question_id
stringlengths
10
14
question
stringlengths
7
207
positive_context_id
stringlengths
5
9
positive_context
stringlengths
24
8.17k
hard_negative_ids
stringlengths
56
65
hard_negatives
stringlengths
201
34.8k
question_0
Hướng dẫn chăm sóc trẻ bị cúm A đúng cách
doc_0
Trẻ mắc cúm A không chỉ mệt mỏi, khó chịu mà còn có nguy cơ gặp biến chứng cao nên cần được điều trị kịp thời và chăm sóc với một chế độ khoa học đặc biệt. Bài viết sẽ giúp cha mẹ có thể chăm sóc trẻ bị cúm A đúng cách tại nhà, mau chóng đẩy lùi bệnh tật. 1. Bệnh cúm A ở trẻ Cúm A là tình trạng nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp tính, gây ra bởi một trong số các chủng cúm A/H1N1, A/H3N2, A/H5N1, A/H7N9 gây ra. Đây là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, có thể điều trị dễ dàng khi được cha mẹ phát hiện bệnh kịp thời. Khi mắc cúm A, phần lớn trẻ thường gặp phải các tình trạng: – Ho – Sốt cao – Người mệt mỏi – Đau họng – Đau đầu – Đau cơ – Nôn mửa – Chán ăn – Hắt hơi – Sổ mũi… Cúm A là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ với các triệu chứng ho, sốt cao, sổ mũi, hắt xì…. Tuy cúm A là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ nhưng nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời, bệnh có thể dẫn tới suy hô hấp, viêm cơ tim, viêm phổi, viêm phế quản… Theo ghi nhận tại nhiều bệnh viện lớn trong nước, hiện tại có tới hàng nghìn bệnh nhi mắc cúm A, gia tăng nhiều so với các năm trước. Trong đó, có rất nhiều trẻ bị viêm phổi, suy hô hấp, co giật. Thậm chí, có những trẻ có biểu hiện viêm não do biến chứng mà cúm A gây ra. 2. Dấu hiệu cần tới bệnh viện Cúm A có nhiều triệu chứng tương tự như các bệnh cúm thông thường khác và có thể xử trí đúng cách tại nhà. Tuy nhiên khi thấy con trẻ có các biểu hiện bất thường dưới đây, các bậc phụ huynh cần đưa con tới ngay bệnh viện để được bác sĩ thăm khám, xử trí đúng cách: – Khó thở, tức ngực – Bỏ ăn – Người mệt mỏi, li bì – Nôn trớ nhiều – Da tái nhợt – Sốt cao không hạ… Các bác sĩ sẽ xây dựng phác đồ điều trị cho trẻ dựa trên mức độ của bệnh. Một số trẻ chỉ cần sử dụng thuốc và nghỉ ngơi tại nhà. Một số trẻ nặng cần phải điều trị nội trú tại bệnh viện với phác đồ can thiệp chuyên sâu hơn. Cho trẻ thăm khám để điều trị kịp thời, ngăn chặn biến chứng xảy ra 3. Chăm sóc trẻ bị cúm A Khi trẻ bị cúm A, cha mẹ cần lưu ý tới những vấn đề sau trong việc chăm sóc để trẻ nhanh chóng khỏi bệnh: Sử dụng thuốc Một số loại thuốc có thể được kê để điều trị triệu chứng của trẻ khi bị cúm A. Cha mẹ tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc mà cần đưa trẻ thăm khám với bác sĩ để được bác sĩ kê đơn, chỉ định điều trị phù hợp. Nên cho trẻ uống thuốc đúng loại, đúng giờ, đúng liều lượng và tuân thủ chỉ định của bác sĩ. Không tự ý tăng liều lượng để trẻ nhanh khỏi bởi điều này là phản khoa học và tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. Sử dụng thuốc điều trị cúm A cho trẻ theo chỉ định của bác sĩ Cách ly trẻ Cúm A rất dễ lây lan từ người sang người nên cần được cách ly trẻ bệnh để không lây lan sang trẻ khỏe mạnh. Do đó khi con có các dấu hiệu cúm A hoặc xét nghiệm xác định mắc cúm A, cha mẹ cần cách ly bé với các thành viên khác trong nhà, không để trẻ khỏe mạnh dùng chung đồ vật với trẻ đã nhiễm bệnh. Đồng thời, không cho bé tới những nơi đông người như trường học, công viên… để tránh lây nhiễm virus. Đeo khẩu trang Cúm A lây truyền nhanh qua đường hô hấp nên cha mẹ cần hướng dẫn trẻ đeo khẩu trang khi bắt buộc phải tới những nơi đông người hoặc khi tiếp xúc với các thành viên khác trong nhà để giảm thiểu nguy cơ lây bệnh. Cha mẹ có thể cho bé đeo khẩu trang y tế cỡ nhỏ, phù hợp với khuôn mặt để tránh virus có thể lây qua không khí khi bé hắt hơi, ho hoặc nói chuyện… Rửa sạch tay Khi mắc cúm A, sức đề kháng của trẻ đang phải chống chọi với một chủng virus nguy hiểm nên cần vệ sinh tay chân thường xuyên để tránh các tác nhân có hại khác tấn công, khiến trẻ mắc nhiều bệnh lý hơn. Sau khi trẻ ho, hắt hơi, cha mẹ cũng cần hướng dẫn bé vệ sinh chân tay sạch sẽ bằng dung dịch có tính sát khuẩn. Nếu trẻ tới những nơi đông người, trẻ vệ sinh tay thường xuyên cũng giúp làm giảm nguy cơ lây bệnh cho các trẻ khác. Vệ sinh cá nhân Hằng ngày, trẻ cần được tắm rửa thường xuyên để có một cơ thể sạch sẽ. Bên cạnh đó, cha mẹ cũng cần nhỏ mắt, mũi và hướng dẫn trẻ súc miệng bằng nước muối sinh lý 0,9%. Khi trẻ hắt hơi, sổ mũi, cha mẹ có thể sử dụng khăn giấy mềm lau sạch và vứt bỏ ngay sau khi sử dụng. Tuyệt đối không được vứt khăn giấy, chất thải của bé mắc cúm A một cách tùy tiện mà nên bọc kín trong túi nilon để ngăn ngừa virus cúm lây truyền trong không khí. Chế độ dinh dưỡng Chế độ dinh dưỡng có vai trò quan trọng đối với trẻ nhỏ để bé có thể nhanh chóng đào thải virus ra ngoài và khỏi bệnh. Về cơ bản, cha mẹ cần đảm bảo một chế độ cân bằng và đầy đủ các chất cần thiết để bé có sức khỏe. Chia nhỏ bữa ăn thành nhiều lần trong ngày nếu trẻ mệt hoặc chán ăn. Có thể chế biến thành dạng lỏng, mềm, dễ nuốt như súp, cháo… Ngoài ra, cha mẹ cũng hãy cho bé uống đủ nước, uống thêm nước trái cây khi cần thiết để cung cấp đủ vitamin cho cơ thể. Chăm sóc trẻ bị cúm A với một chế độ dinh dưỡng khoa học, đầy đủ dưỡng chất thiết yếu Chế độ nghỉ ngơi Khi bị cúm A, các bé thường sẽ bị đau mỏi cơ, đau đầu, sốt cao… Tình trạng này có thể kéo dài nhiều ngày cho tới khi cơ thể có thể đào thải virus gây bệnh ra ngoài. Do vậy, các bé cần được nghỉ ngơi nhiều để cải thiện sức khỏe và hỗ trợ hồi phục nhanh trong quá trình điều trị. Ba mẹ cần để trẻ nghỉ ngơi trong không gian thoáng đãng, yên tĩnh, tránh gió lùa trực tiếp. Theo dõi bất thường Như vậy có thể thấy, việc chăm sóc trẻ bị cúm A đúng cách có vai trò vô cùng quan trọng để trẻ nhanh hồi phục trong quá trình điều trị. Vì vậy các bậc phụ huynh cần lắng nghe và tuân thủ chỉ định của bác sĩ trong việc điều trị cúm A cho trẻ.
doc_50292;;;;;doc_3289;;;;;doc_60958;;;;;doc_5767;;;;;doc_32986
Cúm A là bệnh tiềm ẩn nhiều nguy cơ nguy hiểm, đặc biệt là với trẻ em. Vì vậy các bậc cha mẹ cần biết cách chăm sóc trẻ bị cúm A tại nhà, đồng thời tuân thủ điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ. Cúm A ở trẻ em là tình trạng trẻ bị nhiễm một trong các chủng virus H1N1, H5N1, H7N9 xâm nhập vào cơ thể và tấn công gây bệnh. Bệnh cúm A rất hay gặp ở trẻ, bệnh có thể điều trị dễ dàng, tuy nhiên nếu lơ là không cảnh giác, không điều trị kịp thời và đúng cách sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ.Cụ thể, biến chứng của bệnh cúm A ở trẻ em có thể xảy ra là viêm cơ, suy hô hấp... thậm chí có 1 – 4% các trường hợp trẻ em tử vong do không được điều trị đúng. Vì thế, các bậc cha mẹ không được chủ quan với bệnh lý này. Thời gian một đứa trẻ cần để chữa khỏi bệnh cúm A phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: cơ địa của từng bé, tình trạng sức khỏe hiện tại, trẻ có bệnh nền hay không, trẻ được chăm sóc như thế nào, phát hiện bệnh và điều trị sớm hay muộn, cách chăm sóc trẻ bị cúm A tại nhà...Nếu được điều trị, chăm sóc trẻ bị cúm A kịp thời và đúng cách, trẻ sẽ khỏi bệnh trong khoảng 2 tuần, tuy nhiên vẫn có nhiều trường hợp bệnh của trẻ có thể kéo dài lên đến 4 tuần. Nếu không được điều trị sớm, cúm A có thể khiến dẫn đến bệnh lý viêm phổi ở trẻ em. 3. Nhận biết dấu hiệu trẻ nhiễm cúm A Cha mẹ cần nhận diện được các triệu chứng của bệnh để có cách chăm sóc trẻ bị cúm A tại nhà hiệu quả nhất. Cụ thể các triệu chứng cúm A bao gồm:Sốt hoặc cảm thấy ớn lạnh;Ho;Viêm họng;Chảy mũi hoặc nghẹt mũi;Đau cơ;Đau đầu;Cả người mệt mỏi;Một số trẻ mắc cúm A có thể bị nôn mửa và tiêu chảy...Sau 24 - 48 giờ sau khi nhiễm virus cúm A, trẻ sẽ bắt đầu biểu hiện các triệu chứng kể trên, các triệu chứng này có thể kéo dài 3 - 6 ngày. Một số trường hợp cúm A ở trẻ em có thể tiến triển nặng với các triệu chứng: sốt cao, khó thở, tím tái, phù phổi do suy tim, thậm chí là tử vong. Việc học cách chăm sóc trẻ bị cúm A tại nhà đúng cách là vô cùng cần thiết để giúp trẻ phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm. Khi trẻ đã xác định mắc cúm A, cha mẹ có thể tham khảo cách chăm sóc trẻ bị cúm A tại nhà dưới đây để giúp bé nhanh khỏi bệnh cũng như tránh lây lan cho người khác.Cách ly trẻ mắc bệnh với các thành viên khác trong gia đình: Bệnh cúm A là bệnh do tác nhân virus gây ra, bệnh rất dễ lây lan từ người sang người. Nếu gia đình có trẻ bị cúm A cần cách ly bé tối thiểu 7 ngày với các thành viên khác, cho bé ở phòng riêng và hạn chế tiếp xúc với người thân trong gia đình. Ngoài ra, không cho trẻ sử dụng chung đồ dùng, đồ chơi với bạn khác để tránh lây nhiễm virus.Đeo khẩu trang: Cúm A là bệnh do virus có khả năng lây truyền qua đường hô hấp rất nhanh, vì vậy đối với trẻ bị cúm A cha mẹ nên cho trẻ đeo khẩu trang để giảm thiểu nguy cơ lây bệnh cho người khác. Nên cho bé đeo khẩu trang y tế sẽ giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn, có tác dụng ngăn ngừa virus tốt hơn, tránh lây qua không khí mỗi khi trẻ hắt hơi, ho khan...;Không nằm phòng máy lạnh: khi chăm sóc trẻ bị cúm A không nên cho bé nằm phòng máy lạnh, do nằm phòng máy lạnh dễ khiến trẻ dễ bị ho, đau họng, khô mũi, khó tiết mồ hôi hơn,... lâu ngày sẽ khiến bệnh lâu khỏi, thậm chí còn có khả năng tiến triển nặng hơn. Thay vì cho trẻ nằm phòng kín máy lạnh, cha mẹ nên cho bé nằm phòng sạch sẽ, thoáng mát;Cho trẻ mặc quần áo thoáng mát, thấm hút tốt giúp bé cảm thấy thoải mái, dễ chịu, cơ thể thư giãn hơn và hỗ trợ điều trị bệnh nhanh hơn;Cho trẻ ăn uống đủ chất: Việc ăn uống rất quan trọng đối với trẻ, đặc biệt là vào thời điểm bé bị cúm A. Nhiều trẻ khi mắc bệnh còn biểu hiện triệu chứng rối loạn tiêu hóa. Do đó cha mẹ hãy cho trẻ ăn những món dễ tiêu, món ăn được giữ ở nhiệt độ ấm, món lỏng như súp, cháo... Ngoài ra, cha mẹ cần chú ý cho bé uống nhiều nước để tránh mất nước và giúp điều hòa nhiệt độ cơ thể tốt hơn. Đảm bảo cung cấp đủ các nhóm chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ trong mỗi bữa ăn như: protein, tinh bột, vitamin... Tăng cường những thực phẩm giàu đạm để bổ sung dinh dưỡng, giúp cơ thể trẻ nhanh phục hồi như: thịt, cá, trứng, thịt gia cầm, ngũ cốc nguyên hạt, sản phẩm từ sữa ít béo... Ngoài ra, nên cho trẻ ăn nhiều rau xanh và trái cây tươi để cung cấp nhiều vitamin, đặc biệt là vitamin C như: cam, chanh, bưởi, dưa hấu... hỗ trợ tăng cường sức đề kháng.Chia nhỏ bữa ăn nếu trẻ mệt, biếng ăn: nên chia nhỏ bữa thành 5-6 bữa nhỏ trong ngày giúp trẻ dễ ăn và hấp thu tốt hơn. Đối với trẻ bú mẹ cần tăng cường cho bú theo nhu cầu, cho bú nhiều lần khi trẻ thấy dễ chịu;Trẻ bị cúm A sẽ cảm thấy mệt mỏi, vì thế trẻ cần được nghỉ ngơi, thư giãn nhiều hơn để cải thiện sức khỏe và hỗ trợ điều trị bệnh nhanh khỏi;Nhỏ mũi đúng cách có thể cải thiện đáng kể tình trạng nghẹt mũi. Vì thế, cha mẹ cần vệ sinh mũi cho trẻ hằng ngày bằng cách nhỏ nước muối sinh lý hoặc tham khảo bác sĩ về một số dung dịch thuốc sát khuẩn để nhỏ mũi cho con, nhằm giúp điều trị bệnh nhanh khỏi hơn.Nếu trẻ sốt trên 38,5 độ C cần sử dụng thuốc hạ sốt theo đúng liều lượng dựa trên cân nặng. Có thể phối hợp các loại thuốc giảm ho hay kháng sinh, vitamin theo đúng chỉ định của bác sĩ;Cần lưu ý theo dõi thân nhiệt của trẻ và các dấu hiệu về màu sắc da, nhịp thở, lượng thức ăn của trẻ... Cần cho trẻ nhập viện ngay khi trẻ có những biểu hiện sau:Sốt cao liên tục ≥ 39 độ C, sử dụng thuốc hạ sốt không đáp ứng;Biểu hiện co giật;Trẻ li bì, mệt mỏi, kém ăn, nôn trớ nhiều lần, bỏ ăn/bỏ bú, chân tay lạnh;Khó thở, thở nhanh.Hy vọng những thông tin trong bài viết đã giúp cha mẹ hiểu rõ hơn về chăm sóc trẻ bị cúm A. Nếu trẻ mắc bệnh và các biện phaps chăm sóc tại nhà không cải thiện, cha mẹ cần đưa trẻ đến các trung tâm y tế để thăm khám và điều trị.;;;;; Cúm A là bệnh lý đường hô hấp, lây qua không khí khi trẻ nói chuyện, ho, hắt hơi… Cũng như nhiều bệnh cúm mùa khác, khi trẻ nhiễm cúm A con thường có biểu hiện như: sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi, đau họng… Do đó, với những bậc cha mẹ chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc nuôi con thì rất dễ nhầm cúm A với việc trẻ bị cảm cúm thông thường. Để nhận biết bệnh được chính xác hơn, cha mẹ có thể dựa vào những triệu chứng chi tiết như: trẻ thường sốt cao từ 39 tới 40 độ C, họng con bị đỏ và đau, trẻ mệt mỏi, quấy khóc. Mặc dù lúc này con đã mắc cúm A nhưng thời điểm này bệnh còn ở giai đoạn khá nhẹ nên hoàn toàn có thể điều trị tại nhà. Cha mẹ có thể điều trị trẻ tại nhà khi con có những dấu hiệu bệnh nhẹ 2. Tham khảo cách chữa cúm A hiệu quả cho trẻ Cúm A ở trẻ là bệnh lý nguy hiểm và dễ gây ra biến chứng. Vì thế khi con có những dấu hiệu khởi phát của bệnh, cha mẹ nên đưa con tới gặp bác sĩ để được thăm khám và dùng thuốc phù hợp để điều trị. Hiện nay một số loại thuốc được khuyến cáo nên dùng cho trẻ như: – Thuốc kháng virus: Thuốc kháng virus có tác dụng làm giảm khả năng lây lan của virus cúm, làm chậm quá trình truyền nhiễm, chống lại nhiễm trùng. Vì thế khi sử dụng thuốc con sẽ giảm bớt các triệu chứng, rút ngắn thời gian mắc bệnh và ngăn ngừa các biến chứng như viêm phổi. Thời gian và liều lượng dùng thuốc mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ kê đơn. – Acetaminophen hoặc ibuprofen: Hai loại thuốc này có tác dụng cao trong việc hạ sốt và giảm đau nhức cơ thể. Khi phát hiện trẻ có những dấu hiệu khởi phát của bệnh mẹ nên cho con dùng thuốc càng sớm càng tốt. – Thuốc ho: Ngoài sốt thì trẻ mắc cúm A cũng thường bị ho. Lúc này bác sĩ có thể kê cho con một vài loại thuốc hoặc siro trị ho cho bé uống. Lưu ý rằng, những loại thuốc điều trị trên chỉ mang tính chất tham khảo nên có thể đúng và không đúng với một vài trường hợp. Điều quan trọng là khi con ốm, cha mẹ nên đưa con tới bệnh viện để thăm khám đồng thời dùng thuốc điều trị theo tư vấn của bác sĩ. Nghiêm cấm tự ý sử dụng thuốc, bởi điều này luôn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro ảnh hưởng tới sức khỏe trẻ nhỏ. Khi trẻ bị ốm cha mẹ nên cho con cách ly phòng riêng 3. Những cách chăm sóc trẻ khi mắc cúm A tại nhà Khi được điều trị tốt, trẻ mắc cúm A ở thể nhẹ có thể hết các triệu chứng sau khoảng từ 7-10 ngày. Theo đó, để bệnh nhanh chóng thuyên giảm ở trẻ, cha mẹ nên thực hiện việc điều trị cúm A theo khuyến cáo của bác sĩ đưa ra như sau: 3.1 Cách ly con trong thời gian bị bệnh Khi con có dấu hiệu cúm A hoặc đã có kết quả xét nghiệm khẳng định virus cúm A, lúc này cần ngay lập tức cho con cách ly ở phòng riêng để hạn chế lây lan tới những người xung quanh. Phòng cách ly trẻ nên đảm bảo đủ thoáng, không bí, không ẩm ướt để con cảm thấy thoải mái, dễ chịu phần nào. 3.2 Chú ý tới ngủ nghỉ và chế độ dinh dưỡng Khi mắc cúm A cơ thể con rất mệt mỏi, hay quấy nên nếu được lúc này cha mẹ nên tạm gác lại công việc và dành thời gian cho con nhiều hơn. Về chế độ nghỉ ngơi nên cho trẻ ngủ đủ từ 8 tới 10 tiếng mỗi ngày. Trong chế độ ăn nên cho con ăn những thực phẩm lỏng, dễ tiêu như: cháo, súp, canh. Một vài trẻ có thể gặp tình trạng đau họng khiến con khó khăn trong việc ăn uống. Nếu lúc này trẻ không ăn cha mẹ không nên ép, thay vào đó nên chia nhỏ khẩu phần ăn, cho con ăn từng chút một với số bữa từ 4-5 bữa/ ngày. Ngoài ăn trẻ cũng cần được uống nhiều nước, ăn hoa quả tươi giúp phòng tránh tình trạng mất nước ở con. Đây được coi là cách đơn giản nhưng hiệu quả để cơ thể con mau chóng khỏe lại, tăng khả năng đề kháng chống lại virus. 