải quan, kho bạc một cách toàn diện, hiện đại; triển khai có hiệu quả mô hình một cửa liên thông, tăng cường trách nhiệm phối hợp của các cơ quan liên quan trong thực hiện thủ tục hành chính thuộc các lĩnh vực này để tạo chuyển biến mạnh mẽ ngay từ năm 2014. Công khai, minh bạch về thủ tục hành chính thuế, hải quan để doanh nghiệp và người dân dễ tiếp cận và giám sát việc thực hiện; tăng cường đối thoại giữa doanh nghiệp với các cơ quan thuế, hải quan về những khó khăn, vướng mắc để xử lý kịp thời.
b) Triển khai thực hiện
- Cơ quan chủ trì: Sở Nội vụ.
- Cơ quan phối hợp: Các Sở, ngành: Tài chính, Cục thuế, Cục Hải quan, Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Kế hoạch và Đầu tư, Công Thương, Ngân hàng Nhà nước - Chi nhánh An Giang, Thanh tra tỉnh, Tư pháp; Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh; Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã.
6. Chỉ số Lãnh đạo tỉnh năng động, sáng tạo trong giải quyết vấn đề của doanh nghiệp
a) Nhiệm vụ, giải pháp
- Quán triệt sâu sắc quan điểm chỉ đạo, mục tiêu, nhiệm vụ, từ đó xây dựng kế hoạch, đề ra giải pháp cụ thể để thực hiện Chương trình hành động số 13-CTr/TU ngày 23/01/2013 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
- Lãnh đạo các ngành, các cấp phải tích cực nghiên cứu các văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực mình phụ trách để nắm vững các quy định của pháp luật, đặc biệt là lĩnh vực kinh tế; năng động, nhạy bén và vận dụng sáng tạo, linh hoạt các quy định của Nhà nước phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương để giúp các doanh nghiệp, doanh nhân phát triển; giải quyết kịp thời hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền giải quyết những khó khăn, vướng mắc mà doanh nghiệp đang gặp phải; chủ động đề xuất cơ chế, chính sách và giải pháp thực hiện để phát triển doanh nghiệp.
- Tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành trong việc giải quyết khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp.
- Ủy ban nhân dân tỉnh vận dụng linh hoạt trong khuôn khổ pháp luật nhằm tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, tăng cường sự năng động, sáng tạo trong việc giải quyết các vấn đề mới phát sinh giúp doanh nghiệp, doanh nhân phát triển.
- Thủ trưởng các Sở, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện thực thi nghiêm túc ý kiến chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh trong giải quyết những vấn đề khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, doanh nhân.
b) Triển khai thực hiện
- Cơ quan chủ trì: Văn phòng UBND tỉnh.
- Cơ quan phối hợp: các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tư pháp và các Sở, ngành cấp tỉnh có liên quan; Hiệp hội doanh nghiệp; Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã.
7. Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp phát triển, chất lượng cao
a) Nhiệm vụ, giải pháp
- Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách của Trung ương, của tỉnh về phát triển các cơ sở ngoài công lập nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ các cấp, các ngành về tầm quan trọng việc phát triển các cơ sở ngoài công lập đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
- Tổng kết kết quả thực hiện Đề án “Quy hoạch xã hội hóa các hoạt động giáo dục - đào tạo, y tế, văn hóa - thông tin, thể dục - thể thao, khoa học - công nghệ và môi trường tỉnh An Giang đến năm 2010”. Trên cơ sở đó xây dựng Đề án phát triển các cơ sở ngoài công lập trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, y tế, văn hóa, thể dục - thể thao, khoa học - công nghệ và môi trường tỉnh An Giang đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
- Ban hành chính sách chung để khuyến khích và ưu đãi đầu tư phát triển các cơ sở ngoài công lập trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, y tế, văn hóa, thể dục - thể thao, khoa học - công nghệ và môi trường.
- Tăng số cuộc tổ chức hội chợ, xúc tiến thương mại; có giải pháp thúc đẩy dịch vụ tìm kiếm thông tin của doanh nghiệp từ cơ quan Nhà nước.
- Tăng cường công tác cung cấp dịch vụ tư vấn về thông tin pháp luật của Nhà nước cho doanh nghiệp.
- Phát huy vai trò của Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư trong việc hỗ trợ doanh nghiệp tìm đối tác kinh doanh từ cơ quan Nhà nước.
- Có cơ chế, chính sách linh hoạt để tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy doanh nghiệp sử dụng dịch vụ xúc tiến thương mại từ cơ quan Nhà nước.
- Xây dựng kế hoạch khuyến khích doanh nghiệp sử dụng các dịch vụ có liên quan đến khoa học, công nghệ từ cơ quan Nhà nước.
- Phát huy vai trò, chức năng nhiệm vụ của các cơ sở đào tạo của tỉnh để khuyến khích doanh nghiệp sử dụng dịch vụ đào tạo về kế toán, tài chính, quản trị kinh doanh từ Nhà nước.
- Xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện chương trình hỗ trợ cung cấp thông tin tư vấn các chính sách thuế kịp thời, rộng rãi cho doanh nghiệp.
- Xây dựng, triển khai thực hiện chương trình cụ thể hỗ trợ doanh nghiệp trong thủ tục xuất nhập khẩu, thủ tục thông quan.
- Thực hiện có hiệu quả Chương trình xúc tiến thương mại và đầu tư của tỉnh giai đoạn 2011 - 2015.
b) Triển khai thực hiện
- Cơ quan chủ trì: Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư.
- Cơ quan phối hợp: Các Sở, ngành: Tư pháp, Lao động Thương binh và Xã hội, Khoa học và Công nghệ, Tài chính, Y tế, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Giáo dục và Đào tạo, Tài nguyên và Môi trường, Cục Thuế, Cục Hải quan; Hiệp hội doanh nghiệp; Ủy ban nhân dân cấp huyện; cấp xã.
8. Đào tạo lao động
a) Nhiệm vụ, giải pháp
- Rà soát, hoàn thiện các thủ tục, điều kiện thành lập, hoạt động đối với các cơ sở giáo dục và đào tạo; khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để các cơ sở giáo dục trong ngoài nước liên kết, mở cơ sở giáo dục đào tạo tỉnh; bãi bỏ theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền bãi bỏ các thủ tục, điều kiện bất hợp lý, không còn cần thiết; bổ sung, sửa đổi và đơn giản hóa, giảm chi phí tuân thủ đối với các thủ tục, điều kiện còn lại theo hướng khuyến khích và tạo thuận lợi hơn cho khu vực tư nhân và các tổ chức xã hội tham gia cung ứng dịch vụ giáo dục, đào tạo. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc cung ứng dịch vụ giáo dục, đào tạo theo cơ chế thị trường gắn với việc kiểm soát chặt chẽ chất lượng và đầu ra.
- Rà soát, đánh giá và thực hiện các biện pháp cần thiết tạo thuận lợi hơn cho việc tuyển dụng lao động và sử dụng lao động, bảo đảm tính thống nhất và linh hoạt của thị trường lao động.
- Tiến hành rà soát, hoàn thiện các thủ tục và điều kiện thành lập, hoạt động đối với các tổ chức đào tạo nghề ngoài công lập; bãi bỏ theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền bãi bỏ các thủ tục, điều kiện bất hợp lý, không còn cần thiết; bổ sung, sửa đổi và đơn giản hóa, giảm chi phí tuân thủ đối với các thủ tục, điều kiện còn lại theo hướng khuyến khích và tạo thuận lợi hơn cho khu vực tư nhân và các tổ chức xã hội tham gia đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh.
- Kiểm soát chặt chẽ việc phát triển theo quy hoạch, có cơ chế, chính sách phù hợp để khuyến khích nâng cao chất lượng đào tạo, dạy nghề. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc cung ứng dịch vụ giáo dục, đào tạo theo cơ chế thị trường.
- Có cơ chế để các cơ sở đào tạo lao động gắn với nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp, từ đó xây dựng kế hoạch đào tạo phù hợp với yêu cầu. Thường xuyên thông báo công khai về kết quả, chất lượng, ngành nghề, loại hình, số lượng được đào tạo trên các phương tiện thông tin đại chúng để doanh nghiệp nắm bắt thông tin, phục vụ công tác tuyển dụng.
- Thực hiện cơ chế đào tạo lao động theo địa chỉ cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh có nhu cầu tuyển dụng, tránh tình trạng đào tạo lao động có tay nghề nhưng không có việc làm.
- Rà soát, cập nhật, bổ sung, sửa đổi chính sách của tỉnh về khuyến khích xã hội hóa giáo dục, đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể dục thể thao. Qua đó, đẩy mạnh xã hội hóa công tác đào tạo nghề, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đào tạo nghề, các doanh nghiệp tự đào tạo nghề cho người lao động; đa dạng hóa các loại hình và ngành nghề đào tạo để đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động.
- Xây dựng và trình UBND tỉnh phê duyệt Đề án thành lập “Vườn ươm doanh nghiệp”, đây là nơi hình thành đội ngũ doanh nhân và hỗ trợ các doanh nghiệp trong quá trình sản xuất, kinh doanh, đặc biệt là những doanh nhân trẻ khởi nghiệp trong các lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ sinh học, công nghệ ứng dụng trong lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp chế biến bảo quản nông, thủy sản sau thu hoạch...
- Thành lập Trung tâm Đào tạo nguồn nhân lực cho doanh nghiệp trực thuộc Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh theo hình thức hợp danh hoặc hình thức liên doanh trên tinh thần tự nguyện góp vốn của các đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức xã hội.
b) Triển khai thực hiện
- Cơ quan chủ trì: Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, Sở Giáo dục và Đào tạo, Trường Đại học An Giang, Trường Cao đẳng nghề, các cơ sở giáo dục, đào tạo trên địa bàn tỉnh.
- Cơ quan phối hợp: Các Sở, ngành: Nội vụ, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Y tế, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tài nguyên và Môi trường, Khoa học và Công nghệ; Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh; Trường Cao đẳng nghề và các cơ sở giáo dục, đào tạo trên địa bàn tỉnh; Ủy ban nhân dân cấp huyện.
9. Chỉ số Thủ tục giải quyết tranh chấp công bằng, hiệu quả
a) Nhiệm vụ, giải pháp
- Thực hiện nguyên tắc
hệ thống tư pháp của tỉnh cho phép các doanh nghiệp tố cáo hành vi tham nhũng của cán bộ; hệ
thống tư pháp thể hiện được tính ưu việt là nơi doanh nghiệp tin tưởng và khả năng bảo
vệ của pháp luật về vấn đề bản quyền hoặc thực thi hợp đồng.
- Thông tin tuyên truyền để khuyến khích doanh nghiệp sẵn sàng sử dụng tòa án để giải quyết các tranh chấp; tăng tỷ lệ xử lý các vụ kiện kinh tế thông quan tòa án các cấp.
- Triệt tiêu tình trạng chi phí không chính thức trong quá trình giải quyết tranh chấp, giải quyết vụ án. Thể hiện tinh công bằng, nghiêm minh trong quá trình xét xử. Bảo đảm Tòa án các cấp của tỉnh xử các vụ kiện kinh tế nhanh chóng và phán quyết của tòa án
được đảm bảo thi hành và nhanh chóng.
- Nâng cao
năng lực và hiệu quả hoạt động của hệ thống tư pháp nhằm đảm
bảo các thiết chế pháp lý được thực thi đúng quy định, đặc biệt là trong giải quyết tranh chấp kinh tế.
- Công bố công khai các trình tự, thủ tục tố tụng, khiếu nại, tố cáo và quy định rõ thời gian giải quyết các vụ việc được nhanh chóng, công bằng, hợp lý; hỗ trợ, hướng dẫn doanh nghiệp trong việc lập thủ tục, hồ sơ khiếu nại, giải quyết tranh chấp.
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát cán bộ, công chức thực thi nhiệm vụ để khắc phục sự nhũng nhiễu, gây phiền hà đối với doanh nghiệp, đồng
thời kiên quyết xử
lý nghiêm các hành vi tiêu cực, nhũng nhiễu của cán bộ, công chức trong việc thực hiện nhiệm vụ.
- Triển khai Chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp tỉnh An Giang giai đoạn 2012 - 2020.
- Nâng cao
hiệu lực xét xử của tòa án về các vụ án kinh tế, vụ việc tranh chấp thương mại; tránh hình sự hóa các vụ án kinh tế, tranh chấp thương mại.
- Có biện pháp tổ chức thi hành các vụ án đã được xét xử, tạo thuận lợi cho các bên chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật và đảm bảo bản án được thực thi theo đúng pháp luật.
b) Triển khai thực hiện:
- Cơ quan chủ trì: mời Tòa án Nhân dân tỉnh.
- Cơ quan phối hợp: Các Sở, ngành: Tư pháp, Viện Kiếm sát Nhân dân tỉnh, Công an tỉnh, Thanh tra tỉnh, Cục Thi hành án tỉnh; Mời Hội Luật gia tỉnh, Đoàn Luật sư tỉnh, Hiệp hội doanh nghiệp; các Sở, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân cấp huyện; UBND cấp xã.
10. Chỉ số Cạnh tranh bình đẳng
a) Nhiệm vụ, giải pháp
- Đối xử bình đẳng, công bằng giữa các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế trong tiếp cận ưu đãi, hỗ trợ, tiếp cận nguồn vốn, cơ chế chính sách... Đồng thời, không phân biệt đối xử và ưu đãi riêng đối với doanh nghiệp có quy mô lớn, vừa hay nhỏ, cũng như trong việc giải quyết thủ tục hành chính cho doanh nghiệp.
- Công khai các quy định về chính sách ưu đãi đầu tư trên địa bàn tỉnh để các thành phần kinh tế dễ dàng tiếp cận và lựa chọn địa bàn, ngành nghề đầu tư có lợi nhất.
- Triệt tiêu tình trạng ưu ái, trao đặc quyền về tiếp cận đất đai, tín dụng, khai thác khoáng sản, giải quyết thủ tục hành chính, nhận các hợp đồng từ Nhà nước cho các tổng công ty, tập đoàn, doanh nghiệp của Nhà nước gây khó khăn cho doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác.
- Không phân biệt đối xử giữa doanh nghiệp trong nước, doanh nghiệp nước ngoài, doanh nghiệp nhà nước trong ưu tiên giải quyết các vấn đề, khó khăn, ưu đãi đầu tư, tiếp cận đất đai, miễn giảm thuế, thủ tục hành chính, hỗ trợ đầu tư,…
b) Triển khai thực hiện
- Cơ quan chủ trì: Sở
Kế hoạch và Đầu tư.
- Cơ quan phối hợp: Các Sở, ngành: Tài nguyên và Môi trường, Tài chính, Cục thuế, Cục Hải quan và các Sở, ngành liên quan; Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh; Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã.
IV. Phân công một số nhiệm vụ trọng tâm để triển khai Kế hoạch
(Đính kèm bảng phân công nhiệm vụ).
V. Tổ chức thực hiện
1. Thành lập Ban Chỉ đạo nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) đến năm 2020:
- Giúp Ủy ban nhân dân tỉnh nghiên cứu các giải pháp và xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện hàng năm Kế hoạch “Nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) giai đoạn 2014 - 2015 và định hướng năm 2020”.
- Chỉ đạo, kiểm tra, giám sát các cấp, các ngành thực hiện Kế hoạch “Nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) giai đoạn 2014 - 2015 và định hướng năm 2020” có hiệu quả; tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện.
2. Các Sở, ban ngành cấp tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố:
- Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, chủ động phối hợp các cơ quan, đơn vị có liên quan xây dựng kế hoạch cụ thể thực hiện Kế hoạch “Nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh An Giang giai đoạn 2014 - 2015 và định hướng đến năm 2020”.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quán triệt mục đích, yêu cầu và nhiệm vụ thực hiện cải thiện chỉ số PCI cấp tỉnh để nâng cao nhận thức và tinh thần trách nhiệm đối với cán bộ, công chức có liên quan.
- Thường xuyên kiểm tra công tác chỉ đạo, điều hành việc thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp nêu trên và đề ra hướng tới, kiểm tra, giám sát chặt chẽ và báo cáo tình hình thực hiện hàng quý, năm và đột xuất theo yêu cầu Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Tổ chức biểu dương, khen thưởng kịp thời đối với cán bộ, công chức có nhiều đóng góp tích cực và đề xuất giải pháp đạt hiệu quả cao; xử lý nghiêm những cán bộ, công chức có hành vi tiêu cực, gây khó khăn, phiền hà cho doanh nghiệp trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao.
3. Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan đầu mối theo dõi và tổng hợp quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc phải kịp thời phản ánh, xin ý kiến Trưởng ban Chỉ đạo thực hiện cải thiện và nâng cao chỉ số PCI của tỉnh để xem xét, giải quyết.
Giữ mối quan hệ thường xuyên, chặt chẽ với VCCI - chi nhánh Cần Thơ trong việc nhận xét, đánh giá các chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh theo định kỳ hàng năm./.
PHỤ LỤC
MỘT SỐ NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM THỰC HIỆN KẾ HOẠCH NÂNG CAO CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH (PCI) GIAI ĐOẠN 2014 - 2015 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1288/QĐ-UBND ngày 12 tháng 8 năm 2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh)
STT
Các chỉ số thành phần
Nội dung
Hình thức căn bản
Cơ quan chủ trì
Cơ quan phối hợp
Thời gian thực hiện
1
Chi phí gia nhập thị trường
Giảm thời gian giải quyết thủ tục hành chính tại bộ phận một cửa thuộc cơ quan cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã. Thời gian giảm phải đạt tối thiểu 20% so với thời gian quy định đã được công bố.
Quyết định
Sở Nội vụ
Sở Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường, Tư pháp, Thông tin và Truyền thông; các Sở, ngành liên quan; Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã.
Năm 2014 2015
Bộ phận một cửa thuộc các cơ quan các cấp thực hiện nghiêm chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 20 tháng 6 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về một số biện pháp chấn chỉnh tình trạng lạm dụng yêu cầu nộp bản sao có chứng thực đối với giấy tờ, văn bản khi thực hiện thủ tục hành chính.
Chỉ thị hoặc văn bản chỉ đạo
Ban hành khung tiêu chuẩn cán bộ làm việc tại Bộ phận một cửa, một cửa liên thông.
Quyết định
Định kỳ tiến hành lấy phiếu đánh giá của người dân, doanh nhân, doanh nghiệp về mức độ hài lòng trong quá trình được giải quyết hồ sơ, thủ tục hành chính tại bộ phận một cửa, một cửa liên thông.
Điều tra/ Khảo sát, Báo cáo kết quả
Hàng năm
Các ngành, các cấp tiến hành rà soát, đánh giá cơ chế giải quyết thủ tục hành chính tại bộ phận một cửa để sửa đổi, bổ sung kịp thời những vấn đề không còn phù hợp.
Tờ trình đề xuất
Hàng năm
Nâng cao hiệu quả làm việc của bộ phận một cửa, tăng cường đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ thực hiện bộ phận một cửa.
Kế hoạch
Năm 2014 2015
Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin tại bộ phận một cửa, nhân rộng mô hình tra cứu thông tin, tiến độ giải quyết thủ tục hành chính tại bộ phận một cửa, đặc biệt là thủ tục thành lập doanh nghiệp, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, các thủ tục liên quan đến việc chấp thuận đầu tư…
Đề án
Sở Thông tin và Truyền thông
Sở, ngành liên quan; Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã.
Năm 2014 2015
Đơn giản thủ tục và rút ngắn thời gian thành lập doanh nghiệp xuống còn tối đa là 5 ngày; cải thiện các khâu liên quan khác nhằm rút ngắn thời gian từ đăng ký đến bắt đầu kinh doanh của doanh nghiệp.
Quyết định
Sở Kế hoạch và Đầu tư
Cục Thuế tỉnh, Công an tỉnh
Năm 2014
Cho phép triển khai đăng ký doanh nghiệp, đăng ký đầu tư trực tuyến qua Internet, tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả tận nhà hoặc trụ sở làm việc của doanh nghiệp.
Dự án, báo cáo KTKT
Sở Kế hoạch và Đầu tư
Các Sở, Ban ngành cấp tỉnh; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
Năm 2014 2015
Cơ quan, đơn vị nào để xảy ra tình trạng nhũng nhiễu, hách dịch, quan liêu, có thái độ xa rời người dân, doanh nghiệp, doanh nhân trong quá trình tiếp xúc, giải quyết thủ tục hành chính thì người đứng đầu đơn vị đó phải hoàn toàn chịu trách nhiệm với cấp trên.
Quy định
Sở Nội vụ
Các Sở, Ban ngành cấp tỉnh; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
Năm 2014 2015
2
Tiếp cận và ổn định sử dụng đất theo thời gian
Triển khai Luật Đất đai năm 2013, các Nghị định, Thông tư hướng dẫn thi hành, các Chương trình, Kế hoạch thi hành Luật Đất đai năm 2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh đến người dân, cộng đồng doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân có liên quan. Thời gian thực hiện trong tháng 7-8/2014.
Kế hoạch
Sở Tài nguyên và Môi trường
Sở Kế hoạch và Đầu ư, Tài chính, Tư pháp, Xây dựng, Cục thuế, Ban Quản lý Khu kinh tế; Sở quản lý ngành; Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã.
Năm 2014
Nhanh chóng rà soát các văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành liên quan đến đất đai, đề xuất ban hành văn bản mới thay thế hoặc sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.
Quyết định
Sở Tài nguyên và Môi trường
Sở Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tư pháp, Xây dựng, Cục thuế, Ban Quản lý Khu kinh tế; Sở quản lý ngành; Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã.
Năm 2014 2015
Thực hiện nguyên tắc giảm 20% thời gian so với quy định trong giải quyết các thủ tục hành chính có liên quan đến: Giao đất, cho thuê đất, thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất (phối kết hợp định giá đất để các tổ chức, cá nhân thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất), cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,...
Quyết định
Công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện, cấp tỉnh trên website của tỉnh, của Sở Tài nguyên và Môi trường, của Ủy ban nhân dân cấp huyện và tại Bộ phận một cửa các cấp.
Công bố niêm yết
Xây dựng Đề án thành lập Văn phòng Đăng ký đất 01 cấp để cải cách thủ tục hành chính về đất đai, rút ngắn thời gian cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho doanh nghiệp và các hộ dân. Đồng thời, sẽ tổ chức sắp xếp, luân chuyển các cán bộ có hành vi tắc trách, nhũng nhiễu trong việc giải quyết các thủ tục hành chính liên quan đến doanh nghiệp và các hộ dân
Đề án
Năm 2014 - 2015
Thực hiện có hiệu quả Quyết định số 47/2013/QĐ-UBND ngày 24/12/2013 của UBND tỉnh ban hành quy định về cơ chế tạo quỹ đất, cơ chế quản lý và khai thác quỹ đất công trên địa bàn tỉnh. Qua đó, thiết lập Bộ phận đầu mối hỗ trợ doanh nghiệp, nhà đầu tư tiếp cận đất đai trên địa bàn tỉnh.
Kế hoạch
Năm 2014
Rà soát, hoàn thiện các quy định của UBND tỉnh về bảo vệ môi trường, bảo đảm phát triển bền vững theo hướng cải cách thủ tục hành chính, thực hiện quy trình rút gọn. Có cơ chế phù hợp khuyến khích các doanh nghiệp bảo vệ môi trường, tiết kiệm tài nguyên và năng lượng.
Quyết định
Năm 2014 - 2015
3
Môi trường kinh doanh minh bạch và thông tin kinh doanh công khai
Quán triệt nguyên tắc công khai trên website của tỉnh, cơ quan, đơn vị và niêm yết tại trụ sở cơ quan, đơn vị các quy hoạch, kế hoạch (đặc biệt là quy hoạch, kế hoạch kinh tế - xã hội, sử dụng đất, xây dựng, quy hoạch, kế hoạch ngành,…), minh bạch các tài liệu pháp lý như Luật, Pháp lệnh, Nghị định, Quyết định, Chỉ thị, các tài liệu về ngân sách,… được công bố ngay sau khi cơ quan, cá nhân có thẩm quyền phê duyệt là trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan đơn vị.
Niêm yết/ Công bố
Sở Tư pháp
Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Sở Thông tin và Tuyền thông, Kế hoạch và Đầu tư, Nội vụ, Tài chính, Cục thuế, Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh; các Sở, ngành cấp tỉnh; Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã.
Hàng năm
Từng văn bản Luật, Pháp lệnh, Nghị định, Quyết định, Chỉ thị do Trung ương ban hành và các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách do tỉnh ban hành phải có kế hoạch cụ thể triển khai thực hiện. Kế hoạch này phải được công khai, niêm yết, gửi đến doanh nghiệp, nhà đầu tư để nơi đây giám sát, theo dõi quá trình triển khai thực hiện.
Kế hoạch - Công bố
Hàng năm
Triệt tiêu tình trạng hộ kinh doanh, doanh nghiệp, nhà đầu tư thương lượng với cán bộ thuế; Có kế hoạch cụ thể để thực hiện quy trình, hồ sơ và thủ tục nộp thuế và rút ngắn thời gian các doanh nghiệp phải tiêu tốn để hoàn thành thủ tục nộp thuế không quá 150 giờ/năm.
Quyết định/ Kế hoạch
Cục thuế tỉnh
UBND các huyện, thị xã, thành phố
Năm 2014 - 2015
Có kế hoạch, giải pháp cụ thể để Hiệp hội doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong tư vấn và phản biện các chính sách của tỉnh.
Quy định
Hiệp Hội Doanh nghiệp tỉnh
Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở tư pháp, Cục thuế tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố
Năm 2014 - 2015
4
Thời gian thanh tra, kiểm tra và thực hiện các quy định, thủ tục hành chính
Triển khai Kế hoạch của UBND tỉnh về thực hiện Nghị quyết số 19/NQ-CP ngày 18/3/2014 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
Kế hoạch
Sở Kế hoạch và Đầu tư
Sở Nội vụ, Tư pháp, Thanh tra tỉnh, Cục thuế và các Sở, ngành tỉnh; Hiệp hội doanh nghiệp; Ủy ban nhân dân cấp huyện, xã
Năm 2014
Vận hành cơ chế một cửa liên thông cấp tỉnh theo tinh thần Nghị quyết số 43/NQ-CP ngày 06/6/2014 của Chính phủ về một số nhiệm vụ trọng tâm cải cách thủ tục hành chính trong hình thành và thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất để cải thiện môi trường kinh doanh.
Đề án/ Quyết định
Sở Nội vụ, Kế hoạch và Đầu tư, Tư pháp, Cục thuế tỉnh
Các Sở, ngành tỉnh; Hiệp hội doanh nghiệp; Ủy ban nhân dân cấp huyện, xã
Năm 2014 - 2015
Ban hành Kế hoạch của UBND tỉnh thực hiện Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 20/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ về một số biện pháp chấn chỉnh tình trạng lạm dụng yêu cầu nộp bản sao có chứng thực đối với giấy tờ, văn bản khi thực hiện thủ tục hành chính.
Kế hoạch
Sở Nội vụ
Sở Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường, Tư pháp, Thông tin và Truyền thông; các Sở, ngành liên quan; Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã.
Năm 2014 - 2015
Xây dựng Đề án thành lập Bộ phận một cửa cấp tỉnh hoặc Trung tâm hành chính công cấp tỉnh
Đề án
Thực hiện các nhiệm vụ được giao theo Kế hoạch số 27/KH-UBND ngày 06/5/2013 của UBND tỉnh về Thực hiện Chương trình hành động của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TW ngày 09-12-2011 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ Doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ theo Kế hoạch 27
Sở Kế hoạch và Đầu tư
Các Sở Ban ngành cấp tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố
Hàng năm
Triển khai thực hiện có hiệu quả chiến lược cải cách hệ thống thuế nhà nước giai đoạn 2011-2020 trên địa bàn tỉnh; tăng cường công tác hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện các thủ tục hoàn thuế, giảm thuế và giãn thời hạn nộp thuế; kiến nghị bổ sung, sửa đổi những quy định còn bất cập, gây khó khăn cho các doanh nghiệp khi thực hiện các nghĩa vụ thuế.
Kế hoạch
Cục Thuế tỉnh
Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
Năm 2014 - 2015
Xây dựng Đề án nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác thanh, kiểm tra doanh nghiệp bảo đảm thực hiện tối đa không quá 01 lần trong năm.
Đề án
Thanh tra tỉnh
Các Sở Ban ngành cấp tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố và Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh
Năm 2014 - 2015
Đẩy mạnh cải cách hành chính theo hướng tinh gọn và phân cấp mạnh cho đơn vị trực tiếp thực hiện và cơ sở, thực hiện hiệu quả cơ chế một cửa, một cửa liên thông, đặc biệt là thủ tục hành chính đối với doanh nhân, doanh nghiệp, nêu cao trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, tạo điều kiện thuận lợi để doanh nhân, doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh. Triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, hướng đến việc đăng ký, kê khai thủ tục hành chính qua mạng, tiến tới tin học hóa, từng bước hoàn thiện thực hiện chính quyền điện tử.
Đề án
Sở Nội vụ
Các Sở Ban ngành cấp tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố và Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh
Năm 2014 - 2015
5
Chi phí không chính thức
Thực hiện tốt việc công khai, minh bạch và kiểm soát chặt chẽ các khoản thu có liên quan đến các loại phí, lệ phí đúng quy định
Niêm yết
Bộ phận một cửa của các cấp
Các Sở Ban ngành cấp tỉnh, UBND cấp huyện
Năm 2014
Nghiêm cấm việc tự ý đặt ra và buộc doanh nghiệp phải nộp các khoản chi phí ngoài quy định hoặc tự ý đặt ra thủ tục, điều kiện ràng buộc trong giải quyết các hồ sơ có liên quan đến người dân, doanh nghiệp, doanh nhân.
Chỉ thị hoặc văn bản chỉ đạo
Sở Nội vụ
Tăng cường công tác giáo dục, kiểm tra, giám sát cán bộ, công chức, viên chức trực tiếp giải quyết các thủ tục hành chính ở các cấp, các ngành, đặc biệt là cấp cơ sở.
Kế hoạch
Sở Nội vụ
Các Sở Ban ngành cấp tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố
Hàng năm
Xử lý nghiêm những cán bộ tự ý đặt ra các khoản thu, thủ tục, điều kiện ràng buộc ngoài quy định, các thủ tục gây khó khăn, phiền hà hoặc có hành vi nhũng nhiễu, tiêu cực khi giải quyết thủ tục hành chính cho doanh nghiệp. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về việc làm không đúng của các bộ, công chức, viên chức ở cơ quan, đơn vị mình.
Chỉ thị hoặc văn bản chỉ đạo
Hàng năm
Các ngành, các cấp thường xuyên tuyên truyền, phổ biến và quán triệt nghiêm túc pháp luật về Phòng chống tham nhũng, pháp luật Cán bộ, công chức, viên chức trong cán bộ, công chức, viên chức của cơ quan, đơn vị mình.
Văn bản phổ biến/ Niêm yết
Các Sở Ban ngành cấp tỉnh, UBND cấp huyện
Các Sở Ban ngành cấp tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố
Năm 2014
Tại bộ phận một cửa phải niêm yết công khai số điện thoại đường dây nóng để người dân, doanh nghiệp, doanh nhân phản ánh khi cần thiết.
Niêm yết
Sở Nội vụ
Các Sở Ban ngành cấp tỉnh, UBND cấp huyện, cấp xã
Năm 2014
Tiến hành rà soát để xây dựng cơ chế, quy trình thống nhất về thủ tục đầu tư để áp dụng trong điều kiện thực tế của tỉnh. Triển khai cơ chế một cửa liên thông, minh bạch thông tin để các nhà đầu tư trong và ngoài nước dễ tiếp cận. Rút ngắn thời gian thành lập doanh nghiệp xuống còn tối đa là 5 ngày làm việc.
Đề án/ Quyết định
Sở Nội vụ, Kế hoạch và Đầu tư, Tư pháp, Cục thuế tỉnh
Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh; các Sở, ngành cấp tỉnh, UBND cấp huyện
Năm 2014
Rà soát, đánh giá việc công khai, minh bạch quy trình cấp phát vốn ngân sách nhà nước để hoàn thiện tốt hơn; đơn giản hóa thủ tục hành chính liên quan đến chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên cho các hoạt động sự nghiệp.
Đề án/ Kế hoạch/ Quyết định/ Báo cáo
Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính
Các Sở, ban ngành liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố
Năm 2014
Rà soát, đánh giá lại quy trình, hồ sơ và thủ tục xuất nhập khẩu, giảm thời gian thông quan hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu cho doanh nghiệp, phấn đấu giảm thời gian xuất, nhập khẩu còn 10 ngày làm việc.
Kế hoạch/ Quyết định
Cục Hải quan
Sở Công Thương
Năm 2014 - 2015
Rút thời gian tiếp cận điện năng đối với các doanh nghiệp, dự án đầu tư xuống còn tối đa là 30 ngày làm việc.
Kế hoạch/ Quyết định
Sở Công thương
Điện lực An Giang, UBND các huyện, thị xã, thành phố
Năm 2014 - 2015
Tạo thuận lợi, bảo đảm bình đẳng, công khai, minh bạch trong tiếp cận tín dụng theo cơ chế thị trường giữa các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế.
Kế hoạch/ Quyết định
Ngân hàng Nhà nước chi nhánh An Giang
Ngân hàng Phát triển Khu vực Đồng Tháp – An Giang, Các tổ chức Tín dụng trên địa bàn tỉnh
Năm 2014 - 2015
Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính thuế, hải quan, kho bạc một cách toàn diện, hiện đại; triển khai có hiệu quả mô hình một cửa liên thông, tăng cường trách nhiệm phối hợp của các cơ quan liên quan trong thực hiện thủ tục hành chính thuộc các lĩnh vực này để tạo chuyển biến mạnh mẽ ngay từ năm 2014.
Kế hoạch/ Quyết định
Sở Nội vụ
Hiệp hội doanh nghiệp; Sở, ngành cấp tỉnh liên quan UBND cấp huyện, cấp xã.
Năm 2014 - 2015
Công khai, minh bạch về thủ tục hành chính thuế, hải quan để doanh nghiệp và người dân dễ tiếp cận và giám sát việc thực hiện.
Niêm yết
Cục thuế tỉnh, Cục Hải quan tỉnh
Các Sở ban ngành liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố
Năm 2014
Tăng cường đối thoại giữa doanh nghiệp với các cơ quan thuế, hải quan về những khó khăn, vướng mắc để xử lý kịp thời.
Kế hoạch
Sở Kế hoạch và Đầu tư, Cục thuế tỉnh, Cục Hải quan tỉnh
Các Sở ban ngành liên quan, UBND cấp huyện
Hàng năm
6
Lãnh đạo tỉnh năng động, sáng tạo trong giải quyết vấn đề cho doanh nghiệp
Quán triệt sâu sắc quan điểm chỉ đạo, mục tiêu, nhiệm vụ, từ đó xây dựng kế hoạch, đề ra giải pháp cụ thể để thực hiện Chương trình hành động số 13-CTr/TU ngày 23/01/2013 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
Tổ chức triển khai; Báo cáo
Sở Kế hoạch và Đầu tư
Các Sở ban ngành liên quan, UBND cấp huyện
Hàng năm
Lãnh đạo các ngành, các cấp phải tích cực nghiên cứu các văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực mình phụ trách để nắm vững các quy định của pháp luật, đặc biệt là lĩnh vực kinh tế; năng động, nhạy bén và vận dụng sáng tạo, linh hoạt các quy định của Nhà nước phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương để giúp các doanh nghiệp, doanh nhân phát triển; giải quyết kịp thời hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền giải quyết những khó khăn, vướng mắc mà doanh nghiệp đang gặp phải; Chủ động đề xuất cơ chế, chính sách và giải pháp thực hiện để phát triển doanh nghiệp.
Kế hoạch/ Tờ trình
Thủ trưởng các Sở ban ngành liên quan, UBND các huyện, thị xã,
thành phố
Thủ trưởng các Sở ban ngành liên quan, UBND cấp huyện
Năm 2014 - 2015
Tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành trong việc giải quyết khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp.
Kế hoạch/ Quyết định
Sở Kế hoạch và Đầu tư
Các Sở ban ngành liên quan, UBND cấp huyện
Hàng năm
UBND tỉnh linh hoạt trong khuôn khổ pháp luật nhằm tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp tư nhân; Tăng cường sự năng động, sáng tạo của Thường trực UBND tỉnh trong việc giải quyết các vấn đề mới phát sinh cho doanh nghiệp, doanh nhân.
Văn bản chỉ đạo
Sở Kế hoạch và Đầu tư
Thủ trưởng các Sở, ngành, Chủ tịch UBND cấp huyện
Hàng năm
Thủ trưởng các Sở, ngành, Chủ tịch UBND cấp huyện thực thi nghiêm túc ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh trong giải quyết những vấn đề khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, doanh nhân.
Thủ trưởng các Sở, ngành, Chủ tịch UBND cấp huyện
7
Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp phát triển, chất lượng cao
Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách của Trung ương, của tỉnh về phát triển các cơ sở ngoài công lập. Qua đó, nâng cao nhận thức của cán bộ các cấp, các ngành về tầm quan trọng việc phát triển các cơ sở ngoài công lập đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Văn bản hướng dẫn
Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động Thương binh và Xã hội
Các Sở, Ban ngành cấp tỉnh, UBND cấp huyện
Năm 2014 - 2015
Tổng kết kết quả thực hiện Đề án “Quy hoạch xã hội hóa các hoạt động giáo dục - đào tạo, y tế, văn hóa - thông tin, thể dục - thể thao, khoa học - công nghệ và môi trường tỉnh An Giang đến năm 2010”. Trên cơ sở đó xây dựng Đề án phát triển các cơ sở ngoài công lập trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, y tế, văn hóa, thể dục - thể thao, khoa học - công nghệ và môi trường tỉnh An Giang đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
Báo cáo tổng kết Đề án 2015-2020 định hướng 2030
Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư
Các Sở ngành liên quan và UBND cấp huyện
Năm 2014 - 2015
Ban hành chính sách chung để khuyến khích và ưu đãi đầu tư phát triển các cơ sở ngoài công lập trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, y tế, văn hóa, thể dục - thể thao, khoa học - công nghệ và môi trường.
Quyết định
Sở Tài chính
Các Sở ngành liên quan và UBND cấp huyện
Năm 2014 - 2015
Tăng số cuộc tổ chức hội chợ, xúc tiến thương mại; có giải pháp thúc đẩy dịch vụ tìm kiếm thông tin doanh nghiệp từ cơ quan Nhà nước.
Kế hoạch
Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư
Các Sở, Ban ngành cấp tỉnh, UBND cấp huyện và các Doanh nghiệp
Năm 2014 - 2015
Tăng cường công tác cung cấp dịch vụ tư vấn về thông tin pháp luật của Nhà nước cho doanh nghiệp.
Kế hoạch
Sở Tư pháp
Sở Công thương, các Sở, Ban ngành cấp tỉnh, UBND cấp huyện và các Doanh nghiệp
Năm 2014 - 2015
Phát huy vai trò của Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư trong việc hỗ trợ doanh nghiệp tìm đối tác kinh doanh từ cơ quan Nhà nước.
Kế hoạch
Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư
Có cơ chế, chính sách linh hoạt để tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy doanh nghiệp sử dụng dịch vụ xúc tiến thương mại từ cơ quan Nhà nước.
Quyết định
Thực hiện có hiệu quả Chương trình xúc tiến thương mại và đầu tư của tỉnh giai đoạn 2011 - 2015.
Kế hoạch
Hàng năm
Xây dựng kế hoạch khuyến khích doanh nghiệp sử dụng các dịch vụ có liên quan đến khoa học, công nghệ từ cơ quan Nhà nước.
Kế hoạch
Sở Khoa học và Công nghệ
Sở, Ban ngành cấp tỉnh, UBND cấp huyện và các Doanh nghiệp
Năm 2014 - 2015
Phát huy vai trò, chức năng nhiệm vụ của các cơ sở đào tạo của tỉnh để khuyến khích doanh nghiệp sử dụng dịch vụ đào tạo về kế toán, tài chính, quản trị kinh doanh từ Nhà nước.
Đề án
Sở Lao động thương binh và xã hội
Các Sở, Ban ngành cấp tỉnh, UBND cấp huyện và các Doanh nghiệp
Năm 2014 - 2015
Xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện chương trình hỗ trợ cung cấp thông tin tư vấn các chính sách thuế kịp thời, rộng rãi cho doanh nghiệp.
Kế hoạch
Cục Thuế tỉnh
Xây dựng, triển khai thực hiện chương trình cụ thể hỗ trợ doanh nghiệp trong thủ tục xuất nhập khẩu, thủ tục thông quan.
Kế hoạch
Cục Hải quan tỉnh
8
Đào tạo lao động
Rà soát, đánh giá và thực hiện các biện pháp cần thiết tạo thuận lợi hơn cho việc tuyển dụng lao động và sử dụng lao động, bảo đảm tính thống nhất và linh hoạt của thị trường lao động.
Kế hoạch
Sở Lao động Thương binh và Xã hội
Sở Giáo dục và Đào tạo, Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh, Trường Đại học An Giang, Trường Cao đẳng nghề, các cơ sở giáo dục, đào tạo trên địa bàn tỉnh
Hàng năm
Tiến hành rà soát, hoàn thiện các thủ tục và điều kiện thành lập, hoạt động đối với các tổ chức đào tạo nghề ngoài công lập; bãi bỏ theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền bãi bỏ các thủ tục, điều kiện bất hợp lý, không còn cần thiết; bổ sung, sửa đổi và đơn giản hóa, giảm chi phí tuân thủ đối với các thủ tục, điều kiện còn lại theo hướng khuyến khích và tạo thuận lợi hơn cho khu vực tư nhân trong nước, nước ngoài và các tổ chức xã hội tham gia gia cung ứng dịch vụ giáo dục, đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh.
Báo cáo/ Quyết định
Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Giáo dục và Đào tạo, Trường Đại học An Giang
Các Sở Ban ngành cấp tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố, Trường Cao đẳng nghề, các cơ sở giáo dục, đào tạo trên địa bàn tỉnh
Hàng năm
Kiểm soát chặt chẽ việc phát triển theo quy hoạch, có cơ chế, chính sách phù hợp để khuyến khích nâng cao chất lượng đào tạo, dạy nghề. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc cung ứng dịch vụ giáo dục, đào tạo theo cơ chế thị trường.
Đề án/ Kế hoạch
Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Giáo dục và Đào tạo, Trường Đại học An Giang
Các Sở Ban ngành cấp tỉnh, UBND cấp huyện, Trường Cao đẳng nghề, các cơ sở giáo dục, đào tạo trên địa bàn tỉnh
Năm 2014 - 2015
Có cơ chế để các cơ sở đào tạo lao động nắm chặt nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp, ngành nghề đào tạo nào doanh nghiệp cần, để từ đó có kế hoạch đào tạo phù hợp với yêu cầu. Thường xuyên thông báo công khai về kết quả, chất lượng, ngành nghề, loại hình, số lượng được đào tạo trên các phương tiện thông tin đại chúng để doanh nghiệp biết tuyển dụng.
Quyết định/ Kế hoạch
Sở Lao động Thương binh và Xã hội
Các Sở Ban ngành cấp tỉnh, UBND cấp huyện, Hiệp Hội Doanh nghiệp tỉnh, Trường Đại học An Giang, Trường Cao đẳng nghề, các cơ sở giáo dục, đào tạo trên địa bàn tỉnh
Năm 2014 - 2015
Thực hiện cơ chế đào tạo lao động theo địa chỉ cho các doanh nghiệp trên địa địa bàn tỉnh có nhu cầu tuyển dụng, tránh tình trạng đào tạo lao động có tay nghề nhưng không có việc làm.
Quyết định/ Kế hoạch
Sở Lao động Thương binh và Xã hội
Các Sở Ban ngành cấp tỉnh, UBND cấp huyện, Hiệp Hội Doanh nghiệp tỉnh, Trường Đại học An Giang, Trường Cao đẳng nghề, các cơ sở giáo dục, đào tạo trên địa bàn tỉnh
Năm 2014
Rà soát, cập nhật, bổ sung, sửa đổi chính sách của tỉnh về khuyến khích xã hội hóa giáo dục, đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể dục thể thao. Qua đó, đẩy mạnh xã hội hóa công tác đào tạo nghề, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đào tạo nghề, các doanh nghiệp tự đào tạo nghề cho người lao động; đa dạng hóa các loại hình và ngành nghề đào tạo để đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động.
Quyết định
Sở Tài chính.
Các Sở, Ban ngành cấp tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố
Năm 2014 - 2015
Xây dựng và trình UBND tỉnh phê duyệt Đề án thành lập “vườn ươm doanh nghiệp”, đây là nơi hình thành đội ngũ doanh nhân và hỗ trợ các doanh nghiệp trong quá trình sản xuất, kinh doanh nhằm giảm thiểu tỉ lệ thất bại của doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nhân trẻ khởi nghiệp trong các lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ sinh học, công nghệ ứng dụng trong lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp chế biến bảo quản nông, thủy sản sau thu hoạch...
Đề án
Trường Đại học An Giang
Các Sở, Ban, ngành tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các doanh
Năm 2014
Trên tinh thần tự nguyện góp vốn theo hình thức hợp danh hoặc hình thức liên doanh thành lập Trung tâm Đào tạo nguồn nhân lực cho doanh nghiệp trực thuộc Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh.
Quyết định
Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh
Các Sở, Ban, ngành tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố và các doanh nghiệp
Năm 2014
9
Thủ tục giải quyết tranh chấp công bằng, hiệu quả
Thực hiện nguyên tắc hệ thống tư pháp của tỉnh luôn luôn cho phép các doanh nghiệp tố cáo hành vi tham nhũng của cán bộ; hệ thống tư pháp thể hiện được tính ưu việt là nơi doanh nghiệp tin tưởng và khả năng bảo vệ của pháp luật về vấn đề bản quyền hoặc thực thi hợp đồng.
Quy định
Tòa án Nhân dân tỉnh
Tư pháp, Viện Kiếm sát Nhân dân tỉnh, Công an tỉnh, Thanh tra tỉnh, Cục Thi hành án tỉnh; Mời Hội Luật gia tỉnh, Đoàn Luật sư tỉnh, Hiệp hội doanh nghiệp; các Sở, ngành liên quan
Năm 2014
Thông tin tuyên truyền để tăng tỷ lệ số doanh nghiệp sẵn sàng sử dụng tòa án để giải quyết các tranh chấp.
Niêm yết; Công bố
Tòa án Nhân dân tỉnh
Tư pháp, Viện Kiếm sát Nhân dân tỉnh, Công an tỉnh, Thanh tra tỉnh, Cục Thi hành án tỉnh; Mời Hội Luật gia tỉnh, Đoàn Luật sư tỉnh, Hiệp hội doanh nghiệp; các Sở, ngành liên quan; UBND cấp huyện, xã
Năm 2014
Triệt tiêu tình trạng chi phí không chính thức trong quá trình giải quyết tranh chấp, giải quyết vụ án. Thể hiện tinh công bằng, nghiêm minh trong quá trình xét xử. Bảo đảm Tòa án các cấp của tỉnh xử các vụ kiện kinh tế và phán quyết của tòa án được thi hành nhanh chóng.
Kế hoạch
Nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của hệ thống tư pháp nhằm đảm bảo các thiết chế pháp lý được thực thi đúng quy định, đặc biệt là trong giải quyết tranh chấp kinh tế.
Đề án
Công bố công khai các trình tự, thủ tục tố tụng, khiếu nại, tố cáo và quy định rõ thời gian giải quyết các vụ việc được nhanh chóng, công bằng, hợp lý.
Công bố; Niêm yết
Hỗ trợ, hướng dẫn doanh nghiệp trong việc lập thủ tục, hồ sơ khiếu nại, giải quyết tranh chấp.
Kế hoạch
Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát cán bộ, công chức thực thi nhiệm vụ để khắc phục sự nhũng nhiễu, gây phiền hà đối với doanh nghiệp, đồng thời kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi tiêu cực, nhũng nhiễu của cán bộ, công chức trong việc thực hiện nhiệm vụ.
Kế hoạch
Nâng cao hiệu lực xét xử của tòa án về các vụ án kinh tế, vụ việc tranh chấp thương mại; tránh hình sự hóa các vụ án kinh tế.
Kế hoạch
Có biện pháp tổ chức thi hành các vụ án đã được xét xử, tạo thuận lợi cho các bên chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật và đảm bảo bản án được thực thi theo đúng pháp luật.
Quy định
Triển khai Chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp tỉnh An Giang giai đoạn 2012 - 2020;
Kế hoạch
Sở Tư Pháp
Các Sở, Ban, ngành tỉnh và UBND cấp huyện, và các Doanh nghiệp
Năm 2014
10
Cạnh tranh bình đẳng
Đối xử bình đẳng, công bằng giữa các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế trong tiếp cận ưu đãi, hỗ trợ, tiếp cận nguồn vốn, cơ chế chính sách... Đồng thời, không phân biệt đối xử và ưu đãi riêng đối với doanh nghiệp có quy mô lớn, vừa hay nhỏ, cũng như trong việc giải quyết thủ tục hành chính cho doanh nghiệp.
Kế hoạch
Sở Kế hoạch và Đầu tư
Các Sở ngành liên quan, UBND cấp huyện
Năm 2014
Công khai các quy định về chính sách ưu đãi đầu tư trên địa bàn tỉnh để các thành phần kinh tế dễ dàng tiếp cận và lựa chọn địa bàn, ngành nghề đầu tư có lợi nhất.
Công bố/ Niêm yết
Năm 2014 - 2015
Triệt tiêu tình trạng ưu ái, trao đặc quyền về tiếp cận đất đai, khai thác khoáng sản
Kế hoạch
Sở Tài nguyên và Môi trường
Các Sở ngành liên quan, UBND cấp huyện và Doanh nghiệp
Năm 2014
Triệt tiêu tình trạng ưu ái, trao đặc quyền về tín dụng
Kế hoạch
Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh An Giang
Các Tổ chức tín dụng và Doanh nghiệp
Năm 2014
Triệt tiêu tình trạng ưu ái, trao đặc quyền giải quyết thủ tục hành chính, nhận các hợp đồng từ Nhà nước cho các tổng công ty, tập đoàn của Nhà nước gây khó khăn cho doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác.
Kế hoạch
Sở Nội vụ
Các Sở ngành liên quan, UBND cấp huyện và Doanh nghiệp
Năm 2014
Không phân biệt đối xử giữa doanh nghiệp trong nước, doanh nghiệp nước ngoài, doanh nghiệp nhà nước trong ưu tiên giải quyết các vấn đề, khó khăn, ưu đãi đầu tư, tiếp cận đất đai, miễn giảm thuế, thủ tục hành chính, hỗ trợ đầu tư,…
Kế hoạch
Sở Kế hoạch và Đầu tư
Các Sở ngành liên quan, UBND cấp huyện và Doanh nghiệp
Năm 2014 | {
"issuing_agency": "Tỉnh An Giang",
"promulgation_date": "12/08/2014",
"sign_number": "1288/QĐ-UBND",
"signer": "Vương Bình Thạnh",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Cong-nghe-thong-tin/Quyet-dinh-568-QD-BTP-2019-Ke-hoach-ung-dung-Cong-nghe-thong-tin-vao-thong-ke-nha-nuoc-408812.aspx | Quyết định 568/QĐ-BTP 2019 Kế hoạch ứng dụng Công nghệ thông tin vào thống kê nhà nước | BỘ TƯ PHÁP
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 568/QĐ-BTP
Hà Nội, ngày 11 tháng 3 năm 2019
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH KẾ HOẠCH CỦA NGÀNH TƯ PHÁP TRIỂN KHAI THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 501/QĐ-TTG NGÀY 10 THÁNG 5 NĂM 2018 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN - TRUYỀN THÔNG TRONG HỆ THỐNG THỐNG KÊ NHÀ NƯỚC GIAI ĐOẠN 2017 - 2025, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP
Căn cứ Luật Thống kê ngày 23 tháng 11 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 96/2017/NĐ-CP ngày 16 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp;
Căn cứ Quyết định số 501/QĐ-TTg ngày 10 tháng 5 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án ứng dụng Công nghệ thông tin - truyền thông trong hệ thống thống kê nhà nước giai đoạn 2017 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030;
Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Kế hoạch - Tài chính,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch của Ngành Tư pháp triển khai thực hiện Quyết định số 501/QĐ-TTg ngày 10 tháng 5 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án ứng dụng Công nghệ thông tin - truyền thông trong hệ thống thống kê nhà nước giai đoạn 2017 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Cục trưởng Cục Kế hoạch - Tài chính, Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3 (để thực hiện);
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư (để phối hợp);
- Cổng Thông tin điện tử Bộ Tư pháp (để đăng tải);
- Lưu: VT, KHTC.
BỘ TRƯỞNG
Lê Thành Long
KẾ HOẠCH CỦA NGÀNH TƯ PHÁP
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 501/QĐ-TTG NGÀY 10 THÁNG 5 NĂM 2018 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN - TRUYỀN THÔNG TRONG HỆ THỐNG THỐNG KÊ NHÀ NƯỚC GIAI ĐOẠN 2017 - 2025, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 568/QĐ-BTP ngày 11/3/2019 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp)
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Tổ chức thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ đã thuộc trách nhiệm của Bộ, Ngành Tư pháp theo quy định tại Quyết định số 501/QĐ-TTg ngày 10 tháng 5 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án ứng dụng Công nghệ thông tin - truyền thông trong Hệ thống thống kê nhà nước giai đoạn 2017 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (sau đây gọi là Quyết định số 501/QĐ-TTg).
- Ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin - truyền thông và các phương pháp khoa học dữ liệu để nâng cao chất lượng hoạt động thống kê Ngành Tư pháp, hướng đến hệ thống thông tin thống kê theo hướng hiện đại, bảo đảm chất lượng và bảo mật thông tin theo, quy định nhằm phục vụ công tác quản lý, chỉ đạo của Ngành Tư pháp dựa trên thông tin thống kê.
2. Yêu cầu
Xác định rõ trách nhiệm của các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp trong việc giúp Bộ trưởng chủ trì, phối hợp thực hiện các nhiệm vụ thuộc trách nhiệm triển khai của Bộ, Ngành Tư pháp quy định tại Quyết định số 501/QĐ-TTg , đảm bảo có trọng tâm, trọng điểm; phân công rõ trách nhiệm, bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ của các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp đối với từng nhiệm vụ.
II. NHIỆM VỤ
Trên cơ sở trách nhiệm của các Bộ, ngành đã được xác định tại Quyết định số 501/QĐ-TTg , Bộ, Ngành Tư pháp tập trung thực hiện các nhiệm vụ được giao chủ trì và phối hợp bảo đảm tiến độ, chất lượng theo yêu cầu.
Nội dung nhiệm vụ; kết quả; thời hạn hoàn thành; đơn vị chủ trì và đơn vị phối hợp thực hiện nhiệm vụ được xác định tại Phụ lục kèm theo Kế hoạch này.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Thủ trưởng các đơn vị có thuộc Bộ có trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ đã được phân công tại Kế hoạch này đảm bảo chất lượng và đúng tiến độ.
2. Cục Kế hoạch - Tài chính có trách nhiệm chủ trì, theo dõi việc thực hiện Kế hoạch này, đồng thời có trách nhiệm bố trí kinh phí để triển khai thực hiện các nhiệm vụ nêu trong Kế hoạch.
3. Cục Công nghệ thông tin có trách nhiệm phối hợp thực hiện và đảm bảo hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho việc thực hiện Kế hoạch này.
PHỤ LỤC
KẾ HOẠCH CỦA NGÀNH TƯ PHÁP TRIỂN KHAI THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 501/QĐ-TTG NGÀY 10 THÁNG 5 NĂM 2018 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 568/QĐ-BTP ngày 11/3/2019 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp)
STT
Nhiệm vụ
Kết quả
Thời hạn hoàn thành
Đơn vị chủ trì
Đơn vị phối hợp
1
Rà soát chuẩn hóa nguồn dữ liệu thống kê hiện có của Bộ, Ngành Tư pháp
Báo cáo rà soát chuẩn hóa nguồn dữ liệu thống kê hiện có của Bộ, Ngành Tư pháp
Tháng 6/2020
Cục Kế hoạch - Tài chính
Cục Công nghệ thông tin và các đơn vị thuộc Bộ
2
Tin học hóa quy trình tổng hợp, phổ biến thông tin thống kê do Bộ, Ngành Tư pháp chịu trách nhiệm thực hiện
Số liệu phổ biến thông tin thống kê Ngành Tư pháp trích xuất tự động từ phần mềm thống kê Ngành Tư pháp
Tháng 12/2022
Cục Công nghệ thông tin
Cục Kế hoạch - Tài chính và các đơn vị thuộc Bộ
3
Xây dựng và cập nhật các cơ sở dữ liệu hành chính phục vụ quản lý và hoạt động thống kê nhà nước tại Bộ, Ngành Tư pháp
Hệ thống cơ sở dữ liệu hành chính dựa trên nền tảng các phần mềm chuyên môn trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ, Ngành Tư pháp phục vụ trích xuất thông tin thống kê
3.1. Nâng cấp, triển khai Phần mềm thống kê theo chế độ báo cáo thống kê quy định tại Thông tư thay thế Thông tư 04/2016/TT- BTP
Phần mềm thống kê Ngành Tư pháp
Tháng 12/2020
Cục Công nghệ thông tin
Cục Kế hoạch - Tài chính, các đơn vị thuộc Bộ, tổ chức pháp chế các bộ, ngành và các cơ quan tư pháp địa phương
3.2. Tích hợp và kết nối các phần mềm chuyên môn vào phần mềm thống kê Ngành Tư pháp
Biểu thống kê được trích xuất tự động
Tháng 12/2020
Cục Công nghệ thông tin
Cục Kế hoạch - Tài chính và các đơn vị thuộc Bộ
3.3. Cập nhật các cơ sở dữ liệu hành chính phục vụ quản lý và hoạt động thống kê nhà nước tại Bộ, Ngành Tư pháp
Các cơ sở dữ liệu trong các phần mềm chuyên môn và phần mềm thống kê
12/2020
Cục Công nghệ thông tin
Cục Kế hoạch - Tài chính, các đơn vị thuộc Bộ, tổ chức pháp chế các bộ, ngành và các cơ quan tư pháp địa phương
4
Xây dựng mẫu ghi chép ban đầu phù hợp với mục đích quản lý hành chính và thống kê nhằm thống nhất hệ thống thông tin hành chính phục vụ hoạt động thống kê nhà nước
Lồng ghép trong Thông tư về nghiệp vụ chuyên môn trong từng lĩnh vực và Thông tư quy định về chế độ báo cáo thống kê Ngành Tư pháp
Tháng 12/2021
Cục Kế hoạch - Tài chính
Các đơn vị thuộc Bộ
5
Quy hoạch và nâng cấp hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin - truyền thông hiện đại gắn liền với việc xây dựng phần mềm thống kê Ngành Tư pháp và các phần mềm chuyên môn, đáp ứng nhu cầu ứng dụng mạnh mẽ CNTT trong công tác chỉ đạo, điều hành của Bộ, Ngành Tư pháp
- Bản quy hoạch hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin - truyền thông của Bộ Tư pháp
- Kế hoạch và phương án nâng cấp hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin - truyền thông
Tháng 12/2023
Cục Công nghệ thông tin
Cục Kế hoạch - Tài chính và các đơn vị thuộc Bộ
6
Ứng dụng phiếu điều tra điện tử thay cho phiếu giấy trong các cuộc điều tra thống kê (nếu có) do Bộ Tư pháp chủ trì
Phiếu điều tra điện tử dần thay thế cho phiếu giấy
Tháng 12/2025
Các đơn vị thuộc Bộ
Cục Kế hoạch - Tải chính và Cục Công nghệ - thông tin | {
"issuing_agency": "Bộ Tư pháp",
"promulgation_date": "11/03/2019",
"sign_number": "568/QĐ-BTP",
"signer": "Lê Thành Long",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-nguyen-Moi-truong/Quyet-dinh-6572-QD-UBND-2014-Dieu-chinh-bo-sung-quy-hoach-tham-do-khai-thac-su-dung-khoang-san-Ha-Noi-2020-260142.aspx | Quyết định 6572/QĐ-UBND 2014 Điều chỉnh bổ sung quy hoạch thăm dò khai thác sử dụng khoáng sản Hà Nội 2020 | ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh Phúc
------------------
Số: 6572/QĐ-UBND
Hà Nội, ngày 09 tháng 12 năm 2014
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT DỰ ÁN ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH THĂM DÒ, KHAI THÁC, SỬ DỤNG KHOÁNG SẢN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2020
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 16 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Khoáng sản số 60/2010/QH12 ngày 17/11/2010 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Nghị định số 15/2012/NĐ-CP ngày 09/03/2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật khoáng sản năm 2010;
Căn cứ Quyết định số 1081/QĐ-TTg ngày 6/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050;
Căn cứ Quyết định số 2716/QĐ-UBND ngày 20/6/2012 của UBND Thành phố về việc phê duyệt đề cương nhiệm vụ lập Dự án điều chỉnh, bổ sung quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản trên địa bàn Thành phố Hà Nội đến năm 2020;
Xét đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Văn bản số 1195/BC-KH&ĐT ngày 11/11/2014; đề nghị của Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 2212/TTr-STNMT ngày 27/11/2014 về việc phê duyệt Dự án “điều chỉnh, bổ sung quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản trên địa bàn Thành phố Hà Nội đến năm 2020”,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Dự án “Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2020” với các nội dung chủ yếu sau:
1. Tên dự án: Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản trên địa bàn Thành phố Hà Nội đến năm 2020.
2. Mục tiêu của Dự án:
- Rà soát, điều chỉnh quy hoạch đã được UBND Thành phố phê duyệt tại Quyết định số 2683/QĐ-UBND ngày 14/6/2010 đảm bảo phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050.
- Xác định rõ ranh giới, tọa độ các điểm góc, diện tích của các điểm mỏ khoáng sản trên địa bàn Thành phố. Khoanh vùng khu vực khai thác khoáng sản bởi các đoạn thẳng nối các điểm khép góc thể hiện trên bản đồ địa hình hệ tọa độ quốc gia. Khảo sát chi tiết trữ lượng các điểm mỏ khoáng sản đảm bảo phù hợp với quy định của Luật Khoáng sản, Nghị định số 15/2012/NĐ-CP ngày 9/3/2012 về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoáng sản và các quy định liên quan khác.
3. Nội dung Dự án:
3.1. Đo vẽ, đánh giá trữ lượng bổ sung:
Thực hiện đo vẽ chi tiết xác định ranh giới, khoanh vùng khu vực hoạt động khoáng sản; khảo sát đánh giá chi tiết trữ lượng tài nguyên các mỏ khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, than bùn và puzola trên địa bản Thành phố.
Trữ lượng, tài nguyên các mỏ khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, than bùn và Puzolan trên địa bàn Thành phố Hà Nội:
TT
Loại khoáng sản
Số mỏ đã điều tra, thăm dò
Tổng diện tích các mỏ (ha)
Trữ lượng, tài nguyên (ngàn m3)
121+122
333
334
Tổng cộng
1
Đá vôi VLXD
08
78,91
8.963
4.466
1.324
14.753
2
Đá bazan VLXD
13
481,64
87.631
274.739
60.596
422.966
3
Đá ong VLXD
02
30,30
-
730
-
730
4
Sét gạch ngói
17
370,19
1.863
11.453
4.017
17.333
5
Cát san lấp
42
2.420,15
34.518
50.976
91.163
176.657
6
Puzolan
02
25,66
1.600
1.361
269
3.230
7
Than Bùn
03
83,24
570
2.245
-
2.815
Tổng cộng
87
3.490,09
3.2. Rà soát, hoàn chỉnh quy hoạch:
a) Rà soát đưa 68 mỏ khoáng sản ra khỏi quy hoạch đã được phê duyệt tại Quyết định số 2683/QĐ-UBND ngày 14/6/2010 của UBND Thành phố Hà Nội.
TT
Loại khoáng sản
Số mỏ đưa ra khỏi quy hoạch
Tổng diện tích các mỏ (ha)
Tài nguyên dự báo (tr.m3)
1
Đá vôi VLXD
6
17,16
11,58
2
Sét gạch ngói
19
326,3
65,48
3
Cát san lấp
34
398,5
26,32
4
Puzolan
01
1,34
0,199
5
Than Bùn
8
284,4
13,3
Tổng cộng
68
b) Hoàn chỉnh quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, than bùn và puzolan đối với 86 mỏ trên địa bàn Thành phố.
- Quy hoạch khai thác sử dụng 36 mỏ:
TT
Loại khoáng sản
Số mỏ quy hoạch khai thác sử dụng
Tổng diện tích các mỏ (ha)
Trữ lượng cấp 122 (ngàn m3)
1
Đá vôi VLXD
05
42,97
8.963,0
2
Đá bazan
11
233,01
106.148,0
3
Cát xây dựng, san lấp
16
703,80
30.074,4
4
Sét gạch ngói
02
49,92
2.454,0
5
Puzolan
01
18,90
1.600,0
6
Than Bùn (ngàn tấn)
01
30,00
570,0
Tổng cộng
36
- Quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng 50 mỏ:
TT
Loại khoáng sản
Số mỏ quy hoạch thăm dò, khai thác sử dụng
Tổng diện tích các mỏ (ha)
Tài nguyên dự báo cấp 333 + 334 (ngàn m3)
1
Đá vôi VLXD
04
37,49
4.940,0
2
Đá ong
02
30,30
730,0
3
Đá bazan
07
247,93
316.818,0
4
Cát xây dựng, san lấp
24
1.660,50
86.880,8
5
Sét gạch ngói
11
267,73
13.075,0
6
Puzolan
01
5,42
1.739,0
7
Than Bùn (ngàn tấn)
01
28,84
795,0
Tổng cộng
50
3.3. Kết quả dự án
- Khoanh định 86 mỏ quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường và than bùn (có phụ lục kèm theo).
- Cập nhật 27 khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản.
- Cập nhật 25 khu vực cấm hoạt động khoáng sản.
Sở Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm về kết quả của Dự án “Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản trên địa bàn Thành phố Hà Nội đến năm 2020” theo quy định.
4. Các giải pháp thực hiện quy hoạch:
- Tập trung công tác đánh giá, khảo sát để đầu tư thăm dò khai thác đúng theo quy hoạch.
- Tăng cường công tác quản lý, kiểm tra đối với hoạt động khoáng sản, tổ chức tốt công tác bảo vệ tài nguyên khoáng sản trên địa bàn.
- Trong quá trình hoạt động khoáng sản, các cơ sở khai thác phải đầu tư thỏa đáng cho công tác thăm dò; đầu tư công nghệ khai thác tiên tiến nhằm sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên khoáng sản và bảo vệ môi trường.
- Quản lý, giám sát thực hiện đúng quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản vật liệu xây dựng thông thường và than bùn đã được phê duyệt theo quy định của pháp luật.
- Trong quá trình thực hiện quy hoạch cần kiểm tra, rà soát tổng hợp, báo cáo UBND Thành phố những vướng mắc, khó khăn, bất cập để kịp thời điều chỉnh theo quy định.
Điều 2. Tổ chức thực hiện
1. Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm:
- Công bố, tuyên truyền rộng rãi quy hoạch.
- Lập kế hoạch quản lý theo quy hoạch.
- Đảm bảo tính nhất quán của các chính sách liên quan đến quy hoạch.
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành và Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã xây dựng và trình Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện các quy định của nhà nước về quản lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản và quản lý hoạt động khoáng sản trên địa bàn Thành phố.
- Đề xuất với Ủy ban nhân dân Thành phố các biện pháp bảo vệ môi trường khoáng sản chưa khai thác, tài nguyên thiên nhiên khác theo quy định của pháp luật bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội tại khu vực có khoáng sản.
- Tiếp nhận, thẩm định hồ sơ, trình Ủy ban nhân dân Thành phố: cấp, gia hạn thu hồi Giấy phép thăm dò khoáng sản, Giấy phép khai thác khoáng sản, Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản; chấp thuận trả lại Giấy phép thăm dò khoáng sản, Giấy phép khai thác khoáng sản, Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản, trả lại một phần diện tích khu vực thăm dò, khai thác khoáng sản; chấp thuận chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản, quyền khai thác khoáng sản; phê duyệt trữ lượng trong báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản; phê duyệt đề án đóng cửa mỏ; quyết định đóng cửa mỏ thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân Thành phố.
- Tiếp nhận, thẩm định hồ sơ, trình Ủy ban nhân dân Thành phố quyết định giao đất cho thuê đất khai thác khoáng sản; ký hợp đồng thuê đất với tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép khai thác khoáng sản.
- Chủ trì phối hợp với các Sở, ngành liên quan xác định tiền thuê đất hoạt động khoáng sản trên địa bàn Thành phố, trình Ủy ban nhân dân Thành phố xem xét, quyết định.
- Quản lý lưu trữ, khai thác và cung cấp thông tin theo quy định của pháp luật cho các cơ quan, tổ chức liên quan về quy hoạch khoáng sản, kết quả thăm dò khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường và than bùn, tình hình hoạt động khoáng sản trên địa bàn Thành phố; thống kê, kiểm kê trữ lượng khoáng sản đã được phê duyệt.
- Báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố định kỳ hằng năm hoặc đột xuất tình hình quản lý nhà nước về hoạt động khoáng sản trên địa bàn; Lập báo cáo tình hình hoạt động khoáng sản trên địa bàn, trình Ủy ban nhân dân Thành phố báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về khoáng sản ở Trung ương.
- Phối hợp các Sở, ngành và UBND các quận, huyện, thị xã trong quản lý hoạt động khoáng sản, xây dựng các chương trình, kế hoạch, tuyên truyền, cấp phép, giám sát, kiểm tra xử lý theo quy định của pháp luật.
2. Sở Công thương có trách nhiệm:
- Tham gia ý kiến đối với thiết kế cơ sở của các dự án đầu tư xây dựng công trình mỏ khoáng sản thuộc nhóm B, C trên địa bàn Thành phố hoặc tham gia ý kiến đối với nội dung báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình mỏ và thiết kế bản vẽ thi công trong trường hợp dự án chỉ phải lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình mỏ.
- Tiếp nhận, thẩm định hồ sơ đề nghị cấp phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp trong khai thác mỏ.
- Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường trong việc xây dựng văn bản pháp quy, quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản và trong các đợt kiểm tra định kỳ, đột xuất đối với các tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản trên địa bàn Thành phố.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan kiểm tra, giám sát việc chấp hành các quy định của nhà nước về tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm khai thác khoáng sản theo dự án đầu tư, thiết kế mỏ đã được thẩm định, phê duyệt; kiểm tra việc thực hiện quản lý, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp trong khai thác mỏ. Xử lý vi phạm theo thẩm quyền hoặc kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.
- Thanh tra, kiểm tra, ngăn chặn việc mua bán, vận chuyển, tiêu thụ khoáng sản trái phép; xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị xử lý các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật.
3. Sở Xây dựng có trách nhiệm:
- Tham gia ý kiến đối với thiết kế cơ sở của các dự án đầu tư xây dựng công trình mỏ khoáng sản làm vật liệu xây dựng và vật liệu cho sản xuất xi măng thuộc nhóm B, C trên địa bàn Thành phố hoặc tham gia ý kiến đối với nội dung báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình mỏ khoáng sản làm vật liệu xây dựng và vật liệu cho sản xuất xi măng và thiết kế bản vẽ thi công trong trường hợp dự án chỉ phải lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình mỏ.
- Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường trong việc xây dựng văn bản pháp quy, quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản và trong các đợt kiểm tra định kỳ, đột xuất đối với các tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản trên địa bàn Thành phố.
4. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm:
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan kiểm tra việc chấp hành pháp luật lao động của các tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản, xử lý các trường hợp vi phạm quy định về an toàn lao động, chính sách đối với người lao động theo quy định của pháp luật.
- Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường trong việc xây dựng văn bản pháp quy, quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản và trong các đợt kiểm tra định kỳ, đột xuất đối với các tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản trên địa bàn Thành phố.
- Định kỳ tổ chức tập huấn về công tác an toàn lao động cho các tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản trên địa bàn Thành phố.
5. Sở Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm:
- Tiếp nhận, thẩm định và trình Ủy ban nhân dân Thành phố cấp giấy chứng nhận đầu tư dự án khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân Thành phố.
- Tổ chức thực hiện theo dõi, kiểm tra, đánh giá các dự án đầu tư khai thác khoáng sản do Ủy ban nhân dân Thành phố cấp Giấy chứng nhận đầu tư.
- Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường trong việc xây dựng văn bản pháp quy, quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản và trong các đợt kiểm tra định kỳ, đột xuất đối với các tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản trên địa bàn Thành phố.
6. Cục Thuế có trách nhiệm:
- Hướng dẫn kê khai nộp thuế, phí, quyết toán thuế, phí cho các tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản trên địa bàn Thành phố.
- Kiểm tra việc chấp hành nghĩa vụ kê khai và nộp thuế, phí của các tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản trên địa bàn Thành phố, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật.
- Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường trong việc xây dựng văn bản pháp quy, quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản và trong các đợt kiểm tra định kỳ, đột xuất đối với các tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản trên địa bàn Thành phố.
7. Sở Tài chính có trách nhiệm:
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan tham mưu trình Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành quy định về giá tài nguyên khoáng sản; tham mưu cho Ủy ban nhân dân Thành phố trong việc bố trí kinh phí quản lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản trên địa bàn Thành phố.
- Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường trong việc xây dựng văn bản pháp quy, quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản và trong các đợt kiểm tra định kỳ, đột xuất đối với các tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản trên địa bàn Thành phố.
8. Công an Thành phố có trách nhiệm:
- Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường trong việc khoanh định các khu vực cấm, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản vì lý do an ninh.
- Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường định kỳ hoặc đột xuất kiểm tra các tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản trên địa bàn Thành phố.
9. Trách nhiệm quản lý nhà nước của các sở, ngành khác thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội
Các sở, ban, ngành liên quan, theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường trong việc quản lý bảo vệ tài nguyên khoáng sản và hoạt động khoáng sản, xây dựng các chính sách về tài nguyên khoáng sản, quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản trên địa bàn Thành phố.
10. Trách nhiệm quản lý nhà nước về khoáng sản của Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện):
- Thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên khác theo quy định của pháp luật; bảo đảm trật tự an toàn xã hội tại khu vực có khoáng sản.
- Giải quyết theo thẩm quyền việc cho thuê đất hoạt động khoáng sản, sử dụng hạ tầng kỹ thuật và các vấn đề khác có liên quan cho tổ chức, cá nhân được phép hoạt động khoáng sản tại địa phương theo quy định của pháp luật.
- Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về khoáng sản trên địa bàn.
- Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về khoáng sản theo thẩm quyền. Trường hợp vượt quá thẩm quyền phải báo cáo kịp thời và đề xuất với Ủy ban nhân dân Thành phố biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật.
- Chỉ đạo Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn thực hiện các biện pháp bảo vệ khoáng sản chưa khai thác; huy động và chỉ đạo phối hợp các lực lượng trên địa bàn để giải tỏa, ngăn chặn hoạt động khoáng sản trái phép. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố về hoạt động khoáng sản trái phép trên địa bàn quản lý.
- Kiểm điểm làm rõ trách nhiệm và xử lý theo thẩm quyền đối với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã và tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý không hoàn thành nhiệm vụ được giao để xảy ra hoạt động khoáng sản trái phép trên địa bàn.
- Báo cáo định kỳ hằng năm hoặc đột xuất tình hình quản lý nhà nước về khoáng sản trên địa bàn, gửi về Sở Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Chánh văn phòng UBND Thành phố; Giám đốc các Sở: Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng, Công thương, Quy hoạch - Kiến trúc, Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giao thông vận tải, Lao động Thương binh và Xã hội, Công an Thành phố; Cục trưởng Cục thuế Hà Nội; thủ trưởng các cơ quan ban, ngành thuộc UBND Thành phố, Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã, các đơn vị, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Tài nguyên và Môi trường;
- Thường trực Thành ủy;
- Thường trực HĐND;
- Đ/c Chủ tịch UBND TP; (Để báo cáo)
- Các PCT UBND Thành phố;
- CVP, các PCVP UBND TP;
- TH, NCTH, Trung tâm Tin học Công báo;
- Lưu VT, TNđ
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Vũ Hồng Khanh
PHỤ LỤC SỐ 1
DANH MỤC CÁC MỎ, ĐIỂM KHOÁNG SẢN VẬT LIỆU XÂY DỰNG THÔNG THƯỜNG VÀ THAN BÙN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI QUY HOẠCH THĂM DÒ, KHAI THÁC, SỬ DỤNG ĐẾN NĂM 2020
(kèm theo Quyết định số 6572/QĐ-UBND ngày 09 tháng 12 năm 2014 của UBND Thành phố Hà Nội)
TT
Tên điểm mỏ đá vôi VLXD thông thường
Số hiệu trên bản đồ
Vị trí hành chính
Tổng diện tích (ha)
Quy hoạch thăm dò - khai thác
Diện tích (ha)
Tọa độ điểm góc (Hệ VN2000, kinh tuyến trục 105°, múi chiếu 6°)
Tài nguyên 333+334 (ngàn m3)
Cost (m)
Số hiệu điểm góc
X (m)
Y (m)
I
ĐÁ VÔI XÂY DỰNG
1
Mỏ Núi Đồng Kênh Ao
212. VXD
X. An Phú, H. Mỹ Đức
7,30
7,30
ĐKA-G1
2.284.246
573.149
315
5
ĐKA-G2
2.284.316
573.209
ĐKA-G3
2.283.597
573.659
ĐKA-G4
2.283.877
573.599
ĐKA-G5
2.284.140
573.480
ĐKA-G6
2.284.080
573.670
ĐKA-G7
2.284.160
573.690
ĐKA-G8
2.284.230
573.510
2
Mỏ Thung Côm
215. VXD
X. An Phú - X, An Tiến, H. Mỹ Đức
26,59
19,09
TC-G1
2.284.096
574.661
2.934
5
TC-G2
2.283.801
574.070
TC-G3
2.282.731
574.470
TC-G1a
2.283.699
574.569
TC-G7
2.284.095
574.683
TC-G8
2.284.087
574.730
TC-G9
2.283.772
574.478
3
Mỏ Thung Voi
208. VXD
X. Hợp Tiến, H. Mỹ Đức
16,53
6,58
TV-G1a
2.284.816
572.095
1.217
5
TV-G2a
2.284.780
572.121
TV-G3a
2.284.832
572.323
TV-G2b
2.284.572
571.894
TV-G3b
2.284.512
571.945
TV-G5a
2.284.661
572.218
TV-G6a
2.284.619
572.245
TV-G8a
2.284.713
571.819
TV-G4b
2.284.708
572.362
TV-G5b
2.284.737
572.367
TV-G1
2.284.843
572.031
TV-G2
2.284.712
571.775
TV-G3
2.284.492
571.964
TV-G4
2.284.561
572.402
TV-G5
2.284.816
572.352
4
Mỏ Hang Khái
206. VXD
X. Hợp Tiến, H. Mỹ Đức
12,48
4,52
HK-G12a
2.286.139
570.572
474
5
HK-G12b
2.286.141
570.566
HK-G13a
2.286.173
570.468
HK-G14a
2.286.195
570.451
HK-G15a
2.286.244
570.384
HK-G16a
2.286.099
570.389
HK-G17a
2.286.052
570.392
HK-G17b
2.285.994
570.468
HK-G3
2.285.844
570.367
HK-G4
2.285.775
570.438
HK-G5
2.285.868
570.605
HK-G1b
2.285.915
570.347
HK-G20b
2.285.891
570.576
Tổng cộng:
62,90
37,49
4.940
II
ĐÁ ONG
1
Mỏ Phương Hài
174.Đo
X. Đông Sơn - H. Chương Mỹ
5,00
5,00
PH-G1
2.314.041
563.639
99
5
PH-G2
2.313.812
563.426
PH-G3
2.313.661
563.502
PH-G4
2.313.829
563.700
2
Mỏ Thạch Thất
124.Đo
X. Bình Yên
H. Thạch Thất
25,30
25,30
TT-G1
2.327.598
555.448
631
8
TT-G2
2.326.994
555.509
TT-G3
2.326.996
555.930
TT-G4
2.327.602
555.861
Tổng cộng:
30,30
30,30
730
III
ĐÁ BAZAN
1
Mỏ Xóm Thuống Bãc
146.Bz
Xã Yên Bình, H. Thạch Thất
110,00
80,00
XTB-G1
2.320.866
545.529
202.258
90
XTB-G2
2.320.157
545.534
XTb-G2a
2.320.144
545.996
XTb-G1a
2.319.405
545.997
XTB-G4
2.319.405
545.997
XTB-G5
2.319.675
546.530
XTB-G6
2.320.172
546.418
XTB-G7
2.320.906
546.005
XTB-G8
2.320.207
545.197
2
Mỏ Chằm Giang
162.Bz
xã Đông Xuân
H. Quốc Oai
85,33
85,33
CG-G1
2.316.030
552.609
61.481
65
CG-G2
2.315.377
552.874
CG-G3
2.315.353
552.645
CG-G4
2.315.936
552.135
CG-G5
2.315.753
551.617
CG-G6
2.314.871
552.532
CG-G7
2.315.704
553.388
CG-G8
2.315.964
553.052
3
Mỏ Xóm Thuống Nam
151.Bz
Xã Yên Bình, H. Thạch Thất
51,93
26,11
XTN-G1
2.318.935
545.996
21.791
150
XTN-G2
2.318.617
546.373
XTN-G5
2.318.617
546.373
XTN-G6
2.319.498
546.526
4
Mỏ Đông Xuân
154.Bz
xã Đông Xuân
H. Quốc Oai
27,83
12,83
ĐX-G1
2.318.048
553.807
5.614
30
ĐX-G1a
2.317.608
554.004
ĐX-G4
2.317.790
554.415
ĐX-G5
2.318.066
554.241
ĐX-G6
2.317.910
554.402
5
Mỏ Núi Sò - Núi Bịch
156.Bz
Xã Đông Xuân
H. Quốc Oai
26,44
12,97
NS-G1a
2.317.498
552.799
15.155
30
NS-G2a
2.317.338
552.909
NS-G3a
2.317.308
553.129
NS-G4a
2.317.178
553.284
NS-G5a
2.317.128
553.374
NS-G6a
2.317.258
553.454
NS-G7a
2.317.658
552.954
NS-G1
2.317.717
552.488
NS-G2
2.317.141
553.212
NS-G3
2.317.352
553.400
NS-G4
2.317.924
552.691
6
Mỏ Núi Đá Thâm
159.Bz
Xã Đông Xuân H. Quốc Oai
15,09
15,09
ĐTh-G1
2.317.167
550.520
5.571
100
ĐTh-G2
2.316.794
550.716
ĐTh-G3
2.316.976
551.028
ĐTh-G4
2.317.360
550.758
7
Mỏ Trán Voi 1
164.Bz
Xã Hòa Thạch
H. Quốc Oai
64,60
15,60
TV1-G1
2.316.039
554.865
4.948
30
TV1-G2
2.315.733
554.830
TV1-G3
2.315.436
555.088
TV1-G12
2.315.934
555.220
Tổng cộng:
381,22
247,93
316.818
IV
CÁT XÂY DỰNG, SAN LẤP
Sông Đà
76,36
76,36
12.854,0
1
Mỏ Thuần Mỹ
66.Cxd
X. Thuần Mỹ, H. Ba Vì
12,25
12,25
TM-G1
2.339.211
530.451
863,0
4
TM-G2
2.338.980
530.478
TM-G3
2.338.756
530.649
TM-G4
2.338.509
531.224
TM-G5
2.339.052
530.693
2
Mỏ Phú Mỹ
49.Cxd
X.Sơn Đà X.Thuần Mỹ, H. Ba Vì
12,40
12,40
PM-G1
2.341.540
530.844
934,0
4
PM-G2
2.341.296
530.766
PM-G3
2.340.887
530.638
PM-G4
2.340.803
530.778
PM-G5
2.341.187
530.950
PM-G6
2.341.573
530.940
3
Mỏ Tòng Lệnh
36.Cxd
X.Phú Sơn, X.Thái Hòa, H. Ba Vì
51,71
51,71
TL-G1
2.346.897
535.607
11.057,0
4
TL-G2
2.345.536
534.847
TL-G3
2.345.344
535.386
TL-G4
2.346.861
535.702
Sông Hồng
2198,98
1584,14
74.026,80
4
Mỏ Cổ Đô
15.Cxd
X.Cổ Đô, H. Ba Vì
165,00
165,00
CĐ-G1
2.355.544
540.403
12.516,7
4
CĐ-G2
2.355.197
539.770
CĐ-G3
2.354.574
539.294
CĐ-G4
2.354.711
540.072
CĐ-G5
2.354.668
540.804
CĐ-G6
2.354.366
541.989
CĐ-G7
2.354.611
542.054
CĐ-G8
2.355.370
541.217
5
Mỏ Phú Châu (Mỏ Vân Hồng)
32.Cxd
X.Phú Châu, H. Ba Vì
132,60
132,60
VH-G1
2.348.612
544.973
6.607,0
4
VH-G2
2.347.902
544.512
VH-G3
2.347.167
544.442
VH-G4
2.346.452
544.647
VH-G5
2.345.900
545.006
VH-G6
2.347.124
545.146
VH-G7
2.348.580
545.180
6
Mỏ Châu Sơn
24.Cxd
X.Châu Sơn, H. Ba Vì
74,60
74,60
CS-G1
2.352.641
545.062
6.429,0
1
CS-G2
2.351.523
545.125
CS-G3
2.351.065
545.815
CS-G4
2.352.668
545.518
7
Mỏ Vĩnh Khang
51.Cxd
Các xã Vân Phúc Vân Nam Vân Hà, H. Phúc Thọ
130,50
130,50
VK-G1
2.340.834
561.164
1.325,0
4
VK-G2
2.340.534
560.601
VK-G3
2.339.990
561.376
VK-G4
2.340.406
562.252
VK-G5
2.341.245
562.887
8
Mỏ Hồng Hà
79.Cxd
X.Hồng Hà, X.Liên Hồng, X, Liên Hà, H. Đan Phượng
194,70
80,41
HH-G1
2.337.553
571.486
2.443,9
4
HH-G1c
2.337.553
571.595
HH-G2c
2.337.479
571.593
HH-G3c
2.337.422
571.674
HH-G3a
2.337.400
572.067
HH-G4c
2.337.556
572.083
HH-G6c
2.337.559
572.390
HH-G7c
2.336.968
572.320
HH-G10c
2.336.797
572.563
HH-G11c
2.337.434
572.800
HH-G13c
2.337.346
572.971
HH-G14c
2.336.711
572.684
HH-G15c
2.336.627
572.805
HH-G16c
2.337.259
573.141
HH-G17a
2.337.169
573.296
HH-G19a
2.336.526
572.925
HH-G20a
2.336.230
573.447
HH-G21a
2.336.145
573.825
HH-G22a
2.336.572
573.825
HH-G2
2.335.736
574.071
HH-G3
2.335.973
574.215
HH-G4
2.336.559
574.128
9
Mỏ cát Thượng Cát
99.Cxd
X.Liên Mạc, H, Từ Liêm; X.Võng La, H. Đông Anh
88,16
82,66
TC-G1
2.333.615
578.026
3.754,0
1
TC-G2
2.333.488
577.499
TC-G3
2.333.277
577.488
TC-G4
2.333.018
578.022
TC-G5
2.332.839
578.361
TC-G6
2.333.177
579.193
TC-G7
2.333.357
579.310
10
Mỏ Thạch Đà 1
57.Cxd
X.Thạch Đà, H. Mê Linh
40,00
40,00
CTĐ1-G1
2.339.868
569.694
1.280,0
4
CTĐ1-G2
2.339.060
570.170
CTĐ1-G3
2.339.171
570.488
CTĐ1-G4
2.340.038
570.201
11
Mỏ cát Chu Phan
67.Cxd
X.Thọ An Thọ Xuân
X. Trung Châu, X. Hồng Hà H. Đan Phượng; X.Chu Phan, H. Mê Linh
373,30
331,30
CP-G1
2.339.932
567.000
8.056,0
4
CP-G2
2.339.511
566.728
CP-G3
2.337.751
568.299
CP-G4
2.337.344
569.143
CP-G5
2.337.902
570.531
CP-G1a
2.339.394
567.909
CP-G2a
2.339.243
567.909
CP-G3a
2.338.908
568.130
CP-G4a
2.338.626
568.910
CP-G1c
2.339.300
568.200
CP-G5c
2.338.932
568.907
12
Mỏ Thanh Chiểu
17.Cxd
X.Phú Cường, H. Ba Vì
54,05
54,05
TC-G1
2.354.862
542.750
4.865,0
1
TC-G2
2.354.206
542.962
TC-G3
2.353.783
543.337
TC-G4
2.354.537
543.610
TC-G5
2.354.862
543.205
TC-G6
2.354.949
542.943
13
Mỏ Kiều Mộc
18.Cxd
X.Cổ Đô, H. Ba Vì
19,00
19,00
KM-G1
2.354.160
537.017
2.356,0
1
KM-G2
2.353.956
536.890
KM-G3
2.353.461
536.938
KM-G4
2.353.758
537.408
14
Mỏ Tây Đằng - Minh Châu
38.Cxd
Ttrấn Tây Đăng, X.Minh Châu, X. Chu Minh
H. Ba Vì
112,40
112,40
TĐ-G5
2.346.401
545.815
10.252,0
4
TĐ-G6
2.346.024
545.734
TĐ-G7
2.345.319
545.768
TĐ-G8
2.344.377
546.738
TĐ-G9
2.344.432
546.871
TĐ-G10
2.345.477
546.642
TĐ-G11
2.346.401
545.935
15
Mỏ Cam Thượng
47.Cxd
X.Đông Quang X.Cam Thượng -H. Ba Vì X. Đường Lâm Tx. Sơn Tây
49,75
37,75
CT-G1
2.342.406
547.686
1.888,0
4
CT-G6
2.342.346
548.018
CT-G5
2.342.010
548.418
CT-G4
2.341.096
548.973
CT-G2
2.341.832
548.021
CT-G3a
2.342.175
547.903
CT-G4a
2.342.290
548.046
CT-G5a
2.341.434
548.576
CT-G6a
2.341.394
548.544
CT-G7a
2.341.039
548.951
CT-G1b
2.342.397
547.734
CT-G2b
2.342.350
547.994
CT-G3b
2.341.094
548.962
CT-G9a
2.341.300
548.826
16
Mỏ Vân Hà (mỏ Vân Hà + Vân Nam cũ)
52.Cxd
Các xã Vân Nam Vân Hà, H. Phúc Thọ; X. Trung Châu, H. Đan Phượng X.Tiến Thịnh, H. Mê Linh
338,70
51,70
VH-G1b
2.339.662
562.119
1.551,0
4
VH-G2b
2.339.390
562.232
VH-G3b
2.339.477
562.473
VH-G4b
2.339.809
562.348
VH-G5b
2.339.592
562.770
VH-G3
2.339.918
563.616
VH-G3.1
2.340.191
563.880
VH-G13a
2.340.154
563.738
VH-G23b
2.341.264
564.877
VH-G3.3
2.339.707
564.926
VH-G3.4
2.339.806
565.050
VH-G6
2.341.306
565.093
17
Mỏ Trung Châu
54.Cxd
X.Vân Hà
H. Phúc Thọ; xã Trung Châu, X. Thọ An, H. Đan Phượng;
X.Tiến Thịnh, H. Mê Linh
186,00
54,70
TCH-G1a
2.340.751
565.038
983,0
4
TCH-G8a
2.339.850
565.775
TCH-G9a
2.340.264
565.639
TCH-G4
2.340.331
565.795
TCH-G5
2.341.306
565.093
TCH-G8b
2.339.695
566.112
TCH-G1.1
2.339.707
564.926
TCH-G2
2.338.782
566.443
TCH-G2a
2.339.806
565.050
TCH-G3a
2.338.876
566.349
TCH-G2b
2.338.806
566.472
18
Mỏ cát Võng La
95.Cxd
X.Võng La, X.Đại Mạch, H. Đông Anh
92,55
9,75
VL-G9
2.334.292
577.927
292,0
Từ +4 đến +1
VL-G10
2.334.142
577.864
VL-G11
2.333.988
578.252
VL-G12
2.334.128
578.307
VL-G13
2.334.073
578.094
VL-G14
2.333.832
577.974
VL-G15
2.333.607
578.421
VL-G16
2.333.847
578.544
72,55
VL-G1
2.334.268
577.442
4.940,0
1
VL-G2
2.334.041
577.596
VL-G3
2.333.619
579.739
VL-G4
2.333.465
580.651
VL-G5
2.333.553
581.188
VL-G6
2.333.821
579.836
VL-G7
2.333.932
578.773
VL-G8
2.334.568
577.485
VL-G2b
2.333.953
578.034
VL-G9
2.334.292
577.927
VL-G10
2.334.142
577.864
VL-G11
2.333.988
578.252
VL-G13
2.334.073
578.094
VL-G16
2.333.847
578.544
19
Mỏ Hải Bối
97.Cxd
X.Hải Bối, H. Đông Anh
21,40
21,40
HB-G1
2.333.420
583.080
1.329,0
1
HB-G2
2.333.378
583.312
HB-G3
2.333.426
583.942
HB-G4
2.333.365
584.249
HB-G5
2.333.658
583.862
HB-G6
2.333.674
583.585
HB-G7
2.333.605
583.325
20
Mỏ Phú Thượng
100. Cxd
P.Phú Thượng, Q. Tây Hồ; Xã Hải Bối, Các xã Vĩnh Ngọc, Tầm Xá, H. Đông Anh
39,77
37,47
PT-G1
2.333.155
583.579
2.061,3
1
PT-G2
2.332.933
583.986
PT-G3
2.332.933
585.134
PT-G4
2.332.825
584.798
PT-G5
2.333.134
584.079
PT-G6
2.332.933
585.134
PT-G7
2.332.481
585.967
PT-G8
2.332.544
585.962
PT-G9
2.332.748
585.658
PT-G10
2.332.933
585.134
21
Mỏ Long Biên - Cự Khối
135. Cxd
P.Thanh Lương, Q. H.Bà Trưng; P.Long Biên, P. Cự Khối, Q. Long Biên
71,50
61,30
LB-G1
2.324.346
590.506
735,6
2
LB-G2
2.323.569
590.308
LB-G3
2.323.177
590.826
LB-G4
2.323.558
591.191
LB-G5
2.323.947
590.752
LB-G6
2.323.372
591.441
LB-G7
2.323.050
591.146
LB-G8
2.322.939
591.733
LB-G9
2.323.193
591.686
22
Mỏ Vạn Phúc
177. Cxd
X.Vạn Phúc, H. Thanh Trì
3,60
3,60
VP-G1
2.313.562
594.522
108,0
+4 đến +1
VP-G2
2.313.431
594.520
VP-G3
2.313.359
594.549
VP-G4
2.313.374
594.571
VP-G5
2.313.469
594.587
VP-G6
2.313.552
594.547
VP-G7
2.313.744
594.859
VP-G8
2.313.709
594.806
VP-G9
2.313.596
594.846
VP-G10
2.313.436
594.834
VP-G11
2.313.563
594.943
VP-G12
2.313.655
594.965
VP-G13
2.313.729
594.923
23
Mỏ Hồng Vân
183. Cxd
X. Hồng Vân, H. Thường Tín
6,70
6,70
HV-G1
2.308.921
595.624
113,9
2
HV-G2
2.308.854
595.533
HV-G3
2.308.580
595.637
HV-G4
2.308.563
595.769
HV-G5
2.308.737
595.858
24
Mỏ Tự Nhiên
184. Cxd
X.Tự Nhiên, H. Thường Tín
4,70
4,70
TN-G1
2.308.472
596.082
140,4
2
TN-G2
2.308.392
595.944
TN-G3
2.308.300
596.041
TN-G4
2.308.245
596.226
TN-G5
2.308.314
596.324
TN-G6
2.308.462
596.135
Tổng cộng:
2275,34
1660,50
86.880,80
V
SÉT GẠCH NGÓI
1
Mỏ Phú Phương
25.Sgn
X.Phú Phương X. Phú Châu, H. Ba Vì
40,90
40,90
PP-G1
2.350.577
544.557
2.284
5
PP-G2
2.349.641
544.584
PP-G3
2.350.167
545.163
PP-G4
2.350.577
545.20
2
Mỏ Lai Sơn
2.Sgn
X. Bắc Sơn X.Hồng Kỳ, H. Sóc Sơn
31,60
31,60
LS-G1
2.360.670
587.926
1.648
5
LS-G2
2.360.516
588.088
LS-G3
2.360.164
587.813
LS-G4
2.359.931
588.079
LS-G5
2.360.299
588.479
LS-G6
2.360.891
588.186
3
Mỏ Xuân Đường
45.Sgn
X.Xuân Nội, H. Đông Anh
20,50
20,50
XĐ-G1
2.342.628
588.921
667
+ 5,5
XĐ-G2
2.342.368
588.871
XĐ-G3
2.342.191
589.402
XĐ-G4
2.342.628
589.524
4
Mỏ Vĩnh Ngọc
94.Sgn
Xã Vĩnh Ngọc, H. Đông Anh
11,90
11,90
VN-G1
2.334.218
584.721
489
4
VN-G2
2.333.851
584.617
VN-G3
2.333.752
584.900
VN-G4
2.334.151
585.012
5
Mỏ Hoàng Kim
60.Sgn
X.Hoàng Kim, H. Mê Linh
25,20
25,20
HK-G1
2.339.578
571.053
1.106
6
HK-G2
2.338.927
570.929
HK-G3
2.338.870
571.300
HK-G4
2.339.520
571.432
6
Mỏ Chu Phan
61.Sgn
Xã Chu Phan X.Thạch Đà, H. Mê Linh
25,60
25,60
SCP-G1
2.339.642
569.450
1.154
5
SCP-G2
2.339.289
569.179
SCP-G3
2.338.926
569.853
SCP-G4
2.339.028
569.958
SCP-G5
2.339.441
569.716
7
Mỏ Văn Khê
65.Sgn
Xã Văn Khê, H. Mê Linh
25,16
25,16
VK-G1
2.339.323
573.169
1.505
5
VK-G2
2.338.644
572.974
VK-G3
2.338.623
573.378
VK-G4
2.339.278
573.500
8
Mỏ Thạch Đà
68.Sgn
Xã Thạch Đà, H. Mê Linh; Xã Hồng Hà H.Đan Phượng
24,50
24,50
TĐ-G1
2.338.870
569.913
1.074
5
TĐ-G2
2.338.640
569.783
TĐ-G3
2.338.434
570.097
TĐ-G4
2.338.416
570.655
TĐ-G5
2.338.597
570.692
9
Mỏ Tráng Việt
77.Sgn
Xã Tráng Việt, H. Mê Linh
29,50
29,50
TV-G1
2.337.392
574.546
1.764
4
TV-G2
2.336.812
574.542
TV-G3
2.336.502
574.725
TV-G4
2.336.878
574.898
TV-G5
2.337.233
575.155
10
Mỏ Đồng Vôi
198. Sgn
Xã Hồng Sơn, H. Mỹ Đức
7,94
7,94
ĐV-G1
2.291.588
571.258
262
2
ĐV-G2
2.291.300
571.452
ĐV-G3
2.291.652
571.645
ĐV-G4
2.291.730
571.567
11
Mỏ Núi Vua
214. Sgn
Xã An Tiến, H. Mỹ Đức
24,93
24,93
NV-G1
2.284.259
574.822
1.122
+ 0,5
NV-G2
2.284.105
574.746
NV-G3
2.283.875
574.978
NV-G4
2.284.127
575.102
NV-G5
2.283.860
575.469
NV-G6
2.283.906
575.537
NV-G7
2.284.136
575.408
NV-G7
2.284.152
575.660
NV-G9
2.283.505
576.141
NV-G10
2.283.581
576.245
NV-G11
2.284.188
575.678
Tổng cộng:
267,73
267,73
13.075
VI
THAN BÙN
1
Mỏ Cổ Rùa
110.Tb
Xã Vân Hòa, H. Ba Vì
28,84
28,84
CR-G1
2.330.204
541.973
795
4
CR-G2
2.329.930
541.793
CR-G3
2.329.658
541.872
CR-G4
2.329.661
542.184
CR-G5
2.329.928
542.454
CR-G6
2.330.212
542.436
Tổng cộng:
28,84
28,84
795
VII
PUZOLAN
1
Mỏ Thanh Mỹ (Khu 1 và Khu 2)
82.Pz
X.Thanh Mỹ
TX. Sơn Tây
1,21
1,21
TM 1-G1
2.336.797
549.884
423
30
TM 1-G2
2.336.689
549.903
TM 1-G3
2.336.689
549.990
TM 1-G4
2.336.768
550.006
TM 1-G5
2.336.815
549.969
4,21
4,21
TM 2-G1
2.335.505
550.471
1.316
15
TM 2-G2
2.335.412
550.423
TM 2-G3
2.335.211
550.460
TM 2-G4
2.335.272
550.582
TM 2-G5
2.335.476
550.640
Tổng cộng:
5,42
5,42
1.739
PHỤ LỤC SỐ 2
DANH MỤC CÁC MỎ, ĐIỂM KHOÁNG SẢN VẬT LIỆU XÂY DỰNG THÔNG THƯỜNG VÀ THAN BÙN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI QUY HOẠCH KHAI THÁC, SỬ DỤNG ĐẾN NĂM 2020
(kèm theo Quyết định số 6572/QĐ-UBND ngày 09 tháng 12 năm 2014 của UBND Thành phố Hà Nội)
TT
Tên mỏ
Số hiệu trên bản đồ
Vị trí hành chính
Tổng diện tích điểm mỏ (ha)
Quy hoạch khai thác
Diện tích (ha)
Tọa độ điểm góc (Hệ VN2000, kinh tuyến trục 105°, múi chiếu 6°)
Trữ lượng cấp 121 (ngàn m3)
Cost (m)
Số hiệu điểm góc
X (m)
Y (m)
I
ĐÁ VÔI XÂY DỰNG
1
Mỏ Núi Chẹ
132. VXD
xã Khánh Thượng, H. Ba Vì
12,00
12,00
NC-G1
2.324.607
532.813
2.023
+5
NC-G2
2.324.428
532.641
NC-G3
2.324.119
532.839
NC-G4
2.324.299
533.029
NC-G5
2.324.525
533.039
2
Mỏ Núi Đồng Kênh Ao
212.VXD
Xã An Phú, H.Mỹ Đức
7,30
5,56
ĐKA-G1
2.284.246
573.149
967
+6,5
ĐKA-G2
2.284.316
573.209
ĐKA-G3
2.283.597
573.659
ĐKA-G4
2.283.877
573.599
3
Mỏ Thung Côm
215. VXD
X.An Phú, X. An Tiến, H. Mỹ Đức
26,59
7,50
TC-G1a
2.283.699
574.569
2.051
+6
TC-G3
2.282.731
574.470
TC-G4
2.283.303
576.259
TC-G5
2.284.147
575.641
TC-G6
2.284.018
574.811
TC-G7
2.284.095
574.683
4
Mỏ Thung Voi
208. VXD
Xã Hợp Thanh, H.Mỹ Đức
16,53
9,95
TV-G1a
2.284.816
572.095
3.419
+6
TV-G2a
2.284.780
572.121
TV-G3a
2.284.832
572.323
TV-G4a
2.284.713
572.377
TV-G5a
2.284.661
572.218
TV-G6a
2.284.619
572.245
TV-G7a
2.284.506
571.928
TV-G8a
2.284.713
571.819
5
Mỏ Hang Khái
206. VXD
Xã Hợp Tiến, H.Mỹ Đức
12,48
7,96
HK-G1a
2.285.917
570.324
503
+6
HK-G2a
2.285.969
570.363
HK-G3a
2.286.062
570.305
HK-G4a
2.286.091
570.319
HK-G5a
2.286.118
570.329
HK-G6a
2.286.140
570.287
HK-G7a
2.286.203
570.291
HK-G8a
2.286.378
570.392
HK-G9a
2.286.404
570.466
HK-G10a
2.286.327
570.439
HK-G11a
2.286.204
570.717
HK-G12a
2.286.139
570.572
HK-G13a
2.286.173
570.468
HK-G14a
2.286.195
570.451
HK-G15a
2.286.244
570.384
HK-G16a
2.286.099
570.389
HK-G17a
2.286.052
570.392
HK-G18a
2.285.976
570.488
HK-G19a
2.285.935
570.556
HK-G20a
2.285.890
570.583
Tổng cộng:
74,90
42,97
8.963
II
ĐÁ BAZAN
1
Mỏ Xóm Thuống Bắc
146.Bz
Xã Yên Bình, H, Thạch Thất
110,00
30,00
XTb-G1a
2.319.405
545.997
11.000
+90
XTb-G2a
2.320.144
545.996
XTB-G2
2.320.157
545.534
XTB-G3
2.319.282
545.791
XTB-G4
2.319.405
545.997
2
Mỏ Xóm Thuống Nam
151.Bz
Xã Yên Bình - H. Thạch Thất
51,93
25,82
XTN-G2
2.318.617
546.373
19.670
+160
XTN-G3
2.319.109
546.819
XTN-G4
2.319.109
546.819
XTN-G5
2.318.617
546.373
3
Mỏ Xóm Dục
152.Bz
Xã Yên Bình - H. Thạch Thất
29,84
29,84
XD-G1
2.318.749
546.747
36.121
+160
XD-G2
2.318.146
546.888
XD-G3
2.318.149
547.290
XD-G4
2.318.869
546.847
4
Mỏ Gò Chè
153.Bz
Xã Đông Xuân H. Quốc Oai; Xã Tiến Xuân, H. Thạch Thất
8,00
8,00
GC-G1
2.318.241
550.685
3.541
+50
GC-G2
2.318.024
550.726
GC-G3
2.317.770
550.865
GC-G4
2.317.785
550.917
GC-G5
2.318.310
550.901
5
Mỏ Núi Sò - Núi Bịch
156.Bz
X.Đông Xuân H. Quốc Oai
26,44
13,47
NS-G1a
2.317.498
552.799
7.517
+30
NS-G2a
2.317.338
552.909
NS-G3a
2.317.308
553.129
NS-G4a
2.317.178
553.284
NS-G5a
2.317.128
553.374
NS-G6a
2.317.258
553.454
NS-G7a
2.317.658
552.954
6
Mỏ Đông Xuân
154.Bz
Xã Đông Xuân H. Quốc Oai
27,83
15,00
ĐX-G1a
2.317.608
554.004
2.278
+30
ĐX-G2
2.317.581
553.712
ĐX-G3
2.317.577
554.255
ĐX-G4
2.317.790
554.415
7
Mỏ Đồng Vỡ 1
172.Bz
Xã Phú Mãn, H. Quốc Oai
15,00
15,00
ĐV1-G1
2.314.572
553.591
3.353
+80
ĐV1-G2
2.314.323
553.791
ĐV1-G3
2.314.747
554.141
ĐV1-G4
2.314.922
553.966
8
Mỏ Đồng Vỡ 2
170.Bz
Xã Phú Mãn H. Quốc Oai
15,14
15,14
ĐV2-G1
2.314.822
553.366
4.862
+110
ĐV2-G2
2.314.572
553.591
ĐV2-G3
2.314.922
553.966
ĐV2-G4
2.315.122
553.816
9
Mỏ Đồng Vỡ 3
163.Bz
Xã Phú Mãn, H. Quốc Oai
15,04
15,04
ĐV3-G1
2.315.122
553.092
4.022
+65
ĐV3-G2
2.314.997
553.216
ĐV3-G3
2.315.272
553.741
ĐV3-G4
2.315.570
553.593
10
Mỏ Trán Voi 1
164.Bz
X.Hòa Thạch, H. Quốc Oai
64,60
49,00
TV1-G3
2.315.436
555.088
12.500
+30
TV1-G4
2.315.025
555.356
TV1-G5
2.315.119
555.470
TV1-G6
2.314.976
555.548
TV1-G7
2.314.777
555.722
TV1-G8
2.315.226
556.051
TV1-G9
2.315.436
555.664
TV1-G10
2.315.561
555.776
TV1-G11
2.315.776
555.343
TV1-G12
2.315.934
555.220
11
Mỏ Trán Voi
165.Bz
X.Hòa Thạch, H. Quốc Oai
16,70
16,70
TV-G1
2.315.328
555.309
1.284
+25
TV-G2
2.314.661
555.888
TV-G3
2.315.106
556.208
TV-G4
2.315.317
555.730
TV-G5
2.315.608
555.589
Tổng cộng:
380,52
233,01
106.148
III
CÁT XÂY DỰNG, SAN LẤP
Sông Đà
5,1
5,10
124,0
1
Mỏ Thái Hòa
27.Cxd
X.Thái Hòa, H. Ba Vì
5,10
5,10
TH-G1
2.349.062
536.417
124,0
TH-G2
2.348.905
536.388
TH-G3
2.348.696
536.320
TH-G4
2.348.666
536.438
TH-G5
2.348.908
536.530
TH-G6
2.349.053
536.547
Sông Hồng
1.523,53
698,70
29.950,4
2
Mỏ Cam Thượng
47.Cxd
Xã Đông Quang, Cam Thượng, H.Ba Vì; X. Đường Lâm, Tx. Sơn Tây
49,75
12,00
CT-G1a
2.342.647
547.737
563,1
CT-G2a
2.342.557
547.612
CT-G3a
2.342.175
547.903
CT-G4a
2.342.290
548.046
CT-G5a
2.341.434
548.576
CT-G6a
2.341.394
548.544
CT-G7a
2.341.039
548.951
CT-G8a
2.341.062
548.983
CT-G9a
2.341.300
548.826
3
Mỏ Vân Hà (mỏ Vân Hà + Vân Nam cũ)
52.Cxd
X.Vân Nam, Vân Hà, H.Phúc Thọ X. Trung Châu, H.Đan Phượng; X.Tiến Thịnh, H. Mê Linh
338,70
287,00
VH-G1a
2.339.638
561.554
11.904,0
VH-G2a
2.339.500
561.590
VH-G3a
2.339.348
561.945
VH-G4a
2.339.337
562.256
VH-G5a
2.339.662
562.119
VH-G6a
2.339.696
562.119
VH-G7a
2.339.779
562.043
VH-G8a
2.340.042
562.257
VH-G9a
2.339.343
562.524
VH-G10a
2.340.147
563.724
VH-G11a
2.341.039
563.449
VH-G12a
2.341.054
563.466
VH-G13a
2.340.154
563.738
VH-G14a
2.340.213
563.831
VH-G15a
2.341.294
563.815
VH-G16a
2.341.292
563.826
VH-G17a
2.340.213
563.840
VH-G18a
2.339.861
564.662
VH-G19a
2.341.346
564.634
VH-G20a
2.341.397
564.636
VH-G21a
2.339.861
564.662
VH-G22a
2.339.707
564.926
VH-G23a
2.341.397
564.871
4
Mỏ Trung Châu
54.Cxd
X.Vân Hà, H. Phúc Thọ; X. Trung Châu, X.Thọ An, H. Đan Phượng; X.Tiến Thịnh H. Mê Linh
186,00
131,30
TCH-G1a
2.340.751
565.038
7.344,0
TCH-G2a
2.339.806
565.050
TCH-G3a
2.338.876
566.349
TCH-G4a
2.338.714
566.604
TCH-G5a
2.338.901
566.922
TCH-G6a
2.339.586
566.518
TCH-G7a
2.339.586
566.343
TCH-G8a
2.339.850
565.775
TCH-G9a
2.340.264
565.639
5
Mỏ Thạch Đà
58.Cxd
Xã Thạch Đà - H. Mê Linh
9,24
9,24
CTD-G1
2.339.628
570.339
523,0
CTD-G2
2.339.298
570.444
CTD-G3
2.339.393
570.704
CTD-G4
2.339.708
570.594
6
Mỏ Chu Phan 1
62.Cxd
X.Chu Phan, H. Mê Linh
30,10
30,10
CCP1-G1
2.339.706
568.972
1.486,0
CCP1-G2
2.338.933
568.985
CCP1-G3
2.338.873
569.461
CCP1-G4
2.339.681
569.266
7
Mỏ Chu Phan
67.Cxd
X Thọ An, Thọ Xuân Trung Châu, Hồng Hà, H. Đan Phượng; X.Chu Phan, H. Mê Linh
373,30
42,00
CP-G1a
2.339.394
567.909
777,0
CP-G2a
2.339.243
567.909
CP-G3a
2.338.908
568.130
CP-G4a
2.338.626
568.910
CP-G5a
2.339.074
568.910
8
Mỏ Thượng Cát
99.Cxd
X. Thượng Cát, H. Từ Liêm; X. Võng La, H. Đông Anh
88,16
5,50
TC-G8
2.333.536
577.507
314,0
TC-G9
2.333.658
577.284
TC-G10
2.333.491
577.156
TC-G11
2.333.357
577.383
9
Mỏ Phú Thượng
100.Cxd
P.Phú Thượng, Q.Tây Hồ
39,77
2,30
1
2.332.746
585.285
151,7
2
2.332.657
585.576
3
2.332.581
585.549
4
2.332.678
585.264
10
Mỏ Đại Mạch
89.Cxd
X.Đại Mạch, H. Đông Anh
7,76
7,76
ĐM-1
2.335.474
576.347
350,0
ĐM-2
2.335.605
576.507
ĐM-3
2.335.332
576.763
ĐM-4
2.335.197
576.609
11
Mỏ Võng La
95.Cxd
X. Võng La, X.Đại Mạch H. Đông Anh
92,55
20,00
VL-G9
2.334.292
577.927
1.094,0
VL-G10
2.334.142
577.864
VL-G11
2.333.988
578.252
VL-G12
2.334.128
578.307
VL-G13
2.334.073
578.094
VL-G14
2.333.832
577.974
VL-G15
2.333.607
578.421
VL-G16
2.333.847
578.544
12
Mỏ Long Biên - Cự Khối
135.Cxd
P.Thanh Lương, Q. H.Bà Trưng; P.Long Biên, P.Cự Khối, Q. Long Biên
71,50
10,20
LB-G10
2.323.109
592.022
271,0
LB-G11
2.322.767
592.411
LB-G12
2.322.701
592.382
LB-G13
2.322.869
591.821
13
Mỏ Hồng Thái (Mỏ Duyên Yết)
190.Cxd
Xã Hồng Thái, H. Phú Xuyên
15,00
15,00
HT-G1
2.296.828
600.019
995,0
HT-G2
2.296.236
600.266
HT-G3
2.296.286
600.399
HT-G4
2.296.964
600.308
14
Mỏ Khai Thái
195.Cxd
X.Khai Thái, H. Phú Xuyên
7,00
7,00
KT-G1
2.293.103
600.279
352,0
KT-G2
2.292.850
600.232
KT-G3
2.292.693
600.419
KT-G4
2.292.861
600.419
15
Mỏ Tây Đằng
33.Cxd
T.Trấn Tây Đằng, H. Ba Vì
20,00
20,00
TĐ-G1
2.347.119
545.742
1.154,8
TĐ-G2
2.346.610
545.742
TĐ-G3
2.346.610
546.089
TĐ-G4
2.347.189
546.086
16
Mỏ Hồng Hà
79.Cxd
X.Hồng Hà, Liên Hồng, Liên Hà, H. Đan Phượng
194,70
99,30
HH-G1a
2.337.673
571.597
2.670,8
HH-G2a
2.337.426
571.593
HH-G3a
2.337.400
572.067
HH-G4a
2.337.719
572.099
HH-G5a
2.337.740
571.820
HH-G6a
2.337.665
572.403
HH-G7a
2.336.785
572.298
HH-G8a
2.336.706
572.397
HH-G9a
2.336.812
572.422
HH-G10a
2.336.743
572.543
HH-G11a
2.337.618
572.869
HH-G12a
2.337.623
572.615
HH-G13a
2.337.560
573.067
HH-G14a
2.336.672
572.667
HH-G15a
2.336.601
572.792
HH-G16a
2.337.453
573.245
HH-G17a
2.337.169
573.296
HH-G18a
2.336.872
573.124
HH-G19a
2.336.526
572.925
HH-G20a
2.336.230
573.447
HH-G20b
2.336.576
573.645
HH-G21a
2.336.145
573.825
HH-G22a
2.336.572
573.825
Tổng cộng:
1.528,63
703,80
30.074,4
IV
SÉT GẠCH NGÓI
1
Mỏ Văn Khê 1
55.Sgn
Xã Văn Khê, H. Mê Linh
9,84
9,84
VK1-G1
2.339.928
572.973
591
+4
VK1-G2
2.339.623
572.913
VK1-G3
2.339.558
573.218
VK1-G4
2.339.868
573.283
2
Mỏ Văn Khê 2
71.Sgn
Xã Văn Khê, H. Mê Linh
40,08
40,08
VK2-G1
2.338.987
574.158
1.863
+5
VK2-G2
2.337.814
573.948
VK2-G3
2.337.685
574.255
VK2-G4
2.338.942
574.480
Tổng cộng:
49,92
49,92
2.454
V
THAN BÙN
1
Mỏ Thượng Lâm
188.Tb
Xã Thượng Lâm, Huyện Mỹ Đức
30,00
30,00
TLAM-G1
2.299.233
568.000
570.000 (ngàn tấn)
+3
TLAM-G2
2.298.336
568.000
TLAM-G3
2.298.540
568.374
TLAM-G4
2.299.233
568.374
Tổng cộng:
30,00
30,00
570.000
VI
PUZOLAN
1
Mỏ Thanh Mỹ (Khu 3)
82.Pz
X.Thanh Mỹ
TX. Sơn Tây
18,90
18,90
TM 3-G1
2.335.691
550.138
1.600
+15
TM 3-G2
2.335.612
550.155
TM 3-G3
2.335.580
550.205
TM 3-G4
2.335.613
550.216
TM 3-G5
2.335.648
550.286
TM 3-G6
2.335.628
550.296
TM 3-G7
2.335.510
550.390
TM 3-G8
2.335.496
550.408
TM 3-G9
2.335.441
550.375
TM 3-G10
2.335.437
550.394
TM 3-G11
2.335.354
550.355
TM 3-G12
2.335.328
550.376
TM 3-G13
2.335.247
550.372
TM 3-G14
2.335.248
550.227
TM 3-G15
2.335.212
550.191
TM 3-G16
2.335.194
550.328
TM 3-G17
2.335.115
550.255
TM 3-G18
2.335.079
550.344
TM 3-G19
2.335.051
550.638
TM 3-G20
2.335.205
550.753
TM 3-G21
2.335.283
550.652
TM 3-G22
2.335.319
550.633
TM 3-G23
2.335.394
550.753
TM 3-G24
2.335.474
550.685
TM 3-G25
2.335.550
550.520
TM 3-G26
2.335.683
550.342
TM 3-G27
2.335.793
550.267
Tổng cộng:
18,90
18,90
1.600 | {
"issuing_agency": "Thành phố Hà Nội",
"promulgation_date": "09/12/2014",
"sign_number": "6572/QĐ-UBND",
"signer": "Vũ Hồng Khanh",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Van-hoa-Xa-hoi/Quyet-dinh-166-QD-TTg-tang-thuong-Co-Thi-dua-Chinh-phu-101244.aspx | Quyết định 166/QĐ-TTg tặng thưởng Cờ Thi đua Chính phủ | THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------
Số: 166/QĐ-TTg
Hà Nội, ngày 27 tháng 01 năm 2010
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC TẶNG THƯỞNG CỜ THI ĐUA CỦA CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Thi đua, Khen thưởng ngày 26 tháng 11 năm 2003 và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Nghị định số 121/2005/NĐ-CP ngày 30 tháng 9 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải (Tờ trình số 376/TTr-BGTVT ngày 20 tháng 01 năm 2010) và Trưởng ban Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương (Tờ trình số 114/TTr-BTĐKT ngày 26 tháng 01 năm 2010),
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Tặng thưởng Cờ Thi đua của Chính phủ cho :
1. Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 8, Bộ Giao thông vận tải;
2. Công ty Xây dựng Cầu 75, Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 8, Bộ Giao thông vận tải.
Đã hoàn thành xuất sắc toàn diện nhiệm vụ công tác, dẫn đầu phong trào thi đua năm 2009 của các khối thuộc Bộ Giao thông vận tải.
Điều 2. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Trưởng ban Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương và các tập thể có tên tại Điều 1 chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận :
- Bộ Giao thông vận tải;
- Ban Thi đua - Khen thưởng TW;
- VPCP: BTCN, Cổng TTĐT;
- Lưu: Văn thư, TCCV (3b), Hùng (10b).
KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG
Hoàng Trung Hải | {
"issuing_agency": "Thủ tướng Chính phủ",
"promulgation_date": "27/01/2010",
"sign_number": "166/QĐ-TTg",
"signer": "Hoàng Trung Hải",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Quyen-dan-su/Quyet-dinh-755-QD-CTN-2020-cho-thoi-quoc-tich-Viet-Nam-doi-voi-cong-dan-hien-dang-cu-tru-tai-Na-Uy-444273.aspx | Quyết định 755/QĐ-CTN 2020 cho thôi quốc tịch Việt Nam đối với công dân hiện đang cư trú tại Na Uy | CHỦ TỊCH NƯỚC
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 755/QĐ-CTN
Hà Nội, ngày 25 tháng 5 năm 2020
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC CHO THÔI QUỐC TỊCH VIỆT NAM
CHỦ TỊCH
NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Căn cứ Điều 88 và Điều 91 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Căn cứ Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008;
Theo đề nghị của Chính phủ tại Tờ trình số 142/TTr-CP ngày 14/4/2020.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Cho thôi quốc tịch Việt Nam đối với 05 công dân hiện đang cư trú tại Vương quốc Na Uy (có danh sách kèm theo).
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký.
Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước và các công dân có tên trong Danh sách chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
KT. CHỦ TỊCH
NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
PHÓ CHỦ TỊCH
Đặng Thị Ngọc Thịnh
DANH SÁCH
CÁC CÔNG DÂN VIỆT NAM HIỆN CƯ TRÚ TẠI NA UY ĐƯỢC CHO THÔI QUỐC TỊCH VIỆT NAM
(Kèm theo Quyết định số 755/QĐ-CTN ngày 25 tháng 5 năm 2020 của Chủ tịch nước)
1.
Lê Hồng Hạnh, sinh ngày 02/3/1985 tại Vĩnh Long
Hiện trú tại: Tante Ulrikkes vei 48B, 0984 Oslo
Nơi cư trú trước khi xuất cảnh: Xã Thiện Mỹ, huyệnTrà Ôn, tỉnh Vĩnh Long
Giới tính: Nữ
2.
Nguyễn Cẩm Hồng, sinh ngày 13/6/1980 tại Bến Tre
Hiện trú tại: Fagertun 3A, 1518 Moss
Nơi cư trú trước khi xuất cảnh: Xã Minh Đức, huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre
Giới tính: Nữ
3.
Trần Thị Thúy Hằng, sinh ngày 05/10/1977 tại Đồng Nai
Hiện trú tại: Hafslundtunet 40, 1738 Borgenhaugen, Sarpsborg
Nơi cư trú trước khi xuất cảnh: 190 Nguyễn Trường Tộ, phường Tân Thành, quận Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh
Giới tính: Nữ
4.
Lê Thị Thu Hồng, sinh ngày 02/8/1975 tại Bà Rịa - Vũng Tàu
Hiện trú tại: Nordbyveien 146, 1734 Hafslundsøy
Nơi cư trú trước khi xuất cảnh: 225/17 đường Trần Phú, phường 5, TP. Vũng Tàu
Giới tính: Nữ
5.
Trần Thị Mỹ Hiền, sinh ngày 17/9/1985 tại Ninh Thuận
Hiện trú tại: Gaver Ytteborgsvei 111, 0977 Oslo
Nơi cư trú trước khi xuất cảnh: Số 3 Khu phố 3, thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận.
Giới tính: Nữ | {
"issuing_agency": "Chủ tịch nước",
"promulgation_date": "25/05/2020",
"sign_number": "755/QĐ-CTN",
"signer": "Đặng Thị Ngọc Thịnh",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Van-hoa-Xa-hoi/Huong-dan-4669-HD-UBND-2022-muc-tieu-quoc-gia-phat-trien-kinh-te-vung-dong-bao-Ninh-Thuan-535776.aspx | Hướng dẫn 4669/HD-UBND 2022 mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế vùng đồng bào Ninh Thuận | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH THUẬN
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 4669/HD-UBND
Ninh Thuận, ngày 27 tháng 10 năm 2022
HƯỚNG DẪN
QUY TRÌNH RÀ SOÁT VÀ PHÊ DUYỆT ĐỐI TƯỢNG; LỰA CHỌN HÌNH THỨC BỐ TRÍ ỔN ĐỊNH DÂN CƯ Ở NHỮNG NƠI CẦN THIẾT THUỘC DỰ ÁN 2 CỦA CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI GIAI ĐOẠN 2021-2025 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH THUẬN
Cĕn cứ Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025;
Thực hiện Thông tư số 02/2022/TT-UBDT ngày 30/6/2022 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc hướng dẫn thực hiện một số dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030; giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025;
Ủy ban nhân dân tỉnh hướng dẫn quy trình rà soát và phê duyệt đối tượng; lựa chọn hình thức bố trí ổn định dân cư ở những nơi cần thiết của Dự án 2 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 theo Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 Thủ tướng Chính phủ (sau đây viết tắt là Chương trình) trên địa bàn tỉnh, như sau:
I. QUY ĐỊNH CHUNG
1. Phạm vi điều chỉnh
Văn bản này hướng dẫn quy trình rà soát và phê duyệt đối tượng; lựa chọn hình thức bố trí ổn định dân cư ở những nơi cần thiết của Dự án 2 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 theo Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ.
2. Đối tượng áp dụng
Áp dụng theo điểm b khoản 2 Mục III Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 theo Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ.
3. Nguyên tắc thực hiện: Theo quy định tại Điều 14, Thông tư số 02/2022/TT-UBDT ngày 30/6/2022 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc.
II. QUY TRÌNH RÀ SOÁT, XÁC ĚỊNH, PHÊ DUYỆT DANH SÁCH ĐỐI TƯỢNG
1. Quy trình rà soát và phê duyệt danh sách đối tượng thụ hưởng
a) Bước 1: Tổ chức thông báo, vận động người dân thực hiện chính sách ổn định dân cư (tập trung và xen ghép)
Ủy ban nhân dân cấp xã (gọi chung là xã) xác định phạm vi, đối tượng thụ hưởng chính sách theo quy định, chỉ đạo trưởng các thôn (gọi chung là thôn) thông báo, vận động (bằng nhiều hình thức qua hệ thống loa truyền thanh, họp dân, niêm yết công khai tại các nơi sinh hoạt cộng đồng) để người dân thuộc diện bố trí ổn định dân cư hiểu rõ về chính sách sắp xếp, bố trí, ổn định dân cư ở những nơi cần thiết và các mục tiêu của dự án.
Thời gian thực hiện: 03 ngày.
b) Bước 2: Tổ chức họp lấy ý kiến về hình thức ổn định dân cư (tập trung hoặc xen ghép) và lập danh sách đối tượng tham gia
- Thành phần dự họp: Trưởng thôn (chủ trì cuộc họp) và cán bộ chuyên môn thuộc UBND cấp xã; các hộ gia đình, cá nhân thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Mục I của hướng dẫn này để thảo luận lựa chọn hình thức ổn định dân cư;
- Cán bộ được Ủy ban nhân dân cấp xã giao nhiệm vụ cung cấp mẫu đơn và hướng dẫn đại diện chủ hộ viết đơn tự nguyện tham gia dự án, phương án ổn định dân cư (ghi cụ thể hình thức tham gia tại các dự án định canh định cư tập trung hoặc địa chỉ thôn đến định canh định cư xen ghép).
- Lập danh sách các hộ dân có đơn tham gia dự án định canh định cư tập trung, phương án xen ghép.
Thời gian thực hiện: 01 ngày
c) Bước 3: Tổ chức họp bình xét hộ tham gia dự án, phương án bố trí, ổn định dân cư
- Thành phần họp bình xét: Đại diện lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp xã, trưởng thôn, đại diện các tổ chức chính trị - xã hội của xã,
- Nội dung họp:
+ Thông báo danh sách các hộ có đơn tình nguyện tham gia dự án, phương án;
+ Tiến hành bình xét và lập danh sách các hộ đáp ứng tiêu chí của dự án, phương án;
- Công khai danh sách hộ được bố trí, ổn định dân cư (niêm yết danh sách tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi sinh hoạt công cộng, qua hệ thống truyền thanh của địa phương) và giải quyết các kiến nghị của các hộ dân. Sau 05 ngày kể từ khi công khai danh sách, hoàn thiện danh sách gửi về Ủy ban nhân dân cấp xã. Hồ sơ gồm: Biên bản họp bình xét theo Phụ lục II (kèm theo đơn tình nguyện tham gia dự án/phương án ổn định dân cư theo Phụ lục I), có chữ ký của chủ trì, thư ký cuộc họp, đoàn thể và đại diện một số hộ dân tham gia (01 bộ do Trưởng thôn lưu, 01 bộ gửi Ủy ban nhân dân cấp xã).
Thời gian thực hiện: 06 ngày làm việc.
d) Bước 4: Tổng hợp hồ sơ trình UBND cấp huyện
- Ủy ban nhân dân cấp xã trình Ủy ban nhân dân cấp huyện (qua Phòng Dân tộc hoặc Cơ quan phụ trách công tác dân tộc cấp huyện - gọi chung là Cơ quan công tác dân tộc cấp huyện) về kết quả rà soát đối tượng thụ hưởng chính sách. Hồ sơ trình Ủy ban nhân dân cấp huyện 01 bộ, gồm: Tờ trình của Ủy ban nhân dân cấp xã, kèm theo Biên bản họp bình xét, đơn tự nguyện di dân của từng hộ dân và bảng tổng hợp danh sách trích ngang các hộ tham gia theo từng nội dung, loại hình cụ thể theo Phụ lục III.
Thời gian thực hiện: 02 ngày làm việc.
e) Bước 5: Phê duyệt danh sách đối tượng thụ hưởng chính sách (tập trung hoặc xen ghép)
- Trong thời gian 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được Tờ trình của Ủy ban nhân dân cấp xã, Cơ quan công tác dân tộc cấp huyện chủ trì, phối hợp với các phòng chức năng có liên quan của huyện tổng hợp, kiểm tra/thẩm định hồ sơ của các xã, tham mưu trình Ủy ban nhân dân cấp huyện Quyết định phê duyệt danh sách đối tượng thụ hưởng chính sách theo quy định.
- Trong thời gian 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được vĕn bản trình của Cơ quan công tác dân tộc cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp huyện Quyết định phê duyệt danh sách đối tượng tham gia dự án, phương án làm cơ sở triển khai thực hiện việc bố trí, sắp xếp ổn định dân cư theo quy định.
2. Thời gian rà soát, xác định đối tượng thụ hưởng chính sách
Hoàn thành trước ngày 15 tháng 11 năm 2022.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Giao Ban Dân tộc chủ trì làm đầu mối, phối hợp với các sở, ngành có liên quan giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý, theo dõi, giám sát, chỉ đạo, tổ chức thực hiện bố trí ổn định dân cư, bảo đảm hiệu quả đầu tư và đúng quy định.
2. Giao Ủy ban nhân dân các huyện phối hợp với các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường và các sở, ban, ngành liên quan tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt và thực hiện dự án đầu tư bố trí ổn định dân cư trên địa bàn theo quy định hiện hành; kiểm tra, giám sát, đánh giá, tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện định kỳ, đột xuất theo quy định.
Trên đây là hướng dẫn quy trình rà soát và phê duyệt đối tượng; lựa chọn hình thức bố trí ổn định dân cư ở những nơi cần thiết của Dự án 2 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 theo Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn tỉnh. Yêu cầu Trưởng ban Dân tộc tỉnh; Giám đốc các sở, ngành liên quan và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện tổ chức triển khai thực hiện./.
Nơi nhận:
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Ban Dân tộc;
- Các Sở: KHĐT, NNPTNT, TNMT;
- UBND các huyện;
- VPUB: LĐ, KTTH;
- Lưu: VT, VXNV. NVT.
KT. CHỦ TỊCH
CHỦ TỊCH
Nguyễn Long Biên
PHỤ LỤC I
(Kèm theo Hướng dẫn số: 4669/HD-UBND ngày 27 /10/2022 của UBND tỉnh)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
ĐƠN TỰ NGUYỆN BỐ TRÍ , ỔN ĐỊNH DÂN CƯ
Kính gửi: Ủy ban nhân dân xã...............................................
Họ và tên chủ hộ:.............................. Dân tộc..............
Sinh ngày........... tháng....... năm.......
Nơi ở hiện nay:..............................................................................................
Hộ khẩu thường trú:.......................................................................................
Thuộc đối tượng bố trí, ổn định dân cư:…………………………………(*)
Tên dự án, phương án:...............…………………………………………
Số người đi trong hộ có:................ khẩu................lao động.
DANH SÁCH NHỮNG NGUỒI ĐI TRONG HỘ
STT
Họ và tên
Năm sinh
Quan hệ với chủ hộ
Trình độ Văn hoá
Nghề nghiệp
Số sổ hộ khẩu; số Chứng minh thư nhân dân hoặc số Căn cước công dân (Chủ hộ)
Nam
Nữ
1
Chủ hộ
2
…
Tôi tự nguyện làm đơn này xin tham gia dự án, phương án bố trí, ổn định dân cư.
Nếu được chấp nhận tôi xin cam kết:
- Tuân thủ đầy đủ nghĩa vụ, quyền công dân theo quy định của Pháp luật.
- Tổ chức xây dựng cuộc sống lâu dài tại nơi được bố trí, sắp xếp.
Nếu tôi tự ý bỏ đi nơi khác, tôi sẽ phải hoàn trả các khoản tiền Nhà nước hỗ trợ, diện tích đất, rừng đã được giao (nếu có)./.
XÁC NHẬN CỦA UBND CẤP XÃ
(Ký tên, đóng dấu)
......, ngày..... tháng..... năm ......
CHỦ HỘ LÀM ĐƠN
(Ký và ghi rõ họ tên)
Ghi chú:
(*) đối tượng: Hộ đồng bào dân tộc thiểu số còn du canh, du cư; Hộ gia đình, cá nhân di cư tự do đến địa bàn các xã, thôn đặc biệt khó khăn; Hộ gia đình, cá nhân sống ở địa bàn đặc biệt khó khăn, nơi thường xuyên xảy ra thiên tai hoặc có nguy cơ xảy ra thiên tai cần phải bố trí, sắp xếp ổn định dân cư; Hộ gia đình, cá nhân tự nguyện chuyển đến sinh sống ở các điểm bố trí dân cư tập trung hoặc được bố trí đến sinh sống ổn định ở các điểm bố trí dân cư theo quy hoạch, kế hoạch của Nhà nước; Xã, thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
PHỤ LỤC II
(Kèm theo huớng dẫn số:4669 /HD-UBND ngày 27 /10/2022 của UBND tỉnh)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
BIÊN BẢN BÌNH XÉT HỘ DÂN THAM GIA DỰ ÁN (PHƯƠNG ÁN) ………………………………
Hôm nay, ngày.......tháng....... năm.....,
Tại thôn..............xã.................huyện..............tỉnh Ninh Thuận; diễn ra cuộc họp với các nội dung sau:
I. Thành phần tham dự gồm:
1. Đại diện UBND cấp xã và các tổ chức chính trị - xã hội của xã:
- Ông (bà)………………………. Chức vụ……………………………….………….……………
-……………………………………………………………………………………….………………
- ……………………………………………………………………………………….……………..
2. Đại diện thôn:
- Ông (bà)………………………. Chức vụ………………………………..………….……………
- ………………………. ………………….……………………………….………….……………..
- ……………………………………………………………………………………….……………..
II. Kết quả bình xét:
Tổng số hộ có đơn:…….......
Số hộ được bình xét: ………
Danh sách hộ được bình xét
STT
Họ và tên Chủ hộ
Năm sinh
Số sổ hộ khẩu; số Chứng minh thư nhân dân hoặc số Căn cước công dân
Ghi chú
Nam
Nữ
1
2
…
Cuộc họp kết thúc lúc ….. ngày …….
ĐẠI DIỆN CÁC TỔ CHỨC CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI CỦA XÃ
(Ký tên)
TRƯỞNG THÔN
(Ký tên)
UBND CẤP XÃ
(Ký tên và đóng dấu)
( Mẫu dùng chung cho cấp xã, cấp huyện )
PHỤ LỤC III
(Kèm theo Hướng dẫn số: 4669 /HD-UBND ngày 27/10/2022 của UBND tỉnh)
ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ/HUYỆN…….
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số:
, ngày tháng năm
DANH SÁCH TRÍCH NGANG CÁC HỘ THAM GIA DỰ ÁN (PHƯƠNG ÁN) …………………………………………….
Đối tượng bố trí, ổn định dân cư (*): ........................................... Hình thức (tập trung, xen ghép, ổn định tại chỗ):…….
Thôn.......... xã………., huyện............…………tỉnh Ninh Thuận.
STT
Họ và tên (từng người trong hộ)
Năm sinh
Quan hệ với chủ hộ
Số Khẩu (của hộ)
Số lao động (của hộ)
Trình độ Văn hoá
Nghề nghiệp
Số Chứng minh thư nhân dân hoặc số Căn cước công dân (chủ hộ)
Ghi chú
Nam
Nữ
1
1.1.
Chủ hộ
1.2.
….
2
2.1.
Chủ hộ
2.2.
….
Tổng số
Ngày....... tháng........ năm ....
ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ/HUYỆN
(Ký tên và đóng dấu)
Ghi chú: (*) đối tượng: Hộ đồng bào dân tộc thiểu số còn du canh, du cư; Hộ gia đình, cá nhân di cư tự do đến địa bàn các xã, thôn đặc biệt khó khăn; Hộ gia đình, cá nhân sống ở địa bàn đặc biệt khó khăn, nơi thường xuyên xảy ra thiên tai hoặc có nguy cơ xảy ra thiên tai cần phải bố trí, sắp xếp ổn định dân cư; Hộ gia đình, cá nhân tự nguyện chuyển đến sinh sống ở các điểm bố trí dân cư tập trung hoặc được bố trí đến sinh sống ổn định ở các điểm bố trí dân cư theo quy hoạch, kế hoạch của Nhà nước; Xã, thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. | {
"issuing_agency": "Tỉnh Ninh Thuận",
"promulgation_date": "27/10/2022",
"sign_number": "4669/HD-UBND",
"signer": "Nguyễn Long Biên",
"type": "Hướng dẫn"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Quyet-dinh-408-QD-UBND-2023-cong-bo-thu-tuc-hanh-chinh-giam-dinh-y-khoa-So-Y-te-Ninh-Binh-568209.aspx | Quyết định 408/QĐ-UBND 2023 công bố thủ tục hành chính giám định y khoa Sở Y tế Ninh Bình | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH BÌNH
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 408/QĐ-UBND
Ninh Bình, ngày 30 tháng 5 năm 2023
QUYẾT ĐỊNH
CÔNG BỐ DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH SỬA ĐỔI, BỔ SUNG TRONG LĨNH VỰC GIÁM ĐỊNH Y KHOA THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ Y TẾ TỈNH NINH BÌNH
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH BÌNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07/8/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính và các văn bản hướng dẫn thi hành;
Thực hiện Quyết định số 2285/QĐ-BYT ngày 23/5/2023 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc công bố thủ tục hành chính trong lĩnh vực giám định y khoa thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Y tế được sửa đổi bổ sung theo quy định tại Thông tư số 18/2022/TT-BYT ngày 31/12/2022 của Bộ Y tế;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Y tế.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này 09 thủ tục hành chính (Phụ lục I) sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực giám định y khoa thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Y tế tỉnh Ninh Bình.
Điều 2. Bãi bỏ 09 thủ tục hành chính (Phụ lục II) tại Quyết định số 32/QĐ-UBND ngày 06/01/2020 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc công bố Danh mục thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Y tế, UBND cấp huyện, UBND cấp xã trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Điều 4. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Y tế, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông, Giám đốc Trung tâm Phục vụ hành chính công; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Cục Kiểm soát TTHC, VPCP;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Trung tâm Tin học - Công báo;
- VNPT Ninh Bình;
- Lưu: VT,VP6, VP7.
MT 27/VP 7/CBTTHC/2023
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Tống Quang Thìn
PHỤ LỤC I
DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH SỬA ĐỔI, BỔ SUNG TRONG LĨNH VỰC GIÁM ĐỊNH Y KHOA, THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ Y TẾ TỈNH NINH BÌNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số /QĐ-UBND ngày tháng năm 2023 của UBND tỉnh Ninh Bình)
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH SỬA ĐỔI, BỔ SUNG
TT
Tên thủ tục hành chính
Thời hạn giải quyết
Địa điểm thực hiện
Phí, lệ phí
(nếu có)
Thực hiện qua dịch vụ BCCI
Căn cứ pháp lý
Dịch vụ công trực tuyến
Toàn trình
Một phần
Lĩnh vực Giám định - Y khoa
1
Khám Giám định thương tật lần đầu do tai nạn lao động
1.002706.000.00.00.H42
60 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ
Trung tâm GĐYK tỉnh Ninh Bình địa chỉ: số 312, đường Hải Thượng Lãn Ông, phố Phúc Thịnh, phường Phúc Thành, thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình
Phụ lục III
X
- Luật An toàn vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 ngày 25/6/2015.
- Luật Bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 ngày 20/11/2014.
- Nghị định số 131/2021/NĐ-CP ngày 30/12/2021 của Chính phủ.
- Thông tư số 18/2022/TT-BYT ngày 31/12/2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
- Thông tư số 56/2017/TT-BYT ngày 29/12/2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
- Thông tư 243/2016/TT-BTC ngày 11/11/2016 của Bộ Tài chính.
- Thông tư số 01/2023/TT-BYT ngày 01/02/2023 của Bộ Y tế.
X
2
Khám Giám định để thực hiện chế độ hưu trí đối với người lao động
1.002671.000.00.00.H42
60 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ
Trung tâm GĐYK tỉnh Ninh Bình địa chỉ: số 312, đường Hải Thượng Lãn Ông, phố Phúc Thịnh, phường Phúc Thành, thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình
Phụ lục III
X
- Luật An toàn vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 ngày 25/6/2015.
- Luật Bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 ngày 20/11/2014.
- Nghị định số 131/2021/NĐ-CP ngày 30/12/2021 của Chính phủ.
- Thông tư số 18/2022/TT-BYT ngày 31/12/2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
- Thông tư số 56/2017/TT-BYT ngày 29/12/2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
- Thông tư 243/2016/TT-BTC ngày 11/11/2016 của Bộ Tài chính.
- Thông tư số 01/2023/TT-BYT ngày 01/02/2023 của Bộ Y tế.
X
3
Khám Giám định để thực hiện chế độ tử tuất
1.002208.000.00.00.H42
60 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ
Trung tâm GĐYK tỉnh Ninh Bình địa chỉ: số 312, đường Hải Thượng Lãn Ông, phố Phúc Thịnh, phường Phúc Thành, thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình
Phụ lục III
X
- Luật An toàn vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 ngày 25/6/2015.
- Luật Bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 ngày 20/11/2014.
- Nghị định số 131/2021/NĐ-CP ngày 30/12/2021 của Chính phủ.
- Thông tư số 18/2022/TT-BYT ngày 31/12/2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
- Thông tư số 56/2017/TT-BYT ngày 29/12/2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
- Thông tư 243/2016/TT-BTC ngày 11/11/2016 của Bộ Tài chính.
- Thông tư số 01/2023/TT-BYT ngày 01/02/2023 của Bộ Y tế.
X
4
Khám Giám định để xác định lao động nữ không đủ sức khỏe để chăm sóc con sau khi sinh hoặc sau khi nhận con do nhờ người mang thai hộ hoặc phải nghỉ dưỡng thai
1.002190.000.00.00.H42
60 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ
Trung tâm GĐYK tỉnh Ninh Bình địa chỉ: số 312, đường Hải Thượng Lãn Ông, phố Phúc Thịnh, phường Phúc Thành, thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình
Phụ lục III
X
- Luật An toàn vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 ngày 25/6/2015.
- Luật Bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 ngày 20/11/2014.
- Nghị định số 131/2021/NĐ-CP ngày 30/12/2021 của Chính phủ.
- Thông tư số 18/2022/TT-BYT ngày 31/12/2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
- Thông tư số 56/2017/TT-BYT ngày 29/12/2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
- Thông tư 243/2016/TT-BTC ngày 11/11/2016 của Bộ Tài chính.
- Thông tư số 01/2023/TT-BYT ngày 01/02/2023 của Bộ Y tế.
X
5
Khám Giám định để hưởng bảo hiểm xã hội một lần
1.002168.000.00.00.H42
60 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ
Trung tâm GĐYK tỉnh Ninh Bình địa chỉ: số 312, đường Hải Thượng Lãn Ông, phố Phúc Thịnh, phường Phúc Thành, thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình
Phụ lục III
X
- Luật An toàn vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 ngày 25/6/2015.
- Luật Bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 ngày 20/11/2014.
- Nghị định số 131/2021/NĐ-CP ngày 30/12/2021 của Chính phủ.
- Thông tư số 18/2022/TT-BYT ngày 31/12/2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
- Thông tư số 56/2017/TT-BYT ngày 29/12/2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
- Thông tư 243/2016/TT-BTC ngày 11/11/2016 của Bộ Tài chính.
- Thông tư số 01/2023/TT-BYT ngày 01/02/2023 của Bộ Y tế.
X
6
Khám giám định lại bệnh nghề nghiệp tái phát
1.002136.000.00.00.H42
60 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ
Trung tâm GĐYK tỉnh Ninh Bình địa chỉ: số 312, đường Hải Thượng Lãn Ông, phố Phúc Thịnh, phường Phúc Thành, thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình
Phụ lục III
X
- Luật An toàn vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 ngày 25/6/2015.
- Luật Bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 ngày 20/11/2014.
- Nghị định số 131/2021/NĐ-CP ngày 30/12/2021 của Chính phủ.
- Thông tư số 18/2022/TT-BYT ngày 31/12/2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
- Thông tư số 56/2017/TT-BYT ngày 29/12/2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
- Thông tư 243/2016/TT-BTC ngày 11/11/2016 của Bộ Tài chính.
- Thông tư số 01/2023/TT-BYT ngày 01/02/2023 của Bộ Y tế.
X
7
Khám Giám định lần đầu do bệnh nghề nghiệp
1.002694.000.00.00.H42
60 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ
Trung tâm GĐYK tỉnh Ninh Bình địa chỉ: số 312, đường Hải Thượng Lãn Ông, phố Phúc Thịnh, phường Phúc Thành, thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình
Phụ lục III
X
- Luật An toàn vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 ngày 25/6/2015.
- Luật Bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 ngày 20/11/2014.
- Nghị định số 131/2021/NĐ-CP ngày 30/12/2021 của Chính phủ.
- Thông tư số 18/2022/TT-BYT ngày 31/12/2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
- Thông tư số 56/2017/TT-BYT ngày 29/12/2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
- Thông tư 243/2016/TT-BTC ngày 11/11/2016 của Bộ Tài chính.
- Thông tư số 01/2023/TT-BYT ngày 01/02/2023 của Bộ Y tế.
X
8
Khám Giám định lại đối với trường hợp tái phát tổn thương do tai nạn lao động
1.002146.000.00.00.H42
60 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ
Trung tâm GĐYK tỉnh Ninh Bình địa chỉ: số 312, đường Hải Thượng Lãn Ông, phố Phúc Thịnh, phường Phúc Thành, thành phố Ninh Bình,
Phụ lục III
- Luật An toàn vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 ngày 25/6/2015.
- Luật Bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 ngày 20/11/2014.
- Nghị định số 131/2021/NĐ-CP ngày 30/12/2021 của Chính phủ.
- Thông tư số 18/2022/TT-BYT ngày 31/12/2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
- Thông tư số 56/2017/TT-BYT ngày 29/12/2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
- Thông tư 243/2016/TT-BTC ngày 11/11/2016 của Bộ Tài chính.
- Thông tư số 01/2023/TT-BYT ngày 01/02/2023 của Bộ Y tế.
9
Khám giám định tổng hợp
1.002118.000.00.00.H42
60 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ
Trung tâm GĐYK tỉnh Ninh Bình địa chỉ: số 312, đường Hải Thượng Lãn Ông, phố Phúc Thịnh, phường Phúc Thành, thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình
Phụ lục III
X
- Luật An toàn vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 ngày 25/6/2015.
- Luật Bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 ngày 20/11/2014.
- Nghị định số 131/2021/NĐ-CP ngày 30/12/2021 của Chính phủ.
- Thông tư số 18/2022/TT-BYT ngày 31/12/2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
- Thông tư số 56/2017/TT-BYT ngày 29/12/2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
- Thông tư 243/2016/TT-BTC ngày 11/11/2016 của Bộ Tài chính.
- Thông tư số 01/2023/TT-BYT ngày 01/02/2023 của Bộ Y tế.
X
PHỤ LỤC II
DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH BỊ BÃI BỎ THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ Y TẾ TỈNH NINH BÌNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số /QĐ-UBND ngày tháng năm 2023 của UBND tỉnh Ninh Bình)
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH
TT
Mã số thủ tục hành chính
Tên thủ tục hành chính
Căn cứ pháp lý quy định bãi bỏ thủ tục hành chính
Ghi chú
Lĩnh vực Giám định - Y khoa
1
1.002706.000.00.00.H42
Khám Giám định thương tật lần đầu do tai nạn lao động
Thông tư số 18/2022/TT-BYT ngày 31/12/2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 56/2017/TT-BYT ngày 29/12/2017 của Bộ trưởng Bộ y tế quy định chi tiết thi hành Luật Bảo hiểm xã hội và Luật an toàn vệ sinh lao động thuộc lĩnh vực y tế
Thủ tục hành chính này được ban hành tại Quyết định số 32/QĐ-UBND ngày 06/01/2020 của Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình.
2
1.002671.000.00.00.H42
Khám Giám định để thực hiện chế độ hưu trí đối với người lao động
Thông tư số 18/2022/TT-BYT ngày 31/12/2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 56/2017/TT-BYT ngày 29/12/2017 của Bộ trưởng Bộ y tế quy định chi tiết thi hành Luật Bảo hiểm xã hội và Luật an toàn vệ sinh lao động thuộc lĩnh vực y tế
Thủ tục hành chính này được ban hành tại Quyết định số 32/QĐ-UBND ngày 06/01/2020 của Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình
3
1.002208.000.00.00.H42
Khám Giám định để thực hiện chế độ tử tuất
Thông tư số 18/2022/TT-BYT ngày 31/12/2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 56/2017/TT-BYT ngày 29/12/2017 của Bộ trưởng Bộ y tế quy định chi tiết thi hành Luật Bảo hiểm xã hội và Luật an toàn vệ sinh lao động thuộc lĩnh vực y tế
Thủ tục hành chính này được ban hành tại Quyết định số 32/QĐ-UBND ngày 06/01/2020 của Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình
4
1.002190.000.00.00.H42
Khám Giám định để xác định lao động nữ không đủ sức khỏe để chăm sóc con sau khi sinh hoặc sau khi nhận con do nhờ người mang thai hộ hoặc phải nghỉ dưỡng thai
Thông tư số 18/2022/TT-BYT ngày 31/12/2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 56/2017/TT-BYT ngày 29/12/2017 của Bộ trưởng Bộ y tế quy định chi tiết thi hành Luật Bảo hiểm xã hội và Luật an toàn vệ sinh lao động thuộc lĩnh vực y tế
Thủ tục hành chính này được ban hành tại Quyết định số 32/QĐ-UBND ngày 06/01/2020 của Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình
5
1.002168.000.00.00.H42
Khám Giám định để hưởng bảo hiểm xã hội một lần
Thông tư số 18/2022/TT-BYT ngày 31/12/2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 56/2017/TT-BYT ngày 29/12/2017 của Bộ trưởng Bộ y tế quy định chi tiết thi hành Luật Bảo hiểm xã hội và Luật an toàn vệ sinh lao động thuộc lĩnh vực y tế
Thủ tục hành chính này được ban hành tại Quyết định số 32/QĐ-UBND ngày 06/01/2020 của Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình
6
1.002136.000.00.00.H42
Khám giám định lại bệnh nghề nghiệp tái phát
Thông tư số 18/2022/TT-BYT ngày 31/12/2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 56/2017/TT-BYT ngày 29/12/2017 của Bộ trưởng Bộ y tế quy định chi tiết thi hành Luật Bảo hiểm xã hội và Luật an toàn vệ sinh lao động thuộc lĩnh vực y tế
Thủ tục hành chính này được ban hành tại Quyết định số 32/QĐ-UBND ngày 06/01/2020 của Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình
7
1.002694.000.00.00.H42
Khám Giám định lần đầu do bệnh nghề nghiệp
Thông tư số 18/2022/TT-BYT ngày 31/12/2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 56/2017/TT-BYT ngày 29/12/2017 của Bộ trưởng Bộ y tế quy định chi tiết thi hành Luật Bảo hiểm xã hội và Luật an toàn vệ sinh lao động thuộc lĩnh vực y tế
Thủ tục hành chính này được ban hành tại Quyết định số 32/QĐ-UBND ngày 06/01/2020 của Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình
8
1.002146.000.00.00.H42
Khám Giám định lại đối với trường hợp tái phát tổn thương do tai nạn lao động
Thông tư số 18/2022/TT-BYT ngày 31/12/2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 56/2017/TT-BYT ngày 29/12/2017 của Bộ trưởng Bộ y tế quy định chi tiết thi hành Luật Bảo hiểm xã hội và Luật an toàn vệ sinh lao động thuộc lĩnh vực y tế
Thủ tục hành chính này được ban hành tại Quyết định số 32/QĐ-UBND ngày 06/01/2020 của Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình
9
1.002118.000.00.00.H42
Khám giám định tổng hợp
Thông tư số 18/2022/TT-BYT ngày 31/12/2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 56/2017/TT-BYT ngày 29/12/2017 của Bộ trưởng Bộ y tế quy định chi tiết thi hành Luật Bảo hiểm xã hội và Luật an toàn vệ sinh lao động thuộc lĩnh vực y tế
Thủ tục hành chính này được ban hành tại Quyết định số 32/QĐ-UBND ngày 06/01/2020 của Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình
PHỤ LỤC III
BIỂU PHÍ THẨM ĐỊNH CẤP GIẤY GIÁM ĐỊNH Y KHOA
1. Khám giám định lần đầu do tai nạn lao động
STT
Nội dung
Mức thu
(đồng/trường hợp)
1
Khám lâm sàng phục vụ giám định y khoa
1.150.000
2
Khám cận lâm sàng phục vụ giám định y khoa
2.1
Ghi điện não đồ
155.000
2.2
Siêu âm 2D
150.000
2.3
Siêu âm 3D, 4D
250.000
2.4
Ghi điện tâm đồ
135.000
2.5
Chụp phim X-quang
165.000
2.6
Chụp CT Scanner
1.102.000
2.7
Chụp cộng hưởng từ (MRI)
1.702.000
2.8
Chụp cắt lớp 3D (MSCT)
2.772.000
2.9
Đo thông khí phổi
135.000
2.10
Đo điện cơ
185.000
2.11
Các xét nghiệm thường quy: Bao gồm làm một hoặc các xét nghiệm cơ bản, thông thường, như: Công thức máu; các xét nghiệm máu về các chỉ số sinh hóa cơ bản (Glucose, Ure, Creatinin, axít Uric), FT3, FT4, TSH, điện giải đồ, nước tiểu 10 thông số
135.000
2.12
Các xét nghiệm khác: Bao gồm làm một hoặc không quá ba chỉ số sinh hóa đặc biệt, như: Protein, Albumin, Globulin, Cholesterol toàn phần, Triglycerit, HbAlC, SGOT, SGPT, HBsAg, HIV (test nhanh), HDL, LDL, Cho, αFP, PSA.T, PSA.F, PTH, CEA, Cyfra 21-1, Pro BNP, Pro GRT, LDH, AFP, HbeAg, Anti HBV, Anti HBE, Anti HCV, nghiệm pháp tăng đường huyết, xét nghiệm tim BK
153.000
2.13
Các chỉ số xét nghiệm nước tiểu: Tổng phân tích nước tiểu, phorphyrin (định tính), Protein niệu, Creatinin niệu, Amylase niệu, Photphotaza kiềm, lipase, điện giải đồ niệu, ly tâm nước dịch chẩn đoán tế bào:
200.000
2.14
Đo thính lực đơn âm, đo nhĩ lượng, đo phản xạ gân cơ bàn đạp, đo điện thính giác thân não (ABR), đo âm ốc tai (OAE), đo đáp ứng trạng thái bền vững thính giác (ABSR):
500.000
Ghi chú:
- Trường hợp có chỉ định làm từ bốn chỉ số sinh hóa đặc biệt trở lên thì mức thu tiền từ chỉ số thứ tư này được thu theo mức thu của Bệnh viện đa khoa cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong cùng một tỉnh, thành phố với cơ sở giám định y khoa.
- Để phục vụ cho việc chẩn đoán bệnh, tật, cơ sở giám định y khoa có thể chỉ định người được khám giám định thực hiện khám tại cơ sở y tế khác. Trường hợp chỉ định khám các nội dung trong Biểu nêu trên thì cơ sở giám định chi trả chi phí; trường hợp chỉ định khám ngoài các nội dung trong Biểu nêu trên thì người được giám định y khoa phải chi trả chi phí khám cho cơ sở thực hiện việc khám./.
2. Khám giám định để thực hiện chế độ hưu trí đối với người lao động
STT
Nội dung
Mức thu
(đồng/trường hợp)
1
Khám lâm sàng phục vụ giám định y khoa
1.150.000
2
Khám cận lâm sàng phục vụ giám định y khoa
2.1
Ghi điện não đồ
155.000
2.2
Siêu âm 2D
150.000
2.3
Siêu âm 3D, 4D
250.000
2.4
Ghi điện tâm đồ
135.000
2.5
Chụp phim X-quang
165.000
2.6
Chụp CT Scanner
1.102.000
2.7
Chụp cộng hưởng từ (MRI)
1.702.000
2.8
Chụp cắt lớp 3D (MSCT)
2.772.000
2.9
Đo thông khí phổi
135.000
2.10
Đo điện cơ
185.000
2.11
Các xét nghiệm thường quy: Bao gồm làm một hoặc các xét nghiệm cơ bản, thông thường, như: Công thức máu; các xét nghiệm máu về các chỉ số sinh hóa cơ bản (Glucose, Ure, Creatinin, axít Uric), FT3, FT4, TSH, điện giải đồ, nước tiểu 10 thông số
135.000
2.12
Các xét nghiệm khác: Bao gồm làm một hoặc không quá ba chỉ số sinh hóa đặc biệt, như: Protein, Albumin, Globulin, Cholesterol toàn phần, Triglycerit, HbAlC, SGOT, SGPT, HBsAg, HIV (test nhanh), HDL, LDL, Cho, αFP, PSA.T, PSA.F, PTH, CEA, Cyfra 21-1, Pro BNP, Pro GRT, LDH, AFP, HbeAg, Anti HBV, Anti HBE, Anti HCV, nghiệm pháp tăng đường huyết, xét nghiệm tim BK
153.000
2.13
Các chỉ số xét nghiệm nước tiểu: Tổng phân tích nước tiểu, phorphyrin (định tính), Protein niệu, Creatinin niệu, Amylase niệu, Photphotaza kiềm, lipase, điện giải đồ niệu, ly tâm nước dịch chẩn đoán tế bào:
200.000
2.14
Đo thính lực đơn âm, đo nhĩ lượng, đo phản xạ gân cơ bàn đạp, đo điện thính giác thân não (ABR), đo âm ốc tai (OAE), đo đáp ứng trạng thái bền vững thính giác (ABSR):
500.000
Ghi chú:
- Trường hợp có chỉ định làm từ bốn chỉ số sinh hóa đặc biệt trở lên thì mức thu tiền từ chỉ số thứ tư này được thu theo mức thu của Bệnh viện đa khoa cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong cùng một tỉnh, thành phố với cơ sở giám định y khoa.
- Để phục vụ cho việc chẩn đoán bệnh, tật, cơ sở giám định y khoa có thể chỉ định người được khám giám định thực hiện khám tại cơ sở y tế khác. Trường hợp chỉ định khám các nội dung trong Biểu nêu trên thì cơ sở giám định chi trả chi phí; trường hợp chỉ định khám ngoài các nội dung trong Biểu nêu trên thì người được giám định y khoa phải chi trả chi phí khám cho cơ sở thực hiện việc khám./.
3. Khám Giám định để thực hiện chế độ tử tuất
STT
Nội dung
Mức thu
(đồng/trường hợp)
1
Khám lâm sàng phục vụ giám định y khoa
1.150.000
2
Khám cận lâm sàng phục vụ giám định y khoa
2.1
Ghi điện não đồ
155.000
2.2
Siêu âm 2D
150.000
2.3
Siêu âm 3D, 4D
250.000
2.4
Ghi điện tâm đồ
135.000
2.5
Chụp phim X-quang
165.000
2.6
Chụp CT Scanner
1.102.000
2.7
Chụp cộng hưởng từ (MRI)
1.702.000
2.8
Chụp cắt lớp 3D (MSCT)
2.772.000
2.9
Đo thông khí phổi
135.000
2.10
Đo điện cơ
185.000
2.11
Các xét nghiệm thường quy: Bao gồm làm một hoặc các xét nghiệm cơ bản, thông thường, như: Công thức máu; các xét nghiệm máu về các chỉ số sinh hóa cơ bản (Glucose, Ure, Creatinin, axít Uric), FT3, FT4, TSH, điện giải đồ, nước tiểu 10 thông số
135.000
2.12
Các xét nghiệm khác: Bao gồm làm một hoặc không quá ba chỉ số sinh hóa đặc biệt, như: Protein, Albumin, Globulin, Cholesterol toàn phần, Triglycerit, HbAlC, SGOT, SGPT, HBsAg, HIV (test nhanh), HDL, LDL, Cho, αFP, PSA.T, PSA.F, PTH, CEA, Cyfra 21-1, Pro BNP, Pro GRT,
LDH, AFP, HbeAg, Anti HBV, Anti HBE, Anti HCV, nghiệm pháp tăng đường huyết, xét nghiệm tim BK
153.000
2.13
Các chỉ số xét nghiệm nước tiểu: Tổng phân tích nước tiểu, phorphyrin
(định tính), Protein niệu, Creatinin niệu, Amylase niệu, Photphotaza kiềm, lipase, điện giải đồ niệu, ly tâm nước dịch chẩn đoán tế bào:
200.000
2.14
Đo thính lực đơn âm, đo nhĩ lượng, đo phản xạ gân cơ bàn đạp, đo điện thính giác thân não (ABR), đo âm ốc tai (OAE), đo đáp ứng trạng thái bền vững thính giác (ABSR):
500.000
Ghi chú:
- Trường hợp có chỉ định làm từ bốn chỉ số sinh hóa đặc biệt trở lên thì mức thu tiền từ chỉ số thứ tư này được thu theo mức thu của Bệnh viện đa khoa cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong cùng một tỉnh, thành phố với cơ sở giám định y khoa.
- Để phục vụ cho việc chẩn đoán bệnh, tật, cơ sở giám định y khoa có thể chỉ định người được khám giám định thực hiện khám tại cơ sở y tế khác. Trường hợp chỉ định khám các nội dung trong Biểu nêu trên thì cơ sở giám định chi trả chi phí; trường hợp chỉ định khám ngoài các nội dung trong Biểu nêu trên thì người được giám định y khoa phải chi trả chi phí khám cho cơ sở thực hiện việc khám./.
4. Khám Giám định để xác định lao động nữ không đủ sức khỏe để chăm sóc con sau khi sinh hoặc sau khi nhận con do nhờ người mang thai hộ hoặc phải nghỉ dưỡng thai
STT
Nội dung
Mức thu
(đồng/trường hợp)
1
Khám lâm sàng phục vụ giám định y khoa
1.150.000
2
Khám cận lâm sàng phục vụ giám định y khoa
2.1
Ghi điện não đồ
155.000
2.2
Siêu âm 2D
150.000
2.3
Siêu âm 3D, 4D
250.000
2.4
Ghi điện tâm đồ
135.000
2.5
Chụp phim X-quang
165.000
2.6
Chụp CT Scanner
1.102.000
2.7
Chụp cộng hưởng từ (MRI)
1.702.000
2.8
Chụp cắt lớp 3D (MSCT)
2.772.000
2.9
Đo thông khí phổi
135.000
2.10
Đo điện cơ
185.000
2.11
Các xét nghiệm thường quy: Bao gồm làm một hoặc các xét nghiệm cơ bản, thông thường, như: Công thức máu; các xét nghiệm máu về các chỉ số sinh hóa cơ bản (Glucose, Ure, Creatinin, axít Uric), FT3, FT4, TSH, điện giải đồ, nước tiểu 10 thông số
135.000
2.12
Các xét nghiệm khác: Bao gồm làm một hoặc không quá ba chỉ số sinh hóa đặc biệt, như: Protein, Albumin, Globulin, Cholesterol toàn phần, Triglycerit, HbAlC, SGOT, SGPT, HBsAg, HIV (test nhanh), HDL, LDL, Cho, αFP, PSA.T, PSA.F, PTH, CEA, Cyfra 21-1, Pro BNP, Pro GRT, LDH, AFP, HbeAg, Anti HBV, Anti HBE, Anti HCV, nghiệm pháp tăng đường huyết, xét nghiệm tim BK
153.000
2.13
Các chỉ số xét nghiệm nước tiểu: Tổng phân tích nước tiểu, phorphyrin (định tính), Protein niệu, Creatinin niệu, Amylase niệu, Photphotaza kiềm, lipase, điện giải đồ niệu, ly tâm nước dịch chẩn đoán tế bào:
200.000
2.14
Đo thính lực đơn âm, đo nhĩ lượng, đo phản xạ gân cơ bàn đạp, đo điện thính giác thân não (ABR), đo âm ốc tai (OAE), đo đáp ứng trạng thái bền vững thính giác (ABSR):
500.000
Ghi chú:
- Trường hợp có chỉ định làm từ bốn chỉ số sinh hóa đặc biệt trở lên thì mức thu tiền từ chỉ số thứ tư này được thu theo mức thu của Bệnh viện đa khoa cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong cùng một tỉnh, thành phố với cơ sở giám định y khoa.
- Để phục vụ cho việc chẩn đoán bệnh, tật, cơ sở giám định y khoa có thể chỉ định người được khám giám định thực hiện khám tại cơ sở y tế khác. Trường hợp chỉ định khám các nội dung trong Biểu nêu trên thì cơ sở giám định chi trả chi phí; trường hợp chỉ định khám ngoài các nội dung trong Biểu nêu trên thì người được giám định y khoa phải chi trả chi phí khám cho cơ sở thực hiện việc khám./.
5. Khám Giám định để hưởng bảo hiểm xã hội một lần
STT
Nội dung
Mức thu
(đồng/trường hợp)
1
Khám lâm sàng phục vụ giám định y khoa
1.150.000
2
Khám cận lâm sàng phục vụ giám định y khoa
2.1
Ghi điện não đồ
155.000
2.2
Siêu âm 2D
150.000
2.3
Siêu âm 3D, 4D
250.000
2.4
Ghi điện tâm đồ
135.000
2.5
Chụp phim X-quang
165.000
2.6
Chụp CT Scanner
1.102.000
2.7
Chụp cộng hưởng từ (MRI)
1.702.000
2.8
Chụp cắt lớp 3D (MSCT)
2.772.000
2.9
Đo thông khí phổi
135.000
2.10
Đo điện cơ
185.000
2.11
Các xét nghiệm thường quy: Bao gồm làm một hoặc các xét nghiệm cơ bản, thông thường, như: Công thức máu; các xét nghiệm máu về các chỉ số sinh hóa cơ bản (Glucose, Ure, Creatinin, axít Uric), FT3, FT4, TSH, điện giải đồ, nước tiểu 10 thông số
135.000
2.12
Các xét nghiệm khác: Bao gồm làm một hoặc không quá ba chỉ số sinh hóa đặc biệt, như: Protein, Albumin, Globulin, Cholesterol toàn phần, Triglycerit, HbAlC, SGOT, SGPT, HBsAg, HIV (test nhanh), HDL, LDL, Cho, αFP, PSA.T, PSA.F, PTH, CEA, Cyfra 21-1, Pro BNP, Pro GRT, LDH, AFP, HbeAg, Anti HBV, Anti HBE, Anti HCV, nghiệm pháp tăng đường huyết, xét nghiệm tim BK
153.000
2.13
Các chỉ số xét nghiệm nước tiểu: Tổng phân tích nước tiểu, phorphyrin (định tính), Protein niệu, Creatinin niệu, Amylase niệu, Photphotaza kiềm, lipase, điện giải đồ niệu, ly tâm nước dịch chẩn đoán tế bào:
200.000
2.14
Đo thính lực đơn âm, đo nhĩ lượng, đo phản xạ gân cơ bàn đạp, đo điện thính giác thân não (ABR), đo âm ốc tai (OAE), đo đáp ứng trạng thái bền vững thính giác (ABSR):
500.000
Ghi chú:
- Trường hợp có chỉ định làm từ bốn chỉ số sinh hóa đặc biệt trở lên thì mức thu tiền từ chỉ số thứ tư này được thu theo mức thu của Bệnh viện đa khoa cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong cùng một tỉnh, thành phố với cơ sở giám định y khoa.
- Để phục vụ cho việc chẩn đoán bệnh, tật, cơ sở giám định y khoa có thể chỉ định người được khám giám định thực hiện khám tại cơ sở y tế khác. Trường hợp chỉ định khám các nội dung trong Biểu nêu trên thì cơ sở giám định chi trả chi phí; trường hợp chỉ định khám ngoài các nội dung trong Biểu nêu trên thì người được giám định y khoa phải chi trả chi phí khám cho cơ sở thực hiện việc khám./.
6. Khám giám định lại bệnh nghề nghiệp tái phát
STT
Nội dung
Mức thu
(đồng/trường hợp)
1
Khám lâm sàng phục vụ giám định y khoa
1.150.000
2
Khám cận lâm sàng phục vụ giám định y khoa
2.1
Ghi điện não đồ
155.000
2.2
Siêu âm 2D
150.000
2.3
Siêu âm 3D, 4D
250.000
2.4
Ghi điện tâm đồ
135.000
2.5
Chụp phim X-quang
165.000
2.6
Chụp CT Scanner
1.102.000
2.7
Chụp cộng hưởng từ (MRI)
1.702.000
2.8
Chụp cắt lớp 3D (MSCT)
2.772.000
2.9
Đo thông khí phổi
135.000
2.10
Đo điện cơ
185.000
2.11
Các xét nghiệm thường quy: Bao gồm làm một hoặc các xét nghiệm cơ bản, thông thường, như: Công thức máu; các xét nghiệm máu về các chỉ số sinh hóa cơ bản (Glucose, Ure, Creatinin, axít Uric), FT3, FT4, TSH, điện giải đồ, nước tiểu 10 thông số
135.000
2.12
Các xét nghiệm khác: Bao gồm làm một hoặc không quá ba chỉ số sinh hóa đặc biệt, như: Protein, Albumin, Globulin, Cholesterol toàn phần, Triglycerit, HbAlC, SGOT, SGPT, HBsAg, HIV (test nhanh), HDL, LDL, Cho, αFP, PSA.T, PSA.F, PTH, CEA, Cyfra 21-1, Pro BNP, Pro GRT, LDH, AFP, HbeAg, Anti HBV, Anti HBE, Anti HCV, nghiệm pháp tăng đường huyết, xét nghiệm tim BK
153.000
2.13
Các chỉ số xét nghiệm nước tiểu: Tổng phân tích nước tiểu, phorphyrin (định tính), Protein niệu, Creatinin niệu, Amylase niệu, Photphotaza kiềm, lipase, điện giải đồ niệu, ly tâm nước dịch chẩn đoán tế bào:
200.000
2.14
Đo thính lực đơn âm, đo nhĩ lượng, đo phản xạ gân cơ bàn đạp, đo điện thính giác thân não (ABR), đo âm ốc tai (OAE), đo đáp ứng trạng thái bền vững thính giác (ABSR):
500.000
Ghi chú:
- Trường hợp có chỉ định làm từ bốn chỉ số sinh hóa đặc biệt trở lên thì mức thu tiền từ chỉ số thứ tư này được thu theo mức thu của Bệnh viện đa khoa cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong cùng một tỉnh, thành phố với cơ sở giám định y khoa.
- Để phục vụ cho việc chẩn đoán bệnh, tật, cơ sở giám định y khoa có thể chỉ định người được khám giám định thực hiện khám tại cơ sở y tế khác. Trường hợp chỉ định khám các nội dung trong Biểu nêu trên thì cơ sở giám định chi trả chi phí; trường hợp chỉ định khám ngoài các nội dung trong Biểu nêu trên thì người được giám định y khoa phải chi trả chi phí khám cho cơ sở thực hiện việc khám./.
7. Khám Giám định lần đầu do bệnh nghề nghiệp
STT
Nội dung
Mức thu
(đồng/trường hợp)
1
Khám lâm sàng phục vụ giám định y khoa
1.150.000
2
Khám cận lâm sàng phục vụ giám định y khoa
2.1
Ghi điện não đồ
155.000
2.2
Siêu âm 2D
150.000
2.3
Siêu âm 3D, 4D
250.000
2.4
Ghi điện tâm đồ
135.000
2.5
Chụp phim X-quang
165.000
2.6
Chụp CT Scanner
1.102.000
2.7
Chụp cộng hưởng từ (MRI)
1.702.000
2.8
Chụp cắt lớp 3D (MSCT)
2.772.000
2.9
Đo thông khí phổi
135.000
2.10
Đo điện cơ
185.000
2.11
Các xét nghiệm thường quy: Bao gồm làm một hoặc các xét nghiệm cơ bản, thông thường, như: Công thức máu; các xét nghiệm máu về các chỉ số sinh hóa cơ bản (Glucose, Ure, Creatinin, axít Uric), FT3, FT4, TSH, điện giải đồ, nước tiểu 10 thông số
135.000
2.12
Các xét nghiệm khác: Bao gồm làm một hoặc không quá ba chỉ số sinh hóa đặc biệt, như: Protein, Albumin, Globulin, Cholesterol toàn phần, Triglycerit, HbAlC, SGOT, SGPT, HBsAg, HIV (test nhanh), HDL, LDL, Cho, αFP, PSA.T, PSA.F, PTH, CEA, Cyfra 21-1, Pro BNP, Pro GRT, LDH, AFP, HbeAg, Anti HBV, Anti HBE, Anti HCV, nghiệm pháp tăng đường huyết, xét nghiệm tim BK
153.000
2.13
Các chỉ số xét nghiệm nước tiểu: Tổng phân tích nước tiểu, phorphyrin (định tính), Protein niệu, Creatinin niệu, Amylase niệu, Photphotaza kiềm, lipase, điện giải đồ niệu, ly tâm nước dịch chẩn đoán tế bào:
200.000
2.14
Đo thính lực đơn âm, đo nhĩ lượng, đo phản xạ gân cơ bàn đạp, đo điện thính giác thân não (ABR), đo âm ốc tai (OAE), đo đáp ứng trạng thái bền vững thính giác (ABSR):
500.000
Ghi chú:
- Trường hợp có chỉ định làm từ bốn chỉ số sinh hóa đặc biệt trở lên thì mức thu tiền từ chỉ số thứ tư này được thu theo mức thu của Bệnh viện đa khoa cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong cùng một tỉnh, thành phố với cơ sở giám định y khoa.
- Để phục vụ cho việc chẩn đoán bệnh, tật, cơ sở giám định y khoa có thể chỉ định người được khám giám định thực hiện khám tại cơ sở y tế khác. Trường hợp chỉ định khám các nội dung trong Biểu nêu trên thì cơ sở giám định chi trả chi phí; trường hợp chỉ định khám ngoài các nội dung trong Biểu nêu trên thì người được giám định y khoa phải chi trả chi phí khám cho cơ sở thực hiện việc khám./.
8. Khám Giám định lại đối với trường hợp tái phát tổn thương do tai nạn lao động
STT
Nội dung
Mức thu
(đồng/trường hợp)
1
Khám lâm sàng phục vụ giám định y khoa
1.150.000
2
Khám cận lâm sàng phục vụ giám định y khoa
2.1
Ghi điện não đồ
155.000
2.2
Siêu âm 2D
150.000
2.3
Siêu âm 3D, 4D
250.000
2.4
Ghi điện tâm đồ
135.000
2.5
Chụp phim X-quang
165.000
2.6
Chụp CT Scanner
1.102.000
2.7
Chụp cộng hưởng từ (MRI)
1.702.000
2.8
Chụp cắt lớp 3D (MSCT)
2.772.000
2.9
Đo thông khí phổi
135.000
2.10
Đo điện cơ
185.000
2.11
Các xét nghiệm thường quy: Bao gồm làm một hoặc các xét nghiệm cơ bản, thông thường, như: Công thức máu; các xét nghiệm máu về các chỉ số sinh hóa cơ bản (Glucose, Ure, Creatinin, axít Uric), FT3, FT4, TSH, điện giải đồ, nước tiểu 10 thông số
135.000
2.12
Các xét nghiệm khác: Bao gồm làm một hoặc không quá ba chỉ số sinh hóa đặc biệt, như: Protein, Albumin, Globulin, Cholesterol toàn phần, Triglycerit, HbAlC, SGOT, SGPT, HBsAg, HIV (test nhanh), HDL, LDL, Cho, αFP, PSA.T, PSA.F, PTH, CEA, Cyfra 21-1, Pro BNP, Pro GRT, LDH, AFP, HbeAg, Anti HBV, Anti HBE, Anti HCV, nghiệm pháp tăng đường huyết, xét nghiệm tim BK
153.000
2.13
Các chỉ số xét nghiệm nước tiểu: Tổng phân tích nước tiểu, phorphyrin (định tính), Protein niệu, Creatinin niệu, Amylase niệu, Photphotaza kiềm, lipase, điện giải đồ niệu, ly tâm nước dịch chẩn đoán tế bào:
200.000
2.14
Đo thính lực đơn âm, đo nhĩ lượng, đo phản xạ gân cơ bàn đạp, đo điện thính giác thân não (ABR), đo âm ốc tai (OAE), đo đáp ứng trạng thái bền vững thính giác (ABSR):
500.000
Ghi chú:
- Trường hợp có chỉ định làm từ bốn chỉ số sinh hóa đặc biệt trở lên thì mức thu tiền từ chỉ số thứ tư này được thu theo mức thu của Bệnh viện đa khoa cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong cùng một tỉnh, thành phố với cơ sở giám định y khoa.
- Để phục vụ cho việc chẩn đoán bệnh, tật, cơ sở giám định y khoa có thể chỉ định người được khám giám định thực hiện khám tại cơ sở y tế khác. Trường hợp chỉ định khám các nội dung trong Biểu nêu trên thì cơ sở giám định chi trả chi phí; trường hợp chỉ định khám ngoài các nội dung trong Biểu nêu trên thì người được giám định y khoa phải chi trả chi phí khám cho cơ sở thực hiện việc khám./.
9. Khám giám định tổng hợp
STT
Nội dung
Mức thu
(đồng/trường hợp)
1
Khám lâm sàng phục vụ giám định y khoa
1.150.000
2
Khám cận lâm sàng phục vụ giám định y khoa
2.1
Ghi điện não đồ
155.000
2.2
Siêu âm 2D
150.000
2.3
Siêu âm 3D, 4D
250.000
2.4
Ghi điện tâm đồ
135.000
2.5
Chụp phim X-quang
165.000
2.6
Chụp CT Scanner
1.102.000
2.7
Chụp cộng hưởng từ (MRI)
1.702.000
2.8
Chụp cắt lớp 3D (MSCT)
2.772.000
2.9
Đo thông khí phổi
135.000
2.10
Đo điện cơ
185.000
2.11
Các xét nghiệm thường quy: Bao gồm làm một hoặc các xét nghiệm cơ bản, thông thường, như: Công thức máu; các xét nghiệm máu về các chỉ số sinh hóa cơ bản (Glucose, Ure, Creatinin, axít Uric), FT3, FT4, TSH, điện giải đồ, nước tiểu 10 thông số
135.000
2.12
Các xét nghiệm khác: Bao gồm làm một hoặc không quá ba chỉ số sinh hóa đặc biệt, như: Protein, Albumin, Globulin, Cholesterol toàn phần, Triglycerit, HbAlC, SGOT, SGPT, HBsAg, HIV (test nhanh), HDL, LDL, Cho, αFP, PSA.T, PSA.F, PTH, CEA, Cyfra 21-1, Pro BNP, Pro GRT, LDH, AFP, HbeAg, Anti HBV, Anti HBE, Anti HCV, nghiệm pháp tăng đường huyết, xét nghiệm tim BK
153.000
2.13
Các chỉ số xét nghiệm nước tiểu: Tổng phân tích nước tiểu, phorphyrin (định tính), Protein niệu, Creatinin niệu, Amylase niệu, Photphotaza kiềm, lipase, điện giải đồ niệu, ly tâm nước dịch chẩn đoán tế bào:
200.000
2.14
Đo thính lực đơn âm, đo nhĩ lượng, đo phản xạ gân cơ bàn đạp, đo điện thính giác thân não (ABR), đo âm ốc tai (OAE), đo đáp ứng trạng thái bền vững thính giác (ABSR):
500.000
Ghi chú:
- Trường hợp có chỉ định làm từ bốn chỉ số sinh hóa đặc biệt trở lên thì mức thu tiền từ chỉ số thứ tư này được thu theo mức thu của Bệnh viện đa khoa cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong cùng một tỉnh, thành phố với cơ sở giám định y khoa.
- Để phục vụ cho việc chẩn đoán bệnh, tật, cơ sở giám định y khoa có thể chỉ định người được khám giám định thực hiện khám tại cơ sở y tế khác. Trường hợp chỉ định khám các nội dung trong Biểu nêu trên thì cơ sở giám định chi trả chi phí; trường hợp chỉ định khám ngoài các nội dung trong Biểu nêu trên thì người được giám định y khoa phải chi trả chi phí khám cho cơ sở thực hiện việc khám./.
NỘI DUNG CỦA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG TRONG LĨNH VỰC GIÁM ĐỊNH Y KHOA THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ Y TẾ TỈNH NINH BÌNH
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH
1. Thủ tục: Khám Giám định thương tật lần đầu do tai nạn lao động (Mã số: 1.002706)
Trình tự thực hiện
Bước 1: Người lao động có trách nhiệm lập, hoàn chỉnh hồ sơ khám giám định và gửi Hội đồng Giám định y khoa tỉnh (căn cứ khoản 1, điều 11, Thông tư số 56/2017/TT-BYT)
Bước 2: Căn cứ hồ sơ của đối tượng giám định, Cơ quan thường trực Hội đồng giám định y khoa có trách nhiệm xem xét và tổ chức khám giám định theo đúng thời gian quy định của pháp luật.
Hội đồng Giám định y khoa trong thời gian 60 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ, có trách nhiệm tổ chức khám giám định và ban hành biên bản giám định y khoa. Trường hợp quá thời gian trên chưa ban hành biên bản phải có văn bản thông báo cho cá nhân, cơ quan, tổ chức yêu cầu giám định biết trong đó nêu rõ lý do (căn cứ khoản 2, Điều 11, Thông tư 01/2023/TT-BYT/căn cứ điểm d khoản 2 Điều 39 và khoản 3, Điều 166 Nghị định 131/2021/NĐ-CP).
Cách thức thực hiện:
Đường bưu chính công ích
Nộp trực tiếp.
Thành phần, số lượng hồ sơ
1. Giấy giới thiệu của người sử dụng lao động theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 kèm theo Thông tư số 18/2022/TT-BYT đối với trường hợp người bị tai nạn lao động thuộc quyền quản lý của người sử dụng lao động tại thời điểm đề nghị giám định hoặc Giấy đề nghị khám giám định theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 kèm theo Thông tư số 18/2022/TT-BYT đối với người lao động tại thời điểm đề nghị khám giám định không còn thuộc quyền quản lý của người lao động.
2. Bản chính hoặc bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận thương tích do cơ sở y tế (nơi đã cấp cứu, điều trị cho người lao động) cấp theo mẫu quy định tại Quyết định số 4069/QĐ-BYT ngày 28 tháng 9 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành Mẫu hồ sơ bệnh án.
3. Bản chính hoặc bản sao hợp lệ Biên bản Điều tra tai nạn lao động theo mẫu quy định tại Phụ lục 7 kèm theo Thông tư liên tịch số 12/2021/TTLT-BLĐTBXH-BYT ngày 21 tháng 5 năm 2012 của liên tịch Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế hướng dẫn việc khai báo, điều tra, thống kê và báo cáo tai nạn lao động.
4. Bản chính hoặc bản sao hợp lệ giấy ra viện hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án quy định tại Phụ lục 3 và Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư số 18/2022/TT-BYT. Trong trường hợp người lao động điều trị nội trú thì phải có giấy tờ khám, điều trị thương tật phù hợp với thời điểm xảy ra tai nạn lao động và tổn thương đề khám nghị giám định. Trường hợp được giám định thuộc đối tượng quy định tại điểm c khoản 1 Điều 47 của Luật an toàn, vệ sinh lao động: Trong bản tóm tắt hồ sơ bệnh án phải ghi rõ tổn thương do tai nạn lao động không có khả năng điều trị ổn định.
5. Một trong các giấy tờ có ảnh sau đây: Chứng minh nhân dân; Căn cước công dân; Hộ chiếu còn hiệu lực. Trường hợp không có các giấy tờ nêu trên thì phải có Giấy xác nhận của Công an cấp xã có dán ảnh, đóng giáp lai trên ảnh và được cấp trong thời gian không quá 03 tháng tính đến thời điểm đề nghị khám giám định.
Số lượng hồ sơ: 01 Bộ
Thời hạn giải quyết:
60 ngày
Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính
Công dân Việt Nam, Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, Người nước ngoài, Cán bộ, công chức, viên chức, Doanh nghiệp, Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, Tổ chức (không bao gồm doanh nghiệp, HTX), Tổ chức nước ngoài, Hợp tác xã.
Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính
Hội đồng Giám định Y khoa cấp tỉnh và cấp trung ương.
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính
Biên bản khám Giám định Y khoa.
Lệ phí (nếu có)
Phí: (Căn cứ Thông tư 243/2016/TT-BTC ngày 11/11/2016 quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định cấp giấy giám định y khoa).
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (Đính kèm thủ tục số …)
Phụ lục 1: Mẫu giấy giới thiệu khám giám định.
Phụ lục 2: Mẫu giấy đề nghị khám giám định.
Phụ lục 3: Mẫu giấy ra viện.
Phụ lục 4: Tóm tắt hồ sơ bệnh án.
Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có)
Không
Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính
- Luật 84/2015/QH13 ngày 26/6/2015 Luật An toàn vệ sinh lao động.
- Luật 58/2014/QH13 ngày 20/11/2014 Luật Bảo hiểm xã hội.
- Nghị định số 131/2021/NĐ-CP quy định chi tiết và biện pháp thi hành pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng.
- Thông tư số 18/2022/TT-BYT ngày 31/12/2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 56/2017/TT-BYT ngày 29/12/2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định chi tiết thi hành Luật BHXH và Luật an toàn vệ sinh lao động thuộc lĩnh vực y tế.
- Thông tư số 56/2017/TT-BYT ngày 29/12/2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định chi tiết thi hành Luật BHXH và Luật an toàn vệ sinh lao động thuộc lĩnh vực y tế.
- Thông tư 243/2016/TT-BTC ngày 11/11/2016 quy định chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định cấp giấy GĐYK.
- Thông tư số 01/2023/TT-BYT ngày 01/02/2023 của Bộ Y tế quy định chi tiết về hoạt động và mối quan hệ công tác của Hội đồng Giám định y khoa các cấp.
PHỤ LỤC 1
MẪU GIẤY GIỚI THIỆU ĐỀ NGHỊ GIÁM ĐỊNH
(Kèm theo Thông tư số 18/2022/TT-BYT ngày 31 tháng 12 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
CƠ QUAN CHỦ QUẢN
TÊN CƠ QUAN, ĐƠN VỊ
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: ………../GGT
…….1……, ngày ….. tháng ….. năm…..
GIẤY GIỚI THIỆU
Kính gửi: Hội đồng Giám định y khoa ………2……..
…………………………….3………………………………..…….. trân trọng giới thiệu:
Ông/ Bà:………………………………………… Sinh ngày…. tháng... năm…..
Chỗ ở hiện tại: ..........................................................................................................
CCCD/CMND/Hộ chiếu số: …………Ngày cấp:…………… Nơi cấp: .................
Số Sổ BHXH/Mã số BHXH: …………………………4...........................................
Nghề/công việc………………………………………5.............................................
Điện thoại liên hệ: ....................................................................................................
Là cán bộ/ nhân viên/ thân nhân của ........................................................................
Được cử đến Hội đồng Giám định y khoa ................................................................
để giám định mức suy giảm khả năng lao động:
Đề nghị giám định: ……………………………….6.................................................
Loại hình giám định: ……………………………..7................................................
Nội dung giám định: ……………………………..8.................................................
Đang hưởng chế độ: …………………………….9 ..................................................
Xác nhận của UBND hoặc Công an cấp xã 10
LÃNH ĐẠO CƠ QUAN/ĐƠN VỊ
(Ký tên, đóng dấu)
HƯỚNG DẪN GHI GIẤY GIỚI THIỆU
Ghi chú: Giấy giới thiệu có giá trị trong vòng ba tháng kể từ ngày ký giới thiệu.
____________________
1 Ghi địa danh tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi đặt trụ sở cơ quan, đơn vị giới thiệu đề nghị giám định.
2 Tên Hội đồng Giám định y khoa nơi tổ chức đề nghị giám định.
3 Tên cơ quan, đơn vị giới thiệu người lao động.
4 Ghi số sổ BHXH hoặc mã số BHXH. Việc ghi mã số bảo hiểm xã hội chỉ áp dụng khi cơ quan bảo hiểm xã hội chính thức có thông háo về việc sử dụng mã số bảo hiểm xã hội thay cho số sổ bảo hiểm xã hội.
5 Trường hợp là thân nhân của người lao động đề nghị khám giám định để hưởng trợ cấp tuất hằng tháng thì không cần khai nội dung nghề/công việc.
6 Ghi rõ một trong các hình thức khám giám định sau: lần đầu/tái phát/lại/tổng hợp/phúc quyết.
7 Ghi rõ một trong các nội dung khám giám định sau: tai nạn lao động/bệnh nghề nghiệp/hưu trí/tuất/hưởng BHXH một lần/hưởng chế độ thai sản.
8 Ghi rõ bệnh, tật cần khám giám định theo các giấy tờ điều trị.
9 Ghi rõ chế độ đang hưởng và tỷ lệ tổn thương cơ thể của lần giám định gần nhất (nếu có). Đối với giám định tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp ghi rõ tổn thương cơ thể (nếu có) kể cả tỷ lệ tổn thương cơ thể đó chưa đủ để hưởng chế độ.
10 Chỉ áp dụng đối với trường hợp sử người sử dụng lao động không có dâu. Ví dụ như hộ kinh doanh cá thể.
PHỤ LỤC 2
MẪU GIẤY ĐỀ NGHỊ KHÁM GIÁM ĐỊNH
(Kèm theo Thông tư số 18/2022/TT-BYT ngày 31 tháng 12 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
………., ngày …….. tháng …… năm …….
GIẤY ĐỀ NGHỊ KHÁM GIÁM ĐỊNH
Kính gửi:…………………………………………..
Tên tôi là ............................................................. Sinh ngày….. tháng….. năm……
Chỗ ở hiện tại: ..........................................................................................................
Giấy CMND/Thẻ căn cước/Hộ chiếu số: ...... Ngày cấp: ………..Nơi cấp:………..
Số sổ BHXH/Mã số BHXH: ……………………………….. 1 ................................
Nghề/công việc …………………………………………….. 2.................................
Điện thoại liên hệ: ....................................................................................................
Đề nghị được giám định mức độ suy giảm khả năng lao động:
Đề nghị giám định: ……………………………….3 .................................................
Loại hình giám định: ……………………………..4 ................................................
Nội dung giám định: ……………………………..5 .................................................
Đang hưởng chế độ: …………………………….6 ..................................................
Xác nhận của UBND hoặc Công an cấp xã7
Người viết giấy đề nghị
(Ký, ghi rõ họ tên)
HƯỚNG DẪN GHI GIẤY ĐỀ NGHỊ KHÁM GIÁM ĐỊNH
1 Ghi số sổ BHXH hoặc mã số BHXH. Việc ghi mã số bảo hiểm xã hội chỉ áp dụng khi cơ quan bảo hiểm xã hội chính thức có thông báo về việc sử dụng mã số bảo hiểm xã hội thay cho số sổ bảo hiểm xã hội.
2 Ghi rõ hiện có đang làm việc trong môi trường có yếu tố gây bệnh nghề nghiệp được đề nghị khám hay không
Trường hợp là thân nhân của người lao động đề nghị khám giám định để hưởng trợ cấp tuất hằng tháng thì không cần khai nội dung nghề/công việc.
3 Ghi rõ một trong các hình thức khám giám định sau: lần đầu/tái phát/lại/ tổng hợp/phúc quyết.
4 Ghi rõ một trong các nội dung khám giám định sau: tai nạn lao động/bệnh nghề nghiệp/hưu trí/tuất/hưởng BHXH một lần/hưởng chế độ thai sản
5 Ghi rõ bệnh, tật cần khám giám định theo các giấy tờ điều trị
6 Ghi rõ chế độ đang hưởng và tỷ lệ tổn thương cơ thể nếu có. Nếu chưa được hưởng chế độ thì ghi: chưa.
7 Chỉ áp dụng đối với trường hợp thân nhân của người lao động là người chịu trách nhiệm lập hồ sơ đề nghị giám định
PHỤ LỤC 3
MẪU GIẤY RA VIỆN
(Kèm theo Thông tư số 18/2022/TT-BYT ngày 31 tháng 12 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
……………..
BV:………….
Khoa:………..
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
MS: 01/BV-01
Số lưu trữ: …………
Mã Y tế .../.../…./….
GIẤY RA VIỆN
- Họ tên người bệnh: .................................................................................................
- Ngày/tháng/năm sinh:………../……….(Tuổi: ………..); Nam/Nữ……………....
- Dân tộc: ………………………………….Nghề nghiệp: .......................................
- Mã số BHXH/Thẻ BHYT số: …………………………1 .......................................
- Địa chỉ: ...................................................................................................................
- Vào viện lúc:………….giờ………phút, ngày……tháng……năm ........................
- Vào viện lúc:………….giờ………phút, ngày……tháng……năm ........................
- Chẩn đoán: ………………………………….. 2 .....................................................
- Phương pháp điều trị: …………………………… 3 ...............................................
- Ghi chú: ……………………………………… 4 ..................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
Ngày….. tháng….. năm……..
Thủ trưởng đơn vị 5
(Ký tên, đóng dấu)
Ngày….. tháng….. năm……..
Trưởng khoa5
Họ tên……………………………….
HƯỚNG DẪN GHI GIẤY RA VIỆN
1 Phần Mã số BHXH/Thẻ BHYT:
Ghi số sổ BHXH hoặc mã số BHXH. Việc ghi mã số bảo hiểm xã hội chỉ áp dụng khi cơ quan bảo hiểm xã hội chính thức có thông báo về việc sử dụng mã số bảo hiểm xã hội thay cho số sổ bảo hiểm xã hội.
2 Phần chẩn đoán:
- Phải mô tả cụ thể về tình trạng sức khỏe hoặc ghi tên bệnh. Trường hợp mắc bệnh cần chữa trị dài ngày thì ghi mã bệnh; trường hợp chưa có mà bệnh thì ghi đầy đủ tên bệnh. Việc ghi mã bệnh và tên bệnh thực hiện theo quy định tại Thông tư số 46/2016/TT-BYT ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành danh mục bệnh dài ngày;
- Trường hợp đình chỉ thai nghén: Ghi rõ nguyên nhân đình chỉ thai nghén (Ví dụ thai chết lưu, thai bệnh lý …).
- Trường hợp điều trị dưỡng thai: Ghi rõ cụm từ “dưỡng thai”
3 Phần phương pháp điều trị:
Ghi chỉ định điều trị (Trường hợp phải đình chỉ thai nghén):
- Dưới 22 tuần tuổi thì căn cứ tình trạng thực tế để ghi phương pháp điều trị theo một trong các trường hợp sau: Sảy thai, nạo thai, hút thai, mổ lấy thai, trừ trường hợp giảm thiểu thai trong quá trình thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm;
- Từ 22 tuần tuổi trở lên ghi rõ là đẻ thường, đẻ thủ thuật hay mổ đẻ.
- Ghi rõ tuần tuổi thai (kể cả trường hợp đình chỉ thai ngoài tử cung, thai trứng cần xác định rõ tuần tuổi thai)
Việc xác định tuần tuổi của thai dựa vào ngày có kinh cuối cùng hoặc kết quả siêu âm trong 3 tháng đầu của thai kỳ.
- Ghi rõ thời gian đình chỉ thai nghén: Vào ….. giờ …. phút ngày …. tháng ….. năm …..
4 Phần ghi chú:
Ghi lời dặn của thầy thuốc, Cách ghi lời dặn của thầy thuốc trong một số trường hợp:
- Trường hợp người bệnh cần nghỉ để điều trị bệnh hoặc để ổn định sức khỏe sau khi điều trị nội trú: Ghi rõ số ngày mà người bệnh cần nghỉ để điều trị ngoại trú sau khi ra viện (từ ngày, đến ngày). Việc quyết định số ngày nghỉ phải căn cứ vào tình trạng sức khỏe của người bệnh nhưng tối đa không quá 30 ngày. Trường hợp đình chỉ thai nghén từ 13 tuần tuổi trở lên thì không quá 50 ngày; Trường hợp người bệnh điều trị bệnh lao theo chương trình chống lao quốc gia thì thời nghỉ tối đa không quá 180 ngày.
- Trường hợp lao động nữ cần nghỉ để dưỡng thai thì sau khi ghi số ngày nghỉ phải ghi rõ là "để dưỡng thai". Ví dụ: Số ngày nghỉ: 10 ngày để dưỡng thai. Việc quyết định số ngày nghỉ phải căn cứ vào tình trạng sức khỏe của người bệnh nhưng tối đa không quá 30 ngày.
- Trường hợp người có thai từ 22 tuần tuổi trở phải đình chỉ thai nghén thì ghi là đẻ non, con chết.
- Trường hợp đẻ non ghi rõ số con và tình trạng con sau sinh.
- Trong trường hợp người mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc trẻ em dưới 16 tuổi phải ghi đầy đủ họ, tên của cha, mẹ hoặc người giám hộ của người bệnh.
5 Ngày, tháng, năm và chữ ký:
- Việc ghi ngày, tháng, năm tại phần chữ ký của Trưởng khoa điều trị phải trùng với ngày ra viện.
- Tại phần "Trưởng khoa": Trưởng khoa hoặc Phó trưởng khoa ký tên theo quy chế làm việc của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
- Tại phần "Thủ trưởng đơn vị": Người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người được người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ủy quyền được ký và đóng dấu của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó.
Trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chỉ có 01 người có đủ thẩm quyền khám và ký giấy ra viện thì người đó chỉ cần ký và đóng dấu vào phần người thủ trưởng đơn vị.
PHỤ LỤC 4
MẪU BẢN TÓM TẮT HỒ SƠ BỆNH ÁN
(Kèm theo Thông tư số 18/2022/TT-BYT ngày 31 tháng 12 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
……………..
BV:………….
Khoa:………..
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
MS: 01/BV-01
Số lưu trữ: …………
Mã Y tế .../.../…./….
TÓM TẮT HỒ SƠ BỆNH ÁN
Điều trị nội trú □
Điều trị nội trú ban ngày □
Điều trị ngoại trú □
(đánh dấu “X” hình thức điều trị nội trú/nội trú ban ngày/ ngoại trú vào ô tương ứng)
1. Họ và tên (In hoa): ........................................................... 2. Năm sinh:………..
3. Giới: Nam □ Nữ □ 4. Dân tộc: ...............................................................
5. Mã số BHXH/Thẻ BHYT số: ..............................................................................
6. Nghề nghiệp: .......................................................................................................
7. Cơ quan/Đơn vị công tác: ..................................................................................
8. Địa chỉ: Số nhà……….Thôn, tổ ……..Xã, phường, thị trấn ...............................
Huyện (Quận): ………………………….Tỉnh, thành phố .......................................
9. Vào viện ngày………/……. /20…….; Ra viện ngày ……./….. /20…..;
10. Chẩn đoán lúc vào viện: ...................................................................................
11. Chẩn đoán lúc ra viện: .....................................................................................
12. Tóm tắt bệnh án: ...............................................................................................
a) Quá trình bệnh lý và diễn biến lâm sàng: .............................................................
b) Tóm tắt kết quả xét nghiệm cận lâm sàng có giá trị chẩn đoán: ..........................
c) Phương pháp điều trị: ...........................................................................................
d) Tình trạng người bệnh ra viện: .............................................................................
13. Ghi chú: ..............................................................................................................
……ngày ….tháng …..năm…..
Thủ trưởng đơn vị
(ký tên, đóng dấu)
HƯỚNG DẪN GHI TÓM TẮT HỒ SƠ BỆNH ÁN
1. Việc ghi tóm tắt hồ sơ bệnh án phải bảo đảm tính thống nhất với hồ sơ bệnh án của người bệnh.
2. Trường hợp người mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc trẻ em dưới 16 tuổi phải ghi đầy đủ họ, tên của cha, mẹ hoặc người giám hộ của người bệnh tại phần ghi chú.
3. Trường hợp con chết sau khi sinh thì ghi ngày/tháng/năm sinh của con và ngày/tháng/năm con chết, số con bị chết tại phần tình trạng người bệnh ra viện.
4. Phần Mã số BHXH/Thẻ BHYT: Ghi số sổ BHXH hoặc mã số BHXH. Việc ghi mã số bảo hiểm xã hội chỉ áp dụng khi cơ quan bảo hiểm xã hội chính thức có thông báo về việc sử dụng mã số bảo hiểm xã hội thay cho số sổ bảo hiểm xã hội.
2. Thủ tục: Hồ sơ khám Giám định để thực hiện chế độ hưu trí đối với người lao động (Mã số: 1.002671)
Trình tự thực hiện
Bước 1: Người lao động có trách nhiệm lập, hoàn chỉnh hồ sơ khám giám định và gửi Hội đồng Giám định y khoa tỉnh (căn cứ khoản 1, điều 11, Thông tư số 56/2017/TT-BYT)
Bước 2: Căn cứ hồ sơ của đối tượng giám định, Cơ quan thường trực Hội đồng giám định y khoa có trách nhiệm xem xét và tổ chức khám giám định theo đúng thời gian quy định của pháp luật.
Hội đồng Giám định y khoa trong thời gian 60 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ, có trách nhiệm tổ chức khám giám định và ban hành biên bản giám định y khoa. Trường hợp quá thời gian trên chưa ban hành biên bản phải có văn bản thông báo cho cá nhân, cơ quan, tổ chức yêu cầu giám định biết trong đó nêu rõ lý do (căn cứ khoản 2, Điều 11, Thông tư 01/2023/TT-BYT/căn cứ điểm d khoản 2 Điều 39 và khoản 3, Điều 166 Nghị định 131/2021/NĐ-CP).
Cách thức thực hiện:
Đường bưu chính công ích
Nộp trực tiếp.
Thành phần, số lượng hồ sơ
1. Giấy giới thiệu của người sử dụng lao động theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 kèm theo Thông tư số 18/2022/TT-BYT đối với người lao động đang đóng bảo hiểm bắt buộc hoặc Giấy đề nghị khám giám định theo mẫu quy định tại Phụ lục
2 kèm theo Thông tư số 18/2022/TT-BYT đối với người lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội hoặc người lao động đã có quyết định nghỉ việc chờ giải quyết chế độ hưu trí, trợ cấp hàng tháng.
2. Bản chính hoặc bản sao hợp lệ của một trong các giấy tờ sau đây:
- Tóm tắt hồ sơ bệnh án;
- Giấy xác nhận khuyết tật;
- Giấy ra viện;
- Sổ khám bệnh;
- Phiếu khám bệnh;
- Phiếu kết quả cận lâm sàng;
- Đơn thuốc của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
- Hồ sơ bệnh nghề nghiệp;
- Biên bản giám định y khoa lần gần nhất đối với người đã được khám giám định;
3. Một trong các giấy tờ có ảnh sau đây: Chứng minh nhân dân; Căn cước công dân; Hộ chiếu còn hiệu lực. Trường hợp không có các giấy tờ nêu trên thì phải có Giấy xác nhận của Công an cấp xã có dán ảnh, đóng giáp lai trên ảnh và được cấp trong thời gian không quá 03 tháng tính đến thời điểm đề nghị khám giám định.
Số lượng hồ sơ: 01 Bộ
Thời hạn giải quyết:
60 ngày
Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính
Công dân Việt Nam, Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, Người nước ngoài, Cán bộ, công chức, viên chức, Doanh nghiệp, Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, Tổ chức (không bao gồm doanh nghiệp, HTX), Tổ chức nước ngoài, Hợp tác xã.
Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính
Hội đồng Giám định Y khoa cấp tỉnh và cấp trung ương.
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính
Biên bản khám Giám định Y khoa.
Lệ phí (nếu có)
Phí: (Căn cứ Thông tư 243/2016/TT-BTC ngày 11/11/2016 quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định cấp giấy giám định y khoa).
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (Đính kèm thủ tục số …)
Phụ lục 1: Mẫu giấy giới thiệu khám giám định.
Phụ lục 2: Mẫu giấy đề nghị khám giám định.
Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có)
Không
Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính
- Luật 84/2015/QH13 ngày 26/6/2015 Luật An toàn vệ sinh lao động.
- Luật 58/2014/QH13 ngày 20/11/2014 Luật Bảo hiểm xã hội.
- Nghị định số 131/2021/NĐ-CP quy định chi tiết và biện pháp thi hành pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng.
- Thông tư số 18/2022/TT-BYT ngày 31/12/2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 56/2017/TT-BYT ngày 29/12/2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định chi tiết thi hành Luật BHXH và Luật an toàn vệ sinh lao động thuộc lĩnh vực y tế.
- Thông tư số 56/2017/TT-BYT ngày 29/12/2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định chi tiết thi hành Luật BHXH và Luật an toàn vệ sinh lao động thuộc lĩnh vực y tế.
- Thông tư 243/2016/TT-BTC ngày 11/11/2016 quy định chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định cấp giấy GĐYK.
- Thông tư số 01/2023/TT-BYT ngày 01/02/2023 của Bộ Y tế quy định chi tiết về hoạt động và mối quan hệ công tác của Hội đồng Giám định y khoa các cấp.
PHỤ LỤC 1
MẪU GIẤY GIỚI THIỆU ĐỀ NGHỊ GIÁM ĐỊNH
(Kèm theo Thông tư số 18/2022/TT-BYT ngày 31 tháng 12 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
CƠ QUAN CHỦ QUẢN
TÊN CƠ QUAN, ĐƠN VỊ
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: ………../GGT
…….1……, ngày ….. tháng ….. năm…..
GIẤY GIỚI THIỆU
Kính gửi: Hội đồng Giám định y khoa ……… 2……..
…………………………….3………………………………..…….. trân trọng giới thiệu:
Ông/ Bà:………………………………………… Sinh ngày…. tháng... năm…..
Chỗ ở hiện tại: ..........................................................................................................
CCCD/CMND/Hộ chiếu số: …………Ngày cấp:…………… Nơi cấp: .................
Số Sổ BHXH/Mã số BHXH: …………………………4...........................................
Nghề/công việc………………………………………5.............................................
Điện thoại liên hệ: ....................................................................................................
Là cán bộ/ nhân viên/ thân nhân của ........................................................................
Được cử đến Hội đồng Giám định y khoa ................................................................
để giám định mức suy giảm khả năng lao động:
Đề nghị giám định: ……………………………….6 .................................................
Loại hình giám định: ……………………………..7 ................................................
Nội dung giám định: ……………………………..8 .................................................
Đang hưởng chế độ: …………………………….9 ..................................................
Xác nhận của UBND hoặc Công an cấp xã10
LÃNH ĐẠO CƠ QUAN/ĐƠN VỊ
(Ký tên, đóng dấu)
HƯỚNG DẪN GHI GIẤY GIỚI THIỆU
Ghi chú: Giấy giới thiệu có giá trị trong vòng ba tháng kể từ ngày ký giới thiệu.
1 Ghi địa danh tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi đặt trụ sở cơ quan, đơn vị giới thiệu đề nghị giám định.
2 Tên Hội đồng Giám định y khoa nơi tổ chức đề nghị giám định.
3 Tên cơ quan, đơn vị giới thiệu người lao động.
4 Ghi số sổ BHXH hoặc mã số BHXH. Việc ghi mã số bảo hiểm xã hội chỉ áp dụng khi cơ quan bảo hiểm xã hội chính thức có thông háo về việc sử dụng mã số bảo hiểm xã hội thay cho số sổ bảo hiểm xã hội.
5 Trường hợp là thân nhân của người lao động đề nghị khám giám định để hưởng trợ cấp tuất hằng tháng thì không cần khai nội dung nghề/công việc.
6 Ghi rõ một trong các hình thức khám giám định sau: lần đầu/tái phát/lại/tổng hợp/phúc quyết.
7 Ghi rõ một trong các nội dung khám giám định sau: tai nạn lao động/bệnh nghề nghiệp/hưu trí/tuất/hưởng BHXH một lần/hưởng chế độ thai sản
8 Ghi rõ bệnh, tật cần khám giám định theo các giấy tờ điều trị.
9 Ghi rõ chế độ đang hưởng và tỷ lệ tổn thương cơ thể của lần giám định gần nhất (nếu có). Đối với giám định tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp ghi rõ tổn thương cơ thể (nếu có) kể cả tỷ lệ tổn thương cơ thể đó chưa đủ để hưởng chế độ.
10 Chỉ áp dụng đối với trường hợp sử người sử dụng lao động không có dấu. Ví dụ như hộ kinh doanh cá thể.
PHỤ LỤC 2
MẪU GIẤY ĐỀ NGHỊ KHÁM GIÁM ĐỊNH
(Kèm theo Thông tư số 18/2022/TT-BYT ngày 31 tháng 12 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
…….……, ngày ….. tháng ….. năm…..
GIẤY ĐỀ NGHỊ KHÁM GIÁM ĐỊNH
Kính gửi:…………………………………………..
Tên tôi là ............................................................. Sinh ngày….. tháng….. năm……
Chỗ ở hiện tại: ..........................................................................................................
Giấy CMND/Thẻ căn cước/Hộ chiếu số: ...... Ngày cấp: ………..Nơi cấp:………..
Số sổ BHXH/Mã số BHXH: ……………………………….. 1 ................................
Nghề/công việc …………………………………………….. 2.................................
Điện thoại liên hệ: ....................................................................................................
Đề nghị được giám định mức độ suy giảm khả năng lao động:
Đề nghị giám định: ……………………………….3 .................................................
Loại hình giám định: ……………………………..4 ................................................
Nội dung giám định: ……………………………..5 .................................................
Đang hưởng chế độ: …………………………….6 ..................................................
Xác nhận của UBND hoặc Công an cấp xã7
Người viết giấy đề nghị
(Ký, ghi rõ họ tên)
HƯỚNG DẪN GHI GIẤY ĐỀ NGHỊ KHÁM GIÁM ĐỊNH
1 Ghi số sổ BHXH hoặc mã số BHXH. Việc ghi mã số bảo hiểm xã hội chỉ áp dụng khi cơ quan bảo hiểm xã hội chính thức có thông báo về việc sử dụng mã số bảo hiểm xã hội thay cho số sổ bảo hiểm xã hội.
2 Ghi rõ hiện có đang làm việc trong môi trường có yếu tố gây bệnh nghề nghiệp được đề nghị khám hay không.
Trường hợp là thân nhân của người lao động đề nghị khám giám định để hưởng trợ cấp tuất hằng tháng thì không cần khai nội dung nghề/công việc.
3 Ghi rõ một trong các hình thức khám giám định sau: lần đầu/tái phát/lại/ tổng hợp/phúc quyết.
4 Ghi rõ một trong các nội dung khám giám định sau: tai nạn lao động/bệnh nghề nghiệp/hưu trí/tuất/hưởng BHXH một lần/hưởng chế độ thai sản.
5 Ghi rõ tên thương tật, bệnh tật đề nghị khám giám định theo các giấy tờ khám, điều trị thương tật, bệnh tật.
6 Ghi rõ chế độ đang hưởng và tỷ lệ tổn thương cơ thể của lần khám giám định gần nhất (nếu có). Đối với giám định tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp ghi rõ tổn thương cơ thể (nếu có) kể cả tỷ lệ tổn thương cơ thể đó chưa đủ để hưởng chế độ.
7 Chỉ áp dụng đối với trường hợp thân nhân của người lao động là người chịu trách nhiệm lập hồ sơ đề nghị giám định
3. Thủ tục: Khám giám định chế độ tử tuất (Mã số: 1.002208)
Trình tự thực hiện
Bước 1: Thân nhân người lao động có trách nhiệm lập, hoàn chỉnh hồ sơ khám giám định và gửi Hội đồng Giám định y khoa tỉnh (căn cứ khoản 2, điều 11, Thông tư số 56/2017/TT-BYT)
Bước 2: Căn cứ hồ sơ của đối tượng giám định, Cơ quan thường trực Hội đồng giám định y khoa có trách nhiệm xem xét và tổ chức khám giám định theo đúng thời gian quy định của pháp luật.
Hội đồng Giám định y khoa trong thời gian 60 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ, có trách nhiệm tổ chức khám giám định và ban hành biên bản giám định y khoa. Trường hợp quá thời gian trên chưa ban hành biên bản phải có văn bản thông báo cho cá nhân, cơ quan, tổ chức yêu cầu giám định biết trong đó nêu rõ lý do (căn cứ khoản 2, Điều 11, Thông tư 01/2023/TT-BYT/căn cứ điểm d khoản 2 Điều 39 và khoản 3, Điều 166 Nghị định 131/2021/NĐ-CP).
Cách thức thực hiện: Đường bưu chính công ích Nộp trực tiếp.
Thành phần, số lượng hồ sơ
1. Giấy đề nghị khám giám định theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 kèm theo Thông tư số 18/2022/TT-BYT .
2. Bản chính hoặc bản sao hợp lệ của một trong các giấy tờ sau đây:
- Tóm tắt hồ sơ bệnh án;
- Giấy xác nhận khuyết tật;
- Giấy ra viện;
- Sổ khám bệnh;
- Phiếu khám bệnh;
- Phiếu kết quả cận lâm sàng;
- Đơn thuốc của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
- Hồ sơ bệnh nghề nghiệp;
- Biên bản giám định y khoa lần gần nhất đối với người đã được khám giám định;
3. Bản chính hoặc bản sao hợp lệ giấy ra viện hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án quy định tại Phụ lục 3 và Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư số 18/2022/TT-BYT. Trường hợp người lao động không điều trị nội trú hoặc ngoại trú thì phải có giấy tờ về khám, điều trị thương tật phù hợp với thời điểm xảy ra tai nạn lao động và tổn thương đề khám nghị giám định.
Trường hợp được giám định thuộc đối tượng quy định tại điểm c khoản 1 Điều 47 của Luật an toàn, vệ sinh lao động: Trong bản tóm tắt hồ sơ bệnh án phải ghi rõ tổn thương do tai nạn lao động không có khả năng điều trị ổn định.
Số lượng hồ sơ: 01 Bộ.
Thời hạn giải quyết:
60 ngày.
Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính
Công dân Việt Nam, Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, Người nước ngoài, Cán bộ, công chức, viên chức, Doanh nghiệp, Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, Tổ chức (không bao gồm doanh nghiệp, HTX), Tổ chức nước ngoài, Hợp tác xã.
Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính
Hội đồng Giám định Y khoa cấp tỉnh và cấp trung ương.
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính
Biên bản khám Giám định Y khoa.
Lệ phí (nếu có)
Phí: (Căn cứ Thông tư 243/2016/TT-BTC ngày 11/11/2016 quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định cấp giấy giám định y khoa).
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (Đính kèm thủ tục số …)
Phụ lục 1: Mẫu giấy giới thiệu giám định.
Phụ lục 2: Mẫu giấy đề nghị khám giám định.
Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có)
Không.
Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính
- Luật 84/2015/QH13 ngày 26/6/2015 Luật An toàn vệ sinh lao động.
- Luật 58/2014/QH13 ngày 20/11/2014 Luật Bảo hiểm xã hội.
- Nghị định số 131/2021/NĐ-CP quy định chi tiết và biện pháp thi hành pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng.
- Thông tư số 18/2022/TT-BYT ngày 31/12/2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 56/2017/TT-BYT ngày 29/12/2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định chi tiết thi hành Luật BHXH và Luật an toàn vệ sinh lao động thuộc lĩnh vực y tế.
- Thông tư số 56/2017/TT-BYT ngày 29/12/2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định chi tiết thi hành Luật BHXH và Luật an toàn vệ sinh lao động thuộc lĩnh vực y tế.
- Thông tư 243/2016/TT-BTC ngày 11/11/2016 quy định chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định cấp giấy GĐYK.
- Thông tư số 01/2023/TT-BYT ngày 01/02/2023 của Bộ Y tế quy định chi tiết về hoạt động và mối quan hệ công tác của Hội đồng Giám định y khoa các cấp.
PHỤ LỤC 2
MẪU GIẤY ĐỀ NGHỊ KHÁM GIÁM ĐỊNH
(Kèm theo Thông tư số 18/2022/TT-BYT ngày 31 tháng 12 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
…….……, ngày ….. tháng ….. năm…..
GIẤY ĐỀ NGHỊ KHÁM GIÁM ĐỊNH
Kính gửi:…………………………………………..
Tên tôi là ............................................................. Sinh ngày….. tháng….. năm……
Chỗ ở hiện tại: ..........................................................................................................
Giấy CMND/Thẻ căn cước/Hộ chiếu số: ...... Ngày cấp: ………..Nơi cấp:………..
Số sổ BHXH/Mã số BHXH: ……………………………….. 1 ................................
Nghề/công việc …………………………………………….. 2.................................
Điện thoại liên hệ: ....................................................................................................
Đề nghị được giám định mức độ suy giảm khả năng lao động:
Đề nghị giám định: ……………………………….3 .................................................
Loại hình giám định: ……………………………..4 ................................................
Nội dung giám định: ……………………………..5 .................................................
Đang hưởng chế độ: …………………………….6 ..................................................
Xác nhận của UBND hoặc Công an cấp xã7
Người viết giấy đề nghị
(Ký, ghi rõ họ tên)
HƯỚNG DẪN GHI GIẤY ĐỀ NGHỊ KHÁM GIÁM ĐỊNH
1 Ghi số sổ BHXH hoặc mã số BHXH. Việc ghi mã số bảo hiểm xã hội chỉ áp dụng khi cơ quan bảo hiểm xã hội chính thức có thông báo về việc sử dụng mã số bảo hiểm xã hội thay cho số sổ bảo hiểm xã hội.
2 Ghi rõ hiện có đang làm việc trong môi trường có yếu tố gây bệnh nghề nghiệp được đề nghị khám hay không.
Trường hợp là thân nhân của người lao động đề nghị khám giám định để hưởng trợ cấp tuất hằng tháng thì không cần khai nội dung nghề/công việc.
3 Ghi rõ một trong các hình thức khám giám định sau: lần đầu/tái phát/lại/ tổng hợp/phúc quyết.
4 Ghi rõ một trong các nội dung khám giám định sau: tai nạn lao động/bệnh nghề nghiệp/hưu trí/tuất/hưởng BHXH một lần/hưởng chế độ thai sản.
5 Ghi rõ tên thương tật, bệnh tật đề nghị khám giám định theo các giấy tờ khám, điều trị thương tật, bệnh tật.
6 Ghi rõ chế độ đang hưởng và tỷ lệ tổn thương cơ thể của lần khám giám định gần nhất (nếu có). Đối với giám định tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp ghi rõ tổn thương cơ thể (nếu có) kể cả tỷ lệ tổn thương cơ thể đó chưa đủ để hưởng chế độ.
7 Chỉ áp dụng đối với trường hợp thân nhân của người lao động là người chịu trách nhiệm lập hồ sơ đề nghị giám định
4. Thủ tục: Khám Giám định để xác định lao động nữ không đủ sức khỏe để chăm sóc con sau khi sinh hoặc sau khi nhận con do nhờ người mang thai hộ hoặc phải nghỉ dưỡng thai (Mã số: 1.002190)
Trình tự thực hiện
Bước 1: Người lao động có trách nhiệm lập, hoàn chỉnh hồ sơ khám giám định và gửi Hội đồng Giám định y khoa tỉnh (căn cứ khoản 1, điều 11, Thông tư số 56/2017/TT-BYT)
Bước 2: Căn cứ hồ sơ của đối tượng giám định, Cơ quan thường trực Hội đồng giám định y khoa có trách nhiệm xem xét và tổ chức khám giám định theo đúng thời gian quy định của pháp luật.
Hội đồng Giám định y khoa trong thời gian 60 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ, có trách nhiệm tổ chức khám giám định và ban hành biên bản giám định y khoa. Trường hợp quá thời gian trên chưa ban hành biên bản phải có văn bản thông báo cho cá nhân, cơ quan, tổ chức yêu cầu giám định biết trong đó nêu rõ lý do (căn cứ khoản 2, Điều 11, Thông tư 01/2023/TT-BYT/căn cứ điểm d khoản 2 Điều 39 và khoản 3, Điều 166 Nghị định 131/2021/NĐ-CP).
Cách thức thực hiện:
Đường bưu chính công ích
Nộp trực tiếp.
Thành phần, số lượng hồ sơ
1. Giấy đề nghị khám giám định theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 kèm theo Thông tư số 18/2022/TT-BYT .
2. Bản chính hoặc bản sao hợp lệ của một trong các giấy tờ sau đây:
- Tóm tắt hồ sơ bệnh án;
- Giấy xác nhận khuyết tật;
- Giấy ra viện;
- Sổ khám bệnh;
- Phiếu khám bệnh;
- Phiếu kết quả cận lâm sàng;
- Đơn thuốc của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
- Hồ sơ bệnh nghề nghiệp;
- Biên bản giám định y khoa lần gần nhất đối với người đã được khám giám định;
3. Một trong các giấy tờ có ảnh sau đây: Chứng minh nhân dân; Căn cước công dân; Hộ chiếu còn hiệu lực. Trường hợp không có các giấy tờ nêu trên thì phải có Giấy xác nhận của Công an cấp xã có dán ảnh, đóng giáp lai trên ảnh và được cấp trong thời gian không quá 03 tháng tính đến thời điểm đề nghị khám giám định..
Số lượng hồ sơ: 01 Bộ
Thời hạn giải quyết:
60 ngày
Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính
Công dân Việt Nam, Tổ chức (không bao gồm doanh nghiệp, HTX)
Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính
Hội đồng Giám định Y khoa cấp tỉnh và cấp trung ương.
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính
Biên bản khám Giám định Y khoa.
Lệ phí (nếu có)
Phi: (Căn cứ Thông tư 243/2016/TT-BTC ngày 11/11/2016 quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định cấp giấy giám định y khoa).
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (Đính kèm thủ tục số …)
Phụ lục 2: Mẫu giấy đề nghị khám giám định
Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có)
Không
Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính
- Luật 84/2015/QH13 ngày 26/6/2015 Luật An toàn vệ sinh lao động.
- Luật 58/2014/QH13 ngày 20/11/2014 Luật Bảo hiểm xã hội.
- Nghị định số 131/2021/NĐ-CP quy định chi tiết và biện pháp thi hành pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng.
- Thông tư số 18/2022/TT-BYT ngày 31/12/2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 56/2017/TT-BYT ngày 29/12/2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định chi tiết thi hành Luật BHXH và Luật an toàn vệ sinh lao động thuộc lĩnh vực y tế.
- Thông tư số 56/2017/TT-BYT ngày 29/12/2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định chi tiết thi hành Luật BHXH và Luật an toàn vệ sinh lao động thuộc lĩnh vực y tế.
- Thông tư 243/2016/TT-BTC ngày 11/11/2016 quy định chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định cấp giấy GĐYK.
- Thông tư số 01/2023/TT-BYT ngày 01/02/2023 của Bộ Y tế quy định chi tiết về hoạt động và mối quan hệ công tác của Hội đồng Giám định y khoa các cấp.
PHỤ LỤC 2
MẪU GIẤY ĐỀ NGHỊ KHÁM GIÁM ĐỊNH
(Kèm theo Thông tư số 18/2022/TT-BYT ngày 31 tháng 12 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
…….……, ngày ….. tháng ….. năm…..
GIẤY ĐỀ NGHỊ KHÁM GIÁM ĐỊNH
Kính gửi:…………………………………………..
Tên tôi là ............................................................. Sinh ngày….. tháng….. năm……
Chỗ ở hiện tại: ..........................................................................................................
Giấy CMND/Thẻ căn cước/Hộ chiếu số: ...... Ngày cấp: ………..Nơi cấp:………..
Số sổ BHXH/Mã số BHXH: ……………………………….. 1 ................................
Nghề/công việc …………………………………………….. 2.................................
Điện thoại liên hệ: ....................................................................................................
Đề nghị được giám định mức độ suy giảm khả năng lao động:
Đề nghị giám định: ……………………………….3 .................................................
Loại hình giám định: ……………………………..4 ................................................
Nội dung giám định: ……………………………..5 .................................................
Đang hưởng chế độ: …………………………….6 ..................................................
Xác nhận của UBND hoặc Công an cấp xã7
Người viết giấy đề nghị
(Ký, ghi rõ họ tên)
HƯỚNG DẪN GHI GIẤY ĐỀ NGHỊ KHÁM GIÁM ĐỊNH
1 Ghi số sổ BHXH hoặc mã số BHXH. Việc ghi mã số bảo hiểm xã hội chỉ áp dụng khi cơ quan bảo hiểm xã hội chính thức có thông báo về việc sử dụng mã số bảo hiểm xã hội thay cho số sổ bảo hiểm xã hội.
2 Ghi rõ hiện có đang làm việc trong môi trường có yếu tố gây bệnh nghề nghiệp được đề nghị khám hay không.
Trường hợp là thân nhân của người lao động đề nghị khám giám định để hưởng trợ cấp tuất hằng tháng thì không cần khai nội dung nghề/công việc.
3 Ghi rõ một trong các hình thức khám giám định sau: lần đầu/tái phát/lại/ tổng hợp/phúc quyết.
4 Ghi rõ một trong các nội dung khám giám định sau: tai nạn lao động/bệnh nghề nghiệp/hưu trí/tuất/hưởng BHXH một lần/hưởng chế độ thai sản.
5 Ghi rõ tên thương tật, bệnh tật đề nghị khám giám định theo các giấy tờ khám, điều trị thương tật, bệnh tật.
6 Ghi rõ chế độ đang hưởng và tỷ lệ tổn thương cơ thể của lần khám giám định gần nhất (nếu có). Đối với giám định tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp ghi rõ tổn thương cơ thể (nếu có) kể cả tỷ lệ tổn thương cơ thể đó chưa đủ để hưởng chế độ.
7 Chỉ áp dụng đối với trường hợp thân nhân của người lao động là người chịu trách nhiệm lập hồ sơ đề nghị giám định
5. Thủ tục: Hồ sơ khám Giám định để hưởng bảo hiểm xã hội một lần (Mã số: 1.002168)
Trình tự thực hiện
Bước 1: Người lao động có trách nhiệm lập, hoàn chỉnh hồ sơ khám giám định và gửi Hội đồng Giám định y khoa tỉnh (căn cứ khoản 1, điều 11, Thông tư số 56/2017/TT-BYT)
Bước 2: Căn cứ hồ sơ của đối tượng giám định, Cơ quan thường trực Hội đồng giám định y khoa có trách nhiệm xem xét và tổ chức khám giám định theo đúng thời gian quy định của pháp luật.
Hội đồng Giám định y khoa trong thời gian 60 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ, có trách nhiệm tổ chức khám giám định và ban hành biên bản giám định y khoa. Trường hợp quá thời gian trên chưa ban hành biên bản phải có văn bản thông báo cho cá nhân, cơ quan, tổ chức yêu cầu giám định biết trong đó nêu rõ lý do (căn cứ khoản 2, Điều 11, Thông tư 01/2023/TT-BYT/căn cứ điểm d khoản 2 Điều 39 và khoản 3, Điều 166 Nghị định 131/2021/NĐ-CP).
Cách thức thực hiện:
Đường bưu chính công ích
Nộp trực tiếp.
Thành phần, số lượng hồ sơ
1. Giấy đề nghị khám giám định theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 kèm theo Thông tư số 18/2022/TT-BYT .
2. Bản chính hoặc bản sao hợp lệ của một trong các giấy tờ sau đây:
- Tóm tắt hồ sơ bệnh án;
- Giấy xác nhận khuyết tật;
- Giấy ra viện;
- Sổ khám bệnh;
- Phiếu khám bệnh;
- Phiếu kết quả cận lâm sàng;
- Đơn thuốc của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
- Hồ sơ bệnh nghề nghiệp;
- Biên bản giám định y khoa lần gần nhất đối với người đã được khám giám định;
3. Một trong các giấy tờ có ảnh sau đây: Chứng minh nhân dân; Căn cước công dân; Hộ chiếu còn hiệu lực. Trường hợp không có các giấy tờ nêu trên thì phải có Giấy xác nhận của Công an cấp xã có dán ảnh, đóng giáp lai trên ảnh và được cấp trong thời gian không quá 03 tháng tính đến thời điểm đề nghị khám giám định.
Số lượng hồ sơ: 01 Bộ.
Thời hạn giải quyết:
60 ngày.
Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính
Công dân Việt Nam, Tổ chức (không bao gồm doanh nghiệp, HTX).
Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính
Hội đồng Giám định Y khoa cấp tỉnh và cấp trung ương.
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính
Biên bản khám Giám định Y khoa.
Lệ phí (nếu có)
Phí: (Căn cứ Thông tư 243/2016/TT-BTC ngày 11/11/2016 quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định cấp giấy giám định y khoa).
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (Đính kèm thủ tục số …)
Phụ lục 2: Mẫu giấy đề nghị khám giám định .
Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có)
Không.
Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính
- Luật 84/2015/QH13 ngày 26/6/2015 Luật An toàn vệ sinh lao động.
- Luật 58/2014/QH13 ngày 20/11/2014 Luật Bảo hiểm xã hội.
- Nghị định số 131/2021/NĐ-CP quy định chi tiết và biện pháp thi hành pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng.
- Thông tư số 18/2022/TT-BYT ngày 31/12/2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 56/2017/TT-BYT ngày 29/12/2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định chi tiết thi hành Luật BHXH và Luật an toàn vệ sinh lao động thuộc lĩnh vực y tế.
- Thông tư số 56/2017/TT-BYT ngày 29/12/2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định chi tiết thi hành Luật BHXH và Luật an toàn vệ sinh lao động thuộc lĩnh vực y tế.
- Thông tư 243/2016/TT-BTC ngày 11/11/2016 quy định chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định cấp giấy GĐYK.
- Thông tư số 01/2023/TT-BYT ngày 01/02/2023 của Bộ Y tế quy định chi tiết về hoạt động và mối quan hệ công tác của Hội đồng Giám định y khoa các cấp.
PHỤ LỤC 2
MẪU GIẤY ĐỀ NGHỊ KHÁM GIÁM ĐỊNH
(Kèm theo Thông tư số 18/2022/TT-BYT ngày 31 tháng 12 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
…….……, ngày ….. tháng ….. năm…..
GIẤY ĐỀ NGHỊ KHÁM GIÁM ĐỊNH
Kính gửi:…………………………………………..
Tên tôi là ............................................................. Sinh ngày….. tháng….. năm……
Chỗ ở hiện tại: ..........................................................................................................
Giấy CMND/Thẻ căn cước/Hộ chiếu số: ...... Ngày cấp: ………..Nơi cấp:………..
Số sổ BHXH/Mã số BHXH: ……………………………….. 1 ................................
Nghề/công việc …………………………………………….. 2.................................
Điện thoại liên hệ: ....................................................................................................
Đề nghị được giám định mức độ suy giảm khả năng lao động:
Đề nghị giám định: ……………………………….3 .................................................
Loại hình giám định: ……………………………..4 ................................................
Nội dung giám định: ……………………………..5 .................................................
Đang hưởng chế độ: …………………………….6 ..................................................
Xác nhận của UBND hoặc Công an cấp xã7
Người viết giấy đề nghị
(Ký, ghi rõ họ tên)
HƯỚNG DẪN GHI GIẤY ĐỀ NGHỊ KHÁM GIÁM ĐỊNH
1 Ghi số sổ BHXH hoặc mã số BHXH. Việc ghi mã số bảo hiểm xã hội chỉ áp dụng khi cơ quan bảo hiểm xã hội chính thức có thông báo về việc sử dụng mã số bảo hiểm xã hội thay cho số sổ bảo hiểm xã hội.
2 Ghi rõ hiện có đang làm việc trong môi trường có yếu tố gây bệnh nghề nghiệp được đề nghị khám hay không.
Trường hợp là thân nhân của người lao động đề nghị khám giám định để hưởng trợ cấp tuất hằng tháng thì không cần khai nội dung nghề/công việc.
3 Ghi rõ một trong các hình thức khám giám định sau: lần đầu/tái phát/lại/ tổng hợp/phúc quyết.
4 Ghi rõ một trong các nội dung khám giám định sau: tai nạn lao động/bệnh nghề nghiệp/hưu trí/tuất/hưởng BHXH một lần/hưởng chế độ thai sản.
5 Ghi rõ tên thương tật, bệnh tật đề nghị khám giám định theo các giấy tờ khám, điều trị thương tật, bệnh tật.
6 Ghi rõ chế độ đang hưởng và tỷ lệ tổn thương cơ thể của lần khám giám định gần nhất (nếu có). Đối với giám định tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp ghi rõ tổn thương cơ thể (nếu có) kể cả tỷ lệ tổn thương cơ thể đó chưa đủ để hưởng chế độ.
7 Chỉ áp dụng đối với trường hợp thân nhân của người lao động là người chịu trách nhiệm lập hồ sơ đề nghị giám định
6. Thủ tục: Khám giám định lại bệnh nghề nghiệp tái phát (Mã số: 1.002136)
Trình tự thực hiện
Bước 1: Người lao động có trách nhiệm lập, hoàn chỉnh hồ sơ khám giám định và gửi Hội đồng Giám định y khoa tỉnh (căn cứ khoản 1, điều 11, Thông tư số 56/2017/TT-BYT)
Bước 2: Căn cứ hồ sơ của đối tượng giám định, Cơ quan thường trực Hội đồng giám định y khoa có trách nhiệm xem xét và tổ chức khám giám định theo đúng thời gian quy định của pháp luật.
Hội đồng Giám định y khoa trong thời gian 60 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ, có trách nhiệm tổ chức khám giám định và ban hành biên bản giám định y khoa. Trường hợp quá thời gian trên chưa ban hành biên bản phải có văn bản thông báo cho cá nhân, cơ quan, tổ chức yêu cầu giám định biết trong đó nêu rõ lý do (căn cứ khoản 2, Điều 11, Thông tư 01/2023/TT-BYT/căn cứ điểm d khoản 2 Điều 39 và khoản 3, Điều 166 Nghị định 131/2021/NĐ-CP).
Cách thức thực hiện:
Đường bưu chính công ích
Nộp trực tiếp.
Thành phần, số lượng hồ sơ
1. Giấy đề nghị giám định theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 kèm theo Thông tư số 18/2022/TT-BYT .
2. Bản chính hoặc bản sao hợp Hồ sơ bệnh nghề nghiệp.
3. Bản chính hoặc bản sao hợp lệ giấy ra viện hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án theo quy định tại Thông tư này hoặc Hồ sơ bệnh nghề nghiệp có ghi nhận tổn thương bệnh nghề nghiệp ở mức nặng hơn.
Trường hợp người được giám định thuộc đối tượng quy định tại điểm c khoản 1 Điều 47 của Luật an toàn, vệ sinh lao động: Trong bản tóm tắt hồ sơ bệnh án điều trị phải ghi rõ bệnh nghề nghiệp không đủ khả năng điều trị ổn định.
4. Bản chính hoặc bản sao hợp lệ biên bản giám định y khoa lần gần nhất.
Trường hợp người được giám định thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 12 Thông tư 56/201//TT-BYT: Bản chính biên bản giám định y khoa lần gần nhất, trong đó phải ghi rõ kết luận về thời hạn đề nghị giám định lại.
5. Một trong các giấy tờ có ảnh sau đây: Chứng minh nhân dân; Căn cước công dân; Hộ chiếu còn hiệu lực. Trường hợp không có các giấy tờ nêu trên thì phải có Giấy xác nhận của Công an cấp xã có dán ảnh, đóng giáp lai trên ảnh và được cấp trong thời gian không quá 03 tháng tính đến thời điểm đề nghị khám giám định
Số lượng hồ sơ: 01 Bộ
Thời hạn giải quyết:
60 ngày
Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính
Công dân Việt Nam, Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, Người nước ngoài
Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính
Hội đồng Giám định Y khoa cấp tỉnh và cấp trung ương.
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính
Biên bản khám Giám định Y khoa.
Lệ phí (nếu có)
Phi: (Căn cứ Thông tư 243/2016/TT-BTC ngày 11/11/2016 quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định cấp giấy giám định y khoa).
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (Đính kèm thủ tục số …)
Phụ lục 2: Mẫu giấy đề nghị khám giám định.
Phụ lục 3: Mẫu giấy ra viện.
Phụ lục 4: Tóm tắt hồ sơ bệnh án.
Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có)
Không.
Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính
- Luật 84/2015/QH13 ngày 26/6/2015 Luật An toàn vệ sinh lao động.
- Luật 58/2014/QH13 ngày 20/11/2014 Luật Bảo hiểm xã hội.
- Nghị định số 131/2021/NĐ-CP quy định chi tiết và biện pháp thi hành pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng.
- Thông tư số 18/2022/TT-BYT ngày 31/12/2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 56/2017/TT-BYT ngày 29/12/2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định chi tiết thi hành Luật BHXH và Luật an toàn vệ sinh lao động thuộc lĩnh vực y tế.
- Thông tư số 56/2017/TT-BYT ngày 29/12/2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định chi tiết thi hành Luật BHXH và Luật an toàn vệ sinh lao động thuộc lĩnh vực y tế.
- Thông tư 243/2016/TT-BTC ngày 11/11/2016 quy định chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định cấp giấy GĐYK.
- Thông tư số 01/2023/TT-BYT ngày 01/02/2023 của Bộ Y tế quy định chi tiết về hoạt động và mối quan hệ công tác của Hội đồng Giám định y khoa các cấp.
PHỤ LỤC 2
MẪU GIẤY ĐỀ NGHỊ KHÁM GIÁM ĐỊNH
(Kèm theo Thông tư số 18/2022/TT-BYT ngày 31 tháng 12 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
………., ngày……..tháng……năm…….
GIẤY ĐỀ NGHỊ KHÁM GIÁM ĐỊNH
Kính gửi:…………………………………………..
Tên tôi là ............................................................. Sinh ngày….. tháng….. năm……
Chỗ ở hiện tại: ..........................................................................................................
Giấy CMND/Thẻ căn cước/Hộ chiếu số: ...... Ngày cấp: ………..Nơi cấp:………..
Số sổ BHXH/Mã số BHXH: ……………………………….. 1 ................................
Nghề/công việc …………………………………………….. 2.................................
Điện thoại liên hệ: ....................................................................................................
Đề nghị được giám định mức độ suy giảm khả năng lao động:
Đề nghị giám định: ……………………………….3 .................................................
Loại hình giám định: ……………………………..4 ................................................
Nội dung giám định: ……………………………..5 .................................................
Đang hưởng chế độ: …………………………….6 ..................................................
Xác nhận của UBND hoặc Công an cấp xã7
Người viết giấy đề nghị
(Ký, ghi rõ họ tên)
HƯỚNG DẪN GHI GIẤY ĐỀ NGHỊ KHÁM GIÁM ĐỊNH
1 Ghi số sổ BHXH hoặc mã số BHXH. Việc ghi mã số bảo hiểm xã hội chỉ áp dụng khi cơ quan bảo hiểm xã hội chính thức có thông báo về việc sử dụng mã số bảo hiểm xã hội thay cho số sổ bảo hiểm xã hội.
2 Ghi rõ hiện có đang làm việc trong môi trường có yếu tố gây bệnh nghề nghiệp được đề nghị khám hay không
Trường hợp là thân nhân của người lao động đề nghị khám giám định để hưởng trợ cấp tuất hằng tháng thì không cần khai nội dung nghề/công việc.
3 Ghi rõ một trong các hình thức khám giám định sau: lần đầu/tái phát/lại/ tổng hợp/phúc quyết.
4 Ghi rõ một trong các nội dung khám giám định sau: tai nạn lao động/bệnh nghề nghiệp/hưu trí/tuất/hưởng BHXH một lần/hưởng chế độ thai sản
5 Ghi rõ bệnh, tật cần khám giám định theo các giấy tờ điều trị
6 Ghi rõ chế độ đang hưởng và tỷ lệ tổn thương cơ thể nếu có. Nếu chưa được hưởng chế độ thì ghi: chưa.
7 Chỉ áp dụng đối với trường hợp thân nhân của người lao động là người chịu trách nhiệm lập hồ sơ đề nghị giám định
PHỤ LỤC 3
MẪU GIẤY RA VIỆN
(Kèm theo Thông tư số 18/2022/TT-BYT ngày 31 tháng 12 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
……………..
BV:………….
Khoa:………..
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
MS: 01/BV-01
Số lưu trữ: …………
Mã Y tế .../.../…./….
GIẤY RA VIỆN
- Họ tên người bệnh: .................................................................................................
- Ngày/tháng/năm sinh:……../………../…………(Tuổi: ………..); Nam/Nữ……..
- Dân tộc: ………………………………….Nghề nghiệp: .......................................
- Mã số BHXH/Thẻ BHYT số: …………………………1 .......................................
- Địa chỉ: ...................................................................................................................
- Vào viện lúc:………….giờ………phút, ngày……tháng……năm ........................
- Vào viện lúc:………….giờ………phút, ngày……tháng……năm ........................
- Chẩn đoán: ………………………………….. 2 .....................................................
- Phương pháp điều trị: …………………………… 3 ...............................................
- Ghi chú: ……………………………………… 4 ..................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
Ngày….. tháng….. năm……..
Thủ trưởng đơn vị 5
(Ký tên, đóng dấu)
Ngày….. tháng….. năm……..
Trưởng khoa5
Họ tên……………………………….
HƯỚNG DẪN GHI GIẤY RA VIỆN
1 Phần Mã số BHXH/Thẻ BHYT:
- Mã số BHXH: Ghi đầy đủ mã số BHXH do Cơ quan Bảo hiểm xã hội cấp (chỉ áp dụng khi cơ quan bảo hiểm xã hội chính thức có thông báo về việc sử dụng mã số bảo hiểm xã hội thay cho số thẻ bảo hiểm y tế).
2 Phần chẩn đoán:
- Phải mô tả cụ thể về tình trạng sức khỏe hoặc ghi tên bệnh. Trường hợp mắc bệnh cần chữa trị dài ngày thì ghi mã bệnh và tên bệnh thực hiện theo quy định tại Thông tư số 46/2016/TT- BYT ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành danh mục bệnh dài ngày;
- Trường hợp đình chỉ thai nghén: Ghi rõ nguyên nhân đình chỉ thai nghén (Ví dụ thai chết lưu, thai bệnh lý …).
- Trường hợp điều trị dưỡng thai: Ghi rõ cụm từ “dưỡng thai”
3 Phần phương pháp điều trị:
Ghi chỉ định điều trị (Trường hợp phải đình chỉ thai nghén):
- Dưới 22 tuần tuổi thì căn cứ tình trạng thực tế để ghi phương pháp điều trị theo một trong các trường hợp sau: Sảy thai, nạo thai, hút thai, mổ lấy thai, trừ trường hợp giảm thiểu thai trong quá trình thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm;
- Từ 22 tuần tuổi trở lên ghi rõ là đẻ thường, đẻ thủ thuật hay mổ đẻ.
- Ghi rõ tuần tuổi thai (kể cả trường hợp đình chỉ thai ngoài tử cung, thai trứng cần xác định rõ tuần tuổi thai).
Việc xác định tuần tuổi của thai dựa vào ngày có kinh cuối cùng hoặc kết quả siêu âm trong 3 tháng đầu của thai kỳ.
- Ghi rõ thời gian đình chỉ thai nghén: Vào ….. giờ …. phút ngày …. tháng ….. năm …..
4 Phần ghi chú:
Ghi lời dặn của thầy thuốc, Cách ghi lời dặn của thầy thuốc trong một số trường hợp:
- Trường hợp người bệnh cần nghỉ để điều trị bệnh hoặc để ổn định sức khỏe sau khi điều trị nội trú: Ghi rõ số ngày mà người bệnh cần nghỉ để điều trị ngoại trú sau khi ra viện (từ ngày, đến ngày). Việc quyết định số ngày nghỉ phải căn cứ vào tình trạng sức khỏe của người bệnh nhưng tối đa không quá 30 ngày. Trường hợp đình chỉ thai nghén từ 13 tuần tuổi trở lên thì không quá 50 ngày; Trường hợp người bệnh điều trị bệnh lao theo chương trình chống lao quốc gia thì thời nghỉ tối đa không quá 180 ngày.
- Trường hợp lao động nữ cần nghỉ để dưỡng thai thì sau khi ghi số ngày nghỉ phải ghi rõ là "để dưỡng thai". Ví dụ: Số ngày nghỉ: 10 ngày để dưỡng thai. Việc quyết định số ngày nghỉ phải căn cứ vào tình trạng sức khỏe của người bệnh nhưng tối đa không quá 30 ngày.
- Trường hợp người có thai từ 22 tuần tuổi trở phải đình chỉ thai nghén thì ghi là đẻ non, con chết.
PHỤ LỤC 4
MẪU BẢN TÓM TẮT HỒ SƠ BỆNH ÁN
(Kèm theo Thông tư số 18/2022/TT-BYT ngày 31 tháng 12 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
……………..
BV:………….
Khoa:………..
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
MS: 01/BV-01
Số lưu trữ: …………
Mã Y tế .../.../…./….
TÓM TẮT HỒ SƠ BỆNH ÁN
Điều trị nội trú □
Điều trị nội trú ban ngày □
Điều trị ngoại trú □
(đánh dấu “X” hình thức điều trị nội trú/nội trú ban ngày/ ngoại trú vào ô tương ứng)
1. Họ và tên (In hoa): ........................................................... 2. Năm sinh:………..
3. Giới: Nam □ Nữ □ 4. Dân tộc: ...............................................................
5. Mã số BHXH/Thẻ BHYT số: ..............................................................................
6. Nghề nghiệp: .......................................................................................................
7. Cơ quan/Đơn vị công tác: ..................................................................................
8. Địa chỉ: Số nhà……….Thôn, tổ ……..Xã, phường, thị trấn ...............................
Huyện (Quận): ………………………….Tỉnh, thành phố .......................................
9. Vào viện ngày………/……. /20…….; Ra viện ngày ……./….. /20…..;
10. Chẩn đoán lúc vào viện: ...................................................................................
11. Chẩn đoán lúc ra viện: .....................................................................................
12. Tóm tắt bệnh án: ...............................................................................................
a) Quá trình bệnh lý và diễn biến lâm sàng: .............................................................
b) Tóm tắt kết quả xét nghiệm cận lâm sàng có giá trị chẩn đoán: ..........................
c) Phương pháp điều trị: ...........................................................................................
d) Tình trạng người bệnh ra viện: .............................................................................
13. Ghi chú: ..............................................................................................................
……ngày ….tháng …..năm…..
Thủ trưởng đơn vị
(ký tên, đóng dấu)
HƯỚNG DẪN GHI TÓM TẮT HỒ SƠ BỆNH ÁN:
1. Việc ghi tóm tắt hồ sơ bệnh án phải bảo đảm tính thống nhất với hồ sơ bệnh án của người bệnh.
2. Trường hợp người mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc trẻ em dưới 16 tuổi phải ghi đầy đủ họ, tên của cha, mẹ hoặc người giám hộ của người bệnh tại phần ghi chú.
3. Trường hợp con chết sau khi sinh thì ghi ngày/tháng/năm sinh của con và ngày/tháng/năm con chết, số con bị chết tại phần tình trạng người bệnh ra viện.
4. Phần Mã số BHXH/Thẻ BHYT: Ghi số sổ BHXH hoặc mã số BHXH. Việc ghi mã số bảo hiểm xã hội chỉ áp dụng khi cơ quan bảo hiểm xã hội chính thức có thông báo về việc sử dụng mã số bảo hiểm xã hội thay cho số sổ bảo hiểm xã hội.
7. Thủ tục: Khám giám định lần đầu do bệnh nghề nghiệp (Mã số: 1.002694)
Trình tự thực hiện
Bước 1: Người lao động có trách nhiệm lập, hoàn chỉnh hồ sơ khám giám định và gửi Hội đồng Giám định y khoa tỉnh (căn cứ khoản 1, điều 11, Thông tư số 56/2017/TT-BYT)
Bước 2: Căn cứ hồ sơ của đối tượng giám định, Cơ quan thường trực Hội đồng giám định y khoa có trách nhiệm xem xét và tổ chức khám giám định theo đúng thời gian quy định của pháp luật.
Hội đồng Giám định y khoa trong thời gian 60 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ, có trách nhiệm tổ chức khám giám định và ban hành biên bản giám định y khoa. Trường hợp quá thời gian trên chưa ban hành biên bản phải có văn bản thông báo cho cá nhân, cơ quan, tổ chức yêu cầu giám định biết trong đó nêu rõ lý do (căn cứ khoản 2, Điều 11, Thông tư 01/2023/TT-BYT/căn cứ điểm d khoản 2 Điều 39 và khoản 3, Điều 166 Nghị định 131/2021/NĐ-CP).
Cách thức thực hiện: Đường bưu chính công ích Nộp trực tiếp.
Thành phần, số lượng hồ sơ
1. Giấy giới thiệu của người sử dụng lao động theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 kèm theo Thông tư số 18/2022/TT-BYT đối với trường hợp người được giám định lần đầu bệnh nghề nghiệp thuộc quyền quản lý của người sử dụng lao động tại thời điểm đề nghị khám hoặc Giấy đề nghị khám giám định cho người lao động theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 kèm theo Thông tư số 18/2022/TT-BYT đối với trường hợp người lao động không còn làm nghề, công việc có nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp mà phát hiện mắc bệnh nghề nghiệp trong thời gian đóng BHXH, người lao động đã có quyết định nghỉ việc chờ giải quyết chế độ hưu trí, trợ cấp hằng tháng và người lao động đang hưởng lương hưu, trợ cấp hằng tháng.
2. Bản chính hoặc bản sao hợp Hồ sơ bệnh nghề nghiệp.
3. Bản tóm tắt hồ sơ bệnh án điều trị bệnh nghề nghiệp của người lao động có liên quan đến bệnh nghề nghiệp (nếu có). Trường hợp người được giám định thuộc đối tượng quy định tại điểm c khoản 1 Điều 47 của Luật an toàn, vệ sinh lao động: Trong bản tóm tắt hồ sơ bệnh án phải ghi rõ bệnh nghề nghiệp không có khả năng điều trị ổn định.
4. Một trong các giấy tờ có ảnh sau đây: Chứng minh nhân dân; Căn cước công dân; Hộ chiếu còn hiệu lực. Trường hợp không có các giấy tờ nêu trên thì phải có Giấy xác nhận của Công an cấp xã có dán ảnh, đóng giáp lai trên ảnh và được cấp trong thời gian không quá 03 tháng tính đến thời điểm đề nghị khám giám định
Số lượng hồ sơ: 01 Bộ
Thời hạn giải quyết:
60 ngày .
Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính
Công dân Việt Nam, Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, Người nước ngoài.
Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính
Hội đồng Giám định Y khoa cấp tỉnh và cấp trung ương.
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính
Biên bản khám Giám định Y khoa.
Lệ phí (nếu có)
Phí: (Căn cứ Thông tư 243/2016/TT-BTC ngày 11/11/2016 quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định cấp giấy giám định y khoa).
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (Đính kèm thủ tục số …)
Phụ lục 1: Mẫu giấy giới thiệu khám giám định.
Phụ lục 2: Mẫu giấy đề nghị khám giám định .
Phụ lục 3: Mẫu giấy ra viện.
Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có)
Không.
Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính
- Luật 84/2015/QH13 ngày 26/6/2015 Luật An toàn vệ sinh lao động.
- Luật 58/2014/QH13 ngày 20/11/2014 Luật Bảo hiểm xã hội.
- Nghị định số 131/2021/NĐ-CP quy định chi tiết và biện pháp thi hành pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng.
- Thông tư số 18/2022/TT-BYT ngày 31/12/2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 56/2017/TT-BYT ngày 29/12/2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định chi tiết thi hành Luật BHXH và Luật an toàn vệ sinh lao động thuộc lĩnh vực y tế.
- Thông tư số 56/2017/TT-BYT ngày 29/12/2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định chi tiết thi hành Luật BHXH và Luật an toàn vệ sinh lao động thuộc lĩnh vực y tế.
- Thông tư 243/2016/TT-BTC ngày 11/11/2016 quy định chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định cấp giấy GĐYK.
- Thông tư số 01/2023/TT-BYT ngày 01/02/2023 của Bộ Y tế quy định chi tiết về hoạt động và mối quan hệ công tác của Hội đồng Giám định y khoa các cấp.
PHỤ LỤC 1
MẪU GIẤY GIỚI THIỆU ĐỀ NGHỊ GIÁM ĐỊNH
(Kèm theo Thông tư số 18/2022/TT-BYT ngày 31 tháng 12 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
CƠ QUAN CHỦ QUẢN
TÊN CƠ QUAN, ĐƠN VỊ
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: ………../GGT
…….1……, ngày ….. tháng ….. năm…..
GIẤY GIỚI THIỆU
Kính gửi: Hội đồng Giám định y khoa ……… 2……..
…………………………….3………………………………..…….. trân trọng giới thiệu:
Ông/ Bà:………………………………………… Sinh ngày…. tháng... năm…..
Chỗ ở hiện tại: .......................................................................................................... CCCD/CMND/Hộ chiếu số: …………Ngày cấp:…………… Nơi cấp: .................
Số Sổ BHXH/Mã số BHXH: …………………………4...........................................
Nghề/công việc………………………………………5.............................................
Điện thoại liên hệ: ....................................................................................................
Là cán bộ/ nhân viên/ thân nhân của ........................................................................
Được cử đến Hội đồng Giám định y khoa ................................................................
để giám định mức suy giảm khả năng lao động:
Đề nghị giám định: ……………………………….6 .................................................
Loại hình giám định: ……………………………..7 ................................................
Nội dung giám định: ……………………………..8 .................................................
Đang hưởng chế độ: …………………………….9 ..................................................
Xác nhận của UBND hoặc Công an cấp xã10
LÃNH ĐẠO CƠ QUAN/ĐƠN VỊ
(Ký tên, đóng dấu)
HƯỚNG DẪN GHI GIẤY GIỚI THIỆU
Ghi chú: Giấy giới thiệu có giá trị trong vòng ba tháng kể từ ngày ký giới thiệu.
1 Ghi địa danh tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi đặt trụ sở cơ quan, đơn vị giới thiệu đề nghị giám định.
2 Tên Hội đồng Giám định y khoa nơi tổ chức đề nghị giám định.
3 Tên cơ quan, đơn vị giới thiệu người lao động.
4 Ghi số sổ BHXH hoặc mã số BHXH. Việc ghi mã số bảo hiểm xã hội chỉ áp dụng khi cơ quan bảo hiểm xã hội chính thức có thông háo về việc sử dụng mã số bảo hiểm xã hội thay cho số sổ bảo hiểm xã hội.
5 Trường hợp là thân nhân của người lao động đề nghị khám giám định để hưởng trợ cấp tuất hằng tháng thì không cần khai nội dung nghề/công việc
6 Ghi rõ một trong các hình thức khám giám định sau: lần đầu/tái phát/lại/tổng hợp/phúc quyết.
7 Ghi rõ một trong các nội dung khám giám định sau: tai nạn lao động/bệnh nghề nghiệp/hưu trí/tuất/hưởng BHXH một lần/hưởng chế độ thai sản
8 Ghi rõ bệnh, tật cần khám giám định theo các giấy tờ điều trị
9 Ghi rõ chế độ đang hưởng và tỷ lệ tổn thương cơ thể của lần giám định gần nhất (nếu có). Đối với giám định tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp ghi rõ tổn thương cơ thể (nếu có) kể cả tỷ lệ tổn thương cơ thể đó chưa đủ để hưởng chế độ.