3.3 Giữ thân thể con sạch sẽ Trong thời gian trẻ bị cúm A con vẫn hoàn toàn có thể tắm được, do đó thông tin không tắm cho trẻ khi con bị ốm là thiếu căn cứ. Điều cha mẹ cần chú ý khi tắm cho trẻ trong thời gian này chính là: tắm cho con trong phòng kín gió, tắm bằng nước ấm và thời gian tắm nhanh. Không nên để trẻ ngâm mình hoặc nghịch lâu trong nước. Khi tắm xong cần lau khô người, sấy tóc và mặc luôn quần áo cho bé. Ngoài tắm, con cũng cần được thường xuyên vệ sinh tai, mũi họng bằng nước muối sinh lý giúp loại bỏ vi khuẩn và thông thoáng đường thở. Trẻ mắc bệnh cần được đưa tới bệnh viện khi dấu hiệu bệnh trở năng Việc điều trị tại nhà bằng thuốc chỉ được áp dụng khi trẻ mắc cúm A nhẹ, ít triệu chứng, sức khỏe của con vẫn ổn, có nghĩa là trẻ vẫn vui chơi, ăn uống được. Bên cạnh đó con cũng chỉ nên điều trị tại nhà khi gia đình bố trí được người ở bên trẻ thường xuyên, bởi bệnh lý này thường có tiến triển rất nhanh, dễ biến chứng. Và thực tế đã có rất nhiều trẻ nhập viện trong tình trạng nguy kịch. Trong một vài trường hợp trẻ mắc bệnh cần được đưa tới viện ngay khi có những dấu hiệu sau: – Con thường xuyên quấy khóc, không chịu ăn – Sốt cao không hạ, cơn sốt kéo dài – Trẻ nằm li bì, khi ngủ khó đánh thức – Con bị nôn khi ăn – Con đã được dùng thuốc nhưng tình trạng bệnh không có xu hướng cải thiện Có thể thấy cách chữa cúm A khá đơn giản như những bệnh lý đường hô hấp khác. Điều quan trọng là cha mẹ cần học cách nhận biết dấu hiệu bệnh, cách điều trị khoa học và tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ chuyên môn. Một lưu ý nhỏ là cha mẹ hoặc người thân không nên chữa bệnh cho trẻ bằng các mẹo hay bài thuốc dân gian, trừ khi được sự đồng ý của bác sĩ có chuyên môn.;;;;;1. Tổng quan về bệnh Cúm là một bệnh nhiễm virus cấp tính đường hô hấp và được phân thành 3 nhóm chính gồm A, B và C. Trong đó, cúm A là nguyên nhân chính có thể gây ra các đợt dịch trong cộng đồng bởi khả năng thay đổi, phân nhóm thành các chủng mới qua các năm. Điều này khiến cho việc tiêm chủng để phòng cúm A cho trẻ phải được nhắc lại hàng năm. Loại virus này rất khó kiểm soát bởi chim hoang dã là vật chủ tự nhiên của chúng, vậy nên nó còn được biết đến với tên gọi khác là cúm gia cầm. Cúm A cũng có thể lây trực tiếp nếu người bình thường chạm, sờ vào bề mặt có chứa virus. Hoặc lây lan giữa con người với nhau qua quá trình giao tiếp, tiếp xúc gần. Cụ thể là thông qua các giọt bắn từ mũi, miệng khi ho, hắt hơi của người bệnh. Về triệu chứng, virus cúm A sẽ tấn công hệ hô hấp và gây ra một số biểu hiện ở trẻ như: Sốt cao, ớn lạnh. Chảy nước mũi, nước mắt. Hắt hơi, ngạt mũi. Đau họng. Ho. Đau đầu. Đau cơ, nhức mỏi cơ thể. Mệt mỏi, chán ăn. Buồn nôn, nôn, tiêu chảy. 2. Chẩn đoán Trước khi được điều trị, trẻ cần được thăm khám lâm sàng để đánh giá tình trạng sức khỏe, kết hợp điều tra dịch tễ và tiến hành các xét nghiệm chẩn đoán như: Test cúm AB (thường cho kết quả nhanh sau 10 - 15 phút) hoặc RT-PCR để xác định chính xác virus cúm Xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu, chức năng gan thận. X-quang tim phổi để đánh giá các biến chứng về phổi,... 3. Trẻ cúm A nên ăn gì và cách chăm sóc Với đặc tính là một căn bệnh có độ lây nhiễm cao, trẻ hoàn toàn có thể mắc cúm A bất cứ lúc nào. Tuy vậy, bạn cũng không nên quá lo lắng bởi chỉ cần được ăn uống và chăm sóc trẻ cúm A đúng cách, các bé sẽ rất nhanh khỏi bệnh. Dưới đây là một số loại thực phẩm tốt cho trẻ mắc cúm A mà cha mẹ nên cho con ăn nhiều: Rau củ quả có màu đậm như: rau ngót, cải bó xôi, cải xoăn, bông cải xanh, cà rốt, cà chua, bí đỏ,… Đây là nhóm thực phẩm rất giàu vitamin và khoáng chất, tăng cường bổ sung cho trẻ bị cúm A sẽ giúp bé tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Thực phẩm giàu vitamin C như: cam, quýt, nho, dâu tây, đu đủ, táo, lê, ổi, chuối, bông cải xanh, cà chua,… Nhờ vào thành phần giàu Vitamin C này sẽ kích thích sản xuất các tế bào bạch cầu để tấn công vi khuẩn, virus, tăng miễn dịch cơ thể. Thực phẩm giàu kẽm từ động vật như sò, hàu, thịt bò, gà, thịt lợn nạc, trứng, sữa, cá, tôm, cua,… bởi đây là chất dinh dưỡng rất quan trọng đối với hệ miễn dịch. Các loại gia vị như hành, tỏi, gừng, mật ong,… giúp kháng khuẩn, chống viêm rất hữu ích khi trẻ mắc cúm A. Chăm sóc trẻ cúm A đúng cách Dưới đây là một số việc nên làm khi chăm sóc trẻ bị cúm A: Cách ly trẻ để hạn chế việc lây nhiễm cho người thân trong gia đình, đeo khẩu trang khi có việc cần phải ra khỏi nhà. Nghỉ ngơi ở phòng thoáng khí, hạn chế sử dụng điều hoàn. Uống đủ nước - điện giải. Zanamivir (Relenza), Oseltamivir (Tamiflu), Peramivir (Rapivab) thường là những loại thuốc được sử dụng nếu cha mẹ đang băn khoăn trẻ cúm A uống thuốc gì. Tuy nhiên, việc kê đơn và hướng dẫn sử dụng cần được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa và theo từng mức độ bệnh cụ thể. Nếu sốt cao có thể chườm mát, kết hợp mặc đồ thoáng mát, dễ tản nhiệt như đồ cotton. Hạ sốt bằng một số loại thuốc hạ sốt thông thường. Súc miệng bằng nước muối sinh lý. Lưu ý, không khuyên dùng thuốc ho hoặc thuốc cảm cúm cho trẻ em dưới 6 tuổi.;;;;;Cúm A là một trong những loại cúm mùa có mức độ nguy hiểm cao nhất và đặc biệt cần phải lưu ý nếu người mắc là trẻ em. Tuy nhiên không phải bậc phụ huynh nào cũng nắm rõ những triệu chứng và biến chứng do cúm A gây ra ở trẻ. Bài viết hôm nay sẽ giúp cha mẹ xác định thời điểm trẻ bị cúm A khi nào cần đến bệnh viện cũng như cách điều trị và phòng ngừa cúm A. 1. Tổng quan về bệnh cúm A Cúm A nằm trong danh sách những bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính, xuất hiện khi thời tiết đang giao mùa nhất là mùa đông xuân. Các chủng cúm A phổ biến thường hoành hành trong thời điểm dịch là A/H1N1, A/H3N2, A/H5N1, A/H7N9. Virus cúm A có thể tồn tại trên các bề mặt vật dụng lên đến 48 giờ đồng hồ, ngay cả trong điều kiện bị đóng băng nó cũng sống sót được trong vài năm, ở mức nhiệt 4 độ C loại virus này còn có thể sống được ít nhất 35 ngày nhưng sẽ chết ở mức nhiệt 60 độ C trong 30 phút. Để loại bỏ virus cúm A trên các bề mặt, chúng ta có thể sử dụng những chất tẩy rửa có chứa thành phần iodine, formalin. Virus cúm A có một khả năng đặc biệt là tự thay đổi các kháng nguyên của nó để tạo thành các chủng gây bệnh mới. Về con đường lây lan thì virus cúm A có thể lây qua không khí, khi bệnh nhân nói chuyện, ho, hắt hơi,... sẽ làm bắn các dịch tiết ra ngoài môi trường. Người xung quanh khi hít phải các giọt bắn này sẽ bị lây bệnh. Bên cạnh đó nếu các giọt bắn chứa virus tồn tại trên bề mặt các vật dụng thì cũng có thể gây bệnh cho người chạm phải nó và đưa tay lên mắt, mũi, miệng. Chính vì tốc độ lây nhiễm rất nhanh, khả năng sống sót dẻo dai và thời gian ủ bệnh ngắn nên cúm A đã từng là nỗi ám ảnh của nhân loại trong quá khứ khi trực tiếp gây ra các đại dịch chết chóc ở nhiều quốc gia trên thế giới. Ban đầu khi bị nhiễm virus cúm A trẻ sẽ có các triệu chứng tương tự như khi mắc các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp thông thường khác. Cụ thể: Trẻ sẽ bị sốt; Ho, sổ mũi, hắt hơi, đau họng (có thể bị xung huyết); Chán ăn, hay quấy khóc, mệt mỏi; Đau đầu; Đau nhức mắt và sợ ánh sáng; Đau cơ, nhức mỏi cơ thể nhất là phần chân và lưng. Cha mẹ cần đặc biệt lưu ý đến triệu chứng sốt ở trẻ. Trẻ khi mắc cúm A thường sốt rất cao (từ 39 - 40 độ C). Nếu trẻ liên tục sốt cao như vậy và khó hạ mặc dù đã áp dụng nhiều phương pháp thì cha mẹ nên đưa trẻ đi khám ngay vì nguy cơ co giật do sốt ở trẻ là rất cao (thường từ 40 độ C trở lên). Khi bị co giật trẻ sẽ bị mất cảm giác ở tay chân, miệng, tăng trương lực cơ thân mình. Một số biến chứng nguy hiểm khi trẻ bị nhiễm cúm A các gia đình nên hết sức lưu ý đó là: viêm tai giữa, hen phế quản kịch phát, viêm cơ tim, viêm phổi, thậm chí là tử vong nếu không được cấp cứu và điều trị kịp thời. Hoặc đối với những trẻ có cơ địa đặc biệt như mắc bệnh tim phải dùng aspirin thường xuyên thì virus cũng có thể tương tác gây tổn thương gan và não, hội chứng Reye ở trẻ. Những trường hợp trẻ bị tử vong do cúm A phần lớn xảy ra ở những trẻ mắc bệnh mạn tính như hen, tim mạch, béo phì, COPD, bệnh bẩm sinh, suy giảm miễn dịch. Thường xuyên nôn trớ; Da mặt xanh xao, môi tái nhợt; Khó thở, thở rút ngực, thở nhanh; Bỏ bú, tri giác thay đổi, ngủ li bì khó đánh thức; Đau ngực, sốt cao khó hạ; Bị co giật; Tiểu ít, hoặc trong vòng 8 giờ không có nước tiểu. Khi trẻ bị cúm A cha mẹ cần theo dõi các diễn biến triệu chứng ở trẻ, tuyệt đối không tự ý cho trẻ dùng thuốc, nhất là các thuốc kháng virus (đơn cử là Tamiflu) mà cần phải tuân theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. 3. Cách điều trị cúm A ở trẻ em Nếu được điều trị sớm và đúng cách, phần lớn trẻ mắc cúm A sẽ bình phục sau 7 - 10 ngày. Nếu chỉ bị nhẹ thì có thể chăm sóc tại nhà, trừ những trường hợp diễn biến nặng thì cần nhập viện để theo dõi và điều trị chuyên sâu. 3.1. Đối với điều trị tại nhà Khi được chỉ định điều trị cúm A tại nhà cho trẻ, các bậc phụ huynh cần tuân thủ chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt hợp lý và uống thuốc theo đơn kê của bác sĩ. Cụ thể: Bé cần được nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc; Chỉ nên lau người cho bé bằng nước ấm; Vệ sinh đường thở cho bé bằng nước muối sinh lý chuyên dụng để giúp bé dễ thở hơn; Tăng cường cho trẻ bú sữa (đối với trẻ chưa ăn dặm), kết hợp thêm nước ấm, nước trái cây ở những trẻ lớn hơn; Bổ sung vitamin D cho trẻ bằng cách tắm nắng đúng cách. Điều này sẽ giúp tăng sức đề kháng để bảo vệ bé trước virus cúm A; Không tự ý dùng thuốc ngoài đơn kê của bác sĩ; Nên để trẻ mặc quần áo có chất liệu thông thoáng, thấm hút mồ hôi; Tránh lây nhiễm chéo trong nhà bằng cách cho trẻ sinh hoạt tại một phòng giêng thông thoáng. Người chăm sóc bé cũng cần áp dụng các biện pháp phòng lây nhiễm. Nếu sau khi đã áp dụng những biện pháp trên nhưng triệu chứng bệnh vẫn không được cải thiện sau 7 ngày thì phụ huynh cần đưa trẻ đi khám ngay. 3.2. Trường hợp điều trị tại viện Có thể nói cúm A không phải là một bệnh lý tầm thường và đặc biệt nguy hiểm đối với trẻ nhỏ. Do đó mỗi gia đình hãy thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa cúm A, ví dụ như cho trẻ tiêm đầy đủ các mũi vắc xin theo đúng lịch tiêm chủng và thực hiện tốt các thói quen sinh hoạt.;;;;; Tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do các chủng virus cúm gây ra được gọi chung là bệnh cúm. Cúm A thường bùng phát mạnh mẽ trong các đợt cúm mùa, do virus cúm A gây ra. Thay đổi thời tiết, môi trường ô nhiễm chính là những nguyên nhân khiến virus cúm phát triển mạnh mẽ làm bùng dịch ở nhiều địa phương trong cả nước thời gian qua. Cúm A ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của mọi người do bệnh tiến triển rất nhanh và có nguy cơ để lại biến chứng nguy hiểm. Bên cạnh đó, các triệu chứng của cúm A thường dễ bị nhầm lẫn với cảm cúm thông thường. Rất nhiều người mắc cúm A thường chủ quan, tự ý điều trị tại nhà làm bệnh nặng thêm khiến việc điều trị trở nên khó khăn hơn. Hiện nay, các chủng virus cúm A gây bệnh rất đa dạng do đặc trưng của loại virus này là biến đổi không ngừng. A/H1N1, A/H3N2, A/H5N1, A/H7N9… là các chủng virus gây cúm A phổ biến, đã từng có những thời điểm bùng phát thành dịch, đại dịch và đe dọa sức khỏe của công dân toàn cầu. Cúm A lây lan từ người sang người qua tiếp xúc với chất dịch khi người bệnh ho, hắt hơi, nói chuyện, ăn uống… Virus có thể tồn tại ngoài môi trường trong khoảng vài giờ nên việc tiếp xúc với đồ đạc, quần áo, không gian chung có người bệnh cũng có thể lây nhiễm virus cúm. Cúm A là bệnh do virus cúm A gây ra làm viêm nhiễm đường hô hấp cấp tính Cúm A có thể lây nhiễm ở bất kỳ ai nhưng trẻ em là đối tượng có nguy cơ mắc cao hơn. Hệ miễn dịch đang trong giai đoạn hoàn thiện, sức đề kháng yếu là những lý do khiến virus cúm A rất dễ lây lan đối với trẻ nhỏ. Bên cạnh đó, thời gian mắc bệnh của trẻ cũng có thể sẽ kéo dài hơn so với người lớn, nguy cơ biến chứng cũng sẽ cao hơn. Khi mắc cúm A, trẻ thường xuất hiện các dấu hiệu như: – Sốt cao trên 39 độ C – Ho, khò khè, khó thở – Sổ mũi, ngạt mũi – Đau đầu, đau cơ – Đau họng – Người mệt mỏi, li bì – Nôn trớ, tiêu chảy – Bỏ ăn, bỏ bú… Những trẻ có bệnh lý nền, trẻ có hệ miễn dịch kém, thừa cân, béo phì… hay sống ở những nơi có môi trường không đảm bảo thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với trẻ khỏe mạnh. Đồng thời, việc điều trị đối với các trẻ này thường gặp nhiều khó khăn, quá trình hồi phục lâu hơn và có thể để lại di chứng. Trẻ nhỏ có nguy cơ mắc cúm A cao do đây là đối tượng đang trong giai đoạn hoàn thiện hệ miễn dịch, sức đề kháng yếu ớt Cúm A ủ bệnh trong vài ngày, không biểu hiện thành các triệu chứng ra ngoài. Ở giai đoạn khởi phát, các triệu chứng của bệnh thường rất giống với bệnh cảm lạnh, ốm sốt thông thường. Nếu ở giai đoạn đầu mắc cúm, một số trẻ có thể tự khỏi, tự đào thải virus ra ngoài cơ thể. Tuy nhiên, tỷ lệ những trẻ như vậy thường rất ít, đa phần các trẻ mắc cúm cần được điều trị với phác đồ phù hợp. Nguyên tắc điều trị cúm A cho trẻ là điều trị theo triệu chứng bởi hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Phần lớn trẻ mắc cúm A thường được điều trị bằng việc sử dụng thuốc kháng virus, thuốc trị ho, long đờm, thuốc hạ sốt, bổ sung dinh dưỡng, nước và điện giải… Phác đồ phù hợp tùy thuộc vào tình trạng của từng bé, điều trị có thể kéo dài từ một cho tới 2 tuần cho tới khi cơ thể trẻ đào thải virus ra ngoài, xét nghiệm âm tính với cúm A. Nếu cha mẹ chủ quan trong cách điều trị cúm A cho trẻ, nguy cơ biến chứng sốt cao co giật, suy hô hấp, viêm phổi, viêm phế quản… là rất lớn. Nguy hiểm hơn, trẻ nhỏ có thể bị đe dọa tới tính mạng nếu cha mẹ tự ý sử dụng thuốc để điều trị cho bé tại nhà. Do vậy, các bậc phụ huynh cần cẩn trọng với các dấu hiệu ban đầu của cúm A. Phát hiện sớm và điều trị kịp thời cho bé theo chỉ dẫn của bác sĩ là cách tốt nhất để bảo vệ con trẻ trước các biến chứng khôn lường mà virus cúm A gây ra. Trẻ bị cúm A có tự khỏi không thì câu trả lời là khó và cần điều trị với phác đồ phù hợp theo chỉ định của bác sĩ 4. Cách chăm sóc trẻ bị cúm A Khi trẻ bị cúm A, một chế độ chăm sóc khoa học đóng vai trò quan trọng trong việc giúp trẻ nhanh khỏi bệnh. Do đó, cha mẹ cần lưu ý: – Sử dụng thuốc điều trị cho trẻ chỉ khi có sự chỉ định của bác sĩ về loại thuốc, liều lượng, thời gian sau khi đã thăm khám kỹ càng. – Cách ly trẻ bệnh với các thành viên khác trong gia đình và hạn chế để con tới những nơi tập trung đông người khi không thực sự cần thiết. – Hướng dẫn trẻ đeo khẩu trang khi cần thiết phải tới những nơi đồng người hoặc khi cần phải tiếp xúc với các thành viên khác trong gia đình. – Vệ sinh tay, chân, thân thể cho bé thường xuyên, đặc biệt là sau khi đi từ những nơi công cộng trở về. – Nhỏ mắt, mũi và hướng dẫn trẻ tự súc miệng bằng nước muối sinh lý 0,9% để vệ sinh vùng mũi họng. – Cho trẻ ăn uống với chế độ đa dạng, cân bằng chất dinh dưỡng để tăng đề kháng cho cơ thể giúp trẻ nhanh chóng đào thải virus cúm A ra ngoài. – Cho trẻ uống đủ nước, sữa, nước trái cây và sử dụng thêm một số loại trái cây để cung cấp đủ vitamin cho cơ thể. Chăm sóc trẻ bị cúm A đúng cách để trẻ tăng cường sức khỏe, nhanh chóng khỏi bệnh Như vậy, trẻ mắc cúm A có tự khỏi không thì câu trả lời là khó có thể và trẻ cần chăm sóc, điều trị với một chế độ phù hợp để nhanh chóng khỏi bệnh. Cha mẹ cần chú ý đặc biệt trong thời kỳ trẻ mắc cúm A, tuân thủ chỉ định của bác sĩ trong việc điều trị và chăm sóc trẻ tại nhà để có thể rút ngắn thời gian nhiễm virus cúm, đẩy nhanh tốc độ khỏi bệnh.
question_1
Khám viêm nhiễm phụ khoa ở đâu?
doc_1
Viêm nhiễm phụ khoa là bệnh phổ biến ở nữ giới. Các bệnh viêm nhiễm phụ khoa phổ biến gồm: Viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, viêm buồng trứng… Viêm nhiễm phụ khoa không chỉ khiến chị em cảm thấy ngứa ngáy khó chịu mà còn làm ảnh hưởng đến sinh hoạt, cuộc sống thường ngày và tâm sinh lý của chị em. Đáng lo ngại hơn, viêm nhiễm phụ khoa nếu để lâu không loại bỏ có thể dẫn đến các bệnh lý phụ nguy hiểm (viêm âm đạo, viêm cổ tử cung…) ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản và tính mạng. Khám viêm nhiễm phụ khoa ở đâu là quan tâm của nhiều chị em phụ nữ. Các chuyên gia y tế khuyến cáo, ngay khi thấy có những dấu hiệu bất thường tại vùng kín (ngứa, khí hư bất thường, sưng tấy…), chị em cần đi khám phụ khoa càng sớm càng tốt. Khám phụ khoa là cách tốt để phát hiện sớm những bất thường tại vùng kín và có biện pháp xử trí kịp thời (nếu có bệnh) phòng ngừa được những biến chứng xấu cho sức khỏe. Khám viêm nhiễm phụ khoa ở đâu tốt là quan tâm của rất nhiều chị em phụ nữ. Theo đó, một địa chỉ khám phụ khoa tốt cần thỏa mãn các tiêu trí về trình độ bác sĩ, trang thiết bị y tế, phong cách phục vụ… và chi phí hợp lí. Đội ngũ lễ tân, nhân viên của bệnh viện luôn sẵn sàng tiếp đón, chỉ dẫn tận tình cho người bệnh khi đến khám bệnh tại bệnh viện. Phong cách phục vụ văn minh, chuyên nghiệp sẽ làm hài lòng cả những người bệnh khó tính.