10 Chỉ áp dụng đối với trường hợp sử người sử dụng lao động không có dâu. Ví dụ như hộ kinh doanh cá thể.
PHỤ LỤC 2
MẪU GIẤY ĐỀ NGHỊ KHÁM GIÁM ĐỊNH
(Kèm theo Thông tư số 18/2022/TT-BYT ngày 31 tháng 12 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
…….……, ngày ….. tháng ….. năm…..
GIẤY ĐỀ NGHỊ KHÁM GIÁM ĐỊNH
Kính gửi:…………………………………………..
Tên tôi là ............................................................. Sinh ngày….. tháng….. năm……
Chỗ ở hiện tại: ..........................................................................................................
Giấy CMND/Thẻ căn cước/Hộ chiếu số: ...... Ngày cấp: ………..Nơi cấp:………..
Số sổ BHXH/Mã số BHXH: ……………………………….. 1 ................................
Nghề/công việc …………………………………………….. 2.................................
Điện thoại liên hệ: ....................................................................................................
Đề nghị được giám định mức độ suy giảm khả năng lao động:
Đề nghị giám định: ……………………………….3 .................................................
Loại hình giám định: ……………………………..4 ................................................
Nội dung giám định: ……………………………..5 .................................................
Đang hưởng chế độ: …………………………….6 ..................................................
Xác nhận của UBND hoặc Công an cấp xã7
Người viết giấy đề nghị
(Ký, ghi rõ họ tên)
HƯỚNG DẪN GHI GIẤY ĐỀ NGHỊ KHÁM GIÁM ĐỊNH
1 Ghi số sổ BHXH hoặc mã số BHXH. Việc ghi mã số bảo hiểm xã hội chỉ áp dụng khi cơ quan bảo hiểm xã hội chính thức có thông báo về việc sử dụng mã số bảo hiểm xã hội thay cho số sổ bảo hiểm xã hội.
2 Ghi rõ hiện có đang làm việc trong môi trường có yếu tố gây bệnh nghề nghiệp được đề nghị khám hay không.
Trường hợp là thân nhân của người lao động đề nghị khám giám định để hưởng trợ cấp tuất hằng tháng thì không cần khai nội dung nghề/công việc.
3 Ghi rõ một trong các hình thức khám giám định sau: lần đầu/tái phát/lại/ tổng hợp/phúc quyết.
4 Ghi rõ một trong các nội dung khám giám định sau: tai nạn lao động/bệnh nghề nghiệp/hưu trí/tuất/hưởng BHXH một lần/hưởng chế độ thai sản.
5 Ghi rõ tên thương tật, bệnh tật đề nghị khám giám định theo các giấy tờ khám, điều trị thương tật, bệnh tật.
6 Ghi rõ chế độ đang hưởng và tỷ lệ tổn thương cơ thể của lần khám giám định gần nhất (nếu có). Đối với giám định tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp ghi rõ tổn thương cơ thể (nếu có) kể cả tỷ lệ tổn thương cơ thể đó chưa đủ để hưởng chế độ.
7 Chỉ áp dụng đối với trường hợp thân nhân của người lao động là người chịu trách nhiệm lập hồ sơ đề nghị giám định
PHỤ LỤC 3
MẪU GIẤY RA VIỆN
(Kèm theo Thông tư số 18/2022/TT-BYT ngày 31 tháng 12 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
……………..
BV:………….
Khoa:………..
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
MS: 01/BV-01
Số lưu trữ: …………
Mã Y tế .../.../…./….
GIẤY RA VIỆN
- Họ tên người bệnh: .................................................................................................
- Ngày/tháng/năm sinh:……../………../…………(Tuổi: ………..); Nam/Nữ……..
- Dân tộc: ………………………………….Nghề nghiệp: .......................................
- Mã số BHXH/Thẻ BHYT số: …………………………1 .......................................
- Địa chỉ: ...................................................................................................................
- Vào viện lúc:………….giờ………phút, ngày……tháng……năm ........................
- Vào viện lúc:………….giờ………phút, ngày……tháng……năm ........................
- Chẩn đoán: ………………………………….. 2 .....................................................
- Phương pháp điều trị: …………………………… 3 ...............................................
- Ghi chú: ……………………………………… 4 ..................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
Ngày….. tháng….. năm……..
Thủ trưởng đơn vị 5
(Ký tên, đóng dấu)
Ngày….. tháng….. năm……..
Trưởng khoa5
Họ tên……………………………….
HƯỚNG DẪN GHI GIẤY RA VIỆN
1 Phần Mã số BHXH/Thẻ BHYT:
- Mã số BHXH: Ghi đầy đủ mã số BHXH do Cơ quan Bảo hiểm xã hội cấp (chỉ áp dụng khi cơ quan bảo hiểm xã hội chính thức có thông báo về việc sử dụng mã số bảo hiểm xã hội thay cho số thẻ bảo hiểm y tế).
2 Phần chẩn đoán:
- Phải mô tả cụ thể về tình trạng sức khỏe hoặc ghi tên bệnh. Trường hợp mắc bệnh cần chữa trị dài ngày thì ghi mã bệnh và tên bệnh thực hiện theo quy định tại Thông tư số 46/2016/TT- BYT ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành danh mục bệnh dài ngày;
- Trường hợp đình chỉ thai nghén: Ghi rõ nguyên nhân đình chỉ thai nghén (Ví dụ thai chết lưu, thai bệnh lý …).
- Trường hợp điều trị dưỡng thai: Ghi rõ cụm từ “dưỡng thai”
3 Phần phương pháp điều trị:
Ghi chỉ định điều trị (Trường hợp phải đình chỉ thai nghén):
- Dưới 22 tuần tuổi thì căn cứ tình trạng thực tế để ghi phương pháp điều trị theo một trong các trường hợp sau: Sảy thai, nạo thai, hút thai, mổ lấy thai, trừ trường hợp giảm thiểu thai trong quá trình thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm;
- Từ 22 tuần tuổi trở lên ghi rõ là đẻ thường, đẻ thủ thuật hay mổ đẻ.
- Ghi rõ tuần tuổi thai (kể cả trường hợp đình chỉ thai ngoài tử cung, thai trứng cần xác định rõ tuần tuổi thai).
Việc xác định tuần tuổi của thai dựa vào ngày có kinh cuối cùng hoặc kết quả siêu âm trong 3 tháng đầu của thai kỳ.
- Ghi rõ thời gian đình chỉ thai nghén: Vào ….. giờ …. phút ngày …. tháng ….. năm …..
4 Phần ghi chú:
Ghi lời dặn của thầy thuốc, Cách ghi lời dặn của thầy thuốc trong một số trường hợp:
- Trường hợp người bệnh cần nghỉ để điều trị bệnh hoặc để ổn định sức khỏe sau khi điều trị nội trú: Ghi rõ số ngày mà người bệnh cần nghỉ để điều trị ngoại trú sau khi ra viện (từ ngày, đến ngày). Việc quyết định số ngày nghỉ phải căn cứ vào tình trạng sức khỏe của người bệnh nhưng tối đa không quá 30 ngày. Trường hợp đình chỉ thai nghén từ 13 tuần tuổi trở lên thì không quá 50 ngày; Trường hợp người bệnh điều trị bệnh lao theo chương trình chống lao quốc gia thì thời nghỉ tối đa không quá 180 ngày.
- Trường hợp lao động nữ cần nghỉ để dưỡng thai thì sau khi ghi số ngày nghỉ phải ghi rõ là "để dưỡng thai". Ví dụ: Số ngày nghỉ: 10 ngày để dưỡng thai. Việc quyết định số ngày nghỉ phải căn cứ vào tình trạng sức khỏe của người bệnh nhưng tối đa không quá 30 ngày.
- Trường hợp người có thai từ 22 tuần tuổi trở phải đình chỉ thai nghén thì ghi là đẻ non, con chết.
8. Thủ tục: Khám giám định lại đối với trường hợp tái phát tổn thương do tai nạn lao động (Mã số: 1.002146)
Trình tự thực hiện
Bước 1: Người lao động có trách nhiệm lập, hoàn chỉnh hồ sơ khám giám định và gửi Hội đồng Giám định y khoa tỉnh (căn cứ khoản 1, điều 11, Thông tư số 56/2017/TT-BYT)
Bước 2: Căn cứ hồ sơ của đối tượng giám định, Cơ quan thường trực Hội đồng giám định y khoa có trách nhiệm xem xét và tổ chức khám giám định theo đúng thời gian quy định của pháp luật.
Hội đồng Giám định y khoa trong thời gian 60 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ, có trách nhiệm tổ chức khám giám định và ban hành biên bản giám định y khoa. Trường hợp quá thời gian trên chưa ban hành biên bản phải có văn bản thông báo cho cá nhân, cơ quan, tổ chức yêu cầu giám định biết trong đó nêu rõ lý do (căn cứ khoản 2, Điều 11, Thông tư 01/2023/TT-BYT/căn cứ điểm d khoản 2 Điều 39 và khoản 3, Điều 166 Nghị định 131/2021/NĐ-CP).
Cách thức thực hiện:
Đường bưu chính công ích
Nộp trực tiếp.
Thành phần, số lượng hồ sơ
1. Giấy đề nghị khám giám định theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 kèm theo Thông tư số 18/2022/TT-BYT .
2. Bản chính hoặc bản sao hợp lệ biên bản giám định y khoa lần gần nhất kèm theo các Giấy chứng nhận thương tích ghi nhận tổn thương được giám định trong Biên bản đó. Trường hợp người được giám định thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 12 Thông tư số 56/2017/TT-BYT: Bản chính biên bản giám định y khoa lần gần nhất, trong đó phải ghi rõ kết luận về thời hạn đề nghị giám định lại.
3. Bản chính hoặc bản sao hợp lệ giấy ra viện hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án quy định tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư số 18/2022/TT-BYT hoặc giấy ra viện theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 kèm theo Thông tư 18/2022/TT-BYT ghi rõ tổn thương tái phát. Trường hợp được giám định thuộc đối tượng quy định tại điểm c khoản 1 Điều 47 của Luật an toàn, vệ sinh lao động: Trong bản tóm tắt hồ sơ bệnh án phải ghi rõ tổn thương do tai nạn lao động không có khả năng điều trị ổn định.
5. Một trong các giấy tờ có ảnh sau đây: Chứng minh nhân dân; Căn cước công dân; Hộ chiếu còn hiệu lực. Trường hợp không có các giấy tờ nêu trên thì phải có Giấy xác nhận của Công an cấp xã có dán ảnh, đóng giáp lai trên ảnh và được cấp trong thời gian không quá 03 tháng tính đến thời điểm đề nghị khám giám định
Số lượng hồ sơ: 01 Bộ
Thời hạn giải quyết:
60 ngày
Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính
Công dân Việt Nam, Tổ chức (không bao gồm doanh nghiệp, HTX)
Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính
Hội đồng Giám định Y khoa cấp tỉnh và cấp trung ương.
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính
Biên bản khám Giám định Y khoa.
Lệ phí (nếu có)
Phí: (Căn cứ Thông tư 243/2016/TT-BTC ngày 11/11/2016 quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định cấp giấy giám định y khoa).
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (Đính kèm thủ tục số …)
Phụ lục 2: Mẫu giấy đề nghị khám giám định.
Phụ lục 3: Mẫu giấy ra viện.
Phụ lục 4: Tóm tắt hồ sơ bệnh án.
Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có)
Không.
Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính
- Luật 84/2015/QH13 ngày 26/6/2015 Luật An toàn vệ sinh lao động.
- Luật 58/2014/QH13 ngày 20/11/2014 Luật Bảo hiểm xã hội.
- Nghị định số 131/2021/NĐ-CP quy định chi tiết và biện pháp thi hành pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng.
- Thông tư số 18/2022/TT-BYT ngày 31/12/2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 56/2017/TT-BYT ngày 29/12/2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định chi tiết thi hành Luật BHXH và Luật an toàn vệ sinh lao động thuộc lĩnh vực y tế.
- Thông tư số 56/2017/TT-BYT ngày 29/12/2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định chi tiết thi hành Luật BHXH và Luật an toàn vệ sinh lao động thuộc lĩnh vực y tế.
- Thông tư 243/2016/TT-BTC ngày 11/11/2016 quy định chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định cấp giấy GĐYK.
- Thông tư số 01/2023/TT-BYT ngày 01/02/2023 của Bộ Y tế quy định chi tiết về hoạt động và mối quan hệ công tác của Hội đồng Giám định y khoa các cấp.
PHỤ LỤC 2
MẪU GIẤY ĐỀ NGHỊ KHÁM GIÁM ĐỊNH
(Kèm theo Thông tư số 18/2022/TT-BYT ngày 31 tháng 12 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
………., ngày……..tháng……năm…….
GIẤY ĐỀ NGHỊ KHÁM GIÁM ĐỊNH
Kính gửi:…………………………………………..
Tên tôi là ............................................................. Sinh ngày….. tháng….. năm……
Chỗ ở hiện tại: ..........................................................................................................
Giấy CMND/Thẻ căn cước/Hộ chiếu số: ...... Ngày cấp: ………..Nơi cấp:………..
Số sổ BHXH/Mã số BHXH: ……………………………….. 1 ................................
Nghề/công việc …………………………………………….. 2.................................
Điện thoại liên hệ: ....................................................................................................
Đề nghị được giám định mức độ suy giảm khả năng lao động:
Đề nghị giám định: ……………………………….3 .................................................
Loại hình giám định: ……………………………..4 ................................................
Nội dung giám định: ……………………………..5 .................................................
Đang hưởng chế độ: …………………………….6 ..................................................
Xác nhận của UBND hoặc Công an cấp xã7
Người viết giấy đề nghị
(Ký, ghi rõ họ tên)
HƯỚNG DẪN GHI GIẤY ĐỀ NGHỊ KHÁM GIÁM ĐỊNH
1 Ghi số sổ BHXH hoặc mã số BHXH. Việc ghi mã số bảo hiểm xã hội chỉ áp dụng khi cơ quan bảo hiểm xã hội chính thức có thông báo về việc sử dụng mã số bảo hiểm xã hội thay cho số sổ bảo hiểm xã hội.
2 Ghi rõ hiện có đang làm việc trong môi trường có yếu tố gây bệnh nghề nghiệp được đề nghị khám hay không
Trường hợp là thân nhân của người lao động đề nghị khám giám định để hưởng trợ cấp tuất hằng tháng thì không cần khai nội dung nghề/công việc.
3 Ghi rõ một trong các hình thức khám giám định sau: lần đầu/tái phát/lại/ tổng hợp/phúc quyết.
4 Ghi rõ một trong các nội dung khám giám định sau: tai nạn lao động/bệnh nghề nghiệp/hưu trí/tuất/hưởng BHXH một lần/hưởng chế độ thai sản
5 Ghi rõ bệnh, tật cần khám giám định theo các giấy tờ điều trị
6 Ghi rõ chế độ đang hưởng và tỷ lệ tổn thương cơ thể nếu có. Nếu chưa được hưởng chế độ thì ghi: chưa.
7 Chỉ áp dụng đối với trường hợp thân nhân của người lao động là người chịu trách nhiệm lập hồ sơ đề nghị giám định
PHỤ LỤC 4
MẪU BẢN TÓM TẮT HỒ SƠ BỆNH ÁN
(Kèm theo Thông tư số 18/2022/TT-BYT ngày 31 tháng 12 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
……………..
BV:………….
Khoa:………..
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
MS: 01/BV-01
Số lưu trữ: …………
Mã Y tế .../.../…./….
TÓM TẮT HỒ SƠ BỆNH ÁN
Điều trị nội trú □
Điều trị nội trú ban ngày □
Điều trị ngoại trú □
(đánh dấu “X” hình thức điều trị nội trú/nội trú ban ngày/ ngoại trú vào ô tương ứng)
1. Họ và tên (In hoa): ........................................................... 2. Năm sinh:………..
3. Giới: Nam □ Nữ □ 4. Dân tộc: ...............................................................
5. Mã số BHXH/Thẻ BHYT số: ..............................................................................
6. Nghề nghiệp: .......................................................................................................
7. Cơ quan/Đơn vị công tác: ..................................................................................
8. Địa chỉ: Số nhà……….Thôn, tổ ……..Xã, phường, thị trấn ...............................
Huyện (Quận): ………………………….Tỉnh, thành phố .......................................
9. Vào viện ngày………/……. /20…….; Ra viện ngày ……./….. /20…..;
10. Chẩn đoán lúc vào viện: ...................................................................................
11. Chẩn đoán lúc ra viện: .....................................................................................
12. Tóm tắt bệnh án: ...............................................................................................
a) Quá trình bệnh lý và diễn biến lâm sàng: .............................................................
b) Tóm tắt kết quả xét nghiệm cận lâm sàng có giá trị chẩn đoán: ..........................
c) Phương pháp điều trị: ...........................................................................................
d) Tình trạng người bệnh ra viện: .............................................................................
13. Ghi chú: ..............................................................................................................
……ngày ….tháng …..năm…..
Thủ trưởng đơn vị
(ký tên, đóng dấu)
HƯỚNG DẪN GHI TÓM TẮT HỒ SƠ BỆNH ÁN
1. Việc ghi tóm tắt hồ sơ bệnh án phải bảo đảm tính thống nhất với hồ sơ bệnh án của người bệnh.
2. Trường hợp người mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc trẻ em dưới 16 tuổi phải ghi đầy đủ họ, tên của cha, mẹ hoặc người giám hộ của người bệnh tại phần ghi chú.
3. Trường hợp con chết sau khi sinh thì ghi ngày/tháng/năm sinh của con và ngày/tháng/năm con chết, số con bị chết tại phần tình trạng người bệnh ra viện.
4. Phần Mã số BHXH/Thẻ BHYT: Ghi số sổ BHXH hoặc mã số BHXH. Việc ghi mã số bảo hiểm xã hội chỉ áp dụng khi cơ quan bảo hiểm xã hội chính thức có thông báo về việc sử dụng mã số bảo hiểm xã hội thay cho số sổ bảo hiểm xã hội.
9. Thủ tục: Khám giám định tổng hợp (Mã số: 1.002118)
Trình tự thực hiện
Bước 1: Người lao động có trách nhiệm lập, hoàn chỉnh hồ sơ khám giám định và gửi Hội đồng Giám định y khoa tỉnh (căn cứ khoản 1, điều 11, Thông tư số 56/2017/TT-BYT)
Bước 2: Căn cứ hồ sơ của đối tượng giám định, Cơ quan thường trực Hội đồng giám định y khoa có trách nhiệm xem xét và tổ chức khám giám định theo đúng thời gian quy định của pháp luật.
Hội đồng Giám định y khoa trong thời gian 60 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ, có trách nhiệm tổ chức khám giám định và ban hành biên bản giám định y khoa. Trường hợp quá thời gian trên chưa ban hành biên bản phải có văn bản thông báo cho cá nhân, cơ quan, tổ chức yêu cầu giám định biết trong đó nêu rõ lý do (căn cứ khoản 2, Điều 11, Thông tư 01/2023/TT-BYT/căn cứ điểm d khoản 2 Điều 39 và khoản 3, Điều 166 Nghị định 131/2021/NĐ-CP).
Cách thức thực hiện: Đường bưu chính công ích Nộp trực tiếp.
Thành phần, số lượng hồ sơ
1. Giấy giới thiệu của người sử dụng lao động theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 kèm theo Thông tư số 18/2022/TT-BYT đối với trường hợp người được khám giám định tổng hợp thuộc quyền quản lý của người sử dụng lao động tại thời điểm đề nghị khám giám định hoặc giấy đề nghị khám giám định của người lao động theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 kèm theo Thông tư số 18/2022/TT-BYT đối với người lao động không còn nghề, công việc có nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp mà phát hiện mắc bệnh nghề nghiệp trong thời gian bảo đảm của bệnh, bao gồm cả người lao động đang bảo lưu thời gian đóng BHXH, người lao động đã có quyết định nghỉ việc chờ giải quyết chế độ hưu trí, trợ cấp hằng tháng và người lao động đang hưởng lương hưu, trợ cấp hằng tháng.
2. Bản chính hoặc bản sao hợp lệ biên bản giám định y khoa lần gần nhất nếu đã được giám định.
3. Các giấy tờ khác theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 5 hoặc Điều 6 Thông tư 56/2017/TT-BYT phù hợp với đối tượng và loại hình giám định.
4. Một trong các giấy tờ có ảnh sau đây: Chứng minh nhân dân; Căn cước công dân; Hộ chiếu còn hiệu lực. Trường hợp không có các giấy tờ nêu trên thì phải có Giấy xác nhận của Công an cấp xã có dán ảnh, đóng giáp lai trên ảnh và được cấp trong thời gian không quá 03 tháng tính đến thời điểm đề nghị khám giám định
Số lượng hồ sơ: 01 Bộ
Thời hạn giải quyết:
60 ngày
Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính
Công dân Việt Nam, Tổ chức (không bao gồm doanh nghiệp, HTX)
Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính
Hội đồng Giám định Y khoa cấp tỉnh và cấp trung ương.
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính
Biên bản khám Giám định Y khoa.
Lệ phí (nếu có)
Phi: (Căn cứ Thông tư 243/2016/TT-BTC ngày 11/11/2016 quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định cấp giấy giám định y khoa).
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (Đính kèm thủ tục số …)
Phụ lục 2: Mẫu giấy đề nghị khám giám định.
Phụ lục 3: Mẫu giấy ra viện.
Phụ lục 4: Mẫu bản Tóm tắt hồ sơ bệnh án.
Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có)
Không.
Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính
- Luật 84/2015/QH13 ngày 26/6/2015 Luật An toàn vệ sinh lao động.
- Luật 58/2014/QH13 ngày 20/11/2014 Luật Bảo hiểm xã hội.
- Nghị định số 131/2021/NĐ-CP quy định chi tiết và biện pháp thi hành pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng.
- Thông tư số 18/2022/TT-BYT ngày 31/12/2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 56/2017/TT-BYT ngày 29/12/2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định chi tiết thi hành Luật BHXH và Luật an toàn vệ sinh lao động thuộc lĩnh vực y tế.
- Thông tư số 56/2017/TT-BYT ngày 29/12/2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định chi tiết thi hành Luật BHXH và Luật an toàn vệ sinh lao động thuộc lĩnh vực y tế.
- Thông tư 243/2016/TT-BTC ngày 11/11/2016 quy định chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định cấp giấy GĐYK.
- Thông tư số 01/2023/TT-BYT ngày 01/02/2023 của Bộ Y tế quy định chi tiết về hoạt động và mối quan hệ công tác của Hội đồng Giám định y khoa các cấp.
PHỤ LỤC 2
MẪU GIẤY GIỚI THIỆU ĐỀ NGHỊ GIÁM ĐỊNH
(Kèm theo Thông tư số 18/2022/TT-BYT ngày 31 tháng 12 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
CƠ QUAN CHỦ QUẢN
TÊN CƠ QUAN, ĐƠN VỊ
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: ………../GGT
…….1……, ngày ….. tháng ….. năm…..
GIẤY GIỚI THIỆU
Kính gửi: Hội đồng Giám định y khoa ……… 2……..
…………………………….3………………………………..…….. trân trọng giới thiệu:
Ông/ Bà:………………………………………… Sinh ngày…. tháng... năm…..
Chỗ ở hiện tại: ..........................................................................................................
CCCD/CMND/Hộ chiếu số: …………Ngày cấp:…………… Nơi cấp: .................
Số Sổ BHXH/Mã số BHXH: …………………………4...........................................
Nghề/công việc………………………………………5.............................................
Điện thoại liên hệ: ....................................................................................................
Là cán bộ/ nhân viên/ thân nhân của ........................................................................
Được cử đến Hội đồng Giám định y khoa ................................................................
để giám định mức suy giảm khả năng lao động:
Đề nghị giám định: ……………………………….6 .................................................
Loại hình giám định: ……………………………..7 ................................................
Nội dung giám định: ……………………………..8 .................................................
Đang hưởng chế độ: …………………………….9 ..................................................
Xác nhận của UBND hoặc Công an cấp xã10
LÃNH ĐẠO CƠ QUAN/ĐƠN VỊ
(Ký tên, đóng dấu)
HƯỚNG DẪN GHI GIẤY GIỚI THIỆU
Ghi chú: Giấy giới thiệu có giá trị trong vòng ba tháng kể từ ngày ký giới thiệu.
1 Ghi địa danh tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi đặt trụ sở cơ quan, đơn vị giới thiệu đề nghị giám định
2 Tên Hội đồng Giám định y khoa nơi tổ chức đề nghị giám định
3 Tên cơ quan, đơn vị giới thiệu người lao động
4 Ghi số sổ BHXH hoặc mã số BHXH. Việc ghi mã số bảo hiểm xã hội chỉ áp dụng khi cơ quan bảo hiểm xã hội chính thức có thông háo về việc sử dụng mã số bảo hiểm xã hội thay cho số sổ bảo hiểm xã hội.
5 Trường hợp là thân nhân của người lao động đề nghị khám giám định để hưởng trợ cấp tuất hằng tháng thì không cần khai nội dung nghề/công việc
6 Ghi rõ một trong các hình thức khám giám định sau: lần đầu/tái phát/lại/tổng hợp/phúc quyết.
7 Ghi rõ một trong các nội dung khám giám định sau: tai nạn lao động/bệnh nghề nghiệp/hưu trí/tuất/hưởng BHXH một lần/hưởng chế độ thai sản
8 Ghi rõ bệnh, tật cần khám giám định theo các giấy tờ điều trị
9 Ghi rõ chế độ đang hưởng và tỷ lệ tổn thương cơ thể của lần giám định gần nhất (nếu có). Đối với giám định tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp ghi rõ tổn thương cơ thể (nếu có) kể cả tỷ lệ tổn thương cơ thể đó chưa đủ để hưởng chế độ.
10 Chỉ áp dụng đối với trường hợp sử người sử dụng lao động không có dâu. Ví dụ như hộ kinh doanh cá thể.
PHỤ LỤC 3
MẪU GIẤY RA VIỆN
(Kèm theo Thông tư số 18/2022/TT-BYT ngày 31 tháng 12 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
……………..
BV:………….
Khoa:………..
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
MS: 01/BV-01
Số lưu trữ: …………
Mã Y tế .../.../…./….
GIẤY RA VIỆN
- Họ tên người bệnh: .................................................................................................
- Ngày/tháng/năm sinh:………../……….(Tuổi: ………..); Nam/Nữ……………....
- Dân tộc: ………………………………….Nghề nghiệp: .......................................
- Mã số BHXH/Thẻ BHYT số: …………………………1 .......................................
- Địa chỉ: ...................................................................................................................
- Vào viện lúc:………….giờ………phút, ngày……tháng……năm ........................
- Vào viện lúc:………….giờ………phút, ngày……tháng……năm ........................
- Chẩn đoán: ………………………………….. 2 .....................................................
- Phương pháp điều trị: …………………………… 3 ...............................................
- Ghi chú: ……………………………………… 4 ..................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
Ngày….. tháng….. năm……..
Thủ trưởng đơn vị 5
(Ký tên, đóng dấu)
Ngày….. tháng….. năm……..
Trưởng khoa5
Họ tên……………………………….
HƯỚNG DẪN GHI GIẤY RA VIỆN
1 Phần Mã số BHXH/Thẻ BHYT:
Ghi số sổ BHXH hoặc mã số BHXH. Việc ghi mã số bảo hiểm xã hội chỉ áp dụng khi cơ quan bảo hiểm xã hội chính thức có thông báo về việc sử dụng mã số bảo hiểm xã hội thay cho số sổ bảo hiểm xã hội.
2 Phần chẩn đoán:
- Phải mô tả cụ thể về tình trạng sức khỏe hoặc ghi tên bệnh. Trường hợp mắc bệnh cần chữa trị dài ngày thì ghi mã bệnh; trường hợp chưa có mà bệnh thì ghi đầy đủ tên bệnh. Việc ghi mã bệnh và tên bệnh thực hiện theo quy định tại Thông tư số 46/2016/TT-BYT ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành danh mục bệnh dài ngày;
- Trường hợp đình chỉ thai nghén: Ghi rõ nguyên nhân đình chỉ thai nghén (Ví dụ thai chết lưu, thai bệnh lý …).
- Trường hợp điều trị dưỡng thai: Ghi rõ cụm từ “dưỡng thai”
3 Phần phương pháp điều trị:
Ghi chỉ định điều trị (Trường hợp phải đình chỉ thai nghén):
- Dưới 22 tuần tuổi thì căn cứ tình trạng thực tế để ghi phương pháp điều trị theo một trong các trường hợp sau: Sảy thai, nạo thai, hút thai, mổ lấy thai, trừ trường hợp giảm thiểu thai trong quá trình thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm;
- Từ 22 tuần tuổi trở lên ghi rõ là đẻ thường, đẻ thủ thuật hay mổ đẻ.
- Ghi rõ tuần tuổi thai (kể cả trường hợp đình chỉ thai ngoài tử cung, thai trứng cần xác định rõ tuần tuổi thai)
Việc xác định tuần tuổi của thai dựa vào ngày có kinh cuối cùng hoặc kết quả siêu âm trong 3 tháng đầu của thai kỳ.
- Ghi rõ thời gian đình chỉ thai nghén: Vào ….. giờ …. phút ngày …. tháng ….. năm …..
4 Phần ghi chú:
Ghi lời dặn của thầy thuốc, Cách ghi lời dặn của thầy thuốc trong một số trường hợp:
- Trường hợp người bệnh cần nghỉ để điều trị bệnh hoặc để ổn định sức khỏe sau khi điều trị nội trú: Ghi rõ số ngày mà người bệnh cần nghỉ để điều trị ngoại trú sau khi ra viện (từ ngày, đến ngày). Việc quyết định số ngày nghỉ phải căn cứ vào tình trạng sức khỏe của người bệnh nhưng tối đa không quá 30 ngày. Trường hợp đình chỉ thai nghén từ 13 tuần tuổi trở lên thì không quá 50 ngày; Trường hợp người bệnh điều trị bệnh lao theo chương trình chống lao quốc gia thì thời nghỉ tối đa không quá 180 ngày.
- Trường hợp lao động nữ cần nghỉ để dưỡng thai thì sau khi ghi số ngày nghỉ phải ghi rõ là "để dưỡng thai". Ví dụ: Số ngày nghỉ: 10 ngày để dưỡng thai. Việc quyết định số ngày nghỉ phải căn cứ vào tình trạng sức khỏe của người bệnh nhưng tối đa không quá 30 ngày.
- Trường hợp người có thai từ 22 tuần tuổi trở phải đình chỉ thai nghén thì ghi là đẻ non, con chết.
- Trường hợp đẻ non ghi rõ số con và tình trạng con sau sinh.
- Trong trường hợp người mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc trẻ em dưới 16 tuổi phải ghi đầy đủ họ, tên của cha, mẹ hoặc người giám hộ của người bệnh.
5 Ngày, tháng, năm và chữ ký:
- Việc ghi ngày, tháng, năm tại phần chữ ký của Trưởng khoa điều trị phải trùng với ngày ra viện.
- Tại phần "Trưởng khoa": Trưởng khoa hoặc Phó trưởng khoa ký tên theo quy chế làm việc của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
- Tại phần "Thủ trưởng đơn vị": Người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người được người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ủy quyền được ký và đóng dấu của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó.
Trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chỉ có 01 người có đủ thẩm quyền khám và ký giấy ra viện thì người đó chỉ cần ký và đóng dấu vào phần người thủ trưởng đơn vị.
PHỤ LỤC 4
MẪU BẢN TÓM TẮT HỒ SƠ BỆNH ÁN
(Kèm theo Thông tư số 18/2022/TT-BYT ngày 31 tháng 12 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
……………..
BV:………….
Khoa:………..
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
MS: 01/BV-01
Số lưu trữ: …………
Mã Y tế .../.../…./….
TÓM TẮT HỒ SƠ BỆNH ÁN
Điều trị nội trú □
Điều trị nội trú ban ngày □
Điều trị ngoại trú □
(đánh dấu “X” hình thức điều trị nội trú/nội trú ban ngày/ ngoại trú vào ô tương ứng)
1. Họ và tên (In hoa): ........................................................... 2. Năm sinh:………..
3. Giới: Nam □ Nữ □ 4. Dân tộc: ...............................................................
5. Mã số BHXH/Thẻ BHYT số: ..............................................................................
6. Nghề nghiệp: .......................................................................................................
7. Cơ quan/Đơn vị công tác: ..................................................................................
8. Địa chỉ: Số nhà……….Thôn, tổ ……..Xã, phường, thị trấn ...............................
Huyện (Quận): ………………………….Tỉnh, thành phố .......................................
9. Vào viện ngày………/……. /20…….; Ra viện ngày ……./….. /20…..;
10. Chẩn đoán lúc vào viện: ...................................................................................
11. Chẩn đoán lúc ra viện: .....................................................................................
12. Tóm tắt bệnh án: ...............................................................................................
a) Quá trình bệnh lý và diễn biến lâm sàng: .............................................................
b) Tóm tắt kết quả xét nghiệm cận lâm sàng có giá trị chẩn đoán: ..........................
c) Phương pháp điều trị: ...........................................................................................
d) Tình trạng người bệnh ra viện: .............................................................................
13. Ghi chú: ..............................................................................................................
……ngày ….tháng …..năm…..
Thủ trưởng đơn vị
(ký tên, đóng dấu)
HƯỚNG DẪN GHI TÓM TẮT HỒ SƠ BỆNH ÁN
1. Việc ghi tóm tắt hồ sơ bệnh án phải bảo đảm tính thống nhất với hồ sơ bệnh án của người bệnh.
2. Trường hợp người mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc trẻ em dưới 16 tuổi phải ghi đầy đủ họ, tên của cha, mẹ hoặc người giám hộ của người bệnh tại phần ghi chú.
3. Trường hợp con chết sau khi sinh thì ghi ngày/tháng/năm sinh của con và ngày/tháng/năm con chết, số con bị chết tại phần tình trạng người bệnh ra viện.
4. Phần Mã số BHXH/Thẻ BHYT: Ghi số sổ BHXH hoặc mã số BHXH. Việc ghi mã số bảo hiểm xã hội chỉ áp dụng khi cơ quan bảo hiểm xã hội chính thức có thông báo về việc sử dụng mã số bảo hiểm xã hội thay cho số sổ bảo hiểm xã hội. | {
"issuing_agency": "Tỉnh Ninh Bình",
"promulgation_date": "30/05/2023",
"sign_number": "408/QĐ-UBND",
"signer": "Tống Quang Thìn",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Giao-duc/Quyet-dinh-36-2004-QD-BGD-DT-Bo-chuong-trinh-khung-giao-duc-dai-hoc-khoi-nganh-ngoai-ngu-trinh-do-dai-hoc-55652.aspx | Quyết định 36/2004/QĐ-BGD&ĐT Bộ chương trình khung giáo dục đại học khối ngành ngoại ngữ trình độ đại học | BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
*****
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc
*******
Số: 36/2004/QĐ-BGD&ĐT
Hà Nội, ngày 25 tháng 10 năm 2004
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH BỘ CHƯƠNG TRÌNH KHUNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC KHỐI NGÀNH NGOẠI NGỮ TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC
BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Căn cứ Nghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày 05/11/2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Căn cứ Nghị định số 85/2003/NĐ-CP ngày 18/07/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ Nghị định số 43/2000/NĐ-CP ngày 30/08/2000 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục;
Căn cứ Biên Bản báo cáo kết quả kỳ họp thẩm định ngày 24/05/2004 của Hội đồng tư vấn xây dựng Chương trình khung giáo dục đại học khối ngành Ngoại ngữ trình độ đại học họp tại Hà Nội;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Đại học và Sau đại học,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1: Ban hành kèm theo Quyết định này Bộ chương trình khung giáo dục đại học khối Ngoại ngữ trình độ đại học bao gồm 6 chương trình khung (của 6 ngành) sau:
1. Ngành Tiếng Anh, trình độ đại học;
2. Ngành Tiếng Pháp, trình độ đại học;
3. Ngành Tiếng Nga, trình độ đại học;
4. Ngành Tiếng Đức, trình độ đại học;
5. Ngành Tiếng Nhật, trình độ đại học;
6. Ngành Tiếng Trung Quốc, trình độ đại học.
Điều 2: Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Bộ chương trình khung kèm theo Quyết định này được dùng trong các đại học, học viên, trường đại học có nhiệm vụ đào tạo 6 ngành trên ở trình độ đại học.
Điều 3: Vụ trưởng Vụ Đại học và Sau đại học chịu trách nhiệm hướng dẫn Giám đốc các đại học, học viên, Hiệu trưởng các trường đại học xây dựng các chương trình giáo dục cụ thể của trường, tổ chức biên soạn và duyệt các giáo trình sử dụng chung theo quy định.
Điều 4: Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Đại học và Sau đại học, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giám đốc các đại học, học viện và Hiệu trưởng các trường đại học chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
KT. BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THỨ TRƯỞNG
Bành Tiến Long
CHƯƠNG TRÌNH KHUNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC
Trình độ đào tạo: Đại học
Ngành đào tạo: Tiếng Anh (English)
Mã ngành:
(Ban hành kèm theo Quyết định số 36/2004/QĐ-BGD&ĐT ngày 25 tháng 10 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).
1. Mục tiêu đào tạo
Mục tiêu chung
Đào tạo cử nhân ngành Tiếng Anh có đủ kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, phẩm chất chính trị, đạo đức, tác phong nghề nghiệp và sức khỏe tốt để có thể làm việc có hiệu quả trong các lĩnh vực chuyên môn có sử dụng tiếng Anh, đáp ứng được yêu cầu của xã hội và của nền kinh tế trong quá trình hội nhập quốc tế.
Mục tiêu cụ thể
- Cung cấp cho sinh viên kiến thức tương đối rộng về ngôn ngữ Anh, văn hóa, xã hội, và văn học Anh – Mỹ;
- Rèn luyện và phát triển các kỹ năng giao tiếp tiếng Anh ở mức độ tương đối thành thạo trong các tình huống giao tiếp xã hội và chuyên môn thông thường;
- Bảo đảm cho sinh viên đạt được trình độ nghiệp vụ đủ để hoạt động và công tác có hiệu quả trong các lĩnh vực chuyên môn như giảng dạy, công tác biên – phiên dịch, các lĩnh vực hoạt động nghiệp vụ, kinh doanh, kinh tế và xã hội v.v...;
- Trang bị cho sinh viên kỹ năng học tập hiệu quả để có thể tự học tập nhằm tiếp tục nâng cao kiến thức và năng lực thực hành tiếng, bước đầu hình thành tư duy và năng lực nghiên cứu khoa học về các vấn đề ngôn ngữ, văn học hoặc văn hóa – văn minh của các nước Cộng đồng Anh ngữ.
2. Khung chương trình đào tạo
2.1. Khối lượng kiến thức tối thiểu và thời gian đào tạo theo thiết kế
210 đơn vị học trình (đvht), chưa kể phần nội dung về Giáo dục Thể chất (5 đvht) và Giáo dục quốc phòng (165 tiết).
Thời gian đào tạo 4 năm.
2.2. Cấu trúc kiến thức của chương trình đào tạo đvht
2.2.1
Kiến thức giáo dục đại cương tối thiểu
(chưa kể các phần nội dung Giáo dục Thể chất và Giáo dục Quốc phòng)
70
2.2.2
Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp tối thiểu
Trong đó tối thiểu:
140
- Kiến thức ngành (Bao gồm các khối kiến thức: Ngôn ngữ, Văn hóa – Văn học, Tiếng)
77
- Kiến thức chuyên ngành
- Kiến thức bổ trợ
- Khoá luận (hoặc thi tốt nghiệp)
10
3. Khối kiến thức bắt buộc
3.1. Danh mục các học phần bắt buộc
3.1.1. Kiến thức giáo dục đại cương
59 đvht*
1
Triết học Mác – Lênin
6
2
Kinh tế chính trị Mác – Lênin
5
3
Chủ nghĩa xã hội khoa học
4
4
Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
4
5
Tư tưởng Hồ Chí Minh
3
6
Ngoại ngữ II**
20
7
Tin học cơ sở
4
8
Giáo dục Thể chất
5
9
Giáo dục Quốc phòng
165 tiết
10
Dẫn luận ngôn ngữ học
3
11
Cơ sở văn hóa Việt Nam
3
12
Tiếng Việt
3
13
Ngôn ngữ học đối chiếu
2
14
Phương pháp nghiên cứu khoa học
2
* Chưa tính các học phần 8 và 9
** Nếu chọn ngành đào tạo thứ 2 là một ngoại ngữ khác với tiếng Anh
3.1.2. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp
Kiến thức chuyên ngành
77 đvht
A. Khối kiến thức ngôn ngữ
8 đvht
1
Ngữ âm – Âm vị học
2
2
Ngữ nghĩa học
3
3
Ngữ pháp
3
B. Khối kiến thức văn hóa – văn học
9 đvht
1
Văn học Anh – Mỹ
3
2
Văn hóa Anh
3
3
Văn hóa Mỹ
3
C. Khối kiến thức tiếng
60 đvht
1
Tiếng Anh I
20
2
Tiếng Anh II
20
3
Tiếng Anh III
20
3.2. Mô tả nội dung các học phần bắt buộc
1. Triết học Mác – Lênin: 6 đvht
Nội dung ban hành kèm theo Quyết định số 45/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 29/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
2. Kinh tế chính trị Mác – Lênin: 5 đvht
Nội dung ban hành kèm theo Quyết định số 45/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 29/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
3. Chủ nghĩa xã hội khoa học: 4 đvht
Nội dung ban hành kèm theo Quyết định số 34/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 31/07/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
4. Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam: 4 đvht
Nội dung ban hành kèm theo Quyết định số 41/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 27/08/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
5. Tư tưởng Hồ Chí Minh: 3 đvht
Nội dung ban hành kèm theo Quyết định số 35/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 31/07/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
6. Ngoại ngữ II: 20 đvht
Nội dung được phát triển từ chương trình khung trình độ đại học của ngành ngoại ngữ tương ứng.
7. Giáo dục Thể chất: 5 đvht
Nội dung ban hành kèm theo Quyết định số 3244/GD-ĐT ngày 12/09/1995 và Quyết định số 1262/GD-ĐT ngày 12/04/1997 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
8. Giáo dục Quốc phòng:165 tiết
Nội dung ban hành kèm theo Quyết định số 12/2000/QĐ-BGD&ĐT ngày 09/05/2000 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
9. Tin học cơ sở: 4 đvht
Trang bị cho sinh viên các khái niệm cơ bản về xử lý thông tin và máy tính điện tử. Giúp sinh viên nắm vững các thao tác truy cập Internet, các kỹ năng sử dụng hệ điều hành để thao tác trên máy tính điện tử, khai thác một số phần mềm ứng dụng, soạn thảo và lưu trữ văn bản phục vụ công tác văn phòng, sử dụng hệ quản trị cơ sở dữ liệu để tính toán khoa học và giải quyết các vấn đề chuyên môn.
10. Dẫn luận ngôn ngữ học: 3 đvht
Điều kiện tiên quyết: Tiếng Việt
Học phần cung cấp những kiến thức cơ bản về bản chất của ngôn ngữ loài người, về mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa, giữa ngôn ngữ và tư duy; cung cấp những tri thức chung về ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng, ngữ nghĩa, ngữ dụng để hiểu một ngôn ngữ cụ thể (Tiếng Việt hoặc ngoại ngữ đang học) và làm cơ sở để đối chiếu ngôn ngữ.
11. Cơ sở văn hóa Việt Nam: 3 đvht
Điều kiện tiên quyết: không
Học phần cung cấp cho sinh viên lý luận về văn hóa đại cương, các quan điểm và phương pháp tiếp cận trong nghiên cứu văn hóa nói chung và văn hóa Việt Nam nói riêng. Thông qua các thành tố văn hóa không gian và thời gian văn hóa sinh viên hiểu được bản sắc văn hóa Việt Nam.
Học phần cũng góp phần tạo cho sinh viên một bản lĩnh văn hóa dân tộc trong quá trình học tập và tiếp xúc với văn hóa của nước ngoại ngữ được học.
12. Tiếng Việt: 3 đvht
Điều kiện tiên quyết: không
Học phần góp phần củng cố và phát triển các kỹ năng thực hành tiếng Việt ở mức độ cao (kỹ năng ghi chép bài giảng, bài nói, kỹ năng tóm tắt, kỹ năng tổng thuật qua nghe hoặc đọc văn bản...).
Học phần cũng cung cấp những tri thức cơ bản và hiện đại về tiếng Việt làm cơ sở đế đối chiếu ngôn ngữ.
13. Ngôn ngữ học đối chiếu: 2 đvht
Điều kiện tiên quyết: Dẫn luận ngôn ngữ học, Tiếng Việt, các học phần kỹ năng II thuộc khối kiến thức tiếng.
Học phần cung cấp cho sinh viên công cụ về mặt lý thuyết để so sánh đối chiếu tiếng mẹ đẻ với một ngoại ngữ nhằm hiểu sâu hơn cả 2 ngôn ngữ; cung cấp các thao tác cụ thể được sử dụng trong quá trình so sánh đối chiếu ngôn ngữ.
14. Phương pháp học tập và nghiên cứu khoa học: 2 đvht
Điều kiện tiên quyết: không
Học phần cung cấp cho sinh viên những kiến thức và kỹ năng cơ bản liên quan đến các khái niệm, mục tiêu và kỹ năng học tập và nghiên cứu ở bậc đại học trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, đặc biệt trong lĩnh vực ngôn ngữ và phương pháp học và giảng dạy tiếng nước ngoài.
Học phần giúp sinh viên làm quen với các công cụ, kỹ năng nghiên cứu, các giai đoạn của từng loại hình nghiên cứu khác nhau, đồng thời cũng hình thành và phát triển ở sinh viên khả năng hiểu và phân tích đánh giá một công trình nghiên cứu cụ thể.
15. Ngữ âm – Âm vị học: 2 đvht
Điều kiện tiên quyết: Tiếng Anh 1 và 2
Sinh viên cần nắm được:
- Khái niệm cơ bản về ngữ âm và âm vị học;
- Những thuật ngữ cần thiết cho việc miêu tả âm thanh lòi nói và hệ thống ký hiệu phiên âm tiếng Anh;
- Những đặc điểm cơ bản của phụ âm và nguyên âm tiếng Anh; các quy luật biến đổi của âm vị tiếng Anh;
- Những hiểu biết cơ bản về các yếu tố siêu đoạn tính để có thể tự hoàn thiện phát âm của bản thân, phát triển khả năng giao tiếp tiếng Anh và tạo tiền đề cho việc tự nghiên cứu một số vần đề cụ thể trong lĩnh vực này.
- Có năng lực phát âm tốt và khả năng tự sửa âm cho bản thân để vận dụng trong công việc dạy học sau này.
16. Ngữ nghĩa học: 3 đvht
Điều kiện tiên quyết: Dẫn luận ngôn ngữ học, Tiếng Việt, Ngữ âm – Âm vị học, Ngữ pháp
Học phần cung cấp cho sinh viên những hiểu biết cơ bản về ngữ nghĩa học bao gồm kiến thức về nghĩa và các phương pháp nghiên cứu ngữ nghĩa học, để giúp họ có một kiến thức nhất định trong việc giảng dạy và nghiên cứu ngôn ngữ. Phát triển năng lực nghiên cứu, bứơc đầu đánh giá phê phán một số lý thuyết ngữ nghĩa học. Sinh viên sẽ có cơ hội để phát triển một số thủ pháp nghiên cứu ngữ nghĩa học cụ thể.
Khi học học phần này, sinh viên cần nắm được:
- Khái niệm cơ bản về nghĩa, phương pháp phân tích thành tố nghĩa;
- Các cách nhìn truyền thống về ý nghĩa từ vựng và ý nghĩa ngữ pháp cũng như các kiến giải truyền thống về hiện tượng đa nghĩa, đồng nghĩa, đồng âm...;
- Các quan hệ ý (sense relations);
- Quan niệm về mệnh đề và cú pháp lôgic;
- Ý nghĩa của câu và của phát ngôn (bao gồm cả các cách nhìn nhận về hàm ngôn, tiền giả định...);
- Kỹ năng và phương pháp nghiên cứu đối với một số vấn đề cụ thể.
- Khả năng tư duy phê phán và bước đầu biết đánh giá các vấn đề của ngữ nghĩa học.
17. Ngữ pháp: 3 đvht
Điều kiện tiên quyết: Tiếng Anh 1 và 2
Cung cấp cho sinh viên những hiểu biết cơ bản ở mức độ dẫn luận về ngữ pháp trong phạm vi từ pháp học và một số phương pháp nghiên cứu ngữ pháp tương ứng để giúp họ có một kiến thức nhất định trong việc giảng dạy và nghiên cứu ngôn ngữ. Sinh viên sẽ được rèn luyện kỹ năng phân tích và đánh giá về một số vấn đề có liên quan.
Hoàn thành học phần này, sinh viên cần nắm được:
- Khái niệm cơ bản về Hình thái học và Cú pháp học;
- Những thuật ngữ cần thiết cho việc miêu tả cấu tạo từ loại và các cụm từ cơ bản trong tiếng Anh;
- Những đặc điểm cơ bản của Danh từ, Tính từ, Động từ Trạng từ tiếng Anh, phương thức cấu tạo từ chủ yếu và thứ yếu;
- Biết phân biệt các khái niệm cụm từ đơn, cụm từ phức, cụm từ cơ sở.
- Khái niệm cơ bản về câu và cú, phân biệt được câu đơn câu ghép và câu phức;
- Những thuật ngữ cần thiết cho việc miêu tả cấu tạo câu đơn;
- Những khái niệm cơ bản về các thành tố của câu, quan hệ giữa các loại động từ và các kiểu câu/cú;
- Các kết hợp đẳng lập và chính phụ ở cấp độ ngữ và cú;
- Các loại cú: độc lập, chính phụ, biến vị và không biến vị;
- Những hiểu biết cơ bản chắc chắn để giúp sinh viên đi sâu nghiên cứu về các quan niệm có tính chất trường phái (sau này sẽ được học ở trình độ Thạc sỹ).
- Biết phân tích giải thích các hiện tượng ngữ pháp liên quan đến nội dung cú pháp và phát triển tư duy phê phán.
Chú thích: Học phần này có thể phát triển thêm khối lượng để thành 2 học phần Ngữ pháp 1, Ngữ pháp 2 tùy tình hình mỗi trường.
18. Văn học Anh – Mỹ: 3 đvht
Điều kiện tiên quyết: Cơ sở văn hóa Việt Nam, Tiếng Anh 1 và 2
Truyền thụ kiến thức lịch sử văn học Anh – Mỹ nhằm giúp sinh viên cảm thụ và đánh giá được cái hay cái đẹp của văn học Anh – Mỹ, giá trị văn hóa xã hội của tác phẩm và bước đầu hiểu được việc sử dụng ngôn ngữ văn học thông qua một số tác giả và tác phẩm được lựa chọn.
Kết thúc học phần, sinh viên có thể:
- Đọc và hiểu được ngôn ngữ tác phẩm nguyên bản;
Biết phân tích và đánh giá một tác phẩm văn học, qua đó biết đánh giá một tác giả:
- Nắm được một cách hệ thống sự phát triển của văn học Anh – Mỹ;
- Hiểu được xã hội và thời đại của nước Anh phản ánh trong các tác phẩm.
Chú thích: Học phần này có thể phát triển thêm khối lượng để trở thành hai học phần Văn học Anh và văn học Mỹ hoặc văn học của các nước sử dụng tiếng Anh khác, tùy tình hình mỗi trường.
19. Văn hóa Anh: 3 đvht
Điều kiện tiên quyết: Cơ sở văn hóa Việt Nam và tiếng Anh 1 và 2
Học phần nhằn tăng cường hiểu biết của sinh viên về đất nước và con người Anh, hệ thống giá trị, phong tục tập quán, xã hội, tôn giáo, hệ thống chính trị, kinh tế của Vương quốc Anh làm nền tảng để tìm hiểu và vận dụng những kiến thức đó trong tiếp thu ngôn ngữ Anh, trong hoạt động giao tiếp liên văn hóa.
Kết thúc học phần sinh viên cần có:
a) Kiến thức cơ bản về:
- Lịch sử, quá trình hình thành Vương quốc Anh hoặc một số nước trong khối Anh ngữ;
- Bản sắc dân tộc, giá trị văn hóa và các chính kiến của người Anh;
- Các phong tục tập quán, các ngày lễ hội chính;
- Hệ thống chính trị, kinh tế, xã hội, giáo dục Anh;
b) Kỹ năng đọc hiểu, phân tích, phê phán, nghiên cứu các vấn đề văn hóa - xã hội.
c) Kỹ năng so sánh liên hệ với văn hóa và văn minh dân tộc thông qua các bài tập lớn hay tiểu luận.
20. Văn hóa Mỹ: 3 đvht
Điều kiện tiên quyết: Cơ sở văn hóa Việt Nam, Tiếng Anh 1 và 2.
Học phần nhằm tăng cường hiểu biết của sinh viên về đất nước và con người Mỹ, hệ thống giá trị, phong tục tập quán, xã hội, tôn giáo, hệ thống chính trị, kinh tế của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, làm nền tảng để tìm hiểu và vận dụng những kiến thức đó trong tiếp thu ngôn ngữ, trong hoạt động giao tiếp liên văn hóa.
Kết thúc học phần sinh viên cần có:
a) Kiến thức cơ bản về:
- Lịch sử, quá trình hình thành Hợp chủng quốc Hoa Kỳ;
- Hệ thống chính trị, kinh tế, xã hội, giáo dục Mỹ;
- Bản sắc, hệ thống giá trị, tín niệm, văn hóa của con người Mỹ;
- Các phong tục tập quán, các ngày lễ hội chính;
b) Kỹ năng đọc hiểu, phân tích, phê phán, nghiên cứu các vấn đề văn hóa – xã hội Mỹ.
c) Kỹ năng so sánh, liên hệ với văn hóa và văn minh dân tộc thông qua các bài tập lớn hay tiểu luận.
21. Tiếng Anh 1: 20 đvht
Học phần có thể được phân bố theo 4 kỹ năng như sau:
- Kỹ năng nghe: 5 đvht
- Kỹ năng nói: 5 đvht
- Kỹ năng đọc: 5 đvht
- Kỹ năng viết: 5 đvht
Điều kiện tiên quyết:
Sinh viên phải có vốn từ vựng; ngữ pháp; các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết cơ bản tương đương với cấp độ sơ cấp (Elementary Level).
Mục tiêu cơ bản của học phần
Mục tiêu chung
Sinh viên được nâng cao và biết sử dụng tiếng Anh có hiệu quả trong các tình huống giao tiếp và về một số chủ điểm thông thường. Đây là khối lượng tiếng Anh nằm trong khối lượng kiến thức chung cơ bản tiến tới mở rộng và nâng cao kiến thức và kỹ năng thực hành tiếng. Thông qua hoạt động học tập, sinh viên cần phát triển như khả năng tự học, tự tìm hiểu kiến thức, biết chia sẻ với người khác.
Mục tiêu cụ thể
- Củng cố kiến thức và kỹ năng thực hành tiếng cơ bản, nâng cao và mở rộng các kiến thức ngôn ngữ và các kỹ năng thực hành tiếng ở cấp độ trước trung cấp (Pre-intermediate Level).
- Sinh viên sẽ được trang bị vốn kiến thức về từ vựng, ngữ pháp, ngữ âm và các kỹ năng Nghe, Nói, Đọc và Viết theo một hệ thống chủ điểm gắn liền với hoạt động sinh hoạt thường nhật (xã hội, tự nhiên, văn hóa, kinh tế và môi trường,...)
- Hình thành và phát triển khả năng độc lập suy nghĩ và sáng tạo trong giao tiếp cũng như khả năng nghiên cứu khoa học cho sinh viên trong khi học và sau khi tốt nghiệp.
- Trình độ kiến thức về Tiếng Anh của sinh viên đạt được sau học phần Tiếng Anh 1 là cấp độ trước trung cấp. Sinh viên ở trình độ này có khả năng giao tiếp hiệu quả trong hầu hết tình huống thông thường với người bản ngữ và người nước ngoài nói tiếng Anh. Sinh viên có khả năng hiểu những thông báo ở nơi công cộng, hiểu nội dung các bài viết và sử dụng các cấu trúc để diễn đạt các khái niệm về không gian, thời gian..., hiểu được ý chính của bài học và thái độ của người viết. Sinh viên có khả năng viết để trao đổi thông tin, tường thuật các sự kiện, miêu tả người, vật, tả cảnh và diễn đạt, biểu lộ ý kiến, nhận định đối với các tình huống, sự việc, bày tỏ thái độ, tình cảm cá nhân... Sinh viên có khả năng vận dụng từ, ngữ và cấu trúc phù hợp và chính xác trong các tình huống giao tiếp thông thường. Sinh viên có khả năng nghe hiểu các thông điệp, thông báo công cộng, thông báo về các số liệu, sự kiện như thông tin về thời gian, ngày, tháng..., nghe và hiểu nội dung các cuộc hội thoại thông thường và hiểu được thái độ và ý định chính của người nói. Sinh viên có khả năng tự diễn đạt để thực hiện các chức năng ngôn ngữ ở các tình huống hội thoại như gọi điện thoại, thu xếp hẹn gặp, đặt mua hàng, đặt phòng khách sạn..., có khả năng đặt câu hỏi, hiểu và trả lời câu hỏi, có khả năng tham gia các tình huống hội thoại thông thường và diễn đạt cảm xúc của mình.
22. Tiếng Anh 2: 20 đvht
Học phần có thể được phân bố theo 4 kỹ năng như sau:
- Kỹ năng nghe: 5 đvht
- Kỹ năng nói: 5 đvht
- Kỹ năng đọc: 5 đvht
- Kỹ năng viết: 5 đvht
Điều kiện tiên quyết: Tiếng Anh 1
Mục tiêu cơ bản của học phần
Mục tiêu chung
Học phần tiếng Anh 2 nhằm rèn luyện và củng cố các kỹ năng và kiến thức mà sinh viên đã đạt được ở học phần Tiếng Anh 1, đồng thời mở rộng và phát triển các kỹ năng và kiến thức ngôn ngữ đó, sao cho cuối học phần này sinh viên phải đạt được trình độ và năng lực ngôn ngữ ở trình độ Trên trung cấp (upper-intermediate), sẵn sàng tiếp tục bước vào học tập ở giai đoạn nâng cao.
Mục tiêu cụ thể
- Củng cố kiến thức và kỹ năng đã được học tập ở các học phần Tiếng Anh 1.
- Xây dựng và rèn luyện các kỹ năng học tập, đồng thời phát triển khả năng tự chủ trong quá trình học tập cho sinh viên.
- Trên cơ sở một hệ thống chủ điểm gắn liền với thực tế cuộc sống xã hội kinh tế, văn hóa và khoa học, sinh viên sẽ được rèn luyện và phát triển các kiến thức về từ vựng ngữ pháp và kỹ năng ngôn ngữ ở cấp độ trung cấp (Intermediate). Cụ thể là:
- Sinh viên có khả năng sử dụng các cấu trúc cơ bản của ngôn ngữ một cách tự tin, làm chủ được một khối lượng từ vựng thuộc nhiều lãnh vực, vận dụng được các chiến lược giao tiếp phù hợp trong các tình huống giao tiếp khác nhau. Khả năng hiểu, phân tích ở cấp độ văn bản các thông tin chính và chi tiết, cấu trúc và bố cục của văn bản. Có khả năng lập văn bản thuộc các thể loại khác nhau, mô tả hoặc tường thuật được các sự kiện, sự việc, trình bày được quan điểm hoặc biện luận.
23. Tiếng Anh 3: 20 đvht
Học phần có thể được phân bố theo 4 kỹ năng như sau:
- Kỹ năng nghe: 5 đvht
- Kỹ năng nói: 5 đvht
- Kỹ năng đọc: 5 đvht
- Kỹ năng viết: 5 đvht
Điều kiện tiên quyết: Tiếng Anh 1 và Tiếng Anh 2.
Mục tiêu cơ bản của các học phần
Mục tiêu chung
Học phần Tiếng Anh 3 nhằm nâng cao kiến thức mà sinh viên đã đạt được sau khi học xong các học phần Tiếng Anh 1 và 2 nhằm đạt cấp độ nâng cao (Advanced Level). Đây là lượng kiến thức tiếng Anh nằm trong khối lượng kiến thức chung mở rộng và nâng cao mà sinh viên cần phải nắm được để có đủ điều kiện dự thi tốt nghiệp và tạo nền tảng cho việc phát triển nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp, đáp ứng được yêu cầu của sinh viên và của xã hội.
Mục tiêu cụ thể
- Củng cố kiến thức và kỹ năng thực hành tiếng cơ bản mà sinh viên đã được học ở các học phần Tiếng Anh 1 và 2.
- Nâng cao và mở rộng các kiến thức ngôn ngữ và kỹ năng thực hành tiếng ở cấp độ nâng cao (Advanced Level). Sinh viên sẽ được trang bị vốn kiến thức về từ vựng, ngữ pháp, ngữ âm và các kỹ năng Nghe, Nói, Đọc và Viết theo một hệ thống chủ điểm về xã hội, tự nhiên, văn hóa, kinh tế và môi trường ở cấp độ cao.
- Hình thành và phát triển khả năng độc lập suy nghĩ và sáng tạo trong giao tiếp cũng như khả năng nghiên cứu khoa học cho sinh viên trong khi học và sau khi tốt nghiệp.
4. Hướng dẫn sử dụng chương trình khung để thiết kế các chương trình đào tạo cụ thể
Chương trình khung giáo dục đại học là cơ sở giúp Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý chất lượng của quá trình đào tạo đại học, do đó được quy định bắt buộc cho tất cả các cơ sở giáo dục đại học.
4.1. Chương trình khung trình độ đại học ngành tiếng Anh
Được thiết kế theo hướng thuận lợi cho việc phát triển các chương trình cấu trúc kiểu đơn ngành (Single Major). Danh mục các học phần (môn học) và khối lượng của chúng đưa ra trong mục 3 chỉ là những quy định bắt buộc tối thiểu. Căn cứ vào mục tiêu, thời gian đào tạo, khối lượng và cơ cấu kiến thức quy định tại các mục 1 và 2, các trường bổ sung những học phần cần thiết để xây dựng thành chương trình đào tạo cụ thể của trường mình với tổng khối lượng kiến thức không dưới 210 đơn vị học trình (không kể các nội dung về Giáo dục Thể chất và Giáo dục Quốc phòng).
4.2. Phần kiến thức chuyên ngành
(nếu có) thuộc ngành tiếng Anh có thể thiết kế từng lĩnh vực chuyên sâu hẹp của ngành tiếng Anh (như sư phạm, biên – phiên dịch, ngôn ngữ học Anh, văn hóa, văn học...) hoặc theo hướng phát triển qua một ngành thứ hai khác để hình thành tiếng Anh chuyên ngành. Sự khác biệt về nội dung đào tạo giữa các chuyên ngành nằm trong giới hạn 20% kiến thức chung của ngành.
Trường hợp lựa chọn chuyên ngành sư phạm sinh viên cần học bổ sung tối thiếu 8 học phần (với tổng khối lượng tối thiểu 23 đvht);
1. Giáo học pháp 1
2. Giáo học pháp 2
3. Giáo học pháp 3
4. Tâm lý học đại cương
5. Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý sư phạm
6. Giáo dục học đại cương
7. Giáo dục học phổ thông
8. Quản lý nhà nước và quản lý ngành giáo dục
Trường hợp lựa chọn chuyên ngành phiên dịch sinh viên cần bổ sung tối thiểu 4 học phần sau (Với tổng khối lượng tối thiểu 32 đvht):
1. Lý thuyết dịch
2. Thực hành dịch I
3. Thực hành dịch II
4. Thực hành dịch III
4.3. Phần kiến thức bổ trợ (nếu có) có thể được trường thiết kế theo một trong hai hướng sau:
- Tích hợp các nội dung đào tạo được lựa chọn từ nhiều ngành đào tạo khác nhau nhưng xét thấy có lợi trong việc mở rộng năng lực hoạt động của sinh viên sau khi tốt nghiệp.
- Lựa chọn các học phần có nội dung thuộc một ngành đào tạo thứ hai khác với ngành tiếng Anh (thí dụ như tiếng Nga, Tiếng Pháp, Quản trị kinh doanh, Quan hệ quốc tế, Kinh doanh quốc tế, Việt Nam học,...) nhằm giúp mở rộng năng lực chuyên môn và phạm vi hoạt động của sinh viên sau khi tốt nghiệp. Trong trường hợp mảng kiến thức thuộc ngành thứ hai có khối lượng dưới hoặc bằng 25 đvht, chương trình mới được đào tạo ra sẽ có cấu trúc kiển ngành chính – ngành phụ (Major – Minor) trong đó ngành chính là tiếng Anh. Trường hợp khối lượng này bằng hoặc vượt 45 đvht.
Chương trình tạo ra sẽ có cấu trúc kiểu song ngành (Double Majors). Trường hợp khi chương trình mới thoả mãn đồng thời những quy định về chương trình khung tương ứng với hai ngành đào tạo khác nhau thì người tốt nghiệp sẽ được nhận hai văn bằng đại học. Đương nhiên trong trường hợp này, khối lượng kiến thức của toàn chương trình và thời gian đào tạo theo thiết kế sẽ lớn hơn so với ba kiểu cấu trúc chương trình trên.
4.4. Chương trình được biên soạn
Theo hướng tinh giản số giờ lý thuyết, dành nhiều thời gian cho sinh viên tự nghiên cứu đọc tài liệu và tham gia thảo luận, tự làm các bài tập và thực hành (có hoặc không có hướng dẫn của giảng viên). Khối lượng kiến thức của chương trình được quy định phù hợp với khuôn khổ mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đã quy định đối với chương trình giáo dục đại học 4 năm. Chương trình cũng được biên soạn theo hướng đổi mới phương pháp dạy và học ở bậc đại học.
4.5. Hiệu trưởng các trường đại học chịu trách nhiệm tổ chức xây dựng và ký ban hành các chương trình đào tạo ngành tiếng Anh để triển khai thực hiện trong phạm vi trường mình.
KT. BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THỨ TRƯỞNG
Bành Tiến Long
CHƯƠNG TRÌNH KHUNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC
Trình độ đào tạo: Đại học
Ngành đào tạo: Tiếng Pháp (French)
Mã ngành:
(Ban hành kèm theo Quyết định số 36/2004/QĐ-BGD&ĐT ngày 25 tháng 10 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).
1. Mục tiêu đào tạo
Mục tiêu chung:
Đào tạo cử nhân ngành tiếng Pháp, có phẩm chất chính trị và đạo đức nghề nghiệp, có sức khỏe tốt, có khả năng giải quyết tốt các công việc thuộc ngành nghề chuyên môn, đáp ứng được những yêu cầu của xã hội và của nền kinh tế trong quá trình hội nhập quốc tế.
Mục tiêu cụ thể:
Cung cấp cho sinh viên những kiến thức tương đối rộng về ngôn ngữ, văn hóa Pháp; rèn luyện và phát triển các kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Pháp ở mức độ thành thạo; cho phép sinh viên đạt được trình độ nghiệp vụ vững vàng như: giảng dạy tiếng Pháp ở các bậc học, làm công tác biên – phiên dịch trong các lĩnh vực kinh tế - văn hóa – xã hội, bước đầu hình thành năng lực nghiên cứu khoa học về ngôn ngữ, văn hóa của Cộng đồng Pháp ngữ, cũng như có khả năng hành nghề trong một số lĩnh vực dịch vụ như du lịch, bảo tàng...
2. Khung chương trình đào tạo
2.1. Khối lượng kiến thức tối thiểu và thời gian đào tạo theo thiết kế
210 đơn vị học trình (đvht), chưa kể phần nội dung về Giáo dục thể chất (5đvht) và Giáo dục Quốc phòng (165 tiết).
Thời gian đào tạo 4 năm.
2.2. Cấu trúc kiến thức của chương trình đào tạo đvht
2.2.1.
Kiến thức giáo dục đại cương tối thiểu
(chưa kể các nội dung Giáo dục thể chất và Giáo dục quốc phòng)
70
2.2.2.
Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp tối thiểu
Trong đó tối thiểu:
140
- Kiến thức ngành (bao gồm các khối kiến thức: Ngô ngữ, Văn hóa – Văn học, Tiếng)
83
- Kiến thức chuyên ngành
- Kiến thức bổ trợ
- Thực tập
5
- Khoá luận (hoặc thi tốt nghiệp)
10
3. Khối kiến thức bắt buộc
3.1. Danh mục các học phần bắt buộc
3.1.1. Kiến thức giáo dục đại cương
59 đvht*
1
Triết học Mác – Lênin
6
2
Kinh tế chính trị Mác – Lênin
5
3
Chủ nghĩa xã hội khoa học
4
4
Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
4
5
Tư tưởng Hồ Chí Minh
3
6
Ngoại ngữ II**
20
7
Tin học cơ sở
4
8
Giáo dục thể chất
5
9
Giáo dục quốc phòng
165 tiết
10
Dẫn luận ngôn ngữ học
3
11
Cơ sở văn hóa Việt Nam
3
12
Tiếng Việt
3
13
Ngôn ngữ học đối chiếu
2
14
Phương pháp nghiên cứu khoa học
2
* Chưa tính các học phần 8 và 9
** Nếu chọn ngành đào tạo thứ 2 là một ngoại ngữ khác với tiếng Pháp.
3.1.2. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp
Kiến thức chuyên ngành
83 đvht
A. Khối kiến thức ngôn ngữ
10 đvht
1
Ngữ âm – Âm vị học tiếng Pháp
2
2
Từ vựng học tiếng Pháp
2
3
Ngữ pháp I (Morpho-syntaxe)
3
4
Ngữ pháp II (Syntaxe)
3
B. Khối kiến thức văn hóa - văn học
10 đvht
1
Lịch sử văn học Pháp
2
2
Văn học Pháp thế kỷ XIX
2
3
Văn học Pháp thế kỷ XX
2
4
Đời sống chính trị - xã hội – kinh tế - văn hóa Pháp
4
C. Khối kiến thức tiếng 63 đvht
1
Tiếng Pháp tổng hợp I
14
2
Tiếng Pháp tổng hợp II
13
3
Nghe hiểu I
2
4
Nghe hiểu II
2
5
Nghe hiểu III
2
6
Nghe hiểu IV
2
7
Diễn đạt nói I
2
8
Diễn đạt nói II
2
9
Diễn đạt nói III
2
10
Diễn đạt nói IV
2
11
Đọc hiểu I
2
12
Đọc hiểu II
2
13
Đọc hiểu III
2
14
Đọc hiểu IV
2
15
Diễn đạt viết I
2
16
Diễn đạt viết II
2
17
Diễn đạt viết III
2
18
Diễn đạt viết IV
2
19
Thực hành dịch I
2
20
Thực hành dịch II
2
3.2. Mô tả nội dung các học phần bất buộc
1. Triết học Mác – Lênin: 6 đvht
Nội dung ban hành kèm theo Quyết định số 45/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 29/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
2. Kinh tế chính trị Mác – Lênin: 5 đvht
Nội dung ban hành kèm theo Quyết định số 45/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 29/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
3. Chủ nghĩa xã hội khoa học: 4 đvht
Nội dung ban hành kèm theo Quyết định số 34/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 31/07/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
4. Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam: 4 đvht
Nội dung ban hành kèm theo Quyết định số 41/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 27/08/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
5. Tư tưởng Hồ Chí Minh: 3 đvht
Nội dung ban hành kèm theo Quyết định số 35/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 31/07/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
6. Ngoại ngữ II: 20 đvht
Nội dung được phát triển từ chương trình khung trình độ đại học của ngành ngoại ngữ tương ứng.
7. Giáo dục thể chất: 5 đvht
Nội dung ban hành kèm theo Quyết định số 3244/GD-ĐT ngày 12/09/1995 và Quyết định số 1262/GD-ĐT ngày 12/04/1997 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
8. Giáo dục quốc phòng:165 tiết
Nội dung ban hành kèm theo Quyết định số 12/2000/QĐ-BGD&ĐT ngày 09/05/2000 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
9. Tin học cơ sở: 4 đvht
Trang bị cho sinh viên các khái niệm cơ bản về xử lý thông tin và máy tính điện tử. Giúp sinh viên nắm vững các thao tác truy cập Internet, các kỹ năng sử dụng hệ điều hành để thao tác trên máy tính điện tự, khai thác một số phần mềm ứng dụng, soạn thảo và lưu trữ văn bản phục vụ công tác văn phòng, sử dụng hệ quản trị cơ sở dữ liệu để tính toán khoa học và giải quyết các vấn đề chuyên môn.
10. Dẫn luận ngôn ngữ học: 3 đvht
Điều kiện tiên quyết: Tiếng Việt
Học phần cung cấp những kiến thức cơ bản về bản chất của ngôn ngữ loài người, về mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa, giữa ngôn ngữ và tư duy; cung cấp những tri thức chung về ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng, ngữ nghĩa, ngữ dụng để hiểu một ngôn ngữ cụ thể (Tiếng Việt hoặc ngoại ngữ đang học) để đối chiếu ngôn ngữ.
11. Cơ sở văn hóa Việt Nam: 3 đvht
Điều kiện tiên quyết: không
Học phần cung cấp cho sinh viên lý luận về văn hóa học đại cương, các quan điểm và phương pháp tiếp cận trong nghiên cứu văn hóa nói chung và văn hóa Việt Nam nói riêng. Thông qua các thành tố văn hóa, không gian, thời gian văn hóa, sinh viên hiểu được bản sắc văn hóa Việt Nam.
Học phần cũng góp phần tạo cho sinh viên một bản lĩnh văn hóa dân tộc trong quá trình học tập và tiếp xúc với văn hóa của ngoại ngữ được học.
12. Tiếng Việt: 3 đvht
Điều kiện tiên quyết: không
Học phần góp phần củng cố và phát triển các kỹ năng sử dụng tiếng mẹ đẻ ở mức độ cao (kỹ năng ghi chép bài giảng, bài nói, kỹ năng tóm tắt, kỹ năng tổng thuật qua nghe hoặc đọc văn bản,...).; Học phần cũng cung cấp những tri thức cơ bản và hiện đại về tiếng Việt làm cơ sở để đối chiếu ngôn ngữ, đồng thời giúp hình thành ở sinh viên một phương pháp học tập ngoại ngữ phù hợp.
13. Ngôn ngữ học đối chiếu: 2 đvht
Điều kiện tiên quyết: Dẫn luận ngôn ngữ học, Tiếng Việt, các học phần kỹ năng II thuộc khối kiến thức tiếng.
Học phần cung cấp cho sinh viên công cụ về mặt lý thuyết để so sánh đối chiếu tiếng mẹ đẻ với một ngoại ngữ nhằm hiểu sâu hơn cả 2 ngôn ngữ; cung cấp các thao tác cụ thể được sử dụng trong quá trình so sánh đối chiếu ngôn ngữ.
14. Phương pháp nghiên cứu khoa học: 2 đvht
Điều kiện tiên quyết: Triết học Mác – Lênin
Học phần cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản, chủ yếu mang tính lý thuyết liên quan đến các khái niệm, mục tiêu và kỹ thuật nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, đặc biệt trong lĩnh vực ngôn ngữ và phương pháp giảng dạy tiếng nước ngoài.
Học phần giúp sinh viên làm quen với các công cụ, kỹ thuật nghiên cứu, các giai đoạn của từng loại hình nghiên cứu khác nhau, đồng thời cũng hình thành và phát triển ở sinh viên khả năng hiểu và phân tích đánh giá một công trình nghiên cứu cụ thể.
15. Ngữ âm – âm vị học tiếng Pháp: 2 đvht
Điều kiện tiên quyết: Dẫn luận ngôn ngữ học
Học phần cung cấp những kiến thức cơ bản về hệ thống âm vị tiếng Pháp, những đặc trưng về cấu âm, những nét khu biệt trong hệ thống ngữ âm để từ đó có được cách phát âm các nguyên âm, phụ âm, các bán nguyên âm một cách chính xác. Trong học phần này, sinh viên cũng được làm quen với các kiến thức về âm tiết, trọng âm, ngữ điệu để có thể đọc, nói tron từng hoàn cảnh giao tiếp nhất định.
Đây còn là học phần tiên quyết của những học phần thuộc khối kiến thức nghiệp vụ liên quan đến việc giảng dạy các bình diện ngôn ngữ hoặc các kỹ năng giao tiếp.
16. Từ vựng tiếng Pháp: 2 đvht
Điều kiện tiên quyết: Dẫn luận ngôn ngữ học.
Học phần cung cấp những kiến thức về các quy luật hành chức của từ, quy luật chi phối quá trình tiến hóa, các phương thức và quy tắc cấu tạo phát triển từ, về các mối quan hệ giữa các đơn vị từ vựng trong hệ thống ngôn ngữ cũng như trong lời nói, đặc biệt là các vấn đề nghĩa và các mối quan hệ ngữ nghĩa trong hệ thống từ vựng tiếng Pháp.
Học phần rất cần thiết cho việc tiếp thu các học phần thuộc khối kiến thức nghiệp vụ sư phạm và phiên dịch.
17. Ngữ pháp I (Morpho-syntaxe): 3 đvht
Điều kiện tiên quyết: Dẫn luận ngôn ngữ học
Học phần cung cấp những kiến thức cơ bản về hình thái, đặc biệt là các đặc điểm về hình thái cũng như các chức năng ngữ pháp của ngữ đoạn danh từ, ngữ đoạn động từ, các ý nghĩa ngữ pháp và cách sử dụng hệ thống thời, thể trong tiếng Pháp.
Học phần còn cung cấp cho sinh viên những kỹ năng thực hiện các biến đổi hình thái các loại từ, biết vận dụng kiến thức về thời, thể để hoàn thiện kỹ năng giao tiếp của mình.
Học phần cũng rất cần thiết cho việc tiếp thu các học phần thuộc khối kiến thức nghiệp vụ sư phạm và biên phiên dịch.
18. Ngữ pháp II (Syntaxe): 3 đvht
Điều kiện tiên quyết: Dẫn luận ngôn ngữ học, Ngữ pháp I.
Học phần cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về cấu trúc câu, các kiểu câu, các thành phần câu và các cách biến đổi cấu trúc, những kỹ năng sử dụng các kiếu câu, các biến đổi cú pháp thông thường, nhận diện ý nghĩa của các kết hợp cú pháp từ đơn gián đến phức tạp.
Học phần cũng rất cần thiết cho việc tiếp thu các học phần thuộc khối kiến thức nghiệp vụ sư phạm và biên phiên dịch.
19. Lịch sử Văn học Pháp: 2 đvht
Điều kiện tiên quyết: Tiếng Pháp tổng hợp II, Nghe II, Đọc hiểu II, Diễn đạt nói II, Diễn đạt viết II.
Học phần cung cấp cho sinh viên những kiến thức về các biến động lịch sử, các trào lưu văn học, các tác giả và các tác phẩm tiêu biếu từ thời kỳ Trung cổ đến thế kỷ XX.
Học phần cũng góp phần nâng cao những hiểu biết về văn hóa – văn minh Pháp.
20. Văn hóa Pháp thế kỷ XIX: 2 đvht
Điều kiện tiên quyết: Lịch sử Văn học Pháp
Học phần cung cấp cho sinh viên những kiến thức về các biến động lịch sử, các trào lưu văn học, các tác giả và các tác phẩm tiêu biểu của thế kỷ XIX.
Học phần cũng góp phần năng cao những hiểu biết về văn hóa, văn minh Pháp, củng cố và phát triển khả năng tóm tắt văn bản (tác phẩm), năng lực phân tích, tổng hợp và khả năng nghiên cứu khoa học.
21. Văn học Pháp thế kỷ XX: 2 đvht
Điều kiện tiên quyết: Lịch sử Văn học Pháp, Văn học Pháp thế kỷ XIX,
Học phần cung cấp cho sinh viên những kiến thức về các biến động lịch sử, các trào lưu văn học, các tác giả và các tác phẩm tiêu biểu của thế kỷ XX.
Học phần này còn góp phần nâng cao những hiểu biết về văn hóa, văn minh Pháp, rèn luyện và phát triển khả năng tóm tắt văn bản (tác phẩm), năng lực phân tích, tổng hợp và khả năng nghiên cứu khoa học.
22. Đời sống chính trị - xã hội – kinh tế - văn hóa Pháp: 4đvht
Điều kiện tiên quyết: Các học phần thuộc khối kiến thức tiếng năm thứ nhất và năm thứ hai.
Học phần cung cấp cho sinh viên một cách hệ thống những kiến thức về đời sống xã hội, văn hóa, kinh tế chính trị của nước Pháp đương thời.
Học phần cũng góp phần hình thành những kỹ năng tiếp cận nội dung văn minh – văn hóa được phản ánh bởi ngoại ngữ đang học, cũng như khả năng đối chiếu so sánh với văn minh – văn hóa của mình để có cái nhìn khách quan, khoa học về các nền văn minh – văn hóa khác nhau.
23. Tiếng Pháp tổng hợp I: 14 đvht
Điều kiện tiên quyết: Tiếng Pháp cơ bản (trong chương trình giáo dục phổ thông)
Nối tiếp của Tiếng Pháp cơ bản nhằm tiếp tục củng cố và nâng cao kiến thức về ngôn ngữ và rèn luyện các kỹ năng giao tiếp theo trình độ chuẩn quốc tế. Sau khi học xong nhóm học phần này, sinh viên tối thiểu phải đạt được trình độ tương đương với DELF cấp độ 1 (A1, A2, A3, A4).
24. Tiếng Pháp tổng hợp II: 13 đvht
Điều kiện tiên quyết: Tiếng Pháp tổng hợp I
Nối tiếp với tiếng Pháp tổng hợp I, cung cấp cho sinh viên những kiến thức về ngôn ngữ và rèn luyện các kỹ năng giao tiếp theo trình độ chuẩn quốc tế. Sau khi học xong nhóm học phần này, sinh viên tối thiểu phải đạt được trình độ tương đương với DELF cấp độ 2 (A5, A6).
25. Nghe hiểu I: 2 đvht
Điều kiện tiên quyết: Tiếng Pháp tổng hợp I, II
Khác với việc rèn luyện kỹ năng nghe ở các nhóm học phần Tiếng Pháp tổng hợp I, II, nghe hiểu I có mục đích tiếp tục rèn luyện kỹ năng nghe hiểu, song được dạy – học như một học phần độc lập.
Khi học xong học phần Nghe hiều I, sinh viên có thể:
- Nắm được những thông tin chính khi nghe trực tiếp các văn bản liên quan đến cuộc sống hàng ngày, đến các chủ đề quen thuộc và những công việc gần gũi với bản thân, với điều kiện ngôn ngữ sử dụng được trình bày rõ ràng và chuẩn;
- Hiểu được các chỉ dẫn, kể cả các chi tiết, mang tính kỹ thuật đơn giản, như những chỉ dẫn giải thích hoạt động của một chiếc máy gia dụng...;
- Nghe hiểu được một tài liệu khoảng 200 đến 300 từ với thời gian khoảng 2 – 3 phút, tốc độ vừa phải, âm rõ, ít tiếng ồn. Sau khi nghe xong, có khả năng trả lời các câu hỏi kiểm tra khả năng hiểu, ngoài ra có thể diễn đạt lại được dưới dạng viết hoặc nói, dưới dạng nhắc lại đơn thuần, kể lại, tóm tắt nội dung.
26. Nghe hiểu II: 2 đvht
Điều kiện tiên quyết: Nghe hiểu I
Đây là học phần tiếp nối của Nghe hiểu I, có mục đích tiếp tục rèn luyện kỹ năng nghe hiểu ở trình độ tương đối cao hơn, với độ khó hơn (độ dài tài liệu, độ khó về từ vựng, ngữ pháp, độ khó về âm, vì dụ, có nhiều tiếng ồn hơn, giọng nói khác nhau, tốc độ nhanh hơn...) so với Nghe hiểu I.
Khi học xong học phần Nghe hiểu II, sinh viên có thể:
- Theo dõi và hiểu được một hội thoại, một cuộc tranh luận về các chủ đề quen thuộc thường gặp trong công việc, ở trường học, khi đi chơi, giải trí, bao gồm cả những câu chuyện ngắn, rõ ràng, đôi lúc có thể phải yêu cầu nhắc lại một vài từ hoặc một vài thành ngữ;
- Hiểu được những thông tin chính của các chương trình truyền hình, phát thanh về các chủ đề quen thuộc, với điều kiện ngôn ngữ sử dụng được trình bày rõ ràng;
- Hiểu được phần lớn các thông tin trao đổi giữa hai hay nhiều người bản ngữ, trong một hội thoại, thảo luận có dẫn (animé) giữa hai hay nhiều người bản ngữ:
- Hiểu được một tài liệu ghi âm có độ dài khoảng 250 – 350 từ với thời gian khoảng 2,5 – 3,5 phút, tốc độ bình thường về các chủ đề thườg gặp trong đời sống xã hội, nghề nghiệp, trong học tập đại học và nhận biết được thái độ của người nói cũng như nội dung thông báo. Sau khi nghe xong, có khả năng trả lời các câu hỏi kiểm tra khả năng hiểu, có thể diễn đạt lại được dưới dạng viết hoặc nói, kể lại, tóm tắt nội dung .
27. Nghe hiểu III: 2 đvht
Điều kiện tiên quyết: Nghe hiểu II
Đây là học phần tiếp nối của Nghe hiểu II, có mục đích tiếp tục rèn luyện kỹ năng nghe hiểu ở trình độ cao so các học phần Nghe hiểu trước.
Khi học xong học phần Nghe hiểu III, sinh viên có thể:
- Theo dõi và ghi chép được nội dung chính các báo cáo hội thảo về các chủ đề thuộc lĩnh vực mình quan tâm, với điều kiện báo cáo được trình bày rõ ràng và chặt chẽ;
- Hiểu được những thông tin chính của các chương trình truyền hình, đài phát thanh về các vấn đề quen thuộc;
- Hiểu được nội dung chính những bộ phim mà cốt truyện phần lớn dựa vào hành động và hình ảnh, ngôn ngữ sử dụng trực tiếp và rõ ràng;
- Nghe hiểu được một tài liệu khoảng 300 đến 400 từ với thời gian khoảng 3-4 phút, tốc độ bình thường, âm rõ, có thể có tiếng ồn. Sau khi nghe xong, có khả năng trả lời các câu hỏi kiểm tra khả năng hiểu, có thể diễn đạt lại được dưới dạng viết hoặc nói, dưới dạng nhắc lại đơn thuần, kể lại, tóm tắt nội dung.
28. Nghe hiểu IV: 2 đvht
Điều kiện tiên quyết: Nghe hiểu III
Đây là học phần tiếp nối của Nghe hiểu III, có mục đich tiếp tục rèn luyện kỹ năng nghe hiểu ở trình độ cao và với độ khó hơn (độ dài tài liệu, độ khó về từ vựng, ngữ pháp, độ khó về âm như có nhiều tiếng ồn hơn, giọng nói khác nhau, nói với tốc độ nhanh hơn...) so với các học phần Nghe hiểu trước. Ngoài một số chủ đề quen thuộc, có thêm một số chủ đề khác thuộc tiếng Pháp chuyên ngành (français spécialisé): đời sống văn hóa nghệ thuật, khoa học xã hội và nhân văn, kinh tế, hành chính, pháp luật, khoa học cuộc sống...
Khi học xong học phần Nghe hiểu IV, sinh viên có thể:
- Theo dõi và ghi chép được những nội dung chủ yếu của các tham luận phức tạp về nội dung cũng như hình thức về một chủ đề cụ thể hoặc trừu tượng, bao gồm cả các tranh luận về chuyên môn của người tham dự hội thảo;
- Hiểu được những thông tin chính của các chương trình truyền hình, đài phát thanh về các vấn đề mình quan tâm;
- Hiểu được nội dung những bộ phim mà cốt truyện phần lớn dựa vào hành động và hình ảnh, ngôn ngữ sử dụng rõ ràng;
- Nghe hiểu được một tài liệu khoảng 350 đến 450 từ với thời lượng khoản 3 – 4 phút, tốc độ bình thường, có thể có tiếng ồn. Sau khi nghe xong, có khả năng trả lời các câu hỏi kiểm tra khả năng hiểu, có thể diễn đạt lại được dưới dạng viết hoặc nói, kể lại, hoặc tóm tắt nội dung.
29. Diễn đạt nói I: 2 đvht
Điều kiện tiên quyết: Tiếng Pháp tổng hợp I, II
Khác với việc rèn luyên kỹ năng diễn đạt nói ở các nhóm học phần Tiếng Pháp tổng hợp I, II, Diễn đạt nói I có mục đích tiếp tục rèn luyện kỹ năng diễn đạt nói, song được dạy – học như một học phần độc lập.
Khi học xong học phần Diễn đạt nói I, sinh viên có thể:
- Trình bày một cách thoả mái, mô tả không phức tạp về các chủ điểm thuộc lĩnh vực mình quan tâm bằng cách liệt kê các sự kiện một cách tuyến tính;
- Kể lại trôi chảy một câu chuyện hoặc mô tả đơn giản dưới hình thức liệt kê từng điểm, từng ý.
- Kể lại chi tiết chính của một sự kiện thực hoặc giả tưởng;
- Kể lại những chi tiết chính của một bộ phim, một cuốn sách đã xem;
- Trình bày các thông báo đơn giản về các vấn đề gần gũi hoặc thuộc lĩnh vực mình quan tâm, có thể ngữ điệu, giọng nói còn chịu ảnh hưởng của tiếng mẹ đẻ nhưng không làm ảnh hưởng tới giao tiếp;
- Chuẩn bị và trình bày một thuyết trình về một chủ điểm gần gũi hoặc thuộc lĩnh vực mình quan tâm;
- Trả lời được các câu hỏi của người bản ngữ về những lĩnh vực mình quan tâm. Có thể yêu cầu nhắc lại câu hỏi nếu người tham gia giao tiếp nói với tốc độ nhanh.
30. Diễn đạt nói II: 2 đvht
Điều kiện tiên quyết: Diễn đạt nói I
Đây là học phần tiếp nối của Diễn đạt nói I, có mục đích tiếp tục rèn luyện kỹ năng diễn đạt nói ở trình độ tương đối cao hơn, với độ khó hơn (độ dài tài liệu, độ khó về từ vựng, ngữ pháp...) so với Diễn đạt nói I.
Khi học xong học phần Diễn đạt II, sinh viên có thể:
- Trình bày có phát triển hoặc mô tả một sự kiện bằng cách nhấn mạnh các điểm quan trọng và xác đáng;
- Thông báo về các vấn đề chung một cách rõ ràng, không cần chuẩn bị;
- Phát triển một lập luận, đưa ra những lý lẽ, giải thích ngắn gọn về một vấn đề, một sự kiện hoặc một dự án nào đó;
- Chuẩn bị và trình bày một thuyết trình về một chủ điểm thuộc lĩnh vực mình quan tâm;
- Trả lời được các câu hỏi của người bản ngữ về những lĩnh vực mình quan tâm.
31. Diễn đạt nói III: 2 đvht
Điều kiện tiên quyết: Diễn đạt nói II
Đây là học phần tiếp nối của Diễn đạt nói II, có mục đích tiếp tục rèn luyện kỹ năng diễn đạt nói ở trình độ cao hơn so với các học phần Diễn đạt nói trước.
Khi học xong học phần Diễn đạt nói III, sinh viên có thể:
- Trình bày một cách thoải mái các thông tin về nghề nghiệp, tuy vẫn còn có khó khăn trong trao đổi với người đối thoại;
- Thông báo được những điểm chính, quan trọng của nội dung một cuộc họp, có thể thể hiện được thái độ qua giọng nói, tham gia một cách tự tin vào các cuộc nói chuyện, trao đổi với người bản ngữ về các vấn đề thông thường;
- Lập luận có phương pháp, làm rõ được các yếu tố nổi bật, các điểm có ý nghĩa; liên kết chặt chẽ các lập luận, đưa ra các lý lẽ đồng ý hoặc phản bác một quan điểm nào đó của người đối thoại. Sau khi trình bày có thể phản ứng thoải mái và không cần chuẩn bị đối với các câu hỏi hoặc lập luận của người đối thoại.
32. Diễn đạt nói IV: 2 đvht
Điều kiện tiên quyết: Diễn đạt nói III
Đây là học phần tiếp nối của Diễn đạt nói III, có mục đích tiếp tục rèn luyện kỹ năng diễn đạt nói ở trình độ cao hơn, với những yêu cầu cao hơn về sử dụng từ vựng, ngữ pháp, tính xác đáng của phát ngôn... so với các học phần Diễn đạt nói trước. Ngoài một số chủ đề quen thuộc, có thêm một số chủ đề khác thuộc tiếng Pháp chuyên ngành (français spécialisé): đời sống văn hóa nghệ thuật, khoa học xã hội và nhân văn, kinh tế, hành chính, pháp luật, khoa học cuộc sống,...
Khi học xong học phần Diễn đạt nói IV, sinh viên có thể:
- Tham gia một cách tự tin vào các cuộc nói chuyện, trao đổi với người bản ngữ về các vấn đề văn hóa – xã hội mà người có trình độ học vấn cao quan tâm;
- Kể được các câu chuyện hài hước;
- Lập luận có phương pháp, làm rõ được các yếu tố nổi bật, các điểm có ý nghĩa, liên kết chặt chẽ các lập luận, đưa ra các lý lẽ có tính thuyết phục đồng ý hoặc phản bác một quan điểm nào đó của người đối thoại. Sau khi trình bày có thể phản ứng thoải mái và không cần chuẩn bị đối với các câu hỏi hoặc lập luận của người đối thoại.
33. Đọc hiểu I: 2 đvht
Điều kiện tiên quyết: Tiếng Pháp tổng hợp I, II
Khác với việc rèn luyện kỹ năng đọc hiểu ở các nhóm học phần tiếng Pháp tổng hợp I, II, Đọc hiểu I có mục đích tiếp tục rèn luyện kỹ năng đọc hiểu, song được dạy – học như một học phần độc lập.
Khi học xong học phần Đọc hiểu I, sinh viên có thể:
- Nắm được các thông tin chủ yếu trong những văn bản thường nhật như nội quy, thông báo, tài liệu chính thống (documents officiels), thư từ liên quan đến đời sống và các mối quan tâm của sinh viên;
- Định vị được các thông tin cần tìm và tập hợp các thông tin từ các đoạn khác nhau của văn bản hoặc từ các văn bản khác nhau nhằm hoàn thành một nhiệm vụ đặc thù nào đó;
- Hiểu chi tiết các chỉ dẫn mang tính kỹ thuật đơn giản, như những giải thích về hoạt động của một máy gia dụng chẳng hạn;
- Hiểu được một tài liệu dài khoảng 600 đến 800 từ về các vấn đề gần gũi hoặc thuộc mối quan tâm của sinh viên. Sau khi đọc xong, có khả năng trả lời các câu hỏi kiểm tra khả năng hiểu, có thể diễn đạt lại dưới dạng viết hoặc nói, dưới dạng trình bày lại, tóm tắt nội dung...
34. Đọc hiểu II: 2 đvht
Điều kiện tiên quyết: Đọc hiểu I
Đây là học phần tiếp nối của Đọc hiểu I, có mục đích tiếp tục rèn luyện kỹ năng đọc hiểu ở trình độ tương đối cao hơn, với độ khó hơn (độ dài tài liệu, độ khó về từ vựng, ngữ pháp...) so với Đọc hiểu I.
Khi học xong học phần Đọc hiểu II, sinh viên có thể:
- Đọc nhanh được các văn bản dài và nắm được các điểm chủ yếu, xác định nhanh được các thông tin chính trong một văn bản về một chủ điểm gần gũi và thuộc mối quan tâm của sinh viên;
- Hiểu được các văn bản về các lĩnh vực khác nhau với điều kiện được sử dụng từ điển song ngữ hoặc đơn ngữ;
- Hiểu được các chỉ dẫn dài và phức tạp thuộc các lĩnh vực sinh viên quan tâm, với điều kiện được đọc lại nhiều lần những đoạn khó;
- Đọc hiểu được một tài liệu dài khoảng 700 đến 900 từ về các vấn đề gần gũi hoặc thuộc mối quan tâm của sinh viên. Sau khi đọc xong, có khả năng trả lời các câu hỏi kiểm tra khả năng hiểu, có thể diễn đạt lại được dưới dạng viết hoặc nói, dưới dạng trình bày lại, tóm tắt nội dung,...
35. Đọc hiểu III: 2 đvht
Điều kiện tiên quyết: Đọc hiểu II
Đây là học phần tiếp nối của Đọc hiểu II, có mục đích tiếp tục rèn luyện kỹ năng đọc hiểu ở trình độ cao hơn so với các học phần Đọc hiểu trước.
Khi học xong học phần Đọc hiểu III, sinh viên có thể:
- Đọc nhanh được các văn bản dài và nắm được các điểm chủ yếu, xác định nhanh được các thông tin quan trọng trong một văn bản về một chủ điểm gần gũi và thuộc mối quan tâm của sinh viên;
- Hiểu được các bài báo, các báo cáo về các vấn đề đương đại phức tạp mà trong đó các tác giả trình bày những quan điểm đặc biệt;
- Hiểu được các văn bản về các lĩnh vực khác nhau với điều kiện có thể sử dụng từ điển song ngữ hoặc đơn ngữ;
- Hiểu được các chỉ dẫn dài và phức tạp thuộc các lĩnh vực sinh viên quan tâm với điều kiện được đọc lại nhiều lần những đoạn khó;
- Đọc hiểu được một tài liệu dài khoảng 800 đến 1000 từ về các vấn đề gần gũi hoặc thuộc mối quan tâm của sinh viên. Sau khi đọc xong, có khả năng trả lời các câu hỏi kiểm tra khả năng hiểu, có thể diễn đạt lại dưới dạng viết hoặc nói, dưới dạng trình bày lại, tóm tắt nội dung,...
36. Đọc hiểu IV: 2 đvht
Điều kiện tiên quyết: Đọc hiểu III
Đây là học phần tiếp nối của Đọc hiểu III, có mục đích tiếp tục rèn luyện kỹ năng đọc hiểu ở trình độ cao hơn; với độ khó hơn (độ dài tài liệu, độ khó về từ vựng, ngữ pháp) so với các học phần Đọc hiểu trước. Ngoài một số chủ đề quen thuộc, có thêm một số chủ đề khác thuộc tiếng Pháp chuyên ngành (français spécialisé): đời sống, văn hóa – nghệ thuật, khoa học xã hội và nhân văn, kinh tế, hành chính, pháp luật, khoa học cuộc sống,…..
Khi học xong học phần Đọc hiểu III, sinh viên có thể:
- Đọc với khả năng tự chủ lớn và đọc nhanh các loại tài liệu khác nhau và mục đích khác nhau, biết sử dụng các kiến thức có trước để xử lý thông tin. Có vốn từ vựng rộng, tích cực (actif), nhưng có thể sẽ có khó khăn nếu gặp các thành ngữ ít gặp;
- Đọc hiểu được các bài báo, các báo cáo về các vấn đề đương đại phức tạp mà trong đó tác giả trình bày những quan điểm đặc biệt;
- Hiểu chi tiết nhiều loại văn bản thường gặp trong đời sống xã hội, nghề nghiệp, học tập đại học, nhận ra được những chi tiết tinh tế, bao gồm cả thái độ, ý kiến được trình bày một cách tường minh hay ngầm ẩn;
- Hiểu sâu và chi tiết được các văn bản dài và phức tạp, dù có liên quan đến lĩnh vực của mình hay không với điều kiện đọc lại những phần khó;
- Hiểu được các văn bản chuyên ngành ngoài lĩnh vực của mình với điều kiện được sử dụng từ điển và đọc lại nhiều lần những phần khó;
- Đọc hiểu được một tài liệu dài khoảng 800 đến 1000 từ, hoặc dài hơn. Sau khi đọc xong, có khả năng trả lời các câu hỏi kiểm tra khả năng hiểu, có thể diễn đạt lại dưới dạng viết hoặc nói, dưới dạng trình bày lại, tóm tắt nội dung,...
37. Diễn đạt viết I: 2 đvht
Điều kiện tiên quyết: Tiếng Pháp tổng hợp I, II.
Khác với việc rèn luyện kỹ năng diễn đạt viết ở các nhóm học phần Tiếng Pháp tổng hợp I, II, Diễn đạt viết I có mục đích tiếp tục rèn luyện kỹ năng diễn đạt viết, song được dạy – học như một học phần độc lập.
Khi học xong học phần Diễn đạt viết I, sinh viên có thể:
- Viết mô tả chi tiết, đơn giản về các chủ đề gần gũi hoặc liên quan đến lĩnh vực mình quan tâm;
- Viết kể lại một câu chuyện;
- Viết mô tả một sự kiện, một chuyến đi du lịch thực hoặc tưởng tượng;
- Viết được các văn bản đơn giản có cấu trúc chặt chẽ về các chủ đề khác nhau thuộc lĩnh vực của mình;
- Viết tóm tắt các văn bản ngắn đơn giản đã nghe hoặc đã đọc.
38. Diễn đạt viết II: 2 đvht
Điều kiện tiên quyết: Diễn đạt viết I
Đây là học phần tiếp nối của Diễn đạt viết I, có mục đích tiếp tục rèn luyện kỹ năng diễn đạt viết ở trình độ tương đối cao hơn, với độ khó hơn (độ dài tài liệu, độ khó về từ vựng, ngữ pháp) so với Diễn đạt viết I.
Khi học xong học phần Diễn đạt viết II, sinh viên có thể:
- Viết tóm tắt một văn bản về chủ đề thông thường, có thể trình bày thêm ý kiến riêng của mình;
- Viết được các văn bản rõ ràng và chi tiết về các chủ đề khác nhau thuộc lĩnh vực quan tâm, tổng hợp và đánh giá các thông tin, lập luận mượn từ những nguồn khác nhau;
- Viết mô tả chi tiết các sự kiện thực hoặc tưởng tượng biết cách liên kết các ý và tôn trọng cấu trúc của loại hình văn bản.
39. Diễn đạt viết III: 2 đvht
Điều kiện tiên quyết: Diễn đạt viết II
Đây là học phần tiếp nối của Diễn đạt viết II, có mục đích tiếp tục rèn luyện kỹ năng diễn đạt viết ở trình độ cao hơn so với các học phần Diễn đạt viết trước.
Khi học xong học phần Diễn đạt viết III, sinh viên có thể:
- Viết được các văn bản rõ ràng và có thể liên kết chặt chẽ về các chủ đề phức tạp, bằng cách nhấn mạnh được những điểm quan trọng, nổi bật và bằng cách khẳng định một quan điểm được xây dựng một cách chặt chẽ, biết đưa các lập luận, minh họa, thí dụ xác đáng để đi đến một kết luận thoả đáng;
- Viết các văn bản mô tả, tưởng tượng rõ ràng, chi tiết, có phong cách riêng, thích nghi với độc giả;
- Trình bày bằng viết rõ ràng, có cấu trúc chặt chẽ một chủ đề phức tạp, trong đó biết nhấn mạnh các điểm quan trọng, xác đáng.
40. Diễn đạt viết IV: 2 đvht
Điều kiện tiên quyết: Diễn đạt viết III
Đây là học phần tiếp nối của Diễn đạt viết III, có mục đích tiếp tục rèn luyện kỹ năng diễn đạt viết ở trình độ cao hơn, với độ khó hơn (độ dài tài liệu, độ khó về từ vựng, ngữ pháp) so với các học phần Diễn đạt viết trước. Ngoài một số chủ đề quen thuộc, có thêm một số chủ đề khác thuộc tiếng Pháp chuyên ngành (français spécialisé): đời sống văn hóa nghệ thuật, khoa học xã hội và nhân văn, kinh tế, hành chính, pháp luật, khoa học cuộc sống,...
Khi học xong học phần Diễn đạt viết IV, sinh viên có thể:
- Viết tổng hợp các thông tin và lập luận từ những nguồn khác nhau:
- Viết một văn bản trình bày một quan điểm của bản thân trên cơ sở đưa ra các lập luận, minh họa, ví dụ xác đáng...; văn bản bảo đảm tính nhất quán và tính liên kết;
- Viết được hoặc một tiểu luận hoặc một báo cáo trong đó biết phát triển lập luận, nhấn mạnh một cách hợp lý các điểm quan trọng, các chi tiết xác đáng hỗ trợ cho lập luận;
- Viết bài phê bình về một bộ phim, một cuốn sách, một vở kịch,...;
- Viết các văn bản mô tả, tưởng tượng chi tiết, có phong các riêng, thích nghi với từng đối tượng độc giả.
41. Thực hành dịch I: 2 đvht
Điều kiện tiên quyết: Các học phần thực hành tiếng Pháp (nghe, nói, đọc viết) của học kỳ 5, tiếng Việt.
Học phần chủ yếu hướng tới việc giúp các sinh viên củng cố kỹ năng sử dụng đúng tiếng Pháp và làm quen với các thao tác dịch thuật. Mục tiêu cần đạt được là:
- Dịch từ Pháp sang Việt: có được văn bản dịch mạch lạc, trong sáng, dễ hiểu. Không có những câu gượng gạo do ảnh hưởng của cấu trúc tiếng Pháp. Chuyển tải được nội dung thông tin của văn bản gốc.
- Dịch từ Việt sang Pháp: có được văn bản tiếng Pháp mạch lạc, đúng văn phạm. Vối cấp độ tiếng thông thường, phù hợp với văn bản gốc. Chuyển tải được nội dung thông tin của văn bản gốc.
Cả hai cách dịch này đều tôn trọng nội dung ngữ nghĩa của từng đoạn văn. Chưa cần thiết đến những thủ pháp dịch cải biên hoặc dịch tóm tắt, dịch giải thích... Thực hành chủ yếu ở dạng dịch viết.
42. Thực hành dịch II: 2 đvht
Điều kiện tiên quyết: Thực hành dịch I, các học phần thực hành tiếng Pháp (nghe, nói, đọc, viêt) của học kỳ 6, Tiếng Việt.
Trong khi vẫn giúp sinh viên củng cố khả năng thực hành tiếng và làm quen với các thao tác dịch thuật, học phần cho phép sinh viên bước đầu có thể ý thức về dịch nghề nghiệp. Mục tiêu cần đạt được là:
- Dịch được trong thời gian ngắn các văn bản từ tiếng Pháp sang tiếng Việt và từ tiếng Việt sang tiếng Pháp có độ dài từ 200 đến 500 từ, theo các chủ đề thông thường, văn phong thông dụng.
- Văn bản dịch mạch lạc, trong sáng, dễ hiểu. Trách được những chuyển di tiêu cực từ văn bản gốc sang văn bản dịch. Chuyển tải được nội dung thông tin của văn bản gốc.
- Sử dụng đúng các cấu trúc về văn bản hoặc cú pháp đối với những văn bản có tính khuôn mẫu.
Cả hai cách dịch này đều tôn trọng nội dung ngữ nghĩa của từng đoạn văn. Chưa cần thiết đến những thủ pháp cải biên hoặc dịch tóm tắt, dịch giải thích... Thực hành chủ yếu ở dạng dịch viết.
4. Hướng dẫn sử dụng chương trình khung để thiết kế các chương trình đào tạo cụ thể
Chương trình khung giáo dục đại học là cơ sở giúp Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý chất lượng của quá trình đào tạo đại học, do đó được quy định bắt buộc cho tất cả các cơ sở giáo dục đại học.
4.1. Chương trình khung trình độ đại học ngành tiếng Pháp được thiết kế theo hướng thuận lợi cho việc phát triển các chương trình cấu trúc kiểu đơn ngành (Single Major). Danh mục các học phần (môn học) và khối lượng của chúng đưa ra tại mục 3 chỉ là những quy định bắt buộc tối thiểu. Căn cứ vào mục tiêu. Thời gian đào tạo, khối lượng và cơ cấu kiến thức quy định tại các Mục 1 và 2. các trường bổ sung những học phần cần thiết để xây dựng thành chương trình đào tạo cụ thể của trường mình với tổng khối lượng kiến thức không dưới 210 đơn vị học trình (không kể các nội dung về Giáo dục Thể chất và Giáo dục Quốc phòng).
4.2. Phần kiến thức chuyên ngành
(nếu có) thuộc ngành tiếng Pháp có thể thiết kế theo từng lĩnh vực chuyên sâu hẹp của ngành Tiếng Pháp (như sư phạm, phiên dịch, ngôn ngữ, văn hóa, văn học...), hoặc theo hướng phát triển qua một ngành thứ hai khác để hình thành tiếng Pháp chuyên ngành. Sự khác biệt về nội dung đào tạo giữa các chuyên ngành nằm trong giới hạn 20% kiến thức chung của ngành.
Trường hợp lựa chọn chuyên ngành sư phạm, sinh viên cần học bổ sung tối thiểu 9 học phần sau (với tổng khối lượng tối thiểu 25 đvht):
1. Lý luận dạy học tiếng nước ngoài
2. Phương pháp giảng dạy các kỹ năng ngôn ngữ
3. Phương pháp giảng dạy các kỹ năng giao tiếp
4. Kiểm tra – đánh giá
5. Tâm lý học đại cương
6. Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm
7. Giáo dục học đại cương
8. Giáo dục học phổ thông
9. Quản lý nhà nước và quản lý ngành giáo dục
Trường hợp lựa chọn chuyên ngành phiên dịch, sinh viên cần học bổ sung tốt thiểu 9 học phần sau (với tổng khối lượng tối thiểu 25 đvht):
1. Lý thuyết dịch
2. Dịch viết I
3. Dịch viết II
4. Dịch viết III
5. Dịch viết IV
6. Dịch nói I
7. Dịch nói II
8. Dịch nói III
9. Dịch nói IV
4.3. Phần kiến thức bổ trợ
(nếu có) có thể được trường thiết kế theo một trong hai hướng sau:
- Bố trí các nội dung được lựa chọn khá tự do, liên quan tới nhiều ngành đào tạo nhưng xét thấy có lợi trong việc mở rộng năng lực hoạt động của sinh viên sau khi tốt nghiệp.
- Bố trí các học phần có nội dung thuộc một ngành đào tạo thứ hai khác với ngành tiếng Pháp (thí dụ như tiếng Anh, tiếng Nga, Quản trị kinh doanh, Quan hệ quốc tế, Việt Nam học...) nhằm giúp mở rộng phạm vi hoạt động của sinh viên sau khi tốt nghiệp. Trong trường hợp mảng kiến thức thuộc ngành thứ hai có khối lượng bằng hoặc vượt 25 đvht, chương trình mới được tạo ra sẽ có cấu trúc kiểu ngành chính (Major)- ngành phụ (Minor), trong đó ngành chính là Tiếng Pháp. Trường hợp khối lượng này bằng hoặc vượt 45 đvht, chương trình tạo ra sẽ có cấu trúc kiểu song ngành (Double Major).
Trường hợp đặc biệt khi chương trình mới tạo ra thỏa mãn đồng thời những quy định về chương trình khung tương ứng với hai ngành đào tạo khác nhau thì người tốt nghiệp sẽ được nhận hai văn bằng đại học. Đương nhiên trong trường hợp này, khối lượng kiến thức của toàn chương trình và thời gian đào tạo theo thiết kế sẽ lớn hơn nhiều so với ba kiểu cấu trúc chương trình trên.
4.4. Chương trình được biên soạn
Theo hướng tinh giản số giờ lý thuyết, dành nhiều thời gian cho sinh viên tự nghiên cứu, đọc tài liệu, thảo luận, làm các bài tập và thực hành. Khối lượng kiến thức của chương trình được xác định phù hợp với khuôn khổ mà Bộ Giáo dục và đào tạo đã quy định cho một chương trình giáo dục đại học 4 năm. Chương trình này cũng được biên soạn theo hướng đổi mới phương pháp dạy và học đại học.
4.5. Hiệu trưởng các trường đại học ký quyết định ban hành các chương trình đào tạo ngành tiếng Pháp để triển khai thực hiện trong phạm vi trường mình.
KT. BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THỨ TRƯỞNG
Bành Tiến Long
CHƯƠNG TRÌNH KHUNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC
Trình độ đào tạo: Đại học
Ngành đào tạo: Tiếng Nga (Russian)
Mã ngành:
(Ban hành kèm theo Quyết định số 36/2004/QĐ-BGD&DT ngày 25 tháng 10 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).
1. Mục tiêu đào tạo
Mục tiêu chung
Đào tạo cử nhân tiếng Nga có phẩm chất chính trị và đạo đức nghề nghiệp, có sức khỏe tốt, có khả năng giải quyết tốt các công việc thuộc ngành nghề chuyên môn, đáp ứng được những yêu cầu của xã hội và của nền kinh tế trong quá trình hội nhập quốc tế.
Mục tiêu cụ thể
Cung cấp cho sinh viên những kiến thức tương đối rộng về ngôn ngữ, văn hóa – văn học Nga; rèn luyện và phát triển các kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Nga ở mức độ thành thạo; cho phép sinh viên đạt được trình độ nghiệp vụ tương đối vững vàng như: giảng dạy tiếng Nga ở các nhà trường, làm công tác biên – phiên dịch trong các lĩnh vực kinh tế - văn hóa – xã hội, bước đầu hình thành năng lực nghiên cứu khoa học về ngôn ngữ, văn học, văn hóa Nga, cũng như có khả năng hành nghề trong một số lĩnh vực dịch vụ như hướng dẫn du lịch, bảo tàng...
2. Khung chương trình đào tạo
2.1. Khối lượng kiến thức tối thiểu và thời gian đào tạo theo thiết kế
210 đơn vị học trình (đvht), chưa kể phần nội dung về Giáo dục Thể chất (5 đvht) và Giáo dục Quốc phòng (165 tiết).
Thời gian đào tạo 4 năm
2.2. Cấu trúc kiến thức của chương trình đào tạo
đvht
2.2.1
Kiến thức giáo dục đại cương tối thiểu
(chưa kể các phần nội dung Giáo dục thể chất và Giáo dục Quốc phòng)
70
2.2.2
Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp tối thiểu
Trong đó tối thiểu:
140
- Kiến thức ngành (Bao gồm các khối kiến thức: Ngôn ngữ, Văn hóa – Văn học, Tiếng)
90
- Kiến thức chuyên ngành
- Kiến thức bổ trợ
- Thực tập
5
- Khoá luận (hoặc thi tốt nghiệp)
10
3. Khối kiến thức bắt buộc
3.1. Danh mục các học phần bắt buộc
3.1.1. Kiến thức giáo dục đại cương 59 đvht*
1
Triết học Mác – Lênin
6
2
Kinh tế chính trị Mác – Lênin
5
3
Chủ nghĩa xã hội khoa học
4
4
Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
4
5
Tư tưởng Hồ Chí Minh
3
6
Ngoại ngữ II**
20
7
Tin học cơ sở
4
8
Giáo dục thể chất
5
9
Giáo dục Quốc phòng
165 tiết
10
Dẫn luận ngôn ngữ học
3
11
Cơ sở văn hóa Việt Nam
3
12
Tiếng Việt
3
13
Ngôn ngữ học đối chiếu
2
14
Phương pháp nghiên cứu khoa học
2
* Chưa tính các học phần 8 và 9
** Nếu chọn ngành đào tạo thứ 2 là một ngoại ngữ khác với tiếng Nga
3.1.2. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp
A. Khối kiến thức ngôn ngữ
10 đvht
1
Ngữ âm – Âm vị học tiếng Nga hiện đại
2
2
Từ vựng học tiếng Nga hiện đại
2
3
Hình thái học tiếng Nga hiện đại
2
4
Cú pháp câu đơn tiếng Nga hiện đại
2
5
Cú pháp câu phức tiếng Nga hiện đại
2
B. Khối kiến thức văn hóa – văn học
8 đvht
1
Văn học Nga thế kỷ XIX
2
2
Văn hóa Nga thế kỷ XX
2
3
Lịch sử và địa lý Nga
2
4
Văn hóa Nga
2
C. Khối kiến thức tiếng
72 đvht
1
Tiếng Nga tổng hợp I
12
2
Tiếng Nga tổng hợp II
12
3
Tiếng Nga tổng hợp III
10
4
Tiếng Nga tổng hợp IV
10
5
Nghe hiểu I
2
6
Nghe hiểu II
2
7
Nghe hiểu III
2
8
Diễn đạt nói I
2
9
Diễn đạt nói II
2
10
Diễn đạt nói III
2
11
Đọc hiểu I
2
12
Đọc hiểu II
2
13
Đọc hiểu III
2
14
Diễn đạt viết I
2
15
Diễn đạt viết II
2
16
Diễn đạt viết III
2
17
Thực hành dịch I
2
18
Thực hành dịch II
2
3.2. Mô tả nội dung các học phần bắt buộc
1. Triết học Mác – Lênin: 6 đvht
Nội dung ban hành kèm theo Quyết định số 45/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 29/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
2. Kinh tế chính trị Mác – Lênin: 5 đvht
Nội dung ban hành kèm theo Quyết định số 45/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 29/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
3. Chủ nghĩa xã hội khoa học: 4 đvht
Nội dung ban hành kèm theo Quyết định số 34/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 31/07/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
4. Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam: 4 đvht
Nội dung ban hành kèm theo Quyết định số 41/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 27/08/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
5. Tư tưởng Hồ Chí Minh: 3 đvht
Nội dung ban hành kèm theo Quyết định số 35/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 31/07/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
6. Ngoại ngữ II: 20 đvht
Nội dung được phát triển từ chương trình khung trình độ đại học của ngành ngoại ngữ tương ứng.
7. Giáo dục Thể chất: 5 đvht
Nội dung ban hành kèm theo Quyết định số 3244/GD-ĐT ngày 12/09/1995 và Quyết định số 1262/GD-ĐT ngày 12/04/1997 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
8. Giáo dục Quốc phòng:165 tiết
Nội dung ban hành kèm theo Quyết định số 12/2000/QĐ-BGD&ĐT ngày 09/05/2000 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
9. Tin học cơ sở: 4 đvht
Trang bị cho sinh viên các khái niệm cơ bản về xử lý thông tin và máy tính điện tử. Giúp sinh viên nắm vững các thao tác truy cập Internet, các kỹ năng sử dụng hệ điều hành để thao tác trên máy tính điện tử, khai thác một số phần mềm ứng dụng, soạn thảo và lưu trữ văn bản phục vụ công tác văn phòng, sử dụng hệ quản trị cơ sở dữ liệu để tính toán khoa học và giải quyết các vấn đề chuyên môn.
10. Dẫn luận ngôn ngữ học: 3 đvht
Điều kiện tiên quyết: Tiếng Việt
Học phần cung cấp những kiến thức cơ bản về bản chất của ngôn ngữ loài người, về mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa, giữa ngôn ngữ và tư duy; cung cấp những tri thức chung về ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng, ngữ nghĩa, ngữ dụng để hiểu một ngôn ngữ cụ thể (Tiếng Việt hoặc ngoại ngữ đang học) và để đối chiếu ngôn ngữ.
11. Cơ sở văn hóa Việt Nam: 3 đvht
Điều kiện tiên quyết
Học phần cung cấp cho sinh viên lý luận về văn hóa đại cương, các quan điểm và phương pháp tiếp cận trong nghiên cứu văn hóa nói chung và văn hóa Việt Nam nói riêng. Thông qua các thành tố văn hóa, không gian, thời gian văn hóa, sinh viên hiểu được bản sắc văn hóa Việt Nam.
Học phần cũng góp phần tạo cho sinh viên một bản lĩnh văn hóa dân tộc trong quá trình học tập và tiếp xúc với văn hóa của ngoại ngữ được học.
12. Tiếng Việt: 3 đvht
Điều kiện tiên quyết: không
Học phần góp phần củng cố và phát triển các kỹ năng sử dụng tiếng mẹ đẻ ở mức độ cao (kỹ năng ghi chép bài giảng, bài nói, kỹ năng tóm tắt, kỹ năng tổng thuật qua nghe hoặc đọc văn bản...). Học phần cũng cung cấp những tri thức cơ bản và hiện đại về Tiếng Việt làm cơ sở để đối chiếu ngôn ngữ và góp phần hình thành ở sinh viên một phương pháp học tập ngoại ngữ phù hợp.
Học phần cũng cung cấp những tri thức cơ bản và hiện đại về tiếng Việt làm cơ sở đế đối chiếu ngôn ngữ.
13. Ngôn ngữ học đối chiếu: 2 đvht
Điều kiện tiên quyết: Dẫn luận ngôn ngữ học, Tiếng Việt, các học phần kỹ năng II thuộc khối kiến thức Tiếng.
Học phần cung cấp cho sinh viên công cụ về mặt lý thuyết để so sánh đối chiếu tiếng mẹ đẻ với một ngôn ngữ nhằm hiểu sâu hơn cả 2 ngôn ngữ; cung cấp các thao tác cụ thể được sử dụng trong quá trình so sánh đối chiếu ngôn ngữ.
14. Phương pháp nghiên cứu khoa học: 2 đvht
Điều kiện tiên quyết: Triết học Mác – Lênin.
Học phần cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản liên quan đến các khái niệm, mục tiêu và kỹ thuật nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, đặc biệt trong lĩnh vực ngôn ngữ và phương pháp giảng dạy tiếng nước ngoài.
Học phần giúp sinh viên làm quen với các công cụ, kỹ thuật nghiên cứu, các giai đoạn của từng loại hình nghiên cứu khác nhau, đồng thời cũng hình thành và phát triển ở sinh viên khả năng hiểu và phân tích đánh giá một công trình nghiên cứu cụ thể.
15. Ngữ âm – âm vị học tiếng Nga hiện đại: 2 đvht
Điều kiện tiên quyết: các học phần thực hành tiếng Nga ở 4 học kỳ đầu.
Học phần giúp sinh viên nắm được hệ thống ngữ âm với các đơn vị kết hợp theo trục dọc và ngàng, rèn luyện kỹ năng nghiên cứu khoa học, sử dụng kiến thức có được vào công việc giảng dạy sau này.
Nội dung của học phần bao gồm phần dẫn luận, âm và chữ cái, phân loại phụ âm, nguyên âm, vị trí của chúng trong chuỗi lời nói, trọng âm và ngữ điệu. Học phần có nhiều bài tập giúp nắm vững các kiến thức trên.
16. Từ vựng học tiếng Nga hiện đại: 2 đvht
Điều kiện tiên quyết: Các học phần thực hành tiếng Nga ở 6 học kỳ đầu.
Học phần giúp sinh viên nắm được bản chất của đơn vị quan trọng nhất trong hệ thống các đơn vị ngôn ngữ - đó là từ và các đơn vị nhỏ hơn nó như âm vị, hình vị. Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về từ vựng học: bản chất của từ, sự phát triển ý nghĩa của từ, nghĩa đen, nghĩa bóng của từ, từ một nghĩa và nhiều nghĩa, các hiện tượng đồng âm, đồng nghĩa, trái nghĩa; bản chất của thành ngữ tiếng Nga.
Nội dung học phần bao gồm dẫn luận từ vựng học, từ là đơn vị chủ yếu của ngôn ngữ, nghĩa từ, hiện tượng từ đồng nghĩa, đồng và trái nghĩa, thành ngữ...
17. Hình thái học tiếng Nga hiện đại: 2 đvht
Điều kiện tiên quyết: Các học phần thực hành tiếng tổng hợp, ngữ âm – âm vị học tiếng Nga hiện đại.
Học phần cung cấp cho sinh viên những kiến thức về hình thái học tiếng Nga, hệ thống từ loại, hoạt động của chúng trong lời nói, nâng cao khả năng tư duy của sinh viên, kỹ năng xử lý những vấn đề liên quan đến nghiên cứu khoa học.
Nội dung học phần bao gồm phần dẫn luận, các từ loại trong tiếng Nga như danh từ, động từ, tính từ, số từ, đại từ... Sự hoạt động của các từ loại đó trong lời nói.
18. Cú pháp câu đơn tiếng Nga hiện đại: 2 đvht
Điều kiện tiên quyết: Ngữ âm – âm vị học tiếng Nga hiện đại, Từ vựng học tiếng Nga hiện đại, Hình thái học tiếng Nga hiện đại
Học phần cung cấp cho sinh viên những kiến thức và khái niệm cơ bản về cú pháp học tiếng Nga, đặc điểm về cấu trúc, ngữ nghĩa, hành chức của các câu đơn trong lời nói. Nâng cao năng lực giao tiếp cho sinh viên.
Nội dung học phần bao gồm phần dẫn luận, cụm từ và phân loại cụm từ, câu với tư cách là đơn vị có tính vị thể, phân loại câu, câu một và hai thành phần.
19. Cú pháp câu phức tiếng Nga hiện đại: 2 đvht
Điều kiện tiên quyết: Ngữ âm – âm vị học tiếng Nga hiện đại, Từ vựng học tiếng Nga hiện đại, Cú pháp câu đơn tiếng Nga hiện đại
Học phần cung cấp những kiến thức và khái niệm cơ bản về cú pháp câu phức tiếng Nga, những đặc điểm về cấu trúc, ngữ nghĩa, hành chức trong lời nói. Nâng cao năng lực giao tiếp cho sinh viên.
Nội dung học phần bao gồm khái niệm về câu phức, câu phức đẳng lập và phân loại chúng, câu phức phụ thuộc, ý nghĩa và phân loại câu phức phụ thuộc, câu phân chia và không phân chia, câu không có liên từ.
20. Văn học Nga thế kỷ XIX: 2 đvht
Điều kiện tiên quyết: Các học phần thực hành tiếng Nga ở 4 học kỳ đầu.
Học phần giúp cho sinh viên tìm hiểu sơ lược về quá trình phát triển văn học Nga, từ khi xuất hiện văn học viết đến thế kỷ XIX, nắm vững đặc điểm nghệ thuật và thành tựu của nền văn học Nga thế kỷ XIX, nghiên cứu những tác giả lớn, tiêu biểu, đại diện cho khuynh hướng văn học hiện thực phê phán nhằm tăng cường và hoàn thiện kiến thức của sinh viên về văn học Nga thế kỷ XIX theo yêu cầu nghiệp vụ của cử nhân ngoại ngữ, giúp họ phát triển năng lực giao tiếp bằng tiếng Nga.
21. Văn học Nga thế kỷ XX: 2 đvht
Điều kiện tiên quyết: Văn học Nga thế kỷ XIX
Học phần giúp sinh viên tìm hiểu về lịch sử văn học Nga thế kỷ XX, nắm vững đặc điểm phát triển và thành tựu cơ bản của nền văn học Nga thế kỷ XX, đặc biệt là văn học Xô Viết, nghiên cứu những tác giả lớn, tiêu biểu cho văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa nhằm tăng cường và hoàn chỉnh kiến thức của sinh viên về văn học theo yêu cầu nghiệp vụ của cử nhân ngoại ngữ, giúp họ phát triển năng lực giao tiếp bằng tiếng Nga và tiến hành hoạt động nghiệp vụ.
22. Lịch sử và địa lý Nga: 2 đvht
Điều kiện tiên quyết: Các học phần thực hành tiếng Nga thuộc 4 học kỳ đầu.
Học phần cung cấp cho sinh viên những kiến thức đại cương về địa lý tự nhiên, các vùng kinh tế và bản đồ hành chính Liên bang Nga; về quá trình hình thành và phát triển của nước Nga từ khi thành lập nhà nước phong kiến đầu tiên (khoảng thế kỷ thứ IX) đến thời điểm hiện nay (cuối thế kỷ XX) nhằm tăng cường tri thức đất nước học của sinh viên theo yêu cầu nghiệp vụ của cử nhân ngoại ngữ, giúp họ phát triển năng lực giao tiếp bằng tiếng Nga.
23. Văn học Nga: 2 đvht
Điều kiện tiên quyết: Các học phần thực hành tiếng Nga thuộc 4 học kỳ đầu.
Học phần cung cấp cho sinh viên những kiến thức đại cương về đặc điểm, tiến trình, thành tựu văn hóa Nga, về sự phát triển khoa học, giáo dục, nghệ thuật, về phong tục, lễ hội và đời sống của nhân dân Nga nhằm tăng cường tri thức văn hóa, đất nước của sinh viên theo yêu cầu nghiệp vụ cử nhân ngoại ngữ, giúp họ phát triển năng lực giao tiếp bằng tiếng Nga.
24. Thực hành tiếng Nga tổng hợp I: 12 đvht
Điều kiện tiên quyết: không
Học phần hình thành, rèn luyện cho sinh viên có kỹ năng thực hành tiếng cơ bản, chuẩn mực ban đầu, đảm bảo cho họ có khả năng thực hiện giao tiếp tiếng Nga trong phạm vi chương trình quy định. Sinh viên có thể nghe, nhận biết được âm, từ, câu và các biến thể của chúng trong dãy lời nói với các kiểu ngữ điệu khác nhau của tiếng Nga. Biết đối thoại, biết giới thiệu, làm quen, hỏi han, đề nghị, mời chào, khuyên bảo, thuyết phục... Đọc đúng âm, trọng âm, tiết tấu từ, biết phân ngữ đoạn, đọc đúng ngữ điệu, lưu loát. Viết đúng kiểu chữ, đúng chính tả, dùng đúng các dấu ngắt câu, viết các đoạn văn.
Nội dung của học phần bao gồm các đề tài như ngày làm việc, thành phố, giáo dục, tình bạn, ngày lễ, người nổi tiếng...
25. Thực hành tiếng Nga tổng hợp II: 12 đvht
Điều kiện tiên quyết: Thực hành tiếng Nga tổng hợp I
Học phần tiếp tục hình thành, rèn luyện cho sinh viên có kỹ năng thực hành tiếng cơ bản, chuẩn mực ban đầu, đảm bảo cho họ có khả năng thực hiện giao tiếp bằng tiếng Nga trong phạm vi chương trình quy định. Sinh viên có thể nghe hiểu, nhắc lại nội dung hội thoại hay câu chuyện đơn giản, thời tiết, thời sự. Có thể nói chủ động trong đối thoại, đa thoại, tham gia tranh luận. Đọc lưu loát, khái quát các bài đọc thuộc chủ điểm đã học. Viết các bài luận đơn giản, viết thư, đơn từ,...
Nội dung học phần bao gồm các chủ đề thời tiết, mùa yêu thích trong năm, thể thao và sức khỏe, tham quan, giao thông, thiên nhiên, bảo vệ thiên nhiên...
26. Thực hành tiếng Nga tổng hợp III: 10 đvht
Điều kiện tiên quyết: Thực hành tiếng Nga tổng hợp II.
Học phần tiếp tục rèn luyện và hoàn thiện kỹ năng thực hành tiếng cơ bản, chuẩn mực cho sinh viên, đảm bảo cho sinh viên có khả năng thực hiện giao tiếp bằng tiếng Nga trong phạm vi chương trình quy định. Nghe hiểu các lời nói của người bản ngữ với tốc độ trung bình theo các chủ điểm đã học. Độc thoại hoặc đối thoại theo các chủ đề nhất định, biết đưa ra ý kiến cá nhân, tranh luận, kể lại, mô tả... Đọc diễn cảm, đọc phân tích, đọc hiểu, đọc lướt các bài trong chương trình. Viết các bài lược thuật, tường thuật, miêu tả, các loại giấy tờ, đơn thư...
Nội dung học phần bao gồm các bài về các chủ điểm như thành phố, tập tục, truyền thống, gia đình và con cái, thiên nhiên và con người....
27. Thực hành tiếng Nga tổng hợp IV: 10 đvht
Điều kiện tiên quyết: Thực hành tiếng Nga tổng hợp III.
Học phần hoàn thiện kỹ năng thực hành tiếng cơ bản, chuẩn mực cho sinh viên đảm bảo cho sinh viên khả năng thực hiện giao tiếp bằng tiếng Nga theo các chủ điểm đã học. Tiếp tục hoàn thiện, củng cố những kiến thức và kỹ năng mà sinh viên đã đạt được sau học kỳ I năm thức II. Nghe được lời độc thoại, đối thoại với tốc độ trung bình, nghe được các bài giảng, một số bản tin trên đài truyền hình và đài phát thanh. Tham gia đàm thoại, trao đổi, trình bày ý kiến cá nhân của mình. Đọc diễn cảm, đọc phân tích, đọc tìm hiểu, đọc lướt. Viết các loại giấy tờ (thư, đơn từ, giấy mời, chúc mừng...). Bước đầu tìm hiểu, làm quen với cách viết một niên luận bằng tiếng Nga.
Nội dung học phần gồm các chủ điểm như nghệ thuật, cuộc đời và sự nghiệp những người nổi tiếng, vũ trụ, thanh niên, lễ hội....
28: Nghe hiểu I: 2 đvht
Điều kiện tiên quyết: Các học phần thực hành tiếng Nga của năm thứ II.
Học phần củng cố và phát triển kỹ năng nghe hiểu phát ngôn bằng tiếng Nga của sinh viên về các đề tài nhất định trong chương trình. Nghe hiểu được các giọng nói nam nữ khác nhau, nghe hiểu được các từ đơn lẻ, cụm từ, câu hoặc thông tin đơn lẻ, làm được các bài tập soạn theo các bài học.
Nội dung học phần bao gồm các bài về cách thức chào đón khách, đi làm khách, điện ảnh, thể thao, thành phố, giao thông, nhà ở, nghỉ ngơi, giải trí...
29. Nghe hiểu II: 2 đvht
Điều kiện tiên quyết: Nghe hiểu I
Học phần củng cố và phát triển kỹ năng nghe hiểu phát ngôn bằng tiếng Nga của sinh viên về các đề tài nhất định trong chương trình. Nghe hiểu được các giọng nói nam nữ khác nhau, nghe hiểu được các từ đơn lẻ, cụm từ, câu hoặc thông tin đơn lẻ, làm được các bài tập soạn theo các bài học.
Nội dung học phần bao gồm các bài ghi về các chủ đề gần gũi với cuộc sống như giải trí, nhà hát, điện ảnh, thể thao, môi trường, giáo dục, phong tục, truyền thống...
30. Nghe hiểu III: 2 đvht
Điều kiện tiên quyết: Nghe hiểu II
Học phần củng cố và phát triển kỹ năng nghe hiểu phát ngôn bằng tiếng Nga của sinh viên về các đề tài nhất định trong chương trình. Trên cơ sở những thông tin tiếp nhận được qua con đường thính giác, tái tạo lại thông tin đó dưới dạng nói hoặc viết.
Nội dung học phần bao gồm các bài ghi về các chủ đề như thể thao và giải trí, môi trường, thành phố và các vấn đề về thành phố, giáo dục, việc làm,...
31. Diễn đạt nói I: 2 đvht
Điều kiện tiên quyết: Các học phần thực hành tiếng Nga của năm thứ II.
Học phần thiết lập và củng cố kỹ năng nói bằng tiếng Nga của sinh viên. Sinh viên phải có khả năng tham gia đối thoại hoặc đa thoại về các vấn đề được đề cập đến trong học phần với giảng viên hoặc các bạn cùng học. Phát âm chuẩn, ngữ điệu đúng, ngắt câu, ngắt đoạn lôgic, không mắc quá nhiều lỗi ngữ pháp, lỗi sử dụng từ. Lời nói tự nhiên không gò ép.
Nội dung học phần bao gồm các vấn đề liên qua đến cuộc sống hàng ngày như nghề nghiệp, môi trường, gia đình,...
32. Diễn đạt nói II: 2 đvht
Điều kiện tiên quyết: Diễn đạt nói I.
Học phần giúp sinh viên củng cố và phát triển kỹ năng nói bằng tiếng Nga, trình bày trôi chảy, logic dưới dạng độc thoại, đối thoại, đa thoại các vấn đề có liên quan đến cuộc sống hiện tại đã được học trong học phần. Đưa ra được ý kiến riêng của bản thân, giải thích được ý kiến đó. Thể hiện sự đồng ý, phản đối hoặc dung hòa với quan niệm chung.
Nội dung học phần gồm các vấn đề như: nghệ thuật, nhạc, điện ảnh, thể thao, giáo dục, tình yêu, tình bạn...
33. Diễn đạt nói III: 2 đvht
Điều kiện tiên quyết: Diễn đạt nói II
Học phần củng cố và phát triển kỹ năng nói bằng tiếng Nga của sinh viên. Sinh viên phải có khả năng tham gia được đối thoại hoặc đa thoại về các vấn đề được đề cập đến trong học phần với giảng viên hoặc các bạn cùng học. Trình bày trôi chảy, logic dưới dạng độc thoại các vấn đề có liên quan đến cuộc sống hiện tại. Tranh luận, đưa ra được ý kiến riêng của bản thân, giải thích được ý kiến đó. Thể hiện sự đồng ý, phản đối hoặc trung hòa với quan niệm chung.
Nội dung học phần gồm các vấn đề như người nổi tiếng, nghệ thuật, điện ảnh, nhạc, thể thao, môi trường...
34. Đọc hiểu I: 2 đvht
Điều kiện tiên quyết: Các học phần thực hành tiếng Nga của năm thứ II
Học phần giúp sinh viên đọc hiểu được từ mới, cấu trúc ngữ pháp mới trong văn bản thông qua các loại hình bài tập đọc soạn theo nội dung từng bài cụ thể. Thiết lập và củng cố khả năng đọc hiểu của sinh viên. Khả năng ấy có thể là đọc hiểu thông tin, đọc lướt lấy thông tin chính hoặc đọc phân tích.
Nội dung học phần bao gồm các bài về những thành phố nổi tiếng của Nga và thế giới, truyền thống và tập tục trên thế giới, gia đình, cuộc sống thường nhật...
35. Đọc hiểu II: 2 đvht
Điều kiện tiên quyết: Đọc hiểu I
Học phần giúp sinh viên đọc hiểu được từ mới, cấu trúc ngữ pháp mới trong văn bản thông qua các loại hình bài tập đọc soạn theo nội dung tùng bài cụ thể. Thiết lập và củng cố khả năng đọc hiểu của sinh viên. Khả năng ấy có thể là đọc hiểu thông tin, đọc lướt lấy thông tin chính hoặc đọc phân tích. Ngoài ra học phần còn cung cấp kiến thức nền về các vấn đề gần gũi với cuộc sống, các vấn đề xã hội quan tâm.
Nội dung học phần gồm các bài về y tế, sức khỏe cộng đồng, đời sống xã hội, cuộc sống thường nhật của người Nga và các dân tộc khác...
36. Đọc hiểu III: 2 đvht
Điều kiện tiên quyết: Đọc hiểu II.
Học phần giúp sinh viên đọc hiểu được từ mới, cấu trúc ngữ pháp mới trong văn bản thông qua các loại hình bài tập đọc hiểu. Củng cố và phát triển khả năng đọc hiểu của sinh viên về các vấn đề liên quan trực tiếp đến cuộc sống hàng ngày. Khả năng ấy có thể là đọc hiểu thông tin, đọc lướt lấy thông tin chinh hoặc đọc phân tích.
Nội dung học phần bao gồm các bài về các ngành khoa học, các vấn đề xã hội, kinh tế, quan niệm về cuộc sống, hạnh phúc, sự nghiệp...
37. Diễn đạt viết I: 2 đvht
Điều kiện tiên quyết: Các học phần thực hành tiếng Nga năm thứ II.
Học phần thiết lập và củng cố kỹ năng viết bằng tiếng Nga của sinh viên khi trình bày các câu liền ý, các đoạn hội thoại nhỏ. Viết đúng, tránh lỗi ngữ pháp, lỗi biến đổi từ loại ở các cách do đặc thù riêng của tiếng Nga, đặc biệt các kiểu lỗi liên quan đến thể động từ. Diễn đạt được những suy nghĩ đơn giản, không lập luận phức tạp về các vấn đề gần gũi với cuộc sống đời thường.
Nội dung học phần bao gồm cách viết câu đơn, câu phức, giới từ, các liên từ, kết hợp của động từ và các từ loại khác. Các vấn đề để viết có thể là ý muốn thực hiện một việc gì đó, khí hậu, thời tiết, trường học, cuộc sống sinh viên, thời gian rỗi...
38. Diễn đạt viết II: 2 đvht
Điều kiện tiên quyết: Diễn đạt viết I.
Học phần thiết lập và củng cố kỹ năng viết bằng tiếng Nga của sinh viên khi trình bày các đoạn liền ý, các bài hội thoại. Diễn đạt được những suy nghĩ của bản thân, có lập luận, phân tích về các vần đề gần gũi với cuộc sống đời thường. Biết sắp xếp, tổ chức đoạn văn bản theo quy định. Viết đúng, tránh lỗi ngữ pháp, lỗi biến đổi từ loại ở các cách do đặc thù riêng của tiếng Nga, đặc biệt các kiểu lỗi liên quan đến thể động từ.
Nội dung học phần gồm các bài viết về việc làm, gia đình, giáo dục, thành phố, đời sống xã hội, thời gian rỗi, thể thao...
39. Diễn đạt viết III: 2 đvht
Điều kiện tiên quyết: Diễn đạt viết II.
Học phần củng cố và hoàn thiện kỹ năng viết bằng tiếng Nga của sinh viên khi trình bày các bài luận. Biết viết các loại đơn từ, quảng cáo theo đúng theo đúng văn phong quy định. Diễn đạt được những suy nghĩ của bản thân, có lập luận, phân tích về các vấn đề gần gũi với cuộc sống đời thường, các vấn đề xã hội quan tâm. Viết sáng tạo, có ý kiến hay, độc đáo.
Nội dung học phần bao gồm viết các bài luận về các vần đề như việc làm, gia đình, học vấn, y tế, môi trường, thời gian rỗi, vui chơi, giải trí...
40. Thực hành dịch I: 2 đvht
Điều kiện tiên quyết: Các học phần thực hành tiếng Nga của 2 năm đầu.
Trên cơ sở trình độ thực hành tiếng của sinh viên sau khi đã học hết năm thứ hai chuyên tiếng Nga, học phần cung cấp cho sinh viên những kiến thức và kỹ năng ban đầu trong hoạt động dịch khẩu ngữ, văn bản từ tiếng Nga sang tiếng Việt và ngược lại nhằm góp phần hình thành năng lực chuyển ngữ, tăng cường tri thức ngôn ngữ, văn hóa, đất nước học của sinh viên theo yêu cầu nghiệp vụ của cử nhân ngoại ngữ.
41. Thực hành dịch II: 2 đvht
Điều kiện tiên quyết: Thực hành dịch I.
Học phần cung cấp cho sinh viên kiến thức và kỹ năng trong hoạt động dịch khẩu ngữ, văn bản từ tiếng Nga sang tiếng Việt Nam và ngược lại nhằm góp phần hình thành năng lực chuyển ngữ cần thiết, tăng cường tri thức ngôn ngữ, văn hóa, đất nước học của sinh viên theo yêu cầu nghiệp vụ của cử nhân ngoại ngữ.
4. Hướng dẫn sử dụng chương trình khung để thiết kế các chương trình đào tạo cụ thể
Chương trình khung giáo dục đại học là cơ sở giúp Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý chất lượng của quá trình đào tạo đại học, do đó được quy định bắt buộc cho tất cả các cơ sở giáo dục đại học.
4.1. Chương trình khung trình độ đại học ngành tiếng Nga được thiết kế theo hướng thuận lợi cho việc phát triển các chương trình cấu trúc kiểu đơn ngành (Single Major). Danh mục các học phần (môn học) và khối lượng của chúng đưa ra tại mục 3 chỉ là những quy định bắt buộc tối thiểu. Căn cứ vào mục tiêu, thời gian đào tạo, khối lượng và cơ cấu kiến thức quy định tại các Mục 1 và 2, các trường bổ sung những học phần cần thiết để xây dựng thành chương trình đào tạo cụ thể của trường mình với tổng khối lượng kiến thức không dưới 210 đơn vị học trình (không kể các nội dung về Giáo dục Thể chất và Giáo dục Quốc phòng).
4.2. Phần kiến thức chuyên ngành
(nếu có) thuộc ngành tiếng Nga có thể thiết kế theo từng lĩnh vực chuyên sâu hẹp của ngành Tiếng Nga (như sư phạm, phiên dịch, ngôn ngữ, văn hóa, văn học...), hoặc theo hướng phát triển qua một ngành thứ hai khác để hình thành tiếng Nga chuyên ngành. Sự khác biệt về nội dung đào tạo giữa các chuyên ngành nằm trong giới hạn 20% kiến thức chung của ngành.
Trường hợp lựa chọn chuyên ngành sư phạm, sinh viên cần học bổ sung tối thiểu 9 học phần sau (với tổng khối lượng tối thiểu 25 đvht):
1. Lý luận dạy học tiếng nước ngoài: 3 đvht
2. Phương pháp giảng dạy các kỹ năng ngôn ngữ: 3 đvht
3. Phương pháp giảng dạy các kỹ năng giao tiếp: 3 đvht
4. Kiểm tra – đánh giá: 2 đvht
5. Tâm lý học đại cương: 3 đvht
6. Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm: 3 đvht
7. Giáo dục học đại cương: 3 đvht
8. Giáo dục phổ thông: 3 đvht
9. Quản lý nhà nước và quản lý ngành giáo dục: 2 đvht
Trường hợp lựa chọn chuyên ngành phiên dịch, sinh viên cần học bổ sung tốt thiểu 7 học phần sau (với tổng khối lượng tối thiểu 21 đvht):
1. Lý thuyết dịch: 3 đvht
2. Thực hành dịch viết I: 3 đvht
3. Thực hành dịch viết II: 3 đvht
4. Thực hành dịch viết III: 3 đvht
5. Thực hành dịch nói I: 3 đvht
6. Thực hành dịch nói II: 3 đvht
7. Thực hành dịch nói III: 3 đvht
4.3. Phần kiến thức bổ trợ
(nếu có) có thể được trường thiết kế theo một trong hai hướng sau:
- Bố trí các nội dung được lựa chọn khá tự do, liên quan tới nhiều ngành đào tạo, nhưng xét thấy có lợi trong việc mở rộng năng lực hoạt động của sinh viên sau khi tốt nghiệp.
- Bố trí các học phần có nội dung thuộc một ngành đào tạo thứ hai khác với ngành Tiếng Nga (thí dụ như tiếng Anh, tiếng Pháp, Quản trị kinh doanh, Quan hệ quốc tế, Việt Nam học...) nhằm giúp mở rộng phạm vi hoạt động của sinh viên sau khi tốt nghiệp. Trong trường hợp mảng kiến thức thuộc ngành thứ hai có khối lượng bằng hoặc vượt 25 đvht, chương trình mới được tạo ra sẽ có cấu trúc kiểu ngành chính (Major)- ngành phụ (Minor), trong đó ngành chính là Tiếng Nga. Trường hợp khối lượng này bằng hoặc vượt 45 đvht, chương trình tạo ra sẽ có cấu trúc kiểu song ngành (Double Major).
Trường hợp đặc biệt khi chương trình mới tạo ra thỏa mãn đồng thời những quy định về chương trình khung tương ứng với hai ngành đào tạo khác nhau thì người tốt nghiệp sẽ được nhận hai văn bằng đại học. Đương nhiên trong trường hợp này, khối lượng kiến thức của toàn chương trình và thời gian đào tạo theo thiết kế sẽ lớn hơn nhiều so với ba kiểu cấu trúc chương trình trên.
4.4. Chương trình được biên soạn
Theo hướng tinh giản số giờ lý thuyết, dành nhiều thời gian cho sinh viên tự nghiên cứu, đọc tài liệu, thảo luận, làm các bài tập và thực hành. Khối lượng kiến thức của chương trình được xác định phù hợp với khuôn khổ mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đã quy định cho một chương trình giáo dục đại học 4 năm. Chương trình này cũng được biên soạn theo hướng đổi mới phương pháp dạy và học đại học.
4.5. Hiệu trưởng các trường đại học ký quyết định ban hành các chương trình đào tạo ngành tiếng Nga để triển khai thực hiện trong phạm vi trường mình.
KT. BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THỨ TRƯỞNG
Bành Tiến Long
CHƯƠNG TRÌNH KHUNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC
Trình độ đào tạo: Đại học
Ngành đào tạo: Tiếng Đức (German)
Mã ngành:
(Ban hành kèm theo Quyết định số 36/2004/QĐ-BGD&DT ngày 25 tháng 10 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).
1. Mục tiêu đào tạo
Mục tiêu chung
Đào tạo cử nhân ngành tiếng Đức có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, có sức khỏe, có ý thức phục vụ nhân dân, có kiến thức và năng lực thực hành nghề nghiệp tương ứng với trình độ đào tạo, đáp ứng được những yêu cầu của xã hội và của nền kinh tế trong quá trình hội nhập quốc tế.
Mục tiêu cụ thể
Cung cấp cho sinh viên những kiến thức tương đối rộng về tiếng Đức, giúp sinh viên sử dụng tiếng Đức tương đối thông thạo (các kỹ năng giao tiếp: nghe, nói, đọc viết), có trình độ nghiệp vụ vững vàng, bước đầu hình thành năng lực nghiên cứu khoa học (lý thuyết ngôn ngữ, lý thuyết dịch, văn hóa – văn học) và có những kiến thức nền cần thiết cho nghề nghiệp (văn hóa – văn minh của các nước nói tiếng Đức).
Cử nhân tiếng Đức phải có khả năng vận dụng những kiến thức chuyên môn và nghiệp vụ đã học vào những hoạt động biên dịch, phiên dịch, nghiên cứu ngôn ngữ, giảng dạy cũng như có khả năng hành nghề trong một số lĩnh vực dịch vụ như hướng dẫn du lịch, bảo tàng...
2. Khung chương trình đào tạo
2.1. Khối lượng kiến thức tối thiểu và thời gian đào tạo theo thiết kế
210 đơn vị học trình (đvht), chưa kể phần nội dung về Giáo dục Thể chất (5 đvht) và Giáo dục Quốc phòng (165 tiết).
Thời gian đào tạo 4 năm
2.2. Cấu trúc kiến thức của chương trình đào tạo
đvht
2.2.1
Kiến thức giáo dục đại cương tối thiểu
(chưa kể các phần nội dung Giáo dục thể chất và Giáo dục Quốc phòng)
70
2.2.2
Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp tối thiểu
Trong đó tối thiểu:
140
- Kiến thức ngành (Bao gồm các khối kiến thức: Ngôn ngữ, Văn hóa – Văn học, Tiếng)
88
- Kiến thức chuyên ngành
- Kiến thức bổ trợ
- Thực tập
5
- Khoá luận (hoặc thi tốt nghiệp)
10
3. Khối kiến thức bắt buộc
3.1. Danh mục các học phần bắt buộc
3.1.1. Kiến thức giáo dục đại cương 59 đvht*
1
Triết học Mác – Lênin
6
2
Kinh tế chính trị Mác – Lênin
5
3
Chủ nghĩa xã hội khoa học
4
4
Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
4
5
Tư tưởng Hồ Chí Minh
3
6
Ngoại ngữ II**
20
7
Tin học cơ sở
4
8
Giáo dục Thể chất
5
9
Giáo dục Quốc phòng
165 tiết
10
Dẫn luận ngôn ngữ học
3
11
Cơ sở văn hóa Việt Nam
3
12
Tiếng Việt
3
13
Ngôn ngữ học đối chiếu
2
14
Phương pháp nghiên cứu khoa học
2
* Chưa tính các học phần 8 và 9
** Nếu chọn ngành đào tạo thứ 2 là một ngoại ngữ khác với tiếng Đức
3.1.2. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp
Kiến thức ngành
88 đvht
A. Khối kiến thức ngôn ngữ
12 đvht
1
Ngữ âm – Âm vị học
2
2
Từ vựng học
2
3
Tạo từ học
2
4
Hình thái học
2
5
Cú pháp học I
2
6
Phân tích văn bản
2
B. Khối kiến thức văn hóa – văn học
12 đvht
1
Lịch sử văn học Đức
2
2
Văn học Đức thế kỷ XVIII – XIX
2
3
Văn học Đức thế kỷ XX
2
4
Văn hóa – Văn minh Đức I
2
5
Văn hóa – Văn minh Đức II
2
6
Văn hóa – Văn minh Áo – Thụy Sĩ
2
C. Khối kiến thức tiếng
64 đvht
1
Thực hành tiếng tổng hợp I
13
2
Thực hành tiếng tổng hợp II
13
3
Thực hành tiếng tổng hợp III
13
4
Nghe hiểu I
2
5
Nghe hiểu II
2
6
Nghe hiểu III
2
7
Nói I
2
8
Nói II
2
9
Nói III
2
10
Đọc hiểu I
2
11
Đọc hiểu II
2
12
Đọc hiểu III
2
13
Viết I
2
14
Viết II
2
15
Viết III
2
3.2. Mô tả nội dung các học phần bắt buộc
1. Triết học Mác – Lênin: 6 đvht
Nội dung ban hành kèm theo Quyết định số 45/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 29/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
2. Kinh tế chính trị Mác – Lênin: 5 đvht
Nội dung ban hành kèm theo Quyết định số 45/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 29/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
3. Chủ nghĩa xã hội khoa học: 4 đvht
Nội dung ban hành kèm theo Quyết định số 34/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 31/07/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
4. Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam: 4 đvht
Nội dung ban hành kèm theo Quyết định số 41/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 27/08/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
5. Tư tưởng Hồ Chí Minh: 3 đvht
Nội dung ban hành kèm theo Quyết định số 35/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 31/07/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
6. Ngoại ngữ II: 20 đvht
Nội dung được phát triển từ chương trình khung trình độ đại học của ngành ngoại ngữ tương ứng.
7. Giáo dục thể chất: 5 đvht
Nội dung ban hành kèm theo Quyết định số 3244/GD-ĐT ngày 12/09/1995 và Quyết định số 1262/GD-ĐT ngày 12/04/1997 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
8. Giáo dục Quốc phòng:165 tiết
Nội dung ban hành kèm theo Quyết định số 12/2000/QĐ-BGD&ĐT ngày 09/05/2000 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
9. Tin học cơ sở: 4 đvht
Trang bị cho sinh viên các khái niệm cơ bản về xử lý thông tin và máy tính điện tử. Giúp sinh viên nắm vững các thao tác truy cập Internét, các kỹ năng sử dụng hệ điều hành để thao tác trên máy tính điện tử, khai thác một số phần mềm ứng dụng, soạn thảo và lưu trữ văn bản phục vụ công tác văn phòng, sử dụng hệ quản trị cơ sở dữ liệu để tính toán khoa học và giải quyết các vấn đề chuyên môn.
10. Dẫn luận ngôn ngữ học: 3 đvht
Điều kiện tiên quyết: Tiếng Việt
Học phần cung cấp những kiến thức cơ bản về bản chất của ngôn ngữ loài người, về mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa, giữa ngôn ngữ và tư duy; cung cấp những tri thức chung về ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng, ngữ nghĩa, ngữ dụng để hiểu một ngôn ngữ cụ thể (Tiếng Việt hoặc ngoại ngữ đang học) và làm cơ sở để đối chiếu ngôn ngữ.
11. Cơ sở văn hóa Việt Nam: 3 đvht
Điều kiện tiên quyết: không
Học phần cung cấp cho sinh viên lý luận về văn hóa đại cương, các quan điểm và phương pháp tiếp cận trong nghiên cứu văn hóa nói chung và văn hóa Việt Nam nói riêng. Thông qua các thành tố văn hóa, không gian và thời gian văn hóa sinh viên hiểu được bản sắc văn hóa Việt Nam.
Học phần cũng góp phần tạo cho sinh viên một bản lĩnh văn hóa dân tộc trong quá trình học tập và tiếp xúc với văn hóa của nước ngoại ngữ được học.
12. Tiếng Việt: 3 đvht
Điều kiện tiên quyết: không
Học phần góp phần củng cố và phát triển các kỹ năng thực hành tiếng Việt ở mức độ cao (kỹ năng ghi chép bài giảng, bài nói, kỹ năng tóm tắt, kỹ năng tổng thuật qua nghe hoặc đọc văn bản...). Học phần cũng cung cấp những tri thức cơ bản và hiện đại về Tiếng Việt làm cơ sở để đối chiếu ngôn ngữ và góp phần hình thành ở sinh viên một phương pháp học tập ngoại ngữ phù hợp.
13. Ngôn ngữ học đối chiếu: 2 đvht
Điều kiện tiên quyết: Dẫn luận ngôn ngữ học, Tiếng Việt, các học phần kỹ năng II thuộc khối kiến thức tiếng.
Học phần cung cấp cho sinh viên cơ sở lý thuyết để so sánh đối chiếu tiếng mẹ đẻ với một ngôn ngữ nhằm hiểu sâu hơn cả 2 ngôn ngữ; cung cấp các thao tác cụ thể được sử dụng trong so sánh đối chiếu Đức – Việt.
14. Phương pháp nghiên cứu khoa học: 2 đvht
Điều kiện tiên quyết: Triết học Mác - Lênin
Học phần cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản, chủ yếu mang tính lý thuyết liên quan đến các khái niệm, mục tiêu và kỹ thuật nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, đặc biệt trong lĩnh vực ngôn ngữ và phương pháp giảng dạy tiếng nước ngoài.
Học phần còn giúp sinh viên làm quen với các công cụ, kỹ thuật nghiên cứu, các giai đoạn của từng loại hình nghiên cứu khác nhau, đồng thời cũng hình thành và phát triển ở sinh viên khả năng hiểu và phân tích đánh giá một công trình nghiên cứu cụ thể.
15. Ngữ âm – Âm vị học: 2 đvht
Điều kiện tiên quyết: Đạt trình độ tiếng Đức sơ cấp III (Grundstufe III).
Lý thuyết về ngữ âm học (quá trình hình thành âm thanh ngôn ngữ; bản chất âm thanh ngôn ngữ; phương pháp miêu tả ngữ âm; vị trí cấu âm, phương thức cấu âm...); lý thuyết về âm vị học (hệ thống âm vị; âm vị và biến thể; các yếu tố siêu đoạn; trọng âm từ; trọng âm câu, ngữ điệu); Miêu tả hệ thống ngữ âm tiếng Đức hiện đại; nguyên âm, phụ âm, trọng âm và ngữ điệu.
16. Từ vựng học: 2 đvht
Điều kiện tiên quyết: Đạt trình độ tiếng Đức trung cấp (Mittelstufe I), Dẫn luận ngôn ngữ học.
Giới thiệu nhập môn từ vừng, hiện trạng nghiên cứu và mối liên hệ với các lĩnh vực khoa học khác trong nghiên cứu ngôn ngữ. Sự khác biệt giữa hệ thống từ vựng ở các nước nói tiếng Đức.
Các khái niệm cơ bản như hình vị, từ (là đơn vị ngôn ngữ quan trọng và cơ bản nhất trong hệ thống các đơn vị ngôn ngữ), nghĩa vị, các loại nghĩa, nghĩa tố, hệ thống quan hệ nghĩa vựng, từ vay mượn và thuật ngữ.
17. Tạo từ học: 2 đvht
Điều kiện tiên quyết: Đạt trình độ tiếng Đức trung cấp I (Mittelstufe I), Dẫn luận ngôn ngữ học.
Khái quát về các nguyên tắc và khái niệm cơ bản, các phương thức tạo từ, mô hình hóa trong tạo từ, quan hệ ngữ nghĩa trong tạo từ, vai trò của các cấu trúc tạo từ trong hệ thống từ vựng và trong văn bản; tập trung nghiên cứu các phương thức tạo từ của các từ loại cơ bản như danh từ, động từ, tính từ.
18. Hinh thái học: 2 đvht
Điều kiện tiên quyết: Đạt trình độ tiếng Đức sơ cấp III (Grundstufe III), Dẫn luận ngôn ngữ học.
Giới thiệu nhập môn hình thái học, hiện trạng nghiên cứu, phát triển của bộ môn trong nghiên cứu ngôn ngữ học; thực hành phân tích cấu trúc hình vị; tập trung nghiên cứu các từ loại; định nghĩa, ý nghĩa phạm trù và các phạm trù ngữ pháp của các từ loại từ cơ bản trong tiếng Đức.
19. Cú pháp học I: 2 đvht
Điều kiện tiên quyết: Đạt trình độ tiếng Đức trung cấp I (Mittelstufe I), Hình thái học.
Giới thiệu nhập môn cú pháp, hiện trạng nghiên cứu và mối liên hệ với các môn khác trong nghiên cứu ngôn ngữ học. Tập trung nghiên cứu những nội dung như: Thành tố câu, vị trí và tiêu chí xác định; phân loại câu (câu đơn và câu phức); các loại mệnh đề phụ.
20. Phân tích văn bản: 2 đvht
Điều kiện tiên quyết: Đạt trình độ tiếng Đức trung cấp II (Mittelstufe II). Các học phần về lý thuyết ngôn ngữ.
Giới thiệu nhập môn ngôn ngữ học văn bản, hiện trạng nghiên cứu, phát triển của bộ môn trong nghiên cứu ngôn ngữ học và văn bản học; tập trung làm rõ nét khác biệt về loại hình của các văn bản trong ngôn ngữ nói chung và tiếng Đức nói riêng, chức năng của văn bản, các phương thức thể hiện văn bản, liên kết văn bản, các yếu tố tu từ trong ngôn ngữ, các yếu tố từ vựng, ngữ pháp, phong cách trong kết cấu văn bản; thực hành phân tích văn bản và cấu tạo văn bản.
21. Lịch sử văn học Đức: 2 đvht
Điều kiện tiên quyết: Đạt trình độ tiếng Đức trung cấp I (Mittelstufe I).
Giới thiệu khái quát về lịch sử văn học Đức, chủ yếu từ thế kỷ VIII, những dòng văn học nổi bật của Đức như Văn học Khai sáng, văn học Xung kích và Bão táp, Văn học cổ điển, Văn học lãng mạn, Văn học cận đại và đương đại với những đại diện tiêu biểu của từng dòng văn học (Goethe, Schiller...).
22. Văn học Đức thế kỷ XVIII – XIX: 2 đvht
Điều kiện tiên quyết: Lịch sử văn học Đức.
Giới thiệu thân thế và sự nghiệp của những tác giả sau đây: Lessing, Goethe, Schiller, Heine, Hoffmann, Hửlderlin, Kleist, Keller, Hauptmann; bình giảng tác phẩm lớn nhất của văn học Đức, “Faust” của Goethe; làm quen với các tác phẩm văn học Đức đã được giới thiệu ở Việt Nam.
23. Văn học Đức thế kỷ XX: 2 đvht
Điều kiện tiên quyết: Văn học Đức thế kỷ XVIII – XIX.
Giới thiệu thân thế và sự nghiệp các tác giả sau đây: Thomas Mann, Heinrich Mann, Hesse, Brecht, Borchert, Bửll, Grass; giới thiệu một thời kỳ phát triển hai nền văn hóa Đức phong phú với hai nhà nước Đức song hành và nền văn học Đức sau khi tái thống nhất.
24. Văn hóa – Văn minh Đức I: 2 đvht
Điều kiện tiên quyết: Đạt trình độ tiếng Đức sơ cấp III (Grundstufe III).
Giới thiệu khái quát về đất nước, con người, dân tộc, ngôn ngữ, lịch sử dân tộc, hệ thống chính trị và cơ cấu nhà nước Đức. Sinh viên sẽ được xem băng hình và tham gia thảo luận về các vấn đề đưa ra trong bài giảng.
25. Văn hóa – Văn minh Đức II: 2 đvht
Điều kiện tiên quyết: Văn hóa – Văn minh Đức I
Giới thiệu khái quát về quá trình phát triển của nền kinh tế Đức từ sau Chiến tranh thế giới thứ II cho đến nay, các vấn đề cấp bách cần phải giải quyết, nhất là những vần đề nảy sinh sau khi hai nước Đức thống nhất trên các lĩnh vực như xã hội, giáo dục và đào tạo; các lĩnh vực văn hóa...
26. Văn hóa – Văn minh Áo – Thụy Sĩ: 2 đvht
Điều kiện tiên quyết: Đạt trình độ tiếng Đức cấp trung cấp I (Mittelstufe I).
Giới thiệu khái quát về đất nước, con người và xã hội, thể chế chính trị, giáo dục và kinh tế Áo, các đặc tính dân tộc và truyền thống văn hóa Áo và Thụy Sĩ; các vấn đề giao tiếp giữa người Việt và người Áo, Thụy Sĩ; những tương đồng và khác biệt giữa người Đức, Áo và Thụy Sĩ.
27. Thực hành tiếng tổng hợp I: 13 đvht
Điều kiện tiên quyết: Không
Học phần gồm 4 kỹ năng thực hành tiếng luôn gắn bó chặt chẽ với nhau và hệ thồng ngữ pháp cơ bản. Các chủ điểm được đưa vào chương trình; những quan hệ giao tiếp đầu tiên, đồ đạc trong gia đình, nơi ở, thói quen ăn uống, thời gian rỗi, sức khỏe, cuộc sống thường nhật, con người và văn hóa Đức. Kết thúc học phần sinh viên đạt trình độ tiếng Đức sơ cấp I (Grundstufe I).
28. Thực hành tiếng tổng hợp II: 13 đvht
Điều kiện tiên quyết: Thực hành tiếng tổng hợp I, đạt trình độ tiếng Đức sơ cấp I (Grandstufe I).
Rèn luyện 4 kỹ năng thực hành tiếng tổng hợp, trong đó tập trung vào 2 kỹ năng Nói và Nghe hiểu; tiếp tục làm quen với các hiện tượng ngữ pháp cơ bản khác, chủ yếu là các mệnh đề phụ với các liên từ phụ thuộc và cấu trúc cấu phức. Các chủ điểm chủ yếu: ngoại hình và tính cách, hệ thống giáo dục, hệ thống chính trị, nghề nghiệp, công nghiệp và kinh tế, môi trường, quan hệ gia đình, giải trí. Kết thúc học phần sinh viên đạt trình độ tiếng Đức sơ cấp II (Grundstufe II).
29. Thực hành tiếng tổng hợp III: 13 đvht
Điều kiện tiên quyết: Thực hành tiếng tổng hợp II, đạt trình độ tiếng Đức sơ cấp II (Grundstufe II)
Tăng cường rèn luyện 4 kỹ năng thực hành tiếng tổng hợp, trong đó chú trọng hai kỹ năng Nói và Nghe hiểu. Về ngữ pháp: các dạng thức thời gian của động từ, bị động, giả định thức, cấu tạo danh từ, tính ngữ. Chủ điểm: quê hương, du lịch và nghỉ phép, thế giới nghề nghiệp, kỹ thuật, lịch sử, văn hóa... Kết thúc học phần sinh viên đạt trình độ tiếng Đức sơ cấp III (Grundstufe III).
30. Nghe hiểu I: 2 đvht
Điều kiện tiên quyết: Thực hành tiếng tổng hợp III, đạt trình độ tiếng Đức sơ cấp III (Grundstufe III).
Giới thiệu khái quát lý thuyết về các dạng nghe hiểu, thể loại bài nghe và các dạng bài tập. Rèn luyện các dạng nghe, luyện trí nhớ, luyện nhận biết và nắm bắt thông tin chính, thông tin chi tiết, luyện nghe và kỹ thuật ghi chép dựa vào các thông tin cho sẵn, luyện tái tạo và lược thuật văn bản đã nghe. Rèn luyện cách nhận biết các quan điểm khác nhau, thái độ và ý định của người nói thông qua ngữ điệu. Kết thúc học phần sinh viên đạt trình độ tiếng Đức trung cấp I (Mittelstufe I).
31. Nghe hiểu II: 2 đvht
Điều kiện tiên quyết: Nghe hiểu I.
Giới thiệu sâu hơn về lý thuyết nghe hiểu, các đặc điểm cơ bản của từng dạng nghe hiểu, mục tiêu, các kỹ thuật rèn luyện các dạng nghe hiểu và tái tạo văn bản, luyện nghe nhận biết đặc điểm và cấu trúc của các loại văn bản, sự khác biệt giữa các văn bản, rèn luyên nghe và ghi chép từng câu, từng đoạn và cả bài, luyện nghe nắm bắt quan điểm, thái độ, tình cảm, ý định của tác giả, luyện phân tích nội dung văn bản được nghe. Kết thúc học phần sinh viên đạt trình độ tiếng Đức trung cấp II.1 (Mittelstufe II.1).
32. Nghe hiểu III: 2 đvht
Điều kiện tiên quyết: Nghe hiểu II.
Hướng dẫn chi tiết và rèn luyện kỹ thuật nghe nhận biết cấu trúc và ghi chép những bài nghe có độ dài lớn và khó về chủ điểm, độ khó về âm, về từ vựng và cấu trúc, rèn luyện các phương pháp xử lý bài nghe, mở rộng chủ điểm. Kết thúc học phần sinh viên đạt trình độ tiếng Đức trung cấp II.2 (Mittelstufe II.2).
33. Nói I: 3 đvht
Điều kiện tiên quyết: Thực hành tiếng tổng hợp III, đạt trình độ tiếng Đức sơ cấp III (Grundstufe III).
Rèn luyện ngữ âm tích cực hơn để phát âm chính xác và nói đúng ngữ điệu. Rèn luyện kỹ năng nói ở các thể loại văn bản khó hơn như phỏng vấn, đóng vai, tranh luận, thảo luận, minh chứng, thuyết trình, đàm thoại, cách thể hiện quan điểm, phản đối, đồng tình, luận chứng và đối chứng. Luyện nhận biết sự khác biệt giữa các thể loại văn bản, cấu trúc ngữ pháp đặc trưng, mẫu lời nói cần thiết và ngữ điệu của từng loại văn bản, luyện ứng xử trong các tình huống giao tiếp khác nhau. Kết thúc học phần sinh viên đạt trình độ tiếng Đức trung cấp I (Mittelstufe I).
34. Nói II: 2 đvht
Điều kiện tiên quyết: Nói I
Luyện khả năng tự xây dựng, phát triển ý và nội dung lời nói theo chủ đề và tự diễn đạt vấn đề, nêu câu hỏi, giải quyết vấn đề qua trao đổi, luận đàm, tranh luận và minh chứng. Luyện đưa ra quan điểm phản đối và đồng tình, luận chứng và đối chứng. Những chủ điểm đặt ra là: con người, ngôn ngữ, tình yêu, nghề nghiệp, thành phố, phương tiện thông tin. Các thể loại ngôn bản cần luyện: mô tả, giao dịch bằng điện thoại, kể chuyện, tranh luận, thảo luận,... Kết thúc học phần sinh viên đạt trình độ tiếng Đức trung cấp II.1 (Mittelstufe II.1).
35. Nói III: 2 đvht
Điều kiện tiên quyết: Nói II
Củng cố và nâng cao kỹ thuật tả tranh, đặc biệt là bình tranh, giảng giải biểu đồ, sơ đồ. Nâng cao kỹ thuật thảo luận, tranh luận, tư vấn. Chuẩn bị các bài thuyết trình về Việt Nam và thuyết trình trên lớp nhằm rèn luyện kỹ thuật thuyết trình, bố cục văn bản, phong cách thuyết trình, nội dung, từ vựng và ngữ điệu thích hợp, luyện theo dõi, ghi chép, đánh giá bài thuyết trình (luận đề, phản đề, cấu trúc văn bản, lỗi, mẫu lời nói), tăng cường rèn luyện ngôn ngữ giao tiếp thông thường và khẩu ngữ. Kết thúc học phần sinh viên đạt trình độ tiếng Đức trung cấp II.2 (Mittelstufe III).
36. Đọc hiểu I: 2 đvht
Điều kiện tiên quyết: Thực hành tiếng tổng hợp III, đạt trình độ tiếng Đức sơ cấp III (Grundstufe III).
Sinh viên sẽ được giới thiệu và rèn luyện các kỹ năng đọc hiểu, làm quen với một số thể loại văn bản và văn phong mới như văn phong báo chí, khoa học và văn học, rèn luyện các kỹ thuật đọc, đặc biệt các loại hình bài tập về nội dung, từ vựng, cú pháp và cấu trúc văn bản, luyện nhận biết các quan điểm, đánh giá, ý định khác nhau, tái tạo văn bản và suy luận về những vấn đề đưa ra trong văn bản. kết thúc học phần sinh viên đạt trình độ tiếng Đức trung cấp I (Mittelstufe I).
37. Đọc hiểu II: 2 đvht
Điều kiện tiên quyết: Đọc hiểu I.
Phát triển kỹ thuật đọc hiểu I ở trình độ cao hơn với độ khó lớn hơn (độ dài tài liệu, độ khó về từ vựng, cấu trúc) và bổ sung kiến thức về một số văn phong như văn phong báo chí, văn học và khoa học. Tiếp tục luyện các loại hình đọc hiểu, luyện nhận biết cấu trúc đoạn văn, cấu trúc văn bản, đặc trưng các loại văn bản, văn phong, ngôn ngữ đặc trưng, luyện nhận biết quan điểm, ý định của tác giá, luyện tái tạo văn bản đã đọc thông qua ghi chép và tổng hợp cá nhân. Kết thúc học phần sinh viên đạt trình độ tiếng Đức trung cấp II.1 (Mittelsufe II.1).
38. Đọc hiểu III: 2 đvht
Điều kiện tiên quyết: Đọc hiểu II.
Phát triển kỹ thuật đọc hiểu II và bổ sung kiến thức về một số văn phong như văn phong báo chí, văn học và khoa học. Nâng cao khả năng nhận biết cấu trúc đoạn văn, văn bản, đặc trung các loại văn bản, văn phong, ngôn ngữ đặc trưng; luyện nhận biết quan điểm, ý định của tác giả, luyện kỹ năng đọc phân tích và kỹ thuật tái tạo văn bản đã đọc thông qua ghi chép và tổng hợp cá nhân. Văn bản có độ dài lớn hơn và nội dung khó, mang tính chuyên ngành. Kết thức học phần sinh viên đạt trình độ tiếng Đức trung cấp II.2 (Mittelstife II.2).
39. Viết I: 2 đvht
Điều kiện tiên quyết: Thực hành tiếng tổng hợp III, đạt trình độ tiếng Đức sơ cấp III (Grundstufe III).
Giới thiệu đặc trưng các loại hình văn bản: thư cá nhân (thư điện tử), thông báo, thư mời, thư độc giả, thư khiếu nại, phóng sự, bình luận. Luyện dạng thức viết câu đơn – phức, câu có trật tự bị đảo ngược, câu bị động, chủ động, trực tiếp, gián tiếp; luyện viết đoạn văn và sử dụng các thành phần liên kết văn bản; luyện viết văn bản có định hướng theo một đề tài cụ thể hoặc không có định hướng có độ dài 120 – 150 từ, luyện các bài tập ngữ pháp và từ vựng. Kết thức học phần sinh viên đạt trình độ tiếng Đức trung cấp I (Mittelstufe I).
40. Viết II: 2 đvht
Điều kiện tiên quyết: Viết I
Phát triển kỹ năng viết I, sử dụng thành thạo các thành phần liên kết văn bản, tập trung luyện phân tích cấu trúc của các thể loại văn bản chính thức, viết một văn bản có độ dài 150 – 180 từ, thực hiện tương đối thành thạo các bước: chuẩn bị, thu thập ngữ liệu, nội dung, làm dàn ý, tổ chức văn bản, viết đoạn, viết văn bản hoàn chỉnh. Kết thúc học phần sinh viên đạt trình độ tiếng Đức trung cấp II.2 (Mittelstufe II.2).
41. Viết III: 2 đvht
Điều kiện tiên quyết: Viết II.
Phát triển kỹ năng viết II, luyện phân tích cấu trúc của các thể loại văn bản chính thức, thể loại văn bản sáng tạo, sử dụng thành thạo các thành phần liên kết văn bản, viết một văn bản có độ dài 180 – 200 từ, phát triển kỹ thuật viết đoạn, hoàn chỉnh văn bản. Kết thúc học phần sinh viên đạt trình độ tiếng Đức trung cấp II.2 (Mittelstufe II.2).
4. Hướng dẫn sử dụng chương trình khung để thiết kế các chương trình đào tạo cụ thể
Chương trình khung giáo dục đại học là cơ sở giúp Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý chất lượng của quá trình đào tạo đại học, do đó được quy định bắt buộc cho tất cả các cơ sở giáo dục đại học.
4.1. Chương trình khung trình độ đại học ngành tiếng Đức được thiết kế theo hướng thuận lợi cho việc phát triển các chương trình cấu trúc kiểu đơn ngành (Single Major). Danh mục các học phần (môn học) và khối lượng của chúng đưa ra tại mục 3 chỉ là những quy định bắt buộc tối thiểu. Căn cứ vào mục tiêu, thời gian đào tạo, khối lượng và cơ cấu kiến thức quy định tại các Mục 1 và 2, các trường bổ sung những học phần cần thiết để xây dựng thành chương trình đào tạo cụ thể của trường mình với tổng khối lượng kiến thức không dưới 210 đơn vị học trình (không kể các nội dung về Giáo dục Thể chất và Giáo dục Quốc phòng).
4.2. Phần kiến thức chuyên ngành (nếu có) thuộc ngành tiếng Đức có thể thiết kế theo từng lĩnh vực chuyên sâu hẹp của ngành Tiếng Đức (như sư phạm, phiên dịch, ngôn ngữ, văn hóa - văn học...), hoặc theo hướng phát triển qua một ngành thứ hai khác để hình thành tiếng Đức chuyên ngành. Sự khác biệt về nội dung đào tạo giữa các chuyên ngành nằm trong giới hạn 20% kiến thức chung của ngành.
Trường hợp lựa chọn chuyên ngành sư phạm, sinh viên cần học bổ sung tối thiểu 8 học phần sau (với tổng khối lượng tối thiểu 21 đvht):
1. Những luận điểm cơ bản của giáo học pháp hiện đại
2. Dạy học các bình diện ngôn ngữ và kỹ năng lời nói
3. Tổ chức dạy học
4. Phương pháp tiến hành giờ dạy ngoại ngữ nói
5. Tâm lý học đại cương
6. Tâm lý học sư phạm
7. Giáo dục học đại cương
8. Giáo dục học phổ thông
Trường hợp lựa chọn chuyên ngành phiên dịch, sinh viên cần học bổ sung tốt thiểu 10 học phần sau (với tổng khối lượng tối thiểu 23 đvht):
1. Lý luận dịch
2. Dịch chuyên đề kinh tế
3. Biên dịch I
4. Biên dịch II
5. Biên dịch III
6. Biên dịch IV
7. Phiên dịch I
8. Phiên dịch II
9. Phiên dịch III
10. Phiên dịch IV
4.3. Phần kiến thức bổ trợ (nếu có) có thể được trường thiết kế theo một trong hai hướng sau:
- Bố trí các nội dung được lựa chọn khá tự do, liên quan tới nhiều ngành đào tạo nhưng xét thấy có lợi trong việc mở rộng năng lực hoạt động của sinh viên sau khi tốt nghiệp.
- Bố trí các học phần có nội dung thuộc một ngành đào tạo thứ hai khác với ngành tiếng Đức (thí dụ như tiếng Anh, tiếng Trung Quốc, Quản trị kinh doanh, Quan hệ quốc tế, Việt Nam học...) nhằm mở rộng phạm vi hoạt động của sinh viên sau khi tốt nghiệp. Trong trường hợp mảng kiến thức thuộc ngành thứ hai có khối lượng bằng hoặc vượt 25 đvht, chương trình mới được tạo ra sẽ có cấu trúc kiểu ngành chính (Major)- ngành phụ (Minor), trong đó ngành chính là Tiếng Đức. Trường hợp khối lượng này bằng hoặc vượt 45 đvht, chương trình tạo ra sẽ có cấu trúc kiểu song ngành (Double Major).
- Trường hợp đặc biệt khi chương trình mới tạo ra thỏa mãn đồng thời những quy định về chương trình khung tương ứng với hai ngành đào tạo khác nhau thì người tốt nghiệp sẽ được nhận hai văn bằng đại học. Đương nhiên trong trường hợp này, khối lượng kiến thức của toàn chương trình và thời gian đào tạo theo thiết kế sẽ lớn hơn nhiều so với ba kiểu cấu trúc chương trình trên.
4.4. Một số nguyên tắc xây dựng chương trình cụ thể
Nguyên tắc chung
Chương trình được xây dựng trên cơ sở xác định mục tiêu cụ thể của từng học phần, lượng hóa được nội dung kiến thức lý luận và thực hành tương ứng với thời lượng quy định.
Cần tham khảo chương trình và giáo trình giảng dạy tiếng Đức ở các nước, đặc biệt là các nước châu Á, để lựa chọn, bổ sung sao cho phù hợp với đối tượng giảng dạy, thời luợng quy định, nhu cầu và thực tiễn giảng dạy ở Việt Nam.
a) Các nguyên tắc thiết kế nội dung cho khối kiến thức tiếng
- Nguyên tắc lựa chọn chủ điểm: Lấy hệ thống chủ điểm làm cơ sở để lựa chọn nội dung giao tiếp, ngữ cảnh hóa chủ điểm giao tiếp, phối hợp hài hòa các kỹ năng giao tiếp và các nội dung giao tiếp, chủ điểm phù hợp với trình độ hiểu biết, nhu cầu và sở thích của đối tượng đào tạo, đảm bảo tính hấp dẫn và tính ứng dụng cao, đảm bảo lặp lại có mở rộng và phát triển các chủ điểm qua các học phần, lựa chọn và sắp xếp ngữ liệu một cách linh hoạt.
- Nguyên tắc lựa chọn nội dung ngôn ngữ: Ngữ cảnh hóa các nội dung ngôn ngữ thông qua các tình huống giao tiếp thích hợp, đảm bảo tính giao tiếp, tính thực hành, tần số sử dụng cao, theo trình tự từ đơn gian đến phức tạp.
- Nội dung cho các học phần tiếng Đức chuyên ngành phải có tính đa dạng và cập nhật cao nhằm chuyển tải những kiến thức chuyên ngành đáp ứng nhu cầu luôn biến đổi của xã hội.
b) Nguyên tắc thiết kế nội dung cho khối kiến thức ngôn ngữ
Chú trọng tính đặc thù của tiếng Đức, đối chiếu Đức – Việt và tính ứng dụng vào thực tiễn nghề nghiệp.
c) Nguyên tắc thiết kế nội dung cho khối kiến thức văn hóa – văn học.
Lựa chọn những trào lưu và tác giả tiêu biểu, đảm bảo tính đích thực của ngôn ngữ trong các tác phẩm, đảm bảo phát huy tính sáng tạo của sinh viên, tính cập nhật của nội dung giảng dạy văn hóa Đức.
4.5. Chương trình được biên soạn
Theo hướng tinh giản số giờ lý thuyết, dành nhiều thời gian cho sinh viên tự nghiên cứu, đọc tài liệu, thảo luận, làm các bài tập và thực hành. Khối lượng kiến thức của chương trình được xác định phù hợp với khuôn khổ mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đã quy định cho một chương trình giáo dục đại học 4 năm. Chương trình này cũng được biên soạn theo hướng đổi mới phương pháp dạy và học đại học.
4.6. Hiệu trưởng các trường đại học
Ký quyết định ban hành chương trình đào tạo ngành Tiếng Đức để triển khai thực hiện trong phạm vi trường mình./.
KT. BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THỨ TRƯỞNG
Bành Tiến Long
CHƯƠNG TRÌNH KHUNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC
Trình độ đào tạo: Đại học
Ngành đào tạo: Tiếng Nhật (Japaness)
Mã ngành:
(Ban hành kèm theo Quyết định số 36/2004/QĐ-BGD&ĐT ngày 25 tháng 10 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).
1. Mục tiêu đào tạo
Mục tiêu chung
Đào tạo cử nhân ngành Tiếng Nhật có phẩm chất chính trị và đạo đức nghề nghiệp, có sức khỏe tốt, có khả năng giải quyết tốt các công việc thuộc ngành nghề chuyên môn, đáp ứng được những yêu cầu của xã hội và của nền kinh tế trong quá trình hội nhập quốc tế.
Mục tiêu cụ thể
Cung cấp cho sinh viên những kiến thức tương đối rộng về ngôn ngữ, văn hóa – văn học Nhật Bản; rèn luyện và phát triển kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Nhật ở mức độ tương đối thành thạo; cho phép sinh viên đạt được trình độ nghiệp vụ vững vàng khi làm công tác biên – phiên dịch trong các lĩnh vực kinh tế - văn hóa – xã hội, bước đầu hình thành năng lực nghiên cứu khoa học về ngôn ngữ, văn học hoặc văn hóa – văn minh của nước Nhật, cũng như có khả năng hành nghề trong một số lĩnh vực dịch vụ như hướng dẫn du lịch, bảo tàng...
2. Khung chương trình đào tạo
2.1. Khối lượng kiến thức tối thiểu và thời gian đào tạo theo thiết kế
210 đơn vị học trình (đvht), chưa kể phần nội dung về Giáo dục Thể chất (5 đvht) và Giáo dục quốc phòng (165 tiết).
Thời gian đào tạo 4 năm.
2.2. Cấu trúc kiến thức của chương trình đào tạo
đvht
2.2.1
Kiến thức giáo dục đại cương tối thiểu
(chưa kể các phần nội dung Giáo dục Thể chất và Giáo dục Quốc phòng)
70
2.2.2
Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp tối thiểu
Trong đó tối thiểu:
140
- Kiến thức ngành (Bao gồm các khối kiến thức: Ngôn ngữ, Văn hóa – Văn học, Tiếng)
89
- Kiến thức chuyên ngành
- Kiến thức bổ trợ
- Thực tập
5
- Khoá luận (hoặc thi tốt nghiệp)
10
3. Khối kiến thức bắt buộc
3.1. Danh mục các học phần bắt buộc
3.1.1. Kiến thức giáo dục đại cương
59 đvht*
1
Triết học Mác – Lênin
6
2
Kinh tế chính trị Mác – Lênin
5
3
Chủ nghĩa xã hội khoa học
4
4
Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
4
5
Tư tưởng Hồ Chí Minh
3
6
Ngoại ngữ II**
20
7
Tin học cơ sở
4
8
Giáo dục Thể chất
5
9
Giáo dục Quốc phòng
165 tiết
10
Dẫn luận ngôn ngữ học
3
11
Cơ sở văn hóa Việt Nam
3
12
Tiếng Việt
3
13
Ngôn ngữ học đối chiếu
2
14
Phương pháp nghiên cứu khoa học
2
* Chưa tính các học phần 8 và 9
** Nếu chọn ngành đào tạo thứ 2 là một ngoại ngữ khác với tiếng Nhật
3.1.2. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp
Kiến thức chuyên ngành
89 đvht
a) Khối kiến thức ngôn ngữ
11 đvht
1
Ngữ âm học tiếng Nhật
2
2
Từ vựng học tiếng Nhật
3
3
Ngữ pháp học tiếng Nhật I
3
4
Ngữ pháp học tiếng Nhật II
3
b) Khối kiến thức văn hóa – văn học
10 đvht
1
Văn học và văn minh Nhật Bản I
2
2
Văn học và văn minh Nhật Bản II
2
3
Lịch sử văn học Nhật Bản
2
4
Trích giảng văn học Nhật Bản I
2
5
Trích giảng văn học Nhật Bản II
2
c) Khối kiến thức tiếng
68 đvht
1
Thực hành tiếng Nhật tổng hợp I
10
2
Thực hành tiếng Nhật tổng hợp II
10
3
Thực hành tiếng Nhật tổng hợp III
8
4
Thực hành tiếng Nhật tổng hợp IV
8
5
Nghe hiểu I
2
6
Nghe hiểu II
2
7
Nghe hiểu III
2
8
Nghe hiểu IV
2
9
Nói I
2
10
Nói II
2
11
Nói III
2
12
Nói IV
2
13
Đọc hiểu I
2
14
Đọc hiểu II
2
15
Đọc hiểu III
2
16
Đọc hiểu IV
2
17
Viết I
2
18
Viết II
2
19
Viết III
2
20
Viết IV
2
3.2. Mô tả nội dung các học phần bắt buộc
1. Triết học Mác – Lênin: 6 đvht
Nội dung ban hành kèm theo Quyết định số 45/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 29/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
2. Kinh tế chính trị Mác – Lênin: 5 đvht
Nội dung ban hành kèm theo Quyết định số 45/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 29/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
3. Chủ nghĩa xã hội khoa học: 4 đvht
Nội dung ban hành kèm theo Quyết định số 34/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 31/07/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
4. Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam: 4 đvht
Nội dung ban hành kèm theo Quyết định số 41/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 27/08/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
5. Tư tưởng Hồ Chí Minh: 3 đvht
Nội dung ban hành kèm theo Quyết định số 35/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 31/07/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
6. Ngoại ngữ II: 20 đvht
Nội dung được phát triển từ chương trình khung trình độ đại học của ngành ngoại ngữ tương ứng.
7. Giáo dục Thể chất: 5 đvht
Nội dung ban hành kèm theo Quyết định số 3244/GD-ĐT ngày 12/09/1995 và Quyết định số 1262/GD-ĐT ngày 12/04/1997 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
8. Giáo dục Quốc phòng:165 tiết
Nội dung ban hành kèm theo Quyết định số 12/2000/QĐ-BGD&ĐT ngày 09/05/2000 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
9. Tin học cơ sở: 4 đvht
Trang bị cho sinh viên các khái niệm cơ bản về xử lý thông tin và máy tính điện tử. Giúp sinh viên nắm vững các thao tác truy cập Internét, các kỹ năng sử dụng hệ điều hành để thao tác trên máy tính điện tử, khai thác một số phần mềm ứng dụng, soạn thảo và lưu trữ văn bản phục vụ công tác văn phòng, sử dụng hệ quản trị cơ sở dữ liệu để tính toán khoa học và giải quyết các vấn đề chuyên môn.
10. Dẫn luận ngôn ngữ học: 3 đvht
Điều kiện tiên quyết: Tiếng Việt
Học phần cung cấp những kiến thức cơ bản về bản chất của ngôn ngữ loài người, về mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa, giữa ngôn ngữ và tư duy; cung cấp những tri thức chung về ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng, ngữ nghĩa, ngữ dụng để hiểu một ngôn ngữ cụ thể (Tiếng Việt hoặc ngoại ngữ đang học) và làm cơ sở để đối chiếu ngôn ngữ.
11. Cơ sở văn hóa Việt Nam: 3 đvht
Điều kiện tiên quyết: không
Học phần cung cấp cho sinh viên lý luận về văn hóa đại cương, các quan điểm và phương pháp tiếp cận trong nghiên cứu văn hóa nói chung và văn hóa Việt Nam nói riêng. Thông qua các thành tố văn hóa, không gian, thời gian văn hóa, sinh viên hiểu được bản sắc văn hóa Việt Nam.
Học phần cũng góp phần tạo cho sinh viên một bản lĩnh văn hóa dân tộc trong quá trình học tập và tiếp xúc với văn hóa của ngoại ngữ được học.
12. Tiếng Việt: 3 đvht
Điều kiện tiên quyết: không
Học phần góp phần củng cố và phát triển các kỹ năng sử dụng tiếng mẹ đẻ ở mức độ cao (kỹ năng ghi chép bài giảng, bài nói, kỹ năng tóm tắt, kỹ năng tổng thuật qua nghe hoặc đọc văn bản...). Học phần cũng cung cấp những tri thức cơ bản và hiện đại về tiếng Việt làm cơ sở đế đối chiếu ngôn ngữ và góp phần hình thành cho sinh viên một phương pháp học tập ngoại ngữ phù hợp.
13. Ngôn ngữ học đối chiếu: 2 đvht
Điều kiện tiên quyết: Dẫn luận ngôn ngữ học, Tiếng Việt, các học phần kỹ năng II thuộc khối kiến thức tiếng.
Học phần cung cấp cho sinh viên công cụ về mặt lý thuyết để so sánh đối chiếu tiếng mẹ đẻ với một ngoại ngữ nhằm hiểu sâu hơn cả 2 ngôn ngữ; cung cấp các thao tác cụ thể được sử dụng trong quá trình so sánh đối chiếu ngôn ngữ.
14. Phương pháp nghiên cứu khoa học: 2 đvht
Điều kiện tiên quyết: Triết học Mác – Lênin
Học phần cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản, chủ yếu mang tính lý thuyết liên quan đến các khái niệm, mục tiêu và kỹ thuật nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, đặc biệt trong lĩnh vực ngôn ngữ và phương pháp giảng dạy tiếng nước ngoài.
Học phần giúp sinh viên làm quen với các công cụ, kỹ thuật nghiên cứu, các giai đoạn của từng loại hình nghiên cứu khác nhau, đồng thời cũng hình thành và phát triển ở sinh viên khả năng hiểu và phân tích đánh giá một công trình nghiên cứu cụ thể.
15. Ngữ âm học tiếng Nhật: 2 đvht
Điều kiện tiên quyết: Các học phần thực hành tiếng Nhật tổng hợp, Dẫn luận ngôn ngữ học
Học phần nêu khái quát về ngữ âm, ngữ âm học, bộ máy phát âm, hệ thống nguyên âm, phụ âm, âm ngắt, âm dài, cấu tạo âm, ngữ điệu, trọng âm, sự khác nhau về trọng âm giữa các vùng ở Nhật Bản, trọng âm tiếng chuẩn Tokyo, sự khác nhau về ngữ điệu của các phương ngữ trong trong tiếng Nhật. Học phần trang bị cho sinh viên kiến thức cơ bản về ngữ âm tiếng Nhật như: ký hiệu ngữ âm, âm vị, trọng âm, nhịp..., giúp cho sinh viên chỉnh âm có ý thức trên cơ sở lý thuyết đã học về hệ thống âm tiếng Nhật.
16. Từ vựng tiếng Nhật: 3 đvht
Điều kiện tiên quyết: Các học phần thực hành tiếng Nhật tổng hợp, Dẫn luận ngôn ngữ học.
Nội dung gồm:
- Phần lý thuyết: Nếu khái quát những khái niệm về từ vựng, từ vựng học, ý nghĩa của từ, từ loại, các lớp từ, phạm vi sử dụng của từ, cấu tạo từ, từ thuần Nhật, từ ngoại lai, từ Hán, quán ngữ, từ điển... đồng thời có những giải thích và ví dụ cụ thể.
- Phần thực hành: Gồm các bài tập cụ thể nhằm giúp sinh viên hiểu rõ hơn về phần lý thuyết. Các bài tập đều có liên quan trực tiếp và hỗ trợ tích cực cho việc nâng cao kỹ năng thực hành tiếng của sinh viên. Học phần cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về từ vựng tiếng Nhật, giúp sinh viên hiểu sâu hơn, nắm vững hơn về tiếng Nhật, đặc biệt là giúp họ nắm bắt từ vựng một cách có hệ thống. Kết thúc học phần này, sinh viên sẽ có khả năng tự nghiên cứu tài liệu để nắm được hệ thống kiến thức về từ vựng tiếng Nhật, biết đưa ra những quy tắc về học từ một cách hệ thống.
17. Ngữ pháp tiếng Nhật 1 (Từ pháp): 3 đvht
Điều kiện tiên quyết: Các học phần về thực hành tiếng Nhật tổng hợp.
Học phần giới thiệu các từ loại chính trong tiếng Nhật, đi sâu nghiên cứu từng từ loại như danh từ, động từ, tính từ đuôi “i”, tính từ đuôi “na”, trợ từ, trợ động từ ... và cách dùng các loại từ đó. Học phần giúp sinh viên nắm được một cách có hệ thống ngữ pháp, những quy luật, quy tắc về từ loại trong tiếng Nhật và có khả năng vận dụng những kiến thức đó một cách có ý thức vào việc sử dụng tiếng Nhật trong các kỹ năng khác, đặc biệt là kỹ năng thực hành dịch.
18. Ngữ pháp Tiếng Nhật 2 (Cú pháp): 3 đvht
Điều kiện tiên quyết: Các học phần về thực hành tiếng Nhật tổng hợp, Ngữ pháp tiếng Nhật 1.
Học phần đi sâu vào các thành phần chính của câu như chủ ngữ, bổ ngữ, trạng ngữ, đề ngữ..., giới thiệu và phân tích các cách phân loại câu trong tiếng Nhật như phân loại theo mục đích phát ngôn, phân loại theo cấu trúc... Học phần giúp sinh viên nắm được những kiến thức cơ bản về cấu trúc câu trong tiếng Nhật, thông qua những cấu trúc đã học để so sánh đối chiếu với tiếng mẹ đẻ, vận dụng một cách có ý thức vào việc sử dụng tiếng Nhật, nhất là khi làm dịch thuật. Ngoài ra, học phần còn giúp sinh viên có những kiến thức cơ bản ban đầu về cấu tạo luận tiếng Nhật, những loại câu thuộc các văn phong khác nhau trong tiếng Nhật, là cơ sở để viết báo cáo chuyên đề, khoá luận tốt nghiệp.
19. Văn hóa và văn minh Nhật Bản 1: 2 đvht
Điều kiện tiên quyết: Các học phần thực hành tiếng Nhật tổng hợp.
Học phần cung cấp cho sinh viên tri thức cơ bản về những mặt chính trong cuộc sống sinh hoạt của người Nhật (ví dụ như ăn, mặc, ở, đi lại, chi tiêu, mua sắm, lễ hội, vui chơi giải trí, học tập...), cho sinh viên làm quen với đặc điểm và hoạt động của các hệ thống trong xã hội Nhật Bản như hệ thống y tế, giáo dục, bưu điện, ngân hàng... đồng thời trang bị cho sinh viên một khối lượng từ vựng cũng như cách diễn đạt phong phú liên quan đến các nội dung trên. Học phần giúp sinh viên nắm được các đặc điểm văn hóa thể hiện trong sinh hoạt của người Nhật, có kiến thức tổng quát và cơ bản về xã hội Nhật Bản, có khả năng tham gia vào các cuộc tọa đàm về văn hóa Nhật Bản.
20. Văn hóa và văn minh Nhật Bản 2: 2 đvht
Điều kiện tiên quyết: Văn hóa và văn minh Nhật bản 1
Cung cấp cho sinh viên các tri thức cơ bản về những loại hình văn hóa truyền thông (văn hóa cổ truyền) của Nhật Bản như nghệ thuật cắm hoa, Trà đạo, Sumo , kịch No, kịch Kabuki..., đồng thời cung cấp cho sinh viên đặc điểm của các loại hình văn hóa này, lịch sử phát triển, vị trí của chúng trong xã hội Nhật Bản hiện đại, giúp sinh viên hiểu được khi thưởng thức các loại hình văn hóa cổ truyền của Nhật Bản. Học phần giúp sinh viên có kiến thức tổng quát và cơ bản về văn hóa truyền thống Nhật Bản, có khả năng tham gia vào các cuộc tọa đàm về văn hóa truyền thống Nhật Bản với vốn từ và các cách diễn đạt được trang bị, đồng thời có thể hiểu được các loại hình văn hóa truyền thống của Nhật Bản.
21. Lịch sử văn học Nhật Bản: 2 đvht
Điều kiện tiên quyết: Các học phần về thực hành tiếng Nhật tổng hợp.
Trang bị cho sinh viên các kiến thức cơ bản và khái quát về sự ra đời và phát triển của nền văn học Nhật Bản từ thời cổ đại đến ngày nay, cung cấp cho sinh viên các kiến thức về bối cảnh lịch sử, các đặc điểm của nền văn học Nhật Bản, các dòng văn học hay, các khuynh hướng sáng tác trong văn học, các thể loại văn học, các tác giả và tác phẩm chính, nội dung chính của các tác phẩm chính, nội dung chính của các tác phẩm nổi tiếng trong từng thời kỳ phát triển của văn học Nhật Bản. Học phần giúp sinh viên nắm được một cách khái quát và có hệ thống về sự phát triển của nền văn học Nhật Bản, các đặc điểm của nền văn học Nhật Bản trong từng thời kỳ phát triển, các tác giả và tác phẩm nổi tiếng của nền văn học Nhật Bản, hiểu được đặc trưng của các thể loại văn học Nhật Bản, từ đó hiểu thêm được về văn hóa và ngôn ngữ của dân tộc Nhật Bản, đồng thời có khả năng tiếp thu các kiến thức về văn học Nhật Bản một cách sâu sắc hơn trong giai đọan sau. Bên cạnh đó, sinh viên nắm được một khối lượng từ vựng lớn về đề tài văn học, có thể tham gia tọc đàm bằng tiếng Nhật về văn học nói chung và văn học Nhật Bản nói riêng, đồng thời có khả năng dịch tương đối chính xác các vấn đề liên quan đến văn học Nhật Bản, qua đó phát triển kỹ năng thực hành tiếng.
22. Trích giảng văn học Nhật Bản 1: 2 đvht
Điều kiện tiên quyết: Các học phần về thực hành tiếng Nhật tổng hợp, Lịch sử văn học Nhật Bản.
Hướng dẫn sinh viên đọc và phân tích một số tác phẩm văn học nổi tiếng của các tác giả nổi tiếng của Nhật Bản, chẳng hạn hai tác phẩm “Cậu ấm” của Natsume Soseki và “Xứ tuyết” của Kawabata Yasunari. Sau khi đọc, sinh viên luyện tập cách phát biểu cảm tưởng và tọa đàm về các tác phẩm đã học. Trong quá trình phân tích tác phẩm, sinh viên được tập dịch một số đoạn văn hay hoặc một số câu văn khó. Học phần này giúp sinh viên đọc và cảm thụ được một số tác phẩm văn học Nhật Bản, biết cách phân tích các tác phẩm văn học và trình bày các ý kiến của mình bằng tiếng Nhật, giúp sinh viên nắm được tư tưởng nghệ thuật của các nhà văn lớn đồng thời phát triển kỹ năng đọc, viết và nói của sinh viên ở trình độ cao.
23. Trích giảng văn học Nhật Bản 2: 2 đvht
Điều kiện tiên quyết: Các học phần về thực hành tiếng Nhật tổng hợp, trích giảng văn học Nhật Bản 1.
Cho sinh viên đọc và phân tích khoảng 3 tác phẩm văn học nổi tiếng của các tác giả Nhật Bản, ví dụ như 3 tác phẩm “Sợi tơ nhện” của Akutagawa Ruynosuke, “ Hai mươi tư con mắt” của Tsuboi Sakae và “Hai người” của Akagawa Jiro. Học phần này tiếp tục rèn luyện và phát triển kỹ năng học, kỹ năng phân tích tác phẩm văn học (đã được học ở học phần Trích giảng văn học Nhật Bản 1) ở trình độ cao hơn, giúp sinh viên làm quen thêm một số tác phẩm văn học nổi tiếng của Nhật Bản để hiểu sâu hơn và toàn diện hơn về nền văn học Nhật Bản. Bên cảnh đó, học phần cũng rèn luyện các kỹ năng thực hành tiếng ở giai đoạn cao, giúp sinh viên có năng lực đọc, hiểu và phân tích tương đối sâu sắc một tác phẩm văn học, đồng thời biết diễn đạt một cách trôi chảy và dễ hiểu những tình cảm, ý kiến, quan điểm của mình về các tác phẩm văn học nói riêng và các hiện tượng, vần đề xã hội cũng như cuộc sống của con người nói chung.
24. Thực hành tiếng Nhật tổng hợp I: 10 đvht
Điều kiện tiên quyết: không
Học phần trang bị cho sinh viên những kiến thức sơ đẳng ban đầu của tiếng Nhật, do đó các nội dung giảng dạy cơ bản là dạy phát âm, dạy chữ Hiragana, Katakana, Romaji. Các bài khoá dùng để giảng dạy được lựa chọn trong giáo trình sơ cấp. Nội dung của từng bài bao gồm giới thiệu ngữ pháp mới và từ mới, luyện tập cơ bản và luyện tập ứng dụng, luyện đọc và viết chữ Hán mới. Học phần giúp sinh viên nắm vững cách phát âm cơ bản, đặc biệt là âm dài, âm ngắn, âm ngắt, âm đục, nắm chắc 4 loại ký tự dùng trong tiếng Nhật: chữ Hán, chữ Katakana, chữ Hiragana, chữ Romaji và viết đúng, đẹp các loại chữ này, đồng thời rèn luyện bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết ở trình độ sơ cấp I. Học phần cung cấp cho sinh viên 200 chữ Hán. 1000 từ vựng.
25. Thực hành tiếng Nhật tổng hợp II: 10 đvht
Điều kiện tiên quyết: Thực hành tiếng Nhật tổng hợp I
Nội dung giảng dạy của học phần này là các bài khoá được lựa chọn trong các giáo trình sơ cấp. Nội dung các bài giảng bao gồm giới thiệu ngữ pháp mới và từ mới, luyện tập cơ bản, luyện tập ứng dụng, luyện tập cách đọc và cách viết chữ Hán mới. Học phần tiếp tục cung cấp các kiến thức ngôn ngữ tiếng Nhật cơ bản ở trình độ sơ cấp, cung cấp thêm khoảng 300 chữ Hán, và 1500 từ vựng, rèn luyện 4 kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết ở trình độ sơ cấp.
26. Thực hành tiếng Nhật tổng hợp III: 8 đvht
Điều kiện tiên quyết: Thực hành tiếng Nhật tổng hợp II
Nội dung giảng dạy của học phần này gồm các bài thuộc các chủ đề về gia đình, nhà trường, xã hội. Cấu trúc một bài gồm 4 phẩn: Phần đọc hiểu, phần hội thoại, phần từ mới, phần luyện tập. Học phần này củng cố kiến thức đã học trong phần Thực hành tiếng Nhật tổng hợp I và II, phát triển 4 kỹ năng tổng hợp nghe, nói, đọc, viết, chú trọng khả năng giao tiếp, cung cấp các kiến thức cơ bản về đất nước, con người Nhật Bản thông qua một số chủ đề chính, cung cấp thêm khoảng 2000 từ vựng và 500 chữ Hán.
27. Thực hành tiếng Nhật tổng hợp IV: 8 đvht
Điều kiện tiên quyết: Thực hành tiếng Nhật tổng hợp III
Luyện tập các kỹ năng thực hành tiếng theo một số chủ đề về văn hóa, giáo dục, chính trị, kinh tế, rèn luyện và nâng cao 4 kỹ năng, nói, đọc, viết ở trình độ trung cấp II. Học phần này cung cấp thêm khoảng 500 chữ Hán và 2500 từ vựng, nâng cao các kỹ năng thực hành tiếng gắn với các kiến thức văn hóa, xã hội tổng hợp trên nhiều lĩnh vực như kinh tế, chính trị, xã hội, đối ngoại.v.v..., mở rộng tầm nhìn cho sinh viên, giúp họ hiểu biết thêm về đất nước, con người Nhật Bản.
28. Nghe hiểu I: 2 đvht
Điều kiện tiên quyết: Thực hành tiếng Nhật tổng hợp I.
Cho nghe các bài nghe xoay quanh chủ đề sinh hoạt thường ngày. Các bài nghe là những bài hội thoại thông thường, tốc độ vừa phải, không có tạp âm hay tiếng ồn, ngôn ngữ chuẩn, giọng nói rõ ràng, mạch lạc. Học phần giúp sinh viên có khả năng nghe hiểu được nội dung một bài có độ dài 150 ~ 200 từ, hiều được các vấn đề trong sinh hoạt thông thường, nghe hiểu và tóm tắc được nội dung, trả lời đúng câu hỏi theo yêu cầu của giảng viên.
29. Nghe hiểu II: 2 đvht
Điều kiện tiên quyết: Nghe hiểu I
Học phần giúp cho sinh viên nghe các bài nghe xoay quanh một số chủ đề về sinh hoạt hàng ngày. Mục tiêu cần đạt được của học phần này là sinh viên nghe được các bài có chủ đề về sinh hoạt thường ngày với độ dài khoảng 200 ~ 250 từ, tốc độ tự nhiên, âm chuẩn; sinh viên hiểu và có thể tóm tắt được nội dung cơ bản, trả lời đúng các câu hỏi theo yêu cầu của giảng viên.
30. Nghe hiểu III: 2 đvht
Điều kiện tiên quyết: Nghe hiểu II
Nội dung nghe của học phần này là các bản tin ngắn của đài NHK liên quan đến các vấn đề về văn hóa, xã hội. Học phần này giúp sinh viên nghe được các bản tin trên đài, nghe được một số bài có độ dài khoảng 300 từ liên quan tới chủ đề đã học, tóm tắt được ý chính của vấn đề đã nghe và trả lời đúng câu hỏi theo yêu cầu của giảng viên.
31. Nghe hiểu IV: 2 đvht
Điều kiện tiên quyết: Nghe hiểu III
Nội dung nghe của học phần này là các bài nghe có tính chuyên đề về các lĩnh vực kinh tế, xã hội, khoa học – kỹ thuật... Mục tiêu của học phần này lá giúp sinh viên có khả năng nghe được 1 bài có độ dài khoảng 350 ~ 400 từ về lĩnh vực kinh tế, xã hội, khoa học – kỹ thuật, có thể nghe hiểu được một bài diễn thuyết, các bài phát biểu tại hội thảo, hội đàm về lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội..., giúp họ khi nghe biết cách nắm được các ý chính của bài nghe, biết phân tích và phán đoán.
32. Nói I: 2 đvht
Điều kiện tiên quyết: Thực hành tiếng Nhật tổng hợp I
Luyện tập các bài hội thoại xoay quanh chủ đề cuộc sống hàng ngày như: làm thêm, gia đình, bạn bè, trong đó các mẫu câu dùng ở thể “desu, masu”. Học phần này giúp sinh viên thành thạo các kỹ năng nói dưới dạng hỏi – trả lời, nắm chắc các câu đơn giản phù hợp với trình độ trung cấp I, nói đúng mẫu câu, ngắn gọn, dễ hiểu, đúng ngữ âm, ngữ điệu, đồng thời giới thiệu một số tri thức cơ bản về cuộc sống của người Nhật.
33. Nói II: 2 đvht
Điều kiện tiên quyết: Nói I
Nội dung luyện tập thực hành nói ở học phần này gồm các chủ đề xoay quanh cuộc sống đời thường như kết bạn, các món ăn của 2 dân tộc Việt Nam và Nhật Bản... ở học phần này, sinh viên được tập trung luyện cách nói tự nhiên, đơn giản dùng trong quan hệ bạn bè. Học phần giúp sinh viên sử dụng đúng mẫu câu, nói lưu loát, trôi chảy, đúng ngữ âm, ngữ điệu, đồng thời bổ sung cho họ thêm từ và tri thức về cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người Nhật, giúp họ có khả năng trình bày được suy nghĩ, quan điểm của mình về một vấn đề nào đó trong vòng 2 – 3 phút.
34. Nói III: 2 đvht
Điều kiện tiên quyết: Nói II
Nội dung luyện kỹ năng nói của học phần này là những vấn đề liên quan tới của chủ đề môi trường, ngôn ngữ, du lịch... Học phần này giúp cho sinh viên có khả năng đối ngoại với người Nhật trong các tình huống giao tiếp thông thường, nắm vững được nghi thức giao tiếp, có thể phát biểu được ý kiến của mình, tỏ sự đồng tính hay phản bác, có khả năng nói trôi chảy, lưu loát, đúng ngữ âm, ngữ điệu và có thể độc thoại một cách trơn tru trong vòng 3 – 5 phút.
35. Nói IV: 2 đvht
Điều kiện tiên quyết: Nói III
Nội dung luyện tập nói của học phần này bao gồm các vấn đề liên quan tới các công việc của công ty, trong đó có nhiều vấn đề đề cập đến cách ứng xử ở công ty, phong tục tập quán, lề lối làm việc của người Nhật. Đặc biệt, ở học phần này sinh viên được tập trung luyện tập cách dùng kính ngữ (từ tôn kính và khiêm nhường). Học phần giúp cho sinh viên làm quen với các công việc thực tế tại các công ty Nhật hoặc Việt Nam, thông qua tiếng Nhật để hiểu được tác phong và phong cách làm việc của người Nhật thông qua tiếng Nhật, biết cách dùng từ chuẩn xác, có chọn lọc trong các ngữ cảnh khác nhau. Bên cạnh đó, học phần này cũng giúp cho sinh viên có thể nói tiếng Nhật lưu loát, trôi chảy, đúng ngữ âm, ngữ điệu, đúng văn cảnh.
36. Đọc hiểu I: 2 đvht
Điều kiện tiên quyết: Thực hàn tiếng Nhật tổng hợp.
Các bài học hiểu sử dụng ở học phần này bao gồm các bài văn xuôi có nội dung đơn giản, dễ hiểu xoay quanh cuộc sống thường ngày. Học phần này rèn luyện kỹ năng đọc, giúp sinh viên đọc được các bài có độ dài khoảng 150 ~ 200 từ trong đó lượng chữ Hán chiếm khoảng 10%, từ mới dươi 2%; đọc đúng, lưu loát, trôi chảy, đúng ngữ âm, ngữ điệu, hiểu nội dung, trả lời đúng câu hỏi mà giảng viên yêu cầu. Đồng thời học phần này cũng cung cấp thêm từ vựng, cung cấp thêm mẫu câu mới và các hiện tưởng ngữ pháp mới, cung cấp thêm các tri thức văn hóa, xã hội cho sinh viên.
37. Đọc hiểu II: 2 đvht
Điều kiện tiên quyết: Đọc hiểu I.
Nội dung đọc hiểu của học phần này gồm các bài văn xuôi xoay quanh các chủ đề cuộc sống thường ngày, có nội dung phong phú manh tính chuyên đề dễ hiểu.
Mục tiêu của học phần này là rèn luyên kỹ năng đọc, giúp sinh viên đọc được những bài có độ dài khoảng 300 ~ 350 từ trong đó lượng từ mới không quá 3%, đọc đúng, lưu loát, trôi chảy, đúng ngữ âm, ngữ điệu. Học phần này cũng cung cấp thêm lượng từ vựng, mẫu câu mới, các hiện tượng ngữ pháp mới cũng như các tri thức về văn hóa, xã hội. Yêu cầu đối với sinh viên là hiểu nội dung, trả lời đúng câu hỏi mà giang viên yêu cầu.
38. Đọc hiểu III: 2 đvht
Điều kiện tiên quyết: Đọc hiểu II.
Nội dung của học phần này gồm các bài học về các chuyên đề thuộc các lĩnh vực khác nhau, nội dung phong phú, có tính trừa tượng. Học phần này rèn luyện kỹ năng đọc những bài có độ dài 400 ~ 450 từ liên quan tới chủ điểm đã học, lượng từ mới không quá 5%; thông qua các bài đọc, cung cấp cho sinh viên một lượng từ mới, các hiện tượng ngữ pháp mới và các tri thức về các vấn đề xã hội, kinh tế, khoa học kỹ thuật v.v... Yêu cầu đối với sinh viên là đọc đúng, lưu loát, trôi chảy, đúng ngữ âm, ngữ điệu, hiểu nội dung, trả lời đúng câu hỏi mà giảng viên yêu cầu.
39. Đọc hiểu IV: 2 đvht
Điều kiện tiên quyết: Đọc hiểu III.
Nội dung đọc của học phần này bao gồm các bài tiểu luận của các học giả Nhật Bản viết về các chuyên ngành thuộc nhiều lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học xã hội. Những bài học này có nội dung phong phú, cách tư duy trừu tượng và mang tính chuyên ngành hẹp. Học phần này rèn luyện cho sinh viên kỹ năng đọc những bài tiểu luận có độ dài 500 từ trở lên liên quan tới các chủ đề đã nêu ở trên. Ngoài số lượng từ vựng, các kiến thức mới về ngữ pháp tiếng Nhật được cung cấp trong bài học, học phần này còn trang bị cho sinh viên những kiến thức về kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học kỹ thuật, môi trường...
40. Viết I: 2 đvht
Điều kiện tiên quyết: Thực hành tiếng Nhật tổng hợp I
Nội dung của học phần là luyện viết về các chủ đề xung quanh cuộc sống hàng ngày. Mục tiêu của học phần này luyện cho sinh viên cách viết đoạn văn có độ dài khoảng 100 chữ, câu văn ngắn gọn, dễ hiểu, viết đúng ngữ pháp, đúng chữ Hán.
41. Viết II: 2 đvht
Điều kiện tiên quyết: Viết I
Luyện tập viết các bài viết có nội dung xoay quanh cuộc sống hàng ngày có độ dài khoảng 250 từ. Học phần này giúp sinh viên có thể diễn đạt một cách trôi chảy và đúng ngữ pháp dưới dạng văn bản viết những vấn đề mình suy nghĩ về các chủ đề đơn giản, quen thuộc.
42. Viết III: 2 đvht
Điều kiện tiên quyết: Viết II
Sinh viên được luyện tập viết các bài viết có các chủ đề xoay quanh các chủ điểm sinh hoạt, du lịch, văn hóa, phong tục, tập quán, các vấn đề về chính trị, kinh tế, Học phần này giúp sinh viên có thể viết được các bài văn theo chủ đề có độ dài khoảng 300 từ.
43. Viết IV: 2 đvht
Điều kiện tiên quyết: Viết III
Nội dung chính của học phần này là luyện tập cho sinh viên cách viết đơn xin việc, lý lịch tự thuật, các văn bản có tính giao dịch, thư từ thương mại và cách viết một báo cáo, tiểu luận đơn giản. Học phần này giúp sinh viên có thể viết được một bài viết có tính chuyên luận có độ dài 500 từ trở lên, có thể viết các đơn thư xin việc, văn bản giao dịch...
4. Hướng dẫn sử dụng chương trình khung để thiết kế các chương trình đào tạo cụ thể
Chương trình khung giáo dục đại học là cơ sở giúp Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý chất lượng của quá trình đào tạo đại học, do đó được quy định bắt buộc cho tất cả các cơ sở giáo dục trình độ đại học.
4.1. Chương trình khung trình độ đại học ngành tiếng Nhật được thiết kế theo hướng thuận lợi cho việc phát triển các chương trình cấu trúc kiểu đơn ngành (Single Maijor). Danh mục các học phần (môn học) và khối lượng của chúng đưa ra tại mục 3 chỉ là những quy định bắt buộc tối thiểu. Căn cứ vào mục tiêu, thời gian đào tạo, khối lượng và cơ cấu kiến thức quy định tại các Mục 1 và 2. các trường bổ sung những học phần cần thiết để xây dựng thành chương trình đào tạo cụ thể của trường mình với tổng khối lượng kiến thức không dưới 210 đơn vị học trình (không kể các nội dung về Giáo dục Thể chất và Giáo dục Quốc phòng).
4.2. Phần kiến thức chuyên ngành (nếu có) thuộc ngành tiếng Nhật có thể được thiết kế theo từng lĩnh vực chuyên sâu hẹp của ngành Tiếng Nhật, hoặc theo hướng phát triển qua một ngành thứ hai khác để hình thành tiếng Nhật chuyên ngành. Sự khác biệt về nội dung đào tạo giữa các chuyên ngành nằm trong giới hạn 20% kiến thức chung của ngành.
Trường hợp lựa chọn chuyên ngành phiên dịch, sinh viên cần học bổ sung tối thiểu 7 học phần sau (với tổng khối lượng tối thiểu 20 đvht):
1. Lý luận dịch
2. Thực hành dịch nói I
3. Thực hành dịch nói II
4. Thực hành dịch nói III
5. Thực hành dịch viết I
6. Thực hành dịch viết II
7. Thực hành dịch viết III
4.3. Phần kiến thức bổ trợ (nếu có) có thể được trường thiết kế theo một trong hai hướng sau:
- Bố trí các nội dung được lựa chọn khá tự do, liên quan tới nhiều ngành đào tạo nhưng xét thấy có lợi trong việc mở rộng năng lực hoạt động của sinh viên sau khi tốt nghiệp.
- Bố trí các học phần có nội dung thuộc một ngành đào tạo thứ hai khác với ngành tiếng Nhật (thí dụ như tiếng Anh, tiếng Trung Quốc, Quản trị kinh doanh, Quan hệ quốc tế, Việt Nam học...) nhằm giúp mở rộng phạm vi hoạt động của sinh viên sau khi tốt nghiệp. Trong trường hợp mảng kiến thức thuộc ngành thứ hai có khối lượng bằng hoặc vượt 25 đvht, chương trình mới được tạo ra sẽ có cấu trúc kiểu ngành chính (Major)- ngành phụ (Minor), trong đó ngành chính là Tiếng Nhật. Trong trường hợp khối lượng này bằng hoặc vượt 45 đvht, chương trình tạo ra sẽ có cấu trúc kiểu song ngành (Double Major).
- Trường hợp đặc biệt khi chương trình mới tạo ra thỏa mãn đồng thời những quy định về chương trình khung tương ứng với hai ngành đào tạo khác nhau thì người tốt nghiệp sẽ được nhận hai văn bằng đại học. Đương nhiên trong trường hợp này, khối lượng kiến thức của toàn chương trình và thời gian đào tạo theo thiết kế sẽ lớn hơn nhiều so với ba kiểu cấu trúc chương trình trên.
4.4. Chương trình được biên soạn
Theo hướng tinh giản số giờ lý thuyết, dành nhiều thời gian cho sinh viên tự nghiên cứu, đọc tài liệu, thảo luận, làm các bài tập và thực hành. Khối lượng kiến thức của chương trình đã được xác định phù hợp với khuôn khổ mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đã quy định cho một chương trình giáo dục đại học 4 năm. Chương trình này cũng được biên soạn theo hướng đổi mới phương pháp dạy và học đại học.
4.5. Hiệu trưởng các trường đại học
Ký quyết định ban hành chương trình đào tạo ngành tiếng Nhật để triển khai thực hiện trong phạm vi trường mình./.
KT. BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THỨ TRƯỞNG
Bành Tiến Long
CHƯƠNG TRÌNH KHUNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC
Trình độ đào tạo: Đại học
Ngành đào tạo: Tiếng Trung Quốc (Chinese)
Mã ngành:
(Ban hành kèm theo Quyết định số 36/2004/QĐ-BGD&ĐT ngày 25 tháng 10 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).
1. Mục tiêu đào tạo
Mục tiêu chung
Đào tạo cử nhân ngành tiếng Trung Quốc có phẩm chất chính trị và đạo đức nghề nghiệp, có sức khỏe tốt, có khả năng giải quyết tốt các công việc thuộc ngành nghề chuyên môn, đáp ứng được những yêu cầu của xã hội và của nền kinh tế trong quá trình hội nhập quốc tế.
Mục tiêu cụ thể
- Có kiến thức khoa học xã hội, nhân văn và khoa học tự nhiên cần thiết đối với một chuyên gia ngôn ngữ;
- Đạt được năng lực sử dụng thành thạo các kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Trung Quốc (nghe, nói, đọc, viết), bước đầu hình thành năng lực nghiên cứu khoa học;
- Được trang bị những kiến thức cần thiết về lý luận dịch, kỹ năng – kỹ thuật nghiệp vụ phiên dịch và biên dịch; hoặc;
- Có các kiến thức cơ bản về sư phạm học, giáo dục học, giáo học pháp và phương pháp giảng dạy tiếng Trung Quốc.
2. Khung chương trình đào tạo
2.1. Khối lượng kiến thức tối thiểu và thời gian đào tạo theo thiết kế
210 đơn vị học trình (đvht), chưa kể phần nội dung về Giáo dục Thể chất (5 đvht) và Giáo dục Quốc phòng (165 tiết).
Thời gian đào tạo 4 năm.
2.2. Cấu trúc kiến thức của chương trình đào tạo
đvht
2.2.1
Kiến thức giáo dục đại cương tối thiểu
(chưa kể các phần nội dung Giáo dục Thể chất và Giáo dục Quốc phòng)
70
2.2.2
Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp tối thiểu
Trong đó tối thiểu:
140
- Kiến thức ngành (Bao gồm các khối kiến thức: Ngôn ngữ, Văn hóa – Văn học, Tiếng)
85
- Kiến thức chuyên ngành
- Kiến thức bổ trợ
- Thực tập
5
- Khoá luận (hoặc thi tốt nghiệp)
10
3. Khối kiến thức bắt buộc
3.1. Danh mục các học phần bắt buộc
3.1.1. Kiến thức giáo dục đại cương
59 đvht*
1
Triết học Mác – Lênin
6
2
Kinh tế chính trị Mác – Lênin
5
3
Chủ nghĩa xã hội khoa học
4
4
Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
4
5
Tư tưởng Hồ Chí Minh
3
6
Ngoại ngữ II**
20
7
Tin học cơ sở
4
8
Giáo dục Thể chất
5
9
Giáo dục Quốc phòng
165 tiết
10
Dẫn luận ngôn ngữ học
3
11
Cơ sở văn hóa Việt Nam
3
12
Tiếng Việt
3
13
Ngôn ngữ học đối chiếu
2
14
Phương pháp nghiên cứu khoa học
2
* Chưa tính các học phần 8 và 9
** Nếu chọn ngành đào tạo thứ 2 là một ngoại ngữ khác với tiếng Trung Quốc
3.1.2. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp
Kiến thức chuyên ngành
85 đvht
a) Khối kiến thức ngôn ngữ
11 đvht
1
Ngữ âm văn tự tiếng Trung Quốc
2
2
Từ vựng học tiếng Trung Quốc
2
3
Từ pháp tiếng Trung Quốc
2
4
Cú pháp tiếng Trung Quốc
2
5
Tiếng Trung Quốc cổ đại
3
b) Khối kiến thức văn hóa – văn học
8 đvht
1
Đất nước học Trung Quốc
3
2
Lịch sử văn học Trung Quốc
2
3
Trích giảng văn học Trung Quốc
3
c) Khối kiến thức tiếng
66 đvht
1
Tiếng Trung Quốc tổng hợp I
7
2
Tiếng Trung Quốc tổng hợp II
7
3
Tiếng Trung Quốc tổng hợp III
8
4
Tiếng Trung Quốc tổng hợp IV
6
5
Tiếng Trung Quốc tổng hợp V
6
6
Tiếng Trung Quốc tổng hợp VI
4
7
Kỹ năng nghe hiểu I
2
8
Kỹ năng nghe hiểu II
2
9
Kỹ năng nghe hiểu III
2
10
Kỹ năng nói I
2
11
Kỹ năng nói II
2
12
Kỹ năng nói III
2
13
Kỹ năng đọc I
2
14
Kỹ năng đọc II
2
15
Kỹ năng đọc III
2
16
Kỹ năng đọc IV
2
17
Kỹ năng viết I
2
18
Kỹ năng viết II
2
19
Kỹ năng viết III
2
20
Kỹ năng viết IV
2
3.2. Mô tả nội dung các học phần bắt buộc
1. Triết học Mác – Lênin: 6 đvht
Nội dung ban hành kèm theo Quyết định số 45/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 29/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
2. Kinh tế chính trị Mác – Lênin: 5 đvht
Nội dung ban hành kèm theo Quyết định số 45/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 29/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
3. Chủ nghĩa xã hội khoa học: 4 đvht
Nội dung ban hành kèm theo Quyết định số 34/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 31/07/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
4. Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam: 4 đvht
Nội dung ban hành kèm theo Quyết định số 41/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 27/08/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
5. Tư tưởng Hồ Chí Minh: 3 đvht
Nội dung ban hành kèm theo Quyết định số 35/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 31/07/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
6. Ngoại ngữ II: 20 đvht
Nội dung được phát triển từ chương trình khung trình độ đại học của ngành ngoại ngữ tương ứng.
7. Giáo dục Thể chất: 5 đvht
Nội dung ban hành kèm theo Quyết định số 3244/GD-ĐT ngày 12/09/1995 và Quyết định số 1262/GD-ĐT ngày 12/04/1997 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
8. Giáo dục Quốc phòng:165 tiết
Nội dung ban hành kèm theo Quyết định số 12/2000/QĐ-BGD&ĐT ngày 09/05/2000 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
9. Tin học cơ sở: 4 đvht
Trang bị cho sinh viên các khái niệm cơ bản về xử lý thông tin và máy tính điện tử. Giúp sinh viên nắm vững các thao tác truy cập Internét, các kỹ năng sử dụng hệ điều hành để thao tác trên máy tính điện tử, khai thác một số phần mềm ứng dụng, soạn thảo và lưu trữ văn bản phục vụ công tác văn phòng, sử dụng hệ quản trị cơ sở dữ liệu để tính toán khoa học và giải quyết các vấn đề chuyên môn.
10. Dẫn luận ngôn ngữ học: 3 đvht
Điều kiện tiên quyết: Tiếng Việt
Học phần cung cấp những kiến thức cơ bản về bản chất của ngôn ngữ loài người, về mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa, giữa ngôn ngữ và tư duy; cung cấp những tri thức chung về ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng, ngữ nghĩa, ngữ dụng để hiểu một ngôn ngữ cụ thể (Tiếng Việt hoặc ngoại ngữ đang học) và để đối chiếu ngôn ngữ.
11. Cơ sở văn hóa Việt Nam: 3 đvht
Điều kiện tiên quyết: Không
Học phần cung cấp cho sinh viên lý luận về văn hóa học đại cương, các quan điểm và phương pháp tiếp cận trong nghiên cứu văn hóa nói chung và văn hóa Việt Nam nói riêng. Thông qua các thành tố văn hóa, không gian, thời gian văn hóa, sinh viên hiểu được bản sắc văn hóa Việt Nam.
Học phần cũng góp phần tạo cho sinh viên một bản lĩnh văn hóa dân tộc trong quá trình học tập và tiếp xúc với văn hóa của ngoại ngữ được học.
12. Tiếng Việt: 3 đvht
Điều kiện tiên quyết: không
Học phần góp phần củng cố và phát triển các kỹ năng sử dụng tiếng mẹ đẻ ở mức độ cao (kỹ năng ghi chép bài giảng, bài nói, kỹ năng tóm tắt, kỹ năng tổng thuật qua nghe hoặc đọc văn bản...). Học phần cũng cung cấp những tri thức cơ bản và hiện đại về tiếng Việt làm cơ sở đế đối chiếu ngôn ngữ và góp phần hình thành cho sinh viên một phương pháp học tập ngoại ngữ phù hợp.
13. Ngôn ngữ học đối chiếu: 2 đvht
Điều kiện tiên quyết: Dẫn luận ngôn ngữ học, Tiếng Việt, các học phần kỹ năng II thuộc khối kiến thức tiếng.
Học phần cung cấp cho sinh viên công cụ về mặt lý thuyết để so sánh đối chiếu tiếng mẹ đẻ với một ngoại ngữ nhằm hiểu sâu hơn cả 2 ngôn ngữ; cung cấp các thao tác cụ thể được sử dụng trong quá trình so sánh đối chiếu ngôn ngữ.
14. Phương pháp nghiên cứu khoa học: 2 đvht
Điều kiện tiên quyết: Triết học Mác – Lênin
Học phần cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản, chủ yếu mang tính lý thuyết liên quan đến các khái niệm, mục tiêu và kỹ thuật nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, đặc biệt trong lĩnh vực ngôn ngữ và phương pháp giảng dạy tiếng nước ngoài.
Học phần còn giúp sinh viên làm quen với các công cụ, kỹ thuật nghiên cứu, các giai đoạn của từng loại hình nghiên cứu khác nhau, đồng thời cũng hình thành và phát triển ở sinh viên khả năng hiểu và phân tích, đánh giá một công trình nghiên cứu cụ thể.
15. Ngữ âm văn tự tiếng Trung Quốc: 2 đvht
Điều kiện tiên quyết: Các học phần thực hành tiếng giai đoạn cơ sở, Dẫn luận ngôn ngữ họ
Học phần Ngữ âm văn tự tiếng Trung Quốc gồm hai phần:
A. Phần ngữ âm: Giới thiệu các kiến thức cơ bản ngữ âm tiếng Trung Quốc hiện đại, các khái niệm ngữ âm cơ bản như âm tố, âm vị, nguyên âm, phụ âm, thanh mẫu, vận mẫu, âm tiết; giới thiệu hệ thống thanh điệu, quy luật kết hợp thanh mẫu – vận mẫu – thanh điệu và các quy luật biến đổi thanh điệu trong tiếng Trung Quốc; hướng dẫn sinh viên cách viết phiên âm latinh, phiên âm quốc tế, biết mô tả các âm để trên cơ sở đó có khả năng tự chỉnh âm.
B. Phần văn tự: Các kiến thức cơ bản về văn tự học tiếng Trung Quốc; Nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển của chữ Hán; Đặc điểm cấu tạo chữ Hán; Nghiên cứu mối quan hệ giữa chữ và nghĩa chữ tiếng Trung Quốc cổ.
16. Từ vựng học tiếng Trung Quốc: 2 đvht
Điều kiện tiên quyết: Các học phần thực hành tiếng giai đoạn cơ sở, Dẫn luận ngôn ngữ học.
Học phần giới thiệu cho sinh viên ý nghĩa, vai trò của môn học, quan hệ của môn học với các môn Ngữ âm và Ngữ pháp. Nội dung gồm: khái niệm từ và từ vựng, các đơn vị từ vựng như từ, cụm từ cố định; nghĩa từ, tính chất nghĩa từ, phân tích nghĩa từ, trường ngữ nghĩa.
17. Từ pháp tiếng Trung Quốc: 2 đvht
Điều kiện tiên quyết: Các học phần thực hành tiếng giai đoạn cơ sở, Dẫn luận ngôn ngữ học.
Học phần có nội dung gồm: Khái quát về đặc điểm ngữ pháp tiếng Trung Quốc hiện đại; Hệ thống ngữ pháp; Tính chất, đơn vị ngữ pháp; Từ, phân định từ loại, phương thức cấu tạo từ, cách dùng từ. Xác định các tiêu chí phân định từ loại, đặc điểm của các tiểu từ loại và cách vận dụng chúng, trong đó tập trung đi sâu vào miêu tả, nghiên cứu các vấn đề về từ loại cụ thể trong tiếng Trung Quốc. Trên cơ sở xác định tính chất của từ loại, vận dụng để phân tích và chữa các câu sử dụng từ sai...
18. Cú pháp tiếng Trung Quốc: 2 đvht
Điều kiện tiên quyết: Các học phần thực hành tiếng Trung Quốc giai đoạn cơ sở, Dẫn luận ngôn ngữ học.
Học phần chủ yếu gồm các nội dung về: Kết cấu, loại hình cụm từ; Câu, đặc điểm và phân loại câu (câu đơn và câu phức) trong tiếng Trung Quốc; Kiến thức cơ bản về phạm trù ngữ pháp tiếng Trung Quốc; Các phương pháp phân tích ngữ pháp chủ yếu tập trung vào phương pháp phân tích tầng thứ.
19. Tiếng Trung Quốc cổ đại: 3 đvht
Điều kiện tiên quyết: Các học phần thực hành tiếng Trung Quốc giai đoạn cơ sở, Dẫn luận ngôn ngữ học, các học phần ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp tiếng Trung Quốc hiện đại.
Học phần giới thiệu các kiến thức chung về tiếng Trung Quốc cổ đại,tuyển chọn giảng một số tác phẩm bằng tiếng Trung Quốc cổ; trên cơ sở đó phân tích cách dùng một số từ thông dụng, các hiện tượng ngữ pháp đặc trưng, so sánh sự tương đồng và dị biệt với tiếng Trung Quốc hiện đại trên các mặt ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp.
20. Đất nước học Trung Quốc: 3 đvht
Điều kiện tiên quyết: Các học phần kỹ năng thực hành tiếng tương đương trung cấp trở lên
Học phần giới thiệu khái quát về điều kiện tự nhiên, dân số, dân tộc, tôn giáo;
Khái quát về lịch sử, chế độ chính trị, văn hóa giáo dục, khoa học, kỹ thuật, phong tục tập quán, đường lối ngoại giao của Trung Quốc. Thông qua các bài giảng giúp cho sinh viên có hiểu biết chung về đất nước, con người Trung Quốc, trên cơ sở đó có thể tự nghiên cứu, mở rộng kiến thức cho mình.
21. Lược sử văn học Trung Quốc: 2 đvht
Điều kiện tiên quyết: Các học phần thuộc 4 – 5 học kỳ đầu về kỹ năng thực hành tiếng.
Học phần giới thiệu các thời kỳ phát triển của lịch sử văn học Trung Quốc, thành tựu nổi bật, các tác giả và tác phẩm tiêu biểu. Phần văn học cổ đại giới thiệu văn học Tiên Tần, văn học Lưỡng Hán... Phần văn học hiện đại giới thiệu các tác phẩm tiêu biểu của Lỗ Tấn, Ba Kim, Lão Xá... Phần văn học đương đại giới thiệu các tác phẩm của Nhữ Chí Quyên, Cao Hiểu Thành, Lưu Học Lâm...
22. Trích giảng văn học Trung Quốc: 3 đvht
Điều kiện tiên quyết: Các học phần thuộc 5 – 6 học kỳ đầu về kỹ năng thực hành tiếng.
Học phần giới thiệu, hướng dẫn học và phân tích nội dung một số tác phẩm văn học hiện đại và đương đại tiêu biểu. Cụ thể: Phần văn học hiện đại có các tác phẩm của Lỗ Tấn, Ba Kim; Phần văn học đương đại có các tác phẩm của Nhự Chí Quyên, Cao Hiểu Thanh, Trưởng Bình...
23. Tiếng Trung Quốc tổng hợp I: 7 đvht
Điều kiện tiên quyết: không
Học phần gồm 30 bài từ bài 1 đến bài 30 trong giáo trình tiếng Trung Quốc tổng hợp sơ cấp cuốn 1. Từ bài 1 đến bài 10 cung cấp cho sinh viên kiến thức thực hành ngữ âm tiếng Trung Quốc gồm: phát âm, cách đọc, viết phiên âm. Từ bài 11 đến bài 30, mỗi bài đều có cấu tạo gồm các phần: từ, bài khoá, ngữ pháp, chú thích và viết chữ Hán. Bài khoá chủ yếu xuất hiện những câu đơn giản thường dùng trong sinh hoạt, học tập và các câu thường dùng trên lớp. Ngữ pháp trong mỗi bài thường gồm 1 trọng điểm ngữ pháp và một số hiện tượng thường gặp. Phần chú thích giải thích các hiện tượng ngôn ngữ văn hóa đáng chú ý. Phần bài tập bám sát nội dung kiến thức và kỹ năng từng bài.
24. Tiếng Trung Quốc tổng hợp II: 7đvht
Điều kiện tiên quyết: Tiếng Trung Quốc tổng hợp I
Học phần gồm 25 bài, từ bài 31 đến bài 55 giáo trình Tiếng Trung Quốc tổng hợp sơ cấp cuốn 2. Phần này nối tiếp Tiếng Trung Quốc tổng hợp I, kết cấu mỗi bài giống như ở Tiếng Trung Quốc tổng hợp I, điểm khác là có sự bổ sung thêm phần bài khoá phụ dùng làm bài đọc hiểu bổ trợ, các hiện tượng ngữ pháp xuất hiện lần lượt từ dễ đến khó. Ngoài ra, có một số kiến thức văn hóa được giới thiệu trong phần chú giải. Phần bài tập tăng thêm nội dung luyện nghe hiểu ở mức độ đơn giản.
25. Tiếng Trung Quốc tổng hợp III: 8 đvht
Điều kiện tiên quyết: Tiếng Trung Quốc tổng hợp II
Học phần này gồm 20 bài, từ bài 56 đến bài 76 giáo trình tiếng Trung Quốc tổng hợp sơ cấp cuốn 3, là nối tiếp học phần tiếng Trung Quốc tổng hợp II, kết cấu mỗi bài như ở tiếng Trung Quốc tổng hợp II. Bài khoá phụ đề cập đến chủ đề nhất quán với bài khoá chính nhưng độc lập về mặt nội dung. Nội hàm văn hóa của các bài phần này sâu hơn, các bài nghe hiểu cũng tăng độ dài và độ khó. Chủ điểm của các bài có thể mở rộng đề cập đến giao lưu kinh tế văn hóa Việt – Trung.
26. Tiếng Trung Quốc tổng hợp IV: 6 đvht
Điều kiện tiên quyết: Tiếng Trung Quốc tổng hợp III:
Học phần gồm 15 bài, từ bài 1 đến bài 15 giáo trình Tiếng Trung Quốc tổng hợp trung cấp cuốn 1. Nội dung các bài ở học phần này đã chú ý đến sự giống và khác nhau giữa 2 hệ thống ngôn ngữ, cũng như giữa 2 nền văn hóa Trung – Việt. Bài khóa được biên soạn theo các chủ điểm và thể văn khác nhau, có độ dài vừa phải. Bài tập gồm các dạng mô phòng, lý giải, ghi nhớ, củng cố, semina...
27. Tiếng Trung Quốc tổng hợp V: 6 đvht
Điều kiện tiên quyết: Tiếng Trung Quốc tổng hợp IV:
Học phần này gồm 15 bài, từ bài 16 đến bài 30 giáo trình Tiếng Trung Quốc tổng hợp trung cấp cuốn 2, nối tiếp Tiếng Trung Quốc tổng hợp IV trong chương trình tiếng Trung Quốc trung cấp. Cấu tạo các bài cũng giống như ở Tiếng Trung Quốc tổng hợp IV, chủ điểm các bài được nâng lên cấp độ cao hơn, đề cập đến các kiến thức khoa học như mặt trời, mặt trăng, sao Hỏa...
28. Tiếng Trung Quốc tổng hợpVI: 4 đvht
Điều kiện tiên quyết: Tiếng Trung Quốc tổng hợp V
Học phần này gồm 12 bài trong giáo trình tiếng Trung Quốc tổng hợp cao cấp cuốn 1. Cấu tạo của mỗi bài gồm bài khoá, từ mới, chú thích, ngữ pháp – văn hóa và phần bài tập. Bài khoá gồm nhiều chủ điểm khác nhau, phần lớn phản ảnh tư tưởng và cuộc sống của người Trung Quốc hiện đại. Phần từ mới không có đối dịch mà giải thích trực tiếp bằng tiếng Trung Quốc. Phần chú thích chủ yếu tập trung giải quyết các hiện tượng lịch sử, văn hóa, không thể dựa vào ngữ cảnh để phán đoán hoặc khó tra cứu. Phần ngữ pháp chú ý tới những hiện tượng ngôn ngữ khó đối với người Việt Nam học tiếng Trung Quốc.
29. Tiếng Trung Quốc tổng hợp VII: 6 đvht
Điều kiện tiên quyết: Tiếng Trung Quốc tổng hợp VI
Học phần này gồm 18 bài trong giáo trình Tiếng Trung Quốc tổng hợp cao cấp cuốn 2. Đây là học phần nối tiếp học phần Tiếng Trung Quốc tổng hợp VI nên kết cấu và đặc điểm của từng bài cũng giống như ở Tiếng Trung Quốc tổng hợp VI. Nội dung gồm bài khoá, từ mới, chú thích, ngữ pháp – văn hóa và phần bài tập. Bài khoá gồm nhiều chủ điểm khác nhau, phần lớn phản ánh tư tưởng và cuộc sống của người Trung Quốc hiện đại. Phần từ mới không có đối dịch mà giải thích trực tiếp bằng tiếng Trung Quốc. Phần chú thích chủ yếu tập trung giải quyết các hiện tượng lịch sử, văn hóa, không thể dựa vào ngữ cảnh để phán đoán hoặc khó tra cứu. Phần ngữ pháp chú ý tới những hiện tượng ngôn ngữ khó đối với người Việt Nam học tiếng Trung Quốc.
30. Thực hành dịch: 6 đvht
Điều kiện tiên quyết: Tiếng Trung Quốc tổng hợp VI.
Nội dung học phần gồm 2 phần dịch nói I và dịch viết I, trong đó phần dịch viết chủ yếu nhằm mục đích giúp sinh viên bước đầu làm quen với bộ môn dịch thông qua việc dịch các văn bản có nội dung ngắn, ngữ pháp đơn giản thường gặp trong sinh hoạt hàng ngày như danh thiếp, lý lịch, lịch làm việc, quảng cáo, biên bản họp... Phần dịch nói tập trung vào dịch các đoạn hội thoại với các chủ điểm sinh hoạt thường ngày như thời tiết, mua bán, đón tiếp hoặc các vấn đề chung về đời sống xã hội, nhất quán với nội dung của bộ môn thực hành tiếng.
31. Kỹ năng nghe hiểu I: 2 đvht
Điều kiện tiên quyết: Tiếng Trung Quốc tổng hợp III.
Học phần gồm 15 bài, từ bài 1 đến bài 15 giáo trình Nghe hiểu tiếng Trung Quốc trung cấp cuốn 1. Học phần này có mặt bằng kiến thức và kỹ năng đồng bộ với học phần Tiếng Trung Quốc tổng hợp IV, sắp xếp theo thứ tự từ dễ đến khó và được giảng dạy song song với học phần Tiếng Trung Quốc tổng hợp IV. Mỗi bài đều có phần trắc nghiệm nghe, luyện nghe và hệ thống bài tập tương ứng.
32. Kỹ năng nghe hiểu II: 2 đvht
Điều kiện tiên quyết: Tiếng Trung Quốc tổng hợp IV, Kỹ năng nghe hiểu I
Học phần gồm 15 bài, từ bài 16 đến bài 30 giáo trình Nghe hiểu tiếng Trung Quốc trung cấp cuốn 2. Học phần này tiếp nối học phần Nghe hiểu I của chương trình nghe hiểu tiếng Trung Quốc trung cấp, có mặt bằng kiến thức và kỹ năng đồng bộ với học phần Tiếng Trung Quốc tổng hợp V, được giảng dạy song song với học phần Tiếng Trung Quốc tổng hợp V. Đặc điểm kết cấu và nội dung như học phần Kỹ năng nghe hiểu I.
33. Kỹ năng nghe hiểu III: 2 đvht
Điều kiện tiên quyết: Tiếng Trung Quốc tổng hợp V, Kỹ năng nghe hiểu II
Học phần gồm 15 bài từ bài 1 đến bài 15 giáo trình Nghe hiểu tiếng Trung Quốc cao cấp cuốn 1. Học phần này tiếp nối học phần Kỹ năng nghe hiểu I của chương trình nghe hiều tiếng Trung Quốc trung cấp, có mặt bằng kiến thức và kỹ năng đồng bộ với học phần Tiếng Trung Quốc tổng hợp VI, được giảng dạy song song với học phần Tiếng Trung Quốc tổng hợp VI. So với chương trình nghe hiểu trung cấp, học phần này chú ý bồi dưỡng cho sinh viên kỹ năng nghe hiểu ngữ thể, khả năng nghe phân tích các loại câu dài, phức tạp và khả năng lĩnh hội ý nghĩa chỉnh thể của văn bản.
34. Kỹ năng nói I: 2 đvht
Điều kiện tiên quyết: Tiếng Trung Quốc tổng hợp III.
Học phần gồm 15 bài, từ bài 1 đến bài 15 giáo trình Khẩu ngữ tiếng Trung Quốc trung cấp cuốn 1. Học phần này có mặt bằng kiến thức và kỹ năng đồng bộ với học phần Tiếng Trung Quốc tổng hợp IV, được giảng dạy song song với học phần Tiếng Trung Quốc tổng hợp IV. Các bài luyện khẩu ngữ đi sâu vào chủ điểm cuộc sống xã hội hiện thực, những vấn đề thời sự thông thường. Tình huống giao tiếp, đối tượng giao tiếp được xác định rõ ràng, tạo ra hoàn cảnh “có vấn đề” kích thích nhu cầu “muốn nói” của sinh viên. Hình thức luyện tập đa dạng, sinh động, sát hợp với thực tế giao tiếp.
35. Kỹ năng nói II: 2 đvht
Điều kiện tiên quyết: Tiếng Trung Quốc tổng hợp IV, Kỹ năng nói I
Học phần gồm 15 bài, từ bài 16 đến bài 30 giáo trình Khẩu ngữ tiếng Trung Quốc trung cấp cuốn 2. Học phần này tiếp nối học phần nói I của chương trình khẩu ngữ tiếng Trung Quốc trung cấp, có mặt bằng kiến thức và kỹ năng đồng bộ với học phần Tiếng Trung Quốc tổng hợp V, được giảng dạy song song với học phần Tiếng Trung Quốc tổng hợp V. Đặc điểm kết cấu và nội dung như học phần Kỹ năng nói I.
36. Kỹ năng nói III: 2 đvht
Điều kiện tiên quyết: Tiếng Trung Quốc tổng hợp V, Kỹ năng nói II.
Học phần gồm 15 bài, từ bài 1 đến bài 15 giáo trình Khẩu ngữ tiếng Trung Quốc cao cấp cuốn 1. Học phần này tiếp nối học phần kỹ năng nói I của chương trình khẩu ngữ tiếng Trung Quốc cao cấp, có mặt bằng kiến thức và kỹ năng đồng bộ với học phần Tiếng Trung Quốc tổng hợp VI, được giảng dạy song song với học phần Tiếng Trung Quốc tổng hợp VI. So với chương trình khẩu ngữ trung cấp, học phần này tăng cường các bài luyện nói theo các chủ điểm “nóng hổi” và chủ điểm “vĩnh hằng”, chú ý rèn luyện khả năng diễn đạt thành đoạn liền ý và khả năng phản ứng nhanh.
37. Kỹ năng đọc I: 2 đvht
Điều kiện tiên quyết: Tiếng Trung Quốc tổng hợp III.
Học phần gồm 15 bài, từ bài 1 đến bài 15 giáo trình Đọc hiểu tiếng Trung Quốc trung cấp cuốn 1. Học phần này có mặt bằng kiến thức và kỹ năng đồng bộ với học phần Tiếng Trung Quốc tổng hợp IV, được giảng dạy song song với học phần Tiếng Trung Quốc tổng hợp IV. Mỗi bài gồm 2 phần: phần đọc bắt buộc (học trên lớp) và phần đọc tự chọn (đọc ở nhà). Chủ điểm các bài đọc bám sát cuộc sống xã hội hiện thực và có nội hàm văn hóa lớn. Hình thức luyện đọc chú ý cả 2 phương pháp đọc kỹ và đọc lướt.
38. Kỹ năng đọc II: 2 đvht
Điều kiện tiên quyết: Tiếng Trung Quốc tổng hợp IV, Kỹ năng đọc I
Học phần gồm 15 bài, từ bài 16 đến bài 30 giáo trình Đọc hiểu tiếng Trung Quốc trung cấp cuốn 2. Học phần này tiếp nối học phần Kỹ năng đọc I của chương trình đọc hiểu tiếng Trung Quốc trung cấp, có mặt bằng kiến thức và kỹ năng đồng bộ với học phần Tiếng Trung Quốc tổng hợp V, được giảng dạy song song với học phần Tiếng Trung Quốc tổng hợp V. Đặc điểm kết cấu và nội dung như học phần Kỹ năng đọc I.
39. Kỹ năng đọc III: 2 đvht
Điều kiện tiên quyết: Tiếng Trung Quốc tổng hợp V, Kỹ năng đọc II.
Học phần gồm 15 bài, từ bài 1 đến bài 15 giáo trình Đọc hiểu tiếng Trung Quốc cao cấp cuốn 1. Học phần này tiếp nối học phần Kỹ năng đọc I của chương trình đọc hiểu tiếng Trung Quốc cao cấp, có mặt bằng kiến thức và kỹ năng đồng bộ với học phần Tiếng Trung Quốc tổng hợp VI, được giảng dạy song song với học phần Tiếng Trung Quốc tổng hợp VI. So với chương trình đọc hiểu trung cấp, học phần này có sự mở rộng về phạm vi chủ điểm, chú ý đến thể loại và phong cách viết của bài, rèn luyện cho sinh viên tốc độ đọc và khả năng đọc hiểu chính xác.
40. Kỹ năng đọc IV: 2 đvht
Điều kiện tiên quyết: Tiếng Trung Quốc tổng hợp VI, Kỹ năng đọc III.
Học phần gồm 15 bài, từ bài 16 đến bài 30 giáo trình Đọc hiểu tiếng Trung Quốc cao cấp cuốn 2. Học phần này tiếp nối học phần Kỹ năng đọc III của đọc hiểu tiếng Trung Quốc cao cấp. Đặc điểm kết cấu và nội dung như học phần Kỹ năng đọc III.
41. Kỹ năng viết I: 2 đvht
Điều kiện tiên quyết: Tiếng Trung Quốc tổng hợp III.
Học phần gồm 15 bài, từ bài 1 đến bài 15 giáo trình Viết tiếng Trung Quốc trung cấp cuốn 1. Học phần này có mặt bằng kiến thức và kỹ năng đồng bộ với học phần Tiếng Trung Quốc tổng hợp IV, được giảng dạy song song với học phần Tiếng Trung Quốc tổng hợp IV. Kết cấu mỗi bài gồm: Tri thức viết văn, Bài văn mẫu, Chú thích, Bài tập làm văn. Thể loại chính là văn ứng dụng. Học phần này chú trọng bồi dưỡng cho sinh viên năng lực vận dụng ngôn ngữ viết.
42. Kỹ năng viết II: 2 đvht
Điều kiện tiên quyết: Tiếng Trung Quốc tổng hợp IV, Kỹ năng viết I
Học phần gồm 15 bài, từ bài 16 đến bài 30 giáo trình Viết tiếng Trung Quốc trung cấp cuốn 2. Học phần này có mặt bằng kiến thức và kỹ năng đồng bộ với học phần Tiếng Trung Quốc tổng hợp IV, được giảng dạy song song với học phần Tiếng Trung Quốc tổng hợp IV. Đặc điểm kết cấu và nội dung như học phần Kỹ năng viết I nhưng mở rộng thể loại bài viết vớii những văn bản dài, có độ khó hơn ở Kỹ năng viết I.
43. Kỹ năng viết III: 2 đvht
Điều kiện tiên quyết: Tiếng Trung Quốc tổng hợp V, Kỹ năng viết II
Học phần gồm 5 bài, từ bài 1 đến bài 5 giáo trình Viết tiếng Trung Quốc cao cấp cuốn 1. Học phần này tiếp nối chương trình viết tiếng Trung Quốc trung cấp, có mặt bằng kiến thức và kỹ năng đồng bộ với học phần Tiếng Trung Quốc tổng hợp VI, được giảng dạy song song với học phần Tiếng Trung Quốc tổng hợp VI. Kết cấu mỗi bài gồm: Tri thức viết văn, Bài văn mẫu, Chú thích, Bài tập làm văn. Nội dung của học phần này có đòi hỏi cao hơn về mặt kỹ năng, kỹ thuật viết các dạng văn giải thích, nghị luận...
44: Kỹ năng viết IV: 2 đvht
Điều kiện tiên quyết: Tiếng Trung Quốc tổng hợp VI, Kỹ năng viết III.
Học phần gồm 5 bài, từ bài 6 đến bài 10 giáo trình viết Tiếng Trung Quốc cao cấp cuốn 2. Học phần này tiếp nối với học phần Kỹ năng viết III của chương trình viết tiếng Trung Quốc cao cấp. Đặc điểm kết cấu và nội dung như học phần Kỹ năng viết III. Sinh viên ngoài việc luyện tập viết các dạng văn bản như tin tức, ghi chép, phóng sự... bước đầu tiếp xúc và làm quen với viết luận văn khoa học làm cơ sở cho việc viết luận văn tốt nghiệp cho sinh viên sau này.
4. Hướng dẫn sử dụng chương trình khung để thiết kế các chương trình đào tạo cụ thể
Chương trình khung giáo dục đại học là cơ sở giúp Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý chất lượng của quá trình đào tạo, do đó được quy định bắt buộc cho tất cả các cơ sở giáo dục đại học có đào tạo trình độ đại học.
4.1. Chương trình khung trình độ đại học ngành Tiếng Trung Quốc được thiết kế theo hướng thuận lợi cho việc phát triển các chương trình cấu trúc kiểu đơn ngành (Single Major). Danh mục các học phần (môn học) và khối lượng của chúng đưa ra tại mục 3 chỉ là những quy định bắt buộc tối thiểu. Căn cứ vào mục tiêu, thời gian đào tạo, khối lượng và cơ cấu kiến thức quy định tại các Mục 1 và 2, các trường bổ sung những học phần cần thiết để xây dựng thành chương trình đào tạo cụ thể của trường mình với tổng khối lượng kiến thức không dưới 210 đơn vị học trình (không kể các nội dung về Giáo dục Thể chất và Giáo dục Quốc phòng).
4.2. Phần kiến thức chuyên ngành
(nếu có) thuộc ngành tiếng Trung Quốc có thể thiết kế theo từng lĩnh vực chuyên sâu hẹp của ngành Tiếng Trung Quốc (như sư phạm, phiên dịch, ngôn ngữ, văn hóa, văn học...), hoặc theo hướng phát triển qua một ngành thứ hai khác để hình thành tiếng Trung Quốc chuyên ngành. Sự khác biệt về nội dung đào tạo giữ các chuyên ngành nằm trong giới hạn 20% kiến thức chung của ngành.
Trường hợp lựa chọn chuyên ngành sư phạm, sinh viên cần học bổ sung tối thiểu 9 học phần sau (với tổng khối lượng tối thiểu 25 đvht):
1. Lý luận chung giảng dạy tiếng Trung quốc
2. Phương pháp giảng dạy các bình diện ngôn ngữ
3. Phương pháp giảng dạy các kỹ năng ngôn ngữ
4. Kiểm tra – đánh giá
5. Tâm lý học đại cương
6. Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm
7. Giáo dục học đại cương
8. Giáo dục học phổ thông
9. Quản lý nhà nước và quản lý ngành giáo dục.
Trường hợp lựa chọn chuyên ngành phiên dịch, sinh viên cần học bổ sung tối thiểu 7 học phần sau (với tổng khối lượng tối thiểu 25 đvht):
1. Lý thuyết dịch
2. Thực hành dịch I
3. Thực hành dịch II
4. Thực hành dịch III
5. Thực hành dịch IV
6. Thực hành dịch V
7. Dịch chuyên ngành.
4.3. Phần kiến thức bổ trợ (nếu có) có thể được trường thiết kế theo một trong hai hướng sau:
- Bố trí các nội dung được lựa chọn khá tự do, liên quan tới nhiều ngành đào tạo nhưng xét thấy có lợi trong việc mở rộng năng lực hoạt động của sinh viên sau khi tốt nghiệp.
- Bố trí các học phần có nội dung thuộc một ngành đào tạo thứ hai khác với ngành tiếng Trung Quốc (thí dụ như tiếng Anh, tiếng Nga, Quản trị kinh doanh, Quan hệ quốc tế, Việt Nam học...) nhằm giúp mở rộng phạm vi hoạt động của sinh viên sau khi tốt nghiệp. Trong trường hợp mảng kiến thức thuộc ngành thứ hai có khối lượng bằng hoặc vượt 25 đvht, chương trình mới được tạo ra sẽ có cấu trúc kiểu ngành chính (Major)- ngành phụ (Minor), trong đó ngành chính là Tiếng Trung Quốc. Trường hợp khối lượng này bằng hoặc vượt 45 đvht, chương trình tạo ra sẽ có cấu trúc kiểu song ngành (Double Major).
- Trường hợp đặc biệt khi chương trình mới tạo ra thỏa mãn đồng thời những quy định về chương trình khung tương ứng với hai ngành đào tạo khác nhau thì người tốt nghiệp sẽ được nhận hai văn bằng đại học. Đương nhiên trong trường hợp này, khối lượng kiến thức của toàn chương trình và thời gian đào tạo theo thiết kế sẽ lớn hơn nhiều so với ba kiểu cấu trúc chương trình trên.
4.4. Chương trình được biên soạn
Theo hướng tinh giản số giờ lý thuyết, dành nhiều thời gian cho sinh viên tự nghiên cứu, đọc tài liệu, thảo luận, làm các bài tập và thực hành. Khối lượng kiến thức của chương trình được xác định phù hợp với khuôn khổ mà Bộ giáo dục và đào tạo đã quy định cho một chương trình giáo dục đại học 4 năm. Chương trình này cũng được biên soạn theo hướng đổi mới phương pháp dạy và học đại học.
4.5. Hiệu trưởng các trường đại học
Ký quyết định ban hành chương trình đào tạo ngành tiếng Nhật để triển khai thực hiện trong phạm vi trường mình./.
KT. BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THỨ TRƯỞNG
Bành Tiến Long | {
"issuing_agency": "Bộ Giáo dục và Đào tạo",
"promulgation_date": "25/10/2004",
"sign_number": "36/2004/QĐ-BGD&ĐT",
"signer": "Bành Tiến Long",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thuong-mai/Quyet-dinh-372-QD-UBND-2023-cong-bo-thu-tuc-hanh-chinh-Quan-ly-canh-tranh-So-Cong-Thuong-Yen-Bai-560238.aspx | Quyết định 372/QĐ-UBND 2023 công bố thủ tục hành chính Quản lý cạnh tranh Sở Công Thương Yên Bái | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH YÊN BÁI
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 372/QĐ-UBND
Yên Bái, ngày 21 tháng 3 năm 2023
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC CÔNG BỐ DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG TRONG LĨNH VỰC QUẢN LÝ CẠNH TRANH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ CÔNG THƯƠNG TỈNH YÊN BÁI
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH YÊN BÁI
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Thông tư số 02/2017/TT-VPCP ngày 31 tháng 10 2017 của Văn phòng Chính phủ hướng dẫn nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Quyết định số 608/QĐ-BCT ngày 09 tháng 3 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc công bố thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực quản lý cạnh tranh, dịch vụ thương mại thuộc phạm vi chức năng, quản lý của Bộ Công Thương;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Công Thương tại Tờ trình số 622/TTr-SCT ngày 17 tháng 3 năm 2023.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này Danh mục thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực Quản lý cạnh tranh thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Công Thương tỉnh Yên Bái.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 4 năm 2023.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Công Thương và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Cục Kiểm soát TTHC (VP Chính phủ);
- Chủ tịch UBND tỉnh;
- Phó CT UBND tỉnh Ngô Hạnh Phúc;
- Phó Chánh VPUBND tỉnh (NC);
- Trung tâm Phục vụ hành chính công;
- Trung tâm Điều hành thông minh tỉnh;
- Lưu: VT, NC.
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Ngô Hạnh Phúc
DANH MỤC
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH SỬA ĐỔI, BỔ SUNG TRONG LĨNH VỰC QUẢN LÝ CẠNH TRANH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ CÔNG THƯƠNG TỈNH YÊN BÁI
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 372/QĐ-UBND ngày 21 tháng 3 năm 2023 của Ủy ban nhân dân Yên Bái)
TT
Mã số TTHC
Tên thủ tục hành chính
Thời hạn giải quyết
Địa điểm thực hiện
Phí, lệ phí
(nếu có)
Căn cứ pháp lý
1
2.000309
Đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp tại địa phương
07 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ đầy đủ, hợp lệ
Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Yên Bái tổ 14, đường Điện Biên, phường Đồng Tâm, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái - Tầng 1, Trung tâm Hội nghị tỉnh qua một trong các hình thức sau:
- Trực tiếp:
- Dịch vụ bưu chính công ích;
- Trực tuyến trên Cổng dịch công tỉnh Yên Bái tại địa chỉ: https://dichvucong.yenbai.gov.vn
Không có
- Nghị định số 40/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp;
- Nghị định số 03/2023/NĐ-CP ngày 10 tháng 02 năm 2023 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban Cạnh tranh quốc gia.
2
2.000631
Đăng ký sửa đổi, bổ sung nội dung hoạt động bán hàng đa cấp tại địa phương
07 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ đầy đủ, hợp lệ
Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Yên Bái tổ 14, đường Điện Biên, phường Đồng Tâm, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái - Tầng 1, Trung tâm Hội nghị tỉnh qua một trong các hình thức sau:
- Trực tiếp:
- Dịch vụ bưu chính công ích;
- Trực tuyến trên Cổng dịch công tỉnh Yên Bái tại địa chỉ: https://dichvucong.yenbai.gov.vn.
Không có
- Nghị định số 40/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp;
- Nghị định số 03/2023/NĐ-CP ngày 10 tháng 02 năm 2023 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban Cạnh tranh quốc gia.
3
2.000619
Chấm dứt hoạt động bán hàng đa cấp tại địa phương
10 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ đầy đủ, hợp lệ
Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Yên Bái tổ 14, đường Điện Biên, phường Đồng Tâm. thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái - Tầng 1, Trung tâm Hội nghị tỉnh qua một trong các hình thức sau:
- Trực tiếp;
- Dịch vụ bưu chính công ích;
- Trực tuyến trên Cổng dịch công tỉnh Yên Bái tại địa chỉ: https://dichvucong.yenbai.gov.vn
Không có
- Nghị định số 40/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp;
- Nghị định số 03/2023/NĐ-CP ngày 10 tháng 02 năm 2023 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban Cạnh tranh quốc gia.
4
2.000609
Thông báo tổ chức hội nghị, hội thảo, đào tạo về bán hàng đa cấp
05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ đầy đủ, hợp lệ
Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Yên Bái tổ 14, đường Điện Biên, phường Đồng Tâm. thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái - Tầng 1, Trung tâm Hội nghị tỉnh qua một trong các hình thức sau:
- Trực tiếp;
- Dịch vụ bưu chính công ích;
- Trực tuyến trên Cổng dịch công tỉnh Yên Bái tại địa chỉ: https://dichvucong.yenbai.gov.vn
Không có
- Nghị định số 40/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp;
- Nghị định số 03/2023/NĐ-CP ngày 10 tháng 02 năm 2023 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban Cạnh tranh quốc gia.
5
2.000191
Đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung thuộc thẩm quyền của Sở Công Thương
20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Yên Bái tổ 14, đường Điện Biên, phường Đồng Tâm, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái - Tầng 1, Trung tâm Hội nghị tỉnh qua một trong các hình thức sau:
- Trực tiếp;
- Dịch vụ bưu chính công ích;
- Trực tuyến trên Cổng dịch công tỉnh Yên Bái tại địa chỉ: https://dichvucong.yenbai.gov.vn
Không có
- Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng số 59/2010/QH12;
- Mục 1 Chương III của Nghị định số 99/2011/NĐ-CP ngày 27 tháng 10 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;
- Quyết định số 02/2012/QĐ-TTg ngày 13 tháng 01 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành danh mục hàng hóa, dịch vụ thiết yếu phải đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung;
- Quyết định số 35/2015/QĐ-TTg ngày 20 tháng 8 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 02/2012/QĐ-TTg về việc ban hành Danh mục hàng hóa, dịch vụ thiết yếu phải đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung;
- Quyết định số 38/2018/QĐ-TTg Ngày 05 tháng 9 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi Quyết định số 35/2015/QĐ-TTg ngày 20 tháng 8 năm 2015 sửa đổi, bổ sung Quyết định số 02/2012/QĐ-TTg ngày 13 tháng 01 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về Danh mục hàng hóa, dịch vụ thiết yếu phải đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung;
- Quyết định số 25/2019/QĐ-TTg ngày 13 tháng 8 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi Quyết định số 35/2015/QĐ-TTg ngày 20 tháng 8 năm 2015 sửa đổi, bổ sung Quyết định số 02/2012/QĐ-TTg ngày 13 tháng 01 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về Danh mục hàng hóa, dịch vụ thiết yếu phải đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung;
- Thông tư số 10/2013/TT-BCT ngày 30 tháng 05 năm 2013 của Bộ Công Thương ban hành mẫu đơn đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung;
- Nghị định số 03/2023/NĐ-CP ngày 10 tháng 02 năm 2023 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban Cạnh tranh quốc gia. | {
"issuing_agency": "Tỉnh Yên Bái",
"promulgation_date": "21/03/2023",
"sign_number": "372/QĐ-UBND",
"signer": "Ngô Hạnh Phúc",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Quyet-dinh-249-QD-UBND-2017-Chuong-trinh-tong-the-thuc-hanh-tiet-kiem-chong-lang-phi-Yen-Bai-351137.aspx | Quyết định 249/QĐ-UBND 2017 Chương trình tổng thể thực hành tiết kiệm chống lãng phí Yên Bái | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH YÊN BÁI
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 249/QĐ-UBND
Yên Bái, ngày 23 tháng 02 năm 2017
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH TỔNG THỂ VỀ THỰC HÀNH TIẾT KIỆM, CHỐNG LÃNG PHÍ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH YÊN BÁI, GIAI ĐOẠN 2017-2020
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH YÊN BÁI
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015;
Căn cứ Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2013;
Căn cứ Nghị định số 84/2014/NĐ-CP ngày 08/9/2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí;
Căn cứ Quyết định số 2544/QĐ-TTg ngày 30/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ, về việc ban hành Chương trình tổng thể của Chính phủ về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016 - 2020;
Căn cứ Nghị quyết số 08/2016/NQ-HĐND ngày 22/4/2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh Yên Bái về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính tại Văn bản số 206/STC-TTr ngày 20/02/2017,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Chương trình tổng thể về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trên địa bàn tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2017-2020.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; Giám đốc các doanh nghiệp nhà nước của tỉnh Yên Bái và các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Chính phủ;
- Bộ Tài chính;
- T.T Tỉnh ủy;
- HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Chánh, Phó VP.UBND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh;
- Các DNNN thuộc tỉnh;
- UBND các huyện, TX, TP;
- Cổng Thông tin điện tử tỉnh;
- Lưu: VT, NC, TC, KTN.
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Tạ Văn Long
CHƯƠNG TRÌNH TỔNG THỂ
VỀ THỰC HÀNH TIẾT KIỆM, CHỐNG LÃNG PHÍ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH YÊN BÁI, GIAI ĐOẠN 2017 - 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 249/QĐ-UBND ngày 23/02/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái)
Thực hiện Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2013; Nghị định số 84/2014/NĐ-CP ngày 08/9/2014 quy định chi tiết một số điều của Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; Quyết định số 2544/QĐ-TTg ngày 30/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Chương trình tổng thể của Chính phủ về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, giai đoạn 2016 - 2020; Quyết định số 1154/QĐ-TTg ngày 28/8/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Yên Bái đến năm 2020; Nghị quyết số 08/2016/NQ-HĐND ngày 22/4/2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh Yên Bái về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020, Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái ban hành Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (THTK, CLP) giai đoạn 2017 - 2020 trên địa bàn tỉnh Yên Bái, cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích:
- Đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Tập trung xây dựng các giải pháp quyết liệt để nâng cao hiệu quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí nhằm tăng cường hơn nữa việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong sử dụng mọi nguồn lực; khắc phục những hạn chế yếu kém, tạo chuyển biến rõ nét trong việc ngăn chặn và đẩy lùi lãng phí, nâng cao hiệu quả trong quản lý và thực hiện các mục tiêu tăng trưởng, phát triển kinh tế, ổn định đời sống của nhân dân, bảo đảm an sinh xã hội; đảm bảo thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
- Nâng cao hơn nữa nhận thức và ý thức trách nhiệm của các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cán bộ, công chức, viên chức và công dân về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; coi thực hành tiết kiệm, chống lãng phí là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên liên tục, cấp bách trong giai đoạn hiện nay.
2. Yêu cầu:
- Đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong giai đoạn 2017 - 2020 để góp phần hoàn thành các chỉ tiêu chủ yếu về kinh tế, xã hội, môi trường đề ra tại Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2016 - 2020.
- Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí phải bám sát chủ trương, định hướng của Đảng, Nhà nước, gắn với việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao, không để ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức. Xác định thực hành tiết kiệm, chống lãng phí là trách nhiệm của các cấp, các ngành, cơ quan, tổ chức, cá nhân trong thực hiện nhiệm vụ được giao, gắn với trách nhiệm của người đứng đầu và có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các lĩnh vực để tạo chuyển biến mạnh mẽ hơn nữa trong nhận thức của cán bộ, công chức và nhân dân về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
- Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí phải được tiến hành đồng bộ với các hoạt động phòng, chống tham nhũng, cải cách hành chính, tuyên truyền, phổ biến pháp luật. Tập trung rà soát, sửa đổi và bổ sung kịp thời các văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; triển khai hoàn thiện các định mức chi tiêu và trang bị tài sản tại các đơn vị, xây dựng các biện pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong tất cả các lĩnh vực hoạt động, định mức kinh tế kỹ thuật, chế độ quản lý, sử dụng ngân sách, vốn và tài sản nhà nước trong sản xuất kinh doanh.
- Cụ thể hóa các nhiệm vụ, biện pháp tăng cường thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong các lĩnh vực thuộc phạm vi các cấp, các ngành và các đơn vị. Thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong lĩnh vực và phạm vi quản lý được phân công theo Quyết định số 253/QĐ-TTg ngày 17/02/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Chương trình tổng thể của Chính phủ về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2016.
- Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí phải được tiến hành thường xuyên, liên tục ở mọi lúc, mọi nơi, coi đó là nhiệm vụ trọng tâm của các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị, địa phương, là một trong những tiêu chí để đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ hàng năm của từng cơ quan, đơn vị, địa phương.
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể, UBND các huyện, thị xã, thành phố xây dựng Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của ngành mình, cấp mình sát với điều kiện thực tiễn; gắn với việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của ngành, lĩnh vực, phù hợp với yêu cầu cải cách hành chính, đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ được giao, không để ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cơ quan, đơn vị, địa phương mình.
II. NHIỆM VỤ VÀ MỘT SỐ CHỈ TIÊU TIẾT KIỆM TRONG CÁC LĨNH VỰC
Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí được thực hiện trên tất cả các lĩnh vực theo quy định của Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, trong đó tập trung vào một số lĩnh vực cụ thể sau:
1. Trong quản lý, sử dụng kinh phí chi thường xuyên của ngân sách nhà nước:
a) Tiếp tục đẩy mạnh việc quản lý chặt chẽ, tiết kiệm chi tiêu ngân sách nhà nước để giảm tỷ trọng chi thường xuyên, góp phần cơ cấu lại chi ngân sách nhà nước. Thực hiện nghiêm các quy định của Luật Ngân sách Nhà nước trong tất cả các khâu: Lập, thẩm định, phê duyệt, phân bổ dự toán, quản lý, sử dụng, kiểm soát, chi và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước. Trong đó:
- Thực hiện nghiêm kỷ luật tài chính - ngân sách nhà nước, tăng cường kiểm tra, giám sát và công khai, minh bạch việc sử dụng ngân sách nhà nước, nhất là các lĩnh vực dễ phát sinh thất thoát, lãng phí. Triệt để tiết kiệm chi thường xuyên (không kể tiền lương và các khoản có tính chất lương), nhất là các khoản chi mua sắm phương tiện, trang thiết bị đắt tiền để tạo nguồn thực hiện cải cách tiền lương theo lộ trình của Chính phủ. Nâng cao sự chủ động, trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị trong việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ để hạn chế các cuộc họp không cần thiết, thực hiện lồng ghép các nội dung, công việc cần xử lý, cân nhắc thành phần, số lượng người tham dự phù hợp, đảm bảo tiết kiệm hiệu quả. Giảm tần suất tổ chức lễ hội, ngày hội sử dụng ngân sách nhà nước, nhất là những lễ hội có quy mô lớn; đảm bảo việc tổ chức lễ hội, ngày hội tiết kiệm, hiệu quả, phù hợp với truyền thống văn hóa của dân tộc, phong tục, tập quán của địa phương. Phấn đấu tiết kiệm tối thiểu 12% các khoản kinh phí chi hội nghị, hội thảo, tọa đàm, chi tiếp khách, khánh tiết, tổ chức lễ hội, lễ kỷ niệm, sử dụng xăng xe, điện, nước, văn phòng phẩm, sách, báo, tạp chí. Tiết kiệm tối thiểu 15% chi đoàn ra, đoàn vào, không bố trí đoàn ra trong chi thường xuyên các Chương trình mục tiêu quốc gia. Giao Sở Tài chính hằng năm tham mưu với Ủy ban nhân dân tỉnh giao chỉ tiêu tiết kiệm các khoản kinh phí chi hội nghị, hội thảo, tọa đàm, chi tiếp khách... cho từng cơ quan, đơn vị, địa phương theo quy định.
- Tiết kiệm triệt để kinh phí của đề tài nghiên cứu khoa học, không đề xuất, phê duyệt các đề tài nghiên cứu khoa học có nội dung trùng lặp, thiếu tính khả thi. Từng bước chuyển việc bố trí kinh phí hoạt động thường xuyên sang thực hiện phương thức Nhà nước đặt hàng, giao nhiệm vụ nghiên cứu; thực hiện khoán kinh phí theo kết quả đầu ra và công khai minh bạch chi phí, kết quả nghiên cứu.
Giao Sở Khoa học và Công nghệ rà soát, đề xuất tham mưu với Ủy ban nhân dân tỉnh sửa đổi, bổ sung các quy định của địa phương về quản lý, sử dụng kinh phí các đề tài nghiên cứu khoa học theo hướng hiệu quả, tiết kiệm và thiết thực, tăng cường hơn nữa khả năng ứng dụng vào sản xuất và đời sống.
- Rà soát các chương trình, dự án đã được cấp có thẩm quyền quyết định để ưu tiên bố trí nguồn lực đối với các chương trình, dự án thực sự cần thiết, hiệu quả, cắt giảm các chương trình, dự án có nội dung trùng lặp, kém hiệu quả.
- Sử dụng hiệu quả kinh phí ngân sách nhà nước thực hiện nhiệm vụ giáo dục và đào tạo. Đầu tư ngân sách nhà nước cho các cơ sở giáo dục công lập cần có trọng điểm, đầu tư đến đâu đạt chuẩn đến đó, tránh bình quân, dàn trải, trong đó, tập trung ưu tiên cho giáo dục phổ cập và tiếp tục kiên cố hóa trường học; Giao tự chủ cho các cơ sở giáo dục đào tạo, nhất là các trường dạy nghề. Triển khai có hiệu quả chế độ học phí mới nhằm bảo đảm sự chia sẻ hợp lý giữa nhà nước, người học và các thành phần xã hội; tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án sắp xếp quy mô mạng lưới trường lớp đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2016 - 2020. Khuyến khích xã hội hóa đầu tư phát triển trường chất lượng cao ở tất cả các cấp học, trước mắt là các trường mầm non, phổ thông ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội phát triển. Giao Sở Giáo dục và Đào tạo nghiên cứu, trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định để thí điểm chuyển đổi một số cơ sở giáo dục ở vùng điều kiện kinh tế xã hội phát triển sang mô hình trường học chất lượng cao.
- Tăng cường huy động các nguồn đầu tư của xã hội cho y tế bên cạnh nguồn từ ngân sách nhà nước gắn với việc chuyển đổi phương thức phí trong khám bệnh, chữa bệnh sang giá dịch vụ y tế; từng bước tính đúng, tính đủ tiền lương và chi phí khám bệnh chữa bệnh vào giá dịch vụ khám bệnh chữa bệnh theo lộ trình; tăng cường kiểm soát chi phí khám, chữa bệnh; xây dựng cơ chế kiểm soát giá dịch vụ của các cơ sở khám, chữa bệnh tư nhân. Mở rộng quyền tự chủ về tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp y tế công lập; triển khai thực hiện có hiệu quả mô hình liên doanh liên kết trong hoạt động khám chữa bệnh ở một số nơi như thị xã Nghĩa Lộ, huyện Văn Yên... để nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh đáp ứng nhu cầu của người dân; gắn việc điều chỉnh giá dịch vụ y tế với lộ trình bảo hiểm y tế toàn dân, lộ trình cải cách tiền lương; thực hiện tính đúng, tính đủ chi phí dịch vụ, bảo đảm phù hợp với trình độ chuyên môn, chất lượng dịch vụ ở từng tuyến và khả năng chi trả của nhân dân; minh bạch giá dịch vụ y tế, phân định rõ phần chi từ ngân sách nhà nước và phần chi của người sử dụng dịch vụ y tế. Thực hiện minh bạch, công khai và tăng cường quản lý các hoạt động khám, chữa bệnh để hạn chế, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo hiểm y tế. Thực hiện mua sắm tập trung đối với thuốc trong danh mục thuốc mua sắm tập trung.
Giao Sở Y tế xây dựng trình Ủy ban nhân dân tỉnh phương án tự chủ đối với các cơ sở y tế công lập để vừa nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh và giảm bao cấp từ ngân sách nhà nước, phấn đấu đến năm 2020 có từ 2 cơ sở khám chữa bệnh công lập trở lên tự chủ được kinh phí hoạt động thường xuyên từ nguồn thu giá dịch vụ khám chữa bệnh và các nguồn thu hợp pháp khác.
b) Tiếp tục thực hiện đổi mới cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập theo hướng tăng cường phân cấp và tăng cường tự chủ về tổ chức thực hiện nhiệm vụ, nhân lực, tài chính trên cơ sở có tính đến đặc thù của từng loại hình dịch vụ, khả năng và nhu cầu thị trường, trình độ quản lý... Triển khai tích cực, hiệu quả Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập, nâng cao tỷ lệ tự chủ đối với các đơn vị sự nghiệp công lập có điều kiện ở các lĩnh vực có khả năng về nguồn thu, nhất là các đơn vị trong lĩnh vực sự nghiệp kinh tế, y tế, giáo dục. Đẩy nhanh lộ trình điều chỉnh giá dịch vụ công làm cơ sở cho việc chuyển từ hỗ trợ ngân sách nhà nước cho các đơn vị sự nghiệp công lập sang hỗ trợ trực tiếp cho các đối tượng hưởng chính sách xã hội.
c) Triển khai thực hiện có hiệu quả các văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết và hướng dẫn Luật ngân sách nhà nước năm 2015 đảm bảo chất lượng và gắn với mục tiêu THTK, CLP trong quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước. Từng bước thực hiện đổi mới phương thức quản lý ngân sách nhà nước theo kết quả thực hiện nhiệm vụ theo đúng quy định của Luật ngân sách nhà nước năm 2015 để nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước, góp phần cơ cấu lại chi ngân sách nhà nước, bảo đảm tỷ lệ hợp lý giữa chi thường xuyên, chi đầu tư và chi trả nợ. Quản lý chặt chẽ việc ứng trước dự toán ngân sách và chi chuyển nguồn sang năm sau, kiên quyết không cho chuyển nguồn sang năm sau đối với các nhiệm vụ chi do các chủ đầu tư, đơn vị sử dụng ngân sách chậm trễ, thiếu trách nhiệm trong khâu tổ chức thực hiện.
d) Cắt giảm 100% việc tổ chức lễ động thổ, lễ khởi công, khánh thành các công trình xây dựng cơ bản, trừ các công trình quan trọng quốc gia; công trình dự án nhóm A; công trình có ý nghĩa quan trọng về kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội của địa phương.
2. Trong quản lý, sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước:
a) Trong giai đoạn 2016 - 2020 cần tiếp tục quán triệt và thực hiện nghiêm các quy định của Luật đầu tư công; Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Luật Đầu tư công, Luật Xây dựng, đẩy mạnh phân cấp quản lý đầu tư xây dựng theo Quyết định số 55/2016/QĐ-UBND ngày 30/12/2016 của UBND tỉnh Yên Bái ban hành một số quy định về quản lý đầu tư và xây dựng trên địa bàn tỉnh Yên Bái, nhằm tạo chuyển biến thực sự về nhận thức và ý thức trách nhiệm của các cấp, các ngành, các chủ đầu tư đối với công tác quản lý, sử dụng các nguồn vốn đầu tư trên địa bàn tỉnh. Thực hiện quản lý, kiểm soát chặt chẽ việc lập, thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư, phê duyệt dự án đầu tư và việc điều chỉnh các dự án đầu tư công theo đúng thẩm quyền và quy định của pháp luật. Tăng cường quản lý chất lượng công trình và chi phí xây dựng đối với các công trình có sử dụng vốn nhà nước thông qua việc thẩm định dự án, thẩm định thiết kế, dự toán, nâng cao năng lực các cơ quan chuyên môn về xây dựng, chấn chỉnh lại chất lượng công tác tư vấn đầu tư xây dựng, kiên quyết loại ra các đơn vị tư vấn không đủ trình độ năng lực, vi phạm các quy định về quản lý đầu tư xây dựng. Nâng cao chất lượng công tác đấu thầu, đảm bảo lựa chọn được nhà thầu có đầy đủ năng lực, kinh nghiệm thực hiện dự án, gói thầu theo đúng yêu cầu chất lượng, tiến độ và hiệu quả kinh tế, kiên quyết xử lý theo quy định của pháp luật đối với các nhà thầu không đáp ứng yêu cầu, vi phạm các điều khoản hợp đồng đã ký kết, kiên quyết loại ra các nhà thầu không có năng lực đã vi phạm.
b) Tăng cường các biện pháp THTK, CLP trong tất cả các khâu của quá trình đầu tư để bảo đảm đầu tư tập trung, khắc phục cơ bản tình trạng đầu tư dàn trải, phân tán. Phấn đấu bảo đảm 100% việc phân bố vốn đầu tư công tuân thủ nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn đầu tư công và thứ tự ưu tiên theo quy định tại Luật Đầu tư công và quy định của cấp có thẩm quyền về các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2016 - 2020. Tập trung xử lý dứt điểm nợ đọng xây dựng cơ bản theo đúng quy định của Luật Đầu tư công; không để phát sinh nợ mới.
d) Thực hiện tiết kiệm từ khâu quy hoạch, chủ trương đầu tư; tiến hành rà soát cắt giảm 100% các dự án không nằm trong quy hoạch, kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt; thu hồi đối với các dự án đã được cấp phép đầu tư nhưng quá thời hạn quy định không triển khai thực hiện theo cam kết hoặc theo giấy phép; tạm dừng, cắt giảm các hạng mục công trình chưa thực sự cần thiết hoặc hiệu quả đầu tư thấp.
đ) Tăng cường công tác rà soát, bảo đảm 100% các chương trình, dự án bố trí trong kế hoạch đầu tư công phải có đầy đủ các thủ tục đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư công.
e) Chống lãng phí, nâng cao chất lượng công tác khảo sát, thiết kế, giải pháp thi công, thẩm định dự án; hạn chế các nội dung phát sinh dẫn đến phải điều chỉnh thiết kế trong quá trình thi công xây dựng công trình; phấn đấu thực hiện tiết kiệm từ 10% đến 15% tổng mức đầu tư.
Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư hàng năm tham mưu với Ủy ban nhân dân tỉnh giao mức tiết kiệm cụ thể cho từng chủ đầu tư, chủ dự án để thực hiện.
g) Thực hiện tạm ứng, thanh toán vốn đầu tư theo đúng quy định của Nhà nước, đảm bảo tiến độ thực hiện dự án và thời hạn giải ngân, sử dụng vốn hiệu quả. Tiếp tục thực hiện đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân thanh toán các nguồn vốn đầu tư đã được giao trên nguyên tắc phải bảo đảm thủ tục đầu tư, chất lượng công trình, lấy kết quả giải ngân thanh toán vốn đầu tư làm tiêu chí để đánh giá, phân xếp loại mức độ hoàn thành nhiệm vụ của các cơ quan, đơn vị, địa phương trong năm. Kiểm điểm nghiêm khắc trách nhiệm đối với các chủ đầu tư, ban quản lý dự án chậm trễ, thiếu trách nhiệm trong công tác triển khai thực hiện dự án và giải ngân vốn đầu tư.
Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Kho bạc Nhà nước thực hiện theo dõi, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các chủ đầu tư thực hiện kế hoạch vốn đã được giao theo đúng quy định, kịp thời đề xuất kiến nghị có biện pháp xử lý nghiêm đối với các chủ đầu tư, chủ dự án vi phạm.
h) Tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm Chỉ thị số 27/CT-TTg ngày 27/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường, đẩy mạnh công tác quyết toán vốn đầu tư các dự án hoàn thành sử dụng vốn nhà nước.
Giao Sở Tài chính tiếp tục theo dõi, đôn đốc công tác quyết toán các dự án hoàn thành sử dụng vốn nhà nước tại các địa phương, đơn vị, các chủ đầu tư, công bố công khai danh sách các chủ đầu tư, các đơn vị còn dự án vi phạm quy định thời gian lập, thẩm tra, phê duyệt quyết toán, đề xuất các biện pháp xử lý đối với các chủ đầu tư vi phạm công tác quyết toán dự án hoàn thành, nhất là đối với các chủ đầu tư chậm nộp báo cáo quyết toán từ 24 tháng trở lên.
Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với Sở Tài chính và các cơ quan chức năng tham mưu với Ủy ban nhân dân tỉnh, đồng thời hướng dẫn kiểm tra các huyện, thị xã, thành phố kiên quyết không giao kế hoạch vốn đầu tư mới cho các chủ đầu tư, ban quản lý dự án chậm nộp báo cáo quyết toán từ 24 tháng trở lên, không bố trí kế hoạch vốn để thanh toán số vốn còn thiếu cho các dự án chậm nộp báo cáo quyết toán từ 12 tháng trở lên; không cho phép nhà thầu đang có hợp đồng vi phạm quy định về thời gian lập hồ sơ quyết toán hợp đồng được tham gia đấu thầu dự án mới.
i) Rà soát các dự án kéo dài nhiều năm, hiệu quả đầu tư thấp để có hướng xử lý; có biện pháp hoàn tạm ứng đối với các khoản tạm ứng quá hạn, có phương án xử lý dứt điểm các khoản tạm ứng của các dự án kéo dài nhiều năm, đơn vị quản lý đã giải thể. Thực hiện đúng quy định về hoàn trả tạm ứng đối với các dự án mới thực hiện.
k) Tăng cường công tác theo dõi, kiểm tra, đánh giá đối với 100% kế hoạch, chương trình, dự án đầu tư công được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của Luật Đầu tư công và các văn bản hướng dẫn thi hành. Giao Kho bạc Nhà nước tỉnh thực hiện việc tạm ứng vốn đầu tư cho các dự án theo đúng quy định, kịp thời báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xử lý dứt điểm vốn tạm ứng tại các dự án còn tồn đọng.
3. Trong quản lý chương trình mục tiêu quốc gia và các chương trình mục tiêu giai đoạn 2016-2020:
a) Trong quản lý chương trình mục tiêu quốc gia:
- Trong giai đoạn 2016 - 2020, thực hiện hai chương trình mục tiêu quốc gia là Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững và Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đã được phê duyệt tại Nghị quyết số 100/2015/QH13 ngày 12/11/2015 phê duyệt chủ trương đầu tư các chương trình mục tiêu quốc gia, giai đoạn 2016 - 2020.
- Sử dụng vốn của Chương trình mục tiêu quốc gia hiệu quả, đúng mục đích; chủ động thực hiện nghiêm túc Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số 100/2015/QH13 ngày 12/11/2015 của Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016 - 2020 tại Quyết định số 398/QĐ-TTg ngày 11/3/2016 của Thủ tướng Chính phủ đảm bảo tiến độ và chất lượng.
b) Trong quản lý các chương trình mục tiêu:
Thực hiện các chương trình mục tiêu được phê duyệt theo đúng nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước theo quy định tại Nghị quyết số 1023/NQ-UBTVQH ngày 28/8/2015 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2016 - 2020 và Quyết định số 40/2015/QĐ-TTg ngày 14/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ ban hành nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2016 - 2020.
4. Trong quản lý, sử dụng đất đai, trụ sở làm việc, nhà công vụ, tài sản công:
a) Quản lý đất đai gắn liền với trụ sở làm việc, nhà công vụ được giao:
- Tiếp tục hiện đại hóa công tác quản lý tài sản công và nâng cấp cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản nhà nước, đảm bảo từng bước cơ sở dữ liệu quốc gia có đầy đủ thông tin về tài sản công.
- Đất đai, trụ sở làm việc, nhà công vụ giao cho các cơ quan, đơn vị, tổ chức phải được quản lý, sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả và bảo đảm thực hành tiết kiệm, nâng cao hiệu suất sử dụng nhà công vụ. Thu hồi 100% nhà công vụ sử dụng không đúng mục đích, không đúng đối tượng, đối tượng hết thời gian sử dụng nhà công vụ theo quy định.
- Tăng cường giám sát, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện Luật Đất đai, quy hoạch sử dụng đất và các văn bản quy phạm pháp luật về sử dụng đất. Thực hiện nghiêm việc xử lý, thu hồi các diện tích đất, mặt nước sử dụng không đúng quy định của pháp luật, sử dụng đất sai mục đích, sai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, sử dụng lãng phí, kém hiệu quả, bỏ hoang hóa và lấn chiếm đất trái quy định.
- Thực hiện nghiêm Chỉ thị số 27/CT-TTg ngày 25/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác quản lý các trụ sở, các cơ sở hoạt động sự nghiệp; đẩy nhanh tiến độ phê duyệt và tổ chức thực hiện phương án sắp xếp, xử lý nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước. Kiên quyết thu hồi diện tích nhà, đất sử dụng cho thuê, cho mượn, liên doanh, liên kết không đúng quy định và trụ sở cũ của các cơ quan, tổ chức, đơn vị đã được đầu tư xây dựng trụ sở mới.
b) Mua sắm, sử dụng phương tiện đi lại và phương tiện, thiết bị làm việc của cơ quan, tổ chức trong khu vực nhà nước:
- Hạn chế mua sắm xe ô tô (trừ xe ô tô chuyên dùng) và trang thiết bị đắt tiền; việc mua sắm mới xe ô tô chỉ được thực hiện sau khi hoàn thành việc rà soát, sắp xếp lại số xe ô tô hiện có theo tiêu chuẩn, định mức do Thủ tướng Chính phủ quy định; số xe ô tô dôi dư sau khi sắp xếp, điều chuyển (nếu có) thực hiện bán theo quy định để thu tiền nộp ngân sách nhà nước. Không bổ sung nguồn kinh phí ngoài dự toán, kể cả nguồn tăng thu ngân sách nhà nước để mua xe ô tô. Khẩn trương xây dựng phương án và lộ trình thực hiện khoán xe ô tô công đối với một số chức danh theo quy định.
Giao Sở Tài chính tiếp tục rà soát, đề xuất với Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện bố trí, sắp xếp xe ô tô phục vụ công tác trong các cơ quan đơn vị bảo đảm theo đúng tiêu chuẩn, định mức quy định.
- Thực hiện mua sắm tài sản theo đúng tiêu chuẩn, định mức và chế độ quy định. Trình tự, thủ tục mua sắm tài sản nhà nước phải bảo đảm thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu; đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả. Tài sản sau khi mua sắm phải hạch toán, báo cáo và quản lý, sử dụng theo đúng quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước. Thực hiện việc mua sắm theo phương thức tập trung đối với những hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục phải mua sắm tập trung theo quyết định của cấp có thẩm quyền.
- Thực hiện xử lý kịp thời tài sản của các dự án sử dụng vốn nhà nước sau khi dự án kết thúc theo đúng quy định của pháp luật.
5. Trong quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên:
a) Đẩy mạnh việc điều tra, đánh giá tiềm năng, trữ lượng, hoàn thiện quy hoạch và tăng cường quản lý, giám sát, sử dụng hợp lý, hiệu quả, tiết kiệm các nguồn tài nguyên. Việc khai thác mới tài nguyên, khoáng sản phải thực hiện đấu thầu công khai, minh bạch.
b) Việc thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản gắn với chế biến, tạo sản phẩm có giá trị kinh tế cao và sử dụng hiệu quả. Cân đối giữa khai thác và dự trữ khoáng sản, phát triển bền vững công nghiệp khai khoáng gắn với bảo vệ môi trường và bảo đảm quốc phòng, an ninh; hạn chế tối đa xuất khẩu nguyên liệu thô.
c) Tăng cường công tác bảo vệ và phát triển rừng, nhất là rừng phòng hộ, rừng đầu nguồn.
d) Tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo và các nguyên liệu, vật liệu mới, thân thiện với môi trường; đẩy mạnh nghiên cứu và xây dựng các dự án sử dụng công nghệ tái chế nước thải và chất thải.
đ) Xử lý có kết quả các cơ sở sử dụng lãng phí năng lượng, tài nguyên, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy định của pháp luật về thăm dò, khai thác, chế biến tài nguyên khoáng sản.
e) Tăng cường bảo vệ nguồn nước và bảo vệ hệ sinh thái thủy sinh; bảo đảm tính bền vững, hiệu quả trong khai thác, sử dụng tài nguyên nước; thực hiện các biện pháp cụ thể phát triển bền vững tài nguyên nước.
6. Trong thành lập các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách:
a) Thực hiện nghiêm việc quản lý các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách theo đúng Chỉ thị số 22/CT-TTg ngày 27/8/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác quản lý đối với các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách. Từng bước đổi mới cơ chế tài chính của các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách theo mô hình tự bảo đảm chi phí hoạt động.
b) Từ năm ngân sách 2017, ngân sách nhà nước không hỗ trợ kinh phí hoạt động cho các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách. Trường hợp được ngân sách nhà nước hỗ trợ vốn điều lệ theo quy định của pháp luật thì phải phù hợp với khả năng của ngân sách nhà nước và chỉ thực hiện khi quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách đáp ứng đủ các điều kiện sau: Được thành lập và hoạt động theo đúng quy định của pháp luật; có khả năng tài chính độc lập; có nguồn thu, nhiệm vụ chi không trùng với nguồn thu, nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước.
7. Trong quản lý, sử dụng vốn và tài sản của Nhà nước tại doanh nghiệp:
a) Thực hiện triệt để tiết kiệm năng lượng, vật tư, chi phí đầu vào; ứng dụng công nghệ mới để nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh của hàng hóa, tiết kiệm chi phí sản xuất kinh doanh. Đối với các doanh nghiệp nhà nước, phải đăng ký và thực hiện tiết giảm chi phí quản lý (từ 5% trở lên), trong đó, tiết giảm tối đa chi phí quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, hoa hồng môi giới, chi tiếp tân, khánh tiết, hội nghị, chi chiết khấu thanh toán, chi phí năng lượng.
b) Tập trung phát triển các ngành, lĩnh vực kinh doanh chính, bảo đảm đầu tư có hiệu quả. Xây dựng hệ thống quản trị doanh nghiệp phù hợp với cơ chế thị trường và thông lệ quốc tế.
c) Tiếp tục đẩy mạnh quá trình sắp xếp cổ phần hóa, thực hiện tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước. Đổi mới mô hình và nâng cao hiệu quả giám sát tài chính doanh nghiệp; chủ động đổi mới, áp dụng công nghệ mới, cải tiến quy trình sản xuất, quản lý nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
8. Trong quản lý, sử dụng lao động và thời gian lao động trong khu vực nhà nước:
a) Đến năm 2020, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có số lượng, cơ cấu hợp lý, đủ trình độ và năng lực thi hành công vụ, phục vụ nhân dân, phục vụ sự nghiệp phát triển đất nước, phấn đấu 100% cơ quan hành chính nhà nước có cơ cấu cán bộ, công chức theo vị trí việc làm hợp lý; nâng cao hiệu quả hoạt động bộ máy hành chính, nâng cao năng lực và trách nhiệm của cán bộ công chức nói chung và năng lực phân tích, dự báo nói riêng để bảo đảm sự chủ động, kịp thời xử lý những vấn đề đột biến phát sinh, cũng như xây dựng các định hướng chính sách có tính chất đón đầu phù hợp với tình hình trong và ngoài nước, góp phần cải thiện năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI).
b) Tiếp tục thực hiện nghiêm quy định của Chính phủ về tinh giản biên chế; phấn đấu tinh giản biên chế của cả giai đoạn 2015 - 2021 đạt tối thiểu là 10% biên chế so với biên chế được giao năm 2015 của địa phương. Đối với đơn vị sự nghiệp công lập có nguồn thu sự nghiệp, khuyến khích đẩy mạnh chuyển đổi thêm 10% số lượng viên chức sang cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm và xã hội hóa, thay thế nguồn trả lương từ ngân sách nhà nước bằng việc trả lương từ nguồn thu sự nghiệp. Các cơ quan, tổ chức, đơn vị chỉ tuyển dụng số cán bộ, công chức, viên chức mới không quá 50% số biên chế cán bộ, công chức, viên chức đã thực hiện tinh giản biên chế và không quá 50% số biên chế cán bộ, công chức, viên chức đã giải quyết chế độ nghỉ hưu hoặc thôi việc theo quy định.
c) Giữ ổn định biên chế của các tổ chức xã hội, xã hội - nghề nghiệp đến hết năm 2016. Từ năm 2017, thực hiện khoán hoặc hỗ trợ kinh phí để thực hiện các nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước giao.
d) Thực hiện quản lý chặt chẽ thời giờ lao động, kiểm tra, giám sát chất lượng và bảo đảm hiệu quả công việc của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tại các cơ quan, công sở.
đ) Tổ chức thực hiện đồng bộ, hiệu quả Kế hoạch cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2016 - 2020. Nghiên cứu các cơ chế, chính sách nhằm cải thiện môi trường kinh doanh, đơn giản hóa thủ tục hành chính, đặc biệt là trong các hệ thống cơ quan thuế, hải quan, kho bạc nhà nước; cải tiến chất lượng dịch vụ sự nghiệp công, phấn đấu đến năm 2020, mức độ hài lòng của người dân đối với dịch vụ do đơn vị sự nghiệp công cung cấp trên các lĩnh vực giáo dục, y tế đạt mức trên 80%, mức độ hài lòng của nhân dân và doanh nghiệp về thủ tục hành chính đạt mức trên 80%.
e) Thực hiện rà soát và đơn giản hóa các thủ tục hành chính liên quan đến các thủ tục tuyển dụng công chức, viên chức (thủ tục thi tuyển công chức, thủ tục xét tuyển dụng công chức, thủ tục xét tuyển đặc cách viên chức), thủ tục thi nâng ngạch công chức, thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp đối với viên chức theo kế hoạch đơn giản hóa thủ tục hành chính hàng năm của Chính phủ và hướng dẫn, quy định của các bộ, ngành để bảo đảm giảm chi phí tuân thủ thủ tục hành chính, tiết kiệm kinh phí.
9. Đối với sản xuất và tiêu dùng của nhân dân:
a) Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố thường xuyên thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân, cán bộ, công chức, viên chức về ý thức THTK, CLP trong sản xuất và tiêu dùng, dành nguồn lực đầu tư vào sản xuất, kinh doanh. Khuyến khích nhân dân tích cực tham gia các cuộc vận động mua công trái xây dựng Tổ quốc, trái phiếu xây dựng các công trình hạ tầng kinh tế - xã hội; các phong trào đền ơn đáp nghĩa. Triển khai cuộc vận động THTK, CLP trong các đoàn thể, tổ chức quần chúng, các thôn, xóm, bản, làng, cụm dân cư; tập trung vào việc xây dựng nếp sống mới, xóa bỏ các hủ tục lạc hậu, gây lãng phí. Phê phán các biểu hiện xa hoa lãng phí trong xã hội; đưa kết quả thực hành tiết kiệm chống lãng phí thành nội dung xem xét đánh giá cán bộ, công chức, viên chức và thành viên của mỗi tổ chức.
b) Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Thông tư số 04/2011/TT-BVHTTDL ngày 21/01/2011 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội. Các cơ quan thông tin đại chúng biểu dương kịp thời các gương “người tốt, việc tốt” và lên án, phê phán các hành vi vi phạm quy chế của Nhà nước trong việc cưới, việc tang và lễ hội. Gắn cuộc vận động “Toàn dân xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư” trong giai đoạn mới với việc thực hiện THTK, CLP trong sinh hoạt của nhân dân.
III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Tăng cường công tác chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện đối với tất cả các lĩnh vực thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, trong đó, cần tập trung vào một số giải pháp sau:
a) Tổ chức điều hành dự toán ngân sách nhà nước chủ động, chặt chẽ, bảo đảm kỷ cương, kỷ luật tài chính, ngân sách. Thực hiện có hiệu quả các luật thuế và nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thuế, chống thất thu, chuyển giá, trốn thuế, kiên quyết xử lý, thu hồi nợ đọng thuế. Cơ cấu lại thu, chi ngân sách nhà nước; tăng tỷ trọng thu nội địa, các khoản thuế trực thu trong tổng thu ngân sách nhà nước để nâng cao tính bền vững của nguồn thu ngân sách, chủ động cân đối ngân sách nhà nước; cơ cấu lại chi ngân sách nhà nước theo hướng hiệu quả, giảm dần tỷ trọng chi thường xuyên, bố trí hợp lý cho chi đầu tư phát triển. Tăng cường giám sát và công khai, minh bạch việc sử dụng ngân sách nhà nước, nhất là trong các lĩnh vực dễ phát sinh thất thoát, lãng phí. Xây dựng các tiêu chí, giám sát, đánh giá việc quản lý ngân sách theo kết quả thực hiện nhiệm vụ theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước năm 2015.
b) Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong tất cả các lĩnh vực, nhất là trong lĩnh vực đầu tư, xây dựng, đất đai, thuế, hải quan, bảo hiểm xã hội. Tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác kiểm soát thủ tục hành chính, trong đó chú trọng việc rà soát, đánh giá thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền quản lý và phạm vi giải quyết theo Kế hoạch đã được phê duyệt hàng năm, bãi bỏ các thủ tục hành chính gây trở ngại cho phát triển sản xuất, kinh doanh. Nâng cao chất lượng, hiệu quả giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông; nâng cao mức độ hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước.
c) Rà soát các kế hoạch, dự án đầu tư ngay từ khâu đề xuất và quyết định chủ trương đầu tư, tránh việc các dự án đầu tư không đạt hiệu quả kinh tế - xã hội, đầu tư dàn trải, hiệu quả sử dụng vốn đầu tư thấp. Đổi mới việc phân bổ vốn, tập trung vốn cho các công trình sắp hoàn thành; thực hiện công khai thông tin các cơ quan, đơn vị, địa phương có dự án chậm hoàn thành công tác kiểm toán, quyết toán theo quy định của pháp luật.
d) Nghiên cứu, vận dụng các quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công để xây dựng và hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương nhằm đảm bảo hiệu quả, tiết kiệm và chống lãng phí.
đ) Đẩy mạnh thực hiện chính sách xã hội hóa các dịch vụ công, làm đa dạng hóa và nâng cao chất lượng cung ứng dịch vụ cho xã hội và hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước. Thực hiện có hiệu quả cơ chế tự chủ đối với đơn vị sự nghiệp công lập. Tăng cường tính công khai, minh bạch, dân chủ và trách nhiệm giải trình trong quản lý tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp thông qua việc nghiên cứu, xây dựng tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ sự nghiệp cung cấp cho xã hội, hoàn thiện chế độ thông tin báo cáo, công tác tài chính kế toán và trách nhiệm giải trình về kết quả của các đơn vị cung ứng dịch vụ sự nghiệp công.
e) Tăng cường công tác quản lý, sử dụng đất đai đảm bảo hiệu quả, tiết kiệm. Thực hiện điều tiết một cách hợp lý giá trị tăng thêm từ đất do Nhà nước đầu tư cơ sở hạ tầng đem lại. Hoàn thiện cơ chế và triển khai thực hiện triệt để phương thức khai thác quỹ đất hai bên đường khi đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo quy định của pháp luật đất đai và pháp luật khác có liên quan. Nghiên cứu, vận dụng các quy định của pháp luật về thuế để điều tiết hợp lý và góp phần hạn chế trường hợp đất bỏ hoang, đất đã giao, đã cho thuê nhưng chậm đưa vào sử dụng, tránh tình trạng thất thoát, lãng phí.
g) Đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác quyết toán các dự án đầu tư ở cấp huyện, xã nhằm nâng cao tiến độ và chất lượng công tác thanh quyết toán vốn đầu tư các dự án hoàn thành sử dụng vốn nhà nước, hạn chế thất thoát ngân sách nhà nước;
h) Đẩy mạnh tái cơ cấu, nâng cao chất lượng quản trị và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước. Xử lý hành chính đối với lãnh đạo doanh nghiệp nhà nước không nghiêm túc thực hiện hoặc thực hiện không có kết quả Đề án tái cơ cấu, cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước và nhiệm vụ được giao trong quản lý, điều hành doanh nghiệp.
i) Tăng cường công khai, minh bạch trong hoạt động công vụ, nâng cao năng lực, trình độ đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, góp phần nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị.
2. Tăng cường thực hiện cải cách thủ tục hành chính làm cơ sở cho việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí:
Thủ trưởng các sở, ban, ngành của tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố nghiêm túc thực hiện cải cách thủ tục hành chính làm cơ sở cho việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí:
- Xây dựng kế hoạch cụ thể và trực tiếp tổ chức thực hiện chương trình cải cách hành chính, trong đó tập trung vào các lĩnh vực: quản lý đất đai, nhà ở; xây dựng cơ bản; đăng ký kinh doanh; quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách; xuất, nhập khẩu; quản lý tài chính và đầu tư đối với doanh nghiệp Nhà nước; quản lý hộ khẩu; thuế; hải quan; bảo hiểm, chính sách xã hội...
- Đối với các lĩnh vực thường xuyên phải tiếp xúc và xử lý công việc với người dân và doanh nghiệp: Phải hệ thống hóa những quy định về thủ tục, giấy tờ, thời hạn giải quyết đối với từng loại công việc. Công bố công khai trên báo, đài địa phương, trang thông tin điện tử, tại trụ sở cơ quan, đơn vị để làm căn cứ cho nhân dân thực hiện và giám sát thực hiện. Các cơ quan, đoàn thể, đơn vị không được tùy tiện đề ra các thủ tục hành chính trái với những quy định tại các văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
- Thường xuyên phối hợp với các cơ quan liên quan kiểm soát lại chất lượng thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của đơn vị mình, kịp thời chuyển tải thông tin tới người dân và doanh nghiệp về cơ chế tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức và công khai địa chỉ email, số điện thoại của các cơ quan, đơn vị để người dân, doanh nghiệp biết khi cần liên hệ và giải quyết công việc được thuận tiện.
3. Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, đặc biệt là đề cao trách nhiệm của người đứng đầu trong THTK, CLP
a) Tiếp tục thông tin, phổ biến pháp luật về THTK, CLP và các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước có liên quan đến THTK, CLP thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, hội nghị quán triệt, tập huấn để tuyên truyền, giáo dục sâu rộng đến đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong doanh nghiệp nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm về mục tiêu, yêu cầu, ý nghĩa của công tác THTK, CLP. Qua đó nâng cao trách nhiệm, thống nhất nhận thức và hành động của từng cấp, từng ngành và mỗi cán bộ, công chức, viên chức đặc biệt là trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong THTK, CLP. Các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan thường xuyên tổ chức học tập, quán triệt các văn bản liên quan đến công tác THTK, CLP, trong đó tập trung vào các văn bản mới liên quan đến THTK, CLP. Tổ chức quán triệt, tuyên truyền Chương trình THTK, CLP của cấp mình, ngành mình, đơn vị mình nhằm tăng cường hiểu biết pháp luật, nâng cao nhận thức cho cán bộ, công chức, viên chức, hội viên thuộc phạm vi quản lý để có những hành động, việc làm cụ thể tạo chuyển biến thực sự trong lề lối làm việc, cải cách hành chính và THTK, CLP.
b) Các cơ quan báo chí của tỉnh tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về pháp luật THTK, CLP trên các phương tiện thông tin đại chúng với các hình thức phù hợp và có hiệu quả. Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Yên Bái thường xuyên xây dựng các chương trình, chuyên mục về nêu gương người tốt, việc tốt trong THTK, CLP; kịp thời phê phán, lên án các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm, gây lãng phí. Kịp thời biểu dương, khen thưởng những gương điển hình trong THTK, CLP; bảo vệ người cung cấp thông tin chống lãng phí. Tăng cường giáo dục phẩm chất, đạo đức và trách nhiệm công vụ; đề cao trách nhiệm của người đứng đầu trong THTK, CLP. Nêu cao tinh thần trách nhiệm và vai trò của các cơ quan thông tấn, báo chí trong công tác tuyên truyền về THTK, CLP.
c) Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và các cơ quan có liên quan thực hiện rà soát các văn bản quy phạm pháp luật của tỉnh có liên quan đến các quy định của Luật THTK, CLP; các quy định không chặt chẽ, gây lãng phí ngân sách nhà nước (NSNN), tiền, tài sản và tài nguyên thiên nhiên... để kiến nghị sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.
d) Các sở, ban, ngành, đoàn thể; UBND các huyện, thị xã, thành phố xây dựng Quy chế, quy định cụ thể của ngành mình, cấp mình về công khai, minh bạch trong các lĩnh vực hoạt động; chế độ, định mức, tiêu chuẩn chi tiêu, sử dụng kinh phí ngân sách; Chương trình THTK, CLP hàng năm và giai đoạn của cơ quan, đơn vị mình. Đồng thời, rà soát lại quy chế làm việc, quy trình công tác của cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý nhằm sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh để phù hợp với quy định của Luật THTK, CLP và các văn bản hướng dẫn của Trung ương và của tỉnh.
đ) Các ngành, các cấp, các đơn vị sử dụng ngân sách có trách nhiệm tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện đầy đủ, kịp thời các văn bản quy định của Nhà nước và các văn bản do mình ban hành về các chính sách tài chính, chế độ chi tiêu ngân sách đến từng đơn vị trực thuộc để có căn cứ thực hiện. Ngoài các chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu do Chính phủ, Bộ Tài chính, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh ban hành theo quy định, Hội đồng nhân dân cấp huyện, cấp xã không được ban hành các chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu từ ngân sách huyện, ngân sách xã trái với thẩm quyền; trường hợp đã ban hành trái thẩm quyền, sai quy định thì phải thực hiện rà soát, bãi bỏ.
e) Các cơ quan, đơn vị được giao chủ trì xây dựng các đề án, chính sách của tỉnh giai đoạn 2016-2020 phối hợp với Sở Tài chính hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc thực hiện bảo đảm cho các Đề án, chính sách của tỉnh được triển khai thực hiện nhanh, mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội rõ rệt.
4. Rà soát, xem xét, sửa đổi hệ thống định mức, tiêu chuẩn, chế độ làm cơ sở thực hành tiết kiệm chống lãng phí:
a) Trên cơ sở tổng kết, đánh giá tình hình thực tiễn thực hiện định mức, tiêu chuẩn, chế độ; các phân tích, dự báo, đánh giá tác động của các yếu tố ngân sách, kinh tế, kỹ thuật và xã hội có liên quan, các sở, ban, ngành, đoàn thể; UBND các huyện, thị xã, thành phố:
- Thường xuyên chỉ đạo, thực hiện rà soát, sửa đổi, bổ sung các định mức, tiêu chuẩn, chế độ, định mức tiêu chuẩn kỹ thuật trong các lĩnh vực mình quản lý làm cơ sở để THTK, CLP; quản lý nghiêm ngặt việc thực hiện các định mức, tiêu chuẩn, chế độ đã ban hành; công khai định mức, tiêu chuẩn, chế độ, định mức kinh tế - kỹ thuật để tạo điều kiện cho việc giám sát THTK, CLP, trong đó tập trung vào lĩnh vực như: quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước; đầu tư xây dựng cơ bản; quản lý, sử dụng trụ sở làm việc, nhà công vụ, công trình phúc lợi công cộng và tài sản công khác; khai thác, quản lý, sử dụng tài nguyên thiên nhiên.
- Lập danh mục các định mức, tiêu chuẩn, chế độ, định mức kinh tế - kỹ thuật còn thiếu hoặc không còn phù hợp trong các lĩnh vực chuyên ngành để có kế hoạch sửa đổi, bổ sung, ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành. Các đơn vị thực hiện cơ chế tự chủ và khoán chi tài chính cần rà soát lại Quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị mình cho phù hợp. Việc sửa đổi, bổ sung định mức, tiêu chuẩn, chế độ, định mức kinh tế - kỹ thuật trong các lĩnh vực phải bảo đảm phù hợp với yêu cầu thực tế, tiến bộ khoa học, công nghệ và khả năng của ngân sách nhà nước trong từng thời kỳ.
b) Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng định mức phân bổ chi thường xuyên giai đoạn 2017-2020 làm cơ sở phân bổ dự toán chi thường xuyên cho các cơ quan, đơn vị, các huyện, thị xã, thành phố đảm bảo hợp lý, phù hợp với điều kiện thực tế và khả năng ngân sách và có rà soát, điều chỉnh cho phù hợp trong các năm của thời kỳ ổn định ngân sách.
c) Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan trình UBND tỉnh ban hành văn bản quy định các nguyên tắc, tiêu chí phân bổ vốn đầu tư phát triển bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
d) Các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính phải tổ chức rà soát lại việc xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ, quy định đầy đủ vào Quy chế các nội dung chi tại đơn vị theo chế độ, mức chi của từng nội dung chi, thực hiện khoán vật tư, văn phòng phẩm, công tác phí, điện thoại, xăng dầu và các khoản chi chuyên môn nghiệp vụ cho từng cá nhân, bộ phận sử dụng; đề ra các biện pháp quản lý triệt để tiết kiệm chi tiêu, nhất là trong chi tổ chức hội nghị, hội thảo, đi công tác trong và ngoài nước, sử dụng điện nước, văn phòng phẩm, sách báo, tạp chí, tiếp khách, khánh tiết... Quy định rõ trách nhiệm của từng cá nhân, bộ phận trong việc bồi hoàn cho nhà nước khi để thất thoát tiền, tài sản được giao quản lý, phát huy vai trò kiểm tra giám sát của tổ chức quần chúng và cán bộ, công chức, viên chức, đối với việc sử dụng tài sản và kinh phí trong đơn vị. Cơ quan tài chính phối hợp với cơ quan kho bạc nhà nước các cấp ở địa phương và các đơn vị liên quan, kiểm tra giám sát chặt chẽ việc xây dựng và tổ chức thực hiện quy chế chi tiêu nội bộ tại các cơ quan, đơn vị.
5. Tăng cường thực hiện công khai, nâng cao hiệu quả giám sát thực hành tiết kiệm, chống lãng phí:
a) Các sở, ban, ngành, đoàn thể; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị thuộc phạm vi quản lý thực hiện các quy định về công khai để tạo điều kiện cho việc kiểm tra, thanh tra, giám sát THTK, CLP. Đồng thời, tăng cường kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về công khai, đưa công tác công khai về THTK, CLP thành nề nếp trong các cơ quan, đơn vị, tổ chức nhà nước.
b) Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, doanh nghiệp nhà nước phải thực hiện công khai theo đúng quy định của pháp luật, trước hết tập trung thực hiện công khai việc sử dụng ngân sách nhà nước và các nguồn tài chính được giao theo quy định; công khai mua sắm, sử dụng trang thiết bị làm việc, phương tiện đi lại; công khai quản lý, sử dụng trụ sở làm việc, nhà công vụ, công trình phúc lợi công cộng và các tài sản khác trong cơ quan, đơn vị, tổ chức. Đối với những đơn vị đã có trang thông tin điện tử cần thực hiện hình thức công khai trên trang thông tin điện tử nhằm nâng cao hiệu quả, tiết kiệm ngân sách trong việc thực hiện công khai.
c) Nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban thanh tra nhân dân, qua đó phát huy sức mạnh tập thể trong công tác giám sát việc thực hiện THTK, CLP. Đẩy mạnh việc thực hiện giám sát đầu tư cộng đồng qua Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng theo quy định của Thủ tướng Chính phủ. Tăng cường vai trò của người dân trong việc theo dõi, đánh giá việc chấp hành các quy định về quản lý đầu tư của cơ quan có thẩm quyền quyết định đầu tư, chủ đầu tư, ban quản lý dự án, các nhà thầu và đơn vị thi công dự án trong quá trình đầu tư. Qua quá trình giám sát nhằm phát hiện, kiến nghị về các việc làm vi phạm các quy định về quản lý đầu tư để kịp thời ngăn chặn và xử lý các việc làm sai quy định, gây lãng phí, thất thoát vốn và tài sản nhà nước.
6. Đẩy mạnh cải cách hành chính, hiện đại hóa quản lý; kiên quyết đấu tranh có hiệu quả đối với hành vi gây thất thoát, lãng phí; tăng cường phối hợp giữa các cơ quan trong THTK, CLP
a) Tăng cường công tác chỉ đạo việc thực hiện cải cách hành chính của các cấp, các ngành gắn với THTK, CLP trong các lĩnh vực; đẩy mạnh hiện đại hóa quản lý hành chính nhà nước gắn với đổi mới phương thức quản lý thông qua việc hoàn thiện và nâng cao chất lượng, hiệu quả của mạng thông tin điện tử hành chính của Chính phủ trên Internet, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước, đặc biệt là trong thực hiện các dịch vụ công để vừa rút ngắn thời gian thực hiện, giảm nhân lực quản lý, giảm chi phí xã hội, vừa tạo điều kiện phục vụ người dân và doanh nghiệp;
b) Các Sở, ngành, địa phương triển khai có hiệu quả pháp luật về THTK, CLP; đề ra các biện pháp cụ thể để tăng cường tính công khai, minh bạch, trách nhiệm trong hoạt động công vụ; tăng cường các hình thức tiếp nhận thông tin phát hiện lãng phí và nghiêm túc xử lý các thông tin phát hiện lãng phí theo quy định.
c) Tăng cường phối hợp giữa các sở, ngành, địa phương trong công tác THTK, CLP; phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể để nâng cao hiệu quả THTK, CLP.
7. Thường xuyên kiểm tra, thanh tra, xử lý nghiêm các vi phạm quy định về THTK, CLP
a) Kiểm tra, thanh tra THTK, CLP là một nội dung phải được xây dựng trong kế hoạch thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành của các sở, ban, ngành, đoàn thể, UBND các huyện, thị xã, thành phố. Đây là một trong các biện pháp để phát hiện, ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về THTK, CLP. Qua đó, phát hiện những sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách pháp luật về THTK, CLP để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền các biện pháp khắc phục.
b) Công tác kiểm tra, thanh tra thực hành tiết kiệm chống lãng phí tiếp tục tập trung vào 7 lĩnh vực sau:
+ Quản lý, sử dụng đất đai; tài nguyên thiên nhiên;
+ Các dự án đầu tư sử dụng NSNN hoặc có nguồn gốc từ NSNN;
+ Quản lý, sử dụng trụ sở làm việc, nhà công vụ, công trình phúc lợi công cộng;
+ Các Chương trình mục tiêu Quốc gia;
+ Quản lý, sử dụng các nguồn viện trợ, tài trợ của nước ngoài;
+ Mua sắm, trang bị, quản lý, sử dụng phương tiện đi lại;
+ Mua sắm, trang bị, quản lý, sử dụng trang thiết bị làm việc;
c) Các sở, ban, ngành, đoàn thể, UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo các đơn vị trong phạm vi, lĩnh vực quản lý của mình xử lý dứt điểm các vi phạm trong THTK, CLP đã phát hiện qua kiểm tra, thanh tra những năm qua. Kịp thời xử lý vi phạm theo đúng quy định của pháp luật; công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng đối với cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm, gây lãng phí NSNN, tiền, tài sản nhà nước, sử dụng lao động, thời gian lao động, tài nguyên thiên nhiên và việc xử lý các vi phạm đó; quy định trách nhiệm về bồi thường thiệt hại, xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính trong THTK, CLP theo quy định của pháp luật.
d) Các đơn vị chủ động xây dựng kế hoạch kiểm tra, tự kiểm tra tại các đơn vị trực thuộc, chỉ đạo thực hiện công tác kiểm tra, tự kiểm tra. Đối với những vi phạm được phát hiện qua công tác kiểm tra, thủ trưởng đơn vị phải khắc phục, xử lý hoặc đề xuất kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền có biện pháp xử lý. Cá nhân, tập thể có thành tích được khen thưởng theo quy định hiện hành của nhà nước.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Để Chương trình tổng thể thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trên địa bàn tỉnh được triển khai thực hiện có hiệu quả, Ủy ban nhân dân tỉnh giao:
1. Sở Thông tin và Truyền thông:
Chỉ đạo Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh và các cơ quan báo chí của tỉnh đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về pháp luật THTK, CLP trên các phương tiện thông tin đại chúng với các hình thức phù hợp, thiết thực và hiệu quả; tập trung nêu gương người tốt, việc tốt trong việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; kịp thời phê phán, lên án các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm, gây lãng phí.
2. Sở Tài chính:
- Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan, địa phương rà soát, bổ sung và hoàn thiện hệ thống các văn bản, quy định của tỉnh về phân cấp quản lý ngân sách, quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản, các chính sách chế độ, định mức kinh tế - kỹ thuật, tiêu chuẩn chi tiêu tài chính, cơ chế tài chính đối với các Cơ quan, đơn vị, tổ chức, chủ đầu tư, ban quản lý dự án quản lý và sử dụng ngân sách, vốn đầu tư xây dựng cơ bản theo quy định của pháp luật. Bảo đảm tăng cường hơn nữa trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
- Theo dõi, đôn đốc việc triển khai thực hiện Chương trình THTK, CLP của UBND tỉnh. Tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh về việc triển khai thực hiện kế hoạch này tại các cơ quan, đơn vị, địa phương và kịp thời đề xuất với UBND tỉnh các biện pháp, giải pháp cụ thể để tháo gỡ vướng mắc, khó khăn trong quá trình tổ chức thực hiện Chương trình này; chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng báo cáo của UBND tỉnh gửi Bộ Tài chính theo quy định.
3. Thanh tra tỉnh:
Có trách nhiệm hướng dẫn thực hiện công tác thanh tra theo Chương trình, Kế hoạch được phê duyệt và báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh kết quả thanh tra về thực hành tiết kiệm; chống lãng phí tại phiên họp cuối năm.
4. Các sở ban, ngành, các doanh nghiệp Nhà nước thuộc tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố:
- Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày ban hành Chương trình này, căn cứ các Chỉ thị, Nghị quyết, Quyết định của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm và theo chức năng, nhiệm vụ được giao, Thủ trưởng các Sở, ban, ngành của tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố, các doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn chỉ đạo xây dựng Chương trình THTK, CLP của ngành, địa phương, đơn vị mình gửi Sở Tài chính để theo dõi, tổng hợp.
Nội dung Chương trình THTK, CLP phải đảm bảo thiết thực, có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với điều kiện thực tế, nhằm tạo ra sự chuyển biến thực sự, rõ nét về THTK, CLP trên tất cả các mặt hoạt động của địa phương, đơn vị. Chương trình, Kế hoạch THTK, CLP của các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị phải xác định rõ được mục tiêu, xây dựng chỉ tiêu mức tiết kiệm cụ thể theo từng ngành, từng lĩnh vực, từng nhiệm vụ, nội dung công việc, quy định cụ thể các giải pháp và thời hạn thực hiện, thời gian hoàn thành; Phân công người chịu trách nhiệm từng khâu, nội dung công việc; hàng quý phải tổ chức kiểm điểm, đánh giá rút kinh nghiệm và báo cáo tình hình thực hiện gửi Sở Tài chính để tổng hợp báo cáo UBND Tỉnh, Bộ Tài chính. Trên cơ sở đó thông báo công khai kết quả thực hiện Chương trình THTK, CLP của các địa phương, đơn vị; khen thưởng, động viên kịp thời những tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc đồng thời xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
- Thường xuyên quán triệt, tuyên truyền về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; tiếp tục rà soát giảm các thủ tục hành chính trong giải quyết công việc theo chức năng nhiệm vụ được giao, trong đó tập trung vào cải cách thủ tục hành chính về quản lý thuế, phân bổ và quản lý, kiểm soát chi tiêu ngân sách. Tiếp tục hoàn thiện quy chế chi tiêu nội bộ của cơ quan, đơn vị mình, đảm bảo sử dụng kinh phí triệt để tiết kiệm và hiệu quả.
- Định kỳ hàng quý báo cáo, kiểm điểm tình hình thực hiện THTK, CLP theo các nội dung, lĩnh vực quy định tại Luật THTK, CLP và các văn bản hướng dẫn (tổng hợp theo ngành, địa bàn) gửi Sở Tài chính để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh. Báo cáo kết quả THTK, CLP được gửi đồng thời theo hình thức văn bản và bằng tệp dữ liệu báo cáo gửi kèm thư điện tử theo hướng dẫn của Sở Tài chính, ngay sau khi ký phát hành báo cáo bằng văn bản. Thời gian gửi:
+ Báo cáo hàng Quý: gửi trước ngày 10 tháng đầu quý sau.
+ Báo cáo năm: gửi trước ngày 25 tháng 01 năm sau liền kề.
Trên đây là Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2017 - 2020. Trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện, nếu có phát sinh vướng mắc, các cơ quan, đơn vị kịp thời báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Tài chính) để xem xét, chỉ đạo./. | {
"issuing_agency": "Tỉnh Yên Bái",
"promulgation_date": "23/02/2017",
"sign_number": "249/QĐ-UBND",
"signer": "Tạ Văn Long",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-nguyen-Moi-truong/Quyet-dinh-17-2002-QD-TTg-dinh-huong-giai-phap-phat-trien-cay-bong-thoi-ky-2001-2010-48962.aspx | Quyết định 17/2002/QĐ-TTg định hướng giải pháp phát triển cây bông thời kỳ 2001-2010 | THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
********
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
Số: 17/2002/QĐ-TTg
Hà Nội, ngày 21 tháng 1 năm 2002
QUYẾT ĐỊNH
CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 17/2002/QĐ-TTG NGÀY 21 THÁNG 01 NĂM 2002 VỀ VIỆC ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÂY BÔNG CÔNG NGHIỆP THỜI KỲ 2001-2010
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công nghiệp;
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1: Định hướng và giải pháp phát triển cây bông công nghiệp thời kỳ 2001-2010 nhằm:
1- Cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp dệt, giảm dần việc nhập khẩu bông xơ, tiết kiệm ngoại tệ và chủ động sản xuất.
2- Góp phần chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp có hiệu quả, tạo thêm việc làm cho khoảng 400.000 lao động trong nông nghiệp và hàng vạn lao động trong công nghiệp chế biến, tăng thu nhập cho nông dân và xoá đói giảm nghèo.
3- Bảo đảm ngành dệt may phát triển bền vững, cạnh tranh được với thị trường trong nước và ngoài nước.
4- Đến năm 2005 diện tích đạt khoảng 115.000 ha, sản lượng 80.000 tấn, bảo đảm 50% nhu cầu nguyên liệu cho công nghiệp dệt và đến năm 2010 diện tích đạt khoảng 230.000 ha, sản lượng khoảng 180.000 tấn, bảo đảm 70% nhu cầu nguyên liệu cho công nghiệp dệt.
Điều 2: Quan điểm phát triển
1- Huy động mọi nguồn lực trên phạm vi cả nước, nhanh chóng mở rộng diện tích trồng bông công nghiệp ở những vùng có điều kiện đất đai, khí hậu phù hợp để thay thế dần nhu cầu bông xơ nhập khẩu và tiến tới đảm bảo đủ nhu cầu bông xơ trong nước.
2- Phát triển cây bông phải theo hướng xây dựng các vùng tập trung, sử dụng giống ưu thế lai trồng trong mùa khô có tưới, áp dụng công nghệ cao, công nghệ mới để nâng cao năng suất, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm và thu nhập trên đơn vị diện tích cao hơn các cây trồng khác trong cùng điều kiện.
3- Phát triển cây bông phải gán với công nghiệp chế biến trên địa bàn.
4- Đa dạng hoá các sản phẩm từ bông như: sợi, dầu, thức ăn chăn nuôi để tăng nguồn thu hỗ trợ cho trồng bông.
Điều 3: Những giải pháp chủ yếu
1- Về quy hoạch vùng sản xuất: phát triển bông công nghiệp gắn với cơ sở chế biến bông xơ theo hướng hình thành vùng sản xuất tập trung, thâm canh, có tưới. Trước mắt tập trung ở các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ: Ninh Thuận, Bình Thuận, Phú Yên, Khánh Hoà; các tỉnh Tây Nguyên: Gia Lai, Đắc Lắc, một số tỉnh Đông Nam Bộ và một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.
2- Về đầu tư cơ sở hạ tầng: ưu tiên đầu tư các công trình thuỷ lợi (bao gồm: nâng cấp các công trình đã có, hoàn chỉnh các công trình dở dang, xây dựng công trình mới) thuộc các vùng tập trung, chuyên canh, thâm canh có tưới, cụ thể là:
Công trình thuỷ lợi Dầu Tiếng, hệ thống công trình thuỷ lợi và hồ: Sông Lòng Sông, Phan Rí - Phan Thiết, Sông Luỹ, Sông Cà Giây, Sông Quao (xây dựng mới hồ Sông Luỹ), Sông Dinh 3, Tà Pao, Tân Giang, Định Bình, Đại Ninh, Iasoup Thượng, Iasoup Hạ, Ealâu, Eamơ, Krông Pa, AJunpa, Đồng Tròn.
Kiên cố hoá kênh mương đối với hệ thống công trình thuỷ lợi đã có.
3- Về đầu tư các cơ sở chế biến: Việc đầu tư các cơ sở cán bông phải gắn với vùng nguyên liệu, thiết bị công nghệ tiên tiến và hiện đại bảo đảm tạo ra sản phẩm có chất lượng phù hợp với yêu cầu của công nghiệp dệt.
- Nâng cấp các nhà máy cán bông hiện có, xây dựng mới các nhà máy cán bông mới, để đến năm 2010 đạt công suất khoảng 470.000 tấn bông hạt/năm.
- Xây dựng một số nhà máy ép dầu hạt bông đạt tổng công suất khoảng 200.000 tấn/năm.
4- Về khoa học công nghệ: Tập trung nghiên cứu lai tạo, chọn lọc và nhập nội giống bông lai, bông kháng sâu bệnh cho năng suất cao, chất lượng tốt để cung cấp cho nhu cầu sản xuất của nông dân.
- Tập trung đầu tư các cơ sở nghiên cứu, sản xuất giống bông bao gồm giống gốc, giống bố mẹ và giống lai F1; nhập khẩu giống gốc có năng suất và chất lượng cao.
- Hoàn chỉnh kỹ thuật công nghệ sản xuất giống bông lai, xây dựng mạng lưới sản xuất giống bảo đảm đủ giống cho nhu cầu sản xuất.
- Các Viện nghiên cứu cây bông Nha Hố, Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp miền Nam, Viện lúa đồng bằng sông Cửu Long, Viện cây ăn quả miền Nam, Viện khoa học nông, lâm nghiệp Tây Nguyên, Viện Di truyền nông nghiệp và trung tâm nghiên cứu khoa học nông nghiệp miền Trung (thuộc Viện khoa học kỹ thuật nông nghiệp Việt Nam) phải có Chương trình, kế hoạch nghiên cứu, triển khai ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, khoa học và công nghệ về cây bông từ giống, canh tác, chế biến, nhất là việc tạo giống bông bằng công nghệ sinh học để có những bộ giống bông có năng suất, chất lượng cao phù hợp điều kiện sinh thái từng vùng cung cấp cho nhu cầu sản xuất.
- Triển khai rộng rãi các biện pháp phòng trừ tổng hợp (IPM) đối với cây bông.
- Tăng cường công tác khuyến nông cây bông theo hướng xã hội hoá công tác khuyến nông gồm khuyến nông Nhà nước, khuyến nông của các doanh nghiệp, khuyến nông tự nguyện... để chuyển giao nhanh tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới về trồng bông, chế biến.
- Thực hiện tốt công tác kiểm tra, kiểm nghiệm chất lượng nguyên liệu, phân cấp bông xơ nhằm bảo đảm chất lượng vải từ nguyên liệu bông xơ trong nước, phục vụ nhu cầu ngày càng cao của nhân dân và sản xuất hàng dệt may xuất khẩu.
5- Về đầu tư và tín dụng:
a) Ngân sách Nhà nước hỗ trợ đầu tư:
- Xây dựng các công trình thuỷ lợi bao gồm hồ chứa, công trình đầu mối, kênh chính, hệ thống giao thông theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Đầu tư nâng cấp Viện nghiên cứu cây bông, các cơ sở sản xuất giống, chế biến hạt giống bông lai F1;
- Nghiên cứu khoa học công nghệ, khuyến nông, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật;
- Cấp giống gốc, giống ông bà cho các cơ sở tham gia sản xuất giống hạt lai để cung cấp cho dân;
- Hỗ trợ giá giống thương phẩm cho nông dân trong thời gian 2 năm, năm thứ nhất 60% và năm thứ hai 50% theo giá tại thời điểm.
b) Vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước cho các dự án cải tạo nâng cấp, đổi mới công nghệ, thiết bị và đầu tư mới các nhà máy cán bông, ép dầu hạt bông, sản xuất thức ăn chăn nuôi, phân bón từ khô dầu bông.
c) Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ đạo các ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng cho vay đối với người trồng bông theo Quyết định số 67/1999/QĐ-TTg ngày 30 tháng 3 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp và nông thôn; phối hợp với Hội nông dân, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam mở rộng hình thức tổ chức tín dụng tiết kiệm, tổ tương hỗ vay vốn đề nông dân vay vốn được thuận lợi hơn và sử dụng vốn có hiệu quả, trả được nợ vay.
d) Ngân hàng phục vụ người nghèo, Chương trình mục tiêu quốc gia về xoá đói giảm nghèo và giải quyết việc làm ưu tiên giành vốn cho vùng phát triển bông công nghiệp để cho dân vay vốn trồng bông góp phần xoá đói giảm nghèo.
6- Về thuế và quỹ: Bộ Tài chính nghiên cứu điều chỉnh mức khấu trừ đầu vào khi tính thuế giá trị gia tăng cho thu mua bông hạt; miễn giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp đối với đất trồng bông công nghiệp.
Lập quỹ hỗ trợ giá bông công nghiệp để hỗ trợ giá bông trong nước, khi giá bông thế giới giảm. Quỹ do tổ chức, cá nhân thu mua, chế giến bông tham gia và đóng góp. Mức đóng góp đối với tổ chức cá nhân thu mua, chế biến bông bằng 2% giá trị bông hạt thu mua, đối với tổ chức, cá nhân sử dụng bông bằng 2% giá trị nguyên liệu bông xơ nhập khẩu trong năm, nhưng không vượt quá 50% lợi nhuận phát sinh. Nguồn quỹ được trích vào chi phí sản xuất của doanh nghiệp. Quỹ do Hiệp hội cây bông quản lý, Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với Bộ Công nghiệp, Tổng công ty dệt may Việt Nam ban hành Quy chế quản lý và sử dụng quỹ.
7- Về tiêu thụ và giá cả:
a) Các doanh nghiệp thành viên của Tổng công ty Dệt may Việt Nam phải ký hợp đồng tiêu thụ hết bông xơ của các cơ sở chế biến, cán ép bông xơ trong nước. Các cơ sở chế biến, cán ép bông xơ phải ký hợp đồng tiêu thụ bông hạt với người sản xuất hoặc hợp tác xã. Hợp đồng phải quy định rõ trách nhiệm và quyền lợi của hai bên, phải xác định giá bông hạt tối thiểu bảo đảm có lợi cho người sản xuất và giá được công bố ngay từ đầu vụ để người trồng bông yên tâm sản xuất. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân thực hiện hình thức hợp đồng 2 chiều dịch vụ vật tư (giống, phân bón, thuốc trừ sâu...), ứng vốn, khuyến nông và tiêu thụ bông hạt đối với người trồng bông, từng bước gắn sản xuất, chế biến tiêu thụ trong quá trình sản xuất.
b) Bộ Thương mại phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan xây dựng hệ thống thông tin thị trường, dự báo, xúc tiến thương mại hàng dệt, may, bông xơ và dầu bông, nhằm hình thành quan hệ cung cầu và giá cả hợp lý của mặt hàng này bảo đảm quyền lợi cho cả người sản xuất và tiêu dùng; đẩy mạnh xúc tiến thương mại, chủ động hội nhập khu vực và thế giới.
8- Về phát triển các thành phần kinh tế; khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế đầu tư trồng bông, tiêu thụ, chế biến bông công nghiệp.
a) Công ty Bông Việt Nam, các doanh nghiệp Nhà nước của các địa phương tiếp tục đổi mới tổ chức, quản lý theo hướng dịch vụ giống, vật tư, kỹ thuật và tiêu thụ chế biến bông hạt.
b) Từng bước hình thành hợp tác xã của những người trồng bông để hỗ trợ, giúp nhau trong dịch vụ vật tư kỹ thuật và tiêu thụ bông hạt.
c) Lập Hiệp hội cây bông bao gồm: những người trồng bông, tiêu thụ, chế biến bông và những nhà nhập khẩu bông xơ để bảo vệ quyền lợi của các thành viên.
9- Về tổ chức chỉ đạo thực hiện:
a) Uỷ ban nhân dân các tỉnh trên cơ sở quy hoạch tổng thể phát triển ngành bông, có trách nhiệm chỉ đạo các cơ quan chuyên môn và doanh nghiệp trên địa bàn rà soát, lập quy hoạch chi tiết và xây dựng dự án cụ thể; phê duyệt theo thẩm quyền và tổ chức thực hiện quy hoạch, dự án trồng bông công nghiệp của tỉnh mình.
b) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về sản xuất cây bông, chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan và Uỷ ban nhân dân các tỉnh xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển bông công nghiệp trên phạm vi cả nước.
c) Bộ Công nghiệp quản lý Nhà nước về lĩnh vực dệt may, chỉ đạo các doanh nghiệp dệt may có trách nhiệm tiêu thụ bông xơ cho các cơ sở chế biến.
Điều 4: Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký.
Điều 5: Bộ trưởng các Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Công nghiệp, Tài chính, Thương mại, Khoa học công nghệ và Môi trường và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Tổng cục trưởng Tổng cục địa chính, Tổng Giám đốc Quỹ hỗ trợ phát triển, Tổng giám đốc Tổng công ty Dệt may Việt Nam, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng các cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nguyễn Công Tạn
(Đã ký) | {
"issuing_agency": "Thủ tướng Chính phủ",
"promulgation_date": "21/01/2002",
"sign_number": "17/2002/QĐ-TTg",
"signer": "Nguyễn Công Tạn",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thue-Phi-Le-Phi/Quyet-dinh-76-2007-QD-TTg-quy-dinh-chuc-nang-nhiem-vu-quyen-han-co-cau-to-chuc-Tong-cuc-Thue-thuoc-Bo-Tai-chinh-20598.aspx | Quyết định 76/2007/QĐ-TTg quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cơ cấu tổ chức Tổng cục Thuế thuộc Bộ Tài chính | THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
******
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
Số: 76/2007/QĐ-TTg
Hà Nội, ngày 28 tháng 05 năm 2007
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA TỔNG CỤC THUẾ TRỰC THUỘC BỘ TÀI CHÍNH
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Quản lý thuế ngày 29 tháng 11 năm 2006;
Căn cứ Nghị định số 77/2003/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính,
QUYẾT ĐỊNH :
Điều 1. Vị trí và chức năng
Tổng cục Thuế là tổ chức trực thuộc Bộ Tài chính, chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Tài chính thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với các khoản thu nội địa, bao gồm: thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác của Ngân sách nhà nước (sau đây gọi chung là thuế); tổ chức thực hiện quản lý thuế theo quy định của pháp luật.
Điều 2. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm
Tổng cục Thuế thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm theo quy định của Luật Quản lý thuế, các luật thuế, các quy định pháp luật khác có liên quan và những nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm cụ thể sau đây:
1. Trình Bộ trưởng Bộ Tài chính:
a) Chiến lược phát triển, quy hoạch, kế hoạch dài hạn, năm năm và hàng năm của ngành thuế;
b) Các văn bản quy phạm pháp luật quy định về quản lý thuế; đề xuất, tham gia việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về thuế;
c) Dự toán thu thuế hàng năm theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước;
d) Các Điều ước quốc tế, các Hiệp định song phương, đa phương về thuế.
2. Tổ chức thực hiện công tác quản lý thuế theo quy định của pháp luật; dự toán thu thuế hàng năm; chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển của ngành thuế sau khi được phê duyệt;
3. Quản lý thông tin về người nộp thuế; xây dựng hệ thống dữ liệu thông tin về người nộp thuế;
4. Thực hiện nhiệm vụ cải cách hệ thống thuế theo mục tiêu nâng cao chất lượng hoạt động, công khai hóa thủ tục, cải tiến quy trình nghiệp vụ quản lý thuế và cung cấp thông tin để tạo thuận lợi phục vụ cho người nộp thuế thực hiện chính sách, pháp luật về thuế;
5. Tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, hướng dẫn, giải thích chính sách thuế của Nhà nước;
6. Tổ chức thực hiện công tác hỗ trợ người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ nộp thuế theo đúng quy định của pháp luật;
7. Hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát và tổ chức thực hiện quy trình nghiệp vụ về đăng ký thuế, cấp mã số thuế, kê khai thuế, tính thuế, nộp thuế, hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế, xoá nợ tiền thuế, tiền phạt; quy trình nghiệp vụ về kế toán thuế và các nghiệp vụ khác có liên quan;
8. Soạn thảo, đàm phán các Điều ước quốc tế, các Hiệp định song phương hoặc đa phương về thuế theo ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Tài chính; tổ chức thực hiện các Điều ước, các Hiệp định, các dự án, các hoạt động hợp tác quốc tế về thuế theo quy định của pháp luật; tham gia các tổ chức quốc tế về thuế;
9. Thẩm định trình cấp có thẩm quyền quyết định hoặc quyết định theo thẩm quyền việc miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế; gia hạn thời hạn nộp hồ sơ khai thuế, gia hạn thời hạn nộp thuế, xoá tiền nợ thuế, tiền phạt;
10. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành chính sách, pháp luật thuế đối với người nộp thuế, các tổ chức, cá nhân được ủy nhiệm thu thuế; giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc thực hiện pháp luật về thuế theo thẩm quyền;
11. Kiểm tra việc chấp hành trách nhiệm công vụ của cơ quan thuế, của công chức thuế; giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc chấp hành nhiệm vụ, công vụ của cơ quan thuế, công chức thuế;
12. Bồi thường thiệt hại cho người nộp thuế; giữ bí mật thông tin của người nộp thuế; xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ thuế của người nộp thuế khi có đề nghị theo quy định của pháp luật;
13. Giám định để xác định số thuế phải nộp của người nộp thuế theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
14. Được quyền yêu cầu người nộp thuế cung cấp sổ kế toán, hoá đơn, chứng từ và hồ sơ tài liệu khác có liên quan đến việc tính thuế, nộp thuế; được yêu cầu tổ chức tín dụng, các tổ chức, cá nhân khác có liên quan cung cấp tài liệu và phối hợp với cơ quan thuế trong công tác quản lý thuế;
15. Quyết định việc ủy nhiệm cho các cơ quan, tổ chức trực tiếp thu một số khoản thuế theo quy định của pháp luật;
16. Được quyền ấn định thuế, xử lý vi phạm hành chính về thuế, truy thu thuế; thực hiện các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế để thu tiền thuế nợ, tiền phạt vi phạm hành chính thuế;
17. Lập hồ sơ đề nghị khởi tố các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về thuế; thông báo công khai trên phương tiện thông tin đại chúng các trường hợp vi phạm pháp luật thuế;
18. Tổ chức thực hiện công tác thống kê thuế và chế độ báo cáo tài chính theo quy định; quản lý, ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động của ngành thuế; hiện đại hoá cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành thuế;
19. Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, cán bộ, công chức, viên chức, lao động trong hệ thống tổ chức ngành thuế;
20. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức thuế theo phân cấp quản lý của Bộ trưởng Bộ Tài chính;
21. Quản lý, lưu giữ hồ sơ, tài liệu, ấn chỉ thuế và kinh phí, tài sản được giao theo quy định của pháp luật; thực hiện cơ chế khoán kinh phí do Thủ tướng Chính phủ quy định;
22. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Bộ trưởng Bộ Tài chính giao theo quy định của pháp luật.
Điều 3. Cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thuế
Tổng cục Thuế được tổ chức quản lý tập trung, thống nhất thành hệ thống ngành dọc từ Trung ương đến địa phương, theo đơn vị hành chính, có cơ cấu tổ chức như sau:
1. Ở Trung ương có Tổng cục Thuế, cơ cấu tổ chức gồm:
a) Bộ máy giúp việc Tổng cục trưởng gồm có:
- Ban Hỗ trợ người nộp thuế;
- Ban Kê khai và Kế toán thuế;
- Ban Quản lý nợ và Cưỡng chế nợ thuế;
- Ban Thanh tra;
- Ban Pháp chế;
- Ban Tuyên truyền - Thi đua;
- Ban Cải cách và Hiện đại hoá;
- Ban Chính sách thuế;
- Ban Kiểm tra nội bộ;
- Ban Dự toán thu thuế;
- Ban Quản lý thuế thu nhập cá nhân;
- Ban Hợp tác quốc tế;
- Ban Tổ chức cán bộ;
- Ban Tài vụ - Quản trị;
- Văn phòng;
- Cục Ứng dụng công nghệ thông tin;
- Đại diện Tổng cục Thuế tại thành phố Hồ Chí Minh.
b) Các đơn vị sự nghiệp trực thuộc:
- Trường Nghiệp vụ thuế;
- Tạp chí Thuế.
2. Ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có Cục Thuế (gọi chung là Cục Thuế tỉnh) trực thuộc Tổng cục Thuế.
3. Ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có Chi cục Thuế (gọi chung là Chi cục Thuế huyện) trực thuộc Cục Thuế tỉnh.
4. Trong trường hợp cần thiết, Bộ trưởng Bộ Tài chính xem xét, quyết định thành lập đơn vị quản lý thuế đặc thù thuộc hệ thống Tổng cục Thuế.
5. Việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của các đơn vị thuộc Tổng cục Thuế thực hiện theo phân cấp quản lý của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Điều 4. Tư cách pháp nhân của cơ quan quản lý thuế
1. Tổng cục Thuế có tư cách pháp nhân, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và được sử dụng con dấu hình quốc huy.
2. Cục Thuế tỉnh, Chi cục Thuế huyện có tư cách pháp nhân, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và có con dấu riêng.
3. Công chức thuế được cấp trang phục, phù hiệu, cấp hiệu, số hiệu, phương tiện làm việc theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
Điều 5. Lãnh đạo Tổng cục Thuế
1. Tổng cục Thuế có Tổng cục trưởng và các Phó Tổng cục trưởng.
2. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức lãnh đạo Tổng cục Thuế thực hiện theo quy định của Chính phủ.
3. Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Tài chính về toàn bộ hoạt động của Tổng cục Thuế. Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế chịu trách nhiệm trước Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế về lĩnh vực công tác được phân công phụ trách.
Điều 6. Trách nhiệm của cơ quan quản lý thuế đặt tại địa phương với Ủy ban nhân dân các cấp và các tổ chức, cá nhân
1. Cơ quan quản lý thuế đặt tại địa phương có trách nhiệm báo cáo với Ủy ban nhân dân cùng cấp về chủ trương, biện pháp tăng cường công tác quản lý thuế và tình hình thực hiện dự toán thu thuế; phối hợp chặt chẽ với cơ quan tài chính cùng cấp và các cơ quan khác trong việc quản lý thuế, cung cấp thông tin, số liệu có liên quan đến việc quản lý ngân sách ở địa phương.
2. Trong phạm vi quyền hạn do pháp luật quy định, Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm phối hợp chỉ đạo, kiểm tra và tạo điều kiện cho cơ quan quản lý thuế trên địa bàn thực thi chính sách, pháp luật về thuế; chỉ đạo các cơ quan chức năng có liên quan phối hợp với cơ quan quản lý thuế trong việc tổ chức thực hiện công tác quản lý thuế trên địa bàn.
3. Cơ quan quản lý thuế đặt tại địa phương có trách nhiệm phối hợp với các tổ chức, cá nhân trên địa bàn trong việc thực thi pháp luật thuế theo quy định của pháp luật.
Điều 7. Biên chế
1. Biên chế hành chính của Tổng cục Thuế do Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định trong tổng số biên chế hành chính của Bộ Tài chính.
2. Biên chế sự nghiệp của Tổng cục Thuế do Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định theo quy định của pháp luật.
Điều 8. Hiệu lực thi hành
1. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo và thay thế Quyết định số 218/2003/QĐ-TTg ngày 28 tháng 10 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thuế trực thuộc Bộ Tài chính.
2. Đối với các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm mới được bổ sung theo quy định của Luật Quản lý thuế sẽ có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2007.
Điều 9. Trách nhiệm thi hành
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- Văn phòng BCĐTW về phòng, chống tham nhũng;
- HĐND, UBND các tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Toà án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- Tổng cục Thuế;
- VPCP: BTCN, các PCN,
Website Chính phủ, Ban Điều hành 112,
Người phát ngôn của Thủ tướng Chính phủ,
các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, TCCB.
THỦ TƯỚNG
Nguyễn Tấn Dũng | {
"issuing_agency": "Thủ tướng Chính phủ",
"promulgation_date": "28/05/2007",
"sign_number": "76/2007/QĐ-TTg",
"signer": "Nguyễn Tấn Dũng",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Giao-thong-Van-tai/Chi-thi-18-2001-CT-UB-bien-phap-dam-bao-trat-tu-an-toan-giao-thong-Lao-Cai-184299.aspx | Chỉ thị 18/2001/CT.UB biện pháp đảm bảo trật tự an toàn giao thông Lào Cai | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÀO CAI
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 18/2001/CT.UB
Lào Cai, ngày 17 tháng 8 năm 2001
CHỈ THỊ
V/V TĂNG CƯỜNG CÁC BIỆN PHÁP ĐẢM BẢO TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG
Phát huy kết quả đã thực hiện trong những năm trước đây, năm 2001 các ngành, các địa phương đã phối hợp đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định an toàn giao thông, có nhiều biện pháp kiểm tra, xử lý vi phạm trật tự an toàn giao thông (TTATGT) đạt những kết quả nhất định. Tuy nhiên các vi phạm TTATGT vẫn tái diễn và có chiều hướng gia tăng gây thiệt hại khá lớn về tài sản và tính mạng của nhân dân. Để hạn chế đến mức thấp nhất các vi phạm an toàn giao thông, các tai nạn giao thông, UBND tỉnh yêu cầu các ngành các địa phương phát động phong trào thi đua đảm bảo thực hiện tháng ATGT (tháng 9/2001) có hiệu quả cao làm cơ sở duy trì an toàn giao thông thường xuyên với các nội dung sau:
1. UBND các huyện, thị xã phối hợp với Mặt trận tổ quốc, các đoàn thể quần chúng chỉ đạo các cơ quan chức năng và có biện pháp động viên nhân dân tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền hướng dẫn mọi người tự giác thực hiện các quy định đảm bảo TTATGT đường bộ, đường sắt, đường thủy, tổ chức các tổ nhân dân đánh giá việc thực hiện, cam kết bảo đảm ATGT, huy động nhân dân thực hiện thu dọn, giải tỏa những chướng ngại vật lấn chiếm lòng đường, hành lang hè phố ảnh hưởng an toàn giao thông như: bán hàng chiếm lòng đường hè phố, sân ga, bến xe, đổ vật liệu xây dựng, vận chuyển đất đá rơi vãi trên đường, những lều quán tự do, xe ôm, tắc xi, ô tô không đỗ đúng nơi quy định v.v...
2. Ban ATGT tỉnh cần sớm có kế hoạch và hướng dẫn các huyện, thị xã tổ chức thực hiện công tác đảm bảo ATGT trong những tháng cuối năm. Đặc biệt là triển khai việc phát động ra quân trong tháng 9 (tháng ATGT) các huyện, thị xã phải đồng nhất tổ chức ra quân trước tháng 9/2001, có biện pháp để tăng cường kiểm tra hoạt động giao thông, xử lý vi phạm TTATGT, kiên quyết giải tỏa những ách tắc giao thông. Kể từ ngày 1/9/2001 cấm tất cả các xe ngựa vận chuyển hàng hóa, hành khách hoạt động trên địa bàn thị xã Lào Cai và thị xã Cam Đường.
3. Các cơ quan Báo, Đài PT-TH tỉnh và các huyện, thị xã, các ngành chức năng cần tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến Luật giao thông đường bộ và các Nghị định của Chính phủ về việc bảo đảm TTATGT đường bộ, đường sắt, đường thủy cho mọi tầng lớp nhân dân thực hiện, đồng thời thường xuyên duy trì và nâng cao thời lượng, chất lượng chương trình chuyên mục ATGT trên sóng phát thanh truyền hình, báo chí. Tuyên truyền vận động rộng rãi mọi người đội mũ bảo hiểm khi đi mô tô xe máy.
4. Sở Giao thông Vận tải bổ sung các biển báo trên các đoạn đường bắt buộc đội mũ bảo hiểm để các đơn vị xử lý vi phạm thực hiện được thuận lợi và cắm biển hạn chế tốc độ ở những nơi nguy hiểm dễ xẩy ra tai nạn, đối với đường nội thị tốc độ nhỏ hơn 25km/h với xe máy và nhỏ hơn 35km/h với ô tô.
- Tăng cường kiểm tra công tác kiểm định phương tiện cơ giới, quy định cụ thể trách nhiệm của đăng kiểm viên, trạm trưởng trong công tác kiểm định, xử lý nghiêm các cá nhân vi phạm các quy trình kiểm định hoặc cho phép các phương tiện không đủ tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật lưu hành với bất kỳ lý do nào và tổ chức kiểm tra sau kiểm định. Nâng cao chất lượng và tăng cường công tác quản lý đào tạo, thi lấy giấy phép lái xe, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân có hành vi tiêu cực trong đào tạo, sát hạch, thi và cấp giấy phép lái xe.
5. Công an tỉnh phối hợp cùng Sở Giao thông Vận tải chỉ đạo Thanh tra giao thông, Cảnh sát giao thông tăng cường công tác kiểm tra, xử lý nghiêm các phương tiện, người lái tham gia giao thông vi phạm các quy định như: xe không đảm bảo chất lượng tham gia giao thông, đi quá tốc độ, vượt ẩu, lạng lách, rú ga gây tiếng ồn lớn, say rượu trong lúc điều khiển phương tiện giao thông v.v...
-Thành lập tổ kiểm tra liên ngành gồm: cảnh sát giao thông, Thanh tra giao thông, Trạm đăng kiểm được phép kiểm tra thường xuyên tất cả các phương tiện lưu hành trên đường giao thông, đình chỉ không cho lưu hành các phương tiện không có giấy đăng kiểm xe hoặc có nhưng đã hết hạn, hoặc xe không đủ điều kiện kỹ thuật để hoạt động.
6. Sở Giáo dục và Đào tạo có kế hoạch đưa kiến thức pháp luật về ATGT vào giảng dậy cho học sinh trong niên học 2001- 2002. Chỉ đạo các trường cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và phổ thông trung học phối hợp với các cơ quan chức năng ở địa phương tổ chức kiểm tra học sinh đi xe máy, xe đạp thực hiện ATGT, Ban giám hiệu các trường phải phối hợp chặt chẽ với gia đình, lực lượng cảnh sát trong việc giáo dục và xử lý các trường hợp cố tình vi phạm, coi đây là một biện pháp giáo dục pháp luật quan trọng để tạo thói quen chấp hành pháp luật của học sinh.
UBND tỉnh yêu cầu các ngành,các cấp tăng cường công tác theo chức năng nhiệm vụ của mình nhằm tiếp tục duy trì đảm bảo TTATGT xây dựng nếp sống văn minh lành mạnh, góp phần ổn định và phát triển kinh tế xã hội ở địa phương.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
K/T. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Đặng Quốc Lộng | {
"issuing_agency": "Tỉnh Lào Cai",
"promulgation_date": "17/08/2001",
"sign_number": "18/2001/CT.UB",
"signer": "Đặng Quốc Lộng",
"type": "Chỉ thị"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bat-dong-san/Dinh-chinh-08-DC-UBND-2018-loai-dat-trong-Quyet-dinh-241-QD-UBND-Ninh-Binh-393437.aspx | Đính chính 08/ĐC-UBND 2018 loại đất trong Quyết định 241/QĐ-UBND Ninh Bình | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH BÌNH
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 08/ĐC-UBND
Ninh Bình, ngày 25 tháng 07 năm 2018
ĐÍNH CHÍNH
LOẠI ĐẤT TRONG KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2018 CỦA THÀNH PHỐ TAM ĐIỆP ĐÃ ĐƯỢC UBND TỈNH PHÊ DUYỆT TẠI QUYẾT ĐỊNH SỐ 241/QĐ-UBND NGÀY 25/01/2018
Ủy ban nhân dân tỉnh nhận được Văn bản số 207/TTr-STNMT ngày 25/7/2018 của Sở Tài nguyên và Môi trường về việc đính chính loại đất trong Kế hoạch sử dụng đất năm 2018 của UBND thành phố Tam Điệp đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 241/QĐ-UBND ngày 25/01/2018, do sai sót trong quá trình tổng hợp lập Kế hoạch sử dụng đất năm 2018 của Thành phố Tam Điệp đối với dự án đầu tư xây dựng công trình khai thác mỏ đất đá hỗn hợp làm vật liệu xây dựng thông thường tại xã Yên Sơn, thành phố Tam Điệp. Về việc này, UBND tỉnh đính chính như sau:
Tổng diện tích thực hiện: 26,5ha, gồm các loại đất:
- Đất bằng trồng cây hàng năm khác: 0,54ha
- Đất trồng cây lâu năm: 12,44ha
- Đất trồng rừng sản xuất: 8,58ha
- Đất đồi núi chưa sử dụng: 4,28ha
- Đất sông, suối: 0,2ha
- Đất giao thông, thủy lợi: 0,46ha
Trong đó:
- Xã Quang Sơn 19,71ha, gồm: Đất trồng cây hàng năm khác 0,54ha, đất trồng cây lâu năm 12,42ha, đất trồng rừng sản xuất 1,84ha, đất giao thông 0,39ha, đất thủy lợi 0,05ha, đất sông suối 0,19ha, đất chưa sử dụng 4,28ha.
- Xã Yên Sơn 6,79ha, gồm: đất trồng cây lâu năm 0,02ha, đất trồng rừng sản xuất 6,74ha, đất giao thông 0,02ha, đất sông suối 0,01 ha.
(Có các biểu đính chính kèm theo)
Ủy ban nhân dân tỉnh thông báo để các cơ quan, đơn vị biết và thực hiện./.
Nơi nhận:
- Sở Tài nguyên và Môi trường;
- UBND thành phố Tam Điệp;
- UBND các xã: Yên Sơn, Quang Sơn;
- Lưu VT, VP3.
kh 143
TL. CHỦ TỊCH
CHÁNH VĂN PHÒNG
Vũ Công Hoan
Các biểu thống kê kèm theo Đính chính số 08/ĐC-UBND ngày 25/7/2018 của UBND tỉnh
1. Tại biểu kế hoạch sử dụng đất năm 2018 của thành phố Tam Điệp
(Theo quyết định số 241/QĐ-UBND ngày 25/01/2018)
TT
Chỉ tiêu
Mã
Tổng diện tích (ha)
Cơ cấu (%)
Phân theo đơn vị hành chính
Phường Bắc Sơn
Phường Trung Sơn
Phường Nam Sơn
Phường Tây Sơn
Xã Yên Sơn
Phường Yên Bình
Phường Tân Bình
Xã Quang Sơn
Xã Đông Sơn
TỔNG DIỆN TÍCH ĐẤT TỰ NHIÊN
10.493,13
314,31
408,50
1.339,13
278,42
1.352,00
462,91
749,52
3.520,53
2.067,81
1
ĐẤT NÔNG NGHIỆP
NNP
6.762,81
64,45
128,82
123,25
886,42
112,32
860,82
248,98
445,26
2.524,88
1.432,06
1.2
Đất trồng cây hàng năm khác
HNK
416,83
6,16
94,84
3,30
17,30
18,61
22,69
3,83
5,45
107,00
143,81
1.3
Đất trồng cây lâu năm
CLN
2.988,70
44,19
104,42
297,38
93,70
149,25
30,13
49,25
1.810,12
454,45
1.6
Đất rừng sản xuất
RSX
405,18
5,99
31,82
2,64
42,76
73,27
3,17
43,73
141,87
65,92
2
ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP
PNN
3.475,59
33,12
168,83
274,58
383,87
165,64
470,10
191,82
269,27
956,89
594,60
2.9
Đất phát triển hạ tầng cấp quốc gia, cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã
DHT
998,04
28,72
71,04
67,81
75,64
67,16
152,88
91,26
90,11
192,15
189,99
2.24
Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối
SON
158,98
4,57
2,76
7,49
7,12
3,24
38,34
10,35
27,65
54,50
7,53
3
Đất chưa sử dụng
CSD
254,73
2,43
16,66
10,67
68,84
0,46
21,08
22,12
34,99
38,76
41,15
Nay đính chính thành:
STT
Chỉ tiêu
Mã
Tổng diện tích
Trong đó:
Xã Yên Sơn
Xã Quang Sơn
TỔNG DIỆN TÍCH ĐẤT TỰ NHIÊN
1
ĐẤT NÔNG NGHIỆP
NNP
Trong đó:
1.2
Đất trồng cây hàng năm khác
HNK
416,29
22,69
106,46
1.3
Đất trồng cây lâu năm
CLN
2.979,26
150,73
1.799,20
1.6
Đất rừng sản xuất
RSX
420,10
76,53
153,53
2
ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP
PNN
Trong đó:
2.9
Đất phát triển hạ tầng cấp quốc gia, cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã
DHT
997,58
152,86
191,71
2.24
Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối
SON
158,78
38,33
54,31
3
Đất chưa sử dụng
CSD
250,45
21,08
34,48
2. Tại biểu kế hoạch chuyển mục đích sử dụng đất năm 2018 thành phố Tam Điệp.
(Theo quyết định số 241/QĐ-UBND ngày 25/01/2018)
TT
Chỉ tiêu
Mã
Tổng diện tích (ha)
Phân theo đơn vị hành chính
Phường Bắc Sơn
Phường Trung Sơn
Phường Nam Sơn
Phường Tây Sơn
Xã Yên Sơn
Phường Yên Bình
Phường Tân Bình
Xã Quang Sơn
Xã Đông Sơn
1
Đất nông nghiệp chuyển sang phi nông nghiệp
NNP/PNN
344,86
0,57
1,37
3,27
18,32
32,09
1,67
4,88
214,90
67,79
1.2
Đất trồng cây hàng năm khác
NNP/PNN
27,58
0,27
0,24
0,25
0,15
1,57
0,21
17,81
7,08
1.3
Đất trồng cây lâu năm
NNP/PNN
168,76
1,02
0,75
18,17
6,10
0,46
0,35
108,99
32,92
1.6
Đất rừng sản xuất
NNP/PNN
101,29
2,27
24,12
2,00
72,90
Nay đính chính thành:
STT
Chỉ tiêu
Mã
Tổng diện tích
Trong đó
Xã Yên Sơn
Xã Quang Sơn
1
Đất nông nghiệp chuyển sang phi nông nghiệp
NNP/PNN
Trong đó:
1.2
Đất trồng cây hàng năm khác
HNK/PNN
28,12
1,57
18,35
1.3
Đất trồng cây lâu năm
CLN/PNN
178,20
4,62
119,91
1.6
Đất rừng sản xuất
RSX/PNN
86,37
20,86
61,24
3. Tại biểu kế hoạch đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng năm 2018 thành phố Tam Điệp.
(Theo quyết định số 241/QĐ-UBND ngày 25/01/2018)
TT
Chỉ tiêu
Tổng diện tích (ha)
Phân theo đơn vị hành chính
Phường Bắc Sơn
Phường Trung Sơn
Phường Nam Sơn
Phường Tây Sơn
Xã Yên Sơn
Phường Yên Bình
Phường Tân Bình
Xã Quang Sơn
Xã Đông Sơn
2
ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP
23,34
0,01
0,40
2,46
1,21
19,26
2.9
Đất phát triển hạ tầng cấp quốc gia, cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã
0.01
0.01
2.13
Đất ở tại nông thôn
0,76
0,76
2.14
Đất ở tại đô thị
0,40
0,40
2.20
Đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm
22,17
2,46
1,21
18,50
Nay đính chính thành:
STT
Chỉ tiêu
Mã
Tổng diện tích
Trong đó:
Xã Quang Sơn
2
ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP
PNN
Trong đó:
2.20
Đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm
SKX
26,45
5,49 | {
"issuing_agency": "Tỉnh Ninh Bình",
"promulgation_date": "25/07/2018",
"sign_number": "08/ĐC-UBND",
"signer": "Vũ Công Hoan",
"type": "Văn bản khác"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-chinh-nha-nuoc/Nghi-quyet-23-NQ-HDND-2018-du-toan-thu-ngan-sach-thu-chi-ngan-sach-dia-phuong-An-Giang-405031.aspx | Nghị quyết 23/NQ-HĐND 2018 dự toán thu ngân sách thu chi ngân sách địa phương An Giang | HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH AN GIANG
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 23/NQ-HĐND
An Giang, ngày 07 tháng 12 năm 2018
NGHỊ QUYẾT
VỀ PHÊ CHUẨN DỰ TOÁN THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN, THU, CHI NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG VÀ PHÂN BỔ NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG TỈNH AN GIANG NĂM 2019
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG
KHÓA IX KỲ HỌP THỨ 9
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 31/2017/NĐ-CP ngày 23 tháng 3 năm 2017 của Chính phủ ban hành Quy chế lập, thẩm tra, quyết định kế hoạch tài chính 05 năm địa phương, kế hoạch đầu tư công trung hạn 05 năm địa phương, kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm địa phương, dự toán và phân bổ ngân sách địa phương, phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương hằng năm;
Căn cứ Thông tư số 54/2018/TT-BTC ngày 08 tháng 6 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2019 và kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm 2019 - 2021;
Xét Tờ trình số 747/TTr-UBND ngày 20 tháng 11 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh về phê chuẩn dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, thu, chi ngân sách địa phương và phân bổ ngân sách địa phương tỉnh An Giang năm 2019; Báo cáo thẩm tra của Ban kinh tế - ngân sách; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tại kỳ họp,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Thống nhất dự toán thu ngân sách nhà nước (NSNN) trên địa bàn, thu, chi ngân sách địa phương năm 2019 như sau:
1. Tổng thu NSNN từ kinh tế trên địa bàn
- Thu từ hoạt động xuất, nhập khẩu
- Thu nội địa
2. Thu, chi ngân sách địa phương:
a) Tổng thu ngân sách địa phương
- Thu cân đối ngân sách
+ Thu từ kinh tế trên địa bàn
+ Thu bổ sung cân đối từ ngân sách Trung ương
+ Thu bổ sung tiền lương cơ sở 1.390.000 đồng
- Thu bổ sung mục tiêu từ ngân sách Trung ương
+ Thu bổ sung chương trình mục tiêu quốc gia
+ Thu bổ sung có mục tiêu
+ Kinh phí phân giới, cấm mốc
b) Tổng chi ngân sách địa phương
- Chi đầu tư phát triển
- Chi thường xuyên
- Chi bổ sung Quỹ Dự trữ tài chính
- Dự phòng ngân sách
c) Bội thu ngân sách địa phương
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
6.080.000 triệu đồng.
176.500 triệu đồng.
5.903.500 triệu đồng.
13.474.073 triệu đồng.
11.703.331 triệu đồng.
5.243.904 triệu đồng.
6.118.711 triệu đồng.
340.716 triệu đồng.
1.770.742 triệu đồng.
230.101 triệu đồng.
1.532.499 triệu đồng.
8.142 triệu đồng.
13.456.673 triệu đồng.
4.034.290 triệu đồng.
9.187.493 triệu đồng.
1.170 triệu đồng.
233.720 triệu đồng.
17.400 triệu đồng.
Điều 2. Phân bổ ngân sách địa phương năm 2019 như sau:
1. Thu ngân sách địa phương theo các cấp ngân sách như sau:
a) Cấp tỉnh
- Thu cân đối ngân sách từ kinh tế trên địa bàn
- Thu bổ sung cân đối từ ngân sách cấp trên
- Thu bổ sung tiền lương cơ sở 1.390.000 đồng
- Thu bổ sung mục tiêu từ ngân sách cấp trên
b) Cấp huyện
- Thu cân đối ngân sách từ kinh tế trên địa bàn
- Thu bổ sung cân đối từ ngân sách cấp trên
- Thu bổ sung tiền lương cơ sở 1.390.000 đồng
- Thu bổ sung mục tiêu từ ngân sách cấp trên
c) Cấp xã
- Thu cân đối ngân sách từ kinh tế trên địa bàn
- Thu bổ sung cân đối từ ngân sách cấp trên
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
7.104.956 triệu đồng.
3.516.643 triệu đồng.
1.658.905 triệu đồng.
317.884 triệu đồng.
1.611.524 triệu đồng.
5.222.350 triệu đồng.
1.524.598 triệu đồng.
3.515.702 triệu đồng.
22.832 triệu đồng.
159.218 triệu đồng.
1.146.767 triệu đồng.
202.663 triệu đồng.
944.104 triệu đồng.
2. Chi ngân sách địa phương theo các cấp ngân sách như sau:
a) Cấp tỉnh
- Chi đầu tư phát triển
- Chi thường xuyên
- Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính
- Dự phòng ngân sách
b) Cấp huyện
- Chi đầu tư phát triển
- Chi thường xuyên
- Dự phòng ngân sách
c) Cấp xã
- Chi thường xuyên
- Dự phòng ngân sách
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
7.104.956 triệu đồng.
3.653.960 triệu đồng.
3.334.763 triệu đồng.
1.170 triệu đồng.
115.063 triệu đồng.
5.204.950 triệu đồng.
380.330 triệu đồng.
4.727.849 triệu đồng.
96.771 triệu đồng.
1.146.767 triệu đồng.
1.124.881 triệu đồng.
21.886 triệu đồng.
3. Dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, thu, chi ngân sách địa phương theo các biểu số 01, 02, 03 và 04 đính kèm.
4. Phân bổ ngân sách địa phương theo các biểu số 05, 06, 07, 08, 09, 10, 11, 12 và 13 đính kèm.
5. Tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu cho ngân sách cấp huyện theo biểu số 14 đính kèm.
6. Phương án phân bổ dự toán chi ngân sách địa phương thống nhất theo Báo cáo số 744/BC-UBND ngày 20 tháng 11 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh.
7. Các giải pháp chủ yếu để thực hiện dự toán ngân sách nhà nước tỉnh An Giang:
a) Về thu ngân sách:
- Tổ chức thu ngân sách nhà nước phải bảo đảm thực hiện đúng Luật Thuế, Luật Phí và lệ phí, Luật Xử phạt vi phạm hành chính; thu đúng từng lĩnh vực, từng sắc thuế theo các quy định của pháp luật về thuế; tăng cường công tác quản lý thu, tạo môi trường thuận lợi cho sản xuất, kinh doanh, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển.
- Bám sát sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Bộ Tài chính, Nghị quyết Hội đồng nhân dân tỉnh và Ủy ban nhân dân tỉnh, triển khai đồng bộ các biện pháp, giải pháp tăng thu, chống thất thu ngân sách. Thường xuyên theo dõi diễn biến tình hình thu, phân tích, đánh giá và dự báo nguồn thu, phân tích cụ thể các nguyên nhân tác động làm tăng, giảm nguồn thu theo từng địa bàn, từng lĩnh vực, từ đó tổng hợp báo cáo kịp thời, đề xuất các giải pháp quản lý có hiệu quả.
- Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính thuế, tập trung vào việc rà soát, loại bỏ các thủ tục hành chính không cần thiết, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người nộp thuế, đồng thời nâng cao chất lượng hoạt động của bộ phận “một cửa” giải quyết thủ tục hành chính thuế.
- Tổ chức, quản lý chặt chẽ nguồn thu và đối tượng nộp thuế thực tế phát sinh. Tăng cường hoạt động kiểm tra, thanh tra thị trường, chống buôn lậu, gian lận thương mại, ngăn chặn xử lý kịp thời các trường hợp trốn lậu thuế.
- Đẩy mạnh việc thanh tra, kiểm tra, thực hiện rà soát thu hồi nợ đọng thuế, các khoản thu được phát hiện qua công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán,...Thực hiện công khai thông tin người nộp thuế không nộp tiền thuế đúng hạn trên các phương tiện thông tin đại chúng. Phấn đấu giảm tỷ lệ nợ đọng thuế khoảng 5% tổng thu ngân sách nhà nước.
- Tổ chức thu theo Luật định, khai thác tốt các nguồn thu về đất để đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển đô thị.
b) Về chi ngân sách:
- Chi đầu tư phát triển:
Bố trí vốn đầu tư tuân thủ các quy định của Luật Đầu tư công và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2019 của tỉnh.
Bố trí dự toán chi đầu tư từ nguồn thu tiền sử dụng đất để đầu tư các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, chuẩn bị mặt bằng xây dựng, trong đó:
+ Đối với nguồn thu tiền sử dụng đất do tỉnh quản lý thu trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố (trừ số thu tiền bán nền cụm tuyến dân cư vượt lũ để trả nợ vay và các lô đất quốc phòng, an ninh chuyển sang mục đích phát triển kinh tế) sử dụng 30% bổ sung Quỹ phát triển đất của tỉnh và 10% chi đo đạc, đăng ký đất đai, lập cơ sở dữ liệu hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định, số còn lại hỗ trợ cho các huyện, thị xã, thành phố thực hiện đầu tư theo chủ trương của tỉnh.
+ Đối với nguồn thu tiền sử dụng đất do huyện quản lý thu sử dụng 10% chi đo đạc, đăng ký đất đai, lập cơ sở dữ liệu hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định, số còn lại (kể cả khoản hỗ trợ từ số thu tiền sử dụng đất của tỉnh) dành tối thiểu 80% để tập trung đầu tư xây dựng nông thôn mới theo lộ trình, đề án của huyện.
Tập trung đẩy nhanh tiến độ thi công và giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản, thực hiện nghiêm quy định của Luật Đầu tư công và các quy định về quản lý vốn đầu tư, xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước. Ưu tiên bố trí vốn thanh toán các khoản nợ, tạm ứng ngân sách, nâng chất lượng công tác quản lý, giám sát thi công, tăng cường công tác thanh tra trong và sau đầu tư.
Chủ đầu tư các dự án thực hiện khối lượng trong phạm vi vốn được giao, đồng thời chịu trách nhiệm quản lý không để phát sinh nợ đọng khối lượng.
Kiểm tra, đôn đốc tiến độ thu tiền bán nền các cụm, tuyến dân cư vượt lũ để đảm bảo nguồn trả nợ vay đầu tư tôn nền cụm, tuyến dân cư vượt lũ cho Ngân hàng Phát triển đúng hạn.
- Chi thường xuyên:
Các ngành, các cấp ngân sách tổ chức phân bổ và điều hành theo dự toán được duyệt, chủ động sắp xếp những khoản chi đột xuất phát sinh sát với yêu cầu nhiệm vụ, trong phạm vi dự toán được giao; không đề xuất bổ sung dự toán khi chưa thực sự bức thiết và chưa sử dụng hết khoản kinh phí được duyệt. Thực hiện nghiêm chủ trương tiết kiệm, chống lãng phí, đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách, chủ động sắp xếp thứ tự các nhiệm vụ chi ưu tiên theo mức độ cấp thiết để chủ động điều hành.
Tiếp tục cải cách hành chính và mở rộng ứng dụng công nghệ thông tin đi đôi với tăng cường giám sát trong quản lý chi ngân sách. Chỉ tham mưu ban hành chính sách làm tăng chi ngân sách khi thực sự cần thiết và có nguồn đảm bảo.
Đẩy mạnh việc triển khai thực hiện cơ chế tự chủ đối với đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định tại Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ.
Các huyện, thị xã, thành phố và các xã, phường, thị trấn thực hiện phân bổ và giao dự toán theo đúng thời gian quy định, đối với dự toán chi sự nghiệp giáo dục và đào tạo không được thấp hơn chỉ tiêu Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh giao.
Thực hiện nghiêm việc công khai dự toán và quyết toán hàng năm của từng cấp ngân sách, từng cơ quan, đơn vị, nhằm tăng cường quyền giám sát của nhân dân, cán bộ công chức trong đơn vị và cơ quan quản lý cấp trên.
Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra của cơ quan Tài chính, Kho bạc nhà nước, Thanh tra nhà nước trong việc quản lý sử dụng ngân sách, quản lý sử dụng tài sản công.
Điều 3. Ủy ban nhân dân tỉnh giao nhiệm vụ thu, chi ngân sách cho các cơ quan, đơn vị trực thuộc tỉnh; nhiệm vụ thu, chi; mức bổ sung từ ngân sách tỉnh cho ngân sách cấp huyện và cấp xã trước ngày 31 tháng 12 năm 2018.
Điều 4. Nghị quyết này được Hội đồng nhân dân tỉnh An Giang khóa IX kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 07 tháng 12 năm 2018 và có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký./.
Nơi nhận:
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
- Chính phủ;
- Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam;
- Ban Công tác đại biểu - UBTVQH;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Tài chính;
- Vụ Công tác Quốc hội, Địa phương và Đoàn thể - VPCP;
- Kiểm toán Nhà nước Khu vực IX;
- Website Chính phủ;
- Thường trực: Tỉnh ủy, HĐND;
- Ủy ban nhân dân tỉnh, Ban Thường trực UBMTTQVN tỉnh;
- Đoàn ĐBQH tỉnh;
- Đại biểu HĐND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh;
- Văn phòng: TU, HĐND, UBND, UBMTTQVN tỉnh;
- Thường trực HĐND, UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Cơ quan thường trú TTXVN tại AG, Báo nhân dân tại AG, Truyền hình Quốc hội tại tỉnh Kiên Giang, Báo An Giang; Đài Phát thanh - Truyền hình An Giang;
- Website tỉnh, Trung tâm Công báo tỉnh;
- Lưu: VT, Phòng Tổng hợp.
CHỦ TỊCH
Võ Anh Kiệt
Biểu số 01
CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG NĂM 2019
(Kèm theo Nghị quyết số 23/NQ-HĐND ngày 07 tháng 12 năm 2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh An Giang)
Đơn vị: Triệu đồng
STT
Nội dung
Dự toán năm 2018
Ước thực hiện năm 2018
Dự toán năm 2019
So sánh (*)
Tuyệt đối
Tương đối (%)
A
B
1
2
3
4
5
A
TỔNG NGUỒN THU NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG (NSĐP)
13.381.699
13.488.579
13.474.073
(14.506)
99,89
I
Thu NSĐP được hưởng theo phân cấp
5.072.600
5.179.480
5.243.904
64.424
101,24
1
Thu NSĐP hưởng 100%
4.219.600
4.382.442
4.165.404
(217.038)
95,05
2
Thu NSĐP hưởng từ các khoản thu phân chia
853.000
797.038
1.078.500
281.462
135,31
II
Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên
8.309.099
8.309.099
8.230.169
(78.930)
99,05
1
Bổ sung cân đối ngân sách
5.998.711
5.998.711
6.118.711
120.000
102,00
2
Bổ sung tiền lương
123.058
123.058
340.716
217.658
276,87
3
Bổ sung có mục tiêu
2.187.330
2.187.330
1.770.742
(416.588)
80,95
B
TỔNG CHI NSĐP
13.288.199
13.457.700
13.456.673
168.474
101,27
I
Tổng chi cân đối NSĐP
11.100.869
11.585.103
11.685.931
585.062
105,27
1
Chi đầu tư phát triển
2.837.980
3.270.200
2.952.791
114.811
104,05
2
Chi thường xuyên
8.039.519
8.313.733
8.498.250
458.731
105,71
3
Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính
1.170
1.170
1.170
-
100,00
4
Dự phòng ngân sách
222.200
233.720
11.520
105,18
II
Chi các chương trình mục tiêu
2.187.330
1.872.597
1.770.742
(416.588)
80,95
1
Chi các chương trình mục tiêu quốc gia
158.376
146.210
230.101
71.725
145,29
2
Chi các chương trình mục tiêu, nhiệm vụ khác
2.028.954
1.726.387
1.540.641
(488.313)
75,93
C
BỘI CHI NSĐP/BỘI THU NSĐP
93.500
17.400
D
CHI TRẢ NỢ GỐC CỦA NSĐP
162.700
151.450
118.900
I
Từ nguồn vay để trả nợ gốc
69.200
II
Từ nguồn bội thu, tăng thu, tiết kiệm chi, kết dư ngân sách cấp tỉnh
93.500
93.500
17.400
III
Từ nguồn ngân sách tỉnh trả nợ vay KCHKM và nguồn thu bán nền DCVL
57.950
101.500
E
TỔNG MỨC VAY CỦA NSĐP
69.200
7.852
101.500
I
Vay để bù đắp bội chi
7.852
101.500
II
Vay để trả nợ gốc
69.200
(*) Đối với các chỉ tiêu thu NSĐP, so sánh dự toán năm kế hoạch với ước thực hiện năm hiện hành. Đối với các chỉ tiêu chi NSĐP, so sánh dự toán năm kế hoạch với dự toán năm hiện hành.
Biểu số 02
DỰ TOÁN THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC THEO LĨNH VỰC NĂM 2019
(Kèm theo Nghị quyết số 23/NQ-HĐND ngày 07 tháng 12 năm 2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh An Giang)
Đơn vị: Triệu đồng
STT
Nội dung
Ước thực hiện năm 2018
Dự toán năm 2019
So sánh (%)
Tổng thu NSNN
Thu NSĐP
Tổng thu NSNN
Thu NSĐP
Tổng thu NSNN
Thu NSĐP
A
B
1
2
3
4
5=3/1
6=4/2
TỔNG THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
5.866.000
5.179.480
6.080.000
5.243.904
103,65
101,24
I
Thu từ hoạt động xuất, nhập khẩu
166.000
0
176.500
0
106,33
II
Thu nội địa
5.700.000
5.179.480
5.903.500
5.243.904
103,57
101,24
1
Thu từ khu vực DNNN trung ương
240.200
240.200
250.000
250.000
104,08
104,08
Thuế giá trị gia tăng
180.172
180.172
174.000
174.000
Thuế thu nhập doanh nghiệp
12.250
12.250
17.000
17.000
Thuế tiêu thụ đặc biệt
40.147
40.147
51.000
51.000
Thuế tài nguyên
7.631
7.631
8.000
8.000
2
Thu từ khu vực DNNN địa phương
338.850
338.850
385.000
385.000
113,62
113,62
Thuế giá trị gia tăng
175.000
175.000
210.700
210.700
Thuế thu nhập doanh nghiệp
78.000
78.000
85.000
85.000
Thuế tiêu thụ đặc biệt
850
850
1.200
1.200
Thuế tài nguyên
85.000
85.000
88.100
88.100
3
Thu từ DN có vốn đầu tư nước ngoài
38.000
38.000
32.000
32.000
84,21
84,21
Thuế giá trị gia tăng
30.000
30.000
24.000
24.000
Thuế thu nhập doanh nghiệp
8.000
8.000
8.000
8.000
Thuế tiêu thụ đặc biệt
0
0
0
0
Tiền thuê mặt đất, mặt nước
0
0
0
0
4
Thuế ngoài quốc doanh
1.047.000
1.047.000
1.100.000
1.100.000
105,06
105,06
Thuế giá trị gia tăng
668.665
668.665
673.000
673.000
Thuế thu nhập doanh nghiệp
354.939
354.939
401.000
401.000
Thuế tiêu thụ đặc biệt
3.835
3.835
4.500
4.500
Thuế tài nguyên
19.561
19.561
21.500
21.500
Thu khác
5
Lệ phí trước bạ
275.000
275.000
290.000
290.000
105,45
105,45
6
Thuế sử dụng đất nông nghiệp
10
10
7
Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp
13.500
13.500
10.000
10.000
74,07
74,07
8
Thuế thu nhập cá nhân
475.000
475.000
520.000
520.000
109,47
109,47
9
Thuế bảo vệ môi trường
590.000
219.480
810.000
301.320
137,29
137,29
- Thu từ hàng hóa nhập khẩu (TW hưởng)
370.520
508.680
- Thu từ hàng hóa sx trong nước (ĐP hưởng)
219.480
219.480
301.320
301.320
10
Thu phí, lệ phí
210.000
180.000
225.000
190.000
107,14
105,56
-
Lệ phí môn bài
21.680
21.680
25.155
25.155
-
Phí và lệ phí trung ương
30.000
35.000
-
Phí và lệ phí tỉnh
63.920
63.920
91.738
91.738
-
Phí và lệ phí huyện
79.500
79.500
62.958
62.958
-
Phí và lệ phí xã
14.900
14.900
10.149
10.149
11
Thu tiền sử dụng đất
436.000
436.000
270.000
270.000
61,93
61,93
12
Thu tiền cho thuê và bán nhà thuộc sở hữu nhà nước
15.160
15.160
13
Tiền cho thuê đất, thuê mặt nước
87.500
87.500
70.000
70.000
80,00
80,00
14
Các khoản thu tại xã
25.400
25.400
3.000
3.000
11,81
11,81
Trong đó thu từ Quỹ đất công ích và hoa lợi công sản
2.965
2.965
3.000
3.000
101,18
101,18
15
Thu khác ngân sách
373.320
253.320
385.500
269.584
103,26
106,42
16
Thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản
28.000
28.000
17.000
17.000
60,71
60,71
17
Thu cổ tức, lợi nhuận được chia
107.060
107.060
106.000
106.000
99,01
99,01
18
Thu từ hoạt động xổ số kiến thiết
1.400.000
1.400.000
1.430.000
1.430.000
102,14
102,14
19
Thu viện trợ
0
0
0
0
Biểu số 03
DỰ TOÁN CHI NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG THEO CƠ CẤU CHI NĂM 2019
(Kèm theo Nghị quyết số 23/NQ-HĐND ngày 07 tháng 12 năm 2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh An Giang)
Đơn vị: Triệu đồng
STT
Nội dung
Dự toán năm 2018
Dự toán năm 2019
So sánh
Tuyệt đối
Tương đối (%)
A
B
1
2
3=2-1
4=2/1
TỔNG CHI NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG (NSĐP)
13.288.199
13.456.673
168.474
101,27
A
CHI CÂN ĐỐI NSĐP
11.100.869
11.685.931
585.062
105,27
I
Chi đầu tư phát triển
2.837.980
2.952.791
114.811
104,05
1
Chi đầu tư cho các dự án
2.750.880
2.928.391
177.511
106,45
Trong đó chi từ nguồn vốn:
-
Chi đầu tư từ nguồn thu tiền sử dụng đất
250.000
270.000
20.000
108,00
-
Chi đầu tư từ nguồn thu xổ số kiến thiết
1.367.000
1.430.000
63.000
104,61
2
Chi đầu tư và hỗ trợ vốn cho DN cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích do Nhà nước đặt hàng, các tổ chức kinh tế, các tổ chức tài chính của địa phương theo quy định của pháp luật
86.000
20.000
(66.000)
23,26
3
Chi trả nợ lãi vay
1.100
4.400
3.300
400,00
II
Chi thường xuyên
8.039.519
8.498.250
458.731
105,71
Trong đó:
1
Chi giáo dục - đào tạo và dạy nghề
3.424.025
3.706.333
282.308
108,24
2
Chi khoa học và công nghệ
30.743
33.302
2.559
108,32
III
Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính
1.170
1.170
-
100,00
IV
Dự phòng ngân sách
222.200
233.720
11.520
105,18
B
CHI CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU
2.187.330
1.770.742
(416.588)
80,95
I
Chi các chương trình mục tiêu quốc gia
158.376
230.101
71.725
145,29
1
CT giảm nghèo bền vững
40.176
42.401
2.225
105,54
2
CT xây dựng nông thôn mới
118.200
187.700
69.500
158,80
II
Chi các chương trình mục tiêu, nhiệm vụ
2.028.954
1.540.641
(488.313)
75,93
1
Giáo dục nghề nghiệp việc làm và an toàn lao động
5.647
9.925
4.278
175,76
2
Phát triển hệ thống trợ giúp xã hội
1.566
2.696
1.130
172,16
3
Y tế dân số
7.611
6.655
(956)
87,44
4
Văn hóa
568
878
310
154,58
5
Đảm bảo an toàn giao thông, phòng cháy chữa cháy, tội phạm ma túy
1.900
1.950
50
102,63
6
PT lâm nghiệp bền vững
800
900
100
112,50
7
Tái cơ cấu nông nghiệp và phòng chống giảm nhẹ thiên tai, ổn định đời sống dân cư
3.000
3.000
-
100,00
8
Ứng phó với biến đổi khí hậu
400
400
9
Công nghệ thông tin
2.000
2.000
10
Nhiệm vụ phân giới cấm mốc
12.580
8.142
(4.438)
64,72
11
Chi thực hiện nhiệm vụ mục tiêu, chính sách khác
1.995.282
1.504.095
(491.187)
75,38
Biểu số 04
BỘI CHI/BỘI THU VÀ PHƯƠNG ÁN VAY - TRẢ NỢ NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG NĂM 2019
(Kèm theo Nghị quyết số 23/NQ-HĐND ngày 07 tháng 12 năm 2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh An Giang)
Đơn vị: Triệu đồng
STT
Nội dung
Ước thực hiện năm 2018
Dự toán năm 2019
So sánh
A
B
1
2
3=2-1
A
THU NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG (được hưởng theo phân cấp)
5.179.480
5.243.904
64.424
B
CHI CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG
11.282.950
11.685.931
402.981
C
BỘI CHI NSĐP/BỘI THU NSĐP
93.500
17.400
(76.100)
D
HẠN MỨC DƯ NỢ VAY TỐI ĐA CỦA NSĐP THEO QUY ĐỊNH
1.035.896
1.048.781
12.885
E
KẾ HOẠCH VAY, TRẢ NỢ GỐC
I
Tổng dư nợ đầu năm
531.000
387.402
(143.598)
Tỷ lệ mức dư nợ đầu kỳ so với mức dư nợ vay tối đa của ngân sách địa phương (%)
51,3%
36,2%
-14,3%
1
Trái phiếu chính quyền địa phương
2
Vay lại từ nguồn Chính phủ vay ngoài nước
7.852
7.852
3
Vay trong nước khác
531.000
379.550
(151.450)
II
Trả nợ gốc vay trong năm
151.450
118.900
(32.550)
1
Theo nguồn vốn vay
151.450
118.900
(32.550)
-
Trái phiếu chính quyền địa phương
-
-
Vay lại từ nguồn Chính phủ vay ngoài nước
-
-
Vay trong nước
151.450
118.900
(32.550)
2
Theo nguồn trả nợ
151.450
118.900
(32.550)
-
Từ nguồn vay để trả nợ gốc
-
-
Bội thu NSĐP
93.500
17.400
(76.100)
-
Ngân sách tỉnh trả nợ Chương trình KCHKM
43.421
43.421
-
Thu nợ bán nền Chương trình cụm tuyến DCVL
57.950
58.079
129
-
Kết dư ngân sách cấp tỉnh
-
III
Tổng mức vay trong năm
7.852
101.500
93.648
1
Theo mục đích vay
7.852
101.500
93.648
-
Vay để bù đắp bội chi
7.852
101.500
93.648
-
Vay để trả nợ gốc
-
2
Theo nguồn vay
7.852
101.500
93.648
-
Trái phiếu chính quyền địa phương
-
-
Vay lại từ nguồn Chính phủ vay ngoài nước
7.852
101.500
93.648
-
Vốn trong nước khác
-
IV
Tổng dư nợ cuối năm
387.402
370.002
(17.400)
Tỷ lệ mức dư nợ cuối kỳ so với mức dư nợ vay tối đa của ngân sách địa phương (%)
-
1
Trái phiếu chính quyền địa phương
-
2
Vay lại từ nguồn Chính phủ vay ngoài nước
7.852
109.352
101.500
3
Vốn khác
379.550
260.650
(118.900)
G
TRẢ NỢ LÃI, PHÍ
157
2.187
2.030
Vay lại từ nguồn Chính phủ vay ngoài nước
157
2.187
2.030
Biểu số 05
CÂN ĐỐI NGUỒN THU, CHI DỰ TOÁN NGÂN SÁCH CẤP TỈNH VÀ NGÂN SÁCH HUYỆN NĂM 2019
(Kèm theo Nghị quyết số 23/NQ-HĐND ngày 07 tháng 12 năm 2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh An Giang)
Đơn vị: Triệu đồng
STT
Nội dung
Dự toán năm 2018
Ước thực hiện năm 2018
Dự toán năm 2019
So sánh (*)
Tuyệt đối
Tương đối (%)
A
B
1
2
3
4
5
A
NGÂN SÁCH CẤP TỈNH
I
Nguồn thu ngân sách
11.783.129
11.712.629
11.746.812
34.183
100,29
1
Thu ngân sách được hưởng theo phân cấp
3.474.030
3.403.530
3.516.643
113.113
103,32
2
Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên
8.309.099
8.309.099
8.230.169
(78.930)
99,05
-
Thu bổ sung cân đối ngân sách, tiền lương
6.121.769
6.121.769
6.459.427
337.658
105,52
-
Thu bổ sung có mục tiêu
2.187.330
2.187.330
1.770.742
(416.588)
80,95
II
Chi ngân sách
11.710.034
11.695.329
11.746.812
36.778
100,31
1
Chi thuộc nhiệm vụ của ngân sách cấp tỉnh
7.414.263
7.280.700
7.104.956
(309.307)
95,83
2
Chi bổ sung cho ngân sách cấp dưới
4.295.771
4.414.629
4.641.856
346.085
108,06
-
Chi bổ sung cân đối ngân sách, tiền lương
4.188.482
4.188.484
4.482.638
294.156
-
Chi bổ sung có mục tiêu
107.289
226.145
159.218
51.929
III
Bội chi NSĐP/Bội thu ngân sách cấp tỉnh
73.095
-
B
NGÂN SÁCH HUYỆN (bao gồm xã)
I
Nguồn thu ngân sách
5.894.341
6.190.579
6.369.117
178.538
102,88
1
Thu ngân sách được hưởng theo phân cấp
1.598.570
1.775.950
1.727.261
(48.689)
97,26
2
Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên
4.295.771
4.414.629
4.641.856
227.227
105,15
-
Thu bổ sung cân đối ngân sách, tiền lương
4.188.482
4.188.484
4.482.638
294.154
107,02
-
Thu bổ sung có mục tiêu
107.289
226.145
159.218
(66.927)
70,41
II
Chi ngân sách
5.873.936
6.177.000
6.351.717
477.781
108,13
Chi thuộc nhiệm vụ của ngân sách huyện
5.873.936
6.177.000
6.351.717
477.781
108,13
III
Bội chi NSĐP/Bội thu NS huyện
20.405
17.400
17.400
Ghi chú:
(*) Đối với các chỉ tiêu thu NSĐP, so sánh dự toán năm kế hoạch với ước thực hiện năm hiện hành. Đối với các chỉ tiêu chi NSĐP, so sánh dự toán năm kế hoạch với dự toán năm hiện hành.
Biểu số 06
DỰ TOÁN THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỪNG HUYỆN THEO LĨNH VỰC NĂM 2019
(Kèm theo Nghị quyết số 23/NQ-HĐND ngày 07 tháng 12 năm 2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh An Giang)
Đơn vị: Triệu đồng
STT
Tên đơn vị
Tổng thu NSNN trên địa bàn
Trong đó: Thu nội địa
BAO GỒM
Thu từ DNNN trung ương
Thu từ DNNN địa phương
Thuế ngoài quốc doanh
Lệ phí trước bạ
Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp
Thuế thu nhập cá nhân
Thu phí và lệ phí
Thu tiền sử dụng đất
Thu tiền cho thuê mặt đất mặt nước
Quỹ đất công ích, hoa lợi công sản
Thu khác
TỔNG SỐ
1.805.550
1.805.550
325
18.004
735.000
290.000
10.000
267.200
108.392
133.000
10.729
3.000
229.900
1
Thành phố Long Xuyên
697.200
697.200
325
11.000
317.000
170.000
6.395
93.000
12.610
50.000
9.200
1.000
26.670
2
Thành phố Châu Đốc
246.100
246.100
1.800
72.000
13.500
2.100
31.000
57.605
50.000
205
120
17.770
3
Thị xã Tân Châu
109.700
109.700
600
47.000
22.000
220
13.800
3.761
2.000
519
100
19.700
4
Huyện Chợ Mới
144.200
144.200
1.300
53.500
20.000
500
23.000
6.415
3.000
255
0
36.230
5
Huyện Phú Tân
94.000
94.000
884
28.500
8.800
40
14.000
4.456
4.000
70
250
33.000
6
Huyện Châu Phú
98.700
98.700
100
35.000
9.000
300
19.700
3.845
2.000
255
0
28.500
7
Huyện Châu Thành
82.800
82.800
250
35.000
5.600
225
17.400
3.910
6.000
0
300
14.115
8
Huyện Thoại Sơn
106.700
106.700
1.200
39.000
20.000
50
20.000
4.800
8.000
0
0
13.650
9
Huyện Tri Tôn
82.900
82.900
0
43.000
7.600
105
12.500
3.340
2.000
200
14.155
10
Huyện Tịnh Biên
79.300
79.300
670
42.000
4.500
50
12.800
3.720
4.000
0
250
11.310
11
Huyện An Phú
63.950
63.950
200
23.000
9.000
15
10.000
3.930
2.000
25
980
14.800
Biểu số 07
DỰ TOÁN CHI NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG, CHI NGÂN SÁCH CẤP TỈNH VÀ CHI NGÂN SÁCH HUYỆN THEO CƠ CẤU CHI NĂM 2019
(Kèm theo Nghị quyết số 23/NQ-HĐND ngày 07 tháng 12 năm 2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh An Giang)
Đơn vị: Triệu đồng
STT
Nội dung
Ngân sách địa phương
Bao gồm
Ngân sách cấp tỉnh
Ngân sách huyện (bao gồm xã)
A
B
1=2+3
2
3
TỔNG CHI NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG (NSĐP)
13.456.673
7.104.956
6.351.717
A
CHI CÂN ĐỐI NSĐP
11.685.931
5.493.432
6.192.499
I
Chi đầu tư phát triển
2.952.791
2.572.461
380.330
1
Chi đầu tư cho các dự án
2.928.391
2.548.061
380.330
Trong đó chi từ nguồn vốn:
-
Chi đầu tư từ nguồn thu tiền sử dụng đất
270.000
137.000
133.000
-
Chi đầu tư từ nguồn thu xổ số kiến thiết
1.430.000
1.430.000
2
Chi đầu tư và hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích do Nhà nước đặt hàng, các tổ chức kinh tế, các tổ chức tài chính của địa phương theo quy định của pháp luật
20.000
20.000
3
Chi trả nợ lãi vay
4.400
4.400
III
Chi thường xuyên
8.498.250
2.804.738
5.693.512
Trong đó:
-
1
Chi giáo dục - đào tạo và dạy nghề
3.706.333
730.737
2.975.596
2
Chi khoa học và công nghệ
33.302
33.302
IV
Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính
1.170
1.170
V
Dự phòng ngân sách
233.720
115.063
118.657
B
CHI CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU
1.770.742
1.611.524
159.218
I
Chi các chương trình mục tiêu quốc gia
230.101
230.101
-
1
CT giảm nghèo bền vững
42.401
42.401
2
CT xây dựng nông thôn mới
187.700
187.700
II
Chi các chương trình mục tiêu, nhiệm vụ
1.540.641
1.381.423
159.218
1
Giáo dục nghề nghiệp việc làm và an toàn lao động
9.925
9.925
2
Phát triển hệ thống trợ giúp xã hội
2.696
2.696
3
Y tế dân số
6.655
6.655
4
Văn hóa
878
878
5
Đảm bảo an toàn giao thông, phòng cháy chữa cháy, tội phạm ma túy
1.950
1.950
6
PT lâm nghiệp bền vững
900
900
7
Tái cơ cấu nông nghiệp và phòng chống giảm nhẹ thiên tai, ổn định đời sống dân cư
3.000
3.000
8
Ứng phó biến đổi khí hậu
400
400
9
Công nghệ thông tin
2.000
2.000
11
Kinh phí phân giới cấm mốc
8.142
8.142
12
Các thực hiện nhiệm vụ mục tiêu, chính sách khác
1.504.095
1.344.877
159.218
Biểu số 08
DỰ TOÁN CHI NGÂN SÁCH CẤP TỈNH THEO LĨNH VỰC NĂM 2019
(Kèm theo Nghị quyết số 23/NQ-HĐND ngày 07 tháng 12 năm 2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh An Giang)
Đơn vị: Triệu đồng
STT
Nội dung
Dự toán
TỔNG CHI NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG
11.746.812
A
CHI BỔ SUNG CHO NGÂN SÁCH CẤP DƯỚI
4.641.856
B
CHI NGÂN SÁCH CẤP TỈNH THEO LĨNH VỰC
7.104.956
I
Chi đầu tư phát triển
3.653.960
1
Chi đầu tư xây dựng cơ bản
3.629.560
2
Chi đầu tư và hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích do Nhà nước đặt hàng, các tổ chức kinh tế,
20.000
3
Chi trả nợ lãi vay
4.400
III
Chi thường xuyên
3.334.763
1
Chi giáo dục - đào tạo và dạy nghề
770.919
2
Chi khoa học và công nghệ (3)
33.302
3
Chi quốc phòng
68.650
4
Chi an ninh và trật tự an toàn xã hội
12.300
5
Chi y tế, dân số và gia đình
1.046.978
6
Chi văn hóa thông tin
51.586
7
Chi phát thanh, truyền hình, thông tấn
443
8
Chi thể dục thể thao
65.610
9
Chi bảo vệ môi trường
43.104
10
Chi các hoạt động kinh tế
610.465
11
Chi hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước, đảng, đoàn thể
348.069
12
Chi bảo đảm xã hội
69.438
13
Chi thường xuyên khác
123.838
14
Chi chương trình mục tiêu quốc gia
61.657
15
Chi chương trình mục tiêu khác (NQ 73)
28.404
IV
Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính
1.170
V
Dự phòng ngân sách
115.063
Biểu số 9
DỰ TOÁN CHI NGÂN SÁCH CẤP TỈNH CHO TỪNG CƠ QUAN, TỔ CHỨC THEO LĨNH VỰC NĂM 2019
(Kèm theo Nghị quyết số 23/NQ-HĐND ngày 07 tháng 12 năm 2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh An Giang)
Đơn vị: Triệu đồng
STT
Tên đơn vị
Tổng số
Chi đầu tư phát triển (Không kể chương trình MTQG)
Chi thường xuyên (Không kể chương trình MTQG, mục tiêu theo NQ73/NQ-CP)
Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính
Chi dự phòng ngân sách
Chương trình MTQG, mục tiêu theo NQ73/NQ-CP
Chi bổ sung cho ngân sách cấp dưới
A
B
1=2+...+8
2
3
5
6
7
8
TỔNG CỘNG
11.746.812
3.485.516
3.244.702
1.170
115.063
258.505
4.641.856
I
CHI ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN
3.653.960
3.485.516
168.444
II
CÁC CƠ QUAN, TỔ CHỨC
3.334.763
-
3.244.702
-
-
90.061
-
II.1
SỞ, BAN NGÀNH, ĐƠN VỊ
1.878.939
-
1.878.939
-
-
-
-
1
VP HĐND tỉnh
7.757
7.757
-
2
VP UBNND tỉnh
19.554
19.554
-
3
Sở Ngoại vụ
13.410
13.410
-
4
Sở Nông Nghiệp & PTNT
137.738
137.738
-
5
Sở KHĐT
9.957
9.957
-
6
Sở Tư Pháp
10.725
10.725
-
7
Sở Công thương
18.976
18.976
-
8
Sở Khoa học CN
39.215
39.215
-
9
Sở Tài Chính
13.462
13.462
-
10
Sở Xây dựng
7.798
7.798
-
11
Sở Giao thông Vận tải
66.301
66.301
-
12
Sở GDĐT
487.646
487.646
-
13
Sở Y tế
431.083
431.083
-
14
Sở Lao động TBXH
92.346
92.346
-
15
Sở Văn hóa - TT & DL
143.251
143.251
-
16
Sở Tài nguyên & Môi trường
35.975
35.975
-
17
Sở Thông tin & truyền Thông
16.382
16.382
-
18
Sở Nội Vụ
51.441
51.441
-
19
Thanh tra tỉnh
9.896
9.896
-
20
Ban Dân Tộc
4.173
4.173
-
21
BQL Khu kinh tế
6.585
6.585
-
22
BQL Khu di tích VH Óc Eo
3.725
3.725
-
23
TT Xúc tiến Thương mại và Đầu tư
5.035
5.035
-
24
Trường Chính trị Tôn Đức Thắng
23.189
23.189
-
25
Trường Đại học An Giang
112.123
112.123
-
26
Trường Cao đẳng nghề
25.316
25.316
-
27
Trường Cao đẳng Y tế
3.168
3.168
28
Ban An toàn giao thông
4.180
4.180
-
29
Các hoạt động thường xuyên khác
78.532
78.532
-
II.2
CƠ QUAN ĐẢNG
94.333
94.333
-
II.3
CƠ QUAN ĐOÀN THỂ, HỘI
52.777
-
52.777
-
-
-
-
30
Mặt Trận TQ
11.729
11.729
-
31
Tỉnh Đoàn TN
9.810
9.810
-
32
Hội Phụ nữ
6.063
6.063
-
33
Hội Nông Dân
7.365
7.365
-
34
Hội Cựu Chiến Binh
1.994
1.994
-
35
Liên Hiệp các hội KHKT
1.027
1.027
-
36
Liên minh HTX
2.250
2.250
-
37
Hội Văn học NT
2.553
2.553
-
38
Hội Đông Y
950
950
-
39
Hội BTrợ NTTTMC
620
620
-
40
Hội Chữ Thập đỏ
3.347
3.347
-
41
Hội người cao tuổi
376
376
-
42
LH các Tchức hữu nghị
1.165
1.165
-
43
Hội Luật gia
570
570
-
44
Hiệp hội nuôi trồng CBTS
455
455
-
45
Hội Khuyến học
728
728
-
46
Hội Người tù kháng chiến
340
340
-
47
Hội NN CĐ da cam/DIOXIN
504
504
-
48
Hội Nhà báo
388
388
-
49
Hội người mù
435
435
-
50
Các hoạt động hội, đoàn thể khác
108
108
-
II.4
CÔNG AN, QUÂN SỰ
135.960
-
135.960
-
-
-
-
51
Công an tỉnh
55.500
55.500
-
52
Bộ Đội biên phòng
15.000
15.000
-
53
BCH quân sự tỉnh
65.460
65.460
-
II.5
NGÀNH DỌC TW
6.529
-
6.529
-
-
-
-
54
Kho bạc Nhà nước
500
500
-
55
Viện Kiểm sát
450
450
-
56
Tòa án tỉnh
1.100
1.100
-
57
Cục Thống kê
200
200
-
58
Đài Khí tượng Thủy văn
1.000
1.000
-
59
Thi hành án Dân sự
279
279
-
60
Các khoản hỗ trợ khác
3.000
3.000
-
II.6
Chương trình, KH, ĐA, DA, khác
1.076.165
-
1.076.165
-
-
-
-
61
KP quy hoạch
8.352
8.352
-
62
KP hỗ trợ theo NĐ 35-CP
125.786
125.786
-
63
Nguồn cấp bù thủy lợi phí
128.215
128.215
-
64
Quỹ Bảo trì đường bộ
43.362
43.362
65
BSMT các CS QĐ 66, 53. trẻ 3, 4, 5 tuổi
7.637
7.637
66
KP cấp bù miễn, giảm HP theo NĐ 86-CP
26.114
26.114
-
67
KP MSSC lớn
30.000
30.000
-
68
BHYT các đối tượng
558.854
558.854
-
69
KP các CT, DA, KH khác
145.049
145.049
-
70
Bổ sung vốn Quỹ Hỗ trợ ND
1.000
1.000
-
71
Bổ sung có mục tiêu vốn ngoài nước
1.796
1.796
-
II.7
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU THEO NGHỊ QUYẾT 73/NQ-CP
28.404
-
-
-
-
28.404
-
1
Sở Lao động Thương binh và xã hội
12.621
-
-
-
-
12.621
-
- CTMT Giáo dục nghề nghiệp - việc làm và an toàn lao động
9.925
9.925
- CTMT phát triển hệ thống trợ giúp XH
2.696
2.696
2
Sở Y tế
6.655
6.655
- CTMT Y tế - Dân số
6.655
6.655
3
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
878
878
- CTMT phát triển văn hóa
878
878
4
Sở Nông nghiệp và PTNT
3.900
3.900
- CTMT Phát triển lâm nghiệp bền vững
900
900
- CTMT Tái CC N.nghiệp & PC giảm nhẹ thiên tai, ổn định ĐSDC
3.000
3.000
5
Sở Tài nguyên và Môi trường
400
400
- CT Ứng phó biến đổi khí hậu và Tăng trưởng xanh
400
400
6
Sở Nội vụ
2.000
2.000
- CT Công nghệ thông tin
2.000
2.000
7
Công An tỉnh
1.950
1.950
- CT Đảm bảo ATGT, PCCC, tội phạm ma túy
1.950
1.950
II.8
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
61.657
-
-
-
-
61.657
-
1
Giảm nghèo bền vững
15.857
15.857
2
Xây dựng nông thôn mới
45.800
45.800
III
CHI BỔ SUNG QUỸ DỰ TRỮ TÀI CHÍNH
1.170
1.170
-
IV
CHI DỰ PHÒNG NGÂN SÁCH
115.063
115.063
-
V
CHI BỔ SUNG CHO NGÂN SÁCH CẤP DƯỚI
4.641.856
-
4.641.856
Biểu số 10
DỰ TOÁN CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH CẤP TỈNH NĂM 2019 THEO LĨNH VỰC VÀ CƠ QUAN, ĐƠN VỊ QUẢN LÝ
(Kèm theo Nghị quyết số 23/NQ-HĐND ngày 07 tháng 12 năm 2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh An Giang)
Đơn vị: Triệu đồng
STT
TÊN ĐƠN VỊ
TỔNG SỐ
Chi giáo dục - đào tạo và dạy nghề
Chi khoa học và công nghệ
Chi quốc phòng
Chi an ninh và trật tự an toàn xã hội
Chi y tế, dân số và gia đình
Chi văn hóa thông tin
Chi phát thanh truyền hình, thông tấn
Chi thể dục thể thao
Chi bảo vệ môi trường
Chi các hoạt động kinh tế
Trong đó
Chi hoạt động của cơ quan quản lý NN, đảng, đoàn thể
Chi bảo đảm xã hội
Chi thường xuyên khác
Chi chương trình MTQG, mục tiêu theo NQ 73/NQ-CP
Chi giao thông
Chi nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy lợi, thủy sản
A
B
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
TỔNG CỘNG
3.334.763
770.919
33.302
68.650
12.300
1.046.978
51.586
443
65.610
43.104
610.465
88.362
231.796
348.069
69.438
63.838
90.061
I
SỞ, BAN NGÀNH, ĐƠN VỊ
1.878.938
726.581
33.302
-
-
427.004
36.667
443
65.610
43.104
253.820
45.000
103.581
203.359
58.788
30.260
-
VP HĐND tỉnh
7.757
60
7.697
2
VP UBNND tỉnh
19.554
5.372
14.182
3
Sở Ngoại vụ
13.410
8.192
2.681
2.537
4
Sở Nông Nghiệp & PTNT
137.738
5.000
103.223
103.223
27.515
2.000
5
Sở KHĐT
9.957
2.183
7.074
700
6
Sở Tư Pháp
10.725
2.839
7.886
7
Sở Công thương
18.976
12.953
6.023
8
Sở Khoa học CN
39.215
33.302
50
5.863
9
Sở Tài Chính
13.462
500
950
11.212
800
10
Sở Xây dựng
7.798
50
6.665
1.083
11
Sở Giao thông Vận tải
66.301
46.350
45.000
19.951
12
Sở GDĐT
487.646
477.871
50
9.725
13
Sở Y tế
431.083
3.300
419.267
50
8.466
14
Sở Lao động TBXH
92.346
24.772
1.784
50
7.238
58.402
100
15
Sở Văn hóa - TT & DL
143.251
32.286
988
32.942
65.348
3.721
7.966
16
Sở Tài nguyên & Môi trường
35.975
10.000
17.564
8.411
17
Sở Thông tin & truyền Thông
16.382
443
11.710
3.879
350
18
Sở Nội Vụ
51.441
12.000
1.607
15.144
22.690
19
Thanh tra tỉnh
9.896
50
9.846
20
Ban Dân Tộc
4.173
4.173
21
BQL Khu kinh tế
6.585
2.006
4.579
22
BQL Khu di tích VH Óc Eo
3.725
3.725
23
TT Xúc tiến Thương mại và Đầu tư
5.035
5.035
24
Trường Chính trị Tôn Đức Thắng
23.189
23.189
25
Trường Đại học An Giang
112.123
112.123
26
Trường Cao đẳng nghề
25.316
25.316
27
Trường Cao đẳng y tế
3.168
3.168
28
Ban An toàn giao thông
4.180
3.450
730
29
Các hoạt động thường xuyên khác
78.532
7.056
4.965
262
33.104
26.305
358
6.454
386
II
CƠ QUAN ĐẢNG
94.333
1.000
6.120
11.911
60.202
9.500
5.600
III
CƠ QUAN ĐOÀN THỂ, HỘI
52.777
1.577
-
-
-
-
3.008
-
-
-
403
-
-
44.486
1.150
2.153
-
30
Mặt Trận TQ
11.729
180
80
10.269
1.200
31
Tỉnh Đoàn TN
9.810
215
2.018
250
7.177
150
32
Hội Phụ nữ
6.063
330
5.623
110
33
Hội Nông Dân
7.365
336
73
6.756
200
34
Hội Cựu Chiến Binh
1.994
1.994
35
Liên Hiệp các hội KHKT
1.027
1.027
36
Liên minh HTX
2.250
300
1.950
37
Hội Văn học NT
2.553
880
1.673
38
Hội Đông Y
950
66
884
39
Hội BTrợ NTTTMC
620
620
40
Hội Chữ Thập đỏ
3.347
150
1.947
1.150
100
41
Hội người cao tuổi
376
376
42
LH các Tchức hữu nghị
1.165
922
243
43
Hội Luật gia
570
570
44
Hiệp hội nuôi trồng CBTS
455
455
45
Hội Khuyến học
728
578
150
46
Hội Người tù kháng chiến
340
340
47
Hội NN CĐ da cam/DIOXIN
504
504
48
Hội Nhà báo
388
110
278
49
Hội người mù
435
435
50
Các hoạt động hội, đoàn thể khác
108
108
IV
CÔNG AN, QUÂN SỰ
135.960
8.010
-
68.650
12.300
-
-
-
-
-
40.000
-
-
-
-
7.000
-
51
Công an tỉnh
55.500
1.200
12.300
40.000
2.000
52
Bộ Đội biên phòng
15.000
13.000
2.000
53
BCH quân sự tỉnh
65.460
6.810
55.650
3.000
V
NGÀNH DỌC TW
6.529
-
-
-
-
-
-
-
-
-
500
-
-
-
-
6.029
-
54
Kho bạc Nhà nước
500
500
55
Viện Kiểm sát
450
450
56
Tòa án tỉnh
1.100
1.100
57
Cục Thống kê
200
200
58
Đài Khí tượng Thủy văn
1.000
1.000
59
Thi hành án Dân sự
279
279
60
Các khoản hỗ trợ khác
3.000
3.000
VI
Chương trình, KH, ĐA, DA khác
1.076.165
33.751
-
-
-
613.854
-
-
-
-
315.742
43.362
128.215
40.022
-
12.796
-
61
KP quy hoạch
8.352
8.352
62
KP hỗ trợ theo NĐ 35-CP
125.786
125.786
63
Nguồn cấp bù thủy lợi phí
128.215
128.215
128.215
64
Quỹ Bảo trì đường bộ (BSMT)
43.362
43.362
43.362
65
BSMT các CS QĐ 66, 53, trẻ 3,4,5 tuổi...
7.637
7.637
66
KP cấp bù MG học phí theo NĐ 86-CP
26.114
26.114
67
KP MSSC lớn
30.000
30.000
68
BHYT các đối tượng
558.854
558.854
69
KP các CT, DA, KH, nhiệm vụ khác
145.049
55.000
10.027
10.022
10.000
70
Bổ sung vốn Quỹ Hỗ trợ ND
1.000
1.000
71
Bổ sung có mục tiêu vốn ngoài nước
1.796
1.796
VII
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU (CTMT)
90.061
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
90.061
1
CTMT theo Nghị quyết 73/NQ-CP
28.404
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
28.404
a
Sở Lao động Thương binh và xã hội
12.621
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
12.621
- CTMT Giáo dục nghề nghiệp - việc làm và an toàn lao động
9.925
9.925
- CTMT phát triển hệ thống trợ giúp XH
2.696
2.696
b
Sở Y tế
6.655
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
6.655
- CTMT Y tế - Dân số
6.655
6.655
c
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
878
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
878
- CTMT phát triển văn hóa
878
878
d
Sở Nông nghiệp và PTNT
3.900
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
3.900
- CTMT Phát triển lâm nghiệp bền vững
900
900
- CTMT Tái CC N.nghiệp & PC giảm nhẹ thiên tai, ổn định ĐSDC
3.000
3.000
e
Sở Tài nguyên và Môi trường
400
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
400
- CTMT ứng phó biến đổi khí hậu và Tăng trưởng xanh
400
400
f
Sở Nội vụ
2.000
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
2.000
- CTMT Công nghệ thông tin
2.000
2.000
g
Công An tỉnh
1.950
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
1.950
- CT Đảm bảo an toàn giao thông, phòng cháy chữa cháy, tội phạm ma túy
1.950
1.950
2
Chương trình mục tiêu quốc gia
61.657
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
61.657
- Chương trình xây dựng nông thôn mới
45.800
45.800
- Chương trình giảm nghèo bền vững
15.857
15.857
Biểu số 11
DỰ TOÁN THU, CHI NGÂN SÁCH HUYỆN VÀ SỐ BỔ SUNG CÂN ĐỐI TỪ NGÂN SÁCH TỈNH CHO NGÂN SÁCH CẤP HUYỆN NĂM 2019
(Kèm theo Nghị quyết số 23/NQ-HĐND ngày 07 tháng 12 năm 2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh An Giang)
Đơn vị: Triệu đồng
STT
Tên đơn vị
Tổng thu NSNN trên địa bàn
Thu NSĐP được hưởng theo phân cấp
Chia ra
Số bổ sung cân đối từ ngân sách cấp trên
Số bổ sung tiền lương
Bội thu NSĐP
Chi cân đối NSĐP
Thu NSĐP hưởng 100%
Thu phân chia
Tổng số
Trong đó: Phần NSĐP được hưởng
A
B
1
2=3+5
3
4
5
6
7
8
8=2+6+7-8
TỔNG SỐ
1.805.550
1.727.261
1.012.852
714.409
714.409
4.459.806
22.832
17.400
6.192.499
1
Thành phố Long Xuyên
697.200
679.875
367.075
312.800
312.800
22.832
0
702.707
2
Thành phố Châu Đốc
246.100
238.700
166.700
72.000
72.000
186.632
0
425.332
3
Thị xã Tân Châu
109.700
103.760
57.860
45.900
45.900
385.365
2.900
486.225
4
Huyện Chợ Mới
144.200
135.200
93.200
42.000
42.000
658.107
0
793.307
5
Huyện Phú Tân
94.000
85.246
56.851
28.395
28.395
492.309
1.700
575.855
6
Huyện Châu Phú
98.700
91.800
58.450
33.350
33.350
491.586
4.400
578.986
7
Huyện Châu Thành
82.800
75.710
42.410
33.300
33.300
439.322
3.000
512.032
8
Huyện Thoại Sơn
106.700
101.190
62.485
38.705
38.705
464.264
2.900
562.554
9
Huyện Tri Tôn
82.900
78.300
35.325
42.975
42.975
448.404
2.500
524.204
10
Huyện Tịnh Biên
79.300
74.730
32.740
41.990
41.990
440.569
0
515.299
11
Huyện An Phú
63.950
62.750
39.756
22.994
22.994
453.248
0
515.998
Biểu số 12
DỰ TOÁN CHI NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG TỪNG HUYỆN NĂM 2019
(Kèm theo Nghị quyết số 23/NQ-HĐND ngày 07 tháng 12 năm 2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh An Giang)
Đơn vị: Triệu đồng
STT
Tên đơn vị
Tổng chi ngân sách địa phương
Tổng chi cân đối ngân sách địa phương
Chi nhiệm vụ mục tiêu khác
Tổng số
Chi đầu tư phát triển
Chi thường xuyên
Dự phòng ngân sách
Tổng số
Chi đầu tư từ nguồn vốn trong nước
Chi đầu tư từ nguồn thu tiền sử dụng đất
Tổng số
Trong đó:
Chi giáo dục, đào tạo và dạy nghề
A
B
1=2+9
2=3+6+8
3=4+5
4
5
6
7
8
9
TỔNG SỐ
6.351.717
6.192.499
380.330
247.330
133.000
5.693.512
2.975.596
118.657
159.218
1
Thành phố Long Xuyên
717.027
702.707
125.597
75.597
50.000
563.312
310.214
13.798
14.320
2
Thành phố Châu Đốc
433.552
425.332
72.740
22.740
50.000
344.545
148.570
8.047
8.220
3
Thị xã Tân Châu
503.175
486.225
18.197
16.197
2.000
458.717
228.207
9.311
16.950
4
Huyện Chợ Mới
809.107
793.307
21.884
18.884
3.000
756.091
445.489
15.332
15.800
5
Huyện Phú Tân
588.791
575.855
22.840
18.840
4.000
542.071
282.636
10.944
12.936
6
Huyện Châu Phú
593.106
578.986
16.678
14.678
2.000
551.243
291.830
11.065
14.120
7
Huyện Châu Thành
525.600
512.032
18.964
12.964
6.000
483.350
247.484
9.718
13.568
8
Huyện Thoại Sơn
582.590
562.554
24.768
16.768
8.000
527.081
270.726
10.705
20.036
9
Huyện Tri Tôn
538.704
524.204
19.081
17.081
2.000
495.023
250.412
10.100
14.500
10
Huyện Tịnh Biên
532.199
515.299
21.964
17.964
4.000
483.596
248.376
9.739
16.900
11
Huyện An Phú
527.866
515.998
17.616
15.616
2.000
488.484
251.652
9.898
11.868
Biểu số 13
DỰ TOÁN BỔ SUNG CÓ MỤC TIÊU TỪ NGÂN SÁCH CẤP TỈNH CHO NGÂN SÁCH TỪNG HUYỆN NĂM 2019
(Kèm theo Nghị quyết số 23/NQ-HĐND ngày 07 tháng 12 năm 2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh An Giang)
Đơn vị: triệu đồng
STT
Tên đơn vị
Bổ sung vốn sự nghiệp thực hiện các chế độ, chính sách, nhiệm vụ
TỔNG SỐ
159.218
1
Thành phố Long Xuyên
14.320
2
Thành phố Châu Đốc
8.220
3
Thị xã Tân Châu
16.950
4
Huyện Chợ Mới
15.800
5
Huyện Phú Tân
12.936
6
Huyện Châu Phú
14.120
7
Huyện Châu Thành
13.568
8
Huyện Thoại Sơn
20.036
9
Huyện Tri Tôn
14.500
10
Huyện Tịnh Biên
16.900
11
Huyện An Phú
11.868
Biểu số 14
TỶ LỆ PHẦN TRĂM (%) PHÂN CHIA CÁC KHOẢN THU CHO NGÂN SÁCH CẤP HUYỆN NĂM 2019
(Kèm theo Nghị quyết số 23/NQ-HĐND ngày 07 tháng 12 năm 2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh An Giang)
STT
Tên đơn vị
Chi tiết theo sắc thuế
Thuế giá trị gia tăng
Thuế thu nhập doanh nghiệp
Thuế tiêu thụ đặc biệt
A
B
1
2
3
1
Thành phố Long Xuyên
100%
100%
100%
2
Thành phố Châu Đốc
100%
100%
100%
3
Thị xã Tân Châu
100%
100%
100%
4
Huyện Chợ Mới
100%
100%
100%
5
Huyện Phú Tân
100%
100%
100%
6
Huyện Châu Phú
100%
100%
100%
7
Huyện Châu Thành
100%
100%
100%
8
Huyện Thoại Sơn
100%
100%
100%
9
Huyện Tri Tôn
100%
100%
100%
10
Huyện Tịnh Biên
100%
100%
100%
11
Huyện An Phú
100%
100%
100%
Ghi chú: các khoản thu phân chia tỷ lệ % giữa ngân sách tỉnh và ngân sách huyện gồm:
1. Thuế giá trị gia tăng thu từ cá nhân, hộ kinh doanh, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thuộc khu vực kinh tế ngoài quốc doanh do cấp huyện trực tiếp quản lý thu (không kể thuế giá trị gia tăng hàng hóa nhập khẩu, thu từ các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các đơn vị sự nghiệp, hoạt động xổ số kiến thiết; thuế giá trị gia tăng thu từ các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thuộc khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, thu từ các đơn vị khác do cấp tỉnh trực tiếp quản lý thu).
2. Thuế thu nhập doanh nghiệp thu từ các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thuộc khu vực kinh tế ngoài quốc doanh do cấp huyện trực tiếp quản lý thu (không kể thuế thu nhập doanh nghiệp từ hoạt động thăm dò, khai thác dầu, khí; thu từ các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, hoạt động xổ số kiến thiết; thuế thu nhập doanh nghiệp thu từ các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thuộc khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, thu từ các đơn vị khác do cấp tỉnh trực tiếp quản lý thu).
3. Thuế tiêu thụ đặc biệt hàng hóa, dịch vụ trong nước thu từ cá nhân, hộ, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thuộc khu vực kinh tế ngoài quốc doanh do cấp huyện trực tiếp quản lý thu (không kể thuế tiêu thụ đặc biệt thu từ các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, hoạt động xổ số kiến thiết; thuế tiêu thụ đặc biệt thu từ các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thuộc khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, thu từ các đơn vị khác do cấp tỉnh trực tiếp quản lý thu). | {
"issuing_agency": "Tỉnh An Giang",
"promulgation_date": "07/12/2018",
"sign_number": "23/NQ-HĐND",
"signer": "Võ Anh Kiệt",
"type": "Nghị quyết"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thuong-mai/Quyet-dinh-13-2016-QD-UBND-xay-dung-quan-ly-thuc-hien-chuong-trinh-xuc-tien-thuong-mai-Tra-Vinh-317230.aspx | Quyết định 13/2016/QĐ-UBND xây dựng quản lý thực hiện chương trình xúc tiến thương mại Trà Vinh | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH TRÀ VINH
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 13/2016/QĐ-UBND
Trà Vinh, ngày 15 tháng 4 năm 2016
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY CHẾ XÂY DỰNG, QUẢN LÝ VÀ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI TỈNH TRÀ VINH
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Quyết định số 72/2010/QĐ-TTg ngày 15 tháng 11 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế xây dựng, quản lý và thực hiện Chương trình Xúc tiến thương mại quốc gia;
Căn cứ Thông tư số 171/2014/TT-BTC ngày 14 tháng 11 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc hướng dẫn cơ chế tài chính hỗ trợ từ ngân sách nhà nước để thực hiện Chương trình Xúc tiến thương mại quốc gia;
Căn cứ Nghị quyết số 02/2016/NQ-HĐND ngày 30/3/2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh khóa VIII - kỳ họp thứ 21 phê duyệt định mức chi hỗ trợ kinh phí để thực hiện Quy chế xây dựng, quản lý và thực hiện Chương trình xúc tiến thương mại tỉnh Trà Vinh;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Công thương tại Tờ trình số 40/TTr-SCT ngày 05/4/2016,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế xây dựng, quản lý và thực hiện Chương trình xúc tiến thương mại tỉnh Trà Vinh.
Điều 2. Giao Giám đốc Sở Công thương chủ trì, phối hợp với Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố căn cứ chức năng, nhiệm vụ và nội dung của Quy chế này triển khai thực hiện theo đúng các quy định hiện hành.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở: Công thương, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; Thủ trưởng các Sở, Ban ngành tỉnh và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký./.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Đồng Văn Lâm
QUY CHẾ
XÂY DỰNG, QUẢN LÝ VÀ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI TỈNH TRÀ VINH
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 13/2016/QĐ-UBND ngày 15 tháng 4 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi áp dụng và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi áp dụng
a) Quy chế này quy định việc xây dựng, quản lý và tổ chức thực hiện Chương trình xúc tiến thương mại tỉnh Trà Vinh (sau đây gọi tắt là Chương trình).
b) Quy chế này áp dụng cho các cơ quan, đơn vị quản lý nhà nước của tỉnh khi tổ chức, tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại trong nước và ngoài nước.
2. Đối tượng áp dụng
a) Quy chế này áp dụng đối với các cơ quan, đơn vị quản lý nhà nước tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại của tỉnh thực hiện Chương trình (sau đây gọi tắt là đơn vị chủ trì).
b) Các Công ty, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, làng nghề,… trên địa bàn tỉnh được thành lập theo quy định của pháp luật tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại của tỉnh.
c) Không áp dụng với các nội dung đã được Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia hỗ trợ từ Ngân sách Trung ương.
Điều 2. Mục tiêu Chương trình xúc tiến thương mại
1. Tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại, phát triển thị trường trong và ngoài nước, ưu tiên vùng nông thôn của tỉnh, thực hiện cuộc vận động người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam do Bộ Chính trị phát động.
2. Góp phần nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh của cộng đồng doanh nghiệp, Hợp Tác xã, Tổ hợp tác, Liên hiệp Hợp tác xã, làng nghề, cơ sở sản xuất; tăng cường khả năng cạnh tranh, kết nối, giao thương, nâng cao lợi thế cho sản phẩm của tỉnh.
3. Gắn kết các hoạt động xúc tiến thương mại, xúc tiến đầu tư và xúc tiến du lịch của tỉnh.
Điều 3. Nguyên tắc xây dựng, quản lý và thực hiện Chương trình xúc tiến thương mại
1. Phù hợp chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
2. Khi thực hiện Chương trình phải đảm bảo sử dụng kinh phí tiết kiệm, có hiệu quả và chịu trách nhiệm về nội dung chi theo đúng quy định tài chính hiện hành.
Điều 4. Đơn vị chủ trì thực hiện các hoạt động của Chương trình xúc tiến thương mại
Các đơn vị chủ trì và phối hợp tổ chức thực hiện chương trình: Sở Công thương; Sở Kế hoạch và Đầu tư; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Ban Quản lý khu kinh tế; Liên minh HTX tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị có chức năng xúc tiến thương mại trên địa bàn tỉnh.
1. Đơn vị chủ trì và thực hiện phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:
a) Có tư cách pháp nhân.
b) Có khả năng huy động các nguồn lực để tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại.
c) Nắm rõ nhu cầu xúc tiến thương mại của cơ sở, doanh nghiệp.
d) Có kinh nghiệm, năng lực trong việc tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại.
đ) Thực hiện chương trình nhằm mang lại lợi ích cho cộng đồng cơ sở, doanh nghiệp, không nhằm mục đích lợi nhuận.
e) Có đầy đủ hồ sơ đề xuất đề án theo đúng quy định và được Hội đồng thẩm định phê duyệt.
2. Đơn vị chủ trì được sử dụng kinh phí sự nghiệp để triển khai thực hiện Chương trình và có trách nhiệm quyết toán kinh phí theo quy định hiện hành của Nhà nước.
Điều 5. Đơn vị tham gia các hoạt động của Chương trình xúc tiến thương mại
Đơn vị tham gia Chương trình gồm: Công ty, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, làng nghề.
- Có tư cách pháp nhân.
- Sản phẩm, hàng hóa tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại
Điều 6. Cơ quan quản lý nhà nước về Chương trình xúc tiến thương mại
1. Sở Công thương là cơ quan được Ủy ban nhân dân tỉnh giao trách nhiệm quản lý Chương trình, chịu trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ sau:
a) Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, phổ biến định hướng xuất khẩu, thị trường trong nước và vùng nông thôn, theo chiến lược, quy hoạch và các đề án phát triển ngành được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
b) Hướng dẫn xây dựng đề án xúc tiến thương mại theo quy định tại Quy chế này.
c) Quy định tiêu chí đối với các đề án xúc tiến thương mại phù hợp với mục tiêu, yêu cầu của Chương trình.
d) Tổng hợp, đánh giá kết quả, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và các cơ quan liên quan về tình hình thực hiện Chương trình.
e) Thành lập Hội đồng thẩm định Chương trình (sau đây gọi tắt là Hội đồng thẩm định) để thực hiện thẩm định các đề án, kế hoạch xúc tiến thương mại, tổng hợp vào kế hoạch xúc tiến thương mại hàng năm của tỉnh. Trường hợp đề án xúc tiến thương mại phát sinh ngoài kế hoạch xúc tiến thương mại hàng năm của tỉnh, Hội đồng thẩm định thực hiện thẩm định và trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định.
2. Trung tâm Xúc tiến Thương mại là đơn vị thuộc Sở Công thương, giao nhiệm vụ thường trực Chương trình, chịu trách nhiệm tiếp nhận, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí do nhà nước cấp, nguồn đóng góp của doanh nghiệp và các nguồn tài trợ khác cho Chương trình theo đúng quy định, báo cáo Sở Công thương tiến độ thực hiện và những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình.
3. Trường hợp các tổ chức, cá nhân nước ngoài đang đầu tư tại tỉnh Trà Vinh tham gia thực hiện Chương trình này thì Sở Công thương báo cáo xin chủ trương Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo.
Điều 7. Kinh phí thực hiện Chương trình xúc tiến thương mại
a) Ngân sách Nhà nước bố trí trong dự toán chi thường xuyên hàng năm.
b) Đóng góp của các tổ chức, doanh nghiệp tham gia Chương trình.
c) Tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
d) Nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
Điều 8. Quản lý kinh phí Chương trình xúc tiến thương mại
1. Sở Công thương xây dựng kế hoạch, dự toán Chương trình xúc tiến thương mại và tổng hợp vào dự toán ngân sách hàng năm trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật.
2. Sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch và phân bổ dự toán, Sở Công thương có trách nhiệm phân bổ dự toán theo quy định của Luật Ngân sách và giao nhiệm vụ cho Trung tâm Xúc tiến Thương mại thực hiện. Kinh phí được hỗ trợ theo nguyên tắc tổng kinh phí hỗ trợ để thực hiện các đề án của Chương trình không vượt quá dự toán được phê duyệt.
Chương II
NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI VÀ MỨC HỖ TRỢ
Điều 9. Nội dung Chương trình xúc tiến thương mại định hướng xuất khẩu và mức hỗ trợ
1. Chi hỗ trợ “Thông tin thương mại và thị trường, xây dựng cơ sở dữ liệu các thị trường xuất khẩu trọng điểm theo các mặt hàng chủ lực của tỉnh”. Hỗ trợ 70% các khoản chi phí:
- Chi phí mua tư liệu.
- Chi phí điều tra, khảo sát và tổng hợp tư liệu
- Chi phí xuất bản và phát hành.
- Các khoản chi khác (nếu có).
Mức hỗ trợ tối đa không quá 1,5 triệu đồng/01 đơn vị đăng ký và nhận thông tin.
2. Chi hỗ trợ “Tuyên truyền xuất khẩu”:
a) Quảng bá hình ảnh ngành hàng, chỉ dẫn địa lý của tỉnh ra thị trường nước ngoài: Mức chi hỗ trợ 70% căn cứ theo hợp đồng, bao gồm:
- Chi phí thiết kế, xây dựng kế hoạch, nội dung truyền thông;
- Chi phí sản xuất, xuất bản và phát hành trong nước và nước ngoài để giới thiệu, quảng bá hình ảnh ngành hàng, chỉ dẫn địa lý.
b) Mời đại diện cơ quan truyền thông nước ngoài đến tỉnh Trà Vinh để viết bài, thực hiện phóng sự trên báo, tạp chí, truyền thanh, truyền hình, Internet nhằm quảng bá cho xuất khẩu theo hợp đồng trọn gói: Hỗ trợ 70% với các khoản chi phí sản phẩm truyền thông hoàn thành (bộ phim đã phát sóng, bài viết đã đăng).
Mức hỗ trợ tối đa cho 02 nội dung này không quá 1,5 triệu đồng/hợp đồng.
3. Chi hỗ trợ “Thuê chuyên gia trong và ngoài nước để tư vấn phát triển sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm, phát triển xuất khẩu, thâm nhập thị trường nước ngoài”, các mức hỗ trợ như sau:
a) Hợp đồng trọn gói với chuyên gia tư vấn: Hỗ trợ 70% chi phí sản phẩm tư vấn hoàn thành.
b) Tổ chức cho chuyên gia trong và ngoài nước gặp gỡ, phổ biến kiến thức và tư vấn cho doanh nghiệp: Hỗ trợ 100% chi phí thuê hội trường, thiết bị, trang trí, tài liệu, biên dịch, phiên dịch, phương tiện đi lại cho chuyên gia.
Mức hỗ trợ tối đa cho 02 nội dung này không quá 2 triệu đồng/1 đơn vị tham gia.
4. Chi hỗ trợ “Đào tạo, tập huấn ngắn hạn trong và ngoài nước nhằm nâng cao nghiệp vụ xúc tiến thương mại”: Hỗ trợ 50% chi phí đối với đối tượng là doanh nghiệp, Hợp tác xã, Liên hiệp HTX, cơ sở sản xuất, làng nghề và hỗ trợ 100% chi phí đối với các Sở, Ban, ngành tỉnh; huyện, thị xã, thành phố làm công tác xúc tiến thương mại bao gồm các khoản chi sau:
- Chi phí giảng viên, thuê lớp học, thiết bị giảng dạy, tài liệu cho học viên, các khoản chi khác (nếu có)
- Hoặc học phí trọn gói của khoá học.
5. Chi hỗ trợ “Tổ chức, tham gia hội chợ triển lãm thương mại”
a) Tổ chức, tham gia Hội chợ triển lãm tại nước ngoài: Hỗ trợ 100% các khoản chi phí gồm:
- Thuê mặt bằng và thiết kế, dàn dựng gian hàng;
- Trang trí chung của khu vực Việt Nam (bao gồm cả gian hàng quốc gia nếu có).
- Chi phí tổ chức khai mạc (nếu là hội chợ triển lãm riêng của Việt Nam): Giấy mời, đón tiếp, trang trí, âm thanh, ánh sáng.
- Chi phí tổ chức Hội thảo: Chi phí thuê hội trường, trang thiết bị, trang trí, âm thanh, ánh sáng, phiên dịch, an ninh, lễ tân, nước uống, tài liệu, diễn giả;
- Trình diễn sản phẩm: Thuê địa điểm, thiết kế, trang trí sân khấu, âm thanh, ánh sáng, trang thiết bị, người trình diễn, người dẫn chương trình, phiên dịch.
- Công tác phí cho cán bộ tổ chức Chương trình.
- Các khoản chi khác (nếu có).
Mức hỗ trợ tối đa với nội dung này là 200 triệu đồng/01 đơn vị tham gia
b) Tổ chức hội chợ triển lãm định hướng xuất khẩu tại Việt Nam với quy mô từ 200 gian hàng trở lên: Hỗ trợ 50% các khoản chi phí:
- Thuê mặt bằng và thiết kế, dàn dựng gian hàng;
- Dịch vụ phục vụ: Điện nước, vệ sinh, an ninh, bảo vệ (nếu chưa tính trong chi phí thuê mặt bằng và gian hàng).
- Chi phí quản lý của đơn vị tổ chức hội chợ triển lãm.
- Trang trí chung của hội chợ triển lãm.
- Tổ chức khai mạc, bế mạc: Giấy mời, đón tiếp, trang trí, âm thanh, ánh sáng.
- Tổ chức hội thảo: Chi phí thuê hội trường, thiết bị;
- Các khoản chi khác (nếu có).
Mức hỗ trợ tối đa với nội dung này là 12 triệu đồng/01 đơn vị tham gia.
c) Tuyên truyền quảng bá và mời khách đến giao dịch khi tổ chức hội chợ triển lãm quy định tại điểm a, điểm b khoản 5 Điều 9 Quy chế này: Hỗ trợ 100% chi phí sản xuất, phát hành giới thiệu hội chợ triển lãm và các khoản chi khác (nếu có).
Mức hỗ trợ tối đa với nội dung này là 10% chi phí tổ chức hội chợ quy định tại điểm a, điểm b khoản 5 Điều 9 Quy chế này.
6. Tổ chức đoàn giao dịch thương mại tại nước ngoài: Hỗ trợ 100% các khoản chi phí sau:
- 01 vé máy bay khứ hồi/01 đơn vị tham gia.
- Thuê hội trường, thiết bị, giấy mời, phiên dịch, tài liệu.
- Tuyên truyền, quảng bá, mời khách đến tham dự, giao dịch.
- Công tác phí cho cán bộ tổ chức chương trình.
- Các khoản chi khác (nếu có).
Mức hỗ trợ tối đa không quá 40 triệu đồng/01 đơn vị tham gia giao dịch thương mại tại khu vực Châu Á; 60 triệu đồng/01 đơn vị tham gia giao dịch thương mại tại khu vực: Châu Âu, Châu Phi, Châu Úc, Bắc Mỹ, Tây Á; 100 triệu đồng/01 đơn vị tham gia giao dịch thương mại tại khu vực Trung Mỹ, Mỹ La Tinh.
Điều 10. Nội dung Chương trình xúc tiến thương mại thị trường trong nước và mức hỗ trợ
1. Tổ chức các Chương trình đưa hàng Việt về nông thôn, các khu cụm công nghiệp, khu dân cư trên địa bàn tỉnh: Hỗ trợ 70% các khoản chi phí: vận chuyển; chi phí thuê mặt bằng và thiết kế, dàn dựng quầy hàng; dịch vụ phục vụ: Điện, nước, vệ sinh, an ninh, bảo vệ; trang trí chung khu vực tổ chức bán hàng; tổ chức khai mạc, bế mạc; chi phí quản lý, nhân công phục vụ; chi phí tuyên truyền quảng bá, các khoản chi khác (nếu có).
Mức hỗ trợ tối đa không quá 105 triệu đồng/01 phiên chợ.
2. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng về hàng hóa và dịch vụ trong tỉnh đến người tiêu dùng trong nước qua các hoạt động truyền thông trên báo giấy, báo điện tử, truyền thanh, truyền hình, ấn phẩm và các hình thức phổ biến thông tin khác: Hỗ trợ 100% chi phí thực hiện nội dung sản phẩm truyền thông và phát hành trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Mức hỗ trợ tối đa đối với nội dung này không quá 95 triệu đồng/01 chuyên đề tuyên truyền.
3. Tổ chức các sự kiện xúc tiến thương mại thị trường trong nước tổng hợp: Tháng khuyến mãi, tuần hàng Việt Nam, chương trình hàng Việt, chương trình bán hàng bình ổn thị trường, chương trình giới thiệu các sản phẩm đặc trưng của tỉnh: Hỗ trợ 50% các khoản chi theo nội dung cụ thể tại hợp đồng thực hiện đề án, trong phạm vi khoản chi phí quy định tại khoản 1, khoản 2, Điều 10 của Quy chế này và mức khống chế tiền hỗ trợ theo hiệu quả tương ứng.
4. Đào tạo, tập huấn ngắn hạn về kỹ năng kinh doanh, tổ chức mạng lưới bán lẻ; hỗ trợ tham gia các khóa đào tạo chuyên ngành ngắn hạn cho các doanh nghiệp hoạt động trong những ngành đặc thù; đào tạo kỹ năng phát triển thị trường trong nước cho các đơn vị chủ trì; hợp tác với các tổ chức, cá nhân nghiên cứu xây dựng chương trình phát triển thị trường trong nước: Hỗ trợ 100% các khoản chi:
- Chi phí giảng viên, thuê lớp học, thiết bị giảng dạy, tài liệu cho học viên và các khoản chi khác (nếu có).
- Hoặc học phí trọn gói của khoá học.
Chương III
XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI
Điều 11. Xây dựng đề án xúc tiến thương mại của tỉnh
1. Các đơn vị chủ trì xây dựng đề án xúc tiến thương mại của tỉnh thực hiện theo các nội dung như sau:
- Sự cần thiết xây dựng đề án.
- Mục tiêu của đề án.
- Nội dung đề án.
- Phương thức triển khai.
- Kế hoạch triển khai và tiến độ thực hiện.
- Dự toán kinh phí.
- Hiệu quả của đề án.
- Rủi ro dự kiến và các biện pháp khắc phục.
2. Các đề án xúc tiến thương mại tỉnh phải đáp ứng các yêu cầu:
- Phù hợp với nhu cầu thực tế của doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế tập thể hoặc HTX.
- Phù hợp với định hướng xuất khẩu, chiến lược phát triển thị trường trong và ngoài nước của tỉnh, các mặt hàng đặc trưng của tỉnh.
- Phù hợp với chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Phù hợp với nội dung Chương trình quy định tại Điều 9, Điều 10 Quy chế này.
- Đảm bảo tính khả thi về phương thức, thời gian, tiến độ triển khai, nguồn nhân lực và cơ sở vật chất kỹ thuật.
- Hàng năm đơn vị chủ trì xây dựng Chương trình/đề án trình Sở Công thương xem xét đưa vào Kế hoạch xúc tiến thương mại của tỉnh trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
Điều 12. Tiếp nhận, đánh giá, thẩm định và phê duyệt kế hoạch, đề án
1. Đơn vị chủ trì thực hiện Chương trình gửi kế hoạch, đề án xúc tiến thương mại gửi đến Sở Công thương tổng hợp thông qua Hội đồng thẩm định.
2. Hội đồng thẩm định căn cứ vào mục tiêu, yêu cầu, nội dung quy định tại Quy chế này và tiêu chí lựa chọn đánh giá, thẩm định nội dung kế hoạch, đề án của đơn vị chủ trì và tổng hợp vào kế hoạch xúc tiến thương mại hàng năm của tỉnh gửi Sở Công thương trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
3. Căn cứ kế hoạch xúc tiến thương mại của tỉnh được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt, Giám đốc Sở Công thương tiến hành phê duyệt từng Chương trình, đề án xúc tiến thương mại giao cho các đơn vị chủ trì thực hiện. Riêng đối với các hoạt động xúc tiến nước ngoài thì Sở Công thương trình UBND tỉnh xem xét, quyết định.
Điều 13. Điều chỉnh và chấm dứt thực hiện đề án
1. Trường hợp có điều chỉnh, thay đổi nội dung hoặc chấm dứt thực hiện đề án đã được phê duyệt, các đơn vị chủ trì phải có văn bản giải thích rõ lý do và kiến nghị phương án điều chỉnh gửi Sở Công thương (qua Hội đồng thẩm định).
2. Trường hợp xét thấy cần thay đổi nội dung đề án cho phù hợp với yêu cầu và tình hình cụ thể, trên cơ sở văn bản đề nghị của đơn vị chủ trì, Sở Công thương trình UBND tỉnh xem xét, quyết định.
3. Trường hợp đơn vị chủ trì không thực hiện đúng mục tiêu, nội dung, tiến độ đề án đã được phê duyệt hoặc xét thấy nội dung đề án không còn phù hợp, Sở Công thương trình UBND tỉnh xem xét, quyết định.
4. Trường hợp không thực hiện được hoặc không hoàn thành đề án xúc tiến thương mại của tỉnh trong năm kế hoạch, đơn vị chủ trì có trách nhiệm báo cáo Sở Công thương trình UBND tỉnh xem xét, quyết định.
5. Sau khi có quyết định điều chỉnh hoặc chấm dứt thực hiện đề án, Sở Công thương trình UBND tỉnh điều chuyển kinh phí còn dư (nếu có) để bổ sung cho các đề án đã phê duyệt phát sinh tăng kinh phí, các đề án mới.
Chương IV
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 14. Trách nhiệm của Sở Công thương
1. Chủ trì hướng dẫn và tổ chức thực hiện Quy chế này.
2. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan giám sát, kiểm tra việc thực hiện Chương trình, bảo đảm Chương trình được thực hiện theo đúng yêu cầu, mục tiêu, nội dung, tiến độ và quy định của pháp luật.
3. Chịu trách nhiệm theo dõi, tổng hợp việc thực hiện Chương trình; báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh những vấn đề ngoài quy định của Quy chế này hoặc vượt thẩm quyền.
4. Tổng kết việc thực hiện Quy chế; báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định sửa đổi, bổ sung Quy chế trong trường hợp cần thiết.
5. Không tiếp nhận đề án trong năm tiếp theo đối với đơn vị chủ trì vi phạm nghĩa vụ quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4 và khoản 5 của Điều 16 Quy chế này.
6. Đình chỉ tham gia Chương trình trong 3 năm kế tiếp trong trường hợp đơn vị chủ trì vi phạm nghĩa vụ quy định tại khoản 5 Điều 16 Quy chế này.
Điều 15. Trách nhiệm của các cơ quan chức năng liên quan
1. Sở Tài chính tham mưu, cân đối ngân sách, tổng hợp trình cấp có thẩm quyền phân bổ theo Luật Ngân sách.
2. Các cơ quan chức năng liên quan có trách nhiệm phối hợp với Sở Công thương và các đơn vị chủ trì trong việc tổ chức thực hiện có hiệu quả các chương trình, đề án xúc tiến thương mại của tỉnh nhằm tăng cường hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư và du lịch trong nước và nước ngoài.
Điều 16. Trách nhiệm của đơn vị chủ trì thực hiện Chương trình
1. Tổ chức thực hiện tham gia đề án được phê duyệt theo đúng mục tiêu, nội dung, tiến độ, dự toán trong hợp đồng đã ký; đảm bảo sử dụng kinh phí tiết kiệm, có hiệu quả và chịu trách nhiệm về nội dung chi theo đúng chế độ tài chính hiện hành.
2. Đối với đề án có nhiều đơn vị tham gia chương trình, đơn vị chủ trì có trách nhiệm phối hợp và phân công các đơn vị tham gia thực hiện từng nội dung của đề án.
3. Có trách nhiệm lựa chọn đơn vị tham gia phù hợp với tiêu chí đã cam kết trong đề án. Nội dung tham gia của doanh nghiệp phải phù hợp với sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.
4. Khi thực hiện xong đề án, các đơn vị chủ trì phải gửi báo cáo tình hình thực hiện về Sở Công thương (qua Trung tâm Xúc tiến Thương mại) trong thời gian 30 ngày làm việc kể từ khi kết thúc đề án, đồng thời thông báo cho các cơ quan, đơn vị tham gia đề án thực hiện các báo cáo liên quan.
5. Cung cấp đầy đủ tài liệu, thông tin trung thực liên quan đến tình hình thực hiện đề án và tạo điều kiện thuận lợi cho việc kiểm tra, giám sát theo quy định tại Quy chế này.
Điều 17. Điều khoản thi hành
1. Căn cứ nội dung của Quy chế này, Giám đốc Sở Công thương phối hợp với Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; Thủ trưởng các Sở, ngành tỉnh có liên quan hướng dẫn thực hiện Chương trình, đề án xúc tiến thương mại của tỉnh theo đúng quy trình tại Quy chế này.
2. Trong quá trình triển khai thực hiện Quy chế, nếu phát sinh khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phản ánh về Sở Công thương để nghiên cứu, tổng hợp trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định điều chỉnh cho phù hợp./. | {
"issuing_agency": "Tỉnh Trà Vinh",
"promulgation_date": "15/04/2016",
"sign_number": "13/2016/QĐ-UBND",
"signer": "Đồng Văn Lâm",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Quyet-dinh-49-2008-QD-BTC-quy-dinh-nhiem-vu-quyen-han-va-co-cau-to-chuc-Ban-Van-phong-Co-quan-dai-dien-va-Thanh-tra-Uy-ban-chung-khoan-nha-nuoc-67943.aspx | Quyết định 49/2008/QĐ-BTC quy định nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức Ban, Văn phòng, Cơ quan đại diện và Thanh tra Ủy ban chứng khoán nhà nước | BỘ TÀI CHÍNH
------
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------
Số: 49/2008/QĐ-BTC
Hà Nội, ngày 8 tháng 7 năm 2008
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG QUYẾT ĐỊNH SỐ 02/2008/QĐ-BTC NGÀY 14/01/2008 CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH QUY ĐỊNH NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÁC BAN, VĂN PHÒNG, CƠ QUAN ĐẠI DIỆN VÀ THANH TRA UỶ BAN CHỨNG KHOÁN NHÀ NƯỚC
BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH
Căn cứ Nghị định số 77/2003/NĐ-CP ngày 01/7/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Căn cứ Quyết định số 63/2007/QĐ-TTg ngày 10/5/2007 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước;
Căn cứ Quyết định số 02/2008/QĐ-BTC ngày 14/01/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các Ban, Văn phòng, Cơ quan đại diện và Thanh tra Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Bổ sung quy định tại mục 12, phần I, Quyết định số 02/2008/QĐ/ BTC ngày 14/01/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các Ban, Văn phòng, Thanh tra Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước như sau:
Cơ quan đại diện Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước tại thành phố Hồ Chí Minh có tư cách pháp nhân, có con dấu và được mở tài khoản tại Kho bạc nhà nước để thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo. Chủ tịch Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Chánh văn phòng Bộ Tài chính và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và tổ chức có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 2;
- Kiểm toán NN
- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ TP)
- Công báo; Website Chính phủ;
- Lưu: VT, TCCB(5b)
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Công Nghiệp | {
"issuing_agency": "Bộ Tài chính",
"promulgation_date": "08/07/2008",
"sign_number": "49/2008/QĐ-BTC",
"signer": "Nguyễn Công Nghiệp",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Quyet-dinh-2238-QD-BKHCN-doi-ten-cac-to-chuc-Tong-cucTieu-chuan-do-luong-chat-luong-95986.aspx | Quyết định 2238/QĐ-BKHCN đổi tên các tổ chức Tổng cụcTiêu chuẩn đo lường chất lượng | BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------
Số: 2238/QĐ-BKHCN
Hà Nội, ngày 05 tháng 10 năm 2009
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC ĐỔI TÊN CÁC TỔ CHỨC TRỰC THUỘC TỔNG CỤC TIÊU CHUẨN ĐO LƯỜNG CHẤT LƯỢNG
BỘ TRƯỞNG BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
Căn cứ Nghị định số 28/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ;
Căn cứ Quyết định số 104/2009/QĐ-TTg ngày 12/8/2009 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng;
Xét đề nghị của ông Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Đổi tên các tổ chức hành chính giúp Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thực hiện chức năng quản lý nhà nước như sau:
1. “Ban Tiêu chuẩn” thành “Vụ Tiêu chuẩn”.
2. “Ban Đo lường” thành “Vụ Đo lường”.
3. “Ban Đánh giá sự phù hợp” thành “Vụ Đánh giá hợp chuẩn và hợp quy”.
4. “Ban Hợp tác quốc tế” thành “Vụ Hợp tác quốc tế”.
5. “Ban Kế hoạch Tài chính” thành “Vụ Kế hoạch Tài chính”.
6. “Ban Tổ chức cán bộ” thành “Vụ Tổ chức cán bộ”.
7. “Cục Quản lý chất lượng hàng hóa” thành “Cục Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa”.
Điều 2. Đổi tên các tổ chức sự nghiệp trực thuộc Tổng cục phục vụ quản lý nhà nước như sau:
1. “Trung tâm Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam” thành “Viện Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam”.
2. “Trung tâm Đo lường Việt Nam” thành “Viện Đo lường Việt Nam”.
3. “Trung tâm Chứng nhận Phù hợp Tiêu chuẩn” thành “Trung tâm Chứng nhận Phù hợp”.
4. “Văn phòng Thông báo và Điểm hỏi đáp quốc gia về Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng” thành “Văn phòng Thông báo và hỏi đáp quốc gia về Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng”.
Điều 3. Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu của các tổ chức hành chính, các tổ chức sự nghiệp trực thuộc Tổng cục; đồng thời chỉ đạo tổ chức tại khoản 7 Điều 1 và các tổ chức tại Điều 2 của Quyết định này thực hiện đổi con dấu theo quy định hiện hành và được sử dụng con dấu cũ cho tới khi hoàn thành thủ tục đổi dấu mới.
Điều 4. Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng phối hợp với Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Khoa học và Công nghệ trình Bộ trưởng quyết định việc sắp xếp, kiện toàn đội ngũ cán bộ Lãnh đạo các đơn vị, điều chỉnh hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo đối với các tổ chức trực thuộc Tổng cục loại I theo quy định của pháp luật và theo phân cấp quản lý.
Điều 5. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 12/10/2009.
Các ông Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận:
- Như Điều 5;
- Lưu: VT, TCCB.
BỘ TRƯỞNG
Hoàng Văn Phong | {
"issuing_agency": "Bộ Khoa học và Công nghệ",
"promulgation_date": "05/10/2009",
"sign_number": "2238/QĐ-BKHCN",
"signer": "Hoàng Văn Phong",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Thong-bao-30-2016-TB-LPQT-hieu-luc-hiep-dinh-thanh-lap-co-quan-nghien-cuu-kinh-te-vi-mo-ASEAN-315990.aspx | Thông báo 30/2016/TB-LPQT hiệu lực hiệp định thành lập cơ quan nghiên cứu kinh tế vĩ mô ASEAN | BỘ NGOẠI GIAO
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 30/2016/TB-LPQT
Hà Nội, ngày 30 tháng 5 năm 2016
THÔNG BÁO
VỀ VIỆC ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ CÓ HIỆU LỰC
Thực hiện quy định tại khoản 3 Điều 47 của Luật Ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế năm 2005, Bộ Ngoại giao trân trọng thông báo:
Hiệp định thành lập Cơ quan nghiên cứu kinh tế vĩ mô ASEAN + 3 (Agreement Establishing ASEAN + 3 Macroeconomic Research Office) ký ngày 10 tháng 10 năm 2014 tại Oa-xinh-tơn có hiệu lực với Việt Nam kể từ ngày 09 tháng 02 năm 2016.
Khi tham gia Hiệp định thành lập Cơ quan nghiên cứu kinh tế vĩ mô ASEAN+3 (AMRO), Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tuyên bố:
“Tại Điều 19 Việt Nam sẽ áp dụng nội luật đối với việc đánh thuế lên lương và thù lao của công dân Việt Nam làm việc cho AMRO nếu AMRO thành lập văn phòng tại Việt Nam”.
Bộ Ngoại giao trân trọng gửi bản sao chứng thực Hiệp định theo quy định tại Điều 68 của Luật nêu trên./.
TL. BỘ TRƯỞNG
KT. VỤ TRƯỞNG
VỤ LUẬT PHÁP VÀ ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ
PHÓ VỤ TRƯỞNG
Nguyễn Văn Ngự
Agreement Establishing ASEAN+3 Macroeconomic Research Office ("AMRO")
THE CONTRACTING PARTIES,
Recalling the Chiang Mai Initiative Multilateralisation (hereinafter referred to as “CMIM") to establish a multilateral liquidity support arrangement under the ASEAN+3 framework to address balance-of-payments and short-term liquidity difficulties in the region;
Whereas the parties to the CMIM agreed under the CMIM to establish a surveillance unit;
Recognising that ASEAN+3 Macroeconomic Research Office Limited (hereinafter referred to as “AMRO Ltd") was established in 2011 on the initiative of the ASEAN+3 Finance Ministers' Meeting;
Desiring to constitute AMRO as an international organisation with full legal personality to take over the role of AMRO Ltd so that it can function effectively as an independent surveillance unit in the region; and
Convinced that the establishment of AMRO will serve as an important step forward to promote regional financial cooperation through a permanent institution which will underpin regional financial stability together with a strengthened CMIM;
HAVE AGREED AS FOLLOWS:
CHAPTER 1
ESTABLISHMENT, PURPOSE AND FUNCTIONS
Article 1
Establishment and Members
(1) By this Agreement, the Contracting Parties establish ASEAN+3 Macroeconomic Research Office (hereinafter referred to as “AMRO”) as an international organisation which shall have full legal personality and the legal capacity for carrying out its purpose and functions.
(2) The Contracting Parties that have ratified, accepted or approved this Agreement shall be members of AMRO in accordance with Articles 25 and 26.
Article 2
Purpose
The purpose of AMRO is to contribute to securing the economic and financial stability of the region through conducting regional economic surveillance and supporting the implementation of the regional financial arrangement. The term "regional financial arrangement” means the multilateral liquidity support arrangement under the ASEAN +3 framework to address potential and actual balance-of-payments and short-term liquidity difficulties in the region.
Article 3
Functions
To fulfil its purpose, AMRO shall have the following functions:
(a) to monitor, assess and report to members on their macroeconomic status and financial soundness;
(b) to identify for members macroeconomic and financial risks and vulnerabilities in the region and assist them, if requested, in the timely formulation of policy recommendations to mitigate such risks;
(c) to support members in the implementation of the regional financial arrangement; and
(d) to conduct such other activities necessary for achieving the purpose of AMRO as may be determined by the Executive Committee.
CHAPTER 2
OPERATIONS
Article 4
Cooperation of Members
(1) Each member shall provide AMRO with relevant information and assistance as may reasonably be required for its surveillance and other activities provided for under Article 3 to the extent permissible under its applicable laws and regulations. Members shall be under no obligation to provide information in such detail that the affairs of individuals or corporations are disclosed.
(2) Each member shall cooperate with AMRO in good faith in AMRO’s surveillance and other activities provided for under Article 3.
Article 5
Operations
In order to fulfil its purpose and functions under Article 2 and Article 3;
(a) AMRO shall use the information provided by members under Article 4 appropriately;
(b) AMRO may conduct consultations with each member on an annual basis (“Annual Consultation Visits") on such issues as may be relevant to the purpose and functions of AMRO under this Agreement;
(c) AMRO, independently and without undue influence of any member, shall prepare such reports as it deems desirable in carrying out its purpose and functions, and communicate its views informally and confidentially to any member on any matters arising under this Agreement that may affect such member;
(d) AMRO shall publish such reports as it deems desirable for carrying out its purpose and functions in accordance with subparagraph (2) (f) of Article 8; and
(e) AMRO may cooperate with members, international organisations or institutions in related fields within the terms of this Agreement, and enter into agreements with them. No member shall be liable, by reason of its status or participation in AMRO, for acts, omissions or obligations of AMRO arising out of such agreements.
CHAPTER 3
GOVERNANCE
Article 6
Structure
AMRO shall have an Executive Committee, an Advisory Panel, a Director and staff.
Article 7
Executive Committee: Composition
(1) Each member shall be represented on the Executive Committee and for this purpose may appoint up to two Deputies: one finance deputy from its government with responsibility for finance and one central bank deputy from its central bank or its equivalent. Any such appointment may be revoked at any time by the member that made the appointment.
(2) Each Deputy shall appoint an alternate who shall have full power to act on his or her behalf when the former is not present.
(3) Notwithstanding paragraphs (1) and (2) above, Hong Kong Special Administrative Region of the People’s Republic of China (hereinafter referred to as "Hong Kong, China") may appoint one Deputy only.
Article 8
Executive Committee: Powers and Procedures
(1) All powers of AMRO under this Agreement that are not otherwise conferred on the Advisory Panel or the Director shall be vested in the Executive Committee.
(2) The Executive Committee shall maintain strategic oversight of and set policy directions for AMRO and, in particular:
(a) review the reports prepared under Article 3 and Article 5 and such other reports and assessments as may be prepared by the Director, including any input provided by the Advisory Panel;
(b) review and approve its annual reports which set out the performance of the functions and duties of AMRO containing an audited statement of AMRO's financial accounts and staffing levels;
(c) review and approve the staffing levels, annual budget, and work programme of AMRO;
(d) oversee the appointment process for, appoint, suspend or terminate the employment of the Director in accordance with Article 11 where necessary, and review the performance of the Director;
(e) appoint the Advisory Panel members, and suspend or terminate any such appointments; and
(f) set the publication policy of AMRO.
(3) The Executive Committee may promulgate such rules, regulations, policies and procedures as may be necessary or appropriate to conduct the business of AMRO.
(4) The Executive Committee may establish such committees as are necessary and appropriate to facilitate the general operations of AMRO.
(5) The Executive Committee shall meet at such frequency and at such place as it may determine and shall be jointly chaired by a Deputy from each of the coordinating countries, which consist of two members, one from among the ASEAN Member States and the other from among the People's Republic of China, Japan and the Republic of Korea.
Article 9
Voting
(1) A quorum for any meeting of the Executive Committee shall be a majority of the Deputies who, in aggregate, exercise not less than two-thirds of the total voting power as set out in the Schedule to this Agreement.
(2) The decisions of the Executive Committee shall be taken by consensus. If consensus cannot be reached, such decisions of the Executive Committee shall be effective if approved by no less than two-thirds of the total voting power as set out in the Schedule to this Agreement.
(3) When two Deputies represent one member, they shall cast their votes as a unit. For the avoidance of doubt, the votes of the People’s Republic of China and Hong Kong, China shall be cast separately.
Article 10
Advisory Panel
(1) The Advisory Panel shall provide timely strategic, technical and professional input to AMRO‘s macroeconomic assessments and recommendations to the Director.
(2) The Advisory Panel shall be independent from the Director and the staff of AMRO, and shall be accountable to the Executive Committee.
(3) The Advisory Panel shall consist of not more than six members who are distinguished and respected economists under such terms and conditions as the Executive Committee may determine. The Advisory Panel members shall be appointed by the Executive Committee.
Article 11
Director and Staff
(1) The Executive Committee shall appoint a Director. The Director shall hold office on such terms as determined by the Executive Committee.
(2) The appointment of the Director shall be guided by the principles of meritocracy, transparency and openness.
(3) The Director shall, unless directed otherwise by the Executive Committee, participate in the meetings of the Executive Committee.
(4) The Director shall:
(a) provide the Executive Committee with periodic assessments of macroeconomic and financial conditions and policies in the region;
(b) be accountable to the Executive Committee and subject to its general control;
(c) be chief of the staff of AMRO and, unless the Executive Committee decides otherwise, be responsible for the organisation, appointment and dismissal of staff and overall performance of AMRO;
(d) represent AMRO and conduct the current business of AMRO;
(e) submit to the Executive Committee an annual report; and
(f) submit to the Executive Committee a plan of the staffing levels, annual budget, and annual work programme of AMRO for review and approval.
(5) The Director and the staff shall, in the discharge of their functions, owe their duty entirely to AMRO and to no other authority. Members shall respect the international character of this duty and shall refrain from all attempts to influence any of the staff in the discharge of these functions.
(6) In appointing the staff, the Director shall, subject to the paramount importance of securing the highest standards of efficiency and of technical competence, pay due regard to the importance of recruiting staff on as wide a regional geographical basis as possible.
Article 12
Confidentiality
Deputies and their alternates, members of the Advisory Panel, the Director and staff, experts performing missions for AMRO and any other persons who work or have worked for or in connection with AMRO shall not disclose information that they receive while discharging or purporting to discharge their duties unless approved by the Executive Committee. Their obligation to maintain the confidentiality of such information shall continue after their duties to AMRO have ceased. Throughout this Agreement, the term “experts performing missions for AMRO” refers to professionals carrying out AMRO's purpose and functions under contract with AMRO.
Article 13
Budget and Finance
(1) AMRO shall be provided with the necessary financial resources to perform its functions effectively.
(2) AMRO shall establish financial rules and procedures in accordance with international standards. AMRO shall observe sound and prudent financial management policies and practices and budgetary discipline consistent with international best practices.
(3) Office-related expenses shall, on a reasonable basis, be borne by the Republic of Singapore as host country, and shall be remitted in a timely manner.
(4) All remaining expenses (including, but not limited to, human resources-related expenses) shall be borne by members in accordance with their contribution in the proportions set out in the Schedule to this Agreement. The members shall remit their contribution in a timely manner upon approval of their respective annual budgetary appropriations.
(5) AMRO may not borrow funds unless otherwise approved by the Executive Committee.
Article 14
Communication
(1) Each member may designate up to two appropriate official entities with which AMRO may communicate in connection with any matter arising under this Agreement. AMRO shall address all such communications to such designated official entities.
(2) Whenever the approval of any member is required under this Agreement before any act may be done by AMRO, approval shall be deemed to have been given unless the member presents a written objection within such reasonable period as the Executive Committee may determine when it notifies the member of the proposed act.
(3) The official language of AMRO shall be English.
Article 15
Location
The Headquarters of AMRO shall be located in the Republic of Singapore.
CHAPTER 4
STATUS, PRIVILEGES AND IMMUNITIES
Article 16
Purposes of Status, Privileges and Immunities
The legal status, privileges, immunities, and exemptions set out in this Agreement shall be accorded to AMRO in the territory of each member to enable AMRO to effectively exercise its purpose and functions.
Article 17
Legal Status of AMRO
AMRO shall have full legal personality and, in particular, full legal capacity to:
(a) enter into contracts;
(b) acquire and dispose of immovable and movable property; and
(c) institute legal proceedings.
Article 18
Privileges and immunities of AMRO
(1) AMRO shall enjoy immunity from every form of legal process except to the extent that it expressly waives its immunity for the purpose of any proceedings or under the terms of any contract.
(2) The property and assets of AMRO shall, wherever located and by whomsoever held, be immune from search, requisition, confiscation, expropriation or any other form of seizure, taking or foreclosure by executive or legislative action.
(3) The archives of AMRO, and all documents belonging to it, or held by it, shall be inviolable.
(4) To the extent necessary to carry out its functions, all property and assets of AMRO shall be tree from restrictions, regulations, controls and moratoria of any nature.
(5) Official communications of AMRO shall be accorded by each member treatment not less favourable than that it accords to the official communications of any other member.
(6) No censorship shall be applied to the official correspondence and other official communications of AMRO. Nothing in this Article shall be construed to preclude the adoption of appropriate security precautions to be determined by agreement between a member and AMRO.
(7) AMRO, its assets, property, income, and its operations and transactions shall be exempt from all taxation and from all customs duties. AMRO shall also be exempt from any obligation for the payment, withholding or collection of any tax or duty. Notwithstanding this, it is understood, however, that AMRO shall not claim exemption from taxes which are, in fact, no more than charges for public utility services.
Article 19
Privileges and Immunities of AMRO Personnel
Deputies and their alternates, members of the Advisory Panel, the Director and staff of AMRO, and experts performing missions for AMRO (hereinafter referred to as “AMRO Personnel”):
(a) shall be immune from legal process with respect to words spoken and written and acts performed by them in their official capacity and shall enjoy inviolability in respect of their official papers and documents except when AMRO waives this immunity;
(b) where they are not local citizens or nationals, shall be granted the same immunities from immigration restrictions, alien registration requirements and national service obligations and the same facilities as regards exchange restrictions as are accorded by each member to the representatives and staff of comparable rank of any other member;
(c) shall be granted the same treatment in respect of travelling facilities as is accorded by each member to the representatives and staff of comparable rank of any other member; and
(d) where they are not local citizens or nationals, shall be exempt from taxation on the salaries and emoluments paid to them by AMRO.
Article 20
Implementation
(1) Each member shall take the action necessary to give effect in its own territory to the legal status, privileges, immunities, exemptions and facilities of AMRO and AMRO Personnel set out in Articles 17, 18 and 19 and shall inform AMRO of the action that it has taken on the matter.
(2) Notwithstanding the other provisions of this Agreement, in the territories where AMRO is not located, the legal status, privileges, immunities, exemptions and facilities set out in this Agreement may be accorded to AMRO and AMRO Personnel to the extent permitted by the laws and regulations of the respective members: Nevertheless, privileges, immunities, exemptions and facilities referred to in Articles 18 and 19 for AMRO's fundamental necessities as determined by the Executive Committee shall be respected by such members.
(3) The provisions of this Agreement shall in no way limit or prejudice the privileges and immunities which may hereafter be accorded by any member to AMRO and AMRO Personnel by reason of the location of AMRO in the territory of that member. This Agreement shall not be deemed to prevent the conclusion between any member hereto and AMRO of supplemental agreements adjusting the provisions of this Agreement or extending or curtailing the privileges and immunities hereby granted.
Article 21
Waiver of Immunity
(1) Privileges and immunities are granted to AMRO Personnel in the interest of AMRO only and not for the personal benefit of the individuals themselves.
(2) The Executive Committee may waive to such extent and upon such conditions as it determines any of the immunities conferred under this Chapter in respect of Deputies and their alternates, members of the Advisory Panel, and the Director.
(3) The Director may waive any such immunity in respect of any staff of and experts performing missions for AMRO other than himself or herself.
(4) AMRO shall cooperate at all times with the appropriate authorities of members to facilitate the proper administration of justice, secure the observance of police regulations, respect and comply with focal laws and prevent the occurrence of any abuse in connection with the privileges and immunities provided under this Agreement.
CHAPTER 5
FINAL PROVISIONS
Article 22
Amendments
(1) Any member may at any time propose to the Executive Committee amendments to this Agreement.
(2) The Executive Committee may adopt any proposed amendment of this Agreement only where consensus can be reached amongst the Deputies. For the avoidance of doubt, paragraph (2) of Article 9 relating to voting by the Executive Committee shall not apply to this Article.
(3) Amendments to this Agreement shall enter into force on the ninetieth (90th) day after the date on which they have been ratified, accepted or approved by all members. The instruments of such ratification, acceptance or approval shall be dealt with in accordance with the procedure provided for in Article 25.
Article 23
Interpretation and Dispute Settlement
(1) Members shall endeavour to settle disputes concerning the interpretation or application of this Agreement within six (6) months from the occurrence of such disputes through negotiation.
(2) Any dispute that cannot be settled under paragraph (1) above shall be submitted to the Executive Committee, whose decision shall be final.
(3) lf a dispute should arise between AMRO and a government which has ceased to be a member, or between AMRO and any member after terminating the operations of AMRO, such dispute shall be submitted to arbitration by a tribunal of three arbitrators, one appointed by AMRO, another by former member or the government concerned, and the third, unless the parties concerned otherwise agree, by the President of the International Court of Justice or such other authority as may have been prescribed by regulations adopted by the Executive Committee, A majority vote of the arbitrators shall be sufficient to reach a decision which shall be final and binding upon the parties. The third arbitrator shall be empowered to settle all questions of procedure in any case where the parties are in disagreement with respect thereto.
Article 24
Signature and Deposit
(1) The original of this Agreement in a single copy in the English language shall be signed by the Contracting Parties (hereinafter referred to as the ''Signatories"), who shall then deposit the signed Agreement with the Secretary-General of the Association of Southeast Asian Nations (hereinafter referred to as the “Depositary").
(2) The Depositary shall communicate certified copies of the signed Agreement to all the Signatories.
Article 25
Ratification, Acceptance or Approval
(1) This Agreement shall be subject to ratification, acceptance or approval by the Signatories. Instruments of ratification, acceptance or approval shall be deposited with the Depository, who shall notify the other Signatories of each deposit and the date thereof.
(2) A Signatory whose instrument of ratification, acceptance or approval is deposited before the date on which this Agreement enters into force, shall become a member on the date of the Agreement’s entry into force. Any other Signatory, which complies with paragraph (1) above, shall become a member of AMRO upon the date of deposit of its instrument of ratification, acceptance or approval with the Depositary, which shall notify the other members thereof.
Article 26
Entry into Force
This Agreement shall enter into force on the sixtieth (60th) day following the deposit of Instruments of ratification, acceptance or approval by the Peoples Republic of China, Japan, the Republic of Korea, and at least five (5) ASEAN Member States including the Republic of Singapore.
Article 27
Membership and Withdrawal
(1) Membership of AMRO shall be open to governments whose relevant authorities are parties to the regional financial arrangement on the condition that they accept the obligations contained in this Agreement and are able and willing to carry out these obligations.
(2) Following the approval by the Executive Committee, an applicant shall become a member upon deposit of an instrument of accession with the Depositary, who shall notify the other members thereof.
(3) Any member whose relevant authorities cease to be parties to the regional financial arrangement may withdraw from AMRO at any time by delivering a notice in writing to Headquarters of AMRO. A withdrawing member shall remain liable for all direct and contingent obligations to AMRO to which it was subject at the date of cessation of membership.
(4) Withdrawal by a member shall become effective, and its membership shall cease, on the date specified in its notice but in no event earlier than six (6) months after the date that notice has been received by Headquarters of AMRO.
Article 28
Transitional Arrangement
The Executive Committee shall have oversight over the transitional arrangement between AMRO Ltd and AMRO.
IN WITNESS WHEREOF, the undersigrsed, being duly authorised thereto by their respective governments, have signed this Agreement.
Done in Washington, District of Columbia, United States of America on the tenth day of October in the year two thousand and fourteen in a single original in the English language which shall be deposited with the Secretary-General of the Association of Southeast Asian Nations in accordance with Article 24.
For the Government of Brunei Darussalam
For the Government of the Kingdom of Cambodia
For the Government of the Republic of Indonesia
For the Government of the Lao People’s Democratic Republic
For the Government of Malaysia
For the Government of the Republic of the Union of Myanmar
For the Government of the Republic of the Philippines
For the Government of the Republic of Singapore
For the Government of the Kingdom of Thailand
For the Government of the Socialist Republic of Viet Nam
For the Government of the People’s Republic of China
For the Government of Japan
For the Government of the Republic of Korea
For the Government of Hong Kong, China
I hereby certify that the foregoing text is a true copy of the Agreement Establishing the ASEAN + 3 Macroeconomic Research Office ("AMRO"), 2014, concluded in Washington. District of Columbia, United States of America, on 10 October 2014, the original of which has been deposited with the Secretary-General of ASEAN
For the Secretary-General of ASEAN
Deputy Secretary-General
Community and Corporate Affairs Department
ASEAN Secretariat
17 October 2014
Schedule
Contributions and Voting-Power Distribution
Financial contribution
Basic votes
Votes based on contribution
Total voting power
(%)
(no. of vote)
(no. of vote)
(no. of vote)
(%)
China
China (excl. HK)
32.0
28350
3.20
68.40
71.60
25.43
Hong Kong, China
3.50
0.00
8.40
8.40
2.98
Japan
32.00
3.20
76.80
80.00
28.41
Korea
16.00
3.20
38.40
41.60
14.77
Plus 3
80.00
9.60
192.00
201.60
71.59
Indonesia
3.793
3.20
9.104
12.304
4.369
Thailand
3.793
3.20
9.104
12.304
4.369
Malaysia
3.793
3.20
9.104
12.304
4.369
Singapore
3.793
3.20
9.104
12.304
4.369
Philippines
3.793
3.20
9.104
12.304
4.369
Vietnam
0.833
3.20
2.00
5.20
1.847
Cambodia
0.100
3.20
0.24
3.44
1.222
Myanmar
0.050
3.20
0.12
3.32
1.179
Brunei
0.025
3.20
0.06
3.26
1.158
Lao PDR
0.025
3.20
0.06
3.26
1.158
ASEAN
20.00
32.00
48.000
80.00
28.41
Total
100.00
41.60
240.00
281.60
100.00 | {
"issuing_agency": "Chính phủ các Quốc gia thành viên ASEAN",
"promulgation_date": "10/10/2014",
"sign_number": "30/2016/TB-LPQT",
"signer": "***",
"type": "Điều ước quốc tế"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Dau-tu/Quyet-dinh-1134-QD-TTg-phe-duyet-De-an-bao-ve-va-phat-trien-rung-khu-ATK-Dinh-Hoa-tinh-Thai-Nguyen-giai-doan-2008-2020-69749.aspx | Quyết định 1134/QĐ-TTg phê duyệt Đề án bảo vệ và phát triển rừng khu ATK Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2008 – 2020 | THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
------------
Số: 1134/QĐ-TTg
Hà Nội, ngày 21 tháng 08 năm 2008
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG KHU ATK ĐỊNH HÓA, TỈNH THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2008 - 2020
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Bảo vệ và Phát triển rừng ngày 14 tháng 12 năm 2004;
Xét đề nghị của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên (tờ trình số 45/UBND-NLN ngày 14 tháng 12 năm 2007, công văn số 17/BC-UBND ngày 13 tháng 3 năm 2008), của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn tại tờ trình số 1835/TTr-BNN-KL ngày 30 tháng 6 năm 2008,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án bảo vệ và phát triển rừng khu ATK Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2008 – 2020, bao gồm các nội dung chủ yếu sau:
1. Quan điểm chỉ đạo
- Rừng Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên là một bộ phận đặc biệt quan trọng trong quần thể di tích lịch sử cách mạng ATK – Định Hóa. Cùng với các địa phương trong căn cứ kháng chiến Việt Bắc, rừng ATK Định Hóa là nơi ở, nơi làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh và các đồng chí lãnh đạo cấp cao của Đảng, Chính phủ và quân đội thời kỳ 1947 – 1954 (hiện có 109 di tích lịch sử được Nhà nước ghi nhận). Trong những năm kháng chiến, đồng bào các dân tộc Định Hóa đã có nhiều công lao trong việc chở che, bảo vệ cán bộ của Trung ương Đảng, Chính phủ và quân đội, góp phần quan trọng làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, hoàn thành cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc. Hiện nay, đời sống của nhân dân cùng ATK tuy có được cải thiện nhưng vẫn còn nhiều khó khăn. Vì vậy, đầu tư bảo vệ và phát triển rừng là một giải pháp quan trọng nhằm phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, thể hiện sự quan tâm của Đảng và Chính phủ đối với đồng bào vùng ATK.
- Đảm bảo hài hòa giữa mục tiêu bảo tồn và phát triển rừng tại khu ATK Định Hóa mà trọng tâm là phục hồi cảnh quan, gắn kết chặt chẽ với việc sử dụng, khai thác hợp lý tài nguyên rừng và phát triển rừng sản xuất, tạo nhiều sản phẩm hàng hóa cho xã hội, góp phần nâng cao đời sống nhân dân.
- Vận dụng kinh nghiệm của các tổ chức quốc tế, các kết quả nghiên cứu, tổng kết thực tiễn trong nước, áp dụng những cơ chế quản lý rừng phù hợp đối với khu ATK Định Hóa để rút kinh nghiệm triển khai trên diện rộng.
- Đầu tư Nhà nước giữ vai trò quyết định, đồng thời khuyến khích các nhà đầu tư thuộc các thành phần kinh tế thực hiện đầu tư nhằm khai thác tiềm năng và thế mạnh của rừng. Đảm bảo bình đẳng về lợi ích của nhà đầu tư tham gia thực hiện Đề án.
2. Mục tiêu:
- Quản lý, bảo vệ và phát triển ba loại rừng (đặc dụng, phòng hộ, sản xuất) gắn với việc bảo vệ, phục hồi, tôn tạo cảnh quan thiên nhiên, bảo vệ quần thể di tích lịch sử; bảo vệ đa dạng sinh học, tăng cường chức năng phòng hộ môi trường;
- Cung cấp lâm sản cho nhu cầu tiêu dùng và công nghiệp chế biến;
- Tạo thêm việc làm, góp phần nâng cao mức sống của đồng bào các dân tộc vùng “Thủ đô kháng chiến”; tăng cường giáo dục môi trường và giác ngộ lý tưởng cách mạng cho các thế hệ.
3. Định hướng bảo vệ và phát triển rừng
a) Quy hoạch rừng và đất rừng huyện Định Hóa; quy hoạch lại 3 loại rừng huyện Định Hóa với tổng diện tích đất lâm nghiệp 35.787 ha, trong đó rừng đặc dụng 8.728 ha, rừng phòng hộ 7.050 ha, rừng sản xuất 20.009 ha.
b) Nhiệm vụ
- Nhiệm vụ bảo vệ, phát triển rừng đến năm 2020:
Rừng đặc dụng: bảo vệ 4.516 ha rừng hiện có; khoanh nuôi tự nhiên 4.043 ha; trồng rừng mới 169 ha;
Rừng phòng hộ: bảo vệ 5.205 ha rừng hiện có; khoanh nuôi tự nhiên 1.699 ha; trồng rừng mới 168 ha;
Rừng sản xuất: bảo vệ, nuôi dưỡng 13.846 ha rừng hiện có; khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên 1.540 ha; cải tạo rừng tự nhiên nghèo kiệt 1.250 ha; trồng mới 3.373 ha; trồng lại 5.696 ha sau khai thác rừng trồng;
- Xây dựng cơ sở hạ tầng và dịch vụ lâm nghiệp: xây dựng trụ sở Ban Quản lý rừng ATK Định Hóa, bao gồm: 200 m2 nhà làm việc, 100m2 nhà công vụ và công trình phụ; hỗ trợ nâng cấp 30 km đường dân sinh phục vụ phát triển rừng ở các xã vùng sâu, vùng xa; xây dựng vườn ươm cây lâm nghiệp tập trung, khuyến khích các hộ gia đình xây dựng vườn ươm tại chỗ sản xuất giống cây rừng và cây ăn quả.
4. Các giải pháp thực hiện chủ yếu
a) Giải pháp về tổ chức quản lý:
- Tăng cường quản lý nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng: xây dựng, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt Quy chế quản lý rừng ATK Định Hóa phù hợp với đặc thù các loại rừng trong khu ATK. Thí điểm việc hợp nhất lực lượng quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn theo hướng: thành lập Ban Quản lý rừng ATK Định Hóa, trên cơ sở sắp xếp lại Hạt kiểm lâm, Ban Quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ hiện có lấy lực lượng kiểm lâm làm nòng cốt;
- Tăng cường sự phối hợp các cấp, các ngành và các địa phương vùng giáp ranh để thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ bảo vệ và phát triển rừng;
- Đẩy mạnh công tác xã hội hóa, tăng cường các hoạt động truyền thông để tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cộng đồng trong việc bảo vệ và phát triển rừng;
- Tăng cường nguồn lực đầu tư từ ngân sách nhà nước; xây dựng cơ chế, chính sách ưu đãi, đặc thù để khuyến khích các thành phần kinh tế, cộng đồng dân cư tham gia đầu tư bảo vệ và phát triển rừng
b) Giải pháp về khoa học công nghệ:
- Ứng dụng công nghệ sinh học (công nghệ gen, công nghệ mô, hom …) trong sản xuất cây giống chất lượng cao nhằm tăng năng xuất cây trồng;
- Ứng dụng công nghệ thông tin, viễn thám trong quản lý, theo dõi diễn biến tài nguyên rừng đến từng lô rừng;
- Xây dựng phương án điều chế rừng phù hợp với đặc thù rừng ATK Định Hóa nhằm quản lý và sử dụng rừng bền vững;
- Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng cơ sở chế biến lâm sản (ván ghép, ván dăm, chế biến gỗ gia dụng …) để tiêu thụ sản phẩm cho các chủ rừng và nâng cao giá trị sản phẩm rừng;
- Xây dựng mô hình trồng các loại cây rừng giống mới; khoanh nuôi phục hồi rừng, trồng cây dưới tán rừng và chuyển giao kỹ thuật cho các chủ rừng.
c) Giải pháp về chính sách
- Chính sách đất đai: đa dạng hình thức quản lý sử dụng đất lâm nghiệp (giao, khoán, cho thuê), rà soát và hoàn chỉnh việc giao đất, giao rừng cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng quản lý ổn định lâu dài theo hướng: giao cho Ban Quản lý rừng ATK quản lý diện tích rừng đặc dụng, rừng phòng hộ tập trung. Diện tích rừng đặc dụng và phòng hộ nhỏ, lẻ, phân tán giao cho các tổ chức, hộ gia đình và cộng đồng quản lý.
Diện tích khu rừng liền kề xung quanh các điểm di tích lịch sử do hộ gia đình đang quản lý, sử dụng hợp pháp nay quy hoạch là rừng đặc dụng (khoảng 650 ha), Nhà nước sẽ chi trả chi phí đầu tư xây dựng rừng theo giá trị cây rừng hiện có; các hộ có rừng được tiếp tục giao đất, giao rừng để quản lý, sử dụng theo quy chế rừng đặc dụng.
- Chính sách đầu tư:
+ Ngân sách nhà nước đầu tư theo chế độ, chính sách hiện hành quy định tại các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ: số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14 tháng 8 năm 2006 về việc ban hành Quy chế quản lý rừng; số 100/2007/QĐ-TTg ngày 06 tháng 07 năm 2007 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 661/QĐ-TTg ngày 29 tháng 7 năm 1998; số 147/2007/QĐ-TTg ngày 10 tháng 9 năm 2007 về một số chính sách phát triển rừng sản xuất, giai đoạn 2007 – 2015; số 210/2006/QĐ-TTg ngày 12 tháng 9 năm 2006 về việc ban hành các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ chi đầu tư phát triển bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước, giai đoạn 2007 – 2010; số 07/2006/QĐ-TTg ngày 10 tháng 01 năm 2006 phê duyệt Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã vùng đồng bào dân tộc miền núi, giai đoạn 2006 – 2020 và các quy định khác có liên quan;
+ Ủy ban nhân dân tỉnh có kế hoạch bố trí nguồn vốn đầu tư từ ngân sách địa phương, lồng ghép nguồn vốn các chương trình, dự án trên địa bàn để đầu tư phát triển kinh tế, xã hội khu ATK;
+ Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư bảo vệ, phát triển rừng, phát triển cơ sở chế biến lâm sản. Huy động nguồn vốn tự có của người dân, vốn vay tín dụng ưu đãi để trồng rừng, bảo vệ và phục hồi rừng;
+ Mở rộng và tăng cường hợp tác quốc tế, tranh thủ sự giúp đỡ của các tổ chức, cá nhân nước ngoài về tài chính, công nghệ nhằm đầu tư có hiệu quả việc bảo vệ và phát triển rừng.
5. Tổng mức đầu tư: tổng mức đầu tư bảo vệ và phát triển rừng ATK Định Hóa đến năm 2020 khoảng 293.631 triệu đồng, trong đó:
- Vốn ngân sách nhà nước bố trí trong Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng là 192.260 triệu đồng, bao gồm: chi sự nghiệp 23.060 triệu đồng, chi đầu tư 169.200 triệu đồng;
- Vốn vay từ Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Chính sách Xã hội khoảng 91.371 triệu đồng;
- Vốn huy động từ các nhà đầu tư, các chủ cơ sở chế biến hiện có và hộ gia đình trên địa bàn khoảng 10.000 triệu đồng.
6. Tổ chức thực hiện:
a) Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn phối hợp với các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính cân đối nguồn vốn theo tiến độ, kế hoạch hàng năm cho tỉnh Thái Nguyên để thực hiện Đề án; chỉ đạo, hướng dẫn địa phương xây dựng các dự án đầu tư; kiểm tra đánh giá việc thực hiện Đề án;
b) Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên: chỉ đạo và thực hiện lập, thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện các dự án đầu tư cụ thể; quyết định bộ máy tổ chức để thực hiện Đề án; bố trí lồng ghép nguồn vốn từ các chương trình, dự án khác với các dự án đầu tư khu rừng ATK để đảm bảo mục tiêu, nhiệm vụ Đề án;
c) Ủy ban nhân dân huyện Định Hóa: thực hiện chức năng quản lý nhà nước trên địa bàn; chỉ đạo Ủy ban nhân dân các xã, các phòng ban trực thuộc phối hợp với Ban Quản lý rừng ATK thực hiện có hiệu quả các dự án;
d) Ban Quản lý rừng ATK Định Hóa: là chủ đầu tư các dự án phát triển rừng, hoạt động như một đơn vị sự nghiệp kinh tế có thu, thực hiện nhiệm vụ dịch vụ công trong quản lý, phát triển rừng huyện Định Hóa; thực hiện việc quản lý các dự án đầu tư theo quy định hiện hành.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên và các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND tỉnh Thái Nguyên;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Trung ương Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Ngân hàng Chính sách Xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, KTN (5b).
KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG
Hoàng Trung Hải | {
"issuing_agency": "Thủ tướng Chính phủ",
"promulgation_date": "21/08/2008",
"sign_number": "1134/QĐ-TTg",
"signer": "Hoàng Trung Hải",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Quyen-dan-su/Quyet-dinh-715-QD-CTN-2015-cho-nhap-quoc-tich-Viet-Nam-273965.aspx | Quyết định 715/QĐ-CTN 2015 cho nhập quốc tịch Việt Nam | CHỦ TỊCH NƯỚC
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 715/QĐ-CTN
Hà Nội, ngày 16 tháng 04 năm 2015
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC CHO NHẬP QUỐC TỊCH VIỆT NAM
CHỦ TỊCH
NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Căn cứ Điều 88 và Điều 91 của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Căn cứ Luật quốc tịch Việt Nam năm 2008;
Xét đề nghị của Chính phủ tại Tờ trình số 76/TTr-CP ngày 12/3/2015,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Cho nhập quốc tịch Việt Nam đối với:
Liao Cam Luan, giới tính: nam, sinh ngày 06/6/2012 tại Đồng Nai
Có tên gọi Việt Nam là: Liao Cẩm Luân
Hiện cư trú tại: Lô H7, khu công nghiệp Việt Hương, quốc lộ 13, thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký.
Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước và cá nhân có tên tại Điều 1 chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
CHỦ TỊCH
NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
VIỆT NAM
Trương Tấn Sang | {
"issuing_agency": "Chủ tịch nước",
"promulgation_date": "16/04/2015",
"sign_number": "715/QĐ-CTN",
"signer": "Trương Tấn Sang",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tien-te-Ngan-hang/Nghi-dinh-74-2005-ND-CP-phong-chong-rua-tien-2223.aspx | Nghị định 74/2005/NĐ-CP phòng, chống rửa tiền | CHÍNH PHỦ ********
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
Số: 74/2005/NĐ-CP
Hà Nội, ngày 07 tháng 6 năm 2005
NGHỊ ĐỊNH
CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 74/2005/NĐ-CP NGÀY 07 THÁNG 6 NĂM 2005 VỀ PHÒNG, CHỐNG RỬA TIỀN
CHÍNH PHỦ
Nhằm thực hiện mục tiêu phòng, chống rửa tiền, góp phần bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội, các quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức;
Căn cứ Bộ luật Hình sự năm 1999;
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 12 tháng 12 năm 1997 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 17 tháng 6 năm 2003;
Căn cứ Luật Các tổ chức tín dụng ngày 12 tháng 12 năm 1997 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng ngày 15 tháng 6 năm 2004;
Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002;
Theo đề nghị của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam,
NGHỊ ĐỊNH:
Chương 1:
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định về cơ chế và các biện pháp phòng, chống rửa tiền ở Việt Nam trong các giao dịch tiền tệ hay tài sản khác; trách nhiệm của các cá nhân, cơ quan, tổ chức trong phòng, chống rửa tiền; hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phòng, chống rửa tiền.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Nghị định này áp dụng đối với các cá nhân, cơ quan, tổ chức Việt Nam, cá nhân, tổ chức nước ngoài và những người không có quốc tịch cư trú hoặc hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam, có giao dịch hoặc cung ứng dịch vụ cho khách hàng liên quan đến giao dịch tiền tệ hay tài sản khác tại Việt Nam.
2. Nghị định này cũng áp dụng đối với cá nhân, tổ chức nước ngoài không cư trú, không hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam, nhưng có giao dịch hoặc cung ứng dịch vụ cho khách hàng liên quan đến giao dịch tiền tệ hay tài sản khác tại Việt Nam.
3. Trường hợp Điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định khác với Nghị định này thì áp dụng quy định của Điều ước quốc tế đó.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
1. Rửa tiền là hành vi của cá nhân, tổ chức tìm cách hợp pháp hoá tiền, tài sản do phạm tội mà có thông qua các hoạt động cụ thể sau đây:
a) Tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào một giao dịch liên quan đến tiền, tài sản do phạm tội mà có;
b) Thu nhận, chiếm giữ, chuyển dịch, chuyển đổi, chuyển nhượng, vận chuyển, sử dụng, vận chuyển qua biên giới tiền, tài sản do phạm tội mà có;
c) Đầu tư vào một dự án, một công trình, góp vốn vào một doanh nghiệp hoặc tìm cách khác che đậy, nguỵ trang hoặc cản trở việc xác minh nguồn gốc, bản chất thật sự hoặc vị trí, quá trình di chuyển hoặc quyền sở hữu đối với tiền, tài sản do phạm tội mà có.
2. Định chế tài chính là bất kỳ tổ chức nào có tiến hành kinh doanh một hoặc nhiều hoạt động, gồm: nhận tiền gửi; cho vay; thuê mua tài chính; chuyển tiền hay giá trị; phát hành và quản lý các phương tiện thanh toán; bảo lãnh và cam kết tài chính; kinh doanh ngoại hối, các công cụ thị trường tiền tệ, chứng khoán có thể chuyển nhượng; tham gia phát hành chứng khoán; quản lý danh mục đầu tư của cá nhân, tập thể; quản lý tiền mặt hoặc chứng khoán thanh khoản thay mặt cho cá nhân hay tập thể khác; đầu tư, quản lý vốn hoặc tiền đại diện cho cá nhân, tập thể khác; bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm liên quan đến các khoản đầu tư khác; đổi tiền.
3. Giao dịch tiền tệ hay tài sản khác (dưới đây gọi chung là giao dịch) là những giao dịch tạo ra sự chuyển đổi, chuyển dịch hoặc thay đổi quyền sở hữu về tiền, tài sản của cá nhân, cơ quan, tổ chức.
4. Nhận biết khách hàng là những thủ tục cần thiết thực hiện theo quy định tại Nghị định này nhằm nắm bắt được những thông tin có liên quan tới cá nhân, tổ chức có giao dịch tiền tệ hay tài sản khác.
5. Thông tin nhận biết là những thông tin có được theo khoản 3 Điều 8 Nghị định này, được sử dụng để xác định các bên liên quan, mục đích và tính chất của giao dịch.
6. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền là bất cứ cơ quan nhà nước nào có chức năng quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn, thu thập, xử lý thông tin, điều tra hoặc xử lý hành vi liên quan tới rửa tiền theo quy định tại Nghị định này.
7. Giao dịch đáng ngờ là bất cứ giao dịch nào có dấu hiệu bất thường hoặc liên quan đến rửa tiền, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cảnh báo hoặc được xác định theo quy định tại Nghị định này.
Điều 4. Nguyên tắc trong phòng, chống rửa tiền
1. Việc phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, xử lý rửa tiền phải thực hiện theo đúng quy định của pháp luật trên cơ sở bảo đảm chủ quyền, an ninh quốc gia; bảo đảm hoạt động bình thường về kinh tế, đầu tư; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức; chống lạm quyền, lợi dụng việc phòng, chống rửa tiền để xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan.
2. Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phòng, chống rửa tiền phải trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền quốc gia, các bên cùng có lợi và được thực hiện theo quy định của pháp luật Việt Nam, trừ trường hợp các Điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định khác.
Điều 5. Trách nhiệm tham gia phòng, chống rửa tiền
1. Phòng, chống rửa tiền là trách nhiệm của mọi cá nhân, cơ quan, tổ chức.
2. Nghiêm cấm các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoặc tạo điều kiện cho hoạt động rửa tiền.
3. Nhà nước có chính sách khuyến khích, bảo vệ cá nhân, cơ quan, tổ chức tham gia phòng, chống rửa tiền; khuyến khích các tổ chức, cá nhân đã có hành vi rửa tiền tự ra đầu thú hoặc khai báo cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền; tổ chức đấu tranh chống tội phạm có liên quan đến rửa tiền.
Điều 6. Các cá nhân, tổ chức có trách nhiệm phòng, chống rửa tiền
1. Các định chế tài chính có trách nhiệm thực hiện các biện pháp phòng, chống rửa tiền theo Nghị định này gồm:
a) Các tổ chức được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng;
b) Các tổ chức môi giới, đầu tư tiền tệ hoặc cung ứng dịch vụ thanh toán trên lãnh thổ Việt Nam;
c) Các tổ chức phát hành, niêm yết, giao dịch, kinh doanh, lưu ký, thanh toán bù trừ chứng khoán;
d) Các tổ chức có đăng ký kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc, đá quý;
đ) Các công ty bảo hiểm, môi giới bảo hiểm và các tổ chức có hoạt động liên quan tới các chương trình hưu trí hay an sinh, kinh tế, xã hội;
e) Các tổ chức tại Việt Nam thay mặt hoặc đại diện cho các định chế tài chính của nước ngoài.
2. Các cá nhân, tổ chức khác có trách nhiệm phòng, chống rửa tiền theo quy định tại Nghị định này gồm:
a) Các luật sư, các công ty tư vấn pháp lý, các văn phòng luật sư, các công ty luật hợp danh khi thực hiện các giao dịch tiền tệ hay tài sản khác thay mặt cho khách hàng;
b) Các tổ chức kinh doanh trò chơi may rủi, sòng bạc hoặc xổ số; các tổ chức kinh doanh có khuyến mại lớn đối với khách hàng;
c) Các công ty dịch vụ buôn bán bất động sản có đăng ký kinh doanh;
d) Các cá nhân được phép hoạt động hoặc kinh doanh như một trong những định chế tài chính nêu tại khoản 1 Điều này.
Chương 2:
CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG, CHỐNG RỬA TIỀN
Điều 7. Các biện pháp phòng ngừa chung
1. Các định chế tài chính nêu tại khoản 1 Điều 6 Nghị định này có trách nhiệm thực hiện các biện pháp sau:
a) Xây dựng quy trình kiểm soát, kiểm toán nội bộ bảo đảm cho việc phòng, chống rửa tiền có hiệu quả và phù hợp với các quy định của pháp luật hiện hành;
b) Bố trí cán bộ chịu trách nhiệm triển khai thực hiện các chính sách, kế hoạch, quy trình, biện pháp phòng, chống rửa tiền;
c) Xây dựng quy trình tìm hiểu, cập nhật thông tin và thủ tục nhận biết khách hàng theo quy định tại Điều 8 Nghị định này;
d) Lưu giữ, cập nhật số liệu và báo cáo các giao dịch theo quy định tại Điều 12 Nghị định này;
đ) Kịp thời thực hiện các yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và phối hợp với các cá nhân, cơ quan, tổ chức khác trong việc phòng, chống rửa tiền;
e) Đào tạo nhân viên để nâng cao trách nhiệm của nhân viên trong việc phòng, chống rửa tiền;
g) áp dụng theo thẩm quyền các biện pháp tạm thời quy định tại Điều 11 Nghị định này.
2. Các cá nhân, tổ chức nêu tại khoản 2 Điều 6 Nghị định này có trách nhiệm thực hiện quy định tại các điểm c, d, đ, g khoản 1 Điều này.
Điều 8. Nhận biết khách hàng
1. Các trường hợp cần nhận biết khách hàng theo quy định tại Nghị định này gồm:
a) Khi khách hàng là cá nhân hay tổ chức mở tài khoản lần đầu;
b) Khi xuất hiện các giao dịch tiền mặt như quy định tại Điều 9 Nghị định này;
c) Khi các giao dịch có dấu hiệu đáng ngờ theo quy định tại Điều 10 Nghị định này;
d) Tuỳ theo tính chất và quy mô giao dịch mà các cá nhân, tổ chức nêu tại Điều 6 Nghị định này thấy cần phải nhận biết.
2. Yêu cầu nhận biết khách hàng:
a) Bảo đảm độ tin cậy, kịp thời của thông tin nhận biết khách hàng;
b) Bảo đảm bí mật thông tin nhận biết cho khách hàng.
3. Nội dung thông tin nhận biết khách hàng:
Các cá nhân, tổ chức nêu tại Điều 6 Nghị định này có trách nhiệm tự thiết kế mẫu nhận biết khách hàng, trong đó phải có các yếu tố sau:
a) Ngày, tháng, năm mở tài khoản hoặc thực hiện giao dịch;
b) Họ và tên cá nhân hoặc người đại diện cho cơ quan, tổ chức có nhu cầu giao dịch; số hộ chiếu, chứng minh nhân dân hay giấy tờ tuỳ thân khác; địa chỉ nơi ở hoặc nơi đăng ký hộ khẩu thường trú;
c) Tên giao dịch đầy đủ và vắn tắt, số đăng ký kinh doanh, số đăng ký nộp thuế, địa chỉ đặt trụ sở của tổ chức hoặc chủ sở hữu có nhu cầu hoặc đã uỷ quyền cho bên thứ ba giao dịch;
d) Tên giao dịch, địa chỉ, số chứng minh hoặc số đăng ký kinh doanh của cá nhân, tổ chức có liên quan tới giao dịch, đặc biệt là bên uỷ quyền giao dịch và bên hưởng lợi trong giao dịch đó;
đ) Hình thức, mục đích, giá trị giao dịch;
e) Họ, tên cá nhân, nhân viên thực hiện nhận biết khách hàng.
4. Biện pháp nhận biết khách hàng:
Trong trường hợp có nghi ngờ về thông tin nhận biết khách hàng do khách hàng cung cấp, các cá nhân, tổ chức nêu tại Điều 6 Nghị định này có thể xác định tính xác thực của những thông tin này bằng các cách sau:
a) Khảo sát, thu thập qua các tổ chức khác đã hoặc đang có quan hệ với khách hàng và đối chiếu thông tin có được với thông tin khách hàng cung cấp;
b) Thu thập thông tin từ các chi nhánh, văn phòng đại diện, công ty con, công ty phụ thuộc... tại nơi xuất xứ của thông tin do khách hàng cung cấp;
c) Thông qua các cơ quan có thẩm quyền tại nơi xuất xứ của thông tin do khách hàng cung cấp;
d) Các biện pháp khác phù hợp với pháp luật và bảo đảm yêu cầu nhận biết khách hàng.
5. Lưu giữ thông tin nhận biết khách hàng:
Ngoài việc lưu giữ, bảo quản thông tin theo chế độ hiện hành, các cá nhân, tổ chức nêu tại Điều 6 Nghị định này có trách nhiệm lưu giữ thông tin nhận biết khách hàng có liên quan tới các giao dịch quy định tại khoản 1 Điều này ít nhất 5 năm kể từ ngày đóng tài khoản hoặc 5 năm kể từ ngày kết thúc giao dịch.
Điều 9. Mức giá trị giao dịch phải báo cáo theo quy định
1. Một hoặc nhiều giao dịch trong một ngày do cá nhân hay tổ chức thực hiện bằng tiền mặt có tổng giá trị từ 200.000.000 đồng (hai trăm triệu đồng) trở lên hoặc bằng ngoại tệ, bằng vàng có giá trị tương đương, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
2. Đối với giao dịch tiền gửi tiết kiệm thì mức tổng giá trị của một hay nhiều giao dịch bằng tiền mặt trong một ngày do cá nhân, tổ chức thực hiện là 500.000.000 đồng (năm trăm triệu đồng) trở lên hoặc bằng ngoại tệ, bằng vàng có giá trị tương đương.
3. Thủ tướng Chính phủ sẽ điều chỉnh các mức giá trị giao dịch tiền mặt phải báo cáo quy định tại các khoản 1, 2 Điều này cho phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước theo từng thời kỳ.
Điều 10. Giao dịch đáng ngờ
1. Các giao dịch bị coi là đáng ngờ khi có một trong các dấu hiệu sau:
a) Các bên liên quan tới giao dịch cung cấp thông tin nhận biết khách hàng không chính xác, không đầy đủ, không nhất quán hoặc thuyết phục cá nhân, tổ chức cung ứng dịch vụ không báo cáo giao dịch đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
b) Các giao dịch được thực hiện theo lệnh hay uỷ quyền của các cá nhân, tổ chức có liên quan đến hoạt động tội phạm nằm trong danh sách thống kê và cảnh báo do Bộ Công an lập ra nhằm phòng ngừa, đấu tranh chống rửa tiền và chống sử dụng tiền hay tài sản để tạo điều kiện hay tài trợ cho hoạt động phạm tội trong hay ngoài lãnh thổ Việt Nam;
c) Các giao dịch mà qua thông tin nhận dạng hoặc qua xem xét về cơ sở kinh tế và pháp lý của các bên tham gia giao dịch có thể xác định được mối liên hệ giữa các bên tham gia giao dịch với các hoạt động phạm tội hoặc có liên quan tới cá nhân, tổ chức nêu tại điểm b khoản 1 Điều này;
d) Các cá nhân, tổ chức tham gia giao dịch với số tiền có giá trị lớn không tương xứng hoặc không liên quan tới hoạt động thường ngày hay bất cứ hoạt động hợp pháp nào;
đ) Có sự thay đổi đột biến trong doanh số giao dịch trên tài khoản; tiền gửi vào và rút ra nhanh khỏi tài khoản; doanh số giao dịch lớn trong ngày, nhưng số dư tài khoản rất nhỏ hoặc bằng không;
e) Các giao dịch chuyển tiền có giá trị nhỏ từ nhiều tài khoản khác nhau về một khoản tiền lớn hay chuyển qua nhiều tài khoản khác nhau về một tài khoản trong một thời gian ngắn hoặc ngược lại; tiền được chuyển lòng vòng qua nhiều tài khoản; các bên liên quan không quan tâm đến phí giao dịch;
g) Sử dụng tín dụng thư và các phương thức tài trợ thương mại khác có giá trị lớn, chiết khấu với giá trị cao nhằm chuyển tiền giữa các quốc gia khi giao dịch này không liên quan đến hoạt động thường xuyên của khách hàng;
h) Pháp nhân không thực hiện giao dịch trong một thời gian dài trên tài khoản của mình kể từ khi mở; doanh nghiệp trong nước mở và sử dụng tài khoản ở nước ngoài dưới tên pháp nhân hoặc thể nhân nước ngoài;
i) Chuyển lượng tiền lớn từ tài khoản ngoại hối của doanh nghiệp ra nước ngoài sau khi nhận được nhiều khoản tiền nhỏ được chuyển vào bằng chuyển tiền điện tử, séc, hối phiếu;
k) Doanh nghiệp nước ngoài chuyển tiền ra nước ngoài ngay sau khi nhận được vốn đầu tư hoặc chi trả tiền ra nước ngoài không phù hợp với tính chất hay nhu cầu của hoạt động kinh doanh;
l) Các công ty bảo hiểm thường xuyên đền bù hoặc chi trả bảo hiểm với số tiền lớn cho cùng một khách hàng;
m) Các tổ chức chứng khoán chuyển tiền không phù hợp với các hoạt động kinh doanh chứng khoán;
n) Bất cứ giao dịch nào khác mà các định chế tài chính thấy có biểu hiện bất thường hoặc cơ sở pháp lý không đáng tin cậy.
2. Danh mục các giao dịch có dấu hiệu đáng ngờ được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam bổ sung định kỳ bằng văn bản riêng sau khi tham khảo ý kiến của các Bộ, ngành có liên quan.
3. Các cá nhân, tổ chức nêu tại Điều 6 Nghị định này có trách nhiệm cập nhật danh sách quy định tại điểm b khoản 1 Điều này để biết và thực hiện.
Điều 11. Các biện pháp tạm thời được áp dụng trong phòng, chống rửa tiền
1. Trong quá trình phòng, chống rửa tiền, có thể áp dụng một trong các biện pháp tạm thời sau đây:
a) Không thực hiện giao dịch;
b) Phong toả tài khoản;
c) Niêm phong hoặc tạm giữ tài sản;
d) Tạm giữ người vi phạm;
đ) Các biện pháp ngăn chặn khác theo quy định của pháp luật.
2. Việc áp dụng các biện pháp tạm thời phải thực hiện đúng thẩm quyền, theo đúng quy định của pháp luật và không ảnh hưởng tới sự an toàn của hệ thống tài chính, tiền tệ.
3. Các cá nhân, tổ chức nêu tại Điều 6 Nghị định này được quyền áp dụng biện pháp không thực hiện giao dịch khi các bên liên quan tới giao dịch thuộc danh sách nêu tại điểm b khoản 1 Điều 10 Nghị định này hoặc khi có lý do để tin rằng giao dịch được yêu cầu thực hiện có liên quan tới hoạt động phạm tội, đồng thời báo cáo ngay tới Trung tâm thông tin phòng, chống rửa tiền hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền; phong toả tài khoản theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
4. Cơ quan điều tra có thẩm quyền được áp dụng các biện pháp: phong toả tài khoản, niêm phong hoặc tạm giữ tài sản, tạm giữ người vi phạm và các biện pháp ngăn chặn khác theo quy định của pháp luật.