doc_31999;;;;;doc_51366;;;;;doc_17347;;;;;doc_11037;;;;;doc_11828
Mất cân bằng nội tiết, căng thẳng, thay đổi môi trường đột ngột, vệ sinh chưa đúng cách,... là những nguyên nhân chính gây viêm nhiễm phụ khoa. Các bệnh này có thể gặp ở bất kỳ lứa tuổi nào, nhưng phần lớn là trong độ tuổi đang sinh hoạt tình dục. Tuy nhiên, do tâm lý chủ quan, sự e dè và bận công việc đã khiến chị em xem nhẹ việc đi khám phụ khoa định kỳ. Người bị bệnh phụ khoa thường có các biểu hiện bệnh lý viêm nhiễm như viêm âm hộ, âm đạo, cổ tử cung, viêm tử cung - phần phụ, tiểu buốt, chảy máu bất thường,... Nếu không được được phát hiện và điều trị kịp, bệnh có thể lại hậu quả nghiêm trọng như viêm dính vòi trứng, vô sinh hoặc có thể tiến triển sang ung thư cổ tử cung. Nếu sử dụng bao cao su, chất nhờn trên bề mặt bao sẽ phá hủy độ p H trong âm đạo, khiến cho kết quả kiểm tra cũng bị ảnh hưởng ít nhiều. : nếu sử dụng thuốc đặt âm đạo sẽ làm che phủ các tế bào bất thường, khi kiểm tra âm đạo và xương chậu, bác sĩ có thể sẽ khó quan sát bên trong. : bởi việc thụt rửa âm đạo quá mức sẽ ảnh hưởng đến việc lấy mẫu sinh thiết, dễ làm sai lệch kết quả kiểm tra. Gói khám áp dụng cho 1 khách hàng / 1 lần khám. Khách hàng thanh toán 100% tiền mặt hoặc chuyển khoản khi đăng ký gói khám. Gói không áp dụng với các chương trình ưu đãi khác. Dịch vụ lấy mẫu tận nơi chỉ áp dụng cho gói xét nghiệm. Gói khám khi đã đăng ký và được vào sổ thanh toán thì không được đổi sang gói khác hay dịch vụ khác. Nhịn ăn trước khi lấy mẫu và hạn chế ăn các chất giàu đạm, đồ ngọt, nước uống có cồn. Gói khám áp dụng đến hết 31/04/2017. TIỆN ÍCH GÓI KHÁM Khách hàng sẽ được các bác sỹ có trình độ chuyên môn cao thăm khám. Được đội ngũ nhân viên đến lấy mẫu và trả kết quả tại nhà đối với khách hàng lựa chọn gói xét nghiệm. Khách hàng được tư vấn kết quả và chế độ dinh dưỡng sinh hoạt hợp lý.;;;;;Khám phụ khoa là hoạt động cần thiết đối với chị em phụ nữ, đặc biệt là ở những người đã quan hệ tình dục, nhằm bảo vệ cho sức khỏe cũng như khả năng sinh sản của chị em. Cùng với đó, các vấn đề về khám phụ khoa như: bảng giá khám phụ khoa, chất lượng khám phụ khoa,…luôn được quan tâm Bệnh phụ khoa gây ra nhiều phiền toái cho chị em phụ nữ Bệnh phụ khoa là một căn bệnh phổ biến và thường gặp ở phụ nữ, đặc biệt là ở những người đã quan hệ tình dục. Bệnh nếu ở mức độ nhẹ gây phiền toái, mất tự tin trong giao tiếp ở chị em, nặng hơn có thể ảnh hưởng chức năng sinh sản, hiếm muộn hoặc vô sinh, ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình. Vì vậy, phòng và khám các bệnh phụ hoa cũng là việc làm cần thiết để duy trì và bảo vệ hạnh phúc trọn đời cho chị em. Khám phụ khoa nhằm phát hiện và loại bỏ bệnh kịp thời mầm mống gây bệnh (ảnh minh họa) Nhiều chị em dù đã nhận thức rõ mức độ nguy hiểm của bệnh phụ khoa nhưng vì yếu tố ngại, hoặc còn băn khoăn trong bảng giá khám phụ khoa mà không đi kiểm tra. Bài viết này sẽ giúp chị em hiểu rõ hơn về tính thiết yếu của hoạt động này. Địa chỉ: 286 Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội 0936 388 288;;;;;Bệnh phụ khoa có khả năng gây nên những biến chứng nguy hiểm cho chị em nếu không phát hiện và điều trị kịp thời. Có nhiều biểu hiện của bệnh phụ khoa mờ nhạt, không rõ nét khiến nhiều người bị nhầm lẫn sang các bệnh lý khác và trở nên chủ quan. Có rất nhiều lý do khác nhau xoay quanh vấn đề gây nên hiện tượng viêm nhiễm phụ khoa ở phụ nữ. Nắm được nguyên nhân hình thành sẽ giúp bạn hiểu được rõ nhất cốt lõi của nguồn bệnh, từ đó biết cách phòng tránh hiệu quả. 1.1 Lây nhiễm qua đường tình dục Số bệnh nhân bị nhiễm bệnh qua đường tình dục khi khám phụ khoa ở Hà Nội chiếm phần trăm gần như là cao nhất. Các vi khuẩn, loại nấm và virut gây bệnh như Chlamydia, trùng roi, Trichomonas, lậu cầu khuẩn, trực khuẩn,… xâm nhập vào tử cung, từ đó gây phá hủy sự cân bằng hệ sinh vật, giảm chức năng tuyến phòng thủ của âm đạo. 1.2 Mất cân bằng tâm lý Khi cơ thể của bạn luôn trong tình trạng mệt mỏi, stress thường khiến cho bộ não phải căng thẳng. Và bên cạnh đó, sức đề kháng của chị em phụ nữ còn yếu hơn so với nam giới rất nhiều. Điều này khiến cho vi khuẩn, nấm dễ dàng thâm nhập vào âm đạo hơn bao giờ hết. Từ đó gây nên các bệnh phụ khoa. Mệt mỏi, stress là một trong những nguyên nhân dẫn đến viêm phụ khoa 1.3 Độ PH bị mất cân bằng Độ PH trong âm đạo phụ nữ luôn được chân bằng bởi 2 nhóm vi khuẩn có lợi và vi khuẩn có hại. Khi âm đạo bị mất đi sự cân bằng, số lượng vi khuẩn có hại dễ dàng bị tăng lên, gây ra những hiện tượng bị viêm nhiễm. 2.1 Thời điểm khám phụ khoa thích hợp nhất Lựa chọn thời điểm đi khám có ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng kết quả mà bạn nhận được. Theo khuyến cáo, thời điểm phù hợp nhất để khám phụ khoa đó là khoảng từ sau 3 đến 5 ngày sau khi kết thúc ngày kinh nguyệt. Bởi vì: Trong những ngày đang đến kỳ kinh bác sĩ sẽ khó quan sát tình trạng âm đạo, tử cung đồng thời khiến cho việc lấy mẫu xét nghiệm cũng sẽ không thực hiện được. Bên cạnh đó, vào thời kỳ kinh nguyệt cổ tử cung mở rộng kèm theo hiện tượng chảy máu. Vì vậy, việc thăm khám dễ gây nên nhiễm trùng và vi khuẩn dễ dàng bị tăng lên. Thứ hai, khi bạn quyết định đi khám vào những ngày rụng trứng, dịch âm đạo sinh lý trong cơ thể sẽ dễ bị nhầm lẫn với huyết trắng bất thường. Do đó quá trình lấy bệnh phẩm trở nên khó khăn hơn và kết quả xét nghiệm cũng chưa chắc hoàn toàn chính xác. Thứ ba, nếu bạn khám vào giai đoạn cuối chu kỳ, lớp nội mạc tử cung trong cơ thể tăng lên rất dày. Từ đó, làm hạn chế những thám sát tại cấu trúc thành và lòng tử cung khi siêu âm. Nên khám phụ khoa từ sau 3 đến 5 ngày khi kết thúc kinh nguyệt Trước khi đến các cở sở khám phụ khoa ở Hà Nội, có một vài gạch đầu dòng bạn nên lưu ý trước khi đi khám đó là: – Bạn nên lựa chọn những trang phục rộng rãi, thoải mái nhất để bác sĩ dễ dàng thăm khám. – Không nên sử dụng dung dịch vệ sinh phụ nữ hay các loại thuốc đặt, hay thực hiện các động tác thụt rửa sâu bên trong âm đạo hay quan hệ tình dục trong 2 ngày trước đó. Điều này giúp tránh những nhầm lẫn khi phân tích mẫu bệnh phẩm. – Không sử dụng nước uống có cồn, tránh đồ ăn ngọt, nhiều dầu mỡ sẽ làm tăng nhiệt độ tại vùng cơ quan sinh dục, làm tăng lượng dịch bài tiết trong âm đạo, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển nhiều hơn bình thường. – Không đi khám vào thời kỳ kinh nguyệt. Hãy nói cho bác sĩ đầy đủ về sức khỏe của bản thân. Đặc biệt nếu nghi ngờ đang mang thai. Máy móc, trang thiết bị luôn được đầu tư ở mức cao nhất. Điển hình nhất đó là hệ thống máy siêu âm 5D, xét nghiệm tự động bằng robot, máy chụp cộng hưởng từ MRI… 3.2 Đội ngũ bác sỹ – 286 Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội – 216 Trần Duy Hưng, Cầu Giấy, Hà Nội – 32 Đại Từ, Hoàng Mai, Hà Nội;;;;;Tỷ lệ viêm nhiễm phụ khoa ở phụ nữ Việt Nam trong độ tuổi sinh sản hiện chiếm trên 90%, nhất là đối với phụ nữ đã có gia đình. Bệnh phụ khoa không ngoại trừ bất kỳ ai, ở thời điểm nào và ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe, sinh hoạt của chị em. Vì thế, chị em cần chủ động thăm khám phụ khoa định kỳ để bảo vệ sức khỏe và hạnh phúc của mình. + Phát hiện bệnh sớm các bệnh lý viêm nhiễm, ung thư phần phụ giúp điều trị dễ dàng, không tốn kém. + Ngăn ngừa, phát hiện sớm bệnh viêm nhiễm tiết niệu, u xơ tử cung, ung thư cổ tử cung. + Để được tư vấn về sức khoẻ sinh sản, cách phòng tránh thai an toàn, hiệu quả, cách giữ vệ sinh khuê phòng. + Phát hiện những rối loạn nội tiết và tâm lý rồi tìm ra phương pháp điều trị. Khám phụ khoa định kỳ giúp chị em kiểm tra và xử trí kịp thời những vấn đề không tốt đến sức khỏe sinh sản Gói khám phụ khoa cơ bản thường bao gồm các khâu sau: – Khám phụ khoa – Xét nghiệm Papsmear – Siêu âm đầu dò – Kết luận của bác sĩ – Bệnh viện có hệ thống trang thiết bị y tế tiên tiến hiện đại: Hệ thống máy sinh hóa, máy đo nước tiểu tự động,… – Quy trình thăm khám và điều trị nhanh gọn, khép kín cùng đội ngũ y bác sĩ giỏi, hơn 35 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản phụ khoa sẽ cho kết quả thăm khám, chẩn đoán và điều trị tốt nhất. Video đề xuất – Dịch vụ tư vấn miễn phí 24/7, thuận tiện – tiết kiệm thời gian cho mẹ bầu. – Thực hiện thanh toán qua bảo hiểm theo quy định chung của Nhà nước;;;;;Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh phụ khoa và hậu quả để lại vô cùng nặng nề. Bệnh ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, cuộc sống và khả năng sinh sản sau này. Khám phụ khoa định kỳ luôn được khuyến khích. Nếu xuất hiện những dấu hiệu bất thường thì nên đi khám phụ khoa ngay. Nếu bạn có nhu cầu tìm hiểu về khám phụ khoa hay địa chỉ khám phụ khoa tại Hà Nội thì đừng bỏ qua bài viết này nhé. Khám phụ khoa là hình thức khám phát hiện các bệnh lý bất thường của bộ phận sinh dục nữ. Qua đó có thể xác định có phác đồ điều trị, dự phòng cho các chị em hiệu quả, đặc biệt các bệnh lý viêm nhiễm dễ tái phát, các bệnh lý lây truyền qua quan hệ tình dục không an toàn... Khi có nhu cầu sử dụng dịch vụ khám phụ khoa, bệnh nhân sẽ được trải qua một số khâu khám và xét nghiệm như sau: - Hỏi tình trạng bệnh lý:lý do đến khám bệnh, lý do khiến chị em khó chịu như ra khí hư có mùi, đau khi quan hệ, ra máu bất thường. Ngoài ra có kèm theo các triệu chứng bệnh toàn thân như sốt, sụt cân, đau bụng gì không... - Khám phụ khoa: Bác sĩ sẽ kiểm tra môi lớn, môi bé và âm đạo, cổ tử cung... để phát hiện những dấu hiệu bất thường. - Xét nghiệm cận lâm sàng: Sau thăm khám bác sĩ sẽ đưa ra các chỉ định xét nghiệm phục vụ cho chẩn đoán nguyên nhân bệnh như: Soi tươi dịch âm đạo; Chlamydia test; Siêu âm tử cung phần phụ; Xét nghiệm máu cơ bản, xét nghiệm các bệnh lây truyền như HIV, Giang mai, Viêm gan B, Viêm gan C, HPV... 3. Một số lưu ý trước khi đi khám phụ khoa Trước khi đi khám phụ khoa, nữ giới cần lưu ý một số vấn đề để quá trình khám đạt hiệu quả nhất. - Không đi khám phụ khoa khi đang trong kỳ kinh nguyệt. - Không quan hệ tình dục 2– 3 ngày trước khi đi khám. - Mặc quần áo thoải mái nhưng vẫn lịch sự để thuận tiện cho quá trình khám. - Nên đi khám sau khi sạch kinh 3 ngày trở lên. - Chuẩn bị chi phí khám. - Tìm hiểu phòng khám uy tín trước khi đi khám. Đây là vấn đề nhận được sự quan tâm của rất nhiều người. Khi mà bệnh phụ khoa tăng lên với mức độ chóng mặt thì việc phòng khám phụ khoa mở ra để đáp ứng nhu cầu là cần thiết. Tuy nhiên, nhiều địa chỉ không đặt sức khỏe của người bệnh, chất lượng dịch vụ lên hàng đầu nên khách hàng đã có những trải nghiệm không tốt. Hay thậm chí, chính bệnh nhân phải chịu hậu quả nặng nề mà phòng khám không uy tín gây ra. Để lựa chọn địa chỉ phòng khám tốt, chúng ta có thể dựa vào một số tiêu chí như: - Trang thiết bị y tế hiện đại. - Được cấp giấy phép hoạt động. - Có đội ngũ y bác sĩ giỏi, chuyên môn cao, lâu năm kinh nghiệm, nhiệt tình với bệnh nhân. - Thái độ phục vụ tốt. - Chất lượng tốt, dịch vụ cao. - Môi trường sạch sẽ, đảm bảo vô trùng. - Không gian thoải mái. - Không mất nhiều thời gian xếp hàng chờ đợi khám và lấy kết quả. - Được phản hồi tốt từ bệnh nhân và người nhà bệnh nhà. - Bệnh nhân được giải đáp thắc mắc và hỗ trợ tận tình khi cần thiết. - Những bệnh nhân khác đã khám có kết quả chính xác và điều trị thành công.
question_2
Cách xử trí khi bị nhồi máu cơ tim
doc_2
Nhồi máu cơ tim nếu không được cấp cứu kịp thời có thể dẫn tới tử vong, bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn một số cách xử trí khi bị nhồi máu cơ tim Đau ngực có thể là dấu hiệu cơn nhồi máu cơm tim nguy hiểm Nhồi máu cơ tim là biến chứng cấp tính nguy hiểm nhất của bệnh mạch vành. Thực chất, nhồi máu cơ tim chính là hiện tượng một nhánh mạch vành bị tắc nghẽn hoàn toàn, làm chết một vùng cơ tim mà nhánh mạch máu này nuôi dưỡng. 2. Cách xử trí khi bị nhồi máu cơ tim Đối với người mắc bệnh mạch vành, hoặc đã từng bị nhồi máu cơ tim, cần đảm bảo tuân thủ đều đặn chế độ thuốc mà bác sĩ đã kê đơn, nhằm giảm thiểu các triệu chứng cũng như các biến chứng, điều này cũng giúp hạn chế các đợt nhồi máu cơ tim tái phát. Người bị nhồi máu cơ tim cần được lập tức đưa tới bệnh viện Nếu người bệnh lên cơn đau thắt ngực ở nhà thì biện pháp cấp cứu là dùng ngay thuốc giãn mạch vành có tác dụng nhanh như Risordan ngậm dưới lưỡi hay Nitroglycerine xịt dưới lưỡi. Nếu sau 5 phút mà bệnh nhân không bớt đau ngực thì có thể cho ngậm thuốc dưới lưỡi hoặc xịt dưới lưỡi lần 2 và nhanh chóng đưa đến khám bác sĩ để được điều trị ngay. Nhồi máu cơ tim có thể gây đột tử, hoặc nếu may mắn qua khỏi đợt nhồi máu cơ tim cấp thì cũng có thể có những di chứng như suy tim, loạn nhịp tim… Vì thế, khi phát hiện nhồi máu cơ tim cấp thì bắt buộc phải được nhanh chóng đưa người bệnh tới bệnh viện để điều trị tích cực, đưa người bệnh tới bệnh viện càng sớm càng tốt. 3. Lưu ý một số phương pháp sơ cứu tại nhà. Lưu ý về tư thế bệnh nhân: Khi vận chuyển bệnh nhân phải được tiến hành bằng xe cứu thương chuyên dụng thở ôxy, truyền tĩnh mạch, làm điện tim trên xe và có thể bắt đầu điều trị. Bệnh nhân nhồi máu cơ tim cần được theo dõi ngay cả khi đã thoát khỏi cơn đau Thực hiện phương pháp ép tim: Trong thời gian đợi xe cứu thương, cần đặt người bệnh nằm trên mặt phẳng cứng, người tiến hành ép tim. Thao tác này thực hiện 60 lần / phút. Khi ép xuống ngực bệnh nhân sẽ tạo ra một lực cơ học lên tim, tim sẽ có thể co bóp và đưa máu vào trong hệ tuần hoàn, giúp máu lưu thông. Ngoài ra, có thể thực hiện hô hấp nhân tạo,.. tuy nhiên đây chỉ là các phương pháp sơ cứu tạm thời, người bệnh cần được chuyển tới bệnh viện sớm để được điều trị. Nguyên tắc tắc trong xử trí người bị nhồi máu cơ tim là khẩn trương, nhanh chóng.
doc_5344;;;;;doc_32691;;;;;doc_3298;;;;;doc_9139;;;;;doc_23433
Trả lời: Khi bị nhồi máu cơ tim cần được sơ cứu và cấp cứu kịp thời để tránh tử vong. Cách xử lý khi bị nhồi máu cơ tim Trước tiên, chị và gia đình cần biết những triệu chứng báo hiệu cơn nhồi máu cơ tim để chủ động đưa người thân của mình đến bệnh viện cấp cứu. Cụ thể khi thấy người thân có các triệu chứng như: Đau thắt ngực; đau ở tay, lưng, cổ, hàm, thượng vị; khó thở; toát mồ hôi lạnh, nôn, choáng váng… phải đưa người bệnh đi cấp cứu ngay tại bệnh viện. Nhồi máu cơ tim rất nguy hiểm, gây tử vong cao nhưng nhận biết sớm để điều trị kịp thời, bệnh nhân sẽ tránh được tử vong và những biến chứng sau đó. Cách xử lý khi bị nhồi máu cơ tim ở nhà: Chị và gia đình cần quan tâm theo dõi và giúp người thân của mình tuân thủ đều đặn chế độ thuốc mà bác sĩ đã kê đơn để giảm thiểu các triệu chứng cũng như các biến chứng, đồng thời hạn chế các đợt nhồi máu cơ tim tái phát. Người bệnh nhồi máu cơ tim cần được thăm khám bệnh thường xuyên và liên tục tại bệnh viện. Trong trường hợp bệnh nhân bị lên cơn đau thắt ngực ở nhà cần cho bệnh nhân dùng ngay thuốc giãn mạch vành có tác dụng nhanh như Risordan ngậm dưới lưỡi hay Nitroglycerine xịt dưới lưỡi. Nhanh chóng đưa người thân đến bệnh viện để điều trị tích cực chứ không được điều trị tại nhà. Người bệnh cần tuân thủ lời dặn của bác sĩ về chế độ ăn, vận động thể lực thường xuyên với mức độ cho phép,cách dùng thuốc và thời gian tái khám. Cần cảnh giác với những cơn đau ngực và các dấu hiệu khác vì sau nhồi máu cơ tim không có nghĩa là bệnh đã hết hẳn mà phải điều trị tiếp tục vì tổn thương mạch vành có thể xãy ra ở những nhánh động mạch khác một khi nguy cơ của nó không khắc phục Địa chỉ: 286 Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội;;;;;Trả lời: Chị Ngọc Tú thân mến! Nhồi máu cơ tim là bệnh lý tim mạch vô cùng nguy hiểm (mỗi năm có khoảng hơn 20 triệu người chết vì nhồi máu cơ tim; 90% người bệnh tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời trong 15 phút đầu phát bệnh). Đây cũng là một trong những bệnh lý về tim mạch khá phổ biến. -Khi thấy người bệnh có những dấu hiệu của nhồi máu cơ tim (đau thắt ngực, vã mồ hôi, nôn ói…) cần cho người bệnh nằm nghỉ, dừng tất cả các hoạt động đang làm, nới rộng cổ áo, thắt lưng, chọn nơi thoáng mát có nhiều oxy cho người bệnh nằm nghỉ, cho dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, dùng Nitrat (nitroglycerin hoặc isosorbide dinitrate) dạng ngậm hay xịt dưới lưỡi – sau đó gọi cấp cứu ngay… -Nhanh chóng gọi cấp cứu, đưa bệnh nhân vào bệnh viện cấp cứu càng nhanh càng tốt. -Cung cấp đầy đủ thông tin cho bác sĩ để bệnh nhân được chẩn đoán nhanh chóng và chính xác nhất. Nhồi máu cơ tim tuy là một căn bệnh nguy hiểm nhưng không có nghĩa là vô phương cứu chữa. Chúng ta vẫn có thể phòng tránh được bệnh nếu chủ động thực hiện một chế độ sinh hoạt, ăn uống khoa học, điều độ, tăng cường hoạt động thể dục thể thao phù hợp. Địa chỉ: 286 Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội;;;;;Nhồi máu cơ tim thường đến rất nhanh và đột ngột khiến người bệnh không kịp trở tay. Nếu không được cấp cứu kịp thời, người bị nhồi máu cơ tim có thể sẽ tử vong. Việc biết được các triệu chứng và cách sơ cứu khi bị nhồi máu cơ tim sẽ giúp tăng tỷ lệ sống cho bệnh nhân. Nhồi máu cơ tim là biến chứng cấp tính nguy hiểm nhất của bệnh mạch vành. Nhồi máu cơ tim chính là hiện tượng một nhánh mạch vành bị tắc nghẽn hoàn toàn, làm chết một vùng cơ tim mà nhánh mạch máu này nuôi dưỡng. Nếu không được cấp cứu kịp thời, người bị nhồi máu cơ tim có thể sẽ tử vong. Các dấu hiệu giúp nhận biết nhồi máu cơ tim Đau thắt ngực là triệu chứng điển hình và thường gặp nhất của nhồi máu cơ tim. Cơn đau thắt ngực thường kéo dài từ 5-15 phút và không quá 1 giờ. Từ ngực, cơn đau có thể lan lên vai, cổ, hàm và lan dọc theo cánh tay, đặc biệt là tay trái. Ngoài đau thắt ngực, người bệnh còn bị vã mồ hôi, buồn nôn, chóng mặt, khó thở… Nhiều trường hợp bệnh nhân nhồi máu cơ tim có các triệu chứng như một tình trạng rối loạn tiêu hoá hoặc không có triệu chứng gì đặc biệt. Cũng có những trường hợp nhồi máu cơ tim xảy ra rất đột ngột, biểu hiện bằng biến chứng rối loạn nhịp, ngừng tim hay đột tử… Nhồi máu cơ tim đặc trưng bởi các cơn đau thắt ngực. Cách sơ cứu khi bị nhồi máu cơ tim Nhồi máu cơ tim thường kéo đến rất dột ngột, diễn biến nhanh chóng khiến người bệnh và gia đình bị động. Nếu không được cấp cứu kịp thời, người bệnh có thể bị tử vong. Sơ cứu đúng cách và đưa đi cấp cứu kịp thời sẽ giúp tăng tỷ lệ sống cho bệnh nhân nhồi máu cơ tim. Sơ cứu bằng phương pháp ép tim: Trong thời gian đợi xe cứu thương, cần đặt bệnh nhân nằm trên mặt phẳng cứng và tiến hành ép tim. Thao tác này thực hiện 60 lần / phút. Tác dụng của việc ép tim là tạo ra một lực cơ học lên tim, tim sẽ có thể co bóp và đưa máu vào trong hệ tuần hoàn, giúp máu lưu thông. Thực hiện hô hấp nhân tạo.Tuy nhiên, đây chỉ là các phương pháp sơ cứu tạm thời, người bệnh cần được chuyển tới bệnh viện sớm để được điều trị. Nguyên tắc tắc trong xử trí người bị nhồi máu cơ tim là khẩn trương, nhanh chóng. Tư thế bệnh nhân: Khi vận chuyển bệnh nhân phải được tiến hành bằng xe cứu thương chuyên dụng thở ôxy, truyền tĩnh mạch, làm điện tim trên xe và có thể bắt đầu điều trị. Nếu người bệnh lên cơn đau thắt ngực ở nhà thì biện pháp cấp cứu là dùng ngay thuốc giãn mạch vành có tác dụng nhanh như Risordan ngậm dưới lưỡi hay Nitroglycerine xịt dưới lưỡi. Nếu sau 5 phút mà bệnh nhân không bớt đau ngực thì có thể cho ngậm thuốc dưới lưỡi hoặc xịt dưới lưỡi lần 2 và nhanh chóng đưa đến khám bác sĩ để được điều trị ngay. Sơ cứu giúp tăng tỷ lệ sống cho bệnh nhân nhồi máu cơ tim. Nhồi máu cơ tim có thể gây đột tử, hoặc nếu may mắn qua khỏi đợt nhồi máu cơ tim cấp thì cũng có thể có những di chứng như suy tim, loạn nhịp tim… Vì thế, khi phát hiện nhồi máu cơ tim cấp thì bắt buộc phải được nhanh chóng đưa người bệnh tới bệnh viện để điều trị tích cực, đưa người bệnh tới bệnh viện càng sớm càng tốt.;;;;;Trong các bệnh lý về tim mạch thì số người tử cung do nhồi máu có tim chiếm tỉ lệ cao nhất. Vì vậy có