Điều 12. Hình thức, nội dung báo cáo và cung cấp thông tin
1. Các cá nhân, tổ chức nêu tại Điều 6 Nghị định này phải báo cáo các giao dịch quy định tại các Điều 9, 10 Nghị định này cho Trung tâm thông tin phòng, chống rửa tiền hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cụ thể như sau:
a) Hình thức báo cáo: bằng văn bản, bằng các phương tiện điện tử hoặc bất cứ phương thức hợp pháp nào; trong trường hợp cần thiết có thể báo cáo ngay qua điện thoại, nhưng sau đó phải xác nhận lại bằng các phương thức nêu trên; người báo cáo hoặc ký báo cáo này phải là chính cá nhân thực hiện giao dịch hoặc cán bộ chuyên trách hay người có thẩm quyền của tổ chức, cơ quan phải báo cáo;
b) Nội dung báo cáo gồm: các thông tin nhận biết khách hàng quy định tại khoản 3 Điều 8 Nghị định này; thời gian và thời hạn tiến hành giao dịch hoặc phát lệnh giao dịch; các bên liên quan tới giao dịch; các giấy tờ, tài liệu mà các bên sử dụng trong giao dịch; các biện pháp phòng ngừa đã được thực hiện;
c) Thời gian báo cáo: chậm nhất là 48 giờ kể từ thời điểm phát sinh giao dịch theo Điều 9 hoặc từ thời điểm phát hiện có giao dịch theo quy định tại Điều 10 Nghị định này hoặc trong vòng 24 giờ nếu phát hiện có dấu hiệu liên quan giữa giao dịch được yêu cầu thực hiện với hoạt động phạm tội. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định thời gian báo cáo đối với từng loại giao dịch cụ thể.
2. Các cá nhân, cơ quan, tổ chức nêu tại Điều 6 Nghị định này không được thông báo cho các bên liên quan tới giao dịch về việc báo cáo và nội dung báo cáo hoặc thông tin đã cung cấp.
3. Các cá nhân, cơ quan, tổ chức khác, nếu phát hiện những giao dịch có dấu hiệu đáng ngờ, có thể tố giác, cung cấp thông tin hoặc thông báo bằng văn bản hoặc bằng các phương thức hợp pháp khác cho Trung tâm thông tin phòng, chống rửa tiền hoặc các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhận được tố giác, thông tin nói trên có trách nhiệm xử lý thông tin theo thẩm quyền được pháp luật quy định và thông báo ngay về Trung tâm thông tin phòng, chống rửa tiền.
4. Thông tin liên quan tới các giao dịch được báo cáo theo Nghị định này được bảo quản theo chế độ mật và chỉ được cung cấp cho cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Các cá nhân, cơ quan, tổ chức thực hiện trách nhiệm báo cáo hoặc cung cấp thông tin có liên quan đến giao dịch theo quy định tại khoản 1 Điều này thì không bị coi là vi phạm các quy định của pháp luật về bảo đảm bí mật tiền gửi và tài sản gửi của khách hàng hay các quy định khác về đảm bảo bí mật thông tin cho khách hàng.
Điều 13. Xử lý thông tin
1. Khi nhận được thông tin hoặc báo cáo về các giao dịch quy định tại các Điều 9, 10 Nghị định này, Trung tâm thông tin phòng, chống rửa tiền tiến hành:
a) Phân tích thông tin, báo cáo nhận được;
b) So sánh thông tin, báo cáo nhận được với các số thống kê, thông tin đã có và thông tin được lưu giữ tại Trung tâm thông tin phòng, chống rửa tiền;
c) Yêu cầu hoặc đề nghị bất cứ cá nhân, cơ quan, tổ chức nào cung cấp thêm các thông tin, số liệu có liên quan đến báo cáo nhận được;
d) Cảnh báo hoặc khuyến nghị tới các cá nhân, tổ chức nêu tại Điều 6 Nghị định này và cơ quan nhà nước có thẩm quyền có liên quan về những vấn đề nảy sinh từ các giao dịch được báo cáo.
2. Khi có căn cứ xác định giao dịch được nêu trong thông tin, báo cáo có thể liên quan tới các hoạt động phạm tội, Trung tâm thông tin phòng, chống rửa tiền thông báo ngay cho cơ quan điều tra có thẩm quyền và chuyển toàn bộ hồ sơ, đồng thời phối hợp chặt chẽ với cơ quan điều tra trong quá trình xác minh nội dung vụ việc và cung cấp các thông tin, tài liệu liên quan đến vụ việc khi được yêu cầu.
Điều 14. Trung tâm thông tin phòng, chống rửa tiền
1. Thành lập Trung tâm thông tin phòng, chống rửa tiền trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; có chức năng làm đầu mối tiếp nhận và xử lý thông tin; có quyền yêu cầu các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan cung cấp tài liệu, hồ sơ các thông tin về các giao dịch quy định tại các Điều 9, 10 Nghị định này; cung cấp tài liệu, thông tin theo quy định tại Nghị định này; giúp Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện nhiệm vụ quy định tại Điều 15 và các khoản 1, 4 Điều 20 Nghị định này.
2. Trung tâm thông tin phòng, chống rửa tiền có Giám đốc và một số Phó giám đốc do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam bổ nhiệm.
3. Trung tâm thông tin phòng, chống rửa tiền có con dấu riêng và đặt trụ sở chính tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
4. Chức năng, nhiệm vụ cụ thể, quyền hạn và cơ cấu tổ chức, chế độ làm việc của Trung tâm thông tin phòng, chống rửa tiền do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định.
Chương 3:
TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC TRONG PHÒNG, CHỐNG RỬA TIỀN
Điều 15. Trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
1. Chủ trì và phối hợp với Bộ Công an và các cơ quan hữu quan xây dựng và thực hiện chiến lược, chủ trương, chính sách, kế hoạch công tác phòng ngừa, đấu tranh chống rửa tiền trên lãnh thổ Việt Nam; nghiên cứu và có giải pháp để hạn chế thanh toán bằng tiền mặt trên lãnh thổ Việt Nam.
2. Định kỳ hàng năm hoặc khi Chính phủ yêu cầu, trao đổi kết quả công tác phòng, chống rửa tiền với các cơ quan hữu quan và làm đầu mối tổng hợp báo cáo trình Chính phủ.
3. Phối hợp với các cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan trong việc thực hiện các biện pháp phòng, chống rửa tiền theo quy định của pháp luật và Nghị định này.
4. Tổ chức tiếp nhận, tổng hợp, phân tích, xử lý, lưu giữ, cung cấp thông tin, tài liệu, hồ sơ theo quy định tại các Điều 12, 13 Nghị định này; chuyển cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền tài liệu, hồ sơ vụ việc có thể liên quan tới rửa tiền để thanh tra, điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật.
5. Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ xử lý thông tin về phòng, chống rửa tiền;
6. Đào tạo cán bộ chuyên trách cho các đơn vị có liên quan của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các định chế tài chính về phân tích, xử lý thông tin và phát hiện rửa tiền.
Điều 16. Trách nhiệm của Bộ Công an
1. Chủ trì và phối hợp với các cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan trong đấu tranh phòng, chống tội phạm có liên quan đến rửa tiền; tổ chức tiếp nhận và xử lý thông tin về tội phạm có liên quan tới rửa tiền.
2. Chủ trì và phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống rửa tiền.
3. Tổ chức lực lượng điều tra tội phạm có liên quan đến rửa tiền; hướng dẫn các cơ quan khác tiến hành điều tra ban đầu các tội phạm có liên quan đến rửa tiền theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự và Nghị định này; thông báo kết quả điều tra các vụ việc có liên quan tới rửa tiền cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam biết.
4. Trao đổi thông tin, tài liệu cần thiết về phương thức, thủ đoạn hoạt động mới của bọn tội phạm trong lĩnh vực rửa tiền ở trong nước và nước ngoài với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam qua Trung tâm thông tin phòng, chống rửa tiền.
5. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác điều tra, đấu tranh phòng, chống tội phạm có liên quan đến rửa tiền.
Điều 17. Trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ
1. Hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị thuộc quyền quản lý của mình thực hiện các quy định tại Nghị định này.
2. Trong phạm vi quyền hạn được pháp luật quy định, kịp thời phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền và các cá nhân, cơ quan, tổ chức khác trong phòng, chống rửa tiền.
3. Phối hợp và hỗ trợ các cơ quan thuộc Bộ Công an, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao trong việc điều tra, truy tố và xét xử tội phạm rửa tiền.
4. Trước ngày 31 tháng 12 hàng năm, tổng hợp công tác phòng, chống rửa tiền thuộc lĩnh vực quản lý của mình; gửi báo cáo kết quả về Ngân hàng nhà nước Việt Nam để tổng hợp trình Chính phủ.
Điều 18. Trách nhiệm của các tổ chức Thanh tra Bộ
1. Thông báo về Trung tâm thông tin phòng, chống rửa tiền hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền những thông tin, báo cáo nhận được hoặc phát hiện được về các giao dịch nêu tại các Điều 9, 10 Nghị định này và lưu giữ thông tin, hồ sơ liên quan ít nhất 5 năm.
2. Cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời theo đề nghị của Trung tâm thông tin phòng, chống rửa tiền và cơ quan nhà nước có thẩm quyền điều tra, truy tố, xét xử.
3. Tổ chức thanh tra, kiểm tra đối với các đơn vị thuộc đối tượng quản lý của Bộ, ngành mình khi có những giao dịch liên quan tới rửa tiền theo đề nghị của Trung tâm thông tin phòng, chống rửa tiền hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
4. Xử lý theo thẩm quyền đối với hành vi vi phạm hành chính theo quy định tại Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và Nghị định này.
Điều 19. Trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân các cấp
1. Hướng dẫn các đơn vị, bộ phận trực thuộc nghiên cứu, thực hiện các quy định tại Nghị định này trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình.
2. Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền triển khai và đôn đốc thực hiện các chính sách, đường lối, chiến lược, kế hoạch phòng, chống rửa tiền.
Chương 4:
HỢP TÁC QUỐC TẾ VỀ PHÒNG, CHỐNG RỬA TIỀN
Điều 20. Trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong hợp tác quốc tế về phòng, chống rửa tiền
1. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là đầu mối đàm phán, ký kết và tổ chức thực hiện các điều ước và thoả thuận quốc tế trong việc trao đổi thông tin về các giao dịch đáng ngờ có liên quan tới rửa tiền.
2. Bộ Công an có trách nhiệm chủ trì đàm phán, ký kết các Điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp, dẫn độ và hợp tác đấu tranh phòng, chống tội phạm liên quan đến rửa tiền; tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách và Điều ước quốc tế về phòng, chống tội phạm có liên quan đến rửa tiền.
3. Khi có yêu cầu hợp tác quốc tế liên quan đến phòng, chống rửa tiền, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm kịp thời thông báo cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (nếu nội dung liên quan đến hợp tác trao đổi thông tin theo quy định tại khoản 1 Điều này) hoặc Bộ Công an (nếu nội dung liên quan đến tương trợ pháp lý và tư pháp theo quy định tại khoản 2 Điều này) về bản chất, nội dung, thời gian, các bên liên quan và các chương trình hợp tác khác có liên quan đến rửa tiền và lý do từ chối yêu cầu tương trợ tư pháp để tổng hợp và phối hợp thực hiện.
4. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Công an có trách nhiệm hướng dẫn thực hiện yêu cầu hợp tác quốc tế cho các cơ quan tham gia hợp tác quốc tế về phòng, chống rửa tiền.
Điều 21. Hình thức và nội dung yêu cầu hợp tác quốc tế về phòng, chống rửa tiền
1. Hình thức hợp tác:
a) Phối hợp phát hiện, ngăn chặn rửa tiền theo quy định của pháp luật Việt Nam và của nước có liên quan;
b) Ký kết các Điều ước quốc tế đa phương và song phương về phòng, chống tội phạm có liên quan đến rửa tiền;
c) Thu thập, nghiên cứu, trao đổi thông tin, kinh nghiệm phòng, chống tội phạm rửa tiền;
d) Phối hợp đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện nghiệp vụ phân tích báo cáo, thông tin về các giao dịch đáng ngờ và trong việc điều tra, truy tố, xét xử tội phạm liên quan đến rửa tiền cho cán bộ, nhân viên các cơ quan, tổ chức hữu quan;
đ) Phối hợp tổ chức hội nghị, hội thảo về các vấn đề liên quan trong công tác phòng, chống tội phạm rửa tiền;
e) Thực hiện các yêu cầu tương trợ tư pháp trong việc điều tra, xử lý tội phạm có liên quan đến rửa tiền của các cá nhân, tổ chức nước ngoài ở Việt Nam và các cá nhân, tổ chức Việt Nam ở nước ngoài;
g) Hỗ trợ về cơ sở vật chất, kỹ thuật, công nghệ, tăng cường năng lực pháp lý trong phòng, chống rửa tiền.
2. Phương thức và nội dung yêu cầu hợp tác:
a) Yêu cầu hợp tác phải được chuyển đến bằng văn bản, có chữ ký của người có trách nhiệm và có dấu của cơ quan có thẩm quyền của quốc gia yêu cầu;
b) Tùy theo nội dung mà văn bản yêu cầu hợp tác phải được gửi đến Ngân hàng Nhà nước Việt Nam qua Trung tâm Thông tin phòng, chống rửa tiền hoặc Bộ Công an qua Văn phòng INTERPOL Việt Nam.
c) Trong trường hợp khẩn cấp, yêu cầu hợp tác có thể gửi bằng các phương tiện thông tin và phải được xác nhận lại bằng văn bản theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều này trong vòng 5 ngày làm việc tiếp theo;
d) Nội dung văn bản yêu cầu hợp tác phải bao gồm các yếu tố sau: tên tổ chức, quốc gia yêu cầu và nhận yêu cầu; mục đích, bản chất và thời hạn yêu cầu hỗ trợ; các chi tiết, đặc điểm nhận dạng tài sản hoặc tội phạm nhằm hỗ trợ cho việc thực hiện các yêu cầu hợp tác; bản sao các bằng chứng hoặc phán quyết cuối cùng của cơ quan có thẩm quyền của quốc gia yêu cầu.
Điều 22. Từ chối yêu cầu tương trợ tư pháp
1. Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam từ chối thực hiện yêu cầu tương trợ tư pháp nếu:
a) Yêu cầu tương trợ gây tổn hại đến chủ quyền, an ninh quốc gia hoặc lợi ích quan trọng khác của Việt Nam;
b) Yêu cầu tương trợ không phù hợp với các Điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập và pháp luật Việt Nam.
2. Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam có thể từ chối thực hiện yêu cầu tương trợ tư pháp nếu:
a) Yêu cầu tương trợ không đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 21 Nghị định này;
b) Cá nhân được đề cập tới trong yêu cầu tương trợ đã hoặc đang bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam điều tra, truy tố, xét xử hoặc kết án về tội phạm có liên quan đến hoạt động rửa tiền theo pháp luật Việt Nam.
3. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam từ chối thực hiện yêu cầu tương trợ tư pháp thông báo cho cơ quan có thẩm quyền của quốc gia đã gửi yêu cầu biết.
Chương 5:
KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM
Điều 23. Khen thưởng
Cá nhân, cơ quan, tổ chức có thành tích trong đấu tranh phòng, chống rửa tiền thì được khen thưởng theo quy định của pháp luật.
Điều 24. Xử lý vi phạm
1. Người phạm tội có liên quan đến rửa tiền thì bị xử lý theo Bộ luật Hình sự của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Cá nhân hoặc tổ chức có trách nhiệm trong phòng, chống rửa tiền, nếu vi phạm quy định tại Nghị định này mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định sau đây:
a) Phạt cảnh cáo đối với hành vi không có quy chế kiểm soát, kiểm toán nội bộ bao hàm các điều khoản về phòng, chống rửa tiền; không bố trí cán bộ có trách nhiệm triển khai thực hiện các biện pháp phòng, chống rửa tiền; không có quy trình tìm hiểu, thủ tục nhận biết khách hàng theo quy định tại Nghị định này;
b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng (năm triệu đồng) đến 15.000.000 đồng (mười lăm triệu đồng) đối với hành vi không thông báo hoặc không báo cáo cho Trung tâm thông tin phòng, chống rửa tiền hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại Điều 12 Nghị định này; không lưu giữ sổ sách, hồ sơ, tài liệu có liên quan tới các giao dịch trong thời gian phải được lưu giữ theo quy định tại Nghị định này; không thông báo cho Trung tâm thông tin phòng, chống rửa tiền hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi phát hiện có sai lệch trong các hồ sơ, tài liệu, báo cáo, sổ sách đã được chuyển cho các cơ quan này trước đó;
c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng (mười triệu đồng) đến 30.000.000 đồng (ba mươi triệu đồng) đối với hành vi thông báo cho các bên liên quan tới giao dịch về nội dung các báo cáo hoặc thông tin đã cung cấp theo Điều 12 Nghị định này; trì hoãn hoặc không thực hiện các yêu cầu của Trung tâm thông tin phòng, chống rửa tiền hoặc cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định này mà không có lý do chính đáng;
d) Ngoài việc bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền, cá nhân, tổ chức vi phạm còn có thể bị tước quyền sử dụng có thời hạn hoặc không có thời hạn đối với giấy phép hoạt động, chứng chỉ hành nghề được sử dụng để vi phạm; tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm theo quy định của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
3. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn vi phạm các quy định tại Nghị định này trong khi thi hành nhiệm vụ về phòng, chống hoạt động rửa tiền thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Điều 25. Khiếu nại, tố cáo
Việc khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với các quyết định hành chính, hành vi hành chính liên quan tới việc xử lý vi phạm pháp luật về phòng, chống rửa tiền được thực hiện theo quy định của pháp luật khiếu nại, tố cáo.
Chương 6:
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 26. Hiệu lực thi hành
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 8 năm 2005.
Điều 27. Trách nhiệm thi hành
1. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Công an trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình chịu trách nhiệm hướng dẫn thi hành Nghị định này.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
Phan Văn Khải
(Đã ký) | {
"issuing_agency": "Chính phủ",
"promulgation_date": "07/06/2005",
"sign_number": "74/2005/NĐ-CP",
"signer": "Phan Văn Khải",
"type": "Nghị định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Nghi-dinh-288-TTg-sat-nhap-thi-xa-Ninh-giang-vao-huyen-Ninh-giang-thuoc-tinh-Hai-duong-21813.aspx | Nghị định 288-TTg sát nhập thị xã Ninh giang vào huyện Ninh giang thuộc tỉnh Hải dương | THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
******
VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
Số: 288-TTg
Hà Nội, ngày 03 tháng 08 năm 1959
NGHỊ ĐỊNH
SÁT NHẬP THỊ XÃ NINH GIANG VÀO HUYỆN NINH GIANG THUỘC TỈNH HẢI DƯƠNG
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Sắc lệnh số 21-SL ngày 12-2-1950 ấn định thủ tục thành lập và sửa đổi địa giới các đơn vị hành chính;
Theo đề nghị của ông Bộ trưởng Bộ Nội vụ và Ủy ban hành chính tỉnh Hải dương,
NGHỊ ĐỊNH:
Điều 1. – Nay sát nhập thị xã Ninh giang vào huyện Ninh giang thuộc tỉnh Hải dương.
Điều 2. – Ủy ban hành chính thị xã Ninh giang nay trực thuộc sự chỉ đạo của Ủy ban hành chính huyện Ninh giang.
Điều 3. – Ông Bộ trưởng Bộ Nội vụ và Ủy ban hành chính tỉnh Hải dương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Phạm Văn Đồng | {
"issuing_agency": "Thủ tướng Chính phủ",
"promulgation_date": "03/08/1959",
"sign_number": "288-TTg",
"signer": "Phạm Văn Đồng",
"type": "Nghị định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Quyet-dinh-2797-QD-UBND-thu-tuc-hanh-chinh-boi-thuong-nha-nuoc-tham-quyen-Uy-ban-Ninh-Thuan-2016-337505.aspx | Quyết định 2797/QĐ-UBND thủ tục hành chính bồi thường nhà nước thẩm quyền Ủy ban Ninh Thuận 2016 | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH THUẬN
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số:
2797/QĐ-UBND
Ninh Thuận, ngày 04 tháng 11 năm 2016
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRÊN LĨNH VỰC BỒI THƯỜNG NHÀ NƯỚC THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP HUYỆN, TỈNH NINH THUẬN
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH THUẬN
Căn cứ Luật Tổ chức chính
quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Thông tư số 05/2014/TT-BTP ngày 07/02/2014 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về hướng dẫn công bố, niêm yết thủ
tục hành chính và báo cáo về tình hình, kết quả thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Quyết định số 1666/QĐ-BTP ngày 17/9/2015 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc phê duyệt danh mục thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tư pháp;
Căn cứ Quyết định số 1972/QĐ-BTP ngày 09/11/2015 của Bộ Tư pháp về việc công bố thủ tục hành chính trong lĩnh vực bồi thường nhà nước thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Tư pháp;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp tại Tờ trình số 1340/TTr-STP ngày 16/9/2016,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này các thủ tục hành chính trên lĩnh vực bồi thường nhà nước thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp huyện tỉnh Ninh Thuận.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Tư pháp, Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành thuộc tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện; thành phố; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 2;
- Bộ Tư pháp;
- Cục Kiểm soát TTHC - BTP;
- Chủ tịch UBND tỉnh;
- Cổng TTĐT tỉnh;
- VPUB: LĐ, TT TH-CB;
- Lưu: VT, NC. ĐDM
CHỦ TỊCH
Lưu Xuân Vĩnh
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRÊN LĨNH VỰC BỒI THƯỜNG NHÀ NƯỚC THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP HUYỆN TỈNH NINH THUẬN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2797/QĐ-UBND ngày 04 tháng 11 năm 2016 của Chủ tịch UBND tỉnh)
Phần I
DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
STT
Tên thủ tục hành chính
Cơ
quan thực hiện
1
Thủ tục xác định cơ quan có trách nhiệm bồi thường
UBND cấp huyện
2
Thủ tục giải quyết bồi thường tại cơ quan có trách nhiệm bồi thường
UBND cấp huyện trực tiếp quản lý cơ quan có trách nhiệm bồi thường
3
Thủ tục chuyển giao quyết định giải quyết bồi thường
Đại diện UBND cấp huyện có trách nhiệm bồi thường; đại diện UBND cấp xã nơi cá nhân bị thiệt hại cư trú hoặc nơi tổ chức bị thiệt hại đặt trụ sở, trong trường hợp chuyển giao quyết định giải quyết bồi thường thông qua UBND cấp xã
4
Thủ tục trả lại tài sản
UBND cấp huyện ra quyết định hủy bỏ Quyết định thu giữ, tạm giữ, kê biên, tịch thu tài sản
5
Thủ tục chi trả tiền bồi thường
UBND cấp huyện có trách nhiệm bồi thường
6
Thủ tục giải quyết khiếu nại về bồi thường nhà nước lần đầu
- Thủ trưởng cơ quan thuộc UBND cấp huyện
- Chủ tịch UBND cấp huyện.
7
Thủ tục giải quyết khiếu nại về bồi thường nhà nước lần hai
Chủ tịch UBND cấp huyện. | {
"issuing_agency": "Tỉnh Ninh Thuận",
"promulgation_date": "04/11/2016",
"sign_number": "2797/QĐ-UBND",
"signer": "Lưu Xuân Vĩnh",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thuong-mai/Chi-thi-06-CT-UBND-2020-xay-dung-Ke-hoach-phat-trien-kinh-te-xa-hoi-tinh-Quang-Ngai-2020-2025-443064.aspx | Chỉ thị 06/CT-UBND 2020 xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh Quảng Ngãi 2020 2025 | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NGÃI
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 06/CT-UBND
Quảng Ngãi, ngày 24 tháng 4 năm 2020
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC XÂY DỰNG KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 5 NĂM 2021-2025 TỈNH QUẢNG NGÃI
Thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX và Nghị quyết số 19/2015/NQ-HĐND ngày 14/12/2015 của Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ngãi khóa XI, kỳ họp thứ 18 về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020 trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới còn nhiều diễn biến phức tạp, khó lường, tình hình kinh tế trong nước còn khó khăn, tiềm ẩn rủi ro, đặt ra nhiều thách thức cho quá trình phát triển bền vững, trong đó, có diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19. Do đó, nhiệm vụ đặt ra trong giai đoạn 2021-2025 rất nặng nề.
Quán triệt tinh thần Chỉ thị số 18/CT-TTg ngày 13/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021- 2025 và để tiếp tục phát huy các kết quả đã đạt được, vượt qua các khó khăn thách thức, phấn đấu đạt các mục tiêu, nhiệm vụ tại Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016- 2020, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban ngành, các đơn vị trực thuộc UBND tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2021-2025.
A. NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 5 NĂM 2021-2025
Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025 phải được xây dựng trên cơ sở đánh giá đúng, đủ, chính xác tình hình và kết quả thực hiện các Nghị quyết, chủ trương, chính sách của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, các Nghị quyết, của Đảng bộ, Nghị quyết của HĐND các cấp và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2016-2020; dự báo tình hình trong nước, thế giới và khu vực tác động, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; từ đó xác định mục tiêu, định hướng phát triển của kế hoạch 5 năm 2021-2025. Những nội dung chủ yếu của báo cáo Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2021- 2025 tỉnh Quảng Ngãi gồm:
I. Đánh giá tình hình thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020
Trên cơ sở tình hình triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội các năm 2016-2019 và dự kiến kết quả thực hiện kế hoạch năm 2020, các sở, ban, ngành, các đơn vị trực thuộc UBND tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan, đơn vị liên quan đánh giá toàn diện việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020 trên tất cả các ngành, lĩnh vực được phân công phụ trách, quản lý; trong đó, cần bám sát các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ đã được thông qua tại Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, các Nghị quyết của HĐND các cấp; đánh giá đầy đủ, thực chất, chính xác các kết quả đạt được (đặc biệt nêu rõ các thành tựu nổi bật của giai đoạn 2016-2020), các yếu kém, khó khăn, hạn chế, nguyên nhân (về thể chế, tổ chức thực thi thể chế...), trách nhiệm và bài học kinh nghiệm để có biện pháp khắc phục (nhất là các biện pháp về hoàn thiện thể chế và nâng cao hiệu quả tổ chức thực thi thể chế) cho giai đoạn tới, trong đó, có đánh giá tác động của thiên tai, dịch bệnh như đại dịch Covid-19. Các nội dung cần tập trung đánh giá gồm:
1. Các sở, ban, ngành, đơn vị trực thuộc UBND tỉnh đánh giá theo các nhiệm vụ được giao tại Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, Nghị quyết số 19/2015/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XI và Quyết định số 402/QĐ-UBND ngày 18/12/2015 của UBND tỉnh về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020, đặc biệt báo cáo đầy đủ việc thực hiện các chỉ tiêu đã được giao tại các Nghị quyết, Quyết định này; đánh giá các Nghị quyết chuyên đề của Tỉnh ủy, trong đó làm rõ các kết quả đạt được so với mục tiêu, chỉ tiêu và các định hướng phát triển đề ra, các khó khăn vướng mắc trong việc thực hiện kế hoạch. UBND các huyện, thị xã, thành phố đánh giá theo các nhiệm vụ được giao tại Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ và Hội đồng nhân dân cấp huyện về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020.
2. Tình hình và kết quả thực hiện 3 nhiệm vụ đột phá (phát triển công nghiệp; đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông và hạ tầng đô thị; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực) và 3 nhiệm vụ trọng tâm (phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững; phát triển dịch vụ, du lịch và kinh tế biển đảo; cải cách hành chính, nhất là cải cách thủ tục hành chính). Trong đó cần làm rõ những kết quả đạt được so với mục tiêu kế hoạch đề ra. Đặc biệt cần phân tích sâu các nguyên nhân khách quan và chủ quan của các hạn chế, yếu kém trong triển khai thực hiện các đột phá trong các ngành, các cấp.
3. Tình hình thực hiện chủ trương, chính sách lớn cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh theo từng ngành, lĩnh vực và địa phương; trong đó tập trung:
- Phân tích chất lượng tăng trưởng kinh tế.
- Kết quả thực hiện các nhiệm vụ, định hướng, cơ cấu lại của từng ngành, lĩnh vực và địa phương; khả năng cạnh tranh của một số sản phẩm chủ yếu, chủ lực; việc khai thác và sử dụng các nguồn lực, nhất là đất đai, tài nguyên khoáng sản, tài nguyên nước,...
- Thực hiện cơ cấu lại một số lĩnh vực trọng tâm, gồm: đầu tư công; các tổ chức tín dụng; doanh nghiệp nhà nước; ngân sách nhà nước; khu vực công; đơn vị sự nghiệp công lập.
- Nâng cao năng suất lao động, năng lực cạnh tranh; phát triển các thành phần kinh tế, các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh; cải thiện môi trường kinh doanh, đồng hành, hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp; môi trường kinh doanh mới dựa trên ứng dụng công nghệ số; năng lực sản xuất mới tăng thêm trong giai đoạn 2016-2020.
4. Tình hình thu, chi ngân sách nhà nước; xuất nhập khẩu; tình hình huy động và sử dụng các nguồn vốn đầu tư phát triển, như: vốn ngân sách nhà nước; vốn đầu tư của doanh nghiệp nhà nước; vốn từ khu vực dân cư; vốn đầu tư từ khu vực tư nhân; vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI); vốn huy động khác.
Đánh giá kết quả xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội; tiến độ thực hiện các công trình, dự án trọng điểm, chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình hỗ trợ có mục tiêu.
5. Tình hình thực hiện các mục tiêu về văn hóa, xã hội: Kết quả về phát triển giáo dục - đào tạo, hoạt động khoa học - công nghệ; công tác bảo đảm an sinh xã hội, phát triển hệ thống bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm bệnh nghề nghiệp và tai nạn lao động; chăm sóc người có công; chăm sóc người cao tuổi, người khuyết tật, người tâm thần, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; nâng cao thu nhập, giảm nghèo, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững; công tác y tế, chăm sóc sức khỏe Nhân dân, đặc biệt là công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19; lao động và tạo việc làm; thông tin, văn hóa; thể dục thể thao; thực hiện các quyền của trẻ em, phát triển thanh niên, thúc đẩy bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ; thực hiện chính sách dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng; phòng, chống tệ nạn xã hội, nạn tin giả; phòng, chống cháy nổ;...
6. Tình hình thực hiện công tác lập và quản lý quy hoạch (kinh tế - xã hội, đất đai, các ngành, lĩnh vực, đô thị, xây dựng, nông thôn mới); phát triển vùng, liên kết vùng; kinh tế biển gắn với bảo vệ chủ quyền quốc gia và an ninh trật tự, an toàn xã hội; chương trình phát triển đô thị, phát triển nhà ở; thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới.
7. Tình hình thực hiện quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu; triển khai và thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững; ngăn ngừa và xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường, đặc biệt tình hình khai thác cát, sỏi trái phép, xử lý cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; tình hình hạn hán, sạt lở, xâm nhập mặn, nước biển dâng; tình trạng ô nhiễm môi trường đô thị...
8. Tình hình thực hiện nhiệm vụ về củng cố quốc phòng, an ninh, bảo vệ chủ quyền quốc gia; ổn định chính trị - xã hội; triển khai hiệu quả công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội gắn với bảo đảm an ninh trật tự trên các lĩnh vực, địa bàn trọng điểm.
9. Kết quả trong công tác chỉ đạo, phối hợp và tổ chức thực hiện kế hoạch 5 năm 2016-2020 trong từng ngành, lĩnh vực và địa phương. Tình hình xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật; thực hiện cải cách hành chính, cải cách tư pháp; thực hiện xây dựng chính quyền điện tử, cung cấp dịch vụ công trực tuyến; hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước; chất lượng đội ngũ cán bộ, chấp hành kỷ luật, kỷ cương; sắp xếp và tinh gọn bộ máy; công tác phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí;...
Căn cứ đặc điểm, tình hình và lĩnh vực, địa bàn quản lý, các sở, ban, ngành, đơn vị trực thuộc UBND tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan, đơn vị liên quan tiến hành đánh giá, bổ sung các nội dung, chỉ tiêu cho phù hợp và đầy đủ với tình hình của đơn vị và địa phương.
II. Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025
Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025 xây dựng trong bối cảnh tình hình thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường như cạnh tranh chiến lược, chiến tranh thương mại, tranh giành các nguồn tài nguyên, thị trường, công nghệ, nhân lực giữa các nước ngày càng quyết liệt; Cách mạng công nghiệp lần thứ tư sẽ tiếp tục tác động mạnh mẽ và rộng rãi đến mọi mặt của đời sống; các thách thức an ninh phi truyền thống, đặc biệt là biến đổi khí hậu ngày càng gia tăng về tác động và cường độ; dịch bệnh diễn biến phức tạp, đặc biệt là đại dịch Covid-19... Trong nước, thế và lực của đất nước sau hơn 30 năm đổi mới đã lớn mạnh hơn nhiều cả về quy mô và sức cạnh tranh; tình hình chính trị - xã hội và kinh tế vĩ mô ổn định; niềm tin của cộng đồng doanh nghiệp và người dân ngày càng tăng lên,... Trong thời gian qua, tỉnh cũng đạt được nhiều thành tựu, kết quả phát triển kinh tế - xã hội đáng ghi nhận, tạo tiền đề quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn đến.
Bên cạnh đó, tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức đến từ những hạn chế nội tại của nền kinh tế chưa và chậm được khắc phục cũng như các vấn đề xã hội - môi trường gây áp lực lớn đến phát triển kinh tế - xã hội, trong đó, tình hình dịch bệnh, biến đổi khí hậu, diễn biến ở biển Đông ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh tế - xã hội của cả nước nói chung và của tỉnh nói riêng.
Trong bối cảnh đó, các ngành, địa phương nghiên cứu, xác định các vấn đề cơ bản của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021- 2025, trong đó tập trung vào các nội dung chủ yếu sau:
1. Bối cảnh xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021- 2025 bao gồm nhận định, phân tích những cơ hội, thuận lợi, thách thức, rủi ro của bối cảnh trong nước, khu vực và quốc tế tác động đến việc xây dựng và thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.
2. Mục tiêu tổng quát của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021- 2025 là mục tiêu hướng đến năm 2025 của mỗi sở, ban, ngành, các đơn vị thuộc tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố.
3. Mục tiêu chủ yếu: Phấn đấu tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) của tỉnh bình quân 5 năm 2021-2025 tăng khoảng 6 - 7%/năm; một số chỉ tiêu cơ bản tại Phụ lục số 1 kèm theo và đề xuất một số chỉ tiêu cơ bản của ngành, địa phương cho giai đoạn 2021-2025.
4. Định hướng phát triển và các nhiệm vụ chủ yếu
a) Tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động; nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh, tăng cường sức chống chịu của nền kinh tế. Đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng chú trọng và ngày càng dựa nhiều hơn vào các nhân tố thúc đẩy tăng năng suất lao động, sử dụng hiệu quả các nguồn lực, chất lượng lao động, ứng dụng thành tựu khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.
Đẩy mạnh chuyển đổi số, phát triển nền kinh tế số. Cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, thúc đẩy khởi nghiệp, sáng tạo, tham gia hiệu quả vào cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị; đẩy mạnh công tác xúc tiến, thu hút đầu tư. Khắc phục thiệt hại, phục hồi sản xuất kinh doanh và tăng trưởng kinh tế sau thiên tai, dịch bệnh; mở rộng thị trường xuất, nhập khẩu, đa dạng hóa đối tác, nguồn hàng.
b) Phát triển công nghiệp theo hướng tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp công nghệ cao, thân thiện với môi trường. Tập trung phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao giá trị gia tăng; tiếp tục đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới. Phát triển đa dạng các ngành dịch vụ, nhất là những ngành có hàm lượng tri thức, công nghệ, giá trị gia tăng cao; phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Phát triển kinh tế biển.
c) Tiếp tục xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, từng bước hiện đại, nhất là hạ tầng giao thông, công nghệ thông tin:
- Tập trung huy động nguồn lực đầu tư hoàn thành và đưa vào sử dụng các dự án hạ tầng giao thông trọng điểm như: Đường ven biển Dung Quất - Sa Huỳnh (giai đoạn 2), cầu Cửa Đại, Đập dâng hạ lưu sông Trà Khúc, đường nối từ cầu Thạch Bích đến Tịnh Phong, Quốc lộ 24B (Km23-km57); nâng cấp, mở rộng một số tuyến đường trung tâm thành phố Quảng Ngãi, đường huyện, đường xã theo quy hoạch. Nâng cấp, mở rộng, xây dựng mới các tuyến đường kết nối cao tốc Quảng Ngãi - Đà Nẵng, Quốc lộ 1A, Đường ven biển Dung Quất - Sa Huỳnh... Tích cực, chủ động phối hợp đầu tư tuyến đường cao tốc Quảng Ngãi - Bình Định.
- Tiếp tục huy động các nguồn lực đầu tư hoàn thiện hạ tầng Khu Kinh tế Dung Quất, các khu, cụm công nghiệp, nhất là nguồn lực của các nhà đầu tư, kinh doanh hạ tầng. Ưu tiên đầu tư, hoàn thiện đô thị thành phố Quảng Ngãi. Tiếp tục đầu tư, cải tạo, nâng cấp hệ thống truyền tải, phân phối điện, nhất là ở vùng nông thôn, miền núi; đầu tư, nâng cấp hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất; xây dựng và củng cố hệ thống đê biển, đê sông, các công trình ngăn mặn, giữ ngọt, tiêu úng, thích ứng với biến đổi khí hậu. Ưu tiên nguồn lực đầu tư kiên cố, chuẩn hóa hệ thống trường, lớp học, nhà công vụ cho giáo viên, trang thiết bị phục vụ giảng dạy. Đẩy mạnh xã hội hóa việc đầu tư cơ sở vật chất và thiết bị trong lĩnh vực giáo dục, y tế, thể thao.
- Đầu tư, hoàn thiện hạ tầng công nghệ thông tin, trung tâm dữ liệu, cơ sở dữ liệu dùng chung đồng bộ, hiện đại, kết nối, liên thông giữa các cấp, các ngành gắn với đảm bảo an ninh, an toàn thông tin. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong tất cả các lĩnh vực, nhất là trong quản lý nhà nước; xây dựng và thực hiện chính quyền điện tử, hướng tới chính quyền số.
d) Đẩy mạnh liên kết, hỗ trợ để phát triển hài hòa, bền vững giữa các vùng, đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa. Tổ chức, phân bố không gian phát triển một cách hợp lý, phát huy tốt nhất lợi thế, đặc thù của mỗi vùng, địa phương. Tập trung xây dựng, quản lý, thực hiện hiệu quả, hiệu lực Quy hoạch tỉnh Quảng Ngãi thời kỳ 2021 - 2030. Tăng cường quản lý quy hoạch, quản lý, phát triển đô thị phù hợp với xu hướng đô thị thông minh, xanh, thân thiện môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, tập trung nâng cao chất lượng đô thị.
e) Tăng cường huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tư; phát triển kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân, phát triển các mô hình kinh tế ứng dụng công nghệ số. Nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng vốn đầu tư công, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư, đặc biệt là các dự án quan trọng, các công trình trọng điểm.
g) Giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa Quảng Ngãi. Thực hiện chính sách dân tộc, tôn giáo; bảo đảm gắn kết hài hòa giữa phát triển kinh tế với xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân. Thực hiện tốt các chính sách xã hội, bảo đảm an sinh xã hội; giảm nghèo bền vững, nhất là ở các huyện miền núi. Đẩy mạnh giảm nghèo, thúc đẩy phát triển kinh tế vùng sâu, vùng xa, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Nâng cao chất lượng công tác thông tin, truyền thông và báo chí.
h) Bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe Nhân dân, chất lượng dân số. Chú trọng công tác y tế dự phòng và công tác truyền thông, giáo dục sức khỏe để người dân nâng cao ý thức phòng, chống các dịch bệnh và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, đẩy mạnh xã hội hóa trong lĩnh vực y tế; chú trọng công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em, người cao tuổi, người nghèo và đối tượng chính sách; giáo dục và bảo vệ quyền lợi của trẻ em; phát triển thanh niên; phát triển thể dục, thể thao. Thực hiện tốt chính sách dân tộc và tôn giáo; bình đẳng giới, nâng cao vị thế của phụ nữ. Tăng cường các hoạt động về thông tin thị trường lao động, thực hiện các chính sách lao động, việc làm gắn với phát triển thị trường lao động.
i) Tiếp tục đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Nâng cao chất lượng và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực gắn với đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, ứng dụng và phát triển mạnh mẽ khoa học, công nghệ; chú trọng đào tạo nguồn nhân lực có kĩ năng, trình độ chuyên môn kỹ thuật cao đề đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; nâng cao vai trò, trách nhiệm của doanh nghiệp trong đào tạo. Phát triển mạnh mẽ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất, kinh doanh và phục vụ đời sống Nhân dân.
k) Thực hiện mục tiêu phát triển bền vững; tăng cường quản lý, khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên, bảo vệ môi trường và chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng tránh thiên tai.
l) Tiếp tục đẩy mạnh công tác xây dựng, hoàn thiện và thi hành pháp luật, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, chất lượng đội ngũ cán bộ, chấp hành kỷ luật, kỷ cương, sắp xếp và tinh gọn bộ máy; phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; công tác tư pháp, giải quyết khiếu nại, tố cáo.
m) Tiếp tục cải cách tư pháp; đẩy mạnh việc hoàn thiện pháp luật gắn với tổ chức thi hành pháp luật nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và năng lực kiến tạo phát triển; nâng cao chất lượng, hiệu quả một số hoạt động hành chính tư pháp và bổ trợ tư pháp, thi hành án; cải cách thủ tục hành chính. Thúc đẩy chuyển đổi số; xây dựng Chính quyền điện tử, hướng tới Chính quyền số, nền kinh tế số và xã hội số.
n) Củng cố, tăng cường quốc phòng, an ninh; giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; bảo đảm an toàn thông tin và an ninh mạng. Nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại và chủ động đẩy mạnh công tác hội nhập quốc tế.
Trên cơ sở các mục tiêu, định hướng, nhiệm vụ chủ yếu nêu trên, căn cứ đặc điểm, tình hình và lĩnh vực, địa bàn quản lý, các sở, ban, ngành, đơn vị trực thuộc UBND tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố cụ thể hóa các cơ chế, giải pháp, chính sách để thực hiện thành công kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025. Cơ chế, giải pháp, chính sách phải bảo đảm sự thống nhất về các nguyên tắc, mục tiêu chung, đồng thời phải phù hợp với điều kiện thực tiễn và trình độ phát triển của từng ngành và từng địa phương.
B. YÊU CẦU XÂY DỰNG KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 5 NĂM 2021-2025
I. Yêu cầu
1. Đối với đánh giá Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020:
a) Bám sát các mục tiêu, chỉ tiêu, định hướng phát triển theo Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, Đại hội Đảng bộ các cấp, Nghị quyết của Hội đồng nhân dân các cấp về phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016- 2020, các Nghị quyết chuyên đề của Tỉnh ủy và các Quyết định của UBND tỉnh về kế hoạch hàng năm, 5 năm.
b) Bảo đảm tính khách quan, trung thực, sát, đúng thực tiễn và có sự so sánh với kết quả thực hiện của giai đoạn 2011-2015.
c) Huy động, phát huy được sự phối hợp của cả bộ máy tổ chức của các ngành, địa phương, cơ quan trung ương đóng trên địa bàn tỉnh; sự tham gia, góp ý của các cơ quan nghiên cứu, các trường đại học, các đoàn thể, các hiệp hội, cộng đồng dân cư, các nhà đầu tư và doanh nghiệp, các chuyên gia để bảo đảm nâng cao chất lượng báo cáo.
2. Đối với xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025:
a) Kế hoạch của tỉnh phải xây dựng bám sát các nghị quyết, chủ trương, đường lối của Đảng, Quốc hội và Chính phủ và phù hợp với Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030 của cả nước.
b) Kế hoạch của các ngành, lĩnh vực và địa phương phải phù hợp với quy hoạch có liên quan theo pháp luật về quy hoạch, chiến lược và kế hoạch 5 năm về phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; phù hợp với đặc điểm, trình độ phát triển của từng ngành, từng địa phương và bảo đảm tính kết nối vùng, kết nối với các tỉnh, thành phố lân cận; cần bám sát những dự báo, đánh giá tình hình và bối cảnh trong nước và quốc tế trong giai đoạn tới; đảm bảo sự kế thừa những thành quả của kế hoạch 5 năm 2016-2020, có sự đổi mới và tiếp thu, tiếp cận trình độ phát triển tiên tiến của khu vực và thế giới cũng như bảo cảm khắc phục những tồn tại, hạn chế trong thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020.
c) Các mục tiêu, định hướng và giải pháp, chính sách phải bảo đảm tính khả thi, gắn kết với khả năng cân đối, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực; cần phân tích, đánh giá, lựa chọn và sắp xếp thứ tự các mục tiêu ưu tiên trong kế hoạch; bảo đảm sự gắn kết chặt chẽ giữa kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025; bảo đảm lồng ghép các mục tiêu phát triển bền vững theo Kế hoạch hành động thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Đồng thời, kế hoạch được xây dựng phải phù hợp với khả năng thực hiện của các ngành, các cấp, các địa phương.
d) Việc xây dựng giải pháp tổ chức thực hiện bảo đảm tính đồng bộ, hệ thống, sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, đơn vị, các ngành, các cấp.
e) Tổ chức lấy ý kiến rộng rãi trong quá trình xây dựng Kế hoạch.
II. Kinh phí
Kinh phí xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025 và Chương trình hành động thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025 bao gồm đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020 và xây dựng mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025 các cấp do ngân sách nhà nước bảo đảm theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành và huy động các nguồn vốn hợp pháp khác để bảo đảm việc xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025 có chất lượng, tiết kiệm và hiệu quả.
C. NHỮNG NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG THỰC HIỆN KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 5 NĂM 2021-2025
1. Đánh giá đầy đủ, chính xác việc thực hiện các nhiệm vụ trong Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020, gồm các kết quả đạt được (bao gồm cả công tác tổ chức, phối hợp thực hiện), các yếu kém, hạn chế, nguyên nhân, trách nhiệm liên quan đến yếu kém, hạn chế và bài học kinh nghiệm rút ra để có biện pháp khắc phục cho giai đoạn 2021-2025; trong đó:
a) Các sở, ban, ngành, đơn vị trực thuộc UBND tỉnh đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ theo Quyết định số 402/QĐ-UBND ngày 18/12/2015 của UBND tỉnh về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020 và các nhiệm vụ được giao tại các Chương trình, Kế hoạch của UBND tỉnh phục vụ phát triển kinh tế - xã hội hàng năm.
b) Các địa phương đánh giá theo Quyết định của UBND các huyện, thị xã, thành phố ban hành Chương trình/Kế hoạch hành động thực hiện các Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020 của địa phương.
2. Căn cứ Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025 của cơ quan, đơn vị mình, các sở, ban ngành, đơn vị trực thuộc UBND tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố xây dựng Chương trình hành động thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025 và đề xuất những nhiệm vụ, đề án đưa vào Chương trình hành động của UBND tỉnh thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025 (theo Phục lục 2).
D. PHÂN CÔNG VÀ TIẾN ĐỘ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 5 NĂM 2021-2025 VÀ CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG THỰC HIỆN KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 5 NĂM 2021-2025
1. Sở Kế hoạch và Đầu tư:
a) Hướng dẫn các sở, ban ngành, các đơn vị trực thuộc UBND tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025 và Chương trình hành động thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025 trước ngày 30/4/2020.
b) Chủ trì, phối hợp với các sở, ban ngành, đơn vị trực thuộc UBND tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố, Cục Thống kê tỉnh và các cơ quan, đơn vị liên quan tính toán, xây dựng các phương án tăng trưởng kinh tế cho 5 năm 2021-2025.
Căn cứ theo tính toán và công bố số liệu đối với chỉ tiêu Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) các năm từ 2016 đến 2019 của Tổng cục Thống kê, Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Cục Thống kê tỉnh và các cơ quan, đơn vị liên quan tính toán, xây dựng các kịch bản phát triển kinh tế năm 2020 và giai đoạn 2016-2020; trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025.
c) Tổng hợp và xây dựng dự thảo báo cáo Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025 và Chương trình hành động thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025 trình UBND tỉnh trước ngày 15/7/2020.
2. Cục Thống kê tỉnh:
Hướng dẫn chuyển đổi năm 2020 là năm gốc để tính các chỉ tiêu thống kê theo giá so sánh khi có hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
3. Các sở, ban ngành, đơn vị trực thuộc UBND tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố:
a) Hướng dẫn các đơn vị, các cấp xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025 thuộc ngành, lĩnh vực phụ trách. Các địa phương phối hợp chặt chẽ với Cục Thống kê tỉnh rà soát, ước thực hiện năm 2020 và ước thực hiện cả giai đoạn 2016-2020, làm căn cứ xây dựng chỉ tiêu này cho Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025.
b) Xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025 thuộc ngành, lĩnh vực và địa phương phù hợp với định hướng phát triển của tỉnh, trình cấp có thẩm quyền; đồng thời, báo cáo các cơ quan cấp trên, UBND tỉnh theo tiến độ quy định. Gửi báo cáo Kế hoạch 5 năm 2021-2025 thuộc ngành, lĩnh vực và địa phương đến Sở Kế hoạch và Đầu tư và Cục Thống kê tỉnh trước ngày 15/6/2020.
Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Thủ trưởng các sở, ban ngành, các đơn vị trực thuộc UBND tỉnh, chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm tổ chức thực hiện nghiêm túc Chỉ thị này. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc phải kịp thời báo cáo UBND tỉnh (thông qua Sở Kế hoạch và Đầu tư) để chỉ đạo, xử lý./.
Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ (b/c);
- Các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính (b/c);
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh;
- Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh;
- Các tổ chức chính trị-XH tỉnh;
- Văn phòng Tỉnh ủy và các Ban Đảng trực thuộc Tỉnh ủy;
- Văn phòng Đoàn ĐBQH tỉnh;
- Các sở, ban ngành, đơn vị trực thuộc UBND tỉnh;
- Các cơ quan TW trên địa bàn tỉnh;
- HĐND, UBND các huyện, thị xã, TP;
- VPUB: CVP, PCVP, các P.N/cứu, CBTH;
- Lưu: VT, THptth122.
CHỦ TỊCH
Trần Ngọc Căng
PHỤ LỤC 1
MỘT SỐ CHỈ TIÊU CHỦ YẾU GIAI ĐOẠN 2016-2020 ĐƯỢC GIAO TẠI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ TỈNH QUẢNG NGÃI LẦN THỨ XIX; NGHỊ QUYẾT SỐ 19/2015/NQ-HĐND CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH VÀ DỰ KIẾN GIAI ĐOẠN 2021-2025
(Kèm theo Chỉ thị số 06/CT-UBND ngày 24/4/2020 của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi)
STT
CHỈ TIÊU
ĐƠN VỊ TÍNH
MỤC TIÊU KH 2016-2020
TH 2015
TH 2016
TH 2017
TH 2018
TH 2019
ƯỚC TH 2020
ƯỚC BÌNH QUÂN GĐ 2016-2020/ĐẾN NĂM 2020
SO VỚI MỤC TIÊU KH 2016- 2020 (đạt, không đạt)
DỰ KIẾN GIAI ĐOẠN 2021 -2025
CƠ QUAN BÁO CÁO
A
CHỈ TIÊU KINH TẾ
1
Tổng sản phẩm (GRDP) trên địa bàn
Tỷ đồng
Tăng 6-7%/năm
Cục Thống kê
2
Cơ cấu GRDP
Năm 2020 đạt
Cục Thống kê
- Công nghiệp và xây dựng
%
60-61
- Dịch vụ
%
28-29
- Nông, lâm nghiệp và thủy sản
%
11-12
3
GRDP bình quân đầu người
Năm 2020 đạt 3.600 - 4.000
Cục Thống kê
4
Lũy kế số xã đạt chuẩn nông thôn mới
Xã
Đến năm 2020 đạt 55 xã
Sở Nông nghiệp và PTNT
Lũy kế số huyện đạt chuẩn nông thôn mới
Huyện
Đến năm 2020 đạt 02 huyện
5
Tổng vốn đầu tư toàn xã hội
Tỷ đồng
GĐ 2016 -2020 đạt 90.000 tỷ đồng
Cục Thống kê
6
Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn
Tỷ đồng
Vượt mức chỉ tiêu thu NS Trung ương giao hàng năm
Sở Tài chính
7
Giá trị xuất khẩu hàng hóa
Triệu USD
Năm 2020 đạt 1.000 triệu USD
Sở Công Thương
Một số chỉ tiêu đề xuất bổ sung
B
CHỈ TIÊU XÃ HỘI
8
Tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân
%
Giảm bình quân hàng năm 2%
Sở Lao động, Thương binh và Xã hội
Trong đó, Miền núi giảm
%
Giảm bình quân hàng năm 4%
Đồng bằng giảm
%
Giảm bình quân hàng năm 1,6%
9
Tỷ lệ lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hội
%
Đến năm 2020 giảm còn 40%
Sỏ Lao động, Thương binh và Xã hội
10
Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề
%
Đến năm 2020 đạt 55%
Sở Lao động, Thương binh và Xã hội
Trong đó: Tỷ lệ lao động qua đào tạo từ 3 tháng trở lên có văn bằng, chứng chỉ công nhận kết quả đào tạo
%
Đến năm 2020 đạt 80-85%
11
Tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia
Sở Giáo dục và Đào tạo
- Mầm non
%
Đến năm 2020 đạt 35%
- Tiểu học
%
Đến năm 2020 đạt 70%
-Trung học cơ sở
%
Đến năm 2020 đạt 75%
- Trung học phổ thông
%
Đến năm 2020 đạt 60%
12
Số giường bệnh/vạn dân (không tính giường trạm y tế xã)
Giường
Đến năm 2020 đạt 24 giường/vạn dân
Sở Y tế
13
Số bác sĩ/1 vạn dân
Người
Đến năm 2020 đạt 7 bác sĩ/vạn dân
Sở Y tế
14
Tuổi thọ trung bình
Tuổi
Đến năm 2020 đạt 75
Sở Y tế
15
Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên
‰
Tăng 0,92‰/năm
Sở Y tế
16
Tỷ lệ người tham gia đóng bảo hiểm y tế toàn dân
%
Đến năm 2020 đạt 85%
Sở Y tế
17
Tỷ lệ đạt chuẩn văn hóa
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
- Gia đình văn hóa
%
Đến năm 2020 đạt 88%
- Thôn, khối phố văn hóa
%
Đến năm 2020 đạt 78%
- Cơ quan, đơn vị, trường học văn hóa
%
Đến năm 2020 đạt 96%
Một số chỉ tiêu đề xuất bổ sung
C
CHỈ TIÊU TÀI NGUYÊN, MÔI TRƯỜNG
18
Tỷ lệ che phủ rừng
%
Đến năm 2020 đạt 52%
Sở Nông nghiệp và PTNT
19
Tỷ lệ hộ dân cư đô thị dùng nước sạch
%
Đến năm 2020 đạt 89%
Sở Xây dựng
20
Tỷ lệ dân số nông thôn được cung cấp nước hợp vệ sinh
%
Đến năm 2020 đạt 95%
Sở Nông nghiệp và PTNT
Trong đó: sử dụng nước sạch
%
Đến năm 2020 đạt 50%
21
Tỷ lệ chất thải nguy hại (rắn, lỏng) được xử lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia
%
Đến năm 2020 đạt 60%
Sở Tài nguyên và Môi trường
22
Tỷ lệ xử lý chất thải rắn y tế đạt tiêu chuẩn
%
Đến năm 2020 đạt 85%
Sở Tài nguyên và Môi trường
23
Tỷ lệ đô thị hóa toàn tỉnh
%
Đến năm 2020 đạt 23%
Sở Xây dựng
Một số chỉ tiêu đề xuất bổ sung
D
CHỈ TIÊU QUỐC PHÒNG, AN NINH
24
Xây dựng xã, phường, thị trấn vững mạnh về quốc phòng
%
90
Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh
Trong đó: Xã, phường, thị trấn vững mạnh, toàn diện.
%
60
25
Xây dựng xã, phường, thị trấn đạt tiêu chuẩn “An toàn về an ninh trật tự”
%
80
Công an tỉnh
Doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn “An toàn về an ninh trật tự”
%
70
Một số chỉ tiêu đề xuất bổ sung
PHỤ LỤC 2
DỰ KIẾN DANH MỤC CÁC CHƯƠNG TRÌNH, ĐỀ ÁN THUỘC CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CỦA UBND TỈNH GIAI ĐOẠN 2021-2025
(Kèm theo Chỉ thị số 06/CT-UBND ngày 24/4/2020 của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi)
STT
TÊN ĐỀ ÁN/CHƯƠNG TRÌNH
CƠ QUAN CHỦ TRÌ
CƠ QUAN PHỐI HỢP
THỜI GIAN TRÌNH
CẤP TRÌNH
HÌNH THỨC VĂN BẢN
GHI CHÚ
1
2
3
... | {
"issuing_agency": "Tỉnh Quảng Ngãi",
"promulgation_date": "24/04/2020",
"sign_number": "06/CT-UBND",
"signer": "Trần Ngọc Căng",
"type": "Chỉ thị"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Linh-vuc-khac/Quyet-dinh-33-2020-QD-UBND-quan-ly-hoat-dong-sang-kien-tinh-Cao-Bang-461303.aspx | Quyết định 33/2020/QĐ-UBND quản lý hoạt động sáng kiến tỉnh Cao Bằng | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH CAO BẰNG
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
Số: 33/2020/QĐ-UBND
Cao Bằng, ngày 11 tháng 12 năm 2020
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG SÁNG KIẾN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CAO BẰNG
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH CAO BẰNG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Khoa học và Công nghệ ngày 18 tháng 6 năm 2013;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng ngày 16 tháng 11 năm 2013;
Căn cứ Nghị định số 13/2012/NĐ-CP ngày 02 tháng 3 năm 2012 của Chính phủ ban hành Điều lệ sáng kiến;
Căn cứ Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật thi đua, khen thưởng;
Căn cứ Thông tư số 18/2013/TT-BKHCN ngày 01 tháng 8 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn thi hành một số quy định của Điều lệ sáng kiến được ban hành theo Nghị định số 13/2012/NĐ-CP ngày 02 tháng 3 năm 2012 của Chính phủ;
Căn cứ Thông tư số 03/2019/TT-BTC 15 tháng 01 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về nguồn kinh phí, nội dung và mức chi từ ngân sách nhà nước để thực hiện hoạt động sáng kiến;
Căn cứ Thông tư số 12/2019/TT-BNV ngày 04 tháng 11 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định 91/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 07 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về quản lý hoạt động sáng kiến trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 21 tháng 12 năm 2020.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ; Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; Giám đốc các doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Khoa học và Công nghệ;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL, Bộ Tư pháp;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Trung tâm Thông tin tỉnh;
- VP: các PCVP UBND tỉnh, các CV;
- Lưu: VT, CN.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Hoàng Xuân Ánh
QUY ĐỊNH
VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG SÁNG KIẾN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CAO BẰNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 33/2020/QĐ-UBND ngày 11 tháng 12 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng)
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh
a) Quy định này quy định chi tiết về thẩm quyền, điều kiện, trình tự, thủ tục xét, công nhận sáng kiến và đánh giá, công nhận phạm vi ảnh hưởng, hiệu quả áp dụng của sáng kiến, đề tài nghiên cứu khoa học; quản lý và hỗ trợ thúc đẩy hoạt động sáng kiến trên địa bàn tỉnh Cao Bằng;
b) Các nội dung không quy định tại Quy định này thực hiện theo quy định tại Nghị định số 13/2012/NĐ-CP ngày 02 tháng 3 năm 2012 của Chính phủ ban hành Điều lệ sáng kiến (sau đây gọi tắt là Điều lệ sáng kiến) và Thông tư số 18/2013/TT-BKHCN ngày 01 tháng 8 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn thi hành một số quy định của Điều lệ sáng kiến được ban hành theo Nghị định số 13/2012/NĐ-CP ngày 02 tháng 3 năm 2012 của Chính phủ (sau đây gọi tắt là Thông tư số 18/2013/TT-BKHCN).
2. Đối tượng áp dụng
a) Tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài có hoạt động sáng kiến trên địa bàn tỉnh Cao Bằng;
b) Tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động đánh giá, công nhận phạm vi ảnh hưởng, hiệu quả áp dụng của sáng kiến, đề tài nghiên cứu khoa học để xét tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.
Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Quy định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. “Hoạt động sáng kiến” bao gồm các hoạt động tạo ra, áp dụng sáng kiến, công nhận sáng kiến, thực hiện quyền và nghĩa vụ liên quan đến sáng kiến.
2. “Cơ sở” là cơ quan, tổ chức được thành lập theo pháp luật, có thể nhân danh chính mình tham gia quan hệ pháp luật dân sự một cách độc lập và được quy định cụ thể tại Điều 2 của Thông tư số 18/2013/TT-BKHCN .
3. “Giải pháp đối chứng” là giải pháp trùng hoặc tương tự gần nhất với giải pháp nêu trong đơn yêu cầu công nhận sáng kiến.
4. “Tài liệu đối chứng” là tài liệu đã mô tả giải pháp đối chứng hoặc chứng cứ chứng minh giải pháp đối chứng đã được bộc lộ công khai.
5. “Người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực áp dụng sáng kiến” được hiểu là người có các kỹ năng thực hành kỹ thuật thông thường và biết rõ các kiến thức chung phổ biến trong lĩnh vực mà sáng kiến áp dụng.
6. “Người thân thích của tác giả (đồng tác giả) sáng kiến” là người có quan hệ hôn nhân, nuôi dưỡng, người có cùng dòng máu về trực hệ và người có họ trong phạm vi ba đời.
Chương II
YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN VÀ TỔ CHỨC XÉT CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Mục 1. YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Điều 3. Thực hiện quyền yêu cầu công nhận sáng kiến
1. Để thực hiện quyền yêu cầu công nhận sáng kiến, tác giả sáng kiến xây dựng Đơn yêu cầu công nhận sáng kiến theo quy định tại khoản 3 Điều 5 của Điều lệ sáng kiến và khoản 1 Điều 5 của Thông tư số 18/2013/TT-BKHCN .
2. Thời hạn thực hiện quyền yêu cầu công nhận sáng kiến
a) Đối với giải pháp đã được áp dụng, thời hiệu thực hiện quyền yêu cầu công nhận sáng kiến là 01 năm kể từ ngày giải pháp được đưa vào áp dụng lần đầu. Thời hiệu để xác định quyền yêu cầu công nhận sáng kiến được tính kể từ ngày giải pháp được đưa vào áp dụng lần đầu tiên (nếu giải pháp trải qua các lần áp dụng thử thì tính từ ngày áp dụng thử lần đầu tiên) và chấm dứt tại thời điểm kết thúc ngày, tháng tương ứng của năm kế tiếp. Tại thời điểm chấm dứt thời hiệu, tác giả không còn quyền yêu cầu công nhận sáng kiến;
b) Đối với giải pháp chưa được áp dụng hoặc áp dụng thử, tác giả (đồng tác giả) có quyền nộp đơn yêu cầu công nhận sáng kiến vào bất kỳ thời điểm nào từ khi tạo ra giải pháp.
3. Tác giả sáng kiến nộp Đơn yêu cầu công nhận sáng kiến tại các cơ sở theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Điều lệ sáng kiến và Điều 2 của Thông tư số 18/2013/TT-BKHCN .
Điều 4. Trình bày nội dung Đơn yêu cầu công nhận sáng kiến
Quy định chi tiết ở một số mục chính của Đơn yêu cầu công nhận sáng kiến như sau:
1. Nơi nhận đơn (phần “Kính gửi”): ghi rõ tên cơ sở quy định tại khoản 3 Điều 3 Quy định này.
2. Phần thông tin tác giả, đồng tác giả:
a) Họ và tên: Viết đúng họ, chữ đệm và tên ghi trong Giấy Khai sinh;
b) Ngày, tháng, năm sinh: Viết đúng ngày, tháng, năm sinh đã ghi trong Giấy Khai sinh;
c) Tỷ lệ % đóng góp vào việc tạo ra sáng kiến: Trường hợp sáng kiến không có đồng tác giả, tác giả sáng kiến giữ tỷ lệ 100% đóng góp vào việc tạo ra sáng kiến. Trường hợp sáng kiến có đồng tác giả thì tỷ lệ % đóng góp của mỗi đồng tác giả được xác định dựa vào công sức lao động sáng tạo của từng người trong việc tạo ra sáng kiến và do các đồng tác giả tự thỏa thuận trên cơ sở đảm bảo tổng tỷ lệ % đóng góp của các đồng tác giả phải là 100%.
3. Tên sáng kiến được đặt theo quy định như sau:
a) Phải ngắn gọn, rõ ràng bằng tiếng Việt; thể hiện được hình thức, dạng của giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến theo quy định tại Điều 3 Thông tư số 18/2013/TT-BKHCN (ví dụ như “quy trình”, “phương pháp”’, “biện pháp”);
b) Kết cấu tên của sáng kiến gồm bốn thành phần:
(1) Hình thức, dạng của giải pháp; (2) tên giải pháp; (3) ngành, lĩnh vực, nơi áp dụng; (4) chức năng, lợi ích của giải pháp.
Ví dụ 1: Đổi mới phương pháp + đánh giá, công nhận sáng kiến + tại Trường A + góp phần khơi dậy tinh thần lao động sáng tạo, khắc phục tình trạng hình thức trong thi đua khen thưởng.
Ví dụ 2: Hoàn thiện quy trình + phối trộn vật liệu + trong sản xuất gạch tại Công ty X + khắc phục tình trạng nứt, vỡ khi nung.
c) Không được đặt tên bắt đầu bằng các từ, cụm từ “giải pháp”, “một số giải pháp”, “công nghệ”, “kinh nghiệm”, “một số kinh nghiệm” hoặc các từ, cụm từ khác không thể hiện được hình thức, dạng của đối tượng đề nghị công nhận sáng kiến;
d) Tên sáng kiến không kèm theo các tính từ (VD: “hàng đầu”, “tối ưu”, “ưu việt”, “tốt nhất”,...); không có những từ ngữ không rõ nghĩa, những ký hiệu không phù hợp với bản chất sáng kiến;
đ) Trường hợp sử dụng các thuật ngữ được dùng lần đầu tiên hoặc không thông dụng thì phải có chú thích để thuận tiện cho cơ sở tiếp nhận đơn xem xét.
4. Thông tin về chủ đầu tư tạo ra sáng kiến:
a) Trường hợp tác giả sáng kiến không đồng thời là chủ đầu tư tạo ra sáng kiến thì trong đơn cần nêu rõ chủ đầu tư tạo ra sáng kiến là cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân nào;
b) Trường hợp sáng kiến được tạo ra do Nhà nước đầu tư kinh phí, phương tiện vật chất - kỹ thuật thì trong đơn cần ghi rõ thông tin này;
c) Cơ quan, tổ chức của Nhà nước nơi tác giả sáng kiến công tác đương nhiên là chủ đầu tư tạo ra sáng kiến nếu tác giả sáng kiến sử dụng trụ sở, phương tiện vật chất - kỹ thuật, kinh phí của cơ quan, tổ chức để tạo ra sáng kiến và sáng kiến đó được áp dụng, áp dụng thử tại cơ quan, tổ chức đó;
d) Trường hợp tác giả đồng thời là chủ đầu tư tạo ra sáng kiến thì ghi rõ: “Tác giả đồng thời là chủ đầu tư tạo ra sáng kiến”;
đ) Trường hợp sáng kiến được tạo ra bởi đồng tác giả và một trong số đồng tác giả đó là người đầu tư kinh phí, phương tiện vật chất - kỹ thuật để cùng những người khác tạo ra sáng kiến thì ghi rõ họ, tên, chức vụ, nơi công tác hoặc nơi thường trú của người đó.
5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:
a) Nêu rõ lĩnh vực có thể áp dụng sáng kiến và vấn đề mà sáng kiến giải quyết;
b) Trường hợp sáng kiến được áp dụng ở nhiều lĩnh vực thì phải ghi tất cả các lĩnh vực đó.
6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử:
a) Trường hợp sáng kiến đã được đưa vào áp dụng chính thức mà không trải qua các lần thử nghiệm nào thì ghi rõ ngày, tháng, năm áp dụng lần đầu tiên;
b) Trường hợp sáng kiến đang áp dụng thử nghiệm thì ghi rõ ngày, tháng, năm áp dụng thử lần đầu tiên;
c) Trường hợp sáng kiến đã trải qua nhiều lần thử nghiệm và đến ngày nộp đơn đã được áp dụng chính thức thì ghi rõ: “Áp dụng thử lần đầu tiên từ ngày ... tháng ... năm ... ; áp dụng chính thức lần đầu tiên từ ngày ... tháng ... năm
7. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả:
a) Tác giả phải trình bày một cách rõ ràng và khách quan hiệu quả của sáng kiến bằng cách so sánh hiệu quả khi áp dụng sáng kiến so với trường hợp không áp dụng giải pháp đó hoặc so với những giải pháp tương tự đã biết ở cơ sở hoặc nêu ở các văn bản, sách báo, tài liệu kỹ thuật dưới bất kỳ hình thức nào tác giả có thể tiếp cận công khai, qua đó nêu rõ sáng kiến đưa ra đem lại hiệu quả kinh tế, lợi ích xã hội cao hơn như thế nào;
b) Trường hợp sáng kiến là giải pháp cải tiến giải pháp đã biết trước đó thì cần phải đánh giá rõ hiệu quả áp dụng sáng kiến khắc phục được đến mức độ nào những nhược điểm của giải pháp đã biết.
8. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử (nếu có):
a) Các tổ chức, cá nhân đã tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu phải có trách nhiệm cung cấp thông tin chi tiết về hiệu quả áp dụng sáng kiến theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 12 của Điều lệ sáng kiến và ký xác nhận vào Đơn yêu cầu công nhận sáng kiến của tác giả hoặc có thể gửi ý kiến đánh giá bằng văn bản theo yêu cầu của tác giả hoặc cơ sở có thẩm quyền xét công nhận sáng kiến;
b) Trường hợp tác giả tự tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu mà không có sự tham gia của tổ chức, cá nhân nào khác thì mục này cần ghi rõ: “Ngoài tác giả (đồng tác giả), không có tổ chức, cá nhân nào tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu”.
Điều 5. Hướng dẫn mô tả bản chất sáng kiến
1. Phần mô tả bản chất sáng kiến phải bộc lộ hoàn toàn bản chất của đối tượng được đề nghị công nhận là sáng kiến và phải có đầy đủ các thông tin đến mức căn cứ vào đó, bất kỳ người nào có hiểu biết trung bình về lĩnh vực áp dụng sáng kiến đều có thể thực hiện được giải pháp đó;
2. Khi mô tả bản chất sáng kiến, tác giả phải mô tả được tình trạng trước khi đưa ra sáng kiến để làm rõ tính mới của giải pháp đề nghị công nhận sáng kiến.
3. Tác giả có thể mô tả bản chất sáng kiến theo trình tự sau đây:
a) Mô tả tình trạng trước khi đưa ra sáng kiến;
b) Trình bày bản chất của sáng kiến, được mở đầu bằng nội dung trình bày mục đích mà sáng kiến cần đạt được hoặc nhiệm vụ, vấn đề mà sáng kiến cần giải quyết và phải nhằm khắc phục được nhược điểm, hạn chế của tình trạng trước khi đưa ra sáng kiến;
c) Mô tả đầy đủ và rõ ràng các bước thực hiện sáng kiến sao cho người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực áp dụng sáng kiến có thể đạt được mục đích đề ra của sáng kiến hoặc thực hiện được sáng kiến;
d) Nếu phần mô tả có hình vẽ (bản vẽ, thiết kế, sơ đồ, ảnh chụp mẫu sản phẩm) minh họa để làm rõ bản chất của sáng kiến thì phải có danh mục các hình vẽ và giải thích ngắn gọn mỗi hình vẽ đó theo cách bao gồm mô tả loại hình vẽ và tên của đối tượng được thể hiện trên hình vẽ đó;
đ) Trường hợp khi mô tả bản chất sáng kiến mà sử dụng các thuật ngữ chuyên môn để làm rõ nội dung thì thuật ngữ đó phải được giải thích.
Mục 2. TIẾP NHẬN VÀ XỬ LÝ ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Điều 6. Tiếp nhận và xem xét tính hợp lệ của Đơn yêu cầu công nhận sáng kiến
1. Cơ sở khi nhận được Đơn yêu cầu công nhận sáng kiến phải có trách nhiệm tiếp nhận và xem xét đơn yêu cầu công nhận sáng kiến theo quy định tại khoản 1 Điều 6 của Điều lệ sáng kiến và khoản 1 Điều 6 của Thông tư sô 18/2013/TT-BKHCN .
2. Đơn yêu cầu công nhận sáng kiến được xem xét hợp lệ khi đáp ứng quy định về thể thức và nội dung theo hướng dẫn tại Điều 4 và Điều 5 Quy định này và không thuộc đối tượng loại trừ theo quy định tại khoản 2 Điều 3 của Điều lệ sáng kiến.
Điều 7. Thông báo kết quả xem xét tính hợp lệ của Đơn yêu cầu công nhận sáng kiến
1. Trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày tiếp nhận đơn yêu cầu công nhận sáng kiến, cơ sở có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho tác giả sáng kiến về kết quả xem xét tính hợp lệ của Đơn yêu cầu công nhận sáng kiến.
2. Đối với trường hợp đơn có thiếu sót, thông báo cho tác giả sáng kiến về thiếu sót của đơn và ấn định thời hạn 01 tháng để tác giả sửa chữa bổ sung, gửi lại.
3. Đối với trường hợp từ chối chấp nhận đơn, thông báo cho tác giả rõ lý do nếu từ chối chấp nhận đơn.
4. Đối với trường hợp chấp nhận đơn hợp lệ, thông báo cho tác giả sáng kiến về việc chấp nhận đơn, ghi nhận các thông tin liên quan của đơn và lưu giữ hồ sơ đơn phù hợp với quy định.
5. Trường hợp chấp nhận đơn hợp lệ nhưng giải pháp trong đơn chưa hoàn thành áp dụng sáng kiến lần đầu tại cơ sở thì ngoài các nội dung thông báo tại khoản 4 Điều này, cần nêu rõ các nội dung sau:
- Chấp nhận đơn hợp lệ nhưng chưa đủ điều kiện xét công nhận sáng kiến vì giải pháp trong đơn chưa hoàn thành việc áp dụng sáng kiến lần đầu;
- Khi hoàn thành việc áp dụng sáng kiến lần đầu, đề nghị tác giả sáng kiến thông báo bằng văn bản và cung cấp bổ sung thông tin về hiệu quả áp dụng, áp dụng thử sáng kiến để cơ sở tiến hành đánh giá, công nhận sáng kiến.
Mục 3. XÉT CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN VÀ TRẢ THÙ LAO
Điều 8. Thời hạn xét công nhận sáng kiến
1. Thời hạn xét công nhận sáng kiến thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 7 của Điều lệ sáng kiến và được quy định cụ thể như sau:
a) Trường hợp khi chấp nhận đơn hợp lệ mà trước đó tác giả đã hoàn thành việc áp dụng sáng kiến lần đầu thì việc xét công nhận sáng kiến được thực hiện trong khoảng thời gian 03 tháng tính từ ngày chấp nhận đơn;
b) Trường hợp tại thời điểm đơn yêu cầu công nhận sáng kiến được chấp nhận hợp lệ nhưng giải pháp nêu trong đơn chưa được áp dụng hoặc áp dụng thử thì việc xét công nhận sáng kiến chỉ được thực hiện khi giải pháp đó đã được đưa vào áp dụng hoặc áp dụng thử và thời hạn xét công nhận sáng kiến được thực hiện trong khoảng thời gian 03 tháng tính từ ngày hoàn thành việc áp dụng sáng kiến lần đầu.
Điều 9. Đánh giá giải pháp nêu trong Đơn yêu cầu công nhận sáng kiến
1. Cơ sở tiếp nhận Đơn yêu cầu công nhận sáng kiến phải có trách nhiệm đánh giá giải pháp nêu trong đơn theo quy định tại Điều 3 và Điều 4 của Điều lệ sáng kiến và Điều 4 của Thông tư số 18/2013/TT-BKHCN. Kết quả đánh giá phải thể hiện bằng văn bản.
2. Để đánh giá tính mới của giải pháp nêu trong đơn, trước hết phải tiến hành tra cứu ở các nguồn thông tin sau đây:
a) Tất cả các hồ sơ yêu cầu công nhận sáng kiến đã được cơ sở tiếp nhận và có ngày nộp đơn sớm hơn;
b) Các văn bản, sách, tác phẩm báo chí, tài liệu kỹ thuật, tài liệu phục vụ cho hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ, các báo cáo khoa học, báo cáo kết quả của các chương trình, đề tài nghiên cứu và các tài liệu khác thuộc cùng lĩnh vực áp dụng sáng kiến đã được công bố trước thời điểm tác giả nộp đơn yêu cầu công nhận sáng kiến dưới bất kỳ hình thức nào có thể tiếp cận công khai trong phạm vi cơ sở.
3. Mục đích của việc tra cứu thông tin theo quy định tại khoản 2 Điều này là tìm giải pháp có bản chất tương tự hoặc trùng lặp với giải pháp nêu trong đơn, trong đó:
a) Hai giải pháp được coi là trùng nhau khi có tất cả các dấu hiệu hoặc đặc điểm cơ bản trùng nhau hoặc tương đương, có thể thay thế được cho nhau;
b) Hai giải pháp được coi là tương tự nhau khi có phần lớn các dấu hiệu hoặc đặc điểm cơ bản trùng nhau hoặc tương đương, có thể thay thế được cho nhau.
4. Khi tiến hành tra cứu theo quy định tại khoản 2 Điều này phải tiến hành so sánh các dấu hiệu hoặc đặc điểm cơ bản của giải pháp nêu trong đơn với các dấu hiệu của giải pháp đối chứng được tìm thấy trong quá trình tra cứu thông tin, trong đó:
a) Dấu hiệu cơ bản của giải pháp có thể là đặc điểm về chức năng, công dụng, cấu tạo, liên kết, thành phần cùng với các dấu hiệu cơ bản khác tạo thành một tập hợp cần và đủ để xác định bản chất, nội dung của đối tượng;
b) Các dấu hiệu cơ bản của giải pháp nêu trong các tài liệu khác được thể hiện và phát hiện theo tài liệu mô tả hoặc dạng thể hiện thực tế của giải pháp đó.
5. Kết luận về tính mới của giải pháp nêu trong đơn:
a) Giải pháp nêu trong đơn được coi là có tính mới nếu không tìm thấy giải pháp đối chứng trong quá trình tra cứu thông tin hoặc có tìm thấy giải pháp đối chứng nhưng giải pháp nêu trong đơn có ít nhất một dấu hiệu cơ bản không có mặt trong giải pháp đối chứng và dấu hiệu đó được gọi là dấu hiệu cơ bản khác biệt;
b) Giải pháp nêu trong đơn được coi là không có tính mới nếu tìm thấy giải pháp có bản chất tương tự hoặc trùng lặp với giải pháp đó theo quy định tại khoản 3 Điều này và phải thống kê được các giải pháp đối chứng tìm thấy, chỉ rõ các dấu hiệu trùng nhau, tên tài liệu đối chứng, số trang, số dòng, nguồn gốc tài liệu và ngày công bố của tài liệu tương ứng.
6. Trường hợp cần thiết phải tra cứu thông tin về tình trạng bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật để đánh giá sáng kiến theo điều kiện quy định tại điểm b khoản 2 Điều 3 của Điều lệ sáng kiến, cơ sở có thể tra cứu từ cơ sở dữ liệu về sở hữu công nghiệp có tại Cục Sở hữu trí tuệ và các nguồn thông tin khác do Cục Sở hữu trí tuệ quy định, có thể tham khảo trên Trang thông tin điện tử của Cục Sở hữu trí tuệ tại địa chỉ: http://www.noip.gov.vn hoặc có thể thông qua đơn vị có chức năng tư vấn về sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật để hỗ trợ tra cứu về thông tin này.
7. Đánh giá về hiệu quả áp dụng sáng kiến theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 3 của Điều lệ sáng kiến:
a) Chưa đánh giá về hiệu quả áp dụng sáng kiến đối với trường hợp giải pháp nêu trong đơn chưa chưa hoàn thành việc áp dụng, áp dụng thử tại cơ sở;
b) Trường hợp giải pháp nêu trong đơn đã hoàn thành việc áp dụng hoặc áp dụng thử tại cơ sở thì đánh giá khả năng mang lại lợi ích thiết thực theo quy định tại khoản 2 Điều 4 của Điều lệ sáng kiến, bằng cách so sánh hiệu quả khi áp dụng sáng kiến với trường hợp không áp dụng giải pháp đó hoặc với những giải pháp tương tự đã biết;
c) Trường hợp sáng kiến là giải pháp cải tiến giải pháp đã biết trước đó thì cần phải đánh giá rõ hiệu quả áp dụng sáng kiến khắc phục được đến mức độ nào những nhược điểm của giải pháp đã biết;
d) Trường hợp áp dụng sáng kiến mang lại hiệu quả về mặt kinh tế thì việc xác định tiền làm lợi thực hiện theo quy định tại Điều 11 của Điều lệ sáng kiến;
đ) Cơ sở có thẩm quyền xét công nhận sáng kiến phải có trách nhiệm xem xét, kiểm tra, xác minh thực tế hiệu quả áp dụng giải pháp được mô tả trong đơn yêu cầu công nhận sáng kiến.
8. Trường hợp cơ sở tiếp nhận đơn không có đủ chuyên môn để đánh giá giải pháp nêu trong đơn thì có thể mời chuyên gia trong lĩnh vực áp dụng sáng kiến tham gia Hội đồng Sáng kiến hoặc cho ý kiến tư vấn đánh giá bằng văn bản.
9. Trường hợp có tranh chấp về quyền tác giả hoặc có tố cáo, kiến nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến giải pháp nêu trong đơn thì phải giải quyết xong mới tổ chức xét công nhận sáng kiến và phải thông báo cho tác giả được biết về việc này.
Điều 10. Thành lập Hội đồng Sáng kiến
1. Người đứng đầu cơ sở quy định tại khoản 2 Điều 2 Quy định này thành lập Hội đồng Sáng kiến theo quy định tại Điều 8 của Điều lệ sáng kiến và khoản 1 Điều 8 của Thông tư số 18/2013/TT-BKHCN và thực hiện theo quy định cụ thể như sau:
a) Mỗi sáng kiến hoặc mỗi lĩnh vực áp dụng sáng kiến, người đứng đầu cơ sở có thể thành lập một Hội đồng Sáng kiến để việc đánh giá, xem xét công nhận sáng kiến đảm bảo khách quan và có tính chuyên môn sâu;
b) Tác giả (đồng tác giả) của giải pháp nêu trong đơn không được là thành viên của Hội đồng Sáng kiến;
c) Khi thành lập Hội đồng Sáng kiến, người đứng đầu cơ sở xét công nhận sáng kiến phải ban hành văn bản dưới dạng Quyết định.
2. Người đứng đầu cơ sở mà không phải là tác giả (đồng tác giả) hoặc người thân thích của tác giả (đồng tác giả) của giải pháp nêu trong đơn có thể xem xét không thành lập Hội đồng Sáng kiến trong các trường hợp sau:
a) Đã thông báo cho tác giả về việc từ chối công nhận sáng kiến khi có đủ căn cứ chứng minh giải pháp nêu trong đơn yêu cầu công nhận sáng kiến không đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định tại Điều 3 và Điều 4 của Điều lệ sáng kiến và Điều 4 của Thông tư số 18/2013/TT-BKHCN ;
b) Kết quả đánh giá theo quy định tại Điều 7 của Quy định này cho thấy giải pháp nêu trong đơn yêu cầu công nhận sáng kiến đã được áp dụng và mang lại hiệu quả rõ rệt ở cơ sở và đã có ý kiến đánh giá bằng văn bản của cơ quan chuyên môn cao hơn hoặc các chuyên gia có uy tín trong lĩnh vực áp dụng sáng kiến, đủ căn cứ để kết luận giải pháp đó đáp ứng đủ các điều kiện để được công nhận là sáng kiến theo quy định tại Điều 3 và Điều 4 của Điều lệ sáng kiến và Điều 4 của Thông tư số 18/2013/TT-BKHCN .
Điều 11. Công nhận sáng kiến và cấp Giấy chứng nhận sáng kiến
1. Sau khi có kết quả xét công nhận sáng kiến, nếu không có ý kiến phản đối của cơ quan, tổ chức, cá nhân nào khác về kết quả đó thì đối với những giải pháp đủ điều kiện công nhận là sáng kiến, Người đứng đầu cơ sở phải có trách nhiệm ban hành quyết định công nhận và cấp Giấy chứng nhận sáng kiến theo quy định tại khoản 3 Điều 6 Thông tư số 18/2013/TT-BKHCN và quy định cụ thể sau đây:
a) Với mỗi sáng kiến được công nhận, tác giả sáng kiến được cấp 01 Quyết định công nhận sáng kiến kèm theo Giấy chứng nhận sáng kiến và không cấp lại; trường hợp sáng kiến có đồng tác giả thì mỗi đồng tác giả được cấp 01 bản có giá trị như nhau;
b) Giấy chứng nhận sáng kiến phải có đầy đủ các thông tin theo quy định tại khoản 2 Điều 7 của Điều lệ sáng kiến và được làm theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư số 18/2013/TT-BKHCN ;
c) Quyết định công nhận sáng kiến và Giấy chứng nhận sáng kiến phải được lưu trữ 01 bản trong hồ sơ sáng kiến của cơ sở để phục vụ cho công tác tra cứu thông tin liên quan đến sáng kiến và quản lý hoạt động sáng kiến.
2. Trường hợp có yêu cầu, người đứng đầu cơ sở xem xét, cấp bản sao Quyết định công nhận sáng kiến và Giấy chứng nhận sáng kiến.
3. Kết quả xét công nhận sáng kiến phải được cơ sở thông báo bằng văn bản cho tác giả (đồng tác giả) được biết; trường hợp từ chối công nhận sáng kiến thì phải nêu rõ lý do.
4. Theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân, cơ sở công nhận sáng kiến có quyền hủy bỏ việc công nhận sáng kiến theo quy định tại khoản 3 Điều 9 của Thông tư số 18/2013/TT-BKHCN và hướng dẫn cụ thể như sau:
a) Trước khi ra quyết định hủy bỏ kết quả công nhận sáng kiến, Người đứng đầu cơ sở có thể thành lập và tổ chức họp Hội đồng sáng kiến để xem xét, tham mưu giải quyết và mời các cá nhân, đại diện các cơ quan, tổ chức có liên quan và tác giả (đồng tác giả) dự họp để giải trình và thống nhất phương án xử lý;
b) Cuộc họp của Hội đồng Sáng kiến phải được lập thành biên bản, trong đó ghi rõ ý kiến của những người dự họp và kết luận của Hội đồng;
c) Khi quyết định hủy bỏ kết quả công nhận sáng kiến, thủ trưởng cơ sở phải thu hồi và hủy bỏ quyết định công nhận và giấy chứng nhận sáng kiến đã cấp cho tác giả (đồng tác giả); thu hồi lại các khoản thù lao đã trả cho tác giả (đồng tác giả) và người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu có); thu hồi hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền thu hồi, hủy bỏ các chế độ, quyền lợi mà tác giả (đồng tác giả) được hưởng từ sáng kiến đó.
5. Đối với các cơ quan, tổ chức của Nhà nước, cơ quan, đơn vị cấp trên không xét công nhận sáng kiến đối với các Đơn yêu cầu công nhận sáng kiến của tác giả sáng kiến làm việc tại cơ quan đơn vị cấp dưới mà cơ quan, đơn vị đó có tư cách pháp nhân độc lập đáp ứng quy định tại khoản 2 Điều 2 của Quy định này.
Điều 12. Xét công nhận sáng kiến cho tác giả (đồng tác giả) là người đứng đầu cơ sở
1. Trường hợp sáng kiến được tạo ra do Nhà nước đầu tư kinh phí, phương tiện vật chất - kỹ thuật và người đứng đầu cơ sở xét công nhận sáng kiến chính là tác giả (đồng tác giả) sáng kiến thì phải được đánh giá thông qua Hội đồng Sáng kiến của cơ sở quy định tại Điều 10 Quy định này và trước khi quyết định công nhận sáng kiến phải được sự chấp thuận của cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp của cơ sở đó hoặc Sở Khoa học và Công nghệ theo quy định tại khoản 4 Điều 7 của Điều lệ sáng kiến và Điều 7 của Thông tư số 18/2013/TT-BKHCN .
2. Trường hợp tác giả (đồng tác giả) sáng kiến là người đứng đầu các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh, đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, bí thư cấp ủy cấp huyện và tương đương, chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện thì trước khi quyết định công nhận sáng kiến phải được sự chấp thuận của Ủy ban nhân dân tỉnh. Sở Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định việc chấp thuận hoặc không chấp thuận việc công nhận sáng kiến, trường hợp không chấp thuận cần nêu rõ lý do.
3. Trường hợp tác giả (đồng tác giả) sáng kiến là người đứng đầu các cơ quan chuyên môn, đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, bí thư Đảng ủy cấp xã, chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã thì kết quả xét công nhận sáng kiến ở cơ sở phải được sự chấp thuận của Ủy ban nhân dân cấp huyện, thành phố. Phòng Kinh tế hạ tầng/ Phòng Kinh tế có trách nhiệm tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp huyện, thành phố chấp thuận hoặc không chấp thuận việc công nhận sáng kiến, trường hợp không chấp thuận cần nêu rõ lý do.
4. Các trường hợp khác do cơ quan cấp trên trực tiếp của cơ sở đó xem xét chấp thuận.
5. Hồ sơ đề nghị xét chấp thuận kết quả xét công nhận sáng kiến cho các trường hợp quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này áp dụng theo quy định tại khoản 2 Điều 7 của Thông tư số 18/2013/TT-BKHCN .
6. Thời hạn xem xét, chấp thuận việc công nhận sáng kiến cho các tác giả (đồng tác giả) quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này áp dụng theo quy định tại khoản 3 Điều 7 của Thông tư số 18/2013/TT-BKHCN .
Điều 13. Trả thù lao cho tác giả sáng kiến và người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu
1. Trả thù lao cho tác giả sáng kiến và người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu là nghĩa vụ bắt buộc, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
2. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến có nghĩa vụ trả thù lao cho tác giả sáng kiến và người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu theo quy định tại Điều 10 của Điều lệ sáng kiến.
3. Thỏa thuận giữa chủ đầu tư tạo ra sáng kiến với tác giả và với người tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu thực hiện theo quy định tại Điều 11 của Thông tư số 18/2013/TT-BKHCN .
Chương III
ĐÁNH GIÁ, CÔNG NHẬN PHẠM VI ẢNH HƯỞNG, HIỆU QUẢ ÁP DỤNG CỦA SÁNG KIẾN, ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ĐỂ XÉT TẶNG DANH HIỆU THI ĐUA, HÌNH THỨC KHEN THƯỞNG
Điều 14. Thẩm quyền đánh giá, công nhận phạm vi ảnh hưởng, hiệu quả áp dụng của sáng kiến, đề tài nghiên cứu khoa học
1. Người đứng đầu các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh, doanh nghiệp, các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức đánh giá, công nhận phạm vi ảnh hưởng, hiệu quả áp dụng cấp cơ sở của sáng kiến, đề tài nghiên cứu khoa học đã được nghiệm thu để xét tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức đánh giá, công nhận phạm vi ảnh hưởng, hiệu quả áp dụng cấp tỉnh và cấp toàn quốc của sáng kiến, đề tài nghiên cứu khoa học đã được nghiệm thu để xét tặng xét tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng hoặc trình cấp trên khen thưởng.
Điều 15. Trách nhiệm tham mưu đánh giá, công nhận phạm vi ảnh hưởng, hiệu quả áp dụng của sáng kiến, đề tài nghiên cứu khoa học
1. Người đứng đầu các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh, doanh nghiệp, các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện tự lựa chọn bộ phận chuyên môn tham mưu, giúp việc để đánh giá, công nhận phạm vi ảnh hưởng, hiệu quả áp dụng cấp cơ sở của sáng kiến, đề tài nghiên cứu khoa học để xét tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng.
2. Sở Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm tham mưu cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh đánh giá, công nhận phạm vi ảnh hưởng, hiệu quả áp dụng cấp tỉnh, cấp toàn quốc của sáng kiến, đề tài nghiên cứu khoa học để xét tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng hoặc trình cấp trên khen thưởng.
3. Sở Nội vụ có trách nhiệm phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ trong việc tham mưu cho Chủ tịch UBND tỉnh đánh giá, công nhận phạm vi ảnh hưởng, hiệu quả áp dụng của sáng kiến, đề tài nghiên cứu khoa học phục vụ công tác thi đua khen thưởng.
Chương IV
CÁC BIỆN PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG SÁNG KIẾN
Điều 16. Phổ biến sáng kiến
Sở Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm thực hiện các biện pháp sau đây để phổ biến sáng kiến:
1. Ứng dụng công nghệ thông tin triển khai xây dựng hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu về hoạt động sáng kiến của tỉnh Cao Bằng.
2. Lồng ghép trong các nội dung về thị trường khoa học và công nghệ, hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, chuyển giao công nghệ, sở hữu trí tuệ, thông tin khoa học công nghệ tổ chức các hoạt động:
a) Tổ chức dịch vụ môi giới, chuyển giao sáng kiến và các hình thức giao dịch về sáng kiến (hội chợ, triển lãm); hỗ trợ việc chuyển giao sáng kiến được tạo ra do Nhà nước đầu tư kinh phí, phương tiện vật chất - kỹ thuật, hoặc sáng kiến của cá nhân, tổ chức không có đủ năng lực để áp dụng;
b) Hỗ trợ việc triển khai áp dụng sáng kiến lần đầu, thỏa thuận và phối hợp với chủ đầu tư tạo ra sáng kiến để công bố, phổ biến, áp dụng rộng rãi đối với những sáng kiến có khả năng áp dụng rộng rãi và mang lại lợi ích to lớn cho xã hội;
c) Công bố, phổ biến, áp dụng rộng rãi các sáng kiến là giải pháp quản lý và giải pháp tác nghiệp trong lĩnh vực quản lý hành chính, sự nghiệp của Nhà nước và các sáng kiến tạo ra do Nhà nước đầu tư kinh phí, phương tiện vật chất - kỹ thuật.
Điều 17. Khuyến khích phong trào thi đua lao động sáng tạo
1. Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp với Liên đoàn Lao động tỉnh, Tỉnh Đoàn Thanh niên và Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh tổ chức thực hiện các biện pháp sau đây nhằm khuyến khích quần chúng tham gia các phong trào thi đua sáng tạo:
a) Tổ chức các hội thi sáng tạo phải xác định các sáng kiến đã được công nhận là một trong những đối tượng quan trọng từ đó có biện pháp vận động, khuyến khích tác giả sáng kiến tham gia; tổ chức triển lãm kết quả lao động sáng tạo;
b) Tổ chức các diễn đàn cho hoạt động sáng kiến, như trang tin điện tử, câu lạc bộ sáng tạo; phổ biến, tuyên truyền về các tổ chức, cá nhân điển hình trong phong trào thi đua sáng tạo;
c) Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh, Liên đoàn Lao động tỉnh, Tỉnh Đoàn Thanh niên và các sở, ban, ngành tổ chức tổng kết hoạt động sáng kiến của tỉnh theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 15 của Điều lệ sáng kiến.
2. Các cơ sở công nhận sáng kiến có thể áp dụng các biện pháp sau đây nhằm khuyến khích cơ quan, tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc tạo ra và áp dụng sáng kiến:
a) Ưu tiên xem xét nâng lương, nâng bậc thợ, đào tạo nâng cao trình độ và các chế độ phúc lợi khác cho tác giả sáng kiến;
b) Ưu tiên xem xét cấp kinh phí và tạo điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu phát triển và hoàn thiện, áp dụng sáng kiến.
Điều 18. Nghiên cứu phát triển và hoàn thiện, áp dụng sáng kiến
1. Việc áp dụng, chuyển giao sáng kiến thực hiện theo quy định tại Điều 10 của Thông tư số 18/2013/TT-BKHCN .
2. Những sáng kiến đã được cấp có thẩm quyền công nhận, đưa vào áp dụng có hiệu quả, có phạm vi ảnh hưởng, khả năng áp dụng rộng rãi và có tác động tích cực đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh sẽ được Ủy ban nhân dân tỉnh ưu tiên xem xét, cấp kinh phí và tạo điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu phát triển và hoàn thiện, áp dụng sáng kiến để phổ biến cho công chúng áp dụng.
3. Sở Khoa học và Công nghệ tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét mua, nghiên cứu hoàn thiện sáng kiến đã được ứng dụng hiệu quả để chuyển giao cho doanh nghiệp áp dụng, phổ biến cho công chúng theo quy định tại Điêu 21 Nghị định số 76/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chuyển giao công nghệ.
4. Trình tự, thủ tục mua sáng kiến thực hiện theo quy định tại Điều 22 Nghị định số 76/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Khoa học và Công nghệ.
Điều 19. Chi phí cho hoạt động sáng kiến
Nguồn kinh phí, nội dung và mức chi từ ngân sách nhà nước để thực hiện các nội dung quy định tại Điều 8, khoản 1 Điều 14, Điều 15 và Điều 16 của Điều lệ Sáng kiến thực hiện theo quy định tại Thông tư số 03/2019/TT-BTC ngày 15 tháng 01 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về nguồn kinh phí, nội dung và mức chi từ ngân sách nhà nước để thực hiện hoạt động sáng kiến và quy định của địa phương.
Chương V
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 20. Trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh
1. Sở Khoa học và Công nghệ là cơ quan chủ trì tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hoạt động sáng kiến trên địa bàn tỉnh.
a) Hướng dẫn, đôn đốc, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện Quy định này đối với các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có hoạt động sáng kiến trên địa bàn tỉnh;
b) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân có liên quan tổ chức kiểm tra, đánh giá việc công nhận, áp dụng sáng kiến ở cơ sở;
c) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan xây dựng báo cáo kết quả hoạt động sáng kiến trên địa bàn tỉnh theo quy định của Bộ Khoa học và Công nghệ.
2. Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp với Liên đoàn Lao động tỉnh tổ chức tuyên truyền, phổ biến Quy định này và các văn bản pháp luật về hoạt động sáng kiến tới các doanh nghiệp và người lao động nhằm nâng cao nhận thức về hoạt động sáng kiến, khuyến khích phong trào thi đua lao động sáng tạo; có biện pháp phù hợp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động là tác giả sáng kiến.
3. Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn và thủ trưởng các cơ sở xét công nhận sáng kiến trên địa bàn tỉnh có trách nhiệm:
a) Tuyên truyền, phổ biến, tổ chức triển khai thực hiện Quy định này và tạo điều kiện để cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc phạm vi đơn vị quản lý phát huy tính tự chủ, sáng tạo, có nhiều sáng kiến được công nhận và áp dụng đem lại hiệu quả cao;
b) Hằng năm, trước ngày 15 tháng 01 hoặc trước ngày 05 tháng 9 đối với các đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị quy định tại khoản 2 Điều này có trách nhiệm báo cáo và cung cấp thông tin về hoạt động sáng kiến của cơ quan, đơn vị mình (theo mẫu tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư số 18/2013/TT-BKHCN) gửi cho Sở Khoa học và Công nghệ để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Khoa học và Công nghệ. Số liệu báo cáo tính từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12 hoặc từ thời điểm bắt đầu năm học đến khi kết thúc năm học (đối với các đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo) của năm (năm học) liền kề trước đó.
Điều 21. Quản lý hồ sơ sáng kiến
1. Cơ sở xét công nhận sáng kiến có trách nhiệm lưu giữ hồ sơ sáng kiến theo quy định của pháp luật về lưu trữ để phục vụ việc khai thác, áp dụng sáng kiến và các công việc có liên quan đến hoạt động sáng kiến.
2. Trong quá trình tổ chức lưu trữ các đơn yêu cầu công nhận sáng kiến và các tài liệu kèm theo (nếu có), các cơ quan và đơn vị quy định tại khoản 1 Điều này phải giữ bí mật thông tin cần được bảo mật theo yêu cầu của tác giả sáng kiến.
Điều 22. Điều khoản thi hành
1. Trường hợp các văn bản viện dẫn tại Quy định này được sửa đổi, bổ sung, thay thế thì thực hiện theo các văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế đó.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh bằng văn bản gửi Sở Khoa học và Công nghệ để tổng hợp, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, giải quyết./. | {
"issuing_agency": "Tỉnh Cao Bằng",
"promulgation_date": "11/12/2020",
"sign_number": "33/2020/QĐ-UBND",
"signer": "Hoàng Xuân Ánh",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Quyet-dinh-37-2021-QD-UBND-chuc-nang-cua-Chi-cuc-Quan-ly-chat-luong-Nong-lam-san-Ha-Giang-491006.aspx | Quyết định 37/2021/QĐ-UBND chức năng của Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản Hà Giang | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ GIANG
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 37/2021/QĐ-UBND
Hà Giang, ngày 05 tháng 10 năm 2021
QUYẾT ĐỊNH
QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CHI CỤC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG NÔNG, LÂM SẢN VÀ THỦY SẢN TRỰC THUỘC SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH HÀ GIANG
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
Căn cứ Nghị định số 107/2020/NĐ-CP ngày 14 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 14/2015/TTLT-BNNPTNT-BNV ngày 25 tháng 3 năm 2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Nội vụ hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn về nông nghiệp và phát triển nông thôn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện;
Căn cứ Thông tư số 15/2015/TT-BNNPTNT ngày 26 tháng 3 năm 2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, về hướng dẫn nhiệm vụ các Chi cục và các tổ chức sự nghiệp trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Vị trí, chức năng
1. Chi cục Quản lý chất lượng Nông, lâm sản và Thủy sản là tổ chức hành chính trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, giúp Giám đốc Sở tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước chuyên ngành và tổ chức thực thi pháp luật về chất lượng, an toàn thực phẩm trong suốt quá trình sản xuất, thu gom, sơ chế, chế biến, bảo quản, vận chuyển, kinh doanh; chế biến, thương mại, phát triển thị trường nông, lâm, thủy sản tại địa phương.
2. Chi cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản có tư cách pháp nhân, con dấu, tài khoản riêng, có trụ sở, kinh phí hoạt động do ngân sách nhà nước cấp theo quy định của pháp luật; Chi cục chịu sự chỉ đạo, quản lý của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo quy định của pháp luật; đồng thời chịu sự hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Cục Quản lý chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản, Cục Chế biến Nông lâm thủy sản và nghề muối trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Điều 2. Nhiệm vụ, quyền hạn
1. Tham mưu, giúp Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án về chất lượng, an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản; chế biến, thương mại, phát triển thị trường nông, lâm, thủy sản tại địa phương.
2. Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật đã được phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến pháp luật về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý được giao.
3. Trình Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành theo thẩm quyền các văn bản cá biệt thuộc chuyên ngành, lĩnh vực công tác thuộc phạm vi quản lý của Chi cục.
4. Đầu mối tham mưu, tổng hợp giúp Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý nhà nước về chất lượng, an toàn thực phẩm, cụ thể như sau:
a) Chủ trì, phối hợp lập kế hoạch tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về chất lượng, an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
b) Chủ trì, phối hợp xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện việc bồi dưỡng kiến thức, tập huấn chuyên môn nghiệp vụ về chất lượng, an toàn thực phẩm đối với nông, lâm, thủy sản trên địa bàn;
c) Đầu mối tổng hợp đánh giá, phân loại điều kiện đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm của cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp, sản phẩm nông, lâm, thủy sản;
d) Chủ trì, phối hợp tổ chức thực hiện các chương trình giám sát an toàn thực phẩm, đánh giá nguy cơ và truy xuất nguyên nhân gây mất an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý tại địa phương; tổ chức việc thu hồi và xử lý thực phẩm mất an toàn theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của Cục chuyên ngành;
đ) Quản lý hoạt động chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy về chất lượng, an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo quy định;
e) Tổ chức quản lý an toàn thực phẩm đối với dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm trong quá trình sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm thuộc phạm vi quản lý; cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm theo quy định.
5. Thực hiện quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản:
a) Tổ chức thẩm định, cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh nông, lâm, thủy sản theo phân công của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và quy định pháp luật;
b) Chủ trì tổ chức kiểm tra, giám sát chất lượng, an toàn thực phẩm đối với sản phẩm nông, lâm, thủy sản trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
6. Giám sát, kiến nghị các giải pháp, biện pháp thực hiện đảm bảo chất lượng trong quá trình sản xuất sản phẩm nông, lâm, thủy sản không dùng làm thực phẩm (phi thực phẩm). Tổ chức kiểm tra, chứng nhận chất lượng đối với sản phẩm nông, lâm, thủy sản phi thực phẩm.
7. Về chế biến, thương mại nông, lâm, thủy sản:
a) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch, cơ chế, chính sách phát triển lĩnh vực chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản gắn với vùng nguyên liệu, sản xuất và thị trường sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
b) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy trình công nghệ, điều kiện an toàn sản xuất của các cơ sở chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản;
c) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện công tác xúc tiến thương mại, nghiên cứu, dự báo thị trường nông, lâm, thủy sản theo phân công của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
d) Hướng dẫn, kiểm tra về chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản theo quy định.
8. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý việc đăng ký bản công bố hợp quy của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh theo quy định.
9. Giúp Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lựa chọn, đánh giá đối với tổ chức đủ điều kiện để Sở trình Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ định tổ chức được quyền chứng nhận sự phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật địa phương theo quy định của pháp luật.
10. Thực hiện kiểm tra chuyên ngành về chất lượng an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản theo quy định; Giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng chống tham nhũng, kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý vi phạm về việc chấp hành pháp luật trong lĩnh vực quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật.
11. Quản lý tổ chức hoạt động kiểm nghiệm, tổ chức cung ứng dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý của Chi cục theo quy định của pháp luật.
12. Tổ chức điều tra, thống kê và thực hiện chế độ thông tin, báo cáo về chất lượng, an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản theo quy định.
13. Đề xuất các chương trình, dự án đầu tư về lĩnh vực chất lượng, an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản thuộc phạm vi quản lý. Tham gia thẩm định các dự án quy hoạch, dự án đầu tư có liên quan đến nội dung đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản tại địa phương.
14. Tổ chức thực hiện công tác cải cách hành chính; quản lý tổ chức, biên chế công chức, vị trí việc làm, tài chính, tài sản và nguồn lực khác được giao theo phân cấp của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và quy định của pháp luật.
15. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định pháp luật và Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Điều 3. Cơ cấu tổ chức
1. Cơ cấu tổ chức của Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản gồm:
a) Phòng Hành chính - Tổng hợp;
b) Phòng Quản lý chất lượng và Chế biến thương mại nông sản.
2. Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu Chi cục Quản lý chất lượng Nông, lâm sản và Thủy sản:
Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản gồm: Chi cục trưởng và Phó Chi cục trưởng theo quy định hiện hành.
3. Biên chế công chức và số lượng người làm việc:
a) Biên chế công chức, số lượng người làm việc của Chi cục Quản lý chất lượng Nông, lâm sản và Thủy sản được giao trên cơ sở vị trí việc làm, gắn với chức năng, nhiệm vụ, khối lượng công việc, tính chất, đặc điểm công tác nông, lâm sản và thủy sản của địa phương và trong tổng biên chế công chức, số lượng người làm việc của tỉnh được Ủy ban nhân dân tỉnh giao hằng năm theo quy định của pháp luật;
b) Việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức của Chi cục Quản lý chất lượng Nông, lâm sản và Thủy sản được thực hiện theo quy định của pháp luật
Điều 4. Hiệu lực thi hành
1. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 18 tháng 10 năm 2021.
2. Bãi bỏ Điều 2, Điều 3, Điều 4 Quyết định số 5150/QĐ-UBND ngày 07 tháng 12 năm 2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang về thành lập Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản tỉnh Hà Giang.
Điều 5. Tổ chức thực hiện
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Nội vụ; Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng Nông, lâm sản và Thủy sản; Thủ trưởng cơ quan, đơn vị có liên quan; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 5;
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Bộ Nội vụ;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- Các Ban Đảng Tỉnh ủy;
- Đảng ủy Khối Cơ quan - Doanh nghiệp tỉnh;
- Ủy ban MTTQ và các đoàn thể tỉnh;
- Văn phòng Tỉnh ủy;
- Văn phòng Đoàn ĐBQH - HĐND tỉnh;
- Văn phòng UBND tỉnh: CVP, PVP, CVNCTH;
- Sở Tư pháp;
- Các Sở, ban, ngành thuộc tỉnh;
- UBND các huyện, thành phố;
- Kho bạc Nhà nước tỉnh;
- Công an tỉnh;
- Tòa án nhân dân tỉnh;
- Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh;
- Trung tâm Thông tin - Công báo tỉnh;
- Cổng Thông tin điện tử tỉnh;
- VNPT ioffice;
- Lưu: VT, NCPC, Sở NN&PTNT.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Nguyễn Văn Sơn | {
"issuing_agency": "Tỉnh Hà Giang",
"promulgation_date": "05/10/2021",
"sign_number": "37/2021/QĐ-UBND",
"signer": "Nguyễn Văn Sơn",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Cong-nghe-thong-tin/Quyet-dinh-2887-QD-BGTVT-2014-tham-dinh-ung-dung-cong-nghe-thong-tin-Bo-Giao-thong-van-tai-242125.aspx | Quyết định 2887/QĐ-BGTVT 2014 thẩm định ứng dụng công nghệ thông tin Bộ Giao thông vận tải | BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 2887/QĐ-BGTVT
Hà Nội, ngày 31 tháng 07 năm 2014
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ THẨM ĐỊNH, KIỂM TRA VÀ NGHIỆM THU DỰ ÁN, NHIỆM VỤ VỀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN THUỘC PHẠM VI QUẢN LÝ CỦA BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
Căn cứ Nghị định số 107/2012/NĐ-CP ngày 20/12/2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;
Căn cứ Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10/4/2007 của Chính phủ về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 102/2009/NĐ-CP ngày 06/11/2009 của Chính phủ về quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước;
Theo đề nghị của Giám đốc Trung tâm Công nghệ thông tin,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế thẩm định, kiểm tra và nghiệm thu dự án, nhiệm vụ về ứng dụng công nghệ thông tin thuộc phạm vi quản lý của Bộ Giao thông vận tải.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.
Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng, Giám đốc Trung tâm Công nghệ thông tin, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trực thuộc Bộ Giao thông vận tải chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Thông tin và Truyền thông;
- Các Thứ trưởng;
- Website Bộ GTVT;
- Lưu VT, TTCNTT (05b).
BỘ TRƯỞNG
Đinh La Thăng
QUY CHẾ
THẨM ĐỊNH, KIỂM TRA VÀ NGHIỆM THU DỰ ÁN, NHIỆM VỤ VỀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN THUỘC PHẠM VI QUẢN LÝ CỦA BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2887/QĐ-BGTVT ngày 31 tháng 7 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
Chương 1
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chế này quy định việc thẩm định, kiểm tra và nghiệm thu dự án, nhiệm vụ về ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước thuộc phạm vi quản lý của Bộ Giao thông vận tải theo quy định tại Nghị định số 102/2009/NĐ-CP ngày 06 tháng 11 năm 2009 của Chính phủ về quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước (sau đây gọi tắt là Nghị định số 102/2009/NĐ-CP).
Nội dung về công nghệ thông tin bao gồm:
a) Hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin;
b) Phần mềm;
c) Cơ sở dữ liệu.
Việc thẩm định, kiểm tra và nghiệm thu dự án, nhiệm vụ về ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước thuộc phạm vi quản lý của Bộ Giao thông vận tải (sau đây gọi tắt là dự án) thực hiện theo quy định cụ thể tại Quy chế này.
2. Đối tượng áp dụng
Quy chế này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng vốn ngân sách nhà nước thuộc phạm vi quản lý của Bộ Giao thông vận tải.
Điều 2. Giải thích từ ngữ
1. Hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin: là tập hợp thiết bị tính toán (máy chủ, máy trạm), thiết bị ngoại vi, thiết bị kết nối mạng, thiết bị phụ trợ, mạng nội bộ, mạng diện rộng.
2. Phần mềm: là chương trình máy tính được mô tả bằng hệ thống ký hiệu, mã hoặc ngôn ngữ để điều khiển thiết bị số thực hiện chức năng nhất định.
3. Cơ sở dữ liệu (CSDL): là một hệ thống các thông tin có cấu trúc được lưu trữ trên các thiết bị lưu trữ thông tin thứ cấp (như băng từ, đĩa từ...) để có thể thỏa mãn yêu cầu khai thác thông tin đồng thời của nhiều người sử dụng hay nhiều chương trình ứng dụng với nhiều mục đích khác nhau.
Điều 3. Chế độ báo cáo và cập nhật thông tin
1. Trách nhiệm báo cáo và cập nhật thông tin
Chủ đầu tư các dự án của các đơn vị thuộc/trực thuộc Bộ gửi thông tin chung của dự án đến Trung tâm Công nghệ thông tin.
2. Nội dung báo cáo và cập nhật thông tin
Nội dung thông tin báo cáo theo hướng dẫn của Thông tư số 12/2010/TT-BTTTT ngày 18 tháng 5 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định việc cập nhật thông tin dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về các dự án ứng dụng công nghệ thông tin và Thông tư số 23/2010/TT-BTTTT ngày 15 tháng 10 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định về cung cấp thông tin trên Trang Thông tin điện tử về năng lực quản lý, đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin.
Chương 2
THẨM ĐỊNH ĐẦU TƯ DỰ ÁN
Điều 4. Trách nhiệm thẩm định đầu tư
Trung tâm Công nghệ thông tin thẩm định: Mục tiêu, nhiệm vụ, thiết kế sơ bộ - tổng mức đầu tư (đối với các dự án có tổng mức đầu tư trên 3 tỷ đồng); đề cương, dự toán chi tiết (đối với các dự án có tổng mức đầu tư từ 3 tỷ đồng trở xuống); nội dung khối lượng công việc, tiến độ thực hiện và sản phẩm dự kiến của dự án. Báo cáo kết quả thẩm định theo mẫu quy định tại Phụ lục số 01 và Phụ lục số 02 của Quyết định này.
Điều 5. Nội dung thẩm định đầu tư
1. Nguyên tắc thẩm định
a) Các dự án phải phù hợp với chiến lược, quy hoạch phát triển Ngành Giao thông vận tải, chương trình, kế hoạch 5 năm của Bộ Giao thông vận tải;
b) Thiết kế kỹ thuật của các dự án phải phù hợp với kiến trúc, quy trình, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật công nghệ thông tin, năng lực của đơn vị thi công và đáp ứng hiệu quả kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng;
c) Dự toán các dự án phải được lập trên cơ sở các định mức kinh tế - kỹ thuật, đơn giá đã được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành;
d) Đối với các nội dung chưa có tiêu chuẩn, quy chuẩn, định mức, đơn giá thì căn cứ theo yêu cầu kỹ thuật, công nghệ, điều kiện làm việc để xây dựng dự toán hoặc áp dụng các định mức, đơn giá tương tự ở các dự án khác đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và phải có thuyết minh rõ căn cứ tính toán;
đ) Các hạng mục đầu tư phải đủ điều kiện để xác định khối lượng, dự toán của nội dung ứng dụng công nghệ thông tin và phải tuân thủ nguyên tắc không trùng lặp.
2. Nội dung thẩm định dự án: Thực hiện theo quy định tại Điều 27 Nghị định số 102/2009/NĐ-CP.
3. Hồ sơ đề nghị thẩm định.
a) Đối với các dự án sử dụng nguồn vốn đầu tư phát triển và nguồn vốn sự nghiệp có tổng mức đầu tư trên 03 tỷ đồng (theo các quy trình hiện hành):
Bước 1: Hồ sơ thẩm định “Thiết kế sơ bộ - Tổng mức đầu tư”:
- Công văn đề nghị thẩm định;
- Tài liệu “Thiết kế sơ bộ - Tổng mức đầu tư”;
- Văn bản đóng góp ý kiến của các đơn vị có liên quan (nếu có);
- Văn bản giải trình, tiếp thu ý kiến đóng góp của cơ quan lập dự án (nếu có) theo mẫu quy định tại Phụ lục số 03 của Quyết định này;
- Các tài liệu có liên quan.
Bước 2: Hồ sơ thẩm định, toàn bộ dự án
- Tờ trình đề nghị thẩm định, phê duyệt dự án theo mẫu quy định tại Phụ lục II của Nghị định số 102/2009/NĐ-CP ;
- Văn bản tiếp thu ý kiến thẩm định Thiết kế sơ bộ - Tổng mức đầu tư;
- Tài liệu dự án.
b) Đối với các dự án sử dụng nguồn vốn sự nghiệp có tổng mức đầu tư từ 03 tỷ đồng trở xuống:
- Công văn đề nghị thẩm định;
- Đề cương - dự toán chi tiết;
- Văn bản đóng góp ý kiến của các đơn vị có liên quan (nếu có);
- Văn bản giải trình, tiếp thu ý kiến đóng góp của cơ quan lập dự án hoặc đề cương và dự toán chi tiết (nếu có) theo mẫu quy định tại Phụ lục số 03 của Quyết định này;
- Các tài liệu có liên quan.
4. Thời gian thẩm định dự án (kể cả thời gian thẩm định thiết kế sơ bộ): Thực hiện theo quy định tại Khoản 4 Điều 26 Nghị định số 102/2009/NĐ-CP.
Chương 3
KIỂM TRA TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN DỰ ÁN
Điều 6. Kiểm tra “Thiết kế thi công - Tổng dự toán”
Chủ đầu tư lấy ý kiến thống nhất bằng văn bản của Trung tâm Công nghệ thông tin trước khi phê duyệt “Thiết kế thi công - Tổng dự toán” của dự án.
Điều 7. Nội dung kiểm tra
Tùy thuộc vào tính chất của từng dự án, Trung tâm Công nghệ thông tin tiến hành kiểm tra các hạng mục ứng dụng công nghệ thông tin của dự án.
1. Mục đích kiểm tra
Kiểm tra việc tuân thủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật và các văn bản khác có liên quan đến dự án.
2. Nội dung kiểm tra
Nội dung kiểm tra bao gồm: kiểm tra kế hoạch, tiến độ thực hiện, khối lượng, chất lượng sản phẩm của dự án theo thiết kế thi công đã được phê duyệt của cấp có thẩm quyền nhằm xác nhận khối lượng, chất lượng công việc hoàn thành theo kế hoạch năm.
Điều 8. Trình tự kiểm tra
Trung tâm Công nghệ thông tin có trách nhiệm kiểm tra định kỳ hàng năm hoặc đột xuất quá trình triển khai thực hiện dự án, đôn đốc các đơn vị thực hiện đúng mục tiêu, nội dung nhiệm vụ, tiến độ kế hoạch và yêu cầu sản phẩm của dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
1. Công tác kiểm tra được thông báo cho chủ đầu tư bằng văn bản trước khi thực hiện kiểm tra ít nhất 15 (mười lăm) ngày làm việc.
2. Chủ đầu tư có trách nhiệm cung cấp hồ sơ sản phẩm phục vụ kiểm tra theo nội dung tại khoản 2 Điều 7 của Quy chế này.
3. Trung tâm Công nghệ thông tin tiến hành kiểm tra và lập báo cáo, kiến nghị với cơ quan quyết định đầu tư về kế hoạch và tiến độ thực hiện, khối lượng, chất lượng sản phẩm đã thực hiện, điều chỉnh thiết kế thi công (nếu có) và các vấn đề khác có liên quan của dự án.
Chương 4
NGHIỆM THU DỰ ÁN
Điều 9. Nội dung nghiệm thu
1. Nguyên tắc nghiệm thu
Sản phẩm hoặc hạng mục công việc chỉ được nghiệm thu cấp chủ đầu tư khi khối lượng hoàn thành đã được thực hiện theo thiết kế thi công của dự án hoặc theo các phương án điều chỉnh đã được chủ đầu tư đồng ý và phê duyệt, đúng quy trình, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và đã được nghiệm thu cấp thi công.
Tùy theo tính chất, đặc điểm của dự án, công tác nghiệm thu được tiến hành theo từng phần hạng mục đã hoàn thành hoặc theo niên độ hoặc nghiệm thu toàn bộ dự án khi kết thúc.
2. Nội dung nghiệm thu
a) Nội dung nghiệm thu đối với các hạng mục xây dựng hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin
- Số lượng thiết bị, dịch vụ theo thiết kế thi công - tổng dự toán đã được phê duyệt;
- Xuất xứ, cấu hình thiết bị theo hồ sơ mời thầu;
- Chạy thử toàn bộ hệ thống, kết nối, đường truyền;
- Đánh giá hiệu năng, độ bảo mật, độ ổn định của hệ thống;
- Các hạng mục mua sắm phần mềm theo hồ sơ mời thầu;
- Các yêu cầu khác theo thiết kế thi công của dự án.
b) Nội dung nghiệm thu đối với các hạng mục phát triển, chỉnh sửa, nâng cấp phần mềm ứng dụng
- Số lượng phần mềm, dịch vụ;
- Kiểm tra tổng quát phần mềm bao gồm: cài đặt, chạy thử, đếm số trường hợp sử dụng theo thiết kế thi công;
- Kiểm tra chi tiết từng trường hợp sử dụng theo tài liệu phân tích thiết kế hệ thống, bao gồm các biểu đồ mô hình trường hợp sử dụng (Usercase), biểu đồ hoạt động (Activity Diagram), biểu đồ lớp (Class Diagram) và biểu đồ đóng gói (Package Diagram);
- Nhập dữ liệu mẫu, phát hiện các lỗi lập trình, lỗi nghiệp vụ và tình hình sửa chữa các lỗi theo biên bản kiểm soát chất lượng của đơn vị thi công;
- Đánh giá hình thức giao diện sử dụng, tính dễ sử dụng, hiệu năng của hệ thống, độ bảo mật, độ ổn định.
c) Nội dung nghiệm thu đối với hạng mục xây dựng cơ sở dữ liệu
- Số lượng các đối tượng quản lý theo thiết kế thi công - tổng dự toán đã được phê duyệt;
- Thiết kế mô hình dữ liệu, số bảng, số nhóm lớp, số lớp theo thiết kế thi công - tổng dự toán đã được phê duyệt;
- Quá trình cài đặt, cấu hình vận hành thử cơ sở dữ liệu;
- Kiểm tra tổng số bản ghi, kiểm tra ngẫu nhiên dữ liệu tối thiểu 15% khối lượng dữ liệu.
3. Hồ sơ nghiệm thu
a) Văn bản đề nghị nghiệm thu dự án của đơn vị thi công;
b) Quyết định phê duyệt đầu tư dự án và phê duyệt thiết kế thi công - tổng dự toán dự án (bao gồm cả điều chỉnh, bổ sung nếu có);
c) Các hợp đồng kinh tế, hợp đồng khoán gọn công việc với các cá nhân, tập thể, đơn vị thực hiện các hạng mục của dự án, bao gồm: hợp đồng, biên bản bàn giao sản phẩm, biên bản thanh lý hợp đồng và báo cáo kỹ thuật trong quá trình thi công;
d) Báo cáo tổng kết kỹ thuật của đơn vị thi công theo mẫu quy định tại Phụ lục số 04 của Quyết định này;
đ) Báo cáo nghiệm thu cấp đơn vị thi công theo mẫu quy định tại Phụ lục số 05 của Quyết định này;
e) Biên bản giao nộp sản phẩm cuối cùng và sản phẩm trung gian (nếu có) của đơn vị thi công.
Điều 10. Trình tự, thủ tục nghiệm thu dự án
1. Đơn vị thi công gửi hồ sơ nghiệm thu tới đơn vị có chức năng nghiệm thu do chủ đầu tư chỉ định. Căn cứ hồ sơ nghiệm thu, đơn vị nghiệm thu tiến hành nghiệm thu theo các bước như sau:
a) Kiểm tra hồ sơ nghiệm thu;
b) Nghiệm thu từng hạng mục ứng dụng công nghệ thông tin theo nguyên tắc và nội dung tại khoản 1 và khoản 2 Điều 9 của Quy chế này.
2. Đơn vị nghiệm thu tổ chức nghiệm thu không quá 15 (mười lăm) ngày làm việc, kể từ khi nhận hồ sơ hợp lệ.
3. Đơn vị nghiệm thu gửi báo cáo nghiệm thu bằng văn bản theo mẫu quy định tại Phụ lục số 06 của Quyết định này cho chủ đầu tư.
4. Chủ đầu tư căn cứ báo cáo nghiệm thu chỉ đạo đơn vị thi công hoàn thiện sản phẩm theo ý kiến của đơn vị nghiệm thu.
Điều 11. Giao nhận sản phẩm
1. Danh mục sản phẩm giao nhận:
- Hồ sơ nghiệm thu sản phẩm theo quy định tại khoản 3 Điều 9 của Quy chế này;
- Các sản phẩm phân loại theo tính chất dự án như sau:
a) Đối với các hạng mục xây dựng hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin và các phần mềm thương mại
- Thiết bị, phần mềm đã được lắp đặt và vận hành tại địa điểm đầu tư;
- Tài liệu hướng dẫn sử dụng vận hành thiết bị;
- Bộ cài đặt và tài liệu hướng dẫn sử dụng các phần mềm thương mại.
b) Đối với các hạng mục xây dựng phần mềm ứng dụng
- Các tài liệu của từng giai đoạn trong quá trình phát triển hoặc nâng cấp, chỉnh sửa phần mềm;
- Bộ chương trình cài đặt phần mềm;
- Mã nguồn của phần mềm;
- Các tài liệu hướng dẫn sử dụng, quản trị phần mềm;
- Phần mềm đã được cài đặt, vận hành tại địa điểm đầu tư.
c) Đối với hạng mục xây dựng cơ sở dữ liệu
- Các tài liệu của từng giai đoạn trong quá trình xây dựng cơ sở dữ liệu;
- Cơ sở dữ liệu theo định dạng quy định của thiết kế thi công;
- Cơ sở dữ liệu đã được cài đặt, vận hành tại địa điểm đầu tư.
2. Toàn bộ sản phẩm dự án sau khi được nghiệm thu đều được chuyển cho đơn vị (bộ phận) đầu mối phụ trách về công nghệ thông tin.
3. Biên bản giao nhận sản phẩm cho đơn vị (bộ phận) đầu mối phụ trách về công nghệ thông tin là tài liệu bắt buộc trong hồ sơ nghiệm thu tổng thể dự án và phê duyệt quyết toán dự án theo quy định.
Chương 5
THẨM TRA KẾT THÚC DỰ ÁN
Điều 12. Nội dung thẩm tra kết thúc dự án
1. Nguyên tắc thẩm tra
a) Sản phẩm của dự án phải tuân thủ thiết kế thi công và các điều chỉnh (nếu có) trong quá trình thực hiện dự án.
b) Đánh giá hiệu quả của dự án ứng dụng công nghệ thông tin.
2. Hồ sơ thẩm tra
a) Văn bản đề nghị thẩm tra của chủ đầu tư;
b) Hồ sơ nghiệm thu dự án.
Điều 13. Trình tự, thủ tục thẩm tra kết thúc dự án
Trung tâm Công nghệ thông tin có trách nhiệm thẩm tra kết thúc dự án, xác nhận kết quả dự án hoàn thành. Báo cáo kết quả thẩm tra theo mẫu quy định tại Phụ lục số 07 của Quyết định này.
1. Chủ đầu tư gửi hồ sơ đề nghị thẩm tra kết thúc dự án theo quy định tại khoản 2 Điều 12 của Quy chế này.
2. Căn cứ hồ sơ đề nghị thẩm tra, công tác thẩm tra được tiến hành theo các nguyên tắc tại khoản 1 Điều 12 của Quy chế này, thời gian thẩm tra không quá 15 (mười lăm) ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
3. Trong trường hợp cần thiết, chủ đầu tư cung cấp các sản phẩm của dự án phục vụ cho việc thẩm tra.
4. Kết luận thẩm tra kết thúc dự án là một căn cứ quyết toán dự án hoàn thành.
Chương 6
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 14. Trách nhiệm thi hành
1. Trung tâm Công nghệ thông tin có trách nhiệm hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện Quy chế này.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, các đơn vị phản ánh về Bộ Giao thông vận tải thông qua Trung tâm Công nghệ thông tin để nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung Quy chế cho phù hợp./.
Phụ lục số 01: MẪU KẾT QUẢ THẨM ĐỊNH NỘI DUNG DỰ ÁN, THIẾT KẾ SƠ BỘ - TỔNG MỨC ĐẦU TƯ DỰ ÁN (đối với dự án có tổng mức đầu tư trên 03 tỷ đồng)
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
TRUNG TÂM CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: ………../…………
……., ngày….. tháng….. năm 20…..
KẾT QUẢ THẨM ĐỊNH NỘI DUNG DỰ ÁN, THIẾT KẾ SƠ BỘ - TỔNG MỨC ĐẦU TƯ
Tên dự án:
Đơn vị lập dự án:
Mục tiêu:
Nhiệm vụ:
Các phương pháp:
Thời gian:
Sản phẩm:
Tổ chức thực hiện:
Sau khi xem xét tài liệu dự án.... kèm theo Công văn số .... ngày / / của (tên đơn vị trình); Đơn vị (Ghi tên đơn vị thẩm định) căn cứ... thẩm định nội dung, khối lượng nhiệm vụ và định mức áp dụng (nếu có) của Dự án như sau:
A. Nội dung, khối lượng nhiệm vụ:
TT
Nội dung
Đơn vị tính
Loại khó khăn (hoặc loại chuyên đề)
Khối lượng
Định mức áp dụng (hệ số mức chuyển đổi nếu có)
Ghi chú
Đơn vị lập
Thẩm định
Đơn vị lập
Thẩm định
I
(1)
1
(2)
2
(3)
3
….
…
B. Thuyết minh chênh lệch giữa số thẩm định với số đơn vị lập (theo số thứ tự tại cột ghi chú):
C. Kết quả thẩm định thiết kế sơ bộ:
- Sự phù hợp của thiết kế sơ bộ với các tiêu chuẩn kỹ thuật công nghệ thông tin và các yêu cầu cơ bản về chức năng, tính năng kỹ thuật đối với hệ thống hạ tầng kỹ thuật của bộ, ngành, địa phương; việc kết nối, chia sẻ dữ liệu với các hệ thống hạ tầng kỹ thuật khác;
- Việc áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, công nghệ, bảo đảm phòng chống cháy nổ, an toàn vận hành, bảo mật;
- Điều kiện năng lực của tổ chức tư vấn, năng lực nghiệp vụ của cá nhân chủ trì thiết kế sơ bộ.
D. Kết quả thẩm định tổng mức đầu tư:
- Sự phù hợp của phương pháp xác định tổng mức đầu tư với đặc điểm, tính chất kỹ thuật, công nghệ và yêu cầu của dự án;
- Tính đầy đủ, hợp lý và phù hợp với yêu cầu thực tế của các khoản mục chi phí trong tổng mức đầu tư;
- Các tính toán về hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin, các yếu tố rủi ro, phương án tài chính, khả năng hoàn trả vốn đầu tư (nếu có yêu cầu thu hồi vốn đầu tư);
- Xác định giá trị tổng mức đầu tư bảo đảm hiệu quả đầu tư của dự án.
- Giá trị tổng mức đầu tư chi tiết như sau:
Đơn vị tính: đồng
TT
Nội dung
Dự toán do <đơn vị> đề nghị thẩm định
Kết quả thẩm định
Tăng (+)
Giảm (-)
I
Chi phí xây lắp
II
Chi phí thiết bị
III
Chi phí quản lý
IV
Chi phí tư vấn
V
Chi phí khác có liên quan
VI
Chi phí dự phòng
Tổng cộng
(Nội dung các khoản mục chi phí trong dự toán chi tiết như phụ lục kèm theo).
- Nguyên nhân tăng, giảm: ...
- Những điều cần lưu ý: …….
E. Kết luận và kiến nghị:
- Nội dung dự án, thiết kế sơ bộ - tổng mức đầu tư <đơn vị đề nghị thẩm định> trình đủ điều kiện (hay chưa đủ điều kiện) để phê duyệt.
- Trách nhiệm của <đơn vị đề nghị thẩm định> trong việc hoàn thiện dự án trước khi gửi về <đơn vị thẩm định> để phê duyệt.
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký tên và đóng dấu)
Phụ lục số 02: MẪU KẾT QUẢ THẨM ĐỊNH ĐỀ CƯƠNG VÀ DỰ TOÁN CHI TIẾT
(đối với dự án có tổng mức đầu tư 03 tỷ đồng trở xuống)
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
TRUNG TÂM CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: ………../…………
……., ngày….. tháng….. năm 20…..
KẾT QUẢ THẨM ĐỊNH ĐỀ CƯƠNG - DỰ TOÁN CHI TIẾT
Tên dự án:
Đơn vị lập dự án:
Mục tiêu:
Nhiệm vụ:
Các phương pháp:
Thời gian:
Sản phẩm:
Tổ chức thực hiện:
Sau khi xem xét tài liệu dự án.... kèm theo Công văn số .... ngày / / của (tên đơn vị trình); Đơn vị (Ghi tên đơn vị thẩm định) căn cứ... thẩm định nội dung, khối lượng nhiệm vụ và định mức áp dụng (nếu có) của Dự án như sau:
A. Nội dung, khối lượng nhiệm vụ:
TT
Nội dung
Đơn vị tính
Loại khó khăn (hoặc loại chuyên đề)
Khối lượng
Định mức áp dụng (hệ số mức chuyển đổi nếu có)
Ghi chú
Đơn vị lập
Thẩm định
Đơn vị lập
Thẩm định
I
(1)
1
(2)
2
(3)
3
….
…
B. Thuyết minh chênh lệch giữa số thẩm định với số đơn vị lập (theo số thứ tự tại cột ghi chú):
C. Kết quả thẩm định đề cương:
- Sự phù hợp của các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật, quy chuẩn và tiêu chuẩn kỹ thuật được áp dụng;
- Sự hợp lý của nội dung chi ứng dụng công nghệ thông tin đề xuất với hệ thống hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin hiện có và hiệu quả dự kiến đạt được.
D. Kết quả thẩm định dự toán chi tiết:
- Tính đúng đắn các định mức - đơn giá và việc vận dụng định mức - đơn giá, các chế độ, chính sách có liên quan và các khoản mục chi phí theo quy định của nhà nước có liên quan đến các chi phí nêu tại dự toán chi tiết;
- Sự phù hợp giữa khối lượng thuyết minh nêu trong đề cương với dự toán chi tiết đã lập;
- Giá trị dự toán chi tiết như sau:
Đơn vị tính: đồng
TT
Nội dung
Dự toán do <đơn vị> đề nghị thẩm định
Kết quả thẩm định
Tăng (+)
Giảm (-)
I
Chi phí xây lắp
II
Chi phí thiết bị
III
Chi phí quản lý
IV
Chi phí tư vấn
V
Chi phí khác có liên quan
VI
Chi phí dự phòng
Tổng cộng
(Nội dung các khoản mục chi phí trong dự toán chi tiết như phụ lục kèm theo).
- Nguyên nhân tăng, giảm: ...
- Những điều cần lưu ý: …….
E. Kết luận và kiến nghị:
- Nội dung đề cương và dự toán chi tiết <đơn vị đề nghị thẩm định> trình đủ điều kiện (hay chưa đủ điều kiện) để phê duyệt.
- Trách nhiệm của <đơn vị đề nghị thẩm định> trong việc hoàn thiện đề cương và dự toán chi tiết trước khi gửi về <đơn vị thẩm định> để phê duyệt.
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký tên và đóng dấu)
Phụ lục số 03: BÁO CÁO TIẾP THU Ý KIẾN CỦA ĐƠN VỊ LẬP DỰ ÁN
TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN
TÊN ĐƠN VỊ LẬP DỰ ÁN
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
……., ngày….. tháng….. năm 20…..
BÁO CÁO GIẢI TRÌNH TIẾP THU Ý KIẾN
DỰ ÁN………………
STT
NỘI DUNG Ý KIẾN
Kết quả tiếp thu
Ý kiến giải trình
Sửa
Không sửa
1
Đơn vị đóng góp ý kiến
1.1
Ý kiến 1
1.2
Ý kiến 2
…
2
Đơn vị đóng góp ý kiến
2.1
Ý kiến 1
2.2
Ý kiến 2
…
3
Đơn vị đóng góp ý kiến
3.1
Ý kiến 1
3.2
Ý kiến 2
...
...
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký tên và đóng dấu)
Phụ lục số 04: BÁO CÁO TỔNG KẾT KỸ THUẬT CỦA ĐƠN VỊ THI CÔNG
TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN
TÊN ĐƠN VỊ THI CÔNG
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
……., ngày….. tháng….. năm 20…..
BÁO CÁO TỔNG KẾT KỸ THUẬT
Dự án: …………. (tên dự án) ………….
1. Các cơ sở pháp lý để thi công: (nêu các văn bản pháp lý làm cơ sở cho việc thi công công trình).
2. Hình thức đầu tư (cần ghi rõ là thiết lập mới, nâng cấp, mở rộng hay bảo trì; cần ghi rõ xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật, xây dựng phần mềm hay cơ sở dữ liệu).
3. Phạm vi khu vực thi công: (nêu vắn tắt vị trí địa lý và phạm vi hành chính của khu vực thi công).
4. Đặc điểm địa hình địa vật: (nêu vắn tắt đặc điểm địa hình, địa vật của khu vực thi công có ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện và chất lượng sản phẩm).
5. Đơn vị thi công: (nêu rõ tên đơn vị thi công các hạng mục công việc).
6. Thời gian thi công: (nêu rõ thời gian bắt đầu, kết thúc thi công các hạng mục công việc).
7. Khối lượng công việc: (nêu rõ khối lượng công việc theo Dự án, Thiết kế kỹ thuật - dự toán phê duyệt và thực tế thi công)
TT
Hạng mục công việc
Đơn vị tính
Khối lượng
Ghi chú
Thiết kế KT-DT được duyệt
Thực tế thi công
1
2
3
8. Các văn bản pháp quy, tài liệu và số liệu sử dụng khi thi công:
- Nêu rõ tên và số, ngày, tháng, năm ban hành văn bản quy phạm pháp luật:
- Nêu rõ nguồn gốc các tài liệu, số liệu sử dụng:
9. Các phương pháp và những giải pháp kỹ thuật đã áp dụng: (nêu rõ các tiêu chuẩn thiết kế kỹ thuật, các giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin đã được áp dụng trong thi công cụ thể đến từng hạng mục: Hệ thống hạ tầng kỹ thuật, xây dựng phần mềm và xây dựng cơ sở dữ liệu).
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký tên và đóng dấu)
Phụ lục số 05: MẪU BÁO CÁO NGHIỆM THU CẤP ĐƠN VỊ THI CÔNG
TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN
TÊN ĐƠN VỊ THI CÔNG
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
……., ngày….. tháng….. năm 20…..
BÁO CÁO
KIỂM TRA, NGHIỆM THU CHẤT LƯỢNG, KHỐI LƯỢNG
Dự án: ………………
(tên dự án) ………………
Hình thức đầu tư (cần ghi rõ là thiết lập mới, nâng cấp, mở rộng hay bảo trì; cần ghi rõ xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật, xây dựng phần mềm hay cơ sở dữ liệu).
I. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN DỰ ÁN
1. Đơn vị thi công:
2. Thời gian thực hiện: Từ tháng…… năm…… đến tháng…… năm……
3. Lực lượng kỹ thuật và thiết bị thi công:
4. Khối lượng đã thi công:
TT
Hạng mục công việc
Đơn vị tính
Khối lượng
Ghi chú
Thiết kế KT-DT được duyệt
Thực tế thi công
1
2
3
5. Tài liệu đã sử dụng trong thi công:
(Nêu rõ nguồn gốc các tài liệu đã được sử dụng trong quá trình thi công)
6. Tổ chức thực hiện:
II. TÌNH HÌNH KIỂM TRA NGHIỆM THU DỰ ÁN
1. Cơ sở pháp lý để kiểm tra nghiệm thu:
- Dự án, Thiết kế kỹ thuật - dự toán dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt (nêu đầy đủ tên văn bản, số, ngày, tháng, năm ban hành văn bản);
- Các văn bản đã áp dụng trong quá trình kiểm tra nghiệm thu sản phẩm (nêu rõ tên văn bản, số và ngày, tháng, năm ban hành, cơ quan ban hành văn bản).
2. Thành phần kiểm tra nghiệm thu (nêu rõ họ và tên, chức vụ các thành viên kiểm tra nghiệm thu)
3. Nội dung và mức độ kiểm tra nghiệm thu sản phẩm: (nêu rõ nội dung và mức độ kiểm tra từng hạng mục công việc của công trình theo quy định hiện hành).
4. Kết quả kiểm tra chất lượng sản phẩm: (nêu cụ thể kết quả kiểm tra chất lượng từng hạng mục công việc của công trình).
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Về khối lượng: (nêu tên đơn vị thi công) đã hoàn thành: ………………………..
2. Về chất lượng: (nêu tên sản phẩm) đã thi công đạt yêu cầu kỹ thuật theo Dự án, Thiết kế kỹ thuật - dự toán đã phê duyệt.
3. (Nêu tên sản phẩm) chuẩn bị giao nộp để kiểm tra, nghiệm thu đầy đủ và bảo đảm chất lượng theo quy định trong Dự án, Thiết kế kỹ thuật - dự toán đã phê duyệt.
4. Đề nghị chủ đầu tư (nêu tên cơ quan chủ đầu tư) chấp nhận khối lượng và chất lượng sản phẩm đã hoàn thành.
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký tên và đóng dấu)
Phụ lục số 06: MẪU BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIỆM THU
TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN
TÊN ĐƠN VỊ NGHIỆM THU
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
……., ngày….. tháng….. năm 20…..
BÁO CÁO
NGHIỆM THU CHẤT LƯỢNG, KHỐI LƯỢNG
Dự án: ………………
(tên dự án) ………………
Số:…….
Hình thức đầu tư (cần ghi rõ là thiết lập mới, nâng cấp, mở rộng hay bảo trì) cho công trình (cần ghi rõ xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật, xây dựng phần mềm hay cơ sở dữ liệu).
I. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN DỰ ÁN
1. Đơn vị thi công:
2. Thời gian thực hiện: Từ tháng... năm…… đến tháng... năm……
3. Lực lượng kỹ thuật và thiết bị thi công:
4. Khối lượng đã thi công:
5. Tài liệu đã sử dụng trong thi công:
(Nêu rõ nguồn gốc các tài liệu đã được sử dụng trong quá trình thi công)
6. Tổ chức thực hiện:
II. TÌNH HÌNH KIỂM TRA, QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM CỦA ĐƠN VỊ THI CÔNG
1. Cấp tổ sản xuất:
2. Cấp đơn vị thi công:
III. HỒ SƠ NGHIỆM THU CỦA ĐƠN VỊ THI CÔNG
(Nhận xét và đánh giá về việc lập hồ sơ nghiệm thu của đơn vị thi công)
IV. TÌNH HÌNH KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG, XÁC ĐỊNH KHỐI LƯỢNG SẢN PHẨM CỦA CƠ QUAN KIỂM TRA
1. Cơ sở pháp lý để thực hiện:
- Hợp đồng về việc kiểm tra chất lượng, xác định khối lượng sản phẩm giữa chủ đầu tư và cơ quan kiểm tra;
- Dự án, Thiết kế kỹ thuật - dự toán, công trình đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt (nêu đầy đủ tên văn bản, số và ngày, tháng, năm ban hành văn bản);
- Các văn bản đã áp dụng trong quá trình kiểm tra, thẩm định chất lượng sản phẩm: (nêu đầy đủ tên văn bản, số và ngày, tháng, năm ban hành văn bản);
2. Thành phần kiểm tra: (nêu rõ họ và tên, chức vụ của các thành viên tham gia kiểm tra).
3. Thời gian kiểm tra: Từ ngày…. tháng…. năm…… đến ngày…. tháng…. năm……
4. Nội dung kiểm tra và mức độ kiểm tra: (nêu rõ nội dung và mức độ kiểm tra từng hạng mục công việc của công trình theo quy định hiện hành).
5. Kết quả kiểm tra: (nêu cụ thể kết quả kiểm tra khối lượng và chất lượng sản phẩm của các hạng mục công việc)
TT
Hạng mục công việc
Đơn vị tính
Khối lượng
Chất lượng
Thiết kế KT-DT được duyệt
Thực tế thi công
1
2
3
(Nêu cụ thể tên các hạng mục công việc đã tiến hành kiểm tra, thẩm định)
V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ:
1. Về khối lượng: (nêu tên đơn vị thi công) đã hoàn thành:
……………………………………………..
2. Về chất lượng: (nêu tên sản phẩm) đã thi công đạt yêu cầu kỹ thuật theo Dự án, Thiết kế kỹ thuật - dự toán đã phê duyệt.
3. (Nêu tên sản phẩm) giao nộp đầy đủ và bảo đảm chất lượng theo quy định trong Dự án, Thiết kế kỹ thuật - dự toán đã phê duyệt.
4. Đề nghị chủ đầu tư (nêu tên cơ quan chủ đầu tư) chấp nhận (hoặc không chấp nhận) khối lượng và chất lượng sản phẩm đã hoàn thành.
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký tên và đóng dấu)
Phụ lục số 07: MẪU BÁO CÁO THẨM TRA KẾT THÚC DỰ ÁN
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
TRUNG TÂM CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: ………/……….
……., ngày….. tháng….. năm 20…..
BÁO CÁO THẨM TRA KẾT THÚC DỰ ÁN
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN
Tên dự án:
Đơn vị lập dự án:
Mục tiêu:
Nhiệm vụ:
Các phương pháp:
Thời gian:
Sản phẩm:
Tổ chức thực hiện:
II. NỘI DUNG THẨM TRA
1. Thành phần hồ sơ
- ………………;
- ………………;
2. Khối lượng đã hoàn thành: (nêu cụ thể khối lượng sản phẩm hoàn thành theo tên các hạng mục công trình so với hợp đồng hoặc Dự án, Thiết kế kỹ thuật - dự toán đã được duyệt):
TT
Hạng mục công việc
Đơn vị tính
Khối lượng
Thiết kế KT-DT được duyệt
Thực tế thi công
1
2
3
(Nêu cụ thể tên các hạng mục công việc)
3. Chất lượng: (nêu kết luận chung về chất lượng của các hạng mục công việc đạt yêu cầu hay không đạt yêu cầu kỹ thuật sau khi đối chiếu với hợp đồng hoặc Dự án, Thiết kế kỹ thuật - dự toán đã được duyệt).
III. KẾT LUẬN
………………
ĐẠI DIỆN CHỦ ĐẦU TƯ DỰ ÁN
(Ký tên và đóng dấu)
ĐẠI DIỆN CƠ QUAN THẨM TRA
(Ký tên và đóng dấu) | {
"issuing_agency": "Bộ Giao thông vận tải",
"promulgation_date": "31/07/2014",
"sign_number": "2887/QĐ-BGTVT",
"signer": "Đinh La Thăng",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thue-Phi-Le-Phi/Quyet-dinh-51-2022-QD-UBND-Bang-gia-tinh-thue-tai-nguyen-Quang-Ngai-2023-551689.aspx | Quyết định 51/2022/QĐ-UBND Bảng giá tính thuế tài nguyên Quảng Ngãi 2023 | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NGÃI
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 51/2022/QĐ-UBND
Quảng Ngãi, ngày 20 tháng 12 năm 2022
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH BẢNG GIÁ TÍNH THUẾ TÀI NGUYÊN NĂM 2023 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Thuế tài nguyên ngày 25 tháng 11 năm 2009;
Căn cứ Luật Giá ngày 20 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Luật Quản lý Thuế ngày 13 tháng 6 năm 2019;
Căn cứ Nghị định số 50/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế tài nguyên;
Căn cứ Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về thuế;
Căn cứ Thông tư số 152/2015/TT-BTC ngày 02 tháng 10 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế tài nguyên;
Căn cứ Thông tư số 12/2016/TT-BTC ngày 20 tháng 01 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 7 Thông tư số 152/2015/TT-BTC ngày 02 tháng 10 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế tài nguyên;
Căn cứ Thông tư số 44/2017/TT-BTC ngày 12 tháng 5 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về khung giá tính thuế tài nguyên đối với nhóm, loại tài nguyên có tính chất lý, hóa giống nhau;
Căn cứ Thông tư số 05/2020/TT-BTC ngày 20 tháng 01 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 44/2017/TT-BTC ngày 12 tháng 5 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về khung giá tính thuê tài nguyên đối với nhóm, loại tài nguyên có tính chất lý, hóa giống nhau;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính tại Tờ trình số 87/TTr-STC ngày 13 tháng 12 năm 2022; ý kiến thẩm định của Giám đốc Sở Tư pháp tại Báo cáo số 239/BC-STP ngày 25 tháng 11 năm 2022 và thống nhất của thành viên UBND tỉnh.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành Bảng giá tính thuế tài nguyên năm 2023 trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, cụ thể như sau:
1. Phạm vi điều chỉnh: Quyết định này quy định về giá tính thuế tài nguyên năm 2023 trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
2. Đối tượng áp dụng:
a) Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài chính, Cục Thuế tỉnh, Chi cục thuế các huyện, khu vực.
b) Tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
3. Bảng giá tính thuế tài nguyên ban hành kèm theo Quyết định này.
Điều 2. Tổ chức thực hiện
1. Cục Thuế tỉnh căn cứ vào quy định, chính sách hiện hành về thuế tài nguyên và Bảng giá tính thuế tài nguyên ban hành kèm theo Quyết định này để tổ chức thực hiện và hướng dẫn các tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên trên địa bàn tỉnh thực hiện việc kê khai và nộp thuế tài nguyên theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước.
2. Sở Tài chính phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Cục Thuế tỉnh và các cơ quan có liên quan thường xuyên rà soát để tham mưu UBND tỉnh điều chỉnh, bổ sung Bảng giá tính thuế tài nguyên cho phù hợp. Đối với trường hợp giá tài nguyên biến động lớn phải điều chỉnh ngoài Khung giá tính thuế tài nguyên, trong thời gian 30 ngày, Sở Tài chính chủ trì phối hợp với Cục Thuế tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường báo cáo UBND tỉnh có văn bản trao đối với Bộ Tài chính trước khi quyết định ban hành văn bản điều chỉnh Bảng giá tính thuế tài nguyên theo đúng quy định.
3. Để thực hiện xác định chi phí chế biến được trừ đối với các tài nguyên khai thác được đưa vào sản xuất, chế biến thành sản phẩm công nghiệp mới bán ra (tiêu thụ trong nước hoặc xuất khẩu) theo quy định tại điểm c2, Khoản 5.1, Điều 6 Thông tư số 152/2015/TT-BTC ngày 02/10/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế tài nguyên: Đối với các doanh nghiệp khi có phát sinh chi phí chế biến được trừ gửi hồ sơ về Sở Tài chính để phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Cục Thuế tỉnh, các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành có liên quan đề xuất, trình UBND tỉnh xem xét, quyết định trên cơ sở công nghệ chế biến theo Dự án được phê duyệt và kết quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp khai thác, chế biến tài nguyên trong địa bàn tỉnh.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2023.
Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở: Tài chính, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tư pháp; Giám đốc Kho bạc Nhà nước Quảng Ngãi; Cục trưởng Cục Thuế tỉnh; Chi cục trưởng Chi cục Thuế các huyện và khu vực; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Tài chính;
- Bộ Tư pháp;
- Bộ Tài nguyên và Môi trường;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL - Bộ Tư pháp;
- Vụ pháp chế - Bộ Tài chính;
- Tổng cục Thuế;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- CT, PCT UBND tỉnh;
- Báo Quảng Ngãi;
- Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh;
- VPUB: PCVP, P.KTN, CBTH;
- Lưu: VT, P.KTTH Tien683.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Đặng Văn Minh
BẢNG GIÁ TÍNH THUẾ TÀI NGUYÊN NĂM 2023 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 51/2022/QĐ-UBND ngày 20/12/2022 của UBND tỉnh Quảng Ngãi)
Mã nhóm, loại tài nguyên
Tên nhóm, loại tài nguyên/ sản phẩm tài nguyên
Đơn vị tính
Giá tính thuế tài nguyên (đồng)
Cấp 1
Cấp 2
Cấp 3
Cấp 4
Cấp 5
Cấp 6
I
Khoáng sản kim loại
I3
Tian
I302
Quặng titan sa khoáng
I30201
Quặng titan sa khoáng chưa qua tuyển tách
Tấn
1.200.000
I30202
Quặng titan sa khoáng đã qua tuyển tách (Tinh quặng Titan)
I3020201
Ilmenit
Tấn
2.400.000
II
Khoáng sản không kim loại
II1
Đất khai thác để san lấp, xây dựng công trình
m3
49.000
II2
Đá, sỏi
II201
Sỏi
II20101
Sạn trắng
m3
440.000
II20102
Các loại cuội, sỏi, sạn khác
m3
204.000
II202
Đá
II20201
Đá khối để xẻ (trừ đá hoa trắng, granit và dolomit)
II2020101
Đá khối để xẻ có diện tích bề mặt dưới 0,1 m2
m3
850.000
II2020102
Đá khối để xẻ có diện tích bề mặt từ 0,1 m2 đến dưới 0,3m2
m3
1.700.000
II2020103
Đá khối để xẻ có diện tích bề mặt từ 0,3m2 đến dưới 0,6m2
m3
5.100.000
II2020104
Đá khối để xẻ có diện tích bề mặt từ 0,6m2 đến dưới 01m2
m3
7.000.000
II2020105
Đá khối để xẻ có diện tích bề mặt từ 01m2 trở lên
m3
9.000.000
II20202
Đá mỹ nghệ (bao gồm tất cả các loại đá làm mỹ nghệ)
II2020201
Đá mỹ nghệ có độ nguyên khối dưới 0,4m3
m3
850.000
II2020202
Đá mỹ nghệ có độ nguyên khối từ 0,4m3 đến dưới 1m3
m3
1.700.000
II2020203
Đá mỹ nghệ có độ nguyên khối từ 01m3 đến dưới 3m3
m3
2.550.000
II2020204
Đá mỹ nghệ có độ nguyên khối trên 3m3
m3
3.500.000
II20203
Đá làm vật liệu xây dựng thông thường
II2020301
Đá sau nổ mìn, đá xô bồ (khoáng sản khai thác)
m3
100.000
II2020302
Đá hộc
m3
110.000
II2020303
Đá cấp phối
II202030301
Đá cấp phối B (Đá cấp phối đá dăm loại II)
m3
150.000
II202030302
Đá cấp phối A (Đá cấp phối đá dăm loại I)
m3
170.000
II2020304
Đá dăm các loại
II202030401
Đá 0,5 x 1 cm
m3
200.000
II202030402
Đá 1 x 2 cm
m3
240.000
II202030403
Đá 2 x 4 cm
m3
226.000
II202030404
Đá 2,5 x 5 cm
m3
220.000
II202030405
Đá 4 x 6 cm hoặc 5 x 7 cm
m3
200.000
II202030406
Đá 2 x 8 cm hoặc 5 x 15 cm
m3
168.000
II202030407
Đá dăm các loại khác
m3
168.000
II2020305
Đá lô ca
m3
170.000
II2020306
Đá chẻ
II202030601
Đá chẻ thủ công 15 x 20 x 25 cm
m3
350.000
II202030602
Đá chẻ các loại khác
m3
400.000
II2020307
Đá bụi, mạt đá
m3
90.000
II2020308
Đá ong
m3
150.000
II20204
Đá bazan dạng cục, cột (trụ)
m3
1.000.000
II3
Đá nung vôi và sản xuất xi măng
II301
Đá vôi sản xuất vôi công nghiệp (khoáng sản khai thác)
m3
90.000
II302
Đá sản xuất xi măng
II30201
Đá vôi sản xuất xi măng (khoáng sản khai thác)
m3
130.000
II30202
Đá sét sản xuất xi măng (khoáng sản khai thác)
m3
80.000
II30203
Đá làm phụ gia sản xuất xi măng
II3020301
Đá puzolan (khoáng sản khai thác)
m3
110.000
II3020302
Đá cát kết silic (khoáng sản khai thác)
m3
55.000
II3020303
Đá cát kết đen (khoáng sản khai thác)
m3
55.000
II3020304
Quặng laterit sắt (khoáng sản khai thác)
Tấn
130.000
II4
Đá hoa trắng
II401
Đá hoa trắng kích thước ≥ 0,4 m3 sau khai thác chưa phân loại màu sắc, chất lượng
m3
450.000
II402
Đá hoa trắng dạng khối (≥ 0,4m3) để xẻ làm ốp lát
II40201
Loại 1 - trắng đều
m3
16.500.000
II40202
Loại 2 - vân vệt
m3
12.500.000
II40203
Loại 3 - màu xám hoặc màu khác
m3
8.500.000
II403
Đá hoa trắng dạng khối (<0,4m3) để xẻ làm ốp lát
m3
3.450.000
II404
Đá hoa trắng sản xuất bột carbonat
m3
340.000
II405
Đá hoa trắng <0,4m3 để chế tác mỹ nghệ
m3
1.380.000
II406
Đá hoa trắng làm sỏi nhân tạo
m3
300.000
II5
Cát
II501
Cát san lấp (bao gồm cả cát nhiễm mặn)
m3
70.000
II502
Cát xây dựng
II50201
Cát đen dùng trong xây dựng
m3
70.000
II50202
Cát vàng dùng trong xây dựng
m3
150.000
II503
Cát vàng sản xuất công nghiệp (khoáng sản khai thác)
m3
130.000
II6
Cát làm thủy tinh
m3
300.000
II7
Đất làm gạch, ngói
m3
140.000
II8
Đá Granite
II801
Đá Granite màu ruby
m3
7.000.000
II802
Đá Granite màu đỏ
m3
5.000.000
II803
Đá Granite màu tím, trắng
m3
2.500.000
II804
Đá granite màu khác
II80401
Đá Granite màu hồng
m3
3.000.000
II80402
Đá Granite màu đen
m3
3.600.000
II80403
Đá Granite màu vàng
m3
3.000.000
II80404
Đá Granite màu xanh
m3
2.900.000
II80405
Đá Granite các màu khác
m3
2.800.000
II805
Đá gabro và diorit
m3
4.300.000
II806
Đá granite, gabro, diorit khai thác (không đồng nhất về màu sắc, độ hạt, độ thu hồi)
m3
900.000
II807
Đá granite bán phong hóa
m3
60.000
II9
Sét chịu lửa (Đất làm cao lanh)
II901
Sét chịu lửa màu trắng, xám, xám trắng
Tấn
320.000
II902
Sét chịu lửa các màu còn lại
Tấn
180.000
II11
Cao lanh (Kaolin/đất sét trắng/đất sét trầm tích; Quặng Felspat làm nguyên liệu gốm sứ)
II1101
Cao lanh (khoáng sản khai thác, chưa rây)
Tấn
250.000
II1102
Cao lanh đã rây
Tấn
700.000
II1103
Quặng Felspat làm nguyên liệu gốm sứ (khoáng sản khai thác)
Tấn
300.000
II16
Than antraxit hầm lò
II1604
Than bùn
II160401
Than bùn tuyển 1a, 1b
Tấn
885.000
II160402
Than bùn tuyển 2a, 2b
Tấn
800.000
II160403
Than bùn tuyển 3a, 3b, 3c
Tấn
655.000
II160404
Than bùn tuyển 4a, 4b, 4c
Tấn
654.000
II17
Than antraxit lộ thiên
II1704
Than bùn
II170401
Than bùn tuyển 1a, 1b
Tấn
885.000
II170402
Than bùn tuyển 2a, 2b
Tấn
800.000
II170403
Than bùn tuyển 3a, 3b, 3c
Tấn
655.000
II170404
Than bùn tuyển 4a, 4b, 4c
Tấn
654.000
II24
Khoáng sản không kim loại khác
II2410
Đá phong thủy
II241001
Gỗ hóa thạch chiều cao < 20 cm
Viên
1.500.000
II241002
Gỗ hóa thạch chiều cao 20-30 cm
Viên
2.200.000
II241003
Gỗ hóa thạch chiều cao trên 30 cm
Viên
3.300.000
II241004
Đá sắt nazodac giàu corindon hoặc safia
Kg
5.500
II241005
Calcite hồng, trắng, xanh
Kg
550.000
II241006
Fluorit có màu xanh da trời, tím, xanh Cửu long
Kg
550.000
II241007
Đá vôi, phiến vôi trang trí non bộ, phong thủy
Tấn
1.100.000
II241008
Tourmaline đen
Viên
550.000
II241009
Granat có màu đỏ đậm, đỏ nâu, nâu, làm tranh đá quý, bột mài kích thước nhỏ hơn 2,5mm
Kg
3.300.000
II241010
Granat có màu đỏ đậm, đỏ nâu, nâu trang sức bán quý hoặc có kích thước từ 2,5mm trở lên
Viên
440.000
III
Sản phẩm của rừng tự nhiên (D: đường kính)
III1
Gỗ nhóm I
III101
Cẩm lai
III10101
D<25cm
m3
12.500.000
III10102
25cm≤D<50cm
m3
25.000.000
III10103
D≥50 cm
m3
34.000.000
III102
Cẩm liên (cà gần)
m3
6.200.000
III103
Dáng hương (giáng hương)
m3
23.000.000
III104
Du sam
m3
21.000.000
III105
Gõ đỏ (Cà te/Hồ bì)
III10501
D<25cm
m3
5.800.000
III10502
25cm≤D<50cm
m3
24.000.000
III10503
D≥50 cm
m3
32.000.000
III106
Gụ
III10601
D<25cm
m3
5.400.000
III10602
25cm≤D<50cm
m3
11.000.000
III10603
D≥50 cm
m3
14.500.000
III107
Gụ mật (Gõ mật)
III10701
D<25 cm
m3
3.700.000
III10702
25cm≤D<50cm
m3
7.500.000
III10703
D≥50 cm
m3
13.300.000
III108
Hoàng đàn
m3
37.500.000
III109
Huê mộc, Sưa (Trắc thối/Huỳnh đàn đỏ)
m3
3.400.000.000
III110
Huỳnh đường
m3
7.700.000
III111
Hương
m3
III1101
D<25cm
m3
6.500.000
III1102
25cm≤D<50cm
m3
16.300.000
III1103
D≥50 cm
m3
22.000.000
III112
Hương tía
m3
15.400.000
III113
Lát
m3
10.500.000
III114
Mun
m3
16.000.000
III115
Muồng đen
m3
5.600.000
III116
Pơmu
m3
III11601
D<25cm
m3
8.000.000
III11602
25cm≤D<50cm
m3
15.300.000
III11603
D≥50 cm
m3
21.000.000
III117
Sơn huyết
m3
8.500.000
III118
Trai
m3
9.400.000
III119
Trắc
III11901
D<25cm
m3
7.400.000
III11902
25cm≤D<35cm
m3
13.500.000
III11903
35cm≤D<50cm
m3
25.000.000
III11904
50cm≤D<65cm
m3
62.000.000
III11905
D≥65cm
m3
150.000.000
III120
Các loại khác
III12001
D<25cm
m3
5.100.000
III12002
25cm≤D<35cm
m3
8.000.000
III12003
35cm≤D<50cm
m3
11.300.000
III12004
D≥50 cm
m3
20.000.000
III2
Gỗ nhóm II
III201
Cẩm xe
m3
6.700.000
III202
Đinh (đinh hương)
m3
III20201
D<25cm
m3
8.500.000
III20202
25cm≤D<50cm
m3
12.200.000
III20203
D≥50 cm
m3
15.000.000
III203
Lim xanh
III20301
D<25cm
m3
7.000.000
III20302
25cm≤D<50cm
m3
12.400.000
III20303
D≥50 cm
m3
15.000.000
III204
Nghiến
III20401
D<25cm
m3
4.300.000
III20402
25cm≤D<50cm
m3
7.800.000
III20403
D≥50 cm
m3
10.800.000
III205
Kiền kiền
III20501
D<25cm
m3
6.000.000
III20502
25cm≤D<50cm
m3
9.000.000
III20503
D≥50 cm
m3
13.300.000
III206
Da đá
m3
5.300.000
III207
Sao xanh
m3
7.000.000
III208
Sến
m3
10.000.000
III209
Sến mật
m3
6.000.000
III210
Sến mủ
m3
4.400.000
III211
Táu mật
m3
8.900.000
III212
Trai ly
m3
12.500.000
III213
Xoay
III21301
D<25cm
m3
3.400.000
III21302
25cm≤D<50cm
m3
4.800.000
III21303
D≥50 cm
m3
7.300.000
III214
Các loại khác
III21401
D<25cm
m3
4.000.000
III21402
25cm≤D<50cm
m3
7.500.000
III21403
D≥50 cm
m3
11.500.000
III3
Gỗ nhóm III
III301
Bằng lăng
m3
4.400.000
III302
Cà chắc (cà chí)
III30201
D<25cm
m3
2.900.000
III30202
25cm≤D<50cm
m3
4.000.000
III30203
D≥50 cm
m3
5.100.000
III303
Cà ổi
m3
5.500.000
III304
Chò chỉ
III30401
D<25cm
m3
3.200.000
III30402
25cm≤D<50cm
m3
5.000.000
III30403
D≥50 cm
m3
9.500.000
III305
Chò chai
m3
6.000.000
III306
Chua khét
m3
5.700.000
III307
Dạ hương
m3
6.600.000
III308
Giỗi
III30801
D<25cm
m3
7.700.000
III30802
25cm≤D<50cm
m3
11.000.000
III30803
D≥50 cm
m3
15.500.000
III309
Dầu gió
m3
4.200.000
III310
Huỳnh
m3
5.500.000
III311
Re mit
m3
4.600.000
III312
Re hương
m3
5.000.000
III313
Săng lẻ
m3
6.600.000
III314
Sao đen
m3
4.600.000
III315
Sao cát
m3
3.700.000
III316
Trường mật
m3
5.500.000
III317
Trường chua
m3
5.500.000
III318
Vên vên
m3
4.200.000
III319
Các loại khác
III31901
D<25cm
m3
2.400.000
III31902
25cm≤D<35cm
m3
4.000.000
III31903
35cm≤D<50cm
m3
6.100.000
III31904
D≥50 cm
m3
7.800.000
III4
Gỗ nhóm IV
III401
Bô bô
III40101
Chiều dài <2m
m3
2.000.000
III40102
Chiều dài ≥2m
m3
3.500.000
III402
Chặc khế
m3
3.700.000
III403
Cóc đá
m3
2.600.000
III404
Dầu các loại
m3
3.500.000
III405
Re (De)
m3
6.500.000
III406
Gội tía
m3
6.500.000
III407
Mỡ
m3
1.200.000
III408
Sến bo bo
m3
3.500.000
III409
Lim sừng
m3
3.500.000
III410
Thông
m3
2.800.000
III411
Thông lông gà
m3
4.900.000
III412
Thông ba lá
m3
3.300.000
III413
Thông nàng
m3
III41301
D<35cm
m3
2.100.000
III41302
D≥35cm
m3
3.800.000
III414
Vàng tâm
m3
6.500.000
III415
Các loại khác
III41501
D<25cm
m3
1.800.000
III41502
25cm≤D<35cm
m3
3.200.000
III41503
35cm≤D<50cm
m3
4.000.000
III41504
D≥50 cm
m3
5.700.000
III5
Gỗ nhóm V, VI, VII, VIII
III501
Gỗ nhóm V
III50101
Chò xanh
m3
5.500.000
III50102
Chò xót
m3
2.500.000
III50103
Dải ngựa
m3
3.500.000
III50104
Dầu
m3
4.200.000
III50105
Dầu đỏ
m3
3.500.000
III50106
Dầu đồng
m3
3.300.000
III50107
Dầu nước
m3
3.300.000
III50108
Lim vang (lim xẹt)
m3
4.900.000
III50109
Muồng (Muồng cánh dán)
m3
2.200.000
III50110
Sa mộc
m3
4.900.000
III50111
Sau sau (Táu hậu)
m3
900.000
III50112
Thông hai lá
m3
3.200.000
III50113
Các loại khác
III5011301
D<25cm
m3
1.800.000
III5011302
25cm≤D<50cm
m3
2.700.000
III5011303
D≥50cm
m3
4.900.000
III502
Gỗ nhóm VI
III50201
Bạch đàn
m3
2.400.000
III50202
Cáng lò
m3
3.300.000
III50203
Chò
m3
3.800.000
III50204
Chò nâu
m3
4.400.000
III50205
Keo
m3
2.400.000
III50206
Kháo vàng
m3
2.600.000
III50207
Mận rừng
m3
2.200.000
III50208
Phay
m3
2.200.000
III50209
Trám hồng
m3
2.700.000
III50210
Xoan đào
m3
3.400.000
III50211
Sấu
m3
10.700.000
III50212
Các loại khác
m3
III5021201
D<25cm
m3
1.300.000
III5021202
25cm≤D<50cm
m3
2.500.000
III5021203
D≥50cm
m3
4.200.000
III503
Gỗ nhóm VII
III50301
Gáo vàng
m3
2.400.000
III50302
Lồng mức
m3
2.900.000
III50303
Mò của (Mù cua/Sữa)
m3
2.500.000
III50304
Trám trắng
m3
2.600.000
III50305
Vang trứng
m3
2.900.000
III50306
Xoan
m3
2.000.000
III50307
Các loại khác
III5030701
D<25cm
m3
1.300.000
III5030702
25cm≤D<50cm
m3
2.400.000
III5030703
D≥50cm
m3
3.800.000
III504
Gỗ nhóm VIII
III50401
Bồ đề
m3
1.200.000
III50402
Bộp (đa xanh)
m3
4.500.000
III50403
Trụ mỏ
m3
1.000.000
III50404
Các loại khác
III5040401
D<25cm
m3
1.000.000
III5040402
D≥25cm
m3
2.400.000
III6
Cành, ngọn, gốc, rễ
III601
Cành, ngọn
m3
bằng 20% giá bán gỗ tương ứng
III602
Gốc, rễ
m3
bằng 40% giá bán gỗ tương ứng
III7
Củi
Ste (01Ste = 0,7 m3)
550.000
III8
Tre, trúc, nứa, mai, giang, vầu, lồ ô
III801
Tre
III80101
D<5cm
Cây
11.000
III80102
5cm≤D<6cm
Cây
15.300
III80103
6cm≤D<10cm
Cây
25.500
III80104
D≥10 cm
Cây
35.000
III802
Trúc
Cây
10.000
III803
Nứa
III80301
D<7cm
Cây
4.000
III80302
D≥7cm
Cây
8.000
III804
Mai
III80401
D<6cm
Cây
15.300
III80402
6cm≤D<10cm
Cây
25.500
III80403
D≥10cm
Cây
35.000
III805
Vầu
III80501
D<6cm
Cây
9.400
III80502
6cm≤D<10cm
Cây
17.900
III80503
D≥10cm
Cây
23.500
III807
Giang
III80701
D<6cm
Cây
5.100
III80702
6cm≤D<10cm
Cây
8.500
III80703
D≥10cm
Cây
15.300
III808
Lồ ô
III80801
D<6cm
Cây
8.000
III80802
6cm≤D<10cm
Cây
12.000
III80803
D≥10cm
Cây
17.500
III9
Trầm hương, kỳ nam
III901
Trầm hương
III90101
Loại 1
Kg
425.000.000
III90102
Loại 2
Kg
85.000.000
III90103
Loại 3
Kg
17.000.000
III902
Kỳ nam
III90201
Loại 1
Kg
885.000.000
III90202
Loại 2
Kg
655.000.000
III10
Hồi, quế, sa nhân, thảo quả
III1001
Hồi
III100101
Tươi
Kg
70.000
III100102
Khô
Kg
90.000
III1002
Quế
III100201
Tươi
Kg
27.500
III100202
Khô
Kg
100.000
III1003
Sa nhân
III100301
Tươi
Kg
105.000
III100302
Khô
Kg
250.000
III1004
Thảo quả
III100401
Tươi
Kg
100.000
III100402
Khô
Kg
330.000
III11
Các sản phẩm khác của rừng tự nhiên
III1101
Mây
III110101
Mây nước, mây đắng
Kg
6.000
III110102
Mây bột
Kg
8.000
III110103
Mây đá
Sợi
7.000
III110104
Mây lằm: dài < 4 m
Lằm
12.000
III110105
Mây lằm: dài ≥ 4m
Lằm
20.000
III1102
Cây sặt
Kg
5.000
III1103
Đót
III110301
Tươi
Kg
4.000
III110302
Khô
Kg
15.000
IV
Hải sản tự nhiên
IV1
Bào ngư, hải sâm
IV102
Bào ngư
Kg
330.000
IV103
Hải sâm
Kg
510.000
IV2
Hải sản tự nhiên khác
IV201
Cá
IV20101
Cá loại 1, 2, 3
Kg
51.000
IV20102
Cá loại khác
Kg
25.000
IV202
Cua
Kg
185.000
IV204
Mực
Kg
80.000
IV205
Tôm
IV20501
Tôm hùm
Kg
700.000
IV20502
Tôm khác
Kg
125.000
V
Nước thiên nhiên
V1
Nước khoáng thiên nhiên, nước nóng thiên nhiên, nước thiên nhiên tinh lọc đóng chai, đóng hộp
V101
Nước khoáng thiên nhiên, nước nóng thiên nhiên đóng chai, đóng hộp
V10101
Nước khoáng thiên nhiên, nước nóng thiên nhiên dùng để đóng chai, đóng hộp chất lượng trung bình (so với tiêu chuẩn đóng chai phải lọc bỏ một số hợp chất để hợp quy với Bộ Y tế)
m3
325.000
V10102
Nước khoáng thiên nhiên, nước nóng thiên nhiên dùng để đóng chai, đóng hộp chất lượng cao (lọc, khử vi khuẩn, vi sinh, không phải lọc một số hợp chất vô cơ)
m3
775.000
V10103
Nước khoáng thiên nhiên, nước nóng thiên nhiên đóng chai, đóng hộp
m3
1.650.000
V10104
Nước khoáng thiên nhiên dùng để ngâm, tắm, trị bệnh, dịch vụ du lịch...
m3
32.000
V102
Nước thiên nhiên tinh lọc đóng chai, đóng hộp
V10201
Nước thiên nhiên khai thác tinh lọc đóng chai, đóng hộp
m3
200.000
V10202
Nước thiên nhiên tinh lọc đóng chai, đóng hộp
m3
750.000
V2
Nước thiên nhiên dùng cho sản xuất kinh doanh nước sạch
V201
Nước mặt
m3
4.000
V202
Nước dưới đất (nước ngầm)
m3
6.000
V3
Nước thiên nhiên dùng cho mục đích khác
V301
Nước thiên nhiên dùng cho sản xuất rượu, bia, nước giải khát, nước đá
m3
95.000
V302
Nước thiên nhiên dùng cho khai khoáng
m3
45.000
V303
Nước thiên nhiên dùng mục đích khác như làm mát, vệ sinh công nghiệp, xây dựng
V30301
Nước mặt
m3
4.000
V30302
Nước dưới đất (nước ngầm)
m3
6.000
VII
Khí CO2 thu hồi từ nước khoáng thiên nhiên
Tấn
2.550.000 | {
"issuing_agency": "Tỉnh Quảng Ngãi",
"promulgation_date": "20/12/2022",
"sign_number": "51/2022/QĐ-UBND",
"signer": "Đặng Văn Minh",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Xuat-nhap-khau/Nghi-dinh-97-2007-ND-CP-xu-ly-vi-pham-hanh-chinh-cuong-che-thi-hanh-quyet-dinh-hanh-chinh-trong-hai-quan-20986.aspx | Nghị định 97/2007/NĐ-CP xử lý vi phạm hành chính cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong hải quan | CHÍNH PHỦ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số : 97/2007/NĐ-CP
Hà Nội, ngày 07 tháng 6 năm 2007
NGHỊ ĐỊNH
QUY ĐỊNH VIỆC XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ CƯỠNG CHẾ THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC HẢI QUAN
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Hải quan ngày 29 tháng 6 năm 2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hải quan ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Luật Quản lý thuế ngày 29 tháng 11 năm 2006;
Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính,
NGHỊ ĐỊNH :
Chương 1:
XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC HẢI QUAN
Mục 1: NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi và đối tượng áp dụng
1. Chương này quy định việc xử phạt vi phạm hành chính đối với cá nhân, tổ chức có hành vi cố ý hoặc vô ý vi phạm các quy định quản lý nhà nước về hải quan và vi phạm pháp luật về thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu (sau đây gọi chung là lĩnh vực hải quan) mà không phải là tội phạm; xử lý vi phạm đối với cơ quan hải quan và công chức hải quan.
Trường hợp Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan khác với Nghị định này thì thực hiện theo quy định của Điều ước quốc tế.
2. Các hành vi vi phạm hành chính được quy định tại các văn bản pháp luật khác liên quan đến lĩnh vực hải quan mà không được quy định tại Nghị định này thì thực hiện xử phạt hành chính theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật đó.
3. Vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan quy định tại Nghị định này bao gồm:
a) Vi phạm các quy định của pháp luật về thủ tục hải quan;
b) Vi phạm các quy định của pháp luật về kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan;
c) Vi phạm các quy định của pháp luật về thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu (sau đây gọi tắt là thuế);
d) Vi phạm các quy định của pháp luật về xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hàng hoá, hành lý, ngoại hối, vàng, tiền Việt Nam, kim khí quý, đá quý, cổ vật, văn hoá phẩm, bưu phẩm, vật dụng trên phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và các tài sản khác (sau đây gọi chung là hàng hoá); vi phạm các quy định của pháp luật về xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh phương tiện vận tải.
Điều 2. Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan
1. Mọi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan (sau đây gọi chung là vi phạm hành chính) phải được phát hiện kịp thời và phải bị đình chỉ ngay. Việc xử phạt vi phạm hành chính phải được tiến hành kịp thời, công minh, triệt để. Mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật.
2. Cá nhân, tổ chức chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính khi thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Nghị định này hoặc các Nghị định khác của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính liên quan đến lĩnh vực hải quan.
3. Việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan phải do người có thẩm quyền xử phạt quy định tại Điều 28 Nghị định này tiến hành.
4. Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt hành chính một lần. Nhiều cá nhân, tổ chức cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi cá nhân, tổ chức vi phạm đều bị xử phạt. Cá nhân, tổ chức thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm.
5. Việc xử phạt vi phạm hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm, nhân thân của người vi phạm và những tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng để quyết định hình thức xử phạt, mức xử phạt và các biện pháp xử lý thích hợp theo quy định của Nghị định này.
6. Không xử phạt vi phạm hành chính trong các trường hợp quy định tại Điều 7 Nghị định này.
Điều 3. Các tình tiết giảm nhẹ
1. Vi phạm lần đầu.
2. Tang vật vi phạm có trị giá nhỏ hơn mức tiền phạt tối thiểu của khung tiền phạt đối với hành vi vi phạm.
3. Người vi phạm hành chính đã ngăn chặn, làm giảm bớt tác hại của vi phạm hoặc đã tự nguyện khai báo và khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại.
4. Vi phạm trong tình trạng bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của người khác gây ra.
5. Vi phạm do bị ép buộc hoặc bị lệ thuộc về vật chất hoặc tinh thần.
6. Người vi phạm là phụ nữ có thai, người già yếu, người có bệnh hoặc tàn tật làm hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.
7. Vi phạm vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không do mình gây ra.
8. Vi phạm do trình độ lạc hậu.
Điều 4. Các tình tiết tăng nặng
1. Vi phạm có tổ chức.
2. Vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm.
3. Xúi giục, lôi kéo người chưa thành niên vi phạm, ép buộc người bị lệ thuộc vào mình về vật chật, tinh thần vi phạm.
4. Vi phạm trong tình trạng say do dùng rượu, bia hoặc các chất kích thích khác.
5. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để vi phạm.
6. Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, hoàn cảnh thiên tai hoặc những khó khăn đặc biệt khác của xã hội để vi phạm.
7. Vi phạm trong thời gian đang chấp hành hình phạt của bản án hình sự hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính.
8. Tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm hành chính mặc dù người có thẩm quyền đã yêu cầu chấm dứt hành vi đó.
9. Sau khi vi phạm đã có hành vi trốn tránh, che dấu vi phạm hành chính.
Điều 5. Thời hiệu xử phạt
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan là hai năm, kể từ ngày vi phạm hành chính được thực hiện. Đối với hành vi khai thiếu nghĩa vụ thuế, hành vi trốn thuế, gian lận thuế chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự và hành vi chậm nộp tiền thuế quy định tại khoản 4 Điều 9, Điều 14 và Điều 15 Nghị định này thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 05 (năm) năm, kể từ ngày vi phạm hành chính được thực hiện.
Quá thời hiệu xử phạt trên đây thì không xử phạt vi phạm hành chính nhưng vẫn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 6 Nghị định này; đối với hành vi trốn thuế, gian lận thuế, chậm nộp tiền thuế, khai thiếu nghĩa vụ thuế thì người nộp thuế vẫn phải nộp đủ số thuế phải nộp theo quy định.
2. Đối với cá nhân đã bị khởi tố, truy tố hoặc đã có quyết định đưa ra xét xử theo thủ tục tố tụng hình sự, nhưng sau đó có quyết định đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án, mà hành vi vi phạm có dấu hiệu vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan thì bị xử phạt hành chính theo quy định của Nghị định này; trong trường hợp này, thời hiệu xử phạt hành chính là 03 tháng, kể từ ngày người có thẩm quyền xử phạt nhận được quyết định đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án và hồ sơ vụ vi phạm.
3. Trong thời hạn quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này, nếu cá nhân, tổ chức lại tiếp tục có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan hoặc cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt thì không áp dụng thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này; thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được tính lại kể từ thời điểm thực hiện vi phạm hành chính mới hoặc thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, cản trở việc xử phạt.
Điều 6. Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan và các biện pháp khắc phục hậu quả
1. Đối với mỗi vi phạm hành chính, cá nhân, tổ chức vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính sau đây:
a) Cảnh cáo.
b) Phạt tiền.
Đối với hành vi trốn thuế, gian lận thuế thì mức phạt tiền là từ 1 đến 3 lần số thuế trốn, gian lận.
Đối với hành vi khai thiếu nghĩa vụ thuế hoặc khai tăng số thuế được miễn, giảm, được hoàn thì mức phạt tiền là 10% số tiền thuế khai thiếu, số tiền thuế được miễn, giảm, số tiền thuế được hoàn khai tăng.
Đối với hành vi chậm nộp tiền thuế thì mức phạt tiền là 0,05% mỗi ngày tính trên số tiền thuế nộp chậm.
Đối với hành vi không thực hiện trích, chuyển toàn bộ hoặc một phần tương ứng số tiền phải nộp từ tài khoản của tổ chức, cá nhân bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về thuế vào ngân sách nhà nước thì bị phạt tiền tương ứng với số tiền không trích chuyển.
Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm hành chính khác về hải quan là 70.000.000 đồng và về thủ tục thuế là 100.000.000 đồng. Mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó. Trường hợp có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt được giảm xuống nhưng không thấp hơn mức tối thiểu của khung tiền phạt. Trường hợp có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể được tăng lên nhưng không vượt mức tối đa của khung tiền phạt.
2. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính còn có thể bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề;
b) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.
3. Ngoài các hình thức xử phạt được quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính còn có thể bị áp dụng một hoặc các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
a) Buộc tiêu hủy tang vật vi phạm là văn hoá phẩm độc hại, hàng hoá gây hại cho sức khoẻ con người, vật nuôi và cây trồng;
b) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất hàng hoá, phương tiện vi phạm tại cửa khẩu nhập;
c) Buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện vi phạm đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái với quy định của pháp luật.
4. Đối với hành vi vi phạm không bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu hàng hoá và các biện pháp khắc phục hậu quả thì hàng hoá, phương tiện vi phạm hành chính có thể được thông quan theo quy định của pháp luật nếu đối tượng vi phạm đã nộp đủ tiền phạt theo quy định hoặc được tổ chức tín dụng, tổ chức khác được phép thực hiện một số hoạt động ngân hàng bảo lãnh đối với số tiền phải nộp để thực hiện quyết định xử phạt.
Điều 7. Những trường hợp không xử phạt vi phạm hành chính
1. Các trường hợp quy định tại khoản 6 Điều 3 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính, Điều 4 Nghị định số 134/2003/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002.
2. Hàng hoá, phương tiện vận tải được đưa vào lãnh thổ Việt Nam do bị hoả hoạn, thiên tai, địch hoạ, sự kiện bất ngờ, trong tình thế cấp thiết phải khai hải quan theo quy định của pháp luật; hàng hoá, phương tiện vận tải đó phải được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam sau khi các yếu tố nêu trên được khắc phục.
3. Nhầm lẫn trong quá trình nhập khẩu, gửi hàng hoá vào Việt Nam nhưng đã được người gửi hàng, người nhận hoặc người đại diện hợp pháp thông báo bằng văn bản với cơ quan hải quan, được thủ trưởng cơ quan hải quan nơi tiếp nhận và xử lý hồ sơ chấp nhận trước thời điểm kiểm tra thực tế hàng hoá hoặc quyết định miễn kiểm tra thực tế hàng hoá. Quy định này không áp dụng đối với trường hợp hàng hoá nhập khẩu là ma túy, vũ khí, tài liệu phản động.
4. Khai bổ sung hồ sơ hải quan trong các trường hợp sau:
a) Trước thời điểm cơ quan hải quan kiểm tra thực tế hàng hoá hoặc quyết định miễn kiểm tra thực tế hàng hoá, người khai hải quan phát hiện hồ sơ hải quan đã nộp có sai sót;
b) Người nộp thuế tự phát hiện những sai sót ảnh hưởng đến số thuế phải nộp trong thời hạn 60 (sáu mươi) ngày, kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan nhưng trước khi cơ quan hải quan thực hiện kiểm tra thuế, thanh tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế. Trong trường hợp này, người nộp thuế vẫn bị xử phạt về hành vi chậm nộp thuế theo quy định tại Điều 15 Nghị định này.
5. Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá không đúng với khai hải quan quy định tại khoản 4 Điều 9 Nghị định này làm thiếu số thuế phải nộp hoặc tăng số thuế được miễn, giảm, được hoàn nhưng số thuế chênh lệch không quá 500.000 đồng đối với trường hợp vi phạm do cá nhân thực hiện hoặc 1.000.000 đồng đối với trường hợp vi phạm do tổ chức thực hiện.
6. Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá không đúng với khai hải quan về số lượng, trọng lượng quy định tại các khoản 1, 2 và khoản 3 Điều 9 Nghị định này mà hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu không đúng với khai hải quan có trị giá dưới 10.000.000 đồng.
7. Khai đúng tên hàng hoá thực xuất khẩu, nhập khẩu nhưng khai sai mã số, thuế suất lần đầu.
8. Vi phạm quy định về khai hải quan đối với ngoại tệ, tiền Việt Nam bằng tiền mặt của người xuất cảnh, nhập cảnh mà tang vật vi phạm có trị giá dưới 10.000.000 đồng.
Mục 2: CÁC HÀNH VI VI PHẠM VÀ HÌNH THỨC XỬ PHẠT ĐỐI VỚI CÁ NHÂN, TỔ CHỨC VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC HẢI QUAN
Điều 8. Vi phạm quy định về thời hạn làm thủ tục hải quan, nộp hồ sơ thuế
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các vi phạm sau:
a) Khai và nộp hồ sơ hải quan không đúng thời hạn quy định, trừ vi phạm quy định tại điểm b khoản 2 Điều này;
b) Không nộp đúng thời hạn chứng từ thuộc hồ sơ hải quan được chậm nộp theo quy định của pháp luật hải quan;
c) Khai bổ sung hồ sơ khai thuế quá 60 (sáu mươi) ngày, kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan trước khi cơ quan hải quan kiểm tra, phát hiện việc khai thiếu nghĩa vụ thuế hoặc khai tăng số thuế được miễn, giảm, được hoàn;
d) Nộp hồ sơ xét hoàn thuế quá thời hạn quy định, trừ vi phạm quy định tại điểm c khoản 2 Điều này;
đ) Không chấp hành đúng chế độ báo cáo hàng hoá chịu sự giám sát hải quan tại kho, cảng theo quy định pháp luật.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các vi phạm sau:
a) Khai thuế quá thời hạn quy định khi thay đổi mục đích sử dụng hàng hoá đã được miễn thuế;
b) Tạm nhập, tái xuất; tạm xuất, tái nhập hàng hoá, phương tiện vận tải quá thời hạn quy định;
c) Không nộp hồ sơ để thanh khoản hợp đồng, tờ khai hải quan, hàng hoá đúng thời hạn quy định.
Điều 9. Vi phạm quy định về khai hải quan và khai thuế
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi không khai hoặc khai sai so với thực tế về tên hàng, số lượng, trọng lượng hàng hoá trong các trường hợp sau:
a) Hàng hoá từ nước ngoài vào cảng trung chuyển, khu phi thuế quan hoặc từ cảng trung chuyển, khu phi thuế quan ra nước ngoài;
b) Hàng hoá quá cảnh, chuyển khẩu;
c) Hàng viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không khai hoặc khai sai so với thực tế về tên hàng, chủng loại, số lượng, trọng lượng, trị giá hàng hoá trong các trường hợp sau:
a) Hàng hoá là nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị, linh kiện nhập khẩu thuộc diện miễn thuế;
b) Hàng hoá từ nước ngoài đưa vào kho ngoại quan, kho bảo thuế, cửa hàng miễn thuế; hàng hoá từ kho ngoại quan, kho bảo thuế, cửa hàng miễn thuế đưa ra nước ngoài;
c) Hàng hoá tạm nhập, tạm xuất;
d) Hàng hoá thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản này nếu không thuộc hợp đồng thuê kho ngoại quan thì bị buộc đưa hàng hoá ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.
3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Khai khống về tên hàng, số lượng, trọng lượng, trị giá hàng hoá xuất khẩu, trừ hàng hoá xuất khẩu là sản phẩm gia công, sản phẩm sản xuất từ nguyên liệu nhập khẩu hoặc tạm xuất, tái xuất;
b) Khai không đúng các nội dung trong hồ sơ thanh khoản hàng hoá trong doanh nghiệp chế xuất, kho bảo thuế.
4. Xử phạt đối với hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, được hoàn: ngoài việc phải nộp đủ số tiền thuế theo quy định, người nộp thuế còn bị phạt 10% số tiền thuế khai thiếu hoặc số tiền thuế được miễn, giảm, được hoàn khai tăng nếu có một trong các hành vi sau đây:
a) Lập và khai không đúng các nội dung trong hồ sơ quyết toán thuế, hồ sơ thanh khoản, hồ sơ xét miễn, giảm thuế, hoàn thuế;
b) Không khai hoặc khai sai về tên hàng, chủng loại, số lượng, trọng lượng, chất lượng, trị giá, mã số hàng hoá, thuế suất, xuất xứ hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu mà cơ quan hải quan phát hiện trong quá trình thông quan hàng hoá xuất nhập khẩu, trừ các hành vi quy định tại Điều 14 Nghị định này;
c) Khai tăng so với định mức tiêu hao nguyên liệu gia công hàng hoá để xuất khẩu, nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu mà không khai bổ sung trước thời điểm cơ quan hải quan kiểm tra;
d) Vi phạm quy định tại điểm b khoản này mà bị phát hiện sau khi hàng hoá đã thông quan nhưng cá nhân, tổ chức vi phạm đã tự nguyện nộp đủ số tiền thuế phải nộp theo quy định trước thời điểm lập biên bản vi phạm hoặc trong thời hạn 10 (mười) ngày, kể từ ngày lập biên bản vi phạm.
5. Quy định tại Điều này không áp dụng đối với trường hợp vi phạm đã bị xử lý theo quy định tại Điều 16 Nghị định này.
Điều 10. Vi phạm quy định về khai hải quan của người xuất cảnh, nhập cảnh đối với ngoại tệ, tiền Việt Nam bằng tiền mặt, vàng (dạng khối, thỏi, hạt, miếng)
1. Không khai hoặc khai sai so với quy định của pháp luật về ngoại tệ, tiền Việt Nam bằng tiền mặt, vàng mang theo khi xuất cảnh thì bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với trường hợp tang vật vi phạm có trị giá tương đương từ 10.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với trường hợp tang vật vi phạm có trị giá tương đương từ 30.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng;
c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với trường hợp tang vật vi phạm có trị giá tương đương từ 70.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
d) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với trường hợp tang vật vi phạm có trị giá từ 100.000.000 đồng trở lên mà không phải là tội phạm.
2. Không khai hoặc khai sai so với quy định của pháp luật về ngoại tệ, tiền Việt Nam bằng tiền mặt, vàng mang theo khi nhập cảnh thì bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với trường hợp tang vật vi phạm có trị giá tương đương từ 10.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với trường hợp tang vật vi phạm có trị giá tương đương từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
c) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với trường hợp tang vật vi phạm có trị giá từ 100.000.000 đồng trở lên mà không phải là tội phạm.
3. Vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này mà số ngoại, tiền Việt Nam bằng tiền mặt, vàng đã khai nhiều hơn số lượng thực tế mang theo thì xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với trường hợp trị giá khai khống tương đương từ 10.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với trường hợp trị giá khai khống tương đương từ 100.000.000 đồng Việt Nam trở lên.
4. Tang vật vi phạm được trả lại khi quyết định xử phạt đã được thực hiện. Việc xuất khẩu, nhập khẩu ngoại tệ, tiền Việt Nam bằng tiền mặt, vàng thực hiện theo quy định của pháp luật.
Điều 11. Vi phạm quy định về kiểm tra hải quan, thanh tra thuế
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các vi phạm sau:
a) Không bố trí người, phương tiện phục vụ việc kiểm tra thực tế hàng hoá, phương tiện vận tải khi cơ quan hải quan yêu cầu mà không có lý do xác đáng;
b) Không xuất trình hàng hoá còn đang lưu giữ là đối tượng kiểm tra sau thông quan theo yêu cầu của cơ quan hải quan;
c) Không cung cấp chứng từ, tài liệu, dữ liệu điện tử liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh khi cơ quan hải quan yêu cầu theo quy định của pháp luật;
d) Không chấp hành quyết định kiểm tra, thanh tra thuế của cơ quan hải quan;
đ) Vi phạm các quy định về lưu mẫu, lưu hồ sơ, chứng từ.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các vi phạm sau:
a) Thay đổi hình thức, cấu tạo, tính chất hàng hoá để hợp thức hoá việc xuất khẩu, nhập khẩu;
b) Đánh tráo hàng hoá đã kiểm tra hải quan với hàng hoá chưa kiểm tra hải quan.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi giả mạo niêm phong hải quan, giấy tờ thuộc hồ sơ hải quan để xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá mà không phải là tội phạm.
4. Tịch thu tang vật vi phạm đối với vi phạm quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.
Vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này để trốn thuế, gian lận thuế thì bị xử phạt theo quy định tại Điều 14 Nghị định này. Trường hợp tang vật vi phạm thuộc diện cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu hoặc xuất khẩu, nhập khẩu có điều kiện theo quy định của pháp luật thì bị tịch thu sung công quỹ.
Điều 12. Vi phạm quy định về giám sát hải quan
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Di chuyển phương tiện vận tải chở hàng hoá quá cảnh, chuyển cảng, chuyển cửa khẩu không đúng tuyến đường, địa điểm, cửa khẩu quy định hoặc đăng ký trong hồ sơ hải quan;
b) Tự ý phá niêm phong hải quan.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Tự ý thay đổi bao bì, xuất xứ, nhãn hàng hoá đang chịu sự giám sát hải quan;
b) Không bảo quản nguyên vẹn hàng hóa theo quy định của pháp luật chờ hoàn thành việc thông quan.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các vi phạm sau:
a) Tự ý thay đổi chủng loại, số lượng, chất lượng, trọng lượng hàng hoá đang chịu sự giám sát hải quan;
b) Tự ý tiêu thụ hàng hoá đang chịu sự giám sát hải quan.
4. Tịch thu tang vật vi phạm đối với các vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này; trường hợp tang vật vi phạm không còn thì buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật vi phạm.
Điều 13. Vi phạm quy định về kiểm soát hải quan
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các vi phạm sau:
a) Không chấp hành hiệu lệnh của công chức hải quan theo quy định khi di chuyển phương tiện vận tải trong địa bàn hoạt động hải quan;
b) Không thực hiện yêu cầu mở nơi cất giữ hàng hoá theo quy định để thực hiện quyết định khám hành chính;
c) Chứa chấp, mua bán, vận chuyển hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu không có chứng từ hợp lệ trong địa bàn hoạt động hải quan;
d) Đưa hàng hoá, phương tiện qua biên giới không đúng cửa khẩu hoặc địa điểm quy định.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các vi phạm sau:
a) Vi phạm quy định tại điểm c, điểm d khoản 1 Điều này mà tang vật vi phạm có trị giá từ 20.000.000 đồng trở lên;
b) Bốc dỡ hàng hoá không đúng cảng đích ghi trong bản lược khai hàng hoá mà không có lý do xác đáng;
c) Tự ý xếp dỡ, chuyển tải, sang mạn, sang toa, cắt toa hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh trên phương tiện vận tải đang chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan;
d) Tẩu tán, tiêu hủy hoặc vứt bỏ hàng hoá để trốn tránh sự kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan.
3. Tịch thu tang vật vi phạm đối với các vi phạm quy định tại điểm c, điểm d khoản 1, điểm a, điểm d khoản 2 Điều này.
Vi phạm quy định tại điểm d khoản 2 Điều này mà tang vật vi phạm không còn thì bị buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật vi phạm.
Điều 14. Xử phạt đối với hành vi trốn thuế, gian lận thuế
1. Người nộp thuế có một trong các hành vi trốn thuế, gian lận thuế sau đây chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì ngoài việc phải nộp đủ số tiền thuế theo quy định còn bị phạt tiền 1 lần số thuế trốn, gian lận:
a) Sử dụng chứng từ, tài liệu không hợp pháp, không đúng với thực tế giao dịch để kê khai thuế; tự ý tẩy xoá, sửa chữa chứng từ dẫn đến thiếu số thuế phải nộp hoặc tăng số thuế được miễn, giảm, được hoàn;
b) Khai sai mã số hàng hoá đối với những mặt hàng đã được xác định mã số hàng hoá, thuế suất ở lần nhập khẩu trước dẫn đến xác định thiếu số thuế phải nộp;
c) Vi phạm quy định tại điểm d khoản 4 Điều 9 Nghị định này mà không tự giác nộp đủ số tiền thuế theo quy định trong thời hạn 10 (mười) ngày, kể từ ngày lập biên bản vi phạm;
d) Vi phạm quy định về quản lý hàng hoá trong khu phi thuế quan;
đ) Làm thủ tục xuất khẩu nhưng không xuất khẩu sản phẩm gia công, sản phẩm sản xuất từ nguyên liệu nhập khẩu;
e) Khai nhiều hơn so với thực tế hàng hoá xuất khẩu về chủng loại, số lượng, trọng lượng sản phẩm gia công, sản phẩm sản xuất từ nguyên liệu nhập khẩu mà số thuế gian lận từ 50.000.000 đồng trở lên;
g) Xuất khẩu sản phẩm gia công, sản phẩm sản xuất từ nguyên liệu nhập khẩu không phù hợp với nguyên liệu đã nhập khẩu; nhập khẩu sản phẩm gia công từ nước ngoài không phù hợp với nguyên liệu đã xuất khẩu;
h) Tự ý sử dụng nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị, linh kiện nhập khẩu để gia công không đúng mục đích quy định;
i) Tự ý thay đổi mục đích sử dụng hàng hoá được miễn thuế, xét miễn thuế mà không khai thuế;
k) Không khai hoặc khai sai hàng hoá nhập khẩu từ khu phi thuế quan vào nội địa;
l) Không ghi chép trong sổ sách kế toán các khoản thu liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp;
m) Các hành vi cố ý không khai hoặc khai sai khác về tên hàng, chủng loại, số lượng, trọng lượng, chất lượng, trị giá, thuế suất, xuất xứ hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu để trốn thuế.
2. Vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này mà tái phạm nhiều lần đối với cùng hành vi vi phạm nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì phạt tiền từ 2 đến 3 lần số thuế trốn, gian lận.
3. Quy định tại Điều này không áp dụng đối với trường hợp vi phạm đã bị xử lý theo quy định tại Điều 16 Nghị định này.
Điều 15. Vi phạm quy định về nộp thuế
1. Người nộp thuế, người bảo lãnh nộp thuế có hành vi chậm nộp tiền thuế theo quy định pháp luật quản lý thuế thì ngoài việc phải nộp đủ tiền thuế theo quy định còn bị phạt 0,05% mỗi ngày, tính trên số tiền thuế chậm nộp.
2. Người nộp thuế do khai sai đã được hoàn thuế cao hơn quy định thì bị phạt 0,05% mỗi ngày, tính trên số thuế được hoàn cao hơn.
3. Số ngày chậm nộp tiền thuế được tính từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn nộp thuế hoặc thời hạn gia hạn nộp thuế theo quy định đến trước ngày người nộp thuế đã tự giác nộp đủ số thuế phải nộp vào ngân sách nhà nước.
Điều 16. Vi phạm các quy định chính sách quản lý hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hàng hoá; phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá trái với quy định về:
a) Trao đổi hàng hoá của cư dân biên giới;
b) Nhập khẩu hàng viện trợ nhân đạo;
c) Xuất khẩu, nhập khẩu quà biếu, tài sản di chuyển, hàng hoá của người xuất cảnh, nhập cảnh;
d) Vi phạm quy định tại các điểm a, b và c khoản này thì ngoài việc phạt tiền còn bị tịch thu tang vật vi phạm; trường hợp tang vật vi phạm thuộc danh mục xuất khẩu, nhập khẩu có điều kiện hoặc phải có giấy phép thì bị buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam tại cửa khẩu nhập, đình chỉ xuất khẩu hoặc buộc tiêu huỷ.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi quá cảnh, chuyển khẩu hàng hoá; xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh phương tiện vận tải thuộc diện phải có giấy phép mà không có giấy phép của cơ quan có thẩm quyền.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các vi phạm sau đây:
a) Tạm nhập - tái xuất, tạm xuất - tái nhập hàng hoá thuộc diện phải có giấy phép mà không có giấy phép;
b) Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá không đúng nội dung ghi trong giấy phép.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các vi phạm sau:
a) Xuất khẩu, nhập khẩu, đưa vào Việt Nam hàng hoá thuộc diện cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu hoặc tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu;
b) Đưa hàng hoá giả mạo xuất xứ vào lãnh thổ Việt Nam;
c) Xuất khẩu hàng hoá giả mạo xuất xứ;
d) Nhập khẩu hàng hoá thuộc diện phải có giấy phép mà không xuất trình được giấy phép trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày hàng về đến cửa khẩu;
đ) Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá không đủ điều kiện, tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định của pháp luật;
e) Xuất khẩu hàng hoá không có giấy phép theo quy định;
g) Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá không có nhãn hàng hoá theo quy định pháp luật;
h) Tự ý thay đổi mục đích sử dụng hàng hoá là nguyên liệu, vật tư, linh kiện, máy móc, thiết bị để gia công; hàng hoá tạm nhập - tái xuất, tạm xuất - tái nhập thuộc diện cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu hoặc xuất khẩu, nhập khẩu có điều kiện mà không được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
5. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này mà tang vật vi phạm là hàng hoá gây ô nhiễm môi trường, nguy hại cho sức khoẻ con người, sinh vật và hệ sinh thái.
6. Ngoài việc phạt tiền, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính còn bị phạt bổ sung hoặc bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả sau:
a) Tịch thu hàng hoá nếu vi phạm quy định tại các điểm a, b và h khoản 4 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng giấy phép trong thời hạn từ 30 ngày đến 90 ngày đối với các trường hợp tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần một trong các vi phạm quy định tại điểm b khoản 3 Điều này;
c) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam tại cửa khẩu nhập hoặc đình chỉ xuất khẩu đối với vi phạm quy định tại các khoản 2, 3 và các điểm c, d, đ, e, g khoản 4 Điều này;
d) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam tại cửa khẩu nhập hoặc buộc tiêu hủy tang vật, phương tiện vi phạm đối với vi phạm quy định tại khoản 5 Điều này;
đ) Vi phạm quy định tại điểm h khoản 4 Điều này mà tang vật vi phạm không còn thì bị buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật vi phạm.
Điều 17. Vi phạm quy định về quản lý kho ngoại quan, kho bảo thuế
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các vi phạm sau:
a) Không thông báo cho cơ quan hải quan khi hợp đồng thuê kho đã hết hạn;
b) Không đưa hàng hoá ra khỏi kho ngoại quan khi hợp đồng thuê kho đã hết hạn.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các vi phạm sau:
a) Di chuyển hàng hoá từ kho ngoại quan này sang kho ngoại quan khác khi chưa được sự đồng ý của cơ quan hải quan;
b) Tự ý mở rộng, thu hẹp, di chuyển địa điểm kho ngoại quan;
c) Không mở sổ theo dõi việc xuất khẩu, nhập khẩu, xuất kho, nhập kho hàng hoá theo quy định của pháp luật.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các vi phạm sau:
a) Đưa từ nước ngoài vào kho ngoại quan hàng hoá thuộc diện không được lưu giữ trong kho ngoại quan theo quy định;
b) Tiếp tục kinh doanh kho ngoại quan khi đã bị thu hồi Giấy phép thành lập kho ngoại quan;
c) Tẩy xoá, sửa chữa Giấy phép thành lập kho ngoại quan;
d) Tự ý tẩu tán hàng hoá lưu giữ trong kho ngoại quan, kho bảo thuế;
đ) Tiêu hủy hàng hoá lưu giữ trong kho ngoại quan, kho bảo thuế không đúng quy định pháp luật.
4. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt tiền, cá nhân, tổ chức vi phạm còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung hoặc các biện pháp khắc phục hậu quả sau:
a) Tịch thu hàng hoá nếu vi phạm quy định tại các điểm d và đ khoản 3 Điều này. Trường hợp tang vật vi phạm không còn thì bị buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật vi phạm;
b) Buộc đưa hàng hoá ra khỏi lãnh thổ Việt Nam trong vòng 30 (ba mươi) ngày, kể từ ngày được giao quyết định xử phạt hoặc buộc tiêu hủy hàng hoá vi phạm đối với vi phạm quy định tại điểm a khoản 3 Điều này. Đối với hàng hoá giả mạo nhãn hiệu hoặc tên gọi, xuất xứ Việt Nam thì buộc phải loại bỏ các dấu hiệu vi phạm trước khi đưa hàng hoá ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.
Điều 18. Xúc phạm, đe doạ, cản trở công chức hải quan đang thi hành công vụ
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi xúc phạm danh dự hoặc cản trở công chức hải quan đang thi hành công vụ.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi đe doạ hoặc dùng vũ lực chống lại công chức hải quan đang thi hành công vụ mà không phải là tội phạm.
Điều 19. Xử phạt đối với Kho bạc Nhà nước, Ngân hàng Thương mại, tổ chức tín dụng khác và tổ chức, cá nhân liên quan
1. Trong thời hạn 10 (mười) ngày, kể từ ngày hết hạn trích tiền từ tài khoản tiền gửi của người bị cưỡng chế mà Kho bạc Nhà nước, Ngân hàng Thương mại, tổ chức tín dụng khác không thực hiện trích toàn bộ hoặc một phần tương ứng số tiền thuế, tiền phạt phải nộp từ tài khoản tiền gửi của tổ chức, cá nhân bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan vào tài khoản của ngân sách nhà nước theo yêu cầu của cơ quan hải quan, khi mà tại thời điểm nhận được quyết định cưỡng chế, tài khoản tiền gửi của người bị cưỡng chế có số dư đủ hoặc thừa so với số tiền thuế, tiền phạt phải nộp thì bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền tương ứng với số tiền không trích chuyển vào tài khoản của ngân sách nhà nước đối với trường hợp người nộp thuế bị xử lý vi phạm pháp luật về thuế hoặc bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế;
b) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với trường hợp không thực hiện các quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính khác trong lĩnh vực hải quan.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với cá nhân, tổ chức đang quản lý tiền lương hoặc thu nhập của cá nhân bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan nhưng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng việc khấu trừ một phần tiền lương, thu nhập của cá nhân bị cưỡng chế theo quyết định cưỡng chế của cơ quan hải quan.
3. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với cá nhân, tổ chức có hành vi không cung cấp hoặc cung cấp không chính xác thông tin, chứng từ, tài liệu, dữ liệu điện tử liên quan đến hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh khi cơ quan hải quan yêu cầu theo quy định của pháp luật.
4. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với cá nhân, tổ chức có liên quan có các hành vi thông đồng, bao che người nộp thuế trốn thuế, gian lận thuế, không thực hiện quyết định cưỡng chế hành chính trong lĩnh vực hải quan.
Mục 3: XỬ LÝ VI PHẠM ĐỐI VỚI CƠ QUAN HẢI QUAN, CÔNG CHỨC HẢI QUAN
Điều 20. Xử lý vi phạm đối với cơ quan hải quan
1. Cán bộ, công chức hải quan có hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực hải quan mà gây thiệt hại cho tổ chức, cá nhân thì cơ quan hải quan phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
2. Bộ Tài chính hướng dẫn thủ tục, trình tự giải quyết bồi thường thiệt hại quy định tại khoản 1 Điều này.
Điều 21. Xử lý vi phạm đối với công chức hải quan
1. Công chức hải quan gây phiền hà, sách nhiễu làm ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
2. Công chức hải quan thiếu tinh thần trách nhiệm hoặc xử lý sai quy định pháp luật thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
3. Công chức hải quan lợi dụng chức vụ, quyền hạn để thông đồng, bao che cho tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi vi phạm pháp luật về hải quan thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
4. Công chức hải quan lợi dụng chức vụ, quyền hạn để sử dụng trái phép, chiếm dụng, chiếm đoạt tiền thuế, tiền phạt và tiền bán tang vật vi phạm hành chính bị tịch thu trong lĩnh vực hải quan thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự và bồi thường cho Nhà nước theo quy định pháp luật toàn bộ số tiền thuế, tiền phạt, tiền bán hàng tịch thu đã sử dụng trái phép, chiếm dụng, chiếm đoạt.
Mục 4: CÁC BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ BẢO ĐẢM VIỆC XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH
Điều 22. Tạm giữ người theo thủ tục hành chính
1. Việc tạm giữ người theo thủ tục hành chính chỉ được áp dụng trong trường hợp cần ngăn chặn, đình chỉ ngay những hành vi gây rối trật tự trong địa bàn hoạt động hải quan, gây thương tích cho công chức hải quan đang thi hành công vụ hoặc cần thu thập, xác minh những tình tiết quan trọng làm căn cứ để ra quyết định xử phạt hành chính trong các trường hợp: người vi phạm không có giấy tờ tuỳ thân, không biết rõ lai lịch nhân thân, không có nơi cư trú nhất định, cần xác minh làm rõ lai lịch nhân thân và những tình tiết quan trọng liên quan đến hành vi vi phạm.
2. Thời hạn tạm giữ người vi phạm hành chính không được quá 12 giờ, kể từ thời điểm bắt đầu giữ người vi phạm. Trong trường hợp cần thiết, thời hạn tạm giữ có thể kéo dài hơn nhưng không được quá 24 giờ. Ở những vùng rừng núi hẻo lánh, hải đảo thì thời hạn tạm giữ có thể kéo dài hơn, nhưng không được quá 48 giờ.
3. Mọi trường hợp tạm giữ người đều phải có quyết định bằng văn bản của người có thẩm quyền và phải giao cho người bị tạm giữ một bản.
4. Nghiêm cấm giữ người vi phạm hành chính trong các nhà tạm giữ, phòng tạm giam hình sự hoặc những nơi không bảo đảm vệ sinh, an toàn cho người bị tạm giữ.
5. Theo yêu cầu của người bị tạm giữ, người ra quyết định tạm giữ phải thông báo cho người thân trong gia đình, cơ quan, nơi làm việc hoặc học tập của họ biết. Khi tạm giữ người chưa thành niên vào ban đêm hoặc giữ trên 6 giờ thì nhất thiết phải báo cho cha, mẹ hoặc người giám hộ của họ biết.
Điều 23. Thẩm quyền tạm giữ người theo thủ tục hành chính
1. Những người sau đây có quyền ra quyết định tạm giữ người theo thủ tục hành chính:
Chi cục trưởng Hải quan, Đội trưởng Đội Kiểm soát thuộc Cục Hải quan; Đội trưởng Đội Kiểm soát chống buôn lậu và Hải đội trưởng Hải đội kiểm soát trên biển thuộc Cục Điều tra chống buôn lậu Tổng cục Hải quan.
Trong trường hợp những người quy định trên đây vắng mặt thì cấp Phó được uỷ quyền có quyền quyết định tạm giữ người theo thủ tục hành chính.
2. Việc tạm giữ người phải tuân thủ đúng nguyên tắc, thủ tục, trình tự quy định tại Điều 44 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và Quy chế tạm giữ người theo thủ tục hành chính ban hành kèm theo Nghị định số 162/2004/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2004 của Chính phủ.
Điều 24. Tạm giữ tài liệu, tang vật, phương tiện vi phạm hành chính
1. Việc tạm giữ tài liệu, tang vật, phương tiện liên quan đến hành vi vi phạm được áp dụng trong trường hợp cần ngăn chặn ngay hành vi vi phạm hoặc để xác minh tình tiết làm căn cứ để có quyết định xử lý.
Những người quy định tại khoản 1 Điều 23 Nghị định này có quyền quyết định tạm giữ tài liệu, tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
Khi phát hiện có dấu hiệu trốn thuế, gian lận thuế thì Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, Cục trưởng Cục kiểm tra sau thông quan thuộc Tổng cục Hải quan, Cục trưởng Cục Hải quan, Chi cục trưởng Hải quan, Trưởng đoàn thanh tra thuế có thẩm quyền quyết định tạm giữ tài liệu, tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
2. Trong trường hợp cần thiết công chức hải quan đang thi hành nhiệm vụ được quyền ra quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. Trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi ra quyết định, người ra quyết định phải báo cáo thủ trưởng trực tiếp của mình được quy định tại khoản 1 Điều này và phải được sự đồng ý bằng văn bản của người đó.
3. Việc quản lý tài liệu, tang vật, phương tiện bị tạm giữ thực hiện theo quy định của pháp luật.
4. Tang vật là tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng bạc, đá quý, kim khí quý, các chất ma tuý và những vật thuộc diện quản lý đặc biệt phải được bảo quản theo quy định của pháp luật.
5. Đối với tang vật vi phạm hành chính là loại hàng hoá dễ bị hư hỏng thì người ra quyết định tạm giữ phải lập biên bản riêng và tổ chức bán ngay. Tiền thu được phải gửi vào tài khoản tạm giữ mở tại Kho bạc Nhà nước. Nếu sau đó theo quyết định của người có thẩm quyền, tang vật bị tịch thu thì tiền thu được phải nộp vào ngân sách nhà nước; trường hợp tang vật không bị tịch thu thì tiền thu được phải trả cho chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp.
6. Trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc, kể từ ngày tạm giữ, người có thẩm quyền ra quyết định tạm giữ và xử phạt phải xử lý tài liệu, tang vật, phương tiện bị tạm giữ theo những biện pháp trong quyết định xử phạt. Nếu không áp dụng hình thức phạt tịch thu thì trả lại tài liệu, tang vật hoặc tiền thu được do bán hàng hoá cho chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp.
Thời hạn tạm giữ tài liệu tang vật, phương tiện vi phạm có thể được kéo dài nhưng không quá 60 (sáu mươi) ngày đối với các trường hợp vi phạm có nhiều tình tiết phức tạp cần xác minh hoặc liên quan đến nhiều cá nhân, tổ chức ở trong nước và nước ngoài.
7. Việc tạm giữ tài liệu, tang vật, phương tiện vi phạm phải có quyết định bằng văn bản kèm theo biên bản tạm giữ và phải giao cho tổ chức, cá nhân có tài liệu, tang vật, phương tiện bị tạm giữ một bản.
Điều 25. Khám người theo thủ tục hành chính
1. Việc khám người theo thủ tục hành chính chỉ được tiến hành khi có căn cứ cho rằng người đó cất giấu trong người hàng hoá, tài liệu, phương tiện vi phạm hành chính. Việc khám người phải có quyết định bằng văn bản của người có thẩm quyền và phải giao cho người bị khám một bản.
2. Chỉ những người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 23 Nghị định này mới được quyết định khám người theo thủ tục hành chính.
3. Trước khi tiến hành khám người, người khám phải cho người bị khám xem chứng minh thư hải quan và thông báo quyết định cho người bị khám biết. Khi khám người, nam khám nam, nữ khám nữ và phải có người cùng giới chứng kiến.
4. Mọi trường hợp khám người đều phải lập biên bản và phải giao cho người bị khám một bản.
Điều 26. Khám phương tiện vận tải, đồ vật theo thủ tục hành chính
1. Việc khám phương tiện vận tải, đồ vật theo thủ tục hành chính chỉ được tiến hành khi có căn cứ cho rằng trong phương tiện vận tải, đồ vật đó có cất giấu tang vật vi phạm hành chính. Việc khám phương tiện vận tải, đồ vật theo thủ tục hành chính phải có quyết định bằng văn bản của người có thẩm quyền.
2. Chỉ những người quy định tại khoản 1 Điều 23 Nghị định này mới có quyền quyết định việc khám phương tiện vận tải, đồ vật theo thủ tục hành chính.
3. Khi tiến hành khám phương tiện vận tải, đồ vật phải có mặt chủ phương tiện vận tải, đồ vật hoặc người chỉ huy, người điều khiển phương tiện vận tải và một người chứng kiến. Trường hợp chủ phương tiện, đồ vật hoặc người điều khiển phương tiện vắng mặt thì phải có hai người chứng kiến.
4. Mọi trường hợp khám phương tiện vận tải, đồ vật đều phải lập biên bản và giao cho chủ phương tiện vận tải, đồ vật hoặc người chỉ huy, người điều khiển phương tiện vận tải một bản.
5. Việc khám phương tiện vận tải, đồ vật của các đối tượng được hưởng quyền ưu đãi miễn trừ ngoại giao phải tuân theo các quy định của Điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập. Khi có căn cứ để khẳng định túi ngoại giao, túi lãnh sự bị lạm dụng vào mục đích trái với quy định của Điều ước quốc tế về quan hệ ngoại giao, quan hệ lãnh sự mà Việt Nam là thành viên hoặc trong hành lý, phương tiện vận tải có hàng hoá thuộc diện cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu hoặc hàng hoá thuộc diện không được hưởng chế độ ưu đãi, miễn trừ theo quy định của pháp luật thì Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quyết định xử lý theo quy định của Điều ước quốc tế.
Điều 27. Khám nơi cất giấu tài liệu, tang vật, phương tiện liên quan đến hành vi vi phạm
1. Khám nơi cất giấu tài liệu, tang vật, phương tiện vi phạm chỉ được tiến hành khi có căn cứ cho rằng ở nơi đó có cất giấu tài liệu, tang vật, phương tiện liên quan đến hành vi vi phạm.
2. Người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 23 Nghị định này có quyền quyết định việc khám nơi cất giấu tài liệu, tang vật, phương tiện liên quan đến hành vi vi phạm.
Khi phát hiện có dấu hiệu trốn thuế, gian lận thuế thì Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan thuộc Tổng cục Hải quan, Cục trưởng Cục Hải quan, Chi cục trưởng Hải quan có thẩm quyền quyết định khám nơi cất giấu tài liệu, tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
Trong trường hợp nơi cất giấu tài liệu, tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là nơi ở thì quyết định khám phải được sự đồng ý bằng văn bản của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện trước khi tiến hành.
3. Khi khám nơi cất giấu tài liệu, tang vật, phương tiện vi phạm phải có mặt người chủ nơi bị khám hoặc người thành niên trong gia đình họ và người chứng kiến. Trong trường hợp người chủ nơi bị khám, người thành niên trong gia đình họ vắng mặt mà việc khám không thể trì hoãn thì phải có đại diện của chính quyền cấp xã và hai người chứng kiến.
4. Không được khám nơi cất giấu tài liệu, tang vật, phương tiện vi phạm vào ban đêm, ngày lễ, ngày Tết, khi người chủ nơi khám có việc hiếu, việc hỉ, trừ trường hợp khẩn cấp, phạm pháp bắt quả tang và phải ghi rõ lý do vào biên bản.
5. Mọi trường hợp khám nơi cất giấu tài liệu, tang vật, phương tiện liên quan đến hành vi vi phạm đều phải có quyết định bằng văn bản và phải lập biên bản. Quyết định và biên bản khám nơi cất giấu tài liệu, tang vật, phương tiện phải được giao cho người chủ nơi bị khám một bản.
Mục 5: THẨM QUYỀN, THỦ TỤC XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC HẢI QUAN
Điều 28. Thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan
1. Đội trưởng Đội nghiệp vụ thuộc Chi cục Hải quan có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng.
2. Chi cục trưởng Hải quan (bao gồm Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm tra sau thông quan); Đội trưởng Đội Kiểm soát thuộc Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Cục Hải quan); Đội trưởng Đội Kiểm soát chống buôn lậu và Hải đội trưởng Hải đội kiểm soát trên biển thuộc Cục Điều tra chống buôn lậu Tổng cục Hải quan có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 20.000.000 đồng.
3. Cục trưởng Cục Hải quan có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 20.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép thuộc thẩm quyền;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;
đ) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất tang vật, phương tiện vi phạm;
e) Buộc tiêu hủy tang vật vi phạm là văn hoá phẩm độc hại, hàng hoá thuộc diện gây hại cho sức khoẻ con người, vật nuôi, cây trồng;
g) Buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện vi phạm đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái phép.
4. Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu, Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan thuộc Tổng cục Hải quan có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 70.000.000 đồng. Riêng Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu thuộc Tổng cục Hải quan được phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính về thuế đến mức 100.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép thuộc thẩm quyền;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất hàng hoá, vật phẩm, phương tiện vi phạm;
e) Buộc tiêu hủy tang vật là văn hoá phẩm độc hại, hàng hoá gây hại cho sức khoẻ con người, vật nuôi và cây trồng;
g) Buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện vi phạm đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái phép.
5. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 30 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định tại Nghị định này.
6. Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển có quyền xử phạt theo quy định tại các Điều 32 và 33 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm hành chính về hải quan được quy định tại Điều 13 Nghị định này.
7. Chi cục trưởng Hải quan, Cục trưởng Cục Hải quan, Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu và Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm pháp luật về thuế quy định tại khoản 4 Điều 9, Điều 14, Điều 15 và điểm a khoản 1 Điều 19 Nghị định này.
Điều 29. Phân định thẩm quyền xử phạt
1. Thẩm quyền xử phạt của những người được quy định Điều 28 Nghị định này là thẩm quyền áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính. Trong trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt được xác định căn cứ vào mức tối đa của khung tiền phạt quy định đối với từng hành vi vi phạm. Quy định này không áp dụng đối với các trường hợp quy định tại khoản 7 Điều 28 Nghị định này.
2. Trường hợp xử phạt một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm thì thẩm quyền xử phạt được xác định theo nguyên tắc sau đây: nếu mức xử phạt, hình thức xử phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả được quy định đối với từng hành vi thuộc thẩm quyền của người xử phạt thì thẩm quyền xử phạt vẫn thuộc người đó. Nếu mức xử phạt, hình thức xử phạt bổ sung hoặc biện pháp khắc phục hậu quả quy định đối với một trong các hành vi đó vượt thẩm quyền của người xử phạt thì người đó phải chuyển toàn bộ hồ sơ vụ vi phạm đến người có thẩm quyền xử phạt.
3. Đối với hành vi có khung tiền phạt mức tối đa trên 20.000.000 đồng, Cục trưởng Cục Hải quan chuyển hồ sơ đến Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi xảy ra vi phạm hành chính hoặc nơi Cục Hải quan đóng trụ sở trong trường hợp vi phạm hành chính xảy ra trên vùng biển thuộc quyền chủ quyền, để Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định xử phạt.
4. Mọi hành vi vi phạm pháp luật về hải quan xảy ra trên đất liền, vùng lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thuộc địa bàn quản lý của Hải quan nơi nào thì Hải quan ở nơi đó có trách nhiệm xử phạt theo thẩm quyền quy định tại Nghị định này; trường hợp do Cục Điều tra chống buôn lậu, Cục Kiểm tra sau thông quan phát hiện thì thực hiện việc xử phạt theo thẩm quyền.
5. Ở những địa điểm dọc biên giới quốc gia, nơi chưa có tổ chức hải quan thì Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển đóng tại địa bàn đó có quyền xử phạt theo quy định tại các Điều 32 và 33 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan quy định tại Điều 13 Nghị định này.
Điều 30. Đình chỉ hành vi vi phạm
Khi phát hiện hành vi vi phạm, công chức hải quan đang thi hành nhiệm vụ phải ra quyết định bằng lời nói, còi, tín hiệu hoặc các hình thức khác tuỳ từng trường hợp vi phạm cụ thể để đình chỉ ngay hành vi vi phạm và báo cáo kịp thời cho người có thẩm quyền xử phạt.
Điều 31. Thủ tục đơn giản
Trường hợp áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo thực hiện theo quy định tại Điều 54 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
Điều 32. Lập biên bản vi phạm hành chính
Đối với vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan không thuộc trường hợp quy định tại Điều 31 Nghị định này, người có thẩm quyền xử phạt phải kịp thời lập biên bản theo quy định. Nếu người lập biên bản không có thẩm quyền xử phạt thì thủ trưởng trực tiếp của người đó là một trong những người quy định tại Điều 28 Nghị định này phải ký tên vào biên bản; trường hợp cần thiết thì tiến hành xác minh trước khi ký biên bản.
Hình thức, nội dung, trình tự lập biên bản thực hiện theo quy định tại Điều 55 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
Điều 33. Quyết định xử phạt
Hình thức, nội dung, trình tự, thủ tục ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan thực hiện theo quy định tại Điều 56 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
Điều 34. Thủ tục xử phạt đối với hành vi chậm nộp tiền thuế
1. Người nộp thuế tự xác định số tiền phạt chậm nộp căn cứ vào số tiền thuế chậm nộp, số ngày chậm nộp và mức phạt tiền quy định tại các khoản 1 và 2 Điều 15 Nghị định này để nộp vào ngân sách nhà nước. Trường hợp người nộp thuế không tự xác định được hoặc xác định không đúng số tiền phạt chậm nộp thì cơ quan hải quan xác định và thông báo cho người nộp thuế biết.
2. Quá 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế mà người nộp thuế chưa nộp đủ tiền thuế và tiền phạt chậm nộp thì cơ quan hải quan ra thông báo về số tiền thuế nợ và số tiền phạt chậm nộp thuế; đồng thời, yêu cầu người nộp thuế nộp đủ tiền thuế, tiền phạt vào ngân sách nhà nước.
Điều 35. Xử lý đối với trường hợp hàng hoá nhập khẩu quá thời hạn làm thủ tục hải quan hoặc buộc phải đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc phải tái xuất
1. Hàng hoá nhập khẩu quá thời hạn 90 (chín mươi) ngày, kể từ ngày hàng hoá tới cửa khẩu dỡ hàng mà không có người đến làm thủ tục hải quan thì người có thẩm quyền tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 28 Nghị định này phải thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng và niêm yết công khai tại trụ sở Hải quan. Trong thời hạn 180 (một trăm tám mươi) ngày, kể từ ngày thông báo, nếu không có người đến làm thủ tục hải quan thì người có thẩm quyền quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 28 Nghị định này phải ra quyết định tịch thu hoặc tiêu hủy tang vật vi phạm theo quy định.
2. Trường hợp không xác định được chủ sở hữu của tang vật, phương tiện vi phạm, người có thẩm quyền quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 28 Nghị định này phải thông báo về việc này trên phương tiện thông tin đại chúng và niêm yết công khai tại trụ sở Hải quan. Sau thời hạn 30 (ba mươi) ngày, kể từ ngày thông báo mà vẫn không có người đến nhận thì người có thẩm quyền quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 28 Nghị định này phải ra quyết định tịch thu hoặc tiêu hủy tang vật vi phạm theo quy định.
3. Hàng hoá nhập khẩu không đúng giấy phép, hợp đồng, vận tải đơn hoặc lược khai hàng hoá mà người nhận hàng từ chối nhận, thì xử lý theo quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Người có thẩm quyền quy định tại các khoản 3 và 4 Điều 28 Nghị định này phải thông báo cho cá nhân, tổ chức có trách nhiệm về trường hợp hàng hoá theo quy định phải tái xuất hoặc buộc phải đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam. Quá thời hạn 30 (ba mươi) ngày, kể từ ngày nhận được thông báo của cơ quan hải quan mà hàng hoá vẫn chưa được tái xuất hoặc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam thì người có thẩm quyền quy định tại các khoản 3 và 4 Điều 28 Nghị định này phải ra quyết định tịch thu hoặc tiêu hủy tang vật vi phạm theo quy định, trừ trường hợp có lý do chính đáng.
Điều 36. Thủ tục tịch thu và xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính
1. Khi áp dụng hình thức tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan, người có thẩm quyền xử phạt quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 28 Nghị định này phải thực hiện đúng thủ tục tịch thu quy định tại Điều 60 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
2. Người ra quyết định tịch thu có trách nhiệm bảo quản và phân loại tang vật, phương tiện vi phạm để chuyển giao cho cơ quan tài chính cấp quận, huyện hoặc Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tỉnh, thành phố bán đấu giá theo quy định tại khoản 1 Điều 61 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và các Điều 32, 33 và 34 Nghị định số 134/2003/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002.
3. Tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu là văn hoá phẩm độc hại, hàng giả không có giá trị sử dụng, hàng hoá gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng thì bị tiêu hủy theo quy định tại khoản 2 Điều 61 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
4. Tang vật vi phạm là hàng hoá dễ bị hư hỏng thì xử lý theo quy định tại khoản 3 Điều 61 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
Điều 37. Chấp hành quyết định xử phạt và hoãn chấp hành quyết định phạt tiền
1. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính phải chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong thời hạn 10 (mười) ngày, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt. Việc nộp tiền phạt được thực hiện theo quy định tại Điều 58 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
2. Cá nhân, tổ chức đã nhận được quyết định xử phạt vi phạm hành chính nhưng không tự nguyện chấp hành thì bị cưỡng chế thi hành theo quy định tại Chương II Nghị định này.
3. Cá nhân bị phạt tiền từ 500.000 đồng trở lên đang gặp khó khăn đặc biệt về kinh tế có thể đề nghị hoãn chấp hành quyết định phạt tiền. Việc hoãn chấp hành quyết định phạt tiền thực hiện theo quy định tại Điều 65 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
Điều 38. Miễn xử phạt vi phạm hành chính
1. Cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 4 Điều 9, Điều 14, Điều 15 và Điều 19 Nghị định này mà gặp thiên tai, hoả hoạn, tai nạn bất ngờ, bất khả kháng khác thì có quyền đề nghị miễn xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan khi có đủ các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Điều kiện để được xem xét miễn xử phạt gồm:
a) Vi phạm hành chính xảy ra trong khoảng thời gian 30 (ba mươi) ngày trước hoặc sau khi xảy ra thiên tai, hoả hoạn, tai nạn bất ngờ hoặc bất khả kháng khác;
b) Người bị xử phạt chưa thi hành quyết định xử phạt.
3. Số tiền phạt được miễn không vượt quá mức độ thiệt hại của đối tượng bị xử phạt.
4. Cục trưởng Cục Hải quan, Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu và Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan có quyền ra quyết định miễn xử phạt đối với những vụ việc do mình hoặc cấp dưới trực tiếp phát hiện, xử lý.
5. Bộ Tài chính quy định cụ thể hồ sơ đề nghị miễn xử phạt, trình tự thủ tục giải quyết miễn xử phạt
Điều 39. Chuyển hồ sơ vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm để truy cứu trách nhiệm hình sự
1. Khi xem xét vụ vi phạm để quyết định xử phạt, nếu xét thấy hành vi vi phạm có dấu hiệu tội phạm mà không thuộc thẩm quyền xử lý của mình thì người có thẩm quyền phải chuyển ngay hồ sơ cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền.
2. Trường hợp đã ra quyết định xử phạt, nếu sau đó phát hiện hành vi vi phạm có dấu hiệu tội phạm mà chưa hết thời hạn truy cứu trách nhiệm hình sự thì người đã ra quyết định xử phạt phải huỷ quyết định đó và trong thời hạn 03 (ba ngày), kể từ ngày huỷ quyết định xử phạt, phải chuyển hồ sơ vụ vi phạm cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền.
3. Trong thời hạn quy định tại Điều 103 Bộ luật Tố tụng hình sự, cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền có trách nhiệm thông báo cho cơ quan đã chuyển hồ sơ việc quyết định khởi tố hoặc không khởi tố vụ án hình sự.
Trong thời hạn 05 (năm) ngày, kể từ ngày nhận được thông báo về quyết định khởi tố vụ án hình sự, cơ quan hải quan phải chuyển hồ sơ gốc vụ vi phạm cho cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền.
4. Quá thời hạn 03 (ba) ngày, kể từ ngày hết thời hạn quy định tại Điều 103 Bộ luật Tố tụng hình sự mà cơ quan hải quan chưa nhận được thông báo của cơ quan có thẩm quyền về việc khởi tố hay không khởi tố vụ án thì người có thẩm quyền xử phạt quy định tại Điều 28 Nghị định này ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
Điều 40. Trả lại hồ sơ vụ vi phạm để xử phạt vi phạm hành chính
1. Trường hợp hồ sơ vụ vi phạm đã được chuyển cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự nhưng xét thấy hành vi vi phạm không đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm thì người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng hình sự ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự theo quy định tại Điều 103 Bộ luật Tố tụng hình sự. Trong thời hạn 03 (ba) ngày, kể từ ngày ra quyết định, cơ quan tiến hành tố tụng hình sự phải chuyển quyết định không khởi tố vụ án hình sự và hồ sơ vi phạm để cơ quan hải quan xử lý vi phạm theo thẩm quyền.
2. Trường hợp cá nhân đã bị khởi tố, truy tố hoặc đã có quyết định đưa ra xét xử theo thủ tục tố tụng hình sự, nhưng sau đó lại có quyết định đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án thì trong thời hạn 03 (ba) ngày, kể từ ngày ra quyết định đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án, cơ quan tiến hành tố tụng hình sự phải chuyển quyết định đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án và hồ sơ vụ việc để cơ quan hải quan xử lý vi phạm hành chính theo thẩm quyền.
Chương 2:
CƯỠNG CHẾ THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH HÀNH CHÍNHTRONG LĨNH VỰC HẢI QUAN
Mục 1: NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 41. Phạm vi và đối tượng áp dụng
1. Chương này quy định về trình tự, thủ tục áp dụng các biện pháp cưỡng chế đối với các tổ chức, cá nhân không tự nguyện chấp hành các quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan trong thời hạn quy định hoặc có hành vi phát tán tài sản, bỏ trốn.
2. Quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan nêu tại khoản 1 Điều này bao gồm:
a) Thông báo về số tiền thuế nợ và tiền phạt chậm nộp;
b) Thông báo ấn định thuế;
c) Thông báo số tiền thuế phải nộp lại do được hoàn cao hơn;
d) Các quyết định khác về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan;
đ) Các quyết định cưỡng chế hành chính trong lĩnh vực hải quan.
Điều 42. Trường hợp bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt trong lĩnh vực hải quan
1. Đối với các quyết định xử phạt quy định tại khoản 4 Điều 9, Điều 14 và các quyết định cưỡng chế hành chính nêu tại các điểm a, b, c và đ khoản 2 Điều 41 Nghị định này bị cưỡng chế trong trường hợp:
a) Đã quá 90 (chín mươi) ngày, kể từ ngày hết thời hạn chấp hành quyết định xử phạt, quyết định hành chính mà tổ chức, cá nhân hoặc người bảo lãnh không tự nguyện chấp hành;
b) Cá nhân, tổ chức chưa chấp hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan mà có hành vi phát tán tài sản, bỏ trốn.
2. Đối với các quyết định xử phạt vi phạm hành chính khác trong lĩnh vực hải quan bị cưỡng chế khi đã quá 10 (mười) ngày, kể từ ngày hết thời hạn chấp hành quyết định xử phạt mà cá nhân, tổ chức vi phạm hoặc người bảo lãnh của họ không tự nguyện chấp hành.
Điều 43. Các biện pháp cưỡng chế
Các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan bao gồm:
1. Trích tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế tại Kho bạc Nhà nước, Ngân hàng Thương mại, tổ chức tín dụng khác; yêu cầu phong toả tài khoản.
2. Khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập.
3. Kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên theo quy định của pháp luật để thu đủ tiền thuế, tiền phạt.
4. Thu tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế do tổ chức, cá nhân khác đang nắm giữ.
5. Dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hoá nhập khẩu.
6. Cưỡng chế để tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.
7. Cưỡng chế để thi hành các biện pháp khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính gây ra.
8. Thu hồi mã số thuế; đình chỉ việc sử dụng hóa đơn.
9. Thu hồi giấy chứng nhận kinh doanh, giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề.
Các biện pháp cưỡng chế nêu tại các khoản 4, 8 và 9 Điều này được áp dụng riêng đối với các quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về thuế.
Điều 44. Nguồn tiền khấu trừ và tài sản kê biên đối với tổ chức bị áp dụng cưỡng chế
Nguồn tiền khấu trừ và tài sản kê biên đối với tổ chức bị áp dụng cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan được thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và pháp luật khác liên quan.
Điều 45. Thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế
Những người sau đây có thẩm quyền ra quyết định một trong các biện pháp cưỡng chế quy định tại Điều 43 Nghị định này và có nhiệm vụ tổ chức việc cưỡng chế thi hành các quyết định hành chính:
1. Thủ trưởng cơ quan hải quan.
2. Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu thuộc Tổng cục Hải quan.
3. Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan thuộc Tổng cục Hải quan.
Điều 46. Quyết định cưỡng chế
1. Việc cưỡng chế thi hành quyết định hành chính chỉ được thực hiện khi có quyết định cưỡng chế của người có thẩm quyền quy định tại Điều 45 Nghị định này.
2. Quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính bao gồm những nội dung sau: ngày, tháng, năm ra quyết định; căn cứ ra quyết định; họ tên, chức vụ (cấp bậc), đơn vị người ra quyết định; họ tên, nơi cư trú, trụ sở của đối tượng bị cưỡng chế; lý do cưỡng chế; biện pháp cưỡng chế; thời gian, địa điểm thực hiện; cơ quan chủ trì thực hiện quyết định cưỡng chế; cơ quan có trách nhiệm phối hợp; chữ ký của người ra quyết định, dấu của cơ quan ra quyết định.
3. Quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính phải được gửi cho đối tượng bị cưỡng chế, tổ chức, cá nhân liên quan trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc trước khi thực hiện cưỡng chế; trường hợp cưỡng chế bằng biện pháp quy định tại các khoản 3, 6 và 7 Điều 43 Nghị định này thì quyết định phải được gửi cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi thực hiện cưỡng chế trước khi thực hiện.
Điều 47. Trách nhiệm tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế
1. Người ra quyết định cưỡng chế có trách nhiệm tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế.
2. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan có nghĩa vụ phối hợp với người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế hoặc cơ quan chủ trì tổ chức cưỡng chế triển khai các biện pháp nhằm thực hiện các quyết định cưỡng chế.
Điều 48. Bảo đảm trật tự, an toàn trong quá trình thực hiện cưỡng chế
1. Cơ quan chủ trì thi hành quyết định cưỡng chế có trách nhiệm bảo đảm trật tự trong quá trình cưỡng chế. Trường hợp nếu thấy cần thiết phải có lực lượng Cảnh sát nhân dân trong quá trình thi hành cưỡng chế thì phải có văn bản yêu cầu gửi đến cơ quan Công an cùng cấp 05 (năm) ngày trước khi thực hiện cưỡng chế để bố trí lực lượng.
3. Khi có yêu cầu tham gia bảo đảm trật tự, an toàn trong quá trình cưỡng chế, lực lượng Cảnh sát nhân dân có trách nhiệm bố trí lực lượng ngăn chặn kịp thời các hành vi gây rối, chống người thi hành công vụ trong quá trình thi hành quyết định cưỡng chế.
Điều 49. Thời hiệu thi hành quyết định cưỡng chế
1. Quyết định cưỡng chế có hiệu lực thi hành trong thời hạn 01 (một) năm, kể từ ngày ra quyết định.
2. Trường hợp cá nhân, tổ chức bị áp dụng biện pháp cưỡng chế cố tình trốn tránh, trì hoãn thì thời hiệu thi hành được tính lại kể từ thời điểm hành vi trốn tránh, trì hoãn được chấm dứt.
3. Các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt quy định tại Điều 43 Nghị định này chấm dứt hiệu lực, kể từ khi tiền thuế, tiền phạt bị cưỡng chế đã được nộp đủ vào ngân sách nhà nước và các nội dung khác của quyết định xử phạt đã được thực hiện xong. Căn cứ để chấm dứt thi hành quyết định cưỡng chế là chứng từ nộp đủ tiền thuế, tiền phạt vào ngân sách nhà nước của người bị cưỡng chế, có xác nhận của Kho bạc Nhà nước hoặc cơ quan được phép thu thuế, cơ quan ngân hàng trích chuyển tiền nộp thuế, nộp phạt từ tài khoản của người nộp thuế.
Mục 2: THỦ TỤC ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP CƯỠNG CHẾ THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC HẢI QUAN
Điều 50. Trình tự, thủ tục bị áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan
Trình tự và thủ tục áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính nêu tại các khoản 1, 2, 3, 4, 6, 7 và khoản 9 Điều 43 Nghị định này thực hiện theo quy định tại các Nghị định của Chính phủ quy định về thủ tục áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, Nghị định quy định về xử lý vi phạm pháp luật về thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế.
Điều 51. Thủ tục cưỡng chế bằng biện pháp dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hoá nhập khẩu
1. Cưỡng chế bằng biện pháp dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hoá nhập khẩu được thực hiện khi cơ quan hải quan không áp dụng được hoặc đã áp dụng các biện pháp theo quy định tại các khoản 1, 3 và 4 Điều 43 Nghị định này nhưng vẫn chưa thu đủ số tiền thuế, tiền phạt.
2. Người có thẩm quyền quyết định cưỡng chế phải ra quyết định cưỡng chế và thông báo trên mạng thông tin hải quan chậm nhất 05 (năm) ngày làm việc trước khi áp dụng biện pháp dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hoá nhập khẩu.
3. Quyết định cưỡng chế phải ghi rõ ngày, tháng, năm ra quyết định; căn cứ ra quyết định; họ tên, chức vụ, đơn vị công tác của người ra quyết định; họ tên, địa chỉ của cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế; số tiền thuế, tiền phạt chưa nộp; chữ ký của người ra quyết định, dấu của cơ quan ra quyết định. Quyết định cưỡng chế được gửi đến cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế.
Điều 52. Thủ tục cưỡng chế bằng biện pháp thu hồi mã số thuế, đình chỉ sử dụng hoá đơn.
1. Cưỡng chế bằng biện pháp thu hồi mã số thuế, đình chỉ sử dụng hoá đơn được thực hiện khi cơ quan hải quan đã áp dụng các biện pháp cưỡng chế quy định tại các khoản 1, 3, 4 và khoản 5 Điều 43 Nghị định này nhưng vẫn chưa thu đủ số tiền thuế, tiền phạt.
2. Người ra quyết định cưỡng chế có trách nhiệm:
a) Thông báo cho đối tượng bị cưỡng chế biết trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc trước khi áp dụng biện pháp cưỡng chế;
b) Gửi văn bản yêu cầu cơ quan thuế có thẩm quyền để thu hồi mã số thuế, đình chỉ sử dụng hoá đơn.
3. Trình tự, thủ tục thu hồi mã số thuế, đình chỉ sử dụng hoá đơn thực hiện theo quy định tại Nghị định của Chính phủ quy định về xử lý vi phạm pháp luật về thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế.
Chương 3:
KHIẾU NẠI, TỐ CÁO
Điều 53. Khiếu nại, tố cáo
1. Cá nhân, tổ chức hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền khiếu nại về quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm việc xử lý vi phạm hành chính, quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan.
2. Mọi công dân có quyền tố cáo về hành vi trái pháp luật trong xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan.
3. Thẩm quyền, thủ tục, thời hạn giải quyết khiếu nại, tố cáo thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
Điều 54. Khởi kiện hành chính
Việc khởi kiện đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm việc xử phạt vi phạm hành chính, quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan thực hiện theo quy định của pháp luật về thủ tục giải quyết các vụ án hành chính.
Chương 4:
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 55. Hiệu lực thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2007.
2. Bãi bỏ Nghị định số 138/2004/NĐ-CP ngày 17 tháng 6 năm 2004 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan.
3. Hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan xảy ra trước thời điểm Nghị định này có hiệu lực, nhưng tại thời điểm xử phạt, Nghị định này đã có hiệu lực thì việc xử phạt áp dụng theo quy định của Nghị định này nếu Nghị định này không quy định trách nhiệm pháp lý hoặc quy định trách nhiệm pháp lý nhẹ hơn.
4. Các quy định khác về xử lý vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan không được nêu trong Nghị định này thì thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và các quy định của pháp luật khác liên quan.
Điều 56. Hướng dẫn, tổ chức thi hành
Bộ Tài chính hướng dẫn, tổ chức thi hành Nghị định này và phối hợp với các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp tuyên truyền, giáo dục và vận động nhân dân thực hiện, giám sát việc thi hành Nghị định này.
Điều 57. Trách nhiệm thi hành
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng;
- HĐND, UBND các tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của QH;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN,
Website Chính phủ, Ban Điều hành 112,
Người phát ngôn của Thủ tướng Chính phủ,
các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, KTTH (5b).
TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG
Nguyễn Tấn Dũng | {
"issuing_agency": "Chính phủ",
"promulgation_date": "07/06/2007",
"sign_number": "97/2007/NĐ-CP",
"signer": "Nguyễn Tấn Dũng",
"type": "Nghị định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Xay-dung-Do-thi/Quyet-dinh-1287-QD-TTg-2023-phe-duyet-Quy-hoach-thanh-pho-Da-Nang-thoi-ky-2021-2030-584918.aspx | Quyết định 1287/QĐ-TTg 2023 phê duyệt Quy hoạch thành phố Đà Nẵng thời kỳ 2021 2030 | THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 1287/QĐ-TTg
Hà Nội, ngày 02 tháng 11 năm 2023
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG THỜI KỲ 2021 - 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Quy hoạch ngày 24 tháng 11 năm 2017; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 11 luật có liên quan đến quy hoạch ngày 15 tháng 6 năm 2018; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch ngày 20 tháng 11 năm 2018;
Căn cứ Nghị quyết số 43-NQ/TW ngày 24 tháng 01 năm 2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;
Căn cứ Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 03 tháng 11 năm 2022 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;
Căn cứ Nghị quyết số 61/2022/QH15 ngày 16 tháng 6 năm 2022 của Quốc hội về tiếp tục tăng cường hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về quy hoạch và một số giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ lập và nâng cao chất lượng quy hoạch thời kỳ 2021 - 2030;
Căn cứ Nghị quyết số 81/2023/QH15 ngày 09 tháng 01 năm 2023 của Quốc hội về Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050;
Căn cứ Nghị định số 37/2019/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quy hoạch; Nghị định số 58/2023/NĐ-CP ngày 12 tháng 8 năm 2023 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 37/2019/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quy hoạch;
Căn cứ Quyết định số 1903/QĐ-TTg ngày 26 tháng 12 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch thành phố Đà Nẵng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050;
Căn cứ Báo cáo thẩm định số 418/BC-HĐTĐ ngày 17 tháng 01 năm 2023 của Hội đồng thẩm định quy hoạch tỉnh về Quy hoạch thành phố Đà Nẵng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; ý kiến của Hội đồng thẩm định quy hoạch tỉnh tại văn bản số 4679/CV-HĐTĐ ngày 16 tháng 6 năm 2023 về rà soát hồ sơ Quy hoạch thành phố Đà Nẵng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050;
Theo đề nghị của Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng tại Tờ trình số 176/TTr-UBND ngày 23 tháng 10 năm 2023 về việc phê duyệt Quy hoạch thành phố Đà Nẵng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và ý kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại văn bản số 8312/BKHĐT-QLQH ngày 06 tháng 10 năm 2023 về rà soát tổng thể hồ sơ trình phê duyệt và dự thảo Quyết định phê duyệt Quy hoạch thành phố Đà Nẵng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch thành phố Đà Nẵng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (sau đây viết tắt là Quy hoạch) với những nội dung chủ yếu sau:
I. PHẠM VI, RANH GIỚI QUY HOẠCH
Phạm vi, ranh giới lập quy hoạch thành phố Đà Nẵng bao gồm toàn bộ phần lãnh thổ đất liền thành phố Đà Nẵng với diện tích tự nhiên 1.284,88 km² tại tọa độ 15°55’ đến 16°14’ vĩ độ Bắc, 107°18’ đến 108°20’ kinh độ Đông và vùng biển gồm quần đảo Hoàng Sa được xác định theo Luật Biển Việt Nam năm 2012, Nghị định số 40/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo.
II. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN
1. Quan điểm phát triển
a) Quy hoạch thành phố Đà Nẵng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 phải phù hợp với các chủ trương, đường lối phát triển của Đảng và Nhà nước; thống nhất, đồng bộ với mục tiêu, định hướng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của cả nước; bảo đảm dân chủ, sự tuân thủ, tính liên tục, kế thừa, ổn định, phù hợp với các quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 dựa trên việc khai thác và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực, tiềm năng, lợi thế, vị trí địa kinh tế, chiến lược quan trọng của thành phố, phát huy hiệu quả kết nối, liên kết vùng.
b) Đổi mới căn bản mô hình tăng trưởng, chú trọng phát triển theo chiều sâu kết hợp với phát triển theo chiều rộng một cách hợp lý; lấy kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và tăng năng suất lao động làm định hướng; lấy phát triển hạ tầng, cải cách hành chính đồng bộ, hiện đại làm nền tảng; lấy giáo dục đào tạo, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao, sáng tạo và ứng dụng khoa học công nghệ làm động lực; lấy phát triển văn hóa, xây dựng đô thị văn minh, sinh thái, duy trì các điều kiện tự nhiên và bảo vệ môi trường làm trọng điểm.
c) Xây dựng, phát triển thành phố Đà Nẵng trên cơ sở kết nối chặt chẽ với các cực tăng trưởng, các trung tâm phát triển, các thành phố lớn trong cả nước và khu vực. Phân bổ không gian phát triển hợp lý theo mô hình các cụm liên kết ngành chặt chẽ. Tập trung phát triển kinh tế theo 3 trụ cột: (1) Du lịch gắn với bất động sản nghỉ dưỡng, trung tâm tổ chức sự kiện quốc tế và gắn với yếu tố văn hóa, tạo nên sự độc đáo, khác biệt, tạo thêm giá trị gia tăng cho trụ cột Du lịch; (2) Kinh tế tri thức với 02 mũi nhọn: (i) công nghiệp công nghệ cao gắn với xây dựng đô thị sáng tạo, khởi nghiệp và (ii) công nghiệp công nghệ thông tin, điện tử, viễn thông gắn với nền kinh tế số; (3) Trung tâm dịch vụ chất lượng cao với 02 mũi nhọn: (i) cảng biển, cảng hàng không gắn với dịch vụ logistics và (ii) trung tâm tài chính quốc tế quy mô khu vực.
d) Kết hợp tốt giữa đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa gắn với nâng cao hiệu quả kinh tế đô thị, gia tăng mật độ kinh tế trên một diện tích đất và hiệu quả sử dụng kết cấu hạ tầng dùng chung; giữa phát triển kinh tế nhanh, bền vững với phát triển văn hóa, con người, phát triển văn hóa ngang tầm với chính trị, kinh tế, xã hội và gắn với phát triển du lịch trở thành một trong các trụ cột quan trọng, coi việc nâng chất lượng cuộc sống của người dân ở mức cao là nhiệm vụ trung tâm; giữa phát triển kinh tế - xã hội với củng cố quốc phòng, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, giữ vững chủ quyền biển đảo.
đ) Xây dựng thành phố Đà Nẵng trở thành Thành phố đáng sống; duy trì đa dạng sinh học, khai thác sử dụng hợp lý tài nguyên; đảm bảo tỷ lệ sử dụng đất hợp lý, tận dụng tối đa ưu điểm, lợi thế của từng vùng; ưu tiên lựa chọn công nghệ giảm phát thải các bon nhằm thực hiện cam kết của Việt Nam trong Hội nghị COP 26.
2. Mục tiêu phát triển đến năm 2030 a) Mục tiêu tổng quát
Xây dựng thành phố Đà Nẵng trở thành một trong những trung tâm kinh tế - xã hội lớn của cả nước và khu vực Đông Nam Á với vai trò là trung tâm về khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, du lịch, thương mại, tài chính, logistics, công nghiệp công nghệ cao, công nghệ thông tin, công nghiệp hỗ trợ; một trong những trung tâm văn hóa - thể thao, giáo dục - đào tạo, y tế chất lượng cao, khoa học - công nghệ phát triển của cả nước; Trung tâm tổ chức các sự kiện tầm khu vực và quốc tế; Thành phố cảng biển, đô thị biển quốc tế với vị trí là hạt nhân của chuỗi đô thị và cực tăng trưởng của vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung, khu vực Bắc Tây Nguyên và đạt đẳng cấp khu vực Châu Á; Đô thị sinh thái, hiện đại và thông minh, thành phố đáng sống; quốc phòng, an ninh và chủ quyền biển, đảo được bảo đảm vững chắc.
b) Mục tiêu cụ thể đến năm 2030
- Về kinh tế:
+ Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 9,5-10%/năm và phấn đấu đạt 12%/năm theo tinh thần Nghị quyết số 43-NQ/TW ngày 24 tháng 01 năm 2019 của Bộ Chính trị, trong đó: khu vực nông, lâm nghiệp - thủy sản tăng 2,5-3%; công nghiệp - xây dựng tăng 10-10,5% (công nghiệp tăng 11,5-12%); dịch vụ tăng 9,5-10%. Cơ cấu kinh tế: nông, lâm nghiệp - thủy sản chiếm khoảng 1-2%; công nghiệp - xây dựng khoảng 29-30%; dịch vụ khoảng 61-62%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm khoảng 8-9%.
+ GRDP bình quân đầu người (giá hiện hành) đạt khoảng 8.000-8.500 USD.
+ Yếu tố năng suất tổng hợp (TFP) đóng góp 50-55% trong tăng trưởng kinh tế.
+ Tổng lượt khách cơ sở lưu trú phục vụ tăng 17,5-18%/năm; doanh thu lưu trú, ăn uống, lữ hành tăng 12,5-13%/năm; cụm ngành logistics chiếm khoảng 10% GRDP; kinh tế số chiếm khoảng 35-40% GRDP, trong đó cụm ngành công nghiệp công nghệ cao, công nghệ thông tin, điện tử, viễn thông chiếm khoảng 10-15%.
+ Thu ngân sách trên địa bàn tăng bình quân 9-11%/năm.
+ Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội tăng 11-12%/năm.
- Về xã hội:
+ Tốc độ tăng dân số bình quân đạt 2,9%/năm; trong đó tăng tự nhiên khoảng 1,35-1,4%/năm. Đến năm 2030, dân số thành phố khoảng 1,56 triệu người, tính cả dân số quy đổi khoảng 1,79 triệu người.
+ Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 78%, trong đó tỷ lệ lao động có bằng cấp, chứng chỉ đạt 66%.
+ Duy trì phổ cập mầm non 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học, giáo dục trung học cơ sở; 30-35% trường mầm non và 40% trường phổ thông đạt chuẩn Quốc gia.
+ 100% xã, phường đạt chuẩn quốc gia về y tế; đạt trên 20 bác sỹ/10.000 dân; 70 giường bệnh/10.000 dân.
+ Duy trì mức giảm tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều của thành phố từ 1-1,5%/năm.
- Về kết cấu hạ tầng, đô thị:
+ Tỷ lệ đô thị hóa đạt trên 90%.
+ Tỷ lệ đất giao thông so với đất xây dựng đô thị đạt 23-26%, trong đó tỷ lệ đất giao thông đô thị (tính đến đường liên khu vực) đạt tối thiểu 9-10%, tỷ lệ đất cho giao thông tĩnh đạt 3-4% diện tích đất xây dựng đô thị. Tỷ lệ vận chuyển hành khách công cộng đạt 10-25% (gồm: xe buýt đô thị, xe buýt kế cận, các phương thức vận tải công cộng và bán công cộng khác).