rất nhiều người băn khoăn về chất xử trí cấp cứu nhồi máu cơ tim Những thông tin dưới đây sẽ giúp các bạn cách xử trí cấp cứu nhồi máu cơ tim: Người bị nhồi máu cơ tim nếu không được cấp cứu kip thời có thể dẫn tới tử vong Cơn nhồi máu cơ tim là tình trạng một phần cơ tim bị hủy khi lượng máu cung cấp đến phần đó bị giảm sút. Nguyên nhân chủ yếu gây ra nhồi máu cơ tim là do máu đông hình thành làm tắc động mạch vành khi mảng xơ vữa bị nứt, vỡ ra. Ngoài ra, hiện tượng co thắt mạch vành cũng có thể làm ngưng dòng máu dẫn dến nuôi cơ tim. Triệu chứng cơn nhồi máu cơ tim Triệu chứng điển hình là đau ngực, người bệnh cảm giác đau như bị đè ép, bóp chặt ở giữa ngực, cơ đau có kéo dài 10-15 phút. Cơn đau có thể lan lên vai, cổ, hàm, hoặc lan dọc theo cánh tay trái. Các triệu chứng phụ kèm theo như vã mồ hôi, buồn nôn, chóng mặt, bất tỉnh, mệt nhọc, khó thở, tái nhợt, tim đập nhanh. Ngoài ra, một số trường hợp nhồi máu cơ tim lại không có biểu hiện rõ ràng. Quy tắc trong cấp cứu nhồi máu cơ tim Nhồi máu cơ tim là bệnh cấp cứu, vì vậy quy tắc điều trị nhồi máu cơ tim là sự khẩn trương bởi tử vong do nhồi máu cơ tim xảy ra vào giờ đầu tiên, đây là thời điểm gây tử vong chiếm tỉ lệ cao nhất, hơn nữa các biện pháp điều trị hiệu quả nhất đối với nhồi máu cơ tim lại chỉ có tác dụng nếu tiến hành sớm, đặc hiệu trong 2 giờ đầu tiên hoặc 4 giờ đầu tiên của nhồi máu cơ tim, nếu để quá lâu (quá 6 giờ) thì không có tác dụng nữa vì vùng hoại tử đã lan toàn bộ bề dày của thành tâm thất, gọi là nhồi máu cơ tim xuyên thành. Do đó, cần phải chuyển bệnh nhân nhồi máu cơ tim đến bệnh viện chuyên về tim mạch hoặc khu chăm sóc đặc biệt càng sớm càng tốt. Thời gian đến được bệnh viện sớm hay muộn liên quan đến tính chất sống còn của người bệnh. Cấp cứu nhồi máu cơ tim đòi hỏi ở bác sĩ có tay nghề cao dưới sự hỗ trợ của máy móc y học hiện đại Ngay cả khi nằm viện vẫn cần phải chú ý, nhồi máu cơ tim là bệnh rất nặng, dễ biến chứng chết người. Nguyên tắc chung trong cấp cứu nhồi máu cơ tim là tái lập dòng máu chảy trong đoạn động mạch vành bị tắc, để cữu vãn tối đa phần cơ tim thoi thóp do thiếu máu nuôi dưỡng. Biện pháp can thiệp động mạch vành qua da cũng chỉ có tác dụng khi được tiến hành trong vòng 12-18h kể từ lúc khởi phát (trừ một số trường hợp can thiệp muộn (trong vòng 36 giờ) vẫn có lợi như đau ngực tái phát sau nhồi máu, sốc tim, suy tim hoặc rối loạn nhịp tim tiến triển). Như vậy khi đã nhồi máu cơ tim, bệnh nhân cần được điều trị tích cực càng sớm càng tốt, đặc biệt là mở thông đoạn mạch bị tắc. Tuy nhiên, về bản chất nhồi máu cơ tim chỉ làm một số biến cố, là biểu hiện cấp tính của một quá trình bệnh lý xơ vữa tiến triển âm ỉ tiềm tàng. Do đó, cấp cứu nhồi máu cơ tim chỉ giải quyết được hậu quả lúc đó mà thôi, hoàn toàn không làm giảm mức độ hẹp của động mạch vành thủ phạm gây bệnh. Về lâu về dài, điều trị với phương pháp nội khoa kết hợp với các biện pháp dự phòng khác vẫn là nền tảng chính trong điều trị.;;;;;Nhồi máu cơ tim là tình huống khẩn cấp nguy hiểm có thể đe dọa đến tính mạng. Vì vậy, việc xử lý kịp thời, hiệu quả khi phát bệnh là vô cùng quan trọng đối với việc bảo toàn mạng sống cho bệnh nhân và tránh những biến chứng không mong muốn. Cùng tìm hiểu các dấu hiệu nhận biết và cách xử lý nhồi máu cơ tim hiệu quả trong bài viết sau đây. 1. Dấu hiệu nhận diện bệnh nhồi máu cơ tim Nhồi máu cơ tim là tình trạng tắc nghẽn hoàn toàn gây hoại tử cơ tim. Thông thường, các triệu chứng của nhồi máu cơ tim thường xuất hiện rất đột ngột và rầm rộ. 1.1 Triệu chứng điển hình Đau ngực được coi là triệu chứng điển hình của các bệnh nhân nhồi máu cơ tim. Người bệnh có thể cảm thấy đau ngực dữ dội, cảm giác như bị bóp nghẹt, đè nặng. Cơn đau thường ở sau ức hoặc ngực trái, hướng lan lên cổ, hàm dưới, vai trái, bờ trụ tay trái. Đôi khi, cơn đau lan xuống thượng vị nhưng không quá rốn. Thời gian đau thường kéo dài hơn 20 phút, không thuyên giảm khi nghỉ ngơi hoặc dùng thuốc. Đaukèm theo triệu chứng như: khó thở, vã mồ hôi. 2.2 Các triệu chứng ít gặp hơn Tuy đau ngực là triệu chứng điển hình của nhồi máu cơ tim, nhưng không phải lúc nào bệnh cũng biểu hiện triệu chứng này. Có trường hợp bệnh nhân gặp phải các triệu chứng ít phổ biến hơn như: – Mệt mỏi đột ngột mà không rõ nguyên nhân – Cảm thấy hồi hộp một cách bất thường – Đau bụng thượng vị – Nôn hoặc buồn nôn – Rối loạn ý thức – Choáng váng, chóng mặt, thậm chí ngất xỉu Khi nhận thấy các dấu hiệu như đau ngực, khó thở, đột ngột mệt mỏi, choáng váng, vã mồ hôi,….cần nghĩ đến nhồi máu cơ tim và xử lý ngay. 2.3 Thời điểm và các đối tượng dễ bị nhồi máu cơ tim Nhồi máu cơ tim thường xảy ra vào buổi sáng, từ 6 – 11 giờ, nhất là 3 giờ đầu sau ngủ dậy. Cần đặc biệt chú ý thời điểm này trong ngày, đặc biệt là những người có nguy cơ cao bị nhồi máu cơ tim như: – Nam giới trên 45 tuổi, nữ từ 55 tuổi trở lên – Những người có biểu hiện thừa cân, béo phì – Người ít vận động – Người nghiện thuốc lá – Thường xuyên cảm thấy căng thẳng, stress – Có bệnh nền: Tăng huyết áp, đái tháo đường, mỡ máu… 2.1 Xử lý nhồi máu cơ tim tại chỗ Khi thấy bản thân hoặc người nhà triệu chứng bị nhồi máu cơ tim, việc đầu tiên bạn cần làm là gọi ngay cấp cứu để đưa bệnh nhân đến bệnh viện. Ở đó, các bác sĩ có chuyên môn cùng các phương tiện sẽ giúp điều trị hiệu quả. Trong lúc chờ đợi xe cấp cứu, bạn có thể thực hiện các biện pháp sơ cấp cứu sau: + Dừng ngay việc đang làm + Ngồi nghỉ ngơi hoặc nằm theo tư thế nằm nghiêng 75 độ so với mặt đất, đầu gối co (còn gọi là tư thế nửa nằm nửa ngồi) + Thả lỏng vai và cánh tay, nhắm mắt, hít thở nhẹ nhàng bằng mũi. Chú ý không cố hít sâu hoặc nín hơi vì làm như vậy có thể gây căng thẳng và khiến tim bị mệt. + Nới lỏng trang phục như quần áo, khăn, cà vạt… + Nếu có sẵn Nitroglycerin, ngậm ngay 1 viên dưới lưỡi hoặc xịt dưới lưỡi 2 lần. Nếu sau 5 phút vẫn chưa thấy cơn đau ngực thuyên giảm có thể dùng thêm một liều nữa. + Nhai 1 viên Aspirin dạng nén hoặc uống dạng sủi để phòng cục máu đông Lưu ý tất cả các loại thuốc này đều phải được bác sĩ kê đơn trong quá trình điều trị. Khi phát hiện người bị nhồi máu cơ tim, cần gọi cấp cứu ngay và thực hiện ép tim hoặc hô hấp nhân tạo nếu người bệnh bất tỉnh. + Trường hợp người bệnh còn tỉnh: Cần để người bệnh nằm ở tư thế nửa nằm nửa ngồi ở nơi thoáng đãng. Nhẹ nhàng động viên, tránh nói to hay hỏi quá nhiều làm người bệnh cảm thấy căng thẳng. Cho người bệnh uống aspirin hoặc nitroglycerin…nếu thuốc đó đã được bác sĩ kê trong đơn thuốc hàng ngày hoặc thuốc cấp cứu đã chỉ định trước. + Trường hợp người bệnh đã bất tỉnh hay không còn mạch: hãy ép tim ngoài lồng ngực hoặc hô hấp nhân tạo để người bệnh có thể thở được. Lưu ý, chỉ thực hiện các kỹ thuật sơ cứu này nếu bạn đã nắm rõ và đã được huấn luyện thực hành. 2.2 Xử lý nhồi máu cơ tim ở bệnh viện Khi đến bệnh viện, người bệnh sẽ được cấp cứu bằng các biện pháp sau: – Khử rung, chuyển nhịp, đặt máy tạo nhịp, sử dụng máy thở trong cấp cứu các rối loạn nhịp tim do nhồi máu cơ tim – Đặt máy thở hiện đại, màn hình theo dõi đầy đủ các thông số… – Sử dụng máy hạ thân nhiệt cho bệnh nhân hôn mê sau ngừng tim do nhồi máu cơ tim – Thực hiện các chẩn đoán cận lâm sàng như xét nghiệm men tim, X-quang, siêu âm, chụp CT mạch vành để kiểm tra loại nhồi máu cơ tim cũng như sức khỏe tổng thể của bệnh nhân, từ đó đưa ra phương án cấp cứu kịp thời. Khi vào viện, bạn sẽ được làm các xét nghiệm, chụp chiếu để quyết định phương pháp điều trị phù hợp. Thông thường, bệnh nhân sẽ được sử dụng một số loại thuốc và can thiệp khác giúp ổn định huyết áp, nhịp, mạch, tái tưới máu động mạch vành… giúp xử lý cục máu đông, ngăn chặn vùng hoại tử cơ tim lan rộng. Có thể thấy, xử lý nhồi máu cơ tim có ý nghĩa quyết định đối với bệnh nhân. Nhờ nắm được và thực hiện đúng, kịp thời những bước sơ cấp cứu đơn giản, chúng ta đã có thể tăng thêm cơ hội sống cho chính mình và những người thân. Đừng quên theo dõi sức khỏe của mình và điều trị tích cực các bệnh lý nguy cơ để phòng tránh nhồi máu cơ tim.
question_3
Chậm phát triển trí tuệ ở trẻ và hướng điều trị, chăm sóc
doc_3
Cha mẹ nào cũng mong muốn con mình có cơ hội phát triển toàn diện về trí tuệ và thể chất. Tuy nhiên, một số bé phải đối mặt với tình trạng chậm phát triển trí tuệ so với bạn bè đồng trang lứa. Nếu con bạn gặp phải tình trạng trên, cha mẹ nên làm gì giúp con phát triển hơn, hãy tham khảo bài viết dưới đây để tìm ra câu trả lời. Chậm phát triển trí tuệ xảy ra khi trí não của trẻ nhỏ có nhiều điểm khiếm khuyết, kém phát triển hơn so với bạn bè. Tình trạng này xảy ra chủ yếu ở các bạn nhỏ dưới 18 tuổi và khiến các bậc phụ huynh không khỏi lo lắng. Khi trí tuệ kém phát triển, trẻ sẽ phải đối mặt với nhiều vấn đề, ví dụ như giao tiếp kém, hành xử chậm chạp và không thể tự chăm sóc bản thân mình. Ngoài ra, các bạn phát triển trí tuệ chậm cũng gặp khó khăn trong việc kiểm soát hành vi của bản thân, bé có xu hướng mất bình tĩnh và trở nên hung hăng hơn trong một số tình huống. Các bác sĩ cho biết, tình trạng chậm phát triển trí tuệ ở trẻ sẽ được sắp xếp theo 4 cấp độ, đó là nhẹ, trung bình, nặng và rất nặng. Trong đó, đa số bệnh nhân được chẩn đoán chậm phát triển mức độ nhẹ. Cha mẹ, thầy cô cần dành nhiều thời gian và kiên trì với bé hơn trong cuộc sống hàng ngày và học tập. Nếu được người thân, nhà trường hỗ trợ nhiệt tình, bé dần trở nên độc lập hơn, có nhiều tiến bộ trong giao tiếp, cư xử… Đối với các bé chậm phát triển về trí tuệ ở mức độ trung bình, nặng thì IQ của bé sẽ thấp hơn so với bạn bè. Giao tiếp, khả năng học tập của con có khá nhiều điểm hạn chế và con cần sự giám sát, hỗ trợ từ cha mẹ, thầy cô. Nếu trẻ được chẩn đoán chậm phát triển mức độ đặc biệt, cha mẹ nên tập trung dạy con cách giao tiếp và một số kỹ năng chăm sóc bản thân cơ bản. Bởi vì các em bé này có chỉ số IQ khá thấp, dưới ngưỡng 20 - 25. 2. Vì sao trẻ chậm phát triển trí tuệ Không thể phủ nhận rằng chậm phát triển trí tuệ là vấn đề hết sức nghiêm trọng đối với trẻ nhỏ. Cha mẹ cần xác định được nguyên nhân gây chứng bệnh này để lên kế hoạch chăm sóc, điều trị phù hợp cho bé. Trên thực tế, hiện tượng trẻ chậm phát triển về trí tuệ xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng tình trạng này có thể xuất hiện do yếu tố di truyền từ cha mẹ. Các thống kê cho thấy có tới 30% trẻ chậm phát triển tới từ nguyên nhân này. Nếu trong gia đình bạn có người thân từng mắc chứng bệnh này, hãy chú ý và đi kiểm tra sức khỏe ngay. Trong giai đoạn mang thai, nếu mẹ bầu gặp vấn đề sức khỏe hoặc thường xuyên tiếp xúc với chất độc hại thì em bé chào đời có nguy cơ cao bị chậm phát triển trí tuệ. Cụ thể, người mẹ từng mắc bệnh rubella, nhiễm vi rút CMV hoặc ký sinh trùng toxoplasma trong thời gian mang bầu thì thai nhi sẽ thể bị khiếm khuyết về não bộ, phát triển kém hơn so với bình thường. Bác sĩ cũng yêu cầu phụ nữ mang thai theo dõi chỉ số huyết áp, lưu lượng máu thường xuyên. Nếu các chỉ số này cao hoặc thấp hơn so với bình thường thì sự phát triển trí tuệ của thai nhi cũng chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực. Khói thuốc lá, rượu bia được cho là nguyên nhân gây ra tình trạng chậm phát triển trí tuệ ở thai nhi. Tốt nhất, người phụ nữ không nên tiếp xúc, sử dụng với những sản phẩm có chứa chất kích thích, đặc biệt là trong những tháng đầu của thai kỳ để em bé chào đời khỏe mạnh, phát triển toàn diện. Trên thực tế, tình trạng trẻ chậm phát triển về trí tuệ cũng có thể xảy ra nếu như em bé bị dị tật bẩm sinh, ảnh hưởng tới não bộ và hệ thần kinh trung ương. Trong đó, khuyết tật ống thần kinh là vấn đề thường gặp ở trẻ nhỏ, cha mẹ tuyệt đối không thể chủ quan nếu phát hiện trẻ bị khuyết tật ống thần kinh. 3. Những vấn đề thường gặp ở trẻ khi trí tuệ chậm phát triển Chậm phát triển trí tuệ ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống sinh hoạt của trẻ nhỏ, trí nhớ của bé kém hơn so với bạn bè. Điều này cũng ảnh hưởng phần nào tới học tập của trẻ. Con tiếp thu kiến thức chậm và nhanh quên lời thầy cô dạy, do đó cha mẹ và thầy cô phải kiên trì dạy con rất nhiều lần để con có thể ghi nhớ. Các bé chậm phát triển về trí tuệ cũng hay rơi vào trạng thái mất tập trung, đặc biệt là khi học tập. Điều này khiến các bậc phụ huynh khá lo lắng và mong muốn tìm ra phương án để cải thiện tình trạng chậm phát triển trí não ở trẻ nhỏ. Đối với các bé chậm phát triển trí não, cha mẹ không nên đặt quá nhiều áp lực ở con, bắt con học tập quá nhiều để theo kịp bạn bè. Thay vào đó, chúng ta cần xác định mức độ chậm phát triển trí tuệ của con, từ đó cho con học tập tại những môi trường phù hợp. Ngày nay, nhiều trường học dành riêng cho trẻ kém phát triển trí tuệ đã được thành lập giúp các bé làm quen, rèn luyện một số kỹ năng cơ bản để tự chăm sóc bản thân, ví dụ như trẻ tự ăn uống, tắm giặt và tự tin hơn khi giao tiếp với bạn bè, thầy cô, người thân,… Khi theo học ở môi trường đặc biệt, trẻ sẽ được thầy cô giảng dạy, chăm sóc cẩn thận, kỹ càng hơn. Nhờ vậy, con có thể tiếp thu được những kiến thức cơ bản, có thể nhận biết các chữ cái, chữ số, làm các phép toán đơn giản. Ở nhà, các bậc phụ huynh cũng nên kiên trì, đồng hành cùng con để bé có thể tiếp thu lời cha mẹ tốt hơn. Nếu được sống trong môi trường thoải mái, thân thiện, cha mẹ luôn quan tâm và động viên thì trẻ cũng có nhiều thay đổi theo hướng tích cực. Bên cạnh việc tạo cơ hội cho trẻ trải nghiệm những điều mới, các bậc phụ huynh cũng cần theo dõi con sát sao, bởi vì trẻ gặp khó khăn trong giao tiếp, sinh hoạt hàng ngày, tâm lý rất dễ bị kích động,… Trong một số trường hợp, cha mẹ có thể đưa trẻ chậm phát triển trí tuệ tới gặp chuyên gia để được tư vấn, hỗ trợ trẻ phát triển, đồng thời giúp con kiểm soát tốt tâm lý. Hy vọng rằng bài viết này đã giúp các bậc phụ huynh hiểu hơn về tình trạng chậm phát triển trí tuệ ở trẻ nhỏ. Đồng thời, các bạn đã biết cách chăm sóc trẻ, giúp con hòa nhập với xã hội, biết cách tự chăm sóc bản thân mình.
doc_9237;;;;;doc_36896;;;;;doc_47001;;;;;doc_12452;;;;;doc_10133
Chậm phát triển trí tuệ là sự khiếm khuyết trong quá trình phát triển trí não của trẻ. Khi não bộ bị giới hạn một số chức năng thì chỉ số thông minh của trẻ sẽ dưới mức trung bình. Đồng thời các khả năng như: đối thoại, hành xử, học tập,… sinh hoạt hàng ngày cũng chậm hơn so với những trẻ khác. Chậm phát triển trí tuệ thường xảy ra ở trẻ dưới 18 tuổi và được phân thành 4 cấp độ sau: Mức nhẹ: Theo thống kê thì có khoảng 80% trẻ bị chậm phát triển trí tuệ ở mức độ nhẹ. Chỉ số IQ nằm trong khoảng 50 - 75, do đó trẻ có thể đi học tiểu học. Mặc dù mất khá nhiều thời gian để học các kỹ năng như: giao tiếp, đọc, viết,… Nhưng nếu nhận được sự hỗ trợ và giáo dục đúng cách thì trẻ vẫn có thể học tốt. Vì vậy, khi lớn lên trẻ vẫn có thể tự lập được. Mức trung bình: Ở mức chậm phát triển trung bình, chỉ số IQ của trẻ thường dao động từ 35 - 55. Do đó, trẻ vẫn có thể tự thực hiện các hoạt động sinh hoạt như: tắm rửa, ăn uống,… theo sự hướng dẫn của bố mẹ. Ngoài ra trẻ cũng có thể đọc, viết, đếm số nhưng khá chậm. Vì vậy khi lớn lên, trẻ cần có sự giám sát và trông nom của người khác. Mức nặng: Chỉ có khoảng 3 - 5% trẻ bị chậm phát triển ở mức độ nặng. Lúc này IQ của trẻ đạt 20 - 40, do đó trẻ có thể học được các kỹ năng giao tiếp và tự chăm sóc bản thân. Nhưng khi lớn lên, trẻ cần phải sống trong các nhà tập thể có sự giám sát. Mức rất nặng: Trẻ chậm phát triển ở mức độ rất nặng thường khá hiếm gặp, chỉ vào khoảng 1 - 2%. Do hệ thần kinh bị tổn thương nên IQ của trẻ luôn dưới 20 - 25. Vì vậy, để học các kỹ năng giao tiếp cơ bản và tự chăm sóc mình trẻ luôn cần sự hướng dẫn, giúp đỡ của bố mẹ. 2. Nguyên nhân dẫn đến trẻ chậm phát triển trí tuệ Nếu chẳng may con bạn sinh ra mà thấy nhận thức chậm phát triển hơn so với các bạn cùng độ tuổi, thay vì cảm thấy xấu hổ thì bạn nên đồng hành cùng con để xác định nguyên nhân, từ đó đưa ra các biện pháp khắc phục hiệu quả. Dưới đây là một số nguyên nhân dẫn đến trẻ chậm phát triển trí tuệ mà bạn nên biết: Di truyền: Nếu bố mẹ gặp phải những bất thường về thần kinh thì nguy cơ sinh ra trẻ chậm phát triển về trí tuệ là rất cao. Đồng thời các rối loạn chuyển hóa như bệnh Phenylceton niệu gặp ở bố mẹ cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Các vấn đề gặp phải trong thai kỳ: Thói quen sinh hoạt của mẹ bầu ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát triển của thai nhi. Do đó, nếu mắc phải những vấn đề dưới đây thì sẽ làm tăng nguy cơ trẻ chậm phát triển trí tuệ ngay từ khi sinh ra: Thường xuyên hít phải khói thuốc lá, sử dụng rượu bia, ma túy nhất là vào ba tháng đầu thai kỳ. Mắc bệnh rubella, nhiễm ký sinh trùng, rối loạn tuyến sữa hoặc nhiễm virus. Bị huyết áp cao khiến lượng máu lưu thông đến bào thai bị xáo trộn, từ đó ảnh hưởng đến sự phát triển của bộ não. Bệnh tật và chấn thương: Ngay từ khi sinh ra, hệ miễn dịch của trẻ vẫn chưa hoàn thiện nên không thể chống lại sự tấn công của các yếu tố ngoại lai. Do đó, nếu không tiêm đầy đủ vaccine phòng ngừa các bệnh như: sởi, thủy đậu,… thì trẻ sẽ dễ gặp phải biến chứng ảnh hưởng đến não bộ. Đặc biệt, các bệnh viêm não, nhiễm trùng não có thể gây ra các tổn thương khiến trẻ chậm phát triển về trí tuệ. Ngoài ra, những chấn thương do tai nạn, té từ trên cao xuống thường ngày cũng khiến trẻ gặp phải tình trạng này. Môi trường sống: Môi trường sống bị ô nhiễm, nhiều chất độc hại sẽ khiến trẻ phát triển chậm lại. Không chỉ vậy tinh thần của trẻ còn bị ảnh hưởng nếu gặp phải tình cảnh bạo lực, không được yêu thương. Đồng thời, trong quá trình mang thai cho đến khi sinh ra nếu không cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng thì trẻ sẽ bị suy nhược và chậm phát triển về não bộ. 3. Dấu hiệu nhận biết trẻ chậm phát triển trí tuệ Sau đây là một số dấu hiệu giúp bố mẹ nhận biết con mình có chậm phát triển về trí tuệ hay không: Biết ngồi, đi trễ hơn các trẻ khác. Nói không rõ ràng. Trẻ có trí nhớ kém, khó ghi nhớ các thông tin đơn giản như: tên, sự việc vừa mới xảy ra. Việc học các kỹ năng như: ăn uống, mặc áo quần,… và kiến thức thường chậm, cần sự giúp đỡ của người khác. Kém tập trung, khó hiểu hoặc không thể suy nghĩ một cách logic. Trẻ chậm phát triển trí tuệ có chữa được không, luôn là nỗi niềm của nhiều bố mẹ khi có con rơi vào tình cảnh này. Thay vì lo lắng, bố mẹ nên có biện pháp can thiệp kịp thời để có thể giúp trẻ cải thiện trí não. Chế độ dinh dưỡng: Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò trong quá trình phát triển của trẻ. Do đó bố mẹ nên cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, nhất là những thực phẩm giàu chất béo Omega 3 như: cá hồi, cá thu,… Bởi vì, nhóm thực phẩm này có thể giúp trẻ cải thiện thị lực, giấc ngủ và giúp bộ não phát triển. Ngoài ra bạn cũng nên bổ sung các thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất giúp trẻ phát triển một cách toàn diện. Giáo dục: Quá trình học tập của trẻ chậm phát triển sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Do đó bố mẹ nên cố gắng kiên trì và nhẫn nại để đồng hành cùng trẻ vượt qua. Bố mẹ nên dành nhiều thời gian quan tâm và hướng dẫn trẻ. Tùy theo mức độ chậm phát triển mà bố mẹ có thể đưa ra kế hoạch học tập sao cho phù hợp với khả năng nhận thức, hành vi của trẻ. Liệu pháp tâm lý: Trẻ chậm phát triển trí tuệ sẽ luôn sợ hãi, hay lo âu không rõ nguyên nhân. Do đó, bố mẹ đưa trẻ đến chuyên gia tư vấn khi phát hiện những biểu hiện tâm lý bất thường. Sau khi thăm khám, chuyên gia tâm lý sẽ đưa ra kế hoạch điều trị cho trẻ. Việc này có thể liên kết chặt chẽ với giáo viên và bố mẹ để giám sát hành vi của trẻ. Hy vọng sau khi đọc xong bài viết bạn đã nắm được nguyên nhân, dấu hiệu và cách khắc phục trẻ chậm phát triển trí tuệ. Khi phát hiện trẻ có những biểu hiện bất thường về tâm lý và hành vi, bố mẹ nên đưa trẻ đến chuyên gia tư vấn để có biện pháp can thiệp.;;;;;Chậm phát triển trí tuệ ở trẻ em là những hạn chế, bất thường trong phát triển trí não. Trẻ bị bệnh có chỉ số thông minh thấp, giới hạn về chức năng não bộ, dễ bị kích động và khả năng tự chăm sóc cũng kém hơn so với bạn bè cùng lứa tuổi. 1. Phân loại chậm phát triển trí tuệ ở trẻ em theo mức độ Một số triệu chứng của trẻ bị chậm phát triển trí tuệ có thể kể đến như trẻ chậm biết ngồi, chậm biết đi, nói không rõ ràng, trí nhớ kém, trẻ khó ghi nhớ ngay cả đối với những thông tin đơn giản, kém tập trung, trẻ cần đến sự hỗ trợ của người khác khi ăn uống hay mặc quần áo. Dựa theo mức độ bệnh, tình trạng chậm phát triển trí tuệ sẽ được phân loại như sau: Chậm phát triển trí tuệ ở mức độ nhẹ: Phần lớn những trường hợp bị chậm phát triển trí tuệ thường ở mức độ nhẹ. Chỉ số thông minh của trẻ có thể đạt mức 50 đến 75 và trẻ có thể theo kịp chương trình của học sinh tiểu học. Trẻ gặp nhiều khó khăn khi giao tiếp. Tuy nhiên, nếu được hướng dẫn và giáo dục đúng phương pháp của gia đình cùng với sự hỗ trợ từ cộng đồng, trẻ vẫn có thể trò chuyện, giao tiếp như những đứa trẻ bình thường và có thể tự lập trong tương lai. Chậm phát triển trí tuệ ở mức trung bình Chỉ số thông minh của trẻ có thể dao động từ 35 đến 55. Trẻ tiếp thu chậm hơn so với trẻ bình thường. Nếu nhận được sự hướng dẫn tận tình và đúng cách của cha mẹ, trẻ vẫn có thể thực hiện một số việc đơn giản như ăn uống, tắm rửa, đi vệ sinh. Trẻ cũng có thể học cách viết, đọc và đếm. Khi lớn lên, trẻ vẫn cần nhận được sự giám sát, trông nom của người thân hoặc các trung tâm cộng đồng. Chậm phát triển trí tuệ mức nặng Những trường hợp này, chỉ số thông minh của trẻ chỉ từ 20 đến 40. Trẻ vẫn có thể thực hiện được những kỹ năng giao tiếp cơ bản và có thể tự chăm sóc bản thân. Tuy nhiên, khi trẻ lớn lên, trẻ vẫn cần được giám sát, chăm sóc từ người thân hoặc các trung tâm cộng đồng. Chậm phát triển trí tuệ rất nặng Chỉ số thông minh của trẻ rất thấp, chỉ ở mức 20 đến 25. Nếu được chỉ dẫn đúng phương pháp, trẻ vẫn có thể giao tiếp cơ bản và biết cách chăm sóc bản thân. Tuy nhiên, trẻ có sự tổn thương đặc biệt về thần kinh và thường xuyên cần đến sự quan tâm, theo dõi và giúp đỡ của gia đình và mọi người xung quanh. 2. Những nguyên nhân gây chậm phát triển trí tuệ ở trẻ em Rất nhiều nguyên nhân có thể gây ra tình trạng chậm phát triển trí tuệ ở trẻ em. Tuy nhiên, trên thực tế cũng có rất nhiều trường hợp trẻ mắc bệnh nhưng không thể xác định được nguyên nhân. Dưới đây là một số nguyên nhân gây bệnh phổ biến nhất: Di truyền Một số trường hợp trẻ bị chậm phát triển trí tuệ là do di truyền. Nghĩa là nếu bố mẹ có những dị thể bất thường thì có thể sinh ra trẻ mắc phải những vấn đề khuyết tật về thần kinh. Trong đó, phổ biến nhất là chứng Phenylketone niệu. Đây là một dạng rối loạn chuyển hóa ở bố mẹ làm tăng nguy cơ khuyết tật trí tuệ ở trẻ. Những vấn đề bất thường trong thai kỳ: Mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh có thể sinh ra những đứa trẻ khỏe mạnh. Ngược lại, những yếu tố và các vấn đề bất thường trong thai kỳ có thể ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của thai nhi. Vì thế, trẻ sẽ gặp phải một số vấn đề sức khỏe cả về thể chất và trí tuệ sau khi sinh ra. Một số yếu tố xảy ra trong khi mang thai có thể làm tăng nguy cơ chậm phát triển trí tuệ ở trẻ: + Mẹ bầu hút thuốc lá hoặc tiếp xúc thường xuyên với khói thuốc lá, sử dụng rượu bia và một số loại chất kích thích khác. + Mẹ bầu nhiễm virus, ký sinh trùng hoặc bị rối loạn tuyến sữa. + Các trường hợp mẹ bầu bị huyết áp cao và ảnh hưởng tới lượng máu lưu thông đến bào thai. Từ đó, tác động không tốt đến sự phát triển của não bộ. + Mẹ bầu không được cung cấp đủ dinh dưỡng cũng là yếu tố làm tăng nguy cơ chậm phát triển trí tuệ ở trẻ. Một số loại bệnh tật và chấn thương Sau khi chào đời, hệ miễn dịch của trẻ nhỏ chưa được phát triển toàn diện. Vì thế, khi bị ảnh hưởng bởi những tác nhân gây bệnh từ bên ngoài, cơ thể trẻ sẽ không đủ sức để chống lại và rất dễ mắc bệnh. Do đó, trẻ cần được tiêm phòng đầy đủ. Trong trường hợp không tiêm vắc xin phòng bệnh, trẻ sẽ có nguy cơ cao mắc phải một số loại bệnh nguy hiểm như sởi, thủy đậu,… Những căn bệnh này cần được điều trị kịp thời, nếu không sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm và ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến sự phát triển não bộ ở trẻ. Nguy hiểm nhất phải kể đến bệnh viêm não và nhiễm trùng não vì những căn bệnh này không những có thể gây chậm phát triển trí tuệ mà còn đe dọa tính mạng của trẻ. Bên cạnh đó, chấn thương xảy ra trong cuộc sống hàng ngày, cũng có thể là nguyên nhân trực tiếp ảnh hưởng đến hệ thần kinh của trẻ và gây ra tình trạng chậm phát triển trí tuệ. Môi trường sống: Có thể nói rằng, môi trường sống cũng chính là một yếu tố quan trọng có tác động rất lớn đến sự phát triển của trẻ cả về sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần. Nếu môi trường sống bị ô nhiễm, chứa nhiều hóa chất độc hại, trẻ sẽ phát triển kém và chậm hơn. Trẻ không được sống trong vòng tay yêu thương của bố mẹ và những người thân xung quanh, đặc biệt là những trẻ phải thường xuyên chịu cảnh bạo lực cũng có thể phải đối mặt với những vấn đề sức khỏe tâm thần.;;;;;Chậm phát triển trí tuệ (hay bệnh ngu đần) là bệnh lý do thiểu năng giáp bẩm sinh làm trẻ chậm phát triển tinh thần và thể chất. Nếu không được chẩn đoán sớm, điều trị kịp thời, trẻ sẽ tử vong hoặc lùn và đần độn suốt đời. Nguyên nhân Tuyến giáp là một tuyến nội tiết, có chức năng thẩm thấu hormon và thẩm thấu vào máu đi khắp cơ thể. Hormon tuyến giáp có chức năng sao chép các gen, tác dụng lên hoạt động chuyển hóa của tế bào, làm tăng trưởng và biệt hóa các tổ chức, nhất là xương, hệ thần kinh, đặc biệt là hoạt động của các cơ quan như tim mạch, hô hấp, tiêu hóa, thần kinh và các tuyến nội tiết khác. Nguyên nhân gây thiểu năng tuyến giáp gồm có: loạn sản (không có tuyến giáp, tuyến giáp teo nhỏ hoặc nằm lạc chỗ), rối loạn tổng hợp hormon giáp và thiếu iốt trong thực phẩm. Cách phát hiện sớm: Rất khó nhận biết ở trẻ sơ sinh. Trẻ đẻ ra thường có cân nặng cao nhưng sau đó rất chậm tăng thêm cân. Khó ăn, khó thở. Ít khóc, ít vận động. Trông đần độn, thờ ơ với mọi vật, ngủ ít. Chậm phát triển tinh thần và thể lực. Thân nhiệt thường thấp. Da khô lạnh và dày. Tóc mọc thấp dưới trán. Sưng trẽ mi mắt. Người càng ngày càng ngắn đi so với tuổi. Khó khăn về nghe. Hay táo bón. Thời gian thiếu hormon giáp trạng càng lâu thì trẻ càng chậm lớn, lùn, chân tay ngắn và mập, thóp chậm đóng, chậm mọc răng, chậm đi đứng và nói, trí khôn kém. Phục hồi chức năng Điều trị sớm và liên tục bằng hormon tuyến giáp. Ngoài ra, hoạt động trị liệu rất quan trọng. Các hoạt động trị liệu nên được chia thành những phần việc nhỏ hơn. Ví dụ, việc tắm rửa có thể chia thành giai đoạn múc nước, cầm lấy xà phòng khi cha mẹ đưa cho trẻ, tự xoa xà phòng lên người, dội nước để làm sạch xà phòng và lau khô người bằng khăn tắm. Từng phần việc này phải được học riêng trước khi kết hợp thành một hành động phức hợp. Mỗi hoạt động nên được thực hành liên tục trong vòng ít nhất hai tuần trước khi chuyển sang dạy hoạt động tiếp theo. Nên khích lệ trẻ thậm chí khi cảm thấy điều đó là vô nghĩa. Ví dụ, có thể nói chuyện hay đọc sách cho trẻ, có thể cần phải sử dụng ngôn ngữ phù hợp cho những trẻ bé hơn, khi trẻ nói nhiều hơn, nên tăng mức độ giao tiếp và kể chuyện cho trẻ. Đa phần trẻ bị chậm phát triển tâm thần nhẹ có thể đến trường được. Nhiều trẻ có thể học ở trường chính quy, đặc biệt là khi giáo viên quan tâm tới những nhu cầu của các trẻ này. Những trẻ chậm phát triển khác có thể cần phải học ở trường dành cho trẻ em khuyết tật. Hầu hết trẻ dạng này có thể tự chăm sóc bản thân và khá độc lập trong cuộc sống. Những trẻ em này chủ yếu gặp khó khăn trong việc kết bạn khi chúng trưởng thành và tìm việc làm. Những công việc thường nhật có thể sẽ là công việc lý tưởng cho chúng. Hầu hết trẻ bị chậm phát triển tâm thần thể vừa sẽ cần học ở những trường đặc biệt. Chúng có thể sẽ cần tới sự gợi ý và trợ giúp trong các hoạt động hằng ngày. Ví dụ, trẻ cần học cách tự tắm rửa hay tự đi vệ sinh nhưng cũng cần có người nhắc hay thỉnh thoảng phải kiểm tra. Hầu hết những trẻ này phụ thuộc vào gia đình trong vấn đề hòa nhập xã hội. Hầu hết không đủ khả năng làm những việc thông thường. Giáo dục giới tính là cần thiết ở tuổi trưởng thành. Những trẻ bị chậm phát triển tâm thần thể nặng dường như cần phải được chăm sóc suốt đời. Chúng có thể còn bị tàn tật về thể chất và mắc những vấn đề sức khỏe. Khả năng kiểm soát co bóp bàng quang và ruột phát triển rất muộn. Những trẻ này thậm chí còn không đủ khả năng học ở những trường đặc biệt. Chúng không thể làm được việc gì trong cuộc sống.;;;;;Chậm tăng cân không chỉ khiến trẻ bị nhẹ cân, chậm lớn mà còn là một trong những nguyên nhân gây chậm phát triển trí tuệ ở trẻ. Phụ huynh cần nắm được nguyên nhân trẻ chậm tăng cân để có biện pháp can thiệp kịp thời, hiệu quả. 1.1 Trẻ dễ mắc bệnh hơn. Khi cơ thể trẻ bị suy nhược do không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng cần thiết thì trẻ có nguy cơ bị tấn công bởi các vi sinh vật, dễ mắc các bệnh lý về nhiễm trùng hô hấp, tiêu chảy,... Khi mắc các bệnh này, trẻ cũng thường không có sức chiến đấu với bệnh, khiến bệnh kéo dài, lâu khỏi. Vì bệnh kéo dài, trẻ càng mệt mỏi, ăn uống kém và tình trạng chậm tăng cân sẽ càng trở nên nặng nề hơn.1.2 Trẻ chậm phát triển thể chất. Trẻ chậm tăng cân có nguy cơ chậm phát triển thể chất. Thiếu chất dinh dưỡng khiến các cơ quan của cơ thể chậm phát triển, bao gồm cả hệ cơ xương. Điều này sẽ ảnh hưởng tới tầm vóc của trẻ. Chậm tăng cân đặc biệt nghiêm trọng nếu trẻ gặp tình trạng này trong giai đoạn 1 - 3 tuổi vì đây là giai đoạn bé phát triển nhanh, cần cung cấp nhiều chất dinh dưỡng.1.3 Chậm phát triển trí tuệ ở trẻ. Chậm tăng cân kéo dài có thể khiến trẻ bị thiếu dinh dưỡng ngày càng nghiêm trọng. Tình trạng thiếu những chất cần thiết cho não và trí tuệ như chất béo, sắt, chất đường, DHA, taurine, iốt,... có thể ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ. Đồng thời, cơ thể của trẻ biếng ăn cũng luôn trong tình trạng mệt mỏi, không đủ sức tập trung và tư duy. Trẻ thường chậm chạp, lờ đờ, giao tiếp xã hội kém, giảm khả năng học hỏi và tiếp thu. Trẻ chậm tăng cân thường dễ mắc bệnh hơn so với trẻ khác 2. Nguyên nhân trẻ chậm tăng cân Nguyên nhân chậm tăng cân ở trẻ thuộc các nhóm tuổi khác nhau thường là:Trước sinh (gây suy dinh dưỡng bào thai, sinh nhẹ cân): Sinh non, nhiễm trùng trong thai kỳ, mẹ hút thuốc lá hoặc uống rượu, tiếp xúc với thuốc hoặc hóa chất gây chậm tăng trưởng thai, dị tật bẩm sinh của thai nhi;Sơ sinh (dưới 1 tháng tuổi): Khả năng bú của trẻ kém, cho trẻ bú không đúng cách, ép bú, pha sữa sai, trẻ mắc các dị tật bẩm sinh hoặc bệnh lý gây ảnh hưởng tới tiêu hóa và hấp thu chất dinh dưỡng;3 - 6 tháng tuổi: Trẻ bú thiếu, pha sữa không đúng, trẻ không dung nạp protein sữa, mắc các bệnh lý vùng miệng, trào ngược dạ dày - thực quản hoặc dị tật bẩm sinh;7 - 12 tháng tuổi: Chọn thức ăn không phù hợp với độ tuổi và khẩu vị của trẻ, cho trẻ ăn dặm trễ sau 6 tháng tuổi, không kiên nhẫn tập cho trẻ ăn các loại thức ăn mới, trẻ mắc bệnh ở miệng - hầu - họng hoặc có ký sinh trùng đường ruột;Từ trên 12 tháng tuổi và trẻ lớn: Trẻ mất tập trung khi ăn, mắc bệnh, ham chơi, gặp phải các sang chấn tâm lý trong gia đình, mắc các vấn đề về xã hội (điều kiện kinh tế khó khăn, tập quán hạn chế một số loại thức ăn,...), rối loạn nuốt, rối loạn tâm lý,... 3. Giải pháp giúp trẻ tăng cân, nhanh lớn Để tránh nguy cơ chậm phát triển trí tuệ ở trẻ do chậm tăng cân, phụ huynh cần chú ý những điều sau:Đa dạng và cân đối chế độ ăn uống của trẻ với thực đơn phong phú và liên tục đổi món ăn để kích thích sự thèm ăn của trẻ. Trẻ chậm tăng cân được khuyến khích nên ăn nhiều rau, củ, quả, thịt, cá, phô mai, ngũ cốc, các loại hạt và uống sữa,... để lớn nhanh hơn. Các thực phẩm giàu DHA, omega - 3, omega - 6, taurin, cholin,... là lựa chọn tốt. Đồng thời, cha mẹ nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày để trẻ có thể hấp thu dưỡng chất một cách tốt nhất;Tẩy giun định kỳ 6 tháng/lần bởi giun sán là nguyên nhân khiến trẻ không hấp thu được nhiều dinh dưỡng trong thức ăn, dẫn tới còi cọc và chậm lớn;Hướng dẫn trẻ tập thể dục vừa phải, đúng cách với các bài tập phù hợp với độ tuổi như chạy bộ, bơi lội, đạp xe, chơi bóng,... Các bài tập vừa giúp trẻ tăng cường sức khỏe lại phát triển chiều cao và cân nặng tốt hơn; Thực đơn ăn uống đa dạng góp phần vào sự phát triển của trẻ Bổ sung vitamin, khoáng chất và các chất vi lượng bị thiếu hụt cho trẻ. Các chất nên bổ sung cho trẻ gồm: Canxi, vitamin D3, magie, kali, kẽm, đồng,... để hỗ trợ xương, răng chắc khỏe, phát triển trí tuệ và hạn chế nguy cơ còi xương ở trẻ.Đặc biệt, phụ huynh nên lưu ý nếu trẻ có những dấu hiệu sau thì nên đưa trẻ đi khám dinh dưỡng:Nôn ói, trớ, tiêu chảy, nhai lại thức ăn (trớ xong lại nuốt lại);Sợ, từ chối một số dạng thức ăn có thể là dấu hiệu của rối loạn nhai hoặc nuốt;Không ăn hoặc sợ một nhóm thức ăn nào đó có thể là dấu hiệu của không dung nạp thức ăn hoặc dị ứng thức ăn;Uống nhiều nước hoặc nước trái cây cũng làm trẻ ít ăn thức ăn đặc, gây thiếu chất dinh dưỡng;Trẻ ăn kiêng.Ngoài ra, bé cần bổ sung thêm các vi chất cần thiết: Kẽm, selen, crom, vitamin B1 và B6, gừng, chiết xuất quả sơ ri (vitamin C),... để cải thiện vị giác, ăn ngon, đạt chiều cao, cân nặng đúng chuẩn và vượt chuẩn, hệ miễn dịch tốt, tăng cường đề kháng để ít ốm vặt và ít gặp các vấn đề tiêu hóa.Cũng theo các chuyên gia về dinh dưỡng khuyến cáo cha mẹ cần bình tĩnh và kiên trì khi bổ sung chất cho bé kể cả qua đường ăn uống hay các thực phẩm chức năng. Đặc biệt việc dùng thực phẩm chức năng nên chọn các loại có nguồn gốc tự nhiên dễ hấp thụ, không cho còn dùng đồng thời nhiều loại hoặc thay đổi liên tục các loại thực phẩm chức năng. Bên cạnh đó, các chuyên gia dinh dưỡng cũng nhấn mạnh về vai trò của kẽm sinh học; cha mẹ nên tìm hiểu và bổ sung kẽm cho trẻ đúng cách vào các mốc thời điểm thích hợp, tránh tình trạng thiếu kẽm làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển toàn diện của trẻ.Chậm tăng cân không chỉ khiến trẻ bị thiếu hụt những chất dinh dưỡng cần thiết cho việc phát triển thể trạng mà nó còn gây những ảnh hưởng tiêu cực tới sự phát triển trí tuệ của bé. Để tránh nguy cơ chậm phát triển trí tuệ ở trẻ do chậm tăng cân, phụ huynh cần chú ý cải thiện chế độ dinh dưỡng của bé và đưa bé đi khám nếu cần để được bác sĩ tư vấn giải pháp can thiệp hiệu quả.Ngoài kẽm, cha mẹ cũng cần bổ sung cho trẻ các vitamin và khoáng chất quan trọng khác như lysine, crom, vitamin nhóm B,... giúp con ăn ngon, có hệ miễn dịch tốt, tăng cường đề kháng để ít ốm vặt.;;;;;Tỷ lệ bệnh nhân bị sa sút trí tuệ tăng dần theo nhóm tuổi, thường bắt đầu từ 60 tuổi và phổ biến từ 85 tuổi trở lên (chiếm 15,7%) và từ trên 90 tuổi (chiếm tỷ lệ hơn 33,3%). Hiện nay điều trị sa sút trí tuệ không thể khỏi hẳn, không thể ngăn cản quá trình tiến triển của bệnh, nhưng việc điều trị là vô cùng cần thiết để làm chậm quá trình tiến triển của bệnh, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh và làm giảm bớt gánh nặng cho người chăm sóc và gia đình bệnh nhân. 1.1 Điều trị sa sút trí tuệ bằng nội khoa Hiện nay điều trị bệnh sa sút trí tuệ chủ yếu là điều trị nội khoa, tập trung chủ yếu vào điều trị triệu chứng. Một số loại thuốc được sử dụng để làm chậm quá trình tiến triển của người bệnh: – Với nguyên nhân chính gây sa sút trí tuệ là xuất phát từ bệnh lý Alzheimer. Hiện nay có nhiều loại thuốc có thể điều trị các triệu chứng của bệnh Alzheimer, giúp làm chậm quá trình tiến triển của bệnh Alzheimer, tuy nhiên chưa có thuốc điều trị hết bệnh. – Một số loại thuốc được sử dụng giúp làm chậm quá trình tiến triển mất trí nhớ và lú lẫn của người bệnh trong một khoảng thời gian dài. – Những loại thuốc này thường có hiệu quả tốt nếu bệnh nhân Alzheimer được phát hiện sớm. – Một số thuốc khác có thể giúp bệnh nhân ngủ tốt hơn, giảm bớt triệu chứng lo âu, trầm cảm và kích động. Các loại thuốc này không điều trị hết bệnh nhưng sẽ giúp cuộc sống của người bệnh tốt hơn, người chăm sóc bệnh nhân hoặc người nhà bệnh nhân cũng bớt gánh nặng hơn. Metformin có thể làm giảm nguy cơ sa sút trí tuệ ở người cao tuổi nhưng phải được bác sĩ chuyên khoa chỉ định và tuân thủ sử dụng theo đúng chỉ định của bác sĩ. 1.2 Tập luyện nhận thức hỗ trợ điều trị sa sút trí tuệ Bên cạnh việc điều trị bằng nội khoa (sử dụng thuốc) người bệnh sa sút trí tuệ cần tập luyện nhận thức: Các bài tập được xây dựng theo nhóm chức năng nhận thức. Có thể tập luyện riêng hoặc theo nhóm, mức độ từ dễ đến khó để phù hợp với mức độ suy giảm nhận thức của người bệnh. Các bài tập luyện về nhận thức có thể được tiến hành trên giấy hoặc trên máy tính. Một số bài tập luyện nhận thức như: – Test luyện trí nhớ bằng công việc – Đọc sách, xem phim sau đó kể lại nội dung của câu chuyện. – Chơi ô chữ, chơi cờ – Làm các bài tập test trên máy tính,… Các bài tập luyện tăng cường khả năng nhận thức và ghi nhớ giúp hỗ trợ điều trị bệnh sa sút trí tuệ ở người cao tuổi. 1.3 Phục hồi nhận thức (ghi nhớ và nhớ lại) Phục hồi chức năng nhận thức sẽ được thiết kế riêng cho từng người tùy vào tình trạng suy giảm nhận thức ở mức độ nặng hay nhẹ. Chương trình nhấn mạnh vào cải thiện hoạt động sống hàng ngày. – Trí nhớ (vị trí đồ vật, điều vừa nói, sự kiện,…) – Kỹ năng làm việc (duy trì kỹ năng, học kỹ năng mới,…) – Tìm từ và nhớ tên (nhớ tên người, nơi chốn,..) – Tập trung (nhớ tựa đề bài báo, phim,…) – Tổ chức (mua sắm đủ đồ, sử dụng phương tiện nhắc nhở,…) Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), sa sút trí tuệ thường là hậu quả của bệnh đột quỵ, tổn thương não hay bệnh Alzheimer gây ra. Tỷ lệ bệnh nhân sa sút trí tuệ ngày càng tăng và dự tính số người bị sa sút trí tuệ sẽ tăng khoảng 40% vào năm 2030. Sa sút trí tuệ không chỉ xảy ra ở những nước có thu nhập cao, trên thực tế có hơn 60% bệnh nhân sa sút trí tuệ là ở các nước có thu nhập thấp và trung bình. Chẩn đoán sớm và chăm sóc cho bệnh nhân sa sút trí tuệ là yêu cầu được Tổ chức Y tế Thế giới đưa ra và hiện nay các nước đang nỗ lực chẩn đoán sớm, điều trị sa sút trí tuệ và chăm sóc nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân sa sút trí tuệ. 1.4 Tăng cường các hoạt động xã hội và hoạt động thể lực Giúp người bệnh hòa nhập xã hội, không thu hẹp và cô lập bản thân. Tập thể dục đều đặn, tham gia các hoạt động xã hội sẽ có tác dụng tích cực để phòng bệnh sa sút trí tuệ. Để chăm sóc được người bị bệnh sa sút trí tuệ, người chăm sóc cần phải có những kiến thức nhất định, và điều quan trọng nhất, người bệnh cần được thăm khám và điều trị kịp thời bởi các chuyên gia y tế. 2. Chẩn đoán sớm bệnh sa sút trí tuệ ở người cao tuổi 2.1 Khám lâm sàng – Dựa vào triệu chứng lâm sàng và tiền sử của người bệnh. – Khám tổng quát hệ thần kinh – Thực hiện các bài trắc nghiệm tâm lý Những người bị sa sút trí tuệ thường có các biểu hiện sau: – Trí nhớ bị suy giảm – Suy giảm chức năng nhận thức – Suy giảm khả năng trí tuệ – Suy giảm trí nhớ lành tính ở người già hoặc suy giảm nhận thức nhẹ, những triệu chứng này tuy không gây giảm hoạt động các chức năng hàng ngày nhưng có thể sẽ tiến triển thành sa sút trí tuệ trong 18 tháng. – Sảng: giảm sự chú ý và ý thức 2.2 Khám cận lâm sàng Thực hiện một số xét nghiệm thường quy chẩn đoán sa sút trí tuệ như: – Tổng phân tích tế bào máu – Điện giải đồ – Canxi huyết thanh – Đường huyết – Nồng độ B12 huyết thanh – Hormone kích thích tuyến giáp TSH. Và một số chẩn đoán hình ảnh cận lâm sàng như: chụp cắt lớp vi tính (CT-Scaner), chụp cộng hưởng từ (MRI) do bác sĩ chuyên môn chỉ định.