- Về môi trường:
+ 100% dân số đô thị được cung cấp nước sạch qua hệ thống cấp nước tập trung; 100% dân cư nông thôn được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh.
+ Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt được thu gom, xử lý đảm bảo quy chuẩn kỹ thuật môi trường đạt trên 97%; đầu tư xây dựng mới cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt đảm bảo tỷ lệ chôn lấp sau xử lý không quá 20%; tỷ lệ chất thải nguy hại thu gom được xử lý theo quy định đạt 100%.
+ 90% nước thải sinh hoạt đô thị được thu gom và xử lý đảm bảo quy chuẩn kỹ thuật môi trường; 100% khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
+ Tỷ lệ độ che phủ rừng đạt 45-47%.
- Về quốc phòng, an ninh: Phấn đấu 100% xã, phường đạt cơ sở vững mạnh toàn diện. Thực hiện tốt nhiệm vụ bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.
3. Các nhiệm vụ trọng tâm và các khâu đột phá phát triển
a) Các nhiệm vụ trọng tâm
(1) Tái cơ cấu và xây dựng mô hình tăng trưởng theo hướng chuyển đổi thích nghi và phù hợp với giai đoạn phát triển mới, thu hút nguồn lực, điều chỉnh cơ cấu đầu tư phù hợp, nâng cao hiệu quả đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, đẩy mạnh cải cách hành chính, xây dựng chính quyền điện tử, tạo nền tảng nâng cao tính tự chủ và khả năng chống chịu với các tác động từ bên ngoài.
(2) Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng khu vực công nghiệp, nhất là công nghiệp công nghệ cao và công nghệ thông tin được định hướng là một trong 3 trụ cột trong thời kỳ mới của nền kinh tế Đà Nẵng.
(3) Phát huy nội lực và lợi thế vị trí địa lý để phát triển các ngành dịch vụ, trọng tâm là dịch vụ du lịch và dịch vụ vận tải, kho bãi; đến năm 2030, đưa Đà Nẵng trở thành một trong những trung tâm du lịch, vận tải và logistics, cảng biển của cả nước.
(4) Tập trung phát triển Đà Nẵng thành Trung tâm tài chính quốc tế quy mô khu vực, hình thành Khu phi thuế quan, khu thương mại tự do, phát triển dịch vụ công nghệ thông tin và truyền thông, y tế, giáo dục - đào tạo chất lượng cao.
(5) Đẩy mạnh cơ cấu lại ngành nông nghiệp, nâng cao giá trị, khả năng cạnh tranh và phát triển bền vững.
(6) Quy hoạch phát triển đô thị dựa trên các tiêu chuẩn quốc tế và nguyên tắc phát triển của một đô thị hiện đại.
(7) Đảm bảo sử dụng có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên nước, bảo vệ đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu.
b) Các khâu đột phá phát triển
(1) Xác định đổi mới sáng tạo, kinh tế tri thức và chuyển đổi số toàn diện là nhân tố đóng góp chủ yếu cho nâng cao chất lượng tăng trưởng.
(2) Phát huy vai trò của các thành phần kinh tế gồm: kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài; huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực xã hội để tạo đột phá trong xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, hiện đại.
(3) Nâng cao chất lượng cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh nhằm tận dụng và phát huy cơ hội của xu thế phát triển khu vực và quốc tế, sự dịch chuyển các luồng đầu tư, làn sóng đầu tư theo hướng có lợi cho Việt Nam và thành phố; ban hành cơ chế, chính sách đặc thù để xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng, tạo động lực cho phát triển khu vực miền Trung - Tây Nguyên và cả nước theo Nghị quyết số 43-NQ/TW ngày 24 tháng 01 năm 2019 của Bộ Chính trị.
(4) Phát triển toàn diện giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát huy tối đa nhân tố văn hóa, con người làm nền tảng cho phát triển bền vững.
4. Tầm nhìn đến năm 2050
Xây dựng thành phố Đà Nẵng trở thành đô thị lớn, sinh thái, thông minh, bản sắc, bền vững, ngang tầm quốc tế, giữ vai trò là đầu mối kết nối và phát triển với mạng lưới đô thị khu vực và quốc tế; là Trung tâm du lịch quốc tế gắn với Trung tâm tổ chức sự kiện quốc tế; Trung tâm công nghiệp công nghệ cao, công nghệ thông tin; Trung tâm khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo; Trung tâm Tài chính quốc tế quy mô khu vực và là thành phố biển đáng sống đạt đẳng cấp khu vực Châu Á.
III. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH, LĨNH VỰC VÀ PHƯƠNG ÁN TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG KINH TẾ - XÃ HỘI
1. Phương hướng phát triển các ngành, lĩnh vực quan trọng
a) Du lịch
- Tiếp tục phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, là trung tâm du lịch và dịch vụ chất lượng cao, một trong những Trung tâm du lịch nghỉ dưỡng biển, sinh thái cao cấp, xanh, thông minh, tổ chức các hội nghị, sự kiện lễ hội mang tầm quốc tế.
- Tập trung phát triển 3 nhóm sản phẩm du lịch đặc trưng, chính và bổ trợ. Phát triển du lịch với tư duy sáng tạo đột phá, kết hợp với ứng dụng công nghệ và gắn với thiên nhiên, văn hóa lịch sử truyền thống.
- Định hướng chất lượng sản phẩm/dịch vụ đạt chuẩn “chất lượng cao” ở tất cả các loại hình; ưu tiên phát triển dòng sản phẩm/dịch vụ cao cấp và siêu sang.
b) Thương mại
- Xây dựng Đà Nẵng trở thành một trong những trung tâm thương mại lớn với hạ tầng và hệ thống phân phối đồng bộ, hiện đại, là trung tâm phát luồng hàng hóa của khu vực và cả nước. Tốc độ tăng tổng mức bán lẻ hàng hóa đạt bình quân 10-12%/năm.
- Ứng dụng rộng rãi thương mại điện tử và đẩy mạnh thanh toán trực tuyến; phấn đấu tỷ trọng bán lẻ hàng hóa qua hệ thống phân phối hiện đại đạt tối thiểu 65%.
- Phát triển các ngành dịch vụ, thương mại liên quan đến du thuyền.
c) Vận tải, logistics
- Phát triển các ngành logistics - vận tải, kho bãi tăng trưởng trên 11%/năm. Phát triển Đà Nẵng trở thành trung tâm logistics, cửa ngõ giao nhận, vận chuyển về đường bộ, đường biển và đường hàng không với các địa phương, quốc gia trên hành lang kinh tế Đông - Tây, trong khu vực ASEAN và quốc tế. Hình thành các trung tâm logistics hạng I, hạng II và các trung tâm logistics chuyên dụng.
- Xã hội hóa các dịch vụ vận tải, vận tải đường thủy và các tuyến vận tải hành khách công cộng khối lượng lớn. Tăng cường vận tải công cộng kết hợp với kiểm soát sử dụng phương tiện cơ giới cá nhân.
d) Thông tin - truyền thông
- Hoàn thành cơ bản chuyển đổi số, hình thành thành phố thông minh, thuộc nhóm 03 địa phương dẫn đầu về chuyển đổi số và an toàn thông tin, thương mại điện tử của cả nước; tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 10%/năm.
- Đẩy mạnh chuyển đổi số toàn diện trong lĩnh vực sản xuất nội dung báo chí, phát thanh, truyền hình, hình thành các nền tảng số trên môi trường mạng, khuyến khích sử dụng chung nền tảng số đa dịch vụ. Hiện đại hóa thiết bị kỹ thuật, số hóa sản xuất nội dung truyền thông đa phương tiện của cơ sở truyền thông cấp huyện. Phát triển dịch vụ bưu chính số, nền tảng vận chuyển hàng hóa số, phát triển kinh doanh trên nền tảng thương mại di dộng (M-commerce).
- Phát triển ngành công nghiệp công nghệ thông tin, điện tử viễn thông trở thành ngành kinh tế chủ đạo với tốc độ tăng trưởng doanh thu hàng năm gấp 2-2,5 lần tốc độ tăng trưởng GRDP của thành phố. Hình thành các khu công nghệ thông tin tập trung và chuỗi khu công viên phần mềm, tạo sự liên kết trong nghiên cứu làm chủ công nghệ và sản xuất các sản phẩm công nghệ số. Đẩy mạnh nghiên cứu, phát triển các sản phẩm công nghệ thông tin trọng điểm; ưu tiên phát triển công nghiệp phần mềm, sản xuất nội dung số, thiết kế, sản xuất vi mạch, cung cấp các dịch vụ công nghệ thông tin Việt Nam có lợi thế cạnh tranh và có tiềm năng xuất khẩu.
- Phát triển ngành công nghiệp công nghệ số theo tinh thần kết hợp tự cường sáng tạo và hợp tác quốc tế có chọn lọc. Nghiên cứu xây dựng, áp dụng các cơ chế, chính sách thử nghiệm có kiểm soát (sandbox), thúc đẩy đào tạo, nghiên cứu, phát triển, thử nghiệm và ứng dụng trí tuệ nhân tạo trở thành ngành kinh tế mũi nhọn đóng góp quan trọng trong phát triển kinh tế số. Thúc đẩy phát triển hệ sinh thái ứng dụng trí tuệ nhân tạo, đề xuất thí điểm Trung tâm nghiên cứu, chuyển giao, phát triển và ứng dụng trí tuệ nhân tạo cấp khu vực tại thành phố. Phát triển các doanh nghiệp công nghệ thông tin, công nghệ số có khả năng dẫn dắt, làm chủ công nghệ, tham gia vào nền kinh tế số, xây dựng đô thị thông minh, chính quyền điện tử, ứng dụng công nghệ số trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội và thực hiện chuyển đổi số quốc gia.
- Sử dụng các nền tảng công nghệ số tương tác để người dân tham gia giải quyết những vấn đề phát triển kinh tế - xã hội, an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội. Xây dựng Trung tâm điều hành an toàn, an ninh mạng kết nối với Hệ thống hỗ trợ giám sát, điều hành an toàn mạng phục vụ Chính phủ số của quốc gia, Hệ thống an ninh mạng phục vụ Chính phủ số của quốc gia.
đ) Tài chính - ngân hàng
Phát triển Đà Nẵng trở thành trung tâm tài chính quốc tế quy mô khu vực. Tăng trưởng bình quân của ngành đạt 8,5%/năm. Nâng cao khả năng tiếp cận các dịch vụ tài chính chất lượng. Phát triển các phương tiện, hình thức thanh toán mới, hiện đại, đẩy mạnh phát triển thanh toán không dùng tiền mặt. Phát triển bền vững các sản phẩm, dịch vụ tài chính trên nền tảng ứng dụng công nghệ tự động hóa, kết nối đa chiều và thông minh hóa, đảm bảo an ninh, an toàn.
e) Công nghiệp
Xây dựng Đà Nẵng trở thành một trong những trung tâm công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ của cả nước. Tiếp tục chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp theo hướng giảm dần các ngành sản xuất thâm dụng đất đai, lao động, giá trị gia tăng thấp, hạn chế và tiến tới loại bỏ các ngành sản xuất gây ô nhiễm môi trường; tăng tỷ trọng các ngành, lĩnh vực sản xuất có hàm lượng cao về công nghệ, tri thức, có giá trị gia tăng cao, thân thiện với môi trường, cụ thể:
- Phát triển các lĩnh vực công nghiệp công nghệ cao gồm: công nghệ vi điện tử, công nghệ chip và vi mạch bán dẫn, cơ khí chính xác, cơ - điện tử, quang - điện tử và tự động hóa; công nghệ môi trường, công nghệ năng lượng mới; công nghệ vật liệu mới, công nghệ nano v.v.. trở thành ngành công nghiệp chủ đạo.
- Phát triển các lĩnh vực công nghiệp ưu tiên gồm: công nghiệp ô tô; công nghiệp hàng không; công nghiệp du thuyền; công nghiệp điện tử, cơ khí chế tạo; công nghiệp hóa dược, hóa mỹ phẩm; công nghiệp thực phẩm, đồ uống theo hướng sản xuất, chế biến tinh; công nghiệp thời trang gắn với thiết kế mẫu và các lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo khác có giá trị gia tăng cao. Tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đạt bình quân trên 12%/năm.
- Phát triển công nghiệp hỗ trợ, trong đó tập trung các lĩnh vực sản xuất, cung ứng cho các ngành công nghiệp ưu tiên, công nghiệp công nghệ cao; tạo điều kiện hình thành và phát triển các cụm liên kết ngành.
2. Phương hướng phát triển các ngành, lĩnh vực khác a) Kinh tế biển
- Xây dựng Đà Nẵng trở thành một trong những trung tâm kinh tế biển lớn của cả nước, đô thị biển quốc tế trên cơ sở phát triển mạnh các ngành kinh tế biển gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh, giữ vững độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.
- Định hướng phát triển du lịch và dịch vụ biển, kinh tế hàng hải, các ngành khai thác, chế biến thủy, hải sản, công nghiệp ven biển và các ngành kinh tế biển mới; sắp xếp và tổ chức hợp lý không gian phát triển ngành kinh tế biển, đô thị biển, sử dụng hiệu quả quỹ đất, mặt nước và không gian biển; liên kết vùng trong phát triển kinh tế biển và phát triển kinh tế biển thích ứng với biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường. Phấn đấu đến năm 2030 đóng góp của các ngành kinh tế thuần biển vào tổng sản phẩm trên địa bàn thành phố (GRDP) đạt 15%.
b) Nông, lâm nghiệp, thủy sản
- Phát triển nông nghiệp đô thị, hữu cơ, sinh thái, bền vững; phát triển các vùng nông nghiệp hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao; nghiên cứu, xây dựng khu công viên sinh thái nông nghiệp kết hợp phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn.
- Xây dựng lâm nghiệp bền vững, bảo vệ môi trường sinh thái, an ninh nguồn nước, giảm nhẹ thiên tai, ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu. Nâng cao chất lượng rừng, đẩy mạnh tái sinh tự nhiên, trồng rừng gỗ lớn, khai thác rừng theo hướng công nghiệp. Phát triển du lịch sinh thái và kinh tế dưới tán rừng.
- Phát triển thủy sản trở thành ngành kinh tế hiện đại gắn với bảo vệ an ninh chủ quyền biển đảo. Hình thành Trung tâm nghề cá hiện đại gắn với ngư trường truyền thống Hoàng Sa; đầu tư xây dựng Cảng cá và Chợ Thủy sản đầu mối Thọ Quang thành trung tâm thương mại, dịch vụ hậu cần nghề cá gắn với phục vụ du lịch.
c) Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo
- Phát triển Đà Nẵng trở thành một trong những trung tâm khoa học và công nghệ, khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo của quốc gia. Mở rộng, nâng cấp Trung tâm Công nghệ sinh học Đà Nẵng phục vụ nghiên cứu và phát triển vùng Nam Trung Bộ.
- Xây dựng và triển khai đề án “Đà Nẵng - Thành phố đổi mới sáng tạo”. Xây dựng, phát triển các thành phần của hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo hoàn chỉnh, tập trung ươm tạo công nghệ, đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp gắn với sản xuất công nghệ cao, công nghệ thông tin và tài chính - ngân hàng.
d) Văn hóa, thể thao
- Xác định văn hóa và bản sắc dân tộc là yếu tố quan trọng. Phát triển văn hóa ngang tầm với chính trị, kinh tế, xã hội và gắn với phát triển du lịch, cung cấp cho du khách cơ hội trải nghiệm, tìm hiểu về bản sắc dân tộc độc đáo của Đà Nẵng, đưa hình ảnh thành phố Đà Nẵng văn minh, đậm đà bản sắc dân tộc đến gần hơn với bạn bè quốc tế.
- Xây dựng “nếp sống văn hóa - văn minh đô thị”, phát triển con người Đà Nẵng toàn diện, tuân thủ pháp luật và hội nhập quốc tế. Phấn đấu 100% thiết chế văn hóa, thể thao các cấp được đầu tư hoàn thiện, đạt chuẩn và hoạt động hiệu quả. Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc, các di tích, danh lam, thắng cảnh; xây dựng sản phẩm văn hóa đặc trưng, tiêu biểu.
- Phát triển công nghiệp văn hóa là một ngành kinh tế có khả năng nâng cao năng lực cạnh tranh, góp phần xây dựng và phát triển thương hiệu, quảng bá văn hoá Đà Nẵng, Việt Nam ra thế giới, đưa Đà Nẵng trở thành trung tâm văn hóa, nghệ thuật của vùng và tham gia sâu rộng vào chuỗi giá trị sản phẩm, dịch vụ văn hóa toàn cầu.
- Xây dựng sự nghiệp thể dục thể thao thành phố phát triển đa dạng; phát triển thể thao thành tích cao ngày càng chất lượng, hiệu quả.
đ) Giáo dục và đào tạo
Phát triển Đà Nẵng trở thành trung tâm giáo dục và đào tạo chất lượng cao của cả nước và của khu vực ASEAN. Mở rộng mạng lưới, quy mô giáo dục - đào tạo theo hướng đa dạng hóa loại hình; đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục, phấn đấu đến năm 2030, tỷ lệ học sinh ngoài công lập đạt: mầm non khoảng 55%, tiểu học khoảng 3%, trung học cơ sở khoảng 3,2%, trung học phổ thông khoảng 14,8%. Thực hiện phân luồng sau trung học cơ sở, huy động ít nhất 30% học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở vào học trung cấp chuyên nghiệp, học nghề…, đảm bảo 100% học sinh hoàn thành chương trình trung học phổ thông, bổ túc trung học phổ thông bằng các hình thức đào tạo. Nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo, tỉ lệ giáo viên các cấp học có trình độ đạt chuẩn trên 95%. Xây dựng mô hình trường đạt chuẩn theo hướng hiện đại hóa, chuẩn hóa của các cấp học, ngành học. Phối hợp có hiệu quả giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp và doanh nghiệp trong đào tạo nguồn nhân lực.
e) Y tế, chăm sóc sức khỏe Nhân dân
- Xây dựng và phát triển ngành y tế đáp ứng yêu cầu chăm sóc, bảo vệ, nâng cao sức khỏe người dân ở tất cả các tuyến. Phát triển Đà Nẵng thành trung tâm y tế, chăm sóc sức khỏe chuyên sâu, là hạt nhân của khu vực và cả nước với các dịch vụ y tế, cơ sở hạ tầng đạt tiêu chuẩn quốc tế, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người dân và du khách, hình thành và phát triển sản phẩm du lịch y tế.
- Đẩy mạnh chăm sóc sức khoẻ ban đầu tại các trạm y tế xã, phường, phát triển mạng lưới bác sĩ gia đình và cộng tác viên, nhân viên y tế khối phố. Phát triển kỹ thuật và công nghệ tiên tiến, đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học Y Dược chất lượng cao. Kiểm soát hiệu quả các dịch bệnh và hoàn thiện, nâng cao năng lực hoạt động của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố và tuyến quận, huyện; hiện đại hoá Trung tâm Kiểm nghiệm; hoàn thiện hệ thống quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm; xây dựng và phát triển Trung tâm Kiểm nghiệm thực phẩm chuyên sâu.
g) Lao động, việc làm, an sinh xã hội
- Phát triển thị trường lao động toàn diện, bền vững theo hướng hiện đại, hiệu quả, phù hợp với đặc điểm của thành phố, xây dựng hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu thị trường lao động đầy đủ, hiện đại, dự báo nguồn nhân lực có chất lượng và độ tin cậy cao.
- Xây dựng thành phố hiện đại, văn minh, an bình và đáng sống; tiếp tục xây dựng thành phố “5 không”, “3 có” và “4 an”; tập trung công tác an sinh xã hội, nâng cao đời sống người dân, đặc biệt là người có công, các đối tượng yếu thế; thực hiện tốt công tác trợ giúp xã hội phù hợp với từng giai đoạn phát triển của thành phố.
- Huy động các nguồn lực cho chương trình giảm nghèo theo từng giai đoạn, nâng chuẩn nghèo phù hợp với đời sống người dân; có giải pháp khắc phục các chiều thiếu hụt, giảm nghèo bền vững, thực hiện tốt chủ trương “không có ai bị bỏ lại phía sau”.
h) Quốc phòng, an ninh
Gắn phát triển kinh tế - xã hội với củng cố thế trận quốc phòng, an ninh, xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc. Chủ động phòng ngừa làm thất bại chiến lược “Diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch; ổn định tình hình an ninh chính trị trên địa bàn thành phố, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững độc lập chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo quốc gia.
3. Phương án tổ chức các hoạt động kinh tế - xã hội
a) Phân vùng phát triển các hoạt động kinh tế - xã hội
Các hoạt động kinh tế - xã hội được liên kết trong mối liên hệ hữu cơ trong tổng thể cấu trúc quy hoạch thành phố Đà Nẵng trên cơ sở vùng sinh thái và 03 vùng đặc trưng, kết nối với nhau qua 02 vành đai kinh tế phía Bắc, phía Nam và 04 cụm việc làm, gồm: (1) Cụm Cảng biển và Logistics; (2) Cụm Công nghiệp công nghệ cao; (3) Cụm Đổi mới sáng tạo; (4) Cụm Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
- Vùng ven mặt nước nằm dọc bờ biển phía Đông và vịnh Đà Nẵng, ven các con sông trong thành phố, kết nối hữu cơ các quận Liên Chiểu, Thanh Khê, Hải Châu, Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn và một phần quận Cẩm Lệ; vùng ven biển kết nối đường bờ biển dài từ Thừa Thiên Huế tới Quảng Nam. Tổ chức thành 04 tiểu vùng gắn với cụm việc làm Cảng biển và logistics, gồm: (1) Trung tâm hành chính, thương mại - dịch vụ; (2) Sân bay và khu vực logistics trung tâm; (3) Khu vực phát triển hỗn hợp kết hợp kinh doanh với du lịch dọc theo Bờ Đông và Vịnh Đà Nẵng; (4) Khu vực hàng hải và logistics phía Bắc Vịnh Đà Nẵng.
- Vùng lõi xanh nằm giữa thành phố, kết nối hữu cơ các quận Liên Chiểu, Thanh Khê, Hải Châu, Ngũ Hành Sơn, Cẩm Lệ và một phần huyện Hòa Vang. Tổ chức thành 03 tiểu vùng gắn với cụm việc làm Cụm Công nghiệp công nghệ cao và Đổi mới sáng tạo, gồm: (5) Vùng lõi xanh nằm ở những ngọn đồi ở trung tâm thành phố; (6) Các khu công nghiệp và khu công nghệ cao tại khu vực Tây Bắc thành phố, gắn với cảng biển và logistic; (7) Khu các Trường đại học và sử dụng hỗn hợp.
- Vùng sườn đồi là không gian mở rộng lớn ven sườn các đồi núi phía Tây, kết nối hữu cơ giữa các khu vực thuộc huyện Hòa Vang và kết nối với các quận khác. Tổ chức thành 03 tiểu vùng gắn với cụm việc làm Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, gồm: (8) Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở phía Tây Nam thành phố; (9) Khu dự trữ phát triển phía Nam thành phố.
- Vùng sinh thái gồm khu vực rừng, núi và đồi phía Tây, bán đảo Sơn Trà, huyện Hoàng Sa và các sông, hồ cùng với đường bờ biển dài trong vùng sinh thái. Tổ chức thành 03 tiểu vùng gắn với các vùng du lịch sinh thái và phát triển lâm nghiệp: (10) Các khu du lịch sinh thái phía bắc Cảng Liên Chiểu; (11) Các khu du lịch sinh thái khu vực miền núi phía Tây; (12) Vùng rừng (cây xanh tự nhiên) thuộc khu bảo tồn Sơn Trà và vùng rừng sinh thái phía Tây.
Ngoài ra, định hướng phát triển các khu dân cư phân bố trên địa bàn thành phố với các bản sắc độc đáo của ba vùng đặc trưng và phát triển toàn thành phố Đà Nẵng trở thành một điểm du lịch lớn.
b) Các cực, trung tâm phát triển kinh tế - xã hội
(1) Trung tâm thành phố: bao gồm trung tâm đô thị hiện hữu tập trung chủ yếu tại các quận Hải Châu, Thanh Khê, Sơn Trà, nhất là khu trung tâm mới sau khi tái thiết đô thị tại Khu công nghiệp Đà Nẵng.
(2) Trung tâm công nghiệp công nghệ cao: bao gồm Khu công nghệ cao Đà Nẵng, Khu công nghệ thông tin tập trung (giai đoạn 1, giai đoạn 2) trên địa bàn xã Hòa Liên và Hòa Ninh, huyện Hòa Vang.
(3) Trung tâm cảng biển và dịch vụ logistics: tập trung phía Tây Bắc Vịnh Đà Nẵng gắn với cảng Liên Chiểu và Ga Trung tâm logistics đường sắt; khu logistics và ga hàng hóa phía Tây sân bay gắn với Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng; các khu logistics phía Tây đường tránh Nam Hải Vân tại quận Liên Chiểu, huyện Hòa Vang. Nghiên cứu phát triển thêm một khu vực logistics ở gần Cảng Liên Chiểu để đáp ứng nhu cầu Cảng biển trong tương lai.
(4) Trung tâm du lịch, nghỉ dưỡng biển tại các khu vực ven biển quận Ngũ Hành Sơn, Sơn Trà, Liên Chiểu và trung tâm du lịch vui chơi giải trí phức hợp và kinh tế đêm tại Hải Châu, Thanh Khê.
(5) Trung tâm dịch vụ đào tạo và nghiên cứu: tập trung ở phía Đông Nam thành phố với các Khu đô thị đại học, Trung tâm đổi mới sáng tạo, Công viên phần mềm cùng với các bệnh viện quốc tế, Khu Liên hợp thể thao.
(6) Trung tâm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao: phát triển vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, dịch vụ logistics nông sản tại khu vực phía Tây Nam huyện Hòa Vang.
(7) Các khu du lịch sinh thái núi gồm: Quần thể Khu đô thị du lịch Bà Nà - Suối Mơ (khu vực chân núi Bà Nà), Khu vực Hồ Đồng Xanh - Đồng Nghệ, Khu du lịch thể thao, nghỉ dưỡng Hồ Hóc Khế, Khu du lịch Khe Răm, Khu du lịch sông Nam, sông Bắc, các khu, cụm du lịch phía Tây Nam dọc tuyến Quốc lộ 14G (Công viên suối khoáng nóng Núi Thần Tài, Khu du lịch suối Hoa…)… thuộc huyện Hòa Vang; Khu du lịch nghỉ dưỡng và giải trí tổng hợp Làng Vân, Khu du lịch sinh thái suối Lương, các khu du lịch phía Đông, phía Tây Nam tuyến đường đèo Hải Vân, Khu du lịch sinh thái đồi Chim Chim, Khu du lịch phía Tây đường tránh Hải Vân, quận Liên Chiểu; khu vực sinh thái nghỉ dưỡng phía Đông tại bán đảo Sơn Trà và huyện Hoàng Sa.
c) Các vành đai phát triển kinh tế - xã hội
- Hình thành 02 vành đai kinh tế trên cơ sở kết nối 04 cụm việc làm nhằm tạo ra các cơ hội liên kết phát triển kinh tế - xã hội của Đà Nẵng, gồm:
+ Vành đai kinh tế phía Bắc - Vành đai Công nghiệp công nghệ cao và Cảng biển - Logistics: kết nối từ Cụm cảng biển và Logistics thuộc quận Liên Chiểu tới cụm công nghiệp công nghệ cao thuộc huyện Hòa Vang,
+ Vành đai kinh tế phía Nam - Vành đai Đổi mới sáng tạo và Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao: kết nối từ Cụm đổi mới sáng tạo thuộc quận Cẩm Lệ, quận Ngũ Hành Sơn và huyện Hòa Vang tới cụm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thuộc huyện Hòa Vang.
d) Phương án sắp xếp đơn vị hành chính
Giai đoạn 2023-2025 có 16 đơn vị hành chính cấp xã (16 phường) thuộc diện sắp xếp đơn vị hành chính, gồm các phường: Thạch Thang, Hải Châu I, Hải Châu II, Nam Dương, Phước Ninh, Bình Hiên, Bình Thuận thuộc quận Hải Châu; các phường: Tam Thuận, Thanh Khê Đông, Xuân Hà, Tân Chính, Chính Gián, Vĩnh Trung, Thạc Gián, Hòa Khê thuộc quận Thanh Khê; phường An Hải Đông thuộc quận Sơn Trà. Trong đó, phường Thạch Thanh có vị trí trọng yếu về quốc phòng, an ninh, nằm ở vị trí trung tâm của quận Hải Châu, tập trung nhiều cơ quan hành chính; có yếu tố lịch sử, văn hóa, có di tích quốc gia đặc biệt, thuộc trường hợp đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét không sắp xếp. Dự kiến sắp xếp 15 phường, gồm các phường: Hải Châu I, Hải Châu II, Nam Dương, Phước Ninh, Bình Hiên, Bình Thuận thuộc quận Hải Châu; các phường: Tam Thuận, Thanh Khê Đông, Xuân Hà, Tân Chính, Chính Gián, Vĩnh Trung, Thạc Gián, Hòa Khê thuộc quận Thanh Khê; phường An Hải Đông thuộc quận Sơn Trà.
Giai đoạn 2026-2030: Thực hiện sắp xếp đối với các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã còn lại đồng thời có diện tích tự nhiên và quy mô dân số dưới 100% tiêu chuẩn quy định; đơn vị hành chính cấp huyện đồng thời có diện tích tự nhiên dưới 30% và quy mô dân số dưới 200% tiêu chuẩn quy định; đơn vị hành chính cấp xã đồng thời có diện tích tự nhiên dưới 30% và quy mô dân số dưới 300% tiêu chuẩn quy định.
Tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên và quy mô dân số của đơn vị hành chính thực hiện theo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính. Việc lập và thực hiện quy hoạch sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025 và giai đoạn 2026-2030 ngoài tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên và quy mô dân số cần phải tính đến kết quả sắp xếp giai đoạn trước, đơn vị hành chính ổn định từ lâu, có vị trí biệt lập, có các yếu tố đặc thù và các đơn vị hành chính nông thôn đã được quy hoạch thành đơn vị hành chính đô thị.
IV. PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH HỆ THỐNG ĐÔ THỊ, NÔNG THÔN VÀ CÁC KHU CHỨC NĂNG
1. Định hướng phát triển không gian đô thị
- Toàn thành phố được tổ chức theo 03 vùng đô thị đặc trưng và vùng sinh thái với 12 phân khu gồm: (1) Phân khu Ven sông Hàn và Bờ Đông: diện tích khoảng 6.644 ha; (2) Phân khu Ven vịnh Đà Nẵng: diện tích khoảng 1.530 ha; (3) Phân khu Cảng biển Liên Chiểu: diện tích khoảng 1.285 ha; (4) Phân khu Công nghệ cao: diện tích khoảng 5.585 ha; (5) Phân khu Trung tâm lõi xanh: diện tích khoảng 4.775 ha; (6) Phân khu Đổi mới sáng tạo: diện tích khoảng 3.903 ha; (7) Phân khu Sân bay: diện tích khoảng 1.327 ha; (8) Phân khu đô thị Sườn đồi: diện tích khoảng 2.729 ha; (9) Phân khu Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao: diện tích khoảng 2.986 ha; (10) Phân khu Dự trữ phát triển: diện tích khoảng 5.858 ha; (11) Phân khu sinh thái phía Tây: diện tích khoảng 57.692 ha; (12) Phân khu sinh thái phía Đông: bao gồm huyện Hoàng Sa và bán đảo Sơn Trà diện tích khoảng 4.232 ha.
- Điều chỉnh cấu trúc đô thị đơn tâm (Thanh Khê và Hải Châu) thành phát triển đa cực. Phát triển toàn thành phố Đà Nẵng trở thành một điểm du lịch lớn.
2. Phương án tổ chức hệ thống đô thị
Thời kỳ 2021-2030, hệ thống đô thị thành phố bao gồm khu vực đô thị trung tâm (6 quận hiện hữu) và xem xét điều chỉnh địa giới hành chính phù hợp, đảm bảo đáp ứng các tiêu chí về mật độ dân số, mật độ xây dựng, các chỉ tiêu phát triển đô thị theo quy định và tuân thủ các quy hoạch đã được phê duyệt. Phấn đấu xây dựng huyện Hòa Vang phát triển đạt tiêu chí đô thị loại IV, 80% xã đủ điều kiện trở thành phường và đủ điều kiện thành lập Thị xã trong thời gian sớm nhất. Đến năm 2030, thị xã Hòa Vang có dân số khoảng 430.000 người, trong đó dân số thường trú khoảng 380.000 người, tỷ lệ đô thị hóa trên 90%, trung tâm hành chính của Thị xã dự kiến đặt tại xã Hoà Phong. Huyện đảo Hoàng Sa là đơn vị hành chính đặc thù ở hải đảo.
3. Định hướng phát triển khu vực trung tâm
- Khu đô thị hiện hữu gồm 06 quận nội đô (Liên Chiểu, Thanh Khê, Hải Châu, Sơn Trà, Cẩm Lệ, Ngũ Hành Sơn và xem xét điều chỉnh địa giới hành chính phù hợp): Định hướng tái phát triển theo mô hình đô thị nén, giảm mật độ xây dựng đối với khu vực lõi đô thị trung tâm hiện hữu, nâng cao hệ số sử dụng đất, bổ sung các tiện ích đô thị và tích hợp với hệ thống giao thông công cộng. Hình thành các công trình kiến trúc mang phong cách hiện đại, ưu tiên phát triển các không gian, công trình, dịch vụ công cộng, tạo sức hấp dẫn về một khu trung tâm kinh doanh thương mại (Central Business District - CBD) hiện đại, chất lượng sống cao, thân thiện và đáng sống. Kiểm soát hành lang ven biển; thực hiện các biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng.
Các khu vực đô thị hiện hữu có mật độ dân số thấp hơn khu vực lõi sẽ phát triển với mật độ dân số cao hơn, mật độ xây dựng phù hợp quy chuẩn, hình thành các không gian xanh công cộng, các không gian mở trong các khu dân cư, xây dựng hệ thống giao thông tích hợp với mạng lưới giao thông công cộng chung toàn thành phố.
- Khu vực phát triển đô thị mới: phát triển về phía Tây, Tây Bắc thành phố. Đến năm 2030, khu vực đô thị hoá được xác định tại 9 xã của huyện Hoà Vang bao gồm: Hòa Khương, Hòa Phước, Hòa Châu, Hòa Tiến, Hòa Phong, Hòa Nhơn, Hòa Liên, Hòa Sơn và một phần xã Hòa Ninh; tỷ lệ đô thị hoá đạt trên 90%.
- Định hướng phát triển không gian ngầm khu vực trung tâm: xây dựng hệ thống không gian ngầm tại các công trình công cộng, dịch vụ, nhà cao tầng, các nút giao thông trọng điểm, các khu vực nhà ga, tuyến đường sắt đô thị, kết nối với bãi đỗ xe và hầm giao thông ngầm để tạo thành một không gian ngầm hoàn chỉnh, đa năng.
4. Phương án tổ chức lãnh thổ khu vực nông thôn, phương án phân bố hệ thống điểm dân cư
a) Phương án tổ chức lãnh thổ khu vực nông thôn
Khu vực nông thôn thành phố Đà Nẵng tập trung tại huyện Hoà Vang, được định hướng cụ thể trong phương án quy hoạch xây dựng vùng huyện.
b) Định hướng phát triển mô hình khu, điểm dân cư nông thôn theo tuyến liên kết các cụm, điểm dân cư. Trên cơ sở dân cư phân tán theo tuyến hiện trạng, dân cư mới hình thành tập trung tại 02 khu vực trọng điểm phía Bắc (tại xã Hòa Liên) và phía Nam (tại xã Hòa Phong) để đảm bảo hiệu quả về sử dụng hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật, tạo dư địa phát triển trong tương lai. Các trung tâm xã bố trí tại các khu vực nút dân cư tập trung cao có liên kết giao thông thuận lợi, tạo thành các vệ tinh quanh khu vực trọng điểm vùng.
5. Phương án phát triển các khu chức năng
a) Các khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu công nghệ thông tin và các cụm công nghiệp
- Các khu công nghiệp
+ Chuyển đổi Khu công nghiệp Đà Nẵng thành Khu phố tài chính quốc tế An Đồn, hình thành đô thị hiện đại, trở thành trung tâm kinh tế mới của thành phố. Chuyển đổi Khu công nghiệp Hòa Khánh đáp ứng tiêu chí mô hình khu công nghiệp sinh thái.
+ Hình thành mới các khu công nghiệp: Hòa Cầm giai đoạn 2, Hòa Nhơn và Hòa Ninh. Ưu tiên thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp theo hướng công nghiệp chuyên sâu, hình thành các cụm liên kết công nghiệp với các khu công nghiệp hiện hữu.
+ Ưu tiên đầu tư Khu công nghiệp Hòa Cầm giai đoạn 2 và Khu công nghiệp Hòa Ninh để đáp ứng nhu cầu hạ tầng công nghiệp. Nghiên cứu quy hoạch bổ sung Khu công nghiệp Hòa Vang để bố trí di dời các dự án công nghiệp tại Khu công nghiệp Liên Chiểu trong trường hợp chuyển đổi để phát triển dịch vụ logistics phục vụ cảng Liên Chiểu.
(Chi tiết theo Phụ lục I)
- Khu công nghệ cao
Sớm đưa các khu chức năng của Khu Công nghệ cao vào hoạt động trước năm 2025. Điều chỉnh, mở rộng Khu Công nghệ cao Đà Nẵng khi được bổ sung chỉ tiêu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và đảm bảo các điều kiện theo quy định, trở thành khu đô thị sáng tạo - khoa học - công nghệ đạt đẳng cấp quốc tế. Kết nối Khu Công nghệ cao và các khu, cụm công nghiệp để hình thành các khu, cụm công nghiệp vệ tinh, liên kết hỗ trợ sản xuất với Khu Công nghệ cao.
(Chi tiết theo Phụ lục I)
- Các khu công nghệ thông tin tập trung
Sớm hoàn thành thủ tục đầu tư và triển khai xây dựng, đưa vào hoạt động Khu Công viên phần mềm số 2 (giai đoạn 1); hoàn thiện khu Công nghệ thông tin tập trung, Dự án Không gian đổi mới sáng tạo tại phường Hoà Xuân, Khu Công nghệ thông tin DanangBay, Tòa nhà Viettel Đà Nẵng, Trung tâm chia chọn tự động và kho bãi. Phát triển các Khu công viên phần mềm do các nhà mạng Viễn thông - công nghệ thông tin làm chủ đầu tư.
- Các cụm công nghiệp
(Chi tiết theo Phụ lục II)
+ Các cụm công nghiệp, làng nghề hiện hữu:
Chuyển đổi mục đích sử dụng đất Cụm công nghiệp Thanh Vinh mở rộng sang phát triển các lĩnh vực khác. Di dời hoạt động sản xuất thô tại Làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước Ngũ Hành Sơn vào khu/cụm công nghiệp phù hợp. Tiếp tục đầu tư hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật và phát triển Làng nghề đá chẻ Hòa Sơn.
Các làng nghề tiểu thủ công nghiệp khác: Phát triển trên cơ sở khai thác lợi thế về sinh thái, bảo vệ môi trường; đầu tư chiều sâu, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ để nâng cao chất lượng, mẫu mã; gắn hoạt động kinh tế của làng nghề với hoạt động du lịch và bảo tồn, phát triển văn hóa truyền thống.
+ Các cụm công nghiệp thành lập mới:
Triển khai đầu tư xây dựng và sớm đưa vào hoạt động các cụm công nghiệp: Cẩm Lệ, Hòa Nhơn, Hòa Khánh Nam.
Đưa Khu công nghiệp hỗ trợ Khu công nghệ cao (Khu phụ trợ phục vụ Khu công nghệ cao Đà Nẵng) ra khỏi quy hoạch các khu công nghiệp cả nước để hình thành Cụm công nghiệp Hòa Liên (gần Khu Công nghệ cao).
Nghiên cứu hình thành Cụm công nghiệp Sơn Trà. Bổ sung quy hoạch các cụm công nghiệp mới trên địa bàn huyện Hòa Vang và quận Liên Chiểu, bố trí di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường ra khỏi các khu dân cư.
Nghiên cứu hình thành một số cụm công nghiệp có diện tích phù hợp tại các mỏ khoáng sản sau khi đóng cửa trên địa bàn thành phố, đảm bảo điều kiện về địa chất, địa hình, hạ tầng và bảo vệ môi trường.
(Chi tiết theo Phụ lục III)
b) Các khu du lịch
- Phát triển các loại hình cơ sở lưu trú du lịch phù hợp với đặc thù từng không gian du lịch. Trong đó, định hướng phát triển cơ sở lưu trú du lịch cao cấp (có bao gồm loại hình tàu thủy lưu trú du lịch), thiết kế sáng tạo, độc đáo, khác biệt, thân thiện môi trường.
- Phát triển Khu du lịch Sơn Trà và Nam Bán đảo Sơn Trà, Khu đô thị du lịch Bà Nà - Suối Mơ (khu vực chân núi Bà Nà) thành khu du lịch đẳng cấp quốc tế; các điểm du lịch văn hóa - lịch sử; khu, điểm tham quan, du lịch vui chơi giải trí hiện đại và đặc sắc; khu, điểm du lịch sáng tạo. Quy hoạch hạ tầng phục vụ tuyến tham quan, du lịch biển trên tuyến hàng hải quốc tế gắn với điểm du lịch biển đảo Hoàng Sa.
- Đầu tư hoàn thiện hạ tầng để đưa các khu vực trung tâm thành phố thành điểm đến hấp dẫn du khách. Phát triển du lịch thủy nội địa, đầu tư các bến thủy nội địa, công viên công cộng dọc ven sông và tàu thuyền khai thác du lịch mặt nước dọc sông Hàn và sông Cổ Cò.
- Phát triển các mô hình du lịch cộng đồng, sinh thái tại các khu vực vùng núi huyện Hòa Vang, khu vực suối Lương, quận Liên Chiểu.
c) Các khu nghiên cứu, đào tạo
Định hướng tổ chức sắp xếp không gian phát triển ngành giáo dục đảm bảo mục tiêu cơ bản là ở đâu có dân cư, ở đó có trẻ em và phải có trường học, đáp ứng cho 100% trẻ em ở độ tuổi đến trường với bán kính phục vụ phù hợp với quy định.
- Đối với các khu đô thị hiện hữu: Nâng cao hệ số sử dụng đất kết hợp mở rộng diện tích đất cho giáo dục.
- Đối với khu vực phát triển mới: Phân bố cơ sở giáo dục đảm bảo bán kính phù hợp cho từng cấp học theo quy định và đáp ứng nhu cầu phát triển quy mô dân số đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
- Mở rộng các trường đại học, cao đẳng, trung tâm nghiên cứu đào tạo hiện có, tập trung ở phía Nam Đà Nẵng tạo thành khu đô thị Đại học mới tại quận Ngũ Hành Sơn (thành phố Đà Nẵng) và thị xã Điện Bàn (tỉnh Quảng Nam) trở thành một trong 3 trung tâm đào tạo đại học trọng điểm quốc gia, ngang tầm khu vực và quốc tế.
- Hình thành các cơ sở đào tạo, dạy nghề, viện nghiên cứu chuyên ngành cho Phân khu công nghệ cao Đà Nẵng để đào tạo, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao, lao động chuyên dụng phục vụ cho các lĩnh vực công nghiệp công nghệ cao, du lịch, cảng biển, logistis, dịch vụ chất lượng cao như: công nghệ vi điện tử, công nghệ nano, bán dẫn, vi mạch, ứng dụng FPGA, trí tuệ nhân tạo, tài chính ngân hàng, y tế, giáo dục… đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của thành phố và của vùng.
d) Các khu thể dục thể thao
- Tiếp tục đầu tư, kêu gọi đầu tư xây dựng hoàn thiện Khu liên hợp Thể dục thể thao Hòa Xuân, Trường đua ngựa, câu lạc bộ thể thao biển v.v.. Phát triển các không gian giải trí và thể thao cấp thành phố, các trung tâm thể thao cấp quận, huyện; xây dựng các Khu thể dục thể thao đa năng cấp quận, huyện.
- Đầu tư xây dựng các Khu liên hợp thể thao đa năng như: Nhà thi đấu thể thao, Phòng thể thao đa năng, Sân vận động trong nhà. Đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng, công trình thể thao công cộng ở tổ dân phố, khu dân cư, các phường, xã... tạo thành mạng lưới cơ sở hạ tầng thể dục thể thao thuận tiện cho việc tập luyện của người dân.
- Duy trì các sân gôn hiện có và quy hoạch các dự án sân gôn mới kết hợp du lịch tại các vị trí có tiềm năng khi đảm bảo các điều kiện theo quy định về pháp luật có liên quan, gồm: Sân golf kết hợp dịch vụ du lịch Hồ Hòa Trung; Sân golf kết hợp dịch vụ du lịch Hòa Liên - Hòa Bắc; Khu phức hợp khách sạn, sân golf Hòa Phong - Hòa Phú; Sân golf kết hợp dịch vụ du lịch Hòa Phú - Hòa Nhơn (cuối tuyến Bà Nà - Suối Mơ).
đ) Các khu bảo tồn
(Chi tiết theo Phụ lục IV)
- Tiếp tục bảo vệ các hệ sinh thái tự nhiên có tầm quan trọng của thành phố như: Khu bảo tồn thiên nhiên Bà Nà - Núi Chúa, Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà, Khu bảo vệ cảnh quan Nam Hải Vân...; các hệ sinh thái san hô, thảm cỏ biển, các khu vực đất ngập nước...
- Trùng tu, bảo tồn phát huy giá trị các di tích văn hóa lịch sử và danh lam thắng cảnh phục vụ cho phát triển kinh tế du lịch dịch vụ đem lại hiệu quả kinh tế cao đồng thời vẫn bảo tồn những giá trị văn hóa lâu đời và danh lam thắng cảnh.
e) Các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung
- Hình thành, đưa vào hoạt động các vùng sản xuất nông nghiệp hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao tại các xã: Hòa Phong, Hòa Khương, Hòa Phú, Hòa Nhơn với phân khu Nông nghiệp ứng dụng Công nghệ cao được xác định tại khu vực phía Tây Nam thành phố, dọc theo tuyến Vành đai phía Tây (gồm: Hòa Phú, Hòa Phong, Hòa Khương, Hòa Nhơn).
- Tiếp tục đầu tư hoàn thiện đồng bộ kết cấu hạ tầng Cảng cá Thọ Quang và khu neo đậu tránh trú bão tại Âu thuyền Thọ Quang, đầu tư xây dựng các hạ tầng để phục vụ khai thác ngư trường Hoàng Sa.
- Phát triển lâm nghiệp tập trung chủ yếu ở địa bàn huyện Hòa Vang. Phát triển lâm nghiệp, trồng cây gỗ lớn và kết hợp phát triển du lịch dưới tán rừng tại khu vực Bà Nà, bán đảo Sơn Trà.
g) Khu vực khó khăn
Xác định xã Hòa Bắc là khu vực khó khăn của thành phố. Phấn đấu hàng năm giảm 30-40%/tổng số hộ nghèo còn sức lao động theo chuẩn nghèo đa chiều từng giai đoạn. Tập trung quản lý, bảo vệ rừng và nguồn nước; phát triển kinh tế rừng, kinh tế nông nghiệp. Tiếp tục triển khai hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới và có bản sắc riêng; nâng cao chất lượng cuộc sống người dân; đảm bảo quốc phòng - an ninh, giữ vững ổn định chính trị xã hội. Đến năm 2025, xây dựng Hòa Bắc trở thành điểm du lịch sinh thái cộng đồng, nông nghiệp kết hợp với phát triển du lịch. Đến năm 2030, phát triển Hòa Bắc trở thành xã có cơ sở hạ tầng đồng bộ, đạt chuẩn đô thị loại V; là điểm du lịch sinh thái, văn hóa cộng đồng chất lượng cao của huyện và thành phố.
h) Các khu vực có vai trò động lực
- Khu vực động lực số 1 - đô thị lõi: gồm Khu trung tâm đô thị Lịch sử thuộc quận Hải Châu (CBD1), khuyến khích phát triển hình thức sử dụng đất hỗn hợp, đất đơn vị ở kết hợp thương mại dịch vụ nhằm tạo môi trường phù hợp cho cả sinh sống, làm việc và sẽ trở thành trung tâm thương mại sầm uất; và khu vực nội đô thuộc quận Sơn Trà, quận phía đông cầu sông Hàn (CBD2)
- Khu vực động lực số 2: Khu vực nội đô thuộc quận Thanh Khê và Liên Chiểu dọc theo vịnh Đà Nẵng, tập trung phát triển du lịch, vui chơi giải trí biển ven Vịnh Đà Nẵng. Khuyến khích hình thành một CBD mới tại khu vực trung tâm Vịnh gắn với trục thương mại dịch vụ trên (khu vực đô thị nén).
- Khu vực động lực số 3: Khu đô thị sáng tạo ở khu vực Phía Nam, gồm một phần quận Ngũ Hành Sơn (phường Hòa Quý) và quận Cẩm Lệ, tập trung phát triển các dịch vụ giáo dục, đào tạo, y tế, thể dục - thể thao chất lượng cao.
- Khu vực động lực số 4: Trung tâm hành chính huyện Hòa Vang, tiểu trung tâm kinh tế đa ngành, kết nối tỉnh Quảng Nam và Tây Nguyên với thành phố Đà Nẵng. Phát triển vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, dịch vụ logistics nông sản. Mở rộng không gian đô thị về phía Tây Bắc kết nối các khu công nghiệp, công nghệ cao với các khu ở mới.
- Khu vực động lực số 5: Tổ hợp đô thị - công nghiệp công nghệ cao, định hướng giai đoạn đầu năm 2030 sẽ hình thành cụm liên hợp gồm: Trung tâm hội chợ triển lãm miền Trung, thương mại (outlet) gắn với du lịch; Trung tâm dịch vụ logistics cấp vùng.
- Khu vực động lực số 6: Tổ hợp đô thị cảng biển Liên Chiểu, trung tâm dịch vụ logistics gắn với cảng Liên Chiểu.
i) Khu quân sự, an ninh
- Bố trí các khu vực quốc phòng, an ninh bảo đảm nguyên tắc giữ vững thế trận phòng thủ, bảo vệ được các địa hình, các công trình phòng thủ có giá trị, sẵn sàng triển khai lực lượng khi có tình huống tác chiến; đồng thời đáp ứng tốt nhất nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Đầu tư nguồn lực xây dựng các công trình phòng thủ cấp thành phố, quận, huyện, các địa bàn trọng điểm sẵn sàng động viên quốc phòng; xây dựng các khu dân cư và hạ tầng kinh tế - xã hội gắn với quốc phòng bảo vệ biên giới, biển, đảo.
- Quy hoạch bố trí, đầu tư, nâng cấp cải tạo, mở rộng các công trình, cơ quan, trụ sở của các lực lượng Công an cấp thành phố, quận, huyện, phường, xã và những vị trí trọng yếu, thuận lợi trong công tác đảm bảo an ninh trật tự như: sân bay, bến cảng, khu công nghệ cao, khu công nghiệp, cụm công nghiệp,... Bố trí đảm bảo mỗi quận, huyện đều có trụ sở của lực lượng phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ với bán kính phục vụ tối đa 3 km đối với khu vực trung tâm đô thị và 5 km đối với các khu vực khác.
V. PHƯƠNG ÁN PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG KỸ THUẬT
1. Phương án phát triển mạng lưới giao thông vận tải
a) Đường bộ
- Xây dựng tuyến cao tốc Đà Nẵng - Thạnh Mỹ - Ngọc Hồi - Bờ Y kết nối với đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi. Nâng cấp đường cao tốc La Sơn - Túy Loan; Quốc Lộ 14B đoạn qua địa phận Đà Nẵng (dài khoảng 8 km) đạt quy mô đường trục chính đô thị 6 làn xe; Quốc lộ 14G đoạn qua địa phận Đà Nẵng (dài khoảng 25 km) đạt quy mô tối thiểu đường cấp IV, 02 làn xe; đường tránh Nam Hải Vân (đoạn Hòa Liên - Hải Vân và Hòa Liên - Túy Loan. Xây dựng các nút giao thông khác mức kết nối các tuyến đường quốc gia vào hệ thống giao thông đô thị.
(Chi tiết theo Phụ lục V, Bảng 5.1)
- Mạng lưới đường đô thị:
+ Xây dựng tuyến đường Vành đai phía Tây 1 nằm giữa đường Vành đai phía Tây và đường bộ cao tốc; nghiên cứu quy hoạch và xây dựng hầm chui xuyên qua sân bay kết nối phía Đông và phía Tây; bổ sung các tuyến đường mới kết nối từ cảng Liên Chiểu đến đường tránh Nam hầm Hải Vân - Túy Loan, tuyến đường từ đường Vành đai phía Tây đến cao tốc La Sơn - Túy Loan (phía sau Khu công nghệ cao), kết nối đường Nguyễn Sinh Sắc đến đường Hoàng Văn Thái nối dài, từ Khu công nghiệp Hòa Khánh đến ga đường sắt mới để tạo thành trục chính kết nối Đông - Tây.
+ Xây dựng tuyến đường Lê Duẩn kết nối với đường Đống Đa; tuyến đường Hoàng Hoa Thám thông ra đường Nguyễn Tất Thành; xây dựng công trình qua sông Hàn kết nối từ khu vực đường Đống Đa - Trần Phú sang đường Vân Đồn - Trần Hưng Đạo, tuyến đường Nguyễn Sinh Sắc nối dài thông tuyến đường Hoàng Văn Thái, Vành đai phía Tây II và đường tránh Nam Hải Vân; đồng thời tính toán các giải pháp kết nối Cảng biển và Ga Kim Liên…
(Chi tiết theo Phụ lục V, Bảng 5.2)
+ Xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo các nút giao thông: Tổ chức giao cắt khác mức đối với các nút giao giữa các tuyến đường bộ với đường sắt quốc gia quy hoạch.
(Chi tiết theo Phụ lục V, Bảng 5.3)
- Giao thông công cộng:
+ Tiếp tục mở rộng mạng lưới vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt nhằm tăng mật độ bao phủ tuyến, tăng cường kết nối với các phương thức vận tải khác; khuyến khích phương tiện thân thiện môi trường như: xe buýt điện, CNG, LPG...
+ Đường sắt đô thị: Xây dựng 02 tuyến MRT, 11 tuyến LRT, 03 tuyến LRT du lịch hoặc phương thức khác tương đương năng lực và tốc độ vận chuyển. Một số tuyến LRT sẽ tận dụng, mở rộng quỹ đất đường ray có sẵn của nhánh đường sắt quốc gia Bắc - Nam (sau khi di dời Ga đường sắt hiện trạng ra khỏi trung tâm thành phố) để xây dựng, đồng thời kết hợp tái phát triển đô thị dọc trục hành lang tuyến LRT theo định hướng TOD.
(Chi tiết theo Phụ lục V, Bảng 5.4)
+ Xây dựng tuyến giao thông công cộng (đường sắt đô thị hoặc phương thức tương đương khác) kết nối giữa thành phố Đà Nẵng với thành phố Hội An (tỉnh Quảng Nam) và thị trấn Lăng Cô (tỉnh Thừa Thiên - Huế).
- Phát triển loại hình giao thông phi cơ giới. Hình thành các tuyến đường dành riêng cho xe đạp để khai thác du lịch trải nghiệm thành phố.
- Giao thông tĩnh và công trình đầu mối (bến xe):
+ Xây dựng mới Bến xe phía Bắc tại phía Bắc nút giao đường tránh Nam Hải Vân và đường Vành đai phía Tây 2; bến xe phía Tây tại khu vực nhà máy xi măng Hòa Khương (sau khi di dời), huyện Hòa Vang. Cải tạo, nâng cấp Bến xe phía Nam; chuyển đổi Bến xe trung tâm thành đầu mối giao thông công cộng.
+ Xây dựng các bãi đỗ xe, điểm đỗ xe công cộng, bãi đỗ xe trung chuyển đảm bảo diện tích đất cho giao thông tĩnh đạt 3-4% diện tích đất xây dựng đô thị. Khuyến khích khai thác không gian ngầm làm bãi đỗ xe kết hợp thương mại dịch vụ.
+ Bố trí sẵn quỹ đất (ngầm/nổi) phù hợp cho các vị trí ga đầu cuối, ga trung chuyển (ngầm/nổi/trên cao), depot của các tuyến vận tải hành khách công cộng khối lượng lớn MRT và LRT. Định hướng phát triển các ga này theo mô hình TOD (Transit-Oriented Development), kết nối đồng bộ với các loại hình vận tải hành khách công cộng khác (xe buýt, xe đạp công cộng, taxi, ...) kết hợp quy hoạch phát triển thương mại dịch vụ tập trung. Các trạm trung chuyển chính bao gồm: Cảng hàng không Quốc tế Đà Nẵng, Ga Đà Nẵng hiện trạng, Ga Đà Nẵng mới theo quy hoạch, Công viên 29/3, Cảng Sông Hàn...
(Chi tiết theo Phụ lục V, Bảng 5.5)
b) Đường sắt
- Xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao và đường sắt thường quốc gia đi cùng hành lang, chạy song song đường bộ cao tốc về phía Đông; quy hoạch tuyến đường sắt Đà Nẵng - Kon Tum kết nối với tuyến đường sắt quốc gia Bắc - Nam tại Ga Đà Nẵng mới sau năm 2030.
- Di dời ga Đà Nẵng, xây dựng nhà ga đường sắt mới tại khu vực phía Bắc nút giao giữa đường Bà Nà - Suối Mơ với đường bộ cao tốc thuộc khu vực xã Hòa Sơn, huyện Hòa Vang. Tái phát triển khu vực Ga Đà Nẵng hiện trạng thành đầu mối trung chuyển vận tải hành khách công cộng chính kết hợp phát triển thương mại, dịch vụ theo định hướng phát triển TOD và CBD.
- Xây dựng Ga Trung tâm logistics đường sắt tại khu vực xã Hòa Liên, gần nút giao cắt của đường sắt quốc gia, đường bộ quốc gia và đường vành đai thành phố; quy hoạch các tuyến đường sắt chuyên dùng kết nối giữa Đường sắt quốc gia, Ga Trung tâm logistics đường sắt với Cảng biển Liên Chiểu và các đầu mối có nhu cầu thu gom, vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt.
c) Đường hàng không
- Đến năm 2030: Nâng cấp, mở rộng khu hàng không dân dụng, sân đỗ máy bay để nâng công suất lên khoảng 25 triệu hành khách/năm và là trung tâm logistics chuyên dụng hàng không.
- Tầm nhìn đến năm 2050: Tiếp tục mở rộng khu hàng không dân dụng, sân đỗ máy bay để nâng công suất lên 30 triệu hành khách/năm với các phân khu chức năng đa dạng, dịch vụ chất lượng cao, kết nối với hầu hết các quốc gia trên thế giới.
d) Cảng biển
- Đầu tư xây dựng mới cảng Liên Chiểu là cảng hàng hóa và các bến công vụ, sà lan; công suất đạt 50 triệu tấn/năm vào năm 2050, tiếp nhận tàu trọng tải từ 100.000 tấn trở lên, tàu công ten nơ có sức chở đến 8.000 TEU.
- Khu bến Tiên Sa: từng bước chuyển đổi công năng thành bến cảng du lịch quốc tế phù hợp tiến trình đầu tư, khai thác khu bến Liên Chiểu.
- Khu bến Thọ Quang: Tiếp tục giữ nguyên không phát triển Khu bến Thọ Quang, là khu bến tổng hợp, bến công vụ và các bến quốc phòng an ninh; cỡ tàu trọng tải đến 20.000 tấn.
đ) Đường thủy nội địa
- Luồng tuyến đường thủy nội địa và các bến thủy nội địa được tổng hợp tại Phụ lục VI. Tuyến sông Hàn - sông Vĩnh Điện sẽ chuyển thành luồng địa phương khi đủ tiêu chí theo định hướng quy hoạch đường thủy nội địa quốc gia.
- Phát triển các tuyến vận tải hành khách thủy nội địa kết nối cảng Tiên Sa và cảng sông Hàn; các tuyến vận tải hành khách từ cảng Tiên Sa đi vòng quanh bán đảo Sơn Trà, tuyến cảng Tiên Sa - khu du lịch Làng Vân - hòn Sơn Trà Con; tuyến cảng Tiên Sa - Cửa Đại - Cù Lao Chàm và các tuyến sông Cu Đê đi Hòa Bắc, Hòa Vang.
- Phát triển các tuyến vận tải hành khách đường biển phục vụ nhu cầu đi lại của người dân kết hợp phát triển du lịch như: tuyến Hạ Long - Đà Nẵng; Đà Nẵng - Thành phố Hồ Chí Minh, tuyến Huế - Thuận An - cảng Tiên Sa - cảng Sông Hàn, tuyến Đà Nẵng - Đảo Lý Sơn, tuyến Đà Nẵng - Cù Lao Chàm (Quảng Nam), tuyến Đà Nẵng - đảo Cồn Cỏ (Quảng Trị); các tuyến vận tải hành khách đường biển quốc tế trực tiếp từ các nước: Mỹ, Canada, Úc, Ấn Độ, Châu Âu, Châu Á đến cảng biển Đà Nẵng.
e) Cảng cạn: định hướng phát triển cảng cạn kết hợp Trung tâm logistics Hòa Nhơn tại gần giao cắt giữa đường Hoàng Văn Thái và cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi, khu vực Nam Hải Vân.
g) Kiểm định phương tiện: xây dựng mới, nâng cấp các trung tâm đăng kiểm và dây chuyền kiểm định hiện đại, khuyến khích xã hội hóa công tác kiểm định phương tiện cơ giới đường bộ. Đến năm 2030, phát triển mới 04 đơn vị đăng kiểm với 08 dây chuyền kiểm định; giai đoạn 2030-2050 phát triển mới 08 đơn vị.
2. Phương án phát triển mạng lưới cấp điện
- Nguồn cấp điện cho thành phố từ hệ thống truyền tải điện quốc gia thông qua lưới điện truyền tải 500kV, 220kV và lưới điện phân phối 110kV.
- Nguồn năng lượng tái tạo: Khuyến khích phát triển năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời mái nhà, sinh khối, nguồn từ xử lý chất thải rắn, điện gió ngoài khơi… Đối với tiềm năng về năng lượng mặt trời mặt đất, năng lượng mặt trời mặt nước và điện khí sẽ nghiên cứu để phát triển theo nhu cầu phụ tải và điều kiện thực tế phù hợp.
- Phát triển lưới điện truyền tải và lưới điện phân phối nhằm nâng cao độ ổn định, tin cậy cung cấp điện, giảm tổn thất điện năng.
- Xây dựng các đường dây truyền tải điện có dự phòng phát triển lâu dài, sử dụng cột nhiều mạch, nhiều cấp điện áp đi chung trên hàng cột; hiện đại hoá và từng bước ngầm hoá lưới điện khu vực nội thành; từng bước nâng cấp, chuyển đổi các trạm biến áp phục vụ dân sinh theo hướng hiện đại, đảm bảo mỹ quan.
- Lưới điện 500 kV: Đến năm 2030, xây dựng đường dây 500 kV Quảng Trạch - Dốc Sỏi, chiều dài toàn tuyến 2x500 km, đoạn đi qua thành phố Đà Nẵng dài khoảng 30,4 km. Xây dựng đường dây 500 kV Đà Nẵng - Dốc Sỏi mạch 2, chiều dài toàn tuyến 2x100 km, đoạn qua thành phố Đà Nẵng khoảng 6,8 km. Nâng công suất TBA 500 kV Đà Nẵng từ 2x450 MVA lên thành 2x900 MVA.
- Lưới điện 220 kV: Đến năm 2030, xây dựng mới 04 trạm và cải tạo 02 trạm biến áp 220 kV, tổng công suất 1.500 MVA. Đến năm 2050, định hướng cải tạo nâng công suất 03 trạm biến áp 220 kV, tổng công suất 750 MVA.
- Lưới điện 110 kV: Đến năm 2030, xây dựng mới 10 trạm và nâng cấp cải tạo 12 trạm biến áp 110 kV; đến năm 2050, định hướng xây dựng mới 09 trạm và nâng cấp cải tạo 11 trạm.
- Lưới điện trung áp phục vụ liên huyện: khi quy hoạch các khu dân cư mới cần bố trí quỹ đất để bố trí các trạm biến áp 22/0,4 kV ở khu vực trung tâm phụ tải, đảm bảo bán kính cấp điện không quá 400m ở khu vực nội thành và không quá 600 m ở khu vực nông thôn.
- Phương án cấp điện cho hệ thống LRT và MRT từ mạng lưới các trạm biến áp phân phối của từng khu vực mà các tuyến tàu điện, đường sắt đi qua, tùy theo nhu cầu cụ thể của từng đoạn tuyến và trạm điều hành/dừng trong hệ thống sẽ lắp đặt các trạm biến áp có công suất lắp đặt phù hợp.
- Khuyến khích đầu tư phát triển trạm sạc ô tô điện theo hướng xã hội hóa.
(Chi tiết theo Phụ lục VII)
3. Phương án phát triển mạng lưới viễn thông
- Xây dựng Công viên phần mềm Đà Nẵng, bao gồm cả Khu Công viên phần mềm số 2 trở thành khu công nghệ thông tin tập trung trọng điểm quốc gia.
- Phát triển mới 01 trạm cập bờ cáp quang biển; mở rộng dung lượng truyền dẫn các tuyến cáp quang SMW3 và APG tại Trạm cập bờ cáp quang biển Hoà Hải. Cập nhật các tuyến viễn thông trục quốc tế, quốc gia, liên thành phố đã được xác định trong quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng trên địa bàn.
- Thu hút đầu tư 01 trung tâm dữ liệu quy mô khu vực, đưa Đà Nẵng trở thành IT-HUB của quốc gia và khu vực; 02 Trung tâm dữ liệu quy mô quốc gia; phát triển Trung tâm dữ liệu hiện tại phục vụ chính quyền thành phố, các dịch vụ đô thị thông minh, chuyển đổi số; triển khai mới 02 Trung tâm dữ liệu và 01 Trung tâm tính toán hiệu năng cao. Phát triển trung tâm vùng mạng bưu chính KT1, vùng mạng truyền số liệu chuyên dùng phục vụ cơ quan Đảng, Nhà nước. Phát triển hạ tầng bưu chính Megahub, Hub cho tuyến trục thương mại điện tử và miền Trung.
- Phát triển hạ tầng mạng viễn thông hữu tuyến metronet nội thị sử dụng các công nghệ NGN, mạng viễn thông di động 5G và các thế hệ tiếp theo, mạng viễn thông vô tuyến dành cho thiết bị IOT, mạng viễn thông phục vụ phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn. Đẩy mạnh sử dụng các công nghệ chuyển mạch trục hiện đại, phù hợp với sự phát triển quốc tế (công nghệ NGN và các công nghệ tiếp theo), bảo đảm băng thông truyền dẫn cho các dịch vụ viễn thông băng rộng.
- Ngầm hoá cáp viễn thông, phát triển hạ tầng viễn thông thụ động theo hướng sử dụng chung với hệ thống hạ tầng kỹ thuật điện, chiếu sáng, cấp thoát nước và được quy hoạch, lồng ghép vào quá trình triển khai xây dựng hạ tầng kỹ thuật, giao thông, các khu đô thị, khu dân cư mới... Bảo đảm hạ tầng truyền hình số mặt đất hoạt động hiệu quả; triển khai hệ thống truyền thanh, quảng bá trên nền tảng công nghệ số.
4. Phương án phát triển mạng lưới thủy lợi, cấp nước
a) Thủy lợi
- Đầu tư sửa chữa, nâng cấp các hồ chứa hiện có; sửa chữa các đập dâng, trạm bơm và hệ thống kênh tưới, tiêu thoát nước. Đầu tư củng cố, nâng cấp các công trình phòng chống thiên tai, nhất là hệ thống đê kè, cống, đập ngăn mặn và triều cường. Xây dựng, củng cố hệ thống công trình phòng chống sạt lở bờ sông, bờ biển.
b) Cấp nước
(Chi tiết theo Phụ lục VIII)
- Công trình đầu mối: Duy trì/nâng công suất các nhà máy nước hiện trạng; quy hoạch mới nhà máy nước sử dụng nguồn nước từ sông Vu Gia (nhánh sông An Trạch - Bàu Nít - Hà Thanh) hoặc sông Thu Bồn: xây dựng mới năm 2030, công suất cấp nước 120.000 m³/ngày.
- Đầu tư các công trình điều tiết nước cho các nhà máy nước cầu Đỏ, nhà máy nước Hòa Liên (như: đập Quảng Huế, đập Sông Nam - Sông Bắc,...)
(Chi tiết theo Phụ lục IX)
5. Phương án phát triển các khu xử lý chất thải
a) Nước thải
- Lưu vực thoát nước: nước thải được thu gom về các trạm xử lý nước thải tập trung của đô thị; nước thải của 12 phân khu được thu gom và xử lý theo các lưu vực. Nước thải công nghiệp, nước thải y tế được thu gom xử lý riêng cục bộ tại nguồn đạt quy chuẩn trước khi xả vào nguồn tiếp nhận.
- Mạng lưới thoát nước thải: khu vực đô thị cũ sử dụng hệ thống thoát nước nửa riêng; khu vực các đô thị mới sử dụng hệ thống thoát nước riêng hoàn toàn; khu vực ven biển tách nước thải riêng hoàn toàn hoặc nâng cao khả năng thu gom nước thải để ngăn chặn nước thải xả ra biển.
- Trạm xử lý nước thải: Tổng công suất các trạm xử lý nước thải sinh hoạt năm 2030 đạt 515.000 m³/ngày. Trước mắt, nước thải phát sinh tại khu vực huyện Hòa Vang được thu gom và xử lý theo hình thức phân tán.
(Chi tiết theo Phụ lục IX).
b) Chất thải rắn
Tiếp tục đầu tư tiến tới hoàn thiện hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật môi trường đô thị (điểm tập kết rác, trạm trung chuyển rác, trạm phân loại rác, khu liên hợp xử lý rác...) với công nghệ tiên tiến. Theo đó:
- Đến năm 2030, hoàn thiện Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Khánh Sơn với các nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt tổng công suất từ 1.800-2.000 tấn/ngày, đảm bảo xử lý toàn bộ khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh; đầu tư các nhà máy xử lý: chất thải nguy hại, bùn thải, chất thải rắn xây dựng, chất thải rắn công nghiệp...; kêu gọi đầu tư nhà máy tái chế rác thải đô thị. Quy mô, công nghệ từng nhà máy do thành phố quyết định căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương và phù hợp với pháp luật, quy định hiện hành.
- Sau năm 2030, tiếp tục đầu tư hạ tầng kỹ thuật Khu liên hợp xử lý chất thải rắn phía Tây thành phố quy mô 200 ha bao gồm các công năng, hạng mục công trình đáp ứng nhu cầu xử lý chất thải rắn của thành phố và mục tiêu hướng đến nền kinh tế tuần hoàn; nghiên cứu đầu tư Nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt công suất 1.000 tấn/ngày ở giai đoạn phù hợp tùy thuộc vào lượng chất thải rắn phát sinh thực tế.
(Chi tiết theo Phụ lục X)
6. Phương án phát triển hạ tầng phòng cháy chữa cháy
- Đến năm 2030, xây dựng, nâng cấp, cải tạo 19 cơ quan, doanh trại Cảnh sát phòng cháy chữa cháy tại các xã, phường, đảm bảo mỗi quận, huyện có tối thiểu 01 vị trí trụ sở, doanh trại Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ, chú trọng các khu vực trọng điểm: Cảng Liên Chiểu, Cảng Tiên Sa, Khu Công nghệ cao và khu vực Sông Hàn, Sông Cu Đê… Đến năm 2050, quy hoạch bổ sung 06 vị trí trụ sở, doanh trại Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ.
- Xây dựng, nâng cấp, cải tạo 15 bến bãi lấy nước, hệ thống giao thông phục vụ phòng cháy và chữa cháy đảm bảo theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về An toàn cháy cho nhà và công trình và hệ thống thông tin liên lạc theo quy định của Luật Viễn thông, Luật Tần số vô tuyến điện, quy định của Bộ Công an và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
VI. PHƯƠNG ÁN PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG XÃ HỘI
1. Phương án phát triển hạ tầng văn hóa, thể thao
- Bảo tồn và phát huy các công trình tôn giáo, di tích lịch sử, lập danh mục các công trình kiến trúc có giá trị. Lập hồ sơ xếp hạng ít nhất 08 di tích cấp quốc gia và cao hơn; đề nghị công nhận bảo vật quốc gia cho 01-02 hiện vật.
- Đầu tư và kêu gọi đầu tư các dự án: Nhà hát lớn thành phố, Quảng trường trung tâm thành phố, các bảo tàng chuyên đề, các công viên biển dọc vịnh Đà Nẵng và Bờ Đông, công viên tại khu đất Đài phát sóng An Hải (quận Sơn Trà), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh, Thư viện khoa học Tổng hợp cấp vùng, Thư viện Khoa học Tổng hợp Khu vực phía Tây Bắc, phía Nam, phía Đông Nam, Quảng trường Trung tâm khu vực Tây Bắc thành phố...
- Phấn đấu 100% công trình thiết chế văn hóa cấp thành phố được đầu tư hoàn thiện; 50% Khu công nghiệp có Trung tâm Văn hóa - Thể thao; 100% Trung tâm Văn hóa - Thể thao quận, huyện được đầu tư hoàn thiện, đạt tiêu chuẩn của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; 100% thư viện các quận, huyện được đầu tư đồng bộ, đạt chuẩn thư viện điện tử, có phòng đọc thiếu nhi, phòng đọc dành cho người khiếm thị, có hệ thống tra cứu thông tin, kết nối internet; phấn đấu 50% số đơn vị hành chính cấp quận, huyện có Nhà Văn hóa Thiếu nhi; 30% số đơn vị hành chính cấp quận, huyện có Nhà Văn hóa Lao động.
- Đầu tư, bổ sung các không gian mở, vườn dạo trong các khu dân cư nhằm nâng cao đời sống tinh thần cho dân cư đô thị.
(Chi tiết theo Phụ lục XI)
2. Phương án phát triển hạ tầng thương mại
- Đến năm 2030, trên địa bàn thành phố có 02 chợ bán buôn (Chợ đầu mối Hòa Phước, Chợ đầu mối thủy sản Thọ Quang) và Khu logistics, dịch vụ hỗ trợ chợ đầu mối và ngành bán buôn tại Hòa Phước. Quy hoạch sử dụng đất tại chợ đầu mối Hòa Cường sau khi được đầu tư thay thế đảm bảo khai thác sử dụng hiệu quả, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.
- Ưu tiên nguồn lực đầu tư xây dựng lại chợ Cồn; nâng cấp, cải tạo, mở rộng hoặc xây mới chợ Hàn, chợ Đống Đa, chợ Hòa Khánh, chợ Bắc Mỹ An và một số chợ khác trên địa bàn theo hướng duy trì chợ truyền thống văn minh, hiện đại.
- Đầu tư xây dựng Tổ hợp Thể thao, giải trí, thương mại Hòa Xuân (Sporthub), các trung tâm thương mại, siêu thị tại các quận, huyện, khu phi thuế quan, khu thương mại tự do và Trung tâm hội chợ triển lãm quốc tế hạng A (sau năm 2025). Vị trí nghiên cứu bố trí khu phi thuế quan nằm trên các tuyến giao thông liên khu vực kết nối khu logistics, cảng biển, sân bay như: tuyến Hoàng Văn Thái - Nguyễn Sinh Sắc - Nguyễn Tất Thành - Cảng Liên Chiểu; Hoàng Văn Thái - Nhà ga; Hoàng Văn Thái - Vành đai Tây 2 - Lê Đại Hành - Ga hàng không; tuyến phía Nam của vị trí 3 (28,3 ha) kết nối với trung tâm logistics trong Phân khu Đô thị Sườn đồi; tuyến LRT trên đường Hoàng Văn Thái.
(Chi tiết theo Phụ lục XII)
- Hình thành các cụm trung tâm logistics tập trung, trong đó có 01 trung tâm logistics cấp vùng và các cụm trung tâm logistics phụ trợ, cụ thể: (1) Trung tâm logistics Cảng Liên Chiểu (trung tâm logistics cấp vùng, hạng I); (2) Trung tâm logistics đường sắt; (3) Trung tâm logistics Khu công nghệ cao Đà Nẵng; (4) Trung tâm logistics Hòa Nhơn kết hợp cảng cạn; (5) Trung tâm logistics Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng. Đồng thời, phát triển các trung tâm logistics và các kho bãi khác tại các khu, cụm công nghiệp và trên các đường tránh của tuyến đường cao tốc (Trung tâm logistics Hòa Phước, Trung tâm logistics Hòa Phú, Trung tâm logistics Hòa Hiệp Bắc, v.v..).
- Hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt: Phát triển hệ thống kho xăng dầu, kho LPG, kho LNG quy mô cấp quốc gia theo Quy hoạch hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; Phát triển 2 kho xăng dầu quy mô cấp tỉnh (dưới 5.000 m³) tại khu vực quận Liên Chiểu và quận Sơn Trà và các trạm chiết nạp khí đốt quy mô nhỏ tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp. Ngoài ra, xem xét theo nhu cầu thực tế, phát triển các kho xăng dầu, khí đốt với quy mô phù hợp và phù hợp với định hướng của các quy hoạch liên quan. Đầu tư xây dựng tuyến đường ống Liên Chiểu - Hòa Liên (Hòa Vang) và các hệ thống đường ống phân phối khí thấp áp tới các khu công nghiệp để cung cấp khí cho các hộ tiêu thụ trong khu công nghiệp, đường ống dẫn khí từ kho LNG đến các nhà máy điện, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, hộ tiêu thụ...
(Chi tiết theo Phụ lục XII)
3. Phương án phát triển hạ tầng khoa học và công nghệ
Ưu tiên nguồn lực phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật về khoa học công nghệ, khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo. Tập trung đẩy nhanh tiến độ các dự án: Khu làm việc và đào tạo khởi nghiệp; nâng cấp, mở rộng Trung tâm Công nghệ sinh học Đà Nẵng phục vụ nghiên cứu và phát triển vùng Nam Trung Bộ. Tiếp tục hỗ trợ phát triển các cơ sở ươm tạo, không gian làm việc chung, khu tập trung dịch vụ hỗ trợ khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo theo quy định; hình thành các trung tâm khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, khu làm việc và đào tạo khởi nghiệp, vườn ươm doanh nghiệp, các quỹ đầu tư tại phân khu Công nghệ cao và phân khu Đổi mới sáng tạo. Tiếp tục đầu tư trang thiết bị hiện đại, đồng bộ cho các đơn vị sự nghiệp công lập, đáp ứng công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực khoa học và công nghệ của thành phố và mục tiêu liên kết phát triển vùng, liên vùng.
4. Phương án phát triển hạ tầng giáo dục và đào tạo
- Tiếp tục mở rộng mạng lưới, phát triển quy mô giáo dục - đào tạo theo hướng đa dạng hóa loại hình, đảm bảo định mức cháu/nhóm, học sinh/lớp theo quy định, đảm bảo 100% học sinh tiểu học được học 2 buổi/ngày. Mở rộng cơ hội tiếp cận với giáo dục trung học phổ thông có chất lượng; đến năm 2030, mỗi quận, huyện có 1 trường trung học phổ thông đạt chuẩn quốc gia. Tăng cường cơ sở vật chất - kỹ thuật cho 3 trung tâm giáo dục thường xuyên - hướng nghiệp. Kêu gọi đầu tư thành lập các trường quốc tế, trường liên cấp quốc tế.
- Mở rộng các trường đại học, cao đẳng, trung tâm nghiên cứu đào tạo hiện có, tập trung ở phía Nam thành phố, đặc biệt là Làng Đại học Đà Nẵng để tạo thành Khu đô thị Đại học mới. Phát triển Đại học Đà Nẵng thành Đại học Quốc gia, trung tâm đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao và nghiên cứu khoa học đa ngành, đa lĩnh vực ngang tầm khu vực. Các trường đại học công lập và tư thục chủ động hội nhập sâu, rộng vào nền giáo dục tiên tiến trên thế giới.
- Hình thành mới một số cơ sở đào tạo dạy nghề, viện, trung tâm nghiên cứu chuyên ngành tại phân khu Công nghệ cao. Đến năm 2030, xây dựng 7 trường cao đẳng đào tạo nghề chất lượng cao, trong đó có 4 trường cao đẳng có một số nghề đạt cấp độ khu vực và quốc tế.
5. Phương án phát triển hạ tầng y tế
- Quy hoạch mạng lưới cơ sở y tế đảm bảo tính cân đối, đồng bộ, kết nối, hiệu quả, đảm bảo người dân được tiếp cận thuận lợi. Mỗi khu đô thị có ít nhất một phòng khám đa khoa (trung tâm y tế và trung tâm chăm sóc sức khỏe). Củng cố, hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở (xã, phường); bổ sung đầy đủ trang thiết bị y tế theo chuẩn, đảm bảo nhu cầu sơ cứu, cấp cứu ban đầu và khám, điều trị các bệnh thông thường.
- Đầu tư nâng cấp, cải tạo, mở rộng các bệnh viện đa khoa, chuyên khoa cấp thành phố và quận, huyện. Huy động các nguồn lực để thành lập các bệnh viện, trung tâm chuyên khoa sâu ứng dụng kỹ thuật cao; hình thành bệnh viện quốc tế tại phân khu Đổi mới sáng tạo để liên kết với các trường đại học y dược trong khu vực. Đến năm 2030, hình thành 01 bệnh viện hạng đặc biệt, ít nhất 02 bệnh viện đạt tiêu chuẩn cấp vùng và 02 bệnh viện đạt tiêu chuẩn quốc tế. Nghiên cứu hình thành Trung tâm thương mại, phấn phối y dược phẩm.
- Từng bước hiện đại hoá trang thiết bị y tế phù hợp với nhu cầu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. Đến năm 2030, trình độ kỹ thuật về trang thiết bị y tế của Đà Nẵng ngang tầm với các nước trong khu vực; xây dựng đội ngũ cán bộ có đủ kiến thức khoa học công nghệ để khai thác, sử dụng các trang thiết bị y tế.
6. Phương án phát triển hạ tầng an sinh xã hội
- Tiếp tục hoàn thiện cơ sở hạ tầng xã hội phục vụ an sinh xã hội bền vững, phù hợp với từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội của thành phố; trong đó chú trọng đảm bảo về chất lượng cung cấp dịch vụ sự nghiệp công về trợ giúp xã hội tại các cơ sở bảo trợ xã hội, về dịch vụ việc làm.
- Bố trí quỹ đất phù hợp đảm bảo tương ứng về quy mô tiếp nhận chăm sóc, nuôi dưỡng bệnh nhân tâm thần tại Trung tâm Điều dưỡng người tâm thần; thu hút đầu tư xây dựng mới cơ sở cai nghiện số 2, các Viện dưỡng lão.
(Chi tiết Phương án phát triển hạ tầng giáo dục - đào tạo, y tế, an sinh xã hội tại Phụ lục XIII)
VII. PHƯƠNG ÁN PHÂN BỔ VÀ KHOANH VÙNG SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2030
1. Chỉ tiêu sử dụng đất theo loại đất đến năm 2030
- Đất nông nghiệp: diện tích 66.373,00 ha, giảm 4.888,27 ha
- Đất phi nông nghiệp: diện tích 61.677,96 ha, tăng 5.872,06 ha
- Đất chưa sử dụng: diện tích 422,00 ha, giảm 983,79 ha
(Chi tiết theo Phụ lục XIV, Bảng 15.1)
2. Chỉ tiêu sử dụng đất đến năm 2030 theo khu chức năng
- Khu sản xuất nông nghiệp: diện tích 4.595,99 ha, giảm 2.390,82 ha.
- Khu lâm nghiệp: diện tích 23.916,47 ha, giảm 8.260,80 ha.
- Khu du lịch: diện tích 4.718,10 ha, tăng 3.627,93 ha.
- Khu bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học: diện tích 34.130,00 ha, chiếm 26,57% diện tích tự nhiên, tăng 3.681,09 ha.
- Khu phát triển công nghiệp: diện tích 2.412,00 ha, tăng 912,08 ha
- Khu đô thị: diện tích 20.899,00 ha, tăng 5.615,86 ha.
- Khu thương mại - dịch vụ: diện tích 1.223,09 ha, tăng 320,31 ha.
- Khu dân cư nông thôn: diện tích 6.078,31 ha, giảm 3.505,63 ha.
(Chi tiết theo Phụ lục XIV, Bảng 15.1)
3. Phương án chuyển mục đích sử dụng đất đến năm 2030
- Đất nông nghiệp chuyển sang đất phi nông nghiệp: Phương án phân bổ đất đai đến năm 2030, thành phố Đà Nẵng có 4.906,44 ha đất nông nghiệp chuyển mục đích sang đất phi nông nghiệp.
- Đất phi nông nghiệp không phải là đất ở chuyển sang đất ở: đến năm 2030, thành phố Đà Nẵng có 222,55 ha đất phi nông nghiệp không phải đất ở chuyển sang đất ở.
(Chi tiết theo Phụ lục XIV, Bảng 15.2)
4. Phương án đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng đến năm 2030
Đến năm 2030, diện tích đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng là 983,79 ha.
(Chi tiết theo Phụ lục XIV, Bảng 15.3)
VIII. PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH XÂY DỰNG VÙNG HUYỆN
1. Phương án tổ chức lãnh thổ nông thôn và quy hoạch vùng huyện Hòa Vang
Quy hoạch vùng huyện Hòa Vang bao gồm toàn bộ ranh giới hành chính huyện Hòa Vang với tổng diện tích tự nhiên khoảng 73.317 ha, quy mô dân số đến năm 2030 khoảng 430.000 người, trong đó dân số thường trú khoảng 380.000 người. Phấn đấu xây dựng huyện Hòa Vang đạt tiêu chí đô thị loại IV, đủ điều kiện trở thành Thị xã trực thuộc thành phố Đà Nẵng trong thời gian sớm nhất, trung tâm hành chính thị xã Hòa Vang dự kiến đặt tại xã Hòa Phong.
- Phân vùng không gian gồm 02 tiểu vùng dân cư nông thôn và một tiểu vùng sinh thái:
+ Tiểu vùng Đông Bắc gắn với tiểu vùng dân cư phía Bắc Hòa Vang, gồm 4 xã: Hòa Bắc, Hòa Liên, Hòa Ninh, Hòa Sơn. Khu vực phát triển trọng tâm nằm tại phía Đông khu công nghệ cao và dưới chân núi Bà Nà, trung tâm tiểu vùng tại khu vực xã Hòa Liên gắn với tổ hợp đô thị - công nghiệp công nghệ cao.
+ Tiểu vùng Đông Nam gắn với tiểu vùng dân cư phía Nam Hòa Vang, gồm 7 xã: Hòa Nhơn, Hòa Phú, Hòa Khương, Hòa Phong, Hòa Tiến, Hòa Châu, Hòa Phước. Trung tâm tiểu vùng đồng thời là huyện lỵ huyện Hòa Vang đặt tại xã Hòa Phong.
+ Tiểu vùng sinh thái phía Tây: khu vực rừng, núi và đồi phía Tây thuộc các xã: Hoà Bắc, Hoà Liên, Hoà Ninh, Hoà Phú, Hoà Khương.
- Tổ chức lại không gian, cơ cấu chức năng các khu vực đang trong quá trình đô thị hóa tiệm cận theo các tiêu chuẩn khu đô thị gắn với gìn giữ bản sắc kiến trúc truyền thống. Tạo lập các khu vực dự trữ phát triển cho các giai đoạn sau năm 2030, sau năm 2045. Khu vực nông thôn tập trung tại huyện Hòa Vang, bao gồm khu dân cư nông thôn, các làng nghề truyền thống được cải tạo, chỉnh trang, các khu nhà vườn gắn kết với các vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao kết hợp du lịch sinh thái, cộng đồng, bảo tồn thiên nhiên, các vùng sản xuất nông, lâm nghiệp hiện có.
- Bảo tồn và phát huy đa dạng sinh học, địa hình, không gian xanh tự nhiên, phát triển hệ thống công viên, cây xanh, mặt nước nhằm tạo lập hình ảnh đặc trưng của thành phố.
- Phân vùng chức năng gồm 04 vùng:
+ Vùng công nghiệp công nghệ cao: định hướng phát triển công nghiệp công nghệ cao, công nghệ thông tin tập trung, công nghiệp hỗ trợ thông qua việc khai thác lợi thế các khu công nghiệp, khu công nghệ thông tin, khu công nghệ cao có sẵn và hình thành các khu công nghiệp mới, mở rộng Khu công nghệ cao Đà Nẵng; hình thành các trọng điểm, đầu mối giao thương về công nghiệp, logistics cho toàn vùng.
+ Vùng phát triển dân cư: hình thành cụm dân cư tập trung với hệ thống hạ tầng cơ sở đồng bộ tại các tiểu vùng Đông Bắc, Đông Nam, đáp ứng nhu cầu ở của lực lượng lao động trong vùng.
+ Vùng du lịch sinh thái: phát triển mô hình du lịch sinh thái gắn với nghỉ dưỡng và cộng đồng với trọng điểm là khu vực Tây Nam (xã Hòa Ninh, Hòa Phú và Hòa Khương) và khu vực Tây Bắc (xã Hòa Bắc).
+ Vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao: khai thác vùng sản xuất phía Nam thuộc các xã Hòa Phú, Hòa Khương, Hòa Phong, Hòa Nhơn phát triển mô hình nông nghiệp hữu có, sinh thái, ứng dụng công nghệ cao kết hợp với loại hình du lịch nông nghiệp.
2. Quy hoạch vùng huyện Hoàng Sa
Định hướng phát triển huyện đảo Hoàng Sa kết hợp đẩy mạnh khai thác tiềm năng phát triển kinh tế biển gắn với tạo lập và xây dựng thế trận quốc phòng, an ninh trên biển vững chắc và rộng khắp; bảo đảm an ninh, an toàn hàng hải trên biển; kiên trì đấu tranh bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam bằng phương pháp hòa bình, trên cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử, phù hợp với các cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia, trong đó có Tuyên bố về ứng xử của các Bên trên biển Đông (DOC) và Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982.
IX. PHƯƠNG ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, BẢO TỒN THIÊN NHIÊN VÀ ĐA DẠNG SINH HỌC; KHAI THÁC, SỬ DỤNG, BẢO VỆ TÀI NGUYÊN; PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI VÀ ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
1. Phương án bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học a) Phương án phân vùng môi trường
- Vùng bảo vệ nghiêm ngặt: nguồn nước mặt được dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt cho thành phố Đà Nẵng; các khu bảo tồn thiên nhiên Bà Nà - Núi Chúa, Sơn Trà, khu bảo vệ cảnh quan Nam Hải Vân; huyện Hoàng Sa.
- Vùng hạn chế phát thải: vùng đệm của các vùng bảo vệ nghiêm ngặt (nếu có); vùng đất ngập nước quan trọng đã được xác định theo quy định của pháp luật; hành lang bảo vệ nguồn nước mặt được dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt theo quy định của pháp luật về tài nguyên nước; khu dân cư tập trung là nội thành, nội thị của các đô thị loại IV, loại V theo quy định của pháp luật về phân loại đô thị; khu vui chơi giải trí dưới nước theo quyết định của Ủy ban nhân dân thành phố; khu vực có yếu tố nhạy cảm về môi trường dễ bị tổn thương trước tác động của ô nhiễm môi trường khác cần được bảo vệ.
- Vùng bảo vệ khác: các khu vực còn lại trên địa bàn thành phố.
b) Phương án bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học
- Khu vực đa dạng sinh học cao, bao gồm: hệ sinh thái rừng tự nhiên, hệ sinh thái ven biển, quy hoạch bảo vệ và phát triển đất ngập nước nội địa.
- Các vùng đất ngập nước quan trọng gồm: Hồ Đồng Nghệ, Hồ Hòa Trung, Hồ Trước Đông, Hồ Hóc Khế.
- Các khu bảo tồn thiên nhiên Bà Nà - Núi Chúa, khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà, khu bảo vệ cảnh quan Nam Hải Vân.
c) Phương án phát triển bền vững rừng
Tổng diện tích đất lâm nghiệp được phân bổ theo Quyết định số 326/QĐ- TTg ngày 09 tháng 3 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ về phân bổ chỉ tiêu Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Kế hoạch sử dụng đất quốc gia 5 năm 2021-2025 là 60.881 ha, trong đó: diện tích rừng đặc dụng là 34.130 ha; diện tích rừng phòng hộ là 11.778 ha và diện tích rừng sản xuất là 14.973 ha.
Tổng diện tích quy hoạch 3 loại rừng đến năm 2030 là 56.763,2 ha, phân bổ trên 04 quận, huyện Hòa Vang, Sơn Trà, Liên Chiểu và Cẩm Lệ, trong đó: diện tích rừng đặc dụng là 34.130 ha; diện tích rừng phòng hộ là 11.778 ha và diện tích rừng sản xuất là 10.855,2 ha.
d) Phương án phát triển các khu nghĩa trang, nhà tang lễ, cơ sở hỏa táng
Khai thác, cải tạo, nâng cấp các nghĩa trang hiện có theo hướng sử dụng đất tiết kiệm, văn minh, hiện đại. Có phương án di dời các khu nghĩa trang nằm xen kẽ trong khu dân cư về các khu nghĩa trang tập trung theo quy hoạch. Hình thành các cơ sở hỏa táng mới để đáp ứng nhu cầu táng trong tương lai. Bố trí nhà tang lễ bảo đảm phân bố phù hợp trên địa bàn các quận, huyện.
(Chi tiết theo Phụ lục X)
2. Phương án quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản
- Đá xây dựng: quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng đá xây dựng tại 14 khu vực, tổng diện tích 452,3 ha, tổng trữ lượng và tài nguyên dự báo quy hoạch là 87.324.500 m³.
- Đất san lấp: quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng đất san lấp tại 16 khu vực, tổng diện tích 872,04 ha, tổng trữ lượng và tài nguyên dự báo quy hoạch là 87.240.000 m³ phân bố trên địa bàn huyện Hòa Vang.
(Chi tiết theo Phụ lục XV)
3. Phương án khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước, phòng, chống, khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra
- Trong mọi trường hợp, ưu tiên đảm bảo cấp nước cho sinh hoạt.
- Trong điều kiện bình thường, thực hiện phân phối đáp ứng nhu cầu sử dụng nước cho các ngành theo nhu cầu đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả nguồn nước. Thứ tự ưu tiên: (1) Cấp nước sinh hoạt; (2) Cấp nước nông nghiệp; (3) Cấp nước công nghiệp; (4) Cấp nước môi trường; (5) Giao thông thủy.
- Trong trường hợp hạn hán thiếu nước, hạn chế phân phối nguồn nước cho các hoạt động sử dụng nhiều nước, chưa cấp thiết để ưu tiên cho mục đích sinh hoạt và các hoạt động sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả.
- Nguồn nước chính phân bổ cho các nhu cầu dùng nước sinh hoạt của thành phố Đà Nẵng là nguồn nước mặt sông Vu Gia - Thu Bồn (sông liên tỉnh) và lưu vực sông Cu Đê (sông nội tỉnh), trong đó:
+ Phân bổ nguồn nước sông Vu Gia (nhánh sông Yên) tại đập An Trạch và tại Cầu Đỏ để duy trì công suất Nhà máy nước Cầu Đỏ, Nhà máy nước Sân Bay từ 320.000 m³/ngày đêm lên 420.000 m³/ngày đêm giai đoạn 2030-2050.
+ Nghiên cứu phân bổ nguồn nước tại Sông Vu Gia (nhánh sông tại An Trạch - Bàu Nít - Hà Thanh) hoặc sông Thu Bồn (dự kiến tại Giao Thủy) để xây dựng nhà máy nước mới với công suất 120.000 m³/ngày đêm vào năm 2030 và đến 240.000 m³/ngày đêm vào năm 2050.
+ Phân bổ nguồn nước sông Cu Đê tại Nam Mỹ và Hồ Sông Bắc (đầu tư xây dựng mới Hồ Sông Bắc với dung tích 50 triệu m³) để đáp ứng công suất khai thác của nhà máy nước Hòa Liên từ 120.000 m³/ngày đêm lên 240.000 m³/ngày đêm vào năm 2030 và đạt 400.000 m³/ngày đêm vào năm 2050.
+ Phân bổ nguồn nước Hồ Hòa Trung từ 10.000 m³/ngày lên 20.000 m³/ngày đêm giai đoạn 2025-2030 và dừng khai thác vào năm 2050.
+ Phân bổ nguồn nước tại Suối Đá, Suối Tình để duy trì công suất khai thác của Nhà máy nước Sơn Trà I, II đến năm 2030 là 7.000 m³/ngày đêm và dừng khai thác hoàn toàn vào giai đoạn sau năm 2030 đến năm 2050.
+ Phân bổ nguồn nước Suối Lương để duy trì công suất Nhà máy nước Hải Vân đến năm 2030 là 5.000 m³/ngày đêm và dừng khai thác hoàn toàn vào giai đoạn sau năm 2030 đến năm 2050.
- Nước dự phòng, dự trữ cấp cho nhu cầu dùng nước được khai thác tại các hồ: Hòa Trung, Đồng Nghệ và Sông Bắc (sau khi xây dựng) và nước dưới đất.
4. Phương án phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu
a) Phân vùng rủi ro đối với từng loại hình thiên tai trên địa bàn
- Vùng bị ảnh hưởng của bão, áp thấp nhiệt đới, gió mạnh: toàn bộ vùng đất liền và trên biển, khu vực nguy cơ chịu ảnh hưởng nặng là quận Liên Chiểu, huyện Hòa Vang.
- Vùng bị ảnh hưởng của lũ, lũ quét, ngập lụt: các khu vực ven sông Yên, Túy Loan, Quá Giáng, Vĩnh Điện, Cu Đê…
- Vùng bị ảnh hưởng sạt lở đất, đá: huyện Hòa Vang (các xã miền núi và trung du: Hòa Phú, Hòa Bắc, Hòa Sơn, Hòa Ninh, Hòa Nhơn và Hòa Liên); quận Liên Chiểu (phường Hòa Hiệp Bắc); quận Sơn Trà (phường Thọ Quang); quận Cẩm Lệ (phường Hòa Thọ Tây).
- Vùng bị ảnh hưởng của sạt lở bờ biển, xâm thực biển: bờ biển các quận Liên Chiểu, Thanh Khê, Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn với chiều dài khoảng 30km.
- Vùng bị ảnh hưởng sạt lở ven sông: các xã, phường dọc theo các sông Yên, sông Cu Đê, sông Túy Loan, sông Quá Giáng, sông Cầu Đỏ - Cẩm Lệ, sông Vĩnh Điện.
- Phạm vi ảnh hưởng của sóng thần: các quận ven biển Hải Châu, Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn, Thanh Khê, Liên Chiểu; Biển Đông và huyện đảo Hoàng Sa.
b) Phương án quản lý rủi ro thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu
Củng cố, nâng cấp và xây dựng mới hệ thống kè sông, kè biển (dọc vịnh Đà Nẵng, kè biển khu đô thị Đa Phước, kè Nam Ô) đảm bảo chịu được mức bão trên cấp 12, tần suất P=1%, đồng thời có tính đến hiện tượng nước biển dâng do biến đổi khí hậu toàn cầu. Tăng cường tu bổ hệ thống đê, kè chống lũ đảm bảo tiêu chuẩn chống lũ cho các sông.
X. DANH MỤC DỰ ÁN DỰ KIẾN ƯU TIÊN THỰC HIỆN
Trên cơ sở định hướng phát triển các ngành, lĩnh vực, xác định các dự án lớn có tính chất quan trọng, tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế - xã hội để đầu tư và thu hút đầu tư, tùy thuộc vào nhu cầu và khả năng cân đối, huy động vốn đầu tư của từng thời kỳ.
(Chi tiết theo Phụ lục XVI)
XI. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUY HOẠCH
1. Về huy động, sử dụng nguồn lực, thu hút đầu tư
- Giai đoạn 2021-2030 dự kiến cần huy động khoảng 800 nghìn tỷ đồng vốn đầu tư phát triển (theo giá hiện hành), đạt khoảng 40% GRDP, trong đó vốn đầu tư khu vực kinh tế Nhà nước chiếm khoảng 25% tổng vốn đầu tư (giai đoạn 2021-2025 khoảng 25-30% và giai đoạn 2026-2030 khoảng 20-25%); vốn đầu tư khu vực kinh tế ngoài Nhà nước cần huy động ở mức cao, dự kiến khoảng 60-65% tổng vốn đầu tư; thu hút vốn FDI khoảng 10-15% tổng vốn đầu tư.
- Tiếp tục ưu tiên bố trí nguồn vốn ngân sách nhà nước để đẩy mạnh thực hiện các công trình, dự án động lực, trọng điểm mang tính động lực, đảm bảo tính đồng bộ, đầu tư có trọng tâm, trọng điểm làm cơ sở để thu hút các nguồn lực đầu tư ngoài ngân sách, phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại.
- Thực hiện các cơ chế, chính sách phù hợp để thu hút các nguồn vốn đầu tư trong nước và quốc tế; tăng cường áp dụng các hình thức PPP trong đầu tư, xây dựng kết cấu hạ tầng.
- Tiếp tục tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc về thủ tục hành chính và quy hoạch, đất đai theo các kết luận thanh tra, kiểm tra, bản án. Tập trung nghiên cứu cơ chế huy động, thu hút và sử dụng hiệu quả các nguồn lực đầu tư trong và ngoài nước; ban hành các cơ chế chính sách đặc thù mới để tạo động lực xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng theo Nghị quyết số 43-NQ/TW ngày 24 tháng 01 năm 2019 của Bộ Chính trị.
- Rà soát quỹ đất để có phương án quy hoạch, kêu gọi đầu tư phù hợp; đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng cường đối thoại để giải quyết khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp nhằm đẩy mạnh khơi thông nguồn lực; khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn lực từ đất đai.
- Tập trung thu hút các nhà đầu tư chiến lược, trọng điểm phù hợp với định hướng phát triển thành phố và các ngành mũi nhọn, công nghệ cao, công nghệ mới, tiên tiến, quản trị hiện đại… Mở rộng kết nối thị trường trong nước và ngoài nước; tham gia sâu vào mạng lưới sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu, góp phần nâng cao năng suất lao động, trình độ công nghệ của nền kinh tế, năng lực cạnh tranh của thành phố, thúc đẩy cơ cấu lại nền kinh tế, gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng trên nền tảng Cách mạng công nghệ lần thứ tư.
2. Về phát triển nguồn nhân lực
- Triển khai có hiệu quả Đề án thu hút nguồn nhân lực khu vực công và đề án phát triển nguồn nhân lực khu vực tư để thu hút lao động chất lượng cao cho các ngành kinh tế mũi nhọn.
- Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực thông qua kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường và doanh nghiệp, bổ sung cơ sở vật chất để thực hành đầy đủ và chuyên sâu, xây dựng chương trình giảng dạy phù hợp với thực tế, sử dụng những chuyên gia của doanh nghiệp hướng dẫn thực hành có kỹ năng tay nghề cao…
- Tiếp tục thực hiện các chính sách về dạy nghề cho lao động nông nghiệp, nông thôn; dạy nghề cho lao động thuộc hộ di dời, giải tỏa mất đất sản xuất; các chính sách về tài chính như: đầu tư không hoàn lại, cho vay lãi suất ưu đãi… đối với các mô hình sản xuất, kinh doanh mới, có hiệu quả và tạo nhiều việc làm.
- Hoàn thiện hệ thống thông tin thị trường lao động và dự báo nhu cầu nguồn nhân lực; triển khai thực hiện Đề án Dự báo nhu cầu nguồn nhân lực và thông tin thị trường lao động; thu thập chính xác, đầy đủ thông tin dữ liệu cung - cầu lao động từ các doanh nghiệp, hiệp hội, các tổ chức đại diện cho người sử dụng lao động.
- Tổ chức hiệu quả các sàn giao dịch việc làm định kỳ; tăng số lượng các phiên giao dịch việc làm di động ở các địa phương, các trường đại học, trường nghề để kết nối người học với các doanh nghiệp. Nâng cao chất lượng công tác tư vấn, giới thiệu việc làm, tư vấn nghề nghiệp, kỹ năng phỏng vấn, chọn lựa công việc…
- Giải quyết tốt chính sách bảo hiểm thất nghiệp, kết hợp việc giải quyết thất nghiệp và tư vấn giới thiệu việc làm, dạy nghề. Nâng cao hiệu quả công tác an toàn, vệ sinh lao động.
3. Về bảo vệ môi trường, khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số
a) Về bảo vệ môi trường
- Tăng cường các biện pháp quản lý, cải tạo và phục hồi chất lượng môi trường; thúc đẩy thực hiện các dự án xử lý ô nhiễm môi trường trong khu vực đô thị, các khu dân cư. Tăng cường bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học.
- Đầu tư mới hoặc chuyển đổi công nghệ của các cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt sang công nghệ xử lý chất thải có kết hợp với thu hồi năng lượng, ưu tiên áp dụng công nghệ có hiệu quả tối ưu về tiêu chí chất lượng môi trường, ứng dụng mô hình kinh tế tuần hoàn, giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, khuyến khích, phát triển sử dụng năng lượng mới đem lại hiệu quả cao.
- Tăng cường công tác quản lý nhà nước về môi trường, tăng cường kiểm tra, thanh tra chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường, đấu tranh phòng, chống tội phạm về môi trường, tập trung vào các đối tượng có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao.
- Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền và có giải pháp nâng cao nhận thức của mọi tầng lớp dân cư, khách đến du lịch và công tác tại thành phố nhằm xây dựng môi trường sống xanh sạch đẹp, an ninh, an toàn, văn minh cho người dân và du khách, góp phần phát triển du lịch xanh, bền vững.
b) Về khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo
- Tăng cường đầu tư phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ; tiếp tục đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị kỹ thuật đồng bộ, hiện đại, đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ và các hoạt động dịch vụ khoa học và công nghệ.
- Triển khai có hiệu quả công tác nghiên cứu khoa học và ứng dụng vào phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0.
- Đẩy mạnh hiệu quả hỗ trợ nâng cao năng lực và sức cạnh tranh cho doanh nghiệp thông qua đổi mới sáng tạo, ứng dụng công nghệ tiên tiến, nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm hàng hóa, bảo hộ và phát triển tài sản trí tuệ. Phát triển về số lượng và chất lượng doanh nghiệp khoa học và công nghệ, hỗ trợ thương mại hóa các sản phẩm khoa học và công nghệ.
- Tiếp tục xây dựng cơ chế chính sách nhằm phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo thành phố, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong hệ sinh thái.
c) Về chuyển đổi số
- Triển khai hiệu quả Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 17 tháng 6 năm 2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố và Đề án Chuyển đổi số trên địa bàn thành phố đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, gắn liền với triển khai Đề án xây dựng thành phố thông minh giai đoạn 2018-2025, định hướng đến năm 2030; Kế hoạch phát triển Chính quyền điện tử hướng tới Chính quyền số trên địa bàn thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2022-2025; Kế hoạch triển khai Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
- Triển khai thực hiện quản lý quy hoạch đô thị thông minh dựa trên hệ thống cơ sở dữ liệu đô thị số hóa, các công cụ phân tích dữ liệu, dự báo. Quản lý, duy trì, cập nhật Kiến trúc Chính quyền điện tử, Kiến trúc Thành phố thông minh phù hợp với Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam và yêu cầu phát triển Chính phủ số, Thành phố thông minh.
4. Về cơ chế, chính sách liên kết phát triển
- Tập trung triển khai liên kết vùng và hợp tác quốc tế đối với một số lĩnh vực được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố như: du lịch, công nghệ thông tin, logistics...
- Thực hiện tốt các hoạt động liên kết giữa các tỉnh, thành phố trong vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ; phối hợp xây dựng chiến lược phát triển kinh tế với mục tiêu xác định các ưu tiên trọng điểm cho mỗi địa phương gắn với lợi thế cạnh tranh của toàn vùng về khai thác, sử dụng hệ thống cảng biển, các sản phẩm công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ; dịch vụ logistics, liên kết phát triển du lịch…
- Tăng cường hợp tác phát triển trong lĩnh vực đầu tư, logistics, thương mại, du lịch… thông qua các tuyến hành lang kinh tế Đông - Tây kết nối giữa Đà Nẵng, các địa phương trên tuyến tại Việt Nam với các tỉnh Nam Trung Lào, Đông Bắc Thái Lan, Myanmar.
- Cải tiến và tạo môi trường thông thoáng để thu hút các nguồn đầu tư và viện trợ nước ngoài thông qua tăng cường quan hệ hợp tác hữu nghị với các tổ chức quốc tế, các cơ quan hợp tác quốc tế và xúc tiến thương mại nước ngoài, các đại sứ quán và cơ quan đại diện nước ngoài, các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam.
- Tích cực tham gia xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại, du lịch và các hoạt động văn hóa đối ngoại của địa phương. Tăng cường phối hợp với Bộ Ngoại giao, Ủy ban công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài, Ban Điều phối viện trợ nhân dân (PACCOM) và các bộ, ngành Trung ương có liên quan trong việc giới thiệu, điều phối các chương trình, dự án viện trợ phi chính phủ về địa phương để tăng nguồn lực cho đầu tư phát triển.
5. Về quản lý, kiểm soát phát triển đô thị và nông thôn
- Nâng cao chất lượng quản lý quy hoạch xây dựng và trật tự xây dựng, tập trung quản lý quy hoạch, kiến trúc đi vào chiều sâu, hướng tới xây dựng các đô thị xanh, thành phố thông minh; tiếp tục rà soát, bổ sung, hoàn chỉnh quy trình và thủ tục hành chính về quản lý quy hoạch kiến trúc.
- Kiểm soát chặt chẽ nguồn lực quỹ đất, bảo vệ, sử dụng đất tiết kiệm, chuyển đổi hợp lý đất đai, đem lại hiệu quả kinh tế cao, gắn lợi ích kinh tế với bảo vệ môi trường, đáp ứng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội thành phố một cách ổn định và bền vững.
- Đầu tư xây dựng và hoàn thiện hệ thống thông tin đất đai, hồ sơ địa chính hiện đại, tập trung thống nhất mang tính tích hợp. Chỉ đạo thực hiện nghiêm túc, công khai, minh bạch công tác giao đất, cho thuê đất để thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội.
6. Về tổ chức thực hiện và giám sát thực hiện quy hoạch
- Kịp thời tổ chức công bố công khai quy hoạch, xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện quy hoạch, thường xuyên rà soát, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện; kịp thời phát hiện các vướng mắc để điều chỉnh cho phù hợp, tạo sự đồng thuận, nhất trí trong triển khai thực hiện.
- Thực hiện rà soát, điều chỉnh, bổ sung và xây dựng mới quy hoạch sử dụng đất cấp huyện và các quy hoạch khác theo quy định của pháp luật về quy hoạch theo hướng đồng bộ.
- Các cấp, các ngành và Ủy ban nhân dân các quận, huyện, theo chức năng, nhiệm vụ được giao, tập trung rà soát, điều chỉnh, bổ sung các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội bảo đảm phù hợp với quy hoạch được duyệt và nhu cầu của thị trường nhằm phát huy, khai thác có hiệu quả những tiềm năng, lợi thế của từng vùng và phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của từng địa phương, kết nối định hướng phát triển ngành, lãnh thổ và liên kết vùng; đồng thời đảm bảo thống nhất và liên kết giữa các quy hoạch.
- Xúc tiến đầu tư theo trọng tâm, trọng điểm; ưu tiên triển khai các dự án động lực, đem lại hiệu quả kinh tế cao, có khả năng thu hồi vốn nhanh, có sức lan tỏa tới các dự án khác.
- Các cơ quan quản lý nhà nước về quy hoạch tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy hoạch ở các cấp, các ngành; kịp thời phát hiện và xử lý hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền xử lý các trường hợp vi phạm nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả của các quy hoạch. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các cấp, các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội theo chức năng, nhiệm vụ được giao tăng cường giám sát thực hiện quy hoạch, kịp thời phát hiện, phản ánh với cơ quan có thẩm quyền các hành vi sai trái, ảnh hưởng đến việc thực hiện quy hoạch để xử lý theo quy định.
- Đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao năng lực chỉ đạo điều hành nhằm tổ chức thực hiện và giám sát thực hiện quy hoạch một cách hiệu lực, hiệu quả.
XII. BẢN ĐỒ QUY HOẠCH
Chi tiết danh mục bản đồ Quy hoạch thành phố Đà Nẵng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 tại Phụ lục XVII.
Điều 2.
1. Quy hoạch thành phố Đà Nẵng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 phê duyệt tại Quyết định này là căn cứ, cơ sở để triển khai lập các quy hoạch đô thị, nông thôn và quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành trên địa bàn thành phố theo quy định của pháp luật có liên quan.
2. Việc chấp thuận hoặc quyết định chủ trương đầu tư và triển khai các chương trình, dự án, đề án trên địa bàn phải phù hợp với các nội dung quy định tại Điều 1 Quyết định này và phù hợp với các quy hoạch khác có liên quan; đồng thời, người chấp thuận hoặc quyết định chủ trương đầu tư phải chịu trách nhiệm toàn diện trước pháp luật về quyết định của mình.
Trong quá trình nghiên cứu, triển khai các dự án cụ thể, cơ quan có thẩm quyền chấp thuận hoặc quyết định chủ trương đầu tư chịu trách nhiệm toàn diện trước pháp luật về việc xác định vị trí, diện tích, quy mô, công suất, phân kỳ đầu tư phù hợp với tiến độ, tình hình thực tế và phải bảo đảm thực hiện đầy đủ, đúng trình tự, thủ tục, thẩm quyền và các quy định pháp luật có liên quan.
Việc triển khai các dự án sau khi Quy hoạch thành phố được phê duyệt phải bảo đảm phù hợp với các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất theo Quyết định số 326/QĐ-TTg ngày 09 tháng 3 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ về phân bổ chỉ tiêu Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Kế hoạch sử dụng đất quốc gia 5 năm 2021-2025 và các quyết định điều chỉnh, bổ sung (nếu có) của cấp có thẩm quyền.
3. Đối với các dự án quy hoạch đầu tư sau năm 2030, trường hợp có nhu cầu đầu tư phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và huy động được nguồn lực thì báo cáo cấp có thẩm quyền chấp thuận cho đầu tư sớm hơn.
Điều 3.
1. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng
a) Hoàn thiện hồ sơ quy hoạch để thống nhất với Quyết định phê duyệt quy hoạch; cập nhật cơ sở dữ liệu hồ sơ quy hoạch vào hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về quy hoạch theo quy định tại khoản 20 Điều 1 Nghị định số 58/2023/NĐ-CP ngày 12 tháng 8 năm 2023 của Chính phủ.
b) Tổ chức công bố, công khai Quy hoạch thành phố Đà Nẵng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo quy định của pháp luật về quy hoạch.
c) Xây dựng, trình ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch thành phố Đà Nẵng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; lập Kế hoạch 5 năm, hằng năm, các chương trình phát triển trọng điểm, các dự án cụ thể để triển khai thực hiện Quy hoạch; tổ chức đánh giá thực hiện Quy hoạch theo quy định của Luật Quy hoạch.
d) Nghiên cứu xây dựng, ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành các cơ chế, chính sách phù hợp với yêu cầu phát triển và theo quy định của pháp luật để huy động các nguồn lực thực hiện Quy hoạch.
đ) Thực hiện các yêu cầu, nội dung bảo vệ môi trường khi triển khai các dự án thực hiện Quy hoạch, bảo đảm sự hài hòa giữa phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường, góp phần phát triển bền vững; tổ chức quan trắc, giám sát, quản lý môi trường; lưu giữ cơ sở dữ liệu, chia sẻ thông tin, cơ sở dữ liệu môi trường phục vụ quá trình chuyển đổi số trong quá trình thực hiện Quy hoạch.
e) Thực hiện rà soát nội dung Quy hoạch thành phố Đà Nẵng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 sau khi các quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng được cấp có thẩm quyền quyết định hoặc phê duyệt và kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt điều chỉnh trong trường hợp có nội dung mâu thuẫn so với quy hoạch cấp cao hơn theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 2 Nghị quyết số 61/2022/QH15 ngày 16 tháng 6 năm 2022 của Quốc hội.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng chịu trách nhiệm toàn diện trước pháp luật về: (i) tính chính xác của các nội dung, thông tin, dữ liệu, số liệu, tài liệu, hệ thống sơ đồ, bản đồ, cơ sở dữ liệu trong hồ sơ quy hoạch; bảo đảm tuân thủ quy định của pháp luật về bí mật nhà nước và pháp luật có liên quan khác; (ii) phụ lục các phương án phát triển ngành, lĩnh vực, phương án phát triển các khu chức năng, kết cấu hạ tầng kỹ thuật, xã hội và danh mục dự án dự kiến ưu tiên thực hiện trong thời kỳ quy hoạch được ban hành kèm theo Quyết định này; bảo đảm tính đồng bộ, không chồng lấn, xung đột giữa các nội dung của các phương án phát triển ngành, lĩnh vực, bảo đảm phù hợp với các quy chuẩn, tiêu chuẩn và các quy định pháp luật có liên quan; (iii) nội dung tiếp thu, giải trình, bảo lưu ý kiến của các bộ, cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan trong quá trình tham gia ý kiến, thẩm định và rà soát hồ sơ quy hoạch; (iv) thực hiện nghiêm túc và đầy đủ các cam kết nêu tại Tờ trình số 176/TTr-UBND ngày 23 tháng 10 năm 2023.
Điều 4. Các bộ, cơ quan liên quan trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm hướng dẫn Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng trong quá trình thực hiện Quy hoạch; trường hợp cần thiết, phối hợp với thành phố nghiên cứu, xây dựng hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành một số cơ chế, chính sách phù hợp nhằm huy động, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để thực hiện Quy hoạch.
Điều 5. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 6. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng và các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- Thành ủy Đà Nẵng;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, QHĐP (3).
KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG
Trần Hồng Hà
PHỤ LỤC I
PHƯƠNG ÁN PHÁT TRIỂN KHU CÔNG NGHỆ CAO, CÁC KHU CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG THỜI KỲ 2021-2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050
(Kèm theo Quyết định số 1287/QĐ-TTg ngày 02 tháng 11 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ)
TT
Tên khu công nghệ cao, khu công nghiệp
Địa điểm dự kiến
Diện tích (ha)
Hiện trạng
2030 (dự kiến)
A
Các khu công nghiệp phân bổ theo Quyết định số 326/QĐ-TTg ngày 09 tháng 3 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ (2.412 ha)
I
Các KCN đã thành lập
1.135,91
1.085,81
1
Khu công nghiệp Đà Nẵng
Quận Sơn Trà
50,1
-
2
Khu công nghiệp Hòa Khánh
Quận Liên Chiểu
394
394
3
Khu công nghiệp Liên Chiểu
Quận Liên Chiểu
289,35
289,35
4
Khu công nghiệp Hòa Cầm
Quận Cẩm Lệ
149,84
149,84
5
Khu công nghiệp Hòa Khánh mở rộng
Quận Liên Chiểu
132,6
132,6
6
Khu công nghiệp Hòa Cầm - giai đoạn 2 (đã có quyết định chấp thuận CTĐT)
Quận Cẩm Lệ, Huyện Hòa Vang
120,02
120,02
II
Các KCN có trong quy hoạch
695,6
637,02
1
Khu công nghiệp Hòa Nhơn
Huyện Hòa Vang
237,00
237,00
2
Khu công nghiệp Hòa Ninh
Huyện Hòa Vang
400,02
400,02
3
Khu công nghiệp hỗ trợ Khu Công nghệ cao
Huyện Hòa Vang
58,53
-
III
KCN quy hoạch mới (bổ sung)
456,42
1
KCN Hòa Vang
Huyện Hòa Vang
-
456,42
Tổng cộng
1.831,46
2.179,25
B
Khu Công nghệ cao phân bổ theo Quyết định số 326/QĐ-TTg ngày 09 tháng 3 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ
1
Khu công nghệ cao
Huyện Hòa Vang
1.128,4
1.130
C
Dự kiến mở rộng khu công nghệ cao khi thành phố được bổ sung chỉ tiêu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và đảm bảo các điều kiện theo quy định
1
Mở rộng khu công nghệ cao (đã thành lập)
Huyện Hòa Vang
1.710
Ghi chú: Tên, vị trí, quy mô và phạm vi ranh giới các khu công nghiệp, khu công nghệ cao sẽ được xác định chính xác trong quá trình lập quy hoạch chi tiết và lập dự án đầu tư.
PHỤ LỤC II
PHƯƠNG ÁN PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TẬP TRUNG THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG THỜI KỲ 2021-2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050
(Kèm theo Quyết định số 1287 /QĐ-TTg ngày 02 tháng 11 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ)
TT
Tên khu công nghệ thông tin tập trung
Địa điểm dự kiến
Diện tích (ha)
Hiện trạng
2030 (dự kiến)
I
Các khu đang hoạt động
1
Khu Công nghệ thông tin tập trung Công viên phần mềm Đà Nẵng
Quận Hải Châu
1,088
1,088
2
Khu Công nghệ thông tin tập trung
Huyện Hòa Vang
131,093
131,093
3
Khu Công nghệ thông tin tập trung - Khu phức hợp Văn phòng FPT
Quận Ngũ Hành Sơn
5,93
5,93
II
Các khu đang xây dựng
1
Khu Công viên phần mềm số 2 (giai đoạn 1)
Quận Hải Châu
2,857
III
Một số khu dự kiến quy hoạch mới
1
Không gian sáng tạo phường Hòa Xuân
Quận Cẩm Lệ
17,298
2
Tòa nhà Viettel Đà Nẵng
Quận Hải Châu
1,076
3
Khu Công nghệ thông tin DanangBay
Quận Liên Chiểu
3,519
Tổng cộng
162,864
Ghi chú: Tên, vị trí, quy mô và phạm vi ranh giới các Khu Công nghệ thông tin tập trung sẽ được xác định chính xác trong quá trình lập quy hoạch chi tiết và lập dự án đầu tư. Ngoài dự kiến nêu trên, theo nhu cầu thực tế, có thể điều chỉnh, phát triển thêm các dự án phù hợp với định hướng của các quy hoạch liên quan.
PHỤ LỤC III
PHƯƠNG ÁN PHÁT TRIỂN CÁC CỤM CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG THỜI KỲ 2021-2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050
(Kèm theo Quyết định số 1287/QĐ-TTg ngày 02 tháng 11 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ)
TT
Tên cụm công nghiệp
Địa điểm dự kiến
Diện tích dự kiến (ha)
Tiến độ đầu tư dự kiến
2020
Đến năm 2030
Sau năm 2030
I
Cụm công nghiệp hiện có
39,59
29,09
29,09
1
Cụm công nghiệp Thanh Vinh mở rộng
Huyện Hòa Vang
29,59
-
-
2
Cụm công nghiệp Cẩm Lệ
Quận Cẩm Lệ
10,0
29,09
29,09
2021-2030
II
Cụm công nghiệp quy hoạch mới
-
503,8
728,8
1
Cụm công nghiệp Hòa Khánh Nam
Quận Liên Chiểu
-
13,29
13,29
2023-2030
2
Cụm công nghiệp Sơn Trà
Quận Sơn Trà
50,63
50,63
2023-2030
3
Cụm công nghiệp Hòa Liên (*)
Huyện Hòa Vang
-
58,53
58,53
2023-2030
4
Cụm công nghiệp Hòa Liên 2
Huyện Hòa Vang
-
50,0
50,0
2023-2030
5
Cụm công nghiệp Hòa Nhơn
Huyện Hòa Vang
-
24,75
24,75
2023-2030
6
Cụm công nghiệp Hòa Nhơn 1 (Cụm công nghiệp Chế biến thực phẩm)
Huyện Hòa Vang
-
44,0
44,0
2023-2030
7
Cụm công nghiệp Hòa Nhơn 2
Huyện Hòa Vang
-
75,0
75,0
2023-2030
8
Cụm công nghiệp Hòa Nhơn 3
Huyện Hòa Vang
-
46,0
46,0
2023-2030
9
CCN Sản xuất thô đá mỹ nghệ Non Nước
Huyện Hòa Vang
-
47,0
47,0
2023-2030
10
CCN Sản xuất vật liệu xây dựng
Huyện Hòa Vang
-
75,0
75,0
2023-2030
11
Cụm công nghiệp Nam Sơn
Huyện Hòa Vang
-
19,6
19,6
2023-2030
12
Cụm công nghiệp Nam Sơn 2
Huyện Hòa Vang
-
-
75,0
2031-2050
13
Cụm công nghiệp Hòa Vang 1
Huyện Hòa Vang
-
-
75,0
2031-2050
14
Cụm công nghiệp Hòa Vang 2
Huyện Hòa Vang
-
-
75,0
2031-2050
Tổng cộng
39,59
532,89
757,89
Ghi chú: Tên, vị trí, quy mô và phạm vi ranh giới các cụm công nghiệp sẽ được xác định chính xác trong quá trình lập quy hoạch chi tiết và lập dự án đầu tư.
(*) Hình thành trên cơ sở chuyển đổi từ KCN hỗ trợ Khu CNC (Khu phụ trợ phục vụ Khu CNC Đà Nẵng)
PHỤ LỤC IV
PHƯƠNG ÁN PHÁT TRIỂN CÁC KHU THỂ THAO, SÂN GÔN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG THỜI KỲ 2021-2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050
(Kèm theo Quyết định số 1287/QĐ-TTg ngày 02 tháng 11 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ)
TT
Tên công trình, dự án
Địa điểm dự kiến
Diện tích dự kiến
I
Các khu thể thao
1.1
Các khu hiện có
1
Cải tạo, nâng cấp Bể bơi thành tích cao
Quận Hải Châu
8.871 m2
2
Cải tạo, sửa chữa Nhà tập võ Taekwondo
Quận Hải Châu
9.555 m2
3
Tiếp tục đầu tư hoàn thiện Khu liên hợp thể thao Hòa Xuân
Quận Cẩm Lệ
28,7 ha
1.2
Các khu dự kiến đầu tư xây dựng mới
1
Trung tâm huấn luyện và đào tạo Taekwondo khu vực miền Trung tại thành phố Đà Nẵng
Quận Liên Chiểu
2 ha
2
Trung tâm thể thao chất lượng cao tại Khu vực Tây Bắc thành phố
Quận Liên Chiểu
2 ha
3
Câu lạc bộ thể thao biển
Quận Ngũ Hành Sơn
26.215 m2
4
Tổ hợp thể thao, giải trí và thương mại Hòa Xuân
Quận Cẩm Lệ
34 ha
5
Trường đua ngựa
Huyện Hòa Vang
42,5 ha
6
Trung tâm huấn luyện Đấu kiếm quốc tế tại Đà Nẵng
Thành phố Đà Nẵng
2 ha
II
Các sân gôn
2.1
Các khu đang thực hiện
1
Bà Nà Hills Golf Club
Huyện Hòa Vang
165 ha
2
BRG Da Nang Golf Resort
Q. Ngũ Hành Sơn
200 ha
3
BRG Golf Club
Q. Ngũ Hành Sơn
150 ha
2.2
Các khu vực tiềm năng dự kiến phát triển sân gôn
1
Sân golf kết hợp dịch vụ du lịch Hồ Hòa Trung
Huyện Hòa Vang
200 ha
2
Sân golf kết hợp dịch vụ du lịch Hòa Liên - Hòa Bắc
Huyện Hòa Vang
200 ha
3
Khu phức hợp khách sạn, sân golf Hòa Phong - Hòa Phú
Huyện Hòa Vang
551 ha
4
Sân golf kết hợp dịch vụ du lịch Hòa Phú - Hòa Nhơn (cuối tuyến Bà Nà - Suối Mơ)
Huyện Hòa Vang
270 ha
Ghi chú: Tên, vị trí, quy mô và phạm vi ranh giới sẽ được xác định chính xác trong quá trình lập quy hoạch chi tiết và lập dự án đầu tư, tùy thuộc vào nhu cầu và khả năng cân đối, huy động vốn đầu tư của từng thời kỳ, đồng thời không vượt chỉ tiêu phân bổ đất đai đã được duyệt và đảm bảo yếu tố quốc phòng, an ninh. Ngoài dự kiến nêu trên, theo nhu cầu thực tế, có thể điều chỉnh, phát triển thêm các dự án phù hợp với định hướng của các quy hoạch liên quan.
PHỤ LỤC V
PHƯƠNG ÁN PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI ĐƯỜNG BỘ THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG THỜI KỲ 2021-2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050
(Kèm theo Quyết định số 1287/QĐ-TTg ngày 02 tháng 11 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ)
Bảng 5.1: Các tuyến đường bộ đối ngoại
TT
Tuyến đường trong địa phận TP Đà Nẵng
Điểm đầu
Điểm cuối
Chiều dài dự kiến (km)(1)
Quy mô tối thiểu (làn xe)
Lộ trình đầu tư
2022-2025
2026-2030
Sau 2030
I
Cao tốc Bắc Nam (CT.01)
1
La Sơn (Thừa Thiên Huế) - Hòa Liên (Đà Nẵng)
Giáp huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế
Xã Hòa Liên, huyện Hòa Vang
29,7
6
MR (4 làn)
MR (6 làn)
2
Hòa Liên - Túy Loan (Đà Nẵng)
Xã Hòa Liên, huyện Hòa Vang
Xã Hòa Nhơn, huyện Hòa Vang
12,3
6
MR (4 làn)
MR (6 làn)
3
Đà Nẵng - Quảng Ngãi
Xã Hòa Nhơn, huyện Hòa Vang
Giáp thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam
7,8
6
MR
II
Cao tốc Đà Nẵng - Kon Tum
(CT.21)
Đường cao tốc Đà Nẵng Quảng Ngãi, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam
Cửa khẩu Bờ Y, tỉnh Kon Tum
3,5
4
XM
III
Quốc lộ 1A
Quận Liên Chiểu
Huyện Hòa Vang
37,2
4-6
IV
Quốc lộ 14B
32,1
6
Đoạn Km0+00 (Cảng Tiên Sa) - Km24+100
Cảng Tiên Sa, quận Sơn Trà
Đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi, huyện Hòa Vang
24,1
6
Đoạn Km24+100 - Km32+126 (giáp Quảng Nam)
Đường cao tốc Đà Nẵng Quảng Ngãi, huyện Hòa Vang
- Giáp huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam
8
4-6
MR
V
Quốc lộ 14G
Quốc lộ 14B, huyện Hòa Vang
Giáp huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam
25
2
MR
VI
Vành đai phía Nam
4-6
Cầu Cổ Cò - QL. 1A
Đường Trường Sa, quận Ngũ Hành Sơn
Quốc lộ 1, huyện Hòa Vang
7,7
6
MR
QL.1A - QL.14B
Quốc lộ 1, huyện Hòa Vang
Quốc lộ 14B, huyện Hòa Vang
6,4
6
MR
VII
Vành đai phía Tây
Quốc lộ 14B, huyện Hòa Vang
Đường cao tốc đoạn Hò Liên - Túy Loan, huyện Hòa Vang
a 21
4-6
XM
(1): Chỉ tính chiều dài dự kiến trong địa phận thành phố Đà Nẵng
MR: Mở rộng; XM: Xây mới
Bảng 5.2. Dự án đầu tư cải tạo và xây dựng đường bộ theo giai đoạn
TT
Tên đường
Điểm đầu
Điểm cuối
Phân kì đầu tư
Phương án
I
Đường trục chính đô thị
1
Vành đai Tây 2
Đường 601
ĐT605
2021-2030
Làm mới
2
Vành đai Tây 1
Nguyễn Tất Thành nối dài
Lê Văn Hiến
2021-2030
Làm mới Cải tạo, mở rộng
3
Vành đai phía Tây
Đường HCM
QL14B
2021-2030 2031-2045
Làm mới Cải tạo, mở rộng
4
Hòa Phước - Hòa Khương
QL14B
QL1
2031-2045
Cải tạo, mở rộng
5
ĐT 605
Vành đai Tây 2
Giáp Quảng Nam
2021-2030
Cải tạo, mở rộng
6
Bà Nà Suối Mơ Nối Dài
Bà Nà Suối Mơ
Vành đai phía Tây
2021-2030
Làm mới
7
Đường nối Vành đai Tây 2 tới cao tốc
Vành Đai Tây 2
Cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi
2031-2045
Làm mới
8
Tuyến ngầm xuyên sân bay bằng hầm đường bộ
Vành đai tây 2
Duy Tân
2021-2030
Làm mới
9
Đường Võ Chí Công nối dài
Võ Chí Công
Nam Kỳ Khởi Nghĩa
2021-2030
Làm mới
II
Đường chính đô thị
10
Đường nối từ Đường số 2 khu CN Hòa Khánh qua nghĩa trang thành phố và ga Đà Nẵng mới
Đường số 2 KCN Hòa Khánh
Đường vành đai Tây 1
2021-2030
Làm mới
III
Đường liên khu vực dự kiến (*)
11
Đường giữa Vành đai tây và Vành đai tây 1
Đường Trung Tâm
Vành đai tây
2021-2030
Làm mới
12
Nguyễn Sinh Sắc nối dài
QL1
Hoàng Văn Thái
2021-2030
Làm mới
13
Lê Trọng Tấn
QL1
Vành đai tây 2
2021-2030
Cải tạo, mở rộng
14
Lê Trọng Tấn
Vành đai tây 2
Hoàng Văn Thái
2021-2030
Cải tạo, mở rộng
15
Đường kết nối QL14B với KCN Hòa Nhơn
QL14B
KCN Hòa Nhơn
2021-2030
Làm mới
16
Đường kết nối Vành đai tây 1 với KCN Hòa Nhơn
Vành đai tây 1
KCN Hòa Nhơn
2021-2030
Làm mới
17
Đường 3/2 kéo dài
Nguyễn Tất Thành
Biển
2021-2030
Làm mới
18
Đống Đa nối Lê Duẩn
Đống Đa
Lê Duẩn
2021-2030
Làm mới
19
Hầm qua sông Hàn
Đống Đa
Vân Đồn
2031-2045
Làm mới
20
Nguyễn Phước Lan nối dài
Mai Đăng Chơn
Nam Kỳ Khởi Nghĩa
2021-2030
Làm mới
21
Đường Ngô Xuân Thu
QL1
Đường ven sông Cu Đê
2021-2030
Cải tạo, mở rộng
22
Đường Ngô Xuân Thu nối dài đi xã Hòa Bắc
Đường ven sông Cu Đê
ĐT 601
2021-2030
Làm mới, cải tạo, mở rộng
IV
Đường gom cho cao tốc
23
Đường gom hai bên cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi
Nút giao 14B
X. Hòa Tiến, H. Hòa Vang (giáp Quảng Nam)
2021-2030
Làm mới
V
Đường nối vào các cảng biển, cảng cạn và trung tâm logistics
24
Đường nối vào cảng Liên Chiểu từ QL1A
QL1A
Cảng Liên Chiểu
2030-2050
Làm mới
25
Đường nối vào các trung tâm logistics và cảng cạn
Theo phương án và tiến độ đầu tư các trung tâm logistics
Làm mới, cải tạo, mở rộng
Ghi chú: (*) Ngoài dự kiến nêu trên, theo nhu cầu thực tế, có thể điều chỉnh, phát triển thêm các dự án phù hợp với định hướng của các quy hoạch liên quan.
Bảng 5.3. Các nút giao thông chính khác mức
TT
Tên nút giao
Kiểu giao cắt
Giao cắt đường bộ và đường sắt quốc gia quy hoạch
1
Nút giao đường sắt với đường Vành đai Tây
Đường sắt với đường trục chính
2
Nút giao đường sắt với đường Nguyễn Tất Thành nối dài
Đường sắt với đường trục chính
3
Nút giao đường sắt với ĐT 602
Đường sắt với đường trục chính
4
Nút giao đường sắt với đường trục nối với KCN Hòa Khánh
Đường sắt với đường trục chính
5
Nút giao đường sắt với đường Hoàng Văn Thái
Đường sắt với đường trục chính
6
Nút giao đường sắt với đường nối từ QL14B đến Tuyến đường Vành đai Tây 1
Đường sắt với đường trục chính
7
Nút giao đường sắt với QL14B
Đường sắt với đường trục chính
8
Nút giao đường sắt với đường nối từ KCN Hòa Cầm đến cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi (đường Hòa Cầm 1)
Đường sắt với đường trục chính
9
Nút giao đường sắt với Tuyến đường Vành đai Tây 1
Đường sắt với đường trục chính
10
Nút giao đường sắt với ĐT 605
Đường sắt với đường trục chính
11
Nút giao đường sắt với đường Hòa Phước - Hòa Khương
Đường sắt với đường trục chính
12
Giao giữa tuyến Đường sắt Đà Nẵng - Kon Tum với Vành đai phía Nam
Đường sắt với đường vành đai
Bảng 5.4. Danh sách các tuyến MRT và LRT
TT
Ký hiệu/tên gọi tuyến
Hướng tuyến dự kiến
1
MRT1
Bến xe phía Bắc (quy hoạch) - Nguyễn Tất Thành nối dài - KCN Hòa Khánh - Vành đai Tây 2 - đi ngầm qua sân bay Đà Nẵng - Nguyễn Hữu Thọ - Nguyễn Tri Phương (Công viên 29.3) - Lê Duẩn - Điểm trung chuyển trung tâm (ga Đà Nẵng hiện tại)
2
MRT2
Cao đẳng Việt Hàn - đường Trần Đại Nghĩa - đường Lê Văn Hiến - đường Ngũ Hành Sơn - đường Ngô Quyền - đường Trần Thánh Tông - qua sông Hàn - Cảng sông Hàn - Đống Đa - điểm trung chuyển trung tâm (Ga Đà Nẵng hiện tại)
3
LRT1
Công viên 29.3 - Hùng Vương - chợ Hàn
4
LRT2
Duy Tân - qua sông Hàn - Nguyễn Văn Thoại - Bãi biển Mỹ Khê
5
LRT3
Ga Đà Nẵng mới - đường số 2 KCN Hòa Khánh - biển Nguyễn Tất Thành
6
LRT4
CHKQT Đà Nẵng - Nguyễn Văn Linh - sông Hàn - Võ Văn Kiệt - bãi biển Mỹ Khê
7
LRT5
Ngã 3 đường sắt quốc gia gần hồ Bàu Trảng - QL1A phía Tây sân bay - đường Trường Chinh - QL1A - Bến xe phía Nam hiện tại
8
LRT6
Bến xe phía Tây Nam quy hoạch - trung tâm hành chính huyện Hòa Vang - QL14B - đường 2/9 - chân cầu Trần Thị Lý
9
LRT 07
Ga Đà Nẵng hiện tại - đường sắt quốc gia hiện tại - ngã 3 Huế - đường Hoàng Thị Loan - bám theo đường sắt quốc gia hiện tại - Khu đô thị cảng Liên Chiểu
10
LRT 08
Nút giao đường Nguyễn Hữu Thọ với Duy Tân - đường Võ Chí Công - khu vực Bãi tắm Tân Trà (đường Trường Sa)
11
LRT 09
Cuối đường Nguyễn Tất Thành (kết nối với tuyến LRT06 và tuyến du lịch ven vịnh Đà Nẵng) - Nguyến Tất Thành nối dài đi qua Khu CNTT tập trung - dọc tuyến đường quy hoạch giữa đường cao tốc Quốc gia và đường Vành Đai Tây - Trung tâm hành chính Hòa Vang - Khu liên hợp thể dục thể thao Hòa Xuân - Minh Mạng
12
LRT 10
Khu đô thị du lịch Bà Nà - đường Bà Nà Suối Mơ - ga Đà Nẵng (quy hoạch) - đường Hoàng Văn Thái - đường Nguyễn Sinh Sắc - Bờ biển Nguyễn Tất Thành
13
LRT 11
Bến xe phía Nam - Nam Kỳ Khởi Nghĩa - Cao đẳng Việt Hàn
14
LRT du lịch sông Hàn
Bạch Đằng - cảng sông Hàn - qua sông Hàn - Vân Đồn - Trần Hưng Đạo - qua sông Hàn (song song cầu Trần Thị Lý) - đường 2/9 - Bạch Đằng
15 L
RT du lịch bờ biển Mỹ Khê - Phạm Văn Đồng
Nút giao Võ Quý Huân với Trường Sa - Trường Sa - Võ Nguyên Giáp - Hoàng Sa - Lê Đức Thọ - Yết Kiêu - cảng Tiên Sa
16
LRT du lịch bờ biển Nguyễn Tất Thành
Nút giao đường Nguyễn Tất Thành nối dài với Nguyễn Tất Thành - dọc bờ biển Nguyễn Tất Thành - đường 3.2
Bảng 5.5. Danh sách các ga trung chuyển chính của hệ thống MRT và LRT
a) Danh sách các điểm trung chuyển cấp 1 của mạng lưới MRT, LRT
TT
Tên điểm trung chuyển
Vị trí dự kiến
Các tuyến LRT chạy qua
1
Ga trung chuyển Trung tâm
Ga Đà Nẵng hiện tại (sau khi di dời). Bố trí nổi, ngầm
MRT02, LRT 07
2
Ga trung chuyển Cảng sông Hàn
Đường Như Nguyệt cạnh Cảng sông Hàn. Bố trí nổi, ngầm
MRT02, tuyến vận tải du lịch mặt đất số 2, các tuyến vận tải hành khách đường thủy nội địa (tuyến du lịch, nội tỉnh và liên tỉnh đi Quảng Nam)
3
Ga trung chuyển CV 29/3 (đi Cảng HKQT Đà Nẵng)
Gần nút giao Nguyễn Tri Phương - Nguyễn Văn Linh
MRT 02, LRT 08 trung chuyển với MRT 01 đi Cảng HKQT Đà Nẵng.
4
Ga trung chuyển Ga hành khách Đà Nẵng mới
Bố trí 01 tuyến vận tải kết nối ga Đà Nẵng mới với nhà ga tuyến LRT10 tại vị trí gần giao cắt đường Bà Nà - Suối Mơ với đường AH1
Ga MRT1 và LRT4 kết nối với Nhà ga nội địa và quốc tế quy hoạch
5
Ga trung chuyển tại Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng
(1) Ga điểm đầu tuyến LRT4 kết nối vào Nhà ga quốc tế mới. Vị trí dưới bãi đỗ xe trước ga hành khách nội địa hiện nay
(2) Ga điểm đầu tuyến LRT4 kết nối vào nhà ga nội địa mới. Vị trí ngay trước khi tuyến MRT1 ra khỏi ranh giới phía Đông sân bay
LRT03, LRT 10 kết nối ga Đà Nẵng mới
b) Danh sách các điểm trung chuyển cấp 2 và 3 của mạng lưới MRT, LRT
TT
Tên điểm trung chuyển
TT
Tên điểm trung chuyển
Điểm trung chuyển cấp 2
Điểm trung chuyển cấp 3
1
MRT1 với BX phía Bắc
1
LTR 1 với LRT du lịch ven sông Hàn
2
MRT1 với LRT 9
2
LTR 4 với LRT du lịch ven sông Hàn
3
MRT1 với LRT 3
3
LTR 2 với LRT 8
4
MRT1 với LRT 10
4
LTR 2 với LRT du lịch ven sông Hàn
5
MRT1 với LRT 5
5
LTR 2 với LRT 6
6
MRT1 với LRT 2
6
LTR 2 với LRT 8
7
MRT1 với LRT 4
7
LTR 2 với LRT 9
8
MRT1 với LRT 1
8
LTR 2 với LRT du lịch ven biển Mỹ Khê
9
MRT2 với LRT du lịch ven biển Mỹ Khê
9
LTR 3 với LRT 7
10
MRT2 với LRT 4
10
LTR 3 với LRT 9
11
MRT2 với LRT 2
11
LTR 5 với LRT 6
12
MRT2 với LRT 9
12
LTR 5 với LRT 7
13
MRT2 với LRT 11
13
LTR 5 với LRT 9
14
LTR 6 với LRT 8
15
LTR 6 với LRT 9
16
LTR 7 với LRT 9
17
LTR 7 với LRT 10
18
LTR 9 với LRT 10
19
LTR 10 với LRT du lịch ven biển NTT
c) Danh sách các depot của các tuyến MRT, LRT
TT
Số hiệu tuyến
Dự kiến nhu cầu đất (ha)
Ghi chú
1
MRT01
25,0
Depot đặt gần Bến xe phía Bắc
2
MRT02
25,0
Depot đặt gần Trường đại học Việt Hàn
3
LRT01
0,5
Depot đặt gần nút giao Nguyễn Chí Thanh - Hùng Vương
4
LRT02
1,0
Depot đặt chân cầu Trần Thị Lý bờ Đông sông Hàn
5
LRT03
3,0
Depot đặt tại điểm cuối tuyến (xã Hòa Nhơn)
6
LRT04
1,0
Depot đặt tại khu đất trống giao Nguyễn Văn Linh - Man Thiện
7
LRT05
15,0
Depot đặt gần Bến xe phía Nam
8
LRT11
1,0
9
LRT06
20,0
Depot đặt gần Bến xe phía Tây Nam
10
LRT07
15,0
Depot đặt tại KCN Liên Chiểu
11
LRT08
15,0
Depot đặt gần Trường đại học Việt Hàn
12
LRT09
30,0
Depot đặt tại xã Hòa Nhơn
13
LRT10
15,0
Depot đặt gần Khu đô thị du lịch Bà Nà - Suối Mơ
14
LRT du lịch 2 bờ sông Hàn
5,00
Depot đặt gần chân cầu Thuận Phước (bờ Tây)
15
LRT du lịch dọc bờ biển Nguyễn Tất Thành (N02)
6,00
Depot đặt gần chân cầu Thuận Phước (bờ Tây)
16
LRT du lịch dọc bờ biển Mỹ Khê - Phạm Văn Đồng (N01)
8,00
Depot đặt trong khu đất cảng Tiên Sa (quy hoạch chuyển đổi thành cảng khách quốc tế)
Tổng
185,5
PHỤ LỤC VI
PHƯƠNG ÁN PHÁT TRIỂN ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG THỜI KỲ 2021-2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050
(Kèm theo Quyết định số 1287/QĐ-TTg ngày 02 tháng 11 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ)
Bảng 6.1. Quy hoạch luồng tuyến phát triển cảng thủy nội địa
TT
Tên sông
Chiều dài dự kiến (km)
Cấp kỹ thuật
Hiện trạng
Năm 2030
1
Sông Hàn (đoạn từ cửa sông Hàn đến hạ lưu cầu sông Hàn)
4
I
I
2
Sông Hàn (đoạn từ hạ lưu cầu sông Hàn đến cầu Nguyễn Văn Trỗi)
2,4
III
III
3
Sông Hàn (đoạn từ cầu Nguyễn Văn Trỗi đến ngã ba sông Hàn - Vĩnh Điện - Cẩm Lệ)
3
IV
IV
4
Sông Vĩnh Điện
10,3
V
V định hướng IV
5
Sông Cẩm Lệ
8,7
V
V
6
Sông Túy Loan
14,1
VI
VI
7
Sông Yên
6,1
VI
8
Sông Quá Giáng (Bầu Sấu)
2,3
VI
9
Sông Cu Đê
39,7
V
V
10
Sông Cổ Cò (đoạn từ ngã ba Vĩnh Điện, Cổ Cò đến hạ lưu chùa Quan Âm)
3,5
V
V
11
Sông Cổ Cò (đoạn từ hạ lưu chùa Quan Âm đến điểm cuối sông)
4,8
VI
V
Bảng 6.2. Danh sách cảng, bến hành khách đường thủy nội địa dự kiến
TT
Tên bên thủy nội địa
Địa điểm dự kiến
I
Tuyến du lịch sông Hàn: 11 vị trí
1
Bến du thuyền quốc tế Thuận Phước
Quận Sơn Trà
2
Bến du thuyền quốc tế Đa Phước
Quận Hải Châu
3
Bến du thuyền tại khu vực dự án BĐS và bến du thuyền Đà Nẵng - Marina Complex
Quận Sơn Trà
4
Bến tại khu vực dự án Olalani Riverside Tower
Quận Sơn Trà
5
DHC-MARINA bến du thuyền và câu lạc bộ thể thao dưới nước (đã xây dựng)
Quận Sơn Trà
6
Bến/ Cầu tàu tại khu vực Khu dịch vụ du lịch ven sông Hàn
Quận Sơn Trà
7
Khu vực hợp Bến cảng du thuyền sông Hàn
Quận Hải Châu
8
Cảng sông Hàn
Quận Hải Châu
9
Cảng phía Tây cầu Nguyễn Văn Trỗi
Quận Hải Châu
10
Bến thuyền tại khu công viên chuyên đề văn hóa và vui chơi giải trí kết hợp thương mại dịch vụ phía Đông Nam Đài tưởng niệm
Quận Hải Châu
11
Bến thuyền tại dự án Tổ hợp công trình thương mại dịch vụ kết hợp ở phục vụ Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng
Quận Ngũ Hành Sơn
II
Tuyến du lịch sông Cu Đê - sông Trường Định: 05 vị trí
12
Khu vực phía Bắc cầu Nam Ô
Quận Liên Chiểu
13
Khu vực bến Hầm Vàng trên tuyến sông Cu Đê cách cầu Nam Ô khoảng 1 km (cuối đường Ngô Xuân Thu)
Quận Liên Chiểu
14
Khu vực dự án Golden Hills City
Quận Liên Chiểu
15
Khu vực dự án Golden Hills City mở rộng
Huyện Hòa Vang
16
Khu vực Khe Răm, xã Hòa Bắc (định hướng du lịch tắm, thăm quan suối Khe Răm)
Huyện Hòa Vang
III
Tuyến du lịch sông Cổ Cò - Sông Cái (Sông Vĩnh Điện): 13 vị trí
17
Khu vực khu di tích lịch sử làng văn hóa K20
Quận Ngũ Hành Sơn
18
Cầu tàu tại khu vực chùa Quan Thế Âm thuộc khu công viên văn hóa lịch Ngũ Hành Sơn
Quận Ngũ Hành Sơn
19
Khu vực khu đô thị công nghệ FPT Đà Nẵng
Quận Ngũ Hành Sơn
20
Khu vực khu liên hợp thể dục thể thao Hòa Xuân
Quận Cẩm Lệ
21
Khu vực Khu nghỉ dưỡng cho người cao tuổi theo tiêu chuẩn Nhật Bản (phía Đông sông Vĩnh Điện đoạn giáp Quảng Nam)
Quận Ngũ Hành Sơn
22
Cầu tàu tại khu vực KĐT ven sông Hòa Quý - Đồng Nò N4.1
Quận Ngũ Hành Sơn
23
Cầu tàu tại khu vực KĐT ven sông Hòa Quý - Đồng Nò N4.2
Quận Ngũ Hành Sơn
24
Cầu tàu tại khu vực KĐT ven sông Hòa Quý - Đồng Nò N4.3
Quận Ngũ Hành Sơn
25
Bến thuyền tại khu vực KĐT ven sông Hòa Quý - Đồng Nò N4.4
Quận Ngũ Hành Sơn
26
Bến thuyền tại khu vực KĐT ven sông Hòa Quý - Đồng Nò N4.5
Quận Ngũ Hành Sơn
27
Cầu tàu tại khu vực khu mở rộng Khu đô thị ven sông Hoà Quý - Đồng Nò về phía Đông
Quận Hành Sơn
28
Bến khu vực cầu Cổ Cò mới đường Võ Quí Huân
Quận Ngũ Hành Sơn
29
Bến tại dự án Khu Đô thị sinh thái ven sông Hòa Xuân (vị trí 1 tại chân cầu Bùi Tá Hán)
Quận Cẩm Lệ
IV
Tuyến du lịch sông Cẩm Lệ - Sông Túy Loan - sông Yên: 10 vị trí
30
Khu vực Trung tâm hội chợ triển lãm
Quận Cẩm Lệ
31
Khu vực làng Phong Lệ
Quận Cẩm Lệ
32
Khu vực Cẩm Nê, xã Hòa Tiến
Huyện Hòa Vang
33
Khu vực khu di tích đình làng Túy Loan
Huyện Hòa Vang
34
Khu vực khu du lịch Thái Lai (đã xây dựng)
Huyện Hòa Vang
35
Khu vực Bara An Trạch - xã Hòa Khương
Huyện Hòa Vang
36
Khu vực vùng rau Túy Loan
Huyện Hòa Vang
37
Khu vực chùa Quang Hưng
Huyện Hòa Vang
38
Khu bến tại dự án Khu Đô thị sinh thái ven sông Hòa Xuân (vị trí 2 tại Công viên Bãi Chuối)
Quận Cẩm Lệ
39
Cầu tàu tại dự án Khu Đô thị sinh thái ven sông Hòa Xuân (vị trí 3 tại khu thể thao)
Quận Cẩm Lệ
V
Khu vực vịnh Đà Nẵng: 04 vị trí
40
Khu vực khu du lịch Làng Vân
Quận Liên Chiểu
41
Khu vực bãi Sủng Cỏ
Quận Liên Chiểu
42
Khu vực bãi Mà Đa
Quận Liên Chiểu
43
Khu vực Xuân Thiều
Quận Liên Chiểu
VI
Tuyến du lịch xung quanh Bán đảo Sơn Trà: 19 vị trí trí ký hiệu từ T1 đến T10; từ X16 đến X22; N9 (Bến du thuyền cảng Tiên Sa) và N10 (Bến du thuyền khu nghỉ dưỡng Inter Continental)
VII
Khu vực tránh trú bão cho các tàu du lịch: 02 vị trí
63
Khu neo đậu bờ hữu cầu Nguyễn Tri Phương
Quận Cẩm Lệ
64
Khu neo đậu vực sông Cổ Cò (Thượng lưu X5- Đồng Nò)
Quận Ngũ Hành Sơn
PHỤ LỤC VII
PHƯƠNG ÁN PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG CẤP ĐIỆN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG THỜI KỲ 2021-2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050
(Kèm theo Quyết định số 1287/QĐ-TTg ngày 02 tháng 11 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ)
Bảng 7.1. Nguồn cấp điện tiềm năng
TT
Nguồn điện
Công suất (MW)
Địa điểm
1
Năng lượng mặt trời mái nhà
1.138
Toàn thành phố
2
Năng lượng sinh khối
15
Khu công nghiệp Liên Chiểu (đã được phê duyệt tại Quyết định số 359/QĐ-TTg ngày 15 tháng 3 năm 2021 về điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045)
3
Năng lượng từ xử lý chất thải rắn
18
Bãi rác Khánh Sơn, Quận Liên Chiểu (đã được phê duyệt tại Quy hoạch điện VII điều chỉnh)
36
Khu xử lý chất thải rắn TP. Đà Nẵng
4
Điện gió gần bờ và ngoài khơi
500
Quận Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn
Ghi chú: Việc triển khai các dự án nêu trên chỉ được thực hiện khi bảo đảm phù hợp với Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII được cấp có thẩm quyền phê duyệt, phù hợp với các điều kiện, tiêu chí, luận chứng theo Quy hoạch điện VIII và được cấp có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư theo quy định pháp luật có liên quan.
Bảng 7.2. Lưới điện
TT
Nội dung
Đơn vị
Quy mô, công suất dự kiến giai đoạn 2021-2030
I
Lưới điện 500kV
1
TBA 500kV
Cải tạo, nâng công suất
trạm/máy/MVA
900MVA→1800MVA
2
Đường dây 500kV
km
Xây dựng mới
km
37,2
II
Lưới điện 220kV
1
TBA 220kV
Xây dựng mới
trạm/máy/MVA
04/04/1.000MVA
Cải tạo
trạm/máy/MVA
02/02/500MVA
2
Đường dây 220kV cải tạo, xây dựng mới
km
Xây dựng mới
km
43,4
Cải tạo
km
23
III
Lưới điện 110kV
1
TBA 110kV
Xây dựng mới
Số TBA
TBA
10
Công suất
MVA
733
Cải tạo
Số TBA
TBA
12
Công suất
MVA
665
2
Đường dây 110kV cải tạo, xây dựng mới
Xây dựng mới
km
59,43
Bảng 7.3. Trạm biến áp, đường dây 500 kV
TT
Hạng mục
Đơn vị
Quy mô đầu tư dự kiến giai đoạn 2021-2030
A
Trạm biến áp 500kV
1
Cải tạo trạm 500kV Đà Nẵng, thay 02 MBA 450MVA bằng 02 MBA 900MVA
MVA
1.800
B
Xây mới đường dây 500kV
1
Quảng Trạch - Dốc Sỏi
Km
2x30,4
2
Mạch 2 Đà Nẵng - Dốc Sỏi
Km
2x6,8
Bảng 7.4. Trạm biến áp, đường dây 220 kV
TT
Hạng mục
Đơn vị
Quy mô đầu tư dự kiến
2021-2030
2031-2050
A
Trạm biến áp 220 kV
I
Xây mới
1.000
1
Trạm 220 kV Hải Châu, máy 1
MVA
250
2
Trạm 220 kV Sân bay Đà Nẵng, máy 1
MVA
250
3
Trạm 220 kV Liên Chiểu, máy 1
MVA
250
4
Trạm 220 kV Tiên Sa, máy 1
MVA
250
II
Cải tạo
500
750
1
Trạm 220 kV Ngũ Hành Sơn, máy 2
MVA
250
2
Trạm 220 kV Hải Châu, máy 2
MVA
250
3
Trạm 220 kV Sân bay Đà Nẵng, máy 2
MVA
250
4
Trạm 220 kV Liên Chiểu, máy 2
MVA
250
5
Trạm 220 kV Tiên Sa, máy 2
MVA
250
B
Đường dây 220 kV
I
Xây mới
43,4
9
1
Hải Châu - Hòa Khánh
km
2x9,9
2
Hải Châu - Ngũ Hành Sơn
km
2x10,5
3
Liên Chiểu - rẽ Hòa Khánh - Huế
km
4x3
4
Sân bay Đà Nẵng - rẽ Hòa Khánh - Đà Nẵng
km
2x8
5
Tiên Sa (An Đồn) - rẽ Hải Châu - Ngũ Hành Sơn
km
2x4
6
Hòa Khánh - rẽ Hải Châu - Đà Nẵng
km
2x1
Xây mới nâng khả năng tải và cấp điện ngoài tỉnh đi qua địa bàn Đà Nẵng
7
Đà Nẵng - Điện Bàn
km
2x8
8
Đà Nẵng 500 kV - rẽ Ngũ Hành Sơn - Duy Xuyên
km
2x8
II
Cải tạo, nâng tiết diện
km
23
1
Nâng khả năng tải Huế - Hòa Khánh
km
2x15
2
Đà Nẵng - Tam Kỳ - Dốc Sỏi
km
2x8
Bảng 7.5. Trạm biến áp, đường dây 110 kV
TT
Hạng mục
Đơn vị
Quy mô đầu tư dự kiến
2021-2030
2031-2050
A
Trạm 110kV
I
Xây dựng mới
733
630
1
Chi Lăng
MVA
126
2
Thuận Phước
MVA
63
3
Cảng Tiên Sa
MVA
40
4
Hòa Phong
MVA
63
5
NM Thép Đà Nẵng
MVA
63
6
Cảng Liên Chiểu
MVA
63
7
Khuê Trung
MVA
63
8
Hòa Khánh Nam
MVA
126
9
Thọ Quang
MVA
63
10
Sân bay Đà Nẵng
MVA
63
11
Hòa Hải
MVA
63
12
Hòa Liên 2
MVA
63
13
Hòa Nhơn
MVA
63
14
Làng Vân
MVA
126
15
An Hải
MVA
63
16
Hòa Châu
MVA
63
17
Hòa Sơn
MVA
63
18
Phước Lý
MVA
63
19
Công viên 29/3
MVA
63
II
Cải tạo
585
693
1
An Đồn, mở rộng 01 ngăn lộ 110kV
MVA
2
Thuận Phước, lắp máy 2-63MVA
MVA
63
3
Khuê Trung, lắp máy 2-63MVA
MVA
63
4
Quận 3, thay máy biến áp 40MVA bằng máy biến áp 63MVA
MVA
23
5
Liên Chiểu, thay 2 máy biến áp 40MVA bằng 2 máy biến áp 63MVA
MVA
46
6
Cầu Đỏ, thay máy biến áp 40MVA bằng máy biến áp 63MVA
MVA
23
7
NM Thép Đà Nẵng, lắp máy 2-63MVA
MVA
63
8
Ngũ Hành Sơn, thay máy biến áp 40MVA bằng máy biến áp 63MVA
MVA
23
9
Cảng Tiên Sa
- Lắp máy 2-40MVA
- Thay 02 máy biến áp 40MVA bằng 02 máy biến áp 63MVA
MVA
40 46
10
Hòa Xuân
- Lắp máy 2-40MVA
- Thay 02 máy biến áp 40MVA bằng 02 máy biến áp 63MVA
MVA
40 46
11
Hòa Liên, thay 2 máy biến áp 40MVA bằng máy biến áp 63MVA
MVA
46
12
Hòa Phong, lắp máy 2
MVA
63
13
Sân bay Đà Nẵng
MVA
63
14
Thọ Quang, lắp máy 2
MVA
63
15
Cảng Liên Chiểu
MVA
63
16
Hòa Hải, lắp máy 2
MVA
63
17
An Hải, lắp máy 2
MVA
63
18
Hòa Nhơn, lắp máy 2
MVA
63
19
Hòa Liên 2, lắp máy 2
MVA
63
20
Hòa Châu, lắp máy 2
MVA
63
21
Hòa Sơn, lắp máy 2
MVA
63
22
Phước Lý, lắp máy 2
MVA
63
23
Công viên 29/3, lắp máy 2
MVA
63
B
Đường dây 110kV
I
Xây dựng mới
km
60,63
23,1
1
Xuân Hà - Chi Lăng, cáp ngầm XLPE-1200mm2
km
2x3,1
2
An Đồn - Cảng Tiên Sa, cáp ngầm XLPE-1200mm2
km
1x4,9
3
Thuận Phước - Cảng Tiên Sa, cáp ngầm XLPE-1200mm2
km
1x9,6
4
Nhánh rẽ trạm 110kV Hòa Phong
km
2x0,03
5
Nhánh rẽ trạm Hòa Liên, tuyến thứ 2
km
2x2,2
6
Nhánh rẽ trạm 220kV Hải Châu vào tuyến cáp ngầm 110kV Xuân Hà - Chi Lăng, cáp ngầm XLPE-1200mm2
km
2x0,5
7
Xuất tuyến 110kV sau trạm biến áp 220kV Hải Châu, cáp ngầm XLPE-1200mm2
km
1x5
8
Xuất tuyến 110kV sau trạm biến áp 220kV Liên Chiểu đến trạm biến áp 110kV Cảng Liên Chiểu, cáp ngầm XLPE-1200mm2
km
4x4,0
9
Xuất tuyến 110kV sau trạm biến áp 220kV Liên Chiểu, cáp ngầm XLPE-1200mm2
km
4x1,0
10
Quận 3 - Điện Nam - Điện Ngọc
km
2x15
11
Nhánh rẽ trạm 110kV Khuê Trung, cáp ngầm XLPE-1200mm2
km
2x1
12
Liên Chiểu - NM Thép Đà Nẵng
km
2x1,5
13
Nhánh rẽ trạm 110kV Hòa Khánh Nam, cáp ngầm XLPE- 1200mm2
km
2x1
14
Tiên Sa (220kV) - Thọ Quang, cáp ngầm XLPE-1200mm2
km
2x6
15
Nhánh rẽ trạm 110kV Sân bay Đà Nẵng, cáp ngầm XLPE- 1200mm2
km
2x0,1
16
Xuất tuyến trạm 110kV Sân bay Đà Nẵng, cáp ngầm XLPE- 1200mm2
km
4x0,5
17
Nhánh rẽ trạm 110kV Hòa Hải, cáp ngầm XLPE-1200mm2
km
2x4
18
Nhánh rẽ trạm 110kV Cảng Liên Chiểu, cáp ngầm XLPE- 1200mm2
km
2x1,2
19
Nhánh rẽ trạm biến áp 110kV Hòa Liên 2
km
2x0,1
20
Nhánh rẽ trạm biến áp 110kV Hòa Nhơn
km
2x5
21
Nhánh rẽ trạm 110kV Làng Vân, cáp ngầm XLPE-1200mm2
km
4x3
22
Ngũ Hành Sơn (220kV) - An Hải, cáp ngầm XLPE-1200mm2
km
2x3
23
Nhánh rẽ trạm 110kV Hòa Châu
km
2x1
24
Nhánh rẽ trạm 110kV Hòa Sơn
km
2x1
25
Hòa Liên (220kV) - Hòa Khánh Nam
km
2x6
26
Nhánh rẽ trạm 110kV Công viên 29/3, cáp ngầm XLPE-1200mm2
km
2x1
27
Sân bay Đà Nẵng - Phước Lý, cáp ngầm XLPE-1200mm2
km
2x3
II
Cải tạo, nâng tiết diện
km
97,267
1
Mạch 2 Quận 3 (Ngũ Hành Sơn) - An Đồn, cáp ngầm XLPE- 1200mm2
km
1x4,9
2
Mạch 2 Đà Nẵng - Đại Lộc
km
2x14,8
3
Hòa Khánh - Hòa Khánh 2
km
2x1,862
4
Cầu Đỏ - Hòa Khánh
km
2x11,2
5
Nhánh rẽ vào trạm biến áp 110kV Xuân Hà
km
2x4
6
Nhánh rẽ vào trạm biến áp 110kV Cầu Đỏ
km
2x15,5
7
Nhánh rẽ vào trạm biến áp 110kV Liên Trì
km
2x4,4
8
Cải tạo tuyến Điện Nam Điện Ngọc - Ngũ Hành Sơn (220kV)
km
2x14,6
9
Ngầm hóa đoạn tuyến từ T413-T401 đường dây 110kV Huế-Đà Nẵng đi qua dự án Golden Hills city, cáp ngầm XLPE-1200mm2
km
2,47
10
Đà Nẵng - Điện Bàn
km
6,1
11
Đà Nẵng - Điện Nam Điện Ngọc
km
15,3
12
Dự án di dời, hạ ngầm đường dây 110kV Hòa Khánh 2 - Cầu Hai/Lăng Cô, cáp ngầm XLPE-1200mm2
km
2x0,335
13
Cải tạo, di dời, hạ ngầm đường dây 110kV nhánh rẽ Xuân Hà, cáp ngầm XLPE-1200mm2
km
2x4
14
Hạ ngầm đường dây 110kV Quận Ba - An Đồn, đoạn từ trạm biến áp 110kV Quận Ba đến cột H60A và từ cột H62 đến cột H63
km
2x1,8
Ghi chú: Việc đầu tư xây dựng các trạm biến áp và tuyến đường dây 500 kV, 220 kV, 110 kV phải căn cứ vào Quy hoạch và Kế hoạch thực hiện Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch điện VIII) và các quy hoạch liên quan được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
PHỤ LỤC VIII
PHƯƠNG ÁN PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG THỦY LỢI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG THỜI KỲ 2021-2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050
(Kèm theo Quyết định số 1287/QĐ-TTg ngày 02 tháng 11 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ)
TT
Tên công trình
Địa điểm dự kiến
Mục tiêu
I
Trạm bơm cải tạo
1
Cải tạo, sửa chữa trạm 02 bơm An Trạch, Bích Bắc
Huyện Hòa Vang
Cấp nước sản xuất cho huyện Hòa Vang, quận Cẩm Lệ, Ngũ Hành Sơn
II
Hồ cải tạo
1
Nâng cấp đảm bảo an toàn hồ, nạo vét chống bồi lấp và tăng dung tích chứa 03 hồ Đồng Nghệ, Hòa Trung và Trước Đông
Huyện Hòa Vang
Cấp nước sinh hoạt, sản xuất cho huyện Hòa Vang, các quận Liên Chiểu, Cẩm Lệ
III
Hồ xây mới
1
Xây dựng mới hồ chứa nước Sông Bắc (giai đoạn 2)
Huyện Hòa Vang
Cấp nước sinh hoạt, sản xuất cho huyện Hòa Vang, quận Liên Chiểu
IV
Đập dâng
1
Nâng cấp, sửa chữa đập dâng An Trạch, Hà Thanh
Huyện Hòa Vang
Cấp nước sản xuất cho huyện Hòa Vang và cấp nước sinh hoạt cho toàn bộ thành phố Đà Nẵng
PHỤ LỤC IX
PHƯƠNG ÁN PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI CẤP NƯỚC, XỬ LÝ NƯỚC THẢI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG THỜI KỲ 2021-2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050
(Kèm theo Quyết định số 1287/QĐ-TTg ngày 02 tháng 11 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ)
TT
Tên công trình
Địa điểm dự kiến
A
CÁC CÔNG TRÌNH CẤP NƯỚC
I
Cải tạo, nâng cấp
1
Nhà máy nước Cầu Đỏ
Quận Cẩm Lệ
2
Nhà máy nước Sân bay
Quận Hải Châu
3
Nhà máy nước Hòa Liên
Huyện Hòa Vang
4
Nhà máy nước Hòa Trung
Huyện Hòa Vang
5
Các nhà máy nước Suối Lương, Suối Đá, Suối Tình
Quận Sơn Trà, Liên Chiểu
II
Xây dựng mới
1
Nhà máy nước sử dụng nguồn nước từ sông Vu Gia (nhánh sông An Trạch - Bàu Nít - Hà Thanh) hoặc sông Thu Bồn
Huyện Hòa Vang
2
Đầu tư xây dựng trạm bơm tại huyện Đại Lộc và tuyến ống chuyển dẫn nước thô để bơm, dẫn nước sông Thu Bồn về An Trạch
Huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam và huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng
B
CÁC CÔNG TRÌNH XỬ LÝ NƯỚC THẢI
I
Cải tạo, nâng cấp
1
Trạm xử lý nước thải Phú Lộc
Quận Thanh Khê
2
Trạm xử lý nước thải Sơn Trà
Quận Sơn Trà
3
Trạm xử lý nước thải Ngũ Hành Sơn
Quận Ngũ Hành Sơn
4
Trạm xử lý nước thải Hòa Xuân
Quận Cẩm Lệ
5
Trạm xử lý nước thải Liên Chiểu
Quận Liên Chiểu
II
Xây dựng mới
1
Trạm xử lý nước thải Hòa Nhơn, Hòa Vang
Huyện Hòa Vang
2
Các trạm xử lý nước thải phân tán, cục bộ cho khu vực phía Tây Nam thành phố
Huyện Hòa Vang
PHỤ LỤC X
PHƯƠNG ÁN PHÁT TRIỂN NGHĨA TRANG, CƠ SỞ HỎA TÁNG, KHU XỬ LÝ CHẤT THẢI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG THỜI KỲ 2021-2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050
(Kèm theo Quyết định số 1287/QĐ-TTg ngày 02 tháng 11 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ)
TT
Danh mục
Địa điểm dự kiến
A
Quy hoạch nhà tang lễ, nghĩa trang, cơ sở hỏa táng
I
Hiện trạng, cải tạo, nâng cấp
1
Nghĩa trang Hòa Ninh
Huyện Hòa Vang
2
Nghĩa trang Hòa Sơn
Huyện Hòa Vang
3
Nghĩa trang Gò Cà
Huyện Hòa Vang
4
Nghĩa trang tại thôn An Châu, xã Hòa Phú
Huyện Hòa Vang
5
Nghĩa trang phục vụ giải tỏa dự án đường Hồ Chí Minh
Huyện Hòa Vang
6
Nghĩa trang phục vụ di dời mộ đồng bào dân tộc Cơ Tu
Huyện Hòa Vang
7
Nhà tang lễ đường Quang Trung
Quận Hải Châu
8
Nhà tang lễ đường Lê Đại Hành
Quận Cẩm Lệ
9
Nhà tang lễ Quân khu V, đường Nguyễn Hữu Thọ
Quận Hải Châu
10
Nhà hỏa táng tại Nghĩa trang Hòa Sơn
Huyện Hòa Vang
II
Xây dựng mới
1
Nhà hỏa táng mới tại nghĩa trang thôn An Châu, xã Hòa Phú
Huyện Hòa Vang
2
Nhà tang lễ nhân dân số 2 phường Hòa Minh
Quận Liên Chiểu
3
Nhà tang lễ tại khu đất dự trữ phát triển bệnh viện Đà Nẵng, phường Hòa Quý
Quận Ngũ Hành Sơn
4
Nhà tang lễ tại khu đất bệnh viện chất lượng cao - khu công nghiệp An Đồn
Quận Sơn Trà
5
Nhà tang lễ tại xã Hòa Nhơn
Huyện Hòa Vang
6
Nhà tang lễ tại bệnh viện định hướng xây dựng tại xã Hòa Sơn
Huyện Hòa Vang
7
Nhà tang lễ tại khu đất quy hoạch trụ sở khám bệnh chất lượng cao và trung tâm đào tạo cán bộ tại thành phố Đà Nẵng
Quận Cẩm Lệ
B
Khu xử lý chất thải rắn tập trung
1
Các nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt (công suất 1.800-2.000 tấn/ngày)
Quận Liên Chiểu
2
Các trạm trung chuyển rác tại các quận, huyện (công suất khoảng 500 tấn/ngày/trạm)
Các quận/huyện
3
Các nhà máy xử lý chất thải nguy hại (công suất khoảng 250-500 tấn/ngày)
Thành phố Đà Nẵng
4
Hạ tầng kỹ thuật khu liên hợp xử lý chất thải rắn phía Tây thành phố
Thành phố Đà Nẵng
5
Các nhà máy tái chế, xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường, chất thải rắn sinh hoạt (khoảng 1.000-2.000 tấn/ngày)
Thành phố Đà Nẵng
6
Các nhà máy xử lý bùn thải (công suất khoảng 500 m3/ngày)
Thành phố Đà Nẵng
7
Các nhà máy xử lý chất thải rắn xây dựng (công suất khoảng 2.000 tấn/ngày)
Thành phố Đà Nẵng
8
Đầu tư, nâng cấp, cải tạo một số hạng mục khu liên hợp xử lý chất thải rắn Khánh Sơn giai đoạn 2 (Hộc rác số 7 tại khu vực bãi rác Khánh Sơn)
Quận Liên Chiểu
9
Khu chôn lấp tro xỉ
Quận Liên Chiểu
Ghi chú: Quy mô, công nghệ từng nhà máy do thành phố quyết định căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương và phù hợp với pháp luật, quy định hiện hành.
PHỤ LỤC XI
PHƯƠNG ÁN PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG VĂN HÓA THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG THỜI KỲ 2021-2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050
(Kèm theo Quyết định số 1287/QĐ-TTg ngày 02 tháng 11 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ)
TT
Danh mục
Số lượng
Địa điểm dự kiến
I
Di tích quốc gia đặc biệt đã được công nhận
02
II
Di tích cấp quốc gia
25
1
Đã được công nhận
17
2
Phấn đấu được công nhận mới (cấp quốc gia và cấp cao hơn)
08
Thành phố Đà Nẵng
III
Di tích cấp thành phố
1
Đã được công nhận
65
2
Phấn đấu được công nhận mới
20-25
Thành phố Đà Nẵng
IV
Di sản phi vật thể đã được công nhận
7
V
Bảo vật quốc gia
1
Đã được công nhận
6
2
Phấn đấu được công nhận mới
1-2
Thành phố Đà Nẵng
VI
Danh mục dự án, thiết chế văn hóa cấp thành phố xây dựng mới thời kỳ 2021-2030
1
Công viên Văn hóa lịch sử Ngũ hành Sơn
01
Quận Ngũ Hành Sơn
2
Di tích Thành Điện Hải
01
Quận Hải Châu
3
Công viên tại khu đất Đài phát sóng An Hải
01
Quận Sơn Trà
4
Bảo tàng Đà Nẵng tại 42, 44 Bạch Đằng, 31 Trần Phú
01
Quận Hải Châu
5
Cảnh quan hai bên bờ sông Hàn và dự án chiếu sáng nghệ thuật “Dòng sông ánh sáng"
01
Quận Hải Châu, Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn
6
Di tích Hải Vân Quan
01
Quận Liên Chiểu
7
Nâng cấp, cải tạo công viên 29 tháng 3
01
Quận Thanh Khê
8
Bảo tàng tranh “trận chiến 1858-1860” tại Đà Nẵng
01
Đang tìm địa điểm
9
Nhà hát lớn thành phố
01
Quận Hải Châu
10
Trường quay Đà Nẵng
01
H.Hòa Vang/Q.Sơn Trà
11
Đầu tư quảng trường Trung tâm
01
Quận Hải Châu
12
Bảo tàng biển Việt Nam tại Đà Nẵng
01
Quận Sơn Trà
13
Công viên Thanh Niên
01
Quận Cẩm Lệ
14
Trung tâm văn hóa - Điện ảnh thành phố
01
Quận Cẩm Lệ
15
Bảo tàng Chăm cơ sở 2 tại Phong Lệ
01
Quận Cẩm Lệ
16
Thư viện Khoa học Tổng hợp cấp vùng
01
Quận Hải Châu
17
Thư viện Khoa học Tổng hợp khu vực Tây Bắc
01
Quận Liên Chiểu
18
Thư viện Khoa học Tổng hợp Nam thành phố
01
Huyện Hòa Vang
19
Thư viện Khoa học Tổng hợp Đông Nam thành phố
01
Quận Ngũ Hành Sơn
20
Bảo tàng Mỹ thuật cơ sở 2
01
Thành phố Đà Nẵng
21
Nhà trưng bày các tác phẩm, hiện vật do các tổ chức cá nhân hiến tặng
01
Quận Hải Châu
22
Khu tổ hợp công trình thương mại dịch vụ kết hợp ở phục vụ Lễ hội pháo hoa Quốc tế Đà Nẵng
01
Quận Ngũ Hành Sơn
PHỤ LỤC XII
PHƯƠNG ÁN PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI CHỢ (HẠNG 1) VÀ HẠ TẦNG THƯƠNG MẠI KHÁC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG THỜI KỲ 2021-2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050
(Kèm theo Quyết định số 1287/QĐ-TTg ngày 02 tháng 11 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ)
12.1. Hạ tầng thương mại
TT
Tên công trình
Địa điểm dự kiến
Cấp hạng
Hiện trạng
Năm 2030
A
CHỢ
1
Chợ Cồn
Quận Hải Châu
1
1
2
Chợ Hàn
Quận Hải Châu
1
1
3
Chợ Đống Đa
Quận Hải Châu
1
1
4
Chợ Mới
Quận Hải Châu
1
1
5
Chợ đầu mối Hòa Cường
Quận Hải Châu
Đầu mối
-
6
Chợ chuyên doanh rau củ quả phía Tây thành phố
Quận Liên Chiểu
1
7
Chợ Hòa Khánh
Quận Liên Chiểu
1
1
8
Chợ Bắc Mỹ An
Quận Ngũ Hành Sơn
2
1
9
Chợ Đầu mối Thuỷ sản Thọ Quang
Quận Sơn Trà
Đầu mối
Đầu mối
10
Chợ Thọ Quang
Quận Sơn Trà
1
11
Chợ Siêu thị Đà Nẵng
Quận Thanh Khê
1
1
12
Chợ Đầu mối Hòa Phước
Huyện Hòa Vang
-
Đầu mối
B
HẠ TẦNG THƯƠNG MẠI KHÁC
1
Khu logistics dịch vụ hỗ trợ chợ đầu mối và ngành bán buôn thành phố Đà Nẵng
Huyện Hòa Vang
2
Khu phi thuế quan và các dịch vụ đi kèm
Huyện Hòa Vang
3
Trung tâm Hội chợ Triển lãm quốc tế Đà Nẵng (hạng A)
Huyện Hòa Vang
4
Khu thương mại tự do, các khu phi thuế quan và các dịch vụ đi kèm
Q. Liên Chiểu, Thanh Khê, Hải Châu, Cẩm Lệ, H. Hòa Vang
-
-
Ghi chú: Ngoài dự kiến nêu trên, theo nhu cầu thực tế, có thể điều chỉnh, phát triển thêm các dự án phù hợp với định hướng của các quy hoạch liên quan.
12.2. Hạ tầng dự trữ xăng dầu mở rộng, xây mới
TT
Tên kho
Địa điểm dự kiến
Quy mô dự kiến (m3)
Diện tích dự kiến (m2)
Thời gian dự kiến
Ghi chú
I
Mở rộng, nâng công suất (cấp Quốc gia1)
26.000
1
Mở rộng kho xăng dầu Khuê Mỹ
Quận Ngũ Hành Sơn
+10.000
2021-2030
Hiện trạng 76.200 m3
2
Mở rộng kho xăng dầu Liên Chiểu K83
Quận Liên Chiểu
+10.000
2021-2025
Hiện trạng 35.930 m3
3
Mở rộng kho xăng dầu PETEC
Quận Liên Chiểu
+6.000
2021-2025
Hiện trạng 9.900 m3
II
Đầu tư, xây dựng mới (cấp Quốc gia)
55.000
32.000-52.000
1
Kho xăng dầu Tiên Sa
Quận Sơn Trà
40.000
20.000-40.000
2021-2030
2
Kho xăng dầu Liên Chiểu
Quận Liên Chiểu
15.000
12.000
2021-2030
III
Đầu tư, xây dựng mới (cấp tỉnh)
9.800
10.000
1
Kho xăng dầu Hoà Hiệp Bắc
Quận Liên Chiểu
5.000
5.000
2021-2030
2
Kho xăng dầu tại quận Sơn Trà (kho nổi kết hợp cấp phát trên cạn)
Quận Sơn Trà
4.800
5.000
2021-2030
Tổng cộng
90.800
42.000-62.000
Hiện trạng 164.590 m3
Ghi chú: Ngoài dự kiến nêu trên, theo nhu cầu thực tế, có thể điều chỉnh, phát triển thêm các dự án phù hợp với định hướng của các quy hoạch liên quan.
____________________
1 Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 18/7/2023 phê duyệt Quy hoạch hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt cấp quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
12.3. Tuyến ống xăng dầu (cấp Quốc gia)
TT
Tuyến
Chiều dài tuyến (km)
Thời gian dự kiến
1
Xây mới tuyến ống xăng dầu Liên Chiểu - Hòa Liên
10-20
2031-2050
12.4. Hạ tầng kho/trạm khí đốt, đường ống dẫn khí
TT
Tên công trình
Địa điểm dự kiến
Sức chứa, công suất
2021-2030
2031-2050
I
Hạ tầng dự trữ LPG mở rộng, xây mới cấp Quốc gia (tấn)
12.000
10.000
1
Mở rộng kho LPG Petrolimex Đà Nẵng
Quận Sơn Trà
1.000
2
Kho LPG Thọ Quang Đà Nẵng (xây mới)
Quận Sơn Trà
6.000
3
Kho LPG Liên Chiểu Đà Nẵng (xây mới)
Quận Liên Chiểu
5.000
10.000
II
Hạ tầng dự trữ LNG cấp Quốc gia (triệu tấn/năm)
1
Kho LNG Liên Chiểu Đà Nẵng (xây mới)
Quận Liên Chiểu
0,5-1
1
III
Tuyến ống dẫn khí cấp Quốc gia (tỷ m3/năm)
1
Các hệ thống đường ống dẫn khí từ các kho LNG tới các nhà máy điện, khu công nghệ cao, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, hộ tiêu thụ…
0,5-3(*)
IV
Hạ tầng dự trữ LPG xây mới cấp tỉnh (tấn/trạm)
1
Các trạm chiết nạp LPG trong các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu công nghệ cao tại Đà Nẵng
Các Khu CN, cụm CN, Khu CNC
500-1.500
V
Hạ tầng dự trữ LNG, CNG cấp tỉnh
1
Trạm nạp CNG (tấn/năm)
KCN Hòa Cầm, Quận Cẩm Lệ
300
2
Trạm nạp CNG (tấn/năm)
KCN Hòa Khánh, Quận Liên Chiểu
300
3
Các trạm cấp khí trung tâm CNG/LNG (tỷ m3/năm)
Các KCN, CCN, Khu CNC
0,01-0,1
VI
Tuyến ống dẫn khí cấp tỉnh (tỷ m3/năm)
1
Các hệ thống đường ống phân phối khí thấp áp
Các Khu CN, CCN, Khu CNC
0,1-0,3(*)
VII
Phương án phát triển hạ tầng dịch vụ cung ứng xăng dầu khác cấp tỉnh (ha)
Ghi chú
1
Khu dịch vụ hậu cần kỹ thuật dầu khí miền Trung tại Đà Nẵng
Quận Sơn Trà
1,9
Vốn NĐT
2
Khu dịch vụ cung ứng xăng dầu kết hợp tránh bão
Quận Sơn Trà
1(diện tích mặt nước)
Vốn NĐT (2023-2025)
Ghi chú: (*) Công suất, chiều dài tuyến ống sẽ được xác định trong quá trình lập dự án đầu tư.
Ngoài dự kiến nêu trên, xem xét theo nhu cầu thực tế, điều chỉnh, phát triển thêm các kho/trạm khí (LPG, LNG, CNG) tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, cảng biển Liên Chiểu... để đa dạng hóa nguồn nhiên liệu phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
PHỤ LỤC XIII
PHƯƠNG ÁN PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO, Y TẾ, AN SINH XÃ HỘI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG THỜI KỲ 2021-2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050
(Kèm theo Quyết định số 1287/QĐ-TTg ngày 02 tháng 11 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ)
TT
Danh mục
Số cơ sở
Địa điểm dự kiến
A
Các cơ sở giáo dục, giáo dục nghề nghiệp
I
Giáo dục trung học phổ thông
1
Cơ sở duy trì hoạt động
37
07 quận, huyện
2
Quy hoạch mới
6
II
Giáo dục thường xuyên
1
Cơ sở duy trì hoạt động
3
Các Quận: Sơn Trà, Thanh Khê, Hải Châu, Cẩm Lệ; Huyện Hòa Vang
2
Quy hoạch mới
0
III
Giáo dục nghề nghiệp
3.1
Cơ sở duy trì hoạt động
36
3.2
Quy hoạch mới
30
1
Trường Cao đẳng nghề Đà Nẵng
1
Quận Ngũ Hành Sơn
2
Trường Cao đẳng Văn hoá - Nghệ thuật Đà Nẵng
1
Quận Ngũ Hành Sơn
3
Trường Cao đẳng
7
Huyện Hòa Vang, Quận Cẩm Lệ, Quận Ngũ Hành Sơn (đào tạo các lĩnh vực công nghệ cao, logictis, các ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố... đạt chuẩn khu vực và quốc tế)
4
Trường Trung cấp
6
5
Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp
15
B
Các cơ sở y tế
I
Cơ sở y tế công lập cấp thành phố, quận, huyện
Gồm 99 cơ sở hiện có (04 Bệnh viện Bộ ngành, 95 cơ sở y tế công lập do thành phố quản lý) và 04 cơ sở quy hoạch mới
103
1.1
Duy trì nâng cấp các cơ sở y tế công lập hiện có (Bệnh viện đa khoa Nam Liên Chiểu, 10 bệnh viện tuyến thành phố (03 Bệnh viện có 02 trụ sở là Bệnh viện Đà Nẵng, Bệnh viện Phụ sản - Nhi, Bệnh viện Y học cổ truyền); 07 Trung tâm y tế quận, huyện; 01 trụ sở Sở Y tế cũ; các trạm y tế xã, phường; 06 Trạm cấp cứu; 06 đơn vị hệ dự phòng; 05 cơ sở cũ của các đơn vị sát nhập vào Trung tâm Kiểm soát bệnh tật)
95
1.2
Mở rộng tại vị trí hiện có
08
1
Bệnh viện Phụ sản - Nhi
Quận Ngũ Hành Sơn
2
Bệnh viện Đà Nẵng
Quận Hải Châu
3
Bệnh viện Mắt
Quận Hải Châu
4
Bệnh viện Tâm thần
Quận Liên Chiểu
5
Bệnh viện Da Liễu
Quận Thanh Khê
6
Trung tâm Y tế quận Hải Châu
Quận Hải Châu
7
Trung tâm Y tế huyện Hoà Vang
Quận Hòa Vang
8
Trung tâm Y tế quận Sơn Trà
Quận Sơn Trà
1.3
Quy hoạch chuyển vị trí mới
04
1
Trung tâm Pháp Y
Quận Thanh Khê
2
Trạm cấp cứu Ngũ Hành Sơn
Quận Ngũ Hành Sơn
3
Bệnh viện Phụ sản - Nhi cơ sở 3 (khi TTYT quận Liên Chiểu xây dựng Bệnh viện phía Tây thành phố 1000 GB)
Quận Liên Chiểu (TTYT Liên Chiểu hiện nay)
4
Trung tâm Giám định Y khoa
Quận Hải Châu
1.4
Quy hoạch mới
04
1
Bệnh viện Đà Nẵng (cơ sở 2)
Quận Ngũ Hành Sơn
2
Bệnh viện Bắc Hòa Vang
Huyện Hòa Vang
3
Trung tâm Y tế quận Liên Chiểu (Bệnh viện phía Tây thành phố 1000 GB)
Quận Liên Chiểu
4
Trung tâm đào tạo Y khoa
Huyện Hoà Vang
II
Cơ sở y tế ngoài công lập
14
2.1
Duy trì các cơ sở hiện có
06
2.2
Quy hoạch mới
08
1
Trung tâm chăm sóc người cao tuổi
Hòa Vang/Liên Chiểu/Ngũ Hành Sơn/Cẩm Lệ
2
Bệnh viện đa khoa/chuyên khoa chất lượng cao
Hòa Vang/Liên Chiểu/Ngũ Hành Sơn/Cẩm Lệ/Sơn Trà
3
Trung tâm chẩn đoán y khoa chất lượng cao
Hòa Vang/Liên Chiểu/Ngũ Hành Sơn/Cẩm Lệ
4
Trung tâm kiểm chuẩn xét nghiệm
Hòa Vang/Liên Chiểu/Ngũ Hành Sơn/Cẩm Lệ
5
Trung tâm điều trị Ung bướu quốc tế chất lượng cao
Liên Chiểu
6
Trung tâm sức khỏe môi trường và lao động
Hòa Vang/Liên Chiểu/Ngũ Hành Sơn/Cẩm Lệ
7
Trung tâm phân phối dược phẩm
Hòa Vang
8
Đầu tư các cơ sở/mô hình khám chữa bệnh, cung cấp dịch vụ y tế chất lượng cao
Hòa Vang/Liên Chiểu/Ngũ Hành Sơn/Cẩm Lệ/Sơn Trà
C
Cơ sở an sinh xã hội
I
Cơ sở hiện có
17
II
Quy hoạch mới
5
1
Viện dưỡng lão 1
Quận Cẩm Lệ
2
Viện dưỡng lão 2, 3
Huyện Hòa Vang
3
Cơ sở cai nghiện số 2
Huyện Hòa Vang
PHỤ LỤC XIV
CHỈ TIÊU SỬ DỤNG ĐẤT THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG THỜI KỲ 2021-2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050
(Kèm theo Quyết định số 1287/QĐ-TTg ngày 02 tháng 11 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ)
Bảng 14.1. Chỉ tiêu sử dụng đất đến năm 2030 thành phố Đà Nẵng
TT
Chỉ tiêu sử dụng đất
Mã
Hiện trạng 2020
Diện tích cấp quốc gia phân bổ
Diện tích cấp tỉnh xác định, bổ sung
Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030
So sánh tăng (+), giảm (-)
Diện tích (ha)
Cơ cấu (%)
Diện tích (ha)
Cơ cấu (%)
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
(6)
(7)=(8)-(6)
(8)
(9)
(10)=(8)-(4)
Tổng diện tích tự nhiên
128.472,96
100,00
128.472,96
0,00
128.472,96
100,00
1
Đất Nông nghiệp
NNP
71.261,27
55,47
66.373,00
0,00
66.373,00
51,66
-4.888,27
1.1
Đất trồng lúa
LUA
3.517,82
2,74
1.639,00
0,00
1.639,00
1,28
-1.878,82
Tr.đó: Đất chuyên trồng lúa nước
LUC
3.517,82
2,74
1.639,00
0,00
1.639,00
1,28
-1.878,82
1.2
Đất trồng cây lâu năm
CLN
1.902,02
1,48
1.310,32
1.310,32
1,02
-591,70
1.3
Đất rừng phòng hộ
RPH
8.938,27
6,96
11.778,00
0,00
11.778,00
9,17
2.839,73
1.4
Đất rừng đặc dụng
RDD
30.448,91
23,70
34.130,00
0,00
34.130,00
26,57
3.681,09
1.5
Đất rừng sản xuất
RSX
23.329,00
18,16
14.973,00
0,00
14.973,00(1)
11,65
-8.356,00
Tr.đó: Đất có rừng sản xuất là rừng tự nhiên
RSN
3.687,59
2,87
3.688,00
0,00
3.687,59
2,87
0,00
1.6
Đất nông nghiệp còn lại (Đất trồng cây hàng năm khác, đất nuôi trồng thủy sản, đất nông nghiệp khác)
NKH
3.125,25
2,43
2.542,68
2.542,68
1,98
-582,57
2
Đất phi nông nghiệp
PNN
55.805,90
43,44
61.678,00
0,00
61.677,96
48,01
5.872,06
2.1
Đất quốc phòng
CQP
32.863,73
25,58
2.628,00
0,00
2.628,00
2,05
-30.235,73
2.2
Đất an ninh
CAN
107,13
0,08
153,00
0,00
153,00
0,12
45,87
2.3
Đất khu công nghiệp
SKK
1.499,92
1,17
2.412,00
0,00
2.412,00
1,88
912,08
2.4
Đất cụm công nghiệp
SKN
0,00
-
532,89
532,89
0,41
532,89
2.5
Đất thương mại, dịch vụ
TMD
2.382,17
1,85
3.065,94
3.065,94
2,39
683,77
2.6
Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp
SKC
720,77
0,56
432,10
432,10
0,34
-288,67
2.7
Đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản
SKS
66,93
0,05
505,95
505,95
0,39
439,02
2.8
Đất phát triển hạ tầng cấp quốc gia
DHT
5.896,24
4,59
8.637,00
0,00
8.637,00
6,72
2.740,76
2.8.1
Đất xây dựng cơ sở văn hóa
DVH
24,68
0,02
506,00
0,00
506,00
0,39
481,32
2.8.2
Đất xây dựng cơ sở y tế
DYT
65,29
0,05
154,00
0,00
154,00
0,12
88,71
2.8.3
Đất xây dựng cơ sở giáo dục và đào tạo
DGD
493,65
0,38
1.092,00
0,00
1.092,00
0,85
598,35
2.8.4
Đất xây dựng cơ sở thể dục thể thao
DTT
219,14
0,17
271,00
0,00
271,00
0,21
51,86
2.8.5
Đất giao thông
DGT
4.784,93
3,72
5.645,00
0,00
5.645,00
4,39
860,07
2.8.6
Đất thủy lợi
DTL
193,45
0,15
407,59
407,59
0,32
214,05
2.8.7
Đất công trình năng lượng
DNL
31,58
0,02
118,00
0,00
118,00
0,09
86,42
2.8.8
Đất công trình bưu chính, viễn thông
DBV
23,65
0,02
240,00
0,00
240,00
0,19
216,35
2.8.9
Đất phát triển hạ tầng còn lại (đất xây dựng cơ sở dịch vụ xã hội, đất xây dựng cơ sở KH&CN và đất chợ)
59,78
0,05
203,41
203,41
0,16
143,63
2.9
Đất xây dựng kho dự trữ quốc gia
DKG
0,00
-
11,00
0,00
11,00
0,01
11,00
2.10
Đất có di tích lịch sử - văn hóa
DDT
18,46
0,01
18,00
0,00
18,00(2)
0,01
-0,46
2.11
Đất danh lam thắng cảnh
DDL
22,25
0,02
104,00
104,00
0,08
81,75
2.12
Đất bãi thải, xử lý chất thải
DRA
80,44
0,06
207,00
0,00
207,00
0,16
126,56
2.13
Đất ở tại nông thôn
ONT
2.464,29
1,92
1.646,62
1.646,62
1,28
-817,67
2.14
Đất ở tại đô thị
ODT
4.675,64
3,64
5.880,92
5.880,92
4,58
1.205,28
2.15
Đất xây dựng trụ sở cơ quan
TSC
67,04
0,05
76,57
76,57
0,06
9,53
2.16
Đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp
DSN
25,20
0,02
25,40
25,40
0,02
0,20
2.17
Đất xây dựng cơ sở ngoại giao
DNG
0,67
0,00
15,67
15,67
0,01
15,00
2.18
Đất cơ sở tôn giáo
TON
93,77
0,07
87,02
87,02
0,07
-6,75
2.19
Đất làm nghĩa trang nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng
NTD
1.016,67
0,79
381,94
381,94
0,30
-634,73
2.20
Đất phi nông nghiệp còn lại (đất SX VLXD, làm đồ gốm, khu vui chơi giải trí cộng đồng, đất sinh hoạt cộng đồng, đất cơ sở tín ngưỡng, đất sông ngòi, kênh, rạch, suối, đất có mặt nước chuyên dụng và đất phi nông nghiệp khác)
3.804,59
2,96
34.856,94
34.856,94(3)
27,13
31.052,35
3
Đất chưa sử dụng
CSD
1.405,79
1,09
422,00
0,00
422,00
0,33
-983,79
4
Đất khu công nghệ cao (4)
KCN
659,95
0,51
1.130
0,00
1.130,00(5)
1,33
1.050,05
5
Đất đô thị (4)
KDT
25.001,81
19,46
25.002
0,00
25.002,00
19,46
0,19
6
Khu chức năng (4)
6.1
Khu sản xuất nông nghiệp
KNN
6.986,81
5,44
4.595,99
3,58
-2.390,82
6.2
Khu lâm nghiệp
KLN
32.177,27
25,05
23.916,47
18,62
-8.260,80
6.3
Khu du lịch
KDL
1.090,17
0,85
4.718,10
3,67
3.627,93
6.4
Khu bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học
KBT
30.448,91
23,70
34.130,00
26,57
3.681,09
6.5
Khu phát triển công nghiệp
KPC
1.499,92
1,17
2.412,00
1,88
912,08
6.6
Khu đô thị
DTC
15.283,14
11,90
20.899,00
16,27
5.615,86
6.7
Khu thương mại - dịch vụ
KTM
902,78
0,70
1.223,09
0,95
320,31
6.8
Khu dân cư nông thôn
DNT
9.583,94
7,46
6.078,31
4,73
-3.505,63
Ghi chú:
(1) Theo kết quả rà soát 3 loại rừng, diện tích rừng sản xuất là 10.855,2 ha; (2) Đất có di tích lịch sử - văn hóa dự kiến là 52,13 ha khi thành phố được bổ sung chỉ tiêu quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất; (3) Bao gồm diện tích của huyện đảo Hoàng Sa (30.500,00 ha) và Đất khu công nghệ cao (1.130,00 ha); (4) Không tổng hợp khi tính tổng diện tích tự nhiên; (5) Dự kiến mở rộng khu công nghệ cao lên 1.710 ha khi thành phố được bổ sung chỉ tiêu quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất.
Việc triển khai các dự án sau khi Quy hoạch thành phố được phê duyệt phải bảo đảm phù hợp với chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất 2021-2030 và kế hoạch sử dụng đất quốc gia 5 năm 2021-2025 đã phân bổ cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo Quyết định số 326/QĐ- TTg ngày 09 tháng 3 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ và các quyết định điều chỉnh, bổ sung (nếu có) của cấp có thẩm quyền.
Bảng 14.2. Phương án chuyển mục đích sử dụng đất giai đoạn 2021-2030
TT
Chỉ tiêu sử dụng đất
Mã
Diện tích (ha)
1
Đất nông nghiệp chuyển sang đất phi nông nghiệp
NNP/PNN
4.906,44
1.1
Đất trồng lúa
LUA/PNN
1.796,48
Trong đó: Đất chuyên trồng lúa nước cần bảo vệ nghiêm ngặt
LUC/PNN
1.796,48
1.2
Đất trồng cây lâu năm
CLN/PNN
571,50
1.3
Đất rừng phòng hộ
RPH/PNN
9,25
1.4
Đất rừng sản xuất
RSX/PNN
1.825,93
Trong đó: Đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên
RSN/PNN
-
1.5
Đất nông nghiệp còn lại (Đất trồng cây hàng năm khác, đất nuôi trồng thủy sản, đất nông nghiệp khác)
703,28
2
Chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trong nội bộ đất nông nghiệp
-
3
Đất phi nông nghiệp không phải là đất ở chuyển sang đất ở
PKO/OCT
222,55
Bảng 14.3. Phương án đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng đến năm 2030
STT
Chỉ tiêu sử dụng đất
Mã
Diện tích (ha)
1
Đất Nông nghiệp
NNP
-
2
Đất phi nông nghiệp
PNN
983,79
2.1
Đất quốc phòng
CQP
4,86
2.2
Đất an ninh
CAN
1,00
2.3
Đất khu công nghiệp
SKK
104,02
2.4
Đất cụm công nghiệp
SKN
33,13
2.5
Đất thương mại, dịch vụ
TMD
138,67
2.6
Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp
SKC
7,57
2.7
Đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản
SKS
6,00
2.8
Đất phát triển hạ tầng cấp quốc gia, cấp tỉnh, cấp huyện
DHT
396,25
2.8.1
Đất xây dựng cơ sở văn hóa
DVH
54,03
2.8.2
Đất xây dựng cơ sở y tế
DYT
4,36
2.8.3
Đất xây dựng cơ sở giáo dục và đào tạo
DGD
112,06
2.8.4
Đất xây dựng cơ sở thể dục thể thao
DTT
23,92
2.8.5
Đất giao thông
DGT
145,49
2.8.6
Đất thủy lợi
DTL
12,57
2.8.7
Đất công trình năng lượng
DNL
1,59
2.8.8
Đất công trình bưu chính, viễn thông
DBV
36,00
2.8.9
Đất phát triển hạ tầng còn lại (đất xây dựng cơ CSHT dịch vụ xã hội, đất xây dựng cơ sở KH&CN và đất chợ)
6,23
2.9
Đất xây dựng kho dự trữ quốc gia
DKG
1,00
2.10
Đất có di tích lịch sử - văn hóa
DDT
0,08
2.11
Đất danh lam thắng cảnh
DDL
20,61
2.12
Đất bãi thải, xử lý chất thải
DRA
6,55
2.13
Đất ở tại nông thôn
ONT
14,36
2.14
Đất ở tại đô thị
ODT
210,18
2.15
Đất xây dựng trụ sở cơ quan
TSC
0,43
2.16
Đất làm nghĩa trang nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng
NTD
1,50
2.17
Đất phi nông nghiệp còn lại (đất SX VLXD, làm đồ gốm, khu vui chơi giải trí cộng đồng, đất sinh hoạt cộng đồng, đất cơ sở tín ngưỡng, đất sông ngòi, kênh, rạch, suối, đất có mặt nước chuyên dung và đất phi nông nghiệp khác)
37,58
PHỤ LỤC XV
PHƯƠNG ÁN BẢO VỆ, THĂM DÒ, KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG KHOÁNG SẢN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG THỜI KỲ 2021-2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050
(Kèm theo Quyết định số 1287/QĐ-TTg ngày 02 tháng 11 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ)
TT
Tên khu vực quy hoạch
Địa điểm
Diện tích dự kiến (ha)
Trữ lượng dự kiến (m3)
I
Quy hoạch đá làm vật liệu xây dựng thông thường
1
QH.1 (ĐXD)
Xã Hòa Ninh, huyện Hòa Vang
45,8
4.580.000
2
QH.2 (ĐXD
Xã Hòa Ninh, huyện Hòa Vang
32,4
3.240.000
3
QH.3 (ĐXD)
Xã Hòa Ninh, huyện Hòa Vang
25,1
2.510.000
4
QH.4 (ĐXD)
Xã Hòa Ninh, huyện Hòa Vang
70,3
10.545.000
5
QH.5 (ĐXD)
Xã Hòa Sơn, huyện Hòa Vang
48,8
14.640.000
6
QH.6 (ĐXD)
Xã Hòa Sơn, huyện Hòa Vang
4,0
1.050.000
7
QH.7 (ĐXD)
Phường Hòa Khánh Nam, quận Liên Chiểu
20,7
4.816.000
8
QH.8 (ĐXD)
Xã Hòa Nhơn, huyện Hòa Vang
93,5
23.375.000
9
QH.9 (ĐXD)
Xã Hòa Nhơn, huyện Hòa Vang
20,7
3.105.000
10
QH.10 (ĐXD)
Xã Hòa Nhơn, huyện Hòa Vang
26,6
3.990.000
11
QH.11 (ĐXD)
Xã Hòa Nhơn, huyện Hòa Vang
6,3
472.500
12
QH.12 (ĐXD)
Xã Hòa Khương, huyện Hòa Vang
28,7
5.740.000
13
QH.13 (ĐXD)
Xã Hòa Khương, huyện Hòa Vang
14,6
4.599.000
14
QH.14 (ĐXD)
Xã Hòa Khương, huyện Hòa Vang
14,8
4.662.000
Tổng số (ĐXD):
452,3
87.324.500
II
Quy hoạch đất làm vật liệu san lấp
1
QH.1 (ĐSL)
Xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang
5,0
500.000
2
QH.2 (ĐSL)
Xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang
8,4
840.000
3
QH.3 (ĐSL)
Xã Hòa Ninh, Hòa Liên, huyện Hòa Vang
119,5
11.950.000
4
QH.4 (ĐSL)
Xã Hòa Ninh, huyện Hòa Vang
114,4
11.440.000
5
QH.5 (ĐSL)
Xã Hòa Ninh, Hòa Liên, Hoà Sơn, huyện Hòa Vang
119
11.900.000
6
QH.6 (ĐSL)
Xã Hòa Ninh, Hòa Sơn, huyện Hòa Vang
79,6
7.960.000
7
QH.7 (ĐSL)
Xã Hòa Ninh, huyện Hòa Vang
80,6
8.060.000
8
QH.8 (ĐSL)
Xã Hòa Ninh, huyện Hòa Vang
75,7
7.570.000
9
QH.9 (ĐSL)
Xã Hòa Sơn, huyện Hòa Vang
2,34
270.000
10
QH.10 (ĐSL)
Xã Hòa Phú, huyện Hòa Vang
34,2
3.420.000
11
QH.11 (ĐSL)
Xã Hòa Nhơn, huyện Hòa Vang
105,8
10.580.000
12
QH.12 (ĐSL)
Xã Hòa Phong, huyện Hòa Vang
13,5
1.350.000
13
QH.13 (ĐSL)
Xã Hoà Phú, huyện Hòa Vang
10
1.000.000
14
QH.14 (ĐSL)
Xã Hoà Phú, huyện Hòa Vang
6,0
600.000
15
QH.15 (ĐSL)
Xã Hoà Phú, huyện Hòa Vang
11
1.100.000
16
QH.16 (ĐSL)
Xã Hòa Phong, Hoà Phú, huyện Hòa Vang
87
8.700.000
Tổng số (ĐSL):
872,04
87.240.000
Ghi chú: Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng chịu trách nhiệm rà soát, bảo đảm không chồng lấn với khu vực khoáng sản đã được cấp có thẩm quyền cấp phép; phù hợp với các quy hoạch khác và các quy định của pháp luật có liên quan.
PHỤ LỤC XVI
DANH MỤC MỘT SỐ DỰ ÁN DỰ KIẾN ƯU TIÊN THỰC HIỆN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG THỜI KỲ 2023-2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050
(Kèm theo Quyết định số 1287/QĐ-TTg ngày 02 tháng 11 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ)
Ghi chú:
- Tên công trình, dự án có thể thay đổi và dự án có thể phân khai thành các dự án phù hợp.
- Quy mô, diện tích đất sử dụng, cơ cấu, tổng mức đầu tư, hình thức đầu tư của các công trình, dự án sẽ được tính toán, lựa chọn và xác định cụ thể trong từng giai đoạn lập và trình phê duyệt dự án đầu tư, tùy thuộc vào nhu cầu và khả năng cân đối, huy động vốn đầu tư của từng thời kỳ.
- Các công trình, dự án khác căn cứ vào Quy hoạch chuyên ngành của địa phương, các kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm.
TT
TÊN DỰ ÁN
ĐỊA ĐIỂM DỰ KIẾN
PHÂN KỲ ĐẦU TƯ DỰ KIẾN
A
CÁC DỰ ÁN DỰ KIẾN DO TRUNG ƯƠNG ĐẦU TƯ VÀ HỖ TRỢ ĐẦU TƯ
1
Tuyến đường vành đai phía Tây 2 (đoạn từ đường số 8 KCN Hòa Khánh đến cuối tuyến)
Quận Liên Chiểu
2023-2030
2
Mở rộng, nâng cấp tuyến đường tránh Nam hầm Hải Vân
Huyện Hòa Vang
2025-2030
3
Mở rộng Khu công nghệ cao thành phố Đà Nẵng (khi thành phố được bổ sung chỉ tiêu quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất)
Huyện Hòa Vang
2025-2030
4
Đầu tư xây dựng Cảng cá và Chợ Thủy sản đầu mối Thọ Quang thành trung tâm thương mại, dịch vụ hậu cần nghề cá gắn với phục vụ du lịch (Dự án Nâng cấp, mở rộng Cảng cá Thọ Quang thành phố Đà Nẵng giai đoạn 3)
Quận Sơn Trà
2025-2030
5
Trung tâm nghề cá lớn thành phố Đà Nẵng
Quận Sơn Trà
2025-2050
6
Trung tâm kỹ thuật hỗ trợ phát triển công nghiệp vùng tại thành phố Đà Nẵng
Thành phố Đà Nẵng
2023-2030
7
Đại học Đà Nẵng
Quận Ngũ Hành Sơn
2023-2030
B
CÁC DỰ ÁN KHÁC
I
Giao thông vận tải
1
Dự án đầu tư xây dựng Bến cảng Liên Chiểu - kêu gọi đầu tư các bến theo quy hoạch
Quận Liên Chiểu
2023-2030 Sau 2023
2
Các dự án trong Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng
- Hạ tầng kỹ thuật phía đầu Bắc;
- Xây dựng ga hàng hóa
- Mở rộng nhà ga hành khách T1
- Xây dựng mới nhà ga hành khách T3
Quận Hải Châu
2023-2030
3
Di dời ga đường sắt Đà Nẵng
- Xây dựng nhà ga mới và hạ tầng liên quan theo quy hoạch
- Cải tạo, phát triển ga Kim Liên
Quận Thanh Khê, Huyện Hòa Vang
2023-2030
4
Cải tạo, nâng cấp QL14G
Huyện Hòa Vang
2025-2030
5
Công trình qua sông Hàn (nối từ đường Đống Đa đến đường Vân Đồn - Trần Thánh Tông)
Quận Sơn Trà
2023-2030
6
Đầu tư tuyến kết nối giao thông sân bay về phía Tây và nâng cấp cơ sở hạ tầng để nâng cao khả năng khai thác của cảng Hàng không quốc tế Đà Nẵng
Quận Hải Châu, Thanh Khê
Sau 2030
7
Tuyến đường nối từ đường Nguyễn Sinh Sắc đến đường Hoàng Văn Thái
Quận Liên Chiểu
2023-2025
8
Tuyến đường phía Tây khu du lịch sinh thái suối Lương, khớp nối tuyến đường số 7 KCN Liên Chiểu với đường Ngô Xuân Thu
Quận Liên Chiểu, Huyện Hòa Vang
2023-2030
9
Tuyến đường kết nối đường vành đai phía Tây đến cao tốc La Sơn - Túy Loan (phía sau Khu Công nghệ cao)
Quận Liên Chiểu, Huyện Hòa Vang
2023-2030
10
Đường Vành đai phía Tây 1 (tuyến đường giữa đường Vành đai phía Tây và đường bộ cao tốc nối từ đường Nguyễn Tất Thành (nối dài) qua Quốc Lộ 14B gần Trung tâm hành chính huyện Hòa Vang và kéo dài đến biển)
Quận Liên Chiểu, Huyện Hòa Vang
2023-2030
11
Tuyến đường số 9 nối Khu công nghệ cao với đường vành đai phía Tây (MC3-3)
Huyện Hòa Vang
2023-2030
12
Các tuyến đường ven sông Túy Loan, sông Yên, sông cầu Đỏ
Huyện Hòa Vang
2023-2030
13
Cụm nút giao thông Lê Thanh Nghị - Cách Mạng Tháng Tám - Thăng Long - đường dẫn lên cầu Hòa Xuân
Quận Hải Châu, Cẩm Lệ
2023-2030
14
Bến xe phía Bắc, phía Tây thành phố
Huyện Hòa Vang
2025-2030
15
Các cầu qua sông Túy Loan, sông Cái, sông Cẩm Lệ, sông Cu Đê theo quy hoạch
Quận Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn Cẩm Lệ, Huyện Hòa Vang
2023-2030
16
Đầu tư các bến thủy nội địa theo quy hoạch
Quận Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn, Cẩm Lệ, Liên Chiểu, Huyện Hòa Vang
2023-2030
17
Các bãi đỗ xe trên địa bàn thành phố
Thành phố Đà Nẵng
2023-2030
18
Nghiên cứu dự án vận tải công cộng khối lượng lớn: MRT (tàu điện ngầm, tốc độ cao), LRT (đường sắt nhẹ đô thị) hoặc hình thức tương tự
Thành phố Đà Nẵng
2023-2030
II
Hạ tầng kỹ thuật khác
1
Các dự án hạ tầng kỹ thuật phục vụ hậu cần Cảng Liên Chiểu, Ga hàng hóa (hậu cần đường sắt)
Quận Liên Chiểu
2023-2030
2
Dự án hạ tầng kỹ thuật phục vụ hậu cần Hòa Hiệp Bắc
Quận Liên Chiểu
2023-2030
3
Dự án hạ tầng kỹ thuật phục vụ hậu cần Khu công nghệ cao
Khu CNC, huyện Hòa Vang
2023-2025
4
Cảng cạn Hòa Nhơn kết hợp hạ tầng kỹ thuật phục vụ hậu cần khác
Huyện Hòa Vang
2023-2025
5
Dự án hạ tầng kỹ thuật phục vụ hậu cần Hòa Ninh
Huyện Hòa Vang
Đến 2030
6
Dự án hạ tầng kỹ thuật phục vụ hậu cần Hòa Phước
Huyện Hòa Vang
Đến 2030
7
Dự án hạ tầng kỹ thuật phục vụ hậu cần Hòa Phú
Huyện Hòa Vang
Đến 2030
8
Hạ tầng kỹ thuật phục vụ hậu cần hàng không
Quận Cẩm Lệ
2023-2030
9
Các dự án hạ tầng kỹ thuật phục vụ hậu cần và kho bãi khác (trên các đường tránh của tuyến đường cao tốc, tại các khu, cụm công nghiệp…)
Huyện Hòa Vang
2023-2030
III
Thương mại
1
Chợ Cồn
Quận Hải Châu
2023-2025
2
Nâng cấp, cải tạo, mở rộng, xây dựng lại, xây mới các chợ hạng 1 (chợ Hàn, chợ Đống Đa, chợ Hòa Khánh, chợ Thọ Quang…) và các chợ khác trên địa bàn
Các quận, huyện
2025-2030
3
Chợ Đầu mối Hòa Phước
Huyện Hòa Vang
2023-2025
4
Chợ chuyên doanh rau, củ quả phía Tây thành phố
Quận Liên Chiểu
2023-2030
5
Khu logistics dịch vụ hỗ trợ chợ đầu mối và ngành bán buôn thành phố Đà Nẵng
Huyện Hòa Vang
2023-2030
6
Khu phi thuế quan và các dịch vụ đi kèm
Huyện Hòa Vang
2023-2030
7
Khu thương mại tự do, các khu phi thuế quan và các dịch vụ đi kèm
Quận Liên Chiểu, Thanh Khê, Hải Châu, Cẩm Lệ, Huyện Hòa Vang
2023-2030
8
Trung tâm Hội chợ triển lãm quốc tế Đà Nẵng (hạng A, đầu tư mới)
Huyện Hòa Vang
Sau 2025
9
Trung tâm mua sắm Outlet (diện tích 100 ha, nằm trên đường Vành đai phía Tây)
Huyện Hòa Vang
2025-2030
10
Các trung tâm thương mại, siêu thị
Các quận, huyện
2023-2030 2031-2050
IV
Du lịch
1
Cải tạo hạ tầng, cảnh quan, tạo một số điểm nhấn kiến trúc trên tuyến và bãi cát đường Hoàng Sa - Võ Nguyên Giáp - Trường Sa
Quận Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn
2023-2030
2
Cải tạo hạ tầng, bờ kè, cảnh quan và tạo các điểm nhấn kiến trúc trên tuyến và bãi cát đường Nguyễn Tất Thành
Quận Thanh Khê, Liên Chiểu
2023-2030
3
Đầu tư điểm đến Sủng Cỏ, Mà Đa
Quận Liên Chiểu
2023-2030
4
Khu du lịch suối Lương
Quận Liên Chiểu
2023-2030
5
Khu du lịch phía Đông tuyến đường đèo Hải Vân
Quận Liên Chiểu
2023-2030
6
Khu du lịch phía Tây Nam tuyến đường đèo Hải Vân
Quận Liên Chiểu
2023-2030
7
Khu du lịch sinh thái đồi Chim Chim
Quận Liên Chiểu
2023-2030
8
Khu du lịch phía Tây đường tránh Hải Vân
Quận Liên Chiểu
2023-2030
9
Hạ tầng thiết yếu các điểm du lịch dọc sông Cu Đê
Quận Liên Chiểu, Huyện Hòa Vang
2023-2025
10
Dự án Tổ hợp Dòng sông ánh sáng và bến thủy nội địa
Quận Hải Châu, Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn, Cẩm Lệ
2023-2025
11
Cảnh quan hai bên bờ sông Hàn (phía bờ Đông)
Quận Hải Châu, Sơn Trà
2023-2025
12
Tuyến phố đi bộ Bạch Đằng - Nguyễn Văn Trỗi - Trần Hưng Đạo
Quận Hải Châu, Sơn Trà
2023-2030
13
Khu dịch vụ đêm:
- Khu thương mại dịch vụ kết hợp bãi đỗ xe ngầm
- Khu dịch vụ đêm tại khu vực ranh giới 4 tuyến đường Bình Minh 4 - Bình Minh 10 - Bạch Đằng - đường 2 tháng 9
- Khu tổ hợp kinh tế ban đêm riêng biệt
Quận Hải Châu, Sơn Trà
2023-2030
14
Khu du lịch cộng đồng Mân Thái - Thọ Quang
Quận Sơn Trà
2023-2028
15
Dự án đầu tư hạ tầng tiện ích khu du lịch cộng đồng Nam Ô
Quận Liên Chiểu
2023-2030
16
Dự án đầu tư hạ tầng tiện ích các khu du lịch cộng đồng Hòa Vang
Huyện Hòa Vang
2023-2030
17
Phố du lịch An Thượng giai đoạn 2
Quận Ngũ Hành Sơn
2023-2025
18
Làng ẩm thực Quốc tế
Quận Sơn Trà, Cẩm Lệ
2026-2030
19
Khu công viên bách thảo, bách thú khu vực hồ Đồng Xanh, Đồng Nghệ
Huyện Hòa Vang
2023-2035
20
Khu công viên chuyên đề vui chơi giải trí và bách thảo (khu vực giáp dự án Bà Nà)
Huyện Hòa Vang
2023-2035
21
Khu công viên chuyên đề văn hóa lịch sử
Huyện Hòa Vang
2023-2035
V
Các dự án tổ hợp
1
Khu trung tâm kinh doanh thương mại (CBD) đô thị sinh thái Hòa Khánh Nam
Quận Liên Chiểu
2023-2030
2
Khu trung tâm kinh doanh thương mại (CBD) An Đồn
Quận Sơn Trà
2023-2030
3
Khu phức hợp trung tâm tài chính thương mại, vui chơi giải trí và chung cư cao cấp
Quận Sơn Trà
2023-2030
4
Khu tổ hợp công trình TMDV kết hợp ở phục vụ lễ hội pháo hoa Quốc tế Đà Nẵng
Quận Ngũ Hành Sơn
2023-2030
5
Tổ hợp thể thao, giải trí và thương mại tại phường Hòa Xuân
Quận Cẩm Lệ
2023-2030
6
Dự án Không gian sáng tạo tại phường Hòa Xuân
Quận Cẩm Lệ
2023-2030
7
Khu phức hợp thương mại dịch vụ tại phường Hòa Thọ Tây
Quận Cẩm Lệ
2023-2030
8
Khu phức hợp hồ Hóc Khế
Huyện Hòa Vang
2023-2030
9
Khu phức hợp hồ Đồng Tréo
Huyện Hòa Vang
2023-2030
10
Tổ hợp sản xuất và dịch vụ du thuyền tại thành phố Đà Nẵng
Quận Sơn Trà
2030-2050
VI
Cảng du lịch, bến du thuyền/ bến thủy nội địa phục vụ du lịch
1
Nâng cấp, phát triển cảng sông Hàn thành cảng du lịch (Y6)
Quận Hải Châu
2023-2025
2
Bến du thuyền Quốc tế (Y5, Y6, Y7)
Quận Hải Châu
2023-2030
3
Bến du thuyền quốc tế Đa Phước (N12)
Quận Hải Châu
2023-2030
4
Bến du thuyền quốc tế Thuận Phước (N11) (khu vực cầu Thuận Phước, quận Sơn Trà)
Quận Sơn Trà
2023-2030
5
Dự án chuyển đổi Cảng Tiên Sa thành Cảng du lịch (Cảng biển du thuyền quốc tế Tiên Sa)
Quận Sơn Trà
2030-2050
VII
Sân gôn
1
Sân golf kết hợp dịch vụ du lịch hồ Hòa Trung
Huyện Hòa Vang
2023-2030
2
Sân golf kết hợp dịch vụ du lịch Hòa Liên - Hòa Bắc
Huyện Hòa Vang
2023-2030
3
Khu phức hợp khách sạn, sân golf Hòa Phong - Hòa Phú
Huyện Hòa Vang
2023-2030
4
Sân golf kết hợp dịch vụ du lịch Hòa Phú - Hòa Nhơn (cuối tuyến Bà Nà - Suối Mơ)
Huyện Hòa Vang
2023-2030
VIII
Công nghệ thông tin
1
Tòa nhà Viettel Đà Nẵng
Quận Hải Châu
2023-2025
2
Khu Công nghệ thông tin DanangBay (đường Nguyễn Sinh Sắc)
Quận Liên Chiểu
2023-2025
3
Các dự án thuộc Đề án chuyển đổi số trên địa bàn thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2022-2025
Thành phố Đà Nẵng
2023-2025
4
Các dự án thuộc Đề án xây dựng thành phố thông minh tại thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2022-2025
Thành phố Đà Nẵng
2023-2025
5
Trung tâm chia chọn tự động tại Khu công nghiệp Liên Chiểu
KCN Liên Chiểu
2023-2030
6
Trung tâm dữ liệu vùng phục vụ điều hành mạng lưới viễn thông, hạ tầng chính phủ điện tử và nền tảng công nghệ 4.0
KCN Hòa Khánh
2023-2030
7
Trạm cập bờ cáp quang biển Đà Nẵng để hình thành trung tâm chuyển đổi số của khu vực ASEAN (Digital Hub)
Quận Ngũ Hành Sơn
2023-2025
8
Khu phức hợp gồm Trung tâm dữ liệu viễn thông và CNTT (Data Center), trung tâm nghiên cứu và phát triển công nghệ cao, trung tâm đào tạo công nghệ cao tại Khu công nghệ cao Đà Nẵng
Thành phố Đà Nẵng
2023-2030
9
Trung tâm Nghiên cứu và phát triển dịch vụ dữ liệu công nghệ cao - HTC Digital Park
Khu CNC, huyện Hòa Vang
2023-2026
IX
Công nghiệp
1
Mở rộng, nâng công suất Nhà máy bia Heineken Việt Nam - Đà Nẵng
KCN Hoà Khánh
2023-2030
2
Nhà máy đóng mới du thuyền tại Khu công nghiệp Liên Chiểu
Quận Liên Chiểu
2023-2030
3
Trung tâm bảo dưỡng, sửa chữa, thử nghiệm du thuyền Tiên Sa
Quận Sơn Trà
2023-2030 và sau năm 2030
4
Dự án cung ứng dịch vụ liên quan đến du thuyền
Quận Cẩm Lệ
2023-2030
5
Dự án chuyên lĩnh vực Fintech hỗ trợ startup trong Khu công nghệ cao Đà Nẵng
Khu CNC, huyện Hòa Vang
2023-2030
6
Dự án nghiên cứu, sản xuất chế tạo các hệ thống, thiết bị thông minh phục vụ chuẩn đoán theo dõi, điều trị và chăm sóc sức khỏe con người
Khu CNC, huyện Hòa Vang
2023-2030
7
Dự án Nhà máy sản xuất ô tô
Khu CNC, huyện Hòa Vang
2023-2030
8
Dự án sản xuất chip, cảm biến sinh học
Khu CNC, huyện Hòa Vang
2023-2030
9
Dự án sản xuất hệ thống, thiết bị giáo dục và đào tạo thông minh
Khu CNC, huyện Hòa Vang
2023-2030
10
Dự án sản xuất thiết bị LiDAR, thiết bị đo theo nguyên lý quán tính (INS), la bàn điện tử độ chính xác cao
Khu CNC, huyện Hòa Vang
2023-2030
11
Dự án sản xuất thiết kế vi mạch điện tử tích hợp (IC)
Khu CNC, huyện Hòa Vang
2023-2030
12
Dự án sản xuất Vật liệu in 3D tiên tiến, thân thiện với môi trường
Khu CNC, huyện Hòa Vang
2023-2030
13
Dự án Thiết bị và trạm sạc không dây hiệu suất cao
Khu CNC, huyện Hòa Vang
2023-2030
14
Dự án thuộc lĩnh vực công nghệ hàng không, vũ trụ
Khu CNC, huyện Hòa Vang
2023-2030
15
Dự án thuộc lĩnh vực công nghệ thiết kế, chế tạo robot
Khu CNC, huyện Hòa Vang
2023-2030
16
Trung tâm chế biến sản phẩm gia súc, gia cầm tập trung
Huyện Hòa Vang
2023-2030
17
Trung tâm kỹ thuật hỗ trợ phát triển công nghiệp vùng tại thành phố Đà Nẵng
Thành phố Đà Nẵng
2023-2030
18
Dự án Khu cơ khí chế tạo phục vụ lĩnh vực dầu khí, điện gió
Quận Liên Chiểu/vị trí khác
2023-2030
X
Hạ tầng công nghiệp
1
Cụm công nghiệp Hòa Khánh Nam
Quận Liên Chiểu
2023-2030
2
Cụm công nghiệp Hòa Liên 2
Huyện Hòa Vang
2023-2030
3
Cụm công nghiệp Hòa Nhơn
Huyện Hòa Vang
2023-2030
4
Cụm công nghiệp Hòa Nhơn 1 (Cụm công nghiệp chế biến thực phẩm)
Huyện Hòa Vang
2023-2030
5
Cụm công nghiệp Hòa Nhơn 2
Huyện Hòa Vang
2023-2030
6
Cụm công nghiệp Hòa Nhơn 3
Huyện Hòa Vang
2023-2030
7
Cụm công nghiệp Sản xuất thô đá mỹ nghệ Non Nước
Huyện Hòa Vang
2023-2030
8
Cụm công nghiệp Sản xuất vật liệu xây dựng
Huyện Hòa Vang
2023-2030
9
Cụm công nghiệp Nam Sơn
Huyện Hòa Vang
2023-2030
10
Cụm công nghiệp Nam Sơn 2
Huyện Hòa Vang
2031-2050
11
Cụm công nghiệp Hoà Vang 1
Huyện Hòa Vang
2031-2050
12
Cụm công nghiệp Hoà Vang 2
Huyện Hòa Vang
2031-2050
13
Khu công nghiệp Hòa Cầm - giai đoạn 2
Quận Cẩm Lệ, Huyện Hòa Vang
2023-2030
14
Khu công nghiệp Hòa Nhơn
Huyện Hòa Vang
2023-2030
15
Khu công nghiệp Hòa Ninh
Huyện Hòa Vang
2023-2030
XI
Cấp điện, xăng dầu, khí đốt
Huyện Hòa Vang
1
Đường dây 500kV mạch 2 Đà Nẵng - Dốc Sỏi
Huyện Hòa Vang
2023-2030
2
Nâng công suất TBA220kV Ngũ Hành Sơn, lắp máy 2-250MVA
Quận Ngũ Hành Sơn
2023-2030
3
Nâng công suất TBA500kV Đà Nẵng từ 2x450MVA lên thành 2x900MVA
Quận Cẩm Lệ, Huyện Hòa Vang
2023-2030
4
Xây dựng mới TBA220kV Hải Châu và đường dây đấu nối
Quận Hải Châu, Liên Chiểu,
2023-2030
5
Xây dựng mới TBA220kV Liên Chiểu và đường dây đấu nối
Quận Liên Chiểu
2023-2030
6
Xây dựng mới TBA220kV sân bay và đường dây đấu nối
Quận Cẩm Lệ, Thanh Khê
2023-2030
7
Xây dựng mới TBA220kV Tiên Sa và đường dây đấu nối
Quận Sơn Trà
2023-2030
8
Dự án Nhà máy điện sinh khối
Quận Liên Chiểu
2023-2025
9
Kho xăng dầu Liên Chiểu
Quận Liên Chiểu
2023-2030
10
Kho xăng dầu Tiên Sa
Quận Sơn Trà
2023-2030
11
Kho xăng dầu quận Sơn Trà (kho nổi kết hợp cấp phát trên cạn)
Quận Sơn Trà
2023-2030
12
Kho xăng dầu Hòa Hiệp Bắc
Quận Liên Chiểu
2023-2030
13
Tuyến ống xăng dầu Liên Chiểu - Hòa Liên
Quận Liên Chiểu, Huyện Hòa Vang
2030-2050
14
Kho LPG Liên Chiểu
Quận Liên Chiểu
2026-2030 và 2031-2050
15
Kho LPG Thọ Quang
Quận Sơn Trà
2023-2025
16
Kho LNG Đà Nẵng
Quận Liên Chiểu
2023-2030 và 2031-2050
17
Trạm nạp CNG tại KCN Hòa Khánh
Quận Liên Chiểu
2026-2030
18
Trạm nạp CNG KCN Hòa Cầm
Quận Cẩm Lệ
2026-2030
19
Các hệ thống đường ống dẫn khí từ các kho LNG tới các nhà máy điện, khu công nghệ cao, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, hộ tiêu thụ…
Quận Liên Chiểu, Huyện Hoà Vang và các vị trí phù hợp
2023-2030
20
Các hệ thống đường ống phân phối khí thấp áp tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu công nghệ cao
Các khu CN, cụm CN, Khu CNC
2023-2030
21
Khu dịch vụ dầu khí miền Trung tại Đà Nẵng
Quận Sơn Trà
2023-2030
22
Khu dịch vụ cung ứng xăng dầu, kết hợp tránh trú bão
Quận Sơn Trà
2023-2025
XII
Nông, lâm nghiệp, thủy sản
1
Di dời các cơ sở đóng sửa tàu cá trong Âu thuyền và Cảng cá Thọ Quang ra ngoài vịnh Mân Quang
Quận Sơn Trà
2025-2030
2
Hạ tầng kỹ thuật phục vụ công tác phát triển rừng, quản lý bảo vệ rừng và PCCC rừng ở các địa phương có rừng
Quận Liên Chiểu, Huyện Hòa Vang
2025-2030
XIII
Đê kè, thủy lợi
1
Kè chống sạt lở bảo vệ hạ tầng và cảnh quan dọc bờ biển khu vực quận Sơn Trà và Ngũ Hành Sơn
Quận Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn
2025-2030
2
Tuyến kênh thoát lũ từ hồ Bàu Tràm đến sông Cu Đê
Quận Liên Chiểu
2024-2030
3
Tuyến đường 15m kết hợp kè chắn sóng bảo vệ bờ Bắc sông Cu Đê
Quận Liên Chiểu
4
Nạo vét sông Cu Đê, Túy Loan, Lỗ Đông, Tây Tịnh
Quận Liên Chiểu, Huyện Hòa Vang
2025-2030
5
Kè chống sạt lỡ các sông, hồ trên địa bàn huyện Hòa Vang, Kè chống sạt lỡ tả ngạn sông Cu Đê trên địa bàn quận Liên Chiểu
Quận Liên Chiểu, Huyện Hòa Vang
2025-2030
XIV
Cấp nước, thoát nước
1
Nhà máy nước Hòa Liên, giai đoạn 2
Huyện Hòa Vang
2024-2030
2
Phát triển mạng lưới cấp nước tiếp nhận nguồn nước từ Nhà máy nước Hòa Liên
Huyện Hòa Vang
2023-2025
3
Xây dựng tuyến ống cấp nước phía Đông Nam thành phố Đà Nẵng
Quận Cẩm Lệ, Ngũ Hành Sơn
2023-2030
4
Hệ thống thoát nước chống ngập úng tại các khu vực bị ảnh hưởng bởi sân bay Đà Nẵng (phía Tây sân bay Đà Nẵng, phía Đông sân bay Đà Nẵng, phía Nam sân bay Đà Nẵng)
Quận Hải Châu, Thanh Khê, Cẩm Lệ
2023-2030
5
Tuyến cống thoát nước từ Bãi rác Khánh Sơn về Hoà Mỹ
Quận Liên Chiểu
2026-2030
6
Tuyến thoát nước chính từ hạ lưu kênh thoát nước khu công nghệ cao về kênh thoát lũ xã Hòa Liên
Huyện Hòa Vang
2023-2030
7
Tuyến cống thoát nước đường Lê Tấn Trung và vùng lân cận
Quận Sơn Trà
2023-2030
8
Xây dựng các tuyến cống thoát nước mưa về sông Hàn cho lưu vực Mỹ Khê - Mỹ An
Quận Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn
2023-2030
9
Tuyến ống thu gom nước thải dọc đường ven sông Tuyên Sơn - Túy Loan, đoạn từ cầu Đỏ đến QL14B
Quận Cẩm Lệ, Ngũ Hành Sơn
2026-2030
10
Xây dựng trạm bơm Hòa Cường và hệ thống đường ống thu gom, chuyển tải nước thải về Trạm xử lý nước thải Hòa Xuân
Quận Hải Châu, Cẩm Lệ
2023-2030
11
Hệ thống thu gom nước thải các khu tái định cư trên địa bàn xã Hòa Sơn, Hòa Liên và phường Hòa Khánh Bắc về trạm xử lý nước thải Liên Chiểu
Quận Liên Chiểu, huyện Hòa Vang
2023-2030
12
Cải tạo, xây dựng hệ thống thoát nước và thu gom nước thải cho lưu vực trạm xử lý nước thải Phú Lộc
Quận Hải Châu, Cẩm Lệ, Thanh Khê, Liên Chiểu
2023-2030
13
Xây dựng hệ thống thu gom nước thải các khu vực dọc đường Nguyễn Tất Thành và khu vực Nam Ô
Quận Liên Chiểu, Huyện Hòa Vang
2023-2030
14
Cải tạo, nâng cấp hệ thống thoát nước và thu gom nước thải khu vực đường Trần Hưng Đạo (đoạn từ cầu Trần Thị Lý đến đường Vân Đồn)
Quận Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn
2023-2030
15
Cải tạo, nâng cấp hệ thống thoát nước và thu gom nước thải khu vực đường Chương Dương (đoạn từ cầu Trần Thị Lý đến cầu Tiên Sơn)
Quận Ngũ Hành Sơn
2023-2030
16
Cải tạo, nâng cấp hệ thống thoát nước và thu gom nước thải khu vực đường Thăng Long (đoạn từ cầu Nguyễn Tri Phương đến cầu Đỏ)
Quận Cẩm Lệ
2023-2030
17
Cải tạo, nâng cấp hệ thống thoát nước và thu gom nước thải khu vực xung quanh Âu thuyền Thọ Quang
Quận Sơn Trà
2023-2030
18
Xây dựng hệ thống thu gom nước thải khu vực Hòa Quý
Quận Cẩm Lệ
2023-2030
19
Xây dựng các trạm xử lý nước thải trên địa bàn huyện Hòa Vang
Huyện Hòa Vang
2023-2030
XV
Môi trường
1
Các trạm trung chuyển rác tại các quận, huyện
Các quận/huyện
2023-2030
2
Hạ tầng kỹ thuật khu liên hợp xử lý chất thải rắn phía Tây thành phố
Thành phố Đà Nẵng
2023-2030
3
Đầu tư, nâng cấp, cải tạo một số hạng mục khu liên hợp xử lý chất thải rắn Khánh Sơn giai đoạn 2 (Hộc rác số 7 tại khu vực bãi rác Khánh Sơn)
Quận Liên Chiểu
2023-2030
4
Khu chôn lấp tro xỉ
Quận Liên Chiểu
2023-2030
5
Các nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt
Quận Liên Chiểu
2023-2030
6
Các nhà máy xử lý chất thải nguy hại
Thành phố Đà Nẵng
2023-2030
7
Các nhà máy tái chế, xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường, chất thải rắn sinh hoạt
Thành phố Đà Nẵng
2023-2030
8
Các nhà máy xử lý bùn thải
Thành phố Đà Nẵng
2023-2030
9
Các nhà máy xử lý chất thải rắn xây dựng
Thành phố Đà Nẵng
2023-2030
10
Dự án đầu tư xây dựng hồ sông Bắc
Huyện Hòa Vang
2030-2050
11
Dự án đầu tư khai thác khu đất sau hoàn thổ các khu vực tại mỏ đá
Quận Liên Chiểu, Huyện Hòa Vang
2023-2030
XVI
Khoa học công nghệ
1
Khu làm việc và đào tạo khởi nghiệp
Quận Sơn Trà
2023-2030
2
Mở rộng, nâng cấp Trung tâm Công nghệ sinh học phục vụ nghiên cứu và phát triển vùng Nam Trung Bộ
Quận Cẩm Lệ
2023-2030
3
Đầu tư hạ tầng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo cho các đơn vị sự nghiệp công lập
Thành phố Đà Nẵng
2023-2030
XVII
Giáo dục, đào tạo
1
Trường Cao đẳng nghề tại Hòa Quý (giai đoạn 2)
Quận Ngũ Hành Sơn
2023-2030
2
Dự án Đổi mới Sáng Tạo tại khu quy hoạch đô thị Đại học phía Nam thành phố
Quận Ngũ Hành Sơn
2023-2030
3
Các trường Đại học tiêu chuẩn quốc tế
Quận Ngũ Hành Sơn, Huyện Hòa Vang
2023-2030
4
Trường Cao đẳng đào tạo các ngành, nghề trọng điểm Asean, quốc tế
Quận Cẩm Lệ
2023-2025
5
Khu làm việc và đào tạo khởi nghiệp, du học quốc tế
Quận Cẩm Lệ
2023-2030
6
Trường phổ thông nhiều cấp học
Quận Liên Chiểu, Hải Châu, Sơn Trà, Cẩm Lệ, Huyện Hòa Vang
2024-2030
7
Khu đào tạo kỹ năng sống, trung tâm diễn giải môi trường
Quận Sơn Trà
2024-2030
8
Dự án Khu giáo dục ngoại khóa và du lịch sinh thái khu vực Khe Răm
Huyện Hòa Vang
2023-2030
9
Xây dựng, nâng cấp, mở rộng trường học giai đoạn 2021-2025
Thành phố Đà Nẵng
2021-2025
10
Đầu tư mạng lưới trường học theo quy hoạch thành phố và quy mô dân số đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050
Thành phố Đà Nẵng
2021-2050
XVIII
Y tế
1
Bệnh viện Đà Nẵng cơ sở 2
Quận Ngũ Hành Sơn
2023-2030
- Trung tâm Huyết học
- Bệnh viện/Trung tâm Y học Nhiệt đới
- Trung tâm Lão khoa
- Bệnh viện Đa khoa chất lượng cao Đà Nẵng
2
Mở rộng Bệnh viện Phụ sản - Nhi Đà Nẵng
Quận Ngũ Hành Sơn
2025-2035
3
Trung tâm Tầm soát ung thư thuộc Bệnh viện Ung bướu Đà Nẵng
Quận Liên Chiểu
2023-2030
4
Bệnh viện Bắc Hòa Vang
Huyện Hòa Vang
2026-2030
5
Trung tâm đào tạo Y khoa
Thành phố Đà Nẵng
2030-2050
6
Trung tâm chăm sóc người cao tuổi
Thành phố Đà Nẵng
2030-2050
7
Trung tâm chẩn đoán y khoa chất lượng cao
Thành phố Đà Nẵng
2023-2030
8
Trung tâm Kiểm chuẩn xét nghiệm
Thành phố Đà Nẵng
2023-2030
9
Các bệnh viện đa khoa/chuyên khoa chất lượng cao
Thành phố Đà Nẵng
2025-2030
10
Trung tâm điều trị Ung bướu Quốc tế chất lượng cao
Quận Liên Chiểu
2025-2030
11
Trung tâm Sức khỏe lao động và Môi trường
Thành phố Đà Nẵng
2030-2050
12
Bệnh viện 1000 giường phía Tây thành phố (TTYT quận Liên chiểu 1000GB)
Quận Liên Chiểu
2030-2050
13
Đầu tư các cơ sở/mô hình khám chữa bệnh, cung cấp dịch vụ y tế chất lượng cao
Thành phố Đà Nẵng
2023-2050
14
Bệnh viện Nội tiết
Quận Cẩm Lệ
2023-2030
XIX
Cơ sở văn hóa
1
Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh thành phố
Quận Hải Châu
2023-2030
2
Nhà hát lớn thành phố
Đang tìm địa điểm
2023-2030
3
Bảo tàng Mỹ thuật cơ sở 2
Đang tìm địa điểm
2030-2050
4
Nhà trưng bày các tác phẩm, hiện vật do các tổ chức cá nhân hiến tặng
Quận Hải Châu
2023-2030
5
Bảo tàng tranh “Trận chiến 1858-1860” tại Đà Nẵng
Đang tìm địa điểm
2023-2030
6
Bảo tàng biển Việt Nam tại Đà Nẵng
Quận Sơn Trà
2030-2050
7
Tu bổ, phục hồi và tôn tạo Di tích Thành Điện Hải (giai đoạn 3)
Quận Hải Châu
2023-2025
8
Thư viện Khoa học Tổng hợp phía Tây Bắc
Quận Liên Chiểu
2023-2030
9
Thư viện Khoa học Tổng hợp phía Nam thành phố
Huyện Hòa Vang
2030-2050
10
Thư viện Khoa học Tổng hợp phía Đông Nam thành phố
Quận Ngũ Hành Sơn
2030-2050
11
Thư viện Khoa học Tổng hợp cấp vùng
Quận Hải Châu
2023-2030
12
Nhà văn hóa thiếu nhi phía Tây, Tây Nam thành phố
Quận Cẩm Lệ, Liên Chiểu
2023-2025
13
Trường quay Đà Nẵng
Huyện Hòa Vang
2023-2030
14
Dự án quần thể văn hoá Hùng Vương
Huyện Hòa Vang
2023-2030
XX
Quảng trường, công viên cảnh quan
1
Quảng trường Trung tâm
Quận Hải Châu
2023-2030
2
Khu công viên vườn dạo kết hợp thương mại, dịch vụ dọc tuyến mương Suối Đá
Quận Sơn Trà
2023-2025
3
Công viên chuyên đề phía Nam bán đảo Sơn Trà
Quận Sơn Trà
2023-2030
4
Công viên tại khu đất Đài phát sóng An Hải
Quận Sơn Trà
2023-2030
5
Công viên Văn hóa lịch sử Ngũ Hành Sơn
Quận Ngũ Hành Sơn
2023-2050
6
Công viên công cộng ven biển theo Đề án định hướng phát triển du lịch đến 2030, tầm nhìn năm 2045
Quận Ngũ Hành Sơn
2023-2030
XXI
Cơ sở thể dục thể thao
1
Trung tâm thể thao chất lượng cao tại khu vực Tây Bắc thành phố
Quận Liên Chiểu
2025-2035
2
Các hạng mục thuộc Khu liên hợp thể thao Hòa Xuân
Quận Cẩm Lệ
2023-2030
3
Trường đua ngựa (Dự án Câu lạc bộ cưỡi ngựa Việt Nam)
Huyện Hòa Vang
2023-2030
4
Trung tâm huấn luyện Đấu kiếm quốc tế tại Đà Nẵng
Thành phố Đà Nẵng
2030-2050
5
Trung tâm huấn luyện và đào tạo Taekwondo khu vực miền Trung tại thành phố Đà Nẵng
Thành phố Đà Nẵng
2030-2050
XXII
An sinh xã hội
1
Xây dựng Nhà dưỡng lão 1
Quận Cẩm Lệ
2023-2030
2
Xây dựng Nhà dưỡng lão 2 và 3
Huyện Hòa Vang
2030-2050
3
Cơ sở cai nghiện số 2
Huyện Hòa Vang
2030-2050
XXIII
Quốc phòng - an ninh
1
Doanh trại Trung đội Pháo Sơn Trà
Quận Sơn Trà
2023-2030
2
Kho K97
Huyện Hòa Vang
2023-2030
3
Kho xăng dầu Bộ Tư lệnh Biên phòng
Quận Sơn Trà
2023-2030
XXIV
Các khu đô thị
1
Khu đô thị sân bay
Quận Hải Châu, Thanh Khê, Cẩm Lệ
2030-2050
2
Khu đô thị Làng đại học
Quận Ngũ Hành Sơn
2023-2030
3
Khu đô thị ven sông phía Tây Nam Nhà máy nước Cầu Đỏ
Quận Cẩm Lệ
2023-2030
4
Khu vực đô thị sườn đồi
Huyện Hòa Vang
2023-2030
- Khu biệt thự sinh thái hồ Trước Đông
Huyện Hòa Vang
2023-2030
- Khu đô thị phía Tây đường tránh Nam hầm Hải Vân
Huyện Hòa Vang
2023-2030
- Khu đô thị phía Đông đường tránh Nam hầm Hải Vân
Huyện Hòa Vang
2023-2030
- Khu đô thị sinh thái phía Bắc đường Hoàng Văn Thái
Huyện Hòa Vang
2023-2030
- Khu đô thị Phước Hưng - Trước Đông
Huyện Hòa Vang
2023-2030
- Khu dân cư mới (bao gồm vệt 50m) dọc theo hai bên tuyến đường Hoàng Văn Thái đi Bà Nà - Suối Mơ
Huyện Hòa Vang
2023-2030
- Khu đô thị Tây Bắc sườn đồi (Khu đô thị thông minh Phi thuế quan quanh sườn đồi)
Huyện Hòa Vang
2023-2030
- Khu đô thị Đông Nam sườn đồi (Khu đô thị thông minh Phi thuế quan quanh sườn đồi)
Huyện Hòa Vang
2023-2030
5
Khu đô thị huyện lỵ Hòa Vang
Huyện Hòa Vang
2023-2030
6
Khu vực tiểu vùng Đông Nam Hoà Vang:
- Khu dân cư thương mại ven sông Hòa Phước
- Khu đô thị sinh thái Hòa Tiến
- Các nút dân cư khu vực Hòa Tiến
- Các nút dân cư khu vực Hòa Châu
Huyện Hòa Vang
2023-2030
XXV
Các dự án chỉnh trang đô thị, khu tái định cư, chung cư, nhà ở thương mại, nhà ở xã hội
1
Các cụm, khu tái định cư phục vụ giải tỏa các khu đô thị mới, các dự án đầu tư được xác định trong Quy hoạch thành phố và phục vụ giải tỏa theo chương trình mục tiêu Quốc gia Nông thôn mới giai đoạn 2022-2030
Quận Ngũ Hành Sơn, Cẩm Lệ, Liên Chiểu, Huyện Hòa Vang
2023-2030
2
Cải tạo, chỉnh trang đô thị khu vực phía Tây đường Trường Chinh (khu vực phía Nam đường CK55 và Khu dân cư phía Nam đường Lê Trọng Tấn)
Quận Cẩm Lệ
2023-2030
3
Nhà ở công nhân tại các khu, cụm công nghiệp; các chung cư, nhà ở xã hội
Toàn thành phố
2023-2030
- Nhà ở xã hội cho người có công với cách mạng
Toàn thành phố
2023-2025
- Nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp tại đô thị
Toàn thành phố
2023-2030
- Nhà ở xã hội cho công nhân
Toàn thành phố
2023-2030
XXVI
Các dự án tái thiết đô thị
Thí điểm các dự án tái thiết đô thị, hình thành các đô thị nén tại phường Bình Hiên (quận Hải Châu), phường Thanh Khê Đông (quận Thanh Khê), phường An Hải Tây (quận Sơn Trà)
Toàn thành phố
2023-2030
C
MỘT SỐ DỰ ÁN ĐÃ PHÊ DUYỆT CHỦ TRƯƠNG ĐẦU TƯ
I
DỰ ÁN DO TRUNG ƯƠNG ĐẦU TƯ VÀ HỖ TRỢ ĐẦU TƯ
1
Dự án đầu tư xây dựng Bến cảng Liên Chiểu thành phố Đà Nẵng - Phần CSHT dùng chung giai đoạn 1
Quận Liên Chiểu
2022-2030
2
Đường ven biển nối cảng Liên Chiểu giai đoạn 2
Quận Liên Chiểu
2022-2025
3
Mở rộng tuyến Quốc lộ 14B (giai đoạn 2)
Huyện Hòa Vang
2024-2027
4
Nâng cấp, mở rộng Cảng cá Thọ Quang thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2
Quận Sơn Trà
2025-2030
5
Doanh trại cơ quan Bộ Chỉ huy Quân sự thành phố
Thành phố Đà Nẵng
2023-2030
II
MỘT SỐ DỰ ÁN CỦA THÀNH PHỐ
1
Khu công viên chuyên đề, văn hóa, vui chơi giải trí kết hợp thương mại dịch vụ phía Đông Nam Đài tưởng niệm giai đoạn 2 (Asia Park)
Quận Hải Châu
2023-2030
2
Khu phức hợp y tế - giáo dục - chung cư cao cấp tại phường Mỹ An
Quận Ngũ Hành Sơn
2023-2030
3
Quần thể Khu đô thị du lịch Bà Nà - Suối Mơ (khu vực chân núi Bà Nà)
Huyện Hòa Vang
2023-2030
4
Khu biệt thự sinh thái hồ Trước Đông
Huyện Hòa Vang
2023-2030
5
Khu đô thị phía Tây đường tránh Nam hầm Hải Vân
Huyện Hoà Vang
2023-2030
6
Khu đô thị phía Đông đường tránh Nam hầm Hải Vân
Huyện Hoà Vang
2023-2030
7
Khu đô thị sinh thái phía Bắc đường Hoàng Văn Thái
Huyện Hoà Vang
2023-2030
D
CÁC DỰ ÁN ĐANG RÀ SOÁT, XỬ LÝ THEO CÁC KẾT LUẬN THANH TRA
I
Các dự án theo Kết luận Thanh tra số 2852/KL-TTCP ngày 02 tháng 11 năm 2012
1
Dự án Khu du lịch sinh thái Nam Ô
Quận Liên Chiểu
2023-2030
2
Khu du lịch nghỉ dưỡng và giải trí tổng hợp Làng Vân
Quận Liên Chiểu
2023-2030
II
Các dự án theo Kết luận Thanh tra số 269/KL-TTCP ngày 16 tháng 9 năm 2019
1
Tổ hợp Khu du lịch - dịch vụ cao cấp Sơn Trà (Sontra Resort&Spa)
Quận Sơn Trà
2023-2030
2
Khu nhà nghỉ và du lịch sinh thái Bãi Trẹm
Quận Sơn Trà
2023-2030
3
Khu Du lịch Bãi Bụt
Quận Sơn Trà
2023-2030
4
Khu du lịch sinh thái biển Bãi Bắc (Intercontinental)
Quận Sơn Trà
2023-2030
5
Khu du lịch sinh thái biển Tiên Sa
Quận Sơn Trà
2023-2030
6
Khu Du lịch Bãi Trẹm
Quận Sơn Trà
2023-2030
7
Khu Du lịch sinh thái, nhà nghỉ, dịch vụ tại Bán đảo Sơn Trà
Quận Sơn Trà
2023-2030
8
Khu Du lịch nghỉ dưỡng và biệt thự sinh thái cao cấp Ghềnh Đa - Mũi Nghê
Quận Sơn Trà
2023-2030
9
Khu du lịch sinh thái biển, biệt thự cao cấp Ghềnh Bàn - Bãi Đa
Quận Sơn Trà
2023-2030
10
Khu Du lịch ven biển và biệt thự sinh thái cao cấp Hồ Xanh
Quận Sơn Trà
2023-2030
11
Khu Du lịch nghỉ dưỡng sinh thái cao cấp Tây Nam Suối Đá
Quận Sơn Trà
2023-2030
12
Khu du lịch Biển Đông mở rộng (Dự án Khu du lịch Bãi Rạng)
Quận Sơn Trà
2023-2030
13
Khu du lịch sinh thái biển kết hợp nuôi trồng thủy sản
Quận Sơn Trà
2023-2030
Ghi chú: Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng cam kết không hợp thức hóa các sai phạm và chịu trách nhiệm toàn diện trước pháp luật, trước Thủ tướng Chính phủ về quá trình lập, thẩm định, phê duyệt chủ trương và quyết định đầu tư dự án tại mục C và D phụ lục này. Đối với các dự án tại Mục D, chỉ triển khai sau khi đã thực hiện đầy đủ các nội dung theo Kết luận thanh tra và được cấp có thẩm quyền chấp thuận, bảo đảm phù hợp các quy định hiện hành.
PHỤ LỤC XVII
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢN ĐỒ QUY HOẠCH THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG THỜI KỲ 2021-2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050
(Kèm theo Quyết định số 1287/QĐ-TTg ngày 02 tháng 11 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ)
TT
Tên bản đồ
Tỷ lệ
1
Sơ đồ phương án quy hoạch hệ thống đô thị, nông thôn thành phố Đà Nẵng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050
1:25.000
2
Sơ đồ phương án tổ chức không gian và phân vùng chức năng thành phố Đà Nẵng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050
1:25.000
3
Sơ đồ phương án phát triển kết cấu hạ tầng xã hội thành phố Đà Nẵng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050
3.1
Sơ đồ phương án phát triển Dịch vụ, du lịch
1:25.000
3.2
Bản đồ phương án phát triển Văn hóa, thể thao
1:25.000
3.3
Bản đồ phương án phát triển Khoa học công nghệ, Giáo dục đào tạo
1:25.000
3.4
Bản đồ phương án phát triển Y tế, An sinh xã hội
1:25.000
3.5
Sơ đồ phương án phát triển Khu công nghiệp, Cụm công nghiệp
1:25.000
4
Sơ đồ phương án phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật thành phố Đà Nẵng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050
4.1
Sơ đồ phương án phát triển kết cấu hạ tầng giao thông
1:25.000
4.2
Sơ đồ phương án phát triển Thoát nước mặt và Thủy lợi; Hệ thống cấp nước sinh hoạt; Thoát nước thải; Xử lý chất thải rắn và nghĩa trang
1:25.000
4.3
Sơ đồ phương án Mạng lưới cấp điện; Thông tin và truyền thông; Hạ tầng, dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt; Hệ thống cảng cá, khu neo đậu tránh trú cho tàu cá
1:25.000
5
Bản đồ phương án phân bổ và khoanh vùng các chỉ tiêu sử dụng đất thành phố Đà Nẵng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050
1:25.000
6
Bản đồ phương án thăm dò, khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên thành phố Đà Nẵng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050
1:25.000
7
Sơ đồ phương án bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, phòng, chống thiên tai và ứng phó biến đổi khí hậu thành phố Đà Nẵng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050
1:25.000
8
Sơ đồ phương án quy hoạch xây dựng vùng huyện thành phố Đà Nẵng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050
1:25.000 | {
"issuing_agency": "Thủ tướng Chính phủ",
"promulgation_date": "02/11/2023",
"sign_number": "1287/QĐ-TTg",
"signer": "Trần Hồng Hà",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thuong-mai/Quyet-dinh-7220-QD-BCT-2014-bo-sung-dia-diem-cua-hang-xang-dau-doc-tuyen-Quoc-lo-1-245236.aspx | Quyết định 7220/QĐ-BCT 2014 bổ sung địa điểm cửa hàng xăng dầu dọc tuyến Quốc lộ 1 | BỘ CÔNG THƯƠNG
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
Số: 7220/QĐ-BCT
Hà Nội, ngày 14 tháng 08 năm 2014
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BỔ SUNG, ĐIỀU CHỈNH ĐỊA ĐIỂM CỬA HÀNG XĂNG DẦU DỌC TUYẾN QUỐC LỘ 1 ĐOẠN QUA ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA, NGHỆ AN, BÌNH ĐỊNH THUỘC “QUY HOẠCH HỆ THỐNG CỬA HÀNG XĂNG DẦU DỌC TUYẾN QUỐC LỘ 1 ĐẾN NĂM 2020, CÓ XÉT ĐẾN NĂM 2025”
BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG
Căn cứ Nghị định số 95/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;
Căn cứ Quyết định số 1665/QĐ-BCT ngày 05 tháng 4 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc phê duyệt Quy hoạch hệ thống cửa hàng xăng dầu dọc tuyến Quốc lộ 1 đến năm 2020, có xét đến năm 2025;
Xét đề nghị của Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa tại Công văn số 5290/UBND-KTTC ngày 24 tháng 6 năm 2014 và Công văn số 6338/UBND-KTTC ngày 21 tháng 7 năm 2014; đề nghị của Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An tại Công văn số 4782/UBND-CNTM ngày 09 tháng 7 năm 2014; đề nghị của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định tại Công văn số 846/UBND-KTN ngày 11 tháng 3 năm 2014 và của Sở Công Thương Bình Định tại Công văn số 812/SCT-TM ngày 07 tháng 8 năm 2014 về việc bổ sung, điều chỉnh địa điểm cửa hàng xăng dầu dọc tuyến Quốc lộ 1 đoạn qua địa bàn tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Bình Định;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kế hoạch,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Bổ sung, điều chỉnh địa điểm xây dựng cửa hàng xăng dầu dọc tuyến Quốc lộ 1 đoạn qua các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Bình Định thuộc Quy hoạch hệ thống cửa hàng xăng dầu dọc tuyến Quốc lộ 1 đến năm 2020, có xét đến năm 2025, cụ thể như sau:
1. Bổ sung một cửa hàng kinh doanh xăng dầu loại III tại xã Hoàng Thịnh, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hoá (Km 6+960 đoạn cải tuyến Quốc lộ 1).
2. Bổ sung một cửa hàng kinh doanh xăng dầu loại III tại Km 20+100 Quốc lộ 1 (trái tuyến) đường tránh thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.
3. Chuyển vị trí cửa hàng xăng dầu loại III tại Km 456+860 (trái tuyến) sang vị trí tại lý trình Km 443+050 (phải tuyến) thuộc Quốc lộ 1 đoạn qua thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.
4. Bổ sung một cửa hàng kinh doanh xăng dầu loại III tại xã Mỹ Trinh, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định (Km 1168+085 (phải tuyến)).
Điều 2. Các nội dung khác được quy định tại Quyết định số 1665/QĐ-BCT ngày 05 tháng 4 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Công Thương phê duyệt Quy hoạch hệ thống cửa hàng xăng dầu dọc tuyến Quốc lộ 1 đến năm 2020, có xét đến năm 2025 không thay đổi; các vấn đề liên quan đến thủ tục đầu tư xây dựng cơ bản và bảo đảm an toàn hành lang đường bộ được thực hiện theo các quy định hiện hành của Nhà nước.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 4. Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng các Vụ: Kế hoạch, Thị trường trong nước, Giám đốc Sở Công Thương các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Bình Định và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Các Bộ: KHĐT, TC, GTVT;
- UBND tỉnh Thanh Hóa;
- UBND tỉnh Nghệ An;
- UBND tỉnh Bình Định;
- Website Bộ Công Thương;
- Lưu: VT, KH (2b)
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Đỗ Thắng Hải | {
"issuing_agency": "Bộ Công thương",
"promulgation_date": "14/08/2014",
"sign_number": "7220/QĐ-BCT",
"signer": "Đỗ Thắng Hải",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Nghi-dinh-114-2004-ND-CP-phe-chuan-dai-bieu-Hoi-dong-nhan-dan-tinh-duoc-bau-o-don-vi-bau-cu-so-02-so-luong-dai-bieu-tinh-Yen-Bai-nhiem-ky-2004-2009-73107.aspx | Nghị định 114/2004/NĐ-CP phê chuẩn đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh được bầu ở đơn vị bầu cử số 02 số lượng đại biểu tỉnh Yên Bái nhiệm kỳ 2004-2009 mới nhất | CHÍNH PHỦ
-----
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------
Số: 114/2004/NĐ-CP
Hà Nội, ngày 16 tháng 4 năm 2004
NGHỊ ĐỊNH
PHÊ CHUẨN SỐ ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH ĐƯỢC BẦU Ở ĐƠN VỊ BẦU CỬ SỐ 02 VÀ SỐ LƯỢNG ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH YÊN BÁI NHIỆM KỲ 2004-2009
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Điều 42 của Luật Bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Điều 9 Nghị định 19/2004/NĐ-CP ngày 10 tháng 1 năm 2004 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2003;
Theo đề nghị của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Yên Bái và Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc giảm số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh được bầu ở đơn vị bầu cử số 02 thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái,
NGHỊ ĐỊNH :
Điều 1. Phê chuẩn số đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh được bầu ở đơn vị bầu cử số 02 thành phố Yên Bái là 2 (hai) đại biểu; Số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh Yên Bái nhiệm kỳ 2004-2009 được bầu là 56 (năm mươi sáu) đại biểu.
Điều 2. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo và thay thế Nghị định 67/2004/NĐ-CP ngày 21 tháng 2 năm 2004 về tổ số đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh và số đại biểu được bầu ở đơn vị bầu cử số 02 thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái.
Điều 3. Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Yên Bái, Bộ trưởng Bộ Nội vụ và Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG
Phan Văn Khải | {
"issuing_agency": "Chính phủ",
"promulgation_date": "16/04/2004",
"sign_number": "114/2004/NĐ-CP",
"signer": "Phan Văn Khải",
"type": "Nghị định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bat-dong-san/Quyet-dinh-3489-QD-UBND-2020-Ke-hoach-su-dung-dat-huyen-Tran-Yen-tinh-Yen-Bai-nam-2021-472102.aspx | Quyết định 3489/QĐ-UBND 2020 Kế hoạch sử dụng đất huyện Trấn Yên tỉnh Yên Bái năm 2021 | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH YÊN BÁI
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 3489/QĐ-UBND
Yên Bái, ngày 31 tháng 12 năm 2020
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2021 CỦA HUYỆN TRẤN YÊN, TỈNH YÊN BÁI
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH YÊN BÁI
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Đất đai ngày 29 tháng 11 năm 2013;
Căn cứ Luật Quy hoạch ngày 24 tháng 11 năm 2017; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch năm 2018;
Căn cứ Nghị quyết 751/2019/UBTVQH14 ngày 16 tháng 8 năm 2019 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về giải thích một số điều của Luật Quy hoạch;
Căn cứ Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai; Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2017 của Chính phủ quy định sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai;
Căn cứ Thông tư số 29/2014/TT-BTNMT ngày 02 tháng 6 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
Căn cứ Văn bản số 1792/BTNMT-TCQLĐĐ ngày 03 tháng 4 năm 2020 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc lập, thẩm định và phê duyệt quy hoạch sử dụng đất cấp huyện thời kỳ 2021-2030 và kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện khi quy hoạch tỉnh chưa được phê duyệt;
Căn cứ Văn bản số 4744/BTNMT-TCQLĐĐ ngày 03 tháng 9 năm 2020 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc lập quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021 - 2030 và kế hoạch sử dụng đất năm 2021 cấp huyện;
Căn cứ các Nghị quyết: Số 53/2016/NQ-HĐND ngày 23 tháng 12 năm 2016; số 12/2017/NQ-HĐND ngày 10 tháng 4 năm 2017; số 32/2017/NQ-HĐND ngày 25 tháng 7 năm 2017; số 33/NQ-HĐND ngày 24 tháng 11 năm 2017; số 48/NQ-HĐND ngày 14 tháng 12 năm 2017; số 02/NQ-HĐND ngày 10 tháng 4 năm 2018; số 10/NQ-HĐND ngày 02 tháng 8 năm 2018; số 39/NQ-HĐND ngày 08 tháng 12 năm 2018; số 09/NQ-HĐND ngày 15 tháng 3 năm 2019; số 15/NQ-HĐND ngày 21 tháng 6 năm 2019; số 21/NQ-HĐND ngày 31 tháng 7 năm 2019; số 47/NQ-HĐND ngày 29 tháng 11 năm 2019; số 63/NQ-HĐND ngày 16 tháng 12 năm 2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh Yên Bái;
Xét đề nghị của Ủy ban nhân dân huyện Trấn Yên tại Tờ trình 346/TTr-UBND ngày 25 tháng 12 năm 2020 về việc phê duyệt kế hoạch sử dụng đất năm 2021 huyện Trấn Yên; của Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 1004/TTr-STNMT ngày 28 tháng 12 năm 2020.
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch sử dụng đất năm 2021 của huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái với các nội dung sau:
1. Phân bổ diện tích các loại đất trong kế hoạch sử dụng đất năm 2021
Phân bổ diện tích các loại đất trong năm kế hoạch đến từng đơn vị hành chính thể hiện tại Phụ biểu số 01 kèm theo Quyết định.
2. Kế hoạch thu hồi đất năm 2021
Kế hoạch thu hồi đất phân bổ đến từng đơn vị hành chính thể hiện tại Phụ biểu số 02 kèm theo Quyết định.
3. Kế hoạch chuyển mục đích sử dụng đất năm 2021
Kế hoạch chuyển mục đích sử dụng đất phân bổ đến từng đơn vị hành chính thể hiện tại Phụ biểu số 03 kèm theo Quyết định.
4. Danh mục các công trình thực hiện trong năm 2021
Danh mục các công trình thực hiện trong kế hoạch sử dụng đất trong năm 2021 của huyện Trấn Yên được thể hiện tại Phụ biểu số 04 kèm theo Quyết định.
Điều 2. Công bố công trình hủy bỏ ra khỏi kế hoạch sử dụng đất
Công bố hủy bỏ các công trình ra khỏi kế hoạch sử dụng đất của huyện Trấn Yên theo Khoản 7, Điều 49, Luật Đất đai năm 2013 được sửa đổi, bổ sung tại Điều 6 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch năm 2018 và theo đề nghị của Ủy ban nhân dân huyện Trấn Yên tại hồ sơ trình phê duyệt kế hoạch sử dụng đất năm 2021 thể hiện tại phụ biểu số 05 kèm theo Quyết định này.
Điều 3. Tổ chức thực hiện
Căn cứ vào Điều 1, Điều 2 của Quyết định này, Ủy ban nhân dân huyện Trấn Yên có trách nhiệm:
- Công bố công khai kế hoạch sử dụng đất; những công trình hủy bỏ ra khỏi kế hoạch sử dụng đất theo đúng quy định của pháp luật đất đai;
- Thực hiện thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất theo đúng kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt; thực hiện việc thẩm định, xét duyệt dự án, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất theo thẩm quyền, đúng kế hoạch sử dụng đất và quy định của pháp luật, Ủy ban nhân dân huyện Trấn Yên hoàn toàn chịu trách nhiệm về việc đảm bảo tính pháp lý, chính xác, điều kiện theo quy định của pháp luật đối với việc chuyển mục đích sử dụng đất của hộ gia đình cá nhân.
- Tổ chức thanh tra, kiểm tra, giám sát thường xuyên việc thực hiện kế hoạch sử dụng đất;
- Cập nhật nội dung kế hoạch sử dụng đất năm 2021 vào Quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021 - 2030 tầm nhìn đến năm 2050 của huyện Trấn Yên hiện đang triển khai thực hiện.
Điều 4. Quyết định có hiệu lực thực hiện kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Thủ trưởng các Sở: Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Xây dựng, Công thương, Giao thông vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Chủ tịch Ủy ban nhân huyện Trấn Yên; Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Trấn Yên; Thủ trưởng các cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Tổng cục Quản lý đất đai;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Chủ tịch UBND tỉnh (báo cáo);
- Các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- Công an tỉnh;
- Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh;
- HĐND, UBND huyện Trấn Yên;
- Báo Yên Bái, Đài PT và TH tỉnh;
- Cổng thông tin điện tử tỉnh;
- Phó Chánh VP UBND tỉnh (đ/c Tú);
- Lưu: VT, TNMT, TH, XD, NLN.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT.CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Thế Phước
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN | {
"issuing_agency": "Tỉnh Yên Bái",
"promulgation_date": "31/12/2020",
"sign_number": "3489/QĐ-UBND",
"signer": "Nguyễn Thế Phước",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Van-hoa-Xa-hoi/Quyet-dinh-110-QD-BXD-nhung-giai-phap-chu-yeu-chi-dao-dieu-hanh-120344.aspx | Quyết định 110/QĐ-BXD những giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành | BỘ XÂY DỰNG
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
Số: 110/QĐ-BXD
Hà Nội, ngày 26 tháng 01 năm 2011
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 02/NQ-CP NGÀY 09/01/2011 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU CHỈ ĐẠO, ĐIỀU HÀNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ – XÃ HỘI VÀ DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2011
BỘ TRƯỞNG BỘ XÂY DỰNG
Căn cứ Nghị định số 17/2008/NĐ-CP ngày 04/02/2008 của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng;
Căn cứ Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 09/01/2011 của Chính phủ về về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2011;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Kế hoạch - Tài chính,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Chương trình hành động của Bộ Xây dựng triển khai thực hiện Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 09/01/2011 của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2011.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ Xây dựng chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này và định kỳ gửi báo cáo tình hình triển khai thực hiện các nhiệm vụ được giao trước ngày 22 hàng tháng về Vụ Kế hoạch - Tài chính để tổng hợp, báo cáo Bộ trưởng./.
Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ trưởng, các Thứ trưởng;
- Bộ KH&ĐT;
- Như điều 3;
- Lưu VP, Vụ KHTC.
BỘ TRƯỞNG
Nguyễn Hồng Quân
CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG
VỀ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 02/NQ-CP NGÀY 09/01/2011 CỦA CHÍNH PHỦ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 110 /QĐ- BXD ngày 26 tháng 01 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng)
STT
Nội dung
Đơn vị chủ trì
Đơn vị phối hợp
Thời gian hoàn thành
I
Tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế
1
Tiếp tục duy trì hoạt động của Tổ thường trực theo dõi, đề xuất biện pháp xử lý những ảnh hưởng do biến động của giá vật liệu xây dựng và bất động sản
Tổ thường trực
Các Cục, Vụ và đơn vị có liên quan
Nhiệm vụ thường xuyên
2
Chỉ đạo triển khai chương trình cơ khí trọng điểm chế tạo thiết bị cho nhà máy xi măng, dự án chế tạo thiết bị cho nhà máy nhiệt điện công suất 600MW. Chỉ đạo thực hiện Quy hoạch phát triển công nghiệp xi măng Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, năm 2011 sản xuất đáp ứng đủ nhu cầu trong nước và dành một phần cho xuất khẩu.
Vụ VLXD
Các Cục, Vụ và đơn vị có liên quan
Nhiệm vụ thường xuyên
3
Chỉ đạo Tổng công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam và các doanh nghiệp sản xuất xi măng, vật liệu xây dựng thuộc Bộ đẩy mạnh sản xuất, đáp ứng nhu cầu của thị trường; tích cực tham gia vào việc bình ổn thị trường; tiếp tục phát triển, hoàn thiện hệ thống phân phối, lưu thông các sản phẩm VLXD đặc biệt là xi măng, thép
Vụ VLXD
Vụ KHTC
Nhiệm vụ thường xuyên
4
Tiếp tục rà soát, ban hành Danh mục các các sản phẩm vật liệu xây dựng, thiết bị xây dựng trong nước đã sản xuất được, đáp ứng yêu cầu chất lượng, thay thế hàng nhập khẩu và được ưu tiên sử dụng trong các dự án công trình sử dụng nguồn vốn ngân sách, trái phiếu Chính phủ; thực hiện việc kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện công tác quản lý chất lượng sản phẩm VLXD tại các cảng nhập
Vụ VLXD
Vụ KHCN, Thanh tra XD
2011
5
Chỉ đạo các doanh nghiệp thuộc Bộ tăng cường công tác tìm kiếm, mở rộng thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm vật liệu xây dựng ;
Vụ KHTC
Các Cục, Vụ và đơn vị có liên quan
Nhiệm vụ thường xuyên
6
Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc sử dụng ngân sách nhà nước; rà soát ưu tiên tập trung vốn đầu tư cho các công trình, dự án có hiệu quả có khả năng hoàn thành trong năm 2011,2012.
Vụ KHTC
Các Cục, Vụ và đơn vị có liên quan
Năm 2011
7
Theo dõi tiến độ, chất lượng, các vấn đề phát sinh đối với các dự án trọng điểm do Bộ làm chủ đầu tư và đề xuất hướng giải quyết
Vụ QLHĐXD
Vụ KHTC
Hàng tháng
II
Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế
1
Nghiên cứu, xây dựng đề án Đổi mới cơ chế quản lý đầu tư xây dựng
Vụ Pháp chế
Các Cục, Vụ và đơn vị có liên quan
Quý III/2011
2
Hoàn chỉnh Chương trình khung phát triển đô thị quốc gia giai đoạn 2011-2015 và 2016-2020, trình Thủ tướng Chính phủ và xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai thực hiện sau khi được phê duyệt
Cục PTĐT
Các Bộ, ngành và địa phương
Quý I/2011
3
Tổ chức rà soát, kiểm tra, đánh giá tình hình triển khai các dự án đầu tư xây dựng khu đô thị mới, phát hiện những bất cập và nghiên cứu các giải pháp để đảm bảo hệ thống hạ tầng kỹ thuật tại các khu đô thị mới phải được xây dựng đồng bộ và kết nối với hạ tầng kỹ thuật xung quanh.
Cục PTĐT
Cục QLN và các đơn vị liên quan
Năm 2011
4
Chỉ đạo các doanh nghiệp thuộc Bộ thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, nâng cao hiệu quả hoạt đọng và sức cạnh tranh của doanh nghiệp, bảo đảm tốc độ tăng trưởng bình quân đạt khoảng 12 -13% trong năm 2011.
Vụ KHTC
Ban ĐMPTDN, Vụ TCCB
Năm 2011
5
Tiếp tục thực hiện sắp xếp, đổi mới DNNN thuộc Bộ theo lộ trình đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
Ban ĐMPTDN
Vụ KHTC, Vụ TCCB
Năm 2011
III
Triển khai quy hoạch, tiếp tục nâng cao chất lượng nhân lực, đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ
1
Hoàn thiện, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực ngành Xây dựng đến năm 2020
Vụ TCCB
Các Cục, Vụ và đơn vị có liên quan
Quý II/2011
2
Tiếp tục chỉ đạo, tổ chức triển khai Chương trình xây dựng ký túc xá cho sinh viên
Cục QLN&TTBĐS
Bộ Tài Chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các Cục, Vụ và đơn vị có liên quan
2.1
Đôn đốc, kiểm tra tình hình thực hiện các dự án nhà ở sinh viên đã và đang triển khai thuộc 28 địa phương và 02 Bộ: Quốc phòng, Công an
Năm 2011
2.2
Tổ chức sơ kết Chương trình đầu tư xây dựng nhà ở cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề thuê giai đoạn 2009-2010:
Quý I năm 2011
2.3
Tổ chức Đoàn công tác liên ngành đôn đốc, kiểm tra tiến độ và chất lượng đầu tư xây dựng nhà ở cho sinh viên thuộc 28 địa phương và 02 Bộ: Quốc phòng, Công an
Quý III năm 2011;
xây dựng kế hoạch ứng vốn trái phiếu Chính phủ năm 2012 bổ sung cho các dự án nhà ở sinh viên để kết thúc Chương trình giai đoạn 2009-2010:
Quý III năm 2011
2.4
Hướng dẫn thực hiện quản lý vận hành các dự án nhà ở sinh viên đã hoàn thành và đưa vào sử dụng:
Quý IV năm 2011
2.5
Xây dựng, trình TTCP Chính phủ phê duyệt Chương trình đầu tư xây dựng nhà ở cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề thuê giai đoạn 2011-2015
Quý II năm 2011
3
Tập trung chỉ đạo hoàn chỉnh đồ án Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; hoàn thành, tổ chức thẩm định, trình TTCP phê duyệt 05 đồ án quy hoạch xây dựng vùng liên tỉnh và 08 đồ án quy hoạch xây dựng dọc các tuyến cao tốc
4
Tổ chức kiểm tra tình hình thực hiện các đồ án quy hoạch xây dựng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; tập trung rà soát các quy hoạch xây dựng vùng tỉnh, tiếp tục kiểm tra, đôn đốc các địa phương đẩy nhanh tiến độ phủ kín quy hoạch nông thôn mới theo Chương trình của Chính phủ; tập trung chỉ đạo, đôn đốc công tác quy hoạch xây dựng nông thôn.
Vụ KTQH
UBND các tỉnh, thành phố và đơn vị liên quan
Năm 2011
5
Tổ chức triển khai thực hiện đề án “Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý xây dựng và phát triển đô thị đối với công chức lãnh đạo chuyên môn đô thị các cấp giai đoạn 2010-2015”
Học viện Đào tạo các bộ quản lý XD&ĐT
Vụ TCCB và các đơn vị liên quan
Năm 2011 và các năm tiếp theo
IV
Bảo đảm an sinh xã hội gắn với thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững, nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khoẻ, bảo đảm đời sống văn hoá, tinh thần của nhân dân
1
Tiếp tục triển khai Chương trình đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân lao động tại các khu công nghiệp thuê theo Nghị quyết số 18/NQ-CP ngày 20/4/2009 của Chính phủ và QĐ số 66/2009/QĐ-TTg của TTCP
Cục QLN&TTBĐS
Bộ Tài Chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các địa phương liên quan
1.1
Trình Chính phủ cho phép tiếp tục thực hiện các ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế VAT đối với các dự án đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân thuê:
Quý I năm 2011
1.2
hướng dẫn, tháo gỡ vướng mắc trong trình tự, thủ tục cho vay ưu đãi đối với các dự án đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân thuê
Quý I năm 2011
1.3
Tổ chức hội thảo xúc tiến đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân tại các địa phương trọng điểm.
Quý III năm 2011
1.4
Tổ chức Đoàn công tác liên ngành đôn đốc, kiểm tra đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân thuê tại các địa phương trọng điểm
Quý III/2011
1.5
Nghiên cứu, trình Chính phủ phê duyệt Chương trình đầu tư xây dựng nhà ở công nhân lao động tại các khu công nghiệp thuê giai đoạn 2011-2015:
Quý IV năm 2011
2
Tiếp tục triển khai Chương trình đầu tư xây dựng nhà ở cho người thu nhập thấp tại khu vực đô thị
Cục QLN&TTBĐS
Bộ Tài Chính, Bộ KH&ĐT, các địa phương liên quan
Tháng 12/2011
2.1.
Phối hợp với Bộ KH&ĐT, Bộ TC trình Chính phủ cho phép tiếp tục thực hiện các ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế VAT đối với các dự án đầu tư xây dựng nhà ở cho người thu nhập thấp tại khu vực đô thị:
Quý I năm 2011
2.2
Phối hợp với các Bộ: Tài Chính, Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng phát triển Việt Nam hướng dẫn, tháo gỡ vướng mắc trong trình tự, thủ tục cho vay ưu đãi đối với các dự án đầu tư xây dựng nhà ở cho người thu nhập thấp tại khu vực đô thị:;
Quý I năm 2011
2.3
Tổ chức hội thảo xúc tiến đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân, nhà ở cho người có thu nhập thấp tại các địa phương trọng điểm
Quý II năm 2011
2.4
Tổ chức Đoàn công tác liên ngành đôn đốc, kiểm tra đầu tư xây dựng nhà ở cho người thu nhập thấp tại khu vực đô thị tại các địa phương trọng điểm:
Quý III năm 2011
2.5
Xây dựng, trình Chính phủ phê duyệt Chương trình đầu tư xây dựng quỹ nhà ở xã hội giai đoạn 2011-2015
Quý IV năm 2011
3
Tiếp tục triển khai Chương trình xây dựng cụm, tuyến dân cư và nhà ở vùng ngập lũ đồng bằng Sông Cửu Long giai đoạn 2; hoàn thành cơ bản tôn nền và đắp bờ bao các dự án cụm, tuyến dân cư
Cục QLN&TTBĐS
Các Bộ, Ngành và địa phương có liên quan
Tháng 12/2011
4
Chương trình hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở theo Quyết định 167/2008/QĐ-TTg ngày 12/12/2008 của Thủ tướng CP: Hoàn thành hỗ trợ nhà ở cho các hộ nghèo còn lại theo Đề án phê duyệt của các địa phương.
Cục QLN&TTBĐS
Các Bộ, Ngành và địa phương có liên quan
Tháng 12/2011
V
Tăng cường công tác phòng, chống thiên tai, bảo vệ môI trường và ứng phó với biến đổi khí hậu
1
Hoàn thành, trình TTCP Đề án Nghiên cứu phát triển các đô thị Việt Nam ứng phó với biến dổi khí hậu
Cục PTĐT
Các Cục, Vụ và đơn vị có liên quan
Tháng 12/2011
2
Nghiên cứu, xây dựng Đề án Hỗ trợ nâng cao điều kiện an toàn nhà ở trọng khu vực thường xuyên có lũ lụt tại các tỉnh Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung
Cục QLN&TTBĐS
Bộ NN&PTNT, Bộ KH&ĐT, Bộ TC, Ngân hàng CSXH, UBND các tỉnh miền Trung
Tháng 4/2011
3
Nghiên cứu các mẫu thiết kế nhà ở điển hình, các công trình hạ tầng xã hội cho các xã trong khu vực thường xuyên bị ảnh hưởng thiên tai
Viện KTQHĐT&NT
Các Cục, Vụ và đơn vị có liên quan
Tháng 12/2011
4
Tổ chức triển khai thực hiện Chương trình chống thất thu, thất thoát nước tại các đô thị; Chương trình xử lý chất thải rắn giai đoạn 2011-2020; xây dựng quy hoạch hệ thống thoát nước, nước thải
4.1
Tiếp tục chỉ đạo tổ chức triển khai các dự án đầu tư xây dựng hệ thống cấp và thoát nước tại các đô thị.
Cục Hạ tầng kỹ thuật
UBND các tỉnh, thành phố
4.2
Hoàn thành dự thảo, trình Chính phủ Nghị định về quản lý và sử dụng chung cơ sở hạ tầng kỹ thuật liên ngành.
Cục Hạ tầng kỹ thuật
Bộ Tài chính, Bộ Thông tin&TT, Bộ Công thương
Tháng 9/2011
4.3
Chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện Quy hoạch về cấp nước, thoát nước, quy hoạch chất thải rắn của các Vùng kinh tế trọng điểm.
Cục Hạ tầng kỹ thuật
UBND các tỉnh, thành phố
Năm 2011
4.4
Lập Quy hoạch tổng thể hệ thống xử lý chất thải rắn y tế nguy hại
VIAP, VIWASSEN
Cục Hạ tầng kỹ thuật
Quý II/2011
4.5
Lập Quy hoạch thoát nước và xử lý nước thải của các đô thị, khu công nghiệp thuộc lưu vực sông Cầu và sông Nhuệ - Đáy và sông Đồng Nai.
VIAP
Cục Hạ tầng kỹ thuật
Quý IV/2011
4.6
Lập Quy hoạch quản lý chất thảI rắn cho vùng thuộc lưu vực sông Cầu và sông Nhuệ - Đáy và sông Đồng Nai.
VIAP, ĐH Kiến trúc Hà Nội
Cục Hạ tầng kỹ thuật
Quý IV/2011
VI
Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, đẩy mạnh cảI cáh hành chính, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, thực hành tiếp kiệm, chống lãng phí, tăng cường phòng, chống tham nhũng
1
Xây dựng và đôn đốc triển khai thực hiện Chương trình xây dựng các văn bản QPPL năm 2011
Vụ Pháp chế
Các Cục, Vụ và đơn vị có liên quan
Năm 2011
2
Rà soát, sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách về đầu tư xây dựng, giấy phép xây dựng, quản lý đầu tư xây dựng khu đô thị; tăng cường công tác hướng dẫn, kiểm tra, quản lý đối với việc cấp giấy phép xây dựng, quản lý chất lượng công trình
2.1.
Hoàn thành Dự thảo Luật đô thị
Cục PTĐT
Các Cục, Vụ và đơn vị có liên quan
Tháng 12/2011
2.2.
Hoàn thành, trình Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 02/2006/NĐ-CP ngày 05/01/2006 về việc ban hành Quy chế khu đô thị mới
Cục PTĐT
Các Cục, Vụ và đơn vị có liên quan
Tháng 6/2011
2.3.
Hoàn thành, trình Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 46/2005/NĐ-CP ngày 06/4/2005 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thanh tra xây dựng
Thanh tra xây dựng
Thanh tra Chính phủ, Bộ Nội vụ
Năm 2011
2.4
Hoàn thành, trình Chính phủ ban hành Nghị định hướng dẫn về giấy phép xâyd ựng và quản lý xây dựng theo giấy phép xây dựng
Vụ HĐXD
Các Cục, Vụ và đơn vị liên quan
Quý IV/2011
2.5
Hoàn thành, trình Chính phủ ban hành Nghị định quản lý chất lượng công trình xây dựng thay thế cho Nghị định số 209/2004/NĐ-CP và Nghị định số 49/2008/NĐ-CP
Cục Giám định
Các Cục, Vụ và đơn vị liên quan
Quý IV/2011
2.6
Hoàn thành, trình Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 153/2007/NĐ-CP ngày 15/10/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Kinh doanh bất ạông sản
Cục QLN&TTBĐS
Các Cục, Vụ và đơn vị liên quan
Tháng 6/2011
3
Hoàn thiện cơ chế, chính sách về quản lý chi phí xây dựng công trình và hệ thống định mức kinh tế – kỹ thuật, định mức chi phí xây dựng.
Vụ KTXD
Viện KTXD và các đơn vị liên quan
Năm 2011
4
Nâng cao năng lực quản lý hợp đồng trong hoạt động xây dựng
Vụ KTXD
Vụ QLHĐXD và các đơn vị liên quan
Năm 2011
5
Xây dựng cơ sở dữ liệu giá xây dựng, công bố chỉ số giá xây dựng. Công bố suất vốn đầu tư xây dựng công trình
Vụ KTXD
Viện KTXD và các đơn vị liên quan
Hàng quý
6
Tiếp tục xác định các chỉ tiêu đánh giá thị trường BĐS, định giá BĐS thống nhất từ TW đến địa phương
Cục QLN&TTBĐS
Cạc Cục, Vụ, đơn vị liên quan
Năm 2011
7
Tổ chức rà soát, kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện các dự án đầu tư xây dựng khu đô thị mới
Cục PTĐT
Cục QLN TTBĐS; TTXD và các đơn vị có liên quan
Năm 2011
8
Tiếp tục đẩy mạnh cải cách, đơn giản hoá các thủ tục hành chính, tạo điều kiện thông thoáng cho các doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất sinh doanh và đầu tư phát triển
Tổ Đề án 30 VP Bộ
Các đơn vị liên quan
Năm 2011
VII
Về tổ chức thực hiện
Theo chức năng, nhiệm vụ được giao, các Cục, Vụ và đơn vị thuộc Bộ xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện, định kỳ báo cáo kết quả, tình hình thực hiện về Vụ Kế hoạch Tài chính trước ngày 22 hàng tháng để tổng hợp, báo cáo Bộ trưởng
Các Cục, Vụ, đơn vị thuộc Bộ | {
"issuing_agency": "Bộ Xây dựng",
"promulgation_date": "26/01/2011",
"sign_number": "110/QĐ-BXD",
"signer": "Nguyễn Hồng Quân",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Dau-tu/Quyet-dinh-315-QD-BTC-nam-2012-phe-duyet-De-an-mo-hinh-quan-ly-dau-tu-xay-dung-145012.aspx | Quyết định 315/QĐ-BTC năm 2012 phê duyệt Đề án mô hình quản lý đầu tư xây dựng | BỘ TÀI CHÍNH
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 315/QĐ-BTC
Hà Nội, ngày 17 tháng 02 năm 2012
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN MÔ HÌNH QUẢN LÝ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TRONG NỘI BỘ NGÀNH TÀI CHÍNH
BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH
Căn cứ Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản số 38/2009/QH12 ngày 19/6/2009 của Quốc hội;
Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27/11/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Căn cứ Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;
Căn cứ Thông tư số 03/2009/TT-BXD ngày 26/3/2009 của Bộ Xây dựng quy định chi tiết một số nội dung của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ Tài chính,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án mô hình quản lý đầu tư xây dựng trong nội bộ ngành Tài chính (Đề án kèm theo).
Điều 2. Tổ chức thực hiện
1. Giao Vụ Tổ chức cán bộ chủ trì, phối hợp với Vụ Kế hoạch - Tài chính:
1.1. Trình Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Quyết định thành lập Ban Quản lý các dự án Bộ Tài chính, Ban Quản lý các dự án Tổng cục; Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Quản lý các dự án.
1.2. Tuyển chọn, điều động, xét tuyển, thi tuyển cán bộ, công chức theo quy định của Bộ Tài chính để đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ của Ban Quản lý các dự án Bộ Tài chính.
2. Giao Vụ Kế hoạch - Tài chính:
2.1. Trình Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Quy chế quy định về nhiệm vụ, quyền hạn và mối liên hệ giữa các đơn vị trong quản lý, thực hiện đầu tư xây dựng theo mô hình đã được phê duyệt.
2.2. Xem xét, báo cáo Bộ trưởng Bộ Tài chính về nhân sự Ban Quản lý các dự án Tổng cục do các Tổng cục đề xuất, đảm bảo đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ Chủ đầu tư.
2.3. Hướng dẫn việc chuyển giao, bàn giao công việc, hồ sơ, tài liệu giữa các đơn vị, các cấp quản lý khi thực hiện mô hình quản lý đầu tư xây dựng đã được phê duyệt.
3. Giao Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, Tổng cục trưởng Tổng cục Dự trữ Nhà nước:
3.1. Tuyển chọn, điều động, xét tuyển, thi tuyển cán bộ, công chức theo quy định của Bộ Tài chính để đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ của Ban Quản lý các dự án Tổng cục.
3.2. Đề xuất nhân sự Ban Quản lý các dự án Tổng cục, báo cáo Bộ Tài chính (qua Vụ Kế hoạch - Tài chính) xem xét, có ý kiến trước khi quyết định theo thẩm quyền.
3.3. Thực hiện đúng các quy định, quy chế của Bộ Tài chính ban hành liên quan đến tổ chức quản lý, thực hiện đầu tư xây dựng.
4. Thủ trưởng các đơn vị khác thuộc Bộ Tài chính có trách nhiệm:
4.1. Tuyển chọn, điều động, xét tuyển, thi tuyển cán bộ, công chức theo quy định của Bộ Tài chính để đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ về đầu tư xây dựng được giao.
4.2. Thực hiện đúng các quy định, quy chế của Bộ Tài chính ban hành liên quan đến tổ chức quản lý, thực hiện đầu tư xây dựng.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Chánh Văn phòng Bộ và Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Lãnh đạo Bộ;
- Các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ;
- Lưu VT, Vụ KHTC.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Phạm Sỹ Danh
ĐỀ ÁN
MÔ HÌNH QUẢN LÝ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TRONG NỘI BỘ NGÀNH TÀI CHÍNH
(Kèm theo Quyết định số 315/QĐ-BTC ngày 17/02/2012 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)
Phần thứ nhất.
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TRONG THỜI GIAN QUA
Trong thời gian qua, công tác quản lý đầu tư xây dựng tại các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ Tài chính đã đạt được một số kết quả nhất định để thực hiện chiến lược hiện đại hoá ngành, cải cách thủ tục hành chính, góp phần quan trọng hoàn thành nhiệm vụ chính trị được Đảng, Nhà nước giao cho ngành Tài chính. Tuy nhiên, tiến độ thực hiện công tác đầu tư xây dựng cơ bản trong ngành (bao gồm cả hoạt động mua sắm theo các dự án thuộc Bộ) còn rất chậm so với kế hoạch, yêu cầu đã được phê duyệt, cá biệt có những dự án trọng điểm, quan trọng của ngành không được triển khai, tháo gỡ kịp thời làm ảnh hưởng đến nhiệm vụ chính trị của ngành. Thực trạng công tác quản lý đầu tư xây dựng của ngành thể hiện qua các nội dung sau:
1. Tình hình thực hiện đầu tư xây dựng giai đoạn 2006-2010:
Thực hiện quy hoạch đầu tư xây dựng của từng đơn vị, hệ thống thuộc Bộ đã được Bộ trưởng phê duyệt, kết quả trong giai đoạn 2006-2010 đã thực hiện đầu tư 1.207 công trình, trong đó: 641 công trình đã hoàn thành đưa vào sử dụng, 566 công trình trong giai đoạn thực hiện và chuẩn bị đầu tư. Tổng số vốn đầu tư bố trí kế hoạch là 8.886.768 triệu đồng; khối lượng thực hiện 8.539.250 triệu đồng; giải ngân 7.908.394 triệu đồng:
- Hệ thống Thuế: 501 dự án với tổng vốn đầu tư 3.728 tỷ đồng (hoàn thành 245 dự án, đang triển khai 256 dự án).
- Hệ thống Hải quan: 169 dự án với tổng số vốn đầu tư 1.180 tỷ đồng (hoàn thành 73 dự án, đang triển khai 96 dự án).
- Hệ thống Kho bạc Nhà nước: 506 dự án với tổng số vốn đầu tư 3.007 tỷ đồng (cơ bản hoàn thành hệ thống trụ sở làm việc, đang triển khai 127 dự án).
- Hệ thống Dự trữ Nhà nước: 18 dự án với tổng số vốn đầu tư 390 tỷ đồng (đang triển khai).
- Khối Ủy ban Chứng khoán Nhà nước: 02 dự án với tổng số vốn đầu tư 203 tỷ đồng (hoàn thành 01 dự án, đang triển khai 01 dự án).
- Khối Giáo dục - đào tạo: 11 dự án với tổng số vốn đầu tư 378 tỷ đồng (đang triển khai).
2. Phân cấp quản lý đầu tư xây dựng hiện nay:
2.1. Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định đầu tư xây dựng các dự án (trừ các dự án thực hiện phân cấp cho Thủ trưởng các đơn vị quy định tại mục 2.2, 2,3, 2.4, 2.5 dưới đây).
2.2. Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan và Tổng Giám đốc Kho bạc Nhà nước quyết định đầu tư xây dựng các dự án nhóm B (dưới 500 tỷ đồng) và nhóm C (dưới 30 tỷ đồng). Riêng đối với Tổng cục Thuế: Tổng cục trưởng quyết định phân cấp cho Cục trưởng các Cục thuế quyết định đầu tư xây dựng các dự án từ 15 tỷ đồng trở xuống.
2.3. Tổng cục trưởng Tổng cục Dự trữ Nhà nước quyết định đầu tư xây dựng các dự án kho dự trữ tuyến 2, dự án trụ sở làm việc nhóm B (dưới 500 tỷ đồng) và nhóm C (dưới 30 tỷ đồng).
2.4. Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước quyết định đầu tư xây dựng các dự án nhóm C (dưới 30 tỷ đồng).
2.5. Giám đốc Học viện Tài chính, Hiệu trưởng các trường thuộc Bộ, Thủ trưởng các đơn vị còn lại thuộc Bộ và Chủ đầu tư (cấp tỉnh) quyết định đầu tư xây dựng các dự án dưới 1 tỷ đồng.
3. Mô hình quản lý đầu tư xây dựng hiện nay:
3.1. Về cấp quyết định đầu tư: Tuỳ theo từng nhóm công trình, dự án được thực hiện phân cấp quyết định đầu tư như tại mục 2 nêu trên.
3.2. Về Chủ đầu tư: Thực hiện giao nhiệm vụ Chủ đầu tư theo cấp hành chính (Thủ trưởng đơn vị các cấp), trong đó không thực hiện giao nhiệm vụ Chủ đầu tư cho các đơn vị cấp huyện. Ngoài ra, một số công trình trọng điểm thực hiện giao nhiệm vụ Chủ đầu tư cho các đơn vị có đủ năng lực, đội ngũ thực hiện.
3.3. Về quản lý dự án: Các Chủ đầu tư được thành lập Ban quản lý dự án (có thể trực tiếp quản lý dự án) hoặc thuê đơn vị tư vấn thực hiện nhiệm vụ quản lý dự án để giúp Chủ đầu tư thực hiện dự án.
4. Số lượng cán bộ làm công tác quản lý đầu tư xây dựng hiện nay:
4.1. Bộ Tài chính (Vụ Kế hoạch - Tài chính): 13 người.
4.2. Hệ thống Thuế: 70 người, trong đó tại Tổng cục Thuế (Vụ Tài vụ quản trị) là 11 người.
4.3. Hệ thống Hải quan: 54 người, trong đó tại Tổng cục Hải quan (Vụ Tài vụ quản trị) là 13 người.
4.4. Hệ thống Kho bạc Nhà nước: 99 người, trong đó tại Kho bạc Nhà nước (Vụ Tài vụ quản trị) là 12 người.
4.5. Hệ thống Dự trữ Nhà nước: 56 người, trong đó tại Tổng cục Dự trữ Nhà nước (Vụ Tài vụ quản trị) là 10 người.
4.6. Hệ thống Ủy ban Chứng khoán Nhà nước: 8 người.
4.7. Khối Giáo dục-đào tạo: 10 người.
5. Nhu cầu đầu tư xây dựng giai đoạn 2011-2015:
5.1. Hệ thống Thuế:
Quy hoạch đầu tư xây dựng trụ sở giai đoạn 2011-2015, gồm tổng số 230 công trình (143 xây dựng mới, 87 cải tạo sửa chữa), tổng mức đầu tư dự kiến 7.720 tỷ đồng (năm 2012: 77 công trình; năm 2013: 62 công trình; năm 2014: 46 công trình; năm 2015: 45 công trình). Đặc biệt có một số dự án có quy mô, tính chất phức tạp, liên quan đến nhiều đơn vị sử dụng và có tổng mức đầu tư lớn như: dự án trụ sở Tổng cục Thuế, Trường Bồi dưỡng cán bộ ngành Tài chính tại Thừa Thiên Huế - giai đoạn 2 (Dự án nhóm A); Dự án trụ sở Cục Thuế Hà Nội (xây mới), Hải Phòng, Đà Nẵng (dự án nhóm B)...
5.2. Hệ thống Hải quan:
- Quy hoạch đầu tư xây dựng trụ sở giai đoạn 2011-2015, gồm tổng số 233 công trình (152 xây dựng mới, 81 cải tạo sửa chữa), tổng mức đầu tư dự kiến 5.112 tỷ đồng (năm 2011: 80 công trình; năm 2012: 53 công trình; năm 2013: 42 công trình; năm 2014: 42 công trình; năm 2015: 16 công trình). Đặc biệt có một số dự án có quy mô, tính chất phức tạp, có tổng mức đầu tư lớn như: dự án trụ sở Cục Hải quan Thành phố Hồ Chí Minh; Đà Nẵng; Trường Hải Quan Việt Nam;
- Quy hoạch mạng lưới địa điểm kiểm tra tập trung hàng hóa xuất nhập khẩu (dự kiến): 25 dự án.
5.3. Hệ thống Kho bạc Nhà nước:
Quy hoạch đầu tư xây dựng trụ sở giai đoạn 2011-2015, gồm tổng số 216 công trình (131 xây dựng mới, 85 cải tạo sửa chữa), tổng mức đầu tư dự kiến 2.111 tỷ đồng (năm 2011: 94 công trình; năm 2012: 42 công trình năm 2013: 29 công trình; năm 2014: 22 công trình; năm 2015: 29 công trình). Có một số dự án lớn như: Trường Bồi dưỡng cán bộ ngành Tài chính tại Thành phố Hồ Chí Minh (dự án nhóm A), dự án Kho bạc nhà nước Hà Nội tại 36 Trần Hưng Đạo...
5.4. Hệ thống Dự trữ Nhà nước:
- Quy hoạch đầu tư xây dựng kho: Tiếp tục đầu tư để hoàn thành dứt điểm 18 dự án kho đang triển khai. Ngoài ra, giai đoạn 2011-2015 còn phải thực hiện Quy hoạch chi tiết mạng lưới kho (dự kiến 75 dự án) theo Quy hoạch tổng thể hệ thống kho đã được Thủ trướng Chính phủ phê duyệt.
- Quy hoạch hệ thống trụ sở: Tổng cục Dự trữ Nhà nước đang lập Quy hoạch trình Bộ phê duyệt theo chỉ đạo của Bộ, theo đó nhu cầu đầu tư xây dựng trụ sở làm việc của hệ thống Dự trữ Nhà nước trong thời gian tới là rất lớn.
5.5. Khối Giáo dục-đào tạo:
a. Học viện Tài chính:
- Năm 2011-2015: Cơ bản hoàn thành dự án mở rộng Học viện Tài chính tại khu 11 ha Đông Ngạc, Từ Liêm - Hà Nội gồm: nhà Hiệu bộ, Giảng đường, lớp học, Thư viện, Viện nghiên cứu, Viện khoa học, Cơ sở hạ tầng, sân thể thao và một số hạng mục phụ trợ.
- Năm 2015- 2016: Cải tạo sửa chữa khu cũ tại Đông Ngạc (thời gian triển khai song song với việc thực hiện đầu tư tại khu Đô thị mới đại học, khi sắp hoàn thành dự án mở rộng Học viện tại khu Đô thị mới).
- Đến năm 2020: Ổn định cơ sở vật chất, đủ điều kiện giảng dạy, học tập, nghiên cứu theo mô hình hiện đại, chất lượng, đáp ứng yêu cầu hội nhập.
b. Trường Cao đẳng Tài chính - Hải quan:
- Năm 2011: Thực hiện đền bù giải toả, lập dự án đầu tư, thiết kế dự toán đầu tư xây dựng trường tại khu đất 35 ha (phường Long Phước - Quận 9).
- Năm 2012- 2015: Cơ bản hoàn thành dự án đầu tư xây dựng, ổn định cơ sở vật chất, đủ điều kiện giảng dạy, học tập theo quy mô đào tạo được duyệt.
c. Trường Cao đẳng Tài chính - Quản trị kinh doanh:
- Năm 2011: Thực hiện thủ tục xin đất, đền bù tại hai khu đất mở rộng (tại xã Trưng Trắc, Văn Lâm, Hưng Yên); lập dự án đầu tư, thiết kế dự toán.
- Năm 2012- 2015: Cơ bản hoàn thành dự án mở rộng trường, ổn định cơ sở vật chất, đủ điều kiện giảng dạy, học tập theo quy mô đào tạo được duyệt.
d. Trường Đại học Tài chính - Kế toán (Quảng Ngãi):
- Năm 2011: Thực hiện thủ tục xin đất, đền bù giải phóng mặt bằng, lập dự án đầu tư, thiết kế dự toán dự án mở rộng (giai đoạn 3).
- Năm 2012 - 2015: Cơ bản hoàn thành dự án mở rộng (giai đoạn 3) gồm: nhà Hiệu bộ, Giảng đường, lớp học, khu thể thao, ổn định cơ sở vật chất, đủ điều kiện giảng dạy, học tập theo quy mô đào tạo được duyệt.
đ. Trường Đại học Tài chính - Marketing:
- Dự án đầu tư tại 2/4 Trần Xuân Soạn: Hoàn thành dự án giai đoạn 2011-2014.
- Dự án đầu tư mở rộng tại khu 35 ha (phường Long Phước - Quận 9):
+ Năm 2011: Hoàn tất thủ tục xin đất, đền bù, thi tuyển kiến trúc, lập dự án đầu tư, thiết kế dự toán.
+ Năm 2012 - 2015: Cơ bản hoàn thành dự án mở rộng, ổn định cơ sở vật chất, đủ điều kiện giảng dạy, học tập theo quy mô đào tạo được duyệt.
e. Trường Bồi dưỡng cán bộ ngành Tài chính tại Thừa Thiên - Huế:
Triển khai dự án giai đoạn 2 gồm các khu học tập, khu ký túc xá học viên, khu nghỉ ngơi của giảng viên và chuyên gia; nhà thể thao đa năng, hoàn chỉnh các hạng mục sân thể thao ngoài trời, sân đường, bồn hoa... (theo Quyết định số 3500/QĐ-BTC ngày 31/10/2007 của Bộ trưởng Bộ Tài chính).
f. Trường Bồi dưỡng cán bộ ngành Tài chính tại Thành phố Hồ Chí Minh và Bồi dưỡng cán bộ ngành Tài chính tại Hưng Yên:
- Năm 2011: Hoàn tất thủ tục xin đất, đền bù giải phóng mặt bằng, lập dự án đầu tư, thiết kế dự toán.
- Năm 2012 - 2015: Cơ bản hoàn thành dự án đầu tư xây dựng, đủ điều kiện giảng dạy, học tập theo quy mô giai đoạn 1 được duyệt.
g. Trường Hải quan Việt Nam: Giai đoạn 2011-2015: Hoàn thành dự án đầu tư xây dựng, đủ điều kiện giảng dạy, học tập theo quy mô giai đoạn được duyệt.
* Đánh giá chung công tác quản lý đầu tư xây dựng của ngành:
1. Những thuận lợi:
- Sự quan tâm chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ, các cơ quan chức năng; nguồn lực tài chính của các đơn vị cơ bản đáp ứng được nhu cầu trước mắt... nên trong thời gian qua các đơn vị đã từng bước tổ chức và triển khai xây dựng các công trình trụ sở làm việc, kho tàng, trường học... đáp ứng nhiệm vụ chuyên môn được giao.
- Bộ đã thực hiện phân cấp mạnh mẽ, tạo sự chủ động cho các Tổng cục trưởng, các chủ đầu tư trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện; nâng cao trách nhiệm, quyền hạn và gắn trách nhiệm của chủ đầu tư với người sử dụng công trình; đảm bảo tính gắn kết giữa chủ đầu tư với các cơ quan có thẩm quyền tại địa phương trong công tác đầu tư xây dựng.
- Các dự án sử dụng vốn NSNN thì chủ đầu tư do người quyết định đầu tư quyết định trước khi lập dự án đầu tư từ đó tạo điều kiện cho phép cấp quyết định đầu tư chủ động trong việc lựa chọn chủ đầu tư cho phù hợp; Các chủ đầu tư có thể thành lập bộ máy (Ban Quản lý dự án) hoặc thuê đơn vị thực hiện giúp các công việc trong công tác đầu tư xây dựng.
2. Những hạn chế:
- Số lượng dự án cũng như tiến độ thực hiện nhiều dự án còn rất chậm, thực hiện chưa đạt so với mục tiêu, yêu cầu của Lãnh đạo Bộ, kế hoạch hiện đại hoá đã được phê duyệt, còn để tồn dư dự toán ngân sách lớn, trong đó tập trung chủ yếu là của hệ thống Thuế và Hải quan.
- Việc phân cấp và ủy quyền chưa quy định rõ ràng, cụ thể trách nhiệm cũng như về khen thưởng, kỷ luật đối với từng cấp, từng chủ đầu tư trong quá trình tổ chức triển khai; đồng thời việc phân cấp quá nhanh và mạnh như trong thời gian qua đã dẫn tới tình trạng đội ngũ cán bộ thực hiện nhiệm vụ này chưa được củng cố, bổ sung theo yêu cầu dẫn đến việc tổ chức triển khai thực hiện chưa tạo động lực thúc đẩy tổ chức thực hiện nhiệm vụ. Thực tế các chủ đầu tư đều là những cán bộ, công chức thực hiện nhiệm vụ chuyên môn tài chính với khối lượng công việc chuyên môn lớn, không có nhiều kinh nghiệm, kiến thức cũng như chuyên môn về đầu tư xây dựng; các chủ đầu tư thực hiện theo chế độ kiêm nhiệm, trong khi các thủ tục, chính sách, chế độ về đầu tư rất nhiều, thường xuyên thay đổi. Từ đó dẫn đến tiến độ thực hiện các dự án thường xuyên kéo dài, thời gian hoàn thành không đúng quy định; đặc biệt việc tuân thủ các thủ tục đầu tư của nhiều chủ đầu tư còn thiếu sót, sai phạm; chất lượng lập và phê duyệt dự án đầu tư, báo cáo kinh tế-kỹ thuật, thiết kế-tổng dự toán còn hạn chế, số dự án phải điều chỉnh tổng mức đầu tư, tiến độ, bổ sung thay đổi thiết kế trong giai đoạn 2006-2010 là 562 dự án.
- Thực tế lực lượng cán bộ có chuyên môn kỹ thuật về xây dựng vừa yếu và thiếu tại các đơn vị, trong khi đại đa số các chủ đầu tư đều phải thực hiện theo phương án kiêm nhiệm quản lý dự án (trực tiếp quản lý dự án) vì không đủ điều kiện về trình độ chuyên môn, số lượng để thành lập Ban quản lý dự án riêng. Ngoài ra, theo quy định tại Điều 44, Nghị đinh số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 thì trường hợp Chủ đầu tư không đủ điều kiện quản lý dự án được thuê đơn vị tư vấn quản lý dự án và điều kiện năng lực của đơn vị tư vấn quản lý dự án (hạng 2) phải có tối thiểu 20 kiến trúc sư, kỹ sư, kỹ sư kinh tế phù hợp với yêu cầu của dự án trong đó có ít nhất 2 kỹ sư kinh tế. Do vậy, thực tế triển khai tại các đơn vị không tuyển chọn được đơn vị tư vấn quản lý dự án có đủ năng lực chuyên môn cũng như phẩm chất chính trị như: Cục Thuế Thành phố. Hồ Chí Minh tuyển chọn 03 năm vẫn không tuyển được, tại các tỉnh gần như không có đơn vị tư vấn chuyên nghiệp để tuyển chọn...
Phần thứ hai.
PHƯƠNG ÁN MÔ HÌNH QUẢN LÝ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TRONG THỜI GIAN TỚI
1. Sự cần thiết phải thay đổi phương thức tổ chức thực hiện đầu tư xây dựng trong ngành:
Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng công tác tổ chức thực hiện đầu tư các công trình xây dựng nêu trên, cần thiết phải thay đổi phương thức tổ chức thực hiện trên một số bất cập, hạn chế như sau:
- Theo yêu cầu hiện đại hoá, cải cách công tác quản lý trong các đơn vị thuộc Bộ Tài chính thời gian tới là rất lớn, như: yêu cầu Hải quan điện tử, trang bị máy soi, triển khai các điểm kiểm tra hàng hóa XNK, triển khai thuế thu nhập cá nhân, tư vấn thuế, triển khai Tabmis ... Việc hiện đại hoá công nghệ quản lý phải được thực hiện đồng thời hoặc sau khi cơ sở hạ tầng xây dựng được thực hiện xong. Do vậy, công tác đầu tư xây dựng phải luôn luôn đi trước một bước thì mới có thể áp dụng công nghệ quản lý hiện đại được.
- Việc giữ nguyên mô hình quản lý, thực hiện đầu tư xây dựng như hiện nay là không đáp ứng yêu cầu trong điều kiện phải đẩy nhanh công tác đầu tư, hiện đại hoá ngành cũng như giải ngân nguồn vốn ngân sách đã được bố trí.
- Theo quy định tại Điều 44, Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 thì trường hợp Chủ đầu tư không đủ điều kiện quản lý dự án được thuê đơn vị tư vấn quản lý dự án và điều kiện năng lực của đơn vị tư vấn quản lý dự án (hạng 2) phải có tối thiều 20 kiến trúc sư, kỹ sư, kỹ sư kinh tế phù hợp với yêu cầu của dự án trong đó có ít nhất 2 kỹ sư kinh tế. Như vậy, việc lựa chọn được đơn vị tư vấn quản lý dự án là rất khó, nhất là đối với các địa phương không phải là các trung tâm, đô thị lớn.
- Với việc phân cấp mạnh mẽ như hiện nay, lực lượng công chức quản lý đầu tư rất mỏng; hiểu biết pháp luật về lĩnh vực đầu tư xây dựng còn nhiều hạn chế lại phải thực hiện theo chế độ kiêm nhiệm (hình thức Chủ đầu tư tự thành lập Ban Quản lý dự án để thực hiện), không có tính chuyên nghiệp và ít được quan tâm bồi dưỡng, đào tạo.
- Thực tế như hiện nay, Chủ đầu tư quản lý nhiều công trình có tính chất khác nhau và phải thực hiện từ khâu lập kế hoạch, chuẩn bị đầu tư, thẩm tra hồ sơ dự án, thiết kế; dự toán, tổng dự toán; kế hoạch và tổ chức đấu thầu, tổ chức thực hiện dự án, lập quyết toán dự án hoàn thành... và quyết định phê duyệt dự án, thiết kế; dự toán, tổng dự toán; kết quả đấu thầu, quyết toán dự án hoàn thành theo phân cấp của Bộ. Trong khi không có chuyên môn về đầu tư xây dựng và phải thực hiện nhiệm vụ chuyên môn rất nặng nề nên dễ dẫn đến sai phạm trong đầu tư, ảnh hưởng đến tiến độ triển khai.
- Thực trạng đội ngũ cán bộ công chức thực hiện nhiệm vụ quản lý đầu tư tại các Tổng cục hiện nay vừa mỏng, yếu về chuyên môn, không có kinh nghiệm nhiều về thực tế triển khai các dự án, phần nhiều chỉ tập trung giải quyết các thủ tục hành chính. Do vậy, nếu giữ nguyên như hiện nay thì khả năng đáp ứng các yêu cầu, mục tiêu trong công tác đầu tư là không thể thực hiện được theo đúng yêu cầu về tiến độ.
2. Về quan điểm và nguyên tắc thực hiện phương thức quản lý đầu tư các công trình xây dựng:
a. Về quan điểm:
- Việc thay đổi mô hình quản lý đầu tư xây dựng không làm ảnh hưởng đến nhiệm vụ chuyên môn nghiệp vụ của các đơn vị.
- Xây dựng các Ban Quản lý dự án chuyên nghiệp, có năng lực triển khai thực hiện các dự án phức tạp, có yêu cầu cao về xây dựng và lắp đặt thiết bị trong ngành Tài chính.
- Việc thay đổi phương thức tổ chức thực hiện phải đảm bảo đồng bộ với phân cấp trong đầu tư xây dựng, để phát huy hiệu quả, hiệu lực trong tổ chức triển khai thực hiện.
- Phương án đề xuất phải đảm bảo mục tiêu trước mắt cũng như lâu dài; đảm bảo đáp ứng thực hiện được các nhiệm vụ trong thời gian tới theo yêu cầu của các cơ quan chức năng; đảm bảo tính hiệu quả, ổn định, phù hợp với mô hình hiện tại và tình hình thực tế khi triển khai.
- Việc tổ chức triển khai phương án tập trung có thể thực hiện trong một giai đoạn nhất định để nhằm xây dựng bộ máy, đào tạo, nâng cao chuyên môn cũng như kinh nghiệm trong công tác quản lý đầu tư, sau đó chuyển giao lại cho các đơn vị, hệ thống tiếp tục triển khai.
- Phải đảm bảo tính đồng bộ trong hệ thống nói riêng cũng như trong toàn ngành Tài chính nói chung. Bộ máy tổ chức thực hiện phải đảm bảo gọn nhẹ, linh hoạt trong quá trình thực hiện, ít ảnh hưởng nhất tới các hoạt động bình thường của các dự án khác, các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ khác.
- Việc tổ chức triển khai phải được sự chỉ đạo thống nhất, quyết liệt, công khai, minh bạch đối với tất cả các cấp quản lý (từ Lãnh đạo Bộ đến các đơn vị trực tiếp); phân định rõ quyền hạn, trách nhiệm và phải đảm bảo quy định cụ thể về khen thưởng, kỷ luật trong quá trình triển khai.
b. Về nguyên tắc:
- Phải đảm bảo tuân thủ theo đúng các quy định hiện hành về quản lý đầu tư và xây dựng của Luật Xây dựng, Luật Đầu tư và các hướng dẫn của các cơ quan chức năng. Cụ thể: đảm bảo tuân thủ các trình tự, thủ tục trong đầu tư xây dựng, bộ máy tổ chức thực hiện từng bước đáp ứng theo quy định.
- Phải đảm bảo thực hiện theo đúng quy định của Luật Ngân sách nhà nước trong việc giao dự toán, thông báo vốn, sử dụng, quyết toán nguồn vốn.
- Đảm bảo thực hiện theo đúng quy định của Luật Đất đai: Việc giao quyền sử dụng được thực hiện giao cho đơn vị sử dụng công trình, Ban quản lý dự án, Chủ đầu tư chỉ thực hiện công tác đầu tư xây dựng trên đất được giao theo đúng quy định.
- Đảm bảo thực hiện theo các văn bản hướng dẫn về quản lý tài sản nhà nước giao: Trong quá trình tổ chức thực hiện, Chủ đầu tư và Ban quản lý phải tổ chức hạch toán kế toán, theo dõi đầy đủ tài sản hình thành. Sau khi công trình được cấp có thẩm quyền phê duyệt phải có Quyết định điều chuyển, bàn giao tài sản cho đơn vị sử dụng theo đúng quy định.
- Việc đầu tư xây dựng công trình: Chủ đầu tư, Ban quản lý phải phối hợp chặt chẽ với đơn vị sử dụng công trình nhằm đáp ứng đầy đủ các điều kiện cơ sở vật chất, phù hợp với công năng sử dụng của đơn vị sử dụng.
- Định kỳ hoặc đột xuất phải có báo cáo đánh giá quá trình tổ chức triển khai thực hiện. Các đơn vị được giao nhiệm vụ phải tuyệt đối tuân thủ quy định về chế độ báo cáo cũng như kịp thời kiến nghị với Lãnh đạo Bộ về những bất cập, đề xuất phương án giải quyết.
3. Về mô hình thực hiện trong thời gian tới:
3.1. Tại Bộ Tài chính:
a. Thành lập Ban Quản lý các dự án đầu tư xây dựng Bộ Tài chính (viết tắt là BQL các DA Bộ Tài chính) để thực hiện nhiệm vụ Chủ đầu tư đối với các dự án:
- Các dự án quan trọng thúc đẩy cải cách, hiện đại hóa ngành Tài chính.
- Các dự án có tổng mức đầu tư trên 300.000 triệu đồng của hệ thống Thuế, hệ thống Hải quan và các đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ.
- Các dự án khác do Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định (trong trường hợp cần thiết).
b. BQL các DA Bộ Tài chính là đơn vị thuộc Vụ Kế hoạch - Tài chính (độc lập với nhiệm vụ quản lý ngành về đầu tư xây dựng), thực hiện nhiệm vụ cụ thể do Bộ trưởng giao trong một thời gian nhất định, sau khi hoàn thành nhiệm vụ sẽ giải thể. BQL các DA Bộ Tài chính có tài khoản, con dấu riêng để đảm bảo hoạt động.
Tổ chức bộ máy của BQL các DA Bộ Tài chính khoảng 30 người (trong đó cán bộ của Vụ Kế hoạch - Tài chính khoảng 15 người), cơ cấu như sau:
- Trưởng Ban: 01 người.
- Phó Trưởng Ban: 03 người.
- Bộ phận kỹ thuật: 10-15 người (trong đó có cán bộ kỹ thuật của đơn vị sử dụng công trình).
- Bộ phận tài chính, kế toán, hành chính: 10-12 người (trong đó có cán bộ tài chính, kế toán, hành chính của đơn vị sử dụng công trình).
- Trường hợp thành lập Ban Quản lý dự án để giúp Chủ đầu tư (BQL các DA Bộ Tài chính) thực hiện từng dự án cụ thể thì thành phần Lãnh đạo Ban Quản lý dự án có Lãnh đạo BQL các DA Bộ Tài chính làm Trưởng ban, đại diện Lãnh đạo đơn vị quản lý, sử dụng công trình làm Phó Trưởng ban; các thành viên Ban Quản lý dự án gồm cán bộ được Chủ đầu tư cử tham gia và các cán bộ quản lý đầu tư, tài chính, tài sản tại đơn vị quản lý, sử dụng công trình.
3.2. Tại cơ quan các Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan, Tổng cục Dự trữ Nhà nước:
a. Thành lập Ban Quản lý các dự án đầu tư xây dựng Tổng cục Thuế, Ban Quản lý các dự án đầu tư xây dựng Tổng cục Hải quan, Ban Quản lý các dự án đầu tư xây dựng Tổng cục Dự trữ Nhà nước (viết tắt là BQL các DA Tổng cục) để thực hiện nhiệm vụ Chủ đầu tư các dự án của hệ thống:
- Trong hệ thống Thuế, hệ thống Hải quan:
+ Các dự án quan trọng thúc đẩy cải cách, hiện đại hóa trong hệ thống.
+ Các dự án có tổng mức đầu tư từ 100.000 triệu đồng đến 300.000 triệu đồng của từng hệ thống.
- Trong hệ thống Dự trữ Nhà nước: Các dự án kho dự trữ tuyến 1.
Ngoài ra, trong trường hợp cần thiết, căn cứ tình hình thực tế, Tổng cục trưởng Tổng cục (Thuế, Hải quan, Dự trữ Nhà nước) sẽ quyết định giao BQL các DA Tổng cục thực hiện nhiệm vụ Chủ đầu tư đối với dự án khác trong hệ thống.
b. BQL các DA Tổng cục là đơn vị thuộc Vụ Tài vụ quản trị (độc lập với nhiệm vụ quản lý ngành về đầu tư xây dựng), thực nhiệm nhiệm vụ cụ thể do Tổng cục trưởng giao trong một thời gian nhất định, sau khi hoàn thành nhiệm vụ sẽ giải thể. BQL các DA Tổng cục có tài khoản, con dấu riêng để đảm bảo hoạt động.
Tổ chức bộ máy của BQL các DA Tổng cục tương tự như tổ chức bộ máy của BQL các DA Bộ Tài chính, số lượng cán bộ tùy thuộc vào số lượng các công trình thực hiện trong từng giai đoạn.
Trường hợp thành lập Ban Quản lý dự án để giúp Chủ đầu tư (BQL các DA Tổng cục) thực hiện từng dự án cụ thể thì thành phần Lãnh đạo Ban Quản lý dự án có Lãnh đạo BQL các DA Tổng cục làm Trưởng ban, đại diện Lãnh đạo đơn vị quản lý, sử dụng công trình làm Phó Trưởng ban; các thành viên Ban Quản lý dự án gồm cán bộ được Chủ đầu tư cử tham gia và các cán bộ quản lý đầu tư, tài chính, tài sản tại đơn vị quản lý, sử dụng công trình.
3.3. Các dự án đầu tư xây dựng khác (không thuộc các tiêu chí nêu trên):
- Tổ chức thực hiện như hiện nay (giao cho Thủ trưởng các đơn vị cấp tỉnh, liên tỉnh trực tiếp thực hiện nhiệm vụ Chủ đầu tư, không giao nhiệm vụ Chủ đầu tư cho cấp huyện, chi cục).
- Từng bước tăng cường đội ngũ cán bộ, luân chuyển, luân phiên các cán bộ có kinh nghiệm của các Chủ đầu tư nêu trên để tăng cường cho các đơn vị gặp khó khăn trong quá trình tổ chức thực hiện.
3.4. Chủ đầu tư xây dựng công trình:
- BQL các DA Bộ Tài chính là Chủ đầu tư đối với các dự án quy định tại điểm a, mục 3.1 nêu trên.
- BQL các DA Tổng cục là Chủ đầu tư đối với các dự án quy định tại điểm a, mục 3.2 nêu trên.
- Các dự án khác: Người quyết định đầu tư quyết định Chủ đầu tư (không giao Chủ đầu tư đối với cấp Chi cục).
4. Nhiệm vụ, quyền hạn và mối liên hệ giữa các đơn vị:
4.1. Người (cấp) quyết định đầu tư:
a. Giai đoạn chuẩn bị đầu tư:
- Phê duyệt danh mục kế hoạch và mức vốn bố trí cho dự án.
b. Giai đoạn thực hiện đầu tư:
- Phê duyệt Dự án đầu tư (hoặc báo cáo kinh tế - kỹ thuật); quyết định điều chỉnh Dự án đầu tư (hoặc báo cáo kinh tế - kỹ thuật).
- Phê duyệt nguồn vốn đảm bảo thực hiện dự án xây dựng công trình.
- Quyết định Chủ đầu tư xây dựng công trình.
- Phê duyệt kế hoạch đấu thầu và giải quyết kiến nghị trong đấu thầu.
c. Giai đoạn kết thúc đầu tư và bàn giao công trình:
- Phê duyệt quyết toán vốn đầu tư hoàn thành dự án do mình quyết định đầu tư.
- Quyết định điều chuyển tài sản hình thành sau khi quyết toán công trình được duyệt từ Chủ đầu tư sang đơn vị quản lý, sử dụng theo quy định.
4.2. Chủ đầu tư (BQL các DA Bộ Tài chính, BQL các DA Tổng cục):
a. Giai đoạn chuẩn bị đầu tư:
- Phê duyệt dự toán chuẩn bị đầu tư.
- Lập và trình Người (cấp) quyết định đầu tư phê duyệt: nhiệm vụ thiết kế, kế hoạch tổ chức thi tuyển phương án kiến trúc.
- Tổ chức thực hiện thi tuyển phương án kiến trúc.
b. Giai đoạn thực hiện đầu tư:
- Quyết định thành lập Ban Quản lý dự án (viết tắt là BQLDA) đối với từng công trình để giúp Chủ đầu tư thực hiện các nhiệm vụ theo các nội dung tại mục 4.3 dưới đây.
- Cử cán bộ kỹ thuật tham gia các vị trí trong BQLDA.
- Thẩm định, phê duyệt thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán.
- Quyết định phê duyệt điều chỉnh thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán (không vượt tổng mức đầu tư).
- Thực hiện ký kết hoặc ủy quyền bằng văn bản cho BQLDA ký kết đối với một số hợp đồng quan trọng gồm: hợp đồng xây lắp và hợp đồng liên quan đến công nghệ thông tin.
- Phê duyệt hồ sơ mời thầu, phê duyệt kết quả đấu thầu, quyết định xử lý tình huống trong đấu thầu và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.
- Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định.
c. Giai đoạn kết thúc đầu tư và bàn giao công trình:
- Ký nghiệm thu công trình xây dựng để bàn giao, đưa vào sử dụng.
- Thẩm tra, trình Người (cấp) quyết định đầu tư phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành.
- Lập, trình Người (cấp) quyết định đầu tư quyết định chuyển giao tài sản cho đơn vị sử dụng công trình.
4.3. BQLDA (đối với từng dự án do BQL các DA thực hiện):
BQLDA do Chủ đầu tư (BQL các DA) thành lập, là đơn vị trực thuộc Chủ đầu tư có nhiệm vụ giúp Chủ đầu tư theo quyền hạn, nhiệm vụ do Chủ đầu tư giao. Cụ thể như sau:
a. Giai đoạn chuẩn bị đầu tư:
Trong giai đoạn này, BQLDA chưa được thành lập, các công việc do cơ quan nghiệp vụ chuyên môn, Chủ đầu tư thực hiện.
b. Giai đoạn thực hiện đầu tư:
b.1. Về công tác lập hồ sơ thiết kế dự toán:
- Tổ chức quản lý, đôn đốc đơn vị tư vấn thiết kế lập hồ sơ thiết kế dự toán các hạng mục công trình.
- Tổ chức quản lý hồ sơ thiết kế dự toán các hạng mục công trình.
- Nghiệm thu hồ sơ thiết kế dự toán và trình Chủ đầu tư phê duyệt theo đúng quy định của pháp luật.
b.2. Công tác lựa chọn nhà thầu:
- Tổ chức lập kế hoạch đấu thầu, hồ sơ mời thầu trình cấp quyết định đầu tư và Chủ đầu tư phê duyệt.
- Tổ chức lựa chọn nhà thầu theo kế hoạch đấu thầu được phê duyệt.
- Trình Chủ đầu tư phê duyệt kết quả đấu thầu.
- Tổ chức thương thảo và ký kết hợp đồng với các nhà thầu. Đối với các hợp đồng quan trọng, bao gồm: hợp đồng xây lắp và hợp đồng liên quan đến công nghệ thông tin, BQLDA trình Chủ đầu tư ký kết hoặc xem xét chấp thuận ủy quyền bằng văn bản trước khi ký kết.
b.3. Tổ chức quản lý thi công xây dựng các hạng mục công trình theo đúng quy định của pháp luật.
b.4. Phối hợp đơn vị tư vấn giám sát kiểm tra các điều kiện khởi công công trình xây dựng theo quy định của pháp luật.
b.5. Phối hợp với các đơn vị tư vấn giám sát kiểm tra năng lực của nhà thầu theo đúng quy định của hồ sơ dự thầu, hợp đồng xây dựng và quy định của pháp luật:
- Kiểm tra về nhân lực, thiết bị thi công của nhà thầu thi công xây dựng công trình đưa vào công trường.
- Kiểm tra hệ thống quản lý chất lượng của nhà thầu thi công xây dựng công trình.
- Kiểm tra giấy phép sử dụng các máy móc, thiết bị, vật tư có yêu cầu an toàn phục vụ thi công xây dựng công trình.
- Kiểm tra phòng thí nghiệm và các cơ sở sản xuất vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng phục vụ thi công xây dựng của nhà thầu thi công xây dựng công trình...
b.6. Phối hợp đơn vị tư vấn giám sát kiểm tra và giám sát chất lượng vật tư, vật liệu và thiết bị lắp đặt vào công trình do nhà thầu thi công xây dựng công trình cung cấp, bao gồm:
- Kiểm tra giấy chứng nhận chất lượng của nhà sản xuất, kết quả thí nghiệm vật liệu của các phòng thí nghiệm hợp chuẩn.
- Kiểm tra kết quả kiểm định chất lượng vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng, thiết bị đã được các tổ chức và cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận trước khi đưa vào xây dựng công trình.
b.7. Phối hợp đơn vị tư vấn giám sát kiểm tra và giám sát trong quá trình thi công xây dựng công trình, bao gồm:
- Kiểm tra biện pháp thi công của nhà thầu thi công xây dựng công trình.
- Nếu phát hiện sai sót, bất hợp lý về thiết kế công trình phải yêu cầu nhà thầu thiết kế xử lý trước khi trình chủ đầu tư phê duyệt điều chỉnh.
- Chủ trì, phối hợp với các bên liên quan giải quyết những vướng mắc, phát sinh trong quá trình thi công xây dựng công trình.
- Tập hợp, kiểm tra tài liệu nghiệm thu công việc xây dựng, bộ phận công trình, giai đoạn thi công xây dựng, nghiệm thu thiết bị, nghiệm thu hoàn thành từng hạng mục công tình xây dựng và hoàn thành công trình xây dựng.
- Xác nhận bản vẽ hoàn công.
- Tổ chức nghiệm thu công trình xây dựng kịp thời sau khi có phiếu yêu cầu nghiệm thu của nhà thầu thi công: Nghiệm thu từng công việc xây dựng, bộ phận công trình xây dựng, từng giai đoạn trong quá trình thi công xây dựng; Nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, tổ chức trình Chủ đầu tư nghiệm thu công trình xây dựng để đưa vào sử dụng.
- Khi có nghi ngờ về chất lượng công trình, trình chủ đầu tư duyệt tổ chức kiểm định lại chất lượng bộ phận công trình, hạng mục công trình và công trình xây dựng;
- Bàn giao công trình hoàn thành đưa vào sử dụng cho Chủ đầu tư.
b.8. Quản lý khối lượng và tiến độ thi công:
- Theo dõi, giám sát tiến độ thi công xây dựng công trình theo tiến độ thi công được Chủ đầu tư phê duyệt. Trường hợp xét thấy tổng tiến độ bị kéo dài thì phải báo cáo Chủ đầu tư để xử lý.
- Giám sát, xác nhận khối lượng thi công xây dựng với nhà thầu thi công xây dựng, tư vấn giám sát theo thời gian hoặc giai đoạn thi công và đối chiếu với khối lượng thiết kế được duyệt để làm cơ sở nghiệm thu, thanh toán theo hợp đồng.
- Khi có khối lượng phát sinh ngoài thiết kế, dự toán xây dựng công trình được duyệt thì phải báo cáo Chủ đầu tư xem xét để quyết định.
- Phối hợp đơn vị tư vấn giám sát kiểm tra giám sát công tác an toàn lao động và thực hiện bảo vệ môi trường xây dựng của các nhà thầu.
b.9. Tổ chức nghiệm thu cấu kiện, hạng mục công trình, tạm ứng, thanh toán khối lượng hoàn thành theo tiến độ thi công và nguồn vốn được cấp:
- Phê duyệt hồ sơ tạm ứng, thanh toán theo khối lượng hoàn thành.
- Tạm ứng, thanh toán giá trị khối lượng công việc đã thực hiện cho các nhà thầu theo hợp đồng.
b.10. Tổ chức công tác kế toán của BQLDA theo đúng quy định của nhà nước và thực hiện hoàn chỉnh hồ sơ quyết toán công trình, báo cáo Chủ đầu tư thẩm tra trình Bộ tổng hợp báo cáo Bộ Tài chính (cơ quan tài chính) thẩm định.
b.11. Lập dự toán chi phí quản lý dự án trình Chủ đầu tư phê duyệt, quản lý và sử dụng chi phí quản lý dự án theo đúng chế độ quy định của nhà nước về quản lý tài chính, tài sản.
b.12. Tổ chức thực hiện các quyết định và chịu sự thanh tra, kiểm tra của Bộ Tài chính và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
b.13. Thực hiện các công việc của dự án theo đúng chính sách, chế độ nhà nước quy định; Các vấn đề ngoài thẩm quyền phải báo cáo Chủ đầu tư quyết đinh trước khi tổ chức triển khai thực hiện.
b.14. Được ký hợp đồng với các tổ chức, cá nhân để giúp BQLDA thực hiện triển khai dự án.
b.15. Được nhận trực tiếp vốn để tạm ứng, thanh toán cho các nhà thầu theo hợp đồng kinh tế đã ký kết và thanh toán các khoản chi phí khác.
b.16. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ đầu tư giao.
c. Giai đoạn kết thúc đầu tư và bàn giao công trình:
- Nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, chuẩn bị hồ sơ và trình Chủ đầu tư nghiệm thu công trình xây dựng để đưa vào sử dụng.
- Lập báo cáo quyết toán dự án hoàn thành với đầy đủ nội dung và đảm bảo thời gian quy định.
- Lập báo cáo quyết toán chi phí hoạt động BQLDA hàng năm theo quy định hiện hành của nhà nước.
- Trình duyệt quyết toán đúng quy định, chịu trách nhiệm về tính chính xác đối với số liệu, tính pháp lý đối với tài liệu trong hồ sơ trình duyệt quyết toán dự án hoàn thành.
- Cung cấp đầy đủ tài liệu liên quan đến quyết toán dự án hoàn thành theo yêu cầu của cơ quan thẩm tra (kiểm toán).
- Chuẩn bị hồ sơ bàn giao công trình hoàn thành đưa vào sử dụng cho BQL các DA (Chủ đầu tư).
4.4. Đơn vị sử dụng công trình và cơ quan quản lý:
a. Đối với đơn vị trực tiếp tiếp nhận quản lý, sử dụng công trình:
- Chịu trách nhiệm toàn diện về các thủ tục liên quan về giao đất để thực hiện đầu tư dự án với các cơ quan tại địa phương.
- Chịu trách nhiệm làm việc với các cơ quan địa phương: chứng chỉ quy hoạch, thoả thuận PCCC, cấp nước, môi trường, thẩm định dự án, giải phóng mặt bằng và xin giấy phép xây dựng.
- Đề xuất nhu cầu xây dựng (mục tiêu xây dựng), kiến trúc tổng thể (quy mô đầu tư, diện tích xây dựng, chiều cao tầng), công năng của từng hạng mục (số lượng phòng ban, dây truyền sử dụng, các yêu cầu về chuyên môn nghiệp vụ)... với BQLDA, với BQL các DA (Chủ đầu tư).
- Cử Lãnh đạo đơn vị làm Phó Trưởng BQLDA và các cán bộ có liên quan tham gia BQLDA. Tổ chức triển khai nhiệm vụ của BQLDA theo đúng chức năng, nhiệm vụ được giao.
- Đề xuất và cân đối, bố trí, bổ sung các nguồn vốn.
- Chịu trách nhiệm tiếp nhận, quản lý, sử dụng và hạch toán, theo dõi tài sản nhà nước giao theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước.
b. Đối với cơ quan quản lý cấp trên của đơn vị trực tiếp tiếp nhận quản lý, sử dụng công trình:
- Tham gia ý kiến cụ thể về quy mô xây dựng, kiến trúc tổng thể, công năng của từng hạng mục, tổng mức đầu tư và nguồn vốn... đảm bảo phù hợp với nhiệm vụ chuyên môn với BQLDA, với BQL các DA (Chủ đầu tư).
- Thực hiện giám sát quá trình tổ chức triển khai dự án, kịp thời có ý kiến với Chủ đầu tư trong quá trình thực hiện dự án.
- Cử người tham gia trực tiếp BQLDA.
* Tóm lại, thực hiện mô hình quản lý đầu tư xây dựng nêu trên sẽ:
- Tập trung triển khai dứt điểm các công trình xây dựng của ngành để làm cơ sở triển khai các công nghệ quản lý hiện đại hoá.
- Đảm bảo từng bước đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án, góp phần giải ngân kinh phí đã bố trí cho nhiệm vụ xây dựng.
- Tăng cường công tác chỉ đạo, điều hành trực tiếp và thống nhất trong các cấp có thẩm quyền, giảm bớt các cấp trung gian, giảm thủ tục hành chính trong việc quyết định, phê duyệt cũng như kịp thời tháo gỡ những vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện (thực tế phát sinh rất nhiều do thủ tục trong xây dựng rất phức tạp không thể cụ thể hoá được ngay từ đầu).
- Phân định rõ được trách nhiệm của các cấp trong công tác đầu tư (cấp quyết định đầu tư, Chủ đầu tư, Ban Quản lý dự án) để từ đó xác định rõ nghĩa vụ, trách nhiệm, quyền lợi của các đơn vị triển khai; tạo điều kiện cho thủ trưởng các đơn vị tập trung triển khai nhiệm vụ chuyên môn nặng nề được giao.
- Từng bước tạo lập và xây dựng được một tổ chức bộ máy mang tính chuyên nghiệp cao về đầu tư xây dựng trong ngành Tài chính, trong điều kiện nhiệm vụ đầu tư xây dựng của ngành Tài chính còn rất lớn.
- Vẫn đảm bảo được mối quan hệ giữa cấp quyết định đầu tư (Bộ) với các Chủ đầu tư, với đơn vị sử dụng tài sản (thông qua Ban quản lý dự án) và mối quan hệ với địa phương.
- Đảm bảo tính linh hoạt trong tổ chức triển khai, có điều kiện đánh giá, phân tích trong quá trình thực hiện, kịp thời điều chỉnh phương thức triển khai cho phù hợp với tình hình thực tế.
- Tuy nhiên, khi thực hiện mô hình quản lý đầu tư xây dựng nêu trên thì trước mắt BQL các DA sẽ gặp khó khăn về đội ngũ cán bộ chuyên môn. Để khắc phục hạn chế này thì giải pháp đề ra là sẽ ưu tiên thực hiện cơ chế điều động cán bộ trong ngành và xét tuyển đối với những cán bộ, công chức có năng lực, kinh nghiệm; kết hợp với thực hiện cơ chế thi tuyển theo quy định của Bộ.
Phần thứ ba.
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Giao Vụ Tổ chức cán bộ chủ trì, phối hợp với Vụ Kế hoạch - Tài chính:
- Trình Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Quyết định thành lập BQL các DA Bộ Tài chính và BQL các DA Tổng cục; ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của BQL các DA Bộ Tài chính và BQL các DA Tổng cục.
- Tuyển chọn, điều động, xét tuyển, thi tuyển cán bộ, công chức theo quy định của Bộ để đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ của BQL các DA Bộ Tài chính.
2. Giao Vụ Kế hoạch - Tài chính:
- Xây dựng Quy chế quy định về nhiệm vụ, quyền hạn và mối liên hệ giữa các đơn vị (như đã nêu tại mục 4 phần thứ hai Đề án này) trình Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành.
- Xem xét, báo cáo Bộ về nhân sự BQL các DA Tổng cục do các Tổng cục đề xuất, đảm bảo đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ Chủ đầu tư.
- Hướng dẫn việc chuyển giao, bàn giao công việc, hồ sơ, tài liệu giữa các đơn vị, các cấp quản lý khi thực hiện mô hình quản lý đầu tư xây dựng đã được phê duyệt.
3. Giao Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, Tổng cục trưởng Tổng cục Dự trữ Nhà nước:
- Tuyển chọn, điều động, xét tuyển, thi tuyển cán bộ, công chức theo quy định của Bộ để đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ của BQL các DA Tổng cục.
- Đề xuất nhân sự BQL các DA Tổng cục, báo cáo Bộ (qua Vụ Kế hoạch - Tài chính) xem xét, có ý kiến trước khi quyết định theo thẩm quyền.
- Thực hiện đúng các quy định, quy chế liên quan đến tổ chức quản lý đầu tư xây dựng trong nội bộ ngành Tài chính do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành.
4. Thủ trưởng các đơn vị khác thuộc Bộ Tài chính có trách nhiệm:
- Tuyển chọn, điều động, xét tuyển, thi tuyển cán bộ, công chức theo quy định của Bộ để đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ về đầu tư xây dựng được giao theo phân cấp.
- Thực hiện đúng các quy định, quy chế liên quan đến tổ chức quản lý đầu tư xây dựng trong nội bộ ngành Tài chính do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành. | {
"issuing_agency": "Bộ Tài chính",
"promulgation_date": "17/02/2012",
"sign_number": "315/QĐ-BTC",
"signer": "Phạm Sỹ Danh",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Quyet-dinh-4177-2003-QD-CT-ap-dung-co-che-mot-cua-trong-giai-quyet-cong-viec-141192.aspx | Quyết định 4177/2003/QĐ-CT áp dụng cơ chế một cửa trong giải quyết công việc | UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH PHÚ THỌ
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 4177/2003/QĐ-CT
Việt trì, ngày 11 tháng 12 năm 2003
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC ÁP DỤNG CƠ CHẾ “ MỘT CỬA” TRONG GIẢI QUYẾT CÔNG VIỆC CỦA TỔ CHỨC, CÔNG DÂN TẠI 23 SỞ, NGÀNH TRONG TỈNH PHÚ THỌ
CHỦ TỊCH UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH PHÚ THỌ
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 21/6/1994;
Căn cứ Nghị quyết số 38/CP ngày 04/5/1994 của Chính phủ về Cải cách một bước Thủ tục hành chính trong việc giải quyết công việc với công dân và tổ chức;
Căn cứ Quyết định số 136/QĐ-TTg ngày 17/9/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2010;
Căn cứ Quyết định số 181/2003/QĐ-TTg ngày 4/9/2003 của Thủ tướng Chính phủ V/v ban hành Qui chế thực hiện cơ chế “một cửa” tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương;
Theo đề nghị của Sở Tư pháp và Tổ công tác nghiên cứu, thực hiện nhiệm vụ cải cách thủ tục hành chính của tỉnh được thành lập theo Quyết định số 3060/QĐ-CT ngày 17/9/2003 của Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. áp dụng cơ chế “ một cửa” trong giải quyết công việc của tổ chức, công dân tại 23 Sở, ngành trong tỉnh Phú Thọ ( có danh sách các Sở, ngành và danh mục các công việc áp dụng cơ chế "một cửa" kèm theo ) kể từ ngày 01/01/2004.
Điều 2. Thủ trưởng Sở, ngành thực hiện cơ chế "một cửa" trong giải quyết công việc của tổ chức và công dân nêu tại điều 1 Quyết định này có nhiệm vụ:
1. Ban hành Quyết định thành lập Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế "một cửa" tại phòng Hành chính – Tổng hợp hoặc Văn phòng của Sở, ngành.
2. Ban hành quy chế làm việc của Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả; qui định quy trình nhận hồ sơ, xử lý, trình ký, trả lại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả; trách nhiệm và mối quan hệ phối hợp của cán bộ , công chức và các tổ chức có liên quan.
3. Niêm yết công khai các thủ tục hành chính cần thiết, phí, lệ phí và thời gian giải quyết các loại công việc tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.
4. Bố trí nơi làm việc, trang thiết bị, điều kiện làm việc của bộ phận tiếp nhận và trả kết quả đảm bảo đáp ứng yêu câù nhiệm vụ.
5. Tổ chức tập huấn cho cán bộ, công chức về những nội dung cơ bản của cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế " một cửa", các văn bản có liên quan khác.
6. Khai trương chính thức đưa Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả đi vào hoạt động.
7. Tuyên truyền, phổ biến trong nhân dân về việc thực hiện cơ chế " một cửa" tại sở, ngành.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Thủ trưởng sở, ngành, Chủ tịch UBND huyện, thành, thị căn cứ Quyết định thi hành./.
CHỦ TỊCH UBND TỈNH PHÚ THỌ
Ngô Đức Vượng
DANH SÁCH
CÁC SỞ, NGÀNH VÀ DANH MỤC CÁC CÔNG VIỆC ÁP DỤNG CƠ CHẾ "MỘT CỬA" TRONG GIẢI QUYẾT CÔNG VIỆC CỦA TỔ CHỨC VÀ CÔNG DÂN
( Ban hành kèm theo QĐ số 4177/2003/QĐ-CT ngày 11 tháng 12 năm 2003 của Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ)
1. Sở Tài nguyên - Môi trường:
- Giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển quyền sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
- Đăng ký giao dịch bảo đảm về quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất đối với các tổ chức;
- Cấp giấy phép hành nghề khoan, thăm dò, khai thác nước ngầm; cấp giấy phép xả nước vào nguồn nước;
- Cấp giấy phép khảo sát, thăm dò khoáng sản; cấp giấy phép khai thác khoáng sản;
- Cấp giấy phép hoạt động của các công trình khí tượng thuỷ văn;
- Cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường ngoài khu công nghiệp;
- Cấp giấy phép đo đạc và bản đồ;
- Đánh giá tác động môi trường; Cấp phiếu xác nhận cam kết môi trường;
- Giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp thuộc lĩnh vực tài nguyên - môi trường được Chủ tịch UBND tỉnh giao.
2. Sở Khoa học - Công nghệ:
- Cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ;
- Đăng ký và cấp giấy chứng nhận kiểm định phương tiện đo;
- Tiếp nhận hồ sơ tự công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm hàng hoá hoặc hồ sơ công bố phù hợp tiêu chuẩn của sản phẩm, hàng hoá; Tiếp nhận yêu cầu kiểm tra, đánh giá chất lượng sản phẩm hàng hóa;
- Cấp phép an toàn bức xạ và hạt nhân;
- Giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan về lĩnh vực quản lý khoa học công nghệ.
3. Sở Tư pháp:
- Cải chính, đính chính hộ tịch; lý lịch tư pháp;
- Công chứng ( chứng nhận hợp đồng, di chúc liên quan đến bất động sản, động sản trên 50 triệu đồng);
- Đăng ký kết hôn, giao nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài;
- Thẩm định văn bản qui phạm pháp luật;
- Giải quyết khiếu nại tố cáo thuộc lĩnh vực tư pháp
4. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:
- Giải quyết các chính sách về lao động và việc làm;
- Giải quyết chính sách thương binh, liệt sỹ và người có công;
- Giải quyết các chính sách xã hội;
- Giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan tới chính sách lao động, thương binh và xã hội.
5. Sở Xây dựng:
- Thẩm định quy hoạch đô thị;
- Cấp giấy phép xây dựng;
- Thẩm định thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán các công trình thuộc ngành xây dựng phụ trách;
- Thẩm tra khối lượng, quyết toán công trình xây dựng cơ bản;
- Cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng, tư vấn xây dựng;
- Giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc lĩnh vực xây dựng.
6. Sở Thương mại - Du lịch:
- Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu, ga;
- Cấp giấy phép kinh doanh thuốc lá, rượu;
- Quyết định công nhận loại, hạng cơ sở lưu trú;
- Cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch;
- Giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc lĩnh vực thương mại.
7. Sở Giáo dục - Đào tạo:
- Tuyển sinh;
- Cấp chứng chỉ và văn bằng tốt nghiệp ( kể cả bản sao);
- Giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc lĩnh vực giáo dục - đào tạo.
8. Sở Giao thông - Vận tải:
- Cấp giấy phép lái xe, chứng chỉ hành nghề vận tải;
- Thẩm định, cấp giấy phép thi công công trình giao thông hành lang đường bộ, giấy phép vận chuyển quá khổ, quá tải;
- Thẩm định thiết kế kỹ thuật và dự toán các công trình giao thông;
- Đăng kiểm kỹ thuật các phương tiện thi công công trình giao thông, các phương tiện vận tải thuỷ, bộ;
- Giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc lĩnh vực giao thông vận tải.
9. Sở Văn hóa - Thông tin và Thể thao:
- Cấp giấy phép sử dụng ăng ten thu tín hiệu từ vệ tinh ( TVRO);
- Cấp giấy phép hoạt động văn hóa - dịch vụ văn hoá ( Băng - đĩa hình, Karaoke, quảng cáo, giấy phép xuất bản, biểu diễn ); cấp giấy phép hoạt động dịch vụ văn hoá tại khu di tích Đền Hùng;
- Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về hoạt động thể dục thể thao;
- Giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc lĩnh vực văn hoá, thông tin và thể thao.
10. Sở Y tế:
- Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề y, dược;
- Giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc lĩnh vực y tế.
11. Sở Nội vụ:
- Tiếp nhận, tuyển dụng, điều động, thuyên chuyển công chức, cán bộ y tế xã;
- Giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc lĩnh vực tổ chức cán bộ.
12. Sở Công nghiệp:
- Thẩm định thiết kế kỹ thuật và dự toán công trình điện;
- Thẩm định các dự án đầu tư, các dây chuyền công nghệ và các định mức kinh tế kỹ thuật thuộc lĩnh vực sản xuất công nghiệp trên địa bàn;
- Thẩm định, cấp phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp;
- Thẩm định các dự án đầu tư công trình lưới điện hạ áp nông thôn;
- Cấp giấy phép hoạt động điện lực;
- Giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc lĩnh vực công nghiệp.
13. Sở Kế hoạch - Đầu tư:
- Thẩm đinh quy hoạch, kế hoạch phát triển;
- Thẩm định, cấp phép và triển khai các dự án đầu tư trong nước, nước ngoài ngoài khu công nghiệp;
- Đăng ký kinh doanh;
- Thẩm định kế hoạch đấu thầu và kết quả đấu thầu;
- Giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc lĩnh vực kế hoạch đầu tư.
14. Công an tỉnh:
- Tiếp nhận hồ sơ, giải quyết thủ tục cấp hộ chiếu cho công dân;
- Đăng ký phương tiện giao thông;
- Cấp giấy chứng minh nhân dân;
- Khắc dấu;
- Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn về phòng cháy, chữa cháy;
- Đăng ký hộ khẩu;
- Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự phục vụ cho hoạt động kinh doanh, dịch vụ;
- Giải quyết khiếu nại tố cáo thuộc lĩnh vực công an.
15. Văn phòng UBND tỉnh:
Giải quyết các công việc thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh:
- Xin chủ trương đầu tư;
- Duyệt dự án xây dựng cơ bản;
- Phê duyệt thiết kế kỹ thuật thi công, tổng dự toán;
- Thực hiện đấu thầu xây lắp ( phê duyệt kế hoạch đấu thầu, phê duyệt hồ sơ mời thầu, phê duyệt kết quả đâú thầu);
- Duyệt điều chỉnh, bổ sung dự án, thiết kế;
- Phê duyệt quyết toán công trình;
- Thủ tục xin thay đổi cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc trong Giấy khai sinh;
- Thủ tục xin nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài;
- Thủ tục chứng nhận kết hôn có yếu tố nước ngoài;
- Ghi chú công nhận việc kết hôn, ly hôn đã được tiến hành ở nước ngoài;
- Cấp phép đầu tư các dự án đầu tư nước ngoài;
- Qui hoạch xây dựng;
- Thu hồi và giao đất;
- Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
- Giao đất ở cho hộ gia đình cá nhân;
- Xuất cảnh;
- Nhập cảnh;
- Xin thuê và cho tổ chức, cá nhân người nước ngoài xin thuê nhà;
- Khen thưởng thuộc thẩm quyền của UBND và Chủ tịch UBND tỉnh.
16. Ban quản lý các khu công nghiệp:
- Thẩm định, cấp phép hoặc chấp thuận đầu tư các dự án đầu tư vào các khu công nghiệp;
- Thẩm định về công nghệ các dự án đầu tư vào các khu công nghiệp;
- Cấp phép lao động cho người nước ngoài và cấp Sổ lao động cho lao động trong nước vào làm việc trong các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ;
- Phê duyệt kế hoạch xuất nhập khẩu, cấp giấy chứng nhận xuất sứ hàng hoá theo uỷ quyền của Bộ Thương mại;
- Giải quyết các khiếu nại, tố cáo và các chính sách liên quan đến các doanh nghiệp khu công nghiệp.
17. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
- Cấp chứng chỉ chuyên môn kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật;
- Cấp chứng chỉ chuyên môn kinh doanh thuốc thú y;
- Cấp giấy phép khai thác gỗ và lâm sản;
- Giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn;
- Thẩm định thiết kế, dự toán các công trình chuyên ngành quản lý.
18. Sở Tài chính:
- Thẩm định, quyết toán các dự án;
- Thẩm định phương án đền bù giải phóng mặt bằng;
- Giải quyết khiếu nại tố cáo thuộc lĩnh vực tài chính - vật giá.
19. Chi Cục kiểm lâm:
- Cấp giấy phép vận chuyển đặc biệt;
- Chứng từ vận chuyển gỗ nguyên liệu từ rừng trồng và các sản phẩm chế biến từ rừng trồng;
- Giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc lĩnh vực kiểm lâm.
20. Ban Dân tộc - Tôn giáo:
- Xây dựng, tôn tạo, xửa chữa nơi thờ tự;
- Thuyên chuyển chức sắc tôn giáo trong và ngoài tỉnh;
- Giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc lĩnh vực dân tộc - tôn giáo.
21. Bộ chỉ huy quân sự tỉnh:
- Giải quyết chính sách hậu phương, quân đội, chính sách tồn đọng sau chiến tranh và các chế độ chính sách khác đối với lực lượng vũ trang;
- Giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc lĩnh vực quốc phòng.
22. Kho Bạc nhà nước tỉnh Phú Thọ:
- Cấp phát vốn xây dựng cơ bản;
- Giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc lĩnh vực kho bạc.
23. Cục thuế tỉnh Phú Thọ:
- ấn chỉ, mã số thuế;
- Giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc lĩnh vực thuế./. | {
"issuing_agency": "Tỉnh Phú Thọ",
"promulgation_date": "11/12/2003",
"sign_number": "4177/2003/QĐ-CT",
"signer": "Ngô Đức Vượng",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Van-ban-hop-nhat-28-VBHN-VPQH-2019-Luat-Quan-ly-su-dung-vu-khi-vat-lieu-no-va-cong-cu-ho-tro-439200.aspx | Văn bản hợp nhất 28/VBHN-VPQH 2019 Luật Quản lý sử dụng vũ khí vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ | VĂN PHÒNG QUỐC HỘI
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 28/VBHN-VPQH
Hà Nội, ngày 16 tháng 12 năm 2019
LUẬT
QUẢN LÝ, SỬ DỤNG VŨ KHÍ, VẬT LIỆU NỔ VÀ CÔNG CỤ HỖ TRỢ
Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ số 14/2017/QH14 ngày 20 tháng 6 năm 2017 của Quốc hội, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2018 được sửa đổi, bổ sung bởi:
Luật số 50/2019/QH14 ngày 25 tháng 11 năm 2019 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ, có hiệu lực kể từ ngày 10 tháng 01 năm 2020.
Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Quốc hội ban hành Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ[1].
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Luật này quy định về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ; nguyên tắc, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ nhằm bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ quyền con người, quyền công dân và phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Luật này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Vũ khí là thiết bị, phương tiện hoặc tổ hợp những phương tiện được chế tạo, sản xuất có khả năng gây sát thương, nguy hại cho tính mạng, sức khỏe của con người, phá hủy kết cấu vật chất, bao gồm: vũ khí quân dụng, súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao và vũ khí khác có tính năng, tác dụng tương tự.
2.[2] Vũ khí quân dụng bao gồm:
a) Vũ khí được chế tạo, sản xuất bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật, thiết kế của nhà sản xuất hợp pháp, được trang bị cho lực lượng vũ trang nhân dân và các lực lượng khác theo quy định của Luật này để thi hành công vụ, bao gồm:
Súng cầm tay: súng ngắn, súng trường, súng tiểu liên, súng trung liên, súng chống tăng, súng phóng lựu;
Vũ khí hạng nhẹ: súng đại liên, súng cối, súng ĐKZ, súng máy phòng không, tên lửa chống tăng cá nhân;
Vũ khí hạng nặng: máy bay chiến đấu, trực thăng vũ trang, xe tăng, xe thiết giáp, tàu chiến, tàu ngầm, pháo mặt đất, pháo phòng không, tên lửa;
Bom, mìn, lựu đạn, ngư lôi, thủy lôi; đạn sử dụng cho các loại vũ khí quy định tại điểm này;
b) Vũ khí được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, không theo tiêu chuẩn kỹ thuật, thiết kế của nhà sản xuất hợp pháp, có khả năng gây sát thương, nguy hại cho tính mạng, sức khỏe của con người, phá hủy kết cấu vật chất tương tự như vũ khí quy định tại điểm a khoản này, không được trang bị cho lực lượng vũ trang nhân dân và các lực lượng khác quy định tại Điều 18 của Luật này để thi hành công vụ.
3. Súng săn là súng được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, được sử dụng để săn bắn, bao gồm: súng kíp, súng hơi và đạn sử dụng cho các loại súng này.
4. Vũ khí thô sơ là vũ khí có cấu tạo, nguyên lý hoạt động đơn giản và được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, bao gồm: dao găm, kiếm, giáo, mác, thương, lưỡi lê, đao, mã tấu, côn, quả đấm, quả chùy, cung, nỏ, phi tiêu.
5. Vũ khí thể thao là vũ khí được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, được sử dụng để luyện tập, thi đấu thể thao, bao gồm:
a) Súng trường hơi, súng trường bắn đạn nổ, súng ngắn hơi, súng ngắn bắn đạn nổ, súng thể thao bắn đạn sơn, súng bắn đĩa bay và đạn sử dụng cho các loại súng này;
b) Vũ khí thô sơ quy định tại khoản 4 Điều này dùng để luyện tập, thi đấu thể thao.
6.[3] Vũ khí có tính năng, tác dụng tương tự súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao là vũ khí được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, không theo tiêu chuẩn kỹ thuật, thiết kế của nhà sản xuất hợp pháp, có khả năng gây sát thương, nguy hại cho tính mạng, sức khỏe của con người, phá hủy kết cấu vật chất tương tự như súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao.
7. Vật liệu nổ là sản phẩm dưới tác động của xung kích thích ban đầu gây ra phản ứng hóa học nhanh, mạnh, tỏa nhiệt, sinh khí, phát sáng, tạo ra tiếng nổ, bao gồm:
a) Thuốc nổ là hóa chất hoặc hỗn hợp chất được sản xuất, sử dụng nhằm tạo ra phản ứng nổ dưới tác động của xung kích thích;
b) Phụ kiện nổ là kíp nổ, dây nổ, dây cháy chậm, mồi nổ, vật phẩm chứa thuốc nổ có tác dụng tạo xung kích thích ban đầu làm nổ khối thuốc nổ hoặc thiết bị chuyên dùng có chứa thuốc nổ.
8. Vật liệu nổ quân dụng là vật liệu nổ sử dụng cho mục đích quốc phòng, an ninh.
9. Vật liệu nổ công nghiệp là vật liệu nổ sử dụng cho mục đích kinh tế, dân sự.
10. Tiền chất thuốc nổ là hóa chất nguy hiểm, trực tiếp dùng để sản xuất thuốc nổ.
11. Công cụ hỗ trợ là phương tiện, động vật nghiệp vụ được sử dụng để thi hành công vụ, thực hiện nhiệm vụ bảo vệ nhằm hạn chế, ngăn chặn người có hành vi vi phạm pháp luật chống trả, trốn chạy; bảo vệ người thi hành công vụ, người thực hiện nhiệm vụ bảo vệ hoặc báo hiệu khẩn cấp, bao gồm:
a) Súng bắn điện, hơi ngạt, chất độc, chất gây mê, từ trường, laze, lưới; súng phóng dây mồi; súng bắn đạn nhựa, nổ, cao su, hơi cay, pháo hiệu, hiệu lệnh, đánh dấu và đạn sử dụng cho các loại súng này;
b) Phương tiện xịt hơi cay, hơi ngạt, chất độc, chất gây mê, chất gây ngứa;
c) Lựu đạn khói, lựu đạn cay, quả nổ;
d) Dùi cui điện, dùi cui cao su, dùi cui kim loại; khóa số tám, bàn chông, dây đinh gai; áo giáp; găng tay điện, găng tay bắt dao; lá chắn, mũ chống đạn; thiết bị áp chế bằng âm thanh;
đ) Động vật nghiệp vụ là động vật được huấn luyện để sử dụng cho yêu cầu bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội;
e) Công cụ hỗ trợ có tính năng, tác dụng tương tự là phương tiện được chế tạo, sản xuất không theo tiêu chuẩn kỹ thuật, thiết kế của nhà sản xuất hợp pháp, có tính năng, tác dụng tương tự như công cụ hỗ trợ quy định tại các điểm a, b, c và d khoản này.
12. Kinh doanh là việc mua bán vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ.
Điều 4. Nguyên tắc quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ
1. Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Trang bị vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ phải đúng thẩm quyền, đối tượng và bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.
3. Người quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ phải bảo đảm đầy đủ điều kiện theo quy định.
4. Người ra mệnh lệnh hoặc quyết định sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ phải chịu trách nhiệm về mệnh lệnh, quyết định của mình.
5. Sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ phải bảo đảm đúng mục đích, đúng quy định, hạn chế thiệt hại đối với người, tài sản và môi trường.
6. Nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, kinh doanh, trang bị, mang, xuất khẩu, nhập khẩu, vận chuyển, sửa chữa, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ phải được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép, giấy xác nhận.
7. Vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ không còn nhu cầu sử dụng, hết hạn sử dụng hoặc không còn khả năng sử dụng phải được thu hồi, thanh lý hoặc tiêu hủy.
8. Vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ và các loại giấy phép, giấy xác nhận, giấy chứng nhận, chứng chỉ bị mất phải được kịp thời báo cáo cho cơ quan quản lý có thẩm quyền.
9. Vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ phải được thử nghiệm, kiểm định, đánh giá và đăng ký theo quy định của pháp luật về quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa trước khi được phép sản xuất, kinh doanh, sử dụng tại Việt Nam.
Điều 5. Các hành vi bị nghiêm cấm trong quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ và công cụ hỗ trợ
1. Cá nhân sở hữu vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, trừ vũ khí thô sơ là hiện vật để trưng bày, triển lãm, đồ gia bảo.
2. Nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, sửa chữa, sử dụng trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ hoặc chi tiết, cụm chi tiết để lắp ráp vũ khí, công cụ hỗ trợ.
3. Mang trái phép vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ vào, ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc vào nơi cấm, khu vực cấm, khu vực bảo vệ và mục tiêu bảo vệ.
4. Lợi dụng, lạm dụng việc sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, tính mạng, sức khỏe, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
5. Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ được giao.
6. Giao vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ cho cơ quan, tổ chức, cá nhân không đủ điều kiện theo quy định.
7. Trao đổi, tặng, cho, gửi, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ hoặc chi tiết, cụm chi tiết để lắp ráp vũ khí, công cụ hỗ trợ; trừ trường hợp trao đổi, tặng, cho, gửi, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê vũ khí thô sơ để làm hiện vật trưng bày, triển lãm, đồ gia bảo.
8. Vận chuyển, bảo quản, tiêu hủy vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ không bảo đảm an toàn hoặc làm ảnh hưởng đến môi trường.
9. Chiếm đoạt, mua bán, trao đổi, tặng, cho, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố, làm giả, sửa chữa, tẩy xóa các loại giấy phép, giấy xác nhận, giấy chứng nhận, chứng chỉ về vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ.
10. Chiếm đoạt, mua bán, trao đổi, tặng, cho, gửi, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố phế liệu, phế phẩm vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ.
11. Hướng dẫn, huấn luyện, tổ chức huấn luyện trái phép cách thức chế tạo, sản xuất, sửa chữa hoặc sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ dưới mọi hình thức.
12. Che giấu, không tố giác, giúp người khác chế tạo, sản xuất, mang, mua bán, sửa chữa, xuất khẩu, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng trái phép hoặc hủy hoại vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ.
13. Đào bới, tìm kiếm, thu gom trái phép vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ; phế liệu, phế phẩm vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ.
14. Cố ý cung cấp thông tin sai lệch về quản lý vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ; không báo cáo, báo cáo không kịp thời, che giấu hoặc làm sai lệch thông tin báo cáo về việc mất, thất thoát, tai nạn, sự cố về vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ.
Điều 6. Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp được trang bị, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ
1. Chỉ đạo, tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm trong việc quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ.
2. Chỉ được giao vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ cho người có đủ điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 7 của Luật này.
3. Phân công người có đủ điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 8 của Luật này quản lý kho, nơi cất giữ vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ.
4. Bố trí kho, nơi cất giữ vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ theo quy định tại khoản 2 Điều 9 của Luật này.
Điều 7. Điều kiện, trách nhiệm của người được giao sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ
1. Người được giao sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ phải bảo đảm đủ điều kiện sau đây:
a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
b) Có phẩm chất đạo đức tốt, đủ sức khỏe phù hợp với công việc được giao;
c) Không đang trong thời gian bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính, bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đã được xóa án tích trong trường hợp bị kết tội theo bản án, quyết định của Tòa án;
d) Đã qua đào tạo, huấn luyện và được cấp giấy chứng nhận về sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ.
2. Người được giao sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ có trách nhiệm sau đây:
a) Sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ đúng mục đích, đúng quy định;
b) Khi mang vũ khí, công cụ hỗ trợ phải mang theo giấy chứng nhận, giấy phép sử dụng;
c) Bảo quản vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ đúng chế độ, đúng quy trình, bảo đảm an toàn, không để mất, hư hỏng;
d) Bàn giao vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và giấy phép cho người có trách nhiệm quản lý, bảo quản theo đúng quy định sau khi kết thúc nhiệm vụ hoặc hết thời hạn được giao.
3. Chính phủ quy định việc huấn luyện và cấp chứng nhận về sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ.
Điều 8. Điều kiện, trách nhiệm của người được giao quản lý kho, nơi cất giữ vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ
1. Người được giao quản lý kho, nơi cất giữ vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ phải bảo đảm đủ điều kiện sau đây:
a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
b) Có phẩm chất đạo đức tốt, đủ sức khỏe phù hợp với công việc được giao;
c) Không đang trong thời gian bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính, bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đã được xóa án tích trong trường hợp bị kết tội theo bản án, quyết định của Tòa án;
d) Đã qua đào tạo, huấn luyện và được cấp chứng chỉ về quản lý vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ; chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy, kỹ thuật an toàn vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ;
đ) Nắm vững nội quy, chế độ quản lý, bảo quản kho, nơi cất giữ vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ.
2. Người được giao quản lý kho, nơi cất giữ vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ có trách nhiệm thực hiện đúng chế độ, đúng quy trình, bảo đảm an toàn, không để mất, hư hỏng.
3. Chính phủ quy định việc huấn luyện và cấp chứng chỉ về quản lý vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ; chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ.
Điều 9. Quản lý, bảo quản vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ
1. Vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ phải được quản lý, bảo quản theo đúng chế độ, đúng quy trình, bảo đảm an toàn, không để mất, hư hỏng.
2. Kho, nơi cất giữ vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ phải được bố trí, thiết kế, xây dựng đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về an toàn, phòng, chống cháy, nổ, bảo đảm môi trường theo quy định; có nội quy, phương án bảo vệ, phòng cháy và chữa cháy, kế hoạch hoặc biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất và phương tiện bảo đảm an toàn được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
3. Chính phủ quy định chi tiết việc quản lý, bảo quản vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ.
Điều 10. Thu hồi vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ và giấy phép, giấy xác nhận, giấy chứng nhận, chứng chỉ về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ
1. Vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ trang bị cho cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp được thu hồi trong trường hợp sau đây:
a) Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp giải thể, chuyển đổi, chia, tách, hợp nhất, sáp nhập;
b) Vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ không còn nhu cầu sử dụng, hết hạn sử dụng hoặc không còn khả năng sử dụng;
c) Không thuộc đối tượng được trang bị theo quy định của Luật này.
2. Giấy phép, giấy xác nhận về vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ đã cấp cho cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp được thu hồi trong trường hợp sau đây:
a) Trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Vũ khí, công cụ hỗ trợ bị mất;
c) Tổ chức, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, sửa chữa vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ giải thể, chuyển đổi, chia, tách, hợp nhất, sáp nhập;
d) Giấy phép, giấy xác nhận cấp không đúng thẩm quyền.
3. Giấy chứng nhận, chứng chỉ về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ đã cấp cho cá nhân được thu hồi trong trường hợp chuyển công tác khác, nghỉ hưu, thôi việc hoặc không còn đủ điều kiện theo quy định.
Cơ quan quản lý trực tiếp có trách nhiệm thu hồi giấy chứng nhận, chứng chỉ và nộp cho cơ quan có thẩm quyền đã cấp.
4. Giấy phép, giấy chứng nhận về quản lý, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ đã cấp cho tổ chức, doanh nghiệp được thu hồi trong trường hợp sau đây:
a) Tổ chức, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, vận chuyển, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ giải thể, chuyển đổi, chia, tách, hợp nhất, sáp nhập;
b) Chấm dứt hoạt động về vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ;
c) Không bảo đảm điều kiện về sản xuất, kinh doanh, vận chuyển, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ theo quy định của Luật này; không đáp ứng đầy đủ hoặc không thực hiện đúng nội dung quy định trong giấy phép, giấy chứng nhận;
d) Giấy phép, giấy chứng nhận cấp không đúng thẩm quyền;
đ) Không tiến hành kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ trong thời gian 06 tháng kể từ ngày được cấp giấy phép kinh doanh.
5. Giấy phép, giấy xác nhận, giấy chứng nhận, chứng chỉ về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ bị hư hỏng, hết hạn sử dụng phải giao nộp cho cơ quan có thẩm quyền đã cấp để được cấp lại, cấp đổi.
Điều 11. Thủ tục thu hồi vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ và giấy phép, giấy xác nhận, giấy chứng nhận, chứng chỉ về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ
1. Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp thuộc trường hợp quy định tại Điều 10 của Luật này có trách nhiệm lập hồ sơ, làm thủ tục đề nghị thu hồi. Hồ sơ đề nghị bao gồm:
a) Văn bản đề nghị thu hồi;
b) Giấy giới thiệu kèm theo bản sao thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân, Hộ chiếu, Chứng minh Công an nhân dân hoặc giấy chứng minh do Quân đội nhân dân cấp của người đến liên hệ.
2. Hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều này lập thành 01 bộ và nộp tại cơ quan cấp giấy phép, giấy xác nhận, giấy chứng nhận, chứng chỉ.
3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép, giấy xác nhận, giấy chứng nhận, chứng chỉ phải thu hồi vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ và giấy phép, giấy xác nhận, giấy chứng nhận, chứng chỉ về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ.
4. Trường hợp cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp không đề nghị thu hồi vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ và giấy phép, giấy xác nhận, giấy chứng nhận, chứng chỉ thì cơ quan cấp giấy phép, giấy xác nhận, giấy chứng nhận, chứng chỉ phải kiểm tra, lập biên bản, tổ chức thu hồi và xử lý theo quy định.
5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Điều 12. Trường hợp mang vũ khí, công cụ hỗ trợ vào, ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài được mang vũ khí, công cụ hỗ trợ từ nước ngoài vào, ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong trường hợp sau đây:
a) Bảo vệ khách quốc tế là đối tượng cảnh vệ đến thăm và làm việc tại Việt Nam;
b) Luyện tập, thi đấu thể thao; triển lãm, trưng bày, chào hàng, giới thiệu sản phẩm; làm đạo cụ trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật;
c) Theo chương trình, kế hoạch của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam được mang vũ khí, công cụ hỗ trợ ra, vào lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong trường hợp sau đây:
a) Bảo vệ đối tượng cảnh vệ theo quy định của Luật Cảnh vệ;
b) Luyện tập, thi đấu thể thao; triển lãm, trưng bày, chào hàng, giới thiệu sản phẩm; làm đạo cụ trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật;
c) Theo chương trình, kế hoạch của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an.
3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân được mang vũ khí, công cụ hỗ trợ vào, ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này phải được sự đồng ý của Bộ trưởng Bộ Công an.
Điều 13. Số lượng, chủng loại vũ khí, công cụ hỗ trợ được phép mang vào, ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân được phép mang tối đa 10 khẩu súng ngắn kèm theo cơ số đạn, phụ kiện kèm theo (nếu có) và công cụ hỗ trợ vào, ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam để làm nhiệm vụ bảo vệ. Trường hợp mang nhiều hơn 10 khẩu súng ngắn hoặc chủng loại khác và cơ số đạn, phụ kiện kèm theo (nếu có) phải được sự đồng ý của Bộ trưởng Bộ Công an.
2. Cơ quan Công an có thẩm quyền do Bộ trưởng Bộ Công an quy định quyết định số lượng, chủng loại vũ khí, công cụ hỗ trợ mang vào, ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam để luyện tập, thi đấu thể thao; triển lãm, trưng bày, chào hàng, giới thiệu sản phẩm; làm đạo cụ trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật.
3. Số lượng, chủng loại vũ khí, công cụ hỗ trợ mang vào, ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo quy định tại điểm c khoản 1, điểm c khoản 2 Điều 12 của Luật này do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quyết định.
Điều 14. Thủ tục cấp Giấy phép mang vũ khí, công cụ hỗ trợ vào, ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
1. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép mang vũ khí, công cụ hỗ trợ vào, ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định tại điểm a khoản 1, điểm a khoản 2 Điều 12 của Luật này bao gồm:
a) Văn bản đề nghị nêu rõ lý do, thời hạn mang vào, ra; họ và tên, số, ngày cấp thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu của người mang vũ khí, công cụ hỗ trợ; số lượng, chủng loại, nhãn hiệu, số hiệu, ký hiệu vũ khí, công cụ hỗ trợ; cơ số đạn, phụ kiện kèm theo (nếu có) và phương tiện vận chuyển; cửa khẩu mang vũ khí, công cụ hỗ trợ vào, ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
b) Giấy giới thiệu kèm theo bản sao thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân, Hộ chiếu, Chứng minh Công an nhân dân hoặc giấy chứng minh do Quân đội nhân dân cấp của người đến liên hệ;
c) Văn bản đồng ý của Bộ trưởng Bộ Công an theo quy định tại khoản 1 Điều 13 của Luật này.
2. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép mang vũ khí, công cụ hỗ trợ vào, ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định tại điểm b khoản 1, điểm b khoản 2 Điều 12 của Luật này và trường hợp theo chương trình, kế hoạch của Bộ Công an bao gồm:
a) Giấy tờ quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này;
b) Bản sao quyết định, chương trình hoặc kế hoạch của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
3. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép mang vũ khí, công cụ hỗ trợ vào, ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định tại khoản 3 Điều 12 của Luật này bao gồm:
a) Giấy tờ quy định tại điểm a và điểm b khoản 1, điểm b khoản 2 Điều này;
b) Văn bản đồng ý của Bộ trưởng Bộ Công an.
4. Hồ sơ quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này lập thành 01 bộ và nộp tại cơ quan Công an có thẩm quyền do Bộ trưởng Bộ Công an quy định. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan Công an có thẩm quyền cấp giấy phép; trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
5. Thủ tục cấp giấy phép đối với trường hợp mang vũ khí, công cụ hỗ trợ vào, ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo chương trình, kế hoạch của Bộ Quốc phòng thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
Điều 15. Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ để triển lãm, trưng bày, chào hàng, giới thiệu sản phẩm hoặc làm đạo cụ trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật
1. Vũ khí, công cụ hỗ trợ được sử dụng để triển lãm, trưng bày hoặc làm đạo cụ trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật phải làm mất tính năng, tác dụng.
2. Vũ khí, công cụ hỗ trợ chỉ được chào hàng, giới thiệu sản phẩm theo thời gian, địa điểm đã đăng ký với cơ quan có thẩm quyền.
Đối với trường hợp mang vào lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam để chào hàng, giới thiệu sản phẩm, sau khi hết thời hạn chào hàng, giới thiệu sản phẩm phải mang ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đầy đủ số lượng, chủng loại vũ khí, công cụ hỗ trợ theo giấy phép.
3. Hãng phim hoạt động theo quy định của Luật Điện ảnh, bảo tàng, đơn vị biểu diễn nghệ thuật được sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ để triển lãm, trưng bày hoặc làm đạo cụ trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật.
4. Trường hợp cơ quan, tổ chức có nhu cầu sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ còn tính năng, tác dụng và vật liệu nổ để làm đạo cụ trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật thì Bộ trưởng Bộ Công an quyết định sau khi thống nhất với Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đối với các trường hợp thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công an; Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định đối với các trường hợp thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng.
Việc sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ còn tính năng, tác dụng và vật liệu nổ để làm đạo cụ trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật do cơ quan chuyên môn của Bộ Công an hoặc Bộ Quốc phòng thực hiện.
5. Thủ tục cấp giấy phép trang bị, giấy phép sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ để triển lãm, trưng bày hoặc làm đạo cụ trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật đối với đối tượng không thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng được thực hiện như sau:
a) Hồ sơ đề nghị bao gồm: văn bản đề nghị của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nêu rõ lý do, nhu cầu sử dụng, chủng loại, số lượng vũ khí, công cụ hỗ trợ; bản sao quyết định thành lập hoặc bản sao giấy phép hoạt động; giấy giới thiệu kèm theo bản sao thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc Chứng minh Công an nhân dân của người đến liên hệ;
b) Hồ sơ quy định tại điểm a khoản này lập thành 01 bộ và nộp tại cơ quan Công an có thẩm quyền do Bộ trưởng Bộ Công an quy định;
c) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan Công an có thẩm quyền cấp giấy phép trang bị, giấy phép sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ; trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
6. Thủ tục cấp giấy phép trang bị, giấy phép sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ để triển lãm, trưng bày hoặc làm đạo cụ trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật đối với đối tượng thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
7. Chính phủ quy định chi tiết thẩm quyền, trình tự, thủ tục làm mất tính năng, tác dụng và xác nhận tình trạng vũ khí, công cụ hỗ trợ được sử dụng để triển lãm, trưng bày hoặc làm đạo cụ trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật.
Điều 16. Giám định vũ khí, công cụ hỗ trợ có tính năng, tác dụng tương tự
1. Cơ quan có thẩm quyền giám định vũ khí, công cụ hỗ trợ có tính năng, tác dụng tương tự bao gồm:
a) Viện Khoa học hình sự thuộc Bộ Công an;
b) Phòng Kỹ thuật hình sự thuộc Công an cấp tỉnh;
c) Phòng Giám định Kỹ thuật hình sự thuộc Bộ Quốc phòng.
2. Trình tự, thủ tục giám định vũ khí, công cụ hỗ trợ có tính năng, tác dụng tương tự thực hiện theo quy định của Luật Giám định tư pháp.
Chương II
QUẢN LÝ, SỬ DỤNG VŨ KHÍ
Điều 17. Nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu, sửa chữa vũ khí
1. Tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an được nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu, sửa chữa vũ khí.
2. Tổ chức, doanh nghiệp khác khi có đủ điều kiện được tham gia nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, sửa chữa vũ khí.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Điều 18. Đối tượng được trang bị vũ khí quân dụng
1. Đối tượng được trang bị vũ khí quân dụng bao gồm:
a) Quân đội nhân dân;
b) Dân quân tự vệ;
c) Cảnh sát biển;
d) Công an nhân dân;
đ) Cơ yếu;
e) Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
g) Kiểm lâm, Kiểm ngư;
h) An ninh hàng không;
i) Hải quan cửa khẩu, lực lượng chuyên trách chống buôn lậu của Hải quan.
2. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng căn cứ vào tính chất, yêu cầu, nhiệm vụ quy định việc trang bị vũ khí quân dụng đối với đối tượng thuộc Quân đội nhân dân, Dân quân tự vệ, Cảnh sát biển và Cơ yếu thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng.
3. Bộ trưởng Bộ Công an căn cứ vào tính chất, yêu cầu, nhiệm vụ quy định việc trang bị vũ khí quân dụng đối với đối tượng không thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng.
Điều 19. Loại vũ khí quân dụng trang bị cho Cơ yếu, Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm lâm, Kiểm ngư, An ninh hàng không, Hải quan cửa khẩu, lực lượng chuyên trách chống buôn lậu của Hải quan
1. Cơ yếu, Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, An ninh hàng không được trang bị súng ngắn và đạn sử dụng cho loại súng này.
2. Kiểm lâm, Hải quan cửa khẩu, lực lượng chuyên trách chống buôn lậu của Hải quan được trang bị súng ngắn, súng tiểu liên và đạn sử dụng cho các loại súng này.
3. Kiểm ngư được trang bị súng ngắn, súng tiểu liên, súng trung liên, súng đại liên, súng máy có cỡ nòng đến 14,5 mm và đạn sử dụng cho các loại súng này.
4. Trường hợp cần thiết phải trang bị loại vũ khí quân dụng ngoài quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Điều 20. Thủ tục trang bị vũ khí quân dụng
1. Thủ tục trang bị vũ khí quân dụng đối với đối tượng không thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng thực hiện như sau:
a) Hồ sơ đề nghị bao gồm: văn bản đề nghị của cơ quan, đơn vị nêu rõ nhu cầu, điều kiện, số lượng, chủng loại, kèm theo văn bản phê duyệt của lãnh đạo Bộ, ngành; bản sao quyết định thành lập cơ quan, đơn vị; giấy giới thiệu kèm theo bản sao thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc Chứng minh Công an nhân dân của người đến liên hệ;
b) Hồ sơ quy định tại điểm a khoản này lập thành 01 bộ và nộp tại cơ quan Công an có thẩm quyền do Bộ trưởng Bộ Công an quy định;
c) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan Công an có thẩm quyền cấp Giấy phép trang bị vũ khí quân dụng và hướng dẫn cơ quan, đơn vị thực hiện việc trang bị; trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;
d) Giấy phép trang bị vũ khí quân dụng có thời hạn 30 ngày.
2. Thủ tục trang bị vũ khí quân dụng đối với đối tượng thuộc Quân đội nhân dân, Dân quân tự vệ, Cảnh sát biển và Cơ yếu thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
Điều 21. Thủ tục cấp Giấy phép sử dụng vũ khí quân dụng
1. Thủ tục cấp Giấy phép sử dụng vũ khí quân dụng đối với đối tượng không thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng thực hiện như sau:
a) Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép sử dụng vũ khí quân dụng bao gồm: văn bản đề nghị nêu rõ số lượng, chủng loại, nước sản xuất, nhãn hiệu, số hiệu, ký hiệu của từng vũ khí quân dụng; bản sao Giấy phép trang bị vũ khí quân dụng; bản sao hóa đơn hoặc bản sao phiếu xuất kho; giấy giới thiệu kèm theo bản sao thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc Chứng minh Công an nhân dân của người đến liên hệ;
b) Hồ sơ đề nghị cấp đổi, cấp lại Giấy phép sử dụng vũ khí quân dụng bao gồm: văn bản đề nghị nêu rõ lý do; số lượng, chủng loại, nước sản xuất, nhãn hiệu, số hiệu, ký hiệu của từng vũ khí quân dụng; giấy giới thiệu kèm theo bản sao thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc Chứng minh Công an nhân dân của người đến liên hệ. Trường hợp mất, hư hỏng Giấy phép sử dụng vũ khí quân dụng thì trong hồ sơ phải có văn bản nêu rõ lý do mất, hư hỏng và kết quả xử lý;
c) Hồ sơ quy định tại điểm a và điểm b khoản này lập thành 01 bộ và nộp tại cơ quan Công an có thẩm quyền do Bộ trưởng Bộ Công an quy định;
d) Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan Công an có thẩm quyền kiểm tra thực tế, cấp Giấy phép sử dụng vũ khí quân dụng; trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;
đ) Giấy phép sử dụng vũ khí quân dụng chỉ cấp cho cơ quan, đơn vị được trang bị và có thời hạn 05 năm. Giấy phép sử dụng vũ khí quân dụng hết hạn được cấp đổi; bị mất, hư hỏng được cấp lại.
2. Thủ tục cấp Giấy phép sử dụng vũ khí quân dụng đối với đối tượng thuộc Quân đội nhân dân, Dân quân tự vệ, Cảnh sát biển và Cơ yếu thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
Điều 22. Nguyên tắc sử dụng vũ khí quân dụng
1. Khi thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc, việc sử dụng vũ khí quân dụng thực hiện theo quy định của pháp luật về quốc phòng.
2. Khi thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, việc sử dụng vũ khí quân dụng phải tuân theo nguyên tắc sau đây:
a) Phải căn cứ vào tình huống, tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi mà đối tượng thực hiện để quyết định việc sử dụng vũ khí quân dụng;
b) Chỉ sử dụng vũ khí quân dụng khi không còn biện pháp nào khác để ngăn chặn hành vi của đối tượng và sau khi đã cảnh báo mà đối tượng không tuân theo. Nếu việc sử dụng vũ khí quân dụng không kịp thời sẽ đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe của người thi hành công vụ, người khác hoặc có thể gây ra những hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác thì được sử dụng ngay;
c) Không sử dụng vũ khí quân dụng khi biết rõ đối tượng là phụ nữ, người khuyết tật, trẻ em, người cao tuổi, trừ trường hợp những người này sử dụng vũ khí, vật liệu nổ tấn công hoặc chống trả, đe dọa tính mạng, sức khỏe của người thi hành công vụ hoặc người khác;
d) Trong mọi trường hợp, người sử dụng vũ khí quân dụng phải hạn chế thiệt hại do việc sử dụng vũ khí quân dụng gây ra.
3. Khi thực hiện nhiệm vụ độc lập, việc sử dụng vũ khí quân dụng phải tuân thủ quy định tại khoản 2 Điều này, Điều 23 của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Khi thực hiện nhiệm vụ có tổ chức, việc sử dụng vũ khí quân dụng phải tuân theo mệnh lệnh của người có thẩm quyền. Người ra mệnh lệnh phải tuân thủ quy định tại khoản 2 Điều này, Điều 23 của Luật này, quy định khác của pháp luật có liên quan và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
4. Người được giao sử dụng vũ khí quân dụng không phải chịu trách nhiệm về thiệt hại khi việc sử dụng vũ khí quân dụng đã tuân thủ quy định tại khoản 3 Điều này; trường hợp sử dụng vũ khí quân dụng vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, gây thiệt hại rõ ràng vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết, lợi dụng hoặc lạm dụng việc sử dụng vũ khí quân dụng để xâm phạm tính mạng, sức khỏe, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Điều 23. Các trường hợp nổ súng quân dụng khi thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an ninh, trật tự
1. Người thi hành nhiệm vụ độc lập phải cảnh báo bằng hành động, mệnh lệnh lời nói hoặc bắn chỉ thiên trước khi nổ súng vào đối tượng trong trường hợp sau đây:
a) Đối tượng đang sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, vũ lực hoặc công cụ, phương tiện khác tấn công hoặc chống trả đe dọa tính mạng, sức khỏe của người thi hành công vụ hoặc người khác;
b) Đối tượng đang sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, vũ lực hoặc công cụ, phương tiện khác gây rối trật tự công cộng đe dọa tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác;
c) Người đang bị truy nã, bị bắt, người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, tạm giữ, tạm giam, người đang bị áp giải, xét xử hoặc chấp hành hình phạt tù đang chống trả, đe dọa tính mạng, sức khỏe của người thi hành công vụ hoặc người khác; đối tượng đang đánh tháo người bị dẫn giải, người bị giam, giữ, áp giải do phạm tội nghiêm trọng, phạm tội rất nghiêm trọng, phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, tái phạm nguy hiểm;
d) Khi biết rõ đối tượng đang thực hiện hành vi phạm tội nghiêm trọng, phạm tội rất nghiêm trọng, phạm tội đặc biệt nghiêm trọng;
đ) Được nổ súng vào phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, phương tiện giao thông đường thủy nội địa, trừ phương tiện giao thông của cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự nước ngoài, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế để dừng phương tiện đó trong trường hợp đối tượng điều khiển phương tiện đó tấn công hoặc đe dọa trực tiếp đến tính mạng người thi hành công vụ hoặc người khác; khi biết rõ phương tiện do đối tượng phạm tội điều khiển cố tình chạy trốn, trừ trường hợp trên phương tiện có chở người hoặc có con tin; khi biết rõ trên phương tiện chở đối tượng phạm tội hoặc vũ khí, vật liệu nổ trái phép, tài liệu phản động, bí mật nhà nước, ma túy, bảo vật quốc gia cố tình chạy trốn, trừ trường hợp trên phương tiện có chở người hoặc có con tin.
2. Người thi hành nhiệm vụ độc lập được nổ súng vào đối tượng không cần cảnh báo trong trường hợp sau đây:
a) Đối tượng đang sử dụng vũ khí, vật liệu nổ trực tiếp thực hiện hành vi phạm tội khủng bố, giết người, bắt cóc con tin hoặc đang trực tiếp sử dụng vũ khí, vật liệu nổ chống lại việc bắt giữ khi vừa thực hiện xong hành vi phạm tội đó;
b) Đối tượng sản xuất, mua bán, tàng trữ, vận chuyển hoặc tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy trực tiếp sử dụng vũ khí, vật liệu nổ chống lại việc bắt giữ;
c) Đối tượng đang sử dụng vũ khí, vật liệu nổ tấn công hoặc uy hiếp trực tiếp đến an toàn của đối tượng cảnh vệ, công trình quan trọng về an ninh quốc gia, mục tiêu quan trọng được bảo vệ theo quy định của pháp luật;
d) Đối tượng đang sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, vũ lực đe dọa trực tiếp đến tính mạng của người thi hành công vụ hoặc người khác;
đ) Đối tượng đang trực tiếp thực hiện hành vi cướp súng của người thi hành công vụ;
e) Được nổ súng vào động vật đang đe dọa trực tiếp đến tính mạng và sức khỏe của người thi hành công vụ hoặc người khác.
Điều 24. Đối tượng được trang bị vũ khí thể thao
1. Đối tượng được trang bị vũ khí thể thao bao gồm:
a) Quân đội nhân dân;
b) Dân quân tự vệ;
c) Công an nhân dân;
d) Câu lạc bộ, cơ sở đào tạo, huấn luyện thể thao có giấy phép hoạt động;
đ) Trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh;
e) Cơ quan, tổ chức khác được thành lập, cấp phép hoạt động trong luyện tập, thi đấu thể thao.
2. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng căn cứ vào tính chất, yêu cầu, nhiệm vụ quy định việc trang bị vũ khí thể thao đối với đối tượng thuộc Quân đội nhân dân, Dân quân tự vệ, trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh và câu lạc bộ, cơ sở đào tạo, huấn luyện thể thao thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng.
3. Bộ trưởng Bộ Công an căn cứ vào tính chất, yêu cầu, nhiệm vụ quy định việc trang bị vũ khí thể thao đối với đối tượng không thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng sau khi đã thống nhất với Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Điều 25. Thủ tục trang bị vũ khí thể thao
1. Thủ tục trang bị vũ khí thể thao đối với đối tượng không thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng thực hiện như sau:
a) Hồ sơ đề nghị bao gồm: văn bản đề nghị nêu rõ nhu cầu, điều kiện, số lượng, chủng loại vũ khí thể thao cần trang bị; văn bản đồng ý về việc trang bị vũ khí thể thao của cơ quan có thẩm quyền do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định; bản sao quyết định thành lập, bản sao Giấy phép hoạt động hoặc bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; giấy giới thiệu kèm theo bản sao thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc Chứng minh Công an nhân dân của người đến liên hệ;
b) Hồ sơ quy định tại điểm a khoản này lập thành 01 bộ và nộp tại cơ quan Công an có thẩm quyền do Bộ trưởng Bộ Công an quy định;
c) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan Công an có thẩm quyền cấp Giấy phép trang bị vũ khí thể thao và hướng dẫn cơ quan, tổ chức, đơn vị thực hiện việc trang bị; trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;
d) Giấy phép trang bị vũ khí thể thao có thời hạn 30 ngày.
2. Thủ tục trang bị vũ khí thể thao đối với đối tượng thuộc Quân đội nhân dân, Dân quân tự vệ, trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh và câu lạc bộ, cơ sở đào tạo, huấn luyện thể thao thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
Điều 26. Thủ tục cấp Giấy phép sử dụng vũ khí thể thao
1. Thủ tục cấp Giấy phép sử dụng vũ khí thể thao quy định tại điểm a khoản 5 Điều 3 của Luật này đối với đối tượng không thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng thực hiện như sau:
a) Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép sử dụng vũ khí thể thao bao gồm: văn bản đề nghị nêu rõ số lượng, chủng loại, nước sản xuất, nhãn hiệu, số hiệu, ký hiệu của từng vũ khí thể thao; bản sao Giấy phép trang bị vũ khí thể thao; bản sao hóa đơn hoặc bản sao phiếu xuất kho; giấy tờ chứng minh xuất xứ hợp pháp của vũ khí thể thao; giấy giới thiệu kèm theo bản sao thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc Chứng minh Công an nhân dân của người đến liên hệ;
b) Hồ sơ đề nghị cấp đổi, cấp lại Giấy phép sử dụng vũ khí thể thao bao gồm: văn bản đề nghị nêu rõ lý do; số lượng, chủng loại, nước sản xuất, nhãn hiệu, số hiệu, ký hiệu của từng vũ khí thể thao; giấy giới thiệu kèm theo bản sao thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc Chứng minh Công an nhân dân của người đến liên hệ. Trường hợp mất, hư hỏng Giấy phép sử dụng vũ khí thể thao thì trong hồ sơ phải có văn bản nêu rõ lý do mất, hư hỏng và kết quả xử lý;
c) Hồ sơ quy định tại điểm a và điểm b khoản này lập thành 01 bộ và nộp tại cơ quan Công an có thẩm quyền do Bộ trưởng Bộ Công an quy định;
d) Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan Công an có thẩm quyền kiểm tra thực tế, cấp Giấy phép sử dụng vũ khí thể thao; trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;
đ) Giấy phép sử dụng vũ khí thể thao chỉ cấp cho cơ quan, tổ chức, đơn vị được trang bị và có thời hạn 05 năm. Giấy phép sử dụng vũ khí thể thao hết hạn được cấp đổi; bị mất, hư hỏng được cấp lại.
2. Vũ khí thể thao quy định tại điểm b khoản 5 Điều 3 của Luật này phải được khai báo theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 30 của Luật này.
3. Thủ tục cấp Giấy phép sử dụng vũ khí thể thao đối với đối tượng thuộc Quân đội nhân dân, Dân quân tự vệ, trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh và câu lạc bộ, cơ sở đào tạo, huấn luyện thể thao thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
Điều 27. Sử dụng vũ khí thể thao
1. Vũ khí thể thao được sử dụng trong tập luyện, thi đấu thể thao tại trường bắn hoặc địa điểm tổ chức, được cảnh giới và có biện pháp bảo đảm an toàn; tuân thủ giáo án tập luyện, luật thi đấu thể thao và điều lệ giải.
2. Vũ khí thể thao phải được kiểm tra an toàn trước, trong và sau khi tập luyện, thi đấu thể thao.
3. Vũ khí thể thao được giao cho vận động viên, huấn luyện viên, học viên hoặc hội viên thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 24 của Luật này để tập luyện, thi đấu thể thao tại địa điểm tập luyện và thi đấu.
Điều 28. Đối tượng được trang bị vũ khí thô sơ
1. Đối tượng được trang bị vũ khí thô sơ bao gồm:
a) Quân đội nhân dân;
b) Dân quân tự vệ;
c) Cảnh sát biển;
d) Công an nhân dân;
đ) Cơ yếu;
e) Kiểm lâm, Kiểm ngư;
g) An ninh hàng không;
h) Hải quan cửa khẩu, lực lượng chuyên trách chống buôn lậu của Hải quan;
i) Câu lạc bộ, cơ sở đào tạo, huấn luyện thể thao có giấy phép hoạt động;
k) Trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh.
2. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng căn cứ vào tính chất, yêu cầu, nhiệm vụ quy định việc trang bị vũ khí thô sơ đối với đối tượng thuộc Quân đội nhân dân, Dân quân tự vệ, Cảnh sát biển, trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh, Cơ yếu và câu lạc bộ, cơ sở đào tạo, huấn luyện thể thao thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng.
3. Bộ trưởng Bộ Công an căn cứ vào tính chất, yêu cầu, nhiệm vụ quy định việc trang bị vũ khí thô sơ đối với đối tượng không thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng.
Điều 29. Thủ tục trang bị vũ khí thô sơ
1. Thủ tục trang bị vũ khí thô sơ đối với đối tượng không thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng thực hiện như sau:
a) Hồ sơ đề nghị bao gồm: văn bản đề nghị nêu rõ nhu cầu, điều kiện, số lượng, chủng loại vũ khí thô sơ cần trang bị; bản sao quyết định thành lập hoặc bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; giấy giới thiệu kèm theo bản sao thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc Chứng minh Công an nhân dân của người đến liên hệ;
b) Hồ sơ quy định tại điểm a khoản này lập thành 01 bộ và nộp tại cơ quan Công an có thẩm quyền do Bộ trưởng Bộ Công an quy định;
c) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan Công an có thẩm quyền cấp Giấy phép trang bị vũ khí thô sơ; trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;
d) Giấy phép trang bị vũ khí thô sơ có thời hạn 30 ngày.
2. Thủ tục trang bị vũ khí thô sơ đối với đối tượng thuộc Quân đội nhân dân, Dân quân tự vệ, Cảnh sát biển, trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh, Cơ yếu và câu lạc bộ, cơ sở đào tạo, huấn luyện thể thao thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
Điều 30. Thủ tục khai báo vũ khí thô sơ
1. Thủ tục khai báo vũ khí thô sơ đối với đối tượng không thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng thực hiện như sau:
a) Cơ quan, tổ chức, đơn vị sau khi được trang bị vũ khí thô sơ phải đến cơ quan Công an cấp Giấy phép trang bị vũ khí thô sơ làm thủ tục khai báo. Hồ sơ đề nghị bao gồm: văn bản đề nghị của cơ quan, tổ chức, đơn vị nêu rõ số lượng, chủng loại, nước sản xuất; nhãn hiệu, số hiệu, ký hiệu (nếu có) của từng vũ khí thô sơ; bản sao Giấy phép trang bị vũ khí thô sơ; bản sao hóa đơn hoặc bản sao phiếu xuất kho; giấy giới thiệu kèm theo bản sao thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc Chứng minh Công an nhân dân của người đến liên hệ. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan Công an cấp Giấy phép trang bị vũ khí thô sơ có trách nhiệm thông báo xác nhận khai báo vũ khí thô sơ cho cơ quan, tổ chức, đơn vị;
b) Tập thể, cá nhân sở hữu vũ khí thô sơ dùng làm hiện vật để trưng bày, triển lãm, đồ gia bảo phải khai báo với Công an xã, phường, thị trấn nơi đặt trụ sở hoặc cư trú. Hồ sơ đề nghị bao gồm: văn bản đề nghị; bản kê khai vũ khí thô sơ, bản sao giấy tờ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ (nếu có); giấy giới thiệu kèm theo bản sao thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc Chứng minh Công an nhân dân của người đến liên hệ. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Công an xã, phường, thị trấn phải thông báo xác nhận khai báo vũ khí thô sơ cho tập thể, cá nhân sở hữu.
2. Thủ tục khai báo vũ khí thô sơ đối với đối tượng thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
Điều 31. Sử dụng vũ khí thô sơ
1. Người được giao vũ khí thô sơ khi thực hiện nhiệm vụ phải tuân thủ quy định tại khoản 2 Điều 22 của Luật này và được sử dụng trong trường hợp sau đây:
a) Trường hợp quy định tại Điều 23 của Luật này;
b) Ngăn chặn người đang có hành vi đe dọa đến tính mạng, sức khỏe của người khác;
c) Phòng vệ chính đáng, tình thế cấp thiết theo quy định của pháp luật.
2. Người được giao sử dụng vũ khí thô sơ không phải chịu trách nhiệm về thiệt hại khi việc sử dụng vũ khí thô sơ đã tuân thủ quy định tại Điều này và quy định khác của pháp luật có liên quan; trường hợp sử dụng vũ khí thô sơ vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, gây thiệt hại rõ ràng vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết, lợi dụng hoặc lạm dụng việc sử dụng vũ khí thô sơ để xâm phạm sức khỏe, tính mạng, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Điều 32. Thủ tục cấp Giấy phép mua vũ khí
1. Tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Công an được phép sản xuất, kinh doanh vũ khí khi mua vũ khí phải lập hồ sơ bao gồm:
a) Văn bản đề nghị nêu rõ số lượng, chủng loại vũ khí; tên, địa chỉ tổ chức, doanh nghiệp bán lại;
b) Giấy giới thiệu kèm theo bản sao thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc Chứng minh Công an nhân dân của người đến liên hệ.
2. Hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều này lập thành 01 bộ và nộp tại cơ quan Công an có thẩm quyền do Bộ trưởng Bộ Công an quy định. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan Công an có thẩm quyền cấp Giấy phép mua vũ khí; trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Giấy phép mua vũ khí có thời hạn 30 ngày.
3. Thủ tục cấp Giấy phép mua vũ khí đối với tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng được phép sản xuất, kinh doanh vũ khí thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
Điều 33. Vận chuyển vũ khí
1. Việc vận chuyển vũ khí thực hiện theo quy định sau đây:
a) Phải có mệnh lệnh vận chuyển vũ khí hoặc Giấy phép vận chuyển vũ khí của cơ quan có thẩm quyền;
b) Bảo đảm bí mật, an toàn;
c) Vận chuyển với số lượng lớn hoặc vũ khí nguy hiểm phải sử dụng phương tiện chuyên dùng và bảo đảm các điều kiện về phòng cháy và chữa cháy;
d) Không được chở vũ khí và người trên cùng một phương tiện, trừ người có trách nhiệm trong việc vận chuyển;
đ) Không dừng, đỗ phương tiện vận chuyển vũ khí ở nơi đông người, khu vực dân cư, nơi có công trình quan trọng về quốc phòng, an ninh, kinh tế, văn hóa, ngoại giao. Trường hợp cần nghỉ qua đêm hoặc do sự cố, khi không đủ lực lượng bảo vệ phải thông báo ngay cho cơ quan quân sự, cơ quan Công an nơi gần nhất để phối hợp bảo vệ.
2. Thủ tục cấp Giấy phép vận chuyển vũ khí đối với đối tượng không thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng thực hiện như sau:
a) Hồ sơ đề nghị bao gồm: văn bản đề nghị nêu rõ số lượng, chủng loại, nguồn gốc xuất xứ của vũ khí cần vận chuyển; nơi đi, nơi đến, thời gian và tuyến đường vận chuyển; họ và tên, địa chỉ của người chịu trách nhiệm vận chuyển, người điều khiển phương tiện; biển kiểm soát của phương tiện; giấy giới thiệu kèm theo bản sao thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc Chứng minh Công an nhân dân của người đến liên hệ;
b) Hồ sơ quy định tại điểm a khoản này lập thành 01 bộ và nộp tại cơ quan Công an có thẩm quyền do Bộ trưởng Bộ Công an quy định;
c) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan Công an có thẩm quyền cấp Giấy phép vận chuyển vũ khí; trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;
d) Giấy phép vận chuyển vũ khí có thời hạn 30 ngày. Giấy phép vận chuyển vũ khí chỉ có giá trị cho một lượt vận chuyển; trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày hoàn tất việc vận chuyển, phải nộp lại cho cơ quan đã cấp giấy phép.
3. Thủ tục cấp mệnh lệnh vận chuyển vũ khí đối với đối tượng thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
Điều 34. Thủ tục cấp Giấy phép sửa chữa vũ khí
1. Thủ tục cấp Giấy phép sửa chữa vũ khí đối với đối tượng không thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng thực hiện như sau:
a) Hồ sơ đề nghị bao gồm: văn bản đề nghị nêu rõ chủng loại, nhãn hiệu, số hiệu, ký hiệu của từng loại vũ khí đề nghị sửa chữa; số lượng, bộ phận cần tiến hành sửa chữa; cơ sở tiến hành sửa chữa; địa chỉ, thời gian sửa chữa; giấy giới thiệu kèm theo bản sao thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc Chứng minh Công an nhân dân của người đến liên hệ;
b) Hồ sơ quy định tại điểm a khoản này lập thành 01 bộ và nộp tại cơ quan Công an có thẩm quyền do Bộ trưởng Bộ Công an quy định;
c) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan Công an có thẩm quyền cấp Giấy phép sửa chữa vũ khí; trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
2. Thủ tục cấp Giấy phép sửa chữa vũ khí đối với đối tượng thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
Chương III
QUẢN LÝ, SỬ DỤNG VẬT LIỆU NỔ
Điều 35. Nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, bảo quản, sử dụng vật liệu nổ quân dụng
1. Tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an được nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, bảo quản vật liệu nổ quân dụng.
2. Việc nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, bảo quản vật liệu nổ quân dụng phải bảo đảm đủ điều kiện sau đây:
a) Được Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an giao nhiệm vụ nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, bảo quản vật liệu nổ quân dụng;
b) Thiết lập hệ thống tổ chức quản lý, kỹ thuật an toàn do người chỉ huy trực tiếp điều hành, chỉ đạo và phân công người có đủ trình độ, kinh nghiệm chịu trách nhiệm thực hiện công tác kỹ thuật an toàn tại mỗi bộ phận, vị trí có nguy cơ cao về sự cố, tai nạn cháy, nổ;
c) Có phương án bảo đảm an ninh, trật tự, phòng cháy và chữa cháy, bảo vệ môi trường cho cơ sở nghiên cứu, sản xuất, hệ thống kho, nơi bốc dỡ, phương tiện vận chuyển và định kỳ tổ chức diễn tập phòng cháy và chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ. Kho chứa vật liệu nổ quân dụng phải thiết kế, xây dựng theo quy định tại khoản 2 Điều 9 của Luật này.
3. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quy định việc nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, bảo quản, sử dụng vật liệu nổ quân dụng thuộc phạm vi quản lý.
Điều 36. Vận chuyển vật liệu nổ quân dụng
1. Việc vận chuyển vật liệu nổ quân dụng thực hiện theo quy định sau đây:
a) Phải có mệnh lệnh vận chuyển vật liệu nổ quân dụng hoặc Giấy phép vận chuyển vật liệu nổ quân dụng của cơ quan có thẩm quyền;
b) Bảo đảm bí mật, an toàn;
c) Sử dụng phương tiện chuyên dùng bảo đảm điều kiện vận chuyển vật liệu nổ quân dụng và bảo đảm an toàn, phòng cháy và chữa cháy, bảo vệ môi trường;
d) Không được chở vật liệu nổ quân dụng và người trên cùng một phương tiện, trừ người có trách nhiệm trong việc vận chuyển;
đ) Không dừng, đỗ phương tiện vận chuyển vật liệu nổ quân dụng ở nơi đông người, khu vực dân cư, gần trạm xăng dầu, nơi có công trình quan trọng về quốc phòng, an ninh, kinh tế, văn hóa, ngoại giao. Trường hợp cần nghỉ qua đêm hoặc do sự cố phải thông báo ngay cho cơ quan quân sự, cơ quan Công an nơi gần nhất để phối hợp bảo vệ khi cần thiết.
2. Thủ tục cấp Giấy phép vận chuyển vật liệu nổ quân dụng đối với đối tượng không thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng thực hiện theo quy định sau đây:
a) Hồ sơ đề nghị bao gồm: văn bản đề nghị nêu rõ lý do, khối lượng vật liệu nổ quân dụng cần vận chuyển, nơi đi, nơi đến, thời gian và tuyến đường vận chuyển; họ và tên, địa chỉ của người chịu trách nhiệm vận chuyển, người điều khiển phương tiện; biển kiểm soát của phương tiện; giấy giới thiệu kèm theo bản sao thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc Chứng minh Công an nhân dân của người đến liên hệ;
b) Hồ sơ quy định tại điểm a khoản này lập thành 01 bộ và nộp tại cơ quan Công an có thẩm quyền do Bộ trưởng Bộ Công an quy định;
c) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan Công an có thẩm quyền cấp Giấy phép vận chuyển vật liệu nổ quân dụng; trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Giấy phép vận chuyển vật liệu nổ quân dụng chỉ có giá trị cho một lượt vận chuyển; trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày hoàn tất việc vận chuyển, phải nộp lại cho cơ quan đã cấp giấy phép.
3. Thủ tục cấp mệnh lệnh vận chuyển vật liệu nổ quân dụng đối với đối tượng thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
Điều 37. Nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu vật liệu nổ công nghiệp
1. Việc nghiên cứu vật liệu nổ công nghiệp thực hiện theo quy định sau đây:
a) Việc nghiên cứu, phát triển, thử nghiệm vật liệu nổ công nghiệp do các tổ chức khoa học và công nghệ hoặc doanh nghiệp sản xuất vật liệu nổ công nghiệp thực hiện trên cơ sở đề án nghiên cứu được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
b) Việc triển khai sản xuất hoặc chuyển giao công nghệ sản xuất quy mô công nghiệp được thực hiện tại cơ sở sản xuất vật liệu nổ công nghiệp có đủ điều kiện theo quy định và có giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Việc sản xuất vật liệu nổ công nghiệp thực hiện theo quy định sau đây:
a) Tổ chức sản xuất vật liệu nổ công nghiệp phải là doanh nghiệp nhà nước được Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương, Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng;
b) Chủng loại sản phẩm, quy mô sản xuất phải phù hợp với định hướng phát triển ngành vật liệu nổ công nghiệp, bảo đảm chất lượng và kỹ thuật an toàn;
c) Người quản lý, người lao động, người phục vụ có liên quan đến sản xuất vật liệu nổ công nghiệp phải bảo đảm điều kiện về an ninh, trật tự; có trình độ chuyên môn phù hợp và được huấn luyện về kỹ thuật an toàn, phòng cháy và chữa cháy, ứng phó sự cố trong hoạt động liên quan đến sản xuất vật liệu nổ công nghiệp;
d) Có đủ phương tiện, thiết bị đo lường phù hợp để kiểm tra, giám sát các thông số kỹ thuật và phục vụ công tác kiểm tra chất lượng nguyên liệu, thành phẩm trong quá trình sản xuất; có nơi thử nghiệm riêng biệt, an toàn theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật;
đ) Thực hiện việc phân loại, ghi nhãn hàng hóa theo quy định của pháp luật;
e) Tổ chức sản xuất vật liệu nổ công nghiệp chỉ được bán sản phẩm đúng chủng loại cho doanh nghiệp kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp.
3. Việc kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp thực hiện theo quy định sau đây:
a) Tổ chức kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp phải là doanh nghiệp nhà nước được Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương, Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng;
b) Địa điểm kho, bến cảng, nơi tiếp nhận bốc dỡ vật liệu nổ công nghiệp phải bảo đảm đủ điều kiện về an ninh, trật tự; bảo đảm khoảng cách an toàn đối với các công trình, đối tượng cần bảo vệ;
c) Kho, thiết bị bốc dỡ, phương tiện vận chuyển, thiết bị, dụng cụ phục vụ kinh doanh phải được thiết kế, xây dựng phù hợp, đáp ứng yêu cầu về bảo quản, vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp, phòng cháy và chữa cháy; trường hợp không có kho, phương tiện vận chuyển, phải có hợp đồng thuê bằng văn bản với tổ chức được phép bảo quản, vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp;
d) Người quản lý, người phục vụ có liên quan đến kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp phải bảo đảm điều kiện về an ninh, trật tự; có trình độ chuyên môn phù hợp và được huấn luyện về kỹ thuật an toàn, phòng cháy và chữa cháy, ứng phó sự cố trong hoạt động liên quan đến kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp;
đ) Doanh nghiệp kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp chỉ được kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp có trong Danh mục vật liệu nổ công nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng ở Việt Nam; việc kinh doanh phải bảo đảm đúng quy định trong giấy phép kinh doanh; được mua lại vật liệu nổ công nghiệp của tổ chức được phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp không sử dụng hết.
4. Việc xuất khẩu, nhập khẩu vật liệu nổ công nghiệp thực hiện theo quy định sau đây:
a) Doanh nghiệp được phép kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp thì được xuất khẩu, nhập khẩu vật liệu nổ công nghiệp;
b) Chỉ được xuất khẩu, nhập khẩu vật liệu nổ công nghiệp khi có Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu vật liệu nổ công nghiệp do cơ quan có thẩm quyền thuộc Bộ Công Thương cấp;
c) Việc ủy thác nhập khẩu vật liệu nổ công nghiệp chỉ được thực hiện giữa doanh nghiệp được phép sản xuất, doanh nghiệp được phép kinh doanh hoặc tổ chức, doanh nghiệp được phép sử dụng với doanh nghiệp được phép kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp.
5. Chính phủ quy định về trình độ chuyên môn; huấn luyện kỹ thuật an toàn, phòng cháy và chữa cháy, ứng phó sự cố trong hoạt động liên quan đến sản xuất, kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp.
Điều 38. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vật liệu nổ công nghiệp
1. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vật liệu nổ công nghiệp bao gồm:
a) Văn bản đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vật liệu nổ công nghiệp. Doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng phải có văn bản đề nghị của Bộ Quốc phòng hoặc cơ quan được Bộ Quốc phòng giao nhiệm vụ quản lý vật liệu nổ công nghiệp;
b) Bản sao văn bản giao nhiệm vụ sản xuất vật liệu nổ công nghiệp của Thủ tướng Chính phủ;
c) Bản sao quyết định thành lập doanh nghiệp hoặc bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
d) Bản sao quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình sản xuất vật liệu nổ công nghiệp theo quy định của pháp luật về quản lý, đầu tư xây dựng;
đ) Bản sao Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự; văn bản thẩm duyệt, kiểm tra nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy đối với nhà, công trình sản xuất, kho bảo quản vật liệu nổ công nghiệp;
e) Bản sao quyết định của Bộ trưởng Bộ Công Thương công nhận kết quả đăng ký của sản phẩm và đưa sản phẩm vật liệu nổ công nghiệp vào Danh mục vật liệu nổ công nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng ở Việt Nam đối với vật liệu nổ công nghiệp mới sản xuất, sử dụng ở Việt Nam;
g) Bản sao quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường; bản sao Giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường;
h) Bố trí mặt bằng; bố trí dây chuyền công nghệ; hệ thống điện, chống sét; giấy chứng nhận kiểm định các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, thiết bị đo; kết quả thử nghiệm các chỉ tiêu thuốc nổ; nghiệm thu về chất lượng công trình xây dựng;
i) Giấy giới thiệu kèm theo bản sao thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân, Hộ chiếu, Chứng minh Công an nhân dân hoặc giấy chứng minh do Quân đội nhân dân cấp của người đến liên hệ.
2. Doanh nghiệp đang sản xuất vật liệu nổ công nghiệp có yêu cầu chuyển đổi tên doanh nghiệp mà không có sự thay đổi về điều kiện sản xuất, chỉ cần có văn bản đề nghị điều chỉnh Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vật liệu nổ công nghiệp, bản sao quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cho phép đổi tên doanh nghiệp và bản sao Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự do cơ quan Công an có thẩm quyền cấp.
3. Doanh nghiệp sản xuất vật liệu nổ công nghiệp có cải tạo, nâng cấp hạ tầng và thiết bị sản xuất vật liệu nổ công nghiệp nhưng không làm giảm yêu cầu theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về mặt bằng, công nghệ và điều kiện về phòng, chống cháy, nổ, kỹ thuật an toàn của dây chuyền sản xuất đã được cấp phép, sau khi thực hiện cải tạo, nâng cấp, doanh nghiệp sản xuất vật liệu nổ công nghiệp làm văn bản đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vật liệu nổ công nghiệp.
4. Doanh nghiệp sản xuất vật liệu nổ công nghiệp bị sự cố, tai nạn phá hủy làm hư hỏng dây chuyền sản xuất, sau khi có kết quả điều tra và sửa chữa phục hồi, doanh nghiệp sản xuất vật liệu nổ công nghiệp lập hồ sơ kỹ thuật của quá trình sửa chữa, phục hồi và làm văn bản đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vật liệu nổ công nghiệp.
5. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vật liệu nổ công nghiệp lập thành 01 bộ và nộp tại cơ quan có thẩm quyền do Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, thẩm định, cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vật liệu nổ công nghiệp; trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Điều 39. Thủ tục cấp Giấy phép kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp
1. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp bao gồm:
a) Văn bản đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp. Doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng phải có văn bản đề nghị của Bộ Quốc phòng hoặc cơ quan được Bộ Quốc phòng giao nhiệm vụ quản lý vật liệu nổ công nghiệp;
b) Bản sao văn bản giao nhiệm vụ kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp của Thủ tướng Chính phủ;
c) Bản sao quyết định thành lập doanh nghiệp hoặc bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
d) Bản sao Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự; văn bản thẩm duyệt, kiểm tra nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy đối với kho, phương tiện chuyên dùng vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp;
đ) Danh sách cán bộ lãnh đạo, quản lý có liên quan trực tiếp đến công tác bảo quản, vận chuyển và kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp; hồ sơ cá nhân của người đại diện doanh nghiệp; giấy phép lao động của người nước ngoài làm việc tại doanh nghiệp (nếu có); bảng kê khai hệ thống kho, bến cảng, nhà xưởng của cơ sở kinh doanh và văn bản cho phép đưa công trình vào sử dụng; danh sách phương tiện vận tải chuyên dùng và bản sao giấy phép lưu hành; giấy chứng nhận của cơ quan nhà nước về tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng đo lường nhà nước cấp cho cơ sở thí nghiệm vật liệu nổ công nghiệp (nếu có); kế hoạch hoặc biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố khẩn cấp đối với kho, phương tiện vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp;
e) Giấy giới thiệu kèm theo bản sao thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân, Hộ chiếu, Chứng minh Công an nhân dân hoặc giấy chứng minh do Quân đội nhân dân cấp của người đến liên hệ.
2. Hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy phép kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp bao gồm: báo cáo hoạt động kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp theo giấy phép đã cấp và giấy tờ, tài liệu quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp lập thành 01 bộ và nộp tại cơ quan có thẩm quyền do Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, thẩm định, cấp Giấy phép kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp; trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Điều 40. Thủ tục cấp Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu vật liệu nổ công nghiệp
1. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu vật liệu nổ công nghiệp bao gồm:
a) Văn bản đề nghị cấp Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu vật liệu nổ công nghiệp;
b) Bản sao Giấy phép kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp;
c) Bản sao hợp đồng mua, bán vật liệu nổ công nghiệp với doanh nghiệp nước ngoài và hợp đồng mua, bán vật liệu nổ công nghiệp với doanh nghiệp trong nước;
d) Giấy giới thiệu kèm theo bản sao thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân, Hộ chiếu, Chứng minh Công an nhân dân hoặc giấy chứng minh do Quân đội nhân dân cấp của người đến liên hệ.
2. Hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều này lập thành 01 bộ và nộp tại cơ quan có thẩm quyền do Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, cấp Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu vật liệu nổ công nghiệp; trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
3. Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu vật liệu nổ công nghiệp có thời hạn 06 tháng.
Điều 41. Sử dụng vật liệu nổ công nghiệp
1. Tổ chức, doanh nghiệp sử dụng vật liệu nổ công nghiệp phải bảo đảm đủ điều kiện sau đây:
a) Được thành lập theo quy định của pháp luật, có đăng ký doanh nghiệp hoặc đăng ký hoạt động ngành, nghề, lĩnh vực cần sử dụng vật liệu nổ công nghiệp;
b) Có hoạt động khoáng sản, dầu khí hoặc công trình xây dựng, công trình nghiên cứu, thử nghiệm hoặc thực hiện nhiệm vụ do Thủ tướng Chính phủ giao cần sử dụng vật liệu nổ công nghiệp;
c) Có kho, công nghệ, thiết bị, phương tiện, dụng cụ phục vụ hoạt động sử dụng vật liệu nổ công nghiệp bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; trường hợp không có kho, phương tiện vận chuyển, phải có hợp đồng thuê bằng văn bản với tổ chức được phép bảo quản, vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp;
d) Địa điểm sử dụng vật liệu nổ công nghiệp phải bảo đảm điều kiện về an ninh, trật tự, phòng cháy và chữa cháy, vệ sinh môi trường; bảo đảm khoảng cách an toàn đối với công trình, đối tượng cần bảo vệ theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và các quy định có liên quan;
đ) Người quản lý, chỉ huy nổ mìn, thợ mìn và người khác có liên quan đến sử dụng vật liệu nổ công nghiệp phải bảo đảm điều kiện về an ninh, trật tự; có trình độ chuyên môn tương xứng với vị trí, chức trách đảm nhiệm, được huấn luyện về kỹ thuật an toàn, phòng cháy và chữa cháy, ứng phó sự cố trong các hoạt động liên quan đến sử dụng vật liệu nổ công nghiệp;
e) Quy mô sử dụng thuốc nổ trong 01 quý từ 500 kg trở lên, trừ trường hợp sử dụng thuốc nổ để thử nghiệm, thăm dò, đánh giá địa chất.
2. Tổ chức, doanh nghiệp sử dụng vật liệu nổ công nghiệp phải tuân theo quy định sau đây:
a) Chỉ được mua vật liệu nổ công nghiệp có trong Danh mục vật liệu nổ công nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng ở Việt Nam từ các doanh nghiệp kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp;
b) Vật liệu nổ công nghiệp không sử dụng hết phải bán lại cho doanh nghiệp kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp;
c) Thực hiện việc bổ nhiệm người chỉ huy nổ mìn và thực hiện đầy đủ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về an toàn trong sử dụng vật liệu nổ công nghiệp khi tiến hành nổ mìn;
d) Lập thiết kế, phương án nổ mìn phù hợp với quy mô sản xuất, điều kiện tự nhiên, điều kiện xã hội nơi nổ mìn. Trong thiết kế, phương án nổ mìn phải quy định cụ thể các biện pháp an toàn, bảo vệ, canh gác chống xâm nhập trái phép khu vực nổ mìn; thủ tục cảnh báo, khởi nổ; thủ tục bảo quản và thủ tục giám sát việc tiêu thụ, tiêu hủy vật liệu nổ công nghiệp tại nơi nổ mìn và nội dung khác theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.
Thiết kế hoặc phương án nổ mìn phải được cơ quan cấp Giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp phê duyệt và được sự đồng ý bằng văn bản của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc cơ quan quản lý khi nổ mìn trong khu vực dân cư, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, khu vực có di tích lịch sử - văn hóa, bảo tồn thiên nhiên, công trình an ninh, quốc phòng hoặc công trình quan trọng khác của quốc gia, khu vực bảo vệ khác theo quy định của pháp luật. Thực hiện việc giám sát các ảnh hưởng nổ mìn đối với công trình, đối tượng cần bảo vệ nằm trong phạm vi ảnh hưởng của nổ mìn;
đ) Tổ chức, doanh nghiệp được Bộ Công Thương, Bộ Quốc phòng cấp Giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp phải thông báo bằng văn bản với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ít nhất 10 ngày trước khi thực hiện các hoạt động theo giấy phép.
3. Chính phủ quy định về trình độ chuyên môn; huấn luyện kỹ thuật an toàn trong hoạt động liên quan đến sử dụng vật liệu nổ công nghiệp.
Điều 42. Thủ tục cấp Giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp
1. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp đối với tổ chức, doanh nghiệp không thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng bao gồm:
a) Văn bản đề nghị cấp Giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp;
b) Bản sao quyết định thành lập hoặc bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải có bản sao Giấy chứng nhận đầu tư hoặc bản sao giấy phép thầu do cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định của pháp luật;
c) Bản sao Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự;
d) Bản sao giấy phép thăm dò, khai thác khoáng sản, dầu khí đối với doanh nghiệp hoạt động khoáng sản, dầu khí; bản sao quyết định trúng thầu thi công công trình, bản sao hợp đồng nhận thầu hoặc văn bản ủy quyền, giao nhiệm vụ thực hiện hợp đồng thi công công trình của tổ chức quản lý doanh nghiệp;
đ) Thiết kế, bản vẽ thi công các hạng mục công trình xây dựng, thiết kế khai thác mỏ có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp đối với công trình quy mô công nghiệp; phương án thi công, khai thác đối với hoạt động xây dựng, khai thác thủ công. Thiết kế hoặc phương án do chủ đầu tư phê duyệt phải bảo đảm điều kiện về an toàn theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật;
e) Phương án nổ mìn được lãnh đạo doanh nghiệp ký duyệt. Trường hợp nổ mìn trong khu vực dân cư, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, khu vực có di tích lịch sử - văn hóa, bảo tồn thiên nhiên, công trình an ninh, quốc phòng hoặc công trình quan trọng khác của quốc gia, khu vực bảo vệ khác theo quy định của pháp luật thì phương án nổ mìn phải được cơ quan có thẩm quyền quy định tại điểm d khoản 2 Điều 41 của Luật này đồng ý bằng văn bản;
g) Bản sao văn bản nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy đối với kho vật liệu nổ công nghiệp và điều kiện bảo đảm an toàn theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật;
h) Trường hợp tổ chức, doanh nghiệp đề nghị cấp phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp không có kho hoặc không có phương tiện vận chuyển, hồ sơ đề nghị cấp giấy phép phải có bản sao hợp đồng nguyên tắc thuê kho, phương tiện vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp với tổ chức, doanh nghiệp có kho, phương tiện vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp bảo đảm điều kiện về an toàn theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, phòng cháy và chữa cháy hoặc bản sao hợp đồng nguyên tắc với tổ chức được phép kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp để cung ứng vật liệu nổ công nghiệp đến công trình theo hộ chiếu nổ mìn;
i) Quyết định bổ nhiệm người chỉ huy nổ mìn của lãnh đạo doanh nghiệp và danh sách thợ mìn, người có liên quan trực tiếp đến sử dụng vật liệu nổ công nghiệp; giấy phép lao động của người nước ngoài làm việc có liên quan đến sử dụng vật liệu nổ công nghiệp (nếu có); bản sao chứng chỉ chuyên môn, giấy chứng nhận huấn luyện về kỹ thuật an toàn trong hoạt động vật liệu nổ công nghiệp của người chỉ huy nổ mìn và đội ngũ thợ mìn;
k) Giấy giới thiệu kèm theo bản sao thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc Chứng minh Công an nhân dân của người đến liên hệ.
2. Đối với tổ chức, doanh nghiệp đề nghị cấp lại Giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp nhưng không thay đổi về địa điểm, quy mô hoạt động, hồ sơ đề nghị bao gồm: báo cáo hoạt động sử dụng vật liệu nổ công nghiệp trong thời hạn hiệu lực của giấy phép đã cấp và giấy tờ, tài liệu quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Trường hợp đáp ứng điều kiện quy định tại các điểm b, d và đ khoản 1 Điều này nhưng không tự thực hiện việc nổ mìn, tổ chức, doanh nghiệp có nhu cầu nổ mìn được quyền ký hợp đồng thuê toàn bộ công việc nổ mìn với tổ chức có Giấy phép dịch vụ nổ mìn.
4. Hồ sơ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này lập thành 01 bộ và nộp tại cơ quan có thẩm quyền do Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định; trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, thẩm định, cấp Giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp; trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
5. Thời hạn của Giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp theo thời hạn của Giấy phép khai thác khoáng sản nhưng không quá 05 năm; theo thời hạn công trình nhưng không quá 02 năm đối với trường hợp phục vụ thi công công trình, thử nghiệm, thăm dò khoáng sản, hoạt động dầu khí và hoạt động khác do Thủ tướng Chính phủ giao.
6. Thủ tục cấp Giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp đối với tổ chức, doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
Điều 43. Dịch vụ nổ mìn
1. Hình thức và yêu cầu hoạt động dịch vụ nổ mìn quy định như sau:
a) Dịch vụ nổ mìn là việc thực hiện hợp đồng nổ mìn giữa tổ chức, doanh nghiệp hoạt động dịch vụ nổ mìn với tổ chức, cá nhân có nhu cầu theo quy định của Luật này, bao gồm: dịch vụ nổ mìn tại địa phương có phạm vi hoạt động giới hạn trong địa bàn đất liền của 01 tỉnh hoặc thành phố trực thuộc Trung ương; dịch vụ nổ mìn trên thềm lục địa; dịch vụ nổ mìn có phạm vi hoạt động trên toàn lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
b) Số lượng, phạm vi, quy mô của tổ chức, doanh nghiệp hoạt động dịch vụ nổ mìn phải phù hợp với nhiệm vụ, nhu cầu của hoạt động xây dựng, hoạt động khoáng sản tập trung và điều kiện kinh tế - xã hội đặc thù của địa phương;
c) Trường hợp cần thiết nhằm bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, cơ quan quản lý nhà nước về vật liệu nổ công nghiệp chỉ định, bắt buộc việc thực hiện dịch vụ nổ mìn ở khu vực, địa điểm có đặc thù về an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
2. Điều kiện, quyền và nghĩa vụ của tổ chức, doanh nghiệp hoạt động dịch vụ nổ mìn quy định như sau:
a) Được thành lập theo quy định của pháp luật, có đăng ký ngành, nghề cung ứng dịch vụ nổ mìn; đối với tổ chức, doanh nghiệp cung ứng dịch vụ nổ mìn có phạm vi hoạt động trên toàn lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải là doanh nghiệp nhà nước;
b) Có đủ điều kiện về sử dụng, bảo quản và vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp theo quy định của Luật này; cơ sở vật chất, kỹ thuật và nhân sự đủ để cung ứng dịch vụ cho tối thiểu 05 tổ chức thuê dịch vụ;
c) Có quyền và nghĩa vụ theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan khi sử dụng, bảo quản, vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp để thực hiện dịch vụ nổ mìn.
3. Tổ chức, cá nhân thuê dịch vụ nổ mìn có quyền và nghĩa vụ sau đây:
a) Không phải có giấy phép đối với hoạt động vật liệu nổ công nghiệp đã thuê dịch vụ nổ mìn;
b) Chỉ được thuê một tổ chức, doanh nghiệp hoạt động dịch vụ nổ mìn cung ứng một loại dịch vụ nổ mìn tại một vị trí, địa điểm;
c) Theo sự điều hành của bên cung ứng dịch vụ nổ mìn trong các hoạt động cụ thể khi bảo quản, vận chuyển, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp;
d) Hợp tác, tạo điều kiện hỗ trợ bên cung ứng dịch vụ nổ mìn các vấn đề liên quan đến an ninh, an toàn trong hoạt động vật liệu nổ công nghiệp.
4. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép dịch vụ nổ mìn bao gồm:
a) Văn bản đề nghị cấp Giấy phép dịch vụ nổ mìn. Doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng phải có văn bản đề nghị của Bộ Quốc phòng hoặc cơ quan được Bộ trưởng Bộ Quốc phòng giao nhiệm vụ quản lý vật liệu nổ công nghiệp;
b) Bản sao quyết định thành lập hoặc bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải có bản sao Giấy chứng nhận đầu tư;
c) Bản sao Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự;
d) Văn bản đề nghị cấp Giấy phép dịch vụ nổ mìn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với hình thức dịch vụ nổ mìn tại địa phương có phạm vi hoạt động giới hạn trong địa bàn đất liền của 01 tỉnh hoặc thành phố trực thuộc Trung ương; văn bản đề nghị cấp Giấy phép dịch vụ nổ mìn của cơ quan quản lý có thẩm quyền đối với dịch vụ nổ mìn trên thềm lục địa hoặc dịch vụ nổ mìn có phạm vi hoạt động trên toàn lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
đ) Đề án dịch vụ nổ mìn nêu rõ mục tiêu, quy mô, phạm vi, tính phù hợp quy hoạch, nhu cầu về dịch vụ nổ mìn và khả năng đáp ứng của doanh nghiệp; các điều kiện cần thiết và giải pháp bảo đảm về an ninh, an toàn trong hoạt động cung ứng dịch vụ nổ mìn; bản sao Giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp và phương án nổ mìn điển hình đã thực hiện trong 02 năm trở về trước tính từ thời điểm đề nghị cấp Giấy phép dịch vụ nổ mìn; giấy tờ, tài liệu quy định tại các điểm g, h và i khoản 1 Điều 42 của Luật này;
e) Đối với tổ chức, doanh nghiệp đã có Giấy phép kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp, hồ sơ không bao gồm giấy tờ, tài liệu quy định tại các điểm b, c, d khoản này và điểm h khoản 1 Điều 42 của Luật này;
g) Giấy giới thiệu kèm theo bản sao thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân, Hộ chiếu, Chứng minh Công an nhân dân hoặc giấy chứng minh do Quân đội nhân dân cấp của người đến liên hệ.
5. Đối với tổ chức, doanh nghiệp đề nghị cấp lại, điều chỉnh Giấy phép dịch vụ nổ mìn, hồ sơ đề nghị bao gồm: văn bản đề nghị cấp lại, điều chỉnh Giấy phép dịch vụ nổ mìn; báo cáo hoạt động dịch vụ nổ mìn trong thời hạn hiệu lực của Giấy phép đã cấp lần trước và giấy tờ, tài liệu quy định tại các điểm b, c, d và đ khoản 4 Điều này.
6. Hồ sơ quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều này lập thành 01 bộ và nộp tại cơ quan có thẩm quyền do Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, thẩm định, cấp Giấy phép dịch vụ nổ mìn; trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
7. Giấy phép dịch vụ nổ mìn có thời hạn 02 năm.
Điều 44. Vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp
1. Tổ chức, doanh nghiệp vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp phải bảo đảm đủ điều kiện sau đây:
a) Tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh hoặc sử dụng vật liệu nổ công nghiệp; doanh nghiệp có đăng ký ngành, nghề vận chuyển hàng hóa;
b) Phương tiện vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp phải đủ điều kiện theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về an toàn trong hoạt động vật liệu nổ công nghiệp; bảo đảm điều kiện về an toàn, phòng cháy và chữa cháy;
c) Người quản lý, người điều khiển phương tiện, áp tải và người phục vụ có liên quan đến vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp phải bảo đảm điều kiện về an ninh, trật tự; có trình độ chuyên môn phù hợp với vị trí, chức trách đảm nhiệm, được huấn luyện về an toàn, phòng cháy và chữa cháy;
d) Có Giấy phép vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp; biểu trưng báo hiệu phương tiện đang vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp.
2. Người thực hiện vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp phải tuân theo quy định sau đây:
a) Thực hiện đúng nội dung ghi trong Giấy phép vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp;
b) Kiểm tra tình trạng hàng hóa trước khi xuất phát hoặc sau mỗi lần phương tiện dừng, đỗ và khắc phục ngay sự cố xảy ra;
c) Có phương án vận chuyển bảo đảm an toàn, phòng cháy và chữa cháy; có biện pháp ứng phó sự cố khẩn cấp;
d) Thực hiện đầy đủ thủ tục giao, nhận về hàng hóa, tài liệu liên quan đến vật liệu nổ công nghiệp;
đ) Không dừng, đỗ phương tiện vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp ở nơi đông người, khu vực dân cư, gần trạm xăng dầu, nơi có công trình quan trọng về quốc phòng, an ninh, kinh tế, văn hóa, ngoại giao; không vận chuyển khi thời tiết bất thường. Trường hợp cần nghỉ qua đêm hoặc do sự cố phải thông báo ngay cho cơ quan quân sự, cơ quan Công an nơi gần nhất để phối hợp bảo vệ;
e) Không được chở vật liệu nổ công nghiệp và người trên cùng một phương tiện, trừ người có trách nhiệm trong việc vận chuyển.
3. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp đối với đối tượng không thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng bao gồm:
a) Văn bản đề nghị nêu rõ lý do, khối lượng, số lượng, chủng loại vật liệu nổ công nghiệp cần vận chuyển; nơi đi, nơi đến, thời gian và tuyến đường vận chuyển; họ và tên, địa chỉ của người chịu trách nhiệm vận chuyển, người điều khiển phương tiện; biển kiểm soát của phương tiện;
b) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự để sản xuất, kinh doanh, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp của tổ chức, doanh nghiệp nhận vật liệu nổ công nghiệp;
c) Các loại giấy tờ chứng minh đủ điều kiện vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp theo quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này;
d) Giấy giới thiệu kèm theo bản sao thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc Chứng minh Công an nhân dân của người đến liên hệ.
4. Hồ sơ đề nghị điều chỉnh Giấy phép vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp đối với đối tượng không thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng bao gồm:
a) Văn bản đề nghị điều chỉnh nội dung Giấy phép vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp;
b) Bản sao Giấy phép vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp.
5. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp lập thành 01 bộ và nộp tại cơ quan Công an có thẩm quyền do Bộ trưởng Bộ Công an quy định.
6. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan Công an có thẩm quyền cấp, điều chỉnh Giấy phép vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp; trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Giấy phép vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp chỉ có giá trị cho một lượt vận chuyển; trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày hoàn tất việc vận chuyển, phải nộp lại cho cơ quan đã cấp giấy phép.
7. Trường hợp vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp bằng nhiều phương tiện trong cùng một chuyến thì chỉ cấp 01 Giấy phép vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp; nếu vận chuyển bằng nhiều loại phương tiện giao thông thì phải cấp riêng cho mỗi loại phương tiện 01 Giấy phép vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp.
8. Trường hợp vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp bên trong ranh giới mỏ, công trường hoặc cơ sở sản xuất, bảo quản vật liệu nổ công nghiệp trên các đường không giao cắt với đường thủy, đường bộ công cộng thì không phải xin cấp giấy phép, nhưng phải thực hiện đúng quy định tại các điểm b, c, d và e khoản 2 Điều này.
9. Khi có yêu cầu bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội trong các hoạt động cấp quốc gia hoặc ở khu vực có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an ninh, trật tự thì cơ quan có thẩm quyền quyết định tạm ngừng cấp giấy phép hoặc tạm ngừng hiệu lực thi hành của Giấy phép vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp.
10. Việc cấp, điều chỉnh, thu hồi và tạm ngừng cấp mệnh lệnh vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp đối với đối tượng thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
Điều 45. Trách nhiệm của tổ chức, doanh nghiệp nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, kinh doanh, vận chuyển, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp
1. Tổ chức, doanh nghiệp có hoạt động nghiên cứu, chế tạo, thử nghiệm, sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu, bảo quản, vận chuyển, sử dụng, tiêu hủy vật liệu nổ công nghiệp có trách nhiệm sau đây:
a) Có giấy phép, giấy chứng nhận hoặc phê duyệt của cơ quan có thẩm quyền;
b) Thành lập bộ phận quản lý và kiểm tra an toàn, đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, xây dựng phương án nổ mìn, kế hoạch ứng cứu khẩn cấp, ban hành nội quy, quy định, quy trình bảo đảm an ninh, an toàn, phòng cháy và chữa cháy, bảo vệ môi trường trong hoạt động vật liệu nổ công nghiệp;
c) Bảo quản, lưu trữ sổ sách, chứng từ đối với từng loại vật liệu nổ công nghiệp trong thời hạn 10 năm;
d) Báo cáo định kỳ, báo cáo trong trường hợp đột xuất.
2. Tổ chức, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp chỉ được mua bán sản phẩm đúng khối lượng, số lượng, chủng loại theo giấy phép của cơ quan có thẩm quyền.
3. Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định chi tiết khoản 1 Điều này.
Chương IV
QUẢN LÝ, SỬ DỤNG TIỀN CHẤT THUỐC NỔ
Điều 46. Nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất thuốc nổ
1. Việc nghiên cứu, chế tạo tiền chất thuốc nổ do tổ chức khoa học và công nghệ hoặc doanh nghiệp sản xuất tiền chất thuốc nổ thực hiện.
2. Việc sản xuất tiền chất thuốc nổ phải bảo đảm đủ điều kiện sau đây:
a) Do tổ chức, doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật thực hiện;
b) Địa điểm cơ sở sản xuất tiền chất thuốc nổ phải bảo đảm các điều kiện về an ninh, trật tự. Nhà xưởng, kho, công nghệ, thiết bị, phương tiện phục vụ sản xuất phải được thiết kế, xây dựng phù hợp với quy mô và đặc điểm nguyên liệu, sản phẩm tiền chất thuốc nổ; bảo đảm yêu cầu về an toàn, phòng cháy và chữa cháy; khoảng cách an toàn đối với công trình, đối tượng cần bảo vệ và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật;
c) Có đủ phương tiện, thiết bị đo lường phù hợp để kiểm tra, giám sát các thông số kỹ thuật và phục vụ công tác kiểm tra chất lượng nguyên liệu trong quá trình sản xuất;
d) Chỉ được sản xuất, bán sản phẩm đúng chủng loại cho doanh nghiệp sản xuất vật liệu nổ công nghiệp, kinh doanh, sử dụng tiền chất thuốc nổ.
3. Việc kinh doanh tiền chất thuốc nổ phải bảo đảm đủ điều kiện sau đây:
a) Do doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật thực hiện;
b) Địa điểm kho, bến cảng, nơi tiếp nhận bốc dỡ tiền chất thuốc nổ phải bảo đảm điều kiện về an ninh, trật tự; có trang thiết bị an toàn, phòng, chống cháy, nổ; bảo đảm khoảng cách an toàn đối với công trình, đối tượng cần bảo vệ theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và các quy định có liên quan; kho chứa hoặc kho thuê theo hợp đồng để chứa tiền chất thuốc nổ phải bảo đảm điều kiện về bảo quản chất lượng trong thời gian kinh doanh; công cụ, thiết bị chứa đựng, lưu giữ tiền chất thuốc nổ phải bảo đảm chất lượng và vệ sinh môi trường; phương tiện vận chuyển tiền chất thuốc nổ theo quy định của pháp luật về vận chuyển hàng nguy hiểm; có chứng từ hợp pháp chứng minh rõ nguồn gốc nơi sản xuất, nơi nhập khẩu hoặc nơi cung cấp loại tiền chất thuốc nổ kinh doanh; có trang thiết bị kiểm soát, thu gom và xử lý chất thải nguy hại hoặc có hợp đồng vận chuyển, xử lý, tiêu hủy chất thải nguy hại theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường;
c) Có kế hoạch hoặc biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt hoặc xác nhận theo quy định của Luật Hóa chất;
d) Người trực tiếp quản lý, người phục vụ có liên quan đến kinh doanh tiền chất thuốc nổ phải được huấn luyện về kỹ thuật an toàn hóa chất, phòng cháy và chữa cháy.
4. Việc xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất thuốc nổ thực hiện theo quy định sau đây:
a) Doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh tiền chất thuốc nổ thì được xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất thuốc nổ;
b) Chỉ được xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất thuốc nổ khi có giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất thuốc nổ do cơ quan có thẩm quyền thuộc Bộ Công Thương cấp;
c) Việc ủy thác nhập khẩu tiền chất thuốc nổ chỉ được thực hiện giữa các doanh nghiệp được phép sản xuất, doanh nghiệp được phép kinh doanh hoặc tổ chức, doanh nghiệp được phép sử dụng với doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh tiền chất thuốc nổ.
5. Miễn trừ cấp phép trong trường hợp sau đây:
a) Miễn trừ việc cấp giấy phép kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất thuốc nổ phục vụ cho nghiên cứu khoa học, thử nghiệm với khối lượng sử dụng trong 01 năm từ 05 kg trở xuống;
b) Tổ chức nhập khẩu tiền chất thuốc nổ để sử dụng trực tiếp cho sản xuất, nghiên cứu, thử nghiệm phải có Giấy phép nhập khẩu tiền chất thuốc nổ và được miễn trừ việc cấp Giấy phép kinh doanh tiền chất thuốc nổ nhưng vẫn phải bảo đảm điều kiện kinh doanh quy định tại khoản 3 Điều này;
c) Tổ chức sử dụng tiền chất thuốc nổ không hết khi bán lại cho tổ chức cung cấp tiền chất thuốc nổ hợp pháp được miễn trừ việc cấp Giấy phép kinh doanh tiền chất thuốc nổ.
Điều 47. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất tiền chất thuốc nổ
1. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất tiền chất thuốc nổ bao gồm:
a) Văn bản đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất tiền chất thuốc nổ;
b) Bản sao quyết định thành lập của cơ quan có thẩm quyền hoặc bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
c) Bản sao quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình sản xuất tiền chất thuốc nổ theo quy định của pháp luật về quản lý, đầu tư xây dựng;
d) Bản sao Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự đối với doanh nghiệp sản xuất tiền chất thuốc nổ là Amoni nitrat có hàm lượng từ 98,5% trở lên;
đ) Bản sao văn bản thẩm duyệt, kiểm tra nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy đối với nhà, công trình sản xuất, kho bảo quản tiền chất thuốc nổ;
e) Bản sao quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với cơ sở sản xuất tiền chất thuốc nổ; bản sao Giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường;
g) Giấy giới thiệu kèm theo bản sao thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân, Hộ chiếu, Chứng minh Công an nhân dân hoặc giấy chứng minh do Quân đội nhân dân cấp của người đến liên hệ.
2. Doanh nghiệp đang sản xuất tiền chất thuốc nổ có yêu cầu chuyển đổi tên doanh nghiệp mà không có sự thay đổi về điều kiện sản xuất, chỉ cần có văn bản đề nghị điều chỉnh Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất tiền chất thuốc nổ, bản sao quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cho phép đổi tên doanh nghiệp và bản sao Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự đối với doanh nghiệp sản xuất tiền chất thuốc nổ là Amoni nitrat có hàm lượng từ 98,5% trở lên do cơ quan Công an có thẩm quyền cấp.
3. Doanh nghiệp sản xuất tiền chất thuốc nổ có cải tạo, nâng cấp hạ tầng và thiết bị sản xuất tiền chất thuốc nổ nhưng không làm giảm các yêu cầu theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về mặt bằng, công nghệ và điều kiện về phòng, chống cháy, nổ, kỹ thuật an toàn của dây chuyền sản xuất đã được cấp phép, sau khi thực hiện cải tạo, nâng cấp, doanh nghiệp sản xuất tiền chất thuốc nổ làm văn bản đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất tiền chất thuốc nổ.
4. Doanh nghiệp sản xuất tiền chất thuốc nổ bị sự cố, tai nạn phá hủy làm hư hỏng dây chuyền sản xuất, sau khi có kết quả điều tra và sửa chữa phục hồi, doanh nghiệp sản xuất tiền chất thuốc nổ phải lập hồ sơ kỹ thuật của quá trình sửa chữa, phục hồi và làm văn bản đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất tiền chất thuốc nổ.
5. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất tiền chất thuốc nổ lập thành 01 bộ và nộp tại cơ quan có thẩm quyền do Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, thẩm định, cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất tiền chất thuốc nổ; trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Điều 48. Thủ tục cấp Giấy phép kinh doanh tiền chất thuốc nổ
1. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh tiền chất thuốc nổ bao gồm:
a) Văn bản đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh tiền chất thuốc nổ;
b) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc bản sao Giấy chứng nhận đầu tư, trong đó có ngành, nghề liên quan đến hóa chất hoặc vật liệu nổ công nghiệp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp;
c) Bản sao Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự đối với doanh nghiệp kinh doanh tiền chất thuốc nổ là Amoni nitrat có hàm lượng từ 98,5% trở lên;
d) Bản sao văn bản thẩm duyệt, kiểm tra nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy đối với kho, phương tiện chuyên dùng vận chuyển tiền chất thuốc nổ;
đ) Bảng kê khai hệ thống kho, bến cảng, nhà xưởng của cơ sở kinh doanh, văn bản cho phép đưa công trình vào sử dụng; danh sách các phương tiện vận tải chuyên dùng và bản sao giấy phép lưu hành; kế hoạch hoặc biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố khẩn cấp đối với kho, phương tiện vận chuyển tiền chất thuốc nổ;
e) Giấy giới thiệu kèm theo bản sao thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân, Hộ chiếu, Chứng minh Công an nhân dân hoặc giấy chứng minh do Quân đội nhân dân cấp của người đến liên hệ.
2. Hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều này lập thành 01 bộ và nộp tại cơ quan có thẩm quyền do Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, thẩm định, cấp Giấy phép kinh doanh tiền chất thuốc nổ; trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Giấy phép kinh doanh tiền chất thuốc nổ có thời hạn 05 năm.
3. Thủ tục cấp đổi, cấp lại, điều chỉnh Giấy phép kinh doanh tiền chất thuốc nổ thực hiện như sau:
a) Giấy phép kinh doanh tiền chất thuốc nổ hết hạn được cấp đổi. Hồ sơ đề nghị bao gồm: văn bản đề nghị cấp đổi; trường hợp tổ chức kinh doanh tiền chất thuốc nổ có thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, địa điểm, quy mô hoặc điều kiện kinh doanh thì phải cung cấp giấy tờ, tài liệu chứng minh nội dung thay đổi;
b) Giấy phép kinh doanh tiền chất thuốc nổ được cấp lại trong trường hợp bị mất, hư hỏng. Thời hạn hiệu lực của giấy phép cấp lại không thay đổi. Hồ sơ đề nghị bao gồm: văn bản đề nghị cấp lại; văn bản nêu rõ lý do mất, hư hỏng và kết quả xử lý;
c) Giấy phép kinh doanh tiền chất thuốc nổ được điều chỉnh trong trường hợp thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, địa điểm, quy mô, điều kiện hoạt động hoặc thông tin liên quan đến tổ chức đăng ký. Hồ sơ đề nghị bao gồm: văn bản đề nghị điều chỉnh; giấy tờ, tài liệu liên quan chứng minh nội dung thay đổi. Thời hạn hiệu lực của Giấy phép không thay đổi;
d) Hồ sơ quy định tại các điểm a, b và c khoản này lập thành 01 bộ và nộp tại cơ quan có thẩm quyền do Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền thuộc Bộ Công Thương cấp đổi, cấp lại, điều chỉnh Giấy phép kinh doanh tiền chất thuốc nổ; trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Điều 49. Thủ tục cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất thuốc nổ
1. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất thuốc nổ bao gồm:
a) Văn bản đề nghị cấp giấy phép xuất khẩu hoặc nhập khẩu;
b) Bản sao Giấy phép kinh doanh tiền chất thuốc nổ đối với doanh nghiệp kinh doanh tiền chất thuốc nổ hoặc bản sao Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất tiền chất thuốc nổ đối với doanh nghiệp sản xuất tiền chất thuốc nổ;
c) Bản sao hợp đồng, đơn đặt hàng hoặc hóa đơn mua, bán tiền chất thuốc nổ;
d) Bản thuyết minh quy trình sản xuất, thử nghiệm hoặc đề cương nghiên cứu, trong đó có sử dụng tiền chất thuốc nổ đối với trường hợp tổ chức, cá nhân nhập khẩu tiền chất thuốc nổ để sử dụng trực tiếp cho sản xuất, nghiên cứu, thử nghiệm;
đ) Giấy giới thiệu kèm theo bản sao thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân, Hộ chiếu, Chứng minh Công an nhân dân hoặc giấy chứng minh do Quân đội nhân dân cấp của người đến liên hệ.
2. Hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều này lập thành 01 bộ và nộp tại cơ quan có thẩm quyền do Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất thuốc nổ; trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất thuốc nổ có thời hạn 06 tháng.
3. Tổ chức, doanh nghiệp đã được cấp Giấy phép nhập khẩu tiền chất thuốc nổ không phải thực hiện các quy định về cấp Giấy xác nhận khai báo hóa chất thuộc danh mục hóa chất phải khai báo theo quy định của Luật Hóa chất.
Điều 50. Vận chuyển tiền chất thuốc nổ
1. Tổ chức, doanh nghiệp vận chuyển tiền chất thuốc nổ phải bảo đảm đủ điều kiện sau đây:
a) Tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh hoặc sử dụng tiền chất thuốc nổ; doanh nghiệp có đăng ký ngành, nghề vận chuyển hàng hóa;
b) Có phương tiện đủ điều kiện vận chuyển tiền chất thuốc nổ theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về an toàn trong hoạt động tiền chất thuốc nổ; bảo đảm điều kiện về an toàn, phòng cháy và chữa cháy;
c) Người quản lý, người điều khiển phương tiện, áp tải và người phục vụ có liên quan đến vận chuyển tiền chất thuốc nổ phải có trình độ chuyên môn phù hợp với vị trí, chức trách đảm nhiệm, được huấn luyện về an toàn, phòng cháy và chữa cháy;
d) Có mệnh lệnh vận chuyển hoặc Giấy phép vận chuyển tiền chất thuốc nổ; biểu trưng báo hiệu phương tiện đang vận chuyển tiền chất thuốc nổ.
2. Người thực hiện vận chuyển tiền chất thuốc nổ phải tuân theo các quy định sau đây:
a) Thực hiện đúng nội dung ghi trong Giấy phép vận chuyển tiền chất thuốc nổ;
b) Kiểm tra tình trạng hàng hóa trước khi xuất phát hoặc sau mỗi lần phương tiện dừng, đỗ và khắc phục ngay sự cố xảy ra;
c) Có phương án bảo đảm vận chuyển an toàn, phòng cháy và chữa cháy; có biện pháp ứng phó sự cố khẩn cấp;
d) Thực hiện đầy đủ thủ tục giao, nhận về hàng hóa, tài liệu liên quan đến tiền chất thuốc nổ;
đ) Không dừng, đỗ phương tiện vận chuyển tiền chất thuốc nổ ở nơi đông người, khu vực dân cư, gần trạm xăng dầu, nơi có công trình quan trọng về quốc phòng, an ninh, kinh tế, văn hóa, ngoại giao; không vận chuyển tiền chất thuốc nổ khi thời tiết bất thường. Trường hợp cần nghỉ qua đêm hoặc do sự cố phải thông báo ngay cho cơ quan quân sự, cơ quan Công an nơi gần nhất để phối hợp bảo vệ;
e) Không được chở tiền chất thuốc nổ và người trên cùng một phương tiện, trừ người có trách nhiệm trong việc vận chuyển.
3. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển tiền chất thuốc nổ đối với đối tượng không thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng bao gồm:
a) Văn bản đề nghị nêu rõ lý do, khối lượng, chủng loại tiền chất thuốc nổ cần vận chuyển, nơi đi, nơi đến, thời gian và tuyến đường vận chuyển; họ và tên, địa chỉ của người chịu trách nhiệm vận chuyển, người điều khiển phương tiện; biển kiểm soát của phương tiện;
b) Bản sao quyết định thành lập của cơ quan có thẩm quyền hoặc bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
c) Bản sao Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự đối với doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh tiền chất thuốc nổ là Amoni nitrat có hàm lượng từ 98,5% trở lên;
d) Các loại giấy tờ chứng minh đủ điều kiện vận chuyển tiền chất thuốc nổ theo quy định tại khoản 1 Điều này;
đ) Giấy giới thiệu kèm theo bản sao thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc Chứng minh Công an nhân dân của người đến liên hệ.
4. Hồ sơ đề nghị điều chỉnh Giấy phép vận chuyển tiền chất thuốc nổ đối với đối tượng không thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng bao gồm:
a) Văn bản đề nghị điều chỉnh nội dung Giấy phép vận chuyển tiền chất thuốc nổ;
b) Bản sao Giấy phép vận chuyển tiền chất thuốc nổ.
5. Hồ sơ quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này lập thành 01 bộ và nộp tại cơ quan Công an có thẩm quyền do Bộ trưởng Bộ Công an quy định.
6. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan Công an có thẩm quyền phải cấp, điều chỉnh Giấy phép vận chuyển tiền chất thuốc nổ; trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Giấy phép vận chuyển tiền chất thuốc nổ chỉ có giá trị cho một lượt vận chuyển; trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày hoàn tất việc vận chuyển, phải nộp lại cho cơ quan đã cấp giấy phép.
7. Trường hợp vận chuyển tiền chất thuốc nổ bằng nhiều phương tiện trong cùng một chuyến thì chỉ cấp 01 Giấy phép vận chuyển tiền chất thuốc nổ; nếu vận chuyển bằng nhiều loại phương tiện giao thông thì phải cấp riêng cho mỗi loại phương tiện 01 Giấy phép vận chuyển tiền chất thuốc nổ.
8. Trường hợp không có kho, phương tiện vận chuyển thì phải có hợp đồng thuê bằng văn bản với tổ chức được phép bảo quản, vận chuyển tiền chất thuốc nổ.
9. Trường hợp vận chuyển tiền chất thuốc nổ bên trong ranh giới mỏ, công trường hoặc cơ sở sản xuất, bảo quản tiền chất thuốc nổ trên các đường không giao cắt với đường thủy, đường bộ công cộng thì không phải xin cấp giấy phép, nhưng phải thực hiện đúng quy định tại các điểm b, c, d và e khoản 2 Điều này.
10. Khi có yêu cầu bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội trong các hoạt động cấp quốc gia hoặc ở khu vực có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an ninh, trật tự thì cơ quan có thẩm quyền quyết định tạm ngừng cấp Giấy phép hoặc tạm ngừng hiệu lực thi hành của Giấy phép vận chuyển tiền chất thuốc nổ.
11. Thủ tục cấp, điều chỉnh, thu hồi và tạm ngừng cấp mệnh lệnh vận chuyển tiền chất thuốc nổ đối với đối tượng thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
Điều 51. Trách nhiệm của tổ chức, doanh nghiệp nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, kinh doanh, vận chuyển, sử dụng tiền chất thuốc nổ
1. Tổ chức, doanh nghiệp duy trì đủ điều kiện về an ninh, trật tự, an toàn, phòng cháy và chữa cháy, bảo vệ môi trường trong quá trình hoạt động nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, kinh doanh, vận chuyển, bảo quản, sử dụng tiền chất thuốc nổ và có trách nhiệm sau đây:
a) Bảo quản, lưu trữ sổ sách, chứng từ đối với từng loại tiền chất thuốc nổ trong thời hạn 05 năm;
b) Báo cáo định kỳ, báo cáo trong trường hợp đột xuất;
c) Bảo đảm quy định về an toàn trong sử dụng, cất trữ, bảo quản, xử lý hóa chất bị thải bỏ đối với hóa chất nguy hiểm theo quy định của Luật Hóa chất.
2. Tổ chức sử dụng tiền chất thuốc nổ chỉ được mua tiền chất thuốc nổ trong danh mục tiền chất thuốc nổ được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng ở Việt Nam từ tổ chức sản xuất, kinh doanh tiền chất thuốc nổ hợp pháp; bán lại tiền chất thuốc nổ không sử dụng hết cho tổ chức sản xuất, kinh doanh tiền chất thuốc nổ hợp pháp.
3. Tổ chức, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh tiền chất thuốc nổ phải được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép, giấy chứng nhận và chỉ được mua, bán tiền chất thuốc nổ trong danh mục tiền chất thuốc nổ được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng ở Việt Nam.
4. Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định chi tiết khoản 1 Điều này.
Chương V
QUẢN LÝ, SỬ DỤNG CÔNG CỤ HỖ TRỢ
Điều 52. Nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu, sửa chữa công cụ hỗ trợ
1. Việc nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, sửa chữa công cụ hỗ trợ do tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng thực hiện và phải bảo đảm đủ điều kiện sau đây:
a) Được Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng giao trách nhiệm nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, sửa chữa công cụ hỗ trợ;
b) Bảo đảm điều kiện về an ninh, trật tự, phòng cháy và chữa cháy, bảo vệ môi trường;
c) Việc nghiên cứu, chế tạo công cụ hỗ trợ do tổ chức, doanh nghiệp sản xuất công cụ hỗ trợ thực hiện trên cơ sở đề án nghiên cứu của cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
d) Có đủ phương tiện, thiết bị đo lường phù hợp để kiểm tra, giám sát các thông số kỹ thuật và phục vụ công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm trong quá trình sản xuất; có nơi thử nghiệm riêng biệt, an toàn theo đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật;
đ) Chủng loại sản phẩm phải bảo đảm chất lượng, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; sản phẩm công cụ hỗ trợ phải có nhãn hiệu, số hiệu, ký hiệu, nước sản xuất, năm sản xuất, hạn sử dụng;
e) Người quản lý, người lao động, người phục vụ có liên quan đến sản xuất công cụ hỗ trợ phải bảo đảm điều kiện về an ninh, trật tự; có trình độ chuyên môn phù hợp và được huấn luyện về kỹ thuật an toàn, phòng cháy và chữa cháy, ứng phó sự cố trong các hoạt động liên quan đến sản xuất công cụ hỗ trợ.
2. Việc kinh doanh công cụ hỗ trợ phải bảo đảm đủ điều kiện sau đây:
a) Tổ chức kinh doanh công cụ hỗ trợ phải là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật;
b) Bảo đảm điều kiện về an ninh, trật tự, phòng cháy và chữa cháy, bảo vệ môi trường;
c) Kho, phương tiện vận chuyển, thiết bị, dụng cụ phục vụ kinh doanh phải phù hợp, bảo đảm điều kiện về bảo quản, vận chuyển công cụ hỗ trợ, phòng cháy và chữa cháy;
d) Người quản lý, người phục vụ có liên quan đến kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu phải bảo đảm điều kiện về an ninh, trật tự; có trình độ chuyên môn phù hợp và được huấn luyện về quản lý công cụ hỗ trợ, phòng cháy và chữa cháy;
đ) Chỉ được kinh doanh công cụ hỗ trợ bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và theo Giấy phép kinh doanh công cụ hỗ trợ.
3. Việc xuất khẩu, nhập khẩu công cụ hỗ trợ thực hiện theo quy định sau đây:
a) Tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh công cụ hỗ trợ thì được xuất khẩu, nhập khẩu công cụ hỗ trợ;
b) Công cụ hỗ trợ xuất khẩu, nhập khẩu phải bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; chủng loại, nhãn hiệu, số hiệu, ký hiệu, nước sản xuất, năm sản xuất, hạn sử dụng trên từng công cụ hỗ trợ.
4. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quy định việc quản lý, huấn luyện và sử dụng động vật nghiệp vụ.
Điều 53. Thủ tục cấp Giấy phép kinh doanh công cụ hỗ trợ
1. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh công cụ hỗ trợ đối với tổ chức, doanh nghiệp không thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng bao gồm:
a) Văn bản đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh công cụ hỗ trợ;
b) Bản sao quyết định thành lập hoặc bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
c) Bản sao giấy tờ, tài liệu chứng minh bảo đảm điều kiện về an toàn, phòng cháy và chữa cháy đối với khu vực kinh doanh và kho bảo quản công cụ hỗ trợ;
d) Danh sách người quản lý, người phục vụ có liên quan trực tiếp đến công tác bảo quản và kinh doanh công cụ hỗ trợ; hồ sơ cá nhân của người đại diện doanh nghiệp; kế hoạch hoặc biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố khẩn cấp đối với kho bảo quản công cụ hỗ trợ;
đ) Giấy giới thiệu kèm theo bản sao thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc Chứng minh Công an nhân dân của người đến liên hệ.
2. Hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy phép kinh doanh công cụ hỗ trợ bao gồm: báo cáo hoạt động kinh doanh công cụ hỗ trợ trong thời hạn hiệu lực của giấy phép đã cấp và giấy tờ, tài liệu quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Hồ sơ cấp Giấy phép kinh doanh công cụ hỗ trợ lập thành 01 bộ và nộp tại cơ quan Công an có thẩm quyền do Bộ trưởng Bộ Công an quy định. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, thẩm định, cấp Giấy phép kinh doanh công cụ hỗ trợ; trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
4. Thủ tục cấp Giấy phép kinh doanh công cụ hỗ trợ đối với tổ chức, doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
Điều 54. Thủ tục cấp Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu công cụ hỗ trợ
1. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu công cụ hỗ trợ đối với tổ chức, doanh nghiệp không thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng bao gồm:
a) Văn bản đề nghị cấp Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu của tổ chức, doanh nghiệp;
b) Bản sao Giấy phép kinh doanh công cụ hỗ trợ;
c) Giấy giới thiệu kèm theo bản sao thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc Chứng minh Công an nhân dân của người đến liên hệ.
2. Hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều này lập thành 01 bộ và nộp tại cơ quan Công an có thẩm quyền do Bộ trưởng Bộ Công an quy định. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, thẩm định, cấp Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu công cụ hỗ trợ; trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu công cụ hỗ trợ có thời hạn 30 ngày.
3. Thủ tục cấp Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu công cụ hỗ trợ đối với tổ chức, doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
Điều 55. Đối tượng được trang bị công cụ hỗ trợ
1. Đối tượng được trang bị công cụ hỗ trợ bao gồm:
a) Quân đội nhân dân;
b) Dân quân tự vệ;
c) Cảnh sát biển;
d) Công an nhân dân;
đ) Cơ yếu;
e) Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
g) Cơ quan thi hành án dân sự;
h) Kiểm lâm, lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách, Kiểm ngư, lực lượng trực tiếp thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành thủy sản;
i) Hải quan cửa khẩu, lực lượng chuyên trách chống buôn lậu của Hải quan;
k) Đội kiểm tra của lực lượng Quản lý thị trường;
l) An ninh hàng không, lực lượng trực tiếp thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành giao thông vận tải;
m) Lực lượng bảo vệ cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp; doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ;
n) Ban Bảo vệ dân phố;
o) Câu lạc bộ, cơ sở đào tạo, huấn luyện thể thao có giấy phép hoạt động;
p) Cơ sở cai nghiện ma túy;
q) Các đối tượng khác có nhu cầu trang bị công cụ hỗ trợ thì căn cứ vào tính chất, yêu cầu, nhiệm vụ, Bộ trưởng Bộ Công an quyết định.
2. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng căn cứ vào tính chất, yêu cầu, nhiệm vụ quy định việc trang bị, sử dụng công cụ hỗ trợ đối với đối tượng thuộc Quân đội nhân dân, Dân quân tự vệ, Cảnh sát biển, Cơ yếu và câu lạc bộ, cơ sở đào tạo, huấn luyện thể thao thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng.
3. Bộ trưởng Bộ Công an căn cứ vào tính chất, yêu cầu, nhiệm vụ quy định việc trang bị công cụ hỗ trợ đối với đối tượng không thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng.
Điều 56. Thủ tục trang bị công cụ hỗ trợ
1. Thủ tục trang bị công cụ hỗ trợ đối với đối tượng không thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng thực hiện theo quy định sau đây:
a) Hồ sơ đề nghị bao gồm: văn bản đề nghị trang bị của cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp nêu rõ nhu cầu, điều kiện, số lượng, chủng loại công cụ hỗ trợ cần trang bị; bản sao quyết định thành lập cơ quan, tổ chức hoặc bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; bản sao quyết định thành lập lực lượng bảo vệ chuyên trách đối với cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp thành lập lực lượng bảo vệ chuyên trách; giấy giới thiệu kèm theo bản sao thẻ
Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc Chứng minh Công an nhân dân của người đến liên hệ;
b) Hồ sơ đề nghị trang bị công cụ hỗ trợ lập thành 01 bộ và nộp tại cơ quan Công an có thẩm quyền do Bộ trưởng Bộ Công an quy định;
c) Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan Công an có thẩm quyền cấp Giấy phép trang bị công cụ hỗ trợ và hướng dẫn cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp thực hiện việc trang bị; trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;
d) Giấy phép trang bị công cụ hỗ trợ có thời hạn 30 ngày.
2. Thủ tục trang bị công cụ hỗ trợ đối với đối tượng thuộc Quân đội nhân dân, Dân quân tự vệ, Cảnh sát biển, Cơ yếu và câu lạc bộ, cơ sở đào tạo, huấn luyện thể thao thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
Điều 57. Thủ tục cấp Giấy phép mua công cụ hỗ trợ
1. Tổ chức, doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công an được phép sản xuất, kinh doanh công cụ hỗ trợ khi mua công cụ hỗ trợ phải lập hồ sơ đề nghị bao gồm:
a) Văn bản đề nghị cấp Giấy phép mua công cụ hỗ trợ, trong đó nêu rõ số lượng, chủng loại công cụ hỗ trợ; tên, địa chỉ cơ sở, doanh nghiệp bán lại;
b) Giấy giới thiệu kèm theo bản sao thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc Chứng minh Công an nhân dân của người đến liên hệ.
2. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép mua công cụ hỗ trợ lập thành 01 bộ và nộp tại cơ quan Công an có thẩm quyền do Bộ trưởng Bộ Công an quy định. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan Công an có thẩm quyền cấp Giấy phép mua công cụ hỗ trợ; trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Giấy phép mua công cụ hỗ trợ có thời hạn 30 ngày.
3. Thủ tục cấp Giấy phép mua công cụ hỗ trợ đối với tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng được phép kinh doanh công cụ hỗ trợ thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
Điều 58. Thủ tục cấp Giấy phép sử dụng công cụ hỗ trợ, Giấy xác nhận đăng ký công cụ hỗ trợ
1. Thủ tục cấp Giấy phép sử dụng công cụ hỗ trợ, Giấy xác nhận đăng ký công cụ hỗ trợ đối với đối tượng không thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng thực hiện theo quy định sau đây:
a) Giấy phép sử dụng công cụ hỗ trợ được cấp đối với các loại súng bắn điện, hơi ngạt, chất độc, chất gây mê, từ trường, laze, lưới; súng phóng dây mồi; súng bắn đạn nhựa, nổ, cao su, hơi cay, pháo hiệu, đánh dấu; các loại dùi cui điện, dùi cui kim loại. Đối với các loại công cụ hỗ trợ khác thì cấp Giấy xác nhận đăng ký công cụ hỗ trợ;
b) Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép sử dụng công cụ hỗ trợ hoặc Giấy xác nhận đăng ký công cụ hỗ trợ bao gồm: văn bản đề nghị nêu rõ số lượng, chủng loại, nước sản xuất, nhãn hiệu, số hiệu, ký hiệu của từng công cụ hỗ trợ; bản sao Giấy phép trang bị công cụ hỗ trợ; bản sao hóa đơn hoặc bản sao phiếu xuất kho; giấy giới thiệu kèm theo bản sao thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc Chứng minh Công an nhân dân của người đến liên hệ;
c) Hồ sơ đề nghị cấp đổi, cấp lại Giấy phép sử dụng công cụ hỗ trợ hoặc Giấy xác nhận đăng ký công cụ hỗ trợ bao gồm: văn bản đề nghị nêu rõ lý do, số lượng, chủng loại, nhãn hiệu, số hiệu, ký hiệu từng loại công cụ hỗ trợ. Trường hợp mất, hư hỏng Giấy phép sử dụng công cụ hỗ trợ hoặc Giấy xác nhận đăng ký công cụ hỗ trợ phải có văn bản nêu rõ lý do và kết quả xử lý; giấy giới thiệu kèm theo bản sao thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc Chứng minh Công an nhân dân của người đến liên hệ;
d) Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép sử dụng công cụ hỗ trợ, Giấy xác nhận đăng ký công cụ hỗ trợ lập thành 01 bộ và nộp tại cơ quan Công an có thẩm quyền do Bộ trưởng Bộ Công an quy định;
đ) Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan Công an có thẩm quyền kiểm tra thực tế, cấp Giấy phép sử dụng công cụ hỗ trợ hoặc Giấy xác nhận đăng ký công cụ hỗ trợ; trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;
e) Giấy phép sử dụng công cụ hỗ trợ chỉ cấp cho cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp được trang bị và có thời hạn 05 năm. Giấy phép sử dụng công cụ hỗ trợ hết hạn được cấp đổi; bị mất, hư hỏng được cấp lại;
g) Giấy xác nhận đăng ký công cụ hỗ trợ chỉ cấp cho cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp được trang bị và không có thời hạn. Giấy xác nhận đăng ký công cụ hỗ trợ bị mất, hư hỏng được cấp lại.
2. Thủ tục cấp Giấy phép sử dụng công cụ hỗ trợ, Giấy xác nhận đăng ký công cụ hỗ trợ đối với đối tượng thuộc Quân đội nhân dân, Dân quân tự vệ, Cảnh sát biển, Cơ yếu và câu lạc bộ, cơ sở đào tạo, huấn luyện thể thao thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
Điều 59. Vận chuyển công cụ hỗ trợ
1. Việc vận chuyển công cụ hỗ trợ thực hiện theo quy định sau đây:
a) Phải có mệnh lệnh vận chuyển công cụ hỗ trợ hoặc Giấy phép vận chuyển công cụ hỗ trợ của cơ quan có thẩm quyền;
b) Bảo đảm bí mật, an toàn;
c) Vận chuyển với số lượng lớn hoặc công cụ hỗ trợ dễ cháy, nổ, nguy hiểm phải có phương tiện chuyên dùng và bảo đảm các điều kiện về phòng cháy và chữa cháy;
d) Không được chở công cụ hỗ trợ và người trên cùng một phương tiện, trừ người có trách nhiệm trong việc vận chuyển;
đ) Không dừng, đỗ phương tiện vận chuyển công cụ hỗ trợ ở nơi đông người, khu vực dân cư, nơi có công trình quan trọng về quốc phòng, an ninh, kinh tế, văn hóa, ngoại giao. Trường hợp cần nghỉ qua đêm hoặc do sự cố, khi không đủ lực lượng bảo vệ phải thông báo ngay cho cơ quan quân sự, cơ quan Công an nơi gần nhất để phối hợp bảo vệ.
2. Thủ tục cấp Giấy phép vận chuyển công cụ hỗ trợ đối với đối tượng không thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng thực hiện theo quy định sau đây:
a) Hồ sơ đề nghị bao gồm: văn bản đề nghị nêu rõ lý do, số lượng, chủng loại, nơi đi, nơi đến, thời gian và tuyến đường vận chuyển; họ và tên, địa chỉ của người chịu trách nhiệm vận chuyển, người điều khiển phương tiện; biển kiểm soát của phương tiện; giấy giới thiệu kèm theo bản sao thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc Chứng minh Công an nhân dân của người đến liên hệ;
b) Hồ sơ quy định tại điểm a khoản này lập thành 01 bộ và nộp tại cơ quan Công an có thẩm quyền do Bộ trưởng Bộ Công an quy định;
c) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan Công an có thẩm quyền cấp Giấy phép vận chuyển công cụ hỗ trợ; trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;
d) Giấy phép vận chuyển công cụ hỗ trợ có thời hạn 30 ngày. Giấy phép vận chuyển công cụ hỗ trợ chỉ có giá trị cho một lượt vận chuyển; trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày hoàn tất việc vận chuyển, phải nộp lại cho cơ quan đã cấp giấy phép.
3. Trình tự, thủ tục cấp mệnh lệnh vận chuyển công cụ hỗ trợ đối với đối tượng thuộc Quân đội nhân dân, Dân quân tự vệ, Cảnh sát biển, Cơ yếu và câu lạc bộ, cơ sở đào tạo, huấn luyện thể thao thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
Điều 60. Thủ tục cấp Giấy phép sửa chữa công cụ hỗ trợ
1. Thủ tục cấp Giấy phép sửa chữa công cụ hỗ trợ đối với đối tượng không thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng thực hiện như sau:
a) Hồ sơ đề nghị bao gồm: văn bản đề nghị nêu rõ số lượng, chủng loại công cụ hỗ trợ cần sửa chữa, nơi sửa chữa, thời gian sửa chữa; giấy giới thiệu kèm theo bản sao thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc Chứng minh Công an nhân dân của người đến liên hệ;
b) Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép sửa chữa công cụ hỗ trợ lập thành 01 bộ và nộp tại cơ quan Công an có thẩm quyền do Bộ trưởng Bộ Công an quy định;
c) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan Công an có thẩm quyền cấp Giấy phép sửa chữa công cụ hỗ trợ; trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
2. Thủ tục cấp Giấy phép sửa chữa công cụ hỗ trợ đối với đối tượng thuộc Quân đội nhân dân, Dân quân tự vệ, Cảnh sát biển, Cơ yếu và câu lạc bộ, cơ sở đào tạo, huấn luyện thể thao thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
Điều 61. Sử dụng công cụ hỗ trợ
1. Người được giao công cụ hỗ trợ khi thực hiện nhiệm vụ phải tuân thủ quy định tại khoản 2 Điều 22 của Luật này và được sử dụng trong trường hợp sau đây:
a) Trường hợp quy định tại Điều 23 của Luật này;
b) Ngăn chặn, giải tán biểu tình bất hợp pháp, bạo loạn, gây rối trật tự công cộng xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội;
c) Ngăn chặn người đang có hành vi đe dọa đến tính mạng, sức khỏe của người thi hành công vụ hoặc người khác;
d) Ngăn chặn, giải tán việc gây rối, chống phá, không phục tùng mệnh lệnh của người thi hành công vụ, làm mất an ninh, an toàn trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ, trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện ma túy;
đ) Phòng vệ chính đáng, tình thế cấp thiết theo quy định của pháp luật.
2. Người được giao sử dụng công cụ hỗ trợ không phải chịu trách nhiệm về thiệt hại khi việc sử dụng công cụ hỗ trợ đã tuân thủ quy định tại Điều này và quy định khác của pháp luật có liên quan; trường hợp sử dụng công cụ hỗ trợ vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, gây thiệt hại rõ ràng vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết, lợi dụng hoặc lạm dụng việc sử dụng công cụ hỗ trợ để xâm phạm tính mạng, sức khỏe, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Điều 62. Trách nhiệm của tổ chức, doanh nghiệp nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, kinh doanh, vận chuyển, sửa chữa công cụ hỗ trợ
1. Phải bảo đảm điều kiện về an ninh, trật tự, an toàn, phòng cháy và chữa cháy, bảo vệ môi trường trong quá trình hoạt động nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, kinh doanh, vận chuyển, sửa chữa công cụ hỗ trợ.
2. Tổ chức, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh công cụ hỗ trợ chỉ mua, bán, xuất khẩu, nhập khẩu và sửa chữa công cụ hỗ trợ theo giấy phép do cơ quan có thẩm quyền cấp.
Chương VI
TIẾP NHẬN, THU GOM, PHÂN LOẠI, BẢO QUẢN, THANH LÝ, TIÊU HỦY VŨ KHÍ, VẬT LIỆU NỔ, CÔNG CỤ HỖ TRỢ
Điều 63. Nguyên tắc tiếp nhận, thu gom, phân loại, bảo quản, thanh lý, tiêu hủy vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân phải trình báo, khai báo, giao nộp vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ cho cơ quan quân sự, cơ quan Công an hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất trong trường hợp không thuộc đối tượng trang bị, sử dụng theo quy định của pháp luật mà có từ bất kỳ nguồn nào hoặc phát hiện, thu nhặt được.
2. Việc tiếp nhận, thu gom, phân loại, bảo quản, thanh lý, tiêu hủy vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ phải bảo đảm an toàn và hạn chế ảnh hưởng đến môi trường. Việc vận chuyển vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ tiếp nhận, thu gom được phải sử dụng phương tiện chuyên dùng hoặc các phương tiện khác nhưng phải bảo đảm an toàn.
3. Việc tiếp nhận, thu gom vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ phải được tiến hành thường xuyên và thông qua các đợt vận động.
4. Vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ còn giá trị sử dụng sau khi được phân loại sẽ được đưa vào sử dụng theo quy định của pháp luật.
5. Việc phân loại, bảo quản, thanh lý, tiêu hủy vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ trang bị đối với đối tượng thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định; đối với đối tượng không thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng do Bộ trưởng Bộ Công an quy định.
6. Người làm công tác tiếp nhận, thu gom, phân loại, bảo quản, thanh lý, tiêu hủy vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ phải được tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ và được trang bị các thiết bị bảo vệ để bảo đảm an toàn.
Điều 64. Tiếp nhận, thu gom vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ
1. Vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ tiếp nhận, thu gom bao gồm: các loại vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ quy định tại Điều 3 của Luật này; phế liệu, phế phẩm, phụ kiện của vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ; chất nổ từ bom, mìn, lựu đạn, đạn, quả nổ, ngư lôi, thủy lôi.
2. Các trường hợp tiếp nhận, thu gom bao gồm:
a) Vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ của cơ quan, tổ chức, cá nhân không được trang bị hoặc sở hữu theo quy định của pháp luật;
b) Vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ có liên quan đến vụ án đã được cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật; vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ do cơ quan chức năng phát hiện, thu giữ;
c) Vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ do cơ quan, tổ chức, cá nhân phát hiện nhưng không xác định được cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm quản lý hoặc sở hữu; vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ sau chiến tranh còn tồn tại ở ngoài xã hội.
Điều 65. Đào bới, tìm kiếm vũ khí, vật liệu nổ
1. Tổ chức, cá nhân có nhu cầu đào bới, tìm kiếm vũ khí, vật liệu nổ phải nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp huyện.
a) Hồ sơ đề nghị bao gồm: văn bản đề nghị nêu rõ lý do, mục đích, yêu cầu đào bới, tìm kiếm; bản sao tài liệu chứng minh việc sử dụng, quản lý hoặc thi công công trình hợp pháp tại địa điểm đề nghị đào bới, tìm kiếm;
b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Ủy ban nhân dân cấp huyện phải trả lời bằng văn bản, trường hợp không đồng ý phải nêu rõ lý do.
2. Tổ chức, cá nhân đề nghị đào bới, tìm kiếm vũ khí, vật liệu nổ sau khi được Ủy ban nhân dân cấp huyện cho phép đào bới, tìm kiếm vũ khí, vật liệu nổ phải đề nghị hoặc thuê tổ chức, đơn vị được phép đào bới, tìm kiếm quy định tại khoản 5 Điều này thực hiện việc đào bới, tìm kiếm vũ khí, vật liệu nổ.
3. Tổ chức, cá nhân đề nghị đào bới, tìm kiếm vũ khí, vật liệu nổ phải có văn bản thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã ít nhất 05 ngày trước khi thực hiện việc đào bới, tìm kiếm để có phương án phối hợp bảo đảm an toàn. Việc đào bới, tìm kiếm vũ khí, vật liệu nổ chỉ được thực hiện trong phạm vi, địa điểm đã được cho phép.
4. Trường hợp tổ chức, cá nhân đề nghị có nhu cầu đào bới, tìm kiếm vũ khí, vật liệu nổ ngoài phạm vi, địa điểm đã được cho phép thì phải có văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân cấp huyện. Chậm nhất trong thời gian 05 ngày làm việc, Ủy ban nhân dân cấp huyện phải có văn bản trả lời; trường hợp không đồng ý phải nêu rõ lý do.
5. Tổ chức, đơn vị được phép thực hiện đào bới, tìm kiếm vũ khí, vật liệu nổ bao gồm: đơn vị chuyên ngành kỹ thuật về vũ khí, công binh thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an; tổ chức khác được Thủ tướng Chính phủ cho phép.
Điều 66. Thẩm quyền tiếp nhận, thu gom, phân loại, thanh lý, tiêu hủy vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ
1. Ủy ban nhân dân cấp xã, cấp huyện, cơ quan quân sự, cơ quan Công an, đơn vị Quân đội có thẩm quyền tiếp nhận, thu gom vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ.
2. Cơ quan quân sự, cơ quan Công an cấp huyện, đơn vị Quân đội cấp Trung đoàn trở lên có trách nhiệm phân loại vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ đã tiếp nhận, thu gom.
3. Cơ quan, đơn vị cấp trên trực tiếp của cơ quan quy định tại khoản 2 Điều này có thẩm quyền quyết định thanh lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ.
4. Cơ quan quân sự, cơ quan Công an cấp huyện, đơn vị Quân đội cấp Trung đoàn trở lên thực hiện việc tiêu hủy vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ.
5. Vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ là vật chứng hoặc liên quan đến vụ án được xử lý theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự.
Điều 67. Trình tự, thủ tục tiếp nhận, thu gom vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ
1. Trình tự, thủ tục tiếp nhận vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ thực hiện như sau:
a) Tổ chức tiếp nhận vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ;
b) Lập biên bản tiếp nhận vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ; biên bản tiếp nhận được lập thành 02 bản, 01 bản giao cho cơ quan, tổ chức, cá nhân giao nộp, 01 bản lưu tại cơ quan tiếp nhận;
c) Ghi vào sổ tiếp nhận, thu gom đầy đủ các thông tin liên quan đến việc tiếp nhận vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ.
2. Trình tự, thủ tục thu gom vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ thực hiện như sau:
a) Tổ chức thu gom vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ;
b) Lập biên bản thu gom vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ;
c) Ghi vào sổ tiếp nhận, thu gom đầy đủ các thông tin về vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ do cơ quan, tổ chức, cá nhân trình báo.
3. Trường hợp thu gom vũ khí hạng nặng, bom, mìn, lựu đạn, quả nổ, ngư lôi, thủy lôi, vật liệu nổ, đầu đạn tên lửa, đạn pháo và đầu đạn pháo các loại hoặc các vũ khí khác cần phải có kỹ thuật chuyên ngành xử lý thì cơ quan Công an hoặc Ủy ban nhân dân nơi tiếp nhận thông tin phải tổ chức bảo vệ và thông báo ngay cho cơ quan quân sự cấp huyện, đơn vị Quân đội cấp Trung đoàn trở lên để tổ chức thu gom, xử lý theo thẩm quyền.
4. Trường hợp cơ quan tiếp nhận, thu gom cho rằng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ có dấu hiệu liên quan đến hoạt động phạm tội thì phải thông báo cho cơ quan có thẩm quyền để có biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật.
Điều 68. Tổ chức giao nhận vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ
1. Việc lập thống kê bàn giao cho cơ quan quân sự để xử lý theo quy định đối với bom, mìn, lựu đạn, quả nổ, ngư lôi, thủy lôi, vật liệu nổ, đầu đạn tên lửa, đạn pháo và đầu đạn pháo các loại đã tiếp nhận, thu gom thực hiện như sau:
a) Cơ quan Công an và Ủy ban nhân dân cấp xã, cấp huyện lập thống kê bàn giao cho cơ quan quân sự cấp huyện;
b) Cơ quan Công an cấp tỉnh và các đơn vị thuộc Bộ Công an lập thống kê bàn giao cho cơ quan quân sự cấp tỉnh;
c) Khi bàn giao phải lập biên bản, kèm theo bảng thống kê ghi cụ thể chủng loại, số lượng, nguồn gốc.
2. Việc vận chuyển các loại vũ khí, vật liệu nổ bàn giao quy định tại khoản 1 Điều này do lực lượng chuyên ngành của cơ quan quân sự đảm nhiệm.
3. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định việc tiếp nhận, thu gom, bảo quản, thanh lý, tiêu hủy bom, mìn, lựu đạn, quả nổ, ngư lôi, thủy lôi, vật liệu nổ, đầu đạn tên lửa, đạn pháo và đầu đạn pháo các loại đã tiếp nhận, thu gom hoặc do cơ quan, đơn vị ngoài Quân đội chuyển giao.
Điều 69. Bảo quản vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ tiếp nhận, thu gom
1. Vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ đã tiếp nhận, thu gom phải được bảo quản chặt chẽ theo quy định. Có nội quy, phương án phòng cháy và chữa cháy. Không được bảo quản chung trong kho vũ khí, khí tài, kho tài liệu, kho vật tư của đơn vị.
2. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành quy chuẩn kỹ thuật kho bảo quản vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ tiếp nhận, thu gom thuộc phạm vi quản lý; Bộ trưởng Bộ Công an ban hành quy chuẩn kỹ thuật kho bảo quản vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ tiếp nhận, thu gom không thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng.
Điều 70. Trình tự, thủ tục phân loại, thanh lý, tiêu hủy vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ
1. Vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ đã tiếp nhận, thu gom phải được thống kê, phân loại để xác định chất lượng và giá trị sử dụng để thanh lý hoặc tiêu hủy.
2. Trình tự, thủ tục phân loại, thanh lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ thực hiện như sau:
a) Sau khi tiếp nhận, thu gom vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, cơ quan quân sự, cơ quan Công an cấp huyện, đơn vị Quân đội cấp Trung đoàn trở lên tiến hành phân loại và báo cáo cơ quan cấp trên trực tiếp quyết định đưa vào sử dụng hoặc tiêu hủy;
b) Cơ quan cấp trên khi nhận được báo cáo phải xem xét và quyết định cho phép đưa vào sử dụng hoặc tiêu hủy vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ.
3. Trình tự, thủ tục tiêu hủy vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ thực hiện như sau:
a) Sau khi có quyết định tiêu hủy vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, cơ quan quân sự, cơ quan Công an cấp huyện, đơn vị Quân đội cấp Trung đoàn trở lên phải thành lập Hội đồng tiêu hủy và xây dựng phương án tiêu hủy. Thành phần Hội đồng tiêu hủy bao gồm: đại diện cơ quan tiêu hủy là Chủ tịch Hội đồng; đại diện cơ quan kỹ thuật chuyên ngành và cơ quan thực hiện quản lý nhà nước về môi trường cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có địa điểm tiêu hủy là thành viên Hội đồng. Phương án tiêu hủy phải bảo đảm an toàn, hạn chế ảnh hưởng đến môi trường;
b) Sau khi tiêu hủy, phải tiến hành kiểm tra tại hiện trường, bảo đảm tất cả vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ tiêu hủy đã bị làm mất khả năng phục hồi tính năng, tác dụng. Kết quả tiêu hủy phải được lập thành biên bản, có xác nhận của Chủ tịch và các thành viên Hội đồng.
4. Trường hợp số vũ khí, vật liệu nổ có nguy cơ mất an toàn, cần xử lý khẩn cấp thì người đứng đầu cơ quan quân sự, cơ quan Công an cấp huyện, đơn vị Quân đội cấp Trung đoàn trở lên quyết định tiêu hủy ngay; sau khi tiêu hủy, phải báo cáo cơ quan cấp trên bằng văn bản.
Điều 71. Kinh phí bảo đảm cho việc tiếp nhận, thu gom, phân loại, bảo quản, thanh lý, tiêu hủy vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ
1. Kinh phí bảo đảm cho việc tiếp nhận, thu gom, phân loại, bảo quản, thanh lý, tiêu hủy vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ bao gồm:
a) Ngân sách nhà nước;
b) Đóng góp tự nguyện, tài trợ của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài;
c) Các nguồn kinh phí khác theo quy định của pháp luật.
2. Việc quản lý, sử dụng kinh phí bảo đảm cho việc tiếp nhận, thu gom, phân loại, bảo quản, thanh lý, tiêu hủy vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Chương VII
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VŨ KHÍ, VẬT LIỆU NỔ, TIỀN CHẤT THUỐC NỔ, CÔNG CỤ HỖ TRỢ
Điều 72. Nội dung quản lý nhà nước về vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ
1. Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ.
2. Ban hành, sửa đổi, bổ sung danh mục vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ.
3. Quy định tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ; tiêu chuẩn kho bảo quản vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ.
4. Ban hành biểu mẫu, tổ chức đăng ký, cấp, đổi, thu hồi các loại giấy phép, giấy xác nhận, giấy chứng nhận, chứng chỉ về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ.
5. Tổ chức đào tạo, huấn luyện, bồi dưỡng về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ.
6. Tổ chức công tác phòng, chống vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ.
7. Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ vào công tác quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ.
8. Thực hiện thống kê nhà nước về vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ.
9. Phổ biến, giáo dục pháp luật về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ.
10. Hợp tác quốc tế về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ.
11. Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; khen thưởng và xử lý vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ.
Điều 73. Trách nhiệm quản lý nhà nước về vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ.
2.[4] Bộ Quốc phòng thực hiện chức năng quản lý nhà nước về vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành danh mục vũ khí quân dụng quy định tại điểm a khoản 2 Điều 3 của Luật này.
3. Bộ Công an thực hiện chức năng quản lý nhà nước về vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan. Bộ trưởng Bộ Công an ban hành danh mục vũ khí thể thao, danh mục công cụ hỗ trợ.
4. Bộ Công Thương thực hiện chức năng quản lý nhà nước về vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan. Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành danh mục vật liệu nổ công nghiệp, danh mục tiền chất thuốc nổ.
5. Bộ, cơ quan ngang Bộ, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ.
6. Ủy ban nhân dân các cấp, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, tổ chức thực hiện quản lý nhà nước về vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ tại địa phương.
Điều 74. Cập nhật, khai thác, quản lý, sử dụng cơ sở dữ liệu về vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ
1. Cơ sở dữ liệu về vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ là tập hợp thông tin cơ bản về vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ được chuẩn hóa, số hóa, lưu trữ, quản lý bằng công nghệ thông tin để phục vụ quản lý nhà nước và giao dịch của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
2. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định việc xây dựng, quản lý, cập nhật, khai thác cơ sở dữ liệu về vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ đối với đối tượng thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng.
3. Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định việc xây dựng, quản lý, cập nhật, khai thác cơ sở dữ liệu về vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ đối với đối tượng thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương.
4. Bộ trưởng Bộ Công an quy định việc xây dựng, quản lý, cập nhật, khai thác cơ sở dữ liệu về vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ đối với đối tượng không thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng, Bộ Công Thương.
Chương VIII
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH[5]
Điều 75. Hiệu lực thi hành
1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2018.
2. Pháp lệnh quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ số 16/2011/UBTVQH12 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ số 07/2013/UBTVQH13 hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành.
Điều 76. Quy định chuyển tiếp
Các loại giấy phép, giấy xác nhận, giấy chứng nhận, chứng chỉ về vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ đã được cấp trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành mà còn thời hạn thì được tiếp tục sử dụng cho đến hết thời hạn ghi trong giấy phép, giấy xác nhận, giấy chứng nhận, chứng chỉ đó./.
XÁC THỰC VĂN BẢN HỢP NHẤT
CHỦ NHIỆM
Nguyễn Hạnh Phúc
[1] Luật số 50/2019/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ có căn cứ ban hành như sau:
“Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Quốc hội ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ số 14/2017/QH14.”
[2] Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 1 của Luật số 50/2019/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ, có hiệu lực kể từ ngày 10 tháng 01 năm 2020.
[3] Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 1 của Luật số 50/2019/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ, có hiệu lực kể từ ngày 10 tháng 01 năm 2020.
[4] Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 2 Điều 1 của Luật số 50/2019/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ, có hiệu lực kể từ ngày 10 tháng 01 năm 2020.
[5] Điều 2 của Luật số 50/2019/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ, có hiệu lực kể từ ngày 10 tháng 01 năm 2020 quy định như sau:
“Điều 2. Hiệu lực thi hành
Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 10 tháng 01 năm 2020.” | {
"issuing_agency": "Văn phòng quốc hội",
"promulgation_date": "16/12/2019",
"sign_number": "28/VBHN-VPQH",
"signer": "Nguyễn Hạnh Phúc",
"type": "Văn bản hợp nhất"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bat-dong-san/Quyet-dinh-558-2006-QD-UB-cap-giay-chung-nhan-quyen-su-dung-dat-119660.aspx | Quyết định 558/2006/QĐ-UB cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 558/2006/QĐ-UB
Thanh Hóa, ngày 03 tháng 03 năm 2006
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH CỤ THỂ VỀ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT Ở TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Luật Đất đai ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai;
Căn cứ Nghị định 198/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về thu tiền sử dụng đất;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Thanh Hóa tại Tờ trình số 326/TTr-STNMT ngày 24 tháng 02 năm 2006,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Bản quy định cụ thể về việc cấp giấy phép nhận quyền sử dụng đất ở; đất ở có vườn, ao trong cùng một thửa đất trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký, các quy định trước đây trái với quyết định này đều bãi bỏ.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các ban, ngành cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận:
- Chính phủ (để b/c);
- Bộ TN&MT (để b/c);
- Bộ Tư pháp (để b/c);
- Thường trực Tỉnh ủy (để b/c);
- Thường trực HĐND tỉnh (để b/c);
- Các thành viên UBND tỉnh;
- Như Điều 3 QĐ (để thực hiện);
- Lưu: VT, NN (2).
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
CHỦ TỊCH
Nguyễn Văn Lợi
QUY ĐỊNH
VỀ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT Ở TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA
(Ban hành kèm theo Quyết định số 558/2006/QĐ-UBND ngày 03/3/2006 của Ủy ban nhân dân tỉnh)
Chương 1.
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Đối tượng và phạm vi áp dụng
1. Đối tượng áp dụng: Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ở; đất ở có vườn, ao trong cùng thửa đất có nhà ở thuộc khu dân cư.
2. Phạm vi áp dụng: Quy định cụ thể về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở; đất ở có vườn, ao trong cùng một thửa đất trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
Chương 2.
QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 2. Những giấy tờ về quyền sử dụng đất:
1. Những giấy tờ về quyền sử dụng đất được Quy định tại khoản 1, 2 và 5 Điều 50 Luật Đất đai năm 2003.
2. Trường hợp hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ở; đất ở có vườn, ao trong cùng thửa đất mà thửa đất đó có tên trong sổ mục kê hoặc sổ đăng ký ruộng đất theo Chỉ thị 299/TTg ngày 10/11/1980 của Thủ tướng Chính phủ thì được công nhận như có một trong các loại giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều 50 Luật Đất đai năm 2003.
3. Trường hợp hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ở; đất ở có vườn, ao trong cùng thửa đất mà có phiếu thu tiền sử dụng đất và đã có quyết định giao đất hoặc quyết định chuẩn y quyền sử dụng đất hoặc quyết định hợp pháp hóa quyền sử dụng đất của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện) thì được công nhận như có một trong các loại giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều 50 Luật Đất đai năm 2003.
Điều 3. Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
ở; đất ở có vườn, ao trong cùng một thửa đất cho hộ gia đình, cá nhân.
1. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ở; đất ở có vườn, ao mà toàn bộ thửa đất hoặc một phần thửa đất có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại Điều 2 Quy định này, mà không có tranh chấp thì diện tích đất có giấy tờ được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; trường hợp đất thuộc khu vực phải thu hồi theo quy hoạch mà đã có quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì không được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
nhưng vẫn được bồi thường khi giải phóng mặt bằng như đất ở theo quy định pháp luật đất đai.
2. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ở; đất ở có vườn, ao mà toàn bộ thửa đất hoặc một phần thửa đất không có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại Điều 2 Quy định này thì được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với phần diện tích không có giấy tờ khi có đủ các điều kiện sau:
a) Đất không có tranh chấp;
b) Đất đã được sử dụng trước thời điểm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị hoặc quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn được xét duyệt; trường hợp đất được sử dụng sau thời điểm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị hoặc quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn được xét duyệt thì phải phù hợp với quy hoạch hoặc kế hoạch đó.
c) Trường hợp sử dụng đất từ ngày 15/10/1993 đến trước ngày 01/7/2004 thì phải nộp tiền sử dụng đất theo Nghị định 198/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ.
Điều 4. Xác định diện tích đất ở khi cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân trong trường hợp thửa đất ở có vườn, ao.
1. Trường hợp thửa đất ở có vườn, ao trong cùng thửa đất có nhà ở thuộc khu dân cư được xác định hình thành trước ngày 18/12/1980 mà trong hồ sơ địa chính hoặc trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại Điều 2 Quy định này có ghi nhận rõ ranh giới thửa đất ở (hoặc thổ cư) thì toàn bộ diện tích thửa đất đó được xác định là đất ở theo quy định tại khoản 2 Điều 87 Luật Đất đai;
2. Trường hợp thửa đất ở có vườn, ao được xác định hình thành trước ngày 18/12/1980 mà ranh giới thửa đất chưa được xác định trong hồ sơ địa chính hoặc trên các giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại Điều 2 Quy định này và những trường hợp chưa đo đạc theo Chỉ thị 299/TTg thì diện tích đất ở được xác định bằng năm (05) lần hạn mức giao đất ở quy định tại Quyết định: 2413/2005/QĐ-UBND ngày 01/9/2005 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa; phần diện tích đất còn lại được ghi trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
theo hiện trạng đất đang sử dụng; trường hợp diện tích thửa đất nhỏ hơn năm (05) lần hạn mức quy định thì diện tích đất ở được xác định là toàn bộ thửa đất.
3. Trường hợp thửa đất ở có vườn, ao trong cùng một thửa có nhà ở thuộc khu dân cư được hình thành từ ngày 18 tháng 12 năm 1980 đến trước ngày 11 tháng 9 năm 2005 (ngày có hiệu lực thi hành Quyết định 2413/2005/QĐ-UBND của UBND tỉnh về việc quy định hạn mức giao đất ở cho hộ gia đình, cá nhân) và người sử dụng đất có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại Điều 2 Quy định này mà trong giấy tờ đó ghi rõ diện tích đất ở thì diện tích đất có vườn, ao được xác định theo giấy tờ đó.
4. Trường hợp thửa đất ở có vườn, ao được hình thành từ ngày 18 tháng 12 năm 1980 đến trước ngày 11 tháng 9 năm 2005 và người sử dụng đất có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại Điều 2 Quy định này mà trong giấy tờ đó không ghi rõ diện tích đất ở thì diện tích đất ở được xác định theo Quy định 470/QĐ-UBTH ngày 15/9/1983, Quyết định 328/NN/QĐ-UBTH ngày 23/3/1987, Quy định 912/NN-UBTH ngày 03/8/1988 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa.
Trường hợp diện tích thửa đất lớn hơn hạn mức được công nhận là đất ở, thì diện tích đất ở được xác định bằng hạn mức đất ở được công nhận; phần diện tích đất còn lại sau khi đã xác định diện tích đất ở thì được ghi trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo hiện trạng đất đang sử dụng;
Trường hợp diện tích thửa đất nhỏ hơn hạn mức công nhận đất ở thì diện tích đất ở được xác định là toàn bộ diện tích thửa đất.
5. Đối với trường hợp không có giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại Điều 2 Quy định này thì diện tích đất ở có vườn, ao đó được xác định theo mức đất ở giao cho mỗi hộ gia đình, cá nhân quy định tại Quyết định 2413/2005/QĐ-UBND ngày 01/9/2005 của Ủy ban nhân dân tỉnh.
6. Đối với phần diện tích đất đã xây dựng nhà ở vượt diện tích được công nhận hoặc xác định là đất ở theo quy định tại khoản 4, 5 Điều này thì phần diện tích vượt hạn mức đó được xác định là đất ở, được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và phải nộp tiền sử dụng đất theo Nghị định 198/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ.
7. Đối với những hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ở hoặc đất ở có vườn, ao mà đất đó được hình thành trước thời điểm được công nhận là đất đô thị thì được áp dụng hạn mức đất ở vùng nông thôn; nếu đất ở hình thành sau thời điểm được công nhận là đất đô thị thì áp dụng hạn mức ở đô thị.
Chương 3.
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 5. Tổ chức thực hiện:
1. Về trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất thực hiện theo quy định tại Điều 135, 136 Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai.
2. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm tổ chức thực hiện hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất trong năm 2006.
3. Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn có trách nhiệm xác định thực trạng quá trình sử dụng đất và thời điểm sử dụng đất.
4. Sở Tài nguyên và Môi trường có văn bản hướng dẫn, kiểm tra và báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh việc thực hiện Quy định này.
Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố có văn bản gửi Sở Tài nguyên và Môi trường nghiên cứu, đề xuất, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định./. | {
"issuing_agency": "Tỉnh Thanh Hóa",
"promulgation_date": "03/03/2006",
"sign_number": "558/2006/QĐ-UB",
"signer": "Nguyễn Văn Lợi",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Dau-tu/Quyet-dinh-2766-2000-QD-UBND-phan-cong-phan-cap-giai-quyet-van-de-dau-tu-xay-dung-Thua-thien-Hue-196837.aspx | Quyết định 2766/2000/QĐ-UBND phân công phân cấp giải quyết vấn đề đầu tư xây dựng Thừa thiên Huế | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 2766/2000/QĐ-UB
Huế, ngày 16 tháng 10 năm 2000
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÂN CÔNG, PHÂN CẤP GIẢI QUYẾT MỘT SỐ VẤN ĐỀ TRONG CÔNG TÁC ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
- Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 21/6/1994;
- Căn cứ Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08/7/1999 của Chính phủ về ban hành Quy chế Quản lý đầu tư xây dựng và Nghị định số 12/2000/NĐ-CP ngày 05/5/2000 của Chính phủ về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Quy chế Quản lý đầu tư và xây dựng;
- Căn cứ Nghị định số 88/1999/NĐ-CP ngày 01/9/1999 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế đấu thầu và Nghị định số 14/2000/NĐ-CP ngày 05/5/2000 của Chính phủ về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Quy chế Đấu thầu;
- Xét đề nghị của Giám đốc các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính Vật giá, Xây dựng, Giao thông vận tải, Công nghiệp và TTCN; Chánh Văn phòng UBND tỉnh,
QUYẾT ĐỊNH:
Điếu 1: Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định phân công, phân cấp giải quyết một số vấn đề trong công tác đầu tư và xây dựng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, thay thế Quy định phân công, phân cấp và giải quyết một số vấn đề trong công tác đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo Quyết định số 1441/QĐ/UBND ngày 29/07/1998 của UBND tỉnh Thửa Thiên Huế.
Điều 2: Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký. Các Quy định trước đây của UBND tỉnh đã ban hành trái với nội dung của Quy định ban hành kèm theo Quyết định này đều bãi bỏ.
Điều 3: Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện và thành phố Huề; Giám đốc các Sở, cơ quan ngang Sở trực thuộc UBND tỉnh; Giám đốc các BQL dự án, Chủ đầu tư, Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như điều 3;
- Thường vụ Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- CT và các PCT UBND tỉnh;
- Viện Kiểm sát ND tỉnh;
- Tòa án Nhân dân tỉnh;
- Thanh tra tỉnh;
- VP: Lãnh đạo và các CV;
- Lưu VT.
TM.UBND TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
CHỦ TỊCH
Nguyễn Văn Mễ
QUY ĐỊNH
PHÂN CÔNG, PHÂN CẤP GIẢI QUVẾT MỘT SỐ VẤN ĐỀ TRONG CÔNG TÁC ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2766/2000/QĐ-UB ngày 16 tháng 10 năm 2000 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế)
Chương I
CÁC QUY ĐỊNH CHUNG
Điếu 1: Mục đích yêu cầu của việc phân công, phân cấp quản lý đầu tư và xây dựng
1. Phân định rõ chức năng quản lý Nhà nước của các cấp, ngành được phân cấp quản lý, phát huy hết vai trò trách nhiệm, tăng cường công tác kiểm tra giám sát thường xuyên, đảm bảo sự đầu tư xây dựng có hiệu quả, đạt chất lượng cao.
2. Tạo được môi trường thông thoáng, giải quyết nhanh gọn các thủ tục đầu tư xây dựng đúng qui định cho phép, đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án và giải ngân vốn đầu tư, đồng thời khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư sản xuất kinh doanh phù hợp qui hoạch; kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
Điều 2: Trách nhiệm quản lý về đầu tư và xây dựng
Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước đối với tất cả các tổ chức và cá nhân thực hiện dự án đầu tư trên địa bàn theo qui định hiện hành của pháp luật.
Điều 3: Phạm vi và đối tượng áp dụng
1. Đối tượng quản lý đầu tư và xây dựng bao gồm:
- Dự án đầu tư và xây dựng mới, cải tạo, sửa chữa lớn, nâng cấp các dự án đã đầu tư xây dựng;
- Dự án đầu tư để mua sắm tài sản kể cả thiết bị, máy móc không cần lắp đặt và sản phẩm khoa học công nghệ mới;
- Dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước để quy hoạch phát triển vùng, quy hoạch phát triển ngành, quy hoạch xây dựng đô thị và nông thôn;
- Các công trình xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước mà không yêu cầu phải lập dự án đầu tư;
- Các dự án đầu tư và xây dựng không sử dụng nguồn vốn nhà nước thuộc tỉnh, được quản lý thông qua việc đăng ký kinh doanh, cấp Chứng chỉ qui hoạch, cấp phép xây dựng trên cơ sở qui hoạch phát triển ngành, quy hoạch xây dựng đô thị - nông thôn, quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn xây dựng, sử dụng đất, tài nguyên, bảo vệ môi trưởng sinh thái.
2. Phạm vi điều chỉnh:
- Các dự án đầu tư xây dựng sử dụng nguồn vốn XDCB tập trung thuộc ngân sách địa phương, nguồn vốn các chương trình Quốc gia, chương trình mục tiêu dơ địa phương quản lý và các nguồn vốn sự nghiệp có tính chất xây dựng cơ bản.
- Các dự án đầu tư của doanh nghiệp nhà nước sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước.
- Các dự án được đầu tư bằng nhiều nguồn vốn trong đó có vốn ngân sách nhà nước.
- Đối với các dự án đầu tư của các doanh nghiệp sử dụng vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước thực hiện theo quy định về tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước.
- Các đối tượng sau đây thuộc diện điều chỉnh bởi các qui định khác:
+ Các dự án sử dụng vốn tín dụng đầu tư không do Nhà nước bảo lãnh, chủ đầu tư tự chịu trách nhiệm về chủ trương và hiệu quả đầu tư của dự án, chấp hành đúng các qui định của Nhà nước về quản lý XDCB và bảo vệ môi trường...
+ Đối với dự án có nguồn vốn đầu tư của nước ngoài, các nguồn vốn tài trợ (ODA, NGO), vốn do nhân dân địa phương đúng ngớp thì thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước.
Chương II
CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH, PHÊ DUYỆT DỰ ÁN ĐẦU TƯ
Điều 4: Xác định Chủ đầu tư
1. Chủ đầu tư là tổ chức hoặc cá nhân chủ sở hữu vốn, vay vốn hoặc được giao trách nhiệm trực tiếp quản lý và sử dụng vốn để thực hiện đầu tư theo qui định của pháp luật.
2. Những dự án chưa xác định được cơ quan chủ đầu tư thì giao cho Ban quản lý dự án khu vực hoặc Ban quản lý dự án của ngành làm nhiệm vụ chủ đầu tư trong giai đoạn thực hiện dự án. Trường hợp không có Ban quản lý dự án hoặc Ban quản lý dự án không đủ năng lực thì có thể giao cho UBND huyện (thành phố) hoặc Sở quản lý chuyên ngành làm chủ đầu tư, nhưng hạn chế tối đa việc giao cho cơ quan quản lý nhà nước làm chủ đầu tư (trừ các trường hợp ở mục 1 Điều này).
3. Các dự án đầu tư của các Doanh nghiệp, Hợp tác xã, Tổ chức kinh tế - Xã hội thì chủ đầu tư là người đại diện theo pháp luật của tổ chức đó.
Điều 5: Thẩm quyền quyết định đầu tư và tổ chức thẩm định các dự án đầu tư nhóm B và C:
1. Các dự án dầu tư bằng các nguồn vốn ngân sách do HDND cấp tỉnh phân cấp cho UBND cấp huyện, thành phố và cấp xã thì Chủ tịch UBND huyện, thành phố, xã tổ chức thẩm định và quyết định đầu tư.
Đối với các dự án đầu tư ở cấp huyện, thành phố dùng vốn ngân sách nhà nước phải được UBND hình chấp thuận, đảm bảo phù hợp qui hoạch và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trước khi UBND huyện, thành phố quyết định dầu tư
Đối với các dự án ở cấp xã dùng vốn ngân sách nhà nước đầu tư và xây dựng kênh mương, đường nông thôn, trưởng học, trạm xá, công trình văn hóa sau khi được HĐND xã thông qua phải được UBND huyện chấp thuận về qui hoạch và mục tiêu đầu tư.
2. Các dự án sử dụng vờn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước thì doanh nghiệp tự tổ chức thẩm dính và quyết định đầu tư trên cơ sở căn cứ vào quy hoạch phát triển ngành.
3. Các dự án đầu tư của doanh nghiệp nhà nước hoặc cơ quan, tổ chức của nhà nước sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư và phát triển của Nhà nước thì chủ đầu tư và hình thức quản lý dự án do người có thẩm quyền quyết định đầu tư quyết định.
Người quyết định đầu tư không kiêm nhiệm làm chủ đầu tư.
4. Tổ chức cho vay vốn chịu trách nhiệm thẩm định phương án tài chính, phương án trả nợ và chấp thuận cho vay trước khi người cớ thẩm quyền quyết định đầu tư.
Nếu huyện, thành phố, xã hoặc đơn vị chưa đủ khả năng thẩm định dự án thuộc nguồn vốn đã phân cấp ở mục 1 và 2 thì phải có văn bản đề nghị Sở Kế hoạch và Đầu tư thẩm định.
5. Các dự án kênh mương, chuồng trại, đường nông thôn, trường học ở cấp xã đầu tư bằng nguồn vốn đồng ngớp của nhân dân, Chủ tịch UBND xã chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện đầu tư và xây dựng theo Qui chế Tổ chức huy động, quản lý và sử dụng các khoản đóng góp tự nguyện của nhân dân để xây dựng cơ sở hạ tầng của các xã, thị trấn ban hành kèm theo Nghị định số 24/1999/NĐ-CP ngày 16/4/1999 của Chính phủ, Thông tư hướng dẫn thực hiện số 05/1999/TT- BTC ngày 07/7/1999 của Bộ Tài chính và thực hiện Qui chế dân chủ ở xã theo Nghị định số 29/NĐ-CP ngày 11/5/1998 của Thủ tướng Chính phủ.
6. Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư:
- Phê duyệt các dự án đầu tư bằng các nguồn vốn ngân sách nhà nước thuộc ngân sách tỉnh (bao gồm cả vốn sự nghiệp có tính chất XDCB) có tổng mức vốn đầu tư dưới 500 triệu đồng, đã được UBND tỉnh đưa vào kế hoạch đầu tư hoặc đã được đưa vào danh mục chuẩn bị đầu tư. Sau khi phê duyệt phải báo cáo kịp thời cho UBND tỉnh.
Trong quá trình triển khai thực hiện dự án, việc điều chỉnh vượt quá tổng mức vốn đầu tư được ủy quyền phê duyệt (trên 500 triệu đồng), phải báo cáo UBND tỉnh xem xét quyết định,
- Dự thảo quyết định phê duyệt các dự án (báo cáo đầu tư) có tổng mức vốn từ 500 triệu động đến 1000 triệu đồng và chủ trì thẩm định các dự án có tổng mức vốn trên 1000 triệu đồng, trình UBND tỉnh phê duyệt.
- Quá trình thẩm định để phê duyệt hoặc trình UBND tỉnh phê duyệt phải tuân thủ qui trình tổng hợp ý kiến của các cơ quan quản lý chuyên ngành theo qui định. Đối với các dự án được đầu tư xây dựng tại những vị trí quan trọng như: trung tâm đô thị, gần di tích lịch sử văn hóa,.. hoặc có yêu cầu đặc biệt thì Sở Kế hoạch và Đầu tư phải lấy ý kiến thỏa thuận bằng văn bản của các cơ quan quản lý liên quan.
7. Danh mục các dự án dược đầu tư bằng nguồn vốn sự nghiệp phải được Phó Chủ tịch UBND tỉnh phụ trách khối thông qua, trước khi triển khai tiếp các thủ tục chuẩn bị và thực hiện dự án
8. Các công trình sửa chữa, cải tạo hoặc xây dựng mới có mức vốn đầu tư dưới 100 triệu đồng, nếu đã được cấp thẩm quyền chấp nhận đưa và kế hoạch thì không lập dự án, chỉ lập hồ sơ thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán trình cơ quan thẩm quyền thẩm định và phê duyệt. Đối với công trình được ghi vào kế hoạch của huyện, thành phố thì ủy quyền cho Chủ tịch UBND huyện, thành phố phê duyệt; nếu công trình thuộc các Sở, Ngành chức năng thí ủy quyền cho Giám đốc Sở, Thủ trưởng Ngành phê duyệt.
Chương III
CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH, PHÊ DUYỆT THIẾT KẾ KỸ THUẬT-DỰ TOÁN
Điếu 6: Phê duyệt thiết kế kỹ thuật và dự toán tổng dự toán
l. Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán các công trình thuộc dự án nhóm A do tỉnh quản lý sau khi được Bộ Xây dựng hoặc Bộ quản lý xây dựng chuyên ngành xây dựng thẩm định, các công trình thuộc dự án nhóm B sau khi được Sở quản lý chuyên ngành xây dựng (Sở Xây dựng, Sở Giao thông vận tải, Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Công nghiệp và TTCN) thẩm định.
2. Chủ tịch UBND tỉnh ủy quyền cho Giám đốc các Sở quản lý chuyên ngành xây dựng, thẩm định phê duyệt thiết kế kỹ thuật và dự toán, tổng dự toán các công trình thuộc dự án nhóm C do UBND tỉnh quyết định đầu tư thuộc phạm vi chuyên ngành của Sở (theo Quyết định số 349/QĐ-UB ngày 31/01/2000 của UBND tỉnh).
3. Chủ tịch UBND các huyện, thành phố phê duyệt thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán các công trình thuộc dự án do mình quyết định đầu tư và được quyền sử dụng các bộ phận giúp việc để tổ chức thẩm định thiết kế kỹ thuật và dự toán thuộc các công trình đó; nếu huyện, thành phố hoặc đơn vị chưa đủ khả năng thẩm định thì có văn bản đề nghị Sở quản lý chuyên ngành xây dựng giúp huyện, thành phố thẩm định.
Đối với những công trình thuộc thẩm quyền phê duyệt thiết kế kỹ thuật và dự toán do Chủ tịch UBND các huyện, thành phố phê duyệt nhưng nằm ở vị trí quan trọng như: trung tâm đô thị, gần di tích lịch sử văn hóa,.. hoặc có yêu cầu đặc biệt thì phải thông qua Hội đồng Kiến trúc - Qui hoạch của tỉnh.
4. Người có thẩm quyền quyết định đầu tư của doanh nghiệp được quyền phê duyệt thiết kế và tổng dự toán các công trình nhóm B, C sau khi được cơ quan chức năng quản lý xây dựng của doanh nghiệp thẩm định, nếu doanh nghiệp chưa đủ khả năng thẩm định thiết kế kỹ thuật, dự toán và tổng dự toán phải có văn bản đề nghị Sở quản lý chuyên ngành xây dựng thẩm định.
5. Giám đốc Sở Tài chính Vật giá thẩm định giá hàng hóa, thiết bị để các Sở qủan 1ý chuyên ngành xây dựng đưa vào dự toán hoặc tổng dự toán.
6. Các cơ quan được giao trách nhiệm thẩm định tổng dự toán khi thẩm định phải đưa các chi phí chuẩn bị đầu tư vào tròng dự toán để có cơ sở cấp phát vốn, văn bản phê duyệt phải được gửi đến các cơ quan quản lý liên quan.
7. Áp dụng thiết kế mẫu đã được cấp thẩm quyền phê duyệt đối với các công trình xây dựng như: trường học, trạm xá, trụ sở UBND phường-xã...; Giao trách nhiệm Giám đốc các Sở quản /ý xây đựng chuyên ngành thẩm định thiết kế kỹ thuật và dự toán các công trình mẫu, trình UBND tỉnh phê duyệt ban hành thống nhất áp dụng.
Chương IV
CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH, PHÊ ĐUYỆT CÁC THỦ TỤC ĐẦU THẦU CHỈ ĐỊNH THẦU VÀ THANH QUYẾT TOÁN CÔNG TRÌNH
Điều 7: Thẩm định và phê duyệt các thủ tục đấu thầu, chỉ định thầu:
1. Giám đốc Sở Kế hoạch và ĐẦU tư được ủy quyền thẩm định, phê duyệt, trình UBND tỉnh phê duyệt thủ tục đấu thầu, chỉ định thầu đối với những dự án thuộc nguồn vốn do UBND tỉnh quản lý sau đây:
- Thẩm định và phê duyệt kế hoạch đấu thầu các gói thầu qui mô nhỏ (có giá trị dưới 2000 triệu đồng).
- Thẩm định và trình UBND tỉnh phê duyệt kế hoạch đấu thầu các gói thầu từ 2000 triệu đồng trở lên.
- Thẩm định và trình UBND tỉnh phê duyệt kết quả đấu thầu các gói thầu có giá trị trên 1000 triệu đồng.
- Phê duyệt chỉ định thầu các gói thầu xây đắp, thiết bị cớ giá trị dưới 200 triệu đồng.
-Thẩm định và trình UBND tỉnh phê duyệt chỉ định thầu các gói thầu xây lắp thiết bị có giá ăn trên 200 triệu đồng đến dưới 1000 triệu đồng. Hồ sơ trình duyệt tối thiểu phải có ít nhất 2 đơn vị có đủ tư cách pháp nhân, năng lực kỹ thuật - tài chính, có báo cáo tình hình tài chính năm trước do cơ quan quản lý tài chính thẩm quyền xác nhận, có đơn xin nhận thầu, ý kiến của Chủ đầu tư để UBND tỉnh xem xét quyết định.
2. Giám đốc các Sở quản lý chuyên ngành xây dựng:
- Phê duyệt hồ sơ mời thầu và tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu các gói thầu thuộc ngành đối với các dự án sử dụng nguồn vốn do UBND tỉnh quản lý.
3. Chủ tịch UBND huyện, thành phố, người quyết định đầu tư của doanh nghiệp:
- Phê duyệt kế hoạch đấu thầu, hồ sơ mời thầu, kết quả đấu thầu hoặc chỉ định thầu đối với các dự án, các công trình thuộc phạm vi được quyền quyết định đầu tư trên cơ sở ý kiến thẩm định của bộ phận giúp việc về công tác đấu thầu hoặc chỉ định thầu có liên quan và chịu trách nhiệm đối với tất cả các gói thầu thuộc phạm vi dự án do mình quyết định đầu tư theo quy định của pháp luật.
4. Giám đốc các Sở, cơ quan ngang Sở trực thuộc UBND tỉnh phê duyệt chỉ định thầu xây dựng công trình (xây mới, sửa chữa, cải tạo, mở rộng hoặc nâng cấp) có giá trị xây lắp dưới 100 triệu đồng, thuộc nguồn vốn sự nghiệp ngành đã được UBND tỉnh phân bổ đưa vào kế hoạch năm, trên cơ sở kết quả thẩm định và phê duyệt thiết kế kỹ thuật - dự toán của Sở quản lý xây dựng chuyên ngành.
Đối với các công trình, hạng mục công trình được đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn tự huy động khác có giá trị dưới 100 triệu đồng, Chủ đầu tư được phép chỉ định thầu đơn vị thi công trên cơ sở kết quả thẩm định và phê duyệt thiết kế kỹ thuật - dự toán của cấp có thẩm quyền.
Điều 8: Thẩm tra và phê duyệt quyết toán công trình:
1. Ủy quyền cho Giám đốc Sở Tài chính Vật giá phê duyệt quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành có mức vốn đầu tư dưới 500 triệu đồng thuộc vốn ngân sách tỉnh.
2. Giám đốc Sở Tài chính Vật giá tổ chức thành lập tổ tư vấn để thẩm tra quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành có mức vốn trên 500 triệu đồng để trình UBND tỉnh phê duyệt (Tổ tư vấn thẩm tra quyết toán vốn đầu tư thành lập theo Quyết định số 507/QĐ-UB ngày 23/2/2000 của UBND tỉnh).
3. Chủ tịch UBND huyện, thành phố, người quyết định đầu tư của doanh nghiệp chịu trách nhiệm thẩm tra và phê duyệt quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành do mình quyết định đầu tư.
Chương V
CẤP PHÉP XÂY DỰNG
Điều 9: Cấp giấy phép xây dựng:
1. Giám đốc Sở Xây dựng cấp giấy phép xây dựng:
- Các công trình thuộc các dự án của tư nhân, tổ chức kinh tế không thuộc doanh nghiệp nhà nước, không sử dụng vốn ngân sách nhà nước hoặc vốn tín dụng do nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước trên địa bàn toàn tỉnh có tồng mức đầu tư trên 2.000 triệu đồng và nằm ngoài các trục đường loại 1 của thành phố Huế.
- Các công trình của các cơ quan ngoại giao và tổ chức quốc tế, các công trình tôn giáo sau khi có văn bản thống nhất của các cơ quan quản lý chức năng liên quan và ý kiến chỉ đạo bằng văn bản của UBND tỉnh.
- Các công trình nhà ở của nhân dân nằm tại vị trí 1 thuộc các trục đường loại I, loại II và các công trình nhà ở tương các khu qui hoạch do Sở Xây dựng quản lý trên địa bàn thành phố Huế, không phân biệt chiều cao, diện tích sàn và không thuộc đối tượng miễn giấy phép xây dựng qui định tại khoản 3 - Điều 39 Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo Nghị định số 52/1999/NĐ-CP.
2. Chủ tịch UBND thành phố Huế cấp giấy phép xây dựng:
- Các công trình thuộc các dự án của tư nhân, tổ chức kinh tế không thuộc doanh nghiệp nhà nước, không sử dụng vốn ngân sách nhà nước hoặc vốn tín dụng do nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước trên địa bàn thành phố có tổng mức đầu tư dưới 2.000 triệu đồng và nằm ngoài các trục đường loại I của thành phố Huế.
- Các công trình nhà ở của nhân dân không phân biệt chiều cao, diện tích sàn nằm ngoài vị trí 1 của các trục đường /oại I, loại II và không thuộc đối tượng miễn giấy phép xây dựng qui định tại khoản 3 - Điều 39 Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo Nghị dình số 52//999/NĐCP;
- Công trình sửa chữa nhở các chùa chiền, thánh thất của tôn giáo trên địa bàn thành phố Huế không làm thay đổi kiến trúc và kết cấu công trình
3. Chủ tịch UBND huyện cấp giấy phép xây dựng:
- Các công trình thuộc các dự án của tư nhân, tổ chức kinh tế không thuộc doanh nghiệp nhà nước, không sử dụng vốn ngân sách nhà nước hoặc vốn tín dụng do nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước trên địa bàn huyện có tổng mức đầu tư dưới 2.000 triệu đồng;
- Các công nhà ở của nhân dân không phân biệt chiều cao, diện tích sàn nằm trên địa bàn huyện và không thuộc đối tượng miễn giấy phép xây dựng qui định tại khoản 3 - Điều 39 Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo Nghị định số 52/1999/NĐ-CP;
- Công trình sửa chữa nhỏ các chùa chiền, thánh thất của tôn giáo trên địa bàn huyện không làm thay đổi kiến trúc và kết cấu công trình.
4. Các công trình xây dựng được miễn cấp giấy phép xây dựng:
- Công trình thuộc dự án sử dụng vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài, công trình xây dựng trung khu công nghiệp tập trung và công trình thuộc dự án BOT;
- Công trình thuộc dự án phát triển kết cấu hạ tầng, dự án phát triển khu đô thị mới đã có thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán được duyệt theo đúng qui định hiện hành;
- Các dự án đầu tư thuộc nhóm B,C có quyết định đầu tư của cấp có thẩm quyền, thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán đã được phê duyệt sau khi có văn bản thẩm định của cơ quan có chức năng quản lý xây dựng của cấp quyết định đầu tư hoặc Sở Xây dựng, Sở quản lý xây dựng chuyên ngành.
5. Các công trình được miễn giấy phép xây dựng quy định tại khoản 4 Điều này trước khi khởi công xây dựng, chủ đầu tư phải gởi hồ sơ thiết kế kỹ thuật được duyệt đến cơ quan có thẩm quyền cấp phép xây dựng (cơ quan được phân cấp tại khoản 1, 2, 3 Điều này) để kiểm tra, theo dõi thi công và lưu trữ.
6. Việc cấp giấy phép xây dựng phải tuân thủ đúng Điều lệ quản lý quy hoạch chi tiết đã được duyệt, đảm bảo lộ giới, chỉ giới xây dựng và các quy định hiện hành của Trung ương và địa phương. Những địa phương chưa được phê duyệt quy hoạch chi tiết khẩn trương hoàn thành thu tục trình UBND tỉnh thông qua để có cơ sở thực hiện.
Trước khi cấp giấy phép xây dựng công trình tại các vị trí dọc theo Quốc lộ, Tỉnh lộ và các vị trí quan trọng khác hoặc nằm trong phạm vi bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa, an ninh quốc phòng, các khu vực đặc biệt, phải có ý kiến thống nhất của Sở Xây dựng, Giao thông Vận tải, Văn hóa Thông tin, Sở quản lý chuyên ngành liên quan, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh ....
7. Các cơ quan cấp giấy phép xây dựng phải tổ chức lực lượng để thường xuyên kiểm tra việc xây dựng theo đúng giấy phép được cấp. Thanh tra chuyên ngành của Sở Xây dựng và UBND huyện, thành phố cần tăng cưởng kiểm tra hướng dẫn các tổ chức cá nhân chấp hành tốt quy định về quản lý quy hoạch, quản lý xây dựng, đồng thời xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm theo thẩm quyền đã được Pháp luật quy định.
Chương VI
GIÁM ĐỊNH ĐẦU TƯ VÀ NGHIỆM THU CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH
Điều 10: Giám định đầu tư:
1. Giao trách nhiệm cho Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các Sở Tài chính Vật giá, Kho bạc Nhà nước, các tổ chức tín dụng và các Sở quản lý xây dựng chuyên ngành thực hiện giám định đầu tư toàn bộ các dự án do địa phương quản lý (trừ các dự án thuộc sở hữu tư nhân) báo cáo UBND tỉnh theo định kỳ 6 tháng, năm theo các nội dung tại Thông tư số 01/2000/TT-BKH ngày 10/O 1/2000 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
2. Các chủ đầu tư hàng tháng phải gửi báo các về quá trình đâu tư dự án (thủ tục, tình hình thực hiện, các phát sinh khi thực hiện dự án, các khó khăn vướng mắc, ...) đến Sở Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan quản lý liên quan để tổng hợp báo các UBND tỉnh kịp thời giải quyết.
Điều 11: Nghiệm thu chất lượng công trình
1. Chủ đầu tư chịu trách nhiệm quản lý chất lượng công trình xây dựng từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư cho đến khi kết thúc xây đưa công trình vào khai thác sử dụng.
Công tác nghiệm thu chất lượng công trình xây dựng trong giai đoạn thực hiện đầu tư phải được tiến hành từng đợt ngay sau khi làm xong những khối lượng phần khuất, những kết cấu chịu lực, những bộ phận hay hạng mục công trình và toàn bộ công trình. Việc nghiệm thu chất lượng công trình do chủ đầu tư tổ chức thực hiện với sự tham gia của đơn vị tư vấn, thiết kế xây lắp, cung ứng thiết bị (nếu có) và cơ quan giám định chất lượng.
2. Sở Xây dựng, Sở quản lý chuyên ngành xây dựng, chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh. Chủ trì hướng dẫn việc kiểm tra áp dụng các qui trình quản lý chất lựơng xây dựng, tiêu chuẩn kỹ thuật xây dựng và giám định chất lượng công trình xây dựng theo tiêu chuẩn nhà nước.
Tổ chức kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất chất lượng các công trình xây dựng trên địa bàn tỉh, theo định kỳ 6 tháng phải báo cáo UBND tỉnh tình hình chất lượng các công trình xây dựng để có biện pháp xử lý kịp thời, đảm bảo an toàn cho sản xuất và người sử dụng.
Chương VII
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 12: Chủ tịch UBND các huyện và thành phố Huế, Giám đốc Sở Kế hoạch Đầu tư, Tài chính vật giá và các Sở quản lý xây dựng chuyên ngành, Thủ trưởng các cơ quan liên quan căn cứ và quy định nêu trên để tổ chức thực hiện nghiêm túc các vấn đề thuộc trách nhiệm, quyền hạn được phân công, phân cấp.
Điều 13: Các cơ quan chức năng nhà nước, cán bộ, công chức làm nhiệm vụ quản lý nhà nước về đầu tư và xây dựng mà không làm đầy đủ nhiệm vụ được giao hoặc tự đặt ra các thủ tục, yêu cầu ngoài qui định này, gây trì hoãn việc giải quyết các yêu cầu của cá nhân, doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức đầu tư và xây dựng khi đã đủ các điều kiện quy định thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thưởng theo quy định của pháp luật.
Điều 14:
Quy định này cớ hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký, thay thế Quy định ban hành theo Quyết định số 1441/QĐ-UBND ngày 29/7/1998 và Công văn số 2824/UB-XD ngày 14/12/1999 của UBND tỉnh Thửa Thiên Huế. | {
"issuing_agency": "Tỉnh Thừa Thiên Huế",
"promulgation_date": "16/10/2000",
"sign_number": "2766/2000/QĐ-UBND",
"signer": "Nguyễn Văn Mễ",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Nghi-quyet-43-2006-NQ-HDND-ve-viec-mien-nhiem-chuc-danh-Pho-Chu-tich-Uy-ban-nhan-dan-thanh-pho-Ho-Chi-Minh-nhiem-ky-2004-2009-13713.aspx | Nghị quyết 43/2006/NQ-HĐND về việc miễn nhiệm chức danh Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh nhiệm kỳ 2004-2009 | HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-----
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------
Số: 43/2006/NQ-HĐND
TP. Hồ Chí Minh, ngày 13 tháng 07 năm 2006
NGHỊ QUYẾT
VỀ MIỄN NHIỆM CHỨC DANH PHÓ CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NHIỆM KỲ 2004-2009
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHÓA VII, KỲ HỌP THỨ 7
Căn cứ khoản 1, Điều 17 của Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Xét đơn xin thôi chức danh Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh của ông Nguyễn Thiện Nhân – Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố;
Căn cứ vào kết quả biểu quyết của đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố về việc miễn nhiệm chức danh Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh nhiệm kỳ 2004-2009 đối với ông Nguyễn Thiện Nhân,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Chấp thuận cho ông Nguyễn Thiện Nhân được miễn nhiệm chức danh Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh nhiệm kỳ 2004-2009.
Điều 2. Giao Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh trình Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn theo luật định.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân thành phố Hồ Chí Minh khóa VII kỳ họp lần thứ 7 thông qua ngày 13 tháng 7 năm 2006./.
Nơi nhận :
- Ủy ban thường vụ Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chủ tịch nước; Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Nội vụ;
- Thường vụ Thành ủy;
- Thường trực HĐND, UBND TP;
- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc TP;
- Đoàn Đại biểu Quốc hội TP;
- Đại biểu HĐND TP;
- Thủ trưởng các sở, ban, ngành TP;
- Chủ tịch HĐND, UBND 24 Q,H;
- Công báo;
- Lưu hồ sơ kỳ họp;
- Lưu HC, THHĐ, BPC
CHỦ TỊCH
Phạm Phương Thảo | {
"issuing_agency": "Thành phố Hồ Chí Minh",
"promulgation_date": "13/07/2006",
"sign_number": "43/2006/NQ-HĐND",
"signer": "Phạm Phương Thảo",
"type": "Nghị quyết"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Van-hoa-Xa-hoi/Quyet-dinh-1054-QD-UBND-2014-Chien-luoc-cong-tac-dan-toc-den-2020-Khanh-Hoa-240603.aspx | Quyết định 1054/QĐ-UBND 2014 Chiến lược công tác dân tộc đến 2020 Khánh Hòa | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KHÁNH HÒA
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 1054/QĐ-UBND
Khánh Hòa, ngày 26 tháng 4 năm 2014
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC CÔNG TÁC DÂN TỘC ĐẾN NĂM 2020 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KHÁNH HÒA
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KHÁNH HÒA
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Quyết định số 449/QĐ-TTg ngày 12 tháng 3 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định 2356/QĐ-TTg ngày 04 tháng 12 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Chương trình hành động thực hiện Chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020;
Căn cứ Công văn 1301/UBDT-KHTC ngày 20 tháng 12 năm 2013 của Ủy ban Dân tộc về việc xây dựng kế hoạch triển khai Chiến lược và Chương trình hành động thực hiện Chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020;
Xét đề nghị của Trưởng Ban Dân tộc tại Công văn số 62/BDT-KH ngày 02 tháng 4 năm 2014,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Chương trình hành động thực hiện Chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các ban, ngành, đoàn thể và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lê Đức Vinh
CHƯƠNG TRÌNH
HÀNH ĐỘNG THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC CÔNG TÁC DÂN TỘC ĐẾN NĂM 2020 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KHÁNH HÒA
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1054/QĐ-UBND ngày 26 tháng 4 năm 2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa)
Phần I
KHÁI QUÁT CHUNG
Miền núi tỉnh Khánh Hòa có tổng diện tích tự nhiên là 290.500 ha, chiếm 63,5% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, có 53 xã, thị trấn, trong đó có 5 xã thuộc khu vực III, 17 xã thuộc khu vực II và 31 xã khu vực I (Quyết định số 447/QĐ-UBDT ngày 19 tháng 9 năm 2013 của Ủy ban Dân tộc về công nhận thôn đặc biệt khó khăn, xã khu vực I, II, III thuộc vùng dân tộc và miền núi giai đoạn 2012 – 2015). Theo kết quả điều tra dân số tháng 4 năm 2009, toàn tỉnh có 33 dân tộc thiểu số (DTTS) sinh sống với 13.686 hộ, 61.588 khẩu, chiếm 5,3% dân số toàn tỉnh, trong đó đông nhất là dân tộc Raglay (45.915 người, chiếm 74,55% dân tộc thiểu số). Các dân tộc thiểu số của tỉnh sống tập trung ở 2 huyện miền núi Khánh Sơn, Khánh Vĩnh và các xã miền núi của tỉnh (trên 90%), số còn lại sống rải rác ở các xã, thị trấn đồng bằng.
Những năm qua, thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước, tỉnh Khánh Hòa đã tập trung nhiều nguồn lực để đầu tư phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi; đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo của hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở, lựa chọn những vấn đề trọng tâm, trọng điểm, các giải pháp mang tính đột phá để thực hiện có hiệu quả mục tiêu xóa đói, giảm nghèo nâng cao đời sống đồng bào DTTS. Nhờ vậy, bộ mặt nông thôn miền núi đã có sự khởi sắc đáng kể; đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào các DTTS được cải thiện và từng bước nâng lên; tỷ lệ hộ nghèo giảm qua từng năm; kết cấu hạ tầng được đầu tư xây dựng và củng cố tương đối đồng bộ; cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây trồng vật nuôi đã có sự chuyển dịch đúng hướng; nhà ở, đất ở, đất sản xuất và nước sinh hoạt được quan tâm; sự nghiệp giáo dục, văn hóa, chăm sóc sức khỏe nhân dân có sự chuyển biến tích cực; hệ thống chính trị ở cơ sở được củng cố một bước, đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số được quan tâm đào tạo, bồi dưỡng, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc trên địa bàn; an ninh trật tự xã hội được giữ vững.
Tuy nhiên, kinh tế - xã hội vùng DTTS và miền núi vẫn còn chậm phát triển, khoảng cách chênh lệch về mức sống giữa vùng đồng bào với vùng đồng bằng, thị xã, thành phố trong tỉnh vẫn còn khá xa. Công tác giảm nghèo tuy đã đạt được những kết quả nhất định nhưng chưa thực sự bền vững; tỷ lệ hộ nghèo bình quân vùng DTTS và miền núi theo chuẩn Quốc gia giai đoạn 2011 - 2015 còn cao, chiếm 20,64% (trong đó hộ nghèo là đồng bào DTTS chiếm 61,67% so với tổng số hộ nghèo), trong khi tỷ lệ hộ nghèo bình quân chung của cả tỉnh là 9,4%. Chất lượng hiệu quả giáo dục đào tạo, công tác chăm sóc sức khỏe cho đồng bào cũng còn hạn chế; các thể chế văn hóa chưa đủ điều kiện phục vụ đời sống; kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất lâm, nông nghiệp, tự cấp, tự túc, trình độ tổ chức sản xuất và kỹ năng lao động của đồng bào DTTS còn hạn chế, sản xuất còn manh mún, chưa gắn với thị trường, chất lượng sản phẩm thấp, tiêu thụ khó khăn; cơ sở hạ tầng như: Giao thông, thủy lợi, điện sinh hoạt, nước sạch, trường học đã được đầu tư nhưng chưa đáp ứng nhu cầu phát triển.
Phần II
MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH
1. Mục tiêu tổng quát
Phát triển kinh tế - xã hội toàn diện, nhanh, bền vững; đẩy mạnh giảm nghèo vùng dân tộc thiểu số, rút ngắn khoảng cách phát triển giữa các dân tộc; giảm dần vùng đặc biệt khó khăn; từng bước hình thành các trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học vùng dân tộc thiểu số; phát triển nguồn nhân lực, tăng cường số lượng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ là người dân tộc thiểu số; từng bước tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa có giá trị kinh tế cao, phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu; củng cố hệ thống chính trị cơ sở; giữ vững khối đại đoàn kết các dân tộc, bảo đảm ổn định an ninh, quốc phòng.
2. Mục tiêu cụ thể
- Giảm tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số hàng năm từ 6 - 6,5%;
- Đến năm 2015, 98% số hộ miền núi được sử dụng điện lưới Quốc gia; đến năm 2020, 95% số hộ miền núi được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh;
- Phấn đấu đến năm 2020, 100% hộ đồng bào dân tộc thiểu số được xem truyền hình, nghe đài phát thanh tỉnh có chương trình phát thanh tiếng dân tộc; 100% trạm y tế xã có bác sỹ; thực hiện tốt công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình; giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi xuống dưới 10%;
- Giữ vững đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục trung học cơ sở, đến năm 2015 đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục trung học phổ thông;
- Phấn đấu đến năm 2020, 90% cán bộ cơ sở miền núi là người dân tộc thiểu số có trình độ văn hóa Trung học phổ thông, trình độ chuyên môn từ trung cấp trở lên.
Phần III
NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH
1. Xây dựng chính sách thu hút đầu tư, khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp sử dụng, đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động là người dân tộc thiểu số; xây dựng chính sách hỗ trợ, thu hút đầu tư phát triển công nghiệp chế biến, tiêu thụ sản phẩm của đồng bào;
2. Phát triển giáo dục, đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số;
3. Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị; xây dựng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số; củng cố an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi;
4. Phát triển sản xuất, đẩy nhanh công tác xóa đói giảm nghèo đồng bào dân tộc thiểu số;
5. Phát triển toàn diện lĩnh vực y tế, chăm sóc sức khỏe;
6. Bảo tồn, phát triển văn hóa, các dân tộc thiểu số Việt Nam đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa;
7. Tập trung đầu tư phát triển địa bàn đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số;
8. Đảm bảo nước sinh hoạt, môi trường sống vùng dân tộc thiểu số;
9. Phát triển, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ;
10. Phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số.
Phần IV
NHIỆM VỤ CỤ THỂ
Các Sở, ban, ngành, địa phương có trách nhiệm:
1. Sở Công thương
Chủ trì, phối hợp Ban Dân tộc và các sở, ngành, đơn vị, địa phương liên quan triển khai xây dựng “Chính sách phát triển hạ tầng thương mại, xúc tiến thương mại vùng dân tộc thiểu số để đẩy mạnh trao đổi, xuất khẩu hàng hóa, phát triển thương mại; chính sách hỗ trợ, thu hút đầu tư phát triển công nghiệp chế biến, tiêu thụ sản phẩm của đồng bào vùng dân tộc thiểu số và miền núi”.
2. Sở Giáo dục và Đào tạo
Chủ trì, phối hợp Ban Dân tộc và các sở, ngành, đơn vị, địa phương liên quan triển khai thực hiện kế hoạch “Phát triển giáo dục, đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là người dân tộc thiểu số”:
- Rà soát, bổ sung, điều chỉnh, tăng cường mạng lưới các trường, cơ sở đào tạo ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi để tập trung ưu tiên đào tạo con em đồng bào dân tộc thiểu số;
- Mở rộng dạy và học ngôn ngữ dân tộc thiểu số; tăng cường số lượng, chất lượng đội ngũ giáo viên là người dân tộc thiểu số;
- Bổ sung, hoàn thiện các chính sách hỗ trợ cho học sinh, sinh viên là người dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn;
- Củng cố, mở rộng quy mô hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú, đảm bảo điều kiện sinh hoạt cho học sinh bán trú người dân tộc thiểu số;
- Nâng cao chất lượng hệ thống các trường dạy nghề, sửa đổi, bổ sung các chính sách đào tạo, bồi dưỡng, dạy nghề phù hợp với năng lực;
- Thực hiện đào tạo, bồi dưỡng thanh niên người dân tộc thiểu số đang tại ngũ để tạo nguồn cán bộ khi xuất ngũ về địa phương;
- Đẩy mạnh công tác giáo dục, tuyên truyền phổ biến pháp luật cho vùng dân tộc thiểu số. Chú trọng công tác xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng đội ngũ cán bộ làm công tác tư pháp, luật sư là người dân tộc thiểu số;
- Khuyến khích, vận động và tranh thủ các nguồn vốn hợp pháp trong và ngoài nước để tăng cường nguồn lực đầu tư cho giáo dục và đào tạo ở vùng dân tộc thiểu số.
3. Sở Nội vụ
Phối hợp các sở, ngành, địa phương liên quan thực hiện kế hoạch “Nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị; xây dựng phát triển đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số; củng cố an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi”:
- Củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể đến từng thôn; chính sách đối với cán bộ xã, phường, thị trấn và cán bộ về công tác ở địa bàn đặc biệt khó khăn;
- Thực hiện tốt chính sách động viên, khuyến khích già làng, trưởng bản, người có uy tín tham gia công tác kiểm tra, giám sát các chương trình, chính sách;
- Xây dựng và triển khai thực hiện đề án phát triển đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số trong thời kỳ mới;
- Xây dựng cơ chế, chính sách giải quyết việc làm cho học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số sau khi tốt nghiệp;
- Hướng dẫn thực hiện các chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức tăng cường có thời hạn về các huyện, xã trọng điểm vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
4. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Chủ trì, phối hợp với Ban Dân tộc và các sở, ngành, địa phương liên quan xây dựng kế hoạch “Phát triển sản xuất, đẩy nhanh công tác xóa đói giảm nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số”:
- Quy hoạch hình thành vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa phù hợp với điều kiện từng vùng;
- Tăng cường đầu tư, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất; xây dựng chính sách hỗ trợ, thu hút đầu tư phát triển công nghệ chế biến, tiêu thụ sản phẩm của đồng bào;
- Tạo môi trường thuận lợi để thu hút mọi nguồn lực vào phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số.
5. Sở Y tế
Chủ trì, phối hợp Sở Tư pháp, các sở, ngành địa phương liên quan xây dựng kế hoạch “Phát triển toàn diện các lĩnh vực y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số”:
- Nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe người dân, đầu tư hoàn thiện trạm y tế xã; đào tạo đội ngũ cán bộ y tế thôn đạt chuẩn, phát triển mạnh y tế dự phòng;
- Xây dựng chính sách, biện pháp giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống;
- Xây dựng chính sách khuyến khích, hỗ trợ phụ nữ khám bệnh định kỳ ở các cơ sở y tế; chính sách hỗ trợ dinh dưỡng cho các cháu mẫu giáo, mầm non và học sinh tiểu học để cải thiện tầm vóc, sức khỏe thanh, thiếu niên các dân tộc thiểu số.
6. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Chủ trì, phối hợp các sở, ngành liên quan “Triển khai kế hoạch bảo tồn, phát triển văn hóa, các dân thiểu số đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa”:
- Phát triển toàn diện văn hóa dân tộc thiểu số; chính sách giữ gìn, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa, ngôn ngữ, chữ viết, tập quán, tín ngưỡng truyền thống tốt đẹp của đồng bào dân tộc thiểu số; xây dựng hệ thống thiết chế văn hóa gắn với việc bảo quản, gìn giữ, bảo tồn di tích lịch sử ở từng vùng, từng địa phương; xây dựng nếp sống văn minh, bài trừ mê tín, hủ tục lạc hậu;
- Xây dựng kế hoạch hàng năm, thống nhất với các sở, ngành liên quan tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí vốn ngân sách để thực hiện.
7. Sở Lao động, Thương binh và Xã hội
Chủ trì, phối hợp các sở, ngành, địa phương liên quan xây dựng kế hoạch “Tập trung đầu tư phát triển cho địa bàn đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số”:
- Xây dựng mô hình dạy nghề, phát triển ngành nghề truyền thống phù hợp, nâng cao thu nhập cho phụ nữ dân tộc;
- Chính sách dạy nghề chuyên biệt và giải quyết việc làm cho con em người dân tộc thiểu số đến năm 2020;
- Xây dựng chính sách thu hút đầu tư và khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp sử dụng, đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động là người dân tộc thiểu số.
8. Sở Tài nguyên và Môi trường
Chủ trì, phối hợp các sở, ngành, địa phương liên quan xây dựng “Chính sách đảm bảo nước sinh hoạt, môi trường sống vùng dân tộc thiểu số”:
- Điều tra, đánh giá thực trạng đồng bào dân tộc thiểu số thiếu đất sản xuất, quy hoạch quỹ đất sản xuất; đề xuất chính sách giải quyết dứt điểm tình trạng thiếu đất sản xuất, nước sinh hoạt, nước cho sản xuất; chính sách ưu tiên mặt bằng thuế... để huy động mọi thành phần kinh tế đầu tư và cung cấp nước sinh hoạt hợp vệ sinh cho các vùng dân tộc thiểu số;
- Đảm bảo môi trường sống, môi trường sản xuất, giảm thiểu ô nhiễm môi trường; hỗ trợ người dân vùng dân tộc thiểu số trong việc xây dựng các công trình vệ sinh, chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm theo tiêu chí của chương trình nông thôn mới;
- Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đối với đời sống đồng bào dân tộc thiểu số; xây dựng chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số ứng phó với biến đổi khí hậu và phát triển sinh kế bền vững, nâng cao thu nhập.
9. Sở Khoa học và Công nghệ
Chủ trì, phối hợp các sở, ngành nghiên cứu xây dựng kế hoạch “Chương trình khoa học về công tác dân tộc, chú trọng đổi mới việc ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi”.
10. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Chủ trì, phối hợp Ban Dân dân tộc và các sở, ngành, địa phương liên quan cân đối nguồn vốn, lồng ghép các chương trình kinh tế - xã hội để thực hiện chương trình.
11. Sở Tài chính
Chủ trì, phối hợp Sở Kế hoạch và Đầu tư và các sở, ngành, địa phương được phân công giao nhiệm vụ xây dựng các chương trình, chính sách, dự án, đề án để triển khai những nhiệm vụ chủ yếu của Chiến lược công tác dân tộc, bố trí ngân sách hàng năm đảm bảo theo kế hoạch, mục tiêu và tiến độ đề ra. Hướng dẫn quản lý tài chính, kinh phí để triển khai thực hiện kế hoạch theo quy định hiện hành.
12. Ban Dân tộc
- Là cơ quan chủ trì, phối hợp với các sở, ngành và các địa phương liên quan tiếp tục thực hiện “Chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm 2020”, tổng hợp kế hoạch hàng năm, tham mưu giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý, điều hành và tổ chức thực hiện chương trình;
- Phối hợp các sở, ngành, địa phương nghiên cứu đề xuất các chính sách cụ thể trong hỗ trợ phát triển sản xuất và thực hiện chính sách an sinh xã hội;
- Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính phân bổ nguồn vốn hàng năm đầu tư cho Chương trình;
- Phối hợp các sở, ngành, địa phương tổ chức tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức, hiểu biết pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số, vận động đồng bào thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; nâng cao nhận thức, chuyển đổi hành vi, ý thức trách nhiệm của đồng bào trong việc tham gia thực hiện các chương trình, chính sách trên địa bàn;
- Phối hợp các sở, ngành hướng dẫn Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, các phòng chuyên môn liên quan triển khai kế hoạch theo chức năng, thẩm quyền;
- Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện Chương trình tại các ngành, địa phương, đơn vị; báo cáo cấp trên kịp thời những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện.
13. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
- Trên cơ sở hướng dẫn của cơ quan cấp trên, căn cứ vào điều kiện thực tế, các địa phương xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình Chiến lược của địa phương mình;
- Chịu trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện kế hoạch của các phòng, ban chuyên môn, Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn thuộc địa bàn theo trách nhiệm được giao;
- Báo cáo định kỳ 6 tháng, hàng năm gửi cơ quan chủ trì tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Ủy ban Dân tộc theo quy định./.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lê Đức Vinh | {
"issuing_agency": "Tỉnh Khánh Hòa",
"promulgation_date": "26/04/2014",
"sign_number": "1054/QĐ-UBND",
"signer": "Lê Đức Vinh",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-chinh-nha-nuoc/Quyet-dinh-449-QD-BNN-KH-giao-du-toan-phi-xuat-nhap-hang-du-tru-quoc-gia-120354.aspx | Quyết định 449/QĐ-BNN-KH giao dự toán phí xuất, nhập hàng dự trữ quốc gia | BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 449/QĐ-BNN-KH
Hà Nội, ngày 11 tháng 03 năm 2011
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC GIAO DỰ TOÁN PHÍ XUẤT, NHẬP HÀNG DỰ TRỮ QUỐC GIA NĂM 2011
BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Căn cứ Nghị định số 01/2008/NĐ-CP , ngày 3/01/2008 của Chính phủ quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Nghị định số 196/2004/NĐ-CP ngày 02/12/2004 của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh dự trữ quốc gia;
Căn cứ Thông tư hướng dẫn số 143/2007/TT-BTC ngày 3/12/2007 về quy định chi tiết Pháp lệnh dự trữ quốc gia;
Căn cứ Quyết định số 2139/QĐ-TTg ngày 23/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc giao chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2011;
Căn cứ Quyết định số 3050/QĐ-BTC ngày 24/11/2010 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc giao dự toán thu chi ngân sách nhà nước năm 2011;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kế hoạch,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Giao dự toán phí xuất, nhập hàng dự trữ quốc gia năm 2011 cho Tổng công ty Rau quả, nông sản là 300 triệu đồng.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký. Chánh Văn phòng Bộ, Thủ trưởng các Cục, Vụ chức năng thuộc Bộ, Tổng giám đốc Tổng công ty Rau quả, nông sản và các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 2;
- Các Bộ: TC, KH và ĐT;
- T.Cục DTNN;
- Cục Quản lý giá;
- Lưu: VT, KH.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Bùi Bá Bổng | {
"issuing_agency": "Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn",
"promulgation_date": "11/03/2011",
"sign_number": "449/QĐ-BNN-KH",
"signer": "Bùi Bá Bổng",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Cong-nghe-thong-tin/Ke-hoach-50-KH-UBND-2019-Thuc-day-chuyen-giao-lam-chu-cong-nghe-tu-nuoc-ngoai-Hoa-Binh-410611.aspx | Kế hoạch 50/KH-UBND 2019 Thúc đẩy chuyển giao làm chủ công nghệ từ nước ngoài Hòa Bình | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÒA BÌNH
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 50/KH-UBND
Hòa Bình, ngày 27 tháng 3 năm 2019
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “THÚC ĐẨY CHUYỂN GIAO, LÀM CHỦ VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ TỪ NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM TRONG CÁC NGÀNH, LĨNH VỰC ƯU TIÊN GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÒA BÌNH
Căn cứ Quyết định số 1851/QĐ-TTg ngày 27 tháng 12 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Thúc đẩy chuyển giao, làm chủ và phát triển công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam trong các ngành, lĩnh vực ưu tiên giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”;
Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án “Thúc đẩy chuyển giao, làm chủ và phát triển công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam trong các ngành, lĩnh vực ưu tiên giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, như sau:
I. MỤC TIÊU
1. Nghiên cứu, rà soát và triển khai các cơ chế chính sách về đổi mới, chuyển giao công nghệ của địa phương theo hướng tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động chuyển giao, làm chủ và phát triển công nghệ từ nước ngoài vào Hòa Bình góp phần thúc đẩy đổi mới mô hình tăng trưởng theo chiều sâu.
2. Tập trung phát triển một số lĩnh vực thế mạnh như: Nông nghiệp công nghệ cao; bảo quản và chế biến nông, thủy sản; công nghệ xây dựng, giao thông, hạ tầng; công nghệ môi trường, chống biến đổi khí hậu; dược phẩm.
3. Nâng cao năng lực công nghệ của các tổ chức, doanh nghiệp phục vụ hoạt động chuyển giao, làm chủ và phát triển công nghệ từ nước ngoài vào Hòa Bình.
II. LĨNH VỰC ƯU TIÊN
Nông nghiệp công nghệ cao; bảo quản và chế biến nông, thủy sản; công nghệ xây dựng, giao thông, hạ tầng; công nghệ môi trường, chống biến đổi khí hậu; dược phẩm.
III. ĐỊNH HƯỚNG ƯU TIÊN CHUYỂN GIAO, LÀM CHỦ VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ
Theo Phụ lục I đính kèm.
IV. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP
1. Nghiên cứu, rà soát và triển khai hệ thống cơ chế, chính sách; nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về hỗ trợ chuyển giao, làm chủ và phát triển công nghệ từ nước ngoài
- Nghiên cứu, rà soát hệ thống cơ chế chính sách về đổi mới, chuyển giao công nghệ của địa phương. Triển khai thực hiện có hiệu quả Quyết định số 01/2018/QĐ-UBND ngày 11/01/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quy định chính sách hỗ trợ doanh nghiệp phát triển khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh Hòa Bình theo hướng tạo ưu tiên hỗ trợ cho các hoạt động đổi mới công nghệ trong lĩnh vực ưu tiên nhằm thúc đẩy hoạt động chuyển giao, làm chủ, phát triển công nghệ từ nước ngoài vào Hòa Bình;
- Thúc đẩy việc thành lập Quỹ phát triển khoa học và công nghệ trong doanh nghiệp. Tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp trong các ngành, lĩnh vực ưu tiên đầu tư tiếp cận Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của tỉnh để nâng cao năng lực hấp thụ công nghệ, năng lực đổi mới công nghệ của doanh nghiệp;
- Đẩy mạnh phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ về cả số lượng và chất lượng.
2. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
- Hỗ trợ nâng cao năng lực đội ngũ nhân lực quản lý nhà nước về công nghệ, nhân lực nghiên cứu, nhân lực kỹ thuật cho các doanh nghiệp, tổ chức khoa học và công nghệ;
- Tăng cường liên kết giữa các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp với tổ chức, doanh nghiệp để phát triển nguồn nhân lực, nâng cao năng lực tiếp thu, làm chủ và khai thác hiệu quả công nghệ từ nước ngoài.
3. Triển khai hỗ trợ tổ chức, doanh nghiệp chuyển giao, làm chủ và phát triển công nghệ từ nước ngoài
- Hỗ trợ tổ chức, doanh nghiệp tìm kiếm thông tin công nghệ, tư vấn, chuyển giao công nghệ; đào tạo nguồn nhân lực làm chủ, phát triển công nghệ từ nước ngoài;
- Hỗ trợ tổ chức, doanh nghiệp thực hiện chương trình, dự án chuyển giao, làm chủ và phát triển công nghệ từ nước ngoài phù hợp với lĩnh vực ưu tiên;
- Khuyến khích doanh nghiệp đầu tư cho nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ trên cơ sở kết hợp: Nhà nước, doanh nghiệp, nhà khoa học để nâng cao năng lực công nghệ, ứng dụng công nghệ mới.
4. Hợp tác quốc tế
- Tăng cường hợp tác quốc tế với các tổ chức, cá nhân và người Việt Nam ở nước ngoài trong hoạt động nghiên cứu và phát triển, chuyển giao công nghệ, đào tạo tạo nguồn nhân lực, chú trọng hợp tác với các nước có nền công nghiệp phát triển.
- Trên cơ sở bản thỏa thuận hợp tác đã ký kết giữa Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình và Thành phố Gimje, Hàn Quốc, tăng cường, thúc đẩy các hoạt động chuyển giao, làm chủ, phát triển công nghệ từ Thành phố Gimje, Hàn Quốc vào Hòa Bình.
5. Công tác thông tin, tuyên truyền
- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến để tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức của cơ quan, đơn vị; tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh về vai trò, vị trí và tầm quan trọng của hoạt động đổi mới công nghệ, bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ; phổ biến, nhân rộng các điển hình đổi mới công nghệ;
- Tổ chức, tham gia hoạt động kết nối cung - cầu công nghệ, các chợ công nghệ và thiết bị, triển lãm khoa học và công nghệ và các hội nghị, hội thảo liên quan;
- Nâng cao nhận thức cộng đồng về sản phẩm, dịch vụ mới và giới thiệu, đề xuất tôn vinh các doanh nghiệp, cá nhân có thành tích trong hoạt động chuyển giao, làm chủ và phát triển công nghệ từ nước ngoài.
V. KINH PHÍ THỰC HIỆN
1. Từ nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ; vốn tự đầu tư của tổ chức, doanh nghiệp.
2. Các nguồn tài chính hợp pháp khác của các tổ chức, cá nhân trong nước và quốc tế.
VI. PHÂN CÔNG THỰC HIỆN
1. Sở Khoa học và Công nghệ: Chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban, ngành, UBND các huyện, thành phố tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch; tổng hợp tình hình thực hiện và định kỳ (trước ngày 15/12 hàng năm) báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh;
2. Các Sở, Ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, các tổ chức, cá nhân có liên quan căn cứ nhiệm vụ được phân công tại Phụ lục II, tổ chức thực hiện Kế hoạch này. Trong quá trình thực hiện, có khó khăn, vướng mắc phát sinh, phản ánh về Ủy ban nhân dân tỉnh (thông qua Sở Khoa học và Công nghệ tổng hợp) điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp./.
Nơi nhận:
- Bộ Khoa học và Công nghệ;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- UBMT tổ quốc Việt Nam tỉnh;
- Các Sở, Ban, ngành;
- UBND các huyện, thành phố;
- Hội Doanh nghiệp tỉnh;
- Hội Nông dân tỉnh;
- Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh;
- Chánh, Phó VP/UBND tỉnh;
- Lưu: VT, NNTN (BD50).
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Văn Dũng
PHỤ LỤC I
ĐỊNH HƯỚNG ƯU TIÊN CHUYỂN GIAO, LÀM CHỦ VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ
(Ban hành kèm Kế hoạch số: 50/KH-UBND, ngày 27 tháng 3 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh)
1. Lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao
- Công nghệ chọn tạo, nhân giống cây trồng, giống vật nuôi và giống thủy sản: công nghệ sử dụng ưu thế lai, công nghệ đột biến thực nghiệm và công nghệ sinh học; áp dụng phương pháp truyền thống kết hợp với công nghệ sinh học trong chọn tạo và nhân nhanh các giống vật nuôi mới, giống loài thủy sản sạch bệnh.
- Công nghệ trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản: công nghệ tổng hợp và tự động hóa quá trình trồng trọt và thu hoạch các loại cây trồng trong nhà lưới, nhà kính (giá thể, công nghệ thủy canh, tưới nước tiết kiệm, điều tiết tự động dinh dưỡng, ánh sáng, chăm sóc, thu hoạch); công nghệ sản xuất cây trồng an toàn theo VietGAP; công nghệ tổng hợp và tự động hóa quá trình chăn nuôi quy mô công nghiệp (có sử dụng hệ thống chuồng kín, hệ thống điều hòa nhiệt độ, độ ẩm phù hợp, hệ thống phân phối và định lượng thức ăn tại chuồng); các công nghệ, mô hình nuôi thủy sản tập trung tiên tiến theo tiêu chuẩn mới (GAP, BMP, CoC) một số loài thủy sản chủ lực; công nghệ sản xuất thức ăn, thuốc thú y thủy sản, các loại vacxin phòng trị bệnh thủy sản; các chế phẩm sinh học xử lý môi trường.
2. Lĩnh vực bảo quản và chế biến nông, lâm, thủy sản
Công nghệ chiếu xạ, công nghệ sấy lạnh, sấy nhanh trong bảo quản nông sản; công nghệ bao gói khí quyển kiểm soát; công nghệ bảo quản lạnh nhanh kết hợp với chất hấp thụ etylen để bảo quản rau, hoa, quả tươi; công nghệ tạo màng trong bảo quản rau, quả, thịt, trứng; công nghệ lên men, công nghệ chế biến sâu, công nghệ sinh học và vi sinh sản xuất chế phẩm sinh học và các chất màu, chất phụ gia thiên nhiên trong bảo quản và chế biến nông sản; công nghệ sản xuất các màng phủ thân thiện với môi trường; công nghệ chế biến chuyên sâu các sản phẩm thủy sản có giá trị; thiết kế, chế tạo dây chuyền thiết bị đồng bộ bảo quản, chế biến quy mô nhỏ và vừa phù hợp với quy mô vùng nguyên liệu.
3. Lĩnh vực công nghệ xây dựng, giao thông, hạ tầng
Phát triển các loại vật liệu thân thiện với môi trường, tiết kiệm năng lượng, vật liệu tái chế và vật liệu có sử dụng công nghệ nano.
4. Lĩnh vực dược phẩm, chẩn đoán và điều trị bệnh
Công nghệ trồng, chế biến dược liệu, sản xuất nguyên liệu hóa dược.
5. Lĩnh vực công nghệ môi trường, chống biến đổi khí hậu
Công nghệ thiết kế, chế tạo thiết bị thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn, công nghệ tái chế, tái sử dụng rác thải đô thị, công nghệ xử lý rác thải công nghiệp.
PHỤ LỤC II
PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ
(Ban hành kèm Kế hoạch số: 50/KH-UBND ngày 27 tháng 3 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình)
STT
Nhiệm vụ
Cơ quan/ đơn vị chủ trì
Cơ quan/ đơn vị phối hợp
Tiền độ
Ghi chú
01
Nghiên cứu, rà soát hệ thống cơ chế chính sách về đổi mới, chuyển giao công nghệ của địa phương. Triển khai thực hiện có hiệu quả Quyết định số 01/2018/QĐ-UBND ngày 11/01/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình ban hành Quy định chính sách hỗ trợ doanh nghiệp phát triển khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.
Sở Khoa học và Công nghệ
Quỹ phát triển khoa học và công nghệ, Doanh nghiệp
Thường xuyên
02
Hỗ trợ doanh nghiệp nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao theo Điều 9 Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018 của Chính phủ.
Sở Khoa học và Công nghệ
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND các huyện, thị xã, thành phố
Thường xuyên
03
Hàng năm cấp mới từ 02 Giấy chứng nhận doanh nghiệp KH&CN trở lên.
Sở Khoa học và Công nghệ
Các Sở, Ban, ngành các doanh nghiệp có đủ điều kiện, có tiềm năng
Hàng năm
04
Đẩy mạnh các hoạt động thông tin, tuyên truyền, tư vấn, dịch vụ khoa KH&CN liên quan đến việc chuyển giao, làm chủ và phát triển công nghệ thông qua phương tiện thông tin đại chúng, hoạt động kết nối cung cầu công nghệ; hội nghị, hội thảo.
Sở Khoa học và Công nghệ
Trung tâm ứng dụng thông tin khoa học, công nghệ - Sở KH&CN Hòa Bình;
Đài Phát thanh - Truyền hình Hòa Bình; Báo Hòa Bình; Các tổ chức trung gian của thị trường khoa học và công nghệ;...
Thường xuyên
05
Thu thập, xử lý, cung cấp thông tin về công nghệ và thiết bị, thông tin về chuyển giao công nghệ của các ngành, lĩnh vực ưu tiên cho cơ sở dữ liệu về công nghệ, chuyển giao công nghệ thuộc Cơ sở dữ liệu quốc gia về khoa học và công nghệ.
Sở Khoa học và Công nghệ
Doanh nghiệp; tổ chức KH&CN; Doanh nghiệp KH&CN
Thường xuyên
06
Thực hiện công tác thống kê hoạt động chuyển giao công nghệ, đổi mới công nghệ từ nước ngoài của doanh nghiệp.
Sở Khoa học và Công nghệ
Doanh nghiệp
Hằng năm
07
Hỗ trợ, hướng dẫn doanh nghiệp khai thác cơ sở dữ liệu công nghệ, công nghệ cao, chuyển giao công nghệ thuộc Cơ sở dữ liệu quốc gia về khoa học và công nghệ.
Sở Khoa học và Công nghệ
Doanh nghiệp
Thường xuyên
08
Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí ngân sách hằng năm để thực hiện Kế hoạch; hướng dẫn quản lý, sử dụng kinh phí theo quy định.
Sở Tài chính
Các Sở, Ban, Ngành, UBND các huyện và Thành phố, Đơn vị, Tổ chức có liên quan
Hàng năm | {
"issuing_agency": "Tỉnh Hòa Bình",
"promulgation_date": "27/03/2019",
"sign_number": "50/KH-UBND",
"signer": "Nguyễn Văn Dũng",
"type": "Kế hoạch"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Xay-dung-Do-thi/Thong-tu-35-2013-TT-BTNMT-Danh-muc-dia-danh-dan-cu-son-van-thuy-van-kinh-te-xa-hoi-Quang-Ninh-212578.aspx | Thông tư 35/2013/TT-BTNMT Danh mục địa danh dân cư sơn văn thủy văn kinh tế xã hội Quảng Ninh mới nhất | BỘ TÀI NGUYÊN VÀ
MÔI TRƯỜNG
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
Số: 35/2013/TT-BTNMT
Hà Nội, ngày 30 tháng 10 năm 2013
THÔNG TƯ
BAN HÀNH DANH MỤC ĐỊA DANH DÂN CƯ, SƠN VĂN, THỦY VĂN, KINH TẾ - XÃ HỘI PHỤC VỤ CÔNG TÁC THÀNH LẬP BẢN ĐỒ PHẦN ĐẤT LIỀN TỈNH QUẢNG NINH
Căn cứ Nghị định số 12/2002/NĐ-CP ngày 22 tháng 01 năm 2002 của Chính phủ về hoạt động đo đạc và bản đồ;
Căn cứ Nghị định số 21/2013/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Đo đạc và Bản đồ Việt Nam và Vụ trưởng Vụ Pháp chế;
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Danh mục địa danh dân cư, sơn văn, thủy văn, kinh tế - xã hội phục vụ công tác thành lập bản đồ phần đất liền tỉnh Quảng Ninh,
Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Danh mục địa danh dân cư, sơn văn, thủy văn, kinh tế - xã hội phục vụ công tác thành lập bản đồ phần đất liền tỉnh Quảng Ninh.
Điều 2. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 12 năm 2013.
Điều 3. Bộ, Cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.
Nơi nhận:
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Sở Nội vụ và Sở TN&MT tỉnh Quảng Ninh;
- Cục kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);
- Các đơn vị trực thuộc Bộ TN&MT, Website Bộ TN&MT;
- Công báo, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ;
- Lưu: VT, PC, ĐĐBĐVN
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Linh Ngọc
DANH MỤC ĐỊA DANH
DÂN CƯ, SƠN VĂN, THỦY VĂN, KINH TẾ - XÃ HỘI PHỤC VỤ CÔNG TÁC THÀNH LẬP BẢN ĐỒ PHẦN ĐẤT LIỀN TỈNH QUẢNG NINH
(Ban hành kèm theo Thông tư số 35/2013/TT-BTNMT ngày 30 tháng 10 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)
Phần 1.
QUY ĐỊNH CHUNG
1. Danh mục địa danh dân cư, sơn văn, thủy văn, kinh tế - xã hội phục vụ công tác thành lập bản đồ phần đất liền tỉnh Quảng Ninh được chuẩn hóa từ địa danh thống kê trên bản đồ địa hình quốc gia tỷ lệ 1:25.000 và 1:50.000 Hệ VN-2000.
2. Danh mục địa danh tỉnh Quảng Ninh được sắp xếp theo thứ tự bảng chữ cái tiếng Việt của các đơn vị hành chính cấp huyện gồm thành phố, thị xã và các huyện, trong đó:
a) Cột “Địa danh” là các địa danh đã được chuẩn hóa, địa danh trong ngoặc đơn là tên gọi khác của địa danh.
b) Cột “Nhóm đối tượng” là ký hiệu các nhóm địa danh; trong đó: DC là nhóm địa danh dân cư; SV là nhóm địa danh sơn văn; TV là nhóm địa danh thủy văn; KX là nhóm địa danh kinh tế - xã hội.
c) Cột “Tên ĐVHC cấp xã” là tên đơn vị hành chính cấp xã, trong đó: P. là chữ viết tắt của “phường”, TT. là chữ viết tắt của “thị trấn”.
d) Cột “Tên ĐVHC cấp huyện” là tên đơn vị hành chính cấp huyện, trong đó: TP. là chữ viết tắt của “thành phố”, H. là chữ viết tắt của “huyện”, TX. là chữ viết tắt của “thị xã”.
đ) Cột “Tọa độ vị trí tương đối của đối tượng” là tọa độ vị trí tương đối của đối tượng địa lý tương ứng với địa danh trong cột “Địa danh”, nếu đối tượng địa lý được thể hiện trên bản đồ bằng ký hiệu dạng điểm, dạng vùng thì giá trị tọa độ tương ứng theo cột “Tọa độ trung tâm”, nếu đối tượng địa lý được thể hiện trên bản đồ bằng ký hiệu dạng đường thì giá trị tọa độ tương ứng theo 2 cột “Tọa độ điểm đầu” và “Tọa độ điểm cuối”.
e) Cột “Phiên hiệu mảnh bản đồ địa hình” là ký hiệu mảnh bản đồ địa hình tỷ lệ 1:25.000 và 1:50.000 sử dụng để thống kê địa danh.
g) Trường hợp địa danh mới được bổ sung vào Danh mục và chưa có trên bản đồ địa hình quy định tại mục 1 Phần này thì phải thể hiện đầy đủ tên địa danh, nhóm đối tượng, tên ĐVHC cấp xã, tên ĐVHC cấp huyện.
Phần 2.
DANH MỤC ĐỊA DANH DÂN CƯ, SƠN VĂN, THỦY VĂN, KINH TẾ - XÃ HỘI PHỤC VỤ CÔNG TÁC THÀNH LẬP BẢN ĐỒ PHẦN ĐẤT LIỀN TỈNH QUẢNG NINH
Danh mục địa danh dân cư, sơn văn, thủy văn, kinh tế - xã hội phục vụ công tác thành lập bản đồ phần đất liền tỉnh Quảng Ninh gồm địa danh của các đơn vị hành chính cấp huyện được thống kê trong bảng sau:
STT
Đơn vị hành chính cấp huyện
1
Thành phố Hạ Long
2
Thành phố Cẩm Phả
3
Thành phố Móng Cái
4
Thành phố Uông Bí
5
Thị xã Quảng Yên
6
Huyện Ba Chẽ
7
Huyện Bình Liêu
8
Huyện Cô Tô
9
Huyện Đầm Hà
10
Huyện Đông Triều
11
Huyện Hải Hà
12
Huyện Hoành Bồ
13
Huyện Tiên Yên
14
Huyện Vân Đồn
Địa danh
Nhóm đối tượng
Tên ĐVHC cấp xã
Tên ĐVHC cấp huyện
Tọa độ vị trí tương đối của đối tượng
Phiên hiệu mảnh bản đồ địa hình
Tọa độ trung tâm
Tọa độ điểm đầu
Tọa độ điểm cuối
Vĩ độ
(độ, phút, giây)
Kinh độ
(độ, phút, giây)
Vĩ độ
(độ, phút, giây)
Kinh độ
(độ, phút, giây)
Vĩ độ
(độ, phút, giây)
Kinh độ
(độ, phút, giây)
khu 1
DC
P. Bãi Cháy
TP. Hạ Long
20° 57' 45"
107° 03' 33"
F-48-83-A-a
khu 2
DC
P. Bãi Cháy
TP. Hạ Long
20° 57' 32"
107° 02' 49"
F-48-83-A-a
khu 3
DC
P. Bãi Cháy
TP. Hạ Long
20° 57' 37"
107° 03' 21"
F-48-83-A-a
khu 4
DC
P. Bãi Cháy
TP. Hạ Long
20° 57' 31"
107° 02' 37"
F-48-83-A-a
khu 5
DC
P. Bãi Cháy
TP. Hạ Long
20° 57' 07'
107° 02' 00"
F-48-83-A-a
khu 6
DC
P. Bãi Cháy
TP. Hạ Long
20° 57' 24"
107° 01' 32"
F-48-83-A-a
khu 7
DC
P. Bãi Cháy
TP. Hạ Long
20° 57' 36"
107° 01' 42"
F-48-83-A-a
khu 8
DC
P. Bãi Cháy
TP. Hạ Long
20° 57' 51"
107° 01' 25"
F-48-83-A-a
khu 9
DC
P. Bãi Cháy
TP. Hạ Long
20° 57' 28"
107° 01' 11"
F-48-83-A-a
khu 10
DC
P. Bãi Cháy
TP. Hạ Long
20° 58' 05"
107° 02' 28"
F-48-83-A-a
bến phà Bãi Cháy
KX
P. Bãi Cháy
TP. Hạ Long
20° 57' 33"
107° 03' 41"
F-48-83-A-a
khu đô thị Cái Dăm
DC
P. Bãi Cháy
TP. Hạ Long
20° 57' 12"
107° 01' 22"
F-48-83-A-a
đường Cái Lân
KX
P. Bãi Cháy
TP. Hạ Long
20° 57' 42"
107° 03' 44"
20° 58' 17"
107° 01' 59"
F-48-83-A-a
cảng Cái Lân
KX
P. Bãi Cháy
TP. Hạ Long
20° 58' 27"
107° 02' 55"
F-48-83-A-a
đồi Ghềnh Táu
SV
P. Bãi Cháy
TP. Hạ Long
20° 58' 34'
107° 02' 19'
F-48-83-A-a
đường Hạ Long
KX
P. Bãi Cháy
TP. Hạ Long
20° 58' 36'
107° 01' 13"
20° 57' 42'
107° 03' 43"
F-48-83-A-a
công viên Hoàng Gia
KX
P. Bãi Cháy
TP. Hạ Long
20° 57' 02"
107° 02' 28"
F-48-83-A-a
hồ Thuỷ Sản
TV
P. Bãi Cháy
TP. Hạ Long
20° 58' 03"
107° 01' 00"
F-48-83-A-a
khu 2
DC
P. Cao Thắng
TP. Hạ Long
20° 57' 40"
107° 05' 33"
F-48-83-A-a
khu 4
DC
P. Cao Thắng
TP. Hạ Long
20° 57' 47"
107° 05' 58"
F-48-83-A-a
khu 5
DC
P. Cao Thắng
TP. Hạ Long
20° 58' 00"
107° 06' 02"
F-48-83-A-a
khu 6
DC
P. Cao Thắng
TP. Hạ Long
20° 58' 01"
107° 05' 36"
F-48-83-A-a
khu 7
DC
P. Cao Thắng
TP. Hạ Long
20° 58' 02"
107° 05' 48"
F-48-83-A-a
khu 8
DC
P. Cao Thắng
TP. Hạ Long
20° 58' 13"
107° 05' 47"
F-48-83-A-a
đường Cao Thắng
KX
P. Cao Thắng
TP. Hạ Long
20° 57' 35"
107° 05' 07"
20° 58' 02"
107° 06' 09"
F-48-83-A-a
núi Xẻ
SV
P. Cao Thắng
TP. Hạ Long
20° 57' 37"
107° 05' 50"
F-48-83-A-a
khu 1
DC
P. Cao Xanh
TP. Hạ Long
20° 57' 47"
107° 05' 06"
F-48-83-A-a
khu 3
DC
P. Cao Xanh
TP. Hạ Long
20° 58' 11"
107° 04' 54"
F-48-83-A-a
khu 5
DC
P. Cao Xanh
TP. Hạ Long
20° 58' 44"
107° 05' 08"
F-48-83-A-a
khu 2A
DC
P. Cao Xanh
TP. Hạ Long
20° 57' 56"
107° 05' 06"
F-48-83-A-a
khu 2B
DC
P. Cao Xanh
TP. Hạ Long
20° 58' 03"
107° 05' 03"
F-48-83-A-a
khu 4A
DC
P. Cao Xanh
TP. Hạ Long
20° 58' 37"
107° 05' 01"
F-48-83-A-a
khu 4B
DC
P. Cao Xanh
TP. Hạ Long
20° 58' 20"
107° 04' 58"
F-48-83-A-a
đường Cao Xanh
KX
P. Cao Xanh
TP. Hạ Long
20° 58' 08"
107° 04' 50"
20° 57' 48"
107° 04' 59"
F-48-83-A-a
khu đô thị Cao Xanh- Hà Khánh A
KX
P. Cao Xanh
TP. Hạ Long
20° 58' 30"
107° 04' 44"
F-48-83-A-a
khu đô thị Cao Xanh - Hà Khánh B
KX
P. Cao Xanh
TP. Hạ Long
20° 58' 57"
107° 04' 57"
F-48-83-A-a
đồi Khang Thiên
SV
P. Cao Xanh
TP. Hạ Long
20° 58' 07"
107° 05' 23"
F-48-83-A-a
khu 1
DC
P. Giếng Đáy
TP. Hạ Long
20° 59' 02"
107° 01' 25"
F-48-83-A-a
khu 2
DC
P. Giếng Đáy
TP. Hạ Long
20° 58' 51"
107° 01' 03"
F-48-83-A-a
khu 3
DC
P. Giếng Đáy
TP. Hạ Long
20° 58' 47"
107° 00' 40"
F-48-83-A-a
khu 4
DC
P. Giếng Đáy
TP. Hạ Long
20° 58' 35"
107° 00' 29"
F-48-83-A-a
khu 5
DC
P. Giếng Đáy
TP. Hạ Long
20° 59' 01"
107° 00' 25"
F-48-83-A-a
khu 6
DC
P. Giếng Đáy
TP. Hạ Long
20° 58' 38"
107° 00' 58'
F-48-83-A-a
khu công nghiệp Cái Lân
KX
P. Giếng Đáy
TP. Hạ Long
20° 58' 53"
107° 01' 30"
F-48-83-A-a
ga Hạ Long
KX
P. Giếng Đáy
TP. Hạ Long
20° 58' 33"
107° 00' 30"
F-48-83-A-a
khu 1
DC
P. Hà Khánh
TP. Hạ Long
20° 58' 24"
107° 06' 21"
F-48-83-A-a
khu 2
DC
P. Hà Khánh
TP. Hạ Long
20° 58' 25"
107° 06' 03"
F-48-83-A-a
khu 3
DC
P. Hà Khánh
TP. Hạ Long
20° 59' 01"
107° 05' 37"
F-48-83-A-a
khu 4
DC
P. Hà Khánh
TP. Hạ Long
20° 59' 09"
107° 06' 27"
F-48-83-A-a
khu 5
DC
P. Hà Khánh
TP. Hạ Long
20° 59' 30"
107° 06' 32"
F-48-83-A-a
cầu Bang
KX
P. Hà Khánh
TP. Hạ Long
21° 00' 53"
107° 06' 54"
F-48-71-C-c
khu đô thị Cao Xanh - Hà Khánh A
KX
P. Hà Khánh
TP. Hạ Long
20° 58' 30"
107° 04' 44"
F-48-83-A-a
khu đô thị Cao Xanh - Hà Khánh C
KX
P. Hà Khánh
TP. Hạ Long
20° 59’ 25"
107° 05' 30"
F-48-83-A-a
khu đô thị Cao Xanh - Hà Khánh D
KX
P. Hà Khánh
TP. Hạ Long
20° 59' 49"
107° 06' 01"
F-48-83-A-a
cầu Công Kêu
KX
P. Hà Khánh
TP. Hạ Long
21' 00' 05"
107° 06' 44"
-
F-48-71-C-c
sông Diễn Vọng
TV
P. Hà Khánh
TP. Hạ Long
21° 01' 39"
107° 10' 33"
20° 59' 41"
107° 05' 15"
F-48-71-C-d
cầu Đôi Cây
KX
P. Hà Khánh
TP. Hạ Long
20° 59' 36"
107° 06' 28"
F-48-83-A-a
trạm biến áp Giáp Khẩu
KX
P. Hà Khánh
TP. Hạ Long
20° 59' 01"
107° 05' 34"
F-48-83-A-a
cầu Hóa Chất
KX
P. Hà Khánh
TP. Hạ Long
20° 59' 10"
107° 06' 12"
F-48-83-A-a
làng Khánh
DC
P. Hà Khánh
TP. Hạ Long
21° 01' 26"
107° 09' 27"
F-48-71-C-d
khu 1
DC
P. Hà Khẩu
TP. Hạ Long
20° 59' 25"
106° 58' 57"
F-48-83-A-a
khu 2
DC
P. Hà Khẩu
TP. Hạ Long
20° 59' 13"
106° 59' 59"
F-48-82-B-b
khu 3
DC
P. Hà Khẩu
TP. Hạ Long
20° 59' 17"
107° 00' 20"
F-48-82-B-b
khu 4
DC
P. Hà Khẩu
TP. Hạ Long
20° 58' 54"
107° 00' 09"
F-48-82-B-b
khu 5
DC
P. Hà Khẩu
TP. Hạ Long
20° 59' 00"
106° 59' 36"
F-48-82-B-b
khu 6
DC
P. Hà Khẩu
TP. Hạ Long
20° 58' 21"
106° 59' 28"
F-48-82-B-b
quốc lộ 18A
KX
P. Hà Khẩu
TP. Hạ Long
20° 57' 53"
106° 59' 23"
20° 58' 23"
107° 00' 18"
F-48-82-B-b
An Tiêm
DC
P. Hà Khẩu
TP. Hạ Long
20° 59' 28"
106° 59' 20"
F-48-82-B-b
cầu Búp Sê
KX
P. Hà Khẩu
TP. Hạ Long
20° 59' 35"
106° 58' 42"
F-48-82-B-b
thôn Đồn Điền
DC
P. Hà Khẩu
TP. Hạ Long
20° 57' 24"
106° 58' 16"
F-48-82-B-b
núi Hang Cua
SV
P. Hà Khẩu
TP. Hạ Long
20° 57' 51"
106° 57' 07"
F-48-82-B-b
núi Ngà
SV
P. Hà Khẩu
TP. Hạ Long
20° 57' 34"
106° 57' 24"
F-48-82-B-b
núi Trồ Kênh
SV
P. Hà Khẩu
TP. Hạ Long
20° 58' 07"
107° 00' 02"
F-48-83-A-a
khu 1
DC
P. Hà Lầm
TP. Hạ Long
20° 58' 08"
107° 06' 48"
F-48-83-A-a
khu 2
DC
P. Hà Lầm
TP. Hạ Long
20° 58' 09"
107° 06' 27"
F-48-83-A-a
khu 3
DC
P. Hà Lầm
TP. Hạ Long
20° 58' 00"
107° 06' 46"
F-48-83-A-a
khu 4
DC
P. Hà Lầm
TP. Hạ Long
20° 57' 55"
107° 06' 26"
F-48-83-A-a
khu 5
DC
P. Hà Lầm
TP. Hạ Long
20° 57' 43"
107° 06' 20"
F-48-83-A-a
khu 6
DC
P. Hà Lầm
TP. Hạ Long
20° 57' 41"
107° 06' 34"
F-48-83-A-a
đường tỉnh 336
KX
P. Hà Lầm
TP. Hạ Long
20° 58' 02'
107° 06' 09"
20° 57' 56"
107° 06' 58"
F-48-83-A-a
khu 1
DC
P. Hà Phong
TP. Hạ Long
20° 58' 00"
107° 09' 45"
F-48-83-A-b
khu 5
DC
P. Hà Phong
TP. Hạ Long
20° 57' 36"
107° 10' 03"
F-48-83-A-b
quốc lộ 18A
KX
P. Hà Phong
TP. Hạ Long
20° 57' 51"
107° 09' 14"
20° 58' 08"
107° 10' 05"
F-48-83-A-a
khu 2A
DC
P. Hà Phong
TP. Hạ Long
20° 58' 18"
107° 09' 34"
F-48-83-A-b
khu 2B
DC
P. Hà Phong
TP. Hạ Long
20° 58' 53"
107° 09' 49"
F-48-83-A-b
khu 4A
DC
P. Hà Phong
TP. Hạ Long
20° 58' 33"
107° 08' 38"
F-48-83-A-b
khu 4B
DC
P. Hà Phong
TP. Hạ Long
20° 58' 04"
107° 09' 19"
F-48-83-A-b
khu 6A
DC
P. Hà Phong
TP. Hạ Long
20° 57' 45"
107° 09' 29"
F-48-83-A-b
khu 6B
DC
P. Hà Phong
TP. Hạ Long
20° 57' 15"
107° 09' 43"
F-48-83-A-b
đèo Bụt
KX
P. Hà Phong
TP. Hạ Long
20° 58' 07"
107° 10' 04"
F-48-83-A-b
vụng Con Trâu
TV
P. Hà Phong
TP. Hạ Long
20° 56' 53"
107° 10' 15"
F-48-83-A-b
Công ty CP than Hà Tu
KX
P. Hà Phong
TP. Hạ Long
20° 59' 30"
107° 08' 50"
F-48-83-A-b
đồi Độc Lập
SV
P. Hà Phong
TP. Hạ Long
20° 57' 03"
107° 10' 04"
F-48-83-A-b
suối Lộ Phong
TV
P. Hà Phong
TP. Hạ Long
20° 58' 16"
107° 09' 06"
20° 56' 55"
107° 11' 16"
F-48-83-A-b
cầu Lộ Phong
KX
P. Hà Phong
TP. Hạ Long
20° 57' 57"
107° 09' 30"
F-48-83-A-b
cái Xà Cong
TV
P. Hà Phong
TP. Hạ Long
20° 57' 03"
107° 09' 59"
20° 55' 58"
107° 09' 46"
F-48-83-A-b
Nhà máy Xi măng Hà Tu
KX
P. Hà Phong
TP. Hạ Long
20° 57' 39"
107° 09' 49"
F-48-83-A-b
khu 1
DC
P. Hà Trung
TP. Hạ Long
20° 57' 25"
107° 07' 48"
F-48-83-A-a
khu 2
DC
P. Hà Trung
TP. Hạ Long
20° 57' 20"
107° 07' 36"
F-48-83-A-a
khu 3
DC
P. Hà Trung
TP. Hạ Long
20° 57' 19"
107° 07' 03"
F-48-83-A-a
khu 4
DC
P. Hà Trung
TP. Hạ Long
20° 57' 39"
107° 06' 57"
F-48-83-A-a
khu 2
DC
P. Hà Tu
TP. Hạ Long
20° 57' 32"
107° 09' 14"
F-48-83-A-b
khu 5
DC
P. Hà Tu
TP. Hạ Long
20° 57' 19"
107° 08' 48"
F-48-83-A-b
khu 6
DC
P. Hà Tu
TP. Hạ Long
20° 57' 08"
107° 08' 10"
F-48-83-A-b
khu 7
DC
P. Hà Tu
TP. Hạ Long
20° 57' 28"
107° 08' 04"
F-48-83-A-b
quốc lộ 18A
KX
P. Hà Tu
TP. Hạ Long
20° 57' 27"
107° 07' 50"
20° 57' 51"
107° 09' 14"
F-48-83-A-a
núi Đền
SV
P. Hà Tu
TP. Hạ Long
20° 55' 50"
107° 09' 32"
F-48-83-A-b
lạch Đôi
TV
P. Hà Tu
TP. Hạ Long
20° 57' 03"
107° 09' 59"
20° 55' 58"
107° 09' 46"
F-48-83-A-b
cảng Hải Quân
KX
P. Hà Tu
TP. Hạ Long
20° 56' 30"
107° 08' 26"
F-48-83-A-b
lạch Ham
TV
P. Hà Tu
TP. Hạ Long
20° 57' 06"
107° 08' 44"
20° 56' 46"
107° 08' 04"
F-48-83-A-b
cầu Trắng
KX
P. Hà Tu
TP. Hạ Long
20° 57' 07"
107° 07' 59"
F-48-83-A-b
khu 1
DC
P. Hồng Gai
TP. Hạ Long
20° 57' 25"
107° 04' 00"
F-48-83-A-a
khu 3
DC
P. Hồng Gai
TP. Hạ Long
20° 57' 09"
107° 04' 36"
F-48-83-A-a
khu 4
DC
P. Hồng Gai
TP. Hạ Long
20° 57' 04"
107° 04' 15"
F-48-83-A-a
núi Bài Thơ
SV
P. Hồng Gai
TP. Hạ Long
20° 56' 55"
107° 04' 34"
F-48-83-A-a
khu 1
DC
P. Hồng Hà
TP. Hạ Long
20° 56' 39"
107° 06' 53"
F-48-83-A-a
khu 2
DC
P. Hồng Hà
TP. Hạ Long
20° 56' 29"
107° 06' 55"
F-48-83-A-b
khu 4
DC
P. Hồng Hà
TP. Hạ Long
20° 56' 29"
107° 07' 07"
F-48-83-A-a
khu 5
DC
P. Hồng Hà
TP. Hạ Long
20° 57' 02"
107° 07' 36"
F-48-83-A-b
khu 2
DC
P. Hồng Hải
TP. Hạ Long
20° 57' 20"
107° 05' 51"
F-48-83-A-a
khu 3
DC
P. Hồng Hải
TP. Hạ Long
20° 57' 27"
107° 06' 00"
F-48-83-A-a
khu 5
DC
P. Hồng Hải
TP. Hạ Long
20° 57' 15"
107° 06' 17"
F-48-83-A-a
khu 7
DC
P. Hồng Hải
TP. Hạ Long
20° 57' 03"
107° 06' 20"
F-48-83-A-a
khu 8
DC
P. Hồng Hải
TP. Hạ Long
20° 56' 46"
107° 06' 22"
F-48-83-A-a
khu 9
DC
P. Hồng Hải
TP. Hạ Long
20° 56' 47"
107° 06' 35"
F-48-83-A-a
khu 1A
DC
P. Hồng Hải
TP. Hạ Long
20° 57' 27"
107° 05' 35"
F-48-83-A-a
khu 1B
DC
P. Hồng Hải
TP. Hạ Long
20° 57' 28"
107° 05' 48"
F-48-83-A-a
khu 4A
KX
P. Hồng Hải
TP. Hạ Long
20° 57' 16"
107° 05' 57"
F-48-83-A-a
khu 4B
SV
P. Hồng Hải
TP. Hạ Long
20° 57' 09"
107° 06' 00"
F-48-83-A-a
khu 4C
TV
P. Hồng Hải
TP. Hạ Long
20° 57' 12"
107° 06' 03"
F-48-83-A-a
khu 4D
DC
P. Hồng Hải
TP. Hạ Long
20° 57' 15"
107° 06' 06"
F-48-83-A-a
khu 6A
DC
P. Hồng Hải
TP. Hạ Long
20° 57' 06"
107° 06' 11"
F-48-83-A-a
khu 6B
DC
P. Hồng Hải
TP. Hạ Long
20° 56' 56"
107° 06' 10"
F-48-83-A-a
khu 6C
DC
P. Hồng Hải
TP. Hạ Long
20° 56' 50"
107° 06' 16"
F-48-83-A-a
đồi Ngân Hàng
SV
P. Hồng Hải
TP. Hạ Long
20° 57' 31"
107° 05' 37"
F-48-83-A-a
đường Nguyễn Văn Cừ
KX
P. Hồng Hải
TP. Hạ Long
20° 57' 26"
107° 05' 31"
20° 56' 43"
107° 06' 28"
F-48-83-A-a
núi Xẻ
SV
P. Hồng Hải
TP. Hạ Long
20° 57' 37"
107° 05' 50"
F-48-83-A-a
tổ 2
DC
P. Hùng Thắng
TP. Hạ Long
20° 57' 55"
107' 00' 54"
F-48-83-A-a
tổ 4
DC
P. Hùng Thắng
TP. Hạ Long
20° 57' 35"
107° 00' 34"
F-48-83-A-a
tổ 11A
DC
P. Hùng Thắng
TP. Hạ Long
20° 57' 47"
106° 59' 48"
F-48-82-B-b
tổ 11B
DC
P. Hùng Thắng
TP. Hạ Long
20° 57' 46"
106° 59' 38"
F-48-82-B-b
tổ 1A
DC
P. Hùng Thắng
TP. Hạ Long
20° 58' 14"
107° 00' 47"
F-48-83-A-a
tổ 1B
DC
P. Hùng Thắng
TP. Hạ Long
20° 58' 06"
107° 00' 55"
F-48-83-A-a
tổ 3A
DC
P. Hùng Thắng
TP. Hạ Long
20° 57' 43"
107° 00' 51"
F-48-83-A-a
tổ 3B
DC
P. Hùng Thắng
TP. Hạ Long
20° 57' 34"
107° 00' 41"
F-48-83-A-a
tổ 5A
DC
P. Hùng Thắng
TP. Hạ Long
20° 57' 40"
107° 00' 42"
F-48-83-A-a
tổ 5B
DC
P. Hùng Thắng
TP. Hạ Long
20° 57' 40"
107° 00' 38"
F-48-83-A-a
tổ 5C
DC
P. Hùng Thắng
TP. Hạ Long
20° 57' 41"
107° 00' 35"
F-48-83-A-a
tổ 6A
DC
P. Hùng Thắng
TP. Hạ Long
20° 57' 41"
107° 00' 31"
F-48-83-A-a
tổ 6B
DC
P. Hùng Thắng
TP. Hạ Long
20° 57' 42"
107° 00' 28"
F-48-83-A-a
tổ 7A
DC
P. Hùng Thắng
TP. Hạ Long
20° 57' 42"
107° 00' 21"
F-48-83-A-a
tổ 7B
DC
P. Hùng Thắng
TP. Hạ Long
20° 57' 45"
107° 00' 22"
F-48-83-A-a
tổ 8A
DC
P. Hùng Thắng
TP. Hạ Long
20° 57' 46"
107° 00' 16"
F-48-83-A-a
tổ 8B
DC
P. Hùng Thắng
TP. Hạ Long
20° 57' 47"
107° 00' 13"
F-48-83-A-a
tổ 8C
DC
P. Hùng Thắng
TP. Hạ Long
20° 57' 48"
107° 00' 10"
F-48-83-A-a
tổ 9A
DC
P. Hùng Thắng
TP. Hạ Long
20° 57' 50"
107° 00' 07"
F-48-83-A-a
tổ 9B
DC
P. Hùng Thắng
TP. Hạ Long
20° 57' 50"
107° 00' 04"
F-48-82-B-b
tổ 9C
DC
P. Hùng Thắng
TP. Hạ Long
20° 57' 50"
107° 00' 00"
F-48-82-B-b
hồ Thuỷ Sản
TV
P. Hùng Thắng
TP. Hạ Long
20° 58' 03"
107° 01' 00"
F-48-83-A-a
núi Trồ Kênh
SV
P. Hùng Thắng
TP. Hạ Long
20° 58' 07"
107° 00' 02"
F-48-83-A-a
khu 2
DC
P. Trần Hưng Đạo
TP. Hạ Long
20° 57' 22"
107° 04' 48"
F-48-83-A-a
đường Trần Hưng Đạo
KX
P. Trần Hưng Đạo
TP. Hạ Long
20° 57' 36"
107° 05' 03"
20° 57' 12"
107° 05' 00"
F-48-83-A-a
khu 1
DC
P. Tuần Châu
TP. Hạ Long
20° 56' 12"
106° 58' 43"
F-48-82-B-b
khu 2
DC
P. Tuần Châu
TP. Hạ Long
20° 56' 18"
106° 58' 53"
F-48-82-B-b
khu 3
DC
P. Tuần Châu
TP. Hạ Long
20° 56' 08"
106° 59' 08"
F-48-82-B-b
khu 4
DC
P. Tuần Châu
TP. Hạ Long
20° 56' 10"
106° 59' 21"
F-48-82-B-b
khu 5
DC
P. Tuần Châu
TP. Hạ Long
20° 55' 33"
106° 59' 00"
F-48-82-B-b
đầm Cái Tần
TV
P. Tuần Châu
TP. Hạ Long
20° 55' 55"
106° 58' 48"
F-48-82-B-b
khu du lịch Quốc tế Tuần Châu
KX
P. Tuần Châu
TP. Hạ Long
20° 55' 40"
106° 59' 35"
F-48-82-B-b
khu 1
DC
P. Yết Kiêu
TP. Hạ Long
20° 57' 43"
107° 04' 50"
F-48-83-A-a
khu 2
DC
P. Yết Kiêu
TP. Hạ Long
20° 57' 38"
107° 04' 50"
F-48-83-A-a
khu 3
DC
P. Yết Kiêu
TP. Hạ Long
20° 57' 51"
107° 04' 37"
F-48-83-A-a
khu 4
DC
P. Yết Kiêu
TP. Hạ Long
20° 57' 41"
107° 04' 39"
F-48-83-A-a
khu 5
DC
P. Yết Kiêu
TP. Hạ Long
20° 57' 41"
107° 04' 31"
F-48-83-A-a
khu 6
DC
P. Yết Kiêu
TP. Hạ Long
20° 57' 37"
107° 04' 05"
F-48-83-A-a
núi Ba Đèo
SV
P. Yết Kiêu
TP. Hạ Long
20° 57' 26"
107° 04' 13"
F-48-83-A-a
khu 1
DC
P. Bạch Đằng
TP. Hạ Long
20° 56' 55"
107° 04' 41"
F-48-83-A-a
khu 2
DC
P. Bạch Đằng
TP. Hạ Long
20° 57' 07"
107° 04' 43"
F-48-83-A-a
khu 3
DC
P. Bạch Đằng
TP. Hạ Long
20° 57' 12"
107° 04' 49"
F-48-83-A-a
khu 4
DC
P. Bạch Đằng
TP. Hạ Long
20° 57' 20"
107° 05' 18"
F-48-83-A-a
tổ 1
DC
xã Đại Yên
TP. Hạ Long
20° 59' 55"
106° 53' 41"
F-48-82-B-b
khu 4
DC
xã Đại Yên
TP. Hạ Long
20° 59' 08"
106° 54' 19"
F-48-82-B-b
núi Bạch Chuyến
SV
xã Đại Yên
TP. Hạ Long
20° 58' 39"
106° 54' 25"
F-48-82-B-b
núi Bèo
SV
xã Đại Yên
TP. Hạ Long
20° 58' 04"
106° 55' 56"
F-48-82-B-b
sông Cái Cả
TV
xã Đại Yên
TP. Hạ Long
20° 59' 58"
106° 53' 27"
20° 58' 43"
106° 53' 07"
F-48-82-B-b
núi Cái Nắn
SV
xã Đại Yên
TP. Hạ Long
20° 58' 20"
106° 54' 46"
F-48-82-B-b
sông Cái Thành
TV
xã Đại Yên
TP. Hạ Long
20° 57' 22"
106° 55' 30"
20° 56' 59"
106° 56' 19"
F-48-82-B-b
thôn Cầu Trắng
DC
xã Đại Yên
TP. Hạ Long
20° 57' 53"
106° 56' 28"
F-48-82-B-b
núi Chở
SV
xã Đại Yên
TP. Hạ Long
20° 59' 08"
106° 53' 56"
F-48-82-B-b
núi Chồ Cao
SV
xã Đại Yên
TP. Hạ Long
20° 59' 00"
106° 55' 43"
F-48-82-B-b
núi Chùa Lôi
SV
xã Đại Yên
TP. Hạ Long
20° 58' 50"
106° 56' 14"
F-48-82-B-b
núi Dã Nâu
SV
xã Đại Yên
TP. Hạ Long
20° 58' 25"
106° 56' 43"
F-48-82-B-b
núi Đá Chùa
SV
xã Đại Yên
TP. Hạ Long
20° 58' 34"
106° 54' 48"
F-48-82-B-b
thôn Đại Đán
DC
xã Đại Yên
TP. Hạ Long
20° 58' 21"
106° 55' 51"
F-48-82-B-b
cầu Đại Yên
KX
xã Đại Yên
TP. Hạ Long
20° 57' 49"
106° 56' 32"
F-48-82-B-b
núi Giếng Mỏ
SV
xã Đại Yên
TP. Hạ Long
20° 59' 10"
106° 55' 12"
F-48-82-B-b
sông Hang Cua
TV
xã Đại Yên
TP. Hạ Long
20° 56' 59"
106° 56' 19"
20° 56' 48"
106° 58' 06"
F-48-82-B-b
sông Hòn Dâu
TV
xã Đại Yên
TP. Hạ Long
20° 56' 53"
106° 55' 11"
20° 54' 44"
106° 57' 48"
F-48-82-B-b
sông Hòn Trống
TV
xã Đại Yên
TP. Hạ Long
20° 59' 00"
106° 53' 35"
20° 58' 27"
106° 53' 27"
F-48-82-B-b
sông Hốt
TV
xã Đại Yên
TP. Hạ Long
20° 58' 24"
106° 53' 16"
20° 56' 53"
106° 55' 11"
F-48-82-B-b
thôn Minh Khai
DC
xã Đại Yên
TP. Hạ Long
20° 57' 51"
106° 55' 54"
F-48-82-B-b
núi Quạt Mo
SV
xã Đại Yên
TP. Hạ Long
20° 58' 45"
106° 56' 55"
F-48-82-B-b
Nhà máy Xi măng Yên Cư
KX
xã Đại Yên
TP. Hạ Long
20° 58' 47"
106° 54' 37"
F-48-82-B-b
thôn Yên Cư
DC
xã Đại Yên
TP. Hạ Long
20° 58' 37"
106° 55' 17"
F-48-82-B-b
ga Yên Cư
KX
xã Đại Yên
TP. Hạ Long
20° 59' 04"
106° 54' 50"
F-48-82-B-b
sông Yên Lập
TV
xã Đại Yên
TP. Hạ Long
20° 59' 46"
106° 56' 19"
21° 00' 30"
106° 53' 12"
F-48-82-B-b,
F-48-70-D-d
cầu Yên Lập 2
KX
xã Đại Yên
TP. Hạ Long
20° 59' 43"
106° 53' 30"
F-48-82-B-b
khu 4
DC
xã Việt Hưng
TP. Hạ Long
20° 59' 59"
106° 57' 42"
F-48-82-B-b
khu 6
DC
xã Việt Hưng
TP. Hạ Long
20° 59' 40"
106° 58' 10"
F-48-82-B-b
khu 13
DC
xã Việt Hưng
TP. Hạ Long
20° 58' 19"
106° 57' 48"
F-48-82-B-b
núi Dốc San
SV
xã Việt Hưng
TP. Hạ Long
20° 59' 17"
106° 57' 12"
F-48-82-B-b
núi Dốc Sơn
SV
xã Việt Hưng
TP. Hạ Long
20° 57' 57"
106° 58' 50"
F-48-82-B-b
hồ Điều Dưỡng
TV
xã Việt Hưng
TP. Hạ Long
21° 00' 23"
106° 58' 37"
F-48-70-D-d
cầu Hữu Nghị số 2
KX
xã Việt Hưng
TP. Hạ Long
20° 59' 47"
106° 57' 48"
F-48-82-B-b
hồ Thông Tin
TV
xã Việt Hưng
TP. Hạ Long
21° 00' 10"
106° 58' 15"
F-48-70-D-d
thôn Vạn Yên
DC
xã Việt Hưng
TP. Hạ Long
21° 00' 23"
106° 58' 55"
F-48-70-D-d
núi Xẻ
SV
xã Việt Hưng
TP. Hạ Long
20° 58' 42"
106° 57' 27"
F-48-82-B-b
cầu B5-7
KX
P. Cẩm Bình
TP. Cẩm Phả
21° 00' 22"
107° 17' 24"
F-48-71-D-c
khu Bình Minh
DC
P. Cẩm Bình
TP. Cẩm Phả
21° 00' 31"
107° 16' 50"
F-48-71-D-c
khu Diêm Thủy
DC
P. Cẩm Bình
TP. Cẩm Phả
21° 00' 24"
107° 17' 20"
F-48-71-D-c
khu Hòa Lạc
DC
P. Cẩm Bình
TP. Cẩm Phả
21° 00' 17"
107° 16' 50"
F-48-71-D-c
khu Hòn 1
DC
P. Cẩm Bình
TP. Cẩm Phả
21° 00' 43"
107° 16' 49"
F-48-71-D-c
khu Minh Hòa
DC
P. Cẩm Bình
TP. Cẩm Phả
21° 00' 27"
107° 16' 39"
F-48-71-D-c
khu Minh Tiến A
DC
P. Cẩm Bình
TP. Cẩm Phả
21° 00' 26"
107° 17' 14"
F-48-71-D-c
khu Minh Tiến B
DC
P. Cẩm Bình
TP. Cẩm Phả
21° 00' 33"
107° 17' 03"
F-48-71-D-c
khu Nam Tiến
DC
P. Cẩm Bình
TP. Cẩm Phả
21° 00' 26"
107° 16' 57"
F-48-71-D-c
núi Cao Sơn
SV
P. Cẩm Đông
TP. Cẩm Phả
21° 02' 06"
107° 18' 12"
F-48-71-D-c
mỏ than Cao Sơn
KX
P. Cẩm Đông
TP. Cẩm Phả
21° 02' 16"
107° 17' 43"
F-48-71-D-c
Khu Diêm Thủy
DC
P. Cẩm Đông
TP, Cẩm Phả
21° 00' 12"
107° 17' 43"
F-48-71-D-c
khu Đông Tiến 1
DC
P. Cẩm Đông
TP. Cẩm Phả
21° 00' 37"
107° 17' 29"
F-48-71-D-c
Khu Đông Tiến 2
DC
P. Cẩm Đông
TP. Cẩm Phả
21° 00' 35"
107° 17' 17"
F-48-71-D-c
Khu Hải Sơn 1
DC
P. Cẩm Đông
TP. Cẩm Phả
21° 00' 25"
107° 17' 43"
F-48-71-D-c
khu Hải Sơn 2
DC
P. Cẩm Đông
TP. Cẩm Phả
21° 00' 34"
107° 17' 42"
F-48-71-D-c
Khu Lán Ga
DC
P. Cẩm Đông
TP. Cẩm Phả
21° 00' 53"
107° 17' 27"
F-48-71-D-c
khu Ngô Quyền
DC
P. Cẩm Đông
TP. Cẩm Phả
21° 00' 42"
107° 17' 42"
F-48-71-D-c
núi Nhện
SV
P. Cẩm Đông
TP. Cẩm Phả
21° 00' 51"
107° 17' 57"
F-48-71-D-c
cảng Vũng Đục
KX
P. Cẩm Đông
TP. Cẩm Phả
20° 59' 32"
107° 17' 46"
F-48-83-B-a
khu 3
DC
P. Cẩm Phú
TP. Cẩm Phả
21° 00' 59"
107° 19' 48"
F-48-71-D-c
khu 4
DC
P. Cẩm Phú
TP. Cẩm Phả
21° 01' 03"
107° 19' 39"
F-48-71-D-c
khu 5
DC
P. Cẩm Phú
TP. Cẩm Phả
21° 00' 58"
107° 19' 22"
F-48-71-D-c
quốc lộ 18A
KX
P. Cẩm Phú
TP. Cẩm Phả
21° 00' 14'
107° 19' 24"
21° 00' 26"
107° 20' 02"
F-48-71-D-c
khu 1A
DC
P. Cẩm Phú
TP. Cẩm Phả
21° 01' 06"
107° 19' 59"
F-48-71-D-c
khu 1B
DC
P. Cẩm Phú
TP. Cẩm Phả
21° 00' 57"
107° 20' 12"
F-48-71-D-c
khu 2A
DC
P. Cẩm Phú
TP. Cẩm Phả
21° 00' 47"
107° 19' 56"
F-48-71-D-c
khu 2B
DC
P. Cẩm Phú
TP. Cẩm Phả
21° 00' 43"
107° 20' 09"
F-48-71-D-c
khu 6A
DC
P. Cẩm Phú
TP. Cẩm Phả
21° 00' 44"
107° 19' 30"
F-48-71-D-c
khu 6B
DC
P. Cẩm Phú
TP. Cẩm Phả
21° 00' 27"
107° 19' 27"
F-48-71-D-c
khu 7A
DC
P. Cẩm Phú
TP. Cẩm Phả
21° 00' 22"
107° 19' 50"
F-48-71-D-c
khu 7B
DC
P. Cẩm Phú
TP. Cẩm Phả
21° 00' 21"
107° 19' 35"
F-48-71-D-c
khu 8A
DC
P. Cẩm Phú
TP. Cẩm Phả
21° 00' 47"
107° 19' 44"
F-48-71-D-c
khu 8B
DC
P. Cẩm Phú
TP. Cẩm Phả
21° 00' 35"
107° 20' 05"
F-48-71-D-c
cầu B5-12
KX
P. Cẩm Phú
TP. Cẩm Phả
21° 00' 13"
107° 19' 24"
F-48-71-D-c
Công ty Than Cọc 6
KX
P. Cẩm Phú
TP. Cẩm Phả
21° 01' 43"
107° 19' 42"
F-48-71-D-c
công ty than Đèo Nai
KX
P. Cẩm Sơn
TP. Cẩm Phả
21° 01' 35"
107° 18' 39"
F-48-71-D-c
khu An Sơn
DC
P. Cẩm Sơn
TP. Cẩm Phả
khu Bắc Sơn 1
DC
P. Cẩm Sơn
TP. Cẩm Phả
21° 00' 36"
107° 18' 04"
F-48-71-D-c
khu Bắc Sơn 2
DC
P. Cẩm Sơn
TP. Cẩm Phả
21° 00' 40"
107° 18' 14"
F-48-71-D-c
khu Bình Sơn
DC
P. Cẩm Sơn
TP. Cẩm Phả
đội C3 Cao Sơn
KX
P. Cẩm Sơn
TP. Cẩm Phả
21° 02' 23"
107° 18' 59"
F-48-71-D-c
khu Cao Sơn 1
DC
P. Cẩm Sơn
TP. Cẩm Phả
21° 00' 10"
107° 18' 30"
F-48-71-D-c
khu Cao Sơn 2
DC
P. Cẩm Sơn
TP. Cẩm Phả
21° 00' 09"
107° 18' 42"
F-48-71-D-c
khu Cao Sơn 3
DC
P. Cẩm Sơn
TP. Cẩm Phả
21° 00' 07"
107° 18' 56"
F-48-71-D-c
khu Đông Sơn
DC
P. Cẩm Sơn
TP. Cẩm Phả
khu Nam Sơn 1
DC
P. Cẩm Sơn
TP. Cẩm Phả
21° 00' 11"
107° 17' 51"
F-48-71-D-c
khu Nam Sơn 2
DC
P. Cẩm Sơn
TP. Cẩm Phả
21° 00' 16"
107° 18' 11"
F-48-71-D-c
khu Tây Sơn 1
DC
P. Cẩm Sơn
TP. Cẩm Phả
21° 00' 33"
107° 17' 56"
F-48-71-D-c
khu Tây Sơn 2
DC
P. Cẩm Sơn
TP. Cẩm Phả
21° 00' 24"
107° 17' 54"
F-48-71-D-c
khu Thủy Sơn
DC
P. Cẩm Sơn
TP. Cẩm Phả
21° 00' 09"
107° 19' 14"
F-48-71-D-c
khu Trung Sơn 1
DC
P. Cẩm Sơn
TP. Cẩm Phả
21° 00' 27"
107° 18' 18"
F-48-71-D-c
khu Trung Sơn 2
DC
P. Cẩm Sơn
TP. Cẩm Phả
21° 00' 30"
107° 18' 09"
F-48-71-D-c
núi 1-5
SV
P. Cẩm Tây
TP. Cẩm Phả
21° 01' 31"
107° 16' 43"
F-48-71-D-c
khu Dốc Thông
DC
P. Cẩm Tây
TP. Cẩm Phả
21° 01' 04"
107° 16' 56"
F-48-71-D-c
khu Hòa Bình
DC
P. Cẩm Tây
TP. Cẩm Phả
21° 00' 50"
107° 16' 56"
F-48-71-D-c
khu Lê Lợi
DC
P. Cẩm Tây
TP. Cẩm Phả
21° 00' 57"
107° 17' 07"
F-48-71-D-c
quốc lộ 18A
KX
P. Cẩm Thạch
TP. Cẩm Phả
21° 00' 24"
107° 14' 27"
21° 00' 39"
107° 15' 24"
F-48-83-A-a
khu Hoàng Thạch
DC
P. Cẩm Thạch
TP. Cẩm Phả
21° 00' 30"
107° 14' 33"
F-48-71-C-d
khu Hồng Thạch A
DC
P. Cẩm Thạch
TP. Cẩm Phả
21° 00' 44"
107° 15' 10"
F-48-71-D-c
khu Hồng Thạch B
DC
P. Cẩm Thạch
TP. Cẩm Phả
21° 00' 52"
107° 15' 11"
F-48-71-D-c
khu Long Thạch A
DC
P. Cẩm Thạch
TP. Cẩm Phả
21° 00' 47"
107° 15' 24"
F-48-71-D-C
khu Long Thạch B
DC
P. Cẩm Thạch
TP. Cẩm Phả
21° 01' 01"
107° 15' 15"
F-48-71-D-c
khu Nam Thạch A
DC
P. Cẩm Thạch
TP. Cẩm Phả
21° 00' 36"
107° 15' 15"
F-48-71-D-c
khu Nam Thạch B
DC
P. Cẩm Thạch
TP. Cẩm Phả
21° 00' 23"
107° 15' 16"
F-48-71-D-c
khu Sơn Thạch
DC
P. Cẩm Thạch
TP. Cẩm Phả
21° 00' 37"
107° 14' 43"
F-48-71-C-d
khu 1
DC
P. Cẩm Thành
TP. Cẩm Phả
21° 01' 01"
107° 16' 37"
F-48-71-D-c
khu 3
DC
P. Cẩm Thành
TP. Cẩm Phả
21° 00' 48"
107° 16' 28"
F-48-71-D-c
khu 5
DC
P. Cẩm Thành
TP. Cẩm Phả
21° 00' 42"
107° 16' 39"
F-48-71-D-c
khu 6
DC
P. Cẩm Thành
TP. Cẩm Phả
21° 00' 34"
107° 16' 38"
F-48-71-D-c
khu 2A
DC
P. Cẩm Thành
TP. Cẩm Phả
21° 00' 58"
107° 16' 45"
F-48-71-D-c
khu 2B
DC
P. Cẩm Thành
TP. Cẩm Phả
21° 01' 00"
107° 16' 35"
F-48-71-D-c
khu 4A
DC
P. Cẩm Thành
TP. Cẩm Phả
khu 4B
DC
P. Cẩm Thành
TP. Cẩm Phả
suối Ba Toa
TV
P. Cẩm Thành
TP. Cẩm Phả
21° 01' 21"
107° 16' 40"
21° 00' 49"
107° 16' 51"
F-48-71-D-c
khu 1
DC
P. Cẩm Thịnh
TP. Cẩm Phả
21° 00' 52"
107° 20' 21"
F-48-71-D-c
khu 2
DC
P. Cẩm Thịnh
TP. Cẩm Phả
21° 00' 39"
107° 20' 33"
F-48-71-D-c
khu 3
DC
P. Cẩm Thịnh
TP. Cẩm Phả
21° 00' 31"
107° 20' 58"
F-48-71-D-c
khu 4A
DC
P. Cẩm Thịnh
TP. Cẩm Phả
21° 00' 49"
107° 21' 08"
F-48-71-D-c
khu 4B
DC
P. Cẩm Thịnh
TP. Cẩm Phả
21° 01' 16"
107° 21' 09"
F-48-71-D-c
khu 6A
DC
P. Cẩm Thịnh
TP. Cẩm Phả
khu 6B
DC
P. Cẩm Thịnh
TP. Cẩm Phả
khu 7A
DC
P. Cẩm Thịnh
TP. Cẩm Phả
21° 00' 33"
107° 20' 17"
F-48-71-D-c
khu 7B
DC
P. Cẩm Thịnh
TP. Cẩm Phả
21° 00' 27"
107° 20' 12"
F-48-71-D-c
cảng XNCBKD than Đông Bắc
KX
P. Cẩm Thịnh
TP. Cẩm Phả
21° 00' 05"
107° 20' 35"
F-48-71-D-c
khu Đập Nước 1
DC
P. Cẩm Thủy
TP. Cẩm Phả
21° 00' 46"
107° 15' 32"
F-48-71-D-c
khu Đập Nước 2
DC
P. Cẩm Thủy
TP. Cẩm Phả
21° 00' 57"
107° 15' 34"
F-48-71-D-c
khu Hai Giếng 1
DC
P. Cẩm Thủy
TP. Cẩm Phả
21° 01' 00"
107° 16' 04"
F-48-71-D-c
khu Hai Giếng 2
DC
P. Cẩm Thủy
TP. Cẩm Phả
21° 00' 55"
107° 15' 53"
F-48-71-D-c
khu Tân Lập 1
DC
P. Cẩm Thủy
TP. Cẩm Phả
21° 00' 29"
107° 15' 35"
F-48-71-D-c
khu Tân Lập 2
DC
P. Cẩm Thủy
TP. Cẩm Phả
21° 00' 32"
107° 15' 26"
F-48-71-D-c
khu Tân Lập 3
DC
P. Cẩm Thủy
TP. Cẩm Phả
21° 00' 19"
107° 15' 34"
F-48-71-D-c
khu Tân Lập 4
DC
P. Cẩm Thủy
TP. Cẩm Phả
21° 00' 18"
107° 15' 44"
F-48-71-D-c
khu Tân Lập 5
DC
P. Cẩm Thủy
TP. Cẩm Phả
21° 00' 37"
107° 15' 55"
F-48-71-D-c
khu Tân Lập 6
DC
P. Cẩm Thủy
TP. Cẩm Phả
21° 00' 28"
107° 15' 50"
F-48-71-D-c
khu 1A
DC
P. Cẩm Trung
TP. Cẩm Phả
21° 00' 57"
107° 16' 21"
F-48-71-D-c
khu 1B
DC
P. Cẩm Trung
TP. Cẩm Phả
21° 00' 45"
107° 16' 17"
F-48-71-D-c
khu 2A
DC
P. Cẩm Trung
TP. Cẩm Phả
21° 00' 48"
107° 16' 08"
F-48-71-D-c
khu 2B
DC
P. Cẩm Trung
TP. Cẩm Phả
21° 00' 46"
107° 16' 02"
F-48-71-D-c
khu 3A
DC
P. Cẩm Trung
TP. Cẩm Phả
21° 00' 29"
107° 16' 29"
F-48-71-D-c
khu 3B
DC
P. Cẩm Trung
TP. Cẩm Phả
21° 00' 24"
107° 16' 20"
F-48-71-D-c
khu 3C
DC
P. Cẩm Trung
TP. Cẩm Phả
21° 00' 20"
107° 16' 21"
F-48-71-D-c
khu 4A
DC
P. Cẩm Trung
TP. Cẩm Phả
21° 00' 34"
107° 16' 12"
F-48-71-D-c
khu 4B
DC
P. Cẩm Trung
TP. Cẩm Phả
21° 00' 29"
107° 16' 10"
F-48-71-D-c
khu 4C
DC
P. Cẩm Trung
TP. Cẩm Phả
21° 00' 24"
107° 16' 08"
F-48-71-D-c
khu 5A
DC
P. Cẩm Trung
TP. Cẩm Phả
21° 00' 35"
107° 16' 02"
F-48-71-D-c
khu 5B
DC
P. Cẩm Trung
TP. Cẩm Phả
21° 00' 26"
107° 15' 55"
F-48-71-D-c
khu 6A
DC
P. Cẩm Trung
TP. Cẩm Phả
21° 00' 15"
107° 15' 57"
F-48-71-D-c
khu 6B
DC
P. Cẩm Trung
TP. Cẩm Phả
21° 00' 15"
107° 16' 07"
F-48-71-D-c
khu 6C
DC
P. Cẩm Trung
TP. Cẩm Phả
21° 00' 12"
107° 16' 24"
F-48-71-D-c
khu 1
DC
P. Cửa Ông
TP. Cẩm Phả
21° 02' 42"
107° 21' 18"
F-48-71-D-c
khu 2
DC
P. Cửa Ông
TP. Cẩm Phả
21° 02' 04"
107° 21' 14"
F-48-71-D-c
khu 3
DC
P. Cửa Ông
TP. Cẩm Phả
21° 02' 00"
107° 21' 20"
F-48-71-D-c
khu 6
DC
P. Cửa Ông
TP. Cẩm Phả
21° 01' 41"
107° 21' 51"
F-48-71-D-c
khu 7
DC
P. Cửa Ông
TP. Cẩm Phả
21° 01' 35"
107° 21' 52"
F-48-71-D-c
khu 8
DC
P. Cửa Ông
TP. Cẩm Phả
21° 02' 04"
107° 21' 49"
F-48-71-D-c
khu 9
DC
P. Cửa Ông
TP. Cẩm Phả
21° 01' 23"
107° 21' 46"
F-48-71-D-c
khu 10A
DC
P. Cửa Ông
TP. Cẩm Phả
21° 01' 10"
107° 21' 34"
F-48-71-D-c
khu 10B
DC
P. Cửa Ông
TP. Cẩm Phả
21° 01' 08"
107° 21' 24"
F-48-71-D-c
quốc lộ 18A
KX
P. Cửa Ông
TP. Cẩm Phả
21' 00' 47"
107° 21' 23"
21° 03' 21"
107° 21' 06"
F-48-71-D-c
khu 4A1
DC
P. Cửa Ông
TP. Cẩm Phả
21° 02' 09"
107° 21' 27"
F-48-71-D-c
khu 4A2
DC
P. Cửa Ông
TP. Cẩm Phả
21° 02' 19"
107° 21' 30"
F-48-71-D-c
khu 4B1
DC
P. Cửa Ông
TP. Cẩm Phả
21° 02' 04"
107° 21' 36"
F-48-71-D-c
khu 4B2
DC
P. Cửa Ông
TP. Cẩm Phả
21° 02' 17"
107° 21' 38"
F-48-71-D-c
khu 5A
DC
P. Cửa Ông
TP. Cẩm Phả
21° 02' 00"
107° 21' 42"
F-48-71-D-c
khu 5B
DC
P. Cửa Ông
TP. Cẩm Phả
21° 01' 53"
107° 21' 56"
F-48-71-D-c
đồi C23
SV
P. Cửa Ông
TP. Cẩm Phả
21° 02' 04"
107° 21' 55"
F-48-71-D-c
ga Công ty tuyển than Cửa Ông
KX
P. Cửa Ông
TP. Cẩm Phả
21° 01' 10"
107° 21' 45"
F-48-71-D-c
đền Cửa Ông
KX
P. Cửa Ông
TP. Cẩm Phả
21° 01' 42"
107° 22' 01"
F-48-71-D-c
cảng Cửa Ông
KX
P. Cửa Ông
TP. Cẩm Phả
21° 01' 34"
107° 22' 18"
F-48-71-D-c
luồng Gạc
TV
P. Cửa Ông
TP. Cẩm Phả
21° 03' 43"
107° 22' 09"
21° 01' 59"
107° 22' 12"
F-48-71-D-c
cảng Khe Dây
KX
P. Cửa Ông
TP. Cẩm Phả
21° 03' 16"
107° 21' 53"
F-48-71-D-c
cầu Vân Đồn 1
KX
P. Cửa Ông
TP. Cẩm Phả
21° 02' 14"
107° 22' 01"
F-48-71-D-c
Khu 1
DC
P. Mông Dương
TP. Cẩm Phả
21° 03' 50"
107° 20' 17"
F-48-71-D-c
Khu 2
DC
P. Mông Dương
TP. Cẩm Phả
21° 03' 53"
107° 20' 26"
F-48-71-D-c
khu 3
DC
P. Mông Dương
TP. Cẩm Phả
21° 03' 26"
107° 20' 10"
F-48-71-D-c
Khu 4
DC
P. Mông Dương
TP. Cẩm Phả
21° 03' 37"
107° 19' 51"
F-48-71-D-c
Khu 5
DC
P. Mông Dương
TP. Cẩm Phả
21° 03' 57"
107° 19' 27"
F-48-71-D-c
khu 6
DC
P. Mông Dương
TP. Cẩm Phả
21° 04' 11"
107° 19' 14"
F-48-71-D-c
khu 7
DC
P. Mông Dương
TP. Cẩm Phả
21° 04' 19"
107° 19' 39"
F-48-71-D-c
khu 8
DC
P. Mông Dương
TP. Cẩm Phả
21° 04' 32"
107° 20' 11"
F-48-71-D-c
khu 9
DC
P. Mông Dương
TP. Cẩm Phả
21° 04' 30"
107° 17' 47"
F-48-71-D-c
khu 10
DC
P. Mông Dương
TP. Cẩm Phả
21° 08' 56"
107° 18' 08"
F-48-71-D-c
khu 11
DC
P. Mông Dương
TP. Cẩm Phả
21° 03' 41"
107° 21' 03"
F-48-71-D-c
khu 12
DC
P. Mông Dương
TP. Cẩm Phả
21° 03' 56"
107° 19' 56"
F-48-71-D-c
khu 13
DC
P. Mông Dương
TP. Cẩm Phả
21° 03' 40"
107° 19' 06"
F-48-71-D-c
đườnq tỉnh 326
KX
P. Mông Dương
TP. Cẩm Phả
21° 04' 18"
107° 16' 16"
21° 03' 50"
107° 19' 20"
F-48-71-D-c
quốc lộ 18A
KX
P. Mông Dương
TP. Cẩm Phả
21° 05' 39"
107° 20' 58"
21° 03' 21"
107° 21' 06"
F-48-71-D-c
suối Bằng Nâu
TV
P. Mông Dương
TP. Cẩm Phả
21° 04' 18"
107° 17' 38"
21° 03' 27"
107° 18' 39"
F-48-71-D-c
Bằng Tẩy
DC
P. Mông Dương
TP. Cẩm Phả
21° 04' 37"
107° 17' 32"
F-48-71-D-c
cầu Bằng Tẩy
KX
P. Mông Dương
TP. Cẩm Phả
21° 04' 36"
107° 17' 28"
F-48-71-D-c
Bến Ván
DC
P. Mông Dương
TP. Cẩm Phả
21° 08' 35"
107° 16' 59"
F-48-71-D-a
núi Cánh Diều
SV
P. Mông Dương
TP. Cẩm Phả
21° 08' 35"
107° 13' 58"
F-48-71-C-b
Cao Sơn
DC
P. Mông Dương
TP. Cẩm Phả
21° 02' 53"
107° 18' 28"
F-48-71-D-c
núi Đá Ông
SV
P. Mông Dương
TP. Cẩm Phả
21° 08' 10"
107° 15' 22"
F-48-71-D-a
Đồng Mỏ
DC
P. Mông Dương
TP. Cẩm Phả
21° 08' 55"
107° 17' 54"
F-48-71-D-a
Đồng Mỏ Con
DC
P. Mông Dương
TP. Cẩm Phả
21° 08' 43"
107° 18' 38"
F-48-71-D-a
Khe Chàm
DC
P. Mông Dương
TP. Cẩm Phả
21° 03' 03"
107° 17' 56"
F-48-71-D-c
núi Khe Chim
SV
P. Mông Dương
TP. Cẩm Phả
21° 07' 59"
107° 15' 13"
F-48-71-D-a
núi Khe Chuối
SV
P. Mông Dương
TP. Cẩm Phả
21° 06' 44"
107° 18' 51"
F-48-71-D-c
núi Khe Cốc
SV
P. Mông Dương
TP. Cẩm Phả
21° 09' 41"
107° 14' 17"
F-48-71-C-b
sông Mông Dương
TV
P. Mông Dương
TP. Cẩm Phả
21° 03' 49"
107° 19' 08"
21° 04' 18"
107° 21' 39"
F-48-71-D-c
núi Năm Đầu
SV
P. Mông Dương
TP. Cẩm Phả
21° 09' 19"
107° 15' 02"
F-48-71-D-a
sông Rẻ Dách
TV
P. Mông Dương
TP. Cẩm Phả
21° 05' 52"
107° 20' 02"
21° 05' 07"
107° 21' 45"
F-48-71-D-c
khe Tam
TV
P. Mông Dương
TP. Cẩm Phả
21° 02' 43"
107° 17' 14"
21° 03' 27"
107° 18' 39"
F-48-71-D-c
sông Thác Thầy
TV
P. Mông Dương
TP. Cẩm Phả
21° 07' 43"
107° 15' 16"
21° 08' 27"
107° 19' 04"
F-48-71-D-a
Công ty Than Khe Chàm
KX
P. Mông Dương
TP. Cẩm Phả
21° 04' 14"
107° 18' 55"
F-48-71-D-c
Công ty Than Mông Dương
KX
P. Mông Dương
TP. Cẩm Phả
21° 03' 37"
107° 20' 19"
F-48-71-D-c
cầu Trạm điện
KX
P. Mông Dương
TP. Cẩm Phả
21° 03' 43"
107° 20' 00"
F-48-71-D-c
cầu Tràn Mông Dương
KX
P. Mông Dương
TP. Cẩm Phả
21° 03' 52"
107° 19' 20"
F-48-71-D-c
cầu Trắng Mông Dương
KX
P. Mông Dương
TP. Cẩm Phả
21° 03' 46"
107° 19' 26"
F-48-71-D-c
Vàng Danh
DC
P. Mông Dương
TP. Cẩm Phả
21° 08' 13"
107° 16' 28"
F-48-71-D-a
khu 2
DC
P. Quang Hanh
TP. Cẩm Phả
21° 00' 35"
107° 14' 08"
F-48-71-C-d
khu 5
DC
P. Quang Hanh
TP. Cẩm Phả
21° 00' 05"
107° 12' 50"
F-48-71-C-d
khu 6
DC
P. Quang Hanh
TP. Cẩm Phả
20° 59' 53"
107° 12' 33"
F-48-83-A-b
cụm kho 84
KX
P. Quang Hanh
TP. Cẩm Phả
20° 59' 06"
107° 11' 15"
F-48-83-A-b
khu 10A
DC
P. Quang Hanh
TP. Cẩm Phả
20° 58' 52"
107° 11' 03"
F-48-83-A-b
khu 10B
DC
P. Quang Hanh
TP. Cẩm Phả
20° 58' 57"
107° 11' 17"
F-48-83-A-b
quốc lộ 18A
KX
P. Quang Hanh
TP. Cẩm Phả
20° 58' 08"
107° 10' 05"
21° 00' 24"
107° 14' 27"
F-48-83-A-a
khu 1A
DC
P. Quang Hanh
TP. Cẩm Phả
21° 00' 37"
107° 14' 19"
F-48-71-C-d
khu 1B
DC
P. Quang Hanh
TP. Cẩm Phả
21° 00' 33"
107° 14' 17"
F-48-71-C-d
khu 3A
DC
P. Quang Hanh
TP. Cẩm Phả
21° 00' 35"
107° 14' 04"
F-48-71-C-d
khu 3B
DC
P. Quang Hanh
TP. Cẩm Phả
21° 00' 39"
107° 14' 01"
F-48-71-C-d
khu 4A
DC
P. Quang Hanh
TP. Cẩm Phả
21° 00' 37"
107° 13' 49"
F-48-71-C-d
khu 4B
DC
P. Quang Hanh
TP. Cẩm Phả
21° 00' 35"
107° 13' 37"
F-48-71-C-d
khu 7A
DC
P. Quang Hanh
TP. Cẩm Phả
20° 59' 46"
107° 12' 13"
F-48-83-A-b
khu 7B
DC
P. Quang Hanh
TP. Cẩm Phả
20° 59' 40"
107° 12' 13"
F-48-83-A-b
khu 8A
DC
P. Quang Hanh
TP. Cẩm Phả
20° 59' 28"
107° 11' 57"
F-48-83-A-b
khu 8B
DC
P. Quang Hanh
TP. Cẩm Phả
20° 59' 22"
107° 11' 51"
F-48-83-A-b
khu 9A
DC
P. Quang Hanh
TP. Cẩm Phả
20° 59' 18"
107° 11' 40"
F-48-83-A-b
khu 9B
DC
P. Quang Hanh
TP. Cẩm Phả
20° 59' 09"
107° 11' 29"
F-48-83-A-b
lạch Ba
TV
P. Quang Hanh
TP. Cẩm Phả
20° 59' 1"
107° 12' 18"
20° 59' 20"
107° 12' 49"
F-48-83-A-b
đầm Cây Giang
TV
P. Quang Hanh
TP. Cẩm Phả
20° 57' 19"
107° 11' 33"
F-48-83-A-b
Đá Bạc
DC
P. Quang Hanh
TP. Cẩm Phả
21° 02' 03"
107° 12' 01"
F-48-71-C-d
núi Đèo Bụt
SV
P. Quang Hanh
TP. Cẩm Phả
20° 57' 59"
107° 11' 25"
F-48-83-A-b
mỏ than Đông Bắc
KX
P. Quang Hanh
TP. Cẩm Phả
21° 01' 09"
107° 14' 17"
F-48-71-C-d
núi Giáp Khẩu
SV
P. Quang Hanh
TP. Cẩm Phả
21° 59' 56"
107° 10' 33"
F-48-83-A-b
Hà Mọt
DC
P. Quang Hanh
TP. Cẩm Phả
21° 01' 46"
107° 11' 16"
F-48-71-C-d
khu du lịch sinh thái Khoáng
KX
P. Quang Hanh
TP. Cẩm Phả
20° 59' 15"
107° 11' 53"
F-48-83-A-b
núi Quang Hanh
SV
P. Quang Hanh
TP. Cẩm Phả
21° 00' 13"
107° 12' 26"
F-48-71-C-d
Xí nghiệp Than Tân Lập
KX
P. Quang Hanh
TP. Cẩm Phả
21° 01' 08"
107° 13' 33"
F-48-71-C-d
phân hiệu Trường đào tạo nghề mỏ Hồng Cẩm
KX
P. Quang Hanh
TP. Cẩm Phả
20° 59' 41"
107° 12' 18"
F-48-83-A-b
Nhà máy X48
KX
P. Quang Hanh
TP. Cẩm Phả
20° 58' 50"
107° 11' 42"
F-48-83-A-b
thôn 1
DC
xã Cẩm Hải
TP. Cẩm Phả
21° 06' 04"
107° 21' 34"
F-48-71-D-c
thôn 2
DC
xã Cẩm Hải
TP. Cẩm Phả
21° 05' 49"
107° 21' 41"
F-48-71-D-c
thôn 3
DC
xã Cẩm Hải
TP. Cẩm Phả
21° 05' 31"
107° 21' 46"
F-48-71-D-c
thôn 4
DC
xã Cẩm Hải
TP. Cẩm Phả
21° 05' 36"
107° 21' 53"
F-48-71-D-c
thôn 5
DC
xã Cẩm Hải
TP. Cẩm Phả
21° 05' 31"
107° 22' 05"
F-48-71-D-c
cái Hà Chanh
TV
xã Cẩm Hải
TP. Cẩm Phả
21° 05' 40"
107° 22' 08"
F-48-71-D-c
quốc lộ 18A
KX
xã Cẩm Hải
TP. Cẩm Phả
21° 07' 29"
107° 20' 36"
21° 05' 39"
107° 20' 58"
F-48-71-D-c
đình Cẩm Hải
KX
xã Cẩm Hải
TP. Cẩm Phả
21° 05' 34"
107° 21' 50"
F-48-71-D-c
núi Cẩm Y
SV
xã Cẩm Hải
TP. Cẩm Phả
21° 05' 49"
107° 19' 49"
F-48-71-D-c
cầu Cẩm Y 1
KX
xã Cẩm Hải
TP. Cẩm Phả
21° 05' 27"
107° 20' 52"
F-48-71-D-c
cầu Cẩm Y 2
KX
xã Cẩm Hải
TP. Cẩm Phả
21° 05' 39"
107° 20' 58"
F-48-71-D-c
sông Dẻ Dách
TV
xã Cẩm Hải
TP. Cẩm Phả
21° 05' 10"
107° 20' 57"
21° 05' 07"
107° 21' 45"
F-48-71-D-c
sông Thác Thầy
TV
xã Cẩm Hải
TP. Cẩm Phả
21° 07' 53'
107° 20' 00"
21° 05' 33"
107° 22' 24"
F-48-71-D-c
quốc lộ 18A
KX
xã Cộng Hòa
TP. Cẩm Phả
21° 13' 21"
107° 21' 51"
21° 07' 29"
107° 20' 36"
F-48-71-D-a
xóm Ba Chác
DC
xã Cộng Hòa
TP. Cẩm Phả
21° 08' 24"
107° 20' 43"
F-48-71-D-a
sông Ba Chẽ
TV
xã Cộng Hòa
TP. Cẩm Phả
21° 13' 17"
107° 21' 30"
21° 11' 24"
107° 23' 40"
F-48-71-D-a
cầu Ba Chẽ
KX
xã Cộng Hòa
TP. Cẩm Phả
21° 13' 21"
107° 21' 51"
F-48-71-D-a
thôn Cái Tăn
DC
xã Cộng Hòa
TP. Cẩm Phả
21° 11' 27"
107° 20' 58"
F-48-71-D-a
núi Cái Tăn
SV
xã Cộng Hòa
TP. Cẩm Phả
21° 11' 43"
107° 20' 22"
F-48-71-D-a
cầu Cái Tăn
KX
xã Cộng Hòa
TP. Cẩm Phả
21° 12' 21"
107° 21' 28"
F-48-71-D-a
cầu Cái Tăn 1
KX
xã Cộng Hòa
TP. Cẩm Phả
21° 11' 34"
107° 21' 21"
F-48-71-D-a
xóm Cập
DC
xã Cộng Hòa
TP. Cẩm Phả
21° 09' 50"
107° 22' 28"
F-48-71-D-b
xóm Cây Thang
DC
xã Cộng Hòa
TP. Cẩm Phả
21° 06' 35"
107° 22' 02"
F-48-71-D-c
Công ty cổ phần sản xuất gốm xây dựng Cẩm Phả
KX
xã Cộng Hòa
TP. Cẩm Phả
21° 07' 49"
107° 21' 07"
F-48-71-D-a
cầu Cộng Hòa
KX
xã Cộng Hòa
TP. Cẩm Phả
21° 08' 44"
107° 21' 00"
F-48-71-D-a
núi Đèo Quả Nang
SV
xã Cộng Hòa
TP. Cẩm Phả
21° 09' 00"
107° 19' 09"
F-48-71-D-a
xóm Đèo Thấu
DC
xã Cộng Hòa
TP. Cẩm Phả
21° 09' 02"
107° 20' 17"
F-48-71-D-a
thôn Đồng Cói
DC
xã Cộng Hòa
TP. Cẩm Phả
21° 08' 37"
107° 21' 48"
F-48-71-D-a
thôn Giữa
DC
xã Cộng Hòa
TP. Cẩm Phả
21° 08' 54"
107° 21' 36"
F-48-71-D-a
cầu Gốc Thông 1
KX
xã Cộng Hòa
TP. Cẩm Phả
21° 07' 29"
107° 20' 36"
F-48-71-D-c
cầu Gốc Thông 2
KX
xã Cộng Hòa
TP. Cẩm Phả
21° 07' 40"
107° 20' 44"
F-48-71-D-a
thôn Hà Loan
DC
xã Cộng Hòa
TP. Cẩm Phả
21° 09' 10"
107° 23' 49"
F-48-71-D-b
thôn Hà Tranh
DC
xã Cộng Hòa
TP. Cẩm Phả
21° 07' 24"
107° 21' 26"
F-48-71-D-c
thôn Khe
DC
xã Cộng Hòa
TP. Cẩm Phả
21° 08' 56"
107° 21' 00"
F-48-71-D-a
núi Khe Bé
SV
xã Cộng Hòa
TP. Cẩm Phả
21° 10' 47"
107° 20' 34"
F-48-71-D-a
xóm Khe Cả
DC
xã Cộng Hòa
TP. Cẩm Phả
21° 09' 56"
107° 20' 12"
F-48-71-D-a
núi Khê Pha
SV
xã Cộng Hòa
TP. Cẩm Phả
21° 10' 33"
107° 19' 54"
F-48-71-D-a
thôn Lạch Cát
DC
xã Cộng Hòa
TP. Cẩm Phả
21° 09' 22"
107° 22' 38"
F-48-71-D-b
thôn Ngoài
DC
xã Cộng Hòa
TP. Cẩm Phả
21° 08' 59"
107° 21' 59"
F-48-71-D-a
xóm Tên Lửa
DC
xã Cộng Hòa
TP. Cẩm Phả
21° 08' 02’
107° 21' 01"
F-48-71-D-a
sông Thác Thầy
TV
xã Cộng Hòa
TP. Cẩm Phả
21° 08' 27"
107° 19' 04"
21° 06' 18"
107° 21' 21"
F-48-71-D-c
xóm Voi
DC
xã Cộng Hòa
TP. Cẩm Phả
21° 08' 37"
107° 22' 09"
F-48-71-D-a
sông Voi Bé
TV
xã Cộng Hòa
TP. Cẩm Phả
21° 11' 00"
107° 23' 48"
21° 07' 43"
107° 23' 28"
F-48-71-D-b
sông Voi Lớn
TV
xã Cộng Hòa
TP. Cẩm Phả
21° 05' 33"
107° 22' 24"
21° 11' 01"
107° 24' 36"
F-48-71-D-d
đường tỉnh 326
KX
xã Dương Huy
TP. Cẩm Phả
21° 03' 40"
107° 12' 09"
21° 04' 18"
107° 16' 16"
F-48-71-C-d
núi Cây To
SV
xã Dương Huy
TP. Cẩm Phả
21° 05' 40"
107° 15' 52"
F-48-71-D-c
khe Chàm
TV
xã Dương Huy
TP. Cảm Phả
21° 02' 22'
107° 15' 32"
21° 02' 25"
107° 15' 03"
F-48-71-D-c
Công ty Cổ phần Dương Huy
KX
xã Dương Huy
TP. Cẩm Phả
21° 02' 50"
107° 14' 39"
F-48-71-C-d
Công ty Cổ phần Quang Hanh
KX
xã Dương Huy
TP. Cẩm Phả
21° 02' 19"
107° 13' 58"
F-48-71-C-d
sông Diễn Vọng
TV
xã Dương Huy
TP. Cẩm Phả
21° 05' 00"
107° 14' 10"
21° 02' 07"
107° 11' 50"
F-48-71-C-d
thôn Đoàn Kết
DC
xã Dương Huy
TP. Cẩm Phả
21° 04' 05"
107° 13' 58"
F-48-71-C-d
núi Khe Sim
SV
xã Dương Huy
TP. Cẩm Phả
21° 01' 34"
107° 15' 45"
F-48-71-D-c
thôn Khe Sim
DC
xã Dương Huy
TP. Cẩm Phả
21° 02' 06"
107° 13' 25"
F-48-71-C-d
xóm Ngã Hai
DC
xã Dương Huy
TP. Cẩm Phả
21° 03' 02"
107° 12' 20"
F-48-71-C-d
khe Sim
TV
xã Dương Huy
TP. Cẩm Phả
21° 02' 25"
107° 15' 03"
21° 03' 00"
107° 12' 45"
F-48-71-C-d
xóm Tài Phèng
DC
xã Dương Huy
TP. Cẩm Phả
21° 03' 12"
107° 13' 54"
F-48-71-C-d
thôn Tân Hải
DC
xã Dương Huy
TP. Cẩm Phả
21° 04' 00"
107° 13' 10"
F-48-71-C-d
thôn Tân Tiến
DC
xã Dương Huy
TP. Cẩm Phả
21° 04' 20"
107° 14' 30"
F-48-71-D-c
thôn Tha Cát
DC
xã Dương Huy
TP. Cẩm Phả
21° 03' 43"
107° 12' 09"
F-48-71-C-d
khu 1
DC
P. Hải Hòa
TP. Móng Cái
21° 31' 22"
107° 59' 10"
F-48-60-D
khu 2
DC
P. Hải Hòa
TP. Móng Cái
21° 31' 48'
107° 59' 52"
F-49-61-A+49-C
khu 3
DC
P. Hải Hòa
TP. Móng Cái
21° 31' 55"
107° 58' 31"
F-48-60-D
khu 4
DC
P. Hải Hòa
TP. Móng Cái
21° 32' 13"
107° 58' 37"
F-48-60-D
khu 5
DC
P. Hải Hòa
TP. Móng Cái
21° 32' 14"
107° 59' 51"
F-48-60-D
khu 6
DC
P. Hải Hòa
TP. Móng Cái
21° 32' 06"
107° 59' 13"
F-48-60-D
khu 7
DC
P. Hải Hòa
TP. Móng Cái
21° 31' 40"
108° 01' 02"
F-49-61-A+49-C
khu 8
DC
P. Hải Hòa
TP. Móng Cái
21° 31' 23"
107° 58' 37"
F-48-60-D
đường tỉnh 335
KX
P. Hải Hòa
TP. Móng Cái
21° 31' 36"
107° 58' 14"
21° 30' 58"
107° 59' 13"
F-48-60-D
sông Bắc Luân
TV
P. Hải Hòa
TP. Móng Cái
21° 32' 26"
107° 58' 24"
21° 31' 36"
108° 03' 08"
F-49-61-A+49-C
cửa sông Bắc Luân
TV
P. Hải Hòa
TP. Móng Cái
21° 30' 58"
108° 03' 10"
F-49-61-A+49-C
lạch Lục Lầm
TV
P. Hải Hòa
TP. Móng Cái
21° 32' 00"
108° 01' 33"
F-49-61-A+49-C
bãi Lục Lầm
TV
P. Hài Hòa
TP. Móng Cái
21° 32' 25"
108° 01' 38"
F-49-61-A+49-C
đồi Ma
SV
P. Hải Hòa
TP. Móng Cái
21° 32' 23"
108° 01' 16"
F-49-61-A+49-C
đồi Mang
SV
P. Hải Hòa
TP. Móng Cái
21° 32' 50"
108° 00' 09"
F-49-61-A+49-C
khu Mũi Sủi
TV
P. Hải Hòa
TP. Móng Cái
21° 31' 22"
108° 01' 48"
F-49-61-A+49-C
núi Tổ Chim
SV
P. Hải Hòa
TP. Móng Cái
21° 30' 27"
108° 02' 18"
F-49-61-A+49-C
lạch Tổ Chim
TV
P. Hải Hòa
TP. Móng Cái
21° 30' 57"
108° 02' 18"
F-49-61-A+49-C
lạch Tục Lăm
TV
P. Hải Hòa
TP. Móng Cái
21° 32' 26"
108° 02' 09"
F-49-61-A+49-C
bãi Tục Lăm
TV
P. Hải Hòa
TP. Móng Cái
21° 32' 32"
108° 02' 24"
F-49-61-A+49-C
khu Vàng Sán
TV
P. Hải Hòa
TP. Móng Cái
21° 31' 33"
108° 00' 32"
F-49-61-A+49-C
khu 1
DC
P. Hải Yên
TP. Móng Cái
21° 32' 28'
107° 54' 15"
F-48-60-D
khu 2
DC
P. Hải Yên
TP. Móng Cái
21° 32' 07"
107° 54' 22"
F-48-60-D
khu 3
DC
P. Hải Yên
TP. Móng Cái
21° 31' 38"
107° 54' 19"
F-48-60-D
khu 4
DC
P. Hải Yên
TP. Móng Cái
21° 30' 57"
107° 55' 14"
F-48-60-D
khu 4
DC
P. Hải Yên
TP. Móng Cái
21° 31' 52"
107° 55' 37"
F-48-60-D
khu 5
DC
P. Hải Yên
TP. Móng Cái
21° 32' 13"
107° 56' 03"
F-48-60-D
khu 6
DC
P. Hải Yên
TP. Móng Cái
21° 32' 02"
107° 56' 22"
F-48-60-D
khu 7
DC
P. Hải Yên
TP. Móng Cái
21° 32' 13"
107° 56' 39"
F-48-60-D
quốc lộ 18
KX
P. Hải Yên
TP. Móng Cái
21° 32' 10"
107° 56' 52"
21° 32' 35"
107° 53' 49"
F-48-60-D
suối Bà Du
TV
P. Hải Yên
TP. Móng Cái
21° 33' 03"
107° 55' 52"
21° 33' 08"
107° 56' 41"
F-48-60-D
suối Bến Mười
TV
P. Hải Yên
TP. Móng Cái
21° 32' 38"
107° 53' 36"
21° 27' 52"
107° 53' 11"
F-48-60-D
cồn Chổi Bể
TV
P. Hải Yên
TP. Móng Cái
21° 30' 57"
107° 54' 07"
F-48-60-D
khe Dê
TV
P. Hải Yên
TP. Móng Cái
21° 32' 45"
107° 55' 10"
21° 31' 16"
107° 54' 40"
F-48-60-D
hồ Đoan Tĩnh
TV
P. Hải Yên
TP. Móng Cái
21° 33' 10"
107° 55' 46"
F-48-60-D
lạch Hải Yên
TV
P. Hải Yên
TP. Móng Cái
21° 30' 47"
107° 54' 31"
21° 30' 03"
107° 54' 02"
F-48-60-D
cồn Hải Yến
TV
P. Hải Yên
TP. Móng Cái
21° 30' 12"
107° 54' 55"
F-48-60-D
cầu Khe Dẻ
KX
P. Hải Yên
TP. Móng Cái
21° 32' 40"
107° 55' 01"
F-48-60-D
hồ Kim Tinh
TV
P. Hải Yên
TP. Móng Cái
21° 32' 50"
107° 54' 26"
F-48-60-D
núi U Bò
SV
P. Hải Yên
TP. Móng Cái
21° 35' 02"
107° 54' 14"
F-48-60-D
xóm Vĩnh Hồ
DC
P. Hải Yên
TP. Móng Cái
21° 31' 16"
107° 56' 11"
F-48-60-D
cầu Ka Long
KX
P. Ka Long
TP. Móng Cái
21° 31' 52"
107° 57' 50"
F-48-60-D
sông Cầu Voi
TV
P. Ninh Dương
TP. Móng Cái
21° 30' 09"
107° 57' 43"
21° 29' 05"
107° 55' 12"
F-48-72-B-b
khu Hạ Long
DC
P. Ninh Dương
TP. Móng Cái
21° 30' 51"
107° 57' 36"
F-48-60-D
khu Hòa Bình
DC
P. Ninh Dương
TP. Móng Cái
khu Hồng Kỳ
DC
P. Ninh Dương
TP. Móng Cái
21° 30' 53"
107° 56' 35"
F-48-60-D
sông Ka Long
TV
P. Ninh Dương
TP. Móng Cái
21° 32' 23"
107° 57' 03"
21° 30' 09"
107° 57' 43"
F-48-60-D
Quân Trang
SV
P. Ninh Dương
TP. Móng Cái
21° 31' 50"
107° 56' 51"
F-48-60-D
khu Thác Hàn
DC
P. Ninh Dương
TP. Móng Cái
21° 30' 17"
107° 57' 25"
F-48-60-D
khu Thượng Trung
DC
P. Ninh Dương
TP. Móng Cái
21° 31' 32"
107° 57' 07"
F-48-60-D
hồ Vĩnh Hồ
TV
P. Ninh Dương
TP. Móng Cái
21° 30' 52"
107° 56' 19"
F-48-60-D
đường tỉnh 335
KX
P. Trà Cổ
TP. Móng Cái
21° 28' 36"
108° 00' 46"
21° 29' 36"
108° 04' 01"
F-49-61-A+49-C
khu Đông Thịnh
DC
P. Trà Cổ
TP. Móng Cái
21° 28' 46"
108° 01' 12"
F-49-61-A+49-C
khu Nam Thọ
DC
P. Trà Cổ
TP. Móng Cái
21° 28' 34"
108° 00' 40"
F-49-61-A+49-C
khu Tràng Lộ
DC
P. Trà Cổ
TP. Móng Cái
21° 29' 08"
108° 01' 46"
F-49-61-A+49-C
khu Tràng Vĩ
DC
P. Trà Cổ
TP. Móng Cái
21° 29' 24"
108° 02' 40"
F-49-61-A+49-C
cầu Bắc Luân
KX
P. Trần Phú
TP. Móng Cái
21° 32' 17"
107° 58' 00"
F-48-60-D
suối Cao Lan (Lục Phủ)
TV
xã Bắc Sơn
TP. Móng Cái
21° 35' 29"
107° 51' 03"
21° 35' 27"
107° 53' 47"
F-48-60-D
xóm Hợp Long
KX
xã Bắc Sơn
TP. Móng Cái
21° 36' 16"
107° 53' 09"
F-48-60-D
sông Ka Long
TV
xã Bắc Sơn
TP. Móng Cái
21° 38' 33"
107° 50' 19"
21° 33' 53"
107° 56' 26"
F-48-60-D
thôn Lục Phủ
DC
xã Bắc Sơn
TP. Móng Cái
21° 35' 31"
107° 53' 01"
F-48-60-D
thôn Pẹc Nả
DC
xã Bắc Sơn
TP. Móng Cái
21° 37' 27"
107° 52'19"
F-48-60-D
suối Pẹc Nả
TV
xã Bắc Sơn
TP. Móng Cái
21° 37' 49"
107° 51' 41"
21° 37' 19"
107° 52' 59"
F-48-60-D
thôn Phình Hồ
DC
xã Bắc Sơn
TP. Móng Cái
21° 37' 02"
107° 53' 03"
F-48-60-D
hồ Phình Hồ
TV
xã Bắc Sơn
TP. Móng Cái
21° 36' 50"
107° 52' 04"
F-48-60-D
thôn Thán Phún
DC
xã Bắc Sơn
TP. Móng Cái
21° 38' 45"
107° 50' 42"
F-48-60-D
núi Thán Phún
SV
xã Bắc Sơn
TP. Móng Cái
21° 38' 09"
107° 51' 40"
F-48-60-D
hồ Tràng Vinh
TV
xã Bắc Sơn
TP. Móng Cái
21° 36' 05"
107° 49' 41"
F-48-60-D
thôn 1
DC
xã Bình Ngọc
TP. Móng Cái
21° 27' 02"
107° 58' 39"
F-48-72-B-b
thôn 2
DC
xã Bình Ngọc
TP. Móng Cái
21° 27' 23"
107° 59' 08"
F-48-72-B-b
thôn 3
DC
xã Bình Ngọc
TP. Móng Cái
21° 27' 55"
107° 59' 36"
F-48-72-B-b
thôn 4
DC
xã Bình Ngọc
TP. Móng Cái
21° 28' 31"
107° 59' 56"
F-48-72-B-b
đường tỉnh 335
KX
xã Bình Ngọc
TP. Móng Cái
21° 24' 05"
107° 58' 12"
21° 28' 11"
108° 00' 00"
F-48-72-B-b
sông Ka Long
TV
xã Bình Ngọc
TP. Móng Cái
21° 27' 34"
107° 58' 17"
21° 24' 05"
107° 58' 12"
F-48-72-B-b
sông Mắn Thí
TV
xã Bình Ngọc
TP. Móng Cái
21° 29' 15"
107° 59' 12"
21° 27' 34"
107° 58' 17"
F-48-72-B-b
miếu Nghè
KX
xã Bình Ngọc
TP. Móng Cái
21° 27' 06"
107° 58' 35"
F-48-72-B-b
núi Ngọc
SV
xã Bình Ngọc
TP. Móng Cái
21° 26' 19"
107° 58' 07"
F-48-72-B-b
mũi Ngọc
TV
xã Bình Ngọc
TP. Móng Cái
21° 26' 07"
107° 57' 44"
F-48-72-B-b
cảng Núi Đỏ
KX
xã Bình Ngọc
TP. Móng Cái
21° 26' 56"
107° 57' 58"
F-48-72-B-b
thôn 1
DC
xã Hải Đông
TP. Móng Cái
21° 30' 31"
107° 53' 06"
F-48-60-D
thôn 2
DC
xã Hải Đông
TP. Móng Cái
21° 30' 57"
107° 52' 41"
F-48-60-D
thôn 3
DC
xã Hải Đông
TP. Móng Cái
21° 32' 00"
107° 52' 52"
F-48-60-D
thôn 5
DC
xã Hải Đông
TP. Móng Cái
21° 31' 46"
107° 52' 10"
F-48-60-D
thôn 6
DC
xã Hải Đông
TP. Móng Cái
21° 32' 30"
107° 53' 32"
F-48-60-D
thôn 7
DC
xã Hải Đông
TP. Móng Cái
21° 32' 22"
107° 52' 31"
F-48-60-D
thôn 8
DC
xã Hải Đông
TP. Móng Cái
21° 32' 23"
107° 51' 34"
F-48-60-D
thôn 9
DC
xã Hải Đông
TP. Móng Cái
21° 32' 07"
107° 51' 56"
F-48-60-D
thôn 10
DC
xã Hải Đông
TP. Móng Cái
21° 32' 12"
107° 53' 25"
F-48-60-D
suối Bến Mười
TV
xã Hải Đông
TP. Móng Cái
21° 32' 38"
107° 53' 36"
21° 27' 52"
107° 53' 11"
F-48-60-D
suối Cao Lanh
TV
xã Hải Đông
TP. Móng Cái
21° 34' 08"
107° 53' 10"
21° 32' 38"
107° 53' 36"
F-48-60-D
sông Cầu Khe Dát
TV
xã Hải Đông
TP. Móng Cái
21° 31' 05"
107° 51' 07"
21° 27' 26"
107° 51' 16"
F-48-72-B-a
suối Nà Vàng
TV
xã Hải Đông
TP. Móng Cái
21° 32' 42"
107° 52 47"
21° 31' 57"
107° 53' 29"
F-48-60-D
hồ Quất Đông
TV
xã Hải Đông
TP. Móng Cái
21° 33' 16"
107° 52' 01"
F-48-60-D
đường tỉnh 4B
KX
xã Hải Sơn
TP. Móng Cái
21° 38' 31"
107° 50' 18"
21° 38' 18"
107° 44' 48"
F-48-60-D
bãi Chắn Coóng Pa
TV
xã Hải Sơn
TP. Móng Cái
21° 39' 31"
107° 48' 46"
F-48-60-D
bãi Coóng Pa
TV
xã Hải Sơn
TP. Móng Cái
21° 38' 26"
107° 44' 47"
F-48-60-C
sông Ka Long
TV
xã Hải Sơn
TP. Móng Cái
21° 38' 31"
107° 44' 49"
21° 38' 33"
107° 50' 19"
F-48-60-D
thôn Lục Chắn
DC
xã Hải Sơn
TP. Móng Cái
21° 38' 55"
107° 46' 53"
F-48-60-D
suối Lục Chắn
TV
xã Hải Sơn
TP. Móng Cái
21° 38' 52"
107° 46' 57"
21° 39' 17"
107° 47' 37"
F-48-60-D
núi Mã Thâu Sơn
SV
xã Hải Sơn
TP. Móng Cái
21° 37' 55"
107° 47' 44"
F-48-60-D
bãi cồn nổi Mốc 10
TV
xã Hải Sơn
TP. Móng Cái
21° 39' 12"
107° 49' 26"
F-48-60-D
suối Nậm Xỉ
TV
xã Hải Sơn
TP. Móng Cái
21° 38' 24"
107° 45' 46"
21° 38' 56"
107° 46' 31"
F-48-60-D
núi Pa Nai
SV
xã Hải Sơn
TP. Móng Cái
21° 36' 58"
107° 45' 33"
F-48-60-D
suối Pắc Xỉ
TV
xã Hải Sơn
TP. Móng Cái
21° 38' 27"
107° 47' 56"
21° 39' 24"
107° 48' 59"
F-48-60-D
suối Pạt Cạp
KX
xã Hải Sơn
TP. Móng Cái
21° 35' 50"
107° 44' 16"
21° 34' 24"
107° 45' 30"
F-48-60-C
thôn Pò Hèn
DC
xã Hải Sơn
TP. Móng Cái
21° 38' 33"
107° 45' 41"
F-48-60-D
suối Thán Phún Thôn
KX
xã Hải Sơn
TP. Móng Cái
21° 38' 00"
107° 48' 56"
21° 38' 35"
107° 50' 15"
F-48-60-D
thôn Thán Phún Xã
DC
xã Hải Sơn
TP. Móng Cái
21° 39' 19"
107° 48' 21"
F-48-60-D
suối Thán Phún Xã
KX
xã Hải Sơn
TP. Móng Cái
21° 38' 44"
107° 48' 09"
21° 39' 22"
107° 48' 05"
F-48-60-D
suối Vày Kháy
KX
xã Hải Sơn
TP. Móng Cái
21° 36' 06"
107° 47' 24"
21° 34' 27"
107° 47' 46"
F-48-60-D
thôn 1
DC
xã Hải Tiến
TP. Móng Cái
21° 30' 43"
107° 50' 22"
F-48-60-D
thôn 2
DC
xã Hải Tiến
TP. Móng Cái
21° 30' 54"
107° 50' 40"
F-48-60-D
thôn 4
DC
xã Hải Tiến
TP. Móng Cái
21° 31' 52"
107° 51' 02"
F-48-60-D
thôn 5
DC
xã Hải Tiến
TP. Móng Cái
21° 32' 06"
107° 51' 25"
F-48-60-D
thôn 6
DC
xã Hải Tiến
TP. Móng Cái
21° 32' 12"
107° 50' 33"
F-48-60-D
thôn 7
DC
xã Hải Tiến
TP. Móng Cái
21° 31' 58"
107° 49' 42"
F-48-60-D
thôn 3A
DC
xã Hải Tiến
TP. Móng Cái
thôn 3B
DC
xã Hải Tiến
TP. Móng Cái
sông Cầu Khe Dát
TV
xã Hải Tiến
TP. Móng Cái
21° 31' 05"
107° 51' 07"
21° 27' 26"
107° 51' 16"
F-48-72-B-a
hồ Dân Tiến
TV
xã Hải Tiến
TP. Móng Cái
21° 32' 37"
107° 51' 00"
F-48-60-D
sông Hồ Thín Cóong
TV
xã Hải Tiến
TP. Móng Cái
21° 31' 11"
107° 49' 40"
21° 26' 26"
107° 49' 57"
F-48-60-D
suối Khe Rát
TV
xã Hải Tiến
TP. Móng Cái
21° 32' 33"
107° 51' 17"
21° 31' 05"
107° 51' 07"
F-48-60-D
hồ Tràng Vinh
TV
xã Hải Tiến
TP. Móng Cái
21° 32' 51"
107° 49' 19"
F-48-60-D
cầu Voi
KX
xã Hải Tiến
TP. Móng Cái
21° 30' 00"
107° 57' 25"
F-48-60-D
thôn 1
DC
xã Hải Xuân
TP. Móng Cái
21° 30' 36"
107° 58' 50"
F-48-60-D
thôn 2
DC
xã Hải Xuân
TP. Móng Cái
21° 30' 23"
107° 59' 00"
F-48-60-D
đường tỉnh 335
KX
xã Hải Xuân
TP. Móng Cái
21° 30' 58"
107° 59' 13"
21° 30' 23"
107° 59' 59"
F-48-60-D
thôn 10A (Ninh Thượng)
DC
xã Hải Xuân
TP. Móng Cái
21° 30' 51"
107° 58' 11"
F-48-60-D
thôn 10B
DC
xã Hải Xuân
TP. Móng Cái
21° 30' 53"
107° 58' 13"
F-48-60-D
thôn 12 (thôn Đông)
DC
xã Hải Xuân
TP. Móng Cái
21° 30' 55"
107° 59' 04"
F-48-60-D
thôn 3 (Hồ Nam)
DC
xã Hải Xuân
TP. Móng Cái
21° 30' 19"
107° 58' 45"
F-48-60-D
thôn 4 (Phố Coóng)
DC
xã Hải Xuân
TP. Móng Cái
21° 30' 03"
107° 59' 07"
F-48-72-B-b
thôn 5 (thôn Trung)
DC
xã Hải Xuân
TP. Móng Cái
21° 31' 05"
107° 58' 32"
F-48-60-D
thôn 6 (Ninh Xuân)
DC
xã Hải Xuân
TP. Móng Cái
21° 30' 27"
107° 58' 20"
F-48-60-D
thôn 8 (Hồ Viết)
DC
xã Hải Xuân
TP. Móng Cái
21° 30' 37"
107° 58' 26"
F-48-60-D
thôn 9 (Vạn Xuân)
DC
xã Hải Xuân
TP. Móng Cái
21° 31' 25"
107° 58' 13"
F-48-60-D
sông Chùa
TV
xã Hải Xuân
TP. Móng Cái
21° 30' 00"
107° 59' 27"
21° 29' 15"
107° 59' 12"
F-48-72-B-b
sông Ka Long
TV
xã Hải Xuân
TP. Móng Cái
21° 31' 00"
107° 57' 52"
21° 27' 34"
107° 58' 17"
F-48-72-B-b
thôn 1
DC
xã Quảng Nghĩa
TP. Móng Cái
21° 31' 17"
107° 49' 18"
F-48-60-D
thôn 2
DC
xã Quảng Nghĩa
TP. Móng Cái
21° 32' 19"
107° 46' 56"
F-48-60-D
thôn 3
DC
xã Quảng Nghĩa
TP. Móng Cái
21° 31' 33"
107° 48' 01"
F-48-60-D
thôn 4
DC
xã Quảng Nghĩa
TP. Móng Cái
21° 30' 58"
107° 47' 50"
F-48-60-D
thôn 5
DC
xã Quảng Nghĩa
TP. Móng Cái
21° 31' 13"
107° 45' 59"
F-48-60-D
sông Đầu
TV
xã Quảng Nghĩa
TP. Móng Cái
21° 31' 39"
107° 48' 17"
21° 30' 33"
107° 49' 31"
F-48-60-D
sông Hồ Thín Cóng
TV
xã Quảng Nghĩa
TP. Móng Cái
21° 31' 11"
107° 49' 40"
21° 27' 31"
107° 49' 21"
F-48-60-D
sông Má Ham
TV
xã Quảng Nghĩa
TP. Móng Cái
21° 30' 45"
107° 46' 13"
21° 27' 30"
107° 48' 53"
F-48-72-B-a
suối Ngã Ba
TV
xã Quảng Nghĩa
TP. Móng Cái
21° 32' 25"
107° 46' 51"
21° 31' 39"
107° 48' 17"
F-48-60-D
xóm Pạt Cạp
DC
xã Quảng Nghĩa
TP. Móng Cái
21° 32' 11"
107° 46' 03"
F-48-60-D
suối Tân Mai
TV
xã Quảng Nghĩa
TP. Móng Cái
21° 32' 48"
107° 44' 44"
21° 32' 25"
107° 46' 51"
F-48-60-D
bản Va Lai Chăn
DC
xã Quảng Nghĩa
TP. Móng Cái
21° 33' 47"
107° 47' 05"
F-48-60-D
thôn Bắc
DC
xã Vạn Ninh
TP. Móng Cái
21° 29' 16"
107° 56' 47"
F-48-72-B-b
thôn Cầu Voi
DC
xã Vạn Ninh
TP. Móng Cái
21° 29' 30"
107° 57' 24"
F-48-72-B-b
sông Cầu Voi
TV
xã Vạn Ninh
TP. Móng Cái
21° 30' 09"
107° 57' 43"
21° 27' 49"
107° 53' 20"
F-48-72-B-b
ngòi Cống
TV
xã Vạn Ninh
TP. Móng Cái
21° 27' 39"
107° 55' 53"
21° 26' 07"
107° 57' 02"
F-48-72-B-b
sông Cửa Vườn
TV
xã Vạn Ninh
TP. Móng Cái
21° 26' 36"
107° 55' 03"
21° 25' 40"
107° 57' 04"
F-48-72-B-b
thôn Đông
DC
xã Vạn Ninh
TP. Móng Cái
21° 27' 33"
107° 57' 04"
F-48-72-B-b
thôn Nam
DC
xã Vạn Ninh
TP. Móng Cái
21° 28' 16"
107° 56' 01"
F-48-72-B-b
sông Thác Hàn
TV
xã Vạn Ninh
TP. Móng Cái
21° 30' 09"
107° 57' 43"
21° 24' 05"
107° 58' 12"
F-48-72-B-b
lạch Thoi Tre
TV
xã Vạn Ninh
TP. Móng Cái
21° 24' 39"
107° 54' 40"
F-48-72-B-b
thôn Trung
DC
xã Vạn Ninh
TP. Móng Cái
21° 28' 38"
107° 56' 34"
F-48-72-B-b
cầu Voi
KX
xã Vạn Ninh
TP. Móng Cái
21° 30' 00"
107° 57' 25"
F-48-60-D
thôn 1 (thôn Đông)
DC
xã Vĩnh Thực
TP. Móng Cái
21° 22' 22"
107° 56' 59"
F-48-72-B-b
thôn 2 (thôn Trung)
DC
xã Vĩnh Thực
TP. Móng Cái
21° 21' 50"
107° 56' 34"
F-48-72-B-d
thôn 3 (thôn Nam)
DC
xã Vĩnh Thực
TP. Móng Cái
21° 22' 17"
107° 55' 38"
F-48-72-B-d
núi Cắt Kéo
SV
xã Vĩnh Thực
TP. Móng Cái
21° 21' 38"
107° 55' 43"
F-48-72-B-d
hồ Lỗ Cối
TV
xã Vĩnh Thực
TP. Móng Cái
21° 23' 10"
107° 55' 48"
F-48-72-B-b
núi Rõ
SV
xã Vĩnh Thực
TP. Móng Cái
21° 21' 31"
107° 56' 33"
F-48-72-B-d
cảng Vạn Gia
KX
xã Vĩnh Thực
TP. Móng Cái
21° 23' 37"
107° 56' 19"
F-48-72-B-b
đầm Vẹt
TV
xã Vĩnh Thực
TP. Móng Cái
21° 21' 53"
107° 57' 07"
F-48-72-B-d
luồng Vĩnh Thực
TV
xã Vĩnh Thực
TP. Móng Cái
21° 23' 56"
107° 57' 11"
F-48-72-B-b
thôn 1
DC
xã Vĩnh Trung
TP. Móng Cái
21° 22' 15"
107° 54' 53"
F-48-72-B-d
thôn 2
DC
xã Vĩnh Trung
TP. Móng Cái
21° 22' 16"
107° 54' 29"
F-48-72-B-d
thôn 3
DC
xã Vĩnh Trung
TP. Móng Cái
21° 22' 20"
107° 53' 34"
F-48-72-B-d
thôn 4
DC
xã Vĩnh Trung
TP. Móng Cái
21° 22' 26"
107° 51' 11"
F-48-72-B-c
núi Am
SV
xã Vĩnh Trung
TP. Móng Cái
21° 21' 54"
107° 52' 47"
F-48-72-B-d
vụng Bà Cai
TV
xã Vĩnh Trung
TP. Móng Cái
21° 21' 57"
107° 50' 26"
F-48-72-B-c
bến Cái Chàm
KX
xã Vĩnh Trung
TP. Móng Cái
21° 22' 52"
107° 53' 59"
F-48-72-B-b
bến Cái Vọ
KX
xã Vĩnh Trung
TP. Móng Cái
21° 21' 36"
107° 53' 59"
F-48-72-B-d
núi Dầm
SV
xã Vĩnh Trung
TP. Móng Cái
21° 21' 27"
107° 50' 54"
F-48-72-B-c
cửa Đại
TV
xã Vĩnh Trung
TP. Móng Cái
21° 21' 40"
107° 49' 24"
F-48-72-B-c
bến Hèn
KX
xã Vĩnh Trung
TP. Móng Cái
21° 21' 41"
107° 55' 24"
F-48-72-B-d
đập Khe Cầu
TV
xã Vĩnh Trung
TP. Móng Cái
21° 22' 23"
107° 53' 56"
F-48-72-B-d
đập Khe Phù
TV
xã Vĩnh Trung
TP. Móng Cái
21° 22' 21"
107° 54' 14"
F-48-72-B-d
núi Lở
SV
xã Vĩnh Trung
TP. Móng Cái
21° 20' 42"
107° 50' 46"
F-48-72-B-c
núi Lò Vôi
SV
xã Vĩnh Trung
TP. Móng Cái
21° 21' 13"
107° 51' 34"
F-48-72-8-c
núi Mõm Kìm
SV
xã Vĩnh Trung
TP. Móng Cái
21° 22' 05"
107° 50' 01"
F-48-72-B-c
khu 1
DC
P. Bắc Sơn
TP. Uông Bí
21° 04' 25"
106° 47' 36"
F-48-70-D-c
khu 2
DC
P. Bắc Sơn
TP. Uông Bí
21° 03' 47"
106° 47' 56"
F-48-70-D-c
khu 3
DC
P. Bắc Sơn
TP. Uông Bí
21° 03' 32"
106° 47' 45"
F-48-70-D-c
khu 4
DC
P. Bắc Sơn
TP. Uông Bí
21° 02' 50"
106° 47' 30"
F-48-70-D-c
khu 5
DC
P. Bắc Sơn
TP. Uông Bí
21° 03' 22"
106° 47' 50"
F-48-70-D-c
khu 6
DC
P. Bắc Sơn
TP. Uông Bí
21° 02' 39"
106° 48' 46"
F-48-70-D-c
khu 9
DC
P. Bắc Sơn
TP. Uông Bí
21° 02' 59"
106° 46' 44"
F-48-70-D-c
suối 12 Khe
TV
P. Bắc Sơn
TP. Uông Bí
21° 03' 34"
106° 49' 55"
21° 02' 32"
106° 47' 19"
F-48-70-D-c
Bãi Soi
DC
P. Bắc Sơn
TP. Uông Bí
21° 03' 14"
106° 47' 43"
F-48-70-D-c
Khe Ngát
DC
P. Bắc Sơn
TP. Uông Bí
21° 02' 43"
106° 46' 36"
F-48-70-D-c
Công ty Nhiệt điện Uông Bí
KX
P. Bắc Sơn
TP. Uông Bí
21° 02' 24"
106° 47' 03"
F-48-70-D-c
chùa Phổ Am
KX
P. Bắc Sơn
TP. Uông Bí
21° 03' 04"
106° 46' 37"
F-48-70-D-c
núi Phượng Hoàng
SV
P. Bắc Sơn
TP. Uông Bí
21° 02' 55"
106° 50' 28"
F-48-70-D-c
núi U Mòi
SV
P. Bắc Sơn
TP. Uông Bí
21° 04' 33"
106° 49' 37"
F-48-70-D-c
suối Vàng Danh
TV
P. Bắc Sơn
TP. Uông Bí
21° 04' 31"
106° 47' 41"
21° 02' 32'
106° 47' 19"
F-48-70-D-c
trường Cao đẳng Sư phạm
KX
P. Nam Khê
TP. Uông Bí
21° 01' 12"
106° 48' 53"
F-48-70-D-c
thôn Chạp Khê
DC
P. Nam Khê
TP. Uông Bí
21° 01' 09"
106° 48' 39"
F-48-70-D-c
cầu Khe Sâu
KX
P. Nam Khê
TP. Uông Bí
21° 01' 17"
106° 48' 33"
F-48-70-D-c
hồ Lò Vôi
TV
P. Nam Khê
TP. Uông Bí
21° 00' 59"
106° 49' 01"
F-48-70-D-c
ga Nam Khê
KX
P. Nam Khê
TP. Uông Bí
21° 01' 05"
106° 49' 22"
F-48-70-D-c
khu Nam Tân
DC
P. Nam Khê
TP. Uông Bí
21° 01' 10"
106° 48' 01"
F-48-70-D-c
khu Nam Trung
DC
P. Nam Khê
TP. Uông Bí
21° 00' 57"
106° 49' 24"
F-48-70-D-c
khu Tre Mai
DC
P. Nam Khê
TP. Uông Bí
21° 01' 33"
106° 48' 36"
F-48-70-D-c
hồ Tre Mai
TV
P. Nam Khê
TP. Uông Bí
21° 01' 47"
106° 48' 17"
F-48-70-D-c
Trường Trung cấp Kinh tế Quảng Ninh
KX
P. Nam Khê
TP. Uông Bí
21° 01' 30"
106° 48' 31"
F-48-70-D-c
Trường Trung cấp Xây dựng
KX
P. Nam Khê
TP. Uông Bí
21° 01' 08"
106° 49' 08"
F-48-70-D-c
Trường Trung học Nông nghiệp
KX
P. Nam Khê
TP. Uông Bí
21° 01' 16"
106° 48' 48"
F-48-70-D-c
núi Ba Vàng
SV
P. Thanh Sơn
TP. Uông Bí
21° 04' 46"
106° 45' 39"
F-48-70-D-c
Bãi Dài
DC
P. Thanh Sơn
TP. Uông Bí
21° 02' 59"
106° 45' 12"
F-48-70-D-c
Nhà máy Gạch tuy nen
KX
P. Thanh Sơn
TP. Uông Bí
21° 03' 19"
106° 45' 01"
F-48-70-D-c
Mã Lìm
DC
P. Thanh Sơn
TP. Uông Bí
21° 02' 18"
106° 44' 41"
F-48-70-C-d
khu 1
DC
P. Trưng Vương
TP. Uông Bí
21° 01' 49"
106° 47' 38"
F-48-70-D-c
khu 2
DC
P. Trưng Vương
TP. Uông Bí
21° 01' 51"
106° 47' 26"
F-48-70-D-c
khu 3
DC
P. Trưng Vương
TP. Uông Bí
21° 02' 05"
106° 47' 03"
F-48-70-D-c
khu 4
DC
P. Trưng Vương
TP. Uông Bí
21° 02' 20"
106° 47' 19"
F-48-70-D-C
khu 5
DC
P. Trưng Vương
TP. Uông Bí
21° 02' 09"
106° 47' 21"
F-48-70-D-c
khu 6
DC
P. Trưng Vương
TP. Uông Bí
21° 02' 00"
106° 47' 29"
F-48-70-D-c
khu 7
DC
P. Trưng Vương
TP. Uông Bí
21° 01' 49"
106° 47' 52"
F-48-70-D-c
cầu Sông Uông
KX
P. Trưng Vương
TP. Uông Bí
21° 01' 55"
106° 46' 59"
F-48-70-D-c
sông Uông
TV
P. Trưng Vương
TP. Uông Bí
21° 02' 25"
106° 47' 15"
21° 01' 03"
106° 47' 52"
F-48-70-D-c
khu 6
DC
P. Vàng Danh
TP. Uông Bí
21° 06' 23"
106° 48' 04"
F-48-70-D-c
khu 8
DC
P. Vàng Danh
TP. Uông Bí
21° 06' 23"
106° 47' 11"
F-48-70-D-c
núi Bảo Đài Đông
SV
P. Vàng Danh
TP. Uông Bí
21° 09' 27"
106° 49' 02"
F-48-70-D-a
núi Bảo Đài Tây
SV
P. Vàng Danh
TP. Uông Bí
21° 09' 08"
106° 46' 46"
F-48-70-D-a
núi Bình Hương
SV
P. Vàng Danh
TP. Uông Bí
21° 04' 37"
106° 46' 46"
F-48-70-D-c
khe Cây Thông
TV
P. Vàng Danh
TP. Uông Bí
21° 08' 21"
106° 49' 19"
21° 07' 04"
106° 49' 14"
F-48-70-D-a
đèo Chiều Cát
KX
P. Vàng Danh
TP. Uông Bí
21° 07' 15"
106° 49' 20"
F-48-70-D-c
thôn Đồng Bống
DC
P. Vàng Danh
TP. Uông Bí
21° 05' 36"
106° 48' 56"
F-48-70-D-c
núi Đồng Bống
SV
P. Vàng Danh
TP. Uông Bí
21° 06' 14"
106° 49' 27"
F-48-70-D-c
khe Đồng Bống
TV
P. Vàng Danh
TP. Uông Bí
21° 06' 22"
106° 49' 54"
21° 04' 27"
106° 48' 22"
F-48-70-D-c
thôn Miếu Thán
DC
P. Vàng Danh
TP. Uông Bí
21° 06' 07"
106° 48' 53'
F-48-70-D-c
suối Miếu Thán
TV
P. Vàng Danh
TP. Uông Bí
21° 07' 04"
106° 49' 14"
21° 06' 05"
106° 47' 58"
F-48-70-D-c
núi Phù Toòng
SV
P. Vàng Danh
TP. Uông Bí
21° 05' 50"
106° 48' 30"
F-48-70-D-c
đèo San
KX
P. Vàng Danh
TP. Uông Bí
21° 05' 28"
106° 50' 04"
F-48-70-D-c
núi Sáu Đàn
SV
P. Vàng Danh
TP. Uông Bí
21° 07' 14"
106° 48' 41"
F-48-70-D-c
suối Thao Da
TV
P. Vàng Danh
TP. Uông Bí
21° 07' 45"
106° 49' 55'
21° 07' 04"
106° 49' 14"
F-48-70-D-a
núi Uông Thượng
SV
P. Vàng Danh
TP. Uông Bí
21° 07' 40"
106° 50' 34"
F-48-70-D-a
núi Vàng Danh
SV
P. Vàng Danh
TP. Uông Bí
21° 08' 00"
106° 48' 37"
F-48-70-D-a
suối Vàng Danh
TV
P. Vàng Danh
TP. Uông Bí
21° 06' 02"
106° 47' 49"
21° 04' 31"
106° 47' 41"
F-48-70-D-c
khu mỏ Vàng Danh
KX
P. Vàng Danh
TP. Uông Bí
21° 07' 36"
106° 48' 11"
F-48-70-D-a
cầu Vàng Danh
KX
P. Vàng Danh
TP. Uông Bí
21° 06' 22"
106° 47' 51"
F-48-70-D-c
sông Bầu
TV
P. Yên Thanh
TP. Uông Bí
21' 00' 59"
106° 44' 42"
21' 00' 10"
106° 44' 41"
F-48-70-C-d
khu Bí Giàng
DC
P. Yên Thanh
TP. Uông Bí
21° 01' 51"
106° 45' 19"
F-48-70-D-c
sông Đá Bạc
TV
P. Yên Thanh
TP. Uông Bí
20° 59' 54"
106° 43' 26"
20° 59' 26"
106° 45' 20"
F-48-70-C-d
sông Gạc
TV
P. Yên Thanh
TP. Uông Bí
21° 01' 53"
106° 44' 52"
20° 59' 55"
106° 45' 17"
F-48-70-D-c
khu Lạc Thanh
DC
P. Yên Thanh
TP. Uông Bí
21° 01' 46"
106° 45' 45"
F-48-70-D-c
khu Núi Gạc
DC
P. Yên Thanh
TP. Uông Bí
21' 00' 11"
106° 45' 24"
F-48-70-D-c
khu Phú Thanh Đông
DC
P. Yên Thanh
TP. Uông Bí
21° 01' 45"
106° 45' 04"
F-48-70-D-c
khu Phú Thanh Tây
DC
P. Yên Thanh
TP. Uông Bí
21° 01' 51"
106° 44' 43"
F-48-70-D-c
cầu Sến
KX
P. Yên Thanh
TP. Uông Bí
21° 02' 10"
106° 44' 17"
F-48-70-C-d
sông Sinh
TV
P. Yên Thanh
TP. Uông Bí
21° 02' 06"
106° 45' 53"
20° 59' 34"
106° 45' 35"
F-48-82-B-a
khu 9
DC
P. Quang Trung
TP. Uông Bí
21° 02' 02"
106° 46' 42"
F-48-70-D-c
cầu Sông Uông
KX
P. Quang Trung
TP. Uông Bí
21° 01' 56"
106° 46' 59"
F-48-70-D-c
quốc lộ 18A
KX
P. Quang Trung
TP. Uông Bí
21° 01' 55"
106° 45' 58"
21° 01' 55"
106° 46' 59"
F-48-70-D-c
chùa Ba Vàng
KX
P. Quang Trung
TP. Uông Bí
21° 04' 11"
106° 45' 44"
F-48-70-D-c
sông Bạch Đằng
TV
P. Quang Trung
TP. Uông Bí
Đá Cổng
DC
P. Quang Trung
TP. Uông Bí
21° 02' 55"
106° 45' 53"
F-48-70-D-c
Đồi Cà Phê
DC
P. Quang Trung
TP. Uông Bí
21° 02' 25"
106° 46' 01"
F-48-70-D-c
Đồng Mây
DC
P. Quang Trung
TP. Uông Bí
21° 01' 44"
106° 46' 09"
F-48-70-D-c
Đồng Nối
DC
P. Quang Trung
TP. Uông Bí
21° 01' 23"
106° 46' 18"
F-48-70-D-c
Đồng Vã
DC
P. Quang Trung
TP. Uông Bí
21° 01' 45"
106° 46' 31"
F-48-70-D-c
Hang Hùm
DC
P. Quang Trung
TP. Uông Bí
21° 02' 39"
106° 46' 16"
F-48-70-D-c
Lạc Trung
DC
P. Quang Trung
TP. Uông Bí
21° 02' 16"
106° 46' 23"
F-48-70-D-c
cầu Lạc Trung
KX
P. Quang Trung
TP. Uông Bí
21° 01' 52"
106° 46' 21"
F-48-70-D-c
sông Sinh
TV
P. Quang Trung
TP. Uông Bí
21° 02' 04"
106° 45' 53"
20° 59' 34"
106° 45' 35"
cầu Sông Sinh
KX
P. Quang Trung
TP. Uông Bí
21° 01' 55"
106° 46' 00"
F-48-70-D-c
núi Thông
SV
P. Quang Trung
TP. Uông Bí
21° 02' 51"
106° 46' 26"
F-48-70-D-c
Trưởng Thành
DC
P. Quang Trung
TP. Uông Bí
21° 02' 27"
106° 46' 10"
F-48-70-D-c
sông Uông
TV
P. Quang Trung
TP. Uông Bí
21° 02' 21"
106° 47' 14"
21° 01' 03"
106° 47' 52"
thôn 1
DC
xã Điền Công
TP. Uông Bí
20° 59' 09"
106° 46' 37"
F-48-82-B-a
thôn 2
DC
xã Điền Công
TP. Uông Bí
20° 59' 01"
106° 46' 36"
F-48-82-B-a
thôn 3
DC
xã Điền Công
TP. Uông Bí
21° 00' 56"
106° 46'42"
F-48-70-D-c
sông Bạch Đằng
TV
xã Điền Công
TP. Uông Bí
sông Cồn Khoai
TV
xã Điền Công
TP. Uông Bí
sông Khe Tà
TV
xã Điền Công
TP. Uông Bí
sông Uông
TV
xã Điền Công
TP. Uông Bí
quốc lộ 18A
KX
xã Phương Đông
TP. Uông Bí
21° 02' 40"
106° 42' 20"
21° 02' 11"
106° 44' 11"
F-48-70-C-d
thôn Bí Thượng
DC
xã Phương Đông
TP. Uông Bí
21° 02' 24"
106° 42' 39"
F-48-70-C-d
thôn Bí Trung 1
DC
xã Phương Đông
TP. Uông Bí
21° 02' 01"
106° 43' 56"
F-48-70-C-d
thôn Bí Trung 2
DC
xã Phương Đông
TP. Uông Bí
21° 02' 20"
106° 43' 36"
F-48-70-C-d
cầu Cảnh Nghi
KX
xã Phương Đông
TP. Uông Bí
21° 02' 29"
106° 43' 14"
F-48-70-C-d
Trường Cao đẳng Công nghiệp và Xây dựng Quảng Ninh
KX
xã Phương Đông
TP. Uông Bí
21° 02' 54"
106° 43' 08"
F-48-70-C-d
thôn Cửa Ngăn
DC
xã Phương Đông
TP. Uông Bí
21° 03' 56"
106° 42' 45"
F-48-70-C-d
cầu Đầm Vông
KX
xã Phương Đông
TP. Uông Bí
21° 02' 34"
106° 42' 51"
F-48-70-C-d
thôn Đồng Minh
DC
xã Phương Đông
TP. Uông Bí
21° 02' 39"
106° 42' 59"
F-48-70-C-d
cầu Tân Yên
KX
xã Phương Đông
TP. Uông Bí
21° 02' 40"
106° 42' 20"
F-48-70-C-d
đèo Vàng
KX
xã Phương Đông
TP. Uông Bí
21° 04' 32"
106° 42' 45"
F-48-70-C-d
hồ Yên Trung
TV
xã Phương Đông
TP. Uông Bí
21° 03' 24"
106° 43' 53"
F-48-70-C-d
quốc lộ 10
KX
xã Phương Nam
TP. Uông Bí
21' 00' 24"
106° 41' 04"
21° 01' 57"
106° 43' 39"
F-48-70-C-d
thôn An Hải
DC
xã Phương Nam
TP. Uông Bí
21° 01' 56"
106° 43' 17"
F-48-70-C-d
thôn Bạch Đằng 1
DC
xã Phương Nam
TP. Uông Bí
21° 01' 20"
106° 41' 49"
F-48-70-C-d
thôn Bạch Đằng 2
DC
xã Phương Nam
TP. Uông Bí
21° 01' 32"
106° 41' 02"
F-48-70-C-d
núi Bằng
SV
xã Phương Nam
TP. Uông Bí
21° 01' 47"
106° 41' 30"
F-48-70-C-d
thôn Cẩm Hồng
DC
xã Phương Nam
TP. Uông Bí
21° 01' 08"
106° 40' 57"
F-48-70-C-d
sông Cẩm Na
TV
xã Phương Nam
TP. Uông Bí
21° 01' 30"
106° 40' 19"
21° 01' 24"
106° 41' 34"
F-48-70-C-d
núi Dài
SV
xã Phương Nam
TP. Uông Bí
21° 01' 34"
106° 41' 13"
F-48-70-C-d
sông Đá bạc
TV
xã Phương Nam
TP. Uông Bí
21° 01' 05"
106° 39' 21"
20° 59' 54"
106° 43' 26"
F-48-70-C-d
thôn Đá Bạc
DC
xã Phương Nam
TP. Uông Bí
21° 00' 36"
106° 41' 01"
F-48-70-C-d
cầu Đá Bạc
KX
xã Phương Nam
TP. Uông Bí
21° 00' 23"
106° 41' 03"
F-48-70-C-d
cầu Đen
KX
xã Phương Nam
TP. Uông Bí
21° 01' 41"
106° 43' 03"
F-48-70-C-d
núi Hang
SV
xã Phương Nam
TP. Uông Bí
21° 01' 23"
106° 40' 10"
F-48-70-C-d
sông Hang Ma
TV
xã Phương Nam
TP. Uông Bí
21° 01' 08"
106° 41' 49"
21° 00' 02"
106° 42' 44"
F-48-70-C-d
núi Hang Son
SV
xã Phương Nam
TP. Uông Bí
21° 01' 23"
106° 39' 43"
F-48-70-C-d
thôn Hiệp An 1
DC
xã Phương Nam
TP. Uông Bí
21° 01' 48"
106° 43' 37"
F-48-70-C-d
thôn Hiệp An 2
DC
xã Phương Nam
TP. Uông Bí
21° 01' 45"
106° 42' 43"
F-48-70-C-d
thôn Hiệp Thái
DC
xã Phương Nam
TP. Uông Bí
21° 01' 58"
106° 42' 24"
F-48-70-C-d
sông Hiệp Thái
TV
xã Phương Nam
TP. Uông Bí
21° 02' 15"
106° 42' 30"
21° 01' 34"
106° 41' 38"
F-48-70-C-d
thôn Hồng Hà
DC
xã Phương Nam
TP. Uông Bí
21° 01' 09'
106° 41' 35"
F-48-70-C-d
thôn Hồng Hải
DC
xã Phương Nam
TP. Uông Bí
21° 01' 22'
106° 41' 26"
F-48-70-C-d
thôn Phong Thái
DC
xã Phương Nam
TP. Uông Bí
21° 01' 46"
106° 40' 51"
F-48-70-C-d
hang Son
SV
xã Phương Nam
TP. Uông Bí
21° 01' 33"
106° 39' 45"
F-48-70-C-d
Nhà máy xi măng Lam Thạch
KX
xã Phương Nam
TP. Uông Bí
21° 01' 03"
106° 42' 20"
F-48-70-C-d
núi Xiên Tai
SV
xã Phương Nam
TP. Uông Bí
21° 00' 22"
106° 42' 00"
F-48-70-C-d
xóm Bến Ván
DC
xã Thượng Yên Công
TP. Uông Bí
21° 05' 47"
106° 46' 50"
F-48-70-D-c
khe Cái
TV
xã Thượng Yên Công
TP. Uông Bí
21° 08' 24"
106° 43' 11"
21° 05' 59"
106° 43' 06"
F-48-70-C-d,
F-48-70-C-b
núi Cánh Gà
SV
xã Thượng Yên Công
TP. Uông Bí
21° 07' 44"
106° 46' 06"
F-48-70-D-a
thôn Đồng Chanh
DC
xã Thượng Yên Công
TP. Uông Bí
21° 05' 47"
106° 46' 31"
F-48-70-D-c
chùa Giải Oan
KX
xã Thượng Yên Công
TP. Uông Bí
21° 08' 21"
106° 43' 09"
F-48-70-C-b
núi Hang Diêm
SV
xã Thượng Yên Công
TP. Uông Bí
21° 08' 42"
106° 42' 33"
F-48-70-C-b
chùa Hoa Yên
KX
xã Thượng Yên Công
TP. Uông Bí
21° 09' 08"
106° 42' 58"
F-48-70-C-b
xóm Khe Giang
DC
xã Thượng Yên Công
TP. Uông Bí
21° 05' 24"
106° 44' 48"
F-48-70-C-d
thôn Khe Sú 2
DC
xã Thượng Yên Công
TP. Uông Bí
21° 06' 28"
106° 42' 56"
F-48-70-C-d
thôn Khe Sú 1
DC
xã Thượng Yên Công
TP. Uông Bí
21° 06' 35"
106° 42' 10"
F-48-70-C-d
núi Khe Thân
SV
xã Thượng Yên Công
TP. Uông Bí
21° 07' 06"
106° 47' 00"
F-48-70-D-c
núi Lương
SV
xã Thượng Yên Công
TP. Uông Bí
21° 07' 55"
106° 44' 32"
F-48-70-C-b
thôn Miếu Bòng
DC
xã Thượng Yên Công
TP. Uông Bí
21° 05' 59"
106° 45' 11"
F-46-70-D-c
thôn Nam Mẫu 1
DC
xã Thượng Yên Công
TP. Uông Bí
21° 06' 23"
106° 43' 23"
F-48-70-C-d
thôn Nam Mẫu 2
DC
xã Thượng Yên Công
TP. Uông Bí
21° 06' 23"
106° 43' 47"
F-48-70-C-d
đèo Nón
KX
xã Thượng Yên Công
TP. Uông Bí
21° 09' 44"
106° 43' 51"
F-48-70-C-b
thôn Quan Điền
DC
xã Thượng Yên Công
TP. Uông Bí
21° 06' 32"
106° 46' 45"
F-48-70-D-c
núi Rừng Nam
SV
xã Thượng Yên Công
TP. Uông Bí
21° 05' 28"
106° 43' 26"
F-48-70-C-d
thôn Tập Đoàn
DC
xã Thượng Yên Công
TP. Uông Bí
21° 05' 56"
106° 45' 58"
F-48-70-D-c
núi Than Thùng
SV
xã Thượng Yên Công
TP. Uông Bí
21° 06' 43"
106° 44' 51"
F-48-70-D-c
thiền viện Trúc lâm Yên Tử
KX
xã Thượng Yên Công
TP. Uông Bí
21° 06' 40"
106° 43' 40"
F-48-70-C-d
chùa Vân Tiêu
KX
xã Thượng Yên Công
TP. Uông Bí
21° 09'17"
106° 42' 56"
F-48-70-C-b
núi Yên Tử
SV
xã Thượng Yên Công
TP. Uông Bí
21° 09' 42"
106° 42' 47"
F-48-70-C-b
núi Ba Tầng
SV
P. Cộng Hòa
TX. Quảng Yên
20° 57' 12"
106° 48' 49"
F-48-82-B-a
đường Biểu Nghi - An Lão
KX
P. Cộng Hòa
TX. Quảng Yên
20° 58' 10"
106° 50' 30"
20° 56' 26"
106° 48' 53"
F-48-82-B-a
thôn Cổng Bấc
DC
P. Cộng Hòa
TX. Quảng Yên
20° 57' 18"
106° 49' 12"
F-48-82-B-a
đồi Đá Lăn
SV
P. Cộng Hòa
TX. Quảng Yên
20° 57' 10"
106° 50' 17"
F-48-82-B-a
thôn Đình
DC
P. Cộng Hòa
TX. Quảng Yên
20° 56' 55"
106° 48' 54"
F-48-82-B-a
thôn Đống Vông
DC
P. Cộng Hòa
TX. Quảng Yên
20° 57' 12"
106° 49' 39"
F-48-82-B-a
thôn Đường Ngang
DC
P. Cộng Hòa
TX. Quảng Yên
20° 56' 56"
106° 49' 38"
F-48-82-B-a
thôn Khe Nước
DC
P. Cộng Hòa
TX. Quảng Yên
20° 56' 49"
106° 49' 11"
F-48-82-B-a
thôn Kim Lăng
DC
P. Cộng Hòa
TX. Quảng Yên
20° 56' 40"
106° 49' 26"
F-48-82-B-a
kênh N17
TV
P. Cộng Hòa
TX. Quảng Yên
20° 56' 57"
106° 49' 41"
20° 55' 51"
106° 48' 35"
F-48-82-B-a
thôn Núi Dinh
DC
P. Cộng Hòa
TX. Quảng Yên
20° 56' 41"
106° 48' 22"
F-48-82-B-a
thôn Trại Cau
DC
P. Cộng Hòa
TX. Quảng Yên
20° 57' 50"
106° 49' 26"
F-48-82-B-a
thôn Trại Trang
DC
P. Cộng Hòa
TX. Quảng Yên
20° 57' 37"
106° 49' 47"
F-48-82-B-a
núi Trũng Táo
SV
P. Cộng Hòa
TX. Quảng Yên
20° 57' 51"
106° 50' 48"
F-48-82-B-a
núi Trũng Thóc
SV
P. Cộng Hòa
TX. Quảng Yên
20° 57' 22"
106° 50' 27"
F-48-82-B-a
kênh Yên Lập
TV
P. Cộng Hòa
TX. Quảng Yên
20° 58' 12"
106° 50' 27"
20° 56' 57"
106° 49' 41"
F-48-82-B-a
quốc lộ 18 A
KX
P. Đông Mai
TX. Quảng Yên
21° 00' 56"
106° 49' 34"
21° 00' 12"
106° 50' 46"
F-48-70-D-c
thôn Biểu Nghi 1
DC
P. Đông Mai
TX. Quảng Yên
21° 00' 13"
106° 50' 46"
F-48-70-D-c
thôn Biểu Nghi 2
DC
P. Đông Mai
TX. Quảng Yên
21° 00' 06"
106° 50' 32"
F-48-70-D-c
hồ Chi Liêng
TV
P. Đông Mai
TX Quảng Yên
21° 00' 53"
106° 50' 56"
F-48-70-D-c
sông Đầu Dũi
TV
P. Đông Mai
TX. Quảng Yên
21° 00' 20"
106° 49' 19"
21° 00' 15"
106° 48' 11"
F-48-70-D-c
núi Hồ Nứa
SV
P. Đông Mai
TX. Quảng Yên
20° 59' 36"
106° 49' 08"
F-48-82-B-a
sông Khe Nữ
TV
P. Đông Mai
TX. Quảng Yên
21° 00' 03"
106° 48' 00"
20° 59' 22"
106° 47' 37"
F-48-82-B-a
thôn Mai Hòa
DC
P. Đống Mai
TX. Quảng Yên
21° 00' 10"
106° 49' 21"
F-48-70-D-c
thôn Mai Hòa 1
DC
P. Đông Mai
TX. Quảng Yên
21° 00' 18"
106° 49' 06"
F-48-70-D-c
thôn Mai Hòa 2
DC
P. Đông Mai
TX. Quảng Yên
21° 00' 13"
106° 48' 22"
F-48-70-D-c
thôn Tân Mai
DC
P. Đông Mai
TX. Quảng Yên
21° 00' 38"
106° 50' 35"
F-48-70-D-c
cầu Tân Mai
KX
P. Đông Mai
TX. Quảng Yên
21° 00' 29"
106° 50' 12"
F-48-70-D-c
thôn Trại Cọ
DC
P. Đông Mai
TX. Quảng Yên
20° 59' 45"
106° 50' 12"
F-48-82-B-a
thôn Trại Thành 1
DC
P. Đông Mai
TX. Quảng Yên
21° 00' 34"
106° 50' 00"
F-48-70-D-c
thôn Trại Thành 2
DC
P. Đông Mai
TX. Quảng Yên
21° 00' 37"
106° 49' 51"
F-48-70-D-c
thôn Trại Thành 3
DC
P. Đông Mai
TX. Quảng Yên
21° 00' 47"
106° 49' 40"
F-48-70-D-c
thôn Trại Tháp
DC
P. Đông Mai
TX. Quảng Yên
20° 58' 47"
106° 50' 24"
F-48-82-B-a
sông Uông
TV
P. Đông Mai
TX. Quảng Yên
21° 01' 03"
106° 47' 52"
21° 00' 35"
106° 47' 46"
F-48-70-D-c
bến đò Hà An
KX
P. Hà An
TX. Quảng Yên
20° 54' 24"
106° 50' 32"
F-48-82-B-a
thôn 1A
DC
P. Hà An
TX. Quảng Yên
20° 55' 49"
106° 49' 48"
F-48-82-B-a
thôn 1B
DC
P. Hà An
TX. Quảng Yên
20° 55' 49"
106° 50' 03"
F-48-82-B-a
thôn 2A
DC
P. Hà An
TX. Quảng Yên
20° 55' 03"
106° 51' 15"
F-48-82-B-a
thôn 2B
DC
P. Hà An
TX. Quảng Yên
20° 54' 53"
106° 51' 12"
F-48-82-B-a
thôn 3A
DC
P. Hà An
TX. Quảng Yên
20° 55' 29"
106° 51' 16"
F-48-82-B-a
thôn 3B
DC
P. Hà An
TX. Quảng Yên
20° 55' 29"
106° 51' 23"
F-48-82-B-a
thôn 4A
DC
P. Hà An
TX. Quảng Yên
20° 55' 16"
106° 51' 21"
F-48-82-B-a
thôn 4B
DC
P. Hà An
TX. Quảng Yên
20° 55' 18"
106° 51' 15"
F-48-82-B-a
cửa Bến Giang
TV
P. Hà An
TX. Quảng Yên
sông Cái Bứa
TV
P. Hà An
TX. Quảng Yên
20° 54' 25"
106° 52' 02"
20° 53' 40"
106° 52' 22"
F-48-82-B-a
sông Chanh
TV
P. Hà An
TX. Quảng Yên
20° 55' 30"
106° 49' 27"
20° 51' 36"
106° 51' 54"
F-48-82-B-a
cửa Lạch Huyện
TV
P. Hà An
TX. Quảng Yên
20° 51' 34"
106° 52' 06"
F-48-82-B-c
kênh N.17
TV
P. Hà An
TX. Quảng Yên
20° 55' 45"
106° 51' 35"
20° 54' 27"
106° 51' 53"
F-48-82-B-a
quốc lộ 18A
KX
P. Minh Thành
TX. Quảng Yên
20° 59' 59"
106° 50' 49"
20° 59' 58“
106° 53' 27"
F-48-70-D-c
sông Bát Bè
TV
P. Minh Thành
TX. Quảng Yên
20° 58' 53"
106° 52' 10"
20° 58' 24"
106° 53' 16"
F-48-82-B-b
sông Cái Cá
TV
P. Minh Thành
TX. Quảng Yên
20° 59' 58"
106° 53' 27"
20° 58' 43"
106° 53' 07"
F-48-82-B-b
sông Cái Sất
TV
P. Minh Thành
TX. Quảng Yên
20° 58' 26"
106° 51' 51"
20° 57' 56"
106° 52' 31"
F-48-82-B-a
sông Cái Trâm
TV
P. Minh Thành
TX. Quảng Yên
20° 59' 15"
106° 52' 57"
20° 58' 48"
106° 52' 50"
F-48-82-B-b
thôn Cát Thành
DC
P. Minh Thành
TX. Quảng Yên
21° 00' 37"
106° 52' 09"
F-48-70-D-c
xóm Cây Cộng
DC
P. Minh Thành
TX. Quảng Yên
21° 00' 20"
106° 52' 52"
F-48-82-B-b
thôn Cây Số 11
DC
P. Minh Thành
TX. Quảng Yên
21° 00' 07"
106° 50' 52"
F-48-82-B-a
hồ Chi Liêng
TV
P. Minh Thành
TX. Quảng Yên
21° 00' 53"
106° 50' 56"
F-48-70-D-c
sông Cửa Làng
TV
P. Minh Thành
TX. Quảng Yên
20° 58' 51"
106° 51' 40"
20° 58' 29"
106° 52' 25"
F-48-82-B-a
sông Đầu Cầu
TV
P. Minh Thành
TX. Quảng Yên
20° 59' 24"
106° 51' 18"
20° 58' 53"
106° 52' 10"
F-48-82-B-a
sông Đồng Bái
TV
P. Minh Thành
TX. Quảng Yên
20° 57' 42"
106° 51' 20"
20° 57' 56"
106° 52' 31"
F-48-82-B-a
xóm Đồng Ngòi
DC
P. Minh Thành
TX. Quảng Yên
21' 00' 13"
106° 52' 09"
F-48-70-D-c
thôn Đường Ngang
DC
P. Minh Thành
TX. Quảng Yên
21' 00' 06"
106° 51' 20"
F-48-70-D-c
sông Kênh Cò
TV
P. Minh Thành
TX. Quảng Yên
20° 57' 56"
106° 52' 31"
20° 57' 30"
106° 53' 21"
F-48-82-B-b
thôn Khe Cát
DC
P. Minh Thành
TX. Quảng Yên
21' 00' 16"
106° 51' 46"
F-48-70-D-c
thôn Lâm Sinh 1
DC
P. Minh Thành
TX. Quảng Yên
21' 00' 37"
106° 51' 22"
F-48-70-D-c
thôn Lâm Sinh 2
DC
P. Minh Thành
TX. Quảng Yên
21' 00' 27"
106° 51' 19"
F-48-70-D-c
sông Míp
TV
P. Minh Thành
TX. Quảng Yên
20° 59' 15"
106° 52' 57"
20° 58' 47"
106° 52' 58"
F-48-82-B-b
xóm Quỳnh Mai
DC
P. Minh Thành
TX. Quảng Yên
20° 59' 07"
106° 52' 40"
F-48-82-B-b
thôn Quỳnh Phú
DC
P. Minh Thành
TX. Quảng Yên
20° 59' 21"
106° 51' 04"
F-48-82-B-a
khe Ruồng
TV
P. Minh Thành
TX. Quảng Yên
21' 00' 12"
106° 52' 02"
21° 00' 34"
106° 51' 56"
F-48-70-D-c
cầu Thác Cát
KX
P. Minh Thành
TX. Quảng Yên
21' 00' 34"
106° 51' 33"
F-48-70-D-c
cầu Thủy Lợi
KX
P. Minh Thành
TX. Quảng Yên
20° 59' 41"
106° 50' 24"
F-48-82-B-a
núi Voi Cây
SV
P. Minh Thành
TX. Quảng Yên
20° 59' 04"
106° 50' 33"
F-48-82-B-a
núi Vũ Tướng
SV
P. Minh Thành
TX. Quảng Yên
20° 59' 14"
106° 50' 35"
F-48-82-B-a
sông Yên Lập
TV
P. Minh Thành
TX. Quảng Yên
21° 00' 25"
106° 53' 13"
20° 59' 15"
106° 52' 57"
F-48-82-B-b
đập Yên Lập
KX
P. Minh Thành
TX. Quảng Yên
20° 59' 58"
106° 53' 13"
F-48-70-D-d
cầu Yên Lập 1
KX
P. Minh Thành
TX. Quảng Yên
20° 59' 51"
106° 53' 19"
F-48-82-B-b
thôn Yên Lập Đông
DC
P. Minh Thành
TX. Quảng Yên
20° 59' 54"
106° 53' 08"
F-48-82-B-b
thôn Yên Lập Tây
DC
P. Minh Thành
TX. Quảng Yên
20° 59' 58"
106° 53' 01"
F-48-82-B-b
sông Bạch Đằng
TV
P. Nam Hòa
TX. Quảng Yên
20° 56' 10"
106° 46' 06"
20° 54' 28"
106° 45' 57"
F-48-82-B-a
Bãi Xéo
DC
P. Nam Hòa
TX. Quảng Yên
20° 55' 15"
106° 47' 57"
F-48-82-B-a
sông Chanh
TV
P. Nam Hòa
TX. Quảng Yên
20° 56' 06"
106° 46' 30"
20° 55' 50"
106° 48' 26"
F-48-82-B-a
xóm Chùa
DC
P. Nam Hòa
TX. Quảng Yên
20° 55' 24"
106° 47' 49"
F-48-82-B-a
thôn Đồng Cốc
DC
P. Nam Hòa
TX. Quảng Yên
20° 55' 33"
106° 47' 15"
F-48-82-B-a
thôn Hương Học
DC
P. Nam Hòa
TX. Quảng Yên
20° 54' 52"
106° 47' 36"
F-48-82-B-a
thôn Phú Xuân
DC
P. Nam Hòa
TX. Quảng Yên
20° 55' 28"
106° 47' 35"
F-48-82-B-a
cầu Sông Chanh
KX
P. Nam Hòa
TX. Quảng Yên
20° 56' 04"
106° 47' 40"
F-48-82-B-a
sông Tam Bảo
TV
P. Nam Hòa
TX. Quảng Yên
20° 55' 17"
106° 47' 31"
20° 55' 08"
106° 48' 10"
F-48-82-B-a
thôn 1
DC
P. Phong Cốc
TX. Quảng Yên
20° 54' 08"
106° 48' 23"
F-48-82-B-a
thôn 2
DC
P. Phong Cốc
TX. Quảng Yên
20° 53' 48"
106° 48' 15"
F-48-82-B-a
sông Bạch Đằng
TV
P. Phong Cốc
TX. Quảng Yên
20° 53' 47"
106° 45' 33"
20° 51' 14"
106° 45' 46"
F-48-82-B-a
sông Cầu Cốc
TV
P. Phong Cốc
TX. Quảng Yên
20° 53' 07"
106° 48' 18"
20° 53' 37"
106° 48' 08"
F-48-82-B-a
kênh Đồng Khê
TV
P. Phong Cốc
TX. Quảng Yên
20° 52' 57"
106° 48' 26"
20° 53' 14"
106° 49' 37"
F-48-82-B-a
kênh N32
TV
P. Phong Cốc
TX. Quảng Yên
20° 53' 26"
106° 49' 28"
20° 53' 07"
106° 48' 18"
F-48-82-B-a
sông Ván
TV
P. Phong Cốc
TX. Quảng Yên
20° 53' 39"
106° 49' 19"
20° 53' 57"
106° 48' 37"
F-48-82-B-a
thôn 1
DC
P. Phong Hải
TX. Quảng Yên
20° 54' 06"
106° 48' 36"
F-48-82-B-a
thôn 5
DC
P. Phong Hải
TX. Quảng Yên
20° 54' 13"
106° 48' 49"
F-48-82-B-a
thôn 7
DC
P. Phong Hải
TX. Quảng Yên
20° 54' 16"
106° 49' 13"
F-48-82-B-a
thôn 8
DC
P. Phong Hải
TX. Quảng Yên
20° 54' 36'
106° 49' 52"
F-48-82-B-a
sông Cầu Ván
TV
P. Phong Hải
TX. Quảng Yên
20° 54' 20"
106° 50' 17"
20° 54' 26"
106° 49' 28"
F-48-82-B-a
ngòi Cây Đa
TV
P. Phong Hải
TX. Quảng Yên
20° 54' 25"
106° 48' 54"
20° 54' 39"
106° 49' 01"
F-48-82-B-a
sông Chanh
TV
P. Phong Hải
TX. Quảng Yên
20° 55' 30"
106° 49' 27"
20° 54' 05"
106° 50' 47"
F-48-82-B-a
khu 1
DC
P. Quảng Yên
TX. Quảng Yên
20° 56' 35"
106° 47' 56"
F-48-82-B-a
khu 2
DC
P. Quảng Yên
TX. Quảng Yên
20° 56' 35"
106° 47' 43"
F-48-82-B-a
khu 3
DC
P. Quảng Yên
TX. Quảng Yên
20° 56' 27"
106° 47' 49"
F-48-82-B-a
khu 4
DC
P. Quảng Yên
TX. Quảng Yên
20° 56' 17"
106° 47' 49"
F-48-82-B-a
thôn 5
DC
P. Quảng Yên
TX. Quảng Yên
20° 56' 28"
106° 47' 32"
F-48-82-B-a
thôn 7
DC
P. Quảng Yên
TX. Quảng Yên
20° 56' 18"
106° 47' 16"
F-48-82-B-a
thôn Bãi
DC
P. Quảng Yên
TX. Quảng Yên
20° 56' 13"
106° 49' 02"
F-48-82-B-a
chùa Bằng
KX
P. Quảng Yên
TX. Quảng Yên
20° 56' 49"
106° 48' 23"
F-48-82-B-a
đường Biểu Nghi - An Lão
KX
P. Quảng Yên
TX. Quảng Yên
20° 58' 10"
106° 50' 30"
20° 56' 26"
106° 48' 53"
F-48-82-B-a
sông Chanh
TV
P. Quảng Yên
TX. Quảng Yên
20° 56' 04"
106° 48' 08"
20° 55' 30"
106° 49' 27"
F-48-82-B-a
cầu Cộng Hòa
KX
P. Quảng Yên
TX. Quảng Yên
20° 56' 06"
106° 48' 49"
F-48-82-B-a
thôn Giếng Chanh
DC
P. Quảng Yên
TX. Quảng Yên
20° 56' 21"
106° 48' 50"
F-48-82-B-a
kênh N16
TV
P. Quảng Yên
TX. Quảng Yên
20° 56' 42"
106° 48' 11"
20° 56' 33"
106° 49' 11"
F-48-82-B-a
thôn Rặng Thông
DC
P. Quảng Yên
TX. Quảng Yên
20° 56' 26"
106° 49' 01"
F-48-82-B-a
cầu Sông Chanh
KX
P. Quảng Yên
TX. Quảng Yên
20° 56' 04"
106° 47' 40"
F-48-82-B-a
kênh Yên Lập
TV
P. Quảng Yên
TX. Quảng Yên
20° 56' 57"
106° 49' 41"
20° 55' 51"
106° 48' 35"
F-48-82-B-a
đập Bến Giang
TV
P. Tân An
TX. Quảng Yên
20° 55' 47"
106° 52' 43"
F-48-82-B-b
đầm Bồ Cáo
TV
P. Tân An
TX. Quảng Yên
20° 55' 07"
106° 52' 34"
F-48-82-B-b
thôn Bùi Xá
DC
P. Tân An
TX. Quảng Yên
20° 55' 50"
106° 52' 03"
F-48-82-B-a
sông Cái Sau
TV
P. Tân An
TX. Quảng Yên
20° 56' 10"
106° 51' 46"
20° 56' 10"
106° 52' 29"
F-48-82-B-a
núi Con Lợn
SV
P. Tân An
TX. Quảng Yên
20° 56' 52"
106° 51' 18"
F-48-82-B-a
sông Đồng Bái
TV
P. Tân An
TX. Quảng Yên
20° 57' 42"
106° 51' 20"
20° 57' 56"
106° 52' 31"
F-48-82-B-a
thôn Đồng Mát
DC
P. Tân An
TX. Quảng Yên
20° 56' 37"
106° 51' 58"
F-48-82-B-a
sông Kênh Cò
TV
P. Tân An
TX. Quảng Yên
20° 57' 56"
106° 52' 31"
20° 57' 30"
106° 53' 21"
F-48-82-B-b
sông Kênh Trai
TV
P. Tân An
TX. Quảng Yên
20° 57' 23"
106° 52' 24"
20° 55' 56"
106° 52' 59"
F-48-82-B-b
hồ Khe Thự
TV
P. Tân An
TX. Quảng Yên
20° 57' 05"
106° 51' 39"
F-48-82-B-a
núi Nấm Tiên
SV
P. Tân An
TX. Quảng Yên
20° 57' 13"
106° 51' 54"
F-48-82-B-a
sông Chanh
TV
P. Yên Hải
TX. Quảng Yên
20° 54' 05"
106° 50' 47"
20° 52' 14"
106° 51' 03"
F-48-82-B-a
chợ Đình
KX
P. Yên Hải
TX. Quảng Yên
20° 52' 46"
106° 50' 26"
F-48-82-B-a
xóm Đông
DC
P. Yên Hải
TX. Quảng Yên
20° 53' 52"
106° 49' 48"
F-48-82-B-a
thôn Hải Yến
DC
P. Yên Hải
TX. Quảng Yên
20° 54' 29"
106° 47' 42"
F-48-82-B-a
sông Hồ Chi Minh
TV
P. Yên Hải
TX. Quảng Yên
20° 53' 26"
106° 49' 44"
20° 52' 56"
106° 50' 34"
F-48-82-B-a
thôn Lưu Khê
DC
P. Yên Hải
TX. Quảng Yên
20° 52' 43"
106° 50' 17"
F-48-82-B-a
bãi Nhà Mạc
KX
P. Yên Hải
TX. Quảng Yên
20° 52' 55"
106° 46' 34"
F-48-82-B-a
thôn Quỳnh Biểu
DC
P. Yên Hải
TX. Quảng Yên
20° 53' 05"
106° 50' 17"
F-48-82-B-a
sông Rút
TV
P. Yên Hải
TX. Quảng Yên
20° 54' 36"
106° 47' 02"
20° 52' 50"
106° 47' 42"
F-48-82-B-a
thôn Trung Bản
DC
P. Yên Hải
TX. Quảng Yên
20° 53' 55"
106° 49' 24"
F-48-82-B-a
thôn Yên Đông
DC
P. Yên Hải
TX Quảng Yên
20° 54' 03"
106° 48' 06"
F-48-82-B-a
kênh Yên Lập
TV
P. Yên Hải
TX. Quảng Yên
20° 51' 28"
106° 50' 48"
20° 52' 32"
106° 50' 10"
F-48-82-B-c
xóm Ba Làng
DC
xã Cẩm La
TX. Quảng Yên
20° 54' 41"
106° 48' 50"
F-48-82-B-a
thôn Cẩm Thành
DC
xã Cẩm La
TX. Quảng Yên
20° 54' 18"
106° 48' 35"
F-48-82-B-a
thôn Cẩm Tiến
DC
xã Cẩm La
TX. Quảng Yên
20° 54' 24"
106° 48' 35"
F-48-82-B-a
sông Chanh
TV
xã Cẩm La
TX. Quảng Yên
20° 55' 50"
106° 48' 26"
20° 55' 30"
106° 49' 27"
F-48-82-B-a
sông Chở Nước
TV
xã Cẩm La
TX. Quảng Yên
20° 55' 54"
106° 48' 03"
20° 54' 56"
106° 48' 27"
F-48-82-B-a
sông Cống Vông
TV
xã Cẩm La
TX. Quảng Yên
20° 54' 56"
106° 48' 27"
20° 55' 36"
106° 48' 27"
F-48-82-B-a
xóm Cửa Lũy
DC
xã Cẩm La
TX. Quảng Yên
20° 54' 31"
106° 48' 33"
F-48-82-B-a
ngòi Đượng Trẩy
TV
xã Cẩm La
TX. Quảng Yên
20° 54' 25"
106° 48' 54"
20° 54' 39"
106° 49' 01"
F-48-82-B-a
xóm Giữa
DC
xã Cẩm La
TX. Quảng Yên
20° 54' 30"
106° 48' 41"
F-48-82-B-a
xóm Ngoài
DC
xã Cẩm La
TX. Quảng Yên
20° 54' 28"
106° 48' 34"
F-48-82-B-a
xóm Trại
DC
xã Cẩm La
TX. Quảng Yên
20° 54' 23"
106° 48' 46"
F-48-82-B-a
thôn 1
DC
xã Hiệp Hòa
TX. Quảng Yên
20° 57' 25"
106° 48' 13"
F-48-82-B-a
thôn 2
DC
xã Hiệp Hòa
TX. Quảng Yên
20° 57' 20"
106° 47' 55"
F-48-82-B-a
thôn 3
DC
xã Hiệp Hòa
TX. Quảng Yên
20° 57' 16"
106° 48' 09"
F-48-82-B-a
thôn 4
DC
xã Hiệp Hòa
TX. Quảng Yên
20° 57' 10"
106° 48' 05"
F-48-82-B-a
thôn 5
DC
xã Hiệp Hòa
TX. Quảng Yên
20° 57' 03"
106° 48' 09"
F-48-82-B-a
thôn 6
DC
xã Hiệp Hòa
TX. Quảng Yên
20° 57' 08"
106° 48' 15"
F-48-82-B-a
thôn 7
DC
xã Hiệp Hòa
TX. Quảng Yên
20° 57' 09"
106° 48' 21"
F-48-82-B-a
thôn 8
DC
xã Hiệp Hòa
TX. Quảng Yên
20° 57' 09"
106° 48' 29"
F-48-82-B-a
thôn 9
DC
xã Hiệp Hòa
TX. Quảng Yên
20° 57' 02"
106° 48' 34"
F-48-82-B-a
thôn 10
DC
xã Hiệp Hòa
TX. Quảng Yên
20° 57' 16"
106° 48' 23"
F-48-82-B-a
thôn 11
DC
xã Hiệp Hòa
TX. Quảng Yên
20° 57' 32"
106° 48' 23"
F-48-82-B-a
thôn 12
DC
xã Hiệp Hòa
TX. Quảng Yên
20° 57' 32"
106° 48' 30"
F-48-82-B-a
thôn 13
DC
xã Hiệp Hòa
TX. Quảng Yên
20° 57' 32"
106° 48' 39"
F-48-82-B-a
thôn 14
DC
xã Hiệp Hòa
TX. Quảng Yên
20° 57' 34"
106° 48' 46"
F-48-82-B-a
thôn 15
DC
xã Hiệp Hòa
TX. Quảng Yên
20° 57' 23"
106° 48' 37"
F-48-82-B-a
thôn 16
DC
xã Hiệp Hòa
TX. Quảng Yên
20° 57' 28"
106° 48' 54"
F-48-82-B-a
hồ Rộc Bồng
TV
xã Hiệp Hòa
TX. Quảng Yên
20° 57' 15"
106° 48' 46"
F-48-82-B-a
thôn 1
DC
xã Hoàng Tân
TX. Quảng Yên
20° 55' 18"
106° 54' 29"
F-48-82-B-b
thôn 2
DC
xã Hoàng Tân
TX. Quảng Yên
20° 55' 19"
106° 54' 11"
F-48-82-B-b
thôn 4
DC
xã Hoàng Tân
TX. Quảng Yên
20° 55' 29"
106° 54' 26"
F-48-82-B-b
thôn 5
DC
xã Hoàng Tân
TX. Quảng Yên
20° 55' 10"
106° 53' 44"
F-48-82-B-b
sông Bến Giang
TV
xã Hoàng Tân
TX. Quảng Yên
20° 55' 56"
106° 52' 59"
20° 55' 01"
106° 53' 23"
F-48-82-B-b
núi Bình Hương
SV
xã Hoàng Tân
TX. Quảng Yên
20° 57' 08"
106° 54' 04"
F-48-82-B-b
sông Bình Hương
TV
xã Hoàng Tân
TX. Quảng Yên
20° 57' 30"
106° 53' 21"
20° 56' 53"
106° 55' 11"
F-48-82-B-b
núi Cành Chẽ
SV
xã Hoàng Tân
TX. Quảng Yên
20° 55' 51"
106° 54' 02"
F-48-82-B-b
núi Đầu Rằm
SV
xã Hoàng Tân
TX. Quảng Yên
20° 55' 32"
106° 53' 46"
F-48-82-B-b
núi Đụn
SV
xã Hoàng Tân
TX. Quảng Yên
20° 55' 07"
106° 54' 00"
F-48-82-B-b
núi Hà Quành
SV
xã Hoàng Tân
TX. Quảng Yên
20° 56' 34"
106° 54' 21"
F-48-82-B-b
núi Hàm Rồng
SV
xã Hoàng Tân
TX. Quảng Yên
20° 56' 27"
106° 53' 41"
F-48-82-B-b
sông Hàm Rồng
TV
xã Hoàng Tân
TX. Quảng Yên
20° 56' 34"
106° 53' 45"
20° 55' 56"
106° 52' 59"
F-48-82-B-b
núi Hang Bò
SV
xã Hoàng Tân
TX. Quảng Yên
20° 55' 12"
106° 53' 35"
F-48-82-B-b
sông Hòn Dáu
TV
xã Hoàng Tân
TX. Quảng Yên
20° 56' 53"
106° 55' 11"
20° 54' 44"
106° 57' 48"
F-48-82-B-b
sông Hốt
TV
xã Hoàng Tân
TX. Quảng Yên
20° 58' 24"
106° 53' 16"
20° 56' 53"
106° 55' 11"
F-48-82-B-b
sông Kênh Tráp
TV
xã Hoàng Tân
TX. Quảng Yên
20° 57' 30"
106° 53' 21"
20° 55' 56"
106° 52' 59"
F-48-82-B-b
núi Mả Chuông
SV
xã Hoàng Tân
TX. Quảng Yên
20° 56' 22"
106° 54' 20"
F-48-82-B-b
núi Trán Rồng
SV
xã Hoàng Tân
TX. Quảng Yên
20° 55' 40"
106° 54' 57"
F-48-82-B-b
sông Cửa Đình
TV
xã Liên Vị
TX. Quảng Yên
20° 51' 30"
106° 50' 01"
20° 52' 13"
106° 49' 51"
F-48-82-B-c
bãi Nhà Mạc
KX
xã Liên Vị
TX. Quảng Yên
20° 51' 39"
106° 47' 01"
F-48-82-B-c
sông Rút
TV
xã Liên Vị
TX. Quảng Yên
20° 52' 27"
106° 48' 29"
20° 51' 41"
106° 49' 05"
F-48-82-B-c
thôn Vị Dương
DC
xã Liên Vị
TX. Quảng Yên
20° 52' 45"
106° 49' 45"
F-48-82-B-a
thôn Vị Khê
DC
xã Liên Vị
TX. Quảng Yên
20° 52' 51"
106° 48' 58"
F-48-82-B-a
thôn 1
DC
xã Sông Khoai
TX. Quảng Yên
20° 58' 38"
106° 50' 05"
F-48-82-B-a
thôn 2
DC
xã Sông Khoai
TX. Quảng Yên
20° 59' 00"
106° 49' 39"
F-48-82-B-a
thôn 3
DC
xã Sông Khoai
TX. Quảng Yên
20° 58' 57"
106° 49' 20"
F-48-82-B-a
thôn 4
DC
xã Sông Khoai
TX Quảng Yên
20° 59' 15"
106° 49' 06"
F-48-82-B-a
thôn 5
DC
xã Sông Khoai
TX. Quảng Yên
20° 59' 25"
106° 48' 42"
F-48-82-B-a
thôn 6
DC
xã Sông Khoai
TX. Quảng Yên
20° 59' 37"
106° 48' 28"
F-48-82-B-a
thôn 7
DC
xã Sông Khoai
TX. Quảng Yên
20° 59' 47"
106° 48' 16"
F-48-82-B-a
thôn 8
DC
xã Sông Khoai
TX. Quảng Yên
20° 58' 26"
106° 47' 16"
F-48-82-B-a
thôn 9
DC
xã Sông Khoai
TX. Quảng Yên
20° 58' 09"
106° 47' 07"
F-48-82-B-a
kênh Cò
TV
xã Sông Khoai
TX. Quảng Yên
20° 59' 00"
106° 50' 09"
20° 58' 12"
106° 50' 27"
F-48-82-B-a
sông Cồn Khoai
TV
xã Sông Khoai
TX. Quảng Yên
20° 58' 29"
106° 48' 00"
20° 58' 51"
106° 47' 23"
F-48-82-B-a
núi Đầu Dũi
SV
xã Sông Khoai
TX. Quảng Yên
20° 59' 54"
106° 48' 37"
F-48-82-B-a
núi Hè Đình
SV
xã Sông Khoai
TX. Quảng Yên
20° 59' 09"
106° 49' 43"
F-48-82-B-a
sông Khe Nữ
TV
xã Sông Khoai
TX. Quảng Yên
21° 00' 03"
106° 48' 00"
20° 59' 22"
106° 47' 37"
F-48-82-B-a
kênh N12
TV
xã Sông Khoai
TX. Quảng Yên
20° 58' 25"
106° 47' 24"
20° 57' 38"
106° 48' 19"
F-48-82-B-a
sông Tàu Quốc
TV
xã Sông Khoai
TX. Quảng Yên
20° 59' 22"
106° 47' 37"
20° 58' 38"
106° 46' 33"
F-48-82-B-a
xóm Bãi 2
DC
xã Tiền An
TX. Quảog Yên
20° 55' 53"
106° 50' 14"
F-48-82-B-a
xóm Bãi 4
DC
xã Tiền An
TX. Quảng Yên
20° 55' 38"
106° 51' 17"
F-48-82-B-a
xóm Cây Sằm
DC
xã Tiền An
TX. Quảng Yên
20° 56' 17"
106° 49' 55"
F-48-82-B-a
xóm Chợ Rộc
DC
xã Tiền An
TX. Quảng Yên
20° 56' 24"
106° 49' 26"
F-48-82-B-a
xóm Chùa
DC
xã Tiền An
TX. Quảng Yên
20° 56' 27"
106° 50' 11"
F-48-82-B-a
xóm Cỏ Khê
DC
xã Tiền An
TX. Quảng Yên
20° 56' 44"
106° 49' 41"
F-48-82-B-a
xóm Cửa Tràng
DC
xã Tiền An
TX. Quảng Yên
20° 56' 16"
106° 49' 43"
F-48-82-B-a
xóm Đanh
DC
xã nền An
TX. Quầng Yên
20° 55' 59"
106° 50' 50"
F-48-82-B-a
xóm Giếng Đá
DC
xã Tiền An
TX. Quảng Yên
20° 56' 37"
106° 50' 08"
F-48-82-B-a
núi Giếng Đá
SV
xã Tiền An
TX. Quảng Yên
20° 57' 18"
106° 51' 09"
F-48-82-B-a
hồ Giếng Đá
TV
xã nền An
TX. Quảng Yên
20° 57' 14"
106° 50' 49"
F-48-82-B-a
xóm Giếng Méo
DC
xã Tiền An
TX. Quảng Yên
20° 56' 18"
106° 50' 53"
F-48-82-B-a
cầu Kim Lăng
KX
xã Tiền An
TX. Quảng Yên
20° 56' 30"
106° 49' 21"
F-48-82-B-a
xóm Sen
DC
xã Tiền An
TX. Quảng Yên
20° 56' 13"
106° 50' 31"
F-48-82-B-a
xóm Thành
DC
xã Tiền An
TX. Quảng Yên
20° 55' 47"
106° 50' 49"
F-48-82-B-a
xóm Thành Giền
DC
xã Tiền An
TX. Quảng Yên
20° 55' 59"
106° 51' 17"
F-48-82-B-a
núi Trũng Lều
SV
xã Tiền An
TX. Quảng Yên
20° 57' 05"
106° 50' 35"
F-48-82-B-a
xóm Vườn Chay
DC
xã Tiền An
TX. Quảng Yên
20° 56' 08"
106° 50' 37"
F-48-82-B-a
thôn 4
DC
xã Tiền Phong
TX. Quảng Yên
20° 50' 58"
106° 51' 02"
F-48-82-B-c
kênh Cái Tráp
TV
xã Tiền Phong
TX. Quảng Yên
20° 49' 10"
106° 50' 27"
F-48-82-B-c
cửa Lạch H.