question_4
Chàm sữa ở trẻ phải làm sao?
doc_4
bạn đọc nên tham khảo Chàm sữa ở trẻ là triệu chứng nhiều trẻ mắc phải tuy nhiên chàm sữa ở trẻ phải làm sao thì các mẹ thường ít biết. Dưới đây là những thông tin cần thiết bạn đọc nên tham khảo để có cách ứng phó hiệu quả. 1. Nhận biết chàm sữa ở trẻ Chàm sữa còn gọi lác sữa, là bệnh hay gặp ở trẻ em độ tuổi từ 2 tháng đến 2 tuổi. Đặc tính của bệnh là viêm da dị ứng. Bệnh không nguy hiểm cho sức khỏe của bé nhưng khiến vùng da bị tổn thương khô căng, nứt nẻ, chảy máu gây khó chịu, ngứa ngáy, có khi bội nhiễm. Tổn thương thường 2 bên má, đối xứng, có thể lan ra cằm, trán nhưng không có ở mắt, mũi, có thể lan ra thân mình và tứ chi nhưng vùng tã lót, vùng nách không có. Chàm sữa là hiện tượng phổ biến ở trẻ sơ sinh Nguyên nhân gây chàm sữa rất phức tạp, có thể do bụi nhà, phấn hoa, thức ăn (sữa trứng, đồ biển…). Chàm sữa là một bệnh rất dễ tái phát khi ăn, uống những chất gây dị ứng hay thời tiết thay đổi, vì vậy cha mẹ cần lưu ý chăm sóc trẻ và điều trị trẻ bị chàm sữa như sau: – Chế độ dinh dưỡng của trẻ Trong chế độ dinh dưỡng của trẻ, các mẹ cần lưu ý những điều sau: – Sử dụng thuốc điều trị chàm sữa cho trẻ Sau đây là những gợi ý về cách dùng thuốc đúng cách để điều trị chàm sữa cho trẻ: Thoa kem trị chàm sữa cho trẻ Bên cạnh đó, cha mẹ cũng cần lưu ý những điều sau trong việc chữa trị chàm sữa cho con:
doc_35870;;;;;doc_52053;;;;;doc_26522;;;;;doc_58062;;;;;doc_24330
Chàm sữa là vấn đề thường gặp ở trẻ sơ sinh. Khi tình trạng này kéo dài, không có giải pháp khắc phục kịp thời sẽ có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho làn da của trẻ. Để biết cách điều trị hiệu quả và khi nào nên dùng thuốc chữa chàm sữa, bạn đọc hãy tham khảo những thông tin trong bài viết dưới đây. 1. Chàm sữa là gì và dấu hiệu nhận biết Chàm sữa còn được biết đến với nhiều tên gọi như eczema, lác sữa hay viêm da cơ địa. Đây là một trong những bệnh lý ngoài da phổ biến ở trẻ, đặc biệt thường gặp ở trẻ từ 3 - 24 tháng tuổi. Mặc dù đây là bệnh lý không nguy hiểm nhưng lại rất khó điều trị, thậm chí có thể tái phát nhiều lần.Chàm sữa thường gặp ở trẻ có cơ địa dị ứng hoặc cha/mẹ có cơ địa dị ứng như hen suyễn, mề đay, dị ứng da do thời tiết và không có khả năng lây lan. Trẻ có thể bị chàm do dị ứng với nguồn thức ăn của mẹ (mẹ sử dụng các thực phẩm có chứa nhiều chất đạm, hải sản). Ngoài ra, một số tác nhân từ bên ngoài như thời tiết, khói bụi, lông động vật cũng có thể khiến trẻ gặp phải vấn đề này.Trước khi tìm hiểu cách chữa chàm sữa, bố mẹ cần nắm rõ những dấu hiệu nhận biết bệnh lý này, cụ thể:Nốt mẩn đỏ xuất hiện nhiều trên da của trẻ.Khi chạm vào da bé, bạn sẽ có cảm giác thô ráp.Nổi những vảy nhỏ li ti trên một số vùng da.Khi bị chàm sữa, trẻ thường có cảm giác ngứa ngáy, bứt rứt nên sẽ thường quấy khóc, kém ăn, ngủ kém ngon giấc. Nếu trên da xuất hiện mụn nước, khi vỡ ra có thể gây bết dính trên vùng chàm, tạo nên một lớp sừng hóa bì cứng. Một số trường hợp da nứt nẻ sẽ gây rỉ máu và nhiễm trùng, nếu không được điều trị kịp thời có thể để lại sẹo sâu. 2. Một số cách chữa chàm sữa tại nhà được áp dụng phổ biến Để điều trị chàm sữa hiệu quả, bố mẹ cần xác định được nguyên nhân khởi phát đợt chàm để hạn chế, loại bỏ các yếu tố đó.Một số giải pháp điều trị tại nhà mà bố mẹ có thể tham khảo gồm. Duy trì độ ẩm cho da của trẻ: Nên chọn các sản phẩm dịu nhẹ, được thiết kế dành riêng cho da trẻ sơ sinh như cetaphil, cerave, physiogel. Bạn nên thoa kem cho trẻ từ 2-4 lần/ ngày, tốt nhất trong vòng 3-5 phút ngay sau tắm. Khi chọn mua kem dưỡng ẩm, bạn lưu ý chỉ nên chọn kem đã được kiểm nghiệm, cấp phép. Không chọn sản phẩm có hương thơm bởi có thể gây kích ứng da khiến cho tình trạng chàm của trẻ tiến triển nặng hơn. Tốt nhất bạn nên chọn lựa kem theo đơn của bác sĩ nhi khoa hoặc bác sĩ da liễu.Chế độ ăn uống hợp lý: Trong thời gian áp dụng cách chữa chàm sữa, với trẻ đã ăn dặm bố mẹ nên tránh cho con sử dụng các loại thực phẩm dễ gây kích ứng hoặc lên men như đồ hải sản, trứng, lạc... Với trẻ nhỏ hơn, mẹ hãy cho bé uống hoặc bú thật nhiều sữa. Trong trường hợp sử dụng kem dưỡng ẩm nhưng tình trạng chàm sữa ở trẻ không được cải thiện, bố mẹ cần cân nhắc việc sử dụng thuốc chữa chàm sữa với những lựa chọn sau đây:Dùng thuốc điều trị triệu chứng: Với những trường hợp bị chàm sữa, trẻ thường có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu nên bố mẹ có thể sử dụng nhóm thuốc kháng histamin như chlopheniramin, alimemazin... để giảm ngứa cho trẻ hiệu quả.Dùng kháng sinh: Chàm sữa là một thể bệnh cơ địa dị ứng nên thuốc kháng sinh thường không có tác dụng đối với bệnh. Tuy nhiên, khi có bội nhiễm vi khuẩn, bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân dùng kháng sinh như cephalexin, cefadroxil, amoxicillin, erythromycin...Sử dụng kem chống viêm: Trong giai đoạn cấp, bạn có thể dùng kem corticoid thoa tại chỗ cho trẻ. Một số loại kem chứa corticoid dạng nhẹ thường được khuyến cáo sử dụng như Hydrocortisone 1%, clobetasone butyrate 0,05 %. Những thuốc này có hiệu quả rất nhanh, tuy nhiên phụ huynh tuyệt đối không lạm dụng và chỉ dùng theo chỉ định của bác sĩ 4. Giải pháp phòng ngừa bệnh chàm sữa ở trẻ em hiệu quả Bên cạnh cách chữa chàm sữa, bố mẹ cần tham khảo các giải pháp phòng ngừa dựa trên các yếu tố như chế độ dinh dưỡng, vệ sinh làn da của trẻ và môi trường sống xung quanh để bảo vệ trẻ tốt nhất. Cụ thể:Quan tâm đến chế độ dinh dưỡng, đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, mẹ cần cố gắng duy trì sữa mẹ lâu nhất có thể. Bạn chỉ nên cho trẻ ăn dặm từ 6 tháng trở đi, hạn chế sử dụng các loại thực phẩm có nguy cơ gây dị ứng như trứng, hải sản, lạc, đồ ăn lên men...Vệ sinh thân thể cho trẻ đúng cách, lưu ý chọn sữa tắm phù hợp với trẻ, không cho trẻ tắm quá lâu với xà phòng hoặc sữa tắm.Chọn quần áo rộng rãi, thoáng mát, có khả năng thấm hút mồ hôi tốt để tránh gây bít tắc da.Thường xuyên chú ý vệ sinh nhà cửa, giữ môi trường sống luôn sạch sẽ đặc biệt là nơi ngủ của trẻ. Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với động vật có lông như chó, mèo.Trên đây là một số chia sẻ giải đáp về cách chữa chàm sữa cho bé. Hy vọng rằng bạn đã có thêm nhiều kiến thức hữu ích để chăm sóc trẻ hiệu quả nhất.;;;;;1. Tìm hiểu về bệnh Chàm sữa Chàm sữa (hay lác sữa) là bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh (kể cả trẻ khỏe mạnh) sau khi sinh khoảng 6 tháng. Đây thực chất chính là giai đoạn đầu tiên của bệnh chàm thể tạng. Tình trạng phổ biến nhất là bệnh xuất hiện ở mặt trẻ, hai má sau đó sẽ lan ra tay chân hay cơ thể. Ban đầu, chỉ có những nốt hồng xuất hiện trên cơ thể trẻ nhưng dần dần sẽ chuyển thành những mụn nước màu đỏ, khi nứt da sẽ tiết dịch, có vảy và bong tróc. Thường khi trẻ được 2 - 4 tuổi sẽ khỏi chàm sữa. Nếu trẻ vẫn chưa khỏi bệnh mặc dù đã đến tuổi này thì khả năng cao bệnh sẽ kéo dài, dễ tái phát nhiều lần và phát triển thành chàm thể tạng sau đó. Bệnh tuy không lây lan nhưng nếu để lâu sẽ rất khó điều trị 2. Nguyên nhân gây bệnh chàm sữa ở trẻ sơ sinh Nguyên nhân cụ thể gây nên bệnh chàm sữa vẫn chưa được y học xác định chính xác nhưng có một số nguyên nhân đã từng được ghi nhận như: - Trẻ khi sinh ra đã có cơ địa bị dị ứng. - Trẻ có nguy cơ cao mắc bệnh chàm sữa nếu cha mẹ có tiền sử bị nổi mề đay, hen suyễn, dị ứng da,... - Do chế độ ăn uống không hợp lý của mẹ: thức ăn của mẹ có thể ảnh hưởng trực tiếp đến con thông qua việc trẻ bú sữa. Cụ thể, nếu mẹ nạp quá nhiều thức ăn giàu đạm hoặc ăn nhiều hải sản sẽ khiến sữa mẹ gặp vấn đề, cơ thể con chưa kịp thích ứng sẽ dẫn đến tình trạng dị ứng. - Các yếu tố từ môi trường xung quanh như thời tiết, lông động vật,... cũng có thể là nguyên nhân gây chàm sữa ở trẻ. Trẻ bị bệnh có thể có một vài dấu hiệu nhận biết như sau: - Thường gặp ở trẻ trên 6 tháng tuổi và xuất hiện ở những khu vực như mặt, 2 má, tay chân,... - Ban đầu chỉ là những nốt mẩn đỏ trên cơ thể trẻ, sau dần chuyển thành mụn nước màu đỏ làm cho da bị nứt, đóng vảy và bong tróc vảy. - Da ở những khu vực xuất hiện chàm sữa thường khá thô ráp, bị khô, căng và có vảy li ti. - Trẻ thường khó ngủ, cơ thể luôn khó chịu, hay quấy khóc, bú ít. - Trẻ luôn có cảm giác ngứa và khó chịu ở vùng da bị chàm sữa nên hay gãi liên tục khiến cho mụn nước bị vỡ và chảy máu. Khi đó rất dễ dẫn đến nhiễm trùng nếu vùng da bị lác không được giữ vệ sinh sạch sẽ. Đây thực chất là một dạng bệnh do cơ địa dị ứng gây ra nên việc điều trị chủ yếu được thực hiện thông qua việc kéo giãn thời gian lành bệnh để bình thường hóa làn da của trẻ, đồng thời giảm nguy cơ tái phát. Như đã nói ở trên, đây là bệnh dễ tái phát và khó điều trị dứt điểm nên cha mẹ tuyệt đối không tự ý chữa trị cho con khi thấy có dấu hiệu của bệnh chàm sữa mà nên đi khám bác sĩ để được tư vấn cụ thể. Thêm vào đó, mức độ biểu hiện của bệnh ở từng giai đoạn là khác nhau nên cần áp dụng nhiều phương pháp kết hợp để điều trị một cách hiệu quả. Khi điều trị cho trẻ cần lưu ý một số điểm như: - Trừ trường hợp trẻ bị bội nhiễm, nếu không thì không được cho trẻ dùng kháng sinh liều cao. Khi thật sự cần thiết phải dùng thì cần chú ý kỹ để tránh bị sốc phản vệ. - Dùng thuốc dạng dung dịch có tính sát trùng nhẹ để bôi vào các vết sang thương nổi đỏ hay đã tiết dịch. - Có thể bôi thuốc chứa corticosteroid nồng độ thấp vào vùng da sang thương đỏ, khô và tróc vảy nhưng chỉ trong thời gian ngắn (từ 5 - 7 ngày). Tốt nhất để đảm bảo an toàn cho con cũng như hạn chế bệnh phát nặng thì cha mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng. - Tuyệt đối không bôi cho bé loại thuốc chứa corticosteroid hàm lượng cao bởi có thể gây mất màu da, teo da, thậm chí nếu dùng lâu dài có thể gây suy tuyến thận. Các yếu tố liên quan đến chế độ ăn uống, chế độ sinh hoạt thường ngày của trẻ cần được lưu ý để giúp phòng ngừa bệnh. - Đảm bảo nhiệt độ môi trường không quá lạnh hoặc quá nóng mà luôn ở mức ổn định, không đột ngột thay đổi. Giữ cho môi trường sống của bé luôn sạch sẽ và thoáng mát. - Nhà cửa, giường, chăn gối của bé cần được vệ sinh thường xuyên. - Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với khói bụi, chó mèo. - Cho trẻ mặc đồ thoáng mát, dễ thấm hút để tránh gây bít tắc da. - Cho trẻ sử dụng các loại sữa tắm, kem dưỡng ẩm phù hợp hàng ngày. Không lựa chọn sữa tắm hoặc xà phòng có hóa chất tạo bọt, tạo mùi. Đặc biệt, để tránh gây kích ứng và nhiễm trùng ở trẻ, không cho trẻ tắm với các loại lá dân gian có tạp chất. - Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất với trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh nên duy trì cho trẻ bú sữa mẹ lâu nhất có thể. Với những trẻ bắt đầu ăn dặm thì cần tránh các thực phẩm dễ gây dị ứng như thức ăn lên men, hải sản, trứng,... - Trường hợp trẻ bị chàm sữa nặng thì cần giữ cho cơ thể bé luôn sạch sẽ và khô thoáng, liên tục thay tã lót cho bé để hạn chế ẩm ướt, hạn chế đổ mồ hôi và thay đồ cho bé ngay sau khi tắm. Với những trẻ bị bệnh nhưng vẫn đang trong giai đoạn bú sữa mẹ thì mẹ cần lưu ý tránh ăn các loại thực phẩm sau: - Thực phẩm có chất gây tanh như cá, tôm, cua,... - Thực phẩm chứa nhiều chất béo như đồ ăn chiên rán nhiều dầu, thịt mỡ,... - Thực phẩm cay nóng như tiêu, chanh, ớt,...;;;;;Những bậc làm cha mẹ, nhất là với những người có em bé lần đầu thường sẽ lo lắng nếu nhận thấy những vấn đề bất thường Trên nền lợi xung quanh có màu hồng nhạt, nanh sữa là những chấm nhỏ khoảng 2mm đến 3mm màu trắng hoặc vàng nhạt. Tình trạng này thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi, bé có thể chung sống hòa bình với nanh sữa mà không gặp bất cứ biến chứng nào. Để có thể chăm sóc con một cách tốt nhất thì các bậc phụ huynh cần lưu ý những dấu hiệu bất thường sau: - Thường xuyên quan sát phần khoang miệng và lợi của trẻ. Nếu thấy các chấm như miêu tả trên thì cần chú ý theo dõi. - Bé bỏ bú hoặc khi bú thường quấy khóc thì cần kiểm tra khoang miệng. Để tránh tình trạng sưng đau làm trẻ khó chịu hoặc bội nhiễm nguy hiểm. Việc theo dõi và quan sát con hàng ngày là điều vô cùng quan trọng. Khi phát hiện nanh sữa ở trẻ sơ sinh, việc chăm sóc con là điều quan trọng nhất và phụ thuộc vào từng bé. Chăm sóc răng miệng đúng cách sẽ giúp bé dễ chịu hơn và tránh tình trạng nhiễm khuẩn. Tuyệt đối không tự ý điều trị theo các phương pháp truyền miệng sẽ làm tình trạng trở nên tệ hơn. Bên cạnh đó, khi có dấu hiệu nanh sữa mọc, cha mẹ nên bình tĩnh theo dõi những biểu hiện cơ thể của em bé. Nếu bé vẫn bú và chơi bình thường thì điều quan trọng nhất trong thời điểm này là chăm sóc răng miệng cho con hàng ngày và đúng cách. Việc theo dõi sẽ diễn ra liên tục cho đến khi bạn thấy nanh sữa biến mất. Thông thường sẽ khoảng từ 1 – 2 tuần. Các bước chăm sóc răng miệng cho trẻ trong thời gian mọc nanh sữa như sau: Bước 1: Vệ sinh thật sạch tay của bạn trước khi thực hiện vệ sinh răng miệng cho con. Rửa tay bằng xà phòng, lau khô tay bằng khăn sạch. Làm như vậy sẽ hạn chế vi khuẩn xâm nhập vào miệng con. Bước 2: Dùng gạc rơ lưỡi tiệt trùng nhúng với nước muối sinh lý 0.9% để đảm bảo an toàn mà vẫn mang lại hiệu quả làm sạch khuẩn cao. Bước 3: Nhẹ nhàng đưa tay có gạc rơ lưỡi nhúng nước muối sinh lý vào trong khoang miệng của trẻ. Từ từ lau khoang miệng, lưỡi và phần mọc nanh sữa. Động tác phải nhẹ nhàng không chà xát quá mạnh khiến trẻ khó chịu hoặc phản kháng. Nên thực hiện như vậy 3 lần/ngày để đảm bảo vi khuẩn không có cơ hội gây nên tình trạng viêm nhiễm. Bước 4: Mát xa quanh cơ miệng giúp bé thoải mái, dễ chịu hơn. Trong quá trình thực hiện nên trò chuyện giúp bé không còn quá sợ hãi với việc phải vệ sinh răng miệng hàng ngày. Chăm sóc răng miệng cho trẻ không chỉ diễn ra trong quá trình mọc nanh sữa ở trẻ sơ sinh mà còn nên thực hiện mỗi ngày. Điều quan trọng cần lưu ý đó là phụ huynh không nên tự ý nhổ nanh sữa ở nhà cho trẻ sơ sinh bởi có thể xảy ra tình trạng chảy máu, làm trẻ càng đau đớn hơn. Chích nhổ nanh sữa là thủ thuật đơn giản nhưng cần được thực hiện nhanh chóng, chính xác bởi nha sĩ. Trẻ sẽ được bôi thuốc tê giảm đau, sau đó dùng dụng cụ vô trùng là nang vỡ ra, giải phóng chất màu trắng hoặc vàng nhạt bên trong. Sau khoảng 1 – 2 ngày, vết chích nanh sữa sẽ tự liền. Tuy nhiên phương pháp này chỉ làm nanh nhanh tiêu biến chứ không có tác dụng ngăn ngừa nanh tái phát. Nanh sữa có thể tự mọc lại ở những vị trí khác. Hơn nữa, chi phí cho dịch vụ này cũng rất hợp lý. Khách hàng chỉ phải chi trả theo đúng mức giá đã được niêm yết tại bệnh viện và kèm theo 10.000 đồng phụ phí cho một lượt lấy mẫu. Sau đó, kết quả xét nghiệm cũng sẽ được trả tận nơi, đồng thời khách hàng sẽ được bác sĩ tư vấn chi tiết về tình trạng sức khỏe của trẻ cũng như hướng xử trí kịp thời.;;;;;Những người làm cha mẹ thường lo lắng về việc chăm sóc răng miệng cho con, đặc biệt là vấn đề liên quan đến nanh sữa ở trẻ sơ sinh. 1. Khái niệm nanh sữa Nanh sữa là hiện tượng xuất hiện những chấm nhỏ màu trắng hoặc vàng nhạt, có kích thước khoảng từ 2mm đến 3mm, trên nền lợi màu hồng nhạt. Tình trạng này thường xảy ra ở trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi, đồng thời không gây ra các biến chứng hay vấn đề gì nghiêm trọng. Tuy nhiên, để đảm bảo chăm sóc con trẻ một cách tốt nhất, cha mẹ cần chú ý: Thường xuyên quan sát khu vực miệng và lợi của trẻ. Nếu nhìn thấy các chấm như đã mô tả, cần chú ý theo dõi kỹ. Khi bé từ chối bú hoặc khi bú mà thường xuyên quấy khóc, cần thực hiện kiểm tra khu vực khoang miệng. Việc quan sát và theo dõi con hàng ngày là rất quan trọng để tránh tình trạng sưng đau gây khó chịu cho trẻ hoặc nguy cơ nhiễm trùng nguy hiểm. 2. Làm thế nào để xử lý nanh sữa ở trẻ sơ sinh Khi phát hiện nanh sữa ở trẻ sơ sinh, việc chăm sóc con trở thành ưu tiên hàng đầu và cần được cá nhân hóa cho từng bé. Chăm sóc răng miệng đúng cách sẽ mang lại sự thoải mái cho bé và ngăn ngừa tình trạng nhiễm khuẩn. Không được tự ý áp dụng những cách điều trị truyền miệng, vì điều này có thể làm tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, khi thấy dấu hiệu răng sữa mọc, cha mẹ cần chú ý quan sát cẩn thận các biểu hiện sức khỏe của em bé. Đồng thời cẩn thận hơn trong khâu chăm sóc răng miệng cho trẻ. Quá trình quan sát, theo dõi nên được thực hiện cho đến khi nanh sữa mọc hoàn toàn. Dưới đây là những bước cần thiết để chăm sóc răng miệng cho trẻ trong quá trình mọc nanh sữa: Bước đầu tiên bạn hãy rửa tay thật sạch trước khi vệ sinh răng miệng cho con. Dùng xà phòng để rửa tay và lau khô bằng khăn sạch. Điều này nhằm ngăn ngừa việc vô tình đưa vi khuẩn vào miệng của con. Bước thứ hai là sử dụng gạc rơ lưỡi đã được tiệt trùng và ngâm vào nước muối sinh lý 0.9% để đảm bảo an toàn và đạt hiệu quả sạch khuẩn cao. Bước thứ ba là từ từ đặt tay có gạc rơ lưỡi đã ngâm nước muối sinh lý vào khoang miệng của trẻ. Dùng chuyển động nhẹ nhàng để lau sạch khoang miệng, lưỡi và khu vực mọc nanh sữa. Quá trình làm cần nhẹ nhàng, không nên chà xát quá mạnh để trẻ không bị khó chịu hoặc phản kháng. Hãy thực hiện thao tác này ba lần mỗi ngày. Bước thứ tư là massage vùng xung quanh miệng giúp bé cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn. Nên trò chuyện với bé để bé cảm thấy không còn sợ hãi khi thực hiện vệ sinh răng miệng hàng ngày. Cha mẹ cũng lưu ý, việc chăm sóc răng miệng cho bé không chỉ diễn ra trong giai đoạn mọc nanh sữa ở trẻ sơ sinh mà cần được thực hiện hàng ngày. 3. Quy trình chích hoặc nhổ nanh sữa là một kỹ thuật đơn giản nhưng cần được thực hiện sớm và chính xác bởi nha sĩ có chuyên môn. Trong quy trình này, trẻ sẽ được sử dụng thuốc tê để giảm đau, sau đó nha sĩ sử dụng các dụng cụ chuyên dụng đã được tiệt trùng để mở rộng nang nanh, giải phóng chất màu trắng hoặc vàng nhạt bên trong. Khoảng từ 1 đến 2 ngày sau đó, vết chích nanh sữa sẽ tự lành lại.;;;;;Hiện tượng thay răng sữa là điều hoàn toàn tự nhiên và gặp ở mọi đứa trẻ. Răng sữa sẽ lần lượt rụng đi để nhường chỗ cho răng vĩnh viễn. Tuy nhiên, nếu nhổ răng sữa cho bé sai cách sẽ gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến răng vĩnh viễn. Dưới đây là hướng dẫn nhổ răng sữa cho bé đúng cách và an toàn mà các bậc phụ huynh nên tham khảo. 1. Chọn thời điểm thích hợp để nhổ răng sữa cho bé Khi răng sữa của con bắt đầu lung lay, không có nghĩa là nó đã sẵn sàng để bị nhổ bỏ. Chân răng sữa bị tiêu biến để tạo chỗ cho chân răng vĩnh viễn mọc lên. Nếu cha mẹ chưa từng được hướng dẫn nhổ răng sữa và không đợi đúng thời điểm, con trẻ sẽ có một khoảng trống trên hàm răng.Hơn nữa, nhổ răng sữa trẻ em quá sớm, tức trước thời điểm thích hợp, cũng sẽ khiến quá trình nhổ răng của con trở nên đau đớn hơn rất nhiều. Khi răng của trẻ di chuyển về phía trước và phía sau càng xa càng tốt thì đây mới là thời điểm nhổ răng thích hợp. Lưu ý, cần cho con biết rằng có thể mất vài tháng trước khi chiếc răng lung lay đó sẵn sàng được nhổ hoặc tự rụng, và ha mẹ cũng cần kiên nhẫn trong thời gian chờ đợi này. 2. Chủ động day lỏng răng Trẻ cần phải mất một thời gian dài để răng sữa rụng đi nhưng không có nghĩa là trẻ không thể giúp quá trình này tiến triển nhanh hơn. Theo đó, có một cách nhổ răng sữa trẻ em đơn giản và hạn chế đau đó là hướng dẫn trẻ day lỏng răng bất cứ lúc nào. Yêu cầu trẻ di chuyển chiếc răng lung lay bằng lưỡi hoặc ngón tay của mình cho đến khi nó trở nên đủ lỏng để nhổ bỏ. 3. Giảm đau bằng cách làm tê nướu Khi đã đến thời điểm thích hợp để nhổ bỏ răng sữa, cha mẹ có thể bôi thuốc mỡ gây tê tại chỗ lên nướu răng do bác sĩ nhi khoa hoặc nha sĩ kê đơn. Cũng có thể chườm một vài viên đá lạnh để làm tê nướu là các lựa chọn hiệu quả thay cho thuốc gây tê. 4. Thao tác dứt khoát khi nhổ răng sữa Khi đã đến thời điểm thích hợp để nhổ răng sữa, phụ huynh hãy dùng gạc lau chiếc răng cần nhổ vài lần, sau đó dùng miếng gạc khác để nắm chặt răng. Cha mẹ cũng có thể sử dụng găng tay cao su vì chúng có độ bám chắc hơn. Việc cầm nắm không tốt sẽ kéo dài quá trình nhổ răng và gây đau đớn cho trẻ. 5. Tránh nhổ răng bằng phương pháp “tay nắm cửa” Tất cả mọi người chắc đều đã từng thấy và nghe những câu chuyện về cách loại bỏ chiếc răng sữa lung lay bằng cách buộc một sợi dây quanh chiếc răng, sau đó buộc đầu kia vào tay nắm cửa và nhanh chóng đóng mạnh cửa lại, khiến chiếc răng bị bung ra, nhanh chóng và không đau.Vấn đề của phương pháp này là nó có thể gây ra nhiều đau đớn và chảy máu nhiều. Vì vậy, cho dù phương pháp này có thú vị đến đâu, cha mẹ vẫn nên thực hiện nhổ răng sữa cho bé đúng cách như trên.Tóm lại, nhổ răng sữa cho bé đúng cách là điều cha mẹ cần phải tìm hiểu kỹ lưỡng để thực hiện an toàn. Những sai lầm trong cách nhổ răng sữa trẻ em không chỉ khiến trẻ sợ hãi, đau đớn và chảy máu nhiều mà còn gây mất thẩm mỹ cho hàm răng vĩnh viễn trong tương lai. Bởi có những thời điểm con có thể mọc răng vĩnh viễn trước khi răng sữa rụng. Điều này sẽ khiến răng vĩnh viễn mọc ở phía sau răng sữa, tạo thành 2 hàng (còn gọi là 'răng cá mập'). Đây là những lúc cha mẹ nên đưa con đến thăm khám nha sĩ.Ngoài ra, việc nhổ răng sữa cho bé đúng cách cũng giúp thu thập tế bào gốc từ răng sữa sau khi nhổ an toàn. Đây là các tế bào có khả năng độc nhất để phát triển thành các loại tế bào chuyên biệt trong cơ thể, được sử dụng để thay thế các tế bào và mô đã bị hư hỏng hoặc mất đi do bệnh tật. Nói một cách khác, khi biết cách nhổ răng sữa trẻ em và tham gia bảo quản tế bào gốc cho trẻ trong ngân hàng, cha mẹ đã cho trẻ một cơ hội chữa cách bệnh lý nan y trong tương lai mà không cần sử dụng dược phẩm hoặc chất tổng hợp, bao gồm bệnh bạch cầu, ung thư hạch, tổn thương não và tủy sống, bệnh tim, biến chứng sau đột quỵ, bỏng, ung thư, viêm xương khớp, viêm khớp dạng thấp, mất thính giác, mù và suy giảm thị lực, cột sống chấn thương dây, bệnh tiểu đường loại 1, bệnh Parkinson, bệnh xơ cứng teo cơ một bên, Alzheimer, bệnh tim mạch, các tình trạng da khác nhau, tăng cường hệ thống miễn dịch, các bệnh thoái hóa như tình trạng hệ thống và tự miễn dịch, các quá trình viêm khác trong cơ thể con người. Hơn nữa, nhổ răng sữa cho bé đúng cách để cung cấp nguồn tế bào gốc khỏe mạnh, trẻ sẽ có thể có tiềm năng được phát triển sử dụng mô nhân tạo trong cấy ghép và y học tái tạo nếu mắc các bệnh lý hiểm nghèo trong tương lai. Ấn “Đăng kí” để theo dõi các video mới nhất về sức khỏe tại đây.
question_5
Sau chích ngừa bị đau bắp tay, phải làm sao?
doc_5
Sau khi chích ngừa bị đau bắp tay là tác dụng phụ phổ biến 2. Những việc nên làm khi chích ngừa bị đau bắp tay. Mặc dù tình trạng sau khi tiêm bắp tay bị sưng đau sẽ dần cải thiện trong một thời gian ngắn, nhưng vẫn có thể gây phiền toái và khó chịu cho các cử động của người tiêm vắc-xin. Để giảm đau và sưng tấy ở tay, bạn có thể áp dụng những cách sau đây:Chườm ấm hoặc chườm lạnh ở nhà: Sau khi tiêm vắc-xin, người tiêm nên chườm lạnh khoảng 20 phút để giảm sưng tấy ở cánh tay. Lưu ý không nên dùng đá lạnh để chườm trực tiếp vì dễ khiến mạch máu tại chỗ được chườm co lại, gây cản trở sự truyền nhiệt từ cơ thể ra ngoài. Có thể chườm lạnh khoảng vài ngày để giảm sưng đau rồi chuyển sang chườm ấm. Chườm ấm sẽ giúp giảm viêm và giảm đau ở tay hiệu quả nhờ vào tác dụng thư giãn các nhóm cơ và tăng lưu thông máu đến tay.Thực hiện một số bài tập tay nhẹ nhàng: Khởi động cánh tay một cách nhẹ nhàng sẽ giúp bạn giảm căng cứng cơ, giảm viêm cục bộ và giảm đau nhanh chóng.Sử dụng các loại thuốc giảm đau tại chỗ: Thông thường bạn không cần uống thuốc nếu các cơn đau bắp tay không quá nặng để tránh làm hiệu quả của vắc-xin. Tuy nhiên, nếu cơn đau ở bắp tay nghiêm trọng thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ để có thể uống thuốc giảm đau. Một số loại được khuyến cáo sử dụng là acetaminophen, steroid (NSAID) và paracetamol.Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng: Sau khi tiêm vắc-xin, việc ăn uống đủ chất sẽ giúp cơ thể bạn khỏe mạnh, sức đề kháng được tăng cường và sớm vượt qua tác dụng phụ của vắc-xin.Nghỉ ngơi hợp lý: Nên nghỉ ngơi hoặc làm việc nhẹ nhàng không quá sức trong 7 ngày đầu sau khi tiêm. Việc này sẽ giúp cơ thể của bạn thư giãn, nhất là vùng cánh bị sưng đau sẽ có thời gian để hồi phục.Theo dõi tình hình sức khỏe sau khi tiêm vắc xin: Trong 7 ngày đầu tiên, người tiêm nên tự theo dõi dấu hiệu sức khỏe của mình. Sau khi tiêm vắc-xin, việc ăn uống đủ chất sẽ giúp cơ thể bạn khỏe mạnh 3. Những việc nên tránh nếu cánh tay bị đau nhức sau khi tiêm vắc-xin. Ngoài những biện pháp giúp giảm đau và viêm cánh tay, bạn cũng cần chú ý hạn chế một số hoạt động và ăn uống. Việc kiêng cữ này sẽ giúp tình trạng đau nhức ở cánh tay không tiến triển xấu hơn. Dưới đây là những điều mà người sau khi tiêm bắp tay bị sưng đau nên hạn chế làm:Không tác động mạnh lên vùng tiêm vắc-xin: Hạn chế xoa bóp hoặc chà xát mạnh lên vị trí được tiêm để tránh vùng cánh tay bị viêm đau lan rộng hơn, dần dần tụ máu lại. Ngoài ra, nếu tay bạn chứa nhiều vi khuẩn thì việc chà xát và xoa bóp sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập gây viêm tay, nặng hơn là khiến vùng viêm bị nhiễm trùng. Vì vậy, trong khoảng vài giờ sau khi tiêm thì bạn không nên xoa bóp để tránh gây viêm nhiễm.Không sử dụng chất kích thích: Nên hạn chế sử dụng các thức uống như rượu, bia, thuốc lá,... Bởi vì sử dụng các chất kích thích sẽ khiến cơn đau ở cánh tay nghiêm trọng và kéo dài hơn.Mặc dù tác dụng phụ từ việc chích ngừa bị đau bắp tay không quá nghiêm trọng nhưng tình trạng này lại gây khó chịu cho người tiêm. Để xóa bỏ phiền toái này, bạn có thể áp dụng những biện pháp giúp giảm đau bắp tay mà bài viết đã đề cập ở trên.
doc_9386;;;;;doc_33670;;;;;doc_47565;;;;;doc_51569;;;;;doc_43885
Tiêm vắc xin uốn ván là một phương pháp quan trọng để bảo vệ sức khỏe của bạn, nhất là trong thời gian mang thai và sinh con. Tuy nhiên, sau tiêm uốn vánmột số người có thể gặp phải tình trạng đau và sưng ở bắp tay. Cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách xử trí khi tiêm vắc xin uốn ván bị đau bắp tay trong bài viết dưới đây nhé. Bệnh uốn ván là một căn bệnh gây co giật và căng cứng cơ do độc tố uốn ván của trực khuẩn uốn ván Clostridium tetani gây ra. Trực khuẩn uốn ván xâm nhập vào cơ thể qua các vết thương sâu, vết rách, hoặc từ tiêm chích nhiễm bẩn. Trẻ sơ sinh có thể mắc bệnh thông qua quá trình cắt dây rốn không đảm bảo vệ sinh. Bệnh uốn ván thường bắt đầu bằng triệu chứng co thắt cơ hàm, sau đó lan rộng đến các vùng quanh mặt và cơ thể. Các triệu chứng khác bao gồm đau đớn, sốt, nhức đầu, mệt mỏi, khó chịu, và mất kiểm soát đại tiện. Uốn ván có thể ảnh hưởng đến nhiều cơ khác nhau, tạo ra các cơn co giật đau đớn và có thể gây tử vong. Bệnh uốn ván có thể gây tử vong nếu không điều trị kịp thời Vắc xin ngừa uốn ván là phương tiện hiệu quả để ngăn chặn độc tố uốn ván gây nên bệnh. Nếu không được chủng ngừa, người bị thương cần tiêm vắc xin ngay trong 48 giờ sau khi bị thương cùng huyết thanh uốn ván SAT để phòng tránh bệnh. Vắc xin ngừa uốn ván không chỉ giúp tạo miễn dịch, phòng tránh và điều trị bệnh mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc giảm tỷ lệ tử vong vì uốn ván nguy hiểm. Vắc xin uốn ván là vắc xin an toàn, có hiệu quả cao. Tất cả mọi người, không phụ thuộc vào tuổi tác hay giới tính, đều nên tiêm vắc xin ngừa uốn ván trong đời. Đối tượng cần đặc biệt chú ý bao gồm phụ nữ mang thai, công nhân vệ sinh môi trường, những người làm việc tại trang trại, người làm vườn, công nhân xây dựng, … 2. Tình trạng tiêm vắc xin uốn ván bị đau bắp tay Sự sưng và đau bắp tay sau khi tiêm vắc xin uốn ván là một phản ứng thường gặp và có thể được giải thích bằng một số nguyên nhân như nhau: – Phản ứng của cơ thể với vắc xin: Vắc xin uốn ván chứa các thành phần từ vi khuẩn uốn ván để kích thích cơ thể sản xuất ra kháng thể phòng bệnh. Khi các thành phần này được đưa vào cơ thể, vết tiêm và bắp tay là điểm tập trung của vắc xin và cũng trở thành điểm tập trung của hệ miễn dịch, nơi các tế bào miễn dịch nhận diện vi khuẩn và tạo ra kháng thể để chống lại vi khuẩn gây bệnh uốn ván. Sự sưng bắp tay là một biểu hiện cho thấy hệ miễn dịch của cơ thể đang hoạt động mạnh mẽ để xử lý và ghi nhớ vi khuẩn uốn ván này, đồng thời ghi nhớ cách tạo ra kháng thể chống lại vi khuẩn uốn ván trong tương lại. Tiêm vắc xin uốn ván bị đau bắp tay là do hệ miễn dịch của cơ thể đang hoạt động mạnh mẽ để tạo ra kháng thể – Tình trạng cơ bản của cơ thể: Người có cơ thể nhạy cảm hoặc có lịch sử về phản ứng dị ứng có thể trải qua đau và sưng nhiều hơn người bình thường. Phản ứng đau bắp tay sau tiêm vắc xin uốn ván là phản ứng bình thường và không đáng lo ngại. Tuy nhiên, nếu có bất kỳ triệu chứng nào lạ hay phức tạp nào, hãy thảo luận với chuyên gia y tế để được chăm sóc sức khỏe tốt và đảm bảo an toàn. 2.2. Các xử trí giúp giảm đau hiệu quả Sau khi tiêm vắc xin uốn ván, nếu bạn phải đối mặt với tình trạng sưng và đau ở bắp tay, bạn có thể áp dụng những biện pháp sau để giảm tác động và đẩy nhanh quá trình phục hồi: – Chườm lạnh vùng tiêm trong khoảng 20 phút để giúp giảm sưng tấy. Tránh sử dụng đá lạnh chườm trực tiếp lên da để không làm cản trở lưu thông máu. Sau vài ngày, chuyển sang chườm ấm để giảm viêm và đau ở tay. – Vận động cánh tay nhẹ nhàng để giảm căng cứng cơ, giảm viêm và đau nhanh chóng. Hạn chế hoạt động mạnh trong 7 ngày sau tiêm để giúp cơ thể và tay hồi phục. – Cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể giúp tăng cường sức khỏe và hệ miễn dịch, hỗ trợ vượt qua tác dụng phụ của vắc xin. – Nếu đau bắp tay không quá nặng, không cần dùng thuốc giảm đau. Trong trường hợp đau nghiêm trọng, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc sử dụng thuốc giảm đau. – Nếu tình trạng sưng và đau không giảm hoặc tăng lên, hãy đến bác sĩ để được kiểm tra và đánh giá tình trạng sức khỏe. Ngoài ra, sau khi tiêm vắc xin và bắp tay bị đau nhức, ban nên hạn chế những hoạt động sau để không làm tình trạng đau tay trở nên tồi tệ hơn: – Hạn chế xoa bóp hoặc chà xát mạnh vùng tiêm để tránh sự lan rộng của viêm và đau tay. – Tránh sử dụng rượu, bia, thuốc lá và các chất kích thích khác, vì chúng có thể làm tăng cường cơn đau và kéo dài thời gian đau tay. Những biện pháp trên giúp giảm tình trạng đau và sưng ở bắp tay sau khi tiêm vắc xin uốn ván, nhưng nếu có vấn đề hoặc lo lắng, bạn hãy thảo luận với bác sĩ để đảm bảo an toàn và chăm sóc tốt nhất cho sức khỏe. 3. Phản ứng phụ khác sau tiêm uốn ván và cách xử trí Sau tiêm vắc xin uốn ván, ngoài phản ứng phụ sưng đau tại bắp tay, bạn cũng có thể trải qua các phản ứng phụ khác. Tuy nhiên hầu hết các phản ứng đều tự biến mất sau thời gian ngắn nên bạn không cần quá lo lắng. Dưới đây là một số phản ứng phụ thường gặp và cách hỗ trợ giảm triệu chứng: – Mệt mỏi và buồn nôn: Cách để giảm phản ứng phụ này là nghỉ ngơi, uống nhiều nước, tránh thức ăn nặng, thức ăn nhiều dầu mỡ. – Sốt và nhức đầu:Cách để giảm triệu chứng là uống nước nhiều, nghỉ ngơi, có thể sử dụng thuốc hạ sốt theo hướng dẫn của bác sĩ để giảm cảm giác khó chịu. Lưu ý rằng các phản ứng phụ sau tiêm vắc xin uốn ván thường là tạm thời và tự giảm đi sau vài ngày. Nếu có triệu chứng kéo dài hoặc nghiêm trọng, bạn nên thảo luận với bác sĩ để được hỗ trợ.;;;;;Sau tiêm vắc xin uốn ván về nhiều người cảm thấy đau tay và không biết điều này có ảnh hưởng gì đến sức khỏe không, cần làm gì để giảm đau. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích giúp giải đáp tiêm ngừa uốn ván về bị đau tay có sao không và những điều cần biết khi gặp phải tình trạng này. Cùng tìm hiểu nhé! 1. Vắc xin uốn ván và tác dụng của vắc xin Bệnh uốn ván là một bệnh nhiễm trùng do Clostridium tetani gây ra, một loại vi khuẩn chủ yếu tồn tại trong đất và bụi bẩn. Khi vi khuẩn Clostridium tetani xâm nhập vào các vết thương, chúng sản xuất độc tố uốn ván. Độc tố uốn ván gây ra cứng cơ, co giật, mất ổn định tự chủ. Triệu chứng có thể lan rộng từ cơ xung quanh vết thương đến toàn bộ cơ thể. Trường hợp nặng có thể dẫn đến tử vong với tỷ lệ tử vong cao nếu không được phát hiện và cấp cứu kịp thời. Tiêm vắc xin phòng uốn ván là biện pháp tốt nhất để bảo vệ người dân khỏi bệnh uốn ván bằng cách kích thích cơ thể tạo miễn dịch đối phó với độc tố uốn ván. Tiêm Vắc xin phòng uốn ván là biện pháp tốt nhất để bảo vệ người dân khỏi bệnh uốn ván Đối tượng nên tiêm vắc xin là tất cả mọi người mọi người, đặc biệt là trẻ em, bà bầu, nông dân, công nhân xây dựng,… những đối tượng có nguy cơ cao bị nhiễm trùng uốn ván và phải chịu ảnh hưởng nặng nề nếu nhiễm khuẩn. Tiêm ngừa uốn ván là một biện pháp quan trọng để phòng ngừa bệnh uốn ván. Tuy nhiên, tác dụng phụ có thể xảy ra sau tiêm vắc xin uốn ván, trong đó đau tay là một tác dụng phụ khá thường gặp. Đa phần, tình trạng đau tay sau khi tiêm vắc xin uốn ván khá nhẹ, chỉ kéo dài trong thời gian ngắn (48 – 72 giờ) và không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, không đòi hỏi điều trị gì đặc biệt. Tiêm ngừa uốn ván về bị đau tay thường không gây ảnh hưởng đến sức khỏe Ngoài ra, sau khi tiêm vắc xin uốn ván, bạn cũng có thể gặp một số tác dụng phụ thường gặp khắc như: – Đau, sưng và đỏ tại vị trí tiêm: Đây là tác dụng phụ phổ biến nhất sau tiêm vắc xin. Vùng tiêm có thể cảm thấy đau, sưng, và đỏ trong một thời gian ngắn. Thường thì tác dụng này tự giảm đi sau vài ngày và không gây ra ảnh hưởng nào đến sức khỏe. – Mệt mỏi và khó chịu: Một số người có thể cảm thấy mệt mỏi, uể oải, hoặc khó chịu sau khi tiêm vắc xin. Tuy nhiên, tác dụng này thường là tạm thời và cũng sẽ tự giảm đi sau một thời gian ngắn. – Đau đầu: Một số người có thể trải qua cảm giác nhức đầu sau khi tiêm vắc xin. Nhức đầu thường là nhẹ và tự giảm đi sau một thời gian ngắn. – Phản ứng toàn thân: Mặc dù hiếm, nhưng một số người có thể trải qua phản ứng toàn thân sau tiêm vắc xin uốn ván bao gồm dị ứng da, ớn lạnh, đau cơ, đau khớp,… Hãy thông báo ngay cho nhân viên y tế về bất kỳ tác dụng phụ nghiêm trọng hoặc không bình thường nào sau khi tiêm vắc xin uốn ván để được đánh giá và xử lý các tác dụng phụ kịp thời. 3. Những điều cần lưu ý khi tiêm uốn ván bị đau tay Sau khi tiêm vắc xin uốn ván, nếu bạn gặp tình trạng sưng và đau ở cánh tay, có thể áp dụng những biện pháp sau để giảm tác động: – Chườm ấm hoặc lạnh tại nhà: Bạn có thể chườm lạnh vùng tiêm trong khoảng 20 phút để giảm sưng tấy. Tránh dùng đá lạnh để trực tiếp lên vùng tiêm vì có thể gây cản trở lưu thông máu. Sau vài ngày, bạn có thể chuyển sang chườm ấm để giảm viêm và đau ở tay. – Thực hiện các bài tập nhẹ cho cánh tay: Khởi động cánh tay nhẹ nhàng để làm giảm căng cứng cơ, giảm viêm và đau nhanh chóng. – Sử dụng thuốc giảm đau tại chỗ: Nếu đau bắp tay không quá nặng, bạn không cần sử dụng thuốc giảm đau. Tuy nhiên, nếu đau nghiêm trọng, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được chỉ định thuốc giảm đau như acetaminophen, steroid (NSAID) hoặc paracetamol. Tham khảo ý kiến bác sĩ để được chỉ định về phương pháp giảm đau phù hợp – Đảm bảo ăn uống đủ chất dinh dưỡng: Cung cấp cho cơ thể đủ chất dinh dưỡng giúp tăng cường sức khỏe, hệ miễn dịch và giúp vượt qua tác dụng phụ của vắc xin nhanh hơn. – Nghỉ ngơi hợp lý: Hãy nghỉ ngơi, làm việc nhẹ trong 7 ngày sau khi tiêm. Điều này giúp cơ thể thư giãn, đặc biệt là vùng cánh tay bị sưng và đau có thời gian để hồi phục. Ngoài ra, sau khi tiêm vắc xin và cánh tay bị đau nhức, có một số hoạt động và thói quen bạn nên hạn chế để không làm tình trạng đau tay tiến triển xấu hơn. Dưới đây là những điều bạn nên tránh sau khi tiêm vắc xin để giảm đau và viêm cánh tay: – Tránh tác động mạnh lên vùng tiêm: Hạn chế việc xoa bóp hoặc chà xát mạnh lên vị trí tiêm để tránh sự lan rộng của viêm và đau tay. Điều này cũng giúp tránh việc tụ máu trong vùng cánh tay. Đồng thời, việc xoa bóp và chà xát có thể tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập và gây nhiễm trùng vùng cánh tay. Trong vài giờ sau khi tiêm, tránh xoa bóp để đảm bảo không gây viêm nhiễm. – Hạn chế sử dụng chất kích thích: Tránh uống rượu, bia hoặc sử dụng thuốc lá và các chất kích thích khác. Các chất này có thể làm tăng cường cơn đau và kéo dài thời gian đau tay.;;;;; 1. Tổng quan về công dụng của vắc xin uốn ván đối với mẹ bầu Uốn ván là chứng bệnh gây nên tình trạng co giật, căng cứng cơ do ngoại độc tố của trực khuẩn uốn ván Clostridium Tetani gây ra. Trực khuẩn uốn ván có mặt ở khắp nơi trong môi trường sống của chúng ta, có thể lây nhiễm vào người khỏe thông qua vết thương hở. Đặc biệt, khả năng sinh tồn của trực khuẩn uốn ván rất mạnh. Việc đun sôi hay tiệt trùng trong thời gian dài vẫn có khả năng không loại bỏ được hết vi khuẩn uốn ván một cách triệt để. Với đặc tính như vậy, việc tiêm uốn ván để phòng bệnh có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, đặc biệt với phụ nữ mang thai. Theo các bác sĩ, tiêm uốn ván giúp mẹ bầu tự tạo kháng thể từ trước, tránh lây nhiễm và mắc bệnh khi chuyển dạ. Bên cạnh đó, việc mẹ tiêm phòng cũng hỗ trợ cho trẻ, hạn chế tối đa nguy cơ nhiễm trùng uốn ván sau khi sinh. Hiện nay, vắc xin uốn ván cho bà bầu đã được kiểm định an toàn cho cả mẹ và bé, không gây nguy hiểm đến thai nhi. Vì vậy, mẹ bầu nên thực hiện tiêm phòng theo đúng hướng dẫn của nhân viên y tế. Tiêm phòng uốn ván cho bà bầu là điều vô cùng cần thiết Tiêm ngừa uốn ván là một biện pháp hiệu quả để phòng ngừa bệnh uốn ván. Tuy nhiên, cũng như các loại vắc xin khác, vắc xin uốn ván cũng gây nên một số tác dụng phụ cho người tiêm. Một trong những tác dụng phụ phổ biến xảy ra sau tiêm vắc xin uốn ván là đau ở bắp tay. Đa phần, tình trạng đau bắp tay sau khi tiêm vắc xin uốn ván khá nhẹ, chỉ kéo dài trong thời gian ngắn (khoảng 48 đến 72 giờ) và không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người tiêm. Triệu chứng đau bắp tay sau khi tiêm vắc xin uốn ván là thường gặp và tự khỏi sau vài ngày 2.2. Bí quyết giảm đau khi tiêm uốn ván bị đau bắp tay Để giảm bớt cơn đau ở bắp tay sau khi tiêm uốn ván, người bệnh có thể áp dụng một số cách sau: – Chườm ấm hoặc lạnh tại nhà: Chườm khăn ấm/lạnh lên vị trí tiêm trong khoảng 20 phút để giảm sưng tấy. Lưu ý tránh dùng đá lạnh để trực tiếp lên vị trí tiêm vì có thể gây cản trở lưu thông máu. Sau vài ngày, có thể chuyển sang chườm ấm để giảm viêm và cảm giác đau ở tay. – Thực hiện các bài tập nhẹ cho cánh tay: Khởi động cánh tay nhẹ nhàng để làm giảm căng cứng cơ, giúp giảm đau nhanh chóng. – Sử dụng thuốc giảm đau tại chỗ: Nếu đau nghiêm trọng, hãy hỏi trước ý kiến của bác sĩ để được chỉ định thuốc giảm đau phù hợp (nên dùng thuốc giảm đau như acetaminophen, steroid hoặc paracetamol). – Nghỉ ngơi hợp lý, làm việc nhẹ trong 7 ngày sau khi tiêm. Sau khi tiêm vắc xin có một số hoạt động và thói quen người bệnh nên hạn chế để không làm tình trạng đau bắp tay tiến triển xấu hơn. Cụ thể: – Tránh tác động mạnh lên vị trí tiêm, hạn chế việc xoa bóp hoặc chà xát mạnh lên vị trí tiêm để. Điều này giúp tránh việc tụ máu trong vùng cánh tay. Đồng thời, việc xoa bóp và chà xát có thể tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập và gây nhiễm trùng tại vị trí tiêm. – Hạn chế sử dụng chất kích thích như uống rượu, bia hoặc sử dụng thuốc lá và các chất kích thích khác. Các loại chất này có thể làm tăng cơn đau và kéo dài thời gian đau bắp tay. Để giảm đau, người bệnh nên hạn chế sử dụng chất kích thích như uống rượu, bia hoặc sử dụng thuốc lá và các chất kích thích khác 3. Những lưu ý khác khi tiêm vắc xin uốn ván mà mẹ bầu cần chú ý Ngoài ra, sau khi tiêm vắc xin uốn ván, người tiêm cũng có thể gặp một số tác dụng phụ thường gặp khác như: – Mệt mỏi và khó chịu: Một số người bệnh có thể cảm thấy mệt mỏi, uể oải hoặc khó chịu sau khi tiêm vắc xin uốn ván. Tuy nhiên, tác dụng phụ này thường là tạm thời và cũng sẽ tự khỏi trong thời gian ngắn. – Đau đầu: Một số người có thể trải qua cảm giác hơi nhức đầu sau khi tiêm vắc xin. Nhức đầu thường là nhẹ và tự khỏi sau một thời gian ngắn. – Phản ứng phụ toàn thân: Mặc dù các phản ứng này thường hiếm gặp, nhưng một số người bệnh có thể trải qua phản ứng toàn thân sau khi tiêm vắc xin uốn ván như dị ứng da, ớn lạnh, đau cơ, đau khớp,… Uốn ván là vấn đề đáng lo đối với sức khỏe của thai phụ và trẻ sơ sinh. Vì vậy, tiêm phòng uốn ván từ sớm cho bà bầu là vô cùng quan trọng, giúp ngăn chặn tối đa nguy cơ gặp phải những biến chứng khó lường khi chuyển dạ. Để đảm bảo an toàn, khi tiêm phòng uốn ván, thai phụ cần tuân thủ đúng theo hướng dẫn của nhân viên y tế nhé. Trên đây là lời giải đáp cho thắc mắc về phản ứng phụ đau bắp tay sau tiêm uốn ván và cách giảm bớt cơn đau. Mong rằng những thông tin trên phần nào đã giúp mẹ bầu có được những thông tin hữu ích trong việc tiêm phòng vắc xin uốn ván.;;;;;1.1. Đau nhức tại chỗ tiêm Tác dụng phụ phổ biến nhất sau khi tiêm vắc xin phòng Covid-19 là đau và sưng tấy chỗ tiêm, đau cánh tay bên tiêm. Hiện tượng đau nhức và gây cứng cơ khiến tay hoạt động khó khăn hơn nhiều, có thể kéo dài trong khoảng vài ngày và sau đó sẽ cải thiện dần. Các chuyên gia giải thích về tình trạng sưng tấy và đau tại chỗ tiêm hoặc đau cả một bên cánh tay được tiêm như sau: - Cơ thể được tiêm vắc xin cũng có thể coi là một chấn thương nhỏ. Chấn thương này cũng giống như khi bạn bị chảy máu hay bị đứt tay. Ngay sau đó, hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ gây ra phản ứng viêm để bảo vệ cơ thể, tránh khỏi những mầm bệnh. Cơ chế này cũng có thể gọi là “khả năng gây phản ứng của vắc xin”. - Hơn nữa, khi tiêm vắc xin, cơ thể sẽ phản ứng với lượng nhỏ vắc xin được đưa vào. Từ đó, chúng ta dễ dàng nhận thấy một số kích ứng xuất hiện ở cánh tay. Nhiều trường hợp còn có thể bị sưng và nổi mẩn đỏ ở gần chỗ tiêm. 1.2. Đau đầu Đau sau tiêm Covid-19 là vấn đề khiến nhiều người băn khoăn, lo lắng. Ngoài đau nhức tại vị trí tiêm, đau cả cánh tay bên tiêm thì chứng đau đầu cũng khá phổ biến ở những người đã được tiêm phòng bệnh Covid-19. Một số biểu hiện có thể gặp là đau đầu nhẹ hoặc đau đầu nghiêm trọng, đau nửa đầu hoặc đau cả hai bên đầu, hiện tượng đau nhói ở đầu, đau nhiều hơn khi cử động. Kèm theo đau đầu, có thể là một số biểu hiện khác như buồn nôn và nôn, nhạy cảm hơn với mùi vị hay ánh sáng, khó tập trung làm việc,… Cho đến nay, chưa có nhiều nghiên cứu về mối liên quan giữa vắc xin Covid-19 với chứng đau đầu. Tuy nhiên, một số chuyên gia cho rằng, sự căng thẳng, lo lắng khi tiêm cũng có thể là nguyên nhân khiến bạn bị đau đầu sau tiêm phòng. Dưới đây là một số mẹo nhỏ giúp bạn có thể cải thiện tình trạng đau sau tiêm Covid-19: 2.1. Đối với những trường hợp bị đau tại vị trí tiêm và đau nhức cánh tay bên tiêm Trong trường hợp bị đau nhức, sưng tấy chỗ tiêm, đau nhức cánh tay bên tiêm, bạn không nên xoa bóp hoặc chà mạnh lên vết tiêm. Hành động này không giúp giảm đau mà còn có nguy cơ khiến cho tình trạng viêm lan rộng hơn. Hơn nữa, nếu mát xa ở vết tiêm có thể dẫn đến tụ máu vùng tiêm. Đặc biệt nguy hiểm hơn khi tay của bạn có chứa vi khuẩn sẽ vô tình tạo cơ hội cho khuẩn bệnh xâm nhập vào cơ thể và gây viêm, thậm chí có thể gây ra nhiễm trùng vô cùng nguy hiểm. Do đó, các bác sĩ khuyến cáo không nên xoa bóp bắp tay trong khoảng vài giờ sau khi tiêm để không gây viêm nhiễm và để vắc xin có thể đem lại những tác dụng cao nhất cho cơ thể. Để giảm đau sau tiêm Covid-19, bạn nên thực hiện những điều sau: - Chườm đá hay chườm ấm tại nhà. - Áp dụng những bài tập tay nhẹ nhàng: Nhiều người không hoạt động cánh tay bên tiêm để hạn chế bị đau. Tuy nhiên, các chuyên gia lại khuyên bạn hoạt động cánh tay một cách nhẹ nhàng để giảm căng cứng cơ, giảm viêm cục bộ nhanh hơn và từ đó cải thiện tình trạng đau một cách hiệu quả. Thông thường, bệnh nhân sẽ bị đau khoảng 2 ngày sau tiêm. 2.2. Đối với những trường hợp bị đau đầu sau tiêm Với những trường hợp bị đau đầu sau khi tiêm, cần được nghỉ ngơi hợp lý. Có thể áp dụng phương pháp chườm lạnh thường xuyên để cải thiện triệu chứng đau nửa đầu. Đặc biệt lưu ý không nên sử dụng chất kích thích chẳng hạn như rượu bia, thuốc lá,… Nếu dùng những chất kích thích này, cơn đau đầu sẽ nghiêm trọng và kéo dài hơn. Bên cạnh đó, nếu bạn có biểu hiện bất thường thì các bác sĩ cũng rất khó để phân biệt nguyên nhân của những biểu hiện đó là do rượu bia hay do tác dụng phụ của vắc xin phòng Covid-19. Do đó, việc xử lý sẽ mất nhiều thời gian và kém hiệu quả hơn. Sau khi tiêm, bạn cũng nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng. Cần ăn uống đầy đủ chất để cơ thể luôn khỏe mạnh, tăng cường sức đề kháng và sớm đẩy lùi những tác dụng phụ của vắc xin. 2.3. Có nên sử dụng thuốc giảm đau sau tiêm Covid-19 Đau sau khi tiêm là tác dụng phụ của vắc xin, nó cho chúng ta nhận biết rằng hệ thống miễn dịch đang hoạt động tốt. Thông thường những cơn đau thường không quá nghiêm trọng. Bạn không nên dùng thuốc giảm đau sau tiêm nếu không quá đau để tránh ảnh hưởng đến hiệu quả của vắc xin. Tuy nhiên, với một số trường hợp nếu đau quá mức, thì có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về việc sử dụng thuốc giảm đau. Trong trường hợp cần thiết, có thể sử dụng paracetamol theo liều lượng khuyến cáo của bác sĩ để giảm đau và hạ sốt sau tiêm. Lưu ý, cần tham khảo bác sĩ trước khi sử dụng và dùng theo đúng liều lượng quy định. Nếu lạm dụng, có thể xảy ra những hậu quả nghiêm trọng.;;;;;Cho đến hiện tại, đã có một lượng rất lớn dân số trên khắp thế giới được chủng ngừa vắc xin COVID-19 một cách an toàn. Đây là yếu tố quyết định đến khả năng loài người có thể sống chung với virus SARS Co. V 2 hay không. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn không ít người vẫn thắc mắc, lo sợ về vấn đề tác dụng phụ như tiêm vắc xin bị đau đầu, đau tay, sưng tấy nơi tiêm hay những tác dụng nghiêm trọng hơn. 1. Những điều cần chuẩn bị trước khi tiêm vắc xin Covid 19 1.1. Trước khi tiêm. Tìm hiểu đầy đủ thông tin cần thiết: Những thông tin sai lệch về vấn đề tiêm ngừa vắc xin Covid 19 xuất hiện rất nhiều trên các trang mạng, đặc biệt là mạng xã hội. Điều này có thể gây tâm lý hoang mang, lo sợ việc tiêm ngừa. Do đó, chúng ta chỉ nên thu thập thông tin từ các nguồn chính thống của Nhà nước, Bộ Y tế hay Tổ chức Y tế Thế giới;Những người không nên tiêm ngừa vắc xin Covid hiện nay bao gồm: Có tiền sử dị ứng nghiêm trọng với bất kỳ thành phần nào của vắc xin hoặc người đang mắc hoặc có triệu chứng nhiễm SARS Co. V 2 (nhóm này vẫn có thể tiêm sau khi đã khỏi bệnh);Tham khảo ý kiến của bác sĩ: Nếu có tiền sử dị ứng với bất kỳ loại vắc xin nào hoặc thắc mắc về vấn đề tiêm vacxin đau tay hoặc xảy ra các tác dụng phụ khác, bạn hãy trao đổi trực tiếp với bác sĩ trước khi tiêm chủng;Tự chăm sóc sức khỏe bản thân: Đặc biệt là thời điểm trước khi tiêm chủng, bạn hãy nghỉ ngơi, bổ sung đủ nước để duy trì tình trạng sức khỏe tốt nhất.1.2. Trong quá trình tiêm. Thẻ này chứa các thông tin: loại vắc xin, thời gian và địa điểm tiêm. Tiêm vắc xin có đau không là thắc mắc của nhiều người khi tiêm vắc xin Covid 1.3. Sau khi tiêm ngừaỞ lại địa điểm tiêm để được theo dõi: Thời gian này rất quan trọng, nhân viên y tế sẽ theo dõi sức khỏe người tiêm trong khoảng 15 phút để đảm bảo không có bất kỳ phản ứng phụ tức thời nào;Nhận biết một số tác dụng phụ: Một số tác dụng phụ mức độ nhẹ hay gặp như tiêm vắc xin bị đau đầu, sưng tấy nơi tiêm, sốt nhẹ, mệt mỏi, ớn lạnh hay tiêu chảy sẽ tự khỏi sau vài ngày. Tuy nhiên, nếu các tác dụng này kéo dài hoặc người tiêm nhận thấy một số dấu hiệu nghiêm trọng hơn thì cần liên hệ ngay bác sĩ;Cần có sự kiên nhẫn: Sau tiêm vắc xin, hệ miễn dịch của chúng ta cần có thời gian để hình thành kháng thể. Bạn sẽ được xác nhận đã tiêm chủng đầy đủ sau 2 tuần tiêm mũi 2 của vắc xin Pfizer-Bio. Ntech hoặc Moderna, sau 15 ngày tiêm mũi vắc xin Astra. Zeneca hoặc sau 2 tuần tiêm vắc-xin đơn liều của J&J/Janssen. Việc tiêm chủng vắc xin phòng Covid 19 sẽ giúp bảo vệ cơ thể trước sự tấn công của virus SARS Co. V 2. Tương tự bất cứ loại vắc xin nào khác, người tiêm chủng có thể gặp phải một số tác dụng phụ ở các mức độ khác nhau và các dấu hiệu này chứng minh cơ thể đang phản ứng với vắc xin để xây dựng hàng rào miễn dịch.Những tác dụng phụ của vắc xin như tiêm vắc xin bị đau đầu, đau tay hay sưng tấy vị trí tiêm... có thể ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày nhưng chúng cũng nhanh chóng biến mất sau thời gian ngắn. Một số trường hợp có thể hoàn toàn bình thường và một số hiếm gặp lại có các phản ứng dị ứng nghiêm trọng. Do đó, phản ứng phụ sau tiêm vắc xin Covid 19 là hoàn toàn bình thường, có thể chấp nhận được.Các tác dụng phụ hay gặp tại nơi tiêm vắc xin, bao gồm:Tiêm vacxin đau tay;Nổi mẩn đỏ nơi tiêm;Tiêm vắc xin bị sưng tấy nơi tiêm.Tác dụng phụ toàn thân:Mệt mỏi;Tiêm vắc xin bị đau đầu, đau cơ;Sốt, ớn lạnh;Buồn nôn. Tiêm vacxin đau tay có thể gặp ở một số trường hợp 3. Một số lời khuyên để giảm tác dụng phụ Trao đổi với bác sĩ về việc sử dụng các loại thuốc không kê đơn để giảm triệu chứng, bao gồm Ibuprofen, Acetaminophen, Aspirin hoặc các thuốc kháng histamin H1;Đối với trẻ nhỏ, tiêm vắc xin bị đau đầu, đau cơ, sưng tấy tay sẽ ảnh hưởng đến sinh hoạt của bé. Do đó, phụ huynh cần xin ý kiến bác sĩ về sử dụng thuốc để làm giảm triệu chứng, đặc biệt là thuốc giảm đau không chứa aspirin hoặc các biện pháp không dùng thuốc tại nhà khác;Lưu ý không được sử dụng các loại thuốc này với mục đích dự phòng tác dụng phụ trước khi tiến hành tiêm chủng;Một số biện pháp giảm tác dụng phụ tại vị trí tiêm:Nếu tiêm vắc xin bị sưng tấy, đau nhiều nơi tiêm, người tiêm có thể đắp khăn sạch, mát và ẩm lên khu vực đó;Tập thể dục nhẹ nhàng cho cánh tay.Một số biện pháp giảm tác dụng phụ toàn thân như sốt, mệt mỏi:Bổ sung thật nhiều nước;Mặc trang phục gọn gàng, nhẹ nhàng. 4. Một số lưu ý khác khi tiêm vắc xin Covid 19 Các tác dụng phụ như tiêm vacxin đau đầu, đau tay có thể nghiêm trọng hơn sau mũi tiêm thứ 2. Tuy nhiên, điều này có thể xem là dấu hiệu tốt, cho thấy cơ thể tạo ra kháng thể, xây dựng hàng rào miễn dịch chống lại virus.Hiện nay, các phản ứng phụ sau khi tiêm mũi nhắc lại cũng tương tự so với các mũi tiêm cơ bản. Trong đó phổ biến nhất là sốt, đau đầu, mệt mỏi, tiêm vắc xin bị đau tay, sưng tấy chỗ tiêm. Đặc biệt, hầu hết các tác dụng phụ đều ở mức độ nhẹ đến trung bình, các dụng phụ nghiêm trọng rất hiếm gặp nhưng không phải là không thể xảy ra.Cả vắc xin phòng ngừa Covid 19 của Pfizer-Bio. NTech và Moderna đều cần tiêm 2 liều để hoàn thành loạt tiêm cơ bản. Người tiêm từ 5 tuổi trở lên đều cần tiêm liều thứ 2 kể cả trường hợp đã gặp tác dụng phụ ở liều đầu tiên, trừ trường hợp bác sĩ đề nghị không được tiêm.Tất cả người từ 18 tuổi trở lên đã tiêm vắc xin của Pfizer-Bio. NTech hoặc Moderna đều đủ điều kiện tiêm mũi nhắc lại sau ít nhất 6 tháng kể từ khi hoàn thành loạt vắc xin cơ bản.Cơ thể cần có thời gian để xây dựng khả năng bảo vệ sau bất kỳ đợt tiêm chủng nào. Sau tiêm chúng ta vẫn nên tiếp tục sử dụng tất cả các biện pháp có sẵn để bảo vệ bản thân và gia đình cho đến khi được tiêm chủng đầy đủ.Hàng triệu người đã được tiêm vắc xin Covid 19 và chưa ghi nhận bất kỳ tác dụng phụ lâu dài nào. Bên cạnh đó, hiện nay không có bất kỳ bằng chứng nào cho thấy vắc xin ngừa Covid 19​​​​​​​ có thể gây ra các vấn đề về thụ thai. Vì thế, bạn nên thực hiện chủng ngừa theo đúng khuyến cáo để bảo vệ sức khỏe của bản thân và của cộng đồng.
question_6
Ho có đờm lâu ngày và những bệnh lý đáng lo ngại
doc_6
"1. Cảnh báo những bệnh lý liên quan\nHo có đờm lâu ngày là phản ứng ho kèm the(...TRUNCATED)
doc_42099;;;;;doc_14893;;;;;doc_718;;;;;doc_57977;;;;;doc_9489
" 1. Tìm hiểu về tình trạng ho có đờm kéo dài\n 1.1 Khái niệm về tình trạng ho(...TRUNCATED)
question_7
Ung thư dạ dày di căn đến bộ phận nào?
doc_7
" Ung thư dạ dày giai đoạn cuối hay còn gọi là ung thư dạ dày di căn là khi khố(...TRUNCATED)
doc_2380;;;;;doc_57956;;;;;doc_24481;;;;;doc_427;;;;;doc_63145
"Ung thư dạ dày di căn là khi khối u đã không còn giới hạn ở dạ dày mà đã la(...TRUNCATED)
question_8
Công dụng thuốc Farzone
doc_8
"Thuốc Farzone có hoạt chất chính là Cefoperazon, một kháng sinh nhóm cephalosporin th(...TRUNCATED)
doc_6937;;;;;doc_21630;;;;;doc_40566;;;;;doc_48822;;;;;doc_2181
"Farcozol công dụng chính trong việc điều trị bệnh đau nửa đầu và các chứng b(...TRUNCATED)
question_9
Công dụng thuốc Xolair
doc_9
"Omalizumab là kháng thể có khả năng làm giảm nhạy cảm khi cơ thể tiếp xúc vớ(...TRUNCATED)
doc_4693;;;;;doc_28855;;;;;doc_40639;;;;;doc_42077;;;;;doc_52775
"Thuốc Cholinaar thuộc nhóm thuốc hướng tâm thần được bào chế ở dạng dung d(...TRUNCATED)
README.md exists but content is empty. Use the Edit dataset card button to edit it.
Downloads last month
2
Edit dataset card