TV
xã Tiền Phong
TX. Quảng Yên
20° 51' 37"
106° 51' 14"
F-48-82-B-c
đầm Liên Hòa
TV
xã Tiền Phong
TX. Quảng Yên
20° 50' 18"
106° 51' 10"
F-48-82-B-c
xóm 1
DC
xã Yên Giang
TX. Quảng Yên
20° 56' 47"
106° 47' 55"
F-48-82-B-a
xóm 2
DC
xã Yên Giang
TX. Quảng Yên
20° 56' 40"
106° 47' 33"
F-48-82-B-a
xóm 3
DC
xã Yên Giang
TX. Quảng Yên
20° 56' 37"
106° 47' 27"
F-48-82-B-a
xóm 4
DC
xã Yên Giang
TX. Quảng Yên
20° 56' 28"
106° 47' 32"
F-48-82-B-a
xóm 6
DC
xã Yên Giang
TX. Quảng Yên
20° 56' 30"
106° 46' 54"
F-48-82-B-a
đường Biểu Nghi - An Lão
KX
xã Yên Giang
TX. Quảng Yên
20° 56' 34"
106° 46' 25"
20° 56' 23"
106° 47' 34"
F-48-82-B-a
đền Trần Hưng Đạo
KX
xã Yên Giang
TX. Quảng Yên
20° 56' 48"
106° 46' 33"
F-48-82-B-a
khu 1
DC
TT. Ba Chẽ
H. Ba Chẽ
21° 16' 19"
107° 16' 46"
F-48-71-B-c
khu 2
DC
TT. Ba Chẽ
H. Ba Chẽ
21° 16' 23"
107° 16' 53"
F-48-71-B-c
khu 3
DC
TT. Ba Chẽ
H. Ba Chẽ
21° 16' 27"
107° 17' 07"
F-48-71-B-c
khu 4
DC
TT. Ba Chẽ
H. Ba Chẽ
21° 16' 22"
107° 17' 22"
F-48-71-B-c
khu 5
DC
TT. Ba Chẽ
H. Ba Chẽ
21° 16' 25"
107° 17' 43"
F-48-71-B-c
khu 6
DC
TT. Ba Chẽ
H. Ba Chẽ
21° 16' 38"
107° 17' 55"
F-48-71-B-c
khu 7
DC
TT. Ba Chẽ
H. Ba Chẽ
21° 16' 35"
107° 16' 37"
F-48-71-B-c
chợ Ba Chẽ
KX
TT. Ba Chẽ
H. Ba Chẽ
21° 16' 32"
107° 16' 55"
F-48-71-B-c
cầu Khe Hố
KX
TT. Ba Chẽ
H. Ba Chẽ
21° 16' 40"
107° 17' 39"
F-48-71-B-c
sông Ba Chẽ
TV
xã Đạp Thanh
H. Ba Chẽ
21° 16' 24"
107° 04' 08"
21° 19' 29"
107° 06' 49"
F-48-71-A-c
thôn Bắc Cáp
DC
xã Đạp Thanh
H. Ba Chẽ
21° 19' 26"
107° 04' 20"
F-48-71-A-c
thôn Bắc Tập
DC
xã Đạp Thanh
H. Ba Chẽ
21° 16' 39"
107° 06' 45"
F-48-71-A-c
thôn Bắc Xa
DC
xã Đạp Thanh
H. Ba Chẽ
21° 18' 54"
107° 05' 55"
F-48-71-A-c
khe Cầu
TV
xã Đạp Thanh
H. Ba Chẽ
21° 18' 58"
107° 02' 17"
21° 18' 53"
107° 03' 21"
F-48-71-A-c
sông Đoắng
TV
xã Đạp Thanh
H. Ba Chẽ
21° 14' 16"
107° 06' 35"
21° 16' 33"
107° 05' 46"
F-48-71-A-c,
F-48-71-C-a
thôn Đồng Giằm
DC
xã Đạp Thanh
H. Ba Chẽ
21° 14' 35"
107° 09' 09"
F-48-71-C-b
thôn Đồng Khoang
DC
xã Đạp Thanh
H. Ba Chẽ
21° 14' 50"
107° 06' 38"
F-48-71-C-a
khe Giằm
TV
xã Đạp Thanh
H. Ba Chẽ
21° 14' 43"
107° 09' 37"
21° 17' 13"
107° 06' 29"
F-48-71-A-d,
F-48-71-A-c
khe Hắc
TV
xã Đạp Thanh
H. Ba Chẽ
21° 19' 25"
107° 02' 04"
21° 19' 07"
107° 03' 27"
F-48-71-A-c
núi Hắc Phạ
SV
xã Đạp Thanh
H. Ba Chẽ
21° 19' 31"
107° 03' 13"
F-48-71-A-c
thôn Hồng Tiến
DC
xã Đạp Thanh
H. Ba Chẽ
21° 16' 49"
107° 06' 01"
F-48-71-A-c
khe Hương
TV
xã Đạp Thanh
H. Ba Chẽ
21° 18' 53"
107° 03' 21"
21° 19' 27"
107° 04' 26"
F-48-71-A-c
núi Khau Á
SV
xã Đạp Thanh
H. Ba Chẽ
21° 14' 12"
107° 07' 50"
F-48-71-C-b
núi Khau Cải
SV
xã Đạp Thanh
H. Ba Chẽ
21° 20' 03"
107° 03' 33"
F-48-71-A-c
núi Khau Đình
SV
xã Đạp Thanh
H. Ba Chẽ
21° 15' 56"
107° 07' 45"
F-48-71-A-d
núi Khau Kham
SV
xã Đạp Thanh
H. Ba Chẽ
21° 19' 42"
107° 05' 10"
F-48-71-A-c
núi Khau Kỳ
SV
xã Đạp Thanh
H. Ba Chẽ
21° 18' 43"
107° 07' 09"
F-48-71-A-c
núi Khau Lep
SV
xã Đạp Thanh
H. Ba Chẽ
21° 14' 05"
107° 10' 10"
F-48-71-C-b
núi Khau Nà
SV
xã Đạp Thanh
H. Ba Chẽ
21° 20' 19"
107° 05' 57"
F-48-71-A-c
núi Khau Quyến
SV
xã Đạp Thanh
H. Ba Chẽ
21° 15' 51"
107° 06' 26"
F-48-71-A-c
núi Khau Tre
SV
xã Đạp Thanh
H. Ba Chẽ
21° 16' 31"
107° 06' 25"
F-48-71-A-c
núi Khau Xiêm
SV
xã Đạp Thanh
H. Ba Chẽ
21° 19' 51"
107° 03' 00"
F-48-71-A-c
điểm dân cư Khe Hương
DC
xã Đạp Thanh
H. Ba Chẽ
21° 19' 17"
107° 03' 51"
F-48-71-A-c
thôn Khe Mầu
DC
xã Đạp Thanh
H. Ba Chẽ
21° 18' 16"
107° 06' 05"
F-48-71-A-c
cầu ngầm Khe Mầu
KX
xã Đạp Thanh
H. Ba Chẽ
21° 18' 24"
107° 05' 58"
F-48-71-A-c
thôn Khe Phít
DC
xã Đạp Thanh
H. Ba Chẽ
21° 19' 07"
107° 05' 08"
F-48-71-A-c
núi Khe Quăn
SV
xã Đạp Thanh
H. Ba Chẽ
21° 17' 32"
107° 07' 03"
F-48-71-A-c
thôn Khe Xa
DC
xã Đạp Thanh
H. Ba Chẽ
21° 19' 30"
107° 06' 07"
F-48-71-A-C
khe Mươi
TV
xã Đạp Thanh
H. Ba Chẽ
21° 14' 29"
107° 08' 24"
21° 15' 13"
107° 07' 45"
F-48-71-C-b + F-48-71-A-d
điểm dân cư Nà Mìn
DC
xã Đạp Thanh
H. Ba Chẽ
21° 19' 53"
107° 04' 12"
F-48-71-A-c
khe Ngàn
TV
xã Đạp Thanh
H. Ba Chẽ
21° 20' 23"
107° 04' 46"
21° 19' 27"
107° 04' 26"
F-48-71-A-c
điểm dân cư Pắc Đoắng
DC
xã Đạp Thanh
H. Ba Chẽ
21° 16' 33"
107° 05' 51"
F-48-71-A-c
núi Pha Lác
SV
xã Đạp Thanh
H. Ba Chẽ
21° 18' 35"
107° 03' 57"
F-48-71-A-c
khe Phít
TV
xã Đạp Thanh
H. Ba Chẽ
21° 19' 27"
107° 04' 26"
21° 19' 05"
107° 06' 07"
F-48-71-A-c
thôn Xóm Đình
DC
xã Đạp Thanh
H. Ba Chẽ
21° 15' 42"
107° 06' 55"
F-48-71-A-c
thôn Xóm Mới
DC
xã Đạp Thanh
H. Ba Chẽ
21° 15' 17"
107° 07' 46"
F-48-71-A-d
điểm dân cư Bàng Quang
DC
xã Đồn Đạc
H. Ba Chẽ
21° 13' 37"
107° 14' 20"
F-48-71-C-b
đèo Đá Lợn
KX
xã Đồn Đạc
H. Ba Chẽ
21° 14' 29"
107° 16' 55"
F-48-71-D-a
khe Đá Vuông
TV
xã Đồn Đạc
H. Ba Chẽ
21° 15' 33"
107° 13' 12"
21° 15' 37"
107° 14' 13"
F-48-71-A-d
núi Khe An
SV
xã Đồn Đạc
H. Ba Chẽ
21° 12' 57"
107° 16' 01"
F-48-71-D-a
núi Khe Đấu
SV
xã Đồn Đạc
H. Ba Chẽ
21° 12' 10"
107° 15' 16"
F-48-71-D-a
thôn Khe Mằn
DC
xã Đồn Đạc
H. Ba Chẽ
21° 12' 43"
107° 14' 05"
F-48-71-C-b
thôn Khe Mười
DC
xã Đồn Đạc
H. Ba Chẽ
21° 14' 31"
107° 16' 34"
F-48-71-D-a
suối Khe Mười
TV
xã Đồn Đạc
H. Ba Chẽ
21° 14' 51"
107° 17' 09"
21° 14' 02"
107° 18' 07"
F-48-71-D-a
điểm dân cư Khe Vai
DC
xã Đồn Đạc
H. Ba Chẽ
21° 12' 10"
107° 14' 17"
F-48-71-C-b
núi Khe Vai
SV
xã Đồn Đạc
H. Ba Chẽ
21° 10' 48"
107° 14' 07"
F-48-71-C-b
thôn Khe Vang
DC
xã Đồn Đạc
H. Ba Chẽ
21° 09' 35"
107° 12' 22"
F-48-71-C-b
khe Lầm
TV
xã Đồn Đạc
H. Ba Chẽ
21° 11' 27"
107° 14' 41"
21° 12' 23"
107° 13' 54"
F-48-71-C-b
thôn Lang Cang
DC
xã Đồn Đạc
H. Ba Chẽ
21° 15' 35"
107° 13' 48"
F-48-71-A-d
núi Lang Cang
SV
xã Đồn Đạc
H. Ba Chẽ
21° 14' 40"
107° 14' 51"
F-48-71-C-b
sông Lang Cang
TV
xã Đồn Đạc
H. Ba Chẽ
21° 15' 19"
107° 14' 12"
21° 16' 34"
107° 15' 24"
F-48-71-A-d,
F-48-71-B-c
thôn Làng Cổng
DC
xã Đồn Đạc
H. Ba Chẽ
21° 13' 28"
107° 15' 26"
F-48-71-D-a
sông Làng Cổng
TV
xã Đồn Đạc
H. Ba Chẽ
21° 11' 46"
107° 12' 16"
21° 15' 19"
107° 14' 12"
F-48-71-C-b,
F-48-71-A-d
thôn Làng Han
DC
xã Đồn Đạc
H. Ba Chẽ
21° 15' 59"
107° 15' 25"
F-48-71-B-c
thôn Làng Mô
DC
xã Đồn Đạc
H. Ba Chẽ
21° 15' 36"
107° 16' 11"
F-48-71-B-c
thôn Nà Bắp
DC
xã Đồn Đạc
H. Ba Chẽ
21° 13' 42"
107° 14' 55"
F-48-71-C-b
thôn Na Làng
DC
xã Đồn Đạc
H. Ba Chẽ
21° 10' 33"
107° 12' 34"
F-48-71-C-b
suối Nà Lễ
TV
xã Đồn Đạc
H. Ba Chẽ
21° 12' 26"
107° 14' 58"
21° 13' 55"
107° 14' 26"
F-48-71-D-a,
F-48-71-C-b
sông Nam Kim
TV
xã Đồn Đạc
H. Ba Chẽ
21° 10' 49"
107° 18' 42"
21° 12' 41"
107° 17' 19"
F-48-71-D-a
điểm dân cư Nam Kim Ngọn
DC
xã Đồn Đạc
H. Ba Chẽ
21° 12' 02"
107° 16' 48"
F-48-71-D-a
suối Nam Kim Ngọn
TV
xã Đồn Đạc
H. Ba Chẽ
21° 11' 33"
107° 15' 39"
21° 14' 03"
107° 18' 08"
F-48-71-D-a
thôn Nước Đừng
DC
xã Đồn Đạc
H. Ba Chẽ
21° 11' 05"
107° 18' 43"
F-48-71-D-a
thôn Pắc Cáy
DC
xã Đồn Đạc
H. Ba Chẽ
21° 15' 02"
107° 15' 49"
F-48-71-B-c
đèo Phật Chỉ
KX
xã Đồn Đạc
H. Ba Chẽ
21° 14' 27"
107° 15' 16"
F-48-71-D-a
núi Sam Lốc
SV
xã Đồn Đạc
H. Ba Chẽ
21° 10' 57"
107° 11' 40"
F-48-71-C-b
thôn Tân Tiến
DC
xã Đồn Đạc
H. Ba Chẽ
21° 15' 59"
107° 16' 19"
F-48-71-B-c
núi Thác Chúc
SV
xã Đồn Đạc
H. Ba Chẽ
21° 16' 12"
107° 13' 36"
F-48-71-A-d
sông Ba Chẽ
TV
xã Lương Mông
H. Ba Chẽ
21° 14' 38"
107° 00' 42"
21° 16' 39"
107° 04' 48"
F-48-71-C-a,
F-48-71-A-c
thôn Bãi Liêu
DC
xã Lương Mông
H. Ba Chẽ
21° 16' 36"
107° 02' 30"
F-48-71-A-c
khe Buông
TV
xã Lương Mông
H. Ba Chẽ
21° 16' 32"
106° 58' 46"
21° 16' 01"
107° 03' 22"
F-48-71-A-c,
F-48-70-B-d
khe Chúc
TV
xã Lương Mông
H. Ba Chẽ
21° 17' 14"
107° 00' 49"
21° 15' 52"
107° 00' 10"
F-48-71-A-c
núi Đá Bạc
SV
xã Lương Mông
H. Ba Chẽ
21° 17' 36"
106° 59' 02"
F-48-70-B-d
núi Đèo Giang
SV
xã Lương Mông
H. Ba Chẽ
21° 17' 42"
107° 00' 09"
F-48-71-A-c
thôn Đồng Cầu
DC
xã Lương Mông
H. Ba Chẽ
21° 15' 09"
107° 01' 53"
F-48-71-A-c
thôn Đồng Chức
DC
xã Lương Mông
H. Ba Chẽ
21° 15' 57"
107° 00' 07"
F-48-71-A-c
thôn Đồng Giảng A
DC
xã Lương Mông
H. Ba Chẽ
21° 15' 40"
107° 00' 37'
F-48-71-A-c
thôn Đồng Giảng B
DC
xã Lương Mông
H. Ba Chẽ
21° 15' 31"
107° 00' 58"
F-48-71-A-c
núi Khau Khoang
SV
xã Lương Mông
H. Ba Chẽ
21° 18' 33"
107° 02' 52'
F-48-71-A-c
núi Khe cầu
SV
xã Lương Mông
H. Ba Chẽ
21° 17' 22"
107° 01' 10"
F-48-71-A-c
núi Khe Liêu
SV
xã Lương Mông
H. Ba Chẽ
21° 16' 33"
107° 03' 04"
F-48-71-A-c
khe Lao
TV
xã Lương Mông
H. Ba Chẽ
21° 13' 53"
107° 01' 21"
21° 14' 32"
107° 01' 16"
F-48-71-C-a
núi Nhật Hùng
SV
xã Lương Mông
H. Ba Chẽ
21° 17' 29"
107° 03' 39"
F-48-71-A-c
khe Ruộng
TV
xã Lương Mông
H. Ba Chẽ
21° 18' 24"
107° 02' 25"
21° 17' 22"
107° 02' 47"
F-48-71-A-c
sông Tân Ốc
TV
xã Lương Mông
H. Ba Chẽ
21° 13' 50"
107° 00' 21"
21° 14' 28"
107' 00' 34"
F-48-71-C-a
khe Vang
TV
xã Lương Mông
H. Ba Chẽ
21° 18' 00"
107° 02' 03"
21° 16' 52"
107° 02' 33"
F-48-71-A-c
thôn Đồng Quánh
DC
xã Minh Cầm
H. Ba Chẽ
21° 13' 43"
107° 04' 08"
F-48-71-C-a
thôn Đồng Doong
DC
xã Minh Cầm
H. Ba Chẽ
21° 15' 19"
107° 02' 56"
F-48-71-A-c
núi Khau Tre
SV
xã Minh Cầm
H. Ba Chẽ
21° 12' 52"
107° 04' 23"
F-48-71-C-a
thôn Khe Áng
DC
xã Minh Cầm
H. Ba Chẽ
21° 14' 26"
107° 02' 44"
F-48-71-C-a
suối Khe Áng
TV
xã Minh Cầm
H. Ba Chẽ
21° 13' 25"
107° 03' 08"
21° 14' 16"
107° 03' 57"
F-48-71-C-a
núi Khe Khoai
SV
xã Minh Cầm
H. Ba Chẽ
21° 12' 54"
107° 02' 26"
F-48-71-C-a
suối Khe Tum
TV
xã Minh Cầm
H. Ba Chẽ
21° 13' 18"
107° 02' 00"
21° 15' 27"
107° 03' 03"
F-48-71-C-a,
F-48-71-A-c
khe Khoai
TV
xã Minh Cầm
H. Ba Chẽ
21° 11' 52"
107° 02' 32"
21° 12' 57"
107° 03' 46"
F-48-71-C-a
khe Lào
TV
xã Minh Cầm
H. Ba Chẽ
21° 12' 54"
107° 02' 07"
21° 13' 25"
107° 03' 08"
F-48-71-C-a
sông Quánh
TV
xã Minh Cầm
H. Ba Chẽ
21° 12' 53"
107° 03' 49"
21° 16' 24"
107° 04' 08"
F-48-71-A-c,
F-48-71-C-a
đường tỉnh 330
KX
xã Nam Sơn
H. Ba Chẽ
21° 16' 37"
107° 14' 45"
21° 17' 40"
107° 20' 17"
F-48-71-B-c,
F-48-71-A-d
sông Ba Chẽ
TV
xã Nam Sơn
H. Ba Chẽ
21° 16' 19"
107° 18' 14"
21° 13' 17"
107° 21' 30"
F-48-71-B-c,
F-48-71-D-a
thôn Bằng Lau
DC
xã Nam Sơn
H. Ba Chẽ
21° 15' 29"
107° 19' 03"
F-48-71-B-c
thôn Cái Gian
DC
xã Nam Sơn
H. Ba Chẽ
21° 14' 42"
107° 19' 54"
F-48-71-D-a
sông Đá Bạc
TV
xã Nam Sơn
H. Ba Chẽ
21° 10' 34"
107° 19' 14"
21° 12' 18"
107° 19' 55"
F-48-71-D-a
suối Khe Dong
TV
xã Nam Sơn
H. Ba Chẽ
21° 18' 31"
107° 19' 05"
21° 17' 29"
107° 17' 42"
F-48-71-B-c
thôn Khe Hố
DC
xã Nam Sơn
H. Ba Chẽ
21° 17' 47"
107° 17' 38"
F-48-71-B-c
suối Khe Hố
TV
xã Nam Sơn
H. Ba Chẽ
21° 19' 19"
107° 17' 50"
21° 16' 51"
107° 17' 38"
F-48-71-B-c
điểm dân cư Khe Ngại
DC
xã Nam Sơn
H. Ba Chẽ
21° 14' 42"
107° 18' 19"
F-48-71-D-a
suối Khe Ngại
TV
xã Nam Sơn
H. Ba Chẽ
21°14' 51"
107° 18' 10"
21° 14' 21"
107° 18' 42"
F-48-71-D-a
thôn Khe Sâu
DC
xã Nam Sơn
H. Ba Chẽ
21° 14' 47"
107° 18' 53"
F-48-71-D-a
thôn Khe Tâm
DC
xã Nam Sơn
H. Ba Chẽ
21° 16' 47"
107° 15' 56"
F-48-71-B-c
suối Khe Tâm
TV
xã Nam Sơn
H. Ba Chẽ
21° 19' 46"
107° 15' 53"
21° 16' 35"
107° 15' 35"
F-48-71-B-c
điểm dân cư Làng Lốc
DC
xã Nam Sơn
H. Ba Chẽ
21° 16' 31"
107° 16' 00"
F-48-71-B-c
thôn Làng Mới
DC
xã Nam Sơn
H. Ba Chẽ
21° 12' 14"
107° 19' 37"
F-48-71-D-a
thôn Lò Vôi
DC
xã Nam Sơn
H. Ba Chẽ
21° 15' 51"
107° 18' 32"
F-48-71-B-c
suối Nam Hả
TV
xã Nam Sơn
H. Ba Chẽ
21° 17' 40"
107° 20' 17"
21° 16' 07"
107° 18' 45"
F-48-71-B-c
thôn Nam Hả Ngoài
DC
xã Nam Sơn
H. Ba Chẽ
21° 16' 10"
107° 18' 44"
F-48-71-B-c
thôn Nam Hả Trong
DC
xã Nam Sơn
H. Ba Chẽ
21° 16' 33"
107° 19' 13"
F-48-71-B-c
điểm dân cư Nam Kim
DC
xã Nam Sơn
H. Ba Chẽ
21° 14' 08"
107° 18' 16"
F-48-71-D-a
suối Nam Kim
TV
xã Nam Sơn
H. Ba Chẽ
21° 14' 03"
107° 18' 08"
21° 14' 39"
107° 19' 14"
F-48-71-D-a
thôn Sơn Hải
DC
xã Nam Sơn
H. Ba Chẽ
21° 13' 45"
107° 19' 54"
F-48-71-D-a
sông Ba Chẽ
TV
xã Thanh Lâm
H. Ba Chẽ
21° 19' 40"
107° 06' 32"
21° 17' 52"
107° 10' 56"
F-48-71-A-d,
F-48-71 A-c
núi Cáy Cún Lẻng
SV
xã Thanh Lâm
H. Ba Chẽ
21° 20' 21"
107° 09' 59"
F-48-71-A-d
núi Coóng Tấm Lẻng
SV
xã Thanh Lâm
H. Ba Chẽ
21° 19' 14"
107° 08' 50"
F-48-71-A-d
khe Da
TV
xã Thanh Lâm
H. Ba Chẽ
21° 18' 24"
107° 07' 44"
21° 19' 16"
107° 08' 18"
F-48-71-A-d
khe Dít
TV
xã Thanh Lâm
H. Ba Chẽ
21° 16' 59"
107° 09' 16"
21° 17' 59"
107° 09' 29"
F-48-71-A-d
thôn Đồng Loóng
DC
xã Thanh Lâm
H. Ba Chẽ
21° 18' 03"
107° 10' 03"
F-48-71-A-d
thôn Đồng Thầm
DC
xã Thanh Lâm
H. Ba Chẽ
21° 20' 56"
107° 09' 51"
F-48-71-A-d
núi Khau Choóc
SV
xã Thanh Lâm
H. Ba Chẽ
21° 17' 28"
107° 08' 00"
F-48-71-A-d
núi Khau Heng
SV
xã Thanh Lâm
H. Ba Chẽ
21° 20' 36"
107° 08' 31"
F-48-71-A-d
núi Khau Vài
SV
xã Thanh Lâm
H. Ba Chẽ
21° 19' 09"
107° 10' 33"
F-48-71-A-d
núi Khe Man
SV
xã Thanh Lâm
H. Ba Chẽ
21° 21' 04"
107° 07' 04"
F-48-71-A-c
thôn Khe Nháng
DC
xã Thanh Lâm
H. Ba Chẽ
21° 19' 47"
107° 09' 01"
F-48-71-A-d
cầu ngầm Khe Nháng
KX
xã Thanh Lâm
H. Ba Chẽ
21° 19' 49"
107° 09' 05"
F-48-71-A-d
thôn Khe Ốn
DC
xã Thanh Lâm
H. Ba Chẽ
21° 19' 38"
107° 06' 50"
F-48-71-A-c
thôn Khe Tính
DC
xã Thanh Lâm
H. Ba Chẽ
21° 17' 45"
107° 10' 30"
F-48-71-A-d
khe Khuy
TV
xã Thanh Lâm
H. Ba Chẽ
21° 22' 16"
107° 07' 44"
21° 20' 11"
107° 07' 47"
F-48-71-A-d
khe Lầm
TV
xã Thanh Lâm
H. Ba Chẽ
21° 20' 37"
107° 11' 15"
21° 18' 41"
107° 09' 27"
F-48-71-A-d
thôn Làng Dạ
DC
xã Thanh Lâm
H. Ba Chẽ
21° 19' 13"
107° 08' 13"
F-48-71-A-d
thôn Làng Lốc
DC
xã Thanh Lâm
H. Ba Chẽ
21° 19' 42"
107° 07' 46"
F-48-71-A-d
khe Nháng
TV
xã Thanh Lâm
H. Ba Chẽ
21° 21' 07'
107° 10' 07"
21° 19' 38"
107° 09' 15"
F-48-71-A-d
thôn Pha Lán
DC
xã Thanh Lâm
H. Ba Chẽ
21° 19' 16"
107° 09' 35"
F-48-71-A-d
khe Pộc
TV
xã Thanh Lâm
H. Ba Chẽ
21° 16' 13"
107° 08' 50"
21° 16' 59"
107° 09' 16"
F-48-71-A-d
núi Sám Pố
SV
xã Thanh Lâm
H. Ba Chẽ
21° 18' 12"
107° 08' 28"
F-48-71-A-d
thôn Vàng Chè
DC
xã Thanh Lâm
H. Ba Chẽ
21° 17' 50"
107° 09' 49"
F-48-71-A-d
sông Ba Chẽ
TV
xã Thanh Sơn
H. Ba Chẽ
21° 17' 35"
107° 10' 48"
21° 16' 35"
107° 14' 44"
F-48-71-A-d
thôn Bắc Văn
DC
xã Thanh Sơn
H. Ba Chẽ
21° 21' 33"
107° 13' 26"
F-48-71-A-d
khe Cát
TV
xã Thanh Sơn
H. Ba Chẽ
21° 17' 58"
107° 14' 55"
21° 17' 13"
107° 14' 00"
F-48-71-A-d
khe Cọ
TV
xã Thanh Sơn
H. Ba Chẽ
21° 13' 17"
107° 11' 31"
21° 14' 52"
107° 12' 04"
F-48-71-C-b
núi Đá Sét
SV
xã Thanh Sơn
H. Ba Chẽ
21° 21' 21"
107° 12' 03"
F-48-71-A-d
khe Đông
TV
xã Thanh Sơn
H. Ba Chẽ
21° 15' 38"
107° 12' 37"
21° 15' 34"
107° 11' 44"
F-48-71-A-d
núi Đồng Giằm
SV
xã Thanh Sơn
H. Ba Chẽ
21° 15' 28"
107° 09' 31"
F-48-71-A-d
khe Há
TV
xã Thanh Sơn
H. Ba Chẽ
21° 14' 42"
107° 10' 25"
21° 15' 33"
107° 11' 43"
F-48-71-A-d,
F-48-71-C-b
khe Hả
TV
xã Thanh Sơn
H. Ba Chẽ
21° 22' 15"
107° 13' 34"
21° 21' 39"
107° 13' 24"
F-48-71-A-d
khe Kha Con
TV
xã Thanh Sơn
H. Ba Chẽ
21° 18' 55"
107° 12' 05"
21° 18' 05"
107° 11' 34"
F-48-71-A-d
khe Kha To
TV
xã Thanh Sơn
H. Ba Chẽ
21° 19' 21"
107° 11' 36"
21° 18' 07"
107° 11' 23"
F-48-71-A-d
thôn Khe Lò
DC
xã Thanh Sơn
H. Ba Chẽ
21° 16' 21"
107° 10' 17"
F-48-71-A-d
núi Khe Pầng
SV
xã Thanh Sơn
H. Ba Chẽ
21° 19' 50"
107° 13' 31"
F-48-71-A-d
núi Khe Cát
SV
xã Thanh Sơn
H. Ba Chẽ
21° 17' 08"
107° 14' 34"
F-48-71-A-d
cầu Khe Kha
KX
xã Thanh Sơn
H. Ba Chẽ
21° 18' 08"
107° 11' 19"
F-48-71-A-d
thôn Khe Lọng Ngoài
DC
xã Thanh Sơn
H. Ba Chẽ
21° 17' 38"
107° 13' 31"
F-48-71-A-d
cầu Khe Lọng Ngoài
KX
xã Thanh Sơn
H. Ba Chẽ
21° 17' 41"
107° 13' 29"
F-48-71-A-d
núi Khe Long Trong
SV
xã Thanh Sơn
H. Ba Chẽ
21° 19' 06"
107° 13' 57"
F-48-71-A-d
thôn Khe Lọng Trong
DC
xã Thanh Sơn
H. Ba Chẽ
21° 19' 11"
107° 14' 16"
F-48-71-A-d
thôn Khe Nà
DC
xã Thanh Sơn
H. Ba Chẽ
21° 15' 50"
107° 11' 39"
F-48-71-A-d
núi Khe Pụt
SV
xã Thanh Sơn
H. Ba Chẽ
21° 17' 36"
107° 11' 42"
F-48-71-A-d
thôn Khe Pụt Ngoài
DC
xã Thanh Sơn
H. Ba Chẽ
21° 17' 49"
107° 11' 00"
F-48-71-A-d
thôn Khe Pụt Trong
DC
xã Thanh Sơn
H. Ba Chẽ
21° 16' 59"
107° 11' 14"
F-48-71-A-d
núi Khe Trồi
SV
xã Thanh Sơn
H. Ba Chẽ
21° 23' 14"
107° 12' 27"
F-48-71-A-b
khe Lào
TV
xã Thanh Sơn
H. Ba Chẽ
21° 23' 06"
107° 12' 54"
21° 21' 46"
107° 13' 07"
F-48-71-A-d,
F-48-71-A-b
khe Lò
TV
xã Thanh Sơn
H. Ba Chẽ
21° 15' 52"
107° 10' 04"
21° 17' 04'
107° 11' 14"
F-48-71-A-d
khe Lọng
TV
xã Thanh Sơn
H. Ba Chẽ
21° 21' 39"
107° 13' 24"
21° 17' 32"
107° 13' 29"
F-48-71-A-d
khe Lọng Con
TV
xã Thanh Sơn
H. Ba Chẽ
21° 19' 46"
107° 12' 30"
21° 18' 47"
107° 13' 58"
F-48-71-A-d
thôn Loỏng Toỏng
DC
xã Thanh Sơn
H. Ba Chẽ
21° 17' 24"
107° 13' 17"
F-48-71-A-d
khe Lùn
TV
xã Thanh Sơn
H. Ba Chẽ
21° 14' 34"
107° 12' 37"
21° 14' 52"
107° 12' 04"
F-48-71-C-b
khe Lụt
TV
xã Thanh Sơn
H. Ba Chẽ
21° 21' 34"
107° 12' 24"
21° 21' 46"
107° 13' 07"
F-48-71-A-d
núi Mỏ Chìn
SV
xã Thanh Sơn
H. Ba Chẽ
21° 20' 43"
107° 14' 35"
F-48-71-A-d
khe Nà
TV
xã Thanh Sơn
H. Ba Chẽ
21° 15' 58"
107° 12' 26"
21° 15' 52"
107° 11' 46"
F-48-71-A-d
khe Pụt
TV
xã Thanh Sơn
H. Ba Chẽ
21° 15' 33"
107° 11' 43"
21° 17' 58"
107° 11' 13"
F-48-71-A-d
khe Te
TV
xã Thanh Sơn
H. Ba Chẽ
21° 16' 42"
107° 12' 01"
21° 16' 57"
107° 11' 23"
F-48-71-A-d
thôn Thác Lào
DC
xã Thanh Sơn
H. Ba Chẽ
21° 18' 09"
107° 12' 06"
F-48-71-A-d
khe Thác Lào
TV
xã Thanh Sơn
H. Ba Chẽ
21° 18' 30"
107° 12' 34"
21° 18' 09"
107° 12' 17"
F-48-71-A-d
khe Tron
TV
xã Thanh Sơn
H. Ba Chẽ
21° 13' 29"
107° 12' 30"
21° 14' 42"
107° 12' 04"
F-48-71-C-b
khu Bình An
DC
TT. Bình Liêu
H. Bình Liêu
21° 31' 46"
107° 23' 49"
F-48-59-D
khu Bình Đẳng
DC
TT. Bình Liêu
H. Bình Liêu
21° 31' 24"
107° 23' 45"
F-48-59-D
khu Bình Quyền
DC
TT. Bình Liêu
H. Bình Liêu
21° 31' 33"
107° 23' 56"
F-48-59-D
quốc lộ 18C
KX
xã Đồng Tâm
H. Bình Liêu
21° 34' 49"
107° 28' 34"
21° 33' 50"
107° 26' 41"
F-48-59-D
thôn Chè Phạ
DC
xã Đồng Tâm
H. Bình Liêu
21° 34' 23"
107° 26' 51"
F-48-59-D
khau Cơ
SV
xã Đồng Tâm
H. Bình Liêu
21° 35' 28"
107° 26' 19"
F-48-59-D
khau Co Tăng
SV
xã Đồng Tâm
H. Bình Liêu
21° 36' 27"
107° 25' 00"
F-48-59-D
thôn Đồng Long
DC
xã Đồng Tâm
H. Bình Liêu
21° 34' 19"
107° 27' 45"
F-48-59-D
khau Đông Lỳ
SV
xã Đồng Tâm
H. Bình Liêu
21° 35' 31"
107° 23' 53"
F-48-59-D
khau Khơ Mu
SV
xã Đồng Tâm
H. Bình Liêu
21° 36' 44"
107° 25' 40"
F-48-59-D
suối Khủi Lanh
TV
xã Đồng Tâm
H. Bình Liêu
21° 35' 49"
107° 23' 20"
21° 36' 01"
107° 24' 40"
F-48-59-D
suối Khủi Ngọp
TV
xã Đồng Tâm
H. Bình Liêu
21° 35' 03"
107° 24' 30"
21° 35' 00"
107° 25' 32"
F-48-59-D
suối Khủi Sáo
TV
xã Đồng Tâm
H. Bình Liêu
21° 36' 54"
107° 24' 13"
21° 36' 01"
107° 24' 40"
F-48-59-D
khau Mỏ Tòng
SV
xã Đồng Tâm
H. Bình Liêu
21° 37' 27"
107° 27' 07"
F-48-59-D
thôn Nà Áng
DC
xã Đồng Tâm
H. Bình Liêu
21° 34' 47"
107° 27' 22"
F-48-59-D
suối Nà Đang
TV
xã Đồng Tâm
H. Bình Liêu
21° 37' 40"
107° 26' 15"
21° 34' 40"
107° 27' 04"
F-48-59-D
thôn Nà Khau
DC
xã Đồng Tâm
H. Bình Liêu
21° 34' 27"
107° 27' 07"
F-48-59-D
thôn Ngàn Phe
DC
xã Đồng Tâm
H. Bình Liêu
21° 35' 43"
107° 25' 10"
F-48-59-D
suối Ngàn Phe
TV
xã Đồng Tâm
H. Bình Liêu
21° 36' 01"
107° 24' 40"
21° 34' 29"
107° 25' 33"
F-48-59-D
thôn Pắc Pền
DC
xã Đồng Tâm
H. Bình Liêu
21° 35' 18"
107° 27' 20"
F-48-59-D
thôn Pắc Pò
DC
xã Đồng Tâm
H. Bình Liêu
21° 35' 11"
107° 27' 14"
F-48-59-D
suối Peo Tà
TV
xã Đồng Tâm
H. Bình Liêu
21° 37' 38"
107° 25' 07"
21° 37' 40"
107° 26' 15"
F-48-59-D
thôn Phiêng Chiểng
DC
xã Đồng Tâm
H. Bình Liêu
21° 34' 06"
107° 27' 16"
F-48-59-D
thôn Phiêng Sáp
DC
xã Đồng Tâm
H. Bình Liêu
21° 36' 00"
107° 26' 58"
F-48-59-D
thôn Phiêng Tắm
DC
xã Đồng Tâm
H. Bình Liêu
21° 34' 59"
107° 28' 01"
F-48-59-D
thôn Sam Quang
DC
xã Đồng Tâm
H. Bình Liêu
21° 36' 47"
107° 26' 25"
F-48-59-D
khau Sam Quang
SV
xã Đồng Tâm
H. Bình Liêu
21° 36' 06"
107° 26' 18"
F-48-59-D
khau Tản Lươt
SV
xã Đồng Tâm
H. Bình Liêu
21° 33' 57"
107° 27' 58"
F-48-59-D
suối Tiên Yên
TV
xã Đồng Tâm
H. Bình Liêu
21° 35' 09"
107° 28' 26"
21° 33' 59"
107° 26' 28"
F-48-59-D
bản Cầm Hắc
DC
xã Đồng Văn
H. Bình Liêu
21° 34' 54"
107° 33' 34"
F-48-60-C
núi Cao Ba Lanh
SV
xã Đồng Văn
H. Bình Liêu
21° 34' 55"
107° 35' 28"
F-48-60-C
suối Cao Lạn
TV
xã Đồng Văn
H. Bình Liêu
21° 34' 18"
107° 36' 04"
21° 37' 01"
107° 34' 50"
F-48-60-C
khu Chợ
DC
xã Đồng Văn
H. Bình Liêu
21° 35' 18"
107° 32' 25"
F-48-60-C
xóm Co Hón
DC
xã Đồng Văn
H. Bình Liêu
21° 34' 54"
107° 32' 59"
F-48-60-C
xóm Co Ngòa
DC
xã Đồng Văn
H. Bình Liêu
21° 34' 13"
107° 33' 23"
F-48-60-C
xóm Cốc Lỷ
DC
xã Đồng Văn
H. Bình Liêu
21° 35' 23"
107° 32' 41"
F-48-60-C
suối Đồng Văn
TV
xã Đồng Văn
H. Bình Liêu
21° 33' 59"
107° 33' 22"
21° 35' 24"
107° 32' 28"
F-48-60-C
chợ Đồng Văn
KX
xã Đồng Văn
H. Bình Liêu
21° 35' 21"
107° 32' 35"
F-48-60-C
suối Khe Tiến
TV
xã Đồng Văn
H. Bình Liêu
21° 32' 30"
107° 35' 19"
21° 32' 16"
107° 33' 53"
F-48-60-C
đèo Long Tu
KX
xã Đồng Văn
H. Bình Liêu
21° 31' 18"
107° 34' 19"
F-48-60-C
xóm Nà Lạnh
DC
xã Đồng Văn
H. Bình Liêu
21° 34' 41"
107° 32' 54"
F-48-60-C
xóm Nặm Bó
DC
xã Đồng Văn
H. Bình Liêu
21° 34' 23"
107° 33' 03"
F-48-60-C
bản Phai Làu
DC
xã Đồng Văn
H. Bình Liêu
21° 36' 58"
107° 34' 34"
F-48-60-C
suối Phai Làu
TV
xã Đồng Văn
H. Bình Liêu
21° 34' 36"
107° 34' 52"
21° 36' 43"
107° 34' 58"
F-48-60-C
suối Sông Moóc
TV
xã Đồng Văn
H. Bình Liêu
21° 34' 05"
107° 34' 37"
21° 33' 59"
107° 33' 22"
F-48-60-C
bản Sông Moóc A
DC
xã Đồng Văn
H. Bình Liêu
21° 33' 55"
107° 34' 10"
F-48-60-C
bản Sông Moóc B
DC
xã Đồng Văn
H. Bình Liêu
21° 34' 01"
107° 34' 17"
F-48-60-C
đồn 23
KX
xã Hoàng Mô
H. Bình Liêu
21° 35' 37"
107° 29' 17"
F-48-59-C
bản Co Sen
DC
xã Hoàng Mô
H. Bình Liêu
21° 33' 56"
107° 30' 44"
F-48-60-C
suối Con Rắn
TV
xã Hoàng Mô
H. Bình Liêu
21° 31' 52"
107° 31' 50"
21° 35' 27"
107° 31' 23"
F-48-60-C
bản Cửa Khẩu
DC
xã Hoàng Mô
H. Bình Liêu
21° 35' 49"
107° 29' 09"
F-48-59-C
bản Đồng Cậm
DC
xã Hoàng Mô
H. Bình Liêu
bản Đồng Mô
DC
xã Hoàng Mô
H. Bình Liêu
21° 35' 31"
107° 28' 54"
F-48-59-C
sông Đồng Mô
TV
xã Hoàng Mô
H. Bình Liêu
1° 35' 24"
107° 32' 26"
21° 35' 51"
107° 29' 27"
F-48-60-C,
F-48-59-D
bãi Đồng Mô
KX
xã Hoàng Mô
H. Bình Liêu
21° 35' 55"
107° 28' 55"
F-48-59-D
bản Đồng Phe
DC
xã Hoàng Mô
H. Bình Liêu
21° 35' 31"
107° 29' 59"
F-48-72-D
bản Đồng Thanh
DC
xã Hoàng Mô
H. Bình Liêu
21° 35' 07"
107° 28' 45"
F-48-59-D
cửa khẩu Hoành Mô
KX
xã Hoàng Mô
H. Bình Liêu
21° 35' 57"
107° 29' 21"
F-48-59-D
bản Loong Sông
DC
xã Hoàng Mô
H. Bình Liêu
21° 34' 41"
107° 31' 58"
F-48-60-D
bản Loòng Vài
DC
xã Hoàng Mô
H. Bình Liêu
21° 33' 30"
107° 29' 54"
F-48-72-D
khau Nà Cao
SV
xã Hoàng Mô
H. Bình Liêu
21° 38' 12"
107° 27' 27"
F-48-59-D
bản Nà Choòng
DC
xã Hoàng Mô
H. Bình Liêu
21° 34' 59"
107° 31' 22"
F-48-60-D
bản Nà Pò
DC
xã Hoàng Mô
H. Bình Liêu
21° 35' 15"
107° 32' 06"
F-48-60-D
suối Nà Sa
TV
xã Hoàng Mô
H. Bình Liêu
21° 38' 59"
107° 29' 06"
21° 36' 17"
107° 29' 26"
F-48-59-D
bản Nà Xa
DC
xã Hoàng Mô
H. Bình Liêu
21° 36' 14"
107° 29' 10"
F-48-59-D
bản Nặm Đảng
DC
xã Hoàng Mô
H. Bình Liêu
21° 35' 17"
107° 29' 41"
F-48-59-D
bản Ngàn Kheo
DC
xã Hoàng Mô
H. Bình Liêu
21° 32' 41"
107° 28' 25"
F-48-59-D
suối Ngân Trang
TV
xã Hoàng Mô
H. Bình Liêu
21° 32' 15"
107° 32' 11"
21° 35' 41"
107° 32' 02"
F-48-60-C
bản Pắc Cương
DC
xã Hoàng Mô
H. Bình Liêu
21° 37' 14"
107° 28' 34"
F-48-59-D
núi Pắc Cương
SV
xã Hoàng Mô
H. Bình Liêu
21° 39' 00"
107° 26' 10"
F-48-59-D
suối Pắc Cương
TV
xã Hoàng Mô
H. Binh Líẻu
21° 38' 34"
107° 27' 48"
21° 36' 18"
107° 29' 23"
F-48-59-D
suối Pắc Cương
TV
xã Hoàng Mô
H. Bình Liêu
21° 38' 16"
107° 26' 37"
21° 37' 39"
107° 28' 00"
F-48-59-D
bản Pắc Pộc
DC
xã Hoàng Mô
H. Bình Liêu
21° 35' 17"
107° 29' 41"
F-48-59-D
bản Phặc Chè
DC
xã Hoàng Mô
H. Bình Liêu
21° 35' 16"
107° 31' 09"
F-48-60-C
đồi Tây
SV
xã Hoàng Mô
H. Bình Liêu
21° 35' 21"
107° 29' 28"
F-48-59-D
khau Tèn
SV
xã Hoàng Mô
H. Bình Liêu
21° 34' 13"
107° 30' 12"
F-48-60-C
sông Tiên Yên
TV
xã Hoàng Mô
H. Bình Liêu
21° 35' 53"
107° 28' 47"
21° 34' 56"
107° 28' 34"
F-48-59-D
núi Cao Ly
SV
xã Húc Động
H. Bình Liêu
21° 34' 55"
107° 35' 28"
F-48-72-A-a
thôn Khe Mó
DC
xã Húc Động
H. Bình Liêu
21° 28' 08"
107° 26' 50"
F-48-71-B-b
thôn Khe Vằn
DC
xã Húc Động
H. Bình Liêu
21° 28' 23"
107° 29' 15"
F-48-71-B-b
thôn Lục Ngù
DC
xã Húc Động
H. Bình Liêu
21° 29' 20"
107° 28' 17"
F-48-71-B-b
khe Mó
TV
xã Húc Động
H. Bình Liêu
21° 27' 14"
107° 27' 42"
21° 28' 59"
107° 26' 31"
F-48-71-B-b
thôn Nà Ếch
DC
xã Húc Động
H. Bình Liêu
21° 28' 45"
107° 26' 47"
F-48-71-B-b
thôn Pò Đán
DC
xã Húc Động
H. Bình Liêu
21° 29' 05"
107° 27' 28"
F-48-71-B-b
thôn Sú Cáu
DC
xã Húc Động
H. Bình Liêu
21° 29' 39"
107° 29' 05"
F-48-71-B-b
núi Súi Phong San
SV
xã Húc Động
H. Bình Liêu
21° 30' 09"
107° 26' 49"
F-48-59-D
thôn Thánh Thìn
DC
xã Húc Động
H. Bình Liêu
21° 28' 52"
107° 27' 49"
F-48-71-B-b
thôn Thông Châu
DC
xã Húc Động
H. Bình Liêu
21° 27' 19"
107° 26' 48"
F-48-71-B-b
sông Tiên Mô
TV
xã Húc Động
H. Bình Liêu
21° 29' 34"
107° 31' 15"
21° 29' 10"
107° 26' 15"
F-48-71-B-b
khe Vằn
TV
xã Húc Động
H. Bình Liêu
21° 28' 11"
107° 29' 09"
21° 29' 09"
107° 28' 23"
F-48-71-B-b
thôn Bản Cáu
DC
xã Lục Hồn
H. Bình Liêu
21° 33' 12"
107° 25' 30"
F-48-59-D
thôn Bản Chuồng
DC
xã Lục Hồn
H. Bình Liêu
21° 32' 34"
107° 25' 11"
F-48-59-D
thôn Bản Pạt
DC
xã Lục Hồn
H. Bình Liêu
21° 34' 07"
107° 25' 41"
F-48-59-D
núi Cao Xiêm
SV
xã Lục Hồn
H. Bình Liêu
21° 31' 16"
107° 29' 12"
F-48-59-D
thôn Cốc Lồng
DC
xã Lục Hồn
H. Bình Liêu
21° 33' 07"
107° 26' 51"
F-48-59-D
thôn Khau Pưởng
DC
xã Lục Hồn
H. Bình Liêu
21° 32' 28"
107° 25' 37"
F-48-59-D
thôn Lục Nà
DC
xã Lục Hồn
H. Bình Liêu
21° 32' 49"
107° 25' 31"
F-48-59-D
núi Mã Thông Thuận
SV
xã Lục Hồn
H. Bình Liêu
21° 35' 22"
107° 23' 34"
F-48-59-D
thôn Ngàn Chuồng
DC
xã Lục Hồn
H. Bình Liêu
21° 33' 08"
107° 24' 17"
F-48-59-D
suối Ngàn Kheo
TV
xã Lục Hồn
H. Bình Liêu
21° 33' 15"
107° 27' 31"
21° 33' 53"
107° 26' 18"
F-48-59-D
bản Ngàn Mèo Dưới
DC
xã Lục Hồn
H. Bình Liêu
21° 31' 31"
107° 26' 26"
F-48-59-D
bản Ngàn Mèo Trên
DC
xã Lục Hồn
H. Bình Liêu
21° 31' 09"
107° 26' 20"
F-48-59-D
bản Ngàn Pạt
DC
xã Lục Hồn
H. Bình Liêu
21° 32' 20"
107° 27' 16"
F-48-59-D
bản Pắc Phe
DC
xã Lục Hồn
H. Bình Liêu
21° 34' 25"
107° 25' 24"
F-48-59-D
suối Pắc Phe
TV
xã Lục Hồn
H. Bình Liêu
21° 34' 29"
107° 25' 33"
21° 33' 48"
107° 25' 57"
F-48-59-D
thôn Phá lạn
DC
xã Lục Hồn
H. Bình Liêu
21° 32' 59"
107° 27' 38"
F-48-59-D
sông Tiên Yên
TV
xã Lục Hồn
H. Bình Liêu
21° 33' 59"
107° 26' 28"
21° 32' 25"
107° 24' 52"
F-48-59-D
quốc lộ 18C
KX
xã Tình Húc
H. Bình Liêu
21° 32' 14"
107° 25' 22"
21° 31' 35"
107° 24' 00"
F-48-59-D
thôn Chang Nà
DC
xã Tình Húc
H. Bình Liêu
21° 31' 57"
107° 24' 46"
F-48-59-D
thôn Co Nhan
DC
xã Tình Húc
H. Bình Liêu
21° 31' 38"
107° 24' 19"
F-48-59-D
bản Khe Lac
DC
xã Tình Húc
H. Bình Liêu
21° 28' 33'
107° 25' 49"
F-48-71-B-b
bản Khe Và
DC
xã Tình Húc
H. Bình Liêu
21° 33' 05"
107° 23' 08"
F-48-59-D
suối Khe Và
TV
xã Tình Húc
H. Bình Liêu
21° 35' 55"
107° 21' 44"
21° 32' 04"
107° 23' 27"
F-48-59-D
bản Nà Kẻ
DC
xã Tình Húc
H. Bình Liêu
21° 30' 36"
107° 24' 26"
F-48-59-D
thôn Nà Làng
DC
xã Tình Húc
H. Bình Liêu
21° 32' 05"
107° 23' 50"
F-48-59-D
xóm Nà Lợ
DC
xã Tình Húc
H. Bình Liêu
21° 29' 15'
107° 26' 00"
F-48-71-B-b
xóm Nà Mãn
DC
xã Tình Húc
H. Bình Liêu
21° 29' 27"
107° 25' 35"
F-48-71-B-b
xóm Nà Mồng
DC
xã Tình Húc
H. Bình Liêu
21° 29' 32"
107° 25' 11"
F-48-71-B-b
thôn Pắc Liềng
DC
xã Tình Húc
H. Bình Liêu
21° 29' 39"
107° 25' 19"
F-48-71-B-b
sông Tiên Mô
TV
xã Tình Húc
H. Bình Liêu
21° 29' 10"
107° 26' 15"
21° 31' 55"
107° 24' 03"
F-48-71-B-b,
F-48-59-D
quốc lộ 18
KX
xã Vô Ngại
H. Bình Liêu
21° 31' 31"
107° 23' 31"
21° 26' 21"
107° 22' 21"
F-48-59-D,
F-48-71-B-b
thôn Bản Làng
DC
xã Vô Ngại
H. Bình Liêu
21° 29' 16"
107° 20' 42"
F-48-71-B-a
suối Bản Làng
TV
xã Vô Ngại
H. Bình Liêu
21° 30' 28"
107° 19' 21"
21° 27' 29"
107° 22' 21"
F-48-59-D,
F-48-71-B-a
thôn Bản Ngày 1
DC
xã Vô Ngại
H. Bình Liêu
21° 30' 43"
107° 22' 14"
F-48-59-D
thôn Bản Ngày 2
DC
xã Vô Ngại
H. Bình Liêu
21° 30' 26"
107° 22' 12"
F-48-59-D
Cải
DC
xã Vô Ngại
H. Bình Liêu
21° 29' 11"
107° 23' 47"
F-48-71-B-b
Cáu
DC
xã Vô Ngại
H. Bình Liêu
21° 29' 13"
107° 23' 59"
F-48-71-B-b
cầu Khe Chát
KX
xã Vô Ngại
H. Bình Liêu
21° 29' 42"
107° 22' 55"
F-48-71-B-b
thôn Khe Lánh 1
DC
xã Vô Ngại
H. Bình Liêu
21° 29' 19"
107° 23' 29"
F-48-71-B-b
cầu Khe Lánh 1
KX
xã Vô Ngại
H. Bình Liêu
21° 28' 58"
107° 23' 52"
F-48-71-B-b
cầu Khe Lánh 2
KX
xã Vô Ngại
H. Bình Liêu
21° 29' 09"
107° 23' 29"
F-48-71-B-b
thôn Khe Lánh 3
DC
xã Vô Ngại
H. Bình Liêu
21° 29' 09"
107° 23' 31"
F-48-71-B-b
thôn Khủi Luông
DC
xã Vô Ngại
H. Bình Liêu
21° 30' 32"
107° 22' 16"
F-48-59-D
thôn Mạ Chạt
DC
xã Vô Ngại
H. Bình Liêu
21° 28' 45"
107° 22' 43"
F-48-71-B-b
núi Nà Làng
SV
xã Vô Ngại
H. Bình Liêu
21° 35' 35"
107° 17' 32"
F-48-59-D
thôn Nà Luông
DC
xã Vô Ngại
H. Bình Liêu
21° 28' 59"
107° 24' 31"
F-48-71-B-b
thôn Nà Mo
DC
xã Vô Ngại
H. Bình Liêu
21° 30' 17"
107° 23' 45"
F-48-59-D
thôn Nà Nhái
DC
xã Vô Ngại
H. Bình Liêu
21° 31' 09"
107° 21' 05"
F-48-59-D
núi Ngàn Chi
SV
xã Vô Ngại
H. Bình Liêu
21° 32' 52"
107° 16' 56"
F-48-59-D
suối Ngàn Chi
SV
xã Vô Ngại
H. Bình Liêu
21° 34' 50"
107° 17' 49"
21° 30' 08"
107° 22' 16"
F-48-59-D
thôn Pắc Chi
DC
xã Vô Ngại
H. Bình Liêu
21° 31' 03"
107° 22' 59"
F-48-59-D
cầu Pắc Lặc
KX
xã Vô Ngại
H. Bình Liêu
21° 27' 47"
107° 22' 49"
F-48-71-B-b
cầu Pặc Mưi
KX
xã Vô Ngại
H. Bình Liêu
21° 27' 19"
107° 22' 44"
F-48-71-B-b
thôn Pặc Pùng
DC
xã Vô Ngại
H. Bình Liêu
21° 31' 05"
107° 23' 18"
F-48-59-D
Tà Làng
DC
xã Vô Ngại
H. Bình Liêu
21° 29' 15"
107° 23' 21"
F-48-71-B-b
Tàng Sân
DC
xã Vô Ngại
H. Bình Liêu
21° 29' 26"
107° 23' 28"
F-48-71-B-b
sông Tiên Yên
TV
xã Vô Ngại
H. Bình Liêu
21° 31' 59"
107° 23' 24"
21° 26' 19"
107° 22' 08"
F-48-59-D,
F-48-71-B-b
thôn Tùng cầu
DC
xã Vô Ngại
H. Bình Liêu
21° 30' 47"
107° 22' 55"
F-48-59-D
khu 1
DC
TT. Cô Tô
H. Cô Tô
20° 58' 18"
107° 46' 12"
F-48-84-B-a
khu 2
DC
TT. Cô Tô
H. Cô Tô
20° 58' 43"
107° 46' 01"
F-48-84-B-a
khu 3
DC
TT. Cô Tô
H. Cô Tô
20° 58' 41"
107° 45' 36"
F-48-84-B-a
khu 4
DC
TT. Cô Tô
H. Cô Tô
20° 58' 11"
107° 45' 47"
F-48-84-B-a
xóm Cầu Mỵ
DC
TT. Cô Tô
H. Cô Tô
20° 58' 24"
107° 06' 21"
F-48-84-B-a
thôn Hải Tiến
DC
xã Đổng Tiến
H. Cô Tô
20° 59' 43"
107° 44' 45"
F-48-84-B-a
bãi Hồng Vàn
TV
xã Đổng Tiến
H. Cô Tô
20° 59' 57"
107° 46' 22"
F-48-84-B-a,
F-48-72-D-c
núi Lưỡi Cày
SV
xã Đổng Tiến
H. Cô Tô
20° 59' 05"
107° 46' 51"
F-48-84-B-a
thôn Nam Đồng
DC
xã Đổng Tiến
H. Cô Tô
21° 00' 47"
107° 44' 40"
F-48-72-C-d
thôn Nam Hà
DC
xã Đổng Tiến
H. Cô Tô
21° 00' 28"
107° 44' 12"
F-48-72-C-d
núi Ngang Bắc
SV
xã Đổng Tiến
H. Cô Tô
21° 00' 24"
107° 44' 45"
F-48-72-C-d
núi Ngang Rông
SV
xã Đổng Tiến
H. Cô Tô
20° 00' 43"
107° 44' 08"
F-48-72-C-d
thôn 1
DC
xã Thanh Lân
H. Cô Tô
20° 59' 27"
107° 48' 33"
F-48-84-B-a
thôn 2
DC
xã Thanh Lân
H. Cô Tô
21° 00' 10"
107° 48' 33"
F-48-72-D-c
thôn 3
DC
xã Thanh Lân
H. Cô Tô
21° 00' 28"
107° 49' 11"
F-48-72-D-c
đảo Ăng Ten
SV
xã Thanh Lân
H. Cô Tô
20° 59' 05"
107° 48' 29"
F-48-84-B-a
núi Bà Ngang
SV
xã Thanh Lân
H. Cô Tô
21° 00' 14"
107° 48' 54"
F-48-72-D-c
vụng Chiến Thắng
TV
xã Thanh Lân
H. Cô Tô
20° 59' 57"
107° 48' 13"
F-48-84-B-a
vụng Chỏ Vàng
TV
xã Thanh Lân
H. Cô Tô
21° 01' 09"
107° 48' 50"
F-48-72-D-c
vụng Con
TV
xã Thanh Lân
H. Cô Tô
20° 59' 57"
107° 49' 39"
F-48-84-B-a
vụng Con Khỉ
TV
xã Thanh Lân
H. Cô Tô
21° 02' 22"
107° 49' 50"
F-48-72-D-c
vụng Đá Than
TV
xã Thanh Lân
H. Cô Tô
21° 02' 02"
107° 51' 29"
F-48-72-D-c
vụng Giếng Nước
TV
xã Thanh Lân
H. Cô Tô
21° 01' 37"
107° 49' 09"
F-48-72-D-c
núi Hang Thông
SV
xã Thanh Lân
H. Cô Tô
20° 59' 07"
107° 48' 56"
F-48-84-B-a
vụng Tám Cháu
TV
xã Thanh Lân
H. Cô Tô
20° 59' 31"
107° 49' 10"
F-48-84-B-a
vụng Thôn 3
TV
xã Thanh Lân
H. Cô Tô
21° 00' 41"
107° 48' 27"
F-48-72-D-c
núi Trương Phương
SV
xã Thanh Lân
H. Cô Tô
21° 01' 35"
107° 50' 12"
F-48-72-D-c
núi Vụng Con
SV
xã Thanh Lân
H. Cô Tô
21° 00' 02"
107° 49' 15"
F-48-72-D-c
phố Bắc Sơn
DC
TT. Đầm Hà
H. Đầm Hà
21° 21' 02"
107° 35' 25"
F-48-72-A-c
phố Chu Văn An
DC
TT. Đầm Hà
H. Đầm Hà
21° 21' 14"
107° 36' 21"
F-48-72-A-c
cầu Đầm Hà
KX
TT. Đầm Hà
H. Đầm Hà
21° 21' 21"
107° 35' 47"
F-48-72-A-c
phố Hà Quang Vóc
DC
TT. Đầm Hà
H. Đầm Hà
21° 20' 53"
107° 35' 58"
F-48-72-A-c
phố Lê Lương
DC
TT. Đầm Hà
H. Đầm Hà
21° 21' 18"
107° 35' 23"
F-48-72-A-c
núi Ruộng Lấm
SV
TT. Đầm Hà
H. Đầm Hà
21° 21' 26"
107° 36' 00"
F-48-72-A-c
núi Ba Bác
SV
xã Đại Bình
H. Đầm Hà
21° 21' 01"
107° 33' 59"
F-48-72-A-c
núi Bìm Bìm
SV
xã Đại Bình
H. Đầm Hà
21° 16' 53"
107° 32' 56"
F-48-72-A-c
thôn Bình Minh
DC
xã Đại Bình
H. Đầm Hà
21° 19' 58"
107° 34' 03"
F-48-72-A-c
sông Cái Mắm
TV
xã Đại Bình
H. Đầm Hà
21° 17' 23"
107° 29' 40"
21° 17' 30"
107° 30' 56"
F-48-72-A-c
sông Cầu Khe Mắm
TV
xã Đại Bình
H. Đầm Hà
21° 21' 11"
107° 34' 17"
21°18' 46"
107° 33' 51"
F-48-72-A-c
lạch Chi Lăng
TV
xã Đại Bình
H. Đầm Hà
21° 17' 04"
107° 33' 24"
21° 16' 17"
107° 35' 31"
F-48-72-A-c
sông Chùa Sâu
TV
xã Đại Bình
H. Đầm Hà
21° 20' 04"
107° 31' 58"
21° 17' 13"
107° 33' 32"
F-48-72-A-c
núi Cuống
SV
xã Đại Bình
H. Đầm Hà
21° 16' 01"
107° 34' 00"
F-48-72-A-c
lạch Cuống Giềng
TV
xã Đại Bình
H. Đầm Hà
21° 15' 58"
107° 32' 02"
21° 16' 16"
107° 32' 31"
F-48-72-A-c
thôn Đồng Mương
DC
xã Đại Bình
H. Đầm Hà
21° 20' 20"
107° 33' 20"
F-48-72-A-c
núi Hứa
SV
xã Đại Bình
H. Đầm Hà
21° 19' 39"
107° 32' 57"
F-48-72-A-c
thôn Làng Ruộng
DC
xã Đại Bình
H. Đầm Hà
21° 19' 53"
107° 32' 53"
F-48-72-A-c
thôn Nhâm Cao
DC
xã Đại Bình
H. Đầm Hà
21° 20' 02"
107° 33' 33"
F-48-72-A-c
sông Tài Giàu
TV
xã Đại Bình
H. Đầm Hà
21° 18' 46"
107° 33' 51"
21° 17' 05"
107° 34' 15"
F-48-72-A-c
lạch Tiên Yên
TV
xã Đại Bình
H. Đầm Hà
21° 14' 50"
107° 30' 39"
21° 12' 58"
107° 32' 35"
F-48-72-C-a
thôn Xóm Khe
DC
xã Đại Bình
H. Đầm Hà
21° 19' 45"
107° 33' 47"
F-48-72-A-c
cửa Bò Vàng
TV
xã Đầm Hà
H. Đầm Hà
21° 16' 01"
107° 38' 16"
F-48-72-A-d
vụng Dơi
TV
xã Đầm Hà
H. Đầm Hà
21° 14' 21"
107° 37' 02"
F-48-72-C-a
thôn Đầm Buôn
DC
xã Đầm Hà
H. Đầm Hà
21° 19' 41"
107° 36' 40"
F-48-72-A-c
sông Đầm Hà
TV
xã Đầm Hà
H. Đầm Hà
21° 20' 43"
107° 36' 08"
21° 18' 50"
107° 38' 12"
F-48-72-A-c,
F-48-72-A-d
núi Lở
SV
xã Đầm Hà
H. Đầm Hà
21° 18' 37"
107° 35' 53"
F-48-72-A-c
cửa Mô
TV
xã Đầm Hà
H. Đầm Hà
21° 13' 31"
107° 36' 24"
F-48-72-C-a
vụng Ngà
TV
xã Đầm Hà
H. Đầm Hà
21° 15' 28"
107° 37' 40"
F-48-72-A-d
núi Nhà Thờ
SV
xã Đầm Hà
H. Đầm Hà
21° 18' 11"
107° 35' 45"
F-48-72-A-c
thôn Sơn Hải
DC
xã Đầm Hà
H. Đầm Hà
21° 18' 45"
107° 35' 29"
F-48-72-A-c
thôn Trại Cao
DC
xã Đầm Hà
H. Đầm Hà
21° 21' 10"
107° 34' 58"
F-48-72-A-c
thôn Trại Dinh
DC
xã Đầm Hà
H. Đầm Hà
21° 20' 31"
107° 35' 48"
F-48-72-A-c
thôn Trại Giữa
DC
xã Đầm Hà
H. Đầm Hà
21° 20' 22"
107° 36' 12"
F-48-72-A-c
thôn Trại Khe
DC
xã Đầm Hà
H. Đầm Hà
21° 19' 45"
107° 35' 52"
F-48-72-A-c
vụng Vạn Vược
TV
xã Đầm Hà
H. Đầm Hà
21° 15' 18"
107° 37' 59"
F-48-72-A-d
thôn Xóm Giáo
DC
xã Đầm Hà
H. Đầm Hà
21° 19' 19"
107° 36' 05"
F-48-72-A-c
thôn Yên Định
DC
xã Đầm Hà
H. Đầm Hà
21° 20' 14"
107° 35' 56"
F-48-72-A-c
thôn Yên Hàn
DC
xã Đầm Hà
H. Đầm Hà
21° 20' 02"
107° 36' 20"
F-48-72-A-c
xóm 16
DC
xã Dực Yên
H. Đầm Hà
21° 22' 18"
107° 31' 33"
F-48-72-A-c
quốc lộ 18A
KX
xã Dực Yên
H. Đầm Hà
21° 21' 11"
107° 34' 17"
21° 20' 35"
107° 31' 23"
F-48-72-A-c
cầu Đất
KX
xã Dực Yên
H. Đầm Hà
21° 20' 34"
107° 31' 21"
F-48-72-A-c
thôn Đông
DC
xã Dực Yên
H. Đầm Hà
21° 21' 10"
107° 33' 45"
F-48-72-A-c
sông Đồng Lốc
TV
xã Dực Yên
H. Đầm Hà
21° 22' 17"
107° 33' 31"
21° 20' 04"
107° 31' 58"
F-48-72-A-c
cầu Đồng Lốc
KX
xã Dực Yên
H. Đầm Hà
21° 20' 53"
107° 32' 55"
F-48-72-A-c
thôn Đồng Tâm
DC
xã Dực Yên
H. Đầm Hà
21° 20' 53"
107° 33' 03"
F-48-72-A-c
cầu Khe Mắm
KX
xã Dực Yên
H. Đầm Hà
21° 21' 11"
107° 34' 17"
F-48-72-A-c
cầu Khe Nứa
KX
xã Dực Yên
H. Đầm Hà
21° 20' 55"
107° 32' 27"
F-48-72-A-c
thôn Tây
DC
xã Dực Yên
H. Đầm Hà
21° 21' 36"
107° 33' 10"
F-48-72-A-c
thôn Yên Sơn
DC
xã Dực Yên
H. Đầm Hà
21° 21' 55"
107° 33' 34"
F-48-72-A-c
thôn An Sơn
DC
xã Quảng An
H. Đầm Hà
21° 22' 49"
107° 32' 13"
F-48-72-A-a
thôn Đông Thành
DC
xã Quảng An
H. Đầm Hà
21° 22' 39"
107° 33' 38"
F-48-72-A-a
thôn Hải An
DC
xã Quảng An
H. Đầm Hà
21° 22' 28"
107° 33' 55"
F-48-72-A-a
sông Khe Mắm
TV
xã Quảng An
H. Đầm Hà
21° 23' 16"
107° 33' 34"
21° 21' 52"
107° 34' 03"
F-48-72-A-a,
F-48-72-A-c
suối Làng Lưng
TV
xã Quảng An
H. Đầm Hà
21° 22' 39"
107° 31' 45"
21° 22' 43"
107° 33' 00"
F-48-72-A-a
thôn Làng Ngang
DC
xã Quảng An
H. Đầm Hà
21° 23' 21"
107° 31' 19"
F-48-72-A-a
khe Mắm
TV
xã Quảng An
H. Đầm Hà
21° 23' 14"
107° 32' 22"
21° 23' 16"
107° 33' 34"
F-48-72-A-a
thôn Mào Sán Cáu
DC
xã Quảng An
H. Đầm Hà
21° 24' 48"
107° 28' 46"
F-48-71-B-b
thôn Nà Cáng
DC
xã Quảng An
H. Đầm Hà
21° 23' 46"
107° 31' 49"
F-48-72-A-a
suối Nà Cáng
TV
xã Quảng An
H. Đầm Hà
21° 24' 02"
107° 32' 02"
21° 22' 39"
107° 31' 45"
F-48-72-A-a
thôn Nà Pá
DC
xã Quảng An
H. Đầm Hà
21° 24' 02"
107° 30' 28"
F-48-72-A-a
suối Nà Pá
TV
xã Quảng An
H. Đầm Hà
21° 27' 10"
107° 28' 59"
21° 22' 39"
107° 31' 45"
F-48-72-A-a,
F-48-71-B-b
xóm Nà Pá Chạp
DC
xã Quảng An
H. Đầm Hà
21° 24' 24"
107° 30' 34"
F-48-72-A-a
thôn Nà Thổng
DC
xã Quảng An
H. Đầm Hà
21° 22' 51"
107° 31' 02"
F-48-72-A-a
núi Poọc Tấu Lẻng
SV
xã Quảng An
H. Đầm Hà
21° 24' 10"
107° 28' 57"
F-48-71-B-b
xóm Sắm Lốc
DC
xã Quảng An
H. Đầm Hà
21° 25' 36"
107° 28' 54"
F-48-71-B-b
núi Say Voòng Mố Lẻng
SV
xã Quảng An
H. Đầm Hà
21° 25' 45"
107° 31' 10"
F-48-72-A-a
thôn Tầm Làng
DC
xã Quảng An
H. Đầm Hà
21° 25' 59"
107° 30' 01"
F-48-72-A-a
thôn Tán Trúc Tùng
DC
xã Quảng An
H. Đầm Hà
21° 23' 04"
107° 29' 34"
F-48-71-B-b
suối Tán Trúc Tùng
TV
xã Quảng An
H. Đầm Hà
21° 23' 47"
107° 30' 14"
21° 23' 07"
107° 28' 33"
F-48-72-A-a,
F-48-71-B-b
thôn Thìn Thủ
DC
xã Quảng An
H. Đầm Hà
21° 22' 47"
107° 32' 46"
F-48-72-A-a
sông Bình Hồ
TV
xã Quảng Lâm
H. Đầm Hà
21° 27' 44"
107° 32' 04"
21° 23' 38"
107° 33' 53"
F-48-72-A-a
Bình Hồ 1
DC
xã Quảng Lâm
H. Đầm Hà
21° 25' 55"
107° 34' 09"
F-48-72-A-a
Bình Hồ 2
DC
xã Quảng Lâm
H. Đầm Hà
21° 26' 47"
107° 33' 49"
F-48-72-A-a
khe Bồng Lổng
TV
xã Quảng Lâm
H. Đầm Hà
21° 28' 07"
107° 34' 57"
21° 26' 57"
107° 33' 59"
F-48-72-A-a
núi Cốc Pạt Liểng
SV
xã Quảng Lâm
H. Đầm Hà
21° 26' 03"
107° 33' 10"
F-48-72-A-a
khu Cống Tểnh
DC
xã Quảng Lâm
H. Đầm Hà
21° 25' 08"
107° 36' 06"
F-48-72-A-a
bản Lý Khoái
DC
xã Quảng Lâm
H. Đầm Hà
21° 26' 20"
107° 31' 57"
F-48-72-A-a
sông Lý Khoái
TV
xã Quảng Lâm
H. Đầm Hà
21° 26' 30"
107° 31' 37"
21° 24' 44"
107° 33' 41"
F-48-72-A-a
khe Lý Lày
TV
xã Quảng Lâm
H. Đầm Hà
21° 29' 34"
107° 32' 26"
21° 27' 39"
107° 33' 00"
F-48-72-A-a
khu Lý Pủi
DC
xã Quảng Lâm
H. Đầm Hà
21° 28' 08"
107° 33' 47"
F-48-72-A-a
khe Lý Pủi
TV
xã Quảng Lâm
H. Đầm Hà
21° 28' 49"
107° 34' 17"
21° 27' 26"
107° 33' 15"
F-48-72-A-a
bản Mào Lẻng
DC
xã Quảng Lâm
H. Đầm Hà
21° 23' 50"
107° 34' 51"
F-48-72-A-a
bản Sẹc Lống Mìn
DC
xã Quảng Lâm
H. Đầm Hà
21° 27' 43"
107° 33' 14"
F-48-72-A-a
suối Siềng Lống
TV
xã Quảng Lâm
H. Đầm Hà
21° 26' 12"
107° 35' 35"
21° 23' 36"
107° 34' 33"
F-48-72-A-a
suối Tài Coóng Mỷ
TV
xã Quảng Lâm
H. Đầm Hà
21° 28' 02"
107° 30' 40"
21° 27' 44"
107° 32' 04"
F-48-72-A-a
bản Tài Lý Sáy
DC
xã Quảng Lâm
H. Đầm Hà
21° 25' 29"
107° 34' 36"
F-48-72-A-a
khu Tài Sẹc
DC
xã Quảng Lâm
H. Đầm Hà
21° 26' 12"
107° 35' 29"
F-48-72-A-a
suối Tài Sẹc
TV
xã Quảng Lâm
H. Đầm Hà
21° 27' 15"
107° 35' 35"
21° 25' 15"
107° 36' 33"
F-48-72-A-a
núi Tài Voòng Mố Lẻng
SV
xã Quảng Lâm
H. Đầm Hà
21° 27' 51"
107° 35' 40"
F-48-72-A-a
núi Tam Long
SV
xã Quảng Lâm
H. Đầm Hà
21° 27' 46"
107° 29' 59"
F-48-72-A-a
khu Tẳn Lồng
DC
xã Quảng Lâm
H. Đầm Hà
21° 25' 12"
107° 35' 27"
F-48-72-A-a
cầu Khe Mắm
KX
xã Quảng Tân
H. Đầm Hà
21° 21' 11"
107° 34' 17"
F-48-72-A-c
thôn An Bình
DC
xã Quảng Tân
H. Đầm Hà
21° 22' 56"
107° 35' 46"
F-48-72-A-a
thôn An Lợi
DC
xã Quảng Tân
H. Đầm Hà
21° 22' 58'
107° 34' 59"
F-48-72-A-a
thôn Châu Hà
DC
xã Quảng Tân
H. Đầm Hà
21° 23' 20"
107° 34' 25"
F-48-72-A-a
sông Đầm Hà
TV
xã Quảng Tân
H. Đầm Hà
21° 23' 38"
107° 33' 54"
21° 22' 22"
107° 34' 50"
F-48-72-A-a
suối Siềng Lống
TV
xã Quảng Tân
H. Đầm Hà
21° 23' 36"
107° 34' 33"
21° 23' 14"
107° 34' 39"
F-48-72-A-a
thôn Tân Đông
DC
xã Quảng Tân
H. Đầm Hà
21° 21' 33"
107° 35' 00"
F-48-72-A-c
thôn Tân Đức
DC
xã Quảng Tân
H. Đầm Hà
21° 22' 28"
107° 34' 17"
F-48-72-A-c
thôn Tân Hòa
DC
xã Quảng Tân
H. Đầm Hà
21° 21' 54"
107° 34' 18"
F-48-72-A-c
thôn Tân Hợp
DC
xã Quảng Tân
H. Đầm Hà
21° 21' 34"
107° 34' 37"
F-48-72-A-c
thôn Tân Liên
DC
xã Quảng Tân
H. Đầm Hà
21° 22' 01"
107° 34' 51"
F-48-72-A-c
thôn Tân Thanh
DC
xã Quảng Tân
H. Đầm Hà
21° 21' 53"
107° 35' 51"
F-48-72-A-c
thôn Thanh Sơn
DC
xã Quảng Tân
H. Đầm Hà
21° 23' 08"
107° 34' 03"
F-48-72-A-a
thôn Trung Sơn
DC
xã Quảng Tân
H. Đầm Hà
21° 23' 02"
107° 34' 27"
F-48-72-A-a
quốc lộ 18A
KX
xã Tân Bình
H. Đầm Hà
21° 24' 24"
107° 37' 44"
21° 21' 21"
107° 36' 05"
F-48-72-A-c,
F-48-72-A-b
thôn Bình Nguyên
DC
xã Tân Bình
H. Đầm Hà
21° 22' 39"
107° 37' 00"
F-48-72-A-a
cầu Chữ S
KX
xã Tân Bình
H. Đầm Hà
21° 24' 01"
107° 37' 11"
F-48-72-A-a
sông Đầm Hà
TV
xã Tân Bình
H. Đầm Hà
21° 20' 46"
107° 36' 15"
21° 18' 50"
107° 38' 12"
F-48-72-A-c,
F-48-72-A-d
sông Đường Hoa
TV
xã Tân Bình
H. Đầm Hà
21° 24' 54"
107° 37' 54"
21° 21' 19"
107° 40' 17"
F-48-72-A-b,
F-48-72-A-d
sông Khe Bến Tường
TV
xã Tân Bình
H. Đầm Hà
21° 22' 42"
107° 36' 22"
21° 20' 28"
107° 36' 37"
F-48-72-A-c,
F-48-72-A-a
sông Mương Tường
TV
xã Tân Bình
H. Đầm Hà
21° 24' 26"
107° 35' 52"
21° 22' 42"
107° 36' 22"
F-48-72-A-a
hồ Tân Bình
TV
xã Tân Bình
H. Đầm Hà
21° 24' 35"
107° 35' 54"
F-48-72-A-a
cầu Tân Bình
KX
xã Tân Bình
H. Đầm Hà
21° 21' 43"
107° 36' 29"
F-48-72-A-c
cầu Tân Bình 2
KX
xã Tân Bình
H. Đầm Hà
21° 22' 25"
107° 36' 55"
F-48-72-A-c
thôn Tân Hà
DC
xã Tân Bình
H. Đầm Hà
21° 23' 33"
107° 37' 07"
F-48-72-A-a
thôn Tân Lương
DC
xã Tân Bình
H. Đầm Hà
21° 20' 59"
107° 37' 07"
F-48-72-A-c
thôn Tân Thành
DC
xã Tân Bình
H. Đầm Hà
21° 21' 30"
107° 37' 12"
F-48-72-A-c
thôn Tân Tiến
DC
xã Tân Bình
H. Đầm Hà
21° 21' 41"
107° 36' 30"
F-48-72-A-c
thôn Tân Trung
DC
xã Tân Bình
H. Đầm Hà
21° 22' 01"
107° 37' 17"
F-48-72-A-c
thôn Đông Hà
DC
xã Tân Lập
H. Đầm Hà
21° 19' 27"
107° 34' 53"
F-48-72-A-c
thôn Hà Lai
DC
xã Tân Lập
H. Đầm Hà
21° 20' 14"
107° 35' 17"
F-48-72-A-c
núi Hố
SV
xã Tân Lập
H. Đầm Hà
21° 18' 32"
107° 34' 31"
F-48-72-A-c
thôn Lập Tân
DC
xã Tân Lập
H. Đầm Hà
21° 19' 45"
107° 35' 21"
F-48-72-A-c
thôn Phúc Tiến
DC
xã Tân Lập
H. Đầm Hà
21° 19' 20"
107° 34' 25"
F-48-72-A-c
núi Sơn Hải
SV
xã Tân Lập
H. Đầm Hà
21° 19' 03"
107° 35' 00"
F-48-72-A-c
thôn Tân Phú
DC
xã Tân Lập
H. Đầm Hà
21° 19' 39"
107° 34' 39"
F-48-72-A-c
thôn Thái Lập
DC
xã Tân Lập
H. Đầm Hà
21° 21' 01"
107° 34' 43"
F-48-72-A-c
mương Yên Định
TV
xã Tân Lập
H. Đầm Hà
21° 21' 17"
107° 34' 45"
21° 19' 19"
107° 35' 28"
F-48-72-A-c
đường tỉnh 332
KX
TT. Đông Triều
H. Đông Triều
21° 04' 47"
106° 30' 47"
21° 04' 56"
106° 30' 49"
F-48-69-D-d
quốc lộ 18A
KX
TT. Đông Triều
H. Đông Triều
21° 05' 09"
106° 30' 18"
21° 04' 55"
106° 30' 52"
F-48-69-D-d
Công ty cổ phần cơ khí Mạo
KX
TT. Mạo Khê
H. Đông Triều
21° 03' 59"
106° 36' 20"
F-48-70-C-c
khu Dân Chủ
DC
TT. Mạo Khê
H. Đông Triều
21° 04' 10"
106° 35' 43"
F-48-70-C-c
sông Đá Vách
TV
TT. Mạo Khê
H. Đông Triều
21° 03' 27"
106° 34' 31"
21° 02' 19"
106° 36' 00"
F-48-70-C-c
khu Đoàn Kết
DC
TT. Mạo Khê
H. Đông Triều
21° 04' 39"
106° 35' 45"
F-48-70-C-c
khu Hòa Bình
DC
TT. Mạo Khê
H. Đông Triều
21° 04' 33"
106° 35' 39"
F-48-70-C-c
ga Mạo Khê
KX
TT. Mạo Khê
H. Đông Triều
21° 03' 50"
106° 36' 07"
F-48-70-C-c
chợ Mạo Khê
KX
TT. Mạo Khê
H. Đông Triều
21° 03' 26"
106° 36' 12"
F-48-70-C-c
khu Phố 1
DC
TT. Mạo Khê
H. Đông Triều
21° 03' 29"
106° 35' 40"
F-48-70-C-c
khu Phố 2
DC
TT. Mạo Khê
H. Đông Triều
21° 03' 38"
106° 35' 12"
F-48-70-C-c
chùa Tế
KX
TT. Mao Khê
H. Đông Triều
21° 03' 56"
106° 35' 12"
F-48-70-C-c
Công ty TNHH MTV than Mạo Khê
KX
TT. Mạo Khê
H. Đông Triều
21° 04' 42"
106° 36' 35"
F-48-70-C-c
khu Vĩnh Hòa
DC
TT. Mạo Khê
H. Đông Triều
21° 03' 50"
106° 35' 26"
F-48-70-C-c
khu Vĩnh Hồng
DC
TT. Mạo Khê
H. Đông Triều
21° 03' 47"
106° 34' 49"
F-48-70-C-c
khu Vĩnh Lâm
DC
TT. Mạo Khê
H. Đông Triều
21° 04' 40"
106° 35' 25"
F-48-70-C-c
khu Vĩnh Lập
DC
TT. Mạo Khê
H. Đông Triều
21° 04' 09"
106° 36' 15"
F-48-70-C-c
khu Vĩnh Phú
DC
TT. Mạo Khê
H. Đông Triều
21° 04' 22"
106° 35' 29"
F-48-70-C-c
khu Vĩnh Quang 2
DC
TT. Mạo Khê
H. Đông Triều
21° 04' 09"
106° 34' 58"
F-48-70-C-c
khu Vĩnh Sơn
DC
TT. Mạo Khê
H. Đông Triều
21° 04' 01"
106° 36' 44"
F-48-70-C-c
khu Vĩnh Tân
DC
TT. Mạo Khê
H. Đông Triều
21° 04' 33"
106° 35' 15"
F-48-70-C-c
khu Vĩnh Trung
DC
TT. Mạo Khê
H. Đông Triều
21° 03' 56"
106° 35' 49"
F-48-70-C-c
khu Vĩnh Tuy 1
DC
TT. Mao Khê
H. Đông Triều
21° 03' 02"
106° 36' 10"
F-48-70-C-c
khu Vĩnh Tuy 2
DC
TT. Mạo Khê
H. Đông Triều
21° 03' 10"
106° 35' 50"
F-48-70-C-c
thôn Ba Xã
DC
xã An Sinh
H. Đông Triều
21° 08' 12"
106° 31' 17"
F-48-70-C-a
thôn Bãi Dài
DC
xã An Sinh
H. Đông Triều
21° 07' 54"
106° 31' 56"
F-48-70-C-a
núi Cạp Mèo
SV
xã An Sinh
H. Đông Triều
21° 08' 15"
106° 29' 24"
F-48-69-D-b
núi Chóp Chài
SV
xã An Sinh
H. Đông Triều
21° 12' 00"
106° 29' 33"
F-48-69-D-b
thôn Đìa Mối
DC
xã An Sinh
H. Đông Triều
21° 07' 47"
106° 29' 47"
F-48-69-D-b
thôn Đìa Sen
DC
xã An Sinh
H. Đông Triều
21° 07' 48"
106° 29' 19"
F-48-69-D-b
thôn Đồng Dung
DC
xã An Sinh
H. Đông Triều
21° 07' 34"
106° 31' 15"
F-48-70-C-a
núi Hòn Cóc
SV
xã An Sinh
H. Đông Triều
21° 11' 20"
106° 33' 43"
F-48-70-C-a
núi Hòn Đinh
SV
xã An Sinh
H. Đông Triều
21° 12' 14"
106° 31' 42"
F-48-70-C-a
núi Hòn Đũa
SV
xã An Sinh
H. Đông Triều
21° 11' 30"
106° 32' 43"
F-48-70-C-a
núi Hòn Phương
SV
xã An Sinh
H. Đông Triều
21° 10' 52"
106° 29' 15"
F-48-69-D-b
suối Khe Chè
TV
xã An Sinh
H. Đông Triều
21° 11' 08"
106° 34' 17"
21° 09' 17"
106° 31' 48"
F-48-70-C-a
hồ Khe Chè
TV
xã An Sinh
H. Đông Triều
21° 08' 42"
106° 31' 48"
F-48-70-C-a
núi Khe Mưa
SV
xã An Sinh
H. Đông Triều
21° 09' 30"
106° 28' 58"
F-48-69-D-b
thôn Mai Long
DC
xã An Sinh
H. Đông Triều
21° 08' 06"
106° 29' 45"
F-48-69-D-b
suối Mít
TV
xã An Sinh
H. Đông Triều
21° 11' 54"
106° 31' 16"
21° 09' 36"
106° 30' 03"
F-48-70-C-a
núi Năm Con
SV
xã An Sinh
H. Đông Triều
21° 09' 35"
106° 31' 06"
F-48-70-C-a
thôn Nghĩa Hưng
DC
xã An Sinh
H. Đông Triều
21° 07' 35"
106° 33' 26"
F-48-70-C-a
xóm Ngũ Ái
DC
xã An Sinh
H. Đông Triều
21° 08' 15"
106° 30' 01"
F-48-70-C-a
đền Sinh
KX
xã An Sinh
H. Đông Triều
21° 07' 08"
106° 32' 08"
F-48-70-C-c
thôn Tam Hồng
DC
xã An Sinh
H. Đông Triều
21° 08' 09"
106° 30' 45"
F-48-70-C-a
thôn Tân Tiến 1
DC
xã An Sinh
H. Đông Triều
21° 11' 49"
106° 31' 12"
F-48-70-C-a
đền Thái
KX
xã An Sinh
H. Đòng Triều
21° 07' 54"
106° 32' 56"
F-48-70-C-a
thôn Thành Long
DC
xã An Sinh
H. Đông Triều
21° 08' 41"
106° 29' 38"
F-48-69-D-b
suối Thành Long
TV
xã An Sinh
H. Đông Triều
21° 09' 12"
106° 29' 27"
21° 08' 19"
106° 29' 08"
F-48-69-D-b
hồ Trại Lốc
TV
xã An Sinh
H. Đông Triều
21° 08' 23"
106° 33' 09"
F-48-70-C-a
thôn Trại Lốc 1
DC
xã An Sinh
H. Đông Triều
21° 07' 38"
106° 32' 35"
F-48-70-C-a
thôn Trại Lốc 2
DC
xã An Sinh
H. Đông Triều
21° 07' 34"
106° 32' 46"
F-48-70-C-a
hồ Trại Nứa
TV
xã An Sinh
H. Đông Triều
21° 08' 34"
106° 30' 50"
F-48-70-C-a
lăng mộ Trần Anh Tông
KX
xã An Sinh
H. Đông Triều
21° 07' 57"
106° 32' 59"
F-48-70-C-a
lăng mộ Trần Hiến Tông
KX
xã An Sinh
H. Đông Triều
21° 07' 59"
106° 32' 43"
F-48-70-C-a
thôn Triều Phú
DC
xã An Sinh
H. Đông Triều
21° 07' 21"
106° 31' 28"
F-48-70-C-c
xóm Vườn Mía
DC
xã An Sinh
H. Đông Triều
21° 07' 44"
106° 29' 00"
F-48-69-D-b
dãy núi Yên Tử
SV
xã An Sinh
H. Đông Triều
21° 10' 44"
106° 34' 52"
21° 10' 25"
106° 36' 24"
F-48-70-C-a
quốc lộ 18A
KX
xã Bình Dương
H. Đông Triều
21° 07' 07"
106° 27' 50"
21° 06' 02"
106° 28' 54"
F-48-69-D-d
thôn Bắc Mã 1
DC
xã Bình Dương
H. Đông Triều
21° 06' 41"
106° 28' 59"
F-48-69-D-d
thôn Bắc Mã 2
DC
xã Bình Dương
H. Đông Triều
21° 06' 31"
106° 29' 04"
F-48-69-D-d
thôn Bình Sơn Đông
DC
xã Bình Dương
H. Đông Triều
21° 06' 09"
106° 28' 39"
F-48-69-D-d
thôn Bình Sơn Tây
DC
xã Bình Dương
H. Đông Triều
21° 06' 12"
106° 28' 15"
F-48-69-D-d
thôn Chi Lăng
DC
xã Bình Dương
H. Đông Triều
21° 07' 20"
106° 29' 17"
F-48-69-D-d
thôn Đạo Dương
DC
xã Bình Dương
H. Đông Triều
21° 07' 13"
106° 28' 51"
F-48-69-D-d
thôn Đông Lâm
DC
xã Bình Dương
H. Đông Triều
21° 06' 46"
106° 26' 47"
F-48-69-D-d
thôn Hoàng Xá
DC
xã Bình Dương
H. Đông Triều
21° 06' 48"
106° 27' 18"
F-48-69-D-d
suối Vàng
TV
xã Bình Dương
H. Đông Triều
21° 07' 06"
106° 27' 25"
21° 07' 05"
106° 26' 21"
F-48-69-D-d
sông Vàng Chua
TV
xã Bình Dương
H. Đông Triều
21° 07' 06"
106° 28' 56"
21° 06' 50"
106° 26' 23"
F-48-69-D-d
cầu Vàng Chua
KX
xã Bình Dương
H. Đông Triều
21° 07' 05"
106° 27' 52"
F-48-69-D-d
thôn Bắc Sơn
DC
xã Bình Khê
H. Đông Triều
21° 07' 07"
106° 35' 21"
F-48-70-C-c
đập Bến Châu
TV
xã Bình Khê
H. Đông Triều
21° 07' 29"
106° 36' 05"
F-48-70-C-a
thôn Bến Vuông
DC
xã Bình Khê
H. Đông Triều
21° 07' 09"
106° 36' 49"
F-48-70-C-c
suối Cái
TV
xã Bình Khê
H. Đông Triều
21° 06' 35"
106° 36' 58"
21° 06' 26"
106° 35' 54"
F-48-70-C-c
sông Cầm
TV
xã Bình Khê
H. Đông Triều
21° 06' 26"
106° 35' 54"
21° 05' 50"
106° 34' 29"
F-48-70-C-c
đèo Cầy Hàm
DC
xã Bình Khê
H. Đông Triều
21° 10' 49"
106° 35' 59"
F-48-70-C-a
núi Chim Sơn
SV
xã Bình Khê
H. Đông Triều
21° 09' 52"
106° 34' 17"
F-48-70-C-a
thôn Đông Sơn
DC
xã Bình Khê
H. Đông Triều
21° 05' 41'"
106° 34' 43"
F-48-70-C-c
thôn Đồng Đò
DC
xã Bình Khê
H. Đông Triều
21° 07' 13"
106° 34' 28"
F-48-70-C-c
hồ Đồng Đò 1
TV
xã Bình Khê
H. Đông Triều
21° 08' 18"
106° 34' 27"
F-48-70-C-a
chùa Hồ Thiên
DC
xã Bình Khê
H. Đông Triều
21° 10' 15"
106° 36' 26"
F-48-70-C-a
núi Nấm Chương
SV
xã Bình Khê
H. Đông Triều
21° 05' 33"
106° 36' 24"
F-48-70-C-c
thôn Ninh Bình
DC
xã Bình Khê
H. Đông Triều
21° 07' 15"
106° 33' 43"
F-48-70-C-c
thôn Phú Ninh
DC
xã Bình Khê
H. Đông Triều
21° 07' 08"
106° 35' 52"
F-48-70-C-c
thôn Quán Vuông
DC
xã Bình Khê
H. Đông Triều
21° 06' 31"
106° 36' 41'
F-48-70-C-c
thôn Quảng Mản
DC
xã Bình Khê
H. Đông Triều
21° 06' 31"
106° 33' 53"
F-48-70-C-c
thôn Tây Sơn
DC
xã Bình Khê
H. Đông Triều
21° 08' 21"
106° 34' 06"
F-48-70-C-a
xóm Trại Chéo
DC
xã Bình Khê
H. Đông Triều
21° 07' 11"
106° 36' 19"
F-48-70-C-c
thôn Trại Dọc
DC
xã Bình Khê
H. Đông Triều
21° 06' 20"
106° 33' 48"
F-48-70-C-c
thôn Trại Mới A
DC
xã Bình Khê
H. Đông Triều
21° 06' 29"
106° 35' 04"
F-48-70-C-c
thôn Trại Mới B
DC
xã Bình Khê
H. Đông Triều
21° 06' 20"
106° 35' 08"
F-48-70-C-c
thôn Trại Thông
DC
xã Bình Khê
H. Đông Triều
21° 06' 16"
106° 34' 27"
F-48-70-C-c
cầu Triều Hải
KX
xã Bình Khê
H. Đông Triều
21° 06' 45"
106° 34' 31"
F-48-70-C-c
thôn Xuân Bình
DC
xã Bình Khê
H. Đông Triều
21° 04' 50"
106° 35' 12"
F-48-70-C-c
thôn 1
DC
xã Đức Chính
H. Đông Triều
21° 05' 33"
106° 31' 13"
F-48-70-C-c
thôn 6
DC
xã Đức Chính
H. Đông Triều
21° 06' 58"
106° 31' 55"
F-48-72-D-c
thôn 5 (Trạo Hà)
DC
xã Đức Chính
H. Đông Triều
21° 04' 50"
106° 31' 18"
F-48-72-D-c
cầu Cầu Đồn
KX
xã Hoàng Quế
H. Đông Triều
21° 03' 15"
106° 37' 58"
F-48-70-C-d
hồ Nội Hoàng
TV
xã Hoàng Quế
H. Đông Triều
21° 04' 13"
106° 38' 37"
F-48-70-C-d
thôn Nội Hoàng Đông
DC
xã Hoàng Quế
H. Đông Triều
21° 02' 43"
106° 38' 52"
F-48-70-C-d
thôn Nội Hoàng Tây
DC
xã Hoàng Quế
H. Đông Triều
21° 02' 50"
106° 38' 39"
F-48-70-C-d
thôn Quế Lạt
DC
xã Hoàng Quế
H. Đông Triều
21° 02' 27"
106° 37' 26"
F-48-70-C-c
thôn Tràng Bạch
DC
xã Hoàng Quế
H. Đông Triều
21° 03' 15"
106° 38' 04"
F-48-70-C-d
cầu Tràng Bạch
KX
xã Hoàng Quế
H. Đông Triều
21° 03' 18"
106° 38' 28"
F-48-70-C-d
sông Vàng
TV
xã Hoàng Quế
H. Đông Triều
21° 02' 20"
106° 38' 09"
21° 01' 27"
106° 38' 54"
F-48-70-C-d
đường tỉnh 332
KX
xã Hồng Phong
H. Đông Triều
21° 03' 31"
106° 29' 54"
21° 04' 51"
106° 30' 47"
F-48-70-C-c
quốc lộ 18A
KX
xã Hồng Phong
H. Đông Triều
21° 05' 19"
106° 29' 39"
21° 05' 09"
106° 30' 18"
F-48-69-D-d,
F-48-70-C-c
thôn Bến Triều
DC
xã Hồng Phong
H. Đông Triều
21° 03' 37"
106° 29' 58"
F-48-69-D-d
thôn Bình Lục Hạ
DC
xã Hồng Phong
H. Đông Triều
21° 04' 52"
106° 29' 44"
F-48-69-D-d
thôn Bình Lục Thượng
DC
xã Hồng Phong
H. Đông Triều
21° 05' 10"
106° 30' 04"
F-48-70-C-c
thôn Đoàn Xá 1
DC
xã Hồng Phong
H. Đông Triều
21° 04' 27"
106° 30' 24"
F-48-70-C-c
thôn Đoàn Xá 2
DC
xã Hồng Phong
H. Đông Triều
21° 04' 47"
106° 30' 50"
F-48-70-C-c
thôn Đông Tân
DC
xã Hồng Phong
H. Đông Triều
21° 05' 10"
106° 29' 30"
F-48-69-D-d
xóm Núi Giúc
DC
xã Hồng Phong
H. Đông Triều
21° 04' 01"
106° 29' 59"
F-48-69-D-d
thôn Triều Khê
DC
xã Hồng Phong
H. Đông Triều
21° 04' 30"
106° 29' 52"
F-48-69-D-d
quốc lộ 18A
KX
xã Hồng Thái Đông
H. Đông Triều
21° 03' 03"
106° 40' 23"
21° 02' 40"
106° 42' 20"
F-48-70-C-d
núi Ba Tầng
SV
xã Hồng Thái Đông
H. Đông Triều
21° 05' 05"
106° 41' 48"
F-48-70-C-d
xóm Lâm Nghiệp
DC
xã Hồng Thái Đông
H. Đông Triều
21° 03' 39"
106° 40' 58"
F-48-70-C-d
sông Miếu Ranh
TV
xã Hồng Thái Đông
H. Đông Triều
21° 02' 56"
106° 40' 18"
21° 01' 34"
106° 40' 08"
F-48-70-C-d
núi Tam Tầng
SV
xã Hồng Thái Đông
H. Đông Triều
21° 05' 16"
106° 42' 05"
F-48-70-C-d
thôn Tân Lập
DC
xã Hồng Thái Đông
H. Đông Triều
21° 02' 10"
106° 40' 22"
F-48-70-C-d
thôn Tân Yên
DC
xã Hồng Thái Đông
H. Đông Triều
21° 02' 29"
106° 42' 00"
F-48-70-C-d
cầu Tân Yên
KX
xã Hồng Thái Đông
H. Đông Triều
21° 02' 40"
106° 42' 20"
F-48-70-C-d
thôn Thượng Thông
DC
xã Hồng Thái Đông
H. Đông Triều
21° 02' 45"
106° 40' 35"
F-48-70-C-d
thôn Vĩnh Thái
DC
xã Hồng Thái Đông
H. Đông Triều
21° 03' 44"
106° 40' 55"
F-48-70-C-d
thôn Yên Dưỡng
DC
xã Hồng Thái Đông
H. Đông Triều
21° 02' 39"
106° 41' 11"
F-48-70-C-d
cầu Yên Dưỡng
KX
xã Hồng Thái Đông
H. Đông Triều
21° 02' 52"
106° 41' 39"
F-48-70-C-d
núi Cao Bằng
SV
xã Hồng Thái Tây
H. Đông Triều
21° 05' 17"
106° 40' 15"
F-48-70-C-d
thôn Đám Bạc
DC
xã Hồng Thái Tây
H. Đông Triều
21° 02' 04"
106° 39' 43"
F-48-70-C-d
thôn Hoành Mô
DC
xã Hồng Thái Tây
H. Đông Triều
21° 03' 01"
106° 39' 43"
F-48-70-C-d
hồ Khe Ươn 1
TV
xã Hồng Thái Tây
H. Đông Triều
21° 03' 43"
106° 39' 56"
F-48-70-C-d
hồ Khe Ươn 2
TV
xã Hồng Thái Tây
H. Đông Triều
21° 03' 56"
106° 39' 42"
F-48-70-C-d
cầu Lầm
KX
xã Hồng Thái Tây
H. Đông Triều
21° 03' 11"
106° 39' 32"
F-48-70-C-d
thôn Lâm Xá
DC
xã Hồng Thái Tây
H. Đông Triều
21° 02' 51"
106° 39' 29"
F-48-70-C-d
cầu Thượng Thông
KX
xã Hồng Thái Tây
H. Đông Triều
21° 03' 03"
106° 40' 23"
F-48-70-C-d
đèo Vàng
KX
xã Hồng Thái Tây
H. Đông Triều
21° 05' 24"
106° 41' 21"
F-48-70-C-d
thôn 4 (Mỹ Cụ 1)
DC
xã Hưng Đạo
H. Đông Triều
21° 04' 05"
106° 31' 56"
F-48-70-C-c
thôn 5 (Mỹ Cụ 2)
DC
xã Hưng Đạo
H. Đông Triều
21° 03' 58"
106° 31' 45"
F-48-70-C-c
thôn 6 (Thủ Dương)
DC
xã Hưng Đạo
H. Đông Triều
21° 03' 57"
106° 31' 08"
F-48-70-C-c
thôn 7 (La Dương)
DC
xã Hưng Đạo
H. Đông Triều
21° 03' 03"
106° 31' 37"
F-48-70-C-c
thôn 8 (Vân Quế)
DC
xã Hưng Đạo
H. Đông Triều
21° 03' 40"
106° 31' 59"
F-48-70-C-c
sông Cầm
TV
xã Hưng Đạo
H. Đông Triều
21° 03' 35"
106° 30' 25"
21° 03' 11"
106° 32' 08"
F-48-70-C-c
xóm Chè
DC
xã Hưng Đạo
H. Đông Triều
21° 03' 50"
106° 31' 33"
F-48-70-C-c
thôn Mễ Xá 1
DC
xã Hưng Đạo
H. Đông Triều
21° 04' 30"
106° 30' 56"
F-48-70-C-c
thôn Mễ Xá 2
DC
xã Hưng Đạo
H. Đông Triều
21° 04' 21"
106° 31' 26"
F-48-70-C-c
thôn Mễ Xá 3
DC
xã Hưng Đạo
H. Đông Triều
21° 04' 23"
106° 31' 33"
F-48-70-C-c
xóm Xi
DC
xã Hưng Đạo
H. Đông Triều
21° 04' 28"
106° 30' 56"
F-48-70-C-c
quốc lộ 18A
KX
xã Kim Sơn
H. Đông Triều
21° 04' 25"
106° 32' 49"
21° 03' 49"
106° 34' 30"
F-48-70-C-c
thôn Cổ Giản
DC
xã Kim Sơn
H. Đông Triều
21° 04' 16"
106° 34' 20"
F-48-70-C-c
sông Đá Vách
TV
xã Kim Sơn
H. Đông Triều
21° 03' 11"
106° 32' 08"
21° 03' 27"
106° 34' 31"
F-48-70-C-c
thôn Gia Mô
DC
xã Kim Sơn
H. Đông Triều
21° 04' 18"
106° 33' 53"
F-48-70-C-c
thôn Kim Sen
DC
xã Kim Sơn
H. Đông Triều
21° 04' 18"
106° 34' 07"
F-48-70-C-c
thôn Nhuệ Hồ
DC
xã Kim Sơn
H. Đông Triều
21° 04' 06"
106° 33' 18"
F-48-70-C-c
cầu Thôn Mai
KX
xã Kim Sơn
H. Đông Triều
21° 04' 25"
106° 32' 50"
F-48-70-C-c
thôn 9
DC
xã Nguyễn Huệ
H. Đông Triều
21° 05' 31"
106° 27' 08"
F-48-69-D-d
đò Chẹm
KX
xã Nguyễn Huệ
H. Đông Triều
21° 04' 00"
106° 27' 37"
F-48-69-D-d
thôn Đông Mai
DC
xã Nguyễn Huệ
H. Đông Triều
21° 05' 32"
106° 27' 42"
F-48-69-D-d
núi Đông Mai
SV
xã Nguyễn Huệ
H. Đông Triều
21° 05' 06"
106° 27' 37"
F-48-69-D-d
thôn Vân Động 1
DC
xã Nguyễn Huệ
H. Đông Triều
21° 04' 48"
106° 27' 22"
F-48-69-D-d
thôn Vân Động 2
DC
xã Nguyễn Huệ
H. Đông Triều
21° 04' 58"
106° 26' 55"
F-48-69-D-d
sông Vàng Chua
TV
xã Nguyễn Huệ
H. Đông Triều
21° 06' 23"
106° 27' 27"
21° 06' 50"
106° 26' 23"
F-48-69-D-d
xóm Đồng Tranh
DC
xã Tân Việt
H. Đông Triều
21° 07' 15"
106° 31' 28"
F-48-70-C-c
thôn Hổ Lao
DC
xã Tân Việt
H. Đông Triều
21° 07' 06"
106° 30' 53"
F-48-70-C-c
cầu Hổ Lao
KX
xã Tân Việt
H. Đông Triều
21° 06' 52"
106° 31' 06"
F-48-70-C-c
hồ Lốc 2
TV
xã Tân Việt
H. Đông Triều
21° 07' 11"
106° 32' 49"
F-48-70-C-c
thôn Phúc Đa
DC
xã Tân Việt
H. Đông Triều
21° 06' 11"
106° 30' 49"
F-48-70-C-c
thôn Tân Lập
DC
xã Tân Việt
H. Đông Triều
21° 06' 40"
106° 31' 20"
F-48-70-C-c
thôn Tân Thành
DC
xã Tân Việt
H. Đông Triều
21° 06' 46"
106° 31' 27"
F-48-70-C-c
thôn An Biên
DC
xã Thủy An
H. Đông Triều
21° 04' 44"
106° 28' 41"
F-48-69-D-d
thôn Đạm Thủy
DC
xã Thủy An
H. Đông Triều
21° 05' 34"
106° 29' 01"
F-48-69-D-d
sông Đạm Thủy
TV
xã Thủy An
H. Đông Triều
21° 05' 23"
106° 29' 26"
21° 04' 08"
106° 29' 06"
F-48-69-D-d
cầu Đạm Thủy
KX
xã Thủy An
H. Đông Triều
21° 05' 20"
106° 29' 04"
F-48-69-D-d
sông Kinh Thầy
TV
xã Thủy An
H. Đông Triều
21° 04' 02"
106° 27' 47"
21° 04' 08"
106° 29' 06"
F-48-69-D-d
sông Vẻn
TV
xã Thủy An
H. Đông Triều
21° 05' 23"
106° 29' 26"
21° 05' 15"
106° 29' 14"
F-48-69-D-d
thôn Vị Thủy
DC
xã Thủy An
H. Đông Triều
21° 05' 19"
106° 28' 40"
F-48-70-C-d
sông Cầm
TV
xã Tràng An
H. Đông Triều
21° 05' 50"
106° 34' 29"
21° 05' 30"
106° 32' 09"
F-48-70-C-c
xóm Chủ
DC
xã Tràng An
H. Đông Triều
21° 05' 56"
106° 34' 21"
F-48-70-C-c
hồ Đập Làng
TV
xã Tràng An
H. Đông Triều
21° 07' 05"
106° 32' 53"
F-48-70-C-c
thôn Hà Lôi Hạ 1
DC
xã Tràng An
H. Đông Triều
21° 05' 46"
106° 31' 27"
F-48-70-C-c
thôn Hà Lôi Hạ 2
DC
xã Tràng An
H. Đông Triều
21° 05' 54"
106° 31' 43"
F-48-70-C-c
xóm Lái
DC
xã Tràng An
H. Đông Triều
21° 05' 53"
106° 33' 15"
F-48-70-C-c
chùa Quỳnh Lâm
KX
xã Tràng An
H. Đông Triều
21° 06' 19"
106° 32' 05"
F-48-70-C-c
xóm Sỹ
DC
xã Tràng An
H. Đông Triều
21° 06' 08"
106° 32' 55"
F-48-70-C-c
thôn Thượng 1
DC
xã Tràng An
H. Đông Triều
21° 06' 04"
106° 32' 25"
F-48-70-C-c
thôn Thượng 2
DC
xã Tràng An
H. Đông Triều
21° 06' 00"
106° 31' 59"
F-48-70-C-c
thôn Tràng Bảng 1
DC
xã Tràng An
H. Đông Triều
21° 05' 51"
106° 33' 52"
F-48-70-C-c
thôn Tràng Bảng 2
DC
xã Tràng An
H. Đông Triều
21° 06' 02"
106° 32' 56"
F-48-70-C-c
thôn Yên Sinh
DC
xã Tràng An
H. Đông Triều
21° 06' 29"
106° 32' 12"
F-48-70-C-c
suối Cái
TV
xã Tràng Lương
H. Đông Triều
21° 06' 20"
106° 41' 29"
21° 06' 35"
106° 36' 58"
F-48-70-C-d
núi Đá Trắng
SV
xã Tràng Lương
H. Đông Triều
21° 08' 03"
106° 40' 13"
F-48-70-C-b
suối Đá Trắng
TV
xã Tràng Lương
H. Đông Triều
21° 10' 06"
106° 39' 33"
21° 06' 24"
106° 39' 18"
F-48-70-C-b
xóm Đình
DC
xã Tràng Lương
H. Đông Triều
21° 06' 51"
106° 37' 42"
F-48-70-C-d
núi Khe Chuối
SV
xã Tràng Lương
H. Đông Triều
21° 09' 14"
106° 40' 45"
F-48-70-C-b
đội Linh Sơn
DC
xã Tràng Lương
H. Đông Triều
21° 07' 21"
106° 37' 29"
F-48-70-C-c
thôn Linh Tràng
DC
xã Tràng Lương
H. Đông Triều
21° 06' 58"
106° 37' 35"
F-48-70-C-d
thôn Nam Giai
DC
xã Tràng Lương
H. Đông Triều
21° 06' 44"
106° 38' 01"
F-48-70-C-d
suối Ngang
TV
xã Tràng Lương
H. Đông Triều
21° 09' 26"
106° 40' 31"
21° 08' 01"
106° 41' 43"
F-48-70-C-b
núi Rừng Nam
SV
xã Tràng Lương
H. Đông Triều
21° 05' 23"
106° 38' 02"
F-48-70-C-d
thôn Trại Thụ
DC
xã Tràng Lương
H. Đông Triều
21° 06' 32"
106° 37' 29"
F-48-70-C-c
thôn Trung Lương
DC
xã Tràng Lương
H. Đông Triều
21° 06' 22"
106° 38' 34"
F-48-70-C-d
suối Vàng Tân
TV
xã Tràng Lương
H. Đông Triều
21° 08' 02"
106° 41' 48"
21° 06' 20"
106° 41' 29"
F-48-70-C-d
thôn An Trại
DC
xã Việt Dân
H. Đông Triều
21° 05' 46"
106° 29' 41"
F-48-69-D-d
thôn Cửa Phúc
DC
xã Việt Dân
H. Đông Triều
21° 06' 55"
106° 30' 02"
F-48-69-D-d
sông Đạm
TV
xã Việt Dân
H. Đông Triều
21° 06' 28"
106° 30' 40"
21° 05' 20"
106° 29' 45"
F-48-70-C-c
thôn Đồng Ỷ
DC
xã Việt Dân
H. Đông Triều
21° 06' 26"
106° 29' 34"
F-48-69-D-d
thôn Khê Hạ
DC
xã Việt Dân
H. Đông Triều
21° 05' 53"
106° 29' 51"
F-48-69-D-d
thôn Khê Thượng
DC
xã Việt Dân
H. Đông Triều
21° 06' 39"
106° 30' 21"
F-48-70-C-c
thôn Phúc Thị
DC
xã Việt Dân
H. Đông Triều
21° 06' 39"
106° 29' 39"
F-48-69-D-d
thôn Tân Thành
DC
xã Việt Dân
H. Đông Triều
21° 07' 14"
106° 30' 15"
F-48-70-C-c
cầu Cầm
KX
xã Xuân Sơn
H. Đông Triều
21° 04' 29"
106° 31' 56"
F-48-70-C-c
Công ty cổ phần Vigracera Đông Triều
KX
xã Xuân Sơn
H. Đông Triều
21° 04' 29"
106° 32' 22"
F-48-70-C-c
thôn Đông Sơn
DC
xã Xuân Sơn
H. Đông Triều
21° 05' 25"
106° 33' 57"
F-48-70-C-c
thôn Mễ Sơn
DC
xã Xuân Sơn
H. Đông Triều
21° 05' 08"
106° 33' 31"
F-48-70-C-c
thôn Xuân Cầm
DC
xã Xuân Sơn
H. Đông Triều
21° 04' 26"
106° 32' 39"
F-48-70-C-c
thôn Xuân Viên 1
DC
xã Xuân Sơn
H. Đông Triều
21° 04' 55"
106° 32' 33"
F-48-70-C-c
thôn Xuân Viên 2
DC
xã Xuân Sơn
H. Đông Triều
21° 04' 41"
106° 32' 24"
F-48-70-C-c
thôn Xuân Viên 3
DC
xã Xuân Sơn
H. Đông Triều
21° 04' 51"
106° 32' 40"
F-48-70-C-c
thôn Xuân Viên 4
DC
xã Xuân Sơn
H. Đông Triều
21° 04' 41"
106° 32' 50"
F-48-70-C-c
núi Bụt
SV
xã Yên Đức
H. Đông Triều
21° 01' 21"
106° 38' 02"
F-48-70-C-d
sông Bụt
TV
xã Yên Đức
H. Đông Triều
21° 01' 13"
106° 37' 09"
21° 01' 15"
106° 38' 36"
F-48-70-C-d
sông Cầu Vàng
TV
xã Yên Đức
H. Đông Triều
21° 02' 20"
106° 38' 09"
21° 01' 17"
106° 39' 05"
F-48-70-C-d
thôn Chí Linh
DC
xã Yên Đức
H. Đông Triều
21° 01' 43"
106° 37' 19"
F-48-70-C-c
thôn Dương Đê
DC
xã Yên Đức
H. Đông Triều
21° 02' 11"
106° 37' 37"
F-48-70-C-d
sông Đá Vách
TV
xã Yên Đức
H. Đông Triều
21° 01' 58"
106° 36' 20"
21° 01' 12"
106° 39' 01"
F-48-70-C-c
thôn Đồn Sơn
DC
xã Yên Đức
H. Đông Triều
21° 01' 54"
106° 36' 48"
F-48-70-C-c
trại Đồn Sơn
DC
xã Yên Đức
H. Đông Triều
21° 01' 36"
106° 36' 52'
F-48-70-C-c
thôn Đức Sơn
DC
xã Yên Đức
H. Đông Triều
21° 01' 09"
106° 37' 53"
F-48-70-C-d
phà Đụn
KX
xã Yên Đức
H. Đông Triều
21° 01' 14"
106° 36' 46"
F-48-70-C-c
thôn Yên Khánh
DC
xã Yên Đức
H. Đông Triều
21° 02' 05"
106° 36' 56"
F-48-70-C-c
quốc lộ 18A
KX
xã Yên Thọ
H. Đông Triều
21° 03' 16"
106° 36' 26"
21° 03' 14"
106° 37' 48"
F-48-70-C-c
thôn Xuân Quang
DC
xã Yên Thọ
H. Đông Triều
21° 02' 58"
106° 36' 33"
F-48-70-C-c
cầu Yên Lãng
KX
xã Yên Thọ
H. Đông Triều
21° 03' 09"
106° 36' 56"
F-48-70-C-c
thôn Yên Lãng 1
DC
xã Yên Thọ
H. Đông Triều
21° 02' 47"
106° 37' 12"
F-48-70-C-c
thôn Yên Lãng 2
DC
xã Yên Thọ
H. Đông Triều
21° 02' 42"
106° 36' 55"
F-48-70-C-c
thôn Yên Lãng 3
DC
xã Yên Thọ
H. Đông Triều
21° 02' 50"
106° 36' 47"
F-48-70-C-c
thôn Yên Sơn
DC
xã Yên Thọ
H. Đông Triều
21° 03' 48"
106° 37' 04"
F-48-70-C-c
phố Chu Văn An
DC
TT. Quảng Hà
H. Hải Hà
21° 27' 07"
107° 45' 28"
F-48-72-B-a
phố Hoàng Hoa Thám
DC
TT. Quảng Hà
H. Hải Hà
21° 26' 59"
107° 44' 46"
F-48-72-A-b
phố Ngô Quyền
DC
TT. Quảng Hà
H. Hải Hà
21° 27' 20"
107° 45' 33"
F-48-72-B-a
phố Phan Đình Phùng
DC
TT. Quảng Hà
H. Hải Hà
21° 26' 51"
107° 45' 10"
F-48-72-B-a
cầu Quảng Hà
KX
TT. Quảng Hà
H. Hải Hà
21° 27' 13"
107° 45' 25"
F-48-72-B-a
phố Yết Kiêu
DC
TT. Quảng Hà
H. Hải Hà
21° 26' 58"
107° 45' 26"
F-48-72-B-a
cửa Bò Vàng
TV
xã Cái Chiên
H. Hải Hà
21° 16' 09"
107° 38' 56"
F-48-72-A-d
thôn Cái Chiên
DC
xã Cái Chiên
H. Hải Hà
21° 19' 35"
107° 46' 34"
F-48-72-B-c
thôn Đầu Rồng
DC
xã Cái Chiên
H. Hải Hà
21° 19' 07"
107° 44' 46"
F-48-72-A-d
cửa Hẹp
TV
xã Cái Chiên
H. Hải Hà
21° 16' 20"
107° 38' 52"
F-48-72-A-d
vụng Mé Sau
TV
xã Cái Chiên
H. Hải Hà
21° 19' 54"
107° 45' 50"
F-48-72-B-c
vụng Mé Trước
TV
xã Cái Chiên
H. Hải Hà
21° 19' 21"
107° 46' 16"
F-48-72-B-c
vụng Thổ
TV
xã Cái Chiên
H. Hải Hà
21° 18' 57"
107° 43' 29"
F-48-72-A-d
cửa Tiểu
TV
xã Cái Chiên
H. Hải Hà
21° 18' 06"
107° 42' 01"
F-48-72-A-d
thôn Vạn Cả
DC
xã Cái Chiên
H. Hải Hà
21° 20' 18"
107° 47' 38"
F-48-72-B-c
cửa Vạn Mặc
TV
xã Cái Chiên
H. Hải Hà
21° 17' 02"
107° 39' 56"
F-48-72-A-d
thôn 1
DC
xã Đường Hoa
H. Hải Hà
21° 26' 04"
107° 39' 45"
F-48-72-A-b
thôn 2
DC
xã Đường Hoa
H. Hải Hà
21° 25' 18"
107° 38' 58"
F-48-72-A-b
thôn 3
DC
xã Đường Hoa
H. Hải Hà
21° 25' 06"
107° 38' 50"
F-48-72-A-b
thôn 4
DC
xã Đường Hoa
H. Hải Hà
21° 24' 40"
107° 39' 07"
F-48-72-A-b
thôn 5
DC
xã Đường Hoa
H. Hải Hà
21° 24' 07"
107° 39' 05"
F-48-72-A-b
thôn 6
DC
xã Đường Hoa
H. Hải Hà
21° 24' 22"
107° 38' 39"
F-48-72-A-b
thôn 7
DC
xã Đường Hoa
H. Hải Hà
21° 24' 14"
107° 38' 18"
F-48-72-A-b
thôn 8
DC
xã Đường Hoa
H. Hải Hà
21° 24' 14"
107° 37' 58"
F-48-72-A-b
thôn 9
DC
xã Đường Hoa
H. Hải Hà
21° 24' 49"
107° 38' 30"
F-48-72-A-b
quốc lộ 18A
KX
xã Đường Hoa
H. Hải Hà
21° 26' 19"
107° 40' 01"
21° 24' 24"
107° 37' 44"
F-48-72-A-b
cống Bảy Cửa
TV
xã Đường Hoa
H. Hải Hà
21° 25' 02"
107° 40' 11"
F-48-72-A-b
cầu Đà Bàn
KX
xã Đường Hoa
H. Hải Hà
21° 24' 24"
107° 37' 44"
F-48-72-A-b
sông Đường Hoa
TV
xã Đường Hoa
H. Hải Hà
21° 27' 09"
107° 37' 27"
21° 23' 45"
107° 40' 08"
F-48-72-A-d
suối Khe Hèo
TV
xã Đường Hoa
H. Hải Hà
21° 28' 06"
107° 37' 47"
21° 26' 27"
107° 39' 24"
F-48-72-A-b
cầu Khe Hèo
KX
xã Đường Hoa
H. Hải Hà
21° 26' 19"
107° 40' 01"
F-48-72-A-b
cầu Mái Bằng
KX
xã Đường Hoa
H. Hải Hà
21° 25' 14"
107° 38' 53"
F-48-72-A-b
núi Vạ Đầm
SV
xã Đường Hoa
H. Hải Hà
21° 23' 26"
107° 40' 02"
F-48-72-A-b
thôn Bắc
DC
xã Phú Hải
H. Hải Hà
21° 26' 48"
107° 45' 24"
F-48-72-B-a
suối Khe La
TV
xã Phú Hải
H. Hải Hà
21° 26' 25"
107° 45' 14"
21° 26' 23"
107° 45' 53"
F-48-72-B-a
thôn Nam
DC
xã Phú Hải
H. Hải Hà
21° 26' 32"
107° 45' 27"
F-48-72-B-a
thôn Trung
DC
xã Phú Hải
H. Hải Hà
21° 26' 39"
107° 45' 24"
F-48-72-B-a
thôn 1
DC
xã Quảng Chính
H. Hải Hà
21° 27' 03"
107° 42' 24"
F-48-72-A-b
thôn 2
DC
xã Quảng Chính
H. Hải Hà
21° 27' 15"
107° 43' 03"
F-48-72-A-b
thôn 3
DC
xã Quảng Chính
H. Hải Hà
21° 26' 49"
107° 43' 16"
F-48-72-A-b
thôn 4
DC
xã Quảng Chính
H. Hải Hà
21° 26' 59"
107° 43' 45"
F-48-72-A-b
thôn 5
DC
xã Quảng Chính
H. Hải Hà
21° 27' 02'
107° 44' 00"
F-48-72-A-b
thôn 6
DC
xã Quảng Chính
H. Hải Hà
21° 26' 51"
107° 44' 05"
F-48-72-A-b
thôn 7
DC
xã Quảng Chính
H. Hải Hà
21° 27' 28'
107° 44' 56"
F-48-72-A-b
thôn 8
DC
xã Quảng Chính
H. Hải Hà
21° 27' 43"
107° 44' 35"
F-48-72-A-b
thôn 9
DC
xã Quảng Chính
H. Hải Hà
21° 27' 20"
107° 44' 20"
F-48-72-A-b
thôn 10
DC
xã Quảng Chính
H. Hải Hà
21° 27' 33"
107° 43' 52"
F-48-72-A-b
quốc lộ 18A
KX
xã Quảng Chính
H. Hải Hà
21° 27' 06"
107° 44' 37"
21° 27' 21"
107° 42' 23"
F-48-72-B-a
Công ty Cổ phần XNK Quảng Ninh
KX
xã Quảng Chính
H. Hải Hà
21° 27' 32"
107° 45' 11"
F-48-72-B-a
sông Hà Cối
TV
xã Quảng Chính
H. Hải Hà
21° 27' 28"
107° 43' 30"
21° 27' 19"
107° 45' 04"
F-48-72-A-b,
F-48-72-B-a
sông Tài Chi
TV
xã Quảng Chính
H. Hải Hà
21° 28' 27"
107° 44' 09"
21° 27' 29"
107° 45' 37"
F-48-72-B-a,
F-48-72-A-b
thôn 1
DC
xã Quảng Điền
H. Hải Hà
21° 26' 00"
107° 43' 14"
F-48-72-A-b
thôn 2
DC
xã Quảng Điền
H. Hải Hà
21° 25' 44"
107° 43' 20"
F-48-72-A-b
thôn 3
DC
xã Quảng Điền
H. Hải Hà
21° 25' 59"
107° 43' 50"
F-48-72-A-b
thôn 4
DC
xã Quảng Điền
H. Hải Hà
21° 26' 01"
107° 44' 24"
F-48-72-A-b
thôn 5
DC
xã Quảng Điền
H. Hải Hà
21° 25' 35"
107° 44' 27"
F-48-72-A-b
thôn 6
DC
xã Quảng Điền
H. Hải Hà
21° 25' 16"
107° 44' 36"
F-48-72-A-b
đường tỉnh 340
KX
xã Quảng Đức
H. Hải Hà
21° 32' 24"
107° 44' 39"
21° 37' 34"
107° 42' 57"
F-48-60-C
đèo Vắn Tốc
SV
xã Quảng Đức
H. Hải Hà
21° 37' 00"
107° 41' 45"
F-48-60-C
cửa khẩu Bắc Phong Sinh
KX
xã Quảng Đức
H. Hải Hà
21° 37' 29"
107° 43' 00"
F-48-60-C
xóm Bảo Lâm
DC
xã Quảng Đức
H. Hải Hà
21° 36' 16"
107° 43' 35"
F-48-60-C
núi Cao Ba Lanh
SV
xã Quảng Đức
H. Hải Hà
21° 35' 37"
107° 39' 59"
F-48-60-C
sông Ka Long
TV
xã Quảng Đức
H. Hải Hà
21° 36' 24"
107° 40' 18"
21° 38' 31"
107° 44' 49"
F-48-60-C
bản Mốc 13
DC
xã Quảng Đức
H. Hải Hà
21° 38' 13"
107° 44' 20"
F-48-60-C
suối Pạt Cạp
TV
xã Quảng Đức
H. Hải Hà
21° 37' 21"
107° 43' 39"
21° 35' 50"
107° 44' 16"
F-48-60-C
đèo Sài Phật
KX
xã Quảng Đức
H. Hải Hà
21° 34' 31"
107° 43' 40"
F-48-60-C
suối Tài Chi
TV
xã Quảng Đức
H. Hải Hà
21° 34' 47"
107° 38' 11"
21° 30' 06"
107° 42' 19"
F-48-60-C
đèo Tài Phật
KX
xã Quảng Đức
H. Hải Hà
21° 35' 22"
107° 43' 54'
F-48-60-C
suối Tấn Mài
TV
xã Quảng Đức
H. Hải Hà
21° 34' 34"
107° 41' 22"
21° 32' 48"
107° 44' 44"
F-48-60-C
mỏ đà Tấn Mài
KX
xã Quảng Đức
H. Hải Hà
21° 34' 03"
107° 42' 26"
F-48-60-C
suối Vắn Tốc
TV
xã Quảng Đức
H. Hải Hà
21° 35' 49"
107° 41' 16"
21° 36' 59"
107° 41' 46"
F-48-60-C
thôn 1
DC
xã Quảng Long
H. Hải Hà
21° 26' 29"
107° 44' 01"
F-48-72-A-b
thôn 2
DC
xã Quảng Long
H. Hải Hà
21° 26' 27"
107° 43' 07"
F-48-72-A-b
thôn 3
DC
xã Quảng Long
H. Hải Hà
21° 26' 31"
107° 42' 21"
F-48-72-A-b
thôn 4
DC
xã Quảng Long
H. Hải Hà
21° 27' 13"
107° 41' 47"
F-48-72-A-b
thôn 5
DC
xã Quảng Long
H. Hải Hà
21° 27' 27"
107° 42' 15"
F-48-72-A-b
thôn 6
DC
xã Quảng Long
H. Hải Hà
21° 27' 47"
107° 41' 49"
F-48-72-A-b
quốc lộ 18A
KX
xã Quảng Long
H. Hải Hà
21° 27' 21"
107° 42' 23"
21° 26' 51"
107° 40' 46"
F-48-72-A-b
Công ty Cổ phần chè Đường Hoa
KX
xã Quảng Long
H. Hải Hà
21° 27' 10"
107° 40' 55"
F-48-72-A-b
cầu Đèo Hoa 1
KX
xã Quảng Long
H. Hải Hà
21° 26' 51"
107° 40' 46"
F-48-72-A-b
sông Hà Cối
TV
xã Quảng Long
H. Hải Hà
21° 28' 21"
107° 40' 28"
21° 28' 03"
107° 41' 49"
F-48-72-A-b
suối La
TV
xã Quảng Long
H. Hải Hà
21° 26' 31"
107° 43' 17"
21° 26' 37"
107° 44' 25"
F-48-72-A-b
máng Trúc Bài Sơn
TV
xã Quảng Long
H. Hải Hà
21° 28' 01"
107° 40' 22"
21° 27' 25"
107° 41' 05"
F-48-72-A-b
thủy điện Trúc Bài Sơn
KX
xã Quảng Long
H. Hải Hà
21° 27' 27"
107° 41' 07"
F-48-72-A-b
thôn 1
DC
xã Quảng Minh
H. Hải Hà
21° 27' 32'
107° 45' 47"
F-48-72-B-a
thôn 2
DC
xã Quảng Minh
H. Hải Hà
21° 27' 56"
107° 45' 39"
F-48-72-B-a
thôn 3
DC
xã Quảng Minh
H. Hải Hà
21° 27' 56"
107° 46' 29"
F-48-72-B-a
thôn 4
DC
xã Quảng Minh
H. Hải Hà
21° 28' 19"
107° 46' 26"
F-48-72-B-a
thôn 5
DC
xã Quảng Minh
H. Hải Hà
21° 28' 42"
107° 46' 13"
F-48-72-B-a
thôn 6
DC
xã Quảng Minh
H. Hải Hà
21° 28' 36"
107° 45' 35"
F-48-72-B-a
quốc lộ 18A
KX
xã Quảng Minh
H. Hải Hà
21° 28' 14"
107° 45' 35"
21° 26' 57"
107° 45' 33"
F-48-72-B-a
sông Hà Cối
TV
xã Quảng Minh
H. Hải Hà
21° 27' 05"
107° 45' 33"
21° 25' 59"
107° 47' 55'
F-48-72-B-a
cầu Hà Cối
KX
xã Quảng Minh
H. Hải Hà
21° 26' 57'
107° 45' 33"
F-48-72-B-a
thôn Minh Tân
DC
xã Quảng Minh
H. Hải Hà
21° 27' 05"
107° 45' 38"
F-48-72-B-a
đầm Phú Hải
TV
xã Quảng Minh
H. Hải Hà
21° 28' 45"
107° 47' 08"
F-48-72-B-a
thôn 1
DC
xã Quảng Phong
H. Hải Hà
21° 24' 51"
107° 44' 06"
F-48-72-A-b
thôn 2
DC
xã Quảng Phong
H. Hải Hà
21° 24' 27"
107° 43' 52"
F-48-72-A-b
thôn 3
DC
xã Quảng Phong
H. Hải Hà
21° 25' 03"
107° 42' 53"
F-48-72-A-b
thôn 4
DC
xã Quảng Phong
H. Hải Hà
21° 25' 48"
107° 42' 51"
F-48-72-A-b
thôn 5
DC
xã Quảng Phong
H. Hải Hà
21° 26' 04"
107° 42' 26"
F-48-72-A-b
thôn 6
DC
xã Quảng Phong
H. Hải Hà
21° 26' 47"
107° 40' 25"
F-48-72-A-b
thôn 7
DC
xã Quảng Phong
H. Hải Hà
21° 24' 39"
107° 40' 55"
F-48-72-A-b
thôn 8
DC
xã Quảng Phong
H. Hải Hà
21° 25' 14"
107° 40' 27"
F-48-72-A-b
thôn 9
DC
xã Quảng Phong
H. Hải Hà
21° 24' 46"
107°40' 44"
F-48-72-A-b
quốc lộ 18A
KX
xã Quảng Phong
H. Hải Hà
21° 26' 51"
107° 40' 46"
21° 26' 19"
107° 40' 01"
F-48-72-A-b
sông Bồ Lồ
TV
xã Quảng Phong
H. Hải Hà
21° 26' 51"
107° 40' 46"
21° 24' 39"
107°42' 43"
F-48-72-A-b
sông Cái Đại Hoàng
TV
xã Quảng Phong
H. Hải Hà
21° 24' 39"
107* 42' 43"
21° 22' 39"
107° 43' 25"
F-48-72-A-b
thôn Cái Đước
DC
xã Quảng Phong
H. Hải Hà
21° 24' 34"
107° 43' 19"
F-48-72-A-b
rạch Cái Đước
TV
xã Quảng Phong
H. Hải Hà
21° 25' 46"
107° 42' 38"
21° 23' 03"
107° 43' 40"
F-48-72-A-b
lạch Cái Là
TV
xã Quảng Phong
H. Hải Hà
21° 24' 22"
107° 41' 35"
21° 22' 33"
107° 43' 36"
F-48-72-A-b
sông Đường Hoa
TV
xã Quảng Phong
H. Hải Hà
21° 23' 45"
107° 40' 08"
21° 21' 21"
107° 41' 04"
F-48-72-A-d
đảo Miều
TV
xã Quảng Phong
H. Hải Hà
21° 22' 00"
107° 44' 46"
F-48-72-A-d
núi Sinh
SV
xã Quảng Phong
H. Hải Hà
21° 25' 44"
107° 40' 41"
F-48-72-A-b
thôn 3
DC
xã Quảng Sơn
H. Hải Hà
21° 28' 42"
107° 37' 33"
F-48-72-A-b
thôn 4
DC
xã Quảng Sơn
H. Hải Hà
21° 28' 26"
107° 40' 09"
F-48-72-A-b
bản Cấu Phùng
DC
xã Quảng Sơn
H. Hải Hà
21° 29' 08"
107° 41' 13"
F-48-72-A-b
đồi Chung
SV
xã Quảng Sơn
H. Hải Hà
21° 35' 46"
107° 36' 00"
F-48-60-C
suối Đại Khanh Vĩ
TV
xã Quảng Sơn
H. Hải Hà
21° 35' 49"
107° 39' 34"
21° 36' 32"
107° 38' 50"
F-48-60-C
sông Đường Hoa
TV
xã Quảng Sơn
H. Hải Hà
21° 27' 06"
107° 36' 45"
21° 27' 10"
107° 37' 25"
F-48-72-A-a
sông Hà Cối
TV
xã Quảng Sơn
H. Hải Hà
21° 29' 09"
107° 36' 54"
21° 28' 23"
107° 42' 18"
F-48-72-A-b
suối Keo Tiên
TV
xã Quảng Sơn
H. Hải Hà
21° 31' 16"
107° 31' 12"
21° 30' 06"
107° 34' 24"
F-48-60-C
bản Lồ Má Coọc
DC
xã Quảng Sơn
H. Hải Hà
21° 29' 38"
107° 38' 01"
F-48-72-A-b
bản Lý Quáng
DC
xã Quảng Sơn
H. Hải Hà
21° 29' 53"
107° 36' 47"
F-48-72-A-a
suối Lý Quáng
TV
xã Quảng Sơn
H. Hải Hà
21° 31' 36"
107° 36' 47"
21° 30' 04"
107° 36' 51"
F-48-60-C
sông Lý Quáng
TV
xã Quảng Sơn
H. Hải Hà
21° 30' 04"
107° 36' 51"
21° 29' 09"
107° 36' 54"
F-48-72-A-a,
F-48-60-C
suối Mã Song
TV
xã Quảng Sơn
H. Hải Hà
21° 35' 06"
107° 37' 02"
21° 36' 34"
107° 36' 38"
F-48-60-C
bản Mảy Nháo
DC
xã Quảng Sơn
H. Hải Hà
21° 30' 07"
107° 34' 03"
F-48-72-A-a
bản Mố Kiệc
DC
xã Quảng Sơn
H. Hải Hà
21° 28' 17"
107° 37' 05"
F-48-72-A-a
bản Pạc Sủi
DC
xã Quảng Sơn
H. Hải Hà
21° 29' 18"
107° 35' 17"
F-48-72-A-a
suối Pù Tục
TV
xã Quảng Sơn
H. Hải Hà
21° 31' 03"
107° 35' 22"
21° 29' 48"
107° 36' 09"
F-48-60-C,
F-48-72-A-a
bản Quảng Mới
DC
xã Quảng Sơn
H. Hải Hà
21° 28' 43"
107° 38' 16"
F-48-72-A-b
dãy Quảng Nam Châu
SV
xã Quảng Sơn
H. Hải Hà
21° 34' 27"
107° 37' 06"
F-48-60-C
mỏ đá Quảng Sơn
KX
xã Quảng Sơn
H. Hải Hà
21° 29' 35"
107° 35' 57"
F-48-72-A-a
sông Sám Cáu
TV
xã Quảng Sơn
H. Hải Hà
21° 30' 00"
107° 34' 37"
21° 29' 39"
107° 35' 30"
F-48-72-A-a
suối Sám Cáu
TV
xã Quảng Sơn
H. Hải Hà
21° 30' 06"
107° 34' 24"
21° 30' 00"
107° 34' 37"
F-48-60-C
bản Sán Cái Coọc
DC
xã Quảng Sơn
H. Hải Hà
21° 26' 47"
107° 39' 33"
F-48-72-A-b
bản Tài Chi
DC
xã Quảng Sơn
H. Hải Hà
21° 30' 47"
107° 40' 51"
F-48-60-C
suối Tài Chi
TV
xã Quảng Sơn
H. Hải Hà
21° 34' 47"
107° 38' 11"
21° 29' 46"
107° 42' 21"
F-48-60-C,
F-48-72-A-b
suối Tiểu Khanh Vĩ
TV
xã Quảng Sơn
H. Hải Hà
21° 35' 22"
107° 37' 57"
21° 36' 35"
107° 37' 41"
F-48-60-C
sông Trúc Bài Sơn
TV
xã Quảng Sơn
H. Hải Hà
21° 29' 39"
107° 35' 30"
21° 29' 09"
107° 36' 54"
F-48-72-A-a
hồ Trúc Bài Sơn
TV
xã Quảng Sơn
H. Hải Hà
21° 29' 49"
107° 39' 09"
F-48-72-A-b
thôn 1
DC
xã Quảng Thắng
H. Hải Hà
21° 29' 45"
107° 46' 18"
F-48-72-B-a
thôn 2
DC
xã Quảng Thắng
H. Hải Hà
21° 29' 42"
107° 46' 59"
F-48-72-B-a
thôn 3
DC
xã Quảng Thắng
H. Hải Hà
21° 29' 05"
107° 47' 34"
F-48-72-B-a
thôn 4
DC
xã Quảng Thắng
H. Hải Hà
21° 29' 25"
107° 45' 58"
F-48-72-B-a
núi Diều
SV
xã Quảng Thắng
H. Hải Hà
21° 28' 44"
107° 47' 39"
F-48-72-B-a
sông Má Ham
TV
xã Quảng Thắng
H. Hải Hà
21° 30' 45"
107° 46' 13"
21° 27' 30"
107° 48' 53"
F-48-72-B-a,
F-48-60-D
đầm Phú Hải
TV
xã Quảng Thắng
H. Hải Hà
21° 28' 45"
107° 47' 08"
F-48-72-B-a
đường tỉnh 340
KX
xã Quảng Thành
H. Hải Hà
21° 32' 24"
107° 44' 39"
21° 30' 38"
107° 44' 53"
F-48-60-C
quốc lộ 18A
KX
xã Quảng Thành
H. Hải Hà
21° 31' 01"
107° 45' 31"
21° 28' 14"
107° 45' 35"
F-48-60-D,
F-48-72-A-b
suối Đầm Nâu
TV
xã Quảng Thành
H. Hải Hà
21° 31' 51"
107° 44' 44"
21° 30' 51"
107° 45' 40"
F-48-60-D,
F-48-60-C
thôn Hải An
DC
xã Quảng Thành
H. Hải Hà
21° 28' 47"
107° 43' 54"
F-48-72-A-b
thôn Hải Đông
DC
xã Quảng Thành
H. Hải Hà
21° 29' 46"
107° 45' 22"
F-48-72-B-a
thôn Hải Thành
DC
xã Quảng Thành
H. Hải Hà
21° 28' 58"
107° 44' 51"
F-48-72-A-b
thôn Hải Yên
DC
xã Quảng Thành
H. Hải Hà
21° 29' 05"
107° 45' 07"
F-48-72-B-a
suối Quảng Thành
TV
xã Quảng Thành
H. Hải Hà
21° 31' 32"
107° 43' 30"
21° 30' 03"
107° 44' 23"
F-48-60-C
cầu Quảng Thành 1
KX
xã Quảng Thành
H. Hải Hà
21° 28' 47"
107° 45' 20"
F-48-72-B-a
cầu Quảng Thành 2
KX
xã Quảng Thành
H. Hải Hà
21° 29' 35"
107° 44' 43"
F-48-72-A-b
suối Tài Chi
TV
xã Quảng Thành
H. Hải Hà
21° 30' 44"
107° 42' 36"
21° 28' 08"
107° 45' 20"
F-48-72-A-b
hồ Trung Đoàn
TV
xã Quảng Thành
H. Hải Hà
21° 29' 09"
107° 44' 10"
F-48-72-A-b
thôn 1
DC
xã Quảng Thịnh
H. Hải Hà
21° 28' 03"
107° 43' 32"
F-48-72-A-b
thôn 2
DC
xã Quảng Thịnh
H. Hải Hà
21° 28' 19"
107° 43' 08"
F-48-72-A-b
thôn 3
DC
xã Quảng Thịnh
H. Hải Hà
21° 28' 40"
107° 43' 16"
F-48-72-A-b
thôn 4
DC
xã Quảng Thịnh
H. Hải Hà
21° 28' 06"
107° 42' 31"
F-48-72-A-b
thôn 5
DC
xã Quảng Thịnh
H. Hải Hà
21° 27' 48"
107° 42' 27"
F-48-72-A-b
thôn 1
DC
xã Quảng Trung
H. Hải Hà
21° 26' 28"
107° 44' 50"
F-48-72-A-b
thôn 2
DC
xã Quảng Trung
H. Hải Hà
21° 26' 13"
107° 44' 40"
F-48-72-A-b
thôn 1
DC
xã Tiến Tới
H. Hải Hà
21° 24' 22"
107° 39' 37"
F-48-72-A-b
thôn 2
DC
xã Tiến Tới
H. Hải Hà
21° 24' 16"
107° 39' 50'
F-48-72-A-b
thôn 3
DC
xã Tiến Tới
H. Hải Hà
21° 24' 09"
107° 39' 53"
F-48-72-A-b
khu 2
DC
TT. Trới
H. Hoành Bồ
21° 01' 28"
106° 59' 03"
F-48-70-D-d
khu 4
DC
TT. Trới
H. Hoành Bồ
21° 01' 36"
106° 59' 28"
F-48-70-D-d
khu 5
DC
TT. Trới
H. Hoành Bồ
21° 01' 42"
106° 59' 18"
F-48-70-D-d
khu 7
DC
TT. Trới
H. Hoành Bồ
21° 02' 25"
106° 59' 30"
F-48-70-D-d
khu 8
DC
TT. Trới
H. Hoành Bồ
21° 02' 42"
106° 59' 44"
F-48-70-D-d
khu 9
DC
TT. Trới
H. Hoành Bồ
21° 02' 49"
106° 59' 31"
F-48-70-D-d
đập Dộc Cùng
TV
TT. Trới
H. Hoành Bồ
21° 02' 05"
106° 59' 46"
F-48-70-D-d
xóm Đồng Giót
DC
TT. Trới
H. Hoành Bồ
21° 02' 06"
106° 59' 26"
F-48-70-D-d
Công ty Lâm nghiệp Hoành Bồ
KX
TT. Trới
H. Hoành Bồ
21° 03' 03"
107° 00' 13"
F-48-71-C-c
núi Nồi Đồng
SV
TT. Trới
H. Hoành Bồ
21° 03' 10"
106° 58' 42"
F-48-70-D-d
sông Trới
TV
TT. Trới
H. Hoành Bồ
chợ Trới
KX
TT. Trới
H. Hoành Bồ
21° 01' 25"
106° 59' 17"
F-48-70-D-d
suối Váo
TV
TT. Trới
H. Hoành Bồ
21° 03' 18"
106° 59' 56"
21° 02' 38"
106° 59' 35"
F-48-70-D-d
thôn 1
DC
xã Bằng Cả
H. Hoành Bồ
21° 05' 26"
106° 51' 21"
F-48-70-D-c
thôn 2
DC
xã Bằng Cả
H. Hoành Bồ
21° 05' 20"
106° 52' 00"
F-48-70-D-c
thôn 3
DC
xã Bằng cả
H. Hoành Bồ
21° 04' 33"
106° 51' 48"
F-48-70-D-c
núi Ba Lô
SV
xã Bằng Cả
H. Hoành Bồ
21° 06' 11"
106° 51' 41"
F-48-70-D-c
núi Đá Chồng
SV
xã Bằng Cả
H. Hoành Bồ
21° 02' 15"
106° 52' 07"
F-48-70-D-c
sông Đồn
TV
xã Bằng Cả
H. Hoành Bồ
21° 05' 59"
106° 52' 16"
21° 04' 05"
106° 52' 41"
F-48-70-D-c
suối Khe Liêu
TV
xã Bằng Cả
H. Hoành Bồ
21° 04' 37"
106° 50' 00"
21° 04' 43"
106° 51' 53"
F-48-70-D-c
núi Trực Chiến
SV
xã Bằng Cả
H. Hoành Bồ
21° 03' 36"
106° 50' 55"
F-48-70-D-c
hồ Yên Lập
TV
xã Bằng Cả
H. Hoành Bồ
21° 02' 33"
106° 53' 13"
F-48-70-D-c
thôn 2
DC
xã Dân Chủ
H. Hoành Bồ
21° 04' 57"
106° 55' 23"
F-48-70-D-d
suối Đá Lờm
TV
xã Dân Chủ
H. Hoành Bồ
21° 05' 13"
106° 55' 21"
21° 04' 37"
106° 55' 55"
F-48-70-D-d
khe Đồng Dinh
TV
xã Dân Chủ
H. Hoành Bồ
21° 06' 12"
106° 55' 30"
21° 05' 13"
106° 55' 21"
F-48-70-D-d
quốc lộ 279
KX
xã Dân Tân
H. Hoành Bồ
21° 11' 18"
106° 50' 48"
21° 07' 36"
106° 52' 38"
F-48-70-D-a,
F-48-70-D-b
thôn Bằng Anh
DC
xã Dân Tân
H. Hoành Bồ
21° 09' 32"
106° 51' 53"
F-48-70-D-a
suối Bằng Anh
TV
xã Dân Tân
H. Hoành Bồ
21° 10' 53"
106° 50' 09"
21° 05' 59"
106° 52' 16"
F-48-70-D-a,
F-48-70-D-c
khe Cát
TV
xã Dân Tân
H. Hoành Bồ
21° 08' 59"
106° 56' 04"
21° 08' 58"
106° 52' 20"
F-48-70-D-b,
F-48-70-D-a
khe Chiu
TV
xã Dân Tân
H. Hoành Bồ
21° 07' 58"
106° 53' 16"
21° 07' 55"
106° 52' 42"
F-48-70-D-b
núi Dâu Tiên
SV
xã Dân Tân
H. Hoành Bồ
21° 08' 36"
106° 56' 17"
F-48-70-D-b
khe Dùng
TV
xã Dân Tân
H. Hoành Bồ
21° 10' 33"
106° 52' 41"
21° 09' 01"
106° 52' 37"
F-48-70-D-b
núi Đá Bồm
SV
xã Dân Tân
H. Hoành Bồ
21° 09' 36"
106° 51' 25"
F-48-70-D-a
thôn Đất Đỏ
DC
xã Dân Tân
H. Hoành Bồ
21° 06' 20"
106° 52' 08"
F-48-70-D-c
núi Đèo Bù
SV
xã Dân Tân
H. Hoành Bồ
21° 10' 12"
106° 52' 08"
F-48-70-D-a
thôn Đồng Mùng
DC
xã Dân Tân
H. Hoành Bồ
21° 08' 53"
106° 52' 54"
F-48-70-D-b
thôn Hang Trăn
DC
xã Dân Tân
H. Hoành Bồ
21° 08' 23"
106° 52' 34"
F-48-70-D-b
núi Khe Bo
SV
xã Dân Tân
H. Hoành Bồ
21° 09' 05"
106° 55' 25"
F-48-70-D-b
thôn Khe Cát
DC
xã Dân Tân
H. Hoành Bồ
21° 08' 38"
106° 54' 12"
F-48-70-D-b
núi Khe Chiu
SV
xã Dân Tân
H. Hoành Bồ
21° 07' 41"
106° 54' 12"
F-48-70-D-b
thôn Khe Đồng
DC
xã Dân Tân
H. Hoành Bồ
21° 07' 30"
106° 52' 38"
F-48-70-D-b
thôn Khe Mực
DC
xã Dân Tân
H. Hoành Bồ
21° 08' 50"
106° 52' 09"
F-48-70-D-a
xóm Khe Phất
DC
xã Dân Tân
H. Hoành Bồ
21° 06' 45"
106° 51' 58"
F-48-70-D-c
khe Mực
TV
xã Dân Tân
H. Hoành Bồ
21° 08' 55"
106° 50' 24"
21° 08' 33"
106° 52' 18"
F-48-70-D-a
khe Phát
TV
xã Dân Tân
H. Hoành Bồ
21° 07' 14"
106° 51' 03"
21° 06' 48"
106° 52' 07"
F-48-70-D-c
khe Tàu
TV
xã Dân Tân
H. Hoành Bồ
21° 09' 53"
106° 55' 56"
21° 08' 51"
106° 53' 04"
F-48-70-D-b
khe Ấng
TV
xã Đồng Lâm
H. Hoành Bồ
21° 06' 09"
106° 59' 20"
21° 06' 23"
106° 58' 00"
F-48-70-D-d
Ảo Lươn
DC
xã Đồng Lâm
H. Hoành Bồ
21° 07' 50"
106° 58' 33"
F-48-70-D-b
núi Bu Lu
SV
xã Đồng Lâm
H. Hoành Bồ
21° 08' 12"
106° 59' 59"
F-48-70-D-b
thôn Cài
DC
xã Đồng Lâm
H. Hoành Bồ
21° 06' 33"
106° 58' 02"
F-48-70-D-d
khe Cài
TV
xã Đồng Lâm
H. Hoành Bồ
21° 09' 05"
106° 57' 15"
21° 06' 56"
106° 58' 36"
F-48-70-D-b
khe Cát
TV
xã Đồng Lâm
H. Hoành Bồ
21° 06' 23"
106° 58' 01"
21° 04' 56"
106° 57' 37"
F-48-70-D-d
đèo Chũ
KX
xã Đồng Lâm
H. Hoành Bồ
21° 09' 40"
106° 58' 43"
F-48-70-D-b
núi Đá Bia
SV
xã Đồng Lâm
H. Hoành Bồ
21° 05' 56"
107° 05' 58"
F-48-71-C-c
thôn Đèo Đọc
DC
xã Đồng Lâm
H. Hoành Bồ
21° 05' 15"
106° 58' 06"
F-48-70-D-d
núi Đèo Kinh
SV
xã Đồng Lâm
H. Hoành Bồ
21° 08' 18"
107° 03' 22"
F-48-71-C-a
thôn Đồng Quặng
DC
xã Đồng Lâm
H. Hoành Bồ
21° 05' 27"
107° 02' 52"
F-48-71-C-c
suối Đồng Quặng
TV
xã Đồng Lâm
H. Hoành Bồ
21° 06' 14"
107° 00' 41"
21° 04' 03"
107° 03' 06"
F-48-71-C-c
thôn Đồng Trà
DC
xã Đồng Lâm
H. Hoành Bồ
21° 06' 50"
107° 04' 41"
F-48-71-C-c
suối Đồng Trà
TV
xã Đồng Lâm
H. Hoành Bồ
21° 07' 18"
107° 05' 40"
21° 06' 14"
107' 03' 50"
F-48-71-C-c
khe Đu
TV
xã Đồng Lâm
H. Hoành Bồ
21° 06' 28"
106° 59' 57"
21° 06' 56"
106° 58' 36"
F-48-70-D-d
núi Hố Lụ
SV
xã Đồng Lâm
H. Hoành Bồ
21° 07' 27"
106° 59' 50"
F-48-70-D-d
núi Khe Đu
SV
xã Đồng Lâm
H. Hoành Bồ
21° 07' 25"
107° 00' 26"
F-48-71-C-c
núi Khe Len
SV
xã Đồng Lâm
H. Hoành Bồ
21° 07' 47"
106° 57' 40"
F-48-70-D-b
thôn Khe Lèn
DC
xã Đồng Lâm
H. Hoành Bồ
21° 07' 19"
106° 56' 58"
F-48-70-D-d
núi Khe Mèo
SV
xã Đồng Lâm
H. Hoành Bồ
21° 05' 22"
106° 58' 37"
F-48-70-D-d
núi Lăn
SV
xã Đồng Lâm
H. Hoành Bồ
21° 05' 01"
107° 04' 16"
F-48-71-C-c
núi Lèn
SV
xã Đồng Lâm
H. Hoành Bồ
21° 06' 40"
107° 02' 50"
F-48-71-C-c
khe Lèn
TV
xã Đồng Lâm
H. Hoành Bồ
21° 08' 34"
106° 56' 29"
21° 06' 39"
106° 57' 57"
F-48-70-D-d,
F-48-70-D-b
núi Lưỡng Kỳ
SV
xã Đồng Lâm
H. Hoành Bồ
21° 04' 34"
107° 03' 34"
F-48-71-C-c
núi Sén
SV
xã Đồng Lâm
H. Hoành Bồ
21° 07' 05"
107° 03' 41"
F-48-71-C-c
khe Tre
TV
xã Đồng Lâm
H. Hoành Bồ
21° 08' 20"
107° 02' 59"
21° 06' 14"
107° 03' 50"
F-48-71-C-c,
F-48-71-C-a
khe Bóc
TV
xã Đồng Sơn
H. Hoành Bồ
21° 09' 50"
107° 04' 06"
21° 11' 07"
107° 03' 45"
F-48-71-C-a
đèo Bút
KX
xã Đồng Sơn
H. Hoành Bồ
21° 08' 41"
106° 59' 41"
F-48-70-D-b
khe Ca
TV
xã Đồng Sơn
H. Hoành Bồ
21° 13' 20"
107° 01' 17"
21° 13' 15"
107° 00' 39"
F-48-71-C-a
khe Cầm
TV
xã Đồng Sơn
H. Hoành Bồ
21° 13' 42"
107° 05' 27"
21° 13' 16"
107° 04' 48"
F-48-71-C-a
đèo Cầm
KX
xã Đồng Sơn
H. Hoành Bồ
21° 12' 30"
107° 04' 32"
F-48-71-C-a
khe Càn
TV
xã Đồng Sơn
H. Hoành Bồ
21° 11' 07"
107° 03' 45"
21° 12' 42"
107° 03' 54"
F-48-71-C-a
khe Chanh
TV
xã Đồng Sơn
H. Hoành Bồ
21° 12' 14"
107° 01' 52"
21° 12' 03"
107° 00' 50"
F-48-71-C-a
khe Dìa
TV
xã Đồng Sơn
H. Hoành Bồ
21° 08' 16"
107° 01' 55"
21° 10' 24"
107° 01' 03"
F-48-71-C-a
xóm Đồng Cầm
DC
xã Đồng Sơn
H. Hoành Bồ
21° 12' 54"
107° 04' 57"
F-48-71-C-a
khe Hin
TV
xã Đồng Sơn
H. Hoành Bồ
21° 12' 05"
106° 59' 57"
21° 12' 15"
107° 00" 33"
F-48-71-C-a
khe Kẻn
TV
xã Đồng Sơn
H. Hoành Bồ
21° 09' 36"
107° 02' 33"
21° 10' 55"
107° 01' 10"
F-48-71-C-a
xóm Khằm Kẻn
DC
xã Đồng Sơn
H. Hoành Bồ
21° 11' 09"
107° 03' 16"
F-48-71-C-a
đèo Khe Ca
KX
xã Đồng Sơn
H. Hoành Bồ
21° 13' 49"
107° 00' 59"
F-48-71-C-a
thôn Khe Càn
DC
xã Đồng Sơn
H. Hoành Bồ
21° 11' 57"
107° 04' 23"
F-48-71-C-a
núi Khe Cháy
SV
xã Đồng Sơn
H. Hoành Bồ
21° 13' 33"
106° 58' 01"
F-48-70-D-b
núi Khe Chùa
SV
xã Đồng Sơn
H. Hoành Bồ
21° 13' 42"
107° 04' 51"
F-48-71-C-a
xóm Khe Kẻn
DC
xã Đồng Sơn
H. Hoành Bồ
21° 10' 05"
107° 02' 26"
F-48-71-C-a
đèo Khe Mạ
KX
xã Đồng Sơn
H. Hoành Bồ
21° 10' 41"
107° 02' 59"
F-48-71-C-a
suối Khe Máy
TV
xã Đồng Sơn
H. Hoành Bồ
21° 09' 49"
106° 56' 31"
21° 12' 35"
107° 00' 02"
F-48-70-D-b
núi Khe Mốc
SV
xã Đồng Sơn
H. Hoành Bồ
21° 11' 26"
107° 05' 12"
F-48-71-C-a
suối Khe Mùi
TV
xã Đồng Sơn
H. Hoành Bồ
21° 10' 13"
106° 58' 56"
21° 11' 45"
106° 58' 17"
F-48-70-D-b
xóm Khe Ngà
DC
xã Đồng Sơn
H. Hoành Bồ
21° 11' 56"
106° 59' 42"
F-48-70-D-b
suối Khe Ngà
TV
xã Đồng Sơn
H. Hoành Bồ
21° 10' 56"
106° 59' 29"
21° 12' 43"
106° 59' 37"
F-48-70-D-b
xóm Khe Nội
DC
xã Đồng Sơn
H. Hoành Bồ
21° 11' 52"
107° 04' 19"
F-48-71-C-a
núi Khe O
SV
xã Đồng Sơn
H. Hoành Bồ
21° 11' 20"
107° 02' 22"
F-48-71-C-a
khe Mốc
TV
xã Đồng Sơn
H. Hoành Bồ
21° 11' 43"
107° 05' 32"
21° 12' 13"
107° 04' 24"
F-48-71-C-a
khe Nầy
TV
xã Đồng Sơn
H. Hoành Bồ
21° 12' 35"
107° 00' 02"
21° 12' 42"
107° 00' 32"
F-48-71-C-a
khe O
TV
xã Đồng Sơn
H. Hoành Bồ
21° 11' 40"
107° 02' 04"
21° 11' 40"
107° 01' 14"
F-48-71-C-a
thôn Phủ Liễn
DC
xã Đồng Sơn
H. Hoành Bồ
21° 11' 20"
106° 58' 01"
F-48-70-D-b
khe Tái
TV
xã Đồng Sơn
H. Hoành Bồ
21° 10' 16"
107' 00' 19"
21° 10' 11"
107° 00' 55"
F-48-71-C-a
suối Tân Ốc
TV
xã Đồng Sơn
H. Hoành Bồ
21° 07' 48"
107° 00' 31"
21° 13' 50"
107° 00' 21"
F-48-71-C-a
thôn Tân Ốc 1
DC
xã Đồng Sơn
H. Hoành Bồ
21° 11' 38"
107° 01' 21"
F-48-71-C-a
thôn Tân Ốc 2
DC
xã Đồng Sơn
H. Hoành Bồ
21° 10' 19"
107° 01' 04"
F-48-71-C-a
đường tỉnh 326
KX
xã Hòa Bình
H. Hoành Bồ
21° 03' 02"
107° 09' 45"
21° 03' 40"
107° 12' 09"
F-48-71-C-d
núi Bằng Giài
SV
xã Hòa Bình
H. Hoành Bồ
21° 07' 53"
107° 13' 41"
F-48-71-C-b
hồ Cao Vân
TV
xã Hòa Bình
H. Hoành Bồ
21° 04' 21"
107° 12' 18"
F-48-71-C-d
suối Diễm vọng
TV
xã Hòa Bình
H. Hoành Bồ
21° 02' 54"
107° 12' 20"
21° 01' 54"
107° 11' 13"
F-48-71-C-d
thôn Đồng Lá
DC
xã Hòa Bình
H. Hoành Bồ
21° 03' 06"
107° 11' 01"
F-48-71-C-d
núi Đồng Lá
SV
xã Hòa Bình
H. Hoành Bồ
21° 02' 29"
107° 11' 01"
F-48-71-C-d
khe Đồng Lá
TV
xã Hòa Bình
H. Hoành Bồ
21° 02' 59"
107° 10' 57"
21° 02' 32"
107° 10' 30"
F-48-71-C-d
xóm Đồng Mơ
DC
xã Hòa Bình
H. Hoành Bồ
21° 03' 14"
107° 10' 02"
F-48-71-C-d
khe Hố
TV
xã Hòa Bình
H. Hoành Bồ
21° 07' 58"
107° 14' 12"
21° 05' 39"
107° 14' 23"
F-48-71-C-d,
F-48-71-C-b
khe Hoa
TV
xã Hòa Bình
H. Hoành Bồ
21° 05' 42"
107° 12' 43"
21° 05' 29"
107° 12' 20"
F-48-71-C-d
núi Khe Khô
SV
xã Hòa Bình
H. Hoành Bồ
21° 07' 50"
107° 10' 59"
F-48-71-C-b
núi Man
SV
xã Hòa Bình
H. Hoành Bồ
21° 06' 49"
107° 09' 33"
F-48-71-C-d
suối Ngọn Mo
TV
xã Hòa Bình
H. Hoành Bồ
21° 07' 18"
107° 10' 18"
21° 05' 26"
107° 11' 53"
F-48-71-C-d
khe Sâu
TV
xã Hòa Bình
H. Hoành Bồ
21° 08' 19"
107° 09' 04"
21° 07' 18"
107° 10' 18"
F-48-71-C-b,
F-48-71-C-d
núi Thác Cát
SV
xã Hòa Bình
H. Hoành Bồ
21° 03' 55"
107° 11' 05"
F-48-71-C-d
suối Thác Cát
TV
xã Hòa Bình
H. Hoành Bồ
21° 03' 56"
107° 12' 21"
21° 02' 54"
107° 12' 20"
F-48-71-C-d
khe Bông
TV
xã Kỳ Thượng
H. Hoành Bồ
21° 09' 16"
107° 08' 38"
21° 11' 43"
107° 07' 03"
F-48-71-C-b
khe Chương
TV
xã Kỳ Thượng
H. Hoành Bồ
21° 14' 11"
107° 07' 15"
21° 14' 08"
107° 06' 40"
F-48-71-C-a
đèo Dài
KX
xã Kỳ Thượng
H. Hoành Bồ
21° 09' 56'
107° 05' 36"
F-48-71-C-a
sông Đoáng
TV
xã Kỳ Thượng
H. Hoành Bồ
21° 13' 24"
107° 06' 56"
21° 14' 16"
107° 06' 35"
F-48-71-C-a
xóm Đồng Cút
DC
xã Kỳ Thượng
H. Hoành Bồ
21° 13' 38"
107° 06' 58"
F-48-71-C-a
xóm Đồng Mát
DC
xã Kỳ Thượng
H. Hoành Bồ
21° 12' 43"
107° 07' 03"
F-48-71-C-a
Khe Bông
DC
xã Kỳ Thượng
H. Hoành Bồ
21° 10' 58"
107° 07' 47"
F-48-71-C-b
thôn Khe Lương
DC
xã Kỳ Thượng
H. Hoành Bồ
21° 11' 44"
107° 07' 00"
F-48-71-C-a
núi Khe Pán
SV
xã Kỳ Thượng
H. Hoành Bồ
21° 12' 07"
107° 05' 51"
F-48-71-C-a
thôn Khe Phương
DC
xã Kỳ Thượng
H. Hoành Bồ
21° 11' 14"
107° 10' 29"
F-48-71-C-b
núi Khe Thê
SV
xã Kỳ Thượng
H. Hoành Bồ
21° 11' 50"
107° 08' 59"
F-48-71-C-b
thôn Khe Tre
DC
xã Kỳ Thượng
H. Hoành Bồ
21° 13' 20"
107° 07' 56"
F-48-71-C-b
suối Kỳ Thượng
TV
xã Kỳ Thượng
H. Hoành Bồ
21° 11' 10"
107° 10' 11"
21° 11' 46"
107° 12' 16"
F-48-71-C-b
khe Lương
TV
xã Kỳ Thượng
H. Hoành Bồ
21° 08' 42"
107° 06' 43"
21° 13' 24"
107° 06' 56"
F-48-71-C-a
khe Phương
TV
xã Kỳ Thượng
H. Hoành Bồ
21° 09' 27"
107° 10' 18"
21° 11' 10"
107° 10' 11"
F-48-71-C-b
khe Tre
TV
xã Kỳ Thượng
H. Hoành Bồ
21° 13' 32"
107° 10' 09"
21° 13' 24"
107° 06' 57"
F-48-71-C-b,
F-48-71-C-a
hồ An Biên
TV
xã Lê Lợi
H. Hoành Bồ
21° 02' 07"
107° 00' 09"
F-48-71-C-c
thôn Bằng Xăm
DC
xã Lê Lợi
H. Hoành Bồ
21° 02' 02"
107° 00' 44"
F-48-71-C-c
xóm Chùa
DC
xã Lê Lợi
H. Hoành Bồ
21° 01' 44"
107° 00' 55"
F-48-71-C-c
thôn Đè E
DC
xã Lê Lợi
H. Hoành Bồ
21° 01' 57"
107° 02' 35"
F-48-71-C-c
xóm Đồi Mom
DC
xã Lê Lợi
H. Hoành Bồ
21° 01' 23"
107° 01' 33"
F-48-71-C-c
xóm Giữa
DC
xã Lê Lợi
H. Hoành Bồ
21° 01' 15"
107° 00' 41"
F-48-71-C-c
sông Mằn
TV
xã Lê Lợi
H. Hoành Bồ
21° 02' 37"
107° 03' 30"
20° 59' 43"
107° 02' 53"
F-48-71-C-c,
F-48-83-A-a
xóm Mũ
DC
xã Lê Lợi
H. Hoành Bồ
21° 00' 53"
107° 00' 44"
F-48-71-C-c
xóm Mụa
DC
xã Lê Lợi
H. Hoành Bồ
21° 01' 21"
107° 00' 07"
F-48-71-C-c
núi Nương Chén
SV
xã Lê Lợi
H. Hoành Bồ
21° 02' 46"
107° 03' 18"
F-48-71-C-c
thôn Tân Tiến
DC
xã Lê Lợi
H. Hoành Bồ
21° 01' 31"
107° 01' 01"
F-48-71-C-c
sông Trới
TV
xã Lê Lợi
H. Hoành Bồ
21° 00' 47"
106° 59' 50"
20° 59' 32"
107° 01' 32"
F-48-83-A-a,
F-48-70-D-d
Nhà máy Vigracera Hoành Bồ
KX
xã Lê Lợi
H. Hoành Bồ
21° 02' 24"
107° 00' 43"
F-48-71-C-c
thôn Yên Mỹ
DC
xã Lê Lợi
H. Hoành Bồ
21° 02' 28"
107° 01' 00"
F-48-71-C-c
quốc lộ 279
KX
xã Quảng La
H. Hoành Bồ
21° 06' 00"
106° 52' 18"
21° 05' 13"
106° 54' 42"
F-48-70-D-c
xóm Bồ Bồ
DC
xã Quảng La
H. Hoành Bồ
21° 04' 53"
106° 53' 31"
F-48-70-D-d
xóm Cảnh Tay
DC
xã Quảng La
H. Hoành Bồ
21° 05' 09"
106° 53' 40"
F-48-70-D-d
xóm Đầu Làng
DC
xã Quảng La
H. Hoành Bồ
21° 05' 23"
106° 52' 59"
F-48-70-D-d
xóm Điều Mực
DC
xã Quảng La
H. Hoành Bồ
21° 04' 37"
106° 52' 10"
F-48-70-D-c
sông Đồn
TV
xã Quảng La
H. Hoành Bồ
21° 05' 59"
106° 52' 16"
21° 04' 19"
106° 52' 28"
F-48-70-D-c
xóm Đồng Cóc
DC
xã Quảng La
H. Hoành Bồ
21° 05' 03"
106° 54' 17"
F-48-70-D-d
xóm Đồng Muối
DC
xã Quảng La
H. Hoành Bồ
21° 05' 30"
106° 53' 48"
F-48-70-D-d
khe Hon
TV
xã Quảng La
H. Hoành Bồ
21° 06' 02"
106° 54' 30"
21° 04' 55"
106° 54' 36"
F-48-70-D-d
suối Khe Cái
TV
xã Quảng La
H. Hoành Bồ
21° 06' 10"
106° 53' 43"
21° 05' 25"
106° 53' 41"
F-48-70-D-d
cầu Sông Đồn
KX
xã Quảng La
H. Hoành Bồ
21° 05' 31"
106° 52' 12"
F-48-70-D-c
xóm Thác Khau
DC
xã Quảng La
H. Hoành Bồ
21° 05' 44"
106° 52' 35"
F-48-70-D-d
xóm Tổng Hợp
DC
xã Quảng La
H. Hoành Bồ
21° 05' 13"
106° 54' 06"
F-48-70-D-d
hồ Yên Lập
TV
xã Quảng La
H. Hoành Bồ
21° 02' 33"
106° 53' 13"
F-48-70-D-d
quốc lộ 279
KX
xã Sơn Dương
H. Hoành Bồ
21° 04' 35"
106° 55' 54"
21° 02' 27'
106° 58' 20"
F-48-70-D-d
đường tỉnh 326
KX
xã Sơn Dương
H. Hoành Bồ
21° 03' 18'
106° 00' 02"
21° 03' 14"
107° 02' 45"
F-48-71-C-c,
F-48-70-D-d
suối Cài
TV
xã Sơn Dương
H. Hoành Bồ
21° 04' 56"
106° 57' 37"
21° 02' 50"
106° 57' 11"
F-48-70-D-d
khe Can
TV
xã Sơn Dương
H. Hoành Bồ
21° 04' 21"
107° 01' 59"
21° 03' 53"
107° 02' 57"
F-48-71-C-c
thôn Cây Thị
DC
xã Sơn Dương
H. Hoành Bồ
21° 03' 53"
106° 58' 43"
F-48-70-D-d
núi Chùa Lôi
SV
xã Sơn Dương
H. Hoành Bồ
21° 01' 01"
107° 55' 20"
F-48-70-D-d
suối Danh
TV
xã Sơn Dương
H. Hoành Bồ
21° 03' 36"
107° 00' 14"
21° 03' 18"
106° 59' 57"
F-48-71-C-c,
F-48-70-D-d
suối Đầu Cầu
TV
xã Sơn Dương
H. Hoành Bồ
21° 04' 35"
106° 56' 02"
21° 04' 07"
106° 57' 03"
F-48-70-D-d
núi Đèo Rũ
SV
xã Sơn Dương
H. Hoành Bồ
21° 05' 16"
107° 01' 31"
F-48-71-C-c
đèo Đọc
KX
xã Sơn Dương
H. Hoành Bồ
21° 04' 44"
106° 58' 13"
F-48-70-D-d
núi Đồng Mối
SV
xã Sơn Dương
H. Hoành Bồ
21° 05' 01"
107° 59' 00"
F-48-70-D-d
xóm Đồng Bé
DC
xã Sơn Dương
H. Hoành Bồ
21° 04' 26"
106° 56' 06"
F-48-70-D-d
thôn Đồng Bé
DC
xã Sơn Dương
H. Hoành Bồ
21° 04' 01"
107° 00' 16"
F-48-71-C-c
thôn Đồng Đặng
DC
xã Sơn Dương
H. Hoành Bồ
21° 04' 26"
106° 56' 49"
F-48-70-D-d
thôn Đồng Giang
DC
xã Sơn Dương
H. Hoành Bồ
21° 04' 23"
106° 57' 27"
F-48-70-D-d
thôn Đồng Giữa
DC
xã Sơn Dương
H. Hoành Bồ
21° 02' 49"
106° 56' 51"
F-48-70-D-d
thôn Đồng Ho
DC
xã Sơn Dương
H. Hoành Bồ
21° 02' 37"
106° 57' 42"
F-48-70-D-d
núi Đống Lủi
SV
xã Sơn Dương
H. Hoành Bồ
21° 04' 09"
107° 01' 30"
F-48-71-C-c
xóm Đồng Má
DC
xã Sơn Dương
H. Hoành Bồ
21° 03' 48"
106° 59' 48"
F-48-70-D-d
thôn Đồng Vang
DC
xã Sơn Dương
H. Hoành Bồ
21° 03' 47"
107° 00' 37"
F-48-71-C-c
khe Đồng Xóm
TV
xã Sơn Dương
H. Hoành Bồ
21° 03' 02"
106° 55' 52"
21° 02' 50"
106° 56' 31"
F-48-70-D-d
thôn Hà Lùng
DC
xã Sơn Dương
H. Hoành Bồ
21° 03' 34"
107° 01' 12"
F-48-71-C-c
núi Khe Thùn
SV
xã Sơn Dương
H. Hoành Bồ
21° 04' 51"
107° 02' 24"
F-48-71-C-c
núi Mái Gia
SV
xã Sơn Dương
H. Hoành Bồ
21° 05' 13"
107° 00' 36"
F-48-71-C-c
thôn Mỏ Đông
DC
xã Sơn Dương
H. Hoành Bồ
21° 04' 09"
106° 58' 21"
F-48-70-D-d
hồ Trại Cau
TV
xã Sơn Dương
H. Hoành Bồ
21° 04' 12"
106° 59' 01"
F-48-70-D-d
thôn Trại Me
DC
xã Sơn Dương
H. Hoành Bồ
21° 03' 30"
107° 02' 09"
F-48-71-C-c
núi Trò San
SV
xã Sơn Dương
H. Hoành Bồ
21° 03' 14"
107° 00' 31"
F-48-71-C-c
thôn Vườn Cau
DC
xã Sơn Dương
H. Hoành Bồ
21° 04' 10"
106° 59' 12"
F-48-70-D-d
thôn Vườn Rậm
DC
xã Sơn Dương
H. Hoành Bồ
21° 03' 56"
106° 59' 29"
F-48-70-D-d
thôn 4
DC
xã Thống Nhất
H. Hoành Bồ
21° 02' 12"
107° 07' 57"
F-48-71-C-d
đường tỉnh 326
KX
xã Thống Nhất
H. Hoành Bồ
21° 03' 13"
107° 02' 45"
21° 03' 03"
107° 08' 11"
F-48-71-C-c,
F-48-71-C-d
núi Áng Quan
SV
xã Thống Nhất
H. Hoành Bồ
21° 03' 50"
107° 04' 59"
F-48-71-C-c
xóm Ba Sào
DC
xã Thống Nhất
H. Hoành Bồ
21° 03' 16"
107° 03' 59"
F-48-71-C-c
sông Bang
TV
xã Thống Nhất
H. Hoành Bồ
20° 59' 42"
107° 02' 53"
20° 58' 44"
107° 03' 37"
F-48-83-A-a
thôn Chân Đèo
DC
xã Thống Nhất
H. Hoành Bồ
21° 01' 51"
107° 06' 41"
F-48-71-C-c
thôn Chợ
DC
xã Thống Nhất
H. Hoành Bồ
21° 01' 35"
107° 06' 07"
F-48-71-C-c
sông Diễn Vọng
TV
xã Thống Nhất
H. Hoành Bồ
21° 01' 49"
107° 08' 32"
20° 59' 05"
107° 04' 10"
F-48-71-C-d
hà Dộc Cả
TV
xã Thống Nhất
H. Hoành Bồ
21° 02' 03"
107° 03' 55"
F-48-71-C-c
thôn Đá Trắng
DC
xã Thống Nhất
H. Hoành Bồ
21° 03' 16"
107° 03' 39"
F-48-71-C-c
núi Đá Trắng
SV
xã Thống Nhất
H. Hoành Bồ
21° 03' 41"
107° 03' 41"
F-48-71-C-c
thôn Đất Đỏ
DC
xã Thống Nhất
H. Hoành Bồ
21° 01' 56"
107° 05' 26"
F-48-71-C-c
thôn Đình
DC
xã Thống Nhất
H. Hoành Bồ
21° 02' 10"
107° 04' 53"
F-48-71-C-c
thôn Đồng Cao
DC
xã Thống Nhất
H. Hoành Bồ
21° 02' 51"
107° 05' 39"
F-48-71-C-c
xóm Đồng Tranh
DC
xã Thống Nhất
H. Hoành Bồ
21° 03' 34"
107° 04' 01"
F-48-71-C-c
thôn Đồng Vải
DC
xã Thống Nhất
H. Hoành Bồ
21° 03' 20"
107° 06' 41"
F-48-71-C-c
núi Đồng Vải
SV
xã Thống Nhất
H. Hoành Bồ
21° 03' 17"
107° 06' 23"
F-48-71-C-c
suối Đồng Vải
TV
xã Thống Nhất
H. Hoành Bồ
21° 04' 09"
107° 06' 49"
21° 01' 46"
107° 06' 16"
F-48-71-C-c
trại giam Đồng Vải
KX
xã Thống Nhất
H. Hoành Bồ
21° 04' 06"
107° 06' 52"
F-48-71-C-c
thôn Khe Khoai
DC
xã Thống Nhất
H. Hoành Bồ
21° 03' 12"
107° 04' 32"
F-48-71-C-c
thôn Làng
DC
xã Thống Nhất
H. Hoành Bồ
21° 02' 09"
107° 05' 56"
F-48-71-C-c
thôn Lưỡng Kỳ
DC
xã Thống Nhất
H. Hoành Bồ
21° 04' 10"
107° 04' 15"
F-48-71-C-c
suối Mằn
TV
xã Thống Nhất
H. Hoành Bồ
21° 04' 29"
107° 04' 11"
21° 03' 00"
107° 03' 30"
F-48-71-C-c
sông Mằn
TV
xã Thống Nhất
H. Hoành Bồ
21° 02' 53"
107° 03' 33"
20° 59' 57"
107° 02' 51"
F-48-71-C-c
xóm Mũ
DC
xã Thống Nhất
H. Hoành Bồ
21° 01' 32"
107° 05' 47"
F-48-71-C-c
thôn Xích Thổ
DC
xã Thống Nhất
H. Hoành Bồ
21° 01' 02"
107° 04' 16"
F-48-71-C-c
đường tỉnh 326
KX
xã Vũ Oai
H. Hoành Bồ
21° 03' 03"
107° 08' 11"
21° 03' 02"
107° 09' 45"
F-48-71-C-d
thôn Bãi Cát
DC
xã Vũ Oai
H. Hoành Bồ
21° 03' 50"
107° 08' 52"
F-48-71-C-d
sông Diễn Vọng
TV
xã Vũ Oai
H. Hoành Bồ
21° 01' 54"
107° 11' 13"
21° 01' 49"
107° 08' 32"
F-48-71-C-d
xóm Đồng Cả
DC
xã Vũ Oai
H. Hoành Bồ
21° 03' 31"
107° 08' 56"
F-48-71-C-d
thôn Đồng Cháy
DC
xã Vũ Oai
H. Hoành Bồ
21° 04' 10"
107° 08' 14"
F-48-71-C-d
thôn Đồng Chùa
DC
xã Vũ Oai
H. Hoành Bồ
21° 04' 19"
107° 08' 41"
F-48-71-C-d
suối Đồng Lá
TV
xã Vũ Oai
H. Hoành Bồ
21° 02' 32"
107° 10' 30"
21° 01' 58"
107° 10' 17"
F-48-71-C-d
thôn Đồng Mơ
DC
xã Vũ Oai
H. Hoành Bồ
21° 03' 01"
107° 09' 33"
F-48-71-C-d
núi Đồng Mơ
SV
xã Vũ Oai
H. Hoành Bồ
21° 03' 15"
107° 09' 07"
F-48-71-C-d
thôn Đồng Rùa
DC
xã Vũ Oai
H. Hoành Bồ
21° 02' 28"
107° 08' 59"
F-48-71-C-d
thôn Lán Dè
DC
xã Vũ Oai
H. Hoành Bồ
21° 03' 07"
107° 08' 54"
F-48-71-C-d
núi Thiên Sơn
SV
xã Vũ Oai
H. Hoành Bồ
21° 07' 49"
107° 09' 10"
F-48-71-C-b
suối Vũ Oai
TV
xã Vũ Oai
H. Hoành Bồ
21° 07' 22"
107° 07' 46"
21° 02' 01"
107° 08' 57"
F-48-71-C-d
khu phố Đông Tiến 1
DC
TT. Tiên Yên
H. Tiên Yên
21° 19' 51"
107° 24' 18"
F-48-71-B-d
khu phố Đông Tiến 2
DC
TT. Tiên Yên
H. Tiên Yên
21° 20' 04"
107° 24' 19"
F-48-71-B-d
khu phố Long Thành
DC
TT. Tiên Yên
H. Tiên Yên
21° 20' 02"
107° 23' 24"
F-48-71-B-d
khu phố Long Tiên
DC
TT. Tiên Yên
H. Tiên Yên
21° 19' 50"
107° 23' 20"
F-48-71-B-d
sông Phố Cũ
TV
TT. Tiên Yên
H. Tiên Yên
21° 20' 25"
107° 22' 35"
21° 20' 16"
107° 23' 06"
F-48-71-B-d
sông Tiên Yên
TV
TT. Tiên Yên
H. Tiên Yên
21° 20' 16"
107° 23' 06"
21° 19' 32"
107° 23' 40"
F-48-71-B-d
thôn Khe Léng
DC
xã Đại Dực
H. Tiên Yên
21° 25' 39"
107° 25' 53"
F-48-71-B-b
thôn Khe Lục
DC
xã Đại Dực
H. Tiên Yên
21° 25' 08"
107° 26' 58"
F-48-71-B-b
suối Khe Lục
TV
xã Đại Dực
H. Tiên Yên
21° 26' 31"
107° 27' 26"
21° 24' 43"
107° 26' 50"
F-48-71-B-b
thôn Khe Ngàn
DC
xã Đại Dực
H. Tiên Yên
21° 24' 48"
107° 28' 04'
F-48-71-B-b
suối Khe Ngàn
TV
xã Đại Dực
H. Tiên Yên
21° 24' 44"
107° 28' 22"
21° 23' 48"
107° 27' 29"
F-48-71-B-b
thôn Khe Quang
DC
xã Đại Dực
H. Tiên Yên
21° 24' 37"
107° 26' 24"
F-48-71-B-b
suối Khe Quang
TV
xã Đại Dực
H. Tiên Yên
21° 24' 32"
107° 26' 06"
21° 24' 53"
107° 26' 31"
F-48-71-B-b
thôn Phài Giác
DC
xã Đại Dực
H. Tiên Yên
21° 24' 10"
107° 26' 59"
F-48-71-B-b
núi Thông Châu
SV
xã Đại Dực
H. Tiên Yên
21° 26' 51"
107° 27' 29"
F-48-71-B-b
thôn Đoàn Kết
DC
xã Đại Thành
H. Tiên Yên
thôn Khe Lặc
DC
xã Đại Thành
H. Tiên Yên
thôn Khe Mươi
DC
xã Đại Thành
H. Tiên Yên
21° 26' 37"
107° 24' 03"
F-48-71-B-b
khe Lặc
TV
xã Đại Thành
H. Tiên Yên
21° 27' 12"
107° 25' 45"
21° 27' 51"
107° 23' 25"
F-48-71-B-b
thôn Nà Cam
DC
xã Đại Thành
H. Tiên Yên
21° 27' 26"
107° 25' 42"
F-48-71-B-b
quốc lộ 4B
KX
xã Điền Xá
H. Tiên Yên
21° 23' 49"
107° 15' 38"
21° 21' 57"
107° 19' 14"
F-48-71-B-a,
F-48-71-B-c
thôn Bản Tát
DC
xã Điền Xá
H. Tiên Yên
21° 23' 20"
107° 16' 36"
F-48-71-B-a
núi Cao Sam Sao
SV
xã Điền Xá
H. Tiên Yên
21° 21' 16"
107° 15' 41"
F-48-71-B-c
khe Chầy
TV
xã Điền Xá
H. Tiên Yên
21° 22' 27"
107° 15' 25"
21° 23' 27"
107° 16' 14"
F-48-71-B-a
núi Điền Xá
SV
xã Điền Xá
H. Tiên Yên
21° 20' 35"
107° 17' 36"
F-48-71-B-c
khau Hác
SV
xã Điền Xá
H. Tiên Yên
21° 23' 34"
107° 18' 40"
F-48-71-B-a
cầu Khe Cấu
KX
xã Điền Xá
H. Tiên Yên
21° 23' 25"
107° 16' 14"
F-48-71-B-a
thôn Khe Cầu
DC
xã Điền Xá
H. Tiên Yên
21° 23' 33"
107° 16' 00"
F-48-71-B-a
xóm Khe Giao
DC
xã Điền Xá
H. Tiên Yên
21° 22' 36"
107° 18' 29"
F-48-71-B-a
thôn Khe Vàng
DC
xã Điền Xá
H. Tiên Yên
21° 22' 30"
107° 17' 12"
F-48-71-B-c
thôn Nà Buống
DC
xã Điền Xá
H. Tiên Yên
21° 22' 05"
107° 18' 45"
F-48-71-B-c
thôn Nà Chù
DC
xã Điền Xá
H. Tiên Yên
21° 22' 57"
107° 17' 27"
F-48-71-B-a
thôn Pắc Phai
DC
xã Điền Xá
H. Tiên Yên
21° 22' 18"
107° 18' 13"
F-48-71-B-a
cầu Pắc Phai
KX
xã Điền Xá
H. Tiên Yên
21° 22' 21"
107° 18' 14"
F-48-71-B-c
khe Tát
TV
xã Điền Xá
H. Tiên Yên
21° 22' 12"
107° 16' 08"
21° 23' 27"
107° 16' 14"
F-48-71-B-a
thôn Tiên Hải
DC
xã Điền Xá
H. Tiên Yên
21° 23' 08"
107° 19' 13"
F-48-71-B-a
khe Vàng
TV
xã Điền Xá
H. Tiên Yên
21° 20' 56"
107° 16' 31"
21° 22' 27"
107° 18' 06"
F-48-71-B-c
cái Ruộng (sông Chùa Sâu)
TV
xã Đông Hải
H. Tiên Yên
21° 18' 39"
107° 32' 45"
21° 17' 13"
107° 33' 33"
F-48-72-A-c
quốc lộ 18A
KX
xã Đông Hải
H. Tiên Yên
21° 20' 35"
107° 31' 23"
21° 20' 12"
107° 29' 20"
F-48-71-B-d,
F-48-72-A-c
suối Ao Lang
TV
xã Đông Hải
H. Tiên Yên
21° 19' 49"
107° 29' 36"
21° 18' 03"
107° 30' 46"
F-48-71-B-d
thôn Cái Khánh
DC
xã Đông Hải
H. Tiên Yên
21° 18' 33"
107° 29' 51"
F-48-71-B-d
sông Cái Mắm
TV
xã Đông Hải
H. Tiên Yên
21° 17' 27"
107° 29' 36"
21°17' 40"
107° 30' 48"
F-48-72-A-c
lạch Chi Lăng
TV
xã Đông Hải
H. Tiên Yên
21° 17' 40"
107° 30' 48"
21° 17' 03"
107° 33' 34"
F-48-72-A-c
sông Chùa Sâu
TV
xã Đông Hải
H. Tiên Yên
21° 20' 04"
107° 31' 58"
21° 18' 39"
107° 32' 45"
F-48-72-A-c
cầu Đôi
KX
xã Đông Hải
H. Tiên Yên
21° 20' 19"
107° 31' 04"
F-48-72-A-c
sông Hà Thanh
TV
xã Đông Hải
H. Tiên Yên
21° 22' 05"
107° 29' 03"
21° 18' 26"
107° 32' 49"
F-48-71-B-d
cầu Hà Tràng
KX
xã Đông Hải
H. Tiên Yên
21° 20' 14"
107° 30' 19"
F-48-72-A-c
thôn Hà Tràng Đông
DC
xã Đông Hải
H. Tiên Yên
21° 20' 08"
107° 31' 07"
F-48-72-A-c
thôn Hà Tràng Tây
DC
xã Đông Hải
H. Tiên Yên
21° 19' 57"
107° 30' 41"
F-48-72-A-c
thôn Hội Phố
DC
xã Đông Hải
H. Tiên Yên
21° 19' 16"
107° 30' 05"
F-48-72-A-c
thôn Làng Đài
DC
xã Đông Hải
H. Tiên Yên
21° 20' 16"
107° 29' 37"
F-48-71-B-d
thôn Làng Nhội
DC
xã Đông Hải
H. Tiên Yên
21° 19' 57"
107° 29' 35"
F-48-71-B-d
thôn Nà Bấc
DC
xã Đông Hải
H. Tiên Yên
21° 20' 32"
107° 29' 45"
F-48-71-B-d
thôn Phương Nam
DC
xã Đông Hải
H. Tiên Yên
21° 19' 03"
107° 29' 11"
F-48-71-B-d
thôn Tài Noong
DC
xã Đông Hải
H. Tiên Yên
21° 21' 45"
107° 29' 27"
F-48-71-B-d
cái Vũng Chùa
TV
xã Đông Hải
H. Tiên Yên
21° 18' 06"
107° 29' 04"
21° 17' 27"
107° 29' 36"
F-48-71-B-d
quốc lộ18A
KX
xã Đông Ngũ
H. Tiên Yến
21° 20' 12"
107° 29' 20"
21° 20' 00"
107° 26' 18"
F-48-71-B-d
thôn Bình Sơn
DC
xã Đông Ngũ
H. Tiên Yên
21° 23' 21"
107° 28' 09"
F-48-71-B-b
sông Cầu Cao
TV
xã Đông Ngũ
H. Tiên Yên
21° 20' 59"
107° 26' 32"
21° 19' 56"
107° 28' 22"
F-48-71-B-d
cầu Đá 2
KX
xã Đông Ngũ
H. Tiên Yên
21° 20' 00"
107° 26' 18"
F-48-71-B-d
thôn Đầm Dẻ
DC
xã Đông Ngũ
H. Tiên Yên
21° 19' 36"
107° 28' 01"
F-48-71-B-d
thôn Đồng Đạm
DC
xã Đông Ngũ
H. Tiên Yên
21° 20' 49"
107° 28' 38"
F-48-71-B-d
thôn Đồng Danh
DC
xã Đông Ngũ
H. Tiên Yên
21° 23' 28"
107° 27' 42"
F-48-71-B-b
thôn Đông Hồng
DC
xã Đông Ngũ
H. Tiên Yên
21° 22' 21"
107° 27' 10"
F-48-71-B-d
thôn Đồng Mộc
DC
xã Đông Ngũ
H. Tiên Yên
21° 20' 41"
107° 27' 02"
F-48-71-B-d
thôn Đông Ngũ
DC
xã Đông Ngũ
H. Tiên Yên
21° 20' 15"
107° 28' 52"
F-48-71-B-d
thôn Đông Ngũ Hoa
DC
xã Đông Ngũ
H. Tiên Yên
21° 20' 35"
107° 27' 58"
F-48-71-B-d
thôn Đông Ngũ Kinh
DC
xã Đông Ngũ
H. Tiên Yên
21° 19' 35"
107° 29' 10"
F-48-71-B-d
núi Giành Quéo
SV
xã Đông Ngũ
H. Tiên Yên
21° 17' 42"
107° 28' 59"
F-48-71-B-d
sông Hà Giàn
TV
xã Đông Ngũ
H. Tiên Yên
21° 19' 56"
107° 28' 22"
21° 18' 40"
107° 27' 45"
F-48-71-B-d
cái Hà Giàn
TV
xã Đông Ngũ
H. Tiên Yên
21° 17' 38"
107° 28' 18"
21° 17' 13"
107° 29' 15"
F-48-71-B-d
cầu Hà Giàn
KX
xã Đông Ngũ
H. Tiên Yên
21° 20' 28"
107° 27' 47'
F-48-71-B-d
sông Hà Thanh
TV
xã Đông Ngũ
H. Tiên Yên
21° 23' 48"
107° 27' 48'
21° 20' 33"
107° 29' 30"
F-48-71-B-b,
F-48-71-B-d
thôn Nà Sàm
DC
xã Đông Ngũ
H. Tiên Yên
21° 21' 57"
107° 26' 34"
F-48-71-B-d
khe Nhủi
TV
xã Đông Ngũ
H. Tiên Yên
21° 22' 48"
107° 26' 37"
21° 20' 48"
107° 26' 56"
F-48-71-B-b,
F-48-71-B-d
thôn Phương Đông
DC
xã Đông Ngũ
H. Tiên Yên
21° 20' 00"
107° 27' 05"
F-48-71-B-d
thôn Quế Sơn
DC
xã Đông Ngũ
H. Tiên Yên
21° 22' 10"
107° 25' 30"
F-48-71-B-d
thôn Sán Xế Đông
DC
xã Đông Ngũ
H. Tiên Yên
21° 23' 04"
107° 28' 14"
F-48-71-B-b
thôn Sán Xế Nam
DC
xã Đông Ngũ
H. Tiên Yên
21° 19' 01"
107° 28' 36"
F-48-71-B-d
núi Tác Mả
SV
xã Đông Ngũ
H. Tiên Yên
21° 18' 36"
107° 29' 02"
F-48-71-B-d
khe Táu
TV
xã Đông Ngũ
H. Tiên Yên
21° 22' 35"
107° 27' 08"
21° 22' 12"
107° 27' 53"
F-48-71-B-b,
F-48-71-B-d
núi Ba Thoi
SV
xã Đồng Rui
H. Tiên Yên
21° 11' 38"
107° 22' 10"
F-48-71-D-a
núi Cái Thoi
SV
xã Đồng Rui
H. Tiên Yên
21° 15' 24"
107° 24' 35"
F-48-71-B-d
thôn Hạ
DC
xã Đồng Rui
H. Tiên Yên
21° 13' 36"
107° 23' 18"
F-48-71-D-b
mũi Lòng Vàng
TV
xã Đồng Rui
H. Tiên Yên
21° 15' 47"
107° 25' 54"
F-48-71-B-d
đồi Soi Lài
SV
xã Đồng Rui
H. Tiên Yên
21° 14' 34"
107° 23' 13"
F-48-71-D-b
thôn Thượng
DC
xã Đồng Rui
H. Tiên Yên
21° 12' 26"
107° 22' 41"
F-48-71-D-b
núi Tổ Quạ
SV
xã Đồng Rui
H. Tiên Yên
21° 12' 40"
107° 25' 01"
F-48-71-D-b
thôn Trung
DC
xã Đồng Rui
H. Tiên Yên
21° 13' 00"
107° 22' 50"
F-48-71-D-b
sông Voi Bé
TV
xã Đồng Rui
H. Tiên Yên
21° 13' 24"
107° 22' 09"
21° 14' 46"
107° 22' 50"
F-48-71-D-b
sông Voi Lớn
TV
xã Đồng Rui
H. Tiên Yên
21° 13' 24"
107° 22' 09"
21° 13' 29"
107° 26' 28"
F-48-71-D-a
bản Bắc Buông
DC
xã Hà Lâu
H. Tiên Yên
21° 25' 31"
107° 19' 15"
F-48-71-B-a
bản Bắc Lù
DC
xã Hà Lâu
H. Tiên Yên
21° 25' 56"
107° 17' 58"
F-48-71-B-a
bản Buông
DC
xã Hà Lâu
H. Tiên Yên
21° 28' 55"
107° 19' 36"
F-48-71-B-a
khe Buông
TV
xã Hà Lâu
H. Tiên Yên
21° 30' 14"
107° 18' 28"
21° 25' 32"
107° 19' 09"
F-48-71-B-a
bản Co Mười
DC
xã Hà Lâu
H. Tiên Yên
21° 25' 30"
107° 17' 00"
F-48-71-B-a
bản Danh
DC
xã Hà Lâu
H. Tiên Yên
21° 28' 38"
107° 16' 30"
F-48-71-B-a
khe Đanh
TV
xã Hà Lâu
H. Tiên Yên
21° 32' 31"
107° 12' 19"
21° 31' 05"
107° 14' 54"
F-48-59-C-d
núi Khâu Cải
SV
xã Hà Lâu
H. Tiên Yên
21° 32' 57"
107° 15' 11"
F-48-59-D
núi Khâu Con
SV
xã Hà Lâu
H. Tiên Yên
21° 24' 14"
107° 15' 30"
F-48-71-B-a
núi Khe Đanh
SV
xã Hà Lâu
H. Tiên Yên
21° 33' 11"
107° 12' 54"
F-48-59-C-d
bản Khe Lệ
DC
xã Hà Lâu
H. Tiên Yên
21° 27' 28"
107° 16' 07"
F-48-71-B-a
bản Khe Liềng
DC
xã Hà Lâu
H. Tiên Yên
21° 25' 57"
107° 15' 59"
F-48-71-B-a
núi Khe Lù
SV
xã Hà Lâu
H. Tiên Yên
21° 30' 02"
107° 17' 42"
F-48-59-D
bản Khe Ngà
DC
xã Hà Lâu
H. Tiên Yên
21° 25' 00"
107° 18' 48"
F-48-71-B-a
bản Khe Tao
DC
xã Hà Lâu
H. Tiên Yên
21° 27' 48"
107° 17' 12"
F-48-71-B-a
núi Khe Trung
SV
xã Hà Lâu
H. Tiên Yên
21° 26' 54"
107° 19' 44"
F-48-71-B-a
khe Liềng
TV
xã Hà Lâu
H. Tiên Yên
21° 28' 26"
107° 14' 49"
21° 25' 25"
107° 16' 48"
F-48-71-B-a
núi Mào Tan
SV
xã Hà Lâu
H. Tiên Yên
21° 27' 04"
107° 15' 49"
F-48-71-B-a
núi Mào Vai
SV
xã Hà Lâu
H. Tiên Yên
21° 28' 08"
107° 14' 25"
F-48-71-A-b
khe Mìn
TV
xã Hà Lâu
H. Tiên Yên
21° 29' 59"
107° 16' 00"
21° 26' 07"
107° 17' 41"
F-48-71-B-a
bản Nà Chang
DC
xã Hà Lâu
H. Tiên Yên
21° 25' 49"
107° 18' 08"
F-48-71-B-a
bản Nà Hắc
DC
xã Hà Lâu
H. Tiên Yên
21° 31' 42"
107° 15' 22"
F-48-59-D
suối Nà Hắc
TV
xã Hà Lâu
H. Tiên Yên
21° 33' 01"
107° 15' 33"
21° 31' 20"
107° 15' 19"
F-48-59-D
bản Nà Tứ
DC
xã Hà Lâu
H. Tiên Yên
21° 24' 41"
107° 15' 41"
F-48-71-B-a
bản Nặm Mìn
DC
xã Hà Lâu
H. Tiên Yên
21° 27' 16"
107° 17' 50"
F-48-71-B-a
khe Ngà (Tân Lập)
TV
xã Hà Lâu
H. Tiên Yên
21° 24' 39"
107° 18' 07"
21° 25' 26"
107° 18' 47"
F-48-71-B-a
núi Ngạn Chi
SV
xã Hà Lâu
H. Tiên Yên
21° 31' 00"
107° 18' 01"
F-48-59-D
bản Phai
DC
xã Hà Lâu
H. Tiên Yên
21° 24' 52"
107° 16' 45"
F-48-71-B-a
sông Phố Cũ
TV
xã Hà Lâu
H. Tiên Yên
21° 24' 39"
107° 15' 18"
21° 23' 47"
107° 19' 29"
F-48-71-B-a
khe Phung
TV
xã Hà Lâu
H. Tiên Yên
21° 24' 03"
107° 17' 15"
21° 25' 42"
107° 18' 10"
F-48-71-B-a
bản Pò Mảy
DC
xã Hà Lâu
H. Tiên Yên
21° 25' 25"
107° 18' 44"
F-48-71-B-a
quốc lộ 18A
KX
xã Hải Lạng
H. Tiên Yên
21° 20' 06"
107° 22' 15"
21° 13' 21"
107° 21' 51"
F-48-71-B-c
đầm Cái Đản
TV
xã Hải Lạng
H. Tiên Yên
21° 17' 57"
107° 23' 40"
F-48-71-B-d
suối Cái Giá
TV
xã Hải Lạng
H. Tiên Yên
21° 15' 37"
107° 20' 44"
21° 13' 19"
107° 21' 29"
F-48-71-D-a,
F-48-71-B-c
đèo Cái Kỳ
SV
xã Hải Lạng
H. Tiên Yên
21° 18' 07"
107° 20' 27"
F-48-71-B-c
đồi Chè
SV
xã Hải Lạng
H. Tiên Yên
21° 17' 11"
107° 22' 38"
F-48-71-B-d
thôn Đồi Mây
DC
xã Hải Lạng
H. Tiên Yên
21° 17' 27"
107° 21' 53"
F-48-71-B-c
đầm Hà Dong
TV
xã Hải Lạng
H. Tiên Yên
21° 18' 00"
107° 22' 06"
F-48-71-B-c
vụng Hà Dong
TV
xã Hải Lạng
H. Tiên Yên
21° 15' 48"
107° 25' 08"
F-48-71-B-d
cầu Hà Dong 1
KX
xã Hải Lạng
H. Tiên Yên
21° 18' 52"
107° 21' 05"
F-48-71-B-c
cầu Hà Dong 2
KX
xã Hải Lạng
H. Tiên Yên
21° 19' 30"
107° 21' 34"
F-48-71-B-c
thôn Hà Dong Bắc
DC
xã Hải Lạng
H. Tiên Yên
21° 19' 27"
107° 21' 11"
F-48-71-B-c
thôn Hà Dong Nam
DC
xã Hải Lạng
H. Tiên Yên
21° 19' 09"
107° 21' 30"
F-48-71-B-c
thôn Hà Thụ
DC
xã Hảl Lạng
H. Tiên Yên
21° 16' 35"
107° 21' 24"
F-48-71-B-c
đầm Hà Thụ
TV
xã Hải Lạng
H. Tiên Yên
21° 16' 37"
107° 21' 58"
F-48-71-B-c
Khe Hố
DC
xã Hải Lạng
H. Tiên Yên
21° 19' 09"
107° 19' 40"
F-48-71-B-c
đồi Mây
SV
xã Hải Lạng
H. Tiên Yên
21° 20' 32"
107° 20' 05"
F-48-71-B-c
thôn Thanh Hải
DC
xã Hải Lạng
H. Tiên Yên
21° 19' 05"
107° 22' 34"
F-48-71-B-d
thôn Trường Tiến
DC
xã Hải Lạng
H. Tiên Yên
21° 17' 47"
107° 21' 02"
F-48-71-B-c
thôn Trường Tùng
DC
xã Hải Lạng
H. Tiên Yên
21° 18' 44"
107° 20' 57"
F-48-71-B-c
sông Voi Bé
TV
xã Hải Lạng
H. Tiên Yên
21° 13' 24"
107° 22' 09"
21° 14' 46"
107° 22' 50"
F-48-71-D-a,
F-48-71-D-b
sông Voi Cá
TV
xã Hải Lạng
H. Tiên Yên
21° 14' 46"
107° 22' 50"
21° 15' 48"
107° 24' 48"
F-48-71-B-d,
F-48-71-D-b
quốc lộ 18C
KX
xã Phong Dụ
H. Tiên Yên
21° 26' 21"
107° 22' 21"
21° 21' 38"
107° 23' 11"
F-48-71-B-a,
F-48-71-B-d
thôn Bản Cải
DC
xã Phong Dụ
H. Tiên Yên
21° 23' 25"
107° 22' 10"
F-48-71-B-a
xóm Bản Dò
DC
xã Phong Dụ
H. Tiên Yên
21° 25' 03"
107° 21' 04"
F-48-71-B-a
thôn Cao Lâm
DC
xã Phong Dụ
H. Tiên Yên
21° 23' 18"
107° 21' 23"
F-48-71-B-a
thôn Co Tượi
DC
xã Phong Dụ
H. Tiên Yên
21° 24' 10"
107° 21' 11"
F-48-71-B-a
thôn Đồng Đình
DC
xã Phong Dụ
H. Tiên Yên
21° 22' 56"
107° 22' 20"
F-48-71-B-a
cầu Đồng Và
KX
xã Phong Dụ
H. Tiên Yên
21° 21' 39"
107° 23' 09"
F-48-71-B-d
thôn Đuốc Phẹ
DC
xã Phong Dụ
H. Tiên Yên
21° 25' 43"
107° 22' 41"
F-48-71-B-b
núi Hắc Sán
SV
xã Phong Dụ
H. Tiên Yên
21° 23' 59"
107° 22' 50"
F-48-71-B-b
thôn Hợp Thành
DC
xã Phong Dụ
H. Tiên Yên
21° 24' 27"
107° 22' 01"
F-48-71-B-a
thôn Hua Cầu
DC
xã Phong Dụ
H. Tiên Yên
21° 22' 47"
107° 22' 35"
F-48-71-B-b
thôn Khe San
DC
xã Phong Dụ
H. Tiên Yên
21° 24' 14"
107° 23' 42"
F-48-71-B-b
cầu Khe San
KX
xã Phong Dụ
H. Tiên Yên
21° 22' 59"
107° 22' 30"
F-48-71-B-b
thôn Khe Soong
DC
xã Phong Dụ
H. Tiên Yên
21° 22' 18"
107° 22' 51"
F-48-71-B-d
cầu Khe Soong
KX
xã Phong Dụ
H. Tiên Yên
21° 22' 11"
107° 22' 55"
F-48-71-B-d
thôn Khe Vè
DC
xã Phong Dụ
H. Tiên Yên
21° 25' 01"
107° 22' 49"
F-48-71-B-b
thôn Khe Xóm
DC
xã Phong Dụ
H. Tiên Yên
21° 23' 25"
107° 22' 59"
F-48-71-B-b
thôn Nà Cà
DC
xã Phong Dụ
H. Tiên Yên
21° 25' 40"
107° 22' 17"
F-48-71-B-a
xóm Nà Kiếu
DC
xã Phong Dụ
H. Tiên Yên
21° 25' 19"
107° 21' 29"
F-48-71-B-a
thôn Nà Lìn
DC
xã Phong Dụ
H. Tiên Yên
21° 21' 49"
107° 22' 09"
F-48-71-B-c
thôn Phặc Thạ
DC
xã Phong Dụ
H. Tiên Yên
21° 22' 47"
107° 22' 12"
F-48-71-B-a
thôn Pò Luông
DC
xã Phong Dụ
H. Tiên Yên
21° 23' 57"
107° 21' 52"
F-48-71-B-a
khe San
TV
xã Phong Dụ
H. Tiên Yên
21° 23' 49"
107° 24' 36"
21° 22' 46"
107° 22' 22"
F-48-71-B-b,
F-48-71-B-a
khe Soong
TV
xã Phong Dụ
H. Tiên Yên
21° 22' 54"
107° 23' 53"
21° 22' 03"
107° 22' 42"
F-48-71-B-b,
F-48-71-B-d
xóm Tài Chốc Cáu
DC
xã Phong Dụ
H. Tiên Yên
21° 24' 37"
107° 22' 40"
F-48-71-B-b
thôn Tềnh Pò
DC
xã Phong Dụ
H. Tiên Yên
21° 23' 48"
107° 22' 06"
F-48-71-B-a
sông Tiên Yên
TV
xã Phong Dụ
H. Tiên Yên
21° 27' 07"
107° 21' 44"
21° 21' 45"
107° 23' 20"
F-48-71-B-a,
F-48-71-B-d
thôn Văn Mây
DC
xã Phong Dụ
H. Tiên Yên
21° 25' 46"
107° 23' 12"
F-48-71-B-b
cầu Văn Mây
KX
xã Phong Dụ
H. Tiên Yên
21° 25' 17"
107° 22' 51"
F-48-71-B-b
khe Vè
TV
xã Phong Dụ
H. Tiên Yên
21° 24' 27"
107° 23' 30"
21° 25' 01"
107° 22' 37"
F-48-71-B-b
núi Voòng Tay Lẻng
SV
xã Phong Dụ
H. Tiên Yên
21° 23' 16'
107° 24' 03"
F-48-71-B-b
hồ 1-5
TV
xã Tiên Lãng
H. Tiên Yên
21° 18' 56"
107° 25' 10"
F-48-71-B-d
cái Hè Gian
TV
xã Tiên Lãng
H. Tiên Yên
21° 17' 38"
107° 28' 18"
21° 17' 13"
107° 29' 15"
F-48-71-B-d
quốc lộ 18A
KX
xã Tiên Lãng
H. Tiên Yên
21° 20' 00"
107° 26' 18"
21° 19' 46"
107° 23' 58"
F-48-71-B-d
quốc lộ 4B
KX
xã Tiên Lãng
H. Tiên Yên
21° 19' 14"
107° 23' 56"
21° 17' 06"
107° 26' 58"
F-48-71-B-d
bến đò Bà Hai Tương
KX
xã Tiên Lãng
H. Tiên Yên
21° 18' 49"
107° 24' 50"
F-48-71-B-d
thôn Cái Mắt
DC
xã Tiên Lãng
H. Tiên Yên
21° 18' 06"
107° 24' 50"
F-48-71-B-d
vũng Cầu
TV
xã Tiên Lãng
H. Tiên Yên
21° 17' 16"
107° 26' 50"
F-48-71-B-d
núi Cây Chám
SV
xã Tiên Lãng
H. Tiên Yên
21° 19' 13"
107° 24' 30"
F-48-71-B-d
núi Cây Tâm
SV
xã Tiên Lãng
H. Tiên Yên
21° 18' 23"
107° 24' 27"
F-48-71-B-d
thôn Cống To
DC
xã Tiên Lãng
H. Tiên Yên
21° 19' 02"
107° 26' 22"
F-48-71-B-d
núi Dốc Nam
SV
xã Tiên Lãng
H. Tiên Yên
21° 19' 32'
107° 25' 28"
F-48-71-B-d
cầu Đá 1
KX
xã Tiên Lãng
H. Tiên Yên
21° 19' 45"
107° 25' 53"
F-48-71-B-d
suối Đầm Tàu
TV
xã Tiên Lãng
H. Tiên Yên
21° 20' 45"
107° 26' 12"
21° 17' 38"
107° 28' 18"
F-48-71-B-d
thôn Đồng Châu
DC
xã Tiên Lãng
H. Tiên Yên
21° 19' 05"
107° 24' 58"
F-48-71-B-d
thôn Đồng Mạ
DC
xã Tiên Lãng
H. Tiên Yên
21° 19' 22"
107° 24' 36"
F-48-71-B-d
vụng Hàm Ếch
TV
xã Tiên Lãng
H. Tiên Yên
21° 17' 31"
107° 25' 19"
F-48-71-B-d
núi Khe Co
SV
xã Tiên Lãng
H. Tiên Yên
21° 17' 58"
107° 25' 47"
F-48-71-B-d
núi Khe Lạch Giang
SV
xã Tiên Lãng
H. Tiên Yên
21° 18' 50"
107° 24' 17"
F-48-71-B-d
đầm Muối
TV
xã Tiên Lãng
H. Tiên Yên
21° 19' 08"
107° 25' 21"
F-48-71-B-d
thôn Thác Bưởi 1
DC
xã Tiên Lãng
H. Tiên Yên
21° 19' 41"
107° 24' 03"
F-48-71-B-d
thôn Thác Bưởi 2
DC
xã Tiên Lãng
H. Tiên Yên
21° 19' 32"
107° 24' 58"
F-48-71-B-d
thôn Thủy Cơ
DC
xã Tiên Lãng
H. Tiên Yên
21° 17' 23"
107° 26' 56"
F-48-71-B-d
vụng Tiên Yên
TV
xã Tiên Lãng
H. Tiên Yên
21° 18' 04"
107° 26' 33"
F-48-71-B-d
sông Tiên Yên
TV
xã Tiên Lãng
H. Tiên Yên
21° 20' 19"
107° 24' 30"
21° 18' 27"
107° 26' 08"
F-48-71-B-d
núi Tròn
SV
xã Tiên Lãng
H. Tiên Yên
21° 20' 40"
107° 25' 50"
F-48-71-B-d
thôn Xóm Nương
DC
xã Tiên Lãng
H. Tiên Yên
21° 19' 42”
107° 24' 33"
F-48-71-B-d
quốc lộ 18C
KX
xã Yên Than
H. Tiên Yên
21° 20' 18"
107° 22' 27"
21° 20' 06"
107° 22' 15"
F-48-71-B-c
quốc lộ 4B
KX
xã Yên Than
H. Tiên Yên
21° 21' 57"
107° 19' 14"
21° 20' 18"
107° 22' 19"
F-48-71-B-c
thôn Đồng Tâm
DC
xã Yên Than
H. Tiên Yên
21° 21' 16"
107° 21' 18"
F-48-71-B-c
thôn Đồng Và
DC
xã Yên Than
H. Tiên Yên
21° 21' 12"
107° 23' 41"
F-48-71-B-d
thôn Khe Muối
DC
xã Yên Than
H. Tiên Yên
21° 21' 12"
107° 19' 05"
F-48-71-B-c
cầu Khe Muối
KX
xã Yên Than
H. Tiên Yên
21° 21' 53"
107° 19' 23"
F-48-71-B-c
Khe Muối 1
DC
xã Yên Than
H. Tiên Yên
F-48-71-B-c
Khe Muối 2
DC
xã Yên Than
H. Tiên Yên
F-48-71-B-c
thôn Khe Và
DC
xã Yên Than
H. Tiên Yên
21° 21' 23"
107° 24' 49"
F-48-71-B-d
thôn Lẩu Gìn Tùng
DC
xã Yên Than
H. Tiên Yên
21° 21' 37"
107° 20' 50"
F-48-71-B-c
khe Muối
TV
xã Yên Than
H. Tiên Yên
21° 19' 50"
107° 19' 21"
21° 22' 00"
107° 19' 29"
F-48-71-B-c
Nà Phen
DC
xã Yên Than
H. Tiên Yên
21° 20' 47"
107° 23' 56"
F-48-71-B-d
thôn Pạc Sủi
DC
xã Yên Than
H. Tiên Yên
21° 22' 26"
107° 24' 49"
F-48-71-B-d
sông Phố Cũ
TV
xã Yên Than
H. Tiên Yên
21° 21' 58"
107° 19' 15"
21° 20' 25"
107° 22' 35"
F-48-71-B-c
Tài Thán
DC
xã Yên Than
H. Tiên Yên
21° 20' 49"
107° 22' 16"
F-48-71-B-c
thôn Tài Tùng
DC
xã Yên Than
H. Tiên Yên
21° 20' 53"
107° 21' 50"
F-48-71-B-c
thôn Tân
DC
xã Yên Than
H. Tiên Yên
21° 20' 18"
107° 22' 18"
F-48-71-B-c
sông Tiên Yên
TV
xã Yên Than
H. Tiên Yên
21° 21' 45"
107° 23' 20"
21° 20' 52"
107° 23' 38"
F-48-71-B-d
cầu Yên Than 2
KX
xã Yên Than
H. Tiên Yên
21° 20' 55"
107° 21' 29"
F-48-71-B-c
cầu Khe Tiên
KX
xã Yên Than
H. Tiên Yên
21° 19' 50"
107° 23' 35"
F-48-71-B-d
khu 1
DC
TT. Cái Rồng
H. Vân Đồn
21° 04' 03"
107° 24' 53"
F-48-71-D-d
khu 2
DC
TT. Cái Rồng
H. Vân Đồn
21° 04' 08"
107° 24' 55"
F-48-71-D-d
khu 3
DC
TT. Cái Rồng
H. Vân Đồn
21° 04' 01"
107° 25' 07"
F-48-71-D-d
khu 4
DC
TT. Cái Rồng
H. Vân Đồn
21° 04' 06"
107° 25' 06"
F-48-71-D-d
khu 5
DC
TT. Cái Rồng
H. Vân Đồn
21° 04' 13"
107° 25' 15"
F-48-71-D-d
khu 6
DC
TT. Cái Rồng
H. Vân Đồn
21° 04' 40"
107° 25' 09"
F-48-71-D-d
khu 7
DC
TT. Cái Rồng
H. Vân Đồn
21° 04' 04"
107° 25' 11"
F-48-71-D-d
khu 8
DC
TT. Cái Rồng
H. Vân Đồn
21° 04' 03"
107° 25' 18"
F-48-71-D-d
cảng Cái Rồng
KX
TT. Cái Rồng
H. Vân Đồn
21° 03' 40"
107° 25' 42"
F-48-71-D-d
khu nghỉ dưỡng Quang Hanh
KX
TT. Cái Rồng
H. Vân Đồn
21° 04' 26"
107° 25' 30"
F-48-71-D-d
thôn Bản Sen
DC
xã Bản Sen
H. Vân Đồn
20° 56' 34"
107° 29' 48"
F-48-83-B-b
cái Bản Sen
TV
xã Bản Sen
H. Vân Đồn
20° 57' 41"
107° 29' 05"
F-48-83-B-b
vụng Cái Suối
TV
xã Bản Sen
H. Vân Đồn
21° 01' 53"
107° 32' 43"
F-48-72-C-c
núi Cao Lan
SV
xã Bản Sen
H. Vân Đồn
20° 59' 11"
107° 31' 08"
F-48-84-A-a
cửa Cặp Gió Lò
TV
xã Bản Sen
H. Vân Đồn
20° 55' 56"
107° 26' 37"
F-48-83-B-b
gành Cây Sến
TV
xã Bản Sen
H. Vân Đồn
21° 01' 05"
107° 30' 20"
F-48-72-C-c
gành Chéo Gấp
TV
xã Bản Sen
H. Vân Đồn
20° 58' 07"
107° 27' 14"
F-48-83-B-b
vụng Chùa Đá
TV
xã Bản Sen
H. Vân Đồn
20° 59' 10"
107° 28' 54"
F-48-83-B-b
núi Cõng Đá
SV
xã Bản Sen
H. Vân Đồn
20° 59' 51"
107° 31' 43"
F-48-84-A-a
sông Cống Nứa
TV
xã Bản Sen
H. Vân Đồn
20° 58' 23"
107° 28' 46"
20° 55' 54"
107° 26' 13"
F-48-83-B-b
lạch Đầu Gỗ
TV
xã Bản Sen
H. Vân Đồn
20° 56' 31"
107° 26' 39"
F-48-83-B-b
thôn Điền Xá
DC
xã Bản Sen
H. Vân Đồn
21° 00' 42"
107° 31' 19"
F-48-72-C-c
sông Đống Chén
TV
xã Bản Sen
H. Vân Đồn
20° 55' 54"
107° 26' 13"
20° 54' 11"
107° 20' 19"
F-48-83-B-b
lạch Đống Chén
TV
xã Bản Sen
H. Vân Đồn
20° 57' 35"
107° 25' 40"
F-48-83-B-b
vụng Đống Chén
TV
xã Bản Sen
H. Vân Đồn
20° 56' 39"
107° 25' 02"
F-48-83-B-b
luồng Đống Chén
TV
xã Bản Sen
H. Vân Đồn
20° 56' 59"
107° 24' 58"
20° 55' 48"
107° 23' 49"
F-48-83-B-b
thôn Đồng Gianh
DC
xã Bản Sen
H. Vân Đồn
20° 57' 13"
107° 29' 31"
F-48-83-B-b
thôn Đông Lĩnh
DC
xã Bản Sen
H. Vân Đồn
20° 58' 57"
107° 30' 33"
F-48-84-A-a
cái Đông Lĩnh
TV
xã Bản Sen
H. Vân Đồn
21° 00' 42"
107° 30' 31"
F-48-72-C-c
mũi Giếng Cối
TV
xã Bản Sen
H. Vân Đồn
20° 57' 53"
107° 28' 56"
F-48-83-B-b
vụng Hòn Chùa
TV
xã Bản Sen
H. Vân Đồn
20° 58' 49"
107° 29' 15"
F-48-83-B-b
cảng Hòn Hai
KX
xã Bản Sen
H. Vân Dồn
21° 01' 22"
107° 30' 41"
F-48-72-C-c
suối Khe Cầu
TV
xã Bản Sen
H. Vân Đồn
20° 57' 08"
107° 30' 01"
20° 57' 26"
107° 29' 20"
F-48-83-B-b
hang Luồn
SV
xã Bản Sen
H. Vân Đồn
20° 56' 26"
107° 27' 47"
F-48-83-B-b
thôn Nà Na
DC
xã Bản Sen
H. Vân Đồn
20° 58' 42"
107° 29' 49"
F-48-83-B-b
sông Nà Na
TV
xã Bản Sen
H. Vân Đồn
20° 58' 13"
107° 30' 33"
21° 00' 00"
107° 30' 09"
F-48-83-B-b
thôn Nà Sắn
DC
xã Bản Sen
H. Vân Đồn
20° 58' 19"
107° 29' 16"
F-48-83-B-b
mỏm Phượng Hoàng
TV
xã Bản Sen
H. Vân Đồn
20° 56' 59"
107° 25' 09"
F-48-83-B-b
áng Thìa Nước
TV
xã Bản Sen
H. Vân Đồn
20° 56' 17"
107° 27' 54"
F-48-83-B-b
đỉnh Trọng Trực
SV
xã Bản Sen
H. Vân Đồn
20° 57' 24"
107° 30' 50"
F-48-84-A-a
núi Vạn Hoa
SV
xã Bản Sen
H. Vân Đồn
20° 54' 51"
107° 23' 05"
F-48-83-B-b
núi Vạn Than
SV
xã Bản Sen
H. Vân Đồn
20° 56' 26"
107° 25' 40"
F-48-83-B-b
lạch Vông Vang
TV
xã Bản Sen
H. Vân Đồn
21° 02' 17"
107° 31' 14"
F-48-72-C-c
sông Ba Chẽ
TV
xã Bình Dân
H. Vân Đồn
21° 11' 00"
107° 23' 03"
21° 12' 37"
107° 25' 22"
F-48-71-D-b
thôn Đầm Tròn
DC
xã Bình Dân
H. Vân Đồn
21° 07' 54"
107° 26' 21"
F-48-71-D-b
thôn Đồng Cống
DC
xã Bình Dân
H. Vân Đồn
21° 09' 54"
107° 25' 33"
F-48-71-D-b
thôn Đồng Đá
DC
xã Bình Dân
H. Vân Đồn
21° 08' 42"
107° 26' 19"
F-48-71-D-b
thôn Đồng Dọng
DC
xã Bình Dân
H. Vân Đồn
21° 08' 25"
107° 28' 32"
F-48-71-D-b
núi Giu Di
SV
xã Bình Dân
H. Vân Đồn
21° 11' 03"
107° 25' 58"
F-48-71-D-b
cái Hà Nứa Sâu
TV
xã Bình Dân
H. Vân Đồn
21° 09' 11"
107° 25' 37"
F-48-71-D-b
hồ Khe Bòng
TV
xã Bình Dân
H. Vân Đồn
21° 08' 08"
107° 27' 01"
F-48-71-D-b
đập Khe Bòng
KX
xã Bình Dân
H. Vân Đồn
21° 08' 10"
107° 26' 54"
F-48-71-D-b
xóm Khe Quýt
DC
xã Bình Dân
H. Vân Đồn
21° 08' 59"
107° 28' 39"
F-48-71-D-b
đập Khe Rùa
KX
xã Bình Dân
H. Vân Đồn
21° 09' 55"
107° 25' 41"
F-48-71-D-b
núi Lẻ
SV
xã Bình Dân
H. Vân Đồn
21° 08' 04"
107° 25' 37"
F-48-71-D-b
núi Tổ Quạ
SV
xã Bình Dân
H. Vân Đồn
21° 11' 10"
107° 24' 53"
F-48-71-D-b
sông Voi Lớn
TV
xã Bình Dân
H. Vân Đồn
21° 07' 59"
107° 24' 33"
21° 11' 55"
107° 25' 51"
F-48-71-D-b
thôn Vòng Tre
DC
xã Bình Dân
H. Vân Đồn
21° 08' 26"
107° 26' 49"
F-48-71-D-b
sông Ba Chẽ
TV
xã Đài Xuyên
H. Vân Đồn
21° 12' 37"
107° 25' 22"
21° 13' 29"
107° 26' 28"
F-48-71-D-b
luồng Cẩm Phả
TV
xã Đài Xuyên
H. Vân Đồn
21° 13' 39"
107° 26' 31"
F-48-71-D-b
núi Cặp Cá
SV
xã Đài Xuyên
H. Vân Đồn
21° 15' 41"
107° 28' 38"
F-48-71-B-d
vụng Cỏ
TV
xã Đài Xuyên
H. Vân Đồn
21° 15' 34"
107° 29' 09"
F-48-71-B-d
sông Đài Van
TV
xã Đài Xuyên
H. Vân Đồn
21° 11' 39"
107° 27' 50"
21° 12' 45"
107° 26' 26"
F-48-71-D-b
vụng Giếng
TV
xã Đài Xuyên
H. Vân Đồn
21° 14' 01"
107° 26' 45"
F-48-71-D-b
khe Giữa
TV
xã Đài Xuyên
H. Vân Đồn
21° 09' 56"
107° 28' 29"
21° 09' 51"
107° 27' 46"
F-48-71-D-b
vụng Gốc
TV
xã Đài Xuyên
H. Vân Đồn
21° 13' 18"
107° 31' 32"
F-48-72-C-a
cái Hai Ngã
TV
xã Đài Xuyên
H. Vân Đồn
21° 13' 40"
107° 31' 01"
F-48-72-C-a
lạch Khe Dâu
TV
xã Đài Xuyên
H. Vân Đồn
21° 12' 08"
107° 31' 37"
F-48-72-C-a
thôn Ký Vầy
DC
xã Đài Xuyên
H. Vân Đồn
21° 09' 15"
107° 27' 09"
F-48-71-D-b
núi Nước Xanh
SV
xã Đài Xuyên
H. Vân Đồn
21° 14' 42"
107° 29' 00"
F-48-71-D-b
cái Nước Xanh
TV
xã Đài Xuyên
H. Vân Đồn
21° 13' 01"
107° 29' 36"
21° 14' 44"
107° 29' 35"
F-48-71-D-b
vụng Quang
TV
xã Đài Xuyên
H. Vân Đồn
21° 14' 13"
107° 30' 33"
F-48-72-C-a
vụng Quýt
TV
xã Đài Xuyên
H. Vân Đồn
21° 14' 00"
107° 30' 46"
F-48-72-C-a
Tằng Cá Cạn
TV
xã Đài Xuyên
H. Vân Đồn
21° 15' 23"
107° 27' 09"
F-48-71-B-d
Tằng Cá Sâu
TV
xã Đài Xuyên
H. Vân Đồn
21° 15' 09"
107° 27' 09"
F-48-71-B-d
vụng Thầm Thì
TV
xã Đài Xuyên
H. Vân Đồn
21° 16' 30"
107° 28' 12"
F-48-71-B-d
vụng Thi
TV
xã Đài Xuyên
H. Vân Đồn
21° 12' 54"
107° 31' 48"
F-48-72-C-a
vũng Thuyên
TV
xã Đài Xuyên
H. Vân Đồn
21° 12' 44"
107° 31' 49"
F-48-72-C-a
lạch Tiên Yên
TV
xã Đài Xuyên
H. Vân Đồn
21° 15' 58"
107° 29' 12"
F-48-71-B-d
lạch Tiên Yên
TV
xã Đài Xuyên
H. Vân Đồn
21° 14' 54"
107° 29' 55"
F-48-71-D-b
lạch Tiên Yên
TV
xã Đài Xuyên
H. Vân Đồn
21° 15' 25"
107° 30' 09"
F-48-72-A-c
vụng Vật
TV
xã Đài Xuyên
H. Vân Đồn
21° 15' 57"
107° 26' 46"
F-48-71-B-d
sông Voi Lớn
TV
xã Đài Xuyền
H. Vân Đồn
21° 11' 55"
107° 25' 51"
21° 13' 29"
107° 26' 28"
F-48-71-D-b
thôn Voòng Tre
DC
xã Đài Xuyên
H. Vân Đồn
21° 08' 55"
107° 27' 08"
F-48-71-D-b
hồ Voòng Tre
TV
xã Đài Xuyên
H. Vân Đồn
21° 08' 46"
107° 27' 42"
F-48-71-D-b
đập Voòng Tre
TV
xã Đài Xuyên
H. Vân Đồn
21° 08' 47"
107° 27' 38"
F-48-71-D-b
thôn Xuyên Hùng
DC
xã Đài Xuyên
H. Vân Đồn
21° 10' 19"
107° 27' 40"
F-48-71-D-b
thôn Bồ Lạy
DC
xã Đoàn Kết
H. Vân Đồn
21° 05' 33"
107° 24' 13"
F-48-71-D-d
thôn Cây Thau
DC
xã Đoàn Kết
H. Vân Đồn
21° 07' 22"
107° 25' 17"
F-48-71-D-d
thôn Đồng Cậy
DC
xã Đoàn Kết
H. Vân Đồn
21° 06' 42"
107° 24' 54"
F-48-71-D-d
thôn Giữa
DC
xã Đoàn Kết
H. Vân Đồn
21° 07' 11"
107° 24' 58"
F-48-71-D-d
hồ Khe Mai
TV
xã Đoàn Kết
H. Vân Đồn
21° 07' 02"
107° 25' 32"
F-48-71-D-d
đập Khe Mai
KX
xã Đoàn Kết
H. Vân Đồn
21° 06' 47"
107° 25' 14"
F-48-71-D-d
thôn Khe Ngái
DC
xã Đoàn Kết
H. Vân Đồn
21° 05' 22"
107° 24' 53"
F-48-71-D-d
đập Lỷ Ba
KX
xã Đoàn Kết
H. Vân Đồn
21° 05' 35"
107° 24' 42"
F-48-71-D-d
khe Ngái
TV
xã Đoàn Kết
H. Vân Đồn
21° 06' 57"
107° 26' 28"
21° 05' 56"
107° 24' 35"
F-48-71-D-d
núi Rừng Miếu
SV
xã Đoàn Kết
H. Vân Đồn
21° 07' 03"
107° 25' 23"
F-48-71-D-d
núi Rừng Phòng Không
SV
xã Đoàn Kết
H. Vân Đồn
21° 07' 18"
107° 25' 52"
F-48-71-D-d
thôn Tràng Hương
DC
xã Đoàn Kết
H. Vân Đồn
21° 04' 08"
107° 23' 24"
F-48-71-D-d
sông Voi Lớn
TV
xã Đoàn Kết
H. Vân Đồn
21° 05' 33"
107° 22' 24"
21° 07' 59"
107° 24' 33"
F-48-71-D-d
đường tỉnh 334
KX
xã Đông Xá
H. Vân Đồn
21° 02' 17"
107° 22' 09"
21° 04' 02"
107° 24' 50"
F-48-71-D-d
lạch Buộm
TV
xã Đông Xá
H. Vân Đồn
21° 03' 05"
107° 22' 44"
F-48-71-D-d
luồng Cái Bầu
TV
xã Đông Xá
H. Vân Đồn
21° 00' 38"
107° 25' 31"
F-48-71-D-d
đền Cặp Tiên
KX
xã Đông Xá
H. Vân Đồn
21° 02' 22"
107° 22' 23"
F-48-71-D-c
luồng Cửa Ông
TV
xã Đông Xá
H. Vân Đồn
21° 01' 27"
107° 22' 42"
F-48-71-D-d
thôn Đông Hà
DC
xã Đông Xá
H. Vân Đồn
21° 03' 42"
107° 24' 54"
F-48-71-D-d
thôn Đông Hải
DC
xã Đông Xá
H. Vân Đồn
21° 03' 20"
107° 24' 11"
F-48-71-D-d
thôn Đông Hợp
DC
xã Đông Xá
H. Vân Đồn
21° 03' 27"
107° 24' 30"
F-48-71-D-d
thôn Đông Sơn
DC
xã Đông Xá
H. Vân Đồn
21° 03' 53"
107° 24' 41"
F-48-71-D-d
thôn Đông Thắng
DC
xã Đông Xá
H. Vân Đồn
21° 03' 29"
107° 24' 46"
F-48-71-D-d
thôn Đông Thành
DC
xã Đông Xá
H. Vân Đồn
21° 03' 10"
107° 23' 47"
F-48-71-D-d
thôn Đông Thịnh
DC
xã Đông Xá
H. Vân Đồn
21° 03' 45"
107° 24' 33"
F-48-71-D-d
thôn Đông Tiến
DC
xã Đông Xá
H. Vân Đồn
21° 02' 50"
107° 23' 17"
F-48-71-D-d
thôn Đông Trung
DC
xã Đông Xá
H. Vân Đồn
21° 03' 35"
107° 24' 28"
F-48-71-D-d
luồng Gạc
TV
xã Đông Xá
H. Vân Đồn
21° 03' 10"
107° 22' 06"
F-48-71-D-c
lạch Hoi
TV
xã Đông Xá
H. Vân Đồn
20° 59' 26"
107° 23' 04"
F-48-83-B-b
lạch Trà Lạo
TV
xã Đông Xá
H. Vân Đồn
20° 58' 43"
107° 23' 19"
F-48-83-B-b
cầu Vân Đồn 1
KX
xã Đông Xá
H. Vân Đồn
21° 02' 14"
107° 22' 01"
F-48-71-D-c
cầu Vân Đồn 2
KX
xã Đông Xá
H. Vân Đồn
21° 02' 36"
107° 22' 16"
F-48-71-D-c
cầu Vân Đồn 3
KX
xã Đông Xá
H. Vân Đồn
21° 02' 43"
107° 22' 40"
F-48-71-D-d
thôn 1
DC
xã Hạ Long
H. Vân Đồn
21° 06' 19"
107° 28' 30"
F-48-71-D-d
thôn 2
DC
xã Hạ Long
H. Vân Đồn
21° 05' 59"
107° 28' 13"
F-48-71-D-d
thôn 3
DC
xã Hạ Long
H. Vân Đồn
21° 06' 10"
107° 28' 00"
F-48-71-D-d
thôn 4
DC
xã Hạ Long
H. Vân Đồn
21° 06' 00"
107° 27' 37"
F-48-71-D-d
thôn 5
DC
xã Hạ Long
H. Vân Đồn
21° 05' 46"
107° 26' 54"
F-48-71-D-d
thôn 6
DC
xã Hạ Long
H. Vân Đồn
21° 05' 34"
107° 26' 43"
F-48-71-D-d
thôn 7
DC
xã Hạ Long
H. Vân Đồn
21° 05' 05"
107° 26' 26"
F-48-71-D-d
thôn 8
DC
xã Hạ Long
H. Vân Đồn
21° 04' 58"
107° 26' 05"
F-48-71-D-d
thôn 9
DC
xã Hạ Long
H. Vân Đồn
21° 04' 50"
107° 25' 54"
F-48-71-D-d
thôn 10
DC
xã Hạ Long
H. Vân Đồn
21° 04' 38"
107° 25' 54"
F-48-71-D-d
thôn 11
DC
xã Hạ Long
H. Vân Đồn
21° 04' 44"
107° 25' 45"
F-48-71-D-d
thôn 12
DC
xã Hạ Long
H. Vân Đồn
21° 04' 40"
107° 25' 30"
F-48-71-D-d
thôn 13
DC
xã Hạ Long
H. Vân Đồn
21° 04' 44"
107° 25' 24"
F-48-71-D-d
thôn 14
DC
xã Hạ Long
H. Vân Đồn
21° 04' 23"
107° 25' 42"
F-48-71-D-d
thôn 15
DC
xã Hạ Long
H. Vân Đồn
21° 04' 16"
107° 25' 36"
F-48-71-D-d
đường tỉnh 334
KX
xã Hạ Long
H. Vân Đồn
21° 04' 34"
107° 25' 26"
21° 07' 25"
107° 30' 14"
F-48-71-D-d
du lịch Bãi Dài Bái Tử Long
KX
xã Hạ Long
H. Vân Đồn
21° 06' 33"
107° 29' 15"
F-48-71-D-d
núi Đèo Hiêng
SV
xã Hạ Long
H. Vân Đồn
21° 06' 10"
107° 26' 37"
F-48-71-D-d
du lịch Sinh thái Bái Tử Long
KX
xã Hạ Long
H. Vân Đồn
21° 05' 47"
107° 28' 28"
F-48-71-D-d
ao Tiên
TV
xã Hạ Long
H. Vân Đồn
21° 05' 39"
107° 27' 46"
F-48-71-D-d
lạch Vuông Vang
TV
xã Hạ Long
H. Vân Đồn
21° 01' 18"
107° 28' 13"
F-48-71-D-d
núi Bể Thích
SV
xã Minh Châu
H. Vân Đồn
20° 55' 47"
107° 32' 56"
F-48-84-A-a
vụng Cái Quýt
TV
xã Minh Châu
H. Vân Đồn
21° 02' 17"
107° 34' 54"
F-48-72-C-c
luồng Cái Quýt
TV
xã Minh Châu
H. Vân Đồn
21° 01' 26"
107° 33' 41"
F-48-72-C-c
ghềnh Cây Nhãn
TV
xã Minh Châu
H. Vân Đồn
20° 58' 18"
107° 33' 58"
F-48-84-A-a
luồng Cây Quýt
TV
xã Minh Châu
H. Vân Đồn
21° 06' 35"
107° 36' 09"
F-48-72-C-c
núi Đá Ấy
SV
xã Minh Châu
H. Vân Đồn
21° 07' 26"
107° 36' 26"
F-48-72-C-a
Đá Bạc
DC
xã Minh Châu
H. Vân Đồn
20° 57' 18"
107° 31' 35"
F-48-84-A-a
vụng Đá Bạc
TV
xã Minh Châu
H. Vân Đồn
20° 56' 19"
107° 31' 16"
F-48-84-A-a
núi Đá Cặp Vắn
SV
xã Minh Châu
H. Vân Đồn
21° 02' 15"
107° 33' 36"
F-48-72-C-c
mũi Đầu Cào
TV
xã Minh Châu
H. Vân Đồn
20° 56' 28"
107° 33' 27"
F-48-84-A-a
núi Đầu Trâu
SV
xã Minh Châu
H. Vân Đồn
20° 56' 30"
107° 31' 24"
F-48-84-A-a
mõm Lưỡi Liềm
TV
xã Minh Châu
H. Vân Đồn
20° 59' 48"
107° 32' 59"
F-48-84-A-a
sông Mang
TV
xã Minh Châu
H. Vân Đồn
21° 03' 17"
107° 34' 25"
F-48-72-C-c
thôn Nam Hải
DC
xã Minh Châu
H. Vân Đồn
20° 56' 01"
107° 32' 41"
F-48-84-A-a
thôn Ninh Hải
DC
xã Minh Châu
H. Vân Đồn
20° 56' 40"
107° 32' 45"
F-48-84-A-a
núi Ô Lợn
SV
xã Minh Châu
H. Vân Đồn
20° 58' 44"
107° 33' 57"
F-48-84-A-a
thôn Quang Trung
DC
xã Minh Châu
H. Vân Đồn
20° 56' 29"
107° 32' 33"
F-48-84-A-a
thôn Tiền Hải
DC
xã Minh Châu
H. Vân Đồn
20° 56' 17"
107° 32' 19"
F-48-84-A-a
cảng Cống Yên
KX
xã Ngọc Vừng
H. Vân Đồn
20° 50' 54"
107° 20' 28"
F-48-83-B-c
vụng Mắp Chải
TV
xã Ngọc Vừng
H. Vân Đồn
20° 52' 33"
107° 20' 19"
F-48-83-B-a
xóm Ngoài
DC
xã Ngọc Vừng
H. Vân Đồn
20° 48' 58"
107° 21' 13"
F-48-83-B-c
thôn Ngọc Nam
DC
xã Ngọc Vừng
H. Vân Đồn
20° 50' 52"
107° 20' 22"
F-48-83-B-c
núi Phượng Hoàng
SV
xã Ngọc Vừng
H. Vân Đồn
20° 47' 36"
107° 24' 32"
F-48-83-B-d +
84-A-c
núi Tam Na
SV
xã Ngọc Vừng
H. Vân Đồn
20° 48' 59"
107° 22' 15"
F-48-83-B-c
xóm Trong
DC
xã Ngọc Vừng
H. Vân Đồn
20° 49' 07"
107° 21' 27"
F-48-83-B-c
núi Tu Ta
SV
xã Ngọc Vừng
H. Vân Đồn
20° 50' 32"
107° 20' 20"
F-48-83-B-c
vịnh Vân Đồn
TV
xã Ngọc Vừng
H. Vân Đồn
20° 51' 15"
107° 21' 03"
F-48-83-B-c
cái Vạn Xuân
TV
xã Ngọc Vừng
H. Vân Đồn
20° 51' 43"
107° 21' 01"
F-48-83-B-c
miếu Bà
KX
xã Quan Lạn
H. Vân Đồn
20° 54' 27"
107° 27' 00"
F-48-83-B-b
núi Ba Ngòi
SV
xã Quan Lạn
H. Vân Đồn
20° 55' 20"
107° 29' 03"
F-48-83-B-b
thôn Bấc
DC
xã Quan Lạn
H. Vân Đồn
20° 52' 47"
107° 29' 13"
F-48-83-B-b
Bến Đò
DC
xã Quan Lạn
H. Vân Đồn
20° 55' 10"
107° 29' 50"
F-48-83-B-b
Bờ Lao
DC
xã Quan Lạn
H. Vân Đồn
20° 55' 20"
107° 30' 07"
F-48-84-A-a
ghềnh Bò Lội
TV
xã Quan Lạn
H. Vân Đồn
20° 53' 33"
107° 23' 12"
F-48-83-B-b
đầm Cái Chậu
TV
xã Quan Lạn
H. Vân Đồn
20° 54' 45"
107° 26' 44"
F-48-83-B-b
Cái Chậu
DC
xã Quan Lạn
H. Vân Đồn
20° 54' 55"
107° 27' 35"
F-48-83-B-b
vụng Cái Đé
TV
xã Quan Lạn
H. Vân Đồn
20° 52' 38"
107° 23' 03"
F-48-83-B-b
Cái Tỏi
DC
xã Quan Lạn
H. Vân Đồn
20° 55' 01"
107° 28' 32"
F-48-83-B-b
ghềnh Cây Xanh
TV
xã Quan Lạn
H. Vân Đồn
20° 53' 22"
107° 23' 32"
F-48-83-B-b
dãy núi Chậu
SV
xã Quan Lạn
H. Vân Đồn
20° 54' 52"
107° 26' 12"
F-48-83-B-b
cống Chậu
TV
xã Quan Lạn
H. Vân Đồn
20° 54' 09"
107° 25' 28"
F-48-83-B-b
núi Chậu Dấp
SV
xã Quan Lạn
H. Vân Đồn
20° 53' 47"
107° 26' 06"
F-48-83-B-b
bản Cộc
DC
xã Quan Lạn
H. Vân Đồn
20° 54' 57"
107° 29' 15"
F-48-83-B-b
núi Con Quy
SV
xã Quan Lạn
H. Vân Đồn
20° 55' 17"
107° 31' 27"
F-48-84-A-a
cửa Cống Cái
TV
xã Quan Lạn
H. Vân Đồn
20° 54' 41"
107° 30' 57"
F-48-84-A-a
núi Cống Cát
SV
xã Quan Lạn
H. Vân Đồn
20° 54' 46"
107° 31' 21"
F-48-84-A-a
núi Cù Lao Mang
SV
xã Quan Lạn
H. Vân Đồn
20° 54' 18"
107° 30' 05"
F-48-84-A-a
núi Đầu Làng
SV
xã Quan Lạn
H. Vân Đồn
20° 50' 52"
107° 29' 03"
F-48-83-B-d+
84-A-c
thôn Đoài
DC
xã Quan Lạn
H. Vân Đồn
20° 52' 50"
107° 29' 04"
F-48-83-B-b
miếu Đồng Hồ
KX
xã Quan Lạn
H. Vân Đồn
20° 51' 35"
107° 28' 56"
F-48-83-B-d+
84-A-c
thôn Đông Nam
DC
xã Quan Lạn
H. Vân Đồn
20° 52' 37"
107° 29' 25"
F-48-83-B-b
núi Gô
SV
xã Quan Lạn
H. Vân Đồn
20° 49' 15"
107° 28' 38"
F-48-83-B-d+
84-A-c
đầm Gò Dậu
TV
xã Quan Lạn
H. Vân Đồn
20° 53' 07"
107° 28' 39"
F-48-83-B-b
núi Gót
SV
xã Quan Lạn
H. Vân Đồn
20° 49' 39"
107° 28' 22"
F-48-83-B-d+
84-A-c
ghềnh Mai
TV
xã Quan Lạn
H. Vân Đồn
20° 53' 31"
107° 24' 46"
F-48-83-B-b
núi Nàng Tiên
SV
xã Quan Lạn
H. Vân Đồn
20° 57' 09"
107° 30' 33"
F-48-84-A-a
núi Ông Tài
SV
xã Quan Lạn
H. Vân Đồn
20° 53' 08"
107° 30' 48"
F-48-84-A-a
thôn Sơn Hào
DC
xã Quan Lạn
H. Vân Đồn
20° 54' 38"
107° 31' 20"
F-48-84-A-a
luồng Sông Mang
TV
xã Quan Lạn
H. Vân Đồn
20° 54' 09"
107° 27' 57"
F-48-83-B-b
thôn Tân Lập
DC
xã Quan Lạn
H. Vân Đồn
20° 55' 32"
107° 30' 31"
F-48-84-A-a
thôn Tân Phong
DC
xã Quan Lạn
H. Vân Đồn
20° 52' 56"
107° 28' 50"
F-48-83-B-b
thôn Thái Hòa
DC
xã Quan Lạn
H. Vân Đồn
20° 52' 27"
107° 29' 30"
F-48-83-B-d+
84-A-c
cái Vạn Cảnh
TV
xã Quan Lạn
H. Vân Đồn
20° 51' 33"
107° 22' 07"
F-48-83-B-c
thôn Yến Hải
DC
xã Quan Lạn
H. Vân Đồn
20° 49' 50"
107° 28' 40"
F-48-83-B-d+
84-A-c
thôn 1
DC
xã Thắng Lợi
H. Vân Đồn
20° 53' 36"
107° 18' 35"
F-48-83-B-a
thôn 2
DC
xã Thắng Lợi
H. Vân Đồn
20° 53' 23"
107° 18' 31"
F-48-83-B-a
thôn 3
DC
xã Thắng Lợi
H. Vân Đồn
20° 53' 10"
107° 18' 40"
F-48-83-B-a
thôn 4
DC
xã Thắng Lợi
H. Vân Đồn
20° 52' 58"
107° 18' 49"
F-48-83-B-a
thôn 5
DC
xã Thắng Lợi
H. Vân Đồn
20° 52' 45"
107° 19' 03"
F-48-83-B-a
lạch Buộm
TV
xã Thắng Lợi
H. Vân Đồn
20° 54' 59"
107° 21' 07"
20° 56' 23"
107° 22' 29"
F-48-83-B-a
vụng Chùa Cát
TV
xã Thắng Lợi
H. Vân Đồn
20° 52' 24"
107° 19' 01"
F-48-83-B-c
lạch Cửa Triều
TV
xã Thắng Lợi
H. Vân Đồn
20° 51' 44"
107° 19' 35"
20° 54' 05"
107° 20' 01"
F-48-83-B-a,
F-48-83-B-c
lạch Gối
TV
xã Thắng Lợi
H. Vân Đồn
20° 52' 07"
107° 17' 21"
20° 51' 28"
107° 17' 57"
20° 52' 35"
107° 17' 01"
F-48-83-B-c
vụng La
TV
xã Thắng Lợi
H. Vân Đồn
20° 53' 57"
107° 20' 28"
F-48-83-B-a
lạch Mé Cả
TV
xã Thắng Lợi
H. Vân Đồn
20° 56' 04"
107° 18' 04"
20° 58' 47"
107° 21' 51"
F-48-83-B-a
hang Quan
SV
xã Thắng Lợi
H. Vân Đồn
20° 54' 16"
107° 19' 23"
F-48-83-B-a
núi Soi Trâu
SV
xã Thắng Lợi
H. Vân Đồn
20° 53' 31"
107° 20' 01"
F-48-83-B-a
vụng Tay Vượn
TV
xã Thắng Lợi
H. Vân Đồn
20° 53' 33"
107° 20' 55"
F-48-83-B-a
cái Bắc Thang
TV
xã Vạn Yên
H. Vân Đồn
21° 10' 45"
107° 35' 01"
F-48-72-C-a
cái Bàn Mai
TV
xã Vạn Yên
H. Vân Đồn
21° 10' 25"
107° 34' 29"
F-48-72-C-a
núi Bằng Thống
SV
xã Vạn Yên
H. Vân Đồn
21° 07' 47"
107° 27' 33"
F-48-71-D-b
thôn Bình Lược
DC
xã Vạn Yên
H. Vân Đồn
21° 10' 29"
107° 31' 51"
F-48-72-C-a
cầu Bình Lược
KX
xã Vạn Yên
H. Vân Đồn
21° 10' 33"
107° 31' 55"
F-48-72-C-a
thôn Cái Bầu
DC
xã Vạn Yên
H. Vân Đồn
21° 08' 06"
107° 30' 09"
F-48-72-C-a
sông Cái Bầu
TV
xã Vạn Yên
H. Vân Đồn
21° 08' 08"
107° 28' 39"
21° 07' 59"
107° 30' 04"
F-48-71-D-b,
F-48-72-C-a
luồng Cái Bầu
TV
xã Vạn Yên
H. Vân Đồn
21° 11' 35"
107° 36' 03"
21° 03' 33"
107° 28' 23"
F-48-72-C-a
cửa Cái Bầu
TV
xã Vạn Yên
H. Vân Đồn
21° 07' 24"
107° 30' 18"
F-48-72-C-c
cầu Cái Bầu
KX
xã Vạn Yên
H. Vân Đồn
21° 07' 59"
107° 30' 05"
F-48-72-C-a
cầu Cái Lá
KX
xã Vạn Yên
H. Vân Đồn
21° 11' 41"
107° 33' 34"
F-48-72-C-a
cầu Cao
KX
xã Vạn Yên
H. Vân Đồn
21° 11' 02"
107° 32' 29"
F-48-72-C-a
thôn Đài Chuối
DC
xã Vạn Yên
H. Vân Đồn
21° 09' 52"
107° 32' 37"
F-48-72-C-a
vụng Đài Chuối
TV
xã Vạn Yên
H. Vân Đồn
21° 09' 21"
107° 32' 00"
F-48-72-C-a
cái Đài Chuối
TV
xã Vạn Yên
H. Vân Đồn
21° 08' 50"
107° 32' 10"
F-48-72-C-a
vụng Đại Hố
TV
xã Vạn Yên
H. Vân Đồn
21° 09' 16"
107° 33' 01"
F-48-72-C-a
thôn Đài Làng
DC
xã Vạn Yên
H. Vân Đồn
21° 09' 32"
107° 30' 43"
F-48-72-C-a
cầu Đài Làng
KX
xã Vạn Yên
H. Vân Đồn
21° 09' 07"
107° 30' 39"
F-48-72-C-a
thôn Đài Mỏ
DC
xã Vạn Yên
H. Vân Đồn
21° 08' 37"
107° 30' 25"
F-48-72-C-a
cái Đăm Đăm
TV
xã Vạn Yên
H. Vân Đồn
21° 12' 00"
107° 32' 20"
F-48-72-C-a
cái Đó
TV
xã Vạn Yên
H. Vân Đồn
21° 05' 13"
107° 33' 09"
F-48-72-C-c
luồng Đông Ma
TV
xã Vạn Yên
H. Vân Đồn
21° 08' 47"
107° 34' 12"
21° 08' 27"
107° 34' 53"
F-48-72-C-a
ghềnh Dù Đá
TV
xã Vạn Yên
H. Vân Đồn
21° 04' 23"
107° 33' 06"
F-48-72-C-c
ghềnh Dù Đất
TV
xã Vạn Yên
H. Vân Đồn
21° 04' 15"
107° 33' 26"
F-48-72-C-c
Hang Bụi
DC
xã Vạn Yên
H. Vân Đồn
21° 07' 50"
107° 29' 15"
F-48-71-D-b
hòn Lố Hố
SV
xã Vạn Yên
H. Vân Đồn
21° 03' 41"
107° 33' 06"
F-48-72-C-c
thôn Mùng 10 tháng 10
DC
xã Vạn Yên
H. Vân Đồn
21° 08' 08"
107° 28' 34"
F-48-71-D-b
cửa Nội
TV
xã Vạn Yên
H. Vân Đồn
21° 08' 11"
107° 37' 55"
F-48-72-C-b
Phú Sơn
DC
xã Vạn Yên
H. Vân Đồn
21° 08' 59"
107° 29' 42"
F-48-71-D-b
vụng Ruộng Muối
TV
xã Vạn Yên
H. Vân Đồn
21° 06' 54"
107° 33' 21"
F-48-72-C-c
cửa Sau
TV
xã Vạn Yên
H. Vân Đồn
21° 08' 18"
107° 38' 58"
F-48-72-C-b
cái Sâu
TV
xã Vạn Yên
H. Vân Đồn
21° 12' 14"
107° 32' 08"
F-48-72-C-a
cửa Sậu Đông
TV
xã Vạn Yên
H. Vân Đồn
21° 13' 09"
107° 40' 44"
F-48-72-C-b
vụng Su
TV
xã Vạn Yên
H. Vân Đồn
21° 07' 58"
107° 33' 30"
F-48-72-C-a
luồng Trà Ngọ
TV
xã Vạn Yên
H. Vân Đồn
21° 07' 08"
107° 33' 59"
21° 07' 34"
107° 34' 35"
F-48-72-C-c
núi Vạn Hoa
SV
xã Vạn Yên
H. Vân Đồn
21° 11' 30"
107° 34' 18"
F-48-72-C-a
bến cảng Vạn Hoa
KX
xã Vạn Yên
H. Vân Đồn
21° 12' 21"
107° 33' 51"
F-48-72-C-a
hầm Vòm I
KX
xã Vạn Yên
H. Vân Đồn
21° 08' 59"
107° 30' 44"
F-48-72-C-a
hầm Vòm II
KX
xã Vạn Yên
H. Vân Đồn
21° 11' 15"
107° 32' 59"
F-48-72-C-a | {
"issuing_agency": "Bộ Tài nguyên và Môi trường",
"promulgation_date": "30/10/2013",
"sign_number": "35/2013/TT-BTNMT",
"signer": "Nguyễn Linh Ngọc",
"type": "Thông tư"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Xuat-nhap-khau/Thong-bao-14810-TB-TCHQ-nam-2014-phan-loai-hang-hoa-xuat-nhap-khau-Che-pham-tu-mau-huu-co-san-xuat-son-261053.aspx | Thông báo 14810/TB-TCHQ năm 2014 phân loại hàng hóa xuất nhập khẩu Chế phẩm từ màu hữu cơ sản xuất sơn | BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC HẢI QUAN
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh Phúc
------------------
Số: 14810/TB-TCHQ
Hà Nội, ngày 12 tháng 12 năm 2014
THÔNG BÁO
VỀ KẾT QUẢ PHÂN LOẠI ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU
Căn cứ Nghị định số 06/2003/NĐ-CP ngày 22/1/2003 của Chính phủ quy định về việc phân loại hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
Căn cứ Thông tư số 128/2013/TT-BTC ngày 10/9/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thủ tục hải quan, kiểm tra giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; Thông tư số 49/2010/TT-BTC ngày 12/4/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc phân loại hàng hóa, áp dụng mức thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; Thông tư số 156/2011/TT-BTC ngày 14/11/2011 của Bộ Tài chính về việc ban hành Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam; Thông tư số 164/2013/TT-BTC ngày 15/11/2013 của Bộ Tài chính về việc ban hành Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi theo danh mục mặt hàng chịu thuế;
Trên cơ sở kết quả phân tích của Trung tâm Phân tích phân loại hàng hóa XNK - Chi nhánh TP Hồ Chí Minh tại thông báo số 2901/TB-PTPLHCM-14 ngày 21/11/2014 và đề nghị của Cục trưởng Cục Thuế XNK, Tổng cục Hải quan thông báo kết quả phân loại hàng hóa như sau:
1. Tên hàng theo khai báo: Chế phẩm làm từ màu hữu cơ tổng hợp dùng để sản xuất sơn VW-DS-4110Z (Mục 5 TKHQ).
2. Đơn vị nhập khẩu: Công ty TNHH Washin Việt Nam; địa chỉ: Lô 122/1 - Đường Amata, KCN Amata, Biên Hòa, Đồng Nai; Mã số thuế: 3600728621.
3. Số, ngày tờ khai hải quan: 10015967044/A12 ngày 8/10/2014 đăng ký tại Chi cục HQ Biên Hòa, Cục Hải quan tỉnh Đồng Nai.
4. Tóm tắt mô tả và đặc tính hàng hóa: Chế phẩm màu hữu cơ Bis(2-((4,5-dihydro -3 -methyl-5-oxo-1-phenyl-1H-pyrazol-4-yl) azo)b- enzoato(2-)) chromate(1-), hydrogen tan trong dung môi 2-Butanone, Methyl Isobutyl ketone, dạng dung dịch.
5. Kết quả phân loại:
Tên thương mại: VW-DS-4110Z
Tên gọi theo cấu tạo, công dụng: Chế phẩm màu hữu cơ Bis(2-((4,5-dihydro -3 -methyl-5-oxo-1-phenyl-1H-pyrazol-4-yl) azo)b- enzoato(2-)) chromate(1-), hydrogen tan trong dung môi 2-Butanone, Methyl Isobutyl ketone, dạng dung dịch.
Ký, mã hiệu, chủng loại: không có thông tin.
Nhà sản xuất: không có thông tin
thuộc nhóm 32.04 “Chất màu hữu cơ tổng hợp, đã hoặc chưa xác định về mặt hóa học; các chế phẩm làm từ chất màu hữu cơ tổng hợp như đã ghi trong Chú giải 3 của Chương này; các sản phẩm hữu cơ tổng hợp được dùng như tác nhân tăng sáng huỳnh quang hoặc như các chất phát quang, đã hoặc chưa xác định về mặt hóa học”, phân nhóm 1 gạch “- Chất màu hữu cơ tổng hợp và các chế phẩm từ chúng như đã ghi trong Chú giải 3 của Chương này:”, mã số 3204.19.00 “ - - Loại khác, kể cả hỗn hợp chất màu từ hai phân nhóm (của các phân nhóm từ 3204.11 đến 3204.19) trở lên”, tại Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam và Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi.
Thông báo này có hiệu lực kể từ ngày ban hành./.
Nơi nhận:
- Tổng cục trưởng (để báo cáo);
- Các Cục HQ tỉnh, TP (để thực hiện);
- Chi cục HQ Biên Hòa, Cục Hải quan tỉnh Đồng Nai;
- Trung tâm PTPL HH XNK và các chi nhánh;
- Website Hải quan;
- Lưu: VT, TXNK, Cường-PL (3b).
KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG
Nguyễn Dương Thái | {
"issuing_agency": "Tổng cục Hải quan",
"promulgation_date": "12/12/2014",
"sign_number": "14810/TB-TCHQ",
"signer": "Nguyễn Dương Thái",
"type": "Thông báo"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-chinh-nha-nuoc/Quyet-dinh-31-QD-BTC-xuat-gao-du-tru-quoc-gia-ho-tro-tinh-Thua-Thien-Hue-khac-phuc-hau-qua-mua-lu-83611.aspx | Quyết định 31/QĐ-BTC xuất gạo dự trữ quốc gia hỗ trợ tỉnh Thừa Thiên Huế khắc phục hậu quả mưa lũ | BỘ TÀI CHÍNH
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------
Số: 31/QĐ-BTC
Hà Nội, ngày 06 tháng 01 năm 2009
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC XUẤT GẠO DỰ TRỮ QUỐC GIA HỖ TRỢ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ KHẮC PHỤC HẬU QUẢ MƯA LŨ
BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH
Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27/11/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Căn cứ Quyết định số 1907/QĐ-TTg ngày 30/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc xuất gạo dự trữ quốc gia hỗ trợ cho tỉnh Thừa Thiên Huế để cứu đói cho nhân dân vùng bị mưa lũ, thiên tai năm 2008;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Dự trữ quốc gia,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Cục Dự trữ quốc gia xuất cấp (không thu tiền) 180 tấn gạo từ nguồn dự trữ quốc gia hỗ trợ cho tỉnh Thừa Thiên Huế để cứu đói cho nhân dân vùng bị mưa lũ, thiên tai năm 2008.
Điều 2. Cục Dự trữ quốc gia có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế, khẩn trương tổ chức giao, nhận gạo tại trung tâm huyện lỵ theo kế hoạch phân bổ của tỉnh.
Cục Dự trữ quốc gia ghi giảm vốn dự trữ quốc gia số lượng gạo nói trên theo giá hạch toán đang theo dõi trên sổ sách kế toán và báo cáo quyết toán hàng cứu trợ theo đúng hướng dẫn đã quy định.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Cục trưởng Cục Dự trữ quốc gia, Vụ trưởng Vụ Ngân sách Nhà nước, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Tài chính, Cục trưởng Cục Quản lý giá và Chánh Văn phòng Bộ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
- Bộ Lao động Thương binh và Xã hội;
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- UBND tỉnh Thừa Thiên Huế;
- Lưu VT (2b), Cục DTQG.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Phạm Sỹ Danh | {
"issuing_agency": "Bộ Tài chính",
"promulgation_date": "06/01/2009",
"sign_number": "31/QĐ-BTC",
"signer": "Phạm Sỹ Danh",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Giao-thong-Van-tai/Quyet-dinh-30-2017-QD-UBND-quan-ly-cang-ca-khu-neo-dau-tranh-tru-bao-cho-tau-ca-Kien-Giang-370093.aspx | Quyết định 30/2017/QĐ-UBND quản lý cảng cá khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá Kiên Giang | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KIÊN GIANG
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 30/2017/QĐ-UBND
Kiên Giang, ngày 17 tháng 11 năm 2017
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY CHẾ QUẢN LÝ CẢNG CÁ, KHU NEO ĐẬU TRÁNH TRÚ BÃO CHO TÀU CÁ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KIÊN GIANG
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KIÊN GIANG
Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật thủy sản ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 27/2005/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thủy sản;
Căn cứ Nghị định số 80/2012/NĐ-CP ngày 08 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ về quản lý cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá;
Căn cứ Quyết định số 27/2005/QĐ-BTS ngày 01 tháng 9 năm 2005 của Bộ Thủy sản về việc ban hành Quy định Tiêu chí khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá;
Căn cứ Thông tư số 52/2013/TT-BNNPTNT ngày 11 tháng 12 năm 2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 80/2012/NĐ-CP ngày 08 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ về quản lý cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Kiên Giang tại Tờ trình số 365/TTr-SNNPTNT ngày 25 tháng 9 năm 2017.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này là Quy chế quản lý cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.
Điều 2. Tổ chức thực hiện
Giao Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức triển khai và kiểm tra việc thực hiện Quyết định này.
Điều 3. Điều khoản thi hành
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc (Thủ trưởng) các sở, ban, ngành cấp tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố có cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá trên địa bàn quản lý; Giám đốc Ban Quản lý cảng cá, bến cá và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực từ ngày 27 tháng 11 năm 2017 và thay thế Quyết định số 2510/QĐ-UBND ngày 23 tháng 10 năm 2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang ban hành Quy chế quản lý bến, cảng cá và khu neo đậu tàu cá tránh, trú bão trên địa bàn tỉnh Kiên Giang./.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Phạm Vũ Hồng
QUY CHẾ
QUẢN LÝ CẢNG CÁ, KHU NEO ĐẬU TRÁNH TRÚ BÃO CHO TÀU CÁ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KIÊN GIANG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 30/2017/QĐ-UBND ngày 17 tháng 11 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chế này quy định về quản lý cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá trên địa bàn tỉnh Kiên Giang (sau đây viết tắt là cảng cá, khu neo đậu tàu cá) và trách nhiệm của các tổ chức và cá nhân có liên quan.
2. Đối tượng áp dụng
Quy chế này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước có các hoạt động quản lý, khai thác và sử dụng cảng cá, khu neo đậu tàu cá trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.
Điều 2. Giải thích từ ngữ
1. Cảng cá là cảng chuyên dùng cho tàu cá, bao gồm vùng đất cảng và vùng nước đậu tàu.
Vùng đất cảng bao gồm cầu cảng, kho bãi, nhà xưởng, khu hành chính, dịch vụ hậu cần, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu thủy sản.
Vùng nước đậu tàu là vùng nước giới hạn được thiết lập trước cầu cảng dành cho tàu thuyền neo đậu, quay trở, thực hiện các hoạt động dịch vụ hậu cần, cung ứng nguyên, nhiên liệu phục vụ khai thác thủy sản và chuyển tải hàng hóa.
2. Khu neo đậu tránh trú bão là khu vực chuyên giành cho tàu cá neo đậu tránh trú bão. Khu vực chuyên giành cho tàu cá neo đậu tránh trú bão bao gồm cơ sở hạ tầng khu tránh trú bão, cơ sở dịch vụ hậu cần của khu tránh trú bão, vùng nước đậu tàu, luồng vào khu tránh trú bão và khu hành chính.
3. Cơ sở hạ tầng cảng cá, khu neo đậu tàu cá là các công trình, hạng mục trong khu vực cảng cá, khu neo đậu tàu cá bao gồm hệ thống luồng lạch, vùng nước quay trở, neo đậu tàu, cầu cảng, đê, kè bờ, cọc buộc tàu, kè chắn cát, chắn sóng, ngăn sa bồi, đường bãi nội bộ, trụ sở làm việc, hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống cấp điện, hệ thống cấp thoát nước, hệ thống xử lý nước thải, thiết bị báo hiệu, thiết bị đèn chiếu sáng, đất dự phòng cho thuê để làm cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá và các công trình phụ trợ khác.
4. Tàu thuyền bao gồm tàu biển, tàu quân sự, tàu công vụ, tàu cá, phương tiện thủy nội địa và các phương tiện thủy khác.
5. Phương tiện vận chuyển đường bộ bao gồm xe ô tô, mô tô, xe thô sơ và các loại phương tiện đường bộ khác ra vào cảng cá, khu neo đậu tàu cá.
6. Ban Quản lý cảng cá, bến cá (gọi tắt là Ban Quản lý) là đơn vị trực tiếp quản lý, điều hành các hoạt động tại cảng cá, khu neo đậu tàu cá.
7. Hàng hóa qua cảng cá, khu neo đậu tàu cá là hàng hóa được bốc dỡ lên từ tàu thuyền hoặc hàng hóa được đưa xuống tàu thuyền tại cầu cảng của cảng cá, khu neo đậu tàu cá.
Hàng hóa nêu tại khoản này bao gồm thủy sản; máy móc, trang thiết bị, dụng cụ, ngư cụ, nguyên liệu, dầu, nhớt; lương thực, thực phẩm, nước đá, nước; và các nguyên vật liệu khác phục vụ cho khai thác thủy sản và dịch vụ hậu cần khai thác thủy sản.
8. Chủ tàu cá là tổ chức, cá nhân sở hữu, quản lý, sử dụng tàu cá (gọi tắt là chủ tàu).
9. Thuyền trưởng tàu cá là người chỉ huy trên tàu cá đối với loại tàu cá lắp máy có tổng công suất máy chính từ 20 mã lực trở lên hoặc không lắp máy có chiều dài đường nước thiết kế từ 15 mét trở lên.
10. Thuyền viên tàu cá là những người được biên chế làm việc trên tàu cá với các chức danh được quy định (gọi tắt là thuyền viên).
Điều 3. Cơ quan quản lý cảng cá, khu neo đậu tàu cá
1. Cơ quan quản lý cảng cá
Ban Quản lý là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, chịu trách nhiệm trực tiếp quản lý các cảng cá được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh.
2. Cơ quan quản lý khu neo đậu tàu cá
a) Ban Quản lý là đơn vị quản lý, sử dụng đối với các khu neo đậu tàu cá nằm trong vùng nước quản lý của cảng cá. Đối với các khu neo đậu tàu cá khác, giao Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có khu neo đậu tàu cá quản lý.
b) Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn sử dụng khu neo đậu tàu cá (kể cả khu neo đậu tàu cá kết hợp với cảng cá) khi có bão xảy ra để phòng, chống, giảm nhẹ thiên tai cho người và phương tiện tàu cá.
Điều 4. Những hành vi bị cấm tại cảng cá, khu neo đậu tàu cá
1. Cọ rửa sàn tàu thuyền hoặc hầm hàng gây ô nhiễm môi trường.
2. Xả dầu thải, chất bẩn, chất độc, chất có hại, nước thải bẩn, rác sinh hoạt, vứt bỏ phế thải không đúng nơi quy định trong vùng đất cảng, vùng nước đậu tàu.
3. Chế biến, tập kết, lên xuống, đóng gói, phân loại hàng thủy sản, hàng hóa khác không đúng nơi quy định hoặc phơi nguyên liệu thủy sản, giặt giũ ngư cụ, gỡ cá trên vùng đất hoặc cầu cảng.
4. Vận chuyển hàng quốc cấm, hàng có khả năng gây ô nhiễm, chất nổ, chất độc, hàng lậu, hàng giả,… vào khu vực cảng cá.
5. Lấn chiếm phạm vi bảo vệ công trình hoặc phá hủy, tháo gỡ gây hư hại các công trình, trang thiết bị.
6. Điều khiển tàu cá và phương tiện khác sai quy định gây ảnh hưởng đến công trình.
7. Gây mất an ninh trật tự, ảnh hưởng tính mạng con người, thất thoát tài sản, gây cản trở cho việc bảo vệ, quản lý, khai thác.
8. Lưu hành xe quá hạn sử dụng, xe ba gác máy, xe gắn máy kéo xe thô sơ, xe kéo đẩy tự chế; đậu, đỗ xe mô tô trong nhà lựa, khu vực lên xuống hàng gây cản trở giao thông.
9. Bán hàng rong, chèo kéo khách; kinh doanh hàng ăn uống ở khu vực cầu cảng, bãi xe, chợ cá, vỉa hè, lòng đường.
10. Đặt lồng bè nuôi thủy sản, đánh bắt thủy sản trong vùng nước đậu tàu.
11. Các loại tàu thuyền, phương tiện giao thông vận tải khác đến kinh doanh xăng dầu tại cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão.
12. Các hành vi bị cấm khác theo quy định của pháp luật.
Điều 5. Báo cáo và công bố danh mục khu neo đậu tàu cá đủ điều kiện
Trước ngày 01 tháng 02 hàng năm, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn gửi báo cáo danh sách các khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá của tỉnh về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Đơn vị, tổ chức được giao quản lý, sử dụng khu neo đậu tránh trú bão có trách nhiệm lập sổ Nhật ký tàu thuyền vào khu neo đậu tránh trú bão phục vụ công tác thống kê, báo cáo, công tác kiểm tra, giám sát hoạt động của khu neo đậu tránh trú bão theo mẫu quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư số 52/2013/TT-BNNPTNT ngày 11 tháng 12 năm 2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Chương II
TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN HẠN CỦA BAN QUẢN LÝ VÀ BAN CHỈ HUY
PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI VÀ TÌM KIẾM CỨU NẠN
Điều 6. Về quản lý, khai thác công trình cảng cá, khu neo đậu tàu cá
1. Tổ chức quản lý, khai thác, sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả cơ sở hạ tầng cảng cá, khu neo đậu tàu cá được giao quản lý, đảm bảo an ninh trật tự, phòng chống cháy nổ, an toàn hàng hải, bảo đảm vệ sinh môi trường, bảo đảm chất lượng công trình và các lĩnh vực khác có liên quan.
2. Ban hành nội quy của cảng cá, khu neo đậu tàu cá, tổ chức thực hiện nội quy và thông báo công khai tại cảng cá, khu neo đậu tàu cá.
3. Thông báo tình hình luồng vào cảng, khu neo đậu tàu cá, phao tiêu báo hiệu, tình hình an toàn cầu, bến cho các tàu ra, vào cảng cá, khu neo đậu tàu cá; tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân tham gia kinh doanh, khai thác, sử dụng cảng cá, khu neo đậu tàu cá theo đúng pháp luật.
4. Hướng dẫn và làm các thủ tục nhanh chóng cho người, tàu cá và các phương tiện khác ra, vào cảng cá, khu neo đậu tàu cá theo đúng nội quy cảng cá, khu neo đậu tàu cá. Trường hợp tàu cá nước ngoài vào cảng cá, khu neo đậu tàu cá, Ban Quản lý phải thông báo ngay cho cơ quan chức năng của địa phương để phối hợp quản lý theo các quy định pháp luật Việt Nam về xuất nhập cảnh, hải quan, kiểm dịch và các quy định pháp luật khác có liên quan.
Điều 7. Quản lý chất lượng công trình cảng cá và khu neo đậu tàu cá
1. Lập sổ theo dõi tình hình khai thác, sử dụng và tình trạng kỹ thuật các công trình, hạng mục công trình, trang thiết bị thuộc cơ sở hạ tầng cảng cá, khu neo đậu tàu cá.
2. Hằng năm, trên cơ sở quy trình bảo dưỡng, bảo trì và hiện trạng công trình, lập kế hoạch duy tu, bảo dưỡng công trình cảng cá, khu neo đậu tàu cá trình cơ quan có thẩm quyền bố trí kinh phí để triển khai thực hiện.
3. Thực hiện công tác quản lý, duy tu, bảo dưỡng đảm bảo chất lượng công trình cơ sở hạ tầng cảng cá, khu neo đậu tàu cá theo quy định hiện hành, đảm bảo sử dụng lâu bền và an toàn tài sản, công trình.
Điều 8. Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trong cảng cá, khu neo đậu tàu cá
Thực hiện đầy đủ các quy định của Luật Phòng, chống thiên tai số 33/2013/QH13, Nghị định số 66/2014/NĐ-CP ngày 04 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và các hướng dẫn có liên quan.
1. Căn cứ tình hình thực tế, hàng năm Ban Quản lý xây dựng và tổ chức triển khai phương án phòng, chống thiên tai của cảng cá, khu neo đậu tàu cá được giao quản lý; xây dựng phương án phối hợp công tác phòng, chống lụt, bão, tìm kiếm cứu nạn với Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của địa phương nơi có cảng cá, khu neo đậu tàu cá; xây dựng kế hoạch ứng cứu sự cố tràn dầu cho cảng cá, khu neo đậu tàu cá.
2. Trong trường hợp có bão, áp thấp nhiệt đới, lũ lụt:
a) Chủ động triển khai phương án phòng chống áp thấp nhiệt đới, bão, lũ lụt đối với cảng cá, khu neo đậu tàu cá do mình quản lý. Bằng các phương tiện thông tin đã có, thông báo thường xuyên, kịp thời cho ngư dân biết về tình hình diễn biến của cơn bão và yêu cầu các tàu thuyền (các tàu thuyền thường xuyên cập cảng cá, khu neo đậu tàu cá do đơn vị quản lý) trong vùng bị ảnh hưởng về nơi trú đậu an toàn.
b) Tổ chức, hướng dẫn cho tàu cá vào neo đậu đúng nơi quy định, bảo đảm an toàn. Trong trường hợp tàu thuyền vào cảng cá, khu neo đậu tàu cá vượt quá khả năng tiếp nhận về số lượng và cỡ loại tàu thuyền, Ban Quản lý phải báo cáo kịp thời về Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố nơi có cảng cá, khu neo đậu tàu cá để xử lý.
c) Tổ chức trực ban 24/24 giờ trong thời gian có bão, áp thấp nhiệt đới, lũ lụt để theo dõi tình hình và có trách nhiệm thông báo thường xuyên về số lượng và danh sách tàu thuyền đang trú bão tại vùng nước đậu tàu thuộc thẩm quyền quản lý cho các Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và địa phương nơi có cảng cá, khu neo đậu tàu cá hoạt động.
d) Phối hợp với Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn địa phương và các Đồn, Trạm Biên phòng trên địa bàn, có biện pháp yêu cầu ngư dân không ở lại trên tàu khi đã đưa tàu vào vị trí neo đậu khi có thông báo của Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh.
đ) Hướng dẫn, giúp đỡ ngư dân trong thời gian trú bão, áp thấp nhiệt đới, lũ lụt.
e) Tổ chức khắc phục thiệt hại sau bão, lũ lụt.
g) Không thu giá dịch vụ sử dụng cảng cá trong thời gian trú bão, áp thấp nhiệt đới, lũ lụt.
Điều 9. Một số công tác khác
1. Chấp hành sự thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý của các cơ quan có thẩm quyền về an ninh trật tự, an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường trong khu vực cảng cá, khu neo đậu tàu cá và các lĩnh vực khác có liên quan. Phối hợp với thanh tra chuyên ngành trong quản lý cảng và phối hợp với các cơ quan của Nhà nước khi có yêu cầu.
2. Thường xuyên cung cấp thông tin về tình hình thời tiết trên hệ thống truyền thanh của cảng cá, khu neo đậu tàu cá; chủ động khắc phục, giải quyết tại chỗ hậu quả tai nạn, ô nhiễm môi trường
3. Xác nhận nguồn gốc, xuất xứ thủy sản khai thác cho các tổ chức, cá nhân có yêu cầu.
4. Có trách nhiệm báo cáo tình hình hoạt động của cảng cá, khu neo đậu tàu cá về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Tổng cục Thủy sản. Nội dung báo cáo theo mẫu quy định tại Thông tư số 52/2013/TT-BNNPTNT ngày 11 tháng 12 năm 2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thi hành Nghị định số 80/2012/NĐ-CP ngày 08 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ về quản lý cảng cá, khu neo đậu tàu cá.
Điều 10. Quyền hạn
1. Tổ chức các hoạt động kinh doanh, dịch vụ hậu cần nghề cá và ký kết hợp đồng cho thuê cơ sở hạ tầng như: Cầu cảng, bãi, nhà xưởng, mặt bằng, khu hành chính, nhà phân loại, nhà kho, kho lạnh và chợ mua bán thủy sản, khu dịch vụ đóng sửa tàu cá (nếu được đầu tư xây dựng) để sản xuất kinh doanh, dịch vụ nghề cá tại vùng đất cảng theo phương án khai thác cảng cá, khu neo đậu tàu cá đã được phê duyệt và theo quy định của pháp luật.
2. Không cho vào cảng hoặc bắt buộc rời cảng đối với người và tàu cá không tuân thủ nội quy của cảng cá, khu neo đậu tàu cá.
3. Không cho thuê hoặc bắt buộc rời khỏi vùng đất cảng cá, khu neo đậu tàu cá đối với các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh, hoạt động dịch vụ tại vùng đất cảng cá, khu neo đậu tàu cá không tuân thủ nội quy của cảng cá, khu neo đậu tàu cá, hợp đồng đã ký kết.
4. Thu giá dịch vụ sử dụng cảng cá theo quy định của pháp luật.
5. Xử lý hoặc đề nghị các cơ quan chức năng của địa phương giải quyết các vụ việc để đảm bảo an ninh trật tự, an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường và phòng chống cháy nổ trong khu vực cảng cá, khu neo đậu tàu cá.
Chương III
TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN HẠN CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG KHU VỰC CẢNG CÁ, KHU NEO ĐẬU TÀU CÁ
Điều 11. Trách nhiệm và quyền hạn của tổ chức, cá nhân tham gia khai thác và sử dụng cảng cá, khu neo đậu tàu cá
1. Thực hiện nghiêm túc Quy chế này và nội quy của cảng cá, khu neo đậu tàu cá.
2. Giữ gìn, bảo vệ và sử dụng an toàn cơ sở hạ tầng cảng cá, khu neo đậu tàu cá. Phối hợp với Ban Quản lý và các cơ quan liên quan trong việc bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn giao thông trong vùng nước, vùng đất thuộc cảng cá, khu neo đậu tàu cá.
3. Chấp hành các quy định phòng, chống cháy, nổ, sự cố tràn dầu, phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, giữ gìn vệ sinh môi trường, an toàn lao động, an toàn vệ sinh thực phẩm trong khu vực cảng cá, khu neo đậu tàu cá.
4. Khi phát hiện thấy sự cố, tai nạn về người và phương tiện trong khu vực cảng cá, khu neo đậu tàu cá, phải thông báo kịp thời, chính xác cho Ban Quản lý biết và tham gia cứu nạn. Tổ chức, cá nhân gây ra tai nạn phải báo cáo và phối hợp với Ban Quản lý để giải quyết, khắc phục hậu quả tai nạn.
5. Chấp hành sự kiểm tra, giám sát và xử lý của cơ quan có thẩm quyền về kiểm tra, xử lý vi phạm quy định về an ninh trật tự; đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản và bảo vệ môi trường trong khu vực cảng cá, khu neo đậu tàu cá.
6. Hàng hóa, thủy sản qua cảng phải qua thiết bị cân, đếm của cảng cá, khu neo đậu tàu cá (nếu có), đồng thời cung cấp số liệu đầy đủ, trung thực, kịp thời cho Ban Quản lý về số lượng, chủng loại hàng hóa, thủy sản qua cảng cá, khu neo đậu tàu cá.
7. Được khai thác, sử dụng cơ sở hạ tầng, các dịch vụ của cảng cá, khu neo đậu tàu cá theo hợp đồng và theo nội quy của cảng cá, khu neo đậu tàu cá; yêu cầu giúp đỡ trong quá trình khai thác, sử dụng cảng cá, khu neo đậu tàu cá.
8. Được cung cấp thông tin về thời tiết, giá cả sản phẩm, nội quy và các quy định của Ban Quản lý.
9. Nộp tiền sử dụng các dịch vụ tại cảng cá, khu neo đậu tàu cá theo quy định của pháp luật.
Điều 12. Trách nhiệm, quyền hạn của thuyền trưởng, thuyền viên và người điều khiển các loại xe cơ giới, xe chuyên dùng khi điều động phương tiện ra, vào cảng cá, khu neo đậu tàu cá
1. Thực hiện các quy định tại Điều 11 của Quy chế này.
2. Tuân thủ sự điều động, sắp xếp của Ban Quản lý khi cập cầu cảng, bốc dỡ thủy sản, hàng hóa, neo đậu trong khu vực cảng cá, khu neo đậu tàu cá theo hướng dẫn của nhân viên Ban Quản lý.
3. Thực hiện nghiêm chỉnh chế độ khai báo khi ra, vào cảng cá, khu neo đậu tàu cá; kiểm tra thiết bị hàng hải, trang thiết bị an toàn tàu cá, các quy định về bảo vệ nguồn lợi thủy sản trước khi tàu cập và rời cảng cá, khu neo đậu tàu cá.
4. Khi tàu vào cảng cá, khu neo đậu tàu cá phải xuất trình với Ban Quản lý các giấy tờ sau:
a) Sổ danh bạ thuyền viên. Đối với những tàu không có sổ danh bạ thuyền viên phải khai báo danh sách thuyền viên trên tàu.
b) Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá (đối với những tàu thuộc diện phải đăng kiểm).
5. Thực hiện lệnh điều động phương tiện theo yêu cầu của Ban Quản lý, sử dụng các biện pháp để đảm bảo an toàn cho tàu thuyền và ngư lưới cụ trong trường hợp khẩn cấp.
6. Khi tàu vào cảng cá, khu neo đậu tàu cá phải sắp xếp, chằng buộc dụng cụ trên tàu, đảm bảo gọn gàng và cố định chắc chắn; khi tàu neo đậu tại vùng nước đậu tàu, cần bố trí thuyền viên trực tàu để theo dõi và bảo quản các trang thiết bị trên tàu trong quá trình neo đậu tại khu vực cảng cá, khu neo đậu tàu cá.
7. Tàu thuyền vận hành trong vùng nước cảng cá, khu neo đậu tàu cá phải chủ động di chuyển với một tốc độ an toàn hợp lý và chuẩn bị sẵn sàng đệm chống va, thực hiện quy tắc phòng ngừa va chạm tránh gây tổn hại đến tính mạng, tài sản đối với tàu thuyền khác cũng như gây hư hỏng các công trình của cảng cá, khu neo đậu tàu cá.
8. Khi tàu thuyền bị sự cố (trôi dạt, chìm đắm, mắc cạn, tai nạn) thuyền trưởng phải tiến hành ngay các biện pháp khắc phục thích hợp và thông báo ngay cho Ban Quản lý, chính quyền địa phương hoặc Đồn, Trạm Biên phòng trên địa bàn nơi gần nhất.
9. Trách nhiệm của thuyền trưởng, thuyền viên khi có bão, áp thấp nhiệt đới:
a) Thuyền trưởng hoặc người điều khiển tàu cá khi vào khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá phải chấp hành theo sự điều hành và hướng dẫn của Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.
b) Khi đã neo đậu an toàn, thuyền trưởng hoặc người điều khiển tàu cá phải thông báo cho Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn về tên, số đăng ký, tình trạng của tàu, số người trên tàu và các yêu cầu khác (nếu có).
c) Tàu cá chỉ được rời khỏi khu neo đậu tránh trú bão khi có thông báo bão, áp thấp nhiệt đới đã tan hoặc có lệnh của Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.
10. Người điều khiển các loại xe cơ giới, xe chuyên dùng phải đậu đỗ đúng vị trí quy định, phương tiện phải luôn ở trạng thái sẵn sàng hoạt động và có người trực đủ khả năng điều khiển di chuyển phương tiện khi cần thiết. Tự bảo quản tài sản của mình trong quá trình hoạt động tại cảng cá.
Trong thời gian đậu đỗ, bốc dỡ thủy sản, hàng hóa, chủ phương tiện phải có biện pháp thu gom, lưu giữ nước thải; nước thải, rác thải phải đổ đúng nơi quy định, nếu xả xuống đường nội bộ phải tẩy rửa sạch nước thải, thu gom rác thải đã xả xuống mới được rời khỏi cảng.
11. Chấp hành sự kiểm tra, giám sát, xử lý của cơ quan chức năng về các lĩnh vực an toàn giao thông; luồng hàng hải, an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và các quy định về quản lý cảng cá, khu neo đậu tàu cá.
Chương IV
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 13. Trách nhiệm của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
1. Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang quản lý Nhà nước đối với các cảng cá, khu neo đậu tàu cá trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. Xây dựng kế hoạch nâng cấp, mở rộng cơ sở hạ tầng cảng cá, khu neo đậu tàu cá đã được Nhà nước đầu tư.
2. Hướng dẫn thực hiện công tác chuyên môn về quản lý cảng cá, khu neo đậu tàu cá; phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tổ chức thực hiện Quy chế này, đồng thời phổ biến cho các tổ chức, cá nhân liên quan biết để thực hiện.
3. Chỉ đạo Ban Quản lý cảng cá, bến cá xây dựng nội quy, quy trình quản lý, khai thác cảng cá, khu neo đậu tàu cá và các phương án sắp xếp tàu thuyền neo đậu; phòng chống thiên tai, phòng, chống cháy, nổ; đảm bảo an ninh trật tự; bảo vệ môi trường; an toàn thực phẩm để tổ chức triển khai thực hiện. Phê duyệt nội quy cảng cá, khu neo đậu tàu cá. Tổ chức kiểm tra, rà soát các tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý và đề ra các biện pháp khắc phục hiệu quả để tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành các quy định có liên quan nhằm ổn định hoạt động tại cảng cá, khu neo đậu tàu cá.
4. Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Ban Quản lý tổ chức giám sát, kiểm tra, thanh tra, xử lý theo thẩm quyền việc thực hiện Quy chế này; phối hợp với cơ quan, đơn vị chức năng tổ chức đào tạo, tập huấn về pháp luật, nâng cao kỹ năng quản lý cho cán bộ, nhân viên quản lý cảng cá, khu neo đậu tàu cá trong toàn tỉnh.
5. Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh công bố đóng, mở cảng cá loại II; chỉ đạo Ban Quản lý lập hồ sơ đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố mở, đóng cảng cá loại I theo quy định.
Điều 14. Trách nhiệm của các sở, ban, ngành có liên quan
1. Sở Tài nguyên và Môi trường
a) Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan thường xuyên kiểm tra, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân tại cảng cá, khu neo đậu tàu cá xả nước thải chưa qua xử lý hoặc xử lý chưa đạt yêu cầu ra vùng đất cảng, vùng nước đậu tàu của cảng cá, khu neo đậu tàu cá. Đồng thời phối hợp quản lý tốt vùng đất, mặt nước đúng pháp luật quy định.
b) Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc:
Phối hợp kịp thời, thường xuyên với Ban Quản lý thực hiện việc tuyên truyền, phổ biến và xử lý các hành vi vi phạm về Luật Bảo vệ môi trường.
Tổ chức quan trắc, lấy mẫu định kỳ, kiểm tra chất lượng môi trường nước tại cảng cá, khu neo đậu tàu cá (không bao gồm phần đất, mặt nước đã giao cho Ban Quản lý quyền sử dụng).
2. Sở Giao thông vận tải
Chỉ đạo các đơn vị chuyên môn trực thuộc: Hướng dẫn Ban Quản lý lắp đặt bổ sung đầy đủ hệ thống báo hiệu đường thủy nội địa; tuyên truyền các văn bản pháp quy về giao thông đường thủy nội địa; tuần tra, kiểm soát, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm điều kiện kinh doanh vận tải đường thủy nội địa tại các cảng cá được bổ sung thêm chức năng giao thông.
3. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh
Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc phối hợp với Ban Quản lý tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành các quy định của pháp luật, tham gia giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội trong khu vực cảng cá, khu neo đậu tàu cá và quản lý, bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ biên giới quốc gia trên biển.
Tiến hành kiểm tra, kiểm soát người, phương tiện hoạt động ra vào cảng cá, khu neo đậu tàu cá theo Nghị định số 71/2015/NĐ-CP ngày 03 tháng 9 năm 2015 của Chính phủ quy định về quản lý hoạt động của người, phương tiện trong khu vực biên giới biển nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
4. Công an tỉnh
Chỉ đạo với các phòng chuyên môn nghiệp vụ trực thuộc và công an huyện phối hợp với Ban Quản lý: Giám sát, kiểm tra, xử lý các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm về an ninh trật tự, an ninh kinh tế; thực hiện tốt công tác phòng, chống tệ nạn xã hội, cháy nổ; tuần tra, kiểm soát, phát hiện và xử lý xe ô tô hết thời hạn sử dụng, quá hạn kiểm định lưu hành trong khu cảng cá, khu neo đậu tàu cá; và xử lý nghiêm việc xả thải bừa bãi làm mất vệ sinh trong khu vực cảng cá, khu neo đậu tàu cá.
5. Các sở, ban, ngành khác có liên quan
Trong phạm vi chức năng nhiệm vụ của ngành, các sở, ban, ngành khác có liên quan phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố có cảng cá, khu neo đậu tàu cá trên địa bàn hướng dẫn thực hiện công tác quản lý doanh nghiệp, lao động; quản lý chất lượng công trình; quản lý sử dụng đất, mặt nước; bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa công trình cảng cá, khu neo đậu tàu cá; phối hợp các cơ quan chức năng kiểm tra, thanh tra và xử lý các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.
Điều 15. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố có cảng cá, khu neo đậu tàu cá trên địa bàn quản lý
Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng quy chế phối hợp để giao nhiệm vụ cho các đơn vị chuyên môn nghiệp vụ trực thuộc phối hợp với Ban Quản lý giám sát, kiểm tra, thanh tra và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật đối với tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động trong khu vực cảng cá, khu neo đậu tàu cá đóng trên địa bàn.
Xây dựng kế hoạch và sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước để tổ chức việc quản lý, duy tu, bảo dưỡng khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá được giao quản lý.
Điều 16. Trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức có liên quan và các hội nghề nghiệp
Phối hợp thường xuyên với Ban Quản lý thực hiện việc tuyên truyền, phổ biến Quy chế này; tập huấn, kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm theo quy định pháp luật trong phạm vi cảng cá, khu neo đậu tàu cá về an toàn thực phẩm, phòng chống dịch bệnh, đăng ký kinh doanh, nghĩa vụ thuế, an toàn giao thông đường thủy, đường bộ, phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ.
Vận động hội viên, ngư dân chấp hành nghiêm Quy chế này khi hoạt động tại cảng cá, khu neo đậu tàu cá; hướng dẫn hội viên, ngư dân xây dựng các tổ đội cộng đồng tham gia quản lý để phát triển sản xuất và bảo vệ quyền lợi cho hội viên, ngư dân tại cảng cá, khu neo đậu tàu cá.
Điều 17. Điều khoản thi hành
1. Ngoài những nội dung quy định trong Quy chế này, việc quản lý cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá trên địa bàn tỉnh Kiên Giang còn được thực hiện theo các quy định khác của pháp luật có liên quan và các Điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký kết.
2. Trong quá trình triển khai thực hiện có khó khăn, vướng mắc phát sinh, thì các tổ chức và cá nhân phản ánh về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để được hướng dẫn hoặc tổng hợp trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, giải quyết./. | {
"issuing_agency": "Tỉnh Kiên Giang",
"promulgation_date": "17/11/2017",
"sign_number": "30/2017/QĐ-UBND",
"signer": "Phạm Vũ Hồng",
"type": "Quyết định"
} |